Ngày 26-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuỗi Mân Côi giúp con yêu mến Giáo Hội
Gioan Lê Quang Vinh
07:48 26/10/2010
Ngày chúng tôi còn bé tí xíu đã được nghe Cha Xứ kể chuyện có người thanh niên kia nhờ ngày nào cũng đọc ba kinh Kính Mừng trước khi ngủ mà được Đức Mẹ cứu khỏi hoả ngục. Tuổi thơ tôi còn đọng lại với ký ức cứ mỗi tối tiếng loa phóng thanh từ nhà xứ vang lên lời kinh Kính Mừng và cả giáo xứ đọc theo. Hồi ấy tự do giữ đạo nên những việc đạo đức chung còn dễ thực hiện.

Nhờ Cha xứ, tôi thấy kinh Kính Mừng gần gũi hơn với mình. Ngày ấy, khi nhận được một tràng hạt, chúng tôi vui mừng lắm. Còn bây giờ dường như trẻ con đã có đôi phần khác đi, có lẽ do ảnh hưởng nhiều của xã hội.

Tôi lớn lên, đi vào đời bằng những nẻo đường khá là vất vả. Vất vả về cuộc sống và cả vất vả về tâm linh. Thuở mới lớn bạn bè tôi thấy có gì không hài lòng với ai trong Hội Thánh là muốn theo đạo khác. Tôi không thoát khỏi cám dỗ ấy. Có lần tôi thưa với Cha Linh Hướng: “Nếu không có Chúa Thánh Thể, không có Đức Mẹ và không có Đức Giáo Hoàng thì chắc con sẽ theo… một đạo khác”. Cha cười vui vẻ vì ngài hiểu rằng nói như tôi thì nghĩa là chẳng đời nào xa được Hội Thánh vốn thánh thiện dù vẫn còn những điều bất toàn này.

Nói đến Hội Thánh Công Giáo là nói đến Chúa Thánh Thể, Đức Maria và Đấng thay mặt Chúa Kytô (và dĩ nhiên cùng với toàn thể cộng đoàn dân thánh). Nhưng suy cho cùng, thì tất cả các giá trị ấy đều có trong chuỗi Mân Côi.

Dĩ nhiên Thánh Lễ, các Bí Tích và các giờ Kinh Phụng Vụ mới là việc thờ phượng chính thức của Hội Thánh. Nhưng trong lòng đạo đức của những người con Đức Maria, chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện đơn sơ mà hữu hiệu.

Chuỗi Mân Côi tuyệt diệu. Có Thánh Giá Chúa Giêsu. Có hình ảnh Mẹ. Có lời kinh vinh danh Thiên Chúa. Có lời cầu nguyện cho Giáo Hội đang thanh luyện. Chưa hết, những kinh Kính Mừng chính là lời kinh Truyền Tin cho Mầu Nhiệm Nhập Thể. Và trên hết là lời Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu truyền dạy.

Những chi tiết của Chuỗi Mân Côi rất giống nhiều thành phần của Thánh Lễ, dù không thể sánh với hy tế Thánh Lễ.

Tôi có người anh lớp trên ở Ban Mê Thuột, anh em quen gọi thân thương là Già Làng Ski dù anh chưa già. Lần đầu lên Tây nguyên ghé thăm anh, ăn cơm ở nhà anh, tôi thấy anh bắt đầu bữa ăn bằng kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Tôi được anh chia sẻ về kinh Kính Mừng như sau: khi chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là có Mẹ Maria và Chúa Ba Ngôi hiện diện. Mà có Chúa và Đức Mẹ thì cũng có cả triều thần thánh trên trời ngự đến.

Một ý nghĩ thật đặc biệt! Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng Kinh Mân côi gắn kết chúng ta với Giáo Hội lữ hành. Có buổi đọc kinh nào của giáo dân mà không có kinh Kính Mừng? Có ai đi ngang qua núi Đức Mẹ đứng lại cầu nguyện mà không thầm thĩ kinh Kính Mừng?

Bây giờ ít thấy người ta đeo tràng hạt hay để tràng hạt trong túi áo. Nhưng giới trẻ lại có thói quen đeo nhẫn hay vòng cổ tay có mười hạt để đọc kinh Kính Mừng. Hình ảnh đẹp quá. Ra đường thấy ai đeo chuỗi Mân Côi bất cứ hình thức nào đều có thể nhận ra là người có đạo. Thật tuyệt.

Như thế, tràng chuỗi Mân côi là dấu hiệu một con người gắn bó với Hội Thánh. Tôi rất thích áo dòng của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế vì có thêm tràng hạt dài đeo ngang trên người. Thấy tràng hạt ấy là biết các ngài gắn bó với Hội Thánh đến mức nào. Các soeurs và các bà đạo đức siêng năng lần hạt hơn đám khô đạo như chúng tôi. Lên xe buýt, mình lo nhìn phố phường, đôi khi nhìn lại thấy vài người lặng lẽ lần hạt, mình tự xấu hổ. Nhờ những hình ảnh ấy, chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ Maria và Hội Thánh.

Chúng ta nhớ trong mười lăm lời Mẹ hứa qua Thánh Domonico có hai lời này: “Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Chúa Giêsu.” “Tôn sùng chuỗi Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn cứu rỗi.” Hai lời này có mối liên hệ quá rõ ràng. Đọc kinh Mân Côi là thuộc về Hội Thánh, cộng đoàn những người được thừa tự lời hứa cứu độ.

Đã sắp hết tháng Mân Côi. Nhưng kinh Mân Côi không thể chỉ gói gọn trong một tháng, mà chắc chắn Mẹ muốn mỗi tháng đều là tháng Mân Côi. Mỗi năm đều là năm Mân Côi. Cả đời con người chúng ta là đời Mân Côi. Như thế là bởi vì nơi kinh Mân Côi, chúng ta gắn liền với Hội Thánh và ơn cứu độ.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ…”

Sàigòn cuối tháng Mân côi 2010
 
Linh mục - Alter Christus - phải là người như thế nào?
LM. Phanxiô Xaviê Ngô Tôn Huấn
08:37 26/10/2010
LINH MỤC, ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?

Trong phạm vi bài viết này, tôi không muốn đề cập nhiều đến những lý thuyết hay nền tảng thần học cũng như giáo lý của Giáo Hôi về vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội, vì thiết nghĩ các linh mục và rất nhiều giáo dân ngày nay đều biết rõ.

Điều tôi muốn nói ở đây là trong thực tế, linh mục phải hành xử thế nào để xứng đáng là hiện thân của Chúa Kitô xuyên qua chính đời sống, lời nói và hành động của mình trước mặt người khác trong đó quan trọng là các tín hữu được trao phó cho mình săn sóc và phục vụ về mặt thiêng liêng.

Với tư cách là cộng sự viên đắc lực, thân cận và trung tín của Giám mục, linh mục thi hành sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và cai trị trong giáo hội địa phương (tức giáo Phận) với tất cả thành tâm, thiện chí và xác tín về chức năng và vai trò của mình được nhận lãnh từ bí tích Truyền Chức Thánh cho phép linh mục được chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa KItô, “Thầy Cả Thượng Phẩm..theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” (Dt 5: 10)

Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ, người ta không những bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa vật chất vô luân (immoral materialism) mà đặc biệt còn bị ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng bởi trào lưu tục hóa (secularization) đưa đến thực hành vô thần (practical atheism), chối bỏ Thiên Chúa, “hạ bệ Kitô hóa” (de-christionization).và dửng dưng với mọi tôn giáo nói chung (Indifference to religions).

Thực trạng này đang là một thách đố to lớn cho những ai muốn sống niềm tin có Thiên Chúa tốt lành, đã yêu thương và tha thứ cho con người nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô.

Để đối phó với trào lưu nguy hại nói trên, ngày 12 tháng 10 vừa qua, Tòa Thánh đã công bố quyết định mới của Đức Thánh Cha Bê-nê-đích-tô 16 cho thiết lập một Văn Phòng hay Hội Đồng mới của Tòa Thánh (New Pontifical Council) với chức năng Tân Phúc Âm hóa (New Evangelization) như một nỗ lực nhằm chống lại khuynh hướng tục hóa ở các quốc gia Âu Châu và Tây phương nói chung. Hội Đồng này do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella làm Chủ Tịch.

Sự kiện trên cho thấy là Đức Thánh Cha đã tỏ ra rất quan tâm về nguy cơ tục hóa đang đe dọa những giá trị và chân lý của Phúc Âm cũng như đời sống luân lý, đạo đức của con người nói chung, và cách riêng, của người tín hữu Chúa Kitô đang sống trong hoàn cảnh suy đồi đạo đức của thế giới ngày nay.

Là Đức Kitô thứ hai, tức là hiện thân của Chúa trong sứ vụ, linh mục trước hết phải là người nêu gương sáng trước tiên về thái độ cương quyết “thoát tục” hay “đạp đổ trào lưu tục hóa” (de- secularization) để tân phúc âm hóa chính mình trước khi rao giảng Phúc Âm Sự Sống của Chúa Kitô cho người khác nhằm chống lại “văn hóa sự chết” và trào lưu tục hóa đang bành trướng ở khắp nơi hiện nay.

Do đó, Linh mục cần thiết phải:

I- Tách mình ra khỏi dính díu với mọi quyền lực và tham vọng trần thế

Lý do là để không vô tình hay cố ý làm tay sai cho một chế độ chính trị nào để cầu lợi cá nhân và nhiên hậu gây thương tổn nặng nề cho chức năng (competence) và vai trò của mình là linh mục của Chúa Kitô.

Trong điễn từ đọc tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Parlemo (Italia) trước hàng trăm Giám mục, Linh mục, và Tu sĩ nam nữ ngày 3 tháng 10 vừa qua, Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-tô 16 đã nói riêng với các linh mục hiện diện như sau “chính Chúa Kitô, chứ không phải thế gian -đã thiết lập cương vị cho linh mục”…Và với cương vị đó, linh mục phải luôn chú tâm đến ơn cứu độ và Vương Quốc của Thiên Chúa.” (Christ establishes the priest’s status, not the world… as a priest, he must be always with a view to salvation and the Kingdom of God.(cf.L’ Osservatore Romano. Oct 6, 2010). Hơn nữa, linh mục “không thể là thừa tác viên của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời sống khác với đời sống thế tục” (cf. Presbyterium Ordinis.no.3)

Nói khác đi, linh mục chỉ có một vai trò và chức năng quan trọng nhất là rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô và làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh để phục vụ hữu hiệu cho các linh hồn đang cần đến Chúa và mong lãnh nhận ơn cứu độ của Người. Do đó, linh mục tuyệt đối không có chức năng chính trị hay xã hội nào để tự nguyện làm tay sai phục vụ, tâng bấc, ca tụng hay chống đối một chế độ nào vì lý do thuần chính trị.

Nhưng, nếu chế độ nào, không tôn trọng nhân quyền (human rights), -nhưng không phải nhân quyền của thần học giải phóng, là thứ nhân quyền cổ võ đấu tranh giai cấp, tạo ra những “đàn kéc” chỉ biết ca tụng bợ đợ chế độ để an thân trục lợi- mà là những quyền căn bản của con người, như quyền tự do phát biểu, quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, quyền hành Đạo trong đó bao gồm việc tổ chức, đào tạo,và bổ nhiệm các chức sắc lãnh đạo trong giáo hội địa phương. Nếu chế độ không tôn trọng những quyền căn bản này cũng như dung dưỡng cho những sa dọa, suy thoái về luân lý, đạo đức trong xã hội cai trị, thì linh mục -và nhất là Giám mục - phải có can đảm lên tiếng đòi hỏi chế độ phải tôn trọng những tư do căn bản và thiêng liêng của con người, cũng như mạnh mẽ lên án thực trạng suy thoái đạo đức và luân lý để đòi nhà cầm quyền dân sự phải có biện pháp thích đáng để lành mạnh xã hội hầu tạo môi trưởng thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh đời sống tinh thần và đạo lý của người dân.

Xã hội vô luân, vô đạo và đầy bất công sẽ xô nhanh người dân xuống hố diệt vong vì thiếu nền tảng tinh thần cần thiết để giúp phân biệt con người với mọi loài cầm thú chỉ có bản năng và vô lương tri.

Như thế, làm ngơ hay nhắm mắt bịt tai trước những vi phạm về quyền thiêng liêng của con người và tụt hậu về luân lý, đạo đức, sẽ trở thành đồng lõa với chế độ, với xã hội làm phát sinh mọi tội ác vì thiếu căn bản đạo làm người.

II- Trong lãnh vực giảng dạy chân lý và cử hành các Bí tích,

Không linh mục nào được phép dạy và thực hành giáo lý, bí tích riêng của mình mà phải dạy cũng như thực hành đúng giáo lý(doctrines), tín lý(dogmas) và kỷ luật bí tích của Giáo Hội,

Cụ thể, Giáo Lý và Kinh Thánh của Giáo Hội nhìn nhận sự kiện có tội Tổ Tông (Original sin) do Nguyên Tổ loài người là Adam và Eva vấp phạm khiến con người mất ơn nghĩa với Thiên Chúa. Nhưng chính tội bất trung này của Nguyên Tổ loài người lại được Giáo Hội sau này ca ngợi là “Tội sinh ơn phúc” (Felix culpa) vì bởi tội này mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Người là Chúa Kitô đến trần gian để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tội. Ơn cứu chuộc và tha thứ này của Thiên Chúa còn lớn lao hơn tội bất trung của Nguyên Tổ rất nhiều như Thánh Phaolô đã nói: “Nhưng sự sa ngã của Adam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa…Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã mà muôn người phải chết thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5: 15).

Như thế ai phủ nhận hay đặt vắn đề “tội Tổ Tông” dưới ánh sáng tâm lý học là đã đi ngược lại với giáo lý hiện hành của Giáo Hội về vấn đề rất hệ trọng này.(x.SGLGHCG, số 402-407)

Mặt khác, cũng vì tội Nguyên Tổ đã gây ra “sự chết của linh hồn” như Công Đồng Trentô đã dạy (DS 1512), mà Giáo Hội cử hành bí tích Rửa Tội để tha không những tội nguyên tổ mà còn tha một lần tất cả mọi tội cá nhân con người đã phạm cho đến lúc lãnh nhận Phép Rửa..

Cũng liên quan đến vấn đề tội và Phép Rửa, Giáo Hội chỉ ban bí tích này cho người còn sống (trẻ con và người lớn ) chứ không hề dạy phải rửa tội cho người chết qua trung gian người sống như một linh mục kia đã “có sáng kiến phăng ra” để gây hoang mang cho giáo dân.

Liên quan đến bí tích Thánh Thể, không có giáo lý, giáo luật nào dạy mọi người tham dự Thánh Lễ đều được rước Minh, Máu Thánh Chúa, vì đây là bữa tiệc Chúa mời mọi người tham dự ăn và uống không phân biệt Công Giáo hay Tin lành, trẻ em đã rước lễ lần đầu hay chưa. Ngược lại, giáo lý và giáo luật nói rõ: ai mắc tội trọng,chưa kịp đi xưng tội thì không được làm lễ và rước Minh Thánh Chúa. (x, giáo luật số 916; SGLGHCG số 1415). Như vậy, không thể mời hết mọi người tham dự Thánh Lễ ở tư gia hay ở nhà thờ lên rước Mình Máu Thánh Chúa lấy lý do là Chúa đã tha hết mọi tội cho con người, như một số linh mục Việt Nam, Mỹ, và Cadada đã làm.(có nhân chứng kể lại). Chúa tha thứ tội lỗi cho con người. Đúng, nhưng người ta vẫn còn phạm tội trở lại vì bản tính yếu đuối và vì được tự do chọn lựa sự lành sự dữ để hoặc sống cho Chúa, sống theo đường lối của Người hay muốn sống ttheo thế tục, theo “văn hóa của sự chết” đang tràn lan khắp nơi trên thế giới ngày nay..

Lại nữa, linh mục cũng không được phép biến lễ tang (Funeral mass) thành lễ Phong Thánh (Canonization Mass) cho ai khi giảng rằng linh hồn này chắc chắn đã lên Thiên Đàng rồi, vì đã được sức dầu và lãnh Phép lành Tòa Thánh trước khi chết.!

Giáo lý và bí tích của Giáo Hội chỉ qui định việc sức dầu thánh, ban của ăn đàng (Viaticum) cũng như nghi thức phó linh hồn cho ai sắp ly trần, nhưng không hề dạy là nếu ai được sức dầu và lãnh Phép lành Tòa Thánh trước khi chết thì chắc chắn đã lên Thiên Đàng. Nếu đã chắc chắn như vậy thi cử hành lễ an táng làm gì nữa, vì có giáo lý, tín lý này dạy phải cầu nguyện cho các thánh ở trên Thiên Đàng đâu ?

Giáo Hội có phong thánh cho ai thì cũng phải đòi hỏi thời gian và những điều kiện cần thiết, chứ chưa hề tức khắc phong thánh cho ai ngay sau khi người đó chết, dù là các Đức Giáo Hoàng,Hồng Y, Giám mục…

Sau hết, với tư cách và cương vị là thừa tác viên và là hiện thân của Chúa Kitô trong trần thế,, linh mục không thể coi nhẹ cương vị của mình để dẽ dãi tham gia giúp vui trong những bữa tiệc cưới, đứng lên ca hát hoặc kể truyện tếu. Nói rõ hơn, linh mục không nên ôm cây đàn, ca hát và nhảy nhót với ai vì mục đích ca tụng quê hương, đất nước hoặc gây quỹ cho cá nhân hay cơ quan,đoàn thể nào. Làm như vậy, linh mục đã quên cương vị của mình khi tự cho phép hòa mình vào những sinh hoạt có tinh chất thế tục.

Sân khấu và nơi tổ chức ca hát, nhảy nhót chắc chắn không phải là nơi tụ họp, giúp vui của linh mục. Chỗ đứng và nơi trình diễn của linh mục là bàn thánh, là giảng đài (pulpit) và Tòa giải tội, tức là những nơi linh mục thi hành tác vụ thánh đã được lãnh nhận từ Bí Tích Truyền Chức Thánh và năng quyền thi hành từ giám mục mình trực thuộc để phục vụ cho những lợi ích thiêng liêng của giáo dân.

Tóm lại, là Linh mục của Chúa Kitô giữa trần gian, đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội khắp nơi ngày một thêm “tục hóa” và vô luân hiện nay, mọi linh mục đều được mong đợi sống sao cho người đời, cách riêng cho người tín hữu dễ nhận ra Chúa Kitô, Đấng đến và trở nên Con Người không phải để đồng hóa với người phàm trong mọi chiều kích thế tục mà trở nên Con Người để thần linh hóa (divinize) loài người hầu cho phép con người được sống hạnh phúc và “thông phần bản tính Thiên Chúa sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian” này như Thánh Phêrô đã dạy. (2 Pr 1:4).
 
Gia Đình Tôi Thực Hành Cầu Nguyện
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:08 26/10/2010
Đời Sống Tâm Linh # 35

GIA ĐÌNH TÔI THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN

VỚI LỜI CHÚA VÀ KINH MÂN CÔI

Tối nay, sau khi đọc kinh Chúa Thánh Thần, ba tôi mở sách Phúc Âm thánh Gioan, đoạn 2,1-5 để mỗi người luân phiên đọc một câu:

- Ba tôi đọc câu 1: Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. -Tôi đọc câu 2: Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. -Em gái đọc câu 3: Khi thấy hết rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” -Em trai đọc câu 4: Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến.”- Má tôi đọc câu 5: Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”

- Sau đó ba tôi hỏi: “Ai thích câu nào nhất? Tại sao? -Tôi trả lời: Con thích câu 3 nhất, vì Đức Mẹ quan tâm và lo lắng cho tiệc cưới và nói với Chúa: “Họ hết rượu tồi.” Còn em gái tôi nói: Con thích câu 5 nhất, vì Đức Mẹ nói: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo.” để em nghe Lời Chúa thì phải thực hành vào đời sống mới đúng !

- Ba tôi liền nhắc bảo: Vậy các con hãy nhớ Lời Chúa dạy và thực hành cho nhau về tình yêu trong gia đình nhé ! Và ba tôi nói bây giờ chúng ta cùng nhau đọc một chục kinh Mân Côi thật thong thả, để cùng Đức Mẹ suy niệm mầu nhiệm thứ hai Năm Sự Sáng như trên.

- Tiếp đó, ba tôi mời mỗi người cầu nguyện tự phát là nói với Chúa và Đức Mẹ những nguyện vọng của mình thật ngắn gọn để thực hành Lời Chúa dạy. Sau khi cầu nguyện, má tôi liền nói: Chúng ta cùng hát bài “Lạy Mẹ xin yên ủi” để xin Chúa và Mẹ thêm đức tin cho đồng bào miền Trung Việt nam đang khổ sở vì cơn nước lũ lớn lao.

Cuối cùng mọi người trong gia đình tôi đọc kinh cám ơn, tạ ơn Chúa., rồi ba má tôi nói qua việc làm ăn của gia đình và hỏi han anh em chúng tôi về việc học hành trong ngày.- Kết thúc giờ kinh tối..

Phó tế GB. Maria Nguyễn Định
 
Suy niệm về hồng ân cứu độ
Ngô xuân Tịnh
17:15 26/10/2010
Suy niệm về hồng ân cứu độ

Năm sự sáng

1/ Đức Giêsu chịu phép rửa sông Gióc-Đan

Khi phép rửa đã hoàn thành
Từ trời phát tiếng rõ ràng thiết tha
Đây con yêu dấu của ta
Hài lòng hết mực tim ta về Người
Xin cho con được suốt đời
Xứng danh con Chúa con thời sống theo

2/ Đức Giê-su tham dự tiệc cưới Ca-na

Xảy ra vào ngày thứ ba
Miền Ga-li-lê tiệc ở Ca-na sẵn sàng
Tiệc cưới có Mẹ yêu thương
Chúa và môn đệ được mời chung vui
Xin cho con suốt cả đời
Quyền năng của Chúa một đời vững tin

3/ Đức Giê-su rao giảng nưóc Trời

Ăn năn thống hối Người mời khai trương
Chúa Giêsu nói tỏ tường
Thời kỳ đã mãn tình thương ngút ngàn
Nước Thiên Chúa đã đến gần
Tin mừnng tin tưởng ăn năn lỗi lầm
Xin cho hoán cải ăn năn
Tin mừng xin đặt vô vàn niềm tin

4/ Đức Giê-su biến hình trên núii

Để thêm tin tưởng nơi Người
Biến hình trên núi tức thời diễn ra
Đám mây có tiếng Chúa Cha
Đây con Ta hãy vâng nghe lời Người
Cho con trọn cả cuộc đời
Lắng nghe thực hiện những lời Chúa ban

5/ Đức Giê-su lập phép thánh thể

Hôm trước ngày lễ vượt qua
Người biết ngày đến: Chúa Cha trở về
Con tim thổn thức não nề
Thương các con cái đang kề thế gian
Các con yêu quý vô vàn
Yêu thương hết mực tận cùng mới thôi
Lập phép thánh thể để rồi
Dưỡng nuôi con cái suốt đời không ngơi
Hy sinh của lễ ngút trời
Xin cho con được suốt đời tới lui
Dể năng kết hợp với Ngài

Năm sự vui

1/ Mẹ mau chấp nhận truyền tin
Noi theo gương Mẹ con xin khiêm nhường
Lắng nghe tiếng Chuá yêu thương

2/ Isave Mẹ vội lên đường viếng thăm
Cho con suốt một trăm năm
Yêu thương phục vụ kiếp tằm nhả tơ

3/ Trong hang đá quá đơn sơ
Mẹ sinh ra Đấng phượng thờ muôn dân
Cả luôn chín phẩm thiên thần
Con yêu cuộc sống khó khăn nhiệm mầu

4/ Đền thờ dâng Chúa nguyện cầu
Cho con luôn giữ lấy câu vâng lời
Chiều theo ý Chúa muôn nơi

5/ Đền thờ Mẹ lại thấy Ngài bình an
Ba ngày tìm kiếm gian nan
Cho con luôn được chứa chan tình Ngài
Trong nguồn thánh sủng khôn nguôi

Năm sự thương

1/ Trong vườn dầu Ngài ướt sủng mồ hôi máu
Vì nhân loại tâm hồn tột khổ đau
Ôi lạy Chúa cho con biết hoán cải
Bao tội khiên bao lầm lỗi vụng dại

2/ Xác thân Ngài bị rách nát tả tơi
Những đòn thù vùi dập thân vô tội
Xin cho con chấp nhận bao khổ luỵ
Thắng dục vọng hèn yếu và hiểm nguy

3/ Trên đầu Ngài tua tủa một mũ gai
Giòng máu hồng loang lỗ mãi chảy dài
Xin cho con chịu đựng bao xỉ nhục
Kìm hãm những ngông cuồng cho đúng lúc

4/ Cây thập giá nặng nề đè đôi vai
Bước loạng choạng vấp ngã trên dốc dài
Mỗi một ngày vác thập giá theo chân Chúa
Chấp nhận mọi thử thách đời đẩy đưa

5/ Trên thập giá tay chân bị đóng đinh
Giang đôi tay ôm trọn mọi nhục hình
Xin cho con đóng chặt vào thánh giá
Những đam mê dục vọng xác hèn hạ

Năm sự mầng

1/ Sau ba ngày từ cõi chết sống lại
Như lời Ngài tiên báo chẳng hề sai
Sau phép rửa xác hồn con được sống
Luôn ý thức sống cho giá máu hồng

2/ Khi hoàn tất Ngài nhẹ cất lên trời
Về ngai toà hằng hữu Chúa Ba ngôi
Xin cho con luôn hướng về quê thật
Khi viên thành cuộc lữ thứ dưới đất

3/ Đến thời điểm Chúa Thánh Thần hiện xuống
Ngày hân hoan cho giáo hội khai trương
Cuộc đời con xin mặc lấy Thánh Thần
Để chu toàn ơn gọi dưới thế trần

4/ Xác hồn Mẹ được Chúa rước về trời
Không chôn vùi mục nát nơi huyệt tối
Mẹ ơi Mẹ khi hơi thở lụi tàn
Hồn con về trong tay Mẹ bình an

5/ Mẹ được thưởng vô vàn trên thiên quốc
Vì chính Mẹ; Đấng đồng công cứu chuộc
Xin Mẹ là bảo chứng hạnh phúc con
Trên Nước Trời vì cuộc sống sắt son
Lam trọn ý Chúa Trời nơi dương thế.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:27 26/10/2010
ÁT MẤT CẢNH ĐẸP

N2T


Đời nhà Đường, Lý Thương Ẩn viết một quyển sách ghi lại những tập tục và tiếng nói dung tục của người thời ấy, gọi là “nghĩa sơn tạp soạn”. Ông ta đưa ra sáu ví dụ để nói rõ “át mất cảnh đẹp” là gì: thứ nhất là “rửa chân nơi nước trong”, thứ hai là “phơi quần trên hoa”, thứ ba là “xây nhà lầu sau núi”, thứ tư là “đốt đàn nấu hạc”, thứ năm là “dùng hoa uống trà”, thứ sáu là “gọi loa dẹp đường”.

Theo truyền thuyết, một đêm nọ Vương An Thạch đi bộ dưới ánh trăng, ông ta đang say sưa ngắm ánh trăng thì đột nhiên có người đến thăm, Vương An Thạch cảm thấy sự hào hứng của mình bị phá hoại, nên rất không bằng lòng, đợi đến khi gặp người khách ấy thì mới biết đó là người bạn thích nói chuyện thiền với mình, bèn viết một bài thơ “gọi loa dẹp đường” để tả tình trạng của mình lúc ấy.

(Vương An Thạch, gọi loa dẹp đường)

Suy tư:

Lý Thương Ẩn đã kể ra sáu việc làm át mất cảnh đẹp của thiên nhiên và ngẫu hứng của con người.

Giáo Hội cũng kể ra cho con cái mình không những sáu mà là bảy mối tội đầu, những mối tội đầu này sẽ làm cho con người mất đi vẻ đẹp ân sủng siêu nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho họ, bảy mối tội đầu là:

- Một là tội kiêu ngạo, tội này đã làm cho phẩm thần ánh sáng mất đi ánh sáng mà trở nên tối tăm thành ma quỷ, và làm cho nguyên tổ mất đi tất cả những vẻ đẹp siêu nhiên mà Thiên Chúa đã trang điểm cho các ngài.

- Hai là tội hà tiện, tội này làm cho con người ta mất đi vẻ đẹp quảng đại mà trở thành người ích kỷ.

- Ba là tội dâm dục, tội này làm cho tâm hồn và thân xác con người không còn vẻ đẹp chói ngời của đền thờ Thiên Chúa nữa, mà trở thành ổ dâm đảng của ma quỷ trú ngụ.

- Bốn là tội ghen ghét, tội này làm cho quả tim nồng cháy yêu thương của con người trở thành đen đủi xấu xí, nên họ không còn biết ca ngợi cái hay cái đẹp nơi người anh chị em của mình.

- Năm là tội mê ăn uống, tội này làm cho con người trở thành nô lệ cho cái bụng, nô lệ cho sự hưởng thụ vất chất, để rồi trở thành cái bị thịt nuôi dưỡng sự dâm dục.

- Sáu là hờn giận, tội này ban đầu chỉ như ngọn lửa nhỏ sưởi ấm tình yêu, nhưng rồi nó sẽ trở thành tai họa thiêu đốt thân xác và linh hồn trong hỏa ngục nếu không biết kiềm chế tính giận dỗi của mình.

- Bảy là lười biếng làm việc lành, đây là tội có thể nói là khởi đầu các tội, bởi vì chính sự ở dưng đã làm cho tâm hồn mình trống vắng như nhà không phên vách, dễ dàng dao động và nghiêng ngã theo những cám dỗ của ma quỷ...

Chính bảy mối tội đầu này đã làm cho con người ta mất đi vẻ đẹp sáng ngời siêu nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho, nó trở thành những viên độc dược cực mạnh giết chết linh hồn chúng ta vậy.

------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:28 26/10/2010
N2T


15. Người không nhiều chuyện thì trong lòng tự nhiên trầm mặc, tự nhiên dễ dàng có ý niệm tốt lành.

(Ẩn sĩ vô danh)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bầu cử bẩn thỉu: Đảng Dân Chủ dùng chiêu bài chống Công Giáo
Trần Mạnh Trác
09:35 26/10/2010
Ủy ban Trung ương của đảng Dân chủ 'Minnesota Democratic-Farmer-Labor Party' đã phân phối một quảng cáo bẩn thỉu chưa từng thấy để chống Công giáo. Họ gửi tới cử tri những tấm bưu thiếp có hình ảnh của một linh mục Công giáo mang một huy hiệu với hàng chữ: "Bỏ mặc người nghèo"

Đựơc biết trong năm 1944, đảng 'Dân chủ Minnesota' và đảng 'Lao Động Nông Dân' sáp nhập với nhau để tạo thành đảng 'Minnesota Democratic-Farmer-Labor Party.' (DFB)

Chúng ta đã từng thấy nhiều luận điệu chống Giáo Hội Công Giáo đựợc lồng vào một quảng cáo chính trị một cách lén lút và tinh vi, nhưng lần này thì khác hẳn, họ ra mặt chống Công Giáo một cách trắng trợn.

Tòan thể tấm bưu thiếp chỉ có một tấm hình. Việc chống Công giáo không chỉ là một trong nhiều điểm. Nó là điểm duy nhất.

Theo trang web của DFB "The 'Minnesota Democratic-Farmer-Labor Party' cổ võ những lý tưởng và nguyên tắc của Đảng Dân chủ và nỗ lực duy trì nền tảng lịch sử của đảng có cơ sở từ nhân dân."

Rõ ràng họ phải tin rằng việc chống Công Giáo sẽ mang lại cho họ nhiều phiếu hơn trong mùa bầu cử. Câu hỏi là có bao nhiêu sự thật trong đó?

Nói rằng Giáo Hội Công Giáo bỏ bê người nghèo là một câu nói lố bịch, bởi vì Giáo Hội là một cơ sở từ thiện số MỘT trên hành tinh này. Nhưng tấm bưu thiếp này chẳng phải là vì người nghèo gì cả. Thực tế là Giáo Hội đã mạnh mẽ chống lại nạn phá thai và hôn nhân đồng tính. Và điều đó làm cho một số người nổi điên.

Phải chăng đây là cú đá 'thấp' của một đảng đang bị túng thế?
 
Hoa Kỳ gởi phái đoàn đến Cuba tham dự lễ khánh thành chủng viện.
Tiền Hô
10:43 26/10/2010
Hoa Thịnh Đốn, 26 Tháng Mười 2010 (CNA) - Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) thông báo rằng họ đang gửi một phái đoàn đến tham dự lễ khánh thành một chủng viện mới ở Havana, Cuba – loại hình được tái lập đầu tiên sau hơn 50 năm ở quốc gia này.

Tiểu ban về Giáo Hội tại Mỹ Latinh của USCCB sẽ đến Cuba từ ngày 3-6 Tháng Mười Một để tham dự lễ khánh thành một chủng viện mới, nằm cách ngoại ô Havana 30 dặm. Công trình sẽ có thể lưu dạy cho 100 ứng viên chức linh mục.

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm phép nền móng của chủng viện này trong chuyến viếng thăm Cuba vào năm 1998. Công trình này được tài trợ bởi tổ chức nhiều quốc tế, trong đó có Hiệp sĩ Columbus.

Phái đoàn USCCB sẽ do Đức TGM Thomas G. Wenski của TGP.Miami – thành viên tiểu ban dẫn đầu, và Cha Andrew Small, giám đốc Văn phòng Ơn gọi Quốc gia cho Giáo Hội Mỹ Latinh Mỹ cùng hàng giáo sĩ địa phương TGP.Miami.

Ngoài việc tham dự lễ khánh thành chủng viện, phái đoàn sẽ đi thăm các giáo xứ và cơ quan đại diện ở Havana.
 
Ba vị Giám mục Ba Tây bị đe dọa giết chết
Tiền Hô
10:44 26/10/2010
Catholic Culture, ngày 26 Tháng Mười - Ba vị giám mục của Ba Tây: Luiz Gonzaga Bergonzini – giám mục GP.Guarulhos, Benedito Beni Dos Santos - Giám mục GP.Lorena và Nelson Westrupp – giám mục GP.Santo André đã nhận được các lời đe dọa chết nặc danh sau khi kêu gọi người Công Giáo không bỏ phiếu cho bà Dilma Rousseff, người đang có triển vọng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 31 Tháng Mười tới đây.

Vào năm 2007, Rousseff đã kêu gọi hợp pháp hóa phá thai ở quốc gia Công giáo lớn nhất thế giới này.

Đức TGM Geraldo Lyrio Rocha, chủ tịch Hội đồng Giám mục Quốc gia Ba Tây (CNBB) đã phản đối những lời đe dọa và nhấn mạnh rằng, "các vị giám mục có lập trường thống nhất về bảo vệ và tôn trọng sự sống".

Ba giám mục này thuộc Khu vực miền Nam số 1 của Hội đồng, đã thúc giục người Công Giáo không bỏ phiếu cho Rousseff, việc này đã thôi thúc ủy ban công lý và hòa bình của CNBB lên tiếng.

"CNBB không đề xuất bất kỳ ứng cử viên nào và nhắc lại rằng, sự lựa chọn là một hành động tự do và ý thức của mỗi công dân", hai tuần trước đây hội đồng đã lên tiếng như vậy. "Đối mặt với trách nhiệm lớn lao này, chúng tôi kêu gọi người Công giáo xem xét tiêu chuẩn đạo đức, tôn trọng đặc biệt vô điều kiện về sự sống, gia đình, tự do tôn giáo, và nhân phẩm con người."
 
Công giáo Nam Hàn viện trợ gạo cho Bắc Hàn
Tiền Hô
10:44 26/10/2010
UCANews, ngày 26 Tháng Mười - Giáo hội Công giáo Nam Hàn đã gửi viện trợ gạo cho các vùng bị lũ lụt ở Bắc Hàn. Đây là viện trợ đầu tiên được nối lại sau vụ một tàu hải quân Nam Hàn bị Bắc Hàn phóng ngư lôi đánh chìm.

Ủy Ban Hòa Giải Dân tộc Đại Hàn của các giám mục Nam Hàn vừa bàn giao 50 tấn gạo trị giá 95 triệu won (85.000 Mỹ Kim) vào hôm 22 Tháng Mười. Lô hàng này do Giáo phận Uijeongbu, Liên hiệp Bề Trên Thượng Cấp Các Dòng tu nam và các hiệp hội Đời sống Tông Đồ, cùng với Phong trào Nông dân Công giáo Nam Hàn tài trợ.

Gạo được gửi đến cho Hiệp hội Công giáo Rôma (Bắc Hàn) - nơi tổ chức phân phối gạo trong huyện (Gaeseong) Kaesong.

"Đây là lần tái viện trợ gạo đầu tiên cho Bắc Hàn kể từ sau sự cố tàu hải quân Cheonan vào cuối Tháng Ba" - Cha Gioan Baotixita Kimm Hun-il, thư ký điều hành của Tiểu ban Viện trợ cho Bắc Hàn, trực thuộc Ủy Ban Giám mục Hòa Giải Dân tộc Đại Hàn nói.

"Tình trạng thực phẩm của Bắc Hàn đang xấu đi và chính phủ của họ không thể hỗ trợ cho nhân dân. Chúng tôi cần phải cung cấp viện trợ nhiều hơn nữa", Cha nói thêm.

Sau khi tàu hải quân bị đánh chìm, chính phủ Nam Hàn cấm tất cả các giao lưu kinh tế với Bắc hàn, ngoại trừ những viện trợ nhân đạo tối thiểu.
 
Top Stories
Vietnamese bishop questions government property claims, prosecution of protesters
Catholic World News
17:12 26/10/2010
The president of the Vietnamese bishops’ Peace and Justice Commission has strongly protested the government’s prosecution of Catholic activists who protested the seizure of parish property at Con Dau.

The Catholic activists, who were arrested in a violent government crackdown on public protests, charge that they have been deprived of access to their lawyer.

Bishop Paul Nguyen Thai Hop, the president of the newly formed episcopal conference, urged a delay in the trial and asked for clarification of a number of issues—including the legality of the government’s seizure of the parish property.

With property values skyrocketing in Vietnam, the government has laid claim to many pieces of property, arguing that all property belongs to the people. In practice, the land is often seized, then sold to developers who profit from their ties to the government. Bishop Nguyen pointedly asked whether “the decision of local authorities of Da Nang to seize Con Dau parishioners’ properties in order to sell them to Sun Investment Corporation” can be justified under law.

The bishop went on to question “why the government is pushing the peaceful Con Dau parishioners into current tragic situation, causing one death, many arrests, others facing total loss of properties, and dozens fleeing to another country seeking asylum, when the government's duties are supposedly to protect the rights of the citizens, to stabilize their lives and their welfare.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta bước vào cuộc hành trình Sống Đạo mới
Giuse Đặng Văn Kiếm
07:30 26/10/2010
ATLANTA, Georgia (25.10.2010) – Đại Hội Đức Mẹ La Vang 2010 với chủ đề “Đây là Mẹ con” (Gn 19:27) đã diễn ra từ ngày 18 tới 24 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta, thật tốt đẹp và tròn đầy ý nghĩa cùng nhau liên kết sống tháng Mân Côi trong tâm tình chuẩn bị đón mừng lễ bổn mạng Giáo xứ.

Xem hình ảnh

Thật vậy, trong suốt tháng Mười, các tín hữu thành viên giáo xứ được mời gọi cùng nhau Sống Tràng Chuỗi Mân Côi Liên Kết, mà trong đó mỗi gia đình cũng như cá nhân nhận suy niệm một mầu nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục kinh mỗi ngày.

Tuần lễ đại hội năm nay đã được Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ nêu lên hai mục tiêu chính: (1) Củng cố đức tin và cảm tạ để hướng đến việc xây dựng Giáo xứ trong tương lai; (2) Cùng với Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông Tòa Đàng Trong & Đàng Ngoài và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

Các đề tài thuyết trình và hội thảo trong những ngày đại hội đều được xoay quanh nội dung từ hai mục tiêu chính trên đây. Cha Antôn Nguyễn Văn Quyết, tiến sĩ tâm lý, từ Mississippi hướng dẫn bằng tiếng Việt cho người lớn; và Cha Dominique Phạm Vũ thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (Legionairies of Christ) phụ trách phần tiếng Anh cho giới trẻ.

Giữa tuần lễ đại phúc, một nghi thức sám hối và hoà giải kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ đã được cộng đoàn cử hành trong bầu khí sâu lắng kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và hiệp thông giữa anh chị em đồng đạo và đồng bào với nhau. Riêng các tín hữu công giáo lần lượt được lãnh nhận bí tích hòa giải từ 15 linh mục Việt-Mỹ hết sức sốt sắng.

Đức cha John F. Donoghue, nguyên Tổng Giám mục, và Đức cha Luis Rafael Zarama, Giám mục phụ tá TGP Atlanta, thay mặt cho Đức TGM Wilton D. Gregory, đã hiện diện chủ sự Thánh lễ chiều thứ Bảy và lễ bế mạc sáng Chúa nhật.

Bên cạnh đó, các gian hàng triển lãm, giới thiệu các dịch vụ hay công việc bác ái xã hội, cung cấp thức ăn, v.v… được các đoàn thể và các ban ngành góp phần thực hiện đầy sáng tạo. Hai chương trình văn nghệ đặc sắc được các bạn trẻ tích cực tham gia, với sự góp mặt của các ca sĩ Ánh Minh, Lam Anh, Duy Trường, Lương Tùng Quang đến từ các nơi.

Hướng tới việc phát triển Giáo xứ trong tương lai

Điểm đặc biệt của tuần lễ đại hội năm nay là việc khởi động dự án phát triển cơ sở Giáo xứ, được cha phó Phêrô Vũ Ngọc Đức trình bày một tiến trình xây dựng gồm 2 giai đoạn: (1) Chỉnh trang Hội trường và cơ sở phụ cận, dự trù 1 triệu 500 ngàn mỹ kim; (2) Xây dựng Thánh Đường mới, dự trù 3 triệu 500 ngàn mỹ kim.

Trong một tâm thư gửi cộng đoàn dân Chúa, Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương ghi nhận như sau: “Khi quyết định việc xây cất Thánh Đường dâng kính Chúa, chúng ta được khích lệ bởi gương Vua David, khi ngài nói với ngôn sứ Nathan rằng: Vua thì ở lâu đài làm bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia của Thiên Chúa thì vẫn ở trong lều trại. Vua không chịu nổi cảnh tượng đó và vua đã quyết định xây thánh đài Giêrusalem dâng kính Thiên Chúa. Cử chỉ và việc làm của Vua David đã soi sáng và thúc đẩy tín hữu Kitô giáo luôn luôn trân trọng việc xây cất Thánh Đường cho Chúa. Công việc xây dựng Thánh Đường cho Chúa, Đấng Toàn Năng, Toàn Thiện, Toàn Mỹ và là Đấng Tạo Hóa đã dựng nên ta, chính là một việc làm hết sức tốt lành, nên đã có nhiều anh chị em dù không có đức tin Công giáo cũng sẽ yểm trợ chúng ta. Có nhiều anh chị em đã góp công sức thực hiện Thánh Đường ở các nơi khác, nay cũng hăng hái tích cực góp phần gây qũy thực hiện Thánh Đường với chúngta tại Riverdale, vì họ nghĩ rằng mình được nhiều cơ hội hơn những người khác để làm việc tốt lành và cao qúy…

“Dự án 5 triệu mỹ kim là ước mơ rất lớn đối với chúng ta. Một người, một gia đình hay một nhóm người, dù có đồng tâm nhất trí cũng không thực hiện được. Nhưng tất cả Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam với tổng số trên 800 gia đình khi đoàn kết, quyết tâm, hăng say đóng góp tinh thần và vật chất một cách tích cực và tối đa, theo khả năng của mỗi người và mỗi nhà, thì chắc chắn chúng ta sẽ có thể thực hiện được. Lúc đó chúng ta sẽ có một nơi xứng đáng để thờ phượng Chúa”.

Cầu chúc và nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam ban muôn ơn phúc lành xuống trên qúy thành viên gia đình Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam.
 
Về thăm Giáo xứ Thọ Hoàng và Kẻ Vang sau Mùa Lũ
Fx Chu Trung Nam
07:51 26/10/2010
Chiếc xe 12 chỗ ngồi chở cha giáo Px Đào Trung Hiệu,OP., và các thầy chủng sinh Vinh-Thanh tới giáo xứ Thổ Hoàng và Kẻ Vang, sau ngày nước rút khỏi con đường để xe có thể băng qua cánh đồng tới nhà thờ giáo xứ Thổ Hoàng.

Xem hình ảnh

Đoàn tới nơi được cha xứ JB Nguyễn Huy Tuấn chờ đón. Sau vài phút thăm hỏi và trao số tiền lại cho cha quản xứ, ngài hướng dẫn đoàn đi thăm các gia đình bị thiệt hại. Mỗi người được chuẩn bị cho một đôi ủng để đi bộ. Sau cơn lũ, đường xá ngập đầy bùn. Mùi hôi thối từ những thứ bị chìm nước lâu ngày bốc mùi hôi thối, có nhiều thứ ruỗi muỗi xuất hiện, đang ẩn chứa những mần bệnh phát sinh. Hầu hết, người dân ở đây bị nước ăn chân, đang cần những đôi giầy, ủng để đi lại.

Cha xứ dẫn đoàn tới nhà anh Jos Trương Trọng Thuyên đã bị nước cuốn trôi, chỉ còn nữa mái tranh rơi xuống, nằm lại bên nền nhà. Hầu hết mọi thứ đều bị cuốn trôi. Ruộng đồng hoa màu bị tàn phá hư hỏng. Cả gia đình anh có 5 người, hai vợ chồng, hai con và ông cụ thân sinh đã trên 70 tuổi. Nhưng nước lũ quá mạnh, ngập bên trên nóc nhà 1m và mang đi mọi thứ. Chúng tôi phải vất vã để ghé vào thăm gia đình một gia đình khác là anh Jb Hoàng Văn An, nhà anh bây giờ chỉ còn một đóng đổ nát, chúng tôi chỉ gặp được một mình anh khi anh đang tự mình sắp xếp những thứ còn lại, vợ anh và các con vẫn còn tạm trú ờ nhà bà ngoại trên núi chưa trở về. Nói chuyện với chúng tôi anh rớm rớm nước mắt trông rất tội nghiệp. Một gia đình gần đó cũng bị sập là gia đình anh Jos Trần Văn Xung. Theo anh Xung cho biết nhà anh làm hoàn toàn bằng gỗ rừng, tương đối đẹp. Nhưng khi nước dâng cao nhà nỗi lên và trôi dần theo làn nước. Khi nước rút chỉ còn lại một mớ gỡ lẫn với bùn, để khắc phục lại rất gian nan. Khi tới nơi, chúng tôi đã thấy một tốp sinh viên thuộc nhóm bảo vệ sự sống đang giúp anh dựng lại nhà.

Theo cha xứ cho biết, trong xứ có 50 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, bây giờ phải xây lại. Số nhà còn lại cũng bị hư hỏng, tông mái, vỡ tường, vỡ phên. Các đồ dùng trong nhà đều bị nước cuốn trôi hoặc bị ngâm nước lâu ngày nên đã bị hỏng. Bà con hầu như là trắng tay. Lương thực lúc này chỉ còn một ít lúa đã lên mống hoặc một ít ngô bị mốc. Đáng thương nhất là các em học sinh, không còn nguyên sách vỡ để đến trường. Em Hoa con gái của chị Hòa đang đưa sách ra phơi. Em mở cuốn sách lớp 8 ra chỉ còn lại nữa số trang. Em ôn bài làm sao khi ngày mai bắt đầu đến trường!

Đoàn chúng tôi tới, có nhiều đoàn xe khác đã cùng đến giúp đỡ bà con hoạn nạn. Các hội đoàn từ thiện, caritas đã tới động viên giúp đỡ. Xe của cha Antôn Hoàng Sỹ Phúc, thành viên của Uy ban Caritas Vinh cũng đang có mặt phân phát quà cho bà con. Các tổ chức, hội đoàn, doanh nhân, cả đến xe của các bạn sinh viên cũng đã tới nơi, mặc dù phải học tập nhưng họ cũng đã tình nguyện hy sinh, góp số tiền ít ỏi đến để giúp đỡ bà con anh em trong cảnh khó khăn. Có nhóm sinh viên từ Vinh, tù Huế tới. Các nhóm sinh viên đến tình nguyện dựng nhà lại cho dân sớm ổn định cuộc sống. Nhưng điều khó khăn đó là không có đủ nguyên vật liệu để dựng lại nhà cửa. Sự khắc phục này cũng chỉ tạm bợ không có tính lâu dài để che mưa che nắng.

Chúng tôi tiếp tục tới thăm giáo xứ Kẻ Vang cũng do cha JB Nguyễn Huy Tuấn quản nhiệm. Số hộ thiệt hại ở Kẻ Vang không nhiều như Thổ Hoàng nhưng cũng có nhiều cảnh bi đát. Số hộ dân ở các sườn núi thì được an lành, nước không tới được nhưng những hộ dân ở đồng bằng, gần sông đều bị nước cuốn trôi nhà cửa và vật dụng.

Chia tay cha xứ và bà con, đoàn xe lăn bánh về Đại chủng viện lúc chiều tối mà lòng vẫn như thắt lại, nhớ tới những người đang bị đói rét. Tối nay họ sẽ ngủ ở đâu giữa đống đổ nát, bùn lầy lội, hôi thối và muỗi nhặng vo ve làm chạnh lòng mỗi người trong đoàn xe.
 
Cộng đoàn Công giáo Nagoya -Nhật Bản mừng Năm Thánh
Dom Nguyễn. Photo:VănTuệ
06:55 26/10/2010
Chúa Nhật 24 tháng 10 vừa qua, hiệp thông với Giáo hội tại quê nhà trong nhịp sống mừng Năm Thánh 2010, Cộng đoàn Công giáo Nagoya - Nhật Bản đã long trọng mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.

Chương trình mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam được bắt đầu từ lúc 1 giờ chiều với phần giao lưu sinh hoạt, lãnh nhận bí tích Hòa giải, học hỏi ý nghĩa Năm Thánh, dâng hoa và Thánh lễ. Thế nhưng, từ ban sáng đã có những người ở xa đến với tâm trạng hân hoan và đón đợi được tham Thánh lễ mừng Năm Thánh.

Xem hình ảnh tại đây

Đúng 1 giờ, các bạn trẻ đã được quý thầy Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời quy tụ và cùng giao lưu sinh hoạt chung. Phần lớn các bạn trẻ là tu nghiệp sinh, du học sinh và công nhân đến từ Việt Nam. Sau một tiếng đồng hồ gặp gỡ giao lưu, các bạn trẻ đã cùng với mọi người trong Cộng đoàn bước vào trong Thánh Đường để cùng nhau học hỏi về ý nghĩa của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam và lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Cha Phêrô Hoàng Minh Mẫn, SVD đã mời gọi mọi người trong cộng đoàn, nhất là các bạn trẻ hãy dành lấy cơ hội quý báu này để lãnh nhận ân thánh. Tiếp đến, mọi người hiện diện đã cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của Giáo hội Việt Nam khởi đi với những bước chân của các nhà truyền giáo, đến những giọt máu đào của các vị Tử Đạo và trưởng thành trong những khó khăn và thử thách. Sau phần học hỏi, cộng đoàn đã cùng nhau hướng về Đức Mẹ và dâng lên Mẹ những tâm tình cùng lời nguyện xin cho Giáo Hội tại quê nhà luôn vững bước và trung kiên với Chúa cho đến cùng.

Đỉnh cao của ngày lễ mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam là thánh lễ đồng tế với sự chủ tế của Đức Cha Augustinô Jun’ichi Nomura - Giám Mục Giáo Phận Nagoya và Cha Đặc Trách Di Dân của Giáo Phận Nagoya cùng tham dự. Thánh lễ được cử hành bằng hai ngôn ngữ Việt – Nhật với những bài hát thật hùng hồn và sốt sắng, như đưa hồn người đi vào trong cung lòng Thiên Chúa. Bên cạnh đó là những lời xướng đáp và kinh nguyện thật rộn ràng như diễn tả tâm tình sốt mến, vốn có của người Công Giáo Việt Nam.

Trước khi thánh lễ kết thúc với phép lành đi theo ơn toàn xá, Đức Cha Augustinô Jun’ichi Nomura đã ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện; ngài chúc mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam và ngài chia sẻ đây là lần thứ hai ngài được dâng Thánh lễ giữa cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Lần thứ nhất ở tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà - Tổng Giáo Phận Sài Gòn và lần thứ hai là hôm nay đây. Ngài cũng hướng tâm tình mọi người về ngày Khánh Nhật Truyền Giáo và mời gọi mọi người hãy biết đón nhận và tha thứ cho nhau.

Tiếp đến, Cha Tuyên úy Giáo đoàn Phêrô Nguyễn Hữu Hiến đã loan báo tin mừng về sự kiện Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được Giáo Hội cho phép mở án phong chân phước vào ngày 22 tháng 10 vừa qua. Đây là niềm vui, niềm tự hào và là ân huệ lớn lao cho Giáo hội và Dân tộc Việt Nam.

Sau cùng, Cha Đặc Trách Di Dân của Giáo Phận Nagoya cũng ngỏ lời chúc mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam và ngài chia sẻ tâm tình với mọi người cùng hiện diện. Thánh lễ đã kết thúc với phép lành ơn toàn xá mà Đức Giám Mục ban cho mọi người.

Thánh lễ mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam khép lại với bữa tiệc trà đơn sơ nhưng không thiếu niềm vui ân thánh. Tạ ơn Chúa và cám ơn quý Tu sĩ Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời đã tổ chức cho mọi người có được niềm vui ân thánh này.
 
Nhớ về LM Phêrô Cao văn Đạt vừa về với Chúa
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
07:27 26/10/2010
Linh mục Phêrô Cao Văn Đạt sinh ngày 04 tháng 12 năm 1937, tại Hà nam được Chúa gọi về lúc 09gioOO ngày 25-10-2010. Lễ an táng tại Nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon vào thứ năm lúc 08giờ30 ngày 28-10-2010.

Ngài du học tại Roma, đậu tiến sĩ Tâm lý rồi qua Mỹ giúp xứ 8 tháng trước khi về Việt nam năm 1973. Với sự đồng ý của Đức Tổng Giam mục Phaolo Nguyễn Văn Bình, Cha Giám đốc Fx Nguyễn Hữu Tấn Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sai gòn mời ngài về dạy Tiểu Chủng viện, sau đó được bổ nhiệm dạy tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon từ năm 1975 đến nay và được mời đi dạy tại Đại Chủng viện Hà nội.

Cha Phêrô Cao Văn Đạt là người được tín nhiệm trong trọng trách nghi lễ. Hằng tháng, khi có buổi tĩnh tâm của các linh mục thuộc 5 Hạt ở Saigòn tại Nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon, có thánh Lể Đồng tế gồm các linh mục cùng với Đức Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Binh và Đức Cha phụ tá Aloisio Phạm Văn Nẫm, thì Cha Đạt luôn phụ trách phần Linh mục “giúp lễ”, khi ngài đi vắng, ngài nhờ tôi thay ngài. Ngài còn giúp Phụng vụ trong những ngày lễ lớn tại Nha thở chính toà một thời gian và được Toà Tổng Giám mục nhờ đi dâng Thánh lễ Giáng sinh cho tín hữu ngoại quốc tại Saigon.

Ngài được Đức Giám quản Nicola Huỳnh Văn Nghi đặt làm linh hướng Dòng Thừa sai bác ái Chúa Kytô vì rất am hiểu Dòng Mẹ Teresa Calcutta.

Tôi vẫn nhớ lời khuyên của ngài khi sách Phụng Vụ Bí tích của tôi in xong, nhà in vừa đóng được 100 quyển thì họ ngừng để lo thoát thân vì lúc đó là tháng ba năm 1975, tôi biếu Cha Đạt một quyển và nói chỉ có 100 quyển còn 1000 cuốn phải bỏ, ngài khuyên giữ lại vì rất cần thiết sau nầy. Sau ngày 30.4.1975, vì cuốn sách này là thuần tuý tôn giáo, không bị tịch thu và tỏ ra có ích cho chủng sinh và nhiểu người.

Trong thời gian ra hà Nội dậy đại chủng viện, ngài ra vừa dạy học vừa làm “cố vấn” cho Đức Hồng Y Phaolo G.Phạm Đình Tụng về Giáo luật, về Phụng vụ. Dậy học ở Hà nội nhưng ngài cho biết: khí hậu ngoài Bắc không hợp với sức khoẻ của mình nên mình ở Saigon.

Ngài thích tắm biển. Đi tắm biển với ngài ở Vũng tàu, ngài lên sau hết, chiều còn xuống tắm. Và rồi biển trở thành “bạn” thân của ngài: biển đã niếu kéo ngài để ngài về với Chúa.
 
Lễ mừng Ngân khánh Linh mục ĐC Giuse Vũ Duy Thống, GM Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:03 26/10/2010
LỄ MỪNG NGÂN KHÁNH LINH MỤC
ĐỨC CHA GIUSE VŨ DUY THỐNG – GIÁM MỤC PHAN THIẾT


Ngân Khánh là đỉnh cao hồng phúc và hạnh phúc của đời Linh mục. Có người khéo dùng hình ảnh: mới chịu chức, Linh mục ở dưới chân đồi; Ngân khánh, Linh mục đứng trên đỉnh đồi; năm tháng sau đó là bước xuống chân đồi. Ngày mừng Ngân Khánh là ngày niềm vui trên đỉnh cao hồng ân. Đỉnh cao hồng ân của Thiên Chúa qua bàn tay từ mẫu của Đức Maria.

Xem hình ảnh

Hôm nay 26.10.2010, Linh mục đoàn Giáo phận tổ chức lễ Tạ ơn, mừng Ngân Khánh Linh Mục Đức Cha Giuse – Giám Mục Giáo Phận tại Nhà thờ Chính tòa Phan Thiết.

Đồng tế thánh lễ có Đức cha Nicôla và khoảng 100 linh mục trong ngoài giáo phận. Đông đảo các tu sĩ nam nữ, chủng sinh, bạn bè thân hữu, quý quan khách, HĐMV các Giáo xứ, đại diện các đoàn thể, các giới và cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn Chúa.

Thánh lễ.

Khởi đầu thánh lễ, Cha niên trưởng Phêrô Phạm Tiến Hành thay mặt cộng đoàn dân Chúa dâng lời chúc mừng:

“Trọng kính Đức cha Giuse quý mến!

Cách đây 25 năm, cũng vào ngày 26/10, gia đình, dòng tộc, giáo xứ của Cha tưng bừng hoan hỉ chức mừng Cha mới được thụ phong linh mục và dâng thánh lễ đầu tay. Nhiều người hân hoan tặng quà, chen nhau đến quỳ xin phép lành của tân linh mục. Quang cảnh ấy náo nhiệt tưng bừng thật xúc động, tâm hồn Cha cứ trào dâng tình cảm lâng lâng vì sung sướng. Tạ ơn Chúa! Tại sao linh mục lại được tôn trọng như thế?

Tổ phụ hội Xuân Bích, Cha Olier nói: “Thiên Chúa đã tạo thành 2 tác phẩm tuyệt vời, vô tiền khoáng hậu, là Đức Maria và chức linh mục. Đức trinh nữ Maria được diễm phúc sinh hạ Chúa Giêsu, linh mục cũng sinh ra nhiều con cái Chúa khi cử hành Bí tích Thánh tẩy. Đức Maria đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, linh mục cũng nuôi dưỡng các tín hữu bằng Thánh Thể và Lời Chúa. Đức Maria đã hân hạnh được bồng bế hài nhi Giêsu, thì linh mục khi dâng thánh lễ cũng được vinh dự cầm Mình Thánh Chúa trong tay. Ôi hạnh phúc biết bao!! 25 năm hồng ân, xin mượn lời của Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, vì Chúa đã làm cho tôi bao việc trọng đại!!”. Thật vậy, 25 năm Chúa đã làm phép lạ, khi Cha đọc lời truyền phép, bánh rượu đã trở thành Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Chúa đã dùng bàn tay Cha để chữa lành các bệnh tật tâm hồn khi Cha đã cử hành Bí tích Hoà giải, Bí tích của lòng thương xót. Cha đã được diễm phúc tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô, làm người quản lý các mầu nhiệm thánh, người phục vụ bàn thờ, phục vụ Lời Chúa. 25 năm rao giảng Tin mừng “Đẹp thay bước chân người đi rao giảng Tin mừng, đem ánh sáng Lời Chúa xua tan bóng tối tăm lầm lạc”. Lời Chúa đem lại bình an, hy vọng, vui tươi và hạnh phúc cho muôn người. Lời chân lý thần linh cứu thoát nhân loại. Vì thế gọi linh mục là Alter Christus, hiện thân của Đức Kitô. Đấng vô hình đã ẩn mình trong người linh mục hữu hình; nói cách khác, linh mục là Bí tích của Đức Kitô. Thật đáng trân trọng! Cha thánh Gioan Maria Vianey nói: “Chức linh mục là tình yêu của trái tim Chúa…”. Cha xứ họ Ars còn nói tiếp: một mục tử tốt lành chính là kho tàng lớn Chúa ban cho giáo xứ.

Thưa Đức Cha kính mến! Hôm nay giáo phận chúng con rất hân hạnh chia vui với Đức Cha, với huyết tộc và linh tông, với các giáo xứ mà Đức Cha đã từng phục vụ. Các đoàn thể, tu sĩ, chủng sinh trong giáo phận đã làm tuần tam nhật, cùng Đức Cha tạ ơn Chúa, vì 25 năm hồng ân, đồng thời cầu nguyện cho Đức Cha, nhờ thánh cả Giuse bầu cử, xin Chúa đổ đầy ân sủng hồng phúc, sự thánh thiện, ơn khôn ngoan của Thánh Thần để Đức Cha xây dựng và phát triển Hội thánh địa phương ngày càng tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn, xin chúc mừng Đức Cha “Ad Multos Annos”.

Sau lời chúc mừng, lẵng hoa và bức tranh quý tiến dâng Đức Cha Giuse trong tiếng vỗ tay hân hoan của toàn thể cộng đoàn.

Đức Cha Giuse đáp từ bằng tâm tình tri ân tất cả mọi người, ngài nói: “Thánh lễ mừng Ngân Khánh Linh mục hôm nay diễn ra trong bầu khí thắm tình gia đình, giống như bức tranh quà tặng giáo phận vừa tặng được mở ra với những chữ: Mừng Ngân Khánh Linh Mục Đức Cha Giuse – Gia đình Giáo phận Phan thiết.

Hầu hết các Linh mục có mặt thuộc đại gia đình giáo phận, cùng với một số linh mục thân hữu cũng như thân bằng quyến thuộc, các nữ tu nam tu các đại chủng sinh đều là những khuôn mặt trong đời dâng hiến cũng hiệp thông trong cùng một niềm vui. Các hội đoàn, HĐMV các giáo xứ, quý quan khách, thân hữu xa gần cùng hiệp thông chung lời cầu nguyện. Tất cả được nối kết trong cùng một tinh thần duy nhất là tinh thần gia đình. Tất cả mọi người như là những thành viên trong một gia đình được nối kết trong thiên chức linh mục. Vì vậy hôm nayTạ ơn Chúa đã dìu dắt tôi 25 trong năm qua với những bước đường khi thấp khi cao nhưng luôn luôn hướng về tình thương Thiên Chúa. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho tôi trong những ngày kế tiếp luôn biết sống gắn kết Chúa Kitô và biết phục vụ dân Chúa bằng tất cả tinh thần như Chúa hằng mong muốn”.

Đức Cha Giuse giảng lễ:

“Ngày 22 tháng 10 vừa qua, dịp giáo phận Rôma mở án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người ta nói nhiều đến linh đạo hy vọng của ngài. Theo đó, mỗi ngày là một dấu chấm hồng và nếu mỗi ngày dấu chấm đều tròn trịa, nối lại cuộc đời sẽ thành đường dài của vui mừng và hy vọng. Tư tưởng dung dị mà uyên thâm; ánh nhìn lạc quan mà mạnh mẽ. Hôm nay dịp mừng Ngân Khánh Linh mục, tôi cũng muốn mượn ánh nhìn lạc quan tin yêu này để chia sẻ với cộng đoàn.

1. Ngân khánh Linh mục là dịp gợi nhớ về hồng ân Thiên Chúa

Tất nhiên, cũng như mọi Linh mục, được bước lên bàn thánh là một hồng ân vô cùng lớn lao không dễ gì mà quên đi được, dẫu có bộn bề công việc mục vụ hoặc lu bu tình người muôn ngả. Được làm Linh mục là ước muốn một đời, nhưng trên hết là lựa chọn của tình thương Thiên Chúa. Gọi thì nhiều, chọn thì ít. Thiên Chúa giữ độc quyền trong sáng kiến của Ngài. Ngài muốn chọn ai, thế nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí tự do tuyệt đối của Ngài. Chẳng ai có thể dựa vào sức khoẻ khả năng tính tình hoặc những yếu tố xem ra thuận lợi khác để đòi cho mình quyền được chọn cả. Ơn gọi là hồng ân. Hôm nay nhớ lại để tiếp tục dâng cao niềm cảm tạ.

25 năm trước, khi được gọi làm Linh mục, tôi đang sống trong tình trạng hoang mang không biết phải đợi chờ đến bao giờ. Bạn bè cùng lớp phần lớn đã tự giải quyết bằng cách đi xa; phần còn lại phải bươn chải vừa kiếm sống vừa theo đuổi ơn gọi. Nhưng chính lúc tưởng chừng thất vọng ấy, Chúa khều đến, và thế là bước đi không ngoái cổ lại. Cứ như mơ. Tạ ơn Chúa không ngừng.

2. Ngân Khánh Linh mục là dịp nhắc nhớ về sứ vụ truyền giáo

Tháng 10 là tháng Mân Côi, ai cũng biết, nhưng được lãnh chức Linh mục vào tháng 10 khiến tôi có điều kiện để trầm tư nhiều hơn về việc thực hành kinh Mân Côi trong lãnh vực truyền giáo. Cũng như mọi tín hữu Việt Nam khác, từ nhỏ tôi đã sống trong một gia đình gắn bó với việc lần hạt, lớn lên tôi tiếp tục cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, và từ khi làm Linh mục cho đến hôm nay, lần hạt vẫn là phương cách cầu nguyện phù hợp với tôi nhiều lắm. Nhưng coi lần hạt như là phương thế mở sang chân trời truyền giáo thì tôi mới chỉ nghĩ đến sau này thôi.

Vẫn biết Linh mục nào mà chẳng phải canh cánh bên lòng sứ vụ truyền giáo, vì mình là thành viên Giáo hội, mà bản chất của Giáo hội là truyền giáo, nhưng vì điều kiện công việc không tham gia trực tiếp vào công tác truyền giáo được, nên phải kiếm cách bù lại. Chịu chức Linh mục vào tháng 10, tháng Mân Côi, lại có ngày khánh nhật truyền giáo, nên dịp này tôi được nhắc nhớ để đặt vào kinh Mân Côi những ý nguyện truyền giáo chung cũng như riêng. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô cũng vừa củng cố cho ý tưởng này trong sứ điệp Ngày Truyền Giáo năm 2010. Ngài bảo: Cùng với Đức Mẹ trên những chặng đường kinh Mân Côi, đó là sống những cảm thức truyền giáo.

3. Ngân Khánh Linh mục còn là dịp ghi nhớ thêm nữa những bàn tay đã góp phần xây dựng ơn gọi đời mình.

Nếu trong cuộc sống, không ai một mình có thể làm được mọi sự, mà ngược lại, luôn cần đến sự cộng tác của nhiều người, thì trong đời dâng hiến, Linh mục là người thuộc về Chúa và thuộc về Giáo hội, nên cũng cần đến sự hỗ trợ của Chúa và sự nâng đỡ nhiều cách của Giáo hội. Là người cho cộng đoàn, Linh mục luôn cần đến mọi người để góp phần xây dựng ơn gọi đời mình. Cụ thể, hôm nay là dịp tôi nhớ thêm nữa tất cả những người từ lâu đã thương yêu nâng đỡ tôi trong cuộc sống Linh mục, về tinh thần bằng kiến thức, bằng lời cầu nguyện cũng như về vật chất bằng muôn ngả giúp đỡ khác nhau. Ruột thịt có, thân hữu có, nhất là đa số giáo dân âm thầm hy sinh vun bồi cho người đang trách nhiệm cộng đoàn mình. Những người còn sinh thời, xin được gửi lời cám ơn; những kẻ đã khuất, xin được hiệp thông trong tình thương Chúa; và những kẻ yếu đau tật bệnh, xin được nối kết bằng lời cầu nguyện. Linh mục như thế là người có một nhân cách cộng đoàn. Trong tâm tình này, xin nhớ ơn mọi người, cách riêng Giáo phận Phan Thiết với tuần tam nhật hoa thiêng.

25 năm Linh mục, biết bao tâm tình. Mỗi ngày qua đi như một dấu chấm. Tạ ơn và xin thêm lời cầu nguyện để tôi có thể bền bỉ thực hiện những dấu chấm mỗi ngày mỗi tròn trịa hơn. Xin cám ơn cộng đoàn.

Tiệc mừng tại Tòa Giám Mục.

Bà Hội trưởng Các Bà Mẹ Công Giáo, thay mặt Giáo dân Giáo Phận Phan Thiết bày tỏ tâm tình với Vị Cha Chung:

“Trọng kính Đức Cha Nicôla, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ thuộc Giáo phận Phan Thiết.
Kính thưa quý Cha khách cùng quý thân thân, ân nhân của Đức Cha Giuse.

Hôm nay, ngày Ngân Khánh Linh Mục của Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phan Thiết chúng con, Đức Cha, quý Cha đã về đây cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và chia sẻ niềm vui 25 năm Linh Mục của Đức Cha Giuse. Nhân dịp này, chúng con xin kính chúc Đức Cha, quý Cha luôn hồn an xác mạnh và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Chúng con xin được chia sẻ niềm vui này với vị Cha chung của chúng con.

Hôm nay ngày Ngân Khánh Linh Mục của Đức Cha, chúng con đại diện cho toàn thể giáo dân trong Giáo phận về đây để hợp lòng hợp ý với Đức Cha dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa và biểu lộ niềm vui mừng sau một chặng đường dài Đức Cha dấn thân phục vụ.

Hai mươi lăm năm đã đi qua, qua đi 1/4 thế kỷ, đời Linh Mục của Đức Cha đã tròn 25 tuổi. Chúng con cảm nhận rằng 25 năm, một chặng đường của đời Linh Mục, có biết bao điều để nhớ, để quên. Nhưng có lẽ, nỗi ưu tư khắc khoải là mối nợ ngàn đời của người Linh Mục.

Suốt 25 năm ấy, đức vâng lời, tinh thần nghèo khó, cuộc sống khiêm cung vẫn là một trong những cuộc chiến đấu gay go nhất đời Linh Mục. 25 năm hiến dâng phục vụ, Đức Cha đã gieo trong lệ sầu và ngày hôm nay Đức Cha gặt hái trong hân hoan. Quên đi hết, hôm nay Đức Cha cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Quên đi hết, hôm nay Đức Cha dừng chân một nửa đường, Ngân Khánh, một phần đời của người Linh Mục. Cùng với tâm tình tạ ơn, chúng con xin được hoà chung nỗi niềm mừng vui với Đức Cha trong ngày vui trọng đại này.

Trong 25 năm qua, niềm vui còn dâng cao khi Đức Cha được phong chức Giám Mục và Đức Cha đã trải qua Thánh Chức này trong gần 10 năm. Và cũng nhờ đó mà hôm nay chúng con cùng được hưởng hồng ân của Đức Cha.

Trong hơn một năm qua, Đức Cha vâng lời bề trên đã đến với chúng con. Những ngày đầu tiên đến với Giáo phận, dù còn xa lạ, Đức Cha đã đến thăm hầu hết các giáo xứ, giáo họ để chia sẻ, tâm tình, chăm sóc, ban huấn từ cho chúng con. Đức Cha đã theo sát chúng con và cảm thông chia sẻ với chúng con những ưu tư lo lắng từng đường đi nước bước, có Đức Cha và được nghe Đức Cha bảo ban, chúng con thấy lòng mình ấm lại, vững tin mà sống. Sống cho nhau và vì nhau.

Chia sẻ trong niềm vui vô biên này, thay mặt cho toàn thể giáo dân trong toàn Giáo phận, chúng con xin được chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức Cha. Chúng con đã tổ chức tuần tam nhật cầu nguyện cho Đức Cha, để nhờ vào lòng nhân ái bao la của Chúa, Đức Cha luôn được mạnh khoẻ, khôn ngoan, tràn đầy ân sủng Thánh linh. Nhân dịp này, qua Đức Cha, cho chúng con gởi lời chúc sức khoẻ đến quý thân nhân, ân nhân của Đức Cha.

Một lần nữa, chúng con xin kính chúc quý Đức Cha, quý Cha luôn được sáng suốt, mạnh khoẻ, để điều hành công việc của giáo phận, giáo xứ ngày một phát triển. Bằng tâm tình kính mến yêu thương, kính xin quý Đức Cha nhận nơi chúng con những bông hoa tươi thắm, những món quà đơn sơ nhỏ mọn như nhận lấy tâm tình hiếu thảo của đàn chiên với người cha kính yêu. Chúng con trân trọng kính chào”.

Lần lượt đại diện Chủng viện, các Dòng Tu, HĐMV các giáo xứ, các đoàn thể tiến dâng quà mừng lên Đức Cha khả kính.

Bữa tiệc buffet thắm tình gia đình. Những khúc ca “Hạt giống tâm hồn” do các chủng sinh, tu sĩ, ca sĩ làm rộn lên niềm vui cảm tạ. Gió biển làm dịu lại cái nắng trưa đang gay gắt. Mọi người ra về trong hân hoan mang theo bao niềm vui và tâm tình của ngày lễ tạ ơn.

Xin mượn lời thơ Đan sĩ Lm Grég. Phan Thanh Quảng, dòng Xitô Châu Thủy, như tâm tình nguyện xin:

“Chức Linh mục, chức siêu phàm:
“Con là Thượng tế phẩm hàm Sê-đê”.
Chức Linh mục Chúa truyền cho.
Đựng trong bình gốm, con người mỏng manh.
Con xin cảm tạ tri ân
Tri ân phải xứng, phải cân thế nào?”
 
Bản tin từ Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang: Đính chính những thông tin sai lạc
LM Giacôbê Lê Sĩ Hiền
08:14 26/10/2010
BẢN TIN TỪ TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG

HUẾ - Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 năm 2010, tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, có nhiều đoàn xe chở khách hành hương (giáo dân và lương dân) tấp nập kéo về Linh Địa La Vang để được xem “phép lạ” cũng như được “chữa bệnh” và tham dự Thánh Lễ lúc 12 giờ đêm.

Vậy Linh mục Quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang xác minh rằng:

Vào những tháng cuối trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, khách hành hương vẫn đều đặn đến hành hương tại Linh Địa La Vang để sám hối - cầu nguyện và xin ơn một cách bình thường. Thánh Lễ tại Trung Tâm được cử hành vào lúc 5 giờ sáng và 19 giờ tối hằng ngày.
* Không có Thánh Lễ nào lúc 12 giờ đêm.
* Không có Linh mục nào chữa bệnh - “trừ quỉ”.
* Không có phép lạ bên ngoài (Không, loại trừ có nhiều người đi hành hương đã được ơn sám hôi, ơn bình an tâm hồn và một vài người được những ơn riêng,...)

Tất cả những tin đồn trên đều là tin thất thiệt, không đúng sự thật. Xin mọi người hãy cảnh giác với những tin đồn đó.

Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho quý vị.
Hẹn ngày về tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh vào ngày 06/01/2010.

La Vang, ngày 26 tháng 10 năm 2010
Linh mục Quản nhiệm
 
Lũ Miền Trung: Không có gì để mất hay không còn gì để mất?
Vũ đình Minh
08:22 26/10/2010
Chủ đề đã, đang và sẽ tiếp tục được nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như được bàn tán, truyền tai nhau trong rất nhiều cuộc chuyện trò, thăm hỏi, chính là trận lũ lịch sử và những thiệ hại do nó gây ra cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi vẫn thường được nhắc đến với một tên gọi rất thân thương: “Khúc ruột miền Trung”. Trận lũ khủng khiếp đã đi qua nhưng di chứng để lại thì vẫn còn quá rõ ràng. Và có lẽ đây là lúc thích hợp để chúng ta đặt lại vấn đề với mỹ từ đẹp đẽ đó.

Sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta xem xét thảm trạng đời sống vật chất và tinh thần của bà con vùng lũ mà bỏ qua một chuỗi chuỗi thiên tai đã tràn qua, đổ xuống khúc ruột miền Trung trong thời gian qua. Ta có thể bắt đầu từ đợt hạn hán tồi tệ, kéo dài hàng mấy tháng liền trên phạm vi toàn miền Bắc, mà trong đó “khúc ruột miền Trung” là nạn nhân chính.

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, trong đợt hạn hán đó, gần như toàn bộ diện tích lúa, rau màu của khu vực này đã gần như mất trắng do không có nước tưới. Những cánh đồng lúa mà đáng ra vào thời điểm tháng 7, tháng 8 đã nặng trĩu bông hạt, vậy mà ai đi qua miền Trung cũng chỉ thấy những khoảnh ruộng bạc thốp, nứt nẻ ngang dọc, trên đó leo lắt những cây lúa khô gầy còn nguyên dáng cây mạ mới cấy.

Bấy giờ cả miền Trung bị đặt vào tình trạng khô hạn ở mức báo động. Nhưng tia hy vọng lóe lên khi vào thời điểm cuối tháng 7, những cơn mưa nặng hạt đã xuất hiện. Những cây lúa “khát nước” lâu ngày đã uống nước như chẳng hề thấy no bụng. Nhưng cây mạ kia đã quá già, vừa có nước đã vội vàng làm đòng như sợ lỡ duyên, nên bao nhiêu cây mạ cấy xuống thì cũng chỉ có bấy nhiêu cây lúa trổ bông. Viễn tượng về một vụ hè thu ọp ẹp đã rõ ràng.

Những tưởng như thế đã “tận khổ”, ai dè lúa vừa ngậm sữa thì một cơn bão bất ngờ đổ ập vào. Trận bão mà theo các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, chỉ mạnh cấp 7, cấp 8 nhưng trên thực tế, nó mạnh hơn nhiều. Rất nhiều nhà cửa, công trình dân sự lẫn công cộng đã bị nó phá phách một cách tàn bạo. Dĩ nhiên những cánh đồng tội nghiệp kia cũng không được miễn trừ. Những trà lúa đang kỳ ngậm sữa đã bị ngâm nhiều ngày trong nước.

Cơn bão đi qua, nước rút dần và những cánh đồng lúa thê thảm bắt đầu lồi lên. Một vụ hè thu đã hoàn toàn mất trắng – Khúc ruột miền Trung thân thương đang đối diện với một cơn đói kéo dài.

Ấy vậy mà, ngay khi rất nhiều nơi, di chứng của trận bão vẫn còn hằn trên mái nhà bị bóc mái nhưng chưa có tiền mua tôn, mua ngói lợp lại, khi mùi mục thối của lúa bị nước ngâm lâu ngày vẫn còn sặc lên trên các cánh đồng thì trận lũ lịch sử lại vội vàng tràn tới, đúng hơn là liên tục tràn tới. Những mái nhà tranh đã xơ xác không còn đủ sức để gượng lên, những con trâu, con bò bị đói lâu ngày đành chấp nhận thí mạng cho dòng lũ, và dĩ nhiên là cả những con người, những khuôn mặt đang hằn sâu nỗi tang thương, giờ đây ngơ ngác để cho dòng lũ khắc sâu thêm nỗi bất hạnh.

Tại giáo xứ Tri Bản (xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), cho đến hôm nay người ta vẫn đang kể cho nhau nghe câu chuyện cảm động về cụ bà Lê thị Hường, 72 tuổi. Khi đợt I của trận lũ (từ ngày mồng 4 đến mồng 6 tháng 10; cũng là lúc tròn 60 ngày cụ ông về thế giới bên kia) tràn đến, nước dâng lên đến hơn nửa cột nhà, bà cụ một thân một mình trèo lên “chạn” (gác gỗ được bắc ngang qua các đường hoành). Bà ngồi đó, bên cạnh chiếc áo quan của mình mà chảy dài nước mắt. Trong đợt II của trận lũ, mặc dù bà được đem đi sơ tán nhưng căn nhà thì bị nhổ khỏi nền, nổi lềnh bềnh trên mặt nước lũ; người ta phải dùng dây chằng nó vào gốc cây, nếu không thì chẳng biết giờ này nó đã trôi dạt đến tận nơi nao.

Và như thế, một túp lều tranh, một con gà, con lợn, hũ muối, giàn mướp… nếu ta nghe qua hoặc trực tiếp nhìn thấy thì xem ra giá trị kinh tế chẳng đáng là bao, nhưng nếu ta nhìn kỹ thì đó là tất cả những gì mà rất nhiều những người dân – những người nơi khúc ruột miền trung có thể có. Điều đó cũng đồng nghĩa, khi cơn lũ tràn đến, nhẫn tâm cuốn trôi những thứ đó đi thì họ chẳng còn gì. Hay như người dân Bùi Ngõa (thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) vốn phải bán rơm chạy gạo trong mùa giáp hạt, giờ thì một cọng rơm cũng chẳng có.

Trong tình huống này, nếu nói họ “chẳng có gì để mất” hay “ chẳng còn gì để mất” cũng đều đúng cả.

Ấy vậy mà những chuyến hàng cứu trợ của nhà nước cứ dùng chiến dịch túc tắc, từ từ. 3kg gạo và 4 gói mỳ tôm cho mỗi gia đình trong suốt 20 ngày qua, thử hỏi họ sống cách nào. Họ đi vay, đi mượn ư? Vay ở đâu, mượn chỗ nào khi nhà bên cạnh, làng bên cạnh cũng đang chung số kiếp. Ở nơi nào đó, chỉ với 35 người thợ mỏ bị kẹt, vậy mà cả đất nước, thậm chí đích thân tổng thống đến hiện trường chỉ đạo cứu vớt; khi những người thợ mỏ được đưa lên thì cả đất nước ăn mừng. Ấy vậy mà, ngay khi hàng trăm ngàn người dân đang cận kề sinh tử, thì các đồng chí lại bận bịu với lễ hội, tiệc tùng tiêu tốn hàng trăm, hàng tỉ đô la.

Phải chẳng, vì ruột rỗng – ruột chẳng còn gì – chẳng có gì nữa thì người ta vứt bỏ? Đó là chưa kể đến một phần nguyên nhân của đợt lũ khủng khiếp vừa qua là do các việc xây dựng các hồ thủy điện, các công trình giao thông một cách tràn lan, thiếu khoa học như chính lời ông Trần Thanh Đàm….đã thừa nhận.

Xét cho cùng, cái làm cho người ta “chẳng còn gì để mất, chẳng có gì để mất” một phần cũng vì có những người đã coi anh em, đồng bào của mình như một thứ chẳng ra gì.
 
Tin thêm về: LM Trần cao Tường đã được giải phẫu thành công
LM Trần Công Nghị
16:53 26/10/2010
New Orleans - Trưa hôm nay thư Ba ngày 26.10 lúc 12:30PM Cha Tường đã được giải phẫu xong. Tạ ơn Chúa và nhờ lới cầu nguyện của mọi người mọi sự xuôi hcảy tốt đẹp.

Cha Tường hiện còn đang nằm trong phòng cấp cứu để hồi phục sức khoẻ tại bệnh viện Oschnet, New Orleans.

Cha vẫn còn đang mê man và sẽ không nói chuyện được cho đến khi sức khỏ bình phục bình thường trở lại.

Xin mọi người quen biết tiếp tục cầu nguyện để Cha Tường mau chóng lành bệnh.
 
Thánh Lễ Truyền Thống lần thứ XII – SVCG Hải Hà
Hải Hà
17:13 26/10/2010
Những ngày của tuần cuối tháng 10, các anh chị em (ACE) Sinh viên Công Giáo Hải Hà chuẩn bị cho Thánh Lễ Truyền Thống, kỷ niệm ngày sinh nhật Thành Lập nhóm; cũng thời gian này ngày 25 tháng 10 năm 1998 tại Giáo Xứ Yên Kiện, dưới sự linh hướng của LM Giacobe Nguyễn Văn Lý đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn và Thành lập nhóm SVCG Hải Hà. Thủa ban đầu có khoảng 30 thành viên sau đó tăng lên khoảng 80 dưới thời anh Jos. Nguyễn Mạnh Hiền trưởng nhóm. Trải qua 12 năm phát triển về đức tin, qua 7 đời trưởng nhóm cùng với sự đóng góp của các thành viên, các anh chị cựu sinh viên luôn dõi theo chặng đường phát triển để ngày hôm nay nhóm SVCG Hải Hà đã lớn mạnh dần; lớn mạnh về phong trào cầu nguyện hàng tuần với lối chia sẻ 7 bước rất chất lượng ấn tượng, là một phương pháp củng cố đức tin cho các bạn SVCG, lối chia sẻ 7 bước được rất nhiều Quý Đấng Bậc ca ngợi, đó là một phát minh và là cách duy trì đời sống cầu nguyện của mỗi SVCG. Ngoài ra SVCG Hải Hà đã tham gia một số chương trình tình nguyện riêng; giúp Mường Riệc, thăm Trại Phong, trại trẻ Hương La, thăm trường khuyết tật, đó là những công việc bác ái rất có tác dụng, để lại nhiều ấn tượng với ACE SVCG.

Với địa bàn qui tụ toàn Hà Nội, nhóm chia thành 4 quận nhỏ, các ban chuyên biệt, rồi các quận nhỏ chia thành các nhóm nhỏ để đảm bảo số người của thủ bản Cầu nguyện 7 bước được duy trì từ nhiều năm, là một nơi luôn kêu gọi các bạn SVCG hạn chế vui chơi, tích cực cầu nguyện. Ban cán sự nhóm luôn luôn cố gắng tìm những hướng đi mới, những phương pháp mới để duy trì sự gắn kết, duy trì các hoạt động được tốt đẹp. Từ đây SVCG Hải Hà được Quý Đấng Bậc quan tâm, đồng hành, giúp đỡ; Quý Đức Cha, Quý Cha Giáo Phận Hải Phòng, Quý Cha Giáo Phận Hà Nội, Quý Cha DCCT, Quý Thầy Dòng Tên, Quý Thầy ĐCV Hà Nội, Quý Souer… Các Ngài luôn hướng dẫn, luôn theo sát qua những chặng đường. Song song với đó, nhiều Quý Ân Nhân luôn âm thầm giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất để Hải Hà luôn tổ chức được những sự kiện sinh hoạt ấn tượng. SVCG Hải Hà có một đặc biệt hơn cả là rất nhiều những anh chị cựu sinh viên vẫn luôn đồng hành với nhóm mà không bỏ rơi các em, luôn có mặt khi cần, luôn giúp đỡ, cố vấn khi nhóm có những sự kiện sinh hoạt, luôn tham gia cầu nguyện để giúp đỡ qua những lời chia sẻ, động viên mỗi bạn SVCG tại Hà Nội. Đó là những nhân tố mà SVCG Hải Hà vẫn tồn tại và cố gắng phát triển qua thời gian.

Năm 2010, cùng với tâm tình sám hối tri ân GHCG Việt Nam trong Năm Thánh, cùng với dịp Quý Cha GB. Bùi Văn Nhượng chánh xứ Kẻ Sặt cho phép nhóm tổ chức Thánh Lễ Truyền Thống Tạ ơn lần thứ 12 dưới sự giúp đỡ của Quý Cha, của Quý HĐGX. Cùng với dịp Miền Trung thân yêu đang chịu nhiều thiệt thòi bởi lũ lụt. Chính vì vậy chủ đề: “Để con nên hình bóng Ngài”, để con có đôi tay của Chúa…. ACE SVCG Hải Hà đã phát động những nội dung chính: Tìm hiểu về Năm Thánh, Tìm hiểu về GP Hải Phòng, Tìm hiểu về Giáo Xứ Kẻ Sặt, tìm hiểu Lịch sử nhóm SVCG Hải Hà, Phát động chung tay chia sẻ với đồng bào Miền Trung trong dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 12 của mình. Đánh dấu là sự thành công, nhóm SVCG Hải Hà được sự giúp đỡ của Đức Cha,Quý Cha, Quý Thầy, Quý Souer, Quý Ân Nhân và các ACE Sinh Viên. Đặc biệt là sự giúp đỡ rất lớn của Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế SG; LM Joa. Nguyễn Chí Công, LM Ns Nguyễn Xuân Đường; nhiều hơn, nhiệt tình hơn là của Ca sỹ Hồng Ân. Đã bán những CD do Quý Cha, Ca sỹ tặng để quyên góp cho đồng bào lũ lụt.

Tại Giáo Xứ Kẻ Sặt với bề dày đức tin, với sự giúp đỡ của Quý HĐGX, cộng đoàn giáo xứ. SVCG Hải Hà đã tổ chức Thánh Lễ Truyền Thống Thành Công, đánh dấu nhiều ấn tượng trên mỗi bạn Sinh Viên Công Giáo. Ghi nhận đã có 215 bạn Sinh viên về tham dự, 100 Quý vị khách mời. Rất nhiều những tiết mục ấn tượng để lại nơi cộng đoàn, nơi mỗi ACE Sinh Viên, những tiết mục êm dịu ý nghĩa của Cha Xuân Đường, tiết mục sôi động của Ca Sỹ Hồng Ân, tiết mục cảm động của anh Hùng (một người khiếp thị), tiết mục Một lòng tự hối, tiết mục Bàn Tay Giê Su và hợp xướng Tán Tụng Hồng Ân… Những tiết mục này rất chất lượng và ý nghĩa, sự thành công này thể hiện sự chuẩn bị và sự phát triển về cách tổ chức của các bạn Sinh viên, để tương lai góp phần phát triển những giáo xứ của mình, giúp cho sự phát triển của Giáo Hội. Ngày 24, với 4 trạm của Trò chơi lớn, dựa theo lịch sử Làng Tráng Liệt Kẻ Sặt, đã giúp các bạn SVCG tìm hiểu về lịch sử nơi đây, trò chơi để lại nhiều kỉ niệm đẹp nơi các bạn, vui và ấn tượng. Thánh Lễ Chính Đồng Tế bởi Cha GB. Bùi Văn Nhượng, Cha Toma Nguyễn Hữu Khang, Cha Joa. Nguyễn Chí Công CssR, Cha Paul Nguyễn Xuân Đường CssR. Quý cha Joa, chia sẻ với các bạn SV về đời sống sinh viên, những kỷ niệm tham gia đồng hành cùng các bạn SVCG, những tâm tình yêu mến và nhắn nhủ những tân sinh viên trong Thánh Lễ đặc biệt này. Nghi thức sai đi, Cha Chánh xứ sẽ trao nến, cờ để sai các bạn svcg ra đi loan truyền và làm mở mang nước Thiên Chúa, hãy trở nên hình ảnh của Chúa nơi mỗi người.

Từ sự thành công đó: ACE SVCG Hải Hà chúng con mong muốn thông tin và trân trọng tri ân Đức Cha GP Hải Phòng, Quý Cha chánh, phó xứ giáo xứ Kẻ Sặt, Quý Cha DCCT, Quý Thầy, Quý Souer, Quý HĐGX Kẻ Sặt, Quý Ca Sỹ, Quý Ân nhân, anh chị cựu sinh viên, các nhóm SVCG, Quý cộng đoàn và toàn thể ACE Sinh viên Công Giáo.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành giúp cho ACE SVCG Hải Hà chúng con thực hiện khẩu hiệu năm mới “Để con nên hình bóng Ngài” được theo Thánh ý Chúa muốn trao ban. Kính xin Quý Đấng Bậc, Quý vị thêm lời cầu nguyện cho ACE Sinh Viên Công Giáo chúng con.

Chúng con vui mừng hân hoan chia sẻ hồng ân Thiên Chúa, mãi mãi ghi nhớ và tri ân quý Đấng Bậc, Quý vị. Xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân trên Quý Đấng Bậc, Quý vị.

Quý Đấng Bậc, Quý vị có thể coi qua một số video chúng con mới đăng tải.

1.Video Phóng sự tại Giáo Xứ Kẻ Sặt: http://www.youtube.com/profile?user=svhaiha#p/u/0/JJ8eNpELzFo

2. Ghi nhanh Gặp gỡ: http://www.youtube.com/profile?user=svhaiha#p/u/2/ZGvF0yRkBwU

3. Tiết mục hợp xướng – Tán Tụng Hồng Ân: http://www.youtube.com/profile?user=svhaiha#p/u/1/RSkQJxfxDHc
 
Đại hội Legio Mariae giáo phận Thanh Hóa
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
17:20 26/10/2010
THANH HÓA - Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2010, tại Nhà thờ Chính tòa Giáo Phận Thanh Hóa (50 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trường Thi, Thành Phố Thanh Hóa). Giáo xứ Chính Tòa đã hân hoan chào đón khoảng 750 hội viên trong 1.200 hội viên Legio Mariae đến từ các giáo xứ của giáo phận Thanh Hóa.

Xem hình ảnh



Đúng 8 giờ 30, tất cả hội viên đã hiện diện trong nhà thờ chính tòa của giáo phận, niềm vui chợt òa lên khi mọi người cùng nhau nổ những tràng pháo tay nồng nàn để chào đón Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, vị Cha Chung của Giáo Phận.

Sau khi kinh khai mạc, các hội viên được nghe sách thiêng liêng, sau đó giới thiệu thành phần tham dự gồm có: Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Giuse Phạn Văn Quế xứ Chính Tòa, Cha Phêrô Ngô Văn Phúc, xứ phó Chính Tòa, cùng các cha linh giám các Curiae của giáo phận Thanh Hóa, đại biểu Senatus Sài gòn anh Gioan Kim Hoàng Văn Thái, cha Raphael Trần Xuân Nhàn Linh giám Comitium Vinh, Anh Giuse Nguyễn Ngọc Toàn, trưởng Comtium Hà Nội, Anh Giuse Nguyễn Văn Kính, trưởng Comtium Nam Hà, cùng với 750 hội viên về tham dự Đại Hội Legio Mariae để thành lập Comitium Giáo Phận Thanh Hóa.

Tiếp tục chương trình:

- 8 giờ 30, Đức giám mục đã nói chuyện với Hội Viên đề tài Ơn Gọi Kitô Hữu.
- 9 giờ 30, Đề tài 2: Trách vụ các Ủy Viên (anh Gioan Kim Hoàng Văn Thái Senatus).
- 10 giờ 30, Đề tài 3: Đặc tính công tác. (anh Antôn Hoàng Trung Thông Comitium Vinh)
- 11 giờ 30 Agape - bữa cơm thân mật và chương trình văn nghệ “bỏ túi”.
- 13 giờ Kinh CATENA.
- 13 giờ, Đề tài 4: Đức Vâng Phục của Legio Mariae - Huấn từ của Cha Phêrô Ngô Văn Phúc.
- 13 giờ 30, Đề tài 5: Câu chuyện truyền giáo - của cha linh giám comitium Vinh.
- 14 giờ 15, Đề tài 6: Cầu nguyện đi đôi với hoạt động – của cha Giuse Phạn Văn Quế.

Sau các bài chia sẻ của các linh giám, anh Gioan Kim Hoàng Văn Thái đại diện Senatus chính thức công bố quyết định nâng cấp và thành lập Comitium Thanh Hóa, tiếp đó là việc giới thiệu Ban Quản Trị của hội đồng Comtium gồm có:

- Trưởng: Giuse Vũ Ngọc Thăng
- Phó: Giuse Phạm Đức Vinh.
- Thư ký: Maria Nguyễn Thị Thu Trang.
- Thủ quỹ: Maria Nguyễn Thị Xinh.
- Phụ tá thư ký: Antôn Nguyễn Văn Ngà.
- Phụ tá thủ quỹ: Maria Đào Thị Xinh.

Đúng 15 giờ, chuông thánh đường chính tòa đã vang lên gòn giã, kêu gọi mọi người chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn, đoàn đồng tế và đoàn rước nhập lễ đã khởi động từ bên phải nhà thờ vào giũa lòng nhà thờ và tiến vào cung thánh trong tiêng hát hoành tráng của những tông đồ áo xanh của Mẹ, từ muôn phương ta về đây......

Trước khi khai mạc thánh lễ Đức Giám Mục đã dành cho mọi người một chút hồi hộp.

Ngài nói: “hôm nay chúng ta có một niềm vui lớn.... là Tôi, chính thức Ủy Nhiệm Cha Phêrô Ngô Văn Phúc, chính thức linh giám Comitium Thanh Hóa.”. Cả ngôi thánh đường muốn vỡ ra vi những tràng pháo tay nhiệt liệt hân hoan vui mừng, Ngài đã kêu gọi mọi người chiến binh của Mẹ hãy dũng cảm lên đường khi được trao ban sứ vụ. Trong bài giảng, cha linh giám nhấn mạnh đến sự gắn bó và kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Noi gương Mẹ, khi nhận lời Thiên Sứ truyền tin Mẹ đã mau mắn lên đường loan tin vui, các Hội Viên Legio phải tích cực hoạt động Tông Đồ, đi vào chiều sâu của sự kết hiệp với Thiên Chúa,

Trước khi thánh lễ kết thúc, anh Giuse Phạm Đức Vinh phó Comitium đại diện cho Đại Hội nói lên đôi lời cám ơn Đức Cha và quí cha như sau:

Hồng ân Thiên Chúa bao la
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người


Trọng kính Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa.

Kính thưa cha Tổng Đại Diện, 2 Cha linh giám Comitium Thanh Hóa, Vinh, Cha thường vụ giáo xứ chính tòa, quý cha linh giám các Curiae, quý nam nữ tu sĩ.

Kính thưa Ban Quản Trị. Senatus Việt Nam, BQT Comitium Vinh, Hà Nội, Hà Nam, quý khách, quý cộng đoàn thân mến!

Hôm nay quả là một ngày đại hội lớn của Legio Mariae Thanh Hóa, chúng con quy tụ về đây, để đón nhận sự kiện trọng đại, một chấm son trong trang sử truyền giáo của giáo phận, là nâng cấp, thành lập Comitium Thanh Hóa, giờ đây cho con được thay lời đoàn con cái trong gia đình Legio Mariae nói lên lời tri ân và cảm tạ.

Hòa quyện với Hồng Ân Năm Thánh của Giáo Hội, đang tràn ngập trào dâng trong tâm hồn mọi người tín hữu Việt Nam. Chủ đề của năm thánh là sống Mầu Nhiệm – Hiệp Thông và Sứ Vụ. Nhìn lại chặng đường của Năm Thánh đã qua, và những bước tiến đang đến gần ngày cao điểm tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Chúng con thấy người Kitô hữu Việt Nam đã hưởng ứng lời mời gọi của các Chủ Chăn, cụ thể bằng các giờ kinh phụng vụ, những buổi cầu nguyện, sám hối, những chuỗi mân côi và những hoạt động cổ võ cho sự hiệp thông, xây dựng tình liên đới và bác ái yêu thương, ngày ngày diễn ra nới các xứ đạo, cộng đoàn, gia đình... bầu không khí thiêng liêng đang sưởi ấm các vùng quê trên khắp 26 giáo phận. Hòa nhập cùng niềm vui và Hồng Ân Năm Thánh,Gia đình Legio Việt Nam đã đón mừng hồng ân Kim Khánh Senatus (1960-2010) và kỷ niệm ngày truyền thống 62 năm Hội Đoàn Legio Mariae hiện diện, phát triển trên đất nước Việt Nam và đã vươn tới các nước bạn: Lào, Campuchia.

Ngày hôm nay, một ngày trọng đại cho Legio Mariae Thanh Hóa chúng con, được sự nhất trí của Đức Cha và của Senatus Saigòn, chúng con được nâng cấp lên hàng Comitium. Vui mừng với sự kiện trọng đại này, chúng con lại được Đức Cha và các cha dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria với một tâm tình con thảo.

Legio Mariae Thanh Hoá được thành hình như sau:

- Tháng 10/2005 BQT Comitium Vinh được sự hỗ trợ của Senatus Sài gòn đén phần đất Thanh Hoá thành lập Praesidium đầu tiên tại giáo xứ Ba Làng.

- Tháng 4/2007 Cha Raphael Trần Xuân Nhàn cùng với BQT Senatus Việt Nam, mạnh dạn gieo hạt giống Legio trong các giáo hạt: Sông Mã, Nga Sơn, Mỹ Điện, CHính Tòa và đén với cấc giáo xứ Phong Ý, Nhân Lộ, Ngọc Loan, Tam Tổng, Chính Tòa, Sầm Sơn, Hải Lập, Thượng Triệu.

Hiện nay giáo phận Thanh Hóa có 5 Curiae, 82 Praesidia Senior, 3 Praesidia Junior với con số 1.200 hội viên hoạt động, 200 hội viên tán trợ.

Anh chị em Legio chúng con luôn tạ ơn Chúa, vì Chúa đã ban cho chúng con một người Cha đầy nhiệt tâm, một vị chủ chăn khôn ngoan để hướng dẫn chúng con trên bước đường hoạt động Tông đồ. Nhờ sự dạy dỗ của Đức Cha, chúng con đã hình thành một Hội đồng Comitium, chúng con sẽ quyết tâm hơn để thực hiện đúng theo đường lối của Legio là phải công tác tích cực thiết thực hơn trong tinh thần Đức tin và luôn kết hợp với Đức Maria, đồng thời cũng thực hiện theo thủ bản, Legio luôn trung thành với Giáo Hội.

Trọng kính Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách. giờ đây chúng con không biết nói gì để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cảm ơn Đức Cha và quý Cha. Nguyện xin Thiên Chúa Ba ngôi, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ là Nữ Tướng của Legio Mariae tuôn đổ tình yêu và trả công vô cùng bội hậu cho Đức Cha, Quý cha quý nam nữ tu sỹ và mọi người đã có công giúp đỡ cách này cách khác, để ngày đại hội này khép lại mà ai cũng đong đầy được niềm vui và ân lộc.

Xin Đức Cha, quý cha tiếp tục đồng hành với chúng con bằng lời cầu nguyện và những lời giáo huấn để chúng con mạnh dạn tiếp tục lên đường theo sứ vụ.

Thanh Hóa ngày 26 tháng 10 năm 2010
 
Tản mạn về một Cộng Đòan Việt Nam tại Oklahoma City
Trần Mạnh Trác
20:30 26/10/2010
Mỗi khi nói tới Oklahoma City (OKC), người ta liên tưởng ngay đến một trong những chuyện li kỳ trên thế giới.

Đây là nơi duy nhất mà từ một đồng cỏ hoang vu không một bóng người đã trở thành một thành phố nhộn nhịp với 10 ngàn dân chỉ trong một sớm một chiều.

Chữ 'một sớm một chiều' dùng ở đây là nghĩa đen, là một 'NGÀY' thật sự, ngày 22 tháng 4 năm 1889, thuờng dược gọi là ngày Land Rush (Giành Đất).

Lúc đó chính phủ liên bang mở 2 triệu acres đất của người Da Đỏ cho dân di cư. Ai tới trước thì được nhận trước. Lệnh ban ra là không ai được vượt biên giới trước ngày giờ ấn định.

Các phim ảnh tả lại sự kiện này thường phóng đại bằng cách dàn cảnh hàng ngàn người tại biên giới Kansas và sau một phát súng lệnh thì đòan người chồm lên như một làn sóng biền, chạy bộ như điên, phi ngựa như bay, phóng xe thổ mộ (bandwagon) nhanh như chớp, túa ra muôn phương giữa một cơn lốc bụi mịt mù mà tìm đất hứa.

Trong thực tế, đã có nhiều người vượt biên trước, họ là những cảnh sát, nhân viên đo đất, thợ làm dường sắt...là những người có giấy phép đi vào vùng đất mới để 'thi hành công vụ'! Họ lén vào sớm, núp dưới các mương rãnh ngay cạnh miếng đất béo bở họ đã tìm thấy trước, và tới giờ đã định thì bò ra mang cờ cắm dùi cho mình. Người ta gọi những anh chàng 'mánh mung' này là 'Sooners' (người đi sớm).

Ấy vậy mà những anh Sooners rồi cũng sống chung hòa bình với hàng xóm như mọi người bình thường khác. Không những tội lỗi đã được tha, người ta còn vinh danh các anh chàng 'né luật' ấy bằng cách đặt tên cho đội banh của trường đại học to nhất của tiểu bang, trường Oklahoma University (OU,) là đội banh The Sooners.

Thậm chí tờ báo của tổng giáo phận Công Giáo OKC cũng có cái tên 'đi sớm' cho có vẻ hợp người hợp cảnh, tờ báo mang tên là Sooner Catholic!

Thế mới biết tinh thần của người dân ở đây thật là bao dung.

...

Không rõ trong số những người tìm đất nguyên thủy có bao nhiêu người là Công Giáo, nhưng trong cuộc Land Rush thứ hai của thành phố đã xảy ra năm 1975, thì người Công Giáo là một thành phần đáng kể.

Lúc đó Saigon xụp đổ, và chính phủ Hoa Kỳ đã chọn OKC là một trong những trung tâm chính để tái định cư những người tỵ nạn Cộng Sản.

Cho nên chỉ trong một sớm một chiều (nghĩa bóng), một làn sóng 10 ngàn người Việt Nam đã được đưa đến thành phố và vùng lân cận. Nhiều năm sau đó, khi các trại tỵ nạn đã đóng cửa, thì người Việt vẫn tiếp tục được đưa đến qua các chương trình đòan tụ gia đình và H.O. Ngày nay theo thống kê 2009 thì con số dân Á Châu (trong đó phần lớn là người Việt Nam) ở OKC đã lên tới 20 ngàn.

Sự kiện người Việt tới đây hồi năm 75 đã giúp thành phố OKC đảo ngược sự suy đồi trong khu nội thành.

Lúc đó nội thành OKC bắt đầu xuống cấp vì dân trung lưu bỏ ra ngọai ô, người Việt Nam Công Giáo vốn thích sống gần 'Nhà Thờ Nhà Thánh' đã mua lại những căn nhà cũ và rẻ quanh nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và lập nên một cộng đồng Công Giáo Việt Nam sinh động ở đây.

Rồi thì gần bên, những cửa hàng Á Châu cũng dần dà mọc lên trên đại lộ Classen khỏang ở giữa đường 20th street và NW 30th. Người ta đặt tên cho khu vực này là 'Little Saigon'.

An ninh của khu vực được cải tiến, các sinh họat kéo dài tới khuya và khách Da Trắng cũng thỏai mái lai vãng. Trong các sách kỷ yếu du lịch, nơi đây đã được liệt vào hạng là nơi đáng thăm viếng.

...

Nhưng đến thăm 'Little Saigon' của OKC mà không ghé thăm đền Đức Mẹ La Vang thì là một thiếu sót.

Đền Đức Mẹ La Vang là một phần của nhà thờ chính tòa, nơi phát sinh ra cộng đồng Công Giáo Việt Nam đầu tiên.

Sau này khi đã khá giả, nhiều người VN đã di chuyển ra những vùng Southside và Westside cũng như tới các khu ngoại ô Edmond ở phía bắc thành phố, và cũng lập ra giáo xứ với nhà thờ riêng. Nhưng vì tình cảm lưu luyến với cộng đồng Mỹ đã giúp mình thuở ban đầu, và đồng thời với lòng kính mến bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho nên nhiều người Việt Nam vẫn gắn bó và ở lại với ngôi nhà thờ chính tòa này.

Nhờ có sự hiện diện của số giáo dân đông đảo cho nên không giống như nhiều nhà thờ trong nội thành của các thành phố khác đã bị bỏ hoang, nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận OKC vẫn phát triển mạnh mẽ và tiếp tục xây dựng thêm. Ngày nay giáo dân VN là một nửa thành phần của giáo xứ 'Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp' tại đây.

Mới đây nhân tiện có một khu đất bỏ trống ngay cạnh nhà xứ, cộng đồng Việt Nam đã bàn nhau xây dựng một ngôi đền kính Đức Mẹ La Vang để làm quà tặng cho tổng giáo phận.

Món quà này không chỉ là biểu lộ lòng nhớ ơn tới một giáo phận đã dung dưỡng người Việt, mà cũng là để đóng một cái dấu ấn của nền văn hóa Việt Nam ngay trong lòng xã hội Mỹ.

Đây duy nhất là nơi Đức Mẹ La Vang được tôn vinh tại một nhà thờ chính tòa.

Đền kính ĐM La Vang là một quần thể gồm có một tiểu đình và một tượng đài. Lối kiến trúc dựa theo quang cảnh và mầu sắc của nhà thờ chính tòa, tạo nên một sự hài hòa, bổ xung cho nhau.

Tượng đúc bằng đồng thau, cỡ bằng người thật, được làm tại Ý. Không như các bức tượng khác thường mang nét đẹp của Tây phương, tượng ĐM La Vang có vẻ đẹp rõ nét là người Việt Nam và Chúa Hài Đồng mà Mẹ bồng trên tay cũng có 'trán nhô, môi dầy, mũi tẹt'...

Mẹ đứng ở ngòai trời giống như xưa Mẹ vẫn thường đứng đợi ở giữa rừng để cứu giúp những giáo dân khốn khổ của La Vang.

Còn tiểu đình xây trước tượng đài là nơi che mưa nắng cho những giáo hữu tới cầu nguyện.

Người ta có thể đến viếng đền bất kỳ lúc nào, khu vực không có rào cản. Đã có nhiều người ngòai Công Giáo khi nghe đến tên La Vang cũng tới đây cầu khấn xin ơn.

Nếu đến viếng đền vào một ngày Chúa Nhật, người ta cũng có thể đi thăm khu sinh họat của cộng đòan Việt Nam ngay cạnh đấy. Đó là một tu viện xưa của các Sơ dòng Mercy, nay được người Việt Nam bảo quản. Cộng đòan đã dùng số tiền còn dư lại sau khi hòan tất ngôi đền để tu sửa khu Mercy Center trở thành một khu nhiều phòng ốc ngăn nắp sạch sẽ cho các hội đòan sinh họat. Mỗi ngày Chúa Nhật các em VN được các Sơ Mân Côi gốc Chí Hòa dậy Việt Ngữ tại đây.

...

Người hướng dẫn viên của tôi là một bà đã tới OKC từ buổi khởi đầu. Bà dẫn tôi đi khắp nơi, tới trước tới sau, từ tượng đài cho tới các phòng ốc. Sợ rằng tôi không nhớ hết, bà dẫn đi dẫn lại, và nếu bỏ xót một điều gì chưa nói hết thì bà lại dẫn tôi quay trở lại...

Để thóat nợ, tôi lẩm bẩm: "rồi, rồi, biết, biết..."

Nay nghĩ lại, thực sự tôi đã không thể biết hết được.

Vì nếu không phải là một giáo dân Việt Nam ở đây, thì không bao giờ tôi có thể cảm nhận thế nào là niềm hãnh diện của người dân nhược tiểu, đang sống tha phương cầu thực, mà đã có thể tạo ra một công trình kỳ diệu, được xã hội Mỹ ca tụng là một dấu ấn văn hóa yêu kiều, ngay tại giữa lòng của đất nước Hoa Kỳ.

Tượng đài cạnh nhà thờ


Các Sơ Mân Côi viếng Đức Mẹ


Mặt tiền nhà thờ chính tòa ĐMHCG OKC
Đài ĐMHCG OKC
Chánh điện nhà thờ chính tòa ĐMHCG OKC
Kính mầu, thánh gia Di Cư
Library của công đòan VN
một phòng hội
cảnh ĐGM làm phép tượng đài
cảnh ngày làm phép tượng đài
cảnh ngày làm phép tượng đài
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quyền sở hữu không phải là ân huệ xin-cho
LM Giuse Nguyễn Thể Hiện
17:19 26/10/2010
VRNs (27.10.2010) - Sài Gòn - VRNs xin giới thiệu với anh chị em bài giảng của cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT trong thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân Cồn Dầu tối 26/10/2010 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Kính thưa Cộng Đoàn,

Hôm nay, trong buổi chiều ngay trước phiên tòa xét xử 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu – Đà Nẵng, chúng ta quy tụ nhau tại Đền Thánh này để cầu nguyện, trong tư cách là Hội Thánh của Chúa Kitô đang đi giữa lòng dân tộc Việt Nam thân yêu. Thánh Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định tại Hiến chế Mục vụ về Hội Thánh trong thế giới hôm nay, rằng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của những người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng các môn đệ của Chúa Kitô” (MV 1). Chính trong tinh thần đó của Hội Thánh mà chúng ta cử hành thánh lễ này. Trong đức ái Tin Mừng, chúng ta chia sẻ với anh chị em của chúng ta ở Cồn Dầu những ưu sầu của họ, những lo lắng của họ và cả những hy vọng của họ, trong thời điểm đặc biệt này.

Trước khi hát ca nhập lễ, chúng ta đã được nghe trình bày về những diễn tiến đã và đang xảy ra, liên quan đến vụ việc tại Giáo xứ Cồn Dầu thuộc Giáo phận Đà Nẵng. Đặc biệt, chúng ta đã được nghe văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ký, gửi đến ông Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng và ông Chánh án Tòa án Nhân Dân quận Cẩm Lệ. Vì thế, tôi xin không nhắc lại nội dung của vụ việc. Chúng ta sẽ dành ít phút trong thánh lễ cầu nguyện đặc biệt này để tự hỏi: Hội Thánh, tức là chính cộng đoàn chúng ta đây, muốn có những tâm tình nào trong sự hiệp thông sâu xa với anh chị em Kitô hữu và những người thành tâm thiện chí khác tại Cồn Dầu hiện nay?

Kính thưa anh chị em,

Như anh chị em đã biết, trong văn thư nói trên, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGMVN đã nêu lên bốn “uẩn khúc” và nghi vấn (những chữ dùng của văn thư) xung quanh vụ việc. Từ đó, UB Công lý và Hòa bình đề nghị Tòa án hoãn việc xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn ấy. Nói cách khác, cần phải đặt vụ xét xử 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu vào trong bối cảnh đích thực và rộng lớn của sự việc. Bởi lẽ, nếu không đặt vụ việc vào trong bối cảnh thật sự của nó, không xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, thì quyền được xét xử trong công lý và trong sự thật của sáu giáo dân Cồn Dầu sẽ có nguy cơ không được đảm bảo. Mọi người, mà cụ thể là sáu anh chị em giáo dân Cồn Dầu, đều có quyền được xét xử trong công lý và sự thật. Mức độ thấp nhất của việc bảo đảm công lý và sự thật đó, chính là việc đặt vụ việc vào đúng bối cảnh thực của nó, bằng cách ít nhất phải giải đáp một cách thỏa đáng và chân thật những uẩn khúc xung quanh vụ việc, như văn thư của UB Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGMVN đã nêu lên. Và sau khi đã làm như thế, nói theo văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình, “nếu đưa ra xét xử, thì yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự với quyền của các bị cáo có luật sư biện hộ”.

Cộng đoàn chúng ta ở đây hiệp nhất với các Đức Giám Mục trong những đề nghị rất đúng đắn nói trên. Vì thế, tâm tình đầu tiên của chúng ta lúc này là: cùng với anh chị em tại Cồn Dầu và tất cả mọi người thành tâm thiện chí khác, chúng ta thưa với Thiên Chúa là Vua Công Chính, khát vọng của chúng ta về công lý và sự thật; chúng ta chia sẻ và hiệp thông với nhau và với anh chị em ở Cồn Dầu trong thao thức tìm kiếm công lý và sự thật; chúng ta diễn tả với mọi người và với xã hội cái thao thức cháy bỏng về công lý và sự thật đó của chúng ta. Đó chính là tâm tình đầu tiên của việc chúng ta họp nhau cầu nguyện ở đây và lúc này.

Điểm thứ hai: như anh chị em đã biết, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình có nhắc đến Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam được công bố ngày 25/9/2008. Trong bản Quan điểm đó, các Đức Giám mục khẳng định rằng cần phải sửa đổi Luật Đất đai hiện hành theo hướng “quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi [các Đức Giám Mục Việt Nam] cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”. Quan điểm và đề nghị này của HĐGMVN thật xác đáng trong hoàn cảnh cụ thể của Đất Nước chúng ta hiện nay.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng có cùng một quan điểm như thế. Thí dụ: trên báo điện tử Tuanvietnam.net ngày 14/9/2010 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã cho rằng: “Đất đai chiếm trên nửa tổng tài sản của xã hội, nên vấn đề sở hữu đất phải được giải quyết thấu đáo, và nhu cầu thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai bên cạnh việc phân định rạch ròi đất công, và, đi liền với nó, việc sửa đổi luật đất đai và các luật liên quan, là nhu cầu cấp bách không thể né tránh… Sở hữu công và sở hữu tư phải được công nhận và phải được quản lý trong một hệ thống thống nhất, và chỉ có người chủ sở hữu đích thực mới được quyền định đoạt. Không thể coi là ‘sở hữu toàn dân’ và tùy tiện quyết định. Chính sự không rạch ròi này là nguyên nhân của trên 98% của các vụ khiếu kiện trong thời gian vừa qua. Đã đến lúc phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu, nếu không, tình hình khiếu kiện còn tiếp diễn và nhiều hơn, có thể dẫn đến bất ổn xã hội trầm trọng và cản trở sự phát triển của đất nước ”. Phát biểu trên Vietnam.net cũng trong ngày 14/9/2010, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa nói rằng “Cái mũ sở hữu toàn dân đã tạo cơ hội cho khai thác lợi ích nhóm và tư nhân hóa tài sản quốc gia diễn ra trên diện rộng và khá nhanh”.

Tôi nhắc đến một vài ý kiến đó để nói rằng quan điểm của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam về tính cách cấp thiết của việc tu chính Luật Đất đai theo hướng tôn trọng quyền tư hữu của các cá nhân và tổ chức… là một quan điểm đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước chúng ta hiện nay. Có lẽ chính trong quan điểm đó mà, liên quan đến những gì đang diễn ra tại Cồn Dầu, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã đề nghị phải tiến hành đối thoại để các gia đình ở Cồn Dầu thực thi quyền định đoạt về đất đai và tài sản của mình trong ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Cộng đoàn chúng ta ở đây, một lần nữa, hiệp nhất với các Đức Giám Mục trong những quan điểm và đề nghị rất đúng đắn nói trên. Và trong sự hiệp nhất đó, tâm tình thứ hai của chúng ta lúc này là: cùng với anh chị em tại Cồn Dầu và tất cả mọi người thành tâm thiện chí khác, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, khát vọng của chúng ta về quyền sở hữu và định đoạt tài sản của mỗi người và mọi người; chúng ta chia sẻ với nhau và với anh chị em Cồn Dầu khát vọng đó, và chúng ta bày tỏ với mọi người niềm thao thức của chúng ta được thấy quan điểm của HĐGMVN được thực hiện, theo đó, “người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”.

Kính thưa anh chị em,

Những quan điểm của HĐGMVN, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình, những lời cầu nguyện của chúng ta, những tâm tình chia sẻ và hiệp thông của chúng ta, những thao thức được diễn đạt và khẳng định của chúng ta… hôm nay, có thể sẽ không tạo nên được những hiệu quả thấy được ngay trước mắt. Có thể sáng mai 6 anh chị em ở Cồn Dầu vẫn bị xét xử, và có thể việc xét xử đó sẽ không diễn ra như ý muốn của chúng ta. Tuy nhiên, như Lời Chúa nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, “Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình, nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được; Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men” (Lc 13, 19.21). Những giá trị Tin Mừng, những mầm mống sự thiện, những thao thức về công lý và sự thật… của chúng ta có thể chỉ mang dáng vẻ của hạt cải nhỏ bé và của nắm men vô nghĩa. Nhưng nếu người đàn ông kia đã không ném hạt cải bé nhỏ vào mảnh vườn, mảnh vườn đó sẽ chỉ là một đám cỏ dại, chứ không thể có một cây lớn đến nỗi chim trời có thể làm tổ. Nếu người đàn bà nọ đã không vùi vào ba đấu bột kia nắm men có vẻ vô nghĩa ấy, thì làm sao khối bột có thể dậy men? Cũng vậy, thưa anh chị em, Hội Thánh của Chúa Kitô đi giữa lòng dân tộc Việt Nam này phải luôn nhận lấy những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của dân tộc này, nhất là của những người nghèo và bị áp bức, làm của mình. Và trong lòng tin vào Thiên Chúa, Hội Thánh biết rằng, những giá trị Tin Mừng, những hạt giống công lý và sự thật… sẽ nảy nở và thành tựu. Chính trong xác tín đó mà chúng ta cầu nguyện cho và cùng với anh chị em mình ở Cồn Dầu.

Nhưng không chỉ xác tín. Bên cạnh xác tín đó còn phải có một ý thức mạnh mẽ. Vào ngày 21/9/2008, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã khẳng định: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải một ân huệ xin-cho”. Theo tinh thần và cách diễn đạt đó của Đức Tổng Giuse, trong liên hệ với những gì đang xảy đến cho anh chị em của chúng ta tại Cồn Dầu, chúng ta có thể và được mời gọi phải ý thức rằng: quyền định đoạt về tài sản của mỗi người trong ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho; quyền của anh chị em Cồn Dầu được xét xử trong công lý và sự thật là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho. Theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo mà chúng ta là thành phần, thì những quyền đó đến từ chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Cha của chúng ta, và những quyền đó làm nên phẩm giá của tất cả và của mỗi người chúng ta, trong đó có 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu sẽ phải ra tòa sáng mai.

Và, để kết thúc, hiệp thông với anh chị em tại Cồn Dầu, tôi xin thưa lại một lần nữa với anh chị em rằng: quyền của anh chị em Cồn Dầu được xét xử trong công lý và sự thật là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho.

Vâng, đó là QUYỀN chứ không phải một ân huệ xin – cho!

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
 
Ts Cù Huy Hà Vũ: Không cho luật sư bảo vệ sáu giáo dân, có thể dẫn đến nổi dậy
Thomas Việt, VRNs
06:53 26/10/2010
VRNs (26.10.2010) - Trong cuộc phỏng vấn vừa qua, của phóng viên Thomas Việt, VRNs, với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về những nhận định của ông khi Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ không cấp quyền bảo vệ các nạn nhân Cồn Dầu. Hôm nay, Thomas Việt, phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế lại tiếp tục có cuộc trao đổi với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về diễn tiến của tiếp theo của sự việc này.

Xin mời anh chị em cùng lắng nghe và đọc trực tiếp cuộc phỏng vấn này.


Thomas Việt: Tiến sĩ cho em hỏi ngày hôm nay 25.10.2010 Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ có trả lời gì mới không tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đến thời điểm này (9:00 PM ngày 25.10.2010) thì văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ không nhận được bất kỳ một hồi âm nào từ Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ. Tuy nhiên như mọi người đã biết thì từ ngày 23.10.2010 văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi công văn đến các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ở trung ương và địa phương, cụ thể là gửi công văn cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cho chánh án tòa án tối cao Trương Hòa Bình, cho viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng, cho trưởng ban tôn giáo của chính phủ Nguyễn Thái Bình; Cũng như gửi đến chánh án, viện trưởng viện kiểm sát Đà Nẵng và của quận Cẩm Lệ.

Ngoài ra thì sáng nay văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ, mà cụ thể là luật sư trưởng văn phòng Nguyễn Thị Dương Hà, đã đến viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp đưa công văn; Cũng như đã đến mặt trận tổ quốc Viện Nam để đưa công văn và yêu cầu hai cơ quan này phải yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ở Đà Nẵng cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khác buộc chánh án tòa án Tán Thị Thu Dung phải cấp giấy chứng nhận luật sư bảo chữa, vụ án sáu giáo dân Cồn Dầu, cho hai luật sư của văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Trưởng văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã nhận được lời cam kết trực tiếp từ những vị lãnh đạo của viện kiểm sát nhân dân tối cao, của ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. Theo đó hai cơ quan này sẽ gửi cấp tốc công văn cho các cơ quan có trách nhiệm của thành phố Đà Nẵng để buộc chánh án Tán Thị Thu Dung phải cấp giấy chứng nhận bào chữa, vụ án sáu giáo dân Cồn Dầu, cho hai luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và Lương Quang Tuấn.

Như vậy vẫn có hai khả năng:

1. Khả năng thứ nhất chánh án tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ vẫn từ chối không cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho hai luật sư của văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ mặc dù rất là trái pháp luật. Thế nhưng văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ không hề bi quan, bởi vì văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ tin chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chánh án tòa án tối cao Trương Hà Bình, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao Trần Quốc Vượng cũng như Trưởng ban tôn giáo chính phủ Nguyễn Thái Bình và một số các cơ quan khác vẫn còn có chút gì là lương tri, có chút gì là ý thức pháp luật. Trên cơ sở đó sẽ xác định việc từ chối cấp giấy chứng nhận cho văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ là trái pháp luật. Như vậy dù phiên tòa có diễn ra vào ngày 27.10.2010 tới, cộng với các bản án oan sai cho sáu giáo dân Cồn Dầu cũng sẽ tự động bị hủy bỏ bởi việc từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho hai luật sư của văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ là vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự…

2. Khả năng thứ hai là trước sự phản ứng quyết liệt của văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ trên cơ sở pháp luật, cũng như sự minh mẩn hay công minh của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, của các cơ quan tố tụng ở Trung ương, theo đó chánh án tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự … Nên quyết định không cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa sẽ bị hủy bỏ và phiên tòa này không thể vào ngày 27.10.2010 tới.

Thomas Việt: Với kịch bản là tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ vẫn khước từ mọi yêu cầu của cấp trên và tiến hành phiên tòa vào ngày 27.10.2010; Trong phiên tòa phúc thẩm văn phòng luật sư của tiến sĩ có thể can thiệp được không?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ mà cụ thể là chánh án Tán Thị Thu Dung bác bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận bào chữa là rất khó có khả năng xảy ra. Nếu cấp quận mà bác bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận từ phía chủ tịch nước, từ phía chánh án tòa án nhân dân tối cao, từ phía viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao thì ở nước Việt Nam này không có pháp luật nữa, không còn pháp luật, tức là lộn tùng phèo! Nước Việt Nam cần thay đổi theo hướng khác. Tôi cho rằng sẽ có những cuộc cách mạng, những cuộc nổi dậy ngay lập tức ở Việt Nam!

Thomas Việt: Nhưng mà mình giả định vẫn theo kịch bản đó thì trong phiên tòa phúc thẩm bên văn phòng luật sư của tiến sĩ còn có thể can thiệp được không?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Mặc dù tôi không cho rằng chánh án tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, Tán Thị Thu Dung, có thể bác bỏ được những yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bào chữa từ phía tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và đặc biệt từ chủ tich nước. Khả năng đấy tôi không nhìn thấy. Nhưng suy cho cùng quyền bào chữa cho sáu giáo dân xứ Cồn Dầu vẫn được bảo đảm, tức là cấp quận có thể làm bừa nhưng cấp phúc thẩm, tôi không thấy có lý do nào để tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng bác bỏ cả.

Nếu tòa án thành phố Đà Nẵng với quận Cẩm Lệ là một thì văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ vẫn tiếp tục bảo vệ ở cấp tòa án nhân dân tối cao. Nhưng đấy là giả thiết mà chúng tôi không cho rằng nó xảy ra được. Bởi xảy ra là đảo lộn nhà nước gọi là pháp quyền ở Việt Nam. Đảo lộn toàn bộ trật tự xã hội hiện nay. Tôi cho rằng đó là một trong những điểm đầu tiên dẫn đến sự bùng nổ lật đổ chế độ này.

Thomas Việt: Như tiến sĩ cũng biết dự án khu du lịch sinh thái ở thôn Cồn Dầu và các thôn khác tại xã Hòa Xuân, Cẩm Lệ. Lợi ích của quận thì ít mà của thành phố thì nhiều. Vậy kịch bản thành phố đang cố tình bao che cho tòa án quận Cẩm Lệ cho đến giờ là như vậy. Với cách hành xử của tòa án cấp quận bây giờ là họ đã được cam kết gì rồi. Tiến sĩ nghĩ sao vấn đề mà từ cấp thành phố cho đến cấp quận mà họ đang bao che cho vấn đề ở Cồn Dầu?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Như tôi đã từng nói bản án dành cho sáu giáo dân ở Cồn Dầu đã được duyệt! Tức là được thống nhất chí ít từ cấp thành phố Đà Nẵng cho đến quận Cẩm Lệ; Tức là bản án đã được các cơ quan tiến hành tố tụng gồm công an, viện kiểm sát, tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng đã thông suốt, nhất trí, quyết định từ trên xuống dưới. Thành ra việc tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ đưa sáu giáo dân Cồn Dầu ra xét xử vào ngày 27.10.2010 tới, để ấn cho họ các bản án oan sai là việc không còn phải bàn cãi.

Tuy nhiên với phản ứng quyết liệt của văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từ ngày 23.10.2010 đến hôm nay, tôi tin rằng các cấp có thẩm quyền như chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, như chánh án tòa án nhân dân tối cao, như viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, như trưởng ban tôn giáo của chính phủ, chắc chắn sẽ yêu cầu chánh án tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ xem xét lại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho hai luật sư của văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ.

Nói cách khác là nếu tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ từ chối có nghĩa là chánh án tòa án thành phố Đà Nẵng, có nghĩa là viện trưởng viên kiểm sát thành phố Đà Nẵng, có nghĩa là viện trưởng viện kiểm sát quận Cẩm Lệ, chống lại chủ tịch nước, chống lại chánh án tòa án nhân dân tối cao, chống lại viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chống lại chính sách tôn giáo của chính phủ mà được đại diện bởi ban tôn giáo của chính phủ.

Thomas Việt: Em chân thành cảm ơn tiến sĩ trên con đường bảo vệ công lý cho sáu giáo dân Cồn Dầu trong nổ lực và khả năng của tiến sĩ cũng như toàn thể văn phòng luật sư tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Em xin chào tiến sĩ.