Ngày 25-10-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai mặt
Lm Vũdình Tường
03:25 25/10/2018
Cuộc sống thường có hai mặt, phải và trái. Điều này không có nghĩa là phải trái luôn trái nghịch nhau. Trong nhiều trường hợp phải trái bổ túc nhau làm cho sự kiện hoặc vật thể trở nên trọn vẹn hơn. Hai mặt phải trái của lá cây, hai mặt phải trái của xấp vải, hai mặt phải trái của tờ giấy. Phúc Âm hôm nay đưa ra nhiều hình ảnh phải trái xem ra có vẻ trái nghịch nhau. Cảnh trái nghịch rõ nhất là ánh sáng và bóng tối, hình ảnh người mù ngồi vệ đường và hình ảnh người sáng mắt theo Đức Kitô, hình ảnh đám đông ngăn cản anh đến gặp Đức Kitô và hình ảnh một mình anh cô đơn giữa đám đông ồn ào. Hình ảnh đám đông coi thường anh và hình ảnh Đức Kitô tỏ lòng xót thương anh. Đa số chúng ta thích chọn theo í kiến của đa số, í kiến của đám đông và bị ảnh hưởng đám đông lôi kéo. Người mù chọn đứng riêng bởi anh biết rõ anh muốn gì. Anh chọn theo thiểu số, thực ra một mình anh một í và điều đó khiến anh tách biệt khỏi đám đông. Đám đông dùng sức mạnh đa số lấn át anh, cấm anh lên tiếng. Anh đã không im tiếng, trái lại, anh còn la to hơn trước. Bị xã hội chê cười, chối bỏ và anh đã sống cảnh đó trong bao năm. Anh nhất quyết gặp Đức Kitô để có đời sống mới tốt lành hơn. Anh biết đám đông không giúp anh, mình anh không đủ khả năng thay đổi kiếp sống đoạ đầy nên anh quyết tâm gặp Đức Kitô xin Ngài giúp. Nghe người ta ồn ào nói về Đức Kitô, anh biết Ngài sắp đi ngang qua và anh lên tiếng nài van: 'Lậy Đức Kitô, con Vua Đavít, xin thương đến con' c.47.

Chúng ta không biết bởi đâu anh mù biết Đức Kitô thuộc dòng dõi vua Đavít nhưng vương hiệu hoàng tộc đó đóng vai trò quan trọng vào cuối đời của Đức Kitô. Đám đông đón Ngài vào thành thánh Jerusalem như một quân vương thắng trận trở về. Philatô đối chất Đức Kitô là Vua dân Do Thái và tấm bảng ghi phía trên đầu thập tự 'Vua Dân Do Thái'. Chúng ta cũng không rõ từ đâu anh mù nhận biết danh tánh Đức Kitô và tin chắc Đức Kitô có thể làm cho anh sáng mắt. Có lẽ anh nghe người ta nói nhiều về Đức Kitô và lòng anh ao ước được gặp Ngài và mong Ngài chữa mắt cho. Anh bị mù mắt, mù thể lí nhưng tâm linh anh không mù, mắt tâm linh anh sáng, nhận biết Đức Kitô, con vua Đavít, tâm anh tỏ bởi anh nhận biết sự thật. Xã hội coi khinh anh nhưng không thể cấm anh đến gặp Đức Kitô, nghe tiếng anh kêu gào Đức Kitô lên tiếng cứu anh. Đám đông trước là rào cản cấm anh lên tiếng, giờ họ lại hỗ trợ khuyến khích anh. Nghe tiếng Đức Kitô mời gọi anh vui mừng nhảy như sáo đến gặp Ngài. 'Anh muốn ta làm gì cho anh?' Đức Kitô hỏi thế. Anh biết rõ điều anh cần, anh xin cho được sáng mắt. Lời xin thật rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc. Có người xin được quyền thế, kẻ xin được giầu sang, kẻ xin được chức tước. Anh xin rất thực tế. Xin được sáng mắt và Đức Kitô đã thoả mãn lòng anh mong ước. Hành động vất áo choàng là dấu chỉ từ nay anh sống cuộc sống mới, trong sáng, thanh tao, không còn lệ thuộc vào chiếc áo choàng che nắng, chắn mưa nhưng anh có Đức Kitô dẫn đường, có bầu trời trong xanh bao bọc và đồng hành với môn đệ Đức Kitô. Đức Kitô trên đường vào thành thánh và cũng nơi đây Ngài trải qua đau khổ, cứu độ nhân trần. Người mù giờ sáng mắt chứng kiến những đau khổ Đức Kitô trải qua vì Ngài đến ban hy vọng, ủi an, xoá tan bóng tối. Chính anh cảm nhận điều đó trong đời và tiếp tục chứng kiến lòng nhân từ Đức Kitô qua đau khổ Ngài tự nguyện lãnh nhận.

Chúng ta tự xét mình xem mình là người dẫn người khác đến Đức Kitô hay là rào cản ngăn người khác đến nhận ơn lành Chúa.

TiengChuong.org

Two sides

In today's gospel we see several contrasting pictures, namely light and darkness, a blind beggar sitting on the road side and the same, healthy man walking on the road, the man shouting and the voice told him to keep quiet, the voice scolded the man and the voice encouraged him and most importantly the crowd without compassion for the blind man and in contrast to Jesus who had full compassion for the outcast. We are living in a static world where we are influenced by the crowd and want to be in the majority, not minority.

The blind man in today's readings chose to be in the minority. His persistence made him stood out as a lone voice in the crowd. Even the crowd scolded him, telling him to keep quiet but he made his voice even louder. He had been living on the bottom rung of the society ladder for too long and he was determined to move forward and upward. He knew that without the help of Jesus he wouldn't be able to. Hearing Jesus of Nazareth was passing by he shouted on top of his voice: 'Son of David, Jesus, have, pity on me' v.47. We don't know how the blind man knew that Jesus who came from the royal family and on the line of king David. The title 'Son of David' became significant when Jesus entered Jerusalem they treated him as their king. At his trial Pilate questioned him about his royal status and when he died with the inscription above his head 'king of the Jews'. Again we don't know how could the blind man recognize the identity of Jesus and also know that with Jesus on his side everything was possible, including giving him his sight back. Bartemaeus probably had heard about Jesus from others and he desired to meet Jesus. He was blind but his mind was clear and his faith in Jesus was strong. Society looked down on him but it would not stop him from coming to meet Jesus. Hearing his voice pleading, Jesus told the crowd let the man come to him. Hearing the voice of Jesus the blind man 'throwing off his cloak, he jumped up and went to Jesus' v.50. The crowd now changed their stand, against the man no more, they were the barriers stopping Bartimaeus coming to Jesus they now became the vehicle encouraging the man to come to Jesus. Some were looking for prestige positions; others were looking for power; and others again were looking for wealth. Bartimaeus was looking for his real need. What do you want me to do for you? v.51 Jesus asked the man. A simple clear and short reply came from the man. 'Master, let me see again' v.51b. Jesus granted him what he asked for. He no longer needed his cloak. Throwing off his cloak Bartimaeus had absolute trust that Jesus would healed him and he was right. By a simple command 'Go, your faith has saved you' v.52. Jesus gave him sight and Bartimaeus said good bye to the place where he used to sit begging for food and followed Jesus along the road.

Jesus was on the way to Jerusalem and it began the chain of events leading up to the Passion. Batimaeus became the disciple who saw Jesus who shared our human suffering and agony. The story of the blind man cured by Jesus is the story of compassion and grace of the Son of God who came into the world to showed us the Light. We need to examine ourselves whether we lead people to Jesus or we become an obstacle stoping people to Jesus.
 
Lòng tin của anh đã cứu chữa anh !
Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa
08:40 25/10/2018
Chúa Nhật 30 Thường Niên B

Trong văn thơ có thể loại được gọi là “huề vốn” nghĩa là có nói cũng không thêm gì. Một ví dụ: “Đứng bên này sông thấy bờ bên kia sông. Bơi qua bờ bên kia thì thấy bờ sông bên này. Bơi ra giữa sông, hụp đầu xuống thì không thấy bờ sông nào”. Đã là người thì không một ai đành cam chịu cảnh mù lòa khi còn khả năng làm sáng đôi mắt. Cũng chẳng một ai thấy dễ chịu khi đang sáng mắt mà bị chê trách là đui mù. Xin cũng được dùng kiểu nói “huề vốn” để vào thẳng vấn đề, đúng hơn là để luận bàn đôi điều về điều gọi là “thấy”. Ai là người đang bị mù? Thưa đó là những người không thấy.

Đó là những ai không thấy người anh chị em mình đang túng cực, nghèo khổ mong kiếm cho được dăm ba chục ngàn mỗi ngày để sinh sống, chưa kể nếu có người thân phải cưu mang. Đó là những ai không thấy người anh chị em của mình đang bị bóc lột sức lao công do bởi những người lắm tiền, nhiều quyền trong xã hội. Đó là những ai không thấy anh chị em của mình đang bị đối xử bất công do bởi những người nắm quyền bất nhân hay do bởi các luật lệ bất minh. Đó là những ai không thấy nền giáo dục nước nhà đang loay hoay trong ngõ cụt vì những cơ chế phi lý, lạc hậu, lỗi thời…Đó là những ai không thấy con thuyền của một vài Giáo Hội địa phương xem ra đang vất vả lướt sóng không nguyên chỉ vì bão tố thế gian mà còn có thể vì quá nặng nề với các “lễ hội” bên ngoài, để rồi dù không phải là xao lãng, nhưng chưa xem trọng nghĩa vụ sống yêu thương, làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý, loan truyền Tin mừng…Đó là…

Thế nhưng căn cứ vào đâu để xác định rằng ai đó đã và đang không thấy? “Phản ứng hay hiệu ứng” là một trong những biểu hiện cho biết là ai đó đang còn thấy. Với người hấp hối hay người gặp một sự cố nặng về thể lý thì người ta thường lấy đèn soi vào mắt hay một kiểu cách vẩy ngón tay sát mắt nạn nhân để xem phản ứng đôi mắt của họ. Khi thấy được vẻ đẹp một cánh hoa, hay một quang cảnh kỳ lạ thì người ta không thể không có phản ứng cho dù có thể mỗi người một cách khác nhau. Một cái thấy được gọi là thấy, khi và chỉ khi đối tượng được thấy gây được một hiệu ứng nào đó nơi người thấy nó. Cũng thế, chúng ta chỉ có thể gọi là thấy, khi những điều đập vào mắt chúng ta làm phát sinh trong chúng ta những tâm tình như vui, buồn, hoan hỷ, giận dữ, đồng cảm, đồng thuận hay bất bình, phẫn nộ…

Nếu làm thống kê thì con số người không thấy có lẽ là rất ít. Dù không thể đòi hỏi cách tuyệt đối, nhưng thử hỏi trong số những người được gọi là có thấy thì được bao nhiêu phần trăm là thấy đúng sự vật hiện tượng, thấy đúng bản chất của đối tượng như nó là? Mỗi khi đã thấy rõ, thấy đúng thì người ta sẽ dễ có phản ứng chính xác, hợp lý và cả hợp tình. Một nguy hiểm và cũng là vấn đề cần đặt ra, đó là chúng ta chỉ thấy cách phiếm diện, một chiều mà cứ tưởng rằng mình thấy đúng, thấy rõ. Vì thế các phản ứng của chúng ta nhiều khi vừa thiếu chính xác, lại vừa thiếu lý, thiếu tình. Dù rằng với phận phàm hèn, không một ai dám to gan cho rằng mình có thể thấy đúng, chính xác cách hoàn toàn, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể lơ là việc tìm cách để thấy các sự vật, hiện tượng ngày một đúng đắn và chính xác hơn, vì đây là một tiền đề không thể thiếu để có được những phản ứng hợp tình và đạt lý.

“Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Câu nói của Chúa Giêsu với anh mù Bactimê trong ngữ cảnh bài Tin mừng đề cập trực tiếp đến thái độ cậy trông của anh Bactimê vào tình yêu và quyền năng của Người. Và thái độ cậy trông ấy được thể hiện bằng việc anh ta cương quyết gặp Chúa Giêsu bất chấp mọi trở ngại. Tuy nhiên câu nói ấy cũng cho chúng ta chiếc chìa khóa giải quyết vấn nạn thấy. Để có thể thấy và thấy đúng thì cần có lòng tin. Chúng ta dễ đồng thuận với nhau về sự thật này nếu chấp nhận rằng tin là nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa. Thế nhưng lại phải tự hỏi với nhau rằng khi nào thì chúng ta đang nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa? Quả thật, để tìm được câu trả lời khả dĩ có tính thuyết phục thì không mấy dễ. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta biết rằng những ai ở trong ân sủng, tức là có sự kết hiệp mật thiết với Chúa thì sẽ biết cách nhìn như Chúa nhìn. Trong vấn đề này, các nhà tu đức chỉ dạy chúng ta kế sách tuyệt với đó là hãy chuyên chăm cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh này của con, Chúa sẽ thấy sự kiện, vấn đề này ra sao?”. Qua đời sống cầu nguyện, nỗ lực kết hiệp với Chúa thì ta sẽ biết nhìn như Chúa nhìn.

Một kinh nghiệm dân gian có thể nói là khá chính xác: “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai. Con người sắp chết nói lời lẽ phải”. Để nói được lời lẽ phải, thì người cận kề với cõi đời sau hẳn đã thấy được chân tướng các sự vật hiện tượng cách nào đó. Tin Mừng cho ta hay trong cuộc đời công khai rao giảng, Chúa Giêsu luôn hướng về cái giờ của Người, đó là giờ mà Người sẽ bỏ thế gian này mà về cùng Cha bằng cái chết trên thập giá. Và đây chính là một trong những chìa khóa giúp Chúa Giêsu nhìn thấy các sự vật hiện tượng theo cái nhìn của Cha trên trời, để rồi có được những cách thế phản ứng thuận ý Cha, đẹp lòng Cha (x.Mt 3,17; Mc 1,11).

Vì sao còn có những phản ứng chưa thấu lý và đạt tình nơi Kitô hữu, giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ? Một trong những nguyên nhân đó là vì ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng. Vì sao ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng? Vì ta chưa biết nhìn như Chúa nhìn. Chưa biết nhìn như Chúa nhìn, ngoài những lý do khách quan thì rất có thể vì ta chưa thực sự gắn bó thiết thân với Chúa và cũng ít nghĩ đến cái giờ ta rời bỏ thế gian.

Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát Bartow, Florida bắt giam hai đứa bé gái 11 và 12 tuổi về tội âm mưu giết 15 bạn học để uống máu trong một nghi thức Satan
Đặng Tự Do
00:25 25/10/2018
Hai bé gái đang theo học tại trường trung học Bartow đã bị buộc tội âm mưu giết các bạn cùng trường.

Cảnh sát quận Bartow cho biết hai đứa bé này đã mang theo kéo, dao, và thậm chí cả một máy cắt bánh pizza để giết và sau đó phanh thây các học sinh trong nhà vệ sinh của nhà trường hôm thứ Ba 23 tháng 10.

“Chúng muốn giết chết ít nhất 15 trẻ em và đang chờ đợi trong nhà vệ sinh để có cơ hội giết những đứa trẻ nhỏ hơn mà chúng có thể chế ngự được”, Cảnh sát trưởng Joe Hall của quận Bartow, tiểu bang Florida nói trong một cuộc họp báo hôm 24/10.

Theo các nhà điều tra, hai đứa bé gái này chỉ mới 11 và 12 tuổi, đã lên kế hoạch mang theo các hung khí và một chiếc ly lớn để uống máu các nạn nhân theo đúng trong một nghi thức thờ phượng Satan.

Chúng nói với cảnh sát rằng chúng đã đưa ra kế hoạch khủng khiếp này vào cuối tuần và muốn làm điều đó để thờ phượng Satan.

Cảnh sát trưởng Joe Hall nói: “Đêm qua khi tôi ngồi xem cuộc lấy lời khai của chúng, tôi tin rằng đây không phải là một trò đùa đâu.” Do đó, cảnh sát quận Bartow đã chính thức bắt giam hai đứa bé này, lập hồ sơ khởi tố vụ án, tăng cường tuần tra trường trung học Bartow, và mở cuộc điều tra để lùng bắt các tòng phạm và đặc biệt là những kẻ nào đã xúi giục hai đứa bé đi vào con đường thờ phượng Satan.

May mắn là trước khi chúng kịp ra tay, hiệu phó nhà trường đã tìm ra được hai đứa bé gái này trong nhà vệ sinh sau khi có các báo cáo là chúng biến mất khỏi lớp học.

Các nhà điều tra cho biết họ tìm thấy trên điện thoại di động của hai đứa bé những trao đổi chi tiết về kế hoạch tấn công. Hai đứa bé được tìm thấy trong đúng phòng vệ sinh mà chúng đã thảo luận trước với nhau.

Sau khi hai đứa bé bị bắt giam, các nhà điều tra lục soát nhà của chúng và tìm thấy một bản đồ vẽ tay của Trường Trung Học Bartow với dòng chữ: “Hãy giết trong nhà vệ sinh”

Một trong những lời lẽ thảo luận trong điện thoại cho biết: “Chúng ta sẽ để lại các cơ phận của chúng ở cổng ra vào trường và sau đó sẽ tự sát,” cảnh sát nói.

Cô tổng giám thị Jacqueline Byrd, là người thay mặt cho nhà trường hiện diện trong cuộc họp báo nói:

“Tôi rất lo lắng, không chỉ là một nhà giáo dục mà còn là một giám thị và là một phụ huynh, nhưng tôi muốn các phụ huynh biết rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ để giữ an toàn cho con cái của quý vị”.

Cảnh sát đã tăng cuờng an ninh trong và ngoài khuôn viên nhà trường.

Cả hai đứa bé, một đứa học lớp 6, một đứa học lớp 7, phải đối mặt với nhiều cáo buộc của cảnh sát bao gồm cả tội âm mưu giết người cấp một.


Source: Fox News Bartow PD: Girls planned to attack and kill at least 15 students
 
El Salvador ra lệnh lùng bắt kẻ tình nghi ra lệnh giết Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Đặng Tự Do
16:24 25/10/2018
Chỉ vài ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tuyên bố Tổng Giám mục Salvador Oscar Arnulfo Romero là một vị thánh, một thẩm phán ở El Salvador đã ra lệnh lùng bắt một cựu Thiếu Tá trong quân đội El Salvador bị tình nghi đã ra lệnh giết vị thánh vào năm 1980 trong khi ngài cử hành Thánh lễ.

Hôm thứ Ba 23 tháng 10, thẩm phán Rigoberto Chicas đã công bố lệnh lùng bắt được gởi đến các nhà chức trách quốc gia và quốc tế nhằm bắt giữ Alvaro Rafael Saravia, người đã nhiều năm là nghi can chính trong vụ giết người này. Ông ta vẫn còn tại đào và được tin là đang trốn tránh. Đây không phải là lần đầu tiên lệnh này được ban hành đối với Saravia.

Năm 1987, ông ta bị bắt tại Miami và đã phải đối mặt với nhiều thủ tục tố tụng pháp lý tại El Salvador trong nhiều năm. Nhưng các tiến trình tố tụng này đã không đi đến đâu vì luật ân xá ngăn chặn những cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội trong cuộc chiến từ 1980 đến 1992.

Tuy nhiên, luật miễn tố ban hành năm 1993 đã bị tòa án tối cao của El Salvador bác bỏ năm 2016 và vụ án giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được mở trở lại vào năm sau.

Một ngày trước khi bị ám sát tại San Salvador, vào ngày 24 tháng 3 năm 1980, Thánh Romero đã yêu cầu những người lính ngưng ngay việc giết hại những người dân vô tội và hô hào chấm dứt bạo lực đang nhận chìm đất nước Trung Mỹ này. Cuộc xung đột tiếp tục kéo dài thêm 12 năm nữa, khiến 70,000 người dân bị thiệt mạng.

Khi ban hành lệnh lùng bắt, thẩm phán Chicas nói rằng các nhà chức trách có đủ bằng chứng để buộc tội Saravia là thủ phạm chính trong vụ án. Ủy ban Sự thật của Liên Hợp Quốc cáo buộc một sĩ quan khác, là Đại Tá Roberto D’Aubuisson, một nhà lãnh đạo cánh hữu bị nghi ngờ tổ chức các đội hành quyết tử thần khét tiếng của đất nước, là đạo diễn chính trong vụ ám sát Đức Tổng Giám Mục Romero. D’Aubuisson đã chết vì ung thư vào năm 1992 và không bao giờ bị đưa ra tòa.

Lệnh bắt giữ được công bố chín ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục được tuyên bố là một vị thánh trong một buổi lễ tại Vatican vào ngày 14 tháng 10. Maria Luisa de Martinez, em gái của D’Aubuisson và là người sáng lập Quỹ Tổng Giám mục Romero Foundation, đã tham dự lễ tuyên thánh.


Source: Catholic Herald - Judge orders arrest of longtime suspect in St Oscar Romero’s killing
 
Đại hội liên đới quốc tế đầu tiên giữa Phật giáo & Kitô giáo dành cho các nữ tu nói lên xác quyết họ là những nhân chứng mãnh liệt giữa trần gian
Thanh Quảng sdb
16:48 25/10/2018
Đại hội liên đới quốc tế đầu tiên giữa Phật giáo & Kitô giáo dành cho các nữ tu nói lên xác quyết họ là những nhân chứng mãnh liệt giữa trần gian

Bảy mươi nữ tu đến từ 16 quốc gia đã tụ tập tại Đài Loan từ ngày 14-18 tháng 10 để chia sẻ ý tưởng và trao đổi về đời sống chiêm niệm và dấn thân tích cực trong niềm tin.
Đại hội liên đới quốc tế đầu tiên giữa Phật giáo & Kitô giáo dành cho các ni cô và nữ tu đã kết thúc tuần trước tại Đài Loan, nói lên sự hiểu biết lẫn nhau và những gắn bó tình bạn để minh chứng cho người thế hầu mang lại hy vọng và chia sẻ ủi an cho những ai đang cần tới.
Đại hội liên đới quốc tế đầu tiên diễn ra vào những ngày 14-18 tháng 10 với chủ đề “Đối thoại về Chiêm niệm trong hành động và Chiêm niệm tích cực giữa các ni cô Phật giáo và nữ tu Công Giáo”. Đại hội đã qui tụ 70 ni cô và nữ tu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Campuchia, Philippines, Ba tây, Ý, Đức, Na Uy và Hoa Kỳ, cũng có sự hiện diện của đại diện từ Hội đồng Giáo hoàng Thế giới.
Đại hội kéo dài 4 ngày đã thảo luận các vấn đề như: nguồn gốc, sự tiến hóa và hiện trạng của đời sống viện tu đối với phụ nữ trong Giáo hội Phật giáo và Kitô giáo; Thiền định Phật giáo và Chiêm niệm Kitô giáo; những phục vụ dành cho đại chúng; những người nữ đạo giáo và việc đào tạo cũng như quảng bá 'những thần tượng nữ giới...'
Trong một tuyên bố chung, các nữ tu thừa nhận rằng Đại hội nuôi dưỡng sự hiểu biết hỗ tương dành cho nhau và liên kết tình bạn giữa họ thành những nhịp cầu nối kết những con đường tâm linh khác nhau giữa họ.
Các nữ tu cũng nhìn nhận rằng trong khi trung thành với niềm tin của họ, họ cũng có thể học hỏi lẫn nhau trong việc làm phong phú bản thân và trở thành những chứng nhân khiêm hạ và thành tín cho tha nhân.
Các ni cô Phật giáo và các nữ tu Công Giáo phát biểu rằng họ có thể là nhân chứng cho một thực tại về một cuộc sống sung mãn đầy ý nghĩa và an vui giữa những chủ nghĩa tiêu thụ, duy vật và duy cá nhân.
Họ cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những lãnh vực chiêm niệm trong hành động đã mang lại cho họ sự dịu hiền từ tâm, niềm hy vọng và chia sẻ ủi an cho những ai đang khát khao niềm an bình.
Đại hội được Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) của Vatican tổ chức, phối hợp với Tu viện Phật giáo Fo Guang Shan ở Đài Loan, Hiệp hội các Tổng quyền nữ tu tại Đài Loan và Phong trào Đối thoại Liên Dòng và Viện tu (DIM MID). (Nguồn Vatican News 24/10/2018).
 
Tuần tĩnh tâm của các Giám Mục Hoa Kỳ để suy tư về tình trạng Giáo Hội hiện nay
Đặng Tự Do
16:52 25/10/2018
Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ gặp nhau trong một khóa tĩnh tâm kéo dài một tuần để suy tư về tình hình hiện tại của Giáo Hội tại Mỹ. Tuần tĩnh tâm sẽ diễn ra vào đầu năm tới.

Trong một tuyên bố do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, công bố hôm 23 tháng 10, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB và là Tổng Giám mục Galveston-Houston, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm vị giảng thuyết viên của ngài làm vị hướng dẫn tuần tĩnh tâm.

Đức Hồng Y DiNardo viết: “Đức Thánh Cha đã vui lòng ban cho chúng ta vị giảng thuyết viên của Phủ Giáo hoàng, là cha Raniero Cantalamessa, O.F.M. Cap. Ngài sẽ hướng dẫn tĩnh tâm khi chúng ta đến với nhau để cầu nguyện trước những vấn đề cam go đang phải đối diện. Vì điều này, tôi rất biết ơn ngài”.

Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ tập trung tại Đại học St. Mary of the Lake ở Mundelein, Illinois, từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Trường đại học này cũng là nơi tọa lạc chủng viện chính của Tổng Giáo Phận Chicago, thường được gọi đơn giản là Chủng viện Mundelein.

Đức Hồng Y DiNardo cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago vì đã đề nghị tổ chức sự kiện này ở đây.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị các Giám Mục Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tĩnh tâm khi các ngài cân nhắc cách thức ứng phó với những cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục mà Giáo Hội vẫn đang phải đối diện.

Hôm 13 tháng 9, Đức Hồng Y DiNardo đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma, cùng với các nhà lãnh đạo khác của USCCB, để thảo luận về những vụ tai tiếng khác nhau đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo cũng đã gặp Đức Thánh Cha vào đầu tháng này trong một khuôn khổ được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mô tả như là một “chuyến thăm thường xuyên theo lịch trình” đến Giáo triều Rôma.

Thông báo về tuần tĩnh tâm đã được đưa ra trong khi các Giám Mục Mỹ chuẩn bị gặp nhau tại Baltimore vào tháng 11 cho trong hội nghị khoáng đại Mùa Thu. Cuộc họp đó được kỳ vọng rộng rãi sẽ tập trung vào cách thức Giáo hội phản ứng với những tai tiếng xung quanh Tổng Giám mục Theodore McCarrick và tình trạng ngày càng có nhiều những cuộc điều tra về các cáo buộc lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ ở các tiểu bang trên khắp nước Mỹ.

Các nhà chức trách ở 14 tiểu bang khác nhau, bao gồm cả Columbia DC, đã công bố hoặc đã bắt đầu điều tra về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Chính quyền liên bang ở Pennsylvania cũng đã mở một cuộc điều tra về các giáo phận trong tiểu bang đó.

Vào tháng Chín, Ủy ban Hành chính USCCB đã công bố một loạt các chính sách nhằm giải quyết khủng hoảng tình dục và tăng cường trách nhiệm giải trình cũng như sự minh bạch trong cách thức các Giám Mục ứng phó với các cáo buộc, bao gồm cả những cáo buộc chống lại chính các ngài. Các chính sách này bao gồm cơ chế báo cáo của một thành phần thứ ba, quy tụ chủ yếu là anh chị em giáo dân, được đề xuất trong mỗi vụ cáo buộc; một quy tắc ứng xử cho các giám mục; và các tiêu chuẩn mới đối với các giám mục phải từ chức hoặc bị bãi miễn khỏi chức vụ sau các cáo buộc lạm dụng.


Source: Catholic Herald - US bishops to hold retreat following abuse scandals
 
Đức Thánh Cha bãi nhiệm Đức Cha Martin Holley - diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người
Đặng Tự Do
17:29 25/10/2018
Hôm thứ Tư 24/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bãi nhiệm Đức Giám Mục Martin Holley khỏi các trách nhiệm mục vụ tại Giáo phận Memphis và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz của Louisville làm Giám Quản Tông Tòa cho đến khi có thông báo mới. Đức Cha Martin Holley là một Giám Mục rất có khả năng về nhiều mặt và được nhiều người yêu mến. Do đó, quyết định này khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Trong tuyên bố hôm 24 tháng 10, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã miễn cho” Đức Giám Mục Holley khỏi “các trách nhiệm mục vụ của giáo phận Memphis” và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Kurtz là “Giám Quản Tông Tòa Sanctae Sedis”, có nghĩa là “chờ sự định đoạt Tòa Thánh.”

Việc bãi nhiệm này diễn ra sau một cuộc thanh tra tông tòa tại Giáo phận Memphis vào tháng Sáu để giải quyết những lo ngại về những thay đổi lớn mà Đức Cha Holley, 63 tuổi, đã thực hiện. Theo những báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, trong số những thay đổi này có sự thuyên chuyển đến hai phần ba trong số 60 linh mục đang hoạt động mục vụ trong giáo phận.

Cuộc thanh tra tông tòa đã được thực hiện bởi Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory của Atlanta và Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của tổng giáo phận St. Paul-Minneapolis. Các vị đã trải qua ba ngày “tìm hiểu thực tế” trong giáo phận, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc phỏng vấn với hàng giáo sĩ và giáo dân ở Memphis. Tờ The Commercial Appeal của Memphis cho biết như trên.

Kết quả thanh tra tông tòa đã không được công bố.

Đức Cha Holley được bổ nhiệm làm Giám Mục Memphis ngày 19 tháng 10 năm 2016, sau 12 năm làm Giám Mục Phụ Tá của Washington, D.C.

Vào tháng Bảy vừa qua, ngài là một trong ba giám mục Tennessee đã gửi một lá thư cho thống đốc tiểu bang, yêu cầu đừng tử hình Billy Irick, là người sau đó đã bị tiêm thuốc cho chết hôm 9 tháng Tám.

Ngài nhấn mạnh giá trị của tất cả cuộc sống con người, thậm chí là của những người bị kết án về những tội ác khủng khiếp, và tự nguyện làm một nguồn cho Thống đốc tham khảo về bất cứ câu hỏi nào liên quan đến giáo huấn Công Giáo về chủ đề này.

Khi còn ở Washington, Đức Giám Mục Holley đã phục vụ trong nhiều ủy ban như ủy ban Đa Văn hóa, cũng như các ủy ban cho Châu Phi; ủy ban giáo dân, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên; và ủy ban người di cư.

Ngài cũng là thành viên của nhiều tổ chức Công Giáo Quốc tế về các dịch vụ cho người điếc và là thành viên trong một số ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, bao gồm Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên; Ủy ban các hoạt động Phò sinh; và Ủy ban cho các vấn đề của người gốc Tây Ban Nha.

Đức Cha Holley sinh ngày 31 tháng 12 năm 1954, tại Pensacola, Florida và được thụ phong linh mục tại giáo phận Pensacola-Tallahassee năm 1987.


Source: Catholic Herald - Pope Francis removes Bishop Holley as head of Memphis diocese
 
Cuộc khủng hoảng di dân vào Mỹ / Mexico: con người và chính trị
Thanh Quảng sdb
17:41 25/10/2018
Cuộc khủng hoảng di dân vào Mỹ / Mexico: con người và chính trị

Bị khước từ bởi chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm di dân khoảng 4.000 người từ Honduras, Guatemala và El Salvador đang tìm đường vào Mexico. Một luật sư di trú của Hoa Kỳ giúp chúng ta hiểu được tình trạng pháp lý của họ và các nghĩa vụ mà các quốc gia phải có đối với họ.
Nhóm gồm 4.000 người từ Honduras, Guatemala và El Salvador đang cùng nhau tiến về Mexico với niềm hy vọng họ sẽ được phép vào Mỹ. Tổng thống Trump đe dọa sẽ đóng cửa biên giới Hoa Kỳ, và chính quyền Mexico đã yêu cầu Ủy ban Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) trợ giúp. Bà Christine Reis Esq, Giám đốc Viện Nhân quyền tại Đại học Thánh Thomas ở Miami, Florida giúp chúng ta hiểu những quyền pháp lý mà người di cư có quyền mong đợi từ Mexico và Mỹ và Liên Hiệp Quốc UNHCR có thể giúp họ như thế nào.
Quyền của người di cư
“Đóng cửa biên giới không phải là một quyết định”, bà Christine cho hay "Yêu cầu của Hoa Kỳ là bất kỳ một cá nhân nào đến biên giới xin tị nạn hoặc xin bảo vệ...." Để xin tị nạn, người quốc tịch nước ngoài đến biên giới của một nước khác phải chứng minh rằng đất nước của họ không có an ninh. Quốc gia tiếp nhận “có nghĩa vụ phải thẩm định cá nhân đến biên giới xin tỵ nạn đó có khả tín là một người tị nạn không”.
Đóng cửa biên giới
Khi được hỏi về mối đe dọa của Tổng Thống Trump đóng cửa biên giới Hoa Kỳ trước đoàn người di cư; bà Christine khẳng định rằng "mọi quốc gia đều có quyền kiểm soát biên giới của họ". Tuy nhiên, bà ấy cũng cho hay điều kiện kiểm soát này cần phải "nhân đạo, công bằng và cân nhắc về sự an toàn và an sinh của những người di tản đang cần được bảo vệ".
Cắt viện trợ
Bà Christine cho hay: “Không phải chỉ cắt giảm viện trợ cho các nước mà có người di tản là một giải pháp, điều đó có thể làm cho thực tế trở nên tồi tệ hơn!”
Bà cho hay: “Rất nhiều quốc gia đang dựa vào tài trợ mà chúng ta cung cấp hầu cải thiện được tình trạng tồi tệ của đất nước họ. Vì vậy, viện trợ hoặc cắt viện trợ hoàn toàn, sẽ tạo nên một hiệu ứng trái ngược lại và chúng ta tạo nên nguyên cớ cho nhiều người di cư hơn nữa!”
Vai trò của Liên Hiệp Quốc về Tỵ Nạn (UNHCR)
Bà Christine cho hay Mexico đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc về Tỵ Nạn UNHCR giúp họ trước số người tỵ nạn tại biên giới của họ tiếp giáp với Guatemala. Trong trường hợp này, Liên Hiệp Quốc về Tỵ Nạn UNHCR có thể thiết lập trại tỵ nạn và giúp thanh lọc xem ai thực sự là những người tỵ nạn. Sau khi đậu thanh lọc những người đó sẽ được chính phủ Mexico thừa nhận, và được phép vào Mexico, ở đó họ có thể được các quốc gia đón nhận như những người tỵ nạn". Liên Hiệp Quốc về Tỵ Nạn UNHCR cũng có thể tuyên bố ai là người tị nạn và liên hệ với những quốc gia muốn đón nhận họ. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu nhận một số, nhưng không phải là tất cả.
Những ai sẽ được đậu thanh lọc?
Nhóm di dân đầu tiên xuất phát từ San Pedro Sula ở Honduras, khoảng 160 người. Bà Christine nói với chúng tôi rằng thành phố này là "một trong những thành phố nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất trên thế giới". Trên đường di tản có nhiều người Honduras khác, cả những người Guatemala và có thể người El Salvador đã gia nhập nhóm phát xuất này.
Bà Christine cho hay nhiều tin tức được thêu dệt và đang giữa thời gian tranh luận bầu cử tại Mỹ lại càng làm cho tình trạng thêm nóng hơn! Theo bà thì "Thông tin liên quan đến đoàn người di cư này đang bị kích động trước những nỗi hoảng sợ. Chúng tôi tin rằng đoàn di dân này không phải đầy những tội phạm, những người bị đau yếu, hoặc có nhiều những thảm họa tương tự ... Chúng ta biết rằng có nhiều trẻ em, và một số không có những người thân cùng đi... "
 
Cộng sản Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ, trong vài ngày san bằng hai đền thánh Đức Mẹ
Đặng Tự Do
17:47 25/10/2018
Bọn cầm quyền Trung Quốc đã san bằng hai đền thờ kính Đức Mẹ là Đền kính Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Dongergou (Sơn Tây), và Đền Đức Mẹ Làm Cho Chúng Con Vui Mừng, hay còn được gọi là Đền Đức Mẹ trên Núi, ở Anlong (Quý Châu).

Hai địa điểm hành hương, được cả hai cộng đồng chính thức và thầm lặng sử dụng, đã bị phá hủy chỉ một vài tuần sau khi Trung Quốc và Vatican ký một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục.

Các báo cáo và video vì sự phá hoại này đã được công bố hôm thứ Năm 25 tháng 10.

Một số tín hữu Công Giáo nói với AsiaNews rằng đền thờ Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Sơn Tây đã bị phá hủy nhân danh chiêu bài “Trung Hoa hóa”. Đối với chính quyền, địa điểm này có “quá nhiều thánh giá” và “quá nhiều bức tranh thánh” và vì thế nó phải biến mất.

Ngôi đền của Đức Mẹ trên Núi ở Anlong đã bị phá hủy vì bọn cầm quyền cho rằng ngôi đền này thiếu các giấy phép xây dựng cần thiết.

Một tuần trước, các tín hữu ở Anlong đã yêu cầu người Công Giáo trên khắp thế giới cầu nguyện cho đền thờ của họ khỏi bị hủy diệt.

Kể từ khi hiệp định Trung quốc-Vatican được ký kết, tốc độ bách hại đã tăng lên rất chóng mặt.


Source: Asia News - China-Vatican accord followed by the destruction of two shrines in Shanxi and Guizhou
 
Quốc Hội Anh yêu cầu chính phủ bài trừ phim ảnh khiêu dâm
Đặng Tự Do
18:11 25/10/2018
Các thành viên của Quốc hội đã thách thức chính phủ Anh giải quyết nạn quấy rối tình dục phụ nữ bằng cách hạn chế các nội dung khiêu dâm trên các phương tiện truyền thông.

Ủy ban Phụ nữ và Bình đẳng của Hạ Viện Anh cho biết quấy rối tình dục có liên hệ nhân quả với cách thức phụ nữ được mô tả trong các nội dung khiêu dâm và cả trong các lĩnh vực khác của truyền thông chính mạch – bao gồm truyền thông xã hội, phim ảnh và quảng cáo.

Ủy ban đã trích dẫn nghiên cứu nói rằng các cô gái và phụ nữ trẻ thường bất mãn với cách thức các phương tiện truyền thông mô tả về phụ nữ, và nhiều phụ nữ trẻ ở Anh tin rằng các nội dung khiêu dâm đang góp phần vào tệ nạn quấy rối tình dục, và tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Ủy ban cũng đề cập đến các cuộc điều tra trong đó 85% phụ nữ ở lứa tuổi 18 đến 24 và 64% phụ nữ nói chung báo cáo đã từng bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng.

Các nghị sĩ đặc biệt nhấn mạnh tác động xã hội có hại của nội dung khiêu dâm, và lưu ý rằng ngày nay nhiều người coi đó là một chuyện bình thường và có thể chấp nhận được.

Theo báo cáo này các nội dung khiêu dâm thúc đẩy những ảo tưởng tình dục, làm gia tăng “những thái độ quan hệ tình dục xem thường phụ nữ, bao gồm cả những hành vi bạo lực” và gợi ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về đề tài này.

Ủy ban đã so sánh thiệt hại của nội dung khiêu dâm với tác hại của việc hút thuốc lá, là điều “được giải quyết thông qua các chiến dịch y tế công cộng và những khoản đầu tư lớn nhằm giảm thiểu và ngăn chặn những tác hại đó”.

Các dân biểu nói: “Chính phủ nên có một cách tiếp cận tương tự, dựa trên bằng chứng để giải quyết các tác hại của nội dung khiêu dâm”.




Source: Catholic Herald - British MPs say pornography- like smoking- causes public harm
 
Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Armenia Tông Truyền viếng thăm Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
18:32 25/10/2018
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết hôm thứ Tư 24 tháng 10, Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã viếng thăm Đức Thánh Cha Phanxicô.

Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã chấm dứt sự hiệp thông với Rôma sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451. Tuy nhiên, các liên lạc đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Armeni rất thân tình và đã bắt đầu hồi thập niên 1970. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Vazguen I năm 1970. Sau đó đã có các cuộc viếng thăm chính thức của Đức Thượng Phụ Guaréguin I tại Vatican.

Năm 1999 cuộc triển lãm Roma-Armenia đã được tổ chức trong nhà nguyện Sistina nhân kỷ niệm 1,700 năm dân nước Armenia được rửa tội. Trong 17 năm tại chức Đức Guaréguin II cũng đã gặp gỡ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô. Chuyến viếng thăm cuối cùng là ngày 12 tháng 4 năm 2015, nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng Armeni tại đền thờ thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha cũng đã viếng thăm Armenia từ 24 đến 26 tháng 6, 2016. Trước khi từ giã Armenia, sau 3 ngày viếng thăm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng Thượng Phụ Tối Cao Karekin II ký một bản tuyên bố chung bày tỏ ước muốn hiệp nhất trọn vẹn, và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho vùng Nagorno-Karabakh. Bản tuyên bố cũng nhắc tới “việc tận diệt một triệu rưỡi Kitô Hữu Armenia, thường được nhắc đến như cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”.

Trong bản tuyên bố trên, hai nhà lãnh đạo cầu nguyện cho việc thay đổi cõi lòng nơi tất cả những người sử dụng bạo lực, cũng như nài nỉ các nhà lãnh đạo các quốc gia lắng nghe tiếng kêu của những người “đang rất cần cơm bánh, chứ không phải súng đạn”.


Source: Holy See Press Office - Audiences, 24.10.2018
 
Thượng Hội Đồng 2018 là Thượng Hội Đồng “hòa bình” hơn cả
Vũ Văn An
18:53 25/10/2018
Hai Thượng Hội Đồng về gia đình năm 2014 và 2015 bị lèo lái một cách cố ý hơn hết trong lịch sử, đến nỗi, ở đầu phiên họp thứ hai, 13 vị Hồng Y đã viết một lá thư lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ để tố cáo các người thao túng muốn tạo ra “những kết quả định trước cho một số vấn đề quan trọng được tranh luận”.



Đó là nhận định của nhà báo Sandro Magister, một người quan sát Vatican lâu năm. Trọng điểm, theo ông, là kết quả của hai Thượng Hội Đồng đã được quyết định trước khi khai mạc. Và đỉnh cao là tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Amoris Laetitia”; với tông huấn này, Đức Phanxicô đã đồng ý cho phép một số người Công Giáo ly dị và tái hôn theo dân luật được rước lễ, bất chấp việc có đến hơn 1 phần 3 các nghị phụ Thượng Hội Đồng lên tiếng chống lại việc cho phép này.

Nhưng theo Magister, lần này có khác. Thượng Hội Đồng về người trẻ, một Thượng Hội Đồng sẽ bế mạc Chúa Nhật ngày 28 tháng Mười này xem ra là Thượng Hội Đồng hòa bình hơn cả, như chưa từng bao giờ có.

Hòa bình đến nỗi ngay lập luận có tính nổ bùng nhất của những người muốn mang ra thảo luận, liên quan đến việc phán đoán về đồng tính luyến ái, trên thực tế, đã bị “tháo ngòi”.

Các cuộc thảo luận tại phòng họp được giữ bí mật. Nhưng căn cứ vào các cuộc họp báo công khai, không hề có tuyên bố nào ủng hộ việc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.

Trong khi Tài Liệu Làm Việc dường như muốn gây tranh luận lớn khi nói ở đoạn 197: “Một số người trẻ LGBT (đồng tính và đổi tính), qua nhiều đóng góp khác nhau mà Văn Phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng đã nhận được, mong muốn ‘được hưởng ích từ việc xích lại gần hơn’ và cảm nhận được sự chăm sóc nhiều hơn của Giáo hội, trong khi một số Hội Đồng Giám Mục tự hỏi nên đề nghị điều gì với ‘những người trẻ quyết định tạo lập một cặp đồng tính luyến ái thay vì dị tính luyến ái và, trên hết, muốn được gần gũi với Giáo Hội’».

Thế nhưng, đã không có gì diễn ra. Và khi đến lúc thảo luận đoạn này ở tuần lễ thứ ba của Thượng Hội Đồng, ngay các nghị phụ có tiếng là cải cách cũng không lên tiếng công khai gì.

Trái lại, khi đọc một ít hàng dành cho chủ đề này bởi các nhóm nhỏ, nhóm có khuynh hướng cải cách hơn cả là Nhóm B nói tiếng Anh, do Đức Hồng Y Blase J. Cupich cầm đầu, người ta hết sức ngạc nhiên thấy nhóm minh nhiên trích dẫn giáo lý truyền thống về đồng tính luyến ái trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

Thực vậy, trong phúc trình đệ trình ngày 20 tháng Mười của nhóm này, khi nói đến những người trẻ “đang trải nghiệm sự lôi cuốn bởi người đồng tính”, ta thấy viết: “chúng tôi đề nghị phải có một tiết riêng dành cho vấn đề này và mục tiêu chính của tiết này là việc đồng hành về mục vụ cho những người này theo đường hướng của tiết liên hệ trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo”.

Thành thử, nếu không thay đổi một dấu chấm của Sách Giáo Lý nói về người đồng tính, thì các đoạn 2357-2359 nói rằng “họ phải được chấp nhận với lòng tôn trọng, cảm thương và nhậy cảm” nhưng họ cũng “được kêu gọi sống khiết tịnh” vì “xu hướng” của họ “là vô trật tự một cách khách quan”.

Các nhóm nhỏ khác cũng có thảo luận đoạn này, nhưng luôn nhấn mạnh đến sự tốt lành trong viễn kiến truyền thống của Giáo Hội và đến việc các người đồng tính phải “hồi tâm” trở lại đời sống khiết tịnh.

Do đó, với những tiền đề trên, xem ra có phần chắc là tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng, hiện đang được thảo luận từ ngày 23 tháng Mười và sẽ được đem ra biểu quyết vào thứ Bẩy, ngày 27 tháng Mười, sẽ không đánh dấu một bước ngoặt nào về vấn đề đồng tính luyến ái.

Magister nhận định rằng chính vì những người đạp thắng bao gồm các nghị phụ Thượng Hội Đồng thân cận nhất với Đức Giáo Hoàng, nên người ta có lý khi cho rằng sự thất bại biểu kiến này không hẳn là vì các hoài bão của ngài không thành mà trái lại, quyết định của ngài đã sinh hoa trái.

Quyết định đó có lẽ đã được đưa ra trong lúc Thượng Hội Đồng đang nhóm họp, xét vì Giáo Hội và triều giáo hoàng đang trải qua giờ phút cảm kích nhất trên diễn đàn thế giới, giữa những biến động lớn lao mà đỉnh cao là chính các sinh hoạt đồng tính bừa bãi của một số thừa tác viên có chức thánh.

Theo qui định, vị giáo hoàng không bao giờ can thiệp vào việc soạn thảo tài liệu sau cùng, một tài liệu, thay vào đó, phải được đệ trình lên ngài vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng.

Nhưng lần này, Đức Phanxicô đã thay đổi qui định để có thể theo dõi việc soạn thảo tài liệu này càng sâu sát bao nhiêu càng tốt. Điều này được tiết lộ bởi tờ “L’Osservatore Romano” trong ấn bản chiều thứ Ba, 23 tháng Mười, trong đó, họ viết rằng trong việc soạn thảo tài liệu này “vào chiều thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đích thân dự phần”.

Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng Mười, trả lời câu hỏi liệu tài liệu sau cùng có bắt chước Tài Liệu Làm Việc trong việc lồng đoạn nói về “người trẻ LGBT” hay không, thì Đức Hồng Y Tagle, người Phi Luật Tân, một nhân vật hàng đầu thuộc giới thân cận nhất của Đức Phanxicô, đã trả lời rằng “vấn đề sẽ hiện diện trong tài liệu, nhưng dưới hình thức nào và bằng cách tiếp cận nào thì tôi không biết”, hàm ý cho thấysẽ không có việc lặp lại kiểu viết tắt LGBT, một kiểu nói vốn làm nhiều người cau mày trước khi Thượng Hội Đồng khai mạc.

Đức Hồng Y Tagle cung cấp một câu trả lời khác rất phù hợp với truyền thống đối với vấn đề phải làm gì với sự hiện diện khá phổ biến của các ứng viên đồng tính tại các chủng viện. Ngài cho hay dù “với lòng tôn trọng không ngừng đối với nhân phẩm, vẫn có một số nhu cầu và đòi hỏi mà ta phải xem xét”, để họ không thể “mâu thuẫn với việc thi hành thừa tác vụ”.

Tại cuộc họp báo ngày hôm sau, Đức Hồng Y người Đức, Reinhard Marx, một nhà lãnh đạo cấp tiến khác và là thành viên nặng ký của Hội Đồng Hồng Y (C9), đã đóng chiếc đinh cuối cùng cho cỗ quan tài LGBT. Ngài nói “Vấn đề đồng tính luyến ái không bao giờ nằm trong số các chủ đề chính của Thượng Hội Đồng”. Và ngài loại hẳn khả thể kiểu viết tắt LGBT được sử dụng trong tài liệu sau cùng. Ngài nói: “chúng ta không nên để mình bị ảnh hưởng bởi áp lực ý thức hệ hoặc sử dụng các công thức có thể bị khai thác”.
 
Các Nghị Phụ Ba Lan cho biết Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng sẽ khả quan hơn Tài Liệu Làm Việc rất nhiều
Đặng Tự Do
19:11 25/10/2018
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 24 tháng 10, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các nghị phụ Ba Lan tin rằng Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ khả quan hơn Tài Liệu Làm Việc rất nhiều.

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gadecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nói:

“Trong các cuộc thảo luận, các sửa đổi bổ sung cho Tài Liệu Sau Cùng đã được đệ trình. Nhiều ý kiến cho rằng văn bản của Tài Liệu Sau Cùng tốt hơn rất nhiều so với Tài Liệu Làm Việc.”

Ngài cho biết thêm: “Các bổ sung cho văn bản cuối cùng liên quan đến việc dạy giáo lý, và những chú ý nhất định đến vai trò và việc đào tạo các giáo lý viên, cũng như những điều khác nữa”.

Nhiều nghị phụ lên tiếng về việc huấn luyện tâm linh cho người trẻ; có những lời khuyên thiết thực, chẳng hạn như việc hình thành một hình thức Kinh Nhật Tụng chỉ dành cho những người trẻ tuổi.

Ngài cho biết thêm “cũng có một diễn từ thần học thật thú vị trong đó diễn giả lưu ý rằng đồng hành với người trẻ không nên hiểu là một chiến lược sư phạm, nhưng cần phải xem là một sự kiện thần học xuất phát từ mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giêsu đã trở thành một người phàm, sống giữa chúng ta như một người bạn đồng hành của các Kitô hữu trên con đường dương thế của họ, trước hết bằng cách chấp nhận cơ thể con người và số phận của con người để từ đó hướng con người đến những mầu nhiệm cao cả của Nước Trời”.

Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng chỉ ra rằng một phần của cuộc khủng hoảng trong giới trẻ là do các điều kiện xã hội và chính trị gây ra, chứ không chỉ là lỗi của Giáo Hội.


Source: Press Office of the Polish Bishops’ Conference - Summary of synodal deliberations on October 24th by Archbishop Gądecki
 
Kinh Thánh là sách được đọc nhiều nhất tại Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
19:46 25/10/2018
Hàng thế kỷ sau khi được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha giới thiệu với người Phi Luật Tân, Kinh Thánh vẫn là cuốn sách được đọc nhiều nhất tại quốc gia này trong năm qua. Hội đồng Phát triển Sách Quốc gia, gọi tắt là NBDB, một cơ quan của chính phủ Phi Luật Tân, đã cho biết như trên.

Trong bài thuyết trình của ông tại thành phố Quezon về kết quả của cuộc khảo sát độc giả do NBDB thực hiện vào năm 2017, Tiến sĩ Dennis S. Mapa cho biết 72.25% người trưởng thành tại Phi Luật Tân cho biết Kinh Thánh là cuốn sách được họ đọc nhiều nhất. Như vậy là có sự gia tăng đáng kể so với con số 58% trong cuộc thăm dò trước đó của NBDB vào năm 2012.

Nếu tính theo độ tuổi, Kinh Thánh là lựa chọn hàng đầu của 72.4% những người trẻ từ 25 đến 34; 75.1% trong độ tuổi 35 đến 44; 72.1% trong độ tuổi 45 đến 54 và 78.4% đối với những người từ 55 tuổi trở lên.

Sách hình và sách truyện cho trẻ em đứng thứ hai, ở mức 53%, trong số những người được khảo sát, tiếp theo là truyện ngắn cho trẻ em ở mức 52.08%.

Sách về tình yêu và lãng mạn chiếm 48.17%, so với 25% trong cuộc điều tra vào năm 2012; sách tham khảo (bách khoa toàn thư, niên giám, từ điển, và bản đồ) – là thể loại hàng đầu trong số những người trẻ từ 18 đến 24 tuổi ở mức 70.4%.

Sách dạy nấu ăn và sách về thực phẩm giành được 42.83%. Sách về y tế, sức khỏe và y học chiếm 38.58%.

“Cuộc khảo sát cho thấy 82.10% người Phi Luật Tân đọc sách của các tác giả người Phi lẫn người nước ngoài. Tuy nhiên, các tác giả người nước ngoài được những người lớn ưa chuộng hơn”, NBDB cho biết thêm.

Theo cuộc thăm dò mới nhất, 49.2% người trả lời cho biết họ đọc sách ít nhất một lần trong một tuần; 22.1% đọc mỗi tháng một lần; 17% đọc hàng ngày; 7.8% không bao giờ đọc sách; và 3.8% đọc mỗi năm một lần.


Source: The Manila Times - NBDB poll: Bible still most read book in PH
 
Viện Nghiên cứu Gia đình của Đại học Utah: Những phụ nữ có nhiều người tình là những người bất hạnh nhất trong đời sống hôn nhân
Đặng Tự Do
20:35 25/10/2018
Nicholas Wolfinger, một nhà xã hội học tại Viện Nghiên cứu Gia đình của Đại học Utah cho biết những phụ nữ Mỹ không có tình nhân nào trước khi gặp người phối ngẫu của mình có nhiều khả năng có được một cuộc hôn nhân “rất hạnh phúc”.

Trong khi đó, một tỷ lệ rất thấp về hạnh phúc hôn nhân được tìm thấy nơi những phụ nữ có nhiều tình nhân trước đám cưới, và một tỷ lệ còn tệ hại hơn được tìm thấy nơi những phụ nữ đã bước thêm một hay nhiều bước nữa. Ông Nicholas cho biết thêm rằng đối với nam giới, sự hài lòng về hôn nhân vẫn còn rất cao dù cho đương sự đã từng trải qua một vài mối tình, nhưng đối với phụ nữ tỷ lệ này là rất thấp.

Bradford Wilcox, một nhà xã hội học khác tại Viện Nghiên cứu Gia đình nhận xét rằng ngày nay trong xã hội Mỹ nhiều phụ nữ có khuynh hướng “sống thử” trong những cuộc hôn nhân không có giấy giá thú cho đến khi họ gặp được người trong mộng. Theo Bradford Wilcox, phần đông những phụ nữ nghĩ như thế là những người bất hạnh nhất trong hôn nhân.

“Vào thập niên 2010, chỉ có khoảng 5% cô dâu còn là trinh nữ. Tuy nhiên, chỉ 6% các cuộc hôn nhân của họ tan biến trong vòng năm năm. Tỷ lệ này lên đến 20 phần trăm đối với hầu hết mọi người.”

Trong nghiên cứu mới nhất này, Viện Nghiên cứu Gia đình của Đại học Utah mô tả những người phụ nữ hạnh phúc nhất mà họ tìm thấy là những người có ít người tình trước khi cưới, tham dự thường xuyên các nghi lễ tôn giáo và có thu nhập hơn 78,000 Mỹ Kim một năm.


Source: The Atlantic - Fewer Sex Partners Means a Happier Marriage
 
Nhà thờ Saint-Antoine-l'Ermite bị phá hoại
Đặng Tự Do
21:03 25/10/2018
Thật bất ngờ đối với anh chị em giáo dân, sáng Chúa Nhật 21 tháng 10 vừa qua, khoảng 8:15 sáng, lúc họ mở cửa vào nhà thờ Saint-Antoine-l'Ermite, tức là nhà thờ Thánh Antôn ẩn tu, tại thành phố Vaugneray miền Đông nước Pháp, họ thấy cửa trước nhà thờ bị phá đổ.

Nhìn vào nhà thờ họ thấy nhà tạm bị mở tung, mọi thứ bị ném xuống đất nhưng các bánh thánh vẫn còn trong bình đựng bánh thánh làm bằng bạc. Chiếc bình trông có vẻ cũ, không thể bán được nên bọn trộm không lấy đi.

Cung thánh bị phá tan hoang, tất cả các ngăn kéo bị lục tung và giấy tờ bị bị ném đầy mặt đất.

Tên trộm hoặc những kẻ trộm, có lẽ đang tìm kiếm tiền sau lễ thêm sức cho bảy giáo dân được cha Tổng Đại Diện Yves Baumgarten cử hành vào đêm thứ Bảy.

Chúng tìm cách mở két sắt của nhà thờ nhưng bất thành.

Được báo cáo, lực lượng cảnh sát miền Vaugneray đã ngay lập tức đến hiện trường. Họ đã thực hiện những điều tra bước đầu tại hiện trường và một cuộc điều tra chính thức đã được mở ra.


Source: Le Progrès - Vol avec effraction dans une église de Vaugneray, la sacristie vandalisée
 
Chỉ trong một tháng, đã có 2 linh mục Pháp tự tử
Đặng Tự Do
21:34 25/10/2018
“Hôm thứ Bảy 20 tháng 10, Cha Pierre-Yves Fumery được tìm thấy đã chết trong nhà xứ của ngài ở Gien, bên Pháp. Rõ ràng là ngài đã tự kết liễu mạng sống của mình. Cha Pierre-Yves, 38 tuổi, là linh mục phụ trách các giáo xứ ở Gien.”

Đức Cha Jacques Blaquart, Giám Mục Orléans, đã cho biết như trên trong một thông báo gởi cho hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân trong giáo phận. Cha Pierre-Yves là một linh mục từ năm 2014 cho đến nay.

“Chúng ta bị sốc trước diễn biến này nhưng chúng ta biết ngài đã trải qua một thời gian khó khăn”, Đức Cha Blaquart đưa ra nhận xét trên nhưng không đưa ra lời giải thích vì những khó khăn nào mà vị linh mục đã quẫn trí đến mức tự tử, nhưng ngài trích dẫn một câu của Thánh Phaolô: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau” (1 Cr 12:26).

Trong thông cáo này, Đức Cha Blaquart cũng nói về “thời gian khó khăn đối với giáo phận”, khi đề cập đến việc một linh mục trong giáo phận bị cáo buộc tấn công tình dục một trẻ vị thành niên và vị Giám Mục về hưu của Orléans là Đức Cha André Louis Fort đã không báo cáo vụ việc với nhà chức trách nên sẽ phải ra tòa vào ngày 30 tháng 10. Đức Cha André Louis Fort đã cai quản giáo phận Orléans từ năm 2003 đến 2010.

Giáo phận Orléans có 445,000 tín hữu Công Giáo, chiếm 67.8% dân số. Theo thông kê 2016, giáo phận có 133 linh mục gồm 96 linh mục triều và 37 linh mục dòng, 39 phó tế vĩnh viễn, 59 nam tu sĩ không có chức linh mục và 128 nữ tu.

Hướng những suy nghĩ của ngài đến các cha mẹ, các gia đình, các linh mục và anh chị em tín hữu trong giáo phận và đặc biệt là các giáo xứ ở Gien, Đức Cha Blaquart kêu gọi mọi người “cầu nguyện cho nhau và tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng là hy vọng duy nhất của chúng ta”.

Hôm 18 tháng 9, một linh mục khác cũng 38 tuổi, là Cha Jean-Baptiste Sebe, đã tự sát ở Rouen.


Source: SIR - Suicide of a priest in France: Mgr. Blaquart (Orleans), “we are shocked but we knew he was going through a difficult time”
 
Thánh lễ tại Santa Marta 25/10/2018: Đối với anh chị em, Chúa Giêsu Kitô là ai?
Đặng Tự Do
23:27 25/10/2018
Chúa Giêsu Kitô là ai đối với anh chị em? Đức Thánh Cha đã đưa ra câu hỏi trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 25 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.

“Nếu ai đó hỏi chúng ta: ‘Chúa Giêsu Kitô là ai?’, chúng ta nên nói điều chúng ta đã học: ‘Ngài là Đấng Cứu Độ trần gian, là Con của Chúa Cha,’ như chúng ta vẫn thường đọc trong Kinh Tin Kính.” Nhưng, theo Đức Thánh Cha, có một chút khó khăn hơn để trả lời câu hỏi Chúa Giêsu Kitô là ai “đối với tôi.” Đó là một câu hỏi có thể khiến chúng ta xấu hổ một chút, bởi vì để trả lời câu hỏi đó, “Tôi phải đào sâu trong trái tim tôi”; nghĩa là, chúng ta phải bắt đầu từ kinh nghiệm của chính chúng ta.

Được chọn vì tình yêu, dù là một tội nhân

Thánh Phaolô đã kinh nghiệm chính xác sự khó chịu này khi làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài biết Chúa Giêsu qua kinh nghiệm riêng của mình khi bị ném khỏi con ngựa của mình trên đường đến Damascus để bách hại đạo thánh Chúa, lúc Chúa ngỏ lời trong tâm hồn ngài. Ngài không bắt đầu biết Chúa Kitô bằng cách nghiên cứu thần học, cho dù sau này ngài “tìm xem Chúa Giêsu đã được công bố như thế nào trong Kinh Thánh”.

Thánh Phaolô muốn các Kitô hữu cảm nhận về Chúa Kitô như những gì chính ngài cảm nhận. Đáp lại câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra cho thánh Phaolô - “Phaolô ơi, Chúa Kitô là ai đối với ngài?” – ngài sẽ nói một cách đơn giản về kinh nghiệm của chính mình: “Chúa yêu tôi, và ban chính Ngài cho tôi”. Thánh Phaolô dự phần với Chúa Kitô, Đấng đã phải trả giá để cứu cuộc cho mình. Và thánh nhân muốn mọi Kitô hữu - trong trường hợp này là các Kitô hữu của thành Êphêsô có kinh nghiệm này, dự phần vào kinh nghiệm này, đến mức mỗi người có thể nói: “Chúa yêu tôi, và ban chính Ngài cho tôi”, nhưng nói điều đó từ kinh nghiệm cá nhân của chính mình.

Việc đọc Kinh Thánh có thể giúp chúng ta biết về Chúa Giêsu. Nhưng để thực sự biết Ngài, theo kinh nghiệm biết Chúa của Thánh Phaolô, tốt hơn là chúng ta hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi. Điều này, theo Đức Thánh Cha, là bước đầu tiên. Khi Phaolô tuyên xưng Chúa Giêsu đã ban chính Ngài cho thánh nhân, vị Tông Đồ nói rằng Chúa đã trả giá để cứu cuộc ngài, và điều này xuất hiện trong tất cả các thư của Thánh Phaolô. Và sau đó định nghĩa đầu tiên mà Phaolô đưa ra để mô tả chính mình là: “Tôi là một kẻ tội lỗi”. Ngài thừa nhận đã bách hại các tín hữu Kitô. Ngài bắt đầu một cách chính xác bằng cách nhận ra rằng ngài đã được “chọn vì tình yêu, mặc dù là một kẻ tội lỗi.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Bước đầu tiên trong việc biết Chúa Kitô” nằm chính xác nơi việc nhận ra rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi. Và sau đó, trong Bí Tích Hòa Giải, chúng ta thú nhận tội lỗi của mình - nhưng, ngài lưu ý, “một đàng chúng ta nói về tội lỗi của mình”, sau đó còn một điều khác nữa là phải nhận ra mình là kẻ tội lỗi có thể phạm vào bất cứ điều gian ác nào. Thánh Phaolô là người đã có kinh nghiệm về sự gian ác của chính mình, “và nhận ra rằng ngài cần phải được cứu chuộc, nhận ra rằng ngài cần đến một người trả giá “cho quyền của ngài được gọi mình là 'con cái Thiên Chúa'” Chúng ta đều là kẻ tội lỗi, nhưng để nói điều đó, để cảm nhận điều đó, chúng ta cần đến sự hy sinh của Chúa Kitô.

Biết Chúa Giêsu trong sâu thẳm tâm hồn, chứ đừng chỉ là “các Kitô hữu trên môi miệng”

Nhưng để biết Chúa Giêsu, vẫn còn một bước thứ hai phải làm: đó là chúng ta biết Ngài qua sự chiêm niệm và cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ “một lời cầu nguyện tuyệt đẹp, từ một vị thánh: 'Chúa ơi, hãy cho con biết Chúa, và biết rõ về chính mình.” Đức Thánh Cha nói tiếp rằng chúng ta không nên tự hài lòng “với ba hay bốn điều tốt đẹp về Chúa Giêsu, vì biết Chúa Giêsu là một cuộc phiêu lưu, và là một cuộc phiêu lưu nghiêm trọng, chứ không phải là một cuộc phiêu lưu của một đứa trẻ,” vì tình yêu của Chúa Giêsu không có giới hạn.

Thánh Phaolô nói rằng Chúa “có thể thành toàn nhiều hơn tất cả những gì chúng ta có thể cầu xin hay tưởng tượng ra.” Ngài có quyền lực để làm những điều như thế. Nhưng chúng ta phải xin Ngài: “Lạy Chúa, hãy cho con biết Chúa; để khi con nói về Chúa, con không lặp lại những lời lẽ như con vẹt, nhưng đúng hơn, con đang nói những lời được sinh ra từ kinh nghiệm của riêng con.” Và khi đó, giống như Thánh Phaolô, ta có thể nói: “Chúa yêu tôi, và đã ban chính Ngài cho tôi” – và chúng ta nói điều đó với một niềm xác tín. “Đây là sức mạnh của chúng ta, đây là nhân chứng của chúng ta.” Kitô hữu trên môi miệng mà thôi thì có rất nhiều từ ngữ; chúng ta cũng vậy, có rất nhiều từ ngữ. Và đó không phải là sự thánh thiện. Thánh thiện là trở nên Kitô hữu tiến bước trong cuộc sống theo những gì Chúa Giêsu đã dạy và những gì Chúa Giêsu đã gieo trong lòng chúng ta.

Cầu nguyện để biết Chúa Giêsu và biết chính mình mỗi ngày

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại hai bước chúng ta cần phải làm để thực sự biết Chúa Giêsu Kitô:

Bước đầu tiên là biết chính mình: chúng ta là những kẻ tội lỗi. Nếu không có sự hiểu biết này, và nếu không có sự thú nhận tự thâm tâm rằng tôi là một kẻ tội lỗi chúng ta không thể tiến lên. Bước thứ hai là cầu nguyện cho Chúa, Đấng với quyền năng của Ngài làm cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Giêsu, là lửa mà Ngài đã mang đến thế gian. Sẽ là một thói quen tốt nếu mỗi ngày, trong mọi khoảnh khắc, chúng ta có thể nói, “Lạy Chúa, hãy cho con biết Chúa, và biết chính con.”


Source: Vatican News - Pope at Mass: Who is Jesus Christ for you?
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên Năm 2018 & Kỷ Niệm 10 Năm Hoạt Động.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:51 25/10/2018
Kỷ niệm 5 năm hoạt động (2008-2013), Caritas Việt Nam tổ chức Hội nghị tại TGM Xuân Lộc.

Năm nay, kỷ niệm 10 năm hoạt động (2008-2018), Caritas Việt Nam tổ chức Hội nghị tại TGM Xuân Lộc với chủ đề: “Liên đới để thăng tiến”, từ ngày 23-25.10.2018.

Tham dự Đại Hội có Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam; Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN; Đức Giám Mục Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch UBBAXH; Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, Gm Gp Xuân lộc; Đức Giám Mục Alosiô Nguyễn Hùng Vị - Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức Giám Mục Anphongso Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UBLBTM; Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú; cha Giuse Đào Nguyên Vũ; cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn; các vị đại diện các Dòng tu; các vị ân nhân; các vị từng phục vụ Caritas; các đại biểu của 26 Caritas Giáo phận, Ông Zar V. Gomez, Tổng thư ký Caritas Á Châu; Ông Marc D’Silva, và Bà Elizabeth R. Pfifer, Hội Catholic Relief Services, Bà Wegner-Schneider Christine và Ông Hubert Heindl, đại diện Caritas Đức.

Xem Hình

Từ chiều ngày 22/10, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu từ các Giáo phận. TGM Xuân Lộc nhiều cơ sở nên thật rộng thoáng và khang trang, các tham dự viên được phục vụ thật ân cần chu đáo.

Qua 3 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe nhiều bài tham luận, những chia sẻ về việc hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và các hoạt động phong phú xuyên suốt 10 năm qua của Caritas mọi miền đất nước.

1. Ngày thứ nhất

Khởi đầu: kinh sáng và thánh lễ tại Nhà nguyện TGM.

Lúc 8g sáng, các tham dự viên vào hội trường, bắt đầu chương trình hội thảo “Liên đới để thăng tiến”. Cha Vinh sơn Vũ Ngọc Đồng, giám đốc Caritas Việt Nam trình bày đề tài: “Liên đới theo giáo huấn của Giáo hội”.

Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhật với mộ ý thức ngày càng cao.Liên đới một nguyên tăc xã hội và là một đức tín luân lý. Liên đới và sự phát triển chung của nhân loại. Liên đới trong cuộc đời và thông điệp của Đức Giêsu Kitô. Liên đới là đức tính ưu tiên nhắm đến công ích và được tìm thấy nơi những người dấn thân lo cho ích lợi của của người thân cận tới mức, theo nghĩa Tin Mừng, sẵn sàng “liều mất bản thân mình” vì người khác thay vì khai thác người khác, sẵn sàng “phục vụ người khác” thay vì áp bức người khác vì ích lợi riêng.

Sau đó, các tham dự viên chia thành 3 tổ thảo luận theo chủ đề.

Nhằm đáp ứng những hoạt động của Caritas các giáo phận, Caritas Việt Nam thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo chuyên môn để trợ giúp những kỹ năng cần thiết cho các thành viên. Tất cả nhằm "Liên đới để thăng tiến và thăng tiến để phục vụ" mỗi ngày một hiệu quả hơn.

Buổi chiều, Anh Giacôbê Hoàng Thanh Linh (MBA), giám đốc công ty tư vấn và phát triển kỹ năng Thành Nhân, trình bày đề tài: “Kỹ năng lãnh đạo”.

Đối với bất kỳ một tổ chức, hay một nhóm nào đó, đều cần có người lãnh đạo. Lãnh đạo là người dẫn đường, dẫn dắt, và hướng dẫn người khác hay một tổ chức nào đó. Lãnh đạo là kỹ năng thúc đẩy người khác hành động theo hướng đạt được những mục tiêu chung đề ra. Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của cấp dưới để đạt được những kết quả mong đợi. Lãnh đạo là truyền cảm hứng và định hướng cho hành động của cấp dưới. Vai trò của lãnh đạo là khơi dậy tiềm năng của nhân viên, tạo sự kết nối giữa những người có liên quan, thúc đẩy sự thay đổi cá nhân và tổ chức, xác định được tầm nhìn… Sau đó, với câu hỏi lãnh đạo làm nên tầm nhìn hay tầm nhìn làm nên lãnh đạo? Câu trả lời không phải lãnh đạo tạo nên tầm nhìn mà chính “tầm nhìn” của người đứng đầu tổ chức tạo nên sự lãnh đạo, đã cho thấy tầm quan trọng của người lãnh đạo là cần có tầm nhìn. Việc áp dụng cửa sổ Johari cho người lãnh đạo là rất cần thiết. Người lãnh đạo là người biết cởi mở chính mình, người thấu hiểu về mình và người khác, người biết đón nhận những phản hồi, và biết lắng nghe sẽ tạo được niềm tin và xây dựng được mối tương quan tốt. Như thế lãnh đạo mới hiệu quả.

Thái độ và phong cách của người lãnh đạo cũng là yếu tố thiết yếu trong việc điều hành. Một người lãnh đạo cần phải có sự chân thành, hiểu và thông cảm với cấp dưới của mình. Người lãnh đạo cần xây dựng được mối tương quan tốt với cấp dưới và không nên có thái độ “cấp trên.” Chất lượng lãnh đạo phần lớn phụ thuộc vào Trí tuệ cảm xú (EQ) của người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo nhận biết được cảm xúc của mình và người khác, hiểu được cảm xúc của mình cũng như của người khác, biết tạo ra cảm xúc, và quản lý cảm xúc của mình và của người khác, thì tạo được sự tthành công trong việc lãnh đạo. Sau cùng là phần trình bày về bốn phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo độc đoán, tự do, dân chủ và lãnh đạo theo tình huống. Trong lãnh đạo theo tình huống có bốn kiểu: (1) Hướng dẫn/chỉ đạo (2) Tư vấn/huấn luyện, (3) Động viên, (4) uỷ quyền (hoàn toàn tin tưởng trao quyền). Tuỳ theo khả năng cấp dưới, tuỳ nhân viên mới hay cũ, tuỳ tính cách của mỗi nhân viên mà người lãnh đạo áp dụng phong cách nào cho phù hợp. Ngoài ra người lãnh đạo luôn cần có sự lắng nghe, sẵn sàng nhận phản hồi để có thể điều chỉnh con người của mình và cho việc lãnh đạo tốt hơn.

Tiếp đến, Nữ tu Jacinta Dương Hoàng Anh Thư, Ban Phòng chống buôn bán người, chia sẻ thực trạng xã hội. Trong những năm gần đây, nạn buôn bán người diễn ra rất tinh vi và độc ác. Rất nhiều phụ nữ, trẻ em gái bị lừa đảo ép làm nô lệ tình dục. Các bé trai bị ép làm những công việc nặng nhọc hay bị bán cho các chủ tàu đánh cá… Không ít số người bị bắt cóc để lấy nội tạng. Họ có thể bị chết hay bị di chứng nghiêm trọng vì không được chăm sóc y tế.Chính phủ Việt nam cũng báo động về tình trạng buôn bán người, theo báo chí ghi nhận, hiện nay nạn buôn người xảy ra khắp 64 tỉnh thành của Việt Nam. Vì đây là hình thức mang lại lợi nhuận rất lớn cho bọn buôn người. Phần lớn nạn nhân người Việt Nam ban đầu được giới thiệu việc làm ở nước ngoài, hoặc được môi giới hôn nhân, và sau cùng bị lừa đảo sang nước ngoài. Phần lớn nạn nhân bị buôn bán sang Trung Quốc, Campuchia, Lào và các nước khác. Họ bị ép làm nô lệ tình dục, bị cưỡng bức lao động. Đa phần nạn nhân ban đầu do muốn thay đổi số phận, do thiếu thông tin,và cả tin vào các nhà môi giới. Vì vậy mà họ đã bị sa vào tay bọn buôn người. Trước tình trạng báo động như vậy, Caritas Việt Nam kết hợp với Caritas các Giáo phận nỗ lực truyền thông cho các bạn trẻ tinh thần cảnh giác cao độ, để bảo vệ chính mình cũng như những người thân, tránh rơi vào những cạm bẫy của bọn buôn người. Từng bước thành lập nhóm Tình Nguyện Viên để họ cùng chung tay tuyên truyền, gặp gỡ những bạn trẻ, phụ huynh, để giúp họ hiểu biết thêm và tránh rơi vào nạn buôn người.

Nữ tu Anna Vũ Thị Kim Hồng, phụ trách Ban di dân của Caritas Việt Nam chia sẻ. Góp phần với những người di dân nghèo tại Việt nam, rất nhiều con em di dân không đủ điều kiện vào các trường công lập, hay hoàn cảnh khó khăn không được đến trường. Vì vậy, Caritas Việt Nam đã giúp đỡ và hỗ trợ cho các em được tiếp cận giáo dục, tạo sân chơi bổ ích, bình đẳng với các trẻ em khác. Việc cộng tác với các trường tư để mở lớp phổ cập, hỗ trợ bữa ăn sáng, thành lập thư viện, dự án giáo dục hè, tập huấn cho các giáo viên… là những hoạt động của Caritas Việt Nam. Trong tương lai, Ban Bác Ái Di Dân – Caritas Việt Nam nhắm tới việc: Mở rộng mô hình thư viện, tiếp tục giúp đỡ trẻ di dân có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ di dân không những được tiếp cận giáo dục mà còn được tiếp cận về mặt đạo đức, nhân bản, tâm linh, kết nối và mở rộng mạng lưới tại các Giáo phận.

Ngoài ra Caritas Việt Nam còn đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho các bạn trẻ có công ăn việc làm ở Nhật. Đây là nỗ lực của Caritas Việt Nam đang dấn thân cho những người di dân nghèo, sánh như giọt nước trong đại dương. Hơn bao giờ hết, người di dân đặc biệt là các con em di dân, những thanh niên đang độ tuổi cống hiến cho gia đình và xã hội rất cần đến sự nâng đỡ, hỗ trợ về mọi mặt để họ được sống đúng với giá trị nhân phẩm của con người.

Kinh chiều kết thúc một ngày làm việc.

2. Ngày thứ hai

Lúc 7g45, bắt đầu chương trình Khai mạc Hội nghị. Cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, giới thiệu và chào mừng.

Đức Cha Tôma - Chủ tịch Caritas Việt Nam, đọc diễn văn khai mạc Hội Nghị Caritas Việt Nam 2018.

Sau 10 năm thành lập Caritas Việt Nam, một thời gian không dài nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn lại hành trình cùng sát cánh bên nhau để phục vu trong yêu thương. Mười năm tự hào về những gì đã làm được cho những người kém may mắn, đã tạo được sự uy tín với các đối tác, với các ân nhân. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại với những kết quả đã thu lượm bằng hành trang thiết yếu là sự chuyên nghiệp, và trách nhiệm của một nhân viên Caritas, nhưng chúng ta còn cần phải thăng tiến hơn nữa, thăng tiến trong tình liên đới.

“Liên đới để thăng tiến” không chỉ là một nguyên tắc nhưng còn là một nghệ thuật để việc phục vụ của Caritas được tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với kế hoạch và tinh thần bác ái xã hội của Giáo hội như Thư Mục vụ 2006 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã mời gọi: “Đời sống bác ái có thể thực hành bằng nhiều cách. Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy phát huy tinh thần liên đới và yêu thương phục vụ Tin Mừng Chúa Giêsu, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ, nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc.” (số 6).

Liên đới là chiều kích sâu thẳm của con người sống với nhau trong xã hội. Liên đới bao hàm ý tưởng hiệp nhất, chia sẻ cảnh ngộ, cảm thương những phận đời hẩm hiu và tự cảm thấy một thứ trách nhiệm nào đó trước những nỗi bất hạnh xảy đến cho nhân loại. Theo quan điểm Công Giáo, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi liên đới là một “nhân đức Kitô giáo”, là một hình thức hiện đại hoá của bác ái Kitô giáo.

Ngài lần lượt triển khai “Liên Đới để Thăng Tiến” dưới ba khía cạnh: (1) Liên đới trong cơ cấu văn phòng Caritas; (2) Liên đới trong mạng lưới Caritas; (3) Liên đới với đối tác và các tổ chức trong và ngoài Giáo hội. Ngài mời gọi các thành viên Caritas tiếp tục dấn thân phục vụ cho những người nghèo khổ đang rất cần vòng tay quảng đại của mọi người, đồng lòng quyết tâm liên đới với nhau để cùng thăng tiến trong yêu thương và phục vụ.

Tiếp theo, Cha Vinh Sơn Đồng đọc điện văn chúc mừng của các tổ chức Quốc Tế. Và ngài báo cáo tóm lược các hoạt động của Caritas Việt Nam cũng như hoạt động của Caritas 26 Giáo phận trong năm 2018 và 10 năm hình thành và phát triển của Caritas Việt Nam qua phim phóng sự.

Lúc 9g30,Thánh lễ Khai Mạc Hội Nghị

Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế và Đức TGM Marek Zalewski giảng lễ.

Trong bài giảng Đức TGM Marek nhấn mạnh hình ảnh “muối” và “ánh sáng” trong Tin Mừng (Mt 5, 13-16) để soi sáng cho các thành viên Caritas sống sứ mạng của mình. Ngài chia sẻ hình ảnh muối và ánh sáng. Bản chất của muối là mặn. Muối không thể tồn tại nếu không mặn. Ánh sáng không phải là ánh sáng nếu không toả sáng và ánh sáng luôn toả sáng cho người khác. Các thành viên Caritas cũng được mời gọi sống sứ mạng của mình là muối và ánh sáng cho người khác. Đức TGM Marek mời gọi các thành viên Caritas sống sứ mạng môn đệ Đức Kitô là yêu thương và giúp đỡ người nghèo. Như lời nhắn nhủ của ĐTC Phanxicô, làm sao cộng đoàn Caritas luôn vươn cánh tay rộng ra khỏi Giáo phận đến với mọi người.

Đến 11giờ, Ban Tôn giáo chính phủ và các vị đại diện chính quyền Tỉnh Đồng nai, Thị xã Long khánh đến tặng hoa và chúc mừng hội nghị.

Đức TGM Marek Zalewski ban huấn từ. Ngài lược qua lịch sử tái thành lập Caritas Việt Nam, một lần nữa ngài nhấn bác ái rằng, thuộc về bản chất của Giáo hội, mỗi thành viên Caritas cần cộng tác vào chương trình phát triển con người, xây dựng tình liên đới với người nghèo, giúp họ đạt tới nhân phẩm con người và có cuộc sống chất lượng hơn.

Buổi chiều

Các bài tham luận:

Đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, GM Phụ tá GP Hưng Hóa, Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng đã có bài tham luận: “Liên Đới Để Thăng Tiến”.

Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, chánh VPHĐGMVN, thư ký UBMVDD đã khơi gợi lên về ý nghĩa của từ Liên Đới và Thăng Tiến và làm sao để sự liên đới giữa UBBAXH và Mục Vụ Di Dân ngày một liên đới với nhau và mỗi ngày được Thăng Tiến. Cha cũng chia sẻ sự trăn trở mục vụ cho những người di dân và ước mong UBMVDD được cộng tác với Caritas trong việc mục vụ cho người di dân.

Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịch UBGDCG với bài tham luận, có chủ đề: “Chiều Kích Tâm Linh Của Công Việc Bác Ái ”. Đức Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khía cạnh tâm linh trong công tác bác ái. Thứ hai Đức cha trình bày về yếu tố tâm linh trong công tác bác ái. Để có được cái tâm, người được sai đi (làm công việc bác ái) phải nghe được tiếng Chúa nói. Kế đến, người được sai đi phải biết chạnh lòng thương người nghèo như Chúa chạnh lòng thương. Sau một vài gợi ý từ Tin mừng, Đức Cha mong ước người làm bác ái cần chuyển mình ở ba chiều kích: (1) Nhìn việc mình làm: từ việc thực hiện công tác bác ái xã hội sang thi hành một sứ mệnh; (2) Nhìn người làm: từ người thực hiện công tác bác ái xã hội sang sứ giả của Thiên Chúa tình yêu và cứu độ; (3) Nhìn người lãnh nhận: từ một người đói sang hiện thân của Chúa Kitô và cần ơn cứu độ của Người.

Tiếp đến là phần chia sẻ về “Hỗ trợ người nghèo thuộc Caritass 26 Giáo phận” của gia đình ông bà Vinh - Tuyết.

Sau đó là phần chia sẻ thực tiễn: “Hỗ trợ các em khuyết tật” và “Viện Dưỡng Lão Suối Tiên” do Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể và Dòng Đa Minh Tam Hiệp đảm trách.

Buổi tối chương trình văn nghệ do Caritas Xuân lộc thực hiện với nhiều tiết mục thật cảm động. Chương trình gồm ba phần: gặp gỡ trong yêu thương; bước chân phục vụ; và nới rộng vòng tay yêu thương. Chương trình gây ấn tượng và cảm động bởi những tiết mục đóng góp do chính các sở bác ái như Mái ấm Khiếm Thị Long Thành, cơ sở khuyết tật Hoa Hồng, Cô Nhi Đồng Tâm do các Dòng MTG Thủ Đức, Đa Minh Tam Hiệp, MTG Quy Nhơn phụ trách. Ngoài ra, chương trình còn có sự đóng góp của các ca sĩ, ca đoàn Giáo xứ Võ dõng, học sinh Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Những tiết mục văn nghệ để lại trong lòng người xem những cảm xúc ưu tư về những mảnh đời bất hạnh.

3. Ngày thứ 3

Sau kinh sáng,Thánh lễ do Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị chủ tế và giảng lễ.

Lúc 7g45, đại diện 3 Giáo tỉnh chia sẻ về những hoạt động 10 năm Caritas.

Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện, Caritas Giáo tỉnh Hà Nội trình bày về quá trình hình thành và phát triển của các Caritas Giáo phận trong Giáo tỉnh. Qua báo cáo tóm lược của các Giáo phận cho thấy nhân viên văn phòng và mạng lưới Caritas Giáo xứ tại các Giáo phận mỗi ngày một phát triển. Tiếp đến là phần chia sẻ về một số hoạt động liên đới giữa các Caritas Giáo phận. Caritas các Giáo phận có những hoạt động như ngày họp mặt, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các nhân viên, tham dự những chương trình do Caritas Giáo phận tổ chức, thiết lập quỹ phòng chống và cứu trợ thiên tai.

Tiếp theo Cha Marcello Đoàn Minh, Caritas Giáo tỉnh Huế. Giáo tỉnh Huế nằm trên địa bàn rộng lớn với khí hậu khắc nghiệt. Nơi đây có rất nhiều sắc tộc, bệnh nhân phong, người nghèo, người khuyết tật… Hàng năm, người dân phải hứng chịu biết bao thảm hoạ do thiên tai gây ra. Trước tình cảnh này, văn phòng Caritas các Giáo phận được lập ra để có thể giúp cho công việc bác ái hiệu quả. Trong mười năm qua, số tình nguyện viên ngày một gia tăng và sau đó trở thành hội viên Caritas. Cha Giám đốc Caritas Nha Trang trình bày về những hoạt động của Caritas giáo phận. Caritas Nha trang liên đới với các Dòng tu, giáo dân và chính quyền để phục vụ người nghèo không phân biệt lương giáo với các hoạt động như: Cứu trợ thiên tai, xây dựng nhà cửa cho những nạn nhân bị thiên tai, hạt gạo tình thương cho các hộ gia đình nghèo, trao tặng xe lăn cho người khuyết tật, mổ mắt, trao tặng học bổng cho các con em có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức quyên góp cho người nghèo, cung cấp nước sạch, bảo vệ sự sống, chôn cất thai nhi và giúp cho các bà mẹ mang thai giữ lại con.

Cha Giacôbê Hà Văn Xung, Caritas Giáo tỉnh Sài Gòn, trình bày về việc hình thành và phát triển của Caritas các Giáo phận. Các Caritas tại các Giáo phận, Giáo hạt và Giáo xứ có hội viên và tình nguyện viên ngày một tăng. Với những Giáo xứ chưa có mạng lưới Caritas nhưng vẫn luôn có những hội bác ái lo cho người nghèo. Sau đó, cha chia sẻ về một số hoạt động liên đới của các Caritas trong Giáo tỉnh. Các Caritas Giáo phận có những buổi tập huấn chung để nâng cao năng lực và học hỏi lẫn nhau nhờ đó các Caritas Giáo phận có thể áp dụng cho các hoạt động phục vụ người nghèo của mình. Các Caritas kết hợp cùng nhau giúp cho các hoạt động người nghèo như cung cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo, giúp bệnh nhân nghèo, đào tạo nghề cho thanh thiếu niên, hỗ trợ giúp nhau để làm các thủ tục pháp lý…

Sau các bài chia sẻ trên, Hội nghị đã dành thời gian còn lại trong ngày để thảo luận về việc liên đới giữa các mạng lưới Caritas để thăng tiến. Sau đó là phần chia sẻ, đóng góp ý kiến và đưa ra những quyết định.

Cha Vinhsơn đúc kết nội dung chương trình Hội nghị và ngài đại diện ban tổ chức cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha và toàn thể Quý Đại biểu về tham dự Hội nghị. Lời cảm ơn đặc biệt được gởi Đức Cha Giuse, Quý Cha, Quý Thầy và toàn thể những người cộng tác đã đón tiếp, phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các Đại biểu suốt những ngày qua.

Đức cha Tôma bế mạc hội nghị.

Giờ chầu Thánh Thể do Cha Vinh sơn chủ sự với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành.

Hội nghị thường niên năm 2018 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nổ lực hơn trong việc liên đới để thăng tiến nhằm phục vụ yêu thương.

Ngày 2/7/2008, Caritas Việt Nam chính thức trở lại với tư cách pháp nhân đầy đủ sau 32 năm ngưng hoạt động.

Ngày 22-23/10/2008, Caritas Việt Nam tổ chức Lễ Ra Mắt tại TGM Xuân Lộc, và đã soàn thảo công bố quy chế, nội quy hoạt động của Caritas Việt Nam theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II, của các văn kiện như: “Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo”, Thông điệp “Deus Caritas est” của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Tháng 3/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á châu.

Tháng 5/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Quốc tế, là thành viên thứ 164 trong tổng số 165 thành viên.

Sau 10 năm hoạt động, Caritas Việt nam đã xây dựng cơ cấu văn phòng, thiết lập và cũng cố cơ cấu văn phòng Caritas 26 Giáo phận, thiết lập mạng lưới Caritas tại các Giáo xứ, và đã đóng góp rất nhiều lãnh vực bác ái xã hội phục vụ người nghèo trong yêu thương trên mọi miển đất nước.

Caritas Việt Nam kỷ niệm 10 năm thành lập với 3 điểm nhấn. Một điểm dừng: nhìn lại để tạ ơn; từ ngày thành lập đến từng bước phát triển, thấy rõ Chúa luôn đồng hành, các vị mục tử quan tâm nâng đỡ, nhớ lại tất cả mà tạ ơn Chúa. Một điểm nhấn, nhắm vào hiện tại với bao lãnh vực bác ái xã hội cần quan tâm để nổ lực dấn thân phục vụ. Một điểm tái khởi hành, trong tinh thần liên đới để thăng tiến, yêu thương và hiệp nhất, hòa hợp tin cậy và truyền giáo.

10 năm, một thời gian không dài nhưng cũng đủ để suy gẫm về hành trình của những hành động yêu thương. Nhìn lại chặng đường đã qua, Caritas cảm nhận được tình yêu thương và sự đồng hành của Thiên Chúa trong suốt dọc dài thời gian phục vụ.

Chỉ có thời gian mới hiểu được giá trị của tình yêu. Mười năm hôm nay mở đường cho 10 năm ngày mai và cho cả tương lai đang vẫy gọi phía trước.

Kỷ niệm 10 năm hoạt động của Caritas Việt Nam là cơ hội để canh tân lời cam kết “dấn thân cho và với người nghèo” là lời mời gọi nỗ lực kiên trì hơn mỗi ngày để ghi lại những dấu ấn mến thương trong lòng dân tộc.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thời kỳ sùng bái lãnh tụ đã bắt đầu
Phạm Trần
08:35 25/10/2018
Trước và sau ngày Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội trao thêm chức Chủ tịch nước Việt Nam trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 23/10/2018, một làn sóng sùng bái lãnh tụ đã lan tràn trên báo đài nhà nước, nhưng không phải của dân, do dân và vì dân mà từ cửa miệng những công thần của chế độ.

Ông Trọng được 476 trên tổng số 477, hay 99,79% Đại biểu Quốc hội tín nhiệm, nhưng ông vẫn bị 1 phiếu chống, hay bằng 0,29% tổng số đại biểu có mặt. Vì là cuộc bỏ phiếu bấm nút kín nên danh tính người không thuận sẽ bí mật cho đến khi chính người này công khai.

Đây là một việc bất thường vì vào ngày 03/10 (2018), ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương đảng họp kỳ 8 đồng ý 100% suy cử ông vào ghế Chủ tịch nước, thay ông Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/09/2018.

Ban Chấp hành Trung ương đảng, khóa XII gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Trong diễn văn nhận chức, ông Trọng kêu gọi các cấp “phối hợp chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao”, đồng thời hứa “sẽ cố gắng hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.”

Ông Nguyễn Phú Trọng đã khéo léo khi tỏ ra khiêm tốn trước ống kính truyền hình trực tiếp :”Tôi xin thưa thật rằng, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì được Quốc hội, được nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào để hoàn thành được thật tốt trách nhiệm của mình.”

“Vì sao?’, ông giải thích, “Bởi vì 3 lý do: Một là tình hình đất nước bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản cũng đang có không ít khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay; nhưng đất nước cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được; chúng ta vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế. Hai là hiện nay cùng với giữ chức Chủ tịch nước, tôi vẫn đang gánh chức Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, lại đang phải chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ba là trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không có gì lạ.”

Qủa đúng như ông dự đoán. Nhiệm kỳ Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước sẽ kết thúc cùng năm 2021, khoảng tháng Giêng, theo nhiệm kỳ 5 năm kể từ năm 2016. Như vậy là ông chỉ còn 2 năm rưỡi nữa thôi, ngoại trừ ông lại theo gương lãnh đạo Tập Cận Bình của nước láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Cộng, người đã đạo diễn thành công Quốc hội bỏ phiếu hồi tháng 03/2018 không hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước để họ Tập có thể ngồi lại cho đến khi chết hay không muốn tiếp tục nữa.

Nhưng nếu ông Trọng muốn ngồi lại ở tuổi 77 vào năm 2021 thì ông cũng phải vận động để thay Điều lệ đảng, vì đảng không cho phép ông được giữ chức Tổng Bí thư qúa 2 nhiệm kỳ. Vì vậy việc ông dấn thân gánh thêm chức Chủ tịch nước cũng là do ông quyết định cả. Nhân dân không được ai cho phép can dự vào việc tầy đình này. Có chăng là do Bộ Chính trị 17 người, do ông đứng đầu đã ngồi lại trao đổi với nhau rồi đưa ra Hội nghị Trung ương 8 biểu quyết cho có thêm sức mạnh đồng thuận gọi hoa mỹ là theo“ý đảng”.

Kế đến là bước “hợp lòng dân” cho vẻ dân chủ thì có Quốc hội, cũng là của đảng, bỏ phiếu đề cử cho đúng quy định của Hiến pháp.

Mọi chuyện giản dị chỉ có thế, vì Việt Nam chỉ có một đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền nên các màn trình diễn cho dù có ngoạn mục cách mấy thì cũng chỉ một mình một chợ, hay tự biên tự diễn mà thôi.

Nhưng nếu nói việc ông Trọng đắc cử Chủ tịch nước là “hợp lòng dân”, hay là “lựa chọn của lịch sử” thì có chủ quan quá trớn không ?

Bởi lẽ lấy thước nào hay bằng chứng nào mà dám nói là “hợp lòng dân”, hay lịch sử nào đã chọn ông Trọng ngồi vào chiếc ghế của ông Hồ Chí Minh từ năm 1951 đến 1969 ?

LÒNG DÂN Ở ĐÂU ?

Trước hết, nhân dân không hề được hỏi ý kiến, dù trực tiếp hay gián tiếp bằng bất cứ phương pháp nào trong việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ luôn chức Chủ tịch nước.

Nhưng báo đài nhà nước lại cứ thi đua viết, nói sa sả ngày đêm rằng:” Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta.” (báo Công an nhân dân, CAND, ngày 24/10/2018)

Còn ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Đảng thì đã hoan hỷ nói với VietTimes:” Tôi không ngạc nhiên, bởi đó là “ý Đảng, lòng Dân”….Còn ý Đảng? Ngày hôm nay (22/10/2018) Trung ương, với 100% ủy viên Trung ương, đại diện cho toàn Đảng, thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Có thể nói Trung ương chưa bao giờ thống nhất cao như thế.
Còn lòng dân thì chúng ta thấy rồi: uy tín của đồng chí Nguyễn Phú Trọng ngày càng cao trong nhân dân. Nhân dân tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta, đứngđầu là đồng chí Tổng Bí thư. Công cuộc phòng chống tham nhũng còn hết sức cam go, nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả to lớn làm cho người dân ngày càng tin vào Đảng.”

Báo Dân Trí cũng phù họa theo rằng:” Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này. (Dân Trí, 23/10/018)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng CSVN:”Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi”

Đến phiên Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Ông Đinh Trường Sơn còn hồ hởi hơn khi cho rằng:”Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.”(báo ĐCSVN, 23/10/018)

Tạp chí Xây dựng Đảng, thì viết trong số đề ngày 7/10/2018:” Việc BCH Trung ương Đảng đề cử Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao trong Đảng và xã hội. Vì sao vậy?

Bởi đây là sự thể hiện cụ thể việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu BCH Trung ương Đảng, đồng thời thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu Nhà nước. Tổng Bí thư là người lãnh đạo quá trình đề ra các nghị quyết của Đảng và đồng thời trực tiếp lãnh đạo quá trình tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết đó. Từ khâu ban hành đến tổ chức thực hiện do một người đảm nhận sẽ nhanh hơn, đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết với tổ chức thực hiện, nâng cao vai trò, hiệu lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả trong quản lý đất nước, phục vụ nhân dân của Nhà nước.”

Như thế thì có phải đã tập trung quyền lực vào một người không, dù ông Trọng không muốn coi ông là người “kiêm nhiệm”, hay là “nhất thể hóa” như nhiều chuyên gia Hiến pháp đã gọi quyêt định của đảng CSVN.

Đến phiên ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng:”
Tôi cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong kỷ nguyên mới.”

Nhưng ai đã cho phép ông Thước dám cả gan vơ đũa cả nằm như thế ? Ông có nên nói thêm cho thiên hạ biết đã có bao nhiêu “cán bộ lãnh thành” và “nhân dân” đã đồng ý cho ông nói thay họ, hay ông đã nổi hứng muốn được bổng lộc gì chăng ?

LỊCH SỬ NÀO -AI VIẾT ?

Bên cạnh những chữ nghĩa đã bị các công thần đảng và nhà nước tự ý nhét vào mồm dân, Tác giả Ngô Đức Hành của báo Pháp Luật online, trong bài viết ngày 22/10/2018 đã lẻo mép gán ghép lịch sử vào trường hợp ông Trọng:”Việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với mỗi người Việt Nam. Từ ngày năm 11/2/1951 đến ngày 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất năm 1969.Sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị TƯ 8 khóa XII vừa diễn ra đầu tháng 10/2018. Đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được TƯ giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai. Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”

Nhưng có thật người ký tên Ngô Đức Hành không phải là Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản, hay có chuyện copy bài của nhau trong vụ này ?
Bởi vì, ngày 07/10/2018, báo điện tử Zing.VN đã phổ biến bài phỏng vấn ông Nhị Lê do hai Phóng viên Nguyễn Hưng và Ngọc Tân thực hiện, trong đó có những đoạn y chang như trong bài của Ngô Đức Hành.

Zing.VNviết:”Nhà báo Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ với Zing.vn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Theo ông, việc Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với chúng ta, trong lịch sử đã thấy rồi. Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất….”
- Theo ông, tại sao vấn đề Tổng bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ lâu nhưng bây giờ mới thực hiện?
- Mới đây, ngày 3/10, sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Tôi gọi đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử, sau suýt soát nửa thế kỷ. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.
Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai.
Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”

Dù ai đạo văn của ai chăng nữa thì cũng toàn là ngôn ngữ thuộc loại phấn khởi và hồ hởi của thời đại kim tiền ở Việt Nam ngày nay. Việc diễn lại màn kịch một người làm hai việc là chuyện có gì đặc biệt đâu mà phải tô son vẽ phấn cho tốn phí tiền dân ?

Vô số báo đài ở Việt Nam đã ca tụng công lao chống tham nhũng của ông Trọng, nhưng hãy đọc những lời ai oán của Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội- thượng tướng Nguyễn Văn Được đã bày tỏ bức xúc tại phiên thảo luận tổ (tại Quốc hội) sáng 24-10-2018: "Nhiều cán bộ cấp bậc thấp hơn tôi mà nhà cửa, rồi biệt thự bề thế. Tiền đâu ra mà lắm thế?". (báo Tuổi Trẻ online, ngày 24/10/2018)

Báo TTO viết tiếp:”Tướng Được cho rằng thời gian qua nhiều vụ việc lớn được đưa ra xét xử, nhiều cán bộ dính líu đến tiêu cực được xử lý nghiêm minh nhưng ông có cảm giác như vẫn chưa "sờ trúng gáy" những đối tượng tham nhũng tầm cỡ.
Rồi việc quản lý cán bộ hiện nay lỏng lẻo, chưa nói đến cán bộ từ tỉnh trở lên mà ngay cả cán bộ xã, cấp phòng cũng xảy ra nhiều trường hợp tham nhũng hàng chục tỉ đồng…Vừa qua chúng ta đã "sờ" nhiều rồi nhưng có vẻ như cái gáy chính của tham nhũng, những đối tượng lấy của dân nhiều thì lại chưa bị sờ trúng. Tôi nói thật có nhiều thằng nó cấp bậc thấp hơn tôi nhiều bậc, nhưng nhà cửa nó thì to bề thế. Tiền lấy đâu ra mà lắm thế? Nó ăn, xơi của dân rất nhiều.”

Như vậy thì cái lò chống tham nhũng của ông tân Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã đủ sức nóng để đốt củi khô chưa, vội chi mơ đến củi tươi như ông từng khoe với dân ?

Nhưng trước mắt, ai cũng muốn chờ xem một người có nhiều quyền lực như ông có thể cứu ngư dân Việt Nam khỏi các cuộc đàn áp, tấn công và đâm chìm tầu dã man của bọn thảo khấu Trung Cộng ở Biển Đông hay không ? Hay ông cũng chỉ là con hổ giấy trước nanh vuốt của Tập Cận Bình, và sẽ chẳng đòi được tấc biển nào ở Hoàng Sa và một phần Trương Sa như từ bấy lâu nay ?

Người ta chỉ sợ rằng, khi được tâng bốc lên tận mây xanh và nghe nịnh hót đầy tai như đã diễn ra trong thời gian qua thì ông sẽ“ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, như ông đã cảnh giác trong diễn văn nhận chức chiều ngày 23/10/2018. -/-


Phạm Trần
(10/018)
 
Văn Hóa
Hòa Lan –Tháng Mân Côi Nhớ Về Mẹ
LM. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
18:40 25/10/2018
Tháng Mân Côi cũng sắp qua đi và mỗi ngày đều có những niềm vui và nỗi buồn xảy đến. Tiết trời mùa thu ảm đạm với những chiếc lá vàng rơi rụng và những cơn gió kèm theo luồn hơi lạnh khiến trong lòng cũng cảm thấy bồn chồn và tâm trạng đôi lúc tiếc nuối một điều gì đó về những gì đã qua và bản thân vẫn chưa làm được gì dù trong lòng rất muốn.

Hơn một năm ba tháng sống ở xứ sở Hoa Tu-líp và những chiếc cối xoay gió,mài dùi kinh sử với một ngôn ngữ mới khá khó ở các trường học, được đi ngược xuôi ở đất nước khá bằng phẳng với những con người lịch thiệp, văn minh này, chúng tôi cũng học được nhiều điều và cảm thấy mình thật nhỏ bé và những gì mình học được, làm được chỉ như những hạt bụi bên vệ đường. Bởi thế, mình cần có sự khiêm tốn hơn và mỗi ngày phải cố gắng hơn để không bị tụt hậu.

Cách đây hai ngày, một anh em linh mục từng học chung đại học bên Việt Nam báo tin là cha bạn cùng lớp vừa mới qua đời khi đang tại nhiệm với tuổi đời chưa tròn 50. Người anhem đó còn commnent rằng: “Cuộc đời không ai nói trước được điều gì và cũng chẳng ai định đoạt được số phận, tất cả trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Đấng chúng ta tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Ngài...”.Vì chết trẻ khi đang còn tại nhiệm nên trong bản cáo phó người ta ghi là hưởng dương chứ không phải là hưởng thọ. Người đang còn trẻ, khỏe và làm việc tốt mà chết đột ngột thì biết bao người tiếc thương, nhất là ở Việt Nam thì đám tang của một người quan trọng như các linh mục thì long trọng biết nhường nào.

Cũng cách đây mấy ngày, giáo phận Orleans- Pháp lại rúng động khi một linh mục trẻ khoảng 38 tuổi đã tự tử vì bị cáo buộc giao tiếp thân tình với trẻ vị thành niên. Như vậy chỉ trong vòng 2 tháng, giáo hội tại Pháp đã nhận hai hung tin về việc hai linh mục cùng tuổi 38 đã tự tử vì những cáo buộc này. Các giám mục là những người đứng mũi chịu sào đã trả lời báo chí là rất đáng tiếc, và những người từng làm việc với các linh mục trẻ này cảm thấy tiếc thương và than khóc cho những mảnh đời bạc mệnh.Nhiều người hỏi chúng tôi về việc này nhưng chúng tôi cũng chỉ là người ngoài cuộc và cũng rất đau lòng cho những anh em đồng môn của mình khi bị cáo buộc và trong lúc tuyệt vọng đã chọn giải pháp bằng cái chết để không phiền hà đến người khác. Đời linh mục như hạt lúa miến phải bị nghiền nát và đôi lúc cũng hơi phũ phàng dù ngày chịu chức được mọi người tung hô ca tụng. Nhiều người Việt Nam khi nhìn vào các linh mục thấy lúc nào cũng ăn trơn, mặt trắng, dáng vẻ khoan thai cứ nghĩ là sung sướng lắm và còn nói nếu biết vậy thì đi tu hay hơn! Họ đâu biết rằng các linh mục cũng có những lúc thăng trầm, có những lúc đau buồn tuyệt vọng vì những hiểu lầm, những chống đối, những mâu thuẫn trong công việc, và nếu linh mục thiếu sự kiên nhẫn và thiếu đời sống cầu nguyện thì sẽ dẫn đến những điều đáng tiếc.

Ngày lễ khánh nhật truyền giáo 21 tháng 10 vừa qua chúng tôi có dâng thánh lễ tiếng Anh cho cộng đoàn sinh viên quốc tế tại Delft và chia sẻ với các em về sứ mạng truyền giáo trong giáo hội ngày nay dựa theo Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi)của Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI. Trong Tông Huấn có nói đến việc chứng nhân: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân” (Thánh Phaolo VI, Evangelii Nuntiandi). Các sinh viên này đến từ khắp nơi trên thế giới và đang học tại một trong những trường đại học danh tiếng ở thành phố Delft - Hòa Lan với ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Các em được Đức Giám Mục Giáo Phận Rotterdam và các linh mục tuyên úy Dòng Ngôi Lời đồng hành hướng dẫn về đời sống tâm linh từ nhiều năm nay.Đời sống sinh viên xa nhà dễ làm cho các em xa Chúa nhưng chính các em đã tìm đến với Chúa qua các thánh lễ và các buổi học hỏi lời Chúa, và chính đời sống các em là nhân chứng cho Chúa. Có lẽ sứ mạng truyền giáo của chúng tôi bắt đầu đi theo một chiều hướng mới là đồng hành với các sinh viên quốc tế và nhóm người di dân nói tiếng Tây Ban Nha trong chiều kích loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Cũng trong ngày Khánh Nhật truyền giáo, chúng tôi đã cử hành thánh lễ cho một giáo khu mới của người Việt Nam tại vùng Rotterdam-Capelle và các vùng lân cận. Trong khi nhiều nhà thờ và giáo xứ Hòa Lan mỗi ngày thu hẹp lại vì thiếu giáo dân và thiếu nguồn kinh phí để bảo quản các thánh đường, thì người Việt mình lại muốn mở thêm các giáo khu mới nhưng lại không có nhà thờ. Nhìn thấy anh chị em từ khắp nơi đổ về tham dự thánh lễ để hiệp thông với giáo khu mới mà trong lòng cảm thấy vui vì người Việt mình lúc nào cũng sốt sắng và liên đới với nhau. Chỉ cầu mong họ luôn biết giữ “lửa” nhiệt thành và lòng yến Chúa với tâm tình đơn sơ, quảng đại thì ắt việc gì cũng thành công. Chúng tôi cũng chia sẻ với anh chị em về sứ mạng truyền giáo ngày nay qua việc đánh động những anh chị em còn nguội lạnh và hàn gắn những vết thương lòng bấy lâu nay chưa được băng bó do thiếu sự nhiệt huyết và sự hi sinh. Những thánh lễ Việt Nam hay những buổi họp mặt phải luôn là sự chia sẻ, hàn gắn và liên đới với nhau thì mới đem lại cảm giác an tâm vì người Việt chúng ta ở đây thuộc đủ mọi thành phần và sống rải rác khắp nơi nên có được tiếng nói chung và sự hiệp nhất không phải dễ.

Chúng tôi cũng có buổi họp mặt với những người phụ trách ca đoàn, các nhạc công của giáo xứ và các giáo khu để nối kết tình thân và cũng để đưa ra những dự định mới cho tương lai của giáo xứ.Về giọng ca, tiếng hát thì khỏi bàn tới vì nhiều anh chị em ca viên từng là ca sĩ và nhiều người hát rất hay. Nhiều anh chị em ca trưởng và nhạc công từng phục vụ trong các ca đoàn lớn ở Việt Nam nhưng chỉ thiếu những buổi hội thảo và thường huấn về thánh nhạc nên đôi lúc cũng làm theo cảm hứng và không biết mình làm đúng hay sai. Nhìn thấy sự hi sinh không tính toán của anh chị em trong các ca đoàn của giáo khu và giáo xứ trong những buổi tập hát hay trong các thánh lễ phải đi thật xa, thật sớm, phải tự bỏ tiền ra sắm đồng phục… mà thấy cảm phục vô cùng. Chỉ ước mong một điều là mọi người hãy làm vì Chúa và luôn khiêm tốn để mỗi ngày học thêm một điều mới để giáo xứ của chúng ta mỗi ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Tháng Mân Côi cũng có nhiều lễ bổn mạng của các hội đoàn, trong đó có lễ bổn mạng của một ca đoàn giáo khu lấy tên là Têrêsa. Nhìn thấy các chị em trong những tà áo dài thanh lịch với những giọng ca trong trẻo hát mừng Chúa trong thánh lễ và một số anh em trong bộ comple truyền thống hát bè nam nhịp nhàngtheo sự điều khiển của một ca trưởng được đào tạo bài bản khiến lòng mình cũng thanh thoát bay cao.

Lời Mẹ nhắn nhủ ngày nào ở Fatima: “Ăn năn sám hối, siêng năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng trái tim Mẹ” luôn vang vọng cho đàn con nhỏ bé ở chốn dương trần. Xin Mẹ Maria thương đến đoàn con ở xứ lạ quê người dù về phương diện vật chất ở đây có vẻ dư đầy nhưng đời sống tâm linh của chúng con chưa được như ý Mẹ. Có những lần tâm sự với những người mẹ Việt Nam đạo đức có những đứa con sinh ra và lớn lên tại đây. Nhiều đứa trẻ đã hoàn toàn có tư tưởng và suy nghĩ theo người Hòa Lan nên khi bố mẹ chúng góp ý hay nhắc nhở chuyện đạo hạnh là các em phản ứng quyết liệt vì các em dị ứng khi đây đó trên phương tiện truyền thông phát đi những chuyện lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ và từ đó các em có thành kiến với đạo.Bởi thế, những người làm lớn cố gắng sống sao để đừng gây gương mù, gương xấu cho người khác, nhất là giới trẻ. Xin Mẹ Maria an ủi và phù hộ cho các bà mẹ Việt Nam đang đau khổ vì đàn con mình và xin Mẹ hãy đoái thương và giúp giới trẻ ở đây biết chạy đến cùng Mẹ để nhận được sự che chở. Xin Mẹ đoái thương nước Việt Nam chúng con trước những khó khăn thử thách về đức tin và giúp chúng con biết sống đạo hơn là chỉ giữ đạo. Amen.

Hòa Lan,24 tháng 10năm 2018

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hợp Ca
Lê Trị
20:50 25/10/2018
HỢP CA
Ảnh của Lê Trị
Bên nhau lòng thấy yêu đời
Đôi ta cao hứng vang trời song ca
(bt)