Ngày 25-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 25/10/2009
CẢNH HOÀNG HÔN CŨNG LÀ XUÂN

N2T


Trong phòng khám chật ních người, một ông lão đứng lên đi về phía trước nói với cô y tá đang ghi số phiếu đăng ký:

- “Này cô, số đăng ký của tôi là mười giờ, nhưng bây giờ sắp đến mười một giờ rồi, tôi không thể đợi được nữa, phiền cô giúp cho tôi phiếu đăng ký khám bệnh khác.”

Có một bà lão trong số người đến khám bệnh quay qua người bên cạnh nói:

- “Lão đó ít nữa cũng là tám mươi tuổi rồi, có việc gì mà làm cho ông ta không thể đợi được chứ ?”

Ông lão nghe được lời của bà ta thì quay qua bà ấy cười nói rất lịch sự:

- “Này bà, tôi đã tám mươi bảy tuổi rồi, do đó mà tôi mới không thể lãng phí mỗi giây phút cuộc sống.”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta càng già thì càng thấy cuộc sống thật đáng sống; con người ta khi bệnh hoạn thì thấy sinh mệnh của mình quả là mong manh; nhưng con người ta khi sống trong hạnh phúc thì không nghĩ đến đau khổ của ngày mai.

Người biết hưởng thụ cuộc sống thì dù cho tuổi đã cao thì vẫn cứ hưởng thụ, và càng biết giây phút hưởng thụ cuộc sống sẽ không còn bao lâu nữa nên họ càng hưởng thụ, càng tranh thủ với thời gian…

Nếu mỗi người Ki-tô hữu biết hưởng thụ ân sủng của Thiên Chúa cách chính đáng, thì không giây phút nào trong cuộc sống họ bỏ qua những cơ hội làm cho ân sủng của Thiên Chúa được sinh ích lợi cho người khác, họ biết sống khiêm tốn, biết sống bác ái, biết sống yêu thương và hòa nhã với mọi người…

Xuân không phải chỉ là mùa xuân mới có, nhưng mỗi giây phút của người Ki-tô hữu đều là mùa xuân, dù cho họ tuổi đã cao, sức đã yếu, bởi vì xuân của họ chính là Thiên Chúa vậy.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 25/10/2009
N2T


91. Sở dĩ Con Một duy nhất của Thiên Chúa mặc lấy xác phàm yếu đuối như chúng ta. Ngài vô hình không thể thấy, nhưng Ngài không chỉ trở thành người hữu hình mà còn trở thành người bé nhỏ, cho nên chịu khinh mạn và hổ thẹn, đón nhận đau khổ và cực hình, chính là vì Ngài dùng sự khiêm tốn để dạy chúng ta làm thế nào để không coi trời bằng vung.

(Thánh Gregory)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 25/10/2009
N2T


263. Người tự học so về phương diện thu hoạch đọc sách và thành công, thì thường thường có thể vượt qua người có giáo dục chuyên môn, bởi vì mục đích của họ rõ ràng chính xác, nguyện vọng của họ mãnh liệt.

 
Lựa chọn và quyết định cho Nước Trời
Nt Têrêxa Tuyết Nga
19:40 25/10/2009
Các dụ ngôn theo Tin Mừng thánh Mattheu là những câu truyện khá hấp dẫn lý thú, giúp người đọc muốn tìm hiểu cái bí mật phía sau các câu truyện. Ý diễn đạt của tác giả muốn nói về một mục đích, nhằm làm sáng lên ý chính qua mỗi dụ ngôn.

Với hình thức kể truyện để định nghĩa về mầu nhiệm Nước Trời. Quả là khó hiểu, vì Chúa đã nói: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước trời.” (Mt 13,11)

Vâng! Chỉ những người được ơn Chúa mới hiểu.

Vậy, mầu nhiệm Nước Trời dành cho ai, của ai, làm sao vào được Nước ấy?

Đây là đề tài mà con muốn gửi đến tất cả mọi người, cùng nhau học hỏi và tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa Nước Trời, từ đó đi đến quyết định chọn lựa giữa hai con đường. Một con đường rộng trải đầy thảm và hoa. Một con đường đầy gai góc sỏi đá chật hẹp cùng đau khổ. Có lẽ không ai trong chúng ta lại muốn chọn con đường thứ hai. Vì! Đời người được mấy chốc mà ta lại chọn đau khổ. Nhưng đây lại là dấu chỉ Nước Trời mà Chúa muốn nói. Chúa là ai? Chúa không nói rõ. Chúa nói: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi, và không ai biết Người con trừ Chúa Cha, Không ai biết Chúa Cha trừ Người con, kẻ mà Người con muốn mặc khải.” (Mt17,27)

Đến đây con cảm nhận Chúa Giêsu đang hé mở mầu nhiệm Nước Trời qua từng dụ ngôn. Thế nhưng các dụ ngôn không thể trình bày hết những gì con người muốn biết, muốn hiểu, nên chúng ta chỉ biết tìm hiểu theo dõi tò mò một cách thánh thiện. Thánh Mattheu đã thuật lại qua bảy dụ ngôn Chúa dạy về Nước Trời, được chia làm ba giai đoạn.

Thứ nhất: (dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột.) Hai dụ ngôn này nói về sự phát triển Nước trời. Nhưng khác nhau ở chỗ, dụ ngôn hạt cải phát triển thành cây rau lớn theo số lượng bên ngoài. Dụ ngôn men bột ảnh hưởng bên trong để biến đổi thế giới, đồng thời cho thấy sự lan rộng của Nước trời sau khi đã được vùi sâu vào thế giới.

Thế! Nước Trời đang ở đâu? Có lẽ những người tín hữu không ai không biết. Nước Trời hiện diện ngay giữa chúng ta không đâu xa. Đó chính là Hội Thánh đang sống và đi cùng chúng ta trong một thế giới biến động từng ngày. Thế giới là như thế, còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta được ơn khôn ngoan Chúa ban qua Chúa Thánh Thần lính ứng. Hãy lớn mạnh trong đức tin, luôn vâng nghe và làm theo thánh ý Chúa để vào Nước Trời như: “Người nói: “ Nước trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.” (Mt 31,15)

“Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước trời cũng gống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33)

Hai dụ ngôn trên Chúa cho chúng ta thấy, Chúa không đòi hỏi gì lớn lao, chỉ muốn nảy nở trong lòng chúng ta một tình yêu mến, từ lòng yêu mến đó, chúng ta đem hết tâm hồn thân xác để gìn giữ phát triển Hội Thánh, nhằm làm dậy men đức tin trong sứ mạng phục vụ giữa lòng Giáo hội.

Vậy, chúng ta sẽ đi tìm Nước Trời bằng cách nào? Với trí khôn ngoan mà thiên Chúa ban cho. Có lẽ mỗi người đi một con đường khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là Nước Trời, mà Nước Trời Chúa lại ví như viên ngọc quý hay kho báu.

“Nước trời giống như chuyện kho báu chôn trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13,44)

Hay dụ ngôn viên ngọc quý: “Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.” (Mt13,46) Đọc hai dụ ngôn chúng ta thấy Chúa không đề cập gì đến vấn đề luân lý của người mua thửa đất, mà chỉ muốn đề cao giá trị Nước Trời và niềm hạnh phúc của người tìm ra mà thôi.

Vậy, dụ ngôn có phải là nhờ vào trí khôn là hiểu được vấn đề không? Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều câu truyện dụ ngôn, điển hình như truyện (Trí khôn của ta đây) nói về hình ảnh con người với hai con vật. Có thể nhiều lúc chúng ta cũng thắc mắc đặt câu hỏi như chú cọp hỏi chú trâu. “Tại sao chú mày lớn như vậy mà lại để cho con người điều khiển.” Câu trả lời thật đơn giản. Vì con người có trí khôn. Kết quả chú cọp như thế nào chắc mỗi người đã có câu trả lời, khi nhìn vào lưng chú cọp. Qua câu truyện vui chúng ta cũng đã thấy điều gì rồi.

Trở lại câu truyện người thương gia đi tìm ngọc quý, nó cũng mang một ý nghĩa Nước Trời cao quý hơn tất cả mọi thứ trên trần gian. Vì vậy, con đường tìm Nước Trời ở ngay chính nơi môi trường mình đang sống, và hoạt động một cách thường nhất trong hành trình thiêng liêng… bằng con tim, lý trí của mình. Sẵn sàng gạt bỏ tất cả những chướng ngại vật của con tim, của thế tục để tiến bước đi tìm.

Quả thật. Nước Trời đúng là một kho tàng quý giá dành cho mỗi người. Đồng thời mời gọi chúng ta biết can đảm, hy sinh, đón nhận những gì Chúa gửi đến trong cuộc sống. Đây cũng là câu trả lời của chúng ta với Chúa.

Con sẽ bán những gì hỡi con? Và con sẽ mua cái gì con yêu?

Thưa. Con sẽ bán hết những gì con có.

Con ơi! Đừng để mắt con trông thấy rồi, hồn con cảm nghiệm mà không quyết định chọn thì uổng công con vất vả đi tìm.

Đến đây Chúa cho chúng ta một sự chọn lựa và quyết định. Qua hai dụ ngôn (Người gieo giống và cỏ lùng.) Chúng ta thấy rõ Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta. Thái độ đón nhận lắng nghe qua lời giáo huấn của Hội Thánh. Chúng ta cùng cộng tác thì quả thật đây là một kết quả tốt của một người gieo giống.

Thế cỏ lùng muốn nói lên điều gì? Phải chăng đây là Giáo Hội trần gian đang lẫn lộn giữa người lành kẻ giữ. Quả là khó hiểu khi nhìn hành động của người đi gieo giống. Hơn nữa về sự việc, để cho cỏ và lúa lên cùng cho đến ngày mùa. Điều này quá là không đúng chút nào với người làm nghề nông.

Thế! Người gieo giống là ai? Hạt giống? Những mảnh đất, sỏi đá, khô cằn, vệ đường mang ý chỉ gì?

Hẳn chúng ta ai cũng biết. Chúa muốn nói Nước Trời ngay tại thế, tại nơi mình sống, hoạt động và phục vụ qua công việc tầm thường nhất hay to lớn của chúng ta. Tuy nhiên công việc là tốt, nhưng việc đón nhận Lời Chúa còn quan trọng hơn. Mà Lời Chúa chính là những hạt giống Chúa gieo vào trái tim mỗi người, còn đón nhận hay không chính ở chúng ta. Chúa là Ông chủ luôn tôn trọng quyền tự do chọn lựa của con người.

Vậy, chúng ta sẽ đón nhận và hành động như thế nào giữa một thế giới đang biến đổi từng giờ. Phải chăng chúng ta cũng chạy theo, trở thành những hạt giống rơi bên vệ đường, sỏi đá, bụi gai… Vâng! điều này đòi buộc chúng ta chiến đấu mỗi ngày trong cuộc sống. Bởi Chúa có nói: hãy để cho cỏ và lúa cứ mọc lên cho đến mùa gặt.

Với bản chất con người yếu đuối nhiều lúc còn ngủ mê, bao lần chúng ta còn chạy theo dục vọng trần thế để cho ma quỷ lợi dụng, làm những việc trái với đạo lý, lương tâm con người không cho phép. Vì thế! Chúa để cho chúng ta có thời gian hồi tâm, biết nhìn lại việc làm của mình trong quá khứ cũng như hiện tai. Có lẽ chúng ta không nhiều, thì cũng ít nhất một lần cảm nhận được sự kiên nhẫn chờ đợi của Chúa đối với chúng ta sau khi vấp ngã.

Sự kiên nhẫn của Chúa là để chúng ta theo Chúa. Thế chúng ta chọn như thế nào? Tốt hay xấu. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu qua dụ ngôn (chiếc lưới.)

Dụ ngôn chiếc lưới Chúa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? Một mẻ lưới đầy cá tốt, xấu. Cá tốt lấy, cá xấu bỏ ra ngoài. Điều này quá rõ! Không ai trong chúng ta lại muốn chọn phần xấu về mình.

Vâng, phần thưởng Nước Trời cũng như mẻ cá trên.
 
Tự sự của một giáo lý viên
Minh Tâm
19:54 25/10/2009
Năm nào tôi cũng được vinh dự đứng trong hàng ngũ giáo lý viên dạy giỏi của giáo xứ, giáo hat. Ngoài tiền bạc (không nhiều lắm) và giấy khen của bề trên, tôi còn nhận được những lời chúc mừng nồng nhiệt, thêm vào đó là những tràng pháo tay rầm rập kéo dài của cộng đoàn. Mặc dù vậy, nhưng tôi vẫn không có được niềm vui dù là một chút nhỏ thôi, bởi bên cạnh đó có những anh chị em giáo lý viên của tôi đạo đức, thông minh, cần cù hơn tôi nhiều lại phải ngồi từ “đằng xa”, mà lẽ ra họ phải được nhận vinh dự này mới đúng.

Mỗi lần như thế là mỗi lần Lời Chúa lại hiện về trong tôi: “Không có gì mà không bị thổ lộ”. Nên hôm nay, tôi mạnh dạn để nói lên chính những suy nghĩ của tôi, hầu mong được Chúa thứ tha.

Mặc dù tôi vẫn biết giáo lý viên là người thi hành một sứ mệnh quan trọng và siêu nhiên, được Chúa Kitô uỷ thác qua Giáo Hội. Giáo lý viên không chỉ là người dạy, nhưng trước hết là một chứng nhân (SGL 9,66), một chứng nhân tình yêu. Nhưng suốt mấy năm qua, tôi đâu có mục đích như thế, đối với tôi cốt làm sao học sinh trong lớp của tôi có trong danh sách khen thưởng của giáo họ, giáo xứ, giáo hạt và thậm chí của giáo phận, và như thế là đã đạt được tiêu chí của tôi rồi.

Chính vì vậy, trong tổng số trên 30 học sinh trong lớp, tôi chỉ nhắm tới vài ba em (những em này khá hơn, nhanh nhẹn hơn so với nhiều em trong lớp), rồi từ đó tôi chỉ tập trung cho những em này (nào là thời gian, động viên, sách vở…và truyền đạt kiến thức). Khi đến kỳ thi tôi chỉ lấy những em này để dự thi vào các kỳ thi của xứ, hạt và giáo phận. Chính nhờ vậy, mà năm nào học sinh của tôi cũng đạt giải cao trong các kỳ thi, thậm chí có những năm đạt giải nhất, nhì, ba của giáo hạt, kể cả giáo phận. Còn các em khác thì hầu như tôi không màng tới, có chăng thấy các em này đến lớp đúng giờ, ra về đúng hẹn thế là được rồi. Lý do này đã khiến không ít các em trong lớp của tôi mặc dù đã học Kinh Thánh III, nhưng vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Chúa Giêsu có mấy tính? Thậm chí có những em khi được hỏi câu hỏi này thì trả lời như sau: Chúa Giêsu có một tính, đó là tính loài người, cũng Tham, Sân, Si, cũng chẳng khác gì 2 ông tông đồ Gioan và Giacôbê con của ông bà Giêbêđê cũng thích ngồi bên hữu, bên tả như chúng ta mọi đàng ! ! ! Còn tính chi nữa thì em không biết!!!

Việc làm của tôi ở trên, cũng vì tôi chỉ nhắm vào thành tích phần thưởng của cha xứ, Ban giáo lý Hạt và hơn nữa là phần thưởng của giáo phận, nên đã đẩy phần đông học sinh hiểu biết giáo lý vào tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như trên. Tôi biết, việc làm của tôi như vậy là trái với Lời Chúa, trái với lương tâm… Tôi biết vậy, nhưng tôi phải làm vậy, vì cách dạy và học giáo lý buộc tôi phải vậy.

Bởi vậy, để thoát khỏi cảnh “tréo ngoe” như trên, tôi đề xuất một ít ý kiến như sau:

Trước hết, lấy danh sách học sinh dự thi. Việc này, theo tôi không nên để cho thầy cô giáo chủ nhiệm hay là do lớp bầu chọn học sinh dự thi, mà việc này phải do bề trên, vì đây không phải là chọn học sinh giỏi mà là kiểm tra kiến thức giáo lý của các em. Do đó, khi đến kỳ thi cha xứ, cha hạt buộc thầy cô giáo lý viên của từng lớp, từng xứ nạp danh sách học sinh của lớp mình cho cha xứ, cha hạt, cha đặc trách. Danh sách này (danh sách lớp) trong số thứ tự của các em 1,2,3,4,5,6,7,8,9…cha xứ, cha đặc trách, cha hạt tuỳ chọn lấy tên tuổi của các em trong số thứ tự, có thể lấy 1,7 hay 5,9… Sau đó thông báo cho các thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo xứ và các em có danh sách mà bề trên đã lấy để dự thi trước một tuần, hay 10 ngày gì đó để họ chuẩn bị cho kỳ thi.

Thứ đến, cũng vì khi dùng từ ngữ trong các kỳ thi, chúng ta dùng từ chưa thuyết phục. Chẳng hạn, cụm từ: “Thi học sinh giỏi”.

“Giỏi” hay “không” thì mình Chúa mới biết được. Việc đánh giá chính xác, đúng mức trong việc dạy và học giáo lý còn nằm ở thái độ, tinh thần học tập và nhất là mức độ áp dụng thực tế.

Đồng thời, khi dùng từ “Giỏi” vô hình chung buộc giáo lý viên phải chọn lọc và khi đã lọc chọn thì sinh ra những vấn đề trên. Do vậy, chúng ta chỉ nên dùng từ: kiểm tra kiến thức giáo lý của các em (lớp, xứ, hạt, giáo phận) kỳ thi…năm 200…

Đối với cấp giáo hạt… không cần phải nhất thiết là năm nào cũng phải lấy mỗi lớp 2 em (2.9=18 em). Có thể năm này kiểm tra khối này, năm sau kiểm tra khối kia, hoặc lớp này, lớp kia…nhưng sắp đến kỳ thi bề trên mới cho biết nội dung, hình thức sẽ được thi như thế nào.

Thiết tưởng, nếu làm được như thế, thầy cô giáo chủ nhiệm và cách riêng là chính cá nhân tôi mới quan tâm đến tất cả các em trong lớp, và chính tất cả học sinh mới có thái độ nghiêm túc trong học tập (vì không em nào biết được mình có bị nằm trong danh sách dự thi của lớp hay không, nên tất cả đều phải học).

Có như thế, hy vọng phần nào Lời Chúa mới trở thành hiện thực nơi các em “Ta đến để cứu chữa những gì đã hư mất”. Nói khác đi, những em yếu kém trong lớp, phần nào được sự quan tâm dạy bảo của giáo lý viên một cách đúng mức.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ bế mạc Khóa họp Thượng hội đồng giám mục về châu Phi
Bình Hòa
15:15 25/10/2009
Sau ba tuần làm việc, khóa họp lần thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục bàn về Phi châu đã kết thúc với Thánh Lễ lúc 10 giờ sáng chúa nhật tại đền thánh Phêrô. Cũng như vào dịp khai mạc, đồng tế với đức thánh cha là toàn thể 239 nghị phụ (gồm 33 hồng y, 3 giáo chủ Đông phương, 75 tổng giám mục, 120 giám mục, 8 linh mục), cộng thêm 55 nhân viên của Văn phòng Tổng thư ký. Các ngài đã nhận được áo lễ và dây stola như món quà lưu niệm. Có một sự khác biệt về phía ca đoàn: vào ngày khai mạc là cộng đoàn liên tu sĩ nước Congo, còn vào ngày bế mạc là cộng đoàn liên tu sĩ Nigeria đảm nhiệm; đây là hai nước Phi châu với số sinh viên đông nhất theo học tại Rôma. Thánh lễ kéo dài cho đến 11 giờ 45 phút, rồi tất cả các vị đồng tế đã tiến ra trước tiền đường của đền thờ, để dự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ. Trong bài huấn dụ dẫn nhập đức Bênêđictô XVI đã giới thiệu những công việc của Thượng hội đồng như sau:

Anh chị em thân mến

Khóa họp đặc biệt lần thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục về Phi châu vừa kết thúc với Thánh lễ tại đền thánh Phêrô. Ba tuần lễ cầu nguyện và lắng nghe để nhận định điều gì Chúa Thánh Thần ngày hôm nay muốn nói với Hội thánh đang sống tại châu Phi, và đồng thời cho toàn thể Hội thánh. Các nghị phụ, đến từ các quốc gia châu Phi, đã trình bày thực trạng phong phú của các giáo hội địa phương. Chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ những niềm vui của các ngài vì các cộng đoàn Kitô hữu năng động đang tiếp tục tăng gia về lượng và về phẩm. Chúng tôi đã tạ ơn Thiên Chúa vì niềm hăng say truyền giáo đã tìm được mảnh đất trù phú ở nhiều giáo phận và được biểu lộ qua việc phái cử các thừa sai sang các nước khác của châu Phi và sang các đại lục khác. Các nghị phụ đã quan tâm đặc biệt đến gia đình, là một tế bào nòng cốt của xã hội tại châu Phi, nhưng hiện nay đang bị đe doạ bởi những trào lưu ý thức hệ bắt nguồn từ các đại lục khác. Rồi còn phải nói chi đến giới trẻ bị đe doạ bởi áp lực đó, bị ảnh hưởng của những khuôn mẫu tư duy và hành động trái ngược với những giá trị nhân bản và Kitô giáo của các dân tộc châu Phi? Dĩ nhiên là trong khóa họp người ta cũng nói đến những vấn đề hiện tại của châu Phi, và sự cần thiết của việc hòa giải, công lý và hòa bình. Giáo hội muốn đáp ứng điều đó bằng các trưng bày lại việc loan báo Tin mừng và hoạt động để thăng tiến nhân sinh, với một nhiệt khí mới. Được thôi thúc nhờ Lời của Chúa và Mình Thánh Chúa, Giáo hội cố gắng làm sao để cho đừng ai phải thiếu điều cần thiết để sinh sống, và để cho tất cả được sống xứng với phẩm giá con người.

Nhắc lại chuyến thăm viếng nước Camerun và nước Angola vào hồi tháng ba vừa rồi, với mục tiêu là khai mào công cuộc chuẩn bị trực tiếp của Khóa họp lần thứ hai về châu Phi, hôm nay tôi muốn ngỏ lời với tất cả các dân tộc châu Phi, cách riêng với những ai chia sẻ đức tin Kitô giáo, để trao cho họ sứ điệp kết thúc của Thượng hội đồng. Đây là một sứ điệp gửi đi từ Rôma, tòa của vị kế nhiệm thánh Phêrô, chủ toạ cộng đoàn Hội thánh toàn thế giới, nhưng theo một nghĩa cũng đúng không kém, nó bắt nguồn từ châu Phi, mang theo vẻ phong phú của một biến cố của tình hiệp thông sâu xa trong Chúa Thánh Thần. Thưa các anh chị em thân mến từ Phi châu đang nghe tôi nói, tôi xin gửi gắm cho lời cầu nguyện của anh chị em những hoa trái của công việc các nghị phụ, và tôi xin dùng lời Chúa để khuyến khích anh chị em rằng: anh chị em hãy là muối và ánh sáng cho đất nước châu Phi thân yêu.

Vào lúc bế mạc Thượng hội đồng này, tôi muốn nhắc nhở rằng vào năm tới sẽ có một khóa họp đặc biệt bàn về miền Trung đông. Nhân chuyến viếng thăm nước Chypre, tôi sẽ hân hạnh trao Tài liệu làm việc của khóa họp này. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa là Đấng không ngừng xây dựng Hội thánh của Người trong tình thông hiệp, và chúng ta hãy tin tưởng khẩn xin Đức Trinh nữ Maria là mẹ chuyển cầu cho chúng ta.

Sau khi ban phép lành Tòa thánh, Đức Thánh Cha đã thêm những lời chào các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Bồ đào nha, Ba lan.

Trở lại với Thánh lễ cử hành lúc 10 giờ sáng, đức Bênêđictô XVI đã dựa theo các bài đọc Sách Thánh của chúa nhựt XXX Mùa Thường niên, để gửi đến sứ điệp hy vọng cho châu Phi. Thực vậy, bài đọc thứ nhất được trích trong phần được mệnh danh là “sách An ủi” của ông Giêrêmia, để phấn khích nhân dân Israel đang lâm cảnh thất trận và lưu đày. Ngôn sứ nhắc nhở đồng bào rằng Thiên Chúa xưa kia đã giải thoát dân tộc khỏi cảnh nô lệ bên Ai cập thì cũng sẽ tiếp tục bày tỏ tình thương, cứu vớt những người đang lâm cảnh lầm than. Thực vậy, trải qua dòng lịch sử, Thiên Chúa không ngừng đến bên cạnh những người khao khát tự do, công lý và hoà bình. Bài Tin mừng thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành một người mù ở cửa thành Giêricô đã chứng tỏ điều đó. Chúa Giêsu đã đến gần anh ta khi Người lên đường về Giêrusalem, nơi mà mình sẽ hoàn tất công trình cứu độ. Người đã gặp anh ta trên đường đi của mình, con đường dẫn đến giải thoát. Người đã hỏi anh ta: “anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Người muốn mang lại ánh sáng cho anh, nhưng Người muốn cho anh bày tỏ lòng tin và yêu mến. Người muốn cho anh ta chỗi dậy, can đảm yêu cầu điều cần thiết cho phẩm giá của mình. Người đã chữa lành cho anh, theo như nguyện vọng của anh: “Này anh, hãy lên đường, lòng tin của anh đã cứu anh”. Chúng ta cũng có thể áp dụng điều này cho các dân tộc châu Phi: nhờ lòng tin vào Chúa Giêsu là ánh sáng, các tín hữu lấy can đảm để làm chứng cho hoà giải, công lý và hoà bình, trở nên muối và ánh sáng cho xã hội.

Bài đọc thứ hai nói đến Chúa Kitô là Thượng tế. Tác giả của thư gửi Hipri nêu bật đặc trưng của Chúa Kitô ở chỗ Người biết cảm thông với nỗi khổ của anh em đồng loại. Đức Kitô đã mở ra một viễn tượng mới về chức vụ tư tế: một chức vụ không đặt ưu tiên vào việc tế tự nhưng là vào việc phục vụ. Hội thánh được mời gọi tiếp tục con đường đó. Công tác truyền giáo của Hội thánh luôn đi kèm với việc thăng tiến con người. Đó là một hình thức tư tế của Kitô giáo: nhờ tình yêu, Hội thánh tìm hết mọi hình thức để cổ động cuộc phát triển toàn diện cho con người: không những giúp cho họ vượt qua cảnh nghèo đói bệnh tật, nhưng còn giúp cho họ phát triển các giá trị tinh thần thuộc văn hoá của họ.

Trong phần kết luận, đức thánh cha đã trích dẫn những lời của sứ điệp bế mạc Thượng hội đồng để khuyến khích các giáo hội châu Phi hãy can đảm, đứng dậy và lên đường, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Công tác truyền giản Tin mừng thật là khẩn trương để thiết lập những mối quan hệ hòa giải, công lý, hoà bình trong xã hội. Ước mong rằng Giáo hội sẽ mang Chúa Kitô đến với mọi người, mang lại cho họ sự sống xứng hợp với phẩm giá của họ, sao cho không còn ai phải chịu cảnh đói khổ nữa.
 
Các Giám Mục Châu Phi thảo luận về Hồi Giáo
Bùi Hữu Thư
18:26 25/10/2009
Khẳng định nhu cầu phài đối thoại và tự do tôn giáo

VATICAN, ngày 23, tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Các giám mục lên tiếng tại Thượng Hội Đồng Châu Phi đôi khi dùng các ngôn từ và luận điệu khác nhau khi nói về Hồi giáo, nhưng họ đồng ý về nhu cầu phải đối thoại và tự do tôn giáo.

Đức Ông Joseph Bato'ora Ballong Wen Mewuda, phát ngôn viên tiếng Pháp của Thượng Hội Đồng, khẳng định điều này, và ghi nhận sự khác biệt về cách diễn tả của các giám mục Bắc Phi và Châu Phi vùng Nam-Sahara.

Các dị biệt này phản ánh trong các kết luận của các nhóm công tác của Hội Nghị Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, đã chấm dứt ngày Chúa Nhật.

Các kết luận này của các nhóm công tác, mỗi nhóm gồm khoảng 20 thành viên, được báo cáo bởi một phúc trình viên của một trong các nhóm nói tiếng Pháp; đó là linh mục Gerard Chabanon, Bề trên tổng quyền của các Dòng Truyền Giáo Phi Châu, trước đây mang danh các Linh Mục Trắng.

Cha ghi nhận rằng các giám mục Phi Châu rất cẩn trọng khi tố cáo các biến cố giới hạn việc tự do tôn giáo trong cộng đồng của họ.

Thí dụ, trong sự can thiệp nhắm đến các sinh viên Nam Sahara tại Maghreb của Đức Tổng Giám Mục Vincent Landel of Rabat, Morocco, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bắc Phi, ngài nói “các người trẻ này khám phá ra một thế giới trong đó Hồi Giáo có tính cách xã hội và trên thực tế hầu như không có tự do tôn giáo."

Các thực tại khác biệt

Đức Giám Mục Maroun Elias Lahham ở Tunis, Tunisia, nhận xét rằng Instrumentum Laboris dành rất ít cho việc thảo luận về Hồi giáo, và chỉ để cập đến bằng “các ngôn từ cách chung.”

Ngài nói rằng “gần 80% trong số 350 triệu người Ả Rập theo đạo Hồi đang sống tại các quốc gia Bắc Phi,” có nghĩa là “mối tương giao giữa Hồi giáo và Kitô giáo tại Bắc Phi khác với mối tương giáo tại Âu Châu và Châu Phi vùng Nam Sahara, và khác với cả các quốc gia Ả Rập tại Trung Đông."

Ngài cho hay, “sự dị biệt về kinh nghiệm của các Giáo Hội Bắc Phi ở chỗ đây là một Giáo Hội của sự gặp gỡ.” Ngài giải thích, “Ngay cả khi Giáo Hội này không có được sự tự do mong muốn, nhưng họ vẫn không bị đàn áp."

Đức giám mục tiếp: “Đó là một Giáo Hội đang sống trong hầu hết 100% các quốc gia Hồi Giáo, và là nơi đại đa số các tín hữu là người ngoại quốc, và là những người phần đông chỉ sinh sống tại đây trong vài năm."

Ngài nói, “Đây là một Giáo Hội đang sống trong các quốc gia Hồi Giáo, nơi bắt đầu có sự suy nghĩ có tính cách phê bình về Hồi Giáo cứng rắn và quá khích."

Đức giám mục Tunis kết thúc bằng cách kêu gọi “một sự thảo luận về Hồi Giáo tại Phi Châu chú trọng đến các kinh nghiệm Châu Phi khác biệt, từ Tunis đến Johannesburg."

Trong một cuộc họp báo, Đức Ông Ballong Wen Mewuda giải thích rằng, “nói chung, các giám mục Châu Phi Nam Sahara đã nhấn mạnh về nhu cầu thiết lập một cuộc đối thoại cởi mở với Hồi Giáo để khẳng định quyền căn bản về tự do tôn giáo.”

Ngài nói, “đồng thời, tại những miền địa dư này, nơi nói chung, người Hồi Giáo không chiếm đa số, đã có ngày càng nhiều các nỗ lực mạnh mẽ để Hồi giáo hóa dân chúng.”

Bành trướng

Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn nói, “Tại Châu Phi, Hồi Giáo tăng triển liên tục qua ba phương tiện: tình huynh đệ, các Học Viện Koran và các đền thờ Hồi giáo."

Trong một buổi họp không chính thức với giới truyền thông ngày 21 tháng 10, Đức Hồng Y Phêrô Kodwo Appiah Turkson, Tổng Giám Mục Cape Coast, Ghana, đã nói là các giám mục coi các nỗ lực bành trướng này là một “mối đe dọa,” đôi khi trên hết đã được thực hiện trên điạ bàn chính trị.

Đức Tổng Giám Mục Norbert Wendelin Mtega ở Songea, Tanzania, đã nói trong phiên họp của Thượng Hội Đồng: “Chúng tôi yêu người Hồi Giáo. Chúng tôi phải sống với họ trong lịch sử và văn hóa của chúng tôi. Nhưng trước hết, mối hiểm nguy đang đe dọa sự tự do, chủ quyền, nền dân chủ, và nhân quyền tại Châu Phi là yếu tố chính trị Hồi Giáo, nói cách khác, là các kế hoạch dự trù, và phương thức rõ rệt để “phân định Hồi Giáo với chính trị và ngược lại’ trong mỗi quốc gia Phi Châu."

Ngài tiếp: “Thứ đến, đó là yếu tố tiền tệ Hồi Giáo khi những khoản tiền to lớn từ các nước ngoài đang được đổ vào các quốc gia Phi Châu đang làm cho nền hoà bình của chúng tôi bị lung lay và làm cho Kitô Giáo bị loại trừ."

Đức Giám Mục Arlindo Gomes Furtado ở Santiago de Cabo Verde [Cape Verde] than phiền rằng "đang có những cuộc đầu tư lớn nhằm ủng hộ cho Hồi Giáo tại quốc gia Công Giáo duy nhất trong miền."

Tuy nhiên, nhóm cộng tác do Linh Mục Gerard Chabanon điều hợp, đã báo cáo trong các kết luận của họ như sau: “Mặc dầu thực tại của Hồi Giáo khác biệt trên khắp Châu Phi, thái độ của các Kitô hữu vẫn phải cổ võ một cách thống nhất cho “một cuộc đối thoại về sự sống và đối thoại về xã hội."

Nhóm này tiếp, “Đã có sự nhấn mạnh rằng chúng tôi phải luôn luôn tìm kiếm sự tự do cho lương tâm và mối tương giao về tôn giáo."
 
Con đường dẫn đến Công giáo: Một cái nhìn từ bên trong một giáo xứ Episcopal
Trần Mạnh Trác
19:04 25/10/2009
Phỏng theo The New York Times

Rosemont, Pa - Khi toà thánh Vatican công bố sẽ hoan nghênh các nhóm Anh giáo truyền thống hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo La Mã, các vị lãnh đạo cuả một giáo xứ Episcopal đã nhẩy mừng giống như thể có một con tàu đã đến để giải cứu họ khỏi một tảng băng trôi.

Giám mục David Moyer của giáo xứ Good Shepherd (Chuá Chiên Lành), một giáo xứ ở vùng ngoại ô (Rosemont) của Philadelphia đang phải đấu tranh để giữ chủ quyền tài sản lịch sử cuả họ, đã hoan nghênh quyết định cuả Vatican. "Chúng tôi đã cầu nguyện cho điều này hàng ngày trong hai năm qua. Khi nghe tin tức tôi đã cảm động không nói nên lời, sau đó là niềm vui và những giọt nước mắt."

Đây có thể là một trong những giáo xứ đầu tiên tại Hoa Kỳ sẽ trở về hàng loạt sau khi Vatican hoàn thành kế hoạch cho phép Anh giáo trở thành Công Giáo mà vẫn giữ lại nhiều truyền thống tinh thần của họ, như Sách Kinh Giáo Dân (Book of Common Prayer) và linh mục có gia đình.

Đó là những sắp xếp thích hợp (tailor-made) dành cho những cộng đoàn “Anh Giáo-Công giáo" (“Anglo-Catholic”) như thế này, là những cộng đoàn đã chống đối Giáo hội Episcopal vì những quyết định cho phép phụ nữ và người đồng tính trở thành linh mục và giám mục. Những thánh lễ ở đây thường cử hành một cách tôn nghiêm (“high church” style) giống phong cách truyền thống của Công giáo, với xông hương, áo lễ trang trọng và ca đoàn có khi hát bằng tiếng Latin.

"Đa số các thành viên của chúng tôi sẽ lên tàu," là lời cuả LM Aaron R. Bayles, phó xứ, ngài đã phát biểu sau khi kết thúc Thánh lễ lúc một giờ trưa để cầu nguyện cho sự hiệp nhất tại một nguyện đường nhỏ bên cạnh, lung linh với ánh nến màu xanh.

Ngài nói đã hớn hở (exultant) khi nghe tin từ Vatican, vì ngài đã luôn hy vọng sẽ được thấy sự thống nhất giữa Anh giáo, Chính thống giáo và Công giáo.

"Đây có thể là một bước trong chiều hướng đó", Cha Bayles nói tiếp, ngoài chức vụ mới là phó xứ ngài còn là tuyên úy cuả lực lượng trừ bị không quân quốc gia (Air Guard Reserve.) (được biết vị phó xứ trước ngài đã rời xứ để trở thành Công giáo.)

Giáo xứ Good Shepherd từ lâu vẫn có bất hoà với Giáo hội Episcopal, là Giáo hội Mỹ trong tổ chức Cộng Đồng Anh Giáo toàn cầu (Anglican Communion). Năm nay, Giáo phận Episcopal ở Pennsylvania đã kiện giáo xứ Good Shepherd để đòi các tòa nhà, xây dựng năm 1894, bằng đá tráng lệ dựa theo mẫu thế kỷ 14 cuả vùng thôn quê Anh quốc. Tài sản của nhà thờ được ước tính là $ 7.000.000.

Trong 17 năm liền, giáo xứ đã từ chối không cho phép các giám mục Episcopal địa phương viếng thăm mục vụ hay đến ban phép thêm sức, rồi sau đó họ ngừng trả tiền niên liễm cho Giáo phận Episcopal Pennsylvania.

Ngay cả danh xưng cuả các chức vụ trong giáo xứ cũng là dấu hiệu của cuộc xung đột. Giám mục Moyer không phải là một giám mục trong Giáo Hội Episcopal, nhưng ngài sử dụng danh xưng đó vì ngài đã được truyền chức bởi các giám mục Anh giáo truyền thống (Traditional Anglican Communion), là một nhóm tách biệt đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Vatican đón nhận Anh giáo.

Trong văn phòng của vị giám mục, ngài treo ảnh của ĐGH John Paul II và ĐGH Benedict XVI, Giám mục Moyer nói rằng ngài là một trong 38 giám mục Anh giáo truyền thống đã ký đơn thỉnh nguyện ĐGH Benedict XVI trong tháng 10 năm 2007 yêu cầu có một sắp xếp có thể đoàn kết Anh giáo với Giáo Hội Công Giáo.

Ngài nói rằng các giám mục này, cũng đã tổ chức một nghi lễ ký kết vào một bản sao của sách Giáo Lý Công Giáo (Catechism of the Catholic Church ) để bày tỏ sự chấp nhận đầy đủ của họ về giáo lý Công giáo. Trong khi đó, Cộng đồng Anh giáo toàn cầu, với 77.000.000 thành viên, đang cố chỉnh đốn hàng ngũ trước những ly khai và kháng nghị cuả nhóm bảo thủ. Ngoài những nhóm “Anh giáo-Công giáo”, còn có những nhóm Thánh Kinh (evangelical Anglicans), diễn dịch Kinh Thánh một cách bảo thủ, nhưng cảnh giác trước thẩm quyền giáo hoàng của Roma.

Theo sắp xếp này, Vatican cho biết sẽ cho phép linh mục Anh giáo kết hôn, nhưng không nhận hàng giám mục đã kết hôn. Giám mục Moyers, có ba người con, cho biết ngài sẽ phải chờ đợi để nghe xem ngài và các giám mục khác có thể được đặc biệt chấp nhận vào hay không ("grandfathered in").

Giám mục Moyer thừa nhận rằng một số trong 400 giáo dân sẽ có người không muốn trở thành Công giáo. Một số vốn là cựu Công giáo có thể không muốn quay trở lại. Và những người khác muốn trung thành với Giáo hội Episcopal, bất chấp cuộc xung đột.

Nhưng bà Lynn Shea, một thành viên 10 năm của Good Shepherd, cho biết bà hầu như không quan tâm về việc giáo xứ thuộc giáo phái nào miễn là các nghi lễ có sự tôn kính, cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau và cha sở là một bậc thầy chân chính.

"Nhà thờ có tên là gì chăng nữa thì cũng không phải là một vấn đề, vấn đề chính là sự liên hệ giữa các giáo hữu với nhau". Bà Shea đã mất đứa con trai 15 tuổi, cháu đã tự tử trong năm qua, và cảm thấy cộng đòan đã nâng đỡ gia đình bà.

Bà nói rằng bà biết một số giáo dân sẽ chống lại việc trở lại Công giáo vì họ đã có những kỷ niệm xấu trước những nghiêm ngặt của các nhà thờ và nhà trường Công giáo, hoặc có ác cảm vì vụ bê bối tình dục liên quan đến các linh mục Công giáo.

Giám mục Moyer nói rằng ngài càng ngày càng mong muốn nhảy qua (Công Giáo) trong lúc mặt đất dưới chân mỗi ngày mỗi rung chuyển. Năm 2002, một cựu giám mục giáo phận của ngài là Charles E. Bennison đã giải nhiệm ngài vì ngài từ chối vâng lời thẩm quyền của giám mục, nhưng Giám mục Moyer vẫn giữ được chỗ trong khi giám mục Bennison đã bị một phiên toà giáo hội giải nhiệm năm 2008 sau khi kết luận rằng giám mục Bennison đã bao che cho anh trai, một linh mục, về tội lạm dụng tình dục với một cô gái năm trước.

Ngay cả khi tranh chấp leo thang, Giáo xứ Good Shepherd cũng không bao giờ chính thức rời bỏ Giáo hội Episcopal, như nhiều giáo xứ bảo thủ và bốn giáo phận khác đã làm. Một phần lớn lý do là vì Good Shepherd đã không muốn bị đuổi ra khỏi tài sản của mình. Các giáo xứ bảo thủ khác đã thua kiện khi họ rời bỏ Giáo hội Episcopal.

Giám mục Moyer sống tại nhà xứ trong khuôn viên của nhà thờ. Ngài hy vọng sẽ giải quyết "vũng lầy pháp luật" trước khi gia nhập Giáo hội Công giáo.

Ngài mở cánh cửa gỗ đi ra con đường tròn phía trước nhà thờ. Vào một ngày mùa thu rực rỡ, cảnh nhìn giống như một bưu thiếp cuả xứ Kent.

"Đó là một nhà thờ đẹp," ngài nói. "Tôi hy vọng chúng tôi có thể giữ nó."
 
Nước là sự thiện nhân bản hàng đầu
Vũ Văn An
23:02 25/10/2009
Nhân Hội Nghị Quốc Tế Chuyên Đề Lần Thứ Tám về Tôn Giáo, Khoa Học và Môi Trường đang họp tại Memphis, tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ, với chủ đề: “Tái lập quân bình: Sông Lớn Mississippi”, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhờ Đức Cha Gregory M. Aymond, Tổng Giám Mục New Orleans, chuyển tới Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I, một bức thư ca ngợi “các cố gắng của Thượng Phụ trong việc cổ vũ lòng kính trọng đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa và ý thức liên đới hoàn cầu trong việc quản lý khôn ngoan và có trách nhiệm đối với ân phúc qúy giá ấy”.

Bức thư của Đức Thánh Cha nói tiếp: “Từ thuở xa xưa, nước vẫn luôn được nhìn nhận như một sự thiện nhân bản hàng đầu và là một tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu được. Quanh những con sông lớn của thế giới, như Mississippi chẳng hạn, các nền văn hóa vĩ đại đã được triển phai, trong khi ấy, qua nhiều thế kỷ, sự thịnh vượng của rất nhiều xã hội đã được liên kết với các dòng nước này. Tuy nhiên, hiện nay, các hệ thống sông ngòi lớn của mọi lục địa đang gặp đe dọa trầm trọng, thường là do hành vi và quyết định của con người.

“Sự quan tâm tới số phận những con sông lớn của trái đất phải dẫn chúng ta tới việc suy nghĩ tỉnh táo về các mô thức phát triển mà xã hội chúng ta đang theo đuổi. Chỉ hiểu tiến bộ theo phương diện kinh tế và kỹ thuật mà thôi, đến độ không biết nhìn nhận các hạn chế nội tại của nó và xem sét sự thiện tổng thể của nhân loại, chắc chắn sẽ đem đến nhiều hậu quả tiêu cực cho các cá nhân, các dân tộc và chính sáng tạo (xin xem Tuyên Bố Chung, 30 tháng Mười Một năm 2006). Phát triển có tính nhân bản thực sự cũng đòi phải có một nền công lý liên thế hệ và một sự liên đới thực tiễn đối với các thế hệ tương lai, là những người có quyền được hưởng các thiện ích mà tạo dựng của Chúa có ý ban phát dư thừa cho mọi người”.

Đức Thánh Cha nhất trí với Thượng Phụ rằng: “các vấn đề khẩn cấp liên quan tới việc chăm sóc và bảo vệ môi trường, dù đụng tới nhiều vấn đề quan trọng về chính trị, kinh tế, kỹ thuật và khoa học, song chủ yếu vẫn có bản chất đạo đức, và việc giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái của thời đại này nhất thiết đòi những người cùng thời với chúng ta phải có sự thay đổi tâm hồn”. Theo Đức Thánh Cha, “thiên nhiên có trước chúng ta, và vì là khung cảnh cho cuộc sống chúng ta, nên nó phải được sử dụng một cách có trách nhiệm, bằng cách tôn trọng sự quân bình nội tại của nó. Như một biểu thức tình yêu và chân lý của Đấng Hóa Công, thiên nhiên phải được nhìn nhận như chứa đựng một thứ ‘văn phạm có mục đích xác định ra mục tiêu và tiêu chuẩn hướng dẫn việc sử dụng nó một cách khôn ngoan, chứ không khai thác nó một cách bất cẩn’ (Caritas in Veritate, 48). Chính vì lý do này, qua đức tin của mình, người Kitô hữu được mời gọi tham dự vào việc cung hiến cho thế giới một chứng tá đáng tin về tinh thần trách nhiệm trong việc gìn giữ sáng thế, và cộng tác bằng mọi cách vào việc đảm bảo rằng trái đất của chúng ta bảo tồn được nét cao cả, vẻ đẹp và sự phong phú Chúa ban cho”.

Thượng phụ xanh

Người chủ trì Hội Nghị Chuyên Đề tại Memphis là Thượng Phụ Bartholomew I, hiện là Tổng Giám Mục Constantinople, New Rome và là Thượng Phụ Đại Kết của Giáo Hội Chính Thống, đấng kế vị thứ 270 của Thánh Tông Đồ Anrê và là nhà lãnh đạo thiêng liêng của 300 triệu Kitô Hữu Chính Thống trên khắp thế giới. Vốn là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ, kinh nghiệm bản thân của Thượng Phụ Bartholomew đem lại cho ngài một cái nhìn độc đáo về cuộc đối thoại liên tục giữa thế giới Kitô Giáo với các thế giới Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Ngài luôn cố gắng cổ vũ việc hòa giải giữa các cộng đồng Công Giáo, Hồi Giáo và chính thống Giáo và hỗ trợ các biện pháp xây dựng hòa bình để tháo ngòi các tranh chấp hoàn cầu.

Trong tư cách Tổng Giám Mục Constantinople và New Rome, Thượng Phụ Bartholomew nắm giữ Tòa Thứ Nhất của Giáo Hội Chính Thống và chủ tọa mọi vị giáo chủ khác của Chính Thống trong tinh thần anh em. Thượng Phụ Đại Kết có trách nhiệm lịch sử và thần học trong việc dẫn khởi và phối hợp các hành động của các Giáo Hội Chính Thống tại Alexandria, Antioch, Jerusalem, Russia, Serbia, Romania, Bulgaria, Georgia, Cyprus, Greece, Poland, Albania, Lãnh Thổ Czech và Slovakia, Finland, Estonia, và nhiều tổng giáo phận khác ở tân và cựu thế giới. Điều ấy bao gồm việc triệu tập các công đồng hay hội nghị, điều hợp các cuộc đối thoại liên phái và liên tôn và làm người phát ngôn hàng đầu của sự hiệp nhất Giáo Hội như một toàn thể.

Từ khi nắm giữ chức vụ Đại Kết năm 1991, Thượng Phụ Bartholomew đã chu du nhiều nơi nhằm phục hồi các Giáo Hội trước đây bị bách hại dưới chế độ Cộng Sản vô thần và do đó, được mệnh danh là phát ngôn viên của Giáo Hội Tử Đạo trong thế kỷ 20. Ngài đã tái lập Giáo Hội Độc Lập Albania và Giáo Hội Độc Lập Estonia, và tiếp tục là nguồn hỗ trợ thiêng liêng và tinh thần cho các quốc gia thuộc truyền thống Chính Thống mới ngoi lên từ cả mấy thập niên bách hại sau Bức Màn Sắt. Thượng Phụ cũng được mệnh danh là phát ngôn viên của hòa giải trong thiên niên kỷ mới. Ngài luôn cố gắng chuẩn bị cho Giáo Hội Chính Thống đảm nhiệm vai trò làm trung gian giữa Đông và Tây. Trong tư cách Thượng Phụ Đại Kết, ngài đã ba lần triệu tập các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Chính Thống độc lập khắp thế giới, thúc giục họ mạnh mẽ theo đuổi các giải pháp cho các thách thức của thiên niên kỷ mới, như dứt khoát lên án chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cuồng tín. Cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã hỗ trợ các tiến bộ nhằm hòa giải hai Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống.

Vai trò của Thượng Phụ Bartholomew trong tư cách đệ nhất lãnh đạo tinh thần của thế giới Kitô Giáo Chính Thống và nhân vật siêu quốc gia có tầm cỡ hoàn cầu mỗi ngày một trở nên quan yếu. Ngài từng đồng bảo trợ Hội Nghị Hòa Bình và Khoan Dung tại Istanbul năm 1994, hội tụ các người Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả là các nỗ lực của ngài trong lãnh vực ý thức môi sinh, các nỗ lực khiến ngài được ca tụng là “Thượng Phụ Xanh”. Công trình của ngài về phương diện này được thể hiện rõ rệt nhất qua một loạt các Hội Nghị Chuyên Đề về môi sinh, bắt đầu từ năm 1995, do cơ quan Tôn Giáo, Khoa Học và Môi Trường (RSE) tổ chức. Cơ quan này do chính Thượng Phụ bảo trợ.

Các cố gắng trên đây của Thượng Phụ đã khiến ngài được xếp vào hàng các tông đồ ưu hạng của yêu thương, hòa bình và hoà giải của nhân loại và là lý do khiến ngài được Lưỡng Viện Mỹ trao tặng Huy Chương Vàng Quốc Hội. Năm 2002, ngài cũng được trao Giải của Viện Binding, Liechtenstein và giải Sophie vì “các nỗ lực tiên phong nối kết đức tin với môi trường”. Tháng Tư năm 2005, ngài là một trong bẩy nhân vật đầu tiên lãnh giải Quán Quân Trái Đất của cơ quan UNEP (Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc).

Các Hội Nghị Chuyên Đề

Từ năm 1995, 8 hội nghị chuyên đề đã được RSE đứng ra tổ chức, nhằm nghiên cứu số phận các nguồn nước của thế giới, vốn chiếm 7/10 diện tích trái đất. Các hội nghị qui tụ các khoa học gia, các nhà môi sinh học, các nhà làm chính sách và đại diện các tôn giáo chính trên thế giới này đã thiết lập được một phong trào đạo đức về môi sinh rất sinh động.

Tháng 9 năm 1995, Hội Nghị Chuyên Đề I: Mạc Khải và Môi Trường từ năm 95 tới năm 1995 dưới sự chủ tọa của Thượng Phụ Bartholomew và Hoàng Thân Philip, Quận Công Edinburgh, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 1900 “Sách Khải Huyền” của Thánh Gioan. Du hành trên Biển Aegea, Hội Nghị Chuyên Đề này đã nhận diện việc thoái hóa các nguồn nước của thế giới như một thứ tân khải huyền đang thách thức toàn bộ nhân loại và đòi phải có một ngôn ngữ chung cho tư duy khoa học và thần học để giải quyết nhiều thế kỷ hiểu lầm.

Hội Nghị Chuyên Đề II: Hắc Hải trong Khủng Hoảng, được tổ chức hồi tháng Chín năm 1997 dưới sự đồng chủ tọa của Thượng Phụ Bartholomew và ông Jacques Santer, Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu, coi biển này như một trường hợp điển hình cho môi trường đại dương. Các tham dự viên đã du hành quanh Hắc Hải, thăm tất cả 6 quốc gia và tham dự nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về việc xuống dốc của các hệ sinh thái đại dương và vai trò của tôn giáo, khoa học và chính trị trong việc đảo ngược lại điều ấy. Nhiều sáng kiến quan trọng đã được đưa ra thuộc bình diện tôn giáo, khoa học và chính phủ như: các cam kết của các định chế tài chánh quốc tế, việc hợp tác vùng lớn lao hơn giữa các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, cũng như lập ra các dự án giáo dục và huấn luyện về môi trường trong khu vực. Hội nghị cũng thấy rằng không có giải pháp hữu hiệu nào cho Hắc Hải nếu không giải quyết nạn xuống cấp của các dòng sông lớn vốn đổ ra nó cũng như các thách đố môi sinh khác của các quốc gia trong vùng.

Hội Nghị Chuyền Đề III: Sông Sự Sống, Từ Danube tới Hắc Hải, được tổ chức tháng Mười năm 1999, qui tụ các nhà lãnh đạo quốc tế và vùng Danube thuộc lãnh vực tôn giáo, khoa học, chính sách môi sinh, chính trị và truyền thông cùng nhau du hành dọc theo Sông Danube, từ Passau, Đức, tới tận vùng châu thổ của nó tại Hắc Hải, để thăm dò một cơ sở chung cho các vấn đề môi sinh thực tiễn và các chiều kích tâm linh của thiên nhiên. Du hành dọc theo một trong những con sông lớn của Châu Âu, Hội Nghị Chuyên Đề này đã tập chú vào các tác động của chiến tranh, của phát triển đô thị, của kỹ nghệ hóa, của hàng hải và canh nông. Cũng như hai hội nghị chuyên đề trước, hội nghị lần này được truyền thông thế giới lưu tâm và đã gợi hứng cho nhiều sáng kiến trong vùng.

Hội Nghị Chuyên Đề IV: Biển Adriatic: Một Biển Đang Gặp Nguy Cơ, Hợp Nhất Mục Tiêu, được tổ chức năm 2002, bàn đến các khía cạnh đạo đức của cuộc khủng honảg môi sinh. Môi trường không phải chỉ là một đối tượng nghiên cứu hay một khu vực thuộc quan tâm quản trị. Nó là không gian của hàng triệu con người sinh sống và chia sẻ trách nhiệm gìn giữ gia tài đặc biệt. Nhu cầu bồi đắp các giá trị sinh thái và cổ vũ ý thức môi sinh mỗi ngày một trở nên khẩn thiết hơn. Trong Hội Nghị Chuyên Đề này, nhiều ý niệm đã được đưa ra liên quan tới việc tôn giáo có thể thúc đẩy nhân loại hướng tới các vấn đề đạo đức sinh thái ra sao… Cao điểm của Hội Nghị Chuyên Đề này là biến cố có tính lịch sử trong đó Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Bartholomew cùng ký bản “Tuyên Bố Venice về Môi Sinh”.

Hội Nghị Chuyên Đề V: Biển Baltic: Gia Tài Chung, Trách Nhiệm Chung, được tổ chức năm 2003. Biển Baltic nằm trên biên giới và nhận ô nhiễm của 9 quốc gia, rất khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, về kinh tế, cấu trúc xã hội và lối sống. Việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh đã cho phép việc hồi sinh các liên hệ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo trong vùng. Hội Nghị Chuyên Đề này kêu gọi người ta chú ý tới các vấn để của Biển Baltic cùng các nguyên nhân của chúng và cổ vũ đối thoại giữa tôn giáo và khoa học từng được các hội nghị chuyên đề trước khuyến khích. Nó đưa ra nhiều sáng kiến để ủng hộ các nỗ lực hiện nay nhằm bảo vệ Biển Baltic và áp dụng các bài học học được từ các phần khác của thế giới từng bị đe dọa về phương diện môi sinh.

Hội Nghị Chuyên Đề VI: Sông Amazon, Nguồn Sống, là một hội nghị 8 ngày, được tổ chức năm 2006, bắt đầu tại Manaus, thủ phủ của Bang Amazonas thuộc Brazil, và từ đó du hành ngược dòng sông trên 10 con thuyền để thăm các địa điểm môi sinh khác nhau, giúp các đại biểu cơ hội độc đáo để khảo sát các điều kiện của Sông Amazon, mà không có bất cứ câu trả lời hay giải pháp tiên thiên nào. Mục tiêu của hội nghị là khai triển được một qui luật đạo đức hướng dẫn hành động và chính sách môi sinh. Hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo, khoa học, môi trường và viên chức chính phủ Brazil và khắp thế giới đã tham gia hội nghị chuyên đề này. Họ đi từ các vấn đề đạo đức môi sinh tới các vấn đề chuyên biệt như nạn phá rừng và việc đánh mất tính đa dạng môi sinh, việc dẫn nhập các sinh vật được cải tạo di truyền (GMO) vào các hệ sinh thái tại Amazon, các quyền lợi và các cuộc tranh đấu của người bản địa cũng như tác động của Amazon đối việc thay đổi khí hậu hoàn cầu.

Hội Nghị Chuyên Đề VII: Bắc Cực: Tấm Gương Sự Sống, diễn ra hồi tháng 9 năm 2007. Vẻ hùng vĩ thầm lặng của Bắc Cực tương phản hẳn với vẻ sum sê đầy mầu sắc của rừng nhiệt đới Brazil. Tuy nhiên, ngay tại đây, người ta vẫn thấy tác động về môi sinh của Amazon. Hội Nghị Chuyên Đề đã viếng thăm các nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi việc băng đá chẩy nước. Hội nghị đã được chứng kiến những khối đá băng khổng lồ, hiện vẫn còn rất lớn nhưng mỗi ngày mỗi lùi dần về Cực nhiều hơn. Tại đây, các nhà lãnh đạo của nhiều tín ngưỡng và ngành chuyên môn đã sát cánh cầu nguyện cho hành tinh của chúng ta, xin cho cuộc hành hương Bắc Cực của mình được mọi người hằng quan tâm tới tương lai nhân loại hưởng ứng, bất kể họ ở Manaus hay Moscow, Borneo hay Beijing, Innsbruck hay Ottawa. Chúng ta biết rõ những đỉnh băng nhưng lại làm ngơ các cảnh giác được viết rõ trên chóp thế giới. Toàn bộ hành tinh của ta đang gặp nguy cơ từ những băng sơn chẩy nước tại Greenland. Tương lai chúng ta đang bị đe dọa bởi việc mất mát nét trắng xóa đầy phản chiếu qúy giá của băng sơn Bắc Cực.

Hội Nghị Chuyên Đề VIII

Hội nghị Chuyên Đề VIII với chủ đề: Sông Mississippi Vĩ Đại: Tái Lập Quân Bình, diễn ra tại New Orleans, Hoa Kỳ, tháng Mười 2009. Thượng Phụ Bartholomew, khi khai mạc hội nghị này ngày 21 tháng Mười, nhấn mạnh tới vai trò của người có đức tin trong việc chăm sóc các tài nguyên của trái đất. Ngài cho hay: lý do chọn Mississippi là do được chứng kiến những hậu quả thảm khốc của trận bão Katrina và trận lụt tiếp theo đó đối với nhiều vùng quanh con sông vĩ đại này vào năm 2005.

Thượng Phụ nói rằng: “Khi nhìn con sông vĩ đại này và khảo sát các thách đố mà các cộng đồng địa phương từng gặp phải, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra các giải pháp theo cái nhìn đức tin, vì ý thức rằng tất cả chúng ta đều đang ở trên cùng một con thuyền mỏng manh của sự sống… Chúng ta đang sống những giây phút quyết định của lịch sử, và ta phải sống những giây phút ấy với nhau trong sự thật, trong tình yêu, trong hy vọng, và nhất là trong trách nhiệm”.

Thượng phụ nhận định rằng Hội Nghị Chuyên Đề lần này có tính lịch sử và độc đáo. “Sông là một thế giới vi mô của hành tinh ta. Trong các làn nước của nó, ta thấy nhiều vấn đề sinh thái của thế giới. Trước nó, ta thấy mình trở thành khiêm hạ. Ta tới đây để lắng nghe truyện kể về nó, để học hỏi từ lịch sử của nó”. Ngài cũng cho rằng việc nới rộng quyền thống trị của con người trên thiên nhiên từng gây ra việc mất mát “một nửa số rừng lớn của thế giới vì nhu cầu cần gỗ và cải đất cho nông nghiệp, mà không nghĩ rằng những thứ thân trữ nước khổng lồ này có nhiệm vụ cung cấp phần lớn nước ngọt cho chúng ta. Một số con sông lớn nhất của thế giới hiện đang bị ảnh hưởng của con người làm kiệt quệ đến không còn sức chẩy ra biển nữa. Còn những con sông nào còn đủ sức thì lại chuyên chở theo các dòng nước của mình đủ thứ phân bón hóa chất, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và vật liệu phế thải chúng lượm được trên đường chẩy”.

Ngài cũng cho hày các khu vực sa mạc ngày một gia tăng trên thế giới trong khi nơi đại dương, lượng dự trữ cá càng ngày càng giảm đi do nạn đánh cá bừa bãi và số cá còn lại thì bị nhiễm độc bởi những chất thải độc hại người ta liệng bỏ vô tội vạ vào môi trường của chúng”.

Một trong những điềm chính của hội nghị là tính mỏng manh của các thành phố duyên hải như New Orleans đối với mực nước biển đang dâng cao hơn và việc xẩy ra thường xuyên hơn các trận bão nhiệt đới. Các nhà chuyên môn sẽ cung cấp cho hội nghị những con số mới nhất về việc chẩy nước của băng đá tại khu vực Bắc Cực cho thấy mực nuớc biển dâng cao sẽ xẩy ra sớm hơn dự liệu từ trước đến nay, với quy mô cũng lớn hơn nhiều. Điều này sẽ đặt ra nhiều nan đề nghiêm trọng cho việc bảo vệ các thành phố lâm nguy như New Orleans, London, New York, Dacca thuộc Bangladesh và Manila thuộc Philippines, thẩy đều là những thành phố được xây dựng trên những dự đoán lỗi thời về mực nước biển dâng cao.

Riêng đối với Mississippi, tác giả John Barry, một tham dự viên Hội Nghị Chuyên Đề lần này, cho hay: nước Mỹ đã phạm khá nhiều sai lầm. Theo ông “trước khi xây các con đê dọc theo Sông Mississippi để bảo vệ các khu vực có dân cư, sông này thường xuyên tích lũy phù sa để tạo đất cho vùng châu thổ. Tuy nhiên, 40,000 đập đã được xây dựng trong nhiều thập niên qua làm giảm đáng kể lượng phù sa cần để tạo lập các đầm lầy duyên hải. Sáu đập phát điện khổng lồ đặt tại Montana, North Dakota và South Dakota đã kìm hãm phân nửa số phù sa do sông chuyên chở. Trước đây, nó từng tạo được 34,000 dặm vuông đất tại 7 tiểu bang thuộc vùng lũ lụt. Hiện nay, vùng này chỉ còn nhận được từ 30 tới 40 phần trăm lượng phù sa đáng lẽ đã có của Mississippi. Đương nhiên việc ấy có ảnh hưởng lớn đối với việc sói mòn đất đai vùng duyên hải. Ông bảo New Orleans đã mất đến 2,300 dặm vuông đất, lớn hơn cả tiểu bang Delaware

Đức Cha Gregory M. Aymond, Tổng Giám Mục Công Giáo của New Orleans, nhân dịp này, đã long trọng đọc thư của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gửi Thượng Phụ. Đức Hồng Y Theodore McCarrick cũng tham dự Hội Nghị Chuyên Đề này. Cùng với nhiều đại diện tôn giáo hoàn cầu khác.
 
Top Stories
The first seminar in Vietnam of the Federation of Asian Bishops' Conferences
J.B. An Dang
02:40 25/10/2009
The first ever seminar of the Association of Episcopal Conferences in Asia has been held in Vietnam from 22-26 October to highlight the role of Catholic schools as places of integral education of the human person. Ironically, the seminar about Catholic education has taken place in a country where Catholics are prohibited to run any Catholic schools.

Forty cardinals, bishops, priests and teachers from Bangladesh, India, Japan, Laos, Macau, Malaysia, Philippines, South Korea, Sri Lanka, Taiwan, Thailand and Vietnam gathered at Ho Chi Minh city (formerly known as Saigon) last week to attend a weeklong seminar on Catholic Education during which they discussed on the identity of Catholic schools and their duty to evangelize. The theme of the seminar was “Catholic Schools and Catechetical Centres as venues of Eucharistic Faith Formation in Asia”.

The seminar was initiated by the Office of Education and Student Chaplaincy (OESC) of The Federation of Asian Bishops' Conferences (FABC) - a voluntary association of Episcopal Conferences in Asia, established with the approval of the Holy See. Its first meeting was held in Manila in 1970 in the presence of Pope Paul VI. Since then, despite active involvements of Vietnamese bishops in its activities, FABC has never been able to hold any meetings in Vietnam.

The opening Mass
Participants in the seminar
On the first day of the seminar, Oct. 23, Bishop Francis Xavier Osamu Mizobe, S.D.B. of Takamatsu, Japan –president of OESC – celebrated the opening Mass in which Bishop Peter Nguyen Van Kham, the Auxiliary Bishop of the host archdiocese delivered a homily on the duty of Catholics to evangelize.

One of the key speakers at the seminar was Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of the host archdiocese who spoke on “The education for Christians to live the mystery of the Holy Eucharist in the socio-economic context of Vietnam today.”

The objective of the seminar was to share information, ideas, innovations and technological measures on the administration, teaching strategies, and social activities of Catholic schools. Vietnamese participants of the host country tried to contribute their best to the conference. But, obviously, their talks were not in line with others due to the fact that for decades Catholics in Vietnam have been kicked out of the monopoly education system which has been run exclusively by the State.

Historically, Catholic education in North Vietnam was terminated in 1954. The system of Catholic education in the South which consisted of more than 2,000 facilities for pre-primary, primary, intermediate, secondary, and higher education ceased to exist with the communist takeover in 1975. Since then, Catholics have been barred from running any public education services.

Bishops, especially at major cities, have repeatedly called for Catholics’ rights to participate in the education system citing alarming issues in the current system running by the State. They have warned that children in Vietnam are being deprived of their rights to enjoy an adequate, decent, effective and honest education.

Vietnam’s education system has long been under-funded by the government. Currently, only 50% schooling costs for students from grades 1-5 are subsidized by the government. All schooling costs for students past grade 6 are at their parents' expense. Monthly salary of teachers at primary and high schools fluctuates between USD 60 to USD 100.

According to the General Statistics Office of Vietnam, from 2000 to 2006 the state budget for education increased from VND12.6 trillion (US$762 million) a year to VND37.3 trillion ($2.2 billion) a year. State budget assigned for education was considerably increased in the last 2 years. But it accounts for no more than 9% of the total government spending and up to 80% is used for paying teachers’ salary. The remaining 20% reportedly tends to make its way into the “private” pockets of officials in administration sector due to poor management and pervading corruption calamity.

These statistical figures show a very low level of financial and human resource investment in education, reflecting the party and the government's failure to recognize the importance of "the human factor" and the fundamental role of education in socioeconomic development.

In fact, there have been so many problems caused by teachers’ low-incomes. In order to survive, more and more teachers force their students to attend private tutoring classes as a means to supplement their income thus putting more financial pressure on students’parents.

“Private tutoring is found to have significant impact on a student's academic performance,” said Sr. Marie Nguyen from Saigon. “Students who do not attend their private tutoring classes are reportedly discriminated overtly in their classes. In particular, they find themselves hard to understand lessons, and difficult to pass exams. Those who do attend [private tutoring classes] enjoy many privileges including being taught adequately in a much easier way to understand and absorb the lessons, and especially knowing in advance exam questions and answers,” she explained.

The phenomenon had become so common that it triggered constant condemnations from Church leaders. Among them, Cardinal Jean Baptiste Pham of the host archdiocese has long been well known for his outspoken critics against “the plague of dishonesty and deception in the education environment.”

Other bishops also share the cardinal’s point of view. “Nowadays, one of the most aching issues for conscientious people is the dishonesty in many areas, even in the environment of education where truth is needed most. Definitely, no one concerned about the future of our country and our people can afford not to pay attention to this situation,” said Vietnamese bishops in the “Statement of Vietnam Conference of Catholic Bishops on current issues” released on Sept. 25, 2008.

Also, “tuition fee for students have become a great burden for their family. With nearly 24 million people in Vietnam living in extreme poverty, the number of children who have never gone to school and the school dropping out rate keep increasing at an alarming rate,” Sr. Marie Nguyen, who is also a Social Psychologist, warned.

“Boys are less likely to drop out of school and the probability of school dropout increases with age and children’s labour participation,” she added, raising concerns over the future of the large number of girls who have been deprived of adequate education.

Furthermore, Vietnamese students regardless of their religious adherence are forced to become members of associations organized by the Communist Party, and to attend meetings at a regular basis. This concerns many parents as family education has suffered great impact because “time budget” of students have been constantly “carved out”.

“We, parents and children, have not much time for each other,” said Long Nguyen, a father of five in Tan Dinh Deanery of the Archdiocese of Saigon. “On one hand,” he explained, “students are too busy taking part in numerous school activities including private tutoring courses, and children association activities. On the other hand, their parents are also too busy struggling to finance their children’s education.”

His eldest son, a Year 12 student, added that his family finds harder and harder to have time to pray together. “I leave home every day at 6:30 AM and return home no earlier than 8 PM, completely exhausted,” he said.

Above all, despites changes in the social economic environment, education in Vietnam remains very hostile to Catholic belief. Vietnam generally makes no distinction between education and propaganda or indoctrination. All three share the common task of training the future generations to be atheist, to obey and to provide fervent support to the ruling of the Communist Party. To serve these purposes, teachers are encouraged to use their lessons as opportunities to attack religions and anything that go against the Party’s policies.

School regulations stipulates that not less than 10 percent of the curriculum should be set aside for learning tenets of Marxism–Leninism at all levels of schools, but, in practice, ideology and politics have been taught and studied in many other subjects, such as Biology, Foreign Languages, Mathematics, and History. Ideology and politics permeates the entire curriculum and school life, completely dominating extracurricular activities. Therefore, Catholic students often find their belief being attacked by not only teachers of ideology and politics, but also those of other subjects.

Scholars have repeatedly criticized that education in Vietnam focuses so much on the protection of the Party that it provides little preparation for children to live in a speedily changing social economic environment, and instructions in general are still oriented toward purely academic subjects and theory divorced from practical applications.

Generally speaking, Catholics have completely been barred from running education services. However, recently, there have been glimmering hopes for Catholic education in Vietnam. In major cities where education is generally seen as a top priority; and foreign languages are highly regarded, Catholic nuns are unofficially allowed to run pre-primary schools provided they are willing to provide a certain degree of discounts for local officials and their relatives, and promise not to teach their students to sing the Rosary in Vietnamese (But, “say it in English is OK”, said a young nun in Saigon, smiling mischievously).

Also, in February of 2009, Loyola University Chicago, the largest Catholic University in USA run by Jesuits, in partnership with the Vietnam Ministry of Education and Training, became the first U.S. university to establish a representative office in Vietnam. Through the office Loyola will work in three critical areas of need: English as a Second Language (ESL) education for health-care professionals, leadership programs for Vietnamese professionals and administrators, and study abroad programs for U.S. students. Loyola’s first study abroad offering, the Vietnam Service Learning Program, takes place in the summer of 2009.
 
Is Catholics' prayer answered in Son La today?
Emily Nguyen
02:59 25/10/2009
Fr. Joseph Nguyen Trung Thoai celebrating the Mass
Police filming but did not interrupt the Mass as usual
Faithful attending the Mass
Today marked the first day in the history of Son La Catholics religious life as they can enjoy celebrating Mass and other activities without being interrupted and harassed by the local government.

It has been known to all Catholics in Vietnam and to many foreigners that Son La Catholics as well as followers of other faiths are the worst sufferers from governmental abuse when it comes to freedom for religion until today, when Father Nguyen Trung Thoai once again ventured into uncertainty in terms of religion, fully expecting the unknown as he has been dutifully doing over the years just to see if he can bring the Good News to his long abandoned flock in the remote, mountainous province of Son La. What he was about to witness first hand had amazed him and many others. It is something they had never dreamt of before, a more relaxing form of freedom of religion, when the local government has somewhat reduced their level of harassment on the Christians activity during the celebration on the feast of Lady of Rosary.

Son La is situated in the far north-west corner of Vietnam by the Laotian border, home to about 6,000 Catholics out of a total population of 1,153,000 residents. Though local diocese was set up since 1895, Catholics in the diocese have never gone through a day without being scrutinized for their faith.

Beginning after 1954, when Northern Vietnam had been put under control of Vietnamese communist government, the hate campaign aiming at Christians from mountainous especially in Son La had worsen to a bottom, in comparison with all other regions in the entire country. Just as recent as last Easter, while Vietnam top ranking officials claiming there was no citizen of Vietnam who had been persecuted for their religious practice, Fr Nguyen Trung Thoai and his parishioners had to fight off local, both plain clothed and uniform police in order to engage in a much anticipated Easter celebration at a resident's home. Their plan was ruined due to the government’s sheer determination to disperse them by force, and because their priest asked them to give up the fight out of the fear for their safety and uncertain future should they kept resisting the government’s “no religious gathering" order. Many H'mongs in the region had been forced to give up their new found faith in Christ and encouraged to go back to their old pagan practice; others had been threatened to be cut-off from economical aids in a large scale scheme to eradicate Christianity by the government.

But the burning desire for a day to freely practice religion has never died in these brave Catholics' heart. They cried out to the world and they had touched so many as the news got across the border by means of the Internet. The amount of political as well as spiritual support they received has been tremendous, and their prayer seems to be answered for the first time on Oct 24, 2009, when father Nguyen Trung Thoai reported that he had encountered no significant resistance when arriving in Son La City on the feast of Lady of the Rosary. More than a hundreds of brave parishioners have gathered to participate in a floral offering ceremony, a Vietnamese tradition to start off the month dedicated to Lady of the Rosary, and then a mass was celebrated in its entirety without major interruption from the same government officials. This time they come only to video tape and to stand guard outside but seem to restrain from interrupting and abusing both the priest and his flock.

Son La Catholics in return have shown the atheist officials how peaceful and religious the celebration really is, in contrary with what the communists used to think would happen. They have come and gone home feeling grateful for a day in history when our Lady of Rosary has heard their tearful plea for help and granted them just that.
 
Vietnam spends poorly the little money it invests in education
Asia-News
03:05 25/10/2009
The government injects billions of dollars into education but management is in the hands of Provincial People’s Committees. University administrators spend funds primarily on services, brick and mortar and salaries. Classroom construction is often badly done and without adequate controls. Whatever is left over from the budget goes into funding low quality education and training.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Vietnam’s university administrators are failing to give due consideration to human capital when they allocate funds; most of it ends up in brick and mortar as well as management salaries and costs... and graft.

State media reported that the Finance Ministry allocated US$ 5.6 billion to education. They also asked; where has all the money gone?

A professor from Ho Chi Minh City told AsiaNews, “that when the 2009-2010 school year started, stories started to appear in the media about school fees and poor children unable to go to school.” For him, “funds in the huge education envelope are more “virtual” than real. Management is poor and money tends to make its way into the “private” pockets of administrators and managers, especially in the universities of Hanoi and Ho Chi Minh City.”

A professor at another Ho Chi Minh City university noted that “university staff salaries represent 5 per cent of the university’s budget. Administration costs 30 per cent, services and other material costs are another 30 per cent. What is left goes to build new classrooms, and is split according to the interests of those in positions of power.”

At a press conference last 23 May, officials from the Education and Training Ministry said that Provincial People’s Committees manage 74 per cent of the budget; other ministries and departments, 21 per cent, and the Ministry itsefl, a meagre 5 per cent.

For this reason, “ministry officials cannot evaluate how local authorities spend funds in education and training. Ordinary Vietnamese are also unable to evaluate the quality of education and how well the government is spending the money.”

Two researchers from Harvard University found that the country has “no university of great quality.”

Equally disturbing is the fact that local universities are missing out on the “international flow of knowledge.”

When the Intel Corporation advertised for local engineers, it was able to hire only 90 graduates out of 2,000 from the Ho Chi Minh City University of Information Technology, a sign that most students are not properly trained to work for such company because they get a substandard education from a “substandard university.”
 
Komuniści okradają Kościół (tiếng Ba La, Communists robbing church property)
Naszdziennik.pl
07:02 25/10/2009
Władze po raz kolejny użyły przemocy, aby zawłaszczyć pozostałą część terenu kościelnego parafii w Loan Ly w wietnamskiej diecezji Hue po tym, jak 19 września po brutalnym ataku na parafian wypędziły dzieci ze szkolnych pomieszczeń. Z kolei w sąsiedniej diecezji Vinh władze chcą usunąć figurę Matki Bożej znajdującą się na terenie parafii w Bau Sen.

Jak podała agencja AsiaNews, milicja odgrodziła część terenu należącą do parafii i ustawiła tablicę z ogłoszeniem, że teren nie należy do kościoła w Loan Ly, ale jest własnością Phan Van Tunga - członka miejscowych władz. By zapobiec dotarciu informacji o tym zdarzeniu do światowych mediów, władze odłączyły w rejonie telefony i internet. Jednocześnie wierni przystąpili do porządkowania terenu należącego do parafii, by wybudować dom katechetyczny. Zostali zaatakowani przez komunistyczne bojówki. Ich praca jest nieustannie filmowana i są straszeni kolejnymi atakami. Jak na razie lekcje religii dla dzieci odbywają się regularnie pod gołym niebem.

Z Wietnamu dochodzą informacje o kolejnych nawróceniach na katolicyzm. Jak podało Radio Watykańskie, w ostatnim czasie 30 tys. wietnamskich górali przyjęło chrzest, a kolejne drugie tyle przygotowuje sie do jego przyjęcia. Montagnardzi to rdzenna ludność górskich terenów płaskowyżu Wietnamu, która od lat jest ofiarą prześladowań religijnych i wywłaszczeń z zajmowanych przez siebie ziem przez komunistyczne władze. Intensywną pracę misyjną prowadzą wśród nich wietnamscy redemptoryści. W listopadzie Kościół Wietnamu rozpocznie jubileuszowy rok 350-lecia obecnosci chrześcijaństwa w tym kraju.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/bpl_index.php?dat=20091023&typ=wi&id=wi11.txt)
 
From Vietnamese orphan to German cabinet minister
Deutsche Presse-Agentur
16:52 25/10/2009
Berlin - A medical doctor who was an orphan in Vietnam has become the first person of Asian origin to be appointed a German cabinet minister.

Philipp Roesler has been named to take over as health minister in Chancellor Angela Merkel's conservative government, which is due to be sworn in on Wednesday.

At 36, the up-and-coming lawmaker in the pro-business Free Democratic Party (FDP) is also the youngest member of the 16-member cabinet.

'He's got exactly the new drive one needs in the screwed up health system in order to achieve a better result,' said FDP leader Guido Westerwelle.

As successor to outgoing Social Democrat Ulla Schmidt, Roesler will oversee a budget of 4.43 billion euros (6.6 billion dollars) for a cumbersome health system his party wants to reform.

Roesler was born in February 1973 in Khanh Hoa, South Vietnam, while the Vietnam War was still going on.

He was living in a Catholic orphanage when a German couple adopted him through a children's relief organization. He was nine months old when he came to Germany.

When he was four, his adoptive parents separated and Roesler was raised by his father, a professional soldier. He studied medicine in Hanover and also served as a combat medic in the German armed forces.

A member of the FDP youth wing since 1992, Roesler joined the party executive in 2005 and, a year later, was elected chairman of the regional party in the state of Lower Saxony.

In February 2009, he was appointed the state's minister for economy, labour and transport, as well as becoming deputy to the state's prime minister, Christian Wulff.

A practising Catholic, Roesler has been married for six years to his wife, Wiebke, also a doctor. The couple has 1-year-old twin girls, Grietje and Gesche.

Political allies speak of him as 'lucid and intelligent,' while rivals have been known to refer to him disparagingly as 'the Chinese,' media reports said.

Roesler himself said that as a child he was already aware his Asian features made him look different to other children. But he was encouraged by his father not to let it bother him.

His Vietnamese roots never interested him until after he got married, he said in a recent interview.

His wife eventually persuaded him to travel to the land of his birth with her in 2006 so they could later tell their children about the country where their father was born.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, 86 Em Thiếu Nhi Rước Lễ Lần Đầu
Jos. Vĩnh SA
06:53 25/10/2009
86 Em Thiếu Nhi Thuộc Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc, Rước Lễ Lần Đầu


Thánh Lễ lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật ngày 25 tháng 10. Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc đã có 86 em thiếu nhi xưng tội và rước lễ lần đầu, trong đó có 31 em Nam và 55 em Nữ.

Các em đã được hai Soeurs: Cecilia Nguyễn Mạnh Đễ OP. và Gagalno Nguyễn Thị Bảy OP. thuộc tỉnh Dòng Đa Minh Úc Châu hướng dẫn giáo lý trong suốt thời gian 6 tháng, vào các tối thứ Bảy cuối tuần, mỗi tối 2 tiếng đồng hồ.

Thánh Lễ đặc biệt sáng nay đã dành riêng cho các em phụng vụ.

Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng tế có Cha G.B. Nguyễn Viết Huy Sj. phó quản nhiệm Cộng Đồng và một Cha khách Phêrô Trần Thanh Việt giáo xứ Lộc Hòa, thuộc giáo phận Xuân Lộc qua thăm Úc Châu.

Bài chia sẻ trong Thánh Lễ đã được Đức Ông Minh Tâm quảng diễn tinh thần phúc âm theo thánh Marcô, Chúa Nhật XXX thường niên, đồng thời Đức Ông cũng đã tâm sự riêng với các em về niềm vui khi các em được rước Chúa vào tâm hồn, đó là một ơn thiêng huyền diệu.

Ngài cũng nhắc nhở các phụ huynh tiếp tục hướng dẫn, dìu dắt các em luôn có một đời sống tốt lành, đơn sơ, trong trắng, để lúc nào cũng sẵn sáng đón nhận Chúa ngự vào trong tâm hồn các em.

Sau Thánh Lễ các em tập trung chụp hình với Ban Tuyên Úy và các Sơ Trợ Uý. Sau đó mỗi em nhận được một phần quà do nhóm đại diện các phụ huynh trao tặng.

Đ/ô Minh Tâm
 
Ca đoàn Nữ Vương Giáo Xứ Đức Mẹ HCG Maidstone ở Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
07:29 25/10/2009
MELBOURNE - Chuá nhật 25.10.2009 hôn nay vào lúc 3 giờ chiều một Thánh lễ cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Giáo xứ Our Lady do linh mục Phillip Lê Văn Sơn Tuyên úy Cộng đồng Công giáo Việt Nam vùng Miền tây TGP Melbourne cử hành, để mừng kính Đức Mẹ Nữ Vương và cũng là bổn mạng Ca đoàn Nữ Vương Việt Nam thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp.

Hình ảnh ca đoàn mừng lễ

Giáo xứ Our Lady là một giáo xứ cuả người Úc chính mạch, và là một giáo xứ đa văn hoá, vì có nhiều sắc dân như Tonga, Phi Luật Tân, Ý Đại Lợi vv. sinh hoạt chung, trong đó có Cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Đặc biệt, mỗi cộng đoàn đều có một ca đoàn riêng để phục vụ trong các thánh lễ đặc biệt mừng kính bổn mạng riêng cuả cộng đoàn mình.

Nhận thấy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam có nhiều giáo dân sinh sống và sinh hoạt với giáo xứ. Tổng Giáo phận Melbourne có đặc biệt cho phép cử Linh mục Phillip Lê Văn Sơn tuyên úy khu vực Miền Tây Melbourne, đến dâng thánh lễ Chuá nhật. Nhờ đó, trong mỗi tháng, giáo xứ có hai thánh lễ tiếng Việt dành riêng cho cộng đoàn Việt Nam.

Vì vậy, để cho thánh lễ thêm phần long trọng, cộng đoàn đã tổ chức thành lập ca đoàn Việt Nam riêng cho giáo xứ. Đối với các xứ đạo Việt Nam, việc thành lập các ca đoàn rất dễ dàng, nhờ vào các sinh hoạt cuả các hội đoàn, đoàn thể trong giáo xứ. Nhưng Tại GX Our Lady số giáo dân sinh hoạt phần lớn là người lớn tuổi, vì những thanh thiếu niên lái được xe họ đi sinh hoạt tại các cộng đoàn Việt Nam lớn hơn. Do đó, việc cộng đoàn lập ca đoàn có phần không thuận lợi.

Nhưng với quyết tâm và nhiệt tình cuả các vị đại diện cộng đoàn, một ca đoàn quy tụ giới trung niên đã được thành lập qua sự giúp đỡ cuả nhiều ca trưởng cuả các ca đoàn bạn. Đến nay ca đoàn đã sinh hoạt được 4 năm.

Bốn năm chưa gọi là dài, nhưng với Ca đoàn Việt Nam cuả Giáo xứ được kể là một nỗ lực rất lớn. Nhờ vào sự khuyến khích kêu gọi cuả linh mục tuyên úy, cùng với sự hy sinh to lớn cuả các ca viên, ca trưởng và những người thiện chí đã mỗi ngày vun đắp cho ca đoàn lớn mạnh thêm.

Thành viên ca đoàn phần lớn là các chị trong giáo xứ, giọng ca nam hiện nay rất ít và càng hiếm những ca viên trẻ trong giáo xứ tham gia vào sinh hoạt ca đoàn.

Nhờ có Ca đoàn Nữ Vương mà trong những nghi thức phụng vụ những Thánh lễ tiếng Việt đã trở nên long trọng hơn, vì ngoài phần thánh ca, ca đoàn còn đảm nhiệm các phần phục vụ cuả các thưà tác viên đọc lời Chuá và đọc lời nguyện, giúp giáo dân, nhất là các vị cao tuổi tham dự thấy gần gũi với Giáo hội Việt Nam hơn.

Sau Thánh lễ, Cha tuyên úy Phillip Lê Văn Sơn đã chúc mừng ca đoàn và chúc ca đoàn ngày thêm vững tiến, để dùng lời ca tiếng hát vang vọng ca tụng Thiên Chuá, như bài Phúc âm ngày Chuá nhật 30 thường niên, Người Mù đã la mỗi lúc một lớn để xin Chuá Giêsu con Vua Đa Vít xin hãy thương xót tôi.

Thánh lễ kết thúc với bài ca Kính mừng Nữ Vương. Sau đó mọi người được mời qua hội trường giáo xứ để tham dự bưã tiệc liên hoan nhẹ, cùng phần văn nghệ đặc sắc do các ca viên cuả hai ca đoàn Nữ Vương và Martinô phụ trách, buổi văn nghệ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, rất hào hứng trong sự cổ võ nồng nhiệt cuả mọi thành viên ca đoàn.
 
Ngày Thánh Mẫu tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:33 25/10/2009
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 25/10/2009 mặc dù thời tiết Sydney thay đổi bất chợt, trời đổ mưa tầm tã, nhưng hàng ngàn giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney vẫn đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu với chủ đề “ Mẹ Với Gia Đình”.

Hình ảnh Ngày Thánh Mẫu

Dự tính Lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu được tổ chức ngay trên tượng đài Đức Mẹ, nhưng vì thời tiết mưa gió nên Ban Tổ Chức phải di dời về hội trường trung tâm. Kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đặt trước cửa hội trường, mọi người cùng tập trung bên kiệu Thánh tượng của Mẹ.

Đúng 1 giờ 30 pm với 3 hồi chiêng trống vang rền. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ và cung nghinh kiệu vào trong hội trường trung tâm. Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chào mừng quý Cha và tất cả mọi người đã không quản ngại thời giờ và mưa gió đã đến Trung Tâm tham dự Lễ mừng Ngày Thánh Mẫu đồng thời Cha giới thiệu quý Cha đến tham dự mừng Lễ ngày hôm nay gồm có Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Tước, Cha Hổ, Cha Việt và Thầy Phó tế Đặng Đình Nên.

Sau đó là giờ khấn và đền tạ dâng lên Đức Mẹ những ý khấn của các Giáo Đoàn: Cầu Cho Cộng Đồng (Giáo Đoàn Bankstown) Cầu Cho Quê Hương Việt Nam (GĐ Cabramatta) Cầu Cho Quê Hương Úc Đại Lợi ( GĐ Fairfield) Cầu Cho Các Bệnh Nhân (GĐ Lakemba) Cầu Cho Các Gia Đình (GĐ Marrickville) Cầu Cho Giới Trẻ Việt Nam (GĐ Miller) Cầu Cho Quý Cụ Cao Niên Và Ông Bà Cha Mẹ (GĐ Mt. Pritchard) Cầu Cho Các Ý Khấn (GĐ Revesby) Cầu Cho Trung Tâm Hành Hương Bringelly (Ban Mục Vụ TT Bringelly)

Chấm dứt giờ đền tạ, quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm đã nói về người Mẹ đặc biệt là Mẹ Maria, Mẹ là người Mẹ tuyệt vời nhất luôn bàu chữa cứu giúp chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến với Chúa. Và trong bài Phúc Âm hôm nay Cha cũng chia sẻ với mọi người về lòng tin và tâm hồn của người mù đã được thật sự trông thấy Chúa Giêsu. Còn các môn đệ và mọi người thời bấy giờ tuy thấy Chúa, gần gũi Chúa nhưng thật sự chưa thấy rõ bằng người mù. Vì người mù tuy không thấy Chúa bằng đôi mắt nhưng thấy Chúa bằng cả tấm lòng thiết tha tin tưởng và phó thác nên đã được Chúa Giêsu chữa lành sáng mắt “Lạy Thầy xin cho tôi được thấy. Được ! Đức tin của anh đã chữa anh. .” (Mc. 10: 46-52)

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Thầy Phó tế, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Lễ mừng Ngày Thánh Mẫu tạ ơn Đức Mẹ và ông cũng công bố dự án xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá tại Trung Tâm sẽ được khởi công nay mai. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng ngỏ lời cám ơn tất cả các thiện nguyện viên đã hy sinh rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc bảo trì Trung Tâm luôn được sạch sẽ khang trang và Cha cũng cám ơn Ca đoàn Miller hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm long trọng và sốt sắng.

Thánh lễ kết thúc mọi người ra về trong niềm hân hoan mừng Ngày Thánh Mẫu.
 
Thánh lễ tạ ơn của Đức Cha Vũ Đình Hiệu tại giáo xứ Thiên Phước, Long Thành
Martin Lê Hoàng Vũ
10:16 25/10/2009
ĐỒNG NAI - Sáng ngày 25.10.2009, Đức Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc Thomas Vũ Đình Hiệu đã về dâng thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Thiên Phước, Long Thành, Đồng Nai.

Hình ảnh Thánh lễ tạ ơn

Đức Cha Hiệu về giáo xứ nhà thăm Bà Cố và gia đình
Thánh lễ có sự hiện diện của Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc, Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện giáo phận Xuân Lộc, cha Phaolô Nguyễn Hữu Thời, Tổng đại diện giáo phận Bà Rịa, Đức ông Đinh Đức Đạo, bề trên Đại Chủng viện, cha Giuse Trần Văn Hàm, chánh xứ Thiên Phước và khoảng gần 100 quý cha đồng tế, cùng cụ thân mẫu và bà con thân tộc của Đức cha, và đông đảo khách mời gần xa.

Giáo xứ Thiên Phước là giáo xứ nhà của Đức cha Thomas Vũ Đình Hiệu. Cha Giuse Trần Văn Hàm chánh xứ Thiên Phước là linh mục nghĩa phụ của Đức cha. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng,tràn đầy niềm vui và tâm tình cảm tạ tình yêu Thiên Chúa.

Giảng trong thánh lễ, cha Tổng Đại Diện giáo phận Bà Rịa đã khai triển đề tài từ bài Tin Mừng Chúa Nhật 30 thường niên hôm nay: Chúa Giêsu đã chữa lành cho anh mù Báctimê theo lời kêu xin của anh “Lạy Ngài xin cho con được trông thấy”. Thân phận của anh mù cũng là thân phận mỗi người chúng ta. Có những cái cần phải thấy nhưng không thấy được, chúng ta phải khiêm tốn nhìn thấy được những lầm lỗi khuyết điểm, thấy hồng ân tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống mình. Tình yêu Thiên Chúa luôn che chở suốt cuộc đời chúng ta qua năm tháng. Như chị Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu cả cuộc đời chỉ vì yêu thương. Cuộc đời Đức cha Thomas là cả một chuỗi ngày đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Như lời Thánh vịnh 47: Lạy Chúa, giờ đây trong Đền Thánh con thầm nhớ lại những tháng ngày được Chúa yêu thương. Con đường mà Chúa dẫn Đức cha đi không bao giờ bình lặng, nhiều chông gai sỏi đá, Chúa đã dẫn Đức cha tới bàn thánh, 10 năm trong tác vụ linh mục, rồi chọn ngài kế vị các tông đồ trong chức giám mục. Chúng ta phải cầu nguyện cho các vị mục tử hôm nay luôn bén nhạy trước những nhu cầu của đoàn chiên.

Trong lời cám ơn cuối thánh lễ, Đức cha Thomas Vũ Đình Hiệu đã ngỏ lời cám ơn Đức cha giáo phận Xuân Lộc, quý cha Tổng đại diện, quý Đức ông, quý cha hạt trưởng, quý cha bề trên, gia đình linh tông, linh tộc, các vị khách mời, các cấp chính quyền. Đức cha nhắc đến công ơn và tình thương phủ lấp trong ơn gọi ngay từ ban đầu của cha nghĩa phụ Giuse Trần Văn Hàm. Kế đến, Đức cha xúc động khi nói đến công ơn hy sinh cả cuộc đời của người mẹ kính yêu đã hy sinh rầt nhiều trong cuộc đời để có ngày hồng ân hôm nay.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Phú Thọ Saigòn mừng lễ Mẹ Mân Côi
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
18:29 25/10/2009
SAIGÒN - Tháng mười, tháng của Kinh Kính Mừng, tháng của những tràng hoa Mân Côi dâng lên Mẹ Maria, Ngày Chúa nhật cuối tháng Mân Côi, hơn 700 Thiếu Nhi Thánh Thể gồm đủ 3 ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa và các anh chị Huynh Trưởng từ 10 Giáo xứ thuộc Giáo hạt Phú Thọ đã nô nức tề tựu về Giáo xứ Tân Phước để Mừng Lễ Mân Côi quan thầy Hiệp Đoàn. Về tham dự đại hội còn có sự hiện diện của cha Giuse Huỳnh Thanh Phương tuyên úy Thiếu Nhi Thánh Thể Hiệp Đoàn, cha Giuse Vũ Minh Danh phó ban Mục Vụ Thiếu Nhi Thánh Thể Liên Đoàn Anrê Sài Gòn cũng là cha chánh xứ và cha phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả.

Hình ảnh Ngày Đại Hội mừng Mẹ Mân Côi

Sau phần chào đón và giới thiệu từng xứ với những tiếng hô vang khẩu hiệu của đoàn mình cùng tiếng vỗ tay vang dội, nồng nhiệt của các đoàn bạn, Cha tuyên úy Hiệp Đoàn tuyên bố khai mạc và đặt tên cho đại hội với chủ đề YÊU NHƯ GIÊSU. Tất cả cùng giòn giã hô vang băng reo: “Học với Giêsu – Sống cùng Giêsu -Yêu như Giêsu – Em yêu Giêsu – Giêsu em yêu” rồi cùng nhau múa hát bài ca chủ đề: I Love you Giesu trong không khí thật vui tuơi, phấn khởi và sinh động”.. Hãy sống như Giêsu một đời dâng hiến vì yêu. Hãy nói như Giêsu một lời tha thứ cho đời. Hãy nói như Giêsu, Hãy sống như Giêsu: yêu thương và thứ tha…”.. Qua đi những phút giây sôi động, không khí lại thật trang nghiêm với việc rước kiệu Mẹ Mân Côi và bước vào cao điểm của ngày sống làThánh Lễ để đón nhận sức sống của Thánh Thể, lý tưởng và cùng đích của Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau khi chia sẻ Manna với những hộp cơm đơn sơ, các em lại bước vào chương trình giao lưu, giới thiệu hoạt động của đoàn mình. Những hình ảnh trình chiếu thật sinh động cùng những tiết mục văn nghệ của các đoàn và được xen kẽ bằng những câu đố vui giáo lý thật dí dỏm nhưng cũng thật sắc sảo. Phần cuối của chương trình đại hội là kết chuỗi Mân Côi sống suy niệm mầu nhiệm Mân Côi Vui, Sáng, Thương, Mừng. Mỗi em với một mầu nhiệm Mân Côi cùng cất giọng đọc to Lời Chúa sốt sắng với sự hướng dẫn của các trưởng. Cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn tuyên bố bế mạc đại hội và hẹn gặp lại nhau trong mùa Mân Côi 2010.

Chia tay đại hội trở về với những sinh hoạt của Giáo xứ, giã từ một ngày sum họp vui vẻ. Các bạn lưu luyến chào nhau bằng bốn ngón, lời chào của đoàn sinh Thiếu Nhi Thánh Thể như một lời nhắn nhủ nhau luôn sống đúng với bốn khẩu hiệu: CẦU NGUYỆN - RƯỚC LỄ - HY SINH - LÀM TÔNG ĐỒ.
 
Người Công Giáo Việt Nam tại TGP Atlanta biểu dương Kinh Mân Côi bằng nhiều ngôn ngữ
Giuse Đặng Văn Kiếm
18:37 25/10/2009
ATLANTA, GEORGIA – Tuần lễ Đại Hội Đức Mẹ La Vang năm 2009 tại Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta, với chủ đề “Đức Maria đồng hành với các gia đình” được kết thúc tốt đẹp trưa Chúa nhật 25 tháng 10 hôm nay trong bầu khí vui tươi qua các buổi hội thảo, học hỏi và biến đổi lối sống, tận tụy chăm lo hạnh phúc gia đình theo mẫu gương khiêm nhường như Mẹ Maria luôn cầu nguyện, lắng nghe và làm theo thánh ý Chúa.

Hình ảnh Đại Hội Đức Mẹ La Vang

Vào giờ bế mạc đại hội, 6 Giáo họ thuộc Giáo xứ đã lần lượt dâng lời tuyên hứa trước Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang, và đón rước Mẹ tới thăm viếng các gia đình mỗi ngày trong suốt năm.

Điểm đặc biệt đại hội năm nay là người Công giáo Việt Nam tại Georgia cùng với các sắc dân khác liên kết biểu dương Kinh Mân Côi bằng các thứ tiếng Anh, Hàn Quốc, Latinh, Tây Ban Nha và Việt, dưới sự chủ tọa của Đức cha John F. Donoghue, nguyên Tổng Giám mục Atlanta. Buổi đọc kinh dâng kính Mẹ Maria chiều thứ Bảy 24/10 diễn ra thật trang trọng và sốt sắng.

Đức ông Francis Phạm Văn Phương, đại diện Đức TGM Wilton D. Gregory lo việc mục vụ cho người CGVN trong Tổng Giáo phận Atlanta, ngỏ lời chào cộng đồng dân Chúa trước giờ Kinh Mân Côi như sau:

“Hằng năm cứ vào cuối tháng 10, chúng ta lại vui mừng cử hành Đại Hội Đức Mẹ La Vang như một ngày hội truyền thống để mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam. Năm nay, chúng tôi còn được hân hạnh đón cả Tổng Giáo phận để mừng ngày Biểu Dương Tràng Hạt Mân Côi. Chúng tôi được hân hạnh đón tiếp Đức TGM John F. Donoghue, qúy cha, qúy tu sĩ nam nữ và toàn thể qúy vị. Sự hiện diện của qúy vị nói lên lòng thành kính và yêu thương đối với Chúa, đối với Đức Mẹ và đối với nhau. Trong dịp này, tôi xin cầu chúc toàn thể qúy vị, qua lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam, được Chúa ban tặng muôn vàn hồng ân và chúc lành trong dịp đại hội này.”

Theo một ước tính thì có khoảng 40 tới 50 ngàn người Việt Nam sinh sống tại vùng Atlanta, trong đó có chừng 10,000 người Công giáo Việt Nam, sinh hoạt tại Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam ở Riverdale, Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Norcross, và hai cộng đoàn ở ngoại ô Atlanta. Hiện có 10 Linh mục Việt Nam phục vụ tại Tổng Giáo phận Atlanta.

Trong bài giảng Thánh Lễ đại trào tiếp theo sau cuộc Biểu Dương Kinh Mân Côi, Đức TGM John F. Donoghue nhấn mạnh rằng “Công việc của người Mẹ chẳng bao giờ hoàn tất cả”. Sau đây là bài giảng tiếng Việt, do cha Phêrô Vũ Ngọc Đức phiên dịch.

Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục John F. Donoghue

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô:

Tôi vừa mới thăm viếng một vài người bạn trong Giáo xứ nơi mà tôi đang sống – có một cặp vợ chồng, lấy nhau khoảng ba mươi năm – là một người chồng và một người vợ tốt, có một gia đình với ba người con thật ngoan ngoãn. Tất cả ba người con bây giờ đã rời xa gia đình, và có cuộc sống riêng của họ, và để lại cha mẹ với một vài thời gian sống riêng cuộc sống của chính họ – hay tôi cũng nghĩ như vậy.

Trong cuộc nói chuyện tại bàn ăn vào bữa tối, tôi được biết rằng người con trẻ nhất mới đây chịu đựng một vài khủng hoảng, và trở về nhà để sinh sống. Tôi không biết rằng người bạn của tôi sẽ vui vẻ hay là khó chịu khi sự việc này xẩy ra – nhưng tôi biết chắc rằng họ hoàn toàn mong muốn lãnh nhận vai trò làm cha mẹ một lần nữa. Họ yêu thương người con trai này, và họ muốn cậu ta có một căn nhà riêng, có thể là của chính cậu ta, hay về lại ở chung với họ. Nhưng đó là một lời giải thích đầy ý nghĩa sâu xa của người mẹ dẫn tôi tới những tư tưởng mà tôi muốn chia sẻ với mọi người hôm nay. Trong cùng quan điểm lúc chuyện trò, bà ta đã đưa ra một quan sát thật đơn giản rằng “công việc của người mẹ chẳng bao giờ hoàn tất cả.”

Công việc của người mẹ chẳng bao giờ hoàn tất cả.

Tiếp sau đó, tư tưởng này cứ trở lại trong tâm trí của tôi – và điều này cũng không lâu trước khi tôi bắt đầu nhận ra những chữ thật nhỏ bé đó nhưng mang lại sứ mạng của Mẹ Maria mà chúng ta cử hành hôm nay – Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu là Thiên Chúa chúng ta – và, như là Đức tin cũng dậy chúng ta rằng, Mẹ của Thiên Chúa.

Công việc của Mẹ Maria không bắt đầu khi mà sứ thần Gabriel đến với Mẹ trong lúc Truyền tin. Công việc của Mẹ thực sự bắt đầu trước khi Mẹ ý thức về nó, ngay khi Ngài được thụ thai một cách tinh tuyền trong cung lòng của mẹ ngài, Thánh Anna. Từ lúc đó, Mẹ Maria được chuẩn bị để lãnh nhận Chúa Hài Nhi, Ngài vừa cả hai là một con người và cũng chính là Thiên Chúa, Chúa Cứu Thế, Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta đừng cho rằng Mẹ Maria đã hiểu biết điều này, hay ngay cả đã hiểu biết cách chắc chắn điều gì sẽ xẩy ra. Nhưng việc này trở nên trong sáng hơn, trong cuộc đối thoại thật ngắn gọn với sứ thần Gabriel, rằng Mẹ là một người đàn bà trẻ đã không lãng phí hồng ân độc nhất của một tâm hồn toàn thánh thiện của Thiên Chúa – hơn hẳn thế, Mẹ đã hoàn toàn chuẩn bị khi thời gian cuối cùng đã đến, chấp nhận tuân theo thánh ý của Thiên Chúa – để thưa rằng “Xin vâng” – và trở thành Mẹ của Chúa Giêsu, và chính vì thế, là Mẹ của Ơn Cứu Rỗi của chúng ta.

Và rồi, ngay từ giây phút mà Mẹ đã thưa “Xin vâng” tới thiên sứ, sự chấp nhận này và rồi từ nơi đó sự nhanh chóng của Chúa Thánh Thần, sự cưu mang của Chúa Giêsu ngay trong cung lòng Mẹ – và từ ngay thời khắc này, cuộc sống của Mẹ Maria đã trở nên sự diễn tả hoàn toàn đầy đủ của một chân lý rằng “công việc của người mẹ chẳng khi nào hoàn tất cả.”

Công việc của Mẹ bao gồm hai chiều kích – sinh ra Người Con Trai trong cuộc sống, nhưng đó cũng hoàn thành thời giờ và ngày tháng mà Mẹ trông chờ trong kinh nguyện, với vinh quang của Thiên Chúa đã tuôn ra từ trái tim mẹ, khi mà chúng ta nghe được lời từ trên môi miệng riêng của Mẹ – những lời của kinh nguyện đã chảy trào ra từ bên trong Mẹ trong lúc thăm viếng người chị họ Isave – “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi... vì Ngài đã làm cho tôi những điều trọng đại – danh Ngài thực chí thánh chí tôn!” Chúng ta không thể tin tưởng Mẹ dâng lời kinh nguyện này chỉ trong một hoàn cảnh riêng biệt. Còn hơn thế nữa, nó thì hơn hẳn một sự rung động trong chốc lát của trái tim và tâm hồn Mẹ – một trái tim và tâm hồn luôn sống trong hương thơm của sự ca tụng Thiên Chúa, và ngay cả khi Mẹ săn sóc cho chính mình, và cho Người Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ.

Và rồi, khi Chúa Kitô được sinh ra, và công việc của Mẹ Chí Thánh đã chuyển sang vai trò chăm sóc và nuôi nấng – bảo vệ và nuôi dưỡng Người Con Kỳ Diệu của chính Mẹ, nhưng cũng thuộc về tất cả các tâm hồn mà Ngài trong thời gian đã chết và cứu chuộc họ. Chúng ta nghe sự lo lắng và xao xuyến rất nhân loại của Mẹ trong những lời nói có vẻ trách móc mà Mẹ nói với Chúa Giêsu, khi Mẹ và Thánh Giuse trở lại Giêrusalem và tìm thấy Chúa Giêsu còn trẻ trong đền thời giảng dậy: “Này Con, (mẹ nhắc nhở Ngài), tại sao Con làm điều này tới cha mẹ? Cha Con và Mẹ đã vất vả lo lắng tìm Con.” Sự thực, có một người con đầy đủ bởi cả hai sự nhiệt thành của Thiên Tính, và năng động của một cậu con trai, hẳn là một thử thách hàng ngày cho người Mẹ trẻ là Đức Maria – nhưng thật là một thử thách hiển nhiên chúng ta biết Mẹ đã gặp và đã hoàn thành.

Chúng ta rõ biết điều này bởi vì trong ba mươi năm trong công việc bảo vệ, dậy dỗ và hướng dẫn Chúa chúng ta tới tuổi trưởng thành, Mẹ Maria được mạc khải trong lúc thật quan trọng, ngay bên cạnh Chua Giêsu – ngay từ giây phút quan trọng của phép lạ đầu tiên mà Ngài thực hiện tại Cana, tới những biến cố mà trái tim quặn thắt ngay dưới chân cây Thánh Giá, khi từ mắt Mẹ, chính Mẹ đã nhìn lên mắt Người Con yêu dấu trên Thánh Giá, ngay cả mọi sức mạnh nhỏ bé còn sót lại (“ounce”) mà Mẹ có thể cho Ngài, từ trái tim bị đau đớn như chính của riêng Mẹ – một trái tim mà từ đó hiểu biết đầy đủ và làm theo thánh ý Thiên Chúa, một ý chí sắt đá mà không ai có thể cảm nhận được mà không có sự đau đớn, và không ai có thể sống sót được nếu không có đức tin mạnh mẽ.

Chúa Kitô đã chết, sống lại, và cuối cùng rời khỏi trái đất này, lên Trời, trở lại trong sự ôm choàng chào đón vĩnh cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa, sự liên kết của một Thiên Chúa trong ba ngôi vị – Cha, Con, và Thánh Thần.

Nhưng còn Maria, Mẹ Maria ở lại thế gian trong một thời gian, bởi vì ngay cả sau đó, công việc của Mẹ vẫn chưa hoàn tất. Chúa Kitô, nhìn xuống Thánh Gioan, nói với Mẹ, từ trong sâu thẳm của cuộc khổ nạn Ngài, “Này là Con Mẹ,” để trở thành Mẹ của các Thánh Tông Đồ, và là Mẹ của toàn thể Giáo Hội. Một lần cuối cùng công việc của Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội khi còn non trẻ được mạc khải, khi mà chúng ta đọc lại Sách Tông Đồ Công Vụ: “... Vì họ tận hiến chính họ cùng một lòng để cầu nguyện, cùng với một vài người phụ nữ, và với Maria là Mẹ của Chúa Giêsu, và những anh em Ngài.”

Và rồi sự ân thưởng – Mẹ Maria đã an nghỉ trong Chúa, và khi được đưa về trời bởi Đấng Toàn Năng, bởi nhân đức của tâm hồn tinh tuyền và thánh thiện, vào trong vương quốc thật cao xa trên Trời, ở đó lãnh nhận triều thiên, là Nữ Vương của Trời và Đất.

Nhưng rồi công việc của Mẹ thực sự hoàn tất phải không?

Tôi không nghĩ như thế – Tôi không hy vọng như vậy. Bởi vì trong chúng ta, mỗi người chúng ta, sống trong cùng một nhu cầu sự giúp đở của một người mẹ, sự giúp đỡ và phục vụ Người Con của Mẹ thật tốt đẹp khi Ngài còn sống trên thế gian.

Mẹ Maria tiếp tục công việc của Mẹ – cho chúng ta. Mẹ đã trở thành người mẹ của chúng ta – bởi nhận chúng ta làm con nuôi, bởi hồng ân, bởi sự trợ gíup liên lỉ của sự an ủi và khôn ngoan của Mẹ.

Phụ tích mà chúng ta cử hành hôm nay, lần hạt kinh Mân Côi, là một phương tiện bởi đó công việc của Mẹ Maria như là người mẹ đổ xuống trên chúng ta ân sủng của tình mẹ. Khi chúng ta để cho bàn tay chúng ta lần theo tràng chuỗi, các chục kinh được đọc và đếm liên tiếp cho tới hết, là một lời cầu nguyện vào mỗi thời gian, Mẹ Maria đang làm việc cho chúng ta – tiến tới trong tâm trí và tâm hồn chúng ta, và dẫn đưa chúng ta trở lại với thực tại của cuộc sống Người Con của Mẹ qua sự chết, và sự chiến thắng vinh hiển của Ngài trên sự chết.

Mẹ Maria làm việc qua cả hai: kinh nguyện, và thực tại thể lý của kinh mân côi – Mẹ nắm lấy tâm trí chúng ta, qua các mầu nhiệm mà chúng ta suy niệm, và thúc đẩy chúng ta trở lại sự an toàn căn nhà riêng của tâm hồn chúng ta, như chính khi Mẹ cầm lấy tay Chúa Kitô, khi ấy là một bé trai mười hai tuổi, và dẫn đưa Ngài về nhà cha mẹ, và với sự hướng dẫn đều đặn của quyết tâm riêng của chính Mẹ. Đây là điều Mẹ làm cho chúng ta, bởi vì chúng ta nữa, là con cái mẹ, và Mẹ yêu thương chúng ta với tình yêu trọn vẹn của một người mà không bao giờ biết tội – không bao giờ biết sự gì khác nhưng chỉ là làm theo thánh ý Thiên Chúa.

Mẹ Maria tiến tới chúng ta không chỉ trong tâm trí và tâm hồn chúng ta, nhưng qua thể chất thực sự của thân xác chúng ta nữa – bằng cách đơn giản khi cầm lấy tràng chuỗi mân côi, và một cách đơn giản nữa khi biết rằng thật là an toàn và chắc chắn biết bao bởi cất giữ tràng hạt mân côi trong túi quần hay túi xách tay chúng ta – chúng ta biết rằng chúng ta có thể giữ lấy nó trong bàn tay chúng ta, và cảm thấy với sự cảm xúc mãnh liệt của câc đầu ngón tay, một chìa khóa để mở ra những mầu nhiệm của sự sống Thiên Chúa, và sự thật rằng khi đến thời gian hoàn tất, chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa, không chỉ bằng trí óc và trái tim chúng ta, nhưng ngay cả trong thân xác chúng ta nữa.

Chúng ta có thể cố gắng hiểu biết Mẹ Maria, nhưng phần Mẹ thì cố gắng nhiều hơn nữa để hiểu biết chúng ta, khi Mẹ kêu gọi chúng ta từ kinh mân côi, thúc giục chúng ngay tại mỗi thời khắc để vâng lời lệnh truyền mà Mẹ đã ra lệnh khi xưa tại Cana: “Hãy làm bất cứ điều gì mà Chúa Giêsu bảo các anh.”

Công việc của Mẹ không khi nào hoàn tất cả – nhưng mà còn kéo dài lâu hơn nữa, nếu không có công việc của Mẹ Maria cho chúng ta, chúng ta có thể lang thang rời khỏi nhà, và có thể lạc lõng trong thung lũng của nước mắt, bị mù lòa bởi phải lau chùi nó, và bị thất bại vì những yếu đuối. Mẹ Maria vẫn làm việc, và những phép lạ liền xẩy ra. Và không có phép lạ nào to lớn, hay tốt đẹp hơn, hay kéo dài hơn cho bằng ánh mắt của lòng thương xót và từ ái của Mẹ, đang nhìn xuống những con mắt của chúng ta, và kêu gọi chúng ta để nhìn lên trên, làm cho thêm mạnh mẽ và thêm hy vọng, và noi theo Con Mẹ qua thập giá để tiến vào trong vinh quang.

“Xin hãy nhớ, Ôi Trinh Nữ Maria thật diễm phúc,” chúng con kêu cầu hôm nay. Xin hãy nhớ mọi sự mà Mẹ đã làm cho người Con của chính Mẹ – xin hãy nhớ, và bằng sự khoan nhân Mẹ, xin cho chúng con cũng trở nên những người con cái Mẹ, để cho bất cứ sự gì xẩy ra mà chống lại chúng con, bất cứ hố sâu nào mà chúng con xa ngã, bất cứ sự từ bỏ nào mà chúng con cảm thấy, chúng con có thể biết rằng trên Trời cao, Mẹ đang kêu cầu Thiên Chúa ban xuống chúng con ơn tha thứ – để Mẹ di chuyển ánh mắt của Chúa Giêsu rơi xuống trên chúng con với tình yêu – để Chúa Thánh Thần đang lôi kéo chúng con vào thánh ý của Thiên Chúa qua những biến cố của chính cuộc sống riêng Mẹ.

Xin hãy làm cho chúng con nhận biết, Ôi Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, để cho chúng con nữa, cho con cái mẹ nơi đây còn ở dưới thế, công việc của mẹ thật không khi nào hoàn tất cả.
 
Khóa bồi dưỡng Giáo luật và Kinh Thánh cho các nữ tu tại Vinh
Nt Maria Nguyễn Thị Hồng Hiệp
19:38 25/10/2009
Thật là một niềm vui lớn cho toàn thể chị em học viện của hội dòng. Sau những chuỗi ngày làm việc với bao lo toan, chị em được quy tụ về trong khóa bồi dưỡng môn Giáo luật và Kinh Thánh tại cộng đoàn Tân Hương, với hai giáo sư cách nửa vòng trái đất là: (Cha Đào Công Chính và Sơ Đào Thanh Thúy thuộc dòng Đa Minh) từ Mỹ về giúp. Đồng thời đây cũng là dịp cho chị em học viện, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bao khó khăn trong đời sống phục vụ.

Chiều 4 tháng 10 năm 2009 là ngày chị em trên khắp mọi miền đất nước quy tụ về, mỗi người đều mang trên mình một gói hành trang và niềm vui khôn xiết ngày gặp lại. Với bao tâm sự, kinh nghiệm trao đổi đến nhau, nhất là chị em cùng khóa.

Mặc dầu chỉ có 5 ngày, một thời gian khá ngắn cho chị em. Tuy nhiên, đây chính là thời gian cho chị em ôn lại những gì mình đã học, và bao điều mình chưa có dịp học hỏi. Với hai môn quan trọng trong đời sống thánh hiến luôn đi kèm bên mình trong sứ mạng phục vụ. Lời Chúa và kỷ luật buộc mỗi người phải có. Không chỉ là trong đời sống tu trì mới phải tuân giữ, mà nó còn đòi buộc cho mỗi kitô hữu phát huy trong đời sống chứng nhân Tin Mừng giữa xã hội hôm nạy.

Sau 5 ngày học mỗi chị em đều nhận thấy bao thiếu sót cần phải thay đổi. Trong việc yêu Chúa và trung thành giữ luật, vì! Đời sống cộng đoàn hay phục vụ mà thiếu hai điều này chắc chắn chị em sẽ thất bại. Bởi Tin Mừng mang lại yêu thương, kỷ luật mang lại bình an, như Chúa Giêsu đã nói: “ Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.” (Mt 5,18)

Vâng ! Luật làm ra vì con người chứ con người không phải vì luật. Chúng ta thử nghĩ xem, nếu một cộng đoàn không có lề luật, không có tình yêu thì hỏi có khả năng tồn tại không? Hay nhìn xa hơn là xã hội – Giáo hội. Mỗi bên đếu có luật riêng cho mình, do mình đặt ra trong từng khoản nào đó cho phù hợp với quyền lợi của người dân. Trái lại! Nếu những người làm sai luật, chắc chắn phải có trách nhiệm trong các hậu quả do mình gây ra, qua các điều khoản luật…

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một điều luật cao hơn nữa mà không ai cần phải học. Nó ở ngay trong máu thịt ý nghĩ của mỗi người, chính là luật lương tâm. Hỏi ai trên thế giới này lại không có lương tâm, dầu cho người đó có tồi tệ đến mấy, xấu xa đến mức nào đi nữa. Họ vẫn có một tình yêu. Một sự đồng cảm cho người cùng cảnh ngộ! Họ cũng biết đồng cảm, lắng nghe thao thức của những người khác.

Thiết nghĩ, cuộc đời chúng ta cũng vậy. Chẳng ai biết được con đường phía trước mình như thế nào, nếu không có người hướng dẫn chỉ dạy thì chúng ta sẽ ra sao? Đi về đâu? Có lẽ đây là dấu chấm hỏi đang đặt ra cho mọi người trong môi trường giáo dục ngày nay? Làm sao cho thế hệ tương lai có một lương tâm, với một tinh thần như Chúa dạy là: mến Chúa yêu người. Đây cũng là điều cho chúng ta nhìn lại hành trình đời sống thánh hiến trong suốt chặng đường bao nhiêu năm qua. Chúng ta đã làm được gì, tuân giữ luật như thế nào, sống yêu người như Chúa dạy, liên quan việc tuân giữ luật dòng, luật Giáo hội, luật Chúa… ra sao? Mỗi người đều có một câu trả lời riêng cho hành trình tiến về nhà cha chung.

Lạy Chúa chúng con cám ơn Chúa. Đã ban muôn hồng ân xuống trên hội dòng cũng như mỗi thành viên có cơ hội nhìn lại mình, biết cảm thông, đồng hành cùng trách nhiệm trong công việc phục vụ Giáo Hội giữa xã hội hôm nay. Sứ mạng mỗi chị em được hội dòng trao khác nhau nhưng chúng con tự tin hơn, vì bên cạnh chúng con luôn có Chúa đồng hành qua tất cả những người chúng con gặp gỡ. Cảm tạ Chúa đã thương yêu chọn gọi chúng con, ban niềm hạnh phúc yêu thương bình an. Trong khi biết bao nhiêu người còn phải chịu đau khổ lo toan cho cuộc sống, kế sinh nhai. Xin Chúa cùng chúng con lên đường tiếp bước hành trình như Chúa khi xưa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Cải cách ruộng đất
+GM. Lê Đắc Trọng
09:54 25/10/2009
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Cải cách ruộng đất

Ở những nước tư bản, có những chủ nhân, những xí nghiệp, những nhà máy, có giới chủ với người thợ, thì cuộc đấu tranh giữa thợ thuyền và chủ nhân phải đánh đổ giới chủ, để có một lớp người vô sản, để biến xã hội tư bản thành xã hội vô sản.

Ở những nước mà nguồn kinh tế chính là ruộng đất, thì nơi đó giới thống trị là người có nhiều ruộng đất, là những địa chủ, và giới vô sản là những bần cố nông không ruộng đất. Cuộc đấu tranh của vô sản ở đây là nông dân nghèo vùng lên đòi lấy ruộng đất ở các địa chủ, để giới vô sản sẽ làm chủ nhân ông. Đó là tư tưởng chỉ đạo việc cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách ruộng đất ở các nước nông nghiệp là phương tiện chính để vô sản hoá xã hội.

Ở Trung Quốc, sau cuộc Đảng Cộng Sản nắm chính quyền vào năm 1949. Liền sau đó là cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất làm biến đổi hẳn bộ mặt Trung Quốc, một nước vô sản vĩ đại sau Liên Xô. Liên Xô là thành trì của thế giới, đối với Việt Nam là anh cả, mà anh hai là Trung Quốc.

1- Cho nên sau cuộc cải cách ruộng đất ở Trung Quốc. Người Cộng sản Việt Nam cũng lăm le theo gót. Phải nói: Cộng sản Trung Quốc đến sau Cộng sản Việt Nam trong việc cướp chính quyền, song Cộng sản Việt Nam từ đây mọi cái nhất nhất phải theo Cộng sản Trung Quốc. Có nhiều lý do: Hầu hết các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đều phát xuất từ Trung Quốc, hoặc chịu ảnh hưởng Trung Quốc hơn là Liên Xô. Một là vì Việt Nam ở sát Trung Quốc, việc giao lưu dễ dàng. Hai là tuy cách mạng Việt Nam giành được độc lập trước Trung Quốc, song nhờ Trung Quốc mà giữ vững được vị trí, đặc biệt là nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5-1954 mà thắng lợi của Việt Nam nếu không nhờ Trung Quốc tất cả thì cũng là phần lớn.

2- Cộng sản Trung Quốc một khi nắm chính quyền là nắm toàn bộ, còn ở Việt Nam, nền độc lập chỉ có trên nguyên tắc, Cộng sản còn phải đánh nhau với Pháp nên chưa dám lộ diện là hoàn toàn. Chỉ mới là Đảng Lao Động, nhà nước dân chủ cộng hoà.

3- Cuộc cải cách ruộng đất nó dữ dội quá, giết nhiều người quá, đã làm hoen ố bộ mặt Cộng sản luôn tuyên bố vì nước vì dân, vì độc lập; với bao là chính nghĩa xuông, nên Cộng sản Việt Nam có làm cải cách ruộng đất cũng là một cách miễn cưỡng, không thể đừng, và một cách dè dặt, chứ không cực đoan, triệt để như Trung Quốc. Cho nên họ phải đưa Ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, người Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định). Tuy là Tổng bí thư Đảng, là lý thuyết gia của Đảng, nhưng ít người biết đến tên tuổi ông, đến mặt mũi ông. Ông được trao cho người thừa hành kế hoạch cải cách ruộng đất, còn ông Hồ Chí Minh “giả cách đứng ngoài”. Kế hoạch đó cũng đạt mục đích phần nào, vì sau này tai tiếng đều trút trên đầu ông Trường Chinh, mà “Bác Hồ” là “nhân từ” chỉ bị liên hệ chút ít. Nhưng làm sao mà che mắt được dư luận nhân dân. Ông Hồ là lãnh tụ tối cao, mà ông Trường Chinh chỉ là tay chân, làm sao công việc long trời lở đất đó lại qua mắt được lãnh tụ tối cao. Sau này mới có chính sách lãnh đạo tập thể, chứ lúc đó mọi cái chỉ do mấy ông chóp bu định đoạt. Dù cá nhân, dù tập thể, thì ai là lãnh tụ phải chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên mặt ông Trường Chinh không bao giờ được rửa sạch.

Mặc dù sau này ông làm Chủ tịch Quốc Hội, ông cũng không bao giờ vươn lên khuôn mặt kính mến trước nhân dân.

4- Do chính sách “chiếu cố” miền Nam, Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc chưa dám lộ ra bộ mặt là quá cứng rắn, là tàn ác đi tới mọi rợ.

Dù sao, cuộc cải cách ruộng đất đã được thực hiện. Sách “Biên niên sử Việt Nam” không đề cập gì đến Luật cải cách được ban bố ngày nào, thi hành ngày nào, mà chỉ nói đến “Tháng 7 năm 1956: Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”. Ruộng đất đã về tay nông dân, 10 triệu nông dân lao động đã làm chủ ruộng đất, làm chủ nông thôn.

Nói đến “Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”. Thực ra đã có cuộc cải cách ở miền Trung, trong các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, vào lúc giữa quân đội Pháp và Việt Minh đang gay gắt ở miền Bắc, năm 1951-1952. Không những giật lấy ruộng đất ở tay địa chủ, mà hiểu là dập tắt mọi mầm mống có thể nổi lên từ phía quốc gia, để đi với Pháp chống lại Việt Minh (Cộng sản). ở miền Bắc nghe thấy nói đến cải cách ruộng đất ở Khu Tư là rùng rợn, đến khiếp sợ cả người Khu Tư nữa.

Nói đến hoàn thành, “hoàn thành thế nào?” Đó là 10 triệu người nông dân nghèo không ruộng đất, nay có ruộng cầy. Cái kết quả đẹp đẽ quá! Nhưng để tới kết quả đó, phải có những phương tiện nào?

Người Cộng sản Việt Nam học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành.

Tuy nhiên, người Việt Nam vốn có lòng từ tâm, nên những cách tàn bạo quá đỗi ở Liên Xô hay Trung Quốc, không được bắt chước đầy đủ.

Đầu hết là cái khẩu hiệu: “Người cầy có ruộng” quá hợp tình hợp lý đi thôi. Cho được thế, đem ruộng đất ở tay những người có nhiều quá mà san sẻ cho những người không có tí nào! Đó cũng là lẽ công bằng. Nhưng làm sao để vui lòng san sẻ. Giáo Hội có luật công bằng, xã hội dựa trên bác ái. Cộng sản có phương châm đấu tranh dựa trên căm thù. Làm thế nào để khơi dậy căm thù, hay nói chung, để thành cán bộ cải cách, là đội cải cách?

Những trường được xây dựng để đào tạo đội cải cách. Tôi biết một trường như thế ở Phủ Lý. Tôi đã có dịp vào đó. Nghỉ ở đó trong một buổi họp nọ. Trường gồm độ vài chục căn nhà, mái tranh vách đất, có vẻ tạm thời, nằm ở phía đông nhà thờ Phủ Lý. Thị xãlúc này đã bị phá huỷ theo sách lược tiêu thổ kháng chiến hồi năm 1946-1947; không còn một ngôi nhà, chỉ trừ nhà thờ.

Người ta dạy gì trong trường? Tôi không rõ, tất cả là bí mật. Khi thấy công việc đội cải cách làm, thì biết họ học gì, được huấn luyện thế nào?

Học xong họ được phân đi các xã, các thôn, cũng hầu như bí mật. Người tỉnh này được phái đi các tỉnh khác để không ai biết họ, cũng như họ không biết ai trong địa phương, để hoàn toàn tránh những liên lạc, hoặc cư xử riêng tư hay nể nang gì.

Mỗi xãđược phân phối dăm bẩy đội viên hoặc hơn kém tuỳ theo xãquan trọng thế nào. Đội về đâu ở đâu không ai biết. Họ sống theo chế độ “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Nghĩa là họ đến một nhà nào đó, thường là một bần cố nông, người này ở một cái lều, đồng chí đội cũng chui rúc vào lều đó, nhà đó ăn cháo, ăn cơm độn thì đội cũng ăn cháo, ăn cơm độn như họ, bần cố nông đó đi cầy, đi cuốc thuê, thì đội cũng cùng làm y hệt. Người đội cải cách bắt rễ ở nhà nào, thì sống trong những điều kiện của nhà đó, không có chi khác biệt. Bởi đó người ta cũng không để ý tới, đã mấy ai nghe nói đến cải cách, đến đội cải cách mà theo dõi. Còn người được đội đến nhà, có thể lấy đó làm vinh dự, đàng khác đội lại khéo léo, chấp nhận ăn chung, sống chung với nhau như thế, khách chủ cùng cánh, dễ thông cảm và thân mật.

Do cách sống gần gũi thân mật với nhau, nhìn nhau mỗi ngày 24 tiếng trên 24. Người đội khéo léo tỉ tê, khai thác được mọi chuyện của người bà con nông dân chất phác và dốt nát đó. Bác nông dân đó kể lể về cảnh sống khổ sở của mình làm sao? Lam lũ làm thân trâu ngựa thế nào? Bị hành hạ làm sao? Bị áp bức và bị bóc lột đến thế nào? Các anh địa chủ, các tên cường hào kia ăn ở làm sao? Bóc lột áp bức thế nào? Thế là lửa căm thù được nhóm lên giữa những giai cấp khác nhau, để một ngày kia sẽ bùng lên.

Sau khi mối hận thù giữa các giai cấp chín muồi, thì phong trào cải cách được phát động rầm rộ. Quả nhiên, những ngày hội của nông dân bắt đầu. Từng đoàn thiếu nhi đeo trống ếch đi khắp ngõ ngách xóm làng, trống tùng tùng tùng tùng tùng bắt nhịp với những tiếng hô đả đảo, đả đảo… địa chủ … đả đảo cường hào, tiêu diệt ác ôn. Một tên xướng lên, cả đoàn lập lại hai lần. Bầu sát khí nổi lên bừng bừng. Bừng bừng một cách giả tạo, miễn cưỡng, chứ từ xưa tới nay dân làng vẫn sống cảnh thanh bình đầm ấm, nhất là vào ngày tết, ngày lễ, ngày hội, anh em bà con có đi làm ăn xa đến đâu, cũng nhớ đến nơi chôn rau cắt rốn trở về đoàn tụ gia đình; cái luỹ tre xanh bao quanh làng, biểu tượng một đời sống tĩnh mịch, êm ấm.

Tuy trong một thời gian chiến tranh, bom đạn có khuấy động đời sống dân làng. Nhưng đã qua đi cái thời chiến tranh loạn lạc… Nhưng nay, khắp nơi ngày đêm ra rả những tiếng ca ngợi hoà bình. Hoà bình trong nước, hoà bình trên thế giới. Xem ra chủ nghĩa xã hội độc quyền cả hoà bình, còn chiến tranh là của tư bản. Các hạng người vong bản, họ nhập cảng một cái chủ nghĩa ngoại lai ở đâu ấy, cũng hô hào xây dựng nên cảnh bồng lai…. Ngược với cảnh hoà bình êm đềm, để đưa xóm làng vào một cuộc cách mạng long trời lở đất, Việt Nam chưa hề thấy bao giờ!

Chiều chiều sau việc đồng áng, bà con về cầu ao rửa chân tay, cầy cuốc, chuẩn bị cơm tối, tiếng trống ếch đã rộn rã trên các đường ngõ trong làng, tiếng hô loa nổi lên mời bà con đi họp, họ chờ đầy đủ không thiếu một ai. Đi họp đầy đủ, chứ ai mà dám ở nhà. Có thể đầu làng một đám lửa bốc lên ở một đống rơm, một chuồng lợn. Người ta có ý đốt và đổ cho bọn địch không chịu đi họp đã gây nên. Chỗ khác, những viên đá, viên gạch ném ra đường ngăn cản đội, hoặc bà con đi họp, là do bọn địch không chịu đi họp gây nên.

Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: “Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…”. Người ngồi sau run sợ…! Một lúc nữa, đội lại nói: “Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta”. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi? Sợ sệt và sợ sệt…!

Ai nấy ngồi yên chỗ, bắt đầu cuộc “đấu tố”. Tố cáo tội ác giai cấp bóc lột, đấu tranh đánh đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể khổ, để tố cáo tội ác của bọn địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật.

“Tôi vay hắn ta mấy bát gạo, hắn ta bắt tôi viết văn tự thế bằng một sào ruộng. Tôi không có gì trả, thế là hắn ăn không sào ruộng của tôi. Và cứ mấy lần vay như vậy, rồi không có gì trả, thế là không còn một mẩu đất để cắm dùi”.

“Tôi cấy tô cho nó, chẳng may trời để mất mùa, vì bão lụt, nó cứ thu tô như chẳng có tai hoạ gì xẩy ra. Chẳng có gì mà nộp, nó cho người đến tháo bộ cửa, dỡ mấy gian nhà tôi….”

“Tôi nghèo khổ, đi làm thuê cho nhà nó, ăn đói, ăn khát, nó còn đánh đập, tiền công không trả, nhà nó tìm cách đuổi tôi đi để quỵt công….”

Và nhiều thứ tội khác, chung quy chỉ là tội tàn bạo, bóc lột, đổ trên những người bị quy là địa chủ, hay ác ôn, cường hào ác bá. Có thể là tội cá biệt nhưng nay là tội chung. ai là đối tượng thì được khoác cho những tội đó. Người nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được cách tố cáo, tất cả đã được dậy bảo, được Đội “mớm” cho trước.

Thế rồi đấu, đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: “Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát…”. Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp “người thật” không ngượng ngùng ái ngại.

Đến nỗi mà một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói với bố: “Ông có biết tôi là ai không?”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói:: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ”. Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những người khởi xướng!

Một bầu khí sợ hãi lan tràn khắp nơi. Không hiểu tự đâu, đội cải cách có cái tài làm cho mọi người sợ thế. Tôi cho là có ma quỉ đứng đằng sau để giật dây. Không ai dám đến nhà ai, không ai dám gặp nhau, nói chuyện với nhau. Gặp gỡ hay chuyện trò có thể một lúc nào đó, bị coi là âm mưu tìm cách phá hoại cải cách. Tội gì, chứ bị cáo là phá hoại, thì chỉ có mà chết. “Nhất Đội, nhì Trời cơ mà”. Để tăng thêm nỗi sợ h•i, chỗ này hay chỗ kia, một đống rơm, một chuồng lợn được đốt lên, và phao tin kẻ địch phá hoại, không chịu đi họp đã gây ra. Như thế, ai còn dám ở nhà nữa? Chỗ khác tung tin, bọn phá hoại nấp trong nhà, chờ Đội đi qua là ném gạch, ném đá. ai nấy đi họp cho nhanh, kẻo ở nhà dễ “bị phát hiện” là kẻ địch.

Vào buồng họp, Đội nghiêm nghị tuyên bố: “Kẻ địch nó ngồi ngay trước mắt ta”. Những người ngồi trước giật mình! Lúc sau đội lại nói: “Kẻ địch nó ngồi đàng sau chúng ta”. Người ngồi sau thất đảm! Ngồi đâu cũng sợ hãi, không yên. Thế rồi ai cũng phải phát biểu, không có truyện thì bịa truyện, nói dối, vu cáo. ăn không nói có…, là đường lối chính sách.

Đội dùng những phương pháp khủng bố tinh thần, từ Liên Xô, nhất là từ Trung Quốc. Văn hoá, não trạng của người Tàu với người ta dễ đồng dạng, nên ta học được rất nhiều của Tàu, được coi như bậc thày.

Tôi còn nhớ, trong một buổi họp ở bên Tàu, một người tố cáo người kia, được gán cho là địa chủ, thế này: “Nó đổ cho tôi ăn trộm cái trứng gà của nhà nó. Nó lý luận, cái trứng đó đem ấp, nở ra một con gà, con gà đó lại đẻ ra hàng chục trứng. Từ hàng chục trứng này, lại nở ra một đàn gà. Đàn gà tăng lên, ít lâu thành trăm con, bán đi làm gì mà không mua được đôi lợn, rồi lợn tăng cân, bán đi làm gì lại không tậu được đôi bò, rồi cứ thế dùng tiền bán đi mà xây nhà, tậu ruộng. ấy tội nó ăn cắp của tôi, gây thiệt hại to lớn đến thế. ông bà nông dân nghĩ thế nào? Toàn thể hội nghị đã được học tập đồng thanh hô: “Tịch thu tài sản của nó, còn nó có đáng chết hay không, là phán quyết của Toà án nhân dân”.

Cũng một chuyện khác xảy ra bên Trung Quốc thời cải cách mà Việt Nam bắt chước. ở một thành phố trước kia có nhà “tiểu nhi” trại mồ côi do các bà phước đảm trách, các trẻ đưa đến hội tiểu nhi thường là các hài nhi hoặc là trẻ em bị bỏ rơi. Các bà nhặt được hoặc có ai đưa tới các bà đón nhận, rửa tội cho chúng. Thường là không nuôi được, các bà lo chôn cất hài nhi đó. Có rất nhiều.

Đội cải cách bắt các bà khai quật các mồ, hài cốt chất đầy từng thúng, cho lên xe ô tô, các bà đi theo sau để họ bêu riếu tội ác họ gán cho các bà. Các bà đứng trên xe, với những hài cốt, xe đi qua các phố, tiếng loa quát: “Đây là những kẻ giết người, chúng đã giết từng ngàn từng vạn hài nhi”. Dĩ nhiên là các bà đứng yên đó không lời thanh minh, chỉ có những kẻ hai bên đường phố lên tiếng phỉ báng: “Bọn giết người”.

Còn tiếp
 
Thông Báo
Cáo Phó: Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Tra tạ thế tại Ban Mê Thuột
TGM Ban Mê Thuột
19:01 25/10/2009
CÁO PHÓ
Trong niềm tín vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô hạn
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột xin kính báo:
Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Tra
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 6g35 thứ Hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tại Bệnh viện tỉnh Đăk Lăk
Hưởng thọ 87 tuổi với 58 năm Linh mục

Nghi thức tẩm liệm: 20g00 thứ hai, ngày 26.10.2009
Tại Nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục

Thánh lễ an táng: 09g00 thứ tư, ngày 28.10.2009
Tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Do Đức Giám mục Giáo phận chủ sự
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thánh Tâm – Ban Mê Thuột

Cha già Augustinô:
Sinh ngày 22.06.1922, tại Giáo xứ Mưỡu Giáp, Giáo phận Phát Diệm
Học Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc – Phát Diệm (1936-1944)
Học Đại Chủng viện Phát Diệm (1944-1951)
Thụ phong Linh mục ngày 26.05.1951 tại Phát Diệm

Đã phục vụ:
1951-1952: Phó xứ Phát Diệm
1952- 1953: Phó xứ Bình Hòa
1953-1954: Phó xứ Phúc Nhạc
1954-1957: Lập xứ Mẫu Tâm (Sài Gòn)
1957-1967: Giám luật và Giáo sư Tiểu Chủng viện Phát Diệm – Phú Nhuận (Sài Gòn)
1967-1968: Tuyên úy dòng Nữ Vương Hòa Bình (Ban Mê Thuột)
1968-1972: Gíám đốc Tiểu Chủng viện Lê Bảo Tịnh - Ban Mê Thuột
1972-1975: Quản xứ Thánh Tâm (Chính tòa BMT)
1975-1995: Quản xứ Kim Mai
1995-2008: Quản xứ Chính Nghĩa
Từ 10.2008: Hưu tại Tòa Giám mục

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Augustinô
* Xin miễn vòng hoa, phướn
* Xin quý Cha thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột dâng 3 (ba) lễ cầu nguyện cho cha Augustinô.
 
Văn Hóa
Chờ bão và tránh bão!
Hai Tôm Cần Giờ
07:09 25/10/2009
Nhìn mấy đứa con nheo nhóc mà gạo đã hết. Của không ngon nhà đông con cũng hết! Cũng chẳng có gì là cao lương mỹ vị: mì gói, cá kho, rau muống xào … vậy mà sao chúng nó ăn mau quá! Hai Tôm thất nghiệp cả tháng nay nên cũng chẳng còn gì ăn. Chẳng lẽ nhìn mấy đứa nó đói mãi, Hai Tôm bèn Mới về Sài Thành mượn tạm mấy người quen ít tiền về đắp đổi qua ngày trong những ngày “cháy túi”.

Mượn tiền xong, hí ha hí hửng chạy về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Tưởng chừng sẽ về nhà mau cho sắp nhỏ nó mừng nhưng chẳng hiểu vì sao mà hôm nay lại chờ phà lâu quá! Trời thì nóng mà dòng người chờ phà thì đông. Tâm trạng chờ phà như thế này thì chắc ai qua phà đã hiểu.

Thời gian rảnh rỗi chờ phà không làm gì thì thiên hạ bắt đầu “tám”.

Cơn bão số 9 vừa đi qua, nỗi đau còn nằm đó nên nhiều người vẫn chú tâm đến tổn hại của cơn bão. Chắc có lẽ vì có tính thời sự như vậy nên mấy người đứng cạnh Hai Tôm bàn tán chuyện bão.

Ông kia, dáng có vẻ xe ôm chợt lên tiếng:

- Mấy bữa nay trời u ám hoài, chắc là ảnh hưởng cơn bão số 10 đang dzô đây! Bão ơi là bão! Bão làm khổ biết bao nhiêu người! Mấy hôm nay thời tiết như dzậy chẳng mần ăn gì được. Mưa như dzậy ít khách wá!

Bà bán vé số đứng cạnh chen vô:

- Chời ơi! mấy bữa nai bão wá tui cũng ế luôn! Mấy bữa nai mấy đứa nhỏ ở nhà hổng có gì ăn hết!

Chàng thanh niên nọ, người dính đầy xi măng, chắc có lẽ là thợ hồ mới lên tiếng:

- Mấy nai mưa wá! Có xây được gì đâu! Ông chủ cho dzìa sớm, hưởng nửa ngài lương!

Ngừng một lát anh nói tiếp:

- Bão dzậy chứ có người mừng dzà cũng có người dzui à nhen!

Mấy người dựng xe gần anh này ngạc nhiên với câu nói vừa rồi nên nhiều người tỏ vẻ thắc mắc. Chưa kịp hỏi thì anh nói luôn:

- Cuộc đời wái wăm lắm! Nhiều người sợ bão thấy mồ tổ, còn có người mong có bão. Chuyện là tui đi mần mướn ở cái trường Tiểu Học ở dưới xã dưới. Trường xây hơn năm nay mà chưa nghiệm thu. Vì là mấy ông thầu cũng như giám sát công trình rút ruột chia nhau. Trường gì mà mới xây mà vết nứt thấy mà gớm! Có chỗ nứt hơn tấc luôn. Như con cái tui đâu dám cho học ở đó dù là gần nhà, thà học xa xa chút mà an tâm. Cho nó học ở đó bữa nào nó sập chết con tui sao!

Nghỉ một lát đỡ mệt anh ta tiếp tục:

- Mấy ổng mần ăn gì mà thấy gớm! Sắt hả! Khi có giám sát thì sắt đúng chuẩn, đến chiều giám sát dzìa mấy ổng đổi sắt khác nhỏ xíu à! Xây dzậy lấy gì mà hổng sập! Còn nền nhà hả ? Đổ hồ khô lên, lấy nước tưới xong ịn gạch dzô. Hỏi sao mần dzậy mấy ổng bỉu đỡ tốn nước! Sợ mấy chả luôn. Đó! Xây hơn năm nay có ai nghiệm thu đâu. Mấy ổng giờ đang chờ bão tới giật cho nó sập cho khoẻ! Khỏi nghiệm thu, đổ thừa trách nhiệm cho bão. Năm ngoái bão tới mấy ổng tưởng sập mấy ổng mừng, năm nay cũng tưởng bão số 9 dzô nó làm cái trường sập nhưng năm nay bão cũng chưa dzô tới. Mấy ổng đang mong có bão lớn xuống Cần Giờ để xử cái trường luôn.

Nghe chàng thanh niên kể về cái trường Tiểu Học bị ăn sắt, ăn xi một cách hào hứng, ông già đứng kế bên chen dzô:

- Trời ơi! Gì mà ghê dzậy! Cái trường Tiểu Học đúc tấm đàng wàng mà còn sập huống hồ gì nhà tui vách lá cột siêu! Thôi đi mấy cha! Sập cái trường mấy cha khoẻ chứ nhà của tui hổng biết ở đâu ? Mấy ổng đâu có biết là bão đến bao nhiêu người phải khổ còn mấy ổng thì sướng. Mấy ổng ở trong biệt thự, vi-la lấy gì mà bão wánh tới!

Nghỉ một lát ông nói tiếp:

- Khổ ghê luôn, báo chí mới đưa tin kìa! Bão hả ? Cứu trợ cho người ta toàn là sách báo, tạp chí cũ không à! Năm nào cũng dzậy! Thêm nữa, bão là mì đắt như tôm tươi!

Ý kiến của ông già vừa dứt thì tiếng còi hụ báo hiệu phà cập bến Bình Khánh vừa vang lên. Theo thứ tự, đến phiên Hai Tôm cũng lên phà để dzề dzới wê hương Cần Giờ thân yêu.

Trên con đường lầy lộn sình lầy dơ dáy, muốn chạy nhanh cũng chẳng có cách nào chạy nhanh được vì ổ trâu nhiều hơn ổ gà. Trước mặt thấy mấy chiếc xe hơi du lịch Cần Giờ bị mấy anh cảnh sát thổi vào xử phạt. Thấy thương tài xế quá! Ở cái con đường Duyên Hải - Cần Giờ này có cái tội gì đâu ngoài cái tội quên thắt dây an toàn! Xe nào bị gọi lại cũng đều mang cái lỗi quên thắt dây an toàn!

Con đường đầy gian khổ để trở về với quê hương Cần Giờ càng gợi lên hình ảnh của những con người nghèo vùng bão. Chẳng ai mong bão đến đâu! Khi bão đi rồi thì lại để lại biết bao nhiêu đau thương. Kẻ mất người còn, kẻ được người lại thiếu.

Với những ai làm ăn gian dối như những người xây cái trường Tiểu Học ở xã nghèo nọ thì lại chờ bão đến để mà giật sập đi cái trường xây gian xảo để đổ thừa trách nhiệm cho bão.

Với những ai cắt đầu cắt đuôi thì mong bão đến để có thể cho vô túi mình chút này chút nọ như đã từng xảy ra ở nơi nọ nơi kia.

Còn với những con người lao động chân chính, với những con người nghèo thì chẳng hề chờ bão đến. Bão đến coi như là cả năm trời cũng như dã tràng se cát biển đông.

Cuộc đời này vẫn còn nhiều điều nghịch lý và có bao nhiêu cái lý bị nghịch.

Thôi thì cứ an phận kiếm bữa rau bữa cháo nuôi đàn con thơ dại tật nguyền.

Với Hai Tôm thì Hai Tôm chẳng hề mong có bão vì bão đến thì dân nghèo của mình lại nghèo hơn cũng như phần chia sẻ cho mấy đứa nhỏ tật nguyền của Hai Tôm lại bị vơi đi. Dẫu sao đi chăng nữa thì vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo.

Nhìn những đứa nhỏ tật nguyền trong nhà sao mà thấy thương quá! Chỉ mong sao có những tấm lòng thơm thảo chia sẻ cho chúng bữa rau bữa cháo cũng đành. Cũng chỉ mong sao bão đừng chạm đến với cái xã nghèo này vì bão đến cái xã nghèo này thì cái trường Tiểu Học xây gian dối bị sập nhưng cũng sập theo bao mái nhà vách lá cột siêu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ai Hơn Ai - Who's Better
Nguyễn Đức Cung
22:17 25/10/2009

AI HƠN AI – Who’s Better..!!



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Khôn lanh làm bẽ mặt người

Đến khi bẽ mặt cười người khôn lanh!

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News