Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/10: Tỉnh thức liên đới phục vụ. Suy Niệm: Linh mục Giuse Vũ Hải Đăng SDD. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
03:43 19/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 12, 39-48
“Người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy hiểu biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. Phêrô thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?” Chúa phán: “Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: “Chủ tôi về muộn”, nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 19/10/2021
39. Người mà trong linh hồn có đủ phúc đức hoặc có của cải mà không mất linh hồn, thì họ sẽ giàu có về mặt tinh thần. Người mà trong linh hồn không có phúc đức hoặc có của cải mà không bảo đảm được linh hồn, thì họ sẽ nghèo nàn về mặt tinh thần.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 19/10/2021
87. THƠ CƯỜI QUÁN ĂN
Có một ông chủ rất keo kiết, đối đãi với thầy giáo của con mình chỉ một dĩa thịt vừa mỏng vừa ít.
Thầy giáo làm một bài thơ để chế nhạo như sau:
- “Dao của chủ nhân sắc mà nhọn, tay của bà chủ nhẹ mà mềm, cắt lát thịt mỏng như tờ giấy, nhè nhẹ bỏ vào không nặng lắm. Đột nhiên dưới cửa gió thổi nhẹ, thổi nó bay vào chín tầng mây, khiến người vội vả đi tìm nó, đã qua Vu sơn mười hai đỉnh”.
(Hi đàm lục)
Suy tư 87:
Miếng thịt thái càng mỏng thì lòng dạ càng mỏng hơn, bởi vì nhìn thức ăn đãi khách thì người ta cũng có thể biết được sự rộng hẹp của tâm hồn người chủ.
Khách được mời đến chỉ với mục đích ăn và uống thì tất nhiên sẽ nhìn thấy miếng thịt to và miếng thịt nhỏ; nhưng khách đến để chia sẻ niềm vui với mọi người thì không nhìn thấy miếng thịt dày hay mỏng, có nghĩa là họ vẫn vui vẻ khi món ăn không hợp khẩu vị và thức ăn thì ít hoặc người phục vụ không được chu đáo, bởi vì họ không đến với mục đích duy nhất là ăn uống, nhưng là đến để “vui với người vui” như thánh Phao-lô tông đồ dạy.
Người Ki-tô hữu có cái suy nghĩ hơi “ngược đời” là: thấy miếng thịt thái rất mỏng, thì hiểu được hoàn cảnh của người mời mình ăn cơm, cho nên họ vui vẻ ăn uống mà không nói thịt thái quá mỏng hay quá dày, bởi vì đó là đức ái của Đức Chúa Giê-su dạy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một ông chủ rất keo kiết, đối đãi với thầy giáo của con mình chỉ một dĩa thịt vừa mỏng vừa ít.
Thầy giáo làm một bài thơ để chế nhạo như sau:
- “Dao của chủ nhân sắc mà nhọn, tay của bà chủ nhẹ mà mềm, cắt lát thịt mỏng như tờ giấy, nhè nhẹ bỏ vào không nặng lắm. Đột nhiên dưới cửa gió thổi nhẹ, thổi nó bay vào chín tầng mây, khiến người vội vả đi tìm nó, đã qua Vu sơn mười hai đỉnh”.
(Hi đàm lục)
Suy tư 87:
Miếng thịt thái càng mỏng thì lòng dạ càng mỏng hơn, bởi vì nhìn thức ăn đãi khách thì người ta cũng có thể biết được sự rộng hẹp của tâm hồn người chủ.
Khách được mời đến chỉ với mục đích ăn và uống thì tất nhiên sẽ nhìn thấy miếng thịt to và miếng thịt nhỏ; nhưng khách đến để chia sẻ niềm vui với mọi người thì không nhìn thấy miếng thịt dày hay mỏng, có nghĩa là họ vẫn vui vẻ khi món ăn không hợp khẩu vị và thức ăn thì ít hoặc người phục vụ không được chu đáo, bởi vì họ không đến với mục đích duy nhất là ăn uống, nhưng là đến để “vui với người vui” như thánh Phao-lô tông đồ dạy.
Người Ki-tô hữu có cái suy nghĩ hơi “ngược đời” là: thấy miếng thịt thái rất mỏng, thì hiểu được hoàn cảnh của người mời mình ăn cơm, cho nên họ vui vẻ ăn uống mà không nói thịt thái quá mỏng hay quá dày, bởi vì đó là đức ái của Đức Chúa Giê-su dạy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Úc có kế hoạch ngừng sản xuất vắc xin AstraZeneca - nhưng nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nước láng giềng?
Đặng Tự Do
05:08 19/10/2021
Các nhóm đối lập và các tổ chức viện trợ liên bang đang thúc giục chính phủ gia hạn hợp đồng với công ty công nghệ sinh học khổng lồ CSL để sản xuất thêm vắc-xin AstraZeneca ở Melbourne, và thúc giục Úc nên tăng cường sản xuất vào năm tới để giúp đánh bại đại dịch COVID-19 trong khu vực, đặc biệt là tại Việt Nam, Indonesia và Mã Lai Á.
Khoảng 12.5 triệu liều AstraZeneca đã được sử dụng cho người Úc, trong khi hơn 3.5 triệu liều đã được gửi đến các nước ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Chính phủ đã hứa sẽ gửi tổng cộng 40 triệu liều sang các nước khác
Cha Tim Costello nói rằng chính phủ nên sản xuất nhiều vắc-xin hơn và bán 50-100 triệu liều cho các nước Đông Nam Á với giá gốc
Bộ trưởng Y tế Liên bang Greg Hunt xác nhận chính phủ sẽ không gia hạn hợp đồng với CSL ngoài 51 triệu liều mà công ty đã hứa sẽ cung cấp.
Công ty dự kiến sẽ kết thúc sản xuất AstraZeneca tại Úc vào đầu năm tới.
Nhà máy ở Melbourne của CSL hiện đang sản xuất khoảng một triệu liều mỗi tuần, với hơn 800,000 được gửi ra nước ngoài để thúc đẩy việc triển khai vắc-xin ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Nhưng ông Hunt cho biết chính phủ sẽ không gia hạn hợp đồng với CSL, và đề nghị công ty sản xuất các loại thuốc và vắc xin khác.
“Hợp đồng đang được giao đầy đủ, các liều lượng đang được chia sẻ, nhưng đó chỉ là một trong những phương pháp cung cấp vắc-xin và CSL chưa bao giờ có ý định trở thành nhà sản xuất theo hợp đồng,” ông nói.
Bộ trưởng Ngoại giao đối lập Penny Wong gọi quyết định này là “đầy hoang mang”.
Bà cho biết chính phủ nên tăng cường sản xuất AstraZeneca trong nước sau khi kết thúc hợp đồng hiện tại, và gửi liều tới các nước trong khu vực vẫn cần tiêm chủng cho hàng triệu công dân.
Một số quốc gia ở Đông Nam Á - bao gồm Indonesia, Mã Lai Á và Việt Nam - đang phải vật lộn với những đợt bùng phát COVID tàn khốc, mặc dù cả ba quốc gia đã cố gắng giảm đáng kể số ca mắc trong những tuần gần đây.
“Chúng tôi biết những gì đang xảy ra ở Indonesia, chúng tôi biết mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát Delta ở Indonesia,” Thượng nghị sĩ Wong nói.
“Chúng tôi biết rằng Indonesia cần nhiều vắc xin hơn, tại sao chúng ta không tiếp tục sản xuất những loại vắc xin này và bảo đảm rằng khu vực của chúng ta an toàn hơn?
“Kế hoạch này là thiển cận.”
Source:ABC News
Giám mục Anh giáo nổi tiếng được nhận vào Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
05:09 19/10/2021
Một giám mục Anh giáo nổi tiếng từng được coi là có tiềm năng trở thành Tổng Giám Mục Canterbury, tức là Giáo Chủ Anh Giáo, đã hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo.
Giám Mục Michael Nazir-Ali, cựu giám mục của Rochester, Anh, đã bỏ hết tất cả các chức tước trong Anh Giáo để trở thành một giáo dân bình thường trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham. Tờ The Spectator đưa tin hôm 14 tháng 10.
Tạp chí nói rằng Nazir-Ali có thể được thụ phong linh mục Công Giáo sớm nhất là vào cuối tháng 10 trong lễ phong chức tại giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, được Đức Bênêđíctô XVI thành lập vào năm 2011 cho các nhóm Anh giáo gia nhập Công Giáo nhưng vẫn muốn bảo tồn các yếu tố trong Phụng Vụ của họ.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 10, giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham nói rằng hôm 29 tháng 9 lễ kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Đức Cha Keith Newton, Giám Mục bản quyền của giáo hạt đã cho cựu Giám Mục Nazir-Ali được rước lễ.
Giáo hạt cho biết thêm: “Với sự cho phép của Tòa thánh, vị cựu Giám Mục Anh Giáo sẽ được thụ phong linh mục Công Giáo trong một thời gian thích hợp”.
Giải thích về quyết định của mình, cựu Giám Mục Nazir-Ali nói: “Tôi tin rằng mong muốn của người Anh giáo tuân theo giáo huấn của các thánh tông đồ, các giáo phụ và công đồng hiện có thể được duy trì tốt nhất trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Đối với nhiều người Anh Giáo, hôn nhân đồng tính, việc phong chức cho phụ nữ, chấp nhận cho ly hôn vượt quá tâm lý có thể chịu đựng được của họ. Vì thế, họ bỏ sang Công Giáo. Oái oăm là các Giám Mục tại Đức đang hô hào ngược lại.
Trong một diễn biến khác, Giám Mục Jonathan Goodall, cai quản giáo phận Anh giáo Ebbsfleet, nói rằng ngài đã quyết định xin gia nhập Công Giáo “sau một thời gian dài cầu nguyện.”
Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Vị cựu Giám Mục Anh Giáo có cả nền tảng gia đình Kitô và Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức giáo sĩ Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh giáo Lahore và được tấn phong giám mục tiên khởi của giáo phận Anh Giáo Raiwind ở Tây Punjab.
Năm 1994, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Anh giáo của giáo phận Rochester, bao gồm các khu vực của Medway, phía bắc và phía tây Kent, và các quận Bromley và Bexley của London.
Source:Catholic News Agency
Tòa án cấp cao của Ý lật lại lệnh bắt giữ người môi giới Gianluigi Torzi
Đặng Tự Do
05:09 19/10/2021
Tòa án tối cao của Ý đã đảo ngược lệnh bắt giữ đối với một kẻ môi giới bị truy nã ở Ý và Vatican vì cáo buộc tội phạm tài chính.
Theo một tuyên bố từ các luật sư của Gianluigi Torzi, các biện pháp phòng ngừa đối với doanh nhân người Ý đã bị “hủy bỏ toàn bộ”.
Gianluigi Torzi là người đã môi giới giai đoạn cuối cùng trong vụ mua bất động sản gây tranh cãi của Vatican ở London.
Vụ việc đã được gửi lại cho Tòa án của thành phố Rôma để xem xét. Một phán quyết bằng văn bản giải thích lý do hủy bỏ sẽ được tòa án Ý đưa ra trong vòng một tháng.
Torzi là một trong những nghi phạm chính trong một phiên tòa tài chính quan trọng đang được tòa án của Thành phố Vatican xét xử về thương vụ bất động sản ở London.
Vatican đã cáo buộc doanh nhân này là một phần trong âm mưu lừa đảo Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để chiếm đoạt hàng triệu euro, và buộc tội ông ta tống tiền, biển thủ, gian lận, chiếm đoạt, rửa tiền và tự rửa tiền. Anh ta đã phủ nhận các cáo buộc.
Một thẩm phán Ý đã ban hành lệnh bắt Torzi vào tháng 4 vì tình nghi phạm tội tài chính tương tự ở Ý. Các biện pháp phòng ngừa đối với doanh nhân này đã được áp dụng ở Anh trong khi chờ dẫn độ về Ý theo yêu cầu của nhà chức trách Ý.
Quyết định của Tòa án Tối cao về việc hủy bỏ các biện pháp phòng ngừa đặt ra câu hỏi liệu Torzi có bị dẫn độ khỏi Vương quốc Anh hay không
Trong một phiên điều trần vào ngày 6 tháng 10, các thẩm phán Vatican đã phán quyết rằng phần liên quan đến Torzi trong phiên tòa tài chính sẽ được giữ lại cho đến khi anh ta có thể trình diện tại Vatican.
Một tuyên bố từ nhóm truyền thông của Torzi vào ngày 13 tháng 10 cho biết các luật sư của Torzi, là Ambra Giovene và Marco Franco, gọi việc tòa án cấp cao hủy bỏ biện pháp phòng ngừa là “một bước quan trọng để chứng minh thân chủ của họ vô tội.”
Tuyên bố cũng nói rằng bằng chứng được Tòa án Tối cao sử dụng khi đưa ra phán quyết của mình là do các công tố viên của Vatican cung cấp.
Vào tháng 3, một thẩm phán Anh đã đảo ngược việc thu giữ các tài khoản của Torzi, nói rằng các công tố viên của Vatican đã che giấu và trình bày sai thông tin trong yêu cầu của họ với tòa án Vương quốc Anh.
Thẩm phán Tony Baumgartner của Tòa án Southwark Crown đã lật lại quyết định của một thẩm phán khác về việc thu giữ các tài khoản của Gianluigi Torzi có trụ sở tại Anh, theo yêu cầu của các công tố viên Vatican.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Ba Lan trong cuộc họp tại Vatican, đã phàn nàn về sự trừng phạt không tương xứng với hành vi che đậy lạm dụng
Đặng Tự Do
22:19 19/10/2021
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan cho biết trong các cuộc gặp gỡ với các giới chức Vatican, một số lãnh đạo Giáo Hội đã chỉ trích việc Vatican giải quyết các vụ lạm dụng tình dục, đặc biệt là “những hình phạt không tương xứng” dành cho các giám mục bị cáo buộc che đậy so với những kẻ lạm dụng bị kết án.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, nói với KAI, là Cơ quan Thông tin Công Giáo của Ba Lan, rằng các giám mục Ba Lan đã gặp Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục, tại Vatican vào ngày 12 tháng 10. Ngài cho biết các giám mục đang cố gắng tuân thủ Tự Sắc Tháng 5, 2019 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Vos Estis Lux Mundi”, sửa đổi và làm rõ các tiêu chuẩn và thủ tục để buộc các giám mục và các bề trên dòng phải chịu trách nhiệm nếu che đậy cho những kẻ lạm dụng.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là làm việc với Đức Thánh Cha trong việc giải quyết tình trạng hiện tại của giáo hội chúng tôi, là điều đã làm suy yếu lòng tin của một số người,” Đức Tổng Giám Mục Gadecki nói với KAI sau cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Ouellet. Cuộc họp là một phần của chuyến thăm “ad limina” của các giám mục viếng mộ các Thánh Tông đồ và gặp gỡ các quan chức Vatican 5 năm một lần.
“Nhưng những nhận xét chỉ trích đã được đưa ra về việc Tòa thánh đối xử quá đáng với các giám mục đã có những những thiếu sót, hoặc lơ là trong việc đối phó với các giáo sĩ bị cáo buộc ấu dâm. Một số giám mục Ba Lan nhấn mạnh rằng các hình phạt là không cân xứng, và kéo dài đã được áp dụng đối với các giám mục sau những cuộc điều tra ban đầu. Khi những tên tội phạm ấu dâm có thể ra tù sau 5 năm và bắt đầu cuộc sống mới thì các giám mục lại lãnh các án phạt suốt đời.
Ngài nói với KAI: “Chúng tôi đang nói về cái chết dân sự của một vị Giám Mục, không phải là một kẻ ấu dâm, là người đã bị cách chức, rơi vào tình trạng ô nhục và đã bị tiêu diệt bởi các phương tiện truyền thông. Đức Hồng Y khá ngạc nhiên trước lời nói của tôi. Nhưng ngài chấp nhận rằng chúng tôi không gây hấn với Tòa thánh, chỉ đặt câu hỏi liệu tất cả những điều này có tuân theo nguyên tắc tương xứng giữa tội lỗi và hình phạt hay không”.
Mười giám mục hầu hết đã nghỉ hưu đã phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề vì không giải quyết đến nơi đến chốn các khiếu nại lạm dụng ở Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
Hai giáo phận Phi Luật Tân đóng cửa nghĩa trang trong ngày lễ Các Thánh, và lễ Các Linh hồn
Đặng Tự Do
22:20 19/10/2021
Hai giáo phận Phi Luật Tân thông báo rằng họ sẽ đóng cửa các nghĩa trang vào các ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh hồn. Đây là năm thứ hai liên tiếp các giáo phận phải áp dụng biện pháp bất khả kháng này do sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm COVID-19.
Giáo phận Legaspi ở miền nam Luzon đã công bố quyết định đóng cửa này một tuần sau khi có thông báo rằng Tổng giáo phận Manila sẽ đóng cửa các nghĩa trang của mình.
Hàng triệu người Phi Luật Tân đến thăm mộ của những người thân yêu của họ trong Ngày Lễ Các Thánh và Ngày các linh hồn, tức là ngày 1 và 2 tháng 11, để bày tỏ lòng kính trọng đối với các thành viên gia đình và bạn bè đã khuất.
Các hoạt động thường bắt đầu sớm hơn một tuần khi các gia đình dọn dẹp và sơn sửa các ngôi mộ để họ viếng thăm. Các gia đình cũng cầu nguyện một tuần cửu nhật và mang thức ăn đến nghĩa trang như một phần của truyền thống tôn vinh người chết.
Đức Cha Joel Baylon của Legaspi nói với Radio Veritas ngày 13 tháng 10 rằng quyết định hủy bỏ các sự kiện này trong năm nay, là năm thứ hai phải làm như thế, được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các quan chức y tế và hàng giáo sĩ trong giáo phận của ngài.
“Quyết định này… thật khó khăn, bởi vì nhiều giáo dân mong muốn được đi thăm mộ những người thân yêu của họ. Nhưng chúng ta cần cân bằng niềm tin của mình với thực tế mà đại dịch này mang lại,” Đức Cha Baylon nói.
Giáo phận cho biết họ đã yêu cầu chính quyền địa phương bố trí cảnh sát tại các cổng nghĩa trang từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11.
Năm ngoái, chính phủ Phi Luật Tân đã tuyên bố cấm thăm viếng các nghĩa trang trên toàn quốc trong hai ngày đặc biệt này.
Năm nay, chính phủ cho phép, nhưng Đức Cha Baylon cho biết ngài đã đưa ra quyết định đơn phương đóng cửa các nghĩa trang trong phạm vi quyền hạn của mình, “vì số trường hợp COVID-19 ở tỉnh chúng tôi vẫn còn đáng báo động.”
Bất chấp các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt hơn của các cơ quan chức năng, virus vẫn tiếp tục lây lan.
Đức Cha Baylon cũng khuyến cáo người Công Giáo không nên đến thăm các nghĩa trang nếu có thể để tránh lây truyền vi rút hàng loạt.
“Chúng tôi sẽ có Thánh lễ trực tuyến để cầu nguyện cho những người thân yêu đã ra đi. Chúng tôi cũng sẽ phát các Thánh lễ này qua đài phát thanh và các mạng truyền hình địa phương của chúng tôi. Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng công nghệ ngay từ bây giờ, bởi vì chúng ta không nên xem thường thứ virus độc địa này”.
Tổng giáo phận Manila cho biết quyết định đóng cửa các nghĩa trang Công Giáo ở thủ đô đến từ Thị trưởng Isko Moreno, người cũng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Moreno đã ra lệnh đóng cửa tất cả các nghĩa trang ở Manila, bao gồm cả các nghĩa trang Hồi giáo, từ ngày 29 tháng 10 đến 3 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một Dấu Chỉ Thời Đại
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:37 19/10/2021
Một Dấu Chỉ Thời Đại
Cách đây trên dưới 30 năm khi mà ngành khí tượng của nước nhà chúng ta xem ra còn non kém, vì thế các bản thông tin dự báo thời tiết thỉnh thoảng bị lệch nhiều nhất là trong nhũng lúc mưa bão. Nhóm thanh niên nhâm nhi ly cà phê sáng dí dỏm: “Hôm nay trời không nắng thì mưa. Có lúc không mưa cũng không nắng”.
Rất nhiều phương diện của cuộc sống con người hiện đại như kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, quốc phòng…để tồn tại và phát triển thì các tập thể lớn bé như công ty, xí nghiệp, quốc gia phải có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì thế ngành dự báo trở thành một nghề chuyên môn. Hiện tượng luận, một trong những môn học của phân khoa triết được áp dụng vào thực tiễn khá rõ nét. Trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vậy, cần phải có những dự báo về xu thế phát triển của con người và xã hội để đáp ứng và thích ứng cho phù hợp hầu khỏi rơi vào tình trạng lỗi thời, tụt hậu, mất quân bình.
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng khiển trách dân chúng, cách riêng những người lãnh đạo rằng họ biết xem các dấu chỉ tiết thời trời đất để hành xử thích ứng thì sao không nhận xét các dấu chỉ thời đại để nhận ra thánh ý Thiên Chúa? (x.Lc 12,54-59). Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định rằng một trong những cách thế mà Thiên Chúa dùng để mạc khải thánh ý của Người đó là các biến cố lịch sử xét như là những dấu chỉ thời đại.
Là Kitô hữu Công Giáo, tôi tin rằng những lời giảng dạy và cung cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Đại diện Chúa Kitô là một trong những dấu chỉ thời đại mà Thiên Chúa dùng để chỉnh sửa đường lối và hình thức sống đức tin của dân Chúa. Vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 17/10/2021, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô để tấn phong giám mục cho Đức ông Guido Marini và Đức ông Andrés Gabriel Ferrada Moreira. Qua những lời nhắn nhủ của vị cha chung toàn Giáo Hội dành cho hai tân giám mục, tôi nhận ra một vài dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến cho Giáo hội, mọi phẩm trật và chức bậc như sau:
Mở đầu bài giảng Đức Phanxicô đã khẳng định rằng trách nhiệm cao trọng của các giám mục là tiếp tục sứ vụ cứu độ của Chúa Kitô. Ngài nói: “trong sứ vụ của giám mục, chính Chúa Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu”. Lời dạy của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng ta rằng từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, Chúa Kitô đã thông chia cho chúng ta sứ vụ cứu độ nhân trần qua ba chức năng là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Mỗi Kitô hữu phải thực thi sứ vụ này theo bậc sống và hoàn cảnh của mình.
Để cụ thể hóa sứ vụ này cách riêng cho hàng giám mục Ngài tiếp lời: “Chức Giám mục” thực ra là tên của một công việc; sẽ không là giám mục thực sự nếu không có phục vụ; nó không phải là một danh dự, như các môn đệ đã muốn: người ngồi bên phải, người ngồi bên trái”. Chúng ta vốn quen hai từ phục vụ nhưng cần hiểu cho đúng và đầy đủ nghĩa của từ này. Phục vụ là làm công việc của người đầy tớ, người nô lệ. Người phục vụ luôn ghi khắc trong tâm trí rằng việc hầu hạ của mình chính là lẽ sống và cũng chính là sự sống của mình. Làm khuất tất thì nhiều khi sẽ mạng vong. Quả thật, nhiều khi chúng ta quá chú trọng đến chức tước mà quên đi sứ vụ. Chức tước thì rất dễ cám dỗ chúng ta “thích ngẩng đầu”. Nhưng đã là phục vụ thì phải cúi xuống mà thôi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắn nhủ hai tân giám mục và các giám mục hãy chuyên cần học hỏi để có thể chu toàn sứ vụ rao giảng Lời Chúa. Một thực tế khiến chúng ta phải giật mình. Có đó nhiều lời than phiền rằng không ít vị khi lãnh nhận thiên chức linh mục thì lầm tưởng mình đã là “thầy cả” nên “làm thầy tất cả”vì cái gì cũng biết cả! Trong giáo hội vốn quen gọi các giám mục là “thầy dạy chân lý” nên cũng dễ bị cám dỗ cho mình luôn luôn đúng. Một vị linh mục cao niên không biết vì quá đạo đức hay vì lý do nào đó đã nói trước giám mục và linh mục đoàn rằng: “Đức cha là thầy dạy chân lý nên Đức cha không thể sai lầm”. Điều đáng kinh ngạc là lúc ấy không nghe thấy giám mục đính chính. Nhân vô thập toàn. Không một ai trên trần gian này là không thể sai lầm. Chân lý luôn còn ở phía trước. Chính vì thế việc chuyên cần học hỏi là một động thái khiêm nhu. Khiêm nhu để nhìn nhận dù mình là ai, chức vụ nào vẫn còn đó nhiều hạn chế và thiếu sót để biết lắng nghe và đón nhận.
Đoạn kết bài giảng Đức Phanxicô nhắn nhủ các giám mục phải biết gần gũi. Gần gũi với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện, với các giám mục trong tình huynh đệ, với các linh mục trong tình hiệp thông, với đoàn chiên trong tình mục tử mà chính mình cũng là một con chiên được chọn lên. Thiển nghĩ rằng để gần gũi với ai đó thì hẳn nhiên bản thân cần phải ra đi. Để gần gũi với Thiên Chúa qua các giờ cầu nguyện sâu lắng thì phải biết sắp xếp thời giờ để ra khỏi cả những công việc được xem như là quan trọng. Để có thể gần gũi với các giám mục anh em, các linh mục và chiên trong đàn lẫn ngoài đàn thì không thể cứ mãi ngồi một chỗ để chờ người ta tới gặp hoặc nhắc điện thoại gọi người thuộc quyền đến hầu.
Những gì Đức Thánh Cha nhắc bảo các giám mục trong Thánh Lễ tấn phong giám mục vừa qua, nhất là cung cách hành xử của ngài ngay từ khi lên ngai Giáo Hoàng đúng là một dấu chỉ thời đại. Hình ảnh từng đoàn lũ dân chúng lầm than khốn khổ đã và đang đập vào mắt chúng ta. Họ khốn khổ lầm than không chỉ vì dịch bệnh mà hơn nữa vì những người trong phận “đầy tớ” thực ra không làm công việc phục vụ mà nhiều khi chỉ làm việc cai trị. Họ cai trị mà lầm tưởng là phục vụ, vì họ không thực sự cúi xuống. Cung cách người đứng bên trên, kiểu kẻ cả, người có quyền đang nhan nhản trước mắt chúng ta, cụ thể qua các quyết định, các quyết sách chống dịch kiểu chủ quan, duy ý chí.
Một dấu chỉ thời đại: “Giáo Hoàng Phanxicô”. Phải chăng đây là thánh ý Chúa muốn chúng ta phải đổi mới? Thiển nghĩ rằng đúng thế. Nhiều sự ngoài xã hội dường như đang đổi thay cách nhanh chóng rõ nét. Cung cách sống đức tin cũng phải canh tân mỗi ngày. Canh tân, đổi mới phải khởi đi từ trên xuống dưới. Bản thân tin rằng Đức Giáo Hoàng đã đi bước trước. Các giám mục nếu tiếp bước Ngài trong việc đổi thay cung cách sống và sự “phục vụ” thì chắc chắn hàng linh mục sẽ đổi thay. Điều tất yếu kéo theo đó là đoàn dân Chúa sẽ hân hoan đổi mới từng ngày. Đây chính là chứng từ loan báo Tin Mừng cách khả tín và hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Cách đây trên dưới 30 năm khi mà ngành khí tượng của nước nhà chúng ta xem ra còn non kém, vì thế các bản thông tin dự báo thời tiết thỉnh thoảng bị lệch nhiều nhất là trong nhũng lúc mưa bão. Nhóm thanh niên nhâm nhi ly cà phê sáng dí dỏm: “Hôm nay trời không nắng thì mưa. Có lúc không mưa cũng không nắng”.
Rất nhiều phương diện của cuộc sống con người hiện đại như kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, quốc phòng…để tồn tại và phát triển thì các tập thể lớn bé như công ty, xí nghiệp, quốc gia phải có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì thế ngành dự báo trở thành một nghề chuyên môn. Hiện tượng luận, một trong những môn học của phân khoa triết được áp dụng vào thực tiễn khá rõ nét. Trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vậy, cần phải có những dự báo về xu thế phát triển của con người và xã hội để đáp ứng và thích ứng cho phù hợp hầu khỏi rơi vào tình trạng lỗi thời, tụt hậu, mất quân bình.
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng khiển trách dân chúng, cách riêng những người lãnh đạo rằng họ biết xem các dấu chỉ tiết thời trời đất để hành xử thích ứng thì sao không nhận xét các dấu chỉ thời đại để nhận ra thánh ý Thiên Chúa? (x.Lc 12,54-59). Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định rằng một trong những cách thế mà Thiên Chúa dùng để mạc khải thánh ý của Người đó là các biến cố lịch sử xét như là những dấu chỉ thời đại.
Là Kitô hữu Công Giáo, tôi tin rằng những lời giảng dạy và cung cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Đại diện Chúa Kitô là một trong những dấu chỉ thời đại mà Thiên Chúa dùng để chỉnh sửa đường lối và hình thức sống đức tin của dân Chúa. Vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 17/10/2021, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô để tấn phong giám mục cho Đức ông Guido Marini và Đức ông Andrés Gabriel Ferrada Moreira. Qua những lời nhắn nhủ của vị cha chung toàn Giáo Hội dành cho hai tân giám mục, tôi nhận ra một vài dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến cho Giáo hội, mọi phẩm trật và chức bậc như sau:
Mở đầu bài giảng Đức Phanxicô đã khẳng định rằng trách nhiệm cao trọng của các giám mục là tiếp tục sứ vụ cứu độ của Chúa Kitô. Ngài nói: “trong sứ vụ của giám mục, chính Chúa Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu”. Lời dạy của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng ta rằng từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, Chúa Kitô đã thông chia cho chúng ta sứ vụ cứu độ nhân trần qua ba chức năng là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Mỗi Kitô hữu phải thực thi sứ vụ này theo bậc sống và hoàn cảnh của mình.
Để cụ thể hóa sứ vụ này cách riêng cho hàng giám mục Ngài tiếp lời: “Chức Giám mục” thực ra là tên của một công việc; sẽ không là giám mục thực sự nếu không có phục vụ; nó không phải là một danh dự, như các môn đệ đã muốn: người ngồi bên phải, người ngồi bên trái”. Chúng ta vốn quen hai từ phục vụ nhưng cần hiểu cho đúng và đầy đủ nghĩa của từ này. Phục vụ là làm công việc của người đầy tớ, người nô lệ. Người phục vụ luôn ghi khắc trong tâm trí rằng việc hầu hạ của mình chính là lẽ sống và cũng chính là sự sống của mình. Làm khuất tất thì nhiều khi sẽ mạng vong. Quả thật, nhiều khi chúng ta quá chú trọng đến chức tước mà quên đi sứ vụ. Chức tước thì rất dễ cám dỗ chúng ta “thích ngẩng đầu”. Nhưng đã là phục vụ thì phải cúi xuống mà thôi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắn nhủ hai tân giám mục và các giám mục hãy chuyên cần học hỏi để có thể chu toàn sứ vụ rao giảng Lời Chúa. Một thực tế khiến chúng ta phải giật mình. Có đó nhiều lời than phiền rằng không ít vị khi lãnh nhận thiên chức linh mục thì lầm tưởng mình đã là “thầy cả” nên “làm thầy tất cả”vì cái gì cũng biết cả! Trong giáo hội vốn quen gọi các giám mục là “thầy dạy chân lý” nên cũng dễ bị cám dỗ cho mình luôn luôn đúng. Một vị linh mục cao niên không biết vì quá đạo đức hay vì lý do nào đó đã nói trước giám mục và linh mục đoàn rằng: “Đức cha là thầy dạy chân lý nên Đức cha không thể sai lầm”. Điều đáng kinh ngạc là lúc ấy không nghe thấy giám mục đính chính. Nhân vô thập toàn. Không một ai trên trần gian này là không thể sai lầm. Chân lý luôn còn ở phía trước. Chính vì thế việc chuyên cần học hỏi là một động thái khiêm nhu. Khiêm nhu để nhìn nhận dù mình là ai, chức vụ nào vẫn còn đó nhiều hạn chế và thiếu sót để biết lắng nghe và đón nhận.
Đoạn kết bài giảng Đức Phanxicô nhắn nhủ các giám mục phải biết gần gũi. Gần gũi với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện, với các giám mục trong tình huynh đệ, với các linh mục trong tình hiệp thông, với đoàn chiên trong tình mục tử mà chính mình cũng là một con chiên được chọn lên. Thiển nghĩ rằng để gần gũi với ai đó thì hẳn nhiên bản thân cần phải ra đi. Để gần gũi với Thiên Chúa qua các giờ cầu nguyện sâu lắng thì phải biết sắp xếp thời giờ để ra khỏi cả những công việc được xem như là quan trọng. Để có thể gần gũi với các giám mục anh em, các linh mục và chiên trong đàn lẫn ngoài đàn thì không thể cứ mãi ngồi một chỗ để chờ người ta tới gặp hoặc nhắc điện thoại gọi người thuộc quyền đến hầu.
Những gì Đức Thánh Cha nhắc bảo các giám mục trong Thánh Lễ tấn phong giám mục vừa qua, nhất là cung cách hành xử của ngài ngay từ khi lên ngai Giáo Hoàng đúng là một dấu chỉ thời đại. Hình ảnh từng đoàn lũ dân chúng lầm than khốn khổ đã và đang đập vào mắt chúng ta. Họ khốn khổ lầm than không chỉ vì dịch bệnh mà hơn nữa vì những người trong phận “đầy tớ” thực ra không làm công việc phục vụ mà nhiều khi chỉ làm việc cai trị. Họ cai trị mà lầm tưởng là phục vụ, vì họ không thực sự cúi xuống. Cung cách người đứng bên trên, kiểu kẻ cả, người có quyền đang nhan nhản trước mắt chúng ta, cụ thể qua các quyết định, các quyết sách chống dịch kiểu chủ quan, duy ý chí.
Một dấu chỉ thời đại: “Giáo Hoàng Phanxicô”. Phải chăng đây là thánh ý Chúa muốn chúng ta phải đổi mới? Thiển nghĩ rằng đúng thế. Nhiều sự ngoài xã hội dường như đang đổi thay cách nhanh chóng rõ nét. Cung cách sống đức tin cũng phải canh tân mỗi ngày. Canh tân, đổi mới phải khởi đi từ trên xuống dưới. Bản thân tin rằng Đức Giáo Hoàng đã đi bước trước. Các giám mục nếu tiếp bước Ngài trong việc đổi thay cung cách sống và sự “phục vụ” thì chắc chắn hàng linh mục sẽ đổi thay. Điều tất yếu kéo theo đó là đoàn dân Chúa sẽ hân hoan đổi mới từng ngày. Đây chính là chứng từ loan báo Tin Mừng cách khả tín và hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Văn Hóa
Tiểu luận IV của Edith Stein về Phụ nữ: Các Nguyên tắc Căn bản về Giáo dục Phụ nữ , tiếp
Vũ Văn An
17:58 19/10/2021
III. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH THỨC
Chúng ta thấy có thể có việc các chức năng đào tạo bên trong cần sự trợ giúp của các chức năng bên ngoài; thực vậy, đó là giả thuyết của mọi nền giáo dục. Nền giáo dục chính thức làm tăng tiến sự phát triển các cơ năng thể chất và trí thức nhất định, và nó tạo ra chất liệu giáo dục thích hợp. Cả hai làm việc rộng dài với nhau. Các chức năng được huấn luyện cần có để tiếp nhận các chất liệu; mặt khác, những chức năng này chỉ có thể được huấn luyện bằng các chất liệu. Việc bàn tới cơ thể đương nhiên thuộc về một lý thuyết tổng thể trong ngành giáo dục phụ nữ. Tôi xin để nó cho các chuyên gia diễn dịch các công trình giáo dục tự nhiên do giải phẫu học và sinh lý học cung cấp; Tôi chỉ muốn bàn đến khía cạnh giáo dục liên quan đến linh hồn. Linh hồn cần những chất liệu nào cho việc phát triển của nó? Nó phải nhận được một điều gì đó vào chính nó để phát triển. Và, như chúng ta đã thấy, chỉ những gì linh hồn nhận được từ bên trong mới có thể trở thành một phần cấu thành nó để chúng ta có thể nói đến việc phát triển và đào tạo; những gì được giác quan và trí hiểu tiếp nhận vẫn là một sở hữu ở bên ngoài (5). Chúng ta gọi các phẩm tính [qualities] là những đối tượng có một điều gì đó bên trong chính chúng làm chúng thích đáng để được tiếp nhận vào bên trong linh hồn; chúng ta gọi điều gì này là giá trị.
Một khao khát tự nhiên đặc biệt mạnh mẽ muốn có những giá trị nuôi dưỡng tinh thần như vậy sống trong linh hồn người phụ nữ. Họ có thiên hướng yêu thích cái đẹp, được gợi hứng bởi những điều được đề cao về mặt luân lý; nhưng, trên hết, họ luôn cởi mở với những giá trị trần thế cao nhất, những giá trị không thể diễn tả vẫn nằm trong bản chất của chính linh hồn. Do đó, chắc chắn là hợp pháp khi các môn học đào tạo về cảm xúc - văn chương, nghệ thuật, lịch sử - chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục các thiếu nữ cho đến vài năm gần đây. Tôi khá tin rằng, trong thời kỳ trước đây, ít nhất những cô gái có năng khiếu hơn của kiểu trường hay bị chế giễu là “Höheren Töchterschule” (Trường Cao đẳng Nữ) (6) đã được hưởng một phần khá lớn của nền giáo dục hữu hiệu.
Tuy nhiên, sự kiện chất liệu đào tạo về cảm xúc được tiếp nhận một cách chung chung là điều ít quan trọng; chất liệu như thế phải được thẩm hóa một cách thích đáng mới có thể góp phần vào việc đào tạo. Có một quy luật qui định việc đào tạo này - luật lý trí. Vị trí liên hệ trong linh hồn cần nhường chỗ một cách hợp lý cho các giá trị và phẩm tính tương ứng với cấu trúc của thế giới bên ngoài và sự phát triển từ từ các giá trị và phẩm tính này. Để linh hồn được đào tạo đúng đắn và không bị đào tạo sai, nó phải có khả năng so sánh và phân biệt, cân đo đong đếm. Nó không nên thấm nhiễm một sự nhiệt tình khả nghi; không nên bị cuồng tín tràn ngập; và nó phải đạt được nhận thức tinh tế và khả năng phán đoán nhạy bén.
Một trí hiểu phát triển đầy đủ cần thiết đối với mục đích trên. Ngay cả khi hoạt động tri thức trừu tượng xét chung ít phù hợp với phụ nữ hơn, trí hiểu vẫn có tính chủ chốt cho lĩnh vực tâm trí; nó là con mắt của tâm trí, và qua nó, ánh sáng xuyên vào bóng tối của linh hồn. Trong diễn văn tại Graz của mình về Sứ mệnh Phụ nữ, Oda Schneider nói rằng phụ nữ chỉ cần sống là đủ và không cần dài dòng hỏi “điều gì” và “mục đích gì”. Nhưng nói như thế tiềm ẩn một nguy cơ sai lầm, mất mục đích và mục tiêu. Tầm quan trọng của quyền kiểm soát nam tính đã được làm sáng tỏ trong bài diễn văn đó. Nhưng điều đó không nên có nghĩa là từ bỏ phán đoán của mình để ngả về sự phụ thuộc. Trí hiểu có thể và phải được thúc đẩy để hành động vì tất cả những gì chắc chắn đều có ở đó. Nó không thể, bất cứ cách nào, trở nên minh mẫn và nhạy bén đủ. Nhưng, tất nhiên, không nên gia tăng việc phát triển trí hiểu mà gây hại cho việc tinh tế hóa xúc cảm. Điều đó có nghĩa là biến phương tiện thành cùng đích. Điểm chính là không nhận vào chương trình giảng dạy mọi điều đáng khuyến nghị như là việc huấn luyện trí hiểu thuần túy. Ngược lại, nó đáng khuyến khích nếu chịu khó đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu để vẫn còn cơ hội lớn nhất có thể cho các cải tiến chất liệu.
Hơn nữa, người ta phải nhớ rằng không chỉ có hiểu biết lý thuyết mà còn có hiểu biết thực hành mới đối đầu với những nhiệm vụ đa dạng nhất của cuộc sống hàng ngày. Trước hết, việc đào tạo khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống sau này; và nó được đào tạo qua việc thự hành các nhiệm vụ cụ thể, không phải chỉ các vấn đề lý thuyết mà thôi. Nó phù hợp với bản chất của người phụ nữ hơn vì họ thực sự có xu hướng ngả về điều cụ thể hơn là điều trừu tượng. Và cùng với việc đào tạo này, nên đào tạo ý chí mà từ đó những thành tựu liên tục được yêu cầu: lựa chọn, phán đoán, từ bỏ, hy sinh, v.v. Và việc huấn luyện trí hiểu thực tiễn cũng là điều cần thiết để nuôi dưỡng các cảm xúc đúng đắn. Chỉ nơi nào xác tín và ý định được chuyển thành hành động một cách thành công, nó mới có thể chứng tỏ liệu sự nhiệt tình có chính đáng hay không, liệu những điều cao hơn có thực sự được ưa thích hơn những điều thấp hơn hay không. Cuối cùng, bản chất con người không chỉ được điều hướng tới việc tiếp nhận mà còn hướng tới việc hành động bằng cách lên khuôn thế giới bên ngoài.
Vì lý do đó, một phần thiết yếu của diễn trình giáo dục là kích hoạt các khả năng thực tế và sáng tạo của người ta. Và các khả năng thực tế trong cuộc sống được yêu cầu nơi đa số phụ nữ. Chỉ khi nào chúng ta cho phép họ hành động ngay trong thời gian đi học thì chúng ta mới nuôi dưỡng được những người phụ nữ thực tế, có khả năng, nghị lực, quyết tâm và hy sinh.
Một số điểm tham chiếu căn bản cho một kế hoạch giáo dục hiện nay xuất hiện như được đòi hỏi bởi bản chất và ơn gọi của người phụ nữ. Người ta sẽ phải hoàn toàn thoát khỏi quan niệm cho rằng việc học ở trường phải cung cấp một bản tóm lược mọi lĩnh vực kiến thức của thời đại chúng ta. Ngược lại, người ta nên cố gắng đào tạo những người đủ thông minh và đủ khả năng để làm quen với bất cứ lĩnh vực kiến thức nào sẽ trở nên quan trọng đối với họ. Đó là lý do tại sao chủ đề trong điều gọi là các khoa học chính xác nên được giới hạn rất nhiều, cũng như thời gian dành cho việc học ngoại ngữ của các trẻ em có ít tài năng ngôn ngữ. Tâm trí phải được tạo cơ hội thỏa đáng để nó tự vận hành. Muốn vậy, hoạt động trừu tượng không thể nào thiếu được. Vì mục đích này, tùy thuộc vào tài năng, người ta nên tham khảo các tác phẩm cổ điển hoặc toán học nhiều hơn. Trong mọi trường hợp, các thao tác thực hành của tâm trí nên được đặt bên cạnh các thao tác trừu tượng, tri thức.
Dạy cho các thiếu nữ biết và hiểu thế giới và con người cũng như học cách liên kết với những thực tại này, nên được coi là nhiệm vụ thiết yếu của nhà trường. Chúng ta đã hiểu rõ một cách đầy ấn tượng rằng mối tương quan đúng đắn với các tạo vật đồng loại của chúng ta chỉ khả hữu bên trong khuôn khổ mối tương quan đúng đắn với Đấng Sáng tạo.
Vì vậy, chúng ta trở lại khái niệm cho rằng giáo dục tôn giáo là thành tố quan trọng nhất của giáo dục. Nhiệm vụ cấp bách nhất là mở con đường dẫn đứa trẻ tới Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nói rằng để được đào tạo về mặt tôn giáo, người ta phải có đức tin sống động. Có đức tin sống động có nghĩa là nhận biết Thiên Chúa, yêu mến Người và phụng sự Người.
Ai nhận biết Thiên Chúa (theo mức trong đó sự hiểu biết về Thiên Chúa có thể có được nhờ ánh sáng tự nhiên và siêu nhiên) không thể làm gì khác hơn là yêu mến Người; ai yêu mến Người không thể làm gì khác hơn là phụng sự Người. Vì vậy, các vấn đề về trí óc và trái tim, thành tựu và hành động của ý chí đều là đức tin sống động. Người biết cách đánh thức đức tin sẽ huấn luyện mọi khả năng. Nhưng người ta chỉ đánh thức được đức tin nếu đồng thời vận dụng được mọi khả năng. Điều này không thể thực hiện được qua sự dạy dỗ tri thức tẻ nhạt, mà nó cũng không thể thực hiện được qua sự dạy dỗ cuồng tín “lôi cuốn các cảm xúc”; trái lại, điều này chỉ có thể thực hiện được qua việc dạy dỗ tôn giáo dẫn từ sự sung mãn của đời sống tôn giáo của họ đến những chiều sâu của Thiên tính, một sự dạy dỗ biết trình bày Thiên Chúa trong lòng nhân từ của Người; một sự dạy dỗ như vậy khơi dậy tình yêu và đòi hỏi phải chứng tỏ bằng hành động, và nó có thể thách thức vì người ta đạt được điều này bởi chính họ. Bất cứ nơi nào linh hồn được kích thích, nó đều khao khát được hành động; và nó hăng hái nắm bắt những hình thức sống thực tế mà Thiên Chúa và Giáo Hội Thánh đã cung cấp: tham dự vào Hy Tế Thánh Lễ, một sự tham dự hoàn tất hy lễ thánh như một của lễ kết hợp với Chúa Thánh Thể, lời ngợi khen hân hoan dâng lên Thiên Chúa, và mọi công việc của tình yêu trong đó Chúa Kitô được phục vụ trong các chi thể của Nhiệm Thể Người. Do đó, trọn sự phong phú của thế giới siêu nhiên của tinh thần được mở ra cho linh hồn, và một sự phong phú bất tận chất liệu đào tạo đi vào trong đó có khả năng xây dựng và biến đổi nó.
IV. THÁCH THỨC CỦA HIỆN TẠI — CON ĐƯỜNG ĐỂ THỂ HIỆN THỰC TIỄN
Làm thế nào chúng ta có thể tổ chức một cơ sở giáo dục, trong đó mọi người sống với Chúa và nhân loại, trong đó họ làm việc cho Chúa và nhân loại? Một tổ chức như vậy phải dựa trên tất cả sự hiểu biết về bản chất và ơn gọi của người phụ nữ như tôi đã trình bày.
Nhưng tôi tin rằng điều này phải được xem xét từ một góc độ hoàn toàn khác. Thời của chúng ta đòi hỏi gì ở phụ nữ? Trước hết, nó đòi hỏi phần lớn trong số họ phải tự kiếm sống lấy. Điều hợp lý là mong những người quản lý một hộ gia đình thực hiện nó một cách hợp lý và hỗ trợ điều kiện chung của nền kinh tế, điều này mời gọi họ đóng góp (với tư cách là những người vợ và người mẹ) vào việc phục hồi đạo đức của người dân. Người ta mong rằng họ dọn đường vào thiên đàng. Điều đó có nghĩa đòi người phụ nữ phải có kiến thức sống, sự khôn ngoan và khả năng thực tiễn; những người phụ nữ kiên định về mặt đạo đức, những người phụ nữ có đời sống bám rễ chắc chắn vào Thiên Chúa. Làm thế nào tất cả những điều này có thể có được nếu nền tảng cho mục đích này không được đặt ngay lúc còn trẻ?
Không thiếu những sáng kiến theo hướng này. Các viên chức đã phần lớn áp dụng các phương pháp nền tảng của sư phạm cải cách: họ yêu cầu sự giảng dạy có tính giáo dục và "Selbsttätigkeit" [cố gắng bản thân] (7). Người ta đã bắt đầu sắp xếp một lối dạy mới tại các trường tiểu học ở Bavaria nhằm cải thiện kế hoạch giảng dạy hiện nay: tại Phổ [Prussia] trong những năm gần đây, người ta đã quan tâm để các trường trung học dành cho giáo viên và học sinh nhiều tự do hơn. Nhưng tựu chung, phải nói rằng có những trở ngại khó khăn như chương trình học quá nặng nề và hệ thống thi cử cũng như phát bằng cấp quá kéo dài. Tôi tin rằng một cuộc cải tổ tổng quát hệ thống giáo dục chỉ có thể được thực hiện song song với một việc ra quy luật có hệ thống cho hệ thống hướng nghiệp. Và đối với tôi, một việc kiểm soát như vậy dường như là một nhu cầu khẩn thiết cho thời điểm hiện tại, một nhu cầu còn cấp bách hơn cả việc cải tổ giáo dục: ngày nay, một số lớn người dân do dự trước việc chọn nghề của họ và không biết phải đến nơi nào để hỏi han liên quan đến việc lựa chọn này, và hầu như không ai có thể đưa ra lời tư vấn. Chúng ta được cảnh báo rằng nhiều nghề đang quá đông người chọn. Ngoài ra, có nhiều đòi hỏi lý thuyết liên quan đến việc đào tạo các nghề chủ yếu có tính thực tiễn đến nỗi nhiều người có kỹ năng thực tiễn cũng bị loại trừ.
Như bước đầu tiên trong việc tìm ra giải pháp cho tình trạng này, cần có số liệu thống kê tổng quát về hướng nghiệp: điều này đồng thời sẽ cho biết đích xác nhu cầu lớn như thế nào đối với từng nghề nghiệp và do đó sẽ kiểm soát được tin đồn không thể biện minh được về tình trạng quá đông. Như thế, việc huấn luyện hướng nghiệp cần được phát triển phù hợp với các đòi hỏi thực tế của các nghề; nó không nên chịu ảnh hưởng của những quan điểm hoàn toàn không liên quan — thí dụ, mong muốn của các viên chức hạn chế số lượng ứng viên bằng các điều khoản tuyển sinh khó khăn nhất, hoặc tính phù phiếm của một số lớp dạy nghề muốn duy trì sự bình đẳng trong diễn trình đào tạo ngay cả khi các yêu cầu thực sự không đòi hỏi như thế.
Do đó, sẽ thích hợp hơn nếu chuẩn bị một cách có hệ thống cho hệ thống trường hướng nghiệp trong các định chế dành cho người trẻ bao lâu các định chế này có thể quan sát và phân biệt học sinh theo năng khiếu cá nhân của họ; năng khiếu nghề nghiệp sẽ được bộc lộ sớm và từ đó tạo cơ sở cho việc lựa chọn và hướng nghiệp phù hợp. Một vấn đề giáo dục nữa có thể cần bàn liên quan đến các trường hướng nghiệp dành cho những người có những dấu chỉ sớm.
Tại các trung tâm giáo dục này, sự tự do và linh hoạt trong công việc tự nhiên sẽ được cần đến. Điều tôi nghĩ đến là một loại hệ thống Montessori sẽ được tiến hành từ giai đoạn tuổi thơ sớm nhất cho đến tuổi ở ngưỡng cửa trường dạy nghề.
Chương trình giảng dạy cốt lõi trong các trường nữ phải là loại giáo dục tổng quát được quy định bởi bản chất và thiên hướng của phụ nữ: một nền giáo dục tôn giáo căn bản phù hợp với từng cấp độ tuổi; đồng thời huấn luyện kỹ năng nội trợ, lập ngân sách, chăm sóc trẻ em và thiếu niên, các vấn đề chính trị - xã hội. Tất cả những điều này không nên thuần túy lý thuyết, mà đồng thời phải vừa lý thuyết vừa thực hành, và tất nhiên, không phải qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mà qua việc giải quyết thực sự các nhiệm vụ có thực, dù nhỏ hơn và khiêm tốn hơn. Liên hệ đến điều này sẽ là các lĩnh vực tri thức thuần túy; ở đây sự phân chia sẽ tùy thuộc năng khiếu và thiên hướng của từng cá nhân, và việc chuyển tiếp vào trường dạy nghề sẽ được chuẩn bị.
Việc chuyển từ một định chế giáo dục tổng quát qua một trường dạy nghề đối với tôi là bình thường và đáng mong muốn. Trước hết, việc chuẩn bị học nghề sẽ là một nhu cầu kinh tế cần thiết trong một thời gian dài. Thứ hai, đối với tôi, có vẻ như nó cũng có lợi cho việc đào tạo nhân cách. Năng lực và nghị lực cá nhân của người trưởng thành luôn phấn đấu hướng tới hiệu quả thiết thực và việc thủ diễn có khả năng. Chỉ trong một số rất ít trường hợp, đời sống gia đình mới có chỗ cho việc đào tạo căn bản này. Ngoài ra, nó còn là một yêu cầu có tính xã hội nữa. Nghề nghiệp là nơi mà cá nhân được sáp nhập vào cộng đồng hoặc vào chức năng mà họ phải hoàn thành trong cơ cấu cộng đồng. Nhiệm vụ độc đáo của người phụ nữ lao động là kết hợp ơn gọi nữ giới của họ với ơn gọi hướng nghiệp của họ và, nhờ sự kết hợp này, họ đem một phẩm chất nữ giới cho ơn gọi hướng nghiệp của họ.
Đương nhiên, không thể tiến hành dễ dàng một sự biến đổi học đường như vậy. Trước hết, vì có thể thiếu một lực lượng giảng dạy thích hợp. Thứ hai, bất cứ rắc rối chớm nở nào trong một hệ thống mới cũng có thể xuất hiện nhanh như bệnh dịch trên phạm vi khắp nước, và điều đó có thể gây hại đến mức người ta phải tiếc nuối “những ngày xưa tốt đẹp” và từ bỏ các nguyên tắc lành mạnh.
Tất cả các biện pháp cải cách trước hết phải được thử nghiệm ở quy mô nhỏ; thực vậy, một số đã được thử nghiệm bởi các nhà cải cách được cảm hứng trong các trường thực nghiệm tư nhân hoặc công lập trước khi chúng chính thức được giới thiệu hoặc đặt hàng để hiện thực hóa tổng quát.
Vì vậy, xem ra sẽ là một khởi đầu đáng mong ước cho một cuộc cải cách giáo dục phụ nữ nếu người ta có thể tìm được một số phụ nữ Công Giáo kiên quyết để xây dựng một ngôi trường như vậy, những phụ nữ bám rễ vững chắc trong đức tin, được trau dồi về sư phạm căn bản; nhưng, trên hết, phải là các phụ nữ đã quen thuộc với tất cả các phương pháp làm việc hiện đại. Tất nhiên, cũng liên quan đến vấn đề này sẽ là một nhóm các bậc cha mẹ đủ can đảm và tin tưởng trong việc giao phó con cái của họ cho ngôi trường này, và một nhóm các nhà bảo trợ để tài trợ cho nó. Tạm thời, tôi chỉ mong muốn các viên chức tạo phạm vi cho khái niệm giáo dục mới qua việc giảm bớt chủ đề giảng dạy và quyền tự do hành động của các nhà giáo. Hơn nữa, tôi mong muốn hệ thống thi cử và phát bằng cấp được sửa đổi từ nền tảng và có một sự sắp xếp mới cho toàn bộ hệ thống hướng nghiệp.
Trong phần trình bày này, tôi đã, một cách ý thức và cố ý, đặt việc giáo dục phụ nữ vào vị trí trung tâm. Người ta cũng đã nhấn mạnh rằng phụ nữ cũng như nam giới là những cá nhân mà cá tính của họ phải được xem xét trong công việc giáo dục. Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm, điều có lẽ không thừa là nhấn mạnh rằng phụ nữ và nam giới đều có một mục tiêu giáo dục chung là những con người nhân bản: “Các con phải hoàn thiện như Cha các con ở trên trời là Đấng hoàn thiện”. Mục tiêu giáo dục này thể hiện một cách tổng thể hữu hình trước mắt chúng ta trong con người của Chúa Giêsu Kitô. Mục tiêu của mọi người là trở nên giống như Người. Được đào tạo như thế qua chính Chúa Giêsu Kitô là con đường dành cho tất cả chúng ta, với tư cách là những chi thể nối kết với Người như là đầu. Nhưng chất liệu căn bản thì đa dạng. Thiên Chúa đã tạo ra loài người như là nam và nữ, và Người đã giao cho mỗi người những nhiệm vụ đặc thù trong nhân loại. Bản chất nam giới và nữ giới bị thoái hóa vì cuộc Sa Ngã. Họ có thể được giải thoát khỏi đống xỉ rét [slag] này trong lò lửa của vị lên khuôn thần linh. Và bất cứ ai phó mình một cách vô điều kiện cho sự đào tạo này, không những bản chất trong sáng được phục hồi nơi họ mà người này còn sẽ phát triển vượt quá bản chất họ và trở thành một Chúa Kitô khác, trong đó, các rào cản đã được loại bỏ và các giá trị tích cực của bản chất nam giới và nữ giới được hợp nhất. Nhưng tất cả các công việc tự nhiên phải tiến hành từ nền tảng tự nhiên.
St. Lioba, ngày 12 tháng 1 năm 1932 (8)
Trong bài nói chuyện mà tôi đã thuyết trình vào tháng 11 năm 1930 tại Berndorf liên quan đến các nền tảng của việc giáo dục phụ nữ, tôi đã cố gắng vẽ nên bức tranh của linh hồn phụ nữ vì nó sẽ tương ứng với ơn gọi vĩnh cửu của người phụ nữ, và tôi đã gọi các thuộc tính của nó là cởi mở chan hòa(expansive), yên tĩnh, tự làm trống rỗng mình, ấm áp và rõ ràng. Bây giờ tôi được yêu cầu nói vài điều về việc làm thế nào để ta có thể sở hữu những phẩm tính này.
Tôi tin rằng đây không phải là vấn đề chúng ta có thể xử lý và sở đắc một cách cá thể tính đa dạng của các thuộc tính khác nhau; đúng hơn ở đây chúng ta muốn hình dung ra toàn bộ trạng thái đơn nhất của linh hồn trong các thuộc tính này từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng ta không thể đạt được trạng thái này bằng cách ước muốn nó, mà phải nhờ ân sủng để thực hiện nó. Những gì chúng ta có thể và phải làm là mở lòng đón nhận ân sủng; điều đó có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn ý chí của chúng ta và giao phó nó cho thánh ý Thiên Chúa, đặt trọn linh hồn của chúng ta trong tay Thiên Chúa, sẵn sàng để được tiếp nhận và đào tạo.
Trở nên trống rỗng nhưng vẫn được kết nối chặt chẽ. Linh hồn được bản nhiên bổ sung nhiều cách đến nỗi điều này luôn thay thế điều kia, và linh hồn luôn bị kích động, đôi khi bị xáo trộn và náo động.
Các nhiệm vụ và lo lắng trong ngày đổ xô đến khi chúng ta vừa thức dậy vào buổi sáng (nếu chúng chưa xua tan giấc ngủ ban đêm của chúng ta). Câu hỏi khó chịu lúc này là: Làm thế nào giải quyết được tất cả những điều này trong một ngày? Khi nào tôi phải làm điều này, khi nào phải làm điều kia? Tôi sẽ bắt đầu làm điều này và điều kia ra sao? Bị giao động như vậy, chúng ta chỉ biết chạy loanh quanh và lao tới lao lui. Lúc đó, dĩ nhiên chúng ta phải hãm đà dừng lại mà nói, “Từ từ thôi bạn! Không để bất kứ điều nào trong số này đụng vào tôi lúc này. Giờ đầu tiên vào buổi sáng của tôi phải thuộc về Chúa. Tôi sẽ giải quyết công việc trong ngày mà Người đã giao cho tôi, và Người sẽ ban cho tôi sức mạnh để hoàn thành nó".
Như thế, tôi sẽ đến bàn thờ Chúa. Ở đây, vấn đề không phải là về những việc nhỏ nhặt, phút giây của tôi, mà là về lời đề nghị hòa giải vĩ đại. Tôi có thể tham gia vào việc này, thanh tẩy bản thân và được hạnh phúc, và đặt mình với tất cả những việc làm và những rắc rối của tôi cùng với của lễ trên bàn thờ. Và khi Chúa đến với tôi trong lúc Rước lễ, lúc đó tôi có thể hỏi Người, "Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi con?" (Thánh Teresa). Và sau cuộc đối thoại trong im lặng này, tôi sẽ đi đến điều được tôi coi là nhiệm vụ tiếp theo của mình.
Tôi vẫn sẽ vui vẻ khi bước vào công việc trong ngày sau việc cử hành sáng nay: linh hồn tôi sẽ trống rỗng những điều vốn tấn công và đè nặng lên nó, nhưng nó sẽ tràn ngập niềm vui thánh thiện, lòng dũng cảm và nghị lực.
Bởi vì linh hồn tôi đã rời khỏi chính nó và đi vào sự sống thần linh, nó đã trở nên vĩ đại và mở thật rộng. Tình yêu bùng cháy trong nó như một ngọn lửa điềm tĩnh mà Chúa đã nhen nhóm, và thúc giục linh hồn tôi thể hiện tình yêu và thổi bùng tình yêu nơi người khác: Tình yêu bừng sáng cõi lòng cho tới khi vươn tới người lân cận (“flammescat igne caritas, accendat ardor proximos”) (9) Và nó nhìn thấy rõ ràng phần tiếp theo của con đường trước mặt; nó không nhìn thấy xa lắm, nhưng nó biết rằng khi nó đến chỗ đường chân trời giao nhau, một viễn cảnh mới sẽ được mở ra.
Bây giờ bắt đầu việc làm trong ngày, có lẽ là nghề dạy học— bốn hoặc năm giờ, hết giờ này đến giờ khác. Điều đó có nghĩa ta phải tập trung vào đó. Chúng ta không thể đạt được điều mình muốn trong mỗi giờ, có lẽ không điều nào. Chúng ta phải đối mặt với sự mệt mỏi của chính mình, những gián đoạn không lường trước được, những thiếu sót của bọn trẻ, những sự bực tức, phẫn nộ, lo lắng đủ kiểu. Hoặc có lẽ đó là công việc văn phòng: cho và nhận với những vị giám sát và đồng nghiệp bất đồng, những đòi hỏi không hoàn thành, những lời trách móc vô cớ, sự nhỏ mọn của con người, có lẽ cả nỗi buồn khổ thuộc loại khác biệt nhất.
Bây giờ là giữa trưa. Chúng ta trở về nhà kiệt sức, tả tơi. Những bực tức mới có thể đang chờ đợi ở đó. Bây giờ sự tươi mát buổi sáng của linh hồn ở đâu rồi? Linh hồn lại muốn sôi sục và bão bùng: phẫn nộ, phiền muộn, hối hận. Và vẫn còn rất nhiều việc phải làm cho đến tối. Há chúng ta không nên đi với nó ngay lập tức hay sao? Không, không nên trước khi bình tĩnh trở lại ít nhất là trong chốc lát. Mỗi người phải biết, hoặc cần phải biết mình có thể tìm được bình yên ở đâu và bằng cách nào. Cách tốt nhất, nếu có thể, là trút bỏ mọi lo lắng một lần nữa trong một thời gian ngắn trước Nhà tạm. Bất cứ ai không thể làm điều đó, nhưng cần để cơ thể được nghỉ ngơi, nên có một không gian để hít thở trong phòng riêng của mình. Và khi bất cứ sự nghỉ ngơi bên ngoài nào cũng không thể có được, khi không có nơi nào để rút lui vào đó, nếu nhiệm vụ cấp bách không cho phép một giờ yên tĩnh, thì ít nhất họ cũng phải rút vào tận nội tâm mình chống lại tất cả những điều khác để nương náu trong Chúa. Người thực sự ở đó và có thể cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần trong giây lát.
Phần còn lại trong ngày sẽ tiếp tục như thế, có lẽ trong sự mệt mỏi và vất vả cao độ, nhưng trong yên bình. Và khi màn đêm buông xuống, và việc nhìn lại cho thấy mọi điều đều là những chắp vá và phần lớn những gì người ta đã lên kế hoạch đều chưa hoàn thành, khi có quá nhiều điều khơi dậy sự xấu hổ và hối tiếc, thì chúng có thế nào hãy coi chúng như thế, đặt chúng trong tay Thiên Chúa và dâng nó lên cho Người. Nhờ cách này, chúng ta sẽ có thể nghỉ ngơi trong Người, thực sự là nghỉ ngơi, và bắt đầu một ngày mới như một cuộc sống mới.
Đó chỉ là một dấu hiệu nhỏ cho thấy ngày sống có thể thành hình ra sao để dành chỗ cho ân sủng của Thiên Chúa. Mỗi cá nhân sẽ biết cách tốt nhất để sử dụng việc này trong các hoàn cảnh đặc thù của mình. Nó cũng có thể cho biết thêm rằng Chúa Nhật phải là một cánh cửa tuyệt vời ra sao để qua đó đời sống thiên đàng có thể bước vào cuộc sống hàng ngày, và là sức mạnh ra sao cho việc làm của cả tuần, và các ngày đại lễ, ngày nghỉ và Mùa Chay, sống tinh thần của Giáo Hội, cho phép linh hồn trưởng thành hơn ra sao từ năm này qua năm nọ để được nghỉ ngơi trong ngày Sabát vĩnh viễn.
Bổn phận thiết yếu của mỗi cá nhân là xem xét cách mình phải định hình kế hoạch cho cuộc sống hàng ngày và hàng năm, theo xu hướng của mình và theo hoàn cảnh sống liên hệ của mình, để dọn đường cho Chúa. Việc phân công bên ngoài hẳn khác nhau đối với mỗi người, và nó cũng phải điều chỉnh một cách mềm dẻo với việc thay đổi của hoàn cảnh theo thời gian. Nhưng hoàn cảnh tâm hồn thay đổi với các cá nhân và từng cá nhân thuộc những thời đại khác nhau. Còn về những phương tiện thích hợp để mang lại sự kết hợp với Đấng vĩnh cửu, giữ cho nó sống động hoặc làm cho nó sống động trở lại — chẳng hạn như chiêm niệm, đọc sách thiêng liêng, tham gia phụng vụ, các buổi lễ bình dân, v.v. — những điều này không sinh hoa kết trái đối với mỗi người và mọi thời. Thí dụ, sự chiêm niệm không thể được thực hành bởi tất cả và luôn luôn theo cùng một cách.
Điều quan trọng đối với mỗi trường hợp là tìm ra cách hiệu quả nhất và làm cho nó có ích cho bản thân. Điều rất tốt là qúy bạn lắng nghe lời khuyên của chuyên gia để biết mình thiếu điều gì, và điều này càng đặc biệt trước khi người ta thực hiện các biến thể của một sắp xếp đã được thử nghiệm.
GHI CHÚ
(1) Đề tài này đầu tiên được trình bày trong một diễn văn trước Ủy Ban Giáo Dục Thường Trực của Liên Đoàn Phụ Nữ Công Giáo Đức, tại Berndorf am Rhein ngày 8 tháng 11 năm 1930. (Chú thích của các hiệu đính viên)
(2) Các ý niệm tiếp theo được đề cập một cách phần nào toàn diện hơn trong một giảng thuyết về ý niệm giáo dục. Bản văn của loạt giảng thuyết này được lồng trong Ganzheitliches Leben, cuốn số XII của Edith Steins Werke. (Chú thích của các hiệu đính viên)
(3) Hạn từ “Gestalt” khi được dùng như một hạn từ tâm lý học có nhiều nghĩa; ở đây, có thể dịch là “hình thức” (form) hay “đặc tính” (character) (Chú thích của dịch giả bản tiếng Anh).
(4) Bài diễn văn ở Salzburg của tôi “Các Nguyên tắc của Các Chuyên nghề của Phụ nữ” có chứa các suy nghĩ bổ xung. Xin xem cuốn này các trang 43-57.
(5) Một lý thuyết về giá trị từng được minh xác và một giải thích liên hệ về việc tri nhận các giá trị là điều kiện tiên quyết chủ yếu đối với một lý thuyết giáo dục được biện minh và có tính triết học; điều này giải thích lý trí và linh hồn có vai trò gì trong việc tri nhận các giá trị và giải thích sự hợp tác của chúng.
(6) “Höheren Töchterschule” là các trung học dành cho các thiếu nữ (Chú thích của dịch giả bản tiếng Anh)
(7) Nghĩa đen, “Selbsttätigkeit” là việc tự sinh hoạt (self-activity) của người học, nhưng nó thuộc việc tự do chọn chương trình học hỏi và việc tự cai quản của sinh viên (Chú thích của dịch giả bản tiếng Anh).
(8) Nhờ khảo sát các di cảo văn chương, các tờ viết tay đã được khám phá, có chứa các suy nghĩ bổ xung cho bài thuyết giảng trên đây (Chú thích của các hiệu đính viên)
(9) Đây là câu trích từ bài thánh ca bằng tiếng Latinh kính Chúa Thánh Thần “Nunc Sancte Nobis Spiritus” được gán cho Thánh Ambrôsiô và dùng cho giờ kinh Terce (9:00 giờ sáng) quanh năm trong Sách nguyện Rôma. Dịch từng chữ: Hãy để đức ái bùng cháy thành lửa và lòng sốt mến nồng cháy người lân cận của chúng con (Chú thích của dịch giả bản tiếng Anh).
VietCatholic TV
Cẩn thận: Tướng Mỹ 4 sao, tiêm đủ 2 liều từ lâu, vẫn mất mạng vì cô vít. Căng thẳng Úc - Tầu – Pháp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:45 19/10/2021
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell chết vì biến chứng COVID-19
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và thế giới đã bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell, vì biến chứng COVID-19 vào hôm thứ Hai 18 tháng 10. Ông Powell để lại một di sản đáng trân trọng tại Washington.
Tướng Colin Powell, cũng là Ngoại trưởng Mỹ gốc Phi đầu tiên, đã qua đời ở tuổi 84 do biến chứng COVID-19, mặc dù ông đã chích đủ hai liều vắc xin. Điều này khiến chúng ta phải hết sức cẩn thận. Tướng Colin Powell là một quân nhân nên thể lực chắc chắn tốt hơn nhiều người chúng ta và được tường thuật là người tập luyện thể thao thường xuyên.
Gia đình ông đã thông báo về cái chết đáng kinh ngạc này trong một tuyên bố được đăng trên Facebook, và nhấn mạnh rằng rằng ông đã được tiêm phòng đầy đủ từ lâu.
“Chúng tôi muốn cảm ơn các nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Quốc gia Walter Reed vì sự điều trị tận tình của họ,” tuyên bố viết.
“Chúng tôi đã mất một người chồng, người cha, người ông và một người Mỹ tuyệt vời và đáng yêu.”
Vị tướng quân đội bốn sao là chủ tịch thứ 12 của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của quân đội Mỹ từ năm 1989 đến 1993 dưới thời Tổng thống George H W Bush.
Ông là Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 65 và từ chức sau khi George W Bush đắc cử năm 2004.
Tổng thống Joe Biden, các cựu Tổng thống George W Bush và Barack Obama đã bày tỏ lòng thương tiếc vị tướng Hoa Kỳ.
“Jill và tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của người bạn thân yêu và một người yêu nước có danh dự và phẩm giá vô song, Tướng Colin Powell. Hết lần này đến lần khác, ông đặt đất nước lên trước bản thân, trước đảng phái, trước tất cả những thứ khác - trong bộ đồng phục và bên ngoài. Ông sẽ được nhớ đến như một trong những người Mỹ vĩ đại của chúng ta,” ông Biden viết.
Ông Bush và phu nhân Laura cũng gửi lời chia buồn.
“Laura và tôi vô cùng đau buồn trước cái chết của Colin Powell. Ông ấy là một người được các tổng thống yêu mến đến nỗi ông ấy đã nhận được Huân chương Tự do của Tổng thống - hai lần,” ông Bush nói trong một tuyên bố.
“Ông ấy rất được kính trọng trong và ngoài nước. Và quan trọng nhất, Colin là một người đàn ông của gia đình và một người bạn. Laura và tôi gửi đến Alma và các con của họ lời chia buồn chân thành khi họ tưởng nhớ đến cuộc đời của một người đàn ông vĩ đại “.
Ông Obama viết: “Tướng Colin Powell hiểu điều gì là tốt nhất ở đất nước này, và cố gắng đưa cuộc đời, sự nghiệp và những tuyên bố công khai của mình phù hợp với lý tưởng đó”.
“Michelle và tôi sẽ luôn xem anh ấy như một tấm gương về những gì nước Mỹ - và những người Mỹ - có thể và nên làm”.
2. Quan hệ căng thẳng Úc Đại Lợi - Trung Quốc - Pháp
Jean-Pierre Thébault, Đại Sứ Pháp tại Úc đã bị triệu hồi về Paris sau một thỏa thuận tàu ngầm không thành công với Úc.
Trước việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của mình, một quan hệ đối tác an ninh mới giữa Hoa Kỳ, Úc và Anh nhằm tăng cường sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Canberra mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, điều này sẽ cho phép hải quân Australia giúp chống lại các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc trong khu vực.
Vì thế, Úc đã bác bỏ một thỏa thuận tàu ngầm với Pháp, gây ra căng thẳng giữa hai quốc gia.
Hôm 19 tháng 10, Đại Sứ Pháp Jean-Pierre Thébault đã hạ cánh xuống Sydney và đi thẳng đến Canberra và bị cô lập trong đại sứ quán Pháp.
Ông cho biết mình rất vui khi được trở lại - nhưng cũng cảnh báo mối quan hệ giữa Úc và Pháp cần một số công việc để hàn gắn.
Các quyết định gây đau lòng xót dạ cho người Công Giáo Phi Lễ Các Thánh và Các Đẳng Linh hồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:17 19/10/2021
1. Đức Thánh Cha chúc mừng nhân kỷ niệm 90 năm tượng đài Chúa Cứu Thế ở Rio
Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng Tổng giáo phận Rio de Janeiro bên Brazil, nhân dịp kỷ niệm 90 năm khánh thành Tượng đài Chúa Kitô Cứu Thế, tại thành phố này và nói rằng tượng Chúa mở rộng đôi tay là một lời mời gọi hòa giải và sống tình huynh đệ.
Tượng Chúa Kitô cao 38 mét, trong đó 8 mét là bệ tượng, được xây trên núi Corcovado, nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro và bãi biển. Tượng được kiến thiết từ năm 1922, hoàn thành và làm phép ngày 12/10 năm 1931. Tượng Chúa Cứu Thế trở thành biểu tượng của thành phố Rio và Brazil. Năm 2007, tượng đài được liệt kê vào số 7 kỳ quan của thế giới.
Trong sứ điệp nhân danh Đức Thánh Cha, gửi đến Đức Hồng Y Orani João Tempesta, dòng Xitô, Tổng giám mục giáo phận Rio, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh viết:
“Tình huynh đệ phải được trải dài trên thành Rio de Janeiro và toàn thể đất nước để gộp thành một cộng đoàn, trong đó không ai cảm thấy lẻ loi, không được quí chuộng, bị loại bỏ, làm ngơ hoặc bị quên lãng, một cộng đoàn trong đó mỗi người dấn thân để xây dựng một thế giới công bằng, liên đới và hạnh phúc hơn”. Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người dân Brazil hãy xây dựng tình huynh đệ, dù trình độ học vấn hay giàu có của họ thế nào đi nữa.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng viết rằng: “không ai được khoanh tay, nhưng trái lại cần mở rộng vòng tay cho mọi người, như Chúa Cứu Thế đang làm. Để được vậy, một cuộc đối thoại xây dựng là điều thiết yếu, vì giữa sự dửng dưng ích kỷ và sự phản đối bạo động, luôn có một con đường, đó là đối thoại. Đối thoại giữa các thế hệ, trong dân chúng, vì tất cả chúng ta là một dân tộc, như Đức Thánh Cha đã khẳng định trong thông điệp Fratelli tutti”.
2. Các giám mục Ba Lan trong cuộc họp tại Vatican, đã phàn nàn về sự trừng phạt không tương xứng với hành vi che đậy lạm dụng
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan cho biết trong các cuộc gặp gỡ với các giới chức Vatican, một số lãnh đạo Giáo Hội đã chỉ trích việc Vatican giải quyết các vụ lạm dụng tình dục, đặc biệt là “những hình phạt không tương xứng” dành cho các giám mục bị cáo buộc che đậy so với những kẻ lạm dụng bị kết án.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, nói với KAI, là Cơ quan Thông tin Công Giáo của Ba Lan, rằng các giám mục Ba Lan đã gặp Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục, tại Vatican vào ngày 12 tháng 10. Ngài cho biết các giám mục đang cố gắng tuân thủ Tự Sắc Tháng 5, 2019 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Vos Estis Lux Mundi”, sửa đổi và làm rõ các tiêu chuẩn và thủ tục để buộc các giám mục và các bề trên dòng phải chịu trách nhiệm nếu che đậy cho những kẻ lạm dụng.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là làm việc với Đức Thánh Cha trong việc giải quyết tình trạng hiện tại của giáo hội chúng tôi, là điều đã làm suy yếu lòng tin của một số người,” Đức Tổng Giám Mục Gadecki nói với KAI sau cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Ouellet. Cuộc họp là một phần của chuyến thăm “ad limina” của các giám mục viếng mộ các Thánh Tông đồ và gặp gỡ các quan chức Vatican 5 năm một lần.
“Nhưng những nhận xét chỉ trích đã được đưa ra về việc Tòa thánh đối xử quá đáng với các giám mục đã có những những thiếu sót, hoặc lơ là trong việc đối phó với các giáo sĩ bị cáo buộc ấu dâm. Một số giám mục Ba Lan nhấn mạnh rằng các hình phạt là không cân xứng, và kéo dài đã được áp dụng đối với các giám mục sau những cuộc điều tra ban đầu. Khi những tên tội phạm ấu dâm có thể ra tù sau 5 năm và bắt đầu cuộc sống mới thì các giám mục lại lãnh các án phạt suốt đời.
Ngài nói với KAI: “Chúng tôi đang nói về cái chết dân sự của một vị Giám Mục, không phải là một kẻ ấu dâm, là người đã bị cách chức, rơi vào tình trạng ô nhục và đã bị tiêu diệt bởi các phương tiện truyền thông. Đức Hồng Y khá ngạc nhiên trước lời nói của tôi. Nhưng ngài chấp nhận rằng chúng tôi không gây hấn với Tòa thánh, chỉ đặt câu hỏi liệu tất cả những điều này có tuân theo nguyên tắc tương xứng giữa tội lỗi và hình phạt hay không”.
Mười giám mục hầu hết đã nghỉ hưu đã phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề vì không giải quyết đến nơi đến chốn các khiếu nại lạm dụng ở Ba Lan.
Source:Catholic News Agency
3. Hai giáo phận Phi Luật Tân đóng cửa nghĩa trang trong ngày lễ Các Thánh, và lễ Các Linh hồn
Hai giáo phận Phi Luật Tân thông báo rằng họ sẽ đóng cửa các nghĩa trang vào các ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh hồn. Đây là năm thứ hai liên tiếp các giáo phận phải áp dụng biện pháp bất khả kháng này do sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm COVID-19.
Giáo phận Legaspi ở miền nam Luzon đã công bố quyết định đóng cửa này một tuần sau khi có thông báo rằng Tổng giáo phận Manila sẽ đóng cửa các nghĩa trang của mình.
Hàng triệu người Phi Luật Tân đến thăm mộ của những người thân yêu của họ trong Ngày Lễ Các Thánh và Ngày các linh hồn, tức là ngày 1 và 2 tháng 11, để bày tỏ lòng kính trọng đối với các thành viên gia đình và bạn bè đã khuất.
Các hoạt động thường bắt đầu sớm hơn một tuần khi các gia đình dọn dẹp và sơn sửa các ngôi mộ để họ viếng thăm. Các gia đình cũng cầu nguyện một tuần cửu nhật và mang thức ăn đến nghĩa trang như một phần của truyền thống tôn vinh người chết.
Đức Cha Joel Baylon của Legaspi nói với Radio Veritas ngày 13 tháng 10 rằng quyết định hủy bỏ các sự kiện này trong năm nay, là năm thứ hai phải làm như thế, được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các quan chức y tế và hàng giáo sĩ trong giáo phận của ngài.
“Quyết định này… thật khó khăn, bởi vì nhiều giáo dân mong muốn được đi thăm mộ những người thân yêu của họ. Nhưng chúng ta cần cân bằng niềm tin của mình với thực tế mà đại dịch này mang lại,” Đức Cha Baylon nói.
Giáo phận cho biết họ đã yêu cầu chính quyền địa phương bố trí cảnh sát tại các cổng nghĩa trang từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11.
Năm ngoái, chính phủ Phi Luật Tân đã tuyên bố cấm thăm viếng các nghĩa trang trên toàn quốc trong hai ngày đặc biệt này.
Năm nay, chính phủ cho phép, nhưng Đức Cha Baylon cho biết ngài đã đưa ra quyết định đơn phương đóng cửa các nghĩa trang trong phạm vi quyền hạn của mình, “vì số trường hợp COVID-19 ở tỉnh chúng tôi vẫn còn đáng báo động.”
Bất chấp các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt hơn của các cơ quan chức năng, virus vẫn tiếp tục lây lan.
Đức Cha Baylon cũng khuyến cáo người Công Giáo không nên đến thăm các nghĩa trang nếu có thể để tránh lây truyền vi rút hàng loạt.
“Chúng tôi sẽ có Thánh lễ trực tuyến để cầu nguyện cho những người thân yêu đã ra đi. Chúng tôi cũng sẽ phát các Thánh lễ này qua đài phát thanh và các mạng truyền hình địa phương của chúng tôi. Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng công nghệ ngay từ bây giờ, bởi vì chúng ta không nên xem thường thứ virus độc địa này”.
Tổng giáo phận Manila cho biết quyết định đóng cửa các nghĩa trang Công Giáo ở thủ đô đến từ Thị trưởng Isko Moreno, người cũng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Moreno đã ra lệnh đóng cửa tất cả các nghĩa trang ở Manila, bao gồm cả các nghĩa trang Hồi giáo, từ ngày 29 tháng 10 đến 3 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Công Giáo Úc kêu gọi giúp AstraZeneca cho Việt Nam và Á Châu. Diễn biến phức tạp trong vụ HY Becciu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:05 19/10/2021
1. Úc có kế hoạch ngừng sản xuất vắc xin AstraZeneca - nhưng nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nước láng giềng?
Các nhóm đối lập và các tổ chức viện trợ liên bang đang thúc giục chính phủ gia hạn hợp đồng với công ty công nghệ sinh học khổng lồ CSL để sản xuất thêm vắc-xin AstraZeneca ở Melbourne, và thúc giục Úc nên tăng cường sản xuất vào năm tới để giúp đánh bại đại dịch COVID-19 trong khu vực, đặc biệt là tại Việt Nam, Indonesia và Mã Lai Á.
Khoảng 12.5 triệu liều AstraZeneca đã được sử dụng cho người Úc, trong khi hơn 3.5 triệu liều đã được gửi đến các nước ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Chính phủ đã hứa sẽ gửi tổng cộng 40 triệu liều sang các nước khác
Cha Tim Costello nói rằng chính phủ nên sản xuất nhiều vắc-xin hơn và bán 50-100 triệu liều cho các nước Đông Nam Á với giá gốc
Bộ trưởng Y tế Liên bang Greg Hunt xác nhận chính phủ sẽ không gia hạn hợp đồng với CSL ngoài 51 triệu liều mà công ty đã hứa sẽ cung cấp.
Công ty dự kiến sẽ kết thúc sản xuất AstraZeneca tại Úc vào đầu năm tới.
Nhà máy ở Melbourne của CSL hiện đang sản xuất khoảng một triệu liều mỗi tuần, với hơn 800,000 được gửi ra nước ngoài để thúc đẩy việc triển khai vắc-xin ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Nhưng ông Hunt cho biết chính phủ sẽ không gia hạn hợp đồng với CSL, và đề nghị công ty sản xuất các loại thuốc và vắc xin khác.
“Hợp đồng đang được giao đầy đủ, các liều lượng đang được chia sẻ, nhưng đó chỉ là một trong những phương pháp cung cấp vắc-xin và CSL chưa bao giờ có ý định trở thành nhà sản xuất theo hợp đồng,” ông nói.
Bộ trưởng Ngoại giao đối lập Penny Wong gọi quyết định này là “đầy hoang mang”.
Bà cho biết chính phủ nên tăng cường sản xuất AstraZeneca trong nước sau khi kết thúc hợp đồng hiện tại, và gửi liều tới các nước trong khu vực vẫn cần tiêm chủng cho hàng triệu công dân.
Một số quốc gia ở Đông Nam Á - bao gồm Indonesia, Mã Lai Á và Việt Nam - đang phải vật lộn với những đợt bùng phát COVID tàn khốc, mặc dù cả ba quốc gia đã cố gắng giảm đáng kể số ca mắc trong những tuần gần đây.
“Chúng tôi biết những gì đang xảy ra ở Indonesia, chúng tôi biết mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát Delta ở Indonesia,” Thượng nghị sĩ Wong nói.
“Chúng tôi biết rằng Indonesia cần nhiều vắc xin hơn, tại sao chúng ta không tiếp tục sản xuất những loại vắc xin này và bảo đảm rằng khu vực của chúng ta an toàn hơn?
“Kế hoạch này là thiển cận.”
Source:ABC News
2. Giám mục Anh giáo nổi tiếng được nhận vào Giáo Hội Công Giáo
Một giám mục Anh giáo nổi tiếng từng được coi là có tiềm năng trở thành Tổng Giám Mục Canterbury, tức là Giáo Chủ Anh Giáo, đã hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo.
Giám Mục Michael Nazir-Ali, cựu giám mục của Rochester, Anh, đã bỏ hết tất cả các chức tước trong Anh Giáo để trở thành một giáo dân bình thường trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham. Tờ The Spectator đưa tin hôm 14 tháng 10.
Tạp chí nói rằng Nazir-Ali có thể được thụ phong linh mục Công Giáo sớm nhất là vào cuối tháng 10 trong lễ phong chức tại giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, được Đức Bênêđíctô XVI thành lập vào năm 2011 cho các nhóm Anh giáo gia nhập Công Giáo nhưng vẫn muốn bảo tồn các yếu tố trong Phụng Vụ của họ.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 10, giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham nói rằng hôm 29 tháng 9 lễ kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Đức Cha Keith Newton, Giám Mục bản quyền của giáo hạt đã cho cựu Giám Mục Nazir-Ali được rước lễ.
Giáo hạt cho biết thêm: “Với sự cho phép của Tòa thánh, vị cựu Giám Mục Anh Giáo sẽ được thụ phong linh mục Công Giáo trong một thời gian thích hợp”.
Giải thích về quyết định của mình, cựu Giám Mục Nazir-Ali nói: “Tôi tin rằng mong muốn của người Anh giáo tuân theo giáo huấn của các thánh tông đồ, các giáo phụ và công đồng hiện có thể được duy trì tốt nhất trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Đối với nhiều người Anh Giáo, hôn nhân đồng tính, việc phong chức cho phụ nữ, chấp nhận cho ly hôn vượt quá tâm lý có thể chịu đựng được của họ. Vì thế, họ bỏ sang Công Giáo. Oái oăm là các Giám Mục tại Đức đang hô hào ngược lại.
Trong một diễn biến khác, Giám Mục Jonathan Goodall, cai quản giáo phận Anh giáo Ebbsfleet, nói rằng ngài đã quyết định xin gia nhập Công Giáo “sau một thời gian dài cầu nguyện.”
Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Vị cựu Giám Mục Anh Giáo có cả nền tảng gia đình Kitô và Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức giáo sĩ Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh giáo Lahore và được tấn phong giám mục tiên khởi của giáo phận Anh Giáo Raiwind ở Tây Punjab.
Năm 1994, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Anh giáo của giáo phận Rochester, bao gồm các khu vực của Medway, phía bắc và phía tây Kent, và các quận Bromley và Bexley của London.
Source:Catholic News Agency
3. Tòa án cấp cao của Ý lật lại lệnh bắt giữ người môi giới Gianluigi Torzi
Tòa án tối cao của Ý đã đảo ngược lệnh bắt giữ đối với một kẻ môi giới bị truy nã ở Ý và Vatican vì cáo buộc tội phạm tài chính.
Theo một tuyên bố từ các luật sư của Gianluigi Torzi, các biện pháp phòng ngừa đối với doanh nhân người Ý đã bị “hủy bỏ toàn bộ”.
Gianluigi Torzi là người đã môi giới giai đoạn cuối cùng trong vụ mua bất động sản gây tranh cãi của Vatican ở London.
Vụ việc đã được gửi lại cho Tòa án của thành phố Rôma để xem xét. Một phán quyết bằng văn bản giải thích lý do hủy bỏ sẽ được tòa án Ý đưa ra trong vòng một tháng.
Torzi là một trong những nghi phạm chính trong một phiên tòa tài chính quan trọng đang được tòa án của Thành phố Vatican xét xử về thương vụ bất động sản ở London.
Vatican đã cáo buộc doanh nhân này là một phần trong âm mưu lừa đảo Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để chiếm đoạt hàng triệu euro, và buộc tội ông ta tống tiền, biển thủ, gian lận, chiếm đoạt, rửa tiền và tự rửa tiền. Anh ta đã phủ nhận các cáo buộc.
Một thẩm phán Ý đã ban hành lệnh bắt Torzi vào tháng 4 vì tình nghi phạm tội tài chính tương tự ở Ý. Các biện pháp phòng ngừa đối với doanh nhân này đã được áp dụng ở Anh trong khi chờ dẫn độ về Ý theo yêu cầu của nhà chức trách Ý.
Quyết định của Tòa án Tối cao về việc hủy bỏ các biện pháp phòng ngừa đặt ra câu hỏi liệu Torzi có bị dẫn độ khỏi Vương quốc Anh hay không
Trong một phiên điều trần vào ngày 6 tháng 10, các thẩm phán Vatican đã phán quyết rằng phần liên quan đến Torzi trong phiên tòa tài chính sẽ được giữ lại cho đến khi anh ta có thể trình diện tại Vatican.
Một tuyên bố từ nhóm truyền thông của Torzi vào ngày 13 tháng 10 cho biết các luật sư của Torzi, là Ambra Giovene và Marco Franco, gọi việc tòa án cấp cao hủy bỏ biện pháp phòng ngừa là “một bước quan trọng để chứng minh thân chủ của họ vô tội.”
Tuyên bố cũng nói rằng bằng chứng được Tòa án Tối cao sử dụng khi đưa ra phán quyết của mình là do các công tố viên của Vatican cung cấp.
Vào tháng 3, một thẩm phán Anh đã đảo ngược việc thu giữ các tài khoản của Torzi, nói rằng các công tố viên của Vatican đã che giấu và trình bày sai thông tin trong yêu cầu của họ với tòa án Vương quốc Anh.
Thẩm phán Tony Baumgartner của Tòa án Southwark Crown đã lật lại quyết định của một thẩm phán khác về việc thu giữ các tài khoản của Gianluigi Torzi có trụ sở tại Anh, theo yêu cầu của các công tố viên Vatican.
Source:Catholic News Agency