Ngày 16-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Câu hỏi gợi ý giảng lễ thiếu nhi
Lm. GB. Trương Thành Công
06:17 16/10/2015
CÂU HỎI GỢI Ý GIẢNG LỄ THIẾU NHI DỊP KNTG

1. Hôm nay là ngày lễ gì của Giáo Hội ?

- Hôm nay là Lễ Truyền Giáo, ngày Thế giới cầu nguyện cho việc

Truyền giáo, còn gọi là Khánh Nhật Truyền giáo (Khánh=Lễ, Nhật = ngày).

2. Khánh Nhật Truyền giáo được mừng vào ngày nào ?

Ngày thường hay Chúa Nhật ? Chúa Nhật nào ?

- Mừng vào Chúa Nhật – Chúa Nhật thứ III của Tháng 10.

3. Truyền giáo là gì ? Có từ ngữ nào đồng nghĩa ?

- Là truyền đạo, là giới thiệu Chúa cho lương dân…

Truyền giáo còn gọi là : Loan báo Tin Mừng, Phúc Âm hóa, Khải đạo…

4. Người ta còn nói Tái Truyền giáo. Tái Truyền giáo là gì ?

- Là Tái Phúc Âm hóa, là truyền giáo lại

cho người đã có đạo, mà lạc đạo, bỏ đạo, nguội lạnh…

5. Người đi truyền đạo, người đi truyền giáo gọi là ai ?

- Là vị thừa sai, nhà truyền giáo (Tin Lành gọi là Thầy Truyền đạo).

6. Con có biết tên một vị thừa sai , tên một người đi truyền giáo nào ?

- (Kể tên một Cha Thừa sai đến Việt Nam, lập Giáo phận, lập Giáo xứ...

Ví dụ : Vị Thừa sai đầu tiên đến Việt Nam I-ni-khu, Cha Đắc-Lộ…)

7. Con có biết Vị Thừa sai đầu tiên, vĩ đại nhất, quan trọng nhất ?

- Chúa Giêsu Kitô : Vị Thừa sai từ trời,

Chúa Cha sai xuống trần gián để truyền đạo…

8. Chúa Giêsu truyền đạo nào ?

- Chúa Giêsu truyền đạo Kitô, gọi là đạo Kitô, Kitô-giáo.

9. Chúa Giêsu là vị Thừa sai đầu tiên, Ngài đã làm gì để truyền đạo ?

- Chúa Giêsu đã rao giảng Tin Mừng –

qui tụ các Tông đồ thành lập Giáo Hội để tiếp tục công cuộc truyền giáo –

sai các Tông đồ (thừa sai) đi rao giảng cho muôn dân –

ban Thánh Thần để trợ giúp công cuộc rao giảng Tin Mừng…

10. Các tông đồ đã truyền giáo thế nào ?

- Các tông đồ đã giảng những điều Chúa đã dạy,

đã chết để làm chứng cho Chúa Giêsu,

và cũng “sai” người tiếp nối việc truyền giáo, tiếp tục làm “thừa sai”.

11. Các tông đồ đã đi truyền giáo ở đâu ?

- Các tông đồ đi khắp mọi nơi và đến với muôn dân để truyền đạo.

12. Nơi đang được truyền giáo gọi là gì ?

- Gọi là vùng truyền giáo, xứ truyền giáo, điểm truyền giáo, giáo điểm.

13. Công cuộc truyền đạo của các vị thừa sai đem lại kết quả nào ?

- Nhờ các ngài, nhiều người -trong đó có chúng ta- biết Chúa,

yêu mến Chúa, tin theo đạo Chúa dạy.

14. Nhờ các vị thừa sai, chúng ta biết đạo và tin Chúa.

Vậy con phải có thái độ nào đối với các vị này ?

- Con phải biết ơn các vị thừa sai, các nhà truyền giáo

như những ân nhân đức tin…

15. Con còn phải làm gì nữa đối với các vị thừa sai ?

- Con phải noi gương, bắt chước các ngài : giới thiệu Chúa

cho người khác, tiếp nối và tiếp tay vào công cuộc truyền giáo.

16. Con có thể làm gì để tiếp nối việc truyền giáo ?

- Con có thể cầu nguyện – đóng góp tài chánh …

như toàn thể Giáo Hội làm trong Lễ Truyền giáo hôm nay.

17. Ngoài ra con có thể làm thêm gì nữa để truyền giáo ?

- Con tập quan tâm tới việc truyền giáo và tập đi truyền giáo.

18. Làm gì cụ thể để quan tâm tới việc truyền giáo ?

- Con tìm xem thông tin về truyền giáo trên báo đài,

tìm biết tên và công việc của các vị đang đi truyền giáo,

tìm thăm các giáo điểm truyền giáo (trong giáo phận, trong nước)…

19. Làm gì để tập đi truyền giáo ?

- Con đến thăm những người chưa biết Chúa, người đã bỏ Chúa

và kể chuyện Chúa Giêsu cho họ nghe

(ví dụ : Chúa Giêsu chữa người bệnh tật, dạy điều hay lẽ phải nên nhiều người theo nghe, nhân từ với người có tội, ăn đám cưới, thích và dạy cầu nguyện, ôm trẻ em…).

20. Con phải làm gì để có thể kể chuyện Chúa Giêsu, để đi truyền giáo ?

- Con phải học giáo lý để biết về Chúa Giêsu và yêu mến Chúa Giêsu,

bắt chước Chúa loan báo Tin mừng đến cho anh chị em...
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phép lạ dẫn đến việc phong thánh cho cha mẹ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:29 16/10/2015
Phép lạ dẫn đến việc phong thánh cho cha mẹ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Tuần cuối cùng của Thượng Hội Đồng về gia đình được đánh dấu bằng một sự kiện phụng vụ trọng đại: Lễ phong thánh cho một cặp vợ chồng, cha mẹ của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thánh Têrêsa là Vị quan thầy các nhà truyền giáo và là tiến sĩ Hội Thánh vốn là một trong những vị thánh được tôn kính nhất hiện nay.

Đức Thánh Cha sẽ chủ trì lễ Phong thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 18-10-2015.

Phép lạ dẫn đến việc phong thánh cho ông bà Martin là việc chữa lành bệnh không thể giải thích được cho một bé gái người Tây Ban Nha tên là Carmen trong năm 2008.

Bé gái này sinh non sau thời gian khó khăn của thai kỳ. Cô đau đớn vì nhiều bệnh tật, bắt đầu là căn bệnh xuất huyết não rất nặng, và mọi người lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra cho em.

Jorge Miró- Thư ký kiêm Chưởng ấn, tổng giám mục Valencia (Tây Ban Nha) nói: “Có những ngày đau đớn tột cùng. Carmen vẫn còn trong tình trạng rất nghiêm trọng. Các loại thuốc kháng sinh đã không còn tác dụng.”

Đức Tổng Giám Mục này giải thích các chi tiết mà theo chẩn đoán là bệnh nhân sẽ tử vong. Cha mẹ của Carmen đến Barefoot Carmelites là tu viện gần nhất để xin giúp đỡ …

Sơ Maria Giêsu Cremadesc, một nữ tu gác cửa cho biết: “Tiếng chuông cổng vang lên, tôi ra để trả lời. Tôi nghe thấy một giọng nói trong đau đớn bảo tôi rằng:” Sơ ơi, con đến để cầu nguyện cho con gái của con.”

Ở đó, họ đề nghị sơ van xin lời chuyển cầu của đôi vợ chồng mới được mong chân phước cách đây chỉ 4 ngày sau ngày sinh của cô bé, tức là cha mẹ của Thánh Têrêsa.

Cha mẹ đỡ đầu và bạn bè của Carmen cùng với sơ bắt đầu cầu nguyện và dần dần cô bé được hồi phục hoàn toàn. Không thể có bất kỳ lời giải thích nào từ góc độ y khoa. Carmen hiện nay đã được sáu tuổi.

Đã có 18 bằng chứng trong quá trình phong thánh này. Tám trong số các bằng chứng ấy đến từ các chuyên viên y tế.

Việc phong thánh cho cha mẹ của thánh Têrêsa sẽ diễn ra trong tuần cuối cùng của Thượng Hội Đồng về gia đình. Đây sẽ là một buổi lễ đặc biệt đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì Ngài rất sốt mến thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

(Romereports, 16-10-2015)

Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz đòi bỏ tượng Margaret Sanger ra khỏi Viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:01 16/10/2015
Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz đòi bỏ tượng Margaret Sanger ra khỏi Viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia.



(CNSNews.com) - Chủ trương bởi Thượng Nghị sĩ Ted Cruz ( Cộng Hòa- Texas) và Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hòa- Texas), những thành viên bảo thủ trong quốc hội đã gởi thư cho viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia Smithsonican yêu cầu loại bỏ một bức tượng bán thân của người sáng lập ra cái gọi là Kế Hoạch Hóa Gia Đình và người chủ trương phân biệt chủng tộc là Margaret Sanger ra khỏi phòng triển lãm “Đấu Tranh cho Công Lý.”

"Tuần trước, Thượng nghị sĩ Ted Cruz ( Cộng Hòa - Texas ) và Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hòa - Texas ), cùng với 24 dân biểu Cộng hòa, đã gửi một bức thư cho Giám đốc viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia, Kim Sajet, yêu cầu loại bỏ ngay lập tức bức tượng bán thân của Margaret Sanger ra khỏi viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia Smithsonican,” một thông cáo báo chí đã được đăng trên trang mạng điện tử của Cruz và Gohmert vào hôm thứ ba.

“Rõ ràng là bức tượng của bà Margaret Sanger khơi lên lòng hận thù, phân biệt chủng tộc, tàn phá cuộc sống của trẻ chưa sinh” Thượng Nghị Sĩ Cruz nói. “Chúng ta không những chỉ cố gắng chuyển hướng các ngân quỹ ra khỏi Kế Hoạc Hóa Gia Đình, một cơ sở do Sanger thành lập, hiện nay đang bị điều tra hình sự, mà còn phải bảo đảm rằng chủ trương phá thai vô nhân đạo của bà ấy không thể nào được tiếp tục phát huy.”

“Sự trưng bày bức tượng bán thân của Margaret Sanger tại viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia gây sự phẫn nộ cho khách thăm viếng. Thêm vào đó, thật là khiếp đảm để tôn vinh bà ấy như là một phần của bộ sưu tập “cuộc đấu tranh cho công lý,” Dân biểu Gohmert nói. “Một trong những người sáng lập cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình, bà Sanger đã cổ vũ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bằng cách ủng hộ ngừa thai như là một cách để hạn chế dân số của những nhóm thiểu số.

“Tư tường kỳ thị này không thể được đề cao hay ca ngợi,” Gohmert nói thêm. “ Bức tượng của bà ấy không những phải loại khỏi khu triển lãm, nhưng phải loại bỏ hoàn toàn cả trong Viện Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia nữa, vì di sản của bà ấy là một trong những tư tưởng kỳ thị chống lại thiểu số và tiêu diệt trẻ em chưa sinh trên phạm vi rộng khắp.”

Trong thư, các thành viên quốc hội nói rằng họ gửi thư này để hỗ trợ một nhóm các mục sư da đen cũng đã gửi một lá thư và kiến nghị với chữ ký của hơn 15.000 người đến Sajet để phản đối việc đưa tượng của Sanger ra phòng triễn lãm các quyền dân sự.

Lá thư viết: “Chúng tôi nhắc lại yêu cầu mới đây của các mục sư và những người ủng hộ trong nhóm STAND (Staying True to America’s National Destiny ) là hãy loại bỏ bức tượng bán thân của bà Sanger,” và “Như chúng tôi đã khẳng định, bà Sanger không phải là một anh hùng. Quan điểm phân biệt chủng tộc của bà đã có tác động rất thực tế và tai hại trong việc hủy diệt những cuộc đời của trẻ em chưa sinh, đặc biệt trong các cộng đồng thiểu số.”
 
Người Palestine trong cơn cuồng nộ đốt phá ngôi mộ ông Giuse con tổ phụ Giacóp
Đặng Tự Do
19:26 16/10/2015
Căng thẳng giữa Do Thái và Palestine tiếp tục dâng cao sau gần một tháng bạo động. Chiều tối thứ Sáu 16 tháng 10, những người biểu tình đã đốt cháy một đền thờ Do Thái ở Tây Ngạn. Trong khi đó, tại Hebron, một kẻ tấn công giả mạo như là một nhà báo đã đâm một người lính Israel trước khi bị bắn chết.

Người Palestine trong cơn cuồng nộ đốt phá ngôi mộ ông Giuse con tổ phụ Giacóp
Quân đội Israel cho biết khoảng 100 người đã đổ về đền thờ có ngôi mộ của ông Giuse, con của tổ phụ Giacóp tại thành phố Nablus trong khu vực do người Palestine kiểm soát và đốt phá đền thờ này trước khi lực lượng an ninh Palestine đến và đẩy lui những kẻ phá hoại.

Sách Sáng Thế Ký, từ chương 37 đến chương cuối cùng là chương 50, đã thuật lại câu chuyện của ông Giuse từ khi bị các anh em bán sang Ai cập cho đến cuối đời.

Ngôi mộ ông Giuse đã được tôn kính trong nhiều thế kỷ qua bởi người Do Thái, người Samaritanô, các Kitô hữu và cả người Hồi giáo.

Một tuyên bố của quân đội Do Thái về các cuộc tấn công đền thờ này cho biết: “Chúng tôi xem vụ việc này là rất nghiêm trọng và mạnh mẽ lên án bất kỳ cuộc tấn công vào các đền thờ. Chúng tôi sẽ tìm và bắt giữ những ai đốt phá”.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên án vụ tấn công. Ông ra lệnh cho sửa chữa ngay các thiệt hại và mở một cuộc điều tra vụ đốt phá này.

Một tuyên bố từ văn phòng của ông Abbas nói: “Tổng thống mạnh mẽ lên án hành vi này và tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật và trật tự, xuyên tạc nền văn hóa, đạo đức và tôn giáo của chúng ta.”

Vài giờ sau đó, một kẻ tấn công người Palestine giả làm nhà báo đã dùng dao đâm bị thương một người lính Israel trước khi bị bắn chết gần thị trấn Hebron.
Lính Do Thái bắn chết một kẻ tấn công người Palestine giả làm nhà báo
Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Israel và các vùng lãnh thổ Palestine lên án vụ tấn công và kêu gọi các tổ chức truyền thông Palestine kiểm soát chặt chẽ tất cả thông tín viên của mình.

Những bất ổn đã nổ ra chủ yếu ở Giêrusalem và Tây Ngạn trước khi lan sang dải Gaza. Đây là những vụ bạo động nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua năm, đến nay đã cướp đi mạng sống của 35 người Palestine và 7 người Israel. Trong số những người Palestine bị thiệt mạng có 11 kẻ đã dùng dao tấn công ngẫu nhiên vào người Do Thái trên đường phố hay trên xe buýt.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về tình hình nghiêm trọng trong khu vực. Trong khi đó, lực lượng Hamas, đang kiểm soát dải Gaza, tiếp tục kêu gọi “các cuộc biểu tình cuồng nộ” trong tất cả các thành phố ở Tây Ngạn.
Một người Palestine giả làm phóng viên báo chí đang cố đâm chết một binh sĩ Do Thái
 
Thượng Hội Đồng, ngày thứ mười một, 16 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
17:11 16/10/2015
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, tại cuộc họp báo của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh về Thượng Hội Đồng hôm nay, có sự hiện diện của hai đại biểu các Giáo Hội anh em. Đó là Đức Giám Mục Tim Thornton của Hiệp Thông Anh Giáo, đại diện cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury, và Thượng Phụ Stephanos của Estonia, đại diện Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.

Lên tiếng về sự quan trọng của việc đào tạo các gia đình tốt lành ngày nay, Đức Giám Mục Thornton nói: “Làm thế nào ta có thể khuyến khích mọi cá nhân thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô? Đối với tôi, đó là tập chú cần có. Chúng ta cố gắng và giúp mọi cá nhân hiểu làm môn đệ nghĩa là gì rồi sau đó họ lên khuôn cho cuộc sống gia đình của họ, bất cứ nó như thế nào, tôi nghĩ đó là đường lối đúng và là mục tiêu”.

Đức Giám Mục Thornton cho hay ngài nghĩ một trong các vấn đề lớn mà các đại biểu Thượng Hội Đồng đang đối diện là mối căng thẳng giữa địa phương và hoàn vũ. Một số vấn đề có thể được giải quyết tốt hơn nhiều ở bình diện địa phương, do đó, có sự căng thẳng giữa việc cần bao nhiêu phụ đới và cần bao nhiêu khuôn khổ hoàn vũ.

Thượng Phụ Stephanos nói rằng Thượng Hội Đồng là một trải nghiệm tích cực. Ngài cho hay: công việc ngoại thường đã hoàn tất và nhiều vấn đề đã được trình bầy. Ngài nói: “các vấn đề qúi vị đang đương đầu không khác các vấn đề chúng tôi hiện có, tất cả chúng ta đều đang dò dẫm”. Trong các nhận xét của mình, ngài cho biết: “không hề có các câu trả lời dễ dàng” ấy thế nhưng Giáo Hôi phải dấn thân với những vấn đề khó khăn.

Trả lời một câu hỏi về “con đường thống hối” dành cho người ly dị tái hôn và việc cho phép họ rước lễ trong Giáo Hội Chính Thống, Thượng Phụ giải thích rằng chỉ có một Giáo Hội Chính Thống duy nhất nhưng có nhiều cách phát biểu khác nhau về Giáo Hội. Theo ngài, ngài nhận thấy “chiều kích nhân bản của các bí tích” đang được hiểu tốt hơn tại Thượng Hội Đồng. Ngài nói: “Các nghị phụ dần dần đã tiến tới chỗ hiểu điều chúng tôi gọi là ‘nhiệm cục [kết cấu] cứu rỗi’. Điều này có nghĩa: mỗi người đều có một chỗ và một vị trí trong nhiệm cục ơn thánh và do đó lòng thương xót là quan trọng”.

Đức Hồng Y Walter Kasper vốn đề nghị rằng Giáo Hội nên hướng về Giáo Hội Chính Thống Đông Phương để tìm ra cách giải quyết các vấn đề liên quan tới việc ngăn cấm người ly dị tái hôn rước lễ.

Đức Giám Mục Thornton thì cho hay: Hiệp Thông Anh Giáo vẫn giữ vững cái hiểu truyền thống về hôn nhân. Ngài nói rằng: hiện không có đường ranh rõ nét giữa tín lý và mục vụ và cả hai cần được nhìn trong bối cảnh thần học rộng hơn. Ngài cũng cho biết: điều không may là Tài Liệu Làm Việc không nói nhiều hơn tới bối cảnh lịch sử của hôn nhân vì hôn nhân không luôn thuộc lãnh vực của Giáo Hội; nó xẩy ra trễ hơn nhiều khi các cặp kết hôn đến với Giáo Hội để được chúc phúc.

Cuộc họp báo được tường trình rằng các cuộc thảo luận tại hội trường đã gây xúc động hơn nhiều trong hai phiên họp mới nhất của Thượng Hội Đồng. Bản chất bản thân của các góp ý đã lộ rõ qua sự kiện nhiều góp ý trình bầy chính các trường hợp mục vụ có thực. Một số giám mục đọc cho hội trường nghe cả các lá thư viết cho các ngài từ những người được các ngài chăm sóc và hiện đang bị thương tổn.

Một số chủ đề cũng đã được trình bầy trong các góp ý. Các chủ đề này bao gồm: sinh sản và ngừa thai (thần học của Humane Vitae đã được nói tới); các thay đổi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu; bạo lực, loạn luân và lạm dụng tình dục trong các gia đình và “tử đạo vì im lặng”; việc chăm sóc người cao niên và giá trị của họ trong xã hội; việc huấn luyện các cha mẹ vì họ đào tạo các thế hệ tương lai, và các đại công ty và các vấn đề kinh tế đã tạo áp lực ra sao lên các cha mẹ khiến họ phải làm nhiều giờ hơn và việc này làm gián đoạn cuộc sống gia đình.

Các đại biểu của Thượng Hội Đồng cũng đã nghe nhiều góp ý cho rằng có thể có ba giải pháp: không làm gì cả, tiến theo “con đường thống hối’ như đã được Đức Hồng Y Walter Kasper phác thảo hay đứng vững và tái khẳng định lập trường hiện nay của Giáo Hội.

Thượng Phụ Stephanos nói rằng đôi khi ngài thất vọng trước cung cách tường trình về Thượng Hội Đồng của giới truyền thông. Theo ngài, họ có khuynh hướng tìm tòi những chuyện gây tai tiếng, chứ không tường trình những điều tích cực được phát biểu tại đây. Ngài cho biết: các quan điểm dị biệt đâu có gì là tai tiếng, chúng chỉ cho thấy các giám mục thực sự coi trọng trách nhiệm mục vụ của các ngài và muốn đáp ứng tốt nhất đối với các đòi hỏi của dân Chúa.

Đức Giám Mục Thornton nói thêm rằng ngài thích được thấy nhiều vấn đề quan trọng được bàn tới hơn, như di dân và nghèo đói. Theo ngài, các vấn đề quanh chuyện ly dị và tái hôn dường như là tập chú chính.

Cha Lombardi thì cho rằng ngài đã được nghe chữ “đồng hành” rất nhiều lần tại Thượng Hội Đồng, “Giáo Hội cần phải đồng hành với các cá nhân, các cặp vợ chồng và các gia đình”. Theo ngài, các đại biểu quả quyết rằng điều quan trọng là các gia đình được huấn luyện để đồng hành với nhau vì khi làm thế, họ trở nên “các nhà truyền giáo” cho các gia đình khác. Ngài cho biết thêm: các đại biểu đã nói tới tầm quan trọng của sự thân mật tính dục trong tương quan với Phép Thánh Thể. Trong Phép Thánh Thể, Chúa Giêsu nói rằng: “đây là mình Thầy được ban cho các con”, đó chính là điều vợ chồng làm cho nhau.

Sẽ không có buổi họp báo nào nữa về Thượng Hội Đồng cho tới chiều thứ Hai. Các đại biểu đã trở lại làm việc trong các Nhóm Nhỏ vào chiều thứ Sáu và sẽ tiếp tục làm việc ở đó cho tới thứ Ba.

Chủ đề tính dục

Theo hãng tin Zenit, tại cuộc họp báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm nay, chủ đề tính dục đã được chú trọng.

Vào chiều thứ Năm, Thượng Hội Đồng đã nghe 30 góp ý vừa được định trước vừa có tính “đột xuất”. Vào sáng thứ Sáu, Thượng Hội Đồng đã nghe góp ý của 12 đại biểu các Giáo Hội anh em.

Chiều thứ Sáu, các nghị phụ đã trở lại các nhóm nhỏ để thảo luận phần ba của Tài Liệu Làm Việc.

Cha Lombardi cho biết: Ủy Ban soạn thảo văn kiện sau cùng đã bắt tay vào làm việc để tổng hợp mọi tường trình của các nhóm nhỏ về hai phần đầu của Tài Liệu Làm Việc. Cùng họp báo với ngài có đại diện của các nhóm nhỏ.

Cha Lombardi nói rằng: trong cuộc thảo luận, các ngài “đã nhiều lần trở lại với ý niệm phải làm cho người ta hiều rõ: việc trợ giúp và chuẩn bị hôn nhân cho các cặp Kitô hữu và cho những người đang sống trong các tình huống khó khăn chủ yếu đòi có sự tham gia của những cặp vợ chồng Kitô hữu có kinh nghiệm; những người này có thể thông đạt kinh nghiệm của họ theo lối truyền giáo cho những người khác và là nơi tốt nhất để những người này được tiếp đón”.

Liên quan tới vấn đề trên, cha Lombardi trích dẫn một góp ý “về tính dục và tầm quan trọng của các liên hệ tính dục trong đời sống vợ chồng và gia đình, cả trong tương quan với việc hòa giải hàng ngày của vợ chồng lẫn trong chiều kích sâu xa hơn và có tính “Thánh Thể” hơn tức chiều kích tự hiến: các ngài thừa nhận rằng chính trải nghiệm của các cặp vợ chồng phải hướng dẫn Giáo Hội trong lãnh vực này để tìm ra giải đáp, vì họ là những người có kinh nghiệm chân thực nhất”.

Chính vì thế, phát ngôn viên của nhóm nói tiếng Ý giải thích rằng các góp ý hôm qua gây xúc động nhiều hơn vì chúng là “các chứng từ bản thân của các dự thính viên”.

Cha Manuel Dorantes, phát ngôn viên của nhóm nói tiếng Tây Ban Nha, nhắc đến một góp ý về việc giáo dục giới tính và chuẩn bị hôn nhân, yêu cầu Giáo Hội bước vào lãnh vực này một cách rõ ràng vì việc đào tạo về tính dục hiện nay rất tiêu cực và thảm hại. Thường các cha mẹ không nói với con cái về vẻ đẹp của tính dục, để mặc việc này cho nền giáo dục công cộng. Giáo Hội cần đảm trách vai trò này để trình bầy tin vui về tính dục con người như là con đường của tình yêu chứ không phải là con đường của tội lỗi.

Theo Zenit, tại cuộc họp báo này, Thượng Phụ Stephanos cho biết: trong dị biệt tính dục, ta tìm được sự thành toàn của hành vi nhân linh. Ngài nói: “ta không thể bác bỏ được sự dị biệt này; không thể có biến hóa nếu không có sự di biệt này. Bởi thế Giáo Hội có một vai trò để đóng, không những [vì lợi ích] tín lý mà còn đem sự sống tiến lên”.
 
Đức Thánh Cha bất ngờ thăm nhà trọ dành cho người vô gia cư
Đặng Tự Do
17:25 16/10/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến nhà trọ dành cho người vô gia cư mới được Tòa Thánh khánh thành ngay bên ngoài thành phố Vatican. Đây là động thái mới nhất của vị giáo hoàng nhằm kêu gọi sự chú ý tới tình cảnh nghèo nàn trên thế giới.

Đức Thánh Cha đã thực hiện một chuyến đi ngắn từ Vatican đến trung tâm Rôma, gần sông Tiber, vào khoảng 7 giờ tối ngày thứ Năm 15 tháng 10.

Khoảng 30 người đàn ông vô gia cư đang cư ngụ tại đây đã hết sức vui mừng. Nhiều người đã có thể nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, kể lại câu chuyện của họ và yêu cầu ngài ban phép lành cho mình. Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đã kéo dài khoảng 20 phút.

Cùng đi với Đức Thánh Cha còn có quan phát chẩn của Tòa Thánh là Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski và cha Adolfo Nicolas, là bề trên Tổng Quyền Dòng Tên; và ba nữ tu làm việc tại nhà trọ này.

Nhà trọ Dono di Misericordia, nghĩa là “Món quà của lòng Từ Bi”, đã được khánh thành vào đầu tháng này và có thể cung cấp chỗ nghỉ đêm cho 34 người. Tòa nhà này đã được các tu sĩ Dòng Tên hiến tặng theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc giúp đỡ người nghèo.

Có những tin đồn rằng Đức Thánh Cha thỉnh thoảng vẫn ra khỏi Vatican để gặp gỡ những người vô gia cư và các nhân viên giúp đỡ họ.

Trong các nỗ lực kêu gọi sự chú ý đến người nghèo đặc biệt là những người vô gia cư, Tòa Thánh đã lần lượt khánh thành nhà tắm miễn phí, cũng như nơi cắt tóc và cạo râu miễn phí. Một nhóm người vô gia cư đã được mời tham gia một chuyến du lịch bảo tàng viện Vatican, bao gồm cả nhà nguyện Sistina.

Trong chuyến thăm gần đây của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ, ngài đã đến thăm một cư xá dành cho người vô gia cư ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi ngài nói rằng “không thể biện minh cho việc thiếu nhà ở.”
 
Vòng đàm phán thứ hai Trung Quốc-Vatican tại Bắc Kinh
Lý Thúy Dung
17:50 16/10/2015
Vòng đàm phán thứ hai Trung Quốc-Vatican đã được tổ chức từ 11 tháng 10 tại Bắc Kinh. Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh một cuộc đàn áp tôn giáo quy mô lớn đang diễn ra ở Trung Quốc, trong đó nhà cầm quyền trung ương tìm cách thúc đẩy chính sách "Trung Hoa hóa" về tôn giáo ở nước này. Nhà nước tìm cách hạn chế, nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Các báo cáo từ tỉnh Tứ Xuyên cho biết nhà cầm quyền Trung quốc đã buộc các linh mục phải viết một “bản tự kiểm” giải thích về sự hiểu biết của các ngài đối với chính sách Trung Hoa hóa và làm thế nào để vận dụng chính sách này trong các hoạt động mục vụ của họ.

Phái đoàn Vatican đã rời Trung Quốc hôm 14 tháng 10. Không có thông tin chính thức về những gì đã được thảo luận và những người tham gia trong vòng đàm phán này. Tuy nhiên, báo chí tại Hương Cảng cho biết phiá Trung quốc có các giới chức ngoại giao và cục tôn giáo vụ Trung quốc.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã từng tham dự cuộc đàm phán vòng thứ nhất tại Trung Quốc vào năm 2009 khi ngài còn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.
 
ĐTGM Jacques Behnan Hindo: Tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về tình hình tại Syria là ngu xuẩn
Đặng Tự Do
04:05 16/10/2015
Hôm thứ Tư 30 tháng 9, không quân Nga đã bất ngờ mở các cuộc không kích mà họ cho là nhắm vào các lực lượng của quân khủng bố Hồi Giáo IS. Nhà lãnh đạo hàng đầu của Giáo Hội Chính Thống Nga là Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Ngài nói:

“Liên bang Nga đã thực hiện một quyết định có trách nhiệm về việc sử dụng các lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ người dân Syria khỏi những thống khổ gây ra bởi sự tùy tiện của những kẻ khủng bố. Chúng tôi tin rằng quyết định này sẽ sớm mang lại hòa bình và công lý cho vùng đất cổ xưa này.”

“Chúng tôi cầu nguyện cho cuộc xung đột địa phương thê thảm này không phát triển thành một cuộc chiến tranh lớn hơn nữa, xin cho việc sử dụng vũ lực này không dẫn đến cái chết của thường dân vô tội, và cho tất cả quân nhân Nga trở về an toàn”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 2 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Jacques Behnan Hindo của tổng giáo phận Hassaké, Syria cũng lên tiếng ủng hộ can thiệp của người Nga.

Ngài nói: “Các cuộc tấn công của không quân Nga gần đây đã buộc các lực lượng Hồi giáo phải rút lui. Can thiệp của Mạc Tư Khoa đang đem lại những hệ quả rất tích cực”

Tuy nhiên, trước tuyên bố hồi đầu tuần này, trong đó các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng cuộc chiến của Nga tại Syria là một cuộc “thánh chiến”, Đức Tổng Giám Mục Jacques Behnan Hindo nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng “thật là ngu xuẩn khi mô tả can thiệp quân sự của Nga là một cuộc thánh chiến”.

Ngài nói thêm với Fides rằng khái niệm về một “cuộc thánh chiến” là một trong những khái niệm nguy hiểm chết người, được đưa ra bởi các giáo sĩ “không hề sống ở Trung Đông.” Ngài cảnh báo chống lại việc khai thác có tính cách ý thức hệ những đau khổ các Kitô hữu phải chịu đựng của trong khu vực.

Đức Tổng Giám Mục chỉ ra rằng những kẻ cực đoan Hồi giáo thường xuyên rêu rao rằng họ đang tham gia vào một cuộc “thánh chiến”. “Khi chúng ta cũng dùng một diễn đạt tương tự như thế, chúng ta mặc nhiên xác nhận ý thức hệ đẫm máu của họ: nếu thực sự đang có một cuộc thánh chiến đang diễn ra, bọn khủng bố có thể biện minh mạnh hơn cho mỗi tội ác chúng gây ra cho các Kitô hữu ở đây.”

Quan hệ thân mật giữa Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và chính quyền dân sự Nga đã gây nên nhiều chỉ trích trong thế giới Chính Thống Giáo.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo, đã thường xuyên tranh cãi trong những năm gần đây với các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về mối quan hệ quá khắn khít với nhà cầm quyền Điện Cẩm Linh.

Một đoạn trong diễn từ của ngài hôm 29 tháng 8 vừa qua trước 140 Giám Mục Chính Thống tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, rõ ràng là nhằm chỉ trích các lãnh đạo Chính thống Nga khi ngài phê phán rằng trong Giáo Hội Chính Thống có các thể chế “duy trì một mối quan hệ mật thiết với nhà nước nhằm tận hưởng những hỗ trợ tài chính dồi dào,” và thúc đẩy các lợi ích chính trị của quốc gia mình.
 
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput nói không thể theo Chúa nửa vời
Đặng Tự Do
19:19 16/10/2015
Trong khi Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình thu hút “sự chú ý đông đảo của giới truyền thông với những diễn giải rất khác nhau”, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nói trên tờ báo hàng tuần của tổng giáo phận Philadelphia rằng “Giáo Hội không thể đánh đổi tính trung thực của mình để được tiếng là thương xót.”

“Nhiệm vụ của chúng tôi trong tư cách là các giám mục tại thượng hội đồng trong tháng này, và nói thẳng ra là nhiệm vụ mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi mỗi Kitô hữu ở mọi thời đại, là nói lên sự thật với sự kiên nhẫn, khiêm nhường và tình yêu. Chân lý mà không có lòng từ bi gây ra những vết thương và làm nản chí; nhưng lòng thương xót mà không có sự thật chỉ là một hình thức nói dối thoải mái”.

Ngài nói thêm:

“Nếu việc trở thành một người Kitô hữu chỉ đơn giản là gia nhập một tổ chức, thì tư cách thành viên có thể dễ dàng thay đổi theo ý chúng ta muốn. Nhưng nếu là một Kitô hữu nghĩa là thuộc về Chúa Giêsu Kitô, thì những lời của Chúa Giêsu không thể bị uốn nắn hay bỏ qua, vì cái Người đòi hỏi nơi chúng ta là một tình yêu thể hiện sự trao ban tổng thể cho Chúa như Người đã trao ban cho chúng ta. Chúng ta không thể thương lượng chỉ muốn được một phần của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ có thể có Chúa khi chúng ta trao cho Người tất cả mọi thứ. Nếu chúng ta chỉ muốn trao cho Người một phần của chính mình, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì - chẳng được sự thật, và chẳng được Chúa Giêsu đâu.

Chúng ta đều cảm nhận được sự tiến thoái lưỡng nan của những người tốt đã ly dị và tái hôn dân sự nhưng muốn có sự an ủi của bí tích Thánh Thể, và cả những người khác đang đối mặt với những hấp lực đồng giới. Không ai có thể phủ nhận những khó khăn mà những người này đôi khi phải đối mặt. Nhưng chúng ta cần Tin Mừng để hướng dẫn chúng ta trong lý luận của mình. Vấn đề trọng tâm là: chúng ta và họ muốn đón nhận Chúa Giêsu Kitô trên các điều kiện của Ngài hoặc trên các điều kiện của chúng ta? Nếu trên nguyên tắc chúng ta không thể chấp nhận cảm giác khó chịu, đau khổ và cả sự tử đạo nữa, thì chúng ta không thể là môn đệ Ngài. Chúng ta không thể viết lại hoặc bỏ qua những gì Chúa Giêsu đòi hỏi để theo Ngài.

Chúng ta có thể chọn để bao gồm hoặc loại trừ bản thân mình trên con đường theo Chúa Giêsu. Ngài sẽ không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta, bất cứ chúng ta lựa chọn con đường nào. Nhưng trong tất cả các vấn đề luân lý khó khăn hiện nay, các điều khoản trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu không đến lượt chúng ta quyết định.
 
Truyện bên lề Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
23:46 16/10/2015
Dưới bút hiệu Xavier-Rhynne II, tự xưng là hậu duệ của Xavier-Rhynne I, người nổi tiếng theo dõi Công Đồng Vatican II với những lá thư bất hủ gọi là Lá Thư Từ Công Đồng, gần đây liên tiếp “nối nghiệp cha ông” gửi đi những Lá Thư Từ Thượng Hội Đồng hết sức chính xác với những nhận định thật đứng đắn, rất đáng đọc, đến nay đã là Lá Thư thứ 14.

Trong Lá Thư thứ 13, Xavier-Rhynne thuật lại một câu truyện bên lề mà chẳng bên lề chút nào quanh Thượng Hội Đồng 2015, đó là những cuộc hội thảo do các thần học gia “hạng nặng” thuyết trình, giúp các nghị phụ nắm vững các khía cạnh chuyên môn về thần học và giáo luật.

Tập quán trên chỉ là bản sao mô thức đã diễn ra quanh Công Đồng Vatican II, nơi, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, bỗng xuất hiện hai tiệm cà phê nổi tiếng gọi là “Quán Jonah” và “Quán Mitzvah”. Tại hai quán này, các nghị phụ thường lui tới vừa để thư dãn bên tách cà phê thơm phức vừa “thật căng thẳng” căng tai ra nghe những bài thuyết trình của các thần học gia cỡ Joseph Ratzinger, Hans Kung, von Balthazar, Henri de Lubac và Kark Rhaner! Căng thẳng nhưng vô cùng hữu ích, hữu ích đến nỗi Hồng Y Karol Wojtyla của Krakow, người sau này thành Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã cho rằng những bán-công đồng (para-council) này đúng là một loại trường hậu đại học thứ hai của ngài về thần học.

Theo mô thức ấy, ngày 12 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Tim Dolan của New York đã hợp tác với Trung Tâm Đạo Đức và Văn Hóa của Đại Học Notre Dame tổ chức một buổi hội thảo như thế. Mục đích hết sức đơn giản: chuyện trò thân mật và cởi mở nhưng các nghị phụ có thể sử dụng cho các buổi thảo luận về Tài Liệu Làm Việc tại Thượng Hội Đồng. Tối ngày 12 vừa rồi, các nghị phụ được nghe hai diễn giả từng đóng góp đáng kể cho nền thần học về hôn nhân và gia đình, nhung tiếc thay lại không phải là chuyên viên của Thượng Hội Đồng 2015. Đó là Đức Ông Livio Melina, Chủ Tịch Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình, và Đức Cha Jean Laffitte, Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng vế Gia Đình từ năm 2009.

Nhận xét mở đầu của Đức Ông Melina đề cập tới điều ngài coi như ba điểm gây vấn đề trong Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, những điểm mà ngài hy vọng sẽ được sửa chữa trong các cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng.

Điểm thứ nhất là “luật tiệm tiến” (“law of graduality”) ở các đoạn từ 57 trở đi của Tài Liệu Làm Việc. Giáo Hội phải luôn chào đón người có tội, ngài nói thế; nhưng vì các lý do của một nền chăm sóc mục vụ có cơ sở, Giáo Hội không thể tránh né việc thách thức những ai đang sống trong các tình huống bất hợp lệ (như sống chung chẳng hạn), phải thừa nhận rằng những sắp xếp như thế “thiếu các lợi ích của hôn nhân (như sợi dây công khai, lòng trung thành, sẵn sàng chào đón sự sống)… nhưng [đã hành động] theo một luận lý học nhằm bác bỏ các lợi ích này”. Lời kêu gọi, tuy lúc nào cũng phải biết thương cảm, phải luôn hướng về việc hoán cải.

Nhà thần học người Ý này cũng quan ngại cho rằng Tài Liệu Làm Việc (ở số 127) mô tả Thánh Thể như thể “chủ yếu…là một cuộc tụ tập có tính xã hội, đây là lý do tại sao…ai cũng nên được mời”. Nhưng thực ra, Thánh Thể “… là kho báu của Giáo Hội. Nó là bí tích của mình và máu thật của Chúa Kitô, dấu chỉ sự kết hợp phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, liên hệ nội tại với bí tích của giao ước phu phụ giữa một người đàn ông và một người đàn bà”. Do đó, cho hiệp thông Thánh Thể “những ai sống trong một kết hợp khác với hôn nhân bí tích” là mâu thuẫn với ý nghĩa của bí tích. Hơn nữa, theo ngài, trao các quyết định trong vấn đề này cho “các cộng đồng quốc gia hay địa phương” với ý niệm sai lầm cho rằng đây là vấn đề “chỉ có đặc tính kỷ luật đơn thuần” là “mở cửa cho thuyết duy tương đối sẽ hủy diệt tính hợp nhất bí tích của Giáo Hội Công Giáo”.

Như nhiều vị khác đã làm trước đây, Đức Ông Melina sau đó đã gợi ý rằng mô tả về lương tâm tại số 137 của Tài Liệu Làm Việc có tính cá nhân chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa rõ ràng ngược lại với giáo huấn của thông điệp Veritatis Splendor. Ngài cũng so sánh lòng thương xót mà không có sự thật như thứ thuốc xấu do một y sĩ bất tài kê đơn. Và để kết luận, ngài khẩn khoản yêu cầu các nghị phụ Thượng Hội Đồng coi gia đình như “tin mừng chứ không phải vấn nạn”, nghĩa là phải khởi đầu “với ánh sáng đức tin chứ đừng với xã hội học”.

Đức Cha Lafitte thì nhận định rằng dù trong Giáo Hội, ta quen nói đến sứ mệnh “ad extra” (đối ngoại)—nghĩa là đi tới những người chưa bao giờ nghe Tin Mừng, nhưng sứ mệnh “ad extra” này nay đã trở thành sứ mệnh “ad intra” (đối nội) trong các tình huống như tình huống tại xứ sở chúng tôi là nước Pháp, nơi chỉ có 4 phần trăm tự nhận mình là Công Giáo đi lễ Chúa Nhật thường xuyên, hay tại Bỉ, nơi tỷ lệ này chỉ là 3 phần trăm. Trong việc vươn tay ra với những người đã bỏ các thực hành đức tin thường lệ trong vấn đề hôn nhân và gia đình, Đức Cha bảo, ta phải bắt đầu với Mạc Khải, và “kế sách của Thiên Chúa về sự thánh thiện”, vốn đã được mạc khải ngay ở các trang đầu tiên của Sách Sáng Thế.

Đức Cha Laffitte cũng gợi ý rằng trong việc chăm sóc mục vụ, Giáo Hội thường (bị người ta coi là) nhắm rất thấp, đối xử với các người Công Giáo trong các tình huống khó khăn như các “công dân bậc nhì” nhưng thực ra các lời kêu gọi tiến tới thánh thiện và nhân đức anh hùng có tính thuyết phục hơn là việc què quặt thừa nhận các tiêu chuẩn văn hóa đương thời. Ngài hỏi: tại sao ta có thể yêu cầu người ta sống anh hùng trong các vấn đề liên quan tới các giới răn khác, mà lại không sống anh hùng trong các giới răn sáu và chín? Ngài thắc mắc, điều gì ngập ngừng ở đây, nhất là khi vấn đề quan yếu là một “kế sách” vừa có nguồn gốc thần thánh vừa dẫn người ta tới hạnh phúc nhân bản?
 
Top Stories
Libertà religiosa negata: vescovo di Kontum contro la demolizione di una chiesa
AsiaNews
22:30 16/10/2015
In una lettera aperta mons. Michael Hoang Duc Oanh denuncia gli attacchi delle autorità comuniste contro i fedeli. Al centro della controversia un luogo di culto oggetto di lavori di ampliamento. In risposta, i fedeli hanno promosso turni di guardia per proteggere l’edificio.

AsiaNews - Con una lettera aperta alle autorità locali, il vescovo di Kontum rilancia la battaglia dei cattolici contro gli attacchi alla libertà religiosa in atto da tempo negli Altipiani centrali del Vietnam. Ultima, in ordine di tempo, la decisione dell’amministrazione provinciale di demolire una chiesa domestica di un piccolo villaggio situato in una zona remota della diocesi. Nella missiva, mons. Michael Hoang Duc Oanh si rivolge al governo - locale e nazionale - perché venga tutelato il diritto alla pratica del culto per la comunità cristiana.

La diocesi di Kontum, negli altipiani centrali del Vietnam, è stata eretta nel 1884 e conta oggi circa 250mila fedeli su un totale di 1,2 milioni di abitanti, la metà dei quali appartenenti alle minoranze etniche. Di recente un distretto della diocesi è stato oggetto dell’attacco delle autorità comuniste locali, che hanno minacciato di abbattere 22 cappelle usate per funzioni e preghiere.

Secondo quanto riferisce Vietcatholic News, nella lettera il prelato ha ricordato in ordine cronologico gli attacchi sferrati dalle autorità comuniste locali contro la comunità cattolica di Daknu. Dando corpo al risentimento di migliaia di fedeli, mons. Michael ricorda come il governo abbia ignorato a lungo la richiesta di poter costruire una nuova chiesa, per soddisfare le richieste di una popolazione in continuo aumento.

Di contro, l’amministrazione locale ha messo in campo tutti i mezzi per abbattere tutte le case di preghiera realizzate dai fedeli, senza fare distinzioni sui materiali usati e le dimensioni. Uno di questi episodi risale al 28 giugno scorso, quando i parrocchiani hanno cercato di ampliare il loro vecchio luogo di culto, aumentando le dimensioni del tetto e il numero di colonne.

In risposta, il governo ha subito emanato un ordine di demolizione e ha cercato di corrompere - con bevande alcoliche e altri mezzi - gli abitanti, affinché ottemperassero all’ordine. Le autorità comuniste hanno convocato anche il parroco, minacciandolo e invitandolo a richiamare all’ordine la comunità. Tuttavia, i fedeli hanno ignorato gli avvertimenti e hanno promosso turni di guardia all’edificio, per impedirne l’abbattimento.

Nella lettera il vescovo di Kontum ha chiesto che sia rispettata nel concreto la libertà religiosa, come garantito dalla Costituzione del Vietnam. E ha manifestato la disponibilità a pagare anche una penale, pur di preservare la chiesa usata dai fedeli di Daknu, o di sottoporre la vicenda a un giudice per ottenere giustizia. “Esorto le autorità - conclude il prelato - a darsi una calmata e dare un’occhiata in giro per la zona, per vedere chi sono quelli che davvero stanno sabotando la fiducia della gente nel governo, spingendolo verso il collasso totale”.

Oggi in Vietnam, a fronte di una popolazione di circa 87 milioni di persone, i buddisti sono il 48%; i cattolici poco più del 7%, seguiti dai sincretisti al 5,6%; infine, vi è un 20% circa che si dichiara ateo. Pur essendo una minoranza (sebbene significativa), la comunità cristiana è attiva nei settori dell'educazione, sanità e sociale. Di recente i vescovi vietnamiti - fra i relatori lo stesso vescovo di Kontum e il vescovo di Vinh - hanno criticato con forza una proposta di legge su “Fede e religione” di Hanoi, che viola la libertà di culto e ne limita la pratica. Una norma, aggiungono i prelati, che contrasta con la Dichiarazione universale dei diritti umani e la Costituzione della Repubblica socialista del Vietnam che, in linea di principio, tutela la pratica del culto.
 
Religious freedom denied: Bishop of Kontum slams church demolition
AsiaNews
22:42 16/10/2015
In an open letter Msgr. Michael Hoang Duc Oanh denounces communist authorities attacks on faithful. At the center of the dispute a place of worship subject to extension work. In response, parishioners take turns holding vigil to protect the building.

AsiaNews - In an open letter to the local authorities, the bishop of Kontum has defended the campaign of local Catholics against ongoing attacks on religious freedom in the Central Highlands of Vietnam.

The most recent episode was the decision by the provincial administration to demolish a house church in a small village located in a remote area of ​​the diocese. In the letter, Msgr. Michael Hoang Duc Oanh appealed to the government - local and national - to protect the right to worship for the Christian community.

The diocese of Kontum in the Central Highlands of Vietnam, was erected in 1884 and now has about 250 thousand faithful out of a total of 1.2 million inhabitants, half of whom belong to ethnic minorities. Recently, a district of the diocese was targeted by the local Communist authorities, who have threatened to demolish 22 chapels used for functions and prayers.

According to reports Vietcatholic News, in the letter, the prelate recalled in chronological order the attacks by the communist authorities against the local Catholic Daknu community. Voicing the resentment of thousands of faithful, Msgr. Michael remembers how the government has long ignored the request to build a new church, to meet the demands of a growing population.

In contrast, the local government has already cleared the way for the demolishing of all the houses of prayer made built by believers without distinction of materials used or their size. One of these episodes dates back to June 28, when parishioners tried to expand their old place of worship, increasing the size with a new roof and the number of columns.

In response, the government issued a demolition order and tried to bribe the local people with alcohol and other means. The communist authorities summoned the pastor, threatening him and demanding he pressure the community. However, the faithful ignored the warnings and organised themselves into shifts to keep watch over the building, to prevent the demolition.In the letter the bishop of Kontum asked that religious freedom be respected in practice as guaranteed by the Constitution of Vietnam. He has also expressed willingness to pay a penalty, in order to preserve the church used by the faithful of Daknu, or to submit the matter to a court of justice. "I urge the authorities - said the prelate – to calm down and take a look around the area, to see who are the ones who really are undermining people's trust in the government".

Vietnam's 87 million people include 48 per cent Buddhists, more than 7 per cent Catholics, 5.6 per cent syncretistic and 20 per cent atheist.

As a small, albeit significant minority, the Christian community is particularly active in education, health and social affairs.

Recently, the Vietnamese bishops - among then the Bishop of Kontum and the Bishop of Vinh - have strongly criticized Hanoi’s bill on "Faith and religion" which violates the freedom of religion and limits worship. The prelates have stressed that the proposed norm contrasts with the Universal Declaration of Human Rights and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam which, in principle, protects worship.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Lái Thiêu, Phú Cường khai mạc Năm Thánh
Phượng Nguyễn
20:18 16/10/2015
GIÁO XỨ LÁI THIÊU MỞ CỬA NĂM THÁNH - Chúa Nhật 11-10-2015

Vừa hửng sáng, khí trời ướt đẫm sương mai, bà con Giáo dân Giáo xứ Lái Thiêu xếp thành hàng dài, dưới sự hướng dẫn của Cha sở An Tôn Hà văn Minh, cùng quý Linh mục đồng tế, chào đón Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- Nguyên Giám mục giáo phận Phú Cường đến Mở Cửa Năm Thánh.

Xem Hình

Cộng đoàn tín hữu đã quy tụ trước Cửa Năm Thánh đang đóng kín, Đức Cha Phêrô quỳ xuống xin ơn Chúa Thánh Thần trước khi dâng lời cầu nguyện chung. Đọan Tin Mừng "Ai đi qua cửa mà vào chuồng chiên, người ấy là mục tử, người giữ cửa mở cho anh ta vào" (Ga 10, 2-3), hướng lòng người về Thiên Chúa là người Cha yêu thương, hằng hữu; Đức Cha Phêrô rảy nước thánh và xông hương lên Cửa. Lúc 5g45, Cửa Năm Thánh được mở ra cho mọi người hưởng ơn cứu độ Thiên Chúa trong niềm hân hoan.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô nhấn mạnh: Hướng đến Năm Thánh với lòng vui tươi phấn chấn khi nhìn lại giai đoạn hình thành và phát triển từ giáo xứ nhỏ đã qui tụ thành Giáo phận, giáo dân thời đó 1000, với biết bao khó khăn trong đời sống và hoàn cảnh đất nước, giờ đây có con số 156.165 người. Số Linh mục đến 200, số Tu sĩ 1000. Giáo xứ đã được 102, với 6 giáo họ và 14 giáo điểm. Chúng ta cùng cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa, Tri ân Giáo Hội, cảm ơn mọi người, với quyết tâm dấn thân trong sứ vụ Loan Báo Tin Mừng. Gía trị khôn ngoan của người môn đệ Chúa KiTô sống thánh thiện, bác ái trong việc tôn sùng Thánh Thể, siêng năng xưng tội, rước lễ trong mùa hồng ân Năm Thánh, để hưởng ơn toàn xá cách sốt sắng.

Giáo xứ Lái Thiêu được thành lập từ thế kỷ 17, từ 400 gíao dân- đứng thứ 3 của Địa phận Đàng Trong, có bề dày lịch sử đáng nể qua 6 đời cha sở cho đến linh mục tiền nhiệm An tôn Hà văn Minh đã lên đến 3200 người; cùng với sự phát triển xã hội, Giáo xứ Lái Thiêu không ngừng vươn lên về mọi mặt, là cánh tay nối dài của Giáo phận Phú Cường.

Vào lúc 6g45, Thánh lễ kết thúc trong niềm tin yêu- một ngày Chúa Nhật thật ý nghĩa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng ăn hết - Dân ngồi chơi xơi nước lã
Phạm Tràn
07:06 16/10/2015
ĐẢNG ĂN HẾT-DÂN NGỒI CHƠI XƠI NƯỚC LÃ

Không đâu trên Thế giới mà người dân được rảnh rỗi như ở Việt Nam, vì mọi việc đã có Nhà nước lo. Cả cái bụng cũng được Đảng ăn giúp nên nếu muốn sống tiếp, dân chỉ cần uống nước lã cầm hơi.
Đó là kết qủa nhãn tiền từ 7 ngày họp của Trung ương đảng kỳ 12 từ ngày 05 đến chiều 11/10/2015.

Trước ngày khai mạc, nội bộ đã có hy vọng “đột biến” trong việc chọn Nhân sự cho khoá XII, căn cứ vào quyết định của Hội nghị 11 (từ ngày 04 đến 07 tháng 5/2015), theo đó, những cán bộ tham nhũng, làm giầu nhanh không chứng minh được, xa dân, mất phẩm chất, suy thoái tư tưởng v.v… sẽ bị loại.
Nhưng cuối cùng, đảng vẫn bưng kín mọi chuyện. Lãnh đạo coi chuyện điều hành việc nước là của riêng phe nhóm nên không cần phải cho “dân biết, dần bàn, dân làm, dân kiểm tra” như đảng vẫn lu loa tuyên truyền từ xưa đến nay.

Người dân chỉ nghe thấy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bảo: “Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với Báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với Uỷ viên Trung ương và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI tái cử khoá XII, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.”

Chả ai biết những “tiêu chí”, “tiêu chuẩn” và các trường hợp "đặc biệt" được đảng tự biên, tự diễn, vẽ đường cho hươu chạy là cái chi chi nên không ai dám thắc mắc khi ông Trọng tiếp xúc với cử tri Ba Đình và Tây Hồ ngày 12/10/2015.

Khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Sài Gòn tiếp xúc cử tri Quân 1 và Quận 4 ngày 12/10/2015 cũng không nói gì với người dân nên từ Bắc vô Nam đều mù mịt như nhau.
Tuy vậy, người dân cũng đã nghe ông Trọng khoe: “Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (cả Uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết); Trung ương ghi phiếu đề xuất danh sách các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái cử Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và ghi phiếu đề xuất, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII.” ( Trích Diễn văn Bế mạc)

Như thế là đảng làm “trọn gói” từ chọn đến bầu ở địa phương cho đến chuyện chấp thuận (hay thông qua cũng thế) ở Trung ương. Ai được lọt vào Trung ương, ai phải về vườn, ai trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 chức chóp bu gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại và làm gì ở đảng khoá XII cũng không ai biết.

Sự thiếu minh bạch trong việc “bầu” và “bán” này, tuy vậy hãy còn nhiều tiếng bấc tiếng chì nên ông Trọng mới nói: “Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ Nghị quyết của Hội nghị, Báo cáo giải trình, tiếp thu của Bộ Chính trị và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại các Hội nghị Trung ương tiếp theo.”
Bộ Chính trị nuôi hy vọng mọi việc sẽ thu xếp xong ở phiên họp chót thứ 14 của Ban Chấp hành Trung ương XI, nhưng không cho biết bao giờ sẽ diễn ra. Cũng như bao giờ thì phiên họp thứ 13 sẽ được tổ chức cũng chả ai biết, nhưng chắc chắn phải sau kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, dự trù khai mạc vào ngày 20-10, bế mạc ngày 25-11-2015. Nghị trình của Quốc hội kỳ 10 cũng có cả việc thảo luận về đề án nhân sự cho khoá đảng XII vừa mới thông qua lần thứ nhất tại Hội nghị Trung ương 12.

Cách làm này của ông Trọng và Bộ Chính trị rất khôn vì khi có Quốc hội dính vào thì coi như trách nhiệm cá nhân của ông Trọng, người đứng đầu phe bảo thủ, giáo điều trong Bộ Chính trị sẽ được hóa giải, không ai quy trách được ông !
Như vậy dự kiến ban đầu Đại hội đảng XII sẽ khai mạc vào tháng 1/2016 sẽ khó xẩy ra vì Lãnh đạo phải chuẩn bị đón Tổng thống Mỹ Barack Obama, dự trù ghé thăm Việt Nam, sau Hội nghị APEC (18-19/11/2015) ở Manila, Phi Luật Tân và ông bạn Chủ tịch “16 vàng, 4 tốt” Tập Cận Bình của Trung Quốc cũng muốn thăm Việt Nam vào cuối năm, trước kỳ Đại hội đảng XII.
Thắc mắc đang xôn xao ở Việt Nam là tại sao Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình cũng muốn thăm Việt Nam trước ngày đảng Cộng sản Việt Nam có Tổng Bí thư mới, hay trước khi ông Trọng tái trúng cử ?

KHÔNG HÒA TAN

Mọi nghi vấn đang lảng vảng giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì có tin Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã rời Hà Nội đi tham dự cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn từ ngày 14 đến 18/10 tại Bắc Kinh.

Thống Tấn Xã Việt Nam viết : “ Tham gia đoàn có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng; Trung tướng Vũ Văn Hiển, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng.”

Đây là chuyến đi nước ngòai đầu tiên của tướng Thanh, người thân Trung Quốc, kể từ ngày từ Pháp về nước ngày 25/07/2015 sau chuyến thăm và nằm bệnh viện Georges Pompidou, Paris để được phẫu thuật một khối u phổi (ngày 30/06/2015).

Nhưng thay vì ở lại nhà riêng thì tướng Thanh lại được bố trí ở và làm việc luôn tại Bộ Quốc phòng vì “lý do sức khỏe”.

Trước khi đi Trung Quốc, ông Thanh đã tiếp Phó Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc, Thượng tướng Tôn Kiến Quốc ngày 10/08/ (2015), sau khi hai nước tiến hành cuộc đối thoại chiến lược về quốc phòng tại Hà Nội.

Liệu tướng Thanh có mang thông điệp gì đặc biệt của ông Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh hay không thì chưa biết, nhưng chuyện một Ủy viên Bộ Chính trị có nhiều “quan hệ đặc biệt” với Trung Quốc sang Trung Hoa ngay sau Hội nghị Trung ương 12 có quyết định sơ bộ về nhân sự cho khoá đảng XII cũng đáng chú ý.

Có tin tướng Thanh sẽ nghỉ hưu và người lên thay là Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trường Quốc phòng, Tổng Tham mưu Trưởng.

Trước đó 2 ngày, Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việtnam,VOV) đưa tin: “ Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều ngày 12/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ.”
Ông Trọng đã nói chuyện với cử tri nhiều vấn đề, nhưng khi đế cập đến hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và nước ngoài, ông lưu ý mọi người : “Đặc biệt, trong thời gian tới, chúng ta phải sẵn sàng đón nhận cả cơ hội và thách thức trong quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN và Việt Nam đã ký một loạt hiệp định thương mại song phương cũng như vừa kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Tham gia những hiệp định như thế này có nghĩa sắp tới chúng ta hội nhập vào sân chơi chung. Vấn đề là làm sao hội nhập nhưng không hòa tan, vẫn giữ được độc lập, tự chủ, giữ được bản sắc riêng, giữ được thể chế chính trị của chúng ta. Đó là bài toán rất là cơ bản và cũng rất khó.”

Lập trường “hội nhập nhưng không hòa tan” và “đổi mới nhưng không đổi màu” đã được Hội đồng Lý luận Trung ương đưa ra từ khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, khi ấy ông Trọng là Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Do đó, khi ông Trọng lập lại lập trường chính trị này chẳng qua ông muốn khẳng định dù có hội nhập làm ăn với các chế độ chính trị khác thì vẫn phải “giữ được thể chế chính trị của chúng ta”, hay chế độ Cộng sản độc tôn và độc tài giống như chế độ ở Trung Quốc.

Quan điểm chính trị giữ vững chế độ dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh của ông Trọng và của những người Cộng sản giáo điều, bảo thủ, chậm tiến và lạc hậu ở Việt Nam đã bị liên tục lên án đang làm cho dân nghèo, nước mạt.
Bằng chứng người dân Việt Nam đang lâm vào ngõ bí của mức “lợi tức trung bình thấp”, sau 30 năm “đổi mới” vì đảng cứ tiếp tục ôm cứng chủ trương kinh tế nửa nạc nửa mỡ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Nhưng tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam loan tin ngày 13/10/2015 rằng một báo cáo về tình hình Kinh tế của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, dự trù khai mạc ngày 20/10 (2015), sẽ nói ra nhiều sự thật không lạc quan.

Báo này viết: “Theo Ủy ban Kinh tế (Quốc Hội), nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt thấp so với Nghị quyết quốc hội và kế hoạch 5 năm 2011- 2015.

Đó đều là những chỉ tiêu cơ bản đo sức khỏe cho nền kinh tế.

Trước hết, về GDP, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng 5,88%/ năm, thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%- 7%.

Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng còn hạn chế ở mức 24- 25% trong khi con số này ở một số nước trong khu vực là 35-40%.

Điều đáng chú ý là vào thời điểm năm 2010, yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt còn đạt được mức 28- 29%.

Năng suất lao động Việt Nam so với Singapore chỉ bằng 1/18, Malaysia bằng 1/6,5…Tốc độ tăng của khu vực dịch vụ sụt giảm trong hai năm gần đây, năm 2014 tăng 5,96% và năm 2015 tăng khoảng 6,4% thấp hơn mức 6,56% của năm 2013.”

Vẫn theo báo cáo này thì mức “chi thường xuyên vẫn tăng nhanh, khiến cho tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chỉ còn ở mức khoảng 18,1 % so với tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước, giảm mạnh so với 25% trong tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010.

Bội chi ngân sách dự kiến là 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).

Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 54,5%, ước năm 2014 là 59,6%, dự kiến năm 2015 là 61,3%.”
Như vậy, trên hết là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải giải thích tại sao Nhà nước cứ nói mãi “đổi mới” và “tái cơ cấu kinh tế” hoài mà kinh tế lại không tiến lên như các nước trong khu vực Đông Nam Á, nói chi so với các nước tân tiến khác như Nam Hàn và Nhật Bản v.v… ?
Vì vậy, câu nói sau đây của ông Trọng với cử tri Hà Nội ngày 12/10 (2015), khi ông nhấn mạnh :” Đổi mới nhưng không được chệch hướng, đổi mới phải đúng đắn, phải đúng quỹ đạo” thì là “hướng nào” và “qũy đạo ở đâu ” ?

“Đại hội XII sẽ tổng kết 30 năm đổi mới và đề ra chiến lược cho chặng đường phát triển mới. Trong đó khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hệ thống chính trị ở cơ sở. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đổi mới nhưng không được chệch hướng, đổi mới phải đúng đắn, phải đúng quỹ đạo.

Đổi mới phải đúng quỹ đạo, tính toán cụ thể, không đi chệnh hướng.”

Nếu “qũy đạo” và hướng đi của ông Trọng vẫn làm kinh tế gọi là thị trường, nhưng phải vùi đầu xuống cát “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đang làm tòan dân điếu đứng và kìm hãm Việt Nam vươn ra biển khơi thì ông và đảng CSVN thoát sao khỏi bị nhân dân lên án trước lịch sử ?

LẬP LUẬN TRÁI CHIỀU

Ấy vậy mà báo Quân đội Nhân dân vẫn ngạo ngược viết rằng : “ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là ý nguyện của toàn dân. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vừa tuân theo quy luật chung, vừa tuân theo quy luật lịch sử đặc thù của Việt Nam.” (QĐND, 5/10/2015)

Ý nguyện của dân muốn đảng đè đầu bóp cổ họ hay đảng đã tự tung tự tác nắm đấu dân lôi đi từ 85 năm qua ?

Những gì đảng viết trong khỏan 1 Điều 4 Hiến pháp đã chứng minh tính tự chiếm, tự khoác vào mình chiếc áo tự may : “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Đảng tự cho mình quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, bất chấp dân có muốn hay không mà dân chủ à ?

Lại còn cái khỏan nói văng mạng “không chấp nhân đa nguyên đa đảng” và “ở Việt Nam không có báo tư nhân” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới chướng tai gai mắt, chống lại quyền làm chủ đất nước của dân như thế nào.

Vì thế không lạ khi Tác gỉa bài viết tr6en báo Quân đội Nhân dân, Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Cần đã tát nước theo mưa: “Hầu hết những người Việt Nam yêu chuộng hòa bình đều hiểu rõ một điều, trong hơn 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam không giành quyền lực với bất kỳ đảng nào khác, mà Đảng ta đã được chính nhân dân tin tưởng, lựa chọn giao cho trọng trách lãnh đạo đất nước, dù trong nhiều thời kỳ, ở Việt Nam đã tồn tại các đảng khác. Còn nhớ, năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản, ở nước ta còn có sự tồn tại của hai đảng (Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội); khi quân Tưởng rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo.”

Chả cần phải cãi nhau làm gì cho mất thời giờ nhưng rõ ràng ông Cần đã quên mất vai trò “khủng bố” và “ám sát” đẫu máu của ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã giao cho 2 ông Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hòan lúc ấy để loại phe Quốc gia trong Chính phủ liên hiệp năm 1946.

Các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) Nguyễn Hải Thần đã phải chạy qua Tầu lánh nạn Cộng sản mà gọi là “chạy theo” thì lịch sử đã mù mắt hay sao ?

Tác gỉa Quân đội này cũng quên rằng, đầu phải cần chém giết lẫn nhau hay gây ra chiến tranh huynh đệ tương tàn như đảng CSVN đã chủ động gây ra cho nhân dân trong 2 cuộc chiến gọi là “chống Pháp gìanh độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”, mới có thể “Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước” ?

Cái gía máu xương phải trả cho “giải phóng” và “thống nhất đất nước” của trên dưới 6 triệu con người Việt Nam trong 2 cuộc chiến nồi da xáo thịt của đảng CSVN là qúa đắng cay.
Con mắt lịch sử vẫn đang mở to ở giữa Thủ đô Hà Nội chứ chưa nhắm lại đâu mà nói huyên thuyên làm chi ?

Do đó không gì sai lầm cho bằng khi Tác gỉa Nguyễn Văn Cần kết luận rằng: “Vì vậy, với tuyệt đại đa số nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam là hiện thân cho quyền lực chính đáng từ trong lịch sử.”

Lịch sử này cũng cho thấy sau 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm gọi là “đổi mới” nhưng không đổi màu của đảng CSVN đã làm cho đất nước băng họai ra sao và con người Việt Nam ly tán chừng nào để cho Đảng ôm hết quyền lực và ăn hết mọi thứ thì nhân dân còn gì ngoài bát nước lã ? -/-


Phạm Trần
(10/015)





 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gà Trống Gà Mái
Tấn Đạt
20:45 16/10/2015
GÀ TRỐNG GÀ MÁI
Ảnh của Tấn Đạt
Còn gà trống gà mái thì còn gà giò.
(Ca dao)