Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bên lề Thượng Hội Đồng Giám Mục về Người Trẻ: Các Lá Thư Từ Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
03:47 14/10/2018
Xavier Rynne II là bút hiệu của một người dấu tên. Ông đã bắt đầu loạt bài dưới tên gọi “Letters from The Synod” từ hồi hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, năm 2014 và 2015. Riêng về Thượng Hội Đồng lần này, ông đã ra tới số 7. Mỗi số gồm 3 mục khác nhau: Mục thứ nhất là một bài nhận định, mục thứ hai là bài phỏng vấn một nhân vật nào đó về Thượng Hội Đồng và mục thứ ba thường đăng tải các phát biểu của một hay hai Nghị Phụ Thượng Hội Đồng.
Phải nói ngay: Xavier Rynne II thiên nhiều hơn về phía những người muốn duy trì các đường nét chính của truyền thống tín lý và luân lý Công Giáo. Trong bài này, chúng tôi trình bầy mục đầu của số 7 ngày 11 tháng Mười:
Các nhận định về các phúc trình đầu tiên của Thượng Hội Đồng
Xavier Rynne II cho rằng các bản phúc trình của các tiểu nhóm (circoli minori) không phải là các ngôn từ chải chuốt. Chúng rất khác nhau về phẩm chất và tập chú. Chẳng hạn, các diễn giả nói tiếng Anh nhưng là người Á Châu và Phi Châu có thể có các ưu tiên rất khác với các ưu tiên của các diễn giả xuất thân từ Âu Châu hay Bắc Mỹ. Không nên ngạc nhiên về điều này nhưng rất có thể gặp những bài đọc hỗn độn và chán ngắt. Tuy nhiên, các phúc trình này quả có giá trị. Ít nhất, chúng cho thấy những đường phân ranh (fault lines) chính của Thượng Hội Đồng.
Ông đi phỏng vấn một số học giả và những người khác xem họ đánh giá các phúc trình này ra sao. Dù nhanh và không đầy đủ, các nhận định của họ không hẳn không đáng lưu ý.
Một nhà báo Công Giáo Tây Ban Nha
Các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha theo dõi chặt chẽ Tài Liệu Làm Việc và đưa ra một số lượng đáng kể các chỉ trích, nhưng vẫn làm việc với bản văn. Không có gì đáng lo ngại trong các nhận định của các ngài nhưng cũng không có gì gợi hứng. Quan điểm của cả hai nhóm tiếng Tây Ban Nha khá có tính Châu Mỹ Latinh: rất ít nói đến các vấn đề liên quan đến tính dục, nhưng nói rất nhiều đến di dân, tìm việc làm, đạt đến khối người trẻ, v.v ... Tóm lại, không có gì bất thường.
Nhận định của một nhà thần học làm việc tại Hoa Kỳ về phúc trình của nhóm tiếng Anh:
Với tôi, dường như điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh - thực sự, để hết mình cố gắng - là tối thiểu hóa ngôn ngữ gây hại "LGBT / căn tính tính dục", và sau đó đưa ra được một số khẳng định tích cực về tầm quan trọng của khiết tịnh.
Tôi nghĩ rằng việc nói đến khiết tịnh là điều quan trọng có tính chiến lược vì nó là phản đề của chủ trương ủng hộ LGBT ... Họ phải nói về việc không có vẻ tiêu cực hoặc kết án, nhưng tìm sự cởi mở. Nhưng phải đối đáp bằng cách nói về sự đau khổ khủng khiếp mà người trẻ đang trải qua vì bị lạm dụng tình dục, bị phơi bày cho văn hóa khiêu dâm, các vết thương xúc cảm và các tâm hồn tan nát, vì các lời dối trá và hứa hẹn rỗng tuếch của cách mạng tình dục – và sau đó, trình bầy khiết tịnh như một phương thức thay thế tích cực.
Nhận định của một tu sĩ làm việc tại châu Âu:
Một số đoạn có tiềm năng gây vấn đề từ các nhóm nhỏ:
“Có nhiều hình thức gia đình khác hơn là gia đình hạt nhân hoặc đại gia đình. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận trong nhóm nhỏ của chúng tôi về việc gom nhóm không lý tưởng căn cứ vào viễn ảnh Kitô giáo. Phải chăng giới lãnh đạo trong Giáo Hội đòi các giám mục và linh mục phải công bố sự thật của Tin Mừng bằng cách phủ nhận rằng đây là các gia đình? Hay liệu giới lãnh đạo của chúng ta đòi chúng ta phải đồng hành với người trẻ trong thực tại họ thấy họ ở trong đó? Có lẽ đây không phải là các thực tại mâu thuẫn nhau: Thánh Gioan kể lại rằng Chúa Giêsu vừa chấp nhận người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình vừa đề nghị một điều khác. Liệu chúng ta có thể vừa chấp nhận và thậm chí tôn trọng đơn vị gia đình mà một người trẻ tìm thấy mình ở trong vừa chia sẻ lý tưởng Tin Mừng cho họ hay không?"
“Lúc này, điều xem ra cần thiết là tiếp cận vấn đề tính dục một cách cởi mở hơn với người trẻ và thảo luận mọi chủ đề liên quan đến vấn đề này. Giáo Hội được kêu gọi cập nhật hóa giáo huấn của mình về những chủ đề này, ý thức rằng mình là đầy tớ cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, điều có thể hữu ích là khai triển chi tiết và đề nghị với các Giáo hội đặc thù một tài liệu bàn đến các vấn đề cảm giới và tính dục. . ."
“Từ các kho tàng giáo huấn của mình, kể cả “kho báu kiếm được”của mình về học thuyết xã hội, Giáo Hội có thể cung cấp cho [người trẻ] các lý do để sống và hy vọng. Giáo Hội làm điều này với người trẻ tốt nhất khi tránh phương thức duy luân lý hay bút chiến - như thể chúng ta có mọi câu trả lời 'làm sẵn' - nhưng thay vào đó đồng hành với người trẻ trong một bầu khí hân hoan và phiêu lưu khám phá. . . ”
“Chúng ta phải tránh nói với người trẻ ‘điều đó không nên làm’ nhưng thay vào đó, hãy giúp họ thấy các hậu quả của hành động của họ, vì một Giáo hội biết tương cảm là Giáo hội đồng hành bất chấp các sai sót, không áp đặt, ngăn cấm hoặc đòi hỏi. Tuy nhiên, các điểm này là các điểm ít tương cảm nhất và ta cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quyết định và khuyến khích họ chấp nhận rủi ro. . .”
Nhận định của một nhà thần học làm việc tại Hoa Kỳ về nhóm nói tiếng Đức:
Đoạn 2 [trong phúc trình của nhóm nói tiếng Đức] chỉ là một việc nối giáo rõ ràng cho giới trẻ và là một loại tôn thờ tuổi trẻ: “Chúng tôi lắng nghe tuổi trẻ và nhìn lên họ bằng đôi tai và đôi mắt của một Chúa Giêsu lúc trẻ”. Nghiêm túc chứ?
Đoạn 6 là trang bị cho Thượng Hội Đồng diễn lại vở Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia). Sau khi làm nổi bật “niềm vui” và “biện phân” như đặc điểm của triều giáo hoàng này trong Đoạn 5, nó nhấn mạnh câu của Tài Liệu Làm Việc (và của Niềm Vui Yêu Thương): “Thực tế quan trọng hơn ý tưởng”. Nó viết tiếp để giải thích điều này có nghĩa: “ . . . chúng ta nhìn bằng đôi mắt yêu thương của giới trẻ về con người cụ thể và tình huống cụ thể, và chúng ta học cách hiểu sự hiện diện của Thiên Chúa được rọi sáng ở đó ra sao. Thí dụ, cũng ở đó, thực tại cụ thể đó chưa tương ứng với cuộc sống Kitô hữu lý tưởng”.
Trước tiên, điều trên có tính phiếm thần (pantheistic) - tìm đâu ra sự thật? Trong các điều kiện cụ thể của kinh nghiệm sống (tự nhiên), chứ không phải trong mặc khải (siêu nhiên) - tất nhiên, điều này dường như là tiền đề của toàn thể Tài Liệu Làm Việc.
Thứ hai, những Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nói tiếng Đức đang nhấn mạnh tới một cách tiếp cận có tính tìm gia phả (genealogical) hơn là một cách tiếp cận đề ra quy tắc (prescriptive) - nghĩa là Giáo hội dường như không làm chuyện đề xuất sự việc (giảng dạy), mà chỉ đào xới bất cứ thứ gì đã có ở đó rồi, đã ghi khắc sâu trong thế giới rồi. Điều này lấy cơ sở ở sự sụp đổ hoàn toàn giữa thiên nhiên và ơn thánh, nghĩa là về thần học đây là chủ nghĩa duy tự nhiên; về triết học, đây là Feuerbach.
Theo quan điểm của tôi, yếu tố quan trọng nhất được nhấn mạnh là cuộc thảo luận của Nghị Phụ (Thượng Hội Đồng) nói tiếng Đức về nhân học. Và vì họ quá chú ý đến nó, và vì các giám mục vùng Rhineland, trong lịch sử, vốn có ảnh hưởng rất lớn, tôi nghĩ các giám mục nói tiếng Anh nên cố gắng đưa ra một phản ứng được phát biểu đầy đủ về nhân học. Trong Đoạn 10 của họ, Nhóm tiếng Đức nói rằng Thượng Hội Đồng phải xem xét ý nghĩa thực sự của hạn từ nhân bản, của việc làm một con người nhân bản, của tự do thực sự, và vấn đề người ta tìm đâu ra căn tính của họ? Và sau đó, họ đã khai triển điều này trong đoạn 11 với những điều sau đây (rõ ràng đây chỉ là một bản dịch thoáng): “Vấn đề mang xác thân và tính dục, thế giới kỹ thuật số, thiếu khả năng biện phân, mong muốn các hiện tượng tâm linh, một mong muốn đòi một cuộc nghiên cứu nhân học sâu xa hơn, nếu chúng ta muốn đề nghị niềm tin như một cách để có được một cuộc sống nhân bản thành công. Một nghị phụ Thượng Hội Đồng đã gợi ý: Nếu chúng ta không chẩn đoán rõ ràng về thân phận con người, thì chúng ta không có liệu pháp điều trị cho nó. Dù sao, chúng tôi có ý kiến này: ý nghĩa của chủ đề tính dục đối với giới trẻ, chỉ đơn thuần mô tả hiện tượng và một vài vấn đề trong các số 52-53 của bản văn [tức Tài Liệu Làm Việc] là điều không đủ. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu một sự đào sâu và định hướng nhân học về các chiều kích này với việc nhấn mạnh vào phẩm chất của mối liên hệ nhân bản”.
Trước tiên, nên lưu ý: ở đây họ đang dọn đường nhân học cho lập luận ủng hộ LGBT - rất có thể bằng cách nại đến thân phận "hay thay đổi" của con người (hãy nghĩ đến Bernard Häring). Thứ hai, nên lưu ý sự ngụy biện thần học - tức là, nếu chúng ta không hiểu thân phận con người, thì chúng ta không thể giải quyết được nó. Đối với vấn đề này, các nghị phụ nói tiếng Đức chắc chắn sẽ đưa ra sự đánh giá và biện pháp khắc phục của họ. Nhưng dĩ nhiên Giáo Hội hiểu biết thân phận con người (tội lỗi, đức hạnh, thói hư, vv) và do đó Giáo Hội có biện pháp khắc phục (ơn thánh, Lời Chúa và bí tích). Thứ ba, việc “nhấn mạnh đến phẩm chất của các mối liên hệ” nghe có vẻ như một sự thay thế chủ quan cho đặc điểm khách quan của mối liên hệ, nghĩa là, các mối liên hệ đồng tính có "phẩm chất" tình yêu cho dù về phương diện khách quan chúng sai phạm "lý tưởng" của tình yêu Kitô giáo và chúng ta phải "đồng hành" với họ.
Cuối cùng, nên lưu ý rằng các vị nói tiếng Đức đang tìm tòi một điều gì đó tiến bộ hơn những gì có trong Tài Liệu Làm Việc.
Và cuối cùng, nhận định của một linh mục trẻ người Mỹ:
Cái nhìn thoạt đầu vào các phúc trình tiếng Anh không gây được ấn tượng nào nơi tôi. Không có gì đặc biệt đáng trách trong đó cả, nhưng cũng chẳng có gì đặc biệt tốt về chúng nốt. Chỉ là một sự đối chiếu các ý tưởng với các mức độ công phúc khác nhau và nhắc đến việc các môn thể thao thú vị biết chừng nào (một cách nghiêm túc).
Nhưng Nhóm D, rõ ràng là nhóm tốt nhất trong các nhóm nói tiếng Anh, đã thu hút sự chú ý của tôi trong cuộc tranh luận của họ giữa một “Giáo hội lắng nghe” và một “Giáo hội giảng dạy.” Một vài sự phân biệt sẽ có ích ở đây. Thứ nhất, là một tín hữu của Giáo Hội theo nghĩa giáo luật / pháp lý không có nghĩa là người này đang ở trong tình trạng hiện sủng / có ơn thánh hóa. Người ta có thể là chỉ là một Kitô hữu in numero sed non merito (cho có số chứ không có phúc), như Thánh Tôma Aquinô từng nói, giữa những người khác. Tất nhiên, Chúa Giêsu đã ăn uống với những người tội lỗi (“lắng nghe họ”), nhưng chính là để đem họ đến với sự hồi tâm. Chúng ta không thể đơn thuần giả định rằng vì một người đã chịu phép rửa nên mọi ý kiến của họ về đạo đức tính dục đều có giá trị như nhau.
Thứ hai, có xu hướng ngày càng hướng về sự tập quyền ở đây. “Lắng nghe” diễn ra ở bình diện công chúng (ground level). Bất cứ giám mục / linh mục / người tốt nào có trách nhiệm mục vụ chắc chắn đều lắng nghe người khác và đối xử với họ một cách tôn trọng, ngay cả khi các ý kiến họ nắm giữ không phải là của riêng họ. Đó chỉ là lương tri và lòng tốt Kitô giáo. Nhưng lắng nghe ai đó một cách thành thực không phải là qui luật cho bất cứ hành động nào khác. Nó chỉ là nó mà thôi. Nếu người ta nghĩ rằng các mục tử của họ quan tâm đến họ, họ sẽ lắng nghe những gì các ngài phải nói, ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng ý. Nhưng đối với Tòa Thánh, tự đảm nhiệm quyền “lắng nghe” là bấu vào việc làm tốt mà những người có mặt tại hiện trường mỗi ngày trong các khung cảnh thừa tác vụ khác nhau vốn làm. Sự căng thẳng năng động của việc giúp đỡ người ta sống lối sống Kitô giáo đích thực không thể được giải quyết bằng lệnh lạc của Vatican. Công việc của Đức Giáo Hoàng và các giám mục là giảng dạy một cách trung thành và cổ vũ các sáng kiến tốt từ những người đã tiếp thu việc giảng dạy của các ngài.
Xavier Rynne II cho rằng các nhận xét trên đây là những nhận định thô về tư liệu thô và cần được đánh giá tương ứng. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng vốn đã khẩn thiết yêu cầu để bản văn nói nhiều hơn và nhấn mạnh sớm hơn về con người của Chúa Giêsu Kitô, sự cần thiết phải giữ khiết tịnh và giáo dục nhân đức, và lòng nhiệt thành Tin Mừng lớn hơn. Cần phải thảo luận nhiều hơn nữa trước khi hình dáng thực sự của thông điệp Thượng Hội Đồng trở nên rõ ràng.
Phải nói ngay: Xavier Rynne II thiên nhiều hơn về phía những người muốn duy trì các đường nét chính của truyền thống tín lý và luân lý Công Giáo. Trong bài này, chúng tôi trình bầy mục đầu của số 7 ngày 11 tháng Mười:
Các nhận định về các phúc trình đầu tiên của Thượng Hội Đồng
Xavier Rynne II cho rằng các bản phúc trình của các tiểu nhóm (circoli minori) không phải là các ngôn từ chải chuốt. Chúng rất khác nhau về phẩm chất và tập chú. Chẳng hạn, các diễn giả nói tiếng Anh nhưng là người Á Châu và Phi Châu có thể có các ưu tiên rất khác với các ưu tiên của các diễn giả xuất thân từ Âu Châu hay Bắc Mỹ. Không nên ngạc nhiên về điều này nhưng rất có thể gặp những bài đọc hỗn độn và chán ngắt. Tuy nhiên, các phúc trình này quả có giá trị. Ít nhất, chúng cho thấy những đường phân ranh (fault lines) chính của Thượng Hội Đồng.
Ông đi phỏng vấn một số học giả và những người khác xem họ đánh giá các phúc trình này ra sao. Dù nhanh và không đầy đủ, các nhận định của họ không hẳn không đáng lưu ý.
Một nhà báo Công Giáo Tây Ban Nha
Các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha theo dõi chặt chẽ Tài Liệu Làm Việc và đưa ra một số lượng đáng kể các chỉ trích, nhưng vẫn làm việc với bản văn. Không có gì đáng lo ngại trong các nhận định của các ngài nhưng cũng không có gì gợi hứng. Quan điểm của cả hai nhóm tiếng Tây Ban Nha khá có tính Châu Mỹ Latinh: rất ít nói đến các vấn đề liên quan đến tính dục, nhưng nói rất nhiều đến di dân, tìm việc làm, đạt đến khối người trẻ, v.v ... Tóm lại, không có gì bất thường.
Nhận định của một nhà thần học làm việc tại Hoa Kỳ về phúc trình của nhóm tiếng Anh:
Với tôi, dường như điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh - thực sự, để hết mình cố gắng - là tối thiểu hóa ngôn ngữ gây hại "LGBT / căn tính tính dục", và sau đó đưa ra được một số khẳng định tích cực về tầm quan trọng của khiết tịnh.
Tôi nghĩ rằng việc nói đến khiết tịnh là điều quan trọng có tính chiến lược vì nó là phản đề của chủ trương ủng hộ LGBT ... Họ phải nói về việc không có vẻ tiêu cực hoặc kết án, nhưng tìm sự cởi mở. Nhưng phải đối đáp bằng cách nói về sự đau khổ khủng khiếp mà người trẻ đang trải qua vì bị lạm dụng tình dục, bị phơi bày cho văn hóa khiêu dâm, các vết thương xúc cảm và các tâm hồn tan nát, vì các lời dối trá và hứa hẹn rỗng tuếch của cách mạng tình dục – và sau đó, trình bầy khiết tịnh như một phương thức thay thế tích cực.
Nhận định của một tu sĩ làm việc tại châu Âu:
Một số đoạn có tiềm năng gây vấn đề từ các nhóm nhỏ:
“Có nhiều hình thức gia đình khác hơn là gia đình hạt nhân hoặc đại gia đình. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận trong nhóm nhỏ của chúng tôi về việc gom nhóm không lý tưởng căn cứ vào viễn ảnh Kitô giáo. Phải chăng giới lãnh đạo trong Giáo Hội đòi các giám mục và linh mục phải công bố sự thật của Tin Mừng bằng cách phủ nhận rằng đây là các gia đình? Hay liệu giới lãnh đạo của chúng ta đòi chúng ta phải đồng hành với người trẻ trong thực tại họ thấy họ ở trong đó? Có lẽ đây không phải là các thực tại mâu thuẫn nhau: Thánh Gioan kể lại rằng Chúa Giêsu vừa chấp nhận người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình vừa đề nghị một điều khác. Liệu chúng ta có thể vừa chấp nhận và thậm chí tôn trọng đơn vị gia đình mà một người trẻ tìm thấy mình ở trong vừa chia sẻ lý tưởng Tin Mừng cho họ hay không?"
“Lúc này, điều xem ra cần thiết là tiếp cận vấn đề tính dục một cách cởi mở hơn với người trẻ và thảo luận mọi chủ đề liên quan đến vấn đề này. Giáo Hội được kêu gọi cập nhật hóa giáo huấn của mình về những chủ đề này, ý thức rằng mình là đầy tớ cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, điều có thể hữu ích là khai triển chi tiết và đề nghị với các Giáo hội đặc thù một tài liệu bàn đến các vấn đề cảm giới và tính dục. . ."
“Từ các kho tàng giáo huấn của mình, kể cả “kho báu kiếm được”của mình về học thuyết xã hội, Giáo Hội có thể cung cấp cho [người trẻ] các lý do để sống và hy vọng. Giáo Hội làm điều này với người trẻ tốt nhất khi tránh phương thức duy luân lý hay bút chiến - như thể chúng ta có mọi câu trả lời 'làm sẵn' - nhưng thay vào đó đồng hành với người trẻ trong một bầu khí hân hoan và phiêu lưu khám phá. . . ”
“Chúng ta phải tránh nói với người trẻ ‘điều đó không nên làm’ nhưng thay vào đó, hãy giúp họ thấy các hậu quả của hành động của họ, vì một Giáo hội biết tương cảm là Giáo hội đồng hành bất chấp các sai sót, không áp đặt, ngăn cấm hoặc đòi hỏi. Tuy nhiên, các điểm này là các điểm ít tương cảm nhất và ta cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quyết định và khuyến khích họ chấp nhận rủi ro. . .”
Nhận định của một nhà thần học làm việc tại Hoa Kỳ về nhóm nói tiếng Đức:
Đoạn 2 [trong phúc trình của nhóm nói tiếng Đức] chỉ là một việc nối giáo rõ ràng cho giới trẻ và là một loại tôn thờ tuổi trẻ: “Chúng tôi lắng nghe tuổi trẻ và nhìn lên họ bằng đôi tai và đôi mắt của một Chúa Giêsu lúc trẻ”. Nghiêm túc chứ?
Đoạn 6 là trang bị cho Thượng Hội Đồng diễn lại vở Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia). Sau khi làm nổi bật “niềm vui” và “biện phân” như đặc điểm của triều giáo hoàng này trong Đoạn 5, nó nhấn mạnh câu của Tài Liệu Làm Việc (và của Niềm Vui Yêu Thương): “Thực tế quan trọng hơn ý tưởng”. Nó viết tiếp để giải thích điều này có nghĩa: “ . . . chúng ta nhìn bằng đôi mắt yêu thương của giới trẻ về con người cụ thể và tình huống cụ thể, và chúng ta học cách hiểu sự hiện diện của Thiên Chúa được rọi sáng ở đó ra sao. Thí dụ, cũng ở đó, thực tại cụ thể đó chưa tương ứng với cuộc sống Kitô hữu lý tưởng”.
Trước tiên, điều trên có tính phiếm thần (pantheistic) - tìm đâu ra sự thật? Trong các điều kiện cụ thể của kinh nghiệm sống (tự nhiên), chứ không phải trong mặc khải (siêu nhiên) - tất nhiên, điều này dường như là tiền đề của toàn thể Tài Liệu Làm Việc.
Thứ hai, những Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nói tiếng Đức đang nhấn mạnh tới một cách tiếp cận có tính tìm gia phả (genealogical) hơn là một cách tiếp cận đề ra quy tắc (prescriptive) - nghĩa là Giáo hội dường như không làm chuyện đề xuất sự việc (giảng dạy), mà chỉ đào xới bất cứ thứ gì đã có ở đó rồi, đã ghi khắc sâu trong thế giới rồi. Điều này lấy cơ sở ở sự sụp đổ hoàn toàn giữa thiên nhiên và ơn thánh, nghĩa là về thần học đây là chủ nghĩa duy tự nhiên; về triết học, đây là Feuerbach.
Theo quan điểm của tôi, yếu tố quan trọng nhất được nhấn mạnh là cuộc thảo luận của Nghị Phụ (Thượng Hội Đồng) nói tiếng Đức về nhân học. Và vì họ quá chú ý đến nó, và vì các giám mục vùng Rhineland, trong lịch sử, vốn có ảnh hưởng rất lớn, tôi nghĩ các giám mục nói tiếng Anh nên cố gắng đưa ra một phản ứng được phát biểu đầy đủ về nhân học. Trong Đoạn 10 của họ, Nhóm tiếng Đức nói rằng Thượng Hội Đồng phải xem xét ý nghĩa thực sự của hạn từ nhân bản, của việc làm một con người nhân bản, của tự do thực sự, và vấn đề người ta tìm đâu ra căn tính của họ? Và sau đó, họ đã khai triển điều này trong đoạn 11 với những điều sau đây (rõ ràng đây chỉ là một bản dịch thoáng): “Vấn đề mang xác thân và tính dục, thế giới kỹ thuật số, thiếu khả năng biện phân, mong muốn các hiện tượng tâm linh, một mong muốn đòi một cuộc nghiên cứu nhân học sâu xa hơn, nếu chúng ta muốn đề nghị niềm tin như một cách để có được một cuộc sống nhân bản thành công. Một nghị phụ Thượng Hội Đồng đã gợi ý: Nếu chúng ta không chẩn đoán rõ ràng về thân phận con người, thì chúng ta không có liệu pháp điều trị cho nó. Dù sao, chúng tôi có ý kiến này: ý nghĩa của chủ đề tính dục đối với giới trẻ, chỉ đơn thuần mô tả hiện tượng và một vài vấn đề trong các số 52-53 của bản văn [tức Tài Liệu Làm Việc] là điều không đủ. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu một sự đào sâu và định hướng nhân học về các chiều kích này với việc nhấn mạnh vào phẩm chất của mối liên hệ nhân bản”.
Trước tiên, nên lưu ý: ở đây họ đang dọn đường nhân học cho lập luận ủng hộ LGBT - rất có thể bằng cách nại đến thân phận "hay thay đổi" của con người (hãy nghĩ đến Bernard Häring). Thứ hai, nên lưu ý sự ngụy biện thần học - tức là, nếu chúng ta không hiểu thân phận con người, thì chúng ta không thể giải quyết được nó. Đối với vấn đề này, các nghị phụ nói tiếng Đức chắc chắn sẽ đưa ra sự đánh giá và biện pháp khắc phục của họ. Nhưng dĩ nhiên Giáo Hội hiểu biết thân phận con người (tội lỗi, đức hạnh, thói hư, vv) và do đó Giáo Hội có biện pháp khắc phục (ơn thánh, Lời Chúa và bí tích). Thứ ba, việc “nhấn mạnh đến phẩm chất của các mối liên hệ” nghe có vẻ như một sự thay thế chủ quan cho đặc điểm khách quan của mối liên hệ, nghĩa là, các mối liên hệ đồng tính có "phẩm chất" tình yêu cho dù về phương diện khách quan chúng sai phạm "lý tưởng" của tình yêu Kitô giáo và chúng ta phải "đồng hành" với họ.
Cuối cùng, nên lưu ý rằng các vị nói tiếng Đức đang tìm tòi một điều gì đó tiến bộ hơn những gì có trong Tài Liệu Làm Việc.
Và cuối cùng, nhận định của một linh mục trẻ người Mỹ:
Cái nhìn thoạt đầu vào các phúc trình tiếng Anh không gây được ấn tượng nào nơi tôi. Không có gì đặc biệt đáng trách trong đó cả, nhưng cũng chẳng có gì đặc biệt tốt về chúng nốt. Chỉ là một sự đối chiếu các ý tưởng với các mức độ công phúc khác nhau và nhắc đến việc các môn thể thao thú vị biết chừng nào (một cách nghiêm túc).
Nhưng Nhóm D, rõ ràng là nhóm tốt nhất trong các nhóm nói tiếng Anh, đã thu hút sự chú ý của tôi trong cuộc tranh luận của họ giữa một “Giáo hội lắng nghe” và một “Giáo hội giảng dạy.” Một vài sự phân biệt sẽ có ích ở đây. Thứ nhất, là một tín hữu của Giáo Hội theo nghĩa giáo luật / pháp lý không có nghĩa là người này đang ở trong tình trạng hiện sủng / có ơn thánh hóa. Người ta có thể là chỉ là một Kitô hữu in numero sed non merito (cho có số chứ không có phúc), như Thánh Tôma Aquinô từng nói, giữa những người khác. Tất nhiên, Chúa Giêsu đã ăn uống với những người tội lỗi (“lắng nghe họ”), nhưng chính là để đem họ đến với sự hồi tâm. Chúng ta không thể đơn thuần giả định rằng vì một người đã chịu phép rửa nên mọi ý kiến của họ về đạo đức tính dục đều có giá trị như nhau.
Thứ hai, có xu hướng ngày càng hướng về sự tập quyền ở đây. “Lắng nghe” diễn ra ở bình diện công chúng (ground level). Bất cứ giám mục / linh mục / người tốt nào có trách nhiệm mục vụ chắc chắn đều lắng nghe người khác và đối xử với họ một cách tôn trọng, ngay cả khi các ý kiến họ nắm giữ không phải là của riêng họ. Đó chỉ là lương tri và lòng tốt Kitô giáo. Nhưng lắng nghe ai đó một cách thành thực không phải là qui luật cho bất cứ hành động nào khác. Nó chỉ là nó mà thôi. Nếu người ta nghĩ rằng các mục tử của họ quan tâm đến họ, họ sẽ lắng nghe những gì các ngài phải nói, ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng ý. Nhưng đối với Tòa Thánh, tự đảm nhiệm quyền “lắng nghe” là bấu vào việc làm tốt mà những người có mặt tại hiện trường mỗi ngày trong các khung cảnh thừa tác vụ khác nhau vốn làm. Sự căng thẳng năng động của việc giúp đỡ người ta sống lối sống Kitô giáo đích thực không thể được giải quyết bằng lệnh lạc của Vatican. Công việc của Đức Giáo Hoàng và các giám mục là giảng dạy một cách trung thành và cổ vũ các sáng kiến tốt từ những người đã tiếp thu việc giảng dạy của các ngài.
Xavier Rynne II cho rằng các nhận xét trên đây là những nhận định thô về tư liệu thô và cần được đánh giá tương ứng. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng vốn đã khẩn thiết yêu cầu để bản văn nói nhiều hơn và nhấn mạnh sớm hơn về con người của Chúa Giêsu Kitô, sự cần thiết phải giữ khiết tịnh và giáo dục nhân đức, và lòng nhiệt thành Tin Mừng lớn hơn. Cần phải thảo luận nhiều hơn nữa trước khi hình dáng thực sự của thông điệp Thượng Hội Đồng trở nên rõ ràng.
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Đại lễ Tuyên Thánh cho ĐGH Phaolô Đệ Lục, ĐTGM Oscar Romero, và 5 vị Chân Phước khác
J.B. Đặng Minh An dịch
13:41 14/10/2018
Lúc 10g15 sáng Chúa Nhật 14 tháng 10, tức là Chúa Nhật thứ 28 mùa Thường Niên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tuyên thánh cho 7 Chân Phước gồm có Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero Galdámez, Cha Francesco Spinelli, Cha Vincenzo Romano, Sơ Maria Caterina Kasper, Sơ Nazaria Ignazia di Santa Teresa di Gesù March Mesa và anh Nunzio Sulprizio.
Hiện diện tại quảng trường có hơn 80 ngàn tín hữu. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 600 vị Hồng Y và Giám Mục, trong đó nhiều vị là nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên và khoảng 3 ngàn linh mục.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Bài đọc thứ hai cho chúng ta biết rằng “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4:12). Thực sự là thế này: Lời của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chân lý hay một trình thuật tâm linh phong phú; không - đó là một lời sống động chạm đến cuộc sống của chúng ta, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ở đó, đích thân Chúa Giêsu, Lời hằng sống của Thiên Chúa, ngỏ lời với tâm hồn chúng ta.
Cách riêng Tin Mừng mời gọi chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ với Chúa, theo gương “người thanh niên trẻ”, đã “chạy đến với Người” (xem Mc 10:17). Chúng ta có thể nhận ra chính mình nơi người thanh niên ấy. Văn bản Tin Mừng không nêu tên anh ta, như thể gợi ý rằng anh ta có thể đại diện cho mỗi một người trong chúng ta. Anh xin Chúa Giêsu cho biết làm thế nào để “được hưởng sự sống đời đời” (câu 17). Anh đang tìm kiếm cuộc sống bất tận, một cuộc sống viên mãn: ai trong chúng ta lại không muốn điều này? Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy anh muốn sự sống ấy như là một gia tài, như một điều thiện có thể thủ đắc được, có thể giành được bằng những nỗ lực của chính mình. Thực vậy, để có được điều thiện này, anh đã tuân giữ các lệnh truyền từ tấm bé và để đạt được điều đó, anh sẵn sàng làm theo những người khác; và vì thế anh ta hỏi: “Tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời?”
Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến anh bất ngờ. Chúa chăm chú nhìn anh và yêu mến anh (x. câu 21). Chúa Giêsu muốn thay đổi quan điểm của anh: từ việc tuân giữ các giới răn để được ân thưởng, đến một tình yêu tự do và hoàn toàn. Người thanh niên trẻ đó đang nói về cung và cầu, và Chúa Giêsu đề xuất với anh ta một câu chuyện tình yêu. Ngài yêu cầu chàng thanh niên đi từ việc tuân giữ lề luật đến việc trao ban chính bản thân, từ thái độ làm cho mình tới việc ở với Chúa. Và Chúa đưa ra một đường hướng sống thật rúng động cùng chàng trai: “Anh hãy bán tất cả những gì anh có, cho người nghèo.. rồi đến đây theo Ta!” (câu 21). Chúa Giêsu cũng nói với anh chị em: “Hãy đến đây, theo Ta!”. Hãy đến, chứ đừng đứng chôn chân tại chỗ, vì không làm gì xấu, vẫn chưa chủ để thuộc về Chúa Giêsu. Hãy theo Ta: đừng chỉ theo Chúa Giêsu khi anh chị em muốn, nhưng phải tìm Chúa mỗi ngày; đừng hài lòng với việc tuân giữ các giới răn, làm phúc bố thí một tí và đọc một vài kinh; nhưng hãy tìm kiếm nơi Ngài vị Thiên Chúa luôn yêu mến anh chị em, tìm nơi Chúa Giêsu vị Thiên Chúa là ý nghĩa cuộc đời anh chị em, là Đấng ban sức mạnh để anh chị em có thể trao ban chính mình.
Một lần nữa, Chúa Giêsu phán: “Hãy bán những gì anh có và trao ban cho người nghèo.” Chúa không thảo luận về các lý thuyết liên quan đến nghèo đói và sự giàu có, nhưng đi thẳng vào cuộc sống. Ngài yêu cầu anh chị em để lại đằng sau những gì đè nặng con tim anh chị em, hãy rũ bỏ khỏi anh chị em các thứ hàng hóa để có chỗ cho Ngài, là điều thiện duy nhất. Chúng ta không thể thực sự theo Chúa Giêsu khi lòng trí chúng ta chồng chất bao nhiêu thứ. Bởi vì nếu trái tim chúng ta đầy những hàng hóa, chúng ta sẽ không còn chỗ cho Chúa, Người sẽ trở thành chỉ một trong số những điều khác. Vì lý do này, sự giàu có là nguy hiểm và – như Chúa Giêsu nói - nó thậm chí còn làm cho ơn cứu rỗi của một người trở nên khó khăn. Không phải vì Thiên Chúa nghiêm khắc. Không phải thế! Vấn đề là từ phía chúng ta: chúng ta có nhiều quá, chúng ta muốn nhiều quá làm ngạt thở con tim chúng ta và làm cho chúng ta không có khả năng yêu thương. Do đó, Thánh Phaolô viết rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Ti-mô-thê 6:10). Chúng ta thấy điều này, nơi nào tiền là trung tâm, ở đó không có chỗ cho Thiên Chúa và cũng chẳng có chỗ cho con người.
Chúa Giêsu rất triệt để. Người cho đi tất cả và Người đòi hỏi tất cả: Ngài trao tặng một tình yêu tổng thể và đòi hỏi một trái tim không chia cách. Thậm chí ngày nay, Ngài ban chính mình cho chúng ta làm bánh hằng sống; lẽ nào chúng ta có thể đáp lại tình Ngài với những mẩu vụn vặt? Chỉ tuân giữ một số giới răn thôi thì chưa đủ để có thể đáp lại tình Chúa, là Đấng đã tự hạ mình thành người tôi tớ thậm chí đã đi đến tận cùng trên thập tự giá vì chúng ta. Chúng ta không thể trao cho Ngài, Đấng đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, chỉ một chút thời gian dư ra nào đó. Chúa Giêsu không hài lòng với “chút phần trăm yêu thương”: chúng ta không thể yêu Người hai mươi, hay năm mươi, hay sáu mươi phần trăm. Tình yêu hoặc là tất cả hoặc không có gì.
Anh chị em thân mến, trái tim của chúng ta giống như một nam châm: nó cho phép chính mình bị thu hút bởi tình yêu, nhưng nó chỉ có thể bám vào một chủ duy nhất và nó phải chọn: hoặc là nó yêu Thiên Chúa hoặc là nó yêu của cải thế gian (x. Mt 6: 24); hoặc là nó sống vì tình yêu hoặc là nó sống cho chính mình (x. Mc 8:35). Chúng ta hãy tự hỏi chính mình chúng ta đang ở đâu trong câu chuyện tình yêu của chúng ta với Thiên Chúa. Liệu chúng ta có tự hài lòng với một vài giới răn hay chúng ta theo Chúa Giêsu như những người yêu Chúa, thực sự sẵn sàng bỏ lại một cái gì đó vì Ngài? Chúa Giêsu đang hỏi mỗi người chúng ta và tất cả chúng ta khi Giáo Hội đang tiến về phía trước: liệu chúng ta có phải là một Giáo Hội chỉ rao giảng những giới răn tốt, hay là một Giáo Hội hiền thê của Chúa, đang lao về phía trước vì tình yêu mến Chúa mình? Chúng ta thực sự theo Người hay chúng ta quay trở lại với con đường của thế gian, giống như người thanh niên trẻ trong Tin Mừng? Nói tắt một điều, liệu Chúa Giêsu là đủ cho chúng ta, hay chúng ta còn muốn tìm kiếm thêm những bảo đảm của thế gian? Chúng ta hãy cầu xin ân sủng để luôn biết bỏ lại mọi thứ phía sau vì tình yêu dành cho Chúa: bỏ lại sự giàu có, lòng khát khao địa vị và quyền lực, và các cấu trúc không còn thích hợp để loan báo Tin Mừng, là những gánh nặng làm chậm sứ vụ của chúng ta, những ràng buộc cột chặt chúng ta với thế gian. Nếu không có một bước nhảy vọt trong tình yêu, cuộc sống của chúng ta và Giáo Hội của chúng ta trở nên ốm yếu vì “tự mãn và tự hài lòng” (Evangelii Gaudium, 95): chúng ta tìm vui nơi những hoan lạc thoáng qua, chúng ta đóng kín mình trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách vô dụng, chúng ta lui vào sự đơn điệu của một đời sống Kitô không có động lực, nơi một chút hài lòng che kín nỗi buồn của những điều chưa được hoàn thành.
Đây là điều diễn ra đối với người thanh niên, là người mà Tin Mừng nói với chúng ta - “đã quay đi với vẻ mặt buồn rầu” (câu 22). Anh ta bị trói buộc bởi các quy định của lề luật và bởi quá nhiều tài sản của mình đến nỗi không vượt thắng được con tim mình. Mặc dù anh ta đã gặp được Chúa Giêsu và nhận được ánh mắt yêu thương của Người, người thanh niên ấy đã buồn bã quay đi. Nỗi buồn là bằng chứng của một tình yêu chưa trọn, là dấu chỉ của một con tim nguội lạnh. Trái lại, một trái tim không bị đè nặng bởi của cải, một trái tim tự do yêu mến Chúa, luôn luôn lan tỏa niềm vui, một niềm vui thế giới ngày nay cần đến xiết bao. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã từng viết: “Chính là giữa chập chùng của khổ đau mà người dân của chúng ta cần biết đến niềm vui, cần nghe bài ca hân hoan” (Tông huấn Gaudete in Domino – Niềm Vui Kitô, I). Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta quay trở về với nguồn mạch của niềm vui, đó là cuộc gặp gỡ với Người, sự lựa chọn can đảm liều mất mọi thứ để theo Người, sự thỏa mãn khi bỏ lại một cái gì đó phía sau để chấp nhận con đường của Người. Các thánh nhân đã đi theo con đường này.
Đức Phaolô Đệ Lục cũng đã làm như vậy, và đã noi theo gương Thánh Tông Đồ mà người chọn là tước hiệu. Giống như Tông Đồ Phaolô, Đức Phaolô Đệ Lục đã dành đời mình cho Tin Mừng của Chúa Kitô, vượt qua những ranh giới mới và trở thành chứng nhân của Tin Mừng trong công bố và đối thoại, trở thành tiên tri của một Giáo Hội hướng ra bên ngoài, để tìm đến với những ai lạc xa và chăm sóc cho người nghèo. Ngay cả giữa những mệt mỏi và hiểu lầm, Thánh Phaolô Đệ Lục đã làm chứng một cách nhiệt thành cho vẻ đẹp và niềm vui khi triệt để theo Chúa Kitô. Hôm nay, cùng với Công đồng mà ngài là nhà lãnh đạo khôn ngoan, ngài vẫn thúc giục chúng ta hãy sống ơn gọi chung của chúng ta: đó là lời mời gọi phổ quát hướng đến sự thánh thiện. Không hướng đến các biện pháp nửa vời, nhưng hướng đến sự thánh thiện. Thật tuyệt vời khi cùng với ngài và các vị thánh mới khác ngày hôm nay, chúng ta có Đức Tổng Giám Mục Romero, là người đã rời bỏ sự an toàn của thế gian, ngay cả sự an toàn của chính mình, để trao ban sự sống của mình theo Phúc âm, gần gũi với người nghèo và mọi người, với một trái tim gần gũi với Chúa Giêsu và anh chị em của mình. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về Cha Francesco Spinelli, Cha Vincenzo Romano, Sơ Maria Caterina Kasper, Sơ Nazaria Ignazia của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và anh thanh niên trẻ miền Abruzzese-Neapolitan của chúng ta, là Nunzio Sulprizio: người thanh niên thánh thiện, can đảm, khiêm nhường đã gặp Chúa Giêsu trong đau khổ của mình, trong im lặng và trong sự dâng hiến chính mình. Tất cả những vị thánh này, trong những hoàn cảnh khác nhau, đã đưa lời của ngày hôm nay vào thực tiễn cuộc sống mình, không thờ ơ, không tính toán, nhưng với lòng nhiệt thành dám mạo hiểm mọi thứ và bỏ lại tất cả.
Anh chị em thân mến,
Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết bắt chước những gương sáng của các ngài.
Source: Libreria Editrice Vaticana HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS St Peter's Square Sunday, 14 October 2018
Hiện diện tại quảng trường có hơn 80 ngàn tín hữu. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 600 vị Hồng Y và Giám Mục, trong đó nhiều vị là nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên và khoảng 3 ngàn linh mục.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Bài đọc thứ hai cho chúng ta biết rằng “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Dt 4:12). Thực sự là thế này: Lời của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chân lý hay một trình thuật tâm linh phong phú; không - đó là một lời sống động chạm đến cuộc sống của chúng ta, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ở đó, đích thân Chúa Giêsu, Lời hằng sống của Thiên Chúa, ngỏ lời với tâm hồn chúng ta.
Cách riêng Tin Mừng mời gọi chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ với Chúa, theo gương “người thanh niên trẻ”, đã “chạy đến với Người” (xem Mc 10:17). Chúng ta có thể nhận ra chính mình nơi người thanh niên ấy. Văn bản Tin Mừng không nêu tên anh ta, như thể gợi ý rằng anh ta có thể đại diện cho mỗi một người trong chúng ta. Anh xin Chúa Giêsu cho biết làm thế nào để “được hưởng sự sống đời đời” (câu 17). Anh đang tìm kiếm cuộc sống bất tận, một cuộc sống viên mãn: ai trong chúng ta lại không muốn điều này? Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy anh muốn sự sống ấy như là một gia tài, như một điều thiện có thể thủ đắc được, có thể giành được bằng những nỗ lực của chính mình. Thực vậy, để có được điều thiện này, anh đã tuân giữ các lệnh truyền từ tấm bé và để đạt được điều đó, anh sẵn sàng làm theo những người khác; và vì thế anh ta hỏi: “Tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời?”
Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến anh bất ngờ. Chúa chăm chú nhìn anh và yêu mến anh (x. câu 21). Chúa Giêsu muốn thay đổi quan điểm của anh: từ việc tuân giữ các giới răn để được ân thưởng, đến một tình yêu tự do và hoàn toàn. Người thanh niên trẻ đó đang nói về cung và cầu, và Chúa Giêsu đề xuất với anh ta một câu chuyện tình yêu. Ngài yêu cầu chàng thanh niên đi từ việc tuân giữ lề luật đến việc trao ban chính bản thân, từ thái độ làm cho mình tới việc ở với Chúa. Và Chúa đưa ra một đường hướng sống thật rúng động cùng chàng trai: “Anh hãy bán tất cả những gì anh có, cho người nghèo.. rồi đến đây theo Ta!” (câu 21). Chúa Giêsu cũng nói với anh chị em: “Hãy đến đây, theo Ta!”. Hãy đến, chứ đừng đứng chôn chân tại chỗ, vì không làm gì xấu, vẫn chưa chủ để thuộc về Chúa Giêsu. Hãy theo Ta: đừng chỉ theo Chúa Giêsu khi anh chị em muốn, nhưng phải tìm Chúa mỗi ngày; đừng hài lòng với việc tuân giữ các giới răn, làm phúc bố thí một tí và đọc một vài kinh; nhưng hãy tìm kiếm nơi Ngài vị Thiên Chúa luôn yêu mến anh chị em, tìm nơi Chúa Giêsu vị Thiên Chúa là ý nghĩa cuộc đời anh chị em, là Đấng ban sức mạnh để anh chị em có thể trao ban chính mình.
Một lần nữa, Chúa Giêsu phán: “Hãy bán những gì anh có và trao ban cho người nghèo.” Chúa không thảo luận về các lý thuyết liên quan đến nghèo đói và sự giàu có, nhưng đi thẳng vào cuộc sống. Ngài yêu cầu anh chị em để lại đằng sau những gì đè nặng con tim anh chị em, hãy rũ bỏ khỏi anh chị em các thứ hàng hóa để có chỗ cho Ngài, là điều thiện duy nhất. Chúng ta không thể thực sự theo Chúa Giêsu khi lòng trí chúng ta chồng chất bao nhiêu thứ. Bởi vì nếu trái tim chúng ta đầy những hàng hóa, chúng ta sẽ không còn chỗ cho Chúa, Người sẽ trở thành chỉ một trong số những điều khác. Vì lý do này, sự giàu có là nguy hiểm và – như Chúa Giêsu nói - nó thậm chí còn làm cho ơn cứu rỗi của một người trở nên khó khăn. Không phải vì Thiên Chúa nghiêm khắc. Không phải thế! Vấn đề là từ phía chúng ta: chúng ta có nhiều quá, chúng ta muốn nhiều quá làm ngạt thở con tim chúng ta và làm cho chúng ta không có khả năng yêu thương. Do đó, Thánh Phaolô viết rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Ti-mô-thê 6:10). Chúng ta thấy điều này, nơi nào tiền là trung tâm, ở đó không có chỗ cho Thiên Chúa và cũng chẳng có chỗ cho con người.
Chúa Giêsu rất triệt để. Người cho đi tất cả và Người đòi hỏi tất cả: Ngài trao tặng một tình yêu tổng thể và đòi hỏi một trái tim không chia cách. Thậm chí ngày nay, Ngài ban chính mình cho chúng ta làm bánh hằng sống; lẽ nào chúng ta có thể đáp lại tình Ngài với những mẩu vụn vặt? Chỉ tuân giữ một số giới răn thôi thì chưa đủ để có thể đáp lại tình Chúa, là Đấng đã tự hạ mình thành người tôi tớ thậm chí đã đi đến tận cùng trên thập tự giá vì chúng ta. Chúng ta không thể trao cho Ngài, Đấng đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, chỉ một chút thời gian dư ra nào đó. Chúa Giêsu không hài lòng với “chút phần trăm yêu thương”: chúng ta không thể yêu Người hai mươi, hay năm mươi, hay sáu mươi phần trăm. Tình yêu hoặc là tất cả hoặc không có gì.
Anh chị em thân mến, trái tim của chúng ta giống như một nam châm: nó cho phép chính mình bị thu hút bởi tình yêu, nhưng nó chỉ có thể bám vào một chủ duy nhất và nó phải chọn: hoặc là nó yêu Thiên Chúa hoặc là nó yêu của cải thế gian (x. Mt 6: 24); hoặc là nó sống vì tình yêu hoặc là nó sống cho chính mình (x. Mc 8:35). Chúng ta hãy tự hỏi chính mình chúng ta đang ở đâu trong câu chuyện tình yêu của chúng ta với Thiên Chúa. Liệu chúng ta có tự hài lòng với một vài giới răn hay chúng ta theo Chúa Giêsu như những người yêu Chúa, thực sự sẵn sàng bỏ lại một cái gì đó vì Ngài? Chúa Giêsu đang hỏi mỗi người chúng ta và tất cả chúng ta khi Giáo Hội đang tiến về phía trước: liệu chúng ta có phải là một Giáo Hội chỉ rao giảng những giới răn tốt, hay là một Giáo Hội hiền thê của Chúa, đang lao về phía trước vì tình yêu mến Chúa mình? Chúng ta thực sự theo Người hay chúng ta quay trở lại với con đường của thế gian, giống như người thanh niên trẻ trong Tin Mừng? Nói tắt một điều, liệu Chúa Giêsu là đủ cho chúng ta, hay chúng ta còn muốn tìm kiếm thêm những bảo đảm của thế gian? Chúng ta hãy cầu xin ân sủng để luôn biết bỏ lại mọi thứ phía sau vì tình yêu dành cho Chúa: bỏ lại sự giàu có, lòng khát khao địa vị và quyền lực, và các cấu trúc không còn thích hợp để loan báo Tin Mừng, là những gánh nặng làm chậm sứ vụ của chúng ta, những ràng buộc cột chặt chúng ta với thế gian. Nếu không có một bước nhảy vọt trong tình yêu, cuộc sống của chúng ta và Giáo Hội của chúng ta trở nên ốm yếu vì “tự mãn và tự hài lòng” (Evangelii Gaudium, 95): chúng ta tìm vui nơi những hoan lạc thoáng qua, chúng ta đóng kín mình trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách vô dụng, chúng ta lui vào sự đơn điệu của một đời sống Kitô không có động lực, nơi một chút hài lòng che kín nỗi buồn của những điều chưa được hoàn thành.
Đây là điều diễn ra đối với người thanh niên, là người mà Tin Mừng nói với chúng ta - “đã quay đi với vẻ mặt buồn rầu” (câu 22). Anh ta bị trói buộc bởi các quy định của lề luật và bởi quá nhiều tài sản của mình đến nỗi không vượt thắng được con tim mình. Mặc dù anh ta đã gặp được Chúa Giêsu và nhận được ánh mắt yêu thương của Người, người thanh niên ấy đã buồn bã quay đi. Nỗi buồn là bằng chứng của một tình yêu chưa trọn, là dấu chỉ của một con tim nguội lạnh. Trái lại, một trái tim không bị đè nặng bởi của cải, một trái tim tự do yêu mến Chúa, luôn luôn lan tỏa niềm vui, một niềm vui thế giới ngày nay cần đến xiết bao. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã từng viết: “Chính là giữa chập chùng của khổ đau mà người dân của chúng ta cần biết đến niềm vui, cần nghe bài ca hân hoan” (Tông huấn Gaudete in Domino – Niềm Vui Kitô, I). Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta quay trở về với nguồn mạch của niềm vui, đó là cuộc gặp gỡ với Người, sự lựa chọn can đảm liều mất mọi thứ để theo Người, sự thỏa mãn khi bỏ lại một cái gì đó phía sau để chấp nhận con đường của Người. Các thánh nhân đã đi theo con đường này.
Đức Phaolô Đệ Lục cũng đã làm như vậy, và đã noi theo gương Thánh Tông Đồ mà người chọn là tước hiệu. Giống như Tông Đồ Phaolô, Đức Phaolô Đệ Lục đã dành đời mình cho Tin Mừng của Chúa Kitô, vượt qua những ranh giới mới và trở thành chứng nhân của Tin Mừng trong công bố và đối thoại, trở thành tiên tri của một Giáo Hội hướng ra bên ngoài, để tìm đến với những ai lạc xa và chăm sóc cho người nghèo. Ngay cả giữa những mệt mỏi và hiểu lầm, Thánh Phaolô Đệ Lục đã làm chứng một cách nhiệt thành cho vẻ đẹp và niềm vui khi triệt để theo Chúa Kitô. Hôm nay, cùng với Công đồng mà ngài là nhà lãnh đạo khôn ngoan, ngài vẫn thúc giục chúng ta hãy sống ơn gọi chung của chúng ta: đó là lời mời gọi phổ quát hướng đến sự thánh thiện. Không hướng đến các biện pháp nửa vời, nhưng hướng đến sự thánh thiện. Thật tuyệt vời khi cùng với ngài và các vị thánh mới khác ngày hôm nay, chúng ta có Đức Tổng Giám Mục Romero, là người đã rời bỏ sự an toàn của thế gian, ngay cả sự an toàn của chính mình, để trao ban sự sống của mình theo Phúc âm, gần gũi với người nghèo và mọi người, với một trái tim gần gũi với Chúa Giêsu và anh chị em của mình. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về Cha Francesco Spinelli, Cha Vincenzo Romano, Sơ Maria Caterina Kasper, Sơ Nazaria Ignazia của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, và anh thanh niên trẻ miền Abruzzese-Neapolitan của chúng ta, là Nunzio Sulprizio: người thanh niên thánh thiện, can đảm, khiêm nhường đã gặp Chúa Giêsu trong đau khổ của mình, trong im lặng và trong sự dâng hiến chính mình. Tất cả những vị thánh này, trong những hoàn cảnh khác nhau, đã đưa lời của ngày hôm nay vào thực tiễn cuộc sống mình, không thờ ơ, không tính toán, nhưng với lòng nhiệt thành dám mạo hiểm mọi thứ và bỏ lại tất cả.
Anh chị em thân mến,
Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết bắt chước những gương sáng của các ngài.
Source: Libreria Editrice Vaticana HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS St Peter's Square Sunday, 14 October 2018
Đức Phaolô VI và Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ
Vũ Văn An
18:47 14/10/2018
Thập niên cuối cùng trong triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng mới được Đức Phanxicô phong thánh hôm qua, không hẳn là một thập niên vui vẻ cho lắm. Cuộc tranh cãi khắp thế giới về thông điệp Humanae Vitae (Sư Sống Con Người) năm 1968 của ngài, một cuộc tranh cãi có lúc đã trở thành bạo động hết sức về phương diện tu từ, đã làm tổn thương người vốn mang tên Giovanni Battista Montini rất nhiều vì ngài vốn là một tâm hồn rất nhậy cảm.
Giáo huấn của ngài về các phương tiện thích đáng để kế hoạch hóa gia đình thường bị trình bầy sai lạc như là một ý thức hệ “sinh sảnh bằng mọi giá”, trong khi thực ra, ngài dạy rằng kế hoạch hóa gia đình là một nghĩa vụ luân lý và một việc thực thi nhân đức khôn ngoan một cách tinh tế. Nhiều giám mục anh em đã bỏ rơi ngài giữa các cuộc chiến xoay quanh Humanae Vitae; các vị này quyết tâm đẩy mạnh nhiều nghị trình luân lý và thần học khác hay chịu khuất phục trước nền văn hóa công cộng hiện hành và cuộc cách mạng tình dục. Đối đầu với sự bất đồng công khai và tràn lan này đối với thông điệp của ngài, Đức Phaolô VI dường như đã đưa ra một quyết định đầy ý thức sẽ không áp đặt bất cứ kỷ luật tín lý và luân lý nào nữa với hy vọng cuộc thảo luận hợp lý sẽ ngăn chặn bất cứ chia rẽ nào khác trong Giáo Hội hậu Vatican II. Nhưng, chiến lược này, cùng với chính sách Ostpolitik (hòa hoãn Đông Tây) của ngài nhằm tạo thỏa hiệp ở Trung Âu, đều đã không thành công; kết quả vẫn còn đang hiện diện với chúng ta ngày nay, trong cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục và sự nhát đảm và hành động phi pháp của một số giám mục.
Đức Phaolô không bao giờ còn viết thêm một thông điệp nào nữa. Nhưng về cuối điều vốn khởi đầu như một triều giáo hoàng thành công và năng động và đang kết thúc trong sự mệt nhoài hụt hơi của cả giáo hoàng lẫn giáo hội, ngài đã gom hết sức lực trong một cố gắng nhằm chấm dứt cuộc trôi dạt hậu công đồng, và đã phát ra tiếng kèn đầu tiên nhằm hiệu triệu Giáo Hội Công Giáo hướng tới điều, người kế nhiệm thứ hai của ngài, Đức Gioan Phaolô II, sẽ đặt tên là “Tân Phúc Âm Hóa”. Điều oái oăm và cuối cùng có thể có tính an ủi là lễ phong thánh Chúa Nhật qua đã diễn ra trong lúc tạm nghỉ của Thượng Hội Đồng năm 2018. Vì dịp để Đức Phaolô VI thách thức Giáo Hội thế giới nghĩ đến sinh quyền rao giảng tin mừng và truyền giáo của mình là một Thượng Hội Đồng thất bại.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng năm 1974 là “Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại”, và trong khi có sự đồng thuận về đề nghị tổng quát cho rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra cảm thức này: truyền giáo và phúc âm hóa là trách nhiệm của mọi Kitô hữu, thì lại có rất ít đồng thuận ngoài đồng thuận ấy. Mặt khác, có một bất đồng đáng kể về mối tương quan của việc phúc âm hóa trong Thế Giới Thứ Ba đối với việc “giải phóng” mà ý nghĩa của nó cũng bị tranh cãi rất nhiều. Có điều đáng lưu ý là vị tổng phúc trình viên của Thượng Hội Đồng này chính là Hồng Y Karol Wojtyła của Cracow, tức vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta sau này. Vị này được trao nhiệm vụ khai triển phúc trình sau cùng để được toàn thể Thượng Hội Đồng chấp thuận, nhưng đã không thể thực hiện được việc này. Thành thử Thượng Hội Đồng năm 1974 kết thúc trong một bất hòa, có thể nói như thế, các tư liệu của nó đã được trao cho một ủy ban giáo hoàng; ủy ban này sau đó đã trình sự việc lên Đức Phaolô VI với gợi ý ngài nên làm một điều gì đó. Đức Phaolô quyết định làm theo. Kết quả là “Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng” đầu tiên ra đời, đó là Tông huấn Evangelii Nuntiandi [Công Bố Tin Mừng], được công bố ngày 8 tháng 12 năm 1975.
Được soạn thảo bởi Cha Dòng Dòng Đaminh người Ba Tây, Cha Lucas Moreira Neves, các chủ đề của Evangelii Nuntiandi rõ ràng phản ảnh xác tín gắn liền với danh giáo hoàng của Đức Giovanni Battista Montini: Giáo Hội tương lai phải là một công trình Phaolô hay một công trình truyền giáo. Do đó, Evangelii Nuntiandi phác thảo một cách tiếp cận với việc đạo Công Giáo tự hiểu về chính mình, trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, Người Rao Giảng Tin Mừng Đầu Hết, có tính Tin Mừng trong chính yếu tính của mình: truyền giáo là yếu tính của Giáo Hội, chứ không phải là điều Giáo Hội làm. Đàng khác, Đức Phaolô VI nhấn mạnh, việc công bố Tin Mừng này không phải là một lời kêu gọi chung chung đối với khuôn phép lịch thiệp nhân bản mà là một lời kêu gọi thẳng thừng và không hề biện giáo phải gặp gỡ con người sống động của Chúa Giêsu Kitô: “Sẽ không có phúc âm hóa thực sự nếu danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, vương quốc, và mầu nhiệm của Chúa Giêsu thành Nadarét không được công bố”. Khồng hề có sự áp đặt nào ở đây nhưng cũng không hề có sự nhát đảm. Giáo Hội phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, và không điều gì khác.
Khi thảo luận việc làm thế nào để lời công bố trên và việc đề xuất tình bạn với Chúa Kitô được thực hiện tốt đẹp nhất vào cuối thời hiện đại, Đức Phaolô VI sáng nghĩ ra một nhận định đầy tính đặc sủng bằng cách triển khai trong Evangelii Nuntiandi một công thức mà ngài vốn thường sử dụng trong các giảng giải và giáo huấn của ngài: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn là các thầy dạy, mà nếu có lắng nghe các thầy dạy, thì bời vì các thầy dạy này là các nhân chứng”. Thành thử không có khoảng cách nào giữa điều Giáo Hội công bố và điều Giáo Họi sống, hay giữa điều các môn đệ Kitô hữu đề nghị với người khác và cung cách họ sống cuộc sống riêng của chính họ. Đề nghị và chứng tá chỉ là một mối: chúng tạo thành chiếc áo không đường nối, có thể nói thế, của phúc âm hóa.
Đức Phaolô nhấn mạnh: gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô là gặp gỡ Giáo Hội. Gia nhập Giáo Hội là nhập thân vào một cộng đồng tín hữu biết sống bằng các bí tích, nguồn ơn thánh nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, và đức mến huynh đệ. Và trở thành chi thể theo nghĩa trọn vẹn nhất của Giáo Hội được sắp xếp theo bí tích này, người được phúc âm hóa phải trở thành người đi phúc âm hóa: đời sống bí tích của Giáo Hội vừa là phương tiện nên thánh bản thân vừa là diễn đàn truyền giáo, làm chứng và phục vụ. Và Đức Phaolô dạy rằng: khi trở thành người rao giảng Tin Mừng, các Kitô hữu cũng trở thành những người biến đổi và canh tân văn hóa. Vì họ cung ứng cho thế giới một nền nhân bản chân thật và đầy đủ, một nền nhân bản trong đó, các đặc quyền của lương tâm và các đòi hỏi của chân lý ăn khớp với nhau, khi chân lý được tự do chấp nhận và đem ra sống trong một thế giới hoà giải và nhân bản hóa sâu sắc hơn.
Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày ban hành Evangelii Nuntiandi, Đức Hồng Y Lucas Moreira Neves mô tả tông huấn như là “di chúc mục vụ gửi Giáo Hội” của Đức Phaolô VI. Thực ra, nó còn hơn thế nữa. Người ta còn dám gợi ý rằng Evangelii Nuntiandi là chiếc lăng kính qua đó, Đức Phaolô VI thúc giục Giáo Hội đọc toàn bộ Vatican II: như bài diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII, Gaudet Mater Ecclesia [Mẹ Giáo Hội Hãy Hân Hoan] trở thành mệnh lệnh cho công việc của Công Đồng thế nào, thì Evangelii Nuntiandi là bản tóm lược của Đức Phaolô VI về các thành tựu và mệnh lệnh để sống 16 văn kiện của công dồng này như một toàn bộ nhất quán. Theo nghĩa này, văn kiện giáo huấn cuối cùng trong huấn quyền của Đức Phaolô VI quả đã tìm cách kết thúc cảnh trôi dạt trong Giáo Hội và hướng Đạo Công Giáo về một tương lai có tinh thần Tin Mừng khỏe khoắn hơn.
Khi tham dự nghi lễ tuyên thánh tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, các nghị phụ Thượng Hội Đồng lần này hẳn suy nghĩ về cảm thức khẩn thiết phải truyền giảng Tin Mừng, một cảm thức vốn gợi hứng để Đức Phaolô VI soạn thảo Evangelii Nuntiandi, một bản văn cùng với chứng tá tiên tri của Humanae Vitae, là một trong hai cuốn sách có tính huấn quyền đánh dấu buổi đầu và buổi kết thúc một triều giáo hoàng đầy sóng gió. “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta...”, Thánh Phaolô viết trong thư thứ hai gửi tin hữu Côrintô (2Cr 5:14): tình yêu rực lửa ấy không gợi ý, hay bóng gió xa xôi, hoặc thúc cùi chỏ; nó thôi thúc. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cố gắng đốt lên một điều giống như ngọn lửa Phaolô trong bài góp ý của ngài ở buổi đầu Thượng Hội Đồng năm 2018:
“Chúng ta cần phải lắng nghe người trẻ. Đây là điều sinh tử. Người mọi thời đều mong được lắng nghe. Nhưng Thánh Phaolô không quyết định “lắng nghe” có 1 năm khi ngài tới Côrintô. Đức tin của ngài không để ngài chờ đợi. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’, đây là ngọn lửa trong trái tim ngài; đây là một thứ tin tưởng tuyệt đối từng dẫn ngài đi rao giảng Chúa Giêsu Kitô từ ngày thứ nhất, bất chấp người ta chấp nhận hay bác bỏ ngài. Ngài rao giảng một Chúa Kitô luôn nhấn mạnh đến việc hồi tâm triệt để nhưng cũng giải thoát linh hồn chính vì sự hồi tâm này”.
Lời kêu gọi khẩn thiết rao giảng Tin Mừng ấy chắc chắn được tác giả Evangelii Nuntiandi chấp thuận.
Phóng dịch George Weigel trong Letters from The Synod, No. 8, 12 October 2018, do Xavier Rynne II chủ biên
Giáo huấn của ngài về các phương tiện thích đáng để kế hoạch hóa gia đình thường bị trình bầy sai lạc như là một ý thức hệ “sinh sảnh bằng mọi giá”, trong khi thực ra, ngài dạy rằng kế hoạch hóa gia đình là một nghĩa vụ luân lý và một việc thực thi nhân đức khôn ngoan một cách tinh tế. Nhiều giám mục anh em đã bỏ rơi ngài giữa các cuộc chiến xoay quanh Humanae Vitae; các vị này quyết tâm đẩy mạnh nhiều nghị trình luân lý và thần học khác hay chịu khuất phục trước nền văn hóa công cộng hiện hành và cuộc cách mạng tình dục. Đối đầu với sự bất đồng công khai và tràn lan này đối với thông điệp của ngài, Đức Phaolô VI dường như đã đưa ra một quyết định đầy ý thức sẽ không áp đặt bất cứ kỷ luật tín lý và luân lý nào nữa với hy vọng cuộc thảo luận hợp lý sẽ ngăn chặn bất cứ chia rẽ nào khác trong Giáo Hội hậu Vatican II. Nhưng, chiến lược này, cùng với chính sách Ostpolitik (hòa hoãn Đông Tây) của ngài nhằm tạo thỏa hiệp ở Trung Âu, đều đã không thành công; kết quả vẫn còn đang hiện diện với chúng ta ngày nay, trong cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục và sự nhát đảm và hành động phi pháp của một số giám mục.
Đức Phaolô không bao giờ còn viết thêm một thông điệp nào nữa. Nhưng về cuối điều vốn khởi đầu như một triều giáo hoàng thành công và năng động và đang kết thúc trong sự mệt nhoài hụt hơi của cả giáo hoàng lẫn giáo hội, ngài đã gom hết sức lực trong một cố gắng nhằm chấm dứt cuộc trôi dạt hậu công đồng, và đã phát ra tiếng kèn đầu tiên nhằm hiệu triệu Giáo Hội Công Giáo hướng tới điều, người kế nhiệm thứ hai của ngài, Đức Gioan Phaolô II, sẽ đặt tên là “Tân Phúc Âm Hóa”. Điều oái oăm và cuối cùng có thể có tính an ủi là lễ phong thánh Chúa Nhật qua đã diễn ra trong lúc tạm nghỉ của Thượng Hội Đồng năm 2018. Vì dịp để Đức Phaolô VI thách thức Giáo Hội thế giới nghĩ đến sinh quyền rao giảng tin mừng và truyền giáo của mình là một Thượng Hội Đồng thất bại.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng năm 1974 là “Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại”, và trong khi có sự đồng thuận về đề nghị tổng quát cho rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra cảm thức này: truyền giáo và phúc âm hóa là trách nhiệm của mọi Kitô hữu, thì lại có rất ít đồng thuận ngoài đồng thuận ấy. Mặt khác, có một bất đồng đáng kể về mối tương quan của việc phúc âm hóa trong Thế Giới Thứ Ba đối với việc “giải phóng” mà ý nghĩa của nó cũng bị tranh cãi rất nhiều. Có điều đáng lưu ý là vị tổng phúc trình viên của Thượng Hội Đồng này chính là Hồng Y Karol Wojtyła của Cracow, tức vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta sau này. Vị này được trao nhiệm vụ khai triển phúc trình sau cùng để được toàn thể Thượng Hội Đồng chấp thuận, nhưng đã không thể thực hiện được việc này. Thành thử Thượng Hội Đồng năm 1974 kết thúc trong một bất hòa, có thể nói như thế, các tư liệu của nó đã được trao cho một ủy ban giáo hoàng; ủy ban này sau đó đã trình sự việc lên Đức Phaolô VI với gợi ý ngài nên làm một điều gì đó. Đức Phaolô quyết định làm theo. Kết quả là “Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng” đầu tiên ra đời, đó là Tông huấn Evangelii Nuntiandi [Công Bố Tin Mừng], được công bố ngày 8 tháng 12 năm 1975.
Được soạn thảo bởi Cha Dòng Dòng Đaminh người Ba Tây, Cha Lucas Moreira Neves, các chủ đề của Evangelii Nuntiandi rõ ràng phản ảnh xác tín gắn liền với danh giáo hoàng của Đức Giovanni Battista Montini: Giáo Hội tương lai phải là một công trình Phaolô hay một công trình truyền giáo. Do đó, Evangelii Nuntiandi phác thảo một cách tiếp cận với việc đạo Công Giáo tự hiểu về chính mình, trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, Người Rao Giảng Tin Mừng Đầu Hết, có tính Tin Mừng trong chính yếu tính của mình: truyền giáo là yếu tính của Giáo Hội, chứ không phải là điều Giáo Hội làm. Đàng khác, Đức Phaolô VI nhấn mạnh, việc công bố Tin Mừng này không phải là một lời kêu gọi chung chung đối với khuôn phép lịch thiệp nhân bản mà là một lời kêu gọi thẳng thừng và không hề biện giáo phải gặp gỡ con người sống động của Chúa Giêsu Kitô: “Sẽ không có phúc âm hóa thực sự nếu danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, vương quốc, và mầu nhiệm của Chúa Giêsu thành Nadarét không được công bố”. Khồng hề có sự áp đặt nào ở đây nhưng cũng không hề có sự nhát đảm. Giáo Hội phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, và không điều gì khác.
Khi thảo luận việc làm thế nào để lời công bố trên và việc đề xuất tình bạn với Chúa Kitô được thực hiện tốt đẹp nhất vào cuối thời hiện đại, Đức Phaolô VI sáng nghĩ ra một nhận định đầy tính đặc sủng bằng cách triển khai trong Evangelii Nuntiandi một công thức mà ngài vốn thường sử dụng trong các giảng giải và giáo huấn của ngài: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn là các thầy dạy, mà nếu có lắng nghe các thầy dạy, thì bời vì các thầy dạy này là các nhân chứng”. Thành thử không có khoảng cách nào giữa điều Giáo Hội công bố và điều Giáo Họi sống, hay giữa điều các môn đệ Kitô hữu đề nghị với người khác và cung cách họ sống cuộc sống riêng của chính họ. Đề nghị và chứng tá chỉ là một mối: chúng tạo thành chiếc áo không đường nối, có thể nói thế, của phúc âm hóa.
Đức Phaolô nhấn mạnh: gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô là gặp gỡ Giáo Hội. Gia nhập Giáo Hội là nhập thân vào một cộng đồng tín hữu biết sống bằng các bí tích, nguồn ơn thánh nuôi dưỡng đức tin, đức cậy, và đức mến huynh đệ. Và trở thành chi thể theo nghĩa trọn vẹn nhất của Giáo Hội được sắp xếp theo bí tích này, người được phúc âm hóa phải trở thành người đi phúc âm hóa: đời sống bí tích của Giáo Hội vừa là phương tiện nên thánh bản thân vừa là diễn đàn truyền giáo, làm chứng và phục vụ. Và Đức Phaolô dạy rằng: khi trở thành người rao giảng Tin Mừng, các Kitô hữu cũng trở thành những người biến đổi và canh tân văn hóa. Vì họ cung ứng cho thế giới một nền nhân bản chân thật và đầy đủ, một nền nhân bản trong đó, các đặc quyền của lương tâm và các đòi hỏi của chân lý ăn khớp với nhau, khi chân lý được tự do chấp nhận và đem ra sống trong một thế giới hoà giải và nhân bản hóa sâu sắc hơn.
Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày ban hành Evangelii Nuntiandi, Đức Hồng Y Lucas Moreira Neves mô tả tông huấn như là “di chúc mục vụ gửi Giáo Hội” của Đức Phaolô VI. Thực ra, nó còn hơn thế nữa. Người ta còn dám gợi ý rằng Evangelii Nuntiandi là chiếc lăng kính qua đó, Đức Phaolô VI thúc giục Giáo Hội đọc toàn bộ Vatican II: như bài diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII, Gaudet Mater Ecclesia [Mẹ Giáo Hội Hãy Hân Hoan] trở thành mệnh lệnh cho công việc của Công Đồng thế nào, thì Evangelii Nuntiandi là bản tóm lược của Đức Phaolô VI về các thành tựu và mệnh lệnh để sống 16 văn kiện của công dồng này như một toàn bộ nhất quán. Theo nghĩa này, văn kiện giáo huấn cuối cùng trong huấn quyền của Đức Phaolô VI quả đã tìm cách kết thúc cảnh trôi dạt trong Giáo Hội và hướng Đạo Công Giáo về một tương lai có tinh thần Tin Mừng khỏe khoắn hơn.
Khi tham dự nghi lễ tuyên thánh tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, các nghị phụ Thượng Hội Đồng lần này hẳn suy nghĩ về cảm thức khẩn thiết phải truyền giảng Tin Mừng, một cảm thức vốn gợi hứng để Đức Phaolô VI soạn thảo Evangelii Nuntiandi, một bản văn cùng với chứng tá tiên tri của Humanae Vitae, là một trong hai cuốn sách có tính huấn quyền đánh dấu buổi đầu và buổi kết thúc một triều giáo hoàng đầy sóng gió. “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta...”, Thánh Phaolô viết trong thư thứ hai gửi tin hữu Côrintô (2Cr 5:14): tình yêu rực lửa ấy không gợi ý, hay bóng gió xa xôi, hoặc thúc cùi chỏ; nó thôi thúc. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cố gắng đốt lên một điều giống như ngọn lửa Phaolô trong bài góp ý của ngài ở buổi đầu Thượng Hội Đồng năm 2018:
“Chúng ta cần phải lắng nghe người trẻ. Đây là điều sinh tử. Người mọi thời đều mong được lắng nghe. Nhưng Thánh Phaolô không quyết định “lắng nghe” có 1 năm khi ngài tới Côrintô. Đức tin của ngài không để ngài chờ đợi. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’, đây là ngọn lửa trong trái tim ngài; đây là một thứ tin tưởng tuyệt đối từng dẫn ngài đi rao giảng Chúa Giêsu Kitô từ ngày thứ nhất, bất chấp người ta chấp nhận hay bác bỏ ngài. Ngài rao giảng một Chúa Kitô luôn nhấn mạnh đến việc hồi tâm triệt để nhưng cũng giải thoát linh hồn chính vì sự hồi tâm này”.
Lời kêu gọi khẩn thiết rao giảng Tin Mừng ấy chắc chắn được tác giả Evangelii Nuntiandi chấp thuận.
Phóng dịch George Weigel trong Letters from The Synod, No. 8, 12 October 2018, do Xavier Rynne II chủ biên
Mục sư Hoa Kỳ được trả tự do tại Thổ Nhĩ Kỳ sau những năm bị giam giữ.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:54 14/10/2018
(EWTN News/CNA) Một phiên tòa Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tự do cho một mục sư Hoa Kỳ là Andrew Brunson sau hai năm bị giam giữ, để trở lại Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng Mười.
Mục sư Brunson, 50 tuổi là thành viên của Giáo Hội Truyền Giáo, đã từng sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trên 20 năm. Ông đã trông coi một giáo đoàn nhỏ thuộc thành phố Izmir.
Mục sư là người gốc bang North Carolina, đã nói trước quyết định của tòa rằng “Tôi là người vô tội. Tôi yêu Chúa Giê-su. Tôi yêu nước Thổ Nhĩ Kỳ.”
Ông đã bị giam giữ trong hai năm vì tội khủng bố và những cáo buộc liên quan tới gián điệp. Những cáo buộc gồm việc dính líu tới các chiến bình người Kurdish và những người ủng hộ lãnh tụ Hồi Giáo Fethulah Gulen, người mà nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đã âm mưu một cuộc đảo chính vào năm 2016.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm sự dẫn độ Gulen từ Hoa Kỳ., và Tổng Thống Thổ là Recep Tayyip Erdogan đã có lần đề nghị chuyển đổi ông Brunson để nhận được Gulen.
Cả ông Brunson và các viên chức Hoa Kỳ đều nói rằng những cáo buộc chống lại ông là sai lầm. Vào tháng Bẩy, giới chức Thổ đã chuyển ông Brunson tới nhà để quản thúc tại gia vì lý do sức khỏe và ông đã sống tại nhà với vợ là bà Norine.
Vụ án của ông đã được sự giúp đỡ đáng kể từ chính quyền TT Trump và các nhà lãnh đạo chính trị khác.
Dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Thế Giới và là đồng Chủ Tịch Ủy Ban Helsinki của Hoa Kỳ đã nói rằng “Tôi rất vui trước tin Mục Sư Andrew Brunson cuối cùng đã thoát khỏi sự giam giữ tàn bạo và bất công và đang an bình trở về Hoa Kỳ.”
“Trong gần hai năm, ông đã là nạn nhân của những nổ lực của TT Erdogan và chính quyền Thổ nhằm đàn áp tự do tôn giáo khi ông bị tống giam, và rồi chuyển về quản thúc tại gia vào tháng Bẩy với những cáo buộc phi lý về tội gián điệp và ủng hộ khủng bố, trong khi gia đình ông phải chịu đau khổ quá nhiều.”
Các nhân chứng đã nói với tòa rằng lời khai của họ là không chính xác.
Vị mục sư bị kết án ở tòa Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm thứ Sáu vì ủng hộ khủng bố, nhưng thay vì phải chịu khung hình phạt là 3 năm tù hay lâu hơn nữa, ông đã được giảm theo thời gian tù vì có những hành vi tốt. Tòa đã ra lệnh thả ông ngay lập tức.
Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng họ đã đạt được một thỏa thuận với chính phủ Thổ để bảo đảm việc thả ông.
Luật sư bênh vực của mục sư là Ismail Cem Halavurt đã nói rằng vị mục sư sắp rời nước Thổ nhưng thêm rằng “tôi hy vọng ông ấy sẽ có thể trở lại vì ông ấy là người rất yêu đất nước Thổ.”
Cũng theo Halavurt, mục sư Brunson sẽ ở lại Đức hai ngày trước khi lên đường trở về Mỹ.
Vụ án của Brunson đã là một ưu tiên của chính quyền TT Trump, trong đó áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ nhằm bảo đảm việc ông được tự do. Những căng thẳng về ngoại giao qua việc đối xử với mục sư đã bị đổ lỗi cho việc bán tháo chống lại thị trường tiền tệ quốc tế của Thổ làm cho cuộc khủng hoảng tài chánh của Thổ lại càng tồi tệ hơn.
Những căng thẳng khác giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng gồm những khác biệt qua vụ Syria và Iran và kế hoạch của chính quyền Thổ trong việc mua các trang bị quân sự của Nga.
Việc trả tự do cho ông xảy ra trước các cuộc bầu giữa kỳ vào ngày 6 tháng Mười Một và những Kitô hữuTruyền Giáo da trắng là một phần quan trọng của Đảng Cộng Hòa.
TT Trump đã nhắc đến mục sư nhiều lần trên Twitter vào hôm Thứ Sáu và cuối cùng thông báo “MỤC SƯ BRUNSON VỪA MỚI ĐƯỢC THẢ VÀ SẼ TRỞ VỀ NHÀ SỚM.”
Tâm tình của TT Trump cũng được phó TT Mike Pence phụ họa trên Twitter vào ngày 12 tháng Mười và ông ca ngợi những nỗ lực của Bộ Ngoại Giao đã giúp mục sư và gia đình.
“Chúng ta cám ơn Chúa vì Ngài đã đáp lời cầu xin của chúng ta”.
Dân biểu Smith ca ngợi những người đã cùng làm việc để mang lại thành công việc thả mục sư Brunson. Ông nói rằng, “Hoa Kỳ hiện nay phải buộc những kẻ đã bỏ tù mục sư một cách bất công phải chịu trách nhiệm bằng cách duy trì và tăng cường biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức của Thổ Nhĩ Kỳ.”
Theo những tường trình của tờ New York Times, thì ngoài việc thả mục sư Bruson, Hoa Kỳ còn nhắm giải thoát những người bị giam giữ khác tại Thổ Nhĩ Kỳ gồm Serkan Golge, một khoa học gia người Mỹ gốc Thổ cũng như ba công dân Thổ làm việc cho cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ.
.
Source: EWTN American pastor released in Turkey after years in detention
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca Đoàn Nữ Vương Giáo xứ Thánh Gia mừng bổn mạng năm thứ 13.
Trần Văn Minh
02:20 14/10/2018
Melbourne, Thánh lễ 3 giờ chiều Chúa Nhật, Ngày 14 Tháng 10 Năm 2018. Tại Nhà thờ Our Lady Maidstone, Giáo xứ Thánh Gia Thất. Ca đoàn Nữ Vương cùng cộng đoàn đã dâng lễ tạ ơn mừng bổn mạng và cũng mừng kỷ niệm 13 năm thành lập ca đoàn.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế, do Cha Vũ Nhật Thăng chủ tế cùng với quý Cha Nguyễn Xuân Thinh, Cha Lê Văn Sơn và Cha Nguyễn An đồng tế. Ca đoàn Nữ Vương trong đồng phục áo dài mầu hồng rất tươi đã dùng lời ca, tiếng hát để hát ca khen cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria là Mẹ rất Thánh đã ban muôn hồng ân cho ca đoàn luôn bình an trong năm qua.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói về một người được Tin mừng nói tới, một con người đã giữ đúng mọi lề luật của Chúa và mong được Chúa cho hưởng sự sống đời sau. Nhưng khi Chúa nói anh ta bán hết của cải đang có để bố thí cho người ngèo khổ thì lại làm cho anh ta nhụt chí, tiếc của. Và Chúa Giêsu nói: những người giầu có vào nước Thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim.
Đời sống đức tin của chúng ta như những thanh ngang, và những thanh dọc. Thanh dọc để chúng ta hướng về Chúa, và những thanh ngang để chúng ta nghĩ đến tha nhân. Và những thanh dọc, thanh ngang kết hợp lại trở thành thập giá để chúng ta mang vác để tìm đường theo chân Chúa mà về Thiên đàng.
Nhân dịp Ca Đoàn Nữ Vương mừng bổn mạng và kỷ niệm 13 năm ngày thành lập. Linh mục chủ tế cũng nhắc lại lịch sử thành lập ca đoàn, những thăng trầm trong suốt 13 năm qua, với những cố gắng không ngừng và qua bao nhiêu các đoàn trưởng, ca trưởng đã dìu dắt ca đoàn đến ngày hôm nay, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương mà ca đoàn đã chọn Mẹ làm bổn mạng.
Trong Thánh lễ kỷ niệm. Cũng nhân Tháng Mân Côi, Ca đoàn cũng có món quà tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa, đó là tràng hạt Mân Côi được trao tặng đến cộng đoàn để cùng nhau đọc và dâng kinh Mân Côi lên Đức Mẹ.
Cuối cùng, chị Phạm Thiên Thanh đoàn trưởng đã thay mặt ca đoàn lên cám ơn quý Cha, quý cộng đoàn, quý ca đoàn bạn đã đến hiệp dâng thánh lễ và chung lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria. Đại diện ca đoàn cũng xin mời gọi cộng đoàn, những ai có thể cùng xin gia nhập ca đoàn để dùng lời ca, tiếng nhạc đế ca khen và cảm tạ Thiên Chúa vì lời ca bằng ba lời cầu nguyện.
Một bữa tiệc trà nhẹ đã được tổ chức bên hông nhà thờ để các ca viên và khách từ các ca đoàn chia sẻ, chung vui cùng nhau, thân tình, vui vẻ. Trong một buổi chiều thời tiết tương đối đẹp. Những tà áo đồng phục mầu hồng của các chị em trong ca đoàn, có dịp tung bay theo làn gió nhẹ trong nắng chiều, để nắng chiều thêm rược rỡ hơn.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế, do Cha Vũ Nhật Thăng chủ tế cùng với quý Cha Nguyễn Xuân Thinh, Cha Lê Văn Sơn và Cha Nguyễn An đồng tế. Ca đoàn Nữ Vương trong đồng phục áo dài mầu hồng rất tươi đã dùng lời ca, tiếng hát để hát ca khen cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria là Mẹ rất Thánh đã ban muôn hồng ân cho ca đoàn luôn bình an trong năm qua.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói về một người được Tin mừng nói tới, một con người đã giữ đúng mọi lề luật của Chúa và mong được Chúa cho hưởng sự sống đời sau. Nhưng khi Chúa nói anh ta bán hết của cải đang có để bố thí cho người ngèo khổ thì lại làm cho anh ta nhụt chí, tiếc của. Và Chúa Giêsu nói: những người giầu có vào nước Thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim.
Đời sống đức tin của chúng ta như những thanh ngang, và những thanh dọc. Thanh dọc để chúng ta hướng về Chúa, và những thanh ngang để chúng ta nghĩ đến tha nhân. Và những thanh dọc, thanh ngang kết hợp lại trở thành thập giá để chúng ta mang vác để tìm đường theo chân Chúa mà về Thiên đàng.
Nhân dịp Ca Đoàn Nữ Vương mừng bổn mạng và kỷ niệm 13 năm ngày thành lập. Linh mục chủ tế cũng nhắc lại lịch sử thành lập ca đoàn, những thăng trầm trong suốt 13 năm qua, với những cố gắng không ngừng và qua bao nhiêu các đoàn trưởng, ca trưởng đã dìu dắt ca đoàn đến ngày hôm nay, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương mà ca đoàn đã chọn Mẹ làm bổn mạng.
Trong Thánh lễ kỷ niệm. Cũng nhân Tháng Mân Côi, Ca đoàn cũng có món quà tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa, đó là tràng hạt Mân Côi được trao tặng đến cộng đoàn để cùng nhau đọc và dâng kinh Mân Côi lên Đức Mẹ.
Cuối cùng, chị Phạm Thiên Thanh đoàn trưởng đã thay mặt ca đoàn lên cám ơn quý Cha, quý cộng đoàn, quý ca đoàn bạn đã đến hiệp dâng thánh lễ và chung lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria. Đại diện ca đoàn cũng xin mời gọi cộng đoàn, những ai có thể cùng xin gia nhập ca đoàn để dùng lời ca, tiếng nhạc đế ca khen và cảm tạ Thiên Chúa vì lời ca bằng ba lời cầu nguyện.
Một bữa tiệc trà nhẹ đã được tổ chức bên hông nhà thờ để các ca viên và khách từ các ca đoàn chia sẻ, chung vui cùng nhau, thân tình, vui vẻ. Trong một buổi chiều thời tiết tương đối đẹp. Những tà áo đồng phục mầu hồng của các chị em trong ca đoàn, có dịp tung bay theo làn gió nhẹ trong nắng chiều, để nắng chiều thêm rược rỡ hơn.
Giáo xứ Tân Việt kỷ niệm Đức Me hiện ra tại Fatima
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:36 14/10/2018
Thông điệp mà Đức Mẹ muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta là hãy siêng năng lần hạt mân côi , những người siêng năng lần hạt mân côi , đến ngày lâm chung Đức Mẹ sẽ khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta được lên Trời với Mẹ…”
Đó là lời chia sẻ của cha phó Giuse trong Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lúc 11g30 thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2018 tại giáo xứ Tân Việt.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cha phó Giuse cùng với cộng đoàn rước tượng Đức Me trong nhà thờ và lần hạt mân côi thật sốt sáng.
Qua bản văn Tin mừng hôm nay, cha phó Giuse chia sẻ : Thông điệp mà Đức Mẹ muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta là hãy siêng năng lần hạt mân côi, những người siêng năng lần hạt mân côi , đến ngày lâm chung Đức Mẹ sẽ khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta được lên trời với Mẹ. Bởi chính Chúa nói với Mẹ là Đấng đầy ơn phúc , Mẹ muốn chia sẻ ân phúc ấy cho chúng ta thông qua chuỗi kinh nâm côi vàng ngọc.
Ngài kết luận : Ước mong sao mỗi thành viên trong giáo xứ chúng ta , luôn học theo Mẹ , biết lắng nghe và thực hành lời Chúa , biết kiên trì và bền đỗ đến cùng với ơn gọi của mình và nhất là siêng năng lần hạt mân côi để liên kết chúng ta với Chúa và với Mẹ.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sauk hi nhận phép lành cuối lễ, cha chủ tế và cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ Fatima cùng với ca đoàn cát cao tiếng hát : “ Năm xưa trên cây sồi , làng Fatima xa xôi có Đức Mẹ Chúa Trời , hiện ra uy nghi sáng chói …” Tiếng hát đơn sơ với lời nguyện xin dâng lên Me và quyết tâm siêng năng lần hạt mân côi mỗi ngày để nhờ đó đời sống đức tin sẽ luôn được tiếp thêm nguồi sức mạnh của ân sủng qua lời bầu cử của Nữ Vương rất Thánh Mân côi.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Đó là lời chia sẻ của cha phó Giuse trong Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lúc 11g30 thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2018 tại giáo xứ Tân Việt.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cha phó Giuse cùng với cộng đoàn rước tượng Đức Me trong nhà thờ và lần hạt mân côi thật sốt sáng.
Qua bản văn Tin mừng hôm nay, cha phó Giuse chia sẻ : Thông điệp mà Đức Mẹ muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta là hãy siêng năng lần hạt mân côi, những người siêng năng lần hạt mân côi , đến ngày lâm chung Đức Mẹ sẽ khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta được lên trời với Mẹ. Bởi chính Chúa nói với Mẹ là Đấng đầy ơn phúc , Mẹ muốn chia sẻ ân phúc ấy cho chúng ta thông qua chuỗi kinh nâm côi vàng ngọc.
Ngài kết luận : Ước mong sao mỗi thành viên trong giáo xứ chúng ta , luôn học theo Mẹ , biết lắng nghe và thực hành lời Chúa , biết kiên trì và bền đỗ đến cùng với ơn gọi của mình và nhất là siêng năng lần hạt mân côi để liên kết chúng ta với Chúa và với Mẹ.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sauk hi nhận phép lành cuối lễ, cha chủ tế và cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ Fatima cùng với ca đoàn cát cao tiếng hát : “ Năm xưa trên cây sồi , làng Fatima xa xôi có Đức Mẹ Chúa Trời , hiện ra uy nghi sáng chói …” Tiếng hát đơn sơ với lời nguyện xin dâng lên Me và quyết tâm siêng năng lần hạt mân côi mỗi ngày để nhờ đó đời sống đức tin sẽ luôn được tiếp thêm nguồi sức mạnh của ân sủng qua lời bầu cử của Nữ Vương rất Thánh Mân côi.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:45 14/10/2018
Sáng Chúa Nhật 14/10/2018 các Hội đoàn Đoàn thể thuộc Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Trước thánh lễ mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, sau 3 hồi chiêng trống, Cha Goan Baotixita Lê Hồng Mạnh Đặc trách Giáo Đoàn Mille xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và điều hợp giờ kinh nguyện đền tạ Đức Mẹ, sau đó cùng với quý Cha, toàn thể giáo dân cung nghinh kiệu Thánh tượng Đức Mẹ rước vào Thánh đường.
Xem Hình
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ an vị trên cung thánh, Cha GB Lê Hồng Mạnh ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và giới thiệu quý Cha Chính xứ Paulino Kolio, Cha Tuyên uý Trưởng Bủi Sơn Lâm và Cha Trần Văn Trợ tham dự đến để hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Mạnh đã chia sẻ về Đức Mẹ đã hiện ra và quê hương nào cũng có Đức Mẹ như VN mình có Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Tà Pao, và hôm nay tại Giáo Đoàn Miller trời không mưa cũng như Đại Hội Thánh Mẫu vừa qua không mưa và cách đây hơn 100 năm tại Fatima Bồ Đào Nha trời mưa gió tầm tã, Mẹ đã làm phép lạ cho Mặt Trời quay cuồng hạ thấp xuống tất cả đều khô ráo qua sự chứng kiến hơn 70 ngàn người đến tại đó…..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, các em Thiếu Nhi Thánh Vũ dâng lên Mẹ vũ khúc “Những Sắc Hoa” rất là đặc sắc và linh động. Sau đó Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn cũng như sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua cho giáo xứ. Đặc biệt Cha ca ngợi đức tin của anh chị em tín hữu trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Kế tiếp Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo đoàn. Anh cảm ơn Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong mọi sinh hoạt. Đặc biệt cám ơn qúy Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller đã phụ giúp cho 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu trong tuần qua
Sau cùng ông Trần Hồng Phước Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng. Ông cũng đặc biệt cám ơn những vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà xứ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Đặc biệt có sự góp mặt của quý Giáo đoàn bạn Revesby rất đặc sắc.
Diệp Hải Dung
Trước thánh lễ mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, sau 3 hồi chiêng trống, Cha Goan Baotixita Lê Hồng Mạnh Đặc trách Giáo Đoàn Mille xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và điều hợp giờ kinh nguyện đền tạ Đức Mẹ, sau đó cùng với quý Cha, toàn thể giáo dân cung nghinh kiệu Thánh tượng Đức Mẹ rước vào Thánh đường.
Xem Hình
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ an vị trên cung thánh, Cha GB Lê Hồng Mạnh ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và giới thiệu quý Cha Chính xứ Paulino Kolio, Cha Tuyên uý Trưởng Bủi Sơn Lâm và Cha Trần Văn Trợ tham dự đến để hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Mạnh đã chia sẻ về Đức Mẹ đã hiện ra và quê hương nào cũng có Đức Mẹ như VN mình có Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Tà Pao, và hôm nay tại Giáo Đoàn Miller trời không mưa cũng như Đại Hội Thánh Mẫu vừa qua không mưa và cách đây hơn 100 năm tại Fatima Bồ Đào Nha trời mưa gió tầm tã, Mẹ đã làm phép lạ cho Mặt Trời quay cuồng hạ thấp xuống tất cả đều khô ráo qua sự chứng kiến hơn 70 ngàn người đến tại đó…..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, các em Thiếu Nhi Thánh Vũ dâng lên Mẹ vũ khúc “Những Sắc Hoa” rất là đặc sắc và linh động. Sau đó Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn cũng như sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua cho giáo xứ. Đặc biệt Cha ca ngợi đức tin của anh chị em tín hữu trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Kế tiếp Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo đoàn. Anh cảm ơn Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong mọi sinh hoạt. Đặc biệt cám ơn qúy Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller đã phụ giúp cho 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu trong tuần qua
Sau cùng ông Trần Hồng Phước Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng. Ông cũng đặc biệt cám ơn những vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà xứ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Đặc biệt có sự góp mặt của quý Giáo đoàn bạn Revesby rất đặc sắc.
Diệp Hải Dung
Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh- Hành Hương Israel để Chủ Tế Thánh Lễ Đặt Tượng Đức Mẹ La Vang
Toma Trương Văn Ân
08:54 14/10/2018
Nhân sự kiện trọng đại, Tượng Đức Mẹ La Vang được đặt tại đỉnh đồi Kyriat Yearim ( Làng rừng) trong khuôn viên Nhà thờ Hòm Bia Giao Ước, Thành Giêrusalem, Quốc gia Israel vào ngày 18 / 10 / 2018. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh- Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam- Giám mục Tổng Giáo phận Huế, hành hương Đất Thánh cùng với Đoàn 45 người: 25 Linh mục, 3 Nữ tu, 16 Giáo dân, 1 không Công Giáo, của các Giáo phận Thanh Hóa, Vinh, Huế Đà Nẵng. Đoàn khởi hành từ Tòa giám mục Huế lúc 5 giờ sáng Chúa Nhật 14 / 10 / 2018, ngay sau Thánh lễ cầu Bình an. Đoàn đã đến sân bay quốc tế Đà Nẵng để chuẩn bị cho chuyến khởi hành lúc hơn 9 giờ sáng cùng ngày.
Xem Hình
Tại đỉnh đồi Kyriat Yearim, Đức TGM Giuse sẽ Chủ tế Thánh lễ đặt tượng Đức Mẹ La Vang - cầu bình an cho Tổ quốc Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam, vào lúc 9 giờ ngày 18 / 10 / 2018.
Cùng trong dịp này, Thánh Lễ đặt bia đá Kinh Tám Mối Phúc Thật bằng Tiếng Việt tại Mount Beatitudes - Nhà thờ Bát Phúc ở Biển hồ Galilê lúc 10 giờ ngày 19 / 10 / 2018 do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh Chủ tế, với Ý Lễ: Tạ ơn và cầu nguyện cho các gia đình hành hương.
Trong các Thánh lễ đặc biệt này, có hơn 100 Linh mục trên khắp thế giới cùng hành hương và Đồng tế với các Đức Giám Mục, ước khoảng 800 khách hành hương Việt Nam từ khắp nơi đến hành hương trong sự kiện này.
Công ty du lịch Hành Trình Emmaus ( Emmaustour) là một trong nhiều đoàn hành hương về Đất Thánh được Đức Tổng Giuse và Đoàn tín nhiệm chọn.
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Tại đỉnh đồi Kyriat Yearim, Đức TGM Giuse sẽ Chủ tế Thánh lễ đặt tượng Đức Mẹ La Vang - cầu bình an cho Tổ quốc Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam, vào lúc 9 giờ ngày 18 / 10 / 2018.
Trong các Thánh lễ đặc biệt này, có hơn 100 Linh mục trên khắp thế giới cùng hành hương và Đồng tế với các Đức Giám Mục, ước khoảng 800 khách hành hương Việt Nam từ khắp nơi đến hành hương trong sự kiện này.
Công ty du lịch Hành Trình Emmaus ( Emmaustour) là một trong nhiều đoàn hành hương về Đất Thánh được Đức Tổng Giuse và Đoàn tín nhiệm chọn.
Toma Trương Văn Ân
Phái đoàn TGP Huế lên đường hành hương Đất Thánh Israel
Ban Truyền Thông TGP Huế
09:06 14/10/2018
Một sự kiện trọng đại sẽ diễn ra tại Đất Thánh Israel vào ngày 18.10.2018 sắp đến với Thánh Lễ khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang, được đặt tại Nhà thờ Hòm Bia Giao Ước (Church of Ark) trên đồi Kyriat Yearim, Thánh lễ này do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chủ tế.
Xem Hình
Và ngày 19.10.2018, Đức TGM Giuse sẽ làm phép Bia Đá Kinh Tám Mối Phúc tại đồi Beatitudes gần Capernaum, sau đó là Thánh Lễ do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế.
Dịp này quy tụ rất nhiều đoàn hành hương khắp nơi trên thế giới, đặc biệt có các đoàn đến từ Việt Nam, số người tham dự ước chừng khoảng 800 người. Trong đó, phái đoàn TGP Huế do Đức TGM Giuse dẫn đầu sẽ là đoàn đến sớm nhất, cùng với sự tham dự của quý Cha, quý Tu sĩ các Hội Dòng và một số giáo dân.
Khởi đầu cho chuyến hành hương là Thánh Lễ được cử hành vào lúc 04g00 ngày 14.10.2018 tại Nhà Nguyện của Tòa TGM Huế. Trong Thánh lễ này, Đức TGM Giuse mời gọi tất cả mọi người hiện diện cùng hiệp ý cầu nguyện để chuyến đi được bình an, và đây cũng là cơ hội giúp mỗi người được biết thêm về miền đất được gọi là Đất Thánh, là nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng, cuối cùng là Tử Nạn và Phục Sinh.
Sau Thánh lễ, phái đoàn bắt đầu lên đường vào lúc 05g00 để di chuyển vào Sân bay Quốc tế Đà Nẵng kịp đáp chuyến bay đến Israel.
Có thể nói dịp hành hương này mang nhiều ý nghĩa khi thể hiện được tình “hiệp thông” qua việc nhiều đoàn hành hương cùng hẹn nhau về Đất Thánh, thể hiện tình “bằng hữu” khi được gặp lại Đức TGM Leopoldo Girelli, nguyên Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam nay được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel và Palestine, và giá trị hơn nữa chính là mỗi người được củng cố thêm đức tin khi được đặt chân đến những vùng đất đã được biết qua Kinh Thánh như: Hang Bêlem, Núi Cây Dầu, Vườn Gethsemani…
Ban Truyền Thông TGP Huế
Xem Hình
Và ngày 19.10.2018, Đức TGM Giuse sẽ làm phép Bia Đá Kinh Tám Mối Phúc tại đồi Beatitudes gần Capernaum, sau đó là Thánh Lễ do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế.
Khởi đầu cho chuyến hành hương là Thánh Lễ được cử hành vào lúc 04g00 ngày 14.10.2018 tại Nhà Nguyện của Tòa TGM Huế. Trong Thánh lễ này, Đức TGM Giuse mời gọi tất cả mọi người hiện diện cùng hiệp ý cầu nguyện để chuyến đi được bình an, và đây cũng là cơ hội giúp mỗi người được biết thêm về miền đất được gọi là Đất Thánh, là nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng, cuối cùng là Tử Nạn và Phục Sinh.
Sau Thánh lễ, phái đoàn bắt đầu lên đường vào lúc 05g00 để di chuyển vào Sân bay Quốc tế Đà Nẵng kịp đáp chuyến bay đến Israel.
Có thể nói dịp hành hương này mang nhiều ý nghĩa khi thể hiện được tình “hiệp thông” qua việc nhiều đoàn hành hương cùng hẹn nhau về Đất Thánh, thể hiện tình “bằng hữu” khi được gặp lại Đức TGM Leopoldo Girelli, nguyên Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam nay được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel và Palestine, và giá trị hơn nữa chính là mỗi người được củng cố thêm đức tin khi được đặt chân đến những vùng đất đã được biết qua Kinh Thánh như: Hang Bêlem, Núi Cây Dầu, Vườn Gethsemani…
Ban Truyền Thông TGP Huế
Thánh Lễ Sai Đi Của Giới Trẻ Ephata. 7.10.2018 tại giáo xứ Việt Nam Paris
Ptvv Phạm Bá Nha
12:38 14/10/2018
Các bài Sách Thánh của Thánh lễ :
Tông đồ công vụ 1, 12-14 : các Tông Đồ chuyên tâm cầu nguyện và lo bác ái.
Thư thánh Phaolô gửi Galat 4, 4-7 : Anh em là con Thiên Chúa
Tin Mừng theo Thánh Luca 1, 26-38 : Thiên Thần truyền tin Đức Mẹ. Đức Mẹ thưa ‘‘Xin vâng’’
Ca đoàn Ephata hùng hậu, dụng cụ ca nhạc đầy đủ, ca lên những tâm tình đầy nhiệt huyết phấn khởi vui tươi.
- Này câu hát ca tụng Cha, đẹp như trái tim hằng sống. Ngàn đời ngập tràn yêu thương. Chúa hỡi, hãy ca tụng Cha. Nhịp miên man. Bên trong muôn loài tác thành.
- (Magnificat) Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và Thần Trí tôi hỉ hoan trong Chúa Đấng Cứu Chuộc tôi. Vì Người đoái thương phận hèn từ nay thiên hạ ngàn đời sẽ khen rằng : Này tôi diễm phúc.
- Dâng tiến Ngài này của lễ chân thành. Dâng Ngài lễ vật, nguyện xin Ngài thương nhận. Đây bánh thơm tinh tuyền và dâng lên với chén rượu nho lành là mồ hôi của trần gian xin Chúa chúc lành
- Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ơi, con vâng nghe Mẹ rồi, sớm chiều từ nay thống hối. Mẹ Maria ơi, xin Mẹ đoái thương nhận lời, cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.
Kết thúc thánh lễ là ‘‘Dâng Hoa’’ bằng bài : Bài Ca Dâng Mẹ : do 8 bạn trẻ nữ duyên dáng, với áo Ephata và bông hồng. Thật đẹp, đầy ý nghĩa…
Giảng lễ, chủ lễ chia sẻ : Lời Xin Vâng của Đức Mẹ, áp dụng vào đời sống và Kinh Mân Côi.
Sau giảng lễ, BĐH Ephata trình diện trước bàn thờ, tuyên xưng đức tin, nến trong tay, long trọng tuyên hứa :
Nhờ ơn Chúa giúp, nhờ Đức Mẹ và các Thánh chuyển cầu, vì lợi ích Giáo Hội, Giáo xứ, cách riêng các bạn trẻ, chúng con đoan hứa trước mặt Chúa và mọi người :
Chúng con sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ Chúa và anh chị em trong giới trẻ Ephata của GXVN Paris.
Chúng con quyết trung thành với Hội Thánh, cùng vâng phục các vị đại diện Chúa nơi trần gian.
Chúng con quyết cố gắng sống đời sống chứng tá Phúc Âm, để qua đó, mọi người nhận ra tình thương Chúa, hầu thờ phượng Chúa.
Sau đó, Cha Giám Đốc công bố lời ‘‘Sai Đi’’ :
Tôi chính thức công bố khai mạc niên khóa sinh hoạt Giới Trẻ Ephata 2018-2018 bắt đầu với sự điều hành của BĐH và đồng hành của Thày Vincent Nguyễn Văn Châu.
BAN ĐIỀU HÀNH :
Phụ trách : Thày Vincent Nguyễn Văn Châu
Trưởng nhóm : Marie-Ange Dương Quỳnh Châu
Phó nhóm : François d’Assise Nguyễn Nhaty
Thư ký : Joseph Phạm Ngọc Phượng
Thủ quỹ : Marie Nguyễn Hồng Anh
Ban Phụng vụ : Trưởng và Phó : Thérèse Đỗ Thục Hiền, Joseph Thái Hữu Nghị
Ban Ẩm Thực : Trưởng và Phó : Marie Lê Kim Ngân, Jean-Baptiste Nguyễn Trần Bảo Hiệp
Ban Vật liệu : Trưởng và Phó : Jean-Michel Lý Quốc Hùng, Marie Lê Kim Ngân
Ban Truyền thông : Trưởng và Phó : Marie Nguyễn Annie, Marie Nguyễn Hồng Phúc
Một phụ huynh của hai người con trong Ephata từng là ca trưởng phát biểu: Đến với người trẻ mới thấy cần làm gì ‘‘cho Chúa và Giáo Xứ’’. Một bà có cháu học cao học: Về, tôi bảo cháu đến với Ephata. Như lời ĐGH Phanxicô nói trong ngày bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế Giới tại Dublin, 26.8.2018.
Ptvv Phạm Bá Nha
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 15/10/2018: Thanh niên Ba Lan cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:52 14/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Khoảng 40,000 thanh niên đã tụ họp hôm thứ Bảy tại sân vận động quốc gia ở Vacsava (Warsaw) để cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đang diễn ra tại Rôma trong tháng này.
Cuộc gặp gỡ kéo dài 12 giờ vào ngày 6 tháng 10 bao gồm cầu nguyện, hội nghị, và các chứng từ, cũng như các buổi hòa nhạc và các buổi trình diễn nghệ thuật. Một thông cáo từ Hội đồng Giám mục Ba Lan đã cho biết như trên.
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên từ 3 đến 28 tháng 10 tập trung vào những người trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi. Ba vị Giám Mục Ba Lan tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, Tổng Giám Mục Poznań, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan; Đức Cha Marek Solarczyk, Giám Mục Phụ Tá Warszawa-Prague, Chủ tịch Ủy Ban Thanh niên Hội đồng Giám mục Ba Lan; và Đức Cha Grzegorz Ryś, Tổng Giám Mục Łódź, Chủ tịch Ủy Ban Tân Phúc Âm Hoá Hội đồng Giám mục Ba Lan.
Các Giám Mục Ba Lan tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục đã tham gia thảo luận các chủ đề như những mối quan hệ giữa các thế hệ, các phương tiện truyền thông xã hội, thể thao và chăm sóc mục vụ cho giới trẻ.
Các nhà tổ chức cho biết cuộc gặp gỡ các thanh niên tại sân vận động quốc gia là cuộc họp lớn nhất của những người trẻ tuổi được tổ chức trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.
“Chúng tôi muốn hiệp thông về tinh thần với Thượng Hội Đồng Giám Mục và cầu nguyện cho sự thành công của biến cố này,” Cha Rafał Jarosiewicz, trong ban tổ chức sự kiện này nói.
“Buổi lễ đặc biệt hướng tới những người đã lạc mất Thiên Chúa ở đâu đó trên con đường cuộc sống, cũng như những người biết Ngài nhưng cần phải được củng cố và muốn tiến lên phía trước.”
Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Vacsava cảm ơn những người trẻ sau Thánh lễ tại cuộc gặp gỡ này vì sự hiệp thông của họ đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Đây là một Thượng Hội Đồng về các con và cho chúng con! Các con là niềm hy vọng của Giáo Hội. Các con là niềm hy vọng của thế giới,” Đức Hồng Y Nycz nói.
Ngoài các cuộc gặp gỡ cầu nguyện, một nhóm thanh niên được chỉ định tiếp tục theo dõi và cầu nguyện cho ý chỉ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên tại đền thờ Jasna Góra ở Częstochowa. Đền thờ này là nơi có hình ảnh Đức Mẹ Czestochowa, còn được gọi là “Đức Mẹ Đen”, được người Ba Lan tôn kính và là một địa điểm hành hương cho người Công Giáo khắp châu Âu.
Thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết hơn 122,000 thanh niên khắp Ba Lan đã cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên trong các cuộc gặp gỡ cầu nguyện và các sự kiện khác dành riêng cho người trẻ.
2. Phủ tổng thống Nam Hàn xác nhận Kim Chính Ân mời Đức Thánh Cha thăm Bắc Hàn và đã gặp chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hàn quốc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ thăm chính thức Tòa Thánh vào ngày 17 và 18 tháng 10. Trong dịp này, tổng thống sẽ gửi một thông điệp từ lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân (Kim Jong-un) tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài thăm Bình Nhưỡng”.
Kim Eui-kyeom, người phát ngôn của Blue House, phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết: “Tổng thống Moon sẽ thăm chính thức Tòa Thánh vào ngày 17 và 18 tháng 10”. Ông giải thích về chuyến viếng thăm như sau: “Tổng thống muốn tái cầu xin sự chúc lành và ủng hộ của Tòa Thánh đối với tiến trình hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên; cũng như muốn thảo luận về những phương cách cải thiện sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Nam Hàn trong cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Ông nói thêm: “Ông Kim đã nói với tổng thống Moon: ‘Tôi sẽ nhiệt liệt chào đón Đức Giáo Hoàng nếu ngài đến thăm Bình Nhưỡng’ . Và tổng thống Moon sẽ chuyển thông điệp này đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Phát ngôn viên Kim Eui-kyeom cũng đã đưa ra tin tức về một cuộc họp diễn ra giữa Kim Chính Ân và Đức Cha Hyginus Kim Hee-Joong, Tổng giám mục Gwangju và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.
“Tôi muốn bổ sung thêm”, người phát ngôn tiếp tục nói – “ông Kim đã gặp Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nam Hàn, là Đức Tổng Giám Mục Hee-Joong, trên Núi Paektu. Đức Tổng Giám Mục nói với ông Kim rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đang nỗ lực hướng tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tôi sẽ chuyển tin tức này đến Tòa Thánh. Khi nghe những lời này từ Đức Tổng Giám Mục, ông Kim trả lời: ‘Xin Đức Cha vui lòng làm như thế’”.
3. Bắc Hàn đã từng mời Đức Giáo Hoàng đến thăm
Trong quá khứ, Bắc Hàn cũng đã từng mời Đức Giáo Hoàng sang thăm nước này. Trong bài Prominent Defector on N.Korea's Relationship with Religion, tờ The Chosunilbo cho biết như sau”
Một cuốn hồi ký của Thae Yong-ho, nhân vật số 2 tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở London và bây giờ là một nhà tranh đấu chống chế độ, đã bán được 50,000 bản chỉ trong 10 ngày.
Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.
Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.
Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan. Ảnh dưới đây là một cảnh trong nhà thờ giả và giáo dân toàn bộ đều là là cộng sản giả dạng tín hữu.
Thae thuật lại rằng theo thời gian, một số người đóng giả để quay phim đã thực sự bắt đầu tìm hiểu Kitô giáo.
Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản châu Âu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”
Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.
Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Chính Ân hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Chính Ân lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.
4. Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội
Hai mươi lăm nghị phụ, hầu hết là các Hồng Y và giám mục, đã lên tiếng sáng 4 tháng 10. Bên cạnh đó cũng có một phụ nữ trẻ từ Texas, là Nữ Tu Briana Santiago, 27 tuổi. Chị là người trẻ đầu tiên nói chuyện tại thượng hội đồng; trước đó, chị đã tham gia cuộc gặp gỡ Tiền Thượng Hội Đồng vào tháng 3 năm ngoái.
Ông Paolo Ruffini, bộ trưởng mới của bộ truyền thông Vatican, đã liệt kê một số chủ đề chính được nêu lên trong phiên họp toàn thể sáng 4 tháng 10. Một là vấn đề về những người trẻ “bị vứt bỏ”: “Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội trong đó họ sống, và sự cần thiết phải thay đổi mô hình này.”
Ông Ruffini nói rằng những bài phát biểu mạnh mẽ nhất là của các nghị phụ Thượng Hội Đồng từ các quốc gia gốc của các di dân, ra đi do tình trạng chiến tranh hay nghèo đói. Bài gây cảm xúc mạnh mẽ nhất trong số này là của một giám mục từ châu Á. Cha Rosica cho biết thêm ngài hy vọng các con số về di dân sẽ được công bố cho báo chí, cả một số bài phát biểu nữa.
Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác bao gồm “cảm xúc tính và tình dục tính”, “ơn gọi”, “gia đình như nơi để thông truyền đức tin” và “người trẻ sống tính tôn giáo của họ thế nào, không theo nghĩa loại trừ mà theo nghĩa một tôn giáo cởi mở với đối thoại”. Họ cũng nói về” lời tiên tri của người trẻ hướng tới tương lai và khả năng của họ nhìn về tương lai và việc giáo hội cần biết cách lắng nghe”.
Một người trẻ Việt Nam, Giuse Cao Hữu Minh Trí, trong tư cách dự thính viên của Thượng Hội Đồng, cũng đã nói chuyện tại cuộc họp báo và nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm đam mê trong cuộc sống. Nhưng anh nói một số người “không thể tìm thấy một niềm đam mê nào” - họ thậm chí không thể tìm được việc làm, trong khi nhiều người khác “tìm thấy niềm đam mê sai lầm”. Anh nói rằng ông thấy Thượng Hội Đồng rất gợi hứng và cảm thấy nó “có thể gợi hứng cho người trẻ, đặc biệt nhờ giáo huấn xã hội của giáo hội với việc nó tập chú vào phẩm giá con người, ích chung, liên đới và phụ đới”.
5. Nói với người trẻ, chứ không nói về họ
Theo ký giả Isabella Piro của Vatican News, trong ngày thứ Ba của Thượng Hội Đồng về Người Trẻ, 20 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tham luận. Thầy Alois, bề trên Cộng Đồng Taizé, một khách mời đặc biệt của Thượng Hội Đồng, cũng đã lên tiếng góp ý cùng với 8 dự thính viên trẻ.
“Ngày nay, nhiều người nói về người trẻ, nhưng ít người nói với họ”. Lời lẽ này của Đức Phaolô VI đã vang vọng trong phiên họp toàn thể lần thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra sáng mùng 5 tháng 10 .
Chủ đề lắng nghe là một phần quan trọng của phiên họp buổi sáng. Thượng Hội Đồng đã nghe nói về sự cần thiết phải lắng nghe người trẻ trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà sự dư thừa thông tin tương ứng với một sự thiếu mơ ước, có nguy cơ tạo ra những trẻ em “quá mập về thông tin”. Nhưng cũng có nhu cầu nhìn vào khuôn mặt tích cực của tuổi trẻ, những người mang các nguồn tài nguyên nhân bản và tâm linh vĩ đại, như tình bạn, tình liên đới, thiện nguyện, tính chân thực khi làm chứng, đòi hòi nhất quán ngỏ với xã hội dân sự, kêu gọi cho có một giáo hội vui tươi và có tinh thần Tin Mừng hơn.
Các nghị phụ được nghe: người trẻ muốn có một người trưởng thành biết lắng nghe họ, dành thì giờ cho họ, chào đón họ bằng sự tương cảm và tôn trọng, đồng hành với họ trong việc biện phân của họ - thậm chí liên quan đến cả ơn gọi của họ nữa — và không phán xét họ. Ngày nay, nhu cầu này thậm chí còn lớn hơn nữa, do thái độ của một số người lớn đối với người trẻ, có thể khiến các bạn trẻ bị mất phương hướng, không có một điểm tham chiếu ổn định.
6. Tầm quan trọng của phụng vụ và các bí tích
Các diễn giả tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng nói về tầm quan trọng của việc làm sống lại đời sống thiêng liêng của Giáo Hội, đặc biệt liên quan đến Thánh Lễ, việc cầu nguyện hằng ngày và các Bí Tích. Đây có thể là một cách để thu hút người trẻ và biến họ thành một phần tích cực trong đời sống của Giáo Hội, khuyến khích họ đóng một vai trò tích cực. Do đó, trong các cử hành phụng vụ, cần chú ý đến việc sử dụng âm nhạc tạo cảm hứng nhiều hơn, cũng như giáo lý và các bài giảng. Cũng có phát biểu cho rằng học thuộc lòng các kinh nguyện và các công thức, là điều không đủ; đúng hơn, việc thuyết giảng phải vui tươi và truyền cảm hứng, vì người trẻ cần hiểu bằng đầu của họ, và tin bằng trái tim của họ. Chỉ bằng cách này, họ mới có thể trở thành các tông đồ đầu tiên cho các đồng trang đồng lứa của họ. Là một tác nhân của sự thay đổi, một người xây dựng hòa bình và hợp nhất trên thế giới, tuổi trẻ phải được coi là môi trường thần học để Giáo Hội nhận ra chính mình.
Đồng thời, các Mục tử không được tự giới hạn mình vào việc ngồi chờ người trẻ trong các giáo xứ: thách thức thực sự là trở thành một Giáo Hội “đi ra ngoài”, vươn tay ra với người trẻ, dù họ ở đâu. Nhiều bạn trẻ dường như có rất nhiều tình bạn ảo, nhưng rất ít bạn bè thực. Họ mắc chứng “cô độc trong dư thừa”, mà Giáo Hội có thể đưa ra một giải đáp có thực chất. Trong phạm vi đào tạo, tầm quan trọng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội, một la bàn có giá trị có thể hướng dẫn người trẻ trong các lựa chọn của họ, đã được nhắc nhở; cũng như vai trò của các trường Công Giáo, hiểu như các trung tâm giáo dục xuất sắc, mặc dù có lẽ không có khả năng kết nhập hoàn toàn người trẻ vào đời sống giáo hội.
7. Liên minh Gia đình-Giáo hội
Lời kêu gọi cho có sự liên minh giữa Giáo hội và gia đình là một chủ đề có tính trung tâm khác trong ngày. Là các nhà giáo dục đầu tiên của trẻ em, đặc biệt trong việc đồng hành với chúng cho tới tuổi trưởng thành, đơn vị căn bản gia đình, dựa trên cuộc hôn nhân Kitô giáo, hiện nay cần được đánh giá cao một lần nữa.Thực thế, một cách nào đó, gia đình giống như chủng viện đầu tiên cho những người này biện phân ơn gọi. Vì lý do này, điều xem ra cần thiết là phải suy nghĩ về khuôn dung người cha, một trụ cột để thông truyền đức tin và làm thành thục căn tính của trẻ em. Như đã được chỉ ra tại đại sảnh Thượng Hội Đồng, đây là một vai trò cần được đánh giá một cách hài hòa, chứ không đua tranh, với vai trò của các bà mẹ.
Ngoài ra còn có lời kêu gọi chào đón người tị nạn và di dân, những người thường là người trẻ và phẩm giá thường bị vi phạm. Các vị giáo phẩm nhận thấy một hạn từ quan trọng trong lĩnh vực này là liên đới, để những người tỵ nạn trẻ thực sự cảm thấy được chào đón và hòa nhập. Các diễn giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc với nhau để người ta không bị buộc phải di cư, nhưng có khả năng ở lại đất nước gốc của họ.
Sau các góp ý của nhiều giám mục, các thành viên của Thượng Hội Đồng đã có cơ hội được nghe Thầy Alois, Bề trên cộng đồng Taizé, một vị khách đặc biệt tại cuộc họp. Thầy nói về tầm quan trọng của một “thừa tác vụ lắng nghe,” có lẽ có thể giao phó cho tín hữu giáo dân. Người sáng lập ra cộng đồng Taizé, Thầy Roger quá cố, từng nói, “khi lắng nghe, Giáo hội trở thành điều mình vốn là: tức sự hiệp thông của tình yêu”.
8. Bị vứt bỏ và không gốc rễ
Một trong những ưu tư khác được nêu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên là tình trạng nhiều thanh niên bị vứt bỏ và không gốc rễ.
Là người trẻ ngày nay gần như bảo đảm được ghi danh vào hàng ngũ người bị vứt bỏ: không gốc rễ và “nati liquidi” nghĩa là sinh ra trong trạng thái lỏng. Người trẻ thời ta không chắc chắn và mong manh, thường trở thành dụng cụ cho chính trị, bị tước đoạt tương lai. Mặt khác, họ vẫn mơ ước một thế giới bao gồm họ và giúp họ trở thành những người chủ đạo của lịch sử, những người sáng tạo trong lĩnh vực phục vụ chứ không phải quyền lực. Các dự thính viên cũng kêu gọi cho có sự cứng rắn và minh bạch trong cuộc đấu tranh chống lại việc lạm dụng của những người trong Giáo hội, để Giáo hội có thể trở nên đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, họ cho biết sự đánh giá cao hơn về vai trò của phụ nữ trong đời sống giáo hội là điều cần thiết, để phụ nữ có thể cảm thấy được khuyến khích phát triển trong sự tự do tin vào Chúa Giêsu.
Thánh Ca
Thánh Ca: Đời Con Dâng Ngài – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
07:12 14/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây