Phụng Vụ - Mục Vụ
Tạ ơn - Cám ơn
Lm. Vinh Sơn scj
08:00 09/10/2016
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên C
TẠ ƠN – CÁM ƠN
2V 5,14-17; 2 Tm 2,8-13; Lc 17,11-19
Bác sĩ A.J.Cronin là một người có tâm hồn mẫn cảm. Ông có cách điều trị rất đặc biệt với những bệnh nhân có tâm trạng buồn bã, chán nản hoặc mắc chứng trầm cảm nói chung. Ông kê cho các bệnh nhân của mình những “đơn thuốc” khá kỳ lạ, chẳng hạn họ phải luôn nói “cảm ơn” mỗi khi được ai đó đối xử tốt và lưu giữ lại trong lòng những nghĩa cử tốt đẹp đó. Phương pháp điều trị này theo bác sĩ Cronin - tỏ ra khá hiệu nghiệm!
Một lần, một nữ bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm tìm đến ông nhờ chữa trị. Bệnh của người này nặng đến mức suốt ngày bà ta ở lì trong nhà, mặt mũi bơ phờ, vô cảm, dáng vẻ thờ ơ, hờ hững, không tỏ vẻ quan tâm đến bất cứ thứ gì xung quanh. Bà đã dùng những liều thuốc điều trị thông thường nhưng chúng không có kết quả.
Bác sĩ Cronin đưa cho bà một gói giấy nhỏ và nói: “Tôi muốn mỗi ngày bà bỏ ra mười phút dùng vật này để quan sát các đồ vật ở xung quanh”.
Trong gói giấy là một chiếc kính lúp. Người phụ nữ làm theo lời dặn của bác sĩ, bà bắt đầu quan sát các đồ vật ở trong nhà. Đầu tiên là các sợi vải bọc ghế trong phòng khách, những chấm màu li ti trên các tấm ảnh cũ… Bà vô cùng ngạc nhiên trước những điều nhìn thấy! Tâm hồn bà rung động trước những điều vô cùng tinh tế của cuộc sống xung quanh mà chiếc kính lúp đã giúp bà soi rọi thấy. Bà quan sát cả những bông hoa hái trong vườn nhà, những giọt sương đêm đọng trên cành lá buổi sớm mai…
Bệnh tình của bà từ đó bắt đầu thuyên giảm dần. Bà đã khỏi bệnh nhờ vào phương pháp và toa thuốc chữa trị bằng cảm xúc: lòng biết ơn đối với sự kỳ diệu của cuộc sống.
Nuôi dưỡng trong lòng thái độ biết ơn với người khác, với cuộc đời chính là toa thuốc hiệu nghiệm nhất để giữ cho tâm hồn bạn luôn được bình yên, thanh thản và hạnh phúc.
Tin mừng Luca 17,11-19 gợi lại trong tâm hồn chúng ta tâm tình sống Nhớ ơn - Tạ ơn. Tinh thần này không chỉ là nét đẹp trong đời sống nhân văn mà còn là giá trị cao quý của tâm tình đức tin: Chúa Giêsu đánh giá cao lòng biết ơn qua qua biến cố Ngài chữa lành mười người bị phong hủi nhưng chỉ có người Samaria ngoại đạo quay lại tạ ơn Ngài và ca tụng Thiên Chúa. Sách Các Vua cũng đề cao người ngoại biết ơn khi trình thuật lại sự việc một người cùi ngoại đạo: quan Naaman - Tướng quốc của Vương quốc Syria, người được ngôn sứ Êlisê chữa lành bệnh cùi (x. 2V 5,1-19). Ông nhận biết ơn Chúa và tuyên tín: “tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Ðức Chúa” (2V 5,8) và tỏ lòng biết ơn vị ngôn sứ của Giavê.
Vượt trên bản văn Tin mừng Lc 17,11-19, chính Chúa Giêsu luôn sống trong tâm tình tạ ơn: mỗi khi làm việc, Ngài cũng tạ ơn chúc tụng Chúa Cha, Ngài tạ ơn Chúa Cha khi làm cho Lazarô phục sinh (x. Ga 11,41- 42), Ngài tạ ơn Cha khi làm phép lạ bánh (x. Mt 15,36; Mc 8,6...). Chúa Giêsu trở nên gương mẫu cho chúng ta sống tâm tình tạ ơn mỗi ngày. Thánh Phaolô học tập gương Thầy Chí thánh nơi các thư gửi các giáo đoàn, Ngài luôn tạ ơn Thiên Chúa, Ngài nhớ ơn sự quảng đại các cộng đoàn đã quảng đại giúp đỡ Ngài trên đường sứ vụ và Ngài cũng mời mỗi người tín hữu sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa với Ngài.
Dưới lăng kính nhân bản, một người có tư cách là người khi có lòng biết ơn và thể hiện lòng biết ơn. Lòng biết ơn gắn kết chúng ta trong tình yêu, như là những bông hoa nhỏ chớm nở xua đuổi mùa đông băng giá nơi tình người và bắt đầu nảy nở “mùa xuân” trong quan hệ nhân văn. Chúng ta luôn ghi nhớ: “ơn nghĩa ta nhận được làm nên một phần xương - thịt của chính mình”, cho nên phải luôn sống như ca dao dạy: “Ơn ai một chút chớ quên”. Ơn nghĩa không phải là một món hàng “đổi chác, mua bán”. Cha mẹ, thầy cô, người làm ơn khi giúp đỡ không có mục đích để được trả ơn. Nhưng là con người có tâm có trí: “tri ân là trí nhớ của trái tim”, người nhận ơn phải khắc ghi những gì người khác làm cho mình. Có dịp và trong điều kiện, bản thân sẵn sàng giúp đỡ lại những người làm ơn cho mình khi họ gặp khó khăn như tục ngữ có câu: “Ơn trả nghĩa đền”.
Ơn nghĩa không quy ra tiền, mà nó mang giá trị vô giá, ơn nghĩa chỉ sinh ra ơn nghĩa. Ngoài bổn phận khắc ghi, người được ơn phải “thi ân” đến anh em mình khi họ cần sự giúp đỡ của ta vì xã hội tính của con người là hướng tha.
Hãy ghi nhận và biểu lộ lòng biết ơn với những người thân quen sống bên chúng ta, biểu lộ bằng tâm tình sung sướng khi được sống với họ, được gặp họ... Hãy ghi nhận và biểu lộ lòng biết ơn bằng lời nói, ánh mắt, việc làm... đến những ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ, chỉ cho một con đường... Hãy sống cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một sản phẩm, một nhiệm vụ… Tâm tình tạ ơn giúp con tim chú ý đến những món quà qua cách sống của mỗi người mà chúng ta nhận được trong ngày như linh mục Nguyễn Ngọc Thế SJ đã chia sẻ: “Lòng biết ơn giúp cho tương quan được sâu xa hơn, giúp cho tình yêu được triển nở hơn, giúp cho thế giới được đỡ thê lương hơn, và giúp cho mỗi người nhận ra được chính mình nhiều hơn, để yêu đời hơn, yêu người hơn …”
Sống tâm tình tạ ơn còn là tác động của tâm tình đức tin. Tôi và bạn có được ngày hôm nay là do biết bao bàn tay và tâm hồn đưa tôi vào đời. Trước hết phải kể đến ơn tạo dựng của Thiên Chúa, không lạ gì khi Thánh Kinh có rất nhiều những bản ca tụng Thiên Chúa, cụ thể như những câu Thánh vịnh: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho?” (Tv 115,12); “Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở” (Tv 118,1)... Vâng, chúng ta phải mang bổn phận biết ơn, vì “Từ nguồn sung mãn của Người (Đức Giêsu), tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Vâng, cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những gì tôi và bạn có được trong đời, dù rằng như Kinh Tiền tụng trong Thánh lễ nhấn mạnh: “Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời.” (Kinh Tiền tụng IV). Thật thế, sống trong tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa, chính lời tạ ơn trở nên hoa trái ân sủng cho chúng ta như phương pháp “Hồi tâm” của thánh I-Nhã, nhấn mạnh đến tâm tình tạ ơn, tâm tình này giúp con tim chú ý đến những món quà mà chúng ta nhận được trong ngày. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta với thiên nhiên, với anh chị em, với bạn bè và thế giới xung quanh, đặc biệt với Thiên Chúa sẽ được sung mãn và dồi dào hơn trong tình yêu.
Cuộc sống là một hành trình mang nặng ơn nghĩa: ơn với Trời nghĩa với anh em làm thành bài ca tạ ơn vì như tục ngữ có câu:
“Ơn to khó trả, nghĩa cả khó đền”.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 8/10/2016.
TẠ ƠN – CÁM ƠN
2V 5,14-17; 2 Tm 2,8-13; Lc 17,11-19
Bác sĩ A.J.Cronin là một người có tâm hồn mẫn cảm. Ông có cách điều trị rất đặc biệt với những bệnh nhân có tâm trạng buồn bã, chán nản hoặc mắc chứng trầm cảm nói chung. Ông kê cho các bệnh nhân của mình những “đơn thuốc” khá kỳ lạ, chẳng hạn họ phải luôn nói “cảm ơn” mỗi khi được ai đó đối xử tốt và lưu giữ lại trong lòng những nghĩa cử tốt đẹp đó. Phương pháp điều trị này theo bác sĩ Cronin - tỏ ra khá hiệu nghiệm!
Một lần, một nữ bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm tìm đến ông nhờ chữa trị. Bệnh của người này nặng đến mức suốt ngày bà ta ở lì trong nhà, mặt mũi bơ phờ, vô cảm, dáng vẻ thờ ơ, hờ hững, không tỏ vẻ quan tâm đến bất cứ thứ gì xung quanh. Bà đã dùng những liều thuốc điều trị thông thường nhưng chúng không có kết quả.
Bác sĩ Cronin đưa cho bà một gói giấy nhỏ và nói: “Tôi muốn mỗi ngày bà bỏ ra mười phút dùng vật này để quan sát các đồ vật ở xung quanh”.
Trong gói giấy là một chiếc kính lúp. Người phụ nữ làm theo lời dặn của bác sĩ, bà bắt đầu quan sát các đồ vật ở trong nhà. Đầu tiên là các sợi vải bọc ghế trong phòng khách, những chấm màu li ti trên các tấm ảnh cũ… Bà vô cùng ngạc nhiên trước những điều nhìn thấy! Tâm hồn bà rung động trước những điều vô cùng tinh tế của cuộc sống xung quanh mà chiếc kính lúp đã giúp bà soi rọi thấy. Bà quan sát cả những bông hoa hái trong vườn nhà, những giọt sương đêm đọng trên cành lá buổi sớm mai…
Bệnh tình của bà từ đó bắt đầu thuyên giảm dần. Bà đã khỏi bệnh nhờ vào phương pháp và toa thuốc chữa trị bằng cảm xúc: lòng biết ơn đối với sự kỳ diệu của cuộc sống.
Nuôi dưỡng trong lòng thái độ biết ơn với người khác, với cuộc đời chính là toa thuốc hiệu nghiệm nhất để giữ cho tâm hồn bạn luôn được bình yên, thanh thản và hạnh phúc.
Tin mừng Luca 17,11-19 gợi lại trong tâm hồn chúng ta tâm tình sống Nhớ ơn - Tạ ơn. Tinh thần này không chỉ là nét đẹp trong đời sống nhân văn mà còn là giá trị cao quý của tâm tình đức tin: Chúa Giêsu đánh giá cao lòng biết ơn qua qua biến cố Ngài chữa lành mười người bị phong hủi nhưng chỉ có người Samaria ngoại đạo quay lại tạ ơn Ngài và ca tụng Thiên Chúa. Sách Các Vua cũng đề cao người ngoại biết ơn khi trình thuật lại sự việc một người cùi ngoại đạo: quan Naaman - Tướng quốc của Vương quốc Syria, người được ngôn sứ Êlisê chữa lành bệnh cùi (x. 2V 5,1-19). Ông nhận biết ơn Chúa và tuyên tín: “tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Ðức Chúa” (2V 5,8) và tỏ lòng biết ơn vị ngôn sứ của Giavê.
Vượt trên bản văn Tin mừng Lc 17,11-19, chính Chúa Giêsu luôn sống trong tâm tình tạ ơn: mỗi khi làm việc, Ngài cũng tạ ơn chúc tụng Chúa Cha, Ngài tạ ơn Chúa Cha khi làm cho Lazarô phục sinh (x. Ga 11,41- 42), Ngài tạ ơn Cha khi làm phép lạ bánh (x. Mt 15,36; Mc 8,6...). Chúa Giêsu trở nên gương mẫu cho chúng ta sống tâm tình tạ ơn mỗi ngày. Thánh Phaolô học tập gương Thầy Chí thánh nơi các thư gửi các giáo đoàn, Ngài luôn tạ ơn Thiên Chúa, Ngài nhớ ơn sự quảng đại các cộng đoàn đã quảng đại giúp đỡ Ngài trên đường sứ vụ và Ngài cũng mời mỗi người tín hữu sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa với Ngài.
Dưới lăng kính nhân bản, một người có tư cách là người khi có lòng biết ơn và thể hiện lòng biết ơn. Lòng biết ơn gắn kết chúng ta trong tình yêu, như là những bông hoa nhỏ chớm nở xua đuổi mùa đông băng giá nơi tình người và bắt đầu nảy nở “mùa xuân” trong quan hệ nhân văn. Chúng ta luôn ghi nhớ: “ơn nghĩa ta nhận được làm nên một phần xương - thịt của chính mình”, cho nên phải luôn sống như ca dao dạy: “Ơn ai một chút chớ quên”. Ơn nghĩa không phải là một món hàng “đổi chác, mua bán”. Cha mẹ, thầy cô, người làm ơn khi giúp đỡ không có mục đích để được trả ơn. Nhưng là con người có tâm có trí: “tri ân là trí nhớ của trái tim”, người nhận ơn phải khắc ghi những gì người khác làm cho mình. Có dịp và trong điều kiện, bản thân sẵn sàng giúp đỡ lại những người làm ơn cho mình khi họ gặp khó khăn như tục ngữ có câu: “Ơn trả nghĩa đền”.
Ơn nghĩa không quy ra tiền, mà nó mang giá trị vô giá, ơn nghĩa chỉ sinh ra ơn nghĩa. Ngoài bổn phận khắc ghi, người được ơn phải “thi ân” đến anh em mình khi họ cần sự giúp đỡ của ta vì xã hội tính của con người là hướng tha.
Hãy ghi nhận và biểu lộ lòng biết ơn với những người thân quen sống bên chúng ta, biểu lộ bằng tâm tình sung sướng khi được sống với họ, được gặp họ... Hãy ghi nhận và biểu lộ lòng biết ơn bằng lời nói, ánh mắt, việc làm... đến những ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ, chỉ cho một con đường... Hãy sống cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một sản phẩm, một nhiệm vụ… Tâm tình tạ ơn giúp con tim chú ý đến những món quà qua cách sống của mỗi người mà chúng ta nhận được trong ngày như linh mục Nguyễn Ngọc Thế SJ đã chia sẻ: “Lòng biết ơn giúp cho tương quan được sâu xa hơn, giúp cho tình yêu được triển nở hơn, giúp cho thế giới được đỡ thê lương hơn, và giúp cho mỗi người nhận ra được chính mình nhiều hơn, để yêu đời hơn, yêu người hơn …”
Sống tâm tình tạ ơn còn là tác động của tâm tình đức tin. Tôi và bạn có được ngày hôm nay là do biết bao bàn tay và tâm hồn đưa tôi vào đời. Trước hết phải kể đến ơn tạo dựng của Thiên Chúa, không lạ gì khi Thánh Kinh có rất nhiều những bản ca tụng Thiên Chúa, cụ thể như những câu Thánh vịnh: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho?” (Tv 115,12); “Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở” (Tv 118,1)... Vâng, chúng ta phải mang bổn phận biết ơn, vì “Từ nguồn sung mãn của Người (Đức Giêsu), tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Vâng, cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những gì tôi và bạn có được trong đời, dù rằng như Kinh Tiền tụng trong Thánh lễ nhấn mạnh: “Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời.” (Kinh Tiền tụng IV). Thật thế, sống trong tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa, chính lời tạ ơn trở nên hoa trái ân sủng cho chúng ta như phương pháp “Hồi tâm” của thánh I-Nhã, nhấn mạnh đến tâm tình tạ ơn, tâm tình này giúp con tim chú ý đến những món quà mà chúng ta nhận được trong ngày. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta với thiên nhiên, với anh chị em, với bạn bè và thế giới xung quanh, đặc biệt với Thiên Chúa sẽ được sung mãn và dồi dào hơn trong tình yêu.
Cuộc sống là một hành trình mang nặng ơn nghĩa: ơn với Trời nghĩa với anh em làm thành bài ca tạ ơn vì như tục ngữ có câu:
“Ơn to khó trả, nghĩa cả khó đền”.
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 8/10/2016.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 09/10/2016
43. QUÁCH, NHIẾP NHẠO NHAU.
Quốc tự tiến sĩ Quách Trung Thứ đã có lần cười chế giễu tư nghiệp Nhiếp Tôn Nghĩa:
- “Gần người quyền quý thì toàn thân đều điếc, được rồng mà làm người điếc thì dù có ba tai cũng thật đáng tiếc không thành người thông minh.”
Tôn Nghĩa bác bỏ lời chế nhạo của Quách Trung Thứ, nói:
- “Đừng cười có ba tai, nó sẽ thắng người có hai tâm”.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 43:
Có câu thành ngữ ”gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, để chỉ nói lên sự tương quan giữa con người với nhau.
Có người cả đời không biết đến một giọt rượu, nhưng khi giao du với người thích uống rượu thì lâu ngày cũng trở thành bợm nhậu; có người khi ở nhà rất mực lễ phép với mọi người, nhưng khi lên đại học chơi bời cùng đám bạn mất dạy thì ăn nói ba phải, nghênh ngang với mọi người.
Có người dựa hơi vào người có thế lực để hống hách với bà con bạn hữu, nhưng chính bản thân họ thì y như là một tên đầy tớ cho ông chủ, toàn thân đều điếc; có người bản chất thông minh, nhưng từ khi được thủ trưởng cất nhắc lên làm phụ tá, thì trở thành đần độn, cuộc sống như người máy, sai đâu làm đó, dù biết việc đó là không đúng, là vi phạm pháp luật mà vẫn cứ làm, toàn thân bị mù; có người thích thì “nổ” giữa đám đông dân chúng, hết khoe mình giỏi thế này hay thế nọ, thì lại đi nói xấu anh em chị em của mình.
Có người Ki-tô hữu khi nghèo khổ thì siêng năng đọc kinh xem lễ, sáng chiều đều có mặt trong nhà thờ, đến khi ăn nên làm ra, giao du với bạn bè, học đòi làm sang đến nổi quên mất cả đường đến nhà thờ, và người ta thường thấy những người này sáng ngồi quán nhậu “gác tay”, tối ngồi quán cà phê ôm...
Cuộc sống của con người không dễ gì thay đổi một sáng một chiều, nhất là những người Ki-tô hữu, bởi vì họ có một nề nếp sống đạo truyền thống của Giáo Hội, của gia đình lâu nay nên không dễ gì mau thay đổi, do đó, khi mà có một người Ki-tô hữu thay đổi nếp sống từ một tín hữu mộ đạo qua nếp sống lãnh đạm với tôn giáo của mình, thì quả là vấn đề đáng ngạc nhiên cho mọi người vậy.
Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, chỉ có con người là bỏ rơi Thiên Chúa là Đấng cội nguồn của mình mà thôi. Tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác cho Ngài tất cả những gì của chúng ta, rồi chúng ta sẽ thấy Ngài sẽ làm cho chúng ta tuy gần mực mà không đen nhưng sẽ trở thành trắng, nếu chúng ta biết dựa vào ân sủng và tình yêu của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Quốc tự tiến sĩ Quách Trung Thứ đã có lần cười chế giễu tư nghiệp Nhiếp Tôn Nghĩa:
- “Gần người quyền quý thì toàn thân đều điếc, được rồng mà làm người điếc thì dù có ba tai cũng thật đáng tiếc không thành người thông minh.”
Tôn Nghĩa bác bỏ lời chế nhạo của Quách Trung Thứ, nói:
- “Đừng cười có ba tai, nó sẽ thắng người có hai tâm”.
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 43:
Có câu thành ngữ ”gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, để chỉ nói lên sự tương quan giữa con người với nhau.
Có người cả đời không biết đến một giọt rượu, nhưng khi giao du với người thích uống rượu thì lâu ngày cũng trở thành bợm nhậu; có người khi ở nhà rất mực lễ phép với mọi người, nhưng khi lên đại học chơi bời cùng đám bạn mất dạy thì ăn nói ba phải, nghênh ngang với mọi người.
Có người dựa hơi vào người có thế lực để hống hách với bà con bạn hữu, nhưng chính bản thân họ thì y như là một tên đầy tớ cho ông chủ, toàn thân đều điếc; có người bản chất thông minh, nhưng từ khi được thủ trưởng cất nhắc lên làm phụ tá, thì trở thành đần độn, cuộc sống như người máy, sai đâu làm đó, dù biết việc đó là không đúng, là vi phạm pháp luật mà vẫn cứ làm, toàn thân bị mù; có người thích thì “nổ” giữa đám đông dân chúng, hết khoe mình giỏi thế này hay thế nọ, thì lại đi nói xấu anh em chị em của mình.
Có người Ki-tô hữu khi nghèo khổ thì siêng năng đọc kinh xem lễ, sáng chiều đều có mặt trong nhà thờ, đến khi ăn nên làm ra, giao du với bạn bè, học đòi làm sang đến nổi quên mất cả đường đến nhà thờ, và người ta thường thấy những người này sáng ngồi quán nhậu “gác tay”, tối ngồi quán cà phê ôm...
Cuộc sống của con người không dễ gì thay đổi một sáng một chiều, nhất là những người Ki-tô hữu, bởi vì họ có một nề nếp sống đạo truyền thống của Giáo Hội, của gia đình lâu nay nên không dễ gì mau thay đổi, do đó, khi mà có một người Ki-tô hữu thay đổi nếp sống từ một tín hữu mộ đạo qua nếp sống lãnh đạm với tôn giáo của mình, thì quả là vấn đề đáng ngạc nhiên cho mọi người vậy.
Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, chỉ có con người là bỏ rơi Thiên Chúa là Đấng cội nguồn của mình mà thôi. Tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác cho Ngài tất cả những gì của chúng ta, rồi chúng ta sẽ thấy Ngài sẽ làm cho chúng ta tuy gần mực mà không đen nhưng sẽ trở thành trắng, nếu chúng ta biết dựa vào ân sủng và tình yêu của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 09/10/2016
28. Thánh Thể có thể giúp chúng ta chế ngự khắc phục sự phẫn nộ và tình cảm lệch lạc không thanh khiết.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha công bố danh tính 17 vị Tân Hồng Y
Đặng Tự Do
06:30 09/10/2016
Sau bài huấn đức, Đức Thánh Cha đã công bố danh tính 17 vị Tân Hồng Y. Một Công Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập vào ngày 19 tháng 11, ngay trước lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót để tấn phong các vị tân Hồng Y.
Trong số 17 vị tân Hồng Y, có 13 vị dưới 80 tuổi và như thế có đủ điều kiện để bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha cho biết các vị tân Hồng Y được lựa chọn đến từ năm châu, bao gồm ba vị Tổng Giám Mục Hoa Kỳ và các vị Tổng Giám Mục từ Mauritius và Bangladesh.
Dưới đây là danh sách các tân Hồng Y:
Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Ý
Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, Cộng hòa Trung Phi
Đức Tổng Giám mục Carlos Osoro Sierra, Tây Ban Nha
Đức Tổng Giám mục Sérgio da Rocha, Ba Tây
Đức Tổng Giám mục Blase J. Cupich, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám Mục Patrick D'Rozario, Bangladesh
Đức Tổng Giám mục Baltazar Enrique Porras Cardozo, Venezuela
Đức Tổng Giám mục Jozef De Kesel, Bỉ
Đức Tổng Giám mục Maurice Piat, Mauritius
Đức Tổng Giám Mục Kevin Joseph Farrell, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám mục Carlos Aguiar Retes, Mễ Tây Cơ
Đức Tổng Giám Mục John Ribat, Papua New Guinea
Đức Tổng Giám mục Joseph William Tobin, Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Soter Fernandez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kuala Lumpur Malaysia
Đức Tổng Giám Mục Renato Corti, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Novara Ý
Đức Tổng Giám mục Sebastian Koto Khoarai, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Hoek Lesotho
Cha Ernest Simoni, giám quản của Tổng Giáo Phận Shkodrë-Pult, Scutari - Albania.
Bài giảng của ĐTC sáng Chúa Nhật Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu
J.B. Đặng Minh An dịch
07:42 09/10/2016
Sáng Chúa Nhật 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu tại quảng trường Thánh Phêrô. Đây là một phần trong các cử hành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trong bài giảng Đức Thánh Cha, nói với các tín hữu rằng, “chúng ta được trao ban cho một mẫu gương, một mẫu gương thực sự, để chúng ta có thể noi theo, đó là Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng biết ơn, nghĩa là khả năng “nói lên lời cảm tạ, tán tụng Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta: điều này là quan trọng”
Đức Thánh Cha nói:
Chúa Nhật tuần này (Lc 17,11-19) Tin Mừng mời gọi chúng ta nhìn nhận ân sủng của Thiên Chúa với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn. Trên đường đến cái chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Giêsu gặp mười người phong hủi, những người đến với Ngài, nhưng đứng xa xa nói lên những vấn đề của họ với một nhân vật mà đức tin của họ xem nhân vật ấy như một vị cứu tinh có thể chữa lành cho họ “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (V. 13). Họ đang bị bệnh và họ đang tìm kiếm một ai đó để chữa lành cho họ. Chúa Giêsu trả lời bằng cách nói họ hãy đi và trình diện các tư tế, là những người theo Luật sẽ phải xác nhận sự chữa lành. Bằng cách đó, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản cho họ một lời hứa; nhưng còn muốn thử thách đức tin của họ. Tại thời điểm đó, trên thực tế, mười người ấy chưa được chữa lành. Họ chỉ được khôi phục lại sức khỏe sau khi khởi hành ra đi trong sự vâng phục lệnh truyền của Chúa Giêsu. Sau đó, vui mừng, họ trình diện các tư tế và tiếp tục con đường của mình. Họ quên mất Đấng ban ơn cho họ, là Chúa Cha, Đấng đã chữa khỏi bệnh cho họ qua Đức Giêsu, Con của Ngài xuống thế làm người.
Duy chỉ có một người Samaritano, dân ngoại đang sống ở vùng ngoại vi của dân được ưu tuyển, thực tế anh ta là một người ngoại đạo! Người đàn ông này không chỉ hài lòng với việc được chữa lành nhờ đức tin của mình, nhưng đưa sự chữa lành đó đến chỗ thành toàn bằng cách quay lại bày tỏ lòng biết ơn của anh ta đối với ân sủng vừa nhận được. Anh ta nhận ra nơi Chúa Giêsu vị tư tế đích thật, Đấng đã nâng anh ta dậy và đã cứu anh ta, Đấng đang đặt anh trên chính lộ và chấp nhận anh ta là một trong những môn đệ của Ngài.
Để có thể nói lời cảm tạ, để có thể tán tụng Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta là điều quan trọng! Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Liệu chúng ta có khả năng nói lời “Cảm ơn”? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” trong gia đình chúng ta, trong cộng đồng của chúng ta, và trong Giáo Hội của chúng ta? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” đối với những ai giúp đỡ chúng ta, đối với những ai gần gũi chúng ta, đối với những ai đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời? Thường thì chúng ta coi mọi thứ là chuyện đương nhiên! Ngay cả với những gì Thiên Chúa ban cho chúng ta cũng vậy. Thật dễ dàng để chạy đến cùng Chúa để xin một cái gì đó, nhưng trở lại và cảm tạ thì không... Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự thất bại của chín người cùi vô ơn: “Chẳng phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”(Lc 17: 17-18)?.
Vào ngày Năm Thánh này, chúng ta đang được trao ban cho một mẫu gương, thực sự là một mẫu gương, để chúng ta có thể noi theo, đó là Đức Maria, Mẹ chúng ta. Sau khi nghe thông điệp Thánh Thiên Thần truyền, Mẹ nâng hồn lên trong trong một bài ca chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. ..” Chúng ta hãy xin Đức Mẹ giúp chúng ta nhận biết tất cả mọi thứ là ân sủng của Thiên Chúa, và có khả năng để nói lời “Cảm ơn”. Như thế, niềm vui của chúng ta sẽ được hoàn toàn.
Khiêm nhường cũng là cần thiết để biết nói lời tạ ơn. Trong bài đọc đầu tiên chúng ta nghe câu chuyện của ông Naaman, người chỉ huy quân đội của vua Aram (x 2 Kg 5: 14-17). Để được chữa khỏi bệnh phong của mình, ông đã chấp nhận đề nghị của một người nô lệ nghèo và phó thác mình cho tiên tri Elisha, người mà ông ta coi là kẻ thù. Naaman dù sao cũng đã sẵn sàng để hạ mình. Elisha không đòi hỏi gì nơi ông ta, chỉ đơn giản là ra lệnh cho ông phải tắm trong dòng nước của sông Jordan. Yêu cầu này làm Naaman bối rối, thậm chí khó chịu. Lẽ nào một Thiên Chúa đòi hỏi những thứ tầm thường như vậy có thể thực sự là Thiên Chúa sao? Ông muốn quay trở lại, nhưng sau đó ông đồng ý đắm mình trong dòng nước sông Jordan và ngay lập tức ông được chữa khỏi.
Tâm hồn của Mẹ Maria, hơn ai khác, là một tâm hồn khiêm tốn, có khả năng đón nhận những ân sủng của Thiên Chúa. Để xuống thế làm người, Thiên Chúa đã chọn chính Mẹ, một phụ nữ trẻ đơn sơ miền Nazareth, là người không sống trong cung điện của quyền lực và sự giàu có, là người không làm những điều phi thường. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ân sủng của Thiên Chúa, hay chỉ thích đóng kín chính mình dưới các hình thức an ninh về vật chất, trí tuệ, trong các kế hoạch của chúng ta.
Điều đáng chú ý là cả Naaman và người Samaritanô này đều là hai người nước ngoài. Biết bao những người nước ngoài, bao gồm cả người của các tôn giáo khác, đang trao cho chúng ta một tấm gương về các giá trị mà đôi khi chúng ta quên lãng đi hoặc gạt sang một bên!
Những người sống bên cạnh chúng ta, những người có thể bị khinh miệt và phải ngồi ngoài chỉ vì họ là người nước ngoài, có thể dạy chúng ta cách thế để bước đi trên con đường Chúa muốn.
Mẹ Thiên Chúa, cùng với người bạn đời của mình là Thánh Giuse, biết rõ tình cảnh phải sống xa nhà. Mẹ cũng đã có thời là một ngoại kiều ở Ai Cập, xa người thân và bạn bè của Mẹ. Tuy nhiên, niềm tin của Mẹ có thể vượt qua những khó khăn. Chúng ta hãy bám vào niềm tin đơn sơ này của Mẹ của Thiên Chúa; chúng ta hãy xin Mẹ cho chúng ta có thể luôn luôn trở lại với Chúa Giêsu và cảm ơn Ngài vì bao nhiêu ơn ích chúng ta đã nhận được từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Đức Thánh Cha nói:
Chúa Nhật tuần này (Lc 17,11-19) Tin Mừng mời gọi chúng ta nhìn nhận ân sủng của Thiên Chúa với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn. Trên đường đến cái chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Giêsu gặp mười người phong hủi, những người đến với Ngài, nhưng đứng xa xa nói lên những vấn đề của họ với một nhân vật mà đức tin của họ xem nhân vật ấy như một vị cứu tinh có thể chữa lành cho họ “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (V. 13). Họ đang bị bệnh và họ đang tìm kiếm một ai đó để chữa lành cho họ. Chúa Giêsu trả lời bằng cách nói họ hãy đi và trình diện các tư tế, là những người theo Luật sẽ phải xác nhận sự chữa lành. Bằng cách đó, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản cho họ một lời hứa; nhưng còn muốn thử thách đức tin của họ. Tại thời điểm đó, trên thực tế, mười người ấy chưa được chữa lành. Họ chỉ được khôi phục lại sức khỏe sau khi khởi hành ra đi trong sự vâng phục lệnh truyền của Chúa Giêsu. Sau đó, vui mừng, họ trình diện các tư tế và tiếp tục con đường của mình. Họ quên mất Đấng ban ơn cho họ, là Chúa Cha, Đấng đã chữa khỏi bệnh cho họ qua Đức Giêsu, Con của Ngài xuống thế làm người.
Duy chỉ có một người Samaritano, dân ngoại đang sống ở vùng ngoại vi của dân được ưu tuyển, thực tế anh ta là một người ngoại đạo! Người đàn ông này không chỉ hài lòng với việc được chữa lành nhờ đức tin của mình, nhưng đưa sự chữa lành đó đến chỗ thành toàn bằng cách quay lại bày tỏ lòng biết ơn của anh ta đối với ân sủng vừa nhận được. Anh ta nhận ra nơi Chúa Giêsu vị tư tế đích thật, Đấng đã nâng anh ta dậy và đã cứu anh ta, Đấng đang đặt anh trên chính lộ và chấp nhận anh ta là một trong những môn đệ của Ngài.
Để có thể nói lời cảm tạ, để có thể tán tụng Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta là điều quan trọng! Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Liệu chúng ta có khả năng nói lời “Cảm ơn”? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” trong gia đình chúng ta, trong cộng đồng của chúng ta, và trong Giáo Hội của chúng ta? Bao nhiêu lần chúng ta nói “Cảm ơn” đối với những ai giúp đỡ chúng ta, đối với những ai gần gũi chúng ta, đối với những ai đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời? Thường thì chúng ta coi mọi thứ là chuyện đương nhiên! Ngay cả với những gì Thiên Chúa ban cho chúng ta cũng vậy. Thật dễ dàng để chạy đến cùng Chúa để xin một cái gì đó, nhưng trở lại và cảm tạ thì không... Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự thất bại của chín người cùi vô ơn: “Chẳng phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”(Lc 17: 17-18)?.
Vào ngày Năm Thánh này, chúng ta đang được trao ban cho một mẫu gương, thực sự là một mẫu gương, để chúng ta có thể noi theo, đó là Đức Maria, Mẹ chúng ta. Sau khi nghe thông điệp Thánh Thiên Thần truyền, Mẹ nâng hồn lên trong trong một bài ca chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. ..” Chúng ta hãy xin Đức Mẹ giúp chúng ta nhận biết tất cả mọi thứ là ân sủng của Thiên Chúa, và có khả năng để nói lời “Cảm ơn”. Như thế, niềm vui của chúng ta sẽ được hoàn toàn.
Khiêm nhường cũng là cần thiết để biết nói lời tạ ơn. Trong bài đọc đầu tiên chúng ta nghe câu chuyện của ông Naaman, người chỉ huy quân đội của vua Aram (x 2 Kg 5: 14-17). Để được chữa khỏi bệnh phong của mình, ông đã chấp nhận đề nghị của một người nô lệ nghèo và phó thác mình cho tiên tri Elisha, người mà ông ta coi là kẻ thù. Naaman dù sao cũng đã sẵn sàng để hạ mình. Elisha không đòi hỏi gì nơi ông ta, chỉ đơn giản là ra lệnh cho ông phải tắm trong dòng nước của sông Jordan. Yêu cầu này làm Naaman bối rối, thậm chí khó chịu. Lẽ nào một Thiên Chúa đòi hỏi những thứ tầm thường như vậy có thể thực sự là Thiên Chúa sao? Ông muốn quay trở lại, nhưng sau đó ông đồng ý đắm mình trong dòng nước sông Jordan và ngay lập tức ông được chữa khỏi.
Tâm hồn của Mẹ Maria, hơn ai khác, là một tâm hồn khiêm tốn, có khả năng đón nhận những ân sủng của Thiên Chúa. Để xuống thế làm người, Thiên Chúa đã chọn chính Mẹ, một phụ nữ trẻ đơn sơ miền Nazareth, là người không sống trong cung điện của quyền lực và sự giàu có, là người không làm những điều phi thường. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ân sủng của Thiên Chúa, hay chỉ thích đóng kín chính mình dưới các hình thức an ninh về vật chất, trí tuệ, trong các kế hoạch của chúng ta.
Điều đáng chú ý là cả Naaman và người Samaritanô này đều là hai người nước ngoài. Biết bao những người nước ngoài, bao gồm cả người của các tôn giáo khác, đang trao cho chúng ta một tấm gương về các giá trị mà đôi khi chúng ta quên lãng đi hoặc gạt sang một bên!
Những người sống bên cạnh chúng ta, những người có thể bị khinh miệt và phải ngồi ngoài chỉ vì họ là người nước ngoài, có thể dạy chúng ta cách thế để bước đi trên con đường Chúa muốn.
Mẹ Thiên Chúa, cùng với người bạn đời của mình là Thánh Giuse, biết rõ tình cảnh phải sống xa nhà. Mẹ cũng đã có thời là một ngoại kiều ở Ai Cập, xa người thân và bạn bè của Mẹ. Tuy nhiên, niềm tin của Mẹ có thể vượt qua những khó khăn. Chúng ta hãy bám vào niềm tin đơn sơ này của Mẹ của Thiên Chúa; chúng ta hãy xin Mẹ cho chúng ta có thể luôn luôn trở lại với Chúa Giêsu và cảm ơn Ngài vì bao nhiêu ơn ích chúng ta đã nhận được từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Bác ái là trung tâm của mọi hoạt động truyền giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:00 09/10/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Bác ái là trung tâm của mọi hoạt động truyền giáo.
Sau khi bầu chọn vị Tổng Quyền, các nhà truyền giáo của Cộng Đoàn Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ngài đã nhắn nhủ họ rằng trong hoàn cảnh thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng, nhân loại cần những nhà truyền giáo đầy lòng yêu thương và hăng say vì Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng nói “ Ngày nay, vùng đất nào cũng là vùng đất truyền giáo, chiều kích nào của con người cũng là vùng đất truyền giáo, đang chờ để được công bố Tin Mừng.”
“Cánh đồng truyền giáo ngày nay dường như mỗi ngày càng được mở rộng với những con người trong những hoàn cảnh tuyệt vọng. Vì thế cần có các nhà truyền giáo, cần lòng can đảm của họ, niềm khao khát của họ để mang Tin Mừng giải thoát và an ủi cho mọi người.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các nhà truyền giáo Tận Hiến đúng một tuần sau khi họ bầu chọn vị Tổng Quyền ở Roma cũng như tổ chức mừng 200 năm thành lập vào dịp Năm Thánh 2016.
Vào ngày 30 tháng Chín, tỉnh dòng 36th của Cộng Đoàn Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm lại một lần nữa bầu chọn cha Louis Lougen làm Vị Tổng Quyền. Ngài sinh ở Baffalo, New York vào năm 1952 và ngài đã được bầu làm vị Tổng Quyền lần thứ nhất vào năm 2010.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn gởi các linh mục và các thày phải luôn nhớ đến nụ cười, nhớ đến mình là nhân chứng tràn đầy niềm vui của Tin Mừng.
“Hãy bước theo chân của vị sáng lập Cộng Đoàn là cha Thánh Eugene de Mazenod, một linh mục người Pháp, bác ái phải là “quy tắc đầu tiên của cuộc sống, tiền đề của tất cả mọi hoạt động tông đồ. Sự hăng say cho việc cứu rỗi các linh hồn là kết quả tự nhiên của việc huynh đệ bác ái này.”
“Giáo Hội và thế giới ngày nay đang trải qua “một kỷ nguyên của sự thay đổi lớn” và thế giới “cần những con người có trái tim yêu thương giống như Chúa Giêsu” để sống như người sáng lập Cộng Đoàn của họ.
“Điều quan trọng là làm việc cho một Giáo Hội vì mọi người, sẵn sàng đón nhận và đồng hành với họ.”
Cộng Đoàn Truyền Giáo Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm được thành lập vào ngày 25 tháng Giêng năm 1816, có chi nhánh ở Mỹ, Úc, Phi Luật Tân và Trung Hoa.
Tính đến tháng Giêng năm nay, con số các nhà truyền giáo trên toàn thế giới là 3,776 vị, gồm 46 Giám Mục và Tổng Giám Mục, 2,843 Linh Mục 316 Thày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Việc kỷ niệm 200 năm thành lập của Cộng Đoàn trùng hợp ngẫu nhiên với Năm Thánh Của Lòng Thương Xót là sự quang phòng của Thiên Chúa” và ngài cũng nhắc nhở các nhà truyền giáo tận hiến hãy canh tân tình yêu của họ cho người nghèo và cho việc truyền bá đức tin rộng khắp.
“Đi tìm những giải đáp thích ứng, hợp với Tin Mừng và mang tính cỗ vũ cho những vấn nạn của con người ở thời đại chúng ta là một vấn đề quan trọng.
“Vì thế các con hãy nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng nhiệt thành và ôm trọn tương lai với tràn đầy hy vọng, đừng bao giờ nản lòng vì những khó khăn trên bước đường phục vụ, nhưng hãy mạnh mẽ trung thành với ơn gọi truyền giáo của mình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Sau khi bầu chọn vị Tổng Quyền, các nhà truyền giáo của Cộng Đoàn Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ngài đã nhắn nhủ họ rằng trong hoàn cảnh thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng, nhân loại cần những nhà truyền giáo đầy lòng yêu thương và hăng say vì Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng nói “ Ngày nay, vùng đất nào cũng là vùng đất truyền giáo, chiều kích nào của con người cũng là vùng đất truyền giáo, đang chờ để được công bố Tin Mừng.”
“Cánh đồng truyền giáo ngày nay dường như mỗi ngày càng được mở rộng với những con người trong những hoàn cảnh tuyệt vọng. Vì thế cần có các nhà truyền giáo, cần lòng can đảm của họ, niềm khao khát của họ để mang Tin Mừng giải thoát và an ủi cho mọi người.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các nhà truyền giáo Tận Hiến đúng một tuần sau khi họ bầu chọn vị Tổng Quyền ở Roma cũng như tổ chức mừng 200 năm thành lập vào dịp Năm Thánh 2016.
Vào ngày 30 tháng Chín, tỉnh dòng 36th của Cộng Đoàn Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm lại một lần nữa bầu chọn cha Louis Lougen làm Vị Tổng Quyền. Ngài sinh ở Baffalo, New York vào năm 1952 và ngài đã được bầu làm vị Tổng Quyền lần thứ nhất vào năm 2010.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn gởi các linh mục và các thày phải luôn nhớ đến nụ cười, nhớ đến mình là nhân chứng tràn đầy niềm vui của Tin Mừng.
“Hãy bước theo chân của vị sáng lập Cộng Đoàn là cha Thánh Eugene de Mazenod, một linh mục người Pháp, bác ái phải là “quy tắc đầu tiên của cuộc sống, tiền đề của tất cả mọi hoạt động tông đồ. Sự hăng say cho việc cứu rỗi các linh hồn là kết quả tự nhiên của việc huynh đệ bác ái này.”
“Giáo Hội và thế giới ngày nay đang trải qua “một kỷ nguyên của sự thay đổi lớn” và thế giới “cần những con người có trái tim yêu thương giống như Chúa Giêsu” để sống như người sáng lập Cộng Đoàn của họ.
“Điều quan trọng là làm việc cho một Giáo Hội vì mọi người, sẵn sàng đón nhận và đồng hành với họ.”
Cộng Đoàn Truyền Giáo Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm được thành lập vào ngày 25 tháng Giêng năm 1816, có chi nhánh ở Mỹ, Úc, Phi Luật Tân và Trung Hoa.
Tính đến tháng Giêng năm nay, con số các nhà truyền giáo trên toàn thế giới là 3,776 vị, gồm 46 Giám Mục và Tổng Giám Mục, 2,843 Linh Mục 316 Thày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Việc kỷ niệm 200 năm thành lập của Cộng Đoàn trùng hợp ngẫu nhiên với Năm Thánh Của Lòng Thương Xót là sự quang phòng của Thiên Chúa” và ngài cũng nhắc nhở các nhà truyền giáo tận hiến hãy canh tân tình yêu của họ cho người nghèo và cho việc truyền bá đức tin rộng khắp.
“Đi tìm những giải đáp thích ứng, hợp với Tin Mừng và mang tính cỗ vũ cho những vấn nạn của con người ở thời đại chúng ta là một vấn đề quan trọng.
“Vì thế các con hãy nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng nhiệt thành và ôm trọn tương lai với tràn đầy hy vọng, đừng bao giờ nản lòng vì những khó khăn trên bước đường phục vụ, nhưng hãy mạnh mẽ trung thành với ơn gọi truyền giáo của mình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ bế mạc năm thánh và mừng kim khánh thành lập giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
08:17 09/10/2016
Thánh lễ bế mạc năm thánh và mừng kim khánh ngày thành lập giáo phận Phú Cường
Đêm qua và sáng ngày hôm nay 08/10/2016, do ảnh hưởng cơn bão xa, vùng Đông Nam Bộ có mưa rất to, khu vực Giáo phận Phú Cường nằm trong vùng mưa gió đó. Vậy mà, ngay từ sáng sớm, đã có đông đảo bà con giáo dân của 105 giáo xứ (có xứ xa 150 km) đã quy tụ về nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường để tham dự Thánh lễ bế mạc Năm Thánh mừng kim khánh thành lập Giáo phận Phú Cường.
Xem Hình
Đúng giờ, trời vẫn còn đổ mưa, gần 4.000 người ngồi chật kín trong và ngoài hành lang nhà thờ, trên tầng lửng và cả tầng hầm (tham dự Thánh lễ qua màn hình lớn). Cùng hướng về cuối nhà thờ nơi Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận, chủ sự nghi thức làm phép hàng ngàn tràng chuỗi Mân Côi và sau đó cung nghinh linh tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu từ cuối nhà thờ lên cung thánh.
Cùng dâng lễ với Đức Cha Giuse có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục giáo phận, cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm và khoảng 170 cha trong giáo phận. Tham dự có rất đông quý tu sĩ và bà con giáo dân, đặc biệt có nhiều bạn trẻ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hãy chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa, vì tình thương trong trái tim Người đã ban cho giáo phận chúng ta 51 năm qua biết bao là ân ban, chúng ta thật sự vui mừng và mỗi người cũng hãy tiếp tục kêu xin Ngài ban cho chúng ta chăng đường tiếp theo, được hân hoan vui xướng để có Chúa luôn hiện diện và đồng hành.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nhắc lại nhiều lần về tình thương vô biên của Thiên Chúa xuống cho từng người, và vì thế, mỗi người cũng phải đáp trả tình yêu thương ấy theo như lời Ngài dạy.
Giáo phận Phú Cường đã trải qua 51 năm. Nhờ ơn Chúa, 51 năm qua giáo phận đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Số giáo dân đã tăng lên hơn 150.000 người, đã có 105 giáo xứ và nhiều giáo họ. Tuy nhiên so về tỷ lệ 5%, chúng ta chưa đạt được bao nhiêu. Chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn nữa, sống chan hòa yêu thương hết mọi người để bước vào những năm thiếp theo có được nhiều niềm vui hơn.
Hôm nay, giáo phận kết thúc Năm Thánh không có nghĩa là ơn thánh đã hết. Ơn Chúa luôn tuôn đổ trên chúng ta và chúng ta nhận lấy bằng nhiều cách. Siêng năng viếng Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi và chuỗi lòng Chúa thương xót, thăm nom bạn bè chòm xóm láng giềng, là những cách nhận nhiều ân ban.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Giuse có lời tổng kết và tuyên bố kết thúc Năm Thánh. Trong lời tổng kết, Đức Cha Giuse tỏ ra vui mừng khi ngôi nhà thờ Chánh Tòa được hoàn thành và cung hiến một cách tốt đẹp; bên cạnh đó còn có việc chưa làm được. Chúng ta hiệp dâng lời cầu nguyện và chung tay góp phần để giáo phận bước vào năm thứ 51 sẽ có những bước tiến mới.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse làm phép khoảng 30 tượng Thánh Giá để trao cho các giáo hạt, các dòng tu và các hội đoàn trong giáo phận với nghi thức sai đi.
Thánh lễ kết thúc với phép lành ơn Toàn xá, mọi người thành khẩn cúi đầu nhận lãnh. Khi ra về mỗi người nhận được một chuỗi Mân Côi và chia sẻ với nhau phần ăn chan hoà tình huynh đệ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận.
Đêm qua và sáng ngày hôm nay 08/10/2016, do ảnh hưởng cơn bão xa, vùng Đông Nam Bộ có mưa rất to, khu vực Giáo phận Phú Cường nằm trong vùng mưa gió đó. Vậy mà, ngay từ sáng sớm, đã có đông đảo bà con giáo dân của 105 giáo xứ (có xứ xa 150 km) đã quy tụ về nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường để tham dự Thánh lễ bế mạc Năm Thánh mừng kim khánh thành lập Giáo phận Phú Cường.
Xem Hình
Đúng giờ, trời vẫn còn đổ mưa, gần 4.000 người ngồi chật kín trong và ngoài hành lang nhà thờ, trên tầng lửng và cả tầng hầm (tham dự Thánh lễ qua màn hình lớn). Cùng hướng về cuối nhà thờ nơi Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận, chủ sự nghi thức làm phép hàng ngàn tràng chuỗi Mân Côi và sau đó cung nghinh linh tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu từ cuối nhà thờ lên cung thánh.
Cùng dâng lễ với Đức Cha Giuse có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục giáo phận, cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm và khoảng 170 cha trong giáo phận. Tham dự có rất đông quý tu sĩ và bà con giáo dân, đặc biệt có nhiều bạn trẻ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn hãy chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa, vì tình thương trong trái tim Người đã ban cho giáo phận chúng ta 51 năm qua biết bao là ân ban, chúng ta thật sự vui mừng và mỗi người cũng hãy tiếp tục kêu xin Ngài ban cho chúng ta chăng đường tiếp theo, được hân hoan vui xướng để có Chúa luôn hiện diện và đồng hành.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nhắc lại nhiều lần về tình thương vô biên của Thiên Chúa xuống cho từng người, và vì thế, mỗi người cũng phải đáp trả tình yêu thương ấy theo như lời Ngài dạy.
Giáo phận Phú Cường đã trải qua 51 năm. Nhờ ơn Chúa, 51 năm qua giáo phận đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Số giáo dân đã tăng lên hơn 150.000 người, đã có 105 giáo xứ và nhiều giáo họ. Tuy nhiên so về tỷ lệ 5%, chúng ta chưa đạt được bao nhiêu. Chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn nữa, sống chan hòa yêu thương hết mọi người để bước vào những năm thiếp theo có được nhiều niềm vui hơn.
Hôm nay, giáo phận kết thúc Năm Thánh không có nghĩa là ơn thánh đã hết. Ơn Chúa luôn tuôn đổ trên chúng ta và chúng ta nhận lấy bằng nhiều cách. Siêng năng viếng Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi và chuỗi lòng Chúa thương xót, thăm nom bạn bè chòm xóm láng giềng, là những cách nhận nhiều ân ban.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Giuse có lời tổng kết và tuyên bố kết thúc Năm Thánh. Trong lời tổng kết, Đức Cha Giuse tỏ ra vui mừng khi ngôi nhà thờ Chánh Tòa được hoàn thành và cung hiến một cách tốt đẹp; bên cạnh đó còn có việc chưa làm được. Chúng ta hiệp dâng lời cầu nguyện và chung tay góp phần để giáo phận bước vào năm thứ 51 sẽ có những bước tiến mới.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse làm phép khoảng 30 tượng Thánh Giá để trao cho các giáo hạt, các dòng tu và các hội đoàn trong giáo phận với nghi thức sai đi.
Thánh lễ kết thúc với phép lành ơn Toàn xá, mọi người thành khẩn cúi đầu nhận lãnh. Khi ra về mỗi người nhận được một chuỗi Mân Côi và chia sẻ với nhau phần ăn chan hoà tình huynh đệ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận.
Thánh lễ tạ ơn của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Trường Sơn
11:08 09/10/2016
“Xin tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn mọi thành phần dân Chúa đã cầu nguyện, hiệp thông và chia sẻ cách này, cách khác cho đại hội thứ 13 của Hội đồng Giám mục Việt Nam được diễn ra tốt đẹp”.
Đó là lời chia sẻ của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trước Thánh lễ các Giám mục thuộc 26 Giáo phận đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sàigòn vào chiều ngày 06.10.2016, do ngài chủ tế. Đặc biệt, trong Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam.
Xem hình ảnh
Nhân dịp này, cộng đoàn dân Chúa cũng cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, nhân dịp 25 năm Giám mục của ngài.
Đến hiệp dâng Thánh lễ có đông đảo quý tu sĩ, các thành phần đại diện dân Chúa thuộc Tổng Giáo phận TPHCM.
Trước Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Tổng Giáo phận TPHCM; Cha Tổng Đại diện Inhaxio Hồ Văn Xuân, đã có nghi thức chúc mừng Đức Hồng Y Phêrô, nhân dịp 25 năm Giám mục của ngài. Với tâm tình đơn sơ và khiêm nhu, Đức HY đã cám ơn và ước mong quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ chăm sóc đoàn chiên TGP Hà Nội.
Theo Tin Mừng thánh Luca 11, 5-13, Đức HY đã diễn giảng về lòng kiên nhẫn khi cầu nguyện, cách mà chúng ta nói chuyện với Đức Giêsu, người cha đầy lòng nhân từ, Thầy dạy chúng ta về cầu nguyện qua lời kinh Lạy Cha. Đức HY chia sẻ: “Chúng ta chỉ chạy đến Ngài, cầu nguyện khi đau khổ, thất bại nhưng những khi thành công, vinh quang thì lãng quên Ngài. Nhưng Ngài vẫn lắng nghe, mặc dù ta trách cứ, ca thán Ngài. Bởi Ngài là người Cha yêu thương, hết mực từ tâm và không bao giờ từ chối lời kêu xin của con người, nếu chúng ta cầu nguyện với đức tin và tâm tình của một người con. Ngay người con chí ái mà Thiên Chúa còn ban cho nhân loại thì không có gì là không thể. Vì vậy, cho cái gì, lúc nào, và cho cách nào, chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta phải có lòng biết ơn và nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong những lúc buồn vui của cuộc sống. Đó là tình yêu của Thiên Chúa, bởi Ngài vẫn hiện diện đồng hành với chúng ta qua Thánh lễ, qua các bí tích, qua Thánh Thần, qua Hội Thánh”.
Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.
Kết thúc Thánh lễ, cùng với Đức HY, các Giám mục đã quây quần xung quanh bàn thánh dâng lời ca khen Mẹ Maria - Mẹ Mân Côi - để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban sự hiệp nhất và bình an cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng cho đại hội lần thứ 13 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đang diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM từ ngày 04/10 đến 07/10/2016.
Chiều ngày 06.10.2016, tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, các Giám mục thuộc 26 Giáo phận đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Giám mục của ngài.
(Nguồn Web TGPSaigòn)
Xem hình ảnh
Nhân dịp này, cộng đoàn dân Chúa cũng cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, nhân dịp 25 năm Giám mục của ngài.
Đến hiệp dâng Thánh lễ có đông đảo quý tu sĩ, các thành phần đại diện dân Chúa thuộc Tổng Giáo phận TPHCM.
Trước Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Tổng Giáo phận TPHCM; Cha Tổng Đại diện Inhaxio Hồ Văn Xuân, đã có nghi thức chúc mừng Đức Hồng Y Phêrô, nhân dịp 25 năm Giám mục của ngài. Với tâm tình đơn sơ và khiêm nhu, Đức HY đã cám ơn và ước mong quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ chăm sóc đoàn chiên TGP Hà Nội.
Theo Tin Mừng thánh Luca 11, 5-13, Đức HY đã diễn giảng về lòng kiên nhẫn khi cầu nguyện, cách mà chúng ta nói chuyện với Đức Giêsu, người cha đầy lòng nhân từ, Thầy dạy chúng ta về cầu nguyện qua lời kinh Lạy Cha. Đức HY chia sẻ: “Chúng ta chỉ chạy đến Ngài, cầu nguyện khi đau khổ, thất bại nhưng những khi thành công, vinh quang thì lãng quên Ngài. Nhưng Ngài vẫn lắng nghe, mặc dù ta trách cứ, ca thán Ngài. Bởi Ngài là người Cha yêu thương, hết mực từ tâm và không bao giờ từ chối lời kêu xin của con người, nếu chúng ta cầu nguyện với đức tin và tâm tình của một người con. Ngay người con chí ái mà Thiên Chúa còn ban cho nhân loại thì không có gì là không thể. Vì vậy, cho cái gì, lúc nào, và cho cách nào, chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta phải có lòng biết ơn và nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong những lúc buồn vui của cuộc sống. Đó là tình yêu của Thiên Chúa, bởi Ngài vẫn hiện diện đồng hành với chúng ta qua Thánh lễ, qua các bí tích, qua Thánh Thần, qua Hội Thánh”.
Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.
Kết thúc Thánh lễ, cùng với Đức HY, các Giám mục đã quây quần xung quanh bàn thánh dâng lời ca khen Mẹ Maria - Mẹ Mân Côi - để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban sự hiệp nhất và bình an cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng cho đại hội lần thứ 13 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đang diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM từ ngày 04/10 đến 07/10/2016.
Chiều ngày 06.10.2016, tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, các Giám mục thuộc 26 Giáo phận đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Giáo phận Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Giám mục của ngài.
(Nguồn Web TGPSaigòn)
Giáo Xứ Hòa Ninh - Giáo Phận Đà Nẵng, Hành Hương Năm Thánh 9 / 10 / 2016
Tôma Trương Văn Ân
15:42 09/10/2016
Giáo Xứ Hòa Ninh - Giáo Phận Đà Nẵng, Hành Hương Năm Thánh 9 / 10 / 2016
“Việc hành hương trong Năm Thánh là một dấu chỉ đặc biệt, vì mang hình ảnh của cuộc hành trình mỗi người chúng ta đang thực hiện trong cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến hành hương, và con người là khách lữ hành đang tiến bước trên đường đi về đích điểm ước mong. Chuyến hành hương đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh… Ước gì cuộc hành hương sẽ thúc đẩy sự hoán cải: khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta để cho lòng thương xót của Thiên Chúa phủ kín chúng ta, và nỗ lực thực thi lòng thương xót đối với tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.”
Xem Hình
Chiều Chúa Nhật 9 / 10 / 2016, Đoàn hành hương hơn 600 người của Giáo xứ Hòa Ninh – Giáo phận Đà Nẵng, đã đến Hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
Lúc 14 giờ, Cha Phanxicô Salêsiô Lê Văn La Vinh ( OP) hướng dẫn cộng đoàn Hòa Ninh hiểu hơn về việc hành hương trong Năm Thánh, mỗi người phải cố gắng dấn thân và hy sinh rất nhiều trong bổn phận và trách nhiệm thường ngày, chu toàn luật Thiên Chúa và yêu thương anh chị em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc, nhất là những người thân trong gia đình, khu xóm và cộng đoàn. Để ước mong tất cả mọi người hiện diện, cùng đến được đính điểm của cuộc lữ hành trần thế, là Quê hương vĩnh cửu nơi cung lòng Thiên Chúa yêu thương.
Cao điểm của việc hành hương, là đoàn rước cộng đoàn Hòa Ninh đi qua Cửa Năm Thánh để kín múc Lòng thương xót của Chúa đối với mỗi người. Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận ra đón tận Cửa và dẫn Cộng đoàn hành hương vào trong nhà thờ, như Mục tử đẫn dắt đoàn chiên của mình vào đồng cỏ xanh tươi là Lời và nguồn Ân sủng của Thiên Chúa.
Tiếp đó, Cha Giuse Lê Thiện Thuật – Quản xứ Hòa Ninh chủ sự Thánh lễ lúc 15 giờ. Cha đã dùng Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 28 năm C, để mời gọi cộng đoàn tham dự, biết sống tâm tình biết ơn, cám ơn Chúa và cám ơn nhau, trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Hạnh phúc và an bình khởi đi từ lời cám ơn, vì tất cả thành công, tài năng … kể cả lúc không như ý muốn, khó khăn thất bại, đều cám ơn Chúa. Trong khó khăn, Thiên Chúa tinh luyện cho tâm hồn thêm vững vàng và trưởng thành hơn.
Cuối Thánh lễ, ông Gioan Đổ Thiệt, Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ Hòa Ninh, Đại diện Giáo xứ, cám ơn Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện – Quản xứ Chính Tòa, cám ơn Quý Thầy, quý Sơ, Hội đồng Mục vụ, các Ban ngành và Giới trẻ Giáo xứ Chính Tòa. Vì yêu thương mà Đức Cha, Cha Tổng và cộng đoàn Giáo xứ Chính Tòa đã chuẩn bị, đón tiếp và hướng dẫn, phục vụ tận tình.
Những bó hoa tươi thắm dâng tặng Đức Cha và Cha Tổng, gói ghém bao tâm tình biết ơn của cộng đoàn hòa Ninh.
Tiếp đó, Đại diện Giáo xứ Chính Tòa đã trao tặng quà và Logo Năm Thánh cho Đại diện Giáo xứ Hòa Ninh, như tình cảm anh em một nhà, trao cho nhau báu vật của cha mẹ. Để nâng niu giữ gìn và thực hiện Tông huấn của Đức Thánh Cha “ Anh em phải có lòng thương xót, như Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót” và “ Bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, nơi ấy phải có lòng thương xót của Chúa Cha. Bất cứ nơi nào có người Ki-tô hữu, nơi ấy người ta sẻ tìm được một ốc đảo của lòng thương xót”
Sau huấn từ và Phép lành của Đức Cha, cộng đoàn Hành hương cùng chụp hình lưu niệm với
Đức Cha tại tiền đường nhà thờ, ghi lại dấu ấn một cuộc hành hương trong lịch sử của Giáo xứ Hòa Ninh.
Được biết:
Giáo xứ Hòa Ninh nằm về phía tây bắc Thành phố Đà Nẵng, thuộc xã Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng. có 393 gia đình, 1373 người ( thống kê, tháng 1 / 2016 ) trong địa bàn có số dân 5124 người, chiếm tỉ lệ 26,7 %, sát khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ. Đây là Giáo xứ miền trung du đồi núi, có 5 Giáo khóm, 2 chi họ và 1 giáo họ cách nhà thờ 7 Km về phía tây nam.
Hòa Ninh đồi núi chập chùng
Đông, đèo Ông Gấm, tây cùng Trường sơn.
Phía nam, núi Chúa cao hơn,
Nhìn về hướng bắc, là Hòn Ba Viên.
Nơi đây ghềnh thác nối liền,
Sương giăng, khí mát, người hiền, đất Tiên.
Trước năm 1938, là Giáo họ Phước Đông của Giáo xứ Phú Trung.
Năm 1938, được nâng lên Giáo xứ. năm 1973, được thay tên mới: Giáo xứ Hòa Ninh.
Gần 80 năm được thành lập, Giáo xứ có 6 Cha đến Quản xứ:
+ Cha tiên khởi Phê-rô Huỳnh Quang Sinh, quản xứ từ 30 / 7 / 1937 đến tháng 12 / 1966 ( Ngài nghĩ hưu và đã qua đời tại Tùng Sơn năm 1975)
+ từ năm 1966 đên 1973: không có Cha Quản xứ, vì lúc đó Giáo phận Đà Nẵng thiếu Linh mục.
+ Cha Phê-rô Đỗ Thanh Châu: 1973 đến 1975 ( Phó xứ Chính Tòa đến giúp )
+ Cha Phao lô Lê Đình Chiến: 1975 đến 6 / 1993 ( đã qua đời ngày 18 / 5 / 2006 khi đang Quản xứ Tam Tòa)
+ Cha Martino Trần Văn Đoàn: 26 / 3 / 1993 đến 6 / 8 / 2004 ( nghĩ hưu và qua đời 27 / 11 / 2012 tại Tòa giám mục)
+ Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh: 6 / 8 / 2004 đến 11 / 7 / 2007
+ Cha Toma Nguyễn Văn Tâm: 11 / 7 / 2007 đến 26 / 9 / 2012
+ Cha Giuse Lê Thiện Thuật: từ 26 / 9 / 2012 đến nay, đương kim Quản xứ, gần 4 năm qua, Cha Giuse đã thay đổi diện mạo của Giáo xứ, nhiều công trình được xây sửa, Chặng Đàng Thánh Giá được tôn tạo tôn nghiêm và đẹp. Đời sống Đức tin của cộng đoàn đi vào chiều sâu. Nhiều Đoàn thể Công Giáo được thành lập và đi vào hoạt động ( Giới Gia trưởng; Giới Hiền mẫu; Giới trẻ; Giới Thiếu nhi; Legio; Hội Kính Lòng Thương Xót; Ban Giảng viên Giáo lý; Ca đoàn Giáo xứ; Ca đoàn Thánh Gia; Ca đoàn Thiếu nhi; Ca đoàn Hiền mẫu, Ban Bác ái, Ban trật tự; Ban âm thanh ánh sáng)
Giáo xứ có hơn 300 em thiếu nhi đang theo học các lớp Giáo lý tại Giáo xứ, do 40 anh chị Giáo lý viên phụ trách giảng dạy.
Nhà thờ hiện nay được xây sửa lại năm 1994. Giáo xứ chọn Thánh Giuse làm bổn mạng, mừng kính vào 1 / 5 hằng năm.
Toma Trương văn Ân
“Việc hành hương trong Năm Thánh là một dấu chỉ đặc biệt, vì mang hình ảnh của cuộc hành trình mỗi người chúng ta đang thực hiện trong cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến hành hương, và con người là khách lữ hành đang tiến bước trên đường đi về đích điểm ước mong. Chuyến hành hương đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh… Ước gì cuộc hành hương sẽ thúc đẩy sự hoán cải: khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta để cho lòng thương xót của Thiên Chúa phủ kín chúng ta, và nỗ lực thực thi lòng thương xót đối với tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.”
Xem Hình
Chiều Chúa Nhật 9 / 10 / 2016, Đoàn hành hương hơn 600 người của Giáo xứ Hòa Ninh – Giáo phận Đà Nẵng, đã đến Hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
Lúc 14 giờ, Cha Phanxicô Salêsiô Lê Văn La Vinh ( OP) hướng dẫn cộng đoàn Hòa Ninh hiểu hơn về việc hành hương trong Năm Thánh, mỗi người phải cố gắng dấn thân và hy sinh rất nhiều trong bổn phận và trách nhiệm thường ngày, chu toàn luật Thiên Chúa và yêu thương anh chị em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc, nhất là những người thân trong gia đình, khu xóm và cộng đoàn. Để ước mong tất cả mọi người hiện diện, cùng đến được đính điểm của cuộc lữ hành trần thế, là Quê hương vĩnh cửu nơi cung lòng Thiên Chúa yêu thương.
Cao điểm của việc hành hương, là đoàn rước cộng đoàn Hòa Ninh đi qua Cửa Năm Thánh để kín múc Lòng thương xót của Chúa đối với mỗi người. Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận ra đón tận Cửa và dẫn Cộng đoàn hành hương vào trong nhà thờ, như Mục tử đẫn dắt đoàn chiên của mình vào đồng cỏ xanh tươi là Lời và nguồn Ân sủng của Thiên Chúa.
Tiếp đó, Cha Giuse Lê Thiện Thuật – Quản xứ Hòa Ninh chủ sự Thánh lễ lúc 15 giờ. Cha đã dùng Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 28 năm C, để mời gọi cộng đoàn tham dự, biết sống tâm tình biết ơn, cám ơn Chúa và cám ơn nhau, trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Hạnh phúc và an bình khởi đi từ lời cám ơn, vì tất cả thành công, tài năng … kể cả lúc không như ý muốn, khó khăn thất bại, đều cám ơn Chúa. Trong khó khăn, Thiên Chúa tinh luyện cho tâm hồn thêm vững vàng và trưởng thành hơn.
Cuối Thánh lễ, ông Gioan Đổ Thiệt, Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ Hòa Ninh, Đại diện Giáo xứ, cám ơn Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện – Quản xứ Chính Tòa, cám ơn Quý Thầy, quý Sơ, Hội đồng Mục vụ, các Ban ngành và Giới trẻ Giáo xứ Chính Tòa. Vì yêu thương mà Đức Cha, Cha Tổng và cộng đoàn Giáo xứ Chính Tòa đã chuẩn bị, đón tiếp và hướng dẫn, phục vụ tận tình.
Những bó hoa tươi thắm dâng tặng Đức Cha và Cha Tổng, gói ghém bao tâm tình biết ơn của cộng đoàn hòa Ninh.
Tiếp đó, Đại diện Giáo xứ Chính Tòa đã trao tặng quà và Logo Năm Thánh cho Đại diện Giáo xứ Hòa Ninh, như tình cảm anh em một nhà, trao cho nhau báu vật của cha mẹ. Để nâng niu giữ gìn và thực hiện Tông huấn của Đức Thánh Cha “ Anh em phải có lòng thương xót, như Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót” và “ Bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, nơi ấy phải có lòng thương xót của Chúa Cha. Bất cứ nơi nào có người Ki-tô hữu, nơi ấy người ta sẻ tìm được một ốc đảo của lòng thương xót”
Sau huấn từ và Phép lành của Đức Cha, cộng đoàn Hành hương cùng chụp hình lưu niệm với
Đức Cha tại tiền đường nhà thờ, ghi lại dấu ấn một cuộc hành hương trong lịch sử của Giáo xứ Hòa Ninh.
Được biết:
Giáo xứ Hòa Ninh nằm về phía tây bắc Thành phố Đà Nẵng, thuộc xã Hòa Ninh, Huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng. có 393 gia đình, 1373 người ( thống kê, tháng 1 / 2016 ) trong địa bàn có số dân 5124 người, chiếm tỉ lệ 26,7 %, sát khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ. Đây là Giáo xứ miền trung du đồi núi, có 5 Giáo khóm, 2 chi họ và 1 giáo họ cách nhà thờ 7 Km về phía tây nam.
Hòa Ninh đồi núi chập chùng
Đông, đèo Ông Gấm, tây cùng Trường sơn.
Phía nam, núi Chúa cao hơn,
Nhìn về hướng bắc, là Hòn Ba Viên.
Nơi đây ghềnh thác nối liền,
Sương giăng, khí mát, người hiền, đất Tiên.
Trước năm 1938, là Giáo họ Phước Đông của Giáo xứ Phú Trung.
Năm 1938, được nâng lên Giáo xứ. năm 1973, được thay tên mới: Giáo xứ Hòa Ninh.
Gần 80 năm được thành lập, Giáo xứ có 6 Cha đến Quản xứ:
+ Cha tiên khởi Phê-rô Huỳnh Quang Sinh, quản xứ từ 30 / 7 / 1937 đến tháng 12 / 1966 ( Ngài nghĩ hưu và đã qua đời tại Tùng Sơn năm 1975)
+ từ năm 1966 đên 1973: không có Cha Quản xứ, vì lúc đó Giáo phận Đà Nẵng thiếu Linh mục.
+ Cha Phê-rô Đỗ Thanh Châu: 1973 đến 1975 ( Phó xứ Chính Tòa đến giúp )
+ Cha Phao lô Lê Đình Chiến: 1975 đến 6 / 1993 ( đã qua đời ngày 18 / 5 / 2006 khi đang Quản xứ Tam Tòa)
+ Cha Martino Trần Văn Đoàn: 26 / 3 / 1993 đến 6 / 8 / 2004 ( nghĩ hưu và qua đời 27 / 11 / 2012 tại Tòa giám mục)
+ Cha Giuse Huỳnh Công Duy Minh: 6 / 8 / 2004 đến 11 / 7 / 2007
+ Cha Toma Nguyễn Văn Tâm: 11 / 7 / 2007 đến 26 / 9 / 2012
+ Cha Giuse Lê Thiện Thuật: từ 26 / 9 / 2012 đến nay, đương kim Quản xứ, gần 4 năm qua, Cha Giuse đã thay đổi diện mạo của Giáo xứ, nhiều công trình được xây sửa, Chặng Đàng Thánh Giá được tôn tạo tôn nghiêm và đẹp. Đời sống Đức tin của cộng đoàn đi vào chiều sâu. Nhiều Đoàn thể Công Giáo được thành lập và đi vào hoạt động ( Giới Gia trưởng; Giới Hiền mẫu; Giới trẻ; Giới Thiếu nhi; Legio; Hội Kính Lòng Thương Xót; Ban Giảng viên Giáo lý; Ca đoàn Giáo xứ; Ca đoàn Thánh Gia; Ca đoàn Thiếu nhi; Ca đoàn Hiền mẫu, Ban Bác ái, Ban trật tự; Ban âm thanh ánh sáng)
Giáo xứ có hơn 300 em thiếu nhi đang theo học các lớp Giáo lý tại Giáo xứ, do 40 anh chị Giáo lý viên phụ trách giảng dạy.
Nhà thờ hiện nay được xây sửa lại năm 1994. Giáo xứ chọn Thánh Giuse làm bổn mạng, mừng kính vào 1 / 5 hằng năm.
Toma Trương văn Ân
Thánh lễ bổn mạng và kỷ niệm mười một năm thành lập Ca đoàn Nữ Vương
Trần Văn Minh
17:10 09/10/2016
Melbourne, vào lúc 3 giờ chiều 9/10/2016. Tại Nhà thờ Our Lady of Perpetual Help vùng Maidstone, Ca đoàn Nữ Vương thuộc Cộng đoàn Our Lady đã cùng cộng đoàn dâng Thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng và cũng là để kỷ niệm năm thứ Mười Một ngày thành lập ca đoàn.
Mời xem hình
Thánh lễ được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế cùng Linh mục Rene Chánh xứ Nhà thờ Our Lady và Linh mục Vincent Lê Thành Nhân Chánh xứ Saint Martino đồng tế.
Ca đoàn Nữ Vương phụ trách Thánh ca, các ca viên nữ trong những tà áo dài truyền thống Việt Nam thật xinh, cùng các ca viên nam mặc sơ mi trắng, đã hát những bản Thánh ca rất tuyệt vời, để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương rất Thánh, là bổn mạng của ca đoàn mà hôm nay ca đoàn hân hoan mừng lễ.
Sau phần chia sẻ Lời Chúa của Chúa Nhật 28 Thường niên: “Chúa chữa lành cho mười người phong cùi, nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Chúa.” Sau phần chia sẻ chính, Linh mục chủ tế đã hướng về ca đoàn để nói tới sự hy sinh của anh chị em trong ca đoàn, như hy sinh thời gian, công việc gia đình để cùng nhau tập hát, như Lời Chúa dậy ai muốn theo ta thì bán hết của cải thế gian giúp cho người nghèo khó để theo Chúa. Anh chị em trong Ca đoàn cũng đã đáp lại phần nào lời của Chúa, chia sẻ những của cải tinh thần góp vào kho lẫm trên nước Trời, nơi không hề hư mất. Thánh lễ hôm nay như một nghĩa cử tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho mọi người trong cộng đoàn và cách riêng các thành viên ca đoàn.
Chị đoàn trưởng Ca đoàn Phạm Thị Thu Thanh đã thay mặt ca đoàn cám ơn quý Cha, quý ân nhân, quý anh chị em trong ca đoàn và cộng đoàn đã nâng đỡ, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần, hôm nay, cộng đoàn cùng về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Dịp này, chị cũng ngỏ lời kêu gọi cộng đoàn tham gia ca đoàn để mọi người cùng nhau dùng lời ca, tiếng hát để vinh danh Chúa.
Sau khi chụp hình lưu niệm, một buổi tiệc nho nhỏ với những chiếc bánh xinh xinh đã được mời mọi người ngay các cửa ra vào, vì hôm nay là một ngày thời tiết thất thường bởi những cơn gió chướng, gió giật rất mạnh. Bữa tiệc chính của ca đoàn sẽ tổ chức cũng vào buổi chiều tại nơi khác.
Tại bữa tiệc mừng, Ca đoàn đã được mọi ca viên và khách mời tham dự thật đông đủ, nhất là được sự ưu ái của quý Cha tuyên úy và quý cha thuộc Giáo xứ Our Lady tham dự, như một sự nâng đỡ tinh thần cho ca đoàn. Sau phần tiệc là cắt bánh mừng sinh nhật lần thứ 11 của ca đoàn. Tiếp theo là phần văn nghệ Karaoke do hai ca đoàn Nữ Vương và Martino với chủ đề vui là chính, nhưng với các giọng ca điêu luyện đã cống hiến cho mọi người những bản nhạc thật hay và rất vui nhộn.
Mời xem hình
Thánh lễ được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế cùng Linh mục Rene Chánh xứ Nhà thờ Our Lady và Linh mục Vincent Lê Thành Nhân Chánh xứ Saint Martino đồng tế.
Ca đoàn Nữ Vương phụ trách Thánh ca, các ca viên nữ trong những tà áo dài truyền thống Việt Nam thật xinh, cùng các ca viên nam mặc sơ mi trắng, đã hát những bản Thánh ca rất tuyệt vời, để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương rất Thánh, là bổn mạng của ca đoàn mà hôm nay ca đoàn hân hoan mừng lễ.
Sau phần chia sẻ Lời Chúa của Chúa Nhật 28 Thường niên: “Chúa chữa lành cho mười người phong cùi, nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Chúa.” Sau phần chia sẻ chính, Linh mục chủ tế đã hướng về ca đoàn để nói tới sự hy sinh của anh chị em trong ca đoàn, như hy sinh thời gian, công việc gia đình để cùng nhau tập hát, như Lời Chúa dậy ai muốn theo ta thì bán hết của cải thế gian giúp cho người nghèo khó để theo Chúa. Anh chị em trong Ca đoàn cũng đã đáp lại phần nào lời của Chúa, chia sẻ những của cải tinh thần góp vào kho lẫm trên nước Trời, nơi không hề hư mất. Thánh lễ hôm nay như một nghĩa cử tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho mọi người trong cộng đoàn và cách riêng các thành viên ca đoàn.
Chị đoàn trưởng Ca đoàn Phạm Thị Thu Thanh đã thay mặt ca đoàn cám ơn quý Cha, quý ân nhân, quý anh chị em trong ca đoàn và cộng đoàn đã nâng đỡ, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần, hôm nay, cộng đoàn cùng về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Dịp này, chị cũng ngỏ lời kêu gọi cộng đoàn tham gia ca đoàn để mọi người cùng nhau dùng lời ca, tiếng hát để vinh danh Chúa.
Sau khi chụp hình lưu niệm, một buổi tiệc nho nhỏ với những chiếc bánh xinh xinh đã được mời mọi người ngay các cửa ra vào, vì hôm nay là một ngày thời tiết thất thường bởi những cơn gió chướng, gió giật rất mạnh. Bữa tiệc chính của ca đoàn sẽ tổ chức cũng vào buổi chiều tại nơi khác.
Tại bữa tiệc mừng, Ca đoàn đã được mọi ca viên và khách mời tham dự thật đông đủ, nhất là được sự ưu ái của quý Cha tuyên úy và quý cha thuộc Giáo xứ Our Lady tham dự, như một sự nâng đỡ tinh thần cho ca đoàn. Sau phần tiệc là cắt bánh mừng sinh nhật lần thứ 11 của ca đoàn. Tiếp theo là phần văn nghệ Karaoke do hai ca đoàn Nữ Vương và Martino với chủ đề vui là chính, nhưng với các giọng ca điêu luyện đã cống hiến cho mọi người những bản nhạc thật hay và rất vui nhộn.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kỳ Anh, gió đã nổi lên rồi !
Bảo Giang
08:27 09/10/2016
… Nào ta đi cho Việt Nam ngời sáng
Này Ta về cho hồn nuớc trào dâng.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước, kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do….
Hàng ngàn, hàng vạn tiếng hát và hàng vạn bước chân lại dồn dập lên đường. Mới cách đây 5 ngày là Qùynh Lưu xô lấp bạo tàn khi đi đòi Công Bằng, Công Lý tại nơi gọi là tòa án, cửa quyền của CS. Nay là Kỳ Anh, người dân không kể lương hay giáo, như dòng thác, như sóng trào, cuồn cuộn dâng lên, đi đến tận hang ổ của tập đoàn đã tựa lưng vào Cộng sản, gây ra mầm chết, mầm tai họa cho đồng bào trong nhiều năm qua. Đường đi dù biết trước là gian nan, họ vẫn lên đường cho ngày mới nở hoa.
Ở phía bên kia, dối diện với những tấm lòng son sắt vì non sông, vì sự sống, vì sự tồn vong của dân tộc là những cánh tay cuồng bạo với những dùi cui, súng đạn… của cộng sản, của Tàu cộng dơ lên, đập xuống không ngừng nghỉ trên những người dân Việt Nam tay không tấc sắt. Người dân ngã xuống, máu tuôn trào trên giải đất Việt Nam. Những tưởng Hồ chí Minh lại sẽ mãi reo hò trên xác người lương dân Việt Nam. Không. Gió đã nổi lên. Những kẻ theo ngoại tộc cuồng bạo kia đã vội vàng cởi áo, tụt quần, quăng cả mũ mão, vũ khí cuả VC mà chạy lấy thân. Đó là những hình ảnh đã xảy ra, được ghi lại và truyền đi khắp nơi về những gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày 2-10-2016 ở trước cổng khu kỹ nghệ Formosa, Hà Tĩnh.
1. Người ta thấy gì từ những hình ảnh này?
Chuyện côn đồ cộng sản cầm súng, dùi cui, đánh chặn đồng bào là việc thường thấy từ 70 năm qua, chẳng có gì lạ. Tuy nhiên, ở Nghệ An vào ngày 2-10-2016, xem ra có điều khác biệt, nếu như không muốn nói là bất thường. Khởi đầu cũng đầy dấu cường đồ với dùi cui, rào chắn vung lên. Nhưng cái đoạn kết lại khác. Thay vì giơ lên và nện xuống trên đầu trên cổ đồng bào mình. Công an, bảo vệ đã quăng bỏ vũ khí, cởi bỏ quần áo đang mặc trên người, lo chạy thoát lấy thân. Hỏi xem, việc tháo chạy này mang ý nghĩa gì?
-Họ đã quay về với đồng bào ư? Chưa hẳn thế, nhưng xem ra những cánh tay bạo lực đã bắt đầu run sợ trước sức mạnh của người dân, của công lý! Họ tự biết, sức mạnh của tập thể là không gì có thể ngăn cản nổi. Sức mạnh ấy không phải chỉ được chứng minh qua những bước chân đồng loạt của người dân Kỳ Anh ngày hôm qua. Nhưng trước đó, từ Âu sang Á, ngay trong cái nôi cộng sản bạo tàn nhất là Nga và Rumania cũng đã có câu trả lời.
Ở Việt Nam thế nào? Xem ra những kẻ theo lệnh của CS đưa gậy lên, đập xuống đầu người dân đi tìm công lý đã có đôi chút rụt rè. Họ tự biết rằng sẽ chẳng có một cái lợi nào, ngoài chuyện tự rước họa cho mình và có thể cho cả gia đình. Bởi lẽ, những Nguyễn phú Trọng, Nguyễn xuân Phúc, Trần đại Quang, La thị Kim Ngân… vả tập đoàn lãnh đạo Việt cộng đã tẩu tán được rất nhiều tài sản ra ngoại quốc. Một khi có biến, đây là thành phần sẽ lên máy bay bỏ chạy trước hết. Thử hỏi, những công an, bảo vệ cầm gậy đánh dân chạy đi đâu? Xem ra, ngoài việc trở về với người dân, họ không còn còn một lối thoát nào khác.
Kế đến, việc bảo vệ công lý, đi tìm Tự Do, An Bình thì không phải chỉ có mấy ngàn người ở Vũng Áng, Quỳnh Lưu, nhưng rồi ra sẽ là tất cả, chẳng trừ ai. Theo đó, nếu Công an ở đây (Kỳ Anh) vây đánh cha mẹ anh em người khác thì ở một nơi cách đó không xa, công an bộ đội cộng sản cũng đang giơ gậy lên và đập xuống trên đầu trên cổ cha mẹ những kẻ đang hung ác ở Kỳ Anh! Kết quả, họ lọt hẳn vào cái bẫy của cộng sản. Họ đã giết chính cha mẹ, anh em của mình. Họ là những người đang thực hiện chính sách triệt hạ tình thân thuộc theo sách lược đấu tố của Hồ chí Minh xưa. Như thế, hỏi thử xem, một công an bảo vệ ở Vũng Áng giơ gậy lên đập xuống đầu người dân nơi đây, rồi khi trở về nhà ở Hà Tĩnh, nhìn thấy cha mẹ vợ con mình cũng bị công an Việt cộng đánh đập như thế. Họ có vui không? Nếu vui thì xin cứ tiếp tục đập xuống đi! Đập xuống nữa đi!
2. Hành trang của người đi vì Tổ Quốc.
Về phía chúng ta, như tôi đã có dịp trình bày về thái độ của chúng ta nên có khi xuống đường là: Chúng ta đi vì Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam. Chúng ta đi để nói lên lên nguyện vọng, hướng đi của đồng bào và của đất nưóc. Chúng ta đi để đem lại sức sống cho dân tộc. Theo đó, khi bước đi mỗi người trong cuộc đều tâm niệm rằng:
• Thứ nhất, tất cả mọi hành động của chúng ta là vì Tổ Quốc và vì tương lai trường tồn của dân tộc Việt Nam.
• Thứ hai, sinh mệnh và tài sàn của toàn dân là cuộc sống của đất nước, chúng ta tuyệt đối phải bảo vệ cho an toàn.
• Thứ ba, khi đi là chúng ta truyền đi tiếng nói liên kết của toàn dân. Tiếng nói chung xây một đất nước An Bình, Phú Cường trong Độc Lập, Tự Do, Nhân Ái.
Như thế, những cuộc biểu tình ôn hòa bày tỏ ý kiến của người dân về tổ chức xã hội, về môi trường, theo nguyên tắc, buộc nhà nước phải có trách nhiệm tôn trọng và giữ gìn an ninh tuyệt đối cho họ. Bởi lẽ, cuộc sống của người dân thì dài với đất nưóc, trong khi đó những tổ chức của công quyền và công cụ của nó chỉ là những mắt xích có tính thời gian và hữu hạn. Nó không phải là chủ thể, hay là đất nước. Nó nay còn mai mất.
Từ đó, khi đi bày tỏ ý kiến về môi trường về xã hội, có lẽ chúng ta nên mang theo một là lá cờ hiện có và chủ đích của người đi. Cả hai biểu ngữ này nên được giơ cao trong mọi lúc, để cho nhà cầm quyền hiểu được điều chúng ta muốn nói. Trường hợp nhà nước thô lỗ tổ chức đàn áp đoàn biểu tình, chúng ta sẽ quyết liệt có hành động đáp trả:
a. Giữ vững chủ đích của chúng ta là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an toàn xã hội. Theo đó, ngoài việc bảo vệ nhau, chúng ta cần giữ lại các biểu ngữ nói lên nguyện vọng của chúng ta.
b. Hãy quăng, ném xuống đường tất cả các lá cờ đỏ mà chúng ta mang theo để cho chính cán bộ, công an, dân phòng của nhà nước này dày xéo lên nó và thu, lượm, ném nó vào xọt rác.
Những hình ảnh này sẽ noí với mọi người và cho thế giới là: Không phải người dân, nhưng chính nhà cầm quyền CS đang chà đạp lên chính những biểu tượng họ dùng để lừa dối đồng bào Việt Nam. Kế đến, khi chúng ta bị đàn áp trong cuộc biểu tình này và khi Việt cộng gom góp những cái lá cờ và hình Hồ chí Minh vất vào trong xọt rác là chính cộng sản đang giúp chúng ta diệt trừ chế độ CS vô luân và bạo tàn ở trên đất nước thân yêu của chúng ta.
Đặc biệt, trong những cuộc biểu tình ở hải ngoại hỗ trợ tinh thần đồng bào trong nước hay trong dịp 30-4 hàng năm. Ban tổ chức cũng nên mang theo một số cờ Việt cộng, hình Hồ, để trải xuống trên đường mà đi, mà dứng lên ở những nơi biểu tình, phát biểu. Hình ảnh này giúp người ngoại cuộc sẽ hiểu chúng ta muốn gì.
3. Báo chí VC.
Báo chí trong thế giới cộng sản chỉ có một chủ trương duy nhất. Đó là sự tuyên truyền trong gian trá và nhảm nhì. Sự Gian trá và nhảm nhí này đã thể hiện từ 70 năm qua với hai điểm chính. Thứ nhất, viết ra và truyền đi sự gian trá. Thứ hai, chuyển đổi sự thật ra gian trá đê lừa gạt đời sống của người dân:
a. Viết ra và truyền đi sự gian trá.
Ở với cộng sản, lãnh đạo cộng sản, có lẽ không ai có thể sánh ngang hàng với ba nhân vật M, Gorbachez, Boris yelsin, P. Putin. Và đây là những điều họ nhận định về cộng sản mà ai cũng biết:“ Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. (Gorbachev ). Trong khi đó, TT đầu tiên của Nga sau thời CS đã tuyên bố: “Cộng sản không thể sửa chữa, nhưng phải đào thải chúng!” (Boris yelsin). Kế đến, tổng thống ba nhiệm kỳ ở Nga Vladimir Putin nhận định rằng: “Ai tin công sản là không có cái đầu. Ai làm theo lời cộng sản là không có trái tim” Và trực diện hơn, Dmitry Medvedev, cựu Tống Thống Nga, cho rằng: “Stalin là tên giết người”
Trong khi đó, về phía những người đối đầu với cộng sản thế nào? Xem ra lời nói của họ nhẹ nhàng hơn! “ Đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì chúng làm” (TT Thiệu). Riêng người đã có cả hai phần đời ở với Cộng sản và Tự Do thì xác định rằng “ cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”. (Thủ tướng Đức Angela Merkel ).
Các lãnh đạo cộng sản tự nhìn về xã hội do chính mình lãnh đạo và tuyên bố như thế. Hỏi xem, có khả tin không? Riêng Hồ chí Minh một kẻ suốt đời sống trong gian trá, không bao giờ dám nhận biết sự thật, hoặc dám nhận mình là con hoang của tội ác. Tuy nhiên, chỉ cần một bài viết “ Địa chủ ác ghê” của Y, người ta có thể vạch trần ra tất cả sự dối trá và ác độc của Y.
- b. CS chuyển đổi sự thật ra gian trá để lừa gạt đời sống của người dân.
Có thể khẳng định rằng. Thế giới nếu có cạn kiệt bút mực thì tội ác, và bất lương của cộng sản vẫn chưa ghi hết. Cũng thế, ở Việt Nam, chỉ cần bắt đầu bằng cái tên Hồ chí Minh thôi, cũng không ai có thể viết ra được hết những điều gian trá, tàn bạo, ác độc, vô lương do Y đã làm, hoặc ra lệnh cho những kẻ dưới quyền thi hành trên đất nước này. Tội ác của Y là thế, nhưng còn tệ hơn thế. Giữa lúc cả thế giới loài người lên án những tội ác của cộng sản đối với nhân loại thì CSVN lại dạy bảo nhau sống, học tập theo gương của Hồ chí Minh. Điều ấy có nghĩa gì? Phải chăng dưới trướng của tập thề cộng sản, không có một kẻ nào, không có một điều gì ngoài hai chữ gian trá ư? Nếu đúng như thế thì cũng chẳng có gì là lạ khi nhà nước Việt cộng vui mừng, vẽ ra trên báo chí của họ được một bản tin: Một người Công Giáo đã đốt thánh kinh, bỏ đạo vì ông cha Nguyễn hữu Nam đã đi biểu tình đòi lại Công Bằng và Công Lý cho người dân!
Điều này cũng có thể đúng vì có nhiều kẻ gian trá, giả danh nghĩa. Nhưng có một sự thật mà ai cũng biết là Việt cộng không bao giờ dám đăng trên báo chí và đài truyền thanh của chúng bản tin có hàng trăm, hàng ngàn. Hơn thế hàng vạn, hàng triệu triệu người Việt Nam đã đạp trên cái hình Hồ và cờ Việt cộng mà đi! Lạ, đến lạ!
4. Ý nghĩa của cuộc lên đường:
Nào Ta đi cho ngày mai bừng sáng,
Này Ta về cho non nước hồi sinh!
Đây chính là khát vọng của những bước chân lên đường vào ngày Chúa Nhật 2-10-2016. Dĩ nhiên, chuyến đi sẽ không dừng lại trong ngày này. Trái lại, sẽ vẫn còn tiếp tục và nở hoa và vang vọng đến tất cả mọi nơi để nói lên khát vọng Việt Nam. Ở đây, có một điểm cần được lưu khắc và nhắc nhở đến trong chuyến đi này là, dù cũng chỉ có một đôi chân, LM Trần đình Nam đã tạo thành một bước dài trong hành trình của Việt Nam. Người dân Đông Yên, Kỳ Lợi, Kỳ Anh rồi Quỳnh Lưu nói riêng và Việt Nam nói chung, đều phải hãnh diện vì những bước đi này. Hơn thế, còn có thể khẳng định rằng: Những bước chân dù nhỏ bé bắt đầu từ Kỳ Anh, Quỳnh Lưu sẽ là bước Khai Phá cho nhà Việt Nam ngày mai.
Thật vậy, khi nhìn lại lịch sử của thế giới. Tất cả mọi cuộc cách mạng đều khởi đầu bằng những đôi chân đất nhỏ bé. Và rồi, từ những bước chân thô, nhỏ bé này đã làm thay đổi hẳn bộ mặt thế giới. Xa là những bước chân của người đi phá ngục Bastille để tạo ra cuộc cách mạng ở Pháp, mở đầu cho tiến trình dân chủ hóa Âu Châu. Gần hơn là những bước chân của rừng người từ Liên Sô, đến Ba Lan, Hungaria, Rumania, rồi Đông Đức, Nam Phi… Tất cả các bức tường ô nhục do CS, hay độc tài dựng lên, tưởng là đứng vững được trăm năm. Kết quả, nó không tày gang. Tất cả đã đổ ập xuống với cái kết bi thảm của nó. Riêng ở Rumania nó còn chôn vùi kẻ bạo ngược với nhân dân như vợ chồng Caucescu.( Bài học này có lẽ tập đoàn CS tại VN cũng nên học)
Ai cũng biết, Gío Mùa không bao dừng lại ở bất cứ một biên giới nào. Trái lại, luôn luôn chuyển động, chuyển hướng. Bởi lẽ, bất cứ nơi nào có những bước chân của đoàn người đi vì Tổ Quốc tràn lên, tất cả mọi loại bạo quyền đều bị nghiền nát xuống dưới gót chân. Không một kẻ tàn bạo nào mà không bị thời gian và lòng người chính nghĩa trừng trị. Cộng sản không bao giờ là ngoại lệ. Nếu hôm nay chưa, thì ngày mai ắt cũng phải chôn vùi chung một số phận. Bởi vì, trang sử của Độc Lập, Tự Do, của Hòa Binh, Công Lý và Công Bằng mới chính là lẽ sống của con người.
Bảo Giang
8/10/2016
Sự thất bại của cộng đồng quốc tế
Hà Minh Thảo
15:35 09/10/2016
SỰ THẤT BẠI CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ
Ngày 28.09.2016, trong buổi tiếp kiến chung, Ðức Thánh Cha nói: « Một lần nữa, tôi nghĩ đến nước Syria yêu quí và tang thương. Tôi vẫn nhận các tin tức bi thảm về số phận dân chúng tại Aleppo, và tôi muốn liên kết với họ trong đau khổ, qua kinh nguyện và sự gần gũi tinh thần. Tôi đau buồn và lo âu sâu xa vì những gì đang xảy ra tại nơi bị tàn phá này, và tôi lập lại với tất cả mọi người lời kêu gọi hãy hết sức dấn thân trong việc bảo vệ các thường dân như một nghĩa vụ bó buộc và cấp thiết. Tôi kêu gọi lương tâm của những người gây ra các cuộc dội bom và pháo kích, họ sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa! ».
Hôm sau, ngày 29.09.2016, trước 80 người thuộc 40 tổ chức từ thiện Công Giáo quốc tế và các tham dự viên khác tại khóa họp thứ 5 do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Ðồng Tâm), triệu tập ở Roma, để kiểm điểm tình hình và đẩy mạnh công cuộc cứu trợ các nạn nhân tại Syria và Irak, Ðức Thánh Cha nói : « Mặc dù nhiều cố gắng đã được thực hiện trong các lãnh vực khác nhau, lý lẽ của võ khí và đàn áp, những lợi lộc đen tối và bạo lực tiếp tục tàn phá hai nước ấy và cho đến nay, người ta không biết chấm dứt những đau khổ làm kiệt quệ và những vi phạm liên tục chống lại các nhân quyền. Các hậu quả thê thảm của cuộc khủng hoảng ấy hiện nay trở nên rõ rệt, vượt lên trên các biên cương của vùng ấy. Hiện tượng di cư trầm trọng là biểu tượng tình trạng ấy… Bạo lực sinh ra bạo lực và chúng ta có cảm tưởng đang bị cuốn vào cái vòng bất lực và ù lỳ bất động mà dường như không có lối thoát. Sự ác đang vây hãm lương tâm và ý chí như vậy chúng ta cần đặt câu hỏi. Tại sao họ tiếp tục theo đuổi những lạm quyền, trả đũa và bạo lực, dù có những thiệt hại lớn lao cho con người, cho tài sản và môi trường như thế? Chúng ta hãy nghĩ đến vụ tấn công mới đây chống lại đoàn xe cứu trợ nhân đạo Liên hiệp quốc. Trước cảnh đau thương đó, Người ca ngợi hoạt động của ‘những người dấn thân giúp đỡ các nạn nhân và bảo tồn phẩm giá của họ, công việc ấy chắc chắn là một phản ảnh Lòng Thương xót của Thiên Chúa’.
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ xem qua Huấn quyền Công Giáo về Cộng đồng Quốc tế, Tổ chức Liên hiệp quốc và sự thất bại của tổ chức này tại Việt Nam và Syria.
I.- CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ THEO HUẤN QUYỀN Công Giáo.
Chương 9 Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo. Các số trong bài là những số thứ tự trong bản tóm lược này, dùng để đối chiếu với những hành động của Cộng đồng thế giới và các cường quốc nhân danh ‘tự do’ và ‘vì nhân quyền’… Câu hỏi có thể đặt ra cho những người thuộc thế hệ ‘baby boom’: ‘An ninh hiện nay được bảo đảm hơn tình trạng đó trong những thập niên 1950 – 1960?’
a. Sự thống nhất gia đình nhân loại.
428. Thánh Kinh tường thuật công trình tạo dựng đã làm rõ sự thống nhất của gia đình nhân loại và đã dạy rằng Thiên Chúa là Chúa tể lịch sử lẫn vũ trụ. Các việc Ngài làm liên hệ đến thế giới và gia đình nhân loại, đối tượng mà công trình tạo dựng của Thiên Chúa nhắm tới. Khi tạo dựng con người theo hình ảnh của mình và giống mình (x. St 1,26-27), Ngài đã ban cho họ phẩm giá độc nhất, sẽ trải qua mọi thế hệ (x. St 5) và trên khắp địa cầu (x. St 10). Sách Sáng Thế cho thấy họ không được tạo dựng để sống cô lập mà sống trong một khung cảnh mà một phần là những không gian sống bảo đảm cho họ được tự do (thửa vườn), có nhiều loại có thể làm lương thực (cây trong vườn), được lao động (canh tác vườn) và trên hết là đời sống cộng đồng (được ban cho có người giống mình) (x. St 2,8-24).
429. Sau sự tàn phá do lụt đại hồng thủy, Thiên Chúa ký kết giao ước với Noê (x. St 9,1-17), và qua ông, Ngài ký kết với toàn thể nhân loại, cho thấy Ngài muốn gìn giữ cho cộng đồng con người phúc lành đông con cháu, có nhiệm vụ khuất phục tạo vật và gìn giữ phẩm giá tuyệt đối cùng tính bất khả xâm phạm của sự sống, là những đặc điểm cuộc tạo dựng đầu tiên. Sách Sáng Thế tố giác việc họ không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình, qua đoạn kể về tháp Babel (x. St 11,1-9). Theo kế hoạch Thiên Chúa, mọi dân tộc lẽ ra đều có ‘cùng một ngôn ngữ và cùng một tiếng nói’ (x. St 11,1), nhưng họ đã bị chia năm xẻ bảy và quay lưng lại với Đấng Tạo Hoá (x. St 11,4).
430. Giao ước Chúa thiết lập với Abraham, người được chọn làm ‘cha nhiều dân tộc’ (St 17,4), đã mở đường cho gia đình nhân loại quay về với Đấng Tạo Hoa. Lịch sử cứu độ đã đưa dân Israel tới chỗ tin tưởng rằng Ngài chỉ hoạt động trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, dần dần người ta xác tín rằng Thiên Chúa cũng hành động nơi các dân tộc khác nữa (x. Is 19,18-25).
b. Đức Giêsu Kitô, nguyên mẫu và nền tảng của nhân loại mới
431. Trong Người, ‘hình ảnh thật sự giống Thiên Chúa’ (2 Cr 4,4), tức con người tìm được sự trọn vẹn của mình. Trong lời chứng tình yêu cuối cùng mà Đức Kitô đã làm hiện rõ nơi thập giá, mọi hàng rào thù địch đã bị phá đổ hoàn toàn (x. Ep 2,12-18), và những ai sống đời sống mới trong Người, thì mọi khác biệt về chủng tộc và văn hoá không còn là nguyên nhân gây ra chia rẽ nữa (x. Rm 10,12; Gl 3,26-28; Cl 3,11). Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại (x. Cv 17,26), nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán trong mầu nhiệm cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại Người (x. Ep 1,8-10). Ngày lễ Ngũ Tuần, khi mầu nhiệm Chúa Phục Sinh được loan báo cho các dân tộc khác nhau nhưng ai nấy đều hiểu điều đó bằng ngôn ngữ của mình (x. Cv 2,6). Giáo Hội, gia đình nhân loại được khôi phục lại sự thống nhất và nhìn ra sự phong phú của những điểm dị biệt nơi mình, hầu có thể đạt tới ‘mức thống nhất trọn vẹn trong Đức Kitô’.
c. Thiên chức phổ quát của Kitô giáo
432. Thông điệp Kitô giáo có một cái nhìn chung về cuộc sống con người và các dân tộc toàn cầu, tạo nên sự thống nhất gia đình nhân loại. Ðó là kết quả ‘mô hình thống nhất tối cao, phản ánh đời sống thâm sâu Thiên Chúa Ba Ngôi,… mà Kitô hữu gọi là sự ‘hiệp thông’; đó là sự hoàn thành sức mạnh đạo đức và văn hoá của tự do. Họ tự nguyện cộng tác với nhau do ý thức rằng ‘mình là những phần tử sống động của toàn thể gia đình nhân loại’, như sự hợp nhất do Ðấng Tạo Hoá muốn vì ‘mọi thành viên của gia đình ấy đều là những con người bình đẳng với nhau nhờ phẩm giá tự nhiên. Từ đó, có nhu cầu đẩy mạnh, trong khả năng có thể, công ích cho toàn cầu, cũng là công ích của toàn thể gia đình nhân loại’.
1./ CÁC QUY TẮC CĂN BẢN CỦA CỘNG ÐỒNG QUỐC TẾ
a. Cộng đồng quốc tế và các giá trị.
433. Lấy con người làm trọng tâm và thiết lập các mối quan hệ giữa họ với nhau, giữa các dân tộc với nhau theo khuynh hướng tự nhiên, đó chính là những yếu tố căn bản cần thiết để xây dựng một cộng đồng quốc tế đích thực, bảo đảm hữu hiệu cho có công ích toàn cầu. Dù là khát vọng phổ biến khắp nơi, nhưng việc thống nhất gia đình nhân loại vẫn chưa thực hiện được, do những trở ngại xuất phát từ các ý thức hệ duy vật và duy dân tộc, là những ý thức hệ trái với các giá trị con người. Sự sống chung giữa các dân tộc được xây dựng trên các giá trị từng làm nền tảng để xây dựng các mối quan hệ giữa người với người: đó là sự thật, công lý, liên đới tích cực và tự do.
434. Luật quốc tế bảo đảm cho trật tự quốc tế, tức cho việc chung sống của các cộng đồng chính trị, vừa tìm cách đẩy mạnh công ích các công dân nước mình vừa cùng cố gắng bảo đảm công ích mọi dân tộc, vì ý thức rằng không thể tách rời công ích một quốc gia với công ích của toàn thể gia đình nhân loại. Cộng đồng quốc tế là một cộng đồng pháp lý xây dựng trên chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên, không có những ràng buộc lệ thuộc làm mất đi hay hạn chế sự độc lập của mỗi quốc gia.
435. Huấn Quyền nhìn nhận tầm quan trọng của chủ quyền mỗi quốc gia, được hiểu như biểu hiện sự tự do cần có để điều khiển các quan hệ giữa các nước với nhau, biểu trưng cho chủ thể tính mỗi quốc gia, theo nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Văn hoá gìn giữ bản sắc một dân tộc, biểu lộ và phát huy chủ quyền thiêng liêng dân tộc ấy. Tuy nhiên, đó không phải là một quyền tuyệt đối. Các quốc gia có thể tự nguyện từ khước thi hành một số quyền nào đó vì công ích, do ý thức rằng tất cả các quốc gia đều làm nên ‘một gia đình’, trong đó phải ưu tiên cho sự tin tưởng, nâng đỡ và tôn trọng nhau. Sự kiện đáng tiếc hiện nay là chưa có một thoả ước quốc tế nào bàn tới ‘các quyền của các quốc gia’ một cách thích đáng, và để chuẩn bị cho thoả ước ấy, rất nên bàn tới các vấn đề công lý và tự do trong thế giới hiện nay.
b. Các quan hệ phải được xây dựng trên sự hài hòa giữa trật tự pháp lý và trật tự luân lý.
436. Để tạo ra và củng cố một trật tự quốc tế bảo đảm có được các quan hệ hòa bình giữa các dân tộc với nhau, luật luân lý từng điều khiển đời sống con người cũng phải điều hoà các quan hệ giữa các quốc gia: ‘Sự tuân giữ luật luân lý cần phải được ghi nhận và xúc tiến nhờ công luận của mọi dân tộc và mọi nước cách đồng tâm nhất trí đến nỗi không ai dám xét lại hay giảm nhẹ sức ràng buộc của luật luân lý ấy’. Luật luân lý phổ quát, được ghi khắc nơi tâm hồn con người, hữu hiệu và là một biểu hiện sống động của lương tri được chia sẻ của nhân loại, một ‘quy tắc thành văn’ để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng tương lai thế giới.
437. Mọi người cùng tôn trọng các nguyên tắc ẩn đằng sau ‘cấu trúc pháp lý phù hợp với trật tự luân lý’, điều kiện cần thiết để đời sống quốc tế được ổn định. Việc tìm kiếm sự ổn định như thế, đã dẫn đến việc soạn thảo dần một loại ‘quyền của các quốc gia’, có thể được coi là ‘tiền thân của luật quốc tế’, dựa trên luật tự nhiên, đã nêu ra ‘các nguyên tắc phổ quát, có trước và ở trên luật riêng mỗi quốc gia’, như sự duy nhất của nhân loại, phẩm giá bình đẳng của mọi dân tộc, không lấy chiến tranh làm phương thế giải quyết các tranh chấp, phải cộng tác với nhau để đạt công ích và cần phải trung tín với những thoả ước đã ký kết. Nguyên tắc này cần được đặc biệt nhấn mạnh để tránh ‘bị cám dỗ sử dụng luật của sức mạnh thay vì nhờ tới sức mạnh của luật’.
438. Để giải quyết những căng thẳng giữa các cộng đồng chính trị khác nhau mà có thể làm phương hại đến sự ổn định của các quốc gia và an ninh thế giới, cần phải sử dụng các luật chung khi tham gia thương thảo, đồng thời dứt khoát gạt bỏ ý nghĩ có thể tìm được công lý bằng cách sử dụng chiến tranh. Không những hiến chương Liên hiệp quốc gạt bỏ việc sử dụng chiến tranh, mà còn phản đối việc đe doạ sử dụng vũ lực. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Huấn Quyeàn không ngừng đề cao những nhân tố cần thiết để xây dựng một trật tự thế giới mới: quyền tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ mỗi quốc gia, bảo vệ quyền các sắc tộc thiểu số, chia sẻ công bằng các nguồn lợi của trái đất, loại bỏ chiến tranh và giải trừ quân bị, trung tín với các thoả ước đã ký kết và chấm dứt việc bách hại tôn giáo.
439. Để củng cố thế ưu việt của luật pháp, nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Do đó, cần phải tái lập các phương thế mang tính quy phạm để giải quyết các tranh cãi cách hoà bình, cũng như để củng cố phạm vi và sức mạnh ràng buộc của các phương thế ấy. Các tiến trình thương thuyết, làm trung gian, hoà giải và trọng tài phải được hỗ trợ bằng việc lập ra ‘một quyền bính pháp lý thật hữu hiệu trong thế giới hoà bình’. Chỉ khi tiến theo chiều hướng này thì cộng đồng quốc tế mới là một cấu trúc để giải quyết các cuộc xung đột cách hoà bình. ‘Luật quốc tế phải bảo đảm rằng từ nay luật của kẻ mạnh hơn không còn chiếm ưu thế nữa.
2./ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ.
a. Giá trị của các tổ chức quốc tế.
440. Giáo Hội đồng hành trong tiến trình thành lập một ‘cộng đồng quốc tế’ đích thực, đã có một hướng đi rõ rệt khi Liên hiệp quốc được thành lập năm 1945. Tổ chức này ‘đã đóng góp đáng kể vào việc đẩy mạnh sự tôn trọng phẩm giá con người, sự tự do của các dân tộc và những yêu cầu của sự phát triển, từ đó chuẩn bị vùng đất văn hoá và định chế để xây dựng hoà bình’. Học thuyết Xã hội Công Giáo nhìn rất tích cực vai trò các tổ chức liên chính phủ, nhưng vẫn nhắc nhở hoạt động của các cơ quan quốc tế phải đáp ứng các nhu cầu con người trong đời sống xã hội và trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với việc chung sống hòa bình và trật tự của nhiều quốc gia và dân tộc.
441. Vì quan tâm tới việc chung sống hoà bình và trật tự trong gia đình nhân loại, nên Huấn Quyền đã phải nhấn mạnh tới nhu cầu thiết lập ‘một thẩm quyền chung mang tính quốc tế nào đó, được mọi quốc gia nhìn nhận và được trao cho quyền lực hữu hiệu, để bảo vệ an ninh nhân danh mọi quốc gia, chăm lo cho công lý và tôn trọng nhân quyền’. Xưa nay, dù mỗi thời có những quan điểm khác nhau, nhưng luôn có một nhận thức chung là cần phải có một quyền hành tương tự để giải quyết các vấn đề thế giới, phát sinh từ việc cùng nhau tìm kiếm công ích. Quyền hành chính trị thi hành ở cấp cộng đồng quốc tế ấy phải được luật pháp điều phối, nhằm phục vụ công ích và luôn tôn trọng nguyên tắc bổ trợ. ‘Quyền hành chung cộng đồng quốc tế này không được đặt ra để hạn chế phạm vi hoạt động quyền hành thuộc mỗi cộng đồng chính trị, không nhằm thay thế quyền hành của cộng đồng này.
442. Vì các vấn đề hiện nay mang tính toàn cầu, nên hơn bao giờ hết cần phải khẩn trương khởi động các hoạt động chính trị mang tính quốc tế để theo đuổi mục tiêu hoà bình và phát triển bằng cách chấp nhận những biện pháp có phối hợp với nhau. Huấn Quyền nhìn nhận sự lệ thuộc lẫn nhau giữa con người và các nước hiện đang mang chiều hướng luân lý, và là nhân tố quyết định cho các quan hệ trong thế giới về mặt kinh tế, văn hoá, chính trị và tôn giáo. Trong bối cảnh ấy, chúng ta hy vọng sẽ có một sự duyệt xét lại các tổ chức quốc tế, một tiến trình ‘đòi mọi người phải vượt qua những sự ganh đua về chính trị và phải từ bỏ mọi tham vọng muốn lèo lái các tổ chức ấy, để các tổ chức này chỉ nhắm tới công ích’ với mục đích là làm sao ‘giúp thế giới được trật tự hơn’. Cách riêng, các cơ cấu liên chính phủ phải thực hiện các chức năng của mình thật hữu hiệu, là kiểm soát và hướng dẫn trong lĩnh vực kinh tế, vì việc đạt cho được công ích đã trở thành mục tiêu vượt ra ngoài khả năng mỗi quốc gia, dù các nước ấy có thể rất trổi vượt về quyền lực, sự thịnh vượng và sức mạnh chính trị. Ngoài ra, các cơ quan quốc tế phải bảo đảm có sự bình đẳng, là nền tảng để mọi nước được quyền tham gia vào tiến trình phát triển toàn diện, nhưng vẫn tôn trọng những dị biệt chính đáng.
443. Huấn Quyền đánh giá cách tích cực các hiệp hội được hình thành trong xã hội dân sự nhằm hướng dẫn công luận nhận thức các khía cạnh khác nhau của đời sống quốc tế, chú ý đặc biệt tới việc tôn trọng các nhân quyền, như đã chứng kiến nơi ‘nhiều hiệp hội tư nhân mới được thành lập, nơi một số hiệp hội có hội viên trên toàn thế giới, chú tâm theo dõi một cách cẩn thận và khách quan đáng khen ngợi những gì đang xảy ra trên thế giới trong lĩnh vực nhạy cảm này’. Các chính phủ nên phấn khởi trước những sự dấn thân của các tổ chức đó, những tổ chức tìm cách thực hiện các lý tưởng còn tiềm ẩn của cộng đồng quốc tế, ‘nhất là qua những cử chỉ cụ thể diễn tả sự liên đới và hoà bình của nhiều cá nhân tham gia các Tổ chức Phi Chính phủ hay các Phong trào đòi Nhân quyền’.
II.- LIÊN HIỆP QUỐC.
Tổ chức quốc tế, được thành lập ngày 24.10.1945, có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, tổ chức có 193 quốc gia thành viên.
Trụ sở Liên hiệp quốc đặt tại lãnh địa quốc tế ở thành phố New york (Hoa kỳ), gồm các cơ quan chuyên môn quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương, Liên hiệp quốc có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư ký, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên hiệp quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên hiệp quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
Thành viên thứ 149, Việt Nam cộng sản, đã gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20.09.1977 và đã được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Lịch sử đặc biệt đáng tiếc và thật buồn của một tiến trình nước này nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc và các cơ quan quốc tế của tổ chức này từ năm 1949 :
1./ Tại Ủy ban Kinh tế Á châu và Viễn đông (ECAFE, Economic Commission for Asia and the Far East) được thành lập để hợp tác trao đổi công nghiệp và thương mại giữa các nước trong vùng. Quốc gia Việt Nam (thủ đô : Sài gòn) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chỉ có thủ đô Hà nội từ sau hiệp định Geneva 1954) cùng nộp đơn vào tháng 10/1949. Trong khóa họp tại Singapore từ ngày 20 đến 29.10.1949, các thành viên Pháp, Úc, Cambodge và Anh ủng hộ đơn xin của Quốc gia Việt Nam là một chính phủ hợp pháp, được thành lập qua pháp lý quốc gia. Pháp và Anh nêu các điều khoản tham chiếu của ECAFE quy định nguyên đơn chỉ có thể được xem xét khi nó đại diện cho vùng lãnh thổ bởi một Chính phủ có các quan hệ quốc tế như đúng với trường hợp Quốc gia Việt Nam. Những điều kiện này không được đáp ứng bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ‘chỉ ở trong rừng’…, chỉ được sự ủng hộ của Liên xô và Indonesia là chính phủ hợp pháp duy nhất của nước. Ấn độ ủng hộ cả hai lá đơn vì cả hai chính phủ trên thực tế đều nắm quyền kiểm soát kinh tế trong lãnh thổ mình. Kết quả: Quốc gia Việt Nam được 8 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 3 phiếu trắng, được kết nạp vào ECAFE ; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được 2 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 3 phiếu trắng, nên bị loại.
2./ Gia nhập Liên hiệp quốc.
Quốc gia Việt Nam đệ đơn xin gia nhập ngày 17.12.1951. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nạp đơn ngày 27.12.1951. Hai đơn được đưa ra thảo luận trong cuộc họp Ðại Hội đồng ngày 02.09.1952 nhưng không được chấp thuận. Tại phiên họp trong các ngày 10 đến 12.09.1952, Pháp, được sự ủng hộ của Hy lạp, Hòa lan, Anh và Hoa kỳ, xác định đây là một quốc gia độc lập, tự do và có quyền tự quyết trong khối Liên hiệp Pháp, đề cử Quốc gia Việt Nam. Liên xô đề cử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì chỉ nước này là quốc gia độc lập tự do, và là chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt nam.
Kết quả: Tại phiên họp Ðại Hội đồng lần 603 ngày 19.09.1952, đơn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được 1 phiếu thuận và 10 phiếu chống bị loại. Trái lại, đơn của Quốc gia Việt Nam thu được 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống vẫn bị bác do Liên xô, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, sử dụng quyền phủ quyết.
Do Quốc gia Việt Nam có số phiếu hơn 2/3 nhưng vẫn bị từ chối gia nhập Liên hiệp quốc, nên Đại hội đồng đã ra nghị quyết 620 C (VII), có nội dung như sau:
Đại Hội đồng,
Cần lưu ý rằng, ngày 19 tháng 9 năm 1952, mười thành viên của Hội đồng Bảo an ủng hộ một nghị quyết dự thảo giới thiệu kết nạp Quốc gia Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhưng đề nghị không được đưa lên Ðại hội đồng vì sự chống đối của một thành viên thường trực, xét thấy nó quan trọng cho sự phát triển của Liên Hợp Quốc rằng tất cả các quốc gia nộp đơn thỏa mãn các quy định tại Điều 4 của Điều lệ phải được thừa nhận, "
"1. Xác định rằng Quốc gia Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hoà bình đúng theo Điều 4 của Hiến chương, có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của mình, và do đó phải được nhận làm thành viên trong Liên hiệp quốc;
"2. Đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ lưu ý sự khẳng định này của Ðại Hội đồng đối với đơn của Quốc gia Việt Nam."
Ngày 08.10.2016, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã họp phiên khẩn cấp về tình hình Syria, lần thứ hai trong tuần này, vì có hai dự thảo nghị quyết do Pháp và Nga đệ trình. Tuy nhiên, rất tiếc vì tính cách ‘khẩn cấp, cả hai dự thảo này đều không được thông qua.
Trong dự thảo nghị quyết của mình, Pháp đề nghị lập tức chấm dứt các cuộc không kích và các chuyến bay quân sự trên vùng trời thành phố Aleppo ( Syria), đồng thời kêu gọi lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện cho hàng viện trợ nhân đạo được đến khắp Syria. Dự thảo này không được thông qua do Nga dùng quyền phủ quyết. Đây là lần thứ 5 Nga dùng quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết về Syria. Các lần trước, họ được Tàu cộng ủng hộ và cùng phủ quyết nhưng lần này Tàu bỏ phiếu trắng. Theo chân Nga, Venezuela đã bỏ phiếu chống và Angola bỏ phiếu trắng. 11 nước còn lại bỏ phiếu thuận.
Tiếp theo, Hội đồng Bảo an cũng bác bỏ dự thảo do Nga đệ trình, nhằm mục đích sửa đổi lệnh ngừng bắn ở Syria ngày 09.09.2016. Dự thảo này chỉ nhận được ‘phiếu thuận’ của Nga, Tàu, Venezuela và Ai cập ; Angola và Uruguay bỏ phiếu trắng và các thành viên còn lại bỏ phiếu chống.
Ðó là việc làm của những thành viên ‘bảo an’, với nhiều điều không phù hợp với Huấn Quyền xã hội Công Giáo, nhất là với số 433.
(còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Ngày 28.09.2016, trong buổi tiếp kiến chung, Ðức Thánh Cha nói: « Một lần nữa, tôi nghĩ đến nước Syria yêu quí và tang thương. Tôi vẫn nhận các tin tức bi thảm về số phận dân chúng tại Aleppo, và tôi muốn liên kết với họ trong đau khổ, qua kinh nguyện và sự gần gũi tinh thần. Tôi đau buồn và lo âu sâu xa vì những gì đang xảy ra tại nơi bị tàn phá này, và tôi lập lại với tất cả mọi người lời kêu gọi hãy hết sức dấn thân trong việc bảo vệ các thường dân như một nghĩa vụ bó buộc và cấp thiết. Tôi kêu gọi lương tâm của những người gây ra các cuộc dội bom và pháo kích, họ sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa! ».
Hôm sau, ngày 29.09.2016, trước 80 người thuộc 40 tổ chức từ thiện Công Giáo quốc tế và các tham dự viên khác tại khóa họp thứ 5 do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Ðồng Tâm), triệu tập ở Roma, để kiểm điểm tình hình và đẩy mạnh công cuộc cứu trợ các nạn nhân tại Syria và Irak, Ðức Thánh Cha nói : « Mặc dù nhiều cố gắng đã được thực hiện trong các lãnh vực khác nhau, lý lẽ của võ khí và đàn áp, những lợi lộc đen tối và bạo lực tiếp tục tàn phá hai nước ấy và cho đến nay, người ta không biết chấm dứt những đau khổ làm kiệt quệ và những vi phạm liên tục chống lại các nhân quyền. Các hậu quả thê thảm của cuộc khủng hoảng ấy hiện nay trở nên rõ rệt, vượt lên trên các biên cương của vùng ấy. Hiện tượng di cư trầm trọng là biểu tượng tình trạng ấy… Bạo lực sinh ra bạo lực và chúng ta có cảm tưởng đang bị cuốn vào cái vòng bất lực và ù lỳ bất động mà dường như không có lối thoát. Sự ác đang vây hãm lương tâm và ý chí như vậy chúng ta cần đặt câu hỏi. Tại sao họ tiếp tục theo đuổi những lạm quyền, trả đũa và bạo lực, dù có những thiệt hại lớn lao cho con người, cho tài sản và môi trường như thế? Chúng ta hãy nghĩ đến vụ tấn công mới đây chống lại đoàn xe cứu trợ nhân đạo Liên hiệp quốc. Trước cảnh đau thương đó, Người ca ngợi hoạt động của ‘những người dấn thân giúp đỡ các nạn nhân và bảo tồn phẩm giá của họ, công việc ấy chắc chắn là một phản ảnh Lòng Thương xót của Thiên Chúa’.
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ xem qua Huấn quyền Công Giáo về Cộng đồng Quốc tế, Tổ chức Liên hiệp quốc và sự thất bại của tổ chức này tại Việt Nam và Syria.
I.- CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ THEO HUẤN QUYỀN Công Giáo.
Chương 9 Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo. Các số trong bài là những số thứ tự trong bản tóm lược này, dùng để đối chiếu với những hành động của Cộng đồng thế giới và các cường quốc nhân danh ‘tự do’ và ‘vì nhân quyền’… Câu hỏi có thể đặt ra cho những người thuộc thế hệ ‘baby boom’: ‘An ninh hiện nay được bảo đảm hơn tình trạng đó trong những thập niên 1950 – 1960?’
a. Sự thống nhất gia đình nhân loại.
428. Thánh Kinh tường thuật công trình tạo dựng đã làm rõ sự thống nhất của gia đình nhân loại và đã dạy rằng Thiên Chúa là Chúa tể lịch sử lẫn vũ trụ. Các việc Ngài làm liên hệ đến thế giới và gia đình nhân loại, đối tượng mà công trình tạo dựng của Thiên Chúa nhắm tới. Khi tạo dựng con người theo hình ảnh của mình và giống mình (x. St 1,26-27), Ngài đã ban cho họ phẩm giá độc nhất, sẽ trải qua mọi thế hệ (x. St 5) và trên khắp địa cầu (x. St 10). Sách Sáng Thế cho thấy họ không được tạo dựng để sống cô lập mà sống trong một khung cảnh mà một phần là những không gian sống bảo đảm cho họ được tự do (thửa vườn), có nhiều loại có thể làm lương thực (cây trong vườn), được lao động (canh tác vườn) và trên hết là đời sống cộng đồng (được ban cho có người giống mình) (x. St 2,8-24).
429. Sau sự tàn phá do lụt đại hồng thủy, Thiên Chúa ký kết giao ước với Noê (x. St 9,1-17), và qua ông, Ngài ký kết với toàn thể nhân loại, cho thấy Ngài muốn gìn giữ cho cộng đồng con người phúc lành đông con cháu, có nhiệm vụ khuất phục tạo vật và gìn giữ phẩm giá tuyệt đối cùng tính bất khả xâm phạm của sự sống, là những đặc điểm cuộc tạo dựng đầu tiên. Sách Sáng Thế tố giác việc họ không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình, qua đoạn kể về tháp Babel (x. St 11,1-9). Theo kế hoạch Thiên Chúa, mọi dân tộc lẽ ra đều có ‘cùng một ngôn ngữ và cùng một tiếng nói’ (x. St 11,1), nhưng họ đã bị chia năm xẻ bảy và quay lưng lại với Đấng Tạo Hoá (x. St 11,4).
430. Giao ước Chúa thiết lập với Abraham, người được chọn làm ‘cha nhiều dân tộc’ (St 17,4), đã mở đường cho gia đình nhân loại quay về với Đấng Tạo Hoa. Lịch sử cứu độ đã đưa dân Israel tới chỗ tin tưởng rằng Ngài chỉ hoạt động trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, dần dần người ta xác tín rằng Thiên Chúa cũng hành động nơi các dân tộc khác nữa (x. Is 19,18-25).
b. Đức Giêsu Kitô, nguyên mẫu và nền tảng của nhân loại mới
431. Trong Người, ‘hình ảnh thật sự giống Thiên Chúa’ (2 Cr 4,4), tức con người tìm được sự trọn vẹn của mình. Trong lời chứng tình yêu cuối cùng mà Đức Kitô đã làm hiện rõ nơi thập giá, mọi hàng rào thù địch đã bị phá đổ hoàn toàn (x. Ep 2,12-18), và những ai sống đời sống mới trong Người, thì mọi khác biệt về chủng tộc và văn hoá không còn là nguyên nhân gây ra chia rẽ nữa (x. Rm 10,12; Gl 3,26-28; Cl 3,11). Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại (x. Cv 17,26), nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán trong mầu nhiệm cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại Người (x. Ep 1,8-10). Ngày lễ Ngũ Tuần, khi mầu nhiệm Chúa Phục Sinh được loan báo cho các dân tộc khác nhau nhưng ai nấy đều hiểu điều đó bằng ngôn ngữ của mình (x. Cv 2,6). Giáo Hội, gia đình nhân loại được khôi phục lại sự thống nhất và nhìn ra sự phong phú của những điểm dị biệt nơi mình, hầu có thể đạt tới ‘mức thống nhất trọn vẹn trong Đức Kitô’.
c. Thiên chức phổ quát của Kitô giáo
432. Thông điệp Kitô giáo có một cái nhìn chung về cuộc sống con người và các dân tộc toàn cầu, tạo nên sự thống nhất gia đình nhân loại. Ðó là kết quả ‘mô hình thống nhất tối cao, phản ánh đời sống thâm sâu Thiên Chúa Ba Ngôi,… mà Kitô hữu gọi là sự ‘hiệp thông’; đó là sự hoàn thành sức mạnh đạo đức và văn hoá của tự do. Họ tự nguyện cộng tác với nhau do ý thức rằng ‘mình là những phần tử sống động của toàn thể gia đình nhân loại’, như sự hợp nhất do Ðấng Tạo Hoá muốn vì ‘mọi thành viên của gia đình ấy đều là những con người bình đẳng với nhau nhờ phẩm giá tự nhiên. Từ đó, có nhu cầu đẩy mạnh, trong khả năng có thể, công ích cho toàn cầu, cũng là công ích của toàn thể gia đình nhân loại’.
1./ CÁC QUY TẮC CĂN BẢN CỦA CỘNG ÐỒNG QUỐC TẾ
a. Cộng đồng quốc tế và các giá trị.
433. Lấy con người làm trọng tâm và thiết lập các mối quan hệ giữa họ với nhau, giữa các dân tộc với nhau theo khuynh hướng tự nhiên, đó chính là những yếu tố căn bản cần thiết để xây dựng một cộng đồng quốc tế đích thực, bảo đảm hữu hiệu cho có công ích toàn cầu. Dù là khát vọng phổ biến khắp nơi, nhưng việc thống nhất gia đình nhân loại vẫn chưa thực hiện được, do những trở ngại xuất phát từ các ý thức hệ duy vật và duy dân tộc, là những ý thức hệ trái với các giá trị con người. Sự sống chung giữa các dân tộc được xây dựng trên các giá trị từng làm nền tảng để xây dựng các mối quan hệ giữa người với người: đó là sự thật, công lý, liên đới tích cực và tự do.
434. Luật quốc tế bảo đảm cho trật tự quốc tế, tức cho việc chung sống của các cộng đồng chính trị, vừa tìm cách đẩy mạnh công ích các công dân nước mình vừa cùng cố gắng bảo đảm công ích mọi dân tộc, vì ý thức rằng không thể tách rời công ích một quốc gia với công ích của toàn thể gia đình nhân loại. Cộng đồng quốc tế là một cộng đồng pháp lý xây dựng trên chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên, không có những ràng buộc lệ thuộc làm mất đi hay hạn chế sự độc lập của mỗi quốc gia.
435. Huấn Quyền nhìn nhận tầm quan trọng của chủ quyền mỗi quốc gia, được hiểu như biểu hiện sự tự do cần có để điều khiển các quan hệ giữa các nước với nhau, biểu trưng cho chủ thể tính mỗi quốc gia, theo nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Văn hoá gìn giữ bản sắc một dân tộc, biểu lộ và phát huy chủ quyền thiêng liêng dân tộc ấy. Tuy nhiên, đó không phải là một quyền tuyệt đối. Các quốc gia có thể tự nguyện từ khước thi hành một số quyền nào đó vì công ích, do ý thức rằng tất cả các quốc gia đều làm nên ‘một gia đình’, trong đó phải ưu tiên cho sự tin tưởng, nâng đỡ và tôn trọng nhau. Sự kiện đáng tiếc hiện nay là chưa có một thoả ước quốc tế nào bàn tới ‘các quyền của các quốc gia’ một cách thích đáng, và để chuẩn bị cho thoả ước ấy, rất nên bàn tới các vấn đề công lý và tự do trong thế giới hiện nay.
b. Các quan hệ phải được xây dựng trên sự hài hòa giữa trật tự pháp lý và trật tự luân lý.
436. Để tạo ra và củng cố một trật tự quốc tế bảo đảm có được các quan hệ hòa bình giữa các dân tộc với nhau, luật luân lý từng điều khiển đời sống con người cũng phải điều hoà các quan hệ giữa các quốc gia: ‘Sự tuân giữ luật luân lý cần phải được ghi nhận và xúc tiến nhờ công luận của mọi dân tộc và mọi nước cách đồng tâm nhất trí đến nỗi không ai dám xét lại hay giảm nhẹ sức ràng buộc của luật luân lý ấy’. Luật luân lý phổ quát, được ghi khắc nơi tâm hồn con người, hữu hiệu và là một biểu hiện sống động của lương tri được chia sẻ của nhân loại, một ‘quy tắc thành văn’ để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng tương lai thế giới.
437. Mọi người cùng tôn trọng các nguyên tắc ẩn đằng sau ‘cấu trúc pháp lý phù hợp với trật tự luân lý’, điều kiện cần thiết để đời sống quốc tế được ổn định. Việc tìm kiếm sự ổn định như thế, đã dẫn đến việc soạn thảo dần một loại ‘quyền của các quốc gia’, có thể được coi là ‘tiền thân của luật quốc tế’, dựa trên luật tự nhiên, đã nêu ra ‘các nguyên tắc phổ quát, có trước và ở trên luật riêng mỗi quốc gia’, như sự duy nhất của nhân loại, phẩm giá bình đẳng của mọi dân tộc, không lấy chiến tranh làm phương thế giải quyết các tranh chấp, phải cộng tác với nhau để đạt công ích và cần phải trung tín với những thoả ước đã ký kết. Nguyên tắc này cần được đặc biệt nhấn mạnh để tránh ‘bị cám dỗ sử dụng luật của sức mạnh thay vì nhờ tới sức mạnh của luật’.
438. Để giải quyết những căng thẳng giữa các cộng đồng chính trị khác nhau mà có thể làm phương hại đến sự ổn định của các quốc gia và an ninh thế giới, cần phải sử dụng các luật chung khi tham gia thương thảo, đồng thời dứt khoát gạt bỏ ý nghĩ có thể tìm được công lý bằng cách sử dụng chiến tranh. Không những hiến chương Liên hiệp quốc gạt bỏ việc sử dụng chiến tranh, mà còn phản đối việc đe doạ sử dụng vũ lực. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Huấn Quyeàn không ngừng đề cao những nhân tố cần thiết để xây dựng một trật tự thế giới mới: quyền tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ mỗi quốc gia, bảo vệ quyền các sắc tộc thiểu số, chia sẻ công bằng các nguồn lợi của trái đất, loại bỏ chiến tranh và giải trừ quân bị, trung tín với các thoả ước đã ký kết và chấm dứt việc bách hại tôn giáo.
439. Để củng cố thế ưu việt của luật pháp, nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Do đó, cần phải tái lập các phương thế mang tính quy phạm để giải quyết các tranh cãi cách hoà bình, cũng như để củng cố phạm vi và sức mạnh ràng buộc của các phương thế ấy. Các tiến trình thương thuyết, làm trung gian, hoà giải và trọng tài phải được hỗ trợ bằng việc lập ra ‘một quyền bính pháp lý thật hữu hiệu trong thế giới hoà bình’. Chỉ khi tiến theo chiều hướng này thì cộng đồng quốc tế mới là một cấu trúc để giải quyết các cuộc xung đột cách hoà bình. ‘Luật quốc tế phải bảo đảm rằng từ nay luật của kẻ mạnh hơn không còn chiếm ưu thế nữa.
2./ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ.
a. Giá trị của các tổ chức quốc tế.
440. Giáo Hội đồng hành trong tiến trình thành lập một ‘cộng đồng quốc tế’ đích thực, đã có một hướng đi rõ rệt khi Liên hiệp quốc được thành lập năm 1945. Tổ chức này ‘đã đóng góp đáng kể vào việc đẩy mạnh sự tôn trọng phẩm giá con người, sự tự do của các dân tộc và những yêu cầu của sự phát triển, từ đó chuẩn bị vùng đất văn hoá và định chế để xây dựng hoà bình’. Học thuyết Xã hội Công Giáo nhìn rất tích cực vai trò các tổ chức liên chính phủ, nhưng vẫn nhắc nhở hoạt động của các cơ quan quốc tế phải đáp ứng các nhu cầu con người trong đời sống xã hội và trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với việc chung sống hòa bình và trật tự của nhiều quốc gia và dân tộc.
441. Vì quan tâm tới việc chung sống hoà bình và trật tự trong gia đình nhân loại, nên Huấn Quyền đã phải nhấn mạnh tới nhu cầu thiết lập ‘một thẩm quyền chung mang tính quốc tế nào đó, được mọi quốc gia nhìn nhận và được trao cho quyền lực hữu hiệu, để bảo vệ an ninh nhân danh mọi quốc gia, chăm lo cho công lý và tôn trọng nhân quyền’. Xưa nay, dù mỗi thời có những quan điểm khác nhau, nhưng luôn có một nhận thức chung là cần phải có một quyền hành tương tự để giải quyết các vấn đề thế giới, phát sinh từ việc cùng nhau tìm kiếm công ích. Quyền hành chính trị thi hành ở cấp cộng đồng quốc tế ấy phải được luật pháp điều phối, nhằm phục vụ công ích và luôn tôn trọng nguyên tắc bổ trợ. ‘Quyền hành chung cộng đồng quốc tế này không được đặt ra để hạn chế phạm vi hoạt động quyền hành thuộc mỗi cộng đồng chính trị, không nhằm thay thế quyền hành của cộng đồng này.
442. Vì các vấn đề hiện nay mang tính toàn cầu, nên hơn bao giờ hết cần phải khẩn trương khởi động các hoạt động chính trị mang tính quốc tế để theo đuổi mục tiêu hoà bình và phát triển bằng cách chấp nhận những biện pháp có phối hợp với nhau. Huấn Quyền nhìn nhận sự lệ thuộc lẫn nhau giữa con người và các nước hiện đang mang chiều hướng luân lý, và là nhân tố quyết định cho các quan hệ trong thế giới về mặt kinh tế, văn hoá, chính trị và tôn giáo. Trong bối cảnh ấy, chúng ta hy vọng sẽ có một sự duyệt xét lại các tổ chức quốc tế, một tiến trình ‘đòi mọi người phải vượt qua những sự ganh đua về chính trị và phải từ bỏ mọi tham vọng muốn lèo lái các tổ chức ấy, để các tổ chức này chỉ nhắm tới công ích’ với mục đích là làm sao ‘giúp thế giới được trật tự hơn’. Cách riêng, các cơ cấu liên chính phủ phải thực hiện các chức năng của mình thật hữu hiệu, là kiểm soát và hướng dẫn trong lĩnh vực kinh tế, vì việc đạt cho được công ích đã trở thành mục tiêu vượt ra ngoài khả năng mỗi quốc gia, dù các nước ấy có thể rất trổi vượt về quyền lực, sự thịnh vượng và sức mạnh chính trị. Ngoài ra, các cơ quan quốc tế phải bảo đảm có sự bình đẳng, là nền tảng để mọi nước được quyền tham gia vào tiến trình phát triển toàn diện, nhưng vẫn tôn trọng những dị biệt chính đáng.
443. Huấn Quyền đánh giá cách tích cực các hiệp hội được hình thành trong xã hội dân sự nhằm hướng dẫn công luận nhận thức các khía cạnh khác nhau của đời sống quốc tế, chú ý đặc biệt tới việc tôn trọng các nhân quyền, như đã chứng kiến nơi ‘nhiều hiệp hội tư nhân mới được thành lập, nơi một số hiệp hội có hội viên trên toàn thế giới, chú tâm theo dõi một cách cẩn thận và khách quan đáng khen ngợi những gì đang xảy ra trên thế giới trong lĩnh vực nhạy cảm này’. Các chính phủ nên phấn khởi trước những sự dấn thân của các tổ chức đó, những tổ chức tìm cách thực hiện các lý tưởng còn tiềm ẩn của cộng đồng quốc tế, ‘nhất là qua những cử chỉ cụ thể diễn tả sự liên đới và hoà bình của nhiều cá nhân tham gia các Tổ chức Phi Chính phủ hay các Phong trào đòi Nhân quyền’.
II.- LIÊN HIỆP QUỐC.
Tổ chức quốc tế, được thành lập ngày 24.10.1945, có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, tổ chức có 193 quốc gia thành viên.
Trụ sở Liên hiệp quốc đặt tại lãnh địa quốc tế ở thành phố New york (Hoa kỳ), gồm các cơ quan chuyên môn quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương, Liên hiệp quốc có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư ký, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên hiệp quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên hiệp quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
Thành viên thứ 149, Việt Nam cộng sản, đã gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20.09.1977 và đã được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Lịch sử đặc biệt đáng tiếc và thật buồn của một tiến trình nước này nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc và các cơ quan quốc tế của tổ chức này từ năm 1949 :
1./ Tại Ủy ban Kinh tế Á châu và Viễn đông (ECAFE, Economic Commission for Asia and the Far East) được thành lập để hợp tác trao đổi công nghiệp và thương mại giữa các nước trong vùng. Quốc gia Việt Nam (thủ đô : Sài gòn) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chỉ có thủ đô Hà nội từ sau hiệp định Geneva 1954) cùng nộp đơn vào tháng 10/1949. Trong khóa họp tại Singapore từ ngày 20 đến 29.10.1949, các thành viên Pháp, Úc, Cambodge và Anh ủng hộ đơn xin của Quốc gia Việt Nam là một chính phủ hợp pháp, được thành lập qua pháp lý quốc gia. Pháp và Anh nêu các điều khoản tham chiếu của ECAFE quy định nguyên đơn chỉ có thể được xem xét khi nó đại diện cho vùng lãnh thổ bởi một Chính phủ có các quan hệ quốc tế như đúng với trường hợp Quốc gia Việt Nam. Những điều kiện này không được đáp ứng bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ‘chỉ ở trong rừng’…, chỉ được sự ủng hộ của Liên xô và Indonesia là chính phủ hợp pháp duy nhất của nước. Ấn độ ủng hộ cả hai lá đơn vì cả hai chính phủ trên thực tế đều nắm quyền kiểm soát kinh tế trong lãnh thổ mình. Kết quả: Quốc gia Việt Nam được 8 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 3 phiếu trắng, được kết nạp vào ECAFE ; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được 2 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 3 phiếu trắng, nên bị loại.
2./ Gia nhập Liên hiệp quốc.
Quốc gia Việt Nam đệ đơn xin gia nhập ngày 17.12.1951. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nạp đơn ngày 27.12.1951. Hai đơn được đưa ra thảo luận trong cuộc họp Ðại Hội đồng ngày 02.09.1952 nhưng không được chấp thuận. Tại phiên họp trong các ngày 10 đến 12.09.1952, Pháp, được sự ủng hộ của Hy lạp, Hòa lan, Anh và Hoa kỳ, xác định đây là một quốc gia độc lập, tự do và có quyền tự quyết trong khối Liên hiệp Pháp, đề cử Quốc gia Việt Nam. Liên xô đề cử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì chỉ nước này là quốc gia độc lập tự do, và là chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt nam.
Kết quả: Tại phiên họp Ðại Hội đồng lần 603 ngày 19.09.1952, đơn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được 1 phiếu thuận và 10 phiếu chống bị loại. Trái lại, đơn của Quốc gia Việt Nam thu được 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống vẫn bị bác do Liên xô, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, sử dụng quyền phủ quyết.
Do Quốc gia Việt Nam có số phiếu hơn 2/3 nhưng vẫn bị từ chối gia nhập Liên hiệp quốc, nên Đại hội đồng đã ra nghị quyết 620 C (VII), có nội dung như sau:
Đại Hội đồng,
Cần lưu ý rằng, ngày 19 tháng 9 năm 1952, mười thành viên của Hội đồng Bảo an ủng hộ một nghị quyết dự thảo giới thiệu kết nạp Quốc gia Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhưng đề nghị không được đưa lên Ðại hội đồng vì sự chống đối của một thành viên thường trực, xét thấy nó quan trọng cho sự phát triển của Liên Hợp Quốc rằng tất cả các quốc gia nộp đơn thỏa mãn các quy định tại Điều 4 của Điều lệ phải được thừa nhận, "
"1. Xác định rằng Quốc gia Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hoà bình đúng theo Điều 4 của Hiến chương, có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của mình, và do đó phải được nhận làm thành viên trong Liên hiệp quốc;
"2. Đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ lưu ý sự khẳng định này của Ðại Hội đồng đối với đơn của Quốc gia Việt Nam."
Ngày 08.10.2016, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã họp phiên khẩn cấp về tình hình Syria, lần thứ hai trong tuần này, vì có hai dự thảo nghị quyết do Pháp và Nga đệ trình. Tuy nhiên, rất tiếc vì tính cách ‘khẩn cấp, cả hai dự thảo này đều không được thông qua.
Trong dự thảo nghị quyết của mình, Pháp đề nghị lập tức chấm dứt các cuộc không kích và các chuyến bay quân sự trên vùng trời thành phố Aleppo ( Syria), đồng thời kêu gọi lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện cho hàng viện trợ nhân đạo được đến khắp Syria. Dự thảo này không được thông qua do Nga dùng quyền phủ quyết. Đây là lần thứ 5 Nga dùng quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết về Syria. Các lần trước, họ được Tàu cộng ủng hộ và cùng phủ quyết nhưng lần này Tàu bỏ phiếu trắng. Theo chân Nga, Venezuela đã bỏ phiếu chống và Angola bỏ phiếu trắng. 11 nước còn lại bỏ phiếu thuận.
Tiếp theo, Hội đồng Bảo an cũng bác bỏ dự thảo do Nga đệ trình, nhằm mục đích sửa đổi lệnh ngừng bắn ở Syria ngày 09.09.2016. Dự thảo này chỉ nhận được ‘phiếu thuận’ của Nga, Tàu, Venezuela và Ai cập ; Angola và Uruguay bỏ phiếu trắng và các thành viên còn lại bỏ phiếu chống.
Ðó là việc làm của những thành viên ‘bảo an’, với nhiều điều không phù hợp với Huấn Quyền xã hội Công Giáo, nhất là với số 433.
(còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Cảnh đẹp Hoa Kỳ: Đầu Thu Michigan
Trần Mạnh Trác
19:58 09/10/2016
Xem hình ảnh
Đi ngược hướng cuả loài chim 'thiên di', đang từng đàn bay về vùng nắng ấm, chúng tôi tìm tới những 'nơi xưa chốn cũ' mà chúng vừa bỏ đi.
Nơi đây là vùng Michigan's Upper Peninsula, những ngày dài nắng chói vừa mới trôi qua, muà Thu đang lân la tới.
Mây là đà, sương rơi phơn phớt, càng tiến lên phiá Bắc, càng mất đi màu xanh. Bây giờ mới là đầu muà Thu, những ngọn lá 'thay màu đổi áo' cũng chỉ mới thấp thoáng sau những rặng thông xanh, trông giống như những nàng 'thí sinh' lần đầu cuả một cuộc thi áo dài, còn e lệ nấp sau tấm màn nhung cuả một sân khấu.
Lúc này chưa có mưa tuyết phũ phàng, chưa có những cơn gió lộng, những chiếc lá vàng rơi rơi nhè nhẹ, 'trở về cội', nằm im, tìm giấc ngủ cuối cùng quây quần chung quanh gốc cây mẹ.
Lên cao hơn, về phiá Bắc, tấm màn sân khấu dần dần mở rộng ra, và những nàng 'hoa khôi' cũng từ từ lộ diện, mỗi lúc mỗi đông, để khoe những tà áo tha thướt, muôn mầu muôn vẻ.
Vượt qua cây 'cầu treo' dài nhất nước Mỹ Mackinaw, là ranh giới giữa 2 'đại hồ' Michigan và Huron, chúng tôi đi tới Paradise, một vùng 'địa đầu giới tuyến' ở gần Canada. Tuy chỉ là biên giới cuả 2 quốc gia, nhưng vùng này cũng có thể gọi là 'vùng 3 biên giới' bởi vì đây là một giải đất nằm giữa 3 chiếc hồ lớn nhất cuả 'Ngũ Đại Hồ', hồ Superior, hồ Michigan và hồ Huron.
Là một khu sinh thái đặc biệt, thổ nhưỡng là 'đá cát' (sand rock), không nông nghiệp, không kỹ nghệ, khoảng vài trăm dân địa phương sống thưa thớt, sinh hoạt một vài tháng mỗi năm phục vụ cho kỹ nghệ du lịch và săn bắn.
Lâm viên Tahquamenon Falls State Park là một khu rừng hoang vu nằm trong điạ phận Paradise có nhiều loại cây cedar, hamlock, beech, maple và birch. Loại cedar và hamlock có chất tanin, là chất liệu dùng để thuộc da và làm xi đánh giầy. Chất tanin thôi ra nước sông Tahquamenon tạo ra một màu đỏ gấc, những ngọn thác cũng đổ xuống những giòng nước đỏ như gấc, xùi ra những mảng bọt lớn, 'đỏ đỏ nâu nâu', xoay vần dưới chân thác.
Đây cũng là vùng địa đầu cuả nhiều loại chim. Chim 'thiên di' không dám vượt qua hồ nước mênh mông, nên bay men theo bờ và khi nhìn thấy đất ở phiá 'bên kia' thì tung cánh 'vượt biển' bay sang. Một điểm địa đầu ấy, tên là Whitefish Point, có ngọn 'hải đăng' cổ nhất nước, là nơi mà 6 loại chim cú chọn làm 'điểm xuất phát', từ đó lan ra khắp vùng Đông Bắc, là miền Đông cuả Canada và miền Bắc cuả Hoa Kỳ.
Whitefish Point đã từng chứng kiến một thời đại huy hoàng cuả nền thương mại biển hồ, mỗi ngày đếm được hàng ngàn chiếc tầu lớn nhỏ chen chúc nhau vượt qua những 'bậc thang nước' (locks) cuả 'eo biển' Sault St. Marie từ hồ Huron lên hồ Superior. Hồi đó tầu bè đâm vào nhau 'chí choé', bị kéo vào đây, làm cho nơi đây có một hỗn danh là 'mồ chôn cuả những con tầu chìm'.
Ngày nay Whitefish Point vẫn còn lưu giữ một số di tích mục nát trên bãi cát, nằm bên cạnh những thân cây khô bị giòng thuỷ lưu đưa lại. Tầu bè ngoài khơi thì đã thưa thớt rồi, chỉ đếm được vài chục chiếc một ngày. Con đường dẫn tới đây cũng không có trên GPS, cả vùng không có 'cell services'.
Phải là can trường lắm thì một người khách lạ mới dám bỏ nhiều giờ lần mò theo một con đường không tên tới đây.
Cái lý do mà chúng tôi tìm tới Whitefish Point là để chứng kiến hiện tượng Northern Light (Ánh Sáng Bắc Cực), tên khoa học là aurora borealis. Cứ vào độ này, nói một cách rất nôm na, sau khi mặt trời lặn xuống và khí lạnh cuả đêm tối xông lên, thì những phân tử 'nóng' cuả làn khí mỏng trên cao giao thoa với các phân tử 'lạnh' từ dưới đưa lên, sự trao đổi 'điện cực' ấy tạo ra những tia chớp 'lân tinh' trên nền trời đen kịt.
Người ta cho biết hiện tượng Ánh Sáng Bắc Cực sẽ xảy ra lúc 2 giờ sáng ngày Chuá Nhật này nếu trời không có mây. Nhưng...đài khí tượng đoán trước rằng trời sẽ mưa và còn mưa nhiều nữa!
Thôi thì! xin hẹn năm sau vậy! Âu đó chẳng phải là một lý do để đi thăm lại một nàng Thu Michigan xinh đẹp và hoang dã chăng?
Nơi đây là vùng Michigan's Upper Peninsula, những ngày dài nắng chói vừa mới trôi qua, muà Thu đang lân la tới.
Mây là đà, sương rơi phơn phớt, càng tiến lên phiá Bắc, càng mất đi màu xanh. Bây giờ mới là đầu muà Thu, những ngọn lá 'thay màu đổi áo' cũng chỉ mới thấp thoáng sau những rặng thông xanh, trông giống như những nàng 'thí sinh' lần đầu cuả một cuộc thi áo dài, còn e lệ nấp sau tấm màn nhung cuả một sân khấu.
Lúc này chưa có mưa tuyết phũ phàng, chưa có những cơn gió lộng, những chiếc lá vàng rơi rơi nhè nhẹ, 'trở về cội', nằm im, tìm giấc ngủ cuối cùng quây quần chung quanh gốc cây mẹ.
Lên cao hơn, về phiá Bắc, tấm màn sân khấu dần dần mở rộng ra, và những nàng 'hoa khôi' cũng từ từ lộ diện, mỗi lúc mỗi đông, để khoe những tà áo tha thướt, muôn mầu muôn vẻ.
Vượt qua cây 'cầu treo' dài nhất nước Mỹ Mackinaw, là ranh giới giữa 2 'đại hồ' Michigan và Huron, chúng tôi đi tới Paradise, một vùng 'địa đầu giới tuyến' ở gần Canada. Tuy chỉ là biên giới cuả 2 quốc gia, nhưng vùng này cũng có thể gọi là 'vùng 3 biên giới' bởi vì đây là một giải đất nằm giữa 3 chiếc hồ lớn nhất cuả 'Ngũ Đại Hồ', hồ Superior, hồ Michigan và hồ Huron.
Là một khu sinh thái đặc biệt, thổ nhưỡng là 'đá cát' (sand rock), không nông nghiệp, không kỹ nghệ, khoảng vài trăm dân địa phương sống thưa thớt, sinh hoạt một vài tháng mỗi năm phục vụ cho kỹ nghệ du lịch và săn bắn.
Lâm viên Tahquamenon Falls State Park là một khu rừng hoang vu nằm trong điạ phận Paradise có nhiều loại cây cedar, hamlock, beech, maple và birch. Loại cedar và hamlock có chất tanin, là chất liệu dùng để thuộc da và làm xi đánh giầy. Chất tanin thôi ra nước sông Tahquamenon tạo ra một màu đỏ gấc, những ngọn thác cũng đổ xuống những giòng nước đỏ như gấc, xùi ra những mảng bọt lớn, 'đỏ đỏ nâu nâu', xoay vần dưới chân thác.
Đây cũng là vùng địa đầu cuả nhiều loại chim. Chim 'thiên di' không dám vượt qua hồ nước mênh mông, nên bay men theo bờ và khi nhìn thấy đất ở phiá 'bên kia' thì tung cánh 'vượt biển' bay sang. Một điểm địa đầu ấy, tên là Whitefish Point, có ngọn 'hải đăng' cổ nhất nước, là nơi mà 6 loại chim cú chọn làm 'điểm xuất phát', từ đó lan ra khắp vùng Đông Bắc, là miền Đông cuả Canada và miền Bắc cuả Hoa Kỳ.
Whitefish Point đã từng chứng kiến một thời đại huy hoàng cuả nền thương mại biển hồ, mỗi ngày đếm được hàng ngàn chiếc tầu lớn nhỏ chen chúc nhau vượt qua những 'bậc thang nước' (locks) cuả 'eo biển' Sault St. Marie từ hồ Huron lên hồ Superior. Hồi đó tầu bè đâm vào nhau 'chí choé', bị kéo vào đây, làm cho nơi đây có một hỗn danh là 'mồ chôn cuả những con tầu chìm'.
Ngày nay Whitefish Point vẫn còn lưu giữ một số di tích mục nát trên bãi cát, nằm bên cạnh những thân cây khô bị giòng thuỷ lưu đưa lại. Tầu bè ngoài khơi thì đã thưa thớt rồi, chỉ đếm được vài chục chiếc một ngày. Con đường dẫn tới đây cũng không có trên GPS, cả vùng không có 'cell services'.
Phải là can trường lắm thì một người khách lạ mới dám bỏ nhiều giờ lần mò theo một con đường không tên tới đây.
Cái lý do mà chúng tôi tìm tới Whitefish Point là để chứng kiến hiện tượng Northern Light (Ánh Sáng Bắc Cực), tên khoa học là aurora borealis. Cứ vào độ này, nói một cách rất nôm na, sau khi mặt trời lặn xuống và khí lạnh cuả đêm tối xông lên, thì những phân tử 'nóng' cuả làn khí mỏng trên cao giao thoa với các phân tử 'lạnh' từ dưới đưa lên, sự trao đổi 'điện cực' ấy tạo ra những tia chớp 'lân tinh' trên nền trời đen kịt.
Người ta cho biết hiện tượng Ánh Sáng Bắc Cực sẽ xảy ra lúc 2 giờ sáng ngày Chuá Nhật này nếu trời không có mây. Nhưng...đài khí tượng đoán trước rằng trời sẽ mưa và còn mưa nhiều nữa!
Thôi thì! xin hẹn năm sau vậy! Âu đó chẳng phải là một lý do để đi thăm lại một nàng Thu Michigan xinh đẹp và hoang dã chăng?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Vồng
Robert Helfman
20:23 09/10/2016
Ảnh của Robert Helfman
Mong sao cầu vồng đến sau mỗi cơn mưa.
May the rainbow be certain to follow each rain.
(Irish Blesing quote)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 04–10/10/2016: Chuyến tông du Georgia và Azerbaigian của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:42 09/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha đã rời Roma lúc 9 giờ 25 và đến phi trường thủ đô Tbilisi của Georgia lúc 15 giờ chiều tức là 13 giờ tính theo giờ Roma. Cùng đi với ngài có đoàn tùy tùng 30 người và 70 ký giả quốc tế.
Cộng hòa Georgia chỉ rộng 70 ngàn cây số vuông với dân số 4 triệu rưỡi dân cư trong đó gần 84% là tín hữu Chính Thống giáo, khoảng 10% theo Hồi giáo, số tín hữu Công Giáo là 112 ngàn người, tương đương với 2.5% dân số toàn quốc. Họ sống tại thủ đô Tbilisi và miền nam của Georgia, đa số thuộc nghi lễ la tinh và Armeni, nhưng cũng có một cộng đoàn nhỏ các tín hữu nghi lễ Canđê. Tổng cộng tại nước này, Công Giáo có 32 giáo xứ, 2 Giám Mục, 14 linh mục triều và 14 linh mục dòng, hai tu huynh và 37 nữ tu. Ngoài ra có 12 đại chủng sinh và 2 tiểu chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo ở Georgia chỉ có 2 trường mẫu giáo và một trường cao đẳng.
Giáo Hội Chính Thống Georgia có khoảng 4 triệu tín hữu. và là một đối tác khó khăn trong quan hệ với Công Giáo và cả đối với các Giáo Hội chính thống khác. Chính Thống Georgia đã từ chối tham dự Công đồng Liên Chính Thống Giáo hồi cuối tháng 6 năm 2016 ở đảo Creta bên Hy Lạp, giống như Giáo Hội Chính Thống Nga.
Từ trên máy bay bước xuống, Đức Thánh Cha đã được tổng thống Giorgi Margvelashvili cùng với phu nhân chào đón cùng với Đức Thượng Phụ Ilia Đệ Nhị và một số quan chức và chức sắc, đặc biệt là hai vị Giám Mục Công Giáo, một thuộc nghi lễ la tinh và một thuộc nghi lễ Armeni. 2 em bé trong y phục cổ truyền của Georgia dâng tặng Đức Thánh Cha một rổ nho, một sản phẩm nổi bật của nước này. Sau nghi thức chào cờ, duyệt qua hàng quân danh dự và giới thiệu các thành phần hai phái đoàn, Đức Thánh Cha đã vào phòng khánh tiết hội kiến với Tổng thống, trước khi về phủ tổng thống vào lúc 3 giờ rưỡi để chào thăm chính thức.
2. Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các dân tộc tại Cộng hòa Georgia đồng thời tôn trọng công pháp quốc tế về chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi gặp gỡ Tổng thống, các giới chức chính quyền, cũng như đại diện các tầng lớp xã hội và văn hóa của cộng hòa Georgia. Đây là hoạt động đầu tiên của ngài trong chuyến viếng thăm thăm Cộng Hòa Georgia và Azerbaigian trong 3 ngày cho đến chiều tối Chúa Nhật 2-10.
Sau khi gặp gỡ tổng thống và gia đình ông, Đức Thánh Cha đã tiến ra khuôn viên danh dự tổng thống để gặp gỡ 400 người gồm các quan chức chính trị và tôn giáo, ngoại giao đoàn, cũng như đại diện các tầng lớp xã hội dân sự và văn hóa.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, tổng thống cám ơn sự ủng hộ của Tòa Thánh dành cho đất nước Georgia, đặc biệt trong thời kỳ bị Nga tấn công hồi năm 2008. Ông cũng nhắc đến những quan hệ giữa Vatican, Giáo Hội Công Giáo và Georgia qua dòng lịch sử và đề cao vai trò của Georgia không những thuộc về nền văn minh Âu Châu, nhưng còn là một trong những nước kiến tạo nền văn minh này. Sau cùng ông cho biết 20% lãnh thổ của Georgia vẫn còn bị chiếm và 15% dân chúng là người tị nạn. Những vùng bị những người gốc Nga chiếm đóng. Dầu vậy, Georgia không tìm kiếm sự đụng độ, nhưng chỉ tìm con đường giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của ngoại bang và tiến đến hòa bình!
Lên tiếng sau lời chào mừng của tổng thống Cộng hòa Georgia, Đức Thánh Cha đã đề cao lịch sử ngàn đời và nền văn hóa cổ kính của đất nước này. Georgia như chiếc cầu thiên nhiên giữa Âu và Á châu, một bản lề giúp cho việc giao thông và tương quan giữa các dân tộc được dễ dàng, khiến cho việc thương mại và đối thoại giữa các dân tộc cũng như sự đối chiếu tư tưởng và kinh nghiệm giữa các thế giới khác nhau có thể thực hiện được.
3. Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã tới tòa Thượng Phụ Chính Thống Georgia để viếng thăm.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng quí trọng đối với Giáo Hội Chính Thống Georgia và kêu gọi từ bỏ những thành kiến đối với nhau, để cùng trở thành những người loan báo Tin Mừng của Chúa. Đức Thánh Cha nói:
“Thưa Đức Thượng Phụ, quả là một niềm vui lớn lao và một ân sủng đặc biệt được hiện diện với ngài, và với các vị Giáo Đô đáng kính, các Tổng Giám Mục và Giám Mục, thành viên của Thánh Công Đồng. Tôi xin kính chào Thủ tướng Chính phủ và tất cả qúi đại diện của thế giới học thuật và văn hóa.
Với chuyến viếng thăm lịch sử đầu tiên của một vị Thượng Phụ Georgia tại Vatican, ngài đã mở ra một chương mới trong các mối liên hệ giữa Giáo Hội Chính thống Georgia và Giáo Hội Công Giáo. Vào dịp đó, ngài đã trao đổi với Giám Mục Rôma nụ hôn hòa bình và cam kết cầu nguyện cho nhau. Nhờ cách này, đã có sự tăng cường các mối quan hệ đầy ý nghĩa vốn tồn tại giữa các cộng đồng của chúng ta từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo.
Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng tình yêu của Chúa nâng chúng ta lên, cho phép chúng ta vượt lên trên những hiểu lầm trong quá khứ, lên trên các tính toán của hiện tại và các lo sợ đối với tương lai.
4. Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đã đến thăm cộng đoàn tín hữu Assiro-Canđê vào lúc 6 giờ chiều tại Nhà thờ Công Giáo Canđê thánh Simon Bar Bassae cách đó 8km. Thánh Simon Bar Sabbae sống vào thế kỷ thứ 10 và thuộc về Giáo Hội Coptic bên Ai Cập. Đây là hoạt động cuối cùng của ngài trong ngày đầu tiên 30-9 tại Georgia.
Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và Iraq, đồng thời cầu xin Chúa giải thoát các tín hữu khỏi mọi tội lỗi và sự ác.
Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được Đức Thượng Phụ Louis Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê và các Giám Mục thuộc Giáo Hội này từ Iraq tới, tiếp đón nồng nhiệt và rước vào Nhà nguyện Mình Thánh Chúa. Ngài cầu nguyện chung với khoảng 300 tín hữu hiện diện cho hòa bình tại Iraq và miền Trung Đông. Nhiều người mặc y phục truyền thống của dân tộc mình và cũng có cả một số tín hữu tị nạn từ Trung Đông.
Đức Thánh Cha đã dâng một số lời nguyện. Trong lời nguyện đầu, Đức Thánh Cha nói:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa, đã giải thoát chúng con khỏi tội lỗi, nguồn gốc gây ra mọi chia rẽ và mọi sự ác; chúng con tuyên xưng sự sống lại của Chúa,đã cứu chuộc con người khỏi nô lệ thất bại và sự chết; chúng con mong đợi Chúa đến trong vinh quang, làm cho Nước Công chính, vui mừng và an bình được viên mãn.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ cuộc khổ nạn vinh quang của Chúa, xin Chúa thắng sự cứng cỏi trong tâm hồn chúng con, chúng ta tù nhân của oán ghét và ích kỷ; nhờ quyền năng phục sinh của Chúa, xin kéo các nạn nhân của bất công và đàn áp ra khỏi tình trạng của họ; vì lòng trung tín của việc Chúa đến, xin làm cho nền văn hóa chết chóc phải tủi hổ và làm cho chiến thắng của sự sống được chiếu tỏa rạng ngời.
Sau cùng Đức Thánh Cha cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria Nữ Vương hòa bình.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha còn chào thăm từng vị trong Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Canđê. Khi ra bên ngoài thánh đường, ngài còn thả một chim bồ câu trắng, tượng trưng cho hòa bình, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây số rưỡi để dùng bữa tối và nghỉ đêm.
5. Sáng Thứ Bẩy, 1 tháng 10, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại sân thể thao Meskhi của thủ đô Tbilisi cho các tín hữu. Trong bài giảng lễ, ngài nói đến tầm quan trọng của phụ nữ, trích dẫn từ các bài viết của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, là vị thánh được Giáo Hội mừng kính trong ngày.
Ngài cũng nói đến sứ mệnh “khẩn cấp” phải mang và tiếp nhận sự an ủi của Thiên Chúa. Theo ngài, Giáo Hội là “nhà an ủi”.
Đức Thánh Cha nói:
Trong số nhiều kho tàng của xứ sở này, một kho tàng nổi bật là tầm quan trọng của phụ nữ. Như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, vị thánh mà chúng ta kính nhớ hôm nay, từng viết: “họ yêu mến Thiên Chúa đông hơn đàn ông nhiều” (Tự Truyện, Thủ Bản A, VI). Ở đây, ở Georgia này, có rất đông bà nội bà ngoại và các bà mẹ không ngừng bảo vệ và truyền lại đức tin đã được gieo vãi trên lãnh thổ của Thánh Nino này; và họ mang nước mát trong của lòng Chúa ủi an đến cho man vàn các hoàn cảnh khô cằn và tranh chấp.
Điều trên giúp chúng ta biết đánh giá cao vẻ đẹp của sứ điệp Thiên Chúa trong bài đọc thứ nhất: “Như bà mẹ ủi an con mình, Ta cũng sẽ ủi an con như thế” (Is 66:13). Như bà mẹ vác lấy gánh nặng và âu lo của con cái mình thế nào, Thiên Chúa cũng vác lấy tội lỗi và các rắc rối của ta như vậy. Đấng biết chúng ta và yêu thương ta vô hạn lưu ý tới lời ta xin và lau khô các dòng lệ của ta. Mỗi lần nhìn ta, Người đều xúc động và trái tim Người trở nên dịu dàng, với một tình yêu từ thẳm sâu hữu thể Người, vì dù có thể làm bậy đến đâu, ta vẫn là con cái của Người; Người muốn ôm lấy chúng ta vào cánh tay Người, che chở chúng ta, giải thoát ta khỏi nguy hại và sự dữ. Ta hãy để những lời sau đây của Chúa vang vọng trong trái tim ta: “Như người mẹ uỉ an thế nào, Ta cũng sẽ ủi an con như vậy”.
Tuy nhiên, Thiên Chúa không chỉ an ủi chúng ta trong trái tim của chúng ta mà thôi; qua tiên tri I-sai-a, Người nói thêm: “Ngươi sẽ được an ủi ở Giêrusalem” (66:13). Ở Giêrusalem, nghĩa là, ở kinh thành của Thiên Chúa, ở trong cộng đồng: chính khi chúng ta hiệp nhất, hiệp thông, sự an ủi của Thiên Chúa hành động trong chúng ta.
Tuy nhiên, có một điều kiện cơ bản để tiếp nhận sự an ủi của Thiên Chúa, và Lời Người hôm nay nhắc chúng ta nhớ điều này: trở thành nhỏ bé như trẻ em (xem Mt 18: 3-4), được “giống như một đứa trẻ ngủ yên ở vú mẹ” (Tv 130: 2). Để nhận được tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cần sự bé nhỏ này trong trái tim: chỉ những em bé mới có thể được ôm ấp trong cánh tay mẹ các em mà thôi.
Tôi muốn tóm tắt các suy nghĩ này bằng một vài lời của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh chúng ta kính nhớ hôm nay. Thánh nữ cho thấy “con đường nhỏ” của bà dẫn tới Thiên Chúa, đó là “sự tín thác của một bé thơ ngủ thiếp không hề sợ hãi trong vòng tay Cha mình”, vì “Chúa Giêsu không đòi hỏi các hành động vĩ đại của chúng ta, nhưng chỉ đơn giản đòi ta phó mình và biết ơn” (Tự Truyện, Thủ Bản B ).
6. Ban chiều cùng ngày, lúc gần 4 giờ, ngài đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Mông Triệu, rồi gặp những người được các nhân viên từ thiện của Giáo Hội giúp đỡ, tại khuôn viên trước trung tâm từ thiện của các tu sĩ dòng thánh Camilliano.
Sau cùng, lúc quá 6 giờ, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Nhà thờ chính tòa Thượng Phụ Svetutskhoveli ở Mtsckheta .
Sáng Chúa Nhật lúc sau 7 giờ Đức Thánh Cha từ giã toà Sứ Thần Toà Thánh để đi xe ra phi trường Tbilisi cách đó 26 cây số. Đức Thánh Cha đã được tổng thống Cộng hoà Georgia và Đức Thượng Phụ tiếp đón. Lễ nghi tiễn biệt đã diễn ra long trọng. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh rời phi trường Tbilisi để trực chỉ Baku cách đó 448 cây số.
Sau 1 giờ 20 phút bay chiếc A321 của hãng hàng không Alitalia đã hạ cánh tại phi trường quốc tế Heydar Aliyev của thủ đô Baku. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có phó thủ tướng Azerbaigian, và linh mục Vladimir Fekete, giảm quản giáo phận. Đức Tổng Giám Mục Marek Solczýnski Sứ Thần Toà Thánh ở trong đoàn tuỳ tùng vì ngài cũng là Sứ Thần tại Georgia.
7. Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe về nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm cách đó 23 cây số để dâng thánh lễ cho tín hữu.
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây năm 1909, năm 1931 bị người Bônxêvích phá huỷ. Cộng đoàn tín hữu nảy sinh năm 1992. Họ viết thư về Toà Thánh để xin một linh mục. Năm 2002 sau chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Gioan Phaolô II tổng thống Heydar Aliyev tặng Giáo Hội một mảnh đất để xây nhà thờ. Nhà thờ đã được khánh thành năm 2007 với sự tham dự của Đức Hồng Y Bertone, hồi đó là Quốc Vụ Khanh Toà Thánh. Nhà thờ thuộc trung tâm Salesien, gồm 6 linh mục, 3 tu huynh và một thanh niên Azero đang theo học để làm Phó tế. Đây là trung tâm giáo dục trẻ em và người trẻ, và cung cấp thực phẩm cho người nghèo và người tỵ nạn. Bên cạnh đó cũng có các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa Calcutta hoạt động cho người già và dân nghèo, và từ năm 2015 cũng có thêm các nữ tu Salesien nữa.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng latinh, Các bài đọc và thánh ca gồm nhiều thứ tiếng khác nhau. Hàng trăm tín hữu khác đã theo dõi thành lễ ở bên ngoài nhà thờ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nêu bật hai khía cạnh của cuộc sống kitô là đức tin phục vụ.
Cuối thánh lễ Linh Mục Vladimir Fekete, giám quận tông toà Baku, đã cám ơn Đức Thánh Cha vì món quà lớn là chuyến viếng thăm của ngài. Là người yêu thương dân nghèo và những nguởi bị bỏ rơi, và hiểu ý nghĩa các từ kỳ thị, gạt bỏ ngoài lề xã hội và nghèo túng là gì, Đức Thánh Cha đang nỗ lực chỉ cho mọi người thấy có thể thay đổi các thực tại này thành thương xót, lòng tốt, sự khoan nhượng và tất cả mọi từ khác diễn tả tình bác ái.
Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau thánh lễ Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã dùng bữa trưa với cộng đoàn các cha Salesien.
8. Lúc 3 giờ chiều Đức Thánh Cha từ giã nhân viên và các cộng sự viên của trung tâm, rồi đi xe tới Dinh tổng thống để thăm xã giao tổng thống Hham Heydar Aliyev, và gặp các giới chức chính trị, ngoại giao đoàn và giới chức xã hội dân sự.
Tổng thống đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa dinh nơi diễn ra lễ nghi tiếp đón. Sau khi chụp hình lưu niệm tổng thống và Đức Thánh Cha đã lên thư phòng ở lầu một để đàm đạo với nhau. Tiếp đến tổng thống giới thiệu gia đình, vợ ba con, ba cháu với Đức Thánh Cha, hai bên trao đổi quà tặng.
Khoảng 4 giờ rưỡi chiều Đức Thánh Cha đi thăm đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong cho nền độc lập quốc gia, cách đó 8 cây số. Đài kỷ niệm này được xây năm 1998 trên vùng đất gọi là “Đại lộ các vị tử đạo” biểu tượng cho cuộc chiến đấu cho tự do và sự vẹn toàn của lãnh thổ quốc gia. Năm 1918 các binh sĩ Azeri và Thổ Nhĩ Kỳ tử trận trong cuộc bảo vệ thành phố đuợc chôn cất tại đây. Đây cũng là nơi người dân Azeri biểu tình chống quân đội liên xô hồi năm 1990. Những người đã bị tàn sát trong dịp đó cũng được chôn cất nơi đây. Các binh sĩ tử trận trong chiến tranh Nagorno-Karraback năm 1992-1994 cũng được chôn cất ở đây.
Xe chở Đức Thánh Cha dừng trước đài kỷ niệm. Đức Thánh Cha đã đặt một vòng hoa tại đài kỷ niệm trước sự hiện diện của ông thị trưởng thành phố.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đến Trung tâm Heydar Eliyev cách đó 8 cấy số để găp gỡ 1000 quan khách thuộc giới lãnh đạo chính trị ngoại giao đoàn và đại diện xã hội dân sự và các cơ cấu khác.
Trong diễn văn tại đây, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến những người tỵ nạn và những người chịu khổ đau vì các xung đột đẫm máu, và ngài cầu mong cộng đồng quốc tế biết trợ giúp họ đồng thời cho phép một khởi đầu mới cho hoà bình ổn định trong vùng. Đức Thánh Cha kêu gọi dùng mọi phương thế để đạt tới một giải pháp thỏa đáng. Ngài xác tín rằng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và với thiện chí của mọi phiá vùng Caucaso sẽ có thể trở thành nơi, qua việc đối thoại và thương thuyết, các tranh chấp và khác biệt sẽ được thắng vượt để cho vùng đất là cánh cửa giữa Đông Tây này cũng trở thành một cửa rộng mở cho hoà bình và là một thí dụ giúp giải quyết các xung khắc cũ và mới.
9. Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 5:30 chiều, Đức Thánh Cha đã đến đền thờ Heydar Aliyev để gặp gỡ Sceico của người Hồi vùng Caucaso là ông Allashukur Pashazadeh.
Ông đã từng theo học bên Uzbekistan, rồi tại Học viện Imam Albukhari Tashkent. Sau đó ông trở thành thư ký điều hành Hội đồng Hồi vùng Caucaso, rồi được bầu làm chủ tịch. Ông cũng đã là thành viên Quốc hội đầu tiên của Azerbaigian và là thành viên ban cố vấn tôn giáo của tổ chức UNESCO và của Ủy ban đối thoại liên tôn và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao tặng Huy chương “Thánh Giorgio” của Vaticăng.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha khẳng định chính các tôn giáo có một nhiệm vụ lớn là đồng hành với con người trong việc kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống, giúp nó hiểu rằng các khả năng hạn hẹp của con người và các của cải trần gian này không được trở thành các điều tuyệt đối.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng trong đêm đen của các xung khắc mà chúng ta đang trải qua, các tôn giáo là các bình mình của hoà bình, hạt giống của tái sinh giữa các tàn phá chết chóc, các tiếng vọng của đối thoại vang lên không mệt mỏi, các con đường của gặp gỡ và hoà giải để đến nơi mà các cố gắng làm trung gian chính thức xem ra không đem lại kết quả. Nhất là trong vùng Caucaso thân yêu này, mà tôi đã ước ao đến thăm như người hành hương hoà bình, ước chi các tôn giáo là các phương thế tích cực giúp thắng vượt các thảm kịch của quá khứ và các căng thẳng hiện tại
Sau khi từ giã đại diện các tôn giáo Đức Thánh Cha đã đi xe ra phi trường từ giã Azerbaigian để về Roma. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra đơn sơ. Phó thủ tướng đã tiễn Đức Thánh Cha tới chân thang máy bay. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã cất cánh lúc 7 giờ tối giờ đia phương và về tới Ciampino lúc 10 giờ tối giờ Roma, kết thúc chuyến công du thứ 16 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài.
Thánh Ca
Tiếng gọi Fatima – Trình bày: Têrêsa Phương Thảo
Br. Đạt Phùng
13:50 09/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây