Ngày 09-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Quyền lực và Tiền bạc
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
05:37 09/10/2009

Quyền lực và Tiền bạc


Tôi gặp em ở Cali. Em con gái, lớn lên bên Mỹ, học sinh năm cuối trường đại học lừng danh Berkeley của Mỹ. Em mắt nhìn thẳng về phía trước, tự tin, nói tiếng Anh ròn tan y hệt như người bản xứ. Gặp tôi, em cười vui tươi, nói liến thoắng. Người anh ruột cũng là bạn tôi đang lái xe, vui miệng tố khổ cô em,

— Ông biết chi không, hắn con gái mà liều lắm. Tháng tới, ra trường, hắn sẽ theo đoàn quân Peace Corps đi tuốt sang Phi Châu làm ở Chad tới hai năm lận.

Nghe lọt lỗ tai về tương lai em đang hành trang chuẩn bị lên đường, tôi vớ vẩn mở lời “dụ” em đi tu. Em không nói chi, nhưng lắc lắc đầu, mái tóc đen lay láy bay bay trong gió. Tôi nói lơ lửng, điều tra kiểu gậy mọt,

— Vậy chắc sẽ lấy chồng…

Em cự tôi ngay tại chỗ,

— Tại sao phải lấy chồng… Bộ cứ con gái thì phải lấy chồng hay sao?

Tôi o tròn miệng. Gặp em tự tin và thông minh quá, tôi cũng khớp. Thấy tôi yên lặng, em đổi đề tài mời tôi giúp cấm phòng cuối tuần cho tuổi trẻ. Tôi le lưỡi, lắc đầu,

— Thôi đi, tuổi trẻ ngày hôm nay có nhiều điều khó hiểu thấy mồ. Ai mà biết tuổi trẻ tụi mi thích cái chi để mà chia sẻ!

Em nhìn tôi, nói ngay trong tiếng Anh, rõ từng âm,

— Dễ òm, quyền lực (power) và tiền bạc (money). Có thế thôi mà cha cũng không biết…

Tôi trợn mắt, tưởng cái gì, quyền lực và tiền bạc ai mà chẳng thích, chứ cứ gì phải là tuổi trẻ…

Thì đấy, người Việt Nam ai chẳng biết câu vè:

Tiền là tiên là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khoẻ của tuổi già.


Câu truyện Phúc Âm (9:30-37) viết bởi thánh Mark cũng đã từng khẳng định về sức mạnh của quyền lực đấy thôi.

Lần đó trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường mùa chay dài dài… Đời đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy… Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.

Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Không, đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì, hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).

Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em James và John vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,

— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).

Vậy là ăn chắc. Đức Giêsu mà gật đầu thì thật đúng là đời nở ngàn vạn viên đá lót đường toàn bằng vàng ròng.

Mà thiết nghĩ hai ngàn năm trước và hai ngàn năm sau, cuộc đời nhân thế có lẽ cũng vẫn chưa có gì khác, cũng vẫn chỉ xoay quanh đề tài, quyền lực và tiền bạc.

Quyền Lực
Chẳng lạ chi, trong sa mạc Satan đã từng đem Đức Giêsu lên ngọn núi cao, chỉ cho Người thấy tất cả các thế gian, vinh hoa lợi lộc của trần gian, rồi nói: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi" (Matt 4:8-9).

Khéo quá, thật đúng là Satan.

Năm nay năm linh mục. Có một số người vẫn cứ hỏi tại sao tôi đi tu. Một câu hỏi thật thà, mà nếu trả lời thành thực tôi lại hóa ra mắc kẹt. Nói dối thì không dám, nói thật thì ngượng đến chín người. Chẳng lẽ bây giờ lại kể rằng, cái hồi mới lớn, mười ba mười bốn, tôi thấy cha xứ của tôi quyền uy quá. Ngài cao lớn uy nghi, bởi ngài là chánh xứ và còn là hạt trưởng của hạt Chí Hòa rộng lớn mênh mông. Chiều chiều ngài mặc áo chùng đen, chắp tay sau lưng đi trên đường thăm hỏi dân tình. Giáo dân thấy ngài đều lễ phép một niềm. Mấy ông thanh niên bướng bỉnh, trộm xoài bẻ chuối, phá phách nhất nhì trong xứ thấy bóng ngài cũng im re. Hỏi sao thằng bé đang lớn không mê áo chùng đen. Cho nên tôi tuổi mười bẩy mới năn nỉ nhờ Sơ Mến Thánh Giá mang lên gặp Cha Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Sài Gòn.

Mà cuộc đời ai chẳng ham quyền lực, bởi thiên hạ, ai chẳng phù thịnh, có ai lại phù suy. Người có danh có phận trong thiên hạ, đi cửa nào mà lại không lọt. Còn là khố rách cùng đinh, cầm mõ đi rao thì cầm chắc là hỏng. Ai mà trọng vọng? Ai mà nể vì? Có miếng xôi nguội ở dưới góc bếp đình làng người ta cũng chẳng buồn cho. Học trò ê a ba chữ nhất tự vi sư, ai liếc nhìn. Con gái trong làng bĩu môi chê, “Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Nhưng cứ thử đậu Quan Trạng mà coi, thôn làng mấy tổng chẳng vác võng ra đón tận từ đầu đường. Lúc đó khối cô con gái thắt đáy lưng ong tóc quấn đuôi gà thập thò trước cửa. Trong hãng điện tử vùng thung lũng, chỉ là Assembler hàn chì tháo ráp vớ vẩn mấy cái board điện tử, ai thèm nhớ tên. Nhưng cứ thử lên làm cai làm xếp dưới tay mười mấy người thợ mà coi, thiên hạ nhìn mình khác liền. Làm gì mà không một điều “Yes, sir”, hai điều cũng “Yes, sir”. Mà nếu Bụt thương tình cho nhảy lên làm Kỹ Sư thắt càvạt, ngồi một mình một cái văn phòng cubicle thì lại càng oai ra phết. Đời tự nhiên hóa ra mùa xuân rực rỡ sắc mầu.

Ca sĩ Michael Jackson, vua nhạc Pop, nổi tiếng với điệu nhảy Moonwalk lừng danh. Vừa nằm xuống là thiên hạ xôn xao. Báo điện tử cũng như báo giấy, tin tức truyền hình cũng như radio loan tin hằng phút hằng giờ những bản tin nóng bỏng về cuộc đời và thân thế người ca sĩ tài hoa thiên niên kỷ thứ ba. Được như thế cũng chỉ vì Michael Jackson là hoàng đế, mà lại là vị hoàng đế của một đế quốc nhạc Pop không biên giới trên dưới sáu tỷ người. Vua không ngai như thế làm gì mà Michael Jackson không dư thừa trong tay bao nhiêu quyền lực.

Tiền Bạc
Còn tiền bạc, thì thôi, khỏi nói. Tiền mà, ai lại chẳng thích, chắc chỉ trừ người mắc bệnh tâm thần. Phố tôi thuả xưa, có người thanh niên tâm thần, đã từng đứng ngay ngã ba lấy tiền bố mẹ phát tặng không cho thiên hạ. Tôi, con nít, nhanh tay vớ được tờ năm đồng màu xanh con chim phượng hoàng. Tôi cất tờ giấy năm đồng dưới gối, sáng hôm sau mua được gói xôi đậu phộng, có rắc mè. Tiền còn dư, tôi mua truyện tranh Xì Trum, Lữ Hân Phi Lục! Đời tự nhiên rộn ràng bởi tờ giấy năm đồng thuả đó.

Bạn tôi, Kỹ sư điện, hồi xưa bị hãng Intel sa thải, nằm ế dài trong nhà không có đồng xu. Bây giờ Trời thương, mở tiệm móng tay, làm ăn phát đạt, khách khứa tấp nập ở cửa tiệm, chỗ này manicure, chỗ kia pedicure, bàn bên này cô thợ đang làm full set cho một bà, bàn bên kia anh thợ đang thay móng cho một cô… Tiền đếm mỏi cả tay… Tự nhiên thiên hạ nhìn anh với ánh mắt khác liền. Thì cũng chỉ vì anh có tiền.

Mà lạ lắm, những người lớn tuổi, dù có là mắt kém, thông manh lông quặm, tai điếc đặc ra, nhưng tiền vẫn không đếm lộn. Ai mượn bao nhiêu, thiếu nợ ngày nào, các cụ vẫn nhớ rõ ràng và nhớ chính xác. Chẳng trách chi, người ta cứ nói, “Đồng tiền nó liền khúc ruột”. Đụng tới khúc ruột, ai mà chẳng đau chẳng xót.

Cho nên khi người thanh niên đến gặp Đức Giêsu xin Ngài chỉ dẫn phương cách để được sống đời đời. Đức Giêsu nhắc nhở người thanh niên bộ luật Mười Điều Răn. Người thanh niên xác định với Đức Giêsu tất cả những điều đó, thưa Thầy con đã tuân giữ từ thuả nhỏ. Nghe nói thế, Đức Giêsu yêu mến nhìn người thanh niên đề nghị anh về nhà bán hết gia sản, tặng cho người nghèo khó, rồi quay lại làm môn đệ Ngài. Nghe tới đây, người thanh niên sa sầm nét mặt. Lời đề nghị của Đức Giêsu đã trở nên muối mặn xót xa khúc ruột người đối diện. Cho nên anh ta bỏ đi, bởi anh chính là người giàu có (Mark 10:17-22).

Ơi tiền!

Tình Yêu Độ Lượng
Ông bà mình dạy,

Miệng kẻ sang có gang có thép.

Hóa ra đồng tiền là thước đo quyền lực của một người.

Có thời đàn ông Đài Loan không có khả năng lập gia đình với người bản xứ, mang tiền đô la sang bên Việt Nam chọn những cô gái đẹp nhất trong mấy làng mang về nhà làm vợ. Mấy ngàn tờ giấy đô la xanh tự nhiên hóa ra gang ra thép. Miệng kẻ có đô có quyền có vợ.

Nhưng có quyền lực, có tiền bạc, có vợ đẹp, như vậy đã đủ để có hạnh phúc hay chưa?

Người thanh niên trong câu truyện Tin Mừng chẳng phải có tiền, nhiều tiền là khác, nhưng anh vẫn phải lên đường tìm kiếm chân lý sống đời đời. Nói một cách khác, anh chàng vẫn còn cảm thấy chưa đủ, vẫn trống vắng với hạnh phúc. Lắng nghe lời yêu cầu, Đức Giêsu chỉ anh ta một chén thuốc đắng, uống ba lần: lần thứ nhất, sống từ bỏ, lần thứ hai, sống bác ái, và lần thứ ba, sống dấn thân.

Chuyện người thanh niên giầu có khẳng định một điều nếu không song hành đi đôi với tình yêu, cả hai, quyền lực và tiền bạc sẽ như kiềng hai chân rất là chênh vênh, do đó vẫn không trọn vẹn để có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ người nào đang sở hữu nó.

Nếu nói như vậy, thì thôi, bây giờ tôi sẽ xin thôi quyền lực và tiền bạc để có hạnh phúc hay sao?

Cũng không phải là như vậy.

Quyền lực và tiền bạc như tia nắng mặt trời. Để tự nhiên một mình, không thấy chi ngoài ánh sáng. Nhưng chiếu qua lăng kiếng, tia nắng mặt trời không mầu hóa ra cầu vồng bẩy mầu đẹp rực rỡ xôn xao. Cũng thế, quyền lực và tiền bạc được sử dụng bởi tình yêu nhân loại, diễn tả qua tấm lòng bác ái, hành xử qua tinh thần phục vụ, thực thi với đời sống dấn thân, quyền lực và tình yêu đó vươn mình trở nên hoàn hảo; khi đó quyền lực và tiền bạc trở nên cầu vồng bẩy mầu mang lại hạnh phúc cho người sở hữu và ngay cả những người anh chị em sống chung quanh.

Chẳng lạ chi trong thư thứ nhất gửi tới công đồng Corinth, thánh Phaolô đã từng nói những lời bất hủ về tình yêu tha nhân,

Nếu như tôi có nói được các thứ tiếng
của loài người và của các thiên thần đi nữa,
mà không có đức mến,
thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,
chũm chọe xoang xoảng.
Nếu như tôi được ơn nói tiên tri
và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,
hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,
mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
Nếu như tôi có
đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,
hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt,
mà không có đức mến
thì cũng chẳng ích gì cho tôi
(1 Cor 13:2—3).

Cô thiếu nữ Việt Nam của đại học Berkeley tôi gặp, cũng bình thường như bao nhiêu người khác, cũng thích quyền lực và tiền bạc. Nhưng cô lại khác nhiều người lắm. Mà cái nét đặc biệt khiến cô khác người chính bởi cô sở hữu được tình yêu độ lượng. Chẳng lạ chi, cô đã dám từ bỏ tất cả, gia đình thân yêu, đời sống sung túc lên đường sang tận Phi Châu sống đời phục vụ. Những mẫu gương Kitô hữu như thế, mỗi lần nghĩ tới em, cô gái Việt Nam của đại học Berkeley, tôi vẫn nghiêng mình kính phục.

www.nguyentrungtay.com
 
Nhờ ơn Chúa
Lm Vũđình Tường
06:12 09/10/2009
Khi nói đến giầu nghèo người ta liên tưởng đến của cải, vật chất ở đời. Càng có nhiều của càng giầu. Trái lại ít của là kẻ nghèo. Xã hội dùng gia tài, của cải làm thước đo mức giầu nghèo của một người. Quốc gia dùng kinh tế và mức sống người dân để so sánh giầu nghèo, giữa nước này với nước nọ. Cá nhân dùng của cải để phân biệt, thành phần, giai cấp giầu nghèo. Quốc gia dùng kinh tế xếp hạng nhóm nước giầu, nhóm nước nghèo. Cá nhân giầu lại dùng tiếng nói, chỗ đứng trong xã hội và quyền thế mua chuộc đệ tử. Quốc gia giầu có dùng viện trợ kinh tế ép các nước nghèo chiều theo ý họ. Hình thức nô lệ tân thời, thực dân kinh tế. Của cải thường chung vai, sát cánh với quyền lực. Người ham quyền luôn mong giầu có.

Giầu sang

Cần phân biệt giữa giầu có, sang trọng và nghèo hèn. Có người sang mà không giầu. Có người giầu mà không sang. Cũng có người giầu nhưng rất hèn. Bởi vì sự khác biệt giữa giầu của cải và giầu nhân đức.

Giầu cả của cải lẫn nhân đức là giầu sang.

Giầu của, nghèo nhân đức là giầu mà hèn.

Nghèo của, giầu nhân đức, nghèo mà sang.

Giầu nhất thời

Giầu nhất thời, sang vạn đại. Không dòng họ nào giầu muôn đời. Cũng chẳng gia tộc nào nghèo vạn kiếp. Tất cả đều có thời có buổi. Không có nguyên tắc chung phân định giữa giầu và sang. Điều không thể chối cãi, giầu có nhờ làm ăn công chính, do mồ hôi nước mắt làm ra người đó đáng được kính trọng và quí mến. Trong khi bất chính, mánh lới, lươn lẹo, cướp giật, buôn lậu, giầu có đã không được quí mến, còn phải sống đêm ngủ phập phồng, ngày lo sợ. Cuộc sống bất an.

Người ta thường so sánh mức độ giầu có giữa gia đình này với gia đình nọ, xóm này, xóm khác. Không ai so sánh kẻ giầu nhân đức vì họ phục vụ âm thầm, chủ trương sống khiêm nhường. Không bao giờ muốn phô trương công đức trong phục vụ. Họ âm thầm tìm niềm vui trong phục vụ. Cảm thấy an ủi khi ủi an người khác.

Bất đồng

Có lẽ vấn đề giầu sang không nằm ở chỗ lắm tiền nhiều bạc mà là cách thức xử dụng của cải.

Giầu sang khác sài sang. Tiêu sài rộng rãi với đệ tử. Mua toàn hàng hiệu đắt tiền. Ăn nhậu ở các danh thự lừng danh. Như thế là sài sang. Sài sang là nói đến cách dùng tiền để phô trương thanh thế. Giầu sang là biết xử dụng của cải một cách khôn ngoan. Biết khi nào cần sài, ở nơi đâu và bao nhiêu. Dùng của cải, tài năng, với tâm tình tạ ơn. Nhận biết những gì đang có là do Chúa ban. Họ không phải là chủ nhân mà là quản lí, thừa tác viên làm công việc bác ái, giúp tha nhân.

Sài sang rập theo khuôn mẫu khôn ngoan ở đời, dùng của cải bày tỏ uy quyền, danh giá. Trong khi giầu sang rập theo khuân mẫu khôn ngoan trong Chúa, sống khiêm nhường, yêu thương. Khôn ngoan ở đời chủ trương làm giầu vật chất và quyền thế. Thu góp thật nhiều cho chính mình hoặc dòng họ thân nhân mình. Trái lại khôn ngoan trong Chúa chủ trương làm giầu tâm linh. Của cải, vật chất, tài năng là phương tiện giúp tha nhân. Mục đích sưởi ấm tấm lòng nguội lạnh. Xoa dịu những đói khổ thân xác. An ủi kẻ sầu khổ. Giầu sang tâm linh thích cho đi hơn là nhận lãnh. Vì thế giầu sang có thể nghèo vật chất nhưng giầu tinh thần, nhân đức.

Ơn khôn ngoan

Sách Khôn Ngoan dậy ơn khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. Ơn Chúa ban cao trọng hơn vàng ròng, quí hơn tất cả các loại đá qúi, cần thiết hơn cả sức khoẻ và đẹp hơn tất cả các sắc đẹp. Vật chất, tiền tài, danh vọng không mua được ơn khôn ngoan vì ơn này cao trọng hơn tiền tài. Có được ơn khôn ngoan là có tất cả. Người khôn là người đi tìm kiếm thứ cao trọng đó. Cho đi tất cả của cải, tài năng với mục đích duy nhất là được ôn khôn ngoan.

Tự do đích thực

Ơn khôn ngoan dậy biết đời người có giới hạn. Của cải vật chất cũng có giới hạn. Con người không sống muôn đời trên trái đất. Như thế không nên tích trữ của cải, kho tàng không tồn tại. Tất cả chỉ là tạm bợ, hư vô. Tốt hơn nên tìm kiếm những gì chân thật, vĩnh cửu. Ơn khôn ngoan giúp nhận ra chân lí đó.

Ơn khôn ngoan mang tự do đến cho con người. Không bị ràng buộc bởi vật chất, danh vọng con người cảm thấy thảnh thơi. Nhờ thế họ nhận được nhiều ân sủng và tình yêu Chúa. Tình yêu, ân sủng Chúa giúp họ lướt thắng được tất cả những khó khăn, bất hạnh trên đời. Dù khó khăn đó lớn đến đâu, nguy hiểm đến mức nào cũng đều nhỏ bé đối với ân sủng và tình yêu Chúa.

Tự sức riêng con người không thể nhận biết ơn khôn ngoan mà cần có ơn Chúa. Chúa đong đầy tâm hồn kẻ khiêm nhường bằng tình yêu Ngài. Tình yêu đó thúc đẩy ta đến với tha nhân bằng các cử chỉ bác ái, hành động yêu thương. Chính vì thế mà Đức Kitô nói với các môn đệ.

Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể Mc 10.30

Tuân giữ luật lệ là điều tốt nhưng luật lệ không làm cho ta nên thánh. Ân sủng và tình yêu Chúa làm cho ta nên trọn lành vì được chia sẻ chính sự sống của Chúa.
 
Chúng ta có thể trải nghiệm sự tự do thuộc con cái Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
08:33 09/10/2009
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm B (Wisdom 7: 7-11, Psalm 90, Hebrews 4: 12-13; Mark 10: 17-30)

Thông minh và khôn ngoan không có sự tương đồng – người ta có thể là một kẻ khờ khạo thông minh và rất có giáo dục. Một số lời thơ tuyệt mỹ trong Cựu Ước, tác giả của sách Khôn Ngoan phác họa hình ảnh về một điều gì đó giá trị hơn quyền lực, danh vọng, của cải vật chất hay trạng thái sức khỏe. Các nhà tiếp thị thích có được bàn tay của họ trên bất cứ cái gì đó là – những khoản sang trọng thượng hảo hạng. Không may cho họ nhưng lại may cho chúng ta vì nó không phải là thứ để kinh doanh buôn bán và không thể bị lừa gạt một cách trắng trợn – không sao chép phổ biến.

Món quà sự khôn ngoan của Thiên Chúa chỉ có thể có hiệu quả khi chúng ta sẵn sàng mở ra sự trải nghiệm bản thân. Những cấu thành cần thiết cho sự khôn ngoan bao gồm sự cởi mở phóng khoáng, sẵn sàng để nhận định, một tổng lượng hợp lý về sự kiên nhẫn và một liều lượng tự do của sự khiêm nhường. Có những phẩm chất quan trọng khác, chẳng hạn khả năng lắng nghe người khác một cách trân trọng và để thực hành kiên nhẫn. Một lời cam kết đối với sự khôn ngoan chứ không phải quyền sống để sẽ được nhiều lợi ích trong những cuộc tranh luận đạo đức và thần học vào thời đại của chúng ta. Chúng ta có thể cung cấp một dưỡng chất cho sự đồi bại, cuồng tín, phân cực đang nhiễm độc những môi trường tôn giáo, xã hội và chính trị của chúng ta.

Một thanh kiếm hai lưỡi không là nguồn hạnh phúc nhất của những biểu tượng để mô tả lời Chúa. Có lẽ một biểu tượng hiện đại hơn và ít bạo lực hơn sẽ hữu ích hơn. Nhưng thông điệp này vẫn giữ nguyên. Ngôn Lời của Thiên Chúa – và Lời không chỉ là những bản văn viết, mà là mọi hình thức tự bạch thiêng liêng – cuốn đi tính kiêu căng tự phụ của chính mình và tự dối lòng. Không sự ẩn giấu từ nó và không thể bị điều khiển hay bị lừa dối. Một cuộc chạm tràn với Ngôn Lời không bao giờ là một trải nghiệm thoải mái, vì nó bộc lộ tới mỗi người chúng ta những gì mà chúng ta thực sự tạo nên và những người thực sự chúng ta đáng có. Nó phản ảnh đến chúng ta những suy nghĩ, ý định, hành vi riêng tư của chúng ngoại trừ tất cả những sự tự biện minh và giải thích của chúng ta. Nó không thể được dùng như một thứ vũ khí chống lại bất kỳ người nào khác mà chỉ như một công cụ cho sự tự hiểu, khôn ngoan và hoàn toàn thay đổi.

Một thanh niên giàu có tình cờ gặp Lời Chúa – Chúa Giê-su – và đó là một kinh nghiệm vô cùng bối rối. Anh ta là một người tốt và ngay thẳng. Đây không phải là kẻ có tội đang tìm kiếm sự tha thứ mà chỉ là sự khao khát của con người mà nhận thức được rằng phải có nhiều hơn nữa. Chúa Giê-su bỏ qua lời chào trân trọng của Người và thậm chí được gọi là “tốt”. Mọi vinh quang là vì Thiên Chúa, người đơn độc có thể được gọi là tốt. Điều này đủ để làm cho người ta bối rối. Khi Chúa Giê-su cấp cho anh ta một bản kê khai kiểm tra tinh thần để anh ta có thể đo lường sự tiến bộ của mình, người thanh niên này có thể trả lời một cách trung thực rằng: anh ta đã xứng đáng với tất cả những điều này. Anh ta đã vô tình chạm phải một thực tế quan trọng: phải có thêm rất nhiều để trở thành môn đệ của Chúa Ki-tô hơn là chỉ được tốt. Chúa Giê-su nhận ra rằng người đàn ông này chỉ trông cậy vào sự giàu có của mình như một nguồn an toàn và sự nhận dạng. Người mời anh ta từ bỏ một điều mà cản trở sự tự do hoàn toàn của mình và khả năng duy nhất để trông cậy vào Thiên Chúa.

Sự bối rối và kích động của người đàn ông này nói lên nhiều vấn đề: anh ta không thể và bỏ đi với sự thất vọng ê chề. Chúa Giê-su nhìn người đàn ông với một nỗi yêu thương và dù vậy không đánh giá anh ta. Người chỉ nhận xét rằng thật vô cùng khó đối với những ai gắn bó với tài sản, quyền lực, uy tín và sự giàu có để bước vào Vương Quốc của Thiên Chúa.

Nhưng trong sự trả lời trước sự nhận thức dày vò của các môn đệ rằng rất ít người sẽ được lưu lại, Chúa Giê-su nhấn mạnh một thực tế mà sự cứu rỗi từ Thiên Chúa trong những ai mà tất cả mọi thứ đều có thể. Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể gắn bó để vượt xa hơn những cái hiển nhiên như sự giàu có. Trong số đó là tiếng tăm, lối sống, danh tính, công việc của chúng ta, ý kiến và tư tưởng của chúng ta, và thậm chí tôn giáo của chúng ta. Chúa Giê-su đã gọi mời chúng ta trải nghiệm sự tự do của con cái Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Tháng Mân Côi: Nhớ lời Mẹ Fatima
Lm Giuse Nguyễn Văn Hữu
10:13 09/10/2009
THÁNG MÂN CÔI: NHỚ LỜI MẸ FATIMA (Lc 1,26-38)

Dịp hè vừa qua, tôi cùng với đoàn giáo lý viên hành hương đến thăm Toà Giám Mục và "Vườn kinh Mân Côi" của giáo phận Bùi Chu. Nét độc đáo của "Vườn kinh Mân Côi" là chuỗi tràng hạt Mân Côi làm bằng đá, mỗi hạt nặng khoảng 10 kg và một bộ sưu tập kinh Kính Mừng được viết bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Chiêm ngắm "Vườn kinh Mân Côi" này, tôi có cảm tưởng như đang tham dự một buổi đại hoà nhạc du dương dâng kính Mẹ Maria mà bản nhạc là kinh Kính Mừng, và mỗi nhạc khí là một ngôn ngữ khác nhau trên thế giới: Nào là "Kính mừng" của người Việt Nam, của người Trung Quốc, của người Pháp, của người Mĩ.. v.v… Tất cả đều đồng tâm nhất trí cất lên lời ngợi ca Mẹ Maria bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình.

Chắc chắn khi cho xây dựng "Vườn kinh Mân Côi" dâng kính Mẹ Maria, Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu có ý nhắc nhớ và khích lệ mọi người hãy siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.

"Siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày !" Đó là lời hiệu triệu của Đức Mẹ khi hiện ra ở Fatima. Vâng, ở Fatima - qua ba em là Lucia, Phanxicô và Jacinta - Đức Mẹ đã dạy chúng ta làm 3 điều, thường được gọi là 3 mệnh lệnh Fatima: Hãy ăn năn đền tội ! Hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria ! Hãy năng lần hạt Mân Côi !

Tại sao khi hiện ra ở Fatima, Đức Mẹ lại kêu gọi chúng ta "hãy siêng năng lần hạt Mân Côi hàng ngày?"

1. Đức Mẹ khẩn khoản nài xin con cái mình hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, vì kinh Mân Côi là "bản tóm lược tất cả cuốn Phúc Âm", được cấu tạo bằng kinh Lạy Cha kinh Kính Mừng và Sáng Danh, là những lời kinh linh thánh nhất và đáng tôn trọng nhất.

Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và là nền tảng việc cầu nguyện của người Kitô hữu. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ kinh này, khi họ xin Ngài dạy họ cầu nguyện. Kinh Lạy Cha có giá trị cao vời vượt trên tất cả mọi lời cầu nguyện, vì tác giả không phải là một phàm nhân, cũng không phải là một thiên thần, nhưng chính là Chúa Giêsu, Chúa của các thiên thần và loài người.

Kinh Kính Mừng là lời của chính Thiên Chúa dùng miệng thiên sứ để kính chào Mẹ Maria và lời bà Elisabeth được Chúa linh hứng để chúc mừng Đức Mẹ.

Kinh Sáng Danh là một vinh tụng ca, thờ lạy, cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi của Giáo Hội.

Những kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, kết thành một tràng chuỗi những bông hồng thiêng liêng xinh tươi dâng kính Chúa và Đức Mẹ. Nhưng đó vẫn chưa phải là trọng tâm của kinh Mân Côi. Trọng tâm kinh Mân Côi là mời gọi ta tưởng niệm, chiêm ngắm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu và Mẹ Maria từ khi thiên sứ truyền tin Ngôi Hai nhập thể làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria cho tới khi Chúa hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại mà về trời, rồi phái Chúa Thánh Thần xuống khai sinh Hội Thánh, sai Hội Thánh đi làm chứng và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.

2. Đức Mẹ khẩn khoản nài xin con cái mình hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, vì đây là việc tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội đều có thể làm được. Nó vừa dễ thực hiện, lại vừa bảo đảm ơn cứu độ cho chúng ta.

Quả thật, lần chuỗi Mân Côi là công việc rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được, dù là biết chữ hay không biết chữ, nông dân hay bác sĩ, kĩ sư, linh mục tu sĩ nam nữ hay giáo dân, người lớn hay trẻ con… tất cả đều có thể lần chuỗi tại nhà mình, khi đi tàu xe hay khi đi chợ, khi nằm trên giường bệnh hay ở trong công xưởng… Chị Lucia kể rằng: Jacinta mới 7 tuổi mà em lần chuỗi Mân Côi cách đạo đức và sốt sáng như một vị thánh. Rảnh rỗi lúc nào là em lần hạt lúc ấy. Nhiều khi em từ chối đi chơi với bạn bè để đi riêng ra một chỗ và lần hatï.

Những năm trước đây, khi con em của chúng ta được rước lễ lần đầu và lãnh bí tích Thêm sức, các em thường được cha mẹ hay những người đỡ đầu tặng cho những cỗ tràng hạt xinh xinh, để các em tập đọc kinh Mân Côi. Khi đó tất cả các nhà thờ còn có thói quen lần hạt chung với nhau trước Thánh Lễ và đa số các gia đình còn có thói quen lần hạt Mân Côi mỗi tối. Nhờ đó các em được học tập và sớm biết lần hạt Mân Côi.

Nay thì bầu khí đạo đức đó không còn. Nhiều nhà thờ bỏ đọc kinh Mân Côi. Nhiều gia đình, vì lối sống hưởng thụ và mê xem truyền hình, đã bỏ việc lần hạt Mân Côi mỗi tối. Nên nhiều người trẻ ngày nay không biết lần hạt Mân Côi là gì. E rằng, một khi người ta đã bỏ đọc kinh Mân Côi là lối cầu nguyện đơn sơ, có thể đọc bất cứ ở nơi đâu và bất cứ giờ nào, thì người ta cũng dễ dàng bỏ cầu nguyện và bỏ đạo.

3. Đức Mẹ khẩn khoản nài xin con cái mình hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, vì kinh Mân Côi là cách cầu nguyện rất tốt lành, rất quí trọng, chỉ đứng sau Thánh Lễ. Khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta tưởng niệm cuộc sống, cái chết đau khổ và sự sống lại hiển vinh của Chúa Kitô như trong Phụng Vụ Thánh Lễ.

Thánh Louis de Montfort, vị tông đồ nhiệt thành của kinh Mân Côi đã viết: "Một hôm, Đức Mẹ đã mạc khải cho thánh Alanô rằng: Sau Thánh Lễ thì không có việc sùng kính nào tốt lành và nhiều công phúc bằng kinh Mân Côi, vì kinh Mân Côi tái diễn cách sống động cuộc thương khó của Chúa Kitô. Kinh Mân Côi cũng là một tưởng niệm, một tưởng niệm thứ hai, để diễn lại cuộc sống và cái chết đau thương của Chúa Kitô"

Được gọi là cuộc tưởng niệm thứ hai, vì kinh Mân Côi chỉ là một tưởng niệm bằng lời kinh, bằng tâm tình cảm thương và mến yêu của ta đối với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Còn Thánh Lễ mới là một tưởng niệm hiện thực, vì Thánh Lễ hiện tại hoá cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Sự so sánh kinh Mân Côi với Thánh Lễ đã được chính Đức Thánh Cha Phaolô VI nêu lên gần đây, trong tông huấn Maria Cultus ngày 02 tháng 02 năm 1974, về lòng sùng kính Đức Maria như sau: "Thật vậy, cũng như Phụng Vụ (Thánh Lễ), kinh Mân Côi có tính cộng đồng, được nuôi dưỡng bằng Thánh Kinh và qui hướng về màu nhiệm Chúa Kitô. Tuy rằng ở hai bình diện khác nhau về bản chất, việc tưởng niệm của Phụng Vụ và việc hồi tưởng chiêm niệm của kinh Mân Côi đều có chung một đối tượng: đó là những biến cố của lịch sử ơn cứu độ, đã được thực hiện nơi Chúa Kitô. Phụng Vụ thì hiện tại hoá những màu nhiệm cao trọng nhất của công ơn cứu chuộc, và tác động cách màu nhiệm dưới những dấu hiệu hữu hình, còn kinh Mân Côi thì nhờ sự suy ngắm những màu nhiệm đó, mà phát sinh tâm tình yêu mến Chúa, đồng thời rút ra những qui luật cho đời sống đạo đức".

4. Đức Mẹ khẩn khoản nài xin con cái mình hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, vì kinh Mân Côi là một lối cầu nguyện tuyệt hảo theo Tin Mừng, có sức linh nghiệm biến đổi lòng người. Chẳng hạn như Năm Sự Vui: Thứ nhất thì ngắm thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường. Năm Sự Thương: Thứ nhất thì ngắm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.

Lịch sử Giáo Hội, từ thời Thánh Đaminh, đã chứng tỏ sức linh nghiệm của kinh Mân Côi trong việc đập tan các bè rối và đưa người ta đến chỗ ăn năn hối cải.

Về hai điểm này, thánh Louis de Montfort đã viết: Suốt đời thánh Đaminh chỉ lo rao truyền và giảng khuyên mọi ngươi tôn kính mến yêu Mẹ Maria bằng kinh Mân Côi. Và Đức Mẹ đã trọng thưởng thánh nhân bằng nhiều phép lạ. Ơn trọng đại nhất mà Mẹ đã ban cho thánh nhân là giúp Ngài dẹp tan bè rối Albigeois và chọn Ngài làm vị sáng lập một tu hội lớn trong Giáo Hội.

Còn về việc kinh Mân Côi có sức giúp nhiều kẻ tội lỗi ăn năn hối cải, thì thánh nhân viết: "Thánh Alanô (tức Alain de la Roche), thánh Đaminh và nhiều vị khác đã kể lại những cuộc trở lại lạ lùng nhờ kinh Mân Côi, do chính các Ngài chứng kiến. Nhiều người tội lỗi nặng nề, nam cũng như nữ, đã ăn năn trở lại nhờ đọc kinh Mân Côi, sau khi đã sống 20 năm, 30 năm, hoặc 40 năm trong tội lỗi công khai."

Cho nên với kinh nghiệm là một vị tông đồ vĩ đại của kinh Mân Côi, thánh nhân đã nhắn nhủ những ai đang sống trong tình trạng tội lỗi như sau: “Bạn đang sống trong tình trạng tội lỗi đáng thương ư ? Bạn hãy kêu cầu Mẹ Maria ! Hãy cầu xin Mẹ bằng kinh Mân Côi: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, con kính chào Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội ! Mẹ là Đấng bào chữa kẻ có tội, xin Mẹ cứu con khỏi vòng tội lỗi. Và Mẹ sẽ đưa bạn ra khỏi tình trạng bi thảm.”

Sau tất cả bấy nhiêu lời Đức Mẹ kêu gọi và khuyên nhủ lần hạt Mân Côi. Cũng như sau bấy nhiêu lời của các vị thánh và của Giáo Hội về giá trị cao quí của kinh Mân Côi, chúng ta không còn thể nào nghi ngờ về sự phải lo lần hạt Mân Côi hàng ngày. Nhưng để có thêm sức thuyết phục về vấn đề này, chúng ta nên biết rằng lần hạt Mân Côi không những là việc nên làm mà còn là việc phải làm, vì đọc kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn đến ơn cứu độ.

Kinh nghiệm hàng ngày cho thấy, những người đạo đức, những gia đình đạo hạnh trong xứ đạo, cũng như những gia đình Công giáo khắp nơi mà chúng ta quen biết, đều là những người, những gia đình siêng năng lần hạt Mân Côi. Không thấy ai thành tâm đọc kinh Mân Côi mà sống bê bối trong tội lỗi, cũng như không thấy ai bỏ bê việc lần hạt Mân Côi mà lại có đời sống thánh thiện.

Vì thế, cá nhân hay cộng đoàn giáo xứ giáo họ nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thày mà không lần hạt mỗi ngày thì chưa xứng với Mẹ. Lần hạt mỗi ngày mà vẫn lôi thôi, vẫn khô khan tội lỗi, thì chưa phải là lần hạt Mân Côi đích thật.

Lần hạt Mân Côi đích thật là biết biến đổi cuộc đời của mình theo chiều hướng tích cực: Từ đời sống khô khan tội lỗi sang đời sống đạo đức thánh thiện. Từ một người đầy hận thù ghét ghen trở thành một người đầy lòng mến Chúa yêu người.

Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết lần hạt và siêng năng lần hạt mỗi ngày để biểu lộ lòng sùng kính Mẹ và yêu mến Chúa Giêsu. Nhờ đó cuộc đời con luôn được Chúa và Mẹ bao bọc chở che "khi nay và trong giờ lâm tử".

(Nguồn: http://www.tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1229)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 09/10/2009
TÌNH YÊU CỦA TIỂU THƯ CÚ MÈO

N2T


Tiểu thư cú mèo yêu chú ngôi sao.

Mỗi buổi tối, nó ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn sao trên trời, kể lể nỗi lòng:

- “Chàng có biết em ngưỡng mộ chàng nhiều lắm không? Phong độ chàng rất tao nhã, dáng bên ngoài cao vút khắp mọi nơi làm cho em mê say. Bất luận anh nghèo hay giàu, là quý hay tiện, em cũng tự nguyện làm con ở vĩnh viễn ở cùng anh”.

Chú ngôi sao bị nhiệt tình của tiểu thư cú mèo làm cảm động, bèn quyết định hạ xuống cùng nó tương hội, nó vứt bỏ hết ánh sáng và sức nóng của toàn thân, vạch một đường dài cực nhanh qua bầu trời đến trước mặt tiểu thư cú mèo.

Tiểu thư cú mèo thật không tin vào mắt mình nữa, nó mang nỗi kinh ngạc không hiểu được, và không che giấu nỗi thất vọng của mình, nói:

- “Trời ạ, người yêu của tôi phải thật phong độ, thanh thoát tuyệt vời, thế mà chỉ là một tảng đá ư ?”

Nó đập đập đôi cánh bay đi, đầu cũng không thèm ngoảnh lại.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Những cô tiểu thư ngày nay thích sống thực tế hơn, ngay cả trong tình yêu họ cũng không che giấu được những ước mơ thực tế.

Có những cô gái thích các chàng trai vẻ bên ngoài thật phong độ, chịu chơi pha chút hiền lành.

Tôi đã dạy giáo lý hôn nhân cho rất nhiều đôi bạn trẻ, những đôi bạn già, và những cặp hôn phối rất già, đôi nào cũng hạnh phúc, sung túc. Nhưng chỉ có một đôi vợ chồng rất trẻ, cô gái khá đẹp và gia đình là công giáo đạo đức, anh thanh niên thì đẹp trai, dáng hiền lành, ngoại đạo, quả thật là một đôi đẹp đôi.

Học giáo lý chỉ hơn một tháng thì không học nữa, anh ta chẳng muốn đến nhà thờ, vì yêu anh ta mà cô gái cũng đã bỏ luôn cả nhà cha mẹ và ở với anh ta, không làm phép cưới, không đi lễ, mặc dù nhà anh ta cách nhà thờ đi bộ không đến nửa phút. Ván đã đóng thuyền, ở với nhau, cô ta mới thất vọng vì anh chồng đã không còn hiền lành như trước nữa, ngày ngày rượu chè, đánh bậy với hàng xóm, cô gái không dám nhìn bà con, không dám nhìn bạn bè, và cũng không dám nhìn luôn cả Thiên Chúa.

Bề ngoài thì đẹp mã nhưng trong lòng thì rỗng tuếch, chẳng khác gì cái phèng la kêu to rỗng bụng.

Các chàng trai luỵ vì sắc đẹp.

Các cô gái chết vì tài năng.

Sắc và tài đều là của Thiên Chúa ban cho, nhưng con người thường dùng tài sắc để che giấu những thói xấu và khuyết điểm của mình.

Sắc sẽ phai tàn, tài sẽ mất đi, chỉ còn lại cái tâm, có điều là tâm tốt hay tâm xấu mà thôi.

Tâm tốt xấu ai mà biết đựơc, mà nếu biết thì biết chút xíu thôi, khôn ngoan nhất là nên cầu nguyện, bàn hỏi với những người khôn ngoan trước khi kết hôn!

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 28 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 09/10/2009
CHỦ NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 10, 17-30

“Hãy đi bán những gì anh có rồi đến theo tôi”.


Bạn thân mến,

Con người ta ai cũng muốn được giàu có, muốn có nhiều của cải vật chất để sống sung sướng, nên thức khuya dậy sớm để đi kiếm tiền. Vì “đồng tiền nối liền khúc ruột” của con người, cho nên con người dù phải nguy hiểm đến bản thân cũng cố làm cho “khúc ruột” của mình càng ngày càng lớn, như vậy mới thoả mãn những nhu cầu của cá nhân mình.

1. Tuân giữ các lề luật chưa chắc đã được vào Nước Trời bởi vì Chúa Giê-su còn nhắc nhở cho anh thanh niên giàu có: “Anh phải về bán hết những gì anh có mà cho người nghèo...” (Mc 10, 21b)

Giàu có không phải là cái tội, nhưng sự giàu có thường làm cho con người ta dễ dàng phạm tội và phạm tội nặng hơn những người khác, bởi vì tiền bạc vật chất mà chúng ta có và sử dụng, nó không có con mắt để nhìn thấy người nghèo mà giúp đỡ, nó không có tâm hồn để biết cảm thông, cho nên nó dễ dàng làm cho con người đi lầm đường lạc lối, do đó mà Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh anh thanh niên giàu có, cũng như là để nhắc nhở cho chúng ta ngày hôm nay biết rằng: con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào thiên đàng.

2. Người biệt phái và các kinh sư cũng như các thầy thông luật đã tuân giữ cách hoàn hảo lề luật, nhưng vẫn bị Chúa Giê-su chê trách, bởi vì họ chỉ giữ luật theo kiểu mặc áo choàng cho đẹp cho oai với mọi người, còn tâm hồn thì thật xa cách lề luật, bởi vì họ đã coi thường những người nghèo khó, những người goá bụa và những người neo chiếc cô đơn, nhưng, trái lại một Lagiarô nghèo khó không cơm ăn áo mặc, đã được ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham để hưởng hạnh phúc thiên đàng.

Khoảng cách giữa giàu có và thiên đàng không phải chỉ đo bằng tiền bạc hay vật chất, nhưng được đo bằng sự bác ái và yêu thương tha nhân, cho nên nó rất xa và cũng rất gần. Xa là vì chúng ta coi tiền bạc như là cứu cánh của cuộc sống, cho nên tiền bạc đã như một hố lửa sâu ngùn ngụt ngăn cách giữa chúng ta và thiên đàng; gần là vì chúng ta thanh thoát trong việc sử dụng tiền bạc với tinh thần bác ái phục vụ tha nhân, coi tiền bạc như một công cụ trợ lực cho sự phục vụ ấy tốt đẹp hơn...

Bạn thân mến,

Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh của bạn và tôi và của những người Ki-tô hữu khác, chúng ta đi tham dự thánh lễ để giữ trọn lề luật như Chúa và Hội Thánh dạy, nhưng chúng ta chưa thực hành đúng cốt lõi của lề luật là bác ái và yêu thương.

Hưởng thụ những công lao thành quả của mình làm ra là một hạnh phúc, nhưng càng hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những của cải mình có được, bởi vì khi cho đi chính là lúc nhận lại, cho nhiều thì nhận nhiều, mà cho tất cả là nhận được thiên đàng làm gia tài của mình vậy...

Câu hỏi gợi ý:

1/ Tự xét mình, anh (chị) có thấy là mình giàu có hơn người nghèo không, và có lúc nào anh (chị) chia sẻ với người nghèo cái của mình có: vật chất và tinh thần ?

2/ Chúa nói: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng. Anh (chị) có thấy đây là lời “chói tai” hay không, nếu không chói tai, thì anh (chị) làm gì để thực hành lời này cho đúng ý của Chúa ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

--------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 09/10/2009
N2T


78. Tất cả những thấu thị và mặc khải hoặc bất cứ đặc ân nào khác ở trên trời, đều không bằng một hành vi tự mình khiêm tốn mà giá trị to lớn.

(Thánh Gioan Thánh Giá)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 09/10/2009
N2T


250. Bởi vì tôi biết sau khi gặp trắc trở, thì thế nào cũng có một quà tặng lớn hơn đợi tôi.

 
Phải biết lựa chọn
Đinh Lập Liễm
18:07 09/10/2009
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN B

PHẢI BIẾT LỰA CHỌN

+++

A. DẪN NHẬP

Theo tâm lý chung của con người, ai cũng thích được giầu sang phú quí, của cải dư dật, có kẻ hầu người hạ, nhưng Hội thánh muốn dùng những bài đọc hôm nay để cảnh giác chúng ta: của cải, sự giầu sang có thể là một trở ngại cho đời môn đệ. Cần phải biết cách làm chủ chúng, và chấp nhận sự hy sinh trong việc sử dụng. Tuy nhiên, so với những hy sinh mà đời môn đệ phải có thì phần thưởng được ban cho đời môn đệ thật vô cùng lớn lao.

Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc một chàng thanh niên giầu có đến xin Đức Giêsu chỉ bảo cho cách thức để chiếm được gia nghiệp đời đời và đi theo Ngài. Đức Giêsu liền đưa ra cho anh một điều kiện tiên quyết là phải bán hết của cải mà phân phát cho người nghèo khó, rồi đến làm môn đệ Ngài. Nhưng tiếc thay, anh ta buồn rầu bỏ đi vì anh ta quá dính bén với của cải vật chất.

Nhân dịp này, Đức Giêsu khuyên các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát đối với của cải vật chất. Hãy dùng nó như phương tiện chứ đừng tôn nó lên làm chúa tể vì Chúa nói: ”Không ai có thể làm tôi hai chủ”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan như Salomon để biết quí trọng sự sống đời đời, biết dùng của cải vật chất cho xứng đáng và luôn có tinh thần chia sẻ với người khác.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Kn 7,7-11

Đoạn văn trích sách Khôn ngoan hôm nay ca tụng Đức Khôn ngoan và coi Đức Khôn ngoan là cao trọng hơn hết. Trong khi người thường quí trọng tiền của và sự giầu sang thì người công chính lại coi Đức Khôn ngoan là cao trọng hơn cả. Tác giả cho biết lý do:

- Khôn ngoan quí trọng hơn vàng bạc châu báu.

- Khôn ngoan quí trọng hơn sức khỏe và sắc đẹp.

- Khôn ngoan sẽ đem đến cho người công chính nhiều sự may lành.

Nhưng muốn được Đức Khôn ngoan phải kêu cầu Chúa, Người sẽ ban cho kẻ kêu xin.

+ Bài đọc 2: Dt 4,12-13

Tác giả thư gửi tín hữu Do thái nói với chúng ta rằng: như lưỡi gươm sắc bén, Lời Chúa thâm nhập tâm can đến những chốn thẳm sâu để soi cho tâm hồn thấy được chính mình, không ảo tưởng. Lời Chúa lột tẩy những sai trái của con người, không phải là để kết án, nhưng là để soi sáng và mời mọi người điều chỉnh lại bước đường của họ.

+ Bài Tin mừng: Mc 10,17-30

Bài Tin mừng được chia thành hai phần:

a) Thiện chí nửa vời: Một thanh niên muốn tiến cao trên đường nhân đức đã đến xin Đức Giêsu chỉ bảo cách thức để có thể tiến tới đường trọn lành của Nước Trời. Đức Giêsu đã chỉ dẫn cho anh: ”Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo Ta”. Nghe thế, anh ta buồn rầu bỏ đi vì anh ta có nhiều tiền của. Đức Giêsu tiếc rẻ cho anh ta, nhìn chung quanh và nói: ”Những kẻ cậy dựa vào của cải khó vào Nước Thiên Chúa biết bao”.

b) Bài học về sự từ bỏ: Đức Giêsu đưa ra điều kiện tiên quyết cho những người muốn làm môn đệ của Ngài là phải từ bỏ mọi sự. Ngài cũng lợi dụng hoàn cảnh này để cảnh giác các môn đệ cho khỏi quyền lực của trần gian chế ngự. Chúng kềm hãm và chặn đứng những nhiệt tình cao đẹp nhất. Chúng làm khô héo những hoài bão thanh cao nhất của những người thiện chí.

Tuy nhiên, Ngài cũng hứa phần thưởng cho những ai từ bỏ vì Nước Trời:

- Được lãi gấp trăm ở đời này.

- Cùng với sự bắt bớ: nghĩa là được chia sẻ số phận với Ngài.

- Được hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Phải biết lựa chọn

I. KHÔN NGOAN TRONG VIỆC LỰA CHỌN

1. Salomon khôn ngoan lựa chọn

Bài đọc 1 cho chúng ta biết Salomon là một ông vua có sự khôn ngoan đặc biệt.. Ông đã xin Thiên Chúa và Người đã thương ban cho ông, ông cũng biết quí nó hơn hết mọi sự ở trên đời.

Về điểm này, Sách Các Vua quyển I (3,3-14) cho biết: khi mới lên ngôi, Salomon đã đến Gabaon, một thánh điện nổi tiếng thời bấy giờ. Ông dâng cả ngàn lễ vật lên Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện ra với ông và hỏi ông muốn xin gì ? Ông khiêm tốn thú nhận mình còn trẻ trung mà phải cai trị một dân “đông đảo”, nên ông không xin điều gì khác ngoài một lòng trí biết nghe Lời Chúa để trị dân và phân biệt phải trái mà thôi. Điều ông xin đã đẹp lòng Chúa và Chúa ban cho ông theo ý sở nguyện.

Đó mới thật là sự khôn ngoan mà phụng vụ hôm nay mượn lời Salomon khuyên nhủ chúng ta hãy ao ước và cầu xin. Đừng quí gì hơn nó vì chỉ có nó là hạnh phúc đầy đủ cho chúng ta.

2. Người thanh niên thiếu khôn ngoan

a) Xin làm môn đệ Đức Giêsu

Khi Đức Giêsu đi trên đường thì có một anh thanh niên chạy đến và sụp quì dưới chân Ngài. Có lẽ đây là một người giầu sang, có nhiều cuả cải, có địa vị trong xã hội, được nhiều người kính nể. Anh ta có đầy đủ mọi thứ để được hạnh phúc theo tiêu chuẩn thông thường của người đời.

Nhưng anh ta còn có một ước vọng cao quí hơn nữa, đó là phải làm gì để được sống đời đời làm gia nghiệp. Đức Giêsu rất ưng ý và vạch ra một số việc phải làm như “chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”. Anh ta lanh lẹ trả lời: ”Tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ từ thưở nhỏ”(Mc 10,20).

Đây quả là một người ngay thẳng, có lương tâm trong sáng. Anh đã tuân giữ lề lật. Anh ta sống có kỷ cương. Đức Giêsu không phủ nhận sự thành thực của những lời anh ta nói. Ngài có cái nhìn yêu thương trìu mến đối với anh, nhưng Đức Giêsu không ngừng ở đây, Ngài nói tiếp làm cho anh ngỡ ngàng:”Anh chỉ còn thiếu có một điều là: “Hãy về bán những gì anh có mà bố thí cho người nghèo, anh sẽ được một kho trên trời. Rồi hãy đến theo Ta”(Mc 10,21).

b) Từ chối lời mời gọi

Khi Đức Giêsu nói những lời đó: ”Anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải”(Mc 10,22). Anh ta không ngờ Đức Giêsu đã đưa ra một điều kiện mà anh không thể vượt qua được.

Thái độ này diễn tả rằng lời mời gọi của Đức Giêsu đã khác hẳn với ý nghĩ của anh và vượt quá sức của anh vì anh chưa sẵn sàng từ bỏ của cải, đang khi anh là người giầu có, và vì anh đã không hiểu rằng điều kiện của một cuộc sống theo Chúa là phải có sự độc lập với của cải vật chất và với những trói buộc xã hội. Đàng khác anh cũng chưa nhận ra sự giầu có trói buộc và nô lệ hóa con người cách khắt khe đến như vậy, nên anh “buồn rầu bỏ đi”.

3. Những khó khăn trong việc theo Chúa

Sau khi người thanh niên bỏ đi, Đức Giêsu nhìn chung quanh nói với một giọng tiếc rẻ: ”Những người giầu có vào Nước Thiên Chúa khó biết bao”(Mc 10,23).

Đây là cái nhìn tỏ lòng thương tiếc đối với những tâm hồn đang bị của cải vật chất chi phối đến nỗi không thể vươn mình lên để vào Nước Trời được; vì thế, Chúa mới nói với các môn đệ: ”Những người giầu có ở đây là những người có tiền tài, có kho tàng bảo vật, của chìm chủa nổi, động sản hay bất động sản…”. Tất cả những cái đó kìm hãm họ, không cho họ có thể vươn lên tới Nước Trời là thiên đàng.

Truyện: Đạo một mắt.

Bác sĩ A.J. Gordon kể: ngày nọ, có một ông nhà giầu nhưng keo kiệt đến xin chữa mắt. Sau khi khám nghiệm, bác sĩ cho biết phải chữa cả hai mắt, nếu không, có nguy cơ bị mù. Ông hỏi:

- Nhưng giá bao nhiêu ?

- Chữa mỗi mắt là 100 đô.

Ông nhà giầu phân vân giữa tiền bạc và mù lòa. Rồi ông nói với bác sĩ:

- Tôi chữa một mắt thôi, vì một mắt cũng đủ thấy tiền và đếm tiền. Lại đỡ tốn !

Nhiều người vẫn cầu nguyện: ”Xin mở mắt để con thấy kỳ công của Chúa…” Nhưng xem ra nhiều Kitô hữu chỉ muốn mở cho mình một mắt để thấy công trình của Chúa mà thôi, một mắt còn phải để trông coi gia sản !

II. LỰA CHỌN THIÊN CHÚA HAY TIỀN CỦA

1. Người giầu có và con lạc đà

Nghe Đức Giêsu cho biết kẻ giầu có khó vào Nước Thiên Chúa khiến các môn đệ kinh ngạc. Vì sao lại kinh ngạc ? Vì tâm trạng người Do thái đinh ninh rằng sự giầu sang là ân huệ của Thiên Chúa. Ý định của Thiên Chúa sáng tạo không phải là để giao cho con người quyền sở hữu và thống trị thế giới này, nhằm xây dựng và làm cho thế giới thêm giá trị sao (St 1,27-31) ?

J. Potin giải thích: ”Các môn đệ càng cảm thấy sửng sốt hơn nữa vì theo cách giữ đạo thời đó, thì càng giầu càng có nhiều thuận lợi. Có tiền thì người giầu có thể dâng lễ vật cho Thiên Chúa theo Luật buộc để được xá tội, có thể dâng cúng một phần mười tài sản mà các tư tế đòi, hoặc có thể bố thí cho người nghèo… Dường như có một thỏa thuận ngầm giữa Thiên Chúa và những người giầu. Như vậy, giầu có của cải không phải là dấu chỉ của người đẹp lòng Thiên Chúa sao” (Fiches dominicales, tr 298) ?

Đức Giêsu lại bồi thêm một câu nữa làm cho các ông càng kinh ngạc: ”Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên Chúa”(Mc 10,25) Chúng ta phải hiểu câu nói của Đức Giêsu như thế nào ?

Có những người nghĩ rằng: câu nói phóng đại thái quá, muốn làm dịu bớt. Thay vì chữ lạc đà, có người thay vào chữ “Giây cáp”. Người khác giữ chữ lạc đà, nhưng cho rằng cái lỗ kim phải hiểu là tên một trong các cửa thành Giêrusalem. Thực ra phải giữ nguyên cả con lạc đà lẫn lỗ kim. Trong những sách các thầy rabbi viết, cũng đã có những phóng đại như vậy, thí dụ con voi chui qua lỗ kim (sách Talmud). Đức Giêsu cũng đã có lần nói đến, khi trách người biệt phái: ”Quân dẫn đàng mù quáng ! Các ngươi gạn lọc con muỗi, nhưng lại nuốt trửng con lạc đà”(Mt 23,24) ? Thực ra so sánh người giầu vào nước Trời với con lạc đà chui qua lỗ kim, không phải Chúa có ý nói người giầu vào Nước Trời khó mà thôi, mà Chúa có ý nói là việc không thể có (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật, năm B, tr 324-325).

Đức Giêsu là một nhà giảng thuyết nổi tiếng, đã có nghệ thuật dùng những kiểu nói gây ấn tượng mạnh để dễ nhớ. Chúng ta không nên làm nhẹ những câu nói này, nại cớ là chúng nghịch lý.

Ngay trong văn chương Việt nam chúng ta, người dân quê cũng dùng những kiểu nói ví von phóng đại và nghịch lý tương tự như Đức Giêsu đã nói. Ví dụ:

Lỗ mũi em thì tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho.

Hoặc câu khác nhẹ hơn:

Cổ tay em trắng như ngà,

Con mắt em sắc như là dao cau.

(Ca dao)

Nghe lời Đức Giêsu nói, các môn đệ kinh ngạc và tỏ ra thất vọng, vì sức con người yếu đuối trước sự trói buộc do tiền của vật chất gây ra, nên đã thốt lên: ”Vậy thì ai có thể được cứu độ” ?

Nhưng Đức Giêsu đã khích lệ và nâng đỡ các ông đang kinh ngạc trước sự nguy hiểm của vật chất và Ngài trấn an các ông bằng cách chỉ dẫn cho các ông một chân lý căn bản là sự cần thiết của ơn Chúa: ”Đối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự”(Mc 10,27).

2. Chúa không lên án người giầu có

Thực ra, Đức Giêsu không lên án người giầu co, cũng không chúc lành cho người nghèo. Những người “đàn bà thánh thiện”đi theo Chúa, họ là những người giầu có, đem tiền của trợ giúp Ngài và các môn đệ trong công việc truyền giáo, họ đâu bị kết án. Cũng như khi Maria, em của Marta và chị của Lazarô, đem bình thuốc thơm mà Giuđa đánh giá đến 300 đồng (công nhật một người thợ thời ấy là một đồng). Ngài đi dự những bữa ăn sang trọng của người biệt phái giầu có (Lc 7,36-38; Mc 14,3-9), hay những người thu thuế có tiền (Lc 19,1-10). Vậy Chúa lên án những gì ?

Ngài lên án những người không biết dùng tiền của, làm nô lệ cho tiền của. Thật khó cho người giầu có thể trở nên một Kitô hữu chân thật khi họ coi đồng tiền là chúa tể. Điển hình là người thanh niên hôm nay, anh không dám hay không đành dấn thân theo chân Chúa, như Phêrô và các bạn ông đã làm.

3. Tiền của cần thiết cho đời sống

Ai cũng phải công nhận rằng: của cải cần thiết cho đời sống con người. Của cải sẽ đem lại cho con người nhiều hạnh phúc hơn. Cả Tây phươgn lẫn Đông phương đều có chung một quan niệm - “Manducare priusquam philosophare”: ăn đã rồi hãy triết lý,

-“Dĩ thực vi tiên”: cái ăn phải đứng hàng đầu,

- “Có thực mới vực được đạo”.

Tiền của cần thiết như thế nên Đức Giêsu không bao giờ lên án tiền của hay người có tiền của, tức là người giầu. Ngài biết con người phải có tiền của để sống xứng đáng với cuộc sống của mình. Ngài biết “đồng tiền liền khúc ruột”, cần có tiền để sống, để giữ đạo nữa. Sự túng thiếu bần cùng là một sự dữ, loài người không ai muốn, thì Chúa cũng không muốn con cái Ngài phải vướng mắc vào.

4. Những nguy hại do tiền của

Tiền của có thể gây nguy hại cho người giầu có vì tiền của có sức mạnh khống chế con người. Vì thế người ta mới nói:

Tiền là tiên là phật,

Là sức bật của lò xo,

Là thước đo của lòng người,

Là nụ cười của tuổi trẻ,

Là sức khỏe của người già

Là cái đà của danh vọng,

Là cái lọng để che thân.

Người xưa cũng thường nói: ”Hoàng kim hắc thế tâm nhân”:

Đồng tiền không phấn không hồ,

Đồng tiền khéo điểm khéo tô mặt người.

Tiền bạc của cải luôn là con dao hai lưỡi: nó có thể trở nên ông chủ khắc nghiệt hay trở nên một đứa đầy tớ trung tín, tùy theo cách người ta sử dụng nó: nếu nó được sử dụng như một phương tiện, tiền của sẽ giúp cho chúng ta sống đúng với nhân phẩm của mình; trái lại, khi chúng ta chạy theo tiền của như cứu cánh của cuộc đời mà quên đi những giá trị khác trong cuộc sống, nhất là giá trị thiêng liêng, tinh thần thì nó sẽ làm cho chúng ta bị phá sản về vật chất cũng như tinh thần.

Nói khác đi, tiền của tự nó vẫn tốt và giúp ích cho con người. Nó chỉ xấu và có hại khi đem xử dụng vào những mục tiêu xấu. Đúng vậy, vì tiền của mà người ta có thể đánh mất lý tưởng cuộc đời, có thể làm những điều bất chính, tội lỗi, nhất là vì ham mê tiền của mà quên cả Chúa, quên cả anh em, thì đó chính là thứ lạc đà đứng trước lỗ kim, đó chính là người khó vào Nước Trời.

III. QUYẾT TÂM CỦA CHÚNG TA

1. Đừng “bắt cá hai tay”

Đây là một câu tục ngữ người Việt ta thường dùng. Dĩ nhiên, muốn bắt một con cá thì phải dùng cả hai tay thì mới bắt được, nhưng ở đây có ý nói: không phải là hai tay định bắt một con cá mà mỗi tay định bắt một con. Câu này thường dùng để chỉ người mưu một lúc cả hai việc, hy vọng rằng hễ hỏng việc nọ thì được việc kia.

Về vấn đề này, Đức Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo trong suốt thời gian rao giảng Tin mừng: ”Các ngươi không thể phục vụ Thiên Chúa và tiền của cùng một lúc”(x.Lc 16,13), hoặc: ”Người giầu trở nên điên rồ và phi lý. Người ấy tưởng mình không cần đến Thiên Chúa nữa”(x. Lc 12,16-20). Người giầu từ từ đóng cửa con tim và không còn thấy anh em của mình đang đau khổ bên cạnh mình (Lc 16,19-31). Sự giầu sang bóp nghẹt Lời Chúa (x. Mt 13,22).

Truyện: Con lừa trước sự lựa chọn.

Ông viện trưởng đại học Paris ở thế kỷ 14 đã làm một thí nghiệm như sau: Ông để cho một con lừa nhịn đói, nhịn khát trong mấy ngày. Sau đó, ông đưa nó đến sân ăn, ông đặt nó giữa một thùng nước và một bó cỏ non. Lừa ta tuy đói lắm nhưng hết nhìn đống cỏ này lại ngó thùng nước kia, nó lưỡng lự giữa nước và cỏ, để rồi cuối cùng kiệt lả mà chết (Cử hành Phụng vụ CN, tr 174).

Cuộc sống không ngừng đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn và chọn lúc nào cũng đòi hỏi hy sinh. Kẻ bắt cá hai tay vẫn luôn luôn là người thua thiệt nhiều nhất. Hãy nhớ lại Lời Chúa đã phán: ”Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”(Mt 6,24).

2. Phải có tinh thần siêu thoát

Ai muốn làm môn đệ Chúa phải có tinh thần siêu thoát đối với tiền của. Siêu thoát đây không có nghĩa là phải bỏ hết mọi sự để sống một đời sống nghèo nàn tuyệt đối như thánh Phanxicô Assisi. Phanxicô đã nghe bài giảng trong Thánh lễ có câu: ”Anh chỉ còn thiếu một điều: hãy về bán những gì anh có mà bố thí cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo Ta”. Phanxicô lập tức thực hiện câu Tin mừng nên đã bán hết những gì mình có, bố thí cho người nghèo và bắt đầu một đời sống theo Chúa: ăn mặc rách rưới, rảo quanh các đường phố vừa rung chuông vừa rao giảng Tin mừng tình thương của Chúa.

Chúa không đòi chúng ta phải sống nghèo khó tuyệt đối như thánh Phanxicô. Ngài chỉ đòi chúng ta phải có tinh thần siêu thoát đối với tiền của, không để cho của cải vật chất chi phối làm cản bước đường tiến tới sự trọn lành mà chỉ dùng của cải như bàn đạp để tiến lên, tiến tới đỉnh trọn lành và đạt tới hạnh phúc Nước Trời.

Truyện: Đứng trên của cải.

Có một người giầu có kia thường xuyên đến xưng tội với thánh Philipphê Nêri. Ông có nhiều tiền của, có thiện chí, nhưng ông vẫn cảm thấy mình không đạt được sự tiến bộ nào trên đường thiêng liêng. Từ chán nản đến thất vọng, cuối cùng ông bỏ cuộc và không trở lại xưng tội với thánh nhân nữa. Thấy ông đã lâu không đến xưng tội, thánh nhân tìm đến nhà ông để gặp ông. Sau một hồi trò truyện, ngài nhìn lên cây Thánh giá trên tường, ngài cân nhắc độ cao của Thánh giá rồi đề nghị với người đàn ông giầu có: ”Ông là người cao lớn, ông thử với coi có tới Thánh giá không”. Ông đứng dậy giơ cánh tay lên cố với nhưng không thể nào chạm tới Chúa Giêsu trên Thánh giá. Bấy giờ thánh Philipphê dùng hết sức đẩy cái hòm tiền của người giầu đến bên cạnh ông và bảo ông hãy đứng lên trên cái hòm tiền để với tới cây Thánh giá. Ông làm theo ý thánh nhân và sờ được Chúa Giêsu trên Thánh giá. Sau đó ngài nói với ông: ”Để có thể nắm lấy được Chúa Giêsu, để có thể tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải đứng trên tiền bạc của cải”.

Chúa Giêsu bảo chúng ta: hãy dùng tiền của và cư xử cách nào để đem lại ích lợi cho cuộc sống hôm nay và đồng thời cũng đầu tư cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau nữa.

Một phương thế Chúa dạy chúng ta là: hãy chia sẻ. Chúa không đòi chúng ta phải từ bỏ tất cả để theo Chúa, nhưng Chúa đòi chúng ta phải biết chia sẻ: chúng ta chia sẻ cho người khác một, Chúa sẽ trả lại cho chúng ta gấp nhiều lần.Theo kinh Hòa bình của thánh Phanxicô Assisi thì chính lúc cho đi là lúc được nhận lãnh và được lãnh nhận dồi dào, nhất là lãnh nhận ở đời sau.

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đoạt giải Nobel Hòa Bình
VOA
08:51 09/10/2009
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã 'thu hút được sự chú ý của thế giới' và 'đem lại cho nhân dân thế giới một hy vọng tốt đẹp hơn cho tương lai'

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2009. Ủy Ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công nhận ông Obama về 'những nỗ lực phi thường của ông Obama để củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc'.

Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Obama rất 'khiêm tốn' khi được nhận Giải Nobel Hòa Bình này.

Khi loan báo giải thưởng này ngày hôm nay, Ủy Ban Nobel nói rằng, ủy ban đã ghi nhận tính cách quan trọng đặc biệt trong viễn kiến của Tổng Thống Hoa Kỳ và nỗ lực của ông để đem lại 'một thế giới không có võ khí hạt nhân'.

Chủ tịch Ủy Ban Nobel, ông Thorbjorn Jagland, nói rằng mặc dầu đã được hâm mộ trên khắp thế giới, loan báo về việc ông Obama trúng giải Nobel hòa bình gây ngạc nhiên cho nhiều người vì cho là hãy còn quá sớm trong nhiệm kỳ Tổng Thống của ông Obama để ông được nhận giải này. Nhưng ông Jagland không đồng ý như vậy.

Ủy Ban Nobel nói rằng dưới sự lãnh đạo của ông Obama, đối thoại và đàm phán đã được sử dụng làm công cụ để giải quyết 'ngay cả những xung đột quốc tế khó khăn nhất'.

Ủy ban vừa kể nói rằng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã 'thu hút được sự chú ý của thế giới' và 'đem lại cho nhân dân thế giới một hy vọng tốt đẹp hơn cho tương lai'.

Ủy Ban Nobel nói thêm rằng nhờ sáng kiến của ông Obama, giờ đây Hoa Kỳ đang đóng một vai trò xây dựng hơn 'trong việc giải quyết những khó khăn lớn lao về khí hậu mà thế giới đang gặp phải'.

Thế giới phản ứng về việc TT Obama đoạt giải Nobel Hòa bình

Chủ tịch ỦB Nobel Thorbjorn Jagland cầm hình TT Obama
Quĩ của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela cho biết họ hoan nghênh việc trao tặng giải Nobel Hòa bình 2009 cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Phát biểu thay cho ông Mandela, quĩ này cho biết họ hy vọng giải thưởng sẽ tăng cường quyết tâm của ông Obama trong việc 'thăng tiến hòa bình và đẩy mạnh nỗ lực xóa bỏ nạn nghèo túng'.

Thủ tướng Zimbabwe Morgan Tsvangirai, người được xem là một trong những người đứng đầu danh sách được đề cử lãnh giải Nobel Hòa bình, nói với hãng thông tấn Reuters rằng ông Obama là một ứng viên xứng đáng.

Trong khi đó, một viên phụ tá của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho hãng thông tấn Pháp biết rằng giải thưởng này nên thúc đẩy ông Obama bắt đầu nỗ lực xóa bỏ nạn bất công trên thế giới.

Bộ trưởng quốc phòng Israel Ehud Barak bày tỏ hy vọng là giải thường Nobel Hòa bình sẽ 'nâng cao khả năng' của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ để mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông

(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-10-09-voa16.cfm)
 
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II (3)
LM Trần Đức Anh, OP
10:19 09/10/2009
VATICAN. Sáng 8-10-2009, Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 đã nhóm phiên khoáng đại thứ 6 trước sự hiện diện của ĐTC. Gần 230 nghị phụ đã bỏ phiếu bầu Ủy ban soạn Sứ điệp gửi toàn thể Dân Chúa vào cuối công nghị Giám Mục này.

Tiếp đó, mọi người tiếp tục nghe các nghị phụ lên tiếng phát biểu ý kiến. Nhiều vấn đề đã được các nghị phụ đề cập đến như lý thuyết về giống (gender) phủ nhận kế hoạch của Thiên Chúa xác định căn tính của người nam và người nữ, từ đó họ hủy hoại gia đình truyền thống và đề ra những luật ủng hộ phá thai và ngừa thai. Các nghị phụ cũng nói về các hoạt động của Ủy ban công lý và hòa bình, những đe dọa và thách đố do các nhóm Tin Lành tân Pentecostal đề ra, đang thu hút nhiều người trẻ đi theo họ. Vấn đề bạo lực, tham ô hối lộ cũng được bàn tới, cũng như tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông. Cuối phiên họp, các nghị phụ đã lên tiếng kêu gọi hòa bình tại Cộng hòa Dân Chủ Congo.

Việc phát biểu này còn được tiếp tục trong phiên khoáng đại thứ 7 bắt đầu lúc 4 giờ rưỡi chiều hôm qua.

Sau đó, vào lúc quá 6 giờ, ĐTC đã đến thính đường ở đường Hòa giải, cạnh Đài Vatican để tham dự buổi hòa nhạc nhân dịp kỷ niệm 70 năm thế chiến thứ hai bùng nổ. Hiện diện tại buổi hòa nhạc này cũng có Tổng thống Italia, Ông Giorgio Napolitano.

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quí vị nội dung các bài phát biểu của một số nghị phụ trong các phiên họp vừa qua.

ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn và từng làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh trong 15 năm trời. Trong bài phát biểu đã nhắc đến định chế Thượng HĐGM đã được thiết lập cách đây 44 năm và cho đến nay đã có 22 khóa Thượng HĐGM, trong đó ĐHY đã được tham dự 12 khóa họp gần đây; nay ngài vui mừng tham dự khóa họp này, trong tư cách đại diện tượng trưng cho 185 vị thuộc Hồng y đoàn.

ĐHY Sodano đặc biệt nói đến chương thứ 4 trong Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu hiện nay, nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự cộng tác giữa các GM với các HĐGM liên hệ, và giữa các HĐGM với Liên HĐGM Phi châu và Madagascar. ĐHY nói: ”Cũng cần nhớ rằng trước tiên cần có sự cộng tác chặt chẽ với Tòa Thánh, nghĩa là với ĐGH và các cộng sự viên của ngài. Và tại các nước Phi châu, có các đại diện của ĐGH: 26 vị Sứ thần Tòa Thánh đang giữ liên hệ với các GM tại đại lục này cũng như đối thoại xây dựng với các chính quyền dân sự để bênh vực tự do của Giáo Hội, góp phần vào công trình hòa giải, công lý và hòa bình: là 3 mục tiêu của Công nghị GM hiện nay.

ĐHY Sodano nhận xét rằng ”Ngày nay chúng ta thấy rõ hơn thảm trạng kinh khủng do chủ nghĩa quốc gia và sự đề cao ý niệm chủng tộc gây ra. Ở Âu Châu này chúng tôi đã trải qua kinh nghiệm đau buồn trong thế kỷ vừa qua, đến độ đi tới thế chiến thứ 2, trong 5 năm trời, đã gây ra chết chóc cho 55 triệu người. Giờ đây tất cả chúng ta phải làm việc để những thảm trạng như thế không tái diễn nữa. Làm sao quên được rằng tại Phi châu cũng đã xảy ra cuộc tàn sát dữ tợn giữa các nhóm chủng tộc khác nhau và đã đảo lộn nhiều nước? Chỉ cần nghĩ đến Ruanda và các nước láng giềng! Hồi năm 1994 và những năm sau đó, ý thức hệ bộ tộc chủ nghĩa đã làm cho hơn 800 ngàn người chết, trong đó có nhiều vị GM quảng đại, các giáo sĩ và nhiều tu sĩ.

"Tôi tin rằng chúng ta cần phải tha thiết lập lại cho tất cả mọi người rằng yêu mến quốc gia chủng tộc của mình là một nghĩa vụ của Kitô hữu, nhưng chúng ta cũng phải nói thêm rằng những sai trái của chủ nghĩa quốc gia bộ tộc là điều hoàn toàn tương phản với Kitô giáo... Kitô giáo đã giúp tập hợp dân chúng tại một miền nào đó, làm nảy sinh ý niệm dân tộc hoặc quốc gia, với căn tính văn hóa riêng. Nhưng Kitô giáo luôn luôn lên án mọi sự xuyên tạc ý niệm quốc gia, sự sai trái này thường làm cho người ta rơi vào chủ nghĩa quốc gia hoặc chủ nghĩa chủng tộc, vốn là điều phủ nhận đặc tính phổ quát của Kitô giáo. Trong thực tế 2 nguyên tắc cơ bản giúp các tín hữu Kitô sống chung với nhau, đó là phẩm giá của mỗi người, và sự hiệp nhất của nhân loại.

Và ĐHY Niên trưởng Hồng y đoàn kết luận rằng: 53 quốc gia Phi châu hiện nay sẽ được một tương lai rạng rỡ trong đại gia đình 192 nước của toàn thể gia đình nhân loại, nếu họ biết khắc phục những chia rẽ với nhau và cùng cộng tác vào sự tiến bộ vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc liên hệ. Thượng HĐGM này, một lần nữa, muốn chứng tỏ cho các anh chị em chúng ta ở Phi châu rằng Giáo Hội gần gũi với họ và muốn giúp đỡ họ trong sứ mạng kiến tạo hòa giải, công lý và hoà bình trên toàn đại lục”.

ĐHY Polycarp Pengo, TGM Dar-es-Salem, thủ đô Tanzania, kiêm Chủ tịch Liên HĐGM Phi châu và Madagascar, trong bài tham luận đã nhận định rằng đề tài Công nghị GM hiện nay là điều rất cấp thiết cho Giáo Hội tại Phi châu. Để khai triển và đào sâu đề tài này, cần can đảm và công khai đề cập tới các vấn đề như sự ích kỷ, ham hố của cải vật chất, các vấn đề chủng tộc đưa tới xung đột và những nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu hòa bình tại nhiều xã hội Phi châu, để rồi đưa ra những đường hướng mục vụ chuyên biệt. Chiến tranh và xung đột đang làm thương tổn đại lục chúng ta, chia rẽ các dân tộc, gieo rắc một nền văn hóa bạo lực và phá hủy các tế bào tinh thần, xã hội luân lý trong xã hội chúng ta.

ĐHY nói: ”Thật là buồn khi phải nhìn nhận rằng một vài vị trong số các chủ chăn chúng ta bị cáo là có dính líu tới những xung đột ấy, hoặc vì sơ sót hoặc tham gia trực tiếp. Trong Thượng HĐGM này, chúng ta phải can đảm tố giác, kể cả chống lại chính chúng ta, những vụ lạm dụng vai trò và việc thực thi quyền bính, chủ nghĩa duy bộ lạc và coi chủng tộc mình là trung tâm, hoặc sự kiện các vị lãnh đạo đứng về một phe phái chính trị, v.v.. Giáo Hội Phi châu không thể đồng thanh nói về sự hòa giải, công lý và hòa bình, nếu tại đại lục này thiếu sự đoàn kết, thiếu hiệp thông một cách tỏ tường và thiếu sự tôn trọng của mỗi GM, của các HĐGM quốc gia và miền đối với Liên HĐGM Phi châu và Madagascar, gọi tắt là Secam. Chúng ta cần có sự hiệp thông sâu rộng và một tình liên đới mục vụ mạnh mẽ hơn giữa lòng Giáo Hội Phi châu.

ĐHY Pengo cho biết trước khi nhóm Thượng HĐGM Phi châu này, theo chương trình sẽ có Đại hội thứ 15 của Liên HĐGM Phi châu và Madagascar, tiến hành tại thành phố Frascati gần Roma. Nhưng rất tiếc là Đại hội Secam này chỉ được triệu tập vào phút chót vì thiếu sự hỗ trợ tài chánh của nhiều HĐGM thành viên. ”Điều này xảy ra giữa lúc chúng ta đang mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Liên HĐGM này. Tôi hy vọng và cầu nguyện để Thượng HĐGM này làm cho chúng ta dấn thân hơn đối với Liên HĐGM Phi châu và Madagascar.”

ĐHY Franc Rodé, người Sloveni, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, trong bài tham luận, đã nói về số 113 trong Tài liệu làm việc, ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ ơn gọi tu trì, là dấu chỉ sức sinh động của Giáo Hội tại Phi châu, cùng với năng lực tinh thần xuất phát từ các Đan viện chiêm niệm.

ĐHY nói: ”Các GM Phi châu về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ thường cho biết sự hiện diện của các tu sĩ nam nữ ngày nay ở Phi châu nổi bật nhất trong lãnh vực y tế, giáo dục và từ thiện bác ái. Sự dấn thân đáng ca ngợi này không thể không để ý tới những thách đố lớn Giáo Hội tại Phi châu đang gặp phải, nhất là việc phân định ơn gọi và huấn luyện khởi đầu và việc thường huấn cho các tu sĩ. Đời sống thánh hiến tại Phi châu đang cần các nhà đào tạo nam nữ được chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng như một cộng đồng giáo dục: chứng tá về đời sống tu trì của các cộng đoàn, lòng trung thành với các lời khuyên Phúc Âm, với Hiến pháp và đặc sủng của dòng, đó là điều kiện không thể thiếu được để huấn luyện các môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Ngoài ra, các tu sĩ nam nữ Phi châu được kêu gọi sống trọn vẹn giá trị và vẻ đẹp của các lời khuyên Phúc Âm, trong một nền văn hóa trong đó thật là khó làm chứng về đức thanh bần, vâng phục và khiết tịnh, được sống thực sự vì lòng yêu mến.

Đức Cha Maroun Elias Lahham, GM giáo phận Tunis thủ đô Tunisie, trong bài phát biểu đã nhấn mạnh sự khác biệt lớn lao giữa Hồi giáo ở Bắc Phi và Hồi giáo ở nam sa mạc Sahara, và tài liệu làm việc của Thượng HĐGM này hầu như không để ý tới. Phần lớn người Hồi giáo Phi châu sống ở Bắc Phi, một miền địa lý hầu như hoàn toàn vắng bóng trong Tài liệu làm việc.

Đức cha Lahham cho biết 80% trong số 350 triệu người Hồi giáo Arập hiện sống tại các nước Bắc Phi. Điều này cho thấy quan hệ giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại Bắc Phi khác hẳn với các quan hệ ở Âu Châu, Phi châu nam Sahara và các nước Arập ở Trung Đông. Đặc tính quan hệ Kitô và Hồi giáo ở Bắc Phi có thể làm cho kinh nghiệm đối thoại ở nơi khác được thêm phong phú và làm dịu bớt những phản ứng sợ hãi và từ khước Hồi giáo như đang xảy ra tại một số nước.

Đức cha Lahham mô tả đặc điểm kinh nghiệm của các Giáo Hội Kitô tại Bắc Phi:

- Trước tiên đây là một Giáo Hội gặp gỡ. Tuy không được tự do như mong ước, nhưng không bị bách hại.

- Đây là một Giáo Hội sống tại những nước 100% dân chúng là Hồi giáo và tín hữu Công Giáo chỉ gồm hầu hết là người nước ngoài, họ chỉ lưu lại đó vài năm trời.

- Giáo Hội tại Bắc Phi, từ khi các nước này được độc lập, mạnh mẽ dấn thân phục vụ về mặt nhân bản, xã hội, văn hóa, giáo dục. Họ được tự do phụng tự khá rộng rãi, như trường hợp tại Tunisie.

- Đây là một Giáo Hội sống tại các nước Hồi giáo trong đó đang nảy sinh một phong trào tư tưởng phê bình đối với thứ Hồi giáo cực đoan và cuồng tín.

Người ta thường xin sự cộng tác của Giáo Hội Công Giáo trong cách thức mới mẻ quan niệm và sống Hồi giáo. Lời mời gọi này được gửi đến các LM và GM đã sống lâu năm tại các nước Bắc Phi.

Sau những nhận định trên đây, Đức Cha Lahham đề nghị rằng Thượng HĐGM Trung Đông vào tháng 10 năm tới cũng bao gồm cả các giáo phận ở miền Bắc Phi. Ngoài ra, khi thảo luận về Hồi giáo ở Phi châu, cần để ý đến sự khác biệt kinh nghiệm Phi châu, từ Tunisi đến Johannesburg ở Nam Phi.

Đức Cha Francois Xavier Maroy Rusengo, TGM giáo phận Bukavu là miền sôi động nhất vì chiến tranh từ nhiều năm nay ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong bài phát biểu ngài đã nói về nỗ lực của Giáo Hội địa phương trong việc kiến tạo hòa bình và hòa giải. Đức TGM nói:

"Chúng tôi thấy rằng hòa giải không thể chỉ thu hẹp vào việc hòa hợp các quan hệ giữa cá nhân với nhau. Chắc chắn nó phải để ý tới những nguyên do sâu xa gây ra cuộc khủng hoảng giữa các quan hệ. Những nguyên do này có liên hệ tới những lợi lộc và tài nguyên thiên nhiên của đất nước Congo, cần phải được khai thác và quản lý một cách minh bạch và liêm chính, để mưu ích cho tất cả mọi người. Những nguyên nhân gây ra bạo lực ở miền đông Cộng hòa dân chủ Congo chủ yếu là do sự tranh dành các tài nguyên thiên nhiên.

”Với mục đích đó, chúng tôi nhắc đến công việc mà Ủy ban công lý và hòa bình đang thực hiện trong tổng giáo phận Bukavu để việc hòa giải được thực hiện qua sự tái tạo cộng đoàn. Mục đích là để giúp con người hòa giải với nhau và với lịch sử của họ cũng như dấn thân cùng nhau xây dựng một tương lai mới. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến giới trẻ. Chúng tôi để nghị những hoạt động có tính cách sáng tạo và văn hóa có khả năng tạo điều kiện cho sự hòa giải giữa họ với nhau, nhờ sự can dự của tất cả và từng người vào việc tái tạo môi trường sinh sống của họ.

Phương pháp này cần được hiểu như một giải pháp cho những chấn thương của cộng đoàn thường bị quên lãng, với mục đích giúp dân chúng có tinh thần trách nhiệm và giữ vai chính trong việc cải tiến. Nó đòi phải tăng cường nền giáo dục cơ bản và tổ chức dân chúng để họ tham gia nhiều hơn các công việc của cộng đồng. Nó cũng đòi phải kiến tạo không gian và khuôn khổ để có sự trao đổi và đối thoại hầu giúp dân chúng thực sự tham gia vào việc quản lý các tài nguyên phong phú, dùng chúng vào việc tái thiết, phát triển, hòa giải và sống chung hòa bình.

Đức TGM Maroy Rusengo nhắc đến tình trạng khó khăn tại địa phương của ngài và nói rằng ”Trong khi chúng tôi lên tiếng tại khóa họp này, các nhân viên mục vụ của tổng giáo phận chúng tôi bị những kẻ thù của hòa bình tấn công. Trong các giáo xứ của chúng tôi đã bị thiêu hủy hôm 2-10 vừa qua, các linh mục bị ngược đãi, một số khác bị những người mặc đồng phục bắt làm con tin và đòi phải trả những món tiền lớn để chuộc mạng. Chúng tôi đang buộc lòng phải trả để cứu vãn sinh mạng của các linh mục ấy. Với những hành động ấy, chính Giáo Hội là sự nâng đỡ duy nhất cho dân chúng ở Bukavu đang sống trong kinh hoàng, tủi nhục, bị bóc lột, thống trị, và phải im lặng.
 
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II (4)
LM Trần Đức Anh, OP
10:21 09/10/2009
VATICAN. Trong hai phiên họp khoáng đại thứ 8 và thứ 9 sáng và chiều thứ sáu 9-10-2009, đều có sự hiện diện của ĐTC và hơn 220 nghị phụ.

Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 tiếp tục ở trong giai đoạn lắng nghe. Mỗi nghị phụ được phát biểu tối đa 5 phút. Các bài phát biểu nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc giáo dục như phương thế xây dựng hòa giải, công lý và hòa bình; nhu cầu hòa bình tại vùng Đại Hồ bên Phi châu và năm linh mục. Vào cuối phiên nhóm, đã có một số dự thính viên lên tiếng. Trong phiên họp ban chiều từ lúc 4 giờ rưỡi, có bài phát biểu của ông Rudolf Adada, nguyên trưởng các sứ bộ hòa bình của Liên hiệp Phi châu về vùng Dafur bên Sudan. Một số nghị phụ khác lên tiếng về các vấn đề liên quan tới phá thai mà các tổ chức quốc tế liên kết một cách sai lầm với vấn đề ”sức khỏe sinh sản”.

Chiều thứ năm, 8-10-2009, phiên họp khoáng đại thứ 7 ngắn hơn thường lệ và chấm dứt lúc 5 giờ chiều, để các nghị phụ có thể cùng với ĐTC tham dự buổi hòa nhạc tại Thính đường ở đường Hòa Giải lúc 6 giờ rưỡi chiều, nhân kỷ niệm 70 năm thế chiến thứ 2 bùng nổ. Buổi hòa nhạc do Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, cùng với Đại sứ quán Đức cạnh Tòa Thánh, Diễn đàn Văn Hóa Mainau, và Ủy ban Do thái quốc tế về liên tôn, cùng bảo trợ. Ban nhạc gồm các nhạc sĩ trẻ đến từ 10 quốc gia và đã trình diễn các bản nhạc của Gustav Mahler và Felix Mendelssohn Bartholdy. Cả hai đều là những nhà sáng tác gốc người Do Thái, nhưng rồi đã chịu phép rửa tội, một người trở thành Công Giáo và một người trở thành Tin Lành. Cả hai đều tuyên bố chống nạn bài người Do thái.

Lên tiếng vào cuối buổi hòa nhạc, ĐTC nhắc đến chiến tranh do Đức quốc xã gây ra, gây chết chóc cho bao nhiêu người tại Âu Châu và các đại lục khác, nhất là thảm trạng diệt chủng Do thái. Ngài cũng nói đến khát vọng tự do và hòa bình và kêu gọi cùng nhau xây dựng nền văn minh đích thực.

Các ý kiến

Sau đây chúng tôi xin gửi đến quí vị nội dung bài phát biểu của một số nghị phụ trong các phiên nhóm vừa qua của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2.

Đức Cha Orlando Quevedo, dòng tận hiến thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, TGM giáo phận Cotabato bên Phi luật tân, tham dự Thượng HĐGM này với tư cách là Tổng thư ký Liên HĐGM Á châu, trong bài phát biểu, đã nói đến những thách đố chung của Giáo Hội tại Á và Phi châu. Ngài nói:

”Giống như tại Á châu, nhu cầu hòa giải, công lý và hòa bình tại Phi châu cũng có chiều kích hoàn vũ. Chẳng hạn vấn đề buôn bán khí giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, sự phá hủy môi sinh, nạn tham nhũng, sự ủng hộ các chế độ độc tài, kiểm soát sinh sản, di dân, nghèo đói và chậm tiến, sự hoàn cầu hóa kinh tế, hiện tượng trái đất bị hâm nóng và thay đổi khí hậu. Những điều trên đây xảy ra nhất là vì có những quyết định do các cường quốc phương bắc đề ra và áp đặt cho dân chúng tại các nước nghèo miền nam.

”Những vấn đề có tính chất hoàn cầu thì cũng đòi phải có một câu trả lời có chiều kích hoàn vũ. Chúng ta có câu trả lời với một chiều kích đức tin rất đặc thù. Chúng ta có nhân sinh quan, có vũ trụ quan dưới ánh sáng đức tin. Con người có nguồn gốc bởi Chúa và có một vận mạng vĩnh cửu. Toàn thể nhân loại đang lữ hành hướng về Nước Thiên Chúa. Thụ tạo đang rên xiết chờ ngày Chúa tái lâm. Chúng ta tin nơi Giáo Hội như một gia đình của Thiên Chúa, như một cộng đồng hiệp thông, có ơn gọi công bố Chúa GIêsu là Chúa và là Đấng Cứu Thế, và rao giảng rằng Nước Thiên Chúa đã đi vào lịch sử chúng ta nơi con người của Chúa Giêsu.

Từ nhãn giới trên đây, Đức TGM Quevedo đề nghị ”một cơ quan nào đó của Tòa Thánh triệu tập một hội nghị gồm một số các GM từ các nước giàu và các nước nghèo, nhóm họp vào năm tới, 2010. Với sự trợ giúp của các chuyên viên và một số cơ quan trợ giúp các Giáo Hội, hội nghị ấy có thể lên kế hoạch và đề ra một dự án liên đới và hiệp thông giữa các GM tại các nước nghèo với nhau và giữa các GM thuộc các nước giàu với các GM tại các nước nghèo, với mục đích đề ra những câu trả lời cho những nhu cầu cấp thiết về hòa giải, công lý và hòa bình, về phương diện đức tin và luân lý tôn giáo. Sức mạnh thúc đẩy và thành quả của sự hiệp thông trong hành động như thế sẽ là ”bác ái trong chân lý”.

Và vị Đại diện hàng GM Á châu kết luận rằng: ”Cuộc chiến đấu của chúng ta là chống lại nạn tham nhũng. Những cố gắng của chúng ta chỉ có thành quả lâu bền nếu có lời cầu nguyện tháp tùng.

ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ tịch HĐGM Pháp, đã nói đến sự cộng tác giữa Giáo Hội tại Pháp với các GM Phi châu, cụ thể là qua sự hiện diện của các LM Phi châu đang sinh sống, học hành hoặc làm việc mục vụ tại Pháp.

ĐHY nói: ”Các Giáo Hội tại Âu Châu chúng tôi có thể vui mừng khi thấy các Giáo Hội Phi châu nam Sahara đạt tới mức trưởng thành với hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ, các cộng đồng tu trì riêng của mình cũng như hàng giáo dân dấn thân mạnh mẽ trong đời sống giáo xứ và rao giảng Tin Mừng tại Phi châu.

”Từ vài năm nay, quan hệ giữa chúng ta phát triển theo chiều hướng trao đổi các hồng ân cho nhau. Chắc chắn là nhiều giáo phận và giáo xứ ở Pháp đang dấn thân giúp đỡ cụ thể cho các Giáo Hội tại Phi châu. Nhưng ngày nay, nhiều giáo xứ ở Pháp đón nhận một sự giúp đỡ quan trọng từ các giáo phận Phi châu. Sự giúp đỡ này chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức: Trước tiên là con số các tín hữu Công Giáo Phi châu nhập cư vào Pháp ngày càng gia tăng. Thứ hai là các linh mục Phi châu ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch mục vụ tại Pháp. Hiện nay có hơn 250 LM Phi châu sinh viên, đông đảo tại các thành phố có đại học, ngoài ra, số các LM Phi châu đến hoạt động tại Pháp theo diện Fidei Donum, Hồng Ân đức tin, ngày càng đông đảo. Hiện thời con số các LM này là hơn 600 vị so với hơn 70 LM người Pháp thuộc diện Hồng ân đức tin.

”Việc kêu gọi các LM từ Phi châu và sự tiếp đón các vị đòi phải có sự chuẩn bị và quan tâm rất đặc biệt. Tôi muốn nhấn mạnh một điểm rất quan trọng này là: cần làm sao để quan hệ giữa hai GM liên hệ, tại Phi châu và tại Pháp, phải hết sức rõ ràng. Nếu lơ là điều kiện tiên quyết này thì sẽ có hại cho sứ vụ và cho chính vị linh mục.

”Khó khăn mà chúng ta gặp phải không được làm lu mờ những quan hệ phong phú giữa các Giáo Hội chúng ta và không được ngăn cản chúng ta cảm tạ vì sự trao đổi những hồng ân mà chúng ta đang sống.

ĐHY Anthony Olubunmi Okogie, TGM giáo phận Lagos bên Nigeria, trong bài phát biểu đã nói đến thảm trạng Phi châu và nhấn mạnh lòng tín thác hy vọng.

ĐHY coi gia đình như một nguồn mang lại nhiều phúc lành của Chúa để tăng trưởng và mưu ích cho các gia đình Phi châu nói chung. 'Phi châu trước kia được gọi là ”đại lục đen” nay được những người thực dân trước kia nhìn dưới một ánh sáng khác, cho dù phần lớn các nước Phi châu vẫn còn sống trong nghèo đói: những người nghèo ngày càng nghèo hơn, và những người giàu ngày càng giầu hơn. Đời sống gia đình ngày càng băng hoại vì ly dị, thiếu chung thủy và những ý thức hệ tây phương không thể dung hợp với nền văn hóa của chúng tôi. Những tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự phát triển xã hội chúng tôi bị những người tân thực dân bóc lột. Thực vậy, dường như chỉ có những kẻ bất lương mới tiến thân được trong xã hội. Tinh thần chúng tôi hiện nay rất thấp và nhiều người, kể cả các vị lãnh đạo Giáo Hội tỏ ra thiếu khôn ngoan khi họ nói rằng: ”Sống tốt lành có ích gì đâu?” Những lời ngôn sứ Malakia ”Không phải tất cả đều mất mát, anh chị em chỉ nên tín thác nơi Chúa”, lời này rất thích hợp đối với những người ở trong vị thế chúng tôi ngày nay. Chúng ta dường như quên rằng, trong tư cách là con, chúng ta rất quí giá đối với Thiên Chúa, hơn cả con cái trước mặt cha mẹ... Vì thế chúng ta hãy võ trang bằng lời cầu nguyện và kiên nhẫn vì trong Thiên Chúa, công lý đích thực sẽ trổi vượt và chúng ta biết rằng tình yêu của Chúa đối với chúng ta vượt lên trên bất kỳ những gì chúng ta có thể tưởng tượng được.

ĐHY Okogie cũng lấy làm tiếc vì hai tôn giáo, Kitô và Hồi giáo được đón nhận tại Phi châu, nhưng nhiều khi hai đạo này trở thành nguồn xung đột gây chết chóc tại Phi châu.
 
Triệt để trung thành với Chúa Giêsu Kitô để canh tân Giáo Hội
Linh Tiến Khải
10:23 09/10/2009
Chỉ khi biết triệt để trung thành với Chúa Kitô và cố gắng nên thánh, tín hữu mới có thể canh tân Giáo Hội, là cánh đồng của Thiên Chúa, nơi cỏ lùng mọc lẫn với lúa, nơi có các yếu đuối nhân loại, nhưng vẫn là bí tích và dụng cụ Thiên Chúa dùng để ban ơn cứu độ cho con người.

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần tai quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 7-10-2009.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cao gương mặt của thánh Giovanni Leonardi, sáng lập viên dòng Các giáo sĩ thường của Mẹ Thiên Chúa, và đồng sáng lập viên Bộ Truyền giáo với ĐC Juan Bautista Vives và LM Martin de Funes dòng Tên. Người được phong thánh ngày 17 tháng 4 năm 1938 và được chọn làm Bổn Mạng các dược sĩ ngày mùng 6 tháng 8 năm 2006. Ngày mùng 9 tháng 10 này là kỷ niệm 400 năm thánh nhân qua đời. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:

Giovanni Leonardi sinh năm 1541 tại Diecimo trong tỉnh Lucca. Là con út trong gia đình có 7 anh em, người đã có thời niên thiếu đạo hạnh trong một gia đình lành mạnh và cần mẫn. Năm lên 17 tuổi thân phụ cho con theo học tại tiệm làm thuốc trong 10 năm để sau này cũng có thể mở tiệm chế và bán thuốc. Tuy chăm chỉ học hành nhưng Giovanni vẫn ấp ủ trong tim giấc mơ trở thành linh mục. Sau khi suy nghĩ chín chắn Giovanni từ bỏ mọi sự và theo học thần học, rồi được thụ phong linh mục và dâng thánh lễ mở tay ngày lễ Hiển Linh năm 1572. Nhưng người không bỏ đam mê dược khoa vì xác tín rằng mình có bổn phận trao ban ”linh dược” của Thiên Chúa cho con người là chính Chúa Giêsu Kitô.

Xác tín đó khiến cho thánh nhân tìm đào sâu cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, và người thường nói: ”Cần phải tái khởi hành từ Chúa Kitô”. Dành chỗ nhất cho Chúa Kitô trở thành nguyên lý của hoạt động trong đời linh mục của người. Vào thời đó trong Giáo Hội cũng có phong trào canh tân tinh thần và nhiều dòng tu mới nở hoa, đặc biệt là với chứng tá sáng ngời của các thánh Carlo Borromeo, Filippo Neri, Ignazio di Loyola, Giuseppe Calasanzio, Camillo de Lellis, Luigi Gonzaga. Cha Giovanni Leonardi chăm lo mục vụ cho giới trẻ, người quy tụ một nhóm người trẻ và vào tháng 9 năm 1574 thành lập dòng các ”Linh Mục cải cách của Đức Trinh Nữ”, sau đó trở thành dòng các ”Giáo sĩ thường của Mẹ Thiên Chúa”. Ngài khuyên các môn sinh của mình luôn chỉ ”có trước mắt danh dự, phục vụ và vinh quang của Chúa Kitô chịu đóng đinh”.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: vì lòng nhiệt thành tông đồ tháng 5 năm 1605 thánh Giovanni Leonardi đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phaolo V một bức thư đề nghị các tiêu chuẩn cho việc canh tân Giáo Hội đích thật. Người ghi nhận rằng những ai muốn canh cải các tập tục của con người, thì trước hết phải tìm vinh quang của Thiên Chúa, có cuộc sống vẹn toàn rạng ngời và các thói quen tốt lành để lôi cuốn người khác. Ai muốn cải cách tôn giáo và luân lý phải làm như một bác sĩ, chẩn các bệnh tật đang khiến cho Giáo Hội chao đảo để có thể đưa ra loại thuốc thích hợp nhất. Việc canh cải Giáo Hội phải được thực hiện nơi hàng lãnh đạo cũng như nơi các người thuộc quyền, bên trên và bên dưới. Nó phải bắt đầu từ người chỉ huy và trải đài ra cho tới các người thuộc quyền. Vì thế trong khi khích lệ Đức Giáo Hoàng thăng tiến việc cải cách Giáo Hội một cách phổ quát, thánh nhân chăm lo việc đào tạo Kitô cho dân chúng, đặc biệt là cho các trẻ em để họ sống đức tin Kitô tinh tuyền và có các tập tục thánh thiện.

Rồi Đức Thánh Cha đề cao gương mặt của thánh Giovanni Leonardi như sau: Anh chị em thân mến, gương mặt rạng ngời của vị thánh này trước hết mời gọi các linh mục và tất cả mọi Kitô hữu liên lỉ hướng tới ”mức độ cao của cuộc sống Kitô” là sự thánh thiện, mỗi người trong cương vị của mình. Thật thế chỉ từ sự trung thành với Chúa Kitô mới có thể nảy sinh ra việc canh tân giáo hội đích thật. Trong sự chuyển tiếp văn hóa xã hội của thế kỷ XVI và XVII đã có các bước đầu của nền văn hóa hiện đại tương lai với các đặc thái chia rẽ giữa lòng tin và lý trí gây ra các hậu qủa tiêu cực gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài, với ảo tưởng con người hoàn toàn tự lập và lựa chọn ”sống như thể là không có Thiên Chúa”. Đó là cuộc khủng hoảng của tư tưởng tân tiến thường dẫn đến các hình thái duy tương đối. Thánh Giovanni Leonardi trực giác được loại thuốc đích thật cho các tật bệnh tinh thần đó, và tổng kết nó trong kiểu nói ”Chúa Kitô trước hết”. Chúa Kitô ở trung tâm trái tim con người, ở trung tâm lịch sử và vũ trụ. Và người mạnh mẽ khẳng định: ”nhân loại rất cần Chúa Kitô vì Ngài là mẫu mực của chúng ta”.

Không có lãnh vực nào là không được sức mạnh của Chúa Kitô đụng chạm tới; không có sự dữ nào mà không tìm thấy nơi Chúa thuốc chữa trị; không có vấn đề nào mà không tìm thấy nơi Chúa giải pháp. ”Hoặc là Chúa Kitô hoặc là không có gì hết”. Đó đã là đơn thuốc của mọi cuộc cải cách tinh thần và xã hội.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Còn có một khía cạnh khác trong nền tu đức của thánh Giovanni Leonardi. Người lập lại nhiều lần rằng việc gặp gỡ sống động với Chúa Kitô được hiện thực trong Giáo Hội thánh thiện nhưng cũng giòn mỏng, đâm rễ sâu trong lịch sử và trong sự tiến triển nhiều khi đen tối, nơi cỏ lùng và lúa lớn lên với nhau (c. Mt 13,30), nhưng Giáo Hội vẫn luôn luôn là bí tích của ơn cứu rỗi. Ý thức rõ ràng Giáo Hội là cánh đồng của Thiên Chúa (Mt 13,24) chúng ta không lấy làm gương mù gương xấu về những yếu đuối nhân loại của nó. Để chống lại cỏ lùng thánh Giovanni Leonardi chọn làm lúa tuyệt hảo, nghĩa là người quyết định yêu mến Chúa Kitô trong Giáo Hội và góp phần khiến cho nó ngày càng phản ánh Chúa một cách trong sáng hơn.

Thánh nhân nhìn Giáo Hội, nhìn sự yếu đuối của con người với tất cả thực tế, nhưng cũng nhìn nó như cánh đồng của Thiên Chúa, như dụng cụ Thiên Chúa dùng để cứu rỗi nhân loại. Còn hơn nữa, vì tình yêu đối với Chúa Kitô thánh nhân cần mẫn làm việc để thanh tẩy Giáo Hội, khiến cho nó trở thanh xinh đẹp và thánh thiện hơn. Người hiểu rằng mọi cuộc cải cách phải được làm trong Giáo Hội và không bao giờ chống lại Giáo Hội.

Thánh Giovanni Leonardi thật là truyệt vời trong lãnh vực này, và gương sáng của người luôn luôn thời sự. Mọi cuộc cải cách chắc chắn đều liên quan tới các cơ cấu, nhưng trước hết phải được ghi sâu vào con tim của tín hữu. Chí có các thánh là những người để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn mới sẵn sàng có các lựa chọn triệt để và can đảm dưới ánh sáng Phúc âm, mới canh tân Giáo Hội và góp phần định đoạt vào việc xây dựng một thế giới tốt lành hơn.

Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Cuộc đời của thánh Giovanni Leonardi đã luôn luôn được Thánh nhan Chúa Giêsu lưu giữ trong nhà thờ chính tòa Lucca soi sáng, và trở thành biểu tượng hùng hồn cho lòng tin linh hoạt thánh nhân. Được Chúa Kitô chinh phục, giống như thánh Phaolo, thánh nhân chỉ cho các môn đệ người và tất cả chúng ta lý tưởng lấy Chúa Kitô làm trung tâm, lột bỏ mọi tư lợi để chỉ phục vụ Thiên Chúa mà thôi, luôn có trước mặt ”danh dự, phục vụ và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng danh”. Bên cạnh đó là gương mặt của Mẹ Maria, mà thánh nhân ngắm nhìn. Mẹ là Bổn Mạng dòng của thánh nhân, là mẹ là thầy là chị và người luôn được Mẹ chở che. Xin thánh Giovanni Leonardi bầu cử, nhắc nhở và khích lệ các linh mục và mọi Kitô hữu trong Năm Linh Mục này biết sống ơn gọi của mình với sự đam mê và lòng hăng say.

Đức Thánh Cha đã chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và xin mọi người cầu nguyện nhiều cho các linh mục. Sau cùng ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả.
 
Một số bổ nhiệm mới cho Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ châu La tinh
Peter Nguyễn Minh Trung
13:14 09/10/2009
VATICAN (ZENIT) - Đức Thánh Cha Benedict XVI vừa bổ nhiệm Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo lý - Đức tin, làm cố vấn Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng đã công bố danh sách các bổ nhiệm ngày hôm nay. Theo đó, Đức Hồng Y Antonio Cañizares, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích và Đức Tổng Giám Mục Jean-Luis Bruguès, Tổng thư ký Bộ Giáo dục Công giáo cũng được bổ nhiệm vào chức danh cố vấn của ủy ban trên.

Đức Giáo Hoàng còn chỉ định 12 vị khác làm thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh:

01/ ĐHY Nicolás de Jesús López Rodríguez, TGM Santo Domingo, nước Cộng hòa Dominican
02/ ĐHY Juan Sandoval Iñiguez, TGM Guadalajara, Mexico
03/ ĐHY Marc Ouellet, TGM Quebec, Canada
04/ ĐHY Odilo Pedro Scherer, TGM São Paulo, Brazil
05/ TGM Mario Antonio Cargnello của Salta, Argentina
06/ TGM Héctor Rubén Aguer của La Plata, Argentina
07/ TGM Nicolás Cotugno Fanizzi của Montevideo, Uruguay
08/ TGM Geraldo Lyrio Rocha của Mariana, Brazil
09/ TGM Raymundo Damasceno Assis của Aparecida, Brasil
10/ TGM Lepoldo José Brenes Solorzano của Managua, Nicaragua
11/ TGM Orlando Antonio Corrales Garcia của Santa Fe de Antioquia, Colombia
12/ TGM Juan José Asenjo của Seville, Tây Ban Nha.
 
ĐTC Benedict XVI tiếp kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas
Peter Nguyễn Minh Trung
13:32 09/10/2009
VATICAN (CNA) - Trong cuộc nói chuyện sáng nay giữa Đức Thánh Cha Benedict XVI và tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, người Công giáo ở Palestine là một trong những chủ đề chính được đưa ra bàn luận.

Đức Benedict XVI đã tiếp tổng thống Abbas tại Dinh Tông Tòa. Hai vị lãnh đạo thảo luận về chuyến tông du mới đây của Đức Giáo Hoàng tới Thánh Địa, tình trạng bất ổn ở vùng Trung Đông, và tầm quan trọng của việc tìm ra "giải pháp cuối cùng cho các mâu thuẫn giữa Palestine và Israel."

Cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý rằng phải bắt tay ngay vào giải quyết các vấn nạn đã tồn tại từ lâu, đảm bảo "quyền được tôn trọng và được công nhận của mỗi công dân". Đặc biệt, hai bên đã nhấn mạnh về nỗ lực và tầm quan trọng từ ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế, việc hợp tác và tôn trọng nhau giữa hai nhà nước Palestine - Israel.

Những người Công giáo tại Palestine phải chịu nhiều bách hại, phải chạy trốn và xin tị nạn, họ sống trong một bầu khí không ổn định trên khắp đất nước và cả ở những vùng gần Thánh Địa. Bên cạnh đó, tổng thống Abbas công nhận những đóng góp to lớn của người Công giáo cho xã hội và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc.
 
Tòa thánh nhận định về tin Giải Nobel Hòa bình trao cho Obama
Phụng Nghi
20:02 09/10/2009
VATICAN CITY (CNS) - Tin Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được trao giải Nobel Hòa bình đã được người phát ngôn của Tòa thánh đón nhận với nhiều hy vọng.

Hôm nay ngày 9 tháng 10, Lm Dòng Tên Federico Lombardi cho các ký giả hay rằng bản tin về giải thưởng “đã được đón nhận tại Vatican với lời hy vọng khi xét tới lời cam kết của Tổng thống Obama, chứng tỏ ông muốn cổ võ hòa bình trên bình diện quốc tế và đặc biệt mới đây trong nỗ lực thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân.”

Trong một bản tuyên bố viết sẵn, linh mục phát ngôn viên nói: “Hy vọng rằng sự tưởng thưởng rất quan trọng này sẽ cống hiến lời khuyến khích lớn lao hơn thúc đẩy lòng nhiệt tâm tận tuỵ, tuy khó khăn nhưng cần thiết, cho tương lai của nhân loại hầu có thể mang lại những kết quả mong muốn.”

Tân đại sứ Hoa kỳ bên cạnh Tòa thánh Vatican, Miguel Diaz, cho Đài Phát thanh Vatican biết rằng tổng thống Hoa kỳ được công nhận vể những nỗ lực của ông trong hoạt động xây dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc và hủy diệt những võ khí hạt nhân trên khắp thế giới.

Được trao giải Hòa bình Nobel là một khuyến khích lớn lao để tổng thống tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo lời ông tân đại sứ.

Ông nói rằng trong buổi trình ủy nhiệm thư làm tân đại sứ Mỹ cạnh Tòa thánh hôm 2 tháng 10, Đức giáo hoàng Benedict XVI có “nói rõ với tôi ngài thật biết ơn” vì Tổng thống Obama đã đặc biệt cam kết giải trừ thế giới khỏi các võ khí hạt nhân.

Các vị giám mục đang tham dự Thượng hội đồng các Giám mục về Phi châu cũng phản ứng về việc Obama được chọn để trao giải Hòa bình.

Tổng giám mục Wilton D. Gregory giáo phận Atlanta nói rằng rõ rệt đây “là một vinh dự bất ngờ đến với tổng thống” và ngài hy vọng rằng “vinh dự đó sẽ để lại một lời mời gọi ông đạt thành những điều cao cả.”

Tổng giám mục phát biểu với Thông tấn xã Catholic News Service: “Tôi hy vọng khi lãnh giải thưởng, tổng thống sẽ nhận thức và đáp ứng với thách đố lớn lao đặt ra trước mặt ông.”

“Thế giới đã gửi đi một tín hiệu, ít ra bằng giải Nobel này, rằng thế giới đặt cao vọng nơi ông và ước mong sao ông sẽ sống phù hợp với năng lực và những điều tích cực mà từ trước đến nay ông đã đặt trên sân khấu thế giới.”

Một vị khác đang tham dự thượng hội đồng, Tổng giám mục Charles G. Palmer-Buckle giáo phận Accra (nước Ghana, Phi châu), hôm 9 tháng 10 cho các ký giả biết rằng ngài ngây ngất và “tràn ngập niềm vui vì Obama được giải Nobel Hòa bình.”

Ngài nói: “Tôi muốn thế giới coi đây là một lời khích lệ, một động cơ thúc đẩy” để công nhận tài ba và tiềm lực của người châu Phi và những người nguồn gốc từ châu Phi.

“Người da đen cũng tài giỏi như bất cứ ai khác… và tôi nghĩ thế giới đang đi tới chỗ đối diện với sự kiện là nếu chúng tôi được khen ngợi, chúng tôi sẽ còn cống hiến thêm nhiều hơn nữa.”

Tổng giám mục nói với thông tấn xã CNS rằng Obama “hiển nhiên xứng đáng” được nhận giải thưởng này và vị lãnh đạo nước Mỹ hiện nay là một người gây được cảm hứng.

Ngài nhắc lại cuộc viếng thăm Ghana của Tổng thống Obama hồi tháng 7 vừa qua, và ngài đã cảm động biết bao khi thấy tổng thống khuyến khích dân chúng hãy đặt định mệnh vào chính bàn tay của họ.

“Ông ta nói với giới trẻ: đừng nhìn về châu Âu, đừng nhìn vào châu Mỹ để tìm ra những giải pháp cho các khó khăn của các bạn. Các bạn có thể, đúng vậy, các bạn có thể làm được. Và tôi nghĩ là chúng ta đã nhận làm và chúng ta sẽ thực hiện được.”

Uỷ ban trao giải Nobel của Na Uy tuyên bố hôm 9 tháng 10 rằng Tổng thống Hoa kỳ được chọn “vì những nỗ lực phi thường của ông nhằm củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc.”

“Rất hiếm khi một người có tầm mức như Obama đã thu hút được sự chú ý của thế giới và đem lại cho nhân dân thế giới một niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn.”

Phát biểu tại Bạch ốc buổi chiều cùng ngày, Obama nói rằng ông “sửng sốt và rất mực khiêm tốn về quyết định của Uỷ ban trao giải Nobel.”

“Hãy để tôi minh xác: Tôi không coi đây như là một sự công nhận những thành quả của riêng tôi, nhưng là một xác quyết về sự lãnh đạo của Hoa kỳ, nhân danh những khát vọng của nhân dân thuộc mọi quốc gia.”
 
Top Stories
Amnesty international urgent action prisoner of conscience sentenced
Amnesty International
08:03 09/10/2009
AMNESTY INTERNATIONAL URGENT ACTION
PRISONER OF CONSCIENCE SENTENCED


Vu Hung, a male teacher and pro-democracy activist, has been sentenced to three years’ imprisonment for “conducting propaganda” against the state after a three-hour trial. He was arrested on 18 September 2008, after calling for democracy and peacefully protesting over a territory dispute with China. Vu Hung is a prisoner of conscience.

On 7 October, a court in the Vietnamese capital Ha Noi sentenced Vu Hung to three years’ imprisonment and three years’ probation, or house arrest, on release. Vu Hung is reported to have said at the trial: “I just want to contribute my little voice to make society better.” In May 2009, the UN Working Group on Arbitrary Detention stated that his detention was arbitrary.

On 18 September 2008, law enforcement officials arrested Vu Hung and he was charged under Article 88 of the Penal Code, for “conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam”. In the months immediately after his arrest, Vu Hung was repeatedly beaten during interrogations and went on hunger-strike in protest. He was taken to a Ministry of Public Security hospital on several occasions when his health had deteriorated. Concerns for his health and welfare increased when his whereabouts in the prison were unknown for more than two months in late 2008 and early 2009. His current place of detention and his state of health are unknown.

The Vietnamese authorities have targeted Vu Hung since 2006, because of his pro-democracy activism and his protests against government policies. In April 2008, he was among 14 people arrested during peaceful demonstrations against Chinese policies as the Olympic torch passed through Ho Chi Minh City. He was beaten by police before being released. Three months later he was reportedly dismissed from his job as a high school physics teacher.

ADDITIONAL INFORMATION
Freedom of expression and association is strictly controlled in Viet Nam. Dissidents who are critical of government policies and speak out about human rights violations face a range of sanctions to silence them. These include surveillance by local police, restrictions on movement, interference with home utilities such as phone lines and internet access, arbitrary questioning and detention by police, arrest and imprisonment. There are also cases where authorities have used arbitrary detention in mental health institutions against outspoken critics and activists.

At least 30 dissidents have been handed long prison sentences, since a series of arrests began in 2006 after a short-lived period of tolerance to increased web-based activism challenging the government. Another wave of arrests began in May 2009. At least 12 dissidents are held in pre-trial detention.

The law enforcement agencies arbitrarily use the Penal Code to stifle and criminalize peaceful dissent, in breach of international human rights treaties that Viet Nam has ratified. Restrictions and regulations on internet use penalize freedom of expression on topics deemed sensitive, including human rights and advocacy of democracy. Recent regulations on blogging enacted in December 2008 restrict content to personal matters, and prohibit dissemination of anti-government material, and “undermining national security”.


PLEASE WRITE IMMEDIATELY in English, Vietnamese or your own language calling on Vietnamese authorities:
- To immediately and unconditionally release Vu Hung;
- To ensure that he is not tortured and ill-treated in detention;
- To allow Vu Hung regular access to his family, and to a lawyer of his choice, and that he is provided proper medical care.

PLEASE SEND APPEALS BEFORE 19 NOVEMBER 2009 TO:

Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister

Minister of Public Security
Le Hong Anh
Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street
Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 942 0223
Salutation: Dear Minister

Also send copies to diplomatic representatives of Viet Nam accredited to your country. Please check with your section office if sending appeals after the above date. This is the first update of UA 18/09 (ASA 41/001/2009). Further information: http://www.amnesty.org/en/library/info/ASA41/001/2009/en
 
Press Release: The People’s Democratic Party strongly condemns Hanoi authorities for sentencing pro-democracy activists
Trần Nam
08:24 09/10/2009
For Immediate Release

October 9, 2009

On October 6, 7, 8 and 9, 2009, the Hanoi authorities have tried these pro-democracy activists including writer Nguyen Xuan Nghia, Mr. Ngo Quynh, Mr. Nguyen Manh Son, Mr. Nguyen Van Tinh, Mr. Nguyen Van Tuc, Mr. Nguyen Kim Nhan in Hai Phong and Mr. Pham Van Troi, teacher Vu Hung and poet Tran Duc Thach in Ha Noi, Vietnam. All were imprisoned with various sentences from 2 to 6 years in jail for the fabricated and arbitrary charges of the so-called “violation of Article 88 of Vietnam’s Criminal Code”.

The above individuals have committed no crimes. They were only exercising their rights to freedom of expression by peaceful means. Vietnam is a member of the UN Commission on Human Rights in which the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Article 19, clearly protects the right of the individual to "seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, or through any other media of his or her choice". In addition, according to Article 9 of The Universal Declaration of Human Rights, "No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile," and The Socialist Republic of Vietnam's Constitution itself declares the "right of freedom expression, right of freedom press, right of freedom exchange information and right to form an association and right to demonstration" in article 69. However, the Vietnam Communist Party has ignored these basic human rights, continued to crackdown and used harsh sentences to silence pro-democracy activists.

The People’s Democratic Party strongly condemns the trials and sentencing, staged by the Vietnamese Communist Party. We call upon our members and the Vietnamese people at home and abroad to continue fighting for Human Rights, Freedom and Democracy for Vietnam.

Tran, Nam
Spokesperson of the People’s Democratic Party
 
VIETNAM: Près de 10 jours après l’expulsion des moines de Bat Nha, les autorités affirment qu’il s’agit là d’une affaire interne au bouddhisme
Eglises d'Asie
09:49 09/10/2009
Il aura fallu près de 10 jours aux autorités officielles de la province de Lâm Dông pour rendre publique leur version officielle de l’expulsion des quelque 400 religieux du monastère de Bat Nha, qui a eu lieu le 27 septembre dernier, dans la contrainte et la violence. La presse internationale a déjà largement rendu compte des événements et signalé que la police continue de mener une intense action psychologique auprès des religieux du « Village des Pruniers », actuellement réfugiés dans la pagode de Phuoc Huê, dans la ville de Bao Lôc. Ce n’est que le 6 octobre que, pour la première fois, le Comité populaire de la province de Lâm Dông, par la voix de son porte-parole, Vo Ngoc Hiêp, a livré à la presse un commentaire officiel des événements. La déclaration a été faite, le 6 octobre, à l’agence officielle du Vietnam, Tông Tân Xa Viet Nam, et reprise le lendemain par le Thanh Niên et plusieurs journaux (1).

La version des faits présentée est pour le moins originale. L’ensemble des témoignages recueillis jusqu’ici attribue la responsabilité de l’agression du monastère à une troupe de personnes mobilisées par la police et opérant sous son œil complaisant. La déclaration des autorités provinciales parle, elle, d’un « conflit interne » entre les anciens religieux du monastère de Bat Nha, sous la direction du vénérable Thich Duc Nghi, et la nouvelle communauté issue de l’école bouddhique du « Village des Pruniers ». Dans l’après-midi du 8 octobre, Mme Nguyên Phuong Nga, porte-parole des Affaires étrangères vietnamiennes, au cours d’une conférence de presse, a présenté la même version des faits et précisé qu’il n’ y avait aucune pression du gouvernement sur les 400 moines réfugiés à Phuoc Huê. La presse officielle lui a rapidement emboîté le pas.

Selon la version officielle, ce « conflit interne » aurait commencé en juin 2008, date à laquelle le recteur du monastère Thich Duc Nghi retire son patronage à la communauté du « Village des Pruniers » à cause de ses infractions à un certain nombre de règles. Les religieux accueillis auraient, en particulier, négligé de demander un certain nombre d’autorisations aux autorités civiles et religieuses. Le recteur du monastère leur a alors demandé de quitter les lieux, une demande réitérée plusieurs fois, que les disciples du « Village des Pruniers » n’auraient pas voulu mettre à exécution. Telle aurait été l’origine du conflit entre les deux groupes de moines résidant dans le monastère. Selon le porte-parole des autorités provinciales, ce sont des bouddhistes en colère qui ont procédé à l’expulsion des moines hors du monastère de Bat Nha, les 27 et 28 septembre 2009. Les autorités locales ne seraient en rien intervenues et se seraient contentées d’assurer l’ordre et la sécurité.

Cette version des faits convaincra peu de monde. Dès l’année dernière, un organe important du gouvernement central, le Bureau des Affaires religieuses, s’est engagé publiquement dans cette affaire. Dans un document, intitulé « 1329/TGCP-PG » et publié le 29 octobre 2008, le Bureau condamnait le fondateur du « Village des Pruniers » pour ses critiques de la ligne politique du gouvernement et ses violation de la législation vietnamienne. Ses disciples au Vietnam étaient accusés de non-observance des prescriptions de la loi. Par ailleurs, un site Internet consacré à la communauté de Bat Nha a mis en ligne un document du Comité populaire de Bao Lôc, « N° 789 UBND Bao Loc » daté du 7 septembre 2009 demandant à tous les fonctionnaires de mettre en œuvre une propagande qui explique à la population « les activités illégales » de la communauté du « Village des Pruniers », ses infractions aux prescriptions du Parti et de l’Etat en matière religieuse, « en vue de saboter le gouvernement et de s’opposer à l’Eglise bouddhiste vietnamienne » (2).

Depuis le 27 septembre, les religieux bouddhistes de l’école du « Village des Pruniers » ont élevé de vigoureuses protestations. Actuellement, deux sites Internet consacrés à l’affaire Bat Nha diffusent, en plusieurs langues, documents et témoignages. On peut y lire deux lettres écrites au lendemain des événements par le fondateur de l’école, le vénérable Thich Nhât Hanh, l’une adressée au chef de l’Etat, la seconde aux intellectuels du pays. L’une et l’autre sont signées Nguyên Lang, qui est le nom de plume bien connu du religieux. Les réactions sont aussi très vives dans les milieux bouddhistes du pays: des lettres ouvertes circulent. Les autorités de l’Eglise bouddhiste du Vietnam, pourtant généralement soumises aux directives de l’Etat, ne cachent pas leur émotion dans un certain nombre de rapports sur l’expulsion du 27 septembre dernier.

(1) Voir ce communiqué à l’adresse http://vn.news.yahoo.com/tno/20091007/tpl-ubnd-tinh-lam-dong-noi-ve-vu-viec-ta-949c3be.htm

(2) http://www.phapnanbatnha.net/index.php?option=com_content&view=article&id=309:qkhong-co-vic-ep-400-ngi-ri-bat-nhaq&catid=36:xa-hi&Itemid=69

(Source: Eglises d'Asie, 9 octobre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đọc lại tiểu sử đức tân Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu
Lm Lý Phan Sinh
06:04 09/10/2009
Tiểu sử Đức Tân Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu, Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc

Đức Tân Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu:
- Sinh ngày 30.10.1954 tại Ninh Mỹ, Nam Định, giáo phận Bùi Chu.
- Bà cố và gia đình ngụ tại giáo xứ Thiên Phước, ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- 1966-1967: Tu học tại TCV Thánh Phaolô Phú Nhuận.
- 1967-1969: Tu học tại TCV Thánh Phaolô Phước Lâm.
- 1969-1973: Tu học tại TCV Thánh Phaolô Xuân Lộc.
- 1973-1977: Tu học tại GHHV Piô X Đà Lạt, Khoá 16.
- 1978-1988: Phục vụ ở giáo xứ Thiên Phước (Tân Mai 2).
- 1988-1999: Thư ký của Đức cha cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật
- 25.01.1999: Thụ phong linh mục tại nhà thờ Chính toà Xuân Lộc do Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật.
(Ngài là nghĩa tử của Cha Giuse Trần Văn Hàm, Chính Xứ Thiên Phước, giáo hạt Long Thành, giáo phận Xuân Lộc)
- 2000-2006: Du học tại Toulouse Pháp, đậu Cao học Thần học Luân lý
- 2006-2009: Chưởng ấn kiêm Chánh Văn Phòng TGM Xuân Lộc
- 25.07.2009: Đức Thánh Cha Benêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.
Ngài là Giám mục thứ 101 của hàng Giám mục Việt Nam, là Giám mục thứ 14 của Giáo Hoàng Học Viện Piô X; là người con ưu tú thứ 10 xuất thân từ giáo phận Xuân Lộc; và là vị Giám mục thứ 6 của giáo phận Xuân Lộc.

Khẩu hiệu đời Linh Mục và Giám mục:
“Ngài yêu họ đến cùng” (Ga 13,1)
 
Thiếu nhi Giáo xứ Bắc Hải thuộc hạt Hố Nai vui Trung Thu
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:41 09/10/2009
HỐ NAI - Qua tin tức báo đài, trong những ngày đầu tháng mười, thời tiết mưa bão liên tục xẩy ra trên diện rộng tại các Tỉnh Miền Trung và một số Tỉnh Phía Bắc, một số Tỉnh Miền Đông cũng chịu ảnh hưởng.

Cách lạ! trong hai đêm rằm Trung Thu vùng trời Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai bầu trời trong sáng, có ánh Trăng rằm soi chiếu.

Hình ảnh Thiếu nhi Giáo xứ Bắc Hải thuộc hạt Hố Nai vui Trung Thu

Tại các nhà thờ đều tổ chức vui đón Trung Thu cho các em Thiếu nhi, các con đường làng, trong thôn xóm khu phố, rộn ràng tiếng Trống Lân của các em vui tết Trung Thu.

Cũng như mọi năm, trước giờ khai mạc đêm văn nghệ Đón Trăng Rằm, các em thiếu nhi Bắc Hải tham dự Thánh Lễ.

Ông Tôma Lưu Đức Thuần Trưởng Đoàn Thiếu Nhi Bắc Hải cho biết: “Hàng năm đến dịp Tết Trung Thu là các em rất hồ hởi phấn khởi, tổ chức thi lồng đèn, tham gia các tiết mục văn nghệ, hội thi ẩm thực, thời trang, nói chung các em đều có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, khâu tổ chức nhân sự, âm thanh, sân khấu, trang trí, đèn điện, dẫn chương trình, mỗi bộ phận, mỗi người đều có phận vụ của mình, các em có thói quen biết lắng nghe và chu toàn tốt các nhiệm vụ”.

Trong đêm văn nghệ “ Trăng của bé “ với những điệu múa, những lời ca đơn sơ trong sáng của các em thiếu nhi, nói lên tâm tình Ca ngợi Thiên Chúa, với trăng sao muôn nghìn tinh tú, với cảnh vật đất trời sinh động, và nhất là sự sống con người.

Các em lớp cấp ba hát về tình gia đình, nói về tình cha tình mẹ, tình yêu thương nơi mái ấm gia đình, các em diễn hoạt cảnh rất hay, múa Lân rộn ràng vui mắt …

Trong sân nhà xứ Bắc Hải, đêm Trung thu các em hội tụ về rất đông, các dẫy hàng ẩm thực, các em hối hả phục vụ khách tí hon và có khá đông các anh các chị thanh niên, cũng có nhiều gia đình trẻ đến vừa thưởng thức các món ăn do các em phục vụ và xem văn nghệ.

Cũng trong chương trình đêm văn nghệ có phần phát thưởng cho các em thi đậu vào các trường Đại học, cao đẳng năm nay. Dù bận rộn công việc chuẩn bị cho ngày lễ khởi công trùng tu Thánh Đường sắp tới, cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải cũng đã đến với các em, Ngài nói: “cha rất vui nhận thấy các con hăng say công việc tông đồ, qua sinh hoạt đoàn thiếu nhi Thánh Thể trong xứ, các con là những học sinh giỏi, những con ngoan trong gia đình, cha chúc các con có đêm Trung Thu thật vui, là những người con chăm ngoan học giỏi trong gia đình, xã hội và giáo hội”.

Sau lởi chia sẻ của cha xứ, các em hân hoan liền vỗ tràng pháo tay thật to thật dài biểu lộ tâm tình cảm ơn cha.

Chương trình đêm văn nghệ được khép lại lúc 10 giờ hơn, nhìn các em thiếu nhi trên đường về nhà, các em tung tăng chạy nhẩy, hồn nhiên thoải mái.
 
Đức Tân Giám Mục Toma Vũ Đình Hiệu - Người Con Thứ 10 của GP Xuân Lộc...
Lm Lý Phan Sinh
09:12 09/10/2009
Đức Tân Giám Mục Toma Vũ Đình Hiệu - Người Con Thứ 10 của GP Xuân Lộc...

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tiến cử và đón nhân một người anh em trong gia đình Giám Mục Việt Nam. Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu hôm nay đã góp thêm cho vườn hoa của các Giám Mục Việt Nam lên 101 vị.

Đặc biệt GP Xuân Lộc với lòng tri ân dâng lời cám ơn sâu xa nhất đến Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục giáo phận Xuân Lộc, đã yêu thương tín nhiệm, tiến cử lên Đức Thánh Cha và thay mặt cho Đức Thánh Cha, chủ sự lễ tấn phong cha Tôma, một người con ưu tú của giáo phận Xuân Lộc lên hàng Giám Mục.

Cám ơn giáo phận Xuân Lộc đã sinh ra 10 người con trong thiên chức Giám Mục.

1. Người anh cả đó là Đức cha Gioan B Nguyễn Bá Tòng nguyên Giám Mục giáo phận Phát Diệm, sinh ngày 07-08-1868 tại Bà Rịa,

2. Anh hai là Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, nguyên Giám Mục giáo phận Cần Thơ, sinh ngày 23-07-1909 tại Bà Rịa.

3. Anh ba là Đức cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, nguyên Giám Mục giáo phận Vĩnh Long, sinh ngày 21-01-1921 tại Bà Rịa.

4. Anh tư là Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, nguyên Giám Mục giáo phận Xuân Lộc sinh ngày 12-09-1926, là người con của Xuân Lộc.

5. Anh năm là Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục giáo phận Bà Rịa, sinh ngày 09-01-1942, tại Bà Rịa.

6. Anh sáu là Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục giáo phận Phú Cường, sinh ngày 02-03-1937 là người con của giáo phận.

7. Anh bảy là Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục giáo phận Hưng Hóa, sinh ngày 14-09-1944, là người con của giáo phận.

8. Anh tám là Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục giáo phận Xuân Lộc, sinh ngày 20-03-1940.

9. Anh chín là Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục giáo phận Phát Diệm, sinh ngày 24-11-1953.

10. Anh mười là Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Phụ Tá Giám Mục giáo phận, sinh ngày 30-10-1954.
 
Nhật ký hành trình những ngày sau cơn bão số 9: Caritas TGP Hà Nội thăm Miền Trung
Lm. Bruno Phạm Bá Quế
10:06 09/10/2009
HÀ NỘI - Ngày 8.10.2009 - Cơn bão số 9 (mang tên Ketsana) đã thổi vào Việt Nam, gây mưa rất to kèm theo dông, gió giật cấp 8-10 tại các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Định và các tỉnh Tây nguyên. Trong đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Sau khi thông tin về cơn bão được đưa ra qua các phương tiện truyền thông, Đức Cha Phụ Tá Tổng Giáo Phận đã thay mặt Đức Tổng Giám Mục gửi tới cộng đồng dân Chúa Tổng Giáo Phận thư kêu gọi toàn thể TGP cầu nguyện và “đóng góp tiền của giúp đỡ các nạn nhân”. Trong tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”, Đức tổng Giám Mục Giuse đã cử một phái đoàn của UBBAXH - Caritas Giáo phận tới các Giáo Phận gặp thiên tai để bày tỏ sự hiệp thông của TGP Hà nội với các nạn nhân lũ lụt.

Thăm nạn nhân bão tại giáo phận Đà Nẵng và Qui Nhơn

Đoàn chúng tôi lên đường vào chiều ngày Chúa nhật, 4/10; và vào lúc 6h chiều Chúa nhật chúng tôi đã có mặt tại Tòa Giám mục Đà Nẵng.

Sáng ngày 5/10, chúng tôi được cha Tổng đại diện của Giáo phận Đà nẵng hướng dẫn tới thăm Giáo xứ Cần Dầu, một trong những Giáo xứ bị thiệt hại nặng nề của cơn bão.

Đúng 8h chúng tôi tới Giáo xứ Cần Dầu. Cảnh đổ nát hoang tàn không còn nữa, nhưng trên cánh đồng chỉ còn trơ lên những thân lúa đã bị thối rữa do bị ngâm nước lâu ngày. Đây đó một số nông dân đang vớt lại những gì còn có thể trên thửa ruộng mà họ đã đổ bao mồ hôi, mong có ngày gặt hái. Nhưng giờ đây, nước mắt lại chảy dài trên những tàn tích của thiên tai. Đoàn chúng tôi đã thăm cha Xứ, Cha Emmanuel Nguyễn Tấn Lục, và chia sẻ cùng anh chị em giáo dân tấm lòng của Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức Cha Phụ Tá Lôrenxô, Các Cha và toàn thể giáo dân của TGP Hà Nội.

Rời Giáo Xứ Cần Dầu, chúng tôi lên đường tới Giáo Phận Quy Nhơn, cách Giáo xứ Cần Dầu khoảng 120 km. Theo sự giới thiệu của Cha Gioan Võ Đình Đệ, phụ trách UBBAXH - Caritas của Giáo Phận Quy Nhơn, chúng tôi đã tới cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Châu Ổ. Sau những phút hàn huyên, chúng tôi lên đường tới thăm Giáo Xứ Bình Hải do Cha Giuse Phan Minh Hảo phụ trách.

Giáo xứ Bình Hải là một Giáo xứ ven biển nên chịu thiệt hại trực tiếp của cơn bão. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh hoang tàn, những căn nhà đổ nát, những nếp nhà trốc mái, những rặng cây trốc rễ, những bức tường đổ nát. Nhìn ngôi thánh đường hoang tàn của giáo xứ Bình Hải, lòng người không khỏi nghĩ đến những ngôi biệt thự của thành phố và lời Vua Thánh Đavit đã nói: “Ta sống trong nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm bia Thiên Chúa thì ở trong lều tạm…”.

Từ giáo xứ Bình Hải, chúng tôi lên đường để tới Giáo Phận Kontum.

Vượt qua hành trình dài trên 300 cây số, chúng tôi tới Giáo xứ Thăng Thiên lúc 11h đêm ngày 5/10. Cha Phêrô Đỗ văn Đông, phụ trách UBBAXH - Caritas của Giáo Phận Kontum, và một số giáo dân đã đón chào chúng tôi với những nụ cười trìu mến.

Sáng ngày 6/10, sau khi dâng Thánh lễ tại nhà thờ Thăng Thiên chúng tôi lên đường tới thăm trại Cùi Đakkia. Bà con trong trại cũng đang dọn dẹp những đổ vỡ. Đây đó các em đang phơi những cuốn sách bị ướt trên hàng rào, đây cuốn Thánh Ca, kia quyển sách học trò.

Sau khi bày tỏ sự hiệp thông của Tổng Giáo Phận Hà Nội với bà con nơi đây, chúng tôi tới thăm nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi Vinh Sơn.

Giáo phận Kontum có 5 nhà Vinh Sơn, chúng tôi chỉ thăm được hai nhà, đó là Vinh Sơn 1 và Vinh Sơn 2, với tổng cộng khoảng 430 em mồ côi người dân tộc. Khi chúng tôi đến, chị phụ trách nhà giới thiệu cho chúng tôi thành viên mới nhất, đó là một bé trai mới một tháng tuổi. Nhìn những ánh mắt thơ ngây của các em, lòng chúng tôi nhói đau!!!

Tại đây chúng tôi bắt gặp những anh chị em tinh nguyện viên đang dọn dẹp nhà cửa: người dọn bùn đất, người dặt quần áo, người phơi sách vở. Đẹp thay những con tim yêu thương đang bao bọc chở che các em thay cho cha mẹ chúng. Chúng tôi cùng nhau trò chuyện và chia sẻ với các em. Một nét đẹp chúng tôi nhận thấy nơi các em bé người dân tộc đó là không tranh giành nhau. Khi chúng tôi phát quà, các em đứng yên để chờ đến lượt mình, có em chưa được phát cũng không nói gì, chỉ đứng yên, chúng tôi phải hỏi, em nào chưa có thì giơ tay lên, các em mới giơ tay. Đơn sơ quá, thánh thiện làm sao!!!

Rời các nhà Vinh Sơn, chúng tôi tới thăm một giáo xứ người dân tộc, xứ Konmơnay, Sơlam và chia sẻ với bà con nơi đây những phần quà bé nhỏ.

Tạm biệt Pleycu, chúng tôi vượt qua quãng đường gần 500 km và trở lại Đà Nắng lúc 11 h đêm ngày 6/10.

Thăm Huế và Quảng Trị

Sáng 7/10 chuyến xe Hoàng Long đưa chúng tôi tới Huế lúc 6h30 sáng. Vừa tới bến xe, một tài xế xe ôm đã ân cần tiếp đón chúng tôi và đưa chúng tôi về tòa Tổng Giám Mục Huế.

Sau khi thăm tòa Tổng Giám mục Huế, đoàn chúng tôi đã được cha giám đốc Caritas Giuse Dương Đức Toại hướng dẫn đi thăm và chia sẻ tại huyện Hải lăng, tỉnh Quảng trị. Chúng tôi tới giáo họ Hà Lộc thuộc xứ Mỹ Chánh. Cha xứ Phêrô Hoàng Minh Tuân và bà con giáo dân đã đón chúng tôi với những ánh mắt và nụ cười thân thương. Tôi nói với Cha Toại: Con chưa thấy cảnh bão ở nơi đây! Ngài nói, cha sẻ thấy. Và cha giới thiệu đoàn chúng tôi tới thăm giáo họ Hội Điền. Nơi đây, chúng tôi mới được chứng kiến thế nào là lũ lụt, thế nào là hoang tàn. Chúng tôi xuống một con đò và sau khoảng gần một tiếng đồng hồ, cha quản lý địa phận nói với chúng tôi: Cha đã thấy cảnh hoang tàn chưa!!! Và Ngài chỉ tay về phía một làng nhỏ, một họ đạo ở giữa một ốc đảo, xung quanh mênh mông biển nước. Và ngài nói: còn nhiều họ đạo trong tình trạng như thế này nữa. Khi chúng tôi đến, nước lụt đã được gần hai tuần rồi, mà bốn bên vẫn nước là nước. Chẳng còn gì cả. Những cánh đồng đang mùa thu hoạch đã bị nhấn chìm trong nước. Những người dân nơi đây sẽ lấy gì sinh sống!!! Chúng tôi gặp đây đó những em nhỏ đang chèo thuyền đi học. Tôi hỏi các em: mất bao nhiêu thời gian để chèo thuyền tới lớp? các em trả lời: khoảng một tiếng. Trời yên đã vậy, lúc mưa gió thì làm sao, vì các em nhỏ quá!!!

Khi chúng tôi tới thăm, dù đang vất vả để khắc phục hậu quả cơn bão nhưng nghe giới thiệu có cha ở Hà nội thay mặt Đức Tổng Giuse và Đức Cha Laurenso vào thăm, ai cũng đem lòng quý mến.

Sau khi thăm hỏi và chia sẻ với bà con nơi đây, chúng tôi trở lại Tòa Tổng Giám Mục Huế và lên đường trở về Hà Nội.

Cảm Tạ Chúa, cám ơn Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, các Cha và mọi thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận đã rộng lòng giúp đỡ để chuyến đi được tốt đẹp.

Hà nội ngày 8/10/2009.
 
Nhật ký Hội nghị Thường niên Kỳ II-2009 Hội đồng Giám mục Việt Nam (4)
PV WHĐ
10:14 09/10/2009
WHĐ (09.10.2009) – Sau khi nghe Đức cha Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng, trình bày chi tiết ý nghĩa và chương trình của nghi thức khai mạc, các giám mục đã đồng ý đưa nghi thức đốt đuốc, kính nhớ tổ tiên và sám hối vào buổi chiều hôm trước. Như vậy, nghi thức khai mạc Năm Thánh 2010 cách nào đó đã được bắt đầu từ chiều ngày 23-11 cùng với các tiết mục diễn nguyện của 10 giáo phận miền Bắc. Thánh Lễ Khai mạc Năm Thánh sẽ được cử hành trang trọng chính ngày 24-11 kính nhớ Các thánh tử đạo Việt Nam, là cử hành Phụng vụ thuần túy như cao điểm của cuộc lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam.

Sau hai ngày bàn khá chi tiết về việc cử hành và tuyên xưng đức tin, hôm nay các giám mục bàn qua bước thứ ba: việc “SỐNG” Năm Thánh. Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn nhắc đến tinh thần của thông điệp mới đây của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI “Bác Ái trong Chân lý” (Caritas in Veritate”) như điểm qui chiếu cốt yếu cho việc Sống chủ đề Năm Thánh: Giáo hội, Mầu Nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ. Sống mầu nhiệm Giáo hội đó chính là sống Chân lý và Tình yêu, là Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu nạn chịu chết và phục sinh. Từ đó, Dân Chúa sống làm chứng mình là “Giáo hội của Chúa Kitô ở giữa dân tộc mình”, như lời dạy của Đức giáo hoàng đương kim. Thái độ sống căn bản kể từ Công đồng Vatican II đến nay là “vượt qua đối đầu để đi tới đối thoại”. Đức cha Giuse Võ Đức Minh nhắc lại lời khuyên bảo của Đức giáo hoàng trong chuyến Ad limina vừa qua: phần các giám mục, các ngài phải là những vị nhiệt thành, khiêm nhường, luôn biểu lộ tình hiền phu, huynh đệ đối với các linh mục, và giáo dân của mình; phần các linh mục, phải gắn bó với giám mục mình hăng say cộng tác với vị mục tử giáo phận phục vụ đoàn Dân được giao phó cho mình; phần giáo dân, các gia đình phải lo sao để trở nên trường dạy đức tin và lò hun đúc các giá trị nhân bản cho thế hệ mới.

Thời gian còn lại trong ngày, các Đức cha các giáo phận còn lại (TGP. TP.HCM, Bà Rịa, Cần Thơ, Đà Lạt) trong tâm tình huynh đệ chia sẻ thông tin về sinh hoạt giáo phận mình. Sự vui vẻ, chân thành, trong bầu khí ám áp tin tưởng huynh đệ, là nét dễ cảm nhận qua các chia sẻ nơi các Đức cha. Xen kẽ vào đó, các vị bàn đến một số việc như quỹ tương trợ linh mục, giám mục hưu.

Buổi tối, sau giờ chầu kinh tối, các giáo tỉnh lại họp riêng để thảo luận về Kinh Năm Thánh, và Thư công bố Năm Thánh, để chuẩn bị trước cho ngày họp hôm sau.

(Theo hdgmvietnam.org)
 
Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010
Hội Đồng GMVN
10:42 09/10/2009


 
Danh sách Ân Nhân cứu trợ nạn nhân bão số 9 Ketsana tại Việt Nam
VietCatholic Network
17:14 09/10/2009
Danh sách những vị Ân Nhân (đợt 2: từ ngày 8/10/2009...)
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã tặng tiền cho Qũi Cứu Trợ nạn nhân
bị thiệt hại do bão số 9 Ketsana tại Việt Nam:


Xem danh sách Ân Nhân (đợt 1: từ 1-7 tháng 10/2009)

Số Ngày Tên Địa ChỉTặng
309 Oct 12, 2009 Hai Nguyen Irving, TX $200.00
308 Oct 12, 2009 Cuong Ngo Bellevue, WA $100.00
307 Oct 12, 2009 Ngan Vu Morrow, GA $100.00
306 Oct 12, 2009 Chuong Do Houston, TX $100.00
305 Oct 12, 2009 Peter Vu Silver Spring, MD $300.00
304 Oct 12, 2009 Tuynh Dao Seattle, WA $100.00
303 Oct 11, 2009 Phuong Nguyen Houston, TX $200.00
302 Oct 11, 2009 Tu Nguyen Houston, TX $100.00
301 Oct 11, 2009 Vincent Nguyen Downey, CA $50.00
300 Oct 11, 2009 Jenny Ly West Valley City, UT $100.00
299 Oct 11, 2009 Linh Tran Edmonton, Canada $100.00
298 Oct 11, 2009 Khanh D Nguyen Austin, TX $200.00
297 Oct 11, 2009 Tuan Dinh Bloomingdale, NJ $500.00
296 Oct 11, 2009 Trung Tran APO, AE $200.00
295 Oct 11, 2009 Nam Nguyen New Orleans, LA $75.00
294 Oct 11, 2009 Thang Lai Houston, TX $100.00
293 Oct 11, 2009 Ngoc Vu Cypress, TX $100.00
292 Oct 11, 2009 Thao Hoang San Jose, CA $100.00
291 Oct 10, 2009 Bùi Trung Trực Santa Ana, CA $100.00
290 Oct 10, 2009 Thanh Nguyen Mansfield, TX $200.00
289 Oct 10, 2009 Tu Đoàn Nhà Chúa New Orelans, LA $100.00
288 Oct 10, 2009 Lien & TamGiao Nguyen Baltimore, MD $50.00
287 Oct 10, 2009 Phung Van Phung Houston, TX $50.00
286 Oct 10, 2009 Rev. Vincent Phan Mobile, AL $200.00
285 Oct 10, 2009 Sung The Dinh Kent, WA $200.00
284 Oct 10, 2009 Ky Huu Nguyen Philadelphia, PA $100.00
283 Oct 10, 2009 Ẩn Danh Ottawa, Canada $200.00
282 Oct 10, 2009 Ẩn Danh Jacksonville, FL $30.00
281 Oct 10, 2009 Chau Do Pearland, TX $100.00
280 Oct 10, 2009 Tuyen Tran Houston, TX $100.00
279 Oct 9, 2009 Tri Truong Bradenton, FL $20.00
278 Oct 9, 2009 Fr. John Dang Jamaica, NY $100.00
277 Oct 9, 2009 Lam Vu San Jose, CA $100.00
276 Oct 9, 2009 Hiep Hoang San Diego, CA $100.00
275 Oct 9, 2009 Tam Nguyen Louisville, KY $50.00
274 Oct 9, 2009 Chinh Vu San Jose, CA $100.00
273 Oct 9, 2009 Quang Nguyen San Diego, CA $200.00
272 Oct 9, 2009 Anne Tran Glendale Heights, IL $200.00
271 Oct 9, 2009 Hanh Pham Berkeley, CA $100.00
270 Oct 9, 2009 Quoc & Tu Ngoc Nguyen Houston, TX $50.00
269 Oct 9, 2009 Cap & Len Nguyen West Hartford, CT $200.00
268 Oct 9, 2009 Don Le & Ngoc Lien Lawrenceville, GA $20.00
267 Oct 9, 2009 Viet Duc Nguyen San Jose, CA $100.00
266 Oct 9, 2009 Tuân Chu Hamilton, Ont. Canada $100.00
265 Oct 9, 2009 Bao & Nhung Nguyen Elk Grove, CA $50.00
264 Oct 9, 2009 Ha T Hagar Saint Louis, MN $100.00
263 Oct 9, 2009 Hồng Vân Hồ Irvine, CA $100.00
262 Oct 9, 2009 Viet Nguyen Bellingham, WA $100.00
261 Oct 9, 2009 Hiep Dang Calgary, Canada $100.00
260 Oct 9, 2009 Hien Nguyen Brooklyn center, MN $100.00
259 Oct 9, 2009 Van Do Mettuchen, NJ $50.00
258 Oct 9, 2009 Dao Bui Waterford, MI $100.00
257 Oct 9, 2009 Van Nha Tran Quebec, Canada $100.00
256 Oct 9, 2009 Thanh Lam Tran Gannat, France $30.00
255 Oct 8, 2009 Voc Nguyen Burnaby, Canada $100.00
254 Oct 8, 2009 Binh Nguyen El Monte, CA $50.00
253 Oct 8, 2009 MinhTam Nguyen Sicklerville, NJ $100.00
252 Oct 8, 2009 Khue Nguyen Ft Worth, TX $200.00
251 Oct 8, 2009 Vincent Nguyen Downey, CA $150.00
250 Oct 8, 2009 Binh Tran Rochester, NY $50.00
249 Oct 8, 2009 Doanh Hoang La Vista, NE $100.00
248 Oct 8, 2009 Daniel Le Milpitas, CA $50.00
247 Oct 8, 2009 Cong Nguyen Annandale, VA $100.00
246 Oct 8, 2009 Hong Pham Oakland, CA $200.00
245 Oct 8, 2009 Lam Tran San Jose, CA $500.00
244 Oct 8, 2009 Jeffrey & Minh Tram Le Richmond, VA $200.00
243 Oct 8, 2009 Minh Thi Nguyen Marble Falls, TX $100.00
242 Oct 8, 2009 Syrone & ThuyHuong Nguyen Chula Vista, CA $20.00
241 Oct 8, 2009 Peter & Theresa Tam Nguyen San Jose, CA $100.00
240 Oct 8, 2009 Bach Lien thi Tran North Hills, CA $20.00
239 Oct 8, 2009 Daisy Nguyen Richmond, VA $10.00
238 Oct 8, 2009 Trung & Chau Nguyen Arlington, TX $200.00
237 Oct 8, 2009 Cecile and Lien Nguyen Falls Church, VA $100.00
236 Oct 8, 2009 Ton & Oanh Nguyen San Diego, CA $100.00
235 Oct 8, 2009 Di Thi Dang Jonrsboro, GA $100.00
234 Oct 8, 2009 Luan Dinh Nguyen Tigard, OR $100.00

Muốn đóng góp bằng Credit Cards hay Paypal, xin nhấn vào đây

Chúng tôi xin hết lòng đội ơn lòng hảo tâm của qúi vị độc giả đã đóng góp vào Qũy Cứu Trợ cho các nạn nhân bão lụt bão Ketsana. Nếu qúi vị nào muốn đóng góp, xin tiếp tục gửi chi phiếu hoặc chuyển tiền về cho các tổ chức sau đây:

Tại Mỹ Châu:
Ngân phiếu gửi cho: VietCatholic Charity
(Qũi Bác Ái VietCatholic) với chú thích "S.O.S Lũ lụt 2009”
và gửi về: VietCatholic, P.O. Box 1408, Claremont, CA 91711, USA,
Hoặc vào Paypal.com
và trả tiền cho ID: VietCatholic, email: conggiao@gmail.com
Hay: Nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu, chú thích: “S.O.S Lũ lụt 2009”
Account: Hibernia Bank, DAN CHUA # 90812002953
P.O. Box 1419, Gretna, LA. 70053-1419, USA
danchuausa@aol.com


Tại Âu Châu:
Dân Chúa Âu Châu, ngân phiếu về: Konto DAN CHUA “SOS lũ lụt 2009”
1) Chuyển tiền ở Đức: BW/ Bank (Germany)
Konto-Nr. 1261910 - BLZ 600 501 01.
(Ở Đức muốn có giấy khai thuế, xin cho tên và địa chỉ để gửi giấy khai thuế).
2) Chuyển tiền từ ngoài vào Đức, xin ghi thêm:
IBAN: DE 28 6005 0101 0001 2619 10, BIC: SOLADEST
info@danchua.de


Tại Úc Châu:
Chuyển thẳng vào Ngân hàng National, chương mục
Dân Chua Magazine, # SBS: 083-373 Account # 66671-1925
Hay gửi ngân phiếu đề Dan Chua "S.O.S Lũ lụt 2009”
715 Sydney Rd. Brunswick, VIC 3056
(Nếu muốn có giấy miễn thuế xin đề Don Bosco Mission)
Và gởi về địa chỉ 715 Sydney Rd. Brunswick,
VIC 3056, AUSTRALIA
quangsdb@yahoo.com


Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.

Trân trọng,

Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Dân Chúa Âu Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Dân Chúa Úc Châu
Lm GioanKim Việt Châu, Dân Chúa Mỹ Châu
Lm Gioan Trần Công Nghị, VietCatholic Network
 
15.000 người tham dự lễ phong chức tân Giám mục Toma Vũ Đình Hiệu, phụ tá Xuân Lộc
PV WHĐ
21:13 09/10/2009
XUÂN LỘC (10.10.2009) – Thánh lễ và nghi thức tấn phong giám mục diễn ra từ 6g đến 8g35, trong tiết trời dịu mát lúc bình minh của vùng đất đỏ Xuân Lộc, mỗi khi vào cuối mùa mưa bước sang đầu mùa khô.

Dịu dàng và trong trẻo, một khung cảnh đặc trưng của vùng đất phương Nam miền đông đầy nắng và tràn trề gió.

Hàng trăm giáo dân trong số 15.000 khách mời tham dự thánh lễ tấn phong đã có mặt từ sớm tinh mơ. Mới 4g sáng ngày 10-10, khuôn viên Tòa Giám mục, nơi diễn ra Nghi thức tấn phong, đã rực sáng ánh đèn và tấp nập giáo dân tuôn về, dâng kinh sáng cầu nguyện cho Đức tân giám mục.

Đúng 6g, Đức tân giám mục và đoàn đồng tế được cộng đoàn phụng vụ Thánh lễ tấn phong đón rước trong khung cảnh uy nghiêm mà chứa chan tình yêu thương và hiệp nhất.

Bản thánh ca Yêu thương đến cùng, do linh mục nhạc sĩ Kim Long viết tặng Đức tân giám mục Tôma, được ca đoàn Đại chủng viện Thánh Giuse (cơ sở II) thể hiện, đã đưa cộng đoàn tham dự Nghi lễ tấn phong vào khung cảnh linh thánh của cử hành phụng vụ.

Thánh lễ tấn phong giám mục của Đức cha Tôma có sự tham dự của toàn thể các giám mục đến từ 26 giáo phận, gồm 31 vị vừa tham dự Hội nghị Thường niên kỳ II của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tổ chức tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, từ ngày 5-10 đến hết ngày 9-10 (WHĐ đã liên tục đưa tin về Hội nghị này).

Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc, chủ tế thánh lễ và là giám mục chủ phong, đã thay mặt cộng đoàn Dân Chúa Xuân Lộc nói lên niềm vinh dự được đón tiếp Đức Hồng y, các Đức tổng giám mục và quý Đức cha đã chọn Xuân Lộc làm nơi tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II của HĐGMVN, và sáng nay, 10-10, đồng tế trong Thánh lễ tấn phong vị giám mục phụ tá của giáo phận.

Hai vị phụ phong trong Nghi lễ tấn phong giám mục là Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, giám mục giáo phận Bà Rịa và Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh.

Đặc biệt, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm, cùng xuất thân từ linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc và cùng được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngày 25-07-2009 với Đức cha Tôma, đã về thăm giáo phận cũ, hiệp thông và chúc mừng vị tân giám mục phụ tá.

Đồng tế trong Thánh lễ tấn phong, có hơn 600 linh mục trong và ngoài giáo phận Xuân Lộc. Ngoài ra còn phải kể đến sự tham dự rất cảm động của các linh mục học chung lớp với Đức tân giám mục tại Tiểu chủng viện thánh Phaolô Xuân Lộc (1966-1973): Rôcô Nguyễn Kim Duy (nhạc sĩ Nguyễn Duy), Phaolô Bùi Đức Kỳ, Đaminh Ngô Công Sứ, Giuse Nguyễn Xuân Triết, Giuse Nguyễn Thế Vinh.

Tham dự thánh lễ có 15.000 khách mời là nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân.

Tiếp theo phần Phụng vụ Lời Chúa và sau khi linh mục thỉnh nguyện viên trình Tông sắc của ĐTC Bênêđictô XVI bổ nhiệm linh mục Tôma Vũ Đình Hiệu vào hàng giám mục, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục phó giáo phận Nha Trang, chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh trực thuộc HĐGM Việt Nam, chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ ý nghĩa của Lời Chúa trong Is 61, 1-3 Thánh Thần Chúa ngự trên tôi (bài đọc I), 2 Tm 1, 6-14 Tôi biết tôi tin vào ai (bài đọc II), và Ga 13, 1-15 Ngài yêu họ đến cùng (Phúc âm).

Mở đầu, Đức cha Giuse Minh khái quát ý nghĩa chính các bài đọc Phụng vụ Lời Chúa, đồng thời bày tỏ những cảm nhận của ngài về châm ngôn sứ vụ giám mục của Đức tân giám mục:

Lời Chúa trong ba bài đọc Kinh Thánh chúng ta vừa nghe thật thích hợp với Thánh lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu hôm nay. Đức Cha Tôma thân yêu của chúng ta có thể tuyên bố trước mặt mọi người như tiên tri Isaia thuở xưa rằng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…”. Đức Cha Tôma cũng sẵn lòng tuyên xưng đức tin như Thánh Tông đồ Phaolô: “Tôi biết tôi tin vào ai…”. Và quan trọng nhất là câu Phúc Âm mà Thánh Tông đồ Gioan đã viết về Chúa Giêsu, khi Chúa rửa chân cho các môn đệ: “Ngài yêu họ đến cùng”. Chính câu này đã được Đức Cha Tôma chọn làm châm ngôn cho sứ vụ giám mục của mình”.

Suy ngẫm về sứ vụ mục tử, Đức cha Giuse Minh gợi lại Huấn từ của ĐTC với các giám mục VN trong chuyến Ad limina 2009 vừa qua, như một cách bày tỏ tình huynh đệ giám mục với Đức cha mới:

“Thưa Đức Cha Tôma, hôm đó Đức Cha cũng có mặt ở Roma, nhưng chưa được trực tiếp nghe bài huấn từ cùng những lời nhắn nhủ của Vị Cha chung, đồng thời là người Anh Cả của các Giám mục. Hôm nay, nhắc lại điều này như thể Đức Thánh Cha ngỏ lời với cả Đức cha nữa đấy. Và tôi thấy bài Huấn từ đó là một minh hoạ rất cụ thể cho châm ngôn mà Đức cha đã chọn cho cuộc đời giám mục của mình: “Ngài yêu họ đến cùng”. Vậy, tôi xin được chia sẻ đơn sơ với Đức cha, trước mặt các Đức Giám mục và toàn thể Dân Chúa ở đây, những điều mà tôi cảm nhận như là những điểm nhấn đặc biệt trong bài Huấn từ quan trọng này của Đức Thánh Cha”.

Đức cha Giuse chia sẻ cảm nhận của ngài về những yêu cầu ĐTC nêu lên cho các giám mục, là phải quan tâm đến các linh mục và nêu gương thánh thiện cho Dân Chúa:

Đức Thánh Cha yêu cầu các Giám mục ba điều mà ngài nói ra như ba mệnh lệnh: “- Anh em hãy lo lắng cho các linh mục; - Hãy hiếu biết các linh mục cách thấu đáo; - Và hãy giúp đỡ các linh mục hoàn thành việc thường huấn”. Một chương trình thật toàn diện, nhưng rất thiết thực! Mỗi Giám mục mà thi hành trọn vẹn ba mệnh lệnh ấy, thì đó là cách cụ thể nhất để yêu thương các linh mục của mình đến cùng”.

Và: “Sứ mạng chính yếu của linh mục là hướng dẫn Dân Chúa nên thánh, thì chính linh mục, cũng như Giám mục, phải nêu gương thánh thiện cho Dân. - Người ta không thể đi tìm một mẫu linh mục, giám mục nào khác, dù lấy cớ “để cho hợp thời”. Thật vậy, Phúc Âm Chúa Giêsu không bao giờ lỗi thời, và dù sống trong thời đại nào, Giáo Hội vẫn được Chúa trao cho sứ mạng thánh hoá và thánh hiến thế gian, chứ không thể để cho mình bị thế gian tục hoá”.

Vị giám mục giảng lễ còn chia sẻ với Đức tân giám mục về những quan tâm hiện nay của HĐGMVN, đã được chính ĐTC tán thành và khích lệ, là chăm lo việc củng cố nền giáo dục gia đình công giáo và “tập trung tầm nhìn vào việc phục vụ dân tộc của mình, bằng cách góp phần vào việc phát triển toàn diện mỗi con người và cả đất nước”.

Bằng những lời chứa chan tình huynh đệ, Đức cha Giuse kết thúc bài giảng:

Thưa Đức Cha Tôma quý mến, trong tình anh em, tôi đã chia sẻ với Đức Cha một vài điều mà tôi đón nhận được trong chuyến viếng thăm Ad limina vừa rồi. Bây giờ tôi chỉ xin được hiệp lòng và hiệp lời với Đức cha Chủ tịch, Đức Hồng y, quý Đức cha trong HĐGMVN, quý linh mục đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân cũng như quý vị hiện diện hôm nay, cầu chúc Đức cha được tràn đầy ân sủng và sức mạnh Chúa Thánh Thần, để Đức cha chu toàn sứ vụ Giám mục một cách xác tín, hân hoan và có hiệu quả như lòng mong ước của Giáo Hội và cách riêng của Đức Thánh Cha Bênêđictô kính yêu của chúng ta; nhờ đó, khuôn mặt dịu hiền và sứ vụ phục vụ của Chúa Giêsu được tỏa sáng ở trần gian nầy, vì Ngài yêu họ đến cùng”.

Thánh lễ tấn phong diễn ra trong bàu khí trang nghiêm và lắng sâu vào tâm tình “Ngài yêu họ đến cùng” được gợi lên từ châm ngôn sứ vụ của vị tân giám mục.

Bầu khí trang nghiêm vẫn được duy trì một cách đầy ấn tượng khi trời bỗng đổ một cơn mưa nhẹ, kéo dài 7 phút, ngay lúc Hiệp lễ.

Liền sau Kinh cầu cho các linh mục nhân Năm linh mục và Lời nguyện Hiệp lễ, mưa dứt hạt. Bàu trời bình minh Xuân Lộc lại thêm dịu dàng, ngọt mát, như hòa cùng lòng người đang dâng niềm xúc động, khi Đức tân giám mục phụ tá bước đến Dân Chúa đông đảo đang cầu nguyện cho ngài, ban phép lành đầu tay.

Phép lành đầu tay của Đức cha Tôma như một lời chào yêu thương và như một diễn đạt tâm nguyện “Yêu họ đến cùng” của vị mục tử.

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGMVN đã phát biểu chào mừng Đức cha Tôma, thành viên mới của Hội đồng. Ngài nhắc lại kỷ niệm thân tình vừa được ghi khắc trong tuần qua, khi Đức cha Tôma lần đầu tiên tham dự Hội nghị thường niên của HĐGM. Đức cha Phêrô đồng thời cũng bày tỏ sự kỳ vọng và lời cầu chúc của HĐGMVN dành cho Đức cha mới sẽ đảm đương những trọng trách: cộng tác với Đức cha Đaminh đồng thời thực thi vai trò giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse (cơ sở II). Đức cha Phêrô tin tưởng Đức cha Tôma sẽ chu toàn mọi phận sự với khả năng và kinh nghiệm sống tương giao của ngài.

Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Tổng đại diện, đã thay lời cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc, chào mừng và cầu chúc Đức tân giám mục phụ tá luôn đầy ơn Chúa trong bước đường mới của sứ vụ. Đức ông cũng nhắc lại hai hồng ân của giáo phận trong hơn hai tháng qua khi có hai linh mục Xuân Lộc được Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục. Đức ông nhấn mạnh Đức tân giám mục là con người “xốc vác”, tận tâm tận lực trong mọi công việc phục vụ giáo phận.

Thánh lễ tấn phong giám mục của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, hiệu tòa Bahanna, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc đã kết thúc vào lúc 8g35 sáng cùng ngày, trong ánh nắng rực rỡ của một ngày mới, sau một cơn mưa nhẹ. Một biểu tượng tự nhiên về sức sống của Giáo Hội đang tràn trề trên mảnh đất miền đông Nam bộ.

Giai điệu bát ngát của bài thánh ca Đến cùng yêu thương do linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy sáng tác (Anh Tuấn phổ nhạc) tặng Đức tân giám mục như đồng điệu với đất trời và lòng người.

Nghi thức khởi đầu sứ vụ của một vị giám mục đã khép lại.

Đồng thời lại mở ra cho giáo phận Xuân Lộc một niềm phấn khởi mới. Niềm phấn khởi của một giáo phận vừa được Giáo Hội gửi đến một giám mục phụ tá.

Bà Maria Tạ Thị Ngọt, 82 tuổi, giáo dân Kim Thượng, hạt Gia Kiệm, thân mẫu của linh mục Gioan Đỗ Văn Ngân, bạn cùng lớp với Đức cha mới tại Giáo hoàng Học viện Piô X (1973-1977), nói với phóng viên WHĐ: “Đức cha mới là người sống hiền hòa, khiêm nhường. Rồi đây giáo phận sẽ được hưởng nhiều ơn ích nhờ lòng sốt sắng và tận tụy của ngài”.

Ông Gioakim Phạm Sỹ, 56 tuổi, Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Bắc, hạt Phú Thịnh, nói: “Hôm nay là một ngày vui mừng và đáng nhớ của giáo phận. Ước mong giáo phận, đã được Đức cha Đaminh dẫn dắt, nay lại có Đức cha Tôma phụ tá cho ngài, thì việc canh tân đời sống của các gia đình và của mỗi người chắc chắn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ và có kết quả thêm nữa”.

Từ Tòa Giám mục Xuân Lộc, một dòng người tỏa đi muôn nẻo, mang theo niềm cảm kích đón nhận thông điệp “Ngài yêu họ đến cùng” được Chúa Giêsu, vị Mục tử tối cao, gửi đến qua vị tân giám mục vừa được tấn phong.

(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
 
Bước chân của Sứ Giả Tin Mừng
Nt. Lâm Cẩm Nhung
23:06 09/10/2009
Vào một buổi chiều bất ngờ nhưng đầy thú vị tôi được tháp tùng với một Linh mục. Lần đầu tiên trong hành trình dâng hiến tôi cùng ngài và một chị em cùng dòng tiến về nơi núi rừng trùng điệp trong cơn mưa rơi lát đát của rừng núi Tây Nguyên. Hai chị em chúng tôi cứ nghĩ đây là chuyến du lịch nhưng không, đây là bước chân của sứ giả Tin Mừng. Chiếc ô tô bé nhỏ đưa chúng tôi đến ngã ba Trà Huỳnh với cái vẫy tay mừng rỡ nụ cười trên môi của Cha Phêrô Trần Quốc Hải. Dưới sự điều khiển của Cha xứ Kon Mah, phái đoàn chúng tôi được chuyển sang những chiếc xe Honđa cộc kệch để đến vùng sâu vùng xâu trên 18 cây số.

Chia Sẻ Quà Trung Thu
Tôi thật bất ngờ và cảm động khi ngồi trên chiếc xe đưa tôi lên lên xuống xuống nhịp nhàng vì con đường ngoằn nghoèo đầy ổ gà. Tôi cứ nhìn hai bên đường mà cứ thầm hỏi: ”Tại sao lại có những con người sống ở đây nhỉ”. Vài chặng tôi lại thấy những đứa bé đen đủi phải theo mẹ lên nương lên rẫy. Vào lúc 15h30’, chúng tôi dừng chân tại giáo xứ Kon Mah cách quốc lộ 14 khoảng chừng 18km. Tôi thật mệt lả nhưng vẫn trầm tư đến nỗi Cha tôi nói: “Sr. Nhung ở đây mà hồn để bay về phương nào”. Vâng! Hồn tôi đang bay đi khi nghĩ về một Linh Mục trẻ mới lãnh nhận sứ mạng chưa đầy một năm, một Linh Mục trẻ phải chôn vùi tuổi xuân để dấn thân cho tình yêu Chúa trong chốn rừng sâu hẻo lánh. Với những thiếu thốn mà lúc nào cũng tươi cười, rất giản dị bình dân hòa mình với anh em dân tộc. Nhìn Ngài tôi thấy một sức mạnh Thần Linh đang ở trong Ngài, thôi thúc Ngài hiến thân hơn. Ngài làm tất cả cho đoàn chiên mình như những vị thừa sai đầu tiên đặt chân lên đất nước
2 Nữ Tu Dòng Đức Bà Ảnh Vải trước nhà xứ
Việt Nam. Vâng! Hồn tôi đang bay đến những tâm hồn đơn sơ nghèo khó. Tôi không hiểu, không nghĩ ra được họ sống và tồn tại nơi khỉ Ho c gáy này. Tôi suy tư và thốt lên: ”Trời ơi, họ đơn sơ quá, họ dể thương quá, họ sống đức tin thật vững vàng” Đối với họ chỉ có Chúa là tất cả. Họ là ai? Họ là một công trình của Thiên Chúa, họ là hình ảnh Thiên Chúa và là anh em của mình. Anh em của tôi ư? Con cùng một Cha ư? Sao tôi thế này mà anh em tôi lại thế kia. Tôi rơi lệ và nhìn về chính mình trong giây lát…………

Tôi là nữ tu thuộc trọn về Chúa, với ba lời khấn tôi tuyên hứa bước theo dấu chân của Đức KiTô. Nhưng nhìn về Linh Mục trẻ kia tôi chưa làm được gì cho người anh em tôi. Tôi còn nghĩ về mình nhiều hơn là nghĩ về người khác, tôi muốn tìm sung sướng hơn là khổ cực. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một đô thị với nhiều di sản thế giới. Tôi đi đến truyền giáo ở các điểm thành phố hơn là thôn quê. Tôi thử hỏi, liệu tôi có chấp nhận can đảm dấn thân nơi rừng núi hiểm trở với tâm hồn vui tươi chăng? Do dự chăng? Sẵn sàng chăng? Nhìn về anh em dân tộc, tôi nhận ra anh em của tôi đây rồi vì họ cũng là con cùng Cha trên trời. Tôi
2 nữ tu Dòng MTG.Qui Nhơn
thầm nghĩ cũng một kiếp người sao có người quá giàu nhưng lại cũng có người không miếng cơm manh áo. Tôi thầm nghĩ cũng một kiếp người sao có người cao sang quyền thế cũng lại có người hèn mọn đơn sơ.

Trong bóng đêm, tôi rất buồn và bậc khóc, anh em tôi đây mà bấy lâu nay tôi không thấy, tôi không nhận ra. Hôm nay, gặp lại anh chị em mình trong rừng sâu thăm thẳm lòng tôi như xót xa quặn đau, tôi khát khao và quyết tâm muốn làm cái gì đó cho anh chị em tôi. Chúa ơi, con quí, con mến và con đã yêu thương họ thật rồi. Tôi phải sống thế nào đây cho anh chị em tôi? Đó là câu hỏi mà tôi phải trả lời trong suốt hành trình dâng hiến.

Một ngày, một đêm ở làng Kon Mah tôi thật hạnh phúc vì được ở cùng anh chị em tôi. Tôi cùng hát, cùng ăn và cùng chia sẻ Bánh Thánh với họ trong Thánh Lễ của Cha tôi dâng cùng với Cha xứ Kon Mah. Đến lúc 8h30’, tôi phải chia tay họ với lòng ngậm ngùi xót thương. Trên đường trở về tôi cứ lẩm nhẩm: ”Chúa ơi, con cần phải cho đi, cho đi tất cả cho người anh em con”.

Thánh Lễ Sáng
Lạy Chúa, cám ơn vì cơn bão số 9 mà con đã lên đường tìm gặp lại anh chị em con nơi bản làng nghèo khó. Cám ơn Chúa cho con một chuyến đi lý tưởng và đầy ý nghĩa. Con xin gởi lại tất cả cho Chúa, nhất là gởi lại anh chị em thân thương của núi rừng Tây Nguyên. Xin Chúa chúc lành và ban nhiều ơn phúc cho họ, xin giúp họ luôn giữ vững niềm tin và trung thành với Chúa mãi mãi.

Lạy Mân Côi dấu yêu, ngày chúng con ra đi là ngày lễ Mân Côi. Con tin rằng có bàn tay Mẹ dắt dìu trong hành trình ấy. Ngày xưa, Mẹ đi về miền Sơn Cước để trao ban Giêsu thì hôm nay con cũng được đi với Mẹ lên miền rừng núi hẻo lánh để gặp Chúa Giêsu trong những anh em dân tộc bé nhỏ nghèo hèn. Con cảm tạ Mẹ, xin Mẹ luôn đồng hành với con trong hành trình dâng hiến để mỗi ngày con thêm lòng yêu mến Chúa và đem Chúa đến cho mọi người qua những anh chị em bất hạnh nghèo khó. Có như vậy, những bước chân con đi mang đầy ý nghĩa của một chứng nhân tình yêu, chứng nhân của Tin Mừng cứu độ.

Gia Lai/Pleiku Ngày Lễ Mân Côi 7.10.2009
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng: Những Câu Chuyện về Một Thời - Lời Bạt
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
18:22 09/10/2009
LTS. VietCatholic nhận được hồi ký của đức cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên Giám Mục Phụ Tá GP. Hà Nội. Tập hồi ký có tựa đề Những Câu Chuyện Về Một Thời (Tập 3) xuất bản năm 2009 tại Hà Nội. Nhận thấy đây là tài liệu có giá trị về mặt lịch sử nên chúng tôi sẽ lần lượt trích đăng tài liệu hiếm qúy này để cống hiến bạn đọc. Bài đầu tiên là Lời Bạt của Đức TGM Ngô Quang Kiệt được in trong tác phẩm này.

LỜI BẠT

Khi “Những câu chuyện về một thời” tập 3 đang lên khuôn thì Đức cha Phaolô lâm trọng bệnh. Bệnh nhiều và nặng nhưng ngài vẫn giữ được phong thái ung dung, thần sắc tỉnh táo. Tuổi 92 mà vẫn vui tươi dí dỏm, ngay cả lúc thập tử nhất sinh, nằm trong bệnh viện, giữa những bệnh nhân đang quằn quại đau đớn.

Đó là phong thái của một tâm hồn đạo đức thánh thiện luôn đơn sơ phó thác. Nhìn mọi việc bằng con mắt của Chúa. Phó thác vận mệnh trong tay Chúa. Không có gì trên đời quan trọng bằng thuận theo thánh ý Chúa. Giữa những gian nan phức tạp của thế sự, không bận tâm tìm lý giải biện minh hay tìm thóat thân trong lối đi nhàn tản, nhưng chắt lọc, biện phân để tìm ra con đường đi về thánh ý.

Đó là phong thái của một cuộc đời dầy dạn kinh nghiệm trải qua cuộc sống gần 100 năm, qua 2 thế kỷ với biết bao thăng trầm không chỉ của bản thân mà còn của Giáo hội, đất nước và dân tộc. Từng trải để thấy sau những biến chuyển khốc liệt cuốn đi biết bao giả trá phù vân vẫn còn đó những giá trị vĩnh cửu và tuyệt đối. Từng trải để thản nhiên dung dị vượt lên trên bao khó khăn cuộc đời, như ngọn cao sơn sừng sững trước phong ba.

Đó là phong thái của một nhân cách cao cả vượt trên tất cả những tầm thường nhỏ nhen. Mỉm cười trước những tranh đua hơn thiệt. Mở rộng tấm lòng cảm thông với những sai sót. Bao dung tha thứ những xúc phạm. Vượt lên trên chính mình để thấy tất cả vui buồn, vinh nhục, thành bại rồi cũng sẽ qua đi. Chỉ còn đức bác ái tồn tại. Đức bác ái thể hiện qua lòng nhân ái.

Tất cả những điều đó bàng bạc trong suốt những câu chuyện tích lũy từ nửa thế kỷ qua. Đặc biệt trong “Những câu chuyện về một thời” tập 3, ta thấy ngòi bút của ngài thẳng thắn trung thực nhưng không gay gắt chỉ trích khi đề cập đến những sai lầm quá khứ; tỉ mỉ chi tiết nhưng nhẹ nhàng tha thứ khi ghi lại những xúc phạm mà ngài là nạn nhân; phân tích cặn kẽ nhưng không chút cay đắng khi kể lại những biến cố đau thương ngài đã trải.

Tập sách Đức Cha Phaolô gửi lại cho ta như một lời từ biệt cuối cùng, như một kỷ vật nhớ đời nhưng đồng thời cũng như một nhắn nhủ trước lúc lên đường, kín đáo như ngài vốn thế. Nhẹ nhàng mà sâu lắng. Âm thầm mà mãnh liệt. Thoang thoảng mà thấm sâu. Dù cách xa ta khó mà quên được ngài.

Hà nội ngày lễ Xá tội Vong nhân 2009

+Giuse Ngô Quang Kiệt

TGM Hà Nội

(đóng dấu và ký tên)
 
Thông Báo
Sinh nhật thứ 14, VietCatholic kính tặng chương trình Lịch Phụng Vụ
VietCatholic Network
14:54 09/10/2009
Nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 14 phát trên mạng lưới điện toán toàn cầu, và để chuẩn bị bước vào Năm Phụng Vụ Mới - Năm Thánh trọng đại của Giáo Hội tại Việt Nam, VietCatholic xin kính tặng đến quý cha và anh chị em nhu liệu Lịch Phụng Vụ Công Giáo.

Nhu liệu Lịch Phụng Vụ Công Giáo nhắc nhở cho cá nhân chúng ta ngày giờ là của Chúa. Chúng ta hãy bắt đầu một ngày mới với ý thức hôm nay Giáo Hội mừng kính những biến cố nào, những mầu nhiệm nào trong lịch sử ơn Cứu Độ, và Giáo Hội trên toàn thế giới hôm nay kính nhớ đến vị thánh nào như những gương sáng đạo đức cho chúng ta noi theo.

Nhu liệu Lịch Phụng Vụ Công Giáo có một database có thể dùng như một loại lịch điện tử để ghi nhớ những điều cần thực hiện trong ngày, hay như một nhật ký ngắn gọn các biến cố đã diễn ra. Do khả năng có thể tìm kiếm, trong thực tế, một số ký giả chúng tôi dùng Lịch Phụng Vụ Công Giáo để ghi lại các biến cố đã diễn ra trong đời sống Giáo Hội để khi viết bài có thể tìm ra rất nhanh và chính xác những thông tin cần thiết. Tùy theo sáng kiến của từng người, chúng tôi hy vọng nhu liệu Lịch Phụng Vụ Công Giáo có thể giúp cho quý cha và anh chị em nhiều việc hơn nữa trong đời sống hàng ngày.

Các giáo xứ cũng có thể dùng nhu liệu này để thông báo cho anh chị em giáo dân biết những ý lễ sẽ cử hành trong những ngày sắp tới.

Thí dụ:

Ngày 09/11/2009 Lễ Sáng cầu cho linh hồn cha là Giuse Nguyễn Văn X, anh Nguyễn Văn Y xin.

Tất cả giao diện của chương trình đều bằng tiếng Việt phông chữ Unicode. Cho nên, quý cha và anh chị em không cần phải học gì hết. Hễ biết dùng computer chút đỉnh là dùng được ngay chương trình này.

Sau khi download xuống, quý cha và anh chị em vào phần Cài Đặt và cho biết tên của giáo xứ hay là tên của cá nhân mình (bằng tiếng Việt phông chữ Unicode). Khi in lịch ra, chương trình sẽ in ra tên của giáo xứ hay tên của cá nhân trong các bản in.

Giáo Hội trên toàn thế giới dùng chung một lịch Phụng Vụ. Tuy nhiên, có thể có khác biệt trong cách tính ngày lễ Hiển Linh, lễ Chúa Lên Trời và lễ Mình Máu Thánh Chúa. Các đấng Bản Quyền địa phương có thể quy định cử hành các ngày lễ này đúng vào chính lễ (thí dụ như đúng ngày 6 tháng Giêng cho lễ Hiển Linh) hay dời vào ngày Chúa Nhật. Thành ra, để phù hợp với địa phương mình, quý cha và anh chị em nên cho biết trong phần Cài Đặt là ba ngày lễ này mừng đúng vào chính lễ hay dời sang Chúa Nhật.

VietCatholic hy vọng chương trình này giúp được phần nào công việc mục vụ của các vị mục tử cũng như tăng cường đời sống thiêng liêng của anh chị em chúng ta.

Quý cha và anh chị em có thể download tại đây: http://vietcatholic.net/publicsoftware/warehouse/vcatcalendarsetup.exe
 
Tin Đáng Chú Ý
Bản Thông Tin Báo Chí: Phản đối nhà cầm quyền Hà nội xét xử các nhà bất đồng chính kiến
Trần Nam
08:26 09/10/2009
Bản Thông Tin Báo Chí

Từ ngày 6 đến 9 tháng 10 năm 2009, nhà cầm quyền Hà Nội đã liên tục xét xử các nhà bất đồng chính kiến. Tại Hà Nội có nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng và anh Phạm Văn Trội. Tại Hải Phòng gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, anh Ngô Quỳnh, ông Nguyễn Mạnh Sơn, ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Văn Túc, ông Nguyễn Kim Nhàn.

Các nhà dân chủ này đều bị nhà cầm quyền Hà Nội cáo buộc phạm tôi tuyên truyền chống chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thuộc điều 88 luật hình sự Việt Nam. Tất cả đều bị tuyên án nhiều năm tù, từ 2 năm đến 6 năm với những cáo buộc giả tạo và tùy tiện. Thực tế, họ chỉ bày tỏ quyền tự do tư tưởng qua các phương tiện ôn hoà. Những quyền này đều được công nhận trong bản Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, điều 19 xác nhận quyền “tìm kiếm, thâu nhận và chuyển đạt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng mà không bị ngăn chận, giới hạn bởi bất cứ đìều kiện nào.” Hơn nữa, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà Việt Nam là hội viên, đã khẳng quyết “không ai bị truy tố, xua đuổi hoặc bắt giữ một cách tùy tiện” khi thực hiện những quyền căn bản này. Trong khi đó, điều 69 Hiến pháp của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã long trọng khẳng định “công dân có quyền bày tỏ chính kiến, quyên tự do tư tưởng, tự do thông tin báo chí, quyền biểu tình và thành lập các tổ chức, hiệp hội”. Dù vậy, nhà cấm quyền Hà Nội đã ngang ngược phủ nhận và chà đạp những quyền cơ bản này, tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến bằng những bản án nặng nề.

Đảng Dân chủ Nhân dân phản đối các phiên toà và bản án do nhà cầm quyền Hà Nội tạo dựng. Chúng tôi kêu gọi đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân và các Tổ chức Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, cùng nổ lực hơn nữa cho sự nghiệp đấu tranh vì Tư do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.

Phát ngôn nhân Đảng Dân chủ Nhân dân.
 
Việt Nam kết án 6 nhà hoạt động dân chủ
VOA
08:30 09/10/2009
Tòa án Hải phòng đã xét xử 6 nhà bất đồng chính kiến trong 2 ngày 8 và 9 tháng 10 vì tội treo các biểu ngữ đòi dân chủ và rải truyền đơn cũng như cổ vũ dân chủ trên mạng Internet.

Các bản án đối với các bị cáo này đã được tuyên vào chiều thứ Sáu ngày 9/10.

Cổng vào Tòa án Nhân dân TP Hà Nội
Theo bản tin của hãng thông tấn Đức – DPA - Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người bị cáo buộc đứng đầu nhóm các nhân vật bất đồng chính kiến ở Hải Phòng chịu mức án nặng nhất với 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Văn Túc, một người đấu tranh vì quyền lợi đất đai của người dân, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế, trong khi ông Nguyễn Mạnh Sơn và ông Nguyễn Văn Tính đều nhận các mức án 3 năm rưỡi tù giam và 3 năm quản chế.

Sinh viên Ngô Quỳnh nhận mức án 3 năm tù và 3 năm quản chế và bà Nguyễn Kim Nhàn bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế.

Các phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao không được phép vào bên trong phòng xử án nhưng được phép theo dõi phiên tòa qua màn hình TV trong một phòng khác.

Theo tường thuật của hãng thông tấn Pháp - AFP - luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Nghĩa, lập luận tại phiên tòa rằng một người có quan điểm khác biệt không có nghĩa là người đó có ý định chống lại nhà nước.

Luật sư Hải nói rằng Việt Nam có 85 triệu dân và có 85 triệu quan điểm khác nhau và chúng ta phải tôn trọng điều đó.

Luật sư Hải cũng nói rằng quan điểm của ông Nghĩa phù hợp với hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Ông Nguyễn Mạnh Sơn nói rằng ông đã từng là một đảng viên, cả đời ông đã cống hiến cho đảng và những gì ông viết là từ tâm huyết của ông chứ không phải là để chống lại nhà nước.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Túc nói ông là một nông dân ít học và là một cựu chiến binh đã bị các giới chức tham nhũng lấy mất đất đai.

Phát biểu một cách mạnh mẽ tại phiên tòa, ông Túc nói rằng không có ai bảo vệ quyền của người dân vì vậy ông muốn có một hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng. Ông cũng nói rằng trước đây các đảng viên Cộng Sản rất tốt nhưng bây giờ nhiều đảng viên đã làm những điều tồi tệ đối với người dân.

Công tố viên tại phiên tòa nói rằng cần phải nghiêm trị và giáo dục tất cả những bị cáo này bởi những hành vi của họ đi ngược lại với lợi ích của quốc gia và nguyện vọng của người dân.

(Nguồn: DPA, AFP, VOA)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nhìn Trời Thu
Lê Trị
22:15 09/10/2009

NHÌN TRỜI THU



Ảnh của Lê Trị

Trời thu anh chỉ một mình

Nhìn trời nhớ lúc chúng mình họa thơ

Vần thơ với nỗi mong chờ

Bao giờ mộng mị ước mơ trọn thành..

(Trích thơ của Hương Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền