Ngày 26-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh Mân Côi và Gia Đình
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:11 26/09/2017
Tháng Mân Côi lại về, đoàn con cái của Mẹ nao nức với niềm tôn kính mến yêu. Mẹ nhân hậu từ ái, tràn đầy yêu thương. Mẹ luôn hiện diện gần bên mỗi gia đình, ân cần bảo vệ chở che và ban ơn thánh hóa. Không gì êm ái, ngọt ngào, hạnh phúc cho bằng mỗi khi cả gia đình cùng nhau qui tụ trước bàn thờ lần chuỗi Mân Côi. Đây là nguồn sức mạnh thiêng liêng cho mọi thành viên trong gia đình.

Các Đức Giáo Hoàng đều cổ võ việc đọc kinh Mân Côi, nhất là trong các gia đình.

Đức Piô IX khuyên nhủ: “Kinh Mân côi là kho tàng quý giá của Giáo hội…hãy lần chuỗi mỗi buổi tối trong gia đình.

Đức Lêô XII thiết lập tháng Mân Côi.

Đức Piô X khẳng định: “Nếu các con muốn cho gia đình mình hạnh phúc thì hãy lần chuỗi với nhau mỗi buổi tối”.

Đức Piô XI huấn dụ: Chúng tôi khuyên các bậc làm cha làm mẹ hãy tập cho con cái mình thói quen lần chuỗi. Mỗi lần tiếp kiến các đôi vợ chồng trẻ, chúng tôi đều khuyên nhủ họ hãy siêng năng lần chuỗi. Ngay cả chúng tôi nữa, không ngày nào mà chúng tôi không lần chuỗi.

Đức Thánh Cha Piô XII mời gọi các bạn trẻ : Hãy yêu mến Mẹ qua việc lần chuỗi Mân côi. Năm 1951 ngài đã ra thông điệp về Kinh Mân côi, và xin các tín hữu hãy lần chuỗi gấp đôi trong tháng Mân côi. Trong một lần tiếp kiến, ngài nói với một vị Giám mục: Hãy yêu cầu các linh mục của ngài cầu nguyện và hãy nói cho họ biết : Đức Thánh Cha vẫn lần chuỗi mỗi ngày. Khi về già, trước lúc đi ngủ, dù là nửa đêm, ngài cũng vẫn lần chuỗi.

Thánh Gioan XXIII, ngay trong năm đầu của triều đại cũng đã ra một thông điệp về Kinh Mân côi.

Thánh Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “Chuỗi Mân côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”. (Tông thư Kinh Mân Côi).

Các Đức Thánh Cha đều khẳng định về sự tuyệt diệu của Kinh Mân côi và mong muốn mọi tín hữu hãy siêng năng lần chuỗi, đặc biệt là giờ kinh tối gia đình.

Hơn bao giờ hết, gia đình đang bị các sự dữ tấn công; thế giới đầy những biến động đe dọa hòa bình công lý. Mỗi Gia đình hãy hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thực hiên ba lời dạy của Đức Mẹ Fatima : Hãy ăn năn, hãy tôn sùng Trái tim Mẹ, hãy năng lần hạt Mân Côi để được Chúa thương xót.

Sống Năm Mục Vụ Gia Đình 2017, đoàn con cái bước theo Mẹ, cố gắng thực thi giờ kinh tối trong gia đình. Đây chính là giờ “ngồi bên nhau” và “cùng nhau ngồi bên Mẹ, ngồi bên Chúa”, là giờ của chân lý, là một khám phá kỳ diệu, là một liều thuốc thần tiên xây dựng gia đình hạnh phúc. Kinh nguyện gia đình là phương thế hữu hiệu của việc giáo dục đức tin cho con cái và là chất keo xây dựng gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay vào đó bằng những phương thế giải trí: phim ảnh, truyền hình, máy vi tính, game, điện thoại, những cuộc vui chơi bên ngoài gia đình… Do đó, để củng cố đức tin cho cả nhà và xây dựng mái ấm hạnh phúc, mỗi gia đình đã tổ chức những giờ kinh tối trong gia đình.

Tháng Mân Côi, mỗi gia đình đều đón kiệu Đức Mẹ đến nhà mình. Bà con giáo dân trong khu xóm đến từng nhà đọc kinh lần hạt kính Đức Mẹ. Lần lượt mọi gia đình trong giáo xứ đều được Mẹ đến thăm và ban ơn. Mỗi gia đình dâng chuỗi Mân Côi hằng ngày cầu nguyện cho một gia đình đang bất hòa, đang rối rắm hay nguội lạnh được ơn trở về.

Tháng Mân Côi, một bầu khí ấm áp tình thương của Đức Mẹ chan hòa trong toàn Giáo xứ.

Suốt tháng 10, mỗi lời kinh Mân Côi là một đóa hoa hồng diễn tả tình yêu của đoàn con cái dành cho Mẹ hiền. Qua Kinh Mân Côi, đoàn con thảo đọc đi đọc lại cả trăm cả ngàn lần kinh Kính Mừng, như trăm ngàn đóa hoa hồng dâng kính Mẹ từ ái.

Hoa Mân Côi đâu chỉ nở một tháng
Mà suốt đời tim lai láng tình duyên.

Hoa đơn sơ nhưng có vạn uy quyền
Muôn sóng cả nhưng thuyền đời vẫn vững.(THT).

Chất lượng kinh nguyện của từng gia đình tỷ lệ thuận với đời sống hạnh phúc. Mẹ thánh Têrêxa Calcutta đã từng nhắn nhủ: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc gia đình cùng nhau cầu nguyện”.

Chuỗi Mân Côi mang hai đặc điểm nổi bật là chất Tin Mừng và tính Hội Thánh.

Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.

Linh mục Lacordaire, nhà giảng thuyết thời danh đã gọi "Chuỗi Mân Côi là bản tóm lược cuốn Phúc Âm". Chuỗi Mân Côi gồm 20 mầu nhiệm Vui - Sáng - Thương - Mừng. Sau khi được Truyền tin, Đức Maria vội vã đi thăm bà Isave. Sau đó sinh con; rồi sau 40 ngày dâng con cho Thiên Chúa. Năm Chúa lên 12 tuổi, Mẹ và Thánh Giuse đã tìm thấy con sau ba ngày lạc mất trong đền thờ. Khi ra giảng đạo, trước hết là chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giorđan; dự tiệc cưới ở Cana; công bố Nước Trời kêu gọi sám hối; biến hình trên núi; lập Bí tích Thánh Thể. Sau khi lập Bí tích Thánh Thể, Chúa đi cầu nguyện và hấp hối trong vườn Cây Dầu. Sau đó bị bắt chịu đánh đòn, chịu đội mũ gai, chịu đóng đinh và chết trên Thánh giá. Được các môn đệ hạ xác chôn trong mồ. Sáng ngày thứ nhất trong tuần thì sống lại; 40 ngày sau khi sống lại lên trời; 10 ngày sau khi lên trời cử Chúa Thánh Thần xuống với các tông đồ. Đức Maria qua đời được đưa về trời cả hồn và xác, rồi được Thiên Chúa đặt làm Nữ Vương hoàn vũ. Đó là tóm lược tất cả cuốn Phúc Âm.

Lần chuỗi Mân Côi, cả gia đình cùng đọc những kinh trọng nhất trong đạo: Kinh Lạy Cha là kinh chính Chúa Cứu Thế đã dạy; Kinh Kính Mừng gồm lời chào của sứ thần Gabriel và lời ca tụng Đức Mẹ của bà Êliazabeth; Kinh Sáng Danh là lời tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi của Hội Thánh. Các mầu nhiệm suy gẫm là các mầu nhiệm trong đời Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ. Ví dụ suy gẫm thứ hai mùa Vui, Đức Bà đi thăm bà Êliazabeth, cần phải cố gắng bắt chước Đức Mẹ thực hiện đức yêu thương ngay trong gia đình, với bà con, với mọi người. Thứ hai mùa Mừng, Chúa Giêsu lên trời, cần phải suy rằng cuộc đời này phải ăn thì phải làm lụng, buôn bán nhưng phải cố gắng nhớ đến mục đích đời này là để chuẩn bị về với Chúa đời sau, nên phải ăn ở lương thiện, tránh gian tham lỗi công bằng... Các mầu nhiệm khác cũng tương tự như thế. Đó là cách lần hạt hữu ích nhất.

Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khích lệ: “Bản chất việc đọc kinh Mân côi đòi hỏi nhịp điệu phải chậm rãi và có thời gian thư thả, để người ta có thời gian suy gẫm sâu xa về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu được nhìn qua Trái Tim của Đấng gần gũi nhất với Chúa”. Chuỗi hạt Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến. Chuỗi hạt Mân Côi mang đến vô vàn ơn phúc huyền diệu cho mỗi người, mỗi gia đình.

Kinh Mân côi là kinh hạt phổ quát cho hết mọi người, phổ cập cho mọi trình độ và phổ biến trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều thuận lợi của chuỗi Mân côi là lần hạt ở đâu cũng được. Ta không buộc phải đọc 50 Kinh Mân côi một lần mà có thể đọc bao nhiêu tuỳ vào thời gian ta có. Ta cũng có thể vừa làm việc vừa đọc Kinh Mân côi, không nhất thiết phải có tràng hạt trên tay. Ta cũng có thể thì thầm bất cứ lúc nào : khi chờ xe bên đường, lúc đi học, khi giải trí, khi đau bệnh … thay vì đưa mắt nhìn chung quanh, thay vì nghe những chuyện không đâu, ta cũng có thể lần hạt. Dù bận bịu đến đâu ta cũng có thể lần hạt. Đó là cách cầu nguyện mà triết gia Jacques Maritain gọi là “chiêm niệm bên vệ đường”. Kinh Mân Côi chính là người bạn chân tình, dễ tính, trung thành luôn sẵn sàng hiện diện mọi lúc, mọi nơi.

Kinh Mân côi là một vũ khí, nhưng là vũ khí hòa bình luôn đem lại hiệu quả tích cực. Ai yếu đuối, Kinh Mân côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.

“Khi lần chuỗi Mân côi thì toàn diện con người của mình: thân, trí và tâm đều được chi phối. Cùng sự chi phối đó thì chuỗi Mân côi làm cho nơi chúng ta hình thành một con người mới chống lại những gì xấu trong tâm hồn mình.

Con người ta sống ở đời này bao giờ cũng sống trong ba mối tương quan chính: tương quan với Thiên Chúa, tương quan với tha nhân, tương quan với thế giới vật chất. Tội lỗi chúng ta nó cùng nằm trong ba mối tương quan đó. Khi lần chuỗi Mân Côi, Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta sống những tương quan đó tốt đẹp.

Chẳng hạn khi chúng ta lần chuỗi chúng ta đọc: Chúa Giêsu lên trời, xin cho lòng con được hưởng những sự lên trời. Chúng ta sẽ sống mối tương quan với Thiên Chúa; chúng ta sẽ sống một tâm hồn siêu thoát hơn; khi chúng ta đọc: Mẹ Maria đi viếng thăm bà Isave, xin cho được lòng yêu người. Đó là lời cầu xin tương quan với tha nhân, bằng tình yêu thương chứ không phải là hận thù ghen ghét; khi chúng ta đọc Chúa Giêsu chịu đóng đinh, xin cho đóng đinh tính xác thịt mình vào thánh giá Chúa; đó là tương quan với thế giới vật chất, với chính xác thịt của mình.

Chuỗi Mân Côi giúp cho chúng ta chiến thắng cái xấu ở nơi bản thân mình, hoàn thành một con người mới, con người mới đó sẽ tác động trong cuộc sống, làm cho cuộc sống được đẹp hơn. Đức Cha Ful-ton-Shin là một diễn giả nổi tiếng ở Mỹ. Ngài chỉ giảng trên đài truyền hình chứ không giảng ở nhà thờ. Nhiều bạn trẻ xin Ngài chứng hôn cho lễ cưới của mình. Ngài đồng ý chứng nhận với hai điều kiện, hai bạn đó phải hứa với Ngài mỗi ngày vợ chồng phải đọc chung với nhau 50 kinh Kính Mừng. Lời kinh nối kết vợ chồng giúp cho họ xây dựng cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn”. (ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm).

Kinh Mân côi là một kinh quý báu của Giáo hội và của mọi gia đình, đó là kinh phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.

Lạy Mẹ Maria, chúng con xin Mẹ ban cho mỗi gia đình và giáo xứ suốt tháng Mân Côi này những bao ơn lành. Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống, nhờ đó chúng con được hiệp thông nối kết với nhau và cầu nguyện cho nhau. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen.





 
Người Biết Hoán Cải Có Chỗ Trong Nước Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:55 26/09/2017
Chúa Nhật XXVI thường niên năm – A

(Mt 21, 28-32)

Chủ đề nổi bật hơn cả của Chúa Nhật XXVI thường niên A là sự thống hối ăn năn của con người tội lỗi gặp được lòng nhân lành của Thiên Chúa tình thương. Quả thật, lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với con người là một chuỗi dài lịch sử tình thương, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa phán : "Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ " (Os 6, 6; Mt 9, 13). "Ta không muốn kẻ vô đạo chết, mà (muốn) kẻ vô đạo bỏ đường nó theo mà trở lại và được sống" (Ez 33,11). Cánh cửa trái tim nhân từ của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở cho hết những ai chân thành hướng về Thiên Chúa với cả tấm lòng thành, và Ngài sẽ đón nhận họ với niềm vui khôn tả là cả thiên đàng sẽ vui mừng (x. Lc 15,10).

Chỉ có Thiên Chúa không qui kết tội lỗi mà còn thứ tha. Ngài là "Cha đầy tình thương xót" (2 Cr 1,3), là Thiên Chúa nhân lành, đầy lòng từ bi, và là Thiên Chúa mọi nguồn an ủi, luôn kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội thống hối ăn năn, luôn muốn điều tốt cho con cái. Hoán cải thực sự là dứt khoát từ bỏ tội lỗi, thống hối vì những tội đã qua và xin Chúa thứ tha. Thiên Chúa thương xót sẵn sàng tha thứ và tuôn đổ Thánh Thần tẩy xóa mọi tội lỗi quá khứ của hối nhân.

Trách nhiệm của con người

Thiên Chúa muốn chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm, trả lời về những kết quả hành động của chúng ta. Nên chúng ta không được hành động nửa vời : vì nếu nửa vời chúng ta sẽ chết. Tiên tri Ezekiel cảnh báo : " Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết " (Ed 18, 28).

Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng, nói "vâng", "tôi biết", "tôi thực hành giáo lý" mà thôi, chưa đủ, phải hành động, phải lên đường. Chính người con trai đã nói "không" với cha mình, nhưng nó hối cải và đi làm vườn nho, anh ta đã làm theo ý người cha, như thế, anh bước vào giao ước tình thương của cha anh, anh đã yêu mến cha trong hành động và chân lý.

Chúa Giêsu lên án các thượng tế và kỳ lão là những người biết rõ Kinh Torah, Lời Thiên Chúa, nhưng chỉ biết thôi không làm cho họ nên công chính. Chúa long trọng tuyên bố : "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông" (Mt 21, 31). Các thượng tế và kỳ lão hiểu rất rõ sứ điệp trên, nên họ sẽ không dung tha cho Chúa Giêsu : ít ngày sau, chính họ là những kẻ sẽ lên án tử cho Người. Đúng, sự đồi bại của kẻ công chính sẽ dẫn đến cái chết, thậm chí dẫn đến cái chết của những người vô tội, như Hêrôđê dẫn đến cái chết của các thánh Anh Hài!

Những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước

Lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu như một ánh hào quang của Tin Mừng được xây dựng chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính là các thượng tế và các kỳ lão, đã gây sốc cho nhiều người. Không có lời nói nào của Chúa Giêsu bị lạm dụng cho bằng lời nói: "Những cô gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước" (Mt 21, 31).. Khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, người ta cũng lý tưởng hóa luôn cả hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, là những kẻ cho vay nặng lãi, một loại luôn đồng hành loại gái điếm trong Tin Mừng đã gây lên một sự hiểu lầm đáng sợ, khi người ta không nhận thức đủ.

Những người thu thuế, là những nhân viên các cơ quan thâu thuế Roma, tham dự trong những hành xử bất công của những cơ quan này. Nếu Chúa Giêsu liên kết những gái điếm và những người thu thuế với nhau, Người làm vậy không phải là không có lý do; vì cả hai đều coi tiền bạc là sự quan trọng nhất trong cuộc sống.

Nếu Chúa Giêsu tôn trọng các cô gái điếm và người thu thuế hay kẻ tội lỗi, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng thay đổi và phục thiện... như Maria Madalêna, kẻ đã trở lại và đã theo Chúa Giêsu trên tất cả con đường thánh giá, là một gương mẫu cho sự này (đặt giả thiết bà là một cô gái điếm), Giakêu (x. Lc 9, 1-10), người phụ nữ Samaria (Ga 4, 1-42), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8, 1-11) và người con trai hoang đàng (x. Lc 15, 11 và 32).

Chúa Giêsu nói rõ lý do sẽ vào nước Thiên Chúa trước : "Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài" (Mt 21, 32).

Hoán cải không bao giờ là muộn.

Chúng ta được yêu cầu từ bỏ thái độ để ý đến mình hơn là tha nhân, thậm trí hơn cả Thiên Chúa nữa. Vì Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa", là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Ðấng ngự trên trời" (Mt 7, 21).

Những lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dụ ngôn hai người con trai được cha sai đi làm vườn nho (x.Mt 21, 32). Qua đó, Chúa mở mắt những người Do Thái để họ hiểu rằng khi khép kín lòng mình trong sự bất chính và sai lầm của chính họ là một sự từ chối Nước Trời.

Họ nói "vâng" với Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, họ lại ngoan cố khước từ lời Thiên Chúa, gạt bỏ Nước Trời. Rõ ràng là nói "vâng" nhưng lại không thi hành. Và như một mẫu gưỡng về sự hoán cải, Chúa Giêsu đặt ra những tình huống trái nghịch : những người thu thuế và gái điếm. Ban đầu, họ nói "không" với Nước Trời và Giao Ước vì họ chưa nhận ra các yêu cầu phải thi hành để được vào Nước Trời, nhưng họ có đủ khả năng để thích ứng với dấu hiệu Nước Thiên Chúa. Sau đó, trên hành trình tìm kiếm Nước Trời. Dần dần, họ học cách nói "có", nên Chúa Giêsu tuyên bố : "Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi" (Mt 21, 43).

Phần chúng ta, chúng ta cũng phải học cách nói "có" ... " Con không đi'. Nhưng sau hối hận và đi làm" (Mt 21, 29).

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên đấu dịu
Lm. Trần Đức Anh OP
09:59 26/09/2017
NEW YORK. Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Paul Gallagher, kêu gọi các nước ”đấu dịu” trước hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra giữa Mỹ và Bắc Triều tiên.

Trong bài tham luận hôm 25-9-2017 trong khuôn khổ Đại hội đồng thứ 72 của LHQ ở New York, Đức TGM Gallagher nhắc lại lời kêu gọi của ĐGH Piô 12 gửi đến mọi quốc gia trước khi thế chiến thứ 2 bùng nổ: ”Con đường công lý được thăng tiến nhờ sức mạnh của lý trí chứ không phải bằng sức mạnh của võ khí... Nguy hiểm đang gần kề, nhưng vẫn còn thời gian... không gì bị mất mát với hòa bình. Trái lại với chiến tranh, mọi sự bị mất mát. Ước gì các dân nước tái hiểu nhau và trở lại các cuộc thương thuyết. Nhờ thương thuyết với thiện chí và tôn trọng các quyền của nhau, họ sẽ nhận thức rằng những cuộc thương thuyết chân thành và tích cực không bao giờ loại trừ một thành công trong danh dự”.

Ngoại trưởng Tòa Thánh nói rằng, trong bối cảnh đó, Tòa Thánh ủng hộ tất cả những sáng kiến giúp thi hành các nghĩa vụ do hiệp ước mà các vị quốc trưởng đã ký kết tại LHQ năm 2005 về trách nhiệm bảo vệ dân chúng khỏi nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, thanh lọc chủng tộc và các tội ác chống lại nhân loại”.

Đức TGM Gallagher nhấn mạnh rằng: ”Các nước lớn và những nước có truyền thống mạnh mẽ hơn trong việc tôn trọng các quyền con người, cần phải là những nước đầu tiên đưa ra những sáng kiến quảng đại ủng hộ hòa bình. Cần sử dụng mọi phương thế ngoại giao và chính trị trong việc thương thuyết, làm trung gian, để ngăn chặn những điều khôn tả.

Ngoại trưởng Tòa Thánh không nêu đích danh Hoa Kỳ và Bắc Triều tiên, nhưng ai cũng hiểu điều ngài muốn nói trong tình trạng căng thẳng hiện nay giữa hai nước (Rei 26-9-2017)
 
Giáo hội Ba lan đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới
Hồng Thủy
10:00 26/09/2017
Ít nhất một triệu tín hữu Công Giáo tham dự chương trình “đại” cầu nguyện trải dài 2000 dặm biên giới đất liền và hải phận nối liền với 8 nước của Ba lan.

Hội đồng Giám mục Ba lan đã kêu gọi các thành phần trong Giáo hội tham gia vào chương trình đọc kinh Mân Côi kéo dài một tiếng trên các biên giới của họ để cứu thế giới khỏi tội lỗi và kỷ niệm biến cố châu Âu được cứu khỏi cuộc xâm lược của Hồi giáo hồi thế kỷ 16.

Thông cáo của Hội đồng Giám mục Ba lan cho biết: “Mục đích là giờ đọc kinh Mân côi cầu nguyện cho Ba lan và toàn thế giới bởi những người được chọn dọc theo biên giới của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi mọi tín hữu ủng hộ sáng kiến này đông đảo và cho tất cả chúng ta – giáo sĩ, các tu sĩ và giáo dân – cùng nhau cầu nguyện.”

Chương trình “Kinh Mân Côi trên các biên giới” vào ngày 07/10 đánh dấu việc cử hành 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và là cách thế đặc biệt thực hành lời mời gọi sám hối Đức Trinh nữ Maria đã truyền cho sơ Lucia và các em họ của mình.

Ban tổ chức cho biết có 319 nhà thờ và 22 giáo phận được sử dụng làm các điểm tập họp. Trang web của ban tổ chức cho biết: “Chúng tôi muốn xin ơn tha thứ và đền tội cho tất cả các xúc phạm và chống đối xúc phạm đến Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ Maria và xin Mẹ Thiên Chúa can thiệp để cứu Ba lan và thế giới. Nếu kinh Mân côi được một triệu người Ba lan cầu nguyện thì không chỉ có thể thay đổi các sự kiện nhưng còn mở các trái tim cho các hoạt động ân sủng của Chúa.” (The Tablet 25/09/2017)
 
Đức Thánh Cha thảo luận về tình hình tại Ukraine với đại diện Chính Thống Giáo Nga
Đặng Tự Do
17:26 26/09/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ vào hôm thứ Ba với Đức Tổng Giám Mục Hilarion, là chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Chính thống Nga. Dịp này, Đức Tổng Giám Mục đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì gần đây Tòa Thánh đã cho mượn thánh tích Thánh Nicolas.

Thánh tích Thánh Nicolas, được đưa từ thành phố Bari của Italia sang thủ đô Mạc Tư Khoa và thành phố Saint Petersburg, đã thu hút đông đảo những người hành hương Chính thống giáo trong thời gian hai tháng.

Phát biểu với Đài phát thanh Vatican sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha đã thảo luận với ngài về những căng thẳng đang diễn ra ở Ukraine, cũng như các nỗ lực chung để hỗ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông.

Mặc dù mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Rôma đang ấm lên, Đức Tổng Giám Mục nói rằng hiện nay chưa có kế hoạch nào cho một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Nga, hoặc một chuyến thăm Vatican của Đức Thượng Phụ Kirill.
 
Hội nghị các ngoại trưởng 12 quốc gia Mỹ Châu về Venezuela
Đặng Tự Do
17:27 26/09/2017
Các bộ trưởng ngoại giao của 12 quốc gia Mỹ Châu nói rằng họ ủng hộ các cuộc đàm phán của chính phủ Venezuela với phe đối lập, nhưng họ tin rằng các cuộc đàm phán này cần phải có “thiện ý”, và với “các mục tiêu rõ ràng”, cũng như cần phải được sự hỗ trợ của quốc tế,. Bộ trưởng Ngoại giao Á Căn Đình, Ba Tây, Canada, Chilê, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay và Peru đã cho biết như trên hôm 23 tháng 9. 12 quốc gia Mỹ Châu này hình thành một nhóm, gọi là nhóm Lima.

Tuần trước, đại diện của chính phủ Venezuela và phe đối lập đã có cuộc gặp gỡ tại Cộng hòa Dominican. Phe đối lập mô tả cuộc gặp gỡ này chỉ có tình chất “thăm dò”, trong khi chính phủ Venezuela rêu rao đó là một cuộc đối thoại chính thức. Các cuộc đàm phán tại Cộng hòa Dominican đã được tiếp tục vào ngày 27 tháng 9.

Trong “Tuyên bố của cuộc họp thứ hai của Nhóm Lima về tình hình ở Venezuela”, Bộ trưởng Ngoại giao của 12 quốc gia đã nhắc lại “cam kết của họ là sẽ theo dõi sát tình hình ở Venezuela” cho đến khi “khôi phục lại trật tự dân chủ hoàn toàn tại quốc gia này”.

Đồng thời, họ đã đồng ý gặp nhau ở Canada vào tháng 10, nhằm “tăng gấp đôi các nỗ lực để đạt được một giải pháp hoà bình và hòa giải cho cuộc khủng hoảng ở Venezuela”. Họ cũng nhấn mạnh việc “sẵn sàng giúp đỡ, và phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước khác, nhằm tạo ra một kênh hỗ trợ giải quyết khủng hoảng nhân đạo của Venezuela”.
 
Nicolás Maduro mô tả hàng giáo phẩm Venezuela là một băng cướp
Đặng Tự Do
17:27 26/09/2017
Đức Cha Mario del Valle Moronta Rodríguez, Giám mục giáo phận San Cristobal của Venezuela, nói rằng người dân công nhận Giáo hội là tổ chức duy nhất còn tin cậy được tại quốc gia này. Đó là phản ứng của ngài trong một email gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc để đáp lại việc tổng thống Nicolás Maduro sử dụng từ “Bandidos” – nghĩa là bọn cướp - để chỉ các giám mục nước này.

Đức Cha Moronta, cũng gởi đến thông tấn xã Fides một tuyên bố của Hội đồng Giám mục Venezuela nhằm chống lại những lời vu khống của tổng thống Nicolás Maduro. Nhà độc tài này nói rằng các Giám Mục Venezuela là “một bọn cướp, không bảo vệ con người, không đi theo Chúa Kitô, không bao giờ ra đường cùng với dân chúng, không đau khổ, không chia sẻ tình đoàn kết với nhân dân.”

Đức Cha Moronta cho biết “Ở Venezuela, rất thường khi người ta thấy các giám mục trên đường phố, không phải đi dạo, nhưng là đến thăm các giáo xứ và cộng đồng, thực thi các công việc bác ái và với một đặc điểm quan trọng: họ đi mà không có những người hộ vệ. Điều này đối lập triệt để với các quan chức của chế độ là những kẻ không dám ló mặt ra đường, hay nếu có phải đi đâu thì cũng phải có tiền hô hậu ủng.”

Đức Cha Moronta nói thêm:

“Chúng tôi các Giám mục chấp nhận những lời chỉ trích, nhưng thẳng thừng bác bỏ những vu khống và những lời phỉ báng; chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân chúng, những người đang bị đau khổ, đang bị cướp bóc bởi những tên tội phạm quyền cao chức trọng sống xa hoa bằng những đồng tiền tham nhũng, bóc lột của dân nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục gióng lên tiếng nói tiên tri bênh vực người dân thấp cổ bé họng.”
 
Chung quanh việc Đức Phanxicô cải tổ Viện Gioan Phaolô II nghiên cứu về hôn nhân và gia đình
Vũ Văn An
18:37 26/09/2017
Ngày 8 tháng 9, Tòa Thánh đã cho công bố Tự Sắc “Summa familiae cura” của Đức Phanxicô, vừa để đặt tên lại vừa để nới rộng phạm vi nghiên cứu của Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia đình.

Tên mới là: Giáo Hoàng Thần Học Viện Gioan Phaolô II Về Các Khoa Học Hôn Nhân Và Gia Đình. Phạm vi nới rộng: không những chỉ tập chú vào thần học luân lý và bí tích, mà còn bao trùm cả các chiều kích Thánh Kinh, Tín Lý và Lịch Sử cũng như các thách đố hiện nay nữa.

Dù nhìn nhận công trình quan trọng của Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia đình trong nhiều thập niên qua, Đức Phanxicộ cho rằng hai Thượng Hội Đồng năm 2014 và 2015 đã đem lại một ý thức mới đối với “các thách đố mục vụ mới” liên quan tới gia đình “mà cộng đồng Kitô Giáo được mời gọi đáp ứng”. Trong số các thách thức mới này là các thay đổi nhân học và văn hóa diễn ra trên thế giới; chúng “đòi một phương thức có tính phân tích và đa dạng hóa, và không cho phép ta tự giới hạn mình vào các thực hành mục vụ và truyền giáo phản ảnh các hình thức và khuôn mẫu trong quá khứ”.

Nguyên văn lời Đưc Phanxicô: “Với một đề xuất rõ ràng luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, ta phải nhìn vào thực tại gia đình ngày nay trong tất cả sự phức tạp của nó, gồm cả điểm sáng lẫn điểm tối của nó, bằng một trí khôn biết yêu thương và một tính hiện thực khôn ngoan”.

Giống tiền thân của nó, học viện thần học mới sẽ có “một mối tương quan đặc biệt với thừa tác vụ và huấn quyền của Tòa Thánh” và sẽ duy trì các mối liên hệ định chế của nó với Giáo Hoàng Đại Học Lateran. Nó cũng sẽ liên kết chặt chẽ với Tòa Thánh qua Thánh Bộ Giáo Dục, Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống và Bộ mới lập là Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống. Học viện này được quyền cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về các khoa học hôn nhân và gia đình.

Khi mở rộng phạm vi hoạt động của học viện bằng cách biến nó thành một viện “thần học” chuyên nghiên cứu các “khoa học” nhân bản, Đức Phanxicô mong nó nghiên cứu “sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn sự thật của mạc khải và sự khôn ngoan của truyền thống đức tin”.
Ngài nói: “Ta phải trở thành các nhà giải thích sự khôn ngoan của đức tin một cách có hiểu biết và say mê” trong một bối cảnh trong đó các cá nhân ít được các cơ cấu xã hội, các mối liên hệ và gia đình nâng đỡ hơn so với quá khứ”.

Phản ứng thuận

Ngày nay, hầu như Đức Phanxicô công bố bất cứ điều gì cũng có người ủng hộ và người chống đối, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chưởng Ấn của Học Viện, lẽ dĩ nhiên thuộc phe ủng hộ. Ngài gọi công bố của Đức Phanxicô là một “cuộc tái phát động và mở rộng ý tưởng vĩ đại” của Đức Gioan Phaolô II.

Còn Đức Ông Pierangelo Sequeri, Viện Trưởng Học Viện, nói với các nhà báo rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới biết lý do tại sao cần phải tái phát động như thế. Tuy nhiên, theo Đức Ông, cử chỉ của Đức Phanxicô nói to cho mọi người thấy rằng công trình của Đức Gioan Phaolô II vẫn còn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Đức Ông cũng cho hay thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II vẫn là một phần quan trọng trong chương trình giảng dậy tại Học Viện; Đức Ông coi nó như một thứ “châu báu”.

Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Paglia cũng cho hay: bộ phận giáo sư cũ vẫn được duy trì, với một phân khoa mới sẽ được thiết lập để đáp ứng học trình mở rộng. Cụ thể, việc mở rộng này bao gồm môn lịch sử gia đình, cũng như nhiều khía cạnh có tính khoa học về gia đình, đi từ nhân học tới đạo đức sinh học.

Và tuy làm việc một cách chặt chẽ với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện về Sự Sống, Học Viện này sẽ có nhiều cuộc đối thoại với những cơ sở không Công Giáo. Vì xét cho cùng, hôn nhân và gia đình không hẳn chỉ là việc của Giáo Hội Công Giáo, mà là việc hoàn cầu, do đó, cần đối thoại với tất cả những ai “yêu mến gia đình nhân loại duy nhất”.

Phản ứng không thuận

Còn phản ứng không thuận? Không thiếu người coi việc này là việc Đức Phanxicô đóng cửa Viện của Đức Gioan Phaolô II và thay thế nó bằng Viện mới với tên khác và tập chú khác.

Họ coi tự sắc Summa Familiae Cura đã chính thức kết liễu công trình đã bắt đầu vào năm 1981 với Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình. Vì Học Viện mới có mục đích đi theo một phương thức khác trong việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình nhằm phản ảnh công trình của hai Thượng Hội Đồng mới đây và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương sau đó.

Trong Summa Familiae Cura, Đức Phanxicô trở về với chủ đề ngài đã nhấn mạnh trong Niềm Vui Yêu Thương: Giáo Hội phải đáp ứng nhu cầu của các gia đình và các cặp gặp khó khăn, đang lao đao với cuộc hôn nhân của họ, trong một xã hội không còn hỗ trợ cái hiểu Kitô Giáo về hôn nhân nữa. Ngài nhấn mạnh việc Giáo Hội phải tích hợp các viễn tượng của khoa học đương thời khi phân tích đời sống gia đình.

Ký giả Edward Pentin, người được coi là có khuynh hướng bảo thủ, thì cho rằng mục đích của vụ “tái phát động” này là đẩy mạnh giáo huấn của Niềm Vui Yêu Thương và biến nó thành bất khả phản hồi.

Theo ký giả Pentin, cả hai vị chưởng ấn và viện trưởng của học viện mới đều nổi tiếng là những người ủng hộ lối giải thích “lỏng lẻo” đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn được lãnh các bí tích. Hai vị này cũng ủng hộ việc làm nhẹ giáo huấn của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI trong Humanae Vitae.

Các học giả trong Viện của Đức Gioan Phaolô II từng chỉ trích cả hai lập trường trên là hoàn toàn đi ngược lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.

Pentin cho rằng: không ngạc nhiên gì khi Viện của Đức Gioan Phaolô II trở thành cái gai đâm vào cạnh sườn những người vận động cho các thay đổi như thế.

Cũng nên biết nhiều giáo sư thuộc Viện của Đức Gioan Phaolô II, trong hai Thượng Hội Đồng Năm 2014 và 2015 đã viết nhiều cuốn sách chống lại các mưu toan cho phép người ly dị tái hôn và những người sống trong các cuộc kếp hợp bất hợp lệ được rước lễ. Họ dựa vào việc giải thích trung thành các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris consortio và nhất là Veritatis splendor.

Thành thử, theo Pentin, khai triển trên đây được nhiều người ở Rôma coi như “một bước nữa để loại bỏ các chướng ngại vật do các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II tạo nên”.

Trang mạng LifeSiteNews đi xa hơn qua hàng tít lớn trên số ra ngày 19 tháng 9: “Phải chăng Đức Giáo Hoàng vừa trả lời ‘Dubia’ (các nghi vấn) bằng cách dẹp bỏ Viện của Đức Gioan Phaolô II?”.

Trang mạng trên cho rằng đúng thế, ngài đã trả lời các “dubia” của 4 vị Hồng Y một cách gián tiếp. Vì nhân dịp qua đời của một trong 4 vị, tức Đức Hồng Y Caffarra, Đức Phanxicô đã dẹp bỏ Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình vốn do vị Hồng Y này làm chủ tịch sáng lập.
Hơn nữa, điều trùng hợp là Đức Phanxicô bãi bỏ Viện Nghiên Cứu của Đức Gioan Phaolô II đúng một năm 4 vị Hồng Y xin ngài trả lời các “dubia” của họ.

Vào trong rồi cần sửa bảo lẫn nhau

Các lo ngại trên không hẳn không có gốc rễ. Bài báo ngày 22 tháng 9 trên tờ Osservatore Romano của Đức Ông Pierangelo Sequeri, người vốn là viện trưởng của Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình từ năm 2016, càng làm cho những người trên thêm lo lắng.
Ngài cho rằng Công Đồng Vatican II từng đưa ra một viễn kiến thần học tích cực về sự thân mật vợ chồng và tìm cách làm sống lại tinh thần phúc âm hóa của các gia đình Kitô Giáo tiên khởi, trong khi nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một gia đình.

Ngài quả quyết “từ đó, con thuyền Phêrô đã cương quyết đi theo các tọa độ trên” với thần học thân xác của Thánh Gioan Phaolô II và Thượng Hội Đồng năm1980 về gia đình nhằm củng cố hóa các nhấn mạnh này.

Nhưng, hoàn cảnh văn hóa nay đã thay đổi “tình yêu phu phụ, các liên hệ sinh sản và đời sống gia đình không còn là qui chiếu độc nhất nữa”. Các nền kỹ trị kinh tế coi gia đình như một bất lợi và chính sách nhân quyền nhấn mạnh tới chủ nghĩa cá nhân.

Theo Đức Ông Sequeri, trong hoàn cảnh trên, tiếp theo sau 2 Thượng Hội Đồng và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô kêu gọi ta công bố lời Chúa một cách khẩn trương nhưng nên cư xử với người ta một cách đầy thông cảm.

Đức Ông kết luận: “Ta thán đủ rồi”, phải công bố niềm vui thân mật với Thiên Chúa và “lời lẽ tốt lành nhằm hỗ trợ sự mỏng dòn yếu ớt của những người cha, người mẹ, và các tạo vật”.

Không ai cho rằng câu kết luận của ngài sai. Nhưng 3 chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri phải cùng nhịp bước, chứ cớ sự gì ta lại quên mất vai trò tiên tri để cứ gọi là chạy phía sau “các dấu chỉ thời đại” như một trong các vị giám mục Việt Nam được tấn phong ở ngoại quốc mới đây đã dạy bảo!

Vị chưởng ấn của Học Viện mới quả quyết với tờ Crux rằng: “Cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra rồi, dưới thời Đức Gioan Phaolô II, chứ không phải dưới thời Đức Phanxicô, điều mà cho đến nay thực sự người ta vẫn chưa hiểu. Quý bạn phải nhớ rằng trước Familiaris Consortio, người ly dị tái hôn không những không được rước lễ, mà thực tế, còn bị tuyệt thông và trục xuất nữa. Họ là những kẻ ở bên ngoài. Sau Đức Gioan Phaolô II, mọi người đều ở trong nhà”.

Nhưng chỉ sợ khi vào trong rồi, thì vàng thau lẫn lộn, và cuối cùng, ta thành thau cả, nếu chức vụ tiên tri không nghiêm chỉnh được thi hành, nói cách khác ta coi thường diễn trình “correctio” như khuynh hướng đang hiển thị trong Giáo Hội.
 
Động đất Mexico: Tổng giáo phận Mexico City trợ giúp dịch vụ nhà thương miễn phí cho nạn nhân
Trần Mạnh Trác
21:15 26/09/2017
Mexico city, 26, 9, 2017 (CNA/EWTN : Tổng giáo phận Mexico city vừa công bố bất cứ ai cần sự chăm sóc y tế, có thể đến những phòng khám của giáo hội và bệnh viện dù họ có thể trả tiền hay không.

Nhắc lại vào ngày 19 tháng 9, một trận động đất cường độ 7,1 đã tàn phá thành phố Mexico và vùng lân cận, giết chết hơn 300 người và làm cho hàng ngàn người trở thành vô gia cư.

Luật chăm sóc y tế ở Mexico ấn định dịch vụ y tế được cung cấp theo một bảng cấp số, tuỳ theo khả năng chi trả của bệnh nhân. Nhưng dựa vào tình thế hiện nay, Tổng giáo phận thông báo rằng họ sẽ cung cấp dịch vụ y tế "thậm chí nếu bạn không thể trả tiền dựa vào bảng cấp số."

Để giúp trang trải chi phí, mọi sự đóng góp của bất kỳ loại nào đều được hoan nghênh, đặc biệt là "băng vải, đồ dùng cá nhân, thuốc sát trùng, miễn là ở trong tình trạng tốt, chưa sử dụng và chưa hết hạn."

Cha Pedro Velasquez, giám đốc Ủy ban mục vụ về chăm sóc sức khỏe cuả Tổng giáo phận, cho biết dịch vụ này được điều hành bởi các tình nguyện viên từ các trường đại học Công Giáo, đặc biệt là từ đại học Anahuac.

Đức Hồng Y Rivera đã khen ngợi các tình nguyện viên trẻ trong một bài giảng tại thánh đường Guadalupe: "Thật là một bài học khi nhìn thấy rất nhiều người trẻ, bất kể ngày đêm, đi trợ giuăp mọi người bị ảnh hưởng, đi phân phối thực phẩm, dọn dẹp các đống đổ nát, đi lên đi xuống các đường phố lo lắng tìm kiếm một ai đó để giúp đỡ! Chỉ với một niềm vui là được nhìn thấy một ai đó được tái sanh ra khỏi đống đổ nát!"

Cha Velasquez miêu tả những nhu cầu y tế đầu tiên sau khi trận động đất như sau. "Ban đầu thì là nhửng người bị cắt vì mảnh kính vỡ, cùng với những loại thương tích khác như gãy xương, bầm tím, nói chung là những thương tích cuả những trường hợp khẩn cấp thông thường,"

"Rồi chúng tôi săn sóc cho những người với các vấn đề mãn tính như bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc thậm chí suy nhược thần kinh," vị linh mục nói thêm.

Cuối cùng, Cha Velasquez khuyến khích người dân Mexico giữ vững Đức tin của họ, và nhìn thấy rằng mặc dù có nhiều đau khổ gây ra bởi trận động đất, "nhưng những thảm họa tự nhiên là một cơ hội mà Thiên Chúa đem đến cho chúng ta để chúng ta hỗ trợ cho nhau và sử dụng tài năng cá nhân của chúng ta để phục vụ người khác."
 
Sự thân mật với Chúa Giêsu giải thoát chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:53 26/09/2017
(Đài Vatican) Trong thánh lễ thường ngày sáng nay tại nhà Casa Santa Marta, trong bài giảng, ĐGH đã nói rằng ý niệm của Chúa Giêsu về gia đình mang ý nghĩa rộng lớn hơn người ta tưởng. Đó là “những ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành” thì được coi như “Mẹ “và là “Anh Em”, là gia đình của Ngài. Điều này làm cho chúng ta suy nghĩ về ý niệm gia đình của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, có cái gì đó thân mật, vượt qua khuôn khổ ngoại giao, hình thức, lịch sự, còn hơn “tông đồ” hay thậm chí “bạn hữu”. ĐGH đặt câu hỏi“Vậy thì chữ thân mật (Familiarity) thực sự có ý nghĩa gì trong khi các đấng bậc trong Giáo Hội thường nhắc đến và dạy chúng ta?”

“ Trước hết, thân mật có nghĩa là “vào trong nhà của Chúa Giêsu, vào trong môi trường sống, để sống bầu khí trong nhà của Chúa Giêsu. Để sống ở đó, để chiêm nghiệm và để được giải thoát. Bởi vì con cái thì được tự do, những ai ở trong nhà Chúa thì được tự do, những ai có quan hệ thân mật với Chúa thì được tự do. Những kẻ khác, theo ngôn ngữ của Kinh Thánh là con của “người đàn bà nô lệ”. Chúng ta có thể nói rằng họ là Công Giáo, nhưng họ không dám đến gần Chúa, họ không dám thân mật với Chúa. Luôn có khoảng cách làm tách biệt họ ra khỏi Thiên Chúa.”

Nhưng thân mật với Chúa Giêsu, như lời dạy của các Thánh, thì cũng có nghĩa là “cùng đứng với Ngài, nhìn ngắm Ngài, nghe lời Ngài, tìm cách thực hiện lời Ngài, đối thoại với Ngài.” Chúng ta tâm sự với Chúa qua cầu nguyện bằng ngôn ngữ thông thường: Chúa ơi, Chúa nghĩ thế nào? Đây là thân mật chứ còn gì nữa. “Các Thánh luôn là như thế. Thánh Teresa là một gương tuyệt vời bởi thánh nhân gặp Chúa ở khắp mọi nơi, ngay cả khi bận rộn với nồi chảo trong bếp.”

Cuối cùng ĐGH nói rằng thân mật có nghĩa là “ở lại” trong sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chính Chúa đã dạy chúng ta như thế trong Bữa Tiệc Ly; hay ngay trong phần đầu tiên của Tin Mừng Thánh Gioan “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian. Thánh Andre và Gioan đã theo Chúa Giêsu và “Họ ở lại với Ngài suốt ngày.”

ĐGH nhắc lại rằng thái độ thân mật thì khác với “sự tốt lành” của những người tín hữu mà họ luôn tự tách mình ra khỏi sự gần gũi với Chúa Giêsu như là “Chúa ở đó, và con ở đây.” Chúng ta hãy bước tới gần với thái độ thân mật với Thiên Chúa. Một người tín hữu, đối diện với bao khó khăn, khi trên xe buýt, lúc ở xe điện hãy thì thầm với Chúa, hay ít nhất là ý thức rằng Chúa đang nhìn mình, là gần với Thiên Chúa. Đó là sự thân mật, sự gần gũi, cảm giác là thành phần của gia đình Chúa. Lạy Chúa, Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Vietnam: Un nouveau responsable du Bureau des Affaires religieuses issu de la Sécurité publique
Eglises d'Asie
09:13 26/09/2017
La Sécurité publique a encore renforcé sa mainmise sur les Affaires religieuses. Le 11 septembre dernier, un des plus hauts responsables des services de la Sécurité publique, Vu Chiên Thang, a été nommé au poste de directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, un organisme responsable de la gestion des activités et de l’organisation des religions dans le pays.

Selon la presse officielle, le nouveau responsable des Affaires religieuses a été vice-directeur de la Sécurité publique pour la province du Nghê An, directeur de ce même service pour la province de Quang Tri, responsable de la Sécurité pour la région du nord-ouest et enfin pour l’ensemble du pays. Lors de sa nomination, le nouveau responsable du Bureau s’est engagé à appliquer strictement les missions qui lui sont confiées.

Cette décision, publiquement annoncée par le ministre de l’Intérieur, risque d’être perçue comme une fin de non-recevoir à l’égard des exigences de liberté religieuse récemment rendues publiques par diverses hiérarchies religieuses, en particulier, par les évêques catholiques. Ceux-ci, le 1er juin dernier, ont envoyé à l’Assemblée nationale des remarques critiques concernant la loi sur la religion récemment adoptée. Elles relèvent, entre autres, l’attitude foncièrement hostile des autorités gouvernementales à l’égard des organisations religieuses, considérées comme « des forces d’opposition ». Cette nomination apparaît aussi comme une réponse négative aux pressions exercées sur le gouvernement par divers groupes et associations des droits de l’homme ainsi que par certains pays comme les États-Unis.

Il faut toutefois noter que cette nomination, bien qu’elle renforce encore la subordination des religions au pouvoir policier, n’a cependant rien d’une nouveauté absolue. Le précédent responsable, Pham Dung, était également un personnage haut placé dans l’appareil de la Sécurité. Il était secrétaire d’État au ministère de l’intérieur. Cependant, dans le contexte actuel, en particulier, après les réactions négatives suscitées par l’adoption de la nouvelle loi sur les croyances et la religion, ce renforcement du contrôle des Affaires religieuses par la direction de la Sécurité publique fait planer de sérieuses craintes sur la liberté religieuse. En outre, l’arrivée de ce nouveau responsable précède de peu la mise en vigueur de la nouvelle loi sur la religion, adoptée par plus de 84 % des membres de l’Assemblée nationale, qui donne de nouveaux moyens de contrôle aux responsables des Affaires religieuses.

Le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses a été créé en août 1955 à Hanoi, quelques mois après la mise en place de la République démocratique du Vietnam. Les documents accompagnant cette création précisaient qu’il s’agissait là d’un organe gouvernemental placé sous la direction du Premier ministre. Le Bureau était destiné à « étudier et planifier l’application des lignes politiques du gouvernement en matière de religion et d’organisations religieuses ». Le seul bureau gouvernemental des Affaires religieuses, sans compter les très nombreux bureaux annexes situés dans les provinces, les grandes villes, les districts, emploie aujourd’hui 127 cadres. L’ensemble du personnel de ce service en poste sur tout le territoire du pays se compte aujourd’hui par milliers. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 26 septembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quý thầy ĐCV Vinh Thanh và ân nhân thăm, tặng quà bà con vùng tâm bão Kỳ Anh
Thùy Trang
12:47 26/09/2017
Như chúng ta đã biết, các tỉnh miền trung, cách riêng là bà con giáo dân Vinh đang gồng mình trước thiên tai bão lũ. Siêu bão số 10 có tên Doksuri, một trong những cơn bão lớn nhất thập kỉ, đã đổ bộ vào vùng biển từ Nghệ An – Quảng Trị vào ngày 15/9/2017 vừa qua. Sau sự tàn phá khủng khiếp đó, nhiều giáo xứ, nhiều ngôi làng, nhiều người anh em đang bị cô lập và chịu cảnh đói rét.

Xem Hình

Với tinh thần trách nhiệm của lòng bác ái Kitô giáo, ngày 24/9/2017, quý thầy nhóm “Amo Rosa” thuộc Đại Chủng viện Vinh Thanh kết hợp Câu lạc bộ “Vòng Kết Nối” đã tổ chức Chương trình “BÃO TỐ KHÔNG THỂ DẬP TẮT TÌNH YÊU”, đến thăm và tặng quà bà con giáo dân vùng tâm bão Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Đồng hành với Chương trình có linh mục Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng, Giáo sư Đại Chủng viện, quản xứ Tân Yên và một số vị ân nhân trong và ngoài Công Giáo.

Điểm đến đầu tiên là tân giáo xứ Kim Sơn, thuộc xã Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Theo lời cha quản xứ GB. Lưu Ngọc Hùng, xứ đạo có khoảng 900 giáo dân, được tách từ xứ mẹ Dũ Thành. Đời sống đa số bà con trong xứ thuộc diện khó khăn vì chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhỏ lẻ nhưng đất đai cằn cỗi. Trong cơn bão vừa qua, mưa gió đã làm tốc mái trên 90% gia đình, gây ra nhiều thiệt hại, đến nay vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được.

Trước khuôn viên nhà xứ, thầy Antôn Trần Đức Hà, đại diện nhóm Amo Rosa, đã bày tỏ nỗi niềm cảm thông và chia sẻ với bà con về những khó khăn do cơn bão gây ra. Đồng thời, thầy cũng ước mong bà con luôn vững niềm hy vọng và trông cậy, phó thác.

Thay lời cho bà con hiện diện, linh mục GB. Lưu Ngọc Hùng đã cảm ơn cha giáo Phêrô, quý thầy cùng quý ân nhân đã thương đồng hành với giáo xứ trong cơn hoạn nạn. Tiếp đó, đoàn đã dành thời gian viếng thăm những gia đình chịu thiệt hại nặng chung quanh địa bàn nhà xứ. Các thành viên đã chứng kiến những hậu quả khốc liệt của thiên tai nơi mảnh đất khô cằn Kỳ Khang. Tại giáo xứ vừa mới thành lập này, đoàn đã trao tặng 40 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000đ hỗ trợ bà con lợp lại mái ngói; tặng 300kg gạo tới những hộ thiếu đói.

Sau khi rời Kim Sơn, đoàn tiếp tục chương trình thăm viếng giáo xứ Đông Sơn nằm dưới chân Đèo Con. Đây là giáo xứ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất trong vụ Formosa xả thải. Nghề nghiệp chính của bà con trong xứ đánh bắt hải sản giờ đây không thể hoạt động như cũ. Trong trận bão vừa rồi, giáo xứ Đông Sơn nằm ở tâm bão, mái ngói nhà thờ, các ô cửa kính, một phần trần nhà thờ bị bão đánh tan tành. Hầu như nhà dân nào cũng chịu thiệt hại từ vài triệu đến vài chục triệu đồng vì bão.

Vì thời gian eo hẹp nên Ban tổ chức chương trình quyết định gặp mặt bà con trong khuôn viên giáo xứ. Đồng cảm với nỗi đau của bà con nơi đây, đoàn đã trao tặng 40 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000đ và 250kg gạo.

Tổng giá trị món quà mà nhóm Amo Rosa và CLB. Vòng Kết Nối gửi tới hai giáo xứ thuộc vùng tâm bão Kỳ Anh là 45.500.000đ đến từ sự quyên góp của các thành viên trong nhóm và các ân nhân.

Nắng, gió, mưa lũ đã trở thành một “cuộc hẹn” hằng năm trên dải đất miền Trung gian khổ này. Sau chuyến đi, mỗi thiện nguyện đã được chứng kiến thảm cảnh tan hoang do Doksuri để lại. Chính vì vậy, sự mong mỏi khát khao mang hơi ấm tình thương đến với các nạn nhân vùng bão đã được thực hiện hóa qua nghĩa cử cao đẹp ngày hôm nay. Cầu chúc cho hành trang sứ giả Tin mừng tiếp tục triển nở trên cánh đồng truyền giáo mai sau.

Thùy Trang
 
Trại phong Bến Sắn mừng kỷ niệm lễ thánh Vinh Sơn
Maria Nguyễn Hiếu
12:54 26/09/2017
Trong tâm tình hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa, vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 23/7/2017, cộng đoàn Trại phong Bến Sắn vui mừng cử hành Thánh lễ mừng kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đoàn sủng Vinh Sơn (1617-2017).

Chủ tế Thánh lễ kỉ niệm này là Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, đồng tế với ngài có cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn, cha Lucianô Nguyễn Thành Tiến - Phó xứ Bến Sắn, và quý cha khách.

Xem Hình

Tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, các ân nhân và thân nhân, cùng rất đông bà con giáo dân trong và ngoài khu vực trại phong, cũng như các bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Giuse đã khắc họa lại hình ảnh vị Thánh Vinh Sơn Phaolô, người là tấm gương phản chiếu hình ảnh của Chúa Giêsu nhân lành. Thánh Vinh Sơn là vị thánh của người nghèo và người đau khổ, ngài kêu gọi tất cả các tổ chức ban đầu của mình: Hiệp hội Bác Ái, Tu hội Truyền Giáo, và Nữ Tử Bác Ái, hãy lấy đức đơn sơ làm một giá trị trung tâm trong cuộc sống bằng cách dấn thân phục vụ người kém may mắn và phải xem họ như những người bạn, chứ không phải là những cá nhân cần sự trợ giúp. Thánh Thánh Vinh Sơn Phaolô nói rằng: "Sự phục vụ người nghèo phải được thực hiện với niềm vui, lòng can đảm và sự kiên trì". Hội viên Vinh Sơn phải đến với người khác với tấm lòng thanh thản (hơn là với đôi tay chất đầy quà biếu). Đức cha Giuse cũng kêu gọi toàn thể cộng đoàn hãy luôn luôn sống theo tinh thần nhân ái tương trợ lẫn nhau, để mang Chúa đến gần những người không nhận biết Chúa. Và ngài cũng mời gọi cộng đoàn luôn cầu nguyện cho các nữ tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn luôn luôn kiên trì và can đảm phục vụ với niềm vui trong chính cuộc đời dâng hiến của mình.

Cuối Thánh lễ, Đức cha Giuse gửi lời chúc mừng đến hội dòng trong ngày bổn mạng. Và đáp lại sự yêu thương của ngài, một đại diện toàn thể cộng đoàn nữ tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đã dâng những lời tri ân đến Đức cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ nam nữ đã luôn yêu thương và cầu nguyện cho các nữ tu trong suốt thời gian qua.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ 30 trong niềm hân hoan và bình an.

Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông Phú Cường
 
Video Phỏng Vấn Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương Giáo Họ "Điểm Nóng" Con Cuông GP Vinh VN đến thăm Úc Châu
Jos. Vĩnh SA
17:11 26/09/2017


Giáo điểm Con Cuông ngày ấy thuộc thôn Trung Hương, xã Yên Khê, cách thành phố Vinh ước lượng 130 cây số, qui tụ hơn 300 giáo dân. Về mặt pháp lý, linh mục Phạm Ngọc Quang, chính xứ Quan Lãng; linh mục Nguyễn Đình Thục, quản nhiệm Đồng Lam rồi cha Giuse Ngô Văn Hậu sau này đã nhiều làm thủ tục đăng ký nhưng vẫn không nhận được câu trả lời. Sinh hoạt tôn giáo bị o ép, hạn chế; nhiều giáo dân bị cơ quan công quyền triệu tập, dọa nạt, hành hung.

Từ giáo xứ Song Ngọc, chiếc xe bảy chỗ dần lăn bánh đưa chúng tôi về miền rừng núi điệp trùng miền Tây xứ Nghệ. Dòng thời gian đi thật nhanh, mới đó mà đã tròn 5 năm xảy ra sự kiện Con Cuông (1.7.2012 -1.7.2017). Ngồi trên xe, một miền ký ức bỗng nhiên tràn về trong tâm tưởng tôi, một người trong cuộc, đã sống những ngày tháng gian nan đó…

Căng thẳng nảy sinh có hệ thống kể từ 14h chiều 13.11.2011, khi cộng đoàn đang dâng lễ, chính quyền đã huy động hàng trăm người tụ tập trước cửa nhà nguyện, dùng loa công suất chửi bới, xúc phạm và ném đá cản trở.

Nguy hiểm và manh động nhất là việc những kẻ quá khích ném mìn tự chế vào nhà nguyện lúc 0h30’ ngày 1.12.2011. Bất bình trước sự việc đó, hơn 100 giáo dân đã tập trung trước trụ sở huyện yêu cầu địa phương chấm dứt gây hấn, đảm bảo tự do tôn giáo, chấm dứt chia rẽ lương giáo, trả lại bình yên cho giáo điểm.

Trong bất cứ diễn biến nào, Giáo phận Vinh cũng luôn thể hiện thiện chí đối thoại, từng bước giải quyết khúc mắc, không làm căng thẳng tình hình. Đối lại, chính quyền các cấp vẫn bao che, phớt lờ kiến nghị, tiếp tục hành động đi ngược pháp luật và tình người. Đỉnh điểm là vào chiều Chúa Nhật 1.7.2012, như thường lệ, cha G.B Nguyễn Đình Thục vừa đặt chân đến dâng lễ thì bị côn đồ xúc phạm, giằng co, không cho dâng lễ. Giáo dân có mặt tìm cách bảo vệ vị mục tử của mình thì bị nhóm này đánh đập dã man khiến nhiều nạn nhân phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, vào quãng 12 giờ trưa, họ đã giăng bẫy khiêu khích, phá cổng sắt, đột nhập nhà nguyện, đánh đập hai nữ tu Mến Thánh Giá đang nghỉ trưa. Đáng ngại hơn là hành động đập phá tượng Đức Mẹ, cơ sở vật chất nhà nguyện, xúc phạm Mình Thánh Chúa…

Sự kiện Con Cuông biểu lộ thái độ coi thường pháp luật, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, thế nhưng báo chí Nghệ An lại chà đạp sự thật, trơ trẽn vu cáo, trắng trợn xúc phạm bà con giáo dân, kích động hằn thù lương giáo hòng “đổi trắng thay đen, chạy tội cho những cực đoan, quá khích”. Như giọt nước làm tràn ly, vụ việc đã phá tan niềm tin mỏng manh cuối cùng của giáo dân với chính quyền.

Khép lại đằng sau những chi tiết để đi tìm nguyên cớ, phải chăng sự nhũng nhiễu trên là di chứng thù hằn Công Giáo xuyên suốt từ thời Văn Thân đến nay cộng với sự tiếp tay của các thế lực đen tối đứng sau hậu trường chỉ đạo?

Trong lúc đó, bà con giáo dân Con Cuông chỉ có đơn giản một nguyện vọng là được thờ Chúa cho phải đạo: “Ước nguyện của tôi cũng như của bà con giáo dân Con Cuông là được tự do hành đạo. Một người Công Giáo, dĩ nhiên, hằng tuần phải được đi tham dự Thánh lễ, rồi phải có một nơi để thờ phượng. Rồi lúc nào mà có những vấn đề trong cuộc sống, họ có nơi để đến gặp Chúa.

Nguyện vọng lớn nhất của họ là nhà cầm quyền phải để cho họ có một nơi hợp pháp để thờ phượng Chúa. Trong Hiến pháp của Việt Nam nói được tự do tín ngưỡng. Theo tôi nghĩ, tự do tín ngưỡng không phải qui định ‘cái suy nghĩ trong đầu’; bởi vì những gì mình suy nghĩ trong đầu không cần pháp luật. Chuyện ‘tôi ghét anh, tôi thương anh’ ai mà kiểm soát được. Nhưng đã nói về tín ngưỡng là phải chấp nhận có những nghi lễ, rồi có cộng đoàn. Theo tôi nghĩ, nếu như chấp nhận tự do tín ngưỡng thì phải chấp nhận để bà con giáo dân qui tụ để thờ Chúa, để cử hành những nghi lễ của tôn giáo mình.

Hơn nữa chúng tôi lên để dâng lễ, chúng tôi không làm gì sai cả. Hằng tuần, chúng tôi lên để dâng lễ thờ phượng Chúa. Dĩ nhiên trong Thánh lễ, những linh mục chúng tôi luôn dạy cho giáo dân ‘điều hay, lẽ phải’. Tôi không làm gì xúc phạm đến ai cả”. (Trích lời linh mục GB. Nguyễn Đình Thục)

Hành vi bạo lực chống lại những người có tín ngưỡng đã khiến những người thiện chí, yêu chuộng hòa bình phẫn nộ. Theo dòng thời gian, chính quyền các cấp cũng đã hiểu ra đó là một hạ sách. Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong nhận thức và cách cư xử đối với bà con giáo dân trên mảnh đất này?

Tròn 5 năm quay trở lại giáo điểm, chúng tôi nhận thấy sự “thay da đổi thịt” đáng mừng. Con Cuông ngày nay đã được nâng lên hàng giáo họ độc lập, có cha quản nhiệm Phaolô Phạm Trọng Phương, một linh mục trẻ khỏe coi sóc. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn, với sự hỗ trợ của ân nhân và đóng góp của bà con, cha Phaolô đã xây dựng một trung tâm mục vụ 2 tầng khang trang, hài hòa giữa khung cảnh núi đồi, bao gồm nhà nguyện, phòng khách, hệ thống phòng nghỉ, sân khấu… Toàn bộ công trình nằm trong một diện tích đất rộng rãi hàng ngàn m2 được mua bằng tiền túi của giáo dân chứ không phải được cấp.

Giáo họ độc lập Con Cuông hôm nay đang nỗ lực mang Tin Mừng đến với bà con lân cận thông qua những cố gắng không mệt mỏi của cha quản nhiệm và bà con. Đó là việc rao giảng không chính thức được thực hiện qua những cuộc trò chuyện, giao lưu hay một chuyến viếng thăm tới những gia đình giúp họ hiểu thêm về đạo yêu thương.

Chuyện Con Cuông hôm nay cứ ngỡ là mơ. Quả là, Thiên Chúa đã viết thẳng trên đường cong. Không ai có thể biết được chương trình kế hoạch của Thiên Chúa. Một Con Cuông đau thương là thế mới chỉ trải qua 5 năm đã rủ bùn đứng dậy, vượt qua trắc trở, trở thành bông hoa đẹp giữa mênh mông núi đồi: Một cơ sở Công Giáo hiện diện giữa bà con dân tộc thiểu số để đồng hành, yêu thương nâng đỡ họ. Một cơ sở Đức tin đồng hành, chia sẻ niềm vui Tin Mừng đến với những tín hữu hàng chục năm thiếu thốn tình mục tử hiền nhân. Một Con Cuông bị sự dữ làm tổn thương nhưng Thiên Chúa vẫn lưu tâm, săn sóc để có thể trổ sinh hoa trái mới. Sau 5 năm, giáo họ Con Cuông đã có tuần chầu đền tạ Thánh Thể đầu tiên. Cũng là lần đầu tiên, một lễ Thêm sức do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự đã được tổ chức với 32 em đến từ những bản làng, thôn xóm xa xôi từ Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn,… Đó thực sự là điều quá sức tưởng tượng của nhiều người.

Viết tới đây, chúng tôi lại chợt nhớ đến lời hiệu triệu của Đức Thánh Cha đương nhiệm: “Tôi muốn thấy một Giáo hội bị bầm dập, tổn thương và dơ bẩn vì sống lê la trên các đường phố, chứ không phải là một Giáo hội “xanh xao vàng vọt” vì sống đóng khung và bám víu vào chu vi hàng rào an ninh của riêng nó”. Rõ ràng một điều là giáo điểm Con Cuông xưa và giáo họ độc lập Con Cuông nay đã, đang và sẽ là những chứng nhân, không ngại dấn thân, chịu va đập thử thách, sẵn sàng ra đi đến với những vùng ngoại biên để nói lên niềm tín thành vào Đức Kitô và Giáo hội của Người.

Trước lúc rời Con Cuông, chúng tôi tình cờ gặp lại cha Quang, vợ chồng ông Trận, anh Đài, anh Giám… là những nhân chứng lịch sử 5 năm về trước. Những trang lịch sử bi tráng, hào hùng trên đây không bao giờ phai mờ trong con tim tín hữu miền Tây. Được tắm gội trong mình dòng máu tiền nhân, họ hiểu rằng chỉ có đức tin, sự trung thành kiên vững và đoàn kết mới giữ được tên Con Cuông trên bản đồ Giáo phận ngày hôm nay. Đó cũng là một ước vọng không chỉ của họ, của chúng tôi mà còn là của nhiều người trong chúng ta. Mong lắm thay!

Nguồn http://www.giaoxugiaohovietnam.com/Vinh/01-Giao-Phan-Vinh-ConCuong.htm
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thầy phó tế hoặc thầy có chức giúp lễ cũng có thể đọc lời nguyện khi tráng chén
Nguyễn Trọng Đa
12:31 26/09/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Số 137 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) cho biết: "Cho rước lễ xong, chủ tế hoặc phó tế tráng chén. Trong lúc tráng chén, chủ tế đọc thầm: “Lạy Chúa, miệng chúng con vừa rước Mình và Máu Chúa, xin cho chúng con tiếp nhận với tâm hồn trong sạch, và xin cho ân huệ đời này trở nên linh dược cho chúng con được sống muôn đời”. Thưa cha, điều này có ý nghĩa gì đối với việc đọc lời nguyện nếu linh mục không phải là người tráng chén? Liệu thầy phó tế hay thầy có chức giúp lễ đọc lời nguyện, hoặc liệu linh mục đọc lời này trong khi thầy phó tế hay thầy có chức giúp lễ tráng chén, hoặc liệu lời nguyện này được bỏ qua hoàn toàn? - G. K., Holmdel, New Jersey, Hoa Kỳ.


Đáp: Mặc dù bạn đọc này qui chiếu đến số 137 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), thực ra bạn trích dẫn nó từ số 137 của Lễ Quy Sách Lễ Rôma (OM).

Các số liên quan của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma là như sau:

"163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.

“Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Quod ore sumpsimus, Domine Lạy Chúa, miệng chúng con..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.

"183. Cho rước lễ xong, cùng với vị tư tế trở về bàn thờ, thầy lượm các vụn bánh thánh, nếu có, rồi đem chén thánh và các bình thánh xuống bàn phụ mà tráng và xếp dọn lại như thường lệ, trong khi vị tư tế trở về ghế. Cũng có thể để chén và bình thánh chưa tráng, chưa lau trên một khăn thánh ở bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ sẽ tráng, một khi đã giải tán dân chúng.

"249. [...] Phó tế rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, có thể nhờ vài vị đồng tế giúp, nếu cần, rồi đem chén thánh đến bàn phụ, và chính thầy hay một thầy có chức giúp lễ tráng, lau và xếp đặt chén thánh.

"270. Vị tư tế tráng chén ở bên trái bàn thờ hay tại bàn phụ. Nếu chén được tráng ở bàn thờ, thì người giúp có thể đưa về bàn phụ, hay đặt bên trái bàn thờ.

“Việc tráng chén

“278. Mỗi khi có mãnh vụn bánh thánh dính nơi các ngón tay, nhất là sau khi bẻ bánh hoặc cho giáo dân rước lễ, vị tư tế phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu lượm các mãnh, nếu chúng rơi ngoài đĩa thánh.

“279. Các chén thánh được vị tư tế, phó tế hay thầy có chức giúp lễ tráng lau sau rước lễ hoặc sau Thánh Lễ, nên làm việc này tại bàn phụ. Tráng chén bằng nước hoặc bằng nước và rượu, và người tráng uống hết. Ðĩa thánh được chùi bằng khăn lau.

Phải liệu sao Máu Thánh còn lại sau khi cho rước được uống hết tại bàn thờ.

"280. Nếu bánh thánh hay phần bánh thánh bị rơi vải, phải kính cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng thánh đặt trong phòng thánh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)

Số 137 của Lễ Quy (OM 137) và số 163 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 163) chỉ đề cập đến linh mục đọc lời nguyện: "Lạy Chúa, miệng chúng con…”

Liệu việc đề cập đặc biệt đến linh mục này nhất thiết phải ngụ ý một ý định là loại trừ các thừa tác viên khác làm việc tráng chén khỏi đọc lời nguyện sao?

Ý kiến cá nhân của tôi là rằng đây không phải là trường hợp. Lý do của tôi là như sau:

- Việc chỉ đề cập đến linh mục là có thể hiểu được trong số 163 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 163), bởi vì số này đề cập đến Thánh lễ được cử hành bởi một linh mục mà không có các thừa tác viên có chức thánh hoặc thừa tác viên lãnh tác vụ Giúp lễ.

- Chữ đỏ và lời nguyện đã có trong hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma vào thời kỳ khi chỉ có linh mục tráng chén mà thôi. Qui chế dường như được mang vào hình thức thông thường, mà không tính đến các qui chế tiếp theo được ghi nhận trong số 279 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 279), vốn cho phép các thừa tác viên khác tráng chén, mà không có sự phân biệt rõ ràng, mặc dù không nhắc đến lời nguyện ở đây.

- Việc không nhắc đến lời nguyện không phải là bằng chứng của ý muốn loại trừ các thừa tác viên khác. Trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, thường đưa ra lời giải thích chi tiết nhất của một chủ đề trong lần đầu tiên nó được đề cập đến, và sau đó chỉ nói cách ngắn gọn khi cùng một chủ đề ấy đến trong một hình thức khác của Thánh Lễ. Thí dụ: số 183 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 183) tóm tắt số 163 trong ngữ cảnh của Thánh lễ có một phó tế. Sau đó, số 249 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 249) là ngắn gọn hơn, khi nó phác thảo quá trình đồng tế, mặc dù có thể rằng một linh mục thực hiện việc tráng chén, nếu không có thầy phó tế hoặc thầy có chức giúp lễ ở đó. Tương tự như vậy, số 270 của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM 270), vốn cập đến Thánh Lễ chỉ có một thừa tác viên, cũng không nhắc đến lời nguyện tráng chén, mặc dù hầu như chắc chắn rằng linh mục tráng chén.

Tuy nhiên, có một điểm nên được xem xét hơn. Bản văn của lời nguyện này hàm ý rằng người tráng chén đã Rước lễ. Đây là điều chắc chắn trong trường hợp của linh mục, vì ngài luôn luôn rước cả hai hình.

Mặc dù ngày nay, thầy phó tế hoặc thầy có chức giúp lễ làm việc tráng chén hầu như chắc chắn đã Rước Lễ, có thể rằng đôi khi họ không Rước lễ. Trong các trường hợp giả thuyết này, lời nguyện sẽ được bỏ qua một cách hợp lý.

Cuối cùng, lời nguyện này là rất cổ xưa và được tìm thấy trong các bản thảo Latinh sớm nhất của Nghi lễ Rôma. Theo chuyên viên phụng vụ nổi tiếng Joseph Jungmann, S.J., lời nguyện này, được sử dụng ngay sau phần Rước lễ, là thuộc một nhóm lời nguyện “ban đầu được dành cho các tín hữu cũng như linh mục; cả tín hữu và linh mục đều tìm thấy sự nuôi dưỡng cho lòng đạo đức cá nhân của họ từ cùng một nguồn". (Zenit.org 26-9-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Phải Chăng Sự Băng Hoại về Luân Lý Chẳng Có Gì Đáng Để Quan Tâm?
Dr. Anthony Le
13:09 26/09/2017
Phải Chăng Sự Băng Hoại về Luân Lý Chẳng Có Gì Đáng Để Quan Tâm?

Hãy nhớ rằng: hệ quả của việc coi thường luân lý trong tất cả mọi hành động của từng cá nhân có sức tàn phá kinh khủng hơn là chúng ta có thể nhận thức được …..

Nếu chúng ta bỏ chút thời giờ để lượt qua dòng lịch sử của nhân loại, một câu hỏi chắc chắn sẽ bùng lên trong suy nghĩ của chúng ta là: Tại sao các quốc gia đều phải bị sụp đổ? Những đế chế vĩ đại nhất trong quá khứ lần lượt bị hủy diệt và suy tàn đi. Tại sao vậy? Thế hầu hết mọi nền văn minh sẽ có lúc phải suy tàn và bị sụp đổ hay sao? Hay sự sụp đổ tàn khốc đó là do một nguyên nhân cụ thể nào khác?

Các sử gia thường quy kết nguyên nhân hay lý do gây ra sự sụp đổ của nhiều nền văn minh khác nhau, như thiên tai, bệnh dịch, sự thay đổi về khí hậu, sự thay đổi về nhân khẩu học, việc tham nhũng chánh trị, việc di dân ồ ạt, sự trì trệ về kinh tế, nền kỹ thuật lạc hậu, hay vì sự xâm lấn của ngoại bang, vân vân. Thế nhưng, có phải vì vũ khí, các ứng dụng khoa học, và công ăn việc làm khiến cho một nền văn minh không thể nào bị hủy diệt được chăng? Tiếc thay, ngày hôm nay vẫn còn có rất nhiều người suy nghĩ như vậy.

Liệu Hoa Kỳ hay Anh Quốc sẽ có ngày bị sụp đổ không? Hay vì hai xã hội này quá tân tiến, quá phức tạp, và quá văn minh nên khó có thể bị sụp đổ? Suy cho cùng, sẽ có ngày Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ bị xóa sổ ra khỏi bản đồ thế giới, không phải vì tỉ lệ sinh đẻ thấp, khí hậu thay đổi, cơn đại dịch, tổng sản lượng nội địa (GDP) hay việc dân chúng nổi loạn, nhưng vì sự suy thoái của về luân lý (failed morals).

Lịch Sử về Nền Luân Lý của Hoa Kỳ và Anh Quốc

Khởi đầu thời cận đại, Hoa Kỳ và Anh Quốc đang trên đà phát triển đầy quyền thế trên chính trường thế giới. Cũng cùng thời điểm đó, các chính khách cùng nhau tranh luận về nguyên do sâu sa nhằm gây ra sự lớn mạnh (rise) và sụp đổ (fall) của các đế chế. Một năm trước khi Hiến Pháp Hoa Kỳ được thông qua, Edward Gibbon (sử gia, nhà văn, và thành viên của Nghị Viện Anh Quốc) cho xuất bản phiên bản cuối cùng của cuốn sách có nhan đề Lịch Sử về việc Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Chế La Mã (The History of the Decline and Fall of the Roman Empire) . Gibbon nêu ra năm lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của các đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử. Việc suy giảm về nhân chủng học cũng như nền kỹ thuật lạc hậu và sự thay đổi về khí hậu không có thuộc vào năm lý do được nêu ra. Lý do nền tảng đầu tiên mà Ông nêu ra đó là sự sụp đổ của gia đình. Kế đến là việc tăng thuế, việc khoái lạc quá trớn, việc trang bị võ trang không thể kiểm soát được, và sau cùng là sự mục nát của tôn giáo.

Theo Gibbon, nguyên do chính gây ra sự sụp đổ của Đế Chế La Mã vĩ đại chính là việc mất đi nền phẩm hạnh công dân (civic virtue) và luân lý cá nhân (individual morality) . Gibbon tin rằng các luật lệ về luân lý thì không có thể nào bị thay đổi được, vì chúng cũng giống như các quy luật về toán học và vật lý học vậy. Chính khách người Anh Edmund Burke, một đồng nghiệp của Gibbon, người vốn được xem là cha đẻ của nền bảo thủ cận đại (modern conservatisim), đã tóm tắt sự xác tín của Ông về luân lý trong lá thư gởi cho các quận trưởng cảnh sát Bristol vào năm 1777 như sau: “Tất cả những ai đã từng viết trong chánh phủ đều nhất trí đồng lòng, nếu có bất kỳ một sự tham những nào xảy ra trong quần chúng, thì sự tự do không thể nào tồn tại được.” Vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ cũng khá quen thuộc với Gibbon. Chính bản thân Tổng Thống George Washington sở hữu cuốn sách nêu trên do Gibbon viết. Trong diễn từ tạm biệt nổi tiếng, vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ nói: “Trong tất cả mọi khuynh hướng và thói quen tập quán để dẫn đến sự phồn thịnh của nền chánh trị, thì tôn giáo và nền luân lý là không thể nào tách rời ra nhau được.”

Gibbon, Burke, và Washington đều tin tưởng rằng việc bảo tồn xã hội không chỉ thuần túy dựa vào các lữ đoàn quân sự, các thương gia tài giỏi hay những người tiêu dùng dư dã, mà phải dựa vào nền luân lý cao độ (high morals) và tôn giáo đích thực (sincere religion). Thế nhưng, hầu hết các chánh trị gia và các nhà sư phạm thời nay lại thẳng thừng chối bỏ niềm xác tín đó. Họ lập luận rằng những gì mà người khác làm một cách riêng tư trong gia đình của họ đều không có liên quan gì cả đến nền an ninh quốc gia. Hoa Kỳ và Anh Quốc, trước sau gì, cũng sẽ bị sụp đổ một cách trầm trọng và kinh khủng hơn nhiều so với sự sụp đổ của Đế Chế La Mã xưa kia chỉ vì cả hai quốc gia này đã chối bỏ đi nền tảng của việc ổn định quốc gia đó là: các luật lệ về luân lý.

Tôn Giáo và Nền Luân Lý

Trong cuộc cách mạng giới tính (sexual revolution) vào thập niên 1960, một thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã phải thốt lên rằng thật khó mà định nghĩa được thế nào là tính cách/cá tính (character). Lời phát ngôn đó cho thấy rõ ràng đã có một sự thay đổi cơ bản về những gì mà thế hệ trước đã từng tin tưởng và xác tín vì họ thừa biết tính cách/cá tính là gì. Theo họ, tính cách/cá tính của một người nào đó được thể hiện qua việc người đó tôn kính cha-mẹ của mình như thế nào, là không giết người, không ăn cắp, không nói giối, không thèm muốn, và không ngoại tình. Nói tóm lại, tính cách/cá tính được thể hiện qua việc người đó biết và tuân giữ Mười Điều Răn mà Chúa dạy như thế nào. Mọi sự sụp đổ nào cũng đều có hệ quả của nó. Mười Điều Răn chính là cách để tạo ra sự phồn vinh về mặt chánh trị. Chí ít, đó chính là những gì mà vị Tổng Thống thứ nhì của Hoa Kỳ. John Adams, tin tưởng. Trong lá thư gởi cho Thomas Jefferson, John Adams viết như sau: “Mười Điều Răn và Bài Giảng Trên Núi đúc kết nền tôn giáo của tôi.” (The Ten Commandments and the Sermon on the Mount contain my religion) .

Suốt thế kỷ thứ 18, hai Đế Chế Hoa Kỳ và Anh Quốc, nói chung, là rất là tôn giáo. Dĩ nhiên, trong số những người dân của hai đất nước này cũng có những người tội lỗi, xấu xa, và đê tiện. Việc nói dối, việc ham muốn nhục dục, việc ăn cắp, giết người và những tội lỗi khác đều có cả. Thế nhưng, xét về mặt xã hội một cách tổng thể, thì tất cả mọi người dân, mọi gia đình, cho đến các công chức và giới lãnh đạo đều bắt buộc phải tuân thủ theo nền luân lý cao độ vì suy cho cùng đó chính là nền luân lý của Thánh Kinh. Và rất nhiều người trong số họ tin rằng nếu hầu hết mọi gia đình đều biết tôn kính và quy phục Thiên Chúa, thì quốc gia đó mới có thể tồn tại lâu dài và phồn vinh được.

Trong cuốn sách có nhan đề Tư Cách của Các Quốc Gia (The Character of Nations) xuất bản năm 1997, vị cựu Giáo Sư chuyên về Quan Hệ Quốc Tế, Angelo Codevilla viết rằng có một khuynh hướng rất mạnh về những người Mỹ đầu tiên “tự xem họ ngang hàng với con cái Israel.” /Đó là lý do tại sao họ chuyên lo học hỏi về Kinh Thánh. Đó là lý do tại sao họ tìm cách tuân phục và gìn giữ Mười Điều Răn. Đó là lý do tại sao tất cả con cái của họ học hỏi về lịch sử khi Israel cổ xưa bất phục tùng Thiên Chúa nên phải gánh chịu sự xâm lấn của ngoại bang, và chỉ khi họ biết quay trở về với Thiên Chúa, thì họ mới được giải phóng, thoát khỏi ách nô lệ lưu đày nơi Babylon. Thời đó không có nơi nào trên thế giới mà ám chỉ đến Thiên Chúa như là Đấng Tạo Ra Các Luật Lệ về Luân Lý một cách phổ quát như vậy như là tại đất nước Hoa Kỳ này. Khi đó, cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Anh Quốc đều tin tưởng vào sự vĩ đại của quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào cử chỉ đạo đức (ethical) và luân lý (moral).

Đối với các quốc gia nói tiếng Anh trên khắp thế giới, các gia đình được tổ chức theo đúng với quy luật của Tạo Hóa nghĩa là từng người trong gia đình đều hoàn thành đúng vai trò của mình trong tư cách của người làm cha, làm mẹ, làm con cái, vân vân. Người cha là trụ cột của gia đình, có trách nhiệm chu cấp và bảo vệ cho gia đình mình. Người vợ thì tôn trọng quyền bính của chồng, cảm thấy tự hào trong vai trò là người vợ, và đảm đương chuyện gia đình. Xã hội xem vai trò của người vợ là để bù đắp cho người chồng. Cả hai (chồng-vợ) cùng nhau gánh vác, sinh sản, và giáo dục con cái thành người.

Alexis de Tocqueville—nhà ngoại giao người Pháp, và cũng là một sử gia—người nghiên cứu rất kỹ về Hoa Kỳ và đưa ra một sự đánh giá tài ba về gia đình như sau: “Đối với bản thân tôi, tôi không gì phải ngần ngại khi phải thành thật thú nhận rằng mặc dầu người phụ nữ Hoa Kỳ bị gói gọn lại trong khung cảnh bé nhỏ của một gia đình, và hoàn cảnh của họ theo một khía cạnh nào đó bị coi là quá bị phụ thuộc, vì tôi chưa từng thấy một người phụ nữ đảm nhận một vai trò khiêm tốn đến như vậy; và nếu có ai đó hỏi tôi, thì giờ đây theo kết luận của việc tôi nghiên cứu rất kỹ lưỡng về gia đình Hoa kỳ, vốn tôi cũng đã từng đề cập đến biết bao nhiêu điều vĩ đại mà người Hoa Kỳ đã làm ra, đến việc phải nêu ra một lý do duy nhất và mạnh mẽ nhất để tạo nên sự phồn thịnh đó thì tôi phải nói rằng đó chính là sự trổi vượt của những người phụ nữ Hoa Kỳ nơi đất nước của họ.”

Cho dẫu có nhận thức được hay không, thì các gia đình nơi các quốc gia nói tiếng Anh chính là những gia đình mẫu mực theo đúng những gì Thánh Kinh dạy. Cấu trúc gia đình mạnh mẽ này giúp làm sản sinh ra những đứa con đạo đức, và những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ trở thành những người làm cha, làm mẹ, những nhà sư phạm, những thẩm phán, những kỷ sư, những chính khách, và những nhà lãnh đạo gương mẫu. Những người hoạch định chính sách thừa hiểu mối dây liên kết giữa việc tan vỡ gia đình và những tệ nạn xã hội như việc nghiện rượu, nghiện ma túy/cần sa/thuốc phiện/thuốc lắc, việc lạm dụng phúc lợi xã hội (welfare), việc tù tội nơi trẻ chưa đến tuổi thành niên, và những tội phạm nguy hiểm khác. Như Thánh Kinh đã chỉ dạy, chỉ có quốc gia nào biết phục tùng các luật lệ về luân lý của Thiên Chúa thì quốc gia đó mới được tồn tại và chúc phúc bởi Thiên Chúa.

Gia Đình Tan Vỡ

Đến thế kỷ thứ 20, các nhà sư phạm ở Hoa Kỳ lẫn ở Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc (British Commonwealth) bắt đầu chối bỏ ý tưởng cho rằng các luật lệ có liên quan đến luân lý là bất diệt và không có thể nào thay đổi được. Khi cuộc cách mạng giả thuyết bắt đầu cắm rễ nơi lương tâm của dân chúng, thì mọi người tin rằng những gì đúng đắn trong quá khứ, chưa hẳn là thích hợp hay đúng đắn trong thời đại ngày nay. Những điều răn như “ngươi phải thảo kính cha-mẹ,” “chớ ngoại tình” họ cho rằng đã bắt đầu trở nên quá lỗi thời. Từ đó, con người thẳng thừng chối bỏ nền luân lý tuyệt đối mà Môsê và Chúa Kitô đã giảng dạy. Họ bắt đầu đón nhận chủ thuyết về luân lý của Charles Darwin và Sigmund Freud một cách ngông cuồng. Đến nay, thì khía cạnh về luân lý trên khắp thế giới đã hoàn toàn bị biến đổi.

Trước năm 1912, ước chừng có khoảng hơn 80% những người phụ nữ hãy còn trinh tiết trước khi họ bước vào đời sống hôn nhân. Ngày nay, con số đó còn lại khoảng 3% -- những người phụ nữ chỉ chấp nhận chuyện ái ân sau khi đã kết hôn. Ngay cả trong số những người mộ đạo hay có lòng tin Kitô Giáo, thì con số đó chỉ còn lại là 20%. 2/3 những người sống tại Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc chẳng hề bao giờ coi chuyện gian dâm/thông dâm là chuyện xấu xa nữa. Nhiều người coi những con số thống kê đó như là sự chiến thắng về mặt văn hóa. Việc rộng rãi chấp nhận chuyện ăn cơm trước kẻng (hay việc ân ái trước hôn nhân) dẫn đến cơn đại họa về việc sinh con ngoài giá thú một cách tăng vọt (mà người Mỹ vẫn hay gọi là tình trạng single mom/dad). Trước kia, trong số 200 trẻ em chào đời, chỉ có 1 em là sinh ngoài giá thú. Ngày nay, con số đó tăng lên tới gấp 40 hay hơn nữa. Tại Anh Quốc, nếu tỉ lệ này cứ kéo dài, thì đến năm 2025, hầu hết các trẻ em chào đời toàn là những đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú. Sự nứt mẻ về gia đình như vậy chính là hệ quả không thể nào chối bỏ được của việc bất tuân Mười Điều Răn mà Thiên Chúa dạy cho con người chúng ta.

Việc rộng rãi chấp nhận các hình ảnh khiêu dâm và việc ăn cơm trước kẻng đã làm suy yếu đi ý nghĩa của hôn nhân vốn được xem như là nền tảng giữ chặt các gia đình lại với nhau. Điều này đã khiến cho nạn ly dị tăng vọt. Trong năm 1890, trong số 18 cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ thì chỉ có duy nhất một vụ là ly dị. Ngày nay, cứ 2 cuộc hôn nhân là có 1 vụ là ly dị, Tại Anh Quốc và tại xứ Wales, trung bình một giờ là có tới 13 vụ ly dị. Đúng như nhận xét của một chính khách La Mã Seneca thời xưa rằng: “Người ta ly dị là để tái hôn, và họ lấy nhau là để ly dị.” Rồi kết quả sẽ như thế nào?

1/3 trong số các trẻ em ở Hoa Kỳ lớn lên là không có cha đẻ. Tại Anh Quốc, con số này là cao nhất so với các quốc gia khác ở Châu Âu. Người ta lý luận rằng những trẻ em này chẳng có gì là xấu xa cả. Nhưng sự thật thì lại chứng minh đều ngược lại. Những trẻ em lớn lên mà không có cha đẻ thì sẽ bị rơi vào sự đói nghèo gấp tới 4 lần, bỏ họ gấp tới 9 lần, gây ra các tội ác kinh khủng gấp tới 11 lần, và có nguy cơ bị bắt gấp tới 20 lần. Rõ ràng là một có sự liên kết giữa việc rạn nứt gia đình và các tệ nạn xã hội. Quả thế, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi mức độ bạo động tại Hoa Kỳ trên mỗi đầu người tăng lên gấp đôi kể từ năm 1960, vì tỉ lệ những người Mỹ hưởng trợ cấp xã hội cũng tăng lên gấp đôi. Trong thời Obama làm Tổng Thống, tình trạng hưởng trợ cấp xã hội tăng vọt, và tăng cao nhất so với tất cả các thời Tổng Thống khác của Hoa Kỳ gộp lại. Rất tiếc, hãy còn quá nhiều người Việt, ngoại trừ những người cao niên và những người tật bệnh, xem chuyện nhận trợ cấp của chính phủ là đều rất tự hào, và có không ít dối lừa chánh phủ để nhận được tiền trợ cấp!? Theo những dự đoán của Văn Phòng Nghiên Cứu về Ngân Sách của Quốc Hội (Congressional Budget Office hay CBO), việc gia tăng tiền chi trả trợ cấp sẽ khiến cho nợ quốc gia tăng vọt đến mức không thể chịu đựng được, và phải mất ít nhất là 50 thế hệ sau, mới có thể trả hết được tiền nợ nần quốc gia.

Sử gia về tài chánh Niall Ferguson đã đưa ra lời cảnh cáo rằng: “Các đế chế thường bị rơi vào tình trạng tự phân hủy khi cái giá của việc trả nợ quốc gia vượt quá cái giá của việc bảo tồn các vùng biên giới.” Thật đúng như vậy đối với Đế Chế La Mã vĩ đại. Gần đây nhất chính là việc tan rã của Khối Nga Sô (Soviet Union). Như vị Tổng Thống thứ nhì của Hoa Kỳ, John Adams, đã từng nói: “Các nền tảng của luân lý quốc gia phải được đặt trên nền tảng của các gia đình.” Chỉ có các gia đình vững mạnh mới có thể tạo nên những người công dân chánh trực và ngay thẳng, để họ tự có khả năng chu cấp cho chính gia đình của họ, mà không phải nhờ vã hay bị lệ thuộc vào chánh phủ. Khi một quốc gia chỉ biết hướng vào việc chánh phủ phải chu cấp cho dân chúng, thì quốc gia đó đang trên đường sụp đổ về mặt xã hội.

Chính sự tan vỡ hay rạn nứt của gia đình đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế Chế La Mã vĩ đại. Rồi không chóng thì chày, nó cũng mang đến sự sụp đổ và lụi tàn của Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc!

Cuộc Cách Mạng về Đồng Tính

Trong thời của Gibbon, cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc đều có các luật lệ chống lại những khuynh hướng hay những khía cạnh đạo đức có liên quan đến đồng tính (homosexual). Thật ra, Gibbon đã lưu chú rằng việc chấp nhận tình trạng thông dâm (sodomy) giữa hai người cùng giới tính và tình dục trác táng (sexual debauchery) là lý do chính dẫn đến sự hủy hoại của đời sống gia đình trong nền văn hóa La Mã cổ xưa.

Việc thông dâm giữa hai người cùng giới tính được xem như là những dấu hiệu sau cùng hết của nền văn hóa sự chết. Cuốn Bách Khoa Toàn Thư Britannica phiên bản năm 1833 xem việc thông dâm giữa hai người cùng giới tính như là “thứ tội lỗi không tên, vốn là sự nhục nhã hay là điều ô nhục nhất đối với nền văn minh của Hy Lạp và La Mã.” Con người trong thời đại ngày nay thì chế giễu và xem lời nhận xét đó không khác gì là mù quáng (bigotry), mặc cho việc đúng/sai là như thế nào.

Noah Webster, người thường được coi là cha đẻ của học bổng và việc giáo dục của Hoa Kỳ, trong cuốn tự điển – phiên bản đầu tiên—nổi tiếng của Ông là cuốn Webster’s Dictionary định nghĩa việc thông dâm giữa hai người đồng giới tính như là “một thứ tội lỗi chống lại tự nhiên” (a crime against nature) . Trước năm 1962, mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ coi việc thông dâm giữa hai người cùng giới tính là trọng tội (felony). Và trước năm 1973, Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychological Association hay APA) xem việc thông dâm giữa hai người cùng giới tính chính là việc bất ổn hay rối loạn về thần kinh (mental disorder). Thế nhưng vào những năm 1970, ý kiến và nhận thức của công luận chống lại việc đồng tính đã bắt đầu có sự đảo ngược một cách nguy hại và kinh khủng chưa từng có.

Một khi xã hội bắt đầu xem ý niệm về luân lý chỉ là có tính chủ quan, thì những triết gia theo thuyết tiến hóa bắt đầu loan truyền ra ý tưởng rằng: việc gian dâm (ăn cơm trước kẻng), việc ngoại tình, việc đồng tính luyến ái, và thậm chí ngay cả việc ấu dâm, thì chẳng có gì là xấu xa hay tội lỗi cả. Và thật vậy, giờ đây dường như mọi người đều coi những chuyện đó là tự nhiên, là chuyện thường ngày ở huyện. Ngày nay, đã không còn có những người cha với bản tính nam giới (masculine fathers) thật sự hay những người mẹ với bản tính nữ giới (feminine mothers) thật sự, có mặt trong một mái ấm gia đình, để dạy dổ các con trẻ của họ về vai trò của dục tính nữa—và chính vì sự thiếu vắng đó, đã khiến cho các con trẻ bị mù mờ hay rối bời về giới tính (gender confusion), và hiện trạng này đã đạt đến cao điểm trong năm 2014. Đó cũng chính là năm mà Nghị Viện Anh Quốc chính thức hợp thức hóa “hôn nhân” đồng tính. Và một năm sau đó, dưới thời Obama—người được tờ tạp chí theo khuynh hướng phóng khoáng Newsweek mệnh danh là ông tổng thống đồng tình đầu tiên (the first gay president)—thì Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ cũng chính thức hợp thức hóa chuyện “hôn nhân” đồng tính, với sự phản bội của Chánh Án Anthony Kennedy, người vốn được coi là bảo thủ.

Những thay đổi này đã đánh dấu nên một kỷ nguyên mới: một kỷ nguyên mà hôn nhân không còn được coi là có tính thánh thiên, như Thiên Chúa đã định sẳn, giữa một người nam và một người nữ nữa; một kỷ nguyên mà hôn nhân có thể được định nghĩa như là mối quan hệ dục tính giữa bất kỳ hai bên nào có đồng thuận với nhau, cho dẫu cả hai đều là nam, là nữ, là nữ chuyển thành nam, là nam chuyển thành nữ, hay giữa chừng, vân vân.

Thật khó mà có thể tưởng tượng được, mấy năm trước, khi cuộc trưng cầu dân ý về “hôn nhân” đồng tính diễn ra tại tiểu bang California và các tiểu bang khác, mọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu và kết quả là hầu hết dân chúng đều chống lại “hôn nhân” đồng tính. Thế nhưng, với sự cai trị độc tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, cộng với quyền lực mafia đen tối, tội lỗi, và mạnh bạo; chính thể Obama đã dùng sức ép lên các chánh án Tối Cao, và thậm chí còn đe dọa sẽ vạch ra những điểm xấu của họ, để buộc Tòa Án Tối Cao phải chấp nhận “hôn nhân” đồng tính.

Ngay khi phán quyết “hôn nhân” đồng tính được đưa ra, Cựu Chánh Án Quá Cố, theo đường lối bảo thủ và cũng là một người Công Giáo mộ đạo, Antonin Scalia (người có đứa con trai hiện làm Linh Mục – Cha Paul Scalia – thuộc Giáo Phận Arlington, VA, và cũng vị Linh Mục con cử hành lễ tang cho người cha khả kính của mình) đã phải thốt lên rằng: “Quyết định về ‘hôn nhân’ đồng tính cho thấy kẻ ‘cai trị’ Hoa Kỳ là Tòa Án Tối Cao” (Gay marriage decision shows America’s ‘ruler’ is Supreme Court) . Điều này là vi hiến vì 9 vị chánh án, trong đó có tới 8 vị không phải là Kitô Giáo hay Tin Lành chính thống, và tất cả họ không phải do dân chúng bầu lên, thế mà họ lại có quyền cai trị đất nước?!

Phải nói rằng chưa có chính thể nào dùng sức ép tư pháp (judicial push) mạnh mẽ để thông qua những mục tiêu đen tối của mình, nhằm làm băng hoại xã hội, Giáo Hội Công Giáo, và các gia đình Kitô Giáo như là chính thể của Obama trong suốt 8 năm!

Riêng tại Vatican, cũng chẳng lạ gì, cũng có không ít “con sâu làm rầu nồi canh” khi mà những cố vấn và những vị chủ chốt tại một số bộ trong giáo triều mạnh mẽ, âm thầm, và lặng lẽ để cổ võ cho phong trào thế tục tội lỗi này, chẳng hạn như vị cựu linh mục người gốc Ba Lan Krzysztof Olaf Charams, người đã làm việc tại Vatican hơn 13 năm; đến Đức Ông Luigi Capozzi, vị thư ký riêng của một vị Hồng Y thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc diễn giải các văn bản luật, vốn là cộng sự viên gần gũi và thân tín nhất của vị Giáo Hoàng đương nhiệm; vân vân.

[Xem thêm chi tiết về Ông Krzysztof Olaf Charams tại https://www.theguardian.com/world/2015/oct/28/ex-vatican-official-krzysztof-charamsa-im-a-gay-man-im-not-a-monster]

[Xem thêm chi tiết tại https://www.lifesitenews.com/news/high-ranking-monsignor-with-link-to-pope-francis-caught-in-cocaine-fueled-g]


Mạnh mẽ hơn, vị Cựu Chánh Án Quá Cố Scalia, phán rằng: “Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã đi thụt lùi hay cách ly hẳn với kiểu lý luận luật pháp theo đúng với khuôn khổ của John Marshall và Joseph Story hòng theo đuổi kiểu cách ngôn bí ẩn của cái bánh cookie may mắn” (The Supreme Court of the United States has descended from the disciplined legal reasoning of John Marshall and Joseph Story to the mystical aphorisms of the fortune cookie)

[Phiên bản Anh ngữ có thể đọc tại http://thehill.com/blogs/blog-briefing-room/news/246249-scalia-gay-marriage-decision-shows-americas-ruler-is-supreme]

[Xem Tang Lễ của vị Cựu Chánh Án Quá Cố Antonin Scalia và đặc biệt là bài giảng lễ của Cha Paul Scalia tại https://www.youtube.com/watch?v=xHdqGtYJegg]


Xưa kia, việc đồng tính là một thứ trọng tội đáng kinh tởm, thế còn ngày nay, đồng tính lại là một thứ quyền đặc ân (priviledged right), mà bất kỳ ai, chống lại đều phải bị khổ hình. Quả thật là đáng nực cười, khi mà tỉ lệ đồng tính luyến ái chỉ chiếm trên dưới 1% trên toàn nước Mỹ, thế nhưng, dưới thời độc trị của Obama, chúng lại có thế lực rất mạnh như vũ bão, và có thể lấn áp hay trù dập bất kỳ ai, nhất là những người Kitô Giáo có đức tin thật sự, nếu như họ có tư tưởng lên án, chống đối, phê phán, hay dám can đảm sống Đức Tin Kitô Giáo của họ nơi quãng trường công cộng.

Còn về phía Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội coi chuyện “hôn nhân” đồng tính là như thế nào?

Linh Mục Antôn Bùi Kim Phong, Cha phó của Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA trong tờ Thông Tin Mục Vụ ngày 30 tháng 7 năm 2017, đã có một bài viết rất hay và chí lý về chủ đề “hôn nhân” đồng tính mà tôi xin được phép trích lại nguyên văn như sau:

“Nhiều người trong chúng ta quan tâm lo lắng khi thấy vấn đề đồng tính luyến ái ngày càng gia tăng và gây ra nhiều biến động trong đời sống xã hội, và cả trong những tranh luận bên trong Giáo Hội. Ngày càng có thêm nhiều quốc gia, trong đó có đất nước chúng ta đang sống, chấp nhận và hợp pháp hoá việc sống chung đồng tính như là ‘hôn nhân’ đồng tính (same sex marriage). Trong gia đình của một số người trong chúng ta cũng đang phải đối diện với vấn đề này trong con cái chúng ta. Mọi việc xem ra đang rất ‘thuận lợi’ cho đồng tính. Trong xã hội ngày nay, người đồng tính công khai phát biểu không chấp nhận hôn nhân truyền thống giữa người nam và người nữ thì được hưởng ứng và trân trọng, nhưng ai phản đối công khai đồng tính luyến ái thì bị phản đối và loại trừ. Cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế, đồng tính được xem như là một dấu hiệu của phát triển, phải được bảo vệ, tôn trọng và cổ võ. Trong khi đó, Giáo Hội Công Giáo của chúng ta luôn bị tấn công và kết án là chống đồng tính, là lạc hậu. Cuộc chống đối này còn mạnh mẽ hơn việc coi Giáo Hội là kẻ thù của tự do của phụ nữ khi không cho phép họ thai. Những điều này không làm cho Giáo Hội chúng ta chùn bước trong việc biện minh cho việc không chống đối người đồng tính, nhưng luôn cổ võ một cái nhìn tích cực về tình yêu, về tính dục của con người, và về gia đình. Giáo hội mời gọi chúng ta phân biệt rõ ràng giữa tính dục đồng tính, người có khuynh hướng đồng tính, hành vi tính dục đồng tính, và ‘hôn nhân’ đồng tính.

Sách Giáo Lý Công Giáo định nghĩa: “Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này (Số 2357). Như chúng ta đã biết, mọi hành vi tính dục ngoài hôn nhân, cả liên hệ khác giới tính, đều ngược với luật Chúa, và bị kết án.

Sách Giáo Lý Công Giáo xác quyết rằng: “Các hành vi đồng tính luyến ái ngược với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục” (Số 2357).

Trong tuyên ngôn “Persona Humana,” ngày 29-12-1975, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tái khẳng định rằng: “Những hành động đồng tính luyến ái là điều đã bị Kinh Thánh lên án như những sa đọa trầm trọng và bị coi là hậu quả đau thương của sự phủ nhận Thiên Chúa. Phán đoán này chứng tỏ hành động đồng tính luyến ái tự nó là điều xáo trộn và không thể chấp nhận được trong bất kỳ trường hợp nào” (Số.8).

Mặc dầu Giáo Hội không coi khuynh hướng hướng chiều về tình dục đồng tính là tội lỗi, vì đôi lúc không hẳn là vì đương sự chọn điều đó, nhưng cũng không có nghĩa là Giáo Hội coi khuynh hướng đó là không có ý nghĩa, trung tính về luân lý. Tuy rằng tự nó không là tội, nhưng nó là một thiên hướng hướng về một sự dữ luân lý, nên phải được coi là một sự sai lệch khách quan. Còn về cái gọi là ‘hôn nhân’ đồng tính, gọi một sự việc là hôn nhân không có nghĩ là làm cho nó trở thành hôn nhân thực sự.

Hôn nhân luôn là một giao ước giữa người nam và người nữ, tự bản tính là để truyền sinh và giáo dục con cái, và hiệp nhất và mưu tìm hạnh phúc cho hai người phối ngẫu. Những người cổ võ cho ‘hôn nhân’ đồng tính đưa ra những luận cứ hoàn toàn khác biệt. Họ cho đây là sự kết hợp giữa hai người nam hay hai người nữ. Điều này chối bỏ sự khác biệt tự nhiên về tâm sinh lý giữa hai người nam và nữ đang tìm sự bổ túc và thành toàn cho nhau trong hôn nhân. Họ cũng chối từ mục đích đặc biệt ưu tiên trong hôn nhân là sinh sản và nuôi dạy con cái. Hai thực tại hoàn toàn khác biệt, không thể đồng hoá và coi như nhau.

Thêm vào đó, điều tốt nhất cho đứa trẻ là được nuôi dạy và lớn lên dưới ảnh hưởng của người cha và người mẹ tự nhiên. Quy luật này được khẳng định qua những khó khan mà các trẻ mồ côi, các trẻ được nuôi dạy bởi riêng cha hay mẹ đơn thân, bởi thân thuộc hay người bảo hộ, phải đối diện. Và đây cũng là quy luật mà các trẻ được các cặp ‘hôn nhân’ đồng tính nuôi. Nó bị tước đi chính người cha hay người mẹ tự nhiên của nó. Nó được lớn lên với người không phải máu mủ ruột thịt. Đứa bé đó luôn bị tước đi hình ảnh, tình thương, và kiểu mẫu đích thực của người cha hay người mẹ.

Như vậy, ‘hôn nhân’ đồng tính bỏ qua những lợi ích lớn nhất của đứa trẻ. Đưa các trẻ em vào trong các cặp đồng phái tính qua việc nhận con nuôi, trong thực tế là một sự bạo hành đối với các em đó, theo nghĩa người ta lợi dụng tình trạng yếu đuối của các em ấy để đưa chúng vào những môi trường không tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đầy đủ của chúng về mặt nhân bản. Chắc chắn việc làm như thế là điều vô luân nặng nề. Hơn thế nữa, luật pháp dân sự kiến tạo những nguyên tắc cho đời sống con người trong xã hội. Vì thế nó đóng vai trò rất quan trọng và đôi khi mang tính quyết định trong việc ảnh hưởng đến cách nghĩ và phương thức cư xử. Bên ngoài nó định hình đời sống xã hội, và bên trong nó cải đổi sâu xa lối nghĩ và đánh giá của mọi người về các hành vi. Việc luật pháp công nhận ‘hôn nhân’ đồng tính rõ ràng đang làm mờ nhạt đi những giá trị luân lý căn bản, làm mất giá trị hôn nhân truyền thống, và đang làm cho nền luân lý công cộng yếu dần đi.

Giáo huấn của Giáo Hội coi gia đình con người tự nhiên đặt nền tảng trên việc kết hiệp với nhau suốt đời giữa người nam và người nữ, sinh sản con cái, và tạo nên nền tảng cho toà nhà xã hội, cũng như cộng đồng đức tin. Đạo Công Giáo tôn trọng và xem gia đình là ‘giáo hội tại gia’ nên chống lại bất cứ chính sách công cộng nào đang cố định nghĩa lại, hay sắp xếp để xem ‘hôn nhân’ đồng tính có giá trị tương đương.

Trong văn kiện ngày 3-6-2003 về những dự luật nhìn nhận sự những cặp đồng phái về phương diện pháp luật, Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh rằng “Giáo Huấn của Hội Thánh dạy phải có lòng từ bi cảm thông với những người đồng tính luyến ái, nhưng việc nhìn nhận về pháp lý sự kết hợp của những người đồng phái tính là điều trái ngược với bản tính con người và xét cho cùng, có hại cho xã hội.” Luân lý Công Giáo kết án hành vi tình dục đồng tính, nhưng không kết án con người đồng tính.

Trong giáo hội vẫn thường trích dẫn nguyên tắc của thánh Augustino: “Ghét tội, nhưng yêu tội nhân”. Sách Giáo Lý Công Giáo hướng dẫn: “Ðừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Ðối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống và, nếu là Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp các khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình, với hy lễ thập giá của Chúa” (Số 2358). Chúng ta cùng cầu xin Mẹ Maria cầu bầu cho cho những anh chị em đang có khuynh hướng tính dục khác biệt, cũng như mọi người, có được sức mạnh để sống đời sống khiết tịnh trong hôn nhân cũng như trong đời sống độc thân. Xin cho các nhà cầm quyền luôn đặt lợi ích cho đời sống công cộng dựa trên những nguyên tắc luân lý tự nhiên chứ không mưu tìm những lợi ích chóng qua, và cổ võ cho văn hoá sự chết.”

Theo thiển ý của riêng tôi, trong tư cách là người Công Giáo, chúng ta không có quyền phê phán hay chỉ trích những người đồng tính luyến ái. Nhưng đó cũng không có nghĩa là họ bắt buộc chúng ta phải chúc phúc (bless) hay nhìn nhận (recognize) mối quan hệ tội lỗi và bất chánh của họ được. Mà trái lại, chúng ta cần phải luôn mở rộng vòng tay để đón tiếp, để cầu nguyện, và để giúp họ hoán cãi mau sớm trở về với đường lối ngay thẳng mà Thiên Chúa đã hoạch định. Hãy nhớ những gì Thiên Chúa đã răn dạy chúng ta về chuyện thông dâm giữa hai người cùng giới tính như sau:

“Vì thế, Thiên Chúa đã phó mặc họ cho những tình dục bỉ ổi. Nữ giới tráo đổi tính giao lẽ thường để làm những điều nghịch luân. Nam giới cũng vậy, gác bỏ tính giao lẽ thường với nữ giới, mà hăm hở thèm muốn lẫn nhau, trai với trai, làm điều ô trọc, chuốc lấy vào thân cái công lênh đích đáng với sự lầm lạc của họ” (Thư Rôma 1:26–27)

“Hay anh em không biết sao? những kẻ bất công sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp? Chớ có tự khi! Hạng dâm dật, thờ quấy, ngoại tình, bợm điếm, dâm cuồng, trộm cắp, tham ô, nghiện ngập, chửi bới, hay cướp giựt: các người đó sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp!” (1 Cor. 6:9–10)

“Mà ta biết: Lề luật tốt lành, miễn là người ta biết dùng nó như bộ luật, 9 nhận ra điều này là Luật không được lập ra cho người công chính, nhưng là cho hạng phi pháp và loạn tặc, vô đạo và tội lỗi, bất lương, vô lại, giết cha, giết mẹ, sát nhân, 10 dâm dật, kê gian, buôn người, láo khoét, bội thề và bất cứ điều gì khác nghịch với đạo lý thuần lương” (1 Tim. 1:8–10)

“Với trai, ngươi sẽ không đồng sàng, như nằm với đàn bà: đó là điều đáng nhờm tởm,” hay “Người nào đồng sàng trai với trai như nằm với đàn bà: chúng đã làm điều nhờm tởm, cả hai: tất phả chết: máu chúng đổ xuống trên mình chúng” (Leviticus 18:22 & 20:13)

“Chúng đã làm cao làm cách, đã làm điều ghê tởm trước nhan Ta, nên Ta đã hủy chúng đi như ngươi đã thấy” (Ezek. 16:50)

Cũng có không ít người thậm chí còn cho rằng gia đình theo khuynh hướng truyền thống, ngày nay đã quá lỗi thời, và quá nguy hiểm cho xã hội, vì nó chẳng khác gì hình thức nô lệ phụ nữ và trẻ em. Việc gia đình tan vỡ, và con cái ngoài giá thú, chẳng còn là điều đáng để đánh động lương tâm nhân loại nữa. Con người thời nay đã quá quen thuộc với viễn cảnh tan nát như vậy rồi. Thay vì phải can đảm nhìn nhận là xã hội ngày nay đã tách rời hẳn với Thiên Chúa, với các giá trị và lời giảng dạy của Thánh Kinh, vốn là chuẩn mực của xã hội, ngày nay xã hội đã thẳng thừng thay đổi chuẩn mực đó, để tái định nghĩa hôn nhân và gia đình, theo cách thỏa mãn dục tính tội lỗi của con người.

Hãy Để Những Bé Trai Trở Thành Các Bé Gái Hay Ngược Lại Hoặc Giữa Chừng (Let Boys Be Girls or Goys Be Birls or In-Between)

Kinh Thánh Công Giáo dạy cho chúng ta biết về người nam và người nữ theo sự hoạch định của Thiên Chúa như sau:

“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (Genesis 1:27)

“Người đáp: ‘Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ’” (Matthew 19:4)

“Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu” (1 Corinthians 11:14-15)

Gần 2 năm cuối cùng của chính thể Obama, phong trào chuyển đổi giới tính (transgender) bổng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt là tại tiểu bang North Carolina—khi cuộc chiến chống lại chính phủ liên bang lên tới cực điểm, và Bộ Tư Pháp của Obama đã thẳng tay trừng phạt tất cả các tiểu bang nào chống lại khuynh hướng này. Target là công ty đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ những người chuyển giới tính bằng cách cho phép họ dùng bất kỳ nhà vệ sinh nào mà họ muốn. Kết quả sau 2 năm, doanh số thu vào của họ bị thua lỗ nặng nề.

Sau chiến thắng “ngoạn mục” của “hôn nhân” đồng tính, chính thể Obama thừa thắng xông lên để cực lực cổ võ cho việc chuyển đổi giới tính: từ nam thành nữ, từ nữ thành nam, hay giữa chừng xuân (nam cũng chẳng ra nam, và nữ cũng chẳng ra nữ; nam có bộ phận sinh dục của nữ giới, có thể mang thai; và ngược lại). Xã hội bây giờ coi chuyện “giới tính” không phải là luật hay hình thức tự nhiên hoặc thuộc về khía cạnh sinh lý bẩm sinh, vốn do chính Thiên Chúa hoạch định nên khi đứa bé hãy còn trong dạ mẹ, mà là một sự “chọn lựa” tùy theo sở thích và theo từng thời điểm khác nhau trong cuộc sống của riêng cá nhân đó. Khi mà mọi người giả đò như chuyện rối loạn về giới tính là chuyện bình thường, nếu không nói là điều tất yếu sẽ phải xảy ra, thì bất kể ai chống lại lối nghĩ suy bệnh hoạn và ngông cuồng này đều bị trừng trị thẳng thừng hay bị bịt miệng. Điều đó cho thấy một sự sút giảm hay suy đồi trầm trọng về mặt luân lý!

Hãy tưởng tượng một nam sinh ngang nhiên bước vào phòng thay đồ và nhà vệ sinh của các nữ sinh, vì rằng tuy có hình thể là nam giới, nhưng cách suy nghĩ và cá tính của người nam sinh đó là giống với nữ sinh, nên người nam sinh có quyền vào phòng nữ sinh, và ngược lại. Chính thể của Obama thay vì bảo vệ những người nghèo yếu cô thế, những trẻ thơ vô tội không có thể tự bảo vệ mình, hay những bất công khác của xã hội; thì lại dồn hết sức lực để bảo vệ cho người nam sinh đó; vì chưng việc không cho người nam sinh vào phòng thay đồ và nhà vệ sinh của các nữ sinh chính là hình thức quyấy nhiễu nguy hại chống lại người nam sinh đó; và khốn nạn thay, hình thức quấy nhiễu đó—theo cách lập luận của chính thể Obama và cũng là của xã hội đương thời—chẳng khác nào với việc phân biệt chủng tộc (racial segregation). Đó, chúng ta đã nhận thấy kiểu lập luận quái dị đó chưa?! Ngày nay đại đa số công luận đồng ý rằng việc chối từ cặp đồng tính luyến ái quyền được “cưới nhau” thì cũng chẳng khác nào chuyện chống lại cuộc hôn nhân khác chủng tộc (interracial marriage) vậy! Do thế, việc chối từ một người nào đó quyền được sử dụng các nhà vệ sinh công cộng dựa trên nền tảng sinh lý thì cũng chẳng khác gì chuyện loại bỏ những người da đen ra khỏi những nơi vốn chỉ dành riêng cho những người da trắng vậy! Rõ ràng là chính phủ dưới thời Obama phải tìm mọi cách để bảo đảm rằng những trẻ em lớn lên trong thế giới—mà sự rối loạn về giới tính (gender confusion / sex confusion) đang trở nên thịnh hành—đều được đón nhận và cổ võ hết mình bởi chính phủ và xã hội!

Thế còn các nữ sinh, những người cảm thấy bị xúc phạm khi có một nam sinh, ngang nhiên bước vào phòng thay đồ hay nhà vệ sinh của các em thì sao? Xin lỗi, các em nữ sinh nhé! Chính phủ và xã hội không có bảo vệ cho các em đâu vì chưng chính các em, mới là người cần phải tự thay đổi hay tự điểu chỉnh lại cách suy nghĩ của các em, chứ không phải người nam sinh đó đâu; và nếu không, thì các em sẽ bị quy kết với tội phân biệt chủng tộc và bị tù tội suốt đời!?!?

Đau đớn hơn nữa khi chuyện lu mờ (doubt) về giới tính đang được mạnh mẽ cổ võ tại các trường học khắp Hoa Kỳ. Ngày nay các giáo viên và những nhà sư phạm học đang tìm cách gieo trồng và thúc đẩy sự hiểu biết lệch lạc về giới tính trong đầu óc non dại của các em học sinh. Những “kiến trúc sư xã hội” có suy nghĩ cực đoan và sai lệch thuộc Đảng Dân Chủ đang hồ hởi coi hiện trạng này chính là một mặt trận can trường mới trong quyền công dân (civil rights) và trong sự tiến bộ về mặt xã hội. Và với sự tham vấn từ những kẻ bệnh hoạn này, giới trẻ ngày nay, vốn đã bị nhồi sọ, thẳng thừng chống lại hay ngang nhiên thách thức những ai coi giới tính được ghi rõ trong các giấy khai sanh của các em, như là cách để chống lại hay áp bức các em, trừ khi họ cho phép các em được tự xem các em theo giới tính mà các em tự thích và muốn thay đổi vào bất kỳ thời gian hay khoảnh khắc nào. Những kẻ bệnh hoạn này đang tích cực thực thi một sứ mạng tôn giáo mới nhằm hoán chuyển và làm lung lay trái tim của con người, khuyến khích con người chống lại hình thức gia đình theo kiểu truyền thống, để chấp nhận hoàn toàn hình thức lưỡng tính, việc thông giâm giữa hai người cùng giới tính, vân vân. Nếu nhìn rộng và nhìn xa hơn nữa, những em này chính là tương lai của xã hội; rồi các em sẽ trở thành những chính trị gia, những nhà giáo dục, những người lãnh đạo tương lai của quốc gia, vân vân; thì khi đó không còn biết đất nước Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc sẽ trôi dạt về đâu, nếu như không muốn nói là sự diệt vong vì sự suy đồi về mặt luân lý?

Chưa có bao giờ phong trào LGBT (Lesbian-Gay-Bisexual-Transgender: Đồng Tính Nữ - Đồng Tính Nam – Lưỡng Tính – Chuyển Đổi Giới Tính) lại được cổ võ một cách mạnh mẽ như là một kiểu tương lai hết sức rạng rỡ, hạnh phúc, không có phản phất một lớp mây đen hay có một hệ quả nào cả trong lịch sử cận đại của loài người như là 8 năm vừa qua dưới thời lãnh đạo của Obama. Các phương tiện truyền thông đại chúng và những chính trị gia đã mặc nhiên coi thường những khía cạnh đen tối của trào lưu ma quỹ và tội lỗi này như những căn bệnh lạ, sự xúc phạm đến lương tâm, và việc rạn nứt nơi các gia đình, chẳng hạn. Chỉ có một số nhỏ theo khuynh hướng bảo thủ hay rất ít những người thuộc Đảng Cộng Hòa chân chánh mới dám lên tiếng công khai chống lại, còn tất cả thì lại dửng dưng coi như chẳng có gì là đáng quan ngại cả: miễn sao nó không ảnh hưởng gì tới mình cả, thì kệ bọn chúng, bọn chúng muốn làm gì thì kệ chúng! Rõ ràng là xã hội của chúng ta đăng bị băng hoại và thoái hóa một cách trầm trọng về mặt luân lý để con người tự do làm theo ý thích của riêng mình (Judge 17:6; 21:25)

“Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng” (Ephesian 5:29-33)

Ấu Dâm – Trận Chiến Kế Tiếp Trong Cuộc Cách Mạng Tính Dục?

Nền luân lý của Hoa Kỳ đang được biến đổi theo xu hướng tuột dốc trầm trọng và suy đồi nhất về mặt luân lý khiến cho bất kỳ ai, dẫu có thờ ơ hay bàng quang cho lắm cũng phải hết sức quan ngại và giựt mình! Hãy tưởng tượng xem 5 năm nữa chuyện gì sẽ xảy ra?

Khía cạnh hay đời sống luân lý của Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc đã phát triển từ kiểu gia đình Chính Thống - Kitô Giáo truyền thống (Judeo-Christian traditional family) đến kiểu gia đình không có còn mang một chút gì là tôn giáo cả hay kiểu gia đình bất/vô tôn giáo (non-relegious family), đến kiểu gia đình rạn nứt và tan vỡ, rồi đến kiểu gia đình ly dị và tái hôn, rồi đến kiểu gia đình của những người gian dâm (fornicator) hay ăn cơm trước kẻng, rồi đến kiểu gia đình ngoại tình (adulterers), và sau cùng là kiểu gia đình đồng tính (homosexual) / kiểu gia đình lưỡng tính (bisexual) / kiểu gia đình tình dục bậy bạ hay bừa bãi không bị hạn hẹp bởi giới tính sinh lý (pansexual) / kiểu gia đình của những người bị bệnh hoạn về mặt tâm lý hay tình cảm vì họ nghĩ rằng họ thuộc giới tính khác chứ không phải giới tính bẩm sinh mà Thiên Chúa đã mặc định cho họ (transsexual) / kiểu gia đình của những người vốn cho là nhân dạng cá nhân (personal identity) và giới tính (gender) riêng tư của họ không theo đúng với giới tính bẩm sinh mà Thiên Chúa đã mặc định cho họ (transgender).

Có phải sự băng hoại về mặt luân lý chỉ dừng tại đó thôi không? Hay liệu còn có một sự biến chuyển hay băng hoại nào khác chăng?

Thưa có, đó chính là nhóm người đang tự coi họ như là những kẻ “bị ruồng bỏ” trong nhóm những người có tình dục sai lạc, vốn chỉ toàn là những người lớn—và thích thực hiện những hành vi giao cấu tính dục dơ bẩn và bệnh hoạn với các trẻ em, cho dẫu những trẻ em đó chỉ mới 8 tháng tuổi, hay chúng ta còn gọi là ấu dâm. Họ tự xem họ có sứt hút mạnh mẽ đến các trẻ em (pedophiles). Những kẻ ấu dâm này tìm cách thỏa mãn dục vọng của họ bằng cách tìm, chứa, và tàng trữ những hình ảnh khỏa thân của trẻ con, và đến khi hành động thì chúng tìm đến những nơi có đông các trẻ em, để lợi dụng sự ngây thơ của các em, chúng dụ dỗ, bắt cóc, rồi hãm hiếp và giao cấu tình dục với các em. Riêng tại các quốc gia nghèo đang phát triển, hay chậm phát triển ở Châu Phi, Châu Á, vân vân… kỹ nghệ ấu dâm cũng đang phát triển rầm rộ. Cũng mới gần đây, một viên chức hay nói đúng hơn một vị Linh Mục tham tán đại diện Vatican ở Washington cũng đã bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trục xuất vì bị bắt có tàn trữ các hình ảnh khiêu dâm của trẻ em. Quả thật, loạn luân đến thế! Ngay cả tại Vatican cũng chẳng vừa, tội lỗi đã xuyên thủng tới khắp mọi nơi! Ngày nay đại đa số xem chuyện ấu dâm là thứ tội tày trời và không có thể nào có thể tha thứ được, thế nhưng chỉ vài năm nữa thôi, chuyện đó lại là bình thường; cũng giống như chuyện “đồng tính luyến ái” xưa kia vậy!

Tại làm sao vậy?

Trước chiến thắng “ngoạn mục” và vũ bão của phong trào đồng giới tính và chuyển đổi giới tính, phong trào cổ võ cho sự ấu dâm đang từng bước được thực hiện. Những Nhóm Ấu Dâm như Hội Người Đàn Ông/Bé Trai Yêu Thương Nhau Bắc Mỹ (North America Man/Boy Love Association hay NAMBLA) đã tồn tại từ rất lâu rồi. Trong giới truyền thông đại chúng, đã có không ít tiếng nói cổ võ cho kiểu quan hệ tính dục bất xứng này và khuyên mọi người không nên mạnh mẽ phê phán hay chống lại. Trơ trẽn hơn nữa, khi họ kêu gọi mọi người phải tôn trọng các quyền của những người lớn về việc họ muốn có quan hệ ấu dâm với các trẻ em, chưa tới tuổi vị thành niên.

Các bạn có tin tưởng nổi chuyện này không? Hãy mở mắt mà xem ….

Ngày hôm nay, nhóm cuồng tín về việc đồng tính luyến ái bắt đầu cuộc cách mạng của họ với kiểu lập luận “chúng tôi đã được sinh ra như vậy rồi!” (We were born that way!) nho nhỏ như thế. Trước đây không lâu, nhóm đồng tính luyến ái cũng đang ở vị trí như nhóm cổ võ ấu dâm hiện nay. Trong năm 2015, dưới sự hổ trợ đắc lực của chính thể Obama, Tòa Án Tối Cao đã “hợp thức hóa” chuyện đồng tính và “hôn nhân” đồng tính; và giới truyền thông đại chúng ăn mừng chiến thắng bằng những hình trái tim có mầu cầu vòng (rainbow hearts). Cách lập luận cơ bản và sai lệch về mặt luân lý mà những người vận động cho chuyện đồng tính chính là họ nói rằng sở dĩ có việc thu hút cùng giới tính là vì nó xuất phát từ mặt di truyền học (genetically determined)—và rằng họ được sinh ra theo kiểu đồng tính như vậy rồi. Làm sao mà chúng ta có thể thay đổi một người nào đó về mặt di truyền học được? Họ tranh cãi rằng nếu bạn nói việc đồng tính là sai trái, thì bạn chính là kẻ thù ghét—kẻ tin mù quáng, hay người chỉ thích kết án một người nào đó đơn giản chỉ vì họ được sinh ra khác màu da với mình mà thôi! Chẵng lẽ, Thiên Chúa đã sai lầm trong việc tạo dựng nên một người có bản tính là nam giới, và một người có bản tính là nữ giới hay sao?

Nếu khía cạnh di truyền học có thể quyết định đến khía cạnh luân lý thì kiểu lập luận đó đáng ghê sợ và nguy hiểm biết bao, và hiện giờ đang có một phong trào nhỏ, đang dần được lớn mạnh thêm, chỉ nhằm muốn thúc đẩy kiểu lập luận đó với những kẻ ấu dâm. Giáo sư chuyên về văn chương và cũng là người chủ chương trình Kitô Giáo bảo thủ, Michael L. Brown, vốn cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề Một Điều Kỳ Quặc Đã Xảy Ra Tại Hoa Kỳ (A Queer Thing Happended to America) đã viết trên tờ Thông Tin Kitô Giáo (Christian Post) trong số ra ngày 28 tháng 9 năm 2015 như sau:

“Một số chuyên gia lãnh đạo về tâm thần học (pyschiatrist leaders), những người cố ý tìm cách loại bỏ ‘chuyện đồng tính luyến ái’ ra khỏi danh sách những căn bệnh bất ổn về mặt tâm thần của Hiệp Hội Tâm Thần Học trong năm 1973 đã và đang tìm cách loại bỏ luôn việc ấu dâm như là một thứ bệnh bất ổn về mặt thần kinh, và không còn coi chuyện ấu dâm như là sự bạc đãi về mặt tính dục chống lại các trẻ em nữa.”

Tờ Los Angeles Times trong số xuất bản ngày 14 tháng 1 năm 2013 đã viết rằng: “Rất nhiều nhà nghiên cứu đã thay đổi cách nhìn của họ về những kẻ ấu dâm, và xem chuyện người lớn thích giao cấu dục tính với trẻ em là chuyện không thể nào tránh khỏi được. Thấm chí, một số khoa học gia tại Trung Tâm Nghiên Cứu về Sức Khỏe Thần Kinh tại Toronto, Canada còn đề nghị rằng chuyện ấu dâm là xuất phát từ mặt sinh lý mà ra.”

Tờ Times trong cùng thời điểm đưa ra lời nhận xét có vẽ trắng trợn hơn rằng: “Những kẻ ấu dâm có khuynh hướng dục tính với các trẻ ấu thơ là chuyện tất nhiên và không khác gì so với khía cạnh dục tính của những người phát triển giới tính bình thường nam-nữ (heterosexuality) hay đồng giới tính vậy.” Rõ ràng là kiểu lập luận đó chẳng khác gì so với kiểu lập luận của nhóm đồng giới tính mấy năm về trước!

Với những kẻ ấu dâm, họ còn thêm một kiểu lý luận khác nữa ngoài kiểu lý luận “chúng tôi đã được sinh ra là như vậy!” (We Were Born That Way!) đó là “chúng tôi không phải là những tên yêu quái đâu!” (We Are Not Monsters Either!), do đó quý vị cũng đừng quan ngại gì cả vì suy cho cùng chúng tôi không phải là mối đe dọa cho các con trẻ của quý vị!

Todd Nickerson, kẻ ấu dâm với các bé gái chậm phát triển, đã viết trên trang web đồi trụy Salon.com vào ngày 21 tháng 9 năm 2015 có nhan đề Tôi là Một Kẻ Ấu Dâm, Nhưng Tôi Không Phải Là Một Ác Thú (I am a Pedophile, but Not a Monster) rằng: “Tôi đã không may mắn dính phải khuynh hướng tính dục mà những người có đạo đức, có luân lý và ngay thẳng không thể nào có thể chấp nhận, hiểu, hay thông cảm được về những giác cảm và sự mong muốn dục tính của tôi với các em gái chậm phát triển…. Dẫu vậy, nhưng tôi không phải là một con ác thú mà quý vị nghĩ tôi như vậy. Trong đời tôi, tôi chưa từng bao giờ sờ mó tình dục bậy bạ nơi trẻ em và sẽ không bao giờ có chuyện đó cũng như chuyện sưu tầm các hình ảnh khiêu dâm trẻ em.” Nói chung lại mục đích của bài viết trên trang web Salon.com là nhằm kêu gọi sự cảm thông với một người đàn ông độc thân vốn thích có mối quan hệ dục tính với trẻ em.

Trong một trường hợp khác tương tự, tờ báo Độc Lập (Independent) của Anh Quốc mới đây cho xuất bản một bài viết của chuyên gia tâm lý có danh giá, Bác Sĩ Glenn Wilson có nhan đề Không Phải Những Kẻ Ấu Dâm Nào Cũng Là Những Người Xấu Cả - Chúng Ta Cần Phải Có Sự Nhận Định Chừng Mực (Not All Pedophiles Are Bad People – We Need to Have a Sense of Proportion)

[Xem thêm chi tiết tại http://www.independent.co.uk/voices/not-all-paedophiles-are-bad-people-we-need-to-have-a-sense-of-proportion-a6704201.html].

Nội dung tóm lược của bài báo là như thế này:

“Trong rất nhiều cuộc nghiên cứu của tôi về Việc Trao Đổi Thông Tin với Người Ấu Dâm trong suốt những năm 1980, rất nhiều thành viên thú nhận với tôi rằng cảm giác dục tính của họ hướng về các trẻ em đều được họ kiềm chế và biến những giác cảm dục tính đó theo lợi ích chung của xã hội.” Hay nói khác đi, theo kiểu lập luận của nhà tâm lý học này thì những khoái cảm về dục tính trẻ em thật sự là có lợi cho xã hội vì “có không ít người ấu dâm đã quyết định đeo đuổi những ngành nghề như sư phạm (là các thầy/cô giáo) hay người làm công tác xã hội (social worker), vì đó chính là những nơi mà họ có thể gần gũi với các em nhất, mà không hề bị dòm ngó, bủa vây, hay nghi vấn bởi các cặp mắt dò xét và phán đoán của các phụ huynh, và đó cũng có thể là cách bị thu hút vào các em mà không cần phải ra tay hành động theo những xúc cảm dục tính.”

Nhà tâm lý học này còn cả gan nói với tờ Điện Tín (Telegraph) rằng: “Mặc dầu họ là ấu dâm, nhưng không phải lúc nào họ cũng thực thi hành động giao cấu tính dục với các trẻ em cả.” Liệu cách lập luận này có làm yên lòng quý vị--những người làm cha, làm mẹ hay không? Vậy quý vị có hổ trợ hay đồng ý để cho một người ấu dâm trở thành thầy/cô hay người làm công tác xã hội cho con cái của quý vị, để người đó có thể “thích thú được gần gũi với con em của chúng ta” không? Quý vị có thể nào tin rằng chuyện thu hút với các trẻ em có thể xảy ra mà không cần phải có bất kỳ hành động sàm sỡ hay vô luân lý nào không?

Vị tâm lý học người Anh này cho rằng mọi chuyện là bình thường vì những kẻ ấu dâm không có dụ dỗ các trẻ em đâu. Thế nhưng nếu nói rằng khía cạnh di truyền học có thể quyết định đến khía cạnh luân lý học thì tại sao việc những kẻ ấu dâm tìm cách thỏa mãn dục tính của chúng lại là điều sai trái? Rõ ràng là có sự mâu thuẩn lớn và sự lý luận lệch lạc xa rời với ý nghĩa đúng đắn của luân lý.

Vậy đến bao giờ chuyện này mới dừng lại đây?

Thưa, rát khó mà có thể trả lời được. Những binh sĩ Hoa Kỳ đóng tại Afghanistan đã bị ra lệnh là làm ngơ những binh sĩ Afghan đồng minh khi họ xâm phạm đến tình dục của các em trai ngay trong các doanh trại đóng quân của Hoa Kỳ, chỉ vì một lý do hết sức đơn giản được khống chế từ Washington tới tất cả các binh chủng trong Lực Lượng Võ Trang của Hoa Kỳ (U.S. Armed Forces) dưới thời Obama đó là vì vấn đề “văn hóa nhạy cảm” (culture sensitivity)! Thêm vào đó việc Anh Quốc thẳng thừng làm ngơ đến chuyện mạng lưới vận chuyển và mua bán tình dục trẻ em (child sex-trafficking) của những người Hồi Giáo cũng vì lý do tương tự về mặt chánh trị!

Tại Hollywood, cơn đại dịch ấu dâm được chính thức phơi bày ra vào mùa hè năm 2015 qua cuốn phim có nhan đề Một Sự Cởi Mở Bí Mật (An Open Secret). Đây là những người rất giàu có, và có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội tại Hoa Kỳ cũng như trên khắp thế giới. Hãy dõi theo đường đạn bay (trajectory) của những gì sắp xảy ra trong tương lai. Phong trào đồng tính đã thay đổi toàn bộ nền văn hóa tân thời chỉ trong vòng có vài năm. Và bây giờ, ai nấy cũng đều chấp nhận, vốn xưa kia bị coi là tội lỗi đáng kinh tởm và xấu xa. Và giờ đây, phong trào ấu dâm cũng đi xuyên qua con đường tương tự. Không chóng thì chày, chuyện ấu dâm sẽ không còn bị xã hội và con người lên án hay nguyền rủa nữa, vì đó, khốn nạn thay, là chuyện thường ngày xảy ra ở huyện!

Nói tóm lại, với việc đang cố gắng “bình thường hóa” chuyện ấu dâm trước nhãn quan và cách suy nghĩ của xã hội và con người thời nay, có tám kiểu lập luận được cho là “thành công” mà Giáo sư Michael L. Brown đã nêu ra như sau:

Một – người ấu dâm là bẩm sinh (innate) và không thể nào thay đổi được (immutable); họ sinh ra là như vậy rồi, và không có thể nào thay đổi được.

Hai -Thói quen thích có quan hệ dục tính của người đàn ông với một bé trai (pederasty) hay ngược lại là xuất thân từ mọi nền văn hóa khác nhau trong suốt dòng lịch sử.

Ba - Việc cho rằng mối quan hệ dục tính giữa người lớn và trẻ em là gây nguy hại, chính là kiểu hay hình thức tuyên ngôn quá đáng và thường hay bẻ cong sự thật.

-Việc đồng lòng trước việc quan hệ tính dục giữa trẻ em và người lớn thật sự mang lại rất nhiều ích lợi cho đứa trẻ đó.

Năm - Thói quen thích có quan hệ dục tính của người đàn ông với một bé trai (hay ngược lại) không được xem như là một hình thức rối loạn về mặt thần kinh/tâm thần học, vì chưng hành vi giao cấu tính dục đó không gây ra sự đớn đau nào cả cho người lớn, và rằng người lớn đó có thể hoạt động như người bình thường, để đóng góp vào ích lợi chung cho xã hội.

Sáu-Rất nhiều mối quan hệ đồng tính vẽ vang trong quá khứ thực chất chính là những mối quan hệ ấu dâm.

Bảy-Những ai chống lại việc thân mật giữa hai hoặc nhiều thế hệ là vì họ bị những quan điểm cổ lổ xỉ và khắc khe (puritanical) về mặt xã hội và luân lý tính dục trói buộc họ.

Tám-Tất cả là vì tình yêu, sự bình đẳng, và việc giải phóng tính dục của con người mà Thiên Chúa rất tôn trọng và không muốn đã động tới.

Kết Luận

Trong sách Xuất Hành, Thiên Chúa đã nhắn gởi chúng ta rằng: “Vậy bây giờ, nếu các ngươi quyết nghe tiếng Ta mà giữ giao ước của Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta giữa các dân hết thảy, vì toàn cõi đất đều là của Ta. Còn các ngươi, các ngươi sẽ làm một vương quốc tư tế cho Ta, một dân thánh. Ðó là những lời ngươi phải nói với con cái Israel” (19: 5-6).

Thế nhưng, ngày nay con người (và trong đó chính vai trò, hành động, và cách nghĩ suy của từng người trong chúng ta dưới bất kỳ hình thức nào) đã không còn lắng nghe và hành động theo những gì Thiên Chúa mong muốn. Con người đã nổi loạn, đã quá kêu căng, và quá ích kỹ. Chúng ta đã làm ô nhiểm đi bầu khí quyển và những vùng đất phù hoa mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Chúng ta đã trắng trợn hủy hoại đầu óc ngây dại của các trẻ thơ, và của con-cháu chúng ta—dạy dỗ chúng chống lại Thiên Chúa. Chúng ta đã quá sợ hãi, để rút lui vào sự yên lặng lãng quên hay còn dám ngang nhiên chấp nhận những hình thức gian dâm (ăn cơm trước kẻng), thông dâm giữa hai người cùng giới tính, ngoại tình, chuyển đổi giới tính chống lại sự hoạch định của Thiên Chúa, vân vân. Gia đình chính là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội. Thế nhưng gia đình đang tan vỡ chỉ vì lối sống theo đúng với luân lý và luật của Chúa đang bị thẳng thừng khước từ và chối bỏ đi, thì liệu tương lai của quốc gia và của Giáo Hội sẽ trôi về đâu? Sống đạo, nhưng chúng ta không muốn tử vì đạo, chỉ vì đơn giản chúng ta quá sợ hãi hay coi là chuyện đó chẳng dính dáng gì cả đến bản thân chúng ta cả. Sự sụp đổ của các Đế Chế vĩ đại xưa, phải chăng chẳng có gì đáng để đánh thức lương tâm nguội lạnh và chai đá của chúng ta chăng, khi mà tội lỗi và những khuynh hướng của ma quỷ đang tìm cách len lõi và dần dần làm sói mòn đi nếp sống chuẩn mực truyền thống luân lý đạo đức trong gia đình của chúng ta?

Kết thúc bài viết này, tôi muốn mời gọi tất cả các độc giả, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại toàn bộ Chương 26 của sách Cựu Ước Lêvi, khi Thiên Chúa đề cập đến chuyện chúc lành và chúc dữ cho con người:

Chúc lành

"3 Nếu các ngươi đi theo các luật điều của Ta, và giữ các lịnh truyền của Ta mà làm theo, 4 Ta sẽ ban mưa gió phải thời, và đất sẽ sản xuất hoa màu, và cây trên đồng bói quả. 5 Ðạp lúa tiếp liền với nho, hái nho tiếp liền với gieo mạ, các ngươi sẽ có bánh ăn no và được an cư trong xứ sở các ngươi.

"6 Ta sẽ ban bình an trong xứ, các ngươi ngủ nghỉ, không người dọa nạt. Ta sẽ làm ác thú biến khỏi xứ, và gươm giáo sẽ không xuyên vào xứ sở các ngươi. 7 Các ngươi sẽ đuổi quân thù, và chúng sẽ nhào, trước mặt các ngươi vì gươm đâm. 8 Các ngươi năm người sẽ đuổi được trăm địch, và trăm người, các ngươi sẽ đuổi được một vạn; và địch thù sẽ nhào trước mặt các ngươi vì gươm đâm.

"9 Ta sẽ quay lại vớii các ngươi, và cho các ngươi sinh sôi nảy nở, Ta sẽ duy trì giao ước của Ta với các ngươi.

"10 Các ngươi sẽ có ăn, lúa cũ vẫn còn và sẽ đổ ra lúa cũ để có chỗ cho lúa mới.

"11 Ta sẽ đặt Nhà tạm của Ta giữa các ngươi; và hồn Ta sẽ không chán ghét các ngươi. 12 Ta sẽ đi lại giữa các ngươi, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. 13 Ta là Yavê, Thiên Chúa của các ngươi, Ðấng đã dẫn các ngươi ra khỏi đất Aicập, để các ngươi khỏi phải làm nô lệ cho chúng. Ta đã đập bể đòn ách ngươi mang và Ta đã cho các ngươi được tiến bước hiên ngang.

Chúc dữ

"14 Nhược bằng các ngươi không nghe Ta và không làm theo tất cả các lịnh truyền này, 15 nếu các ngươi khinh thường các luật điều của Ta, và hồn các ngươi ớn ghét các phán quyết của Ta, không làm theo tất cả các lịnh truyền của Ta, đến thủ tiêu giao ước của Ta, 16 thì chính Ta, Ta sẽ làm điều này cho các ngươi: Ta sẽ giáng xuống trên các ngươi kinh hoàng, tiêu hao, cảm sốt làm cho mắt đờ, hơi kiệt; các ngươi sẽ gieo giống luống công; địch thù các ngươi sẽ ăn mất. 17 Ta sẽ quay mặt Ta chống lại các ngươi và các ngươi sẽ bị địch thù đánh cho bại hoại; các kẻ ghét các ngươi sẽ khống chế các ngươi, các ngươi sẽ cút chạy, dầu không người theo đuổi.

"18 Nếu đã đến thế mà các ngươi vẫn không nghe Ta, thì Ta sẽ còn trị tội các ngươi gấp bảy lần nữa. 19 Ta sẽ bẻ gãy mãnh lực kiêu hùng của các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi có trời như sắt có đất như đồng. 20 Sức lực các ngươi kiệt đi luống công vô ích, đất không cung cấp hoa lợi, cây cối trên đất không sinh hoa quả.

"21 Nếu các ngươi đi nghịch với Ta và không muốn nghe Ta, thời Ta sẽ gia thêm hình phạt cho các ngươi gấp bảy lần xứng tội các ngươi. 22 Ta sẽ thả dã thú trên các ngươi, chúng sẽ làm con cái các ngươi tiệt nòi, Ta sẽ tiêu diệt thú vật các ngươi, và các ngươi ít người sống sót khiến các đường đi vắng tanh không người.

"23 Nếu đã thế mà các ngươi không chịu sửa mình, còn cứ ngỗ nghịch với Ta, 24 thì chính Ta, Ta cũng đi nghịch với các ngươi, cả Ta nữa, Ta sẽ đánh phạt các ngươi gấp bảy lần vì tội các ngươi. 25 Ta sẽ cho gươm rửa hận, báo phục cho Giao ước, xông vào các ngươi, và các ngươi sẽ rút cả vào các thành, nhưng Ta sẽ thả ôn dịch vào giữa các ngươi và các ngươi sẽ bị phó nộ trong tay địch thù. 26 Khi Ta bẻ gãy gậy bánh của các ngươi, thì mười đàn bà thổi bánh trong một lò và cân cân nhắc nhắc bánh cho các ngươi ăn mà các ngươi cũng chẳng được no.

"27 Nếu đã thế mà các ngươi vẫn không nghe Ta, vẫn còn đi nghịch với Ta, 28 thì Ta cũng thịnh nộ đi nghịch với các ngươi. Ta sẽ trừng trị các ngươi gấp bảy lần vì tội các ngươi. 29 Các ngươi sẽ ăn thịt các con trai các ngươi, các ngươi sẽ ăn thịt các con gái các ngươi. 30 Ta đập tan các cao đàn, Ta sẽ triệt hạ hương án, Ta sẽ chất thây các ngươi trên thây xú thần của các ngươi. 31 Ta sẽ biến thành trì của các ngươi nên cảnh đổ nát; Ta sẽ tàn phá các điện thờ của các ngươi, Ta sẽ không còn ngửi đến hinh hương giải hờn của các ngươi. 32 Chính Ta sẽ tàn phá đất đai; cả những địch thù các ngươi cũng lấy làm kinh, những kẻ sẽ chiếm ở đất ấy. 33 Ta sẽ tung vãi các ngươi khắp các nước, Ta sẽ tuốt gươm đuổi sau các ngươi, trong khi xứ sở các ngươi nên cảnh hoang tàn và thành trì các ngươi đổ nát. 34 Bấy giờ đất đai trả bù những ngày hưu lễ, tất cả những ngày đất bị hoang tàn và các ngươi (bị lưu đày) nơi đất địch thù các ngươi, bấy giờ đất sẽ hưu nghỉ và trả bù những ngày hưu lễ. 35 Tất cả những ngày đất bị hoang tàn, đất sẽ hưu nghỉ bù cho tất cả (những thời) nó không hưu nghỉ nhân các hưu lễ của các ngươi, khi các ngươi còn lưu lại trên đất. 36Những ai còn sống sót trong các ngươi, Ta sẽ gieo nhát đảm vào lòng và nơi đất đai địch thù: tiếng lá bay đi theo đuổi chúng và chúng ùa té chạy như chạy tránh mũi gươm; và chúng lăn nhào dẫu không một người đuổi theo. 37 Chúng trợt ngã đứa này đè đứa nọ như trước mũi gươm, dẫu chẳng có ma nào theo đuổi và các ngươi sẽ không còn phương cự lại địch thù các ngươi. 38 Các ngươi sẽ mất mạng giữa các nước, đất của địch thù sẽ ngốn mình các ngươi. 39 Trong các ngươi ai còn sống sót sẽ thối xác, vì tội chúng, nơi đất địch thù, và cả vì tội cha ông chúng, chúng sẽ thối xác như họ. 40 Chúng sẽ phải xưng thú tội của chúng và tội cha ông chúng, vì những phản trắc chúng đã phản Ta và cũng vì chúng đã đi nghịch với Ta.

"41 Nên cả Ta nữa, Ta cũng đã đi nghịch với chúng và đã đem chúng đến đất nghịch thù của chúng# Hay là bấy giờ lòng không cắt bì của chúng sẽ biết hạ mình và chúng sẽ đền tội của chúng. 42 Ta sẽ nhớ lại giao ước của Ta với Yacob; và cả giao ước với Ysaac, và cả giao ước với Abraham, Ta cũng sẽ nhớ lại, Ta sẽ nhớ lại đất đai này.

"43 Và đất đai đã bị chúng bỏ sẽ trả đền những ngày hưu lễ của nó thời nó bị hoang tàn không còn chúng ở; chúng cũng sẽ đền tội chúng, nhân vì chúng đã khinh thường các phán quyết của Ta, và hồn chúng chán ớn các luật điều của Ta.

"44 Nhưng dẫu thế, khi chúng còn ở nơi đất địch thù, Ta cũng sẽ không khinh màng, Ta sẽ không chán ớn chúng, đến phải tận diệt chúng đi, đến phải thủ tiêu giao ước của Ta với chúng: Vì Ta là Yavê, Thiên Chúa của chúng. 45 Vì chúng, Ta sẽ nhớ lại giao ước với các tổ tiên Ta đã đem ra khỏi đất Aicập, trước mắt các nước, để nên Thiên Chúa của chúng: Ta là Yavê!"

46 Ðó là các luật điều, các phán quyết, các lề luật Yavê đã lập ra giữa Người và con cái Israel ở núi Sinai, nhờ tay Môsê.

Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng nhân ái và qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, hãy hoán cải trái tim chai đá và khuynh hướng tội lỗi của trào lưu thế tục thời nay!
 
Văn Hóa
Kính mừng Ngọc Khánh Linh Mục cha André Đỗ Xuân Quế
Lê Đình Thông
12:23 26/09/2017
Kính mừng : LỄ NGỌC KHÁNH LINH MỤC CHA ANDRÉ ĐỖ XUÂN QUẾ
Tu viện Mai Khôi - 07/10/2017

Giáo xứ Mai Khôi giữa tháng Mười (1)
Cùng dâng Thánh lễ Tạ Ơn Trời
Linh mục tận hiến ơn phước cả
Tận tụy hy sinh cứu giúp đời
Phụng vụ Giờ Kinh (2) lo giảng thuyết (3)
Nêu gương kính Chúa mến yêu người
Đoàn con sớm tối cầu xin Chúa :
Mục tử chăn chiên phúc tuyệt vời. (4)

Lê Đình Thông
---
(1) Tháng Mân Côi.
(2) Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh.
(3) Dòng Đa Minh Giảng Thuyết (Ordinis Praedicatorum)
(4) Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành. (Tv 23,1-2)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 25/09/2017: Câu chuyện phép lạ thành Naples
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:24 26/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Lòng trắc ẩn của người tín hữu Kitô

Xin Chúa ban ơn sủng, để chúng ta có thể đồng cảm trước khổ đau của biết bao người, để chúng ta có thể tiến đến gần họ, và với đôi tay của mình, chúng ta đưa những anh chị em ấy trở lại với phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 19 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu động lòng thương, tiến lại gần và làm cho con trai duy nhất của bà góa thành Naim được sống lại. Trong Cựu Ước, những người bé nhỏ nhất là các cô nhi, quả phụ, những khách ngoại kiều, những người xa lạ. Chúng ta được mời gọi quan tâm chăm sóc những con người ấy, để giúp họ có thể hòa nhập vào xã hội. Chúa Giêsu là người có khả năng nhìn vào từng chi tiết của cuộc sống với trái tim từ bi thương xót. Chúa nhìn thấu trái tim con người.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chạnh lòng thương, đồng cảm là sự rung cảm của con tim và không hề có chút gì mang tính loại trừ. Trong sự đồng cảm, trong lòng trắc ẩn, không có chỗ cho những thứ tựa như sự trừng phạt, cũng không có sự phân biệt kiểu như: Đúng là đồ tội lỗi nghèo hèn! Sự đồng cảm, lòng trắc ẩn thì bao gồm mọi người. Động lòng thương có nghĩa là cùng đau khổ, cùng sẻ chia nỗi đau với người khác.

Trong câu chuyện của bài Tin Mừng, Chúa nhìn đến, Chúa động lòng trắc ẩn, Chúa hướng tới bà góa ấy đang đau khổ vì mất đứa con duy nhất. Tại sao có cả một đám đông vây quanh mà Chúa không để tâm để ý? Bởi vì Chúa là Đấng từ bi thương xót. Bởi vì với Chúa, những con người bé nhỏ thì vô cùng quan trọng. Những con người bé nhỏ ấy luôn hiện diện trong trái tim Chúa. Bởi vì luôn luôn có mối dây liên kết giữa trái tim Chúa với những con người ấy.

Từ lòng trắc ẩn, từ cái chạnh lòng thương ấy, Chúa tiến đến, Chúa tiếp cận những con người khổ đau. Bạn có thể thấy nhiều điều, nhưng bạn không đi tới. Còn Chúa thì khác, Người không nhìn từ xa nhưng Người đi tới và chạm vào thực tế của cuộc sống, thực tế của kiếp nhân sinh. Khi đến nơi, Chúa không nói: “Chào tạm biệt nhé, tôi sẽ tiếp tục hành trình của tôi”. Không. Chúa không nói thế. Chúa an ủi bà góa: Đừng khóc nữa! Chúa làm cho anh thanh niên sống lại. Chúa trao anh thanh niên cho bà mẹ. Như thế, việc của Chúa là chạnh lòng thương, là cứu chuộc con người, là đưa con người trở lại phẩm giá cao quý. Chúa đã tái sinh tất cả chúng ta.

Hãy làm như thế theo gương Chúa Kitô. Hãy đến với những ai đang cần, đừng giúp họ bằng cách đứng nhìn từ xa vì chê họ dơ bẩn. Đừng quên họ dơ bẩn vì họ thiếu nước, vì họ không được tắm. Chúng ta thường xem tin tức, đọc báo, nhưng hãy nhìn coi: các trẻ em ấy không có gì để ăn, các trẻ em phải trở thành chiến binh, các phụ nữ phải trở thành nô lệ. Chúng ta có thể nói: Ôi, thật là tệ hại! Ôi thật đáng thương những con người nghèo khổ! Sau đó chúng ta chuyển sang các trang khác, ví dụ các cuốn tiểu thuyết. Nếu chỉ như thế, thì không phải là một Kitô hữu.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra một đề nghị cụ thể như sau:

Ngay bây giờ, tôi cần tự hỏi chính mình rằng: Tôi có lòng trắc ẩn hay không? Tôi có cầu nguyện về điều ấy không? Khi tôi thấy những con người khổ đau trên các phương tiện truyền thông, tôi có bị đụng chạm hay không, tâm hồn tôi có động lòng thương hay không? Nếu bạn không hề cảm thấy gì, nếu bạn không động lòng trắc ẩn, thì hãy xin Chúa tha thứ cho bạn với lời nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết chạnh lòng thương!”.

Với lời cầu nguyện, với những công việc phục vụ, là các Kitô hữu, chúng ta phải có khả năng giúp đỡ những ai đang đau khổ, để trả lại cho họ cuộc sống xã hội, trả lại cho họ cuộc sống gia đình, trả lại cho họ công ăn việc làm; nói ngắn gọn đó là cuộc sống thường ngày.

2. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ

Chúng ta chỉ có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, khi chúng ta thành tâm nhận biết mình là kẻ tội lỗi. Điều kiện đầu tiên để được cứu, là biết mình đang gặp nguy hiểm. Điều kiện đầu tiên để được chữa lành, là biết mình bị bệnh. Và cũng thế, cảm thấy và nhận biết tội lỗi của mình, là điều kiện tiên quyết để có thể đón nhận ánh mắt thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 21 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, trong ngày lễ kính Thánh Matthêu Thánh Sử.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha đã tóm lược lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Thánh Matthêu. Ngài nói:

Khi ông Matthêu đang ngồi ở bàn thu thuế, Chúa Giêsu đi đến, nhìn ông và nói: Anh hãy theo tôi! Ông đứng dậy và đi theo Chúa. Có những cái nhìn ngờ vực dành cho Matthêu, nhưng Thầy Giêsu nhìn ông với ánh mắt đầy thương xót đầy tình yêu mến. Tình yêu mến của Chúa có thể đi vào nội tâm con người ấy, bởi vì người ấy biết rằng, mình chỉ là một tội nhân. Bởi vì Matthêu biết rằng: ông chẳng được ai thương mến, thậm chí còn bị khinh miệt. Chính khi biết sự hèn kém và tội lỗi của mình như thế, trái tim ông mở ra cho lòng thương xót của Thầy Giêsu. Nghe lời kêu gọi của Chúa, ông đã bỏ mọi sự mà theo Chúa. Đây là cuộc gặp gỡ giữa một tội nhân và Chúa Giêsu.

Điều kiện đầu tiên để được cứu, là biết mình đang gặp nguy hiểm. Điều kiện đầu tiên để được chữa lành, là biết mình bị bệnh. Và cũng thế, cảm thấy và nhận biết tội lỗi của mình, là điều kiện tiên quyết để có thể đón nhận ánh mắt thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ về ánh mắt của Thầy Giêsu, một ánh mắt đầy thương xót, đầy trìu mến, đầy tình thương yêu. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện để có thể cảm nhận ánh mắt Thầy Giêsu đang nhìn chúng ta. Đừng sợ ánh mắt đầy tình thương đầy tình yêu mến ấy!

Cũng giống như Zakêu, Matthêu rất vui mừng, và rồi ông mời Chúa về nhà để ăn mừng. Matthêu mời các bạn bè đồng nghiệp đến dự tiệc mừng. Họ cũng là những kẻ tội lỗi, những người thu thuế. Chắc chắn là trong bàn ăn, họ hỏi Chúa nhiều điều và Chúa cũng nói chuyện với họ. Chúng ta nhớ tới lời của Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng Luca rằng: Nước Trời sẽ vui mừng hớn hở vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là một trăm người công chính không cần sám hối ăn năn. Ở đây, tại nhà Matthêu có bữa tiệc lớn, có niềm vui lớn, đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Cha, đó là bữa tiệc của lòng thương xót. Chúa Giêsu đã thực thi lòng thương xót với mọi người.

Khi nhóm Pharisêu thấy người thu thuế và tội lỗi ăn uống cùng Chúa Giêsu, thì họ nói với các môn đệ: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Những người Pharisêu ấy biết rất rõ “giáo lý”, họ biết rõ “đường vào Nước Trời”, họ biết tốt hơn bất cứ ai về cách thế phải làm để vào được Nước Trời, nhưng họ lại bỏ quên điều quan trọng nhất. Họ gắn chặt với của lễ, mà bỏ mất lòng nhân. Họ quên đi lòng thương xót của Thiên Chúa. Họ làm như thể họ mua được Nước Trời. Họ làm như thể, do họ làm được việc này việc nọ cho Thiên Chúa, và rồi họ sẽ đương nhiên được vào Nước Trời. Tóm lại, họ cho rằng, sự cứu rỗi đến từ chính bản thân họ, và vì thế họ thấy mình được an toàn. Nhưng sự thật không phải thế, không như họ nghĩ. Bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu rỗi chúng ta. Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ chúng ta.

Câu nói kiểu như “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?”, chúng ta từng nghe bao nhiêu lần, mỗi khi các người Pharisêu nhìn thấy những hành động thương xót. Đáp lại họ, Chúa Giêsu nói rất rõ ràng: “Các ông hãy đi học cho biết lời này có nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần hy lễ.” Nếu bạn muốn được Chúa Giêsu ngỏ lời, bạn hãy nhìn nhận tội lỗi của bản thân, hãy nhận biết thân phận tội nhân của mình. Nhận ra tội lỗi của bản thân, không phải là chuyện trừu tượng mông lung, nhưng đó là những tội rất cụ thể và thực tế. Nhiều người trong chúng ta và tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu với ánh mắt thương xót từ nhân của Chúa.

Có rất nhiều, rất nhiều… ngay cả trong Giáo Hội ngày nay, người ta nói: “Không, không thể làm thế, tất cả đều rõ ràng, tất cả đều rõ, không, không được như thế…” Họ là những tội nhân và cần loại bỏ họ. Thực tế ngay cả nhiều vị Thánh đã bị bách hại hoặc nghi ngờ. Chúng ta thử nghĩ đến Thánh Jeanne d'Arc. Thánh nữ đã bị nghi ngờ là phù thủy và thế là bị lên án. Hoặc chúng ta nghĩ đến Thánh Teresa bị nghi ngờ dị giáo; hoặc chúng ta nghĩ tới Chân Phước Rosmini. Chúng ta hãy khắc ghi lời của Chúa Giêsu: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ. Cánh cửa giúp chúng ta gặp gỡ được Chúa, đó là nhận biết thực sự chúng ta là ai: chúng ta là những kẻ có tội. Và khi Chúa đến, chúng ta sẽ gặp Ngài. Thật là đẹp biết mấy khi gặp Chúa Giêsu!

3. Hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, ngay cả khi họ là những kẻ xấu xa, băng hoại

Các Kitô hữu phải luôn cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, ngay cả khi các vị lãnh đạo gặp phải sai lầm. Các vị lãnh đạo cũng phải cầu nguyện, vì nếu không, có nguy cơ là họ chỉ khép kín trong lợi ích phe phái của nhóm họ. Nhà lãnh đạo có lương tâm là người biết đặt mình trước người dân, đặt mình trước mặt Chúa, và biết cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 18 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài đọc thứ nhất, thánh Phaolô khuyên ông Timôthê hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo. Trong bài Tin Mừng, có vị lãnh đạo biết cầu nguyện. Ông nài xin Thầy Giêsu cứu chữa cho người đầy tớ của ông đang bị đau ốm. Ông yêu mến người dân của ông, cho dù họ là người xa lạ. Ông yêu mến người đầy tớ, và thực sự ông rất lo lắng cho người ấy.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng:

Viên sĩ quan ấy cảm thấy là cần cầu nguyện. Ông cầu nguyện không chỉ bởi vì ông yêu mến, nhưng còn vì ông hiểu rõ rằng, ông không làm chủ mọi sự. Ông biết có những người ở trên ông. Ông biết có ai khác truyền lệnh cho ông. Ông biết mình có những thuộc hạ và lính tráng, và ông cũng biết chính bản thân mình cũng thuộc quyền người khác. Vị sĩ quan này nhận thức rất rõ về bản thân, và ông cầu nguyện.

Nếu ông không cầu nguyện, có nguy cơ là ông chỉ tự khép kín nơi bản thân, nơi lợi ích nhóm của đảng phái, nơi những cái vòng luẩn quẩn không thể thoát ra. Nhưng không, ông cầu nguyện, ông nhận thức rõ thân phận con người của bản thân. Khi ấy, ông nhận thấy những vấn đề thực sự là gì, ông nhận thấy có Đấng có sức mạnh hơn ông. Ông nhận thấy Đấng có thể ban cho ông sức mạnh, một sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Do đó, ông cầu nguyện.

Lời cầu nguyện của ông rất quan trọng, vì đó là lời cầu nguyện hướng về tha nhân, hướng về người dân, hướng về người thuộc hạ của ông. Có nhà lãnh đạo nọ, ngày nào cũng dành hai tiếng đồng hồ để cầu nguyện trong thinh lặng trước mặt Chúa, cho dù ông rất bận rộn. Cần phải biết cầu xin ơn sủng của Chúa để biết cai quản tốt như Vua Salomon đã làm. Vua đã không xin Chúa ban vàng bạc hay của cải, nhưng xin ơn khôn ngoan để biết cai quản.

Các nhà lãnh đạo cần cầu nguyện, cần xin ơn ấy, để họ có thể làm việc trong sáng trước mặt Chúa và vì ích lợi cho dân. Để họ không chỉ dừng lại trong lợi ích nhóm hoặc tư lợi. Nếu bạn không thể cầu nguyện, thì ít ra hãy làm hãy sống với lương tâm bạn. Có nghĩa là, đừng tự tham chiếu chính mình, đừng lấy mình làm trung tâm, đừng chỉ biết vun vén lợi ích cho nhóm mình, cho đảng phái của mình mà thôi.

Thánh Phaolô mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, để mọi người dân được sống trong bình yên và trong tinh thần đạo đức. Tuy nhiên, nếu vị lãnh đạo làm điều gì đó mà ta không thích, hoặc vị lãnh đạo ấy chỉ biết lo cho đảng phải của ông ta, thì sao?

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói:

Có người nói: Tôi đã bỏ phiếu chọn ông ta. Người khác nói: Tôi đã không chọn người ấy. Thế nhưng, chúng ta đừng để vị lãnh đạo ấy cô đơn, chúng ta cần đồng hành với họ bằng lời cầu nguyện. Các Kitô hữu cần cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo. Nhưng thưa cha, con phải cầu nguyện thế nào đây? Con phải cầu nguyện làm sao cho những kẻ lãnh đạo đã gây ra bao nhiêu điều tệ hại xấu xa? Nếu thế, con cần cầu nguyện nhiều hơn nữa, hơn nữa. Cầu nguyện để làm gì! Đó là để người dân có được cuộc sống bình yên tốt lành.

Xin anh chị em hãy dành ra năm phút, không nhiều hơn năm phút, để suy xét xem. Nếu là một nhà lãnh đạo, tôi tự hỏi: Tôi có cầu nguyện về những gì được trao cho tôi hay không, về quyền mà người dân trao cho tôi? Nếu không phải là nhà lãnh đạo, tôi tự hỏi: Tôi có cầu nguyện cho các vị lãnh đạo hay không? Cầu nguyện cho những vị tôi thích. Và với những vị lãnh đạo tôi không thích, tôi càng cần cầu nguyện nhiều hơn. Nếu tôi nhận thấy, bản thân không cầu nguyện cho các vị lãnh đạo, tôi có thể đi xưng tội về điều ấy. Tại sao tôi lại không cầu nguyện cho các vị lãnh đạo, trong khi đó là công việc của lòng xót thương.

4. Giáo dục niềm hy vọng cho giới trẻ

Hãy giữ vững niềm hy vọng bất kể Chúa đặt để con ở đâu. Ở bất cứ nơi nào, con cũng hãy xây dựng hoà bình ở đó, và đừng nghe lời những kẻ gieo vãi thù hận và chia rẽ. Hãy yêu thương con người. Hãy mơ ước một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy có trách nhiệm đối với thế giới và sự sống của mỗi một người. Hãy xin Chúa ban cho con lòng can đảm không sợ hãi và tin tưởng nơi sự thật, trau dồi các lý tưởng, biết đứng dậy khi lầm lỗi, không cay đắng nhưng tin vào sự thiện làm nảy sinh ra một thế giới mới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên người trẻ như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 20 tháng 9, trong bài huấn đức về đề tài “Giáo dục niềm hy vọng cho giới trẻ”.

Mở đầu bài huấn đức, Đức Thánh Cha cho biết ngài tưởng tượng như đang nói chuyện với một người trẻ hay bất cứ ai dù không còn trẻ nữa nhưng đang rộng mở tâm trí muốn học hỏi. Đức Thánh Cha nói:

Thiên Chúa đặt để con ở đâu, con hãy hy vọng ở đó. Đừng đầu hàng đêm đen: hãy nhớ rằng kẻ thù đầu tiên cần khuất phục không ở ngoài, nhưng ở bên trong con. Vì thế, đừng dành chỗ cho các tư tưởng tiêu cực. Hãy tin vững vàng rằng thế giới này là phép lạ đầu tiên Thiên Chúa đã làm, và Thiên Chúa đã đặt để trong tay chúng ta ơn của các điềm lạ. Đức tin và niềm hy vọng đi đôi với nhau. Con hãy tin vào sự hiện hữu của các sự thật cao cả và đẹp đẽ nhất. Hãy tín thác nơi Thiên Chúa Tạo Hoá, nơi Chúa Thánh Thần hướng mọi sự tới thiện ích, trong vòng tay ôm của Chúa Kitô, là Đấng chờ đợi mọi người vào cuối cuộc đời họ. Đừng lo lắng nếu ngày nào đó trong cuộc sống xem ra là duy nhất đối với con khi trông thấy các mầu nhiệm cao đẹp nhất của đức tin: thế giới bước đi nhờ biết bao nhiêu người đã mở lối, đã xây cầu, đã mơ ước và tin cậy, cả khi họ nghe thấy tiếng chế nhạo chung quanh.

Con đừng bao giờ nghĩ rằng cuộc chiến đấu con đang làm dưới thế này hoàn toàn vô ích. Đừng tin rằng sau cuộc đời này cuộc đắm tầu chờ đợi con: trong chúng ta đập nhịp một hạt giống của tuyệt đối. Thiên Chúa không gây thất vọng: nếu Ngài đã đặt để trong trái tim chúng ta một niềm hy vọng, thì Ngài muốn nó bẻ gẫy với mọi tước đoạt. Tất cả nảy sinh để nở hoa trong một mùa xuân vĩnh cửu.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Bất cứ ở đâu con cũng hãy xây dựng! Nếu con bị ngã xuống đất, hãy đứng dậy! Nếu con ngồi, hãy bước đi! Nếu sự chàm chán làm con tê liệt, hãy đuổi nó đi với các việc thiện! Nếu con cảm thấy trống rỗng và mất tinh thần, hãy xin Chúa Thánh Thần lại có thể làm tràn đầy sự hư không của con.

Hãy tạo dựng hoà bình giữa con người, và đừng nghe theo tiếng nói của kẻ gieo vãi thù hận và chia rẽ. Con người, dù có khác nhau tới mấy đi nữa, cũng đã được tạo dựng để sống với nhau. Trong các đối chọi, hãy kiên nhẫn: một ngày kia con sẽ khám phá ra rằng mỗi người đều nắm giữ một mảnh sự thật.

Hãy yêu thương con người. Hãy yêu thương họ từng người một. Hãy tôn trọng con đường của mọi người, dù nó xuôi chảy hay chông gai, bởi vì mỗi một người đều có lịch sử riêng để kể lại. Mỗi một trẻ em sinh ra là một hứa hẹn sự sống lại một lần nữa cho thấy nó mạnh mẽ hơn cái chết. Mỗi một tình yêu nảy sinh là một tiềm năng biến đổi ngưỡng vọng hạnh phú.

Chúa Giêsu đã giao cho chúng ta một ánh sáng chiếu soi trong đêm tối: hãy bảo vệ và chở che nó. Ánh sáng đó là kho tàng lớn nhất được giao phó cho đời con.

Hãy mơ tưởng một thế giới chưa trông thấy, nhưng chắc chắn sẽ tới. Niềm hy vọng tin tưởng nơi sự hiện hữu của một việc tạo dụng trải dài cho tới sự thành toàn vĩnh viễn, khi Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người. Những người có khả năng tưởng tượng đã trao tặng cho nhân loại các khám phá khoa học và kỹ thuật. Họ đã vượt các đại dương và đã bước đi trên các vùng đất chưa có ai đặt chân tới. Các người đã vun trồng các niềm hy vọng cũng là những người đã chiến thắng nô lệ và đem lại các điều kiện sống tốt đẹp hơn trên thế giới này. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:

Con hãy có trách nhiệm đối với thế giới này và cuộc sống của mỗi một người. Mỗi một bất công chống lại một người nghèo túng là một vết thương mở rộng và giảm thiểu chính phẩm giá con người. Cuộc sống không kết thúc với sự hiện hữu và trong thế giới này sẽ có các thế hệ khác tiếp nối thế hệ của chúng ta, và biết bao nhiêu thế hệ khác nữa.

Con hãy xin Thiên Chúa ban cho con ơn can đảm. hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng nỗi sợ hãi cho chúng ta: kẻ thù quấy phá nhất cũng không thể làm gì nổi chống lại đức tin. Và khi con cảm thấy sợ hãi trước vài khó khăn nào đó, hãy nhớ rằng không sống nó cho chính mình. Trong Bí tích Rửa Tội cuộc sống của con đã được nhận chìm trong mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi, và con thuộc về Chúa Giêsu. Và nếu một ngày kia hoảng sợ xâm lấn con, hay con nghĩ rằng sự dữ quá lớn để có thể đương đầu, hãy đơn sơ nghĩ rằng Chúa Giêsu sống trong con. Chính Ngài, qua con, với sự hiền dịu của Ngài, muốn khuất phục mọi kẻ thù của con người: tội lỗi, thù hận, tội phạm, bạo lực.

Con hãy luôn luôn can đảm đối với sự thật, nhưng hãy nhớ rằng con không cao hơn ai hết. Nếu con có là người cuối cùng tin nơi sự thật đi nữa, đừng vì đó mà trốn chạy sự đồng hành của con người. Cả khi con có sống trong một tịch liêu tĩnh lặng, con cũng mang trong tim các nỗi khổ đau của mọi thụ tạo. Hãy là kitô hữu và hãy phó thác mọi sự cho Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.

Hãy vun trồng các lý tưởng. Hãy sống cho điều gì đó cao vượt hơn con người. Và nếu một ngày kia các lý tưởng này có đòi hỏi con một giấy tính sổ đắt giá phải trả, đừng bao giờ ngừng giữ các lý tưởng đó trong tim. Sự trung thành có được tất cả.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

Nếu con lầm lỗi, hãy đứng lên: lầm lỗi là chuyện người ta thường tình. Và chính các lỗi lầm ấy không được trở thành một nhà tù cho con. Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến không phải cho người lành mạnh, nhưng cho kẻ yếu đau: vì vậy Ngài cũng đến vì con nữa. Và nếu con vẫn còn sai lầm hết lần này sang lần khác trong tương lai, đừng sợ hãi, hãy đứng lên! Thiên Chúa là bạn của con.

Nếu cay đắng đánh trúng con, hãy tin chắc chắn rằng thế giới này còn biết bao nhiêu người hoạt động cho sự thiện cùng với con; và trong tâm hồn của tất cả những người ấy đều có những hạt giống của một thế giới mới. Hãy giao du với những người đã giữ gìn được con tim thanh sạch như con tim của một trẻ thơ. Hãy học hỏi từ sự tuyệt diệu này, hãy vun trồng sự kinh ngạc. Hãy sống, hãy yêu.

5. Câu chuyện bửu huyết của Thánh Januarius tại thành Naples hóa lỏng

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tuần qua, tin tức lan nhanh trên các mạng xã hội như Tweeter và Youtube là việc bửu huyết của Thánh Januarius tại thành Naples đã hóa lỏng vào ngày thứ Ba 19 tháng 9.

Thánh Januarius là ai, và tại sao người dân Italia quan tâm đặc biệt đến việc máu ngài hóa lỏng, đó là nội dung câu chuyện Như Ý muốn gởi đến với quý vị và anh chị em trong chương trình này.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy là bửu huyết của Thánh Januarius tại thành Naples đã hóa lỏng trước mặt Đức Thánh Cha Phanxicô hồi tháng Ba năm 2015.

Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.

Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.

Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.

Ngày 16 tháng 12 năm ngoái 2016, bửu huyết của Thánh Januarius đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.

Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.

Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.

May quá, ngày 19 tháng 9 vừa qua bửu huyết của Thánh Januarius đã hóa lỏng khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News