Ngày 23-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm (1)
Vũ Văn An
02:57 23/09/2008
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm

Nhiều người cho rằng lối cầu nguyện chiêm niệm chỉ dành cho các vị đan sĩ là những người ‘hành nghề cầu nguyện’ cho thiên hạ. Tuy nhiên, khi đề tựa cho cuốn sách mỏng của linh mục James Borst MHM tựa là Một Phương Pháp Cầu Nguyện Chiêm Niệm (A Methode of Contemplative Prayer, St Paul Publications, Sydney 1983), Swami Abhishiktananda cho hay tác giả bận bịu với công tác mục vụ đến độ không còn một phút giây rảnh rang nào. Ấy thế nhưng ngài vẫn tìm ra giờ để cầu nguyện, hân hoan để cầu nguyện và ngài muốn chia sẻ kinh nghiệm hân hoan này cho người khác. Theo cha Borst, lối cầu nguyện này là lối cầu nguyện có tính bản thân nhất, trong đó ta phải đem trọn cái bản ngã sâu thẳm nhất và chân thật nhất của ta can dự vào. Ngài cho rằng lối cầu nguyện này biến ta thành khách lữ hành của Chúa Thánh Thần, luôn di động, luôn thèm khát vươn tới Thánh Nhan Chúa.

1. Các giai đoạn của chiêm niệm

Cha Borst cho rằng có nhiều giai đoạn trong lối cầu nguyện chiêm niệm, mà tùy theo hoàn cảnh hay nhu cầu bản thân, ta có thể dừng lại hay ở hẳn lại một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, các giai đoạn đầu thường được coi là các giai đoạn dọn đường cho giai đoạn chiêm niệm đúng nghĩa, là giai đoạn mà vì hoàn cảnh cá nhân, có thể ta không thực hiện được mọi lúc.

(1) Giai đoạn thư dãn và thinh lặng

Bạn hãy ngồi xuống và thư dãn. Từ từ và cố ý để mọi căng thẳng tan biến đi, rồi nhẹ nhàng êm đềm hướng lòng mình ý thức được sự hiện diện tức khắc và thân thiết của Chúa. Trong động tác này, đừng dùng chút bạo lực nào: không được đè nén, dẹp bỏ bất cứ tính khí, cảm xúc, hay tâm tình buồn bực nào. Đè nén, dẹp bỏ là dùng bạo lực rồi và nó sẽ gia tăng căng thẳng chứ không ích lợi gì. Không, không nên làm thế, chỉ cần thư dãn và để mọi sự lắng xuống, tự tan biến đi, khi ta dần dần nhận ra sự hiện diện của Chúa.

Sở dĩ bạn có thể thư dãn và để mọi sự lắng xuống, tan biến đi được chính là vì Người đang hiện diện: nơi Người đã hiện diện thì chả còn gì đáng kể nữa, mọi sự nằm trong tay Người. Căng thẳng, lo âu xao xuyến, thất vọng buồn rầu, trước mặt Người, tất cả sẽ tan chẩy đi như tuyết gặp mặt trời vậy.

Chỉ cần tìm bình an và thinh lặng. Hãy để trí khôn, trái tim, ý chí và tình cảm bạn lắng xuống và thanh thản. Hãy để những cơn bão tố nội tâm lắng dịu: như các ý tưởng gây ám ảnh, các thúc đẩy đầy đam mê của ý chí và xúc cảm. Hãy tìm kiếm và mưu cầu bình an (1).

Hãy sẵn sàng, nếu cần, cứ ở mãi trong trạng thái này suốt buổi cầu nguyện, không cần bất cứ kết quả, hiệu lực hay phần thưởng gì hết. Nghĩa là sẵn sàng chịu ‘phí’ thì giờ; chỉ cần hiến thì giờ trọn vẹn, hiến một cách không vị kỷ, cho một mình Chúa mà thôi.

Động tác tìm kiếm bình an và thinh lặng này sẽ mở cửa lòng ta cho ơn thánh Chúa tuôn đổ xuống. Nó sẽ tạo điều kiện để tình yêu chân chính, tình yêu chân thực, tình yêu có tính bản thân đối với Chúa được đánh thức dậy trong tâm trí ta.

Hãy để ý: động tác này không phải là một biến cố trung lập, thuộc tâm lý học: nó là một động tác ta phó mình cho Chúa và chấp nhận thánh ý Người. Ta làm cho trái tim ta, ý chí và xúc cảm ta có khả năng thấm nhiễm được ơn bình an của Chúa và thánh ý Người hướng tới một tình yêu bất bạo động…

Nhiều người cảm thấy rằng lối thư dãn này, cộng với lối thở thanh thản nữa, thường làm cho họ ngủ thiếp đi: như thể lúc mệt mỏi để cho mình âm thầm đi vào giấc ngủ vậy. Thật ra ở đây, ta tìm cách thư dãn ngõ hầu tỉnh táo mà nhận ra sự hiện diện của Chúa, giống như người lính canh ở thinh lặng ngõ hầu có thể nhận ra sự hiện diện của người khác. Tâm trí, các thần kinh và xúc cảm của ta thinh lặng để trái tim ta sẵn sàng:

“Trái tim con sẵn sàng, Lạy Chúa, trái tim con đã sẵn sàng,

Con sẽ ca, vâng con sẽ ca hát tán tụng Ngài.

Chúa hãy đánh thức tâm hồn con: và con sẽ đánh thức bình minh bừng dậy” (2).

(2) Giai đoạn ý thức sự hiện diện của Người

Hãy ngồi thinh lặng và hoàn toàn mở lòng mình ra để nhận thức sự hiện diện của Người. Người đang hiện diện trong thần trí tôi, đang chăm chú tới sự nhận thức của tôi. Người đang ngự ngay giữa tâm điểm bản ngã chân thực của tôi, trong cốt lõi hữu thể tôi. Giờ đây tôi tìm cách nhận thức được điều ấy, nhưng một ngày không xa, Người sẽ thoả tình ban cho tôi sự nhận thức ấy.

Người ở gần bản ngã chân thực của tôi hơn là chính tôi (3). Người biết rõ tôi hơn là tôi tự biết mình. Người yêu tôi hơn chính tôi yêu mình. Người là “Abba”, là bố tôi. Tôi hiện hữu vì có Người hiện hữu.

Trong tấm gương hiện sinh tạo dựng, tôi là hình ảnh và là họa ảnh sống động của Người: khi tôi nhận thức, tôi phản ảnh nhận thức của Người; khi tôi yêu, tôi phản ảnh tình yêu của Người; khi tôi gọi Người, Người nghe tiếng tôi; khi tôi tìm kiếm sự hiện diện của Người, Người đánh thức để tôi nhận ra sự hiện diện ấy nơi Chúa Giêsu, nhờ Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu. Người nói với tôi Lời Yêu Thương: “con là con trai Ta, con là con gái Ta, kẻ Ta yêu mến, kẻ Ta rất hài lòng”. Trong, nhờ và với Chúa Giêsu, Người đổ tràn Chúa Thánh Thần xuống, làm tôi kêu lên được “Abba, Lạy Cha!” Ngài làm tôi tràn đầy lời cám ơn và ca tụng đối với sự hiện diện của Người.

(3) Giai đoạn phó thác

Trước nhan thánh Người, ý thức được sự hiện diện của Người rồi, tôi phó thác mọi khía cạnh con người tôi cho Người; tôi trả lại Người chính bản thân tôi; tôi tìm cách rút lại việc tôi chiếm hữu tôi và tôi khẩn xin Người chiếm hữu lấy tôi để Người sống trong tôi và qua tôi, đến độ “tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Người sống trong tôi” (4). Đôi tay, đôi cổ tay và đôi cánh tay tôi; đầu tôi, hai tai và các giác quan cùng óc não tôi; đôi chân và hai cẳng chân tôi; mỗi một và mọi thần kinh cùng bắp thịt, mạch máu và cơ quan tôi. Xin Người nhận lấy làm khí cụ bình an và biến nó thành của lễ tinh tuyền…

Tôi phó thác mọi ưu tư lo lắng; tôi trưởng thành trong việc nhận thức rằng nếu niềm tin và niềm cậy nơi Người của tôi chân thực, thì còn gì cơ sở để tôi lo âu căng thẳng; Người nhận săn sóc, trông nom con cái Người. Nên, tôi để mọi sự đang làm tôi bận tâm tan biến đi, trong một động tác đầy tin tưởng phó thác. Từ nay trở đi, tôi để Người dẫn tôi đi, từng bước lại từng bước.

Tôi phó thác trái tim, xúc cảm, tình yêu tôi. Trái tim tôi sẽ không yêu bằng tình yêu của nó nữa. "mọi người yêu, đều từ Chúa mà sinh ra và biết Người” (5). Chính Chúa Giêsu, qua Chúa Thánh Thần, yêu Cha của Người bằng hơi thở yêu đương ‘của tôi’. Không phải tôi yêu mà Người yêu trong tôi và qua tôi… Và tình yêu của Người thì thinh lặng, thanh thản, vô lường và trường cửu.

Tôi phó thác trọn nhân cách tôi, chứ không phải chỉ là xúc cảm. Tôi mò mẫm hướng về một tình yêu êm đềm; và qúa bên kia tư duy, tôi “hướng về nơi có người đang chờ, người mà tôi biết rõ đang hiện diện, nơi mà không ai khác có thể xuất hiện” (6).

Trọn lời cầu nguyện của tôi chỉ là: trong cõi thinh lặng này, Người hãy tuôn đổ Thần Trí của Người ra và bắt đầu sống và hiển trị trong tôi…Tôi phó mình tôi cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Rỗi của tôi, và nhận Người là Chúa của mình. Người từng cầu nguyện và chịu đau khổ để giải phóng tôi và đòi tôi làm của riêng của Người: Chúa hãy chiếm lấy con và mọi sự con có, và mặc tình làm gì con thì làm. Chúa muốn sai con đi đâu thì sai. Muốn dùng con thế nào thì dùng. Con xin tuyệt đối, hoàn toàn, vô điều kiện và mãi mãi phó thác mình con và mọi sự con đang chiếm hữu cho Chúa để Chúa mặc tình kiểm soát.

Giai đoạn này có thể biến thành lời khẩn cầu tha thiết xin Chúa Thánh Thần đổ tràn các ơn của Người xuống cho ta để ta phủ phê nhận thức được sự hiện diện và ơn bình an của Người. Và lời khẩn cầu này luôn đi đôi với niềm tin rằng Người đã nhận lời khẩn cầu của ta rồi (7).

(4) Giai đoạn chấp nhận

Nhiều phản ứng ‘tự nhiên’ của ta chỉ là các phát biểu và cử chỉ không chấp nhận, là nổi loạn, là trốn chạy khỏi thực tại, là dẹp bỏ đè nén; là tức giận bùng lên; là nôn nóng ám lấy mình như qủy ám; là giận ghét và phẫn uất làm tâm hồn mình ra chai đá; là ghét bỏ can thiệp pha mình. Dù không phải lúc nào cũng nhận thức được, nhưng ta thường hay từ khước không chấp nhận những con người, những biến cố, những hoàn cảnh, những điều kiện, và cả chính bản thân ta, như Chúa đã muốn chúng xẩy ra cho ta, thậm chí còn chấp nhận cho ta nữa. Trong cầu nguyện, ta cảm nhận việc không chấp nhận thánh ý của Người trong các hoàn cảnh cụ thể là một hàng rào, một vật chặn đường không cho ta đến với Chúa. Vì ý của Người là muốn ta chấp nhận những con người, những hoàn cảnh và những biến cố như trong bản chất của chúng và như chúng đang xuất hiện với ta. Người muốn ta đừng bao giờ tìm cách ảnh hưởng người khác và các biến cố nói chung bằng bạo lực trái tim. Trái lại phải giúp họ cảm nhận được sức mạnh của yêu thương và tha thứ, của đau khổ, của chấp nhận và biết ơn. Trong cuộc sống hàng ngày, thái độ trên bao gồm: không bao giờ kết án, tranh cãi, chỉ trích, không bao giờ dùng bạo lực, chỉ nên chăm lo chu toàn nhiệm vụ của mình.

Thành thử ra, trong việc cầu nguyện, tôi phải ý thức được các hàng rào thực sự ngăn cản tôi không biết chấp nhận. Tôi phải nhìn vào mỗi hàng rào cản ấy và tự ý chấp nhận Ý Chúa về phương diện này. Tôi thu hồi các phán đoán chỉ biết lấy mình làm trung tâm và có tính kết án; tôi thu hồi các lời chỉ trích của mình. Tôi ân hận về tính ưa bạo lực của mình trong tư tưởng, trong lời nói và việc làm, tôi can đảm nhẩy vào đức tin và đức mến; khi hướng trái tim tôi về Người, Người sẽ khiến mỗi sự và mọi sự góp phần vào phúc lợi thực sự của tôi (8).

Trên thực tế, chấp nhận thánh ý Người đồng nghĩa với chấp nhận sự hướng dẫn của Người, chấp nhận Người là Chúa, Đấng dẫn dắt tôi từng bước băng qua các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Qua thánh ý Người dành cho tôi, Người hướng dẫn và dẫn dắt tôi tới nước của Người. Nước của Người chỉ xuất hiện và tiến triển tại nơi nào thánh ý của Người được chấp nhận và đem ra thực hành.

Nên tôi xin từ bỏ ý riêng của tôi và cố gắng nhận ra thánh ý của Người. Tư tưởng và kế hoạch riêng của tôi phải mất đi hết tính cưỡng bức của chúng khi tôi tìm xem kế hoạch của Người đang tỏ hiện ra sao để cố gắng bước chân theo các khuôn thước của Người.

(5) Giai đoạn thống hối và tha thứ

(a) Khi bước vào lối cầu nguyện này, ta có thể nặng trĩu một cảm thức tội lỗi và thất bại. Đó có thể là một cảm thức tổng quát về tình trạng tôi lỗi và bất xứng của ta nói chung, mà cũng có thể là tình trạng nóng hổi của một tội lỗi mới xẩy ra. Ta phải đối diện với loại rào cản này trong một tinh thần thống hối chân chính và khiêm nhường thực sự. Ta xưng thú tội lỗi ta và các thiếu sót của ta, ta xin Người tha thứ và cảm tạ Người đã nhận lời ta cầu khẩn. Rồi ta phải gặp gỡ Chúa trong con người thực của mình: một kẻ tội lỗi, một kẻ khuyết tật và tàn tật về phương diện thiêng liêng trong nhiều khía cạnh, một bệnh nhân kinh niên. Ta chấp nhận các khuyết tật và tàn tật này vì ta như thế nào Người đã chấp nhận ta như thế và vì ta có thế nào, Người yêu ta như vậy.

Ta không được phép nuôi dưỡng mặc cảm tội lỗi; trái lại phải hoàn toàn và trọn vẹn chấp nhận sự tha thứ và tình yêu của Người. Mặc cảm tội lỗi và mặc cảm tự ti trước mặt Chúa chỉ nói lên lòng vị kỷ, lấy mình làm tâm điểm: ta coi trọng cái tôi nhỏ bé tội lỗi của mình hơn tình yêu mênh mông và không cùng của Người. Ta phải trao phó tội lỗi và tự ti của ta cho Người; lòng tốt của người lớn hơn cái xấu của ta. Ta phải chấp nhận cái vui của Người khi yêu thương và tha thứ cho ta. Trao tội lỗi của ta cho lượng từ bi của Người quả là một ơn thánh có tính chữa lành.

Ta có thể dành chút thì giờ lâu hơn để những tâm tình trên lắng sâu vào ý thức mình.

(b) Khi không thể cầu nguyện vì một lý do không chính xác rõ rệt nào, ngoài cảm thức bất ổn và bất xứng, sách Đám Mây Vô Minh (The Cloud of Unknowing) nói với ta như sau:

“Vì mọi sự ác đều tóm tắt trong tội, bất kể xét cách nông cạn hay trong yếu tính, nên khi cầu nguyện với ý định cởi bỏ sự ác, ta đừng nên nói, nghĩ hay hiểu điều gì khác hơn là cái chữ “tội” nho nhỏ ấy… Bạn nên làm đầy tâm trí bạn bằng cái nghĩa bên trong của chữ “tội” đơn giản này, khỏi cần phải phân tích nó thuộc loại nào, tội nhẹ hay tội nặng, tội kiêu ngạo, tội giận dữ, tội ghen ghét, tội hà tiện, tội lười biếng, tội mê ăn uống hay tội mê sắc dục. Đối với người chiêm niệm, đâu cần nó phải là tội gì và nặng nhẹ ra sao? Vì khi chiêm niệm, họ phải nghĩ rằng tội nào tự nó cũng đều nặng cả, cũng đều phân cách họ với Chúa, và ngăn cản họ không được bình an tâm linh.

“Bạn hãy cảm nhận tội trong tính toàn diện của nó, như một khối nặng, không nên chỉ rõ bất cứ phần đặc thù nào, mà ý thức rằng toàn bộ cái khối nặng đó chính là bạn. Rồi không ngừng la lớn lên trong tâm trí bạn câu này: ‘Tội! Tội! Tội! Xin giúp con! Xin giúp con! Xin giúp con!’. Tiếng la này ta học được từ Chúa bằng kinh nghiệm hơn là từ bất cứ con người nào bằng lời nói. Tiếng la ấy sẽ tốt nhất khi nó hoàn toàn tâm linh, không được suy tính trước và không được phát thành tiếng. Tuy nhiên, đôi khi trái tim quá ăn năn cũng có thể bật thành lời vì cả thân xác lẫn linh hồn thẩy đều đầy ứ hối hận và nặng trĩu tội lỗi” (9).

Ta cũng có thể kêu lên nhiều lần “Lạy Chúa, xin xót thương con!” hay “Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ tội lỗi cho con!” cho đến lúc Người ban cho ta ơn ăn năn và làm tan trong ta cái khối nặng của tội lỗi kia.

(6) Giai đoạn chiêm niệm

Đến lúc này bạn hẳn đã loại hết các trở ngại trong tâm hồn, mọi suy tư trong tâm trí, mọi chao đảo trong ý chí: giờ đây “tôi chỉ còn khát khao Người, tôi chỉ còn tìm kiếm Người và chỉ một mình Người mà thôi” (chương 7).

“Chỉ cần tôi cảm nhận được là mình đang được đánh động yêu thương…và trong cái triều sóng nội tâm này, tôi không nghĩ tới bất cứ điều gì khác ngoài Chúa ra. Mọi khao khát của tôi đều nhất loạt hướng về Người” (chương 34).

“Tôi nâng tâm hồn lên cùng Chúa với một tình yêu khiêm cung. Và phải là chính Chúa, Đấng đã dựng nên tôi, nuôi sống tôi, và sủng ái mời gọi tôi, chứ không phải một cái gì từ Chúa mà đến. Thực vậy, tôi không thích nghĩ tới bất cứ điều gì ngoài Chúa ra, đến độ không gì có thể chiếm cứ tâm trí và ý chí tôi, mà chỉ là Chúa thôi… Tôi không nghĩ bất cứ ý nghĩ nào khác về Người, ngoài ý nghĩ Người đang hiện diện, tuy không rõ ràng nhưng rất hiển vinh. Tất cả đều tùy thuộc lòng thèm khát của tôi: tôi hướng mọi ý định nguyên tuyền về Người, và về một mình Người mà thôi” (chương 3 và 7) (10).

Tôi hướng hoàn toàn con người tôi về Chúa. Tôi không ngừng nhìn ngắm Người. Sự hiện diện của Người giờ đây trở thành hiện thực hơn đối với tôi. Người hút hết cái nhìn nội tâm của tôi. Con mắt linh hồn tôi chỉ biết yêu thương nhìn Người chăm chăm. Lời cầu nguyện của tôi nguyên tuyền chỉ còn là một ý thức đầy yêu thương về Người. “Tôi nhìn vì tôi yêu; tôi nhìn để yêu, và tình yêu của tôi được cái nhìn ấy nuôi dưỡng và ảnh hưởng” (11).

“Khi không còn ai trước mắt, khi toàn diện căn nhà của tôi im ắng, không bị ai dòm ngó, khi toàn diện căn nhà của tôi yên ngủ im lặng” (12), tôi sẽ rướn người lên với Chúa trong yêu thương. Đương khi đang thinh lặng và hiện hữu với ý thức thanh thản và đơn giản về sự hiện diện của Người, trái tim tôi mò tìm Người và mở ra đón nhận tình yêu của Người. Đây là một lời cầu nguyện không lời được nuôi dưỡng bằng một lòng sốt sắng thinh lặng. “Ta chỉ bắt và giữ được Người bằng tình yêu, chứ không bao giờ bằng tư duy” (13). Có một thứ bóng tối mà tư tưởng và nhận thức phân minh không làm sao phá tan được, mà chỉ có thứ tình yêu chờ mong mới “đánh tan được đám mây vô minh giữa bạn và Chúa” (14):

“Vào một đêm may mắn ấy

trong bí nhiệm, không ai dò thấy,

tôi đi không nhận ra,

không một chút ánh sáng nào

ngoài ngọn lửa đang bùng cháy trong tim.

Nó chiếu sáng và dẫn tôi đi

chắc chắn hơn ánh sáng giữa trưa

tới nơi có Đấng đang chờ

sự hiện diện của Người tôi biết rõ

ở nơi không ai khác có thể xuất hiện (15).

Ta có thể dùng mấy câu trên làm lời cầu nguyện lặp đi lặp lại, theo nhịp thở của ta.

(7) Giai đoạn tiếp nhận

Chúa luôn đáp ứng. Người không thể từ chối người đi tìm trong đức tin và đức mến. “Tìm thì luôn luôn sẽ thấy” trở thành “tìm thì sẽ luôn luôn được tìm thấy”. Người tìm ta trước khi ta tìm Người, đang khi ta tìm Người và sau khi ta tìm Người. “Ta đã yêu con bằng một tình yêu đời đời, nên ta bền đỗ trong tình âu yếm đối với con” Đó là lời Chúa phán (16).

Thế nào Người cũng trả lời. Người hướng về tôi. Người tìm kiếm tôi. Người bồn chồn muốn xâm lấn tâm trí tôi. Người muốn Thần Trí Người chiếm hữu tôi. Tôi ngụp lặn trong tình yêu ấm áp của Người. Tôi cảm thấy Người nhìn tôi say đắm. Chúa Giêsu, Đức Chúa của tôi, chỉ những muốn chiếm hữu trái tim tôi và dùng trái tim ấy mà yêu Chúa Cha, và toả chiếu tình yêu của Người ra.

“Ai yêu mến Ta cũng sẽ được Cha Ta yêu mến, và Ta sẽ yêu mến người ấy và tỏ mình ra cho người ấy…Và chúng ta sẽ đến và cư ngụ trong người ấy”. Đó chính là lời Chúa phán (17).

“Bản thân chúng tôi biết và tin vào tình Chúa yêu chúng tôi. Thiên Chúa là tình yêu. Và ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa sống trong người ấy” (18).

Người tràn đầy tâm hồn ta bằng sự hiện diện của Người, bằng Thần Trí của Người. Ta chỉ nhận ra Người nhờ đức tin, hay nhờ cảm nghiệm ơn thánh của Người.

Sự hiện diện của Người mang lại cho ta sự bình an sâu sắc thiêng liêng, sự dự phần vào việc nghỉ ngơi ‘ngày thứ bẩy’ của Người, sự thanh thản lớn lao, khả năng biết chấp nhận và biết đau khổ, cất bỏ được thất vọng, bùng lên hân hoan và yêu thương, nhận được ánh sáng chan hòa, bừng lên ý muốn mạnh mẽ được ca ngợi và cảm tạ Người.

Và nếu Người muốn, sự hiện diện của Người còn mang lại sức mạnh để ta phục vụ Người và công bố về Người, làm chứng nhân cho Nước của Người, đem chữa lành nhân danh Người tới người khác, đem bình an và hợp nhất cho mọi người thiện chí.

(8) Giai đoạn khẩn cầu

Khẩn cầu là một nhu cầu luôn luôn có. Chúa Giêsu tiếp tục cứu rỗi ta qua lời khẩn cầu không bao giờ đứt đoạn (19). Một cách nào đó, Người cũng cần dùng trái tim của ta để làm việc khẩn cầu ấy. Quả đúng, ta đi tìm Người Cho chứ đâu có đi tìm của cho, nhưng Người Cho đây lại đang tìm cách cứu dân của Người. Qua Thánh Thần của Người trong ta, Người quan tâm tới tất cả những ai thuộc về dân của Người; Người muốn khẩn cầu và chịu đau khổ trong chúng ta.

Ta phải khẩn cầu và không bao giờ ngã lòng (20), khẩn cầu với một lòng tin đơn sơ và đầy trông cậy. Người từng hứa: hãy xin thì sẽ được (21). Ta phải học cách cầu nguyện với niềm tin rằng Người đã ban cho ta điều ta xin rồi, như chính Người thường thúc giục ta cầu nguyện: Đối với mọi điều chúng con xin và cầu nguyện cho, hãy tin rằng chúng con đã nhận được rồi và sẽ là của chúng con” (22).

Ta cầu nguyện theo Ý của Người (23), cầu nguyện cho nước của Người trong ta và trong người khác. Lạy Chúa, xin dạy con cách cầu nguyện; Ý Chúa thể hiện trong đời con và trong đời người khác; Lạy Chúa, xin ban bình an cho…; xin giúp… trong các nhu cầu của họ. Lạy Chúa, xin làm … biết Ý Chúa.

(9) Giai đoạn ca ngợi và cảm tạ

Chúa Giêsu luôn cảm tạ và ca ngợi Cha của Người và dạy các môn đệ làm như thế.

Kinh nguyện Thánh Thể đúng là lời cầu nguyện ca ngợi, cảm tạ và khẩn cấu ấy. Khi Người làm ta nhận ra sự hiện diện của Người hay đánh động ta bằng Thánh Thần của Người, làm ta tràn đầy ơn thánh và bình an, ta nên cảm tạ và ca ngợi Người một cách tự phát.

Ước chi đến lúc ta còn cảm tạ Người vì đã cho ta được chia sẻ nỗi cô đơn và đau đớn của Chúa Giêsu, chỉ vì ý Người đang được thể hiện trong ta…

Chú thích

1. Tv 34:14

2. Tv 57 và 108

3. Câu “Intimior Intimio Meo” của Thánh Augustinô

4. Ga 2:20

5. 1Ga 4:7

6. Thánh Gioan Thánh Giá, Các Vần Thơ (Poems), bản dịch tiếng Anh của Roy Campbell, Penguin, 1960, p.27.

7. Mc 11:24

8. Rm 8:28

9. Cuốn Đám Mây Vô Minh (The Cloud of Unknowing) là sách chiêm niệm, được viết khoảng năm 1350, không rõ tác giả là ai. Bản dịch sang tiếng Anh hiện đại là của Clifton Wolters, Penguin Classics, 1961, các chhương 39 và 40.

10. Trích từ các chương trong sách Đám Mây Vô Minh (xem chú thích 9 ở trên)

11. Dom Vitalis Lehodey OCR, Cách Cầu Nguyện Trong Trí (The Ways of Mental Prayer), Gill, Dublin, 1960 Pt II, Ch IX, para 2

12. Thánh Gioan Thánh Giá, sách đã dẫn tr.27

13. Đám Mây, chương 6

14. Đám Mây, chương 12

15. Thánh Gioan Thánh Giá, sách đã dẫn tr.27

16. Giêrêmia 31:5

17. Ga 14:21, 23

18. 1 Ga 4:16

19. Dt 7:25; xem Rm 8:34; 1Ga 2:1

20: Lc 18:1

21. Lc 11:10

22. Mc 11:24; xem 1Ga 5:14-15; Gc 1:5-6

23. 1Ga 5:14-15.
 
Thi hành ý Chúa
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
18:38 23/09/2008
CN 26 A: THI HÀNH Ý CHÚA

Mt 21, 28-32

Tôi có xem DVD “lá thư từ chiến trường” do trung tâm Asia phát hành tháng 5.2008. MC Năm Lộc nói rất dí dỏm: Người Mỹ khi nói là làm. Nói đánh Irắc là đưa quân vào ngay. Nói hạ Sađam Hussen là thực hiện ngay. Người Nhật bản thì làm xong rồi mới nói. Từ chiến tranh đến kỹ thuật, họ chế tạo ra điều gì rồi thì mới cho thế giới biết. Trung cộng không nói mà làm. Không nói đàn áp mà vẫn đưa quân đàn áp Thiên an môn, không nói đàn áp Tây Tạng mà vẫn đưa quân đàn áp. Thế còn Cộng Sản Việt nam thì thế nào? CSVN đặc biệt hơn, nói một đàng mà làm một nẻo. Cả hội trường mấy ngàn người vỗ tay nồng nhiệt.

Nghe MC Năm Lộc nói, tôi nhớ đến người con thứ 2 trong phúc âm Chúa Nhật 26 hôm nay.

Dụ ngôn trình bày hai thái độ khác nhau của hai người con trước cùng một yêu cầu của người cha:

-Người con thứ nhất: Lúc đầu đã từ chối không vâng lời cha. Nhưng sau đó nghĩ lại nên đi làm vườn nho cho cha. Đứa con này tượng trưng cho các người thu thuế và tội lỗi.Tuy đã phạm tội, nhưng sau đó đã hồi tâm tin theo Đức Giêsu mà quay về với Thiên Chúa.

-Người con thứ hai: Lúc đầu ngoan ngoãn vâng lời cha. Nhưng thực tế nó lại không đi làm vườn nho theo ý cha. Đứa con này có vẻ công chính, tượng trưng cho các thượng tế và kỳ mục. Tuy giữ luật Môsê trong từng chi tiết, nhưng họ lại từ chối không tin Gioan Tẩy giả, là người đã đến chỉ đường công chính cho họ, không tin lời Đức Giêsu.

+ Thưa cha, con đây: câu trả lời lễ phép của một đứa con ngoan ngoãn hiếu thảo, sẵn sàng vâng nghe lời cha dạy bảo.

+ Nhưng rồi lại không đi: đứa con này mới chỉ vâng lời cha bằng môi miệng, nhưng lòng anh ta lại ở xa cha, nên sau đó đã không đi làm vườn nho theo lời cha dạy. Anh ta đã có thái độ "ngôn hành bất nhất", "nói mà không làm", “nói một đàng mà làm một nẻo”, chứng tỏ anh ta có một đời sống vụ hình thức bề ngoài. Đây là thái độ đạo đức giả của các đầu mục Do Thái là các thượng tế và kỳ lão.

Người con thứ hai, ám chỉ những thượng tế, kinh sư và Pharisêu thời ấy, là những người tự xưng mình là đạo đức, công bằng, trong sạch, nhưng là thứ đạo đức, công bằng, trong sạch giả hình, bôi bác. Ngoài miệng thì nói hay lắm, nhưng không thực thi điều mình nói. Đó là những người “ngôn hành bất nhất”: nói mà không làm. Nhưng tại sao Chúa lại nói với các thượng tế, kinh sư và Pharisêu: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước trời trước các ông”? Bởi vì những thượng tế, kinh sư và Pharisêu khi Chúa giảng dạy, không chịu nghe, coi thường lời Chúa, không ăn năn sám hối. Còn những người thu thuế và gái điếm, khi được Chúa kêu gọi, họ đã thành tâm sám hối. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã viết: Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nên người ta dễ rơi vào thói nói nhiều làm ít, hoặc chỉ nói suông mà không làm, hoặc còn tệ hơn thế khi việc làm mâu thuẫn với lời nói. Như trường hợp những người Pharisêu: "Họ nói mà không làm". Trong những trường hợp ấy, nói về đạo trở thành phản chứng, làm cho người nghe khó chấp nhận đạo.

Khi phê phán thái độ của người Pharisêu, Ðức Giêsu muốn dạy ta đừng nói nhiều, nhưng hãy làm. Chính việc làm minh chứng đạo thật. Chính việc làm mới có sức thuyết phục. Lý thuyết dù có hay có đẹp đến đâu nếu không thực hiện được thì cũng vô ích. Giáo lý ai cũng đã biết cả rồi. Chỉ còn thiếu việc thực hành mà thôi.

Thực ra những người Pharisêu không phải không làm. Họ có làm. Nhưng họ làm gì cũng muốn phô trương. Muốn tỏ ra mình đạo đức, họ đeo lề luật trên trán, trên tay. Ðeo rồi, sợ người khác không nhìn thấy, họ phải "đeo những hộp kinh thật lớn, may những tua áo thật dài" để cho mọi người biết họ yêu mến lề luật, giữ đạo cặn kẽ.

Thói phô trương dễ biến thành tự phụ tự mãn, hợm mình. Nên những người Pharisêu "ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là thầy".

Bài Phúc âm dạy cho ta những bài học:

Đức Giêsu rất thẳng thắn và can đảm. Dù biết rằng ‘lời thật mất lòng’ Đức Giêsu vẫn thẳng thắn và can đảm nói cho các thượng tế và kỳ mục Do Thái biết họ đang sai lầm như thế nào. Các thượng tế, kinh sư, pharisêu, những người đáng kính vì đạo đức và học thức,những người đáng trọng vì chức vụ.Chỉ có cách ấy mới có hy vọng cứu những con người ấy ra khỏi tình trạng đạo đức gỉa của họ mà thôi. Noi gương Chúa Giêsu, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội rất thẳng thắn và can đảm trong bài phát biểu trước UBND thành phố Hà Nội.

Đức Giêsu rất tế nhị và tâm lý. Trước khi đưa ra quan điểm và lời cảnh cáo thẳng thắn của mình Đức Giêsu đã đặt câu hỏi (Trong hai người con ấy, ai đã thi hành ý muốn của người cha?) và để các thượng tế và kỳ mục tự trả lời (Người thứ nhất). Làm như vậy thì những người đối thoại ít bị sốc hơn và dễ chấp nhận lời cảnh cáo của Ngài hơn, vì họ cảm thấy được Ngài tôn trọng. Trong bài phát biểu, Đức TGM Hà nội chân thành bộc bạch nỗi lòng của một người Việt Nam yêu nước: “Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Chỉ cần trích một câu trong ngữ cảnh năm câu, cũng đã thấy trái tim của một nhà tu hành.1/5 chiếc bánh mì, thì vẫn có chất bột mì. 1/5 trái tim thì vẫn có máu chảy.Chỉ mới nghe một lời chân tình, mà đã cảm được máu yêu nước đang chảy trong lời nói.Còn những khi phải nghe cả một thiên thuyết giảng dông dài về lòng yêu nước, mà vẫn thấy rỗng tuếch. (Lý hành Giả). Đức Tổng đối với tôi và với nhiều người luôn là một người nhân hậu, dễ gần và rất yêu thương đoàn chiên của mình. Tôi cảm phục hình ảnh của một vị chủ chăn cùng đồng lao cộng khổ với đoàn chiên trong bất cứ hoàn cảnh nào(Vĩnh Hưng).

Việc làm quan trọng hơn lời nói. Chúa phán xét căn cứ vào việc làm chứ không dựa vào lời nói suông. Như Lời Chúa nói rõ ràng: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi (Mt 7:21).

Thi hành thánh ý Chúa cách âm thầm

Khi phê phán người Pharisêu, Ðức Giêsu muốn cho môn đệ hãy thực hành đạo trong kín đáo: "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.. . Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo.. . Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy.. . Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh" (Mt 6,1-6).

Âm thầm làm việc đạo đức là dấu chỉ lòng mến Chúa chân thực. Lòng mến Chúa chân thực sẽ dẫn đến thái độ khiêm tốn, biết luôn chọn chỗ hèn kém, biết kính trọng người khác và luôn biết phục vụ anh em.

Trong bài đọc II, thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy noi gương Đức Giêsu. Người đã từ bỏ tất cả để thực hiện thánh ý Chúa Cha. Khi hoàn thành chương trình của Chúa Cha, không những Người đem lại hạnh phúc cho loài người, mà bản thân Người cũng được Chúa Cha tôn vinh. Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ ý riêng để luôn thực thi ý Chúa. Xin cho con biết yêu mến Chúa không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng việc làm.

Hữu An
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 23/09/2008
THÔNG CẢM

N2T


- “Con phải bồi dưỡng đức tính đẹp như thế nào để khỏi phải phê bình người hàng xóm ?”

- “Do cầu nguyện.”

- “Vậy thì cho đến hôm nay con chưa có gì cả ?”

- “Bởi vì con chưa cầu nguyện cách chính xác.”

- “Như thế nào mới chính xác ?”

- “Từ Thiên Chúa ở trong lòng mà bắt đầu cầu nguyện.”

- “Con phải như thế nào để chạm đến biên giới ấy ?”

- “Phải thông cảm cho mỗi một người phạm tội thường phát xuất từ sự ngu dốt hoặc vô tình, do đó đương nhiên nhận sự khoan thứ của con.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Sống ở đời cần phải có một tâm hồn biết thông cảm, bởi vì cũng sẽ có ngày mình cũng cần đến sự thông cảm của người khác, và bởi vì không ai là một thánh nhân cho nên không thể không phạm tội.

Muốn được có tâm hồn thông cảm người khác thì phải cầu nguyện, bởi vì:

- Cầu nguyện làm cho chúng ta thấy rõ bản thân mình tồi tệ hơn người mà mình không hề thông cảm bao giờ.

- Cầu nguyện để nhờ ơn Chúa mà thấy rõ những khuyết điểm và tội lỗi của mình quá nhiều và quá lớn.

- Cầu nguyện để nhờ ơn Chúa mà chúng ta thấy Chúa quá yêu thương chúng ta, không hề xử phạt khi chúng ta phạm tội, để chúng ta biết thông cảm với tha nhân hơn.

- Cầu nguyện để thấy mình bất toàn và bất lực trước những cám dỗ của ma quỷ nếu không có ơn Chúa giúp, và nhờ đó mà biết sống khiêm tốn hơn.

- Cầu nguyện để biết thông cảm và tha thứ cho anh chị em, như Chúa Giê-su đã yêu thương và tha thứ tội lỗi cho chúng ta...

Ai không có một tâm hồn biết thông cảm thì không hề biết tha thứ, bởi vì sự thông cảm và tha thứ là bày tỏ một tâm hồn biết phục thiện, bày tỏ họ là con cái của Thiên Chúa.

Ai không có tâm hồn biết thông cảm và tha thứ, thì họ đã trở thành những con cái của ma quỷ...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 23/09/2008
N2T


40.Dù cho tinh thần khô cạn kéo dài đến chết, thì linh hồn cũng không được bỏ cầu nguyện, sẽ có một ngày, Thiên Chúa sẽ khảng khái ban cho giá trị rất phong phú.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Lời cầu bình minh
Hoàng Quang
19:17 23/09/2008
LỜI CẦU BÌNH MINH

Lạy Chúa, nắng đã ửng hồng !
Bản cáo trạng được phơi trong nắng !!!
Chúng con đã uống xong chén đắng,
Chúa thật khôn ngoan nên quẳng dây thừng !

Chúa quẳng dây thừng cho con có chỗ leo lên,
Để “bản cáo trạng” trở thành “nền” pháp lý !
Tài sản đất đai có gì tri bỉ ??!
Sinh ký tử quy hệ lụy lẽ thường !

Bản cáo trạng đọc mà thấy thảm thương,
Bởi tại sao con đường “tắc nghẽn” ?!?
Chúa có biết không Việt cộng đang “nghẹn”
Nuốt mà không thể ói ra
Rất “thẹn” với lòng !!!

Lạy Chúa, từ bi mà nhưng “không”
Chúng nó trồng cây xanh với “lồng” bạo lực !!
Ai mà không “tức”????
Chúa của con ơi, đừng “bực” làm gì !!!!!

 
Tháng Hồng
Lê Đình Thông
19:22 23/09/2008
THÁNG HỒNG

Nữ Vương Môi Khôi
Tháng 5 và tháng 10 của niên lịch phụng vụ được dành để tôn kính Đức Mẹ. Tháng 5 Đức Mẹ (mois de Marie) còn được gọi là Tháng Hoa. Trong bài này, tháng 10 Môi Khôi (mois du rosaire) được gọi là Tháng Hồng.
Ngay từ thiên niên kỷ thứ nhất, Thánh Vịnh Chúa Kitô gồm 150 kinh Lạy Cha, tương ứng với 150 bài Thánh Vịnh trong Kinh Thánh. Các tín hữu thời đó làm một chuỗi 150 hạt. Sang đến thế kỷ XI bắt đầu có chuỗi 150 kính Kính Mừng. Năm 1573, ĐTC Grégoire XIII quy định lễ kính Đức Mẹ Môi Khôi vào chủ nhật thứ 1 trong tháng 10. Vào thế kỷ XIII, các cha Dòng Đa Minh rao giảng lòng sùng kính chuỗi hạt Môi Khôi.

18 lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (1858) và 6 lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (từ 13-5-1917 đến 13-10-1917) càng làm tăng lòng sùng kính Thánh Mẫu.

Trong tiếng Pháp, ‘‘rosaire’’ là chuỗi hồng hoa của Đức Mẹ. Tiếng Việt cổ phiên âm Mai Quế (玫 瑰: hoa hồng) thành ra Mai Khôi, nói trại thành Môi Khôi (枚 傀: tên một loại ngọc đẹp).

Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, ‘‘Lần hạt là Chuỗi Tình Yêu liên kết chúng ta với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria’’. Bắt đầu chuỗi là Thánh Giá (Kinh Tin Kính), tiếp theo là 1 Kinh Lạy Cha, 3 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh. Sau mỗi chục kinh là Kinh Đức Mẹ Fatima (13/10/1917):

"Lạy Chúa Giêsu, lòng con yêu mến, xin tha thứ mọi tội lỗi chúng con đã phạm. Xin cứu giúp chúng con cho khỏi sa hỏa ngục và xin đem hết thảy các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn."

Nhân Năm Môi Khôi (10/2002 đến 10/2003), Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thêm Năm Sự Sáng vào ba mầu nhiệm Vui, Thương và Mừng. Lịch ngắm các mầu nhiệm được chia ra như sau:

Ÿ Năm Sự Vui thường đọc vào thứ hai và thứ bẩy
Ÿ Năm Sự Sáng thường đọc vào thứ năm
Ÿ Năm Sự Thương thường đọc vào thứ ba và thứ sáu
Ÿ Năm Sự Mừng thường đọc vào thứ tư và chủ nhật

Ta có thói quen ngắm năm Sự Mừng vào các ngày lễ và và năm Sự Vui vào ngày áp lễ.

Phong trào Cursillo đặc biệt sùng kính Đức Mẹ. Mục 339 của ‘‘Le livre des idées fondamentales du Mouvement des Cursillos’’ đã viết như sau: ‘‘Đức Trinh Nữ Maria là đấng bầu cử của Phong Trào. Vì vậy Phong Trào đặc biệt sùng kính Đức Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội và là dấu chỉ hy vọng và ủi an. Mẹ luôn thúc giục Dân Chúa dấn thân phục vụ Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nhắn nhủ các Cursillistas đến hành hương ở Roma trong Năm Thánh 2000 bằng kinh cầu Thánh Mẫu: ‘‘Xin Đức Trinh Nữ Maria luôn ngự trong các Đền Thánh đồng hành với các đoàn viên Cursillo trong cuộc hành trình thống hối quay về với Chúa. Ngài nâng đỡ các Cursillistas thực hiện các công trình tốt đẹp của giáo phận nhằm cứu chuộc thế giới.’’

Ngày 1 Tháng Hồng kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Thánh nhân là gương mẫu lòng sùng kính Đức Mẹ. Mấy tháng trước khi về trời, thánh Têrêxa đã trước tác bài thơ Mẹ có biết vì sao con lại yêu Mẹ:

Mẹ là Đức Nữ Đồng Trinh,
Mẫu tâm hiền dịu mối tình sắt son.
Mẹ hiền che chở đàn con,
Thoát cơn hoạn nạn mỏi mòn cậy trông.


Trong Tháng Hồng Đức Mẹ, chuỗi Môi Khôi còn là những bông hồng quê hương dâng kính Đức Mẹ qua mấy vần thơ lục bát sau đây:

Kinh Sáng Danh

Vinh danh Chúa Cả Ngôi CHA,
Ngợi khen Danh Thánh hải hà Ngôi CON.
Ngôi BA Thần Khí Cậy Trông.
Như từ nguyên thủy đồng công trường tồn.
Vinh Danh Chúa Tể càn khôn,
BA NGÔI cả sáng kính tôn đời đời.


Kinh Lạy Cha

Lạy Cha ngự ở trên cao,
Danh Ngài thánh thiện dạt dào phúc ân.
Thiên triều đến giữa thế nhân,
Ý Cha thể hiện vô vàn phúc ngay.
Xin ban cơm bữa hàng ngày,
Xin tha tội lỗi đọa đầy sót sa,
Như con rộng rãi thứ tha,
Những ai lầm lỡ phiền hà ghét khinh.
Xin Cha cứu vớt chúng sinh,
Khỏi sa cám dỗ hành trình sắt son.
Xin Cha giải thoát chúng con,
Thoát vòng tội lỗi trắng trong xác hồn.


Kinh Kính Mừng

Kính mừng Đức Mẹ đầy ơn,
Chúa Trời luôn ở lòng son tấc vàng.
Giêsu ơn phúc cưu mang,
Khấn xin Mẹ Chúa soi đàng khắp nơi.
Chúng con tội lỗi một đời,
Xin thương khấn nguyện sinh thời tử ly.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm ngôi mộ của Padre Piô năm 2009
Bùi Hữu Thư
22:06 23/09/2008

Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm ngôi mộ của Padre Piô năm 2009



Đức Hồng Y Bertone cho hay chuyến đi đã được chuẩn bị

San Giovanni Rotondo, Ý, ngày 23 tháng 9, 2008
(Zenit.org) – Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho hay mọi sự đã được chuẩn bị cho chuyến đi thăm mộ của Padre Piô năm 2009.

Hôm nay Đức Hồng Y Tarcisio Bertone khẳng định tin này tại San Giovanni Rotondo, trong một Thánh Lễ đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm vị thánh qua đời, cũng nhằm ngày lễ kính Thánh Piô trong niên lịch phụng vụ.

Đức Hồng Y nói với hàng ngàn tín hữu tụ tập trong Thánh Lễ: "Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu tôi thông báo rằng mọi sự đã được chuẩn bị. Đức Thánh Cha sẽ đến San Giovanni Rotondo năm 2009."

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nhắc lại con người của Padre Piô, mô tả ngài như một “môn đệ của Chúa Kitô không bao giờ tìm kiếm vinh quang gì hơn là được yêu và chịu đau khổ vì Người. Ngài là một linh mục luôn luôn không mong ước gì hơn là được tự thiêu hủy trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân."

Đức Hồng Y nói thêm, "Ngài là một người con cái chân thành của Giáo Hội, và không muốn tự bào chữa hay bảo vệ mình, ngay cả trong những trường hợp đau khổ nhất, ngài thà tự hủy diệt trong im lặng và vâng lời một cách khó khăn để cho có hậu quả tốt.”

Đức Hồng Y tiếp, “40 năm sau khi ngài qua đời, Thánh Piô giống như một giòng suối nước chẩy tuôn tràn, và tại nguồn suối này, tất cả mọi người đều được uống nước trong lành của sự thật và tình yêu mà Chúa Giêsu đã ban xuống chan hòa cho tất cả chúng ta.”

Thánh Piô thành Pietrelcina là một trong những vị thánh được tôn kính nhất tại Ý. Một linh mục Capuchin, ngài được nhận năm dấu thánh năm 1918 và qua đời năm 1968. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho ngài ngày 16, tháng 6, năm 2002.
Thánh Piô
Hình Mosaic
Thánh Piô dâng Thánh Lễ
 
Top Stories
Vietnamese gang ransacks Catholic chapel as police stand by
Catholic News Agency
00:25 23/09/2008
Hanoi, Sep 22, 2008 / 04:56 pm (CNA).- The simmering property disputes between the Catholic Church and the Vietnamese government were again aggravated on Sunday when a Hanoi official accused the Archbishop of Hanoi of inciting riots, making false allegations against the government, ridiculing the law, and disrespecting the nation.

Meanwhile late Sunday night, a street gang made a second attack upon a chapel at Thai Ha Church with no interference from nearby police. In what one priest called a “sort of terrorism” against the Catholic faithful, the gang ransacked the building, destroying statues and books while shouting threats against the lives of clergy and religious, Catholic faithful, and the Archbishop of Hanoi.

On Sunday evening state media reported a statement by Nguyen The Thao, the chairman of People’s Committee of Hanoi City. Father J.B. An Dang told CNA that the chairman criticized Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet, accusing the prelate’s Friday letter to the Vietnamese president and prime minister of conveying “distortional information.”

The chairman charged that the letter contained language “challenging the state,” specifically quoting the archbishop’s words “We have our rights to use all of our capabilities to protect our property.”

The property dispute concerns church land confiscated by the Vietnamese government decades ago, including the former papal nunciature and the lands surrounding the Redemptorists’ Thai Ha Church.

Chairman Thao accused the archbishop of treason for “smearing the state” and reported that the archbishop’s actions have “angered people of the capital.”

“These behaviors of offending the law and going against the benefits of state and nation must be punished severely in order to defend our regime, to protect the rights and legitimate benefits of the state and citizens,” the chairman continued.

On Sunday morning thousands of Catholics demonstrated in Hanoi, following a protest of more than 5,000 people the previous evening. The protests were renewed in response to the government’s decision to begin demolishing the former papal nunciature, claiming the land would be used for a library and a park.

The Sunday protest was the largest since the Communist takeover in 1954.

Bishop Joseph Dang Duc Ngan of the Diocese of Lang Son and hundreds of priests led a march of more than ten thousand through the city to the nunciature where they set up an altar and statue of Our Lady in the street, according to Fr. An Dang.

The former papal nunciature site has been surrounded by rolls of barbed wire and a police cordon with dogs. Within the cordon, workers were pulling down the building. Outside the cordon, protestors sang and prayed.

On Friday the Associated Press Hanoi Bureau Chief Ben Stocking was detained by police while covering the demonstrations at the site. He left police custody with a gash in his head requiring four stitches, charging that police had choked, punched and bashed him with his own camera, the Associated Press reports.

A Vietnamese foreign ministry statement denied the reporter had been beaten while in police custody and tried to justify his detention.

"Stocking broke the Vietnamese law by deliberately taking pictures at a place where taking pictures was not allowed," the statement said, the AP says. "Officers who were on duty to keep the public order warned him, but Mr. Stocking did not follow.”

Over at Thai Ha Church, a Redemptorist monastery which is also the center of a property dispute, a street gang attacked a chapel at the church from late Sunday night through early Monday morning.

According to local Redemptorist priests, the gang “yelled out slogans calling for the head of the Archbishop of Hanoi and Father Matthew Vu Khoi Phung, the religious superior of Thai Ha monastery.”

“Protestors who slept inside the chapel were evacuated into the monastery.”

The gang reportedly dispersed after they failed to gain entry to the monastery itself.

Nonetheless, the ruffians did take their fury out on Church property. “All statues of Our Lady where protestors pray every day were completely destroyed. They left pieces of the statues inside the yard of the monastery,” the Redemptorists at the monastery added.

More details were revealed in Father Matthew Vu Khoi Phung’s letter of complaint, which was released Monday and addressed to the People’s Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district.

According to the letter, at 11:20 pm local time “a crowd in great numbers surrounded our monastery and our church… They yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel.”

“The gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” the monastery’s superior clergyman wrote.

Father Matthew Vu continued, saying “everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnel, anti-riot police, and mobile police – those who are in charge of keeping security and safety in the region.

“But they did nothing to protect us,” he charged.

Father Vu also reported that on Sunday evening a gang of about 200 young men wearing the blue shirts of the Youth Communist League, came to Thai Ha Church “to disturb order, smear and spit on the face of our priests, religious and faithful.”

In this case, too, police did not intervene.

“This is a sort of terrorism against Catholic faithful and clergy taking place right at the center of the capital of the Socialist Republic of Vietnam,” Father Vu said.

The attack on Thai Ha Church was the second in the past week. At about 1 am local time on Friday, a gang attacked the altar used to celebrate open air Mass for the protestors near the church. The altar was ransacked and statues of the Virgin Mary were sprayed with used motor oil.

Father Joseph Nguyen of Hanoi reported that the former protest site has been surrounded by rolls of barbed wire.

“Police and their dogs attack anyone who comes to the site. This shows a clear signal from an unyielding government which has been determined to persecute rather than dialogue,” Father Nguyen said.

“Hanoi Catholics have been very upset with the assault; and they are really concerned for Thai Ha parishioners and their priests. Many pieces of the land in dispute were provided to high police officials. They were particularly enraged with Thai Ha Catholics since they were not able to sell their land, he added.
 
Il card. Pham Minh Man denuncia le manipolazioni della stampa di Hanoi
Asia-News
08:09 23/09/2008
Il porporato chiede di pregare perché cessi la violenza e riprenda il dialogo per la giustizia, ma evidenzia la voluta distorsione delle parole dell’arcivescovo della capitale.

Hanoi (AsiaNews) – Disinformazione, arresti e violenze che si stanno consumando contro i cattolici di Hanoi stanno ottenendo l’effetto di dimostrare la comunione che unisce la Chiesa vietnamita. Tutte le diocesi del nord l’hanno manifestata a più riprese, anche con la presenza fisica di una decina di vescovi alle veglie di preghiera di fronte alla ex delegazione apostolica ed alla parrocchia di Thai Ha, i terreni delle quali sono al centro della controversia con il Comitato popolare (il municipio) della capitale. Ma numerose “lettere di comunione” sono arrivate anche dal sud ed ora è intervenuto anche l’arcivescovo di Ho Chi Minh City, il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man.

Ai cattolici di quella che un tempo si chiamava Saigon e che continua ad essere la più grande città del Paese, il cardinale ha fatto leggere la lettera con la quale l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, denuncia la manipolazione che i media statali fanno delle sue dichiarazioni. Il porporato ha anche scritto una sua lettera per chiedere di pregare perché la violenza sia abbandonata e riprenda il dialogo per la giustizia.

E siamo alla vigilia di una riunione della Conferenza episcopale, convocata a Xuan Loc per questa settimana, ben prima degli ultimi sviluppi della situazione.

Nella sua lettera, che porta la data di ieri, 22 settembre, il cardinale denuncia che “numerosi organi di informazione controllati dallo Stato, nel riferire le dichiarazioni dell’arcivescovo di Hanoi in occasione di un incontro con il Comitato del popolo di Hanoi, avvenuto il 20 settembre, hanno citato le sue affermazioni fuori dal contesto, interpretandole in senso opposto”. Il riferimento è ad una frase di mons. Ngo Quang Kiet, che testualmente ha detto: “ viaggiando spesso all’estero, ci sentiamo umiliati ad avere un passaporto vietnamita, perché dovunque andiamo veniamo sempre esaminati minuziosamente. Siamo davvero intristiti. Vorremmo che il nostro Paese divenisse più forte, così noi potremmo fare come i cittadini giapponesi che passano dappertutto senza subire controlli. Anche i coreani godono di simile trattamento. Speriamo che il Vietnam diventi un Paese forte e unito, in modo che noi siamo rispettati ovunque andiamo”. Ma i media controllati dallo Stato hanno riportato solo la parte “ci sentiamo umiliati ad avere un passaporto vietnamita” e hanno chiamato in causa il suo patriottismo. Evidente l’obiettivo di alienargli la solidarietà dell’opinione pubblica nella controversia sul complesso della ex delegazione apostolica.

Ad Hanoi, l’arcivescovado ha ricordato che le dichiarazioni dell’arcivescovo erano interamente registrate, per cui ha chiesto le scuse della televisione di Stato per l’evidente manipolazione e la fine di quella che è una vera campagna di disinformazone. Nei giorni scorsi, infatti, per trovare cattolici che contestassero le pacifiche manifestazioni dei fedeli alla ex nunziatura ed a Thai Ha, la televisione si è fatta scoprire a pagare un poveraccio perché si dicesse cristiano, un giudice ha smentito un quotidiano che gli ha attribuito frasi mai dette, un sacerdote ha negato di essere mai stato intervistato, una trasmissione televisiva ha presentato come preti due uomini che non lo sono e non lo sono mai stati e un giornale ha pubblicato le dichiarazioni di un cattolico vero, ma morto qualche anno fa.

Di pari passo ci sono stati intimidazioni, arresti e raid di picchiatori sotto gli occhi della polizia.
 
Cardinal Pham Minh Man slams manipulation by state media
Asia-News
10:10 23/09/2008
Prelate calls on the faithful to pray for an end to the violence and for renewed dialogue in favour of justice. He points out how the words of the capital’s archbishop have been deliberately distorted.

Hanoi (AsiaNews) – Disinformation, arrests and violence against Hanoi Catholics have had the effect of demonstrating the communion that unites the Vietnamese Church. Since the beginning every diocese in northern Vietnam has had the opportunity of expressing its support several times. This has included the presence of tens of bishops at prayer vigils in front of the former apostolic delegation and the parish church of Thai Ha whose properties have been at the heart of the dispute with the capital’s People’s Committee (City hall). Indeed many letters of communion have also been sent from southern Vietnam. Likewise Card Jean-Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Ho Chi Minh City, has made his views known as well.

In a letter to Catholics who live in what was once called Saigon and is still the country’s largest city, Cardinal Pham Minh Man reported in full the statement by Mgr Joseph Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, in which the latter slams state media for distorting his views. This comes as the Bishops’ Conference is set to meet this week in Xuan Loc, a meeting scheduled long before recent developments of the situation.

In reporting Archbishop Ngo Quang Kiet’s statement about his meeting with the Hanoi People’s Committee on 20 September several “government-controlled media quoted his remarks out of context and interpreted his comment in the opposite direction,” said cardinal Pham Minh Man’s letter.

He was referring here to a sentence in the statement in which Archbishop Ngo Quang Kiet said: “Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country to become stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go.”

Instead of the quoting the entire paragraph state-run media simply quoted the prelate as saying “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” and then raised serious doubts about his patriotism.

It is clear that the purpose was to undermine any solidarity ordinary Vietnamese may have had for the archbishop in his dispute with the city of Hanoi over the compound where the former apostolic delegation was once located.

In Hanoi the Archbishopric noted that the archbishop’s statement had been taped in its entirety, thus excluding the possibility that he was misquoted by error. Indeed the Archbishop’s Office demanded state TV apologise for what was a clear attempt at manipulation as part of a wider disinformation campaign.

In order to find Catholics critical of the peaceful demonstrations at the former nunciature and at Thai Ha, state media resorted to underhanded actions in recent days. In one case state TV paid off a street person to say he was Christian. In another, a newspaper quoted a judge only to have him deny making the remarks attributed to him. In another still, a priest denied ever making the interview that he had supposedly given. One TV show introduced two men as priests when in fact they were not members of the clergy, nor had they ever taken any religious vows. And last but not least, another newspaper published the statement of a Catholic man, except that he was long dead.

In addition to all this, acts of intimidation, arrests and an attack by thugs have occurred as police officers look on.
 
范明敏枢机谴责河内利用媒体肆意歪曲事实
Asia-News
10:17 23/09/2008
教会领导人邀请人们为停止暴力、恢复伸张正义的对话祈祷。严正指出,首都总主教的话遭到了别有用心的歪曲

河内(亚洲新闻)—越南首都河内总主教区的天主教徒不断遭到污蔑、逮捕和暴力侵犯之际,越南各地的天主教会团体也在不断向姐妹团体表达了最诚挚的关怀和共融。北部的许多教区还在各自主教的带领下,纷纷派代表前往河内,向要求收回遭到政府非法侵占的教产、并在前宗座大使馆旧址前祈祷的教友们表示慰问支持。本刊及媒体也多次作出了相关的报道。现在,越南南部地区的教区和主教也行动了起来,向河内总主教区发出了“共融的慰问信”。而胡志明市总主教区总主教范明敏枢机,更为此专门发表了致教区的公开信。

一度被称为西贡的胡志明市也是越南最大的城市,范枢机向全体天主教徒宣读了河内总主教区吴光杰出总主教揭露当局操纵媒体肆意歪曲事实真相的公开信。同时,范枢机亲自致函胡志明总主教区全体神长,呼吁大家为停止暴力、恢复伸张正义的对话而祈祷。

本周,越南主教团将在春禄教区召开会议。而范枢机的信是在会议召开之前,也是事态出现进一步新发展之前发表的。

在这封九月二十二日签署的信中,胡志明市总主教谴责“许多政府控制的官方新闻媒体,在报道河内总主教区总主教就九月二十日会晤市人大发表的声明时肆意断章取义、完全违背了(总主教谈话的)原意”。范枢机这里所指的是,吴总主教曾表示“经常出国,我们因为持有越南护照而感到耻辱。因为,无论走到哪里,我们都会遭到严格的检查。我们真的很痛心。我们希望我们的国家越来越强大,这样,我们就能象日本人那样不受监控地到处走,韩国人也享有类型的待遇。我们希望越南成为强大统一的国家,这样,我们在所到之处就都能受到尊重了”。但是,越南官方媒体的报道中,却只写了“我们因为持有越南护照而感到耻辱”,并上纲上线到爱国主义。显然,这样做的目的是为了削弱公众舆论在前宗座大使馆旧址纠纷问题上对教会的支持。

而河内总主教区公署就此指出,总主教的声明已经全部录音,为此要求官方电视台就断章取义作出道歉,并结束这场不折不扣的诋毁宣传战。日前,为了找到反对教会收回教产要求、反对教友进行和平示威的天主教徒,电视台甚至花钱买通一名自称基督徒的人、歪曲一名天主教徒法官的声明。此外,一名被媒体说成接受采访的天主教司铎被迫公开声明指出自己从未接受过任何采访;另有两名在电视上大放獗词并号称是司铎的人,甚至根本不是基督徒。更有甚者,一家报纸竟引用一名去世多年的天主教徒的所谓声明。

与此同时,歹徒们竟然在公安人员的注视下、在光天化日之下公然地恐吓威胁、逮捕和殴打天主教徒。
 
Vietnam: Kampf um Kirchengut geht weiter
Kath.net
10:32 23/09/2008

Vietnam: Kampf um Kirchengut geht weiter



500 Polizisten und militante Jugendliche gingen auf Katholiken los, die eine Mahnwache auf beschlagnahmtem Kirchengelände hielten.

Hanoi/Frankfurt (kath.net/igfm) Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh griffen in der Nacht auf Montag Katholiken an, die seit neun Monaten für die Rückgabe des Kircheneigentums demonstrierten. Das meldet die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM).

Die Regierung der Sozialistischen Republik Vietnam hat das kirchliche Eigentum konfisziert und will es für kommerzielle Zwecke nutzen. Bei der Gewaltaktion wurden religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken brutal geschlagen, Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Kiet.

Gegen den Willen der Katholischen Kirche Vietnams hatten vietnamesische Behörden in Hanoi bereits am Freitag mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen.

Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden.

Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden.

Die katholische Kirche betonte, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden.

Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.

Um Mitternacht am Sonntag griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen „Ho Chi Minh-Jugendverbands“ das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte „Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)“.

Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten. Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen.

Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert. Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe.

Als die vietnamesischen Behörden am Freitag mit dem Umbau des Geländes der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi begonnen, wurde das gesamte Gelände des Erzbischofssitzes gesperrt. Priester und Schwestern, die darin wohnen, können nicht mehr frei ein- und ausgehen.

Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet.

Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen.

Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder große Versammlungen vor der Nuntiatur.

Am Sonntag meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.

www.Kath.net
 
Vietnamesische Polizei greift protestierende Katholiken an (tiếng Đức)
Zenit
15:35 23/09/2008
Vietnamesische Polizei greift protestierende Katholiken an (tiếng Đức)
(Cảnh sát Việt Nam tấn công đoàn biểu tình Công Giáo)


Der Konflikt um Zwangsenteignung in Hanoi eskaliert

HANOI/FRANKFURT, 23. September 2008 (ZENIT.org).- Mit dem Einsatz von Polizisten haben die Obrigkeiten von Hanoi, die friedlichen Demonstrationen der Katholiken, mit denen sie die Rückerstattung von zwei illegal beschlagnahmten Grundstücken forderten (vgl. Zenit vom 19. Sept. 2008), gewaltsam unterdrückt, meldete gestern die Nachrichtenagentur „Eglises d'Asie” (EDA).

Dabei geht es um den Gebäudekomplex, der einst die Nuntiatur beherbergte, sowie um das Geländer der Pfarrei von Thai Ha und ein Kloster des Redemptoristenordens. Der Konflikt hält schon seit Beginn des Jahres an, da die Regierung den Protesten der Katholiken trotz verschiedener Versprechungen nicht nachgegeben hat (vgl. Zenit vom 10. Jan 2008).

Am vergangenen Sonntag sprach der Leiter des „Volkskomitees“ (des Stadtrates) von Hanoi, Nguyen The Thao, schwere Drohungen gegen den Erzbischof von Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, und all jene aus, „die zusammen mit ihm die Bevölkerung aufwiegelten“, indem sie gegen die Regierung falsche Anklagen vorbrächten, meldete die deutsche Gesellschaft für Menschenrechte in Frankfurt (IGFM) mit Berufung auf Augenzeugenberichten.

Grund für die Drohungen war der Protestbrief des Erzbischofs an den Präsidenten der Republik, Nguyen Minh Triet, den Ministerpräsidenten und den Chef der Kommission für die religiösen Angelegenheiten. Mit dem Brief hätte der Erzbischof die falschen Anschuldigungen gegen die Stadt Hanoi vorgebracht, das Eigentum der Kirche sowie die Gesetze des Staates nicht zu achten.

Die Gelände waren von der Stadt Hanoi „zu öffentlichen Zwecken“ beschlagnahmt worden. Gleichzeitig jedoch wurden sie einem Restaurant (Nuntiatur) sowie einer Textilfabrik (Thai Ha) zugewiesen.

Nachdem die Kirche Gerechtigkeit gefordert hatte, antwortete das Volkskomitee mit einer Kampagne von Falschinformationen, Drohungen, Verhaftungen und Gewalttätigkeiten. Noch gestern verlautbarte der Leiter des „Volkskomitees“, dass es angeblich die Kirche selbst gewesen sei, welche die Gelände als Schenkung überlassen hätte.

Die Katholiken reagierten in erster Linie aufgrund des Gebrauchs, der von den kirchlichen Geländen gemacht werden sollte. Somit kam es zur größten Demonstration in der Hauptstadt von Vietnam seit der Machtübernahme durch die Kommunisten im Jahr 1954.

Weitere Bischöfe des Landes haben den Katholiken von Hanoi ihre Solidarität zum Ausdruck gebracht. Erst gestern führten Bischof Joseph Dang Duc Ngan von Lang Son zusammen mit Hunderten von Priestern aus Ha Nam, Ha Tay und Nam Dinh einen Marsch von Tausenden von Katholiken zu den Toren der Ex-Nuntiatur an. Sie konnten sich dem Gelände nicht nähern, da die Polizei seit Freitag den Gebäudekomplex abgeriegelt hat. Auch die Eingänge zur Kathedrale und zum Bischofshaus wurden abgesperrt.

Seit Freitag ist auch der Abriss der ehemaligen Nuntiatur im Gang, an deren Stelle, wie jetzt angekündigt worden ist, ein öffentlicher Park sowie eine Bibliothek entstehen sollen. Am 2. Februar dieses Jahres jedoch hatte der Erzbischof von Hanoi das Versprechen der Regierung angekündigt, die Gelände zurückzuerstatten.

Noch am 27. Februar hatte Trân Dinh Phung, ständiges Mitglied der Patriotischen Front und Beauftragter für die religiösen Angelegenheiten, erklärt, dass die Forderungen der Kirche, den Gebäudekomplex der Nuntiatur für die Bischofskonferenz zu nutzen, „berechtigt“ seien.

Gestern richtete die „Federation of Vietnamese Catholic Mass Media” einen dringenden Appell für die Verteidigung der Menschenrechte sowie der religiösen Rechte der Katholiken Vietnams. Die Kirche Vietnams ruft weiter um Hilfe.
 
Vietnam: Provocation de jeunes communistes et de casseurs contre une paroisse
Eglises d'Asie
15:37 23/09/2008
ROME, Lundi 21 septembre 2008 (ZENIT.org) - A Hanoi, sous l'œil indifférent de la police, de jeunes communistes accompagnés de voyous mènent une opération de provocation contre la paroisse de Thai Ha. « Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris, fait le point sur la situation.

Dans la soirée et la nuit du 21 septembre, une opération de provocation, accompagnée de menaces de mort, de coups ayant entraîné des blessures, de destructions matérielles, a été conduite contre les religieux rédemptoristes, les catholiques et les lieux de culte de la paroisse de Thai Ha. L'agression a débuté à partir de 18 heures et s'est terminée aux alentours de 2 heures du matin par le blocus de tout le quartier. Elle a été essentiellement le fait d'un groupe de 500 jeunes, les uns en uniforme bleu des membres des Jeunesses communistes (1), les autres ayant toutes les apparences de voyous. Les forces de police, très nombreuses, ont laissé faire.

En ce dimanche 21 septembre, les catholiques étaient venus si nombreux à la paroisse de Thai Ha qu'à chacune des six messes célébrées ce jour-là, une partie des fidèles a dû rester sur le parvis de l'église. Comme à l'accoutumée, l'assistance s'était ensuite rendue en procession sur le lieu de culte marial installé sur le terrain de la paroisse accaparé par l'Etat, pour y prier et se recueillir. Une centaine d'agents de la gendarmerie mobile était sur les lieux. Dans l'après-midi, un groupe de 200 membres des Jeunesses communistes en uniforme, chantant des chants communistes, a fait son apparition sur les lieux. A 18 heures, ils se tenaient en file le long du chemin jouxtant le sanctuaire. A côté d'eux, se tenaient d'autres jeunes buvant de l'alcool et manifestement ivres. Ils injuriaient les fidèles obligés de passer par cette route. Certains ont craché au visage des catholiques et les ont frappés. Les prêtres empruntant cette même route ont subi le même traitement. Aux alentours de 23 heures, les agresseurs sont allés renverser les tentes occupées par les gardiennes du sanctuaire. Une femme a été sérieusement blessée et transportée à l'église pour y être soignée. Les jeunes s'en sont pris alors à tous les passants. Peu à peu, la tension est montée.

A 23 h 30, les agresseurs, à savoir les jeunes en uniforme et les voyous, sont au nombre de 500. Les prêtres rédemptoristes conseillent à la foule se disperser, mais il reste des fidèles dans l'église et dans le lieu de culte marial. Le système téléphonique est entièrement paralysé. Les agresseurs sont rassemblés devant l'église menaçant de défoncer les portes. Ils jettent des pierres à l'intérieur. Le couvent des rédemptoristes est encerclé. La police se tient à l'écart sans rien faire. Les perturbateurs hurlent devant la porte du couvent: « A mort, à mort, à mort l'archevêque Kiêt ! ». « A mort le prêtre Phung ! » (supérieur de la communauté rédemptoristes de Thai Ha). Mais les portes sont fermées et les religieux ne se montrent pas.

Les observateurs l'ont constaté, des témoins l'ont souligné: les gendarmes mobiles, très nombreux, encerclant les lieux, ont regardé la scène d'un œil indifférent, pour ne pas dire bienveillant. Selon le communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes, à 2 heures du matin le calme était revenu. Mais toutes les routes menant à l'église et au couvent des religieux étaient bloquées. Des gendarmes postés à tous les carrefours interdisaient le passage aux fidèles voulant se rendre sur les lieux.

Depuis le début des manifestations de prière au mois de janvier de cette année dans la paroisse des rédemptoristes, plusieurs provocations ont déjà eu lieu. Le 31 août, des gaz lacrymogènes avaient été utilisés à un certain endroit du sanctuaire. Le recours aux voyous est une méthode de répression classique des autorités communistes. Ces dernières années, elle a été employée à plusieurs reprises contre des militants démocratiques.

(1) C'est ainsi que les désigne un communiqué du secrétariat provincial des rédemptoristes paru dans la matinée du 22 septembre. D'autres dépêches de VietCatholic News les appellent « les jeunes étudiants volontaires ».
 
Il card. Pham Minh Man denuncia le manipolazioni della stampa di Hanoi (tiếng Ý)
J.B. An Dang
15:39 23/09/2008
Il card. Pham Minh Man denuncia le manipolazioni della stampa di Hanoi (tiếng Ý)
(Đức HY Phạm Minh Mẫn tố giác sự gian lận của giới báo chí Hà Nội)


23/09/2008 13:33: Il porporato chiede di pregare perché cessi la violenza e riprenda il dialogo per la giustizia, ma evidenzia la voluta distorsione delle parole dell’arcivescovo della capitale.

Hanoi (AsiaNews) – Disinformazione, arresti e violenze che si stanno consumando contro i cattolici di Hanoi stanno ottenendo l’effetto di dimostrare la comunione che unisce la Chiesa vietnamita. Tutte le diocesi del nord l’hanno manifestata a più riprese, anche con la presenza fisica di una decina di vescovi alle veglie di preghiera di fronte alla ex delegazione apostolica ed alla parrocchia di Thai Ha, i terreni delle quali sono al centro della controversia con il Comitato popolare (il municipio) della capitale. Ma numerose “lettere di comunione” sono arrivate anche dal sud ed ora è intervenuto anche l’arcivescovo di Ho Chi Minh City, il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man.

Ai cattolici di quella che un tempo si chiamava Saigon e che continua ad essere la più grande città del Paese, il cardinale ha fatto leggere la lettera con la quale l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, denuncia la manipolazione che i media statali fanno delle sue dichiarazioni. Il porporato ha anche scritto una sua lettera per chiedere di pregare perché la violenza sia abbandonata e riprenda il dialogo per la giustizia.

E siamo alla vigilia di una riunione della Conferenza episcopale, convocata a Xuan Loc per questa settimana, ben prima degli ultimi sviluppi della situazione.

Nella sua lettera, che porta la data di ieri, 22 settembre, il cardinale denuncia che “numerosi organi di informazione controllati dallo Stato, nel riferire le dichiarazioni dell’arcivescovo di Hanoi in occasione di un incontro con il Comitato del popolo di Hanoi, avvenuto il 20 settembre, hanno citato le sue affermazioni fuori dal contesto, interpretandole in senso opposto”. Il riferimento è ad una frase di mons. Ngo Quang Kiet, che testualmente ha detto: “ viaggiando spesso all’estero, ci sentiamo umiliati ad avere un passaporto vietnamita, perché dovunque andiamo veniamo sempre esaminati minuziosamente. Siamo davvero intristiti. Vorremmo che il nostro Paese divenisse più forte, così noi potremmo fare come i cittadini giapponesi che passano dappertutto senza subire controlli. Anche i coreani godono di simile trattamento. Speriamo che il Vietnam diventi un Paese forte e unito, in modo che noi siamo rispettati ovunque andiamo”. Ma i media controllati dallo Stato hanno riportato solo la parte “ci sentiamo umiliati ad avere un passaporto vietnamita” e hanno chiamato in causa il suo patriottismo. Evidente l’obiettivo di alienargli la solidarietà dell’opinione pubblica nella controversia sul complesso della ex delegazione apostolica.

Ad Hanoi, l’arcivescovado ha ricordato che le dichiarazioni dell’arcivescovo erano interamente registrate, per cui ha chiesto le scuse della televisione di Stato per l’evidente manipolazione e la fine di quella che è una vera campagna di disinformazone. Nei giorni scorsi, infatti, per trovare cattolici che contestassero le pacifiche manifestazioni dei fedeli alla ex nunziatura ed a Thai Ha, la televisione si è fatta scoprire a pagare un poveraccio perché si dicesse cristiano, un giudice ha smentito un quotidiano che gli ha attribuito frasi mai dette, un sacerdote ha negato di essere mai stato intervistato, una trasmissione televisiva ha presentato come preti due uomini che non lo sono e non lo sono mai stati e un giornale ha pubblicato le dichiarazioni di un cattolico vero, ma morto qualche anno fa.

Di pari passo ci sono stati intimidazioni, arresti e raid di picchiatori sotto gli occhi della polizia.
 
Vietnam warns priests over land
Nga Pham / BBC News
15:40 23/09/2008
Vietnam warns priests over land

Vietnam has issued an official warning to four top priests at a Hanoi church that has been embroiled in a bitter land dispute with the local government.

The move followed a similar warning sent a day earlier to the city's archbishop, Ngo Quang Kiet, threatening to take legal action against him.

The archbishop and priests are accused of "stirring the population" and encouraging illegal religious activity.

Many Roman Catholics have been involved in prayer vigils over the issue.

The vigils have attracted a lot of attention from the public in Vietnam, as well as Vietnamese communities overseas.

Disputed land

The four priests who received the warning on Monday are from the Thai Ha church, which the authorities have decided to confiscate and transform into a park.

On Monday scores of people entered the disputed land and, after a short scuffle with believers holding a vigil there, drove them away.

Vietnamese state media said the newcomers represented "local people" who had sought to express their frustration at the Catholics' illegal activities.

They said police were despatched immediately to the site to ensure that violence did not erupt.

But the church claimed that the mobs attacked the believers and ransacked Thai Ha parish's property while the police looked on.

Meanwhile a stand-off continues at another disputed site in Nha Chung, central Hanoi. In a sudden move, the government began bulldozing the land last Friday for the construction of a park and a public library.

The Hanoi diocese wants the one-hectare plot, which once served as Vatican embassy and residence, to be returned.

But the government has refused, citing that historical claims of lands subject to "land management and socialist land reform policies in place before 1991" cannot be considered, according to Vietnamese law.

Mass prayers have been held since last December to protest against the policy.

The protests have put great pressure on the Hanoi government, which finds religious land disputes extremely difficult to deal with.

"If the government considered returning the lands to Thai Ha parish and the Hanoi Diocese, this would become an undesirable precedent for other Catholic organisations and individuals across the country. It would be extremely dangerous for the regime," Nguyen Van Trung, a lawyer who has been involved in a number of land cases, told the BBC Vietnamese Service.

The authorities have resorted to the safer solution of turning both disputed sites into public parks "to serve the people's interest".

But at the moment it does not seem to have satisfied the Catholic protesters, who claim that the lands are sacred to them.
 
Vietnam - 500 Polizisten haben Katholiken angegriffen
Radio Vaticana
15:43 23/09/2008
(Radio Vaticana 22.09.2008) - Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho-Chi-Minh haben in der Nacht auf Montag Katholiken angegriffen, die seit neun Monaten in Hanoi für die Rückgabe von Kircheneigentum demonstrieren. Nach Informationen der „Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte“ wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt.

Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher forderte die Tötung von Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet. Gegen den Willen der Kirche hatten vietnamesische Behörden in Hanoi vor wenigen Tagen mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den letzten Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. - Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den sechziger Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden. Die Kirche betont, dass sie nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden.

Seit Ende 2007 versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Joseph Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei. Die Zeitschrift der Sicherheitskräfte in Hanoi, „An Ninh Thu Do“, wirft dem Erzbischof vor, „mutwillig die Einheit der Nation zerschlagen zu haben“. Derweil soll der Protest in Hanoi mehr als 10.000 Katholiken auf die Beine gebracht haben: Nach Angaben von Nachrichtenagenturen bedeutet das die größte Demonstration in der Stadt seit Abzug der französischen Kolonialherren im Jahr 1954. (ansa/afp/kna/pm)
 
Wietnam: jedność Kościoła w obliczu przemocy (tiếng Ba Lan)
Katolica Agencja Informacyjna
16:03 23/09/2008
Wietnam: jedność Kościoła w obliczu przemocy (tiếng Ba Lan)
(Việt Nam: Sự hiệp nhất của Giáo Hội trong bản mặt của sự đàn áp)

2008-09-23, ostatnia aktualizacja - Kościół w Wietnamie jest zjednoczony w obliczu ataków władz komunistycznych - donosi agencja Asianews. Podkreśla, że wszystkie diecezje północnej części kraju zamanifestowały swoje poparcie dla arcybiskupa Hanoi, Josepha Ngč Quang Ki?ta, żądającego zwrotu Kościołowi budynku byłej delegatury apostolskiej.

Natomiast arcybiskup Miasta Ho Chi Minha (dawnego Sajgonu) kard. Jean-Baptiste Pham Minh Mân nakazał księżom największej tej wietnamskiej metropolii odczytanie listu abp. Ngč Quang Ki?ta, w którym hierarcha wskazywał na manipulacje mediów kontrolowanych przez władze. Wypaczały one i wyrywały z kontekstu słowa wypowiedziane przez metropolitę Hanoi 20 września podczas rozmów z przedstawicielami władz miejskich stolicy Wietnamu, podważając zarazem patriotyzm hierarchy.

Kard. Pham Minh Mân zaapelował 22 września do wiernych o modlitwę, aby władze zaniechały drogi konfrontacji, podjęły dialog i poszanowały zasady sprawiedliwości.

Jeszcze w tym tygodniu w Xuân Lčc, w południowo-wschodniej części kraju spotka się wietnamski episkopat. Sesję zaplanowano przed niedawną eskalacją przemocy wobec Kościoła.

W nocy z 21 na 22 września bojówki zorganizowane przez władze dokonały napaści na parafię Thai Ha w Hanoi. W obecności ok. 500 funkcjonariuszy policji zniszczyły one kaplicę i sprofanowały figurę Matki Bożej oblewając ją olejem silnikowym. Pod adresem wiernych zgromadzonym tam na czuwaniu modlitewnym kierowały groźby, nawołując do zabicia miejscowego proboszcza i arcybiskupa Hanoi. Burmistrz stolicy zapowiedział, że abp Ngč Quang Ki?t zostanie,, surowo ukarany". Skomentował on w ten sposób list protestacyjny hierarchy z 19 września do władz Wietnamu w sprawie zajmowanych przez państwo od 1954 r. dóbr kościelnych, m.in. gmachu byłej delegatury apostolskiej. Szef komitetu ludowego Hanoi uznał, że list arcybiskupa,, kłamliwie oskarża władze" miasta o łamanie prawa i rzuca państwu,, wyzwanie" takimi sformułowaniami, jak:,, mamy prawo użyć wszystkich swoich możliwości, by chronić naszej własności". Ponadto publicznie odczytał on cały list. Nagonkę prasową na abp. Ki?ta zorganizowały również partyjne media.

KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA
 
Viet cardinal scolds media for twisting prelate's words
Asia-News
16:55 23/09/2008
September 23, 2008 - Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Ho Chi Minh City (Saigon) has criticized state-controlled media outlets in Vietnam for distorting a statement by Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

The cardinal charged that media reports had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context to make him appear unpatriotic. The archbishop's actual comment, he observed, was intended "in the opposite direction." Media outlets have been engaged in a propaganda campaign against Church leaders in Hanoi as part of a Church-state confrontation over seized property.

In a separate statement the Archdiocese of Hanoi said that the archbishop's comment had been "tailored and left out of context in order to lie and falsely accuse" him of unpatriotic intent.

Source(s): these links will take you to other sites, in a new window.

Cardinal Pham Minh Man slams manipulation by state media (AsiaNews)
 
Novos ataques e ameaças contra católicos de Hanói (tiếng Bồ Đào Nha)
Zenit
16:57 23/09/2008
Novos ataques e ameaças contra católicos de Hanói (tiếng Bồ Đào Nha)

(Sự hăm dọa mới và cuộc tấn công vào giáo dân ở Hà Nội)


HANÓI, terça-feira, 23 de setembro de 2008 (ZENIT.org).- Cerca de 500 cristãos, reunidos em uma vigília de oração no domingo passado na paróquia de Thai Ha (Hanói), foram atacados por uma centena de agressores, na presença da polícia, informou ontem a agência Asianews.

Trata-se do segundo ataque que a paróquia recebe nos últimos dias, já que houve outro assalto na sexta-feira passada, também na presença da polícia, com destruição de estátuas e ameaças de morte ao arcebispo de Hanói.

Por outro lado, o chefe do Comitê de Hanói, Nguyen The Thao, ameaçou «castigar severamente» o arcebispo de Hanói, Dom Joseph Ngo Quang Kiet, acusando-o de «incitar a população e lançar acusações falsas contra o governo», em resposta à carta de protesto difundida pelo prelado dias antes.

A origem da polêmica está na requisição de alguns terrenos da Igreja, nos quais se encontrava a sede da Nunciatura e a paróquia de Thai Hai, para «uso público» – na verdade, segundo denuncia a comunidade católica, para um restaurante e uma fábrica de confecções.

Como gestos de protesto, milhares de católicos se manifestaram de forma pacífica pelas ruas em várias ocasiões, sendo reprimidos pela policia. Tudo isso apesar de o governo nacional ter reconhecido no mês de fevereiro passado que a demanda da Igreja era «legítima».
 
Vietnamból is katolikusok elleni támadásokról érkeztek hírek (Hung gia lợi)
Vatikáni Rádió
16:58 23/09/2008
Vietnamból is katolikusok elleni támadásokról érkeztek hírek (Hung gia lợi)

Az AsiaNews tájékoztatása szerint egy kápolnát leromboltak, a Szűzanya kegyszobrát autóolajjal szennyezték be, megfenyegették az imádkozó híveket. Ez a mérlege annak a villámtámadásnak, amelyet vasárnapról hétfőre virradó éjszaka követtek el Hanoiban egy katolikus plébánia hívei ellen, akik imavirrasztásra gyűltek egybe. A támadók mintegy százan voltak, erőszakos tetteiket 500 rendőr jelenlétében hajtották végre.

Péntek éjjel hasonló támadásra került sor, ugyancsak a rendőrség jelenlétében, amikor vandálok a Szent Gellért kápolnát dúlták fel, összetörték a szabadtéri oltárt, valamint kegyszobrokat és képeket zúztak szét.

A vietnami főváros közigazgatási vezetője vasárnap megfenyegette Joseph Ngo Quang Kiet hanoi érseket, aki levélben fejezte ki tiltakozását a köztársasági elnöknek, a kormányfőnek és a vallásügyi bizottság vezetőjének. A főpásztor szerint a kormány illegálisan elkobozta az egyház több ingatlanját. A katolikusok mindig békésen kérték, hogy a szóban forgó területeket saját céljukra felhasználhassák. Hétfőn a Vietnami Katolikus Tömegtájékoztatás Szövetsége, amely az országon kívüli vietnami vallásos médiumokat tömöríti egybe, sürgető felhívást intézett a vietnami katolikusok emberi és vallási jogai védelme érdekében.
 
Viet cardinal scolds media for twisting prelate's words
Catholic World News
17:13 23/09/2008
Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Ho Chi Minh City (Saigon) has criticized state-controlled media outlets in Vietnam for distorting a statement by Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

The cardinal charged that media reports had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context to make him appear unpatriotic. The archbishop's actual comment, he observed, was intended "in the opposite direction." Media outlets have been engaged in a propaganda campaign against Church leaders in Hanoi as part of a Church-state confrontation over seized property.

In a separate statement the Archdiocese of Hanoi said that the archbishop's comment had been "tailored and left out of context in order to lie and falsely accuse" him of unpatriotic intent.
 
Redemptorists threatened with legal actions
J.B. An Dang
18:19 23/09/2008
A day after logging their letter of complaint accusing police of supporting for terrorism against them and their faithful, priests received a warning to have legal actions against them.

People’s Committee of Hanoi has issued an official warning to four top priests of Hanoi Redemptorist Monastery who have been embroiled in a bitter land dispute with the local government. The move followed a similar warning sent a day earlier to archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, threatening to severely punish him.

The two warnings have surprised people both Catholics and non-Catholics, with a lawyer stated that Nguyen The Thao, the chairman of the committee, who signed the two warnings has no authority to do so.

The public defamation of top leaders of Catholic Church has been explained by state media as necessary “to defense the regime that has been shaken by Catholic clergies who have stirred the population and encouraged illegal religious activities.”

The four priests who received the warning on Tuesday are Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery; Fr. Peter Nguyen Van Khai; Fr. Nguyen Van That; and Fr. John Nguyen Ngoc Nam Phong.

Chairman Thao charged the priests of “inciting riots...hanging crosses and religious icons on state property...gathering illegally faithful in great numbers to disrupt public order.”

These accusations are not something new as state media have repeatedly charged the priests during more than a month now. However, according to a state lawyer, who chose to speak under the veil of anonymity, it is against the law to issue such warnings. “It is the job of a court to follow specific set of guidelines in reaching such a verdict. Thao’s verdict is none sense and unlawful. It’s a bureaucratic abuse of power,” he stated.

Thao also decided that the disputed land in Thai Ha will be converted to a park. A lawyer who has been involved in a number of land cases, told the BBC Vietnamese Service: "If the government considered returning the lands to Thai Ha parish and the Hanoi Diocese, this would become an undesirable precedent for other Catholic organisations and individuals across the country. It would be extremely dangerous for the regime."

The authorities have resorted to the safer solution of turning both disputed sites into public parks "to serve the people's interest," he added.

However, the solution is seen by Catholics as an insult to their legitimate aspirations. “It ridicules the law, and disrespects the Catholic Church in Vietnam. It is also an act of trembling morality, and a mocking of society's conscience,” said archbishop Joseph Ngo Quang Kiet in his letter to Vietnam leadership.
 
Catholics protest Hanoi park on 'church land'
France 24 Exclusive
19:05 23/09/2008
FRANCE 24 EXCLUSIVE: Catholics protest Hanoi park on 'church land'

(Tuesday 23 September 2008)

(Source: by France 24: Images obtained by Fiona Cameron and Kate Williams (video) and Louise Dupont (text).

This video showed scores of Vietnamese Catholics protesting the construction of a public park in Hanoi under the watchful gaze of police. Protesters argue that the site rightfully belongs to the church.

Scores of Vietnamese Catholics have erected statues and crosses on the construction site of a public park in Hanoi, protesting that the land rightfully belongs to the church.

Images obtained by FRANCE 24 showed that the construction of the park continued Monday behind security barriers covered with barbed wire. Scores of praying Catholics were allowed to quietly protest near the site, carefully watched by security forces.

The images were discreetly taken on a mobile phone, days after the Associated Press Hanoi bureau chief claimed he was beaten by police, on Sept. 19, and his camera seized as he attempted to film the start of the construction. The ministry denied this, adding that the journalist had violated Vietnam's laws by taking photos at a prohibited area.

The government has accused the protesters of disrupting public order and says their actions are in violation of the law.

The site is the former nunciature of the Vatican in Vietnam, a mostly Buddhist country that is nonetheless home to nearly 6 million Catholics - the second largest community among Asian countries. The property, like many others, was requisitioned by the communists after the French colonials left in 1954.

“There are clearly still problems between the Vietnamese communist state and a community that have always been treated as outsiders,” explains Jean-Louis Margolin, a researcher at the South East Asia Research Institute in France. “They suffered a lot more in the past, with serious persecution.”

A similar dispute late last year saw hundreds of people attending prayer vigils in Hanoi to press for the return of another piece of land they said was seized 50 years ago.

“This could spark trouble in rural areas, where there are lots of Catholics, or in the heart of Vietnam. The regime clearly wants to avoid that,” adds Margolin.

On Sept. 19, Hanoi's archbishop denounced Vietnamese authorities for letting the work continue, warning the government that the church would never give up its claim to the land.

The Hanoi government is working toward establishing formal diplomatic relations with the Vatican. Prime Minister Nguyen Tan Dung paid a visit to the Pope in Jan. 2007.
 
Not only priests, Stocking too received a warning
AFP
19:32 23/09/2008
HANOI (AFP) — Vietnam's foreign ministry said Tuesday it had summoned a US journalist who says he was beaten by police over his coverage of ongoing protests by Catholics seeking a return of land seized in the 1950s.

The ministry confirmed press reports that it had summoned Associated Press journalist Ben Stocking on Monday, without specifying what was said or what additional action would be taken.

The AP has accused Vietnamese police of beating Stocking, the agency's Hanoi bureau chief, as he tried to cover the start of construction Friday of a public park in Hanoi on land claimed by the Church, a move denounced by Catholics.

Police took Stocking's camera and, when he asked for it back, hit him on the head with it and punched him, the AP said in a report datelined from Bangkok.

He then spent two and a half hours in a police station before being taken to a clinic where he received four stitches to close a head injury, the agency said.

Vietnam has denied the allegations, and accused Stocking of violating Vietnamese law by taking photographs in an off-limits zone.

The Vietnamese police daily, Cong An Nhan Dan, said Stocking had been summoned "to receive a warning," adding that the ministry was contemplating further action.

The daily run by Vietnamese security forces, An Ninh Thu Do, carried the same report, adding that the foreign ministry had accused Stocking of slandering security forces by saying they had beaten him.

The US embassy in Vietnam said it had lodged a protest with the government over the incident at the construction site, where dozens of Catholic priests, monks and nuns had gathered.

On Tuesday, construction of the park continued behind security barriers covered with barbed wire. A few Catholics prayed at the site, but were left alone by security forces.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư người phụ nữ cư dân Hà nội nói lên thao thức của mình trước thời cuộc
Nguyễn Thùy Kim
00:00 23/09/2008
Thuy Kim Nguyễn to VietCatholic
show details 8:16 PM (39 minutes ago)


Xin chào tất cả các bạn trong và ngoài nước,
Tôi tên là Nguyễn Thùy Kim, 28 tuổi và là cư dân tại Hà Nội và cũng từng là con của một Cán Bộ Cộng Sản. Cách đây nhiêu ngày tôi được nghe nhiều báo chí đăng tải nhiều tin tức về vụ đòi lại đất đai của Nhân Dân tại khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và đặc biệt là ở Nhà Thờ Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Điều này làm tôi càng bực tức với chính quyền Việt Nam rất nhiều. Tôi bực tức vì chỉ được nghe những gì nhà nước nói, chứ không bao giờ được nghe những gì của những người đang bị mất đất cũng mhư những người đang đòi tài sản mà họ đã bị nhà nước cướp lấy bao nhiêu năm.
Cách đây 2 ngày tôi đọc được nhiều tờ báo đăng tải về vụ Ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội trong bài nói của ông đối chấp với nhà nước. Điều rất tiếc là tôi chỉ đọc được một vài câu nói của Ông, chứ không được đọc hoặc nghe hết những gì Ông đã nói trong buổi nói chuyện với nhà nước. Tôi đi tìm nhiều nơi trên mạng có đăng tải toàn bộ bài đọc của Ông Kiệt. Kho đọc xong tôi thấy điều Ông nói với nhà nước Cộng Sản Việt Nam đâu có gì là sai trái và kích động. Điều ông nói là sự mong đợi mọi sự tốt đẹp cho quê hương Việt Nam, vì Ông được đi nhiều nơi và được nhìn thấy chunh quanh ai cũng phồn thịnh và dân được hạnh phúc. Còn dân Việt Nam ta lại đau khổ, đói nghèo vả lại nhân quyền của người dân vẫn còn bị chà đạp. Tôi cho rằng Ông mong sao nước Vietnam ta được đổi mới và dân cư được hạnh phúc như họ thôi.
Tôi chưa từng đi nước nào du lịch cả, nhưng nhờ thông tin hiện đại ngày nay tôi đã tra khảo và học hỏi nhiều qua mạng lưới về chính quyền, tôn giáo, văn hóa và con người ở các nước khác. Nơi đâu người ta cũng hãnh diện về dân tộc của họ cả. Họ hãnh diện vì quê hương họ được phồn thịnh, được chính phủ lo cho cơm ăn và áo mặc. Họ hãnh diện vì quê hương họ chỉ có mấy trăm năm văn hiến thôi mà họ vượt bực trên mỗi lãnh vực, điển hình như Singapore, Japan, Taiwan, Hồng Kông, Macao, Malaysia. Còn quê hương ta đã 4000 năm văn hiến rồi mà tại sao dân ta vẫn khổ, đất nước ta vẫn bị đàn áp, chính phủ ta vẫn hối lộ và ăn cướp của dân. Nói cho đúng hơn Quê Hương Việt Nam ta đã 4000 năm dựng nước thì chỉ có được 3444 năm văn hiến thôi và còn lại 56 năm kia không có văn hiến gì cả vì đất nước Vietnam bị sự đàn áp của chế độ Cộng Sản, một chế độ coi mạng dân không ra gì, một chế độ hút máu người, lừa bịp dân, ăn cắp của dân. Nếu tôi như Ông Ngô Quang Kiệt mà được đi đây đi đó thì cũng mắc cỡ và hổ thẹn lắm, vì các nước văn minh nhìn quê hương ta như một quê hương mọi rợ vì nằm trong tay Chế Độ Cộng Sản, Chế Độ Ngu Dốt, Chế Độ chẳng có chút gì là văn minh và phát triển cả.
Điều tôi nói đây không phải bênh vực cho Ông Kiệt mà chê bai quê hương Việt Nam, nhưng là để lên án cách làm việc của chính phủ Việt Nam đã làm cho quê hương ta bị lùi bước và ai ai cũng hỗ thẹn. Tôi chẳng bao giờ được vui nếu người dân Việt Nam đi du lịch năm châu mà vẫn bị khinh bỉ vì thiếu học, thiếu văn minh, nghèo đói và bị người ta cho rằng đến từ nước Cộng Sản. Tôi cũng sẽ tủi nhục như Ông Ngô Quang Kiệt vậy. Tôi chẳng bao giờ đám hãnh diện với ai là tôi đến từ nước Cộng Sản. Tôi chỉ hãnh diện dám nói với người ta là đất nước tôi tự do và chính phủ thương dân và lo cho dân. Vì tôi biết rằng khi nói đất nước tôi tự do và chính phủ thương dân và lo cho dân thì những người ngoại quốc tin rằng khi đến du lịch đến Việt Nam thì họ cảm thấy an toàn hơn.
Mọi việc chính phủ và báo chí làm thì hãy làm cho đúng. Nếu Ông Ngô Quang Kiệt nói gì thì hãy ghi rõ và đăng trọn vẹn lên báo cho người ta xem, chứ đưng cắt xén điều Ông nói để rồi làm cho dân Việt Nam thấy cái sự lừa bịp của Chính Quyền và Nhà Báo. Hãy để người đọc hiểu những gì Ông Ngô Quang Kiệt viết và họ xét đoán Ông. Chính Quyền và Báo Chí đừng chỉ lấy một đoạn Ông Kiệt nói để rồi người ta hiểu lầm điều Ông ta muốn nói. Tôi tin chắc rằng Ông Kiệt dám nói ra thì Ông ta không sợ sai, chỉ có những người không dám đăng hết những gì Ông Kiệt nói mới sợ sai, bởi vì Chính Quyền và Báo Chí thuộc phe chính quyền cố ý lừa bịp dân và coi thường sự hiểu biết của dân.
Tôi tin chắc rằng những gì tôi viết trên đây cũng được các nhà báo Việt Nam đăng tải trên các báo chí, vì có nhiều người cũng như tôi và Ông Kiệt là muốn nói mà sợ nhà nước cấm đoán hoặc bỏ tù. Nay tôi dám nói điều này cũng giống như Ông Ngô Quang Kiệt nói thì tôi cũng chẳng sơ bỏ tù, vì sự thật vẫn là sự thật và chỉ có sự thật mới giải phóng người dân và chỉ có sự thật thì Quê Hương Vietnam mới đúng nghĩa là 4000 năm văn hiến.
Chân thành cảm ơn ban biên tập Vietcatholic
Nguyen Thùy Kim
Cư Dân Hà Nội
 
Từ các tỉnh: Công an leo lên xe đò hỏi nếu ai là người Công giáo thì bắt xuống xe!
PV VietCatholic
00:15 23/09/2008
THÁI HÀ - Đêm qua (22/9) Thái Hà được bình yên vô sự. Những kẻ quấy rối đêm hôm trước không còn đến uy hiếp, quấy phá các tu sĩ nữa. Nhiều người (những người buôn bán nhỏ bị ép phải đến) trong nhóm quấy rối đêm hôm trước cho biết, một trong những kẻ vác búa đập cửa đền thánh Giêrađô, trên đường trở về nhà, không biết chếnh choáng thế nào đấy đã ngã vỡ đầu, trấn thương sọ não, được đưa đi cấp cứu ngay.

Theo một nguồn tin từ chính nội bộ chính quyền cho biết, lẽ ra đêm qua một lực lượng thanh niên khác tiếp tục được thuê để uy hiếp Tu viện Thái Hà và ép các tu sĩ phải mang tượng ở ngoài linh địa về cho bằng được thì mới thôi. Tuy nhiên, chính trong nội bộ chính quyền có sự đấu đá nhau về việc làm vô đạo trong đêm hôm trước.

Sáng nay (23/9) lượng người đến Thái Hà vẫn đông đúc. Nhưng khu vực linh địa vẫn bị phong tỏa bởi lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng và chó nghiệp vụ. Bất cứ ai đi vào các ngõ dẫn vào linh địa đều bị chặn lại.

Một hành động thiếu đạo đức và vi phạm pháp luật của chính quyền phường Quang Trung sáng nay là cho tiếng còi hụ lên loa phóng thanh nhằm trấn áp và phá vỡ bầu khí linh thiêng của những giáo dân đến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà.

Lối vào nhà thờ cũng bị ngăn chặn kỹ càng. Nhiều xe ôtô chở giáo dân từ các tỉnh về Hà Nội đều bị cấm cản đi vào ngõ 180 dẫn vào nhà thờ Thái Hà. Theo thông tin từ những linh mục ở các giáo phận về Thái Hà hiệp thông cầu nguyện cho biết, nhiều giáo dân của họ bị ngăn chặn rất nghiêm nhặt khi muốn đến Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cầu nguyện.

Ngoài ra một số giáo dân ở các tỉnh cũng cho biết, ngay cả khi họ không thuê xe chung, mà bắt xe ngoài, cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo. Công an leo lên xe hỏi từng người. Nếu ai bảo rằng mình là người công giáo, thì ngay lập tức được mời xuống khỏi xe.
 
Cộng đồng CGVN thuộc TGP Galveston-Houston hiệp thông củng ĐTGM Hà Nội
LM Vũ Thành
00:33 23/09/2008
 
Bầy trò mới: Chính quyền địa phương khủng bố các linh mục DCCT giống như thời Hit-le
PV VietCatholic
01:48 23/09/2008
Chính quyền địa phương khủng bố các linh mục DCCT giống như thời Hit-le

Sáng nay 23/9, chính quyền đã cho mắc những loa phóng thanh công xuất mạnh chõ vào nhà các linh mục và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Từ những loa này vang ra một loại âm thanh làm choáng tai và khó chịu, họ khủng bố tinh thần các linh mục và những người cầu nguyện bằng cách dùng âm thanh này không cho ai có giờ suy tư hay cầm trí gì được! Đây là hành động thiếu đạo đức và vi phạm pháp luật của chính quyền phường Quang Trung dùng loa phóng thanh nhằm trấn áp và phá vỡ bầu khí linh thiêng của những giáo dân đến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà.

Hit-le thời xưa đã dùng phương cách độc ác này trong các trại tù tập trung của Đức quốc xã, ngày nay CSVN dùng thứ trò độc ác này chẳng khác nào cũng biến giáo xứ Thái Hà thành một nhà tù mở rộng.

Khu vực linh địa vẫn bị phong tỏa bởi lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng và chó nghiệp vụ. Bất cứ ai đi vào các ngõ dẫn vào linh địa đều bị chặn lại.

Lối vào nhà thờ cũng bị ngăn chặn kỹ càng. Nhiều xe ôtô chở giáo dân từ các tỉnh về Hà Nội đều bị cấm cản đi vào ngõ 180 dẫn vào nhà thờ Thái Hà. Theo thông tin từ những linh mục ở các giáo phận về Thái Hà hiệp thông cầu nguyện cho biết, nhiều giáo dân của họ bị ngăn chặn rất nghiêm nhặt khi muốn đến Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cầu nguyện.

Tình hình bên Tòa Khâm Sứ:

Lượng người kéo về TKS để cầu nguyện cho công lý và hòa bình vẫn rất đông, trong đó có cả những cụ bà đã rất già. Bà con giáo dân vẫn cầu nguyện trong tinh thần ôn hòa và nhẫn nại. Đây thể hiện một tinh thần của con cái Giáo phận chạy đền cùng Mẹ trong lúc khốn khó này. Và 16h chiều ngày 22/9 Đức cha Nguyễn Văn Sang lại bất ngờ xuất hiện tại TKS, mặc dù đã tuổi cao nhưng nhìn phong thái của Ngài chúng ta đều cảm thấy được động viên tinh thần nên rất nhiều khi Ngài cùng ra cầu nguyện với bà con giáo dân sau đó ban phép lành cho giáo dân.

quang cảnh Thái hà và Tòa Khâm sứ hôm nay 22/9

ĐC Sang đến thăm TKS
Nhưng theo quan sát của chúng tôi thì ngày hôm nay bất ngờ có rất nhiều công an chìm trà trộn vào khuôn viên TGM, họ có những lời lẽ kích động và bóc những bản tin của TGM đang được dán trên tường.

Con bên khu TKS thì các công nhân vẫn đang miệt mài làm việc với một tinh thần cao nhất dưới sự giám sát của rất nhiều quan chức. một công viên đã đang được hoàn thành những phần việc cuối cùng.

Nhưng theo quan sát của chúng tôi thì ngày hôm nay bất ngờ có rất nhiều công an chìm trà trộn vào khuôn viên TGM, bọn chúng có những lời lẽ kích động và bóc những bản tin của TGM đang được dán trên tường.

Bên khu TKS thì các công nhân vẫn đang miệt mài làm việc với một tinh thần cao nhất dưới sự giám sát của rất nhiều quan chức. Một công viên đã đang được hoàn thành những phần việc cuối cùng.

Mời gặp, đã đến lại không gặp:

Võ trang canh chừng các Linh mục DCCT
Theo giấy mời của UBND Quận Đống Đa phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc, đúng 08 giờ 30 phút ngày 23 tháng 09 năm 2008, một số linh mục của tu viện DCCT- cùng với một số giáo dân giáo xứ Thái Hà có mặt tại trụ sở UBND Quận Đống Đa để dự cuộc họp về việc Thông báo phương án quy hoạch tại khu vực ngõ 178 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Quận Đống Đa. Nhưng khi đến nơi, thì bà chánh văn phòng UBND

Quận Đống Đa xin lỗi và gởi giấy mời dời cuộc họp vào ngày hôm sau, lúc 09 giờ ngày 24 tháng 09 năm 2008 với lý do vì chưa chuẩn bị kịp. Nhiều người nghe thấy thế liền đặt những câu hỏi: Nếu chưa chuẩn bị kịp sao đã đánh giấy mời?

Nếu dời cuộc họp lại tại sao không có giấy báo và xin lỗi trước mà đợi đến khi người ta tới nơi rồi mới xin lỗi? phải chăng đây là cách của các “quan chức đầy tớ” phục vụ nhân dân?!

Phải chăng chương trình “quy hoạch kia” quá “thần tốc” và chưa thể trám hết các lỗ hổng về mặt pháp lý nên chưa thể đưa ra trình bày cho công chúng? …

Khởi lại những cuộc dùng nhân dân đấu tố như thời ông Hồ mới từ rừng ra thành phố 1954?

Vào khoảng hơn 09 giờ, ngày 24 tháng 09 năm 2008, một nhóm khoảng mười người tự xưng là đại diện nhân dân của phường Quang Trung và phường Ô Chợ Dừa vào DCCT-Thái Hà đòi gặp các linh mục trong tu viện để yêu cầu một số vấn đề. Một số linh mục ra tiếp họ và hỏi giấy tờ chứng minh tư cách “đại diện” thì họ không có. Một linh mục nói: “nếu là đại diện của nhân dân thì phải là Hội đồng nhân dân, nếu là đại diện của chính quyền thì là Uỷ Ban Nhân Dân…Xin cảm ơn quý vị vì đến tham chúng tôi, nhưng chúng tôi rất bận nên không không thể tiếp quý vị lúc này được, mong quý vị thông cảm.” Và họ lủi thủi ra về.

Được biết trong nhóm ấy có ít là một người đã từng đứng trong nhóm gây rối và chính ông đã có những lời nhục mạ các linh mục và giáo dân đang cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà vào tối Chúa nhật ngày 21 tháng 09 vừa qua.

DCCT ở đường Kỳ Đồng Saigòn cuối tuần này Thắp Nến cầu Nguyện:

Dòng Chúc Cứu Thế ra thông báo là sẽ có buổi thắp nến cầu nguyện vào lúc 19g thứ tư 24.9.2008 tại Đền ĐMHCG Saigon 38, Kỳ Đồng Q3. TP Saigon.
 
UBND thành phố Hà nội chính thức gửi thư cảnh cáo các tu sĩ nhà thờ Thái Hà
PV VietCatholic
02:27 23/09/2008


 
Linh mục và Giáo dân Hạt Văn Hạnh giáo phận Vinh hiệp thông với ĐTGM Hà Nội
PV VietCatholic
02:41 23/09/2008






 
Thái Hà ngày lễ Thánh Matthêu quan thầy LM Vũ KHởi Phụng
Thành Tâm
02:50 23/09/2008
THÁI HÀ NGÀY LỄ KÍNH THÁNH MÁTTHÊU

Buổi sáng các giáo dân đến nhà thờ khá đông. Chỉ có một hai xe du lịch loại 4 đến 7 chỗ là đi lọt và có thể vào khu vực nhà thờ. Nhiều người đi xe máy cũng đã đến nơi. Không được ra Linh địa Đức Bà cầu nguyện ấy là một nỗi buồn lớn đối với các giáo dân.

Cổng nhà thờ Thái Hà đầy cảnh sát giả dạng thường dân trong các quán nước và hàng ăn. Mọi người qua lại đều bị các nhân viên nam nữ này quan sát kỹ lưỡng. Một bà cụ đang nói với một cha ở sân rằng: “Con nhớ Đức Mẹ quá! Con ở với Đức Mẹ hơn 8 tháng nay mà bây giờ người ta khiêng con về, người ta chặn lối đi bằng chó và hàng rào kẽm gai con buồn quá!”. Các bà khóc lóc sụt sùi. Nhiều nhóm người ngồi âm thầm cầu nguyện riêng ở sân hay bên trong nhà thờ. Nhiều người khác xếp hàng xưng tội.

Một nhóm khá đông ngồi ngoài phố Đức Bà đối diện với chó nghiệp vụ, cảnh sát và hàng rào kẽm gai cầu nguyện. Có bà khóc lóc vì nghe nói con gái bị mất tích trong đêm khi đi đến đây cầu nguyện mà bây giờ liên lạc không đựơc. Một hồi con bà lại cười vì thấy con bà về lại Thái Hà. Hoá ra con bà đã sang bên Toà Khâm Sứ cầu nguyện qua đêm và ở đó điện thoại bị mất sóng.

Thánh lễ 10 h 30 vẫn đầy chật nhà thờ. Những giáo dân đến được Thái Hà lúc này phải nói là quả cảm! Không phải lòng hy sinh được thúc đẩy bởi niềm tin và tình yêu, chắc chẳng ai dại đến đây lúc này!

Nhiều người chúng tôi gặp bày tỏ sự bức xúc tột cùng khi nghe biết đêm rồi có các lực lượng bất hảo đến tấn công nhà thờ. Có người nói lúc đêm họ thấy cả cảnh sát mang quân phục lúc đang phá cổng Đền Giêrađô.

Buổi chiều chúng tôi không có mặt ở nhà thờ. Chúng tôi nghe nói có mấy đoàn cán bộ và thành phố đến làm việc với Giáo xứ. Một ông nói: “Không biết giờ này các bố còn muốn gì, vì các bố đã làm mọi thứ họ muốn mà không gặp một phản ứng bạo lực nào!”

Buổi tối chúng tôi thấy nhà thờ vẫn đông người. Lễ kính thánh Matthêu Tông đồ là bổn mạng cha Chính xứ Mátthêu Vũ Khởi Phụng.

Một cha giới thiệu thánh lễ hôm nay còn có sự tham dự của cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, nguyên Bề trên-Chính xứ Thái Hà, vừa từ Sài Gòn ra và cha Phêrô Nguyễn Đức Long, đến tứ Giáo xứ An Cư, Bùi Chu.

Thánh lễ do cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng chủ tế và giảng lễ. Tôi đếm được 28 cha đồng tế và tôi tính có đến khoảng 1 500 người tham dự.

Cha Chính xứ có vẻ mệt mỏi. Giọng nói không còn được ấm áp và sang sản như mọi khi. Nhưng ngài chia sẻ một bài rất cảm động với cung giọng và lời lẽ của một vị ngôn sứ!

Ngài nói: “Tôi được vinh dự nhận được thánh Mátthêu làm bổn mạng”. “Có những năm mừng lễ Mátthêu thật vui (….) năm nay mừng lễ thánh Mátthêu là một ngày lễ buồn. Chưa có lễ quan thầy nào buồn như năm nay.

Ngài nói: Chúa ban cho tôi nhiều món quà để mừng lễ: Roi điện, hơi cay, bị xỉ vả, bị vu khống, bị phỉ nhổ, bị đánh đập”. Nhưng Chúa cũng ban cho ngài thấy một cộng đoàn vững tin, một cộng đoàn vô vị lợi, một cộng đoàn yêu mến sự thật và công lý và “sự thật sẽ giải phóng chúng ta”. “Còn những lời nói dối với thời gian sẽ cháy”.

Cha Chính xứ kết thúc: “Bên dưới vỏ bọc có lẽ là mầu tím của lễ thánh Mátthêu năm nay nay có quá nhiều món quà của Chúa. Nhưng ơn này có ban riêng cho tôi đâu, tôi chỉ có một phần rất nhỏ trong đó thôi, tôi được chứng kiến một ơn Chúa ban cho toàn thể cộng đoàn. Tôi được chứng kiến một thời điểm Chúa ban ơn xuống như mưa như gió xuống trên cộng đoàn, thế thì còn muốn gì nữa?! Lấy cái vui nào, cái liên hoan nào mà đổi lại được!”

Bài giảng liên tục bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay thật dài và thật giòn giã.

Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Thành viên Hội đồng Quản trị Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, đã thay mặt Cha Giám Tỉnh và quý cha quý thầy trong tu viện chúc mừng lễ cha Matthêu Vũ Khởi Phụng.

Cha Giuse Hiên nói: “ Chúc cha Bề trên-Chính xứ được mạnh mẽ và can trường làm chứng cho công lý và sự thật!” “Ánh sáng đã bừng lên, đã toả sáng trên toàn thế giới”. “Thầy đã thắng thế gian!”

Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên cũng mời gọi cộng đoàn ở lại nhà thờ đêm nay để cầu nguyện với quý cha quý thầy và chia sẻ với nhau cho bớt cô đơn! Cộng đoàn hưởng ứng bằng một tràng vỗ tay.

Đại diện giáo dân và các hội đoàn trong Giáo xứ Thái Hà cũng lên chúc mừng và tặng hoa cha Chính xứ.

Kết thúc thánh lễ là một màn văn nghệ chúc mừng Cha Bề Trên do toàn thể các cha các thầy trình diễn. Các lời hát thật cảm động được cất lên:

“Ngày ấy Chúa cất tiếng gọi khắp nơi, ngày ấy Chúa dẫn lối đi vào đời, cùng bước dưới ánh sáng làm muối men cho muôn dân thành chứng nhân, reo vang mùa hồng ân”

“Theo Ngài về muôn lối, đi hoài và đi mãi, rắc giao tiếng cười thay than van..”

“ Và con tim đã vui trở lại, tình yêu đến cho tôi ngài mai, tình yêu chiếu ánh sáng vào đời, tôi hy vọng được ơn cứu rỗi…”

“Mạnh mẽ trong đức tin phấn khởi nhờ đức cậy, sốt sắng bởi lòng mến hăng hái trong lòng nhiệt thành”.

Tôi thích nhất là những lời hát sau đây của chính Linh mục Vũ Khởi Phụng sáng tác:

“Ngài sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó. Ngài sai tôi loan Tin mừng ơn cứu độ chứa chan nơi Ngài”.

“ Ngày đi xuân tươi hoa cỏ, với bao nỗi niềm thân thương. Đường xa nên duyên nên nợ, bao nhiêu người vấn vương vui buồn”

“Gặp anh em tôi bé nhỏ, xót thương phận bèo lênh đênh. Rồi nghe miên man tậm sự, những mối tình nước non quê mình”.

“Nhiều phen ngang qua gian khổ, xin mang theo làm hành trang. Trời khuya muôn sao đua nở, dõi bóng người đớn đau băng ngàn”.

“Bạn nghèo, bạn nghèo hãy sống khát khao nước Trời” “Nhiều khi ngang qua gian khổ xin mang theo làm hành tranh, đường xa nên duyên nên nợ, những mối tình nước non quê mình”.

Cha Bề trên Vũ Khởi Phụng cũng hát một bài đáp lễ. Cũng là một bài do ngài đặt lời. Cứ xem bài hát này thì thấy khẩu khí đã vận vào ngài từ hàng chục năm trước?

“Nhân thế bao la đẹp thay bước chân người đi báo Tin mừng ân phúc Nước Trời. Từ những đồng xa từ hoang vu núi đồi, tiếng ai vọng vang tha thiêt gọi người”

“Chiên đã xa đàn nặng mang kiếp não nề tan tác không người đưa lối trở về. Nguồn cơn chạnh thương là đâm mê chói ngời Chúa cho bừng lên thiêu đốt tim người”

“Ôi hỡi dân gầy ngày đêm mãi cơ hàn lây lất bên lề cuộc sống bạo tàn. Thần khí đã sai người tôi trung viếng thăm báo tin ngài vui soi ấm cơ cùng”.

“Nhân thế hôm nay vần xoay ước mơ nhiều thao thức trăm chiều gian khó trăm đường. Nguyện cho đời con được đi theo vết chân Người chứng nhân hồng ân chia với cõi đời”

“Ôi cha Anphong xuôi ngược vì Nước Trời, gieo lời cứu thế gian khó liều thân. Chân dung Giêsu ghi tạc ở trong lòng trọn đời chỉ biết thập giá nhân hồng. Nguồn ơn chan chứa giải thoát nhân trần.

Những lời hát mà nghe cha Chính xứ nói đã được các ngài đặt lời từ hàng chục năm trước đây mà bây giờ sao nghe thấy ám hợp với hoàn cảnh của Thái Hà đến thế!

Tôi khâm phục cha Chính xứ và các cha ở đây vì tôi tưởng mình có thể ít nhiều mang đến niềm an ủi cho ngài trong hoàn cảnh này, vậy mà rồi chính các ngài lại mang lại niềm vui, tình yêu, niềm hy vọng cho chúng tôi, ngay khi các ngài đang chịu nhiều áp lực nhất. Thật là những con người có Chúa ở cùng.
 
Tường trình lại chi tiết hơn về cuộc họp giữa TGM Hà Nội và UBND thành phố
Joseph Nguyễn Công Lý
03:01 23/09/2008
HỌP NHƯNG KHÔNG HÀNH

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của Toà Tổng Giám Mục (TTGM) Hà Nội, Chủ Tịch UBND Thành Phố đã viết giấy mời Đức Tổng Giám Mục Joseph Ngô Quang Kiệt cùng với linh mục đoàn tới trụ sở UBND TP họp để tìm cách giải quyết về việc khiếu nại của TTGM.

Vào lúc 9 giờ ngày 20.9.2008, khi Đức Tổng cùng với các cha đi đến UBND họp thì các thầy chủng sinh cùng các nữ tu và đông đảo bà con giáo dân cũng đi theo tới UBND thành phố. Nhưng khi đến cổng UBND thì lực lượng công an đã trực sẵn tại hàng rào sắt bảo vệ cổng UBND và không cho ai vào. Thấy quá đông họ cho người ra cổng nói với các cha rằng Chủ Tịch chỉ mời mười người vào họp thôi, còn tất cả phải ở ngoài. Đông đảo các cha phản đối việc mời Đức Tổng cùng với các linh mục đoàn tới họp, đến nơi lại chỉ cho mười người vào. Vậy thì chúng tôi không làm việc. Các cha nói mãi họ mới chấp nhận mời Đức Tổng và 19 linh mục vào họp, nhưng không cho mang theo phương tiện truyền thông nào. Các cha nói nếu cấm các phương tiện truyền thông của chúng tôi thì các ông cũng phải mời tất cả các phương tiện truyền thông và các phóng viên của các ông ra ngoài thì chúng tôi mới làm việc. Cuối cùng họ phải đồng ý để cho các cha đem theo các phương tiện truyền thông, máy ghi âm, máy ghi hình.

Khi vào, họ mời vào phòng khánh tiết, sau đó họ mới dẫn tới phòng họp. Vào phòng họp họ giới thiệu thành phần tham dự, sau đó tới đại diện TTGM, Cha John Lê Trọng Cung giới thiệu thành phần đoàn. Ông chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế Thảo điều khiển cuộc họp, mời Đức Tổng và các cha phát biểu.

Đức Tổng Joseph Ngô Quang Kiệt hoan nghênh cách làm việc rất mau lẹ của UBND TP Hà Nội, cám ơn ông Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, Ban Tôn Giáo và các ban nghành có liên quan. Đức Cha nói về nguyện vọng của TTGM đã nhiều lần đệ đơn khiếu nại, nhưng không giải quyết một cách thoả đáng. Công việc đối thoại đang được tiến hành thì ngày 19.9.2008 vừa qua Nhà Nước đã đơn phương thi công mà TTGM không được biết trước. Như vậy là xúc phạm đến HĐGMVN, xúc phạm đến tình cảm của giáo dân. Đức Cha hỏi: “có phải Nhà Nước cố ý bẻ gãy cuộc đối thoại và không muốn đối thoại nữa? và có phải nhà nước muốn cắt đứt mối quan hệ giữa Nhà Nước và Hội Đồng Giám Mục VN (HĐGMVN) cùng mối quan hệ với Toà Thánh Vatican? Trong khi coi thường ý kiến của HĐGMVN không có một hồi đáp nào, tự động thi công, có phải Nhà Nước đã coi thường cả một khối công giáo và HĐGMVN là cơ quan cao nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam hay không?. Xin quý vị nghe cho rõ rồi trả lời và đệ trình lên cấp trên”.

Tiếp đến là Cha Joseph Nguyễn Khắc Quế, phát biểu là đã nhiều lần trình bày nguyện vọng xin lại khu đất 42 Nhà Chung đó là khu đất linh thánh, là ngôi nhà tổ. Thế mà ngày 19.9.2008 chúng tôi về nhà tổ của chúng tôi mà không vào được, vì đã bị công an phong toả TTGM Hà Nội, khu phố Nhà Chung, có hàng dào sắt, dây thép gai ngăn cản, có chó nghiệp vụ, biệt động, công an đủ các cỡ. Tôi thấy đúng là cuộc cưỡng bách. Xin các cấp lắng nghe những lời kêu cứu của chúng tôi, để rồi giải quyết cho thoả đáng.

Sau Cha Quế là Cha Joseph Nguyễn Ngọc Hinh phát biểu: “chúng tôi vừa nghe ông Chủ Tịch có ý kiến, chúng tôi thực sự vui mừng, sự vui mừng đó phải được tôn trọng và được đối thoại thực sự, bằng những việc làm cụ thể, nhiều khi tôi thấy nói ra thì tôn trọng trên lý thuyết nhưng cuối cùng chẳng thấy tôn trọng đâu. Chúng tôi thực sự mong quý vị hãy thực thi những gì mình đã cam kết, đã trao đổi”.

Kế đến là Cha Laurenso Chu Văn Minh, Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nôi nói: “không có luật pháp nào ngăn cấm thực hành tôn giáo” và chính ngài là nạn nhân của việc ngăn cấm đó, vì ngài đi làm lễ tại dòng Mến Thánh Giá, 31 Nhà Chung như thường lệ, đã bị công an cấm không cho vào. Ngài đứng đối thoại, chờ đợi 30 phút mà công an không cho vào để làm lễ. Nhiều giáo dân đi lễ ở Nhà Thờ Lớn cũng không cho vào. Cha đã đặt câu hỏi: “có luật pháp nào ngăn cấm việc thực hành tôn giáo không?”

Cha Jacob Nguyễn Văn Lý nói: “các phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch về việc TTGM đã đồng ý để nhà nước sử dụng khu đất 42 Nhà Chung làm công viên cây xanh”. Cha đề nghị: “các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà Nước cần đưa tin trung thực, không được bịa đặt, không được vu khống”.

Cha Joseph Nguyễn Văn Diễm nói về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Có nghĩa là nói thì phải làm mà không được lừa dối.

Cha Peter Nguyễn Văn Khải nói: “Nhà Nước vẫn nói là độc lập tự do, hạnh phúc, nhưng chúng tôi thấy tự do và hạnh phúc của chúng tôi đang bị xâm phạm, tổn hại nghiêm trọng, chúng tôi thấy quyền con người của chúng tôi đang bị xâm phạm. Cụ thể là từ sớm hôm ngày 19.9 tới bây giờ khu vực 40 và 31 Nhà Chung, chúng tôi bị mất quyền đi lại, quyền học hành, quyền làm việc, quyền được bảo vệ an toà n, quyề n thông tin, quyền sinh h ọat tôn giáo, chúng tôi thấy lực lượng cảnh sát, dân vệ phong toả không cho ai ra vào như thế thì lấy gì mà ăn, không về nhà được lấy chỗ đâu mà nghỉ, chỉ còn cách đi lang thang mà thôi”.

Rồi đến Cha Joseph Nguyễn Ngọc Ruẫn hỏi: “Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cụ thể là UBND TP, Quận Hoàn Kiếm có còn tôn trọng chúng tôi là những người công giáo nữa hay không? Nếu còn tại sao lại xử sự với chúng tôi như tội phạm như thế?”.

Cha Antôn Trần Duy Lương, Chính xứ Nhà Thờ Lớn nói “đường đường, chính chính thì việc gì mà phải thi công trộm, từ nửa đêm, việc gì phải đưa hàng dào sắt, dây thép gai để ngăn cấm không cho ai qua lại, tại sao thi công dùng các loại xe cơ giới, phá dỡ ngôi nhà 4 tầng cao như thế mà không có biện pháp nào để bảo đảm an toàn lao động, phá nhà cả đêm làm cho mọi người chung quanh mất ngủ, bê tông rớt xuống làm hỏng tường nhà chúng tôi, TTGM đang phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, tiếng máy gầm rú động trời, bụi bay mù mịt, chúng tôi đang phải hít thở không khí không trong lành do Nhà Nước gây nên”.

Sau khi Đức Cha và các cha đại diện cho TTGM phát biểu nêu ý kiến, thì tiếp theo là Bộ Xây Dựng phát biểu, nêu rõ nguồn gốc của khu đất 42 Nhà Chung và trả lời đơn khiếu nại của TTMG là không có cơ sở để giải quyết. Nói đến việc Cha Nguyễn Tùng Cương, Tổng Quản Lý đã có biên bản bàn giao cho Nhà Nước năm 1961 nhưng không có văn bản chính gốc nào là việc cha Cương đã trao khu đất 42 cho nhà nước quản lý.

Tiếp đó là đại diện Sở Tài Nguyên Môi Trường phát biểu, cũng khẳng định là không có cơ sở để giải quyết.

Sở Quy Hoạch nhận chỉ đạo của cấp trên và UBND quận Hoàn Kiếm là đơn vị được trao cho trực tiếp thi công. Phủ nhận khu đất 42 Nhà Chung là không có tranh chấp. Nên nhà nước đã quy hoạch để làm công viên cây xanh.

Rồi đến Chủ Tịch UBND quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư và là đơn vị trực tiếp thi công. Ông đã phủ nhận việc phong toả TTGM và khu phố Nhà Chung, nên đã bị các cha phản đối kịch liệt vì lời nói sai sự thật, trong khi đó công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ vẫn đêm ngày giữ chặt cùng với hàng dào sắt, dây thép gai, không cho ai qua lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Ông Nguyễn Đức Nhanh Giám Đốc Công An Thành Phố nói: “công an cảnh sát đến đó là để bảo vệ cho việc xây dựng được an toàn, mà công an thì được dùng tất cả các phương tiện có thể, kể cả chó nghiệp vụ để bảo vệ cho những người thi hành công vụ, không phải để tấn công người dân.” Ông cũng đặt 5 câu hỏi xin các cha trả lời.

Sau đó Cha Phạm Minh Triệu phát biểu, là nghị quyết 23 của chính phủ, bản thân nghị quyết 23 là văn bản dưới luật, nghị quyết 23 áp dụng luật hồi tố mà trong luật Việt Nam thì không áp dụng luật hồi tố khi bất lợi cho người bị hại và cho đương sự. Khu đất 42 Nhà Chung không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị quyết 23, chỉ áp dụng cho đối tượng đất cát đã được Nhà Nước trưng thu, trưng mua, mượn hoặc chuyển tên người khác. Trong khi đó khu đất 42 của TTGM không có bất cứ một loại giấy tờ nào nói là Nhà Nước đã trưng thu”.

Sau khi Cha Triệu phát biểu, thì Cha Khải đứng lên xin trả lời 5 câu hỏi của Giám Đốc Công An đã nêu ra, nhưng ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBND TP nói là để sau, mà sau khi phát biểu xong ông tuyên bố bế mạc cuộc họp. Cha Khải không có cơ hội để trả lời các câu hỏi của Giám Đốc Công An TP Hà Nội.

Đức Tổng phát biểu cuối cùng, Ngài nhắc lại lời Ông Chủ Tịch nói “đất đai từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu, nhưng đến thời giáo hội công giáo thì được cấp khu đất đó”. Ít ra khi cấp, thì người ta cũng có một mảnh giấy công nhận. Đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ văn bản nói về sự thay đổi đó, trên mảnh đất 42 của chúng tôi chưa được một văn bản nào của Nhà Nước nói về sự thay đổi đó, không đi vào diện cải tạo tư sản, không đi vào diện cải tạo nông nghiệp, không có một văn bản nói đến sự tịch thu, trưng thu hay trao cho nhà nước, có thể nói là sự quản lý của cơ quan Nhà Nước là chưa có hợp pháp. Trên cơ sở đó cần phải có văn bản giấy tờ. Ngài nói tiếp: “nếu kẻ cướp vào chúng tôi, ngang nhiên ở đó không có giấy tờ gì hết, mà họ mạnh hơn, chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm thì sao? Nên cần phải có giấy tờ văn bản pháp lý. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có văn bản đó. Chúng tôi thấy lời Ông Chủ Tịch nói trên lý thuyết rất hay nhưng chưa thực hiện được. Điểm cuối cùng Ông Chủ Tịch có nói: “đất đai là nhà nước quản lý, nhà nước không tranh chấp với ai”. Đức Tổng nói thêm “chúng tôi rất đồng ý, chúng tôi không tranh chấp với nhà nước” ông Chủ Tịch có nói, năm 1961 linh mục Joseph Nguyễn Tùng Cương có liệt kê 95 cơ sở” nhưng chúng tôi không đòi cơ sở nào vì những cơ sở đó thực sự dùng vào công ích chung như: trường Hoàn Kiếm, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện Bài lao chúng tôi không bao giờ nhắc tới, nhưng khách sạn La Thành chúng tôi sẽ nhắc tới”.

Sau khi họp xong, mọi người đứng dậy ra về, nhưng vẫn còn rất bức xúc vì không được giải quyết thoả đáng, các cấp chính quyền trả lời vòng vo, không đi đến đâu, không đi vào mấu chốt của vấn đề, vẫn cứ “bổn cũ soạn lại”.

Có thể nói “họp mà không hành”, trên lý thuyết thì rất hay, nhưng thực hành chẳng được chút nào.
 
Thái hà- Tòa Khâm Sứ: Không qua thập giá thì sẽ không đến vinh quang
Ngu Lão-Daklak
03:14 23/09/2008
THÁI HÀ- TÒA KHÂM SỨ: CHUYỆN NHỎ

Không bàn đến chuyện nực cười, vô liêm sĩ của bộ phận cầm quyền đang hành xử liên quan đến chuyện Thái Hà và Tòa Khâm sứ mấy ngày qua. Bởi chưng, những chuyện thật như bịa là chuyện thường ngày của cái gọi là Chính quyền độc tôn, độc quyền, độc đoán, độc tài và cả độc ác của nhiều quốc gia xưa lẫn nay. Ta có toàn quyền nên ta làm gì cũng được. Ta luôn luôn đúng nên ta bất chấp ngôn luận đó đây. Chỉ có ta lãnh đạo nên ta không cần đối thoại với một ai. Chỉ có ta làm ra luật (Lập pháp) nên ta có quyền bất chấp luật lệ! Chỉ có ta là người thi hành luật (hành pháp) nên ta làm gì cũng là thực thi pháp luật. Chỉ có ta xét xử, chế tài (Tư pháp) nên mọi sự đúng sai ở trong tay ta, và dĩ nhiên phần đúng là luôn ở ta. Những ai làm khác ta, có ý kiến nghịch với ta đều là sai trái, phạm pháp và hệ quả tất yếu là khởi tố, tù tội…

Thử hỏi vì sao ngay tại mộ Thủ đô ngàn năm văn hiến, trong một hoàn cảnh lịch sử mà sự thông tin không thể nào bị ém nhẹm, chưa kể là rất nhanh nhạy như hiện nay, thế mà Chính quyền Thủ Đô Hà Nội lại có những hành vi ngược ngạo như thế đối với bà con tín hữu Công giáo qua chuyện Thái Hà, đặc biệt là chuyện Tòa Khâm Sứ khởi đầu vào ngày 19-9-2008.

Có nhiều người nghĩ rằng đây là đòn đánh phủ đầu của giới cầm quyền muốn răn đe các tôn giáo và vừa chứng tỏ uy lực của mình. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi, dù không loại bỏ các dụng ý trên, nhưng còn có một dụng ý khác thâm độc hơn nhiều. Đó là chính quyền muốn gây một xì căng đan để chuyển hướng dư luận trong và ngoài nước.

Vừa qua người anh em “môi răng liền kề” là Trung Quốc vừa nhắc lại cái Công Hàm của Nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cách đây 50 năm, minh nhiên hay mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Là người dân Việt yêu nước, thương nòi thì ai ai cũng căm giận, phẩn nộ cái sự “bá quyền” của người “anh em”. Dĩ nhiên người ta không thể không trách cứ hành vi của các vị cầm quyền phe ta trước đây. Trong số những người căm phẩn và bày tỏ sự phản bác chuyện này có cả nhiều vị đã và đang nắm quyền và nhất là những người đang quyết tâm hy sinh vì công lý, vì dân chủ, vì hạnh phúc của quê hương Việt Nam. Một vài nhà dân chủ ngồi tọa kháng đã bị bắt hay bị quản thúc cách này cách khác. Chắc chắn vì quê hương dân tộc, vẫn có đó nhiều người đang nắm quyền chức phẩn nộ, bất bình nhưng chưa có dịp biểu lộ chính kiến. Còn phía người dân, đặc biệt thành phần trí thức thì có thể xả “xì trét” bằng các diễn đàn “blog” này nọ.

Thử đặt mình vào kẻ cầm quyền:

Tình yêu quê huơng là một tình yêu không thuộc độc quyền của một ai, một tập thể nào. Hơn nữa, là con dân Nước Việt, một đất nước có bề dày lịch sử nhiều phong ba, bão tố trong việc bảo vệ sự độc lập tự do và vẹn toàn lãnh thổ, thì lòng yêu nước như là cái gì vốn sẵn có trong máu huyết từng người. Bất cứ giá nào cũng không thể để mất đất đai mà tiên tổ để lại, dù là hải đảo xa xôi hay là giải đất biên giới phía Bắc. Không ai dại gì đi chống lòng yêu nước của đồng bào mình, vì làm như thế là quá “vong bản”, mất gốc. Nhưng người ta lại sợ những tấm lòng yêu nước ấy có thể làm lung lay cái ghế, cái chức, cái quyền của mình đang nắm giữ. Và chắc chắn sau những cái ghế, chức, quyền ấy là vô vàn bổng lộc bất chính mình đang hưởng, đang thu có thể bị đe dọa.

Thời gian là liều thuốc hữu hiệu trong nhiều trường hợp. Thiên hạ đã um sùm sùm lên về các xì xăng đan qua chuyện “Năm Cam”, “Tân Trường Sanh”, “PMU 18”…nhưng rồi với thời gian cái gì cũng qua hay lắng dịu xuống mà thôi. Vậy ta hãy làm cái gì đó để người ta tập trung chú ý mà lãng quên chuyện bị mất đất, mất đảo của tổ tiên. Mãi lo tập trung chú ý vào chuyện khác thì sau một thời gian dài ngắn, chuyện mất đất sẽ nhẹ đi hay bớt ồn ào đi và thế là ta khỏi phải bị kết án về cái tội “gây hậu quả nghiêm trọng” gần như là bán nước.

Không gì tuyệt vời cho bằng tập trung sự chú ý vào cái việc đòi đất, đòi nhà của mấy người Công Giáo. Nhân dân ta theo Công giáo chỉ là thiểu số. Bà con Phật tử chính danh thì cũng không nhiều. Giữa người đạo này và đạo khác cũng có đó nhiều sự không thuận thảo, chưa kể là vẫn có đó sự ganh tị tiềm tàng. Khi ta đánh dân Công giáo thì ít nữa là có rất nhiều người cùng đảng phái hay đang nắm quyền ủng hộ ta. Chưa kể số người có lập trương trung dung, con số người vì sợ hãi không dám lên tiếng ở nước ta thì đầy dẩy. Đánh vào đám dân Công giáo, bất chấp người vai vế, chức vị nào, tuy có hơi bất nhân, hơi vô đạo, nhưng một mủi tên mà trúng hai mục tiêu, nhất là mục tiêu chuyển hướng sự quan tâm của người dân ra khỏi chuyện mất đất, mất đảo là ta thắng lớn.

Đã đánh là sử dụng mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn đê hèn. Chẳng hạn vừa qua thông tin truyền hình và báo chí Việt Nam chúng ta cắt xén câu phát biểu của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội để gây bức xúc trong lòng những người dân Việt yêu nước, thương nòi. Đúng là một chiêu tuyệt độc mà việc giải độc không phải dễ dàng gì khi mà Chính quyền độc nắm phương tiện truyền thông đại chúng. Trong khi nội dung lời phát biểu của Đức Tổng Hà Nội là chúng ta, chính quyền và các tổ chức tôn giáo, các tập thể xã hội… cần chung vai sát cánh làm việc cách hợp lý để thế giới kính trọng Việt Nam ta mỗi khi có người đi ra nước ngoài, thì Chính quyền chúng ta làm cho người dân hiểu ngược lại là Ngài Đức Tổng vong bản khi “cảm thấy nhục nhã” vì mang hộ chiếu Việt Nam. Đánh được người cầm đầu thì bà con các tôn giáo khác lẫn bà con lương dân và người cộng sản sẽ cho rằng người Công giáo là phản quốc thảy thảy.

Thử đặt mình vào người bị đánh: Thái Hà – Tòa Khâm sứ là chuyện nhỏ.

Hội Thánh Việt Nam đã mất biết bao nhiêu cơ sở, biết bao nhiêu đất đai hợp pháp của mình? Nếu làm con số thống kê thì nhiểu người phải há miệng kinh ngạc. Đã mất nhiều như thế mà còn gồng vai để đòi lại một mảnh đất, một căn nhà làm gì? Khi phía Chính quyền khăng khăng không chịu nhượng bộ, không chịu thua lý, dù không có lý chút nào, thì chuyện kiên trì chịu khổ, chịu bách hại có mang lại kết quả gì chăng? Con kiến mà kiện củ khoai! Mấy ông chủ hữu danh vô thực mà dám đi kiện các đầy tớ có đủ đầy súng ống hả! Chuyện dã tràng se cát thôi.

Không, nhiều vị lãnh đạo Công giáo đã từng tuyên bố rằng chuyện đất đai nhà cửa chỉ là chuyện nhỏ. Đó chỉ là cái nhân, cái cớ (nói theo tiếng nhà Phật là cái duyên) để đấu tranh cho công lý ngự trị trên quên hương đất Việt. Rất có thể việc đấu tranh đòi đất, đòi nhà sẽ thất bại, nghĩa là không đòi được gì cả và có thể phải chuốc lấy sự bách hại, tù tội… nhưng tiếng nói đạo đức, nhân nghĩa, tiếng nói công lý lại được cất lên khắp mọi miền đất nước. Hơn nữa khi ánh sáng bừng lên thì nhiều cái nhơ nhớp sẽ lộ diện.

Một thiển ý đáng lưu ý: Giải độc

Theo thiển ý của tôi, để cho tiếng nói của công bình của chân lý được cất lên thì tiên vàn cần phải “GIẢI ĐỘC”.

Trong phạm vi gia đình, một người cha độc đoán, độc quyền, độc tài thì cả nhà sẽ ở trong địa ngục. Trong phạm vi xã hội, nếu một tổ chức kinh tế nắm độc quyền, chẳng hạn như cái “Ông Điện Lực”, thì xã hội sẽ vô vàn điêu đứng mà chúng ta đã chứng kiến hết năm này đến năm khác. Đã độc quyền thì ông tự tiện “cúp điện” tùy hứng làm cho nhân dân, cách riêng, các nhà sản xuất điêu đứng.

Trong phạm vi quốc gia, nếu có một tổ chức độc quyền lãnh đạo đất nước, chẳng hạn đảng cộng sản, thì đảng sẽ ở trên mọi cơ cấu quyền lực. Quốc Hội (Lập Pháp) cũng chẳng là gì. Muốn thông qua bộ luật nào hả? Phải theo sự lãnh đạo của đảng. Chính Phủ ư? Đảng ra lệnh là ngay Thủ Tướng (Hành Pháp) cũng phải tuân hành, chẳng hạn như chuyện ông Thứ trưởng Bộ Giao Thông Nguyễn Việt Tiến đấy. Còn Tư Pháp thì sao đây? Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án đều là công cụ của đảng mà thôi. Đảng biểu bắt ai, khởi tố ai, bỏ tù ai thì chuyện phải xảy ra như vậy.

Người dân khiếu kiện, tập thể tôn giáo đòi hỏi sự công bằng, quả là chuyện quá khôi hài và vô ích. Ai đứng ra làm trọng tài xét xử đây? Cả Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp đều do đảng đặt ra và lãnh đạo. Không bao giờ có chuyện đảng xử đảng thua dân, thua các tập thể tôn giáo… Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có vài ba chuyện lẻ tẻ mà đảng chỉ đạo hay bật đèn xanh khi một cơ quan Tư Pháp nhìn nhận sai lầm và bồi thường cho nạn nhân oan sai để cho dân tưởng rằng luật pháp nghiêm minh hay để làm mặt, làm mủi với thế giới.

Đã độc quyền là độc đoán, đã độc đoán là độc tài, và chuyện độc ác là chuyện đương nhiên xảy ra. Cần phải giải độc ngay để người dân nước Việt chúng ta thoát ách lầm than khốn khổ, để đất nước Việt Nam có cơ hội bay lên ngang tầm với bạn bè năm châu.

Làm sao để giải độc đây? Có người đề nghị là lấy độc trị độc. Một phương sách khá hay và rất có thể có ngay hiệu quả nhưng không hợp với tinh thần Tin Mừng. Vậy chỉ có cách là “không sợ độc”, sẵn sàng đối diện với “sự độc” và sẵn sàng đón nhận mọi sự xấu do cái độc gây ra. Và chuyện vác thập giá, chuyện hy sinh là chuyện đương nhiên. Không qua thập giá thì sẽ không đến vinh quang.
 
Nghe nhạc bản: Hướng về Tòa Khâm Sứ
TN
03:21 23/09/2008
 
Hội Thánh Việt Nam
Hoa Biển
03:27 23/09/2008
Hội Thánh Việt Nam

Ðường ta đi phấn khởi
Mở lối bởi tiền nhân
Nén hương lòng tri ân
Tấm bia lòng ghi khắc.

Như Phan-Sinh xứ Bắc
Đến An-rê Phú Yên
Những người Việt đầu tiên
Ðã trung kiên làm chứng
Cho lòng ta tin vững
Cho hy vọng ta vươn
Cho đậm nét yêu thương
Cho quê hương ngời sáng.

Nguyện tiếp tay xứng đáng
Với sự nghiệp tiền nhân.
Máu đổ vì Phúc Âm
Cho hạt giống nảy mầm
Khắp trời nam nước Việt.
Bao nhiêu người oanh liệt
Sống chết vì đức tin:
Một trăm ba chục nghìn
Ðã hy sinh vì đạo.

Từ nhi đồng, phụ lão,
Từ thầy giáo, học trò,
Ðến thợ thuyền, nông phu,
Thương gia và y sĩ,
Cả các bà, các chị,
Cả cụ lý, thầy cai,
Cả bà mẹ mang thai,
Quan quân và lính ngục,
Cả thầy dòng, giám mục,
Cả cha xứ, ông trùm,
Người giúp việc nhà chung,
Nữ tu và thầy giảng
Tất cả đều xứng đáng
Những nhân chứng tình yêu.

Người hy sinh càng nhiều
Người tin theo càng lắm
Cho quê hương tươi thắm
Cho Hội thánh vững bền
Bốn trăm năm xây trên
Máu anh hùng tử đạo
Từ một miền truyền giáo
Nay Hội thánh Việt Nam
Ðã cùng nghĩ cùng làm
Với anh em thế giới.
 
Hưởng ứng kháng thư của Đức Cha Kontum
N.T.T.
03:53 23/09/2008

HƯỞNG ỨNG KHÁNG THƯ CỦA ĐỨC CHA KONTUM



Là những tín hữu, chúng con rất được an ủi khi thấy các mục tử của mình đang dần dần hiệp nhất cùng một tiếng nói. Ở một đất nước toàn trị, một đất nước đang được thế giới nhìn qua hình ảnh người ngôn sứ bị bịt miệng, toàn dân bị lừa bịp và dẫn đi như đàn cừu mà không ai dám lên tiếng nói. Ngày càng có những người không cùng một đức tin với chúng ta dấn thân vào mối phúc thứ tám, dám nói lên sự thật, chấp nhận bị bắt bớ, tù đày, giam cầm và cả bị sát hại vì lẽ công chính. Nhìn họ và nhìn các vị Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị quản thúc và chịu bao thử thách, chúng con tự hỏi bao giờ các mục tử của chúng con mới lên tiếng nói? Tạ ơn Chúa, nay lửa cháy tận nhà, từ Hồng Y đến Giám Mục và Bề Trên Dòng, các mục tử đã đồng loạt dõng dạc lên tiếng, đích thân đến hiệp thông cầu nguyện và viết lên giấy trắng mực đen những sứ điệp của mình. Cách riêng, lá thư của Đức Cha Kontum gửi các vị lãnh đạo Đất Nước, thật ngắn gọn nhưng gói ghém được tất cả.

Chúng con xin có chút tâm tình nồng nhiệt hưởng ứng, bắt đầu từ phần cuối của lá thư đi lên.

1. THIÊN CHÚA LÀ CHỦ LỊCH SỬ

Vụ Thái Hà thoạt đầu giản dị là một giữa muôn ngàn vụ khiếu kiện đất đai trên khắp đất nước, nay đã lôi cuốn sự nhập cuộc của mọi miền đất nước và cả nhiều chân trời khác nhau trên thế giới, không riêng người Công Giáo mà cả người ngoài. Nó vượt mọi tiên liệu của những người trong cuộc cả hai phía, dường như khiến hai bên đều không dừng lại được nữa. Ai đã làm cho một cái tàn thuốc bùng lên thành đám cháy liên lục địa nếu không phải là Đấng đã gây ra vụ nổ Big Bang và đang làm chủ lịch sử?

Chi tiết này khiến không thể nhìn vấn đề cách khinh suất. Chính Đấng mời gọi học với Ngài về sự hiền lành và khiêm nhường cũng nhắc nhở: “Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,16).

Đức Cha Kontum gửi thẳng kháng thư đến những vị lãnh đạo cao nhất, là điều chí lý. Cần phải đòi những vị lãnh đạo cao nhất lên tiếng, bởi vì họ đang diễn trò nhắm mắt làm ngơ cho cấp dưới đặt mọi người trước sự đã rồi, để rồi lại tiếp tục dối lừa với luận điệu: "Nếu có nhu cầu xin đất để sử dụng vì mục đích tôn giáo thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết". Tiếp đó là đan cử chuyện trả đất La Vang, chuyện trả chủng viện Thái Bình, một vài câu nói xoa dịu rồi mọi chuyện không phải chìm vào quên lãng nhưng trở thành trò đùa!

Vấn đề không chỉ ở đám đất này hay đám đất kia, nhưng “khắp nơi đều có người dân đi khiếu kiện đất đai, tài sản. Chính quyền cần xem xét lại và nhận ra cái bất cập, cái bất công” (Thư Đức Cha Kontum). “Có biết bao nhiêu người dân thấp cổ bé miệng đi khiếu kiện đòi tài sản suốt bao năm tháng mà chẳng được lắng nghe giải quyết, lại còn bị trù dập” (nđd). Xin cám ơn lá thư của Đức Cha Kontum đã cho thấy Giáo Hội đang đấu tranh không phải vì vài đám đất tí teo của riêng mình nhưng là đang lên tiếng thay cho đại chúng bị áp bức. Vị Giám Mục đầu tiên của giáo phận Kontum, Đức Cha Paul Seitz, đặt tựa cho tập hồi ký viết về những ngày cuối cùng ở Việt Nam là “Thời Của Những Con Chó Câm”, thời đám ngôn sứ của Thiên Chúa bị ngậm miệng, thế nhưng với những người hôm nay đang tiếp tục sứ mạng của Đức Cha Paul, Thiên Chúa đang để cho những người câm được mở miệng, một thời mới đã bắt đầu.

Điều cảm động là tất cả các mục tử ngôn sứ ấy biết rõ cái giá mình phải trả khi dám lên tiếng bênh vực sự thật. Xin kính chào Thập Giá, niềm hy vọng có một không hai!

2. KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ ĐẤT ĐAI

“Vâng, đây không chỉ là chuyện đất đai. Cái chính là lòng người, là hạnh phúc, là tự do được làm người và làm người dân trong một đất nước tự do, bình đẳng. Nhiều người dân, trong đó có người dân Thái Hà, đang đòi hỏi công lý, công bằng, sự thật” (nđd).

Vâng, Đấng làm chủ lịch sử đã mở quyển sách sang một trang khác. Không còn chỉ là chuyện đất đai. Thế nên dù khu vực Tòa Khâm Sứ cũng như khu đất Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà có thành công viên cây xanh thì cuộc đấu tranh vẫn phải tiếp tục và tiến tới. Không phải cho quyền lợi của Giáo Hội nhưng là cho con người. Giữ vững lập trường bất bạo động, người Công Giáo liên kết cùng nhau cầu nguyện để công lý được thể hiện cho mọi người. Người Công Giáo không tìm lật đổ chính quyền nhưng muốn góp phần “điều chỉnh cái bánh lái nhỏ xíu để Đất Nước tiến đến vinh quang” (nđd). Thật đau lòng, sau hơn ba mươi năm có được hòa bình, Đất Nước và Dân Tộc ngày càng lún sâu vào những tệ đoan xã hội, tham nhũng và càng suy đồi về luân lý và giáo dục (x. nđd). Người Công Giáo không thể làm ngơ trước mối thảm họa chung.

Vâng, Thiên Chúa đang cho Giáo Hội Việt Nam cơ hội đóng trọn vai trò ngôn sứ của mình. Không thể thỏa hiệp để bị biến chất. Không thể chỉ vì sợ mất dăm củ hành củ tỏi mà không dám rời bỏ Ai Cập, dấn thân vượt biển Đỏ tiến về Đất Hứa.

Các nhà đấu tranh dân chủ hiện nay ngày càng đông nhưng chỗ yếu của họ là không có cách nào làm cho quảng đại quần chúng biết sự hiện diện của họ và ý nghĩa cuộc đấu tranh của họ. Dân chúng không biết, không hiểu, cho nên rất thờ ơ và có khi còn mỉa mai. Rút kinh nghiệm ấy, chúng ta cần phải làm cho mọi người trong Dân Chúa, từ linh mục, tu sĩ và giáo dân, từ người lớn đến trẻ em hiểu rằng chúng ta không đấu tranh để đòi đất nhưng để đòi công lý. Mọi người đều phải hiểu biết rõ thì mới yêu mến con đường của Giáo Hội và dấn thân.

Ước gì toàn thể Giáo Hội Việt Nam sẽ có một hình thức chung để lên tiếng, chẳng hạn mỗi chiều Thứ Bảy đầu tháng mọi nhà thờ trên toàn cõi Việt Nam cùng canh thức trong ánh nến, hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và đọc lên những lá thư của HĐGMVN công bố sự thật cho mọi người. Sự kiện này ở khắp nơi cùng một lúc dần dần sẽ khiến anh chị em lương dân hiểu được việc làm của chúng ta.

Nào có gì phải sợ? “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39). Nhiều người trong chúng ta còn nhớ lời đầu tiên Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắn gởi Giáo Hội Việt Nam mấy mươi năm trước: “Đừng sợ! Hãy hiệp nhất với nhau và hãy nói sự thật!”

3. SỰ THẬT SẼ GIẢI PHÓNG

Không riêng bà con giáo dân Thái Hà và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bị xuyên tạc và bôi nhọ, giờ đây chính những lời của vị đứng đầu Giáo Tỉnh Hà Nội bị cắt xén và xuyên tạc trắng trợn. Rồi chỉ cần xuyên tạc xong là có thể biến từ “ngài” thành “ông”, thành “tên” rồi thành “thằng”.

“Chỉ có ‘sự thật sẽ giải phóng’ con người, mới đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Con người vốn có tinh thần hiền lành, dễ gặp nhau, dễ tha thứ, nhưng một khi biết mình bị lừa, bị gạt, bị dồn ép… thì họ có thể chấp nhận cả cái chết” (Nđd).

Chúng ta không thể ngồi chờ để các phương tiện truyền thông nhà nước mặc sức ban phát những sự thật theo ý họ khiến quần chúng khắp nơi hiểu lệch lạc về Giáo Hội và khinh miệt Giáo Hội. Chúng ta có Vietcatholic, một số trang web Công Giáo khá quen thuộc và có Đài Chân Lý Á Châu. Dù ít ỏi, nhưng nếu biết phối hợp cũng có thể cung cấp thông tin khá rộng rãi:

- Các e-magazine sẽ nhanh chóng chuyển cho độc giả của mình những thông tin cần thiết. Trước đó, cần giúp những người dùng các địa chỉ email có đuôi ‘.vn’ biết rằng có nhiều thư và báo điện tử gửi đến họ bị phát hoàn. Muốn nhận được thông tin, họ nên mở hộp thư trên các hãng quốc tế như yahoo hay gmail (không có ‘.vn’ ở cuối).

- Xin các e-magazine và mọi người phổ biến rộng rãi những cách vượt tường lửa để xem tin tức Công Giáo trên mạng, phổ biến giờ và làn sóng phát thanh của Đài Chân Lý Á Châu.

- Cần chia sẻ những kinh nghiệm ấy với bạn bè ngoài Công Giáo để họ có thể tự mở xem và biết thêm những điều mà Nhà Nước muốn giấu. Qua đó, người ngoài Công Giáo sẽ cảm thông hơn vì biết rằng cuộc đấu tranh của người Công Giáo cũng hòa nhịp với khát vọng dân chủ và nhân quyền của đại bộ phần quần chúng.

- Cần chia sẻ cả với các công an, những người này hành động dã man có thể chỉ vì đã được học tập một chiều. Nếu có điều kiện biết sự thật, có thể nhiều người trong họ sẽ chùn tay không nỡ đàn áp dân lành.

- Cần chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận thông tin trên đây với giới sinh viên để họ biết rằng chúng ta không chỉ mất Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển khơi nhưng đang mất những quyền căn bản của con người ngay trên đất liền của Tổ Quốc.

Trong bài viết gởi Vietcatholic hôm qua (22-9) một cán bộ đồng cảm với giới Công Giáo nói rằng điều đáng ngại là truyền thông của bên Công Giáo quá yếu, không cự lại nổi làn sóng truyền thanh, truyền hình và báo chí của Nhà Nước đang phủ ngập trên dân chúng.

Bằng mọi cách, chúng ta cần làm cho mọi người biết được sự thật. Cách của Đức Hồng Y TGM Sài Gòn là một gương sáng chói: Ngài liên tiếp viết thư giải thích cho các thành phần Dân Chúa và yêu cầu đọc ở nhà thờ. Thiết tưởng các Tòa Giám Mục khác đều có thể cho đọc những thư ấy hoặc các thư tương tự của Đấng Bản Quyền. Thiết tưởng các nhà xứ và mọi người cần can đảm tiếp tay với các Tòa Giám Mục bằng cách in thêm và phát hành rộng rãi. Mỗi người cũng có thể chia sẻ những thư ấy cho các bạn hữu người lương. Một khi biết được ý nghĩa cuộc đấu tranh cho công lý, họ sẽ tiếp tay ủng hộ chúng ta.

4. CHỨNG TỪ HIỆP NHẤT

Đã có lúc người ta nghĩ rằng Giáo Hội Việt Nam khó còn tìm lại được sự hiệp nhất. Thế mà chưa bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lại hiệp nhất như những ngày này.

Người ta đã đếm các Giám Mục đến từ khắp mười giáo phận của Giáo Tỉnh Hà Nội, ba lá thư của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn rồi đến thư hiệp thông từ hai Đức Giám Mục Tây Nguyên của Miền Trung. Thế là đủ cả ba Giáo Tỉnh.

Chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện để mọi người đều biết quên mình vì ích chung và vì hiệp nhất. Chúng ta hiệp nhất với nhau không chỉ vì nhu cầu tự vệ chung nhưng trước hết là để thế gian tin rằng Chúa Cha đã sai Đức Kitô đến trần gian (x. Ga 17,21) và tiếp đến là để cùng nhau phục vụ những người cần được hưởng ơn cứu rỗi.

Tin vào lời hứa của Mẹ Maria tại Fatima, chúng ta hãy động viên nhau hiệp thông cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, trong hy sinh, chay tịnh và đổi mới đời sống.

5. TÂM TÌNH BIẾT ƠN

Kết thúc bài hưởng ứng này, chúng con xin chân thành biết ơn lá thư của Đức Cha Micae.

Chúng con chân thành biết ơn Đức Hồng Y đã quên những muộn phiền riêng để dẫn dắt chúng con trên đường sự thật.

Chúng con chân thành biết ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã xướng xuất công cuộc cầu nguyện để nhờ đó Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi được hiệp nhất một lòng một ý, và hơn nữa xin biết ơn Đức Cha giờ đây đang chịu sỉ nhục vì yêu mến Dân Tộc và Giáo Hội.

Chúng con xin chân thành biết tất cả và từng Đức Cha yêu dấu và đáng kính mến của chúng con trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về lòng dũng cảm và sự hiệp nhất sâu xa của Quý Đức Cha, về tấm lòng của Quý Đức Cha dành cho những nghèo hèn, bé nhỏ, bị bỏ rơi và bị áp bức.

Xin Quý Đức Cha cầu nguyện cho chúng con biết noi gương Quý Đức Cha.

Sài Gòn, 23-09-2008

Một tín hữu bé nhỏ không đáng nhắc tên, nói thay cho nhiều anh chị em.

N.T.T.
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu hỗ trợ và hiệp thông cùng ĐTGM Hà Nội & Giáo xứ Thái Hà
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu
04:52 23/09/2008
TUYÊN UÝ ĐOÀN CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIÊT NAM ÚC CHÂU

VÀ NGUYỆT SAN DÂN CHÚA ÚC CHÂU

XIN HIỆP THÔNG, CẦU NGUYỆN, VÀ ĐỒNG HÀNH

VỚI ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, VỀ SỰ KIỆN TOÀ KHÂM SỨ VÀ GIÁO XỨ THÁI HÀ, TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI, VIỆT NAM.


Australia, ngày 23 tháng 9 năm 2008

Trọng Kính Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội,

Kính Thưa Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Bề Trên, Chính Xứ Thái Hà,

Kính Thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và Cộng Đồng Dân Chúa Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 2007 và nhất là từ tháng 1 năm 2008, khi được biết những khó khăn, phức tạp, với những thách đố và đàn áp cưỡng bức của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp đặt lên toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Hà Nội qua sự kiện Toà Khâm Sứ, và sự trấn áp khủng bố kinh hoàng của công an và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với Giáo Xứ Thái Hà, qua các cơ quan truyền thông Công Giáo nói riêng và các cơ quan truyền thông Quốc Tế nói chung, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu chúng con đã liên tục theo dõi, đồng hành, và cầu nguyện hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Giuse cùng Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Đặc biệt qua các thông tin quốc tế của các đài Radio BBC, VOA, SBS, Vietcatholic, và các cơ quan truyền thông quốc tế khác, khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vào ngày 19.9.2008 đã huy động hàng trăm công an đặc vụ, chó săn chuyên nghiệp để bao vây, phong toả, và khủng bố tinh thần của Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, đồng thời, ngang ngược dùng cả một lực lượng công an vũ trang khác với cả xe cơ giới nặng, để san bằng khu vực Toà Khâm Sứ, bất chấp những hứa hẹn đối thoại trên công lý với Giáo Hội trước kia...

Lại còn đau lòng thêm nữa, khi chúng con được biết vào tối Chúa Nhật ngày 21.9.2008, trong khi Giáo Dân cầu nguyện trong an bình, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã huy động cả trăm cảnh sát và dân phòng bao vây phong toả và khủng bố khu vực Nhà Thờ Thái Hà và Linh Địa Đức Bà tại Giáo Xứ Thái Hà. Hơn thế nữa, vào Thứ Hai ngày 22.9.2008, nhà cầm quyền Cộng Sản còn bao thuê những “đoàn viên thanh niên cộng sản” để khủng bố, chửi bới, xỉ nhục hàng Linh Mục và Giáo Dân, cũng như phá phách Đền Thánh Giêrađô...

Những sự kiện này đang gây nên phẫn uất, buồn đau, và bất bình nơi những người dân Úc Châu nói chung, và đặc biệt nơi những người Úc gốc Việt nói riêng.

Trong tâm tình hiệp thông, cầu nguyện, hỗ trợ và đồng hành với Đức Tổng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tuyên Uý Đoàn chúng con đã thông tin cho nhau qua các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu, qua các cơ quan truyền thông báo chí; đồng thời khuyến khích các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Cộng Đồng Dân Chúa Tổng Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt này. Trong các Thánh Lễ cuối tuần vào Chúa Nhật 21.9.2008 vừa qua, các cộng đoàn chúng con cũng đã hiệp thông và cầu nguyện rất nhiều cho Đức Tổng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em thương mến của Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu chúng con qua lá thư này, khẳng định sự Hiệp Thông và Đồng Hành hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt với Đức Tỏng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng, trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, và nhiều thách đố trong giai đoạn hiện tại.

Chúng con hoàn toàn tán thành và ủng hộ đường lối đối thoại ôn hòa, trong sự tôn trọng Hiến Pháp và Quyền Tự Do Tôn Giáo, cũng như tôn trọng sự thật và công bằng do Đức Tổng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em thương mến của Tổng Giáo Phận Hà Nội, dựa vào đường lối chung của Giáo Hội hoàn vũ với chủ trương theo đúng Tin Mừng.

Đồng thời, Tuyên Uý Đoàn và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu chúng con cũng tha thiết kêu gọi Quý Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Quý Cộng Đồng, Quý Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Quý Phong Trào Đoàn Thể, Quý Cơ Quan Nhân Quyền, Quý cơ quan truyền thông báo chí, và toàn thể Quý Đồng Hương Việt Nam tại Úc Châu và trên toàn thế giới, cùng hiệp thông với chúng con, cầu nguyện, đồng hành, và hiệp thông đặc biệt với Tổng Giáo Phận Hà Nội trong lúc khó khăn và đầy thách đố gian nan này. Chúng con mong mỏi và ủng hộ các buổi tổ chức Cầu Nguyện và Thắp Sáng trong các Giáo Xứ, các Cộng Đồng, các Cộng Đoàn địa phương, để cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam chấm dứt những hành vi đàn áp và khủng bố, đồng thời, đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam luôn biết tôn trọng Nhân Quyền cũng như Quyền Tự Do Tôn Giáo.

Trong tâm tình hiệp thông và đồng hành, chúng con cầu nguyện rất nhiều cho Tổng Giáo Phận Hà Nội. Nguyện xin Chúa của Hoà Bình và Mẹ La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, ban hoà bình, hạnh phúc, yêu thương trong công lý trên mọi người Dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là cho Đức Tổng Giám Mục Giuse, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, và anh chị em của Tổng Giáo Phận Hà Nội thương mến.

Trong Chúa Kitô.

Trân trọng,

LM. Phêrô Nguyễn Minh Thuý, Đại Diện Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.

LM. Phêrô Bùi Xuân Mỹ, Phó Đại Diện Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.

LM. Phaolô Chu Văn Chi, Tổng Thư Ký Tuyên Uý Đoàn, CĐCGVN Úc Châu.

LM. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
 
Lời nguyện cầu cho Quê Hương
Viễn Phương
06:23 23/09/2008
Quan sát và theo dõi những gì đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam gần đây, cụ thể là vấn đề tranh đấu cho Công Lý Xã Hội, được giáo dân tổng giáo phận Hà Nội khởi xướng vào tháng 12 năm ngoái (2007), bằng việc thắp nến cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ, số 42 Nhà Chung. Kế tiếp là vụ việc giáo xứ Thái Hà, số 178 Nguyễn Lương Bằng, yêu cầu UBNDTP Hà Nội và UBND Quận Đống Đa giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Thái Hà và Công Ty May Tổ Hợp Chiến Thắng.

Cao trào thắp nến cầu nguyện cho Công Bình và Chân Lý càng ngày đã và đang gây được sự chú ý của những người yêu chuộng hòa bình, chân lý và lẽ phải, trong cũng như ngoài nước, vì những người này luôn lấy Sự Thật, Công Bằng làm nền tảng để đối thoại và để giải quyết những tranh chấp, ngõ hầu đem lại sự công bình và lợi ích chung, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân lành.

Thế nhưng, những gì đã diễn ra ngay giữa lòng Thủ Đô Hà Nội, Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong những ngày gần đây, làm cho mọi người hết sức hoang mang và bức xúc.

Từ xưa đến nay trên báo chí, truyền hình và truyền thanh, Hà Nội luôn được mệnh danh là Thủ Đô Hòa Bình, của nền văn hóa ưu việt và văn minh của nước Việt Nam Dân Chủ, với hơn 4,000 năm Văn Hiến. Tuy nhiên điều ấy có thực sự hiện hữu như "người ta" vẫn thường rao rêu. Người Tây Phương có câu: "Action speaks louder than words." Tôi mạn phép tạm dịch, "hành động thì có sức thuyết phục hơn những lời nói suông." Cứ nhìn vào hành vi và cách cư xử của bất cứ một người nào đó, thì chúng ta cũng có thể đoán ra được, họ là loại người nào...!!!

Chấp nhận luận điểm trên, chúng ta có thể suy ra rằng: NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA HIỆN NAY TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI, qua việc Công An Vũ Trang, Cảnh Sát Di Động, và Lực Lượng Nhân Viên An Ninh (chìm nổi) với sự bảo vệ của loài "chó săn" hung hăng lục soát khắp nơi, bao vây các đường phố quanh khu vực Tòa Khâm Sứ, Tòa Giám Mục Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá, Nhà Thờ Chánh Tòa, với mục đích: "Nội bất xuất, ngoại bất nhập" nhằm để kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa những bất trắc có thể xảy ra và bảo vệ cho "nhóm người" đang dùng "vũ lực" để cầy sới mặt bằng của Tòa Khâm Sứ biến nơi này thành "công viên xanh" cũng là nơi "vui chơi" lành mạnh cho thế hệ hiện nay và mai ngày, nhất là khi họ cần nơi "tịnh dưỡng" để hồi tâm, để viết lại "nhật ký" của cuộc đời với những "chiến tích" lẫy lừng chưa từng thấy trong một đất nước được gọi là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc, vì nếu có tự do và dân chủ thực sự thì sẽ không có những gì đã và đang xảy ra tại Hà Nội, khi người dân vô tội bị nhà nước pháp quyền dùng bạo lực để lấn áp, bất chấp pháp luật hiện hành. Thậm tệ hơn nữa, chính là: pháp luật ấy đã được nhà nước ban hành, nhưng chỉ để áp dụng cho người khác, chứ không cho chính mình, và như thế các cấp lãnh đạo và nhà nước đã tự đặt mình lên trên luật pháp, và vì thế họ chả cần pháp luật gì cả.

TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐÃ TRỞ THÀNH NHÃN TIỀN QUA SỰ KIỆN TOÀ KHÂM SỨ VÀ THÁI HÀ.

Việc truyền hình và báo chí nhà nước bóp méo sự thật, đổi trắng thành đen, dùng nhân chứng gỉa, giấy tờ giả, trích dẫn không có đầu đuôi, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, phỉ báng và chà đạp danh dự của các tín hữu Công Giáo Việt Nam, Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, cụ thể là Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt, các Linh mục DCCT tại Thái Hà và giáo dân. Họ làm thế cũng chỉ vì muốn che đậy những thối nát, những tham nhũng và những bất công liên tục được giáng xuống trên đầu những người dân lành, thấp cổ bé miệng, những người dân hiền hòa, yêu chuộng tự do và lẽ phải. Hẵn nhiên trước sự hung hãn, cường bạo, được đi kèm với súng đạn, có chó nghiệp vụ và những vũ trang khác, người dân thường làm sao có thể chống trả được, cho nên họ đã bị đánh đập nhừ tử, máu me lai láng. Họ bị nhà nước đối xử như "quân thù" chứ không phải là "đồng loại". Lẽ đó, "họ" sẵn sằng ăn tươi nuốt sống "đồng bào" ruột thịt của mình. Người Việt Nam có câu: "khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài 'đánh' nhau." Tôi cảm thấy xót xa vô vàn khi ghi lại câu ca dao tục ngữ ấy, mà tôi đã được học từ khi vỡ lòng.

Tại sao "họ" không dám tỏ vẻ "hung hăng", "dương oai tác quái" khi biên thùy bị "kẻ khác" xâm lấn, khi quê cha đất tổ của mình bị người khác "chiếm dụng". Sao không huy động Quân đội, Hải Quân, Công An vũ trang, Cảnh Sát, Nhân viên an ninh chìm, chó săn để bảo vệ bờ cõi biên cương và hải phận của mình... Người dân chờ mãi mà chả thấy Đảng ta lên tiếng... chả thấy Đảng ta hô hào... xung phong... hãy dành lại đất đai, bờ cõi, hải phận của mình, vì cha ông ta đã hy sinh xương máu và tính mạng để bảo vệ nó. Có lẽ Đảng ta quên đọc lịch sử Việt Nam, nên không hề hay biết gì cả, hay bởi vì bản chất là chỉ biết "chiếm đoạt" chứ không có "bảo vệ"!

Đã thế, khi có người bày tỏ tấm lòng "aí quốc" thì nhà nước VN lại có thái độ "sừng sỗ" lập tức với họ. Vụ việc các sinh viên Hà Nội muốn diễn tả và nói lên tấm lòng "yêu nước" khi họ tập trung trước Sứ Quán Trung Quốc, thì đã bị Công An dẹp ngay lập tức!

Tất cả những điều nêu trên cho thấy sự bất ổn trong đường lối lãnh đạo hiện nay của chính quyền Cộng Sản. Thực sự những người cầm quyền chỉ lo cho lợi ích cá nhân và gia đình, cho bè phái của họ, chứ chẳng có lo gì cho dân chúng cả, dù vẫn "ngâm nga" câu nói: TẤT CẢ VÌ DÂN VÀ CHO DÂN. Thật là nực cười, có lẽ người dân thời nay, họ không còn ngây thơ để có thể dễ tin vào những lời "hoa mỹ" như thế nữa, vì họ cũng đã "tỉnh ngủ" sau những năm dài trong "cơn mê muội". Chỉ có điều là họ chưa có cơ hội để có thể nói lên tất cả những gì mà họ suy tư và chất chứa trong tâm can. Nhưng chắc chắn một ngày không xa lắm điều đó sẽ đến, lúc đó thì nhà nước sẽ nhìn thấy "người dân" họ nghĩ gì và muốn gì.

Hay có lẽ nó đang xảy ra mà người ta chưa nhận thấy, vì đó mới chỉ là hiện tượng nhỏ, mới chỉ có xảy ra tại khu vực Thủ Đô Hà Nội, mới chỉ có vài ba ngàn người Công Giáo thắp nến đòi hỏi nhà nước Việt Nam tôn trọng Công Lý, Sự Thật và Công Bằng, dù lời kêu gọi ấy mãi tới nay vẫn chưa được tôn trọng, chưa được lắng nghe, chưa có đoái hoài, chưa có giải quyết cho thấu tình đạt lý, lẽ đó, họ sẽ tiếp tục, dù bị bạo quyền áp bức, dù bị hành hung, bị hăm doạ. Dù bị bắt bớ cách oan khiên, kẻ vô tội cũng bị tống giam vào ngục tù. Dù họ bị tra tấn để khai cung, bị mua chuộc để khai gian, làm chứng dối và còn biết bao nhiêu những mánh khóe khác sẽ dần dần được đem ra áp dụng, như chúng ta đã có dịp chứng kiến trong những ngày vừa qua. TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY SẼ KHÔNG LÀM CHO HỌ CHÙN BƯỚC VÀ BỎ CUỘC CÁCH DỄ DÀNG, VÌ HỌ CÓ CHÂN LÝ, CÓ LẼ PHẢI VÀ SỰ THẬT.

Người ta vẫn nói: Sự Thật bao giờ cũng thắng. Người ta có ra sức bóp méo Sự Thật đi chăng nữa, thì Sự Thật nó vẫn là Sự Thật. Không ai có thể chối cãi điều đó, vì chưng đó là CHÂN LÝ.

Người ta có thể đàn áp những kẻ bênh vực cho Sự Thật, nhưng họ không thể nào đàn áp Sự Thật, nhưng trái lại "Sự Thật sẽ giải phóng chúng ta." Như thế cuối cùng Sự Thật sẽ chiến thắng, vì chính nó sẽ đưa con người ra khỏi sự u mê, tối tăm và những việc làm sai trái của chính bản thân. Lẽ đó, kẻ nào nắm giữ Chân Lý và Sự Thật, kẻ đó sẽ chiến thắng. Điều đó chỉ là thời gian mà thôi. Lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó và gần nhất là trong thế kỷ thứ 20 vừa qua. Biết bao chính thể tàn bạo, đã ra đi và đã sụp đổ, ngay cả khối Cộng Sản Liên Bang Xô Viết. Bức tường Bá Linh là chứng cớ hùng hồn của sự sụp đổ của cái gọi là Chủ Nghiã Xã Hội, đồng thời cũng cho thấy sức mạnh vạn đại khi người dân hợp lòng, hợp trí tẩy chay cái chế độ, độc tài, độc đảng, độc tôn. Một chế độ luôn âm mưu triệt tiêu toàn bộ tự do và những quyền cơ bản của con người, biến "đất nước" thành một "trại giam lỏng" khổng lồ, vì sự thật người dân Việt đã bị tước đoạt gần như tất cả những quyền lợi của họ. Khi tự do không có, thì sống ở đâu cũng được coi như là đang ở trong trại giam, trong tù ngục.

Lịch sử cận đại cũng cho thấy, biết bao kẻ đã gây nên tội ác, nay đã phải ra trước vành móng ngựa để trả lời trước Công Lý về những hành vi dã man của mình, từ tội diệt chủng đến việc tra tấn người dân vô tội, việc tước đoạt tài sản của người dân cách bất công. Họ không thể nào tránh khỏi lưới trời và trốn thoát sự đòi hỏi của Công Bình. Người Việt có câu: "ác nhân, ác báo", "Gieo gío, gặt bão." Vì gieo thứ nào thì sẽ gặt thứ ấy.

Có lẽ nói mãi cũng không thể nào tả xiết nỗi oan gia và sự khốn khỗ của người dân khi phải sống dưới chế độ độc tài của CS, nhất là nhà nước CSVN. Mời qúy vị độc gỉa xem qua tác phẩm của nhà văn hào nổi tiếng Nga, đã được Cộng Đồng Thế Giới trao giải thưởng Nobel cho tác phẩm có một không hai của ông. Tôi muốn giới thiệu với qúy vị tác gỉa Alexander Solzhenitsyn, người Nga vừa mới qua đời ngày 5 tháng 8 năm 2008. Chính ông đã thuật lại các sự kiện mà tôi đã mô tả ở trên, trong tác phẩm bất hủ của mình, mang tựa đề "Gulag Archipelago". Tác phẩm này cho thấy rõ trong thời đại thống trị của nhà độc tài Stalin, chính quyền Xô Viết đã dã man bắt hại thường dân vô tội và đã chiếm đoạt tài sản của những kẻ mà họ đã ám sát. Chính bản thân tác gỉa cũng đã chiụ cảnh lao tù trong suốt 9 năm trời, vì ông đã can đảm lên tiếng chỉ trích và phê bình nghiêm chỉnh những sai trái và sự bất công của chế độ CS Xô Viết từ thời điểm 1918-1956. Chính chế độ này đã thiết lập một hệ thống nhà tù và trại tập trung nhằm để đàn áp những người dân trí thức, và tất cả những ai có ý kiến nghịch lại với đường lối sai lệch của Đảng Cộng Sản. Việc xuất bản cuốn sách Gulag Archipelago đã bị nhà nước Cộng Sản Xô Viết truy tố và ghép cho Alexander Solzhenitsyn cái tội "phản động". Đây là cách thức mà nhà nước CS thường xuyên áp dụng, khi muốn "chụp mũ" để kết tội cho bất cứ ai.

Chắc chắn chính quyền CSVN không thể nào tồn tại mãi mãi. Lịch sử nhân loại đã chứng minh cho thấy nhãn tiền: TẤT CẢ CHÍNH QUYỀN NÀO KHÔNG THUẬN LÒNG DÂN VÀ KHÔNG PHỤC VỤ CHO QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỀU BỊ TAN RÃ VÀ GIẢI THỂ, SỚM HAY MUỘN.

Và chắc chắn, "nơi đâu có đàn áp thì nơi ấy có đấu tranh."

CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT TẤT SẼ THẮNG, DÙ PHẢI TRẢ MỘT GÍA RẤT ĐẮT, CÓ THỂ BẰNG CẢ MẠNG SỐNG.

Người CSVN vẫn cho rằng: mình là kẻ chiến thắng, nhưng Khổng Tử đã nói một câu rất chí lý: "Chiếm được thành, thắng được trận, chưa phải là thắng, nếu không thắng được lòng dân."

Chắc chắn về điểm này thì đảng CSVN đang bị thất bại ê chê trên chiến trường chính trị, vì họ đã không thắng được lòng dân.

Tất cả các nguyện vọng của người dân, dù là nguyện vọng chính đáng, cũng đã bị nhà nước CS chà đạp. Vụ tranh chấp đất đai Tòa Khâm Sứ và Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà là điển hình cụ thể, cho thấy nhà nước CSVN chẳng bao giờ tha thiết hay đoái hoài gì đến những nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, dù họ là người Công Giáo, thì họ vẫn là công dân nước Việt.

Thiết tưởng đây không chỉ đơn thuần là vấn đề tranh chấp đất đai, như một số người đã nghĩ, nó chủ yếu là vấn đề CÔNG LÝ XÃ HỘI và CÔNG BÌNH. Giáo Hội Công Giáo (GHCG) đã bị chiếm đoạt không biết bao nhiêu tài sản kể từ khi chế độ CS lên nắm chính quyền ở miền Bắc, sau đó là miền Nam, với biến cố 1975. Tuy nhiên, GHCG trong nhiều năm qua đã không lên tiếng đòi trao trả lại các cơ sở mà hiện nay nhà nước đang "tạm mượn" để sử dụng vào các mục đích lợi ích chung cho toàn dân, ví dụ Bệnh Viện, Trường Học v.v... Cụ thể là DCCT.VN đâu có lên tiếng đòi lại Bệnh Viện Đống Đa, Hà Nội, dù trước đây từng là Học Viện của nhà dòng, và DCCT có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh cho thấy họ thực sự có chủ quyền trên miếng đất đó, với diện tích hơn 60.000m2, nhưng họ chỉ yêu cầu nhà nước cứu xét và giải quyết lô đất hiện nay được giao cho Công Ty May Chiến Thắng, với diện tích khoảng 16.000m2, vì họ có nhu cầu thiết thực cho việc xây cất ngôi nhà thờ mà trước đây đã được TP Hà Nội cấp giấy phép xây dựng, khoảng năm 1943, để đáp ứng việc thờ phượng cho giáo dân trong xứ Thái Hà, mỗi ngày một gia tăng.

Dẫu cho giáo xứ Thái Hà và nhà Dòng Chúa Cứu Thế có tha thiết yêu cầu giải quyết trong suốt 12 năm vừa qua, và không biết bao nhiêu tờ đơn khiếu nại đã được đệ trình lên các cấp có chức năng giải quyết, thì nguyện vọng thành khẩn ấy chả bao giờ được đáp lại một cách thấu tình đạt lý... nhưng trái lại là những dọa dập, vu oan giáo họa, trấn áp bằng nhiều hình thức và kiểu cách khác nhau... như chúng ta đã được chứng kiến bằng "tai nghe mắt thấy" trong những ngày vừa qua, đặc biệt nhất là tối hôm chúa nhật, ngày 21.09.2009, vào lúc khoảng 22h30, mời qúy độc gỉa tham khảo bài viết: "Nói thêm về Thái Hà đêm bị khủng bố." Được VietCatholic News phổ biến trên mạng hôm Thứ Hai 22/09/2008 - http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=59018).

Trong lúc tôi đang ngồi để viết bài này, thì nghe loa phóng thanh của chính quyền điạ phương cho chỉa sang nhà thờ DCCT Thái Hà. Họ mở công suất lớn và cho phát thanh tối đa, tạo nên một âm thanh chát chúa, tựa là tiếng gào thét của kẻ dẫy dụa sắp chết đến nơi. Nghe sao mà kinh dị đến thế...!!! Ở cái thế kỷ thứ 21 này, khi nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những tiến bộ khoa học và kỹ thuật, thì tại VN, ngay giữa lòng thủ đô ngàn năm văn hiến, lại có những trò chơi "bẩn thỉu", tồi tệ và đê tiện đến thế. Vậy mà cứ cho là "Văn Minh là có Văn Hóa, là điểm cao của trí tuệ loài ['vượn'] người."

Đứng trước bạo lực và sự lạm dụng uy quyền, được bảo hộ bởi nhà nước, người giáo dân CGVN nói chung, và người giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội cách riêng, họ không còn một giải pháp nào để lựa chọn, họ chỉ biết trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa là Đấng mà họ tin tưởng sẽ đứng ra bênh vực và bảo vệ họ trước những bất công trầm trọng, ngày càng gia tăng. Họ xác tín là họ sẽ không bị bỏ rơi, bị thua thiệt khi chính họ nắm giữ Chân Lý và Sự Thật. Họ không có súng ống, không có vũ khí tối tân, không được trang bị bằng giáp mã, kiên thuẫn, mũ "bảo hiểm", như các lực lượng công an vũ trang... nhưng họ có một vũ khí rất lợi hại, đó là LỜI CẦU NGUYỆN và NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VÀO THIÊN CHÚA, là Đấng đầy quyền năng và dũng lực hơn tất cả. Đấng ấy sẻ giải thoát họ. Lịch sử Dân Do Thái đã chứng minh điều đó. Vì chính Ngài là Thiên Chúa của lịch sử.

HÃY MẠNH DẠN THẮP LÊN NGỌN NẾN SÁNG ĐỂ XUA ĐUỔI BÓNG ĐÊM ĐEN TỐI, NHƯỜNG LẠI CHO ÁNH SÁNG, CHO QUANG MINH CHÍNH ĐẠI.

Chúng ta hãy đặt tin tưởng vào sức mạnh của lời CẦU NGUYỆN.

Hà Nội, ngày 23.09.2008
 
Gởi Nguyễn thế Thảo (thơ)
Thái Hà
08:44 23/09/2008
Bảo bác nhé: đừng nên bố láo
Bày cái trò cảnh cáo răn đe
Làm người phải biết kiên dè
Kẻo khi mạt vận chúng đè bác ra

Đảng cộng sản bác là đảng cướp
Vừa gian manh, vừa dốt, vừa câng
Như dòi bọ lớn từ phân
Vì quen ăn bẩn: óc đần biết chi!

Nên chẳng ngại thị phi gì sất
Làm toàn điều thất đức, ác gian
Một khi bờ vỡ nước tràn
Bác còn ăn cướp la làng được chăng?

Nhắc bác nhớ những năm tám mấy
Bên Đông Âu đảng quỉ mất cương
Đầu rơi máu đổ thảm thương
Cũng vì tại vị nhiễu nhương bao người

Luật vay trả lưới trời khó thoát
Khuyên bác đừng khoác lác ra uy
Mai kia đầu dập chân quỳ
Kêu van thảm thiết ra gì bác ơi!
 
Những ánh nến
Giuse Nguyễn
10:53 23/09/2008
Từ khi sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, thì chúng tôi, lớp đệ tử nhỏ bé của Dòng Chúa Cứu Thế đã cầu nguyện không ngừng, đó là vũ khí duy nhất mà chúng tôi có. Cầu nguyện trong các thánh lễ, trong các giờ kinh phụng vụ. Ngày 22 tháng 9 vừa qua, khi nghe tin khẩn cấp từ Hà Nội là cảnh sát cùng với giới giang hồ đã bao vây Nhà Dòng chúng tôi tại Thái Hà, anh em ai ai cũng bức xúc. Bức xúc vì mình chằng làm được gì cho những người anh em đang bị bách hại, bức xúc vì cảnh sát, là đại diện cho pháp luật lại đi bắt tay với giới giang hồ, để áp bức những người anh em của chúng tôi.

Tối hôm đó, chúng tôi đã tổ chức một buổi cầu nguyện thật ấm cúng. Quỳ trong một gian phòng tràn đầy ánh nến, mà tôi vẫn cảm thấy không an lòng. Một người có lương tâm làm sao có thể an lòng được khi cha mẹ, anh em của mình đang bị bách hại. Những lời kinh hòa bình, bài ca ngàn trùng vang lên, làm cho tôi liên tưởng hình ảnh của hàng ngàn vị Thánh Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, từ thiên quốc đang ngày đêm theo dõi và phù hộ cho những người anh em của chúng tôi.

Miên man trong những lời cầu nguyện tự phát của anh em, tôi chợt giật mình khi nhìn thấy những ngọn nến đã tàn khi nào không hay. Những ngọn cháy càng to thì tàn càng sớm, còn những ngọn nến bị gió thổi tắt ngay từ đầu thì vẫn còn đó, nguyên vẹn. Một số anh em đã châm lửa từ ngọn nến này sang ngọn nến kia, để tất cả cùng thắp sáng.

Tôi chợt nghĩ sao mà giống cuộc đời của con người đến thế. Trong đó tôi chỉ là một ngọn nến bình thường, cháy từ từ chậm rãi, đôi khi còn bị gió vờn đến suýt tắt. Còn những người anh em của tôi ở Thái Hà thì đã cháy với hết tâm huyết của mình để làm ánh sáng, ánh sáng cho đời, ánh sáng cho chân lý. Xin cho những ngọn nến lòng người bị gió dập tắt sớm được bàn tay Thiên Chúa thắp lên trong họ một ngọn lửa lương tâm, từ những ánh lửa của giáo dân Thái Hà và anh em chúng tôi.
 
Tranh chấp tài sản tôn giáo ở Trung Quốc
BBC
11:09 23/09/2008
Tranh chấp tài sản tôn giáo ở Trung Quốc

Tiến sĩ Tăng Chuyên Huy nói chính phủ Trung Quốc còn trả tiền thuê đất cho giáo hội

Người Công giáo ở Việt Nam, nhất là các giáo xứ ở Hà Nội, thời gian qua lên tiếng đòi lại những mảnh đất họ nói trước đây của giáo hội.

Chính quyền đã buộc phải hành động gấp rút, biến những nơi tranh chấp thành công viên phục vụ lợi ích công cộng dù các giáo xứ không hài lòng.

Là nước có những điểm khá tương đồng về chính trị và thể chế xã hội, liệu ở Trung Quốc có đang xảy ra những tình trạng này hay không, BBC Việt Ngữ đã hỏi Tiến sĩ nghiên cứu tôn giáo Trung Quốc, Tăng Chuyên Huy:


Ông Tăng Chuyên Huy: Lâu lắm rồi tôi không nghe thấy những vụ việc như thế nữa ở Trung Quốc. Sự bất mãn hiện giờ có chăng là xoay quanh chuyện quyền lực của Công giáo trong xã hội, ví dụ như chuyện chỉ định các giám mục.

Tôi nghĩ việc đòi đất của giáo hội chỉ xảy ra mạnh mẽ cách đây hơn hai chục năm, khi Trung Quốc bắt đầu quá trình đổi mới.

BBC: Cụ thể chuyện đó là như thế nào thưa ông?

TS Tăng Chuyên Huy: Thời kỳ cải cách những năm 50, chính phủ đã tịch thu đất bất kể đó là của Công giáo hay Phật giáo để phục vụ cho các mục đích của nhà nước. Nhưng khoảng 20 năm sau đó, chính phủ dần trả lại các khu đất thuộc về các tôn giáo.

Thậm chí, nhà nước còn trả tiền thuê nếu trên các khu đất đó vẫn còn các công trình đang hoạt động như trường học, tòa nhà chính phủ hay quân sự.

Các nhà thờ cũ giờ thường nằm ở vị trí đẹp trong thành phố, nên nếu chính phủ muốn trưng dụng hoàn toàn họ phải trả tiền theo đúng tỷ giá hiện thời hay cung cấp cho giáo hội các mảnh đất khác có diện tích lớn hơn. Tôi nghĩ phải 80% - 90% tài sản của các giáo hội đã được hoàn trả.


BBC: Vì sao chính phủ Trung Quốc thời kỳ đó lại nhượng bộ, thưa ông?

TS Tăng Chuyên Huy: Hồi đó, người Công giáo ở Trung Quốc liên tục đòi hỏi và yêu cầu trả đất nên chính quyền buộc phải đối thoại và hành động như vậy. Nhưng theo tôi được biết cũng không có nhiều cuộc đối đầu nghiêm trọng lắm.

BBC: Theo ông quan hệ có phần sóng gió giữa Trung Quốc và Vatican liệu sẽ đi tới đâu?

TS Tăng Chuyên Huy: Vatican thực ra muốn cải thiện quan hệ với chính quyền Bắc Kinh. Tôi nghĩ đối thoại cả chính thức và không chính thức đang diễn ra suôn sẻ.

Hồi năm 2005, một số tu sỹ từ Giáo hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc có tới diện kiến Giáo hoàng ở Vatican. Hay mới năm nay thôi, dàn nhạc giao hưởng Trung Quốc cũng đã trình diễn tại Vatican năm nay.

Nhưng nói thật là mối quan hệ này lại phát triển quá chậm chạp.

BBC: Liệu các giáo hội mà chính phủ Trung Quốc coi là ‘ngầm’ sẽ có tiếng nói nào đó trong xã hội không, thưa ông?

TS Tăng Chuyên Huy: Hiện có cả Công giáo chính thống và không thuộc quản lý của nhà nước, vốn thường hoạt động ‘ngầm’ ở Trung Quốc.

Các nhà thờ hoạt động ngầm không muốn nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước. Họ vẫn còn bị chính quyền áp chế nên tìm cách lôi kéo những người dân bất mãn trong dân chúng nhằm thách thức chính phủ.

Nhưng tôi nghĩ là không ít giáo hội kiểu này muốn đoàn kết với giáo hội chính thống.

TS Tăng Chuyên Huy hiện là Phó ban Tôn giáo đương đại thuộc Viện Tôn giáo Thế giới, Học viện khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông đã có nghiên cứu về ‘Vai trò của tôn giáo trong quá trình hiện đại hóa xã hội Trung Quốc thời kỳ 1978-2004’.
 
Giáo dân Sài Gòn hiệp thông cầu nguyện với Hà Nội
Hiền Vy-RFA
11:21 23/09/2008

Giáo dân Sài Gòn hiệp thông cầu nguyện với Hà Nội



Vào ngày Chủ nhật, 21 tháng 9 năm 2008, tại TP HCM, nhiều nhà thờ đã hiệp thông cầu nguyện cùng giáo dân giáo xứ Thái Hà.

Giáo dân cầu nguyện ở Thái Hà Trước mỗi buổi lễ, các linh mục đã đọc đơn khiếu nại của đứcTổng giám mục Hà nội Ngô Quang Kiệt và bức tâm thư của đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn thuộc giáo phận Sài Gòn cho giáo dân cùng nghe:

Chấm dứt ngay hành động phong tỏa tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và việc phá hoại tài sản trên. Hai: Trả lại nguyên trạng khu đất cho chúng tôi sử dụng vào mục đích tôn giáo, phục vụ cộng đồng. Các cơ quan chức năng và thành phố Hà Nội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc gì có thể xảy ra trong việc chiếm đoạt tài sản của chúng tôi. Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể bảo vệ tài sản của chúng tôi.

Yêu cầu có sự can thiệp khẩn cấp của ngài chủ tịch nước, ngài thủ tướng chính phủ, chính quyền thành phố Hà nội cùng các cơ quan liên quan đến những hành động này. Tòa Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt”


Vừa rồi là một phần của đơn khiếu nại khẩn cấp của tòa giám mục Hà Nội gửi chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ đã được một vị Linh Mục thuộc giáo phận Sàigon đọc cho giáo dân nghe trước buổi Lễ vào chiều Chủ Nhật, và tiếp theo là tâm thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn:

Tâm thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn:

Tòa Tổng giám mục Thành phố HCM, 19 giờ ngày 19 tháng 9. Anh chị em linh mục, anh chị em tu sĩ, anh chị em giáo dân trong gia đình giáo phận. Anh chị em thân mến. Tôi xin gửi đến anh chị em đơn khiếu nại khẩn cấp của tòa giám mục Hà Nội gửi chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ Việtnam.

Xin các anh chị em trong cộng đoàn tín hữu trong giáo phận, cầu nguyện xin Chúa ban ơn soi sáng ơn lành, an bình sức mạnh cho anh chị em trong Tổng giáo phận Hà Nội cũng như cho mọi người trên, để mọi người thay vì dùng bạo lực, biết thanh thản đối thoại với nhau cách thẳng thắn và chân thành nhằm giải quyết vụ việc dưới ánh sáng công lý và bác ái. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em…”


Sau khi đọc xong lời kêu gọi hiệp thông cầu nguyện của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, vị linh mục trên đã nói với giáo dân:

“Công đoàn chúng ta đã được nghe bức thư của đức TGM Hà Nội kêu mời về những vấn đề nóng bỏng xảy ra với công đoàn HàNội, vì thế cùng với hiệp ý của đức Tổng và Hồng Y giám mục, chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho anh chị em tín hữu ngoài miền Bắc. Chúng ta cũng hiệp ý cầu nguyện cho những người lãnh đạo quốc gia, cho tất cả dân Việt.

Công đoàn dân Việt chúng ta là những con người biết khát khao tìm kiếm công lý, chân lý và hòa bình. Thiên chúa là đấng công lý, Thiên Chúa là đấng có sức mạnh, có sự công bằng. Xin ngài ban hồng ân của Ngài đến tất cả anh chị em đồng bào chúng ta”

Theo vị linh mục này, thì mục đích giáo phận chia sẻ tin tức trên đến giáo dân là vì muốn giáo dân biết sự thật đang xảy ra tại giáo phận Hà Nội:

“Đây là hành động ngôn xứng, tức là khi chúng ta thấy cái gì đúng thì chúng ta nói đúng, khi chúng ta thấy sai thì phải nói sai. Cái này là bắt buộc. Lời của ngôn sứ nói: Khi ta đã tỏ cho ngươi biết thế nào là đúng, thế nào là sai thì ngươi phải nói. Nói không phải là tố cáo mà nói là để giúp người anh em mình nhận ra cái đúng cái sai.

Cái lá thư này Đức giám Mục chỉ muốn nói lên sự thật và kêu gọi anh chị em cầu nguyện. Cầu nguyện ở đây không phải là cầu nguyện cho chúng tôi chiến thắng theo ý của mình mà cầu nguyện cho tất cả tín hữu, cầu nguyện cho cả những người lãnh đạo quốc gia. Cầu nguyện để cho chúng ta thấy rõ ánh sáng của sự thật để cho anh chị em mình với nhau có cách giải quyết đứng đắn”

Chia sẻ và ủng hộ

Một giáo dân có mặt tại chỗ cho biết tâm trạng của cô:

“Nghe cái bức thơ ấy thì mình cảm thấy rất bức xúc. Tại sao chính quyền lại dại thế, làm cái điều đó với dân chúng của mình, em muốn nói đến hành động đàn áp phi lý của chính quyền đối với giáo dân Thái Hà”

Và cô nói rằng không chỉ buổi lễ sáng sớm tại một giòng tu gần nơi cô cư ngụ hay trong giáo đường vào chiều Chủ nhật nơi cô đang dự thánh lễ, mà nhiều nhà thờ tại Sàigòn trong ngày Chủ nhật 21 tháng 9, đã cùng hiệp thông cầu nguyện với giáo phận Hà Nội:

“Theo như em được biết thì hầu như tất cả các nhà thờ ở trong địa phận Saigòn đều được đức Hồng Y gửi bức thư của đức Tổng Giám Mục Hànội và có lời nhắn gửi bên dưới, như lúc nãy chúng ta vừa nghe, là tất cả các nhà thờ sẽ đọc bức thư này trước các thánh lễ để giáo dân được biết để hiệp thông cầu nguyện”

Và cô nói lên sự thất vọng khi thấy nhà nước ra tay đàn áp giáo dân:

Tại sao chính quyền lại làm cái điều đó với dân chúng của mình, em muốn nói đến hành động đàn áp phi lý của chính quyền đối với giáo dân Thái Hà

“Mình dùng ôn hòa để đấu tranh nhưng họ đã dùng sức mạnh và quyền lực của họ để đàn áp, chứng tỏ là họ đã san bằng mặt tiền của tòa khâm sứ rồi. Em thấy bất công đang thực sự xảy ra cho tín hữu thiên chuá giáo, giáo dân cũng không biết làm gì hơn nữa, chỉ cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện”

Trong lúc tình hình tại giáo xứ Thái Hà và tòa Khâm Sứ đang sôi động, thì các vị lãnh đạo công giáo vẫn cố gắng kêu gọi giáo dân hết lòng tin vào Thiên Chúa

“Tôi mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện vì Thiên Chúa là đấng thấu suốt tất cả, xin Ngài giúp cho mỗi người nhận ra cái đúng và biết nghe theo cái đúng và tôi cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện để không một người dân Việt nào chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa”

Để tránh phiền phức trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, chúng tôi xin tạm không nêu tên giáo phận cũng như Linh mục và giáo dân trong bài phóng sự này.
 
Ý kiến một giáo dân: Noi gương Gandhi
Đăng Khôi
11:32 23/09/2008
Ý kiến một giáo dân: Noi gương Gandhi

Tôi là một giáo dân tỉnh lẻ, khi nghe báo đài nhà nước tuyên truyền về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, đặc biệt là sự vu khống trắng trợn về danh dự của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Nhiều người ngồi xem bản tin thời sự với tôi đã bật khóc. Dù đang bận rộn với mùa gặt nhưng tôi vẫn quyết định về Hà Nội để xem vấn đề thật hư như thế nào.

Nhìn cảnh sát cơ động với chó, dùi cui, súng ống đứng trơ trẻn nhìn người dân – trong đó đa phần đáng tuổi mẹ tuổi bà, tuổi bố tuổi ông - cầu nguyện trước bàn thờ tạm được lập lên để cầu nguyện trong hòa bình, tôi không khỏi xót xa cho ý thức của thế hệ con cháu. Rồi đây con cháu của tôi sẽ đi về đâu khi được lớn lên và phải học tập trong một xã hội như thế này ?

Loa phóng thanh của nhà nước quay vào nhà thờ Thái Hà; buộc sinh viên các trường Cảnh sát, An ninh mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ chí minh giả làm sinh viên các trường Đại học, rồi giả làm đầu gấu để quậy phá người cầu nguyện; đổ mắm tôm lên tượng Đức Mẹ; giả làm giáo gian để trả lời phỏng vấn; . .v.v…

Là một chính thể, đại diện cho hơn 80 triệu người dân mà làm những việc giống như một nhóm xã hội đen biến chất (trong các nhóm xã hội đen chính thống, luôn có những quy định rất khắc khe về những việc được làm và không được làm. Đặc biệt về việc xúc phận tôn giáo thì ít có nhóm nào dám vi phạm). Như vậy có đáng gọi là chính thể không ? Bản thân tôi thiết nghĩ, đàng sau các vụ này có nhiều bàn tay lông lá lèo lái. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Tổng Kiệt về đất Tòa Khâm Sứ, thậm chí ông đã ra tận nơi để xem; Nhà nước đã gặp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để nói chuyện về vấn đề này. Thế tại sao giữa thủ đô Hà Nội lại để xẩy ra một sự tráo trợn như thế ? Danh dự của thủ tướng, của nhà nước và của những lời hứa với Hội Đồng Giám Mục để đâu ? Tôi hy vọng những người còn lương tri trong các cấp của nhà nước hãy lên tiếng về việc này, đừng để những bàn tay lông lá có cơ hội lộng hành.

Về phía Giáo hội, con thiết nghĩ: Nếu thời điểm này chúng ta phải đồng lòng để đấu tranh cho sự thật. Lịch sử Giáo hội Việt Nam được xây nên từ máu, nước mắt của biết bao nhiêu người, từ các vị thừa sai ngoại quốc đến những người dân áo vải quê mùa. Chúng ta đang sống trong xã hội hiện tại cũng chỉ là gạch nối trong một giai đoạn lịch sử, chúng ta không thể để lịch sử xuống hàng và dấu gạch nối của chúng ta với các bậc tiền nhân bị đứt quãng.

Là một giáo dân, con không thể ngồi yên khi xuốt ngày báo đài nhà nước bêu xấu, xuyên tạc Chủ chăn của mình. Có lễ đây là thời điểm Giáo hội Việt Nam nên hành động. Con không chủ trương bạo động, đây là điều đi ngược lại với Tin Mừng, nhưng chúng ta đấu tranh cho công lý bằng sự bất bạo động.

Gandhi ở Ấn Độ là một mẫu gương mà chúng ta noi theo, đấu tranh để giải phóng dân tộc Ấn Độ bàng sự bất bạo động. Không tốn một viên đạn mà toàn đất nước Ấn Độ được giải phóng.

Rất nhiều giáo dân kể cả các linh mục ở các giáo phận Vinh, Thanh Hóa, Phát Diệm, Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Hà Nội (những người có liên hệ) đã sẵn sàng xuống đường tuần hành để hiệp thông với Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.

Chúng ta sẽ hiệp thông trong sự bất bạo động.

Cách thức thực hiện:

a. Phía giáo quyền:

- Có sự đồng thuận giữa các giáo phận, thời điểm và cách thức thực hiện
- Kêu gọi và hướng dẫn giáo dân cách thức đi tuần hành (mỗi giáo dân một chai nước, một manh chiếu, ít ổ bánh mì…)
- Kêu gọi mọi người bất bạo động khi bị khiêu khích, tập thật thuộc bài hát Kinh Hòa Bình để hát vang khi đi tuần hành
- …………

b. Phía giáo dân:

- Nghe theo sự hướng dẫn của các linh mục và tu sĩ cũng như những người có trách nhiệm phị trách
- Không được dũng vũ lục, dù bị khiêu khích và bách hại
- Chuẩn bị thực phẩm khô và nước uống
- Chuẩn bị tinh thần (bản thân, gia đình, vợ con…) cho những trường hợp xấu có thể xẩy ra.
- …………………………..

Hy vọng với sự thiện chí của chúng ta – những người giáo dân Việt Nam – sự thật và công lý sẽ ngự trị trong quê hương Đất Việt.
 
Với vụ trích dẫn cắt xén lời của ĐTGM Ngô Quang Kiệt, Việt Nam lập tức biến thành trò hề cho thế giới
Nguyễn Việt Nam
11:37 23/09/2008
Sáng thứ Hai 22/09, Ben Stocking người ký giả của thông tấn xã AP bị công an hành hung đánh đi một bản tin về những tuyên bố “nẩy lửa” chết người của Nguyễn Thế Thảo nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt của Hà Nội.

Ben Stocking cũng đề cập đến chiến dịch truyền thông bôi nhọ Đức Tổng Kiệt “The government campaign against Archbishop Ngo Quang Kiet escalated over the weekend, with state television calling into question his patriotism in an apparent attempt to turn public opinion against him.” (Chiến dịch của nhà cầm quyền chống lại Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã leo thang vào cuối tuần qua với việc đài truyền hình đặt vấn đề về lòng yêu nước của ngài trong một mưu toan rõ rệt là đẩy dư luận chống lại ngài).

Anh chàng thù dai cũng không quên trích dẫn đầy đủ những lời đấu tố được đăng trên báo Hà Nội Mới ngay sáng thứ Hai.

Trò đấu tố do Nguyễn Thế Thảo cầm đầu lập tức có một tác dụng ngược lại. Hai tiếng đồng hồ sau khi bài viết của Ben Stocking được đưa lên Net, Earth Times trình bày nguyên văn lời nói của Đức Tổng Kiệt.

Trò lưu manh hạ cấp được coi là tuyệt đối cấm kỵ trong nghề truyền thông được phơi bày ra ánh sáng. Thế giới biết đến một Việt Nam 2008 không có gì khác với một Việt Nam thời 1954, thời cải cách ruộng đất với những lời vu khống trắng trợn, với trò dùng báo chí đánh hội đồng những người chống đối như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm..., và trò hăm dọa dùng chuyên chế vô sản để tấn công những người bất đồng với mình.

Từ chiều thứ Hai giờ Paris, những lời tuyên bố nẩy lửa chết người của Nguyễn Thế Thảo nhắm vào một vị Tổng Giám Mục đã bắt đầu được tung ra trên trang nhất các báo Rôma, Paris, Frankfurt, Berlin, London...cùng với những phanh phui của Asia-News về trò mượn cái bang giả làm người Công Giáo, linh mục giả, nhân chứng phịa, người chết biết trả lời phỏng vấn...

Đúng là danh hài Nguyễn Thế Thảo đang đem quốc thể Việt Nam ra tấu hài trên sân khấu thế giới. Dại hơn nữa, mới hôm nay, trong cơn hung hăng con bọ xít, Thảo còn chơi một trò ngu hơn nữa khi ra một thông báo cảnh cáo các linh mục, những người vừa bị du đảng tấn công đêm Chúa Nhật rạng sáng thứ Hai. Thời buổi văn minh này mà ra một thông báo đầy sát khí hăm he các nhà tu hành như thế thì đúng là vừa hạ sách vừa ấm ớ.
 
Dòng Don Bosco Việt Nam hiệp thông cùng Đức TGM Hà Nội
LM JB. Nguyễn Văn Thêm, SDB
11:40 23/09/2008
 
Vậy tôi có tự hào hay không?
Nhã Nam
11:47 23/09/2008
LTS - Người phụ nữ Việt Nam này viết như sau" Liên tiếp vài ngày, trên các phương tiện truyền thông, TV, báo chí Nhà nước Việt Nam, người ta được dịp mạt sát, mạ lỵ TGM Ngô Quang Kiệt một câu nói họ chủ ý trích ra trong từ bài nói chuyện của ngài với chính quyền bị ngắt ra, họ thổi phồng lên và cố tình đẩy ý đó vào một hướng hoàn toàn bất lợi, khác hẳn với ý hướng ngài muốn nói. Tất nhiên những "ý kiến độc giả" được chọn lọc kỹ càng để càng thâm hiểm càng tốt, càng chia rẽ tôn giáo càng lợi, càng kích động lòng tự hào dân tộc càng hay...

Vậy tôi có tự hào hay không?

  • Tôi tự hào vì con gái Việt Nam đẹp, đến nỗi ông chủ tịch nước qua Mỹ cũng mời rao chuyện đó.
  • Tự hào vì nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài cứ phải đi cửa hậu để tránh đồng bào mình biểu tình phản đối.
  • Tự hào vì báo chí nước ngoài: Đức, Nhật, Mỹ phanh phui tham nhũng ở quê hương tôi.
  • Tự hào là gái Việt đứng hàng hàng lớp lớp cởi đồ cho ngoại nhân lựa chọn và đi làm vợ khắp Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...
  • Tự hào vì dân Việt đang bán mồ hôi giá rẻ và bị ngược đãi ở Malaysia, Ả Rập...
  • Tự hào vì trẻ con Việt phải phục vụ trong các nhà chứa ở Cambodia.
  • Tự hào vì nước tôi có một quốc hội không do dân bầu, một nền hành pháp, tư pháp chỉ thực thi theo lệnh của một nhóm người.
  • Vì những cuộc đấu tố, thanh trừng man rợ.
  • Vì tỷ lệ nạo phá thai nước tôi xếp hàng đầu thế giới
  • Vì đạo đức xã hội đang mục ruỗng, băng hoại
  • Vì luật pháp và minh bạch xếp ở vài thứ hạng cuối cùng.
  • Vì đoàn nông dân lũ lượt nằm vỉa hè thành phố mong đòi được đất sống.
  • Vì những công nhân chui rúc trong những phòng trọ nghèo nàn không dám đình công.
  • Vì dân tôi quan tâm đến hoa hậu nhiều hơn công lý.
  • Vì những điều gian dối đầy rẫy trên các mặt báo, truyền hình.
  • Vì những tội ác thường trực trong các "khu phố văn hóa"
  • Vì công an đánh đổ máu đầu phóng viên ngoại quốc rồi leo lẻo chối tội.
  • Vì những bản án nặng nề cho những người yêu nước.
  • Vì Trung Quốc bắn chết ngư dân đồng bào tôi, rồi hăm he dùng vũ lực đánh chiếm quê hương tôi...
  • ...
Tôi sẽ tự hào vì điều gì nữa đây???
 
Toà Khâm Sứ và Linh địa Thái Hà: Nỗi đau khổ tuyệt vọng của những người phải đứng trước con đường cùng!
Thanh Sơn
11:56 23/09/2008
Toà Khâm Sứ và linh địa Thái Hà: Nỗi đau khổ tuyệt vọng của những người phải đứng trước con đường cùng!

Khi nhìn thấy cảnh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng với toàn thể giáo dân giáo phận Hà Nội cũng như các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thể và toàn thể giáo dân giáo xứ Thái Hà hiện đang bị tập đoàn ngụy quyền cộng sản vô thần và gian ác Việt Nam bao vây, đàn áp, khủng bố ngày đêm mà đành phải đứng trước con đường cùng, chứ không còn biết chạy đến kêu cầu ai được nữa, đã làm tôi liên tưởng đến hình ảnh con chuột bạch chạy trong chiếc lồng quay mà đài truyền hình Đức vào năm 1975 đã đưa ra để trình bày cảnh hàng triệu người dân vô tội Miền Nam đã sợ hãi chạy tán loạn trước đoàn quân việt cộng hung dữ tràn vào xâm chiếm đất nước mình vào lúc bấy giờ. Ý đài truyền hình Đức muốn nói là dù chạy đi đâu, chạy đi đường nào, thì đồng bào Miền Nam cũng không thoát khỏi nanh vuốt bọn cộng sản gian ác!

Vâng, hễ nghe nói đến cộng sản, hễ nghe nói đến Việt Cộng là ai cũng phải rùng mình kinh khiếp, vì đây là một tập đoàn chính trị cuồng si, vô lương tri, vô đạo giáo, vô luân lý, chỉ biết bạo lực, gian dối, cướp bóc và chém giết, mà cả thế giới từ Âu sang Á ai cũng biết. Trước năm 1975, hễ mỗi khi một thôn xóm nào trong Miền Nam mà ban đêm chẳng may bị tụi Việt Cộng tràn vào chiếm đóng, là đương nhiên có đổ máu, có chết chóc, có đau thương và mất mát. Trước hết, các ông trưởng xã, trưởng thôn và các nhân viên đều bị bọn cộng sản cắt cổ và vất xác ở các bụi bờ trông rất thảm thương. Tiếp đến, bọn chúng bắt dân trong thôn đóng góp gạo tiền cho chúng, đàn bà con gái bị chúng bắt đi để làm «cán bộ hộ lý» cho hàng trăm bộ đội ngoài Bắc vào chiến đấu.

Vì thế, khi nghe đoàn quân Việt Cộng tràn vào xâm chiếm Miền Nam, hàng triệu người dân vô tội đã hoảng hốt gồng gánh nhau bỏ chạy: Từ các tỉnh biên giới chạy sâu vào các tỉnh phía trong, từ các tỉnh cao nguyên chạy xuống các tỉnh đồng bằng. Rồi nghe tin Việt Cộng xâm chiếm tỉnh nào thì dân lại bỏ chạy sang tỉnh khác. Cuối cùng dân lại chạy vào Saigon như một nơi an toàn cuối cùng, vì cứ tưởng người Mỹ sẽ cương quyết giúp nhân dân Miền Nam giữ lại Saigon. Và khi nhận thấy quân đội Mỹ di tản toà đại sứ của họ thì dân lại chạy trốn chỗ này chỗ kia. Nhưng dù có chạy đi đâu rồi cuối cùng cũng không thoát khỏi nanh vuốt của bọn cộng sản đang hung hăng tìm mọi kẻ thù của họ để bắt đền nợ máu.

Và cái cảnh hoảng hốt sợ hãi chạy trốn một cách vô vọng đó của hàng triệu đồng bào Miền Nam vào năm 1975 đã được đài truyền hình Đức lúc bấy giờ trình bày bằng hình ảnh con chuột bạch chạy trong lồng quay: chạy đi chạy lại cũng chỉ trong cái lồng ấy, chứ không thể thoát đi đâu được. Thú thật, vào lúc bấy, khi tôi ngồi xem đài truyền hình Đức trình bày chiến tranh VN như vậy, tôi cảm thấy vô cùng phẩn uất, vì trông có vẻ họ muốn châm biếm đồng bào Miền Nam đang trong cảnh đau khổ vô vọng, mặc dù khách quan mà nói các phóng viên người Đức không có ý ấy, họ chỉ muốn trình bày một thực trạng cụ thể mà thôi.

Ngày nay, khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các vị Linh Mục, các Nam Nữ Tu Sĩ và bà con giáo dân thuộc giáo phận Hà Nội cũng như giáo xứ Thái Hà chẳng những bị tập đoàn cộng sản Việt Nam cướp đất đai một cách trơ trẽn và bất công, mà con bị bọn chúng đàn áp và cư xử một cách thô lỗ, thiếu nhân bản.

Nhưng cái đau khổ của Đức Tổng Kiệt và của bà con giáo dân Hà Nội là trước cảnh oan ức như thế chẳng còn biết chạy đến kêu cầu ai hay cơ quan nào được nữa. Đó chính là nỗi đau khổ nhất, một nỗi đau khổ tuyệt vọng của những kẻ đang trong bước đường cùng!

Đúng thế, khi bị công an phường nhũng nhiễu quấy phá, thì Tòa Giám Mục và giáo xứ Thái Hà đã làm đơn nộp lên UBND quận. Rồi khi bị quận bác đơn và xua quân đến chiếm đoạt đất đai Tòa Khâm Sứ cũng như linh địa Thái Hà, thì lại nộp đơn khiếu nại lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì cứ hy vọng là ít ra mấy ông này đứng đầu nhà nước như thế hãy còn chút lương tri và trách nhiệm đối với những người dân vô tội. Nhưng các ngài đâu ngờ rằng chính các ông Triết và Dũng đều cùng một phe đảng với nhóm UBND quận Hoàn Kiếm và với mấy viên chức công an thô bạo của phường, và đương nhiên bọn họ đều bao che cho nhau, nếu không nói là chính mấy ông Triết, Dũng và chính quyền trung ương đã ra chỉ thị cho bọn đàn em ở dưới bày đủ trò vô liêm sỉ như thế. Dĩ nhiên, khi nói như thế, tôi không hề suy diễn tùy tiện, nhưng có cơ sở hẳn hoi.

Đúng thế, trước khi vụ việc cướp Tòa Khâm Sứ và phong tỏa toàn khu Toà Giám Mục Hà Nội như hôm nay, thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm dò tình hình và hứa hão là sẽ giải quyết, nhưng chắc chắn là chẳng qua chỉ để «hoãn kế nhi binh» hầu có thời giờ chuẩn bị cho việc cướp Tòa Khâm Sứ trắng trợn. Cũng thế, cách đây vài ba tuần, trước khi linh địa Thái Hà và nhà Dòng Chúa Cứu Thế bị bọn công an cộng sản phong tỏa và chiếm cứ như hôm nay, thì ông phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đã làm một động tác hoàn toàn giống như ông Dũng đối với Toà Khâm Sứ, là ông đã đích thân đến thăm linh địa Thái Hà. Và bà con giáo dân thiện tâm cứ hy vọng là vụ việc sẽ được giải quyết êm đẹp, vì đã có đại diện từ trung ướng xuống tham quan. Nhưng đây cũng chỉ là một sự dọn đường của ông phó thủ tướng cho đám đàn em ở cấp dưới của ông ta ra tay hành động cách tàn bạo mà thôi.

Thật, sống trong thế kỷ 21 này, một thời đại của văn minh, của các quyền con người, mà trên 80 triệu nhân dân Việt Nam nói chung và 10 triệu tín hữu Công Giáo nói riêng, cứ phải cắn răng sống dưới một chế độ chính trị độc tài đảng trị, thiếu nhân bản và chỉ biết cai trị dân chúng bằng luật rừng, thì không thể tưởng tượng được.

Nhưng dĩ nhiên, nếu xét về mặt nhân loại thì hoàn cảnh đau thương của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, của bà con giáo dân Hà Nội và Thái Hà là vô vọng, thì đức tin của những người con Chúa không cho phép chúng ta thất vọng buông xuôi. Chúng ta hãy chiến đấu với những kẻ vô thần tàn bạo bằng vũ khí của Đức Kitô, đó là sự cầu nguyện sốt sắng, tình bác ái, sự tha thứ. Nếu Đức Mẹ đã giữ lời Mẹ đã hứa ở Fatima là «sau cùng trái tim Mẹ sẽ thắng» trong việc làm cho nước Nga và cả khối Đông Âu cộng sản ăn năn trở lại, thì chắc chắn có ngày Mẹ cũng sẽ thực hiện lời hứa ấy ở quê hương Việt Nam của chúng ta, nếu chúng ta thành tâm và kiên trì kêu cầu Mẹ, vì xưa nay chưa từng có ai chạy đến với Mẹ mà phải về không!

Lạy Đức Mẹ La Vang xin thương cứu vớt quê hương Việt Nam chúng con khỏi chế độ cộng sản vô thần và gian ác!
 
Tổng hợp các quan điểm về câu nói ''đã bị cắt xén'' gây tranh cãi của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Hà Long tổng hợp
12:04 23/09/2008
Tổng hợp các quan điểm về câu nói "đã bị cắt xén" gây tranh cãi của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt (phần 2)

LTS: Báo điện tử TuoiTreOnline với sự xảo trá, tán tận lương tâm khi họ đưa tin mập mờ vào ngày 21-9-2008 "Xin cho phép chúng tôi được không nhắc lại câu nói" rồi trực tiếp chỉ cho người dân xem đoạn Video Clip vụ Tòa Tổng giám mục Hà Nội đòi đất đã bị cắt xén để lừa đảo dân cư trên mạng.

TuoiTreOnline rất mờ ám, ác độc có chủ ý đã ghi chú trước đoạn phim: "Xin cho phép chúng tôi (TuoiTre) được không nhắc lại câu nói mà Tổng giám mục giáo phận Hà Nội đã nói", vì dù đó là suy nghĩ thật lòng hay bột phát, đó cũng là điều không ai và không bao giờ được phép nói, được phép nghĩ. Nhưng ông đã nói, và tất cả những người nghe được đều phẫn nộ...“ (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279599&ChannelID=118)

Đúng ra nguyên lời nói phát biểu chuyên chở trọn vẹn ý tưởng của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ có 8 dòng chữ đánh máy và đếm được tất cả 133 chữ, nhưng tờ báo TT đã không đủ chỗ dành cho những lời nói của sự thật. Nơi đây chúng ta phải xin lỗi cụ Tú Xương để được dựa vào lời thơ của Cụ răn dạy các bồi bút của đảng CSVN.

"Nhà báo ngày nay đã hỏng rồi
9 thằng xảo quyệt, 1 đứa ngoa
"

Đồng loạt báo đài VN "đi bên lề phải“ hùa nhau chụp mũ, chỉ tuôn ra vỏn vẹn một câu sau đây của Đức TGM Giuse Kiệt để muốn bêu xấu Ngài và chia rẽ tình đoàn kết dân tộc: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

Thế đấy, toàn nước Việt Nam với 10.000 phóng viên và trên 700 tờ báo không một ai dám can đảm đăng nguyên văn lời phát biểu sâu sắc và rất yêu nước của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP Hà Nội ngày 20-9-2008 (xem nguyên bản văn: http://vietcatholic.net/News/Html/58896.htm):

"Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…"

Gian xảo cho kẻ đang nắm chính quyền tại Hà Nội, đã ngồi trong buổi họp và là người điều khiển buổi họp, ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo được nghe trực tiếp rõ ràng nguyên văn và ý tưởng diễn đạt của người đối thoại, thế mà sau đó đã láo khoét tuyên bố trên VTV vào tối 21-09-2008: “Ông Tổng Giám mục khi phát biểu nên thận trọng. Dù là Tổng Giám mục Hà Nội nhưng ông Ngô Quang Kiệt cũng là công dân Việt Nam. Là công dân Việt Nam mà cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam, liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị Tổng Giám mục như ông Ngô Quang Kiệt? Những giáo dân đang bị ông Ngô Quang Kiệt kích động, tụ tập cầu nguyện trái phép tại khu đất 42 Nhà Chung sẽ nghĩ gì về vị Chủ chăn đã chối bỏ niềm tự hào về đất nước và quê hương Việt Nam?”. Điều này cho thấy ông Thảo một là một kẻ bị điếc, bị... tối dạ hoặc phẩm hạnh và trình độ tri thức rất kém không xứng đáng với chức vị chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

May thay, hôm nay qua bản tường trình lại chi tiết hơn về cuộc họp giữa TGM Hà Nội và UBND thành phố của VietCatholic chúng ta nhìn thấy chủ đích "gian xảo nằm trong dự tính" của ông chủ tịch lúc đầu không muốn cho "truyền thông nghiệp dư" của Tòa giám mục Hà Nội bước vào phòng họp.

Thật can đảm diện đối diện được đáp trả qua linh mục đoàn của GP Hà Nội (có thể từ ông tổ đẻ ra cộng sản chưa một ai dám đối đáp như thế với cộng sản VN!): "…Nếu cấm các phương tiện truyền thông của chúng tôi thì các ông cũng phải mời tất cả các phương tiện truyền thông và các phóng viên của các ông ra ngoài thì chúng tôi mới làm việc. Cuối cùng họ phải đồng ý để cho các cha đem theo các phương tiện truyền thông, máy ghi âm, máy ghi hình". Thế là chúng ta ở quốc nội cũng như hải ngoại có đầy đủ đối chứng và vật chứng để minh chứng được sự thật và công lý trong hoàn cảnh Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bị trù dập từ mọi phía.

Kính mời quý độc giả theo dõi tổng hợp các quan điểm (phần 2)

Những vần thơ nói đến Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

mythanh
Chiếc áo chùng đen, Cha hiến đời
Theo niềm tin Chúa gọi sáng ngời.
Chúa chọn Cha dẫn đàn chiên Chúa
Vượt đất cằn, vượt bão giông khơi.

Giờ với đàn chiên giữa cơn giông,
Giữa bầy quỷ dữ, bóng cùm gông,
Uy uy vũ vũ, vô năng khuất
Đất chung, công lý, đồng một lòng.

So người, muốn nước nhà mạnh lên,
Tâm cao soi lẽ đạo, tình riêng,
Vai đạo, vai đời, Cha gánh trọn.
Chúa ơi! Giữ Người với đàn chiên

thibang
Chiếc áo chùng đen giữa giòng trôi,
Hy sinh vì đạo! Lạy Chúa tôi!
Dũng mạnh chống ngăn quân cẩu trệ,
Quyết giữ công tâm mãi sáng ngời!
Ba Ngôi Thánh Chúa, ơn cao cả,
Che đỡ con chiên giữa bụi đời!
Tiến lên! chẳng ngại loài quỷ dữ,
Bình an dưới thế, sáng danh Trời!
22/9/2008
(thibang tôi là người ngoại đạo, nhưng xin cúi đầu bái phục
hành vi quả cảm hy sinh của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt
)

Ông đạo trừ gian
Chiếc áo chùng đen mãi thắm tươi
Hy sinh vì đạo nghĩa mà thôi
Đất thờ Việt Cộng ngang nhiên cướp
Đơn viết chủ chiên chính trực đòi
Đảng cướp ra chiêu đập tới tấp
Giáo dân cầu nguyện hát vang trời
Tiên phong Giám Mục vì công lý
Vạch mặt chỉ tên cái đảng tồi

Lang
Một thương thân phận Thái Hà
Hai thương mang nặng Chánh Toà vào tim
mồ hôi nước mắt dân tình
thấm vào đất Thánh lung linh đoá hồng
Ngày ngày ước nguyện đợi trông
cầu ơn mưa móc, khát lòng chiên ngoan

Bây giờ đôi ngã rõ ràng
Búa rìu,miệng hổ doc ngang tung hoành
Trời cao nỡ hại dân lành?
thấp cổ, bé miệng biết lần ra sao!

LaGiang
Quang Kiệt, một chí hiên ngang
Giữa thời ác qủy, đám tang dân mình
Dẫn đầu cầu nguyện cho dân
Dâng cao chính nghiã, một vần đấu tranh
Ngày mai ác quỷ sẽ tàn
Toàn dân nghi nhớ, rừng ngàn ghi danh

Lang
Nước mắt Mẹ chảy dài đôi gò má
Phải chăng Người khóc cho Việt Nam
Cho Thái Hà và cho người công chính
cho niềm tin và nỗi khổ cùng cam

La Vang nay, có ánh hào quang
là điềm báo tin mừng ơn cứu độ (Phép lạ xảy ra mới đây tại LAVANG)
Alleluia!

Nga My
Giọng kinh CẦU NGUYỆN ngân vang
Khắp cùng trái đất hướng sang THÁI HÀ
BẠO QUYỀN thay mặt QUỶ MA
Đập tan tượng MẸ, máu pha sắc trời!
Đóng đinh ngay chính dân tôi
Hoà cùng máu chúa! rạng ngời hiển linh...
Tiếng cầu kinh! vẫn vang rền...
Muôn ngàn uất nghẹn dâng lên chúa trời!

Lang
Chiếc áo choàng đen, tim không đen
Ngời ngời toả sáng như ngọn đèn:
cho thuyền lướt sóng dò tìm lối
dẫn kẻ lạc đường thoát bóng đêm.
Dấn thân đâu cần gươm với súng
mà làm run sợ lũ ươn hèn
Đời nay ghi nhớ công đức ấy
Lịch sử đạo, đời mãi có tên


Tổng hợp các quan điểm

Phùng Mai:
Nhân danh cha và con và thánh thần. Amen
Lạy chúa toàn năng, con xin được hiệp lòng cầu nguyện với giáo dân Thái Hà và toà Khâm sứ. Nguyện xin chúa ban cho họ lòng can đảm và ơn thông minh. Vì
"Đảng CSVN là một tập đoàn ma quỷ, muốn trừ quỷ thì phải có một đội ngũ thần thánh..."
Cúi xin chúa hãy thánh hoá giáo dân Thái Hà và toà khâm sứ để họ trở nên một đội ngũ thần thánh, trở nên những chiến sĩ và những khí cụ bình an của ngài, để lũ quỷ đỏ phải biết kính sợ ngài.. . Amen

Tâm Việt:
Sau vụ lên tiếng của giáo hội miền Bắc, sẽ có nhu cầu mới của báo chí độc lập.
Sự lên tiếng của Giáo Hội Công Giáo là ánh đuốc dọi chiếu những mờ ám của nhà nước cộng sản. Rồi từ đây về sau, mọi việc làm của nhà nước sẽ bị xét nét hơn. Tập thể đảng cộng sản sẽ thanh trừng nhau và sẽ có người quay về nẻo chính cùng với các ủng hộ viên xây đắp một Việt Nam mới dân chủ thịnh vượng.

LaGiang:
1.- Nguyễn Minh Triết khi qua Mỹ chun cựa hậu không biết nhục à? Cho nên các dân mà ông ấy làm CT nhà nước ra đây phải mang mặt mo.
2.- Elle xem phát biểu nầy: "Câu chuyện này nhắc nhớ tôi một kinh nghiệm bản thân xảy ra cách đây ba năm: tôi có nói với một sinh viên tại Việt Nam qua internet rằng: "Dù kinh tế Việt Nam phát triển 8-9% mỗi năm, nhưng 8-9% của GDP Việt nam (40 tỷ) vẫn không bằng 5% của Thái lan (200 tỷ). Nếu cứ với đà này, Việt nam sẽ càng ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Vậy mà các quan cứ khoe khoang về thành tích kinh tế của mình. Chừng nào mà các quan Việt Nam còn say sưa men chiến thắng ảo, chừng đó Việt Nam mình sẽ vẫn lẽo đẽo theo đuôi các nước khác”.

Anh bạn sinh viên liền nổi nóng với tôi: "Tại sao anh lại chê bai và sỉ nhục dân tộc mình. Mình có hơn bốn ngàn năm văn hiến, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung quốc? Người Việt Nam mình nổi tiếng thông minh, cần cù nhất thế giới?”.

Tôi trả lời anh bạn: "Tôi đồng ý với bạn về sự tài giỏi của dân tộc mình trong quá khứ. Nhưng nếu chúng ta cứ khoác lác khoe khang về quá khứ mà không dám nhìn vào hiện tại và tương lại, dân tộc Việt Nam mình sẽ chẳng là cái thá gì.”

Qua hai câu chuyện trên, tôi nghiệm ra một điều: những người ở Việt Nam, có lẽ vì do truyền thông một chiều của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, như cóc ngồi đáy giếng. Lúc nào cũng nghĩ là Việt Nam mình là nhất, là dẫn đầu thế giới. Tôi sống tại ngoại quốc hơn mười năm qua, cũng đã đi nhiều nơi trên thế giới. Tôi có cùng cảm tưởng như Đức cha Kiệt: người ngoại quốc coi dân Việt Nam như công dân hạng hai thôi. Người Nhật, người Đại hàn thì khác: họ được nể trọng có lẽ do nước họ giàu có, tính cách của họ đáng khâm phục (ví dụ: họ không chen lấn khi xếp hàng, họ không xả rác bừa bãi nơi công cộng)."

Trúc Lê:
Poll về phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt [www.x-cafevn.org]
Sau khi đọc hoặc nghe đoạn audio gốc trong link dưới đây, bạn cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt: ĐÚNG
219 = 87.95%
Sau khi đọc hoặc nghe đoạn audio gốc trong link dưới đây, bạn cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt: SAI
18 = 7.23%
Nếu từng đi nước ngoài, có bao giờ bạn thấy nhục khi trình hộ chiếu VN hoặc thấy hổ thẹn khi nhận mình là người VN: CÓ
109 = 43.78%
Nếu từng đi nước ngoài, có bao giờ bạn thấy nhục khi trình hộ chiếu VN hoặc thấy hổ thẹn khi nhận mình là người VN: KHÔNG
25 = 10.04%

Phùng Mai
Tôi nghe tổng giám mục nói [www.fileden.com] và so sánh với lời ghi lại trên các diễn đàn thì bị thiếu những ý phụ, tuy ý phụ nhưng rất thuyết phục, nó bổ túc cho cái "tình và lý" mà ĐTGM muốn mọi người biết giáo hội công giáo thật sự hy sinh cho mục đích chung của người dân VN chứ không riêng gì cho giáo dân công giáo.

Đem máy móc phá nhà người ta trước bây giờ thì cho người ta phát biểu thì dĩ nhiên được nghe họ dạy cho bài học vỡ lòng... Nhà nước mà thế là cùng tận của sự dốt nát, ngu hết cỡ nói...

Minh Duc
Trích: Nhà nước đã trưng thu bất động sản từ những chủ đất, bao gồm cả giáo hội Thiên Chúa giáo, để phân phát cho những người đã từng chiến đấu trong cuộc cách mạng cộng sản.

Phóng viên này chỉ biết có bấy nhiêu thôi. Có lẽ cần nện vào đầu ông vài cái nữa cho tóe máu đầu để ông nhìn rõ hơn sự thật. Bài trên báo Hà Nội Mới đăng công văn của UBND TP Hà Nội cũng chưa nói rõ sự thật trong đó. Sự thật giản dị là đảng CSVN sau khi chiếm chính quyền tịch thu nhiều đất đai của các tôn giáo mặc dù nhà nước cũng chẳng có nhu cầu cần dùng đến đất đai đó. Nhiều miếng đất của nhà thờ, chùa chỉ bỏ trống chẳng làm gì hoặc bày ra làm công viên. Tức là chẳng biết dùng làm gì nên làm công viên, sân chơi cho trẻ con. Miếng đất của Tòa Khâm này gần đây được đem cho tư nhân sử dụng kinh doanh. Giáo dân thấy nhà nước lấy đất của nhà thờ nhưng không dùng vào việc công mà định cho tư nhân sử dụng để viên chức nhà nước chấm mút vào đó nên đòi lại đất. UBND TP Hà Nội thấy bị đòi riết quá nên định thí cho Giáo Hội một miếng đất khác còn miếng đất của Tòa Khâm thì quá ngon lành, làm địa điểm để kinh doanh hay làm vũ trường thì hốt bạc nên không chịu trả cho Giáo Hội. Giáo Hội thấy các viên chức chơi trò ma giáo định cướp không miếng đất của Giáo Hội mặc dù trước đây chẳng có lý do gì để lấy nên không chịu miếng đất khác, nhất định đòi phải đúng miếng đất đó.

Nói tóm lại là "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Đám đảng viên nhân danh chủ nghĩa CS mà thu tóm đất đai vào tay mình, lấy danh nghĩa là đất đai thuộc về toàn dân, để độc quyền ban phát cho dân, nhưng tư cách của đám đảng viên này không xứng đáng để cho nắm quyền ban phát đất đai.

Hãy bỏ chế độ đất đai thuộc về toàn dân mà tái lập lại quyền sở hữu đất đai như mọi nước khác. Muốn có XHCN thì phải có con người XHCN mà đám cầm quyền hiện nay không phải là con người XHCN thì nên dẹp trò cái trò XHCN đi.

LaGiang
…Xem qua cái nầy của một người trong nước vừa gửi ra:

"Là những con người VN, chúng con rất được an ủi khi thấy các mục tử của mình đang dần dần hiệp nhất cùng một tiếng nói. Ở một đất nước toàn trị, một đất nước đang được thế giới nhìn qua hình ảnh người ngôn sứ bị bịt miệng, toàn dân bị lừa bịp và dẫn đi như đàn cừu mà không ai dám lên tiếng nói. Ngày càng có những người không cùng một đức tin với chúng ta dấn thân vào mối phúc thứ tám, dám nói lên sự thật, chấp nhận bị bắt bớ, tù đày, giam cầm và cả bị sát hại vì lẽ công chính. Nhìn họ và nhìn các vị Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị quản thúc và chịu bao thử thách, chúng con tự hỏi bao giờ các mục tử của chúng con mới lên tiếng nói? Tạ ơn Chúa, nay lửa cháy tận nhà, từ Hồng Y đến Giám Mục và Bề Trên Dòng, các mục tử đã đồng loạt dõng dạc lên tiếng, đích thân đến hiệp thông cầu nguyện và viết lên giấy trắng mực đen những sứ điệp của mình."

CU LAN
Kính thưa các bạn đọc,
Giáo dân trong nước rõ ràng là đang bị đàn áp. Mọi việc bắt nguồn từ việc CSVN cướp đất của giáo hội Công giáo.

* Dân Oan bị cướp đất là do tham nhũng. TCG bị cướp đất đai và tài sản là do chủ trương bài trừ và tiêu diệt tôn giáo của CNCS. Cụ thể là, sau khi VC chiếm miền Nam, thì bọn đầu trộm đuôi cướp, lưu manh láu cá VC đã cướp đoạt hàng ngàn cơ sở, tài sản và đất đai của người Công giáo. Như các nhà Dòng Đồng Công, Đồng Bosco ở Thủ Đức. Các trường tư thục công giáo như Taberd, Lasan Hiền Vương, Nguyễn Bá Tòng, Thánh Mẫu, Thiên Phước, Chân Phúc Liêm... Ban đầu, treo bảng làm Nhà Văn Hoá, Câu Lạc Bộ Thanh Niên, Hội Trường... rồi sau đó, cán bộ địa phương bán lấy tiền chia nhau ăn. Đó là ăn cướp!
* Giáo dân Hà Nội chỉ đòi lại đất đai của giáo hội. Đó là công lý, chính nghĩa, không những của riêng người theo đạo TC mà còn là chính nghĩa của dân tộc VN.
* Chúng ta nên tích cực ủng hộ cái chính nghĩa đó.

Trung Kiên
TGM Ngô Quang Kiệt đấu tranh cho Công Lý, đã bị csVN tìm mọi thủ đoạn đánh lừa dư luận, bóp méo sự thật, xuyên tạc và vu khống, lời phát biểu của ngài cũng bị cắt xén với một ý đồ bẩn thỉu của nhà cầm quyền, csVN dùng bạo lực trấn áp, và còn hăm dọa đến tính mạng của ngài!

Thật hổ thẹn cho những người tự cho mình là lãnh đạo nhà nước csVN!
Người Việt Nam bị nhục lây vì có một nhà nước gian manh, bất nghĩa vô nghì như csVN!

csVN hãy chấm dứt ngay hành động vu khống bịa đặt và trấn áp bỉ ổi này!

Tâm Việt
Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thể hiện đúng tinh thần Nho gia.

Uy vũ bất năng khuất.
Liêm sỉ chính thành toàn


Biết nhục cho nước để cảnh tỉnh mọi người. Vì giữ đức chính trực (Liêm), biết xấu hổ nhục nhã (Sỉ) cho mình và đồng bào dân Việt mình để cố gắng vươn lên ngang cùng với mọi dân tộc bên cạnh mình, nhất là so với Nhật Bản và Đại Hàn.

Lời TGM Ngô Quang Kiệt:

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý".

Nhớ là học giả Nguyễn Trường Tộ cũng đã từng cảnh báo triều Nguyễn như vậy.

Trúc Lê
Tôi hoàn toàn đồng ý với Bạn Tâm Việt rằng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thể hiện trọn vẹn tinh thần "Uy vũ bất năng khuất" của một kẻ sĩ.

Lời tuyên bố của Ngài (như Bạn Tâm Việt trích trên đây) mà bọn cộng sản đã cố tình bóp méo cắt đoạn để rêu rao rằng Ngài miệt thị dân tộc, theo tôi, là lời nói rất trung thực và chính xác của Ngài muốn bày tỏ cho Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội thấy rằng, qua kinh nghiệm bản thân mà Ngài đã chứng kiến, Ngài rất đau xót và xấu hổ khi thấy người dân Việt khi đi đến xứ khác đã bị người bản xứ xem thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ (hoàn toàn trái ngược với cách đối xử của chính những người ngoại quốc này với công dân các nước Nhật, Hàn). Và sở dĩ có tình trạng người nước khác khinh thường dân VN ta là vì đất nước ta nghèo hèn, lạc hậu, nhân dân ta thiếu đoàn kết để cùng chung sức xây dựng đất nước chung. Cũng chính vì thế mà Ngài rất mong muốn dân tộc ta được đoàn kết để tất cả mọi người cùng nhau xây dựng một nước VN giàu mạnh được các nước khác kính nễ. Như trong đoạn sau đây của Ngài: "Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng."
Tôi nghĩ là chính trong tinh thần muốn cùng nhà cầm quyền thành phố Hà Nội giải quyết vấn đề đất đai của Giáo hội Công giáo tại khu vực Tòa Khâm Sứ trong công bình, sòng phẳng, hợp tình hợp lý và ôn hòa, để tạo tình đoàn kết dân tộc cũng như tạo sự hợp tác giữa người dân công giáo và nhà cầm quyền, mà Ngài đã phát biểu trong buổi họp những lời thẳng thắn nói trên. Do đó, khi muốn hiểu tinh thần của một câu nói hay một đoạn văn, cần phải nhìn toàn bộ bối cảnh của vấn đề, và tuyệt đối không bao giờ nên cắt xén, trích dẫn chỉ một phần ngắn của đoạn văn hay câu nói để công kích, bài bác với ác ý như luận điệu của các cơ quan tuyên truyền của đảng Việt gian cộng sản với sự tiếp tay của những tên cò mồi hay của những người thiếu đầu óc tĩnh táo và dễ bị lợi dụng.

LaGiang
MỘT MAY MẮN CHO VN NÓI CHUNG VÀ CHO GHCGVN NÓI RIÊNG

1.- TGM Ngô Quang Kiệt là đại diện tổng quát của tiếng nói chống đối cướp bóc và bất công của CSVN. Đại diện của bao dân oan hợp đồng hay lẻ tẻ và các tôn giáo hay hội đoàn nạn nhân của cướp bóc.

2.- TGM Ngô Quang Kiệt là một can trường của một phong trào đòi công lý có tính cách quần chúng và đuợc bao cảm mến rải dài từ quốc nội ra hải ngoại. Một ngọn đuốc trong đêm và giữa cơn bão. VN và GHCGVN lấy làm hãnh diện đã có người con nầy.

3.- Cuộc tranh đấu của TGM Ngô Quang Kiệt chỉ nhắm mang công lý lại cho toàn dân và không một chút tư lợi. Điểm nầy đã đặt ngài ờ cựa ánh sáng đối đầu vời cực ma qủy CSVN.

4.- Cho nên. Ma qủy đang gào thét. Vì đã vấp phải ánh sáng Ngô Quang Kiệt.

5.- TGM Ngô Quang Kiệt không cô đơn. Toàn dân lương thiện ửng hộ và Thánh Linh ở bên cạnh ngài cho nhiệm vụ nầy. XIN ƠN TRÊN PHÙ HỘ CON YÊU THƯƠNG CỦA DÂN TỘC VN và DÂN CHÚA.

quangle
Không có một cuộc cách mạng nào thành công mà không bắt nguồn từ sự công phẩn cả.

Không nên quá quan tâm cho các vị lãnh đạo tinh thần. Họ quá dư biết tất cả mọi gian nguy nhưng chính họ đã sung sướng và tình nguyện dấn thân, nhập cuộc để làm ngòi nổ. Tù tội hay sát hại những vị lãnh đạo tinh thần là những nhát cuốc tự chôn chế độ.
Tôi chỉ cầu mong sự mù loà, quẩn trí của bọn cầm quyền hoặc điên cuồng cũa bọn công an ám sát các lãnh đạo tinh thần.
Theo tôi nghĩ, chính cá nhân cũa những vị này đang muốn nằm xuống dưới bàn tay bạo tàn để may ra cứu vớt toàn dân.

Trúc Lê
“Những hành vi nêu trên của ông Ngô Quang Kiệt trong suốt thời gian qua là có hệ thống, thể hiện rõ việc coi thường pháp luật, chưa bao giờ từ bỏ ý đồ đòi đất trái pháp luật. Đồng thời cũng khẳng định ông đã không thực hiện đúng chức trách với cương vị là Tổng giám mục giáo phận Hà Nội, không thực hiện đúng bổn phận của một công dân đối với đất nước, dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không thực hiện đúng theo phương châm của những người có tôn giáo ở trên đất nước Việt Nam là sống “tốt đời, đẹp đạo”. Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô.” (lời cáo buộc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Đức TGM Ngô Quang Kiệt)

Đây là lời cáo buộc hỗn xược, ngu xuẫn và phi lý đối với Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt của bọn lãnh đạo Việt gian cộng sản thuộc thành phố Hà Nội mà không người VN nào (dù lương hay giáo) có thể chấp nhận được.

Việc tên Chủ tịch UBND Hà Nội gọi Đức TGM bằng “ông” là vô lễ và xấc láo, cố tình coi thường một bậc chân tu, một đấng chủ chiên của Giáo hội công giáo VN tại giáo phận Hà Nội. Bảo rằng Ngài “chưa bao giờ từ bỏ ý đồ đòi đất trái pháp luật” là quái đản vô cùng. Khu đất Tòa Khâm Sứ là tài sản của Giáo Hội Công Giáo (có giấy tờ sở hữu hẳn hoi) đã bị đảng CSVN trưng thu và sử dụng bất hợp pháp (làm lợi cho một số tư nhân, tức là một số đảng viên tai to mặt lớn ở Hà Nội) trong nhiều năm qua, và Ngài là đấng chủ chăn đại diện cho Giáo Hội tại giáo phận Hà Nội, nơi có khu vực Tòa Khâm Sứ, đứng ra lên tiếng đòi lại đất của Giáo hội thì sai trái chỗ nào? Đất của người ta, bọn cộng sản lấy ẩu, nay người đòi lại thì sao lại “trái pháp luật”? Chủ nhân của khu Toà Khâm Sứ đòi đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì sai trái chỗ nào? Hiện nay, trên pháp lý qua văn bản bằng giấy trắng mực đen, ai là chủ nhân của Tòa Khâm Sứ này nếu quả thực đã có sự đổi chủ từ ngày Giáo hội công giáo xây cất Toà Khâm Sứ trước đây? Giấy tờ nào của bọn cầm quyền Hà Nội đã chứng mình là Tòa Khâm Sư đã đổi chủ? Hãy trưng ra cho mọi người xem đi. Nếu không trưng ra thì đây chỉ lời nói vu vơ xấc láo của tên chủ tịch UBND Hà Nội là những lời vu vạ, thiếu bằng chứng. Đây là lối nói lấy được của bọn cường hào mafia cộng sản.

Bảo Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt là “không thực hiện đúng bổn phận đạo và đời” là nói tầm bậy, tầm bạ. Bổn phận của Ngài đối với Giáo hội và giáo dân, Ngài đã thực hiện đúng đắn và can đảm, rất đáng được ngưỡng mộ. Là một công dân, Ngài đã làm đủ mọi cách để giữ cho không khí cuộc tranh chấp về Toà Khâm Sứ được ôn hòa, bất bạo động và ngăn ngừa các giáo dân gây ra bất cứ hành vi nào có thể đưa đến những xô xát do sự đối đầu căng thẳng giữa công an và giáo dân trong thời gian dài vừa qua. Đây là một việc rất khó khăn trước không khí sôi bỏng của hàng ngàn giáo dân bức xúc khi thấy tài sản của Giáo hội bị xâm phạm một cách vô lý. Có thể khẳng định rằng thái độ ôn hòa nhưng cương quyết của Ngài được sự kính trọng không những cuả các tín đồ công giáo VN mà của tất cả mọi người có lương tri trên toàn thế giới (không chỉ là người VN và không chỉ là người có đạo Thiên chúa) khi theo dõi vụ tranh chấp này, vì Ngài đã can đảm dám đương đầu với bạo quyền vì lẽ phải, lẽ công bằng. Ngài không hạ mình xuống để xin xỏ ai, mà chỉ đòi hỏi công lý được thực hiện.

Tôi hoàn toàn ủng hộ lập trường của Ngài là bác bỏ việc “xin-cho” trong tự do tôn giáo. Người công giáo VN (cũng như tín đồ thuộc bất cứ tôn giáo nào khác) phải có quyền tự do tín ngưỡng như đi dự lễ nhà thờ (hay chùa, v.v…) để cầu nguyện, mừng lễ Giáng Sinh (hay lễ Phật Đản, v.v…) và nhà cầm quyền có bổn phận phải tạo điều kiện thuận lợi để các người dân (thuộc mọi tôn giáo) sống đạo, chứ không phải là công ơn gì của nhà cầm quyền ban bố cho người dân hết.

Việc cho rằng lời tuyên bố của Ngài nói Ngài “cảm thấy xấu hổ khi ra nước ngoài cầm hộ chiếu VN” là một sự miệt thị dân tộc là hoàn toàn sai trái và đầy ác ý. Ngài chỉ nói lên trung thực kinh nghiệm mà Ngài đã trải qua trong các chuyến xuất ngoại. Việc Ngài thấy xấu hổ khi so sánh cách đối xử của người ngọai quốc với các đồng bào của Ngài so với người dân các nước khác như Nhật, Hàn Quốc v.v… khi họ có vẻ xem thường người VN, là một sự thật mà bất cứ ai chịu nhận xét khách quan cũng đều nhận thấy cả. Đây hoàn toàn không có tính miệt thị dân tộc như bọn Việt gian CS cố thổi phồng lên để bôi nhọ Ngài và lấy cớ để sách nhiễu Ngài. Kẻ đáng xấu hổ vì điều nhục nhã chung này là không ai khác ngoài đảng CSVN, những người mà chỉ trong 60 năm dưới sự thống trị của bọn chúng đã đưa đất nước ta đến tình trạng tụt hậu, nghèo hèn, bị thế giới khinh dễ, bị láng giềng TQ hiếp đáp khinh khi xâm lấn đất đai, đảo biển và bắn giết ngư dân VN ngay trên lãnh hải của VN.

Nói tóm lại, lời cáo buộc nói trên đối với Đức TGM Ngô Quang Kiệt là hỗn xược, xúc phạm đến danh dự của một nhà tu hành khả kính, và cần phải được rút lại tức khắc cùng với lời xin lỗi Ngài và toàn thể giáo dân VN trên toàn thế giới.

Boymanly
Làm sao trấn áp đuợc Cha Kiệt đuợc.... sau Cha thì có trên 6 triệu tín đồ giáo VN... và hàng triệu tín đồ công giáo khu vực châu á chắc để yên cho hànội hành động àh.... chưa kể đến Vatican và Tổng thống Mỹ nữa chi.... do đó đụng vào Cha Kiệt cũng giống như đụng vào kho đạn nguyên tử vậy!

Tuong Si Quan
Báo Tuổi Trẻ viết: cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, DGM NQK có tên có tuổi, nhưng với lối hành văn của VC, chúng đã viết NQK, chúng hành văn không khác gì là những thằng, những đứa, vô đạo đức làm người, trong khi đăng trên báo chí VC. Chỉ làm hổ thẹn cho một dân tộc dưới sự cai trị của một loài quỉ đỏ phi nhân.

ĐCSVN chúng là một loại súc sanh, chúng có một loại quân mọi rợ sẵn sàng đàn áp người dân một cách dã man, chúng có báo chí...........uh để bôi nhọ, bôi xấu bất cứ một ai, trong khi đó ngưòi dân thì chúng cấm, không có một tờ báo tự do nào, hay trang web và blogger nào để nói nên nguyện vọng của người dân, mọi hoạt động của bất cứ ai, đều bị ĐCSVN cáo buộc là vi phạm luật phát mọi rợ của ĐCSVN.

Báo chí của ĐCSVN là một công cụ tuyên truyền láo khoét, bịt bợm người dân.
Còn quân đội, công an, bọn súc sanh ĐCSVN sử dụng chúng để đàn áp người dân.
Chắc chắn bọn súc sanh ĐCSVN chúng là những đứa chui từ dưới lòng đất ra, nên chúng đã hành sử độc ác với người dân không gớm tay.

Tâm Việt
Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lý Trung Ương Hà Nội, kể lại một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: "Các anh giỏi quá, sao các anh nghèo lâu vậy? Vậy là thế nào? Với trí tuệ thế này, truyền thống thế này… sao các anh đi cứ ăn mày, ăn xin hoài? Các anh có thể đề ra mục tiêu là đến năm nào đó các anh không đi ăn xin nữa, được không?"

Có nhục không, khi Lê Đăng Doanh phải đi ăn mày bị các nước khác hỏi ngược lại.
Các anh có thể đề ra mục tiêu là đến năm nào đó các anh không đi ăn xin nữa, được không?

Tâm Việt
Người lao động thì thông minh khéo tay, như giáo sư Senkimônô người Nhật Bản thì có nói là VN có người lao động thông minh, học nhanh, khéo tay, nhưng ít được đào tạo nhất thế giới

Thế có nghĩa là bản chất người Việt thông minh bị cái nhà nước thổ tả cai trị bởi đảng cộng sản nên ít được đào tạo nhất thế giới

Có đáng sỉ nhục không, khi biết dân mình có khả năng nhưng thua dân tộc khác chỉ vì bị cai trị bởi đám bạo tàn ngu dân hại nước?

ĐÁNG SỈ phải thay thế NAN SỈ, thì nước nhà mới tiến bộ lên được!

Ý Dân
csVN đã bỏ nhân lực, tài lực vào Wikipedia để dùng làm phương tiện tuyên truyền.
Tuy nhiên, với bản chất láo lừa, thiếu trung thực, những tin tức hoặc dữ kiện lịch sử chúng đưa ra, nếu bị vạch trần bằng sự thật, bằng những chứng cớ thuyết phục, sẽ rất lợi cho việc quảng bá dân chủ, tự do tại Việt Nam (có lẽ không bị ngăn chặn bằng tường lửa).
Cảm ơn thành viên nào đó đã kịp thời cập nhật về TGM Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt [vi.wikipedia.org].

Tuy nhiên, những vu khống, bôi nhọ TGM Ngô Quang Kiệt vẫn còn. Rất hy vọng quý thành viên, sử dụng mạng lưới này để chuyển tải tin tức đòi công lý và sự thật đến toàn dân Việt Nam.

mythanh
Anh Ý Trời hay lắm. Theo dõi sát và đưa lên những thông tin cần thiết. Chúng ta cần giúp đưa những tin trung thực từ VN vào VN cũng như đi khắp thế giới, vạch ra những lừa bịp hoả mù của độc tài CSVN.

Ý Dân
Wow !!! Wikipedia liên quan đến TGM Ngô Quang Kiệt đang thay đổi từng giờ...
Ngày đầu tiên, tôi ghé thăm mới chán nản làm sao! Lèo tèo vài link dẫn, chỉ một mình Đức Hoàng lảm nhảm trên VTV một cách lố bịch thôi.

Thế mà giờ đây, phe "lề phải" đang cố gắng đưa một số báo, đài quốc doanh lên trình làng.. .

Phe "không lề" cũng chẳng kém nào RFA, AFP, BBC,.. . Ôi thôi, đủ cả, vui lắm cơ !!!
Nhờ vậy, bàn dân thiên hạ mới có dịp so sánh nền báo chí tại Việt Nam với Hải ngoại. Cứ thế mà làm quý bác ạ, chỉ cần sự trung thực, chả cần đông.. .

Duong
Qua những đối sách của Cộng Đảng Ba Đình trong Vụ Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà, đã nổi lên rõ ràng một bộ mặt chính trị thật thô bỉ, hèn hạ, không kém gì bọn đầu gấu xã hội đen.

Không hiểu Nhà cầm quyền Hà Nội nên được gọi là cái gì đây? Bởi vì nó là cái quái thai với đủ thứ hằm bà lằng, nào là cộng sản, nào là tư bản đỏ, tham nhũng, bạo lực, ngu dốt, mặt dày mày dạn, côn đồ lưu manh, độc tài toàn trị... Thôi thì tạm gọi Cộng Đảng Việt Nam là "Nhà Cầm Quần" (chị em ta) vậy.

Xin chúc 14 Uỷ Viên Chính trị Bộ mạnh giỏi để tiếp tục đàn áp, cướp bóc đất đai ruộng vườn của dân lành. Và chúc Boác nằm yên trong nhà xác Ba Đình.

LatLai
Tác giả “người Trung Quốc xấu xí” đã đánh thức tình tự dân tộc Trung Quốc qua vụ Olympic vừa rồi. Thí dụ như nhà nước đã dạy dân tập cười, tập tiếp xúc, không khạc nhổ nơi công cộng..! Nguyên ngữ phát ngôn của Ngài TGM Ngô Quang Kiệt mang nội hàm đánh thức niềm tự ái dân tộc trong cấp lãnh đạo Đảng, nhưng nhà nước lại tận dụng độc quyền truyền thông để cắt xén nội hàm nầy đến độ thô bỉ chỉ với mục đích tạo dư luận ngược lại để cô lập giáo dân! Đây là việc làm ngu xuẩn, vô cùng ngu xuẩn, của đảng CSVN. Thay vì tạo đoàn kết dân tộc CSVN lại gây chia rẽ chỉ để đạt được mục đích nhỏ nhoi trước mắt. Với kiểu lãnh đạo như thế nầy thì khối đoàn kết dân tộc sẽ bị chia rẽ trầm trọng hơn nữa và làm sao có thể đoàn kết để chống lại Tàu cộng đang cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa?
Biết đâu đây không phải là do bàn tay Tàu cộng thò vào để quậy nát nội bộ VN để chúng dễ dàng sai bảo bọn Bắc bộ phủ hơn?

Người trong nước
Nhân đây, tôi xin có một nhận xét cá nhân về báo Tuổi Trẻ.
Qua nhiều biến cố, tôi thấy, TT là tờ báo duy nhất ở VN không tham gia (hoặc ít tham gia) vào mấy trò đấu tố, đánh hội đồng. Khi cần đấu tố, TT sẽ đưa lại tin của TTXVN, hoặc báo khác.

Không những thế, TT thỉnh thoảng còn "chơi nổi" - có điều, mỗi lần như thế là mỗi lần bị thay máu, nên càng ngày, TT càng "đuối". Áo mặc không qua khỏi đầu, dù sao, TT vẫn chỉ là công cụ thôi.

Hồi còn học phổ thông, tôi cũng khá quý báo TT. Nhưng sau này, nghiệm ra nó cũng chỉ là tay sai, thỉnh thoảng giả vờ đấu tranh chống tiêu cực theo kiểu xả sú-pap cho người dân mà thôi. Bây giờ, biết ngoại ngữ, biết vượt tường lửa, thấy nản với tờ TT luôn.

Ôi, báo chí cách mạng ơi là báo chí cách mạng.

Vô Sắc
Tôi cũng đồng ý với bác Người trong nước về báo TT.

Mấy năm trước, báo Tuổi trẻ (và cả Thanh Niên), có vẻ tiến bộ, phóng khoáng, cởi mở và mạnh dạn về những v/đ của xã hội. Và cả những v/đ chính trị nhạy cảm.

Có lẽ vì thế mà nhiều người đã bị đẩy đi khỏi tờ báo (t/d Huỳnh Sơn Phước, v.v...). Nhiều người bỏ ra viết blog, bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, mà không được phép viết trên báo.

Hai tờ báo tiên phong trên nay đã trở về sắp hàng chung với hàng trăm báo lá cải khác. Thế nên nhiều người trong nước cho biết họ đã cắt mua dài hạn hai báo này và nay chỉ đọc các blog hay các báo mạng khác (BBC, RFI, v.v...).

Số phát hành của TT nay đã giảm sút rất nhiều. Dĩ nhiên có yếu tố về giảm chi tiêu của gia đình trong tình hình vật giá leo thang, nhưng chất lượng tờ báo giảm là yếu tố quyết định nhất. Và chắc sẽ tới ngày giống như tờ Nhân Dân, không ai muốn mua, muốn đọc.

Huynh long
Cũng may thời nầy là thế kỷ 21, chứ nếu như chuyện xảy ra thời trước khi mà vc chưa cướp được chính quyền thì đức tổng giám mục và giáo dân Hà Nội đã bị (cách mạng) thừa lúc đêm về mà bắt cóc rồi thủ tiêu bằng mọi cách. Ở (vùng sâu, vùng xa) thì cho đi MÒ TÔM !
Từ bé đến giờ tôi chưa thấy vc có điểm nào tốt. Nếu có tốt thì hoặc chưa vào đảng hoặc đã ra khỏi đảng rồi.
có một điều rõ ràng là đám người bu theo nịnh bợ vc lại tệ hơn vc

Tâm Việt
Tiếng Việt có câu chê trách rất hay, loại giá áo túi cơm. Từ câu nhận xét bình dân này tôi lại nhớ đến câu Chúa nói trong Thánh Kinh: Con người sống không phải chỉ nhờ cơm bánh mà con bởi lời từ thiên thượng.

Miếng ăn, áo mặc, nhà ở, tiện nghi quyền lực vẫn chưa đủ làm nên một con người.
Ngoài phần thể chất, vật lực con người còn cần phần tinh thần, đó là phần khó diễn tả được ra ngôn ngữ mà do sự cảm ứng, lòng hướng thiện của mỗi con người. Qua phương tiện tôn giáo, con người đã đạt được phần nào sự anh minh trong sáng về tinh thần vậy. Với người hiểu rõ về tôn giáo, phần hồn mới thật trường tồn còn thể xác được coi như cái áo mặc có hạn kỳ mà thôi.

HàChâu
Chưa thấy truyền thông quốc tế quan tâm đầy đủ tới những sự kiện Thái Hà và Toà khâm sứ.

Nếu tôi là giám đốc RFI, RFA..., tôi sẽ phái hai tổ công tác đến Hànội thực hiện hai cuộc phỏng vấn có cùng nội dung, một: với ông Nông đức Mạnh; hai, với ông Ng. Tấn Dũng.

Đem so sánh những câu trả lòi của hai ông này thì "lòi" cái nội dung Thái Hà và Toà Khâm sứ, không được một trăm phần trăm, thì cũng gần như thế.

(Các góp ý từ DCVOline)
 
TIN THÁI HÀ: Chính quyền lại một lần nữa dùng xảo thuật lừa bịp dư luận
Quang Huyền
12:19 23/09/2008
THÁI HÀ - Đêm qua (23/9) Tu viện Thái Hà đã được bình yên, không bị quấy phá như đêm 21/9.

Những kẻ du côn vẫn được huy động đến, nhưng có lẽ thấy đông giáo dân đến hiệp thông, chia sẻ với các tu sĩ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nên những kẻ được thuê đến không dám manh động. Tuy nhiên, thông tin từ các tu sĩ trong Tu viện cho biết, từ 22h30 (23/9) đến 1h (24/9), Tu viện liên tục nhận được những cú điện thoại khủng bố. Những kẻ gọi điện thoại có những lời lẽ đe dọa và những lời lẽ thô tục sỉ vả các linh mục. Sau đó, điện thoại cố định của Tu viện bị cúp và điện thoại di động bị mất tín hiệu. Các linh đã không thể liên lạc ra ngoài được.

Theo nhận định của nhiều người, cuộc họp của UBND quận Đông Đa và ban quy hoạch với các linh mục Thái Hà sáng hôm qua bị chuyển sang sáng nay với lý do chính quyền chưa chuẩn bị kịp, thực ra là chính quyền sợ chưa dọn đường dư luận.

Theo thông tin từ đài truyền hình Hà Nội tối qua và sáng nay (24/9), tuy cuộc họp UBND quận với các linh mục chuyển rời, nhưng ngay sau đó UBND quận đã có buổi làm việc với phường Quang Trung để thông báo quyết định xây dựng công viên cây xanh tại linh địa. Chiều và tối cùng ngày, chính quyền phường Quang Trung vội vàng quy tụ một số người gọi đó là đại diện nhân dân trong phường để thông báo quyết định quy hoạch này.

Một chuyện nực cười nữa cũng liên quan chuyện dọn đường dư luận, đó là đài Truyền hình Hà Nội huy động vài người đi vào nhà thờ Thái Hà, rồi đưa hình ảnh họ lên truyền hình và bảo rằng nhân dân phường Quang Trung và Ô Chợ Dừa đã vào làm việc với các linh mục về việc quy hoạch linh địa thành công viên. Thực ra, chẳng có buổi làm việc nào như đài truyền hình đã đưa tin.

Các linh mục của Tu viện cho biết, những người mà đài truyền hình chiếu lên đã vào nhà khách của Tu viện, nhưng khi được hỏi danh tính, thì họ không dám trả lời. Khi một linh mục hỏi họ đại diện cho ai, thì họ bảo đại diện cho nhân dân của hai phường. Vị linh mục nói rõ, nếu đại diện cho nhân dân thì phải là Hội đồng nhân dân, nếu đại diện cho chính quyền phường thì phải là UBND phường. Vị linh mục hỏi họ có phải là những người ở trong những ủy ban ấy không, thì họ trả lời không phải. Ngay sau đó họ đứng lên, ra về.

Sự thật là như thế, nhưng đài truyền hình Hà Nội lại một lần nữa xuyên tạc rằng các linh mục đã có buổi làm việc với đại diện nhân dân hai phương Quang Trung và Ô Chợ Dừa về việc dự án quy hoạch công viên tại 178 Nguyễn Lương Bằng!

Thế thì cái chính quyền này còn làm sao để cho những người đang oan uồng khiếu kiện tin vào lẽ phải, tin vào công lý. Vậy làm sao mà có được "tốt đạo đẹp đời"?

BÁO ĐỘNG: TIN THÁI HÀ lúc 22g30 ngày 23/9/2008

Chúng tôi vừa nhận được tin báo động sau đây, xin loan báo để mọi người chia sẻ. Chúng tôi cố gắng liên lạc với các Cha DCCT để phối kiểm các tin này thực hư ra sao, nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên vì tính cách nghiệm trọng của sự việc nên chúng tôi đăng lên Net một đề phòng cần thiết. Nguồn tin viết như sau:

Từ chiều đến nay, có rất nhiều tin dự báo tình hình không tốt sẽ xảy ra với tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Mới lúc 21g30, một giáo dân cho biết một taxi đã chở một nhóm người đến trước nhà thờ Thái Hà. Họ bảo với tài xế cứ để nguyên "dụng cụ" trên xe.

Một giáo dân khác sống ngay khu vực nhà thờ nghe nhóm khác bàn với nhau tối nay sẽ dùng xăng đốt một hai chiếc xe, buộc các ông cha phải ra tay.

Một linh mục vừa nhận được tin từ nội bộ an ninh xì ra cho biết theo chỉ đạo, bằng mọi giá tạo hoàn cảnh buộc các linh mục phải phản ứng và nhân cơ hội đó sẽ bắt. Hai cha Phêrô Nguyễn văn Khải và Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhắc tên và chỉ hình như là đối tượng phải giải quyết.

Bây giờ là 22g00, trong khuôn viên nhà thờ, ngoài các linh mục tu sĩ DCCT còn có khảong 100 giáo dân tự nguyện xin tạm trú ở lại trong nhà thờ đêm nay để sẳn sàng chia sẻ những khó khăn với Nhà Dòng. Bên ngoài nhà thờ, một người ngoại giáo mới cho biết, hiện cách nhà thờ độ 10 mét có một nhóm 10 người đang đợi lệnh đột nhập vào nhà thờ, xa hơn về phía UBND phường Quang Trung, số người đã quy tụ đông hơn.

Phía bệnh viện chỉ thấy vài xe gắn máy. Được biết cách đây 30 phút, các cán bộ dân vận của phường đã đến từng nhà anh chị em bên lương để vận động tham gia chiến dịch đêm nay.

Được biết lực lượng quấy rối tu viện tối 21/09/2008 đã được xác nhận là các học viên đang cai nghiện ma túy tại một trung tâm gần Hà Nội.

Xin lưu ý: Có vài nguồn tin trên các diễn đàn internet vừa loan tin và đã thông báo cùng bạn đọc rằng: "Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt (Hà Nội) cùng Linh Mục Nguyễn Văn Khải (Thái Hà) cùng 2 người khác vừa bị Công An bắt vào khoảng 7 giờ đêm ngày Thứ Ba 23/9 hôm nay" là không đúng.

Tin Tức này không chính xác, và chưa xẩy ra. Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang dự phiên họp với Ban Thường Vụ Hội Đồng GMVN ở Miền Nam. Còn LM Khải chưa bị bắt trong thời điểm này.
 
Tòa khâm sứ dưới lý lẽ của một đảng viên
Phan Dũng
13:43 23/09/2008
TOÀ KHÂM SỨ DƯỚI LÝ LẼ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN

Lúc 12 giờ trưa nay, ngày 23/09/2008, vào trang chuacuuthe.com nhưng có lẽ đã bị cài tường lửa (VietCatholic xác nhận rằng trang chuacuuthe.com và một ít trang khác của Công giáo đã bị đánh xụp, tuy nhiên trong 24g nữa trang chuacuuthe.info mới thay thế chuacuuthe.com sẽ được khai trương để tiếp tục sứ mạng của mình), phải dùng các biện pháp khác mới có thể link được đến trang web của sự thật, Gần như tôi là một trong số ít người lẻ loi trong cái Công ty đầy rẫy những Đảng viên cộng sản, những Đoàn thanh niên CSHCM. Do biết tôi là người công giáo, một số các em đồng nghiệp đã hội họp lại bên bàn làm việc của tôi, người thì bức xúc trước câu nói bị cắt xén nửa vời của ĐTGM Ngô Quang Kiệt, kẻ khó chịu trước những thông tin của VTV về TKS và Thái hà. Họ đưa những câu hỏi tới tấp về tình hình và chờ xem thái độ của tôi như thế nào trước sự kiện này.

Lặng thinh một lúc, nhìn qua một vòng những khuôn mặt trẻ măng và hăng say háo hức, Tự nhiên trong lòng tôi thấy một cảm xúc dâng trào, Thật đáng thương cho các em, Tính tình của từng đứa nhân viên của tôi thì tôi biết rõ, chúng cũng thật đơn sơ, những năm tháng của cuộc đời chưa bao giờ thấy cảnh cộng sản bắn giết dân lành, lịch sử không kể lại thời cải cách ruộng đất, lịch sử dấu nhẹm những thông tin về thời diệt tư sản, thời ngăn sông cấm chợ nên chúng ngây ngô nào biết đến những tội ác kinh hoàng, những mưu mô xảo trá của Đảng cộng sản đã từng làm trên đất nước Việt nam này. Thật ra chúng đáng thương hơn đáng trách. Đứng trước những khuôn mặt như vậy, Tôi càng thấy mình cần phải trả lời cho các em về sự thật.

Tôi khẽ nói. “ Đã bao nhiêu lần Anh đã hướng dẫn cho các em một nguyên tắc bất di bất dịch trong phong cách làm việc chuyên nghiệp, Nhận được một thông tin, chúng ta phải thẩm định các thông tin ấy băng phương pháp 5W. xác định độ tin cậy, mình sống trong thời đại Iternet, phải biết lợi dụng sức mạnh của Iternet để làm việc cho đúng chứ “ Tôi không nói gì nữa mà lẳng lặng vào các trang viết của báo Hà nội mới, in ra ít bài, rồi vào tiếp trang chuacuuthe.com, vietcatholic.net in ra ít bài. Sau đó, tôi dùng bút hilight tô đậm những ý kiến của đôi bên. Tôi đọc nhanh cho các em và sau đó cho các em xem một số hình ảnh, một số đoạn video clip được post lên trên các trang mạng cộng đồng khác. Sau khi xem xong, tôi hỏi các em rằng có thể trả lời cho tôi biết sự thật ở đâu. một em khá ngỡ ngàng như cảm thấy hôm nay mới được chứng kiến thế nào là vu khống, có em hằn học vì cảm giác bị xã hội lừa lọc, có em lắc đầu ngao ngán. Lợi dụng cơ hội, Tôi hướng dẫn thêm cho các em về cách vượt tường lửa để vào các trang vietcatholic.net hay nguoitinhuu.com. Có một em bỗng hỏi tôi.

- Tại sao những trang này bị fire wall?. Bỗng một người khác vừa gia nhập trả lời thay tôi.

- Vì đó là những trang vô bổ, phản động và vô đạo đức.

Tôi nhìn lại, đó là một đảng viên, một nhân tố tích cực trong những vụ lùm xùm mà tôi được biết trong công ty. Không để ý đến lời khiêu khích đó, tôi tiếp tục nói với các em đồng nghiệp

- Các trang này có vô bổ, có vô đạo đức hay không, các em có thể vào đọc và tự hiểu, tuy nhiên nếu nói vậy mà bị Nhà nước lập fire wall thì không đúng, vì có rất nhiều trang đồi truỵ vẫn nhan nhản hoạt động mà không bị ngăn đấy thôi, chuyện nhận thức anh cũng không ép, cứ làm theo đúng nguyên tắc thông tin thì các em sẽ thấy ai đúng ai sai ngay mà.

Tôi dự định kết thúc cuộc nói chuyện tại đây nhưng tay Đảng viên không chịu ngừng mà chêm vào sau khi ngờ vực thấy tên tôi trên trang vietcatholic.net.

- Anh là người viết các bài viết này phải không? Anh ta hỏi như soi mói.

- Trước tiên, tôi không có trách nhiệm trả lời anh về những câu hỏi như vậy, nhưng nói để anh biết. Tôi viết hay ai viết những bài viết đó không quan trọng, nhưng quan trọng là người đó viết gì, có đúng với sự thật và chân lý hay không mới là quan trọng. Tôi trả lời anh ta.

Thấy cuộc khẩu chiến bắt đầu, các bạn đồng nghiệp càng có vẻ chăm chú vào tôi hơn, sau khi anh ta khẳng định chắc như đinh đóng cột.

- Theo tôi thấy, mấy Ông Cha này sai be bét rồi, đất đai là sở hữu của toàn dân, Nhà nước quản lý, Mấy Cha mua từ thời Pháp thuộc, sau khi cách mạng thành công thì phải là của Nhà nước là đúng. Giờ còn đòi cái gì?

- vậy tôi hỏi anh, Chủ sở hữu và người quản lý. Người nào có quyền cao nhất, người nào có quyền áp đặt ý chí của mình lên tài sản đó. Chủ sở hữu hay người quản lý? Anh ta lặng thinh và bắt đầu ngọ nguậy chuyển hướng.

- Thì nhà nước đã giới thiệu ba khu đất khác rồi sao không chọn? Cứ phải đòi TKS.

- Lý lẽ của anh không đứng vững rồi. Thứ nhất. ở đây, chúng tôi đòi lại chỉ một phần tài tài sản đã bị chính quyền cướp bất công mà chính quyền sử dụng trái với mục đích từ thiện ban đầu. Thứ hai, đòi lại cái của chúng tôi mà chính quyền còn không trả, vậy nói chi xin làm sao nghe cho được?. Thứ ba, giả sử nhà anh tại Hà nội chính quyền mượn một thời gian, Giờ anh đòi lại chính quyền nói là theo luật sẽ trả cho anh ở chỗ khác như các điểm giới thiệu. Anh có chịu không?. Chính quyền không biết bài mượn con trả khỉ.

- Mượn con trả khỉ là sao hả anh? Một em khác chen vào.

- Đó là một câu chuyện ngụ ngôn. Một người có việc phải đi xa, bèn gửi cho anh hàng xóm một cái hũ đóng kín bên trong là một thỏi vàng. Gã hàng xóm ở nhà mở ra thấy vàng nên nổi lòng tham lấy hết và bỏ vào đó cục đá để thay thế. Sau khi trở về, Lấy người nọ bèn sang lấy lại cái hũ. về nhà mở ra thấy mất vàng bèn hỏi người hàng xóm. Anh ta trả lời tỉnh bơ. Vàng cũng có thể biến thành đá chứ tôi không biết gì. Anh ta bèn lẳng lặng trở về, Cách mấy hôm sau. Anh ta sang nhà gã hàng xóm nói rằng có việc cần mượn đứa con trai của người hàng xóm. Chiều tối sẽ trả cậu bé. Gã hàng xóm đồng ý. Chiều đến. Người mất vàng dẫn một chú khỉ đến trả. Gã hàng xóm bất lương la toáng lên phản đối. Lúc ấy, Người mất của bèn trả lời. Vàng có thể biến thành đá thì người cũng có thể biến thành khỉ chứ sao. Tôi chắc chắn sau này rồi đây chính quyền cũng sẽ vào tình thế của anh hàng xóm kia, vì luật nhân quả, gieo gió thì gặt bão sẽ chẳng chừa một ai. Nguyên nhân của gốc rễ không ngoài việc tham nhũng mà ra.

- Tham nhũng thì ở đâu mà chả có, ngoại quốc cũng có đấy thôi. Anh chàng Đảng viên lớn tiếng sau khi lý lẽ bị bẻ gẫy và bị chạm nọc.

- Tôi đồng ý với anh là tham nhũng thường quốc gia nào cũng có, nhưng ở mức độ nào để không bị đảo lộn luân ý xã hội. Người ta 1000 anh cảnh sát thì tìm đỏ con mắt mới có năm ba anh và họ xử lý rất nghiêm các anh này. Còn mình thì 1000 anh tìm đỏ con mắt cũng không được năm ba anh chân chính, vậy mà chả thấy ai xử lý là sao? vậy có chấp nhận được không?

- Bất ngờ, anh Đảng viên nói với mọi người. Cả xã hội tham nhũng thì mình cũng phải tham nhũng, chẳng có vấn đề lương tâm lương tháng gì ở đây.

- Có nghĩa là theo anh vừa nói, những Đảng viên thấy người ta tham nhũng thì mình cũng tham nhũng, Nhiều người cùng tham nhũng thì tham nhũng hiển nhiên là không còn xấu nữa. Vậy sau này con cái anh hút heroin hay ăn cướp thì nó chỉ cần biện minh rằng, cả xã hội này ăn cướp và hút hít thì bản thân nó có quyền hút hgít và ăn cướp chứ gì. ? Bởi vậy chúng tôi không lạ gì Thái hà và Toà Khâm Sứ của chúng tôi đang bị bất công áp bức. Nhưng chúng tôi, những người công giáo không bao giờ chấp nhận hay thoả hiệp với bất công áp bức, chúng tôi không chọn con đường là cùng tham nhũng với các anh mà chúng tôi sẽ đấu tranh.

- Anh ta cắt lời. Cứ đấu tranh, Chính quyền nó dập cho te tua tơi tả là xong, khỏi kiện cáo, khỏi đòi hỏi yêu sách.

- Tôi vẫn ôn tồn. Chúng tôi có phương pháp của chúng tôi?

- Hãy chờ xem. Anh ta nói thế rồi lảng mất.

Những ánh mắt còn lại của những người trẻ tham gia trong câu chuyện có vẻ sáng lên vì đã nhận ra đâu là sự thật, đâu là công lý. Tôi trở về với công việc thường ngày và hy vọng. Tương lai của đất nước Việt nam sẽ nằm trong tay của những ánh mắt biết nhận ra chân lý ấy.
 
Tòa Khâm Sứ... Những địa danh mới của lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam
JB Nhật Anh
13:46 23/09/2008
Tòa Khâm Sứ... Những địa danh mới của lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam

Chiều nay tôi có mặt ở Toà Khâm sứ để tham gia buổi cầu nguyện cùng với một số giáo dân trước tượng Đức Mẹ ở cổng Toà TGM. Phía bên kia hàng rào sắt và dây thép gai vẫn có sự canh chừng của đội ngũ cảnh sát cơ động và bên trong sân trước Toà Khâm sứ, công trường vẫn đang được triển khai hối hả. Số lượng cảnh sát mặc sắc phục ngồi trong đó, nói cười hỷ hả, có đồng chí trong khi làm nhiệm vụ vẫn tranh thủ hút thuốc và thỉnh thoảng lại đưa mắt sang phía giáo dân đang âm thầm cầu nguyện và hát thánh ca phía bên kia hàng rào. Một công viên cây xanh đã được hình thành với cột điện, đá lát, cỏ và hoa thật không giống những vườn hoa toàn giả cứng queo dựng lên ở một số ngã tư, hay khu vực công cộng trước tượng Lênin, đường Hoàng Diệu, ngã tư Kim Mã…trang hoàng cho thành phố mỗi dịp có ngày kỷ niệm gì đó. Tôi nhìn vào phía trong dưới tán cây đa, tượng Đức Mẹ Sầu Bi vẫn toạ lạc ở nơi đúng nơi mọi người đã dựng cuối năm ngoái. Mẹ vẫn âm thầm nhìn về phía con cái mẹ đang cầu nguyện liên lỉ trong tiếng gào thét của máy móc và khói bụi từ khu nhà phía sau đang bị phá gần hết. Tôi nhìn thấy người ta đang lăn sơn mới cho Toà Khâm sứ. Tôi thấy yên tâm hơn khi thấy Mẹ vẫn còn ở đó bên Toà Khâm sứ như đang bảo vệ cho khu đất linh thiêng này. Dù khu vực này sẽ trở thành vườn hoà trong nay mai, thì tượng của Mẹ dưới cây Đa cổ thụ và Toà Khâm sứ sẽ mãi là chứng tích hùng hồn trong những thăng trầm của lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tôi cũng xác quyết rằng cũng giống như Toà Khâm sứ, Linh địa Đức Bà ở Thái Hà sẽ luôn và mãi là nơi linh thiêng của Đức Mẹ bởi vì nơi đó là đất Thánh và đã chứng kiến niềm tin kiên vững, lòng can đảm, sự nhẫn nhục và tình hiệp thông sâu sắc của giáo hội mà không một thế lực trần gian nào có thể chia cắt và huỷ diệt được.

Phải chăng những gì vừa diễn ra cũng nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Có giáo dân đã nói rất đúng rằng nhờ có những sự kiện này mà cả thế giới biết tới Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội và bộ mặt giả hiệu của chính quyền cs Việt Nam bị lộ tẩy. Giờ đây nhiều người sẽ biết tới những địa danh nổi tiếng mới của Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm và Tháp Rùa là vườn hoa của TKS và công viên của Dòng Chúa Cứu Thế. Những địa điểm này cùng với những hình ảnh về những buổi cầu nguyện sẽ được lưu giữ và ghi thêm vào những trang sử của giáo hội công giáo Việt Nam như một minh chứng về sự lớn mạnh của Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến của các tín hữu Việt Nam trong những năm đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ 3. Rồi đây khi tới thăm những nơi này, nhiều người sẽ được nghe kể về những chuyện “thật như bịa” về sự giả trá, gian manh, hèn hạ của chính quyền cs thực hiện đối với giáo dân ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến trong thời gian chuẩn bị kỷ niệm Ngàn năm Thăng long. Họ cũng được nghe về những con người phó thác vào Chúa để đi tìm sự thật và công lý tại đất nước Việt Nam đầy rẫy bất công này. Hình ảnh man rợ của chiến tranh với dây thép gai, mũ sắt, dùi cui, chó nghiệp vụ sẽ còn ám ảnh những người giáo dân rất lâu sau này. Còn ánh nến lung linh của những đêm cầu nguyện bên Mẹ sẽ là những hình ảnh đẹp theo họ mãi mãi như niềm tin vào Thiên Chúa của họ.

Sự hiện diện vô cùng đông đảo của các tín hữu Chúa tại Thái Hà và Toà Khâm sứ trong những ngày sóng gió này là tiếng nói đanh thép đối với bạo quyền cs và cũng là cách biểu hiện sống động nhất lòng yêu mến Chúa và sự hiệp thông trong Giáo Hội.

Trong những ngày tới, chính quyền có thể còn dùng những biện pháp khủng bố tinh thần khốc liệt hơn, đê tiện hơn hòng đè bẹp ý chí và tình hiệp thông của cộng đồng dân Chúa, nhưng đó lại chính là cơ hội tốt cho Giáo hội tôi luyện và vững mạnh hơn trước mọi thử thách gian truân.

Trong khi nhà nước sử dụng phương tiện thông tin một chiều, bóp méo sự thật, vu khống giáo sỹ và giáo dân, con đề xuất các giáo xứ và họ đạo nên có một bảng thông tin (giống như cách Thái Hà và Nhà thờ lớn, nhà thờ Hàm Long và một số nhà thờ khác đang làm), ở đó cập nhật tình hình giáo xứ, giáo phận và giáo hội công giáo Việt Nam để cộng đồng dân Chúa cùng biết thông tin và hiệp thông với nhau tránh tình trạng tiếp nhận thông tin sai lạc hoặc bị rơi vào bẫy của truyền thông nhà nước.

Cầu xin Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ cho Giáo hội chúng con hiệp nhất và can đảm trước mọi thử thách của thế gian. Như lời Đức Cha giáo phận Vinh đã nói trong lần tới thăm Linh Địa Đức Bà “Việc của Thái hà cũng là việc của Vinh, của Thanh Hoá”, xin Chúa cho các vị Chủ chăn ở tất cả các giáo phận trên đất nước Việt Nam cùng với mọi thành phần dân Chúa biết hiệp thông và liên kết với nhau để chia vui sẻ buồn trong tình huynh đệ và hiệp nhất trong Chúa Kitô.

23 tháng 9 năm 2008
 
Mảnh Đất Tổ Tiên và lời tiên báo
Đất Quê
14:38 23/09/2008
Mảnh Đất Tổ Tiên và lời tiên báo

Chuyện đấu tranh cho công lý trên mảnh đất Tòa Khâm Sứ và Thái Hà làm liên tưởng đến câu chuyện vườn nho di sản của Nabốt (1Vua 21:1-29); hay câu chuyện tương tự ”Con chiên của người nghèo” (2 Sam 11:1-27;12:1-15).

Tóm tắt câu chuyện trong Thánh Kinh như thế nầy: Một người tên là Naboth. Có một mảnh đất do tổ tiên để lại. Vua Ahab muốn chiếm vườn nho của người nghèo ấy. Biết anh Naboth cương quyết không nhường mảnh vườn nhỏ xíu ấy cho mình, vua buồn sầu. Bấy giờ hoàng hậu Jezebel bày mưu thâm kế độc. Bà nhân danh nhà vua viết thư, lấy con triện của vua mà đóng vào, gởi cho các trưởng lão trong thành. Nội dung bức thư là bày mưu tố cáo nhằm giết chết Naboth. Buổi đấu tố được tổ chức và Naboth bị tố cáo là “đã nguyền rủa Thiên Chúa”. Ông bị đem ra ngoài và ném đá chết.

Câu chuyện nầy sao giống hệt câu chuyện hôm nay, dù đã cách xa nhau cả mấy ngàn năm. Những người cầm quyền trên đất nước Việt nam đang tìm cách chiếm đoạt mảnh đất của Toà Khâm Sứ và Thái Hà. Mảnh đất của cha ông của người công giáo Việt nam để lại. Với quyền lực trong tay, chắc chắn đây không phải làm mảnh đất duy nhất và cuối cùng họ phải chiếm cho bằng được. Tham nhũng vô đáy, bóc lột có chính sách, giết hại có chủ nghĩa là những hậu quả xấu xa vô cùng của một thứ đạo đức cộng sản đã đầu độc họ từ khi mới chào đời. Lương tâm đã trở nên băng hoại và tê liệt hoàn toàn: Họ trở thành những ông vua Ahab ngày nay long tham vô đáy.

Dằn co mấy lâu nay vẫn không cướp được, bây giờ mới bày mưu kế, dựng nên những chứng gian, vu khống… để giết cho được những Naboth hôm nay mà chiếm đất. Họ đang hành động. Đã bắt người, đã có những tên côn đồ phỉ báng đòi giết ĐTGM Ngô Quang Kiệt và cha bề trên Vũ Khởi Phụng, và các cha DCTT. Chỉ còn thêm một bước nữa là hoàn tất kế hoạch giết người có chính sách.

Việc có thể xảy ra là các ngài sẽ bị bắt đi và giết đi; và cả một số giáo dân nữa. Các ngài và những người ấy có thể là nạn nhân của đàn áp, tù ngục, súng đạn, đùi cui, và cả chó béc-giê. Chỉ vì một lý do là họ can trường bảo vệ công lý và không nhường lại mảnh đất di sản của cha ông để lại. Nếu các ngài bị giết đi, đó là một hồng ân tử đạo mà Thiên Chúa dành cho người Ngài muốn.

Câu chuyện không chấm dứt ở đó. Khi Naboth chết, vua Ahab vui mừng. Tuy nhiên, lời Chúa tiên báo cho nhà vua qua tiên tri Êlia: “Ngươi đã giết hại lại còn chiếm đoạt nữa ư? Tại chính nơi chó liếm máu Aboth, thì chó cũng liếm máu ngươi… Ta sẽ giáng hoạ xuống trên ngươi và xoá sạch hậu duệ của ngươi…”

Lời tiên báo nầy vẫn có thể thực hiện trong câu chuyện đang xảy ra tại Hà nội hôm nay. Nếu những con chó nghiệp vụ sẽ cắn chết và liếm máu những người vô tội, nó cũng sẽ liếm máu những người chiếm đất của người vô tội hôm nay. Và khủng khiếp hơn nữa là lời tiên báo trên hoàng hậu Jezebel, người đã bày mưu quỷ: "Chó sẽ ăn thịt Jezebel trong cánh đồng Jezreel. Kẻ nào thuộc về Ahab chết trong thành sẽ bị chó ăn thịt. Người chết ngoài đồng sẽ bị chim trời rỉa thây”.

Hỡi những người đang ngồi bên sau bày mưu chước giết người vô tội và cướp của, hãy ghi nhớ số phận của Jezebel. Dùng chó nghiệp vụ sẽ bị chó nghiệp vụ cắn và ăn thịt các ông!

Hỡi những người đang thèm thuồng và muốn cướp đất do tổ tiên để lại của những người vô tội, đừng liều lĩnh làm việc thất đức ghê tởm trái mắt Trời. Liệu có chịu nổi những giáng họa trên các ngươi và con cháu các ngươi không?
 
Hộ Chiếu Việt Nam: Nhục hay Tự Hào Dân Tộc?
Lê Hiếu
15:25 23/09/2008
Hộ Chiếu Việt Nam: Nhục hay Tự Hào Dân Tộc?

Đất nước Việt Nam thường hãnh diện có hơn 4,000 năm văn hiến. Ông cha ta đã đỗ biết bao xương máu để bảo vệ lãnh thỗ và mở mang biên cương. Ngàn năm bị đô hộ bởi quân xâm lược phương Bắc nhưng dân tộc ta bất khuất không bị đồng hóa và quật khởi dành độc lập dân tộc. Một trăm năm bị nô lệ thực dân Pháp lại càng làm cho tinh thần bảo vệ bờ cõi lên cao hơn bao giờ hết. Biết bao gương anh hùng đã được nghi trong sử sách để cho hậu thế noi theo.

Cuộc chiến tranh Nam-Bắc trong lịch sử hiện đại, với thế giới tư bản hậu thuẫn cho Nam Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa đở đầu cho miền Bắc đã làm cho tình đoàn kết dân tộc sức mẻ, tạo ra anh em cùng nhà giết hại và thù hận nhau. Cuối cùng đất nước cũng được thống nhất như lời phát biểu của cố Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Võ Văn Kiệt, về sự kiện 30/4: "có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn."

Luôn nhận là giang sơn với nhiều tài nguyên thiên nhiên, con người Việt Nam siêng năng, cần cù nhưng Việt Nam vẫn thuộc những quốc gia nghèo thế giới. Có rất nhiều câu hỏi và mỗi người mang dòng máu Việt phải tự hỏi bản thân mình:

Chúng ta đã làm gì để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa?

Có bao nhiêu quốc gia có công dân "xuất khẩu lao động"?

Có bao nhiêu quốc gia có công dân nữ bị những người đàng ông nước khác chọn vợ như những món hàng?

Nhân dân Việt Nam có thực sự được sống trong công bằng của xã hội và tự do trong tư tưởng hay không?

Chúng ta sống trong độc lập, nhưng tự do và hạnh phúc đã có hay chưa?

Thiết nghĩ tự hào dân tộc là động lực chủ đạo để đưa đất nước Việt Nam phát triển, bắt kịp bước tiến cùng các quốc gia trong khu vực. Tự hào dân tộc không phải là lời nói xuông nhưng là những hành động thực tiển để đưa Việt Nam ra đại dương.

Trong Bình Ngô Đại Cáo, Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trãi đã viết: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường đạo." Đó là tự hào dân tộc của con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Những gì đang xảy ra cảnh báo rằng chân lý thuộc về sự thật và chiến thắng có vẻ thuộc về kẻ mạnh có quyền lực và sún đạn trong tay. Nhưng nếu không có những thứ đó, họ còn mạnh hay không? Phải chăng chính quyền này và nhiều người Việt Nam vẫn còn đang vô cảm với nỗi đau của đồng loại và bất công của xã hội?

Buồn thay chúng ta nghèo về vật chất lẫn tinh thần. Tự hào?
 
UBND thành phố Hà Nội “bạo hành hành chánh”
Thiện Giao/ RFA
16:07 23/09/2008
WASHINGTON DC - 2008-09-23 - Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.

Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.

Một luật sư Việt Nam nói rằng hình thức ra công văn của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội là sai quy định của pháp luật, và rằng đó là sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.

Khi chính quyền dùng vũ lực

Những vấn đề xảy ra xung quanh các khu vực Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, trong những ngày gần đây, bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Nghiêm trọng vì có dấu hiệu chính quyền bắt đầu dùng biện pháp mạnh đối với Giáo Phận Hà Nội; bắt đầu có những cuộc tấn công, đe doạ và dùng vũ lực do một số người không rõ nguồn gốc thực hiện.

Nghiêm trọng hơn, là chính quyền thành phố Hà Nội ra công văn cảnh cáo Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Công văn cảnh cáo này được truyền thông Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín, tức là một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho.”

“…Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.”

Hăm dọa, đe nẹt

Nhưng có lẽ, nghiêm trọng hơn nữa, xét trên khía cạnh pháp lý, chính là sự vi phạm pháp luật của thành phố Hà Nội khi đưa ra công văn cảnh cáo như đã đề cập.

“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam yêu cầu không nêu tên, mang tính cách của một “bạo hành hành chánh” đối với công dân:

Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.”

Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”

Cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt

LS Việt Nam

Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được hầu hết báo chí Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín.

Trong công văn này, thành phố Hà Nội nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”

Trong bài phát biểu trước Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20 tháng Chín, người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội nói rằng phía Công Giáo “không tranh chấp với nhà nước,” và rằng trong tất cả những cơ sở thuộc quyền quản lý của toà Tổng Giám Mục mà nay nhà nước sử dụng, thì Giáo Phận không đòi lại nếu “những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.”

Chính quyền vi phạm pháp luật?

Theo lời vị luật sư Việt Nam, thì văn bản cảnh cáo của thành phố Hà Nội “bị chi phối bởi một số điều và khoản trong nghị định “quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.”

Luật sư này nói rằng, “nếu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thực sự có những sai phạm nghiêm trọng như thành phố Hà Nội nhận định, thì Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có thể bị xét xử bằng luật hình sự, và sự xét xử này nằm trong thẩm quyền của hệ thống tư pháp.”

Còn về phía thành phố, thì Uỷ Ban Nhân Dân “không có quyền hăm dọa nhằm đe nẹt.” Một công văn cảnh cáo sai, có tính “hăm doạ, đe nẹt” thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

“Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị chi phối bởi khoản 1, điều 2 của Nghị định 91/2006/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

Theo đó, việc “cảnh cáo” phải được ban hành dưới dạng “quyết định” và phải theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, phải chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, đồng thời phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thiếu các yếu tố đã dẫn. Do đó, theo khoản 3, điều 2 của Nghị định đã dẫn, công văn “cảnh cáo” “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

Trong số những cơ sở mà Tổng Giám Mục Hà Nội đề cập trong bài phát biểu của mình, thì trường Hoàn Kiếm, bệnh viện St. Paul, bệnh viện Bài Lao sẽ “không bao giờ được nói tới.”

Tuy nhiên, ông nói là khách sạn Láng Hạ và Toà Khâm Sứ thì “sẽ được nói tới” vì những nơi này được sử dụng với mục đích kinh doanh.

Dư luận cho rằng, công văn “cảnh cáo” của thành phố Hà Nội có vẻ là một sự “trả đũa vội vã nên chính chính quyền đã vi phạm luật pháp.”

Vị luật sư Việt Nam thì nhận định là các quy định của luật pháp cho thấy Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội “sai thẩm quyền về hình thức lẫn thẩm quyền về nội dung,” một sai phạm có tính cách “bạo hành trong quản lý hành chánh” và cần được “đình chỉ thi hành ngay lập tức.”
 
Đức tin không việc làm là đức tin chết
Thành Trung
18:07 23/09/2008
“Đức tin không việc làm là đức tin chết”

Có ý kiến của một “độc” giả Nguyễn Kim Nha Trang trên BBC về vụ đất Tòa Khâm Sứ: “Đạo nào cũng khuyên con người hướng thiện. Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt là đạo gì? mà tụ tập giáo dân chống đối biểu tình làm loạn xã hội.”

Chúng ta cùng suy nghĩ một chút về tính chất hợp lý của vấn đề Tòa Khâm Sứ và hành động Đức Tổng Ngô Quang Kiệt theo phương diện tôn giáo tâm linh – xã hội.

Cùng đồng nhất quan điểm với bạn: tất cả các tôn giáo đều dạy con người hướng thiện, sống tốt, ăn ngay ở lành… Tuy vậy, không đồng nghĩa rằng tôn giáo phải luôn thụ động, bất động trước thực tại xã hội bất công, vô nhân tính...như đất nước chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vô thần. Ngược lại tôn giáo là cách thức để đem lại hạnh phúc cho con người trong sự công chính, bình an đích thực. Do đó, đạo luôn đòi hỏi sự thật, công lý và tình yêu nơi mỗi người tín hữu. Tôn giáo không chỉ là một giải pháp đưa con người trốn tránh thực tại xã hội để an phận thủ thường. Muốn giải thoát con người khỏi những bất công, dạy con người ăn ngay ở lành thì cần phải dũng cảm đấu tranh trực diện với những sự dữ. Vì vậy, mọi tôn giáo đều phải bảo vệ cho chính nghĩa, sự thật nhằm thiết lập lại trật tự xã hội, công bằng… tạo hành lang dẫn con người trở lên thiện hảo. Đạo công giáo mà Đức Tổng Kiệt và những người công giáo đang theo, lại càng đòi hỏi cấp thiết hơn trong ý nghĩa “đức tin phải có việc làm”.

Đức tin là phẩm giá cao trọng nơi đạo công giáo, nơi tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời trần thế này, nhưng không phải là đức tin thụ động. Sự tín thác nơi Thiên Chúa quyền năng làm nên sức mạnh nơi hành động của đức tin. Thiên Chúa luôn an bài và thiết định ý muốn của mình thông qua sự cộng tác của con người. Trong đức tin, người công giáo lắng nghe Lời Chúa, Thánh ý của Ngài (Thiên ý). Thánh ý của Thiên Chúa luôn đặt trên nền tảng của chân lý, biểu lộ qua những điều thiện, chính nghĩa. Do đó, đức tin không chỉ là hành vi vô ý thức và thụ động mà ngược lại đức tin thực thụ luôn được mang ra thực hành để đem lại hoa trái dồi dào của công lý, tình yêu. “Đức tin không việc làm là đức tin chết”, là kim chỉ nam cho mọi hành động của người kitô hữu, biết gắn niềm tin của mình vào cuộc sống. Thực tế đã chứng minh những phẩm giá cao đẹp nơi đạo công giáo: tình yêu, bác ái, đoàn kết, hy vọng, đặc biệt là ý nghĩa cuộc sống (thứ mà thế giới đang dần mất đi). Tất cả những điều đó được kết tinh trong đức tin và mang ra thực thi trong đời sống hàng ngày. Việc làm biểu lộ đức tin đã chín muồi.

Chính đức tin đòi buộc con người càng phải dấn thân để làm chứng về Thiên Chúa, Chân lý và sự công bình. Hành động của đức tin càng khẩn thiết khi sự dữ tràn nan, bất công và phẩm giá con người bị đe doạ.

Đặt trong bối cảnh xã hội Việt nam, xã hội đang bị thao túng bởi những thế lực vô thần, vô nhân đạo, chỉ sợ mất thể chế cộng sản hư ảo, lỗi thời mà bất chấp mọi thủ đoạn để trấn áp, trà đạp lên phẩm giá người khác… làm cho xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nếu cứ để thực trạng tiếp diễn thì hậu quả khôn lường sẽ xảy đến trên đất nước thân yêu của chúng ta, tai hại hơn, có thể dẫn đến sự “tha hoá” con người vô phương cứu chữa.

Trước tình hình đó, người công giáo với niềm xác tín nơi Thiên Chúa và sự thật, phải dũng cảm tiến bước để làm chứng cho Tin Mừng bằng cách đối mặt với thực tại phũ phàng đó. Như vậy, hành động mà Đức Tổng Kiệt và những tín hữu việt nam đã làm trong thời gian qua quanh vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là hoàn toàn hợp lý trong cả ý nghĩa đạo và đời. Đó là sự cấp thiết, như những ngọn nến tiên phong để thắp tiếp những ngọn nến khác trên con đường đi tìm công lý, mà xa hơn nữa là lấy lại căn tính của đất nước việt nam vốn đã bị đánh mất trong bóng tối sự dữ.

Có thể vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà không đem lại kết quả như mong muốn hoạc như chúng ta thấy bề ngoài, nhưng điều cốt yếu và sự khẩn thiết của hành động đức tin trong việc làm đã đạt được sức mạnh nơi Đức Tổng Kiệt nói riêng và Giáo hội Việt nam nói chung; đặc biệt sức mạnh cầu nguyện, hiệp nhất của tín hữu trong thời gian qua là thành quả vĩ đại.

Chính hành động đó làm lên liều thuốc quan trọng chống đỡ những căn bệnh đang mắc phải của xã hội Việt nam. Nó mở ra một trang sử mới trong những bước đi tiếp theo trên con đường thiết lập lại nền công lý trên quê hương đất Việt. Do đó, việc kêu gọi giáo dân đến cầu nguyện trong ôn hoà, sự liên đới cùng Đức Tổng Kiệt là xác đáng, không những không làm loạn mà rất phù hợp với nguyện vọng của mọi nguời dân viêt, có chăng làm “loạn”, lung lay bộ máy chính quyền và cần phải làm như vậy nữa.

Việc làm của Đức Tổng Kiệt và giáo dân chính là cách dạy người ta, mà cụ thể nhất là các cán bộ, quan chức… hướng tới “sống thiện” theo tinh thần “chính đạo”: hãy cải tà qui chính để được khoan hồng trước chính nghiã, lương tâm và toàn thể nhân dân. Một hành động và tiếng nói nhằm thức tỉnh con người Việt nam có khi còn đang yên ngủ trong những tệ trạng thối nát của xã hội, hay chưa nhận thức được giá trị và phẩm giá của chính cá nhân hay tập thể của mình.

Mãi đồng hành cùng Đức Tổng Kiệt và Giáo hội Việt nam thân yêu!
 
Giác ngộ
Tâm Minh
18:26 23/09/2008
Giác ngộ
hay là “Đồng Lòng và Đồng Loạt” – bí quyết để thành công


Câu chuyện ông chủ và một bầy nô lệ cùng đi buôn và bị đắm tầu

Cách đây nhiều thế kỷ, một tàu buôn nọ gồm một ông chủ và một bầy nô lệ cùng đi buôn. Bị sóng bão làm đắm tàu, rất may cả đoàn người trên tàu đã bơi được vào một hòn đảo gần đó. Hòn đảo tuy hoang dã nhưng màu mỡ. Với sức người và qua thời gian, đoàn người ấy đã biến hòn đảo thành một vùng trù phú. Hòn đảo đã trở thành một vương quốc nho nhỏ. Nhưng ông chủ vẫn là ông chủ, và đám nô lệ vẫn là những nô lệ. Họ phải làm việc cật lực mỗi ngày và kết quả mọi công lao làm việc của họ đều phải đưa về cho ông chủ. Ông có toàn quyền chia cho ai bao nhiêu tùy ý. Ông chẳng làm gì cả, nhưng ông là chủ nhân của tất cả những của cải mà đám nô lệ làm ra được. Chỉ một mình ông mới có quyền sử dụng theo ý mình những của cải ấy. Ông sống một cuộc đời hết sức vương giả.

Nhưng càng già, ông càng trở nên tham lam, tàn bạo và càng bóc lột đám nô lệ hơn. Ông bắt họ làm việc nhiều hơn, đánh đập tàn nhẫn hơn hoặc giảm bớt phần ăn của bất kỳ ai vì lý do nào đó không tuân lệnh ông hoặc không làm việc được. Để giúp cai trị đám nô lệ này, ông cất nhắc một số nô lệ tỏ ra trung thành nhất lên làm cai. Những tên cai này được hưởng những ưu đãi về quyền lực và quyền lợi. Ai trong bọn cai nẩy sinh tư tưởng bất phục tùng mà ông biết được, lập tức ông “cúp” ngay một số hoặc tất cả những ân huệ mà ông vẫn thường ban cho chúng. Vì thế, đám cai này dù bất mãn hay biết ông sai rành rành vẫn cứ phải trung thành với ông. Ông bảo chúng đánh đập ai là chúng đánh ngay, bất chấp chúng thấy lệnh ấy phi lý hay thất đức đến đâu. Vì quyền lợi, chúng đành phải nhắm mắt theo lệnh ông. Dần dần tâm hồn chúng trở thành chai đá, lòng thương xót trước đau khổ của đồng loại tắt lịm trong lòng chúng. Vì thế, chúng sẵn sàng đối xử thật tàn bạo với những nô lệ dưới quyền khi họ không vâng lời ông chủ hoặc không vâng lời chúng. Nhiều tên còn tàn bạo hơn cả ông chủ của chúng.

Không ý thức được sức mạnh và phẩm giá của mình

Trong số các nô lệ có những kẻ biết suy nghĩ. Họ tự hỏi: Sao ông chủ này lại có quyền trên mình đến như thế? Ông có phải là chủ sở hữu hòn đảo và tất cả những vật có trên đó không? Tại sao ông không làm gì cả mà lại được hưởng mọi thứ trên đầu trên cổ họ như vậy? Tại sao mọi của cải trên đảo đều do họ làm ra mà họ không có quyền gì trên đấy? Tại sao quyền ấy lại thuộc về ông? Quyền lực của ông đến từ đâu?

– Suy nghĩ và tìm hiểu, anh nhận ra rằng hòn đảo này chẳng phải của ông ta, các cây cối, nhà cửa, và tất cả những vật dụng trên đảo đều do đám nô lệ làm ra hết. Sở dĩ ông ta có quyền sử dụng chúng mà đám nô lệ thì không, tại vì đám nô lệ đã dành hay nhường quyền ấy cho ông bằng cách chấp nhận phục tùng ông vô điều kiện.

– Anh bắt đầu trao đổi tư tưởng và thắc mắc của anh với các đồng bạn nô lệ khác. Ai cũng nhận ra rằng ông chủ chẳng có công gì cả, nếu có thì cũng rất ít, và quyền lực của ông chính là do tất cả mọi nô lệ đều công nhận ông là chủ của mình theo truyền thống đã có trước khi họ và ông đến đảo này lập nghiệp. Truyền thống ấy cứ tiếp tục như thế hàng chục năm rồi, không ai dám nghĩ khác. Và quyền lực ấy tồn tại được là do mọi nô lệ đều sợ ông, cho rằng ông có quyền sai bảo họ. Nếu tất cả nô lệ đều không chịu phục tùng ông nữa, thì ông sẽ chẳng còn dựa vào đâu để có quyền sai bảo họ cả.

Nhiều nô lệ giác ngộ được điều ấy và vượt qua nỗi sợ.

Một số nô lệ vì thế đã tỏ ra ương bướng không chịu làm việc hay phục tùng ông nữa. Lập tức những chàng ương bướng này lãnh đủ những cú đấm trời giáng, những ngọn roi đau điếng từ những tên cai, tay sai của ông chủ; có những chàng bị bỏ đói đến chết. Sau màn khủng bố ấy, mọi nô lệ khác đều sợ hãi, nhiều chàng đã hoàn toàn từ bỏ ý định tỏ ra bất phục tùng… Tiếp theo là cả một thời gian dài mọi người đều phải miễn cưỡng chấp nhận thái độ phục tùng.

Từ đó, ông chủ lại càng trở nên hà khắc, và đối xử độc ác hơn nữa với những nô lệ nào tỏ ra dù chỉ một chút ý muốn bất phục tùng. Mọi người – trừ những tên cai được ông chủ ưu đãi – đều bất mãn, căm ghét ông, nhưng không ai dám nói ra. Do thế, không bao lâu, thắc mắc căn bản về quyền lực của ông chủ lại nảy sinh trong lòng nhiều nô lệ quá đau khổ. Có người nhận ra rằng sở dĩ những chàng ương bướng trước kia bị đòn, bị nhịn đói và chết đi là do sự ương bướng của họ chỉ mang tính cá nhân và không được sự ủng hộ của những nô lệ khác. Nếu tất cả mọi nô lệ đều đồng loạt bất phục tùng, không chịu nghe lệnh của ông nữa thì ông chủ sẽ chẳng làm gì được. Điều tối quan trọng để thành công ở đây không chỉ là đồng lòng mà còn là đồng loạt. Thế là anh ta rỉ tai đến tất cả mọi người lý lẽ ấy và tất cả mọi người đều đồng tình vì lý lẽ ấy khá dễ hiểu và rõ ràng.

Khi mọi nô lệ đều hiểu rõ căn nguyên sự thiệt thòi của mình, sự vô lý về thân phận nô lệ luôn bị bạc đãi của mình, và nắm vững bí quyết để thoát khỏi ách nô lệ đã quàng vào cổ họ mà họ đã, một cách nào đó, đồng lòng chấp nhận suốt bao năm qua… họ quyết làm một cuộc cách mạng. Họ cùng quyết định vào một ngày nào đó, tất cả mọi nô lệ đều đồng loạt tỏ ra bất phục tùng ông chủ và những tên cai tay sai của ông. Ông chủ và bọn cai ra bất kỳ lệnh gì cũng nhất định không làm, có bị đánh đập đau đớn cũng ráng cam chịu. Nếu có tên cai nào tỏ ra hung hãn đánh đập họ như mọi khi thì cả bọn nô lệ sẽ cùng nhào vào trói gô chúng lại. Chúng ít người làm sao cự nổi đám đông nếu đám đông biết đoàn kết lại?

Và ngày giờ quyết định đã đến.

Tất cả mọi nô lệ đều đồng lòng và đồng loạt không vâng lời, không hợp tác. Một vài tên cai tỏ ra hung hãn với đám nô lệ khi thấy họ không vâng phục liền bị họ xúm lại đánh thê thảm. Đồng bọn còn lại thấy thế sợ khiếp vía, đã trở nên bất động, để mặc đám nô lệ muốn làm gì thì làm. Không ra lệnh được cho ai, mà cũng chẳng được ai vâng lời, thế là ông chủ tự nhiên mất hết quyền lực.

Từ đó, đám nô lệ không vâng lệnh ông chủ nữa, nên ông chủ đã trở nên một người bình thường như họ, chẳng còn dám sai bảo ai điều gì. Thế là cuộc “cách mạng” thành công. Đám nô lệ đã tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ mà họ đã cam chịu suốt bao năm. Giờ đây trên đầu họ không còn một ông chủ có quyền sai khiến và hành hạ họ nữa. Họ có quyền tự quyết định số phận và cuộc đời của họ.

Nếu những người nô lệ
– không ý thức được sự vô lý trong thân phận nô lệ của họ;
– không đoàn kết để cùng đồng lòng, đồng loạt bất phục tùng ông chủ độc tài độc ác;
– không thắng vượt được sợ hãi đã trở thành bản tính của họ…;
– không quyết tâm tự giải thoát chính mình thì chỉ cần một nhúm người – ông chủ và bọn cai tay sai – cũng có thể bắt họ, dù đông đến cả trăm người, phải làm thân nô lệ suốt đời.

Câu chuyện trên cũng tương tự như câu chuyện của 83 triệu người dân Việt Nam ta hiện nay đang cam tâm chấp nhận thân phận nô lệ cho mấy chục người trong Bộ Chính Trị, cùng với bọn tay sai, đang đè nặng trên đầu trên cổ họ. Tôi nói điều này mà không sợ bị phản cảm bị cho là một kẻ phản động bán nước chỉ trích chính dân tộc mình. Vì chính tôi là một công dân Việt Nam đang chịu cảnh sống nô lệ. Bọn tay sai này – với đủ mọi cấp bậc, ban ngành, trong đủ mọi lãnh vực – vì những đặc quyền đặc lợi do Bộ Chính Trị ban phát, sẵn sàng đàn áp dân chúng thẳng tay và độc ác. Bọn này được Bộ Chính Trị ưu đãi đặc biệt, sẵn sàng dung túng những tội ác để chúng trung thành với mình. Nếu chúng không trung thành, Bộ Chính Trị có thể dựa trên những tội ác chúng đã phạm, mà Bộ luôn luôn nắm trong tay đầy đủ bằng chứng, để truy tố chúng trước pháp luật. Một khi đã lỡ “nhúng tay vào chàm”, thì lập tức chúng lâm vào tình trạng “há miệng mắc quai”, muốn đứng về phe dân chúng để lên tiếng phản kháng những sai trái của Bộ Chính Trị là chúng bị “kẹt” ngay. Hiện nay chẳng mấy ai trong bọn tay sai này chưa “nhúng tay vào chàm”, nên chúng cứ phải trung thành với chủ nhân của chúng và đành phải quay lưng lại với dân tộc, cho dù biết đó là tội ác, là hèn hạ.

Còn dân chúng, nói chung, ai nấy đều sợ hãi trước sự tàn bạo và độc ác của Bộ Chính Trị và bọn tay sai: chỉ cần một vài câu đe dọa, thấy một vài người ương bướng bị khủng bố là đa số dân chúng đành thúc thủ, sẵn sàng tuân thủ mọi mệnh lệnh dù hết sức phi lý, bất nhân, hoặc hết sức bất lợi cho mình. Bộ Chính Trị biết rõ tâm lý này của dân chúng và bọn tay sai, nên triệt để áp dụng định luật tâm lý “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người là hàng vạn người sợ) để khống chế dân chúng và bọn tay sai bằng sợ hãi. Chính nỗi sợ hãi này khiến dân chúng cứ phải cúi đầu vâng phục, tạo nên quyền lực vững chắc cho Bộ Chính Trị. Do đó, bất kỳ ai còn sợ hãi và sẵn sàng tuân phục những mệnh lệnh phi lý và bất nhân của bộ này thì đều góp phần vào việc xây dựng quyền lực cho họ, giúp họ vững bền mãi.

Vấn đề là làm sao để mọi người dân đều đồng lòng và đồng loạt không sợ hãi, không tuân phục, không hợp tác nữa, thì quyền lực của Bộ Chính Trị cũng như của chế độ độc tài toàn trị hiện nay lập tức bị lung lay và sụp đổ.

Vấn đề khó khăn nhất và cũng là bí quyết để thành công trong việc giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài toàn trị hiện nay là làm sao để có được sự “đồng lòng và đồng loạt” ấy! Điều này đòi hỏi mọi người dân và cả những ai đang làm tay sai cho chế độ độc tài đều phải dám can đảm đối diện với sự thật. Đã có những con người anh dũng tỏ ra ương bướng đối với chế độ, dám nói lên những sai trái của họ, bất chấp bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày. Nếu chúng ta không đồng lòng lên tiếng ủng hộ họ, họ sẽ phải chết dưới bàn tay sắt máu của chế độ, và một cách nào đó chúng ta đã trở thành những kẻ “im lặng đồng lõa” với tội ác của bọn chúng. Trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền của dân tộc, sự liên đới và đoàn kết, cùng đồng lòng, đồng chí hướng… là yếu tố làm nên chiến thắng.
 
Tiếp tục cầu nguyện là sức mạnh của chúng ta
Lê Dân Việt
19:34 23/09/2008
Tiếp tục cầu nguyện là sức mạnh của chúng ta

Mấy ngày qua cộng sản việt Nam đã dùng tất cả những phương tiên truyền thông đại chúng với công suất tối đa để chụp mũ và vu khống đức tổng giám mục yêu quí của chúng ta, qua câu nói được cộng sản cắt xén với đầy những ẩn ý lưu manh, xảo quyệt để bôi nhọ danh dự, và kết tội đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, câu nói đó được đảng cộng sản cân nhắc và trích dẫn như sau: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

Ôi thôi một quỉ kế nham hiểm, dã man để bôi nhọ thanh danh, và nhân phẩm của đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, và bôi nhọ cả đạo Công Giáo Việt Nam.

Mà thực ra câu nói của ngài nguyên văn như sau: “ …Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài nhiều, chúng tôi rất là nhục khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi mói, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”

Thế mà sau đó vào tối ngày 21-9-2008 cộng sản đã láo khoét tuyên bố trên VTV: "Ông tổng giám mục khi phát biểu nên thận trọng. Dù là tổng giám mục Hà Nội, nhưng ông Ngô Quang Kiệt cũng là công dân Việt Nam. Là công dân Việt Nam mà cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam, liệu các giáo dân còn có thể đặt niềm tin vào một vị tổng giám mục như ông Ngô Quang Kiệt? Những giáo dân đang bị ông Ngô Quang Kiệt kích động tụ tập cầu nguyện trái phép tại khu đất 42 Nhà Chung sẽ nghĩ gì về vị chủ chăn đã chối bỏ niềm tự hào về đất nước và quê hương Việt Nam”

Khiến tôi chạnh nghĩ đến một câu chuyện sau: Trong một buổi họp đoàn viên, một đoàn viên gương mẫu dõng dạc nói thao thao: ” Bác Hồ của ta tên thật là Nguyễn Tất Thành, bác là người yêu nước, yêu quê hương dân tộc Việt Nam, nên bác đã bôn ba ra hải ngoại để tìm đường cứu nước, tìm đường cứu nguy cho dân tộc mau chóng thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Vì vậy bác là người yêu nước thực sự của dân tộc, và vì thế bác là người cha già đáng kính của dân tộc. Vậy nay ai phản kháng, chống đối bác Hồ là kẻ đầu trâu mặt ngựa, đầu trộm đuôi cướp, là kẻ gian ác, nham hiểm, ác độc, bất nhân, vô liêm sỉ, là kẻ phản quốc, là kẻ tiếp tay với ngoại bang để bán rẻ quê hương”

Rồi sau đó được một người nào đó ác ý, dã tâm xấu xa cắt xén, rồi đăng lên báo, đài, đọc rang rảng trên ti vi, truyền hình với nội dung:” bác Hồ là thứ trâu mặt ngựa, đầu trộm đuôi cướp, là kẻ gian ác, nham hiểm, ác độc, bất nhân, vô liêm sỉ, là kẻ phản quốc, là kẻ tiếp tay với ngoại bang để bán rẻ quê hương”.

Trích dẫn như vậy có phải là tội nghiệp cho bác Hồ không! Trích dẫn như vậy có chết người ta không cơ chứ? Trích dẫn sai sự thật kiểu đó chỉ có gậy ông đập lưng ông mà thôi.

***
Ai cũng biết chính quyền cộng sản Việt Nam là một chính quyền độc tôn, độc đảng, độc quyền, độc đoán, độc tài và độc ác. Đảng cộng sản vô thần đó lại lãnh đạo cả tư pháp, hành pháp, và lập pháp, thì tha hồ thao túng, bắt bớ, trù dập, cướp giật, tha hồ đưa ra những nghị quyết, những luật rừng, để cướp đoạt tài sản, đất đai nhà cửa của dân oan, của các tôn giáo oan, ăn cướp trắng trợn cả ngày lẫn đêm, mà vẫn hợp pháp như thường…

Chủ nghĩa này lại theo chủ thuyết tam vô: Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Không tin có Trời, Phật, không tin có đời sau, chết là hết, nên cộng sản chúng nó gian ác vô cùng.

Bởi thế cho nên những người công giáo ở Thái Hà, ở tòa Khâm Sứ, chỉ đơn sơ đọc kinh, cầu nguyện, hát kinh hòa bình, để đòi hỏi công lý cho đất nhà dòng, cho đất nhà thờ của mình, nhưng thực chất là đòi hỏi công lý cho cả dân tộc, cho những người, những tôn giáo đang bị áp bức…

Thế nhưng đã bị chính quyền cộng sản vu khống rằng các linh mục đã kích động giáo dân, tập trung đông người để gây rối, làm mất trật tự nơi công cộng, giáo dân phá hủy tài sản nơi công cộng, và rất nghiêm trọng hơn là thông tin đã xuyên tạc, chụp mũ nói đến sự biểu hiện của các thế lực thù địch, phản động nước ngoài đứng sau lưng sự kiện Thái Hà để xúi giục làm loạn. Tức chụp mũ người ta vào tội phản loạn, tội hình sự ghê gớm, thế mới biết ác tâm và nham hiểm của cộng sản.

Đất của nhà dòng Thái Hà, và của tòa Khâm Sứ có giấy tờ chứng minh rõ ràng, đầy đủ chứng cớ là quyền sở hữu đất đai, nhà cửa đó, thế nhưng vẫn bị nhà nước quy kết là nhà thờ, các linh mục, giáo dân đã vi phạm luật đất đai, luật xây dựng, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng, đẩy một số giáo dân đến vi phạm pháp luật hình sự, đang bị các cơ quan chức năng xử lý. Làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đạo Thiên Chúa, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, dư luận xã hội đã bất bình, lên án.

Thế là cộng sản đâu để linh mục, và giáo dân yên thân để cầu nguyện ôn hòa, đọc kinh để đòi hỏi công lý, công bằng, và sự thật. Chúng đã dùng đến tụi bọn xã hội đen, bọn cao bồi du đãng, những người cai nghiện, cái bang giả, linh mục giả, nhân chứng phịa, người chết biết trả lời phỏng vấn…, hay chính bọn công an trá hình, dân phòng, an ninh chìm, nổi chó săn, …ném đá dấu tay để đàn áp những người hiền lành, không một tất sắt trong tay đang cầu nguyện bằng dùi cui, roi điện, xịt hơi cay, chửi bới tục tằn, thô lỗ, gây rối, phá đám, hành động dã man bằng vũ lực, lật lọng, tráo trở, lỵ mạ, vu khống, sỉ nhục, sỉ vả, hành xử bất nhân, hung hăng, hù dọa, cưỡng bức, xuyên tạc, hành hung, quy kết, thoá mạ, lên án, đe dọa, răn đe…

Ngày 21-09-2008 bọn du thử, du thực, du côn, côn đồ, lưu manh được bọn cộng sản chỉ đạo, thuê mướn, để tới đập phá bàn ghế, đồ đạc tan tành, gỡ các lều trại của các bà mẹ Thái Hà, chúng còn sỉ vả, dùng những lời lẽ thô tục, bẩn thỉu, khiếm nhã, vô đạo đức, đối với các linh mục, và còn nhổ nước miếng lên đầu các linh mục và một số giáo dân. Sau khi phá phách khu linh địa và cửa đền Thánh Gierađô, và còn kêu gào giết cha Phụng, và đức tổng Kiệt. Sau đó chúng kéo nhau sang công ty may mặc Chiến Thắng và phường Ô Chỉ Dừa để ăn mừng và nhận tiền thuê mướn.

Có thuở đời nào, một phóng viên Mỹ Ben Stocking thuộc thông tấn xã AP bị đánh bể đầu phải khâu bốn mũi, ấy vậy mà phát ngôn viên bộ ngọai giao Lê Dũng Việt Nam vẫn cứ phăng phăng chối là không có hành hung…thế mới biết chế độ này nó lật lọng và tráo trở đến cỡ nào.

Ôi! Một chế độ mà đã xử dụng những thành phần bất hảo, bất lương đó, để làm những chuyện tán tận lương tâm. Đúng là những kẻ cầm quyền Hà Nội đã mất hết lương tri, mất hết tính người. Với đầu óc hẹp hòi, thiển cận, cuồng tín, lấp liếm, vô nhân đạo đó, họ còn xứng đáng để cai trị nhân dân nữa không????

Mặc dầu bị hành hung thô bạo như vậy nhưng một số người vẫn bảo nhau: "Cho dù họ có làm gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn nhất quyết duy trì việc cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiện tỏ trên quê hương chúng ta”.

Một cha trong tu viện nói:” Chúng ta đang sống mầu nhiệm thập giá của Chúa. Chúng tôi tin rằng mình sẽ biết sống và sống dồi dào hơn qua cuộc thương khó này”.

Một cha khác trong tu viện nói: "Sự kiện dùng bạo lực mà cưỡng chiếm đất đai, bất chấp nguyện vọng của giáo dân, bất chấp các cơ sở pháp lý và tiến trình đối thoại vừa khai mở, chỉ chứng tỏ chính quyền đang chà đạp công lý và vùi dập sự thật. Mất đất nhưng không thể mất niềm tin và hy vọng. Mất đất nhưng khát vọng công lý và sự thật vẫn còn và còn cháy bỏng hơn ".

Lời cầu nguyện là sức mạnh phá tan bạo tàn.
Lời cầu nguyện là ánh sáng xóa tan bóng tối điêu ngoa.
Lời cầu nguyện sẽ phá tan bóng đêm đen, những u minh đen tối.
Lời cầu nguyện là lời chỉ dẫn cho những kẻ lầm đường, lạc lối tay sai tập đoàn cướp phá biết ăn năn sám hối.

Vì thế dù thế nào đi chăng nữa, những người công giáo vẫn luôn giữ vững niềm tin vào công lý, vào Thượng Đế, trong sự mời gọi của Chúa: "Hãy đến với ta, hỡi những ai phiền não, vất vả, gánh vác nặng nề, ta sẽ ban cho các ngươi nghỉ ngơi, bồi dưỡng” ( Mt.11,28-30).

Lời của đức tổng Ngô Quang Kiệt đã minh xác:” Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ XIN CHO”.

Và ngay cả đức giáo hoàng John Paul II đã có một câu nói rất bất hủ:” Nếu cần, tôi sẵn sàng cởi áo giáo hoàng để về Balan chiến đấu với cộng sản”.

Những người công giáo sẽ tiếp tục kiên trì cầu nguyện cho công lý vì họ ý thức được rằng:” Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính”.

Đối phó với cộng sản, chúng ta phải:” …Anh em phải khôn ngoan như rắn, và đơn sơ như bồ câu”( Mt. 10,16).

Giáo Hội Công Giáo sau những năm tháng im lặng, chịu đựng để mong cầu nguyện cùng Chúa và Đức Mẹ cho cộng sản mau sớm thức tỉnh, thế nhưng bản chất cộng sản không thay đổi, càng ngày càng trở nên điên cuồng, đàn áp dân oan, giáo oan, chà đạp công lý, nên giáo hội đã bắt đầu dấn thân, nên đã cùng nhau nhận thức và hiểu rằng Thái Hà, tòa Khâm Sứ phải trải qua thập giá thì mới có thể đi đến vinh quang được.

Trong cuộc cầu nguyện gay go cho công lý này, chúng ta đâu hề sợ hãi, vì Chúa đã nói: "Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì thầy, thì sẽ có lại được”( Mt. 10,39).

Trong tinh thần đó, cha giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn đã có những lời nói chia sẻ:

"Kính thưa anh em, với tất cả những gì đang diễn ra tại Hà Nội, ở cả hai nơi tòa Khâm Sứ, và Thái Hà, nguy cơ đổ vỡ rất có thể xảy ra và hậu quả không thể lường được. Vì thế, tôi xin anh em, bằng mọi cách chúng ta gia tăng lời cầu nguyện, sao cho nền công lý và hòa bình được sáng tỏ.

Vậy tôi xin:
- Mỗi cộng đoàn DCCT hãy làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, gia tăng lần chuỗi mân côi.
- Mỗi nhà thờ do anh em DCCT coi sóc, hãy tổ chức tuần cửu nhật kính Đức Mẹ HCG và lần chuỗi mân côi.
- Anh em hãy tìm cách liên lạc với gia đình mình xin gia đình làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ HCG và lầm chuỗi mân côi.
- Anh em xin các nhóm, các cộng đoàn, các cá nhân những ai có liên hệ thiêng liêng với anh em, làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ HCG và lần chuỗi mân côi.

Chúng ta tin tưởng vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng rằng Mẹ Maria HCG sẽ cứu giúp chúng ta. Chúng ta cầu cho giáo phận Hà Nội, cho tỉnh dòng CCTVN, cho cộng đoàn DCCT Thái Hà- Hà Nội, và cho dân Chúa Thái Hà. Xin anh em thu xếp với thời gian nhanh nhất để thực hiện lời yêu cầu này. Nguyện xin Chúa Kitô Cứu Thế, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria HCG, cha Thánh Anphong, các Thánh Tử Đạo Việt Nam ban nhiều ơn lành cho anh em.
(Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành).
 
Tôi tự hào mình là người Việt Nam
Vịt con
19:39 23/09/2008
Tôi tự hào mình là người Việt Nam

Tôi tự hào lắm chứ khi nhìn thấy người Việt Nam điều khiển giao thông, đến nỗi một người Nhật phải thốt lên rằng:"Nhìn giao thông Việt Nam, thì biết người Việt Nam, tranh nhau từng chút một, không ai nhường ai để rồi kẹt cứng lại một chỗ. Trái tim quá nhỏ bé làm sao có thể lớn mạnh được" (trích blog của Javi)...

Tôi tự hào lắm chứ, khi đèn giao thông vừa chớm đỏ, tôi dừng xe lại thì bị đâm vào đít xe và còn bị chửi bới, la hét rằng đang đi tự nhiên dừng lại...

Tôi tự hào lắm chứ, khi mới sáng hôm qua thôi, tôi thấy một người nước ngoài kêu chiếc taxi lại và mở cửa nói với tài xế rằng "did you see the red light?", chắc là ông người nước ngoài này đang đi trên làn đường dành cho người đi bộ thì bị taxi suýt đâm phải vì vượt đèn đỏ nên ông ta mới thế...

Tôi tự hào lắm chứ, khi mỗi lần đi ra nước ngoài chẳng thấy tiếng còi xe nào trên đường hay trong những khu vực thờ tự. Còn ở VN, nhiều khi tôi xém té xe vì những tiếng còi xe bóp inh ỏi...

Tôi tự hào lắm chứ, khi nhìn thấy các nam thanh nữ tú đi trên đường, quăng vèo vèo những bịch nước xuống đường...

Tôi tự hào lắm chứ, khi xe đang bon bon trên đường bỗng nghe phẹt một cái, thấy nước miếng ngay cạnh chân mình...

Tôi tự hào lắm chứ khi chỉ một va chạm nhẹ trên đường, con người ta cũng có thể lao vào chửi bới, đánh nhau...

Tôi tự hào lắm chứ, khi báo chí Nhật phanh phui các vụ hối lộ quan chức Việt Nam...

Tôi tự hào lắm chứ, khi hàng loạt những công trình đòi hỏi phải làm cho nhanh thì cứ ì ạch mãi, còn công trình như công viên quốc gia ngay tại Tòa Khâm Sứ thì nghe đâu chỉ làm trong 2 tuần...

Tôi tự hào lắm chứ khi bạn bè tôi những người trong tổ chức Đoàn TNCSHCM, đứng vỗ tay, reo hò, hát vang bài "Như có bát Hồ..."và "một con vịt xòe ra hai cái cánh" để phá đi không khí trang nghiêm của buổi Lễ cầu nguyện trong ánh nến...

Tôi tự hào lắm chứ, khi cầm hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài, lúc nào cũng bị soi xét rất kỹ, các vị chính quyền đi bằng con đường ngoại giao nên được trãi thảm đỏ đón tiếp, vì thế đâu có hiểu nổi khổ của dân tình. Cứ hỏi thử những người thường xuyên đi nước ngoài xem, họ kể cho nghe, chẳng cần đi đâu xa, đến biên giới Việt-Lào thôi đã thấy bị đối xử khác...

Tôi tự hào lắm chứ, khi báo chí phanh phui những vụ tiêu cực cỡ PMU18 thì cuối cùng chính những nhà báo chân chính đó lại bị rút thẻ, vào tù...

Tôi tự hào lắm chứ, khi sống trong một hệ thống truyền thông bóp méo sự thật...truyền thông tin sao không truyền hết nguyên bài phát biểu hay nguyên đoạn thôi. Không cần một người phải học quá cao, nếu nghe được toàn bộ bài phát biểu của Đức TGM Kiệt cũng sẽ hiểu được ý Cha thế nào. Có phải như truyền thông đưa tin không???

Sau tất cả những điều đó, tôi vẫn tự hào mình là NGƯỜI VIỆT NAM, rất tự hào là khác, tôi tự hào vì hàng ngàn năm văn hiến, tôi tự hào với mảnh đất nơi tôi sinh ra, tôi tự hào vì người Việt Nam thân thiện.Và...vì tôi tự hào...nên tôi quyết chung tay góp sức để bảo vệ CÔNG LÝ, HÒA BÌNH cho nước Việt Nam...Dù tiếng nói tôi nhỏ nhoi, chen lẫn trong những bài hát vang của những người khác...thì tôi vẫn làm...Vì tôi là NGƯỜI VIỆT NAM.
 
Lời chia sẻ của một cô gái bất hạnh ở Malaysia
Trần Hương
20:47 23/09/2008
Lời chia sẻ của một cô gái bất hạnh ở Malaysia

Kính thưa quí Cha và cùng anh chị em công giáo thân mến !

Khi vào trang web đọc được những gì mà anh em đang gập, tôi thật sự không cầm được nước mắt, tôi khóc vì thấy cảnh cộng sản Việt nam, cầm súng, và kẽm, cúi, chó săn, đem đến để đối phó cùng với anh em, và Tổng Giám mục, các linh mục.

Vì sao phải dùng súng và chó săn để bắt gà nhà hả? hay là đã sợ rồi, sợ thế lực hùng mạnh của bên Công giáo, nên muốn tự chà đạp đàn con của mình đi, để được những gì mà mình muốn.

Những người hiện có quyền chức trong tay vẫn hô hào: nào là yêu nước thương dân, không sợ một ai, có phải thật không sợ ai không ? nói nghe thì hay lắm, không sợ một ai, Vậy tại sao lại không đi đánh bọn xâm lược Trung Quốc? Như vậy mới anh hùng đó! Còn nếu chỉ có tài ăn thịt, hút máu của người đồng bào nhà mình thôi, thì tôi cho là hèn nhát!

Tôi là một cô gái sống xa quê hương, xa cha mẹ từ khi 20 tuổi. Đến nay, tôi phải chịu biết bao khổ cực, bao gian truân, … sống một thân một mình nơi xứ lạ quê người.

Tôi cũng không giống như những cô gái khác, vì từ khi lọt lòng mẹ, đã là một người yếu đuối bịnh hoạn, không làm được gì, nhưng vì miếng ăn và để kiếm tiền cứu đứa em gái bị bọn người xấu đem đi nước ngoài bán, cũng không rõ là nước nào, gì thế mà tôi phải rời xa cha mẹ và quê hương của tôi để ra đi kiếm tiền. Trong lòng tôi chẳng muốn rời xa gia đình tôi, nhưng tôi không còn con đường nào lựa chọn cả, tôi thật sự không muốn nói đâu, gì biết khơi lại vết thương mà tôi đả mang trong ký ức khó phai năm nào, tôi sẻ rất đau và đau, nhưng gì thấy anh chị em công giáo cùng Tổng Giám mục, linh mục các cha, luôn bên vững bên CHÚA không ngại khó khăn, khổ ải, ngày đêm cầu nguyện bên chân CHÚA và MẸ.

Không biết vào năm nào, gì đã quá lâu rồi, lúc đó có tiền cứu trợ nước ngoài gởi về cho người nghèo, nhà tôi khổ đến nổi chỉ có chiếc suồng thôi, ngày ngày cùng ba tôi em tôi, ra ruộng bắt cá bắt ốc về, mới có tiền mua gạo về nấu cơm ăn. Thường thì nhà tôi, ít khi nào mua đủ gạo để nấu cơm cả, ăn cháo là nhiều, cứ chờ mãi số tiền cứu trợ của nước ngoài về, tới cuối thì đã thấy, nhưng nhà nước bất phải ký tên là mượn số tiền đó, chứ không phải là tiền cứu trợ, của ai. Đó chính là người cộng sản là vậy đó. Mọi người thấy không? Lấy tiền cứu trợ, ăn cắp của người cùng khốn. Lấy cắp của dân, như vậy còn gọi là (thương dân) hay không hả?

Họ đã lấy số tiền đó của tôi, của dân chúng đem về lo cho vợ con họ, nên nhà tôi không mượn số tiền đó, gì tiền có lãi xuất, còn em tôi vẫn bận tâm, nhà thì không có tiền, nên tôi đi nhờ chính quyền giải quyết dùm, hy vọng sẻ có cơ hội, nhưng hy vọng vào chính quyền thì chỉ thất vọng thêm.

Sáng hôm sau tôi đi nhờ chính quyền giúp, tối đến nó mò đến nhà tôi, nó đòi với tôi này nọ… có lẽ nó muốn gì, tôi không nói ra, mọi người chắc cũng biết ??? nên tôi đuổi nó về, và từ khi đó thì tôi đã thấy bộ mặt thật của bọn cộng sản Việt Nam rồi đó. Tôi còn lạ gì cộng sản Việt Nam này nửa chứ, nên tôi không ngỡ ngàng khi tụi nó đối sử cùng chung chủng tộc như vậy?

Còn mõi khi tôi đi xin giấy tạm trú, điều phải cho tụi nó 20 ngàn thì nó mới ký, còn không thì nó để hoài, tôi là con nhà nghèo, chẳng lẽ gì ký tấm giấy 20 ngàn này mà đi thưa nó hay sao? mà thưa thì cũng vô nghĩa thôi, gì một phe đãng của nó mà, nên tôi tìm cách đi Malaysia, để mong có thể kiếm nhiều tiền lo cho em gái tôi về với gia đình tôi, dù biết rằng đồng tiền mà tôi kiếm được, nhiều người khinh bỉ và chê bai, nhưng đối với tôi mà nói, nó là nước mắt và máu của tôi đổ ra, và cuộc sống của tôi, và bao người khác, tôi sống trong nước mắt hằng đêm, cầu nguyện cùng Chúa tôi, Chúa ơi, Chúa còn thương yêu, và bảo vệ con nửa không ? vì con giờ là người không tốt, và làm Chúa phải nhơ danh rồi, nhưng thật sự Chúa không bỏ tôi, vì bao khó nhọc bao chông gai mà tôi thấy trước mắt, sắp dáng xuống trên người tôi, và muốn bóp chết tôi, cứ như muốn đẩy tôi xuống vực thẩm sâu hút, bao người cùng tôi, sống bên nhau, nhưng ai cũng bị xuống hết vực thẳm bởi cái xã hội bên ngoài. Còn tôi, tôi luôn đứng vững, như có người luôn nâng đỡ và che chở tôi vượt qua mọi khó khăn nhất trông cuộc sống của tôi, hết lần này tới lần khác, và đến cuối cùng lời cầu nguyện mòn mõi của tôi đã trở thành hiện thực, là em tôi đã về với gia đình.

Tôi đã thấy Thiên Chúa sai người đến cứu tôi ra đám mây đen đó, một ngày mà tôi mong đợi đã đến với tôi, tôi đã thấy ánh sáng của tôi, ánh sáng mà Thiên Chúa ban cho tôi, tôi cũng đã lấy được một người chồng tốt, yêu thương và chìu chuộng tôi, và anh ta, đã chịu vô đạo, để cùng tôi một nhà, ngày đó tôi thật sự hạnh phúc vô cùng, gì tôi đã trở về với Chúa tôi rồi.

Câu nói của Tổng Giám mục, là đúng không sai. Bản thân tôi ở nước ngoài, nhưng tôi không thích nói cho ai biết tôi là người Vietnam, gì người bên đây họ cũng rất coi thường người bản xứ của mình lắm. Họ còn chà đạp anh em công nhân, bên đây tồi tệ, tôi đã chứng kiến không ít rồi, và tôi cũng từng giúp khôg ít người Vietnam bên đây, nhiều khi có chạy đến nhờ mấy thầng cộng sản viêtnam là đại sứ quán vietnam bên Malaysia, để giúp cho người công nhân Vietnam. Vì cuộc sống tôi và chồng tôi chỉ đủ sống thôi, không giàu có hơn ai, nên tôi và chồng tôi bỏ công ra đến nhờ nó giúp, ai dè còn bị tụi nó chửi nửa chứ, không chỉ riêng tôi nghe đâu, mà còn nhiều người công nhân cũng nghe nó chửi nửa kìa.

Bọn nó chỉ biết đưa người làm công qua đây để lấy tiền thế cho no bụng nó, rồi mặc kệ người vietnam công nhân mặc xác thế nào, là kệ. Vậy xin hỏi, có yêu dân hay không hả ? hay hút máu dân đây? Tôi trút ra hết những nổi lòng tôi bao lâu nay, chất chứa không phai đến với tổng Giám mục, linh mục, các cha, cùng anh chị em là gì tôi rất hạnh phúc, hạnh phúc đến mức mà tôi phải rơi cả giọt lệ của tôi ra, gì anh em luôn bên vững bên Chúa, dù bao khó nhọc hằng đêm cầu nguyện, dù bao khổ ải đến với bản thân, nhưng anh em vẫn không lùi bước, cám ơn Thiên Chúa gì đã cho con có người anh em như vậy, tôi rất mong anh em, mãi mãi là cánh tay trái của Thiên Chúa, và tôi cũng sẻ là cánh tay trái của anh em, cầu nguyện cùng anh em, cùng anh em khóc với Chúa, hãy vác thập giá đi theo chân Chúa, và đừng lùi nữa bước, cho dù phải hy sinh tính mạng.

Cầu xin Chúa Thương xót cho anh em ! bình an cho anh em của tôi !
 
Thông báo về Đêm Thắp Nến tại LittleSaigon Nam Cali tối ngày 26/9
Ban tổ chức
21:15 23/09/2008
Thông báo của Ban Tổ Chức
Đêm Thắp Nến>

Ngày 22-09-2008

Cầu nguyện và yểm trợ cho giáo dân Giáo Xứ Thái-Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Hiệp với giáo dân Giáo Xứ Thái-Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội trong công cuộc đấu tranh, mưu tìm CÔNG BÌNH và BÁC ÁI, hơn 20 đoàn thể đã đến tham dự cùng đồng tổ chức ĐÊM THẮP NẾN qua lời mời gọi của Giới Trẻ Cộng Đồng Công Giáo.

Qua nhiều phát biểu, nhận định về tình trạng nguy kịch và nhu cầu cấp bách cần được tổ chức kịp thời để yểm trợ giáo dân giáo xứ Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Một ban tổ chức và một ban cố vấn đã được thiết lập để điều hành việc tổ chức. Với nhiều dự tính sinh hoạt. Đêm thắp nến sẽ là một nhu cầu thiết thực nhất trong gian đoạn này. Song song với việc tổ chức ĐÊM THẮP NẾN, các bạn thuộc các đoàn thể trẻ cũng đã nhận trách nhiệm để trực tiếp liện lạc với các vị dân biểu tại địa phương để xin được lên tiếng. Cả hai công việc này sẽ được thực hiện cùng lúc. Với sự hợp tác của các cộng đoàn, đoàn thể, phong trào, tổ chức trẻ, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông báo chí khắp nơi. Đêm thắp nến sẽ được tổ chức một cách quy mô vào tối thứ sáu ngày 26 -09-2008 tới đây lúc 6:30 pm (chiều) tại khu chợ Viễn Đông 3 góc đường Brookhurst và westminster với dự tính hành chục ngàn người tham dự.

Ban tổ chức tiếp tục mời gọi các đoàn thể cùng tiếp tay trong việc tổ chức này và cùng xin mọi người bớt chút thời giờ đến tham dự đêm thắp nến. Xin mọi người cùng là ngọn nến đốt lên để xin ơn phù hộ cho giáo dân Thái Hà và Toà Tổng Giám Mục được giữ vững niềm tin tranh đấu cho công bình và bác ái trên quê hương Việt Nam.

Sự hiện diện của qúi vị cũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất, để yêu cầu các vị dân cử lên tiếng về sự bất công của nhà nước cộng sản Việt nam và yêu cầu cộng sản Việt Nam lập tức chấm dứt việc đàn áp cũng như trả lại đất đai cho dân oan khiếu kiện.

Trân trọng thông báo và kính mời.
Mọi chi tiết xin liên lạc: 714-329-2280

Ban Tổ chức gồm nhiều đoàn thể trong cộng đồng.
 
Công viên: Công ích hay công họa ?
Đức Tin
22:05 23/09/2008
CÔNG VIÊN: CÔNG ÍCH HAY CÔNG HOẠ?

Hôm qua, có người đã kể cho tôi nghe câu chuyện tiếu lâm này: “Có một đoàn thám hiểm Mỹ vào rừng, lúc gặp nguy biến đã quay trở lại chiếc phi cơ trực thăng của họ. Bỗng có 2 người, một anh Trung Quốc và một anh Việt Nam cũng chạy đến. Chiếc phi cơ cất cánh, nhưng hai anh này đã nhanh tay bám được chân máy bay. Người Mỹ bảo chỉ có thể cứu được một người thôi. Thế là hai anh tranh nhau đạp người kia rơi xuống để mình được cứu thoát. Nhưng cả hai đều ngang tài ngang sức, máy bay đã lên cao mà chưa anh nào tỏ vẻ yếu thế hơn cả. Bỗng người Trung Quốc nghĩ ra một kế rất hay. Anh chỉ nói một câu, mà anh Việt Nam tự động buông tay rơi xuống. Thế đố bạn đó là câu gì?”. Tôi vận dụng 10 thành công lực và sử dụng đến cùng mọi chỉ số thông minh của mình để tìm câu trả lời. Nhưng tôi đành chịu thua. Và người kể đã bật mí câu nói thật thú vị của người Trung Quốc. Anh ta hô to: “Đảng Cộng Sản Việt Nam”, thế là “phe ta” vội vàng nắm tay đáp lớn: “Quang vinh”. Và anh đã được kết nạp đảng viên bên kia thế giới. Tôi cười mà lòng bỗng quá ngậm ngùi…

Quả thật, sau hằng chục năm chiến tranh, hằng chục năm gọi là hoà bình, khi mà những bạn bè thế giới, không nói ở đâu xa, chỉ trong lãnh thổ châu Á thôi. Mọi quốc gia đều đang tiến đến một nền văn minh thực thụ, thì tại quê hương tôi, dưới sự lãnh đạo của “Đảng CSVN quang vinh”, lại có những cảnh đàn áp dân lành thật dã man, nếu chưa nói thẳng ra là “khủng bố” man rợ, của những người gọi là “đầy tớ”của dân, là “bạn” dân, dưới sự chỉ đạo của “đảng quang vinh”. Trớ trêu thay! Cám cảnh thay!

Nực cười hơn nữa là tối hôm qua (23/09), đài TH VTV3 đã đưa tin: “Việt Nam được Bộ Ngoại giao Mỹ công nhận là nước tôn trọng tự do tôn giáo với những thành tích..v..v..và v..v..”. Tôi buộc miệng: “Thành tích “ma” chắc? Muốn nói gì mà chẳng được. Mấy ngày qua tha hồ “xuyên tạc” rồi, giờ có láo toét chút nữa có sao đâu?”. Nhưng điều đáng nói ở đây, là trong thời điểm này, khi mà bộ mặt thật loang lỗ đã được phơi bày dưới ánh sáng của Mặt trời Công lý, thì đài TH vẫn thản nhiên công bố bản tin cũ rích từ hồi tháng 5 về một bộ mặt “tô son trét phấn” để loè thiên hạ, đúng là “mặt dày mày dạn”. Thật quá nực cười. Một đài truyền hình lớn của cả nước mà như thế thì thử hỏi, đất nước tôi làm sao có thể phát triển được?

Trở lại các “siêu dự án Công Viên” của các cấp lãnh đạo “ma lanh” của Hà Nội. Tôi tự hỏi: “Công viên có thực sự là phục vụ cho công ích hay là môi trường thuận lợi cho “công hoạ”? Là tụ điểm cho các tệ nạn hút, chích và cửa mở đến những bệnh viện phá thai. Chính mắt tôi chứng kiến dưới ánh sáng mặt trời ban trưa, tại công viên của Tp. “mang tên bác”, những đôi nam nữ “đóng phim kiểu Mỹ”, chứ không chỉ là kiểu Hàn Quốc. Và khi trời chập tối, mỗi lần có dịp phải đi ngang đó, thì ôi thôi! Những cặp “người - khỉ” bám chặt lấy nhau để làm trò “khỉ”. Còn những đám thanh niên chụm đầu lại với nhau, chuyền nhau những ống tiêm để gọi là “hưởng nếm hương vị cuộc đời”. Đó phải chăng là mẫu số chung của những công viên? Nơi mà các cấp lãnh đạo của thủ đô luôn miệng gọi là “công ích”? Xin các vị chịu khó nghĩ lại một chút là “công ích” hay “công hoạ”?

Trong khi Giáo hội muốn dùng những nơi ấy để thực hiện những dự án rất thực tế và tốt đẹp để phục vụ cho nhu cầu tâm linh cũng như giúp đỡ những người nghèo, thì quý vị lại dùng bạo lực để tranh giành hầu thực hiện những dự án viễn vông? Có phải đó chỉ là “kế hoãn binh” trong khi chờ đợi cho những dự án vụ lợi nằm đàng sau nó?

Càng nghĩ càng thấy đau lòng, càng thấy lo lắng cho tương lai đen tối của nước nhà nằm dưới sự lãnh đạo của những con người không có óc mà cũng chẳng có tim, chỉ có “lòng dạ đầy chước độc mưu thâm, cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ”.

Nhưng trong bóng đêm đầy tuyệt vọng này, lòng tôi lại bừng sáng niềm tin, một niềm tin thật mãnh liệt. Tôi tin vào Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để lập lại trật tự trên trái đất. Tôi vui mừng nhìn thấy bao nhiêu người từ lâu xa rời Giáo hội giờ đang tấp nập trở về. Những con chiên đi lạc vào sự gọi mời giả dối nay đã bừng tỉnh, đã quay về với đàn chiên và với chủ chăn. Các cha ngồi toà giải tội từ sáng đến chiều, không lúc nào ngớt. Tôi cám ơn các vị lãnh đạo nhà nước đã vô tình mở lối cho anh em tôi trở về với Giáo hội, và cám ơn quý vị đã củng cố niềm tin của tôi ngày càng lớn mạnh trong gian khó.

Nhưng lời sau hết, tôi cũng xin lặp lại một lần nữa câu hỏi này cùng quý vị: “Công viên thật ra là công ích hay công hoạ?”. Xin Thiên Chúa nhân từ soi sáng cho quý vị được sớm “giác ngộ” để có những giải pháp đúng đắn. Để dù cho câu chuyện trên kia có xảy ra thật, thì người đã buông tay để hô “quang vinh” cũng được ngậm cười nơi chín suối….
 
Một đề nghị của Vietcatholic gửi các giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài nước trước tình hình hiện nay.
Vietcatholic
22:22 23/09/2008
Một đề nghị của Vietcatholic gửi các giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài nước trước tình hình hiện nay.

Để giúp các giáo dân trong và ngoài nước biết rõ cảnh tượng cộng sản đang đàn áp giáo dân và hàng giáo sĩ tại Hà Nội, và để chống lại những xuyên tạc của nhà nước cộng sản VN, VietCatholic đề nghị các giáo xứ, các họ đạo, các cộng đoàn giáo dân Công Giáo trong và ngoài nước thực hiện biện pháp thông tin sau đây:

1. Vào mạng lưới w.w.w.VietCatholic. net mỗi ngày thứ 6 để lấy SLIDE SHOW tức tài liệu trình chiếu các hình ảnh cộng sản đàn áp giáo dân trong tuần qua tại Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Slide Show sẽ được VietCatholic làm sẵn và qúy vị chỉ cần lấy đem về máy của qúy vị. Hoăc qúy vị có thể lấy tài liệu của các mạng lưới Công Giáo khác để làm Slide Show trình chiếu cho giáo dân.(Tuần nay đã có 2 Slide shows đê qúy vị lựa chọn)

2. Slide Show chỉ dài độ 5 đến 7 phút và qúy vị sẽ dùng Slide Show nói trên để chiếu lên tường trong nhà thờ trước hay sau giờ cử hành Thánh Lễ Thứ Bảy và Chúa Nhật hàng tuần để mọi người giáo dân biết thực sự những gì đã và đang xảy ra tại Thái Hà và tòa Khâm Sứ. Đồng thời nhắc nhở mọi người góp lời cầu nguyện và hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam. (nội dung Slide Show chỉ kêu gọi cầu nguyện cho Hà Nội, không có nội dung đả kích hay chính trị).

3. Mục đích của việc làm này là để chống lại những cơ quan truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang xuyên tạc việc đòi hỏi thực thi Công Lý của giáo dân và hàng giáo sĩ tại Hà Nội. Công giáo tại quốc nội không có cơ quan ngôn luận để trình bày sự thực vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà nên những Slide Shows sẽ là phương tiện giúp giáo dân hiểu rõ mục tiêu của Giáo Hội Công Giáo VN là yêu cầu chính quyền thực thi công lý.

4. Các ban Hành Giáo, các Hội Đồng Giáo, các Hội Đồng Mục Vụ cần có bàn thảo trước với vị linh mục chính xứ trước khi thực hiện dự án này.
 
Tương quan giữa Nhà Nước với Nhà Thờ
Trần Văn Cảnh
23:22 23/09/2008
TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ NƯỚC VỚI NHÀ THỜ
(Tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI
Nói tại điện Elysée, Paris, sáng 12.09.2008)


Ở Việt Nam, từ tháng 12/2007 đến nay, nghĩa là từ biến cố Toà Khâm Sứ Hà Nội, qua biến cố Giáo Xứ Thái Hà, sự giao hảo giữa Chính Quyền với Giáo Hôi Việt Nam đã thành căng thẳng, gay gắt và bạo lực, làm đề tài cho nhiều giải thích và bình luận đối nghịch, tranh cãi phiến diện, một chiều và độc đoán.

Ở Pháp, cũng từ tháng 12/2007 đến nay, nghĩa là từ diễn văn của tổng thống Sarkozy ở Rome về “Tính đời tích cực” (La laïcité positive), vấn đề tương quan chính trị và tôn giáo đã là đề tài tranh luận chính trị sôi nổi trên truyền thanh, truyền hình, báo chí,…và là đường hướng hoạt động xã hội cho nhiều công việc của chính phủ

Sáng thứ sáu, 12.09.2008, 11 giờ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến phi trường Orly. Ngài đã được tổng thống Sarkozy và phu nhân đón tiếp tại phòng khách danh dự ở phi trường. Sau đó ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée. Trước hết, ngài đã được tổng thống xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC Bênêđictô XVI đã nói một diễn văn đáp từ.

Cả tổng thống Sakozy lẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđicto XVI đều đề cập đến liên quan chính trị và tôn giáo, tương quan giữa Chính Phủ và Giáo Hội. Cả hai đều đã nêu ra những nguyên tắc và đưa ra những hành động cụ thể. Những nguyên tắc và những hành động này có lẽ sẽ giúp cho Nhà Nước và Nhà Thờ ở Việt Nam hiện nay tìm ra một vài ý tưởng, dẫn đến một lối thoát tốt đời và đẹp đạo, đựa trên lý trí và văn hóa, theo đường công lý và hòa bình!

DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG PHÁP
Nói về “tính đời tích cực”


Mở đầu bài diên văn, tổng thống Sarkozy, với tính cách là tổng thống Pháp, đã bày tỏ niềm “vinh dự lớn cho chính phủ pháp, cho tất cả những người đang hiện diện trong phòng này, và dĩ nhiên, cho gia đình con và cho bản thân con, nếu ĐTC cho phép, được tiếp đón ĐTC hôm nay tại điện Elysée”. Năm lý do khiến ông vui mừng đón tiếp ĐTC Bênêđictô. Thứ nhất vì “Trong dòng lịch sử, nước Pháp đã không ngừng thắt chặt số phận mình vào nghệ thuật, văn học, tư tưởng, vào tất cả những gì tạo ra cái nghệ thuật sống ở mức cao nhất của mình mà người ta gọi là văn hóa” . Thứ hai vì: “Đức Thánh Cha đã chọn đến thăm học viện Bernardins, đã đáp lời mời đến thăm Hàn Lâm Viện Pháp”. Nghĩa là “Đức Thánh Cha đã vinh danh nước Pháp và vinh danh cái thuộc tính mà nó quí mến nhất, đó là văn hóa của nó, một văn hóa sống động, bám rễ sâu vào tư tưởng hy lạp, tư tưởng do thái kytô, vào gia sản Trung Cổ, Phục hưng và Ánh Sáng” . Thứ ba vì “là tín hữu hay không, mọi người dân Pháp đều cảm kích trước việc ĐTC, một người có xác tín sâu, có kiến thức rộng và có đối thoại mở, đã chọn Paris để chiều nay gặp gỡ giới văn hóa” . Thứ bốn vì “Đối với những triệu người công giáo Pháp, cuộc viếng thăm của ĐTC là một biến cố đặc biệt, làm họ vui to và hy vọng lớn. Do đó, tự nhiên là Tổng Thống, Chính Phủ, Thủ tướng, và toàn thể những người có trách nhiệm chính trị đều cùng tham gia vào niềm vui này, cũng như họ đã từng tham gia vào niềm vui, nỗi cực của bất cứ công dân nào khác” . Và thứ năm vì “Trong một nước cộng hòa đời, như nước Pháp, thưa ĐTC, tất cả mọi người tiếp đón ĐTC với sự tôn kính dành cho vị lãnh đạo một gia đình tinh thần đã từng đóng góp vào lịch sử nước Pháp, vào lịch sử thế giới và vào văn minh, một sự đóng góp mà chẳng ai có thể nghi ngờ hoặc tranh cãi” .

Rồi trước sự hiện diện của ĐTC, của các tổng bộ trưởng chính phủ, của các nhân vật chính trị trong các cơ quan công quyền khác, của các nhân sĩ công giáo, của đại diện các tôn giáo và truyền thống triết học, và nhiều người Pháp vô thần, không tin hay chủ trương bất khả tri, tổng thống Sarkozy đã nêu ra cái nền tảng, trên đó tôn giáo với đức tin và chính trị với dân chủ có liên quan và cần dối thoại. Đó là lý tính, tạo ra tư tưởng và xây dựng văn hóa. Về điểm này, nước pháp có một nét độc đáo chính trị là nhấn mạnh đến sự phân chia rõ rệt giữa chính trị và tôn giáo, trong tinh thần “tính đời” (laïcité), phát xuất từ thời cách mạng 1789, cô đọng thành luật ngày 09.12.1905 và được xác định lại trong hiến pháp đệ ngũ cộng hòa 1958:”Pháp là một nước cộng hòa đời”. Điều đó không có nghĩa là chính trị phải cắt đứt mọi liên hệ với tôn giáo, mà ngược lại, vì tôn trọng lý tính, chính trị phái đối thoại với tôn giáo, vì: ”Đối thoại với các tôn giáo quả là một điều hợp pháp, dân chủ và là một điều tôn trọng tính đời. Các tôn giáo và đặc biệt là tôn giáo kitô mà chúng con chia sẻ một lịch sử dài, với những di sản sống về suy tư và về tư tưởng, không chỉ về Thiên Chúa, mà cả về con người, về xã hội, và về cả cái bận tâm chính yếu hôm nay là thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ bỏ điều đó thì thật là điên rồ, đúng hơn là một lỗi lầm phạm đến văn hóa và đến tư tưởng” .

Xác định nguyên tắc rõ rệt như vậy, tổng thống Sarkozy đã nhắc lại điều mà ông đã nêu ra với ĐTC cách đây chín tháng,trong bài diễn văn ở Latran: “Tính đời tích cực”. Tính đời tích cực là thế nào? tính chất ra sao? Theo tổng thống Sarkozy, tính đời tích cực là “một tính đời biết tôn kính, biết tụ hợp, biết đối thoại, chứ không phải là một tính đời loại trừ hay tố giác” và “Tính Đời Tích Cực, cái tính đời mở rộng, chính là một lời mời đối thoại, một lời mời bao dung, một lời mời tôn kính. Thiên Chúa biết rằng các xã hội của chúng ta cần đến đối thoại, tôn kính, bao dung và an tĩnh” . Từ đó, ba công việc “mà tính đời tích cực đã thực hiện, là:đi tìm ý nghĩa, tôn trọng các tín ngưỡng. Chúng ta (nước Pháp) không đặt ai trên ai, nhưng chúng ta đảm nhận gốc rễ kitô của chúng ta”.

1. Đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống, tại sao? Tại vì: “Trong thời đại hôm nay, thời đại mà sự nghi ngờ, sự cuốn khép vào mình đặt ra cho các nền dân chủ cái thách đố phải giải đáp những vấn đề của thời đại, tính đời tích cực sẽ đưa ra cho lương tâm ta cái khả năng, vượt trên những niềm tin và những lễ nghi, trao đổi về ý nghĩa mà ta muốn gán cho cuộc sống của ta; đi tìm ý nghĩa. Cụ thể, trong công việc tìm kiếm ý nghĩa này, nước Pháp đang làm một số việc, tỷ như:

Nước Pháp đã cùng với Âu Châu cam kết suy nghĩ để làm sao tạo một nền luân lý cho chủ nghĩa tư bản tài chính. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ chẳng có nghĩa gì nếu nó là cùng đích cho chính nó. Tiêu thụ để tiêu thụ, tăng trưởng để tăng trưởng, như thế thì chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng sự cải thiện cảnh sống của đa số nhân loại, sự phát triển nhân vị con người, đó là những mục đích hợp pháp. Đó cũng là lời giảng dậy chính yếu của học thuyết xã hội công giáo. Lời giảng dậy này hoàn toàn giao hợp với những thách đố của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bổn phận của chúng con, bởi vậy, là phải lắng nghe điều mà ĐTC sẽ nói cho chúng con về vấn đề này.

Cũng vậy, những tiến bộ nhanh chóng và quan trọng của khoa học trong những lãnh vực di truyền học và truyền sinh đang đặt ra cho những xã hội chúng ta những vấn đề tế nhị về luân lý sinh học. Chúng đưa cho chúng ta cái quan niệm về con người và về sự sống, và có thể đưa đền những thay đổi cho xã hội. Đo đó, chúng không thể chỉ là vấn đề của các chuyên viên. Trách nhiệm của người làm chính trị là phải tổ chức cái khung thích ứng cho cuộc suy nghĩ này. Đó là điều mà nước Pháp sẽ làm trong cuộc Tổng Đại Hội Toàn Quốc về luân lý sinh học trong năm tới. Dĩ nhiên những truyền thống triết học và tôn giáo sẽ hiện diện trong cuộc đàm thảo này.

Phẩm tước con người hay nhân phẩm, Giáo Hội không ngừng rao truyền và bảo vệ. Đối với những người có trách nhiệm chính trị như chúng ta, thưa các đồng nghiệp trong chính phủ cũng như bên đối lập, Ông Thị Trưởng Paris, bổn phận của chúng ta là phải biết làm sao bảo vệ nhân phẩm càng ngày càng hơn. Đó là một vấn đề liên tục, do những câu thúc kinh tế, do những nghi ngại chính trị, do sự kính trọng dân chủ và do tự do lương tâm. Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra lợi tức liên đới tích cực (revenu de solidarité active). Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã dấn thân cam kết chống lại bệnh Alzheimer. Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra chức tổng thanh tra nhà tù (contrôleur général des prisons), và tôi biết rằng ở Pháp cũng như ở nhiều nền dân chủ khác, chúng ta còn rất nhiều tiến bộ cần thực hiện trong vấn đề này. Và vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đang phải đương đầu giải quyết vấn đề tế nhị nhập cư, một vấn đề bao la, đòi hỏi rộng lượng, kính trọng nhân phẩm, mà đồng thời không quên trách nhiệm.


2. Về công việc thứ hai là tôn trọng các tôn giáo và công việc thứ ba là nước Pháp đãm nhận gốc rễ văn hóa kitô của mình, tổng thống Sarkozy trước nhất nêu ra cái kho tàng quí báu “Nhân phẩm và Nhân quyền”. Ông nói: ”Nhân phẩm dần dà đã được chấp nhận như một giá trị phổ cập. Nó là tâm điểm của Bản Tuyên Bố chung cho thế giới về Nhân Quyền, đã được thừa nhận ở Paris đây, cách nay 60 năm. Đó là kết quả của một hội tụ đặc biệt giữa kinh nghiệm con người, những truyền thống triết học và tôn giáo lớn của nhân loại với con đường của lý tính. Hiện nay, lúc mà xuất hiện bao nhiêu là cuồng tín, lúc mà lý thuyết tương đối áp đảo một hấp lực càng ngày càng mạnh, lúc mà ngay cả khả năng có thể tri thức và có thể chia sẻ một phần nào chân lý bị đặt vào vòng nghi ngờ, lúc mà những ích kỷ nghiệt ngã nhất đang đe dọa những liên hệ giữa các quốc gia và trong lòng các quốc gia, thì đây, sự tuyệt đối chọn lựa nhân phẩm và làm cho nó gắn bó sâu vào lý tính phải được giữ gìn như một trong những kho tàng quí báu nhất. Đó là bí mật thật của Âu Châu, bí mật mà vì bị lãng quên, đã đem thế giới lao mình vào những man rợ tệ hại nhất, bí mật không ngừng làm sinh động lại ý muốn hành động cho hòa bình và ổn định thế giới và lôi cuốn mọi người thiện tâm thêm vững tin hơn để làm như vậy” . Sau đó, ông nêu ra một số sự kiện và chú giải ý nghĩa trách nhiêm của mình và của chính phủ Pháp.

Đó cũng là tinh thần của Liên Minh Địa Trung Hải mà chúng ta muốn thực hiên. Thưa ĐTC, con biết và chia sẻ nỗi ưu tư đang to dần của ĐTC về một số cộng đoàn kytô trên thế giới, đặc biệt ở Cận Đông. Về điểm này, Con muốn đặc biệt chào mừng Ông Estifan Majid, đang có mặt giữa chúng ta hôm nay, là bào đệ của Đức Tổng Giám Mục Mossoul, bị ám sát mới đây, Đức cha Faraj Rahho. Liên Minh Địa Trung Hải là một giải đáp cho cái thách đố chính yếu ở đây là sự sống chung của các cộng đoàn đa tôn trên cùng một lãng thổ. Có điều phải hỏi là chúng ta có thể có một chọn lựa khác không?

• Ở Ấn Độ, người công giáo, hồi giáo và ấn giáo phải từ bỏ mọi hình thức bạo lực mà đi vào đường nhân đức đối thoại. Ở những nơi khác tại Á Châu, tự do hành đạo, bất kể là đạo gì, phải được tôn trọng. Con đã thường có dịp đề cập đến những gốc rễ kitô của nước Pháp. Điều đó không ngăn cản con làm tất cả những gì có thể để các công dân hồi giáo có thể sống tôn giáo của họ một cách bình đẳng với tất cả những tôn giáo khác. Sự khác nhau này, mà con coi là sự phong phú, con muốn rằng những quốc gia khác trên thế giới cũng phải tôn trọng. Thưa ĐTC, đó là điều mà người ta gọi là hỗ tương.

Nước Pháp đa tôn. Con xin đưa chứng rằng nước Pháp đã thích thú tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là lãnh đạo của phật giáo tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dậy đạo mà xã hội chúng ta rất lắng nghe. Ngài đáng được tôn kính, đáng được lắng nghe, đáng được người ta đối thoại.

• Chúng ta hành động cho hòa bình. Chúng ta không muốn phục hồi lại những cuộc chiến tôn giáo. Đó là lý do khiến, tiếp theo cuộc tương kiến nổi tiếng của ĐTC với vua nước Arabie Saoudite, con đã đến Riyad để nhấn mạnh đến những cái liên kết các tôn giáo hơn là đến những cái làm chúng chia rẽ.

Cuộc đối thoại với và giữa các tôn giáo là một thách đố lớn cho thế kỷ mới này. Những người có trách nhiệm chính trị không thể không lưu tâm. Nhưng họ chỉ có thể góp phần mình nếu họ tôn trọng các tôn giáo. Bởi vì không thể có đối thoại nếu không có tin tưởng, và không thể có tin tưởng nếu không có tôn trọng.

• Vâng, con tôn trọng các tôn giáo, tất cả những tôn giáo. Con biết những lầm lỗi mà các tôn giáo đã vấp phạm trong quá khứ, những bảo thủ nguyên thuỷ, những cuồng tín đang đe dọa chúng, nhưng con cũng biết vai trò mà các tôn giáo đã đóng trong việc xây dựng tình nhân loại. Nhận biết điều đó không có nghĩa là giảm giá công sức của những luồng tư tưởng khác. Con nhận biết tầm quan trọng của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu hy vọng của con người và con không khinh khi cái nhu cầu này. Đi tìm tu đức không phải là một hiểm họa cho nền dân chủ, không phải là một nguy hiểm cho tính đời.


ĐÁP TỪ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI
Nói về “Tương quan chính trị - tôn giáo”


Sau khi đã cám ơn tổng thống Sarkozy về lời mời đến thăm Pháp và về lời chào đón vừa ngỏ, đã chào mừng tổng thống, những vị hiện diện trong phòng đón tiếp và toàn dân pháp, Đức Giáo Hoàng đã nêu ra bốn ý tưởng chính trong bài diễn văn đáp từ của ngài:1- gốc rễ kitô của Pháp và của Âu Châu, 2- nguyên tắc liên quan giữa chính trị và tôn giáo, 3- Công việc gieo rắc bác ái và hy vọng của giáo hoàng, 4- Và công việc năng nề của tổng thống Pháp.

1. Thưa Ngài Tổng Thống, Khi ngài đến thăm Rome (tháng 12.2007), Ngài đã nhắc đến gốc rễ của nước Pháp cũng như của Âu Châu là kitô. Lịch sử đã chứng minh điều đó:từ nguồn gốc, quê hương của Ngài đã nhận lãnh sứ điệp Phúc Âm. Nếu tài liệu đôi khi không đủ, thì sự hiện hữu thực tế của những cộng đoàn kitô đã được chứng thực ở xứ Gaule vào một thời kỳ rất cổ xưa; người ta không thể nhắc lại mà không cảm động rằng thành phố Lyon đã có một giám mục vào giữa thế kỷ thứ hai và thánh Irénée, tác giả tập minh giáo “Adversus haereses”, đã để lại một chứng tá hùng hồn về sự mạnh mẽ rắn rỏi của tư tượng Kitô. Nhưng thánh Irénée là người đến từ thành phố Smyrne (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiên nay) để giảng về niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh. Lyon đã có một giám mục nói tiếng mẹ đẻ hy lạp:còn có dấu chỉ nào đẹp hơn để nói đến bản chất và cùng đích phổ quát của sứ điệp kitô? Được thành lập từ thời xa xưa trên quê hương của ngài, Giáo Hội đã đóng ở đó một vai trò soi đuốc văn minh mà tôi sung sướng được đến tôn vinh. Ngài đã nhắc đến diều đó trong bài diễn văn ở điện Latran hồi tháng chạp vừa qua và lập lại hôm nay. Viêc chuyển giao văn hóa cổ do các tu sĩ thực hiện qua việc giảng dậy và sao chép, việc đào tạo con tim và tinh thần để yêu thương người nghèo, việc giúp đỡ kẻ khốn cùng qua việc thành lập rất nhiều các tu hội dòng, sự đóng góp của các kitô hữu vào việc tạo lập các cơ sở ở xứ Gaule, rồi ở Pháp, đã được biết quá nhiều, không cần tôi phải dừng lại dài dòng. Hàng ngàn nhà nguyện, thánh đường, tu viện và đại giáo đường đã điểm tô trung tâm các thành phố và sự cô tịch ở đồng quê đã đủ nói lên việc các cha ông của quí ngài đã muốn tôn kính trong đức tin Đấng đã ban cho họ sự sống và đã giữ chúng ta trong hiện hữu.

2. Nhiều người tại Pháp đã dừng lại để suy nghĩ về những giao hảo giữa Giáo Hội và Chính Phủ. Về vấn đề tương quan giữa cầu chính trị và cầu tôn giáo, chính Đức Kitô đã đưa ra nguyên tắc cho một giải quyết chính đáng khi Ngài trả lời câu hỏi người ta đã đặt cho ngài:” Hãy trả cho César cái gì thuộc về César và cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Giáo Hội ở Pháp hiện nay được hưởng một qui chế tự do. Sự nghi kỵ quá khứ dần dà đã biến thành một cuộc đối thoại nghiêm trang và tích cực, chắc chắn càng ngày càng hơn. Một dụng cụ đối thoại mới đã được đưa ra từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng vào công việc của nó bởi vì có thiện chí hỗ tương. Chúng ta biết rằng một số lãnh vực đối thoại còn đang mở, mà chúng ta cần đi qua và từ từ chấn chỉnh lại, với quyết tâm và kiên nhẫn.

Thưa Ngài Tổng Thống, Ngài vừa dùng một thuật ngữ đẹp “tính đời tích cực” để xác định sự thông cảm rộng mở hơn. Vào một thời kỳ lịch sử mà các nền văn hóa giao chéo nhau càng ngày càng nhiều hơn, tôi hoàn toàn xác tín rằng thật là cần thiết phải có một suy nghĩ mới về cái ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của cái tính đời. Thực ra, đó quả là căn bản, một phần thì phải nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa chính trị với tôn giáo, hầu bảo đảm sự tư do tôn giáo cho công dân cũng như bổn phận của Chính Phủ với công dân, phần khác thì phải ý thức rõ rệt hơn về chức vụ không thể thay thế được của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và trong sự đóng góp mà tôn giáo mang vào, cùng với những cơ quan khác, để tạo ra một nhất trí luân lý căn bản trong xã hội.

3. Là chứng tá của một Thượng Đế thương yêu và Cứu Chuộc, Giáo Hoàng gắng sức làm người gieo rắc bác ái và hy vọng. Toàn thể xã hội nhân loại cần đến hy vọng, và sự cần thiết này càng cao mạnh trong xã hội hôm nay vì xã hội này cung ứng ít oi những khát vọng tinh thần và ít oi những chắc chắn vật chất. Giới trẻ là mối bận tâm lớn của tôi. Một số bạn trẻ khó nhọc không tìm ra hướng đi thích hợp cho mình hoặc đau buồn vì mất dấu mốc trong gia đình. Một số khác thử nghiệm những giới hạn của một đường hướng cộng đoàn tôn giáo. Đôi khi bị gạt ra ngoài lề xã hội và thường rất hay bị bỏ rơi phải tự xoay xở lấy, những bạn trẻ này trở thành mỏng manh mà lại phải một mình đương đầu với một thực tại vượt trên khả năng của họ. Đó là lý do khiến người ta cần phải giúp đưa cho họ một khung cảnh giáo dục tốt và phải khuyến khích họ biết kính trọng và giúp đỡ tha nhân, hầu họ có thể bình tâm đi đến tuổi trách nhiệm.Trong lãnh vực này, Giáo Hội có thể đưa ra sự đóng góp độc đáo của mình. Hoàn cảnh xã hội Âu Châu, đáng buồn vì lộ liễu rõ ràng với sự xa cách giầu nghèo, cũng làm tôi lo lắng. Tôi chắc rằng người ta có thể tìm ra những giải pháp công bình hơn, vượt trên sự giúp dỡ khẩn cấp tức thời, đi thẳng vào tâm điểm của những vấn đề, hầu bảo vệ kẻ hèn yếu mà thăng tiến nhân phẩm của họ. Xuyên qua vô số các tổ chức và vô vàn các hành động của mình, Giáo Hội, cũng như rầt nhiều các hội đoàn khác nơi quí quốc, hay mưu toan giải quyết vấn đề tức thời, nhưng Nhà Nước có bổn phận phải tổ chức luật pháp để tận diệt hết mọi bất công.

Thưa Ngài Tổng Thống, Trong tầm mức rộng hơn, tình trạng của hoàn cầu hiên nay cũng làm tôi bận lòng. Với một lòng rộng lượng cao cả, Thiên Chúa đã trao cho ta thế giới mà Ngài đã dựng nên. Người ta cần phải học cho biết tôn trọng nó và bảo vệ nó hơn. Tôi cho rằng đã đến lúc phải đưa ra những đề nghị xây dựng hơn, hầu bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai.

4. Thực hiện chức vụ Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu là dịp để quí quốc chứng tỏ rằng nước Pháp tha thiết với nhân quyền và làm cho nó được phát triển hầu bảo vệ lợi ích cá nhân và công ích xã hội. Khi mà Con Người Âu Châu đích thân nhận thấy và nghiệm biết rằng những quyền bất khả chuyển nhượng của nhân vị, từ lúc được thụ thai đến khi chết tự nhiên, cũng như những quyền liên quan đến tự do giáo dục, đến đời sống gia đình, đến việc làm, dĩ nhiên không quên những quyền tôn giáo, khi mà Con Người Âu Châu biết được rằng những quyền trên đây là những quyền tụ họp lại thành một cái toàn thể bất khả phân ly, những quyền này đã được công bố và tôn trọng, thì lúc ấy nó mới hiểu trọn vẹn được rằng sự xây dựng Âu Châu là cao cả và mới thực sự trở thành một người gầy dựng tích cực.

Thưa Ngài Tổng Thống, Công việc Ngài phải gánh vác, thật không phải dễ. Thời thế biến đổi, và tìm ra con đường tốt giữa những khúc khỉu của thường ngày xã hội và kinh tế, quốc nội và thế giới, đó quả là một công việc gay go. Đặc biệt, trước nguy hiểm thấy nổi dậy những nghi kỵ cũ xưa, những căng thẳng và đối nghịch giữa các quốc gia, mà chúng ta hôm nay là những chứng nhân lo âu; nước Pháp, trong lịch sử nhậy cảm với việc hòa giải các dân tộc, được người ta kêu gọi phải giúp đỡ Âu Châu để xây dựng hòa bình trong lãnh thổ của nó và trong toàn thế giới. Về điểm này, thực là quan trọng việc xúc tiến một sự thống nhất, mà không thể và cũng không muốn đồng nhất, nhưng có thể bảo đảm sự tôn trọng những khác biệt quốc gia và tôn trọng những tập tục văn hóa khác nhau hầu tạo ra một sự phong phú trong hòa đồng Âu Châu, mà đồng thời nhắc nhớ rằng “Căn tính quốc gia chỉ có thể thực hiện được trong sự mở ra với những dân tộc khác và nhờ sự liên đới với họ” (Tông huấn Ecclesia in Europa, n 112). Tôi xin bày tỏ sự tin tưởng của tôi rằng quốc gia của Ngài sẽ đóng góp nhiều hơn việc làm phát triển thế kỷ này trên con đường đi lên tâm định, hòa đồng và hòa bình.


Lời kết

Trên nền tảng Dân Chủ, tổng thống Sarkozy đã xây dựng chính sách, chiến thuật và chương trình hoạt động của mình trong mọi lãnh vực:kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao, nội vụ. Trong lãnh vực nội vụ, và đặc biệt trong tương quan với các tôn giáo, ông vẫn theo một nguyên tắc “tính đời” của hiến pháp, nhưng thêm một tĩnh từ bổ túc “tích cực”. Từ đó ông xây dựng chính sách tôn giáo của mình với hai nguyên tắc chính sau đây.

Đối thoại với các tôn giáo quả là một điều hợp pháp, dân chủ và là một điều tôn trọng tính đời. Các tôn giáo và đặc biệt là tôn giáo kitô mà chúng ta chia sẻ một lịch sử dài, với những di sản sống về suy tư và về tư tưởng, không chỉ về Thiên Chúa, mà cả về con người, về xã hội, và về cả cái bận tâm chính yếu hôm nay là thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ bỏ điều đó thì thật là điên rồ, đúng hơn là một lỗi lầm phạm đến văn hóa và đến tư tưởng

Lý tính là nền tảng của liên quan và đối thoại giữa chính trị và tôn giáo, giữa Nhà Nước và Nhà Thờ. Đây là một liên quan có “tính đời tích cực”. Tính đời tích cực là “một tính đời biết tôn kính, biết tụ hợp, biết đối thoại, chứ không phải là một tính đời loại trừ hay tố giác” và “Tính Đời Tích Cực, cái tính đời mở rộng, chính là một lời mời đối thoại, một lời mời bao dung, một lời mời tôn kính” .

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tán thành và cổ võ hai nguyên tắc này. Đồng thời Ngài đã nêu ra nguyên tắc Phúc Âm về tương quan giữa chính trị và tôn giáo: ”Hãy trả cho César cái gì thuộc về César và cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Ngài cũng nhắc lại công việc quan trọng của chính phủ là phải “tha thiết với nhân quyền và làm cho nó được phát triển hầu bảo vệ lợi ích cá nhân và công ích xã hội” mà không quên “xây dựng hòa bình trong lãnh thổ của nó và trên toàn thế giới” .

Paris, ngày 23.09.2008
 
Từ Sài Gòn nhìn ra điểm nóng Hà Nội
Nguyễn Viện-BBC
23:38 23/09/2008
Từ Sài Gòn nhìn ra điểm nóng Hà Nội

Nguyễn Viện Gửi tới BBC từ Sài Gòn

Nhà văn Nguyễn Viện


Các sự việc đang diễn ra ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ Hà Nội trong những ngày này đang là sự kiện nóng nhất, gây chú ý dư luận cả trong và ngòai nước.

Theo tường thuật của các cơ quan thông tin nhà nước thì giáo phận Hà Nội, đặc biệt là vai trò của Tòa Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế, đang là những kẻ gây rối, coi thường pháp luật.

Nhưng những thông tin ngược lại từ các mạng tự do, cho thấy nhà nước đang trấn áp giáo hội Công giáo bằng tất cả sức mạnh của mình:

Công an cảnh sát, dây kẽm gai, chó nghiệp vụ và bọn côn đồ với những hành vi hạ cấp ở Thái Hà như vào nhà thờ chửi tục, hút thuốc giữa lúc giáo dân đang hành lễ, ném mắm tôm dầu nhớt vào tượng Đức Mẹ, lăng nhục và nhổ nước bọt vào mặt các linh mục, phá đền thánh…

Họ cũng khủng bố giáo dân, bôi nhọ hàng giáo phẩm trên báo chí truyền hình trong lúc người Công giáo chỉ đáp lễ bằng lời cầu nguyện trong hòa bình. Có thể đọc đầy đủ những thông tin về việc này trên Vietcatholic.net.

Đòi đất hay đòi công lý

Trong cuộc họp giữa UBND thành phố Hà Nội và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 20.9.2008, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã minh định: “Chúng tôi đòi đất chứ không xin đất”.

Xin tham khảo nguyên văn bài nói đầy đủ của Tổng Giám mục Kiệt để hiểu tại sao người Công giáo đòi đất, khi chính quyền Hà Nội giới thiệu ba khu đất - có thể coi như sự bồi thường cho việc cưỡng chiếm Tòa Khâm sứ để làm công viên khi không thể cùng nhau chia chác - để Tòa Tổng chọn lựa.

Không thể phủ nhận tình hình chính trị Việt Nam ngày càng bất ổn

Sự việc cũng tương tự như ở Thái Hà.

Có thể nói, Giáo hội Công giáo Việt Nam đang đưa chính quyền vào một thế “kẹt” chết người. Trả đất cho chủ cũ của nó hay tiếp tục chiếm đất đều không ổn. Giải quyết cách nào cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm cho chính quyền.

Giáo hội Công giáo hẳn nhiên phải biết thế kẹt của chính quyền. Người ta có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau xung quanh sự kiện này. Một diễn tiến của cuộc cách mạng cam nhằm lật đổ chế độ hay đơn giản chỉ là giáo hội Công giáo đang buộc chính quyền phải đối diện với Sự thật và Công lý?

Nhà nước có can đảm đối diện với Sự thật và Công lý không?

Câu trả lời rõ ràng là KHÔNG.

Xuyên tạc câu nói của Tổng Giám mục Kiệt trên hệ thống thông tin đại chúng về nỗi ô nhục Việt Nam và những hành vi hạ cấp vô văn hóa ở Thái Hà, cũng như cách thức cưỡng chiếm Tòa Khâm sứ giữa đêm khuya với lực lượng an ninh hùng hậu cùng chó nghiệp vụ, chỉ cho người ta thấy chính quyền không còn chính nghĩa, không thật sự mạnh và không có luật pháp.

Và người dân lại chép miệng: “Đúng là Cộng sản”.

Hậu quả của sự kiện này là đã đẩy giáo hội Công giáo vào thế đối đầu với chính quyền, gây mất đoàn kết dân tộc, trong lúc hiểm họa Trung Quốc đang sờ sờ trước mặt.

Đánh tráo dư luận

Tất nhiên cũng có câu hỏi dành cho chính quyền.

Tại sao chính quyền lại thất hứa với người Công giáo về một cuộc đối thoại để giải quyết tranh chấp?

Phải chăng, nhà nước đang muốn hướng dư luận vào người Công giáo thay vì phải đối phó với Trung Quốc và nạn lạm phát đang đưa đất nước xuống hố thẳm? Đảng Cộng sản sợ mất quyền hay sợ mất nước?

Không thể phủ nhận tình hình chính trị Việt Nam ngày càng bất ổn. Có những dấu chỉ cho thấy đảng cầm quyền cũng đang chia rẽ trầm trọng với hai phe cấp tiến và bảo thủ, thân Trung Quốc và thân Mỹ.

Bên cạnh đó, phản ứng chống đối nổ ra ở trên diện rộng với những thành phần xã hội khác nhau. Làn sóng biểu tình của công nhân đòi quyền dân sinh, nông dân đòi đất, sinh viên học sinh biểu tình chống Trung Quốc (có thể hiểu là chống sự hèn yếu của chính quyền), văn nghệ sĩ trí thức chống độc tài.

Phong trào đòi tự do dân chủ càng ngày càng lan rộng trong giới trẻ - thể hiện qua các blogger, các báo chí mạng đối lập, các tổ chức chính trị, các tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Công giáo…

Dường như điều kiện cho một cuộc Cách Mạng Cam đang đến. Nhưng rất tiếc, người ta chưa nhìn thấy hình ảnh một lãnh tụ có khả năng đoàn kết các cá nhân, các tổ chức quần chúng thành một mặt trận thống nhất.

Vận hành của lịch sử bao giờ cũng cần một lãnh tụ xuất chúng. Bao giờ cơ may đó đến?

Nhà văn Nguyễn Viện hiện sống tại TPHCM. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk
 
Văn Hóa
Đội điều về Đức Tin và Văn Hoá: Một Kế Hoạch Dịch Thuật
LM. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
10:52 23/09/2008

Đôi Điều Về Đức Tin và Văn Hóa: MỘT KẾ HOẠCH DỊCH THUẬT



Để xây dựng tòa nhà văn hóa cho Giáo Hội Việt Nam, cần bắt đầu lại từ chỗ phải bắt đầu: dịch thuật.

1. CẦN CÓ MỘT KẾ HOẠCH DỊCH THUẬT

Chúng ta nói nhiều đến thích nghi, đối thoại, hội nhập… tuy nhiên sẽ rất khập khiễng nếu chúng ta chưa có được bản dịch Việt ngữ những tài liệu nguồn mạch của Kitô Giáo.

Dù đã có mặt tại Việt Nam gần 500 năm, ngoài Thánh Kinh, Cộng Đồng Công Giáo chưa có bản dịch các Giáo Phụ, các Công Đồng, các Văn Kiện Toà Thánh,... (Đài Loan, Đại Hàn, Inđônêsia, Nhật và Thái Lan đã thực hiện đến mức nào? Nghe đâu người ta đã làm xong hầu hết!) Ngay cả Thánh Kinh, cho đến nay ta vẫn chưa có một bản dịch chính thức. Chưa đủ quan tâm đến “Nguồn”, việc “hội nhập văn hoá” và đối thoại với thiên hạ có nguy cơ dựa trên cái nghèo nàn chủ quan chứ không phải trên cái phong phú bao la và khách quan của truyền thống Hội Thánh.

Kho tàng của Hội Thánh cụ thể đã được các cha Dòng Tên tuyển dịch vào bộ Sources Chrétiennes, NXB Du Cerf. Quyển mới xuất bản tháng 01-2008 được đánh số 519, trung bình mỗi quyển 380 trang, toàn bộ sách ước lượng gần 200.000 trang. Chuyển dịch khối lượng này sang tiếng Việt là một công việc mênh mông. Để thực hiện xong phần cơ bản, một kế hoạch 5 năm hay 10 năm không đủ, cần phải có một kế hoạch 25 năm dọn mừng kỷ niệm 500 năm Kitô Giáo Việt Nam (1533-2033). Năm 2008 này, ta còn đúng 25 năm nữa. Nếu dịp dọn mừng 500 năm ta không làm nổi thì e sẽ chẳng bao giờ làm được!

Một công cuộc như thế cần được tổ chức cách có hệ thống. Cần có một Uỷ Ban Giám Mục lo riêng cho công cuộc dịch thuật. Uỷ Ban này không dịch thuật nhưng định hướng, điều phối và khích lệ. Uỷ Ban này sẽ đưa ra một chương trình tổng thể, mời gọi các Dòng cũng như các nhóm phiên dịch đảm nhận. Những đơn vị đảm nhận sẽ hoàn thành công việc mình trong vòng 15 năm để kịp tiến dần tới tổng kết trong 5 năm tiếp đó.

Các Dòng tại Việt Nam ngày nay nói chung đều đã lớn mạnh, nhiều Dòng đã có học viện riêng khá bề thế, việc phiên dịch một số tài liệu cao cấp không còn là một thách đố quá lớn nhưng là dịp để khẳng định chính mình. Một số Dòng chưa có nhân sự về lãnh vực này nhưng có tài lực, vì sự nghiệp chung, cũng có thể nhận và thuê người làm.

Ngoài các Dòng, cần khuyến khích quy tụ thêm những nhóm dịch thuật mới, làm việc có kỷ luật và kiên trì. Có được dăm ba nhóm dịch thuật lớn, cùng trao đổi kinh nghiệm, sẽ giúp công việc ngày càng đạt chất lượng.

Uỷ Ban đặc trách của HĐGMVN sẽ có một Ban Tu Thư đánh giá công việc các nhóm. Nếu HĐGMVN có một vài ban dịch thuật thì những ban này cũng nên được xếp ngang hàng với các nhóm dịch thuật khác chứ không đóng vai trò trọng tài. Vai trò trọng tài là của Ban Tu Thư. Ban Tu Thư sẽ dùng mạng Internet để giúp các nhóm trao đổi kết quả và kinh nghiệm.

Một công cuộc như thế đòi phải đầu tư cực lớn, nhiều chục tỉ đồng, để tài trợ, trao những giải thưởng có giá trị cho những cá nhân hay tập thể đã làm xong những công trình giá trị, tài trợ để hoàn thiện những bản dịch chưa đạt cũng như để hỗ trợ những nhóm phiên dịch mới.

Nhiều công trình xây cất đó đây của Giáo Hội Công giáo Việt Nam lên đến nhiều chục tỉ, trong đó có những công trình bị coi là lãng phí. Nếu giảm bớt được một công trình loại ấy để đầu tư cho công cuộc dịch thuật thì quý biết bao. Thiết tưởng có thể xin Văn phòng Phối Kết Mục Vụ Hải Ngoại động viên các cộng đoàn Việt Kiều đóng góp tài chánh cách riêng cho công cuộc rất tốn kém này.

Khi công cuộc dịch thuật như thế tiến triển, việc đào sâu Hán Việt nơi lớp trẻ sẽ gia tăng, và việc san định thuật ngữ Kitô Giáo cho tiếng Việt cũng sẽ ngày càng hứa hẹn hơn.

2. TIẾN TỚI THỐNG NHẤT TỪ VỰNG

Theo biên bản buổi họp ngày 06-12-2007, Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin đã thành lập nhóm thực hiện “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”, do cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết làm trưởng nhóm. Biên bản cũng cho biết hiện đã có rất nhiều loại Từ Điển liên quan đến công giáo đã được xuất bản, được in, nhưng là những sách hoặc dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc là những mảng rời rạc, khiếm khuyết. Với định hướng là “tâm thức Việt Nam”, nhóm này sẽ cố gắng làm việc khoa học, nghiên cứu đến nơi đến chốn, để biên soạn cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam” có chất lượng. Dự tính kết quả sẽ thấy được cụ thể trong 10 năm tới.

Quả là một dự án đầy an ủi và hy vọng. Để công việc sớm đạt kết quả tối đa, chúng con xin góp một ý nhỏ về cách làm việc. Đó là, mặc dù những từ điển hiện có còn nhiều khuyết điểm, xin hãy chọn một trong những quyển ấy để bắt đầu thay vì bắt đầu lại từ số không. Nếu bắt đầu lại từ số không, công trình mới sẽ luôn có cùng một nguy cơ chủ quan và bất toàn như bất cứ công trình nào trước nó. Chọn một quyển có sẵn, xin mọi người góp ý để loại dần những bất toàn của nó, kiểm tra lại từng từ, khẳng định phần ưu việt đã có được rồi tiếp tục bổ sung dần từng từ một, nhất định sẽ mau hơn là bắt đầu từ đầu (Bản dịch Sách Lễ Rôma 1992 đã phế bỏ bản dịch trước đó để làm lại từ đầu, nhưng rồi mười năm sau đã phải có một bản dịch mới để phục hồi nhiều điểm rất hay của bản dịch bị phế bỏ!).

Chúng con xin đề nghị chọn quyển Từ Điển Công Giáo của Nguyễn Đình Diễn, NXB Tôn Giáo 2001 làm khởi điểm. Tại sao? Tại vì đây là quyển có lượng từ ngữ phổ thông vượt trội hơn bất cứ quyển nào khác. Ngôn từ cần xây dựng phải là ngôn từ cho đại chúng, không được phép cầu kỳ nhưng cần hết sức dễ hiểu. Dĩ nhiên không thể tránh được những thuật ngữ rất chuyên môn, nhưng nếu ngay từ đầu chúng ta chọn đứng về phía đại chúng thì rồi những thuật ngữ chuyên môn chọn được cũng sẽ dễ hiểu hơn.

Hơn nữa, tác giả Nguyễn Đình Diễn không hề tạo thêm một từ mới nào mà chỉ sử dụng vốn từ sẵn có trong lòng đại chúng Công giáo. Kinh nghiệm này rất đáng quan tâm. Ngôn ngữ không hình thành từ những công trình nghiên cứu khoa học nhưng được chắt lọc từ cuộc sống. Từ cái nhìn ấy, có hai việc cần làm trước khi làm quyển từ vựng, nếu không sẽ là chuyện đặt cái cày trước con trâu.

Việc thứ nhất là duyệt lại mấy chục kinh đọc hằng ngày của Công đồng Đông Dương 1923. Các kinh này hiện vẫn đang được dùng thống nhất tại 26 giáo phận. Chỉ duyệt lại chứ không dịch lại. Duyệt lại nhằm bảo tồn và tôn tạo gia sản của tiền nhân chứ không phế bỏ để làm cái mới. Vốn từ trong mấy chục kinh này là căn bản đầu tiên để thống nhất thuật ngữ Công giáo tiếng Việt. Việc duyệt lại sẽ khẳng định những thành tựu rất quý giá của truyền thống, ví dụ, được rỗi (được tự do, từ đó, cứu rỗi: giải cứu cho được tự do, khác với cứu độ: đưa qua đò), hay Hội Thánh (Giáo Hội Phật Giáo, Giáo Hội Cao Đài, vv… nhưng chỉ có Công Giáo và Tin Lành mới gọi được là Hội Thánh), đồng thời cũng thay thế những từ và kiểu nói đã lỗi thời bằng những từ và kiểu nói mới có nghiên cứu cẩn thận. Việc này hiện chưa có ban bệ nào đảm nhận, thiết tưởng nhóm Từ vựng có thể dành vài tháng duyệt lại các kinh này, tung ra cho mọi người góp ý rộng rãi trước khi đúc kết xin HĐGMVN phê chuẩn.

Việc thứ hai cần làm để tạo nền móng thực dụng cho quyển từ vựng là một bản dịch Thánh Kinh chính thức. Điều này chúng con sẽ nói riêng ở bài thứ tư. Quyển thuật ngữ sẽ ưu tiên chọn những từ được bản dịch chính thức sử dụng và điều chỉnh những gì cần điều chỉnh để các bản dịch Thánh Kinh chính thức về sau được hoàn bị hơn. Bản dịch Thánh Kinh chính thức là việc của UBGM về Thánh Kinh nhưng cần được tiến hành với sự cộng tác của nhóm Từ vựng để hai công trình ăn khớp với nhau.

Quyển Giáo Luật hiện đã có bản dịch chính thức, sẽ cung cấp lượng từ vựng về giáo luật. Ba công trình khác khác hiện đang được xúc tiến để tiến tới bản dịch chính thức, cũng cần có sự cộng tác của nhóm Từ vựng. Đó là bản dịch quyển Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch các sách Phụng Vụ và bản dịch các văn kiện Công Đồng Vaticanô II. Với sự cộng tác như thế, những công trình ấy sẽ thêm chất lượng và công việc của nhóm Từ vựng sẽ vừa có tiến độ nhanh vừa hồn nhiên và sát thực tế. Lượng từ vựng rút từ những công trình trên đây có lẽ đã chiếm hơn ba phần tư số từ vựng phổ thông cần san định. Lượng từ vựng còn lại sẽ nặng phần chuyên môn, không ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ thường nhật của Dân Chúa, có lẽ nhóm làm việc chỉ cần đầu tư thêm một vài năm là xong.

Qua các bài giảng ở nhà thờ, trên đài phát thanh, trên sách báo, ta thấy ngôn ngữ nhà đạo dường như ngày càng giả tạo và xa lìa dân chúng. Điều đáng chờ đợi là quyển Từ vựng đang san định sẽ thành phương tiện định hướng, giúp ngôn ngữ nhà đạo lại trở nên trong sáng và dễ hiểu. Đây là điều hết sức quan trọng bởi vì tôn giáo của chúng ta là tôn giáo của Lời, của Mặc Khải. Nhắm mục tiêu ấy, nhóm Từ vựng cần có một trang web riêng để nhiều người ở nhiều nơi có thể cùng theo dõi và góp ý kịp thời.

Với sự hợp tác đa phương như thế, hy vọng nhóm Từ vựng có thể hoàn thành một công trình hài lòng mọi người trong vòng 10 năm.

3. ĐÀO TẠO KHẢ NĂNG DỊCH THUẬT HỌC HÁN VIỆT

Thời gian qua, nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã đào tạo được một số dịch giả trẻ. Hiện nay, có một linh mục đang giúp một nhóm chủng sinh tập dịch thuật, tập trung vào các tiểu thuyết Công Giáo. Cũng có một giáo dân đã mở vài khoá chia sẻ kinh nghiệm dịch thuật cho một số người trẻ. Đó là những nỗ lực đào tạo đáng mừng tuy nhiên số người được đào tạo ra còn quá ít.

Để dịch trung thực, người dịch cần nắm vững ba điều: lãnh vực mà nội dung tác phẩm thuộc về, ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Về các lãnh vực khác nhau của tư tưởng Kitô Giáo nơi các tác phẩm “Nguồn”, số người nắm vững không thiếu, nhất là với số lượng những người du học hiện nay; về ngoại ngữ thì ngày càng có nhiều người sở trường tiếng Anh, số người chuyên sâu tiếng Pháp và tiếng Latinh ngày càng hiếm; tuy nhiên điều đáng buồn và đáng lo hơn cả lại ở chỗ số người hiểu tiếng Việt cho thật rõ ngày càng ít đi. Chuyện này không chỉ riêng trong giới Công giáo mà là thực trạng chung. Cứ xem những bản dịch hiện hành, cả chính thức lẫn tư nhân, thì rõ. Cách riêng là những từ có gốc Hán Việt, nhiều linh mục cũng như tu sĩ trẻ không còn nắm vững cấu trúc cũng như ý nghĩa các từ Hán Việt. Có đến gần một nửa dùng từ yếu điểm ở chỗ lẽ ra phải nói là nhược điểm. Chúng ta không bao giờ nói đại nhà mới, nhưng suốt mấy năm liền khắp nơi đã dùng cụm từ đại năm thánh mà không ngượng miệng! Mọi thảo luận về hội nhập văn hoá sẽ vô nghĩa khi ta thiếu mất nền tảng đầu tiên là hiểu cho đúng Tiếng Việt. Vừa sính dùng Hán Việt vừa không nắm vững nó, ta đi đến chỗ lố bịch.

Thiết tưởng chương trình các Chủng Viện Việt Nam ngày nay cần dành ít là 60 tiết học nhập môn để giúp chủng sinh có một hiểu biết tối thiểu về Hán Việt. Hy vọng việc nhập môn này sẽ gợi hứng cho có thêm người dấn thân học kỹ về Hán Nôm. Thiếu sự đào tạo Hán Việt ở chủng viện, quyển Từ Vựng sẽ không đủ sức ổn định ngôn ngữ Kitô Giáo cho người Việt vì lẽ sẽ không thiếu các linh mục và tu sĩ tự đề ra những từ ngữ lạ lùng đến quái đản và bắt đàn em hoặc giáo dân dùng!

4. TRÂN TRỌNG CÁC DỊCH GIẢ

Có một vị thầy đáng kính của chúng con đã nằm xuống. Thầy làm chủ được cả tiếng Pháp và tiếng Việt, có thể dịch rất nhanh. Trong tuổi già, thầy dịch thuật kiếm chút tiền nuôi sống gia đình. Một linh mục Salêdiêng và bản thân chúng con đã động viên và thầy sẵn lòng dành ưu tiên cho sách vở Công giáo. Khả năng tài chánh của hai anh em chúng con, một tu sĩ và một kẻ làm thơ, chỉ đủ chi trả cho vài quyển sách. Khi dàn xếp được để thầy có thể giúp cho những công việc đích đáng cho Hội Thánh thì mức thù lao rõ là quá thấp không sống nổi, thầy đành chuyển sang dịch sách Phật!

Vượt trên chuyện thù lao cho, còn phải đặt vấn đề vinh danh những người đi trước, khẳng định thành tựu của những người đã khuất, tôn trọng công trình của họ, cũng như đặt vấn đề nâng đỡ công cuộc của những người đang làm việc âm thầm. Xin nêu vài trường hợp.

Bản dịch quyển “Tự Thuật” của Thánh Âu Tinh trước đây đã được in ronéo, không ghi tên dịch giả nhưng các linh mục và tu sĩ ở Sài Gòn ai cũng biết là do Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ dịch. Năm 2007 NXB Tôn Giáo đã đứng ra in lại (“St. AUGUSTIN, Les Confessions, TỰ THUẬT”) một cách rất đáng đặt vấn đề. Sau những lời rào đón, là 36 trang “lời người dịch” không hề có trong bản dịch của Đức Cha Micae. “Lời người dịch” kết thúc như sau: “Trong số hai mươi lăm ngàn vị thánh mà Giáo Hội đã tôn vinh, chúng tôi đã chọn lấy năm vị để tượng trưng trong tác phẩm này” (trang 44). Tiếp theo là trọn quyển sách “Thánh Augustinô, vị thánh của trí tuệ”, tiếp đến là 10 trang “tiểu sử tác giả” trích từ 10 trang đầu ấn bản ronéo của Đức Cha Micae. Cả ba phần lại được khéo léo đặt dưới một tựa đề chung trên đầu các trang sách là “cuộc đời thánh Augustinô”. Thật ra phần “lời người dịch” và phần “Thánh Augustinô, vị thánh của trí tuệ” là trọn quyển sách đầu tiên trong bộ sách năm quyển do vị khác đã dịch. Những trang đầu được sửa đổi đi một ít cho khác với ấn bản rônêô đã lưu hành. Thủ thuật lắp ghép trên đây khiến những người đã biết bản dịch của Đức Cha Micae cầm sách lên không thể nào ngờ rằng đó là bản dịch của ngài. Dịch giả bộ sách năm cuốn cũng không thể ngờ rằng cả một dịch phẩm của mình bị cuỗm lót vào đấy.

Lời phi lộ rào đón đầu sách nói rằng “cho đến nay, người mượn đọc bản dịch cũng như chúng tôi chưa biết ai là dịch giả của ấn phẩm”. Lời phi lộ ấy không ký tên ai và đã kết thúc như sau: “Bằng mấy lời phi lộ này, chúng tôi xin dịch giả cho phép in ấn, và nếu có yêu cầu về quyền lợi dịch thuật, chúng tôi xin chịu trách nhiệm đáp ứng, chỉ cốt mong sao tác phẩm nổi tiếng này đến được với độc giả Việt Nam bằng Việt ngữ với tâm nguyện học hỏi giáo lý và văn hóa Kitô giáo qua thánh Augustinô. Địa chỉ liên lạc: tontien1958@hcm.fpt.vn”.

Lời rào đón không đủ trung thực, người đứng tên thực hiên quyển sách đã làm sách Công giáo ở Sài Gòn mấy chục năm quá rõ ai là dịch giả; đàng khác lời rào đón không giải thích được tại sao lại ghép nguyên một quyển sách khác vào trước bản dịch của Đức Cha Micae.

Chúng con không biết có bao giờ Đức Cha Dịch Giả yêu cầu gì về “quyền lợi dịch thuật” chăng nhưng chắc hẳn ngài rất đau lòng vì chỉ mới 10 dòng đầu tiên in lại bản dịch của ngài (trang 163) đã có hơn 10 sai lỗi trong đó có những lỗi trầm trọng khiến nội dung bị hiểu sai:

“Aurelius Augustinus” trở thành “Anre Jus Augustinus”.

“Người còn có một em trai, Navigius, và một em gái, sau này làm bề trên một nữ tu viện” trở thành: “Ngài còn có một em trai và một em gái, người em gái sau này trở thành một nữ tu.” Chúng con không có giờ để đối chiếu từ dòng 11 đến dòng cuối cùng của tác phẩm. Tuy nhiên chẳng cần đối chiếu, chỉ đọc thôi cũng đủ thấy sách trình bày rất đẹp nhưng bên trong, một bản dịch rất giá trị đã bị biến thành một đống rác.

Trách nhiệm thuộc về ai? Người viết bài này xin nhân danh một độc giả có “tâm nguyện học hỏi giáo lý và văn hóa Kitô giáo qua thánh Augustinô” để đặt câu hỏi với ông Giám đốc Nhà Xuất Bản Tôn Giáo và những người đứng ra thực hiện quyển sách.

Một câu hỏi khác: Đến bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sáu triệu thành viên mới được quyền có một nhà xuất bản riêng để in ấn sách vở theo nhu cầu của mình?

Trường hợp thứ hai là bộ Tổng Luận Thần Học của Thánh Tôma, do Lm Giuse Nguyễn Ngọc Châu, giáo phận Qui Nhơn, bỏ ra hai mươi năm để thực hiện, cặm cụi đánh máy và sửa kỹ từng chữ một. Một lần nọ, cha Giuse đã giao toàn bộ bản dịch cùng với tất cả số tiền dành dụm của ngài vào tay con với ước nguyện bản dịch được in ra đúng như ngài đã dịch. Sáng hôm sau, nhớ ra một vị nào đó có điều kiện chu toàn việc ấy thuận lợi hơn con, ngài đã xin lại cả bản thảo lẫn số tiền. Không lâu sau khi ngài qua đời, bản dịch đã được in ra nhưng con thấy là không đúng với nguyện vọng của ngài. Thiết tưởng trước hết người được ủy quyền cần làm đúng nguyện vọng của vị dịch giả quá cố đã cống hiến cả công sức và tiền bạc dành dụm chắt chiu cho đại cuộc. Sau đó ai muốn hiệu đính và có tầm cỡ để hiệu đính thì cứ thực hiện một ấn bản khác, ghi rõ tên tuổi người chịu trách nhiệm hiệu đính. Đôc giả có quyền được đối chiếu để biết độ chênh giữa bản dịch nguyên thủy và bản hiệu đính.

Không thiếu những trường hợp khác như thế.

Trường hợp thứ ba là bản dịch “Kinh Thánh” của cha Nguyễn Thế Thuấn. Cho đến nay, chưa một bản dịch Thánh Kinh Việt ngữ nào có được tính khoa học bằng bản của cha Thuấn. Đây là một công trình hết sức quý báu cho việc nghiên cứu Thánh Kinh của các sinh viên thần học cũng như những người giảng thuyết. Cũng chính bản dịch này đã làm dậy lên phong trào học hỏi Lời Chúa những năm liền trước và sau ngày thống nhất đất nước. Thế nhưng có những lý do thực tế khiến nó đang có nguy cơ bị đẩy lùi vào bóng tối. Thiết tưởng đã đến lúc phải phục hồi chỗ đứng của bản dịch cha Nguyễn Thế Thuấn. Vì ích lợi cho việc học hỏi Thánh Kinh cách sâu xa, bản dịch này cần được hỗ trợ để in lại và phát hành sâu rộng cho đại chúng, nhất là cho các sinh viên thần học sử dụng. Hơn nữa, thiết tưởng cần có một nghĩa cử vinh danh ngài, như một Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Thánh mang tên ngài chẳng hạn.

Đặt vấn đề vinh danh các bậc có công đã đi trước là để khẳng định một nguyên tắc làm việc hết sức quan trọng: Muốn khỏi xây đi đắp lại mãi những nền móng và không chôn vùi thành tựu của những người đi trước, cần phải tôn tạo chứ không coi thường hay đạp đổ, quá oan uổng cho những đóng góp thật cao quý và đầy giá trị.

Sau nữa, chúng con cần nhắc đến công trình phiên dịch các tác phẩm Hán Nôm của cha Nguyễn Hưng, một công trình hết sức quý báu nhưng thật âm thầm lặng lẽ, cần được biểu dương và giới thiệu rộng rãi. Bên cạnh đó có lẽ còn có những nỗ lực khác tương tự, ở quy mô nhỏ hơn, cần được phát hiện, biểu dương và trợ giúp.

5. MỘT GIẢI THƯỞNG DỊCH THUẬT

Dịch là việc khô khan, mệt mỏi, phần đông rất ngại làm. Cần được quan tâm và nâng đỡ cụ thể bằng những giải thưởng giá trị. Ngoài những giải thưởng trong nước do Ủy Ban Đặc Trách của HĐGMVN chủ xướng, cũng có thể vận động những giải thưởng từ những tổ chức mạnh thường quân ở nước ngoài quan tâm đến vấn đề này.

- Giải thưởng cho những dịch phẩm đã có:

* Các dịch giả đã có sách in không chính thức, xin hoàn thiện lại bản dịch, ghi rõ danh tính và gửi về dự thi.

* Các dịch phẩm trúng giải sẽ được yêu cầu hiệu đính thêm những mặt còn yếu và được xuất bản chính thức ở trong hoặc ngoài nước.

- Giải thưởng cho những dịch phẩm mới:

* Những tác phẩm tự chọn

* Những tác phẩm được Ban Tu Thư yêu cầu

6. THU THẬP VÀ HOÀN THIỆN NHỮNG DỊCH PHẨM ĐÃ CÓ

Chúng ta mừng 50 năm HĐGMVN. Trong 50 năm qua đã có khá nhiều sách vở được phiên dịch, vàng thau lẫn lộn. Một số rất ít có ghi tên dịch giả, còn đại đa số không ghi. Việc không ghi tên dịch giả và cả việc lấy danh nghĩa dịch giả tập thể, không rõ người nào chịu trách nhiệm, đã là một trong những nguyên nhân đưa đến những bản dịch vội vã, không đạt chất lượng. Trong khi nhiều văn kiện Tòa Thánh không có bản dịch thì một số sách ăn khách và một số văn kiện có đến hai hoặc ba bản dịch khác nhau.

Dù phẩm chất khác nhau, đây là một khối lượng đáng kể, cần được thu thập, tuyển chọn và có kế hoạch hoàn thiện. Nếu có một Ủy Ban Giám Mục đặc trách và một Ban Tu Thư như nói trên thì thiết tưởng đây là công việc đầu tiên Ban Tu Thư cần làm. Nhờ việc tìm xác định tên tuổi các dịch giả để trao đổi hợp tác hoàn thiện các bản dịch, Ban Tu Thư sẽ quy tụ được một lượng nhân sự đáng kể, gồm những người có khả năng dịch thuật, yêu thích dịch thuật hoặc ít ra đã có một kinh nghiệm dịch thuật. Việc tổ chức hợp tác hoàn thiện các bản dịch sẽ giúp các dịch giả nâng cao tay nghề. Cũng từ đó có thể tiến tới một website trao đổi kinh nghiệm phiên dịch, những tuần hội thảo và những khóa học.

Công việc này cũng cần một ngân khoản rất lớn. Tuy nhiên, khi đã có hệ thống phát hành rộng rãi (xin xem bài 1), việc xuất bản các bản dịch này cũng có thể thu được lợi nhuận giúp trang trải phần nào. (Trước đây các dịch phẩm này thường chỉ mới được in ấn thô sơ, với số lượng phát hành ít, nhu cầu các nơi hiện vẫn còn lớn).

LỜI KẾT

Chỉ riêng bộ sách phụng vụ thôi, mà đã hơn 40 năm rồi chúng ta vẫn chưa xong được một bản dịch hoàn chỉnh. Sự kiện ấy nếu không làm nản lòng thì cũng đủ cho thấy việc phiên dịch không đơn giản. Tuy nhiên, nếu có một cái nhìn cao vọng hơn, rộng hơn và xa hơn, tổ chức làm việc cách có kế hoạch, nhất định mọi chuyện sẽ nhanh hơn và có phẩm chất hơn. Công cuộc này đòi sự dấn thân của ba thành phần trong Giáo Hội Việt Nam:

- Phương hướng, tổ chức và điều hành: Đây là việc thuộc thẩm quyền HĐGMVN.

- Nhân sự thực hiện: Công cuộc bao la, cần sự góp phần của rất nhiều người: những linh mục triều tha thiết với việc này, các tu sĩ nam nữ cũng như những giáo dân có khả năng trong nước và ngoài nước. Cách riêng ước gì các Dòng đều quảng đại hy sinh cho ích chung. Những Dòng nhập cuộc hẳn sẽ không thiệt thòi tí nào mà được lợi rất lớn: Công cuộc này sẽ là môi trường tự luyện rất hữu hiệu cho những thành viên cầu tiến trong Dòng.

- Kinh phí: Sự tốn kém sẽ vượt ngoài khả năng của một ngân quỹ HĐGM. Cần sự yểm trợ của các cá nhân và đoàn thể tín hữu Việt Nam trong và ngoài nước. Bài này cũng xin gửi đến các bậc hằng tâm hằng sản một lời ngỏ: Đây là một công cuộc cần được quý vị nâng đỡ, một công cuộc lớn lao, quan trọng và đầy ý nghĩa của Giáo Hội Việt Nam, một công cuộc sẽ có hiệu quả truyền giáo lâu dài hằng thiên niên kỷ.

Thấm thoát, chúng ta đã bước vào kỷ niệm 475 năm Kitô Giáo Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm các Hiển Thánh. Bỗng chốc, đại lễ mừng 500 năm Kitô Giáo Việt Nam đang chờ ta trước mặt. Năm 1978, bước lên ngai Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vói chào năm 2000, có người tưởng đâu Ngài đang dùng ngoa ngữ. Thế nhưng rồi chính Ngài đã chủ trì Năm Đại Toàn Xá và giờ đây năm hồng phúc ấy đã trôi qua gần một thập kỷ! Cuộc chuyển mình mừng kỷ niệm 500 Kitô Giáo Việt Nam có thể gợi hứng rất nhiều cho các chương trình mục vụ tại Việt Nam và là cơ hội quý hiếm có thể thúc đẩy Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam hoàn thành nhiều công trình lón lao còn dang dở hoặc chỉ mới khởi đầu. Một trong những công trình ấy là phiên dịch các tài liệu nguồn của Kitô Giáo.

Trại Bồ Câu Trắng, 16-01-2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Thu - Early Fall
Nguyễn Đức Cung
00:16 23/09/2008

CHỚM THU - Early Fall



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Hạ qua chợt bước vào thu

Rừng xanh thấp thoáng tiểu thư áo vàng.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News