Ngày 17-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đồng bạc của tình yêu thương
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:12 17/09/2011
Chúa Nhật 25 Thường Niên A

Trong những năm gần đây hiện tượng đình công ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc ở các công ty xảy ra rất phổ biến, với tầm mức ngày càng lớn và nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề là do các ông chủ của các công ty này bóc lột, và đối xử với công nhân cách bất công quá lẽ. Phải làm việc vất vả, nhưng họ lại được các ông chủ của mình trả công quá bèo, không đủ sống. Báo chí còn đăng tải rất nhiều vụ: chủ của các công ti nước ngoài đối xử với các công nhân như những rô bốt, có khi còn nhục mạ xúc phạm đến thậm tệ, khiến công luận phải lên tiếng gay gắt.

Khác hẳn dung mạo những ông chủ bất nhân mà báo chí vẫn thường nêu danh, dụ ngôn trong Tin mừng hôm nay trình bày cho chúng ta dung mạo một ông chủ nhân hậu và quảng đại trên cả tuyệt vời. Nhân hậu ở chổ ông đã thuê mời tất cả những ai mà ông gặp, cả những người thất nghiệp đến giờ thứ 11. Quảng đại ở chổ ông đã trả công quá sức lao động cho người làm muộn. Chẳng những thế ông còn nghĩ đến gia đình vợ con của họ nữa.

Người Do Thái thời Chúa Giêsu chia ngày thành 12 giờ. Ngày bắt đầu lúc mặt trời mọc và kết thúc lúc mặt trời lặn: 3 giờ là 9 giờ sáng - 6 giờ là 12 giờ trưa - 9 giờ là 3 giờ chiều - 11 giờ là 5 giờ chiều. Theo lệ thường công nhật sẽ chấm dứt lúc giờ thứ 12, tức là 6 giờ chiều. Những người làm từ giờ 11, tức 5 giờ chiều, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghỉ. Trong khi đó người làm từ sáng, họ phải lao động 12 giờ. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ; kẻ khác làm lúc trời đã mát mẻ, còn họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền Địa Trung Hải.

Có người nói rằng nếu ông chủ vườn nho không gọi thêm nhân công ở các giờ thứ 10 thứ 11, thì mọi chuyện sẽ bình thường, không có vấn đề gì xảy ra. Hoặc là khi trả cho người làm muộn, đừng cho những người làm sớm biết, chắc cuối ngày, sau khi lãnh lương, các nhân công ra về sẽ vui vẻ chào hỏi, cám ơn và hẹn mai đến làm việc tiếp trong bầu không khí vui tươi, thân ái. Thế nhưng vì có nhóm thợ được thuê vào muộn, họ làm ít giờ hơn, mà lại được trả lương cách công khai bằng với những người làm sớm nhất, nên có “đình công”, có giận hờn, ganh tỵ với những đồng nghiệp, và nhất là có sự đánh giá tiêu cực về ông chủ.

Thực tế cách cư xử của ông chủ có bất công quá không? Chắc hẳn là không. Bởi chưng ông trả đủ số tiền công mà ông đã thỏa thuận trước đó là 1 đồng. Như thế, hành động khác thường của ông chủ hoàn toàn không phải do ông ta cư xử bất công, trái lại là do ông ta quá tốt lành. Tốt lành vì ông không muốn cho ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. Một đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là đồng bạc của lẽ công bình. Đồng bạc ấy là đồng bạc của tình yêu thương.

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, khô cứng, Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành của mình, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình.

Ngài cũng mong muốn chúng ta hãy tránh xa thái độ hẹp hòi ghen tị, khi người khác may mắn hơn, tài đức hơn, hay giàu có hơn, xinh đẹp hơn mình…. Hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không hỏi: con đã làm những gì, ông này hay bà nọ. Chúa chỉ hỏi về lòng yêu mến, mến Chúa và yêu người. Chính tình yêu trong công việc là thước đo mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta.

Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa thương xót. Đã là thương xót thì không còn đứng trong ranh giới công bình, mà thuộc ranh giới yêu thương. Người trộm lành ở trên Núi Sọ là ví dụ điển hình của những kẻ được Chúa yêu thương gọi vào làm Vườn Nho giờ thứ 11.

Xin cho mỗi người chúng ta biết tín thác vào Thiên Chúa là ông Chủ Nhân Từ, là Người Cha bao dung, là Đấng đã từng hô to: “Ai không có tiền, cũng cứ đến mà mua bánh, mua nước mà dùng”. Xin cho chúng ta cũng biết quảng đại chia vui với những “người làm công giờ thứ 11” mà chúng ta vẫn gặp gỡ hằng ngày. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc: ''Nếu tôi không trở thành linh mục, tôi vẫn là một chứng nhân của Chúa Kitô”
Phạm Kim An
07:10 17/09/2011
Một chủng sinh trẻ tuổi Trung Quốc kể chứng tá với Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED)

ROMA - Chúng tôi công bố cuộc nói chuyện của một chủng sinh Trung Quốc với Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED)

Chủng sinh này muốn làm linh mục. Phaolô đã gần ba mươi tuổi và vừa hoàn thành việc học ở chủng viện. Là người có quốc tịch Trung Quốc, Phaolô lớn lên trong một ngôi làng nhỏ của một tỉnh phía tây nước này. Sau khi tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid với một thanh niên khác trong khu vực của mình, Phaolô đến Pháp. Trong khi Phaolô đang trên đường tới Tây Ban Nha, chính quyền Trung Quốc đã đến gia đình Phaolô để hỏi anh hiện đang ở đâu. Họ đã cố gắng ngăn cản Phaolô đến châu Âu.

Cuộc trò chuyện

Ơn gọi của bạn phát sinh thế nào?

Ơn gọi của tôi phát sinh nhờ ông nội tôi. Ông rất gần gũi với các nhà thừa sai Pháp trước đây. Năm 1953, các nhà thừa sai đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Tất cả các người Công giáo đã bị ngược đãi. Ông tôi đã bị đi lưu đày trong 30 năm. Đầu thập niên 1980, nhờ ông Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mở cửa trở lại và ông tôi trở về quê hương. Ông đã nói với chúng tôi về đức tin của mình với niềm đam mê lớn. Ông đã tiếp tục công việc của các nhà truyền giáo, ông đã xây dựng các nhà thờ trong khu vực. Tôi học được rất nhiều từ ông. Vào cuối bậc trung học, tôi gia nhập chủng viện, và tôi ở đó ba năm. Sau đó tôi gia nhập chủng viện của Giáo hội chính thức của Trung Quốc. Hiện nay, Giám mục của tôi là thành phần của Hội Công giáo yêu nước của Trung Quốc (thuộc Đảng Cộng sản) ... Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Có thể được truyền chức Linh mục nơi khác không?

Tôi đã nghĩ về việc này. Tôi muốn làm linh mục cho Chúa Giêsu, nhưng tôi tin rằng Chúa Giêsu muốn tôi ở bên đó. Tôi muốn trở về quê tôi. Có nhiều người Công Giáo ở đó. Nhưng chúng tôi không có linh mục trong 60 năm qua! Khi người ta chết, không có linh mục cử hành thánh lễ an táng cho họ. Chúng tôi không thể nhận lãnh các bí tích. Những người trẻ tuổi cần được hỗ trợ tinh thần. Người dân ở làng tôi chờ đợi tôi từ lâu. Nếu tôi không trở về, điều này có thể làm họ thất vọng.

Làm thế nào có thể thông chuyển đức tin trong thời gian dài như thế, mà không có bí tích?

Trong những năm 1950, quân đội không cho phép người ta đọc kinh cầu nguyện. Tất cả các nhà thờ đã bị phá hủy. Các tòa nhà khác được sử dụng như các địa điểm sinh hoạt cộng đồng. Trong gia đình, bạn không thể trưng các ảnh tượng tôn giáo hay treo thánh giá. Bạn không có thể có tên thánh để gọi. Cha mẹ tôi đã sống trong thời kỳ này. Họ thức dậy ban đêm để đọc kinh cầu nguyện, trong khi những người khác ngủ. Mặc dù có các trở ngại này, họ vẫn giữ vững đức tin.

Thỉnh thoảng có linh mục đến giúp không?

Các ngày chủ nhật, khi cả làng không có nhà thờ, tất cả các gia đình tụ họp trong một căn nhà rộng. Thỉnh thoảng mới thấy một linh mục cao niên. Ngài đã ngồi tù 20 năm, chỉ vì ngài đã là một chủng sinh. Ngài chỉ được truyền chức linh mục sau khi ra tù. Ngài giúp chúng tôi duy trì đức tin. Khi tôi còn nhỏ, người ta chỉ gặp ngài cứ hai năm hoặc ba năm một lần. Năm 2004 tôi có dịp đến thăm các làng với một linh mục Công giáo khác: tôi gặp những người Công giáo đã không thấy một linh mục trong suốt 20 năm!. Ở bên đó, người ta khát mong học hỏi và khám phá đức tin lắm.

Tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc không làm bạn thất vọng sao?

Cơ may làm linh mục của tôi là rất nhỏ bé. Do tình hình đặc biệt của khu vực tôi sống, việc truyền chức xem ra là xa vời ... Mỗi lần tôi bị cám dỗ từ bỏ ơn gọi của mình, tôi nghĩ ngay đến những người mà tôi bỏ lại ở đó. Gia đình tôi ủng hộ tôi và cầu nguyện cho tôi. Toàn cả làng cũng vậy. Điều này mang lại cho tôi lòng can đảm. Nếu tôi không thể trở thành linh mục được, tôi muốn vẫn là một chứng nhân của Chúa Kitô, vì người khác.

Bạn cảm nhận ra sao về Đại hội Giới Trẻ Thế giới vừa qua?

Thật không thể tin được. Trong làng tôi, một số người tự hỏi liệu có người Công giáo ở nơi khác không. Bây giờ tôi có thể kể cho họ biết, và khẳng định với họ rằng chúng ta không là nhóm Công giáo duy nhất đâu! (Zenit.org 16-9-2011)
 
Về các thách đố của đoàn kết liên tôn và liên văn hóa
Phạm Kim An
07:12 17/09/2011
Châu Âu: Các Ủy ban Công lý và Hòa bình họp ở Albania

ROMA – Từ ngày 16-9 đến hết ngày 20-9, các Uỷ ban Công lý và Hòa bình của châu Âu đã nhóm họp tại Shkoder, Albania, bàn về chủ đề: “Các quan hệ liên tôn và liên văn hóa: cơ hội và thách thức của tình đoàn kết. Đóng góp của Albania cho việc xây dựng châu Âu".

Được chào đón bởi Tổng giám mục tổng giáo phận Tirana, Đức Tổng giám mục Rrok Mirdita, và Tổng giám mục tổng giáo phận Shkoder, Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, đại diện của 30 Uỷ ban quốc gia thuộc lục địa châu Âu, vốn là thành phần của Hội đồng các Ủy ban Công lý và Hòa bình châu Âu (CEJPC), mà hiện Pháp là nước chủ tịch, có một phiên họp làm việc, trước khi dự họp Hội nghị khoáng đại.

Albania là một đất nước, mà các tôn giáo khác nhau cùng sống chung trong sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, - theo một tuyên bố của "Công lý và Hòa bình", vốn thấy trong nước này một mô hình cho "một sự đóng góp hợp lệ vào việc xây dựng châu Âu".

Một loạt các chuyến thăm các cộng đồng tôn giáo khác nhau của đất nước, dự kiến trong các ngày này, sẽ là một cơ hội để đụng chạm thật sự việc biểu hiện cụ thể của đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo. Các kinh nghiệm sẽ được chia sẻ và phát triển trong một buổi thảo luận quanh bàn tròn, và một cuộc tranh luận cuối cùng.

Tại Albania, dưới thời cộng sản, tất cả các tôn giáo đều bị cấm. Hiện nay các cộng đồng tôn giáo được Nhà nước công nhận là năm tôn giáo: người Hồi giáo, người Chính thống giáo, người Công giáo, người Hồi giáo phái Bektashi và người Tin Lành. (Zenit.org 16-9-2011)
 
Ngày Assisi 2011: Sự cấp bách của cam kết cho hòa bình
Nguyễn Trọng Đa
07:14 17/09/2011
Roma – Khi triệu tập một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi, ngày 27-10 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ được triệu tập bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986, ĐTC Biển Đức XVI muốn gây nhận thức về "các lý do cấp bách cho một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình".

Đó là điều khẳng định của Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Đức Hồng Y Peter Turkson, và vị Tổng thư ký của Hội đồng này, Đức Giám Mục Mario Toso, trong lời nói đầu của cuốn sách mang tên "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình. Hướng tới ngày suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho hòa bình và công lý", vốn thu thập nhiều bài viết được nhật báo L'Osservatore Romano công bố vào đầu tháng Bảy, nhằm cho cuộc gặp gỡ tại Assisi.

Người ta có thể đọc trong lời nói đầu : “Mong muốn của ĐTC Biển Đức XVI khi làm sống lại kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử tại Assisi 1986 không chỉ đáp ứng cho một kiểu thức mừng lễ, và không có ý định tìm kiếm một tôn giáo toàn cầu, kết quả của cuộc đàm phán hòa giải nhiều lần, hoặc chủ nghĩa hỗ lốn nguy hiểm. Các lý do thì sâu sắc hơn, ít xa vời và ít định kiến. Ngày nay, có các lý do cấp bách của một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình, rất cần thiết và không thể tránh khỏi cho nhân loại, vì tương lai của thế giới".

Lời nói đầu nhấn mạnh: “Ngoài các cuộc xung đột, nơi mà các quân đội đụng độ, bằng cách gây ra nhiều cái chết và sự tàn phá vô nhân đạo, còn có các cuộc tranh chấp và tranh đấu, có lẽ không phải là rõ ràng nhưng không kém phần có hại cho phẩm giá con người và các dân tộc. Chỉ cần nghĩ đến cuộc khủng hoảng tài chính mới đây, các vụ phá sản, các vụ tự tử", và các vấn đề chung có ảnh hưởng đến các quốc gia, các nền kinh tế, và gia đình.

"Vì các lý do rõ ràng này và các lý do khác nữa – mà người ta biết - ĐTC Biển Đức XVI mong muốn triệu tập một ngày gặp gỡ mới để suy tư, đối thoại, và cầu nguyện tại Assisi, cho công lý và hòa bình trên thế giới, mời mọi người thực hiện một cử chỉ tượng trưng của lòng thiện chí, bằng cách qui tụ về thành phố của Thánh Phanxicô, nhưng nhất là nhìn vào thẳm sâu của lòng mình, trong ý thức của chính mình, để nhìn thấy sự tương quan bất khả phân ly giữa công tác chăm chỉ cho hòa bình và ước muốn không thể dập tắt về sự thật nơi mỗi con người”.

ĐTC Biển Đức XVI, khi mời gọi suy tư về chủ đề "hành hương sự thật, hành hương hòa bình", cũng yêu cầu "một nền văn hóa đương đại hướng về chủ nghĩa hư vô hãy khắc phục sự thiếu niềm tin nơi con người, trong lý trí và thuyết tương đối đạo đức, vốn làm suy yếu tận căn mọi đề xuất sự thiện, (...) có các trụ cột là tình yêu, tự do, và công lý".

Ngày Assisi năm 2011, trong một "sự tiếp nối tinh thần" với các ngày được khuyến khích bởi Chân phước Gioan Phaolô II, "có đặc tính là sự đóng góp đặc biệt về phía vị Giáo hoàng hiện tại. Thật vậy, trong thông điệp xã hội của Ngài, Ngài nhắc lại rằng hòa bình là kết quả của một cam kết được duy trì bởi một tình yêu đầy sự thật. Tên gọi mới của hòa bình có thể được định nghĩa đúng là caritas in veritate" (bác ái trong sự thật)”, người ta đọc thấy như thế trong lời nói đầu cuốn sách.

"Hòa bình là có thể được, bởi vì tất cả mọi người, được tạo dựng trong nội tại có khả năng biết chân và thiện, là các người hành hương không mệt mỏi của sự thật, và cuối cùng sự tuyệt đối”.

Assisi 2011 sẽ là "nơi mà người ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng trong sự đặc thù của kinh nghiệm tôn giáo của mỗi người – kể cả sự nghiên cứu của những người tự xưng là người vô thần – có các nền tảng của một con đường và một cam kết chung cho hòa bình”.

"Các tín hữu và người không tín ngưỡng cần phải lớn lên trong nhận thức rằng trong tâm trí chúng ta, mặc dầu có các vết thương của tội lỗi làm suy yếu xu hướng về sự chân và sự thiện, có các mầm mống vô hình của tình anh em, của công lý và hòa bình, mà chỉ có Thiên Chúa và lương tâm ngay chính là các đảm bảo an toàn mà thôi".

Lời nói đầu kết luận: “Khả năng phổ quát để biết sự chân, sự thiện và Thiên Chúa làm cho tất cả mọi người, tín hữu và không tín hữu, thành thành viên của một việc tìm kiếm chung, và thành viên của một di sản các giá trị đạo đức được chia sẻ, để nó có thể được dùng để hợp tác với việc khẳng định công lý và hòa bình trên thế giới". (Zenit.org 16-9-2011)
 
Hoa Kỳ: ĐGM Conley được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Denver
Tiền Hô
09:41 17/09/2011
Hoa Kỳ: ĐGM Conley được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Denver

Denver (Hoa Kỳ), 16 Tháng Chín 2011 (Zenit) - Đức Giám Mục James Conley đã được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Denver. Đức Giám Mục Conley từng làm giám mục phụ tá cho Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, ngài đã được điều chuyển đến Philadelphia.

Đức Giám Mục Conley là một người cải đạo theo Công Giáo. Sau 23 năm làm linh mục, ngài đã được tấn phong giám mục hồi năm 2008. Ngài đã từng có 10 năm làm viên chức trong Thánh Bộ Giám Mục ở Vatican.

Tiền Hô
 
Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan được bổ nhiệm về làm Sứ Thần tại Czech
Tiền Hô
09:42 17/09/2011
Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan được bổ nhiệm về làm Sứ Thần tại Czech

Vatican, 15 Tháng Chín 2011 (Zenit) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Leanza, hiện đang làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan về làm Sứ Thần tại Cộng hòa Czech.

Đức Tổng Giám Mục Leanza năm nay 68 tuổi, ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan từ năm 2008. Gần đây, ngài đã đóng vai trò trung tâm trong quan hệ ngoại giao giữa Vatican và chính phủ Ái Nhĩ Lan, sau khi bản tường trình Cloyne được công bố hồi Tháng Bảy vừa qua.

Bản tường dài 400 trang này cho rằng Vatican đã lơ đễnh trong việc bảo vệ trẻ em, và đòi có câu trả lời cho những cáo buộc nói Vatican đã đưa đến một số giáo sĩ năng động nhằm để che đậy vụ lạm dụng tính dục liên quan đến các linh mục.

Đặc biệt, bản tường trình cho rằng Đức Giám Mục John Magee Coyne, từ chức hồi năm 2010, đã phớt lờ bản hướng dẫn bảo vệ trẻ em năm 1996 của Hội đồng Giám mục Ái Nhĩ Lan và không báo cáo với cảnh sát ít nhất là 9 trong số 15 vụ cáo buộc lạm dụng tính dục trong thời gian quản trị.

Vì sự kiện này, Đức Tổng Giám Mục Leanza đã được triệu hồi về Vatican để tham vấn, và ngài là tiếng nói chính trong việc đưa ra bản trả lời chính thức phát hành hôm 3 Tháng Chín vừa qua, trong đó, Vatican vẫn kiên quyết bác bỏ lời cáo buộc trên.

Đức Tổng Giám mục Leanza được thụ phong linh mục năm 1966. Đến năm 1990, ngài được bổ nhiệm chức vụ đầu tiên là làm một nhà ngoại giao của Vatican tại Haiti. Kể từ đó, ngài cũng đã phục vụ tại Malawi, Zambia, Bosnia-Herzegovina, Slovenia, Macedonia và Bulgaria.

Tiền Hô
 
Mễ Tây Cơ: một nữ tu sắp được phong chân phước tại Linh địa Đức Mẹ Guadalupe
Tiền Hô
09:43 17/09/2011
Mễ Tây Cơ: một nữ tu sắp được phong chân phước tại Linh địa Đức Mẹ Guadalupe

Mexico City, 16 Tháng Chín 2011 (Zenit) - Nữ tu María Inés Teresa Arias sẽ được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico City - linh địa kính Đức Mẹ được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới.

Nữ tu María qua đời vào năm 1981, chị là đấng sáng thành lập Dòng Thừa Sai Thánh Thể Clare Khó Nghèo (Poor Clare Missionaries of the Blessed Sacrament). Lễ phong chân phước dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21 Tháng Tư năm sau. Đức Hồng Y Angelo Amato - Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh sẽ đại diện cho Đức Thánh Cha cử hành lễ phong chân phước.

Chị María Inés Teresa có tên khai sinh là Manuela de Jesús Arias Espinosa. Tu hội của chị hiện đang hoạt động trên khắp các châu lục, tập trung vào sứ mệnh giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Tiền Hô
 
Top Stories
Immigration and the ''Next America''
+ Archbishop José Gomez
10:11 17/09/2011
"Our Father in Heaven Does Not Make Some Nationalities or Racial Groups to Be 'Inferior'"

ROME, SEPT. 17, 2011 (Zenit.org).- Here is an adapted version of an address given by Archbishop José Gomez of Los Angeles on July 28 at the Napa Institute. L'Osservatore Romano published this version Aug. 11.

Our political debate about immigration in America frustrates me. Often I think we are just talking around the edges of the real issues. Both sides of this argument are inspired by a beautiful, patriotic idea of America's history and values. But lately I've been starting to wonder: What America are we really talking about?

America is changing and it has been changing for a long time. The forces of globalization are changing our economy and forcing us to rethink the scope and purpose of our government. Threats from outside enemies are changing our sense of national sovereignty. America is changing on the inside, too.

Our culture is changing. We have a legal structure that allows, and even pays for, the killing of babies in the womb. Our courts and legislatures are redefining the natural institutions of marriage and the family. We have an elite culture -- in government, the media and academia -- that is openly hostile to religious faith.

America is becoming a fundamentally different country. It is time for all of us to recognize this -- no matter what our position is on the political issue of immigration. We need to recognize that immigration is part of a larger set of questions about our national identity and destiny. What is America? What does it mean to be an American? Who are we as a people, and where are we heading as a country? What will the "next America" look like?

As Catholics who are faithful citizens in America we have to answer these questions within a larger frame of reference. As Catholics, we have to always remember that there is more to the life of any nation than the demands of the moment in politics, economics and culture. We have to consider all of those demands and the debates about them in light of God's plan for the nations.

This is a big challenge for us in this culture. Our culture pushes us to "privatize" our faith, to separate our faith from our life in society. We always have to resist that temptation. We are called to live our faith in our businesses, homes and communities, and in our participation in public life. That means we have to bring a Catholic faith perspective to this debate about immigration. We cannot just think about this issue as Democrats or Republicans or as liberals or conservatives.

I think we all know the teachings of our Church on immigration. What we need to understand better is how to see immigration in light of America's history and purposes, as seen through the perspective of our Catholic faith. When we understand immigration from this perspective we can see that immigration is not a problem for America. It's an opportunity. Immigration is a key to our American renewal.

One of the problems we have today is that we have lost the sense of America's national "story." If our people know our history at all, what they know is incomplete. And when we don't know the whole story, we end up with the wrong assumptions about American identity and culture.

The American story that most of us know is set in New England. It is the story of the pilgrims and the Mayflower, the first Thanksgiving, and John Winthrop's sermon about a "city upon a hill."

It is the story of great men like Washington, Jefferson and Madison. It's the story of great documents like the Declaration of Independence and the Bill of Rights. It is a beautiful story. It is also true. Every American should know these characters and the ideals and principles they fought for. From this story we learn that our American identity and culture are rooted in essentially Christian beliefs about the dignity of the human person.

But the story of the founding fathers and the truths they held to be self-evident is not the whole story about America. The rest of the story starts more than a century before the pilgrims. It starts in the 1520s in Florida and in the 1540s here in California.

It is the story not of colonial settlement and political and economic opportunity. It is the story of exploration and evangelization. This story is not Anglo-Protestant but Hispanic-Catholic. It is centered, not in New England but in Nueva España -- New Spain -- at opposite corners of the continent.

From this story we learn that before this land had a name its inhabitants were being baptized in the name of Jesus Christ. The people of this land were called Christians before they were called Americans. And they were called this name in the Spanish, French and English tongues.

From this history, we learn that long before the Boston Tea Party, Catholic missionaries were celebrating the holy Mass on the soil of this continent. Catholics founded America's oldest settlement, in St. Augustine, Florida, in 1565. Immigrant missionaries were naming this continent's rivers and mountains and territories for saints, sacraments and articles of the faith.

We take these names for granted now. But our American geography testifies that our nation was born from the encounter with Jesus Christ. Sacramento ("Holy Sacrament"). Las Cruces ("the Cross"). Corpus Christi ("Body of Christ"). Even the Sangre de Cristo Mountains, named for the precious blood of Christ.

The 19th-century historian John Gilmary Shea said it beautifully. Before there were houses in this land, there were altars: "Mass was said to hallow the land and draw down the blessing of heaven before the first step was taken to rear a human habitation. The altar was older than the hearth."

This is the missing piece of American history. And today more than ever, we need to know this heritage of holiness and service -- especially as American Catholics. Along with Washington and Jefferson, we need to know the stories of these great apostles of America. We need to know the French missionaries like Mother Joseph and the Jesuits St. Isaac Jogues and Father Jacques Marquette, who came down from Canada to bring the faith to the northern half of our country. We need to know the Hispanic missionaries like the Franciscan Magin Catalá and the Jesuit Father Eusebio Kino, who came up from Mexico to evangelize the Southwest and the Northwest territories.

We should know the stories of people like Venerable Antonio Margil. He was a Franciscan priest and is one of my favorite figures from the first evangelization of America. Venerable Antonio left his homeland in Spain to come to the New World in 1683. He told his mother he was coming here -- because "millions of souls [were] lost for want of priests to dispel the darkness of unbelief."

People used to call him "the Flying Padre." He traveled 40 or 50 miles every day, walking barefoot. Fray Antonio had a truly continental sense of mission. He established churches in Texas and Louisiana, and also in Costa Rica, Nicaragua, Guatemala and Mexico.

He was a priest of great courage and love. He escaped death many times at the hands of the native peoples he came to evangelize. Once he faced a firing squad of a dozen Indians armed with bows and arrows. Another time he was almost burned alive at the stake.

I came to know about Fray Antonio when I was the Archbishop of San Antonio. He preached there in 1719-1720 and founded the San José Mission there. He used to talk about San Antonio as the center of the evangelization of America. He said: "San Antonio … will be the headquarters of all the missions which God our Lord will establish … that in his good time all of this New World may be converted to his holy Catholic faith."

This is the real reason for America, when we consider our history in light of God's plan for the nations. America is intended to be a place of encounter with the living Jesus Christ. This was the motivation of the missionaries who came here first. America's national character and spirit are deeply marked by the Gospel values they brought to this land. These values are what make the founding documents of our government so special.

Although founded by Christians, America has become home to an amazing diversity of cultures, religions and ways of life. This diversity flourishes precisely because our nation's founders had a Christian vision of the human person, freedom, and truth.

G. K. Chesterton said famously that "America is the only nation in the world that is founded on a creed." And that "creed," as he recognized, is fundamentally Christian. It is the basic American belief that all men and women are created equal -- with God-given rights to life, liberty, and the pursuit of happiness.

Every other nation in history has been established on the basis of common territory and ethnicity -- the ties of land and kinship. America instead is based on this Christian ideal, on this creed that reflects the amazing universalism of the Gospel. As a result, we have always been a nation of nationalities. E pluribus unum. One people made from peoples of many nations, races, and creeds.

Throughout our history, problems have always arisen when we have taken this American creed for granted. Or when we have tried to limit it in some way. That's why it is essential that today we remember the missionary history of America -- and rededicate ourselves to the vision of America's founding "creed."

When we forget our country's roots in the Hispanic-Catholic mission to the new world, we end up with distorted ideas about our national identity. We end up with an idea that Americans are descended from only white Europeans and that our culture is based only on the individualism, work ethic and rule of law that we inherited from our Anglo-Protestant forebears.

When that has happened in the past it has led to those episodes in our history that we are least proud of -- the mistreatment of Native Americans; slavery; the recurring outbreaks of nativism and anti-Catholicism; the internment of Japanese Americans during World War ii; the misadventures of "manifest destiny."

There are, of course, far more complicated causes behind these moments in our history. But at the root, I think we can see a common factor -- a wrong-headed notion that "real Americans" are of some particular race, class, religion or ethnic background.

I worry that in today's political debates over immigration we are entering into a new period of nativism. The intellectual justification for this new nativism was set out a few years ago in an influential book by the late Samuel Huntington of Harvard, called "Who Are We?". He made a lot of sophisticated-sounding arguments, but his basic argument was that American identity and culture are threatened by Mexican immigration.

Authentic American identity "was the product of the distinct Anglo-Protestant culture of the founding settlers of America in the 17th and 18th centuries," according to Huntington. By contrast, Mexicans' values are rooted in a fundamentally incompatible "culture of Catholicism" which, Huntington argued, does not value self-initiative or the work ethic, and instead encourages passivity and an acceptance of poverty.

These are old and familiar nativist claims, and they are easy to discredit. One could point to the glorious legacy of Hispanic literature and art, or to Mexican-Americans' and Hispanic-Americans' accomplishments in business, government, medicine and other areas. Unfortunately, today we hear ideas like Huntington's being repeated on cable TV and talk radio -- and sometimes even by some of our political leaders.

There is no denying significant differences between Hispanic-Catholic and Anglo-Protestant cultural assumptions. This kind of bigoted thinking stems from an incomplete understanding of American history. Historically, both cultures have a rightful claim to a place in our national "story" -- and in the formation of an authentic American identity and national character.

I believe American Catholics have a special duty today to be the guardians of the truth about the American spirit and our national identity. I believe it falls to us to be witnesses to a new kind of American patriotism.

We are called to bring out all that is noble in the American spirit. We are also called to challenge those who would diminish or "downsize" America's true identity. Since I came to California, I have been thinking a lot about Blessed Junípero Serra, the Franciscan immigrant who came from Spain via Mexico to evangelize this great state.

Blessed Junípero loved the native peoples of this continent. He learned their local languages, customs and beliefs. He translated the Gospel and the prayers and teachings of the faith so that everyone could hear the mighty works of God in their own native tongue! He used to trace the sign of the cross on people's foreheads and say to them, Amar a Dios! Love God!

This is a good way to understand our duty as Catholics in our culture today. We need to find a way to "translate" the Gospel of love for the people of our times. We need to remind our brothers and sisters of the truths taught by Blessed Junípero and his brother missionaries. That we are all children of the same Father in heaven. That our Father in heaven does not make some nationalities or racial groups to be "inferior" or less worthy of his blessings.

Catholics need to lead our country to a new spirit of empathy. We need to help our brothers and sisters to start seeing the strangers among us for who they truly are -- and not according to political or ideological categories or definitions rooted in our own fears.

This is difficult, I know. I know it is a particular challenge to see the humanity of those immigrants who are here illegally. But the truth is that very few people "choose" to leave their homelands. Emigration is almost always forced upon people by the dire conditions they face in their lives.

Most of the men and women who are living in America without proper documentation have traveled hundreds, even thousands of miles. They have left everything behind, risked their safety and their lives. They have done this, not for their own comfort or selfish interests. They have done this to feed their loved ones. To be good mothers and fathers. To be loving sons and daughters.

These immigrants -- no matter how they came here -- are people of energy and aspiration. They are people who are not afraid of hard work or sacrifice. They are nothing like the people Prof. Huntington and others are describing! These men and women have courage and the other virtues. The vast majority of them believe in Jesus Christ and love our Catholic Church. They share traditional American values of faith, family and community.

This is why I believe our immigrant brothers and sisters are the key to American renewal. And we all know that America is in need of renewal -- economic and political, but also spiritual, moral and cultural renewal. I believe these men and women who are coming to this country will bring a new, youthful entrepreneurial spirit of hard work to our economy. I also believe they will help renew the soul of America.

In his last book, "Memory and Identity," written the year he died, Blessed John Paul II said: "The history of all nations is called to take its place in the history of salvation." We must look at immigration in the context of America's need for renewal. And we need to consider both immigration and American renewal in light of God's plan for salvation and the history of the nations.

The promise of America is that we can be one nation where men and women from every race, creed and national background may live as brothers and sisters. Each one of us is a child of that promise. If we trace the genealogies of almost everyone in America, the lines of descent will lead us out beyond our borders to some foreign land where each of our ancestors originally came from.

This inheritance comes to American Catholics now as a gift and as a duty. We are called to make our own contributions to this nation -- through the way we live our faith in Jesus Christ as citizens. Our history shows us that America was born from the Church's mission to the nations. The "next America" will be determined by the choices we make as Christian disciples and as American citizens. By our attitudes and actions, by the decisions we make, we are writing the next chapters of our American story.

May Our Lady of Guadalupe, the Mother of the Americas, obtain for us the courage we need to do what our good Lord requires.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hướng dẫn của Huấn quyền liên quan tới Canh tân đặc sủng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:03 17/09/2011
CANH TÂN ĐẶC SỦNG

“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

Một dấu hiệu tốt lành trong cuộc sống, đó là có nhiều người khao khát muốn nên trọn lành. Nên trọn lành trong đời sống đạo là một lời mời gọi khẩn thiết. Sống đạo là một hành trình tìm về với Chúa. Chúng ta không thể đi con đường tắt. Mỗi người có những nhu cầu tâm linh cần được đáp ứng thích hợp. Đường tu đức khác biệt nhau làm cho đời sống của mọi thành phần trong Giáo Hội càng thêm phong phú. Có biết bao nhiêu nhà Dòng là có bấy nhiêu linh đạo khác nhau. Mỗi Phong Trào hay Hội Đoàn cũng đều có những tôn chỉ riêng. Mục đích là đi tìm con đường nên thánh và sống thánh. Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của tất cả các linh đạo. Chúa Kitô là nguyên thủy và là cùng đích của mọi loài: Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người (Ga. 1,9).

Sau một số bài chia sẻ về những hiện tượng xảy ra trong những buổi tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng, con muốn tiếp tục tìm về chính nguồn và giáo huấn của Giáo Hội. Đầu tháng 6 vừa qua, con đã viết thơ lên Tòa Tổng Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước để trình bày một số sinh hoạt của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng để xin tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn. Chúng ta biết hiện nay Đức Tổng Giáo Mục Timothy Dolan là Tổng Giám Mục Nữu Ước và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và trong Tổng Giáo Phận có 5 vị giám mục phụ tá. Ngày 12 tháng 7, con được mời lên tòa Tổng Giám Mục để trình bày ý kiến và cùng phân tích vấn đề. Trong 2 tháng, Đức Giám Mục Dennis J. Sullivan, Tổng Đại Diện, đã nghiên cứu, tham khảo, gặp gỡ bàn hỏi với giám mục sở tại, một số linh mục và thành viên chuyên trách về Phong Trào Đặc Sủng trong và ngoài Giáo Phận. Ngày 14 tháng 9, Đức Cha Dennis Sullivan đã gọi phôn nói truyện và gởi cho con lá thơ tóm tắt những hướng dẫn cụ thể về những hiện tượng Phong Trào Thánh Linh. Vì lợi ích chung cho đời sống đạo trưởng thành, con xin chia sẻ lá thơ này tới quý cha, tu sĩ, ông bà và anh chị em.

Con tạm dịch lá thơ:

VĂN PHÒNG TỔNG ĐẠI DIỆN
TỔNG GIÁO PHẬN NỮU ƯỚC

Ngày 14 tháng 9, 2011

Linh mục Joseph Trần Việt Hùng
Xứ Thánh Nicholas of Tolentine

Cha Trần mến,

Cám ơn cha đã ghé thăm và thảo luận về những nhu cầu Mục Vụ của Người Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Nữu Ước. Tôi rất vui trong cuộc đàm thoại của chúng ta đã giúp tôi hiểu những thách đố và những cơ hội trong sứ vụ của cha.

Sứ mệnh linh mục của cha giữa giáo dân của Xứ Thánh Nicholas of Tolentine, cách đặc biệt giữa những giáo dân Việt Nam là một sứ vụ quan trọng để xây dựng Giáo Hội tại Nữu Ước. Với giáo dân của cha, cha là người cha yêu thương và quản xứ tốt. Ước muốn của cha là dẫn dắt giáo dân đến cùng Chúa Kitô qua Giáo Hội Công Giáo. Chăn dắt họ vào nhiều sứ vụ như phụng vụ, bí tích, giảng dạy và phục vụ xã hội, qua đó tìm xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và thánh hóa mỗi tín hữu với ân sủng của Chúa. Đây là những mục tiêu cao quí.

Như chúng ta đã bàn thảo, truyền thống Công Giáo của chúng ta được chúc phúc với những linh đạo khác nhau giúp phát triển qua dòng lịch sử của Kitô Giáo. Mỗi linh đạo là sự phân biệt và làm phong phú Giáo Hội. Giáo Hội trong sự khôn ngoan nhận biết và chuẩn nhận những linh đạo nơi đó có những giá trị tinh thần chính thật.

Tôi biết rằng tại Xứ Thánh Nicholas of Tolentine có Nhóm Cầu Nguyện Đặc Sủng Việt Nam. Linh đạo Đặc Sủng tuơng đối còn non trẻ trong Giáo Hội của chúng ta. Nó được khơi dậy từ sự canh tân của Công Đồng Vaticanô thứ hai. Nguồn gốc của Phong Trào được nhận biết qua những nhân chứng thánh kinh của Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Các Đặc Sủng khẩn cầu sự hiện diện của Chúa Thánh Linh và họ đã sinh hoạt với những bài hát sống động, cầu nguyện âm vang, nhiều niềm vui và trên hết, là tất cả sống những đặc sủng của Chúa Thánh Linh.

Thánh Phaolô trong thơ của Ngài dạy về các đặc sủng của Thánh Linh. Ân sủng của sự hiện diện của Thánh Linh luôn luôn là sự hiện diện hợp nhất. Trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Linh, chúng ta cầu nguyện và trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Linh, Chúa Cha và Chúa Con linh động. Bất cứ khi nào sự hợp nhất vắng bóng hay bị ngăn chặn, đó là dấu hiệu cho biết rằng việc đang diễn tiến không do Chúa Thánh Linh. Những sự phân rẽ không do Chúa Thánh Linh và cả những hành động của kẻ gây chia rẽ. Những biểu hiện gây nên sự xáo trộn, ghen tương và gián đoạn không thể công bố là phát sinh bởi Chúa Thánh Linh. Ân sủng (đặc sủng) của Thánh Linh là xây dựng sự hợp nhất trong cộng đoàn.


(Saint Paul in his letters teaches about the charisms of the Holy Spirit. The gift of the presence of the Spirit is always a unifying presence. In the unity of the Spirit we pray and in the unity of the Spirit the Father and Son live. Whenever that unity is not present or is disrupted that would indicate that what is taking place is not of the Spirit. What is divided is not of the Spirit nor is one whose actions cause divisions. Manifestations that cause confusion, jealousy and interruptions cannot claim to be born of the Spirit. The gifts (charisms) of the Spirit build up the unity of the community.)

Tôi được nghe biết một số những hiện tượng xảy ra kéo dài trong vài cuộc cầu nguyện và tĩnh tâm đặc sủng tại Xứ Thánh Nicholas of Tolentine, như việc té ngã hay ngã xụi là một dấu chỉ rằng người ta bị hủy diệt trong Thánh Thần. Khi Chúa Thánh Linh là sự sống tràn đầy trong tâm hồn của chúng ta, Chúa Thánh Linh không thả ngã chúng ta xuống sàn nhà trong sự ngã qụy, hơn thế, Thánh Linh sai chúng ta ra đi giống Chúa Kitô hơn và hoạt động hăng say để bước tiến vào Nước của Chúa Kitô. Thánh Linh không bao giờ cắt đứt sinh hoạt bình thường của con người. Cũng giống như thế, áp dụng cho những diễn tả khác của sự hiện diện của Chúa Thánh Linh như là nói tiếng lạ và chữa lành. Chắc chắn rằng Chúa Thánh Linh uốn nắn lưỡi của chúng ta, nhưng để ca ngợi Chúa cách minh bạch rõ ràng. Chữa lành là ân sủng của sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta nên thánh thiện bởi giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi qua các Bí Tích của Giáo Hội.

(I have been told of certain phenomena taking place during some charismatic prayer meetings and retreats at St. Nicholas of Tolentine, such as falling down or collapsing as an indication that one is slain in the Spirit. When the Holy Spirit is fully alive in our souls, the Spirit does not drop us to the floor in collapse rather, the Spirit sends us put to be more like Christ and to labor to advance the Kingdom of Christ. The Spirit never disrupts normal human activity. The same would apply to other expressions of the presence of the Holy Spirit such as speaking in tongues and healing. Certainly, the Spirit loosens our tongues but to praise God intelligibly. Healing is gift of the Spirit’s presence in our souls who makes us holy by freeing us from our sins through the Sacraments of the Church.)

Vui tươi, chung sống và tình yêu là dấu chỉ của Chúa Thánh Linh và còn có nhiều hơn nữa. Ân sủng từ Thiên Chúa được trao ban không phải làm cho chúng ta tốt hơn người khác, nhưng có năng lực giúp chúng ta bước gần tới Chúa Kitô, để yêu mến Chúa và nhất là, nên những thành viên đắc lực của Giáo Hội Công Giáo.

Tôi hy vọng những suy tư này giúp cha khi cha giúp mục vụ cho giáo dân của cha. Nhớ cha trong thánh lễ, cha cầu nguyện cho tôi. Cám ơn cha phục vụ trong sứ vụ linh mục.

Chân thành trong Chúa Kitô,

Đức Giám Mục Dennis J. Sullivan – Vicar General

Con rất cám ơn sự quan tâm của các Đấng Bề Trên trong các sinh hoạt của đời sống Kitô hữu. Nếu chúng ta muốn liên kết và hợp nhất với đời sống của Giáo Hội, chúng ta cần lắng nghe và thực hành huấn quyền. Như trong thơ, bốn điểm quan trọng để chúng ta nhận biết hoa qủa của Chúa Thánh Linh: Thứ nhất là sự hợp nhất trong cộng đoàn dân Chúa. Thứ hai, Thánh Linh là nguồn sự sống chứ không hủy diệt té ngã. Thứ ba, ơn Thánh Linh là mở miệng lưỡi để giúp ca ngợi Thiên Chúa cách minh bạch, chứ không chỉ nói ú ớ vô nghĩa và thứ tư, ơn chữa lành nhờ qua hiệu qủa của các Bí Tích trong Giáo Hội. Chúng ta hãy cố gắng sống đạo chân tình trong tin yêu. Không chạy theo những hình thức choáng ngợp bên ngoài, hiện tượng có đó, lên rồi lại xuống nhưng không có nền tảng vững chắc.

Đối với riêng con, việc té ngã không quan trọng vì ai cũng có thể làm được và thực hiện bất cứ nơi đâu. Sự quan trọng là té ngã trong tâm hồn như thánh Phaolô bị luồng sáng làm té ngựa. Saolô chỉ cần té một lần thôi. Té ngựa làm cho Saulô trở nên con người mới. Đổi thành Phaolô nhiệt tình hiến thân rao giảng tin mừng và là chứng nhân đích thực chịu mọi sự khó vì danh Chúa Giêsu Kitô. Phaolô đã trở thành một nhân chứng hùng hồn cho niềm tin. Đây mới là sự té ngã chân thật, ngã lòng về với Chúa. Chính ánh sáng của ơn Chúa làm cho Saolô té. Còn chúng ta mỗi lần tham dự, linh mục đặt tay chữa lành là chúng ta lại té, té đi té lại nhiều lần nhưng rồi trở lại cuộc sống vẫn như trước. Chúng ta phải tự xem lại sự việc này.

Quan sát, hầu như mọi người tham dự thánh lễ chữa lành đều đã rước lễ. Trước khi rước lễ, chúng ta đọc: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh. Chúng ta rước Chúa vào lòng. Chúa đang cư ngụ trong tâm hồn chúng ta, mà chúng ta lại đi tìm Chúa bên ngoài. Thánh Thể Chúa ngự trong mặt nhật đâu khác gì Thánh Thể Chúa trong cung lòng chúng ta. Có lẽ chỉ vì chúng ta chưa dục lòng tin cho đủ. Xin Chúa thêm đức tin cho chúng ta như viên sĩ quan đã xin Chúa chữa lành cho đầy tớ: Thưa Ngài, tôi chẳng đáng ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh (Mt. 8,8).

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con. Chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống. Lời Chúa là lời hằng sống. Nhiều khi chúng con lại đi tìm tiếng lạ bên ngoài. Tiếng lạ của người đời, tiếng lạ của báo chí, tiếng lạ của âm nhạc, tiếng lạ của gian dối và tiếng lạ của hư ảo. Tiếng lạ dẫn chúng con rời xa Chúa. Xin Chúa Thánh Thần mở lòng soi trí để chúng con biết lắng nghe lời Chúa và nhận ra con đường chân thật dẫn đưa đến sự sống đời đời.
 
Khóa bồi dưỡng về mục vụ hôn nhân và gia đình
BTT Bắc Ninh
07:07 17/09/2011
Bắc Ninh: từ ngày 14 đến 16 tháng 09 năm 2011, Trung tâm mục vụ Bắc Ninh đã tổ chức khóa học về mục vụ hôn nhân và gia đình. Khóa học có sự tham dự của quý cha, quý thầy và quý nam nữ tu sĩ.

Xem hình ảnh

Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, tiến sĩ về Mục vụ Hôn Nhân Gia Đình, cũng là người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lãnh vực làm mục vụ hôn nhân và gia đình đến hướng dẫn và giảng dạy cho khóa học.

Ngày đầu tiên, khởi đi từ định nghĩa về Tình Yêu, Hôn Nhân và gia đình cùng những ý nghĩa sâu xa của hình ảnh một gia đình theo truyền thống người Việt Nam và trong ý định của Thiên Chúa, cha đã cho các tham dự viên một cái nhìn toàn vẹn về một gia đình như một ân huệ và là một ơn gọi. Nơi đó, một con người được sinh ra trong tình yêu, lớn lên, học hỏi và chu toàn sứ mạng làm người. Bởi vậy, mỗi chúng ta có bổn phận xây đắp tình yêu thương ấy cách tích cực.

Ngày thứ hai, Cha đã trình bày về những dấu chỉ của thời đại và những vấn đề đang ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống hôn nhân gia đình trong thế giới hôm nay, nó đang bị đe dọa bởi những quan niệm lệch lạc về nền tảng đời sống hôn nhân và gia đình, làm mất đi những giá trị đạo đức và tính cách thiêng liêng của một gia đình truyền thống. Bởi vậy, trong suốt khóa học Cha đã nói lên những thao thức của Giáo Hội về công tác mục vụ gia đình cho thế giới hôm nay qua Tông Huấn về gia đình cũng như thông điệp về sự sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong đó, nói lên tầm quan trọng của công tác mục vụ gia đình và vai trò của của những người làm công tác mục Hôn Nhân và Gia Đình. Mà trách nhiệm lớn thuộc về các cha xứ và các nam nữ tu sĩ trong Giáo Hội.

Để có thể làm tốt công tác mục vụ gia đình, Giáo hội mời gọi những người có trách nhiệm trước nhất, hãy sống xung mãn chiều kích gia đình ngay trong chính môi trường mình sống và với những anh chị em mình gặp gỡ.

Ngày thứ ba, Cha đã đưa ra những hướng phục vụ mới của Giáo hội cho công tác mục vụ hôn nhân & gia đình nhằm đối kháng với những thách đố của thời đại, đồng thời, Giáo hội mời gọi mọi người không ngừng canh tân chính mình để có thể loan truyền Tin Mừng sự sống của Thiên Chúa cho thế giới cách hữu hiệu nhất.

Kết thúc ba ngày làm việc, các tham dự viên đều cảm nhận được hồng ân cao cả của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân gia đình. Đồng thời, được thúc đẩy dấn thân hơn nữa trong việc củng cố và thăng tiến đời sống gia đình nhân loại ngay tại thế. Qua đó, giúp mọi người hướng tới xây dựng một gia đình nhân loại mới có Thiên Chúa là Cha, Giáo hội là người mẹ hiền và mọi người là anh em với nhau. Đồng thời được thừa hưởng hạnh phúc viên mãn trong tình yêu Chúa.
 
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh
BBT Gp. Phát Diệm
09:56 17/09/2011
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh

Theo niên lịch phụng vụ, ngày 15 tháng 9 là ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Kể từ năm 2007, giáo phận Phát Diệm đã quyết định cử hành thánh lễ này tại giáo xứ Đồng Đinh, nơi có đặt tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại núi Gò nằm giữa con sông Hoàng Long quanh co uốn khúc. Năm nay, ngoài thánh lễ đúng ngày, buổi tối hôm trước còn diễn ra cuộc “thi hát thánh ca” của giáo hạt Vô Hốt ngay trên núi Gò dưới chân tượng Mẹ Sầu Bi nên không khí ngày lễ càng long trọng và sầm uất.

Đến hẹn lại lên. Đúng 8 giờ 30 phút, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Đồng Đinh. Một không khí vui tươi, nhộn nhịp hiện ra trước mắt chúng tôi. Từng dòng người, xe của các đoàn hành hương từ các nơi đang nườm nượp đổ về khuôn viên nhà thờ làm cho con đường dẫn vào giáo xứ vốn đã nhỏ lúc này càng trở nên chật hẹp hơn. Tại bến thuyền trước cửa nhà thờ, khung cảnh còn đặc biệt hơn nữa, từng đoàn thuyền to nhỏ chở các giáo dân với cờ Hội Thánh và cờ đuôi nheo mang hình thánh giá bay phất phới cũng đang tiến về để chuẩn bị cho cuộc rước đoàn đồng tế ra núi Gò. Thời gian trước giờ đi rước là những giây phút gặp gỡ đầy thân tình của mọi thành phần dân Chúa. Những người đã từng đi dự lễ các năm trước hay những người mới đi lần đầu đều tay bắt mặt mừng bởi được gặp nhau trong cùng một niềm tin và sự hiệp thông trong ngày lễ đặc biệt này.

Đúng 9 giờ, đoàn đồng tế khởi hành. Sự hiện diện của Đức Cha giáo phận trong thánh lễ hôm nay càng tăng thêm sự khích lệ và náo nức cho cộng đoàn giáo xứ Đồng Đinh. Mặc dù cuộc rước trên sông nhưng các thuyền lớn nhỏ đều di chuyển rất nhịp nhàng theo thứ tự như một cuộc rước trên bờ. Tiếng cồng - chiêng, tiếng trống – kèn, những bài hát thánh ca, những trang phục muôn sắc mầu và cờ, hoa rực rỡ tạo nên những âm vang linh thiêng và một khung cảnh thật đẹp giữa vùng “sông núi hữu tình”. Điều đặc biệt là hai bên bờ sông dọc theo lối rước từ nhà thờ ra núi Gò, các chặng Thánh Giá được dựng lên và trang trí ngay trên những con thuyền nhỏ bồng bềnh càng tô điểm cho cuộc rước thêm long trọng. Càng ý nghĩa hơn nữa vì những chặng Thánh Giá này dựng lên không phải chỉ để trang trí nhưng là để nhắc nhở cho các đoàn hành hương về mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. Đồng thời cũng là gợi mở tâm tình để các tín hữu đón nhận những thánh giá cuộc đời như chính tấm gương của Đức Mẹ Sầu Bi. Ngay buổi chiều hôm trước, một cuộc “Ngắm Đàng Thánh Giá” trọng thể đã diễn ra trên khúc sông này với sự tham dự của quý cha và đông đảo giáo dân xứ Đồng Đinh cũng như giáo hạt Vô Hốt.

Những con thuyền lớn nhỏ cứ nhẹ lướt trên sông nhưng chẳng mấy chốc đã tới núi Gò nơi có tượng Đức Mẹ Sầu Bi và lễ đài chuẩn bị cho thánh lễ. Phải nói rằng công tác chuẩn bị cho thánh lễ này rất vất vả bởi núi Gò nằm cách xa khu dân cư, lại ở giữa dòng sông quanh năm nước chảy. Tuy nhiên, với sự cố gắng của Cha xứ, Ban Chấp Hành cũng như giáo dân giáo xứ Đồng Đinh cùng quý Cha trong giáo hạt Vô Hốt, một lễ đài khá đẹp mắt và rộng rãi đã được dựng lên cũng
như những phương tiện khác đã được chuẩn bị rất chu đáo để thánh lễ diễn ra cách tốt đẹp nhất. Chính điều này càng cho thấy sức mạnh của niềm tin và lòng trông cậy vào Mẹ Từ Bi nơi giáo xứ Đồng Đinh nói riêng và giáo hạt Vô Hốt nói chung. Cũng cần nói thêm rằng, lễ đài này buổi tối hôm trước đã diễn ra cuộc “thi hát thánh ca” của các giáo xứ trong giáo hạt Vô Hốt với sự hiện diện đặc biệt của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận nhà, người đã khởi xướng chương trình “thi hát thánh ca” trong toàn giáo phận. Sự kiện này càng làm cho tinh thần của giáo dân nơi đây thêm nô nức, phấn khởi.

Trước khi bước vào thánh lễ, cha trưởng ban thánh nhạc của giáo phận đã công bố kết quả cuộc “thi thánh ca” và giải nhất đã thuộc về giáo xứ Vô Hốt. Đức cha Giuse đã trao giải cho đại diện ca đoàn xứ Vô Hốt trong tiếng vỗ tay hoan hô vang dội. Thánh lễ bắt đầu bằng lời ca nhập lễ rộn ràng mang tâm tình tin yêu của đoàn dân Chúa. Thật ý nghĩa khi được tham dự phụng vụ trong khung cảnh đặc biệt này. Những chiếc thuyền được ráp nối với nhau tạo nên một không gian vững chắc ngay trên mặt sông cũng có thể diễn tả là hình ảnh của sự hiệp thông trong đức tin của các tín hữu. Chính Mẹ Sầu Bi đã quy tụ những đoàn con về nơi này để dưới chân tượng Mẹ, đoàn tín hữu thành tâm cùng với Đức Cha giáo phận và quý cha cử hành thánh lễ, tưởng niệm hy tế của Đức Giêsu, Con Mẹ.

Trong phần bài giảng, Đức cha đặc biệt nhấn mạnh đến cuộc đời Đức Mẹ về chiều kích hiệp thông với Chúa Giêsu trong công trình cứu chuộc và lòng từ ái của Đức Mẹ đối với mỗi người chúng ta: “Chỉ một mình Chúa Giêsu là Đấng Cứu chuộc chúng ta, nhưng Chúa cho chúng ta được hiệp thông với Chúa trong công trình cứu chuộc này, trong đó Đức Mẹ được hiệp thông cách đặc biệt, vì Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế...Đức Maria là Mẹ chúng ta. Mẹ đang ôm từng người chúng ta vào lòng...”.Ngài cũng chia sẻ những tâm tình và thái độ mỗi người phải có trong tư thế là con của Mẹ: “Chúng ta chạy đến với Mẹ không phải để khoán trắng cho Mẹ qua một vài lời xin khấn rồi không làm gì nữa. Là Kitô hữu, chúng ta vẫn luôn phải đi trên con đường mà Chúa Giêsu đã đi, nghĩa là luôn phải hy sinh vác thánh giá để xây dựng một thế giới mới. Chúng ta đón nhận Mẹ vào cuộc đời để nghe lời Mẹ nhắn nhủ mời gọi : Chúa bảo gì, các con hãy làm như vậy. Mẹ muốn chúng ta, những người môn đệ Chúa Giêsu, hãy sống đời Kitô hữu đúng nghĩa, hãy sống tinh thần của Phúc Âm, hãy thực hành Lời Chúa”.

Kết thúc thánh lễ, đoàn đồng tế cùng cộng đoàn hướng về tượng Mẹ Sầu Bi để cầu nguyện. Lời kinh, tiếng hát vang dội nơi núi sông hùng vĩ như muốn nói hết tâm tình của đoàn con cái cùng dâng lên Mẹ Sầu Bi lòng yêu mến và quyết tâm noi gương Mẹ sống hai tiếng “xin vâng”. Sau lời “Kinh Hoà Bình”, Đức cha đã cám ơn mọi thành phận dân Chúa ,cầu chúc cộng đoàn ra về bình an và hăng say loan báo Tin Mừng. Các thuyền lớn nhỏ lại tách ra và toả đi các ngả. Mọi người vui mừng với nét mặt rạng rỡ như vừa được tiếp thêm sức mạnh. Tiếng cười nói lại rộn rã, tiếng chào và hẹn nhau năm tới lại vang dội trên sông, chạm vào các vách núi bay vút lên vùng trời cao thẳm.

BTT
 
Thông Báo
Phân ưu cùng gia đình Bác Đặng quốc Quân vừa qua đời
Hà Minh Thảo
06:58 17/09/2011
PHÂN ƯU

Chúng con vô cùng đau buồn hay tin:
Bác ĐẶNG QUỐC QUÂN
đã qua đời ngày 13 tháng 09 năm 2011 ở tuổi 90
và được an táng ngày 16 tháng 09 năm 2011 tại Ramonville (Pháp).

Cám ơn Bác Quân đã tích cực trong các công tác Liên Tôn giáo,
cầu nguyện cho Quê Hương, Đồng Bào và Lớp dạy Tiếng Việt.
Chúng con hết lòng mến tiếc Bác Quân.

Chúng em thành kính chia buồn Chị Hai,
các con, rễ, dâu và các cháu cùng tang quyến.

Hà Minh Thảo, các em, các con và cháu.center>
 
Văn Hóa
Các Yếu Tố Quan Trọng trong Việc Giảng Dậy Giáo Lý
Bùi Hữu Thư
15:33 17/09/2011
1. Nước Trời là của mọi người

Với lời tuyên phán trên đây, Chúa Giê-su khẳng định rằng Nước Trời là của mọi người bắt đầu bằng những người kém may mắn nhất. Người quan tâm đến nhu cầu của mọi người, hồn và xác. Người chữa lành và tha thứ, sửa sai và khuyến khích bằng lời nói và hành động. Chúa Giê-su chấm dứt cuộc đời trần thế bằng việc sai môn đệ đi làm giống như Ngài, là rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật và dân nước. Giáo Hội nhờ Thánh Thần thúc giục đã thực hiện việc rao giảng tin mừng cho người Hy Lạp, và người ngoại, cho cả người khôn lẫn kẻ dại (Rm 1:14). Bằng cách này, đặc điểm của môn sư phạm đức tin đã được thực hiện với sự cởi mở hoàn vũ của giáo lý và sự nhập thế hiển nhiên của những ai lãnh hội.

Chú ý đến các hoàn cảnh đời sống khác nhau của mọi người thúc đẩy các giáo lý viên sử dụng nhiều đường lối khác nhau để gặp gỡ họ và hội nhập sứ diệp Ki-tô và phương pháp giảng dạy đức tin cho nhiều nhu cầu khác nhau. Giáo lý đức tin sơ khởi là chương trinh cho các trẻ em và các tân tòng. Chú tâm đến việc phát triển đức tin của người mới rửa tội đưa tới giáo lý được phác họa để tăng cường đức tin hay phục hồi đức tin.

Trên phương diện văn hóa xã hội, giáo lý được phát triển bên trong các phần nhiệm sau đây:

• Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý

• Giáo lý dựa trên lứa tuổi

• Giáo lý cho những sai đang sống trong một hoàn cảnh đặc biệt

• Hội nhập cho những ai được dạy giáo lý: các khía cạnh tổng quát

• Nhu cầu và quyền lợi của mọi tín hữu cần tiếp nhận một giáo lý chính đáng

2. Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý

a. Nhu cầu và quyền lợi của một cộng đồng

Trong khi chú ý đến một cá nhân, cần nhớ rằng người tiếp nhận giáo lý là tất cả cộng đồng Công Giáo và mọi người trong đó. Giáo lý rút ra được sự chính đáng và năng lực từ tất cả đời sống của Giáo Hội.

b. Việc hội nhập đòi hỏi nội dung của giáo lý phải là thức ăn lành mạnh và đầy đủ.

Sự hội nhập của việc giảng dạy lời Chúa được mạc khải phải luôn luôn là một luật lệ cho mọi việc rao giảng tin mừng. Một sự hội nhập như vậy phải được hiểu là một hành động của Giáo Hội vì Giáo Hội đã công nhận mọi người như "cánh đồng của Chúa" (1 Cor. 3:9). Giáo Hội vươn ra để tiếp xúc với mọi người, trong khi nhận biết sự khác biệt của nhiều hoàn cảnh và nền văn hóa, và gìn giữ được sự thống nhất của mọi dân nước trong một Thiên Chúa cứu chuộc.

c. Việc hội nhập phải chú ý đến các hoàn cảnh đặc biệt:

Hội nhập phải được thể hiện theo các hoàn cảnh khác nhau trong đó Lời Chúa được truyền dạy. Các hoàn cảnh này được ấn định bởi các sự dị biệt về văn hóa, tuổi tác, mức độ trưởng thành thiêng liêng và các điều kiện xã hội và tôn giáo của những ai lãnh hội. Nên nhớ rằng trong sự khác biệt của các hoàn cảnh, sự hội nhập phải luôn luôn chú trọng đến sự toàn diện và sự thống nhất cần yếu của con người. Không những giáo lý phải chú ý đến các yếu tố bên ngoài của một hoàn cảnh đặc biệt, mà còn phải lưu tâm đến thế giới bên trong của người này, đó là sự thật về con người.

3. Giáo Lý Tùy Theo Tuổi

a. Nhận xét tổng quát

Một mặt đức tin đoán góp cho sự phát triển của con người; mặt khác mọi giai đoạn của đời sống phải đối phó với sự thách đố của việc phản Công Giáo hóa và phải luôn luôn được tăng cường bời những đáp ứng mới của ơn gọi Công Giáo.

Do đó giáo lý được thể hiện trên căn bản của các lứa tuổi khác nhau về nhu cầu và khả năng của những người tiếp nhận.

b. Giáo lý cho Người Lớn

(1) Các người lớn tuổi tiếp nhận giáo lý

Việc gảng dạy đức tin cho người lớn phải chú ý đặc biệt tới hoàn cảnh, các thách đố họ đã gặp phải trong đời, cũng như nhiều nhu cầu khác nhau của họ. Do đó phải phân biệt các loại sau đây:

• Các người lớn đã sống đức tin đều dặn và thành khẩn ước muốn tăng cường thêm.

• Các người lớn tuổi đã được rửa tội nhưng chưa dược học giáo lý đầy đủ.

• Các người lớn tuổi chưa rửa tội

• Các yếu tố và tiêu chuẩn thích hợp cho giáo lý cho người lớn

Giáo lý cho người lớn liên quan đến những người có quyền và bổn phận làm trưởng thành hạt giống đức tin được Chúa gieo trong họ. Những người này có bổn phận hoàn thành các trách nhiệm xã hội đủ loại và phải đối phó với mọi sự thay đổi, và khủng hoảng ghê gớm. Do đó giáo lý dành cho họ đòi hỏi sự nhận định chính xác những đặc tính của những người này. Phải được viết theo những mục tiêu và nội dung, và cần ấn định một lô các hằng số về cách trình bầy. Cần thực hiện đường lối sư phạm hữu hiệu nhất và cần chọn lựa các hình thức và mẫu mực thích hợp nhất. Vai trò và căn tính của giáo lý viên phụ trách làm việc với các người lớn này và việc huấn luyện họ tối quan trọng.

Trong các tiêu chuẩn để đảm bảo một chương trinh giáo lý chính đáng và hữu hiệu cho người lớn, chúng ta phải kể đến:

• chú ý đến những người hấp thụ, thuộc phái nam hay nữ, các vấn đề họ gặp phải, các kinh nghiệm, các nguồn trợ giúp thiêng liêng và văn hóa khác nhau.

• chú ý đến tình trạng giáo dân của họ.

• chú ý đến sự liên đới của cộng đồng để cộng đồng có thể trở thành một môi trường chào đón và trợ giúp.

• chú ý đến việc bảo đảm cho có sự chăm sóc mục vụ cho người lớn, đã được kết hợp với việc đào luyện về phụng vụ vàdịch vụ bác ái.

(2) Các trách nhiệm tổng quát và đặc biệt của giáo lý người nhớn

Theo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các trách nhiệm của giáo lý người lớn là:

• nuôi dưỡng việc đào luyện và phát triển đời sống trong Chúa Ki-tô sống lại bằng các phương pháp sư phạm về bí tích, tĩnh tâm, linh hướng....

• huấn luyện để có sự đánh giá đúng đắn các biến đổi về xã hội và văn hóa trong xã hội chúng ta trên phương diện đức tin.

• làm sáng tỏ các câu hỏi về tôn giáo và luân lý hiện hành.

• làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các hoạt động đời và đạo

• phát triển các nền tảng hữu lý của đức tin.

• khuyến khích người lớn giữ trách nhiệm về sứ mệnh của Giáo Hội và có thể làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô trong xã hội.

(3) Các hình thức đặc biệt về giáo lý cho người lớn

Một vài tình trạng và hoàn cảnh đòi hỏi những hình thức đặc biệt về giáo lý:

• giáo lý dự tòng (RCIA)

• các hình thức truyền thống của giáo lý dân Chúa, được hội nhập vào năm phụng vụ hay có hình thức của các sứ mệnh.

• giáo lý liên tục cho những ai có trách vụ huấn luyện trong cộng đồng: các giáo lý viên và các người có liên quan đến việc mục vụ giáo dân.

• giáo lý để dùng cho các biến cố đặc biệt trong đời như: hôn nhân, phép rửa cho trẻ em, và các bí tích nhập môn khác, vào các giai đoạn khủng hoảng như trong thời niên thiếu, bệnh tật, v..v...

• giáo lý cho các biến cố và kinh nghiệm đặc biệt, như bắt đầu đi làm, nhập quân ngũ, di cư, v..v...

• giáo lý cho việc sử dụng thời giờ nhàn rỗi nhất là trong các ngày nghỉ lễ, và khi du lịch.

• giáo lý cho các biến cố đặc biệt trong đời sống của Giáo Hội và xã hội.

4) Giáo lý cho Ấu nhi và Trẻ Em

(a) Đặc điểm của giáo lý cho ấu nhi và trẻ em:

Giáo lý cho trẻ em cần phải được nối kết với hoàn cảnh và tình trạng đời sống của chúng:

Thời thơ ấu được hiểu là thời gian được xã hội hóa và giáo dục làm người cũng như giáo dục tôn giáo trong gia đình, học đường và Giáo Hội.

Phù hợp với các truyền thống đã được chấp nhận, đây thường là thời gian trong đó việc nhập môn vào đạo Công Giáo, khởi sự với phép rửa, được hoàn thành. Cùng với việc rước lễ lần đầu, đây là hình thức huấn luyện đầu tiên về đức tin cho con trẻ, và sự giới thiệu đầu tiên của chúng vào đời sống của Giáo Hội.

Phương thức giáo lý cho các ấu nhi là việc dạy dỗ. Các khía cạnh căn bản của việc dạy dỗ con trẻ là việc huấn luyện kinh kệ, và giới thiệu Thánh Kinh.

Cuối cùng phải chú ý đến tầm quan trọng của hai môi trường giáo dục thiết yếu: gia đình và học đường. Trên một phương diện nào đó, không có gì có thể thay thế giáo lý gia đình, nhất là về môi trường tốt lành và dễ tiếp nhận, về các gương sáng của người lớn trong nhà, và về kinh nghiệm và thực hành đức tin đầu tiên.

Bắt đầu đi học có nghĩa là đứa trẻ gia nhập một xã hội lớn hơn gia đình, với sự khả dĩ phát triển lớn hơn về các khả năng kiến thức, cảm xúc và hành vi. Nhiều khi có các lớp dạy về tôn giáo trong trường. Tất cả những điều này đòi hỏi các giáo lý và các giáo lý viên thường xuyên cộng tác với phụ huynh và thầy cô mỗi khi có cơ hội.

Các cha sở cần nhớ là khi giúp đỡ phụ huynh và các nhà giáo hoàn tất sứ mệnh của họ một cách tốt đẹp, đó chính là Giáo Hội đang được xây dựng.

(b) Giáo lý cho Thanh Thiếu Niên

Thiếu nhi, thiếu niên và vị thành niên

Nói chung người ta nhận thấy rằng các nạn nhân đầu tiên của các cuộc khủng hoảng về đức tin và căn hóa đang hoành hành trên thế giới này lại chính là giới trẻ. Sự thật cũng đúng là bất cứ cam kết nào cho việc cải tiến xã hội cũng tìm được chút hy vọng nơi họ. Điều này đáng khuyến khích. Giáo Hội rao truyền Phúc Âm cho thế giới người trẻ một cách can đảm và có sáng kiến. Trên phương diện này kinh ngiệm cho biết là trong giáo lý, nên phân biệt ba giai đoạn: thiếu nhi, thiếu niên, và vị thành niên. Nhiều khi các thiếu nhi, khi nhận phép thêm sức, đã chính thức chấm dứt thể thức nhập môn Công Giáo, nhưng đây lại chính là lúc họ hầu như hoàn toàn bỏ qua sự thực hành đức tin. Đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi việc mục vụ thích hợp. Trong hai giai đoạn kia cần phân biệt giữa thiếu niên và vị thành niên mặc dầu khó mà định nghĩa hai giai đoạn này một cách rõ ràng. Chúng được hiểu là giai đoạn của đời sống đi trước việc chấp nhận các trách nhiệm của người lớn. Giáo lý cho giới trẻ cần được duyệt lại kỹ càng và tăng thêm sức sống.

(c) Tầm quan trọng của giới trẻ đối với xã hội và Giáo Hội

Giáo Hội trong khi coi giới trẻ là niềm hy vọng cũng coi họ là thách đố lớn lao nhất cho tương lai của Giáo Hội. Những thay đổi hỗn tạp và nhanh chóng về xã hội và văn hóa, nhu cầu xác định chấp nhận vai trò của người lớn, nạn thất nghiệp, trong vài quốc gia tình trạng kém mở mang thường trực, các áp lực của một xã hội tiêu thụ - tất cả đầu tạo nên cho giới trẻ một thế giới đang chờ đợi, có khi là một thế giới đầy những sự chán nản, thất vọng, lo âu, và sống ngoài lề. Sự chối bỏ Giáo Hội hay ít ra cũng thờ ơ trở thành một thái độ thường thấy nơi người trẻ. Nhiều khi điều này phản ảnh một sự thiếu trợ giúp thiêng liêng và luân lý của gia đình, và sự thiếu sót yếu kém của giáo lý họ đã nhận được. Mặt khác, nhiều nguời trẻ lại được thúc đẩy để tìm ý nghĩa, sự hợp quần, sự cam kết xã hội và cả những kinh nghiệm về tôn giáo nữa.

Một số hậu quả cho giáo lý được xuất phát từ đây. Mục vụ đức tin ghi nhận bên trên tất cả những mâu thuẫn về hoàn cảnh giới trẻ đã được thấy một cách cụ thể trong nhiều miền và môi trường. Trọng tâm của giáo lý chính là lời đề nghị của Chúa Ki-tô với người thanh niên trong Phúc Âm (Mt 19:16-22). Đây cũng là đề nghị trực tiếp cho tất cả mọi người trẻ bằng ngôn ngữ thích hợp với họ, và với sự hiểu biết và thông cảm với các vấn đề của họ. Trong Phúc Âm, người trẻ thực sự đã trực tiếp nối với Chúa Ki-tô và Ngài đã bầy tỏ cho họ sự "sung mãn đặc biệt" của họ và kêu gọi họ dấn thân cho sự tăng trưởng cá nhân và cộng đồng, có giá trị quyết định cho số mệnh của xã hội và Giáo Hội. Do đó, nguời trẻ không thể bị coi là những đối tượng của giáo lý, mà còn là những người tham dự và hỗ trợ cho việc rao truyền Phúc Âm và là những công cụ cho việc cải tiến xã hội.

(d) Đặc điểm của giáo lý cho người trẻ

Sau đây là những hướng dẫn tổng quát:

Cần ghi nhận sự khác biệt về tình trạng tôn giáo: có người trẻ chưa được rửa tội, có người chưa hoàn tất các nghi thức nhập môn, có người đang qua cơn khủng hoảng đức tin, có người lại đang tiến lên trong việc làm một quyết định về đức tin, có người lại đã lấy quyết đinh và cần được giúp đỡ.

Cần nhớ rằng giáo lý thành công nhất phải được dạy dỗ trong khuôn khổ của việc chăm sóc mục vụ tổng quát, nhất là khi giáo lý đề cập đến các vấn đề có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Do đó, giáo, lý phải được kết hợp với một vài phương thức, như việc phân tích hoàn cảnh, chú ý đến các khoa học và việc giáo dục con người, sự cộng tác của giáo dân và của chính những người trẻ.

Các hoạt động nhóm được tổ chức kỹ lưỡng, việc tham gia các hiệp hội của người trẻ chính đáng, và việc theo dõi chăn sóc bao gồm cả việc linh hướng cho họ là những đường lối thích hợp cho một giáo lý hữu hiệu.

Nói chung giáo lý cho người trẻ phải được đề nghị trong những phương cách mới cởi mở đối với sự tế nhị và các vấn đề của lứa tuổi này. Những phương cách này phải có tính cách thần học, luân lý, lịch sử và xã hội. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến việc giáo dục về chân lý và sự tự do như được hiểu theo Phúc Âm, về việc trau dồi lương tâm và dạy dỗ về tình yêu. Cũng cần nhấn mạnh đến việc nhận định ơn gọi, sự tham gia của Công Giáo vào xã hội và trách vụ truyền giáo trong thế giới.

Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh là việc rao giảng Phúc Âm cho người trẻ phải chấp nhận một chiều kích truyền giáo thay vì chỉ theo chiều kích giáo lý. Thực vậy, hoàn cảnh nhiều khi đòi hỏi việc mục vụ giới trẻ phải làm sống động một bản chất truyền giáo và nhân bản, như bước đầu cần thiết cho việc phát triển những năng khiếu thích hợp cho việc dạy giáo lý. Nhiều khi, trên thực tế, nên tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho giáo lý trong khuôn khổ của việc giáo dục tổng quát. Một vấn đề khó khăn phải được đối phó và giải quyết là vần đề ngôn ngữ (tâm tính, sự tế nhị, thị hiếu, cách dùng văn, từ ngữ) giữa người trẻ và Giáo Hội (giáo lý, giáo lý viên). Cần có một sự hội nhập giáo lý cho người trẻ, bằng cách phiên dịch "sứ điệp của Chúa Giê-su với sự kiên nhẫn, khôn ngoan, và không phản bội" bằng ngôn từ của họ.

(c) Giáo lý cho Người Già

(1) Tuổi già, quà tặng của Chúa cho Giáo Hội

Trong nhiều quốc gia, con số gia tăng của các người già là một thách đố mới và đặc biệt cho Giáo Hội. Nhiều khi người già bị coi là những đối tượng thụ động và có khi là trở ngại. Tuy nhiên, về phương diện đức tin, họ phải được hiểu là một quà tặng của Thiên Chúa cho Giáo Hội, và cần phải được chăm sóc cẩn thận. Về giáo lý, họ có đầy đủ quyền lợi như mọi người Công Giáo khác.

Cần luôn luôn chú ý đến các sự dị biệt về tình trạng cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là các yếu tố như sự cô lập và hiểm nguy bị bỏ quên bên lề xã hội. Gia đình có trách nhiệm chính, vì ở đây việc tuyên xưng đức tin có thể xảy ra trong một môi trường có sự chấp nhận và tình yêu. Dù sao chăng nữa, giáo lý cho người già phải hội nhập với nội dung đức tin, sự hiện diện chăm sóc của giáo lý viên và cộng đồng tín hữu. Vì lý do này tốt nhất là người già tham dự hoàn toàn vào hành trình giáo lý của cộng đồng.

(2) Giáo lý của sự hoàn thành và hy vọng

Giáo lý cho người già luôn luôn chú ý đến một vài khía cạnh của tình trạng đức tin của họ. Một người già có thể có đức tin giầu mạnh, trong trường hợp này giáo lý viên đem lại sự hoàn thành hành trình đức tin với một thái độ biết ơn và chờ đợi trong hy vọng. Nhiều người khác sống với một đức tin bi suy yếu vì thiếu thực hành trong đời sống. Trong trường hợp này giáo lý trở nên một ánh sáng và một kinh nghiệm tôn giáo mới. Đôi khi một số người đạt đến tuổi già bị tổn thương nặng nề về cả xác lẫn hồn. Trong các trường hợp này, giáo lý có thể giúp họ sống hoàn cảnh của họ trong thái độ cầu nguyện, tha thứ và bình an nội tâm.

Dù sao chăng nữa, tình trạng của người già kêu gọi một giáo lý của niềm hy vọng, xuất phát từ sự xác tín là cuối cùng là họ sẽ gặp Chúa. Luôn luôn có lợi ích cá nhân và làm phong phú cho cộng đồng khi người già làm nhân chứng cho một đức tin vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong khi họ dần dần tiến đến giây phút gặp gỡ Chúa.

(3) Khôn Ngoan và Đối Thoại

Thánh Kinh trình bày cho chúng ta hình ảnh của người già như biểu tượng của một người nhiều khôn ngoan và kính sơ. Chúa, và như một kho chứa những kinh nghiệm phong phú về đời sống, khiến cho trên một phương diện nào đó người này trở thành một "giáo lý viên" tự nhiên trong cộng đồng. Người này trở thành một nhân chứng cho một truyền thống đức tin, một sư phụ về đời sống, và một công nhân cho bác ái. Giáo lý tôn trọng giá trị của ân sủng này. Giúp cho người già khám phá ra kho tàng chứa chất bên trong họ và giữ vai trò giáo lý viên cho con trẻ - vai trò của ông bà - và cho người trẻ và người lớn. Việc đối thoại căn bản giữa các thế hệ có thể được thúc đẩy cả bên trong gia đình lẫn cộng đồng.

Tài liệu Tham Khảo: General Cathechesis Directories
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News