Ngày 07-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 07/09/2016
13. CÙNG NHAU DÍ DỎM PHA TRÒ.
Giữa năm Tống Nhân Tôn, tham tri chánh sự Đinh Độ và Triều Tôn Khác trước kia cùng nhận chức trong viện nội các và thich đùa giỡn với nhau.
Sau này Triều Tôn Khác thăng quan điều động công việc, viết một lá thư cáo biệt gởi cho Đinh Độ, hồi ấy Đinh Độ đang làm phán quan của Quần Mục Sứ, ông ta nói đùa với Triều Tôn Khác:
- “Thư tới không phúc đáp, thì dùng một xe phân ngựa làm phúc đáp.”
Triều Tôn Khác lập tức hồi đáp:
- “Được phân ngựa hơn là được thư phúc đáp của anh.”
(Quy Điền lục)

Suy tư 13:
“Cùng nhau dí dỏm pha trò” là để cho cuộc sống có thêm một vài thú vị sau những giây phút làm việc căng thẳng thì không có gì đáng nói, bởi vì đã cùng hiểu tính tình của nhau, bởi vì là bạn thân thiết với nhau.
Pha trò càng thú vị hơn khi được dùng nơi đúng chỗ của nó, nhưng nếu một linh mục hay một tu sĩ gởi thư cho bạn mà viết “được phân ngựa hơn là thư phúc đáp của anh” thì cho dù bạn thân đến đâu thì cũng mất đi sự mô phạm của bản thân vị linh mục; hoặc đứng trước mặt trẻ em mà pha trò cách tục tỉu để giúp vui thì lại phản giáo dục và trở thành gương xấu, tội đáng phạt.
Đức Chúa Giê-su không lên án chúng ta “dí dỏm pha trò” nhưng Ngài nghiêm khắc lên án những ai “nên cớ vấp phạm gây sa ngã cho con trẻ, và những kẻ làm cớ cho người ta sa ngã” .
“Lạy Chúa, đã nhiều lần vì để cho cuộc vui thêm vui, chúng con đã có những dịp pha trò cho người ta cười chơi, nhưng khi cuộc vui qua đi, hồi tâm lại, thì chúng con cảm thấy mình pha trò thật là lố bịch không đúng với thân phận linh mục tu sĩ của chúng con và trở nên gương xấu cho mọi người. Xin Chúa cảnh tỉnh chúng con trong mọi lúc, để chúng con “dù khi ăn , dù khi uống, dù khi chơi đùa, hay dù khi làm việc gì khác, thì cũng vì sáng danh Chúa mà làm. Amen”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:39 07/09/2016

35. Cấp thứ nhất của khiêm tốn là phục tùng, không cho phép bất kỳ kéo dài nào.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tình thương vô biên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:33 07/09/2016
Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 15, 1-32

TÌNH THƯƠNG VÔ BIÊN

Trong Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta luôn bắt gặp hạng người đa nghi, xét nét, dòm ngó người khác. Việc của người thì sáng, việc của mình thì quáng. Hạng người này, Chúa Giêsu rất ghét, Ngài chống đối họ khi họ tìm đủ cách để bắt bẻ và ám hại Ngài. Bất cứ Chúa Giêsu làm gì, nói gì thì người Pharisêu và Biệt phái cũng chống đối Ngài. Bởi vì, họ không bao giờ nghĩ tốt về Chúa. Họ cho rằng Chúa không làm theo ý họ và luôn làm ngược lại những điều họ ước muốn.

Thực tế, họ không thể bắt bẻ được bất cứ sự sơ hở nào trong lời giảng dạy của Chúa. Do đó, họ để ý, dò xét cử chỉ, việc làm và sự giao dịch của Ngài.Chúa không hề quan tâm đến những việc đó.Bởi Chúa đến để cứu sống, để giải cứu, giải thoát những hạng người tội lỗi. Chính vì thế, Chúa đã đi với những người thu thuế, đã tới nhà họ, đã đồng bàn với họ.Chúng ta thử đan cử một vài trường hợp trong Tin Mừng : Chúa đã vào nhà ông Giakêu, nhà ô Lêvi, Chúa đã đồng bàn với những người này và bạn bè của những người này. Giakêu và Lêvi là những người thu thuế.Một lần khác một người thu thuế mời Chúa Giêsu và các tông đồ của Ngài tới nhà ông ấy dùng bữa.Trong đám tiệc này có rất nhiều thu thuế bạn bè của nhà đãi tiệc cũng có mặt và rồi có một người đàn bà được coi là tội lỗi đem dầu thơm mà xức lên chân Chúa, nước thấm đầm chân Chúa, bà lại lấy tóc mà lau chân và hôn cả chân Chúa nữa. Cử chỉ và thái độ này của Chúa Giêsu đã làm những người Pharisêu và Biệt phái khó chịu, họ đã thốt lên :” Nếu quả thực Ông này là tiên tri thì đã biết người đàn bà đụng đến mình là ai, và thuộc hạng người nào : một đứa tội lỗi “ ( Lc 7, 39 ).Chúa quả thực là người Cha nhân từ, luôn giầu lòng thương xót. Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu thương những người tội lỗi. Ngài không muốn họ hư đi nhưng luôn muốn cứu vớt họ, luôn luôn muốn cứu sống họ vv…Để giải thích cho thái độ của mình và để minh chứng lòng thương xót của mình đối với con người và để minh giải trước bọn chống đối, Chúa Giêsu đã đưa ra ba dụ ngôn thật cảm động, ấn tượng. Đây không chỉ là ba dụ ngôn nhưng thật ra chính là ba câu chuyện có thật, thực tế, đánh động lòng người và gây thức tỉnh những người tội lỗi, yếu hèn.
Những câu chuyện này là “ Con chiên lạc .Đồng bạc đánh mất và Người con hoang đàng trở lại.

Tất cả ba dụ ngôn này đều cho chúng ta hiểu lòng nhân từ bao dung của Chúa. Chúa luôn sẵn sàng tha thứ và chúc lành, ban ân huệ cho những người biết ăn năn trở về. Thiên Chúa thật vui mừng khi gặp lại những người hư mất sau bao nhiêu năm, bao ngày chờ đợi tìm kiếm. Vâng, Thiên Chúa, Đấng toàn thiện toàn hảo, uy quyền tuyệt đối lại vui mừng khi một người tội lỗi hối cải. Chúa đã cho chúng ta thấy rõ, Ngài vui mừng bỏ chín mươi chín con chiên để tìm kiếm con chiên lạc. “ Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi sám hối, ăn năn, trở về “. Lòng nhân hậu, cách cư xử và thái độ tha thứ của Chúa giúp chúng ta hồi tâm hơn về cách cư xử, và thái độ của chúng ta đối với kẻ khác. Chúa đã dạy chúng ta :” Xin tha cho kẻ có nợ chúng ta như Chúa đã tha thứ cho chúng ta “ hoặc “ Phải tha thứ mãi mãi, luôn luôn, không ngừng chứ không phải chỉ tha bảy lần bảy “. Trên Thập giá, Chúa đã tha thứ cho những kẻ làm hại mình, giết mình. Chúa đã tha thứ và đưa vào Thiên Đàng kẻ trộm lành. Chúa đã tha thứ và tha thứ không ngừng cho tất cả mọi người tội lỗi biết ăn năn, thống hối, quay trở về với Ngài. Gương của Cha Kolbê đã chết thay cho một tử tù. Gương của thánh nữ Maria Goretti đã tha thứ cho Alexandre đã làm hại, và giết mình. Gương của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca đã bắn gục Ngài tại công trường thánh Phêrô. Câu chuyện người con trai hoang đàng trở về càng làm nổi bật tấm lòng thương xót, thứ tha của Thiên Chúa…

Lạy Chúa Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra tình thương bao la của Chúa, để chúng con luôn biết tha thứ cho những người làm hại, chống đối chúng con như Chúa đã tha thứ cho chúng con dù chúng con tội lỗi yếu hèn. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ba du ngôn trong Tin Mừng hôm nay của thánh Luca nói lên gì ?
2.Tại sao Chúa lại đồng bàn và giao du với những kẻ tội lỗi ?
3.Tại sao ông chủ lại bỏ 99 con chiên mà đi tìm con chiên lạc ?
4.Điều gì nói lên lòng thương xót của Chúa ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc cho thiết lập những phòng cầu nguyện tại các phi trường quốc tế
Chân Phương
08:42 07/09/2016
Trung Quốc cho thiết lập những phòng cầu nguyện tại các phi trường quốc tế

Rộng khoảng 30 mét vuông, một nhà nguyện nhỏ được trang hoàng nhã nhặn và đơn giản, với các dãy ghế ngồi để sẵn quyển Kinh Thánh giúp hành khách có được một khoảnh khắc cầu nguyện và hồi tâm: đó là khung cảnh của một phòng cầu nguyện gọi là "không gian tâm linh" đã được khai trương gần đây tại phi trường quốc tế sầm uất nhất ở Thâm Quyến (Shen Zhen) - một khu vực giao thương tự do nằm ở miền nam Trung Quốc đại lục.

Báo chí địa phương đưa tin rằng "việc mở phòng cầu nguyện này là một dấu hiệu công nhận nền văn hóa Kitô giáo, tôn trọng khách quốc tế, tạo thuận lợi cho nhu cầu đạo đức và tâm linh của họ. Là một thành phố với lượng lớn người ngoại quốc đi và đến, sáng kiến này cũng giúp có thêm sự hiểu biết về nền văn hóa Kitô giáo và đẩy mạnh Phúc Âm hóa".

Trong những năm gần đây, một số phi trường quốc tế của Trung Quốc đã thiết lập phòng cầu nguyện dành cho các Kitô hữu, người Hồi giáo và tín hữu của các tôn giáo khác. Chẳng hạn như tại phi trường quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh (Beijng) có đến hai phòng cầu nguyện; phi trường quốc tế Song Lưu (Shuang Liu) ở Thành Đô (Cheng Du), thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Si Chuan); phi trường quốc tế Hàm Dương (Xian Yang) tại Tây An (Xi'an); phi trường ở Côn Minh (Kun Ming), thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Yunnan) và phi trường quốc tế của Ordos ở khu tự trị Nội Mông.

Các Kitô hữu Trung Quốc thực sự đánh giá cao sáng kiến này, và theo một số người thì "đây là một cơ hội để loan truyền đức tin". (Fides)

Chân Phương
 
Jordan: Các giáo hội vùng Trung Đông họp bàn về hiện trạng và tương lai của Kitô giáo trong khu vực
Chân Phương
08:44 07/09/2016
Jordan: Các Giáo Hội vùng Trung Đông họp bàn về hiện trạng và tương lai của Kitô giáo trong khu vực

Hôm Thứ Ba ngày 6 tháng 9, Hội nghị Thượng đỉnh lần XI của Hội đồng các Giáo Hội vùng Trung Đông đã khai mạc ở thủ đô Amman của Jordan, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo và đại diện các Giáo Hội tại khu vực này.

Các giáo tòa đến tham dự hội nghị gồm: Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp Giêrusalem là chủ nhà, ngoài ra còn có Thượng Phụ Yohanna X thuộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp Antioch; Thượng Phụ Louis Raphael I thuộc Giáo Hội Chaldean; Thượng Phụ Fouad Twal thuộc Giáo Hội Latinh Giêrusalem; Thượng Phụ Ignace Youssif III thuộc Giáo Hội Công Giáo Syria; Thượng Phụ Gregoire III thuộc Giáo Hội Melkite Hy Lạp và Thượng Tawadros II thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic.

Cuộc gặp gỡ và hội đàm giữa các lãnh đạo Giáo Hội và cộng đồng tôn giáo lần này tập trung vào việc các Kitô hữu vùng Trung Đông đang gặp khó khăn, các ngài cũng sẽ nghị luận để kêu gọi đối thoại, phương hướng cùng chung sống với các cộng đồng người Hồi giáo, những nỗ lực cứu trợ người tị nạn và nạn nhân chiến tranh do các cộng đoàn Giáo Hội thực hiện. Hội nghị cũng sẽ lượng giá các bước cần thiết để kêu gọi cộng đồng quốc tế và các cường quốc trên thế giới giúp mau chóng chấm dứt xung đột tại Syria và Iraq càng sớm càng tốt.

Vương quốc Hashemite Jordan cũng tuyên bố rằng họ sẽ đóng vai trò bảo an cho các Kitô hữu ở Đất Thánh, và một lần nữa họ muốn thể hiện mối quan tâm nhìn nhận của mình về sự hiện diện của Kitô giáo chính là một yếu tố bản địa rất cần thiết và không thể thiếu trong bức tranh phong phú về các sắc tộc và các cộng đồng tôn giáo sống ở vùng Trung Đông.

Hôm Chúa Nhật 4 tháng 9 vừa qua, Vua Abdallah II của Jordan cũng đã gặp gỡ Thượng Phụ Tawadros II của Giáo Hội Chính Thống Coptic và muốn nhắc lại rằng đất nước Jordan của ông là một mô hình kiểu mẫu về việc "chung sống hài hòa" giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Trong ngày đầu tiên tại Jordan, Thượng Phụ Tawadros đã cử hành nghi thức khánh thành tu viện Thánh Antôn của Chính Thống Coptic tại Madaba - mà người tiền nhiệm là Thượng Phụ Shenouda III đã đặt viên đá đầu tiên hồi năm 2005. Sau đó, Thượng Phụ Tawadros đến Núi Nebo, là nơi mà năm xưa Tiên tri Môisê đã được Thiên Chúa cho thị kiến về miền Đất Hứa mà Ngài đã tiền định cho dân riêng Ngài tuyển chọn.

Hội đồng các Giáo Hội tại vùng Trung Đông được thành lập vào năm 1974 tại Nicosia và hiện đang có trụ sở tại Beirut (Lebanon). Tổ chức này có mục tiêu là tạo thuận lợi cho sự hòa hợp của các cộng đoàn Kitô hữu ở Trung Đông trong các vấn đề cùng quan tâm và giúp nhau vượt qua sự tương phản về đức tin. (Fides)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang Miami hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót và ra mắt Đoàn Hiệp sĩ
Giáo xứ ĐỨc Mẹ La Vang Miami
11:10 07/09/2016
Hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót và ra mắt Đoàn Hiệp sĩ tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô công bố vào 8-12-2015, ngày Lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và sẽ kết thúc vào 20-11-2016. Chủ đề của Năm Thánh được Đức Giáo Hoàng lấy từ Lời Chúa: Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em trên trời là Đấng thương xót. TRong suốt năm qua, toàn thể Giáo Hội và anh chị em Giáo xứ Đức Mẹ La Vang cũng đã được học hỏi, nhắc nhở và mời gọi sống lòng thương xót thể hiện qua những hành động của lòng yêu thương, tha thứ và làm việc bác ái. Bên cạnh đó, Giáo Hội cũng mời gọi các tín hữu đi hành hương ở các nhà thờ đã được các Giám mục giáo phận chỉ định để lãnh ơn toàn xá.

Xem Hình

Vâng theo lời dạy của Mẹ Giáo Hội, anh chị em tín hữu của Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, dưới sự hướng dẫn của Cha Quản xứ, cũng đã thực hiện nửa ngày hành hương tại một địa điểm nổi tiếng: Đền Đức Mẹ Nhân Ái (Shrine of Our Lady of Charity) ở Miami. Đền Đức Mẹ này được anh chị em giáo dân Cu-ba xây dựng, nằm sát bờ biển, để tôn kính Đức Mẹ đã cứu vớt và đồng hành với họ trong hành trình vượt biển, thoát chế độ Cộng sản, tìm đến vùng đất tự do là Hoa Kỳ.

Theo chương trình, đúng 8:30am thứ Hai 05-09 (ngày nghỉ lễ Lao động), anh chị em tập trung tại địa điểm và vào trong Nhà thờ. Khời đầu, cộng đoàn đọc 50 Kinh Mân côi dâng kình Đức Mẹ và sau đó là Thánh Lễ Tạ ơn. Sau phần Hiệp lễ, cộng đoàn đọc kinh Lạy Cah, Kinh Tin kính, và nhận phép lành của ơn Toàn xá. Việc bác ái được làm chung qua sự đóng góp trong Thánh lễ và số tiền thu được sẽ gởi về giúp trẻ em nghèo ở Việt Nam. Số người tham dự gần 200.

Ngày Chúa Nhật 04-09, trong Thánh Lễ ban trưa cũng có nghi thức giới thiệu chính thức Đoàn Hiệp sĩ Kha-luân-Bố của Giáo xứ. Hơn 20 anh em, sau gần một năm được huấn luyện trải qua các cấp độ 1,2, 3 và 4, nay được trở thành Hiệp sĩ. Các anh em trong bộ Texudo màu đen, cùng với giải khăn của Hiệp sĩ và huy hiệu, đã được giới thiệu đến toàn thể cộng đoàn sau bài giảng của cha chũ tế. Cầu chúc các anh em luôn trung thành và ý thức sứ mạng của người Hiệp sĩ là làm vinh danh Chúa và bảo vệ Giáo Hội, bảo vệ hàng Giáo sĩ. Bốn tiêu chuẩn sinh hoạt của Đoàn: Bác aí - Hiệp nhất- Huynh đệ và Ái quốc sẽ là kim chỉ nam cho anh em.

Xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, chúc lành cho Giáo xứ chúng ta.

BTT Miami.
 
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi thư phản hồi về dự luật tôn giáo - tín ngưỡng
Chân Phương
22:25 07/09/2016
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi thư phản hồi về dự luật tôn giáo - tín ngưỡng (2016)

LTS: Trong khi chờ đợi văn bản chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phản hồi về dự luật tôn giáo 2016, Vietcatholic cho công bố tài liệu liên quan đến vấn đề này của cơ quan thông tấn AsiaNews để quý độc giả có tài liệu sớm tham khảo.

Trong một bức thư dài gửi đến Quốc hội Việt Nam để phản hồi về bản dự thảo mới của luật tín ngưỡng - tôn giáo (gọi tắt là "dự luật) do chính phủ nước này đệ trình ngày 17 tháng 8, Ban thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ ra một số vấn đề.

Theo dự luật tôn giáo mới, Giáo Hội Công Giáo sẽ được công nhận là một thực thể pháp lý (pháp nhân) và sẽ có thể mở cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, dự luật này không hề đề cập đến khả năng xây dựng nhà thờ mới và nó sẽ để cho nhà nước áp đặt những yêu cầu rất khắt khe trong việc cấp giấy phép cho các hoạt động tôn giáo.

Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các vị lãnh đạo tôn giáo gửi ý kiến góp ý cho dự luật này. Những người Công Giáo đầu tiên phản hồi là các giáo dân thuộc giáo phận Bắc Ninh, hồi tuần trước đã nhấn mạnh những thiếu sót của dự luật.

Kể từ khi được giới thiệu lần đầu hồi tháng 4 năm 2015, dự luật này đã làm dấy lên sự phản đối từ các vị lãnh đạo những tôn giáo lớn. Trên thực tế, dự luật đã tạo ra nhiều khó khăn về việc đăng ký nơi thờ tự, nhân viên, các hoạt động, chương trình tôn giáo... khiến cho mọi thứ gần như là điều bất khả thi.

Trong bức thư có chữ ký của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, các vị giám mục đã đánh giá cao "một thực tế là Quốc hội đã tìm cách lắng nghe ý kiến của các tổ chức tôn giáo. Đây là một điểm quan trọng cho thấy thái độ tôn trọng của các nhà lập pháp đối với các tổ chức và người dân chịu sự quản lý của pháp luật" (*).

Tuy nhiên, các vị giám mục phàn nàn rằng giới chức trách đã không cung cấp đủ thời gian để các tổ chức tôn giáo chuẩn bị tài liệu phản hồi của họ (chỉ có 14 ngày: 18-31 Tháng 8).

Bức thư bắt đầu bằng việc chỉ ra một số điểm thay đổi tích cực so với dự thảo trước đó. Đầu tiên, nó có "sự công nhận các tổ chức tôn giáo và các tổ chức phụ thuộc tôn giáo là những thực thể pháp lý (tức là pháp nhân chứ không phải là thương nhân).

Thứ hai, đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo, dự luật này đã thay thế chữ "đăng ký" bằng chữ "thông báo" hoặc "đề nghị", nhờ vậy làm giảm vai trò chuyên quyền của nhà nước.

Tuy nhiên, các giám mục lưu ý rằng "thay đổi một từ ngữ thôi là chưa đủ. Nhất thiết cần phải thay đổi cách nhìn nhận và cách làm việc [...] Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người và đó không phải là một ân huệ của Nhà nước". (*)

Dự luật lần này "nhấn mạnh quyền được khiếu nại và tố cáo trong những vấn đề liên quan đến đức tin và tôn giáo".

Các vị giám mục ghi nhận khía cạnh tích cực thứ tư, đó là công nhận quyền của các tổ chức tôn giáo trong việc "thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân". Điều này "mang đến cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo cung cấp những đóng góp của họ trong lĩnh vực giáo dục và y tế, vì lợi ích của toàn xã hội". (*)

Sau khi chỉ ra những điểm tích cực ấy, bức thư của các vị giám mục Việt Nam còn đưa ra một số đề xuất sửa đổi một vài điều, để đảm bảo quyền tự do và thêm nhiều quyền hơn cho các tổ chức tôn giáo.

Một điểm quan trọng là: khi nhà nước yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký và thông báo các hoạt động của họ thì nhà nước cũng phải nhanh chóng trả lời.

Các giám mục giải thích: "Nhà nước có quyền đó, nhưng cũng phải đưa ra một văn bản trả lời nhanh chóng, và trong trường hợp từ chối, chính quyền phải giải thích chi tiết lý do từ chối. Các tổ chức cũng phải có quyền khiếu nại". (*)

Cuối bức thư, các vị giám mục mở rộng một vấn đề mà dự luật đã không đề cập đến. "Trong điều 57, dự luật có đề cập đến việc khôi phục các cơ sở tôn giáo [...], Nhưng dự luật lại không đề cập bất cứ điều gì về việc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới". (*)

Như một cách để đáp ứng nhu cầu của người dân, "chúng tôi đề nghị rằng: bất kỳ nơi nào từ 50 đến 100 người có cùng một đức tin thì nơi đó phải được cho phép xây cơ sở thờ tự mới". (*)

Chân Phương

(*) Trong khi Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa công bố bức thư bằng tiếng Việt, đoạn này, người dịch tạm dịch nghĩa từ bản tin tiếng Anh của hãng AsiaNews
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguyễn Trường Tộ hiến kế dụng Tây chặn Tầu để bảo vệ Biển Đông Việt Nam
Nguyễn Thanh Giang
16:30 07/09/2016
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HIẾN KẾ DỤNG TÂY CHẶN TÀU ĐỂ BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
Nhân 145 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1871 – 2016)

Tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và đặc biệt với Việt Nam ngày càng quyết liệt. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng từ khi họ trình ra Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 tấm bản đồ hình lưỡi bò “liếm” hầu như toàn bộ Biển Đông. Họ ngang nhiên bắt bớ, giam giữ, tịch thu tầu thuyền ngư phủ Việt Nam ngay tại những vùng biển mà cha ông ta vẫn đánh bắt hải sản từ xưa. Báo chí Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố: “Phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nước ta” .

Cụ Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
Họ không chỉ ngăn trở các tập đoàn đa quốc gia BP, Exxon … hợp tác với Việt Nam mà còn xách nhiễu tàu của hải quân Hoa Kỳ qua lại trên vùng biển này. Cho nên trong một hội nghị quốc tế tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phải tỏ thái độ cứng rắn: “Hoa Kỳ, cũng như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông” .

Về phía các nước Đông Nam Á, tháng 4 năm ngoái, tàu Ngư Chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia bám theo sát suốt 17 tiếng đồng hồ, cùng lúc, phi cơ chiến đấu của Malaysia đã xuất hiện và bay lượn liên tục khoảng 15 phút bên trên hai chiếc tàu này. Kết quả: tàu Ngư Chính của Trung Quốc phải bỏ chạy.

Đầu tháng 3 năm nay, tàu chiến Trung Quốc đến gây sự với tàu địa vật lý đang thăm dò địa chấn tại khu vực Reed Bank – Trường Sa liền bị không quân Philippines săn đuổi bạt vía.

Trong khi đó, biết là Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép trên lãnh hải Trường Sa của mình nhưng một tuần sau đó, ngày 2 tháng 3 vừa rồi Việt Nam mới lên tiếng phản đối; biết là tàu kẻ cướp Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân ta nhưng báo chí của Đảng chỉ dám nói chại: “tàu lạ” ! Duy chỉ có lần trong một bài bình luận trên đài phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh, người ta nghe thấy tiếng nói của nhân dân địa phương này dám ví hải quân Trung Quốc như hải tặc Somali: “Năm 2009 đã có 33 tàu và 433 ngư dân, từ đầu năm 2010 đến nay 3 tàu và hơn 40 ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc, thậm chí tịch thu tàu, ngư cụ, sản phẩm đánh bắt được trên tàu. Việc làm của một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc làm nhiều người liên tưởng đến bọn hải tặc Somali” .

Các nước trong khu vực: Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã cùng với Mỹ thành lập nhóm “Karat” như một liên minh quân sự bảo vệ cho nhau trước hiểm họa bá quyền Trung Quốc.

Tại Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã có hai quân cảng ở Guam và Changi (Singapore). Dư luận cho biết Hoa Kỳ rất muốn thuê cảng Cam Ranh như Liên Xô trước đây bởi nếu có thêm Cam Ranh thì sẽ hoàn tất được cụm tam giác bao vây Trung Quốc. So với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc việc điều quân từ Vịnh Cam Ranh ra bất kỳ đảo nào ở Biển Đông đều thuận lợi hơn.

Trước thực trạng đó, một số trí thức ưu thời mẫn thế, các nhà cách mạng lão thành, các chính khách và cơ quan thông tấn nước ngoài hỏi tôi: nên làm gì?

Tôi vừa ngợp trước vấn đề khó và lớn quá, vừa không tiện nói thẳng, nói thật, chỉ xin được viện dẫn ý kiến của nhà chí sỹ đại tài Nguyễn Trường Tộ.

Cách đây 143 năm, trong bản văn “Tiễu trừ giặc biển” đề ngày 15 tháng 10 năm 1868 Nguyễn Trường Tộ đã cho biết “đường biển có ba cái hại lớn: Một là gió bão, hai là giặc biển, ba là người Tây” Trong ba cái hại ấy thì: “Gió bão thì phạm vào thiên thời, …. làm hại rất ghê gớm, mãi mãi không thôi, rất khó xử trí” , “Còn người Tây thì giỏi về thủy lộ, nước ta khó chống đỡ được. Chỉ có cách bình tĩnh mà đối phó, giữ hòa để bao vây, khéo bề xử sự thì họ cũng chưa vội nhiễu hại ta, mà trái lại còn giúp ta nữa” . Duy bọn “Người Thanh (Trung Quốc) ở trên các đảo này tụ nhau làm giặc. Đây là số giặc biển nhiều nhất trên địa cầu. (Trên địa cầu có hai chỗ có giặc biển, một ở Địa Trung Hải nay đã dẹp yên, duy chỉ có hình thế Nam Dương – tức Thái Bình Dương thì khác. Người Thanh quá đông không có cách gì để trừ hết được)” .

Với trí xét đoán mang giác quan thần linh, Cụ nhận định: “Giặc biển là mối hại chung cho cả nước ta, nạn giặc này đã lâu lắm rồi chẳng phải một sớm một chiều nữa mà tương lai cũng không biết đến lúc nào thì hết, nghiễm nhiên là một giặc dai dẳng. Những thứ giặc khác cũng có lúc bại vong, chứ bọn giặc biển này thì cha truyền con nối. Nước ta bị chúng nhiễu hại, nếu chỉ một vài năm còn có thể dần dà mong khỏi, nếu chỉ có một vài lần còn có thể tìm cách bắt. Nhưng đến nay chúng tới lui chẳng phải chỉ một hai năm, cướp bóc giết hại chẳng phải chỉ một hai lần nữa. Sự tổn thất của công và của tư mỗi năm kể có số vạn, đường thương mại không thông, hàng hóa ứ đọng, thật là một cái hại lớn cho sinh dân. Năm này qua năm khác chẳng đã thiệt hại hằng ức triệu đó sao? Dân ven biển, những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn hạ bạn, thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá giết chóc không biết bao nhiêu nay đã trở thành nghèo cùng” .

Trên cơ sở so sánh tương quan: “Giặc biển so với binh thuyền người Tây thì cũng như chuột so với hổ mà thôi” , Nguyễn Trường Tộ đã khuyên triều đình nên “Nhờ vào thế lực của Tây”: “Nếu ta biết cư xử thỏa đáng với người Tây thì sẽ cùng nhau sống yên ổn vô sự, mà lại có thể tăng cường tiễu trừ giặc biển khiến chúng không dám lui tới”.

Cụ đưa ra phân tích chi tiết về mối lợi đôi bên để lôi kéo đồng minh: “Nay nếu ta thành thật đi lại với họ, coi như anh em, đem việc đó nói rằng: Bọn giặc biển lấy biển làm vườn, lấy nước làm nhà, ẩn hiện bất thường, nước tôi có lắm việc không thể phòng tiễu được hết, nay Tây Nam đã hòa hiếu mà đường đi lại Nam Bắc không thông như thế cũng chẳng lợi ích gì cho quý quốc, quý soái trước đã có lời như vậy nay nếu thỉnh thoảng tuần hành trên mặt biển bắt hết thuyền phỉ giao cho nước chúng tôi xử trị thì chẳng những thông được đường buôn bán mà còn làm tăng thêm tình giao hảo giữa hai nước” .

Dưới đây là trích đoạn nguyên văn di thảo “Tiễu trừ giặc biển” của Nguyễn Trường Tộ:

“Giặc biển là mối hại chung cho cả nước ta, nạn giặc này đã lâu lắm rồi chẳng phải một sớm một chiều nữa mà tương lai cũng không biết đến lúc nào thì hết, nghiễm nhiên là một giặc dai dẳng. Những thứ giặc khác cũng có lúc bại vong, chứ bọn giặc biển này thì cha truyền con nối. Nước ta bị chúng nhiễu hại, nếu chỉ một vài năm còn có thể dần dà mong khỏi, nếu chỉ có một vài lần còn có thể tìm cách bắt. Nhưng đến nay chúng tới lui chẳng phải chỉ một hai năm, cướp bóc giết hại chẳng phải chỉ một hai lần nữa. Sự tổn thất của công và của tư mỗi năm kể có số vạn, đường thương mại không thông, hàng hóa ứ đọng, thật là một cái hại lớn cho sinh dân. Năm này qua năm khác chẳng đã thiệt hại hằng ức triệu đó sao? Dân ven biển, những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn hạ bạn, thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá giết chóc không biết bao nhiêu nay đã trở thành nghèo cùng. Thử xem nội tình hình Ba Trang hiện nay đã không nói hết được, thì suy ra cả nước cũng có thể biết như thế nào. Có hằng sản mới có hằng tâm, dân nếu đói khổ thì tuy có bụng thích việc nghĩa việc công cũng chẳng làm được gì. Sở dĩ nước Anh cường thịnh cũng chỉ do trước hết thi hành cái kế sách làm cho của cải dồi dào, và sửa sang binh bị cũng lấy việc nuôi dân làm trước hết. Như thế có thể nói họ biết được cái căn bản. Nước ta một mặt là bờ biển, đất hẹp mà dài, đường bộ khó đi lại, không như hình thế nước khác hoặc tròn hoặc vuông đi lại không xa. Cho nên cái mà ta nhờ vào đó để lấy xa làm gần thì duy chỉ có đường biển mà thôi.

Nhưng đường biển lại có ba cái hại lớn: Một là gió bão, hai là giặc biển, ba là người Tây. Muốn trừ được ba cái hại đó thì chỉ có kế khai cảng. Ở đoạn cuối trong bài “Tế cấp bát điều “tôi đã nói kỹ. Đó là kế hay nhất. Thứ đến, tuy cũng có những mưu kế khác nhưng đều thiếu sót không được trọn vẹn, trong cái lợi có cái hại, tôi xin phân tích như sau:

Đường duyên hải nước ta từ Quảng Yên trở vào từ Bình Định trở ra là một trong ba đường gió bão trong địa cầu này. (Ba đường gió bão ấy là: Một ở biển ta, một ở vịnh Mạnh Gia Ấn Độ và một ở vịnh Mạch Tây Ca ngoài ra không đâu có gió bão nữa). Biển thì ba mặt Đông Nam Bắc có rất nhiều đảo đếm không hết. Người Thanh ở trên các đảo này tụ nhau làm giặc. Đây là số giặc biển nhiều nhất trên địa cầu. (Trên địa cầu có hai chỗ có giặc biển, một ở Địa Trung Hải nay đã dẹp yên, duy chỉ có hình thế Nam Dương – tức Thái Bình Dương thì khác. Người Thanh quá đông không có cách gì để trừ hết được). Gió bão thì phạm vào thiên thời, giặc biển thì phạm vào địa lợi, cả hai thứ đó làm hại rất ghê gớm, mãi mãi không thôi, rất khó xử trí. Còn người Tây thì giỏi về thủy lộ, nước ta khó chống đỡ được. Chỉ có cách bình tĩnh mà đối phó, giữ hòa để bao vây, khéo bề xử sự thì họ cũng chưa vội nhiễu hại ta, mà trái lại còn giúp ta nữa. Trong các bài từ trước tôi đã bẩm rõ. Nói về việc khai cảng thì rất cần thiết đối với việc trừ hai cái hại gió bão và giặc biển nói trên (Trước đã bẩm rõ sự lý, nay không nói nữa), còn đối với người Tây thì tựa hồ như chưa cần thiết. Nhưng cứ theo như bài tôi đã nói trước đây là sau này khi ta đã đủ sức gây khó khăn cho họ thì cái khoản đó (khai cảng) thật là thượng kế. Cái lợi hại của nó gió bão giặc biển không sao so sánh được. Cho nên khai cảng là một kế lớn có lợi dài lâu cho nước ta, thế mà nhiều người không hiểu rõ cái quan hệ lợi hại đối với quốc dân sau này, chỉ thấy cái cực nhọc tạm thời trước mắt mà bàn chuyện cản trở, đó là điều do chưa suy kỹ mà thôi. Bởi vì thói thường người ta chỉ lo cứu hoạn mà không biết lo làm sao cho mối hoạn không sinh ra. Đợi cho hoạn nạn sinh ra rồi thì ngày nào cũng lo cứu không xong còn nói gì đến lợi được nữa? Nếu khiến cho hoạn không sinh thay vì cứu hoạn thì có thể nói rằng khai cảng là khiến cho hoạn không sinh ra vậy. Cho nên mới bảo đó là kế rất hay. Nếu ta biết cư xử thỏa đáng với người Tây thì sẽ cùng nhau sống yên ổn vô sự, mà lại có thể tăng cường tiễu trừ giặc biển khiến chúng không dám lui tới. Hai việc đó còn có thể làm được, còn đối với gió bão mà không mở cảng thì không thể làm được. Nếu đường cảng làm thành rồi, thì ba cái nạn kia không thể làm hại ta được nữa, như thế mới là kế vạn toàn. Trong bài từ trước tôi đã nói rất rõ nay chỉ nói sơ qua lý lẽ của nó mà thôi. Đấy là kế sách lâu dài không phải là việc có thể làm trong một lúc. Nay trong những việc cấp bách tuần tự có bốn điều kế sách sau đây tưởng cũng có thể làm được:

Nhờ vào thế lực của Tây.

Vì bấy lâu ta bị bọn giặc bể cướp phá giết chóc, đến quan lính cũng không thể phòng chế được, huống nữa thường dân trong tay không có một tấc sắt. Việc đó từ lâu mọi người đã tai nghe mắt thấy, thiên hạ không ai không biết, không thể che giấu được. Nước ta sở dĩ bị người ta xem là yếu hèn vì có nhiều lẽ mà đấy là lẽ thứ nhất. Giặc biển so với binh thuyền người Tây thì cũng như chuột so với hổ mà thôi. Đến bọn phỉ hèn mọn như thế mà ta còn không thể tiễu trừ được huống chi là kẻ địch lớn. Cho nên bảo rằng ta yếu là vì thế. Nay nếu không mượn binh lực của họ thì hèn yếu mà vẫn không được lợi gì, vẫn hoàn hèn yếu. Nếu họ thay ta tiễu trừ thì tuy mang tiếng hèn yếu nhưng được lợi lớn, cái tiếng hèn yếu tuy không khác, nhưng lợi hại thì có khác, những cái đó đều do ta cả. Xưa kia Thân Hậu nhờ Nhung binh trừ nội loạn, Đường Thái Tôn nhờ Đột Quyết lấy thiên hạ, cho nên nói chịu nhẫn nhục để được việc lớn thì có gì xấu hổ đâu? Nay nếu ta thành thật đi lại với họ, coi như anh em, đem việc đó nói rằng: Bọn giặc biển lấy biển làm vườn, lấy nước làm nhà, ẩn hiện bất thường, nước tôi có lắm việc không thể phòng tiễu được hết, nay Tây Nam đã hòa hiếu mà đường đi lại Nam Bắc không thông như thế cũng chẳng lợi ích gì cho quý quốc, quý soái trước đã có lời như vậy nay nếu thỉnh thoảng tuần hành trên mặt biển bắt hết thuyền phỉ giao cho nước chúng tôi xử trị thì chẳng những thông được đường buôn bán mà còn làm tăng thêm tình giao hảo giữa hai nước. Như thế họ sẽ vui lòng giúp ta, ta có thể ngồi hưởng lợi. Nếu bảo để họ đi lại đường biển, ra vào cửa cảng như thế, lâu ngày sẽ có bụng này khác, như người xưa nói: Dẫn lang binh để trừ nội khấu, nhưng sự thế bây giờ khác không thể cứ nói mãi một cách như vậy được. Nếu có thời cơ có thể quấy nhiễu ta thì dù không tiễu phỉ họ cũng đột nhập đất ta. Dù không qua lại mà nước ta không có chỗ nào họ không biết, che giấu cũng chẳng được nào!

Năm trước có một quan Tây tên là Vĩ An (Vial), lên Kinh đến sứ quán ba ngày rồi trở về Gia Định. Tôi giả hỏi ông ta hình thế Phú Xuân, để xem tầm mắt nhận xét của ông ta như thế nào. Ông nói: “Chỗ ấy rất có hình thế, nhưng sự bố trí còn nhiều chỗ thất thế không hợp với địa lý binh pháp. Nếu người Tây mà ở đấy thì dù lực lượng nào cũng không thể xâm nhập được. Tôi nói: “Nếu người Nam mà bố trí đúng phương pháp như người Tây thì thế nào?” Ông ta cười nói: “Tuy có công cụ nhưng không có người biết sử dụng điều khiển thì cũng bị vây hãm mà thôi” . Tầm mắt của ông ta thật là tinh vi, thấy một góc mà có thể biết được bốn mặt, cho nên mới nói như thế. Còn chỗ nào có thể ngăn trở được họ đâu? Nếu ta đối xử khéo với họ thì mối hoạn sau này chưa chắc đã sinh ra ngay mà hiện tại có thể trừ được hại lớn. Thế thì ta nhân lợi ích đó để làm con đường đi đến giàu mạnh không được sao? Họ sở dĩ có bụng giúp ta đánh phỉ cũng là muốn thông đường buôn bán với nhau, cũng là vì lợi cho họ mà cũng nhân đây dò xem ta có thành thật hòa hảo với họ hay không. Nay ta nên nhân đấy mà thuận với họ để có lợi cho ta để phá cái thâm kế đó của họ, để họ không gấp rút mưu tính được ta (Trong các bài trước tôi đã bẩm rõ). Như thế thì ta mới được thung dung để tìm kế khác. Đó là giả cách thuận với họ, trọng vọng họ để được lợi. Cách này trong binh pháp gọi là ty mà kiêu là thế. Nếu bảo rằng chịu ơn của họ thì sau này hoặc có yêu sách gì cũng sẽ khó bề thoái thác. Theo tình thế hiện nay mà nói thì ta tuy không chịu ơn họ, mà vạn nhất họ cứ nhất định đưa yêu sách liệu ta có thể có sức chống lại được không? Ta cũng không thể chống được thì bất kỳ chịu ơn hay không chịu ơn cũng bị sự phiền nhiễu đó. Chi bằng chịu ơn mà được lợi rồi cam chịu sự phiền đó còn hơn. Nhưng yêu sách là việc chưa chắc đã xảy ra mà ta có thể thư giãn được tình thế cấp bách hiện thời, nhân cái việc chưa chắc đã có đó để mà được cái lợi nhất định, chẳng còn hơn là đợi đến lúc không thể chối từ mà chẳng được lợi gì cả hay sao? Vả lại, ta đã từng chịu lụy họ mà chưa được đền bù, nay họ bỗng nhiên muốn thi ân cho ta phải chăng ý trời lấy đó làm sự đền bù cho ta cũng chưa biết chừng, như thế sao lại không chịu? Xưa kia, quan nhà Thanh cũng đã từng nhờ người Anh hợp lực tiễu trừ giặc biển mà cũng chưa hề thấy người Anh nói gì đến ân với huệ. Trung Quốc còn nhún mình để được lợi huống hồ ta? Đem khí khái ra mà nói thì cũng khó nhún mình thực đấy, nhưng cái câu “Tuy bại mà vinh” của người xưa thật đã tạo sai lầm cho không biết bao nhiêu người. Đó là chỉ nghĩ đến cái danh riêng mà không biết vụ cái lợi ích chung. Binh pháp có nói: “Tiến không cầu danh, chỉ làm sao bảo vệ được dân mà thôi” . Nói về cái dũng có ý nghĩa thì những việc làm vì nước vì dân ai có thể bảo đó là sai trái? Cho nên cái kế nhờ vào sức người Tây hiện nay có thể thực hành được” .


*
Nhân được tin Philippines vừa mua một khu trục hạm tối tân của Hoa Kỳ, kính nhờ độc giả chuyển thêm ý kiến liên quan của Nguyễn Trường Tộ trong bản điều trần gửi Tự Đúc đề ngày 10 tháng 4 năm 1871 kèm đây đến các vị lãnh đạo đất nước ngày nay:

“Mấy năm trở lại đây, sở dĩ nước ta mỗi ngày một thêm nhiều nạn cướp biển là vì ở Trung Quốc hiện nay ngành mậu dịch mỗi ngày một thịnh. Họ đã tạo được nhiều tàu tuần dương chạy bằng máy và các tàu buôn, tàu nhà binh của phương Tây qua lại đường biển như mắc cửi. Người Pháp cũng tuần hành nghiêm ngặt suốt từ Bình Thuận đến Hà Tiên. Do đó thuyền phỉ khó bề phóng túng hoành hành ở hai mặt biển ấy được mà phải trốn sang tá túc nơi hải phận nước ta. Nay nếu ta mua được năm, sáu chiếc thuyền máy chắc chắn, mỗi thuyền có độ mười khẩu đại pháo lớn nhỏ. Rồi lại thuê người Anh người Pháp mỗi thuyền một người trông nom máy móc và bốn người tập bắn, hợp cùng lính của ta vừa đi tuần vừa tập luyện dàn thành chữ nhất đi từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, gặp thuyền phỉ đều bắt hết đưa về xử trí còn thuyền thì sung công. Nếu giặc biển dồn tụ thành sào huyệt thì thuyền máy của ta hợp lại tiêu diệt, giặc sẽ tan vỡ, mất chỗ tụ tập khó có thể xâm nhập nội địa được”.

Ngày 5/9/2016
 
Ngày thế giới cầu nguyện cho thiên nhiên
Hà Minh Thảo
16:58 07/09/2016
NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO THIÊN NHIÊN

(tiếp theo)

2./ Các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện công ty Formosa

Ngày 30.06.2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo 3 điều quan trọng: 1- công ty Formosa Vũng Áng là thủ phạm gây thảm họa thủy sinh vật chết hàng loạt và biển nhiễm độc nặng tại 4 tỉnh miền Trung; 2- Formosa chấp thuận bồi thường thiệt hại với số tiền 500 triệu mỹ kim; 3- Việc khởi tố Formosa hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ chẳng can thiệp. Từ đó đến nay, Formosa bị vạch trần thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng là chôn chất thải độc chưa xử lý tại nhiều nơi trên đất nước; các quan chức đã đưa công ty ‘tội phạm môi trường toàn cầu’ này vào Việt Nam, cho nó rất nhiều điều kiện ưu đãi, cũng như đã lắm phen bao che cho nó trước ngày 30-06, vẫn chẳng hề hấn gì; nhiều cuộc biểu tình của công dân, đặc biệt ngư dân lâm nạn, đề đòi bồi thường đầy đủ về và đưa thủ phạm ra tòa, đã bị nhà cầm quyền đàn áp khốc liệt.

i. Chúng tôi, ký tên dưới đây, tán thành việc đưa Formosa ra trước công lý vì :

- Lý do dân sự: Formosa đã gây thiệt hại cho hàng triệu con người làm những nghề liên quan đến biển. Chính phủ cộng sản tự tiện đoạt quyền các nạn nhân để đón nhận số tiền ấy và chi dùng, phân phối nó cách tùy tiện. Vô số người dân 4 tỉnh miền Trung phải tha phương cầu thực. Hôm 10-08-2016 có tin: Formosa được Tổng cục Thuế dự kiến miễn thuế và hoàn thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng, khiến dư luận càng thêm công phẫn và các nạn nhân càng thêm ngao ngán.

- Lý do hình sự: Với việc đặt ống xả thải ngầm dưới biển, để xảy ra sự cố mất điện nhiều ngày, đẩy vào đại dương hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khối nước thải sinh hóa, giết chết tôm cá hàng loạt từ tầng mặt xuống đáy sâu, tiêu diệt các rặng san hô 4 tỉnh miền Trung, Formosa quả đã phạm tội ác đối với môi trường. Từ đó nó gây nạn đói, cảnh thất nghiệp, nhiễm độc thức ăn, tổn hại sức khỏe cho dân Việt trong hiện tại lẫn tương lai, thành thử phải bị truy tố. Ðang khi đó, chính phủ không thấy có kế hoạch làm sạch biển cách triệt để và hữu hiệu.

- Lý do quốc phòng: Vì biển đã bị nhiễm độc khiến ngư dân không còn có thể ra khơi đánh cá để ‘trở thành những cột mốc di động bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam’.

ii. Từ những lý do và tình hình nói trên, chúng tôi tuyên bố:

1- Ủng hộ việc các nạn nhân thảm họa môi trường biển đang thu thập hồ sơ, chứng cứ để đưa thủ phạm Formosa và các đồng phạm của nó ra Tòa. Nếu tự cho mình là ‘của dân, do dân, vì dân’, chính phủ phải hoàn toàn hỗ trợ nhân dân trong động thái pháp lý cần thiết và chính đáng này.

2- Hoan nghênh việc các công dân, đặc biệt các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, xuống đường để tố cáo tội ác Formosa, đưa nó ra tòa án để phải đền bù đầy đủ rồi tống xuất nó khỏi Việt Nam. Nếu ý thức ‘tai họa này, tất cả giang sơn phải gánh chịu’, đồng bào Việt Nam hãy hiệp thông bằng tham gia biểu tình liên tục và đông đảo khắp cả nước, để chúng ta có môi trường sạch sẽ, xã hội sạch sẽ, đạo đức sạch sẽ và chính trị sạch sẽ!

III./ NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO SỰ CHĂM SÓC THIÊN NHIÊN 2016.

1./ Sứ điệp ‘Chúng ta hãy dùng lòng thương xót đối với căn nhà chung của chúng ta’.

Nhân ‘Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên’, cử hành hôm 01.09.2016, bởi các Giáo Hội Kitô, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sứ điệp này và Sứ điệp đã được Ðức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, và Ðức cha Brian Farrell, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các Kitô hữu, giới thiệu với giới báo chí sáng hôm đó tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Ðức Thánh Cha viết : « Trái đất tiếp tục bị hâm nóng hơn, một phần vì hoạt động của con người: năm 2015 là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và có lẽ năm 2016 này sẽ còn nóng hơn nữa. Tình trạng này tạo nên hạn hán, lụt lội, hỏa hoạn và những biến cố khí hậu cùng cực ngày càng trầm trọng hơn. Những thay đổi này cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng cao độ khiến cho nhiều người buộc lòng phải tản cư. Những người nghèo trên thế giới là những người ít có trách nhiệm nhất trong việc thay đổi khí hậu, nhưng họ lại là những người dễ bị tổn thương nhất và đang phải chịu những hậu quả của những thay đổi này ». Người xác quyết : « Những tội chống lại môi trường là một tội ác chống lại chính chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa ».

Trước tình trạng đó, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy hãy xét mình, ý thức tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa, để ăn năn hối cải và xưng thú tội với Chúa Cha giàu lòng xót thương, đồng thời quyết tâm thay đổi cuộc sống. Ngưởi viết : « Điều này phải được diễn tả qua những thái độ và lối cư xử cụ thể tôn trọng thiên nhiên, ví dụ sử dụng plastic và giấy một cách khôn ngoan thận trọng, không phung phí nước, lương thực và năng lượng điện, phân loại các loại rác, đối xử với các sinh vật với lòng chăm sóc, dùng các phương tiện chuyên chở công cộng, đi chung xe với nhiều người, v.v. (LS 211).

Chúng ta đừng nghĩ rằng những cố gắng đó quá bé nhỏ không thể cải tiến thế giới. Những hành động ấy tạo nên giữa lòng trái đất này một điều tốt đẹp có khuynh hướng lan rộng, nhiều khi một cách vô hình (LS 212) và khích lệ một lối sống có tính chất ngôn sứ và chiêm niệm, có khả năng mang lại vui mừng sâu xa và không bị ám ảnh vì sự tiêu thụ (LS 222) ».

Sau cùng, Ðức Thánh Cha khích lệ các tín hữu thực hiện một công việc mới mẻ về lòng thương xót. Thường khi nói về những công việc từ bi thương xót chúng ta thường nghĩ đến những việc bác ái về vật chất cũng như tinh thần. ‘Nhưng nếu chúng ta nhìn chúng chung với nhau, thì sứ điệp là điều này: đối tượng của lòng từ bi thương xót chính là sự sống con người trong toàn thể. Và hiển nhiên, chính sự sống này bao gồm cả việc chăm sóc căn nhà chung. Vì thế tôi xin phép đề nghị một bổ túc cho danh sách truyền thống 7 công việc từ bi thương xót bằng công việc ‘chăm sóc căn nhà chung’. Việc làm này thuộc về những công việc từ bi thương xót về mặt tinh thần cũng như về mặt vật chất’. Sứ điệp được kết thúc với lời nguyện ‘xin Chúa giúp chúng ta tiếp cứu những người bị bỏ rơi và quyên lãng trên trái đất này, những người rất có giá trị trước mặt Chúa; xin Chúa ban cho chúng con ơn tha thứ và thông truyền lòng thương xót Chúa trong toàn thể căn nhà chung của chúng con’.

2./ Ngày 01.09.2016 tại Giáo phận Vinh (Việt Nam).

A. Trước ngày 30.06.2016

Chủ đề ‘Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên’ năm 2016 là NƯỚC, nhưng như chúng ta vừa đọc qua Sứ điệp, Ðức Thánh Cha chỉ viết về ‘trái đất tiếp tục bị hâm nóng’. Từ ngày 06.04.2016, không chỉ người dân Việt ở 4 tỉnh Miền Trung, mà đồng bào khắp nước và hải ngoại đều lo lắng cho tiền đồ Dân tộc. Trong những ngày kế tiếp, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà tĩnh), rồi lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông (Quảng bình) và tới vùng biển Quảng trị và vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số. Những lưới do công an thả xuống biển khi kéo lên thì trắng tinh như được rửa sạch bằng thuốc tẩy cực mạnh, đến nổi không còn cả rong rêu bám vào lưới. Một vùng biển rộng lớn tanh hôi nồng nặc mùi cá chết. Dưới đáy biển, các loài sinh vật nhuyễn thể, giáp xác, san hô, rong rêu thối rữa. Cá dưới biển, chim trên trời, các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn liên quan đều chết. Các vụ ngộ độc khi người dân ăn thuỷ hải sản trong vùng. Người dân lo lắng khi nồi cơm bao nhiêu đời có nguy cơ không còn nữa, cái đói nghèo kéo đến ngưỡng cửa rất nhanh.

Ngay lúc đầu, đồng bào đã nghi ngờ thủ phạm là Formosa, nhất là từ khi thợ lặn Lê Văn Ngày (44 tuổi), làm việc trong khu công nghiệp, bị triệu chứng tức ngực, khó thở, sức khoẻ suy sụp rất nhanh khi lặn ở vùng biển gần ống xả thải và đã tử vong do nhiễm độc vào ngày 25.04.2016. Ngày 25.04.2016, ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty Formosa nói với phóng viên Lan Anh ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu quả, ông đã bị sa thải và các lãnh đạo Formosa xin lỗi người Việt. Sau đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ ‘lý do cá chết hàng loạt’.

Trước sự thật mà người dân khắp nước đều biết, nhưng nhà nước, vì tham nhủng, nhận hối lộ của Formosa, nên đã đàn áp tàn bạo những đồng bào máu me đầm đề… Thế giới đang bị nạn khủng bố khắp nơi, mỗi lần như thế, Ðức Thánh Cha lên tiếng chia buồn và an ủi. Trong khi, tại Việt Nam, cộng sản khủng bố người yêu nước từ ‘cướp nhà, việc làm… đến đánh đập, tiếp tay đầu độc đồng bào’. Rất tiếc, những người ‘phò cộng sản’ vô cảm với đồng bào nạn. Ðể khi đến mình trở thành nạn nhân, mình kêu sự giúp đở từ tha nhân, có thể, tới phiên mình, cũng gặp sự vô cảm.

Chiều 30.06.2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng đã họp báo về nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016. Dù từ ngày 02.06.2016, ông này cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi gần một tháng sau mới công bố? Ðành rằng, đảng và nhà nước với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thướng. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam.

B. Ngày 01.09.2016 tại hai Giáo xứ Quý Hòa và và Phú Yên.

Ðáp lời mời của Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ngày 26.08.2016 hiệp thông cầu nguyện với Ðức Thánh Cha Phanxicô trong ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên’ cử hành ngày 01.09.2016. Nhân dịp này, hai Giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên, Giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa. Giáo dân Giáo xứ Quý Hòa, lối 2.800 người, đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh. Khi đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu. Chừng 200 công an xã và thị xã đã được điều động đến và dựng rất nhiều hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A. Lý do cuộc biểu tình ngày hôm nay tập trung tại nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường : ‘đời sống khổ sở quá, Formosa 4-5 tháng trời đã làm ô nhiểm môi trường, dân không có việc làm, con em không được đến trường… Dân đi đòi hỏi quyền lợi, sự trong sạch của biển và cho con em vào trường’.

Ðồng thời, khoảng 1.000 giáo dân Phú Yên cũng tuần hành biểu tình đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách đó 4 cây số, với rất nhiều biểu ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa. Công an, thường phục và sắc phục, đứng đông nhưng không có xô xát. Linh mục Đặng Hữu Nam, Cha sở Phú Yên nói: « Trên đường đi biểu tình, chúng tôi cầm rất nhiều biểu ngữ như ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’, đất nước Việt Nam này không có chỗ cho Formosa, yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, yêu cầu Formosa phải cải tạo biển và trả lại biển sạch cho người dân, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa đáng nạn nhân của thảm họa... trên con đường đi quanh một vòng địa bàn của giáo xứ có rất nhiều công an chìm hiện diện. Người ta quay phim chụp hình rất nhiều nhưng chúng tôi đi rất trật tự kể cả vấn đề giữ luật lệ giao thông và tuần hành rất ôn hòa cho nên không có chuyện đụng độ nào xảy ra. »

IV./ NGUYÊN TẮC LIÊN ÐỚI.

1./ Chúa Giêsu chọn các Tông đồ, hình ảnh Giám mục Rôma và các Giám mục khác.

Trong Thánh Lễ hôm nay, ngày 06.09.2016, thứ ba sau Chúa Nhật 23

Thường niên, chúng ta nghe đọc Phúc âm (Luc 6, 12-16) : « Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội. »

Vì ‘… Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền…’, nên các Thánh Tông đồ được tiếp nối nhiệm vụ ngày nay bởi Ðức Thánh Cha (nối ngôi Thánh Phêrô) và các các Tông đồ khác được tiếp tục bởi các Ðức (Tổng hay) Giám mục Giáo phận, đã hiện hữu từ gần 2.000 năm qua.

2./ Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Tại mỗi quốc gia, các Ðức Giám mục họp thành Hội đồng Giám mục. Hội đồng Giám mục Việt Nam đang được điều hành bởi Ban Thường vụ và 17 Ủy ban.

Ðể tổ chức Công nghị Giáo phận Sài Gòn vào các ngày 21-25.11.2011, Ðức Hồng Y Gioan Baotaxita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn đề nghị Ban tổ chức Công nghị này dựa trên Thư Chung 2011 (Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010), biên soạn những câu hỏi để mọi người trao đổi và đưa ra những đề nghị cụ thể cho Công nghị. Do đó, WGPSG đã có phỏng vấn Ðức Hồng Y mà chúng tôi xin trích những câu thích hợp với bài này :

1. (2). Hỏi (H). Mục đích của thư chung 2011 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) là gì?

Ðáp (Ð). Là ‘định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội (GH) tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay’ (s. 2).

2. (3). H. Ðể định hướng cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội Việt Nam (GHVN) trong hoàn cảnh hiện nay, HĐGMVN đã làm những gì?

Ð. HĐGMVN đã làm các việc sau: một là lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng; hai là khám phá lại căn tính của mình như là công trình tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi; ba là tìm cách thể hiện căn tính của mình bằng cách củng cố sự hiệp thông và phát huy nhiệt tình truyền giáo hay tham gia xây dựng ngôi nhà GH và hòa nhập vào đời sống xã hội để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.

3. (4). H. HĐGMVN đã nhận diện và phân định thế nào về những tác động tiêu cực trên đời sống người Việt nói chung và tín hữu Công Giáo nói riêng?

Ð. Ðó là xu hướng toàn cầu hóa, chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ, chủ nghĩa duy vật và vô thần, chủ nghĩa tục hóa, óc cục bộ và vô tín, não trạng và lối sống thực dụng.

4. (5). H. HĐGMVN đã nhận diện và phân định những tác hại của chúng như thế nào?

Ð. HĐGMVN nhận thấy có những dấu hiệu của ‘văn minh sự chết’: sự sống bị hủy hoại, lương tâm bị phá sản và tình thương bị lạm dụng.

5. (6). H. HĐGMVN đã nhận diện những thách đố nào?

Ð. HĐGMVN nhận ra nhu cầu bồi đắp văn minh tình thương và sự sống.

6. (7). H. HĐGMVN có thái độ nào trước những thách đố hiện nay?

Ð. HĐGMVN xác tín rằng ‘sự thăng tiến con người toàn diện và sự phát triển bền vững của xã hội phải được đặt nền trên những giá trị đạo đức và tôn giáo’. Ðây là cơ hội thúc đẩy GH canh tân, ‘tự vấn lương tâm trong tư cách cộng đồng cũng như trong tư cách cá nhân, xem chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và thi hành hiệu quả hơn sứ mệnh chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu’ (s. 9).

7. (14). H. Mối tương quan giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân được đặt trên nền tảng nào?

Ð. Mối tương quan này được đặt nền trên phẩm giá bình đẳng của mọi tín hữu, cũng như trên tinh thần đồng trách nhiệm của từng tín hữu nơi Thân Mình Đức Kitô.

8. (15). H. Mối quan tâm mục vụ hàng đầu của GHVN trong những năm sắp tới là gì?

Ð. Là ‘xây dựng một GH hiệp thông và tham gia’ (s.23).

9. (16). H. Các linh mục cần phải làm gì để xây dựng hiệp thông trong GH?

Ð. Bằng hai cách: một là chia sẻ trách nhiệm với giám mục của mình như chu toàn các phần vụ được trao cũng như hòa nhập vào đường hướng mục vụ chung của giáo phận; hai là đồng hành, lắng nghe, khích lệ và tạo điều kiện để giáo dân tích cực tham gia vào đời sống và sứ vụ của GH.

10. (25). H. Vì sao sứ vụ loan báo Tin Mừng có tính duy nhất và toàn diện?

Ð. Vì tất cả đều khởi đi và quy hướng về Đức Giêsu Nadarét và mầu nhiệm của Người, toàn diện vì bao gồm toàn bộ hoạt động của GH: từ việc loan báo Tin Mừng đầu tiên, giáo dục đức tin, đến việc đem Tin Mừng thấm nhập mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa.

11. (26). H. Vì sao việc loan báo Tin Mừng liên kết mật thiết với việc phục vụ sự sống cũng như phát triển con người toàn diện?

Ð. Vì không thể tách rời đức tin khỏi cuộc sống.

12. (27). H. Theo HĐGMVN, đâu là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện trên quê hương hiện nay?

Ð. Là tích cực cộng tác với mọi người thiện chí để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống (s.32).

13. (28). H. Ðức Thánh Cha Bênêđictô nhắn nhủ các tín hữu VN những gì trong hoàn cảnh hiện nay?

Ð. ‘Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’ (s.33).

14. (29.) H. Theo HĐGMVN, các tín hữu cần làm gì để thực hiện lời nhắn nhủ của ĐTC?

Ð. Các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của GH về xã hội.

15. (30). H. Tại sao các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của GH về xã hội?

Ð. Vì giáo huấn này ‘soi sáng cho các tín hữu biết cách yêu mến quê hương, yêu thương mọi người không trừ ai, quan tâm phát triển nhân bản và văn hóa, xây dựng công bằng, tình liên đới, sự bình đẳng và tự do tôn giáo, qua nẻo đường hiền lành và khiêm nhường, bao dung và tha thứ’ (s.33).

16. (31). H. Các tín hữu chu toàn sứ vụ duy nhất và toàn diện của GH bằng cách nào?

Ð. Với sự can đảm và kiên trì loan báo chân lý Tin Mừng, khiêm tốn phục vụ, chân thành chia sẻ mọi nỗi niềm của con người, nhất là những người nghèo khổ.

17. (37). H. GHVN cần đối thoại với những ai và đối thoại nhằm mục đích gì?

Ð. Cần đối thoại với các tôn giáo, với người nghèo, và với những anh chị em không tôn giáo, nhằm xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và phục vụ hạnh phúc đích thực của con người’ (s.39).

18. (47). H. Các tín hữu cần ý thức thế nào về việc bảo vệ môi sinh?

Ð. ‘Bảo vệ môi sinh là một bổn phận luân lý vì liên hệ đến sự sống và phẩm giá của hằng triệu người, trong hiện tại cũng như tương lai (s.46).

19. (48). H. Các mục tử nên làm gì để giúp các tín hữu bảo vệ môi sinh?

Ð. Các mục tử nên tổ chức những kháo học về môi sinh cùng với những hướng dẫn cụ thể trong việc gìn giữa và bảo vệ môi trường sống của người dân địa phương (s.46).

20. (49). H. GHVN ý thức thế nào về vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông?

Ð. GHVN ý thức rằng phương tiện truyền thông là tặng phẩm Chúa ban cho GH để loan báo tin Mừng cách rộng rãi và nhanh chóng, nhưng chúng có thể bị lạm dụng, tạo ra chia rẽ, hận thù và phóng túng, gieo rắc lối sống nghịch lại nền văn minh tình thương và sự sống (s.47).

21. (51). H. HĐGMVN kết thúc thư chung với những tâm tình và ước vọng nào?

Ð. HĐGMVN kết thúc thư chung với tâm tình biết ơn về sự cộng tác nhiệt thành cũng như góp ý chân thành của mọi thành phần trong Dân Chúa, cùng với ước vọng thư chung sẽ được triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin, để GH có thể thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả.

[Lưu ý : những số thứ nhất là những số thứ tự bài này và những số thứ hai là những số thứ tự bài phỏng vấn của WGPSG với Đức Hồng Y]

3./ Nguyên tắc Liên đới, đề nghị bởi Tóm lược Học thuyết xã hội của Công Giáo.

Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn (số 192). Đây là một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý (số 193). Sự liên đới cĩ những mối tương quan mật thiết với cơng ích, với mục tiêu phổ quát của của cải, với bình đẳng giữa con người và với hồ bình (số 194).

Trích ‘Bản tin Radio Vatican ngày 06.09.2016’ : « Tình liên đới vượt thắng mọi khủng hoảng. Đây là nội dung ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 9. Người mời gọi các tín hữu toàn cầu cầu nguyện cho ‘tình liên đới giữa người với người’. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng thuộc mọi lãnh vực khác nhau. Khủng hoảng có thể tạo ra những nguy hiểm nhưng đồng thời cũng kiến tạo những cơ hội để con người có thể xích lại gần nhau, cùng nhau chung tay đắp xây tình người.

Đức Thánh Cha nói: « Nhân loại đang trải qua một cuộc khủng hoảng không chỉ về kinh tế và tài chính nhưng còn về sinh thái, giáo dục, đạo đức và nhân bản. Khi nói về khủng hoảng là chúng ta đang nói đến những nguy hiểm nhưng cũng là những cơ hội. Cơ hội ấy là gì? Đó là tình đoàn kết. Xin hãy đến, hãy giúp tôi. Để mọi người có thể đóng góp cho thiện ích chung và cho việc xây dựng một xã hội biết lấy bản vị con người làm trung tâm ».

Ước mong của chúng tôi khi viết bài này là hy vọng, trước sự thỏa thuận tàn bạo giữa đảng cộng sản và tài phiệt Formosa, mà Ðức Kitô Thứ Hai, Chủ Chăn Giáo phận Vinh và các Chủ Chăn những Giáo xứ Giáo phận này, trước sự sống còn của đồng bào và sự giáo dục của giới trẻ trong bốn tỉnh Miền Trung. Sau cùng và trên hết, không ai trong chúng ta muốn trường hợp Ðức cha đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt lại tái diễn. Xin thứ lỗi, nếu quý vị không vừa lòng.

Hà Minh Thảo
 
2-9-1945, ngày Việt Minh cướp Chính Quyền?
Bảo Giang
20:59 07/09/2016
2-9-1945, ngày Việt Minh cướp Chính Quyền?

Việt Minh lập hội tiêu Công Lý,

Cộng sản kết bè diệt Tự Do.

Tại sao người Việt Nam lại gọi ngày 2-9-1945 là ngày Việt Minh cướp chính quyền của Việt Nam mà không coi đó là ngày quốc khánh?

Câu trả lời xem ra khá đơn giản. Một năm có 365 ngày, ngoại trừ những ngày được coi là linh thiêng đầu năm mới ra, theo nguyên tắc, mọi ngày đều giống nhau. Mọi ngày đều tốt lành để cho con người đuợc chung hưởng, sinh sống và thăng hóa. Tuy nhiên, khi có những biến cố, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của nhân sinh trong ngày nào đó, người ta thường đặt cho nó một cái tên để lưu ký và nhắc nhở những người có liên quan cùng nhau chia sẽ niềm vui hay cái nỗi bất hạnh đã xảy ra trong ngày đặc biệt này.

Thí dụ như: Ngày Chúa Giáng Sinh, Ngày Phật Đản, ngày Lễ Tạ Ơn. Ngày sụp đổ bức tường Bá Linh v.v…là những ngày vui mừng đáng cho mọi người ghi nhớ. Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 20 lại có đến 4 ngày được lưu ký trong mốc của lịch sử. Những ngày này có Ý nghĩa, tầm mức ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân khác nhau. Có ngày đáng vui mừng có ngày gây ra tủi nhục và bất hạnh cho cả dân tộc. Tuy thế, ba trong số đó được gọi là ngày “ quốc khánh” ( dù chỉ là ở Nam hay Bắc). Liệu có đúng hay không? Những ngày đó là:

1. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký Đạo Dụ “ Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập”, tuyên bố hủy hòa ước Patenôtre ký với Pháp vào năm 1884, củng như xóa bõ các hiệp ước chịu nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, đồng thời khôi phục nền Độc Lập của đất nươc, và thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lại thành một quốc gia với một chính phủ.

2. Ngày 2/9/1945, ngày Việt Minh dưới sự bảo trợ của Tàu cộng đã cưóp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Việt Nam do thủ tướngTrần trọng Kim lãnh đạo. Ngày này được gọi là ngày quốc khánh của Việt cộng

3. Ngày 26-10-1956, Ngày Tổng Thống Ngô đình Diệm công bố thành lập nền Cộng Hòa theo thể chế Tự Do Dân Chủ thay thế cho nền quân chủ chuyên chế tại Việt Nam. Đây là ngày Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.

4. Ngày 1-11-1963, ngày một nhóm tướng phản loạn đã dùng binh lực của Việt Nam làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền và giết vị Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của Việt Nam. Cũng được gọi là ngày Quốc Khánh.

5. Ngày 30-4.1975. Ngày Việt cộng nhuộm đỏ Việt Nam!

I. Ngày 11-3-1945

Khi xét về quan điểm lịch sử chính dòng, vị thế của người công bố thì ngày 11 /3/1945 có lẽ đáng được trân trọng là ngày Quóc Khánh của Việt Nam hơn cả. Lý do. người công bố là vua Bảo Đại, người lãnh đạo đương nhiệm thuộc chính dòng tộc mà cha ông của ông đã phải ký nhận chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp cách dây gần một trăm năm. Nay về danh nghĩa, chính người nối dòng của trìều đại này đang ở trên cùng một cương vị ra Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập, hủy bỏ các văn kiện nhận bảo hộ. Khôi phục, thống nhất ba miền Bắc Trung Nam thì phải kể là một văn bản có gía trị thi hành. Tuy nhiên, cái vị thế ấy là không đủ. Chính sự vô năng lực của người ký Đạo Dụ đã làm cho bản văn chỉ có ý nghĩa trên giấy mà thiếu hẳn phần thi hành. Ấy là chưa kể đến việc, chính bản thân Bảo Đại đã đầu hàng kẻ cưóp chính quyền của Việt Nam sau đó mấy tháng mà không có lấy một lời phản kháng nào. Từ đó, ngày 11/3/ 1945 bị rơi vào quên lãng, chẳng có mấy người biết đến.

II. Ngày 26-10-1956.

Ngày này theo tôi, rất đáng trân trọng và xứng đáng được coi là ngày Quốc Khánh của Viêt Nam. Được coi trọng là ngày Quốc Khánh theo cả hai nghĩa. Ngày vui mừng, ngày đổi mới của đất nước, vì từ đây đất nước theo thề chế Cộng Hòa, loại trừ vình viễn thể chế quân chủ ra khỏi đất nước. Về sinh hoạt từ đây đất nước sẽ bước vào cuộc sinh hoạt trong Dân Chủ và Tự Do. Không còn cảnh con vua thì lại làm vua để trị vì đất nước dù vô cùng ngu muội, bệnh hoạn.

Về đối ngoại thì sau ngày này, lá cờ của thực dân Pháp đã bị kéo xuống khỏi cây cột cờ trên phủ toàn quyền và thay vào đó là Quốc Kỳ của tổ Quốc Việt Nam. Đây là biểu hiệu chấm dứt hoàn toàn sự lệ thuộc vào chủ nghĩa bảo hộ của ngoại bang. Đây là một việc làm đầy ý nghĩa và chính danh mà Bảo Đại sau biết bao nhiêu năm cố gắng, hoặc gỉả, cả chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim, hơn bốn tháng cầm quyền từ sau ngày vua Bảo Đại tuyên bố Độc Lập cho tổ quốc, nhưng không thể hạ nổi lá cớ này xuống khòi cái cột cờ ngạo nghễ kia. Nhưng chỉ một ngày sau khi công bố thành lập nền Cộng Hòa cho Việt Nam, TT Ngô dình Diệm và nội các của ông đã hoàn thành nhiệm vụ giải thể chế độ bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.

Về mặt nhân dân và đời sống. Ai muốn nói gỉ thì nói. Ai muốn lên án vị lãnh đạo của thời gian này là Tổng Thống Ngô đình Diệm thì cứ việc lên án. Nhưng có một điều không ai có thể chối cãi, kể cả chính những kẻ lên án ông, chỉ trích ông, phê bính ông, cũng như tập đoàn CS đang tìm cách phá hoại nền Cộng Hòa do ông vun trồng, đều phải công nhận những điểm son trong thời đệ nhất cộng hòa, và xác định là không có bất kỳ một người Việt Nam nào, kể cả lãnh đạo CS tại miền bắc đạt được thành tích vì dân vì nước như ông.

Thứ nhất, ông là một vị Tổng Thống mẫu mực, đạo hạnh và liêm chính và sống vì dân vì nước. Rồi, dưới thời của ông người dân được hưởng một cuộc sống thái hòa an lạc, những phường trộm cưóp đầu đưòng xó núi ( VC) thì lo trốn chui trốn nhủi trong hang chờ chết. Kế đến, về phương diện ngoại giao, ông là một người duy nhất đã làm cho tổ quốc Việt Nam bừng sáng trên trường quốc tế, làm cho các lân bang và đồng minh kính nể, ngưỡng mộ. Bởi vì ông là một vị lãnh đạo duy nhất ở Đông nam Á, chỉ sau mấy năm lãnh đạo đất nước, đã đến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của TT Eisenhower.

Ông đã đưọc chính vị anh hùng giải phóng Âu Châu là Tổng thống đương nhiệm ra tận chân máy bay để đón tiếp. Sau đó cả hai cùng ngồi chung trong một chiếc xe mui trần chạy dọc theo những đại lộ chính để về dinh Quốc Khách hội họp, nghỉ ngơi và đến đọc diễn văn tại Quốc Hội lưỡng viện Hoa kỳ. Chính trong bài diễn văn ngắn gọn này, một lần nữa ông đã chứng tỏ cái bản lãnh ý thức Độc Lập của Dân tộc Việt Nam ra trước cường quốc của thế giói khi công bố: :” Chúng tôi khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền trường tồn, quyền phát triển tự do, trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của con người trong đời sống” Ngô đình Diệm .

Ai đó đừng “ chạm giây” cho rằng, tại vì Mỹ là đồng minh là bảo hộ cho miền nam nên mới đón tiếp ông Diệm như thế, chứ hay ho gì? Nếu ai dại dột nghĩ như thế thì hãy nhìn lại thân phận Hồ chí Minh xem sao? Y sang Trung quốc mười lần thì lén lút đi bộ, lên xe lửa đến tám lần. Hỏi xem có lần nào lãnh đạo Nga, Trung cộng ra đến tận sân bay đón Y chăng? Xem thế, phận nô lệ không thể đem so với tình bằng hữu!

III. Ngày 1-11-1963 thì thế nào?

Thật là chẳng may cho người Việt Nam ở mền nam khi nhóm tướng lãnh phản loạn, nay thì đã đưọc công khai hóa là nhận tiền của Mỹ để giết hại vị Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của miền nam trong cuộc đảo chánh. Sau đó, lại còn tròng vào cổ người miền nam cái ngày phản loạn ấy là ngày Quốc Khánh! Sát nhân lại có thể sính với anh hùng ư? Thật chả còn ra một một cái thể thống và ý nghĩa gì. Ngày của những kẻ phản bội dân tộc lại được nhóm phản loạn này khoác cho một cái áo choàng là ngày mừng cho cả nưóc! Nhìn lại, đây chính là ngày khởi đầu cho cuộc bi thảm ở miền nam . Rồi bi thảm này được kết thúc bằng một tai họa đem đến bất hạnh lớn cho cả dân tộc từ sau ngày 30-4-1975. Nó lẽ ra không bao giờ nên nhắc đến nữa.

IV. Ngày 2-9-1945 ra sao, có là ngày quốc khánh?

Có lẽ không chỉ riêng tôi, gia đình tôi, bạn bè thân hữu của tôi, nhưng là tuyệt đại đa số lên đến trên 90% người dân Việt Nam, nếu được hỏi ý kiến thì tất cả sẽ trả lời một cách dứt khoát là: Không. Không bao giờ nó xứng với cái danh vị ấy. Trái lại, nó rất xứng hợp với cái tên gọi là ngày Việt Minh cướp chính quyền. Lúc trước nó đơn giản được hiểu là ngày Hồ chí Minh dùng bạo lực như bọn trộm cướp, để cướp chính quyền từ tay của một chính phủ hợp pháp của một nước đã thu hồi Độc Lập. Ngày nay, khi lý lịch cá nhân là người Tầu của Hồ chí Minh từng bước thành sáng tỏ, nó còn mang thêm một cái nghĩa đau đớn khác nữa là, Hồ Quang và tập đoàn cộng sản theo Tàu đã cướp chính quyền của Việt Nam, đẩy Việt Nam vào vòng nô lệ bành trướng phương bắc. Nếu đúng như thế thì không còn gì bất hạnh hơn. Sự việc này đã diễn tiến như sau:

1. Những sự kiện trước ngày cướp chính quyền 2-9-1945.

- Ngày 3-2-1930, một nhóm gồm 7, 8 người đã tập họp lại với nhau và thành lập đảng cộng sản Đông Dương tại Hồng Kông, dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế, trực tiếp là Nga và Tàu lãnh đạo, trách nhiệm.

- Một trong 8 người này vào năm 1938, xuất hiện trong vai thiếu tá tình báo, phụ trách ngành điện báo thuộc Bát Lộ Quân trong quân đội nhân dân giải phóng Trung cộng với lý lịch như sau: “ Sơ yếu lý lịch của Huguang ( tức c/t Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁—-广东—-少校 —-毕业于岭南大学——中学教师。会外语和国语 .

- Thiếu tá Huguang vào địa giới Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 01năm 1941. Đến tháng 8-1942 ông ta trở lại Trung quốc, bị bắt vì giấy tờ đã hết hạn. Khi bị bắt Y khai tên là Hồ chí Minh. Đến tháng 9-1944 HCM trở lại Việt Nam và cuối năm 1944 trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945 quay lại VN (Wikipedia).

- Nhân cuộc tổng đình công tại Hà Nội đưa đến việc sụp đổ chính quyền của Việt Nam lúc bấy giờ, Việt Minh đã cướp lấy chính quyền vào ngày 2-9-1945. Chính ngày 2-9-1945, ngày này đã đóng một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử Việt Nam. Nó đã làm thay đổi, đảo lộn dòng văn hóa nhân bản và đạo đức của xã hội Việt Nam. Nó đã đưa dân tộc Việt Nam vừa thoát ách thực dân và phong kiến lại vội vàng chìm vào ách nô lệ và thống trị toàn trị của cộng sản theo chân Tàu cộng. Nó chính là ngày Việt Minh đã cướp đoạt toàn bộ di sản nhân quyền và nhân bản của dân tộc Việt Nam.

2. Những thành tích sau ngày Hồ chí Minh cướp được chính quyền của Việt Nam ở miền bắc vào 2-9-1945 và sau 30-4-1975 ở miền nam..

Trước hết là cuộc thảm sát đồng bào Việt Nam trong mùa đấu tố với hơn 170 ngàn người bị chặt đầu, bị chôn sống, và bị sử từ và toàn bộ tài sản của họ bị cưỡng đoạt. Vào những ngày gần đây, người ngưòi kinh hoàng, rợn tóc gáy khi nhìn thấy những hình ảnh của chiến tranh và của khủng bố được lưu truyền trên mạng. Từ đó đã khơi nguôn cho việc người người lên án những hành vi gây tội ác man rợ này. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, những hình ảnh ấy thấm vào đâu, chẳng đáng là gì nếu đem so sánh nó với những cảnh Hồ chí Minh chặt đầu, chôn sống, sử tử hơn 170 ngàn đồng bào vô tội Việt Nam trong khoảng 1953-56. Ấy là chưa kể đến những cuộc chém lén trước đó và trong chiến tranh.

Nó không thể so sánh vì tội ác có tính man rợ phạm đến con người bằng cách này hay cách khác thì đều không được tha thứ. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, tội ác của khủng bố còn có chỗ để bào chữa là vì trong hoàn cảnh chiến tranh, hai bên đang tranh dành chiến thắng nên không từ bỏ bất cứ những hành vi man rợ nào có thể trấn áp đối phương. Nhưng trường hợp của Hồ chí Minh thì tuyệt đối không có bất cứ một khe hở nào, dủ nhỏ, để bào chữa cho cái hành vi man rợ, không nhân tính của Y. Bởi vì, những người bị giết chết kia chỉ là dân thường, áo vải, không phải là những người đối đầu với Y. Họ không hề tham gia bất cứ một công tác nào chống lại Y. Hơn thế; còn có rất nhiều ngươi đã đích thân, hay cho con cái theo Việt Minh, theo kháng chiến từ buổi đầu và HCM đang là ngươi lãnh đạo của họ. Có thể nói, họ có nhiều công lao với đất nước. Họ không phạm bất cứ một lỗi nào để phải bị chặt đầu, bị chôn sống bị sử tử, treo ngược. Họ bị giết chỉ vì cái lòng man rợ và độc ác của HCM hơn là bất cứ một lý do nào khác. Bởi chính Hồ chí Minh, sau vụ giết người này đã khoa tay múa chân, tự mãn tuyên bố “Đây là một chiến thắng long trời lở đất”.

Hỡi ơi! Giết dân, cướp của một cách man rợ, độc ác như thế mà có thể bảo là một chiến thắng long trời lở đất được ư? Đây là tiếng người hay tiếng ma? Có phải vì Y không có trong người dòng máu Việt Nam, nên y không thể thương tiếc người Việt Nam? Có phải vì Y mang trong người dòng máu của Hán, Tống, Nguyên… nên Y đã lợi dụng thời cuộc gọi là cải cách này để trả hận cho những Gò Đống Đa hay Chi Lăng xưa? Chưa ai có câu trả lời khẳng đinh. Tuy nhiên, không thể tìm ra một lời tuyên bố nào bạc ác, bất nhân như thế nữa. Ấy là chưa kể đến chuyện HCM còn là kẻ thâm độc ngoài sức tưởng tưọng của con người khi y bắt chính thân nhân, kể cả vợ con trong nhà cho đến họ hàng, lối xóm của nạn nhân, phải đứng ra chỉ mặt, kể vu khống cho nạn nhân những cáí tội mà họ chưa bao giờ biết đến! Nghe chưa xong thì nạn nhân đã phải chết và người còn sống thì phải theo gương Y nói dối nhau mà sống!

Rồi ngày nay, cái họa Tàu đã tràn khắp trên giang sơn Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Tại ông Tổng thống Diệm chăng? Hay do từ văn bản của Đặng xuân Khu viết lời kêu gọi Việt Nam xin được làm chư hầu cho Trung Cộng vào năm 1951? Hay từ công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958. Hoặc giả, từ những lời khẵng định của Lê Duẫn công bố ngay khi sang chầu Trung cộng là:” Cuộc chiến đáu này( tại miền nam) là đánh cho Trung Công Liên Sô…” “ Chúng tôi còn kiên cường chiến đấu, là vì phụ thuộc vào Mao chủ tịch!(1969)” Ai hảnh diện, ai tự hào về những hành vi man rợ của Hồ chí Minh, vì những lời tuyên bố của Đồng, Chinh, Duẩn đây? Người Việt Nam ư? Không, không bao giờ! Như thế, tự nó đã trả lời, ngày 2-9-1945 là ngày Hồ chí Minh cướp chính quyền của Việt Nam..

Sang đến chyện bài báo nói về “ những ngày viết tài liệu “ tuyệt đối bí mật” của HCM. Vũ Kỳ, viên thư ký riêng của Y viết: “ Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã được suy gẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà sàn càng yên tịnh…. Chính vào giờ phút dó, bác đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu” Tuyệt đối bí Mật”. Tài liệu tuyệt đối bí mật là tài liệu nào đây? Có lẽ độc gỉa đã nhớ ra rồi. Đó là bài “địa chủ ác ghê” và cái chết của bà Nguyễn thị Năm!.

Xin cám ơn tác giả Vũ Kỳ đã xác minh rõ ràng sự kiện:” Bác Hồ ngồi chăm chú viết, Vấn đề đã được suy gẫm từ lâu…” Thật ra điều ấy thì ai cũng biết. Bởỉ vì không phải trong một ngày, một lúc mà HCM có thể đẻ ra được quá nhiều loại tội ác, đi kèm với các con số khủng để vu khống cho bà Nguyễn thị Năm. Nhưng hẳn nhiên là phải qua qúa trình suy gẫm, tính toán từ cái bụng dạ bất luơng và vô đạo ấy mới có thể đẻ ra được những loại tội này để vu khống cho một người đàn bà đã cưu mang rất nhiều cán bộ cao cấp của Việt Minh cũng như của cộng sản, trong thời kháng chiến.

Hỏi xem, với người hỗ trợ công việc kháng chiến thì bị Hồ đấu tố. Nhưng với quan thày Trung cộng, Hồ chí Minh bái lạy thế nào?

Theo tài liệu, Hồ chí Minh đã nói và được loan truyền rộng rải trong dân chúng về việc Y đã hứa dâng đất của Việt Nam cho Trung cộng một khi được Trung cộng cứu giúp như trường hợp của Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc xưa kia. chính Hồ chí Minh đã khẳng định với Tổng Lý Chu Ân Lai là: "Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một.Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...." Và khởi đầu cho lời hứa này là Hoàng Sa và Trường Sa, dù lúc đó hai quần đảo này còn nằm trong quyền hành chánh của Việt Nam Cộng Hòa. Điều đó cho thấy, Y chỉ vì mộng công danh, đã đi theo bước chân của Lê chiêu Thống và Trần ích Tác. Kẻ bán cước cầu vinh.

V. Ngày 30-4-1975, ngày bi thảm của non sông!

Nay nhân ngày này, nếu đọc, gẫm nhìn lại những trang sử mà dấu mực vẫn chưa khô, nhìn ở dưới bất cứ một góc độ nào, mọi người đều thấy rằng: Ngày 2-9-1945, quả thật là là ngày HCM và tập đoàn Việt Minh đã cướp đoạt lấy chính quyền của Việt Nam. Đó là ngày Việt Minh đã cướp đi nền Độc Lập của đất nước. Cướp đi nhiều mạng sống và cuộc sống tươi đẹp của người dân Việt Nam. Cưóp đi Tự Do, Nhân Quyền của người dân. Chúng đã cướp đi nền Công Lý, Đạo Hạnh của xã hội. Rồi thay vào đó là một xã hội đổ đốn trong nô lệ cho cộng sản Tàu, Nga.

Kế đến, sau cuộc chiến tranh do Nga, Tàu hỗ trợ, ngày 30-4-1975, cộng sản chiếm được miền nam Việt Nam. Từ đây, Tổ Quôc Việt Nam mất Độc Lập, người dân cả hai miền không còn được biết đến Tự Do, Công Lý là gì. Phần bản thân lãnh đạo đảng và nhà nưóc CSVN thì hoàn toàn sống lệ thuộc vào những ân huệ Xin – Cho từ Tàu cộng. Bắt qùy gối bái lạy, phải qùy gối bái lạy. Bảo đứng cúi mình, không dám ngửa mặt lên! Trong nước thì người dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền. Xã hội không còn Công Lý.Nhà tù lớn bé mọc lên như nấm. Với những thành tích vĩ đại như vậy, ngày 2-9-1945 lại trở thành ngày quốc khánh, ngày vui mừng, ngày đổi mới của một dân tộc như Việt Nam hay sao? Có chăng nó là ngày khởi đầu cho một chuyện diễu một thời!

VI. Việt Nam rồi ra sao?

Đến đây, chúng ta, người Việt Nam yêu nước, không muốn mất quê cha đất tổ, có lẽ chỉ còn duy nhất một con đường để đi là: Hãy đứng dậy, nắm lấy tay nhau, đi theo bước chân của tiền nhân ta. Trảm kẻ nội thù diệt xâm lăng. Mở lại một trang sử mới cho đất nước, tạo nên một ngày mới cho Dân Tộc. Ở đó Việt Nam là một Quốc gia trường tồn trong Độc Lập. Ở đó người dân có Tự Do, có sinh hoạt Dân Chủ.

Dân chủ không phải là một hạnh phúc vật chất, nhưng là một phương tiện để đưa đất nước và con người thăng tiến trong những sinh hoạt chính trị, xã hội với mục đích đem lại phúc lợi cho người dân. Ở đó mọi giá trị về đạo đức, luân lý của xã hội, nhân phẩm của con ngưòi và tôn nghiêm linh thánh của Tôn giáo phải được tôn trọng. Quyền bình đẳng của con người, Quyền tư hữu của tư nhân, của tập thể, của tư cách pháp nhân được luật pháp bảo trợ. Ở đó có Công Lý ngự trị. Đó mới thật là một ngày vui mừng, một ngày mới, một ngày Quốc Khánh của Dân Tộc.

Bảo Giang
 
Tại sao Đảng tốt mà dân bỏ đi ?
Phạm Trần
22:43 07/09/2016
TẠI SAO ĐẢNG TỐT MÀ DÂN BỎ ĐI ?

Bấy lâu nay, mỗi lần kỷ niệm cuộc “gọi là” Cách mạng mùa Thu 1945 (19/08/1945), Ban Tuyên giáo đảng lại nhắc nhớ báo đài nhà nước đừng quên mài chữ, uốn lưỡi và tăng giờ lao động để bảo vệ cho bằng được món đặc sản “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.”

Nhưng có ai biết tại sao cho đến bây giờ, sau 70 năm có Chính phủ đầu tiên do đảng kiểm soát (1946) và 86 năm đảng Cộng sản được ông Hồ Chí Minh thành lập (1930) mà các cơ quan tuyên truyền của nhà nước vẫn còn phải bươn chải khổ sở về chuyện tự cho mình chính danh, chính phận này không ?

Thưa “rằng thì là”, vì chuyện lịch sử chọn đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước chỉ là món hàng tự biên và tự diễn của đội ngũ của những cái đầu óc ít bùn nhiều của đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc tranh cãi có thể sẽ kéo dài đến tận chân mây nếu có ai cắc cớ muốn hỏi người Cộng sản : ngày 18 tháng 9 năm 1945 là “ngày cách mạng” hay “ngày cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ?

Làm theo chỉ thị đảng, Dư luận viên Trần Văn Huyên viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 29/08/2016:” Những ngày gần đây, khi cả nước thực hiện các hoạt động kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 thì trên một số mạng xã hội, các phần tử cơ hội về chính trị lại tiếp tục tán phát những bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu chế độ, phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là trở ngại duy nhất cho dân tộc và nền dân chủ chân chính của nhân dân” v.v.. Tóm lại, họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam, nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho một “lực lượng chính trị mới”.

Chắc nhóm “chuyên cãi lấy được” của Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân chỉ còn một con mắt nên không thấy đất nước đang đi về đâu sau 71 năm đảng nắm quyền cai trị độc tôn. Những người “bảo hòang hơn vua” này cũng chưa hiểu được gía trị của dân chủ và tự do đã giúp các nước trong khu vực, kể cả hai nước Lào và Cao Miên từng bị Việt Nam coi thường, đã qua mặt Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là về xây dựng và phát triển.

Về chính trị, Lào giống như Việt Nam, chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Chịu ảnh hưởng tòan diện, nhất là về chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Nhưng Cao Miên có tới 15 đảng chính trị. Hai đảng có thế lực trong chính quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia do Thủ tướng Hun Sen cầm đầu. Đảng này có 46/57 ghế tại Thượng viện và 68/123 ghế tại Hạ viện.

Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia do ông Sam Rainsy lãnh đạo chiếm 11/57 ghế Nghị sỹ và 55/123 ghế trong Hạ nghị viện.

Ông Hun Sen cũng lệ thuộc và chịu ơn Trung Quốc nặng nề nên đã ngả theo Bắc Kinh trong chuyện tranh chấp ở Biển Đông để tránh họa Việt Nam khiến cả khối các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) và Việt Nam nổi điên. Tuy nhiên ông ta đã thức thời khi để cho 12 báo, phần lớn độc lập và tự do, phát triển khác với Việt Nam chỉ có báo đài của nhà nước độc quyền thông tin để kiểm soát dự luận quần chúng.

Vì vậy, người dân chả biết ai mà hỏi hay được phép chất vấn khi thấy Dư luận viên Trần Văn Huyên múa tiếp trên báo báo QĐND rằng:” Trước hết cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là sứ mệnh lịch sử mà dân tộc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động trao cho Đảng.”

Nhưng “lịch sử nào” và “của ai” nếu không phải là thứ đảng nói, đảng nghe và đảng làm để tự vinh danh mình, và tự đeo vòng Nguyệt quế vào cổ cho mình quyền cầm đầu nhân dân mà chả có ai “trao cho Đảng” bầu đảng lên lãnh đạo cả !

Điều rõ ràng nhất là từ xưa cho đến bây giờ, nhân dân chưa bao giờ trao quyền lãnh đạo đất nước cho đảng, nói chi đến chuyện tổ chức bầu cử cấp nhà nước.

Các cuộc gọi là bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ mấy chục năm nay đều do đảng chọn người của đảng hay tổ chức do đảng lập ra cho dân bỏ phiếu chứ có tổ chức nhân dân nào, ngòai những người của đảng, được phép ra tranh cử đâu.

Bằng chứng như trong cuộc bầu cừ Quốc hội khoá XIV ngày 22/5/2016, đảng đã loại bỏ tất cả các ứng cử viên độc lập có máu mặt, điển hình như Tiến sỹ Nguyễn Quang A,Tiến sỹ Lê Văn Diện và nhiều Nghệ sỹ nổi tiếng khác như Ca sỹ Mai Khôi và Danh hài Vượng Râu.

Vì vậy, sự mạo nhận “đại diện cho dân” của 494 Đại biều Quốc hội, thay vì 500 như dự kiến của đảng, chỉ là những “cán bộ lập pháp” của đảng mà thôi.

Do đó tư cách chính danh gọi là lãnh đạo cuộc “cách mạng” 19/8/1945 của đảng CSVN và của ông Hồ Chí Minh chẳng qua cũng chỉ mạo nhận trên danh nghĩa.

Hãy nghe Giáo sư Tiến sỹ ngành Xây dựng Nguyễn Đình Cống, một nhân sỹ nổi tiếng trong nưốc viết về ngày gọi là “cách mạng 19/08/1045.

Ông kể:”Đêm 9 tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn một người Pháp cai trị. Ngày 11 -3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4- 1945 giải tán Triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15 – 8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17 – 8 Chính quyền Hà nội tổ chức Mit tinh, treo Cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM cướp đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương Cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM.”

Chuyện này, các nhà khoa học và lịch sử đã tốn nhiều giấy mực và sức khỏe tranh biện mà vẫn chưa xong. Hãy nghe tiếp những lời đanh thép của Giáo sư Nguyễn Đình Cống:”Một số người lập luận rằng nếu không có đảng CS lãnh đạo làm CM tháng 8 thì đất nước VN không có được như ngày nay. Đó là một kiểu ngụy biện. Và ngày nay của VN như thế nào, có đáng mơ ước và tự hào không. Nếu năm 1945 những người theo Đảng làm CM tháng 8 biết được tương lai của VN sau 70 năm sẽ như bây giờ, rất nhiều giá trị bị đảo ngược, nếu họ biết Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh nói : “ Biết đi với Trung quốc thì mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng” thì liệu có bao nhiêu người hăng hái theo Đảng, hy sinh cho Đảng. Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ, Tiến sỹ Sinh học) bình luận câu nói của ông Linh là rất dại, rất ngu, rất phản động. Thực ra rất đau xót và nhục nhã cho dân tộc vì con đường đi với Trung quốc đó đang được một số người có chức quyền ra sức thực hiện chỉ vì lợi ích nhóm của ĐCS, còn một số khá đông khác thuộc nhân dân thì vì sợ đủ mọi thứ mà chịu yên lặng, chịu hèn yếu chấp nhận sự hủy hoại, sự diệt chủng do Trung cộng gây ra cho dân Việt một cách từ thâm trầm đến ào ạt.”

TẠI SAO RA ĐI ?

Như vậy, những người làm công tác tuyên truyền cho đảng có thấy nước đã mất vào tay Trung Quốc từ thời Nguyễn Văn Linh (1986-1991), hay biết mà không dám hé răng để cam tâm hèn hạ cho dạ dầy được no ? Và từ đó đến nay, qua các triều đại nối nghiệp Nguyễn Văn Linh gồm Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nộng Đức Mạnh và bây giờ đến phiên Nguyễn Phú Trọng, nhân dân Việt Nam có biết đã bị đảnh đánh lừa đên mức độ nào không ?

Những gì đang diễn ra ở Việt Nam cho thấy hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam không dám bỏ Trung Quốc để chọn tương lai cho dân tộc mà chỉ biết dựa vào Bắc Kinh để củng cố quyến lực và danh vọng.

Đó là lý do tại sao người dân Việt Nam đã tìm mọi cách để ra đi.

Có rất nhiêu lý do không ai muốn sống ở Việt Nam, nhưng có thể thu ngắn lại mấy nguyên do sau đây:

-Không có tự do, dân chủ.

-An ninh cá nhân không được bảo vệ.

-Tình hình kinh tế bấp bênh và tồn tại tùy vào những kẻ có chức và có quyền.

-Tệ nạn tham nhũng đã hết thuốc chữa. Cá lớn bắt nạt cá` bé. Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từng nói bây giớ cái gì cũng tiền, không tiến không xong !

-Bất công, tội phạm xã hội, mức độ ô nhiễm không gian, nước uống và an tòan thực phẩm, có sự tiếp tay của con buôn Trung Quốc và sự bất cẩn, ích kỷ của người Việt, không còn kiểm soát được nữa.

Vì vậy, tại cuộc họp của Quốc hội ngày 01/04/2016, Đại biểu Luật sư Trương Trọng Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh đã nói như đang khóc:”Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?" .

“Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!”

“Lệ thuộc” ở đây là lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tại sao, lời giả trình của Ông Nghĩa được báo Tuổi Trẻ online tường thuật lại:” Nói về nỏ thần, ông nhắc lại hai câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ “Tâm sự”, được sáng tác năm 1967: “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...”. Nhưng ở hội trường Diên Hồng của Quốc hội, ông mạn phép được sửa lại cho phù hợp với tình hình đất nước, thành: “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu”.

Rồi Ông đề nghị phải xác định đúng: ta, bạn, thù. Ông phân tích: “Ta là dân tộc Việt Nam đang sống ở Việt Nam và hải ngoại, ta là nhân dân ta. Bạn là những ai ủng hộ nước Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng văn minh".

"Thù là thế lực thù địch, cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn và an ninh của đất nước.”

Và để ngăn chặn làn sóng người bỏ nước ra đi, Luật sự Nghĩa nói với Quốc hội:”Phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải được tự do dân chủ, an toàn, an ninh và công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Nhân dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển” (Báo Tuổi Trẻ online, 01/04/2016)

DUA NHAU RA NƯỚC NGOÀI

Bằng chứng cho chuyện đảng viên có tiền nhiều của bỏ nước sang Mỹ, cựu thù của CSVN, không có gì muối mặt cho đảng bằng bài viết mang tựa đề “Khu định cư mới của “việt cộng” ở Quận Cam USA” của Nhạc sỹ nổi tiếng Tuấn Khanh.

Bài viết phổ biến trên Internet bắt đầu:” Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.”

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate– môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”.

Nhưng những “cán bộ chạy làng, bỏ đảng” không chỉ muốn đến quận Cam, nơi dịnh cư của vài trăm nghìn người Việt ra đi từ năm 1975, mà nhiều nơi khác trên đất Mỹ.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh viết tiếp:”Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”.”

CHUYỆN CA SỸ MỸ LỆ

Nhưng ra đi không chỉ là chạy thoát của riêng cán bộ, đảng viên để bảo vệ tài sản vơ vét dược bằng mọi cách ở Việt Nam mà còn để bảo vệ tương lai ho bản thân và gia đình.

Câu chuyện gửi 2 con gái tuổi nhỏ sang Đức của gia đình Ca sỹ Mỹ Lệ được cô giải thích với Phóng viên Hoàng Nguyên Vũ của báo Trí Thức Trẻ trong số ra ngày 22/08/2016:” Là một người mẹ không ai muốn xa con, nhất là khi con mới hơn 10 tuổi. Nhưng, chỉ có cách đó, tôi mới bảo vệ được con mình, khi người dân đang đầu độc nhau như thế…"

Lý do Mỹ Lệ đưa ra vì ở Việt Nam bây giờ thực phẩm độc hại, con người bán thực phẩm độc cho nhau và các gía trị về đạo đức và nhân phẩm đã tụt hậu đến mức “phải bỏ chạy”.

Mỹ Lệ nói:”Bạn vào bếp chăm sóc cho gia đình cái ăn từng bữa, bạn sẽ hiểu việc ăn uống không phải là thứ có thể qua loa thế nào cũng được. Nhất là giờ đây, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã không còn niềm tin. Gia đình bạn, con bạn sẽ bị đầu độc bất cứ lúc nào. Và đầu độc từ từ. Đó là lý do tôi phải đưa con qua nước ngoài học, để bảo vệ con mình. Chúng sống bên Việt Nam, ăn uống tội quá. Với tình hình thực phẩm kinh khủng như ở Việt Nam thì lũ trẻ sẽ có nguy cơ bị đầu độc từ từ.”

Mỹ Lệ còn tiết lộ:”Tôi ít ăn đồ hải sản ở Sài Gòn vì tôi sợ khi chúng về đến Sài Gòn thường phải "ăn" phân đạm để giữ tươi lâu, nhất là mực. Còn những thứ nuôi được thì nỗi sợ dùng thuốc tăng trưởng. Một con heo ngày xưa nuôi 1 năm mới xuất chuồng, giờ chỉ mấy tháng. Các loại cá tôm cũng thế, thu hoạch nhanh chắc chắn sẽ dùng thuốc…Nhưng chứng kiến thực phẩm bẩn thì nhiều. Tôi thực sự thấy sợ. Ở Huế, có những lò bún làm cạnh chuồng heo. Rau để tươi lâu thì chất bừa trong nhà vệ sinh… Người ta làm mọi cách để có thể sinh lời mà không cần biết đồng loại sẽ ăn phải những thứ gì.”

Nói về nhà nông, Ca sỹ Mỹ Lệ bảo:” Rất nhiều hộ nông dân trồng rau bán, cái ngạc nhiên là họ biết loại nào độc loại nào không, cái độc thì đem đi bán cho đồng loại.

Chung quy lại, đồng bào ăn phải thức ăn bẩn cũng là do những người đồng bào gần gũi mang lại. Lòng tham đã tạo ra cái ác, và huỷ hoại rất nhiều thứ của con người.”

Vậy chuyện người Việt ra nước ngòai thấy gì, Mỹ Lệ kể:”

Tôi từng đi Nhật, Thái và nhiều nước. Nhật, Thái, tôi từng nhìn thấy những bảng tiếng Việt như: "Không được ăn cắp", "Không được lấy quá nhiều buffet, lấy nhiều phải ăn hết"…, nhìn thấy cảnh đó cũng nhục lắm.”

Kể lại vài mẩu chuyện trên đây để ta thấy những lời cảnh giác của Đại biểu Quốc hội, Luật sư Trương Trọng Nghĩa về tình trạng dân bỏ nước ra đi, người đi học không về và thoi thóp sợ bị “lệ thuộc Tầu” của dân không phải là vô tình hay nói cho vui miệng.

Bởi vì ngày nay ai cũng đã thấy xã hội Việt Nam đang xuống cấp, luân thường đạo lý dân tộc bị bạc tiền hóa giải và chỉ có nhà nghèo trong tuyệt đại đa số 90 triệu người dân phải ăn thực phẩm độc hại, uống nước dơ, không được học hành.

Những kẻ lắm tiền nhiều của là thành phần cán bộ có chức có quyền đã tìm mọi cách đem gia đình chạy khỏi Việt Nam sau khi đã vơ vét đầy túi thì đó có phải là “thành tích” sau 30 năm đổi mới, hay cũng là “chọn lựa tất yếu của lịch sử” của đảng và cuộc “cách mạng Tháng Tám 1945” ?

Ban Tuyên giáo, Tổng cục chính trị Quân đội và các Dư luận viên thử phản bác nghe coi . -/-

Phạm Trần

(09/016)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Thang Cao Nguyên
Dominic Đức Nguyễn
20:52 07/09/2016
RUỘNG THANG CAO NGUYÊN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Sapa đồi núi hồn nhiên
Chập chùng thửa ruộng lạc miền bậc thang
Xa xa thung lũng tơ vàng
Như trôi vào chốn bạt ngàn xứ tiên.
(Trích thơ của Nguyễn Văn Minh)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01 – 07/09/2016: Khủng bố Hồi Giáo IS doạ giết Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:39 07/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lập Bộ Dịch Vụ Phát Triển nhân bản toàn diện

Hôm 31-8, Đức Thánh Cha đã thành lập Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện và bổ nhiệm Đức Hồng Y Peter Turkson làm Bộ trưởng của cơ quan mới này.

Quyết định của Đức Thánh Cha được trình bày trong tự sắc thành lập và được công bố hôm 31-8 cùng với qui chế của Bộ tân lập.

Bộ Dịch Vụ phát triển nhân bản có thẩm quyền đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến di dân, những người nghèo túng, các bệnh nhân và những người bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề và các nạn nhân chiến tranh và thiên tai, các tù nhân, người thất nghiệp cũng như các nạn nhân của bất kỳ hình thực nô lệ và tra tấn.

Qui chế của Bộ mới được phê chuẩn thử nghiệm, theo đó, từ ngày 1 tháng Giêng tới đây, thẩm quyền của 4 Hội đồng Tòa Thánh hiện nay sẽ tập trung vào Bộ Dịch Vụ phát triển nhân bản toàn diện, đó là Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Cor Unum (Đồng Tâm), mục vụ di dân và người lưu động, sau cùng là Hội đồng Tòa Thánh mục vụ các nhân viên y tế.

Kể từ ngày đó, 4 Hội đồng vừa nói sẽ ngưng hoạt động và bị bãi bỏ, cùng với các điều khoản từ số 142 đến số 153 của Tông Hiến Pastor Bonus (Mục Tử Nhân Lành).

Theo qui chế mới, trong Bộ tân lập sẽ có một Phân Bộ đặc biệt biểu lộ mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với những người tị nạn và di dân. Thực vậy, ngày nay không thể có một dịch vụ phát triển nhân bản toàn diện mà không đặc biệt quan tâm đến hiện tượng di dân. Vì thế, phân bộ này được tạm thời ở dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Thánh Cha (Qui chế, art, 1,4).

Đức Hồng Y Peter Turkson, tân Bộ trưởng, người Ghana, năm nay 68 tuổi, được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục thành phố Cape Coast hồi năm 1992 và được thăng Hồng Y hồi năm 2003. Năm 2009, ngài được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình.

2. Khủng bố Hồi Giáo IS doạ giết Đức Thánh Cha Phanxicô

Dabiq, ấn phẩm của quân khủng bố Hồi Giáo IS nhằm kêu gọi “thánh chiến” chống lại các Kitô hữu, trong số mới nhất đã có bài công khai chỉ trích cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô và đe dọa giết ngài.

Bình luận về diễn biến này, Đức Hồng Y Louis Sako Raphael là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Canđê của Babylon nói với thông tấn xã AsiaNews rằng đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền với mục tiêu tối hậu là “cực đoan hóa người Hồi giáo”

Đức Hồng Y chỉ ra rằng trang đầu của tờ Dabiq trong số ra gần đây trình bày hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo sư Ahmed el Tayeb, người đứng đầu Đại học Azhar Al bên Ai Cập. Mục tiêu của quân khủng bố Hồi Giáo IS không phải là Đức Thánh Cha Phanxicô, và Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 như tờ báo này nói; nhưng là giáo sư Ahmed el Tayeb và tất cả những lãnh tụ Hồi Giáo ôn hòa nào dám công khai chống lại ý thức hệ cực đoan của chúng.

Đức Thượng Phụ nói:

“Họ có trong tâm trí một kế hoạch cho một quốc gia thần quyền, dựa vào đạo Hồi. Đức Giáo Hoàng không phải là mục tiêu thực sự. Đây chỉ là trò tuyên truyền cho các mục đích chính trị.”

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha: Ngày cầu nguyện chăm sóc thiên nhiên

Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu nhìn nhận tội lỗi gây hại cho thiên nhiên và con người, thống hối và quyết tâm thay đổi lối sống.

Trên đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự săn sóc thiên nhiên, cử hành hôm 1-9-2016, nơi các Giáo Hội Kitô. Sứ điệp mang tựa đề “Chúng ta hãy có lòng thương xót đối với căn nhà chung của chúng ta”, và đã được Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, cùng với Đức Cha Brian Farrell, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, giới thiệu với giới báo chí sáng ngày 1-9 trong một cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Trái đất tiếp tục bị hâm nóng hơn, một phần vì hoạt động của con người: năm 2015 là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và có lẽ năm 2016 này sẽ còn nóng hơn nữa. Tình trạng này tạo nên hạn hán, lụt lội, hỏa hoạn và những biến cố khí hậu cùng cực ngày càng trầm trọng hơn. Những thay đổi khí hậu cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng cao độ khiến cho nhiều người buộc lòng phải tản cư. Những người nghèo trên thế giới là những người ít phải chịu trách nhiệm về những thay đổi khí hậu, nhưng họ lại là những người dễ bị tổn thương nhất và đang phải chịu những hậu quả của những thay đổi này”.

Đức Thánh Cha xác quyết rằng những tội chống lại thiên nhiên cũng là một tội ác chống lại chính chúng ta và chống lại Thiên Chúa.

Trước tình trạng đó, Ngài mời gọi mọi người hãy xét mình, ý thức tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa, để ăn năn hối cải và xưng thú tội với Chúa Cha giàu lòng xót thương, đồng thời quyết tâm thay đổi cuộc sống. Đức Thánh Cha viết:

“Điều này phải được diễn tả qua những thái độ và lối cư xử cụ thể tôn trọng thiên nhiên, ví dụ sử dụng plastic và giấy một cách khôn ngoan thận trọng, không phung phí nước, lương thực và năng lượng điện, phân loại các loại rác, đối xử với các sinh vật với lòng chăm sóc, dùng các phương tiện chuyên chở công cộng, đi chung xe với nhiều người, v.v. (LS 211).

“Chúng ta đừng nghĩ rằng những cố gắng đó quá bé nhỏ không thể cải tiến thế giới. Những hành động ấy tạo nên giữa lòng trái đất này một điều tốt đẹp có khuynh hướng lan rộng, nhiều khi một cách vô hình” (LS 212) và khích lệ “một lối sống có tính chất ngôn sứ và chiêm niệm, có khả năng mang lại vui mừng sâu xa và không bị ám ảnh vì sự tiêu thụ” (Ibidem 222).

Sau cùng, Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu thực hiện một công việc mới mẻ về lòng thương xót. Thường khi nói về những công việc từ bi thương xót chúng ta thường nghĩ đến những việc bác ái về vật chất cũng như tinh thần. “Nhưng nếu chúng ta nhìn chúng chung với nhau, thì sứ điệp là điều này: đối tượng của lòng từ bi thương xót chính là sự sống con người trong toàn thể. Và hiển nhiên, chính sự sống này bao gồm cả việc chăm sóc căn nhà chung. Vì thế tôi xin phép đề nghị một bổ túc cho danh sách truyền thống 7 công việc từ bi thương xót bằng công việc “chăm sóc căn nhà chung”. Việc làm này thuộc về những công việc từ bi thương xót về mặt tinh thần cũng như về mặt vật chất”.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha kết thúc với lời nguyện, “xin Chúa giúp chúng ta cứu giúp những người bị bỏ rơi và quên lãng trên trái đất này, những người rất có giá trị trước mặt Chúa; xin Chúa ban cho chúng con ơn tha thứ và thông truyền lòng thương xót của Chúa trong toàn thể căn nhà chung của chúng con.

4. Đức Hồng Y Nigeria phàn nàn tổng thống hứa cho nhiều làm chẳng bao nhiêu

Đức Hồng Y Anthony Okogie, Tổng giám mục nghỉ hưu của thủ đô Lagos, Nigeria, đã kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari hãy thực hiện những lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử và mang lại những trợ giúp cho người nghèo.

Đức Hồng Y Okogie viết trong một bức thư ngỏ đến tổng thống Buhari.

“Hôm nay, những tiếng kêu gào vì đói khát vang vọng trên khắp chiều dài và chiều rộng của đất nước bao la của chúng ta. Nigeria đói không chỉ thực phẩm, mà còn đói các nhà lãnh đạo tốt, biết hoạt động cho hòa bình, an ninh, và công lý.”

Tổng thống Muhammadu Buhari từng là một tướng lãnh trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, ông vẫn thất bại trong việc ngăn chặn bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram.

Những cuộc tấn công liên tục của Boko Haram đã khiến hơn 2.5 triệu người phải di dời trên khắp miền Trung và Tây Phi, với khoảng 2.1 triệu người chạy loạn trong nội bộ Nigeria. Hơn 172,000 người tị nạn đã chạy trốn qua biên giới các nước xung quang để tìm kiếm sự an toàn. Trong những tháng gần đây, quân nổi dậy đã tăng các cuộc tấn công vào các nước láng giềng của Nigeria. Những quốc gia này giờ đây phải đối phó với cả những người tị nạn Nigeria và hơn 200,000 người dân của chính họ phải chạy giặc.

Đức Hồng Y đã kết luận với lời cầu chúc:

“Cầu xin cho không có trang nào trong lịch sử đất nước này ghi lại rằng người Nigeria đã chết vì đói dưới thời cai trị của ngài”.

Tổng thống Muhammadu Buhari là một người Hồi Giáo đã thắng cử trong cuộc bầu cử năm ngoái 2105. Ông nhậm chức ngày 29 tháng Năm, 2015 thay cho tổng thống Goodluck Jonathan là một người Công Giáo.

Bất chấp những hứa hẹn đẹp như mơ của ông trong thời gian tranh cử, tình hình tại Nigeria đã tỏ ra ngày càng tồi tệ hơn.

5. Liên Hội Đồng Giám Mục châu Âu kêu gọi các tín hữu cử hành 5 tuần 'thời gian cho sáng tạo'

Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, gọi tắt là CCEE, đã tham gia cùng Hội nghị các Giáo Hội Châu Âu và Mạng lưới Môi trường châu Âu trong việc kêu gọi cử hành năm tuần chăm sóc đặc biệt cho thiên nhiên.

Thời gian 5 tuần cho sáng tạo bắt đầu vào ngày 01 Tháng Chín, là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên, và kết thúc vào ngày 04 Tháng 10, lễ kính Thánh Phanxicô thành Assisi.

“Theo Tin Mừng, trách nhiệm đối với môi trường không bao giờ có thể được tách ra khỏi trách nhiệm đối với tha nhân: đối với những người lối xóm của chúng ta, đối với người nghèo, đối với người bị lãng quên, tất cả trong một tinh thần liên đới và yêu thương thực sự”

Các Giám Mục trong Liên Hội đồng Giám mục châu Âu cho biết như trên trong tuyên bố của các ngài.

Các Giám Mục cũng kêu gọi cộng đồng Kitô hữu “nêu cao đức tin Kitô chung nơi Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa” và “cầu nguyện cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và các ân sủng Chúa ban cho chúng ta qua các kỳ công sáng tạo của Ngài”.

6. Đức Thánh Cha gặp gỡ 35 ngàn bác sĩ chuyên về bệnh tim

Trưa ngày 31 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến chào thăm và gặp gỡ 35 ngàn bác sĩ, đến từ 140 quốc gia, tham dự Hội nghị thế giới về bệnh tim, nhóm tại khu vực Hội chợ ở Roma, gần phi trường Fiumicino.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha cho biết “Giáo Hội đồng hành với các nhà khoa học trên con đường cam go là nghiên cứu về sự sống và sức khỏe con người, đồng thời cổ võ và nâng đỡ họ, vì Giáo Hội biết rằng mọi điều góp phần vào thiện ích thực sự của con người, đều là một hành động đến từ Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “nguyên khoa học thiên nhiên và vật lý mà thôi không đủ để hiểu mầu nhiệm mà mỗi người hàm chứa trong mình. Nếu ta nhìn con người toàn diện, ta có thể có một cái nhìn đặc biệt khẩn trương đối với những người nghèo khổ nhất, những người kém may mắn và bị gạt ra ngoài lề, để họ cũng được săn sóc, được quan tâm và giúp đỡ qua các cơ cấu y tế công và tư nhân”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu mong rằng điều quan trọng là nhà khoa học, trong khi cứu xét mầu nhiệm cao cả về cuộc sống con người, không để cho mình bị đè bẹp vì cám dỗ muốn bóp nghẹt sự thật (Xc Rm 1,18).

7. Một linh mục Tây Ban Nha bị kỷ luật vì chúc lành cho một cặp đồng tính

Một linh mục Tây Ban Nha có thể phải đối mặt với những hình thức kỷ luật nghiêm trọng sau khi cử hành một buổi lễ “chúc lành” cho một cặp đồng tính.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 30 tháng 8, Giáo phận Segorbe-Castellon, Tây Ban Nha nói rằng cha José Garcia “không phân biệt nổi thái độ niềm nở đi kèm với những chăm sóc mục vụ cho những người trong hoàn cảnh này, và sự chấp thuận rõ ràng một kết hiệp mà Giáo Hội không thể chấp nhận được.”

Đức Giám Mục Casmiro Lopes Llorente đã đích thân khiển trách cha José Garcia. Tuyên bố cho biết vị linh mục này đã “nhìn nhận trước Đức Giám Mục bản quyền tính chất sai lầm nghiêm trọng trong hành vi của mình.”

Giáo phận đang xem xét có nên áp dụng một hình thức kỷ luật chính thức hay không.

8. Hội Đồng Giám Mục Venezuela ủng hộ cuộc biểu tình chống chính quyền lên đến hàng triệu người

Trong khi chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát động một chiến dịch bắt bớ các chính trị gia đối lập trước cuộc biểu tình ngày 01 tháng 9, các giám mục tại quốc gia này đã ra thông cáo khẳng định quyền của các công dân tuần hành chống chính phủ một cách hòa bình.

Bày tỏ tình đoàn kết với những người đang gánh chịu đau khổ, Hội Đồng Giám Mục Venezuela kêu gọi chính phủ phải “đảm bảo cho mọi công dân có quyền tự do trình bày ý tưởng của họ” cũng như “tự do đi lại trong nước”.

Một biển người kéo dài gần như vô tận khắp Caracas. Có thể có tới một triệu người ủng hộ phe đối lập đã tuần hành, hô vang các khẩu hiệu yêu cầu một cuộc trưng cầu nhằm truất phế Tổng thống Nicolas Maduro và bầu cử lại. Lãnh tụ đối lập Henrique Capriles nhận xét rằng cuộc tuần hành phản đối đã có một khí thế áp đảo.

Ông nói:

“Người dân Venezuela đang chiến đấu cho một cuộc trưng cầu dân ý, cho một giải pháp hợp hiến để thông qua một cuộc bầu cử, chúng tôi có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, và có thể có một giải pháp cho quốc gia.”

Những người biểu tình đổ lỗi cho Maduro đã gây ra các vấn đề như lạm phát cao, thiếu hụt sản phẩm và tội phạm tràn lan. Phe đối lập hy vọng sẽ khởi động các cuộc trưng cầu trước cuối năm, để cuộc bầu cử mới có thể được tổ chức.

Tổng thống Nicolas Maduro vu cáo những người biểu tình là có âm mưu lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã diễn ra trong trật tự và hòa bình.

9. Hội đồng Giám mục Italia trích 3,5 triệu euro giúp các người tị nạn Syria

Văn phòng Truyền thông Quốc gia của Hội đồng Giám mục Italia loan báo: số tiền 3.5 triệu euro trích từ ngân quỹ 8/1000 sẽ được dùng để giúp các người tị nạn Syria.

Ngân quỹ 8 phần ngàn là số tiền nhà nước Italia trích 8 phần ngàn từ khoản tiền thuế của người dân Italia và cung cấp cho các Giáo Hội tại Italia.

Đoàn chủ tịch Hội đồng Giám mục Italia đã phân bổ số tiền khoảng hai triệu Euro giúp cho các người tị nạn Syria, thuộc các Giáo Hội Kitô Canđê, Công Giáo Sirô và Chính thống Sirô, chạy trốn từ Mosul và vùng bình nguyên Ninivê, tìm được chỗ trú ngụ tạm thời trong các ngôi nhà gạch mà Giáo phận Canđê Erbil thuê.

Số tiền một triệu sáu trăm ngàn euro khác được sử dụng để cung cấp thực phẩm, trợ giúp y tế và các nhu yếu phẩm cho hơn 12 ngàn gia đình của cộng đồng Kitô giáo Aleppo, thông qua các cha dòng Phanxicô và Hiệp hội pro Terra Sancta.

Cả hai khoản tiền sẽ được giải ngân trong hai lần; lần thứ hai sẽ chỉ được thực hiện sau khi các tài liệu được đệ trình chứng minh kết quả tích cực trong lần thứ nhất.

10. Lễ truyền chức và mở tay của tân Linh mục đầu tiên người Mông cổ

Ngày 28 tháng 8, Giáo Hội Mông cổ, một cộng đoàn Công Giáo nhỏ nhất thế giới đã có vị Linh mục người bản xứ đầu tiên.

Tại nhà thờ chánh toà thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulan Bato, Đức Cha Wenceslao Padilla, Giám quản Tông tòa, đã xức dầu thánh hiến cho thầy Giuse Enkh-Baatar. Đồng tế trong Thánh lễ truyền chức còn có Đức Cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Giáo phận Daejeon - Nam hàn - nơi thầy Enkh-Baatar đã học thần học, và Đức Cha Oswaldo Padilla, khâm sứ Tòa Thánh tại Hàn quốc và Mông cổ, cùng hơn 40 Linh mục, các nhà thừa sai Consolata đã hiện diện ở đây nhiều năm. Có khoảng 1500 tín hữu và khách mời, bao gồm các đaị diện chính phủ và chính quyền thành phố, các đại diện ngoại giao.

Đặc biệt có sự hiện diện của hòa thượng Dambajav, trụ trì chùa Dashi Choi Lin. Hòa thượng đã tặng cho tân Linh mục trẻ một khăn choàng truyền thống của Phật giáo màu xanh, màu tượng trưng cho bầu trời, nghĩa là sự thanh sạch, nhưng cũng là biểu tượng của lời chúc tốt lành và mời gọi cảm thông. Những người hiện diện đã vỗ tay khi hòa thượng choàng tấm khăn lên vai vị tân Linh mục. Vị thư ký của hòa thượng cho biết: “Chúng tôi có mối liên hệ tốt đẹp với các tín hữu Công Giáo. Chúng tôi học hỏi từ họ như họ học hỏi từ chúng tôi. Chúng tôi vui mừng vì một người trong chúng tôi, một người Mông cổ, trở thành Linh mục của Giáo Hội này.

11. Lễ tang các nạn nhân động đất ở Ascoli Piceno, Italia

Trong bầu khí trịnh trọng và đau thương, sáng ngày 28/8, tại Ascoli Piceno đã diễn ra Thánh lễ an táng cho 35 nạn nhân trong số gần 300 nạn nhân của trận động đất xảy ra rạng sáng ngày thứ 4, 24/8, tại miền Trung Italia. Trận động đất đã tàn phá các thành phố Amatrice, Accumoli, Arquata và các làng xung quanh.

Nhà thể thao Ascoli, nơi lập tức nhắc nhớ người ta đến niềm vui của các thanh thiếu niên vui chơi, nhưng ngược lại, hôm nay nó là nơi của đau buồn, nơi chia tay cảm động cuối cùng với một người mẹ, một người cha, một người con.

Đức Cha Giovanni D’Ercole, Giám Mục giáo phận Ascoli Piceno đã chủ sự Thánh lễ. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Domenico Pompili, Giám mục Giáo phận Rieti và Tổng Giám mục Petrocchi của Tổng Giáo phận Aquila. Đến tham dự Thánh lễ có Tổng thống Sergio Mattarella của Italia, Thủ tướng Matteo Renzi, các chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Grasso và Boldrini. Hình ảnh của các trẻ em được đặt cạnh các quan tài là những hình ảnh gây xúc động nhất.

Giây phút tên các nạn nhân của trận động đất được đọc lên như dài vô tận và là giây phút đánh động lòng người. Sau Thánh lễ, Đức Cha và Tổng thống đã ôm chào từng người các thân nhân của các nạn nhân. Những cái ôm thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi nước mắt. Cử chỉ của Tổng thống và Đức Cha D’Ercole là một dấu chỉ của tình huynh đệ mà không có một trận động đất kinh khủng nhất nào trong các trận động đất có thể phá vỡ.

12. Tòa Thánh quay video 4K trong lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa

Khoảng 600 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã đổ xô đến Rôma để tường thuật lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa, một buổi lễ đang được nhiều người coi là điểm nhấn của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Hơn một chục nhà lãnh đạo các nước sẽ tham dự Thánh Lễ.

Trong số những người phát biểu tại cuộc họp báo đầy chật người tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào lúc 11h30 sáng thứ Sáu 2 tháng 9, có nữ tu Mary Prema Pierick, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thừa Sai Bác Ái Mẹ Têrêsa, cha Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Mẹ và ông Marcilio Haddad Andrino, là người đàn ông Brazil đã được chữa lành cách kỳ diệu nhờ lời cầu bầu của Mẹ Teresa.

Andrino cho biết ông bị nhiễm trùng não và các bác sĩ đã mất hết hy vọng cứu sống ông. Vợ ông là Fernanda đã cầu nguyện với Mẹ Têrêsa và ngay sau đó ông thấy mình được chữa lành khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Ông bày tỏ lòng biết ơn Mẹ Têrêsa và nhấn mạnh rằng trường hợp của ông chỉ là một ví dụ về lòng thương xót và tình yêu phong phú của Thiên Chúa. Trong vòng một năm, vợ ông đã có thai và nay họ đã có hai con mặc dù Andrino đã được các bác sĩ cho biết là các loại thuốc mạnh họ tiêm vào người anh trong lúc chữa bệnh cho anh đã làm anh vô sinh. Ông cho rằng hai đứa con của mình là "phần mở rộng của phép lạ đó."

Về mặt kỹ thuật của Thánh lễ phong thánh, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng sự kiện này sẽ được quay phim với hệ phân giải cao nhất là 4K và sử dụng chín máy ảnh truyền hình.

Cho đến nay, các frames hình trên các videos của VietCatholic gồm 1080 dòng, mỗi dòng có 1920 điểm sáng, từ chuyên môn gọi là pixels.

Các frames hình Tòa Thánh quay trong thánh lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa gồm 2160 dòng, mỗi dòng có 3840 điểm sáng. Như thế, số điểm sáng gấp 4 lần các videos VietCatholic đang phát. Hình ảnh, do đó, sẽ mịn và đẹp hơn.

Từ năm 2014, YouTube đã có khả năng phát được 4K. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thậm chí có khả năng phát được 8K.

13. Tên đường mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta ở bang Orissa, Ấn độ

Vào ngày 4 tháng 9, ngày Mẹ Têrêsa Calcutta, sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, được tôn phong hiển thánh tại quảng trường thánh Phêrô, một con đường mới mang tên Mẹ Têrêsa cũng được khánh thành.

Quyết định này được Ủy ban thành phố Bhubaneshwar đưa ra theo lời yêu cầu của Đức Cha John Barwa, Tổng giám mục Cuttack-Bhubaneshwar. Đức Cha Barwa nói với thông tấn xã Asia News: “Quyết định này làm cho chúng tôi vui mừng”, đặc biệt là vì bang Orissa là nơi cách đây tám năm, các tín hữu Ấn giáo quá khích đã tàn sát cách dã man các Kitô hữu.

Trong một cuộc họp ngày 28 tháng 8, Hội đồng đã quyết định bật đèn xanh cho con đường mới “Mẹ Têrêsa”, nối từ Satyanagar Cuttack tới đường Puri. Đức Cha Barwa cho biết đó là con đường chạy thẳng trước Tòa Tổng giám mục.

Sau thánh lễ, ông Naveen Patnaik, Thủ tướng của bang Orissa đã mở cho dân chúng thấy tấm bảng với tên đường mới. Các quan chức chính phủ tiểu bang cũng như địa phương cũng hiện diện tại buổi lễ này.

Nhiều tu sĩ Thừa sai bác ái đang làm việc ở bang Orissa, sống trong 11 cộng đoàn tại 6 Giáo phận. Các nữ tu đã tham dự vào sự kiện nói trên.

14. Tỉnh Chiết Giang cấm các hoạt động tôn giáo tại bệnh viện

Từ 2 năm nay, chính quyền Chiết giang đã phát động chiến dịch chống các biểu tượng và sự hiện diện của Kitô giáo. Từ hôm nay, các hình thức hoạt động tôn giáo tại các bịnh viện cũng bị cấm. Các việc cầu nguyện, rao giảng và đón tiếp các Linh mục hay Mục sư Tin Lành đến giường bệnh nhân đều vị cấm.

Bệnh viện trung tâm Ôn châu, đã được một Hội Tin lành thành lập và điều hành, nơi từng được xem là “Giêrusalem của Trung quốc” vì là nơi tập trung của số đông Kitô hữu, đã dán thông cáo ở lối vào. Các y tá và nhân viên có nhiệm vụ giải thích luật mới cho các bệnh nhân và các khách đến thăm.

Tỉnh Chiết giang đứng đầu về đàn áp tự do tôn giáo. Chiến dịch chống các Thánh giá và các cơ sở nhà cửa thuộc Kitô giáo đã bắt đầu từ đầu năm 2014, hay đúng ra là từ khi bí thư chi bộ Đảng địa phương lưu ý là nhìn vào chân trời Ôn châu, một trong những thành phố của tỉnh Chiết giang, người ta thấy quá nhiều Thánh giá. Các tín hữu tin là nguyên nhân chính đàng sau chiến dịch này là để giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của các cộng đoàn Kitô hữu, công khai cũng như hầm trú, trong xã hội Trung Quốc, đã đưa đến việc gia tăng đáng kể các cuộc trở lại đạo.

15. Bảo tàng Gioan Phaolô I tại Italia

Hôm thứ Năm 25 tháng 08 năm 2016, nhân kỷ niệm 38 năm ngày Ðức Hồng Y Albino Luciani trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô I (26-08-1978), Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin đã khánh thành Bảo tàng dành cho vị “giáo hoàng luôn có nụ cười trên môi” này.

“33 ngày ở cương vị giáo hoàng của Ðức Gioan Phaolô I không phải là thời gian trong ngoặc đơn của lịch sử Giáo Hội mà là cả một giáo huấn luôn mang tính thời sự”, Ðức Hồng Y Pietro Parolin đã ca ngợi vị giáo hoàng được ngài “đặc biệt quý mến” như vậy, nhân dịp khánh thành Bảo tàng Gioan Phaolô I trong một lâu đài cổ thuộc thế kỷ XV tại làng Canale d'Agondo, vùng Dolomite, quê hương của vị giáo hoàng có triều đại ngắn ngủi này.

Trong những năm 1970 Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh còn là chủng sinh của giáo phận Vicenza, và Ðức cố giáo hoàng Gioan Phaolô I khi ấy là Hồng Y Albino Luciani đang coi sóc giáo phận Venezia gần đó. Ðức Hồng Y Parolin đã bày tỏ sự gắn bó của ngài với vị giáo hoàng tại vị trong một thời gian ngắn ngủi, vỏn vẹn 33 ngày kể từ khi được bầu, nhưng cũng đã để lại hình ảnh của một con người tốt lành trong ký ức của mọi người. Ngài quả là một “mục tử đích thực” mà các Hồng Y đã bầu lên cách nay 38 năm, “một mục tử với một đức tin chắc chắn, đã sống giữa đoàn chiên và cho đoàn chiên, đã chia sẻ những nỗi đau của con người, đặc biệt người nghèo và các di dân”.

Một số tập vở của thời ngài học tiểu học, một cuốn sách do mẹ ngài là bà Bortola tặng, một chiếc cặp của thời chủng sinh, một chén thánh riêng và cả chiếc vali vị giáo hoàng tương lai sử dụng khi tới dự mật nghị Hồng Y đã bầu ngài làm giáo hoàng# Ðó là những đồ dùng có thể gợi lên cảm xúc cho các khách viếng thăm Bảo tàng.

Tại đây, người ta cũng có thể tiếp xúc với cuộc sống thường nhật tại Valle del Biois nơi Albino Luciani lớn lên. Một số phòng (của Bảo tàng) họa lại mười một năm của Ðức cố giáo hoàng khi coi sóc giáo phận Vittorio Veneto, rồi việc ngài tham dự Công đồng Vatican II, trước khi được bổ nhiệm làm Thượng phụ Venezia vào năm 1969.

Việc dựng lại mật nghị Hồng Y mùa hè năm 1978 cho thấy cảnh “Don Albino” tiến tới ban công của Ðền Thánh Phêrô. Các dãy phòng tuần tự đưa khách tham quan chìm trong những khoảnh khắc cảm động nhất của mấy tuần Ðức Gioan Phaolô I ở trên ngôi vị giáo hoàng, ghi dấu bởi một lòng đạo đức mạnh mẽ và bình dân. Tầng thứ ba dành để giới thiệu các giáo huấn của Ðức Gioan Phaolô I, qua các bài diễn văn và các lần ngài xuất hiện trước công chúng với tính cách giám mục, rồi giáo hoàng.

Ðến từ vùng biên, nhưng Albino Luciani lại có một “óc khôi hài sâu sắc” có thể “tháo gỡ các căng thẳng” và “đưa các kẻ kiêu căng về lại chỗ của họ”, Ðức Hồng Y Parolin nói tiếp. “Từ chủng viện đến sứ vụ của Phêrô, ngài luôn gắn với bản chất của Tin Mừng như chân lý duy nhất vượt lên trên các chuyện nhỏ nhặt ngẫu nhiên của lịch sử. Triều đại ngắn ngủi của vị tông đồ của Công đồng không hề là một giai đoạn trong ngoặc đơn của lịch sử Giáo Hội”.

Bảy năm để chuẩn bị và sắp xếp là cần thiết để mở ra Bảo tàng này. “Câu chuyện mà chúng ta cố gắng kể lại trong các phòng này không đơn thuần là một sự góp nhặt các ký ức về một người con nổi tiếng của vùng đất này”, phó thị trưởng Marco Arcieri, người đã ủng hộ dự án Bảo tàng này, nhấn mạnh. “Chúng tôi hy vọng có thể cho mọi người thấy giáo huấn của Don Albino vẫn mang tính thời sự như thế nào trong những thời khắc khó khăn mà chúng ta đang trải qua hiện nay”.

16. Tôn vinh Mẹ Têrêsa tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.

Nhân dịp lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa, Chúa Nhật 04 tháng Chín năm 2016, Văn phòng Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên hiệp quốc phối hợp với ADF quốc tế - một hiệp hội luật gia vì quyền tự do sống đức tin – đã tổ chức một hội nghị và triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của vị sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái, tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, Hoa Kỳ. Triển lãm mở cửa từ ngày 06 đến ngày 09 tháng Chín năm 2016, nhằm mục đích nhắc nhớ cuộc đời và sự nghiệp của vị nữ tu cũng như di sản của thánh nữ cho Liên hiệp quốc.

“Hôm nay chúng ta tưởng nhớ cuộc đời của Mẹ Têrêsa qua cuộc triển lãm này ở trung tâm của Liên hiệp quốc, để nhớ lại sự khôn ngoan, công việc phi thường và lòng yêu thương chan chứa của Mẹ đối với mỗi con người, người nghèo, người bệnh, thai nhi, và người hấp hối”: đó là lời giới thiệu của Douglas Napier, giám đốc điều hành hiệp hội ADF quốc tế. Ông nhìn nhận vị thánh tương lai là “một đại sứ đích thực cho tính bất khả xâm phạm của sự sống và của gia đình”.

Ông nói thêm: “Mẹ Têrêsa đã hoạt động một cách trung thành và không mệt mỏi. Niềm say mê này phải là một mẫu gương cho bất cứ ai làm việc cho Liên hiệp quốc hoặc tại Liên hiệp quốc. Bảo đảm rằng những người như Mẹ Têrêsa hoàn toàn có thể sống trọn vẹn đức tin của mình và có tác động tích cực trên thế giới phải là ưu tiên đối với mọi quốc gia”.

Triển lãm này kết thúc với một hội nghị vào ngày 9 tháng Chín, quy tụ nhiều diễn giả quốc tế, trong đó có một số người thân của Mẹ Têrêsa. Các bài thuyết trình sẽ kể lại cuộc đời và những việc làm của “vị trạng sư của hòa bình” vì những người nghèo nhất.

Sau khi công nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Têrêsa Calcutta, ngày 15-03-2016 Ðức Thánh Cha Phanxicô đã công bố lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa sẽ được tổ chức tại Roma vào ngày 04 tháng Chín 2016, trước ngày kỷ niệm Mẹ qua đời cách nay 19 năm, tức là ngày 5 tháng Chín 1997.

17. Đức Hồng Y Turkson khích lệ các tôn giáo bảo vệ môi trường

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình, cổ võ các tôn giáo cộng tác để bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nguồn nước.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây chiều 29 tháng 8, trong bài tham luận tại Hội nghị về chủ đề: “Nước và tín ngưỡng: các tổ chức tôn giáo góp phần vào chương trình gọi là “Nước để phát triển dài hạn”.

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Stockhol, Thụy Điển, nhân “tuần lễ thế giới về nước” do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Tham dự Diễn đàn có nhiều vị lãnh đạo các tôn giáo khác nhau.

Đức Hồng Y Turkson đặc biệt nói về đề tài “tín ngưỡng và phát triển” và ngài nhận xét rằng “khoa học có thể cho biết số lượng sự ô nhiễm dưới biển sâu hoặc quanh các quặng mỏ, tiên đoán những hậu quả tiêu cực và đề nghị phương thức chữa trị. Nhưng khoa học không thể cung cấp động lực để hành động tốt đẹp. Cũng vậy, trong lãnh vực các khoa học thiên nhiên: các nhà xã hội, kinh tế và luật gia có thể phân tích và giải thích những hậu quả tiêu cực của nạn thất nghiệp, nạn đầu cơ và tham nhũng: họ có thể cảnh giác chúng ta về những chênh lệch, những chính sách mâu thuẫn hoặc những bất an địa lý chính trị. Nhưng xét cho cùng họ không thể cung cấp động lực để hành động tốt đẹp”.

Từ đó, Đức Hồng Y đề cao vai trò của các tôn giáo và tín ngưỡng mang lại những động lực mạnh mẽ giúp con người quan tâm đến những hiểm họa về môi sinh và dấn thân hành động, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong thông điệp “Laudato sì” về việc bảo vệ thiên nhiên, căn nhà chung của chúng ta: “khoa học và kỹ thuật sẽ không giúp ích ở đây. Mọi giải pháp kỹ thuật sẽ bất lực “nếu chúng ta đánh mất động lực mạnh mẽ làm cho chúng ta có thể sống trong hòa hợp, hy sinh và đối xử tốt với nhau” (LS 200).