Ngày 06-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy tư về Sinh nhật của Mẹ Maria Đồng Trinh
Jos. Tú Nạc, NMS
09:53 06/09/2009
SUY TƯ VỀ SINH NHẬT CỦA MẸ MARIA ĐỒNG TRINH
(Tác giả: Cha Johann G. Roten, S.M., Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS.)

Lịch sử nghi thức tế lễ kỷ niệm sự khai sinh của Mẹ Maria

Những Giáo hội của Constantinople (old name – A.D. 330-1930 of Istanbul) ở Đông phương và Rome ở Tây phương kỷ niệm những nghi thức tế lễ tôn kính sự khai sinh của Mẹ Maria từ thế kỷ thứ sáu và thứ bảy. Nguồn gốc của việc tế lễ được truy tìm tới sự tôn vinh của giáo hội ở Jerusalem vào thế kỷ thứ sáu đã được biết đến một cách truyền thống như Nhà thờ Thánh Ann. Nhà thờ khởi thủy xây dựng vào thế kỷ thứ năm là nhà thờ Maria đã tọa lạc trên một vị trí được biết đến như cánh đồng của người chăn cừu và với ý niệm là nhà của cha mẹ Maria. Sau sự tàn phá của nó và được tái thiết vào thế kỷ thứ sáu, ngôi nhà thờ này đã được đặt tên trong sự tôn vinh Thánh Ann.

Vào thế kỷ thứ bảy nghi thức tế lễ cũng đã được cử hành ở Rome nơi mà nó đã được giới thiệu bởi những tu sỹ đến từ Đông phương. Từ đó, nó đã lan rộng khắp Tây phương, vào khoảng thế kỷ thứ mười ba nghi thức tế lễ đã phát triển tới sự trang trọng với tuần bát nhật và một đêm canh thức cầu nguyện trang nghiêm mà đã qui định một ngày ăn chay. DGH Sergius I (687-701) đã tổ chức một đám rước (a litania) từ Roman forum tới St. Mary Major để mừng lễ.

Trong thời gian cải cách của Thánh Pius X, tuần bát nhật đã được đơn giản hóa, và vào năm 1955 Đức Pius XII đã bãi bỏ. Nghi thức hành lễ đã nhận được địa vị đón mừng.

Ngày tháng, 8 tháng Chín, được chọn là ngày thứ tám (an octave) sau Năm Mới Byzantine (Byzantium or Eastern Roman Empire) thời xưa. Mặc dù sự khai sinh của Maria đã được kỷ niệm vào những ngày tháng khác nhau suốt nhiều thế kỷ, ngày 8 tháng Chín đã chiếm ưu thế chi phối. Lễ kỷ niệm Ý Niệm Tuyệt Hảo của Mẹ Maria, 8 tháng Chín, (một nghi thức tế lễ đã thành lập sau đó) đã được đưa ra tương hợp với chín tháng trước sự ra đời của Maia.

Ở Đông phương, sinh nhật của Mẹ Maria được kỷ niệm như một trong mười hai ngày lễ trọng. Chủ đề cho ngày lễ này ở Đông phương: “Sự khai sinh Nữ Vương Cao Cả của chúng ta, Mẹ Thiên Chúa và Maria Đồng Trinh mãi mãi.” Khoảng năm 560, bằng tiếng Latin nhà soan nhạc đã viết một Kontakion (a form of hymn performed in the Eastern Orthedox Church) để tôn vinh. Bài thuyết giảng còn tồn tại cho nghi thức tế lễ được viết bởi Thánh Andrew của Crete:

Lễ mừng hiện tại tạo sự nối kết giữa Tân Ước và Cựu Ước. Nó chỉ ra rằng Chân Lý tiếp tục những dấu hiệu và biểu tượng và rằng Giao Ước Mới thay thế Giao Ước Cũ. Từ đây, mọi sáng tạo hát ca với niềm hân hoan, ngợi khen, và tham gia vào sự hoan hỷ của ngày này…. Thực tế, đây là ngày mà Đấng Sáng Tạo của thế giới xây dựng Đền Thờ của Người; hôm nay là ngày mà, bởi một dự án kinh ngạc, một con người trở nên nơi trú ngụ được tiến cử của Đấng Sáng Tạo.

Sự hưởng ứng cho hình thức tế lễ tuyên xưng:

Sự khai sinh của Mẹ, Mẹ của Thiên Chúa, đã loan báo tin vui đến toàn thế giới. Từ Mẹ đã xuất hiện Mặt Trời Công chính, Đức Ki-tô Chúa chúng con. Người đã giải thoát tai họa và ban ơn phúc.

Niềm kính trọng truyền thống tôn giáo sự về ra đời của Mẹ Maria

Thánh Thư không ghi chép ngày khai sinh của Mẹ Maria. Bài viết được xem như sớm nhất về sự khai sinh của Mẹ Maria được tìm thấy trong Tin Mừng của James (5: 2), là một bài viết không hợp với qui tắc Giáo Hội từ cuối thế kỷ thứ hai. Những vấn đề mà không phải tính chất lịch sử về tầm quan trọng, nhưng tầm quan trọng sự khai sinh của Maria và sự khai sinh của mỗi người. Đối với trường hợp của Maria, giáo Hội ban sơ trưởng thành ngày càng chú ý đến hoàn cảnh xung quanh về nguồn gốc của Đức Ki-tô. Sự thảo luận về Mẹ Maria đưa ra ánh sáng đồng nhất hóa cuộc thảo luận về Đức Giê-su Ki-tô.

Giáo Hội luôn kỷ niệm về sự qua đời của một người, đó là, sự trở về cõi vĩnh hằng của người đó. Bên cạnh sự khai sinh của Chúa Giê-su, nghi lễ Ki-tô giáo chỉ kỷ niệm hai ngày sinh nhật khác: đó là của Thánh Gio-an Tẩy giả và của Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giê-su. Đó không phải là sự cao trọng cá nhân của các vị thánh này mà Giáo hội kỷ niệm, mà là vai trò của họ trong lịch sử cứu rỗi, một vai trò đã liên kết trực tiếp tới việc nhập thế của bản thân Đấng Cứu Chuộc.

Sự khai sinh của Mẹ Maria nằm tại giao điểm của hai Giao Ước – mang đến sự kết thúc giai đoạn của chờ mong và những hứa hẹn và khai mạc thời đại mới của ân sủng và cứu rỗi trong Chúa Giê-su Ki-tô. Maria, con Gái của Zion (a Canaanite fortress in Jerusalem captured by David and called in the Bible “City of David”) và là hiện thân lý tưởng của Do Thái, là người cuối cùng và giá trị nhất tiêu biểu của dân chúng thời Cựu Ước, nhưng đồng thời cũng là “nguồn hy vọng và bình minh của toàn thế giới.” Với Mẹ, người Con Gái cao trọng của Zion, sau thời gian chờ mong đằng đẵng của những hứa hẹn, thời đại được hoàn tất và một cơ cấu rổ chức mới được thiết lập. (Lumen Gentium 15)

Những thể hiện sự khai sinh của Maria trong nghệ thuật

Sự ra đời của Maria luôn được tựu trung vì một nhóm người tham gia trong một chuỗi nghệ thuật về chuyện đời của Mẹ; tuy nhiên, nó cũng chỉ là một đề tài thể hiện dưới hình thức đường nét và màu sắc bởi chính nó. Sự diễn đạt được biết đến xưa nhất là bức họa bộ đôi(diptych) vào thế kỷ thứ sáu ở Leningrad. Từ lúc sơ khai, những bức họa đã được tạo dáng về mẫu dùng cho sự ra đời của chúa Ki-tô, nơi mà người mẹ ở tư thế không đúng. Thay vì phong cảnh, một cái hang hoặc một cái chuồng như sự chào đời của Chúa Ki- tô, những mẫu khác về những bố cục thiết kế được miêu tả mà nó thể hiện phía bên trong chỗ ở. Ann, mẹ của Maria, đang nằm trên một chiếc trường kỷ hay chiếc giường. Những đầy tớ đang bận rộn tắm cho đứa trẻ. Bắt đầu vào khoảng năm 980 những sáng tác miêu tả ba phụ nữ. Một bức họa rất mộc mạc, được gọi là bức họa bộ đôi Berlin từ đầu thế kỷ thứ mười hai, trình bày một người tớ mang đến cho Ann một cái bát trong khi đứa trẻ nằm quấn chăn trong một chiếc giường nhỏ. Những biểu đạt này chứng tỏ sự kiện vui mừng và tự nhiên về sự ra đời của Maria.

Những tác phẩm khác đặt trọng tâm đến số phận của đứa trẻ và những lời giáo huấn về đức tin. Pietro Lorenzetti (1342, Siena, Museum dell’ Opera del Duomo) sắp xếp sự khai sinh trong một phòng bên cạnh của một ngôi nhà thờ trên bàn thờ Church Field của Golf Huber, các thiên thần cùng tham gia trong sự ra đời qua một cửa mở nước trời. Albrecht Altdorfer đặt vị trí khai sinh của Maria trong một nhà thờ với những cây cột bởi những thiên thần (1525, Munich, Alte Pinakothek). Trong những giai đoạn của phong cách “baroque” và trường phái “rococo”, thiên đàng và thế gian liên kết trong những bức họa tràn trề vui sướng lúc khi sinh Maria.

Trong những giai đoạn sau đó, đặc biệt sau thế kỷ mười lăm, những biểu đạt về sự khai sinh của Maria nổi bật định mệnh của Mẹ vì sự đồng trinh tuyệt hảo, hài nhi này đã tiên đoán bởi sự chọn lựa của Thiên Chúa để thai sinh người của Chúa, Đức Giê-su Ki-tô. Những lời của người thần bí, Mary của Agreda (1602-1665) miêu tả tài tình phương thức nghê thuật để phô diễn sự khai sinh này. Mary của Agreda đã viết, “Không chỉ là Ngôi Lời đã suy tưởng trước tất cả những điều này bởi thế hệ vĩnh hằng từ Chúa Cha, mà thế hệ trần tục của Người từ Mẹ Đồng Trinh đấy ơn phúc, đã được lệnh và đã suy tưởng trong trí tuệ thiêng liêng. Bởi vì không mệnh lệnh nào hoàn toàn và hiệu nghiệm về thế hệ trần tục này có thể tồn tại mà không cùng lúc bao gồm cả mẹ của mình, vì một người Mẹ, Maria linh thiêng khôn ví, thế rồi và ở đó đã được suy tưởng trong mênh mông diễm lệ, và tiền sự vĩnh hằng của Mẹ đã được ghi trong long của Thần Thánh, để tất cả mọi thời đại nó không bao giờ bị phôi phai. Mẹ đã được in dấu và phác họa chân dung trong tâm trí của Người Thợ muôn đời và chiếm lĩnh những ấp ủ không rời của tình yêu ấy.”

(Nguồn: Christopher O’ Donnel, At Worship with Mary; E. Sebald, “Kunstgeschichte,” and L. Heiser, “Liturgie Ost,” and Th. Mass-Ewerd, “Liturgie West,” in Marienlexikon 2; A. Valentini, Dictionary of Mary; Jean Guitton, The Madonna.)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 06/09/2009
AI NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN

Chim khách có giúp đỡ cho tha nhân, sau đó rất lâu, người nọ đối với chim khách vẫn cảm kích biểu lộ tình cảm. Chim khách không tránh khỏi dương dương tự đắc, nói:

- “Ngài coi, người ấy vẫn cứ nhớ mãi không quên ân đức của con”.

Đấng tạo hóa thở dài nói:

- “Bé con, nhớ mãi không quên, chính là bản thân con đó”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Giúp cho tha nhân mà kể lễ với mọi người, thì coi như là không giúp.

Giúp cho tha nhân mà có dịp là nhắc tới, tức là đòi người ta trả công.

Giúp cho tha nhân mà không nhận tiếng cảm ơn cuả họ là kiêu ngạo, là khinh bỉ họ.

Với tấm lòng thành giúp đỡ họ chỉ vì họ là con cái Thiên Chúa và cũng là anh chị em của tôi, đó mới thật sự là yêu người và nâng cao phẩm giá của tha nhân.

Người nghèo khổ, người cần giúp đỡ chung quanh chúng ta rất nhiều, nhưng mấy ai nhận được sự giúp đỡ chân thành như thế ?

Rất ít người nhận ơn rồi quên ơn, mà nếu họ có quên thì cũng chẳng “nhằm nhò gì mấy cái lẻ tẻ” ấy, bởi vì khi người ta quên ơn của mình đã giúp đỡ họ, thì Thiên Chúa lại nhớ những việc lành mà chúng ta đã làm cho tha nhân.

Đừng than vãn là họ quên ơn, cũng đừng buồn vì họ “ăn cháo đái bát”, bởi vì khi chúng ta đong cho ai đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong lại cho chúng ta đấu ấy.

Không lỗ lã đâu mà sợ.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 06/09/2009
N2T


48. Người khiêm tốn sẽ không hung dữ, bởi vì khiêm tốn dựa vào đức ái để cùng nhau vươn lên.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 06/09/2009
N2T


220. Thanh xuân là một giấc mộng đẹp mà ngắn, khi bạn tỉnh lại thì nó đã sớm mất tiêu tung tích.

 
Tản Mạn Ngày Sinh Nhật Mẹ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
22:21 06/09/2009
Tản Mạn Ngày Sinh Nhật Mẹ (08.09)

Khi nói về công lao sinh thành, dưỡng nuôi của mẹ, người xưa nói rằng:

Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn.

Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình.

Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.


Lời ca dao đó nói lên biết bao hy sinh, vất vả của cuộc đời những người làm mẹ, những cuộc đời không thành văn, những hy sinh không thể một đôi câu mà diễn tả cho đủ, những giọt mồ hôi được lau vội qua những tay áo, những giọt nước mắt chảy ngược vào tim của biết bao bà mẹ, vì con mà chịu cảnh “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.

Có thể nói, mẹ là tuyệt tác tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Không có Mẹ, con cái đâu cảm được vị ngọt của tình yêu như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau. Không có mẹ con cái đâu lớn nổi thành người, vỉ không ai chăm sóc cho ta chu đáo, cặn kẽ, đầy tình nhân ái như là tình mẹ chăm sóc cho con. Mẹ Maria, với tư cách là mẹ trần thế, Mẹ đã mang lại cho Chúa Giê-su hương thơm của tình mẫu tử. Một tình yêu cao sâu như biển cả và dịu dàng như dòng sông thanh bình. Mẹ Maria đã góp mặt vào đại hội trần thế này trong vai trò làm mẹ của Con Thiên Chúa làm người. Mẹ Maria đã đi qua kiếp người trong tình yêu tận hiến của trái tim người mẹ. Thế nhưng, trái tim không bao giờ già. Tình yêu của người mẹ luôn trẻ trung, tươi mới trong cuộc đời của con. Dù là người mẹ trẻ hay đã lưng còng, tình mẹ vẫn rộng lớn bao la, vẫn dạt dào như biển cả thái bình. Dù là mẹ còn sống hay đã khuất núi, tình thương của mẹ vẫn quyện vào đời con như làn gió mơn mang đồng lúa chiều.

Hôm nay, mừng sinh nhật Mẹ Maria là mừng ngày Mẹ đã góp mặt vào đại hội trần thế này. Mừng mẹ đã có những năm tháng thật tuyệt vời nơi dương gian. Mừng cho tình yêu của mẹ luôn vĩnh cửu, vượt qua mọi thời gian và không gian. Mẹ vẫn mãi mãi ở với đàn con. Tình yêu của mẹ vẫn trẻ trung, vẫn luôn đong đầy trong cuộc đời đàn con.

Vâng, Mẹ Maria đã đi qua kiếp người nhưng tình Mẹ, ân phúc của Mẹ, dấu ấn của Mẹ vẫn còn đó trên hành trình của tất cả những người con đang còn ở dương thế. Chính Chúa Giê-su đã trao ban Mẹ cho nhân loại chúng ta. Chính Ngài đã muốn Mẹ Maria tiếp tục lấy tình mẫu tử để che chở, nâng đỡ cho đoàn con. Chính Ngài đã cảm nhận rất rõ về vai trò của Mẹ Maria khi nói với môn đồ Gioan: “Đây là Mẹ con”. Chúa Giê-su muốn nói với Gioan: không có gì trên trần đời này cao quý hơn tình yêu của một người mẹ. Và càng không có tình mẫu tử nào cao quý hơn tình yêu của Mẹ Maria, là Nữ vương trời đất, là Mẹ Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta. Mẹ Maria chính là bảo ngọc châu báu mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại trước khi Ngài hoàn tất sứ vụ ở trần gian.

Vì thế, mừng sinh nhật Mẹ là dịp để con cái cảm ơn Mẹ đã có mặt trong cuộc đời của con. Cảm ơn Mẹ đã bảo bọc che chở cuộc đời con. Cám ơn Mẹ luôn chăm sóc lo lắng cho từng cuộc đời chúng ta. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng ta là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời chúng ta.

Lạy Mẹ Maria, chúng con cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ. Xin Mẹ hãy lấy tình mẫu tử mà che chở, gìn giữ hồn xác chúng con trong tình thương của Mẹ. Xin cho chúng con được nép mình trong vòng tay từ ái của Mẹ. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý - Dạy Giáo Lý và Việc Công Bố Lời Chúa: Một Suy Tư Thần Học
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
06:14 06/09/2009
Hằng năm Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) dành một Chúa Nhật trong Tháng 9 cho Ngày Giáo Lý. Chúa Nhật Giáo Lý năm nay được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 với đề

tài là “Dạy Giáo Lý và Việc Công Bố Lời Chúa”. Năm nay thay vì in thành sách và CD, HĐGMHK đã cho phổ biến các tài liệu trên website của HĐGM. Có thể tải các tài liệu bằng tiếng Anh từ: www.usccb.org/catecheticalsunday/index.shtml. Các tài liệu này được soạn thảo để đào luyện các Giáo Lý viên về kiến thức cũng như tâm linh cho cả niên khóa 2009-2010 với nhiều đề tài hội thảo, tĩnh tâm và học tập dành cho các Giáo Xứ, các Giáo Lý viên và các gia đình. Với thời giờ mà Thiên Chúa cho phép, chúng tôi sẽ cố gắng phiên dịch một số tài liệu chính để chia sẻ với các Giáo Lý viên Việt Nam.


Trong lịch sử, sự tham gia của giáo dân Công Giáo vào việc học Thánh Kinh, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, thường thì thận trọng và bất thường. Trong khi nhiều giáo sỹ và giáo dân đồng ý rằng cơn đói “nghe Lời Chúa”, được ngôn sứ Amos công bố, đang đổ trên chúng ta (8:11), thì ít người có thì giờ hay được huấn luyện để theo đuổi khoa Thánh Kinh. Đương nhiên là có các lớp học cấp văn bằng hay không cấp văn bằng, hoặc những chương trình giáo dục dựa trên Thánh Kinh từ những nhóm học hỏi Thánh Kinh hay những trang web. Hằng năm có những sách chú giải mới xuất hiện, đặc biệt nhằm đến những độc giả giáo dân. Chưa bao giờ mà những tài liệu Giáo Lý lại phong phú về Thánh Kinh như thế. Tuy vậy, đám dân chúng ngồi dưới những hàng ghế nhà thờ vẫn còn đói khát không phải “lương thực hay hư nát nhưng lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6:27). Như một bà mẹ trẻ phát biểu, “Tôi không muốn ghi danh học chương trình cao học, mà tôi chỉ muốn có thể đọc Thánh Kinh.”

Sự thất vọng của bà mẹ trẻ này cũng phản ảnh mối quan tâm mà ĐTC Bênêđictô XVI đã đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa qua: “Tuyệt đối cần phải khắc phụ sự nhị phân giữa khoa chú giải Thánh Kinh và Thần Học” (Tháng 8/2008). Nói tóm lại, điều chúng ta phải làm là lấy Thánh Kinh ra khỏi thư viện và đem vào phòng khách, là nơi mà gia đình tề tựu. Các công tác mà phép so sánh này đề ra phải được hướng dẫn bằng ba nguyên tắc làm việc:

Nguyên tắc thứ nhất là xem xét vai trò của những phương pháp văn chương và lịch sử trong việc giải thích Thánh Kinh. Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa được diễn tả bằng những ngôn từ của loài người. Công Đồng Vaticanô II đưa ra tính cách nhập thể này của Thánh Kinh trong Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải (Dei Verbum): “Quả thật những lời của Thiên Chúa được diển tả bằng những ngôn từ của loài người, trong mọi cách giống như ngôn ngữ loài người, cũng như Lời của Chúa Cha Hằng Hữu, khi tự mình mặc lấy sự yếu đuối của bản tính loài người, đã trở nên giống người ta” (số 13). Bởi vì Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa được nhập thể trong ngôn ngữ loài người, những phương pháp phân tích lịch sử và văn chương là điều “không thể thiếu được” trong việc cắt nghĩa Thánh Kinh (x. UBGHTK, Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh).

Nguyên tắc thứ nhì để phổ biến Thánh Kinh cho giáo dân là giúp cho các gia đình quý trọng vai trò của Thánh Kinh trong Hội Thánh, đặc biệt là trong Phụng Vụ. Thánh Kinh là cuốn sách của Hội Thánh, là tập “ảnh gia đình” của cộng đồng đức tin. Nghĩa là, như ông Michael Gorman nói, “rằng dù Thánh Kinh đã không được viết để gửi cho chúng ta, nhưng được viết cho chúng ta” – nói cách khác, Thánh Kinh được viết “cho tất cả Dân Thiên Chúa trong mọi thời đại và ở mọi nơi.” (Elements of Biblical Exegesis [Peabody, MA, Hendrickson, 2009], 150). Hơn nữa, bởi vì Thánh Kinh là cuốn sách của Hội Thánh, khung cảnh tốt nhất để giải thích Thánh Kinh là trong các buổi tụ họp Phụng Vụ, là nơi mà công đồng đức tin tụ họp lại như một gia đình để được Lời Chúa và Bí Tích nuôi dưỡng.

Hai nguyên tắc nói lên một sự giằng co không thể tránh được mà mọi Kitô hữu tìm cách giải thích Thánh Kinh đều phải chạm trán. Một đàng, việc giải thích Thánh Kinh đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, cả về lịch sử lẫn văn tự; đàng khác, Thánh Kinh thuộc về tất cả mọi phần tử đã được rửa tội trong Hội Thánh, dù có khả năng chú giải hay không. Đây là sự giằng co mà bài góp ý của ĐTC ở Thượng Hội Đồng Giám Mục đã cố gắng phục hồi. Sự giằng co này cần thiết và phải được duy trì. Đó là công trình của Chúa Thánh Thần.

Hoạt động của Chúa Thánh Thần là nguyên tắc làm việc thứ ba. Một đàng, Chúa Thánh Thần là Đấng “thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa" (1 Cor 2:10) hướng dẫn những nghiên cứu về Thánh Kinh. Đằng khác, cũng một Chúa Thánh Thần đến giúp đỡ những người đói khát Lời Chúa. Sự đói khát của họ được diễn tả bằng “những tiếng rên siết khôn tả” của Thần Khí là Đấng bầu cử cho chúng ta “theo Thánh Ý Thiên Chúa” (Rom 8:26-27).

Việc rao giảng Lời Chúa cách hiệu quả trong việc dạy Giáo Lý tùy thuộc vào cả ba nguyên tắc làm việc này, và việc lệ thuộc vào Thánh Thần cũng như trung thành cách có sáng kiến với sự giằng co giữa Thánh Kinh của học giả và Thánh Kinh của Hội Thánh.

Từ “Dạy Giáo Lý” được bắt nguồn từ một từ Hy Lạp ít khi được gặp trong Tân Ước và không bao giờ có trong Bản Bảy Mươi, bản Hy Lạp của Cựu Ước, được Hội Thánh thời sơ khai sử dụng cách rộng rãi. Động từ “dạy Giáo Lý” được tìm thấy trong các Thư của Thánh Phaolô và Sách Tông Đồ Công Vụ của Thánh Luca. Đối với Thánh Phaolô, từ này được coi là từ chuyên môn dành cho việc giáo huấn dựa vào Tin Mừng. Trong TĐCV 18:24-25, từ này được dùng để nói về ông Appolô, “thông thạo Kinh Thánh. Ông đã được học Đạo Chúa [được học Giáo Lý]; với tâm hồn nồng nhiệt, ông thường lên tiếng giảng dạy chính xác những điều liên quan đến Đức Giêsu.” Rõ ràng là học giả Thánh Kinh này đã cùng Thánh Phaolô dạy Giáo Lý cho dân Côrinthô, như Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết khi ngài viết: “Tôi đã trồng, Appolô đã tưới, và Thiên Chúa làm cho lớn lên” (1 Cor 3:6). Tuy nhiên, ngoài hai đoạn Thánh Kinh trên thì người ta biết rất ít về việc mục vụ của ông Appôlô hoặc ông ấy sử dụng Lời Chúa thế nào trong việc dạy Giáo Lý. Về phần Thánh Phaolô, một Giáo Lý viên nhiệt thành, các học giả hầu như chỉ biết mỗi ngày một đánh giá cao sự mạnh dạn trong việc giải thích của ngài. Nhưng sự táo bạo của Thánh Phaolô chỉ làm lộ ra sự hèn nhát của chúng ta trong liên quan đến bản văn Thánh Kinh. Có thể khi dùng Lời Chúa trong việc dạy Giáo Lý, ông Môsê, “con người hiền lành nhất trên mặt đất” (Ds 12:3), giúp chúng ta hiểu dễ hơn. Hãy chú ý đến những câu mà Thánh Kinh nói về việc ông Môsê nói với “toàn thể dân Israel”:

“Quả thế, mệnh lệnh tôi truyền cho anh em hôm nay đây, không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời, khiến anh em phải nói: ‘Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?’ Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh em phải nói: ‘Ai sẽ sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?’ Thật vậy, lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành.” (Đnl 30:11-14).

Trong những dòng này, ông Môsê bảo đảm với dân Israel rằng Lời Chúa ở trong tầm tay của họ. Họ chỉ cần “đem ra thực hành” những gì “đã ở ngay trong miệng và trong lòng họ.” Điều ấy có thật đơn giản như thế không?

Các Giáo Phụ là những vị mà công trình chú giải Thánh Kinh đã bị nghành nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại không mấy lưu tâm đến, xem ra cũng nghĩ như thế. Các ngài tiếp cận Thánh Kinh không như những nhà chuyên môn, nhưng như những Giáo Lý viên và những chuyên viên về nghi lễ, là những người tin tưởng rằng “Lời Chúa thì sống động và linh nghiệm” (Dt 4:12). Đối với các ngài cuốn sách Thánh Kinh đã không bao giờ rời phòng khách. Các Giáo Phụ không phải không biết về sự cần thiết của những nghiên cứu có tính cách phân tích. Các ngài nhận ra tầm quan trọng của nghĩa văn tự của Thánh Kinh, nhưng các ngài cũng ý thức rằng Lời Hằng Sống có nhiều ý nghĩa. Đối với các ngài, sự giằng co giữa việc chú giải Thánh Kinh và thần học không phải là chỉ được giải quyết mà còn được phân giải như ánh sáng chiếu qua một lăng kính. Cách đọc các bản văn Thánh Kinh của các ngài không những uyên bác mà còn giàu tưởng tượng.

Trong khi đọc Lời Chúa, người Công Giáo nói chung, đặc biệt là các Giáo Lý viên nói riêng, sẽ hiểu rõ hơn khi tái khám phá ra những sự khôn ngoan của các Giáo Phụ, cũng như chứng từ của Thân Mẫu của Chúa. Vì trong việc chú giải Thánh Kinh, cũng như trong toàn thể đời sống Kitô hữu, Đức Mẹ Maria là mẫu gương và là Đấng chỉ dạy chúng ta. Câu truyện Truyền Tin trong Tin Mừng Thánh Luca đưa chúng ta đến trọng tâm của việc đọc Thánh Kinh. Lời mà Mẹ đón vào cuộc đời Mẹ qua tiếng “xin vâng” không những chỉ thành nhục thể trong lòng Mẹ, mà còn hình thành trong đời sống Mẹ. Và vì thế Mẹ trở thành một Kitô hữu môn đệ đầu tiên. Nhưng còn hơn thê nữa. Trong câu chuyện Thăm Viếng, Người Kitô hữu môn đệ đầu tiên này đã trở thành người Kitô hữu truyền giáo đầu tiên, đã vội vã ra đi chia sẻ - không phải tin mừng của Mẹ mà Tin Mừng của Thiên Chúa - với người chị em họ mình là bà Elidabeth. Còn bà Elidabeth thì đã công bố rằng Đức Maria đã được chúc phúc bội phần vì đặc ân riêng của Mẹ là được làm Mẹ Chúa (Lc 1:42-43), nhưng hơn nữa vì đức tin của Mẹ vào Lời mà Chúa của Mẹ đã phán hứa (1:45).

Khi Đức Mẹ Maria đáp lại lời chào mừng của bà Elidabeth bằng bài Thánh Thi mà chúng ta biết là bài Magnificat, Mẹ đã chứng tỏ rằng Mẹ không những chỉ là người Kitô hữu môn đệ và nhà truyền giáo đầu tiên, mà cũng là người Kitô hữu Giáo Lý viên đầu tiên. Kinh Magnificat là một bài Giáo Lý gương mẫu. Trước hết vì dựa vào Thánh Kinh. Kinh này vọng lại thánh thi của bà Hannah (1 Sm 2:1-10), và cũng gợi lên câu truyện Xuất Hành trong việc công bố “những kỳ công mới” mà Đấng Toàn Năng đã làm, trong Mẹ và qua Con Mẹ, để cứu độ Dân Thiên Chúa. Kinh Magnificat là một bài ca chúc tụng, một kinh nguyện và một lời rao giảng. Kinh ấy cũng là một lời kêu cứu đầy tin tưởng cho công lý dành cho những người yếu thế, những người ghèo khó, chúc tụng Thiên Chúa vì đã nâng người hèn mọn lên và cho những người đói khó được dư đầy phúc lộc (1:52-53). Sau cùng, toàn thể bài Thánh Thi chứa đầy niềm hy vọng vui mừng khi nhìn đến tương lai cánh chung.

Đức Mẹ Maria ôm ấp Lời Chúa, không phải là không thắc mắc hay không đắn đo. Thánh Luca nói đến việc Mẹ suy nghĩ, không chỉ một lần, mà suy đi nghĩ lại, mặc khải được tỏ bày đã thay đổi cuộc đời Mẹ (Lc 2:19, 51). Thánh Luca cũng viết về việc Mẹ xuất hiện với gia đình Mẹ ở ngoài vòng một đám đông đang lắng nghe Chúa Giêsu (Lc 8:19-21). Khi ấy, Người đang dùng dụ ngôn mà giảng dạy, và vừa so sánh những ai nghe Lời Chúa, “ấp ủ Lời ấy bằng một tâm hồn quảng đại và tốt lành” với “những hạt giống rơi vào đất tốt” (8:15). Rồi khi biết rằng Mẹ Người đang ở trong đám đông, Người đã công bố, “Mẹ Tôi và anh em Tôi là những ai nghe và thực thi Lời Thiên Chúa” (8:21). Chớ gì chúng ta học từ Mẹ Maria để Chúa cũng nói về chúng ta như thế.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Phiên dịch từ tài liêu “Catechesis and Proclaimation of the Word: A Theological Reflection” của HĐGMHK, Ngày Chúa Nhật Giáo Lý 2009.
 
Chính trị, luân lý và tội tổ tông truyền
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
09:25 06/09/2009
Cách đây ít lâu, tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama đọc bài diễn văn tại trường đại học Notre Dame, bang Indiana, Hoa Kỳ, ngày 17.05.2009 và một bài phát biểu tại trường đại học Hồi Giáo Al-Azhar ở Cai-rô, ngày 04.06.2009. Hai bài diễn văn này đã đánh động rất nhiều bậc trí thức trong xã hội và Giáo hội. Chúng tôi muốn lược dịch để cống hiến cho mọi thành phần Dân Chúa ở Việt Nam và cả xã hội đương thời, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay đang xôn xao tìm hiểu vai trò của người tín hữu Ki-tô trong thế giới đa dạng và xã hội đa nguyên (không nói tới đa nguyên chính trị). Những người xác tín đi “lề bên phải” có vai trò gì trong xã hội hiện nay, chứ không phải sống mãi với lô-gíc, khinh thường và hí hoạ về người khác. Cả những ai tự hào “đi lề bên trái” đôi khi cũng đi vào vết xe đó, biến người khác thành “ma quỷ” (diaboliser) khi nguời khác không nghĩ, không làm, hoặc chưa làm như TA mong muốn và làm như trường hợp Đức Tổng Kiệt, Đức cha Nhơn và một số vị lãnh đạo khác.

Ước mong hai bài diễn văn này giúp chúng ta có những suy tư sắc sảo để đưa đến những hành động có ích lợi và đúng đắn.

Thực ra, đây không phải là nguyên văn hai bài diễn văn đó, song được trình bày và có chú thích bởi một nhân vật sáng giá trong giáo triều Vatican. Đó là Đức Hồng Y Gogerces Cottier OP, nguyên là chuyên viên thần học của nhà Đức Giáo Hoàng tại Rô-ma.

Sau đây là bản dịch được đăng trên báo “30 ngày” (số 05, năm 2009). Gọi là nguyên văn song cũng có lúc phải lược dịch để rõ ý theo lối nói Việt Nam cho dễ hiểu:

Những tuần mới đây, ông Barack Obama đã đọc hai bài diễn văn chính thức rất quan trọng trong hai môi trường đại học rất khác biệt. Ngày 17.05.2009, ông đã nói ở đại học Norte Dame, là đại học Công giáo ở bang Indiana, Hoa Kỳ, nơi ông ta được mời để lãnh nhận bằng tiến sỹ danh dự vào dịp cổ truyền trao văn bằng tiến sỹ cho 2900 sinh viên. Vào ngày 04.06 mới đây tại Cai-rô, trường đại học Al-Azhar được coi như trung tâm chính thức giảng huấn tôn giáo về Hồi giáo Sunnites, ông cũng đã đọc một bài diễn văn dài đặc biệt gửi tới thế giới Hồi giáo.

Tôi không có ý làm một bài chú giải chính trị vì tôi không đủ thẩm quyền, nhưng tôi rất chú ý đến nhiều điểm mà vị tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tới trong cả 2 bài phát biểu. Vượt ra ngoài những đầu đề riêng biệt mà ông đề cập, nó làm chứng có một cái nhìn về sự kiện chính trị mà người ta có thể đối chất với những yếu tố căn bản trong học thuyết xã hội của Giáo hội Công Giáo.

* Trong bài diễn văn tại trường đại học Notre Dame, tôi chú trọng đến những lời của ngài Obama ngay từ đầu gửi đến giới trẻ. Vị tổng thống cảnh báo chúng ta rằng, chúng ta đang trải qua thời kỳ lịch sử đặc biệt và ông ta coi hoàn cảnh này như một đặc quyền và một trách nhiệm đối với giới trẻ. Có một vài đoạn tích cực liên quan tới người Ki-tô, những bổn phận của mỗi thế hệ đều là những bổn phận mà sự quan phòng của Thiên Chúa không vắng bóng. Để đánh giá đúng tầm mức của hai bài phát biểu đó, trước hết phải nhớ lại hai điểm chính yếu. Đầu tiên phải nhớ rằng, bài diễn văn của tổng thống Obama liên hệ đến xã hội thế trần và Giáo Hội cũng đã công nhận trong nhiều thông điệp khác nhau cũng như trong các bản tuyên bố của giáo quyền rằng: các xã hội thế trần có sự độc lập. Sự độc lập đó không có nghĩa là cách biệt, đối kháng, cô đơn hay thù hận giữa xã hội thế trần và Giáo Hội, đơn giản Giáo Hội công nhận xã hội thế trần có sự tồn tại và mục đích riêng biệt. Trong việc đối thoại với thực tại đó, Giáo Hội muốn đóng góp phần mình - biểu dương cho Tin Mừng và những giá trị của ân sủng - không chối bỏ cũng không che giấu mà trái lại làm nổi bật lên giá trị của sự độc lập của thế giới thế trần.

Điểm thứ 2 mà tổng thống Obama nói đề cập là nói tới một thế giới như hiện nay. Những lời của ông ám chỉ đến Hoa Kỳ, nhưng với tất cả những phong trào của các dân tộc đã diễn ra trong những thiên niên kỷ mới đây thì những lời nói của ông cũng được áp dụng cho tất cả các miền trên thế giới, nhất là Âu Châu hiện đang bị các xã hội đa nguyên thống trị. Ông Obama là một lãnh đạo chính trị được kêu gọi để nhận thức một xã hội đa nguyên - đây là một tiền đề phải nhớ tới nếu muốn hiểu biết đích thực những lời nói của ông.

Thực ra, bài diễn văn ở trường đại học đầy rẫy những quy chiếu lấy từ truyền thống Ki-tô, ví dụ một biểu thức (cách nói) thường được láy đi láy lại đó là chữ “mảnh đất chung”, tương đương với ý niệm căn bản của học thuyết xã hội của Giáo Hội, đó là “ích chung”.

Trong tâm tưởng thông thường ngày nay có khuynh hướng nghĩ rằng, nền luân lý chỉ liên hệ tới phạm vi cuộc sống và những tương quan thiêng thánh mà thôi, nhưng thực tế việc tìm kiếm ích chung đã giả định sự quy chiếu về các tiêu chuẩn và quy tắc luân lý (xem thông điệp Hoà bình trên trái đất, số 80). Luân lý tồn tại và y nguyên, nó không thay đổi để phù hợp với môi trường công hay tư nhưng nền luân lý cần phải luôn luôn lưu ý tới đối tượng mà nền luân lý được áp dụng. Trong trường hợp này cần phải tìm tòi ích chung trong một xã hội đa nguyên.

Vấn đề là người ta không có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn: làm thế nào để cùng tìm kiếm ích chung trong một xã hội có những tư tưởng khác biệt, đôi khi xung đột nhau về điều gì là sự thiện, điều gì là sự ác? Và làm thế nào để cùng nhau tiến lên trong việc truy tìm ấy, mà không ai bị bó buộc phải hy sinh bất cứ điều gì cho những xác tín chính yếu của họ. Đối với tôi, hình như chúng ta không đồng ý với nhau về cách thức mà ông Obama đưa ra để giải quyết các vấn đề. Phải chăng bởi vì trong bài trình bày này, ông Obama đã khởi đi từ những dữ kiện được công nhận và chú trọng tới trong truyền thống Ki-tô: những hậu quả của tội tổ tông truyền “Một phần của vấn đề ở tại những bất toàn của con người, trong sự ích kỷ của chúng ta, trong sự kiêu căng của chúng ta, trong sự cố chấp của chúng ta, trong sự ham muốn của chúng ta, trong những bất định của chúng ta, trong những ích kỷ của chúng ta: đó là tất cả những tàn ác lớn nhỏ của chúng ta mà trong truyền thống Ki-tô được đâm rễ trong tội tổ tông truyền”. Ông Obama đưa ra một vài điểm trong bài diễn văn lời cảnh báo sau đây “sự diễu cợt cuối cùng của đức tin đó là đức tin cần thiết phải chú trọng đến sự nghi ngờ. Nhận biết một cách chắc chắn điều mà Thiên Chúa đã dự liệu cho chúng ta hay là đòi hỏi chúng ta, thì vượt xa những khả năng nhân loại, và những ai tin thì đều phải tín thác vào sự kiện là sự khôn ngoan của Thiên Chúa cao trọng hơn sự khôn ngoan của chúng ta”. Trong đoạn này có một vài chữ có vẻ bất đồng với huấn giáo của Giáo Hội. Như thánh Tô-ma đã viết: Đức tin là ân ban của Thiên Chúa thì vô ngộ (không sai lầm), không có hồ nghi trong đức tin, đức tin không sai lầm nhưng người tin có thể sai lầm khi sự phán đoán của họ không xuất phát từ đức tin. Hơn nữa, có một dữ kiện là người tin - nhất là đứng trước một số chọn lựa thực hành, tự đặt cho mình những câu hỏi phải hành động ra sao và những tiêu chuẩn nào đức tin gợi ý cho họ, và trong những trường hợp cụ thể của cuộc sống, những tiêu chuẩn đó hình như không phải luôn luôn sáng tỏ và rõ rệt: những nố giải lương tâm có thể xuất hiện.

Phần thứ hai của câu nói làm sáng tỏ cái nghĩa mà Obama muốn cho mọi người hiểu về lời nói của mình: một nhận thức chắc chắn về điều Chúa muốn chúng ta phải làm “Vượt khỏi những khả năng nhân loại của chúng ta”, nhưng chúng ta vẫn phải tin tưởng “vì sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì cao cả hơn của chúng ta”. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo chủ trương và dạy bảo rằng: Thiên Chúa là nguyên lý và là cùng đích của mọi sự, có thể được nhận biết cách chắc chắn nhờ vào ánh sáng thiên nhiên của lý trí nhân loại dựa vào những sự vật đã được tạo dựng. Nhưng trong những điều kiện lịch sử mà con người sinh sống, họ vẫn cảm thấy khó khăn để sử dụng có hiệu quả cái khả năng thiên nhiên để đi tới, nhờ sức riêng mình, một nhận thức chân thật và chắc chắn về Thiên Chúa bản vị cũng như về lòng tin tự nhiên mà Đấng Tạo Hoá đặt để trong tâm hồn mỗi người. Như đã được cắt nghĩa trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, chương 37-38, nơi đây cũng trích thông điệp Humani Generis, con người cần phải được chiếu sáng nhờ mạc khải của Thiên Chúa không những về những gì vượt khỏi sự hiểu biết của họ, mà cũng còn về “những chân lý tôn giáo và luân lý” mà tự thân lý trí không phải là không đạt tới được. Bởi vì trong tình trạng hiện hữu của nhân loại “do những ước vọng xấu nảy sinh từ tội tổ tông truyền, những chân lý này có thể không được nhận biết mà không có những khó khăn hoặc với sự chính xác bền vững không vương lầm lỗi”. Trong tín lý Ki-tô, chú trọng tới những hậu quả của tội tổ tông truyền, không có nghĩa là trở nên đồng loã với tội lỗi hoặc từ bỏ việc hiến tặng cho tất cả mọi người những chân lý luân lý, mà trong những điều kiện lịch sử cụ thể con người đang sống trên trái đất này, thì đối với nhiều người sự nhận biết đó coi như u tối.

Obama trong bài diễn văn của ông, cả chính ông nữa, cũng không che giấu những xác quyết riêng tư của ông về luân lý, như người ta thường coi là bất thể hay là ít thuận tiện việc chủ trương có những chân lý khách quan trong hoàn cảnh của một xã hội đa nguyên. Ông chỉ nhận xét rằng, do chúng ta có kinh nghiệm về giới hạn, về sự dòn mỏng, về sự khốn cùng của chúng ta “không được làm cho chúng ta xa lìa đức tin”, nhưng đơn giản phải “làm cho chúng ta trở nên khiêm tốn” và kích thích chúng ta “cởi mở và tò mò”, ngay cả khi ở trong tình huống tranh đấu và đối lập về những vấn đề luân lý nhạy cảm.

Vậy thì rõ rệt là vấn đề huấn giáo tông truyền về tội tổ tông gợi ý cho chúng ta tiến đến cái thực tại của nhân loại, có thể trở nên hữu ích trong những tình huống lịch sử tồn tại trong những xã hội đa nguyên.

* Tất cả những xã hội đa nguyên đều sống trong trong những căng thẳng, mâu thuẫn, chia rẽ về điều công chính cũng như bất công nhưng cũng có một cách dân chủ để sống tình trạng đó - cách mà ông Obama đã tả vẽ trong bài diễn văn của ông và có thể đồng thuận với một quan niệm Ki-tô về những tương quan giữa con người. Ông Obama nói, chúng ta cần phải nhận thức vì đó là tiền kiến (nơi đây ông ta chấp nhận một ý nghĩa tích cực của chữ này) rằng NGƯỜI KHÁC có thành tâm, ngay cả người không nghĩ tưởng như chúng ta. Chúng ta không nên hí hoạ về người khác, phải tôn trọng người khác, đừng biến họ thành quỷ. Nền dân chủ sống còn nhờ vào yếu tố tinh thần tự nhiên mang tính chất Ki-tô một cách thẳm sâu. Khi tôi đọc những bài diễn văn này, tôi đã nghĩ tới những trang rất đẹp của thông điệp Ecclesia của Đức thánh cha Phao-lô VI, trong đó Đức Giáo Hoàng viết rằng: con đường vạch ra cho những liên hệ nhân loại trong xã hội đó là con đường đối thoại, ngay cả khi đề cập tới những chân lý sống còn mà vì thế người ta có thể hy sinh cả cuộc sống.

Không phải chúng ta “vơ vào mình” những bài diễn văn đó, nhưng là để tìm những điểm gặp gỡ. Bài diễn văn ở đại học Norte Dame đã nhắc tôi nhớ tới thông điệp Dignitatis Humanae - một thông điệp vĩ đại về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, nơi đây dạy ta có bổn phận tìm tòi chân lý là bổn phận trước mặt Chúa và cũng bắt nguồn từ bản tính nhân loại. Vậy nên, khi tôi kính trọng người khác thì tôi cũng kính trọng trong họ khả năng chân lý.

Một vấn đề khác thường gây ra căng thẳng trong những xã hội đa nguyên, đó là sự đòi hỏi tự do tôn giáo của cá nhân trước nhà nước. Sự đòi hỏi đó không nhất thiết buộc về phía nhà nước phải chọn lựa sự lãnh đạm tôn giáo, nhưng cái ý thức về những giới hạn quyền năng của mình.

Tôi đã bị đánh động bởi sự kiện ông Obama không né tránh vấn đề gai góc nhất đó là việc phá thai, một vấn đề mà ông đã bị nhiều chỉ trích từ hết mọi nơi, trong đó có cả các giám mục Hoa Kỳ. Một phần thì những phản ứng đó là đúng đắn: trong những quyết định chính trị tương đối về việc phá thai thì hàm chứa những gía trị không thể thương lượng được. Còn đối với chúng ta, sự việc liên can là phải bảo vệ nhân vị, những quyền lợi tuyệt đối mà đầu tiên và rõ rệt là quyền được sống. Vậy, trong xã hội đa nguyên có những khác biệt căn bản về vấn đề này. Giống như chúng ta, cũng có những người coi việc phá thai là một việc căn bản xấu đối với những ai đón nhận và đấu tranh nó như một quyền lợi. Vị tổng thống không bao giờ chấp nhận cái lập trường cuối cùng này; trái lại, hình như ông gợi ra những giải pháp tích cực - đó là điều báo L’Osservatore Romano (người quan sát Rô-ma) trong số ra ngày 19 - 05 đã nhấn mạnh, và đề nghị trong trường hợp này nên tìm một “Mảnh Đất Chung”. Trong cuộc tìm tòi này, ông Obama cảnh báo không đời nào được phép thẩm định những xác tín của riêng mình nhưng mỗi người trái lại phải được trình bày trước mọi người và bảo vệ chúng. Lập trường của ông không phải theo thuyết tương đối như bị nhiều người hiểu lầm, cốt tại ở điều phát biểu những ý kiến trái nghịch là: tất cả những ý kiến tư riêng đều không chắc chắn và chủ quan, vậy nên để chúng bên cạnh nhau khi nói tới những vấn đề trên. Ông Obama công nhận đằng khác vấn đề có tầm mức trầm trọng thê thảm, có nghĩa là quyết định phá thai “xé rách trái tim” của tất cả các phụ nữ. Mảnh đất chung mà ông ta đề nghị như sau: cùng nhau làm việc để hạn chế con số phụ nữ tìm cách phá thai; ông thêm, tất cả những luật lệ trong vấn đề này phải bảo đảm tuyệt đối sự phản đối lương tâm đối với tất cả những người làm công tác y tế không muốn cộng tác vào công việc phá thai. Những lời nói của ông có ý nghĩa làm giảm bớt sự dữ. Những chính phủ và các quốc gia phải làm tất cả để các vụ phá thai có thể ngày càng bớt đi, một SỰ TỐI THIỂU phải được bảo đảm nhưng là sự tối thiểu đáng quý. Điều này làm tôi nhớ lại cử chỉ của các nhà lập pháp Ki-tô đầu tiên, không bãi bỏ ngay lập tức những luật lệ Rô-ma mà khoan dung với những thực hành không phù hợp, đôi khi chống đối với luật tự nhiên, như sống chung chưa cưới xin và sự nô lệ. Việc biến đổi phải đi con đường từ từ, đôi khi nhờ vào những việc tháo lui dần dần ở trong dân chúng khi con số những người Ki-tô gia tăng, và cùng với họ ý nghĩa về nhân phẩm con người được lớn lên. Lúc đầu, để bảo đảm sự hoà hợp của những người công dân mà vẫn duy trì các giá trị, điều người ta gọi là “những luật lệ bất toàn”, như vậy tránh được những hành động, xử sự trái nghịch với luật tự nhiên. Thánh Tô-ma, chính ngài cũng đã xác tín về luật phải có tính cách luân lý, đã nói rằng: nhà nước không nên ra những luật nghiêm ngặt quá, ở “tầm cao” quá, bởi vì những luật đó sẽ bị khinh thường bởi những con người không có khả năng áp dụng chúng.

Con người chính trị phải có thực tế để nhận ra sự ác và gọi nó bằng tên chính thức, họ phải nhận biết mình khiêm tốn, kiên nhẫn và phải chiến đấu chống sự ác, mà không tự phụ có thể tiêu diệt nó ra khỏi lịch sử con người bằng những phương tiện dùng luật pháp mà đàn áp. Đó chính là dụ ngôn cỏ lồng vực cũng có giá trị trong phạm vi chính trị, nhưng không được dùng nó để biện minh cho thuyết vô liêm sỉ và lãnh đạm. Muốn giảm bớt hết sức sự ác thì luôn luôn hiện hữu sự căng thẳng - đó là một đòi buộc. Giáo Hội cũng đã nhận thấy một hoài bão mơ hồ và nguy hiểm khi muốn loại trừ tận gốc rễ sự ác trong lịch sử bằng con đường dùng luật pháp, chính trị hay tôn giáo. Lịch sử - ngay cả mới đây, thường đầy rẫy những tai hại do những con người cuồng tín, tự phụ, muốn làm cho nguồn suối sự ác khô cạn đi trong lịch sử nhân loại và cuối cùng đã biến tất cả thành một nghĩa địa mênh mông. Những chế độ cộng sản đã hoàn toàn đi theo luận điệu đó. Và trong các cuộc khủng bố tôn giáo người ta chém giết cũng nhân danh Thiên Chúa. Và khi một thầy thuốc ủng hộ việc phá thai đã bị những chiến sỹ chống phá thai ám sát - hiện nay vẫn xảy ra mới đây tại Hoa Kỳ - thì phải công nhận rằng những tư tưởng này được đẩy lên rất cao như là việc bảo vệ sự sống, bảo vệ giá trị thiêng thánh, giá trị tuyệt đối của sự sống nhân loại, cũng có thể huỷ hoại và biến thành những huấn lệnh cho những lý tưởng sai trái khác. Những người Ki-tô mang vào thế giới một niềm hy vọng thế trần thực tế, chứ không phải một giấc mơ mơ hồ hoài bão, ngay cả khi họ chứng tỏ sự trung thành với những giá trị tuyệt đối như sự sống. Thánh nữ Gianna Beretta Molla - một nữ y sỹ đã phải chết vì từ chối không muốn làm hại đến đứa trẻ mà bà đang mang trong dạ, thì đạt tới sự anh hùng thường thấy và âm thầm trong các tâm hồn, không phải chỉ nguyên của những người Ki-tô. Bà đã nhắc cho mọi người về định mệnh chung mà chúng ta vươn tới. Sự anh hùng của bà là một hình thức ngôn sứ theo cung cách Phúc Âm và chứng từ Ki-tô.

Trong diễn văn ở trường đại học về khía cạnh này, ông Obama đã đưa ra một vấn đề hết sức quan trọng. Ông gợi nhớ tới thời kỳ trong cuộc đời mà ông đã tham gia vào việc cứu trợ xã hội, do chính những xứ đạo Công giáo tài trợ về kinh tế, trong những khu phố nghèo nàn ở Chi-ca-go, những dự án mà có cả những người tình nguyện của Tin lành và Do thái. Trong hoàn cảnh đó, ông đã gặp gỡ những người vừa cởi mở vừa thông cảm, ông đã nhận thấy ở nơi họ những sự nghiệp tuyệt hảo do chính Thiên Chúa khơi nguồn và nuôi dưỡng. Và trước quang cảnh này, ông đã bị thu hút bởi ý tưởng gia nhập Giáo Hội, và cũng nhờ việc phục vụ này, như ông kết luận: “tôi đã được dẫn đưa tới Chúa Kitô”. Ông cũng có lời ngợi khen cảm động tới vị hồng y vĩ đại Joseph Bernadin, lúc đó làm Tổng giám mục Chi-ca-go. Ông gọi ngài là một ngọn hải đăng và một ngã tư được yêu chuộng, và ngài thường khuyên bảo với gương sáng bền vững của chính ngài, khuyên mọi người hướng đến tìm kiếm một mảnh đất chung. Trong kinh nghiệm đó, ông Obama đã nói: nhờ lời nói và những việc làm của các nhân vật mà tôi từng cộng tác trong các xứ đạo Chi-ca-go, đã làm rung động trái tim và tinh thần của tôi. Cái quang cảnh của đức ái đến từ Thiên Chúa có sức mạnh cảm hoá và lôi cuốn tinh thần cũng như trái tim của những con người, và đấy chính là mầm mống duy nhất của sự biến đổi thực tế trong lịch sử đời sống con người. Ông Obama cũng trích lời nói của ông Martin Luther King mà ông cảm thấy là một môn đệ.

Rằng Obama thực tế là tổng thống Hoa Kỳ sau 41 năm ngày mục sư Luther King bị ám sát, là dấu chỉ và bằng chứng về sự hiệu quả lịch sử của đức tin trong sức mạnh của chân lý. Ngay trong những thập niên mới đây, chúng ta thấy có nhiều lý tưởng tự phụ thay đổi về bạo lực, những chương trình cách mạng với hoài bão: tất cả nền dân chủ nhờ vào sức mạnh quân sự; và chúng ta đã ghi nhận những thất bại thảm thương và những bước giật lùi. Điểm thực tế khiêm tốn của Obama mở cửa cho chúng ta thấy những dàn cảnh mới giữa những địa dư - chính trị khác nhau, như bài phát biểu của ông tại trường đại học Hồi giáo ở Cai-rô.

Trong bài phát biểu đó, ông Obama đã tìm cách liên hệ tới nước Mỹ để tìm một mảnh đất chung, giúp cho những quan hệ rắc rối được tiến triển giữa đạo Hồi và thế giới Âu châu. Trong việc tìm tòi đó - theo tổng thống - mỗi bên được mời gọi nhìn vào bên trong truyền thống của mình để tìm ra những giá trị căn bản, những lợi ích chung, để từ đó xây dựng sự hoà bình và tôn trọng lẫn nhau. Sự đề cập như vậy làm nên một yếu tố căn bản về những chủ thuyết gây chấn động mạnh cho các nền văn minh, là một phản đề cho khuynh hướng áp dụng những mẫu mực tiêu cực đối với người khác. Ông Obama trong bài diễn văn của mình, được hàng trăm triệu người Hồi giáo lắng nghe, đã chọn một con đường hoàn toàn khác biệt, đồng thuận với một sự tín nhiệm đầy đủ nơi những người chân thành và khả năng luận đoán của thính giả. Chính vì vậy mà ông đề cập cách cam đảm và rõ rệt những điểm cần được tranh luận: sự bạo lực thái quá đã phương hại tới thế giới, bắt đầu ngay từ những người Hồi giáo, những cuộc viễn chinh của các nước Phương tây tới Ap-ga-nis-tan và I-rắc, việc sử dụng tra tấn, vấn đề Is-ra-en và Pa-les-tin. Về vấn đề này, ông nhắc tới quyền của cả hai dân tộc phải được sống trong an ninh, trong tổ quốc của họ, phù hợp với điều mà Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm mới đây tới đất nước của Chúa Giêsu đã đánh giá rằng: tình cảnh không thể chấp nhận của dân tộc Pa-les-tin. Về vấn đề hạt nhân, ông đã cắt nghĩa bằng cách liên hệ tới Iran và ông quả quyết rằng không được từ chối bất cứ ai quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình. Ông cũng nhắc lại rằng cần phải tiến tới một tình trạng mà không có bất cứ một nước nào - bắt đầu từ nước ông - nung nấu một dự án dùng tới vũ khí hạt nhân trong lãnh vực quân sự. Trong bài diễn văn ở Cai-rô, vị tổng thống Mỹ đã nhắc tới nền dân chủ không thể bị áp đặt từ bên ngoài, trong con đường đưa tới nền dân chủ thì mỗi dân tộc đều tìm được một con đường riêng của mình; ông cũng nhấn mạnh đến sự tự do tôn giáo là nền tảng cho hoà bình. Trong đất nước Hồi giáo, ông cũng nói tới quyền lợi của những phụ nữ. Trong số những câu trích lấy ở trong sách thánh - sách Tô-ra, sách Cô-ran và Kinh Thánh, tôi bị đánh động do sự kiện ông đã trích Kinh Thánh lấy bài giảng trên núi, bài giảng này trực tiếp nói tới các môn đệ của Chúa Kitô và như vậy thực tế không nói với xã hội thế trần, chính trị và công dân ngày nay. Nhưng tổng thống Obama đã nhìn thấy cái ảnh hưởng tích cực đến đời sống của Đô Thành và khả năng linh ứng cho họ. Điều này làm tôi nhớ đến trực giác của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II về ảnh hưởng tới chính trị của việc thứ tha và những ơn xin thanh tẩy trí nhớ con người.

Đối với những ai sống trong những tình huống cùng cực như thời Trung cổ: bị đau khổ, tàn bạo, là nạn nhân của những sai trái thì liệu đòi hỏi họ dựa vào sức mạnh có thể hoà giải của lòng tha thứ mà chịu đựng, quên hết đi chăng.

Tôi hình dung là tổng thống Obama đã phải cảm thấy tất cả những điều này khi ông chuẩn bị 2 bài diễn văn. Điều này làm tôi sửng sốt và thích thú, nhất là khi đề cập tới sự dấn thân chính trị của người Ki-tô trong một thế giới toàn cầu hoá và đa nguyên ngày nay.

(Nguyên Giám Mục Thái Bình lược dịch)
 
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 viếng thăm giáo phận Viterbo
LM Trần Đức Anh, OP
12:58 06/09/2009
VITERBO - Chúa nhật 6-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm giáo phận Viterbo, và đặc biệt thăm quê hương của thánh Bonaventura tại làng Bagnoregio, nhân dịp kỷ niệm 790 năm sinh nhật của thánh nhân.

Viterbo hiện nay là thành phố có 64 ngàn dân cư, cách Roma 85 cây số về hướng bắc. Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 16 ngài thực hiện tại Roma kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng cách đây 4 năm rưỡi.

Thánh Bonaventura, nguyên là Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, rồi làm HY GM giáo phận Albano. ĐTC Biển Đức 16 có liên hệ đặc biệt với thánh nhân vì khi còn là một LM trẻ, ngài đã soạn luận án hậu tiến sĩ về đạo lý thánh nhân và xuất bản thành sách với tựa đề ”Thánh Bonaventura. Thần học về lịch sử”. Thánh Bonaventura sinh trưởng tại làng Bagnoregio, xưa kia là một giáo phận, nhưng nay là một làng có hơn 3.600 dân cư và thuộc giáo phận Viterbo. Giáo phận này hiện có 166 ngàn tín hữu Công Giáo và nổi tiếng trong lịch sử Giáo hội vì là nơi cư ngụ của 50 vị Giáo Hoàng thời Trung Cổ, trong đó có 18 vị cư ngụ hơn 18 tháng tại thành này. Trong số 8 vị Giáo Hoàng cai quản Hội Thánh trong khoảng thời gian 20 năm, từ 1261 đến 1281, có 5 vị được bầu lên tại Viterbo. Cho đến năm 1271, hội nghị các Hồng y bầu giáo hoàng không được gọi ”Conclave”, nghĩa là trong phòng hội có khóa kỹ lưỡng. Sau khi ĐGH Clemente IV qua đời năm 1268, 18 HY nhóm tại Viterbo thuộc nhiều phe khác nhau, không bầu được vị Giáo Hoàng mới, và khóa họp bầu cử kéo dài tới 33 tháng. Các quan chức thành phố Viterbo liền khóa kín tất cả các HY trong phòng hội, chỉ cho các vị ăn bánh mì và uống nước lã, đồng thời tháo gỡ mái che phòng hội cho các vị phải chịu mưa nắng. Kết quả là các HY đã mau lẹ bầu được vị Giáo Hoàng mới, đó là thầy Tổng Phó Tế Tebaldo Visconti (1210-1276) người Italia lúc đó đang tham gia Đạo binh Thánh Giá ở Siri. Ngài nhận chức với tên hiệu là Gregorio 10. Sau đó vị Giáo Hoàng Chân Phước này cùng với Công đồng chung Lyon II qui định việc bầu cử Giáo Hoàng phải diễn ra trong mật nghị khóa kín.

Thánh lễ tại Viterbo

ĐTC đã đáp trực thăng từ Castel Gandolfo để tới Viterbo vào lúc 9 giờ sáng. Tại đây, ngài đã được Đức Cha Chiarinelli, GM sở tại và đại diện chính phủ Italia, Ông Gianni Letta, thứ trưởng tại Phủ Thủ tướng cùng với các quan chức đạo đời tiếp đón, và tháp tùng ngài đến viếng viếng thăm dinh thự Giáo Hoàng, nơi đã diễn ra 5 hội nghị Hồng y nghị bầu Giáo Hoàng.

Tiếp đến, ngài đến quảng trường Faul bên ngoài cổ thành để cứ hành thánh lễ vào lúc 10 giờ 15, trước sự hiện diện của hơn 15 ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐTC còn có ĐHY Vallini, giám quản Roma và 24 GM miền Lazio, cùng với hàng trăm linh mục.

Trong bài giảng Thánh lễ, sau khi chào thăm mọi người hiện diện, ĐTC đã giải thích về ý nghĩa các bài đọc của ngày lễ, đặc biệt là giai thoại Tin Mừng được thánh Marco thuật lại (7,31-37) về phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người bị câm điếc tại miền đất dân ngoại. Trước tiên Chúa tiếp đón và săn sóc người tàn tật bằng ngôn ngữ cử chỉ, trực tiếp hơn là lời nói; rồi bằng tiếng Aramaico, Chúa nói với người câm điếc ”Effatà”, nghĩa là hãy mở ra, làm cho người ấy nghe và nói được. Đầy kinh ngạc, đám đông kêu lên: ”Người đã làm mọi sự tốt đẹp!” (v.37). Chúng ta có thể thấy trong ”dấu chỉ” này ước muốn nồng nhiệt của Chúa Giêsu chiến thắng nơi con người sự cô đơn và bất khả cảm thông do tính ích kỷ gây ra, để mang lại một ”nhân loại mới”, nhân loại biết lắng nghe, đối thoại, cảm thông và hiệp thông. Một nhân loại tốt đẹp cũng như công trình sáng tạo của Thiên Chúa là tốt đẹp; một nhân loại không còn kỳ thị, không còn sự loại trừ, như thánh Giacôbê đã cảnh giác trong thư của Người (2,1-5), nhờ đó thế giới thực sự là một môi trường huynh đệ chân thành cho tất cả mọi người (GS 37). Từ nhận định trên đây, ĐTC áp dụng vào giáo phận Viterbo và nói rằng:

"Giáo đoàn Viterbo quí mến, chúng ta thấy Chúa Kitô trong Tin Mừng đã mở tai và tháo gỡ nút buộc lưỡi của người câm điếc, xin Chúa cũng cởi mở tâm hồn bạn, và luôn ban cho bạn niềm vui được lắng nghe Lời Chúa, lòng can đảm loan báo Tin Mừng và khám phá Nhan Thánh và Vẻ Đẹp của Chúa! Nhưng để điều ấy có thể diễn ra, theo thánh Bonaventura làng Bagnoregio mà tôi sẽ viếng thăm chiều nay, tâm trí phải đi xa hơn mọi sự, không những vượt lên trên thế giới cảm giác này, nhưng còn vượt lên trên bản thân mình nữa” (Itinerarium mentis in Deum VII,1). Đó là hành trình của ơn cứu độ, được ánh sáng Lời Chúa soi sáng và được nuôi dưỡng bằng các bí tích, hành trình đó liên kết mọi tín hữu Kitô với nhau.”

ĐTC nêu bật một vài đường hướng tu đức và mục vụ mà Đức GM giáo phận Viterbo đã đề ra cho giáo phận này, theo đó ưu tiên số một là việc giáo dục đức tin, như một sự tìm kiếm, khai tâm Kitô giáo, và như một cuộc sống trong Chúa Kitô. ĐTC nói: ”Trở thành Kitô hữu hệ tại học biết Chúa Kitô, điều mà thánh Phaolô đã diễn tả bằng công thức ”Không phải là tôi sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Các giáo xứ, gia đình và các hội đoàn khác nhau đều tham gia vào công trình này. Các giáo lý viên và mọi nhà giáo dục trong giáo phận cũng được mời gọi tham gia, các trường học, từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học miền Tuscia ở đây, đều được đóng góp phần quan trọng và uy tín của mình, nhất là học đường Công Giáo, và học viện triết thần Thánh Phêrô.

"Cùng với việc giáo dục đức tin, còn có việc làm chứng về đức tin. Thánh Phaolô đã viết: ”Đức tin hoạt động nhờ đức ái” (Gl 5,6). Chính trong viễn tượng đó hoạt động bác ái của Giáo hội được thành hình: các sáng kiến, và công trình bác ái của Giáo Hội là dấu chỉ niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, Đấng là Tình Thương.. Trong lãnh vực này, sự hiện diện của các phong trào thiện nguyện ngày càng gia tăng và triển nở, trên bình diện cá nhân, cũng như hội đoàn, được tổ chức Caritas thúc đẩy và giáo dục. Thánh nữ Rosa trẻ trung (1233-1251) đồng bổn mạng của giáo phận Viterbo đang được mừng kính trong những ngày nay là tấm gương sáng ngời về đức tin và lòng quảng đại đối với người nghèo...

ĐTC nói thêm rằng: ”Đường hướng tu đức và mục vụ thứ 3 của Giáo Phận Viterbo là chú ý đến các dấu chỉ của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã làm cho người câm điếc, Thiên Chúa cũng tiếp tục tỏ lộ cho chúng ta dự phóng của Ngài qua những biến cố và lời nói. Vì thế, nghĩa vụ của mỗi Kitô hữu là phải dấn thân lắng nghe Lời Chúa và phân định những dấu chỉ của Ngài. Dấu chỉ trực tiếp nhất của Thiên Chúa chắc chắn là sự quan tâm tới tha nhân, như Chúa Giêsu đã dạy: ”Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất tức là các con đã làm cho Thầy” (Mt 25,40).

Trong chiều hướng đó, ĐTC nhắn nhủ các tín hữu, trong năm Linh Mục này, hãy gia tăng cầu nguyện sốt sắng hơn cho các linh mục, các chủng sinh và cho ơn gọi. Các tín hữu giáo dân và người trẻ, cũng như các gia đình đừng sợ sống và làm chứng đức tin trong các môi trường khác nhau của xã hội và những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, khi con tim bị lạc hướng trong sa mạc cuộc sống, anh chị em đừng sợ, hãy tín thác nơi Chúa Kitô, là trưởng tử của nhân loại mới, một gia đình các anh chị em được xây dựng trong tự do, công lý, sự thật và tình bác ái của con cái Thiên Chúa”.

Cuối thánh lễ ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin. Ngài nhắc đến mối liên hệ quí mến và hiệp thông đặc biệt của giáo phận Viterbo với Người Kế Vị Thánh Phêrô, với bao nhiêu vị Giáo Hoàng xuất thân hoặc cư ngụ tại miền này, đặc biệt là Thánh Lêô Cả đã sinh ra tại đây. ĐTC cũng xin các tín hữu cầu nguyện để ngài có thể luôn chu toàn sứ vụ mục tử đoàn chiên Chúa Kitô trong sự trung thành và yêu mến.

Trong phần rước lễ, vì bàn tay phải của ĐTC chưa cử động được và vẫn còn phải làm vật lý trị liệu nên ĐHY Vallini, Giám quản Roma, đã thay Ngài cho một số các tín hữu được rước lễ. ĐTC còn viếng Đền thánh nữ Rosa trước khi dùng bữa trưa với 24 GM miền Lazio.

Hoạt động ban chiều

Chiều chúa nhật 6-9-2009, tại Đền thánh Đức Mẹ Cây Sồi ở Viterbo, ĐTC đã gặp chung các nữ tu chiêm niệm thuộc 11 đan viện trong giáo phận địa phương. Ngài xin các chị cầu nguyện cho các ý nguyện của ngài cũng như của Đức GM giáo phận, và đặc biệt trong năm Linh Mục, cầu nguyện cho các linh mục, chủng sinh và các ơn gọi.

Tiếp đến, ĐTC đã đáp trực thăng đến viếng thăm làng Bagnoregio, nơi sinh trưởng của thánh Bonaventura. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bagnoregio được đón tiếp một vị Giáo Hoàng.

Tại đồng nhà thờ chính tòa thánh Nicola, ĐTC đã kính viếng thánh tích là cánh tay của thánh Bonaventura. Thánh nhân qua đời ngày 15-7 năm 1274 trong lúc tham dự Công đồng chung thứ 4 tại thành Lyon bên Pháp. Thi hài ngài được an táng tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Lyon, nhưng 216 năm sau đó, ngày 14-3 năm 1490, khi cải táng thánh nhân, một xương cánh tay của ngài được đặt trong một bình quí giá bằng vàng và bạc có hình cánh tay, trang trí nghệ thuật và được giữ tại Nhà thờ chính tòa ở quê hương Bagnoregio.

Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa và thánh tích của thánh Bonaventura trong thánh đường, ĐTC đã tiến ra quảng trường thánh Augustino bên ngoài để gặp gỡ dân thành với sự hiện diện của ông thị trưởng và Đức GM Chiarinelli của giáo phận Viterbo, cùng với chính quyền. Sau đó, ngài đáp trực thăng trở về Castel Gandolfo.
 
Thần học giáo dân: Mô hình đại học Công Giáo Paris
Lê Đình Thông
16:51 06/09/2009
THẦN HỌC GIÁO DÂN: MÔ HÌNH ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO PARIS

Đại học Công Giáo Paris: Cổng tam quan
Thần học giáo dân (Théologie Laïque; Lay Theology) vừa chỉ định một bộ môn khoa học nghiên cứu những vấn đề tôn giáo dựa trên sách thánh, tín lý và mạc khải về giáo dân; mặt khác liên hệ đến việc đào thần học dành cho giáo dân. Thuật từ ‘‘giáo dân’’ tiếng Việt chuyển dịch từ Latinh laicus; tiếng Hy lạp laikos (chung, cộng đoàn) hoặc laos: người dân, để phân biệt với klerikos (giáo sĩ). Trong bài này, chúng tôi lần lượt trình bầy tóm lược về cả hai khía cạnh thần học giáo dân và việc đào tạo thần học cho giáo dân.

Thần học giáo dân

Theo nghĩa từ nguyên Hy lạp, thần học giáo dân là thần học phát xuất từ quảng đại quần chúng (laos: nhân dân). Tuy việc nghiên cứu là công trình cá nhân nhưng những suy nghĩ này có thể đối chiếu với những công trình của người khác. Mỗi người có một cách học hỏi thần học khác nhau: giáo xứ, phong trào (như Cursillo). Một số khác theo học tại Đại học Công giáo trong các học trình từ cử nhân đến cao học và tiền sĩ.

Thần học, chuyển dịch từ tiếng Hy Lạp theologia là một thuật từ được Platon sử dụng lần đàu tiên, sau này Aristote nói đến ‘‘triết lý thần học’’ và sự hiếu biết về thần học. Thánh Augustinô dùng thuật từ doctrina sacra (Giáo thuyết thánh) thay cho Thần học. Theo giáo thuyết của Hội thánh, thần học bao gồm các bài giảng hướng về cộng đoàn. Thần học còn nhằm bảo vệ (apologia) đức tin công giáo trước các trào lưu thế tục. Khuynh hướng thần học công giáo xuất hiện sớm nhất đặt nặng vần đề luân lý (moralité) hơn là thuần lý (rationalité), điển hình là chủ trương của Justin. Trong tác phẩm Contre Celse của Origène (185-253), tác giả chú trọng đến duy lý và chân lý. Thần học có nhiệm vụ bảo vệ sự nhất quán (cohérence) và khả tín (crédibilité) của Kitô giáo trước triết học ngoại giáo (paganisme).

Ngoài khuynh hướng minh giáo (apologétique) nói trên, thần học giáo phụ (patristique) nhằm đối tượng đức tin, phân biệt giữa đức tin (pistis) và tri thức (gnosis). Clément (150-220) là khuôn vàng thước ngọc cho thần học giáo dân. Xuất thân là người ngoại giáo, ngài đã chịu phép rửa tội, có dịp viếng thăm Hy Lạp, Ý, sau cùng nghiên cứu tại Alexandrie, khu vực ảnh hưởng của khuynh hướng chiết trung. Khuynh hướng này trở thành trường phái thần học Alexandrie do Pantène lãnh đạo. Đức Thánh Cha Démétrius đệ I cử Pantène sang Đông Ấn (Indes orientales). Thuật từ địa lý ‘‘Đông Ấn’’ bao gồm Đông Nam Á và Nam Á, ngoài Ấn Độ còn có Pakistan, Bangladesh, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Việt Nam và các nước láng giềng. Clément kế vị trường phái thần học sơ khởi này. Clément là nhà thần học công giáo tiên phong trong việc nghiên cứu Kitô giáo dưới lăng kính triết học, bằng cách dung hòa giữa các ngôn sứ trong Cựu ước với các triết gia Hy lạp. Thần học trở thành công trình trí tuệ có khả năng suy luận (intelligence spéculative)

Linh mục Vincent Holzer dòng Lazariste, giám đốc cấp học tiến sĩ (cycle des études du doctorat) Đại học Công giáo Paris đã cho rằng công việc của nhà thần học nhằm khai triển mối quan hệ giữa lý trí và mạc khải. Các nhà thần học công giáo bao gồm các giáo sĩ và giáo dân là kho tàng đức tin (dépôt de la foi), gìn giữ di sản đức tin lưu truyền trong nội dung Tin mừng (kérygme), như thánh Phaolô: ‘‘Trước hết, tôi đã truyền cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh.’’ (1 Cr, 15,3).

Từ năm 1889, gần 800 luận án tiến sĩ thần học đã được bảo vệ thành công tại Đại học Công giáo Paris. Hiện nay trong số 180 sinh viên tiến sĩ có khoảng 90 người nước ngoài. Khoảng 45 sinh viên là giáo dân, gồm cả nam và nữ. Đó là các nhà thần học giáo dân trong tương lai. Họ là thành trì bảo vệ đức tin trước các trào lưu thế tục hiện nay.

Thần học giáo dân: so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản

*Việt Nam : Theo Zenith, cơ quan thông tấn của Tòa Thánh, ngày 3/4/2009:

- Năm 1960, dân số Việt Nam là 30 172 000, trong số có 2 094 640 người công giáo, tỷ lệ 6,93%.
- Năm 2000, dân số Việt Nam là 77 635 400, trong số có 5 234 303 người công giáo, tỷ lệ 6,7%.
- Từ 2000 đến 2007, mỗi năm có khoảng 35 000 người lớn rửa tội.

Theo bản tin Zenith vừa trích dẫn, trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, mức gia tăng số giáo dân thay đổi theo từng thời kỳ.

- Năm 1802 (187 năm sau khi các cha dòng Tên đến truyến giáo ở Việt Nam và 150 năm sau khi có vị đại diện tông tòa đầu tiên), có 320 000 người công giáo, 3% dân số. Chính trong thời kỳ bách hai đẫm máu là thời kỳ tăng gia đáng kể số giáo dân.

- Từ 1802 đến 1886 có hàng chục ngàn anh hùng tử đạo. Số giáo dân từ 3% tăng lên 7 %. Trong thời kỳ Văn Thân giết hại người công giáo, số giáo dân tăng gấp đôi với 648 435 tín hữu.

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam:

- Dân số Việt Nam hiện nay là 82 032 000. Số người công giao rửa tội là 5 777 000. Số tín hữu chiếm 9,8% trong số công giáo: 7,04%, tin lành: 0,8%.
- Hiện nay, Việt Nam có 25 giáo phận, 32 giám mục, 1 888 linh mục triều, 2 100 linh mục dòng.
- 1 linh mục cho 2 676 tín hữu.
- 17 phó tế, 624 thầy trợ sĩ (không phải là linh mục), 12 344 nữ tu.

* Nhật Bản : Theo Văn phòng Phân tích và Dự báo của Hội đồng Giám mục Nhật Bản, số giáo dân tại Nhật chỉ chiếm 1% dân số. Theo tuần báo Katorikku Shimbun, Giáo hội Nhật có 34,1 linh mục cho 10 000 giáo dân, chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay ở Á Châu, so với 23,5 linh mục/10 000 giáo dân ở Thái Lan. 22,6 ở Đài Loan. 3,74 linh mục ở Việt Nam. 1,2 linh mục ở Phi Luật Tân. Các linh mục trẻ phần nhiều là các tân tòng. Tuổi trung bình của các linh mục ở Nhật Bản là 60. Hiện nay, Nhật Bản bị khủng hoảng ơn gọi như nhiều nước khác.

- Theo thống kê năm 2001, 55% trên tổng số 895 000 người công giáo tại Nhật là người Nhật. Số còn lại là nưới nước ngoài định cư ở Nhật.

- Nhật Bản hiện có 1732 linh mục triều, trong số có 961 linh mục là người Nhật, 771 linh mục người nước ngoài.
- Từ 1972 đến 2000, số linh mục dưới 60 tuổi là 998.
- Năm 2002, Nhật có 156 chủng sinh, 31 phó tế chuẩn bị thụ phong linh mục.

Theo Koichi Arimura thuộc Văn phòng Phân tích và Dự báo, khoảng 15 năm sắp tới, số linh mục sẽ giảm từ một nửa đến một phần ba. Để giải quyết tình trạng này, Giáo hội Nhật cần quan tâm hơn nữa đến vai trò của giáo dân.

*Thần học giáo dân tại Nhật bản: Thần học giáo dân tại xứ Phù Tang là kết quả của tiến trình hội nhập văn hóa (inculturation). Trong số các nhà thần học Nhật bản, phải kể đến:

- Tin lành: Kitamori Kazo, Yagi Katsumi, Takizawa Katsumi, Arai Sasagu.
- Công giáo: Inoue Yoji, Endo Shusaku.

Việc giới thiệu thần học Nhật Bản là một gợi ý để suy nghĩ về việc hình thành khoa thần học tại Việt Nam, bao gồm cả thần học giáo dân.

Vấn đề đào tạo thần học cho giáo dân

Việc đào tạo thần học cho giáo dân (formation théologique du laïc) là cần thiết trong thời điểm hiện nay. Năm 2010, Giáo hội Việt Nam sẽ cử hành Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập hai phủ đại diện tông tòa tại Đàng Ngoài và Đàng Trong, hai giáo tỉnh chúa Trịnh ờ miền Bắc và chúa Nguyễn ở miền Nam (tông sắc Super Cathedram do Đức Thánh Cha Alexandre VII công bố ngày 9-9-1659; đúng 350 năm tính đến ngày viết bài báo này), 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (tông sắc Venerabilium Nostrorum do Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành ngày 24-11-1960). Vị Giáo hoàng Nhân hậu (Il Papa Buono) Gioan XXIII được phong Chân phước vào Năm Thánh 2000, lễ kính ngày 11 tháng 10. Ngài thiết lập ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Các biến cố trọng đại này cho chứng tỏ Giáo hội Việt Nam đã trưởng thành. Vấn đề đạo tạo thần học giáo dân trong khuôn khổ Năm Thánh 2010 thiết tưởng là đúng lúc..

Chúng tôi sẽ lược trình cấp học C được mở tại Đại học Công giáo Paris từ 40 năm nay như một mô hình tham khảo cho hình thức đào tạo tương tự tại Việt Nam sau này.

* Cấp học C Đại học Công giáo Paris: Đại học Công giáo Paris là cơ sở duy nhất giảng dạy Cử nhân Thần học trong 8 năm vào buổi tối và các ngày cuối tuần dành cho giáo dân. Hiện có hai phụ nữ Việt Nam theo học năm thứ 2 và năm thứ 3 cấp C đào tạo các nhà thần học giáo dân. Cấp học này do một giáo dân làm giám đốc: Giáo sư Brigitte Cholvy. Bà có bằng Cử nhân Thần học và Kỹ sư Trường Cao đẳng Trắc địa và Đo vẽ địa hình (École Supérieure des Géomètres et Topographes), thuộc Học viện Quốc gia Công nghệ (CNAM).

Các sinh viên học cấp C đều đã tốt nghiệp nhiều chuyên khoa khác nhau (kiểm toán, audit; chuyên viên điện toán, informaticien v.v.). Quá trình đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau đem lại một chiều kích phong phú cho việc nghiên cứu thần học sau này. Mặt khác, ngoài việc phục vụ Giáo hội trong lãnh vực thần học, các nhà thần học tương lai còn là các giáo lý viên hướng dẫn con em về tín lý.

Cấp C chia thành hai giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm 4 năm học:

Giai đoạn 1:

- Năm 1 đào tạo khả năng thần học (année d’habilitation) và gồm các môn: Lịch sử Giáo hội, Kinh thánh, Thần học, Triết học, Phương pháp luận.
- Hai năm Triết học và Kinh thánh (Année philosophique et Bible 1 et 2): APB1: Vấn đề Thượng đế. Triết học Hy lạp và Trung đại. APB 2: Cựu ước: Ngũ thư và các Ngôn sứ

- Quy trình hội nhập Kitô học (parcours intégré de Christologie): Triết học. Kinh Thánh. Giáo phụ học. Tín lý học.

Sau Giai đoạn 1, các sinh viên tốt nghiệp được cấp Văn bằng Đại học Thần học (Diplôme Universitaire d’Etudes Théologiques: DUET).

Giai đoạn 2:

- Quy trình hội nhập Giáo hội học (parcours intégré d’Ecclésiologie): Xã hội học. Kinh thánh. Tín lý học. Lịch sử Giáo hội. Giáo luật.
- Quy trình hội nhập Nhân loại học (parcours intégré d’Anthropologie): Ngôn từ (Logos), Minh triét (Sagesse).Thượng đế. Vấn đề Thượng đế trong Triết học Trung đại. Nhân loại học Triết học Kinh thánh, Tín lý học
- Quy trình hội nhập Hành giáo (parcours intégré d’Agir Chrétien): Các vấn đề triết học chính trong Đạo đức học hiện đại. Thần học luân lý căn bản. Đạo đức học Tính dục. Đạo đức học đời sống. Đạo đức xã hội. Khai tâm Thần học bí tích và Phụng vụ. Khai tâm Kitô giáo: phụng vụ và thần học. Phép Thánh thể. Hôn nhân. Xức dầu bệnh nhân và hòa giải. Các phép bí tích trong viễn tượng đại kết.

Năm 1 (nhập môn) sinh viên chọn cổ ngữ: Hy Lạp, Latinh va Do thái.

Hai giáo trình thả nổi (cours flottants): Chú giải Cựu ước (Exégèse de l’Ancien Testament) và Thần học các tôn giáo (Théologie des religions)

Mỗi năm học gồm:

- hai giờ lớp tối hàng tuần (từ 62 đến 70 tiết học một năm), từ 20 giờ 30 đến 22 giờ 30.
- Ba giờ làm việc nhóm (mỗi 3 tuần, vào thứ bẩy hoặc chủ nhật)
- Mỗi ba tháng: hội thảo cả ngày chủ nhật.
- Kiểm tra năm 1: 1 kiểm tra vấn đáp và 2 luận văn: luận văn 1: 5 trang; luận văn 2: 15 trang
- Kiểm tra năm Triết học và Kinh thánh 1: 2 kiểm tra vấn đáp và 1 luận văn 15 trang

Văn bằng Thần học có các thứ hạng: Summa cum lauda (Ưu hạng). Magna cum laude (Giỏi). Cum laude (Khá giỏi). Bene probatus (Giỏi). Probatus (Trung bình).

Cấp học C có hơn 2000 giáo dân theo học Tuổi trung bình ngày nay là 34/40 tuổi và 40/50 tuổi, số nam và nữ bằng nhau. Các sinh viện thường tốt nghiệp một chuyên khoa (Tú tài + 5 năm hoặc cao hơn). Chính sự đa dạng về nghề nghiệp, gia cảnh v.v. đem lại một chiều kích mới mẻ trong việc đào tạo thần học giáo dân.

Mô hình đào tạo thần học giáo dân của Đại học Công giáo Paris nếu đưọc triển khai trong nước trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ đem lại hướng phát triển mới đầy hứa hẹn cho Giáo hội Việt Nam.

Kết luận:

Trong tác phẩm ‘‘Jalons pour une théologie du laïcat’’, linh mục Yves Congar cho rằng giáo dân là những người được ủy quyền (mandatés), thay vì chỉ giữ vai trò thứ yếu trong Giáo hội. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đề cao vai trò của giáo dân trong Giáo hội ngày nay, trong số có lãnh vực thần học.Trong diễn văn đọc trước Đại hội đồng Hội đồng Tòa thánh về Giáo dân ngày 15-11-2008, ngài đánh giá tông huấn Christifideles laic như đại hiến chương của giáo dân trong thời đại hiện nay. Ngày nay, giáo dân tham gia vào việc xây dựng cộng đồng công giáo và chia sẻ nhiệm vụ chung của Giáo hội. Họ là chứng nhân trong các môi trường xã hội khác nhau. Chủ đề này được nói đến trong Hiến chế Lumen gentium và Gaudium et spes; cũng như Tông sắc Apostolicam actuositatem.

Để có thể nhận lãnh vai trò đúng đắn trong Giáo hội trước nhiều thay đổi trong xã hội, người giáo dân cần được đào tạo về thần học. Việc mở ra các hình thức đào tạo tương tự như cấp học C của Đại học Công giáo Paris trong bối cảnh hiện nay thiết tường là điều cần thiết vậy.

Paris, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (Lễ Sinh nhật Đức Mẹ)
 
Teilhard de Chardin trong tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
18:34 06/09/2009
Nhân bài giảng mới đây của Đức Bênêđíctô XVI tại Aosta, Ý, tập san Công Giáo America, số ngày 17 tháng Tám vừa qua có bài bình luận như sau:

Xem ra Giáo Hội vẫn luôn ôm hôn những người từng bị Giáo Hội nghi ngại. Galileo Galilei, nhà thiên văn học người Ý, là người nổi tiếng nhất trong số này. Nhưng còn nhiều người khác như Thomas Aquinas, Joan thành Arc và Ignatius thành Loyola. Ứng viên được phục hồi gần đây nhất phải kể là nhà cổ sinh vật học, nhà triết học biến hóa và văn sĩ linh đạo Dòng Tên, Pierre Teilhard de Chardin. Quả vậy, các nhà quan sát Vatican từng chú ý tới lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc đến Teilhard lúc đọc Kinh Chiều vào ngày 24 tháng Bẩy vừa qua tại Aosta, Ý Đại Lợi, coi nó như một tái đánh giá đối với vị linh mục này và tư tưởng của ngài. Trích dẫn “tầm nhìn vĩ đại” của Teilhard, Đức Giáo Hoàng thúc giục ta “truyền phép thế giới để nó hóa thành bánh thánh sống động”, một kiểu nói khiến ta nhớ đến nền thần học thánh thể của vị tu sĩ Dòng Tên người Pháp này, trong đó, toàn bộ sáng thế trở thành hiến lễ dâng lên Thiên Chúa.

Teilhard de Chardin S.J.
Teilhard nói lên cái nhìn trên trong một cuộc thám hiểm tại Sa Mạc Ordos ở Nội Mông vào năm 1923. Thiếu các yếu tố bánh không men và rượu nho để cử hành Thánh Lễ, ngài đã soạn ra một lời nguyện đầy thơ mộng tựa là “Thánh Lễ Thế Giới” (đăng trong Ca Khúc Vũ Trụ, Harper 1961), dâng toàn bộ sáng thế trong lịch sử biến hóa của nó làm bánh thánh lên Thiên Chúa. Trước đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng ca ngợi chiều hướng phụng vụ vũ trụ nơi các Giáo Hội Đông Phương. Việc Đức Giáo Hoàng nhắc đến Teilhard quả có góp phần làm vang dội lại cách rõ ràng tầm nhìn của nhà thần học Pháp này: một vũ trụ biến hóa trong thời gian và càng ngày càng được các kiếm tìm khoa học biết tới nhiều hơn; một diễn trình linh đạo đang dần xuất hiện trong ý thức nhân loại, một nhân loại mà nền linh đạo được tìm thấy cả trong tác động lẫn thụ động; và một nhân loại được kêu mời không những sống trong thế gian mà còn để biến đổi nó.

Quả thực, lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới bổn phận của chúng ta phải “biến đổi thế giới”. Khi đưa ra chủ đề này, tư tưởng của ngài xem ra đã được khai triển dọc theo một đường phóng như đường phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau Công Đồng Vatican II, cả hai vị đều tỏ ra không mấy hài lòng đối với âm sắc lạc quan theo kiểu Teilhard của “Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” vì nó quá chú trọng tới Chúa Kitô vũ trụ và việc nó khẳng định sức mạnh biến đổi của phục sinh trong lịch sử. Đức cha Karol Wojtyla lúc ấy than phiền rằng Chúa Kitô Cứu Chuộc đã bị lu mờ bởi Chúa Kitô vinh quang. Trong tư cách Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã duyệt lại quan điểm của ngài trong thông điệp Về Quan Tâm Xã Hội (1987). Cũng thế, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mỗi ngày mỗi viết nhiều hơn về sự biến đổi của trái đất, coi nó như ơn gọi của Kitô giáo. Trong Bác Ái trong Chân Lý, chẳng hạn, “hoạt động trần thế của con người, khi được đức ái gợi hứng và nâng đỡ, sẽ góp phần vào việc xây dựng kinh thành phổ quát của Thiên Chúa, vốn là mục tiêu của lịch sử gia đình nhân loại” (Số 7). Rõ ràng, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng kiểu nhậy cảm Teilhard có được là thuộc sự triển nở toàn bộ của bản nhiên con người. Với một trình độ thật bất ngờ, ngài tỏ lòng tin tưởng đối với khả năng đầy ơn phúc của con người trong việc biến đổi thế giới và khi làm như thế, họ đã biến thế giới ấy thành của lễ xứng đáng hơn dâng lên Thiên Chúa.

Giống Teilhard, Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc chúng ta nhớ rằng thế giới mà chúng ta biến đổi bằng lao công, bằng sở học và bằng óc sáng tạo của mình đang góp phần vào của lễ vĩ đại Chúa Kitô dâng lên cho Chúa Cha. Đức Giáo Hoàng chỉ ra một loạt các vấn đề đang chờ được giải quyết và biến đổi: việc bảo vệ sự sống con người và môi sinh, việc mở rộng “trách nhiệm bảo vệ” để bao gồm việc cung cấp lương thực và nước uống cho người dân nghèo, và việc tạo ra các cấu trúc quốc tế để giải quyết nạn đầu cơ trên thị trường tài chánh cũng như quản trị nền kinh tế hoàn cầu. Liệu người Công Giáo có thừa cơ hội này, đứng lên để lãnh đạo người công dân đồng đạo của mình giáp mặt với các thách đố trên bằng nhiều sáng kiến mới nhân danh gia đình nhân loại? Hay vẫn tiếp tục thu mình dưới bóng các ngẫu thần tự cao tự đại, tự tiêu khiển vui chơi của nền văn hóa ngày nay?

Thoái hóa sẽ là tương lai nền văn minh của chúng ta nếu việc phục hồi khỏi cơn khủng hoảng tài chánh hoàn cầu lại trở về với phong thói tiêu thụ của hậu bán thế kỷ 20. Tiêu thụ có chỗ đứng của nó trong việc tạo ra phúc lợi vật chất. Nhưng sau một giới hạn nào đó, nó trở thành phá phách đối với linh hồn và xã hội. Biến đổi thế giới chắc chắn bao hàm việc mở rộng thị trường; tuy nhiên, không chủ yếu dành cho người giầu mà là dành cho người nghèo. Đàng khác, óc sáng tạo nhân bản cần được điều hướng bởi các khát vọng trọn vẹn hơn chứ không hẳn chỉ là việc cải thiện phúc lợi vật chất mà thôi, vì con người nhân bản mỗi ngày một nhiều và thèm khát nhiều hơn: cả về thẩm mỹ, tri thức, thể thao, môi sinh, và tôn giáo. Bất cứ trong lãnh vực cố gắng biến đổi thế giới nào, khoa học, kỹ thuật, truyền thông, kinh doanh hay nghệ thuật, ta đều phải nhắm mục tiêu cổ vũ cho bằng được một loại phát triển có thể duy trì được, có tính nhân bản trọn vẹn để nâng mức phúc lợi lên cho từng người và mọi người. Cuối cùng, khi việc biến đổi trên đạt tới sự viên mãn của nó, như Teilhard từng viết, thì “sự hiện diện của Chúa Kitô, một hiện diện vốn âm thầm tích lũy nơi sự vật, sẽ đột nhiên được mạc khải, giống làn chớp sáng từ cực này tới cực kia”.

Hoài nghi

Có độc giả không tin độ chính xác trong lời trích được gán cho Đức Bênêđíctô XVI trên đây. Vì theo ông, ý niệm của Teilhard cho rằng thế giới luôn luôn tự cải thiện chính mình hướng tới “điểm Omega”, lúc việc biến đổi nó đạt tới viên mãn và lúc đó Chúa Kitô sẽ thình lình xuất hiện, là một ý niệm không hề có căn bản trong Thánh Kinh và thần học.

Ngoại trừ có ai đó dám cho rằng Teilhard từng nhận được mạc khải tư, điều mà độc giả này cho là chưa hề nghe thấy, thì việc vị linh mục này tiên đoán về ngày tận cùng của thế giới, tuy rất vui tai, nhưng quả trái với chính các lời của Chúa Kitô, như lời này chẳng hạn: “khi Con Người xuất hiện, liêu Người còn thấy được dù chỉ là 10 người có đức tin hay không?”. Người đâu có nói Người sẽ trở lại khi thế giới đã trở nên hoàn hảo? Ý niệm cho rằng nhân loại sa ngã đến lúc nào đó sẽ trở nên hoàn thiện ở bên này nấm mồ chỉ là một ý niệm ngây ngô.

Thật ra, năm 1981, Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ mà sau đó mấy tháng, Đức HỒng Y Ratzinger sẽ đứng đầu, từng nhắc lại lời cảnh cáo (monitum) mà Bộ Văn Phòng Thánh (Holy Office), tiền thân của Bộ Giáo Lý Đức Tin, từng ban hành năm 1962, liên quan đến các trước tác của linh mục Teilhard de Chardin. Lời cảnh cáo đó như sau: “Một số công trình của Cha Pierre Teilhard de Chardin, trong đó có những công trình được xuất bản sau khi ngài qua đời, đang được biên tập và đang gặt hái được nhiều thành công. Không phê phán về những điểm liên quan tới các khoa học thực chứng, nhưng rõ ràng các công trình trên có khá nhiều mơ hồ và còn lầm lẫn nghiêm trọng nữa đến có thể xúc phạm tới học thuyết Công Giáo. Chính vì lý do này, các Đấng Bậc lỗi lạc nhất và đáng kính nhất thuộc Văn Phòng Thánh khuyên các Đấng Bản Quyền cũng như các vị bề trên các dòng tu, các vị giám đốc các chủng viện và các vị chủ tịch các đại học, hãy hữu hiệu che chở các tâm trí, nhất là tâm trí giới trẻ, tránh xa các nguy hiểm do các công trình của Cha Teilhard de Chardin và các môn đệ của ngài trình bày. Làm tại Rôma, từ điện Văn Phòng Thánh, ngày 30 tháng Sáu năm 1962”.

Ấy thế, nhưng trong buổi kinh chiều tại Aosta, Đức Bênêđíctô XVI đã nói nguyên văn như sau: “Với trọn vẹn con người, chúng ta phải là sự thờ lạy và lễ hy
Thánh lễ Vũ Trụ
sinh, và sau khi biến đổi thế giới, phải trả nó lại cho Thiên Chúa. Vai trò của chức linh mục là truyền phép thế giới để nó trở nên bánh thánh sống động, trở nên một phụng vụ: đến độ phụng vụ không còn là điều sóng đôi với thực tại thế giới, nhưng chính thế giới phải trở nên bánh thánh sống động, một thứ phụng vụ. Đó cũng là cái nhìn vĩ đại của Teilhard de Chardin: cuối cùng, ta sẽ thực hiện được một phụng vụ có tính vũ trụ đúng nghĩa, trong đó vũ trụ trở thành bánh thánh sống động. Ta hãy cầu xin để Chúa giúp chúng ta trở nên các linh mục theo nghĩa đó, biết góp phần vào việc biến đổi thế giới thành người thờ lạy Thiên Chúa, khởi sự từ chính con người chúng ta. Để cuộc sống ta biết nói về Chúa, để cuộc đời ta trở thành một phụng vụ thực sự, một loan báo về Thiên Chúa, một cánh cửa qua đó Thiên Chúa xa xăm trở thành Thiên Chúa hiện diện, và là một hiến mình đúng nghĩa cho Thiên Chúa”.

Biến đổi thế giới

Thành ra phải hiểu lời của Đức Bênêđícgtô XVI trong ngữ cảnh biến đổi thế giới, trong đó có cả chúng ta, thành bánh thánh trong một phụng vụ vũ trụ. Và biến đổi nó về đủ mọi phương diện như nhận định trên đây của tập san America. Tư tưởng của Teilhard còn có thể bị tranh cãi, nhưng theo quan điểm cánh chung Kitô giáo, cuối cùng mọi sự đều được đặt dưới chân Chúa Kitô, Vua vũ trụ.

Có người như John Allen Jr, một bỉnh bút của tờ National Catholic Register, đi hơi quá xa bằng cách gọi Đức Bênêđíctô XVI là “giáo hoàng xanh”: vị đầu tiên cho ráp hệ thống năng lượng mặt trời tại Vatican, vị đầu tiên kêu gọi một cuộc hồi tâm sinh thái. Do đó, ông ta bảo hình như vị giáo hoàng này đang có một cái nhìn mới “về vị thánh bổn mạng chưa công bố của sinh thái học Công Giáo, cố khoa học gia và triết gia Dòng Tên người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin”.

Theo Allen, người ta có thể đọc đoạn văn của Đức Bênêđíctô XVI trên đây theo nhiều bình diện khác nhau: hoặc như một bước xích lại gần các tu sĩ Dòng Tên hay như một cố gắng tìm ra điều gì tích cực để nói về các nhà tư tưởng vốn làm người ta e ngại, như ngài từng làm đối với nhà thần học nổi loạn và đồng nghiệp cũ là Hans Küng.

Dù gì, Allen cũng nhắc người ta nhớ ngữ cảnh lời ca ngợi Teilhard của Đức Bênêđíctô XVI: ngữ cảnh ấy chính là các suy niệm về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, trong đó, Thánh Phaolô viết rằng một ngày kia, chính thế giới cũng sẽ trở nên một hình thức thờ phượng sống động. Điều ấy khiến Đức Giáo Hoàng nhớ tới Teilhard và ngài lên tiếng: “Đó là cái nhìn vĩ đại mà sau này Teilhard de Chardin cũng đã có: cuối cùng, chúng ta sẽ có một nền phụng vụ có tính vũ trụ chân thực, trong đó, vũ trụ trở nên bánh thánh sống động. Ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trở nên các linh mục theo nghĩa này, biết góp phần vào việc biến đổi thế giới thành người thờ phượng Thiên Chúa, khởi sự từ chính chúng ta”.

Allen cho rằng nói tới việc phục hồi đối với Teilhard chỉ là một lối giải thích quá đáng (overinterpretation). Tuy nhiên, ít nhất nó cũng cho người ta cảm tưởng rằng việc thăm dò các ý tưởng của vị tu sĩ Dòng Tên quá cố, mà có người gọi là “Darwin Công Giáo” này, là việc nên làm. Dường như phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, đã củng cố cảm tưởng này, khi ngài phát biểu: “Từ nay, không ai còn dám nói rằng [Teilhard] là một tác giả bất chính thống mà ta không nên nghiên cứu”.

Người Bắc Kinh
Học trò lỗi lạc nhất của Teilhard, hiện còn sống tại Ý, là nhà thần học giáo dân Vito Mancuso, nói với các phóng viên rằng ông “ngạc nhiên một cách thích thú” vì lời phát biểu của Đức Bênêđíctô XVI vì chúng có một “tầm quan trọng lớn lao”.

Cha Teilhard, người qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một tu sĩ Dòng Tên người Pháp. Cha nghiên cứu cổ sinh vật học và trong thập niên 1920, từng tham gia vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” tại Trung Hoa, một khám phá xem ra đã xác nhận diễn trình phát triển tiệm tiến của giống người. Dựa trên các công trình khoa học của mình, Teilhard khai triển ra nền thần học biến hóa cho rằng toàn bộ sáng thế đều phát triển hướng về “Điểm Omega” mà ngài cho là chính Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa. Trong chiều hướng ấy, Teilhard mở rộng quan niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các cá thể nhân bản và nền văn hóa của con người, mà cả toàn bộ vũ trụ. Nhìn khái quát, tư tưởng của Teilhard trở thành điểm khởi hành cho bất cứ tác phong Công Giáo nào về môi sinh.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, nền thần học của ngài đã bị nhiều chức sắc cả trong Dòng Tên lẫn Vatican hoài nghi. Bên cạnh nhiều điều khác, các vị này lo ngại rằng lối đọc thiên nhiên đầy lạc quan của ngài có thể đi ngược lại giáo huấn cổ truyền của Giáo Hội về tội tổ tông. Chính vì thế, 7 năm sau khi ngài qua đờ, tức năm 1962 mới có lời cảnh cáo của Văn Phòng Thánh như trên đã nói. Năm 1981, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Teilhard, bỗng có lời đồn đại là ngài được phục hồi. Lời đồn đại này thực ra có cơ sở nhờ lá thư đăng trên tờ L'Osservatore Romano, của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, Agostino Casaroli. Lá thư này ca ngợi “tính vang dội đầy ngạc nhiên trong tìm tòi nghiên cứu, cũng như tính sáng chói trong nhân cách và tính phong phú trong tư duy của ngài”. Đức Hồng Y Casaroli quả quyết rằng Teilhard đã tiên phong cho lời kêu gọi “đừng sợ” của Đức Gioan Phaolô II trong việc tiếp nhận “văn hóa, văn minh và tiến bộ”.

Tuy nhiên, để cân bằng phần nào tác dụng của lá thư trên, Tòa Thánh cũng tuyên bố rằng phán quyết năm 1962 về Teilhard vẫn còn giá trị. Về phần bản thân Đức Bênêđíctô XVI, năm 1968, lúc còn là thần học gia Ratzinger, ngài từng viết trong Nhập Môn Kitô Giáo (Introduction to Christianity) rằng chiều kích “vũ trụ và siêu hình” của Kitô Giáo được Phương Đông lượng giá sâu sắc hơn là Phương Tây, nhưng Phương Tây xem ra cũng đang phục hồi được chiều kích ấy “đặc biệt nhờ sự kích thích trong công trình của Teilhard”. Ngài cho rằng Teilhard đã nói lên cách chính xác nền Kitô học của Thánh Phaolô. Khi lên ngôi giáo hoàng, thỉnh thoảng ngài có dùng một ngôn ngữ rõ ràng phản ảnh tư tưởng của Teilhard. Trong bài giảng Lễ Phục Sinh năm 2006, ngài có nhắc tới lý thuyết biến hóa, mô tả việc Phục Sinh như “biến dịch vĩ đại nhất, tuyệt đối là bước nhẩy vọt chủ yếu nhất vào một chiều kích hoàn toàn mới mẻ chưa từng có trong lịch sử lâu dài của sự sống và việc phát triển của nó”.

Ấy thế nhưng đôi khi thần học gia Ratzinger cũng khá mơ hồ về Teilhard. Trong một bình luận về khóa họp sau cùng của Công Đồng Vatican II (1962-1965), nhà thần học trẻ tuổi này từng than phiền rằng hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng đã coi nhẹ thực tại của tội lỗi vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Pháp, nhất là tư tưởng Teilhard. Xem ra, Đức Bênêđíctô XVI rất thích cái nhìn vũ trụ của Teilhard, nhưng cũng lo ngại trước những giải thích không phù hợp với niềm tin chính thống.

Theo Allen, dù gì, lời nhận định ngày 24 tháng Bẩy tại Aosta của ngài về Teilhard cũng phản ảnh thành tích của ngài về môi sinh, được nhiều người coi là nét độc đáo nhất trong giáo huấn xã hội của ngài. Gần đây nhất, Đức Bênêđíctô XVI đã dành cả một phần trong thông điệp Đức Ái trong Chân Lý để mời gọi ta hãy thâm hậu hóa điều được ngài gọi là “giao ước giữa con người nhân bản và môi sinh, một giao ước phải phản ảnh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa”.

Trong cuốn sách tựa là “Mười Điều Răn về Môi Sinh: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI Lên Tiếng Bênh Vực Sáng Thế và Công Lý” (Ten Commandments for the Environment: Pope Benedict XVI Speaks Out for Creation and Justice), nhà nữ văn sĩ Công Giáo Woodeene Koenig-Bricker mô tả ngài là “vị giáo hoàng xanh bậc nhất trong lịch sử” vì cho rằng không những đề cập tới các vấn đề môi sinh, ngài còn mang chúng vào áp dụng nữa.
 
Top Stories
Senator to Wear Freedom Tie to Protest Vietnamese Visit
Stephen Johnson
23:04 06/09/2009
CANBERRA—A Liberal senator has promised to wear a south Vietnamese freedom tie in parliament in protest at a communist party official's visit to Australia.

Prime Minister Kevin Rudd will host an official dinner at Parliament House on Monday night, which includes the general secretary of the central committee of the Communist Party of Vietnam, Nong Duc Manh.

Addressing a rally of about 200 people in the rain outside Parliament House, Senator Gary Humphries promised to wear a yellow south Vietnamese freedom tie in parliament on Monday.

The former ACT chief minister said Australia needed to protest at Vietnam's lack of democratic and religious freedoms.

"The arrival of the general secretary of the Communist Party of Vietnam is a very important opportunity for the Australian government to make a very important point to the government of Vietnam," he said.

"And that is its failure to provide democratic institutions to its people, its failure to free dissidents from its jails, its failure to provide freedom to the Buddhist church of Vietnam are all unacceptable."

Senator Humphries was among the official party at the RAAF Fairbairn base in Canberra which met with Mr Nong on Sunday.

"And I met the general secretary when he got off his plane and I have to say he was very interested in the tie I was wearing, the same tie I'm wearing today.

"He looked at the tie and he looked at me. I think he was a bit dubious about my tie."

Vietnamese Community of Australia federal president Phong Nguyen, who led the rally, said the Australian government had brought disrespect and shame by allowing a Vietnamese communist party official to visit.

"This house is a parliament of elected representatives yet our prime minister, our government, has lowered themselves to the level of giving a state visit to a person who is not elected, not represented.. . by the people of Vietnam," he said.

On more optimistic note, Senator Humphries said Vietnam, one of less than half a dozen communist nations, would one day become a democracy.

"I'm very confident ladies and gentlemen, very confident, that this process will one day lead to the destruction of this regime in Vietnam," he said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trong Năm Linh Mục, những ngày được Ân Xá
Tòa Ân giải tối cao
08:52 06/09/2009
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Văn thư số 882/08/I

KÍNH ĐỆ ĐỨC THÁNH CHA,

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo Phận Đàlạt và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhân danh các Giám Mục tham dự cuộc họp thường niên tại Tòa giám mục Xuân Lộc từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 9 năm 2008, hết lòng dâng lên Đức Thánh Cha những tâm tình tôn kính và vâng phục của riêng ngài, của tất cả các Giám Mục, và của phần dân Thiên Chúa được trao phó cho ngài coi sóc; ngài khiêm nhường trình lên Đức Thánh Cha sự việc là các Kitô hữu Việt Nam đang chuẩn bị để năm tới sẽ kỷ niệm và cử hành cách xứng đáng dịp 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII chính thức thiết lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam.

Với lòng tin tưởng, nhớ đến những ơn ích thiêng liêng trọng đại mà Năm Thánh 2000 đã đem lại cho các tín hữu Việt Nam, cũng như lợi dụng dịp Kim Khánh này, các Đức Cha quyết định chỉ thị tổ chức các nghi lễ đặc biệt và các buổi cử hành lời Chúa, kể từ ngày 24 tháng 11 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2011 trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam, để có thêm nhiều cơ hội lãnh nhận các bí tích với sự chuẩn bị thích hợp, những việc bác ái huynh đệ siêu nhiên được cổ võ, và nhờ đó, nơi mỗi người tín hữu hoặc nơi những nhóm khác nhau thuộc các cộng đồng giáo phận và giáo xứ, việc canh tân đời sống thiêng liêng trong suốt Đại Năm Thánh, nhờ ơn Chúa, được đặc biệt tăng cường và phát huy.

Ân Xá sẽ trợ giúp nhiều cho mục đích rất được kỳ vọng trên đây; Ân Xá đó, được thỉnh cầu với lòng tin tưởng, là bằng chứng nói lên tấm lòng ưu ái của người cha nơi Đức Thánh Cha, và là động lực giúp thắt chặt mối dây liên hệ phẩm trật và hiếu tử trong cả nước Việt Nam với Đức Thánh Cha và với Đấng Bản Quyền của mình.

Xin Thiên Chúa ban ơn và chúc lành cho Đức Thánh Cha hiển trị trong bình an và thịnh đạt.

Ngày 11 tháng 02 năm 2009
Lễ Đức Mẹ Lộ Đức

TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, thừa lệnh Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) được chu toàn đúng phép, cho các Kitô-hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:

a.- trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;

b.- trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin *;

c.- trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;

d.- mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.

Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.

Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
Văn thư này có giá trị trong suốt Năm Thánh. Bất chấp những gì trái ngược.

HỒNG Y GIACÔBÊ PHANXICÔ STAFFORD
Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
+ GIOAN PHANXICÔ GIROTTI, OFM CONV.
Giám mục hiệu tòa Meten, Chánh Lục Sự

---------------------------------------------
* Ngày 29-9-2008, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn gửi thư xin, liệt kê các ngày “quốc tế và truyền thống cầu nguyện”, gồm:
1/ 03/12/2009: Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
2/ 27/12/2009: Thánh Gia Thất.
3/ 10/01/2010: Ngày quốc tế di dân.
4/ 02/02/2010: Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, Ngày quốc tế Đời sống thánh hiến.
5/ 11/02/2010: Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế Bệnh nhân.
6/ 14–16/02/2010: Tết Nguyên Đán.
7/ 19/3/2010: Thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh và Giáo Hội Việt Nam.
8/ 28/3/2010: Lễ Lá, Ngày quốc tế Giới trẻ.
9/ 25/4/2010: Chúa nhật IV Phục Sinh, Ngày quốc tế cầu nguyện cho các Ơn gọi.
10/ 01/5/2010: Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (1980).
11/ 16/5/2010: Lễ Hiện Xuống.
13/ 11/6/2010: Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn Thánh hóa linh mục.
Nhớ ngày tấn phong Giám mục Việt Nam tiên khởi,
Đức cha JB Nguyễn Bá Tòng (1933).
14/ 29/6/2010: Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ.
15/ 26/7/2010: Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng các Giảng viên giáo lý Việt Nam.
16/ 15/8/2010: Đức Mẹ lên trời. Thánh Mẫu La Vang.
17/ 09/9/2010: Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại diên Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
18/ 14/9/2010: Suy tôn Thánh Giá. Lễ Tước hiệu các Hội dòng Mến Thánh Giá.
19/ 01/10/2010: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
20/ 11/10/2010: Chân phước Gioan XXIII,
Vị giáo hoàng đã ký Tông hiến “Venerabilium Nostrorum”
thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
21/ 24/10/2010: Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo.
22/ 21–28/11/2010: Đại hội Dân Chúa tại Việt Nam.
23/ 03/12/2010: Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
24/ 26/12/2010: Thánh Gia Thất.
 
Kinh Năm Linh Mục
Bộ Giáo Sĩ
08:55 06/09/2009
KINH NĂM LINH MỤC 19/6/2009 - 11/6/2010
(Bản văn do Đức Thánh cha đọc ngày khai mạc 19/6/2009)

Lạy Chúa Giêsu – nơi thánh Gioan Maria Vianney – Chúa đã muốn ban cho Giáo Hội một hình ảnh cảm động về Đức Ái Mục Tử của Chúa –. Xin ban cho chúng con biết sống tốt đẹp Năm Linh Mục này – cùng với thánh nhân và được mẫu gương của người trợ giúp.

Xin cho chúng con biết noi theo mẫu gương của người – khi hiện diện trước Thánh Thể Chúa – biết cảm nhận lời Chúa nói với chúng con thật gần gũi đơn sơ – khám phá tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải – và niềm ủi an đầy tràn trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu – nhờ lời chuyển cầu của Cha Sở xứ Ars – xin cho các gia đình kitô hữu chúng con – cũng trở nên như "Hội Thánh bé nhỏ" – thành nơi đón nhận và làm triển nở mọi ơn gọi và đoàn sủng – mà Thánh Thần Chúa thương ban – Và lạy Chúa Giêsu – xin cho chúng con được dâng lên Chúa, với tấm lòng sốt mến của cha thánh – chính lời kinh người hằng cầu nguyện:

Ôi Thiên Chúa của con – con thật lòng yêu mến Chúa – và mong ước duy nhất của con – là được yêu mến Chúa đến hơi thở cuối cùng.
Lạy Chúa – lạy Thiên Chúa vô vàn đáng mến – con thà chết trong lòng mến yêu – hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu – con yêu mến Chúa – và con cũng chỉ xin Chúa một điều – đó là được yêu mến Chúa mãi mãi.
Ôi lạy Thiên Chúa của con – nếu miệng lưỡi con không thể nói lên lòng yêu mến từng giây phút – thì con vẫn muốn thầm thĩ với Chúa trong từng hơi thở – bằng chính trái tim con.
Lạy Đấng Cứu Độ thần linh – con yêu mến Chúa – bởi Chúa đã chịu đóng đinh thập giá vì con – và vì Chúa muốn con cùng chịu đóng đinh thập giá với Chúa – nơi trần gian này.
Ôi lạy Thiên Chúa – xin cho con được ơn khi từ giã cõi đời này – mà vẫn một lòng yêu mến Chúa mà thôi. Amen.


KINH NĂM LINH MỤC 19/6/2009 - 11/6/2010
(Bản văn do Thánh Bộ Giáo sĩ soạn)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khấng ban cho Giáo Hội thánh Gioan-Maria Vianney – như hình ảnh sống động của chính Chúa – và như hiện thân của tình yêu Chúa là Mục Tử nhân hiền.

Xin giúp chúng con biết sống tốt đẹp năm linh mục này – cùng với Thánh Vianney và được mẫu gương của người trợ giúp.

Xin cho chúng con biết học với Cha Sở xứ Ars – niềm vui hiện diện lâu giờ trước Thánh Thể Chúa – khám phá Lời Chúa chỉ dạy chúng con thật gần gũi đơn sơ – cảm nghiệm tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải – niềm bình an phó thác trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái – và luôn tỉnh thức chống lại Ác Thần.

Lạy Chúa Giêsu – xin cho giới trẻ chúng con cũng biết học với cha Thánh – để họ nhận ra sự cần thiết của ơn gọi linh mục – một ơn gọi vinh quang và cũng thật khiêm hạ – mà Chúa muốn trao phó cho tất cả những ai mở lòng đón nhận.

Xin cũng làm nẩy sinh nơi các cộng đoàn chúng con – những công trình kỳ diệu của ân sủng – như ngày xưa nơi xứ Ars – Chúa đã thực hiện qua người linh mục "biết trọn niềm yêu mến giáo xứ của mình".

Xin cho các gia đình kitô hữu chúng con – cảm thấy ngôi Nhà Thờ như mái ấm – bởi luôn được gặp gỡ các thừa tác viên của Chúa – và xin cho chúng con cũng biết làm cho gia đình chúng con – thành xinh đẹp như một đền thánh.

Xin cho lòng mến của các mục tử – đốt lên và nuôi dưỡng lòng mến nơi mọi kitô hữu – để chúng con biết đón nhận và làm triển nở các ơn gọi – cũng như các đặc sủng mà Thánh Thần Chúa rộng ban.

Và lạy Chúa Giêsu – chúng con đặc biệt nài xin Chúa – ban cho chúng con tâm hồn sốt mến và chân thành – để chúng con có thể dâng lên Cha trên trời – chính lời kinh mà thánh Vianney đã từng cầu nguyện:

"Lạy Cha từ ái – con yêu mến Cha – và mong ước duy nhất của con – là được yêu mến Cha đến hơi thở cuối cùng.
Lạy Cha vô vàn đáng mến – con thà chết trong lòng mến yêu – hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Cha.
Lạy Chúa Giêsu – con yêu mến Chúa – và con cũng chỉ xin Chúa một điều – đó là được yêu mến Chúa mãi không cùng.
Ôi lạy Thiên Chúa của con – nếu miệng lưỡi con không thể nói lên lòng yêu mến từng giây phút – thì con vẫn muốn thầm thĩ với Chúa trong từng hơi thở – bằng chính trái tim con.
Lạy Đấng Cứu Độ thần linh – con yêu mến Chúa – bởi Chúa đã chịu đóng đinh thập giá vì con – và vì Chúa muốn con chịu đóng đinh thập giá vì Chúa – nơi trần gian này.
Ôi lạy Chúa – xin cho con được ơn khi từ giã cõi đời này – mà vẫn một lòng yêu mến Chúa mà thôi". Amen.
 
Hành trình Emmaus III: Linh mục với Chân Trời Mở Rộng
LM PhaoLô Nguyễn Nam Thảo, S.J.
09:02 06/09/2009
Tuy Xa Mà Gần

Khi được đề nghị chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ này do các Linh mục cao niên đồng tế, những vị đã tổ chức Lễ tạ ơn bốn mươi, hoặc năm mươi năm Linh mục, con cảm thấy vừa do dự, vừa vinh dự được đứng gần các bậc “tổ phụ”, và cảm thấy mình non nớt vì mới chỉ tròn một tuổi của đời Linh mục. Trong khi Cha giảng thuyết ngày hôm qua là Cha Nghị đã đi qua chặng đuờng dài của 38 năm Linh mục, còn con đếm đi đếm lại vẫn chưa được 36 tháng.

Thế nhưng nhìn khoảng cách giữa thế hệ quý cha cao niên và thế hệ Linh mục trẻ cùng quy tụ nơi Bàn Thánh hôm nay làm con liên tưởng đến bài học gia phả trong Thánh Kinh. Một trong những lý do mà các tác giả Thánh Kinh viết gia phả dài hằng cây số, đó là để không ai bị quên lãng trong lịch sử cứu độ. Từ Abraham già móm méo cho đến bé thơ mới ra đời, từ người phú quý giàu sang cho đến anh nông dân bần cùng, từ những vị thông thái cho đến người thất học, tất cả không ai bị quên lãng trong lịch cứu độ.

Con cảm nghiệm rằng hồng ân cứu độ như đang diễn ra nơi đây, khi thấy các “tổ phụ” Linh mục với những mái tóc trắng xoá đang hiện diện giữa những mái đầu xanh như chúng con, và còn có những mái đầu xanh hơn của một số anh em mới chịu chức cánh đây ít tuần. Dù khoảng cách thời gian và tuổi tác của các thế hệ Linh mục thật xa cánh, nhưng cũng lại thật gần với nhau trong căn tính ơn gọi, để rồi nhờ hồng ân, không ai bị quên lãng trong lịch sử cứu độ.

Chính trong cảm nghiệm này mà con nghĩ rằng hành trình Emmaus đưa chúng ta gặp nhau không chỉ để chia sẻ nhưng băn khoăn thao thức trong đời sống mục vụ, nhưng còn là có dịp để chia sẻ niềm vui mà chính ơn thánh đã tuôn tràn trên mọi nẻo đường phục vụ và ngay trong đời sống tận hiến của mình. Việc đầu tiên mà hai môn đệ trên đường làng Emmaus đã làm là chia sẻ niềm vui gặp gỡ Đức Kitô. Chính yếu tố này làm cho sức sống của ơn gọi tận hiến dồi dào hơn, phong phú hơn và có nhiều sinh lực hơn.

Vụng Về và Ơn Thánh

Cùng với chủ đề hiệp nhất trong đại hội Emmaus lần này cũng như niềm thao thức trong sứ mạng và lời mời gọi phục vụ các sắc dân trên đất nước này, con xin chia sẻ một vài cảm nghiệm về sứ mạng của một người mới chập chững sống đời Linh mục.

Một năm đầu của đời Linh mục có nhiều vụng về: cử hành bí tích vụng về, giao tiếp vụng về, giảng dạy vụng về, và còn nhiều vụng về khác. Thế nhưng trong những vụng về ấy, Ơn Chúa vẫn mãi tuôn tràn không những cho riêng mình, nhưng còn cho những ai Ngài gởi đến trong cuộc đời của mình. Chính trong sự ý thức vụng về của đời Linh mục mà thấy tình Chúa quá bao la, không chật hẹp, không so đo. Và đây là lý do làm cho đời Linh mục vui tươi: vui nhờ ơn thánh, vui vì ơn Trời.

Như quý Cha đã từng chia sẻ, không phải Ngài gọi một con người vì tài năng hay đức độ, mà là vì tình thương. Rồi ngay trong hành trình đáp trả tiếng gọi mà đời mình được biến đổi. Sự biến đổi nhờ ơn thánh là căn bản, nhưng cũng nhờ cả những gặp gỡ với biết bao nhiêu anh chị em Linh mục tu sĩ và cả cộng đồng dân Chúa góp phần cho sự biến đổi tâm linh của người Mục tử.

Linh Mục với Chân Trời Mở Rộng

Sau ngày thụ phong, con cảm thấy dường như chân trời thế giới được mở rộng: Chúa mang đến nhều bạn mới, gặp gỡ nhiều người, đến với nhiều cộng đoàn, được vinh dự hiện diện trong những biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của anh chị em giáo dân, và chân trời sứ mạng thêng thang cũng như réo gọi. Linh mục không còn thấy mình thuộc về một góc nhỏ của thế giới, hay co cụm trong một cộng đoàn của một sắc dân, nhưng dường như được mời gọi nâng đôi cánh của mình vào trong một thế giới đại đồng hơn. Có thách đố, nhưng cũng có nhiều tự do trong trời rộng. Có lẽ sự tự do này là một phần quan trọng của hành trình Emmaus. Một thứ tự do để giúp mình lên đường, một thứ tự do nội tâm để vươn ra với anh chị em mình như chủ đề hiệp nhất của tuần gặp gỡ này.

Đọc lại đoạn Tin mừng về hai môn đệ trên đường làng Emmaus sao giống câu chuyện của các Linh mục, Tu sĩ Việt Nam xa xứ quá. Hai môn đệ gặp gỡ Đức Kitô phục sinh trên đường về làng Emmaus, một nơi quá thân quen đối với họ. Họ gặp Đức Kitô gần ngay ngôi làng thân quen ấy. Và rồi Đức Kitô đến như thầm bảo họ, đây là quê hương của các anh, nơi các anh có nhiều kỷ niệm êm đềm, nhưng các anh không còn thuộc về ngôi làng này mãi mãi, các anh thuộc về một ngôi làng lớn hơn, làng Giêrusalem, làng của thế giới, làng của sứ mạng.

Đường Emmaus và Đường Việt Nam

Thưa quý Cha và anh chị em, chúng ta đều lớn lên nơi miền đất yêu thương của quê hương Việt Nam. Có người từ miền quê, có người từ thành phố. Người gắn bó với dòng sông quê hương, kẻ gắn bó những con đường thành phố. Rồi bỗng một ngày, những lối đi quen thuộc chợt bỗng xa dần, tất cả để lại phía sau để bước theo tiếng gọi, bắt đầu thuộc về một thế giới lớn hơn. Có nhớ nhung, có ngậm ngùi, nhưng bản chất ơn gọi là thế: để được sai đi. Rồi trong cái căn tính của ơn gọi được đan quyện vào vận mệnh nổi trôi của đất nước, đưa chúng ta ra khơi, mời chúng ta lên đường. Hôm nay nhìn lại, con xúc động thấy các Linh mục tu sĩ Việt Nam hiện diện trên khắp thế giới. Họ nói tiếng Anh, họ nói tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, và cả hàng trăm thứ tiếng khác. Họ phục vụ đủ mọi sắc dân, đủ mọi màu da. Ngay trên đất nước Hoa Kỳ này, hàng trăm Linh mục Việt Nam cũng đã dấn thân phục vụ đủ mọi sắc dân. Con khâm phục và quý mến quý cha quá. Ơn gọi truyền giáo thật huyền nhiệm. Biết đôi chân bé nhỏ, nhưng dám bước vào trời rộng mênh mông. Quê hương Việt Nam vẫn thân thương lắm, lâu lâu lại trở về thăm hỏi, nhưng trong sâu thẳm của lòng mình, vẫn nghe vang vọng tiếng gọi thuộc về ngôi làng thế giới như hai môn đệ cất bước trở về Giêrusalem, để rồi bắt đầu một cuộc lên đường. Có lẽ cái “job” Linh mục là cái job phải thay đổi địa chỉ nhiều nhất so với các nghành nghề khác. Nếu hôm nay có ai hỏi, “quý Cha đã thay đổi bao nhiêu địa chỉ trong đời Linh mục của mình?” Có lẽ phần đông sẽ ngập ngừng năm ba phút để cố nhớ vài ba chục lần dọn chỗ ra đi. Đi đến phương trời lạ, đi vào miền đất mới. Hành trình Emmaus hôm nay có lẽ cũng thế: gặp gỡ để lên đường.

Hiệp Nhất Để Giúp Nhau Sống Trọn Ơn Gọi

Nếu sứ điệp của Emmaus đối với anh em Linh mục hải ngoại là thúc đẩy lên đường để đi vào thế giới, thì những cuộc lên đường này không phải là những cuộc lên đường đơn độc. Cùng với chủ đề “Nên một trong Chúa Kitô” của đại hội Emmaus, con cảm nghiệm rằng giống như hai môn đệ trên đường làng Emmaus được mời gọi ra khỏi ngôi làng khép kín của họ, anh em Linh mục Tu sĩ ngày hôm nay cũng được mời gọi bước ra khỏi “ngôi làng đào tạo” của mình. Dù ngôi làng ấy là ngôi làng Dòng Tên, ngôi làng Chúa Cứu Thế, ngôi làng Đa Minh, Phan Xi Cô, Ngôi Lời, La San, chủng viện, hay Mến Thánh Giá, v.v…Tất cả chỉ là những ngôi làng bé nhỏ nơi chúng ta được Thiên Chúa gởi gắm để chuẩn bị cho một sứ mạng của Đức Kitô: Loan báo Tin Mừng và cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Chính trong tinh thần này mà đưa chúng ta đến với nhau và để giúp nhau sống tốt hơn ơn gọi của mình. Và cũng chính trong tinh thân mở rộng cõi lòng với anh em và nhờ ơn thánh tác động, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nghiệm một thứ tự do nội tâm, đưa mình ra khỏi những hàng rào ngăn cản trong tâm hồn.

Ước gì sứ điệp Emmaus tiếp tục là nguồn cảm hứng hướng dẫn lối đi của người Linh mục Tu sĩ hôm nay: dám ra khỏi ngôi làng bé nhỏ để thuộc về một ngôi làng của thế giới đại đồng hơn. Ước gì sứ điệp Emmaus cũng luôn gợi lên trong lòng chúng ta tinh thần gắn bó, để nâng đỡ nhau chu toàn ơn gọi hiến dâng và phục vụ như chính Tin Mừng của Đức Kitô tha thiết mời gọi.
 
Chủ Tịch Liên Đoàn Viếng Thăm Các Cộng Đoàn Oakland
Lê Lâm
09:49 06/09/2009
OAKLAND - Trong Năm Thánh Linh Mục, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo tại Hoa Kỳ, cố gắng đi thăm viếng các Linh Mục và Cộng Đoàn Việt Nam trong các Giáo Phận Hoa Kỳ để cổ võ tình Hiệp Nhất và Yêu Thương, cũng như có cơ hội bày tỏ ở nơi đến thăm lòng tri ân về những tận tụy, hy sinh và dấn thân cho sứ vụ Linh Mục, cho tất cả những gì mà quý Linh Mục và giáo dân đã cùng nhau đóng góp phục vụ cho giáo xứ, cộng đoàn. Tuần qua, Cha Giuse đã đến thăm LM. Peter Võ Ngọc Sơn, Linh Mục Quản Nhiệm, và Cộng Đoàn Giáo Xứ Thánh Antôn tại Thành Phố Oakland, Tiểu Bang California, sau khi Cha Chủ Tịch về tham dự Đại Hội Linh Mục, Hành Trình Emmaus III, ở San Jose California.

Xem hình ảnh

Cha Chủ Tịch đã dâng Thánh Lễ lúc 7:30 tối Thứ Bảy ngày 29 tháng 8, và Thánh Lễ trọng thể cầu nguyện cho Linh Mục vào sáng Chúa Nhật lúc 11:30 sáng ngày 30 tháng 8. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ: Cha Nguyễn Văn Tuấn, Chánh Xứ Nhà Thờ Thánh Alexander, Thành Phố Villa Park, Illinois; Cha Đặng Đình Hà, Quản Nhiệm Cộng Đoàn Thánh Augustinô, Thành Phố Bridgeport, Connecticut; Cha Đồng Minh Quang, Rector Nhà Thờ Chính Toà Ánh Sáng Chúa Kitô, Thành Phố Oakland, California; và Cha Peter Võ Ngọc Sơn.

Sau phần nhập Lễ, Cha Sơn chào mừng Cha Chủ Tịch và Quí Cha đã đến Giáo Xứ. Cộng Đoàn Thánh Antôn, nơi có giáo dân Việt Nam đông nhất trong Giáo Phận Oakland: gồm có Quận Alameda và Quận Contra Costra. Giáo Xứ Thánh Antôn gồm có 4 Cộng Đoàn Chính: Mỹ, Hispanish, Phi và Việt Nam. Cộng Đoàn St. Anthony được xem là trung tâm của người Việt trong Giáo Phận Oakland.

Trong bài chia sẻ Thánh Lễ Chúa Nhật, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn đã mời gọi mọi thành phần Dân Chúa cầu nguyện, nâng đỡ, và cộng tác với các linh mục trong công việc rao giảng và làm chứng Phúc Âm. Ngài mời gọi cầu nguyện và cổ võ cho Ơn Gọi Linh Mục; giúp đỡ về đời sống và y tế cho hơn 300 linh mục già yếu, nghỉ hưu tại 26 Giáo Phận ở Việt Nam.

Sau Lời Nguyện Kết Lễ, Cha Sơn và Cộng Đoàn đã cám ơn Cha Chủ Tịch và Quí Cha đến thăm và dâng Thánh Lễ.

Được biết, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn cũng đã đến thăm Cha Chính Xứ Đồng Minh Quang và giáo dân tại nhà thờ Chính Tòa địa phận Oakland, và dâng thánh lễ lúc 8am sáng Chúa Nhật, cũng như đã đến thăm viếng cộng đoàn Việt Nam ở Giáo Xứ Felicitas, San Leandro, do Cha Trần Thúc Định làm Quản Nhiệm, vào lúc 4:30pm cùng ngày.

Tại những nơi Cha Chủ Tịch đến, Linh Mục và giáo dân đều hân hoan chào đón, nhất là ủng hộ chương trình giúp đỡ các Cha già hưu ở Việt Nam của Giáo Hội Việt Nam mà Cha trong những tháng ngày sắp tới cũng sẽ đến thăm viếng và chia sẻ với các giáo xứ, cộng đoàn khác, song song với việc Cha Chủ Tịch chú trọng đến sự thăng tiến đời sống đạo và mục vụ cho giáo dân ở Hoa Kỳ, như Cha chia sẻ.

Cha Chủ Tịch cũng cho biết thêm, tuần tới sẽ tham dự Hành Hương Đức Mẹ ở Emmitsburg, Maryland, do Miền Trung Đông tổ chức hằng năm, tuần sau đó nữa, sẽ về New Orleans và Florida thăm viếng các Linh Mục của miền Đông Nam gặp nhau định kỳ 3 tháng 1 lần, cũng như thăm viếng một vài giáo xứ và cộng đoàn VN trong vùng.
 
Giáo xứ Thành Đức khai giảng năm học Giáo lý
Paul Maria
10:13 06/09/2009
ĐÀ NẴNG -Sau gần 03 tháng nghỉ hè, sáng nay Chúa nhật 06/9/2009, Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng tổ chức Khai giảng năm học Giáo lý 2009 - 2010 cho hơn 800 em Thiếu nhi-Thiếu niên trong độ tuổi từ Lớp Khai tâm đến Lớp Thánh Kinh Vào Đời ( tương đương với một em học mẫu giáo cho đến hết hết năm thứ hai đại học, nghĩa là khoảng 14năm liên tục một em mới hoàn tất chương trình Giáo lý tại Giáo xứ ).

Trong bài phát biểu mở đầu, cô Mad Trương Thị Vang, UV BTV HĐGX - Đặc trách Giáo Lý & Giáo Dục đã nói: "... Thư Chung của HĐGM Việt Nam nhấn mạnh rằng: Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai, như thế cho thấy giáo lý - giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con ngưòi và con Chúa.

Chính vì lẽ đó, trọng tâm năm học Giáo lý 2009-2010 này là đào tạo và hướng dẫn các em trước hết trở thành những Thiếu nhi - Thiếu niên Công giáo ngoan ngoãn trong việc sống Đạo, trong cách " ăn nói gói mở ", biết lễ phép, biết chào hỏi, biết tôn trọng mọi người, nhất là biết yêu mến và tôn trọng sự thật " với chủ đề: " BỎ THẦY CHÚNG CON BIẾT THEO AI, THẦY MỚI CÓ NHỮNG LỜI ĐEM LẠI SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI " ( Ga. 6, 68 )."

Huấn từ với các em, Cha Quản xứ nhắc nhở: " Trong hiện trạng xã hội hôm nay, phần đông các gia đình đã phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Một nền giáo dục thiếu mất sự cân đối về học làm người, mà đấng lẽ ra phải " Tiên học lễ hậu học văn". Vì thế các con cần ý thức và cố gắng chăm chỉ học Giáo lý để nhờ Ơn Chúa, chúng con càng thêm tuổi càng khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và người đời. ..''

Thánh lễ tạ ơn nhân ngày khai giảng hôm nay do Cha phó xứ Phaôlô Trần Ngọc Hoàng chủ sự. Cha Quản xứ, các Soeurs, toàn thể HĐGX và đại diện 14 Đoàn Thể trong Giáo xứ cùng tham dự để chung lời cầu nguyện cho các em.

Nhìn những khuôn mặt ngây thơ trong sáng của các em sốt sắng tham dự Thánh lễ, người viết thầm cảm tạ Ơn Chúa bởi hạnh phúc cho các em khi được làm người Công giáo, được sống trong Ơn nghĩa Chúa, và luôn được dạy dỗ bởi quý Cha, quý Tu sĩ và những người có trách nhiệm. Không được thế, khi các em lớn lên trong một xã hội mất căn bằng về tinh thần,

sống trong môi trường giáo dục què quặt, thiếu nhân bản, chuộng hình thức, luôn dối trá... như hiện nay, liệu tương lai các em sẽ ra sao ?

Nhân dịp khai giảng năm học giáo lý, Giáo xứ qua Ban Bác Ái & Xã Hội, đã hỗ trợ tiền học phí và các khoản đóng góp đầu năm cho 31 em từ cấp I đến cấp III và 17 em thi đỗ Đại học và Cao Đẳng đang gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.

Xin Chúa ban nhiều Hồng ân trên Quý Vị hữu trách trong Giáo hội để tất cả đủ yêu thương, đủ khôn khoé, đủ cam đảm... hầu trong mọi hoàn cảnh, vẫn luôn trung thành với Lời Chúa và luôn truyền dạy Lời Chúa không chỉ cho các em nhỏ, mà còn cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa hôm nay.
 
Đức Tân GM Thái Bình chủ sự thánh lễ khai mạc tuần chầu Thánh Thể giáo xứ Thiên Lộc
Trường Giang
10:32 06/09/2009
THÁI BÌNH - Hôm thứ Bảy (05/9/2009), Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ – Tân Giám mục Thái Bình chủ sự thánh lễ khai mạc tuần chầu Thánh Thể giáo xứ Thiên Lộc, giáo hạt Thái Thụy, giáo phận Thái Bình.

Xem hình ảnh

Ngày 01/9/2009 vừa qua đoàn chiên Thái Bình hân hoan nghênh đón chủ chăn mới, với nghi thức trọng thể, tại nhà thờ chính tòa Thái Bình. Dù cả giáo phận đang rất bận mải chuẩn bị cho ngày lễ tạ ơn mãn nhiệm của Đức cha Phan-xi-cô và khởi đầu sứ vụ mới của Đức cha Phê-rô, diễn ra vào ngày 09/9/2009, nhưng với tấm lòng khao khát “Hãy cho tôi các linh hồn”, nay giáo xứ Thiên Lộc chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, Đức cha dành ưu tiên về thăm viếng và làm mục vu tại đây. Đây là lần đầu tiên Đức tân Giám mục trực tiếp đến thăm từng con chiên trong đoàn chiên Thái Bình trong trọng trách mới của mình.

Thiên Lộc và bối cảnh

Giáo xứ Thiên Lộc thuộc xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, trải qua bao năm tháng là họ lẻ của giáo xứ Xuân Hòa; nhờ ơn Thiên Chúa đã được Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang nâng lên hàng giáo xứ ngày 02/12/2006. Hiện nay giáo xứ Thiên Lộc do linh mục Vinh-sơn Mai Thành Sơn – hạt trưởng Thái Thụy quản nhiệm, có 11 họ lẻ trực thuộc, 1804 Ki-tô hữu, nhiều hội đoàn hoạt động tích cực trong các ngày lễ của giáo xứ.

Thiên Lộc đón Đức Cha mới của giáo phận

Đúng 15h20 chiếc xe hơi chở Đức cha tới đầu làng Thiên Lộc, tại đây từng người trong giáo xứ và cả các xứ họ lân cận, từ các cụ già đến các em bé, tay vẫy cờ, ai ai cũng muốn được tận mắt nhìn thấy Đức Giám Mục mới của giáo phận nhà. Đội trống, đội kèn đồng thay nhau trổi lên khúc ca hay nhất để chào đón vị cha chung của giáo phận. Đức cha cùng đoàn rước tiến vào cung thánh cầu nguyện, ít phút sau Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn, ngài nói tôi cám ơn cha quản xứ và anh chị em Thiên Lộc cũng như cộng đoàn hiện diện. Anh chị em đã không quản thời tiết oi bức, nóng lực đến đây đón tôi và dành cho tôi những tâm tình thật quý báu. Hôm nay tôi đến đây là kế thừa công việc Đức cha Phan-xi-cô đã làm cho anh chị em suốt gần 20 năm qua. Đây là khởi đầu sứ vụ của tôi với đoàn chiên Thái Bình, cuối bài nói chuyện Đức cha cầu xin Chúa Giê-su Thánh Thể chúc phúc lành cho tất cả cộng đoàn. Đức cha trở về nhà xứ nghỉ ngơi ít phút và chuẩn bị thánh lễ khai mạc tuần chầu lượt.

Thánh lễ khai mạc tuần chầu

Theo chương trình của ban tổ chức, đúng 16h Đức cha chủ sự và đoàn đồng tế gồm các cha trong giáo hạt Thái Thụy tiến ra thánh đường trong tiếng trống, tiếng kèn cùng cả một rừng cờ mang đủ màu sắc tươi tắn làm cho thánh lễ hôm nay thêm sốt sáng và sinh động thêm. Mở đầu thánh lễ, Đức cha cắt nghĩa danh từ Thiên Lộc là “ơn bởi trời”, Đức cha nói tiếp thay mặt giáo phận tôi cám ơn cha quản xứ và giáo xứ Thiên Lộc đã thay mặt giáo phận để chầu Chúa Giê-su Thánh Thể. Nguyện xin Chúa Giê-su Thánh Thể tuôn đổ muôn ơn lành của Ngài trên anh chị em.

Trong bài giảng thánh lễ khai mạc tuần chầu Thánh Thể, Đức cha nhấn mạnh đến đức tin của người Ki-tô hữu vào Chúa Giê-su Thánh Thể. Nghĩa là người tín hữu phải xác tín cách sâu xa, từ một tấm bánh và một ly rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giê-su, và đó cũng là bảo chứng cho cuộc sống mai sau “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54).

Trước khi nhận phép lành trọng thể cuối thánh lễ, một vị đại diện cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Thiên Lộc có đôi lời cảm tạ Đức cha, quý cha đồng tế, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh và quý cộng đoàn đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ trong ngày lễ khai mạc tuần chầu Thánh Thể này.

Sau thánh lễ, cha Đaminh Trương Văn Thụy, chánh xứ Bích Du và cộng đoàn kiệu Chúa Giê-su Thánh Thể qua các nhà tạm được trang trí rất đẹp, đặt xung quanh khuôn viên thánh đường, sau đó các xứ họ luân phiên chầu Thánh Thể đến 21h.
 
Giáo xứ Sa Cát tiếp đón Đức Tân GM Thái Bình đến thăm
Trường Giang
11:59 06/09/2009
THÁI BÌNH - Sáng nay, Chúa nhật (06/9/2009) Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, tân Giám mục Thái Bình chủ tế thánh lễ, cùng với nhiều linh mục trong giáo phận, tại thánh đường giáo xứ Sa Cát.

Xem hình ảnh

Từ ngày về nhận giáo phận (01/9/2009), nay là lần thứ hai Đức tân Giám mục đi làm mục vụ tại các giáo xứ. Đây cũng là tuần chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, cùng với giáo xứ Thiên Lộc. Giáo xứ Sa Cát hiện nay trực thuộc thành phố Thái Bình, có khoảng 1937 giáo dân, cha Phê-rô Trần Duy Điển làm chánh xứ, thay thế Đức ông Giu-se Bùi Văn Cẩm (mới nghỉ hưu tại giáo xứ Sa Cát).

8h15 Đức cha về tới giáo xứ Sa Cát, tháp chuông nhà thờ đổ từng hồi thật dài, ngài đã được cha xứ Pr. Trần Duy Điển, hội trống, hai hội kèn đồng và hội các bà mẹ, cũng như ca đoàn rước vào trong thánh đường viếng Chúa và cầu nguyện ít phút. Sau đó Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn, ngài cám ơn cha xứ và giáo xứ đã dành cho ngài những tình cảm và sự tiếp đón nồng hậu hôm nay. Đức cha dứt lời cả cộng đoàn vỗ tay dòn dã, cha xứ dẫn ngài về nhà xứ chuẩn bị phẩm phục cho thánh lễ chính tiệc của ngày chầu Thánh Thể.

9h00 hội trống của nhà xứ, hai hội kèn: một hội xứ Sa Cát và một hội thuộc xứ Nam Thái (quê hương cha xứ Phê-rô Điển) và ca đoàn nhà xứ rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến lên thánh đường. Thánh đường Sa Cát hôm nay trở nên chật chội vì đây là thánh lễ chính tiệc trong tuần chầu, và cũng là vì giáo dân muốn nhìn thấy tận mắt vị chủ chăn mới của mình. Trong bài giảng Đức cha nhấn mạnh đến của ăn thiêng liêng nuôi linh hồn người tín hữu là chính Chúa Giê-su Thánh Thể. Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai đến trần gian, Người đã tự nguyện dâng hiến cuộc đời mình làm lương thực dưỡng nuôi nhân loại. Do vậy, mỗi người Ki-tô hữu chúng ta hãy xin lỗi Chúa, vì chúng ta là kẻ tội lỗi, bất xứng trước mặt Chúa; xin Thiên Chúa biến đổi mỗi chúng ta trở nên đền thờ sống động, xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.

Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí, sốt sáng, vui mừng và trang nghiêm, tin tưởng rằng Chúa Giê-su Thánh Thể sẽ tuôn đổ muôn vàn ơn phúc bởi trời cho cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ chính tiệc tuần chầu giáo xứ Sa Cát hôm nay.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney tổ chức dạ tiệc Nhớ Ơn Cha
Diệp Hải Dung
12:13 06/09/2009
SYDNEY - Tối Chúa Nhật 6/09/2009 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức Đêm Dạ Tiệc chủ đề “Nhớ Về Cha” nhân ngày Father’s Day tại nhà hàng Crystal Palace Canley Heights Sydney.

Xem hình ảnh

Trước khi khai mạc đêm Dạ Tiệc 2 Mc Hồng Phúc và Trường Giang ngỏ lời mời tất cả mọi người cùng hát chung nhạc phẩm “Lạy Chúa Chúng Con Về” và nghi thức Chào cờ Úc-Việt rất trang nghiêm. Sau đó Cha Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn TNTT Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng quý Quan Khách và tất cả mọi người. Cha nêu lên ý nghĩa tổ chức đêm Dạ Tiệc hôm nay là để gây quỹ trợ giúp cho Liên Đoàn có cơ hội và phương tiện tham dự Sa Mạc & Đại Hội Nắng Hồng XII tại Perth tiểu bang Tây Úc vào đầu năm 2010 và Cha làm phép của ăn. Chương trình Văn Nghệ bắt đầu với những tiết mục rất ý nghĩa, vui tươi và ngoạn mục. Ca, Vũ, Hoạt Cảnh nói về tình người Cha do các Xứ Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta, XĐ Thánh Simon Phan Đắc Hòa Bansktown, XĐ KiTô Vua Lakemba, XĐ Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh Granville, XĐ Hiển Linh Marrickville, XĐ Đức Mẹ Fatima Miller, XĐ Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard và XĐ Thánh Giuse Trần Văn Tuấn Plumpton cùng phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn. Ngoài ra còn có sự đóng góp của bé Thùy Trinh nhạc phẩm Nhớ Về Cha rất dễ thương và Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney với nhạc phẩm Ánh Mắt Của Cha và màn Vọng Cổ rất đặc sắc. Lồng trong phần văn nghệ có phần Xổ Số may mắn lấy hên đặc biệt dành cho các người Cha.

Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan ngỏ lời chúc mừng Liên Đoàn tổ chức đêm Dạ Tiệc Nhớ Ơn Cha rất ý nghĩa giúp ích cho các con em luôn hiếu kính với Cha Mẹ và Cha cũng ưu ái tặng Liên Đoàn món quà để gây quỹ cho Liên Đoàn tham dự Nắng Hồng XII bên Tây Úc. Cha cũng kêu gọi quý Phụ Huynh nên khuyến khích nâng đỡ các con em để giúp ích cho Cộng Đồng, Giáo Hội và Xã Hội.

Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Liên Đoàn Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự đêm Dạ Tiệc Nhớ Về Cha. Thay mặt Ban Tổ Chức và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney, anh cầu chúc tất cả mọi người được an lành trong ơn phúc Chúa Giêsu Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Kết thúc đêm Dạ Tiệc, quý Cha và Huynh Trưởng của các Xứ Đoàn cùng đồng ca nhạc phẩm “Ba Mẹ Là Quê Hương”
 
Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng đã tạ thế tại Hà Nội
VP Tòa TGM Hà Nội
18:34 06/09/2009

CÁO PHÓ


Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh
Tòa Tổng Giám mục Hà nội đau buồn báo tin

Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng
nguyên Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội
đã qua đời lúc 02g sáng ngày 07-09-2009 tại bệnh viện Việt Đức
Hưởng thọ 92 tuổi.

Hình ảnh làm phép xác và cầu nguyện cho Đức cố GM Phaolô

Thánh lễ Đưa Chân sẽ được cử hành vào lúc 09g sáng ngày 07-09-2009 tại
Nhà thờ Chính tòa Hà nội.
Thánh lễ Phát Tang sẽ được cử hành vào lúc 15g chiều ngày 07-09-2009
tại Nhà thờ Thành phố Nam định.
Các nhà thờ trong Giáo phận đồng lọat đổ chuông sầu lúc 15g chiều ngày
07-09-2009.
Thánh lễ An táng sẽ được cử hành lúc 15g chiều ngày 09-09-2009 tại Nhà
thờ Thành phố Nam định.

Xin dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Đức cha Phaolô sớm được hưởng Tôn Nhan Chúa.
Kính báo


TIỂU SỬ ĐỨC CHA PHAO LÔ LÊ ĐẮC TRỌNG
Sinh ngày 15 tháng 06 năm 1918, tại Kim Lâm, Thanh Oai, Hà Nội
Nhập Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên: 1932
Nhập Tràng Tập Hà Nội: 1937
Học Đại chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai: 1940
Thụ phong linh mục: 15-06-1948
Quản nhiệm xứ Nam Định: 1949
Hiệu trưởng Trường Lê Bảo Tịnh: 1950
Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục Hà Nội: 1952
Chính xứ Nam Định: 1953
Linh mục Tổng đại diện TGP Hà Nội: 1968
Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội: 1991
PGĐ Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội: 1992
Giám mục Phụ tá TGP Hà Nội: 15-08-1994
Nghỉ hưu: 2003
Qua đời: 07- 09- 2009
 
Văn Hóa
Thơ: Thời địa đàng
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:38 06/09/2009

Thơ: Thời địa đàng

Song lộc triều nguyên, Ảnh NTTây


Ngày Mẹ chào đời, tinh tú xôn xao
mặt trời mặt trăng kể chuyện thì thào,
Một thời khờ dại nghe lời rắn độc,
trần gian cực khổ nhân thế lao đao!

Cây lúa mọc gai lấn che phước lộc.
Vườn hoa địa đàng, búa chặt đứt gốc!
Trần gian mây phủ tối đặc màu tang.
Xôn xao xôn xao chuyển động, mất gốc.

Cho nên có một thời, lửa đỏ đốt cháy thiêu...
Bà bơ vơ chòi lá, miệng nhai miếng cơm thiu.
Ông cộc còi nền đất, liếc nhìn đời quạnh hiu.
Bà buồn nhìn táo thối, ông hận ngó rắn hôi.
Một thời phúc lộc xanh tươi, bỗng dưng bốc khói!

Nhân quả nẩy sinh một thời
Điạ đàng, đêm đen đóng lối.
Trần gian ca ngợi tanh hôi,
Tội ác hớn hở xanh chồi.

Ca-in giết chết A-bên!
Máu đỏ loang loáng đất đen.
Trời đổ nước lụt dâng lên,
Xác người nổi trôi bồng bềnh.

Cây tội ác vươn cao
Bà khóc lòng kiêu ngạo.
Ông ngóng nhìn trời cao,
Tự hỏi, tới khi nào?

Ngày rồi cũng tới,
Phút Mẹ chào đời,
Tinh tú xôn xao,
Mặt trời chuyển động,
Mặt trăng cúi đầu.
Chớp giật xôn xao,
Rắn đen từng bầy
Chết thối tanh hôi.

Trần gian lại xanh tươi,
phúc lộc thời địa đàng.

Chiều ngang qua giáo đường,
Ngừng trước tòa Nữ Vương,
Đốt mừng sinh nhật Mẹ
Ngàn vạn nến yêu thương.

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Diều Lộng Gió
Joseph Nguyễn Tro Bụi
23:25 06/09/2009

CÁNH DIỀU LỘNG GIÓ



Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi


Ngày xưa, ngày xưa ấy

Có cậu bé ham chơi

Cũng làm diều đem thả

Diều chẳng bay lên trời!

Cậu bé buồn cặm cụi

Sửa tới rồi sửa lui

Gỡ ra rồi dán lại

Cuối cùng rồi cũng. .vui !

(Trích thơ của Đỗ Văn Quí)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền