"Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha (Cl 3:16-17).
Lời Chúa: Ơn phúc cho Giáo Hội
59. Vì lòng nhân hậu vĩ đại của mình, Thiên Chúa Ba Ngôi muốn thông truyền cho nhân loại mầu nhiệm sự sống dấu kín từ muôn thuở (cf. Eph 3:9). Thiên Chúa, qua Chúa Thánh Thần, đã phán Lời sau hết nơi Con duy nhất đầy yêu thương của Người là Chúa Giêsu Kitô cho mỗi con người khi họ bước vào trần gian. Chăm chú lắng nghe Lời Chúa, vì thế, là nền tảng cho cuộc gặp gỡ giữa bản thân ta và Thiên Chúa. Sống theo Chúa Thánh Thần là kết quả của việc dành chỗ cho Lời Chúa và cho phép Lời ấy sinh hạ trong tâm hồn ta. Không ai đo lường được sự sâu thẳm của Lời Chúa. Tuy nhiên, chỉ bằng cách nêu trên, Lời Chúa mới bén sâu và cải hóa con người, làm họ khám phá được sự phong phú và các bí quyết của nó, mở rộng được các chân trời, nền tự do đầy hứa hẹn và phát triển nhân bản đầy đủ của họ (xem Eph 4:13). Biết Thánh Kinh là một trong các đặc sủng của Giáo Hội; Giáo Hội thông truyền kiến thức này cho các tín hữu biết mở rộng lòng mình cho Chúa Thánh Thần.
Theo Thánh Maximus Hiển Tu: “Các Lời của Chúa, nếu chỉ được đọc thuộc lòng mà không được nghe, sẽ không có vang vọng gì trong hành động của những người nói chúng. Thay vào đó, nếu chúng được đọc và đem ra thực hành, chúng sẽ có quyền lực xua đuổi ma qủy và giúp người ta xây dựng đền thờ Thiên Chúa trong tâm hồn họ và tạo ra tiến bộ cho các công trình công lý” (113). Việc ấy xẩy tới qua hành vi tán tụng, phát xuất từ trái tim, mà không cần đến lời, một lời cầu phát xuất từ tính đơn thành và thờ lạy, theo gương Đức Maria, Đấng Nữ Đồng Trinh hằng biết lắng nghe đến độ mọi Lời Chúa đều được Ngài tiếp nhận và sống bằng yêu thương (xem Đnl 6:5; Ga 13:34,35).
Là cộng đồng các tín hữu, Giáo Hội được Lời Chúa kêu gọi. Đó là nơi ưu tuyển để các tín hữu gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng hằng tiếp tục lên tiếng trong phụng vụ, trong cầu nguyện và trong phục vụ đức ái. Qua Lời được cử hành, nhất là trong Phép Thánh Thể, tín hữu càng ngày càng hòa mình nhiều hơn vào sự hiệp thông trong Giáo Hội, một sự hiệp thông có cội nguồn nơi Chúa Ba Ngôi vốn là mầu nhiệm hiệp thông vô tận.
Chúa Cha, trong tình yêu Chúa Thánh Thần, đã dựng nên mọi sự nhờ Con một mình và vì Con Một mình (xem Cl 1:16). Trong công trình đầu hết ấy, Người tiến hành điều chính Con Một mình đang thực hiện trên trần gian (Ga 5:17). Công trình của Người chính là Giáo Hội, Giáo Hội của Lời Nhập Thể, Con Đường, xét theo một chiều, đã từ Thiên Chúa mà xuống với con người, và xét theo chiều kia, đã từ con người mà lên cùng Thiên Chúa (xem Ga 3:13). Trong Lời ban sự sống và linh hoạt này (xem Dt 4:12), Giáo Hội đã được sinh ra, đã được xây đắp (xem Ga 15:16; Cv 2:4 ff) và tìm thấy sự sống dư dật (xem Ga 10:10).
Đáp ứng mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh, Giáo Hội, tức cộng đồng tín hữu, được các Tông đồ hướng dẫn, đã được sai đi để công bố ơn cứu rỗi cho mọi thời mọi nơi, hoàn toàn trung thành với Lời của Thầy: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật” (Mc 16:15).
________________________________________
(1) Cf. SYNODUS EPISCOPORUM, Relatio Finalis Synodi Episcoporum Exeunte Coetu Secundo: Ecclesia sub Verbo Dei Mysteria Christi Celebrans pro Salute Mundi (07.12.1985), B, a), 1-4: Enchiridion del Sinodo dei Vescovi 1, EDB, Bologna 2005, pp. 2316-2320.
(2) BENEDICTUS XVI, Adhort. Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.2.2007), 6; 52: AAS 99 (2007) 109-110; 145.
(3) IOANNES PAULUS II, Litt. Enc Redemptoris Missio (7.12.1990), 56: AAS 83 (1991) 304.
(4) Cf. BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 1: AAS 98 (2006) 217.
(5) S. IRENAEUS, Adversus Haereses IV, 34, 1: SChr 100, 847.
(6) Cf. S. BERNARDUS, Super Missus Est, Homilia IV, 11: PL 183,86.
(7) ORIGENES, In Johannem V, 5-6: SChr 120, 380-384.
(8) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem Sacred Scripture in the Life of the Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 957. Cf. PAULUS VI, Epist. Apost. Summi Dei Verbum (04.11.1963): AAS 55 (1963) 979-995; IOANNES PAULUS II, Weekly General Audience (22.05.1985): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 27.05.1985, pp. 1-2; Discourse on the Interpretation of the Bible in the Church (23.04.1993): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 28.04.1993, pp. 3-4, 6; BENEDICTUS XVI, Angelus (06.11.2005): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 09.11.2005, p. 1.
(9) Cf. CATECHIMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 825.
(10) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem Sacred Scripture in the Life of the Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 956.
(11) S. HIERONIMUS, Com. In Is., Prol: PL 24, 17.
(12) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 120.
(13) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’Interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, C3: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1724.
(14) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la Bible chrétienne (24.05.2001), 19: Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004, pp. 570-574.
(15) S. AUGUSTINUS, Quaestiones in Heptateucum, 2, 73: PL 34, 623; cf. DV, 16.
(16) S. GREGORIUS MAGNUS, In Ezechielem, I, 6, 15: CCL 142, 76.
(17) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 83; RATZINGER J. Commento alla Dei Verbum, L Th K, 2, pp. 519-523.
(18) Cf. S. BONVENTURA, Itinerarium mentis in Deum, Prol. 2; II, 12: ed. Quaracchi, 1891, Vol V., pp. 302ff; cf. RATZINGER J., Un tentativo circa il problema del concetto di tradizione: RAHNER K.-RATZINGER J, Rivelazione e Tradizione, Morcelliana, Brescia 2006, pp. 27-73.
(19) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, pp. 1702-1714.
(20) Cf. ibidem., I, A-F, pp. 1568-1634.
(21) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 115-119; PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, pp. 1628-1634.
(22) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 117.
(23) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, pp. 1648-1650.
(24) Ibidem, I, pp. 1568-1628.
(25) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 109-114..
(26) BENEDICTUS XVI, Address to the Bishops of Switzerland (7.11.2006): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 22.11.2006, pp. 5, 10; cf. RATZINGER J., Jesus of Nazareth, Doubleday, New York 2007, pp. XI-XXIV.
(27) MISSALE ROMANUM, Ordo Lectionum Missae: Editio typica altera, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1981: Praenotanda, n. 8.
(28) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1650.
(29) Cf. ibidem, III, B 2, pp. 1672-1676.
(30) Cf. BENEDICTUS XVI, Ad Sacrorum Alumnos Seminarii Romani Maioris (19.02.2007): AAS 99 (2007) 254.
(31) S. AMBROSIUS, De Officiis Ministrorum, I, 20, 88: PL 16, 50.
(32) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 41: AAS 98 (2006) 251.
(33) Isaac de Stella, Serm. 51: PL 194, 1862-1863, 1865.
(34) Cf. S. AMBROSIUS, Evang. secundum Lucam 2, 19: CCL 14, 39.
(35) IOANNES PAULUS II, Epist. Apost. Rosarium Virginis Mariae (16.10.2002), 1; 3; 18; 30: AAS 95 (2003) 5, 7, 17, 27.
(36) S. GREGORIUS MAGNUS, Registrum, Epistolarum V, 46, ed. Ewald-Hartmann, pp. 345-346.
(37) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1724.
(38) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 115-119.
(39) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1630.
(40) Cf. IOANNES PAULUS II, Discourse on Interpreting the Bible in the Church (23.04.1993): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, (28.04.1993), p. 4.
(41) MISSALE ROMANUM, Ordo Lectionum Missae: Editio typica altera, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1981: Praenotanda, n. 9.
(42) PETRUS DAMASCENUS, Liber II, vol. III, 159: La Filocalia, vol. 3º, Torino 1985, p. 253.
(43) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catehesi (15.08.1997), pp. 47-49: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 662-664.
(44) Cf. Euchologion Serapionis, 19-20, ed. JOHNSON, M.E., The Prayers of Serapion of Thmuis (Orientalia Christiana Analecta 249), Roma 1995, pp. 70-71.
(45) IOANNES PAULUS II, Epist. Apost. Dies Domini (31.05.1998), 41: AAS 90 (1998) 738-739.
(46) WALTRAMUS, De Unitate Ecclesiae Conservanda: 13, ed. W. Schwenkenbecher, Hannover 1883, p. 33: "Dominus enim Iesus Christus ipse est, quod praedicat Verbum Dei, ideoque Corpus Christi intelligitur etiam Evangelium Dei, doctrina Dei, Scriptura Dei."
(47) ORIGENES, In Ps. 147: CCL 78, 337.
(48) Cf. BENEDICTUS XVI, Adhort Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.02.2007), 44-46: AAS 99 (2007) 139-141.
(49) S. Hieronymus, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278.
(50) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 36: AAS 93 (2001) 291.
(51) Cf. BENEDICTUS XVI, Adhort Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.02.2007), 44-48: AAS 99 (2007) 139-142.
(52) Cf. ibidem, 46; AAS 99 (2007) 141.
(53) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, C 2: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1718.
(54) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Dabo Vobis (25.03.1992), 47: AAS 84 (1992) 740-742; BENEDICTUS XVI, Meeting of the Youth of Rome and the Lazio Region (06.04.2006); L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 12.04.2006, pp. 6-7; Message for the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 01.03.2006, p. 3.
(55) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39: AAS 93 (2001) 294.
(56) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem The Sacred Scripture in the Life of the Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 957.
(57) BENEDICTUS XVI, Meeting of the Youth of Rome and the Lazio Region (06.04.2006); L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 12.04.2006, p. 6.
(58) BENEDICTUS XVI, Message for the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 01.03.2006, p. 3.
(59) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem The Sacred Scripture in the Life of the Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 957; cf. DV 21, 25; PO 18-19; CATECHISMUS CATHOLICÆ ECCLESIÆ, 1177; IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Dabo Vobis (25.03.1992), 47: AAS 84 (1992) 740-742; Adhort. Apost. post-syn, Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS 88 (1996) 469-470; Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39-40: AAS 93 (2001) 293-295; Adhort. Apost. post-syn, Ecclesia in Oceania (22.11.2001), 38: AAS 94 (2002) 411; Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Gregis (16.10.2003), 15: AAS 96 (2004) 846-847.
(60) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS 88 (1996) 469-370.
(61) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), I, E 1: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1622.
(62) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 22: AAS 98 (2006) 234-235.
(63) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Spe Salvi (30.11.2007), 2: AAS 99 (2007) 986.
(64) RATZINGER J., Jesus of Nazareth, Doubleday, New York 2007, p. XXIII.
(65) Cf. ibidem, p. 256.
(66) S. AMBROSIUS, De Officiis Mnistrorum, I, 20, 88: PL 16, 50.
(67) S. AUGUSTINUS, Enarrat. In Ps. 85, 7: CCL 39, 1177.
(68) Cf. ORIGENES, In Genesim homiliae, 2.6: SChr 7 bis, 108.
(69) Cf. IOANNES PAULUS II, Litt. Enc. Redemptoris Missio (07.12.1990), 33: AAS 83 (1991) 277-278.
(70) Cf. IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 40: AAS 93 (2001) 294.
(71) S. AUGUSTINUS, De Doctrina Christiana, I, 35, 39 - 36, 40: PL 34, 34.
(72) Cf. BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005): AAS 98 (2006) 217-252
(73) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39: AAS 93 (2001) 293.
(74) CONGREGATIO PRO CLERIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 94: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 738-740; cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Catechesi Tradendae (16.10.1979), 27: AAS 71 (1979) 1298.
(75) Cf. CONGREGATIO DE CULTU DIVINO ET DISCIPLINA SACRAMENTORUM, Direttorio su pietà popolare e liturgia (09.04.2002), 87-89, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 2002, pp. 81-82.
(76) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi, (15.08.1997), I, 2: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 684-7908.
(77) Ibidem, 127, p. 794; cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Catechesi Tradendae (16.10.1979), 27: AAS 71 (1979) 1298.
(78) IOANNES PAULUS II, Const. Apost. Fidei Depositum (11.101992), IV: AAS 86 (1994) 117.
(79) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Gregis (16.10.2003), III: AAS 96 (2004) 859-867.
(80) BENEDICTUS XVI, Allocutio In Inauguratione Operum V Coetus Generalis Episcoporum Americae Latinae et Regionis Caraibicae (13.05.2007), 3; AAS 99 (2007) 450.
(81) Cf. CIC can. 757; CCEO, can. 608; 614.
(82) Cf. MISSALE ROMANUM, Institutio Generalis, 66, editio typica III, Typis Vaticanis 2002, p. 34.
(83) Cf. CIC can. 766; CCEO, can. 614, § 3; 4.
(84) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhot. Apost. Post-Syn. Christifideles Laici (30.12.1988), 8, 14: AAS 81 (1989) 404-405, 409-411; CIC, can. 204; CCEO, can. 7, 1.
(85) IOANNES PAULUS II, Adhot. Apost. Post-Syn. Christifideles Laici (30.12.1988), 14: AAS 81 (1989) 411.
(86) PAULUS VI, Voti e norme per il IV Congresso Nazionale Francese dell’insegnamento religioso (01-03.04.1964): L’Osservatore Romano (04.04.1964), p. 1.
(87) IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS 88 (1996) 469.
(88) Cf. S. AMBROSIUS, Epist. 49, 3: PL 16, 1154 B.
(89) Cf. BENEDICTUS XVI, Address for the World Day of Consecrated Life (02.02.2008): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 06.02.2008, pp. 2, 4.
(90) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS 88 (1996) 469.
(91) Ibidem.
(92) Cf. CIC, can. 825; CCEO, can. 662, § 1; 654.
(93) CONGREGATIO PRO DOCTRINA FIDEI, Doctrinal Notes on Some Aspects of Evangelization (03.12.2007): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 19/26.12.2007, pp. 10-12.
(94) Cf. BENEDICTUS XVI, Message for the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, (01.03.2006), p. 3.
(95) CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 160: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, p. 844; Cf. PAULUS VI, Adhort Apost. Evangelii Nuntiandi (08.12.1975), 45: AAS 68 (1976) p. 35; IOANNES PAULUS II, Litt. Enc. Redemptoris Missio (07.12.1990), 37: AAS 83 (1991) pp. 284-286; CIC, can. 761; CCEO, can. 651 § 1.
(96) CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 161: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, p. 846;
(97) Cf. BENEDICTUS XVI, Pontificatus Exordia: Sermo ad S.R.E. Cardinales ad Universumque Orbem Catholicum (20.04.2005), 5; AAS 97 (2005) 697-698.
(98) BENEDICTUS XVI, Homily: Our World Awaits the Common Witness of Christians (25.01.2007): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 31.01.2007, p. 5.
(99) Cf. IOANNES PAULUS II, Allocutio Mogontiaci ad Iudaeos habita Veteris Testamenti Hæreditas ad pacem et iustitiam fovendas trahit (Mains, 17.11.1980): AAS 73 (1981) 78-82.
(100) IOANNES PAULUS II, Ai partecipanti all’incontro di studio su Radici dell’antigiudaismo in ambiente cristiano (31.10.1997), 3: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, 20/2, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 2000, p. 725.
(101) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la Bible chrétienne (24.05.2001): Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004, pp. 506-834.
(102) Ibidem, 2, p. 524; cf. RATZINGER J., Jesus of Nazareth, Doubleday, New York 2007, pp. 101ff.
(103) Cf. Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la Bible chrétienne (24.05.2001) 22: Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004,, pp. 584-586.
(104) Cf. IOANNES PAULUS II, Messaggio agli Ebrei polacchi in occasione del 50º Anniversario dell’insurrezione (06.04.1993): Insegnamenti di Giovanni Paolo II, 16/1, Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1993, p. 830: "As Christians and Jews, following the example of the faith of Abraham, we are called to be a blessing for the world (Cf. Gen 12: 2ff). This is the common task awaiting us. It is therefore necessary for us, Christians and Jews, to be first a blessing to one another."
(105) Cf. CONGREGATIO PRO DOCTRINA FIDEI, Declaratio Dominus Jesus (06.08.2000), 20-22: AAS 92 (2000) 761-764.
(106) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), p. 109: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 764-766.
(107) Cf. BENEDICTUS XVI, Nuntii ob Diem ad Pacem Fovendam Nella verità, la pace (08.12.2005): AAS 98 (2006) 56-64; La persona umana, cuore della pace (08.12.2006): L’Osservatore Romano (13.12.2006), pp. 4-5.
(108) BENEDICTUS XVI, Address at a Meeting of Representatives of some Muslim Communities (20.08.2005): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 24.08.2005, p. 9
(109) RATZINGER, J., Allocutio Fede e Ragione in occasione dell’incontro su "La Fede e la ricerca di Dio" (Roma, 17.11.1998): L’Osservatore Romano (19.11.1998), p. 8.
(110) IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Catechesi Tradendæ (16.10.1979), 53: AAS 71 (1979) 1320.
(111) BENEDICTUS XVI, Discourse to the Pontifical Council for Culture (15.06.2007): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 11.07.2007, p. 4.
(112) PAULUS VI, Homilia ad Patres Conciliares (07.12.1965): AAS 68 (1966) 57.
(113) S. Maximus Confessor, Capitum Theologicorum et onomicorum Du Enturi IV, 39: MG 90, 1084.
“ĐÂU CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG, Ở ĐẤY CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI!”
Ông Trời ở đâu? Thiên Chúa ở đâu?
Có bản thánh ca quen thuộc, đầu đề bằng tiếng Latinh là: “Ubi Caritas...”Bản thánh ca này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ nhiều điệu nhạc khác nhau. Bản tiếng Anh là “Where There Is Love...” Linh mục Vinh Hạnh đã chuyển dịch sang tiếng Việt Nam và phổ nhạc trong Bài hát với giọng rất tha thiết và đạo đức: “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời...” Hầu như cuốn thánh ca nào cũng có bài này.
Từ lâu tôi có nghe kể câu chuyện về một nhà họa sĩ chuyên nghiệp. Vào cuối đời, ông muốn vẽ một “họa phẩm” để đời, một họa phẩm thật giàu ý nghĩa, có thể lưu truyền mãi mãi trong dân gian. Một buổi sáng ông thức dậy sớm và đi lang thang để tìm hứng cho bức họa. Khi đi ngang qua một Thánh đường, ông thấy một tu sĩ đang cầu nguyện. Ông đến cúi đầu chào và xin Cha dòng cho ý kiến về bức họa mà ông đang có ý định thực hiện. Sau khi bàn luận với nhau, Cha dòng suy nghĩ một lát và trả lời: xin họa sĩ hãy lấy chủ đề là “Niềm Tin”, một bức họa diễn tả về “Niềm tin”: niềm tin giữa con người với nhau và niềm tin của con người nơi Thiên Chúa là đấng tạo dựng và là Cha mọi người. Chính vì thiếu niềm tin tôn giáo đích thực, nên con người ngày nay sống trong ngờ vực, nghi kỵ lẫn nhau và gây ra sự chia rẽ giữa con người với con người (dù ngay trong một gia đình); rồi giữa các chủng tộc và ngay cả giữa các tôn giáo.
Nhà họa sĩ cám ơn Cha dòng và tiếp tục đi. Đến gần trưa, ông đi vào một công viên để nghỉ mát, chợt ông nhìn thấy một đôi bạn trẻ đang ngồi trên ghế đá, vui vẻ tâm sự thân mật với nhau. Ông đến gần, xin lỗi hai bạn trẻ và xin ý kiến hai người về bức họa ông sắp vẽ. Đôi bạn vui vẻ nhận lời và sau một vài trao đổi về ý định của họa sĩ, hai người mau mắn trả lời: Bác ơi, bác hãy vẽ một bức họa diễn tả
“Tình Yêu”... Vâng “tình yêu”, tình yêu như chúng cháu đang có với nhau đây. Cuộc đời thật là hạnh phúc và êm đẹp biết bao nếu con người biết thương nhau như chúng cháu lúc này... Bác hãy vẽ về tình yêu, thì bức họa của bác sẽ tuyệt vời và sẽ được nhiều người chiêm ngưỡng... Nhà họa sĩ cám ơn hai bạn trẻ, và chúc tình yêu của hai bạn trước và sau khi đã kết hôn, mãi mãi cứ đẹp như ngày hôm nay; rồi ông lại lên đường đi tiếp.
Đi mãi, đi mãi... buổi chiều ông đi đến con đường dẫn ra ngoài thành phố. Chợt ông thấy một binh sĩ quần áo bám đầy bụi bậm, vai vác súng đang vội vã đi vào thành phố. Nhà họa sĩ đến gần chào người lính và xin anh hãy ngồi xuống nghỉ mệt một chút; rồi ông cũng nói cho anh nghe về ý định của mình. Chàng chiến sĩ cảm thấy hãnh diện vì được nhà họa sĩ phỏng vấn, anh như lấy lại đươc niềm vui và mau mắn trả lời: Bác ơi, bác hãy vẽ bức tranh về
“Hòa Bình,” vâng về Hòa Bình... Cháu vừa mới ở mặt trận trở về đơn vị trong thành để báo tin tức... Trời ơi, cuộc chiến thật là khủng khiếp... Người ta giết nhau, chém giết nhau khủng khiếp quá. Bác hãy vẽ đi, vẽ đi để bảo cho nhân loại biết từ bỏ hận thù, thay vì giết nhau thì hãy chung tay xây dựng Hòa bình. Nhà họa sĩ cám ơn anh lính chiến rất nhiều. Những lời anh nói làm ông rất xúc động.
Trời đã xế chiều, và mệt mỏi, sau một ngày đi hết chỗ này đến chỗ kia, ông lên đường trở về nhà. Trên đường đi về, ông suy nghĩ rất nhiều: Làm sao tôi có thể vẽ được một bức họa có thể diển tả được cả ba đề tài: Niềm tin, Tình yêu và Hòa bình. Vừa đi ông như vừa chìm đắm trong suy tư... Cuối cùng ông về tới nhà và gặp người vợ hiền cùng bầy con chạy ra đón ông trong niềm vui mừng thật hồn nhiên. Nhìn người vợ và đàn con thân yêu vui mừng ra đón mình, ông quên cả mệt nhọc của một ngày đi đường, và nhận ra một niềm vui khôn tả, cùng với một tư tưởng chợt lóe lên trong đầu ông: Đây rồi, đây rồi... đây là bức họa tuyệt vời có thể nói lên được cả ba tư tưởng: Niềm tin, Tình yêu và Hòa bình. Bức họa một gia đình sống hạnh phúc trong niềm tin nơi Thiên Chúa, và niềm tin tưởng lẫn nhau, trong tình yêu thương, hòa thuận.
Một gia đình luôn sống bất hòa là một gia đình thiếu niềm tin tưởng lẫn nhau giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái; lại cũng vì gia đình thiếu niềm tin tôn giáo, là sức sống gia đình; từ đó gia đình không có tình yêu thương, và tất nhiên không thể sống trong hòa hợp, trong an bình để được hạnh phúc...
Thế giới ngày nay cũng đầy những hận thù chém giết, khủng bố vì thiếu niềm tin, niềm tin tôn giáo chân thật, niềm tin tưởng lẫn nhau, và từ đó thiếu tình yêu thương và đưa đến chiến tranh phá hoại nền hòa bình hạnh phúc chung cho cả nhân loại.
Đứng trước hiểm họa tàn phá của tranh chấp và chiến tranh, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã có những buổi gặp gỡ để cùng cầu nguyện (mỗi đại diện dâng một lời cầu nguyện, tùy theo niềm tin của mỗi tôn giáo) và bàn luận để đi đến những giải pháp cứu vãn thế giới và chung tay xây dựng tình yêu và hòa bình thế giới. Trong năm vừa qua, đại diện các tôn giáo chính đã gặp gỡ nhau ở thành phố Naples (Ý).
Trở lại câu hỏi: “Ông Trời ở đâu?”
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta có thể nói ngay: Chỗ nào cũng có Ông Trời, hoặc Ông Trời ở khắp nơi. Ông Trời không có hình tượng như con người, nên không lệ thuộc vào không gian và thời gian; vì thế mới gọi Ngài là Đấng thiêng liêng và hằng hữu.
Khi có người hỏi Chúa Giêsu “Nước Trời ở đâu?”. Ngài trả lời: “Nước Trời ở giữa anh em!” (Luca 17, 21). Một dịp khác, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Nơi nào có hai ba người ý hiệp tâm đầu trong lời cầu nguyện, thì có Chúa ở giữa họ”(Mat. 18,20).
Như vậy, Trời ở khắp mọi nơi, và ở giữa mọi người chúng ta. Khi chúng ta có tình yêu, yêu Trời như Cha và yêu tha nhân như anh chị em, chúng ta sẽ có hạnh phúc; vì hạnh phúc là được sống trong yêu thương. Ai cũng muốn được người khác yêu thương; nếu vậy chúng ta cũng hãy yêu thương người khác; cụ thể khi chúng ta gặp cảnh khó khăn, thì chúng ta mong muốn được người khác giúp đỡ; khi chúng ta gặp cảnh đau buồn, thì chúng ta thích được người khác an ủi, nâng đỡ tinh thần. Chúng ta cũng hãy làm như vậy để giúp người khác khi họ gặp cảnh nghèo khó, khổ đau. Luật vàng của tình yêu là “Hãy làm cho người khác những gì anh em muốn người khác làm cho mình!”
“Ở đâu có Tình Yêu, ở đấy có Thiên Chúa!” Vì “Thiên Chúa là Tình Yêu; ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.” ( 1 Gioan 4, 16 ).
Tình yêu chân thành như Chúa dậy là “Yêu mến Chúa trên hết mọi sự, và yêu mọi người như chính mình” ( Mat. 22,37… ). Tình yêu bao quát hết mọi người, kể cả những người coi chúng ta là thù địch, như Chúa Giêsu dạy chúng ta: “ Hãy thương yêu thù địch; hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em; hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ nói hành nói xấu anh em…” (Luca 6,27…). “... Như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời; vì Người cho mặt trời mọc lên để sói sáng cho cả kẻ dữ, người lành; Người cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương…” (Mat. 6,44…). Thánh Phaolô đã quảng diễn tư tưởng căn bản đó trong thơ gửi tín hữu Rôma: “Hãy chúc lành cho những người bách hại anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa. Hãy vui với người vui, khóc với người khóc….Đừng lấy ác báo ác. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được để sống hòa thuận với mọi người…..Đừng để sự ác thắng được mình; nhưng hãy lấy sự thiện mà thắng sự ác!” (Roma 12,14…). Đó là tinh thần “Dĩ đức báo oán!”
Thực hành đức Bác ái như vậy qủa thực là khó, rất khó. Nhưng hãy cầu nguyện và ơn Chúa sẽ giúp chúng ta. Sau đây là một trong những lời cầu nguyện hằng ngày chúng ta có thể dâng lên Chúa:
“Lạy Chúa, xin cho chúng con được lòng khiêm nhượng, để xóa đi trong chúng con tinh thần tự kiêu tự đại, và làm cho mối giao tiếp của chúng con bao giờ cũng được thân hữu. Xin cho chúng con khát khao công lý và tinh thần khó nghèo, để chúng con yêu mến và kính trọng tha nhân. Xin mở rộng lòng chúng con để chúng con yêu mến tha nhân, hầu tìm hiểu và phụng sự họ. Xin làm cho chúng con trở thành những kẻ đem lại an vui, hòa bình và thân hữu. Amen”
Hoặc chúng ta có thể cầu nguyện như thánh Phanxicô khó khăn trong Kinh Hòa bình: “ Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa; để con đem yêu thương vào nơi oán thù; đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp; đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”
ROME (Zenit,org).-Giải đáp của Cha Đạo Binh Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum
Chúng con đã bị từ chối có một Thánh Lễ cầu cho các ơn gọi linh mục. Con đã cố gắng trình bày lý do và chỉ dược thông tin ngược chiều. Vậy câu hỏi là: Dưới những hoàn cảnh nào được phép dâng một thánh Lễ cầu cho ơn gọi linh mục? C.B. Detroit, Michigan
Độc giả chúng tôi cũng cung cấp một số bản văn ủng hộ lập trường của ông là một linh mục luôn luôn có thể dâng một thánh Lễ cầu cho những ơn gọi linh mục
Ví dụ: “Giáo Luật 901 [trong bộ Giáo Luât) có nói: ’Một linh mục có quyền dâng Thánh Lễ cho bất cứ ai, sống hay chết.’ Từ tiền đề này ông kết luận: Con hiểu điều này không cấm ý chỉ cho những ơn gọi linh mục.”
Giáo Luật 897 cũng nói: “Bí Tích đáng kính nhất là Thánh Thể, trong đó chính Chúa Kitô được chứa đựng, hiến dâng và nhận lãnh, và nhờ đó mà Giáo Hội luôn luôn sống và lớn mạnh. Hy lễ Thánh Thể, kính nhớ sự chết và sống lại của Chúa, trong đó Hy Lễ thánh giá luôn luôn được thực hiện, là chóp đỉnh và nguồn mạch của mọi sự thờ phượng và sự sống Kitô hữu.
Nhờ Thánh Thể mà sự hiệp nhất của dân Chúa được biểu thị và được ban cho, và việc xây dựng thân thể Chúa Kitô là hoàn hảo. Những bí tích khác và tất cả công việc tông dồ của Chúa Kitô thì liên quan chặc chẽ với, và hướng tới, Thánh Thể.”
Như vậy độc giả ấy khẳng định: “Giáo Hội không thể sống và lớn mà không có linh mục; như vậy không xem ra là một ý Thánh Lễ cho những ơn gọi linh mục bị cấm đoán nhưng đúng hơn được khuyến khích.”
Độc giả cũng chỉ rõ rằng sách lễ đặc biệt kê khai những công thức Thánh Lễ cho các ơn gọi linh mục, và nhiều Giám Mục tại Hoa Kỳ đã có những Thánh Lễ công khai cho các ơn gọi linh mục.
Độc giả chúng ta rõ ràng đã chuẩn bị và chứng minh Thánh Lễ cho những ơn gọi linh mục chắc chắn đươc phép.
Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ phải làm một hay hai sự phân biệt đễ làm sáng tỏ hơn vấn đề. Chúng ta phải phân biệt giữa ý của vị chủ tế khi dâng Thánh Lễ và công thức phụng vụ được sử dụng.
Về ý của linh mục trong việc dâng Thánh Lễ cho những ơn gọi tới chức thánh, không có một hạn chế nào. Nếu một người dâng một bổng lễ theo ý này, một linh mục có thể tự do nhận bổng lễ và cử hành theo ý này bất cứ ngày nào trong năm trừ Ngày Lễ Các Đẳng
Bổng lễ được xếp vào việc dâng lễ cho những người sống nhắc đến trong Giáo Luật 901, bởi vì bổng lễ này bao hàm sụ dâng lễ theo ý họ. Một người có thể xin một Thánh Lễ cho sự an lành thiêng liêng hay thể xác của chính mình hay của ai khác. Trên thực tế, bất cứ ý nào được gặp như là một công thức Thánh lễ trong sách lễ, có thể được xin như một ý, cũng như nhiều ý không được che bỡi những công thức riêng biệt.
Linh mục cũng được tự do thêm một số ý riêng cá nhân vào ý kết chặt với một bổng lễ, vì Thánh Lễ là vô giá.
Khác với trường hợp liên quan với việc sử dụng công thức Thánh Lễ riêng cho những ơn gọi tới chức thánh và những ơn gọi tới đời sống tu sĩ. Những công thức này cũng chịu những hạn chế như mọi Thánh Lễ cho những nhu cầu khác nhau và những Thánh Lễ ngoại lịch. Việc cử hành những Thánh Lễ này thường dành cho nhưng ngày Tuần mùa thường niên khi không có lễ nhớ bắt buộc phải cử hành.
Những Thánh Lễ này thường bị loại khỏi những mùa phụng vụ thuộc Mùa Vọng từ ngày 17/12 trở đi, và trong mùa Giáng Sinh, mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Dầu trong những thời kỳ này, có một số luật trừ cho các Thánh Lễ cử hành khi có đủ lý do. Ví dụ, nếu giáo phận công bố một ngày đặc biệt cầu nguyện cho các ơn gọi, giám mục có truyền ra lệnh, hay là ít nhất ban phép, việc sử dụng Thánh Lễ cầu cho các ơn gọi cả trong một ngày Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và mùa thường niên, những ngày lễ cũng như mọi ngày tuần mùa Vọng, mùa Giáng Sinh sau ngày 2/1. và những ngày trong mùa Chay và Phục Sinh.
Ngài không thể làm như vậy trong các ngày lễ trọng, những ngày Chúa Nhật của những mùa lớn hơn, lễ Giáng Sinh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Thứ Tư Lễ Tro, và Tuần Thánh.
Nói tóm lại, tôi không có ý niệm tại sao việc xin cử hành một Thánh Lễ theo ý những ơn gọi linh mục lại bị từ chối. Chắc chắn điều đó không có luật phụng vụ nào biện minh cho.
Trên thực tế, tuy tôn trọng những qui tắc phụng vụ, điều được khuyến khích nhiều là tất cả các giáo xứ và các cộng đồng thỉnh thoảng cử hành những Thánh Lễ như vậy.
Thiếu niên rước Máu Thánh
Liên quan với câu giải đáp của chúng tôi lần trước về việc cho trẻ em rước Máu Thánh, một độc giả hỏi về chỗ thích hợp để cho những người giúp lễ lên Rước Lễ.
Anh ấy hỏi: “Thông lệ trong giáo xứ chúng con là chủ tế cho người giúp lễ Rước Lễ dưới hai hình bên cạnh bàn thờ (ngưởi giúp Lễ cũng có thể làm thêm như cho cộng đồng Rước Lễ) hay là, nếu có một số người giúp cho Rước Lễ, thì cũng cho họ Rước Lễ luôn cũng tại bàn thờ. Điều này có đúng không? Cũng có thông lệ cho Rước Lễ từ chén lễ chỉ cho những người trong cộng đồng giả thiết đã xin sự này bởi vì một vấn đề gluten?”
Theo nguyên tắc Tin Mừng người “sau hết sẽ nên trước hết,” tôi xin nói mau về câu hỏi thứ hai và khẳng định nên trao chén lễ mà thôi cho những ai vì một lý do chính đáng không thể rước bánh thánh.
Liên quan tới câu hỏi thứ nhất, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, số 162 có nói: “Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này. Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng.
“Những thừa tác viên này không tới bàn thờ trước khi linh mục rước lễ, và họ luôn luôn nhận lãnh từ tay linh mục chủ tế bình đựng riêng hai hình Thánh Thể Chí Thánh cho các tín hữu rước.”
Số này không nói rõ những thừa tác viên ngoại thường có thể Rước lễ gần bàn thờ sau khi linh mục rước lễ. Nhưng tôi tưởng rằng đó là một kết luận logic vì không tiện cho linh mục trao cho họ Rước Lễ nơi nào khác và sau đó trở lại bàn thờ phân phối các chén thánh. Cũng là điều thích hợp nếu những thừa tác viên này Rước lễ trước khi cho những kẻ khác rước.
Điều không cần thiết là các người giúp lễ, mà không phải là những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ, rước lễ gần bàn thờ. Nhưng có thể có những lý do thực tiển để tiến hành trong cách này và không cấm làm như vậy.
N2T |
Có một nhà truyền giáo người Mỹ đến Bắc Kinh (Trung Quốc), hỏi nhân viên phục vụ trong nhà hàng là người Trung Quốc có cách nhìn nào về tôn giáo.
Nhân viên phục vụ dẫn khách lên sân thượng, hỏi: “Thưa ngài, ngài nhìn thấy gì ?”
- “Tôi nhìn thấy một con đường, rất nhiều căn nhà và người đi đi lại lại.”
- “Còn gì nữa không ?”
- “Cây cối.”
- “Sau đó ?”
- “Gió đang thổi nó lay động.”
Nhân viên phục vụ người Trung Quốc giang hai tay ra, hoan hô, nói: “Thưa ngài, đó chính là tôn giáo ạ.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Thân xác không có linh hồn là một thân xác bất động, tôn giáo nếu không có tinh thần tôn chỉ mục đích thì cũng là một tập hợp nhất thời, tín ngưỡng nếu không có lòng tin thì cũng sẽ trở thành công cụ cho người khác lợi dụng.
Giáo Hội Công Giáo được Chúa Giê-su thiết lập trên tảng đá là Phê-rô, và được lời hứa bảo đảm của Ngài: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi... ” (Mt 16, 18) Quyền lực tử thần sa-tan không thắng được là vì Giáo Hội có Chúa Thánh Thần là linh hồn hướng dẫn đi trên con đường mà Chúa Giê-su đã vạch ra ngay tại trần gian nầy, Giáo Hội có thể bị người đời ghen ghét bách hại và tìm giết, nhưng người ta không thể tiêu diệt được Giáo Hội, bởi vì không một quyền lực hay sức mạnh nào có thể giết được Chúa Thánh Thần.
Cây cối lay động là vì có gió thổi, mà gió thì chẳng ai thấy bao giờ, chỉ thấy cây lay động là biết có gió thổi.
Cũng vậy, dù cho cả thế giới lên án và bắt bớ Giáo Hội và người Ki-tô hữu, thì dù ở trong rừng sâu nước độc, dù ở trong lao tù khổ sai, hay ở giữa thành phố hoa lệ, thì người Ki-tô hữu vẫn luôn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thôi thúc họ làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Phục Sinh và làm chứng cho niềm tin của mình.
Không ai có quyền ngăn cản được gió thổi bởi vì gió vô hình và tự do; cũng vậy, không ai cản ngăn được Chúa Thánh Thần vì Ngài là Thần Khí, là sự thật và là sức mạnh của Giáo Hội và của người Ki-tô hữu.
N2T |
19. Ân điển để bền chí suốt đời là nhờ năng lực của cầu nguyện thì có thể đạt tới.
(Thánh Augustinus)Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Pháp từ ngày 19-22 tháng 9 năm 1996, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) dành buổi chiều ngày thứ sáu 20-9 để gặp gỡ các gia đình. Hàng ngàn đôi vợ chồng trẻ cùng với con cái tề tựu tại ”Công Viên Tưởng Niệm” của Đền Thờ Thánh Anna ở Auray, để chào đón Đức Thánh Cha. Trước khi nghe giáo huấn của ngài, một số cặp vợ chồng trình bày lên Đức Thánh Cha chứng tá sống Đức Tin Công Giáo trong khung cảnh gia đình và xã hội.
Đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot, thuộc giáo phận Laval, nói về cách thức tận hiến thời giờ cho THIÊN CHÚA, Giáo Hội và con cái.
Ông Guy. Xuất thân từ gia đình Công Giáo, chúng con kết hôn từ 19 năm nay và sinh hạ 4 con, tuổi từ 18 đến 8. Ngay khi mới lấy nhau cả hai chúng con đều ước muốn dấn thân hoạt động tông đồ trong Giáo Hội. Nhưng vì cả hai đều đi làm nên chúng con có rất ít thời giờ rảnh rỗi. Sau khi kín múc ơn thánh trong thinh lặng và cầu nguyện, chúng con mong muốn tổ chức đời sống sao cho có sự hòa điệu giữa cuộc sống hoạt động và thiêng liêng.
Bà Brigitte. Vì nhạy cảm trước vấn đề thất nghiệp và chia sẻ việc làm nên chúng con cảm thấy suy tư trước văn kiện của các Đức Giám Mục Pháp: ”Tìm các lối sống mới”. . Chúng con tự hỏi: ”Phần chúng ta, chúng ta có thể làm được gì? Mang lại giải đáp nào?” Sau cùng, để đáp lại cách thực tiễn lời mời gọi của các Vị Chủ Chăn, con quyết định ngưng một thời gian mọi hoạt động nghề nghiệp. Điều này đưa đến hậu quả là con mất việc làm.
Ông Guy. Nhân được nghỉ phép khi đứa con thứ ba chào đời, chúng con lợi dụng thời gian này để tìm cách sống với duy nhất một đồng lương. Nhờ thế, chúng con học cách loại bớt nhu cầu không cần thiết và chi tiêu theo túi tiền chúng con. Nhiều người thân trong gia đình phản đối: ”Bộ anh không nghĩ tới tiền hưu bổng sao?” Hoặc đặt vấn đề: ”Nếu chẳng may anh mất luôn việc làm, anh sẽ tính sao?” Dầu biết rõ rủi-ro có thể xảy ra, chúng con vẫn đi tới quyết định là Brigitte nghỉ việc ở nhà để lo cho chồng con.
Bà Brigitte. Con ở nhà làm việc nội trợ và chăm sóc 4 đứa con. Nhiệm vụ đòi hỏi con phải luôn sẵn sàng phục vụ và có rất nhiều kiên nhẫn. Điều quan trọng đối với con là mỗi ngày con dành thời giờ để cầu nguyện bằng cách dâng cuộc sống thường ngày lên THIÊN CHÚA và cám ơn Chúa vì những gì Ngài ban cho chúng con. Như thế, con học cách thức yêu mến từng công việc nội trợ mà con phải chu toàn, cho dù công việc đôi khi tầm thường và nhàm chán. THIÊN CHÚA luôn hiện diện và con sống trong an bình thanh thản.
... Bên cạnh kinh nghiệm của đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot có một cuộc sống đau thương khác: kinh nghiệm của người vợ trẻ bị chồng bỏ với 4 đứa con. Bà Anne-Marie Monroux thưa với Đức Thánh Cha như sau.
Con hành nghề hăng say và tận hiến cuộc đời cho chồng cùng 4 đứa con. Cho đến một ngày. . mọi sự sụp đổ. . khi chồng con báo tin chàng bỏ con và ra ngoại quốc sinh sống. Con cô đơn một mình với 4 đứa con. Từ đây khởi đầu ngày sầu khổ với ý nghĩ bị chồng ruồng bỏ. Con cảm thấy cô đơn chán nản đến độ không còn tha thiết sống nữa. Tuy nhiên, cùng lúc con phải chăm sóc các con của con. Đối với chúng, cuộc sống vẫn tiếp tục. Con cái con là sức sống trong những ngày đen tối của đời con. Nhưng, cuộc đời gì? Gia đình nào? Và ý nghĩa gì cho tất cả những điều đó?
Con nhớ lại lời mẹ con nói với con:
- Nếu con làm điều này. . điều nọ. . với Đức Chúa GIÊSU thì con sẽ được hạnh phúc!
Con cay đắng tự nhủ:
- Hạnh phúc ư??? Làm sao mà có thể hạnh phúc được?!
Nhưng rồi, con cứ lập đi lập lại câu nói của mẹ con như một câu thần chú! Lạ lùng thay, nó thành quen thuộc và trở nên chiếc phao cho con bám vào trong cơn chết chìm. Con níu chặt vào nó tuy vẫn không hiểu rồi sẽ đi đến đâu. . Dần dần, trong tin tưởng, sự hiện diện của THIÊN CHÚA phủ đầy nỗi cô đơn và con tìm lại niềm vui cùng sự an bình.
Đơn độc trong việc dưỡng dục 4 đứa con khiến con bắt đầu nương tựa vào Chúa, nhất là trong lúc gặp khó khăn. Khó khăn chính yếu là thảm trạng những đứa con vị-thành-niên vắng bóng hình ảnh và tình thương của người cha! Con cảm nhận ra chính THIÊN CHÚA hướng dẫn con trong những lúc con phải quyết định hay chọn lựa một điều gì quan trọng cho con cái con.
Trong thời gian bị thử thách này, con rất cảm động vì sự tiếp đón và nâng đỡ của các gia đình bạn bè. Điều này rất quan trọng đối với các con của con, vì chúng hưởng nếm một chút hương vị ngọt ngào của đời sống gia đình hòa hợp. Con cũng được các hội đoàn trong Giáo Hội giúp đỡ để sống trung thành với bí tích hôn phối.
Hôm nay, đồng hành với các tín hữu Công Giáo khác, con vui mừng vì được nâng đỡ những anh chị em cùng hoàn cảnh như con và làm chứng cho họ thấy Tình Yêu của THIÊN CHÚA đối với họ. Con cảm tạ Chúa vì ở gần con trong cơn thử thách cũng như an ủi và đổ tràn Tình Yêu của Ngài trong con.
... ”Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh chị em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh chị em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,28-30).
(”Témoignages des Jeunes Familles”, ”Parc du Mémorial” de Sainte-Anne-d'Auray, 20-9-1996)
Theo tường trình của Times Online, khi cha Sergio Baldin (48 tuổi) - người quản lý tu viện San Colombano Belmonte và 3 sư huynh khác đang dùng bữa tối thì họ bị tấn công. Ba kẻ bịt mặt đã bịt miệng và khống chế các tu sĩ trước khi đấm đá, đánh đập họ bằng dùi cui.
Cha Baldin bị chúng đánh trọng thương ở đầu và gặp "các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp" vì ngài bị nghẹn thức ăn trong suốt cuộc tấn công. Ngài đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật não và đang ở trong tình trạng hôn mê.
Cha Salvatore Magliano (86 tuổi), cha Emanuele Battagliotti (81 tuổi) và cha Martino Gurini (76 tuổi) hiện vẫn còn được điều trị tại bệnh viện nhưng thương tích ít nghiêm trọng hơn cha Baldin.
Phát biểu với báo chí từ giường bệnh, cha Battagliotti cho biết khi các tu sĩ đang dùng món rau bina thì họ nghe tiếng ồn ở bên ngoài. Cha nói: "Lúc tôi đi xem xét, khi vừa ra tới cửa thì bị tấn công - một cách đột ngột. Ngay lúc đó, tôi bị đánh vào đầu khiến tôi choáng váng."
Rồi cha Battagliotti giải thích làm cách nào mà cha Baldin đến chỗ ngài được:
"Cha Baldin che chắn trước tôi và cố gắng bảo vệ tôi, nhưng ngài cũng bị chúng đánh không thương xót. Chúng đánh ngài cho đến khi ngài không còn kêu la được nữa. Tiếp đó, chúng đánh cha Salvatore và cha Martino. Thật khủng khiếp."
Đức Hồng Y Poletto đã đến thăm các linh mục Dòng Phanxicô tại bệnh viện. Đức Hồng Y cho rằng bọn tấn công đã sử dụng ma túy và bị quỷ ám, tuy nhiên cảnh sát nói động cơ là cướp bóc.
Người phát ngôn cho biết mặc dù các tu sĩ chỉ có một số tiền rất nhỏ nhưng "có lẽ những kẽ tấn công nghĩ rằng chúng sẽ kiếm được khối tiền tại tu viện."
Cha Gabriele Trivellin, giám tỉnh dòng Phanxicô, phát biểu về cuộc tấn công như là một hành động "vô tâm, dã man và bạo lực vô cớ", hơn nữa, chúng đã tiếp tục đánh các cha ngay cả khi họ không còn bất cứ chống cự nào nữa.
Tờ Times Online miêu tả những kẻ tấn công như là bọn săn người.
VATICAN (CNA) - Vào Chúa nhật tới, ngày 07 tháng 09, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ có chuyến viếng thăm một ngày tới đảo Sardinia, hòn đảo nằm ở Tây Nam Italia. Thành phố Cagliari sẽ là nơi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ, gặp gỡ các Giám mục, linh mục, chủng sinh và các bạn trẻ.
Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu khi ngài đáp máy bay xuống phi trường ở thành phố Cagliari vào lúc 9 giờ 30 sáng theo giờ địa phương. Đến 10 giờ 30, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Đền Thánh Nữ Vương Bonaria, tiếp đó ngài sẽ đến viếng nhà nguyện của chủng viện Cagliari.
Buổi chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giáo sĩ và chủng sinh địa phương. Ngài sẽ dùng bữa trưa với các Giám mục đảo Sardinia tại chủng viện rồi sau đó gặp gỡ các linh mục, chủng sinh và các nhà thần học tại nhà thờ chánh tòa Cagliari. Đức Thánh Cha sẽ đọc bài diễn văn trước các nhà thần học.
Vào lúc 18 giờ 15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ giới trẻ tại quãng trường Yenne. Sau buổi gặp gỡ giới trẻ, Đức Thánh Cha lên máy bay trở về Rome.
Trong cuốn sách của mình với tựa đề “Người vác thập giá: Hồi ký về Đức tin (Crossbearer: A Memoir of Faith), ông Joe Eszterhas, cựu biên tập viên của tạp chí Rolling Stone, đã dẫn giải về cuộc trở lại của ông.
Joe Eszterhas |
Eszterhas lớn lên trong các trại tị nạn ở Hung gia lợi (Hungary) những năm Thế chiến thứ II, sau đó tới sống tại các khu hẻm sâu vùng Cleveland. Chính tại nơi đây ông đã kiếm sống bằng nghề làm phóng viên cảnh sát, chạy đua hàng ngày tường thuật “không biết bao nhiêu những vụ bắn giết” và “những cuộc náo loạn trong đô thị” như lời ông thuật lại với Toledo Blade.
Vào lúc đó, cuộc đời ông rất mực đen tối – một cuộc đời chứng kiến những chết chóc, ám sát, tội ác và bất ổn. Ông mô tả những bài viết của ông cũng đen tối như thế và cũng “khiêu dâm” nữa.
Vào mùa hè năm 2001, Eszterhas được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ họng. Các bác sĩ đã chữa trị bằng cách cắt đi 80% thanh quản, bắt ông phải bỏ uống rượu và hút thuốc ngay lập tức.
Eszterhas lúc đó 56 tuổi. Ông đã sống một nếp sống man dại và ông biết rằng không dễ gì mà thay đổi được những thói quen đã tiêm nhiễm từ lâu.
Cuộc biến cải
Một hôm, theo lời Eszterhas mô tả, “nóng như ở địa ngục”, và ông đang đi bách bộ trên con đường hai bên có những hàng cây ở vùng lân cận, bỗng ông cảm thấy mình đã như rớt xuống đáy vực thẳm.
Eszterhas mô tả tình trạng tâm trí lúc đó: “Tôi sắp điên lên được. Tôi bồn chồn hốt hoảng. Người tôi co rúm. Tôi run rẩy. Tôi không còn chút kiên nhẫn để làm được bất cứ chuyện gì… Mỗi một đầu dây thần kinh trong tôi đòi hỏi rượu và thuốc.”
Ông ngồi xuống vệ đường và bắt đầu khóc. Giữa những đợt khóc đó, ông bắt đầu cầu nguyện: “Chúa ơi, xin giúp con.”
Từ bé đến giờ ông đã bỏ cầu nguyện. Ông viết: “Tôi không thể tin được mình đã thốt lên như thế. Tôi không hiểu tại sao tôi nói thế. Trước đây chưa bao giờ tôi nói như vậy.”
Thiên Chúa đưa tay của Người
Eszterhas ngay lập tức tràn ngập một niềm bình an. Ông không còn bị co giật nữa. Ông hết còn run rẩy. Ông thấy một luồng ánh sáng lung linh, chói chang, gần như làm mù đôi mắt khiến ông phải lấy hai tay che mặt.
Tương tự như Saulê đã thấy một luồng sáng chói lòa con mắt trên đường đi tới Damas, Eszterhas đã nhìn thấy ánh sáng của Đức Kitô.
Eszterhas mô tả cảm nghiệm này thật “tuyệt đối lớn lao”.
Ông đã đi từ chỗ hoài nghi không biết có thể sống hết cuộc đời mà không có rượu có thuốc, đến chỗ nhận thức được rằng mình có thể “đánh bại được chính mình để thắng thế.”
Sống Đức tin Công giáo
Kể từ năm 2001, khi có được cảm nghiệm giống như của thánh Phaolô trên đường đi Damas, ông và vợ đã tham dự thánh lễ đều đặn tại nhà thờ Công giáo địa phương.
Trong cuốn sách của mình, Eszterhas thành thực nói cả đến những quan niệm ông có về tai tiếng lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Vì sự lạm dụng và những vụ bao che, Eszterhas cho biết ông tiếp tục chiến đấu trong nội tâm để còn tin tưởng vào Giáo hội. Ông giải thích rằng ông và vợ quyết định là họ không thể - với lương tâm ngay thẳng - dâng cúng tiền bạc cho giáo hội, và đa nghi không dám để cho con trai ở một mình với mấy vị linh mục trong các lớp dậy giáo lý.
Cuốn sách cũng mô tả bài giảng của các linh mục thường nhàm chán và lan man không chủ định. Đi tìm nội dung sâu sắc và năng động hơn, Eszterhas tham gia một loại siêu thánh đường (mega-church) không thuộc giáo phái nào. Nơi đó bài giảng thuyết có mạnh mẽ đấy, nhưng ông đã rời bỏ, tâm hồn cảm thấy trống rỗng vì không có Phụng vụ và Thánh thể.
Ông viết: “Có thể có một giáo hội đầy những kẻ phạm tội ấu dục và những người có tội che dấu tội lỗi của những tên tội phạm khác… có thể có một giáo hội thối nát vì giả hình, lừa dối, và tham nhũng…nhưng cảm nghiệm về siêu thánh đường dậy chúng tôi biết rằng chúng tôi là những người Công giáo bị giam hãm.”
“Phép Thánh thể với sự hiện diện của Mình và Máu Chúa Kitô, trong tâm tưởng của tôi, là một cảm nghiệm vĩ đại đối với tôi. Tôi thấy rằng việc rước lễ đối với tôi là một sức mạnh. Đó gần như một cảm thức được nâng cao lên.”
Hiện nay Eszterhas tiếp tục nhận được nhiều yêu cầu viết về các đề tài tăm tối, xấu xa. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì quan niệm rằng ông đã “dành ra quá nhiều thời giờ trong cuộc sống để thám hiểm khía cạnh đen tối của nhân loại rồi và không muốn đi thêm vào đó nữa.”
“Thành thực mà nói, cuộc đời tôi đã thay đổi từ lúc Thiên Chúa đi vào lòng tôi. Tôi không còn thiết tha gì đến bóng tối nữa. Tôi có bốn đứa con trai tuyệt vời, một người vợ tôi tôn quý. Tôi thích thú được sống, tôi yêu thương và tận hưởng mọi giây phút trong cuộc đời mình. Nhãn quan tôi đã bừng sáng và tôi không muốn lại đi trở về những vùng tối tăm đó.”
“Được Chữa Lành như một Phép lạ”
Niềm lạc quan về cuộc đời còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa khi người y sĩ giải phẫu cho ông biết hồi năm ngoái rằng ông không cần đến thăm bệnh nữa.
Eszterhas nói: “Ông ta đã dùng từ ngữ ‘khỏi bệnh’, một từ ngữ các chuyên viên chữa trị ung thư thường không sử dụng. Ông ấy bảo tôi không phải trở lại khám bệnh nữa, các tế bào của tôi đã được tái tạo tới độ người ta không thể chỉ nói là đã có ung thư ở đó, mà còn không thể bảo là đã có giải phẫu ở đó nữa.”
Naomi vợ tôi và tôi dĩ nhiên là cực kỳ hoan hỉ khi ông ta nói với chúng tôi như thế. Tôi thiết nghĩ đây thực là một ơn phước lạ lùng.”
Eszterhas bị thúc đẩy phải viết cuốn sách, coi đó như “một lời cảm tạ Chúa” và để cho mọi người biết điều Người đã thực hiện nơi tôi.”
Vợ ông luôn luôn là người trợ lực. Khi ông hoàn tất cuốn sách, bà đã ôm hôn ông và nói: “Đó chính là điều em cảm nghiệm được. Em rất hãnh diện về điều đó.”
Castel Gandolfo (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vác thánh giá không phải là một sự lựa chọn, đó là một sứ vụ tất cả mọi người Kitô hữu được kêu gọi thực thi.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với nhiều ngàn giáo dân qui tụ trong sân nhà nghĩ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo, nam thành Roma. hôm Chúa Nhật 1/9.
Khi qui chiếu về bài đọc Tin Mừng cho Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha qui chiếu về đức tin của Thánh Phêrô, được chứng tỏ “còn non nớt và bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tâm lý thế giới này.’”
Ngài đã giải thích rằng khi Chúa Kitô nói công khai về cách thế Người phải “chịu đau khổ nhiều, bị giết và sống lại, Thánh Phêrô phản đối, và nói “ Xin Chúa thương đừng để Thầy phải gặp chuyện ấy.’”
Đức Thánh Cha nói “Rõ ràng Thầy và trò theo hai cách suy nghĩ trái ngược”. “Thánh Phêrô, theo logic con người, xác tín rằng Thiên Chúa không bao giờ để cho Con của Ngùơi kết thúc sứ vụ mình bằng cái chết trên thập giá.
“Chúa Giêsu, ngược lại, biết rằng Chúa Cha, trong tình yêu lớn lao của Người đối với nhân loại, đã sai mình thí mạng sống cho những con người, và nếu điều này chỉ sự thương khó và thánh giá, thì đúng điều đó phải xảy ra.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm Chúa Kitô cũng biết rằng ”việc phục sinh sẽ là tiếng nói cuối cùng.”
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “Nếu để cứu chúng ta mà Con Thiên Chúa phải chịu đau khổ và bị đóng đinh, thì đó chắc chắn không phải vì ác ý của Cha trên trời.
“Nguyên nhân của sự này là sự nặng nề của cơn bịnh mà Người phải cứu chúng ta khỏi: môt sự dữ rất nghiêm trọng và đưa đến sự chết nên sẽ đòi hỏi tất cả máu của Người.
“Trên thực tế, chính nhờ sự chết và sống lại của Người mà Chúa Giêsu đã đánh bại sự tội và sự dữ, tái thiết lập sự thống trị của Thiên Chúa.”
“Nhưng trận chiến chưa xong,” ngài nói thêm, “Sự dữ hiện hữu và chống đối trong mọi thế hệ, cả trong thế hệ chúng ta. Những sự ghê tởm chiến tranh, sự bạo lực đổ xuống trên kẻ vô tội, sự khốn khổ và sự bất công ngược đãi những kẻ hèn yêu, (những thứ đó) là gì, nếu không phải là sự dữ chống lại Nước Thiên Chúa ?
“ Và làm sao ta ứng đối sự dữ như thế nếu không phải với tình yêu tay không (không có vũ khí) đánh bại sự hận thù, với mạng sống không sợ sự chết? Đó là quyền lực mầu nhiệm mà Cúa Giêsu đã sử dụng với cái giá không được hiểu và bị nhiều môn đệ bỏ rơi.”
“Anh chị em thân mến,” Đức Thánh Cha nói tiếp,” để hoàn thành công trình cứu chuộc, Đấng Cứu Thế tiếp tục kéo theo mình và theo sứ vụ của mình những người nam và nữ là những kẻ sẵn sàng vác thánh giá và theo Người.
“Cũng như với Chúa Kitô, vác thánh giá không phải là điều ‘được lựa chọn’ đối với các Kitô hữu; đúng hơn đó là một sứ vụ phải sẵn lòng chấp nhận do tình yêu.”
“Trong thế giới hiện nay của chúng ta,” ngài nói thêm, “nơi những lực lượng chia rẽ và phá hoại xem ra thắng thế, Chúa Kitô không ngừng đề nghị sự mời mọc rõ rệt với mọi người: Ai muốn làm môn đệ của Thầy, thì phải từ bỏ tính ích kỷ của mình và vác thánh giá với Thầy.”
PASTORAL LETTER
To: All Priests, Religious and Faithful in our diocesan family.
Dear brothers and sisters,
1. In recent days, public media continuously broadcast news and pictures relating to the incident in Thai Ha parish which is under the Redemptorists’ pastoral care. Many brothers and sisters in our diocese have become bewildered, confused of what is really happening and how to react appropriately. I, therefore, would like to share with you what I know from other sources of information, so all of us can be on the same page in finding the truth and justice while resolving the social issues in general and land disputes, in particular.
2. First of all, having listened to the feedbacks of many residents of the city, I have learned that there have been wide spread concerns that the state-run media outlets have only provided one-way information. Many have criticized that the whole picture portrayed by these outlets was only unilateral, and the truth has been truncated and distorted. That sort of information is to serve only personal interests of an individual or parties, not for the social welfare of the people, nor the stable development of the country as a whole.
3. Next, I have met the provincial superior of the Redemptorist Order and learned that the Redemptorist monastery and Thai Ha parish have all the legal and historical documents to substantiate their claim of the property in dispute, that the Redemptorist Order –Thai Ha parish are its rightful owner. Also, there has never been any document showing a transfer, usage authorization, donation or consecration to any organization or legal authority. The Redemptorist Order and Thai Ha parish, therefore, are determined in demanding the truth and justice on their property issue, in pursuant to what the constitution and the law of Vietnam have set forth, as well as the international laws which Vietnam has signed and pledged to abide.
4. Furthermore, information coming from public officials told me:
a. The land law, though has been revised 5 times, is still bearing a lot of nonsenses. Many decrees and instructions overlap one another, and numerous articles contradict to each other.
b. In several regions, many complaints which had been solved by federal inspectors were not carried out by provincial governments.
c. There have been numerous complaints everywhere as government officials keep making mistakes without being reprimanded. Human error is inevitable. However, in that case, correction should be a must.
d. The government must sit down with complainants, listen to them and take each case seriously (Saigon Liberated News, issue#11209, Sunday 8/31/2008).
5. Besides those pieces of information, as Catholic, we need to be knowledgeable of the Church’s teachings on the issue. In the spirit of the Second Vatican Ecumenical Council, as the late Pope John Paul II had specifically pointed out and later Pope Benedict XI reiterated, the Church’s policy is to hold talks to all concerned parties in order to resolve every social issue with frank dialogue in respect for the truth, justice, and charity. The truth is the honest reflection of the realm. Justice is in accordance with morality, common sense, and public interest. Humanity is the brotherly reciprocity necessary to serve the living and happiness of all in the national as well as the international communities. Such dialogue will lead to a mutual cooperation in the process of building and developing this country in to a stable one.
6. When the law is still inadequate in both reasonable and sentimental aspects, then it is not suitable for the truth and justice. As the current land law is still containing numerous of nonsenses, and, on the other hand, authorities in many regions only blindly follow orders from their superiors without listening to people, nor taking each claim into consideration seriously; many disputes have been dragged on for too long, the Thai Ha claim is no exception. Blindly carrying out nonsense orders, abusing power, and using excessive force will not solve the problem, rather only cause more injustice and social instability.
7. In summary, secular authorities need to respect the truth, treat others justly and encourage humanity and forgiveness. That is the foundation for a frank dialogue and sincerely cooperation among the social components, in order for us to build and develop this country into stable one.
In the spirit of brotherly accordance, we earnestly pray that God, with the intercession from the Holy Mother, will grant Thai Ha’s parishioners and the Redemptorists as well as other parties enlightenment, peace, strength so that they can talk to one another frankly and sincerely, in order for the case to be resolved in the light of truth, justice and charity.
Ho Chi Minh City, 9/01/2008
+ Cardinal John the Baptist Pham Minh Man
Archbishop of Archdiocese of Ho Chi Minh City
(signed)
Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Hanoi (AsiaNews) – Hanno scritto a Bush, al primo ministro inglese ed a quello australiano i laici cattolici di Hanoi, per lamentare la repressione che il governo sta mettendo in atto nei loro confronti. Sperano di rendere evidente, in tal modo, come il governo non rispetta ancora i diritti umani e la libertà religiosa dei cattolici.
Negli ultimi giorni, le autorità comuniste di Hanoi hanno messo in atto una dura repressione contro i laici cattolici che si riuniscono per pregare la Madonna nelle loro parrocchie. Normalmente, i cattolici vietnamiti si rivolgono alla Madre Maria quando si trovano di fronte a difficoltà nella loro vita o in quella delle famiglie o della parrocchia. La gente non se la prende con la nazione, la loro patria, ma pregano solo perché la loro famiglia, comunità e patria abbiano giustizia e libertà di religione.
“E’ preoccupante – commenta un giovane ad AsiaNews – quando la polizie viene a casa e ti consegna un ‘avviso’, se tu sei il responsabile di un gruppo di preghiera. Da studente nella università statale, mi guardo dal criticare la politica o da rivolgere eccessive censure al governo. Attraverso i media cattolici ho visto che la polizia ha picchiato i laici con i bastoni elettrici, usando violenza contro la gente. Non posso pensare a quattro agenti che portano al loro comando una donna che non sa nulla oltre al fatto che lei e il suo gruppo pregano ogni giorno la Madonna nella loro parrocchia”.
Ora le autorità cercano alcuni responsabili di gruppi di preghiera che hanno chiesto al governo la restituzione del terreno delle parrocchie e della Chiesa del Vietnam. Così alcuni cattolici hanno scritto una lettera indirizzata a George W. Bush, presidente degli Stati Uniti, a Gordon Brown, primo ministro inglese, e Kevin Rudd, premier australiano. Sperano che il mondo capisca la reale situazione e dia il suo appoggio per la giustizia e a libertà di religione in Vietnam. A mezzogiorno del 28 agosto, la gente ha applaudito quando Chirstian Marchant, dell’ambasciata americana è andato alla parrocchia di Thai Ha per ascoltare e vedere con i suoi occhi la repressione del governo contro persone innocenti. Tornato nel suo ufficio, presenterà la questione al governo americano. Gli Stati Uniti vedranno chiaramente che il governo ancora non ha rispetto per i diritti umani e la giustizia per i cattolici vietnamiti.
Dans la soirée du 31 août, de nouveaux incidents sont venus envenimer le conflit qui oppose la communauté catholique de Thai Ha aux autorités municipales d’un arrondissement de Hanoi. Des gaz à effet irritant ont été lancés sur la foule, particulièrement nombreuse, venue ce soir-là participer à l’assemblée quotidienne autour de la Vierge, sur le terrain accaparé et transformé en lieu de culte quinze jours auparavant.
La répression policière du 28 août (1), loin de mettre un terme aux rassemblements quotidiens des catholiques de Thai Ha, avait au contraire incité de nombreux catholiques de Hanoi et d’ailleurs à venir participer aux processions et aux prières. A l’issue de la dernière messe du dimanche 31 août, ils étaient 3 000 (2) à être venus se rassembler autour de la croix et de la statue de la Vierge. Aux environs de 20 h 45, à la faveur de l’obscurité provoquée par une coupure d’électricité, des gaz à effet irritant ont été répandus sur une partie de la foule, créant une grande émotion et beaucoup de confusion. Une vingtaine de catholiques ont été atteints et quelques-uns d’entre eux ont été transportés à l’hôpital pour y être soignés. Beaucoup de participants se sont enfuis. Les prêtres et quelques fidèles ont ensuite appelé la police pour établir un procès-verbal des faits. Les policiers du district ont longtemps refusé mais, sous la pression des prêtres et de la foule, ils ont finalement signé le procès-verbal aux environs de minuit. Les soupçons des catholiques se sont portés sur une bande de jeunes, membres des Jeunesses communistes, qui s’étaient mêlés aux fidèles ce soir-là, visiblement pour les provoquer (3).
L’incident a provoqué une grande émotion dans le diocèse. Une des premières réactions a été celle de l’archevêque de Hanoi. En voyage aux Etats-Unis, il a accordé, ce jour-là, une interview à l’agence VietCatholic News (4). Prié de donner son opinion sur les derniers événements survenus dans son diocèse, l’archevêque a d’abord constaté la dégradation de la situation dans la paroisse de Thai Ha et rappelé les divers obstacles auxquels s’étaient heurtés la prière des paroissiens: l’ouverture d’une instruction contre eux, les arrestations des 27 et 28 août, la répression brutale du 28 août et les émissions de gaz à effet irritant du 31 août. «La situation ne cesse de se compliquer et de s’aggraver et il ne devrait pas en être ainsi !» L’archevêque a souligné ensuite que les fidèles devaient pouvoir prier en paix et que le gouvernement ne devrait pas user de violence. La seule manière de parvenir à une solution acceptable est le dialogue, un dialogue qui ne peut exister que si les deux parties s’écoutent l’une l’autre pour aller vers une solution commune. Cependant, les positions des deux parties étant aujourd’hui en contradiction, cette solution demandera beaucoup de temps. L’archevêque a ensuite parlé de la sympathie et de l’intérêt porté à la communauté catholique de Hanoi par des personnalités religieuses qu’il a rencontrées à l’étranger. Enfin, il a invité toute la diaspora vietnamienne à la communion avec l’Eglise au sein de laquelle se trouvent les catholiques de Hanoi.
Ces derniers incidents ont été rapportés par la presse officielle avec le même esprit qui a été le sien depuis le début de l’affaire. La version des faits récents a été à peu près identique dans les différents journaux les mentionnant (Tiêng noi Viêt, Hanoi Moi, Quan Doi Vietnam et quelques autres). Il n’y est pas ou peu question de gaz à effet irritant, mais surtout des violations délibérées de la loi par les catholiques de Thai Ha et des arrière-pensées politiques des prêtres de la paroisse.
(1) Voir la dépêche diffusée le 29 août 2008.
(2) Chiffres cités dans le rapport des prêtres de la paroisse de Thai Ha.
(3) Ces informations sont extraites d’un certain nombre de dépêches en vietnamien, diffusées le 1er septembre par l’agence VietCatholic News. Le 2 septembre, un rapport sur cette soirée, signé des prêtres de la paroisse, a été envoyé à l’archevêque de Hanoi et au supérieur provincial des rédemptoristes.
(4) VietCatholic News, 2 septembre 2008
(Source: Eglises d'Asie, 2 septembre 2008)
The authorities have especially targeted prayer group leaders who called for the return of properties seized from the Church and local parishes.
Hanoi (AsiaNews) – Hanoi Catholics have written to the President of the United States Bush and the prime ministers of the Great Britain and Australia to complain about their government’s repression, hopeful that their letter might show to the world that the latter is not yet respecting human rights and religious freedom of Catholics.
In recent days Communist authorities in Hanoi have launched a harsh repression campaign against lay Catholics who meet at the parish level to pray. Traditionally Vietnamese Catholics turn to Mother Mary when they face difficulties in the life, family or parish. In doing so they are not expressing any anti-national or antipatriotic view but only pray in order that their family, community and homeland can get justice and exercise freedom of religion.
“It is worrying when the police comes to your home with a paper order when you lead a prayer group,” a young man told AsiaNews. “As a student at a state university I refrain from criticising the government or its policies. But I saw in Catholic media that the police have used violence, beaten up lay people with electric truncheons. I cannot image why four agents took a woman to their headquarters just because she and her group prayed to Our Lady in their parish everyday.”
Now the authorities are after the leaders of prayer groups who demanded that the government return land seized from the Vietnamese Church and its parishes.
Some Catholics wrote to US President George W. Bush, British Prime Minister Gordon Brown, and Australian Prime Minister Kevin Rudd.
Let us hope that the world will understand what the real situation is and support justice and religious freedom in Vietnam.
At noon on 28 August people gave a round of applause to Christian Marchant from the US Embassy when he showed up in Thai Ha parish to listen and see for himself how the government carried out repression against innocent people.
Upon his return he will report to the US government. This way the United States will clearly see that the government does not yet respect human rights and justice for Vietnamese Catholics.
Despite threats of police |
Thousands of Catholics still praying at the site |
“In these days, the Gospel has become so relevant to us. We are reading the Gospel very lively. We are living the Gospel with full of challenges...We are living up the Redemptorist vocation to a great extend: we are living the fate of the poor, of the persecuted while keep proclaiming the truth in the belief that the truth will set us free”, Fr. Vincent Nguyen says.
“In these days,” the letter goes on, “earthly storms try to oppress us, the earthly power runs rampant on us”.
“Let us offer our prayers with intense devotion,” the superior encourages Redemptorists.
In conclusion, Fr. Vincent Nguyen commands the Redemptorists that “wherever you are doing your pastoral work, it is your responsibility to ask the congregation there to pray for Thai Ha, for the truth, justice, and fairness.”
State-run media keep running a noisy media campaign threatening to use “extreme actions” against Redemptorists, depicting them as “criminals” who have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order. The campaign, which has incited a social sentiment not only against the Redemptorists but also the Church as a whole, has been accompanied by a series of arrests since August 28.
The latest in a series of confrontations at the embattled Redemptorist monastery was the assault of police on Sunday August 31. Police in Hanoi disrupted a procession spraying Fr. Peter Nguyen Van Khai - the celebrant, altar boys, and lay people with tear gas at close range. It is believed that another teargas-bomb was thrown into the crowd causing many ran and cried out in panic. At least, 20 were hospitalized.
Deanery of Hanoi City
LETTER OF COMMUNION
Hanoi 8/31/2008
To: Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Thai Ha monastery, Vicar of Thai Ha parish.
Respected priests, brothers, and parishioners
We - all priests in Hanoi city- are deeply in communion with Thai Ha parish’s legitimate aspiration in asking for their piece of land currently being illegally acquired by Chien- Thang Sewing Company
We are in communion with Thai-Ha parish in petitioning to the government for an adequate resolving of this illegal acquisition on the parish’s property based on legal grounds.
In regard to a series of incidents being occurred in Thai-Ha parish, here are our suggestions to the government:
1. Not to criminalize such dispute of a civil nature. Stop summoning and arresting parishioners
2. Not to politicize such internal dispute between Thai-Ha parish and Chien Thang Company and concerned others.
3. Not to take security measures of violent nature in resolving the parishioners’ legitimate demand.
4. Not to broadcast news that is one-way, distortional, defaming, insulting to the priests, brothers and parishioners when in fact an adjudication from the court has not been existed.
5. Investigate and prosecute those individuals and/or organizations who had savagely assaulted the parishioners while they were praying peacefully whether on the side-walk of Thai Ha streets or outside the Dong Da district’ s police station on the evening of 8/28/2008.
6. Not to terrorize or apply discriminating or prejudice treatment on students or public servants who are Catholic in their schools, public work places and others
In conclusion, we wish you- respected vicar, fellow priests, brothers and our brothers and sisters of Thai Ha- serenity and perservance in your prayer for peace and justice
On behalf of all priests in Hanoi city,
Rev Joseph Nguyen Khac Que
Dean of Ha-Tay &Hoa Binh Deanery
(signed)
Rev Jacob Nguyen Van Ly
Dean of Hanoi Deanery
(signed)
当局的首要目标是祈祷小组的负责人们。他们要求政府归还堂区或教会的财产
河内(亚洲新闻)—越南首都河内天主教徒致函布什、英国首相和澳大利亚总理,控诉政府正在对他们施加的压制。同时,他们希望借此突出强调政府仍然不尊重天主教徒人权和宗教自由。
近日来,河内共产党当局对聚集在堂区内祈求圣母的天主教徒采取了强硬的措施和手段。越南天主教徒们在他们的生活、家庭和堂区遇到困难时祈求圣母玛利亚的帮助是十分正常的。人们并不是针对国家、针对祖国,而是祈祷他们的家庭、团体和祖国能够获得正义及宗教自由。
一名年轻人向亚洲新闻通讯社表示,“如果你是祈祷小组的负责人,当警察闯进你的家里,向你递交‘警告’时,就会十分忧虑的。作为一名国立大学的学生,我觉得政府的做法应予以批评或者措施过分。通过天主教媒体,我了解到警方用电棍殴打平信徒、向人们施暴。我无法想象四名警察将一名妇女带到警察局,而这名妇女只不是和她的小组一起每天到堂区向圣母祈祷”。
目前,河内当局正在寻找一些要求政府归还越南堂区和教会财产的祈祷小组负责人。为此,越南天主教徒致函美国总统布什、英国首相布朗、澳大利亚总理陆克文。他们希望世界了解真正的状况;支持越南的正义与宗教自由。八月二十八日中午,当美国大使馆的克里斯蒂安·麦肯特到太河堂区亲自了解政府压制无辜的情况时,在场的人纷纷鼓掌。麦肯特回到办公室后,向美国政府汇报了相关情况。美国将很清楚地看到,政府仍然不尊重越南天主教徒的人权和正义。
After the Geneva Conference 1954 which severed the country into 2 parts, at the Redemptorist Order in Hanoi still there were still remaining 3 priests and 2 monks. Their identities were as follow:
-Brother Clemet Dat, arrested and imprisoned in 1962
-Brother Marcel Van, arrested, imprisoned and later died in prison
-Father Paquette, a Canadian citizen, expelled from the country by Lang Son border gate on 10/19/1958
-Father Cote, a Canadian citizen, deported in 1959 along with the rest of the foreign missionaries in North Vietnam
Thus father Joseph Vu Ngoc Bich was left alone to guard and care for the shrine of Our Lady of Perpetual Help and other facilities. He was confined to his bed and blinded in both eyes, but his mind however was still clear when visited by by a former Redemptorist seminarian who had lived and studied at the same monastery 50 years ago
Father Joseph Vu Ngoc Bich later passed away
Below is a content of the interview conducted on 3/14/2003 by the former seminarian when the senile father Bich was still alive
Former Seminarian (FS): After you were left alone in this facility, what year were the monastery and seminary taken by the government?
Father Vu Ngoc Bich (F VNB): In 1959, the same year father Cote was gone, they came and said “We’re now in need of schools. Since there is no other priest in this large facility, we would like to borrow it” As I was pondering their verbal request, it seemed to be such a legitimate one. At the time I was living alone, there was no point keep them for myself, so I let them use one building.
FS: The monastery? Then did they build this house for you?
F VNB: Not yet. They first took the seminary. My space of living kept becoming less and less at the seminary for about a year when they came again to demand “to borrow” more from me, saying that they need room to set up a hospital. The (seminarian) building was built by father Michaud. I then had only 2 rooms to stay, right by the annex which connected the monastery with the seminary.
FS: So you’re saying from the beginning in 1959 they converted the seminary into a school, then a hospital the next year?
F VMB: Yes. The door which connected the two buildings was bolt-locked. In 1972 they came back to say they wanted more “due to the cramped hospital, we like to borrow the entire facility, we’ll build a house next to the church for you to live in”. Just like that, they said. No paper to sign. They took the last of this building to “make room for the hospital” In 1973 the house they build for me was completed. On the feast day of St Peter at 2 o’clock I moved into this house. At first there was only this house, later I build another house next to the nativity cave in 1992 when I celebrated my golden anniversary
. Then I kept extending from the house where I was living to the house nearby the nativity cave
FS: So you built the house nearby the nativity cave, but is it true that the row of houses connecting your house with the house near the nativity cave was built by father Thanh, from the Province?
F VNB: No. I built them all. And there was only verbal request when they “borrowed” our facility.
FS: father, what about the pond behind the monastery, the cow farm, the seminary’s swimming pool, the courtyard?
F VNB: They’re still there, though with uncertainty
FS: So only two buildings from the seminary were taken to make room for the hospital, but the courtyard, the swimming pool where a seminarian named Vinh drown, the cow farm, Preau house where our cooks Mrs Paul and Mrs An once lived…all were handed over to the Wool Rug Enterprises ?
F VNB: They did it by themselves without telling anyone. The cow is farm still vacant.
FS: That is where you’re now asking to be returned to you, right? What about the pond in
front of the seminary, does it still belong to the parish? I understand you’d already
erected a wall surrounding it. Isn’t it true that they planned to build something by the
pond but you protested?
F VNB: That’s right. They wanted to build a house….they called it …there’s such a neat
term for that house…how do you call a restaurant?
FS: Cantine. So to make it simple, the land issue can be winded down to this: They only verbally asked for your permission without any thing in writing?
F VNB: Yes.
Source of Document: The Redemtorist Order
The area's Thai Ha parishioners have been staging a very public display of dissatisfaction over the government's land policy.
Every night since mid-August, hundreds of Catholics have been gathering to pray and protest at a site they seized from a garment factory.
The case shows signs of escalation, attracting the participation of believers from other parts of the country.
An effort by the police to disperse crowds of demonstrators last week ended in chaos and allegations of violence.
Protesters said a number of Catholics were injured after they were "attacked with electric batons and tear gas".
Hanoi police denied the charge, saying the incident was merely an "unintentional scuffle" involving officers who had reacted when provoked.
The crowds stayed and gathered force. The church claimed that up to 3,000 were attending an evening prayer last Sunday when a canister of poisonous gas was thrown in, making dozens sick. The police denied involvement.
"The authorities are unsure about what to do," said a Hanoi-based political analyst, who wished to stay anonymous.
"If the police act hard, they'd be accused of repressing religious freedom. But if they don't act, the protest is going to spread fast," he said, adding: "This seems to be a major headache for them".
Numerous petitions
The latest wave of protest began a fortnight ago, when hundreds of Catholics knocked down walls to create a make-shift prayer site on the land that, according to them, belonged to the Thai Ha Parish but was given unlawfully by the government to a state company. The authorities have come to realise that the law needs to be changed
The company had since been privatised and the church, worried that the land was going to fall into private hands, decided to act.
Fr Peter Nguyen Van Khai said the parishioners were fed up after their numerous petitions to the government fell on deaf ears.
"We have been asking the government to give us back the land for years to no avail," he said.
"We have all the necessary documents to prove that the church holds rightful sole ownership over the land since 1928."
Earlier this year, a similar protest in Nha Chung, Hanoi, made headlines across the country and only stopped when the Vatican intervened.
But the disputed land, which is located in central Hanoi and once served as the papal nuncio's residence, has yet to be returned.
'Agitators'
The Nha Chung and Thai Ha protests are only two in thousands of cases of public grievance over land rights in Vietnam, but the religious factor has made them special, and difficult for the government to deal with.
Hanoi has been trying to play down the religious aspect of the disputes, describing them as cases of "disturbance of public order" and "damaging public properties".
Crosses adorn the fence surrounding the land parishioners want returned
Vietnamese state media has labelled the Thai Ha believers "agitators" and "saboteurs".
Nguyen Hong Duong, head of the state-sponsored Religious Studies Institute, said the protest had been instigated by "hostile forces".
The official approach is that all land claims need to be considered at the civil court in accordance to Vietnam's law and the church cannot lie above the government.
Yet the authorities have come to realise that the law needs to be changed.
A meeting was called by the State Inspectorate last weekend to look at land disputes and cases of public grievance.
It found that there were nearly 200 major cases yet to be resolved, some of which have been going on for years.
Van Ha Phong, a deputy chairman in Kien Giang province, was quoted in the local media as saying that the reason for this was a "problem in our land policy".
"None of our projects received full, 100% support from the public," he was quoted as saying.
The government promises to work to complete the law on land use. This process, however, will take time as land rights are considered one of the most complex and sensitive issues in Vietnam.
Meanwhile the Catholics in Thai Ha say they will continue praying and protesting until their demands are met.
With the police force maintaining their position at the disputed site, the stalemate is likely to continue.
HANOI, martes, 2 septiembre 2008 (ZENIT.org).- En un llamamiento dirigido al gobierno vietnamita, los religiosos Redentoristas de la parroquia Thai Ha, en el distrito de Dong Da, piden la liberación de los cuatro fieles católicos arrestados a raíz de una manifestación el 28 de agosto.
Los religiosos piden asimismo la sanción de los agentes responsables de la violencia y el fin de la arbitrariedad ejercida por las autoridades locales en las tierras que les pertenecen.
Piden también que se les devuelvan los terrenos de su convento y parroquia en Thai Ha de los que se ha apropiado el Gobierno.
La carta fechada el 29 de agosto, dirigida al presidente y al primer ministro, expone los acontecimientos de la víspera, cuando parroquianos asistieron pacíficamente a una vigilia de oración a la puerta del Departamento de Seguridad Pública del distrito de Dong Da.
Los manifestantes, según la carta, querían simplemente pedir al departamento que respete la ley y que libere a las personas retenidas ilegalmente y poner fin a los arrestos arbitrarios.
"Numerosos policías utilizaron entonces porras eléctricas y herramientas para agredir a los participantes de manera bárbara", afirma la carta.
Los religiosos Redentoristas declaran también que "numerosos parroquianos fueron heridos gravemente en la velada, otros fueron golpeados hasta perder el conocimiento, otros fueron arrestados y no se tienen noticias de ellos desde entonces".
El incidente se produjo a pleno día en la carretera principal de Hanoi y ha provocado la indignación, no sólo de los parroquianos, sino también de los transeuntes testigos del trato salvaje infligido a los religiosos, se lee en la carta abierta.
Los Redentoristas piden por último al Gobierno que declare inconstitucional e ilegal el procedimiento utilizado por las autoridades locales para explotar las tierras que pertenecen a los Redentoristas y a la parroquia de Thai Ha.
Según informaba la agencia AsiaNews.it el 22 de agosto, los Redentoristas, en una carta dirigida al primer ministro, aseguraban que nunca han donado al Gobierno el terreno de su convento y de la parroquia de Thai Ha, tienen todos los documentos que prueban su propiedad, y quieren que se les devuelva, según la ley, y desafían a las autoridades a exhibir una documentación contraria.
Mỗi năm vào dịp mùa hè, Liên Đoàn Đức Tánh đều tổ chức trại huấn luyện Huynh trưởng.
Xem hình ảnh sinh hoạt trại Huấn Luyện
Năm nay chúng tôi chọn Giáo Xứ Mẹ Vô Nhiễm để tổ chức trại huấn luyện. Khuôn viên Nhà thờ thoáng rộng nhiều bóng cây rất thuận lợi để đóng trại cho 320 Huynh trưởng đến từ 11 giáo xứ và 8 giáo họ. Cha Hạt Trưởng JB trần Văn Thuyết, các cha trong hạt, đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo Hạt, Giới Gia trưởng, Hiền mẫu Giáo hạt, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Vô nhiễm đã đến động viên tinh thần, chia sẽ niềm vui với các trại sinh.
• TÊN TRẠI: ĐỨC TÁNH VI
• * CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
• * KHẨU HIỆU: Trại Sinh - Nhiệt thành!
• * CÁC NỘI DUNG CỦA TRẠI:
• 5 KHOÁ HUẤN LUYỆN ( Mỗi khoá 40 phút).
1.Huynh trưởng Phong trào với việc Giáo dục Kitô giáo..
2. Nghi thức Lửa thiêng.
3. Tổ chức băng reo và ca sinh hoạt.
4. Tổ chức các loại trò chơi nhỏ.
5. Nghi thức nghiêm tập.
+ Sát hạch khả năng trưởng.
+ Công nhận và thăng cấp Huynh trưởng cấp I, II.
+ Các nội dung thi đua trại: Cắm trại, trò chơi, vào sa mạc, thi nấu ăn, văn nghệ lửa trại.
Trong thời gian hai ngày 30-31 tháng 8 năm 2008, dù mưa gió, các trại sinh vẫn nhiệt thành với các khoá huấn luyện.
Sau đêm lửa trại, các trại sinh tham dự thánh lễ lúc 11 giờ đêm. Suốt đêm thức trắng vào sa mạc để tham dự trò chơi lớn trong rừng cây đồi núi khe suối đập nước. Đêm sa mạc ghi dấu nhiều kỷ niệm thật khó quên.
Ban huấn luyện sát hạch khả năng chuyên môn các Trưởng. Công nhận và thăng cấp Trưởng theo nội quy phong trào Thiếu nhi Thánh thể.
Kết thúc hai ngày huấn luyện, các Huynh trưởng đón nhận thêm nhiều hành trang quý báu cho công việc phục vụ đoàn Thiếu nhi nơi các giáo xứ.
Huynh trưởng là một ơn gọi. Trưởng cần được huấn luyện thường xuyên để Trưởng luôn được người trên tín nhiệm, đồng sự yêu mến, người dưới kính phục.
Huynh trưởng là một ơn gọi làm anh cả trong một tập thể, để lãnh đạo, hướng dẫn, chia sẽ và phục vụ đoàn Thiếu nhi theo mẫu gương Chúa Giêsu - Huynh Trưởng Tối Cao.
Chúc các Huynh Trưởng luôn là cánh tay nối dài của các Mục tử trong Giáo hội, trở nên dụng cụ hữu hiệu trong các mùa gặt hái, luôn nhiệt thành lên đường dấn thân phục vụ.
TRÒ CHƠI LỚN
Chủ đề: XUẤT HÀNH VÀ GIAO ƯỚC
Phỏng theo (Xh 7 – 20)
Dẫn ý:
Dân Do thái rên xiết dưới sự bóc lột của pharaon – Vua Ai-cập. Họ cầu khẩn Thiên Chúa và Ngài đã nhận lời: Ngài chọn Maisen làm thủ lãnh và với sự điều khiển của Ngài bằng uy quyền, dân Israel đã xuất hành ra khỏi Ai-cập về Đất Hứa. Hành trình đầy gian nan, thử thách … Cuối cùng, nhờ quyền năng của Giavê Thiên Chúa; lòng trung thành, tận tuỵ, khôn ngoan của Maisen; lòng trung thành, sự hoán cải và vâng phục của toàn dân; Thiên Chúa đã giải thoát và lập Giao ước với dân Israel tại Núi Sinai, ban cho họ 10 điều luật để họ thành Dân riêng – Dân tộc Thánh của Chúa; hơn thế, còn đưa họ về sở hữu phần đất Chúa đã hứa ban.
Là huynh trưởng – Giáo lý viên, bạn được Chúa trao cho một đoàn “Dân riêng” là các em thiếu nhi – hình ảnh hết sức trung thực của dân Israel năm xưa. Bạn có khả năng và có sẵn sàng đưa các em về đến “Đất Hứa” hay không (?) – Tình yêu của Thiên Chúa, gương mẫu của Maisen và ý thức trách nhiệm, tinh thần hăng say của bạn sẽ là câu trả lời. Mong muốn trò chơi lớn này sẽ là bài học và mến chúc các bạn thành công!
Trong cuộc Xuất hành vĩ đại này:
+ Vai trò của các Đội trưởng (vai Maisen), và đội phó (vai Aaron): Vâng phục, cương quyết, nhanh nhẹn, mưu trí, lo toan cho dân.
+ Dân chúng (Đội viên): Trung thành, tùng phục, kỷ luật.
Trò chơi diễn ra theo các cảnh sau:
+ Đêm “Vượt qua”.
+ Thử thách trong sa mạc.
+ Vượt Biển Đỏ.
+ Giao ước Sinai.
Chuẩn bị:
+ Ban tổ chức:
- Hoá trang những người đứng trạm và các tùy tùng khác.
- Dấu đường cũng như các trang bị khác có liên quan đến trò chơi mang nội dung Kinh Thánh theo sách Xuất hành.
+ Các đơn vị trại cần chuẩn bị:
- Nhân vật: 01 đội trưởng (Maisen), 01 đội phó (vai Aaron), còn lại là dân chúng.
- Dụng cụ: Đuốc, đèn pin, đèn dầu, các vật dụng cần thiết khác … Mỗi cá nhân lo giấy bút, khăn quàng, dây …
- Nội dung: Đọc kỹ sách Xuất hành từ chương 7 đến chương 20. Chú ý nắm chắc nội dung các khoá trong ngày trại; các kỹ năng chuyên môn về chuyên hiệu thông tin dạng đơn giản, nhất là Morse, các ký hiệu dấu đường …
- Tinh thần: nhiệt tình, hăng say, cố gắng, nhanh nhẹn, thông minh, tháo vát, tinh thần đoàn kết đồng đội, kỷ luật, vâng phục chỉ huy …
Diễn tiến trò chơi:
+ Các chi tộc trưởng được báo trước tinh thần, chuẩn bị sẵn sàng.
Xuất phát:
+ Người đứng trạm triệu tập các Maisen yêu cầu về trại tắt đèn đóm và trật tự vì là đêm “Vượt qua” – đồng thời phát bản tin morse có nội dung: “Một mình Maisen lên trình diện tại lều trung tâm”.
+ Dịch xong, Maisen yêu cầu đội giữ kỷ luật rồi lên trình diện.
+ Sứ thần huấn thị tinh thần cuộc “Xuất hành” và trao bản “Tối hậu thư” có nội dung:
“ Đức Chúa phán: các ngươi hãy chuẩn bị Đêm Vượt qua bằng cách ……………………..” – Các ngươi hãy điền đấy đủ và thực hiện đúng như thế !”
+ Các Maisen về thực hiện.
+ Hoá trang một “Thiên sứ” đi qua các trại; thu bài, trừng phạt các trại chưa làm đủ, đúng (Nhất là phải có “dấu máu”) – sau đó yêu cầu thực hiện lại – Chi tộc nào làm tốt, “Thiên sứ” trao cho sơ đồ và yêu cầu “Xuất hành”
SA MẠC
Trạm 1:
* Địa điểm: Khu Nghĩa trang Gx. Vô Nhiễm.
* Người đứng trạm (Trong vai Sứ thần):
* Nội dung:
+ Đội hành quân tới, Sứ thần chặn lại kiểm tra quân ngũ, trang phục (đúng với yêu cầu “thắt lưng buộc bụng …), thái độ, tinh thần, kết hợp huấn nhục ….
+ Kiểm tra nghiêm tập (tuỳ ý).
+ Sát hạch chung các đề tài sau:
1. Dân Israel gặp cảnh đói khát trong sa mạc, họ kêu trách Maisen và Thiên Chúa; Thiên Chúa đã ban cho họ điều gì ? (Chim cút, Manna, nước từ tảng đá Khorep)
2. Mục đích của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là gì ? (Mục đích: Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện siêu nhiên và tự nhiên để các em trở thành Kitô hữu hoàn thiện và công dân hữu ích; Đoàn ngũ hoá để hướng dẫn các em trở thành những thiếu nhi truyền thông Tin mừng và góp phần xây dựng xã hội)
3. Năm 2008 có chủ đề gì? (“Giáo dục Kitô giáo”, hoặc “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai”)
+ Huấn nhục bằng cách cho ăn manna, uống “nước Khorep” (Bằng các thức khó ăn uống) sau đó trao Mật thư 1 có nội dung: MẬT THƯ 1: “Quan Ai cập đang đuổi theo, hãy nhanh chân theo sơ đồ chuẩn bị qua Biển Đỏ”
+ Dịch xong, đội trình bản tin và đi tiếp.
BIỂN ĐỎ
Trạm 2:
* Địa điểm: Khu vũng nước phía hông vườn A. Cảm.
* Người đứng trạm (Vai Thiên sứ):
* Nội dung:
+ Thiên sứ đứng tại trạm, thấy đoàn tới chặn lại, đòi trình bản đồ, kiểm tra: quân ngũ, kỷ luật, trật tự … - Huấn nhục khi thấy chưa đạt yêu cầu.
+ Sát hạch chung:
1. “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì …………………….(Ở trong cột mây) để dẫn đường; ban đêm thì …………………………. (Ở trong cột lửa) để soi sáng; nên họ có thể đi…………………………. (Cả ban ngày lẫn ban đêm). (Xh 13,21).
2. Kiễm tra khoá “Lửa trại”
+ Sát hạch xong, cho tập họp đội rồi yêu cầu vượt Biển Đỏ (lội qua vũng nước) ráo chân bằng trò chơi “hai người chỉ được ướt 2 chân”; qua bờ bên kia, kiểm tra và huấn nhục, khi cả đội qua hết thì tập họp lại, nhắc nhở tinh thần và trao Mật thư 2 có nội dung: MẬT THƯ 2: “Theo bản đồ, đi nhanh về Núi Sinai”
+ Đội dịch xong, trình bản tin và hành quân.
NÚI SINAI
Trạm 3:
* Địa điểm: Khu mỏm đá bên vườn A. Cảm (sau Khu Chùa).
* Người đứng trạm (Vai Thiên sứ):
* Nội dung:
+ Đội về tới, Thiên sứ tập họp lại và truyền lệnh bằng mật thư 3 có nội dung:
MẬT THƯ 3: “Đây là núi thánh, toàn dân nghiêm trang cầu nguyện, một mình Maisen lên nơi có cột lửa để gặp Giavê Thiên Chúa”
+ Maisen và Đội thực hiện, nếu không nghiêm túc thì huấn nhục.
+ Sát hạch khoá “Băng reo, trò chơi nhỏ”, chờ các đội về cùng. Chú ý nếu các đội không nghiêm túc sẽ phải huấn nhục theo tinh thần cốt truyện “Thờ bò vàng”.
+ Khi các đội về đầy đủ, Thiên sứ tập họp lại, yêu cầu giữ nghiêm trang, trật tự … sau đó đi mời các Maisen trên núi xuống.
+ Các Maisen xuống núi, tay cầm các “bia đá” ghi 10 điều luật của Chúa (Mỗi bia ghi số của 1 điều); đồng thời Thiên sứ nói với dân chúng rằng: “Thiên Chúa thấy được lòng trung thành của toàn dân nên đã trao cho Maisen 10 giới răn làm dấu chỉ Giao ước giữa Thiên Chúa với toàn dân. Giờ đây, các ngươi hãy cùng thủ lĩnh của các ngươi cùng long trọng công bố từng giới răn”.
+ Lần lượt từng Maisen đưa bia của mình lên cho đội thấy (theo thứ tự từ điều 1 đến điều kết), đội theo số mà Maisen của mình giơ lên đọc to điều răn của mình. Đội nào đọc bị vấp, không rõ hoặc lộn xộn sẽ bị huấn nhục.
+ Yêu cầu các đội thể hiện quyết tâm thực thi lệnh truyền của Chúa bằng một bài hát sinh hoạt hoặc Giáo lý sau đó phát mật thư số 4: MẬT THƯ 4: “Đất Hứa ở trước mặt ngươi, hãy theo bản đồ về mà chiếm lấy”
+ Dịch xong, trình kết quả và thực hiện.
ĐẤT HỨA
Trạm Đích:
* Địa điểm: Sân trước Nhà thờ.
* Nội dung:
+ Đội về tới, Thiên sứ tập họp lại, kiểm tra quân số, huấn nhục nếu kỷ luật kém.
+ Thử thách lần cuối trước khi hưởng Đất Hứa bằng trò chơi “chèo thuyền” – theo tích truyện sang sông Giođan ráo chân.
+ Chơi xong, cho đội nghiêm trang, Mai sen và Aaron cho dân tạ ơn Chúa và bế mạc.
+ Trò chơi kết thúc.
Sài Gòn, ngày 02.09.2008
THƯ CHA GIÁM TỈNH GỞI ANH EM TOÀN TỈNH"Sự thật giải thoát anh em" (Ga 8,32)
Kính thưa anh em,
Trong những ngày này, lời Tin Mừng trở nên thiết thực với chúng ta.
Chúng ta đang được đọc Tin Mừng một cách sống động,
Chúng ta đang được sống Tin Mừng đầy thách đố,
Chúng ta đang được rao giảng Tin Mừng đầy sức mạnh:
- “Thầy đến để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37)
- “Anh em không thuộc về thế gian này” (Ga 15,19)
- “Thế gian đã bắt bớ Thầy, thế gian sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20)
- “Người ta sẽ vu khống anh em đủ điều xấu xa” (Mt 5,11)
- “Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa sói” (Mt 10,16)
Chúng ta đang được sống ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế một cách mãnh liệt: sống thân phận nguời nghèo, người bị bỏ rơi; phục vụ Tin Mừng cho người nghèo, người bị áp bức; công bố sự thật và tin tưởng sự thật giải thoát chúng ta.
Trong những ngày này, bão tố thế gian đang dập vùi anh em chúng ta, quyền lực thế gian đang tung hoành sức mạnh của nó. Chúng ta “hãy đứng vững, lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính” (Ep 6,14).
Vậy, thưa anh em,
Xin anh em hãy gia tăng lời cầu nguyện. Anh em tại Thái Hà cũng như tất cả anh em trong toàn Tỉnh Dòng hãy gia tăng lời cầu nguyện, không ai trong chúng ta được phép đứng ngoài cuộc,
Mỗi cộng đoàn, mỗi nhà đào tạo, từ Đệ tử cho đến Hậu Học viện, hãy làm Tuần Cửu nhật khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Mỗi nhà, mỗi cộng đoàn, mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải theo dõi chặt chẽ thông tin từ Thái Hà, công bố thông tin sự thật về vụ việc và giải thích cho các cộng đoàn, các đoàn thể, các cá nhân chúng ta đang phục vụ. Chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm sự công bằng cho chúng ta.
Mỗi khi anh em làm mục vụ ở bất cứ nơi đâu, anh em có bổn phận phải xin cộng đoàn dân Chúa ở nơi đó cầu nguyện cho Thái Hà, cho sự thật, cho công lý và cho sự công bằng. Sự khôn ngoan trong thời điểm này là hiệp thông với anh em và lên tiếng cho sự thật.
Kính thưa anh em, sự kiện Thái Hà là dấu chỉ quan trọng mà Chúa gởi đến cho chúng ta, chúng ta phải đọc được dấu chỉ đó. Sát cánh cùng anh em ở Thái Hà, chúng ta là một trong ơn gọi và trong Chúa Kitô Cứu Thế.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp, thánh Anphong và các thánh trong Dòng, xin Thiên Chúa chúc lành cho anh em.
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Vinhsơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R
Giáo dân bên hàng rào kẽm gai nơi khu tất bị tịch thu |
Hàng trăm người đã tụ tập trước quận cảnh sát Đống Đa với những biểu ngữ đòi trả tự do cho những người bị bắt giữ và lên án mọi hành động dùng vũ lực đàn áp những người phản kháng bằng đường lối ôn hòa.
Thông Tấn Xã CathNews của Úc cho biết Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Xứ Thái Hà đã tố cáo chính quyền điều hành một chiến dịch tấn công bằng các phương tiện truyền thông nhắm vào giáo xứ trong vụ tranh chấp đất đai. Lấy tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, CathNews cho hay Giáo xứ Thái Hà hôm Chủ Nhật đã gửi một thư ngỏ tới các linh mục Thiên Chúa Giáo Việt Nam xin hỗ trợ tinh thần.
Lá thư này viết rằng trước làn sóng của một chiến dịch truyền thông đầy dối trá của các hệ thống truyền thanh, truyền hình và báo chí nhà nước, giáo xứ phải dùng lá thư ngỏ để nói lên sự thật về vụ tranh chấp đất đai.
Trong lá thư, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Thư Ký của Văn Phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho hay giáo xứ có đủ tài liệu và nhân chứng cần thiết để chứng minh khu đất hoàn toàn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà trước khi bị các tổ chức của chính phủ chiếm cứ bất hợp pháp.
Theo linh mục Thoại, điểm then chốt của vấn đề là thái độ thiếu thiện chí của chính quyền trong việc trao trả khu đất lại cho chủ nhân thực sự của nó. Lá thư cũng cho biết ngày 29 tháng 8, Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Xứ Thái Hà đã gửi một đon tới Chủ Tịch nước, Thủ Tướng, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao và Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành phố Hà Nội để khiếu nại vụ cảnh sát dùng bạo lực giải tán các giáo dân đang cầu nguyện.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hiếm thấy diễn ra trong cùng ngày thứ Sáu, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám Đốc Công An Thành Phố Hà Nội đã bác bỏ lời tố cáo của giáo xứ Thái Hà về chuyện cảnh sát dùng bạo lực với đám người cầu nguyện và dùng roi điện đánh đập những người phản kháng.
Tướng Nhanh nói rằng giống như cảnh sát các nước khác, cảnh sát Việt Nam không hề dùng bất cứ một loại vât dụng nào để đánh đập người dân không võ trang. Tuy nhiên, tướng Nhanh đã từ chối bình luận về tấm hình chụp một phụ nữ tham dự vụ phản kháng với mặt và áo dính đầy máu.
Sáu người, trong đó có 2 linh mục, nói với Thông Tấn Xã AP rằng cảnh sát đã đánh đập những người tụ họp hôm thứ Năm bên ngoài một quận cảnh sát để cầu nguyện cho việc trả tự do cho những người bị bắt giữ trước đó trong ngày.
Thông tín viên của hãng tin này cho biết là đã tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Phúc, một giáo dân với mặt và áo dính đầy máu, trú thân trong nhà thờ sau khi vụ xung đột xảy ra. Bà kể lại là đã bị đánh vào mặt và con gái bà bị đánh bằng roi điện.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Dòng Chúa Cứu Thế cũng cho biết là cảnh sát đã không nói sự thật trong các vụ đánh đâp giáo dân.
(Nguồn: VOA, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, ngày 1.9.2008)
“Đã có nhiều Giám mục tử đạo vì đức tin. Nhưng chưa có Giám mục nào tử đạo vì công bằng xã hội.” (Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền phát biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma)
Sài Gòn,. ..
Hôm qua mình nhận được điện tín báo: “Lên gấp." Mình chạy vội ra bến Thợ nhuộm nhờ chị Bảy Thanh dẫn đi mua giùm một vé tốc hành Cà Mau - Sài Gòn.
- Hết vé rồi chị Bảy ạ. Tụi em chỉ bán có 11 vé thôi. Chị dẫn ông cha qua bên kia cầu. Bên đó bán 11 vé, may ra thì còn.
- Còn có cái may nào khác nữa không? Mình hỏi thêm ngụ ý: nếu thêm tiền thì sao?
- Hết phương rồi ông cha ơi. Mỗi tối chỉ có hai chuyến "phôca" thôi.
Mình lủi thủi qua bên kia cầu, để thử vận.
- Còn vé đi Sài Gòn không chị?
- Hết rồi chú. Chú cứ ngồi uống nước đi. May ra có người bỏ cuộc chăng.
Mình kêu một ly cà phê đá và ngồi chờ vận may ngàn năm một thuở. Có thể vận may đi Sài Gòn thì không có, mà chỉ có vận may bán được thêm một ly cà phê. Nếu thế thì mình bị gạt rồi...
Một lát sau có một chú thanh niên loóc toóc từ trên dốc cầu đi xuống, hành trang gọn nhẹ với một cái túi lép kẹp vắt trên vai.
- Ê, hết chỗ rồi mày!
- Hết sao được. Chị hứa dành cho em vé số 22 mà.
- Mày thì có việc gì cần đâu. Mai đi cũng được.
- Không chơi. Chị hứa thì chị phải giữ lời.
- Tao nói rồi mà. Hết vé. Mai hẵng đi.
Anh chàng thanh niên tiu nghỉu quay gót. Khi hắn đã đi thật xa, chị chủ quán quay lại phía mình, đon đả:
- Cha! Con bẻ chỉa thằng đó để lấy vé cho cha đó. Con là người ngoại, nhưng con biết cha từ hôm đám tang ông Năm Phần. Hồi nãy con làm bộ kêu cha bằng chú, cha thông cảm nhá. Xe sắp qua rồi đó.
Hai mươi giờ rưỡi, chiếc FK vượt cầu và dừng lại ở phía bên kia đường. Mình vội vàng xách túi đồ đi theo chị chủ quán.
- Ê, mày xuống dưới kia, nhường chỗ cho ông cha... Cô gái đang ngồi ghế số 5 ngoan ngoãn đi xuống ghế số 22.
Xe lăn bánh.
Mình vẫy tay chào chị chủ quán. Lòng khấp khởi mừng. “Nhất thân, nhì thế” là vậy đấy...
Bây giờ thì mình đang ở Sài Gòn rồi. Cái vui của hôm qua đã tàn lụi. Bây giờ thì lương tâm cắn rứt quá chừng. Chỉ vì mình, mà chị chủ quán cà phê đã hai lần vi phạm luật công bằng xã hội. Vì mình, mà anh chàng thanh niên phải tiu nghỉu ra về. Vì mình, mà cô gái đang ung dung ngồi ghế số 5 phải rút xuống ghế chót để chịu xe dằn xe lắc. Lẽ ra mình phải chống lại bất công thì mình đã im lặng đồng lõa. Mình đã xây dựng niềm vui trên nỗi khổ của người khác. Mình không chống bất công, chỉ vì mình là người được hưởng lợi ích của bất công...
Cần Thơ,. ..
Tin từ Tòa Giám mục: Đức cha Nguyễn Kim Điền phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám mục ở Rôma: “Đã có nhiều Giám mục tử đạo vì đức tin. Nhưng chưa có Giám mục nào tử đạo vì công bằng xã hội.”
Ừ, có lẽ như thế thật. Tại sao?
Có lẽ vì các ngài chưa bao giờ là nạn nhân của bất công, nên không phải đấu tranh chống bất công. Vì không phải là nạn nhân của bất công nên không bén nhạy trước nỗi thống khổ của những người chịu đựng bất công. Các ngài yêu thương và giúp đỡ người bị đàn áp, nhưng không tích cực đến mức độ đứng hẳn về phía họ và chịu đổ máu vì họ.
Mình dám suy nghĩ như thế chỉ vì mình “suy bụng ta ra bụng người” mà thôi. Một lần kia mình chứng kiến cảnh tranh chấp giữa hai thằng cu tí. Hai đứa được mẹ cho một tô chè với lời dặn thằng anh: “Chia đều cho em nghe con.” Thằng anh láu cá tuyên bố:
- Tao lấy cái tăm đặt ở giữa tô. Mày múc bên đó. Tao múc bên này. Thế là đều. Đồng ý chưa?
- Đồng ý.
Hai anh em cùng múc, múc trong khu vực của mình. Nhưng thằng anh múc nhiều hơn. Chè bên phía thằng em chảy qua phía thằng anh. Khi thằng em khám phá được cái trò bịp bợm của thằng anh, thì đã quá trễ, chỉ còn biết khóc, khóc nức nở, khóc hậm hực. Còn mình thì cười một cách thích thú. Mình không chia sẻ cảnh bất công của thằng em và không can thiệp, chỉ vì mình không hề là nạn nhân của thằng anh láu cá. Đời là thế đấy!
Cái Răng,. ..
Hôm nay mình ghé chủng viện Cái Răng. Phòng đầu tiên mà mình bấm chuông là phòng cha giáo Chương. Cha giáo đang duyệt phim.
- Cha Piô coi phim Les Missions chưa?
-Về phim ảnh thì mình “dốt đặc cán mai, dài cán thón”. Bác tóm tắt giùm em coi. Hết sức vắn tắt thôi.
- Phim mô tả cảnh thực dân da trắng tấn công các bộ lạc da đỏ. Các nhà truyền giáo thì có hai thái độ:
+ Thái độ một: đứng hẳn về phía người da đỏ, cầm vũ khí chống lại thực dân.
+ Thái độ hai: khước từ bạo lực, chỉ rao giảng và cầu nguyện.
Nhưng cuối cùng thì thực dân tấn công và tiêu diệt tất cả. Hàng Giám mục địa phương báo cáo về Tòa Thánh như sau:
“Hàng giáo sĩ của chúng tôi đã đứng ra bênh vực người da đỏ, chống lại thực dân. Có người dùng bạo lực, có người dùng lời cầu nguyện. Cả hai đều đã chết. Họ đã chết, nhưng dường như họ vẫn sống. Còn chúng tôi, hàng Giám mục thì vẫn còn đang sống. Chúng tôi đang sống, nhưng dường như chúng tôi đã chết”.
Nội dung chuyện phim cùng với giọng truyền cảm của cha giáo Chương làm mình bị xúc động. Có lẽ mình còn phải suy nghĩ về đề tài này nhiều năm nữa.
Cà Mau, …
Hôm nay trong bài giảng tĩnh tâm hạt Minh Hải, Cha Triều nhắc đến cái chết của Đức cha Oscar Romero, Tổng Giám mục El Salvador. Ngài bị ám sát ngay trong thánh lễ sau một bài giảng chống bất công. Ngài đòi chính quyền phải chia tài nguyên tổ quốc cho nhân dân, vì hầu hết đất đai của tổ quốc là tư hữu của những người quyền thế. 90% nhân dân chỉ là người đi làm mướn.
Hôm nay mình mới được nghe nói đến tên Oscar Romero và cái chết của ngài. Phải chăng đây là của lễ đầu mùa mà hàng giáo phẩm Công giáo dâng lên Chúa: một vị Giám mục tử đạo vì công bằng xã hội. Phải chăng ước nguyện của Đức cha Nguyễn Kim Điền hôm nay đã thành hiện thực. Và dường như những vị tử đạo vì công bằng xã hội đang nở rộ trên khắp các lục địa!
(Trích: Nhật Ký Truyền Giáo, Lm. Piô Ngô Phúc Hậu)
Xem hình ảnh các buổi cầu nguyện sáng hôm nay
Giáo dân dự lễ phải ngồi tràn bên ngoài nhà thờ |
Lúc 7 giờ 40’, khoảng đất phía trước tượng Đức Bà đã hết chỗ, người ta phải đứng tràn ra ngoài đường. Một lúc sau, phía ngoài đường cũng kín, người ta phải đứng hai bên tượng đài. Những người đến sau phải đứng phía sau tượng Đức Mẹ. Từ sau 8 giờ, người ta vẫn ồ ạt kéo nhau đến, và đến 9 giờ, thì có khoảng 3000 lượt người đến cầu nguyện tại linh địa.
Mỗi lần thấy hào quang trên đầu Đức Mẹ đổi màu và quay và tia sáng từ trời chiếu xuống tượng chịu nạn, thì người ta vỗ tay reo mừng, rồi lại đọc kinh, hát vang tán dương Mẹ và cầu nguyện cho công lý hoà bình được thể hiện trên đất nước.
Bên ngoài chô đất bị tịch thu rất đông dân chúng cầu nguyện |
Tuy nhiên, chúng tôi có hỏi một số người hiện diện tại đây thì được biết rằng sự kiện không phải xảy ra với tất cả mọi cặp mắt, có những người không thấy được sự kiện hoà quang nêu trên.
Cũng sáng nay, vì có rất nhiều người từ xa đến Thái Hà, họ khao khát được tham dự Thánh lễ, nên ngoài thánh lễ theo giờ bình thường, các linh mục trong Tu Viện phải dâng thêm hai Thánh lễ (lúc 8 giờ 30 và 10 giờ) để đáp ứng nhu cầu tâm linh của giáo dân đến hành hương. Đặc biệt, có các linh mục ngồi tòa giải tội vì rất đông giáo dân muốn được lãnh ơn hòa giải.
Như vậy, Đức Mẹ vẫn luôn chứng tỏ Mẹ là người mẹ luôn thương yêu và dõi theo con cái của Mẹ. Chỉ có điều người ta có nhận ra được sự hiện diện nhiệm mầu của Thiên Chúa và của Mẹ hay không.
Xem thêm các hình ảnh
Thánh lễ tối nay đông hơn hẵn so với những ngày thường khác không chỉ về phía giáo dân mà còn có nhiều linh mục đồng tế. Chúng tôi thấy có 22 linh mục đồng tế, nghe nói là các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam về Thái Hà để hiệp thông và cầu nguyện với Thái Hà trong lúc khó khăn. Ngoài ra còn có khoảng 10 thầy DCCT và các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cùng hiện diện trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình trong ngày 2.9.
Sau thánh lễ, đoàn đồng tế và giáo dân tiếp tục tiến ra linh địa Đức Bà cầu nguyện. Hôm nay chúng tôi nhận thấy công an tại linh địa ít hơn so với những ngày trước đây. Nhưng đội ngũ quay phim chụp hình của công an, báo đài của chính quyền thì được tăng cường nhiều hơn, họ cứ săm soi theo đoàn rước và ghi hình những người tới linh địa Đức Bà cầu nguyện.
NHÌN NẮNG HẠ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hóa bóng dáng gầy
Dõi theo bóng mây
Về phương trời ấy
Nắng Hạ một ngày….
(Trích thơ Của Tử Nhi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền