Ngày 01-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 01/09/2014
CHIM SƠN CA THÍCH HÁT
N2T

Mọi người đều công nhận chim sơn ca là con chim biết hát nhất trong rừng rậm, giọng ca của nó thánh thót du dương trầm bỗng, nghe rất vui tai.
Được mọi người ca ngợi, chim sơn ca rất phấn khởi, càng hát mạnh lên, hát mà không ngơi nghỉ.
Chẳng ngờ, mọi người bắt đầu dần dần chán ghét giọng ca của nó, nó không hiểu tại sao, bèn hỏi mọi người:
- “Thật là kỳ cục, trước đây không phải các người thích nghe tôi hát sao?”
Mọi người trả lời cách bất đắc dĩ:
- “Cô hát tất nhiên nghe hay rồi, nhưng hát từ sáng đến tối, chúng tôi còn phải ngủ chứ?”
- “Nhà tôi vừa mới xảy ra chuyện không vui, chị còn được vui vẻ như thế, là cố tình không đến với tôi.”

Nhưng chim sơn ca, trái lại không nghĩ như thế, nó tức sôi lên nói:
- “Cái chính là lòng người dễ dàng thay đổi, yêu mới nới cũ đó mà”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Đúng là lòng người cũng có khi đổi trắng thay đen.
Biết bao nhiêu cô gái đã thất tình, chán đời vì người yêu đổi trắng thay đen, có bao nhiêu bạn bè lừa gạt nhau cũng chỉ vì lòng dạ đổi trắng thay đen?
Nhưng đó là chuyện của họ.
Chuyện của chúng ta, chính là lòng mình có đổi trắng thay đen hay không?
Chúng ta cậy vào tài năng, đối xử với bạn bè như cỏ như rơm, chúng ta có đổi trắng thay đen hay không?
Trước đây chúng ta rất hoà nhã với mọi người, như từ khi làm ông cha, làm bà phước, làm ông thầy, thì coi mọi người như là thuộc hạ không bằng, có phải chúng ta đổi trắng thay đen không?
Thay trắng đổi đen hay thay đen đổi trắng, không phải tự tâm chúng ta mà ra đó hay sao ? Có người trước kia chỉ là một người chân lấm tay bùn, nhưng khi có chút chức quyền thì hống hách với mọi người, trạng thái tâm lý biến đổi, tính tình cũng biến đổi theo, có phải là thay trắng đổi đen hay không?
Người ta bỏ mình, không thích đến với mình, thậm chí thấy mình ở đâu là họ tránh né, cũng có thể là lỗi của họ, mà cũng có thể là tại chúng ta quá thay trắng đổi đen ỷ vào tài năng của mình, để rồi bất cần mọi người hay chăng?
Hãy hỏi lòng mình khi mọi người tìm cách tránh mặt mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 01/09/2014
N2T

52. Người có chí tu đức thì phải có sự rộng lượng để khoan dung người ta, lắng nghe tố khổ của người ta, dung nạp cái khó chịu của người ta, không khinh dể đốp chát với người, nhưng đối đãi với người thì bày tỏ sự đồng tình, đó là hành vi rất cao thượng của đức ái.

(Cha Vincent Lebbe)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Chính Chúa Giêsu là sức mạnh của Tin Mừng, chứ không phải những lời nói hùng hồn của thuật tu từ
Đặng Tự Do
06:37 01/09/2014
Chúng ta cần phải loan báo Tin Mừng với lòng khiêm tốn không phải với những lời lẽ khôn ngoan “bởi vì chính Chúa Giêsu là sức mạnh của Lời Chúa, và chỉ có những người có trái tim rộng mở mới có thể tiếp nhận Ngài”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khuyên trên vào sáng thứ Hai, khi ngài trở lại với công việc hàng ngày sau kỳ nghỉ hè.

Bình luận về các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu Côrintô đừng rao giảng Tin Mừng dựa trên các từ ngữ có sức thuyết phục của sự khôn ngoan loài người.

Thánh Phaolô nói:

“Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lời lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha nói:

“Đây là những gì sẽ xảy ra với Chúa Giêsu, khi Ngài nhận xét về Kinh Thánh trong hội đường Nazareth, nơi Ngài lớn lên. Đồng bào của Ngài, ban đầu, ngưỡng mộ Ngài vì những lời lẽ của Ngài nhưng sau đó trở nên tức giận và cố gắng để giết Ngài.”

“Họ đã đi từ thái cực này sang thái cực khác bởi vì Lời Chúa khác với lời lẽ con người. Thực ra, Thiên Chúa nói với chúng ta qua Chúa Con, nghĩa là, Lời Chúa là chính là Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu Kitô là sức mạnh của Lời Chúa.”

“Làm thế nào để chúng ta nhận được Lời Chúa? Làm thế nào để tiếp nhận Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội cho chúng ta biết Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Kinh, trong Lời của Ngài. Đây là lý do tại sao điều rất quan trọng là hàng ngày chúng ta phải đọc một đoạn Tin Mừng”

“Tại sao, để học hỏi chăng? Không phải! Chính là để tìm Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu hiện diện ngay trong Lời Ngài, trong Tin Mừng. Mỗi lần tôi đọc Phúc Âm, tôi gặp gỡ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận được Lời Ngài? Hãy cứ đón nhận Lời Ngài như đón nhận chính Chúa Giêsu, nghĩa là với con tim rộng mở, với một tấm lòng khiêm tốn, với tinh thần của Tám Mối Phúc Thật. Bởi vì đó là cách Chúa Giêsu hiện đến, trong sự khiêm nhường. Ngài đã đến với chúng ta trong khó nghèo.”

“Ngài là sức mạnh. Ngài là Lời của Thiên Chúa vì Ngài được xức dầu bởi Thánh Thần. Chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta muốn lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, chúng ta phải cầu nguyện và xin Chúa Thánh Thần xức dầu con tim chúng ta với Tám Mối Phúc Thật để chúng ta có một con tim như con tim của Tám Mối Phúc Thật ".

"Ngày hôm nay chúng ta phải tự hỏi mình, tôi đón nhận Lời Chúa như thế nào? Có phải vì điều gì đó làm tôi hứng thú hay vì vị linh mục giảng hôm nay nói hay quá, cha thiệt là tài tình! Hay tôi đón nhận Lời Chúa đơn giản chỉ vì đó là Chúa Giêsu, là Lời sống động của Ngài? Liệu tôi có thể chú ý đến câu hỏi này không? Liệu tôi có dám mua một cuốn Phúc Âm không? Loại rẻ tiền cũng được chứ sao? Hãy mua một cuốn Phúc Âm và bỏ vào trong túi và lấy ra đọc trong ngày bất cứ khi nào có thể để tìm thấy Chúa Giêsu trong đó. Hai câu hỏi nói trên mang lại những ơn ích cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta.”
 
Hồng Kông: Lễ tấn phong giám mục đầu tiên kể từ 18 năm qua
Tiền Hô
06:57 01/09/2014
HỒNG KÔNG - Hôm Thứ Bảy 30 tháng 8 năm 2014 tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon) của Giáo phận Hồng Kông vừa tấn phong cho các linh mục Giuse Hạ Chí Thành
(Ha Chi-shing), Stêphanô Lý Bân Sanh (Lee Bun-sang) và Micae Dương Minh Chương (Yeung Ming-yeung) làm giám mục phụ tá của giáo phận này. Các ngài là những vị giám mục đầu tiên tại Hồng Kông được tấn phong kể từ khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông về lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Đức Hồng Y Thang Hán nói rằng: "Là một mục tử, tôi cảm thấy cần thêm nhiều linh mục để chăm sóc mục vụ cho hơn 500.000 người Công Giáo trong giáo phận của chúng tôi". Ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ba vị giám mục phụ tá để giúp ngài trong việc "đối mặt với những thách thức mới của thời đại chúng ta".

Ba vị tân giám mục này được Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định bổ nhiệm hồi Tháng Bảy vừa qua. Hai vị phụ phong trong thánh lễ là Đức nguyên giám mục Hồng Kông - Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) và Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy (Hon Ta-fai) - Tổng thư ký Bộ Truyền Giáo của Tòa Thánh. Ngoài ra còn có 8 vị giám mục và hơn 200 linh mục khác đồng tế trong thánh lễ, với sự tham dự của 2.000 người Công Giáo, trong đó có nhiều linh mục và giáo dân từ đến Trung Quốc đại lục.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Thang Hán cho biết rằng các vị tân giám mục sẽ phải giúp ngài trong bốn ưu tiên mục vụ, một trong số đó là việc thúc đẩy liên lạc giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ.

Cách nay 18 năm (1996), Đức Cha Giuse Trần Nhật Quân được tấn phong làm giám mục phó và Đức Cha Gioan Thang Hán làm giám mục phụ tá. Đó là lần tấn phong duy nhất cho đến tận nay.
 
Phong trào Focolare sắp có tân chủ tịch
Đặng Tự Do
07:00 01/09/2014
Phong trào Focolare đã nhóm phiên họp khoáng đại hôm 1 tháng 9 để bầu vị tân chủ tịch mới, người sẽ dẫn dắt phong trào trong sáu năm tới. Theo quy định của phong trào, vị chủ tịch phải là một người phụ nữ. Phiên họp khoáng đại cũng sẽ bầu ra một đồng chủ tịch và một Đại Hội Đồng.

Phiên họp khoáng đại của phong trào Focolare được tổ chức tại Roma từ ngày 01 đến 28 tháng 9. 494 đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về những nguyên tắc chung mà phong trào sẽ theo đuổi trong tương lai gần.

Trong số những tham dự viên có 15 đại diện của các Giáo Hội Kitô khác và cũng có những người thuộc các tôn giáo khác nữa.

Vào ngày 26 tháng 9, hai ngày trước khi bế mạc đại hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tiếp kiến các đại biểu tại Vatican

Phiên họp khoáng đại cuối cùng của phong trào Focolare được tổ chức vào tháng Bảy năm 2008, ba tháng sau cái chết của chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare. Chủ tịch hiện nay của phong trào là chị Maria Voce, người Ý.
 
300,000 trường học trên thế giới tham gia vào dự án giáo dục được hỗ trợ bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do
07:20 01/09/2014
Điều 26 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nói rằng mọi người đều có quyền được giáo dục. Nhưng nói đúng ra, tại nhiều nơi trên thế giới, trẻ em vẫn không có điều kiện cắp sách đến trường.

Vì thế, một sáng kiến mang tên 'Scholas' đã được đưa ra. Mục đích là cho các trường học ở các miền khác nhau trên thế giới có thể chia sẻ tài nguyên và kiến thức. Dự án này được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trong một năm qua đã có hơn 300,000 trường học từ khắp nơi trên thế giới tham gia.

Giờ đây, một giáo viên ở Á Căn Đình có thể gửi thông tin trực tuyến về phương thức mà họ sử dụng để dạy học sinh của mình làm toán nhân, toán chia. Thông tin này có thể được truy cập bởi các giáo viên và học sinh ở châu Phi.

Ngày 2 tháng 9, Scholas đã có một cuộc họp để đánh dấu năm đầu tiên thực hiện dự án này. Đó là một dịp để suy tư về những gì họ đã đạt được và những gì cần phải thực hiện thêm.

Roberto Dabusti, một thành viên trong dự án này cho biết:

"Chúng tôi có dịp gặp gỡ những người từ khắp nơi trên thế giới, từ những miền xa xôi như El Salvador, Á Căn Đình đến những vùng ở châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Hội nghị kết thúc vào ngày 04 Tháng Chín, với cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô."

Một phần của dự án sẽ là một cổng thông tin web, nơi trường học, giáo viên và học sinh sẽ có thể chia sẻ. Ngoài ra cũng có một trang Facebook.

Roberto Dabusti nói thêm:

"Trang web này là nơi trao đổi thông tin. Những trường cần những tài mguyên cụ thể có thể truy cập vào cổng thông tin web và trao đổi ý tưởng và kỹ thuật với các trường học và các trường đại học ở các miền khác nhau trên thế giới."

Các vận động viên nổi tiếng trên thế giới cũng gián tiếp và trực tiếp thúc đẩy dự án Scholas. Hôm thứ Hai 01 Tháng 9, hai ngôi sao bóng đá Lionel Messi và Gianluigi Buffon cùng hơn 50 ngôi sao bóng đá thuộc các tôn giáo khác đã tham gia vào các trận đấu tại sân vận động Olympic của Rôma để chơi một trận túc cầu thúc đẩy giáo dục và hòa bình.
 
Chương trình ứng dụng dành cho điện thoại trong lễ phong chân phước cho Đức Giám mục Álvaro del Portillo
Đặng Tự Do
07:32 01/09/2014
Đức Giám Mục Álvaro del Portillo, người kế vị đầu tiên của Thánh Josemaria Escrivá, sẽ được phong chân phước vào ngày 27 tháng 9 tại Madrid. Một ứng dụng mới để chuẩn bị cho ngày trọng đại này đã được thiết kế cho những người đang trông đợi lễ phong chân phước này.

Ứng dụng này được đặt tên là "Don Álvaro" đưa ra tiểu sử chi tiết của vị chân phước tương lai với những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của ngài: từ lúc chào đời, cho đến thời tuổi trẻ của ngài ở Madrid, ơn gọi của ngài trong Opus Dei và cuộc đời linh mục và Giám Mục của ngài.

Ta cũng đọc được chứng từ của những người quen biết ngài như thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nhà báo Vittorio Messori và Đức Hồng Y Julián Herranz.

Với những ai có thể tham dự lễ phong chân phước, ứng dụng này đưa ra những thông tin về cách đăng ký, các văn bản và các bài hát dùng trong phụng vụ lễ phong chân phước cho ngài.

Ứng dụng này là miễn phí và có sẵn bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cho Ipad và điện thoại dùng hệ điều hành Android.
 
Nạn nhân trong trận động đất tại Philippines sẽ ăn cơm trưa với Đức Giáo Hoàng
Dũng Huy
11:10 01/09/2014
Nạn nhân trong trận động đất tại Philippines sẽ ăn cơm trưa với Đức Giáo Hoàng

Manila ngày 1/9/2014 - Một số nạn nhân sống sót sau trận động đất tại tỉnh Bohol của Philippines sẽ được ăn cơm trưa cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxico vào tháng 1 năm tới

Khi Đức Thánh Cha viếng thăm đất nước vào tháng Giêng năm tới. "Chúng tôi sẽ mời một số người là những nạn nhân trong trận động đất cùng ăn cơm trưa với Đức Giáo Hoàng" Giám Mục Leonardo Y. Medroso, giáo phận Talibon (Bohol) nói.

Đức Giám Mục Medroso bày tỏ hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng cũng sẽ thăm giáo Phận Bohol "dù chỉ một hoặc hai giờ để chia sẻ tình cảm với giáo dân của chúng tôi".

Vị giám Mục nói rằng trận động đất 7,2 độ richter tại miền trung Philippines vào tháng Mười năm ngoái đã phá hủy 33 nhà thờ trong giáo phận và sau đó mọi người đã xây dựng nhà tạm bằng lều để dâng Thánh lễ .

Trước đo Đức Tổng Giám Mục John F. Du của giáo phận Palo cũng đã thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ ăn cơm trưa với 30 nạn nhân của Siêu Bão Haiyan và động đất khi Ngài thăm Tacloban City vào ngày 17 tháng 1.

Theo Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ tại Philippines trong các ngày từ 15 -19 tháng 1 năm 2015. Chủ đề chính của chuyến viếng thăm là ''lòng thương xót và lòng thương cảm''

Theo Ucanews - Giáo Hội Công Giáo Á châu
 
Khủng bố Hồi Giáo âm mưu ám sát Đức Thánh Cha Phanxicô?
Đặng Tự Do
17:29 01/09/2014
Tờ Il Tempo của Rôma, trích thuật nguồn tin của cơ quan tình báo Mossad của Do Thái, nói Đức Thánh Cha Phanxicô “ở trong tầm ngắm” của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và thứ trưởng nội vụ Ý Filippo Bubbico bày tỏ lo ngại về những âm mưu tấn công vào Vatican và nước Ý.

Tờ Il Tempo cho rằng gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô trên chuyến bay trở về từ Hàn quốc đã công khai ủng hộ việc “chặn đứng” bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và thường xuyên gióng lên những tiếng nói bênh vực các tín hữu Kitô bị bách hại tại Iraq và Syria.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo hôm 26 tháng 8, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng báo cáo này không có cơ sở.

Ngài nói:

“Không có gì nghiêm trọng về điều này. Không có mối quan tâm đặc biệt tại Vatican. Thông tin này không có cơ sở".

Chính phủ Ý dường như có những suy nghĩ khác biệt. Đầu tuần này, Thứ trưởng Bộ nội vụ Ý là Filippo Bubbico nói rằng Ý và Vatican có nguy cơ bị khủng bố và các cơ quan chức năng nước này đưa ra những chỉ dẫn chống khủng bố vào những nơi được gọi là "các mục tiêu nhạy cảm" ở Rôma như Đại sứ quán của Italia cạnh Tòa Thánh, các trung tâm du lịch, hành hương, các nhà thờ Công Giáo, xe buýt và xe lửa, cảng biển, sân bay và các cơ quan du lịch. Các biện pháp an ninh còn bao gồm hạn chế không lưu trên thành phố Vatican.

Trong khi đó, tờ Corriere della Sera (Tin Chiều) của Ý cho biết ít nhất 50 người Ý đã tham gia vào bọn khủng bố Hồi Giáo IS và đang chiến đấu tại Iraq và Syria. Cảnh sát Ý cho rằng ít nhất có hai giáo trưởng Hồi Giáo có liên quan tới những vụ chiêu mộ quân thánh chiến Hồi Giáo. Người thứ nhất là giáo trưởng Ismar Mesinovic, gốc người Bosnia, đã chết năm ngoái sau khi dẫn đứa con mới 2 tuổi sang chiến đấu tại Syria. Người thứ hai là giáo trưởng Bilal Bosnic, là kẻ đã ráo riết tuyển mộ các thanh niên Ý thất nghiệp gia nhập bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho đến khi bị biệt đội chống khủng bố của Ý truy bắt vào cuối năm ngoái. Y đang trốn tránh tại Bosnia. Tuy nhiên, hôm thứ Năm vừa qua, Bilal Bosnic đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ La Repubblica (Cộng Hòa) của Ý.

Trong cuộc phỏng vấn y bào chữa cho việc chiêu mộ các thanh niên Ý thất nghiệp là “chiến lược chiến tranh”. Y cũng bào chữa cho hành vi dã man là chặt đầu nhà báo Công Giáo Mỹ James Foley và hành vi bắt cóc hai nhân viên thiện nguyện của Caritas Italia là Greta Raminelli và Vanessa Marluzzo.

Hào quang chiến thắng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS khiến nhiều người Hồi Giáo dệt mộng, tin tưởng mù quáng rằng một ngày không xa Hồi Giáo sẽ thống trị thế giới. Giáo trưởng Bilal Bosnic là một trong số những người đó. Y nói với tờ La Repubblica.

“Chúng tôi, người Hồi giáo, tin rằng một ngày không xa toàn thế giới sẽ là một nhà nước Hồi giáo. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm rằng ngay cả Vatican cũng sẽ thuộc về người Hồi giáo. Có lẽ tôi sẽ không thể nhìn điều này trong đời mình, nhưng thời gian đó sẽ đến.”
 
Đại diện Tòa Thánh yêu cầu LHQ đưa ra các biện pháp cụ thể chấm dứt bách hại tại Iraq
Vũ Văn An
21:34 01/09/2014
Lên tiếng tại Phiên Họp Đặc Biệt thứ 22 của HĐ Nhân Quyền LHQ, Đức TGM Tomasi, Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ và Các Cơ Quan Quốc Tế khác ở Genève, khuyên cộng đồng quốc tế đưa ra các biện pháp cụ thể để chấm dứt các bạo động hiện nay và việc bách hại các nhóm thiểu số tại Bắc Iraq, và để tái lập một nền hòa bình công chính cũng như che chở các nhóm yếu thế của xã hội.

Nhà ngoại giao của Đức Giáo Hoàng, khi lên tiếng với Hội Đồng vào hôm thứ Hai hôm qua, nói rằng “cần phải đưa ra các biện pháp thích đáng để đạt được các mục tiêu trên".

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:

Thưa ông chủ tịch,

1. Tại một số vùng trên thế giới, hiện đang có những trung tâm bạo lực, đặc biệt tại Bắc Iraq, thách thức các cộng đồng địa phương và quốc tế phải đổi mới các cố gắng theo đuổi hòa bình của họ. Một đòi hỏi không thể thiếu, ngay trước khi xem sét luật nhân đạo quốc tế và luật chiến tranh, và bất kể các hoàn cảnh, là phải tôn trọng phẩm giá không thề nào vi phạm của con người nhân bản, vốn là nền tảng của mọi nhân quyền. Một thất bại đầy thảm họa trong việc tuân giữ các quyền căn bản này thấy rất rõ trong thực thể phá phách là cái tự gọi là “Nhà Nước Duy Hồi Giáo”. Nhiều người bị chặt đầu chỉ vì họ duy trì niềm tin của họ; phụ nữ bị xâm phạm không thương tiếc và bị bán làm nô lệ trên thị trường; trẻ em bị buộc phải chiến đấu; các tù nhân bị thảm sát ngược với mọi dự liệu của luật pháp.

2. Trách nhiệm che chở quốc tế, nhất là khi một chính phủ không có khả năng bảo đảm an toàn cho các nạn nhân, chắc chắn áp dụng trong trường hợp này, và các biện pháp cụ thể cần được đưa ra một cách khẩn cấp và cương quyết ngõ hầu chặn đứng kẻ gây hấn bất chính, để tái lập một nền hòa bình công chính và che chở mọi nhóm yếu thế trong xã hội. Các biện pháp thích đáng cần được đưa ra để thực hiện cho bằng được các mục tiêu này.

3. Mọi tác nhân trong vùng và quốc tế phải minh nhiên kết án tác phong tàn bạo, man rợ và thiếu văn minh của các nhóm phạm nhân đang chiến đấu tại Đông Syria và Bắc Iraq.

4. Trách nhiệm che chở phải được đảm nhiệm với thiện chí, bên trong khuôn khổ luật quốc tế và luật nhân đạo. Xã hội dân sự nói chung, và các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc nói riêng, không được trở thành phương tiện của cuộc cờ địa chính trị trong vùng và quốc tế. Họ cũng không nên bị coi như một “đối tượng dửng dưng” vì căn tính tôn giáo của mình hay vì những tay chơi khác coi họ như một “khối lượng không đáng kể”. Che chở, nếu không hữu hiệu, không phải là che chở.

5. Các cơ quan thích hợp của LHQ, hợp tác với các nhà cầm quyền địa phương, phải cung cấp trợ giúp nhân đạo thích đáng, thực phẩm, nước uống, thuốc men, và chỗ ở, cho những người đang chạy trốn bạo lực. Tuy nhiên, sự trợ giúp này, nên là một trợ giúp khẩn cấp tạm thời. Các Kitô hữu, người Yazidis và các nhóm khác đang bị cưỡng bức rời cư có quyền trở về nhà cửa của họ, nhận trợ giúp để tái thiết nhà cửa và các nơi thờ phượng của họ, và được sống yên ổn.

6. Chặn đứng việc chuyển vận vũ khí và thị trường dầu hỏa lậu cũng như bất cứ trợ giúp chính trị gián tiếp nào, cho nhóm tự gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo”, sẽ giúp chấm dứt bạo lực.

7. Những kẻ phạm các tội ác này chống lại nhân loại phải bị cương quyết truy tầm. Không được cho phép chúng hành động vô tội vạ, do đó có nguy cơ lặp lại các tàn bạo mà nhóm tự gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” đã vi phạm từ trước tới nay.

Thưa ông chủ tịch,

8. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhấn mạnh trong lá thư của ngài gửi Tổng Thư Ký Ban Ki-moon: “các cuộc tấn công bạo lực… chỉ có thể thức tỉnh lương tâm mọi người nam nữ có thiện chí để họ liên đới hành động cụ thể bằng cách bảo vệ những người đang khốn khổ hay bị bạo lực đe dọa và đảm bảo sự trợ giúp cần thiết và cấp bách cho nhiều người rời cư cũng như giúp họ an toàn trở về thành thị và nhà cửa của họ”. Điều hiện đang xẩy ra tại Iraq cũng đã từng xẩy ra trong quá khứ và có thể xẩy ra vào ngày mai tại nhiều nơi khác. Kinh nghiệm dạy ta rằng một đáp ứng không đầy đủ, hay tệ hơn, không hành động chi cả, thường kết cục ở chỗ leo thang thêm bạo lực. Không che chở được mọi người dân Iraq, để họ thành nạn nhân vô tội của các phạm nhân này trong một bầu khí nói năng xuông, đến độ im tiếng khắp hoàn cầu, sẽ đem lại nhiều hậu quả thảm hại cho Iraq, cho các lân bang nước này và cho toàn thế giới. Nó cũng sẽ là một đòn đau đánh vào tính khả tín của những nhóm và cá nhân luôn cố gắng tôn trọng nhân quyền và luật nhân đạo. Cách riêng, các nhà lãnh đạo các tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt phải minh xác rõ ràng rằng không tôn giáo nào có thể biện minh cho các tội phạm đáng chê trách về luân lý, tàn ác và man rợ này, và nhắc nhở mọi người rằng như một gia đình nhân loại, chúng ta đều là người trông coi chăm sóc anh em chúng ta.

Các tàn bạo đang diễn ra tại Iraq có quy mô không thể nào tưởng tượng được

Thứ Hai hôm qua, LHQ tuyên bố rằng họ đã nhận được các báo cáo từ Iraq cho thấy “các hành vi vô nhân đạo trên một qui mô không thể nào tưởng tượng được”.

Phó Tổng Ủy Nhân Quyền Flavia Pansieri nói rằng người ta tin Hồi Giáo Trị ISIS đã tấn công một cách có hệ thống và cố ý vào thường dân. Những cuộc tấn công này bao gồm giết người đã nhắm trước, buộc người ta cải đạo, bắt làm nô lệ, hành hạ tính dục, và bao vây trọn cả các cộng đồng.

Theo BBC, Pansieri cũng cho biết có chứng cớ cho thấy các lực lượng chính phủ Iraq đã giết hại các người bị giam giữ và oanh kích các khu vực dân sự

Tình thế bất ổn tại Iraq đã leo thang một cách bi thảm trong mấy tháng qua khi Nhà Nước Hồi Giáo, vốn được biết dưới danh ISIS, và các quân phản loạn đồng minh Sunni của họ, kiểm soát được nhiều phần rộng lớn phía Bắc và phía Tây Iraq. Hàng ngàn người, trong đó, nhiều người là Kitô hữu, đã bị giết, và hơn một triệu người khác đã buộc phải chạy trốn khỏi nhà.

Vào ngày thứ Hai, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ đã thảo luận các lời yêu cầu phải có một sứ bộ khẩn cấp qua Iraq để điều tra liệu các tội phạm chiến tranh chống lại nhân loại có đang diễn ra hay không.

Hãng tin Zenit nhờ các nguồn tin ngoại giao biết được rằng một số đã khẩn cấp yêu cầu thiết lập một tòa án quốc tế để truy tố các tội phạm chiến tranh đặc biệt diễn ra tại vùng Trung Đông này.

Mặc dù những vụ như thế thuộc quyền tài phán của Tòa Hình Sự Quốc Tế, nhưng những người đề nghị suy luận rằng một toà án chuyên điều tra tội ác của ISIS và các nhóm khác, theo đường hướng các phiên tòa Nuremburg trước đây vào cuối Thế Chiến II, chắc chắn có hiệu quả hơn.
 
Top Stories
Pope to Interfaith Soccer players: religion and sport can collaborate for peace
Vatican Radio
18:07 01/09/2014
Vatican 2014-09-01 -- An Interreligious Soccer Match for Peace – an initiative desired by Pope Francis - will take place Monday night at Rome’s Olympic Stadium. The 50-some former and current professional players to take part in the game were received by the Pope in the Vatican Monday afternoon.

“Tonight’s sporting event,” said Pope Francis, “is a highly symbolic gesture to show that it is possible to build a culture of encounter and a world of peace, where believers of different religions – preserving their identities …can live together in harmony and reciprocal respect.”

The Pope said to “discriminate” is the same as “contempt” and that with tonight’s match, the players are saying “no to all discrimination.”

“Religions,” he added, are called to be vehicles of peace and never of hatred.” “Religion and sport,” he concluded, “can collaborate and offer to all of society eloquent signs of this new era in which people ‘will never again raise the sword one against another.”

Proceeds from the match will go to “Scholas Occurrentes,” an educational institution that promotes social integration and to “P.U.P.I,” a non-profit long-distance adoption charity which helps disadvantaged young people.

In a video message for Brazil’s World Cup Soccer championship earlier this year, Pope Francis said "Soccer can and should be a school that promotes a 'culture of encounter.' One that leads to harmony and peace between peoples.”

With that idea in mind, the Pontifical Council for Culture, together with international Catholic sports associations, has organized a two day seminar to coincide with Monday’s big game – to reflect on the theme: “Sport at the Service of Humanity.”

Organizers want the debate to focus on sports as a means of encounter and dialogue rather than what it seems, in many cases, to have become: a lucrative business for a lucky few and a place for winner-takes-all competitiveness. It’s time in our highly consumeristic society, they say, to replace the money and the medals with the human being.

One of the objectives of the seminar is preparing for the international Vatican Global Conference on Sport and Faith to be held in the Vatican in September next year.

Participants at this week’s seminar will be rooting for players of different faiths at Monday night’s match. Retired captain of Argentina’s national soccer team and Italy’s Inter, Javier Zanetti will be playing in the match, organized in collaboration with the Pontifical Academy for Social Sciences.

Zanetti says it comes as the “explicit wish of Pope Francis,” and describes the soccer match as “a symbolic gesture to help people understand that it is possible to build a world of peace, based on dialogue and respect for others.”
 
Vatican: international community must stop unjust aggressor in Iraq
Vatican Radio
18:09 01/09/2014
Vatican 2014-09-01 -- Archbishop Silvano Tomasi is calling on the international community to take concrete steps to stop the ongoing violence and persecution of minorities in northern Iraq, to reestablish a just peace and to protect all vulnerable groups of society.

Speaking on Monday at the 22nd Special Session of the UN Human Rights Council, Archbishop Tomasi who is the Permanent Representative of the Holy See to the United Nations and Other International Organizations in Geneva, said "adequate steps must be taken to achieve these goals".

In an interview by Vatican Radio’s Linda Bordoni, Archbishop Tomasi recalls the concrete steps he proposes in his intervention at the Special Session, which he says was a direct consequence of Pope Francis’ letter to UN Secretary General Ban Ki-moon regarding the need to take action to protect those persecuted by IS terrorists.

Listen to the interview:

Archbishop Tomasi says Pope Francis’s appeal has had an impact, and has been effective in that it has really moved the international community to move.

Tomasi explains that this Special Session of the Human Rights Council is a first step in this direction, “to try to tell the world that different countries in the world condemn the atrocities committed: the decapitation of people, the enslavement of women, children dying of thirst and hunger. This is in no way acceptable”.

“I don’t think the words of the Holy Father have fallen in an empty arena. They have stimulated some kind of indirect action” he said.

And then Tomasi points out that the Pope recommends that “we pray for our brothers and sisters – both Christians and non-Christians – who are suffering the consequences of the cruelty of the terrorists that control them”.

“Besides that, we need to act in an effective way. The Church is not responsible for defining the modalities through which the states should translate into action the right and the duty to intervene for the protection of fundamental rights of threatened people. The modalities will be developed by the States themselves” he said.

Tomasi says that “In a way, the church is the conscience that says: look there is an emergency situation and all of us have to take our own responsibility according to our own role in society”.

Please find below the full text of Archbishop Tomasi's address:

Mr. President,

1. In several regions of the world there are centers of violence – Northern Iraq in particular – that challenge the local and international communities to renew their efforts in the pursuit of peace. Even prior to considerations of international humanitarian law and the law of war, and no matter the circumstances, an indispensable requirement is respect for the inviolable dignity of the human person, which is the foundation of all human rights. The tragic failure to uphold such basic rights is evident in the self-proclaimed destructive entity, the so-called “Islamic State” group (ISIS). People are decapitated as they stand for their belief; women are violated without mercy and sold like slaves on the market; children are forced into combat; prisoners are slaughtered against all juridical provisions.

2. The responsibility of international protection, especially when a government is not able to ensure the safety of the victims, surely applies in this case, and concrete steps need to be taken with urgency and resolve in order to stop the unjust aggressor, to reestablish a just peace and to protect all vulnerable groups of society. Adequate steps must be taken to achieve these goals.

3. All regional and international actors must explicitly condemn the brutal, barbaric and uncivilized behavior of the criminal groups fighting in Eastern Syria and Northern Iraq.

4. The responsibility to protect has to be assumed in good faith, within the framework of international law and humanitarian law. Civil society in general, and religious and ethnic communities in particular, should not become an instrument of regional and international geopolitical games. Nor should they be viewed as an “object of indifference” because of their religious identity or because other players consider them to be a “negligible quantity”. Protection, if not effective, is not protection.

5. The appropriate United Nations agencies, in collaboration with local authorities, must provide adequate humanitarian aid, food, water, medicines, and shelter, to those who are fleeing violence. This aid, however, should be a temporary emergency assistance. The forcibly displaced Christians, Yazidis and other groups have the right to return to their homes, receive assistance for the rebuilding of their houses and places of worship, and live in safety.

6. Blocking the flow of arms and the underground oil market, as well as any indirect political support, of the so-called “Islamic State” group, will help put an end to the violence.
7. The perpetrators of these crimes against humanity must be pursued with determination. They must not be allowed to act with impunity, thereby risking the repetition of the atrocities that have been committed by the so-called “Islamic State” group.

Mr. President,

8. As Pope Francis stressed in his letter to Secretary-General, Ban Ki-moon: “the violent attacks…cannot but awaken the consciences of all men and women of goodwill to concrete acts of solidarity by protecting those affected or threatened by violence and assuring the necessary and urgent assistance for the many displaced people as well as their safe return to their cities and their homes.” What is happening today in Iraq has happened in the past and could happen tomorrow in other places. Experience teaches us that an insufficient response, or even worse, total inaction, often results in further escalation of violence. Failing to protect all Iraqi citizens, allowing them to be innocent victims of these criminals in an atmosphere of empty words, amounting to a global silence, will have tragic consequences for Iraq, for its neighboring countries and for the rest of the world. It will also be a serious blow to the credibility of those groups and individuals who strive to uphold human rights and humanitarian law. In particular, the leaders of the different religions bear a special responsibility to make it clear that no religion can justify these morally reprehensible and cruel and barbaric crimes, and to remind everyone that as one human family, we are our brothers’ keepers.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học sinh Sinh viên Gx Bình Khánh họp mặt
Giuse Khổng Hữu Nguồn
07:31 01/09/2014
Hôm nay Chúa Nhật 31.8.2014, là ngày Họp Mặt Truyền Thống lần thứ hai của Học Sinh - Sinh Viên, Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh

Dù trời sáng nay có mưa nhẹ; nhưng các bạn học sinh, sinh viên trong giáo xứ vui mừng trở về ngôi nhà thờ tạm, để cùng nhau tham dự ngày họp mặt truyền thống của mình. Các bạn rất vui, sau một năm học xa nhà, nay trở về gặp lại bạn bè trong giáo xứ. Các bạn niềm nở trao cho nhau những cái bắt tay nồng ấm, những lời thăm hỏi, chia sẻ.

Cùng giao lưu với các bạn trẻ giáo hạt Hố Nai, chương trình được mở đầu bằng những vũ điệu vui tươi sinh động.

Sau ít phút khởi động, các bạn được cha Đaminh Phạm Ngọc Thủy, hiện đang làm việc tại tòa giám mục Xuân Lộc, đến chia sẻ với các bạn hai đề tài: Đâu là tình yêu đích thực? và Kỹ năng sống ở nơi thành thị.

Hai đề tài này được đưa vào Game Show khám phá bản năng sinh tồn của con người, và các bạn đã tham dự thoải mái trong trò chơi này.

Tiếp đến, các bạn sốt sắng bước vào tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, và sau lễ là phần phát thưởng cho 92 em học sinh, sinh viên có thành tích trong học tập.

Chị Maria Nguyễn Thị Minh Đức, phụ trách giới trẻ trong giáo xứ cho biết. “Các em được phát thưởng hôm nay là những em con gia đình công nhân, nông dân nghèo, còn nhiều khó khăn; nhưng các em đều là những học sinh, sinh viên chăm ngoan, học giỏi”.

Nhận được phần thưởng, hai em sinh viên Nguyễn Thị Thu Ngân và em Trần Ngọc Huệ, vui mừng chia sẻ cảm nghĩ của mình: “Trước hết là chúng con xin cảm ơn cha Phero chánh xứ, dù cha đang lo xây nhà thờ; nhưng cha đã chuẩn bị cho chúng con có được những phần thưởng khích lệ, động viên chúng con học tập thật là quý báu. Chúng con xin biết ơn đến quý vị ân nhân đã cộng tác với cha, để chúng con có được những học bổng này. Chúng con xin Chúa trả công bội hậu cho cha xứ và quý vị ân nhân”.

Sau đó, các bạn bước vào các trò chơi, vui nhộn vượt qua chướng ngại vật, Game Show khám phá bản năng sinh tồn, thổi cơm, chế biến thức ăn, nấu ăn bằng bếp củi…

Quá trưa, các bạn dùng cơm chung với nhau ngay tại khu vui chơi, dưới rừng cây chôm chôm xanh mát. Ngày họp mặt truyền thống thỏa thích, vui chơi chan hòa tình cảm bạn bè.

Hân Hoan Chúc Mừng Các Bạn Học Sinh, Sinh Viên Giáo Xứ Bình Khánh và hẹn gặp lại các bạn ngày Chúa Nhật, trước ngày mồng 02 tháng 9 năm 2015.
 
Giáo họ Mai Sơn: Niềm vui khánh thành ngôi nhà thờ mới
Lm Bùi Đức Sáng
07:03 01/09/2014
Giáo họ Mai Sơn: Niềm vui khánh thành ngôi nhà thờ mới

Sáng ngày 29.08.2014, giáo họ Mai Sơn, xứ Rú Đất long trọng đón Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, quý Cha hạt, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và mọi người về cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới. Công trình này được hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng, với nhiều công sức của Cha quản nhiệm, quản xứ, bà con giáo dân và sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần.
Giáo họ Mai Sơn là một giáo họ có 75 hộ gia đình, có khoảng 375 nhân danh, thuộc giáo xứ Rú Đất, nằm ở xóm 3, Bắc Sơn, xã Long Thành, Yên Thành, Nghệ An. Là một giáo họ có lịch sử hơn 100 năm và có đời sống đức tin vững chắc. Ngôi nhà thờ cũ được xây dừng khá lâu, nên dòng thời gian công trình đã xuống cấp. Số lượng giáo dân cũng tăng lên khiến ngôi nhà thờ cũ trở nên chật hẹp. Đó chính là nguyên do và cũng là ước muốn ngôi nhà thờ mới của bao con tim trong giáo họ và cha quản xứ tiền nhiệm Phêrô Lưu Văn Thành. Ngài về quản xứ Rú Đất từ năm 2004.
Ngày 27.8.2011 đánh dấu bước khởi đầu công trình nhà thờ giáo họ Mai Sơn vì được Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp long trọng đặt viên đá góc tường.
Được giáo dân ủng hộ nhiệt tình trong việc xây dựng và đóng góp vì ai cũng mong muốn nơi thờ phượng Chúa được đàng hoàng, sạch đẹp. Nhờ sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cha quản xứ nên được bà con và nhiều vị ân nhân đã ủng hộ để xây dựng.
Ngày 20.02.2013 giáo xứ Rú Đất đón nhận Cha quản xứ mới Micae Trần Văn Dâng. Nhờ sự trẻ trung, mạnh mẽ và sự tài tình. Ngài kêu gọi và tiếp tục công việc để công trình chóng hoàn thành. Cũng chính vì sự đoàn kết hy sinh giúp đỡ nhau của tất cả mọi người trong giáo họ và giáo xứ đã viết nên một trang sử mới cho họ giáo Mai Sơn.
Ngày 29.08.2014 là ngày đánh dấu bước quan trọng cho giáo họ nơi đây. Công trình mới được Đức Cha Phụ Tá, Cha quản xứ tiền nhiệm, Cha quản xứ, quý Cha cắt băng khánh thành. Đức Cha Phụ tá cũng đã làm phép chuông và cung hiến bàn thờ. Được biết nhà thờ có khoảng 300m2, tháp chuông cao khoảng hơn 40m và có 3 quả chuông. Nhân dịp lễ khánh thành nhà thờ, Đức Giám Mục Giáo phụ tá đã gửi lời chúc mừng tới cha quản xứ, hội đồng mục vụ cùng với gần 400 giáo dân trong họ.
Trong niềm vui mừng tri ân cảm tạ, thay lời cho toàn giáo dân họ Mai Sơn ông Chủ tịch Hội đồng mục vụ đã nói lên tình cảm biết ơn trước sự hiện diện của Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và các vị khách quí.
Chia sẻ trong cũng như cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô nhấn mạnh đến ba điểm chính yếu: “Thứ nhất, chúng ta cần trở về với bản gốc của mình...Thứ hai, giáo họ chúng ta ít người, tuy nhiên chúng ta đã có ngôi nhà thờ đẹp, điều đó giúp chúng ta thấy rằng cuộc sống chúng ta sống là sống với...chúng ta cần sự trợ giúp của nhau, chúng ta không ai giàu đến mức mà không cần người khác giúp đỡ, mà cũng không ai nghèo đến mức không có cái gì đó mà giúp đỡ người khác, đó là chân lý. Do đó mỗi người chúng ta luôn luôn là người cho và luôn luôn là người nhận. Như thế chúng ta mới đóng góp phần mình làm sao để Giáo Hội xã hội ngày càng một tiến triển hơn. Thứ ba, khi chúng ta đã có ngôi nhà thờ rồi thì hậu quả đó là chúng ta cần chu toàn sứ mệnh của Giáo Hội, bản chất của Giáo Hội là loan báo tin mừng, chúng ta làm sao đó để rồi chúng ta loan báo tin mừng. Nếu mỗi người chúng ta sống theo Tin Mừng, sống theo Giáo Hội của Đức Giêsu, thì chắc chắn rằng đời sống chúng ta sẽ có âm hưởng rất lớn trong xã hội, chúng ta biết cộng tác vào những người biết tín thác làm cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn”.

Lm Bùi Đức Sáng
 
Buổi Hội Thảo đầu tiên Của Câu Lạc Bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận
Paulus Thiển
07:39 01/09/2014
Hà Nội - Vào lúc 16 giờ, ngày 31- 08- 2014, câu lạc bộ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã tổ chức buổi hội thảo tại tầng 3, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Buổi hội thảo với chủ đề: “Một Vài Thách Đố Để Thành Nhân Đối Với Người Trẻ Hôm Nay”.

Hình ảnh

Hội thảo do diễn giả, Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Hải trình bày. Tham dự hội thảo, có quý cha Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, các nhân sỹ trí thức và đông đảo các bạn sinh viên Công Giáo cũng như các bạn trẻ không cùng tôn giáo.

Mở đầu hội thảo, anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt, Tổng thư ký câu lạc bộ đã chào mừng mọi người và giới thiệu về câu lạc bộ F.X Nguyễn Văn Thuận, với những mục tiêu: cổ võ Sứ điệp Hy vọng của Đức Hồng Y, cầu nguyện cho tiến trình phong Thánh cho Đức Hồng Y, mở các lớp học về Học thuyết Xã hội Công Giáo, và tổ chức các buổi hội thảo.

Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải đã phân tích về những thách đố “thành nhân” đối với những người trẻ hiện nay. Ngài chia sẻ: “Chúng ta đừng tưởng chúng ta sinh ra đã làm người. Con người không phải chỉ là một khối thịt. Thành nhân không có nghĩa là chưa làm người, muốn hàm ý trở thành con người đích thật, làm người đúng nghĩa”.

Cha Gioan cũng nhấn mạnh thêm: “Mỗi thời đại có những thách đố khác nhau. Trong ấy, ba thách đố lớn hiện nay là tác động của khoa học kĩ thuật hiện đại, của ma lực đồng tiền và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa”.

Ngài khẳng định “ Ngày nay, con người không chú ý nhiều đến yếu tố nhân văn và thẩm mĩ. Mà chú ý nhiều đến ý vật chất và cuộc sống thực dụng. Nếu chỉ ăn, ngủ, giải trí, con người chỉ sống như một nhuyễn thể, sẽ có hậu quả rất lớn xảy ra. Thực dụng, dễ đẩy con người tới chỗ mất khả năng suy tư”.

Khi đưa ra những phương hướng để con người có thể “thành nhân”, cha Gioan đã đề cập tới bốn yếu tố quan trọng: Thời gian để thực hiện, những hoạt động cụ thể, tri thức cho mỗi người, mục tiêu ý tưởng để hoàn thành.

Buổi hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đồng thuận cũng như trái chiều, mang lại nhiều hứng thú cho các bạn trẻ, đa số là các bạn sinh viên. Mỗi thành viên được tặng một món quà nhỏ là cuốn sách Nhân Bản Kitô giáo và một tấm chân dung của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê.

Kết thúc buổi hội thảo, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ đã nói lời cảm ơn tới mọi người và hẹn gặp lại cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải trong một hội thảo vào khoảng tháng 4 sang năm.

Đây là một hoạt động trong rất nhiều hoạt động của câu lạc bộ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, hy vọng sẽ là sân chơi trí thức bổ ích, góp phần đào tạo những người trẻ có tâm, có tầm thực sự cho tương lai của Giáo Hội và đất nước.
 
Nhóm Doanh Trí Giáo phận Hưng Hóa mừng lễ Quan Thầy
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:47 01/09/2014
Nhóm Doanh Trí gốc giáo phận Hưng Hóa đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội mừng lễ Quan Thầy tại giáo xứ Bách Lộc thuộc giáo hạt Sơn Tây – Hòa Bình, giáo phận Hưng Hóa, ngày 31/8/2014. Tham dự có cha Gioan Đặng Văn Nghĩa – chánh xứ Bách Lộc; Cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Caritas Hưng Hóa, đồng hành Nhóm Doanh Trí tại Hà Nội; Cha Giuse Nguyễn Văn Thành – quản xứ Lào Cai và khoảng 60 thành viên Nhóm Doanh Trí, trong đó có đại diện Doanh Trí đến từ khu vực Việt Trì và giáo xứ Thuấn Nội.

Hình ảnh

Chương trình có 3 phần: phần thứ nhất là thảo luận chung. Phần thứ hai là tĩnh tâm, xét mình và xưng tội. Phần thứ ba là Thánh lễ Quan Thầy thánh Augustinô.

Trong phần thứ nhất, anh Trưởng nhóm Giuse Nguyễn Văn Bình đã giới thiệu Logo của Nhóm Doanh Trí tại Hà Nội. Logo có hình con thuyền và cây Thánh giá ở giữa. Anh nói: “Theo phong thủy, thuyền buồm được xem là biểu tượng thành công trong kinh doanh. Thánh giá là biểu tượng của đạo Công Giáo”. Anh Bình còn chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong việc làm chứng cho Chúa giữa môi trường đô thị. Sau đó, quí Cha lần lượt chia sẻ rất thân tình và sâu sắc.

Phần thứ hai, Cha Gioan chánh xứ Bách Lộc giúp các thành viên trong Nhóm nhìn lại quá khứ về việc sống đạo. Sau khi đã để lòng mình yên tĩnh xét mình, anh chị em đã lần lượt vào tòa xưng tội. Thật là những giây phút thánh thiêng!

Phần thứ ba Thánh lễ Quan Thầy nhưng cũng là ngày Chúa Nhật 22 thường niên do Cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh chủ tế. Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Gioan đã đề cập tới tình yêu bao la và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Ngài nói: “Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của chúng ta. Vì thế, chúng ta cũng cần mở rộng lòng ra để đón nhận người khác nữa. ..”.

Thánh Augustinô sinh năm 354 tại Thagaste, Phi Châu. Augustinô là người có quá khứ không mấy tốt nhưng nhờ vào lời cầu nguyện của bà Monica, mẹ ngài. Cậu Augustinô đã trở lại đạo Chúa và trở thành giám mục rất đạo đức và trí thức. Chính vì thế, Nhóm Doanh Trí gốc giáo phận Hưng Hóa tại Hà Nội đã nhận thánh nhân làm Quan Thầy. Theo lịch phụng vụ thì thánh Augustinô được kính ngày 28/8 nhưng vì lí do công việc Nhóm chọn ngày Chúa Nhật để mọi người tham gia đông đủ. Mọi người tham dự Thánh lễ mừng Quan Thầy rất nghiêm trang và sốt sáng.

Trước khi dùng cơm trưa, anh Trưởng nhóm đã có lời cám ơn quí cha và mọi người đã đến tham dự ngày mừng lễ Quan Thầy và xin hứa sẽ làm tốt hơn trong năm tới. Những bài cử của các em linh hoạt viên đã làm cho mọi người dùng tiệc ngon hơn bởi. Bầu khí rất vui vẻ và cởi mở. Đây đúng là một cộng đoàn cơ bản cần phải nhân rộng.

Được biết, Nhóm Doanh Trí Hà Nội được thành lập ngày 28/8/2012 tại Tòa Giám Mục Hưng Hóa và nhận thánh Augustinô làm Quan Thầy. Nhóm này có mục đích là giúp nhau sống đức tin cách vững vàng trong ơn gọi là người Kitô hữu. Hơn nữa, Nhóm còn cộng tác với mọi thành phần trong giáo phận để nhắm tới việc truyền giáo.
 
ĐGM Xuân Lộc thăm mục vụ giáo xứ Bình Hòa, giáo hạt Xuân Lộc
Lộc Xuân
11:33 01/09/2014
ĐGM XUÂN LỘC BAN PHÉP THÊM SỨC, LÀM PHÉP NHÀ NGUYỆN VÀ THÁP CHUÔNG TẠI GIÁO XỨ BÌNH HÒA.

Xuân Lộc- sáng thứ Bảy ngày 30-8-2014 Đức Cha Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc về thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho con 117 em thuộc giáo xứ Bình Hòa, thuộc Giáo hạt Xuân Lộc.

Xem Hình

Với tâm tình hiền phụ, Đức Cha Đaminh đã có cuộc gặp gỡ riêng, lắng nghe và thăm hỏi Mục vụ với Ban Hành giáo, quý chức, đại diện các ban ngành đoàn thể trong Giáo xứ.

Nhân dịp này, trước khi cử hành Thánh lễ Thêm sức Đức Cha Giáo phận làm phép Nhà nguyện Thánh Thể và Tháp chuông, cùng hai tượng đài lớn: Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.

Ngay sau đó, đoàn đồng tế gồm Đức Cha Đaminh, cùng với cha Quản hạt, cha xứ, con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức, quý chức đại diện tiến ra Nhà thờ. Trong đoàn rước này, có hiện diện anh chị em Dân tộc thiểu số mặc trang phục dân tộc, cùng những tiếng cồng chiên đặc trưng nét văn hóa của họ đã tạo nên sắc thái độc đáo.

Mở đầu Thánh lễ Đức Cha tỏ bày niềm vui vì được đên giáo xứ Mục vụ và ban phép Thêm sức. Với bao ơn lành Chúa ban cho giáo xứ, Đức Cha kêu mời toàn thể công đoàn dân Chúa dâng lên Ngài lời tạ ơn. Đức Cha cho biết Bí tích Thêm sức là món quà tuyệt vời nhất mà Chúa Giêsu trao ban cho Giáo Hội, và hôm nay Giáo xứ được món quà Hồng ân ấy, cụ thể 117 con em giáo xứ được lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Ngài không quên mời gọi dân Chúa năng chạy đến viếng Chúa Giêsu, biết nhận tiếng Chúa qua tiếng chuông và đáp trả qua việc đến Nhà thờ.

Thánh lễ cũng cầu nguyện cho các vị ân nhân còn sống cũng như qua đời đã tích cực đóng góp công của, tinh thần, cách riêng là lời cầu nguyện để giáo xứ có được cơ ngơi khang trang phụng thờ Chúa (x.Lc 4, 16-19). Đức Cha làm nổi bật tầm quan trọng Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô mà ta được lãnh nhận trọn vẹn sung mãn nơi Bí tích Thêm sức, giúp ta trở nên chứng nhân đích của Chúa Giêsu ngay thực tại trần thế.

Với cha mẹ, người đỡ đầu và người lớn, những người đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức, song lại hay quên cầu nguyện và sống với Chúa Thánh Thần. Đức Cha trăn trở vì thực tế cho thấy cuộc sống của ta, trong lời ăn tiếng nói và việc làm chưa tương xứng với điều ta tuyên tín. Bằng chứng không ít con cái của Chúa, những người Kitô hữu vẫn ăn gian nói dối, vẫn ích kỷ, còn sống thiếu trách nhiệm… Ngài đặt vấn đề: Nếu chúng ta sống còn tệ hơn anh chị em lương dân thì làm sao ta Truyền giáo được ?!

Đức Cha kêu gọi, tham dự Thánh lễ Thêm sức, là dịp tốt để mỗi người kiểm thảo đời sống Đạo của mình, canh tân đời sống Đức tin.

Trở về bài Tin Mừng, lời tiên tri Isaia áp dụng cho Chúa Giêsu, được chính Người công bố tại hội trường quê nhà Nadaret: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, công bố cho người bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố Năm Hồng ân của Chúa”. Đức Cha tha thiết mời gọi Dân Chúa, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mỗi người Kitô hữu hãy tiếp tục công trình Cứu độ của Chúa, trở thành Sứ giả Tin Mừng, hăng say nhiệt thành Loan báo Tin Mừng.

Với con em được Thêm sức, Đức Cha kêu mời các con ý thức sống gắn bó với Chúa Thánh Thần trong lời nguyện, nhất là biết lắng nghe sự soi dẫn của Ngài nơi Lương tâm và đáp trả bằng cuộc sống.

Đức Cha cũng ‘xin’ con em Thêm sức hôm nay hãy cầu nguyện cho ngài, cho quý cha, quý tu sĩ nam nữ, ông bà cha mẹ… nhất là cho Giáo phận sắp vào năm Kim Khánh giáo phận.

Trước khi kết lễ, ông Trưởng Ban hành giáo giáo xứ đại diện cộng đoàn giáo xứ, trong tâm tình thảo hiếu dâng lời cám ơn Đức Cha, cha Quản hạt, quý cha… đã quan tâm và thương hiện diện nơi gia đình giáo xứ. Nhân dịp này, ông Trưởng Ban hành giáo ‘xin phép’ Đức Cha để có lời tri ân riêng với cha Chánh xứ.

Tất cả niềm tri ân trọng kính được gói trọn trong lãng hoa tươi xinh kính dâng nên Đức Cha và cha Quản hạt.

Đáp từ, trong tâm tình Hiền phụ Đức Cha tỏ bày niềm vui, hạnh phúc khi được về giáo xứ thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức. Ngài cảm ơn cha xứ, tất cả những cộng sự viênc của cha, cha mẹ đã tích cực trong vai trong ‘Thầy dạy Đức tin”. Đức Cha đánh giá cao tinh thần Truyền giáo của giáo xứ, nơi mà có nhiều anh chị em giáo dân là người dân tộc thiểu số, đã gặt hái nhiều hoa trái tốt đẹp. Dẫu vậy, cánh đồng Truyền giáo của giáo xứ vẫn còn rộng lớn…

Đức Cha rất vui vì giáo xứ xây được ngôi Nhà thờ khang trang, cao rộng song quan trọng hơn là xây dựng Đền Thờ tâm hồn. Khi ta xây dựng tốt Đền thờ Tâm hồn, thì sẽ tích cực hơn trong việc đi tham dự Thánh lễ, Đền thờ vật chất mới không vắng vẻ. Đức Cha cho biết, ở Âu Mỹ nhiều Nhà thờ cao đẹp uy nghi, rộng lớn song rất vắng giáo dân đi lễ, đến độ Giáo Hội phải bán bớt đi nhà thờ cho người đời…

Lần nữa Đức Cha kêu mời công đoàn dân xứ, cách riêng con em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức biết sống trong ơn Chúa Thánh Thần, trở nên Sứ giả Truyền giáo, nhất là tròn năm gia đình sống và Loan báo Tin Mừng này.

Đức Cha tỏ bày lòng hiền phụ và biết ơn cha xứ và dân xứ cụ thể qua việc trao lại chính lẵng hoa mà ngài mới nhận.

Sau Thánh lễ, Đức Cha phát thưởng- trao giấy khen cho một số em đạt thành tích cao trong việc học giáo lý, trong đó đáng kể một số em đạt được những kết quả cao trong đợt thi Giáo lý cấp Giáo phận vừa qua.

Giáo xứ Bình Hòa có nét độc đáo là có nhiều Anh chị em là người dân tộc thiểu số đã đón nhận Tin Mừng và sống Đức tin rất tốt, một giáo điểm đầy hứa hẹn.

Trong Giáo Hội hiệp thông và sứ vụ, xin cầu nguyện cho gia đình Giáo xứ Bình Hòa ngày càng tỏa sáng trong sứ vụ Loan báo Tin Mừng.

Tin, ảnh: Lộc Xuân
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hướng về Thượng Hội Đồng Thế Giới Về Gia Đình
Lm. Mai Đức Vinh
11:14 01/09/2014
HƯỚNG VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG THẾ GIỚI VỀ GIA ĐÌNH

Ngay khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô đã cho biết hai chương trình lớn mà ngài muốn thực hiện ngay:

• Cải tổ Giáo Triều và các cơ quan phụ thuộc, trong đó có ‘ngân hàng Vatican’.

• Tìm cách đáp ứng những thách đố về gia đình hầu đẩy mạnh việc loan báo Tin Mừng.

Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề thứ hai, tức là chủ đề về ‘Mục Vụ Gia Đình’. Theo Đức Phanxicô, đây là ‘chủ đề mục vụ rất quan trọng, liên hệ đến toàn bộ sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội’, nên ngài quyết định:

• THĐ thứ 13, tháng 10. 2014 năm nay (từ 5-10), chỉ nhằm mục đích thẩm định và đào sâu các dữ kiện do các HĐGM hay các Giáo Hội địa phương gửi về.

• THĐ thứ 14,, tháng 10. 2015 năm sau, sẽ đề ra những đường hướng thực hành cho mục vụ gia đình.

Do đó, hôm nay tôi chỉ trình bày với quý vị một số điểm tương quan đến THĐ 13, từ 5 đến 10. 10. 2014 tới.

A. TÀI LIỆU CHUẨN BỊ VÀ TÀI LIỆU LÀM VIỆC.

1. Tài liệu thăm dò và tài liệu làm việc.

• Trước tiên Ban chuẩn bị THĐ đã soạn thảo một tài liệu thăm dò (Lineamenta) với 39 câu hỏi, gửi đến các Hội Đồng Giám Mục và Công Nghị của các Giáo Hội Đông Phương, cũng như các Cơ Quan Trung Ương Tòa Thánh. Hạn chót trả lời là 31.01.2014.

• Sau đó, một Hội Đồng gồm 15 Hồng Y và giám mục với sự trợ giúp của Văn Phòng Tổng Thơ Ký THĐ và các chuyên gia đã dựa vào các tài liệu từ bốn phương gửi về, soạn thảo một tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) dài 75 trang chia thành 159 đoạn. Tài liệu này sẽ được dùng làm căn bản để thảo luận trong các buổi hội của THĐ tháng 10 tới. Tài liệu này đã được gửi đến các nghị phụ sẽ tham dự THĐ, và đã được giới thiệu với báo chí ngày 26.6.2014 vừa qua.

2. Tài liệu làm việc gồm 3 phần.

• Phần I: Nói về việc ‘thông truyền Tin Mừng trong gia đình hiện nay’ và chia làm 4 chương. - Ch 1, ‘Ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình’. – Ch. 2, Sự hiểu biết và đón nhận Kinh Thánh và các văn kiện về hôn nhân - Ch. 3, Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên. – Ch. 4, Gia đình và ơn gọi của con người trong Chúa Kitô.

• Phần II: Nói về ‘mục vụ gia đình trước các thách đố hiện nay’ và gồm 3 chương. – Ch. I, Trước tiên là các đề nghị liên quan đến mục vụ gia đình. – Ch. 2, Những thách đố về mục vụ gia đình hiện nay. – Ch. 3, Những hoàn cảnh khó khăn trong mục vụ gia đình.

• Phần III : Bàn về ‘sự cởi mở đón nhận sự sống và trách nhiệm giáo dục’ và gồm 2 chương: - Ch. 1, Những thách đố mục vụ đối với việc cởi mở đón nhận sự sống. – Ch. 2, Giáo Hội và gia đình đứng trước thách đố giáo dục.

B. NHỮNG NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG ĐIỂM NÓNG CỦA MỤC VỤ HÔN NHÂN HIỆN NAY.

Chúng ta không thể đi vào chi tiết của mỗi chương của ba phần tóm lược ở trên. Chúng ta chỉ dừng lại ở hai điểm sau đây:

• Những nguyên do tạo nên các khó khăn trong sinh hoạt mục vụ gia đình ngày nay, nhất là sự ít hiểu biết và ít đón nhận giáo huấn của Giáo Hội.

• Mấy vấn đề nóng bỏng.

I. Những nguyên do …

Dưới đây là tóm lược những nhận xét, những đề nghị, đôi khi là những than phiền của các HĐGM khắp nơi gửi về Ban chuẩn THĐGM.

1. Biết và hiểu về các văn kiện của Giáo Hội.

• Chỉ những người chuyên môn trong lãnh vực thần học và luân lý gia đình ….

• Rất ít ỏi giáo dân biết đến… Nhiều giáo dân coi những giáo huấn đó xa vời cuôc sống thực tế của họ…

• Ngay các linh mục, vì không được chuẩn bị, nên các ngài gặp nhiều khó khăn trong việc dẫn giải cho giáo dân. Nội dung của văn kiện nhiều khi khó nắm bắt.

2. Cần có những linh mục và thừa tác viên được chuẩn bị.

• Theo sự phán đoán của một số giáo dân thì nhiều khi chính các mục tử không hiểu rõ các vấn đề hôn nhân gia đình trong các văn kiện, và cũng không có những tài liệu để khai triển những văn kiện này.

• Chính các mục tử tự cảm thấy mình không thích hợp và không được chuẩn bị để bàn về các vấn đề liên quan đến tính dục, sự thai ngén và sinh sản…

• Người ta hoang mang và phàn nàn về : thái độ dửng dưng, những ý kiến bất đồng giũa các mục tử … về giáo huấn luân lý của Giáo Hội…

• Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho các linh mục, phó tế và một số giáo dân có trách nhiệm mục vụ, nắm vững và biết cắt nghĩa văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình.

3. Giáo dân đón nhận không đồng đều các giáo huấn của Giáo Hội.

• Nhiều HĐGM nhận xét: Nơi nào mà phương tiện truyền thông của Giáo Hội hay thái độ ‘tốt lành’ của nhà nước về phạm vi truyền thông, thì giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân được phổ cập nhiều hơn, phần lớn giáo dân hồ hởi đón nhận… với tinh thần đức tin, vì sự tốt lành và giá trị luân lý của giáo huấn hơn vì tò mò muốn biết Giáo Hội nghĩ gì về tính dục…

• Tùy theo hoàn cảnh văn hóa, phong tục, luân lý của mỗi địa phương … mà giáo dân đón nhận ‘với mức độ khác nhau’ các giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt về các vấn đề: ngừa thai, ly dị, tái hôn, đồng tình luyến ái, đa thê …

• Nói riêng về ảnh hưởng của các kỹ thuật mới, về chủ nghĩa ‘duy khoái lạc’, ‘tưong đối’, ‘trào lưu tục hóa’, ‘một xã hội buông thả’ …

• Riêng giáo huấn của Giáo Hội về phẩm giá và sự kính trọng sự sống thì được giáo dân đón nhận rộng rãi…

4. Để cổ võ sự hiểu biết và đón nhận giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình.

• Cần thiết phải tìm ra những phương thức mới để truyền đạt giáo huấn của Giáo Hội.

• Cần xét lại những truyền thống không hợp thời, cần tạo sức năng động, và vận động khả năng tài chánh cho việc phổ biến.

• Cần đào tạo nhận sự (linh mục, phó tế, giáo dân) cách thích đáng…, cần thiết lập các ủy ban cấp giáo phận và cấp quốc gia vừa quy củ vùa hiệu lực…

• Cần tổ chức những khóa học hỏi cho giáo dân có gia đình, đặc biệt trong chương trinh chuẩn bị hôn phối….

II. Ba vấn đề nóng bỏng…

Trong phần II, tài liệu làm việc nói nhiều về những thách đố trong mục vụ gia đình hiện nay, cách riêng về những tình trạng không hợp giáo luật, mà nổi bật nhất là ‘những người ly dị tái hôn dân sự’ – và ‘những người đồng tình luyến ái’.

1. Những người ly dị và tái hôn dân sự.

• Có hai loại người với hai tâm trạng bất mãn: 1) Đa số sống ‘bất cần’ đối với Giáo Hội, không thèm nghĩ đến việc lãnh bí tích hòa giải và việc rước lễ nữa. 2) Một số nhỏ khác ‘cảm thấy bị gạt ra khỏi Giáo Hội’ và tự hỏi ‘tại sao những tội khác được thứ tha mà tội ly dị tái hôn thì không’, họ cảm thấy việc Giáo Hội cấm lãnh nhận các bí tích như một hình phạt, một hình thức loại trừ.

• Nhiều HĐGM yêu cầu có những phương thế mới để có thể thực thi lòng từ bi, khoan dung và ân xá đối với những vụ tái hôn như thế.

• Tuy đã có những trường hợp linh mục có thể cho phép lãnh nhận các bí tích trong một giới hạn nào đó. Tuy thế, người ta vẫn cảm thấy không được chấp nhận công khai trong đời sống Giáo Hội, và vẫn là ‘tín hữu bị loại trừ’.

• Nhiều HĐGM đề nghị đơn giản hóa thủ tục ‘việc cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu’ (có cần sự đồng thuận của cả hai cấp bậc tòa án?).

• Cần tăng thêm số tòa án hôn phối, cần đào tạo những người vừa có khả năng giáo luật, vừa có tinh thần và kinh nghiệm mục vụ’ làm việc trong các tòa án.

• Tài liệu làm việc nêu rõ rằng: trong những trường hợp khó khăn, Giáo Hội không được có thái độ quan tòa lên án, nhưng là thái độ của một người mẹ luôn đón nhận con cái mình và nhấn mạnh rằng: ‘sự kiện không được lãnh nhận các bí tích không có nghĩa là bị loại khỏi đời sống Kitô và quan hệ với Thiên Chúa’.

• Các linh mục, đặc biệt các cha sở phải biết vui vẻ tiếp đón và ân cần giúp đỡ những người ly dị tái hôn…

• Có thể khuyến khích họ đi tham dự các ‘khóa gặp gỡ chuyên biệt’ cho những người ly dị và tái hôn.

2. Những người đồng tình luyến ái.

• Tất cả các HĐGM đều chống lại việc ban hành luật lệ cho phép ‘hôn nhân đồng tình luyến ái’ cũng như cho phép ‘nhận con nuôi’.

• Tuy nhiên phải có thái độ tôn trọng và không phán đoán đối với những người đồng tình luyến ái.

• Cần có một chương trình mục vụ thích hợp cho những người đồng tình luyến ái.

• Nếu họ xin rửa tội cho trẻ em, thì phải đón nhận, dịu dàng… và chăm sóc chúng như mọi đứa trẻ Công Giáo khác.

3. Cởi mở đối với sự sống và trách nhiệm giáo dục.

• Đây là nội dung của phần III trong tài liệu làm việc gồm 2 chương.

• Ch. I, Cởi mở đón nhận sự sống, đạo lý này của Giáo Hội ít được đôi vợ chồng ý thức đến chiều sâu của nó.

• Ch II, Thách đố mục vụ: - Người ta cho rằng ‘giáo huấn của Giáo Hội xen vào đời sống riêng của vợ chồng, và hạn chế quyền tự quyết của lương tâm của vợ chồng… - Họ cho rằng các phương pháp ngừa thai tự nhiên không ‘hiệu lực’, không ‘thực tế’. Túi cao su thực tế để tránh bệnh liệt kháng… - Thậm chí các chính quyền không chấp nhận, giới truyền thông chế nhạo lập trường của Giáo Hội…

• Kết luận của phần III: Mong Giáo Hội cho những câu trả lời có nền tảng, đi xa hơn là ‘lời kết án chung chung’… Các linh mục phải được học hỏi kỹ lưỡng về các vấn đề này.

Paris, ngày 31 tháng 08 năm 2014

Lm Giuse Mai Đức Vinh

-----------------------

Cần đọc và tham khảo:

1. Thánh Kinh: Hôn nhân được thiết lập theo ý muốn của Thiên Chúa: - St. 1,27-28; - St 2,18-25. – Tb 8,6-7; - Mt 19,3-9; - Mc 10,1-12; - 1Cr 6,16; - 1Tm 4,3.

2. Hiến chế Niềm Vui và Hy Vọng (GS): Phẩm giá của Hôn Nhân và Gia Đình, ss 47- 52.

3. Giáo Luật : Bí tích Hôn Nhân, Đ 1055-1057, - Săn sóc mục vụ Đ 1063-1067.

4. Sách Giáo Lý Công Giáo: Ý muốn của Thiên Chúa, s.372 – Hôn nhân trong ý định củ Thiên Chúa ss 1601-1602, Trong trật tự sáng tạo, 1603-1605, Nhất phu nhất phụ và bất khả phân ly: 1610, 1616-1617.

5. Tài liệu khác: Hôn nhân giữa hai người đồng phái, một xúc phạm đến chương trình của Thiên Chúa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Tu Hành
Tấn Đạt
21:24 01/09/2014
ĐỜI TU HÀNH
Ảnh của Tấn Đạt
Vui trong tham dục vui rồi khổ
Khổ để tu hành khổ hoá vui.
(lhyđ)