Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thứ 23 Quanh Năm C
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
07:14 01/09/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 23 TN
Lc 6,6-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bàn tiệc Thánh Thể luôn là dấu chỉ sự hiệp nhất và bình an. Qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng con được quây quần bên Chúa, được chia sẻ cùng một sức sống thần linh là chính Máu Thịt Chúa. Xin giúp chúng con biết sống liên đới với nhau trong tình huynh đệ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết lấy tình bác ái mà bao bọc, cảm thông và tha thứ cho nhau.
Nhưng Chúa ơi, đời sống chung thường làm cho chúng con ganh tỵ và hiềm thù lẫn nhau. Chúng con dò xét, rình rập tội người khác thì giỏi mà chẳng bao giờ chịu nhìn lại chính mình. Chúng con bắt lỗi nhau thì nhiều mà chẳng thấy cảm thông nâng đỡ nhau. Cuộc sống đã cơ cực vì miếng cơm manh áo lại còn khó khăn hơn khi được sống bình yên dưới cái nhìn nhân ái của người đời. Cây muốn lành mà gió chẳng yên. Ai cũng muốn bình yên nhưng chúng con lại cứ thổi vào nhau những bỏ vạ cáo gian, những chua cay tị hiềm. Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng mấy ai dám ra đi chung xây hạnh phúc cho tha nhân.
Lạy Chúa, là Đấng thấu suốt mọi sự. Xin cho chúng con cái nhìn của Chúa để chúng con cảm thông nâng đỡ lẫn nhau. Xin cho chúng con biết tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi người để cuộc sống chung là niềm vui, là hạnh phúc thay cho những bất hòa khổ đau. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 23 TN
Lc 6,12-19
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn suối tình yêu. Chúng con luôn được tắm mát trong hồng ân của Chúa. Tình thương Chúa như mưa sa luôn thẩm thấu vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết đền đáp tình yêu của Chúa qua đời sống làm chứng nhân cho Tin mừng của Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, vì yêu thương, Chúa không ngừng chọn gọi những cộng tác viên để mang tình yêu của Chúa đến cho nhân trần. Chúa đã chọn gọi Abraham. Chúa đã chọn gọi Đavit. Chúa đã chọn gọi các ngôn sứ và các tông đồ. Ở mọi thời. Ở mọi nơi, dường như Chúa vẫn đang tìm kiếm những con người thích hợp để làm việc cho Chúa. Chúa vẫn đang cần nhiều tâm hồn dám làm chứng cho Chúa. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con thích đón nhận ân ban của Chúa mà lại ngại hy sinh vì Chúa. Chúng con thích xòe đôi bàn tay để nhận lãnh nhưng lại ngại trao ban. Chúng con thích cầm giữ hơn là bố thí ban ơn. Chúng con toan tính thiệt hơn. Chúng con vụ lợi. Xin tha thứ vì thói ích kỷ của chúng con. Xin giúp chúng con sống quảng đại với Chúa và với tha nhân.
Lạy Chúa, xin sai chúng con đi vào đời rắc gieo tình yêu Chúa cho nhân thế. Xin Chúa đồng hành và chúc lành cho những ước nguyện của chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,20-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Thiên Chúa giầu sang nhưng lại tỏ bày cho chúng con thấy Chúa thật đơn sơ, nghèo hèn. Chúa mang lấy thân phận con người trong nghèo khó. Chúa ở lại với chúng con qua tấm bánh đơn hèn. Chúa ẩn mình nơi nhà tạm đơn sơ. Chúa muốn trút bỏ mọi vinh quang của một vì Thiên Chúa cao cả để gần gũi và cảm thông với phận người chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu thẳm sâu của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, sao Chúa lại sinh ra trong thân phận người nghèo? Đói nghèo cực khổ lắm! Vừa túng thiếu, vừa vất vả nhọc nhằn, lại bị người đời khinh bỉ, xem thường! Phải chăng, Chúa chỉ muốn đồng cảnh ngộ để đồng cảm với chúng con? Chúa đã chọn lối sống nghèo để an ủi cho số đông nhân loại hôm nay đang đối diện với cái nghèo. Và con đã hiểu, Chúa chọn lối sống nghèo để nhắc nhở cho chúng con về giá trị vật chất đời này chỉ là tạm thời. Cuộc sống trong Nước của Chúa mới có giá trị trường tồn. Xin Chúa giúp chúng con biết sống nghèo như Chúa. Biết chọn sống nghèo để gần Chúa, gần anh em hơn là giầu sang mà bỏ Chúa, và xa rời tha nhân. Xin giúp chúng con biết sống cho người nghèo và vì người nghèo, để chúng con biết tìm niềm vui trong cuộc sống bác ái mến thương.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm Nước trời bằng những của ăn không bao giờ hư nát là những việc lành phúc đức, những hy sinh từ bỏ đàng tội lỗi, những ước muốn hoàn thiện mỗi ngày nên giống Chúa là Đấng hoàn thiện. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,27-38
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Dù rằng chúng con không xứng đáng. Dù rằng tâm hồn chúng con còn chứa chấp biết bao hận thù, ghen ghét, chia rẽ, tẩy chay. Chúa vẫn yêu thương. Chúa không chấp nhất tội chúng con. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời yêu thương và tha thứ như Chúa.
Nhưng Chúa ơi! Nhân loại hôm nay luôn chìm đắm trong biển máu của hận thù, chia rẽ. Bản thân chúng con cũng khó lòng tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Chúng con biết rằng, đây không phải là ý cha thể hiện dưới đất, nhưng sao chúng con lại khó có thể vâng theo ý Chúa khi sống tha thứ cho nhau. Chúa muốn chúng con tha nợ cho nhau. Chúa muốn chúng con lấy tình anh em một nhà mà đối xử nhân hậu với nhau. Chúa muốn chúng con đến với nhau bằng bằng ánh mắt, bằng con tim, bằng lời nói yêu thương và không được tự cho phép có bất cứ suy nghĩ, lời nói, cử chỉ thiếu bác ái bao dung nào. Chúa muốn mỗi người chúng con khi biết tha thứ cho nhau sẽ mang lại cho thế giới sự hiệp nhất và bình an. Chúa muốn dùng những nghĩa cử tha thứ, bao dung của chúng con để cho Nước Chúa trị đến. Xin giúp chúng con biết ý thức về lầm lỗi của mình để chúng con cũng biết cảm thông với tha nhân.
Lạy Chúa, xin cho chúng con trái tim của Chúa để chúng con luôn học nơi Chúa một tình yêu tha thứ, chậm bất bình và rất mực khoan nhân. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 23 TN
Lc 6,39-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thánh thiện tinh tuyền. Chúa không chấp nhất tội lỗi chúng con. Dù rằng chúng con ngàn lần không xứng đáng diện kiến trước tôn nhan Chúa. Thế mà, Chúa còn đích thân đến tìm gặp chúng con. Chúa còn ở lại với chúng con qua bí tích Thánh Thể đầy yêu thương và gần gũi với chúng con. Xin giúp chúng con biết thanh tẩy trí lòng nên trong sạch, vẹn tuyền hầu xứng đáng với tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, mỗi lần chúng con soi mình trước sự thánh thiện của Chúa, chúng con lại hổ thẹn về mình. Tâm hồn chúng con sao ô uế quá! Lòng trí chúng con sao tục lụy quá! Chúng con quá nặng tính xác thịt. Chúng con còn quá nhiều khuyết điểm. Xin giúp chúng con biết sửa mình, biết canh tân đời sống cho xứng với phẩm giá làm người là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết học nơi Chúa cái nhìn của yêu thương, của bao dung và nhân ái. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thành kiến, tiêu cực đối với tha nhân. Xin giúp chúng con biết mang đến cho nhau những cái nhìn yêu thương, những lời nói cảm thông, những việc làm bác ái để cuộc sống chúng con thắm đượm niềm vui và hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết học nơi Chúa tình yêu, để chúng con ra đi và mang lại hoa trái của yêu thương cho những bước đường chúng con đi. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,43-49
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con được chiêm ngắm Chúa nơi bí tích Thánh Thể, là một lần chúng con thấy Chúa thật khiêm cung. Chúa khiêm cung đến nỗi chỉ là tấm bánh làm vui lòng mọi người. Chúa khiêm cung đến nỗi chịu hòa tan nên một trong cuộc đời chúng con khi chúng con đón rước Chúa vào lòng. Chúa đã đi vào trần thế trong khiêm cung âm thầm để tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa: khiêm cung, đơn sơ. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa luôn tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa Cha.
Nhưng Chúa ơi! Xin tha thứ vì những lần chúng con không đủ khiêm tốn để lắng nghe tiếng Chúa qua những lời góp ý chân thành của cha mẹ, anh em, bè bạn. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã cố chấp mà cãi gàn, cãi dở trước những điều sai trái của chính mình. Xin giúp chúng con biết xây dựng đời mình trên Lời Chúa để Lời Chúa hướng dẫn chúng con đi trong chân lý vẹn toàn.
Lạy Chúa, lời Chúa là sự thật và là sự sống đời đời. Xin giúp chúng con biết mở lòng đón nhận Lời Chúa và thực thi thi suốt cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống Lời Chúa hôm nay để mai sau chúng con được sống hạnh phúc viên mãn bên Chúa muôn đời. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Lc 6,6-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bàn tiệc Thánh Thể luôn là dấu chỉ sự hiệp nhất và bình an. Qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng con được quây quần bên Chúa, được chia sẻ cùng một sức sống thần linh là chính Máu Thịt Chúa. Xin giúp chúng con biết sống liên đới với nhau trong tình huynh đệ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết lấy tình bác ái mà bao bọc, cảm thông và tha thứ cho nhau.
Nhưng Chúa ơi, đời sống chung thường làm cho chúng con ganh tỵ và hiềm thù lẫn nhau. Chúng con dò xét, rình rập tội người khác thì giỏi mà chẳng bao giờ chịu nhìn lại chính mình. Chúng con bắt lỗi nhau thì nhiều mà chẳng thấy cảm thông nâng đỡ nhau. Cuộc sống đã cơ cực vì miếng cơm manh áo lại còn khó khăn hơn khi được sống bình yên dưới cái nhìn nhân ái của người đời. Cây muốn lành mà gió chẳng yên. Ai cũng muốn bình yên nhưng chúng con lại cứ thổi vào nhau những bỏ vạ cáo gian, những chua cay tị hiềm. Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng mấy ai dám ra đi chung xây hạnh phúc cho tha nhân.
Lạy Chúa, là Đấng thấu suốt mọi sự. Xin cho chúng con cái nhìn của Chúa để chúng con cảm thông nâng đỡ lẫn nhau. Xin cho chúng con biết tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi người để cuộc sống chung là niềm vui, là hạnh phúc thay cho những bất hòa khổ đau. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 23 TN
Lc 6,12-19
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn suối tình yêu. Chúng con luôn được tắm mát trong hồng ân của Chúa. Tình thương Chúa như mưa sa luôn thẩm thấu vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết đền đáp tình yêu của Chúa qua đời sống làm chứng nhân cho Tin mừng của Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, vì yêu thương, Chúa không ngừng chọn gọi những cộng tác viên để mang tình yêu của Chúa đến cho nhân trần. Chúa đã chọn gọi Abraham. Chúa đã chọn gọi Đavit. Chúa đã chọn gọi các ngôn sứ và các tông đồ. Ở mọi thời. Ở mọi nơi, dường như Chúa vẫn đang tìm kiếm những con người thích hợp để làm việc cho Chúa. Chúa vẫn đang cần nhiều tâm hồn dám làm chứng cho Chúa. Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con thích đón nhận ân ban của Chúa mà lại ngại hy sinh vì Chúa. Chúng con thích xòe đôi bàn tay để nhận lãnh nhưng lại ngại trao ban. Chúng con thích cầm giữ hơn là bố thí ban ơn. Chúng con toan tính thiệt hơn. Chúng con vụ lợi. Xin tha thứ vì thói ích kỷ của chúng con. Xin giúp chúng con sống quảng đại với Chúa và với tha nhân.
Lạy Chúa, xin sai chúng con đi vào đời rắc gieo tình yêu Chúa cho nhân thế. Xin Chúa đồng hành và chúc lành cho những ước nguyện của chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,20-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Thiên Chúa giầu sang nhưng lại tỏ bày cho chúng con thấy Chúa thật đơn sơ, nghèo hèn. Chúa mang lấy thân phận con người trong nghèo khó. Chúa ở lại với chúng con qua tấm bánh đơn hèn. Chúa ẩn mình nơi nhà tạm đơn sơ. Chúa muốn trút bỏ mọi vinh quang của một vì Thiên Chúa cao cả để gần gũi và cảm thông với phận người chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu thẳm sâu của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, sao Chúa lại sinh ra trong thân phận người nghèo? Đói nghèo cực khổ lắm! Vừa túng thiếu, vừa vất vả nhọc nhằn, lại bị người đời khinh bỉ, xem thường! Phải chăng, Chúa chỉ muốn đồng cảnh ngộ để đồng cảm với chúng con? Chúa đã chọn lối sống nghèo để an ủi cho số đông nhân loại hôm nay đang đối diện với cái nghèo. Và con đã hiểu, Chúa chọn lối sống nghèo để nhắc nhở cho chúng con về giá trị vật chất đời này chỉ là tạm thời. Cuộc sống trong Nước của Chúa mới có giá trị trường tồn. Xin Chúa giúp chúng con biết sống nghèo như Chúa. Biết chọn sống nghèo để gần Chúa, gần anh em hơn là giầu sang mà bỏ Chúa, và xa rời tha nhân. Xin giúp chúng con biết sống cho người nghèo và vì người nghèo, để chúng con biết tìm niềm vui trong cuộc sống bác ái mến thương.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm Nước trời bằng những của ăn không bao giờ hư nát là những việc lành phúc đức, những hy sinh từ bỏ đàng tội lỗi, những ước muốn hoàn thiện mỗi ngày nên giống Chúa là Đấng hoàn thiện. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,27-38
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Dù rằng chúng con không xứng đáng. Dù rằng tâm hồn chúng con còn chứa chấp biết bao hận thù, ghen ghét, chia rẽ, tẩy chay. Chúa vẫn yêu thương. Chúa không chấp nhất tội chúng con. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời yêu thương và tha thứ như Chúa.
Nhưng Chúa ơi! Nhân loại hôm nay luôn chìm đắm trong biển máu của hận thù, chia rẽ. Bản thân chúng con cũng khó lòng tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Chúng con biết rằng, đây không phải là ý cha thể hiện dưới đất, nhưng sao chúng con lại khó có thể vâng theo ý Chúa khi sống tha thứ cho nhau. Chúa muốn chúng con tha nợ cho nhau. Chúa muốn chúng con lấy tình anh em một nhà mà đối xử nhân hậu với nhau. Chúa muốn chúng con đến với nhau bằng bằng ánh mắt, bằng con tim, bằng lời nói yêu thương và không được tự cho phép có bất cứ suy nghĩ, lời nói, cử chỉ thiếu bác ái bao dung nào. Chúa muốn mỗi người chúng con khi biết tha thứ cho nhau sẽ mang lại cho thế giới sự hiệp nhất và bình an. Chúa muốn dùng những nghĩa cử tha thứ, bao dung của chúng con để cho Nước Chúa trị đến. Xin giúp chúng con biết ý thức về lầm lỗi của mình để chúng con cũng biết cảm thông với tha nhân.
Lạy Chúa, xin cho chúng con trái tim của Chúa để chúng con luôn học nơi Chúa một tình yêu tha thứ, chậm bất bình và rất mực khoan nhân. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 23 TN
Lc 6,39-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thánh thiện tinh tuyền. Chúa không chấp nhất tội lỗi chúng con. Dù rằng chúng con ngàn lần không xứng đáng diện kiến trước tôn nhan Chúa. Thế mà, Chúa còn đích thân đến tìm gặp chúng con. Chúa còn ở lại với chúng con qua bí tích Thánh Thể đầy yêu thương và gần gũi với chúng con. Xin giúp chúng con biết thanh tẩy trí lòng nên trong sạch, vẹn tuyền hầu xứng đáng với tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, mỗi lần chúng con soi mình trước sự thánh thiện của Chúa, chúng con lại hổ thẹn về mình. Tâm hồn chúng con sao ô uế quá! Lòng trí chúng con sao tục lụy quá! Chúng con quá nặng tính xác thịt. Chúng con còn quá nhiều khuyết điểm. Xin giúp chúng con biết sửa mình, biết canh tân đời sống cho xứng với phẩm giá làm người là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết học nơi Chúa cái nhìn của yêu thương, của bao dung và nhân ái. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thành kiến, tiêu cực đối với tha nhân. Xin giúp chúng con biết mang đến cho nhau những cái nhìn yêu thương, những lời nói cảm thông, những việc làm bác ái để cuộc sống chúng con thắm đượm niềm vui và hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết học nơi Chúa tình yêu, để chúng con ra đi và mang lại hoa trái của yêu thương cho những bước đường chúng con đi. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 23 thường niên
Lc 6,43-49
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con được chiêm ngắm Chúa nơi bí tích Thánh Thể, là một lần chúng con thấy Chúa thật khiêm cung. Chúa khiêm cung đến nỗi chỉ là tấm bánh làm vui lòng mọi người. Chúa khiêm cung đến nỗi chịu hòa tan nên một trong cuộc đời chúng con khi chúng con đón rước Chúa vào lòng. Chúa đã đi vào trần thế trong khiêm cung âm thầm để tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa: khiêm cung, đơn sơ. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa luôn tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa Cha.
Nhưng Chúa ơi! Xin tha thứ vì những lần chúng con không đủ khiêm tốn để lắng nghe tiếng Chúa qua những lời góp ý chân thành của cha mẹ, anh em, bè bạn. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã cố chấp mà cãi gàn, cãi dở trước những điều sai trái của chính mình. Xin giúp chúng con biết xây dựng đời mình trên Lời Chúa để Lời Chúa hướng dẫn chúng con đi trong chân lý vẹn toàn.
Lạy Chúa, lời Chúa là sự thật và là sự sống đời đời. Xin giúp chúng con biết mở lòng đón nhận Lời Chúa và thực thi thi suốt cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống Lời Chúa hôm nay để mai sau chúng con được sống hạnh phúc viên mãn bên Chúa muôn đời. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Điều kiện nhập ''Dòng'' Chúa Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:28 01/09/2010
Chúa Nhật Thứ 23 Mùa Thường Niên, Năm C
Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới tưng bừng lễ kỷ niệm mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ Têrêxa. Các thánh lễ và những cuộc triễn lãm tưởng niệm nhằm tôn vinh cuộc đời tôi tớ những người nghèo ở Calcutta. Đánh dấu năm đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mẹ Têrêxa Calcutta, ĐGH Bênêđictô XVI đã gởi bức thông điệp: Mẹ Têrêxa, một ''món quà vô giá'' cho Giáo hội và thế giới. ĐGM Lucas Sirkar đã đọc thông điệp này trong thánh lễ ngày 26.8, tại nhà nguyện Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta "Giáo hội và thế giới hân hoan cảm tạ Chúa vì món quà vô giá mà Mẹ Têrêxa đã để lại trong suốt cuộc đời của mình".
Dòng Thừa Sai Bác ái của Mẹ Têrêxa Calcutta rất nổi tiếng. Nhiều thiếu nữ đến xin gia nhập. Mẹ Têrêxa nói với họ: "Công việc người nữ tu dòng này rất cực khổ, chúng tôi phải phục vụ cho những người nghèo và những người vô gia cư. Chúng tôi phải làm việc suốt 24 giờ mỗi ngày". Mẹ Têrêxa rất thẳng thắn để các thiếu nữ ý thức và cân nhắc cẩn thận trước khi gia nhập dòng.
Gia nhập "Dòng" của Chúa Giêsu để làm môn đệ Ngài còn cực khổ khó khăn hơn dòng của Mẹ Têrêxa nhiều. Vì thế, Chúa Giêsu rất thẳng thắn nói rõ cho những ai muốn đi theo Ngài: “ Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Rất đông người "đi theo" Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả đều là "môn đệ" Ngài. Chỉ những ai đi theo mà từ bỏ và vác thập giá thì mới là môn đệ.
Làm môn đệ Chúa Giêsu không phải là bám theo một nhân vật quyền thế để có ô dù che chở hay để chia phần vinh quang, mà để sống theo gương Ngài là hy sinh tất cả vì yêu thương mọi người.
Bởi đó, ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu cần phải suy nghĩ kỹ xem mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi khó khăn ấy không. Như người xây tháp phải suy nghĩ kỹ về khả năng tài chính của mình, như một ông vua trước khi xuất chinh phải suy nghĩ kỹ về sức mạnh quân sự của mình.
Như vậy muốn theo Chúa Giêsu, muốn trở nên môn đệ của Ngài, phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình như là điều kiện cần thiết và căn bản.
1. Từ bỏ
Nhiều người hỏi rằng từ bỏ như Chúa Giêsu đòi hỏi làm sao mà sống được ? làm sao tránh được tiếng bất hiếu, vô tình, vô nghĩa ? Vậy thì phải hiểu chữ từ bỏ theo nghĩa nào? Từ bỏ ở đây hiểu theo nghĩa tinh thần nhiều hơn. Người theo Chúa cần có tinh thần từ bỏ, ưu tiên chọn Chúa trên hết mọi sự, xem Chúa và việc của Chúa là quan trọng hơn cả. Mạng sống, cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn đều rất quý trọng, nhưng người theo Chúa chọn điều quý hơn là chính Chúa. Họ giống như người “tìm được viên ngọc quý, tìm được kho báu chôn trong ruộng, liền trở về bán tất cả để mua viên ngọc, mua thửa ruộng ấy”. Chúa đòi buộc người theo Chúa phải từ bỏ, nghĩa là đặt tất cả dưới Người, yêu Người trên mọi sự. Đưa ra đòi hỏi này và biết đó là một chọn lựa khó khăn nên Chúa Giêsu căn dặn, nên biết tính toán cẩn thận rồi mới chọn lựa dứt khoát. Muốn xây tháp cần tính toán có đủ tiền. Muốn thắng trận cần có lính. Muốn theo Chúa phải từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ sự tự do, từ bỏ những điều mình ưa thích khi những điều ấy đi ngược lại với lời dạy của Chúa hay làm cho bản thân xa cách Người. Từ bỏ là quy luật của cuộc sống và sự phát triển.Thai nhi không thể ở mãi trong lòng mẹ cho dẫu nơi đó an toàn, êm ấm nhất. Đứa trẻ phải từ giã lòng mẹ để sinh ra làm người. Đứa trẻ không thể nào trưởng thành nếu nó cứ sống mãi bằng sữa mẹ, nó phải thôi bú, ăn cơm bánh mới lớn lên. Cuộc sống đặt con người trước những sự lựa chọn. Chọn lựa là giới hạn. Chọn điều này phải bỏ điều kia. Sống là chấp nhận từ bỏ. Chọn những điều tốt loại bỏ những điều xấu. Có những điều xấu cần từ bỏ như cờ bạc, say sưa, ma tuý, trụy lạc, trộm cắp…Cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn, chẳng hạn khi chọn trường học, chọn nghề nghiệp, chọn nơi ở, chọn bậc sống, chọn bạn bè, chọn vợ chồng. Thanh niên nam nữ khi tìm hiểu nhau thì có nhiều người nhưng khi chọn vợ chồng thì chỉ chọn một mà thôi. Từ bỏ đòi hỏi nhiều hy sinh. Mỗi sáng thức dậy đi lễ, bỏ lại chiếc giường êm ấm. Mỗi tối gia đình tắt tivi để cùng quy tụ đọc giờ kinh. Giữ ngày Chúa nhật, bỏ công việc làm ăn có nhiều lợi nhuận. Bỏ đi một tật xấu để tập một nhân đức. Cao cả hơn, bỏ đời sống hôn nhân để sống đời tận hiến cho Chúa… Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Từ bỏ giống như cuộc leo núi. Leo núi là một cuộc mạo hiểm, đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ; nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo, lòng can đảm. Càng lên cao, người leo núi càng hưởng nhiều niềm vui, càng tắm mình trong ánh sáng chan hoà và được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ.
2. Vác thập giá
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là từ bỏ mọi sự và vác thập giá. Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình
Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến với niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nơi ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Mỗi ngày người Kitô hữu theo Chúa phải cố gắng từ bỏ rất nhiều và vác thập giá của mình. Các Tông đồ theo Chúa Giêsu lúc ban đầu không suy nghĩ gì nhiều, đôi khi họ có tranh giành vị thế chỗ đứng quyền lợi trần thế. Dần dần, Chúa thanh luyện suy nghĩ của các ông. Sau ngày Chúa phục sinh, các ông mới hiểu rõ thế nào là làm môn đệ Chúa. Rồi nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các ông đã can đảm từ bỏ tất cả và vác thập giá của mình đi theo Chúa một cách hăng hái và vui vẻ. Từ đó các Tông đồ là mẫu gương môn đệ, luôn luôn đặt tất cả dưới Chúa và yêu Chúa trên mọi sự.
Có tình yêu của Chúa trong mỗi hành vi từ bỏ, người môn đệ có thêm sức mạnh ơn thánh, để mọi thập giá trong đời trở thành thánh giá. Từ bỏ để có thêm. Thêm lòng mến Chúa, thêm thánh thiện, thêm niềm vui phục vụ tha nhân.
Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới tưng bừng lễ kỷ niệm mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ Têrêxa. Các thánh lễ và những cuộc triễn lãm tưởng niệm nhằm tôn vinh cuộc đời tôi tớ những người nghèo ở Calcutta. Đánh dấu năm đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mẹ Têrêxa Calcutta, ĐGH Bênêđictô XVI đã gởi bức thông điệp: Mẹ Têrêxa, một ''món quà vô giá'' cho Giáo hội và thế giới. ĐGM Lucas Sirkar đã đọc thông điệp này trong thánh lễ ngày 26.8, tại nhà nguyện Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta "Giáo hội và thế giới hân hoan cảm tạ Chúa vì món quà vô giá mà Mẹ Têrêxa đã để lại trong suốt cuộc đời của mình".
Dòng Thừa Sai Bác ái của Mẹ Têrêxa Calcutta rất nổi tiếng. Nhiều thiếu nữ đến xin gia nhập. Mẹ Têrêxa nói với họ: "Công việc người nữ tu dòng này rất cực khổ, chúng tôi phải phục vụ cho những người nghèo và những người vô gia cư. Chúng tôi phải làm việc suốt 24 giờ mỗi ngày". Mẹ Têrêxa rất thẳng thắn để các thiếu nữ ý thức và cân nhắc cẩn thận trước khi gia nhập dòng.
Gia nhập "Dòng" của Chúa Giêsu để làm môn đệ Ngài còn cực khổ khó khăn hơn dòng của Mẹ Têrêxa nhiều. Vì thế, Chúa Giêsu rất thẳng thắn nói rõ cho những ai muốn đi theo Ngài: “ Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Rất đông người "đi theo" Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả đều là "môn đệ" Ngài. Chỉ những ai đi theo mà từ bỏ và vác thập giá thì mới là môn đệ.
Làm môn đệ Chúa Giêsu không phải là bám theo một nhân vật quyền thế để có ô dù che chở hay để chia phần vinh quang, mà để sống theo gương Ngài là hy sinh tất cả vì yêu thương mọi người.
Bởi đó, ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu cần phải suy nghĩ kỹ xem mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi khó khăn ấy không. Như người xây tháp phải suy nghĩ kỹ về khả năng tài chính của mình, như một ông vua trước khi xuất chinh phải suy nghĩ kỹ về sức mạnh quân sự của mình.
Như vậy muốn theo Chúa Giêsu, muốn trở nên môn đệ của Ngài, phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình như là điều kiện cần thiết và căn bản.
1. Từ bỏ
Nhiều người hỏi rằng từ bỏ như Chúa Giêsu đòi hỏi làm sao mà sống được ? làm sao tránh được tiếng bất hiếu, vô tình, vô nghĩa ? Vậy thì phải hiểu chữ từ bỏ theo nghĩa nào? Từ bỏ ở đây hiểu theo nghĩa tinh thần nhiều hơn. Người theo Chúa cần có tinh thần từ bỏ, ưu tiên chọn Chúa trên hết mọi sự, xem Chúa và việc của Chúa là quan trọng hơn cả. Mạng sống, cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn đều rất quý trọng, nhưng người theo Chúa chọn điều quý hơn là chính Chúa. Họ giống như người “tìm được viên ngọc quý, tìm được kho báu chôn trong ruộng, liền trở về bán tất cả để mua viên ngọc, mua thửa ruộng ấy”. Chúa đòi buộc người theo Chúa phải từ bỏ, nghĩa là đặt tất cả dưới Người, yêu Người trên mọi sự. Đưa ra đòi hỏi này và biết đó là một chọn lựa khó khăn nên Chúa Giêsu căn dặn, nên biết tính toán cẩn thận rồi mới chọn lựa dứt khoát. Muốn xây tháp cần tính toán có đủ tiền. Muốn thắng trận cần có lính. Muốn theo Chúa phải từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ sự tự do, từ bỏ những điều mình ưa thích khi những điều ấy đi ngược lại với lời dạy của Chúa hay làm cho bản thân xa cách Người. Từ bỏ là quy luật của cuộc sống và sự phát triển.Thai nhi không thể ở mãi trong lòng mẹ cho dẫu nơi đó an toàn, êm ấm nhất. Đứa trẻ phải từ giã lòng mẹ để sinh ra làm người. Đứa trẻ không thể nào trưởng thành nếu nó cứ sống mãi bằng sữa mẹ, nó phải thôi bú, ăn cơm bánh mới lớn lên. Cuộc sống đặt con người trước những sự lựa chọn. Chọn lựa là giới hạn. Chọn điều này phải bỏ điều kia. Sống là chấp nhận từ bỏ. Chọn những điều tốt loại bỏ những điều xấu. Có những điều xấu cần từ bỏ như cờ bạc, say sưa, ma tuý, trụy lạc, trộm cắp…Cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn, chẳng hạn khi chọn trường học, chọn nghề nghiệp, chọn nơi ở, chọn bậc sống, chọn bạn bè, chọn vợ chồng. Thanh niên nam nữ khi tìm hiểu nhau thì có nhiều người nhưng khi chọn vợ chồng thì chỉ chọn một mà thôi. Từ bỏ đòi hỏi nhiều hy sinh. Mỗi sáng thức dậy đi lễ, bỏ lại chiếc giường êm ấm. Mỗi tối gia đình tắt tivi để cùng quy tụ đọc giờ kinh. Giữ ngày Chúa nhật, bỏ công việc làm ăn có nhiều lợi nhuận. Bỏ đi một tật xấu để tập một nhân đức. Cao cả hơn, bỏ đời sống hôn nhân để sống đời tận hiến cho Chúa… Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Từ bỏ giống như cuộc leo núi. Leo núi là một cuộc mạo hiểm, đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ; nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo, lòng can đảm. Càng lên cao, người leo núi càng hưởng nhiều niềm vui, càng tắm mình trong ánh sáng chan hoà và được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ.
2. Vác thập giá
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là từ bỏ mọi sự và vác thập giá. Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình
Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến với niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nơi ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Mỗi ngày người Kitô hữu theo Chúa phải cố gắng từ bỏ rất nhiều và vác thập giá của mình. Các Tông đồ theo Chúa Giêsu lúc ban đầu không suy nghĩ gì nhiều, đôi khi họ có tranh giành vị thế chỗ đứng quyền lợi trần thế. Dần dần, Chúa thanh luyện suy nghĩ của các ông. Sau ngày Chúa phục sinh, các ông mới hiểu rõ thế nào là làm môn đệ Chúa. Rồi nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các ông đã can đảm từ bỏ tất cả và vác thập giá của mình đi theo Chúa một cách hăng hái và vui vẻ. Từ đó các Tông đồ là mẫu gương môn đệ, luôn luôn đặt tất cả dưới Chúa và yêu Chúa trên mọi sự.
Có tình yêu của Chúa trong mỗi hành vi từ bỏ, người môn đệ có thêm sức mạnh ơn thánh, để mọi thập giá trong đời trở thành thánh giá. Từ bỏ để có thêm. Thêm lòng mến Chúa, thêm thánh thiện, thêm niềm vui phục vụ tha nhân.
Ai xứng đáng làm Môn Đệ Chúa Giêsu?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
15:06 01/09/2010
Chúa Nhật Thứ 23 Mùa Thường Niên, Năm C
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cảm đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Phải chăng vì quen quá nên hóa nhàm? Và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không hoàn thành nổi để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân lính đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Thế thì phải làm sao đây? Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng?
Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Thiên Chúa không muốn con người làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ: “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì hơn làm môn đệ của Người. Một kiểu khôn ngoan mà rất nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa.
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cảm đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Phải chăng vì quen quá nên hóa nhàm? Và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không hoàn thành nổi để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân lính đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Thế thì phải làm sao đây? Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng?
Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Thiên Chúa không muốn con người làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ: “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì hơn làm môn đệ của Người. Một kiểu khôn ngoan mà rất nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:49 01/09/2010
LÔNG MĂNG
Một hôm, Lương Huệ vương nhìn thấy một người dắt con trâu đi chuẩn bị giết rồi lấy máu nó để cúng, Lương Huệ vương nhìn thấy con trâu ra dáng sợ hãi nên động lòng trắc ẩn, bèn nói người ấy giết dê để cúng thay cho con trâu, và thả nó ra. Mạnh tử biết được, bèn muốn nhờ chuyện ấy mà nói với Lương Huệ vương nguyên nhân tại sao ông ta tuy có lòng nhân, nhưng lại không thể thi ân cho bá tánh.
Thế là ông ta giảng đạo lý cho Lương Huệ vương nghe, trong đó có đoạn:
- “Nếu có người nói với đại vương là họ có thể nhấc nổi đồ vật nặng ba ngàn cân, nhưng lại nhấc không nổi một cân lông chim nhỏ; hoặc là nhìn thấy lông măng trên đầu của con chim mới nở khi mùa thu đến, nhưng lại không nhìn thấy chiếc mui mới của chiếc xe, thì ngài có tin không ?”
(Mạnh tử, Lương Huệ vương)
Suy tư:
Lương Huệ vương nhìn thấy dáng con trâu sợ hãi khi bị đem đi giết thì động lòng trắc ẩn, nhưng ông ta lại không động lòng trắc ẩn trước nổi khổ đau của bá tánh; ông tha cho con trâu nhưng lại giết con dê, tức là lòng trắc ẩn của ông chỉ là thức thời, vì trâu hay dê cũng đều là của ông.
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- cũng xử sự giống như Lương Huệ vương, chỉ động lòng trắc ẩn trước một số người quen biết, mà không động lòng trắc ẩn với những người không quen biết, dù chúng ta cũng nhìn thấy những đau khổ của họ; chúng ta để dành tất cả để giúp đỡ bà con ở xa, nhưng gia đình bên cạnh quá thiếu thốn mà chúng ta không nhìn thấy, hoặc không giúp đỡ…
Tinh thần bác ái của Chúa Giê-su Ki-tô không phải chỉ dành cho một số người quen biết thân thuộc, nhưng là dành cho tất cả mọi người, bởi vì tất cả mọi người cũng đều là con cái của Cha trên trời, cũng được Chúa Giê-su Ki-tô cứu chuộc tội lỗi.
Nói thấy lông măng trên đầu con chim nhỏ ở xa, mà không thấy chiếc xe bò trước mặt thì đúng là nói dối, và lòng nhân cũng là giả dối luôn.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một hôm, Lương Huệ vương nhìn thấy một người dắt con trâu đi chuẩn bị giết rồi lấy máu nó để cúng, Lương Huệ vương nhìn thấy con trâu ra dáng sợ hãi nên động lòng trắc ẩn, bèn nói người ấy giết dê để cúng thay cho con trâu, và thả nó ra. Mạnh tử biết được, bèn muốn nhờ chuyện ấy mà nói với Lương Huệ vương nguyên nhân tại sao ông ta tuy có lòng nhân, nhưng lại không thể thi ân cho bá tánh.
Thế là ông ta giảng đạo lý cho Lương Huệ vương nghe, trong đó có đoạn:
- “Nếu có người nói với đại vương là họ có thể nhấc nổi đồ vật nặng ba ngàn cân, nhưng lại nhấc không nổi một cân lông chim nhỏ; hoặc là nhìn thấy lông măng trên đầu của con chim mới nở khi mùa thu đến, nhưng lại không nhìn thấy chiếc mui mới của chiếc xe, thì ngài có tin không ?”
(Mạnh tử, Lương Huệ vương)
Suy tư:
Lương Huệ vương nhìn thấy dáng con trâu sợ hãi khi bị đem đi giết thì động lòng trắc ẩn, nhưng ông ta lại không động lòng trắc ẩn trước nổi khổ đau của bá tánh; ông tha cho con trâu nhưng lại giết con dê, tức là lòng trắc ẩn của ông chỉ là thức thời, vì trâu hay dê cũng đều là của ông.
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- cũng xử sự giống như Lương Huệ vương, chỉ động lòng trắc ẩn trước một số người quen biết, mà không động lòng trắc ẩn với những người không quen biết, dù chúng ta cũng nhìn thấy những đau khổ của họ; chúng ta để dành tất cả để giúp đỡ bà con ở xa, nhưng gia đình bên cạnh quá thiếu thốn mà chúng ta không nhìn thấy, hoặc không giúp đỡ…
Tinh thần bác ái của Chúa Giê-su Ki-tô không phải chỉ dành cho một số người quen biết thân thuộc, nhưng là dành cho tất cả mọi người, bởi vì tất cả mọi người cũng đều là con cái của Cha trên trời, cũng được Chúa Giê-su Ki-tô cứu chuộc tội lỗi.
Nói thấy lông măng trên đầu con chim nhỏ ở xa, mà không thấy chiếc xe bò trước mặt thì đúng là nói dối, và lòng nhân cũng là giả dối luôn.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:50 01/09/2010
N2T |
23. Con người chỉ muốn lao khổ vì vinh quang của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã hài lòng rồi.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 01/09/2010
N2T |
515. Bạn không thể chuyển biến thời tiết, nhưng có thể thay đổi tâm tình.
Hãy tiến đến lãnh nhận lương thực khôn ngoan
Lm. Jude Siciliano, OP
23:37 01/09/2010
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN -C-
Khôn ngoan 9: 13-18; Tv 90; Philemon 9-10, 12-17;Lc 14: 25-33
Cách đây ít năm, trong lúc đang tiếp chuyện, tôi bỗng chưng hửng trước lời bình của một bạn trẻ mới 25 tuổi đầu. Cậu ta tự giới thiệu về mình như một “thanh niên kiểu mẫu của lứa tuổi 25”, đã có bằng cử nhân trong tay và một công việc tươm tất. Dù xét về phía cá nhân, cậu ta chẳng gặp phải vấn đề gì gọi là khủng hoảng, ấy thế mà cậu lại đi bàn chuyện dàn xếp những nỗi khuất tất của cuộc sống nhân sinh, đại thể như về công ăn việc làm, về những mối tương giao với bậc sinh thành, bằng hữu, cũng như với cô bạn đầu gối tay ấp của cậu. Tắt một lời, cậu nói: “Con hãy còn trẻ, thế nhưng lại hay bi quan yếm thế, ước chi con có thể chọn lựa lại từ lúc đầu thai. Đời rõ là bể khổ!”.
Một người trẻ mới sống có ngần ấy năm trong đời mà đã thốt lên như vậy đấy! Hẳn cậu đã từng phạm sai lầm và ra như những điều đó đã dạy khôn cậu. Cậu đang lớn lên cùng với sự khôn ngoan về cuộc đời, tức là những điều mà tác giả Sách Khôn Ngoan gọi là, “những gì thuộc hạ giới.” Lèo lái cuộc đời thật khó, vì đôi khi chẳng biết hướng nào là đúng. Một trong những vấn đề của kiếp nhân sinh, là làm thế nào để chúng ta có thể học hiểu và bước đi trong đường lối Chúa?
Trăm năm trước Đức Ki-tô giáng sinh, tác giả sách Khôn Ngoan đã ngộ ra điều này: “Nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa? Nào có ai hiểu được Đức Chúa muốn điều chi? Loài người chúng ta vốn yếu nhược, tầm nhìn có hạn và các chọn lựa của chúng ta lại bị chi phối bởi những áp lực từ bên trong cũng như bên ngoài, giữa ý thức và vô thức.
Theo Kinh Thánh, sách Khôn Ngoan luôn được gán cho Sa-lô-môn. Ông đã sống trước khi sách ra đời những 10 thế kỷ, ấy thế nhưng sách Khôn ngoan vẫn kín múc và phô bày tinh thần cũng như mức độ ảnh hưởng của ông. Trong khi dâng lời cầu nguyện, Sa-lô-môn đã được Thiên Chúa hứa ban bất cứ điều gì ông muốn. Ông đã chọn sự khôn ngoan để nâng đỡ ông trong việc thực hiện những quyết định trong đời sống thực tiễn mỗi ngày. (“Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế?” [1V 3,9]). Nếu người bạn trẻ của tôi có thể kết luận rằng, “Đời là bể khổ!” và nhận ra việc thực hiện những quyết định đúng đắn là điều hệ trọng giữa lúc còn thanh xuân như vậy, thì anh chị em cứ thử nghĩ xem, trong vai trò là một lãnh đạo được Thiên Chúa tấn phong, Sa-lô-môn cần đến sự khôn ngoan biết dường nào, sự khôn ngoan mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể trao ban.
Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống giữa một thế giới thấm đẫm văn hóa Hy-lạp, một xã hội được các triết gia và luân lý gia Hy-lạp hướng đạo. Người Hy-lạp yêu mến việc truy tầm sự khôn ngoan, họ nổi danh nhờ các triết gia, hệ thống thư viện, phô diễn nghệ thuật và tri thức khoa học của họ… Họ đã tin rằng, họ có thể đạt được sự khôn ngoan bằng những nỗ lực tự thân. Tuy nhiên tác giả sách Khôn Ngoan và Đức Giê-su (đặc biệt trong Tin Mừng hôm nay) đã có ý định nói đến một kiểu khôn ngoan hoàn toàn khác biệt. Sự khôn ngoan ấy không phải do con người nỗ lực mà thành, nhưng hoàn toàn là do ân ban của Thiên Chúa. (“Ý định của Chúa, nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Ngài chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi thần khí thánh?”).
Chúng ta sống trong một thế giới bị dẫn dắt bởi vô vàn các hình thái khôn ngoan thế tục đang thách thức sự khôn ngoan của sách thánh. Đấy chính là phông nền dành cho các bài đọc hôm nay. Xã hội của chúng ta không hứng thú với chuyện ấp ủ, tìm kiếm đường lối của Thiên Chúa như bài đọc một cho biết, hoặc cũng chẳng sẵn sàng dâng hiến (“từ bỏ mọi sự”) theo như những gì Đức Giê-su đã giải thích cặn kẽ cho những ai mong ước trở thành môn đệ của Người như trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúng ta vẫn đang lữ hành cùng với Đức Giê-su và những bạn hữu của Người hệt như tình trạng mà Lu-ca đã kể: “Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su.” Ở thời điểm đó, có thể có rất đông dân chúng đang hiện diện với Người, thế nhưng khi Đức Giê-su càng tiến gần đến Giê-ru-sa-lem, và khi những nỗ lực của Người xem ra không còn dính bén với các toan tính kiếm tìm danh vọng của họ, thì càng có nhiều người bỏ đi. Tuy vậy, Đức Giê-su vẫn chờ đợi những ai đi theo người đến tận giây phút cuối cùng, tức là khi họ chứng kiến được điều sẽ xảy ra cho Người và cảm nghiệm được điều họ sẽ được mời gọi. Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người vẫn tiếp tục tỏ lộ những đòi hỏi dành cho những ai bước theo Người. Người muốn chúng ta từ bỏ những suy nghĩ đặt nền trên sự khôn ngoan của thế gian. Người muốn chúng ta được sống và hạnh phúc, biết đón nhận chính Người cũng như đường lối của Người là con đường đưa đến Thiên Chúa, và đưa đến những sự thật về chính chúng ta.
Người càng tiến gần đến Giê-ru-sa-lem, thì càng có nhiều người thuộc số đám đông đi theo sẽ tản hàng. Người vẫn khuyên nhủ họ: đừng đợi đến lúc sau này rồi mới chịu biến đổi theo những đòi hỏi thiết yếu của người môn đệ; khôn ngoan là chọn lựa ngay bây giờ, chọn lựa không dựa trên sự khôn ngoan phù phiếm theo thói thế gian, nhưng là trên sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban tặng. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là một hồng ân. Chúng ta có thể đón nhận và sống bằng sự khôn ấy không? Và sống bằng sự khôn ngoan ấy là sống như thế nào? Đức Giê-su trả lời cho chúng ta qua các việc làm và giáo huấn của Người.
Rõ ràng, Đức Giê-su không tiến cử cho chúng ta một đạo giáo tiện nghi thoải mái. Người cho chúng ta hay, cuộc đời của chúng ta được đóng ấn bằng thập giá. Điều ấy được bày tỏ qua cung cách Người đã sống cùng những gì Người chọn lựa.
Hai dụ ngôn Người gởi đến cho chúng ta hôm nay gợi ý rằng, đừng nên bước vào mối tương giao môn đệ một cách thất thường. Chúng ta không gia nhập một câu lạc bộ xã hội hoặc một tôn giáo lúc nào cũng nhắm đến chuyện dành thế thượng phong! Cũng chẳng phải tự dưng trở thành môn đệ của Đức Giê-su chỉ vì chúng ta đã được sinh ra trong một gia đình Ki-tô giáo. Suốt cuộc đời, Đức Giê-su đã cân nhắc, quyết định mỗi ngày về chuyện làm thế nào để đối phó với lề thói thế gian và các tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo thời bấy giờ. Người đòi chúng ta phải rập khuôn theo Người. Người cho chúng ta biết, hãy suy nghĩ cho đến cùng trước khi tận hiến cho Người. Rồi trong khi thực hiện, hãy trao hiến tất cả sức lực.
Tuy nhiên, trong kiếp sống vắn vỏi này, ai trong chúng ta là người có thể khẳng định mình đã sống hết mình hết sức với ơn khôn ngoan ấy? Đại đa số chúng ta vẫn đang trở nên người môn đệ qua tiến trình từng ngày; từng chút từng chút một, chúng ta cân nhắc các chọn lựa và hành động của mình thật cẩn thận. Tôi phải làm gì trong vị thế là người môn đệ của Đức Giê-su? Khi tôi hoang mang không biết làm thế nào giải gỡ được vấn nạn ấy, thì ấy là lúc tôi thực hiện điều Sa-lô-môn đã làm, là cầu xin sự khôn ngoan. Trên thực tế, nói đúng ra chúng ta phải cầu xin sự khôn ngoan mỗi ngày; cuộc sống luôn phức tạp và nào có ai biết được thách thức và chọn lựa mà mình sẽ phải đối diện trong ngày hôm nay. Điều làm nên cuộc sống không phải là điều tôi nắm trong tay hoặc chỗ đứng của tôi trong gia đình và xã hội, nhưng là Đức Giê-su. Chính vì thế, mọi thứ phải được đặt để dưới chân Người.
Trong thánh lễ hôm nay, cùng với bánh và rượu, chúng ta có thể đặt lên bàn thờ những ước nguyện của chúng ta, để cuộc đời của mỗi người được Đức Giê-su biến đổi. Cuộc đời của chúng ta cũng y như sự dang dở của bánh và rượu. Thế nhưng, vị chủ tế sẽ nhân danh chúng ta rồi đặt tay trên của lễ và trên cả chúng ta nữa để nguyện rằng: “xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này để biến thành Mình và Máu Đức Ki-tô.” Đấy là điều mà chúng ta cầu xin cho chính chúng ta và cho cộng đoàn đức tin, tức là được trở nên như Đức Ki-tô và sẵn sàng có thể vác lấy thập giá mà bước theo Người.
Bài đọc hai hôm nay cho chúng ta một cái nhìn rất riêng về cuộc đời của thánh Phao-lô. Đây là Chúa Nhật duy nhất chúng ta được nghe trích đoạn từ thư Phi-lê-môn (thư Phi-lê-mon chỉ xuất hiện một lần theo lịch phụng vụ lời Chúa trong thánh lễ). Điều ấy như thể đang không trèo lên gác nhà để lục tìm chiếc rương cũ có lưu lại bức thư mà ông bà gửi lại cho con cháu. Tuy nhiên, trong các bức thư như thế, tình cảm và mối quan tâm mà ông bà để lại cho đám tử tôn thật tỏ tường. Bức thư vắn tắt của thánh Phao-lô gởi cho Phi-lê-mon rất giống với kiểu bức thư ấy. Thánh Phao-lô gọi Ô-nê-xi-mô là “đứa con” của ngài với giọng văn như có ý nói, “lão già” (như ngài tự nhận) đã yêu mến Ô-nê-xi-mô đến nhường nào.
Các thư của thánh Phao-lô thường được gởi đến các cộng đoàn, phần lớn là các giáo hội ngài đã giúp thiết lập. Thư gởi Phi-lê-mon là bức thư cá nhân duy nhất (và do chính tay ngài viết) mà chúng ta có được. Ngài đã thảo thư này trong tù quãng năm 25 C.N. Phi-lê-môn vốn là một người đạo theo ở Cô-lô-xê và Ô-nê-xi-mô là nô lệ của ông ta, người đã lấy trộm vài thứ có giá của gia đình chủ rồi bỏ trốn. Chắc hẳn Ô-nê-xi-mô đã gặp thánh Phao-lô tại Ê-phê-xô rồi trở thành môn đệ Đức Ki-tô và ngày càng trở nên thân thiết với thánh nhân, người đã xem ông như “ruột thịt”. Ra như Ô-nê-xi-mô đã trở nên rất hữu dụng cho thánh Phao-lô trong khi ngài bị giam cầm, tuy nhiên ngài đã gởi trả anh cho Phi-lê-môn.
Mặc dù thánh Phao-lô không đưa ra một giáo huấn nào nhằm chống lại chế độ nô lệ, thế nhưng ngài đã khẩn nài Phi-lê-môn nhận lại Ô-nê-xi-mô, “không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa.” Thánh Phao-lô tha thiết xin Phi-lê-môn bỏ đi mối tương quan chủ tớ vốn được chấp nhận trong văn hóa thời đó, để nhận lại Ô-nê-xi-mô trong một tương giao mới mẻ và triệt để hơn, tức là như anh em trong Đức Ki-tô. Điều Phi-lê-môn được yêu cầu phải làm cũng là điều Đức Giê-su đòi hỏi chúng ta hôm nay, là “dứt bỏ” mọi sự sở hữu để bước theo Người, đặt Người trên mọi sự sở hữu.
Ai là người có thể khẳng định mình đã hoàn toàn theo Đức Ki-tô? Ngày hôm nay chúng ta không còn cùng nhau cử hành việc thờ phượng giống như hình thức thời các môn đệ tiên khởi, bởi lẽ chúng ta chạy hết chặng đường ấy và đã tiến ra bục nhận huy chương vàng. Thay vào đó, giờ đây chúng ta đang ở trong tình trạng đợi ngày hoàn tất, nghĩa là chấp nhận những điều liên quan đến việc chưa thành toàn trong quá trình trở nên người môn đệ. Chúng ta cần Đấng là chính sự Khôn Ngoan như thần lương cho cuộc lữ hành. Chúng ta cũng biết rất rõ, đời là bể khổ như anh bạn trẻ của tôi đã nói. Thế nhưng, chúng ta hãy tiến đến để lãnh nhận lương thực khôn ngoan hầu chúng ta có thể sáng suốt chọn lựa trong khi tiếp tục hành trình hồi hương về Giê-ru-sa-lem thiên quốc.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Khôn ngoan 9: 13-18; Tv 90; Philemon 9-10, 12-17;Lc 14: 25-33
Cách đây ít năm, trong lúc đang tiếp chuyện, tôi bỗng chưng hửng trước lời bình của một bạn trẻ mới 25 tuổi đầu. Cậu ta tự giới thiệu về mình như một “thanh niên kiểu mẫu của lứa tuổi 25”, đã có bằng cử nhân trong tay và một công việc tươm tất. Dù xét về phía cá nhân, cậu ta chẳng gặp phải vấn đề gì gọi là khủng hoảng, ấy thế mà cậu lại đi bàn chuyện dàn xếp những nỗi khuất tất của cuộc sống nhân sinh, đại thể như về công ăn việc làm, về những mối tương giao với bậc sinh thành, bằng hữu, cũng như với cô bạn đầu gối tay ấp của cậu. Tắt một lời, cậu nói: “Con hãy còn trẻ, thế nhưng lại hay bi quan yếm thế, ước chi con có thể chọn lựa lại từ lúc đầu thai. Đời rõ là bể khổ!”.
Một người trẻ mới sống có ngần ấy năm trong đời mà đã thốt lên như vậy đấy! Hẳn cậu đã từng phạm sai lầm và ra như những điều đó đã dạy khôn cậu. Cậu đang lớn lên cùng với sự khôn ngoan về cuộc đời, tức là những điều mà tác giả Sách Khôn Ngoan gọi là, “những gì thuộc hạ giới.” Lèo lái cuộc đời thật khó, vì đôi khi chẳng biết hướng nào là đúng. Một trong những vấn đề của kiếp nhân sinh, là làm thế nào để chúng ta có thể học hiểu và bước đi trong đường lối Chúa?
Trăm năm trước Đức Ki-tô giáng sinh, tác giả sách Khôn Ngoan đã ngộ ra điều này: “Nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa? Nào có ai hiểu được Đức Chúa muốn điều chi? Loài người chúng ta vốn yếu nhược, tầm nhìn có hạn và các chọn lựa của chúng ta lại bị chi phối bởi những áp lực từ bên trong cũng như bên ngoài, giữa ý thức và vô thức.
Theo Kinh Thánh, sách Khôn Ngoan luôn được gán cho Sa-lô-môn. Ông đã sống trước khi sách ra đời những 10 thế kỷ, ấy thế nhưng sách Khôn ngoan vẫn kín múc và phô bày tinh thần cũng như mức độ ảnh hưởng của ông. Trong khi dâng lời cầu nguyện, Sa-lô-môn đã được Thiên Chúa hứa ban bất cứ điều gì ông muốn. Ông đã chọn sự khôn ngoan để nâng đỡ ông trong việc thực hiện những quyết định trong đời sống thực tiễn mỗi ngày. (“Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế?” [1V 3,9]). Nếu người bạn trẻ của tôi có thể kết luận rằng, “Đời là bể khổ!” và nhận ra việc thực hiện những quyết định đúng đắn là điều hệ trọng giữa lúc còn thanh xuân như vậy, thì anh chị em cứ thử nghĩ xem, trong vai trò là một lãnh đạo được Thiên Chúa tấn phong, Sa-lô-môn cần đến sự khôn ngoan biết dường nào, sự khôn ngoan mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể trao ban.
Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống giữa một thế giới thấm đẫm văn hóa Hy-lạp, một xã hội được các triết gia và luân lý gia Hy-lạp hướng đạo. Người Hy-lạp yêu mến việc truy tầm sự khôn ngoan, họ nổi danh nhờ các triết gia, hệ thống thư viện, phô diễn nghệ thuật và tri thức khoa học của họ… Họ đã tin rằng, họ có thể đạt được sự khôn ngoan bằng những nỗ lực tự thân. Tuy nhiên tác giả sách Khôn Ngoan và Đức Giê-su (đặc biệt trong Tin Mừng hôm nay) đã có ý định nói đến một kiểu khôn ngoan hoàn toàn khác biệt. Sự khôn ngoan ấy không phải do con người nỗ lực mà thành, nhưng hoàn toàn là do ân ban của Thiên Chúa. (“Ý định của Chúa, nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Ngài chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi thần khí thánh?”).
Chúng ta sống trong một thế giới bị dẫn dắt bởi vô vàn các hình thái khôn ngoan thế tục đang thách thức sự khôn ngoan của sách thánh. Đấy chính là phông nền dành cho các bài đọc hôm nay. Xã hội của chúng ta không hứng thú với chuyện ấp ủ, tìm kiếm đường lối của Thiên Chúa như bài đọc một cho biết, hoặc cũng chẳng sẵn sàng dâng hiến (“từ bỏ mọi sự”) theo như những gì Đức Giê-su đã giải thích cặn kẽ cho những ai mong ước trở thành môn đệ của Người như trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúng ta vẫn đang lữ hành cùng với Đức Giê-su và những bạn hữu của Người hệt như tình trạng mà Lu-ca đã kể: “Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su.” Ở thời điểm đó, có thể có rất đông dân chúng đang hiện diện với Người, thế nhưng khi Đức Giê-su càng tiến gần đến Giê-ru-sa-lem, và khi những nỗ lực của Người xem ra không còn dính bén với các toan tính kiếm tìm danh vọng của họ, thì càng có nhiều người bỏ đi. Tuy vậy, Đức Giê-su vẫn chờ đợi những ai đi theo người đến tận giây phút cuối cùng, tức là khi họ chứng kiến được điều sẽ xảy ra cho Người và cảm nghiệm được điều họ sẽ được mời gọi. Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người vẫn tiếp tục tỏ lộ những đòi hỏi dành cho những ai bước theo Người. Người muốn chúng ta từ bỏ những suy nghĩ đặt nền trên sự khôn ngoan của thế gian. Người muốn chúng ta được sống và hạnh phúc, biết đón nhận chính Người cũng như đường lối của Người là con đường đưa đến Thiên Chúa, và đưa đến những sự thật về chính chúng ta.
Người càng tiến gần đến Giê-ru-sa-lem, thì càng có nhiều người thuộc số đám đông đi theo sẽ tản hàng. Người vẫn khuyên nhủ họ: đừng đợi đến lúc sau này rồi mới chịu biến đổi theo những đòi hỏi thiết yếu của người môn đệ; khôn ngoan là chọn lựa ngay bây giờ, chọn lựa không dựa trên sự khôn ngoan phù phiếm theo thói thế gian, nhưng là trên sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban tặng. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là một hồng ân. Chúng ta có thể đón nhận và sống bằng sự khôn ấy không? Và sống bằng sự khôn ngoan ấy là sống như thế nào? Đức Giê-su trả lời cho chúng ta qua các việc làm và giáo huấn của Người.
Rõ ràng, Đức Giê-su không tiến cử cho chúng ta một đạo giáo tiện nghi thoải mái. Người cho chúng ta hay, cuộc đời của chúng ta được đóng ấn bằng thập giá. Điều ấy được bày tỏ qua cung cách Người đã sống cùng những gì Người chọn lựa.
Hai dụ ngôn Người gởi đến cho chúng ta hôm nay gợi ý rằng, đừng nên bước vào mối tương giao môn đệ một cách thất thường. Chúng ta không gia nhập một câu lạc bộ xã hội hoặc một tôn giáo lúc nào cũng nhắm đến chuyện dành thế thượng phong! Cũng chẳng phải tự dưng trở thành môn đệ của Đức Giê-su chỉ vì chúng ta đã được sinh ra trong một gia đình Ki-tô giáo. Suốt cuộc đời, Đức Giê-su đã cân nhắc, quyết định mỗi ngày về chuyện làm thế nào để đối phó với lề thói thế gian và các tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo thời bấy giờ. Người đòi chúng ta phải rập khuôn theo Người. Người cho chúng ta biết, hãy suy nghĩ cho đến cùng trước khi tận hiến cho Người. Rồi trong khi thực hiện, hãy trao hiến tất cả sức lực.
Tuy nhiên, trong kiếp sống vắn vỏi này, ai trong chúng ta là người có thể khẳng định mình đã sống hết mình hết sức với ơn khôn ngoan ấy? Đại đa số chúng ta vẫn đang trở nên người môn đệ qua tiến trình từng ngày; từng chút từng chút một, chúng ta cân nhắc các chọn lựa và hành động của mình thật cẩn thận. Tôi phải làm gì trong vị thế là người môn đệ của Đức Giê-su? Khi tôi hoang mang không biết làm thế nào giải gỡ được vấn nạn ấy, thì ấy là lúc tôi thực hiện điều Sa-lô-môn đã làm, là cầu xin sự khôn ngoan. Trên thực tế, nói đúng ra chúng ta phải cầu xin sự khôn ngoan mỗi ngày; cuộc sống luôn phức tạp và nào có ai biết được thách thức và chọn lựa mà mình sẽ phải đối diện trong ngày hôm nay. Điều làm nên cuộc sống không phải là điều tôi nắm trong tay hoặc chỗ đứng của tôi trong gia đình và xã hội, nhưng là Đức Giê-su. Chính vì thế, mọi thứ phải được đặt để dưới chân Người.
Trong thánh lễ hôm nay, cùng với bánh và rượu, chúng ta có thể đặt lên bàn thờ những ước nguyện của chúng ta, để cuộc đời của mỗi người được Đức Giê-su biến đổi. Cuộc đời của chúng ta cũng y như sự dang dở của bánh và rượu. Thế nhưng, vị chủ tế sẽ nhân danh chúng ta rồi đặt tay trên của lễ và trên cả chúng ta nữa để nguyện rằng: “xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này để biến thành Mình và Máu Đức Ki-tô.” Đấy là điều mà chúng ta cầu xin cho chính chúng ta và cho cộng đoàn đức tin, tức là được trở nên như Đức Ki-tô và sẵn sàng có thể vác lấy thập giá mà bước theo Người.
Bài đọc hai hôm nay cho chúng ta một cái nhìn rất riêng về cuộc đời của thánh Phao-lô. Đây là Chúa Nhật duy nhất chúng ta được nghe trích đoạn từ thư Phi-lê-môn (thư Phi-lê-mon chỉ xuất hiện một lần theo lịch phụng vụ lời Chúa trong thánh lễ). Điều ấy như thể đang không trèo lên gác nhà để lục tìm chiếc rương cũ có lưu lại bức thư mà ông bà gửi lại cho con cháu. Tuy nhiên, trong các bức thư như thế, tình cảm và mối quan tâm mà ông bà để lại cho đám tử tôn thật tỏ tường. Bức thư vắn tắt của thánh Phao-lô gởi cho Phi-lê-mon rất giống với kiểu bức thư ấy. Thánh Phao-lô gọi Ô-nê-xi-mô là “đứa con” của ngài với giọng văn như có ý nói, “lão già” (như ngài tự nhận) đã yêu mến Ô-nê-xi-mô đến nhường nào.
Các thư của thánh Phao-lô thường được gởi đến các cộng đoàn, phần lớn là các giáo hội ngài đã giúp thiết lập. Thư gởi Phi-lê-mon là bức thư cá nhân duy nhất (và do chính tay ngài viết) mà chúng ta có được. Ngài đã thảo thư này trong tù quãng năm 25 C.N. Phi-lê-môn vốn là một người đạo theo ở Cô-lô-xê và Ô-nê-xi-mô là nô lệ của ông ta, người đã lấy trộm vài thứ có giá của gia đình chủ rồi bỏ trốn. Chắc hẳn Ô-nê-xi-mô đã gặp thánh Phao-lô tại Ê-phê-xô rồi trở thành môn đệ Đức Ki-tô và ngày càng trở nên thân thiết với thánh nhân, người đã xem ông như “ruột thịt”. Ra như Ô-nê-xi-mô đã trở nên rất hữu dụng cho thánh Phao-lô trong khi ngài bị giam cầm, tuy nhiên ngài đã gởi trả anh cho Phi-lê-môn.
Mặc dù thánh Phao-lô không đưa ra một giáo huấn nào nhằm chống lại chế độ nô lệ, thế nhưng ngài đã khẩn nài Phi-lê-môn nhận lại Ô-nê-xi-mô, “không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa.” Thánh Phao-lô tha thiết xin Phi-lê-môn bỏ đi mối tương quan chủ tớ vốn được chấp nhận trong văn hóa thời đó, để nhận lại Ô-nê-xi-mô trong một tương giao mới mẻ và triệt để hơn, tức là như anh em trong Đức Ki-tô. Điều Phi-lê-môn được yêu cầu phải làm cũng là điều Đức Giê-su đòi hỏi chúng ta hôm nay, là “dứt bỏ” mọi sự sở hữu để bước theo Người, đặt Người trên mọi sự sở hữu.
Ai là người có thể khẳng định mình đã hoàn toàn theo Đức Ki-tô? Ngày hôm nay chúng ta không còn cùng nhau cử hành việc thờ phượng giống như hình thức thời các môn đệ tiên khởi, bởi lẽ chúng ta chạy hết chặng đường ấy và đã tiến ra bục nhận huy chương vàng. Thay vào đó, giờ đây chúng ta đang ở trong tình trạng đợi ngày hoàn tất, nghĩa là chấp nhận những điều liên quan đến việc chưa thành toàn trong quá trình trở nên người môn đệ. Chúng ta cần Đấng là chính sự Khôn Ngoan như thần lương cho cuộc lữ hành. Chúng ta cũng biết rất rõ, đời là bể khổ như anh bạn trẻ của tôi đã nói. Thế nhưng, chúng ta hãy tiến đến để lãnh nhận lương thực khôn ngoan hầu chúng ta có thể sáng suốt chọn lựa trong khi tiếp tục hành trình hồi hương về Giê-ru-sa-lem thiên quốc.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo sư Ratzinger và nhóm học trò tiến sĩ
Vũ Văn An
23:45 01/09/2010
Nhịp sống giữa cảnh trò yêu đồng nghiệp kính của vị giáo sư thần học tín lý người Bavaria tưởng chừng cứ thế êm đềm trôi qua dưới bầu trời thơ mộng của Ratisbon, không ngờ đã bị Đức Phaolô VI khuấy động.
Thực vậy, Ratisbon quả là nơi đáng sống. Dòng Danube thơ mộng chẩy ngoài kia. Những đường hẻm trải đá của cổ thành dẫn tới những đền đài vua chúa, giọng hát phụng vụ của ca đoàn chim sẻ luôn vang vọng từ Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Phêrô xây theo lối Gôtích vào mỗi Thánh Lễ trọng. Rastibon có đủ mọi nét của một thành phố sống động nhưng yên tĩnh, di sản của nhiều thời đại, một bộ mặt thư dãn và dịu dàng dễ mến của điều được mệnh danh là nền Văn Minh Tây Âu. Nhưng thêm vào cái nét thường ngày ấy, số phận đã hơn một lần đẩy đưa biến thành phố này thành một thứ vọng đồn, một thứ tháp canh cạnh biên thùy nhiều thế giới khác. Khi người Rôma thiết lập ra nó, cái thành cổ kính có tên Castrates Regina này từng được nghe những ngôn từ khó hiểu của người Celtics, trước khi các dân tộc khác từ Phương Đông tới tràn ngập khắp Đế Quốc. Thế rồi tới hậu bán thế kỷ 20, non 80 cây số cách thành phố Bavaria này là đường ranh giới với Czechoslovakia, nghĩa là cửa ngõ phân cách Phương Tây với thế giới “khác” có tên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Đại học Ratisbon
Năm 1968, ở lân thị Prague, Mùa Xuân Dubcek bị xe tăng Xô Viết càn quét, trong khi đó, ở các đại học Phương Tây, cuộc nổi loạn của con cháu giai cấp trưởng giả, mặc chiếc áo Mácxít, nổi lên đập phá trật tự xã hội. Một năm trước đó, nhà nước tự do của Bavaria mở tại Ratisbon trường đại học thứ tư của mình, và theo ý kiến một số người, Phân Khoa Thần Học mới mở nên có sứ mệnh đặc biệt là thách thức thế giới Cộng Sản: phải làm một điều gì đó, phải dùng cái óc thần học tinh tế Đức mà phân tích cho bằng được các biến thái của lịch sử đang được nhiều người, ngay trong Giáo Hội, bắt đầu giải thích như dấu hiệu của ngày Chung Cuộc, những nứt rạn đang làm cho thế giới sắp sửa tiêu tan. Cũng có nhiều người ở buổi đầu ấy muốn trao ghế giáo sư Thần Học Tín Lý tại tân phân khoa cho Giáo Sư Joseph Ratzinger. Năm 1966, nhà thần học sáng chói và nổi tiếng của Công Đồng này đã rời Phân Khoa Thần Học Munster và đã nhận lời mời của Phân Khoa Tubingen chỉ để gần Heimat, mảnh đất quê hương thuộc Bavaria của mình, mảnh đất đối với ông, và nhất là đối với người chị vốn chăm sóc ông như mẹ, lúc nào cũng là nguồn cội cho những hoài nhớ khôn nguôi. Heinrich Schlier, nhà chú giải thánh kinh Công Giáo lừng danh, từ phái Luthêrô trở lại, một người bạn của Ratzinger từ những ngày còn dạy với nhau tại Bonn, vốn cảnh giác ông: “Giáo sư phải thận trọng nghe: Tubingen không thuộc Bavaria đâu nhé”. Joseph và Maria, chị ông, mau chóng hiểu ra điều đó. Nhưng vào năm 1967, lúc đại học tân lập mới mở, viễn tượng di chuyển về Ratisbon là một cám dỗ được Ratzinger chống lại ngay từ đầu: ông chỉ mới phát động một cuộc di chuyển đầy nhiệt tình tới thành trì thần học nổi tiếng của vùng Swabian này, nhưng trên hết, ông không thích thú gì đối với ý niệm phải dính cứng vào những vấn đề phức tạp về kỹ thuật và hậu cần trong giai đoạn đầu của việc quản trị các định chế tân khoa bảng. Thành thử ghế giáo sư thần học tín lý tại Regensburg được trao cho Johann Auer, đồng nghiệp lúc còn ở Bonn của ông. Nhưng 2 năm sau, tức đầu năm 1969, mọi sự đều thay đổi. Tại Tubingen, cuộc bạo loạn đã phá hoại cả nếp sinh hoạt bình thường của phân khoa thần học: các buổi thuyết giảng, các buổi thi cử, các buổi tụ họp có tính học thuật, thẩy đều trở thành bãi chiến trường. Sau này, trong cuốn “Muối Đất”, ngài đã viết như sau về thời kỳ này: “Bản thân tôi không có vấn đề gì với các sinh viên. Nhưng quả tôi có thấy sự bạo ngược đã lộng hành ra sao, hết sức tàn bạo”. Peter Kuhn, lúc đó là phụ tá của Ratzinger, viết: “Đầu năm 1969, tôi gặp Schlier. Ông hỏi tôi: xếp bọn mình ở Tubingen hồi này ra sao. Tôi bảo: sự việc không được xuôi chiều mát mái mấy. Ông bảo tôi: ‘họ vừa quyết định lập một ghế thần học tín lý thứ hai tại Ratisbon. Ở đấy, tôi biết rõ Giáo Sư Franz Mussner, hiện đang dạy môn Chú Giải Tân Ước. Tôi có thể nói với ông ta việc Ratzinger nay đã thay đổi ý kiến và rất có thể lưu ý nếu được họ mời’. Tôi bảo: ‘thưa giáo sư, ông hãy làm điều ông có thể làm ngay đi thôi’”. Thế là sau mùa hè 1969, Giáo Sư Ratzinger đã đạt được điều ông vẫn nghĩ là đỉnh cao nghề nghiệp của mình. “Tôi muốn được tiếp tục nghề thần học của tôi trong một ngữ cảnh bớt khuấy động và không muốn pha mình vào cuộc tranh luận bất tận”, ông đã viết như thế trong cuốn tự thuật của mình để biện minh cho việc “trốn chạy” khỏi Tubingen. Theo Martin Bialas, người học trò cũ của ông và hiện là viện trưởng tu viện Passionist tại Ratisbon, thì lý do có khác: “anh trai Georg của ngài lúc đó là người điều khiển Ca Đoàn Domspatzen. Di chuyển về Ratisbon có nghĩa là ba người con của gia đình Ratzinger cuối cùng đã có thể sống chung với nhau. Tôi chắc chắn đó là lý do quyết định cho việc ngài về đây, chứ không hẳn cuộc tranh cãi thần học”. Tại thị trấn Pentling, nơi ông sống với người chị và năm 1972 khởi sự xây một căn nhà nhỏ có vườn, Cha Joseph Ratzinger cử hành Thánh Lễ hàng ngày, kể cả Chúa Nhật. Chị ông luôn luôn bên cạnh ông. Đến nỗi, mỗi lần thấy hai người xuất hiện trên đường dẫn tới nhà thờ, giáo dân trong xứ lại nói đùa: “Này, Giuse và Maria đang tới kìa”.
Nhà đại kết
Bất kể lý do nào khiến ông dọn về Ratisbon, một cuộc mạo hiểm mới đang chờ ông ở đó. Phân Khoa Thần Học thay thế Trường Cao Đẳng Triết và Thần Học của giáo phận và ở những ngày ban đầu này, nó được thừa hưởng các cơ sở mà trường này vốn sở hữu từ năm 1803 thuộc tu viện Đa Minh, vốn là tu viện nơi Thánh Albert Cả từng làm việc. Chẳng bao lâu sau, mọi sinh hoạt học thuật đều được di chuyển tới các cơ sở mới tại ngoại ô thành phố. Ratzinger thường dùng phương tiện chuyên chở công cộng để tới đại học. Đôi khi ông được các học trò và đồng nghiệp cho quá giang xe: Kuhn với chiếc Citroen hai ngựa, Wolfgang Beinert với chiếc Opel Kadett lịch lãm hơn.
Phân Khoa Thần Học mới là phiến đá tinh khôi. Nó không có một lịch sử vĩ đại như Tubingen, nhưng nó cũng có lợi điểm riêng: người ta được làm việc hoàn toàn tự do ở đó, không bị dính cứng vào một quá khứ kềnh càng. So với sự hỗn độn năm 1968 tại Tubingen, nó quả là hòn đảo của yên tĩnh. Nhưng người ta không thể mô tả nó như pháo đài của phe phản động chống lại sự vật vờ của nền thần học hậu Vatican II. Nơi sinh viên, những khẩu hiệu đấu tranh chính trị thì cũng giống như nhiều nơi khác: “Vì sự chiến thắng của nhân dân Việt Nam” đó là nội dung một khẩu hiệu viết bằng chữ đỏ trên tường khu ăn uống của đại học. Mọi nhân viên giảng huấn của Phân Khoa đều mới được tuyển dụng. Các giáo sư thì thuộc đủ thứ xu hướng và nhạy cảm, có khi trực diện chống chọi nhau. Hai vị cực đoan phải kể là ông già Auer, theo xu hướng Kinh Viện, và Norbert Schiffers, dạy môn Thần Học Căn Bản, thiên về Thần Học Giải Phóng. Martin Bialas tâm sự: “Nói cho ngay, người ta cho rằng đức cha giáo phận Ratisbon, Rudolf Graber, vẫn coi Giáo Sư Ratzinger thiên về phe duy hiện đại (modernist) nên rất e ngại khi thấy ngài tới Phân Khoa. Nhưng đức cha không ngăn cấm ngài, như vẫn thường làm”. Quả thế, tất cả các chọn lựa và sáng kiến được vị giáo sư người Bavaria này đưa ra trong những năm sau đó, như chủ đề và phương pháp giảng dạy, việc tham dự vào sinh hoạt của Phân Khoa, các quan điểm công cộng, chẳng phù hợp chi với nhãn hiệu của một người bảo thủ tị nạn hay một thần học gia hối lỗi của Công Đồng.
Chỉ cần lục lại các tựa đề giảng khóa hay hội thảo cũng đủ thấy các vấn đề như tình thế của Giáo Hội cũng như của nền thần học và cuộc đối thoại với các giáo hội Kitô khác luôn hiện diện trong số các quan tâm của vị giáo sư này. Năm 1973, cuộc hội thảo chính tập chú vào văn kiện đúc kết phiên họp toàn thể của Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội tựa là “Đức Tin và Hiến Chế” (Faith and Constitution), trong đó có sự tham dự của Ratzinger và nhà thần học Đức khác là Walter Kasper. Trong lục cá nguyệt mùa đông niên học 1973-1974, giảng khóa chính về Kitô học bao gồm một buổi hội thảo để duyệt lại mọi điều “mới lạ” về thần học do các tác giả hiện đại đưa ra, từ Rahner tới Moltmann, từ Schoonenberg tới Pannenberg. Năm 1974, giảng khóa về Giáo Hội Học cũng bao gồm một buổi hội thảo về Lumen Gentium, tức hiến chế về Giáo Hội của Công Đồng Vatican II. Năm 1976, buổi hội thảo chính đề cập tới khả năng Giáo Hội Công Giáo có thể nhìn nhận Confessio Augustana, tức công thức đức tin do Phillip Melancthon của giáo hội Luthêrô soạn thảo. Buổi hội thảo này làm nổi bật các lý chứng ủng hộ việc nhìn nhận trên, do một sinh viên của Ratzinger, tức Vincenz Pfnur, trình bày, và được sự ủng hộ của thầy. Phương pháp được dùng cũng là một phương pháp sẵn sàng trực diện với những vấn đề gai góc, bất chấp các cấm kị. Như Vincent Twomey, thuộc Dòng Ngôi Lời (Verbite) và là một sinh viên của Ratzinger tại Ratisbon, từng nói trong cuốn Benedict XVI: The Conscience of Our Age. A Theological Portrait (Đức Bênêđíctô XVI: Lương Tâm Thời Đại Ta. Một chân dung thần học): “Đầu mỗi lục cá nguyệt, các sinh viên thuộc tất cả các năm và thuộc các môn khác nhau đều tụ tập tại những giảng đường lớn hơn để chăm chú nghe các buổi nói truyện khai mạc của Joseph Ratzinger. Bất cứ khảo luận nào được ngài đề cập tới trong lục cá nguyệt ấy, bất kể là sáng thế, là Kitô học hay Giáo hội học, ngài đều, trước nhất, đặt vấn đề trong bối cảnh văn hóa đương thời, rồi trong bối cảnh các khai triển mới xẩy ra về thần học, sau đó mới trình bày nhận định độc đáo, bác học và có hệ thống của mình”. Điều tiên quyết đòi hỏi nơi sinh viên là duy trì khả năng phê phán của họ luôn tỉnh táo đối với những tương hợp mới mẻ. Một cựu sinh viên của ngài là Joseph Zöhrer, hiện dạy thần học tại viện cao đẳng sư phạm tại Freiburg, cho hay: “Ngài phản ứng một cách dí dỏm tinh tế khi thấy xuất hiện trong cuộc hội thảo những luận điểm chưa đủ tìm tòi nghiên cứu. Có một lần, một sinh viên kia ủng hộ một luận đề bằng cách dựa vào một trích dẫn duy nhất của nhà thần học Karl Rahner. Ratzinger làm cho anh ta xì hơi bằng cách bảo: “Điều rất lạ là sau khi tuyên bố một cách chính đáng rằng mình hoài nghi công thức ‘Rôma đã lên tiếng, vấn đề coi như kết thúc’, thế mà giờ đây, người ta lại chẳng thèm chớp mắt mà đi nhìn nhận công thức ‘Rahner đã lên tiếng, vấn đề coi như kết thúc’…”.
Trong số các đồng nghiệp, sự quen thân của Ratzinger có tính chọn lựa. Ông cảm thấy rất hợp ý với các nhà chú giải như Mussner và Gross. Nhưng lúc nào cũng dè dặt, ít khi nhập nhóm hay khoác vào mình các cảm xúc trái ngược nhau. Bialas giải thích như sau: “Tự bản chất, ngài không phải loại người ưa tranh cãi, loại người ưa đấu tranh. Bởi thế, tôi luôn có ý nghĩ: ngài hẳn phải đau khổ khi gánh vác gần 25 năm trời sứ mệnh do Đức Giáo Hoàng Wojtyla trao phó đứng đầu Văn Phòng Thánh trước đây”. Tại Ratisbon, các giáo sư khác rất thích bản chất dễ dãi của ông, một bản chất rất có lợi khi phải tìm thỏa hiệp cho những tranh cãi tại đại học. Chính vì thế, các giáo sư này đã bầu ông làm khoa trưởng Phân Khoa và sau đó làm phó viện trưởng của đại học. Trong vai trò đó, ông cũng đã thành công giải quyết được đòi hỏi lập các giảng khóa về chủ nghĩa Mác do các sinh viên và nhân viên hành chánh đề nghị.
Trường phái tư tưởng tự do
Các buổi thuyết giảng của Ratzinger được các sinh viên của Phân Khoa tham dự nhiều hơn cả. Con số thường là từ 150 tới 200 người. Nhưng điều gây ấn tượng hơn cả, và làm nhiều người ganh tị, là càng ngày càng có các sinh viên từ khắp nước Đức và thế giới tới xin dọn tiến sĩ hay dọn bằng cấp dạy đại học dưới sự hướng dẫn của ông. Do sáng kiến của Peter Kuhn, Wolfgang Beinert và Michael Marmann thuộc tu hội Schönstatt, một hình thức qui tụ các sinh viên này đã được thành lập tại Tubingen với đủ qui luật tổ chức, nhưng tổ chức này chỉ đạt được hoàng kim thời đại của nó vào thập niên 1970.
Ratzinger thủ diễn vai trò của mình như một Doktorvater, tức “giáo phụ” (professor-father), một vai trò vốn được truyền thống đại học Đức qui định một cách không chính thức. Ông không giám sát các sinh viên tiến sĩ từng người một, đơn giản chỉ vì không có thì giờ: Schülerkreis (nhóm sinh viên) này quá đông, gần như lúc nào cũng vào khoảng 25 người. Bởi thế, cứ hai tuần một lần, thường là vào sáng Thứ Bẩy, ông cho họp các sinh viên này lại với nhau tại chủng viện giáo phận Ratisbon. Buổi sống chung nửa ngày này, mà có người gọi là extra moenia universitatis (bên ngoài bức tường đại học), bao giờ cũng bắt đầu bằng một Thánh Lễ. Sau đó, mỗi sinh viên sẽ thay phiên nhau trình bày bản phúc trình về diễn tiễn việc nghiên cứu của mình và xin mọi người góp ý phê phán. Phạm vi các chủ đề trình bày, dựa vào các luận án đã chỉ định, từ Thánh Irênê tới Nietzsche, từ nền thần học trung cổ tới Camus, từ Công Đồng Trent tới các triết gia nhân vị, nói lên một tinh thần hết sức cởi mở. Linh mục Bialas cho hay: “Một số anh em sinh viên chúng tôi đôi lúc đùa dỡn với ý niệm sẽ lập một trường phái gọi là trường phái thần học Ratzinger. Nhưng người đầu tiên gạt phăng cái ý mơ tưởng ấy chính là giáo sư của chúng tôi. Ngài luôn nói rằng ngài không hề có nền thần học riêng của mình”. Còn Twomey thì nhớ rõ ràng rằng: “Việc thảo luận là cốt yếu. Trước mỗi luận điểm cá biệt, giáo sư của chúng tôi đều xem sét tỉ mỉ mọi luận bác, cả luận bác có tính lịch sử lẫn các luận bác của các nhà thần học đương thời, và hết sức nghiêm túc cân nhắc mọi ý kiến và lý thuyết, kể cả những ý kiến và lý thuyết mới xuất hiện gần đây”. Phương pháp “đỡ đẻ” (maieutic) kiểu Socrates được ngài dùng để điều khiển cuộc tranh luận đã giúp ngài hạn chế tối đa việc can thiệp của mình. Ngài có được thái độ hết sức vô tư, super partes, đứng trên phe phái cả khi phải đương đầu với những cuộc tranh cãi tại những cuộc hội thoại của các sinh viên tiến sĩ (Doktoranden-Colloquium), những cuộc hội thoại vốn hoàn toàn tôn trọng tinh thần tự trị đại học. Twomey cho rằng: “căng thẳng là chuyện khó tránh khi có quá nhiều loại ý kiến thần học trong nhóm”. Quả thế, nhóm sinh viên tiến sĩ của Ratzinger không hề giống như một nhóm chuyên gia cố vấn (think-tank) một chiều về tư tưởng thần học, cũng không phải là một nhà máy sản xuất ra những người giống thầy như đúc (clones), càng không phải là một quầy những người mưu cầu nghề nghiệp đại học. Từ nhóm này sẽ xuất thân các đức ông tương lai cho Giáo Triều, mà cũng có thể chỉ là những cô gái Đại Hàn yêu kiều nhưng nhút nhát; những nhà đại kết chả bao giờ biết hối hận cũng như các tu sĩ khắc khổ nhưng đại độ chỉ biết dấn thân cho sứ vụ. Trong những năm sắp tới, khá nhiều các thần học gia này, như Hansjürgen Verweyen và Beinert, rất có thể có những quan điểm rất khác với các quan điểm của vị thầy khả kính, về nhiều vấn đề thần học đang được bàn cãi sôi nổi như việc phong chức cho nữ giới và việc chọn cách lên công thức cho cuốn giáo lý duy nhất của cả Giáo Hội Công Giáo. Zohrer nhận định: “Bây giờ nghĩ lại, tôi rất ngạc nhiên trước sự tự do chúng tôi được hưởng. Nhất là vì ngày nay, tôi thấy nhiều vị giáo phụ (doktorvater) khác, tuy có tiếng rất tự do, nhưng đã nhét các sinh viên của mình vào một chiếc phong bì quá chật, và sẵn sàng trừng phạt họ ngay khi vừa thấy ló dạng đôi chút bất đồng về nội dung…”.
Từ thời còn ở Tubingen, nhóm đã có thói quen tổ chức gặp mặt vào mỗi cuối lục cá nguyệt với các giáo sư và các thần học gia nổi tiếng ở ngoài Phân Khoa. Nhờ thế, qua nhiều năm tháng, vị Giáo Phụ nay đã tóc hoa râm cùng với các học trò của mình đã có dịp gặp gỡ và tranh luận với những nhân vật vĩ đại trong lãnh vực thần học hậu Công Đồng: từ Yves Congar tới Karl Rahner, từ Hans Urs von Balthasar tới Schlier, từ Walter Kasper tới Wolfhart Pannenberg, cho tới nhà chú giải Thánh Kinh Thệ Phản, Martin Hengel. Tất cả đều là những dịp may độc đáo để ký ức tập thể sống lại những hoài niệm tươi vui và nhiều biểu tượng. Như dịp cả nhóm du hành từ Tubingen tới Basle để gặp nhà thần học Thệ Phản trứ danh là Karl Barth. Kuhn nhớ rõ: “Nhờ một trùng hợp đầy may mắn, khi chúng tôi tới đó, thì Karl Barth, lúc ấy đã là một giáo sư hưu trí, đang tổ chức một buổi hội thảo cho các sinh viên của ông về Dei Verbum (Lời Chúa), tức Hiến Chế của Công Đồng Vatican II về các nguồn của Mạc Khải. Chúng tôi tham gia với họ và rất ngạc nhiên khi thấy Barth và nhóm học giả Thệ Phản ấy hết sức nghiêm túc đào sâu vấn đề mà trong các giới Công Giáo đôi lúc bàn tới một cách hết sức hời hợt, hời hợt đến mắc cỡ. Barth có óc rất tò mò. Chính ông đã đặt nhiều câu hỏi với vị giáo sư trẻ tuổi hơn nhiều của chúng tôi, với một thái độ hết sức kính trọng”. Trái lại, trong cuộc gặp gỡ với Balthasar, nhiều sinh viên trong nhóm đã thách thức lý thuyết của nhà thần học vĩ đại người Thụy Sĩ này, một lý thuyết cho rằng: ở hỏa ngục không có ai cả, làm ông khá nhột.
Các nhà thần học của cánh giữa
Sự tự do và sự sẵn sàng gặp gỡ một cách cởi mở các bén nhạy và các não trạng khác với các bén nhạy và não trạng của mình chắc chắn không thể bị coi là một thứ chủ nghĩa tương đối về thần học. Trong những va chạm từng lay động Giáo Hội trong các năm đó, Ratzinger không ẩn mình trong cái ốc đảo Ratisbon đầy êm ấm của mình. Dù vẫn trung thành với văn phong khá xa lạ với tinh thần kết án (anathema), ngài đã minh nhiên chọn đúng phía trong cuộc tranh chấp từng chia rẽ thế giới thần học gia trước đây có tham dự Công Đồng Vatican II. Sự chia rẽ kia cũng xẩy ra tại Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, một Ủy Ban được Đức Phaolô VI thiết lập năm 1969, theo đề nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Ratzinger là một thành viên của Ủy Ban này ngay từ lúc đầu. Tại Ủy Ban này, ông đứng về phía những người như Balthasar, Henri De Lubac, Marie-Jean Le Guillou, Louis Bouyer, Jorge Medina Estévez của Chile. Những người này cho rằng não trạng “cách mạng thường xuyên”, một não trạng đang lây lan trong nhiều giới thần học khoa bảng Công Giáo, thực ra chỉ là một phá hoại, một biếm họa đối với việc canh tân do Công Đồng Vatican II đem lại. Ngay trong Ủy Ban, tranh luận cũng đã biến thành chia rẽ. Chính Ratzinger đã ghi chú như sau trong cuốn tự thuật của mình: “Rahner và Feiner, nhà đại kết người Thụy Sĩ, cuối cùng đã rời Ủy Ban bởi theo họ, nó chẳng đi đến đâu vì đa số không sẵn sàng ủng hộ các chủ đề cấp tiến”. Việc kết liễu “mặt trận thống nhất” của các thần học gia hậu Công Đồng xẩy ra cả trong lãnh vực xuất bản với việc thành lập tạp chí Communio vào năm 1972. Tạp chí này được chính von Balthasar bảo trợ và có mục đích lôi cuốn các thần học gia chống đối chủ nghĩa cấp tiến của tờ Concilium, một tạp chí quốc tế xuất hiện năm 1965. Ratzinger rời bỏ Concilium để cộng tác với Communio. Ngay từ đầu, ông đã tham gia dự án thiết lập một mạng lưới ủng hộ khắp thế giới. Trong số những người sốt sắng tham gia mặt trận mới này có một số nhân vật trẻ tuổi rất nổi tiếng của phong trào “Hiệp Thông và Giải Phóng” (Communion and Liberation), trong đó có thượng phụ Venice hiện nay là Angelo Scola. Ban biên tập ấn bản tiếng Đức có sự tham gia của Hans Maier, Bộ Truởng Giáo Dục của Bavaria. Từ năm 1974, nhiều ấn bản ở ngoại quốc ra đời: tại Mỹ, Pháp, Chile, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Ba Tây… Trong các thập niên 1980 và 1990, hầu như mọi thành viên của các nhóm thần học gia được Đức Gioan Phaolô nâng lên hàng giám mục, và sau đó lên hồng y, đều xuất thân từ lò Communio: các vị người Đức như Karl Lehmann và Kasper, người Thụy Sĩ có Eugene Corecco, qua đời năm 1995, người Ba Tây có Karl Romer Medina Estévez, người Ga Nã Đại có Marc Ouellet, người Áo có Christoph Schönborn, Dòng Đa Minh và cũng là một học trò tiến sĩ của Ratzinger tại Ratisbon. Năm 1992, đánh dấu 20 năm tạp chí Communio, Ratzinger có làm một bảng tổng kết kinh nghiệm tập thể này, trong đó, ta thấy không có cảnh tự khen mình: “Chúng ta đã có đủ thứ can đảm này chưa? Hay thay vào đó, chúng ta đã ẩn mình phía sau sự uyên bác thần học để chứng tỏ hơi chút quá đáng rằng cả chúng ta nữa, chúng ta cũng bị khóa cứng vào thời gian? Chúng ta đã thực sự gửi cho thế giới đang đói khát này lời của đức tin dưới hình thức dễ hiểu, một thứ ngôn từ đi thẳng vào trái tim chưa? Hay có lẽ phần lớn chúng ta đã chẳng thu mình vào cái vòng luẩn quẩn của những con người chỉ biết vui đùa với những thành ngữ chuyên môn để rồi tung banh cho nhau bắt?”
Lời mời được xác nhận
Trong cuốn tự thuật của mình, Ratzinger từng viết rằng: “Cảm giác càng ngày càng thu thập được rõ ràng hơn quan điểm thần học riêng của mình chính là cảm nghiệm đẹp đẽ nhất trong thời gian tôi ở Ratisbon”. Giữa thập niên 1970, dù phiền muộn vì cuộc chia rẽ xâu xé trong Giáo Hội, nhà thần học gần 50 tuổi lúc đó vẫn nếm được nhiều niềm vui thông thường trước viễn ảnh của điều được ông coi là đỉnh cao của sự nghiệp đại học: được sống tại quê hương Bavaria, được vui hưởng tình âu yếm của anh chị ruột, được thường xuyên đặt hoa trên phần mộ cha mẹ tại nghĩa trang gần nhà. Và được làm những công việc mình ưa thích hơn cả. Suốt đời, ông không mơ ước gì hơn là được nghiên cứu và giảng dạy thần học, được các cộng sự viên thoải mái và vô tư quây quần, hy vọng trao lại cho các môn sinh khắp thế giới niềm sảng khoái của việc rút tỉa được những kho báu luôn luôn mới mẻ từ các Giáo Phụ, từ nền phụng vụ thánh và từ Thánh Truyền nói chung. Chính vì thế, vào mùa hè 1976, khi Đức Hồng Y Tổng Giám Mục của Munich, Julius Dopfner, đột ngột qua đời, Ratzinger hết sức lo lắng trước lời đồn rằng ông là một trong số những người có thể kế vị. Ông viết trong cuốn tự thuật như sau: “Ai cũng biết rõ các giới hạn về sức khỏe của tôi, cũng như việc tôi thiếu kinh nghiệm quản trị và hành chánh”. Thế nhưng Đức Phaolô VI lại nghĩ khác, và thánh giá vẫn cứ rơi xuống vai ông.
Reinhard Richardi, người lúc đó là giáo sư tại Phân Khoa Luật Học và là bạn thâm giao của Ratzinger cho đến tận nay, có lần nói với “Ba Mươi Ngày” (30Days) rằng: “Sự ngạc nhiên kể là rất lớn. Rõ ràng Đức Phaolô qúy trọng ngài, thấy nơi ngài một nhà thần học lớn theo đường hướng canh tân của Công Đồng, và muốn ngài cùng mình hướng dẫn Giáo Hội. Người ta cũng thấy điều ấy ở cung cách Đức Giáo Hoàng mau lẹ nâng ngài lên hồng y, chỉ ít tháng sau khi cử nhiệm ngài làm tổng giám mục. Giờ đây, nếu thấy ngài kế vị mình trên ngai tòa Phêrô, hẳn Đức Phaolô VI phải nói: lúc ấy, tôi chắc mẩm là Chúa đã nhìn chăm vào ngài”.
Viết theo Gianni Valente, 30 Giorni August 2006
Thực vậy, Ratisbon quả là nơi đáng sống. Dòng Danube thơ mộng chẩy ngoài kia. Những đường hẻm trải đá của cổ thành dẫn tới những đền đài vua chúa, giọng hát phụng vụ của ca đoàn chim sẻ luôn vang vọng từ Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Phêrô xây theo lối Gôtích vào mỗi Thánh Lễ trọng. Rastibon có đủ mọi nét của một thành phố sống động nhưng yên tĩnh, di sản của nhiều thời đại, một bộ mặt thư dãn và dịu dàng dễ mến của điều được mệnh danh là nền Văn Minh Tây Âu. Nhưng thêm vào cái nét thường ngày ấy, số phận đã hơn một lần đẩy đưa biến thành phố này thành một thứ vọng đồn, một thứ tháp canh cạnh biên thùy nhiều thế giới khác. Khi người Rôma thiết lập ra nó, cái thành cổ kính có tên Castrates Regina này từng được nghe những ngôn từ khó hiểu của người Celtics, trước khi các dân tộc khác từ Phương Đông tới tràn ngập khắp Đế Quốc. Thế rồi tới hậu bán thế kỷ 20, non 80 cây số cách thành phố Bavaria này là đường ranh giới với Czechoslovakia, nghĩa là cửa ngõ phân cách Phương Tây với thế giới “khác” có tên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Đại học Ratisbon
Năm 1968, ở lân thị Prague, Mùa Xuân Dubcek bị xe tăng Xô Viết càn quét, trong khi đó, ở các đại học Phương Tây, cuộc nổi loạn của con cháu giai cấp trưởng giả, mặc chiếc áo Mácxít, nổi lên đập phá trật tự xã hội. Một năm trước đó, nhà nước tự do của Bavaria mở tại Ratisbon trường đại học thứ tư của mình, và theo ý kiến một số người, Phân Khoa Thần Học mới mở nên có sứ mệnh đặc biệt là thách thức thế giới Cộng Sản: phải làm một điều gì đó, phải dùng cái óc thần học tinh tế Đức mà phân tích cho bằng được các biến thái của lịch sử đang được nhiều người, ngay trong Giáo Hội, bắt đầu giải thích như dấu hiệu của ngày Chung Cuộc, những nứt rạn đang làm cho thế giới sắp sửa tiêu tan. Cũng có nhiều người ở buổi đầu ấy muốn trao ghế giáo sư Thần Học Tín Lý tại tân phân khoa cho Giáo Sư Joseph Ratzinger. Năm 1966, nhà thần học sáng chói và nổi tiếng của Công Đồng này đã rời Phân Khoa Thần Học Munster và đã nhận lời mời của Phân Khoa Tubingen chỉ để gần Heimat, mảnh đất quê hương thuộc Bavaria của mình, mảnh đất đối với ông, và nhất là đối với người chị vốn chăm sóc ông như mẹ, lúc nào cũng là nguồn cội cho những hoài nhớ khôn nguôi. Heinrich Schlier, nhà chú giải thánh kinh Công Giáo lừng danh, từ phái Luthêrô trở lại, một người bạn của Ratzinger từ những ngày còn dạy với nhau tại Bonn, vốn cảnh giác ông: “Giáo sư phải thận trọng nghe: Tubingen không thuộc Bavaria đâu nhé”. Joseph và Maria, chị ông, mau chóng hiểu ra điều đó. Nhưng vào năm 1967, lúc đại học tân lập mới mở, viễn tượng di chuyển về Ratisbon là một cám dỗ được Ratzinger chống lại ngay từ đầu: ông chỉ mới phát động một cuộc di chuyển đầy nhiệt tình tới thành trì thần học nổi tiếng của vùng Swabian này, nhưng trên hết, ông không thích thú gì đối với ý niệm phải dính cứng vào những vấn đề phức tạp về kỹ thuật và hậu cần trong giai đoạn đầu của việc quản trị các định chế tân khoa bảng. Thành thử ghế giáo sư thần học tín lý tại Regensburg được trao cho Johann Auer, đồng nghiệp lúc còn ở Bonn của ông. Nhưng 2 năm sau, tức đầu năm 1969, mọi sự đều thay đổi. Tại Tubingen, cuộc bạo loạn đã phá hoại cả nếp sinh hoạt bình thường của phân khoa thần học: các buổi thuyết giảng, các buổi thi cử, các buổi tụ họp có tính học thuật, thẩy đều trở thành bãi chiến trường. Sau này, trong cuốn “Muối Đất”, ngài đã viết như sau về thời kỳ này: “Bản thân tôi không có vấn đề gì với các sinh viên. Nhưng quả tôi có thấy sự bạo ngược đã lộng hành ra sao, hết sức tàn bạo”. Peter Kuhn, lúc đó là phụ tá của Ratzinger, viết: “Đầu năm 1969, tôi gặp Schlier. Ông hỏi tôi: xếp bọn mình ở Tubingen hồi này ra sao. Tôi bảo: sự việc không được xuôi chiều mát mái mấy. Ông bảo tôi: ‘họ vừa quyết định lập một ghế thần học tín lý thứ hai tại Ratisbon. Ở đấy, tôi biết rõ Giáo Sư Franz Mussner, hiện đang dạy môn Chú Giải Tân Ước. Tôi có thể nói với ông ta việc Ratzinger nay đã thay đổi ý kiến và rất có thể lưu ý nếu được họ mời’. Tôi bảo: ‘thưa giáo sư, ông hãy làm điều ông có thể làm ngay đi thôi’”. Thế là sau mùa hè 1969, Giáo Sư Ratzinger đã đạt được điều ông vẫn nghĩ là đỉnh cao nghề nghiệp của mình. “Tôi muốn được tiếp tục nghề thần học của tôi trong một ngữ cảnh bớt khuấy động và không muốn pha mình vào cuộc tranh luận bất tận”, ông đã viết như thế trong cuốn tự thuật của mình để biện minh cho việc “trốn chạy” khỏi Tubingen. Theo Martin Bialas, người học trò cũ của ông và hiện là viện trưởng tu viện Passionist tại Ratisbon, thì lý do có khác: “anh trai Georg của ngài lúc đó là người điều khiển Ca Đoàn Domspatzen. Di chuyển về Ratisbon có nghĩa là ba người con của gia đình Ratzinger cuối cùng đã có thể sống chung với nhau. Tôi chắc chắn đó là lý do quyết định cho việc ngài về đây, chứ không hẳn cuộc tranh cãi thần học”. Tại thị trấn Pentling, nơi ông sống với người chị và năm 1972 khởi sự xây một căn nhà nhỏ có vườn, Cha Joseph Ratzinger cử hành Thánh Lễ hàng ngày, kể cả Chúa Nhật. Chị ông luôn luôn bên cạnh ông. Đến nỗi, mỗi lần thấy hai người xuất hiện trên đường dẫn tới nhà thờ, giáo dân trong xứ lại nói đùa: “Này, Giuse và Maria đang tới kìa”.
Nhà đại kết
Bất kể lý do nào khiến ông dọn về Ratisbon, một cuộc mạo hiểm mới đang chờ ông ở đó. Phân Khoa Thần Học thay thế Trường Cao Đẳng Triết và Thần Học của giáo phận và ở những ngày ban đầu này, nó được thừa hưởng các cơ sở mà trường này vốn sở hữu từ năm 1803 thuộc tu viện Đa Minh, vốn là tu viện nơi Thánh Albert Cả từng làm việc. Chẳng bao lâu sau, mọi sinh hoạt học thuật đều được di chuyển tới các cơ sở mới tại ngoại ô thành phố. Ratzinger thường dùng phương tiện chuyên chở công cộng để tới đại học. Đôi khi ông được các học trò và đồng nghiệp cho quá giang xe: Kuhn với chiếc Citroen hai ngựa, Wolfgang Beinert với chiếc Opel Kadett lịch lãm hơn.
Phân Khoa Thần Học mới là phiến đá tinh khôi. Nó không có một lịch sử vĩ đại như Tubingen, nhưng nó cũng có lợi điểm riêng: người ta được làm việc hoàn toàn tự do ở đó, không bị dính cứng vào một quá khứ kềnh càng. So với sự hỗn độn năm 1968 tại Tubingen, nó quả là hòn đảo của yên tĩnh. Nhưng người ta không thể mô tả nó như pháo đài của phe phản động chống lại sự vật vờ của nền thần học hậu Vatican II. Nơi sinh viên, những khẩu hiệu đấu tranh chính trị thì cũng giống như nhiều nơi khác: “Vì sự chiến thắng của nhân dân Việt Nam” đó là nội dung một khẩu hiệu viết bằng chữ đỏ trên tường khu ăn uống của đại học. Mọi nhân viên giảng huấn của Phân Khoa đều mới được tuyển dụng. Các giáo sư thì thuộc đủ thứ xu hướng và nhạy cảm, có khi trực diện chống chọi nhau. Hai vị cực đoan phải kể là ông già Auer, theo xu hướng Kinh Viện, và Norbert Schiffers, dạy môn Thần Học Căn Bản, thiên về Thần Học Giải Phóng. Martin Bialas tâm sự: “Nói cho ngay, người ta cho rằng đức cha giáo phận Ratisbon, Rudolf Graber, vẫn coi Giáo Sư Ratzinger thiên về phe duy hiện đại (modernist) nên rất e ngại khi thấy ngài tới Phân Khoa. Nhưng đức cha không ngăn cấm ngài, như vẫn thường làm”. Quả thế, tất cả các chọn lựa và sáng kiến được vị giáo sư người Bavaria này đưa ra trong những năm sau đó, như chủ đề và phương pháp giảng dạy, việc tham dự vào sinh hoạt của Phân Khoa, các quan điểm công cộng, chẳng phù hợp chi với nhãn hiệu của một người bảo thủ tị nạn hay một thần học gia hối lỗi của Công Đồng.
Chỉ cần lục lại các tựa đề giảng khóa hay hội thảo cũng đủ thấy các vấn đề như tình thế của Giáo Hội cũng như của nền thần học và cuộc đối thoại với các giáo hội Kitô khác luôn hiện diện trong số các quan tâm của vị giáo sư này. Năm 1973, cuộc hội thảo chính tập chú vào văn kiện đúc kết phiên họp toàn thể của Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội tựa là “Đức Tin và Hiến Chế” (Faith and Constitution), trong đó có sự tham dự của Ratzinger và nhà thần học Đức khác là Walter Kasper. Trong lục cá nguyệt mùa đông niên học 1973-1974, giảng khóa chính về Kitô học bao gồm một buổi hội thảo để duyệt lại mọi điều “mới lạ” về thần học do các tác giả hiện đại đưa ra, từ Rahner tới Moltmann, từ Schoonenberg tới Pannenberg. Năm 1974, giảng khóa về Giáo Hội Học cũng bao gồm một buổi hội thảo về Lumen Gentium, tức hiến chế về Giáo Hội của Công Đồng Vatican II. Năm 1976, buổi hội thảo chính đề cập tới khả năng Giáo Hội Công Giáo có thể nhìn nhận Confessio Augustana, tức công thức đức tin do Phillip Melancthon của giáo hội Luthêrô soạn thảo. Buổi hội thảo này làm nổi bật các lý chứng ủng hộ việc nhìn nhận trên, do một sinh viên của Ratzinger, tức Vincenz Pfnur, trình bày, và được sự ủng hộ của thầy. Phương pháp được dùng cũng là một phương pháp sẵn sàng trực diện với những vấn đề gai góc, bất chấp các cấm kị. Như Vincent Twomey, thuộc Dòng Ngôi Lời (Verbite) và là một sinh viên của Ratzinger tại Ratisbon, từng nói trong cuốn Benedict XVI: The Conscience of Our Age. A Theological Portrait (Đức Bênêđíctô XVI: Lương Tâm Thời Đại Ta. Một chân dung thần học): “Đầu mỗi lục cá nguyệt, các sinh viên thuộc tất cả các năm và thuộc các môn khác nhau đều tụ tập tại những giảng đường lớn hơn để chăm chú nghe các buổi nói truyện khai mạc của Joseph Ratzinger. Bất cứ khảo luận nào được ngài đề cập tới trong lục cá nguyệt ấy, bất kể là sáng thế, là Kitô học hay Giáo hội học, ngài đều, trước nhất, đặt vấn đề trong bối cảnh văn hóa đương thời, rồi trong bối cảnh các khai triển mới xẩy ra về thần học, sau đó mới trình bày nhận định độc đáo, bác học và có hệ thống của mình”. Điều tiên quyết đòi hỏi nơi sinh viên là duy trì khả năng phê phán của họ luôn tỉnh táo đối với những tương hợp mới mẻ. Một cựu sinh viên của ngài là Joseph Zöhrer, hiện dạy thần học tại viện cao đẳng sư phạm tại Freiburg, cho hay: “Ngài phản ứng một cách dí dỏm tinh tế khi thấy xuất hiện trong cuộc hội thảo những luận điểm chưa đủ tìm tòi nghiên cứu. Có một lần, một sinh viên kia ủng hộ một luận đề bằng cách dựa vào một trích dẫn duy nhất của nhà thần học Karl Rahner. Ratzinger làm cho anh ta xì hơi bằng cách bảo: “Điều rất lạ là sau khi tuyên bố một cách chính đáng rằng mình hoài nghi công thức ‘Rôma đã lên tiếng, vấn đề coi như kết thúc’, thế mà giờ đây, người ta lại chẳng thèm chớp mắt mà đi nhìn nhận công thức ‘Rahner đã lên tiếng, vấn đề coi như kết thúc’…”.
Trong số các đồng nghiệp, sự quen thân của Ratzinger có tính chọn lựa. Ông cảm thấy rất hợp ý với các nhà chú giải như Mussner và Gross. Nhưng lúc nào cũng dè dặt, ít khi nhập nhóm hay khoác vào mình các cảm xúc trái ngược nhau. Bialas giải thích như sau: “Tự bản chất, ngài không phải loại người ưa tranh cãi, loại người ưa đấu tranh. Bởi thế, tôi luôn có ý nghĩ: ngài hẳn phải đau khổ khi gánh vác gần 25 năm trời sứ mệnh do Đức Giáo Hoàng Wojtyla trao phó đứng đầu Văn Phòng Thánh trước đây”. Tại Ratisbon, các giáo sư khác rất thích bản chất dễ dãi của ông, một bản chất rất có lợi khi phải tìm thỏa hiệp cho những tranh cãi tại đại học. Chính vì thế, các giáo sư này đã bầu ông làm khoa trưởng Phân Khoa và sau đó làm phó viện trưởng của đại học. Trong vai trò đó, ông cũng đã thành công giải quyết được đòi hỏi lập các giảng khóa về chủ nghĩa Mác do các sinh viên và nhân viên hành chánh đề nghị.
Trường phái tư tưởng tự do
Các buổi thuyết giảng của Ratzinger được các sinh viên của Phân Khoa tham dự nhiều hơn cả. Con số thường là từ 150 tới 200 người. Nhưng điều gây ấn tượng hơn cả, và làm nhiều người ganh tị, là càng ngày càng có các sinh viên từ khắp nước Đức và thế giới tới xin dọn tiến sĩ hay dọn bằng cấp dạy đại học dưới sự hướng dẫn của ông. Do sáng kiến của Peter Kuhn, Wolfgang Beinert và Michael Marmann thuộc tu hội Schönstatt, một hình thức qui tụ các sinh viên này đã được thành lập tại Tubingen với đủ qui luật tổ chức, nhưng tổ chức này chỉ đạt được hoàng kim thời đại của nó vào thập niên 1970.
Ratzinger thủ diễn vai trò của mình như một Doktorvater, tức “giáo phụ” (professor-father), một vai trò vốn được truyền thống đại học Đức qui định một cách không chính thức. Ông không giám sát các sinh viên tiến sĩ từng người một, đơn giản chỉ vì không có thì giờ: Schülerkreis (nhóm sinh viên) này quá đông, gần như lúc nào cũng vào khoảng 25 người. Bởi thế, cứ hai tuần một lần, thường là vào sáng Thứ Bẩy, ông cho họp các sinh viên này lại với nhau tại chủng viện giáo phận Ratisbon. Buổi sống chung nửa ngày này, mà có người gọi là extra moenia universitatis (bên ngoài bức tường đại học), bao giờ cũng bắt đầu bằng một Thánh Lễ. Sau đó, mỗi sinh viên sẽ thay phiên nhau trình bày bản phúc trình về diễn tiễn việc nghiên cứu của mình và xin mọi người góp ý phê phán. Phạm vi các chủ đề trình bày, dựa vào các luận án đã chỉ định, từ Thánh Irênê tới Nietzsche, từ nền thần học trung cổ tới Camus, từ Công Đồng Trent tới các triết gia nhân vị, nói lên một tinh thần hết sức cởi mở. Linh mục Bialas cho hay: “Một số anh em sinh viên chúng tôi đôi lúc đùa dỡn với ý niệm sẽ lập một trường phái gọi là trường phái thần học Ratzinger. Nhưng người đầu tiên gạt phăng cái ý mơ tưởng ấy chính là giáo sư của chúng tôi. Ngài luôn nói rằng ngài không hề có nền thần học riêng của mình”. Còn Twomey thì nhớ rõ ràng rằng: “Việc thảo luận là cốt yếu. Trước mỗi luận điểm cá biệt, giáo sư của chúng tôi đều xem sét tỉ mỉ mọi luận bác, cả luận bác có tính lịch sử lẫn các luận bác của các nhà thần học đương thời, và hết sức nghiêm túc cân nhắc mọi ý kiến và lý thuyết, kể cả những ý kiến và lý thuyết mới xuất hiện gần đây”. Phương pháp “đỡ đẻ” (maieutic) kiểu Socrates được ngài dùng để điều khiển cuộc tranh luận đã giúp ngài hạn chế tối đa việc can thiệp của mình. Ngài có được thái độ hết sức vô tư, super partes, đứng trên phe phái cả khi phải đương đầu với những cuộc tranh cãi tại những cuộc hội thoại của các sinh viên tiến sĩ (Doktoranden-Colloquium), những cuộc hội thoại vốn hoàn toàn tôn trọng tinh thần tự trị đại học. Twomey cho rằng: “căng thẳng là chuyện khó tránh khi có quá nhiều loại ý kiến thần học trong nhóm”. Quả thế, nhóm sinh viên tiến sĩ của Ratzinger không hề giống như một nhóm chuyên gia cố vấn (think-tank) một chiều về tư tưởng thần học, cũng không phải là một nhà máy sản xuất ra những người giống thầy như đúc (clones), càng không phải là một quầy những người mưu cầu nghề nghiệp đại học. Từ nhóm này sẽ xuất thân các đức ông tương lai cho Giáo Triều, mà cũng có thể chỉ là những cô gái Đại Hàn yêu kiều nhưng nhút nhát; những nhà đại kết chả bao giờ biết hối hận cũng như các tu sĩ khắc khổ nhưng đại độ chỉ biết dấn thân cho sứ vụ. Trong những năm sắp tới, khá nhiều các thần học gia này, như Hansjürgen Verweyen và Beinert, rất có thể có những quan điểm rất khác với các quan điểm của vị thầy khả kính, về nhiều vấn đề thần học đang được bàn cãi sôi nổi như việc phong chức cho nữ giới và việc chọn cách lên công thức cho cuốn giáo lý duy nhất của cả Giáo Hội Công Giáo. Zohrer nhận định: “Bây giờ nghĩ lại, tôi rất ngạc nhiên trước sự tự do chúng tôi được hưởng. Nhất là vì ngày nay, tôi thấy nhiều vị giáo phụ (doktorvater) khác, tuy có tiếng rất tự do, nhưng đã nhét các sinh viên của mình vào một chiếc phong bì quá chật, và sẵn sàng trừng phạt họ ngay khi vừa thấy ló dạng đôi chút bất đồng về nội dung…”.
Từ thời còn ở Tubingen, nhóm đã có thói quen tổ chức gặp mặt vào mỗi cuối lục cá nguyệt với các giáo sư và các thần học gia nổi tiếng ở ngoài Phân Khoa. Nhờ thế, qua nhiều năm tháng, vị Giáo Phụ nay đã tóc hoa râm cùng với các học trò của mình đã có dịp gặp gỡ và tranh luận với những nhân vật vĩ đại trong lãnh vực thần học hậu Công Đồng: từ Yves Congar tới Karl Rahner, từ Hans Urs von Balthasar tới Schlier, từ Walter Kasper tới Wolfhart Pannenberg, cho tới nhà chú giải Thánh Kinh Thệ Phản, Martin Hengel. Tất cả đều là những dịp may độc đáo để ký ức tập thể sống lại những hoài niệm tươi vui và nhiều biểu tượng. Như dịp cả nhóm du hành từ Tubingen tới Basle để gặp nhà thần học Thệ Phản trứ danh là Karl Barth. Kuhn nhớ rõ: “Nhờ một trùng hợp đầy may mắn, khi chúng tôi tới đó, thì Karl Barth, lúc ấy đã là một giáo sư hưu trí, đang tổ chức một buổi hội thảo cho các sinh viên của ông về Dei Verbum (Lời Chúa), tức Hiến Chế của Công Đồng Vatican II về các nguồn của Mạc Khải. Chúng tôi tham gia với họ và rất ngạc nhiên khi thấy Barth và nhóm học giả Thệ Phản ấy hết sức nghiêm túc đào sâu vấn đề mà trong các giới Công Giáo đôi lúc bàn tới một cách hết sức hời hợt, hời hợt đến mắc cỡ. Barth có óc rất tò mò. Chính ông đã đặt nhiều câu hỏi với vị giáo sư trẻ tuổi hơn nhiều của chúng tôi, với một thái độ hết sức kính trọng”. Trái lại, trong cuộc gặp gỡ với Balthasar, nhiều sinh viên trong nhóm đã thách thức lý thuyết của nhà thần học vĩ đại người Thụy Sĩ này, một lý thuyết cho rằng: ở hỏa ngục không có ai cả, làm ông khá nhột.
Các nhà thần học của cánh giữa
Sự tự do và sự sẵn sàng gặp gỡ một cách cởi mở các bén nhạy và các não trạng khác với các bén nhạy và não trạng của mình chắc chắn không thể bị coi là một thứ chủ nghĩa tương đối về thần học. Trong những va chạm từng lay động Giáo Hội trong các năm đó, Ratzinger không ẩn mình trong cái ốc đảo Ratisbon đầy êm ấm của mình. Dù vẫn trung thành với văn phong khá xa lạ với tinh thần kết án (anathema), ngài đã minh nhiên chọn đúng phía trong cuộc tranh chấp từng chia rẽ thế giới thần học gia trước đây có tham dự Công Đồng Vatican II. Sự chia rẽ kia cũng xẩy ra tại Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, một Ủy Ban được Đức Phaolô VI thiết lập năm 1969, theo đề nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Ratzinger là một thành viên của Ủy Ban này ngay từ lúc đầu. Tại Ủy Ban này, ông đứng về phía những người như Balthasar, Henri De Lubac, Marie-Jean Le Guillou, Louis Bouyer, Jorge Medina Estévez của Chile. Những người này cho rằng não trạng “cách mạng thường xuyên”, một não trạng đang lây lan trong nhiều giới thần học khoa bảng Công Giáo, thực ra chỉ là một phá hoại, một biếm họa đối với việc canh tân do Công Đồng Vatican II đem lại. Ngay trong Ủy Ban, tranh luận cũng đã biến thành chia rẽ. Chính Ratzinger đã ghi chú như sau trong cuốn tự thuật của mình: “Rahner và Feiner, nhà đại kết người Thụy Sĩ, cuối cùng đã rời Ủy Ban bởi theo họ, nó chẳng đi đến đâu vì đa số không sẵn sàng ủng hộ các chủ đề cấp tiến”. Việc kết liễu “mặt trận thống nhất” của các thần học gia hậu Công Đồng xẩy ra cả trong lãnh vực xuất bản với việc thành lập tạp chí Communio vào năm 1972. Tạp chí này được chính von Balthasar bảo trợ và có mục đích lôi cuốn các thần học gia chống đối chủ nghĩa cấp tiến của tờ Concilium, một tạp chí quốc tế xuất hiện năm 1965. Ratzinger rời bỏ Concilium để cộng tác với Communio. Ngay từ đầu, ông đã tham gia dự án thiết lập một mạng lưới ủng hộ khắp thế giới. Trong số những người sốt sắng tham gia mặt trận mới này có một số nhân vật trẻ tuổi rất nổi tiếng của phong trào “Hiệp Thông và Giải Phóng” (Communion and Liberation), trong đó có thượng phụ Venice hiện nay là Angelo Scola. Ban biên tập ấn bản tiếng Đức có sự tham gia của Hans Maier, Bộ Truởng Giáo Dục của Bavaria. Từ năm 1974, nhiều ấn bản ở ngoại quốc ra đời: tại Mỹ, Pháp, Chile, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Ba Tây… Trong các thập niên 1980 và 1990, hầu như mọi thành viên của các nhóm thần học gia được Đức Gioan Phaolô nâng lên hàng giám mục, và sau đó lên hồng y, đều xuất thân từ lò Communio: các vị người Đức như Karl Lehmann và Kasper, người Thụy Sĩ có Eugene Corecco, qua đời năm 1995, người Ba Tây có Karl Romer Medina Estévez, người Ga Nã Đại có Marc Ouellet, người Áo có Christoph Schönborn, Dòng Đa Minh và cũng là một học trò tiến sĩ của Ratzinger tại Ratisbon. Năm 1992, đánh dấu 20 năm tạp chí Communio, Ratzinger có làm một bảng tổng kết kinh nghiệm tập thể này, trong đó, ta thấy không có cảnh tự khen mình: “Chúng ta đã có đủ thứ can đảm này chưa? Hay thay vào đó, chúng ta đã ẩn mình phía sau sự uyên bác thần học để chứng tỏ hơi chút quá đáng rằng cả chúng ta nữa, chúng ta cũng bị khóa cứng vào thời gian? Chúng ta đã thực sự gửi cho thế giới đang đói khát này lời của đức tin dưới hình thức dễ hiểu, một thứ ngôn từ đi thẳng vào trái tim chưa? Hay có lẽ phần lớn chúng ta đã chẳng thu mình vào cái vòng luẩn quẩn của những con người chỉ biết vui đùa với những thành ngữ chuyên môn để rồi tung banh cho nhau bắt?”
Lời mời được xác nhận
Trong cuốn tự thuật của mình, Ratzinger từng viết rằng: “Cảm giác càng ngày càng thu thập được rõ ràng hơn quan điểm thần học riêng của mình chính là cảm nghiệm đẹp đẽ nhất trong thời gian tôi ở Ratisbon”. Giữa thập niên 1970, dù phiền muộn vì cuộc chia rẽ xâu xé trong Giáo Hội, nhà thần học gần 50 tuổi lúc đó vẫn nếm được nhiều niềm vui thông thường trước viễn ảnh của điều được ông coi là đỉnh cao của sự nghiệp đại học: được sống tại quê hương Bavaria, được vui hưởng tình âu yếm của anh chị ruột, được thường xuyên đặt hoa trên phần mộ cha mẹ tại nghĩa trang gần nhà. Và được làm những công việc mình ưa thích hơn cả. Suốt đời, ông không mơ ước gì hơn là được nghiên cứu và giảng dạy thần học, được các cộng sự viên thoải mái và vô tư quây quần, hy vọng trao lại cho các môn sinh khắp thế giới niềm sảng khoái của việc rút tỉa được những kho báu luôn luôn mới mẻ từ các Giáo Phụ, từ nền phụng vụ thánh và từ Thánh Truyền nói chung. Chính vì thế, vào mùa hè 1976, khi Đức Hồng Y Tổng Giám Mục của Munich, Julius Dopfner, đột ngột qua đời, Ratzinger hết sức lo lắng trước lời đồn rằng ông là một trong số những người có thể kế vị. Ông viết trong cuốn tự thuật như sau: “Ai cũng biết rõ các giới hạn về sức khỏe của tôi, cũng như việc tôi thiếu kinh nghiệm quản trị và hành chánh”. Thế nhưng Đức Phaolô VI lại nghĩ khác, và thánh giá vẫn cứ rơi xuống vai ông.
Reinhard Richardi, người lúc đó là giáo sư tại Phân Khoa Luật Học và là bạn thâm giao của Ratzinger cho đến tận nay, có lần nói với “Ba Mươi Ngày” (30Days) rằng: “Sự ngạc nhiên kể là rất lớn. Rõ ràng Đức Phaolô qúy trọng ngài, thấy nơi ngài một nhà thần học lớn theo đường hướng canh tân của Công Đồng, và muốn ngài cùng mình hướng dẫn Giáo Hội. Người ta cũng thấy điều ấy ở cung cách Đức Giáo Hoàng mau lẹ nâng ngài lên hồng y, chỉ ít tháng sau khi cử nhiệm ngài làm tổng giám mục. Giờ đây, nếu thấy ngài kế vị mình trên ngai tòa Phêrô, hẳn Đức Phaolô VI phải nói: lúc ấy, tôi chắc mẩm là Chúa đã nhìn chăm vào ngài”.
Viết theo Gianni Valente, 30 Giorni August 2006
20 năm khai tử chủ nghĩa cộng sản Đông Đức
Hà Long
13:36 01/09/2010
Bá Linh, ngày 31/8/2010 - Nước Đức là một quốc gia lạ kỳ cộng với một dân tộc có sức vươn lên phi thường: đổ nát trong Thế Chiến I, sau đấy gượng dậy lấy lại sức mau chóng; rồi nước Đức lại tan tành thành bình địa trong Thế Chiến II với hậu quả chia đôi đất nước. Tưởng rằng người Đức không còn sức để ngoi lên, nhưng một bên Tây Đức theo tự do dân chủ đã làm cho thế giới kinh ngạc, ngả nón kính phục trước một đứa trẻ kỳ diệu về phát triển kinh tế „die Wunderknaben“. Chỉ trong thời gian ngắn nhãn hiệu „Made in Germany“ trở thành biểu tượng cho những sản phẩm chất lượng cao mà mọi người trên thế giới đều ưa thích.
Diệu kỳ hơn nữa, tưởng chừng một đất nước, cùng một dân tộc luôn đối đầu như một kẻ thù không đội trời chung giữa Đông và Tây, bỗng chốc bắt tay làm hòa thống nhất với nhau. Nhiệm màu hơn nữa: không phải tốn đến một viên đạn, không tốn một mạng người, không đổ một giọt máu. Bức màn sắt Bá Linh tưởng chừng “tồn tại muôn năm” và “đời đời”, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn sau 40 năm chia cắt. Đó là nguyên do làm cho toàn khối Đông Âu sập đổ. Một chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, đày đọa con người được chấm dứt.
Đúng thế, cách đây 20 năm, ngày 31/8/1990 Đông Đức và Tây Đức đã ký kết hiệp thương thống nhất, đồng nghĩa với việc khai tử hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản Đông Đức, có danh hiệu là Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Nước Đức thống nhất theo khối tự do dân chủ để toàn dân xây dựng lại tổ quốc, tái kiến thiết toàn diện miền Đông Đức.
Vài nét về bức tường Bá Linh: vào đầu mùa xuân 1961 kinh tế bên Đông Đức tụt dốc tồi tệ làm cho người dân khốn khổ. Dân Đông Đức ngày càng chạy qua miền Tây Đức nhiều hơn làm cho bọn chóp bu cộng sản lo lắng không yên và chỉ vài tháng sau họ quyết định xây tường cản ngăn làn sóng chạy trốn qua miền đất tự do. Chỉ tính từ tháng 9/1949 đến tháng 8/1961 đã có 2.691.270 người Đông Đức trốn qua phần đất tự do Tây Đức. Từ mồng 1 đến 13/8/1961, mỗi ngày khoảng 47.000 người chạy trốn chủ nghĩa cộng sản gian ác. Sợ mất dân thế là bức màn sắt ác nghiệt được buông xuống trong đêm 13/8/1961 chia đôi bờ cõi Đông và Tây Đức. Thành phố Bá Linh được tách ra làm hai, bên Tây thuộc khối tự do của Tây Ðức và của khối đồng minh Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Bên Đông bị rào kín theo chủ nghĩa cộng sản tàn ác và Liên Xô. Chớp nhoáng trong 5 ngày bức tường ô nhục Berlin được bịt kín chung quanh vào ngày 18/8/1961.
Không ai quên được niềm tự hào của nhà độc tài, lãnh tụ cộng sản Đông Đức, ông Erich Honecker đã xác tín nói tiên tri, kiểu như đảng cộng sản quang vinh muôn năm vào ngày 19/1/1989: "Die Mauer wird in 50 oder auch in 100 Jahren noch bestehen." (Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 hoặc cả 100 năm nữa). Lúc ấy cả phe cộng sản lẫn tự do đều có thể tin vào lời nói chắc chắn này và không ai có thể phảng bác được sự thật của nó vì chính thể cộng sản ác độc đang là một nhà tù vĩ đại được che kín trong cõi trời Đông Âu. Ai cũng sợ những tên hung thần khát máu như Nicolae Ceauşescu của Rumania, Erich Honnecker của Đông Đức, Enver Hoxha của Albania, Mátyás Rákosi (học trò của Stalin) của Ungaria, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il của Bắc Hàn, Fidel Castro của Cuba, Mao Trạch Đông của Tàu, Hồ Chí Minh của Việt Nam: đó là những tên đồ tể của thế kỷ, kẻ đứng đầu chủ mưu chính là quái thú Iosif Vissarionovich Stalin.
Tội ác của Stalin và đồng bọn được các học giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin kê khai trong sách "Le Livre noir du communisme" (xuất bản năm 1997), phần tiếng Việt được đặt tên "Mật thư tội ác của chủ nghĩa cộng sản, tàn sát - khủng bố - đàn áp“. Những con số khủng khiếp của các nạn nhân đã bị cộng sản giết tiêu diệt: Trung Quốc: 65 triệu; Liên Xô: 20 triệu; Bắc Hàn: 2 triệu; Cam Bốt: 2 triệu; Phi Châu: 1,7 triệu; A phú Hãn: 1,5 triệu; Đông Âu: 1 triệu; Trung Mỹ: 150 ngàn và Việt Nam: 1 triệu. Riêng tại Cam Bốt với dân số 8 triệu dân, nếu tính theo tỉ lệ dân số thì Pol Pot đứng hàng đầu gây tội ác. Trong vòng 4 năm từ 1975-1979, Pol Pot đã tiêu diệt 1/4 dân số của mình.
Tội ác do chủ nghĩa cộng sản reo rắc trên toàn cầu không sách vở nào lột tả hết được, loại trừ tội ác của Adolf Hitler thì trong thế kỷ vừa qua cũng như hiện tại thế giới chỉ thấy những tên đồ tể giết người đến từ các nước cộng sản đã kể trên.
Ai đã sống trong các nước Đông Âu thì mới biết "con muỗi cũng không lọt qua được bức màn sắt cộng sản“. Thí dụ tình báo Nga KGB luôn là nỗi kinh hoàng cho từng người dân Đông Âu, KGB là bố mẹ của những tên chủ tịch cầm quyền mỗi nước. Họ có quyền "bảo sao nghe vậy.“ Tiếp đến hệ thống công an mật vụ quốc gia với nhiều quyền lực để bảo vệ chính quyền bằng mọi thủ đoạn ác độc.
Tại Đông Đức ai cũng khiếp sợ tổ chức Stasi, mệnh danh mật vụ Đông Đức và bọn tay sai. Thống kê cho biết tại Ba Lan hoặc Tiệp Khắc thời cộng sản cứ 400 người dân bị 1 công an theo dõi, thì tại Đông Đức cứ 50 người dân bị 1 nhân viên mật vụ Stasi quản lý. Bức tường ô nhục Bá Linh được xây dựng từ ngày 13/8/1961 cho tới ngày giật sập bức tường 09/11/1989 chưa đếm được vài chục người vượt khỏi bức tường chỉ cao 3m90. Khoảng 190 nạn nhân bị bắn chết bên ven tường phía trong Đông Bá Linh và khoảng 400 người vượt tuyến bị bắn chết trong vòng đai biên giới. Con số này cho thấy Đông Đức đúng là một nhà tù khổng lồ, không ai nhúc nhích được như ý mình muốn và vai trò mật vụ làm việc ngày đêm trong suốt 40 năm thật xuất sắc. Có thể nói Erich Honecker lúc tại vị như ngồi trên một chiếc ngai vàng vững chắc. Vào tháng 6 năm 1989 khi đi chư hầu Moskau ông ta lại hùng hổ nhắc lại: "Cứ tình trạng như vầy thì tôi ngồi êm ru 50 năm hoặc cả 100 năm nữa.“ (Bei einer Moskaureise verteidigt Honecker erneut die Mauer, die "bei Fortbestehen der Gründe noch 50 oder 100 Jahre bestehen werde"). Cuối cùng chỉ vài tháng sau ông ta phải cuốn gói chốn chui chốn nhủi trong một ngôi nhà tại Moskau.
Rốt cuộc ông chủ Moskau cũng xua đuổi đứa đầy tớ trung thành Honecker và ông ta phải tha phương cầu thực tại Santiago nước Chí Lợi cho đến chết cô đơn vào ngày 29/5/1994.
- Ngày 09/11/1989 bức tường ô nhục Bá Linh bị giật sập, chấm dứt hơn 4 thập kỷ của cuộc chiến tranh lạnh, chấm dứt cảnh phân ly của nhiều gia đình người Đức. Bức tường Bá Linh là biểu tượng cho thế giới tự do bên Tây và cho chế độ ngục tù cộng sản bên Đông.
- Ngày 31/8/1990 Đông Đức và Tây Đức ký kết văn bản thống nhất, đồng nghĩa với việc khai tử cộng sản Đông Đức.
- Ngày 03/10/1990 toàn nước Đức bên Đông và Tây mừng ngày thống nhất nước Đức. Đó là ngày chiến thắng của chủ nghĩa tự do và cũng là ngày kết liễu hoàn toàn chế độ cộng sản Đông Đức.
Điều kiện quan trọng trước đó nước Đức đã được khối Đồng Minh (Anh-Pháp-Mỹ-Nga) chấp thuận trao trả lại chủ quyền hoàn toàn trong những cuộc thương thảo 6 bên (Die Zwei-plus-vier-Gespräche – Đông và Tây Đức cộng thêm Anh-Pháp-Mỹ-Nga) và cuối cùng Liên Xô đồng ý chịu rút 400.000 quân ra khỏi lãnh thổ Đông Đức.
Cách mạng dân chủ tự do đến với Đông Đức, đến với toàn khối Đông Âu thật tuyệt vời: không khát máu hận thù, không trại cải tạo, không bắt bớ, không cướp đất, không lộng quyền, không trí trá, không công an mật vụ, ngược lại được diễn tiến trong tự do dân chủ, trong nhân bản tình người, trong trật tự luật pháp. Đến ngay tên tội đồ lớn nhất của cộng sản Đông Đức là chủ tịch Erich Honecke còn được dung tha để có một cái chết bình yên tại Chí Lợi, ngay cả vợ ông ta vẫn còn hưởng được chế độ lương bổng nghỉ hưu cho đến bây giờ. Nhân bản như thế trong một xã hội tự do dân chủ, như người dân chưa bao giờ có được trong một thế giới cộng sản đằng đằng sát khí và được bao trùm trong chiếc áo trả thù, đầy đọa ngục tù, trấn áp, đánh người bịt miệng, giết người tại trụ sở công an…
Nước Đức và dân tộc Đức ngày nay, sau 20 năm thống nhất với bao khó khăn về kinh tế và kiến thiết cũng như phải xóa bỏ các tàn tích của cộng sản. Những ai đi làm phải trích thuế lương 5% cho việc xây dựng đất nước, quan trọng cho việc tái thiết tại miền Đông Đức từ 20 năm qua. Tự lực tự cường người Đức vươn lên như một phép màu, đặc biệt trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Chỉ trong nửa năm 2010 kinh tế Đức đang đạt kỷ lục tăng trưởng như chưa bao giờ có trong 20 năm qua, con số thất nghiệp cứ giảm dần từ mức ngấp ngưởng 5 triệu thất nghiệp xuống còn 3,2 triệu trong tháng 8/2010, đồng nghĩa với 7,6% người thất nghiệp. Nước Đức đang trở thành đầu tàu cho toàn khối Liên Minh Âu Châu, trong khi đó nhiều nước trong khối đang gặp khó khăn kinh tế và nạn thất nghiệp tăng cao trong thời khủng hoảng.
Nhìn vào nước Đức, tưởng chừng thành quả của họ gầy dựng trong 20 năm như là được thực hiện trong một giấc mơ. Thật khôn khéo họ vượt thoát khỏi bàn tay lông lá của Liên Xô và họ cũng giải được áp lực của đồng minh Anh-Pháp-Mỹ. Được như vậy người Đức trước tiên phải khai trừ chủ nghiã cộng sản và họ biết hiệp lực kết đoàn xây dựng đất nước trong tự do và dân chủ.
Việt Nam đã hơn 35 năm thống nhất, có gì tự hào để so sánh với nước Đức?
Có muộn màng lắm không khi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi kiến nghị lên Quốc hội Việt Nam vào ngày 30/8/2010 về việc đòi trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng kêu gọi lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu thay cho “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Luật Sư Hà Vũ nhìn thấy sự tàn bạo của men chiến thắng do Ban lãnh đạo của nước Việt Nam thực hiện từ 35 năm qua: „Bằng việc tập trung “cải tạo” trong nhiều năm trời cả trăm nghìn quân nhân, viên chức Việt Nam cộng hòa, bằng kỷ niệm liên tục 35 năm nay “Ngày giải phóng Miền Nam” đậm chất “thắng – thua”… đẩy không ít người Việt thuộc chính quyền cũ rơi vào vòng xoáy của sự thù hận với hệ quả là một số người bị chính quyền mới kết vào “tội xâm phạm an ninh quốc gia”! Và hận thù ấy lại dẫn đến chia rẽ khác không kém phần đau đớn, lần này ngay trong nội bộ những người đã ca khúc khải hoàn, bởi có mấy gia đình Việt Nam không có người thân ở bên kia chiến tuyến.
Kinh khủng hơn nữa, chính những hận thù và chia rẽ dân tộc ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tay cho nguy cơ Việt Nam bị Bắc thuộc lần thứ Tư và lần này e vĩnh viễn!
Nhưng Tổ quốc Việt Nam không thể không quyết sinh và vì vậy, Hòa giải dân tộc hay là Chết!“ - hết trích.
Thật độc hại, chính quyền csVN đang làm hoàn toàn trái ngược những gì chính quyền tự do dân chủ Tây Đức đưa tay tiếp sức với người Đông Đức, kể cả cộng sản từ năm 1990 để xây dựng một quốc gia no ấm cường thịnh.
Nơi đây, câu nói của ông Michail Gorbachow dạy cho chủ tịch Đông Đức Erich Honecker một bài học vào ngày 06/10/1989 khi ông Gorbachow đến thăm Đông Bá Linh và nhìn thấy người dân Đông Đức biểu tình chống đối nhà nước Đông Đức, ông nhắc nhở rằng: “Wer zu spät kommt, den betraft das Leben” (Người nào đến trễ sẽ bị cuộc đời trừng phạt).
Cộng sản Việt Nam đã trễ đến 35 năm mất rồi!
Đúng thế, cách đây 20 năm, ngày 31/8/1990 Đông Đức và Tây Đức đã ký kết hiệp thương thống nhất, đồng nghĩa với việc khai tử hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản Đông Đức, có danh hiệu là Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Nước Đức thống nhất theo khối tự do dân chủ để toàn dân xây dựng lại tổ quốc, tái kiến thiết toàn diện miền Đông Đức.
Vài nét về bức tường Bá Linh: vào đầu mùa xuân 1961 kinh tế bên Đông Đức tụt dốc tồi tệ làm cho người dân khốn khổ. Dân Đông Đức ngày càng chạy qua miền Tây Đức nhiều hơn làm cho bọn chóp bu cộng sản lo lắng không yên và chỉ vài tháng sau họ quyết định xây tường cản ngăn làn sóng chạy trốn qua miền đất tự do. Chỉ tính từ tháng 9/1949 đến tháng 8/1961 đã có 2.691.270 người Đông Đức trốn qua phần đất tự do Tây Đức. Từ mồng 1 đến 13/8/1961, mỗi ngày khoảng 47.000 người chạy trốn chủ nghĩa cộng sản gian ác. Sợ mất dân thế là bức màn sắt ác nghiệt được buông xuống trong đêm 13/8/1961 chia đôi bờ cõi Đông và Tây Đức. Thành phố Bá Linh được tách ra làm hai, bên Tây thuộc khối tự do của Tây Ðức và của khối đồng minh Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Bên Đông bị rào kín theo chủ nghĩa cộng sản tàn ác và Liên Xô. Chớp nhoáng trong 5 ngày bức tường ô nhục Berlin được bịt kín chung quanh vào ngày 18/8/1961.
Không ai quên được niềm tự hào của nhà độc tài, lãnh tụ cộng sản Đông Đức, ông Erich Honecker đã xác tín nói tiên tri, kiểu như đảng cộng sản quang vinh muôn năm vào ngày 19/1/1989: "Die Mauer wird in 50 oder auch in 100 Jahren noch bestehen." (Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 hoặc cả 100 năm nữa). Lúc ấy cả phe cộng sản lẫn tự do đều có thể tin vào lời nói chắc chắn này và không ai có thể phảng bác được sự thật của nó vì chính thể cộng sản ác độc đang là một nhà tù vĩ đại được che kín trong cõi trời Đông Âu. Ai cũng sợ những tên hung thần khát máu như Nicolae Ceauşescu của Rumania, Erich Honnecker của Đông Đức, Enver Hoxha của Albania, Mátyás Rákosi (học trò của Stalin) của Ungaria, Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il của Bắc Hàn, Fidel Castro của Cuba, Mao Trạch Đông của Tàu, Hồ Chí Minh của Việt Nam: đó là những tên đồ tể của thế kỷ, kẻ đứng đầu chủ mưu chính là quái thú Iosif Vissarionovich Stalin.
Tội ác của Stalin và đồng bọn được các học giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin kê khai trong sách "Le Livre noir du communisme" (xuất bản năm 1997), phần tiếng Việt được đặt tên "Mật thư tội ác của chủ nghĩa cộng sản, tàn sát - khủng bố - đàn áp“. Những con số khủng khiếp của các nạn nhân đã bị cộng sản giết tiêu diệt: Trung Quốc: 65 triệu; Liên Xô: 20 triệu; Bắc Hàn: 2 triệu; Cam Bốt: 2 triệu; Phi Châu: 1,7 triệu; A phú Hãn: 1,5 triệu; Đông Âu: 1 triệu; Trung Mỹ: 150 ngàn và Việt Nam: 1 triệu. Riêng tại Cam Bốt với dân số 8 triệu dân, nếu tính theo tỉ lệ dân số thì Pol Pot đứng hàng đầu gây tội ác. Trong vòng 4 năm từ 1975-1979, Pol Pot đã tiêu diệt 1/4 dân số của mình.
Tội ác do chủ nghĩa cộng sản reo rắc trên toàn cầu không sách vở nào lột tả hết được, loại trừ tội ác của Adolf Hitler thì trong thế kỷ vừa qua cũng như hiện tại thế giới chỉ thấy những tên đồ tể giết người đến từ các nước cộng sản đã kể trên.
Ai đã sống trong các nước Đông Âu thì mới biết "con muỗi cũng không lọt qua được bức màn sắt cộng sản“. Thí dụ tình báo Nga KGB luôn là nỗi kinh hoàng cho từng người dân Đông Âu, KGB là bố mẹ của những tên chủ tịch cầm quyền mỗi nước. Họ có quyền "bảo sao nghe vậy.“ Tiếp đến hệ thống công an mật vụ quốc gia với nhiều quyền lực để bảo vệ chính quyền bằng mọi thủ đoạn ác độc.
Rốt cuộc ông chủ Moskau cũng xua đuổi đứa đầy tớ trung thành Honecker và ông ta phải tha phương cầu thực tại Santiago nước Chí Lợi cho đến chết cô đơn vào ngày 29/5/1994.
- Ngày 09/11/1989 bức tường ô nhục Bá Linh bị giật sập, chấm dứt hơn 4 thập kỷ của cuộc chiến tranh lạnh, chấm dứt cảnh phân ly của nhiều gia đình người Đức. Bức tường Bá Linh là biểu tượng cho thế giới tự do bên Tây và cho chế độ ngục tù cộng sản bên Đông.
- Ngày 31/8/1990 Đông Đức và Tây Đức ký kết văn bản thống nhất, đồng nghĩa với việc khai tử cộng sản Đông Đức.
- Ngày 03/10/1990 toàn nước Đức bên Đông và Tây mừng ngày thống nhất nước Đức. Đó là ngày chiến thắng của chủ nghĩa tự do và cũng là ngày kết liễu hoàn toàn chế độ cộng sản Đông Đức.
Điều kiện quan trọng trước đó nước Đức đã được khối Đồng Minh (Anh-Pháp-Mỹ-Nga) chấp thuận trao trả lại chủ quyền hoàn toàn trong những cuộc thương thảo 6 bên (Die Zwei-plus-vier-Gespräche – Đông và Tây Đức cộng thêm Anh-Pháp-Mỹ-Nga) và cuối cùng Liên Xô đồng ý chịu rút 400.000 quân ra khỏi lãnh thổ Đông Đức.
Nước Đức và dân tộc Đức ngày nay, sau 20 năm thống nhất với bao khó khăn về kinh tế và kiến thiết cũng như phải xóa bỏ các tàn tích của cộng sản. Những ai đi làm phải trích thuế lương 5% cho việc xây dựng đất nước, quan trọng cho việc tái thiết tại miền Đông Đức từ 20 năm qua. Tự lực tự cường người Đức vươn lên như một phép màu, đặc biệt trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Chỉ trong nửa năm 2010 kinh tế Đức đang đạt kỷ lục tăng trưởng như chưa bao giờ có trong 20 năm qua, con số thất nghiệp cứ giảm dần từ mức ngấp ngưởng 5 triệu thất nghiệp xuống còn 3,2 triệu trong tháng 8/2010, đồng nghĩa với 7,6% người thất nghiệp. Nước Đức đang trở thành đầu tàu cho toàn khối Liên Minh Âu Châu, trong khi đó nhiều nước trong khối đang gặp khó khăn kinh tế và nạn thất nghiệp tăng cao trong thời khủng hoảng.
Nhìn vào nước Đức, tưởng chừng thành quả của họ gầy dựng trong 20 năm như là được thực hiện trong một giấc mơ. Thật khôn khéo họ vượt thoát khỏi bàn tay lông lá của Liên Xô và họ cũng giải được áp lực của đồng minh Anh-Pháp-Mỹ. Được như vậy người Đức trước tiên phải khai trừ chủ nghiã cộng sản và họ biết hiệp lực kết đoàn xây dựng đất nước trong tự do và dân chủ.
Việt Nam đã hơn 35 năm thống nhất, có gì tự hào để so sánh với nước Đức?
Có muộn màng lắm không khi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi kiến nghị lên Quốc hội Việt Nam vào ngày 30/8/2010 về việc đòi trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng kêu gọi lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu thay cho “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Luật Sư Hà Vũ nhìn thấy sự tàn bạo của men chiến thắng do Ban lãnh đạo của nước Việt Nam thực hiện từ 35 năm qua: „Bằng việc tập trung “cải tạo” trong nhiều năm trời cả trăm nghìn quân nhân, viên chức Việt Nam cộng hòa, bằng kỷ niệm liên tục 35 năm nay “Ngày giải phóng Miền Nam” đậm chất “thắng – thua”… đẩy không ít người Việt thuộc chính quyền cũ rơi vào vòng xoáy của sự thù hận với hệ quả là một số người bị chính quyền mới kết vào “tội xâm phạm an ninh quốc gia”! Và hận thù ấy lại dẫn đến chia rẽ khác không kém phần đau đớn, lần này ngay trong nội bộ những người đã ca khúc khải hoàn, bởi có mấy gia đình Việt Nam không có người thân ở bên kia chiến tuyến.
Kinh khủng hơn nữa, chính những hận thù và chia rẽ dân tộc ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tay cho nguy cơ Việt Nam bị Bắc thuộc lần thứ Tư và lần này e vĩnh viễn!
Nhưng Tổ quốc Việt Nam không thể không quyết sinh và vì vậy, Hòa giải dân tộc hay là Chết!“ - hết trích.
Thật độc hại, chính quyền csVN đang làm hoàn toàn trái ngược những gì chính quyền tự do dân chủ Tây Đức đưa tay tiếp sức với người Đông Đức, kể cả cộng sản từ năm 1990 để xây dựng một quốc gia no ấm cường thịnh.
Nơi đây, câu nói của ông Michail Gorbachow dạy cho chủ tịch Đông Đức Erich Honecker một bài học vào ngày 06/10/1989 khi ông Gorbachow đến thăm Đông Bá Linh và nhìn thấy người dân Đông Đức biểu tình chống đối nhà nước Đông Đức, ông nhắc nhở rằng: “Wer zu spät kommt, den betraft das Leben” (Người nào đến trễ sẽ bị cuộc đời trừng phạt).
Cộng sản Việt Nam đã trễ đến 35 năm mất rồi!
Hãy yêu thương Giáo Hội, cả khi Giáo Hội bị thương tích vì tội lỗi của các linh mục và giáo dân.
Linh Tiến Khải
15:52 01/09/2010
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung hơn 5.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường nhỏ trước dinh nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thứ tư 1-9-2010.
Đức Thánh Cha đã ngồi trên ghế đặt trên một bục nhỏ ngay cửa vào dinh nhà nghỉ mát để nói chuyện với các tín hữu.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt nữ giới có ảnh hưởng lớn trên lịch sử Giáo Hội: đó là thánh nữ Hildegard thành Bingen, người Đức, sống vào thời Trung Cổ.
Ngài mở đầu bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, năm 1988 nhân dịp Năm Thánh Mẫu, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II đã viết một Tông Thư tựa đề ”Mulieris dignitatem” Phẩm giá nữ giới nói về vai trò qúy báu mà phụ nữ đã và tiếp tục nắm giữ trong đời sống Giáo Hội. Chúng ta đọc thấy rằng “Giáo Hội cám ơn tất cả mọi biểu lộ của thiên tài nữ giới xuất hiện dọc dài lịch sử, giữa mọi dân tộc và mọi quốc gia; Giáo Hội cám ơn vì tất cả mọi đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng ban cho các phụ nữ trong lịch sử dân Chúa, vì tất cả các chiến thắng mà Giáo Hội có nhờ đức tin, đức cậy đức mến của họ; Giáo Hội cám ơn về tất cả mọi hoa trái sự thánh thiện của nữ giới”.
Cả trong các thế kỷ mà chúng ta thường gọi là thời Trung Cổ, cũng có các gương mặt nữ giới khác nhau, nổi bật vì cuộc sống thánh thiện và giáo huấn phong phú của họ. Hôm nay tôi muốn bắt đầu giới thiệu với anh chị em một trong các gương mặt ấy: đó là thánh nữ Hilgegard thành Bingen, sống bên Đức vào thế ky XII.
Rồi Đức Thánh Cha tóm tắt tiểu sử thánh Hildegard như sau: Thánh nữ sinh năm 1098 tại Bermersheim gần Alzey vùng sông Rhein, và qua đời năm 1179 lúc 81 tuổi, mặc dù có sức khỏe thường xuyên mong manh. Hildegard thuộc một gia đình thượng lưu đông con, và ngay từ khi mới chào đời đã được cha mẹ dâng cho Thiên Chúa. Vì muốn cho con có được nền giáo dục nhân bản và kitô thích đáng, năm Hildegard lên 8 tuổi cha mẹ giao chị cho cô giáo Giuditta thành Spanheim chăm nom dậy dỗ. Cô giáo này đã rút lui vào dòng kín Biển Đức thánh Disibodo; và một tu viện nhỏ được thành lập, trong đó các nữ tu sống theo quy luật dòng thánh Biển Đức. Hildegard đã nhận lúp từ tay Đức Cha Ottone thành Bamberg; và khi viện mẫu Giuditta qua đời năm 1136, chị được các chị em bầu làm Bề trên cộng đoàn. Hildegard đã chu toàn nhiệm vụ và khai triển các ơn của một phụ nữ thông thái, có cuộc sống thiêng liêng cao độ và có khả năng chuyên môn đương đầu với các khía cạnh tổ chức cuộc sống dòng kín. Vài năm sau vì số nữ tu gia tăng chị Hildegard thành lập một cộng đoàn khác tại Bingen, dâng kính thánh Ruperto và đã sống các năm cuối đời tại đây.
Đức Thánh Cha miêu tả kiểu sống của thánh nữ và các nữ tu như sau: Cách thế chị thi hành sứ vụ quyền bính nêu gương cho mọi cộng đoàn tu sĩ: Nó khơi dậy một sự ganh đua thánh thiện trong việc thực thi sự thiện, đến độ theo chứng tá của nhiều người đương thời, mẹ và các con gái thi đua nhau trong việc qúy trọng và phục vụ nhau.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ngay từ khi còn làm Bề trên tu viện thánh Disiboro, thánh nữ Hildegard đã bắt đầu đọc cho cha linh hướng, là dan sĩ Volmar, và nữ tu thư ký là chị Richardis thành Strade, ghi chép các thị kiến mà chị đã có từ lâu trước đó. Như vẫn thường xảy ra trong cuộc đời của các nhà thần bí đích thực, cả chị Hildegard cũng muốn tuân phục quyền bính của các người khôn ngoan để phân định nguồn gốc các thị kiến ấy, vì sợ rằng chúng là hậu qủa của các ảo tưởng và không bắt nguồn từ Thiên Chúa. Vì thế, chị thổ lộ với người có uy tín nhất trong Giáo Hội thời bấy giờ là thánh Bênađô thành Clairveaux. Thánh nhân trấn an và khích lệ chị. Nhưng năm 1147 chị đã nhận được một sự phê chuẩn rất quan trọng khác nữa. Đức Giáo Hoàng Eugenio III, khi đó đang chủ tọa một công nghị tại thành phố Trier, đã đọc được một văn bản của thánh nữ Hildegard, do Đức Cha Enrico Tổng Giám Mục Mainz, đệ trình lên. Đức Giáo Hoàng cho phép chị viết các thị kiến và công khai nói trước công chúng. Kể từ đó uy tín tinh thần của chị Hildegard ngày càng gia tăng, đến độ người đương thời gọi chị với tước hiệu là ”nữ ngôn sứ Đức”. Đó là dấu ấn của một kinh nghiệm đích thực của Chúa Thánh Thần, suối nguồn mọi đặc sủng: người nhận được các ơn siêu nhiên không bao giờ khoe khoang, không phơi bầy chúng ra ngoài, và nhất là tỏ ra hoàn toàn vâng phục quyền bính giáo hội. Thật thế, mọi ơn Chúa Thánh Thần ban đều được chỉ định xây dựng Giáo Hội; và qua các Mục Tử của mình Giáo Hội thừa nhận tính cách đích thực của các đặc sủng đó.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: thứ tư tới tôi sẽ còn đề cập tới gương mặt của người phụ nữ ”ngôn sứ” lớn lao này, là người rất thời sự và nói với cả chúng ta ngày nay nữa. Thánh nữ can đảm lên tiếng phân định các dấu chỉ thời đại với tình yêu thương chị dành cho thụ tạo, với y khoa, thơ văn và nhạc của chị, ngày nay được dựng lại, cũng như với tình yêu thương đối với Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài. Thời đó, Giáo Hội cũng đau khổ bị thương tích vì tội lỗi của các linh mục và tín hữu giáo dân, và Giáo Hội lại càng được yêu thương như thân mình của Chúa Kitô hơn.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cầu chúc họ có những ngày hành hương tươi vui sốt sắng và về nhà bằng an, đặc biệt là những ai phải đi làm việc hay học hành trở lại, như các trẻ em và người trẻ.
Bằng tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ sắp tham dự đại hội giới trẻ châu mỹ la tinh tại Venezuela, có những ngày chung sống, cầu nguyện, học hỏi hữu ích, giúp họ gặp Chúa Kitô và lắng nghe lời Chúa. Ngài khích lệ các bạn trẻ đừng chán nản, vì Thiên Chúa có một chương trình yêu thương cho mọi người. Giáo Hoàng gần gũi họ và tin tưởng nơi họ. Ngài xin Thiên Chúa làm cho họ trở thành các môn đệ đích thật của Chúa Giêsu Kitô, để họ sống các giá trị của Tin Mừng và can đảm thông truyền chúng cho những người chung quanh, cũng như lấy hứng từ các giá trị đó để chung xây một thế giới công bằng và hòa giải hơn.
Bằng tiếng Hungari Đức Thánh Cha chào một nhóm các giáo sư và sinh viên trường trung học Xitô Pécs, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường công giáo.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha khích lệ người trẻ giãi tỏa ánh sáng của Chúa ra trong môi trường sống thường ngày, đặc biệt tại học đường. Ngài xin Chúa trợ giúp các anh chị em đau yếu góp phần vào công trình cứu chuộc thế giới, và Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới kín múc nơi tình yêu của Chúa để cho tình yêu của họ được vững bền hơn.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã ngồi trên ghế đặt trên một bục nhỏ ngay cửa vào dinh nhà nghỉ mát để nói chuyện với các tín hữu.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt nữ giới có ảnh hưởng lớn trên lịch sử Giáo Hội: đó là thánh nữ Hildegard thành Bingen, người Đức, sống vào thời Trung Cổ.
Ngài mở đầu bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, năm 1988 nhân dịp Năm Thánh Mẫu, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II đã viết một Tông Thư tựa đề ”Mulieris dignitatem” Phẩm giá nữ giới nói về vai trò qúy báu mà phụ nữ đã và tiếp tục nắm giữ trong đời sống Giáo Hội. Chúng ta đọc thấy rằng “Giáo Hội cám ơn tất cả mọi biểu lộ của thiên tài nữ giới xuất hiện dọc dài lịch sử, giữa mọi dân tộc và mọi quốc gia; Giáo Hội cám ơn vì tất cả mọi đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng ban cho các phụ nữ trong lịch sử dân Chúa, vì tất cả các chiến thắng mà Giáo Hội có nhờ đức tin, đức cậy đức mến của họ; Giáo Hội cám ơn về tất cả mọi hoa trái sự thánh thiện của nữ giới”.
Cả trong các thế kỷ mà chúng ta thường gọi là thời Trung Cổ, cũng có các gương mặt nữ giới khác nhau, nổi bật vì cuộc sống thánh thiện và giáo huấn phong phú của họ. Hôm nay tôi muốn bắt đầu giới thiệu với anh chị em một trong các gương mặt ấy: đó là thánh nữ Hilgegard thành Bingen, sống bên Đức vào thế ky XII.
Rồi Đức Thánh Cha tóm tắt tiểu sử thánh Hildegard như sau: Thánh nữ sinh năm 1098 tại Bermersheim gần Alzey vùng sông Rhein, và qua đời năm 1179 lúc 81 tuổi, mặc dù có sức khỏe thường xuyên mong manh. Hildegard thuộc một gia đình thượng lưu đông con, và ngay từ khi mới chào đời đã được cha mẹ dâng cho Thiên Chúa. Vì muốn cho con có được nền giáo dục nhân bản và kitô thích đáng, năm Hildegard lên 8 tuổi cha mẹ giao chị cho cô giáo Giuditta thành Spanheim chăm nom dậy dỗ. Cô giáo này đã rút lui vào dòng kín Biển Đức thánh Disibodo; và một tu viện nhỏ được thành lập, trong đó các nữ tu sống theo quy luật dòng thánh Biển Đức. Hildegard đã nhận lúp từ tay Đức Cha Ottone thành Bamberg; và khi viện mẫu Giuditta qua đời năm 1136, chị được các chị em bầu làm Bề trên cộng đoàn. Hildegard đã chu toàn nhiệm vụ và khai triển các ơn của một phụ nữ thông thái, có cuộc sống thiêng liêng cao độ và có khả năng chuyên môn đương đầu với các khía cạnh tổ chức cuộc sống dòng kín. Vài năm sau vì số nữ tu gia tăng chị Hildegard thành lập một cộng đoàn khác tại Bingen, dâng kính thánh Ruperto và đã sống các năm cuối đời tại đây.
Đức Thánh Cha miêu tả kiểu sống của thánh nữ và các nữ tu như sau: Cách thế chị thi hành sứ vụ quyền bính nêu gương cho mọi cộng đoàn tu sĩ: Nó khơi dậy một sự ganh đua thánh thiện trong việc thực thi sự thiện, đến độ theo chứng tá của nhiều người đương thời, mẹ và các con gái thi đua nhau trong việc qúy trọng và phục vụ nhau.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Ngay từ khi còn làm Bề trên tu viện thánh Disiboro, thánh nữ Hildegard đã bắt đầu đọc cho cha linh hướng, là dan sĩ Volmar, và nữ tu thư ký là chị Richardis thành Strade, ghi chép các thị kiến mà chị đã có từ lâu trước đó. Như vẫn thường xảy ra trong cuộc đời của các nhà thần bí đích thực, cả chị Hildegard cũng muốn tuân phục quyền bính của các người khôn ngoan để phân định nguồn gốc các thị kiến ấy, vì sợ rằng chúng là hậu qủa của các ảo tưởng và không bắt nguồn từ Thiên Chúa. Vì thế, chị thổ lộ với người có uy tín nhất trong Giáo Hội thời bấy giờ là thánh Bênađô thành Clairveaux. Thánh nhân trấn an và khích lệ chị. Nhưng năm 1147 chị đã nhận được một sự phê chuẩn rất quan trọng khác nữa. Đức Giáo Hoàng Eugenio III, khi đó đang chủ tọa một công nghị tại thành phố Trier, đã đọc được một văn bản của thánh nữ Hildegard, do Đức Cha Enrico Tổng Giám Mục Mainz, đệ trình lên. Đức Giáo Hoàng cho phép chị viết các thị kiến và công khai nói trước công chúng. Kể từ đó uy tín tinh thần của chị Hildegard ngày càng gia tăng, đến độ người đương thời gọi chị với tước hiệu là ”nữ ngôn sứ Đức”. Đó là dấu ấn của một kinh nghiệm đích thực của Chúa Thánh Thần, suối nguồn mọi đặc sủng: người nhận được các ơn siêu nhiên không bao giờ khoe khoang, không phơi bầy chúng ra ngoài, và nhất là tỏ ra hoàn toàn vâng phục quyền bính giáo hội. Thật thế, mọi ơn Chúa Thánh Thần ban đều được chỉ định xây dựng Giáo Hội; và qua các Mục Tử của mình Giáo Hội thừa nhận tính cách đích thực của các đặc sủng đó.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: thứ tư tới tôi sẽ còn đề cập tới gương mặt của người phụ nữ ”ngôn sứ” lớn lao này, là người rất thời sự và nói với cả chúng ta ngày nay nữa. Thánh nữ can đảm lên tiếng phân định các dấu chỉ thời đại với tình yêu thương chị dành cho thụ tạo, với y khoa, thơ văn và nhạc của chị, ngày nay được dựng lại, cũng như với tình yêu thương đối với Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài. Thời đó, Giáo Hội cũng đau khổ bị thương tích vì tội lỗi của các linh mục và tín hữu giáo dân, và Giáo Hội lại càng được yêu thương như thân mình của Chúa Kitô hơn.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cầu chúc họ có những ngày hành hương tươi vui sốt sắng và về nhà bằng an, đặc biệt là những ai phải đi làm việc hay học hành trở lại, như các trẻ em và người trẻ.
Bằng tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ sắp tham dự đại hội giới trẻ châu mỹ la tinh tại Venezuela, có những ngày chung sống, cầu nguyện, học hỏi hữu ích, giúp họ gặp Chúa Kitô và lắng nghe lời Chúa. Ngài khích lệ các bạn trẻ đừng chán nản, vì Thiên Chúa có một chương trình yêu thương cho mọi người. Giáo Hoàng gần gũi họ và tin tưởng nơi họ. Ngài xin Thiên Chúa làm cho họ trở thành các môn đệ đích thật của Chúa Giêsu Kitô, để họ sống các giá trị của Tin Mừng và can đảm thông truyền chúng cho những người chung quanh, cũng như lấy hứng từ các giá trị đó để chung xây một thế giới công bằng và hòa giải hơn.
Bằng tiếng Hungari Đức Thánh Cha chào một nhóm các giáo sư và sinh viên trường trung học Xitô Pécs, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường công giáo.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha khích lệ người trẻ giãi tỏa ánh sáng của Chúa ra trong môi trường sống thường ngày, đặc biệt tại học đường. Ngài xin Chúa trợ giúp các anh chị em đau yếu góp phần vào công trình cứu chuộc thế giới, và Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới kín múc nơi tình yêu của Chúa để cho tình yêu của họ được vững bền hơn.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trại hè kiên giáo xứ tại Ma Lâm, Phan Thiết
Ma Lâm
08:04 01/09/2010
PHAN THIẾT - Sáng ngày 28.8.2010, tại thị trấn miền quê hẻo lánh núi rừng Ma Lâm hôm nay bỗng nhộn nhịp khác thường, tiếng cười nói vui tươi náo nhiệt của hàng trăm bạn trẻ hội tụ về Gx. Ma Lâm để tham gia trại hè “Nối vòng tay lớn”, từ ngày 28-29.8.210. Đúng 7h30, tiếng nhạc trổi khúc hùng hồn tươi trẻ, tiếng vỗ tay liên tục như sóng trào bất tận chào đón các bạn trẻ đến từ các Gx. Vinh Lưu, Thọ Tràng, Cà Tang, Tầm Hưng và Phú Hội. Đây là trại hè truyền thống của giới trẻ Gx. Ma Lâm, đã được tổ chức liên tục trong suốt 5 năm qua. Trại hè năm nay với chủ đề “Nối vòng tay lớn” nhằm nối kết các bạn trẻ thuộc các Gx khác nhau trong Giáo Phận, để vui chơi, chia sẻ kinh nghiệm sống Đạo và bồi bổ thêm kiến thức về Giáo lý “tiền hôn nhân”.
Xem hình ảnh
Tổng số trại sinh của 6 Gx là 270: Ma Lâm (133), Cà Tang (14), Phú Hội (12), Tầm Hưng (36), Thọ Tràng (35), Vinh Lưu (40).
Ban tổ chức trại:
Trại trưởng: Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, Chánh xứ Gx. Ma Lâm
cùng BĐH giới trẻ Gx. Ma Lâm
Ngoài ra còn có sự cộng tác của quý Thầy:
Giuse Nguyễn Thanh Cảnh
Giuse Lê Văn Hiếu
GB. Trần Thái Quốc
Phaolô Nguyễn Ngọc Trác
Fx. Huỳnh Thiên Vũ
Vinh Sơn Vũ Khắc Tiệp
Antôn Nguyễn Văn Triều
Và anh Dom. Nguyễn Văn Phúc (Trưởng ban giới trẻ Gx. Thọ Tràng)
Các trại sinh của 6 Gx được chia đều thành 8 tổ, với các tên gọi: Giuse, Maria, Phêrô, Phaolô, Matta, Têrêsa, Gioan và Anna.
Sau khi khai mạc trại, dựng lều, các trại sinh bắt đầu thi đua theo tổ qua các trò chơi nhỏ như: kéo co, bịt mắt đập bóng nước, đập bóng bằng mông, thổi bóng vào lon, nấu cơm, đá bóng tình yêu, ướp xác Ai Cập, đi tìm báu vật…
14h00, ngày trại thứ nhất, các trại sinh có cuộc hội thảo về đề tài “Cổ võ sống khiết tịnh tiền hôn nhân”
18h00, Thánh lễ chiều thứ bảy cho giới trẻ cũng là Thánh lễ thay CN 22 TN
22h00, lửa trại, thi đua văn nghệ
23h00, trò chơi lớn
Sau đó nghỉ đêm
Ngày thứ 2, cuộc trại được tiếp tục với các trò chơi nhỏ, thi đố vui Giáo Lý – Kinh Thánh phổ thông và được kết thúc bằng giờ chầu Thánh Thể.
16h00 chiều CN ngày 29.8.2010, trại hè “Nối vòng tay lớn” được bế mạc bằng thông điệp: “Người trẻ sống chứng nhân đức tin giữa lòng xã hội hôm nay được thể hiện bằng đời sống khiết tịnh tiền hôn nhân” của Cha Phaolô Chánh xứ Gx. Ma Lâm.
Cha Phaolô đã nêu bật sự quí trọng khôn sánh của Đức Trinh Khiết không chỉ theo lời mời gọi của Tin Mừng mà còn theo cách nhìn nhân bản nhất của một đời sống con người văn minh thật. Ở đâu, và thời kỳ nào, con người ta cũng phải khám phá cho ra quyết tâm gìn giữ điều quí giá ấy. Tự bản thân các bạn trẻ Công giáo, nếu không gìn giữ đức trinh khiết, nhất là giai đoạn tiền hồn nhân, họ phải cảm thấy xấu hổ vì họ đã không sống đúng với phẩm giá con người cao quí mà Chúa đã ban, và phẩm giá con cái của Thiên Chúa nữa. Đền thờ của Chúa Thánh Thần đã bị nhiễm uế. Và khi đã theo chiều hướng hạ hư hèn, con người trở nên buông tuồng rơi vào một vực thẳm khó mà đứng dậy.
Ngài giới thiệu các bạn trẻ về cuộc vận động “đoan hứa khiết tịnh trước hôn nhân” đã thu hút khá nhiều các bạn trẻ quyết tâm nói không trước lời mời gọi của trào lưu “yêu thử, sống thử, hôn nhân thử…”. Ngài cho biết, có hơn 500 tác phẩm dự thi cuộc thi xướng họa Sen Giữa Lầy để vận động người trẻ quí chuộng Đức Trinh Khiết. Ngài tặng một số tuyển tập “Sen Giữa Lầy” với ước mong các bạn trẻ chuyền tay nhau đọc những tâm tình và ước mong các bạn trẻ tham gia ghi tên mình vào danh sách những người “đoan hứa khiết tịnh trước hôn nhân”…..
Các trại sinh chăm chú lắng nghe và quyết tâm sống những gì đã được lĩnh hội trong suốt hai ngày trại, và nhất là trong bài thuyết trình của Cha Phaolo.
Nghi thức bế mạc được kết thúc với việc trao phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc, trao bằng lưu niệm cho các Gx…
Các trại sinh chia tay trong sự lưu luyến không nỡ rời xa. Có những cặp mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi nuối tiếc một lần gặp gỡ đáng nhớ. Tất cả như muốn giữ lại mãi những bài học bổ ích, những kỉ niệm khó quên. Những nắm tay xiết chặt kết nối thành vòng tròn truyền lửa cho nhau quyết tâm sống chứng nhân giữa đời, sống thật đẹp, thật ý nghĩa, nhất là làm gương sáng trong đời sống khiết tịnh tiền hôn nhân. Đó là nguyện ước lớn nhất của trại hè “ Nối vòng tay lớn” 2010 tại Gx. Ma Lâm.
Xem hình ảnh
Tổng số trại sinh của 6 Gx là 270: Ma Lâm (133), Cà Tang (14), Phú Hội (12), Tầm Hưng (36), Thọ Tràng (35), Vinh Lưu (40).
Ban tổ chức trại:
Trại trưởng: Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, Chánh xứ Gx. Ma Lâm
cùng BĐH giới trẻ Gx. Ma Lâm
Ngoài ra còn có sự cộng tác của quý Thầy:
Giuse Nguyễn Thanh Cảnh
Giuse Lê Văn Hiếu
GB. Trần Thái Quốc
Phaolô Nguyễn Ngọc Trác
Fx. Huỳnh Thiên Vũ
Vinh Sơn Vũ Khắc Tiệp
Antôn Nguyễn Văn Triều
Và anh Dom. Nguyễn Văn Phúc (Trưởng ban giới trẻ Gx. Thọ Tràng)
Các trại sinh của 6 Gx được chia đều thành 8 tổ, với các tên gọi: Giuse, Maria, Phêrô, Phaolô, Matta, Têrêsa, Gioan và Anna.
Sau khi khai mạc trại, dựng lều, các trại sinh bắt đầu thi đua theo tổ qua các trò chơi nhỏ như: kéo co, bịt mắt đập bóng nước, đập bóng bằng mông, thổi bóng vào lon, nấu cơm, đá bóng tình yêu, ướp xác Ai Cập, đi tìm báu vật…
14h00, ngày trại thứ nhất, các trại sinh có cuộc hội thảo về đề tài “Cổ võ sống khiết tịnh tiền hôn nhân”
18h00, Thánh lễ chiều thứ bảy cho giới trẻ cũng là Thánh lễ thay CN 22 TN
22h00, lửa trại, thi đua văn nghệ
23h00, trò chơi lớn
Sau đó nghỉ đêm
Ngày thứ 2, cuộc trại được tiếp tục với các trò chơi nhỏ, thi đố vui Giáo Lý – Kinh Thánh phổ thông và được kết thúc bằng giờ chầu Thánh Thể.
16h00 chiều CN ngày 29.8.2010, trại hè “Nối vòng tay lớn” được bế mạc bằng thông điệp: “Người trẻ sống chứng nhân đức tin giữa lòng xã hội hôm nay được thể hiện bằng đời sống khiết tịnh tiền hôn nhân” của Cha Phaolô Chánh xứ Gx. Ma Lâm.
Cha Phaolô đã nêu bật sự quí trọng khôn sánh của Đức Trinh Khiết không chỉ theo lời mời gọi của Tin Mừng mà còn theo cách nhìn nhân bản nhất của một đời sống con người văn minh thật. Ở đâu, và thời kỳ nào, con người ta cũng phải khám phá cho ra quyết tâm gìn giữ điều quí giá ấy. Tự bản thân các bạn trẻ Công giáo, nếu không gìn giữ đức trinh khiết, nhất là giai đoạn tiền hồn nhân, họ phải cảm thấy xấu hổ vì họ đã không sống đúng với phẩm giá con người cao quí mà Chúa đã ban, và phẩm giá con cái của Thiên Chúa nữa. Đền thờ của Chúa Thánh Thần đã bị nhiễm uế. Và khi đã theo chiều hướng hạ hư hèn, con người trở nên buông tuồng rơi vào một vực thẳm khó mà đứng dậy.
Ngài giới thiệu các bạn trẻ về cuộc vận động “đoan hứa khiết tịnh trước hôn nhân” đã thu hút khá nhiều các bạn trẻ quyết tâm nói không trước lời mời gọi của trào lưu “yêu thử, sống thử, hôn nhân thử…”. Ngài cho biết, có hơn 500 tác phẩm dự thi cuộc thi xướng họa Sen Giữa Lầy để vận động người trẻ quí chuộng Đức Trinh Khiết. Ngài tặng một số tuyển tập “Sen Giữa Lầy” với ước mong các bạn trẻ chuyền tay nhau đọc những tâm tình và ước mong các bạn trẻ tham gia ghi tên mình vào danh sách những người “đoan hứa khiết tịnh trước hôn nhân”…..
Các trại sinh chăm chú lắng nghe và quyết tâm sống những gì đã được lĩnh hội trong suốt hai ngày trại, và nhất là trong bài thuyết trình của Cha Phaolo.
Nghi thức bế mạc được kết thúc với việc trao phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc, trao bằng lưu niệm cho các Gx…
Các trại sinh chia tay trong sự lưu luyến không nỡ rời xa. Có những cặp mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi nuối tiếc một lần gặp gỡ đáng nhớ. Tất cả như muốn giữ lại mãi những bài học bổ ích, những kỉ niệm khó quên. Những nắm tay xiết chặt kết nối thành vòng tròn truyền lửa cho nhau quyết tâm sống chứng nhân giữa đời, sống thật đẹp, thật ý nghĩa, nhất là làm gương sáng trong đời sống khiết tịnh tiền hôn nhân. Đó là nguyện ước lớn nhất của trại hè “ Nối vòng tay lớn” 2010 tại Gx. Ma Lâm.
Khóa Tĩnh Tâm Định Hướng Ơn Gọi Ở Giáo Phận Bắc Ninh
FX Nguyễn Thắng
08:06 01/09/2010
BẮC NINH: Từ ngày 16. 8 đến ngày 24.8, tại giáo phận Bắc Ninh có khóa tĩnh tâm định hướng ơn gọi. Tham gia cuộc tĩnh tâm định hướng lần này có 41 em. Trong đó đa số các em vừa hoàn thành chương trình trung học phổ thông năm 2010 và năm 2009, và một số em đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học.
Mục đích của khóa tĩnh tâm: giúp các em qua việc gặp gỡ Chúa, nghe tiếng Chúa, qua đó các em nhận ra ơn gọi của mình để chọn lựa cho mình một con đường nhằm chu toàn sứ mệnh Chúa ủy thác. Đồng thời, thông qua đợt tĩnh tâm này, Ban Ơn Gọi tuyển chọn những ứng sinh chất lượng cho Giáo Phận.
Kết quả: 5 em tự chọn bậc sống gia đình; 2 em tự chọn đi Dòng; 14 em không đủ tiêu chuẩn ứng sinh theo chương trình của Giáo Phận; 6 em sẽ định hướng lại vào năm 2011 cho chắc chắn hơn; 10 em được nhận vào Ứng sinh Sinh viên 2010 hoặc vào lớp nhỏ; 4 em được nhận vào lớp lớn và dự bị năm 2010.
Sau đây là những tâm tình tri ân của các ứng sinh trong đợt tĩnh tâm này:
Trước hết chúng con xin tạ ơn Thiên Chúa vì bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con. Bởi chính Ngài đã mời gọi và quy tụ chúng con về đây!
Nhìn lại chặng đường tĩnh tâm đã qua chúng con cảm nhận được hồng ân Thiên Chúa luôn đổ tràn trề trên chúng con. Chúa đã mở lòng trí chúng con để chúng con có cơ hội nhìn lại bản thân mình, và rồi được lãnh nhận ơn hòa giải nơi Ngài.
Thế là một cuộc đổi mới thật sự đã đến với chúng con. Cuộc đổi mới đã đưa chúng con đến gần Chúa hơn. Hơn thế nữa, Ngài còn mặc khải cho chúng con biết thêm về Ngài và Ngài mời gọi chúng con cùng cộng tác vào công cuộc cứu chuộc nhân loại qua những ơn gọi khác nhau. Xin Chúa hãy thánh hóa và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin cảm tạ Đức Cha đã dành cho chúng con nhiều yêu thương qua việc tổ chức khóa tĩnh tâm định hướng ơn gọi cho chúng con. Chúng con xin hết lòng cám ơn Quý Cha trong Ban Ơn Gọi đã nhiệt tình hướng dẫn chúng con trong những ngày chúng con tĩnh tâm để mỗi chúng con nhận ra ơn gọi của mình.
Chúng con xin cám ơn Quý Cha Xứ trong khắp giáo phận đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng con được về Giáo Phận tĩnh tâm. Chúng con xin cám ơn Quý Thân Nhân và Ân Nhân đã nâng đỡ ơn gọi của chúng con để chúng con có được ngày hôm nay. Chúng em xin cám ơn các anh trong nhà thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự đã lo cho chúng em chu đáo từ chỗ nghỉ ngơi cho đến từng bữa cơm mỗi ngày. Chúng con xin cám ơn cả giáo phận đã hướng về chúng con trong lời cầu nguyện và hi sinh để chúng con có được khóa tĩnh tâm đầy bổ ích.
Xin cám ơn anh em, vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến nhau, chúng ta đã giúp nhau giữ kỷ luật, thinh lặng trong tĩnh tâm, điều đó thật tốt cho mỗi chúng ta để cuộc tĩnh tâm thu gặt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hy vọng rằng Thiên Chúa luôn là sợi dây linh thiêng liên kết chúng ta với nhau và với mọi người hôm nay và mãi mãi.
Chắc chắn trong quá trình tĩnh tâm chúng con vẫn còn nhiều thiếu xót. Chúng con xin Đức Cha, Quý Cha trong Ban Ơn Gọi và mọi người tha thứ chon chúng con; đồng thời xin nâng đỡ chúng con để chúng con sống mỗi ngày một tốt hơn trong Chúa.
Sau Thánh lễ chúng con sẽ ra về với gia đình hòa trong sự hối hả của cuộc sống, chúng con sẽ mang theo Lời Chúa, và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi chúng con. Chúng con xin Đức Cha và Quý Cha và mọi người cầu nguyện nhiều cho chúng con để chúng con có thể nên Muối – Men – Ánh Sáng cho đời. Ước chi một ngày gần nhất chúng con lại được trở lại trong mái nhà Tòa Giám Mục thân yêu dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của Đức Cha, Quý Cha!
Mục đích của khóa tĩnh tâm: giúp các em qua việc gặp gỡ Chúa, nghe tiếng Chúa, qua đó các em nhận ra ơn gọi của mình để chọn lựa cho mình một con đường nhằm chu toàn sứ mệnh Chúa ủy thác. Đồng thời, thông qua đợt tĩnh tâm này, Ban Ơn Gọi tuyển chọn những ứng sinh chất lượng cho Giáo Phận.
Kết quả: 5 em tự chọn bậc sống gia đình; 2 em tự chọn đi Dòng; 14 em không đủ tiêu chuẩn ứng sinh theo chương trình của Giáo Phận; 6 em sẽ định hướng lại vào năm 2011 cho chắc chắn hơn; 10 em được nhận vào Ứng sinh Sinh viên 2010 hoặc vào lớp nhỏ; 4 em được nhận vào lớp lớn và dự bị năm 2010.
Sau đây là những tâm tình tri ân của các ứng sinh trong đợt tĩnh tâm này:
Trước hết chúng con xin tạ ơn Thiên Chúa vì bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con. Bởi chính Ngài đã mời gọi và quy tụ chúng con về đây!
Nhìn lại chặng đường tĩnh tâm đã qua chúng con cảm nhận được hồng ân Thiên Chúa luôn đổ tràn trề trên chúng con. Chúa đã mở lòng trí chúng con để chúng con có cơ hội nhìn lại bản thân mình, và rồi được lãnh nhận ơn hòa giải nơi Ngài.
Thế là một cuộc đổi mới thật sự đã đến với chúng con. Cuộc đổi mới đã đưa chúng con đến gần Chúa hơn. Hơn thế nữa, Ngài còn mặc khải cho chúng con biết thêm về Ngài và Ngài mời gọi chúng con cùng cộng tác vào công cuộc cứu chuộc nhân loại qua những ơn gọi khác nhau. Xin Chúa hãy thánh hóa và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin cảm tạ Đức Cha đã dành cho chúng con nhiều yêu thương qua việc tổ chức khóa tĩnh tâm định hướng ơn gọi cho chúng con. Chúng con xin hết lòng cám ơn Quý Cha trong Ban Ơn Gọi đã nhiệt tình hướng dẫn chúng con trong những ngày chúng con tĩnh tâm để mỗi chúng con nhận ra ơn gọi của mình.
Chúng con xin cám ơn Quý Cha Xứ trong khắp giáo phận đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng con được về Giáo Phận tĩnh tâm. Chúng con xin cám ơn Quý Thân Nhân và Ân Nhân đã nâng đỡ ơn gọi của chúng con để chúng con có được ngày hôm nay. Chúng em xin cám ơn các anh trong nhà thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự đã lo cho chúng em chu đáo từ chỗ nghỉ ngơi cho đến từng bữa cơm mỗi ngày. Chúng con xin cám ơn cả giáo phận đã hướng về chúng con trong lời cầu nguyện và hi sinh để chúng con có được khóa tĩnh tâm đầy bổ ích.
Xin cám ơn anh em, vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến nhau, chúng ta đã giúp nhau giữ kỷ luật, thinh lặng trong tĩnh tâm, điều đó thật tốt cho mỗi chúng ta để cuộc tĩnh tâm thu gặt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hy vọng rằng Thiên Chúa luôn là sợi dây linh thiêng liên kết chúng ta với nhau và với mọi người hôm nay và mãi mãi.
Chắc chắn trong quá trình tĩnh tâm chúng con vẫn còn nhiều thiếu xót. Chúng con xin Đức Cha, Quý Cha trong Ban Ơn Gọi và mọi người tha thứ chon chúng con; đồng thời xin nâng đỡ chúng con để chúng con sống mỗi ngày một tốt hơn trong Chúa.
Sau Thánh lễ chúng con sẽ ra về với gia đình hòa trong sự hối hả của cuộc sống, chúng con sẽ mang theo Lời Chúa, và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi chúng con. Chúng con xin Đức Cha và Quý Cha và mọi người cầu nguyện nhiều cho chúng con để chúng con có thể nên Muối – Men – Ánh Sáng cho đời. Ước chi một ngày gần nhất chúng con lại được trở lại trong mái nhà Tòa Giám Mục thân yêu dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của Đức Cha, Quý Cha!
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Bắc Ninh Tĩnh Tâm Thường Niên
Bắc Ninh
08:13 01/09/2010
BẮC NINH: Ngày 31/08-1/09/2010, hơn 40 linh mục và phó tế trong giáo phận Bắc ninh tập trung về tòa giám mục để tham gia khóa tĩnh tâm thường niên của linh mục đoàn trong giáo phận.
Trong giờ giảng thứ nhất, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã nêu lên những hiện trạng kinh tế, chính trị và tôn giáo đang tác động mạnh mẽ lên đời sống của người dân Việt nam nói chung và giáo phận Bắc ninh nói riêng. Sau đó ngài đặt ra câu hỏi: “Giáo phận và người mục tử phải làm gì trước những đổi thay nhanh chóng của xã hội ngày nay?” để quý cha và quý thầy cầu nguyện, suy nghĩ và tìm ra giải pháp mục vụ thích hợp trong xứ họ của mình.
Tiếp theo trong bài giảng, Đức cha đề cập đến “Bảy mối tội đầu” để quý cha và qúy thầy nhìn vào những “Mối tội” trong xã hội và ngay trong Giáo hội, và cảnh giác các mục tử hãy nhìn vào bản thân để có những nhạy bén trước những “Mỗi tội” của chính mình. Ngài cũng trình bày về “Tám Mối Phúc Thật” để mời gọi các mục tử sống tử tế và thánh thiện theo tinh thần “Tám Mối Phúc Thật” và vượt thắng được “Bẩy mối tội đầu.”
Trong giờ giảng thứ hai, đức cha gợi lên mẫu gương của thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự và Giuse Đặng Đình Viên, là hai vị thánh linh mục tử đạo của giáo phận, và mời gọi quý cha và quý thầy hãy hy sinh và yêu mến đoàn chiên như các ngài.
Cũng trong bài giảng, Đức cha kêu mời quý cha và quý thầy hãy biết chiến đấu bằng sức mạnh của Thiên Chúa, ngài nói: “nếu chỉ cậy vào sức mạnh của con người, chúng ta sẽ thất bại thảm thiết trong cuộc chiến thiêng liêng vô cùng gay gắt, bởi vậy các mục tử phải cần đến ánh sáng và sức mạnh của Chúa như Đavít thủa xưa.” Ngài cũng mời gọi các giáo sĩ: “hãy viết tiếp trang sử hào hùng của hai thánh linh mục tử đạo đã viết bằng chính cuộc đời và mạng sống của các ngài.”
Sau cùng, đức cha mời gọi hàng giáo sĩ trong giáo phận xin với các thánh tử đạo Bắc ninh cầu thay nguyện giúp để chúng ta có thể viết tiếp được những trang sử vẻ vang trên giáo phận Bắc ninh thân yêu này.
Trong đợt tĩnh tâm này, giáo phận Bắc ninh vui mừng đón thầy phó tế Giuse Nguyễn Văn Tĩnh sau nhiều năm được gửi vào tu học ở Miền nam nay trở lại sinh hoạt với giáo phận. Đây cũng là dịp để giáo phận chia tay đức cha vì ngày mai (2/9) ngài lên đường sang Rôma tham dự khóa tập huấn dành cho các giám mục mới chịu chức, và chia tay cha Giuse Hà Mạnh Hoàn lên đường sang Pháp Quốc tu học.
Tiếp theo trong bài giảng, Đức cha đề cập đến “Bảy mối tội đầu” để quý cha và qúy thầy nhìn vào những “Mối tội” trong xã hội và ngay trong Giáo hội, và cảnh giác các mục tử hãy nhìn vào bản thân để có những nhạy bén trước những “Mỗi tội” của chính mình. Ngài cũng trình bày về “Tám Mối Phúc Thật” để mời gọi các mục tử sống tử tế và thánh thiện theo tinh thần “Tám Mối Phúc Thật” và vượt thắng được “Bẩy mối tội đầu.”
Trong giờ giảng thứ hai, đức cha gợi lên mẫu gương của thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự và Giuse Đặng Đình Viên, là hai vị thánh linh mục tử đạo của giáo phận, và mời gọi quý cha và quý thầy hãy hy sinh và yêu mến đoàn chiên như các ngài.
Cũng trong bài giảng, Đức cha kêu mời quý cha và quý thầy hãy biết chiến đấu bằng sức mạnh của Thiên Chúa, ngài nói: “nếu chỉ cậy vào sức mạnh của con người, chúng ta sẽ thất bại thảm thiết trong cuộc chiến thiêng liêng vô cùng gay gắt, bởi vậy các mục tử phải cần đến ánh sáng và sức mạnh của Chúa như Đavít thủa xưa.” Ngài cũng mời gọi các giáo sĩ: “hãy viết tiếp trang sử hào hùng của hai thánh linh mục tử đạo đã viết bằng chính cuộc đời và mạng sống của các ngài.”
Sau cùng, đức cha mời gọi hàng giáo sĩ trong giáo phận xin với các thánh tử đạo Bắc ninh cầu thay nguyện giúp để chúng ta có thể viết tiếp được những trang sử vẻ vang trên giáo phận Bắc ninh thân yêu này.
Trong đợt tĩnh tâm này, giáo phận Bắc ninh vui mừng đón thầy phó tế Giuse Nguyễn Văn Tĩnh sau nhiều năm được gửi vào tu học ở Miền nam nay trở lại sinh hoạt với giáo phận. Đây cũng là dịp để giáo phận chia tay đức cha vì ngày mai (2/9) ngài lên đường sang Rôma tham dự khóa tập huấn dành cho các giám mục mới chịu chức, và chia tay cha Giuse Hà Mạnh Hoàn lên đường sang Pháp Quốc tu học.
Đường đến trường: Xưa và Nay
Hạt Cát
08:21 01/09/2010
Đường đến trường: Xưa và Nay
(Bài viết này xin kính tặng đặc biệt cho Các Nhà Giáo Dục và Quý Phụ Huynh, trước ngày khai giảng năm học 2010 -2011)
Đồng hành với các sự kiện lớn của xã hội và Giáo Hội, Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần đã cố gắng trong việc thiết kế các đề tài mang tính thời cuộc, nhằm tạo điều kiện trang bị kiến thức, và cơ hội để khán giả giao lưu, chia sẻ với các nhà chuyên môn giỏi, trong những lãnh vực mà họ được mời đảm trách.
Khai giảng năm học mới, là một sự kiện lớn của xã hội luôn diễn ra vào những ngày đầu của tháng 9 hằng năm. Thị trường sách giáo khoa, dụng cụ học tập, đồng phục, laptop,…. đồng loạt đưa ra những chương trình chào mời khách hàng, với những sản phẩm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Đây cũng mùa đem lại nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh có con em đến trường, dù chúng thuộc lứa tuổi hay cấp học nào.
Chiều thứ 7 ngày 28.08.2010 vừa qua, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, Chương Trình Chuyên Đề đã tổ chức buổi nói chuyện của Ths xã hội học Antôn Trần Đình Dũng với đề tài “Mùa tựu trường – Nỗi lo lại đến”. Đây là một bài nói chuyện xuất sắc, mà diễn giả đã nói bằng cái nhìn của một nhà chuyên môn, bằng trải nghiệm thực tế và trái tim đầy ưu tư của một người làm cha.
Ở mọi thời đại, cho con cái ăn học thành tài là ao ước của tất cả các bậc phụ huynh. Mọi sự nghiệp cá nhân và những thành tựu đóng góp cho xã hội, hầu như đều khởi đầu từ những con chữ ê a.
Xã hội thay đổi, đồng tiền trượt giá, tỉ lệ lạm phát tăng cao… là một số nguyên nhân làm cho chi phí học tập có khuynh hướng ngày càng leo thang và đa dạng hơn xưa về danh mục. Có những loại tiền mang tên “bồi dưỡng”, “quà tặng” trong các dịp lễ, tết…không nằm trong bảng chi thu của trường, nhưng nằm trong những chiếc phong bì nho nhỏ… Nỗi lo lắng sợ thầy cô ghét, đì con cái mình, khiến nhiều bậc phụ huynh tiếp tay cho nạn tham nhũng, hối lộ vốn là một tệ nạn xã hội dai dẳng và nhức nhối. Thời xưa, biếu thầy, tặng cô dăm ba trái cây, vài con cá vẫn là chuyện bình thường trong cái nghĩa biết ơn và lòng kính trọng. Ngày nay, giá trị quà tặng lớn hơn, cường độ nhiều hơn, nhưng cũng nhạt nhẽo hơn về lòng kính trọng và sự biết ơn. Đây vừa là một nỗi đau trong đạo lý “tôn sư trọng đạo” truyền thống của người Việt Nam, vừa là một nỗi hỗ thẹn không của riêng những người làm công tác giáo dục!
Chương trình học còn bất cập, mang tính nhồi nhét, nặng nề và có vẻ như người ta có tham vọng đào tạo ra những “trí thức lớn” cho thời đại. Nhiều bậc phụ huynh chỉ biết đau lòng nhìn con em mình ngụp lặn, phờ phạc trong sự học, với những giờ học chính khoá, học phụ đạo, học thêm…
Việc cải cách sách giáo khoa liên tục trong nhiều năm, nhưng chất lượng vẫn chưa phù hợp đã gây tổn thất tiền tỷ cho xã hội.
Các kỳ thi cử cam go ngày nay tạo nhiều áp lực hơn cho học sinh, nhưng lại mất đi tính mục đích của nó. Hiện tượng quay cóp, gian lận trong thi cử thời nào cũng có, nhưng thời nay còn có thêm chợ luận văn, chợ phao... tạo nên kết quả ảo cho nền giáo dục. Nghiêm trọng hơn nữa, cùng với bệnh thành tích, bằng giả, nó dạy cho thế hệ trẻ sự dối trá và coi thường kỷ cương, làm ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của dân tộc và đất nước.
Khả năng nói dối của trẻ ngày càng cao, tinh vi và thường xuyên như một thói quen hằng ngày, là một trong những điều gây đau đầu và lo lắng nhất hiện nay.
Chuyện chạy trường, chạy lớp cũng là một căn bệnh trầm kha của thời hiện đại.
Niềm vui hứng đến trường ngày xưa, nay được thay bằng gánh nặng áp lực tâm lý và kỳ vọng mà cha mẹ đặt để trên đôi vai của con cái mình. Hơn thua, ganh đua, ép con cái học để chúng “bằng bạn bằng bè”, “bằng con hàng xóm” là cách suy nghĩ và hành xử mà cha mẹ làm tăng thêm sự mệt mỏi, căng thẳng cho con cái mình. Đồng thời cũng tước đoạt của chúng niềm vui thú chính đáng của tuổi thơ.
Con đường đến trường xưa và nay cũng khác xa nhiều, bởi con người hiện đại sống nhanh hơn, vội hơn và ham mê tốc độ hơn. Nhiều bậc làm cha làm mẹ nơm nớp lo lắng trong lòng, khi buộc cho con tham gia giao thông để đến trường. Nỗi lo sợ đó dường như gia tăng theo chiếc kim đồng hồ, mỗi khi con cái đi học về trễ. Sự thiếu tôn trọng luật đi đường, phóng nhanh, vượt đèn đỏ, lạng lách, đường xá chen lấn đông đúc,… tất cả đều chứa những hiểm nguy rình rập khó lường. Bên cạnh đó, những bất ổn trong xã hội như tệ nạn bắt cóc trẻ em, ma tuý,… luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp.
Trường học vốn là môi trường mang tính xã hội đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, học cách hoà nhập, phát triển các mối tương quan với người khác, tiếp nhận tri thức và xây dựng nhân cách của mình. Ngoài những chức năng trên, học đường ngày nay còn là nơi chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn, khiến các bậc phụ huynh luôn lo lắng, sợ hãi và đau lòng. Các tệ nạn bắt nạt, gây hấn, hành hung,…giữa các học sinh với nhau là những cơn sóng ngầm trong môi trường sư phạm, thỉnh thoảng dấy lên và gia tăng về mức độ nguy hiểm, tính côn đồ, đôi khi gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được về nhân phẩm và tính mạng. Bạo lực học đường ngày nay còn phải kể đến như là một “sân chơi” không dành riêng cho nam sinh. “Bạo lực tóc dài” đang làm tổn thương đến nét đẹp và nhân cách của phái nữ. Nghiêm trọng hơn, nó còn chứa đựng mầm móng bạo hành của thế hệ tiếp theo, khi những nữ sinh này trở thành người vợ, người mẹ trong tương lai. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng những sản phẩm độc hại của xã hội thời hiện đại như các trang web đen, các trò chơi đấm đá, phim ảnh bạo lực,… có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến nhận thức và cách hành xử của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Xưa, chuyện học sinh va chạm, đánh nhau dường như có lý do rõ ràng, có giới hạn và mang tính cá nhân hơn. Nay, chỉ vì một cái nhìn đểu đã có thể dẫn đến chuyện đâm chết nhau hay xảy ra các trận đánh “hội đồng”. Một điều đặc biệt không hề có ở thời xưa là chuyện những mâu thuẫn trong thế giới ảo, “ân oán giang hồ” trong thế giới online, được học sinh ngày nay sử dụng sức mạnh cơ bắp để giải quyết trong thế giới thực tại và gây ra không ít những thảm kịch đau lòng.
Một góc cạnh khác của bạo lực học đường là việc thầy cô thẳng tay đánh đập, bạt tay, phạt học sinh hít đất, thụt dầu,…. Xưa, vẫn có chuyện thầy cô đánh trò vài ba cây roi, nhưng mang tính răn đe, dạy dỗ. Nay, một vài cách thức thầy cô xử phạt học sinh mang nặng mùi bạo lực, “giận cá chém thớt” và thoả mãn nhu cầu giải toả ức chế cá nhân.
Với một buổi đến trường, con người thời xưa có nhiều thời gian sống dưới mái nhà của mình. Nhịp sống xã hội đổi thay, chương trình học cồng kềnh, ngày 2 buổi đến trường dường như đang dần dà đẩy con em chúng ta ra ngoài xã hội nhiều hơn, và phần nào làm lỏng lẻo đi mối dây tương quan gắn bó giữa chúng với những người thân trong gia đình. Chế độ bán trú, nội trú khiến không ít phụ huynh lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm hay đau lòng chuyện con cái bị bắt ép ăn những món không thuộc khẩu vị.
Thời đại đổi thay, nhưng cơ sở vật chất của trường vẫn luôn là đề tài được bàn đến trên các loại phương tiện truyền thông: những lớp học già cỗi; những phòng thí nghiệm trang bị sơ xài, lạc hậu; những nhà vệ sinh cũ kỹ, dơ bẩn- nỗi ám ảnh của nhiều học sinh; cặp sách quá nặng; độ cao của bàn ghế không đúng quy chuấn và lứa tuổi; âm thanh, ánh sáng không hợp chuẩn của lớp học …. Tất cả những điều này gây ra các bệnh cận thị, vẹo cột sống, suy thận (do nhịn vệ sinh), mệt mỏi,…Ngoài ra, sự quá tải về số lượng học sinh; không gian chật hẹp, sân chơi hạn chế làm cho học sinh thiếu vận động thể chất, gây bệnh mập phì, tiểu đường,..
Chạy theo lợi nhuận, thiếu đạo đức trong kinh doanh, nhiều nhà sản xuất thời nay đã cho ra đời những sản phẩm tiêu dùng mang mầm độc hại, bệnh tật hay tăng trưởng bất thường. Với thực phẩm và chế độ ăn uống ngày nay, trẻ dậy thì sớm hơn nhiều so với trước kia. Sự khập khiễng giữa phát triển thể lý và tâm lý là một trong những mối lo ngại của xã hội. Tình yêu học đường phát triển sớm, đôi khi tạo ra những mâu thuẫn do tranh giành, ghen tuông, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Yêu đương trong học đường là chuyện thời nào cũng có. Tuy nhiên, với sự vội vàng và tranh thủ, đôi khi thế hệ trẻ ngày nay lại vô tình hủy hoại những giá trị thiêng liêng, trước khi các em kịp nhận thức.
Gần gũi với thiên nhiên, nuôi dưỡng lòng biết ơn, trân trọng những giá trị thiêng liêng, là những điều góp phần khiến người ta biết quý trọng cuộc sống. Ngày nay, không gian sống chật hẹp, thiếu những sân chơi bổ ích, người trẻ thường giam mình trong bốn bức tường khép kín với công nghệ của màn ảnh nhỏ. Mất lòng tin, cảm giác cô đơn, vô nghĩa; sự mâu thuẫn trong đời sống nội tâm; sự thiếu cảm thông và xung đột về ý thức của các thế hệ là một vài nguyên nhân khiến người trẻ bị căng thẳng, trầm cảm, quẫn trí và tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
Thời nay, các bậc phụ huynh thường băn khoăn về việc nên hay không nên cho trẻ tiền tiêu? Bắt đầu ở độ tuổi nào? Bao nhiêu thì vừa? Nhiều bậc phụ huynh cho rằng: Thời gian trẻ chưa biết đến việc tiêu tiền kéo dài càng lâu càng tốt; bởi đa số đều rất ham chơi, chưa biết giá trị đồng tiền, nên chúng sẽ dễ phung phí vào những thú vui vô bổ. Tuy nhiên, việc trẻ biết xài tiền sớm hay muộn không khẳng định việc trẻ sẽ biết chi tiêu hợp lý khi trưởng thành. Một cuộc thống kê gần đây cho thấy, phần lớn thanh thiếu niên rất thích tiêu xài và có rất nhiều lý do để dùng tiền.
Những tệ nạn xã hội là nguyên nhân gây ra căn bệnh thế kỷ. Nhiều trẻ nhiễm HIV hoặc có cha mẹ nhiễm HIV bị tước quyền đi học do sự kỳ thị của xã hội. Dù xưa hay nay, con đường đến trường của các trẻ mồ côi, trẻ em nghèo vẫn có nhiều chông chênh và lắm gian nan.
Ở bất cứ thời đại nào, vun trồng người trẻ vẫn là việc quan trọng, cần thiết để xây dựng tương lai tương sáng cho xã hội. Đa số những người làm công tác giáo dục thuộc thế hệ trước, đều tận tâm, tận lực cho “sự nghiệp trồng người”. Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng lẽ ra ngành sư phạm phải là một trong những ngành hội tụ những con người giỏi nhất cả về chuyên môn lẫn đạo đức, để có khả năng đào tạo nguồn nhân lực trẻ có đủ cả đức lẫn tài; đồng thời xã hội phải có những chính sách lương bổng và những ưu đãi đặc biệt giành cho ngành nghề này!
Dù xưa hay nay, việc học hành của con cái vẫn là ưu tư lớn của những người làm mẹ, làm cha. Chúng ta chẳng thể chạy trốn hay làm gì nhiều để sớm có thể thay đổi hiện trạng nêu trên. Theo diễn giả Trần Đình Dũng, giải pháp cụ thể nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm cho con em mình, để giảm tải gánh nặng áp lực cho chúng là thay đổi tư duy, quan niệm và cách hành xử đối với con cái, thông qua những việc như:
• Hạn chế la mắng, trách móc mỗi khi con trẻ làm sai
• Tăng cường khen ngợi, khuyến khích mỗi khi trẻ làm đúng
• Dành nhiều thời gian hơn để gần gũi, nói chuyện, tâm sự, chia sẻ với con cái
• Cười với con nhiều hơn
• Dạy con cách quản lý thời gian
• Dạy con biết dùng tiền đúng cách, chi tiêu hợp lý
• Chú trọng việc dạy trẻ thành Nhân trước khi thành Tài
Dù xưa hay nay, thì điều cốt lõi nhất trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà vẫn là: trái tim của những người làm công tác giáo dục phải có cùng nhịp đập với vận mệnh của quốc gia và tương lai của dân tộc!
(Bài viết này xin kính tặng đặc biệt cho Các Nhà Giáo Dục và Quý Phụ Huynh, trước ngày khai giảng năm học 2010 -2011)
Đồng hành với các sự kiện lớn của xã hội và Giáo Hội, Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần đã cố gắng trong việc thiết kế các đề tài mang tính thời cuộc, nhằm tạo điều kiện trang bị kiến thức, và cơ hội để khán giả giao lưu, chia sẻ với các nhà chuyên môn giỏi, trong những lãnh vực mà họ được mời đảm trách.
Chiều thứ 7 ngày 28.08.2010 vừa qua, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, Chương Trình Chuyên Đề đã tổ chức buổi nói chuyện của Ths xã hội học Antôn Trần Đình Dũng với đề tài “Mùa tựu trường – Nỗi lo lại đến”. Đây là một bài nói chuyện xuất sắc, mà diễn giả đã nói bằng cái nhìn của một nhà chuyên môn, bằng trải nghiệm thực tế và trái tim đầy ưu tư của một người làm cha.
Ở mọi thời đại, cho con cái ăn học thành tài là ao ước của tất cả các bậc phụ huynh. Mọi sự nghiệp cá nhân và những thành tựu đóng góp cho xã hội, hầu như đều khởi đầu từ những con chữ ê a.
Xã hội thay đổi, đồng tiền trượt giá, tỉ lệ lạm phát tăng cao… là một số nguyên nhân làm cho chi phí học tập có khuynh hướng ngày càng leo thang và đa dạng hơn xưa về danh mục. Có những loại tiền mang tên “bồi dưỡng”, “quà tặng” trong các dịp lễ, tết…không nằm trong bảng chi thu của trường, nhưng nằm trong những chiếc phong bì nho nhỏ… Nỗi lo lắng sợ thầy cô ghét, đì con cái mình, khiến nhiều bậc phụ huynh tiếp tay cho nạn tham nhũng, hối lộ vốn là một tệ nạn xã hội dai dẳng và nhức nhối. Thời xưa, biếu thầy, tặng cô dăm ba trái cây, vài con cá vẫn là chuyện bình thường trong cái nghĩa biết ơn và lòng kính trọng. Ngày nay, giá trị quà tặng lớn hơn, cường độ nhiều hơn, nhưng cũng nhạt nhẽo hơn về lòng kính trọng và sự biết ơn. Đây vừa là một nỗi đau trong đạo lý “tôn sư trọng đạo” truyền thống của người Việt Nam, vừa là một nỗi hỗ thẹn không của riêng những người làm công tác giáo dục!
Chương trình học còn bất cập, mang tính nhồi nhét, nặng nề và có vẻ như người ta có tham vọng đào tạo ra những “trí thức lớn” cho thời đại. Nhiều bậc phụ huynh chỉ biết đau lòng nhìn con em mình ngụp lặn, phờ phạc trong sự học, với những giờ học chính khoá, học phụ đạo, học thêm…
Việc cải cách sách giáo khoa liên tục trong nhiều năm, nhưng chất lượng vẫn chưa phù hợp đã gây tổn thất tiền tỷ cho xã hội.
Các kỳ thi cử cam go ngày nay tạo nhiều áp lực hơn cho học sinh, nhưng lại mất đi tính mục đích của nó. Hiện tượng quay cóp, gian lận trong thi cử thời nào cũng có, nhưng thời nay còn có thêm chợ luận văn, chợ phao... tạo nên kết quả ảo cho nền giáo dục. Nghiêm trọng hơn nữa, cùng với bệnh thành tích, bằng giả, nó dạy cho thế hệ trẻ sự dối trá và coi thường kỷ cương, làm ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của dân tộc và đất nước.
Khả năng nói dối của trẻ ngày càng cao, tinh vi và thường xuyên như một thói quen hằng ngày, là một trong những điều gây đau đầu và lo lắng nhất hiện nay.
Chuyện chạy trường, chạy lớp cũng là một căn bệnh trầm kha của thời hiện đại.
Niềm vui hứng đến trường ngày xưa, nay được thay bằng gánh nặng áp lực tâm lý và kỳ vọng mà cha mẹ đặt để trên đôi vai của con cái mình. Hơn thua, ganh đua, ép con cái học để chúng “bằng bạn bằng bè”, “bằng con hàng xóm” là cách suy nghĩ và hành xử mà cha mẹ làm tăng thêm sự mệt mỏi, căng thẳng cho con cái mình. Đồng thời cũng tước đoạt của chúng niềm vui thú chính đáng của tuổi thơ.
Con đường đến trường xưa và nay cũng khác xa nhiều, bởi con người hiện đại sống nhanh hơn, vội hơn và ham mê tốc độ hơn. Nhiều bậc làm cha làm mẹ nơm nớp lo lắng trong lòng, khi buộc cho con tham gia giao thông để đến trường. Nỗi lo sợ đó dường như gia tăng theo chiếc kim đồng hồ, mỗi khi con cái đi học về trễ. Sự thiếu tôn trọng luật đi đường, phóng nhanh, vượt đèn đỏ, lạng lách, đường xá chen lấn đông đúc,… tất cả đều chứa những hiểm nguy rình rập khó lường. Bên cạnh đó, những bất ổn trong xã hội như tệ nạn bắt cóc trẻ em, ma tuý,… luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp.
Trường học vốn là môi trường mang tính xã hội đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, học cách hoà nhập, phát triển các mối tương quan với người khác, tiếp nhận tri thức và xây dựng nhân cách của mình. Ngoài những chức năng trên, học đường ngày nay còn là nơi chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn, khiến các bậc phụ huynh luôn lo lắng, sợ hãi và đau lòng. Các tệ nạn bắt nạt, gây hấn, hành hung,…giữa các học sinh với nhau là những cơn sóng ngầm trong môi trường sư phạm, thỉnh thoảng dấy lên và gia tăng về mức độ nguy hiểm, tính côn đồ, đôi khi gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được về nhân phẩm và tính mạng. Bạo lực học đường ngày nay còn phải kể đến như là một “sân chơi” không dành riêng cho nam sinh. “Bạo lực tóc dài” đang làm tổn thương đến nét đẹp và nhân cách của phái nữ. Nghiêm trọng hơn, nó còn chứa đựng mầm móng bạo hành của thế hệ tiếp theo, khi những nữ sinh này trở thành người vợ, người mẹ trong tương lai. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng những sản phẩm độc hại của xã hội thời hiện đại như các trang web đen, các trò chơi đấm đá, phim ảnh bạo lực,… có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến nhận thức và cách hành xử của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Xưa, chuyện học sinh va chạm, đánh nhau dường như có lý do rõ ràng, có giới hạn và mang tính cá nhân hơn. Nay, chỉ vì một cái nhìn đểu đã có thể dẫn đến chuyện đâm chết nhau hay xảy ra các trận đánh “hội đồng”. Một điều đặc biệt không hề có ở thời xưa là chuyện những mâu thuẫn trong thế giới ảo, “ân oán giang hồ” trong thế giới online, được học sinh ngày nay sử dụng sức mạnh cơ bắp để giải quyết trong thế giới thực tại và gây ra không ít những thảm kịch đau lòng.
Một góc cạnh khác của bạo lực học đường là việc thầy cô thẳng tay đánh đập, bạt tay, phạt học sinh hít đất, thụt dầu,…. Xưa, vẫn có chuyện thầy cô đánh trò vài ba cây roi, nhưng mang tính răn đe, dạy dỗ. Nay, một vài cách thức thầy cô xử phạt học sinh mang nặng mùi bạo lực, “giận cá chém thớt” và thoả mãn nhu cầu giải toả ức chế cá nhân.
Với một buổi đến trường, con người thời xưa có nhiều thời gian sống dưới mái nhà của mình. Nhịp sống xã hội đổi thay, chương trình học cồng kềnh, ngày 2 buổi đến trường dường như đang dần dà đẩy con em chúng ta ra ngoài xã hội nhiều hơn, và phần nào làm lỏng lẻo đi mối dây tương quan gắn bó giữa chúng với những người thân trong gia đình. Chế độ bán trú, nội trú khiến không ít phụ huynh lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm hay đau lòng chuyện con cái bị bắt ép ăn những món không thuộc khẩu vị.
Thời đại đổi thay, nhưng cơ sở vật chất của trường vẫn luôn là đề tài được bàn đến trên các loại phương tiện truyền thông: những lớp học già cỗi; những phòng thí nghiệm trang bị sơ xài, lạc hậu; những nhà vệ sinh cũ kỹ, dơ bẩn- nỗi ám ảnh của nhiều học sinh; cặp sách quá nặng; độ cao của bàn ghế không đúng quy chuấn và lứa tuổi; âm thanh, ánh sáng không hợp chuẩn của lớp học …. Tất cả những điều này gây ra các bệnh cận thị, vẹo cột sống, suy thận (do nhịn vệ sinh), mệt mỏi,…Ngoài ra, sự quá tải về số lượng học sinh; không gian chật hẹp, sân chơi hạn chế làm cho học sinh thiếu vận động thể chất, gây bệnh mập phì, tiểu đường,..
Chạy theo lợi nhuận, thiếu đạo đức trong kinh doanh, nhiều nhà sản xuất thời nay đã cho ra đời những sản phẩm tiêu dùng mang mầm độc hại, bệnh tật hay tăng trưởng bất thường. Với thực phẩm và chế độ ăn uống ngày nay, trẻ dậy thì sớm hơn nhiều so với trước kia. Sự khập khiễng giữa phát triển thể lý và tâm lý là một trong những mối lo ngại của xã hội. Tình yêu học đường phát triển sớm, đôi khi tạo ra những mâu thuẫn do tranh giành, ghen tuông, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Yêu đương trong học đường là chuyện thời nào cũng có. Tuy nhiên, với sự vội vàng và tranh thủ, đôi khi thế hệ trẻ ngày nay lại vô tình hủy hoại những giá trị thiêng liêng, trước khi các em kịp nhận thức.
Gần gũi với thiên nhiên, nuôi dưỡng lòng biết ơn, trân trọng những giá trị thiêng liêng, là những điều góp phần khiến người ta biết quý trọng cuộc sống. Ngày nay, không gian sống chật hẹp, thiếu những sân chơi bổ ích, người trẻ thường giam mình trong bốn bức tường khép kín với công nghệ của màn ảnh nhỏ. Mất lòng tin, cảm giác cô đơn, vô nghĩa; sự mâu thuẫn trong đời sống nội tâm; sự thiếu cảm thông và xung đột về ý thức của các thế hệ là một vài nguyên nhân khiến người trẻ bị căng thẳng, trầm cảm, quẫn trí và tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
Thời nay, các bậc phụ huynh thường băn khoăn về việc nên hay không nên cho trẻ tiền tiêu? Bắt đầu ở độ tuổi nào? Bao nhiêu thì vừa? Nhiều bậc phụ huynh cho rằng: Thời gian trẻ chưa biết đến việc tiêu tiền kéo dài càng lâu càng tốt; bởi đa số đều rất ham chơi, chưa biết giá trị đồng tiền, nên chúng sẽ dễ phung phí vào những thú vui vô bổ. Tuy nhiên, việc trẻ biết xài tiền sớm hay muộn không khẳng định việc trẻ sẽ biết chi tiêu hợp lý khi trưởng thành. Một cuộc thống kê gần đây cho thấy, phần lớn thanh thiếu niên rất thích tiêu xài và có rất nhiều lý do để dùng tiền.
Những tệ nạn xã hội là nguyên nhân gây ra căn bệnh thế kỷ. Nhiều trẻ nhiễm HIV hoặc có cha mẹ nhiễm HIV bị tước quyền đi học do sự kỳ thị của xã hội. Dù xưa hay nay, con đường đến trường của các trẻ mồ côi, trẻ em nghèo vẫn có nhiều chông chênh và lắm gian nan.
Ở bất cứ thời đại nào, vun trồng người trẻ vẫn là việc quan trọng, cần thiết để xây dựng tương lai tương sáng cho xã hội. Đa số những người làm công tác giáo dục thuộc thế hệ trước, đều tận tâm, tận lực cho “sự nghiệp trồng người”. Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng lẽ ra ngành sư phạm phải là một trong những ngành hội tụ những con người giỏi nhất cả về chuyên môn lẫn đạo đức, để có khả năng đào tạo nguồn nhân lực trẻ có đủ cả đức lẫn tài; đồng thời xã hội phải có những chính sách lương bổng và những ưu đãi đặc biệt giành cho ngành nghề này!
Dù xưa hay nay, việc học hành của con cái vẫn là ưu tư lớn của những người làm mẹ, làm cha. Chúng ta chẳng thể chạy trốn hay làm gì nhiều để sớm có thể thay đổi hiện trạng nêu trên. Theo diễn giả Trần Đình Dũng, giải pháp cụ thể nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm cho con em mình, để giảm tải gánh nặng áp lực cho chúng là thay đổi tư duy, quan niệm và cách hành xử đối với con cái, thông qua những việc như:
• Hạn chế la mắng, trách móc mỗi khi con trẻ làm sai
• Tăng cường khen ngợi, khuyến khích mỗi khi trẻ làm đúng
• Dành nhiều thời gian hơn để gần gũi, nói chuyện, tâm sự, chia sẻ với con cái
• Cười với con nhiều hơn
• Dạy con cách quản lý thời gian
• Dạy con biết dùng tiền đúng cách, chi tiêu hợp lý
• Chú trọng việc dạy trẻ thành Nhân trước khi thành Tài
Dù xưa hay nay, thì điều cốt lõi nhất trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà vẫn là: trái tim của những người làm công tác giáo dục phải có cùng nhịp đập với vận mệnh của quốc gia và tương lai của dân tộc!
Buổi hội thảo về Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình
Maria Vũ Loan
09:40 01/09/2010
Trong những ngày qua, tại TGP Sài Gòn đã có một số hoạt động, bài viết nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Giáo phận Chánh tòa Sài Gòn, đồng thời kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, vị Tổng Giám mục tiên khởi của TGP Sài Gòn.
Xem hình ảnh
Buổi sáng ngày hôm nay, 01/9/2010, cũng như nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân khác, tôi đến dự buổi lễ kỷ niệm về Đức Cố TGM Phaolô và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ngài tại Trung Tâm Mục Vụ. Trong tâm tình của một con chiên đối với vị chủ chăn quá cố, tôi ghi nhận, biểu lộ cảm xúc qua diễn biến của buổi lễ kỷ niệm trên.
Bước vào hội trường, một khung cảnh trang trọng khi đã có đông linh mục và các nữ tu với nhiều tu phục khác nhau ngồi kín các dãy ghế; còn khán đài của hội trường được trang trí đơn sơ mà vẫn đẹp vì có những lẵng hoa tươi, một bức ảnh làm người ta có cảm tưởng hôm nay được gặp gỡ lại vị Tổng giám mục khả kính ngày nào.
Sau phần giới thiệu, tưởng niệm, mở đầu và tuyên bố lý do của buổi hội thảo, mọi người cảm thấy sống động hơn khi một số hình ảnh hoạt động của Đức cố TGM được hiện trên màn hình. Tôi bỗng thầm cảm ơn ai đó đã phát minh ra máy chụp ảnh ghi lại được những khoảnh khắc không gian, thời gian trong quá khứ, để người ta được nhìn lại vóc dáng, công việc của một người, sự việc.
Phần chính của buổi hội thảo là khi Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn ngồi vào bàn chủ tọa và mỗi người được phát một tài liệu để tiện theo dõi ý tưởng Đức Hồng y trao đổi. Tài liệu có tựa đề: “Tổng Giáo phận Sài Gòn qua dòng lịch sử 50 năm”. Ngoài những con số cụ thể cho biết Tổng Giáo phận Sài Gòn tăng trưởng qua những biến động và thăng trầm trong lịch sử, còn có ba phần rõ rệt, gồm: nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng đến tương lai. Tôi nghĩ, xấp tài liệu này tóm gọn trong tám trang, quả là rất thuận tiện cho những giáo dân muốn biết về Tổng giáo phận Sài Gòn trong chặng đường 50 năm, một cách dễ hiểu nhất.
Tôi thích nhất một số đoạn trong phần hướng về tương lai mà ở đó “Người Công giáo tốt là người hết lòng gắn bó với Chúa Giêsu, với Giáo hội của Người, quyết tâm bước theo Người và đồng hành cùng dân Chúa trên con đường yêu thương, cứu độ. Đó là con đường:
- Hội nhập vào đời sống cộng đồng xã hội.
- Dấn thân phục vụ cho sự sống toàn diện của mọi người cùng sự phát triển của đất nước.
- Hy sinh lòng tự kỷ và tự đại để bao dung và vị tha; khắc phục những khó khăn và những hậu quả tiêu cực trong quá trình phát triển xã hội, nhờ đó mà lòng đạo được tỏa sáng.
- Đổi mới tâm trí và hướng lòng đạo đi đến quyết tâm chung sức với mọi người kiến tạo nền văn hóa sự sống…..nhờ đó, ngôi nhà giáo phận với ba gian mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ được mở rộng”.
Trong phút giải lao, sân Trung tâm Mục vụ rộn ràng hẳn lên, quí cha thì tay bắt mặt mừng, quí sơ thì cười cười nói nói. Chắc chắn trong số đông người có mặt ở đây, nhiều vị có được những kỷ niệm đáng nhớ đối với vị cố Tổng giám mục đáng kính này, huống hồ là tôi, một giáo dân, cũng có một hai kỷ niệm nhỏ bé mà xin kể ra đây.
Tôi đứng ở góc sân, tay cầm chai nước, phóng tầm mắt ra xa, quan sát quang cảnh Đại Chủng Viện, lòng như chợt sống lại một vài kỷ niệm với vị cha chung của giáo phận.
Ngày tôi chịu phép thêm sức, trước mặt tôi là Đức Tổng Phaolô, sau lưng tôi là một nữ tu tu hội tận hiến (người đỡ đầu) thế mà tôi không cảm nhận được niềm vui “trăm triệu lời ca” đó mà chỉ lo sợ Đức Cha tát vào má, tôi sẽ bị đau.
Dòng đời đưa đẩy, tôi được học khóa thần học đầu tiên do Đức Tổng Phaolô khởi xướng. Ngày Ngài đến thăm lớp học, xong việc, Ngài đi một mình dọc hành lang, tôi bước đến: “Kính thưa Đức Tổng, con muốn chụp hình với Đức Tổng ạ!” Ngài nhìn tôi, đôi mắt to đen: “Được! Con đứng bên cha đây!” Cử chỉ hiền lành của Ngài làm tôi ấn tượng và bức ảnh này trở thành một trong những tấm hình quí nhất về kỷ niệm cuộc sống của tôi. Cuối khóa học, tôi và các sơ chụp hình với Đức Tổng, một sơ thích đứng sát bên Ngài, tôi cũng muốn thế, hai người lộ ý chen nhau giành chỗ, Ngài nhìn chúng tôi nheo mắt, tôi chột dạ và hiểu rằng Ngài không thích sự tranh chấp.
Ba tôi là ông trùm xứ đạo, thường đại diện giáo xứ lên tòa Giám mục để chúc mừng bổn mạng Đức Tổng, Ngài nói: “Cảm ơn ông trùm và xứ đạo nghen, năm nào cũng nhớ cầu nguyện và chúc mừng cho tôi, dzậy chớ có ai chúc mừng bổn mạng quí ông trùm không?” Ba tôi về nhà, ông rất hạnh phúc về câu hỏi đó. Đáng nhớ nhất là câu chuyện ba tôi kể lại, có lần Đức Tổng Phaolô đến giáo xứ ban bí tích và dùng cơm trưa. Ăn xong, Ngài xuống nhà bếp, cảm ơn những người đã vất vả phục vụ bữa ăn. Đức Tổng đã đi vào lòng giáo dân như thế sao?
Sau giờ giải lao, mọi người sang nhà nguyện Tiểu chủng viện, nơi có phần mộ của Đức Tổng Phaolô, chuẩn bị dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ngài.
Trong bầu khí thật trang nghiêm, tôi thầm nghĩ, một người khi đã qua đời, được an táng tại một nơi mà hằng ngày trên phần mộ của mình đều có dâng thánh lễ, thì thật là hạnh phúc! Đó có phải là phần thưởng của một người đã hai lần nằm xấp trước mặt Chúa và Giáo hội để chết đi cho thế gian không?
Bài giảng của Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Khảm không quá dài, không quá ngắn, đủ để tôi ghi nhớ những ý tưởng này: “Trong truyền thống của Giáo hội, việc cử hành lễ tưởng niệm làm cho quá khứ trở thành hiện tại sinh động và là bệ phóng hướng về tương lai”.
“Có nhiều cách để lý giải về một con người. Con người của Đức Tổng Phaolô được nhiều người đồng cảm, đồng thuận vì đó là con người của hòa bình và loan báo Tin Mừng. Thiên Chúa ban cho Ngài một cái tên là “Bình”, nên cuộc đời của ngài thật an bình. Sự bình an có nơi Ngài còn được ban phát cho giáo hội.”. “Hòa Bình là sự an nghiêm của trật tự.”
Được nghe định nghĩa về hòa bình như thế cũng có lý, nhưng tôi lại định nghĩa rằng, hòa bình là tìm được điểm chung giữa nhiều con người khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Điểm chung đó thật sự mang lại bình an, hạnh phúc. Hay thực hiện những điều trong bài hát Kinh Hòa Bình, vang lên mấy lần trong thánh lễ.
Kết thúc bài giảng, vị giám mục cho rằng Đức Tổng Phaolô là con người “hiền hòa, khả ái, khả kính”. Tôi nghĩ rằng, một người có chức quyền mà đạt được điều đó không phải dễ, vì những người gọi Ngài là chủ chăn không phải đều có những suy nghĩ giống nhau và không phải con chiên nào cũng có cái đầu vuông vức như nhau!
Sau thánh lễ, nhiều người ở lại dùng cơm trưa, nhiều người ra về. Buổi trưa mùa thu mà cái nắng chói chang. Tôi cảm thấy ngột ngạt, nóng nảy trong khi ông trùm giáo xứ Tân Lập dắt cái xe máy của tôi một cách khó khăn ra khỏi bãi giữ xe mà vẫn vui cười; khiến tôi nghĩ rằng: dù là vị chủ chăn hay một giáo dân hễ cứ phục vụ trong yêu thương là tìm thấy hạnh phúc, an bình
Xem hình ảnh
Buổi sáng ngày hôm nay, 01/9/2010, cũng như nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân khác, tôi đến dự buổi lễ kỷ niệm về Đức Cố TGM Phaolô và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ngài tại Trung Tâm Mục Vụ. Trong tâm tình của một con chiên đối với vị chủ chăn quá cố, tôi ghi nhận, biểu lộ cảm xúc qua diễn biến của buổi lễ kỷ niệm trên.
Bước vào hội trường, một khung cảnh trang trọng khi đã có đông linh mục và các nữ tu với nhiều tu phục khác nhau ngồi kín các dãy ghế; còn khán đài của hội trường được trang trí đơn sơ mà vẫn đẹp vì có những lẵng hoa tươi, một bức ảnh làm người ta có cảm tưởng hôm nay được gặp gỡ lại vị Tổng giám mục khả kính ngày nào.
Sau phần giới thiệu, tưởng niệm, mở đầu và tuyên bố lý do của buổi hội thảo, mọi người cảm thấy sống động hơn khi một số hình ảnh hoạt động của Đức cố TGM được hiện trên màn hình. Tôi bỗng thầm cảm ơn ai đó đã phát minh ra máy chụp ảnh ghi lại được những khoảnh khắc không gian, thời gian trong quá khứ, để người ta được nhìn lại vóc dáng, công việc của một người, sự việc.
Phần chính của buổi hội thảo là khi Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn ngồi vào bàn chủ tọa và mỗi người được phát một tài liệu để tiện theo dõi ý tưởng Đức Hồng y trao đổi. Tài liệu có tựa đề: “Tổng Giáo phận Sài Gòn qua dòng lịch sử 50 năm”. Ngoài những con số cụ thể cho biết Tổng Giáo phận Sài Gòn tăng trưởng qua những biến động và thăng trầm trong lịch sử, còn có ba phần rõ rệt, gồm: nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng đến tương lai. Tôi nghĩ, xấp tài liệu này tóm gọn trong tám trang, quả là rất thuận tiện cho những giáo dân muốn biết về Tổng giáo phận Sài Gòn trong chặng đường 50 năm, một cách dễ hiểu nhất.
Tôi thích nhất một số đoạn trong phần hướng về tương lai mà ở đó “Người Công giáo tốt là người hết lòng gắn bó với Chúa Giêsu, với Giáo hội của Người, quyết tâm bước theo Người và đồng hành cùng dân Chúa trên con đường yêu thương, cứu độ. Đó là con đường:
- Hội nhập vào đời sống cộng đồng xã hội.
- Dấn thân phục vụ cho sự sống toàn diện của mọi người cùng sự phát triển của đất nước.
- Hy sinh lòng tự kỷ và tự đại để bao dung và vị tha; khắc phục những khó khăn và những hậu quả tiêu cực trong quá trình phát triển xã hội, nhờ đó mà lòng đạo được tỏa sáng.
- Đổi mới tâm trí và hướng lòng đạo đi đến quyết tâm chung sức với mọi người kiến tạo nền văn hóa sự sống…..nhờ đó, ngôi nhà giáo phận với ba gian mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ được mở rộng”.
Trong phút giải lao, sân Trung tâm Mục vụ rộn ràng hẳn lên, quí cha thì tay bắt mặt mừng, quí sơ thì cười cười nói nói. Chắc chắn trong số đông người có mặt ở đây, nhiều vị có được những kỷ niệm đáng nhớ đối với vị cố Tổng giám mục đáng kính này, huống hồ là tôi, một giáo dân, cũng có một hai kỷ niệm nhỏ bé mà xin kể ra đây.
Tôi đứng ở góc sân, tay cầm chai nước, phóng tầm mắt ra xa, quan sát quang cảnh Đại Chủng Viện, lòng như chợt sống lại một vài kỷ niệm với vị cha chung của giáo phận.
Ngày tôi chịu phép thêm sức, trước mặt tôi là Đức Tổng Phaolô, sau lưng tôi là một nữ tu tu hội tận hiến (người đỡ đầu) thế mà tôi không cảm nhận được niềm vui “trăm triệu lời ca” đó mà chỉ lo sợ Đức Cha tát vào má, tôi sẽ bị đau.
Ba tôi là ông trùm xứ đạo, thường đại diện giáo xứ lên tòa Giám mục để chúc mừng bổn mạng Đức Tổng, Ngài nói: “Cảm ơn ông trùm và xứ đạo nghen, năm nào cũng nhớ cầu nguyện và chúc mừng cho tôi, dzậy chớ có ai chúc mừng bổn mạng quí ông trùm không?” Ba tôi về nhà, ông rất hạnh phúc về câu hỏi đó. Đáng nhớ nhất là câu chuyện ba tôi kể lại, có lần Đức Tổng Phaolô đến giáo xứ ban bí tích và dùng cơm trưa. Ăn xong, Ngài xuống nhà bếp, cảm ơn những người đã vất vả phục vụ bữa ăn. Đức Tổng đã đi vào lòng giáo dân như thế sao?
Sau giờ giải lao, mọi người sang nhà nguyện Tiểu chủng viện, nơi có phần mộ của Đức Tổng Phaolô, chuẩn bị dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ngài.
Trong bầu khí thật trang nghiêm, tôi thầm nghĩ, một người khi đã qua đời, được an táng tại một nơi mà hằng ngày trên phần mộ của mình đều có dâng thánh lễ, thì thật là hạnh phúc! Đó có phải là phần thưởng của một người đã hai lần nằm xấp trước mặt Chúa và Giáo hội để chết đi cho thế gian không?
Bài giảng của Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Khảm không quá dài, không quá ngắn, đủ để tôi ghi nhớ những ý tưởng này: “Trong truyền thống của Giáo hội, việc cử hành lễ tưởng niệm làm cho quá khứ trở thành hiện tại sinh động và là bệ phóng hướng về tương lai”.
“Có nhiều cách để lý giải về một con người. Con người của Đức Tổng Phaolô được nhiều người đồng cảm, đồng thuận vì đó là con người của hòa bình và loan báo Tin Mừng. Thiên Chúa ban cho Ngài một cái tên là “Bình”, nên cuộc đời của ngài thật an bình. Sự bình an có nơi Ngài còn được ban phát cho giáo hội.”. “Hòa Bình là sự an nghiêm của trật tự.”
Được nghe định nghĩa về hòa bình như thế cũng có lý, nhưng tôi lại định nghĩa rằng, hòa bình là tìm được điểm chung giữa nhiều con người khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Điểm chung đó thật sự mang lại bình an, hạnh phúc. Hay thực hiện những điều trong bài hát Kinh Hòa Bình, vang lên mấy lần trong thánh lễ.
Kết thúc bài giảng, vị giám mục cho rằng Đức Tổng Phaolô là con người “hiền hòa, khả ái, khả kính”. Tôi nghĩ rằng, một người có chức quyền mà đạt được điều đó không phải dễ, vì những người gọi Ngài là chủ chăn không phải đều có những suy nghĩ giống nhau và không phải con chiên nào cũng có cái đầu vuông vức như nhau!
Sau thánh lễ, nhiều người ở lại dùng cơm trưa, nhiều người ra về. Buổi trưa mùa thu mà cái nắng chói chang. Tôi cảm thấy ngột ngạt, nóng nảy trong khi ông trùm giáo xứ Tân Lập dắt cái xe máy của tôi một cách khó khăn ra khỏi bãi giữ xe mà vẫn vui cười; khiến tôi nghĩ rằng: dù là vị chủ chăn hay một giáo dân hễ cứ phục vụ trong yêu thương là tìm thấy hạnh phúc, an bình
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hà Nội không muốn giáo dân Cồn Dầu được cấp quy chế tỵ nạn chính trị
Tú Anh / RFI
07:16 01/09/2010
Hà Nội không muốn giáo dân Cồn Dầu được cấp quy chế tỵ nạn chính trị
34 giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan đã được Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc lắng nghe và làm thủ tục xin tỵ nạn chính trị hồi đầu tháng 6. Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ bác bỏ mọi quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tỵ nạn cho các giáo dân này.
Hôm 31 tháng 8, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời như trên với hãng thông tấn Đức DPA. Chính quyền Việt Nam cho biết sẽ bác bỏ mọi quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tỵ nạn cho các giáo dân này, rời Việt nam sau nhiều cuộc xung đột với công an Đà Nẵng hồi tháng 5.
Hãng tin Đức quan tâm đến tình cảnh giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hòa Xuân, Đà Nẵng nhiều lần bị công an trấn áp với vụ nổi bật nhất là cướp quan tài không cho giáo dân an táng người qua đời trong nghĩa trang của giáo xứ, nơi chính quyền quy hoạch xây khách sạn làm khu du lịch và bắt giam khoảng một chục người.
Được hãng tin DPA đặt câu hỏi về tin 34 giáo dân xin tỵ nạn chính trị, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga giải thích qua điện thư là vụ Cồn Dầu "không liên can gì đến tôn giáo" vì "không có đàn áp tôn giáo hay chính trị tại Việt Nam". Do vậy, mọi quyết định "công nhận quyền tỵ nạn chính trị cho công dân Việt Nam là thiếu cơ sở và không thích đáng".
Chính quyền Việt Nam xem vụ Cồn Dầu là chuyện tranh chấp đất đai. Nhưng hồi tháng 8, một số thân nhân của giáo dân Cồn Dầu đã tố giác trước một Ủy hội nhân quyền của Quốc Hội Mỹ là công an đã đánh đập, tra tấn nhiều người trong gia đình họ và làm thiệt mạng một người là Tôma Nguyễn Thành Năm. Chính quyền Việt Nam dường như cũng không để yên cho những người còn ở lại.
Nguyệt san Église d’Asie, Giáo Hội Á châu trong bản tin đề ngày 31 tháng 8 cũng cho biết thông tin là vào đêm 30 tháng 8 vào lúc 11 giờ đêm, công an huyện Hòa Xuân truy xét hộ khẩu gia đình có thân nhân chạy sang Thái Lan. Theo Eglise d’Asie, sở dĩ công an chậm phản ứng đến 3 tháng vì thông tin giáo dân trốn sang Thái Lan từ tháng 5 mới vừa được các hãng tin nước ngoài loan tải.
34 giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan đã được Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc lắng nghe và làm thủ tục xin tỵ nạn chính trị hồi đầu tháng 6. Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ bác bỏ mọi quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tỵ nạn cho các giáo dân này.
Hôm 31 tháng 8, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời như trên với hãng thông tấn Đức DPA. Chính quyền Việt Nam cho biết sẽ bác bỏ mọi quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tỵ nạn cho các giáo dân này, rời Việt nam sau nhiều cuộc xung đột với công an Đà Nẵng hồi tháng 5.
Hãng tin Đức quan tâm đến tình cảnh giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hòa Xuân, Đà Nẵng nhiều lần bị công an trấn áp với vụ nổi bật nhất là cướp quan tài không cho giáo dân an táng người qua đời trong nghĩa trang của giáo xứ, nơi chính quyền quy hoạch xây khách sạn làm khu du lịch và bắt giam khoảng một chục người.
Được hãng tin DPA đặt câu hỏi về tin 34 giáo dân xin tỵ nạn chính trị, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga giải thích qua điện thư là vụ Cồn Dầu "không liên can gì đến tôn giáo" vì "không có đàn áp tôn giáo hay chính trị tại Việt Nam". Do vậy, mọi quyết định "công nhận quyền tỵ nạn chính trị cho công dân Việt Nam là thiếu cơ sở và không thích đáng".
Chính quyền Việt Nam xem vụ Cồn Dầu là chuyện tranh chấp đất đai. Nhưng hồi tháng 8, một số thân nhân của giáo dân Cồn Dầu đã tố giác trước một Ủy hội nhân quyền của Quốc Hội Mỹ là công an đã đánh đập, tra tấn nhiều người trong gia đình họ và làm thiệt mạng một người là Tôma Nguyễn Thành Năm. Chính quyền Việt Nam dường như cũng không để yên cho những người còn ở lại.
Nguyệt san Église d’Asie, Giáo Hội Á châu trong bản tin đề ngày 31 tháng 8 cũng cho biết thông tin là vào đêm 30 tháng 8 vào lúc 11 giờ đêm, công an huyện Hòa Xuân truy xét hộ khẩu gia đình có thân nhân chạy sang Thái Lan. Theo Eglise d’Asie, sở dĩ công an chậm phản ứng đến 3 tháng vì thông tin giáo dân trốn sang Thái Lan từ tháng 5 mới vừa được các hãng tin nước ngoài loan tải.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Giá
Giuse Trần Việt Hùng
09:34 01/09/2010
Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội (Rm 5:12).
1. Mầm Sự Đau Khổ
Chúng ta biết có ông bà tổ tiên là ông Adong và bà Evà, nhưng chúng ta không biết ông bà đã có mặt trên trái đất khi nào. Dựa vào sự mặc khải của Kinh Thánh, chúng ta được biết Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người. Tổ tiên của chúng ta được sống sung sướng trong vườn địa đàng. Nhưng rồi ông bà tổ tiên bị rơi vào cạm bẫy của ma qủi và đã mất đi sự an hưởng phước lộc. Ngay những trang đầu của Sách Khởi Nguyên đã ghi chép: Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó", nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng (Stk 3:17-18) Thế là tội lỗi đã nhập vào thế gian và con người bị sự đau khổ và sự chết thống trị. Thánh Phaolô đã diễn tả trằng: Từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm. Ađam là hình ảnh Đấng sẽ tới (Rm 5:14)
Mỗi khi chúng ta gặp những sự đau khổ như sự thất bại trong đời sống, bệnh hoạn tật nguyền và chết chóc của những người thân yêu, chúng ta thường nghe lời khuyên rằng hãy chấp nhận thánh giá Chúa gởi. Vậy phải chăng thánh giá chính là sự đau khổ? Nhưng đâu ai muốn có sự đau khổ. Vì đau khổ là thiếu đi sự an vui và hạnh phúc. Đau khổ trong tâm và đau đớn nơi thân xác. Cái đau nào cũng khổ cả. Quan niệm của Phật Giáo nói rằng đời là bể khổ. Muốn diệt khổ thì phải diệt dục. Quan niệm của Kitô Giáo chấp nhận có đau khổ như là thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá chính là nguồn ơn cứu độ. Vậy đau khổ ở đời không còn là ý niệm tiêu cực, mà là sự tích cực góp phần đạt đến vinh quang và hạnh phúc. Truyện kể một số nhà truyền giáo đến thăm ông Gandhi. Ông đề nghị các ngài hát một bài thánh ca. Các nhà truyền giáo hỏi ông thích bài nào? Gandhi trả lời rằng bài nào mà qúi vị thấy là diễn tả đức tin sâu sắc nhất. Tất cả đồng thanh hát bài Suy Tôn Thánh Giá.
2. Bản Chất Của Khổ Đau
Con người sinh ra là có tiếng khóc chào đời. Cần có tiếng khóc để đi vào cuộc sống. Tiếng khóc là một đặc tính được tiếp tục diễn tả trong đời sống. Trẻ thơ muốn gì, chỉ cần oe oe tiếng khóc là được đáp ứng nhu cầu. Buồn giận, đói khát, đau bệnh, cô đơn, trẻ em đều diễn tả qua tiếng khóc. Trẻ em khóc là một phản ứng tâm lý rất quân bình. Khóc cũng còn là một tâm trạng thiếu vắng một cái gì bình thường. Làm người ai mà chẳng khóc. Khóc thương cho số phận ngặt nghèo của mình. Nhưng khóc lóc còn diễn tả sự liên đới với người khác. Khóc vì đau. Khóc vì thương. Khóc vì buồn. Khóc vì mất. Khóc vì khổ. Chẳng ai đau khổ một mình. Đau khổ khi sự ràng buộc bị tan vỡ, chia phôi hay bị cắt đứt. Khóc đi cho vơi nỗi sầu. Sách Sáng Thế Ký kể rằng: Bà Sara nói với ông Ápram: "Tôi bị sỉ nhục là tại ông đấy! Chính tôi đã đặt nữ tỳ của tôi vào lòng ông. Thế mà từ khi nó thấy mình có thai, nó coi khinh tôi. Xin Chúa phân xử giữa ông (Stk. 16:5)
Ngôn ngữ diễn tả nhiều sự đau khổ khác nhau. Đau khổ phần hồn và phần xác bao gồm có đau buồn, đau thương, đau đớn, đau lòng và sầu đau. .. Chúng ta lần lượt suy gẫm về những sự đau này mong tìm ra nguồn gốc căn bệnh để chữa trị hoặc thăng hoa nó để giúp ích cho cuộc sống. Truyện của John Newton kể: Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo giây bó củi đó ra, rồi chia nó ra, để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục…Cuối cùng ta cũng vác xong bó củi. Nhiều người lại không làm như thế, chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của ngày hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi.
3. Đau Buồn
Có những cảm giác ngồ ngộ nhẹ nhàng nhưng nó thấm thía buồn rười rượt như câu thở diễn tả: Chiều chiều ra đúng ngõ sau, trông về quê mẹ mà đau đớn lòng. Nhớ nhà, nhớ quê cha đất tổ mà đã phải từ biệt. Nó không là nỗi đau nhưng là nỗi nhớ. Còn đau buồn là vừa đau đớn vừa buồn sầu. Đau buồn làm cho thân xác con người bải hoải và mệt mỏi, ăn không ngon và ngủ không yên. Buồn chán trong tâm hồn, rồi tinh thần bị xuống dốc. Đau buồn có thể dẫn tới sự thất vọng và có khi đi đến cùng đường tuyệt vọng. Đau buồn vì gặp tai ương, hoạn nạn hoặc bị mất đi người thân yêu trong gia đình. Đau buồn như Chúa Giêsu trước đêm chịu nạn, Chúa nói: Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!(Lc 12:50).
Có những đớn đau như cắt da cắt thịt. Những khổ sầu chìm lặng thẳm sâu trong tim. Sầu khổ không thể diễn tả cùng ai như khi bị bội phản. Trò bội phản lại thầy. Môn sinh bội phản lại sư phụ. Môn đệ bội phản lại chủ nhân. Con cái bội phản cha mẹ. Vợ chồng bội phản nhau. Sự bội phản làm đau lòng của các bậc cha mẹ, thầy dậy và người phối ngẫu. Như ông Giuđa bội phản bằng cái hôn bán Chúa cho kẻ dữ: Chúa Giêsu bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến (Mt. 26:37). Càng buồn hơn khi người mà mình tin tưởng và yêu mến lại phản bội. Khi tình yêu bị phản bội thì trái tim tan nát và lòng hận bùng nổ. Càng yêu nhiều càng cảm thấy đau đớn nhiều khi bị loại bỏ và chối từ.
4. Đau Thương
Lòng quặn đau khi nhìn thấy những cảnh tang thương chết chóc. Ra đi hay qua đời làm cho tình thân thương trong gia đình ruột thịt bị cắt đứt. Còn nỗi đau nao bằng cảnh biệt ly cạnh người qúa cố. Con cái khóc thương ông bà cha mẹ. Chúng ta thương thấy những láng hoa đề ghi: Vô cùng thương tiếc, thành kính phân ưu, cách biệt ngàn thu và thương yêu vô vàn…Không có từ ngữ nào diễn tả được sự mất mát thương đau này. Những người trong cuộc chỉ biết khóc thương và nuốt những giọt nước mắt vào lòng. Cha mẹ nào mà không đớn đau khi nhìn thấy con cái còn trẻ ra đi ngàn thu vĩnh biệt. Vợ chồng nào chịu nổi những chia ly, cách biệt đời đời. Nỗi đau thấm nhập tận xương cốt. Chẳng có lời ủi an nào làm vơi bớt đi nỗi sầu. Đây chính là những thánh giá mà ai trong chúng ta cũng phải mang phải vác trong đời. Là những người có đức tin vào Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết và sống lại. Chúng ta tìm đến bóng thánh giá của Chúa trong đau khổ là chúng ta đang tìm được con đường giải thoát và nguồn hy vọng.
Của cải vật chất là của ngoài thân. Chính của cải vật chất đã chi phối không ít trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta biết: Của cải ở đâu, lòng chúng ta ở đó. Đón nhận một thành viên mới trong gia đình hay kiếm được tiền bạc và của cải thì chúng ta cảm thấy vui mừng. Nhưng khi người thân yêu hay của cải bị thất thoát, mất mát lại làm chúng ta đau lòng. Mất người mất của, sự đau xót dằn vặt đứng ngồi không yên. Ngày xưa ông Job bị thử thách qua cơn hoạn nạn, ông bị cướp giật mất hết mọi sự, con cái chết không kịp nói lời từ giã. Thân xác con người ông xần sùi ghẻ lở hôi thối. Ông mất tất cả. Vợ ông nguyền rủa và bạn bè chê trách nhục mạ, Ông can đảm bước đi trong niềm tin tưởng. Ông nói: Thì con lại khiếp sợ mọi nỗi đớn đau;con biết rằng: Ngài chẳng kể con là vô tội (Job 9:28). Ông tìm nguồn cậy trông nơi Chúa thôi. Sự đau thương đã giúp ông lấy lại niềm tin và tin vững mạnh
5. Đau Đớn
Có những đau khổ phần xác và phần hồn. Về thân xác, có những đau đớn bệnh họan tật nguyền. Có những căn bệnh mòn mỏi giết người. Có những loại bệnh mãn tính như lãnh bản án chung thân. Sự quặn đau lê thê trên giường bệnh gắn liền với sự hiện hữu. Những người sinh ra không được may mắn bị tật nguyền và quái dạng. Họ phải phấn đấu mang sự sầu khổ đau đớn đó suốt cuộc đời. Tâm trạng bị thua kém, mặc cảm bị coi là gánh nặng hay ăn bám xã hội. Thật đáng thương cho những số phân của một kiếp người. Những suy tư có vẻ hơi bi quan khi chỉ nhìn ở những sự khổ đau trong đời. Tuy nhiên mỗi người đều có lẽ sống và lý tưởng của riêng mình. Nhiều người chấp nhận những sự bất hạnh này qua sự phấn đấu để sống còn, như vậy còn có cái gì vượt trên những giá trị đời thường mà họ đang vươn tới. Chúng ta hãy đặt niềm tin nơi Chúa. Quyền năng của Chúa có thể chữa lành tất cả: Thánh Mathêô kể rằng: Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm." Người nói: "Chính tôi sẽ đến chữa nó." Viên đại đội trưởng đáp: "Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh (Mt. 6:8).
Mặt trái cuộc đời, những điểm tiêu cực làm mất đi bầu khí an vui và hạnh phúc gia đinh. Các thành viên trong gia đình, xã hội có những khốn khổ trong lòng như khi bị hiểu lầm, bị đổ vạ cáo gian, bị ức hiếp, ức chế làm tâm hồn ngột ngạt khó chịu. Đời sống hôn nhân, vợ chồng cãi vã, nghi kỵ, tranh dành hơn thua và gây ấm ức trong lòng. Vợ chồng biến gia đình thành tổ kén ngột ngạt gần như hỏa ngục. Tâm hồn trở nên cay đắng buồn phiền, mất đi nụ cười và niềm vui sống. Trong gia đình thì con cái hỗn hào, bất hiếu và đối xử tệ bạc với cha mẹ, làm cho cha mẹ buồn phiền sầu não. Anh chị em phân rẽ, đối nghịch, huynh đệ tương tàn và lìa bỏ nhau, mất đi sự ràng buộc gắn bó gia đình. Anh chị em sống với nhau chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Buồn đau chất chứa trong cuộc sống. Nhìn đâu cũng thấy đau thương và thánh giá. Khi biết đau khổ là gánh nặng cụộc đời, chúng ta lại chạy đến với Chúa Giêsu, Chúa phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
6. Đau Lòng
Trong cuộc sống, gia đình nào cũng có những niềm vui và những nỗi buồn như là thánh giá phải mang. Cha mẹ luôn phải hy sinh cho con cái. Chúng ta hãy học gương bà thánh Mônica, với nước mắt đau khổ cộng với lời cầu nguyện thiết tha đã được ơn làm thay lòng đổi dạ cả chồng con. Chúng ta biết rằng nước mắt chảy xuống, chứ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược lên. Chính vì những ưu tư, quan tâm và yêu thương con cái đã làm cha mẹ thức đêm chong đèn. Sự lo lắng cho con cái làm cho cha mẹ phải héo mòn. Không lo buồn sao được khi con cái còn rong ruổi ngoài trường đời. Không đau lòng sao được khi con cái kết băng nhập đảng. Không buồn phiền sao được khi con cái chơi bời trác tráng, hút sách nghiện ngập và ăn chơi trụy lạc. Không đau buồn sao được khi con mới nứt mắt trưởng thành đã bỏ nhà ra đi chơi bời phục vụ thiên hạ. Người ta thường nói: Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng mán thằng mường nó leo. Con ơi, cha mẹ nuôi con: Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nhẹ nhàng yêu thương. Đau lòng lắm con ơi! Đây chính là những thánh giá cha mẹ phải mang vác mỗi ngày.
Câu truyện tôi xin được chia xẻ. Một bà 42 tuổi, không có chồng nhưng đã có ba đứa con. Chị lớn 25 tuổi, em trai 22 và bé gái vừa 18 tuổi. Bà buồn sầu tâm sự rằng các cháu nó bỏ rơi bà. Không có đứa nào muốn sống chung. Tôi hỏi tại sao con cái muốn lìa xa vậy? Bà từ từ kể ra, bà đã phải lòng với một người trai trẻ đáng tuổi con của bà. Cậu ta mới có 21 tuổi. Bà ấy cảm phục người thanh niên trẻ này vì sự đồng cảm và trưởng thành. Bà đã sống chung với cậu ta. Bà ta cũng không muốn nghe lời con cái can ngăn. Một mặt bà buồn đau vì con cái khinh rẻ và chia xa. Mặt khác thì bà sống chung với người trẻ bất hợp pháp, hồi hộp nhưng bà cảm thấy vui và không muốn dứt tình. Cuộc sống cứ thế đeo đẳng. Rõ khổ. Chúng ta tự hỏi những niềm đau này tự đâu mà ra và chúng ta giải quyết thế nào. Đúng là đời là bể khổ vì chúng ta không diệt được dục.
7. Thánh Giá Đau Khổ
Cuộc sống của con người dài vắn tùy theo số mệnh nhưng hầu hết mọi người đã được hưởng niềm vui và phúc lộc cuộc đời. Những giây phút thanh thản, vui sướng và hạnh phúc sẽ nhiều hơn những phút giây khổ đau. Chúa ban cho chúng ta sự sống. Chúa chia sẻ tình yêu và niềm vui hạnh phúc cho mỗi người. Khi chúng ta bước theo Chúa vào con đường hẹp nghĩa là khi chúng ta đối diện với những thất vọng, chán nản, yếu đau, bệnh tật, rủi ro, khó khăn hay số phận hẩm hiu. Chúng ta đều có thể chấp nhận theo thánh ý Chúa. Ai trong chúng ta cũng có những lúc đau buồn và chán nản. Chỉ còn cách chạy đến với Chúa tìm nguồn ủi an. Chúa bị treo trên thánh giá, Chúa đã gom những tất cả những khổ đau trên trần gian vào thân xác đẵm máu của Chúa. Chúng ta hãy ngước nhìn lên thánh giá Chúa, đó chính là giá cứu chuộc chúng ta.
Truyện kể mỗi khi im lặng quanh tôi, dù ban ngày hay ban đêm. Tôi thường giật mình vì một lời than. Lần đầu tiên tôi nghe thấy, tôi ra tìm kiếm và tôi thấy một người đang đau đớn bị đóng đinh trên thập giá. Và tôi nói: Xin ngài để tôi đem ngài xuống. Rồi tôi cố gỡ tháo đinh chân ngài. Nhưng ngài nói: Thôi hãy để vậy, vì ta không xuống được cho đến khi nào mọi người cùng đến gỡ ta xuống. Tôi thưa ngài: Nhưng tôi không thể chịu nổi tiếng kêu than của ngài. Vậy tôi phải làm gì đây? Hãy đi khắp thế giới loan báo cho mọi người rằng: Ngươi đã gặp thấy một người chịu đóng trên thập giá để cứu chuộc họ.
Như lời kết, đời người là một cuộc lữ hành đi về sự sống vĩnh cửu. Sự sống con người không chỉ giới hạn trong không gian và thời gian này. Định mệnh của con người vượt trên những đòi hỏi và nhu cầu trần thế. Những đau khổ và thánh giá trong cuộc đời sẽ giúp thăng hoa cho cuộc sống mai hậu. Nếu không có cuộc sống mai sau, tất cả những khổ đau chúng ta phải chịu sẽ là gánh nặng muôn đời. Gia nhập vào cuộc đời là chúng ta phải chấp nhận: Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (Stk 3:19). Chúa Giêsu đã dẫn chúng ta qua một ngõ khác, đó chính là con đường thập giá. Thập giá là con đường của sự sống. Đau khổ chính là thánh giá chúng ta phải mang vác mỗi ngày. Hãy vác thánh giá theo Chân Chúa, thánh giá sẽ biến đổi những đau khổ thành niềm vui và vinh quang bất diệt. Chúa Giêsu mời gọi: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt 10:38-39).
Bronx, New York.
1. Mầm Sự Đau Khổ
Chúng ta biết có ông bà tổ tiên là ông Adong và bà Evà, nhưng chúng ta không biết ông bà đã có mặt trên trái đất khi nào. Dựa vào sự mặc khải của Kinh Thánh, chúng ta được biết Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người. Tổ tiên của chúng ta được sống sung sướng trong vườn địa đàng. Nhưng rồi ông bà tổ tiên bị rơi vào cạm bẫy của ma qủi và đã mất đi sự an hưởng phước lộc. Ngay những trang đầu của Sách Khởi Nguyên đã ghi chép: Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó", nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng (Stk 3:17-18) Thế là tội lỗi đã nhập vào thế gian và con người bị sự đau khổ và sự chết thống trị. Thánh Phaolô đã diễn tả trằng: Từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm. Ađam là hình ảnh Đấng sẽ tới (Rm 5:14)
Mỗi khi chúng ta gặp những sự đau khổ như sự thất bại trong đời sống, bệnh hoạn tật nguyền và chết chóc của những người thân yêu, chúng ta thường nghe lời khuyên rằng hãy chấp nhận thánh giá Chúa gởi. Vậy phải chăng thánh giá chính là sự đau khổ? Nhưng đâu ai muốn có sự đau khổ. Vì đau khổ là thiếu đi sự an vui và hạnh phúc. Đau khổ trong tâm và đau đớn nơi thân xác. Cái đau nào cũng khổ cả. Quan niệm của Phật Giáo nói rằng đời là bể khổ. Muốn diệt khổ thì phải diệt dục. Quan niệm của Kitô Giáo chấp nhận có đau khổ như là thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá chính là nguồn ơn cứu độ. Vậy đau khổ ở đời không còn là ý niệm tiêu cực, mà là sự tích cực góp phần đạt đến vinh quang và hạnh phúc. Truyện kể một số nhà truyền giáo đến thăm ông Gandhi. Ông đề nghị các ngài hát một bài thánh ca. Các nhà truyền giáo hỏi ông thích bài nào? Gandhi trả lời rằng bài nào mà qúi vị thấy là diễn tả đức tin sâu sắc nhất. Tất cả đồng thanh hát bài Suy Tôn Thánh Giá.
2. Bản Chất Của Khổ Đau
Con người sinh ra là có tiếng khóc chào đời. Cần có tiếng khóc để đi vào cuộc sống. Tiếng khóc là một đặc tính được tiếp tục diễn tả trong đời sống. Trẻ thơ muốn gì, chỉ cần oe oe tiếng khóc là được đáp ứng nhu cầu. Buồn giận, đói khát, đau bệnh, cô đơn, trẻ em đều diễn tả qua tiếng khóc. Trẻ em khóc là một phản ứng tâm lý rất quân bình. Khóc cũng còn là một tâm trạng thiếu vắng một cái gì bình thường. Làm người ai mà chẳng khóc. Khóc thương cho số phận ngặt nghèo của mình. Nhưng khóc lóc còn diễn tả sự liên đới với người khác. Khóc vì đau. Khóc vì thương. Khóc vì buồn. Khóc vì mất. Khóc vì khổ. Chẳng ai đau khổ một mình. Đau khổ khi sự ràng buộc bị tan vỡ, chia phôi hay bị cắt đứt. Khóc đi cho vơi nỗi sầu. Sách Sáng Thế Ký kể rằng: Bà Sara nói với ông Ápram: "Tôi bị sỉ nhục là tại ông đấy! Chính tôi đã đặt nữ tỳ của tôi vào lòng ông. Thế mà từ khi nó thấy mình có thai, nó coi khinh tôi. Xin Chúa phân xử giữa ông (Stk. 16:5)
Ngôn ngữ diễn tả nhiều sự đau khổ khác nhau. Đau khổ phần hồn và phần xác bao gồm có đau buồn, đau thương, đau đớn, đau lòng và sầu đau. .. Chúng ta lần lượt suy gẫm về những sự đau này mong tìm ra nguồn gốc căn bệnh để chữa trị hoặc thăng hoa nó để giúp ích cho cuộc sống. Truyện của John Newton kể: Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo giây bó củi đó ra, rồi chia nó ra, để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục…Cuối cùng ta cũng vác xong bó củi. Nhiều người lại không làm như thế, chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của ngày hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi.
3. Đau Buồn
Có những cảm giác ngồ ngộ nhẹ nhàng nhưng nó thấm thía buồn rười rượt như câu thở diễn tả: Chiều chiều ra đúng ngõ sau, trông về quê mẹ mà đau đớn lòng. Nhớ nhà, nhớ quê cha đất tổ mà đã phải từ biệt. Nó không là nỗi đau nhưng là nỗi nhớ. Còn đau buồn là vừa đau đớn vừa buồn sầu. Đau buồn làm cho thân xác con người bải hoải và mệt mỏi, ăn không ngon và ngủ không yên. Buồn chán trong tâm hồn, rồi tinh thần bị xuống dốc. Đau buồn có thể dẫn tới sự thất vọng và có khi đi đến cùng đường tuyệt vọng. Đau buồn vì gặp tai ương, hoạn nạn hoặc bị mất đi người thân yêu trong gia đình. Đau buồn như Chúa Giêsu trước đêm chịu nạn, Chúa nói: Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!(Lc 12:50).
Có những đớn đau như cắt da cắt thịt. Những khổ sầu chìm lặng thẳm sâu trong tim. Sầu khổ không thể diễn tả cùng ai như khi bị bội phản. Trò bội phản lại thầy. Môn sinh bội phản lại sư phụ. Môn đệ bội phản lại chủ nhân. Con cái bội phản cha mẹ. Vợ chồng bội phản nhau. Sự bội phản làm đau lòng của các bậc cha mẹ, thầy dậy và người phối ngẫu. Như ông Giuđa bội phản bằng cái hôn bán Chúa cho kẻ dữ: Chúa Giêsu bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến (Mt. 26:37). Càng buồn hơn khi người mà mình tin tưởng và yêu mến lại phản bội. Khi tình yêu bị phản bội thì trái tim tan nát và lòng hận bùng nổ. Càng yêu nhiều càng cảm thấy đau đớn nhiều khi bị loại bỏ và chối từ.
4. Đau Thương
Lòng quặn đau khi nhìn thấy những cảnh tang thương chết chóc. Ra đi hay qua đời làm cho tình thân thương trong gia đình ruột thịt bị cắt đứt. Còn nỗi đau nao bằng cảnh biệt ly cạnh người qúa cố. Con cái khóc thương ông bà cha mẹ. Chúng ta thương thấy những láng hoa đề ghi: Vô cùng thương tiếc, thành kính phân ưu, cách biệt ngàn thu và thương yêu vô vàn…Không có từ ngữ nào diễn tả được sự mất mát thương đau này. Những người trong cuộc chỉ biết khóc thương và nuốt những giọt nước mắt vào lòng. Cha mẹ nào mà không đớn đau khi nhìn thấy con cái còn trẻ ra đi ngàn thu vĩnh biệt. Vợ chồng nào chịu nổi những chia ly, cách biệt đời đời. Nỗi đau thấm nhập tận xương cốt. Chẳng có lời ủi an nào làm vơi bớt đi nỗi sầu. Đây chính là những thánh giá mà ai trong chúng ta cũng phải mang phải vác trong đời. Là những người có đức tin vào Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết và sống lại. Chúng ta tìm đến bóng thánh giá của Chúa trong đau khổ là chúng ta đang tìm được con đường giải thoát và nguồn hy vọng.
Của cải vật chất là của ngoài thân. Chính của cải vật chất đã chi phối không ít trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta biết: Của cải ở đâu, lòng chúng ta ở đó. Đón nhận một thành viên mới trong gia đình hay kiếm được tiền bạc và của cải thì chúng ta cảm thấy vui mừng. Nhưng khi người thân yêu hay của cải bị thất thoát, mất mát lại làm chúng ta đau lòng. Mất người mất của, sự đau xót dằn vặt đứng ngồi không yên. Ngày xưa ông Job bị thử thách qua cơn hoạn nạn, ông bị cướp giật mất hết mọi sự, con cái chết không kịp nói lời từ giã. Thân xác con người ông xần sùi ghẻ lở hôi thối. Ông mất tất cả. Vợ ông nguyền rủa và bạn bè chê trách nhục mạ, Ông can đảm bước đi trong niềm tin tưởng. Ông nói: Thì con lại khiếp sợ mọi nỗi đớn đau;con biết rằng: Ngài chẳng kể con là vô tội (Job 9:28). Ông tìm nguồn cậy trông nơi Chúa thôi. Sự đau thương đã giúp ông lấy lại niềm tin và tin vững mạnh
5. Đau Đớn
Có những đau khổ phần xác và phần hồn. Về thân xác, có những đau đớn bệnh họan tật nguyền. Có những căn bệnh mòn mỏi giết người. Có những loại bệnh mãn tính như lãnh bản án chung thân. Sự quặn đau lê thê trên giường bệnh gắn liền với sự hiện hữu. Những người sinh ra không được may mắn bị tật nguyền và quái dạng. Họ phải phấn đấu mang sự sầu khổ đau đớn đó suốt cuộc đời. Tâm trạng bị thua kém, mặc cảm bị coi là gánh nặng hay ăn bám xã hội. Thật đáng thương cho những số phân của một kiếp người. Những suy tư có vẻ hơi bi quan khi chỉ nhìn ở những sự khổ đau trong đời. Tuy nhiên mỗi người đều có lẽ sống và lý tưởng của riêng mình. Nhiều người chấp nhận những sự bất hạnh này qua sự phấn đấu để sống còn, như vậy còn có cái gì vượt trên những giá trị đời thường mà họ đang vươn tới. Chúng ta hãy đặt niềm tin nơi Chúa. Quyền năng của Chúa có thể chữa lành tất cả: Thánh Mathêô kể rằng: Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm." Người nói: "Chính tôi sẽ đến chữa nó." Viên đại đội trưởng đáp: "Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh (Mt. 6:8).
Mặt trái cuộc đời, những điểm tiêu cực làm mất đi bầu khí an vui và hạnh phúc gia đinh. Các thành viên trong gia đình, xã hội có những khốn khổ trong lòng như khi bị hiểu lầm, bị đổ vạ cáo gian, bị ức hiếp, ức chế làm tâm hồn ngột ngạt khó chịu. Đời sống hôn nhân, vợ chồng cãi vã, nghi kỵ, tranh dành hơn thua và gây ấm ức trong lòng. Vợ chồng biến gia đình thành tổ kén ngột ngạt gần như hỏa ngục. Tâm hồn trở nên cay đắng buồn phiền, mất đi nụ cười và niềm vui sống. Trong gia đình thì con cái hỗn hào, bất hiếu và đối xử tệ bạc với cha mẹ, làm cho cha mẹ buồn phiền sầu não. Anh chị em phân rẽ, đối nghịch, huynh đệ tương tàn và lìa bỏ nhau, mất đi sự ràng buộc gắn bó gia đình. Anh chị em sống với nhau chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Buồn đau chất chứa trong cuộc sống. Nhìn đâu cũng thấy đau thương và thánh giá. Khi biết đau khổ là gánh nặng cụộc đời, chúng ta lại chạy đến với Chúa Giêsu, Chúa phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
6. Đau Lòng
Trong cuộc sống, gia đình nào cũng có những niềm vui và những nỗi buồn như là thánh giá phải mang. Cha mẹ luôn phải hy sinh cho con cái. Chúng ta hãy học gương bà thánh Mônica, với nước mắt đau khổ cộng với lời cầu nguyện thiết tha đã được ơn làm thay lòng đổi dạ cả chồng con. Chúng ta biết rằng nước mắt chảy xuống, chứ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược lên. Chính vì những ưu tư, quan tâm và yêu thương con cái đã làm cha mẹ thức đêm chong đèn. Sự lo lắng cho con cái làm cho cha mẹ phải héo mòn. Không lo buồn sao được khi con cái còn rong ruổi ngoài trường đời. Không đau lòng sao được khi con cái kết băng nhập đảng. Không buồn phiền sao được khi con cái chơi bời trác tráng, hút sách nghiện ngập và ăn chơi trụy lạc. Không đau buồn sao được khi con mới nứt mắt trưởng thành đã bỏ nhà ra đi chơi bời phục vụ thiên hạ. Người ta thường nói: Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng mán thằng mường nó leo. Con ơi, cha mẹ nuôi con: Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nhẹ nhàng yêu thương. Đau lòng lắm con ơi! Đây chính là những thánh giá cha mẹ phải mang vác mỗi ngày.
Câu truyện tôi xin được chia xẻ. Một bà 42 tuổi, không có chồng nhưng đã có ba đứa con. Chị lớn 25 tuổi, em trai 22 và bé gái vừa 18 tuổi. Bà buồn sầu tâm sự rằng các cháu nó bỏ rơi bà. Không có đứa nào muốn sống chung. Tôi hỏi tại sao con cái muốn lìa xa vậy? Bà từ từ kể ra, bà đã phải lòng với một người trai trẻ đáng tuổi con của bà. Cậu ta mới có 21 tuổi. Bà ấy cảm phục người thanh niên trẻ này vì sự đồng cảm và trưởng thành. Bà đã sống chung với cậu ta. Bà ta cũng không muốn nghe lời con cái can ngăn. Một mặt bà buồn đau vì con cái khinh rẻ và chia xa. Mặt khác thì bà sống chung với người trẻ bất hợp pháp, hồi hộp nhưng bà cảm thấy vui và không muốn dứt tình. Cuộc sống cứ thế đeo đẳng. Rõ khổ. Chúng ta tự hỏi những niềm đau này tự đâu mà ra và chúng ta giải quyết thế nào. Đúng là đời là bể khổ vì chúng ta không diệt được dục.
7. Thánh Giá Đau Khổ
Cuộc sống của con người dài vắn tùy theo số mệnh nhưng hầu hết mọi người đã được hưởng niềm vui và phúc lộc cuộc đời. Những giây phút thanh thản, vui sướng và hạnh phúc sẽ nhiều hơn những phút giây khổ đau. Chúa ban cho chúng ta sự sống. Chúa chia sẻ tình yêu và niềm vui hạnh phúc cho mỗi người. Khi chúng ta bước theo Chúa vào con đường hẹp nghĩa là khi chúng ta đối diện với những thất vọng, chán nản, yếu đau, bệnh tật, rủi ro, khó khăn hay số phận hẩm hiu. Chúng ta đều có thể chấp nhận theo thánh ý Chúa. Ai trong chúng ta cũng có những lúc đau buồn và chán nản. Chỉ còn cách chạy đến với Chúa tìm nguồn ủi an. Chúa bị treo trên thánh giá, Chúa đã gom những tất cả những khổ đau trên trần gian vào thân xác đẵm máu của Chúa. Chúng ta hãy ngước nhìn lên thánh giá Chúa, đó chính là giá cứu chuộc chúng ta.
Truyện kể mỗi khi im lặng quanh tôi, dù ban ngày hay ban đêm. Tôi thường giật mình vì một lời than. Lần đầu tiên tôi nghe thấy, tôi ra tìm kiếm và tôi thấy một người đang đau đớn bị đóng đinh trên thập giá. Và tôi nói: Xin ngài để tôi đem ngài xuống. Rồi tôi cố gỡ tháo đinh chân ngài. Nhưng ngài nói: Thôi hãy để vậy, vì ta không xuống được cho đến khi nào mọi người cùng đến gỡ ta xuống. Tôi thưa ngài: Nhưng tôi không thể chịu nổi tiếng kêu than của ngài. Vậy tôi phải làm gì đây? Hãy đi khắp thế giới loan báo cho mọi người rằng: Ngươi đã gặp thấy một người chịu đóng trên thập giá để cứu chuộc họ.
Như lời kết, đời người là một cuộc lữ hành đi về sự sống vĩnh cửu. Sự sống con người không chỉ giới hạn trong không gian và thời gian này. Định mệnh của con người vượt trên những đòi hỏi và nhu cầu trần thế. Những đau khổ và thánh giá trong cuộc đời sẽ giúp thăng hoa cho cuộc sống mai hậu. Nếu không có cuộc sống mai sau, tất cả những khổ đau chúng ta phải chịu sẽ là gánh nặng muôn đời. Gia nhập vào cuộc đời là chúng ta phải chấp nhận: Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (Stk 3:19). Chúa Giêsu đã dẫn chúng ta qua một ngõ khác, đó chính là con đường thập giá. Thập giá là con đường của sự sống. Đau khổ chính là thánh giá chúng ta phải mang vác mỗi ngày. Hãy vác thánh giá theo Chân Chúa, thánh giá sẽ biến đổi những đau khổ thành niềm vui và vinh quang bất diệt. Chúa Giêsu mời gọi: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt 10:38-39).
Bronx, New York.
Thông Báo
Cáo phó: LM Giuse Nguyễn Hưng đã tạ thế tại Long Xuyên
+ GM Giuse Trần Xuân Tiếu
18:57 01/09/2010
CÁO PHÓ
Trong niềm xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh, tôi xin báo tin:
Cha GIUSE NGUYỄN HƯNG
đã từ trần lúc 16g15 thứ ba, ngày 31/08/2010 tại Giáo xứ Thánh Gia, kênh Thầy Ký
Hưởng thọ 93 tuổi.
Cha Hưng sinh năm 1917 tại Gia Cốc, Thanh Miện, Hải Dương.
Được thụ phong linh mục ngày 21.02.1948 tại Hải Phòng
Sau đó, cha đã phục vụ:
-1948-1954 tại Yên Trì, Kẻ Sặt, Quảng Yên, giáo phận Hải Phòng.
-1954-1983: Cha xứ Thánh Gia, kênh Thầy Ký
-1983-2000: Cha xứ Môi Khôi, Láng Sen
-2000 đến nay: nghỉ hưu tại Giáo xứ Thánh Gia, kênh Thầy Ký
Thánh lễ an táng ngài sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm,
ngày 02.09.2010 tại nhà thờ Giáo xứ Thánh Gia, kênh Thầy Ký
Xin mỗi Cha dâng 3 thánh lễ
và xin anh chị em giáo dân thêm lời cầu nguyện cho Ngài.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Trắng
Lê Ngọc Minh
22:20 01/09/2010
MÂY TRẮNG
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người..
(Trích nhạc Trịnh Công Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền