Ngày 30-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 31/8: Lời Uy Quyền – Suy Niệm: Linh mục Nguyễn Ngọc Dũng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:16 30/08/2021

PHÚC ÂM: Lc 4, 31-37

“Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: “Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: “Hãy câm đi và ra khỏi người này”. Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: “Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra”. Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ.

Đó là lời Chúa.
 
Sự thật bẽ bàng
Lm. Minh Anh
04:19 30/08/2021

SỰ THẬT BẼ BÀNG
“Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình!”.

Triết gia, thần học gia Jan Hus tin rằng, Lời Chúa là quyền lực tối cao, không thể sai lầm. Ông đã chết vì niềm tin đó vào ngày sinh nhật thứ 40 của mình tại ở Constance, Đức. Khi từ chối đề nghị phủ nhận đức tin, những lời cuối cùng của Jan Hus là, “Những gì tôi đã dạy bằng môi của tôi, tôi sẽ đóng dấu nó bằng máu của mình!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay không nói đến việc từ chối Lời Chúa của các quan toà thời Jan Hus, nhưng nói đến việc từ chối Ngôi Lời Thiên Chúa, khi lần đầu tiên, Ngài về lại cố hương. Tin Mừng tường thuật một ‘sự thật bẽ bàng’ của Con Thiên Chúa khi người đồng hương không nhận ra Ngài và sứ vụ của Ngài. Thật dễ hiểu, trước mắt, một anh hàng xóm con nhà nghèo, mới ra khỏi làng một thời gian, nay trở về giảng dạy! Con Thiên Chúa được nhìn theo cách loài người như thế, làm sao họ có thể đón nhận. Vì thế, họ đã tẩy chay Ngài; tệ hơn, họ muốn giết Ngài! Vậy mà việc Ngài trở lại chốn xưa, đích thực là một cuộc ‘tỏ mình’, ‘epiphany’; đúng hơn, một cuộc viếng thăm đầy uy nghi của Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Chúa ngự tới cai quản địa cầu!”.

‘Sự thật bẽ bàng’ này nhiều lúc cũng là trải nghiệm của mỗi người chúng ta. Chúng ta cảm thấy việc nói về Chúa với một người lạ, lại dễ dàng hơn là nói về Ngài với những người thân; và ngược lại, sẽ còn khó hơn nhiều, khi bản thân chúng ta để cho ai đó có thể truyền cảm hứng bởi niềm tin và lòng đạo đức của họ, khi người ấy lại là người thân của mình. Nếu Con Thiên Chúa đã gặp khó khăn để được họ hàng chấp nhận, thì chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ Phúc Âm với những người khác, cách riêng với những người thân yêu. Thế nhưng, một điều quan trọng hơn nhiều là, xét xem cách thức chúng ta chuẩn bị, hành động và cả cách thức đón nhận những phản ứng từ những người khác, dẫu đó là một ‘sự thật bẽ bàng’. Ở đây, chúng ta muốn nói đến việc cầu nguyện, cân nhắc kỹ lưỡng; khiêm tốn đón nhận và cả việc biết “rẽ qua giữa họ mà đi”.

Mặt khác, về phía người đón nhận, phải chăng chúng ta đã không nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong những người gần gũi nhất. Kìa, họ là sứ giả Ngài gửi đến! Chúng ta có nằm trong số những người từ chối nhìn thấy Chúa Kitô hiện diện trong những ai chúng ta gần gũi; hoặc thay vào đó, chúng ta có xu hướng mặc những định kiến, thành kiến và đoán xét họ? Sự thật là chúng ta dễ nhìn thấy những lỗi lầm của họ, hơn là nhận ra những nhân đức và ý tốt nơi họ; chúng ta dễ nhận ra tội lỗi của họ, hơn là sự hiện diện của Thiên Chúa trong họ. Vậy mà, việc của chúng ta không phải là tập trung vào những lỗi lầm của anh chị em, nhưng là nhìn thấy Đấng Toàn Năng trong họ. Không nghi ngờ gì nữa, mỗi người thân yêu của chúng ta đều có những ý hướng tốt lành, và dẫu họ thế nào, thì Chúa cũng đang sai họ đến với chúng ta! Họ sẽ phản ánh sự hiện diện của Ngài nếu chúng ta sẵn lòng nhìn thấy điều đó; và như thế, mục tiêu của chúng ta, là không chỉ nhìn thấy Thiên Chúa trong họ mà còn phải tìm kiếm sự hiện diện của Ngài. Càng gần gũi những người thân, chúng ta càng phải tập trung vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống họ.

Con Thiên Chúa làm người, đón nhận bao ‘sự thật bẽ bàng’ từ người thân. Thế nhưng, Ngài khiêm tốn “rẽ qua giữa họ mà đi”; mục đích của Ngài là đến để cứu vớt, không phải để hơn thua. Thiên Chúa đến một cách quá đỗi bình thường, nếu không nói là tầm thường; nhưng chính trong sự tầm thường đó, Ngài đã làm những điều phi thường! Như vậy, việc đón nhận sứ điệp của Ngài thật không dễ, nếu chỉ nhìn Ngài, nhìn các biến cố, nhìn tha nhân theo lẽ tự nhiên và suy luận theo cách con người. Chúa mời chúng ta đi xa hơn bằng đức tin để thấy Ngài và bàn tay Ngài trong đó!

Anh Chị em,

Tạ ơn Thiên Chúa, Ngài đang đến, đang tỏ mình; Chúa Giêsu đang viếng thăm chúng ta mỗi ngày, và sẽ đến đón chúng ta vào ngày sau hết như thư Thessalônica hôm nay nhắc nhở. Ngài đến không chỉ trong Thánh Thể, trong Lời Ngài, nhưng còn đến trong những ‘nhà tạm di động’ là anh chị em chúng ta. Vấn đề là chúng ta có nhận ra Ngài không; và quan trọng hơn, có nghe được tiếng nói của Ngài không. Việc còn lại là sự ‘biến đổi’, một công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng có thể biến đổi mọi sự, ngay cả những ‘sự thật bẽ bàng’ nhất có thể đến từ bất cứ phía nào!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con được nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong những người thân yêu. Cho con không ngừng tìm kiếm Chúa trong họ; và khi con khám phá ra Chúa, cho con có thể yêu mến và lắng nghe Ngài”. Amen.

(Tgp. Huế)
 
Dấu Chỉ Tác Động Của Thần Khí Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:06 30/08/2021
Dấu Chỉ Tác Động Của Thần Khí Thiên Chúa

Họ trao cho Đức Giêsu cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa. Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Trong hội đường, trăm con mắt đều đổ dồn về phía Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” (Lc 4,17-21).

Những ai có dấu chỉ cho thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống? Đó là những người được sai đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Theo chiều kích đức tin Kitô giáo khi tội lỗi hiện diện thì mọi người đều là kẻ nghèo hèn trước mặt Thiên Chúa. Có khi mức độ nghèo hèn của nhiều người chức cao và đầy tiền của thì lại đáng sợ hơn là những người khố rách áo ôm, thấp cổ bé phận. Theo văn mạch thì Tin Mừng được loan báo qua các dấu chỉ:

- Giải thoát những ai bị giam cầm, bị áp bức cách bất công.

- Làm cho người mù giác ngộ, cách riêng là mù tối về lương tri đạo đức.

- Công bố tình yêu vô bờ và nhưng không của Thiên Chúa qua hình ảnh năm toàn xá.

Có thể nói là ngoài Mẹ Maria được ân sủng tràn đầy, còn chúng ta không một ai là đủ đầy ân sủng Thánh Thần. Nhưng chúng ta vẫn có thể được một phần nào đó Thần Khí Thiên Chúa khi thực thi một trong những điều vừa liệt kê ở trên.

Tuy nhiên xin đặc biệt lưu ý đến động thái “ra đi”. Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên ai thì sai người đó “ra đi” để thực thi thiên ý. Nội hàm ở động thái ra đi không chỉ dừng lại ở phạm trù không gian mà nhất là ở phạm trù “hữu thể”, “căn tính”. Để thực thi thiên ý dưới tác động của Thần Khí, thì trước hết Đức Kitô đã ra đi khỏi thân phận của một vị Thiên Chúa, mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta….(x. Pl 2,6-11).

Một chi tiết mà Tin Mừng tường thuật thêm cho chúng ta một tiêu chí để thẩm định người được Thánh Thần ngự xuống và sai đi đó là sẵn sàng đón nhận mọi sự đáp trả dù thuận hay nghịch từ những người được rao giảng. Có thể là “tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp” được nghe, mà cũng có thể là “đầy phẩn nộ” tìm cách hãm hại người rao giảng. Nếu thiếu hoặc không sẵn sàng đón nhận mọi tình huống tốt hay xấu có thể xảy đến thì hầu chắc chưa phải là người được Thánh Thần ngự xuống và sai đi.

Đã và đang có đó nhiều mục tử chỉ thích mong mọi sự đều xuôi chảy, mọi người cộng tác luôn vâng phục mình. Dĩ nhiên ai lại không mong muốn mọi sự đều thuận buồm xuôi gió. Thế nhưng khi gặp một vài tình cảnh không như ý, khi nghe một vài phản ảnh hay một vài góp ý, nhận định trái chiều mà chúng ta lại quá bực tức, khó chịu, thậm chí quy chụp là chống đối thì rất có thể chúng ta đang thiếu ân sủng Thánh Thần.

“Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai các người vừa nghe”. Cái thì hiện tại của từ “hôm nay” nhắc nhở chúng ta phải biết luôn tự kiểm thảo để lại bắt đầu, bắt đầu lại để cho Thánh Thần Thiên Chúa tác động. Một điều như đương nhiên, khi thiếu vắng Thần khí của Thiên Chúa thì tà thần sẽ xâm chiếm cõi lòng chúng ta.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột

 
Hãy mở ra
Lm. Thái Nguyên
13:10 30/08/2021

HÃY MỞ RA
Chúa Nhật 23 Thường Niên năm B : Mc 7, 31-37

Suy niệm

Bệnh nhân được Chúa Giêsu chữa lành có lẽ bị điếc ngay từ nhỏ. Vì điếc, không thể nghe người khác nói để bắt chước, nên dần dần bị ngọng. Vì ngọng nên nói chẳng ai hiểu, và vì điếc nên cũng chẳng hiểu ai. Đây là hai khiếm khuyết song đôi: điếc và ngọng, khiến cho bệnh nhân rất cô đơn, buồn khổ. Biết được nỗi đau của những người câm điếc ta mới thấy quý đôi tai và miệng lưỡi của mình, là một quà tặng lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta.

Thật phúc cho anh chàng khuyết tật gặp được Đức Giêsu, Ngài kéo riêng anh ra ngoài, sau vài cử chỉ lạ thường, Ngài liền phán: “Epphatha!” - Hãy mở ra! Tức thì tai và lưỡi anh ta được mở ra, anh ta nghe và nói được rõ ràng. Dân chúng kinh ngạc và thán phục nói rằng:“Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”. Biến cố này đã ứng nghiệm lời Ngôn Sứ Isaia: “Đấng Thiên Sai sắp đến cứu thoát anh em. Lúc đó mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Lúc đó, chân người què sẽ nhảy như nai và lưỡi người câm sẽ nói sõi sàng” (Is 35,3-7).

Về mặt tâm linh, chúng ta cũng dễ mắc phải hai khuyết tật ngọng và điếc, không phải do bẩm sinh nhưng do sự xói mòn đức tin và lòng mến trong tâm hồn. Ta không bị câm, vẫn nói được, nhưng lại câm nín trước những bất công và bạo ngược. Nhiều khi ta cũng nói thao thao bất tuyệt, nhưng toàn những điều ta muốn nói chứ không phải điều người khác muốn nghe. Ta ước ao được người khác hiểu mình, nhưng lại không quan tâm tìm hiểu người khác. Ta thấy như có điều gì trói buộc mình, khiến ta ngần ngại, sợ sệt, tránh né… Cũng có khi ta bị ngọng hay câm vì đã có những thương tổn bởi sự châm chọc, khinh miệt, phủ nhận… khiến ta mặc cảm, mất tự tin và co cụm lại. Ngoài những thương tâm do sự vô tâm trong cách hành xử của người khác, thì ít nhiều còn do sự cọ xát quan điểm, lối sống, nhưng thực ra, hệ lụy của vấn đề hệ tại ở tâm hồn ta trước mọi tác động của tha nhân.

Nếu bệnh ngọng làm người khác không hiểu ta, thì bệnh điếc làm ta không hiểu người khác. Chúng ta bị điếc khi để mình mất khả năng lắng nghe người khác, hay chỉ nghe điều mình muốn nghe. Chúng ta bị điếc khi nghe người khác với thái độ bất ưng, coi thường, ác cảm. Chúng ta bị điếc khi lắng nghe mà không nhận thức được đúng-sai, hư-thực, hay-dở… nên điều quan trọng không nằm ở nơi người nói, mà ở nơi người nghe phải suy nghĩ và quyết định ra sao. Nắm được tâm lý của con người nên hãng bảo hiểm Prudential mới chọn khẩu hiệu : “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Hơn nữa, không phải thông tin nào cũng nên nghe, mà chỉ chọn chọn lựa những thông tin bổ ích và hữu dụng; không gây phương hại trong đối nhân xử thế, mà cũng không làm vẫn đục tâm hồn. Cha Mark Link nói: “Chúng ta không thể luôn tin vào những gì nghe bằng đôi tai, nhưng luôn có thể tin vào những gì thấy bằng con tim của mình”.

Có những đam mê, dục vọng và ghen ghét như những sợi dây trói buộc lưỡi ta, làm ta bị câm nín, ngọng nghịu. Có những kiêu căng, ích kỷ và thành kiến như bức tường ngăn chặn làm tai ta điếc lác. Thế giới ngày càng thiếu cảm thông và đối thoại vì có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần. Bệnh này làm người ta thành những con người đơn độc, thành những hòn đảo mù khơi, không còn khả năng cho đi và lãnh nhận, để rồi tàn lụi dần trong sự hoang vu trống rỗng của đời mình.

Qua phép lạ này, Đức Giêsu không chỉ phá đổ bức tường câm điếc cho người bệnh, đem lại cho anh ta một đời sống bình thường, và có khả năng thiết lập tương giao với mọi người, mà còn cho ta thấy Ngài đã phá đổ bước tường giữa Do Thái và dân ngoại, giữa con người với con người, và đặc biệt là bức tường giữa con người với Thiên Chúa.

Hôm nay, Đức Giêsu cũng muốn kéo riêng ta ra với Ngài và thì thầm lên tiếng: “Epphatha” - Hãy mở ra! Hãy đón nhận lời quyền năng và và tình thương của Ngài, để ta đừng câm điếc trước Thiên Chúa và tha nhân. Đón nhận ân huệ này, Chúa mời gọi ta cũng hãy có những thái độ sống tốt nhất để giúp người khác ra khỏi sự câm điếc của họ.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Điếc và ngọng thể chất ai cũng biết,
điếc và ngọng tâm linh khó mà lường,
đây là bệnh ít nhiều ai cũng vướng,
khiến cuộc đời có những nỗi bi thương.

Trong cuộc sống có thể nhiều thứ điếc,
điếc vì đã có định kiến với ai,
nên khi nghe là tìm cách chê bai,
khiến tương giao lại trở thành ngang trái.

Điếc vì không muốn sống hiệp thông,
vì tự mình đã đóng kín cửa lòng,
hoặc đã đánh mất niềm hy vọng,
không nghe được tiếng Chúa bên trong.

Cuộc sống cũng có nhiều thứ ngọng,
vì ích kỷ đã làm cho cứng đọng,
vì tham lam và cố chấp tự kiêu,
nên lời lẽ nói ra không ai hiểu.

Ngọng vì luôn lo âu và sợ sệt,
sợ khinh chê và thua thiệt ở đời,
sợ xui rủi và tai ương đưa tới,
nên co ro mà nói chẳng nên lời.

Có thứ ngọng phát xuất từ lười biếng,
lo an thân tránh mọi chuyện thế trần,
không còn ý thức sống lòng nhân,
làm cho tinh thần mình xa lạc.

Xin mở tai con để lắng nghe Lời Chúa,
lời trần tình lời sự sống trường sinh,
xin mở miệng con để chúc tụng tôn vinh,
vì đời con là công trình của Chúa.

Xin cho con dám lắng nghe hết mọi điều,
cho dù tha nhân nói bằng nhiều kiểu,
con vẫn nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 30/08/2021

19. Cách thức hay nhất để phục vụ công việc của Thiên Chúa, chính là làm theo thánh ý của Ngài để phục vụ công việc của Ngài.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 30/08/2021
43. SÁCH ĐƯỜNG RẤT NGỌT

Thời nhà Tống có một phủ doãn không thích đọc sách, nhưng lại thích làm bộ kiểu phong nhã, một ngày nọ vào buổi sáng sớm lúc canh năm, ông ta cùng người hầu ngồi ở viện đợi chờ, đột nhiên nói với các quan:

-“Tối qua tôi ngủ không được, ngẫu nhiên đọc hết một quyển “Mạnh tử”, ngọt lắm !”

Nội tướng Trương Đài buột miệng nói:

- “Sách đó chắc chắn không phải là “Mạnh tử”, mà là “sách đường” !

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 43:

Người ta chỉ nói “ngọt lắm” khi ăn đường, ăn cam, ăn kẹo hoặc uống sữa.v.v...chứ không ai nói “ngọt lắm” sau khi đọc sách, nhất là loại sách “khó nuốt” đối với người không thích đọc sách, nói “sách đường” là nói đến những người làm vẻ ta đây là trí thức nhưng không muốn đọc sách gì cả.

Có những người Ki-tô hữu lâu lâu đi nhà thờ một lần vào dịp giáo xứ có tổ chức tĩnh tâm, nhưng khi đến nhà thờ thì chỉ bình hoa trên bàn thờ nói ai cắm hoa coi không đẹp; chỉ lên cung thánh nói cha sở bày biện trang trí không có óc mỹ thuật, nghe cha giảng tĩnh tâm thì nói tưởng giảng gì mới, té ra bổn cũ soạn lại.v.v...họ làm như mình là một nhà phê bình văn học nghệ thuật đại tài, mà không biết rằng mình đến nhà thờ là để tự kiểm điểm bản thân mình, chứ không phải kiểm điểm người khác; là để tự phê bình mình chứ không bới móc khuyết điểm và phê bình người khác...

Làm ra vẻ ta đây trí thức, đạo đức thì dễ lắm nhưng vẫn cứ không ổn, vì người trí thức chân chính thì không bạ đâu phê bình đó, người đạo đức thật thì không hề khoe khoang.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nghe và nói
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:05 30/08/2021

CN 23 B
NGHE VÀ NÓI

Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông của con người. Ai bị điếc và câm thì mất hai phương tiện quan trọng đó. Nghe và nói như hai cánh cửa mở ra thông giao với thế giới bên ngoài. Lưỡi như có sợi giây buộc lại, tai như cánh cửa bị khóa kín, những người câm điếc bị tách khỏi thế giới chung quanh vì không hiểu được người khác, và người khác không hiểu được họ.

Có dịp đến thăm Trung tâm Khiếm thính Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương hay Trung tâm Khiến thị Ánh Sáng tại Lagi, Bình Thuận, sẽ thấy câm điếc và mù loà thật là khổ sở ! Cảm thông với những người câm điếc, người mù loà, chúng ta mới thấy quý cái tai cái miệng và đôi mắt của mình. Lúc ấy mình sẽ nhận ra rằng, nghe nói và thấy là ân huệ và là quà tặng lớn lao Thiên Chúa ban.

Trang Tin mừng hôm nay kể câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng: “họ đem đến cho Người một kẻ vừa điếc vừa ngọng, và xin Người đặt tay trên anh”. Mọi lần Đức Giêsu chỉ đặt tay, hoặc nói một lời, thậm chí người ta chỉ cần sờ vào áo Người là xong. Lần này thì “Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông”, rồi làm nhiều động tác: đặt ngón tay vào lỗ tai, lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh ta, ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói “Epphata” nghĩa là “hãy mở ra”. Kết quả: “lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng”. Anh này được chữa cả cả tai và lưỡi một lượt. Tại sao Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông? Tại sao Người làm nhiều động tác hơn mọi khi?

Chúa Giêsu đem người điếc ra khỏi đám đông. Đây là sự quan tâm thật dịu dàng. Người điếc luôn ngượng nghịu lúng túng. Theo một vài phương diện thì điếc còn khó chịu hơn đui. Người điếc biết mình không nghe được, nên trong đám đông khi có người tức tối hét vào tai, cố nói cho nghe, người điếc càng cảm thấy thất vọng hơn. Chúa tỏ sự ân cần, trân trọng vì biết người điếc đang gặp khó khăn trong đời sống. Người chạm vào tai, vào lưỡi. Người ngước mắt lên trời để chứng tỏ rằng chỉ có Thiên Chúa mới giúp được cho loài người, “một cử chỉ cầu nguyện và khẩn nài quen thuộc cho thấy quyền năng của Đức Giêsu từ đâu mà có”, rên một tiếng như than thở với Thiên Chúa, “một lời mời gọi sức mạnh thần linh đến để chiến thắng quyền lực sự dữ” (chú giải của Fiches Dominicales), rồi phán một lời như lời tạo dựng. Lời nói và cử chỉ của Chúa Giêsu hiệu lực ngay tức thì: đôi tai của người câm mở ra, lưỡi của anh như được tháo cởi, anh bắt đầu nói rõ ràng.

Dân chúng ca tụng: “Ngài làm được mọi sự tốt đẹp. Ngài làm cho người điếc được nghe, người câm được nói”. Lời thán phục đó vang vọng lại lời Ngôn sứ Isaia: “Đấng Thiên Sai sắp đến cứu thoát anh em. Lúc đó mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Lúc đó, chân người què sẽ nhảy như nai và lưỡi người câm sẽ nói sỏi sàng” (Is 35,3-7). Dân chúng nhận ra Đấng Thiên Sai đã đến và Ngài đang thực hiện lời tiên tri Isaia trước mắt họ. Giữa đám đông chứng kiến phép lạ lại có những người giả điếc, giả câm trước Lời Chúa. Họ cố chấp không đón nhận sự thật. Đó là những người Pharisiêu: “Họ có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe!”. Họ đang điếc trước công lý, câm trước sự thật, mù trước phép lạ đang diễn ra. Vẫn có đó nhiều người như những Pharisiêu mọi thời mọi nơi, họ nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng. Bài đọc thứ nhất cho ta chìa khóa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ!”. Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắn nhủ các môn đệ rằng: hãy can đảm lên, đừng sợ! Khi sống lại, Đấng Phục lặp đi lặp lại nhiều lần “đừng sợ” với các môn đệ. Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại...là những cái sợ khiến nhiều người hành xử như chẳng thấy, chẳng nghe và họ đã không dám mở miệng. Họ cần được mở tai, mở mắt, mở miệng lưỡi để đón nhận Lời Chúa, để tin vào Ngài.

Tất cả mọi thứ khuyết tật đều có thể xảy ra nơi thân xác con người. Có những người dị tật, người mù, kẻ đui, người điếc, kẻ thiếu tay, người thiếu chân, tứ chi bất thường, đa số khi sinh ra họ đã mang thân phận như thế. Hầu như những khiếm khuyết tự bẩm sinh rất khó có thể chữa lành. Khoa học kỹ thuật có thể can thiệp để chữa lành một phần qua các cuộc giải phẫu. Cách tốt nhất mà khoa học có thể giúp là sáng chế những dụng cụ thích hợp để những người bị dị tật hay khiếm khuyết có thể tự xử dụng để bước vào đời.

Câm và điếc là tật nguyền của lưỡi và tai. Lưỡi không thể nói và tai không thể nghe. Không nói được và không nghe được khiến cho người câm điếc không hiểu được thế giới chung quanh họ, và thế giới chung quanh cũng bị ngăn cách với người câm điếc. Đó là câm điếc thể lý.
Trong nhân gian, còn có nhiều bệnh câm điếc khác. Câm điếc vì khác biệt ngôn ngữ và văn hóa. Câm điếc vì hiểu lầm, vì định kiến.Câm điếc vì bịt tai không muốn nghe và ngậm môi vì giận dữ. Câm điếc trước sự thật, giả câm giả điếc không dám làm chứng cho chân lý. Câm điếc khi không nghe được những nỗi niềm ray rứt của người khác. Câm điếc khi dửng dưng trước những đau khổ của những người bệnh hoạn, tật nguyền, của trẻ thơ bơ vơ.Nhưng còn có một loại câm điếc khác to lớn hơn, nguy hiểm hơn, đó là câm điếc tâm linh. Khi bị câm điếc tâm linh, ta không nghe được Lời Chúa nói với ta trong tâm hồn, hay dạy dỗ ta qua Tin Mừng. Không dám mở miệng để ngợi khen Chúa và làm chứng cho Ngài. Đó là lúc ta bỏ ngoài tai lời của Chúa nói với ta về sự thật, về chân lý, về yêu thương và hòa giải. Khi bị câm điếc tâm linh, ta ngoan cố ở lỳ trong tội lỗi, ta cố tình ở lỳ trong cái chết của tâm hồn, không thèm nghe lời mời gọi hối cải thúc dục của Chúa Thánh Thần. Nếu câm điếc thể lý đáng buồn và đáng sợ, thì câm điếc tâm linh còn đáng buồn và đáng sợ gấp bội. Câm điếc tâm linh làm ta lìa xa Chúa, đánh mất Ơn Thánh Sủng, dẫn đưa ta đến cái chết đời đời. (từ R. Veritas)

Nhiều người không câm điếc về thể lý nhưng lại câm điếc tinh thần, câm điếc tâm linh. Có người giả điếc giả câm để khỏi nghe lời giáo huấn của cha mẹ hay đấng bậc bề trên, để khỏi phải thực thi điều hay lẽ phải, thậm chí còn giả mù để khỏi thấy những nhọc nhằn của tha nhân, hay tội lỗi của chính mình.

Người ta bị câm điếc tinh thần khi tự đánh mất khả năng lắng nghe những người xung quanh mình, không còn lắng nghe tiếng nói của lương tâm để làm lành lánh dữ.Người ta bị câm điếc tinh thần khi đóng lòng mình lại, không còn nghe nỗi đau của những người khốn khổ. Người ta bị câm điếc khi đánh giá người khác theo tiêu chuẩn bên ngoài, vật chất, trọng người giàu mà coi thường người nghèo như được nói ở bài đọc II. Đó là một thứ câm điếc tinh thần mà Chúa đã cảnh báo: "Các anh có mắt mà như mù, có tai mà như điếc".

Người ta bị câm điếc tâm linh khi không nghe tiếng Chúa để nói những lời sự thật, lời yêu thương, lời hòa giải. Nhiều lúc người ta chỉ nói những lời độc hại, gây chia rẽ và đau khổ cho nhau. Người đời thường hay đổ thừa mọi điều là do "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Nhưng cái lưỡi chỉ có thể làm nên những chuyện xấu xa nếu nó được hỗ trợ của cái tai không biết phân biệt tốt xấu, thật giả.

Người bình thường luôn có đôi tai thính, cái miệng đẹp. Cần phải nói và nghe bằng con tim. Mở tai ra để lắng nghe Lời Chúa, lời anh em, đừng “nghe tai này lọt qua tai khác”, đừng nghe “như nước đổ lá khoai”. Mở miệng lưỡi ra để nói Lời Chúa, lời yêu thương đem lại niềm vui hạnh phúc. Mở trái tim để lắng nghe những nỗi niềm và đau khổ của những người xung quanh. Mở tai ra để lắng nghe Lời Chúa và lời anh em, mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Chúa và đón nhận anh em. Mở miệng ra để nói lên sự thật, nói những lời xây dựng thay vì phá đổ, lời tha thứ thay vì oán thù, lời yêu thương thay vì ghen ghét, lời hòa giải thay vì phân ly. Có như vậy, chúng ta sẽ trở thành những người có khả năng đối thoại thân tình với Chúa và với anh em.

Khi phục hồi người câm điếc trong khả năng nghe và nói, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, con người không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời Chúa nữa; con người chỉ có thể sống thực, sống trọn phẩm giá con người, khi biết mở rộng tâm hồn đón nhận và sống Lời Hằng Sống của Chúa. Hãy “cởi mở đón nhận Lời và Hành động của Đấng Cứu Thế”, và “đừng sợ hãi khi phải ‘công bố’ chúng với thế giới”. (x. J. Hervieux, Tin Mừng Máccô, Centurion, tr.107).

Lạy Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự thánh lễ, con đều thực hiện một cử chỉ thật quen thuộc, đó là sau khi nghe bài Phúc Âm, con đọc: "Lạy Chúa vinh danh Chúa", và làm dấu thánh giá trên trán, trên môi, trên ngực, xin Chúa cho con biết mở trí, mở lòng, mở trái tim với niềm tin yêu. Xin Chúa mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con, để con được hiểu, cảm nhận và nói lời của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cho người điếc nghe được và người câm nói được, xin cho con biết mở tai để lắng nghe lời Chúa và mở miệng để loan truyền Tin Mừng. Xin cho con luôn nói những lời yêu thương, cam đảm nói lời sự thật, chân thành nói lời xây dựng, xin cho con biết quan tâm nhiều hơn để lắng nghe để thấu hiểu và cộng tác với mọi người sống tinh thần Phúc Âm.Amen.



 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng lãnh đạo Do Thái đặt vấn đề đối với một bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
03:11 30/08/2021


Các nhà chức trách Do Thái Giáo hàng đầu của Israel đã nói với Vatican rằng họ lo ngại về những bình luận mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra về sách luật thánh thiêng của họ và đã yêu cầu Tòa Thánh làm rõ.

Trong một bức thư được chuyển đến Tòa Thánh và một bản sao gởi cho thông tấn xã Reuters, Giáo sĩ Rasson Arousi, chủ tịch Ủy ban Đối thoại với Tòa thánh của Rabbi trưởng Israel, cho biết những lời bình luận dường như nhằm cho thấy luật Do Thái đã lỗi thời.

Các giới chức thẩm quyền Vatican cho biết họ đang nghiên cứu bức thư và đang xem xét việc đưa ra lời phúc đáp.

Giáo sĩ Arousi đã viết thư trên một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến Torah, tức là năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh Do Thái, trong một buổi tiếp kiến chung vào ngày 11 tháng 8.

Kinh Torah chứa đựng hàng trăm điều răn, hay còn gọi là mitzvot, để người Do Thái tuân theo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mức độ tuân thủ nhiều hay ít các hướng dẫn này có sự khác biệt giữa người Do Thái Chính thống và người Do Thái Cải cách.

Tại buổi tiếp kiến ngày 11 tháng 8, Đức Giáo Hoàng khi trình bày các suy tư về những gì Thánh Phaolô đã nói về kinh Torah trong Tân Ước, và nhận định rằng:

“Trên thực tế, Kinh Torah, hay Lề Luật, không có trong lời hứa được đưa ra với Áp-ra-ham. Tuy nhiên, khi nói điều này, ta không nên nghĩ rằng Thánh Phaolô chống lại Luật Môisê. Không, thánh nhân đã tuân giữ nó. Một vài lần trong Thư của mình, ngài bảo vệ nguồn gốc thần thánh của nó và nói rằng nó có một vai trò được xác định rõ ràng trong lịch sử cứu độ. Tuy nhiên, Lề Luật không ban sự sống, nó không mang lại sự thành toàn lời hứa bởi vì nó không có khả năng làm điều đó. Lề Luật là một cuộc hành trình, một cuộc hành trình dẫn đến một cuộc gặp gỡ. Thánh Phaolô dùng một từ, tôi không biết nó có trong văn bản hay không, nhưng là một từ rất quan trọng: lề luật là “phương pháp sư phạm” hướng đến Chúa Kitô, một phương pháp sư phạm hướng đến đức tin nơi Chúa Kitô, nói cách khác lề luật là người thầy cầm tay anh chị em dắt tới cuộc gặp gỡ (x. Gl 3,24). Những ai tìm kiếm sự sống cần phải nhìn vào lời hứa và sự hoàn thành lời hứa trong Chúa Kitô”.

Giáo sĩ Arousi đã gửi lá thư thay mặt cho Rabbi trưởng Do Thái Giáo – là Rabbi có thẩm quyền tối cao trong hàng giáo sĩ Do Thái Giáo ở Israel. Lá thư đã được gởi cho Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn.

“Trong bài giảng của mình, Đức Giáo Hoàng trình bày đức tin Kitô không chỉ thay thế kinh Torah; mà còn khẳng định rằng kinh Torah không còn mang lại sự sống, ngụ ý rằng thực hành tôn giáo của người Do Thái trong thời đại hiện nay đã trở nên lỗi thời”, Arousi nói trong bức thư.

Ông nói: “Điều này thực chất là một phần và là cốt lõi của “giáo huấn khinh miệt” đối với người Do Thái và Do Thái Giáo mà chúng tôi nghĩ rằng đã bị Giáo Hội Công Giáo bác bỏ hoàn toàn,” ông nói.

Mối quan hệ giữa người Công Giáo và người Do Thái đã được cách mạng hóa vào năm 1965, khi Công đồng Vatican II bác bỏ khái niệm tội lỗi tập thể của người Do Thái về cái chết của Chúa Giêsu và bắt đầu nhiều thập kỷ đối thoại giữa các tôn giáo. Đức Phanxicô và hai vị tiền nhiệm đã đến thăm các giáo đường Do Thái.

Hai học giả Công Giáo hàng đầu về quan hệ tôn giáo với người Do Thái đồng ý rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng có thể được coi là một bước lùi rất rắc rối và cần được làm rõ.

Cha John Pawlikowski, cựu giám đốc Chương trình Nghiên cứu Công Giáo-Do Thái tại Liên đoàn Thần học Công Giáo ở Chicago cho biết: “nói rằng tín lý nền tảng này của Do Thái Giáo không đem lại sự sống là bôi lọ quan điểm tôn giáo nền tảng của người Do Thái và của Do Thái Giáo. Lẽ ra nó chỉ có thể xảy ra trước thời Công đồng”.

Giáo sư Philip Cunningham, giám đốc Viện Các Liên hệ Do Thái-Công Giáo tại Đại học St. Joseph ở Philadelphia nói, “Tôi nghĩ đó là một vấn đề đối với đôi tai của người Do Thái, nhất là vì nhận xét của Đức Giáo Hoàng được ngỏ với khán giả Công Giáo. Nó có thể được hiểu như làm giảm giá trị việc tuân theo kinh Torah của người Do Thái ngày nay”.

Giáo sĩ Arousi và Cha Pawlikowski nói rằng có thể ít nhất một phần trong bài giảng của Đức Giáo Hoàng, được gọi là bài giáo lý, được viết bởi các phụ tá và cụm từ này đã không được hiệu đính thích đáng.

Văn phòng của Đức Hồng Y Koch, hôm thứ Tư, cho biết ngài đã nhận được bức thư, đang “xem xét nó một cách nghiêm túc và suy nghĩ về một phúc đáp”.

Đức Phanxicô đã có một mối liên hệ rất tốt với người Do Thái. Khi còn là tổng giám mục ở nơi sinh quán Buenos Aires, ngài từng cùng viết sách với một trong những giáo sĩ Do Thái của thành phố, Abraham Skorka, và đã duy trì một tình bạn lâu dài với vị này.

Trong lá thư gửi cho Hồng Y Koch, Giáo sĩ Arousi yêu cầu vị Hồng Y “chuyển sự đau khổ của chúng tôi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và yêu cầu Đức Giáo Hoàng làm rõ để “bảo đảm rằng bất kỳ kết luận xúc phạm nào rút ra từ bài giảng này đều được bác bỏ rõ ràng”.
Source:Reuters
 
Đức Tổng Giám Mục kêu cứu cho các học sinh trung học và phụ huynh của tổng giáo phận bị mắc kẹt ở Afghanistan
Đặng Tự Do
03:12 30/08/2021


Một nhóm học sinh trung học California và gia đình của họ nằm trong số những người Mỹ hiện đang bị mắc kẹt ở Afghanistan, và Đức Tổng Giám Mục của San Francisco đang khẩn cầu những lời cầu nguyện và những hành động cụ thể để họ có thể trở về an toàn.

Một số học sinh từ Học khu Cajon Valley, gần San Diego, đã đến Afghanistan trong một chuyến đi thực địa mùa hè thì Taliban bất ngờ giành quyền kiểm soát đất nước vào ngày 15 tháng 8.

Theo thông tin cập nhật gần đây nhất từ khu học chánh vào sáng thứ Sáu, “theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, 14 học sinh của Cajon Valley Union và tám phụ huynh vẫn còn mắc kẹt”.

“ Tôi cầu xin lời cầu nguyện của các bạn rằng những đứa trẻ Mỹ này sẽ được giải cứu khỏi nguy hiểm nghiêm trọng, cùng với cha mẹ và những người đi kèm với các em. Trong thời kỳ đen tối và nguy hiểm này, cầu xin Chúa Giêsu Kitô ban cho chúng ta can đảm để hy vọng”, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco viết trong một thông điệp ngày 25 tháng 8.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone cũng yêu cầu những lời cầu nguyện cho một tổ chức bác ái có trụ sở trong khu vực San Francisco, và đang hoạt động ở Afghanistan, và tổ chức này đang đối mặt với khó khăn trong việc di tản các nhân viên về lại Hoa Kỳ. Roots for Peace, một nhóm có trụ sở tại San Rafael làm công việc bác ái về nông nghiệp ở Afghanistan, đã nhiều lần bị Taliban tấn công.

Theo Heidi Kuhn, người sáng lập tổ chức bác ái, hơn 350 nhân viên Afghanistan đang bị mắc kẹt và tổ chức của ông đã không kịp đưa họ ra khỏi Afghanistan.

“Đối với tất cả những người Công Giáo, tôi thay mặt những người lao động này xin những lời cầu nguyện khẩn thiết của anh chị em dâng lên Đức Mẹ Sầu Bi. Đây chỉ là một bi kịch trong số rất nhiều bi kịch xảy ra khi các tín hữu Kitô cùng với những người Afghanistan theo đạo Hồi từng làm việc với người Mỹ bị Taliban nhắm mục tiêu”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói.

Các chiến binh Taliban, một nhóm Hồi giáo cực đoan, đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 15 tháng 8. Bước tiến nhanh chóng của nhóm này diễn ra khi nhiều thường dân Afghanistan và công dân Mỹ tìm cách rời khỏi đất nước trước khi Mỹ và các lực lượng khác rút lui hoàn toàn.

Ít nhất hàng chục nghìn người vẫn đang tìm cách rời khỏi Kabul trong những ngày tới.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: “Cuộc khủng hoảng diễn ra ở Afghanistan là buồn không tả xiết và kinh hoàng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đoàn kết hành động để bảo vệ những người đang trong tình trạng vô cùng khẩn cấp”.


Source:Catholic News Agency
 
IS bất ngờ tấn công quân Mỹ, hàng trăm người thiệt mạng
Đặng Tự Do
03:12 30/08/2021


Ngũ Giác Đài cho biết trong bối cảnh hỗn loạn, 13 quân nhân Mỹ và hàng trăm người Afghanistan đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện ở Khorasan bên ngoài sân bay Kabul. Theo CBS News, số người chết trong các vụ đánh bom ít nhất là 170 người.

Một quan chức của tổ chức bác ái Roots of Peace xác nhận với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Sáu rằng không có thành viên nào bị thương hoặc mất tích trong các vụ nổ, nhưng vẫn chưa có “đột phá” nào trong việc di tản các thành viên khỏi Afghanistan.

Nhiều giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng về tình hình ở Afghanistan và kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và đóng góp viện trợ. Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã tweet vào thứ Năm, “ Hãy dành một chút thời gian để cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng tại sân bay Kabul sáng nay, bao gồm một số công dân Hoa Kỳ. Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn yên nghỉ cho họ và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên họ. Amen”.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng yêu cầu người Công Giáo cung cấp viện trợ cho những người tị nạn Afghanistan sắp đến.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân đội Hoa Kỳ cho biết ngài đã nhận được tin về các vụ đánh bom khi đang ở San Diego trong một cuộc họp với các linh mục tuyên uý quân đội.

“Tôi ngay lập tức cùng các linh mục tập hợp để cầu nguyện cho các linh hồn được nghỉ yên trong Chúa và gia đình họ được ơn an ủi. Chúng tôi cùng nhau cầu xin Hoàng tử Hòa bình cho một thời gian đối thoại và một sự tôn trọng sâu sắc đối với giá trị vô giá của cuộc sống con người”.

Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore đã lên án các cuộc tấn công hôm thứ Năm, viết rằng ngài “rất đau lòng trước những sự kiện ngày càng bạo lực xảy ra ở Afghanistan và sự mất mát vô nghĩa của những sinh mạng quý giá”.

“Hành động khủng bố là một cuộc tấn công chống lại tất cả chúng ta và không có chỗ đứng trong một xã hội văn minh hay công bằng. Xin vui lòng, tôi kêu gọi các thành viên của Tổng giáo phận Baltimore của chúng ta hãy cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đồng toàn cầu của chúng ta cầu nguyện cho hòa bình và một cuộc đối thoại cởi mở tạo ra một con đường dẫn đến các giải pháp không còn chết chóc và đau khổ”.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Nadia Murad, người đoạt giải Nobel Hòa bình, ủng hộ phụ nữ Afghanistan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 30/08/2021


Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ người đoạt giải Nobel Hòa bình Nadia Murad, một nhà vận động nhân quyền, người đã thay mặt cho phụ nữ và trẻ em gái ở Iraq và Afghanistan lên tiếng.

Cuộc gặp gỡ của Murad với Đức Giáo Hoàng vào ngày 26 tháng 8 diễn ra trong bối cảnh những người sống sót sau cuộc nô dịch của IS đã bày tỏ mối quan ngại đối với tương lai của phụ nữ Afghanistan dưới sự cai trị của Taliban.

“Tôi biết điều gì sẽ xảy ra khi thế giới không còn chú ý đến hình ảnh các phụ nữ và trẻ em gái trong các cuộc khủng hoảng. Khi người ta nhìn đi hướng khác, chiến tranh đang diễn ra trên cơ thể phụ nữ. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra ở Afghanistan. Cộng đồng quốc tế phải hành động để Taliban không tiếp tục cướp quyền và tự do của phụ nữ”, Murad viết trên Twitter vào ngày 16/8, một ngày sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul.

Buổi tiếp kiến riêng của Đức Giáo Hoàng tại Vatican là cuộc gặp gỡ lần thứ ba của Murad với Đức Giáo Hoàng. Cô đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 12 năm 2018 ngay sau khi nhận giải Nobel vì “nỗ lực chấm dứt việc sử dụng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang”.

Murad nói rằng cô ấy đã có một “cuộc thảo luận sâu sắc về trải nghiệm của cộng đồng Yazidi về nạn diệt chủng” trong cuộc họp cuối cùng với Đức Thánh Cha.

Vào tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà báo rằng ngài được truyền cảm hứng đến Iraq một phần từ cuốn hồi ký của Murad, có nhan đề “Cô gái cuối cùng”.

“Nadia Murad kể lại những điều đáng sợ. Tôi khuyên bạn nên đọc nó. Ở một số nơi, nó có vẻ nặng nề, nhưng đối với tôi, đây là lý do cơ bản cho quyết định của mình”, Đức Giáo Hoàng nói trên chuyến bay trở về từ Baghdad vào ngày 8/3.

Cuộc đời bi thảm của Nadia Murad,

Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã bắt giữ Murad cách đây 6 năm sau khi giết chết 6 người anh em của cô, mẹ cô và hơn 600 người Yazidis tại ngôi làng Iraq của cô. Cô bị bắt làm nô lệ, cùng với hầu hết phụ nữ trẻ trong cộng đồng của cô, và bị các chiến binh ISIS hãm hiếp nhiều lần.

Sau nhiều lần bị bán làm nô lệ và bị lạm dụng tình dục lẫn thể xác, Murad đã thoát khỏi ISIS ở tuổi 23 sau ba tháng bị giam cầm. Sau khi chuyển đến Đức, cô đã sử dụng quyền tự do của mình để trở thành người bênh vực cho những phụ nữ Yazidi vẫn bị ISIS giam giữ.

Cô đang đảm nhận vai trò Đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc về phẩm giá của những người sống sót sau nạn buôn người và thành lập Nadia's Initiative, một tổ chức giúp đỡ các nạn nhân nữ bị bạo lực.

Murad là người Iraq đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình. Cuối cùng, cô đã có thể chôn cất hài cốt của hai người anh trai ở quê nhà ở Kocho vào tháng 2 năm 2021.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố vào năm 2016 rằng Yazidis, cùng với các nhóm tôn giáo thiểu số trong đó có các tín hữu Kitô và những người Hồi Giáo Shiite, là nạn nhân của một cuộc diệt chủng do quân khủng bố Hồi Giáo IS gây ra.

Murad đã nói rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq vào tháng 3 năm ngoái là “một dấu hiệu hy vọng cho tất cả các nhóm thiểu số”.

Murad nói với Vatican News vào tháng 3 rằng “Chuyến thăm không chỉ mang tính lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq mà còn xảy ra vào một thời điểm lịch sử đối với người dân Iraq, khi họ xây dựng lại sau nạn diệt chủng, đàn áp tôn giáo và nhiều thập kỷ xung đột”.

“Chuyến thăm của Đức Thánh Cha soi sáng tiềm năng cho hòa bình và tự do tôn giáo. Nó cho thấy rằng tất cả người dân Iraq - bất kể tín ngưỡng của họ - đều xứng đáng có nhân phẩm và quyền con người như nhau.”
Source:Catholic News Agency
 
Án tuyên Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô I, vị Giáo Hoàng 33 ngày
Đặng Tự Do
16:21 30/08/2021


Gerard O’Connell, ký giả thường trú tại Rôma, chuyên về Vatican của tờ Crux cho biết David Yallop đã viết một cuốn sách có nhan đề “Nhân danh Chúa: Cuộc điều tra về vụ sát hại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Một”. Cuốn sách bán rất chạy vì phù hợp với thị hiếu thích chuyện giật gân của công chúng. Tuy nhiên, những tin đồn do David Yallop tung ra đã bị ký giả Stefania Falasca bác bỏ từng điểm một. Theo O’Connell, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Một có lẽ sẽ được tuyên Chân Phước vào năm tới sau khi một phép lạ vừa được Hội Đồng Y Khoa của Tòa Thánh công nhận.

Có nhiều khả năng Đức Gioan Phaolô I, người được bầu làm giáo hoàng cách đây 43 năm, vào ngày 26 tháng 8 năm 1978, nhưng qua đời vì một cơn đau tim 33 ngày sau đó, sẽ được phong chân phước vào năm tới 2022.

Theo Stefania Falasca, một nhà báo người Ý và là người viết tiểu sử của ngài, án tuyên Chân Phước cho ngài hiện đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Bà đã công bố điều này trong một bài báo trên ấn bản hôm 26 tháng 8 của tờ Avvenire, nghĩa là Tương lai, tờ báo hàng ngày của hội đồng giám mục Ý.

Đức Gioan Phaolô I, thường được người Ý gọi là Vị Giáo Hoàng của những nụ cười, tên khai sinh là Albino Luciani. Ngài sinh năm 1912 và được thụ phong linh mục năm 1935. Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã bổ nhiệm ngài làm giám mục Vittorio Veneto, bên Ý, vào năm 1958, và Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice năm 1969.

Cái chết của ngài vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi đắc cử, đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Những suy đoán xung quanh nguyên nhân cái chết của Đức Gioan Phaolô I được thúc đẩy bởi cuốn sách do David Yallop viết có nhan đề “Nhân danh Chúa: Cuộc điều tra về vụ sát hại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I”. Cuốn sách bán rất chạy vì phù hợp với thị hiếu thích chuyện giật gân của công chúng. Những tin đồn đó đã được cô Falasca bóc trần trong bài tường thuật đầy đủ về cái chết của Đức Giáo Hoàng có nhan đề “Papa Luciani: Cronaca di una morte”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Luciani: Biên niên sử của một cái chết”, xuất bản năm 2017.

Án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô I đã được mở ra tại giáo phận Belluno, miền bắc nước Ý, quê hương của ngài vào tháng 11 năm 2003 và dựa trên lời khai của 188 nhân chứng, trong đó có cả Đức Bênêđíctô XVI. Sau tiến trình cân nhắc tại Bộ Phong thánh của Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một sắc lệnh vào ngày 8 tháng 11 năm 2017, công nhận rằng Đức Gioan-Phaolô Một đã sống cách anh hùng các nhân đức, đức tin, đức cậy và đức mến và tuyên bố ngài là “Bậc đáng kính”.

Vào cuối tháng 11 cùng năm đó, một cuộc điều tra đã được tiến hành tại Tổng giáo phận Buenos Aires về việc chữa khỏi bệnh được cho là không thể giải thích được của một cô gái người Á Căn Đình mắc một dạng bệnh não cấp tính, một bệnh não nghiêm trọng. Sau đó, tài liệu về sự lành bệnh lạ lùng đã được gửi đến Rôma để kiểm tra bởi hội đồng y khoa của Bộ Phong thánh. Cuộc kiểm tra đó diễn ra vào ngày 31 tháng 10 năm 2019 và các bác sĩ nhất trí rằng sự lành bệnh lạ lùng này không thể giải thích một cách khoa học. Sau đó, vụ việc được chuyển đến ủy ban các nhà thần học của hội thánh, những người cũng đã đưa ra phán quyết tích cực vào ngày 6 tháng 5 năm 2021.

Cuộc tham vấn cuối cùng tại Bộ Tuyên Thánh sẽ diễn ra vào tháng 10 khi các Hồng Y và giám mục của Bộ Tuyên Thánh sẽ họp cùng nhau và đưa ra phán quyết của bằng lá phiếu. Cuộc tham vấn đó chắc chắn sẽ có một kết quả khả quan. Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, sau đó sẽ trình kết luận lên Đức Giáo Hoàng, và Đức Phanxicô hầu chắc sẽ công nhận phép lạ này. Sự công nhận này sẽ mở ra cánh cửa cho việc phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I và quyết định ngày tuyên Chân Phước, có thể là vào năm 2022.
Source:American Magazine
 
Đại học Vương quốc Anh từ chối công nhận linh mục Công Giáo là tuyên úy vì lập trường phò sinh của ngài
Đặng Tự Do
16:24 30/08/2021


Một trường đại học ở Anh đã từ chối công nhận một linh mục Công Giáo là tuyên úy vì những bình luận mà ngài đăng trên mạng xã hội.

Đại học Nottingham, miền trung nước Anh, xác nhận vào ngày 25 tháng 8 rằng họ đã từ chối công nhận chính thức Cha David Palmer là tuyên uý. Cha David là một linh mục của Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.

“Mối quan tâm của chúng tôi không liên quan đến chính các quan điểm của Cha David, nhưng là cách mà những quan điểm này được thể hiện trong bối cảnh cộng đồng đa dạng của chúng tôi gồm những người thuộc nhiều tín ngưỡng”, một phát ngôn viên của trường đại học nói với CNA.

Cha Palmer đang phục vụ tại Giáo phận Nottingham, đã được Đức Cha Patrick McKinney, Giám Mục bản quyền, bổ nhiệm làm tuyên úy cho cộng đồng Công Giáo tại Đại học Nottingham.

Đức Cha cũng yêu cầu ngài làm tuyên úy Công Giáo cho Đại học Nottingham Trent.

Trong khi Đại học Nottingham Trent chấp nhận bổ nhiệm này, Đại học Nottingham đã mời Cha Palmer đến phỏng vấn vào ngày 17 tháng 6.

Sau cuộc phỏng vấn, trường đại học đã viết thư cho Đức Cha McKinney bày tỏ quan ngại về việc bổ nhiệm Cha David.

Tại một cuộc họp sâu hơn vào ngày 1 tháng 7, trường đại học chỉ rõ rằng những lo ngại của họ liên quan đến các bài của Cha Palmer đăng trên mạng xã hội, nhấn mạnh một số vấn đề về trợ tử và một vấn đề khác về phá thai.

Vị linh mục đã viết trên Twitter vào ngày 24 tháng 8 rằng trường đại học cũng phản đối một bài thứ hai trong đó ngài mô tả phá thai là “tàn sát trẻ sơ sinh”, và khẳng định rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không nên được cho rước lễ vì ông ta ủng hộ việc phá thai hợp pháp..

Cha Palmer nói rằng ngài bị từ chối vì niềm tin Công Giáo truyền thống của mình.
Source:Catholic News Agency
 
Những vị thánh thời đại
Thanh Quảng sdb
19:13 30/08/2021
Những vị thánh thời đại
Maria Cristina Cella Mocellin, một người mẹ trẻ Ý

Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê các Sắc lệnh liên quan đến các nhân đức anh hùng của Các Tôi Tớ Chúa:

- Enrica Beltrame Quattrocchi, con gái của một cặp vợ chồng đã được phong chân phước vào năm 2001;

- Placido Cortese, một Linh mục dòng Phanxicô đã chết dưới sự tra tấn của Gestapo;

- và Maria Cristina Cella Mocellin, một người mẹ trẻ Ý, người đã xin trì hoãn các đợt hóa trị để cứu thai nhi được chào đời.

(Tin Vatican - Benedetta Capelli)

Cả ba nhân vật sống cuộc đời phục vụ cho tình yêu Thiên Chúa, luôn tín thác vào lòng thương xót Chúa và hy vọng vào sự tha thứ của Ngài.

Sau buổi tiếp kiến hôm thứ Hai với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê các Sắc lệnh liên quan đến các nhân đức anh hùng của Enrichetta Beltrame Quattrocchi, Linh mục tu sĩ Placido Cortese và Maria Cristina Cella Mocellin.

"Riccardo, con là một món quà của chúng tôi"

Câu chuyện của Maria Cristina Cella Mocellin gợi nhớ cho chúng ta chuyện đời thánh nữ Gianna Beretta Molla, và gần đây là Chiara Corbella Petrillo.

Tôi tớ Chúa Maria Cristina Cella Mocellin sinh ngày 18 tháng 8 năm 1969 tại Cinisello Balsamo, thuộc thành phố Milan. Cô lớn lên trong giáo xứ, và trong những năm trung học, cô có ý định gia nhập Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ của cha thánh Gioan Bosco và Mẹ Maria Mazarello. Nhưng năm 16 tuổi cô gặp Carlo, cô đã thay đổi ơn gọi và cảm nhận mình được mời gọi vào đời sống gia đình. Hai năm sau, khi phát hiện ra một khối u ở chân trái, cô đã điều trị và điềm tĩnh không xao nhãng trong việc hoàn tất chương trình học cấp 3 và kết hôn với Carlo vào năm 1991. Cặp đôi sinh được hai người con, và khi Maria Cristina mang thai đứa thứ ba, thì cô phát hiện ra căn bệnh ung thư lại tái phát.

Cô đã quyết định tiếp tục mang thai, và chấp nhận những quá trình điều trị mà không gây nguy hại đến tính mạng của thai nhi. Trong một bức thư, cô tâm sự với Riccardo, đứa con thứ ba của cô, về những khoảnh khắc đó:

"Với tất cả sinh lực của mẹ, mẹ luôn từ bỏ ý định bỏ con, ngay cả khi bác sĩ cho biết đã làm mọi sự và không còn con đường nào khác. Riccardo, con là món quà của ba mẹ. Đó là lần đầu tiên vào một buổi tối, trên xe về từ bệnh viện... và dường như con đang thỏ thẻ: "Con cám ơn mẹ đã yêu con!"

Thật vậy làm sao ba mẹ lại không thương yêu con? Con thật đáng quý, và khi nhìn con, thấy con dễ thương, xinh xắn, hoạt bát làm mẹ xác tín rằng trên đời này không có nỗi khổ nào sánh được niềm hạnh phúc có một đứa con thơ!"

Maria Cristina chết vì bệnh ung thư ở tuổi 26, cô sống tràn đầy tình yêu Thiên Chúa, luôn trung thành với Ngài trong mọi chương trình của Chúa.

Một gia đình được Chúa yêu thương

Chín năm sau khi bà qua đời tại Rôma, Giáo hội đã công nhận các nhân đức anh hùng của Enrica Beltrame Quattrocchi, con gái út của Chân phước Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini. Họ là một gia đình sống ơn gọi nên thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói khi phong chân phước cho cha mẹ Ngài vào năm 2001: “mọi sự có thể xảy ra, đó là điều tốt đẹp, đó là kết quả phi thường và đó là nền tảng của gia đình, Giáo hội và xã hội.”

Enrica dù có ý định nối gót những bước chân của các anh chị mình đi tu làm linh mục như cha Tarcisio, Sơ Cecilia, và cha Paolino, nhưng số phận của cô lại khác, thiên chức của cô là phụ dưỡng cha mẹ già. Cô đã tham gia vào các công việc bác ái của Hội Bác ái Thánh Vincent de Paul, tìm đến những người nghèo khổ trong các khu vực nghèo khổ nhất ở Rome; cùng với các hoạt động Công Giáo tiến hành, cô đã cống hiến hết mình cho công việc giáo dục. Từ năm 1976, cô là Giám đốc của Bộ Di sản Văn hóa và Môi trường.

Cuộc đời của cô có nhiều bệnh tật và khó khăn về kinh tế, nhưng trên hết cô sống nhờ vào việc cầu nguyện và tham dự Thánh lễ hàng ngày, tình yêu của Chúa là sức sống.

Con người của lòng bác ái và rao giảng
Placido Cortese, một Linh mục dòng Phanxicô

Đặc điểm đáng chú ý nhất của linh mục tu sĩ Placido Cortese, dòng Phanxicô là khả năng tự hiến hoàn toàn. Cha là người kiên nhẫn, giản dị, luôn sẵn sàng chấp nhận những khó khăn như những năm cuối đời của cha. Sinh ra ngày 7 tháng 3 năm 1907 tại Cres (nay thuộc Croatia), cha được chịu chức linh mục năm 1930, sau đó được sai đi phục vụ tại Vương cung thánh đường thánh Anthony ở Padua, và ít lâu sau đó cha đảm trách chức vụ chủ biên tập viên tạp chí Il Messprisro di Sant'Antonio (“Người đưa tin của Thánh Anthony”).

Trong Thế Chiến thứ hai, thay mặt cho Sứ thần Tòa thánh tại Ý, Đức Tổng Giám Mục (sau này là Hồng Y) Francesco Borgongini Duca, cha Placido đã trông coi các tập sinh người Croatia và Slovenia trong các trại tập trung Ý, đặc biệt là ở Chiesanuova, gần Padua. Sau hiệp định đình chiến năm 1943, cha đã làm việc không biết mệt mỏi để tạo điều kiện cho các cựu tù nhân Đồng minh trốn thoát, cũng như những người bị Đức quốc xã đàn áp, bao gồm cả người Do Thái. Vì sự dấn thân này mà Đức Quốc Xã cho là cha hoạt động chính trị và đẩy cha vào chỗ chết.

Vào ngày 8 tháng 10 năm 1944, trong một mưu kế, cha bị dụ ra khỏi Vương cung thánh đường thánh Anthony - một khu vực ngoài lãnh thổ và do đó nằm ngoài phạm vi quyền hạn của lực lượng chiếm đóng. Cha bị bắt và đưa về trại “Quốc Đức Xã” SS ở Trieste, nơi cha bị tra tấn cho đến chết!
 
Cha Lombardi tường trình về mặt trận chống lạm dụng tình dục từ hội nghị thượng đỉnh 2019 đến nay
Vũ Văn An
20:03 30/08/2021

VaticanNews vừa cho đăng bài viết của Cha Federico Lombardi cho thấy tình hình cuộc chiến chống lạm dụng tình dục từ hội nghị thượng đỉnh tháng 2 năm 2019, mà cha là phối trí viên, cho tới nay. Sau đây là nguyên văn bài viết của Cha:



Giáo hội phải đương đầu với những thách thức đang hiện hữu trong thế giới ngày nay, mà nền tảng nhất là đức tin và việc tuyên xưng về Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, với tất cả những biến đổi to lớn về văn hóa và nhân học hiện nay. Tuy nhiên, cũng có những thách đố chuyên biệt ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của Giáo hội và sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo hội. Một trong những thách thức quan yếu nhất đã xuất hiện trong vài thập niên qua, đó là nạn lạm dụng tình dục các vị thành niên bởi các thành viên của hàng giáo sĩ. Điều này đã làm suy giảm tính khả tín của Giáo hội và do đó, thẩm quyền và khả năng công bố Tin Mừng một cách đáng tin cậy của Giáo hội. Nó đã phủ bóng đen bất nhất và thiếu chân thành lên Giáo hội với tư cách là một định chế, và trên toàn thể cộng đồng Giáo hội nói chung. Đây quả thực là một điều cực kỳ nghiêm trọng.

Theo thời gian và với kinh nghiệm, bắt đầu từ việc lạm dụng tình dục các vị thành niên – vốn nghiêm trọng nhất - chúng ta đã học cách mở rộng tầm nhìn để bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, ngày nay, chúng ta thường nói về sự lạm dụng mà những người “dễ bị tổn thương” phải chịu đựng. Và chúng ta biết rằng những vụ lạm dụng kéo dài không chỉ có tính tình dục, mà còn là việc lạm dụng quyền hành và lương tâm, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn thường quả quyết.

Ngoài ra, cần nhớ rằng vấn đề lạm dụng, trong các biểu hiện khác nhau của nó, là một vấn đề chung trong xã hội loài người, ở các quốc gia chúng ta đang sống và ở các châu lục khác nhau. Đó không phải là vấn đề chuyên nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đúng hơn, những người nghiên cứu vấn đề một cách khách quan và tổng thể, đều thấy rằng có những khu vực, địa điểm và định chế khác nhau, trong đó nó hết sức phổ biến.

Đồng thời, điều chỉ có thể đúng là Giáo hội xem xét vấn đề một cách chuyên biệt vì, như đã được lưu ý, tính khả tín và nhất quán của Giáo hội đang bị đe dọa. Giáo hội luôn nhấn mạnh vào giáo huấn của mình liên quan tới tác phong tình dục và việc tôn trọng con người. Do đó, dù biết rằng đây không phải là vấn đề chuyên nhất hiện hữu trong Giáo Hội, chúng ta phải tuyệt đối nghiêm túc về vấn đề đó và hiểu rằng nó có một tác động khủng khiếp trong bối cảnh đời sống giáo hội và đối với việc công bố Tin Mừng của Chúa.

Đặc biệt, điều đang bị đe dọa là chiều sâu và sự thật của các mối liên hệ giữa những người mà phẩm giá của họ cần được tôn trọng một cách sâu xa. Là Kitô hữu và là người Công Giáo, chúng ta tự hào vì đã thừa nhận tính ưu việt của phẩm giá con người như là hình ảnh của Thiên Chúa. Vì vậy, việc lạm dụng một con người, việc thiếu lòng tôn trọng, coi người khác như đồ vật, không lưu ý đến những đau khổ của họ, v.v., là dấu hiệu cho thấy đức tin và tầm nhìn của chúng ta về thế giới đang thiếu một điều gì đó chuyên biệt và căn bản.

Trong cải cách mới nhất của bộ luật hình sự của Giáo hội, có một khía cạnh xem ra có vẻ hoàn toàn hình thức, nhưng đúng hơn, rất quan trọng theo quan điểm này. Các tội phạm lạm dụng tình dục được lồng vào tiêu đề tội “chống lại sự sống, phẩm giá và tự do của con người”. Chúng không phải là những hành động “gây tai tiếng” hoặc những việc làm được coi là “không xứng đáng với hàng giáo sĩ”. Đúng hơn, sự nhấn mạnh được đặt vào việc Giáo hội hiểu rằng phẩm giá của con người là trọng tâm và phải được tôn trọng vì chúng ta là và giống như hình ảnh của Thiên Chúa. Đây là điều hoàn toàn nền tảng. Sự kiện một cuộc hoán cải đang diễn ra và chúng ta đã bắt đầu nghiêm túc lắng nghe và tôn trọng từng cá nhân, dù là cá nhân nhỏ bé và yếu đuối nhất, là một trong những bước quan trọng nhất trên hành trình tiến tới sự hoán cải và thanh tẩy Giáo hội trong thời đại chúng ta, để lấy lại khả tín tính của Giáo Hội.

Hội nghị năm 2019: trách nhiệm, việc giải trình, tính minh bạch

Không xem xét toàn bộ lịch sử của các sự kiện bi thảm và phản ứng của Giáo hội liên quan đến việc lạm dụng tình dục các vị thành niên, để đơn giản, chúng ta có thể bắt đầu với Hội nghị tháng 2 năm 2019. Nó được Đức Giáo Hoàng triệu tập như một thời điểm hoàn cầu, trong đó toàn thể Giáo hội (được đại diện bởi các thành viên của mọi Hội đồng Giám mục, trong đó đại diện của các viện tu trì nam nữ cũng đã tham gia), tụ họp với nhau trong một khoảnh khắc suy tư cần cù để tiếp tục nắm bắt con đường canh tân một cách hữu hiệu hơn.

Việc tổ chức Hội nghị đó xoay quanh ba điểm chính (các văn kiện sau đó đã được xuất bản trong cuốn sách do Libreria Editrice Vaticana xuất bản có tựa là Consapevolezza e purificazione - Ý thức và Thanh tẩy).

Trước hết, phải ý thức và chịu trách nhiệm đối với vấn đề này và các vấn đề liên quan đến lạm dụng tình dục các vị thành niên và những người khác; tầm quan trọng của việc lắng nghe và thấu hiểu sâu sắc và cảm thương, dẫn đến việc cởi mở để tham dự vào các hậu quả, đau khổ, tính nghiêm trọng của những điều đã và đang diễn ra. Lắng nghe và cảm thương là khởi điểm trong việc hình thành niềm xác tín cần phải tiếp nhận. Rồi, tất nhiên, công lý cần được thực hiện đối với những tội ác đã làm hại người khác. Một khía cạnh khác là khía cạnh phòng ngừa để những tội ác như vậy không bao giờ được tái phạm nữa, hoặc ít nhất, khi ngày càng trở nên hiếm hơn, thực tại bi thảm này có thể được kiểm soát. Điều này ngụ ý phải đào tạo tất cả những người làm việc trong cộng đồng giáo hội, và nhất là việc đào tạo những người có năng lực chuyên môn có thể hành động như những điểm tham chiếu để giải quyết vấn đề. Tóm lại, ý thức và trách nhiệm để đối đầu với vấn đề đi đôi với nhau.

Một điểm rất quan trọng và cốt yếu khác là trách nhiệm giải trình để đảo ngược nền văn hóa che đậy hoặc che giấu vấn đề. Một trong những khía cạnh bi thảm của cuộc khủng hoảng này là nó đã thả nổi một tình huống nghiêm trọng, để công chúng biết đến (mặc dù đôi khi mọi người đều đã biết chuyện gì đang xảy ra) - đó là cách đối phó với việc lạm dụng tình dục các vị thành niên từng đã trở nên có tính hệ thống, thường được giải thích như là “tự nhiên”, bằng cách giữ nó trong bóng tối hoặc quét nó xuống dưới mặt thảm, vì xấu hổ hoặc để bảo vệ danh dự của các gia đình hoặc các định chế liên hệ, v.v. Xu hướng che giấu vấn đề này cần được thay thế bằng xu hướng chịu trách nhiệm giải trình về những gì đã làm, ngay cả với những người giữ vai trò lãnh đạo. Xu hướng che đậy sự lạm dụng này quá phổ biến ở mọi bình diện, thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi được thực hiện bởi những người nắm địa vị có trách nhiệm (bề trên các cộng đoàn, các giám mục, v.v.). Do đó, đưa sự việc ra ánh sáng và bảo đảm để mọi người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, là một cách để bảo đảm rằng chúng ta đang hướng tới sự minh bạch, trách nhiệm và công lý - một bước tiến hoàn toàn cần thiết khác trong diễn trình này.

Điểm thứ ba được nói nhiều trong Hội nghị là tính minh bạch, đây là hệ quả của hai điều trước. Điều này không chỉ có nghĩa là thừa nhận tội ác đã và vẫn đang bị vi phạm, là nói về chúng và tập chú vào chúng. Chắc chắn, đối diện với sự thật của các sự kiện là điều chủ yếu. Nhưng minh bạch cũng có nghĩa là biết và làm cho người ta biết những gì đang được thực hiện để đáp ứng, những thủ tục mà Giáo hội, trong tất cả các biểu hiện của mình, đang phải đối đầu và xử lý vấn đề, những biện pháp mà Giáo hội đang đưa ra, những phán quyết liên quan đến những ai có tội, và vân vân. Bằng cách này, cả cộng đồng giáo hội và dân sự không chỉ ý thức được lỗi lầm và tội ác đã gây ra, mà còn ý thức được hành trình mà cộng đồng tham gia một cách có ý thức để đáp ứng đối với vấn đề này.

Các biện pháp quan trọng được đưa ra kể từ Hội nghị năm 2019

Nhưng nếu Hội nghị năm 2019 được cho là một điểm xuất phát chung, thì cần phải thừa nhận rằng sau đó nhiều biện pháp đã được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng và ban lãnh đạo Giáo hội nhằm thực hiện tất cả các nhiệm vụ chính được nhận diện trong Hội nghị đó. Chúng là những bước nào?

Thứ nhất, vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành Tông thư ban hành các luật lệ hướng dẫn mới liên quan đến Thị quốc Vatican và Tòa Thánh, nhằm mở rộng tầm nhìn quá bên kia việc lạm dụng các vị thành niên để bao gồm “những người dễ bị tổn thương”. Sau đó, vào ngày 9 tháng 5 năm 2019, ngài đã ban hành một đạo luật mới rất quan trọng cho toàn thể Giáo hội, đó là Tự sắc Vos estis lux mundi - “Các con là ánh sáng thế gian” - trong đó Đức Giáo Hoàng đã qui định rằng một văn phòng phải được tổ chức ở mỗi giáo phận để tiếp nhận các báo cáo và khởi diễn các thủ tục giáo luật nhằm đáp ứng việc lạm dụng tình dục các vị thành niên. Ngoài ra, ngài cũng quy định rằng mọi linh mục và tu sĩ biết sự lạm dụng đó có nghĩa vụ phải báo cáo. Đức Giáo Hoàng cũng mở rộng lời mời đến các thành viên giáo dân cũng phải báo cáo những vụ lạm dụng đó. Bây giờ, tất cả các linh mục và nam nữ tu sĩ có nghĩa vụ lương tâm phải báo cáo các trường hợp liên quan đến lạm dụng tình dục các vị thành niên mà họ biết được; nghĩa vụ này không chỉ áp dụng cho các vị thành niên, tuy là nghiêm trọng nhất, mà còn áp dụng cho những người dễ bị tổn thương khác hoặc các hành vi lạm dụng khác bao gồm việc dùng bạo lực. Một lần nữa, các thành viên giáo dân cũng được mời làm như vậy. Để báo cáo việc lạm dụng, các văn phòng thành lập ra để tiếp nhận các báo cáo phải được thông báo cho mọi người biết.

Đây là một trong những biện pháp quyết định nhất. Tất nhiên, cần phải bảo đảm sao cho tất cả những điều này được thực thi. Tuy nhiên, luật lệ đã được đặt để cho toàn thể Giáo hội. Đây là một biện pháp hoàn toàn căn bản mà Đức Giáo Hoàng đã đưa ra, có lẽ là biện pháp quan trọng nhất trong hai mươi năm qua về vấn đề này. Hơn nữa, cùng một đạo luật đã thiết lập một diễn trình liên quan đến việc báo cáo của các bề trên ở bình diện cao nhất - bề trên tổng quyền của các viện đời sống thánh hiến, các giám mục và Hồng Y - không những chỉ các người bị buộc tội lạm dụng tình dục các vị thành niên, mà còn cả những người hợp tác trong việc "Che đậy nó". Do đó, các biện pháp cụ thể hướng tới trách nhiệm và trách nhiệm giải trình đã được thực thi một cách triệt để.

Tuy nhiên, một biện pháp nữa cũng được đưa ra dẫn đến việc minh bạch hơn đã diễn ra vào tháng 12 năm 2019 khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ "bí mật Giáo hoàng" trước đây vốn bao gồm các trường hợp lạm dụng tình dục các vị thành niên. Điều này cho phép sự hợp tác rõ ràng và dễ dàng hơn giữa các cơ quan dân sự và giáo hội so với trước đây. Cuối cùng, là Cẩm nang nổi tiếng được khai triển và được xuất bản vào tháng 7 năm 2020. Tài liệu này là một yêu cầu trực tiếp được đưa ra tại Hội nghị tháng 2 năm 2019 và từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra tại Hội nghị như một trong những mục tiêu đầu tiên của Hội nghị. Bộ Giáo lý Đức tin đã biên soạn nó. Mặc dù không có điều gì mới, nhưng đây là một tài liệu được trình bày tốt đẹp, đưa ra một cách có trật tự và giải thích rõ ràng những điều mà mọi giám mục hoặc những người có thẩm quyền khác cần biết và những gì họ cần làm trong các tình huống khác nhau. Nó là một công cụ cực kỳ cần thiết, mặc dù nó không nhận được nhiều sự chú ý khi nó được công bố. Tuy nhiên, đó là một gợi ý quan trọng, được những người tham gia Hội nghị năm 2019 yêu cầu, nay đã được hoàn thành.

Thậm chí gần đây hơn, vào Lễ trọng Hiện xuống năm 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố một cải cách cho Quyển VI Bộ Giáo luật. Phần này của Giáo luật bao gồm một bản tóm tắt các Chế tài tội hình trong Giáo hội. Phiên bản mới viết lại và tổ chức lại phiên bản trước đó một cách mà các chuẩn mực mới thiết lập trong suốt nhiều năm nói đến việc lạm dụng tình dục các vị thành niên và các vấn đề khác hiện được bao gồm một cách có tổ chức trong Bộ Giáo luật. Trước ngày này, luật được trình bày “rải rác” trong hàng loạt các bản văn và các loại can thiệp khác.

Bây giờ, người ta có thể khẳng định chắc chắn rằng tất cả những điều chúng ta mong đợi từ Đức Giáo Hoàng và Tòa thánh sau Hội nghị năm 2019 đã được hoàn thành.

Nhưng ta có thể nói thêm một điều khác. Cũng trong khoảng thời gian này, chính xác là vào tháng 11 năm 2020, “Báo cáo McCarrick” đồ sộ đã được công bố bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Theo mệnh lệnh của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cuộc điều tra này đã tiết lộ các chi tiết liên quan đến vụ tai tiếng đau buồn làm rung chuyển Giáo hội ở Hoa Kỳ và khắp thế giới, và làm thế nào mà một người phạm tội lạm dụng như vậy lại có thể leo lên đỉnh cao của trách nhiệm Giáo hội như Hồng Y Tổng Giám Mục của Washington, DC. Việc công bố báo cáo này cũng có thể được coi là một biện pháp đau đớn, nhưng rất can đảm, hướng tới sự minh bạch và cho thấy mong muốn phải giải trình tội ác và tự lãnh trách nhiệm dù ở các cấp cao nhất của Giáo hội.

Như thế, chúng ta đang đứng trước một vấn đề to lớn, khó khăn và nhức nhối, chạm đến chính khả tín tính của Giáo hội. Mặc dù điều này đúng, nhưng hoàn toàn không đúng khi nói rằng không điều gì đã được làm hoặc không điều gì, hoặc gần như không điều gì, đang được thực hiện. Ngược lại, người ta có thể khẳng định không ngập ngừng rằng Giáo hội hoàn vũ đã và đang đối đầu với vấn đề, rằng Giáo Hội hoàn vũ đã thực hiện các bước cần thiết để thiết lập các chuẩn mực, thủ tục và luật lệ để giải quyết vấn đề đó một cách chính xác.

Các bước tiến tiếp theo: từ chuẩn mực đến thực hành

Tất nhiên, điều trên không có nghĩa mọi điều đã được thực hiện, vì như chúng ta biết, thiết lập các chuẩn mực hoặc tạo ra một khuôn khổ là một chuyện, mà thay đổi tình hình, bằng cách chấp pháp chúng lại là một chuyện khác hẳn. Hội nghị tháng 9 sắp tới của Giáo hội ở Trung và Đông Âu tại Warsaw về việc bảo vệ các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, trên thực tế, đi theo hướng này. Mỗi khu vực địa lý và giáo hội với những điểm chung nào đó theo quan điểm lịch sử và văn hóa cần phải suy gẫm về việc họ đang ở đâu và cần nhận diện những gì cần phải làm một cách cụ thể để thực sự chấp pháp các hướng dẫn của Giáo hội hoàn vũ ở bình diện địa phương.

Điều này đã được thực hiện ở các vùng địa lý khác. Thí dụ, một hội nghị lớn cho Châu Mỹ Latinh đã được tổ chức ở Mexico khoảng một năm trước đây. Đại dịch đã làm gián đoạn nhiều kế hoạch khác và gây ra sự chậm trễ. Tuy nhiên, các hội nghị đang được lên kế hoạch, hoặc đã diễn ra, ở các lục địa khác nhau, các hội nghị tương tự như hội nghị đã được lên kế hoạch cho các quốc gia tạo nên Trung và Đông Âu. Những hội nghị cấp khu vực này cũng là những bước cần thiết trên hành trình chung của Giáo hội hoàn vũ được áp dụng chuyên biệt cho các khu vực địa lý, văn hóa và giáo hội.

Để kết luận, nhiều việc đã được thực hiện ở bình diện tổng quát và chuẩn mực, ngoài việc thu lượm kinh nghiệm cụ thể. Trong một số khu vực, nhiều việc hơn đã được thực hiện, trong khi tại các khu vực khác, ít việc hơn đã được thực hiện. Các hội nghị cần thiết để trao đổi nhận thức và cái nhìn sâu sắc về những cách cụ thể và hữu hiệu để đương đầu với vấn đề. Chúng ta đang hành trình và chúng ta sẽ vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng con đường trên đó cần phải di chuyển nhanh chóng và chắc chắn hiện đã được vạch ra một cách đáng kể và đầy đủ. Con đường này phải được thực hiện để hàn gắn đau khổ, áp dụng công lý, ngăn chặn sự lạm dụng trong tương lai, khôi phục lòng tin và khả tín tính trong cộng đồng giáo hội và trong sứ mệnh của Giáo hội vì lợi ích thế giới.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời về khả năng thoái vị của ngài trong cuộc phỏng vấn dành cho radio COPE
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:38 30/08/2021


Chiều thứ Hai 30 tháng 8 theo giờ địa phương Madrid, Carlos Herreraen nói trong chương trình “Herrera en COPE” của đài phát thanh COPE cho biết anh ta vừa mới có một cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đồng thời, anh ta cũng thông báo rằng toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ được phát độc quyền trên đài phát thanh COPE vào thứ Tư tuần này, ngày 1 tháng 9.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên mà Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho một đài phát thanh của Tây Ban Nha và là cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi ngài trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.

Herrera sau đó kể chi tiết rằng “một nhóm phóng viên và kỹ thuật viên trong chương trình ‘Herrera en COPE’ đã đến Rôma sau khi Đức Giáo Hoàng xác nhận với phóng viên Eva Fernández thường trú tại Rôma rằng ngài đã đồng ý nói chuyện với tôi”.

Herrera nói thêm rằng: “Cuộc phỏng vấn rằng đã kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, trong đó Đức Giáo Hoàng đã trả lời tất cả mọi thứ. Chúng tôi đã đến Rôma với nhiều câu hỏi và chúng tôi đã rời khỏi Vatican với nhiều câu trả lời”.

“Và trong số đó, nổi bật là vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, mà gần đây đã có nhiều đồn đoán và còn hơn thế nữa là sau cuộc phẫu thuật mà Đức Giáo Hoàng đã trải qua vào đầu tháng Bảy, ngài có dự định gì?”

Ngay cả trước ngày Thứ Tư, chúng ta đã có thể nghe một số lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cuộc phỏng vấn độc quyền này, trong đó ngài nói chính xác về sức khỏe của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng “một y tá đã cứu mạng ngài” và nhấn mạnh rằng “đây là lần thứ hai trong đời tôi, một y tá đã cứu mạng tôi, lần đầu tiên là vào năm 1957”.

Về khả năng ngài có thể từ chức, Đức Thánh Cha Phanxicô không trả lời trực tiếp nhưng nói rằng “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Cuộc trò chuyện giữa Đức Thánh Cha và Herrera có thể được theo dõi toàn bộ trong chương trình “Herrera en COPE”, bắt đầu lúc 8 giờ sáng theo giờ địa phương Madrid, trên làn sóng ngắn, cũng như trên mạng xã hội Twitter bằng cách sử dụng hashtag #ElPapaConHerrera
Source:COPE
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Một y tá đã cứu mạng tôi
Đặng Tự Do
21:39 30/08/2021


Căn cứ trên bản xem trước của radio COPE, tờ Il Fatto Quotidiano có bài tường trình sau.

Đức Thánh Cha đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng vào ngày 4 tháng Bảy tại bệnh viện Đa khoa Gemelli

“Một y tá đã cứu mạng tôi, một người đàn ông có nhiều kinh nghiệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Cope về sức khỏe của ngài gần hai tháng sau cuộc phẫu thuật. Trong một cuộc phỏng vấn dài với radio Cope, một đài phát thanh của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha lần đầu tiên nói về ca phẫu thuật gần đây của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với Massimiliano Strappetti, y tá của Quỹ Chăm sóc Sức khỏe, phục vụ tại phòng khám ngoại trú của Vatican. Người y tá này đã dàn xếp cho Đức Thánh Cha nhập viện và phẫu thuật tại Gemelli và sau đó là người đã theo sát ngài trong suốt 10 ngày nằm viện và thời gian dưỡng bệnh dài ngày tại Casa Santa Marta.

Đức Thánh Cha nói rằng: “Đây là lần thứ hai trong đời tôi một y tá đã cứu mạng tôi. Lần đầu tiên là vào năm 1957”. Tại thời điểm đó, ở tuổi 21, Đức Thánh Cha đã trải qua việc loại bỏ các thùy trên của lá phổi bên phải của mình do sự xuất hiện của ba khối u nang. Thời gian đó, người đã cứu mạng ngài là một nữ tu người Ý. Vị nữ tu đã chống lại lời khuyên của các bác sĩ, thay đổi các loại thuốc mà họ đã cấp để chữa bệnh viêm phổi của ngài. Đức Thánh Cha, trước đây đã đề cập đến cuộc phẫu thuật đó, đã nhắc lại rằng: “Khi tôi tỉnh lại sau khi được gây mê tôi cảm thấy một nỗi đau rất căng thẳng. Không phải là tôi không lo lắng, nhưng tôi luôn có niềm tin rằng tôi sẽ được chữa khỏi”. Nhờ sự can thiệp của người nữ tu y tá Ý đó, Đức Thánh Cha cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất kỳ hạn chế nào trong các hoạt động của mình. Ngay cả trong các chuyến đi quốc tế khác nhau. Tôi chưa bao giờ phải hạn chế hoặc hủy bỏ bất cứ điều gì từ chương trình. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi hoặc thở hổn hển. Các bác sĩ giải thích cho tôi rằng những lá phổi bên phải đã được mở rộng và bao phủ toàn bộ màng phổi bên phải”.

Trong cuộc phỏng vấn với Cope, khi được hỏi về sức khoẻ của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời mỉa mai rằng “Tôi vẫn còn sống”. Và sau đó ngài kiên quyết bác bỏ những giả thuyết rằng ngài đang nghĩ đến việc từ chức sau khi phẫu thuật đại tràng, trên ngưỡng cửa của 85 vào ngày 17 tháng 12 tới đây. Đức Thánh Cha nói: “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha xác nhận chương trình tông du từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 tới, đầu tiên là ở Budapest để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và sau đó là đến Slovakia để thăm viếng mục vụ. Mặc dù, chương trình này đã được quyết định trước khi phẫu thuật tại Gemelli, các chi tiết trong chương trình chưa được thay đổi một chút nào. Đó là một dấu hiệu hùng hồn cho thấy tình trạng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng rất tốt.

Đức Thánh Cha cũng tiếp tục các cuộc tiếp kiến riêng, cho những người gặp ngài thấy một sự hồi phục đáng kể và nhanh chóng đối với một người đàn ông ở độ tuổi của ngài. “Tôi muốn xin lỗi vì tôi không đứng nói, nhưng tôi vẫn còn trong giai đoạn hậu phẫu và tôi phải phải ngồi. Xin thứ lỗi.” Đức Thánh Cha nói như trên trong cuộc gặp gỡ gần đây với các nghị sĩ Công Giáo tại Vatican. Nhưng không có dấu hiệu cho thấy các lo ngại về sức khỏe của ngài đủ để khiến ngài phải từ chức trong một thời gian ngắn. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, một phóng viên hỏi ngài: “Đức Thánh Cha có nghĩ về cái chết không?”. “Có,”, Đức Thánh Cha trả lời. “Ngài có sợ không?”, “Không, chẳng sợ gì cả”, Đức Thánh Cha trả lời. “Ngài tưởng tượng tình trạng khi qua đời như thế nào?” Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời “Có thể là tại vị hoặc là về hưu. Và ở đây, ở Rôma. Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”.
Source:Il Fatto Quotidiano
 
Đức Thánh Cha Phanxicô xua tan tin đồn về Cơ Mật Viện, nói chuyện về sức khỏe
Đặng Tự Do
21:40 30/08/2021


Trước diễn biến mới nhất này, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài nhận định sau.

Trong khi những tin đồn được lan truyền nhanh bởi các phương tiện truyền thông Ý cho thấy khả năng có thể từ chức của Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình, thì Đức Thánh Cha đã phủ nhận giả thuyết này trong một cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh Tây Ban Nha. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2021, radio COPE đã cho một số phương tiện truyền thông xem trước cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được công bố chính thức vào ngày thứ Tư.

Kể từ cuộc phẫu thuật đại tràng vào đầu tháng Bảy - đòi hỏi phải gây mê toàn thân và nằm trong bệnh viện mười ngày - Đức Thánh Cha Phanxicô đã không choai phỏng vấn. Tuy nhiên, gần đây ngài đã đồng ý nói chuyện trong một tiếng rưỡi với mạng phát thanh COPE của Tây Ban Nha để thảo luận về sức khỏe của ngài.

“ Tôi còn sống,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói như thế khi trả lời câu hỏi của nhà báo Carlos Herrera về sự hồi phục của ngài kể từ sau cuộc phẫu thuật vào đầu tháng Bảy. Về những suy đoán của báo chí về khả năng từ chức, Đức Thánh Cha trả lời: “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Một bài báo trên tờ báo Libero Quoditiano của Ý xuất bản vào ngày 23 tháng 8 đã loan tin — mà không trích dẫn nguồn — rằng Đức Giáo Hoàng “đã bày tỏ ý định từ chức”. Các lý do được đưa ra trong bài báo là sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô suy yếu do phẫu thuật đại tràng và tuổi tác của ngài. Đức Giáo Hoàng đang sắp vào độ tuổi 85 và Đức Bênêđíctô XVI đã từ chức khi ngài 85 tuổi.

Kể từ sau tin tức của tờ Libero Quoditiano, một số bài báo đã xuất hiện đề xuất khả năng này và đã bắt đầu thảo luận về một Cơ Mật Viện sắp tới. Cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Tây Ban Nha là một cách để Tòa thánh dập tắt các tin đồn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận vào ngày 27 tháng 8 rằng ngài vẫn đang trong giai đoạn hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp tục các hoạt động bình thường của ngài. Vào ngày 12 tháng 9, Ngài sẽ cất cánh trong chuyến đi 4 ngày tới Hung Gia Lợi và Slovakia.
Source:Aleteia
 
Top Stories
Fr. Vincent Pham Trung Thanh: The need for the Church to move toward a new- norm post-pandemic.
Fr. Vincent Pham Trung Thanh
03:23 30/08/2021

The following is the interview between Fr. Vincent Pham Trung Thanh, former Provincial Superior of the Redemptorists’ Province of Vietnam and reporter Teresa Pham Thanh Nghien.



Reporter (Teresa Pham Thanh Nghien): Father Thanh, I remember you once said that the human race is on the brink of many catastrophes, one of which is the destruction of natural habitats caused by humans. Does the coronavirus have any to do with this destruction, father?

Fr. Vincent Pham Trung Thanh: God created this world and bestowed it upon us. We could see God is so close to nature that, in the afternoon, God goes for a walk with humans in the garden of Eden. Humans must be responsible for managing, preserving God's gifts, and making the world flourish and become a better place. All humans, including us, however have not been preserving and protecting the priceless gift that God created and bestowed upon humanity.

We have witnessed wildfires in the US, Australia, and heat-waves in Canada. Most recently, flash floods in Germany, Europe that claimed so many lives. Then came the storms, even super storms that are happening in many places on earth. Scientists had issued dire warnings of the potential collapse of the ecosystem and the hefty price humanity will pay for its own action of wreaking havoc on mother nature. There are not only storms, floods, sea water rising, land erosion, air and environmental pollution but also the extinction of many species of animals and plants that we're talking about.

In Vietnam, deforestation and exploitation of green trees have reached (I must say) horrifying level. There are cities that lack shade of trees, forests where green areas are getting smaller. Every year, Vietnam suffers from so many storms and floods as a result of deforestation and flood discharge. The wicked people who destroyed the forest, poisoned the environment, and brought disasters to the country will someday have to provide an answer to their compatriots and eventually before God.

We are in the midst of a pandemic. I feel that the viruses in the past and this one have some connection with our living environment. It seems the arising and spreading of pathogens or viruses contain a certain degree of environmental elements. If the air people breathe in is fresh, our health would be protected and improved, transmission of disease would be reduced, and human immunity against illness would be strengthened. Therefore, I think the coronavirus is somehow related to the environmental problem. Generally speaking, environmental pollution provided a favorable condition for [the virus] to become rampant.

Reporter: Father, what role does the Church play in protecting the environment? And what does that have to do with the “new norm” concept that you have repeated throughout our conversation? (1)

Fr. Vincent Pham Trung Thanh: A few years back, Pope Francis released the encyclical “Laudato Si”, the theme of which is the caring and upkeep of the human natural home. In the context of this conversation, I am not talking about greater issues that the Church needed to get done. I would only like to offer a few small ideas on issues that are at hand and what the Church in this city is able and should be doing.

First, trees must be planted. Many years ago, planting trees at churches was a normal thing to do, but in recent years, this task has not been paid much attention to. Trees even were cut down quite a few. It is about time for the Church to start planting trees again, to return to such “normal” thing. During the time Saigon was under lockdown due to COVID19 pandemic, each church yard turned into a “zero- dollar supermarket”, behind each convent's gate is a space large enough for a “zero-dollar farmer market”, then every church should later have room for a greenery area. This city has many churches and most of them have a certain amount of land large enough for planting trees. Should each church plant a few trees, we would have a decent number of trees. Trees do not only provide shade, but also help filtering the air, supplementing the city's underground water level, which is receding badly, causing land subsidence or collapse in many places.

Secondly, the problem of waste management. I would like to mention the “Ve-chai (recycling) group “ of young people in many parishes. They have been doing a very effective job yet have not been encouraged. In my opinion, each parish should organize a Ve-chai group for young people to get together for activities. Instead of going out, they will donate a specific amount of time every week to pray and work together. This would bring many benefits such as cleaning up a large amount of hazardous materials that were released into the environment. Things like plastic bottles, bags, paperboard, scrap metals... that you can sort out and sell to raise money for charitable purposes such as repairing houses for the poor, buying bicycles for children to ride to school, helping the lonely and disadvantaged... The Church must educate young people so that they can see the need for environmental protection. The Pope complained a lot about our “disposable” mentality. It is not just how easy we can use and dispose of materials, but it can also morph into the depths of human psyche, to the extent that husband and wife can also be “used once and discarded”, there is no need to be faithful to each other. Every parish, every Christian should consider preserving and protecting the environment as their responsibility. It is necessary to change the habit of using things that are “disposable “, which may bring convenience in the short term but causes long-term consequences in the future.

The third is the problem of toxic chemicals. What is the role of the Church in educating her children to say “no” to the pervasive use of harmful chemicals in all areas? Please keep in mind that the number of people dying from cancer far exceeds the number of people dying from the Coronavirus.

Reporter: Father, we talked about the formation of “domestic churches”, “basic communities”, and learning and sharing God's Word through the media in the context of social distancing (2). However, I would love for you to share more about the Church's most important mission, which is “bringing the Gospel to the poor”. So how does the Church need to keep a “customary” activity to move towards the “new norm” in caring for the poor?

Fr. Vincent Pham Trung Thanh: The mission of the Church is to reach out to the poor. In the past, there was care for the elderly and lonely people, but [the task] only focused in a few religious houses and some other establishments. But when the pandemic hit, the abandoned people such as the poor, the crippled, the blind, and the homeless, who usually received little attention, were now reached out by the Church. I think this time the Church will have to keep that rhythm up to go on forever, towards the “new norm” that is truly her mission.

There is one more thing I need to humbly share, and I hope to receive some empathy. That is the profession of vows in the convents, and the ordination of priests. In recent years, many brothers and sisters have held grande parties on the day of their ordination and vow profession. We, the ones who consecrate ourselves to God, are accepted into the Congregation to become the religious men and women, to become priests. The Church's target is the poor, and we are the servants of the poor, the servants of the Redeemer. Our job is to serve the community of God's people. No one who is accepted to be such a humble servant yet throws lavish parties to celebrate, with banners and flags flying in the sky, trumpets and drums blaring on the ground with tens or hundreds participants. Many would say this is normal. But I find that to be abnormal. So after we have been done with training, soul searching, praying, then we make vows to abide by canon laws. At the time of ordination or vow profession, one must also be ordained in accordance with the canon law. Whether we are priests or religious, the fact that we are chosen to follow Jesus Christ and be the reflection of His Image as a simple person, modest, poor, and indifferent to all the temptations of the world. This governs our actions in all life events.

The Pope made a very concrete gesture. Wherever he went, he visited prisons. On Holy Thursday, he celebrated Mass in the prison, kissing the feet of prisoners. This is not a performance. Holy Thursday is not for a drama, but a real act of priestly life, as an image of consecration to God, calling everyone to do the same thing which is to kneel down like a real humble servant. Saigon is the “capital” of many religious congregations. During the pandemic which makes it impossible to gather, the vow profession and ordination ceremonies are mostly held in private. In some cases neither parents nor relatives attended. This is just the real norm. Because we haven't practiced it for a long time, we don't aim for it, so we think it's not normal. The question is, when the pandemic passes, will we go back to the way it was by throwing party and invite many to our feast? So which is the “new norm”?

This poses a challenge for us. Do we have the courage to become a truly humble servant? Or just chanting slogans? When the newly professed take their vows without family to attend, they are not organized, but they have the other joy of not having to worry about clothes, parties, spending money, thinking about inviting this or that person.. All those concerns are removed and the monk only cares about one thing, which is to prepare his heart to receive grace, to receive the sacrament on the day of vows. I consider it the “good normal”, the “new normal”. And we will have to maintain those new norms.

Reporter: Father, during the Angelus reading at noon on Sunday, January 31, 2021, the Holy Father announced the establishment of the “World Day of Grandparents and Elderly”. This day will be celebrated for the first time on the fourth Sunday of July, or July 25. As a priest and as an elderly person, what do you dream of?

Fr. Vincent Pham Trung Thanh: This question reminds me of the Conference of Asian Bishops' Conferences held in Manila (Philippines) in 1971. There was a statement from that conference I will always remember. It said “we pledge that upon our returning home, we will sell all Church facilities to take care of the poor”. In his papal message to the elderly, who would be celebrated for the first time tomorrow (*) or Sunday, July 25, the Holy Father said “the elderly must have dreams”. In the pastoral message he recalled the Apostolic Exhortation “Christus Vivit '' (Christ is alive) that “Old people must have dreams. From the dreams of the elderly, young people see their true horizons and the goals they need to pursue. If the elderly do not dream, young people cannot see their true horizons.” The three weapons, the three powers of the elderly that the Holy Father mentioned in his message “The elderly” are dreams, memory and prayer.

As an elderly person, I too have a dream and ask permission to dream that there will be the time when facilities of the Church in general, and of the religious orders in particular will dedicate a section, a row, or even an unit to welcome the the poor, the suffering, the lost, the abandoned in this city, this country.

The reason the Holy Father chose his Papal Name as Francis must have stemmed from three issues he truly cares about. The first is “evangelization”, the second “poverty problem”, and the third “environment problem”. The Holy Father is the Captain of our boat on earth, may we be in agreement with him in areas that he pointed out like the red string called Roite Bindele for our activities. It is the norm alright, but since we have not made it normal for a long time, there will have to be a “new normal” set for post-pandemic era as the Holy Father said.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Niềm Vui Của Mẹ
Joseph Ngọc Phạm
15:52 30/08/2021
NIỀM VUI CỦA MẸ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Nhọc nhằn nuôi lớn, dạy khôn
Say giấc no tròn, Mẹ bế Mẹ chăm
(Trích thơ của Vượng Phạm)
 
VietCatholic TV
Gay go: Các Rabbi Do Thái giận dữ vì một bài giảng của Đức Thánh Cha. Khủng bố IS bất ngờ tấn công quân Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:10 30/08/2021


1. Hàng lãnh đạo Do Thái đặt vấn đề đối với một bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Các nhà chức trách Do Thái Giáo hàng đầu của Israel đã nói với Vatican rằng họ lo ngại về những bình luận mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra về sách luật thánh thiêng của họ và đã yêu cầu Tòa Thánh làm rõ.

Trong một bức thư được chuyển đến Tòa Thánh và một bản sao gởi cho thông tấn xã Reuters, Giáo sĩ Rasson Arousi, chủ tịch Ủy ban Đối thoại với Tòa thánh của Rabbi trưởng Israel, cho biết những lời bình luận dường như nhằm cho thấy luật Do Thái đã lỗi thời.

Các giới chức thẩm quyền Vatican cho biết họ đang nghiên cứu bức thư và đang xem xét việc đưa ra lời phúc đáp.

Giáo sĩ Arousi đã viết thư trên một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến Torah, tức là năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh Do Thái, trong một buổi tiếp kiến chung vào ngày 11 tháng 8.

Kinh Torah chứa đựng hàng trăm điều răn, hay còn gọi là mitzvot, để người Do Thái tuân theo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mức độ tuân thủ nhiều hay ít các hướng dẫn này có sự khác biệt giữa người Do Thái Chính thống và người Do Thái Cải cách.

Tại buổi tiếp kiến ngày 11 tháng 8, Đức Giáo Hoàng khi trình bày các suy tư về những gì Thánh Phaolô đã nói về kinh Torah trong Tân Ước, và nhận định rằng:

“Trên thực tế, Kinh Torah, hay Lề Luật, không có trong lời hứa được đưa ra với Áp-ra-ham. Tuy nhiên, khi nói điều này, ta không nên nghĩ rằng Thánh Phaolô chống lại Luật Môisê. Không, thánh nhân đã tuân giữ nó. Một vài lần trong Thư của mình, ngài bảo vệ nguồn gốc thần thánh của nó và nói rằng nó có một vai trò được xác định rõ ràng trong lịch sử cứu độ. Tuy nhiên, Lề Luật không ban sự sống, nó không mang lại sự thành toàn lời hứa bởi vì nó không có khả năng làm điều đó. Lề Luật là một cuộc hành trình, một cuộc hành trình dẫn đến một cuộc gặp gỡ. Thánh Phaolô dùng một từ, tôi không biết nó có trong văn bản hay không, nhưng là một từ rất quan trọng: lề luật là “phương pháp sư phạm” hướng đến Chúa Kitô, một phương pháp sư phạm hướng đến đức tin nơi Chúa Kitô, nói cách khác lề luật là người thầy cầm tay anh chị em dắt tới cuộc gặp gỡ (x. Gl 3,24). Những ai tìm kiếm sự sống cần phải nhìn vào lời hứa và sự hoàn thành lời hứa trong Chúa Kitô”.

Giáo sĩ Arousi đã gửi lá thư thay mặt cho Rabbi trưởng Do Thái Giáo – là Rabbi có thẩm quyền tối cao trong hàng giáo sĩ Do Thái Giáo ở Israel. Lá thư đã được gởi cho Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn.

“Trong bài giảng của mình, Đức Giáo Hoàng trình bày đức tin Kitô không chỉ thay thế kinh Torah; mà còn khẳng định rằng kinh Torah không còn mang lại sự sống, ngụ ý rằng thực hành tôn giáo của người Do Thái trong thời đại hiện nay đã trở nên lỗi thời”, Arousi nói trong bức thư.

Ông nói: “Điều này thực chất là một phần và là cốt lõi của “giáo huấn khinh miệt” đối với người Do Thái và Do Thái Giáo mà chúng tôi nghĩ rằng đã bị Giáo Hội Công Giáo bác bỏ hoàn toàn,” ông nói.

Mối quan hệ giữa người Công Giáo và người Do Thái đã được cách mạng hóa vào năm 1965, khi Công đồng Vatican II bác bỏ khái niệm tội lỗi tập thể của người Do Thái về cái chết của Chúa Giêsu và bắt đầu nhiều thập kỷ đối thoại giữa các tôn giáo. Đức Phanxicô và hai vị tiền nhiệm đã đến thăm các giáo đường Do Thái.

Hai học giả Công Giáo hàng đầu về quan hệ tôn giáo với người Do Thái đồng ý rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng có thể được coi là một bước lùi rất rắc rối và cần được làm rõ.

Cha John Pawlikowski, cựu giám đốc Chương trình Nghiên cứu Công Giáo-Do Thái tại Liên đoàn Thần học Công Giáo ở Chicago cho biết: “nói rằng tín lý nền tảng này của Do Thái Giáo không đem lại sự sống là bôi lọ quan điểm tôn giáo nền tảng của người Do Thái và của Do Thái Giáo. Lẽ ra nó chỉ có thể xảy ra trước thời Công đồng”.

Giáo sư Philip Cunningham, giám đốc Viện Các Liên hệ Do Thái-Công Giáo tại Đại học St. Joseph ở Philadelphia nói, “Tôi nghĩ đó là một vấn đề đối với đôi tai của người Do Thái, nhất là vì nhận xét của Đức Giáo Hoàng được ngỏ với khán giả Công Giáo. Nó có thể được hiểu như làm giảm giá trị việc tuân theo kinh Torah của người Do Thái ngày nay”.

Giáo sĩ Arousi và Cha Pawlikowski nói rằng có thể ít nhất một phần trong bài giảng của Đức Giáo Hoàng, được gọi là bài giáo lý, được viết bởi các phụ tá và cụm từ này đã không được hiệu đính thích đáng.

Văn phòng của Đức Hồng Y Koch, hôm thứ Tư, cho biết ngài đã nhận được bức thư, đang “xem xét nó một cách nghiêm túc và suy nghĩ về một phúc đáp”.

Đức Phanxicô đã có một mối liên hệ rất tốt với người Do Thái. Khi còn là tổng giám mục ở nơi sinh quán Buenos Aires, ngài từng cùng viết sách với một trong những giáo sĩ Do Thái của thành phố, Abraham Skorka, và đã duy trì một tình bạn lâu dài với vị này.

Trong lá thư gửi cho Hồng Y Koch, Giáo sĩ Arousi yêu cầu vị Hồng Y “chuyển sự đau khổ của chúng tôi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và yêu cầu Đức Giáo Hoàng làm rõ để “bảo đảm rằng bất kỳ kết luận xúc phạm nào rút ra từ bài giảng này đều được bác bỏ rõ ràng”.
Source:Reuters

3. Đức Tổng Giám Mục kêu cứu cho các học sinh trung học và phụ huynh của tổng giáo phận bị mắc kẹt ở Afghanistan

Một nhóm học sinh trung học California và gia đình của họ nằm trong số những người Mỹ hiện đang bị mắc kẹt ở Afghanistan, và Đức Tổng Giám Mục của San Francisco đang khẩn cầu những lời cầu nguyện và những hành động cụ thể để họ có thể trở về an toàn.

Một số học sinh từ Học khu Cajon Valley, gần San Diego, đã đến Afghanistan trong một chuyến đi thực địa mùa hè thì Taliban bất ngờ giành quyền kiểm soát đất nước vào ngày 15 tháng 8.

Theo thông tin cập nhật gần đây nhất từ khu học chánh vào sáng thứ Sáu, “theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, 14 học sinh của Cajon Valley Union và tám phụ huynh vẫn còn mắc kẹt”.

“ Tôi cầu xin lời cầu nguyện của các bạn rằng những đứa trẻ Mỹ này sẽ được giải cứu khỏi nguy hiểm nghiêm trọng, cùng với cha mẹ và những người đi kèm với các em. Trong thời kỳ đen tối và nguy hiểm này, cầu xin Chúa Giêsu Kitô ban cho chúng ta can đảm để hy vọng”, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco viết trong một thông điệp ngày 25 tháng 8.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone cũng yêu cầu những lời cầu nguyện cho một tổ chức bác ái có trụ sở trong khu vực San Francisco, và đang hoạt động ở Afghanistan, và tổ chức này đang đối mặt với khó khăn trong việc di tản các nhân viên về lại Hoa Kỳ. Roots for Peace, một nhóm có trụ sở tại San Rafael làm công việc bác ái về nông nghiệp ở Afghanistan, đã nhiều lần bị Taliban tấn công.

Theo Heidi Kuhn, người sáng lập tổ chức bác ái, hơn 350 nhân viên Afghanistan đang bị mắc kẹt và tổ chức của ông đã không kịp đưa họ ra khỏi Afghanistan.

“Đối với tất cả những người Công Giáo, tôi thay mặt những người lao động này xin những lời cầu nguyện khẩn thiết của anh chị em dâng lên Đức Mẹ Sầu Bi. Đây chỉ là một bi kịch trong số rất nhiều bi kịch xảy ra khi các tín hữu Kitô cùng với những người Afghanistan theo đạo Hồi từng làm việc với người Mỹ bị Taliban nhắm mục tiêu”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói.

Các chiến binh Taliban, một nhóm Hồi giáo cực đoan, đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 15 tháng 8. Bước tiến nhanh chóng của nhóm này diễn ra khi nhiều thường dân Afghanistan và công dân Mỹ tìm cách rời khỏi đất nước trước khi Mỹ và các lực lượng khác rút lui hoàn toàn.

Ít nhất hàng chục nghìn người vẫn đang tìm cách rời khỏi Kabul trong những ngày tới.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: “Cuộc khủng hoảng diễn ra ở Afghanistan là buồn không tả xiết và kinh hoàng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đoàn kết hành động để bảo vệ những người đang trong tình trạng vô cùng khẩn cấp”.


Source:Catholic News Agency

4. IS bất ngờ tấn công quân Mỹ, hàng trăm người thiệt mạng

Ngũ Giác Đài cho biết trong bối cảnh hỗn loạn, 13 quân nhân Mỹ và hàng trăm người Afghanistan đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện ở Khorasan bên ngoài sân bay Kabul. Theo CBS News, số người chết trong các vụ đánh bom ít nhất là 170 người.

Một quan chức của tổ chức bác ái Roots of Peace xác nhận với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Sáu rằng không có thành viên nào bị thương hoặc mất tích trong các vụ nổ, nhưng vẫn chưa có “đột phá” nào trong việc di tản các thành viên khỏi Afghanistan.

Nhiều giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng về tình hình ở Afghanistan và kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và đóng góp viện trợ. Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã tweet vào thứ Năm, “ Hãy dành một chút thời gian để cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng tại sân bay Kabul sáng nay, bao gồm một số công dân Hoa Kỳ. Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn yên nghỉ cho họ và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên họ. Amen”.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng yêu cầu người Công Giáo cung cấp viện trợ cho những người tị nạn Afghanistan sắp đến.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân đội Hoa Kỳ cho biết ngài đã nhận được tin về các vụ đánh bom khi đang ở San Diego trong một cuộc họp với các linh mục tuyên uý quân đội.

“Tôi ngay lập tức cùng các linh mục tập hợp để cầu nguyện cho các linh hồn được nghỉ yên trong Chúa và gia đình họ được ơn an ủi. Chúng tôi cùng nhau cầu xin Hoàng tử Hòa bình cho một thời gian đối thoại và một sự tôn trọng sâu sắc đối với giá trị vô giá của cuộc sống con người”.

Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore đã lên án các cuộc tấn công hôm thứ Năm, viết rằng ngài “rất đau lòng trước những sự kiện ngày càng bạo lực xảy ra ở Afghanistan và sự mất mát vô nghĩa của những sinh mạng quý giá”.

“Hành động khủng bố là một cuộc tấn công chống lại tất cả chúng ta và không có chỗ đứng trong một xã hội văn minh hay công bằng. Xin vui lòng, tôi kêu gọi các thành viên của Tổng giáo phận Baltimore của chúng ta hãy cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đồng toàn cầu của chúng ta cầu nguyện cho hòa bình và một cuộc đối thoại cởi mở tạo ra một con đường dẫn đến các giải pháp không còn chết chóc và đau khổ”.
Source:Catholic News Agency
 
Phép lạ ngoạn mục từ vị Giáo Hoàng 33 ngày, Y khoa không thể giải thích. Bác bỏ tin ngài bị ám sát
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:16 30/08/2021


1. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Nadia Murad, người đoạt giải Nobel Hòa bình, ủng hộ phụ nữ Afghanistan

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ người đoạt giải Nobel Hòa bình Nadia Murad, một nhà vận động nhân quyền, người đã thay mặt cho phụ nữ và trẻ em gái ở Iraq và Afghanistan lên tiếng.

Cuộc gặp gỡ của Murad với Đức Giáo Hoàng vào ngày 26 tháng 8 diễn ra trong bối cảnh những người sống sót sau cuộc nô dịch của IS đã bày tỏ mối quan ngại đối với tương lai của phụ nữ Afghanistan dưới sự cai trị của Taliban.

“Tôi biết điều gì sẽ xảy ra khi thế giới không còn chú ý đến hình ảnh các phụ nữ và trẻ em gái trong các cuộc khủng hoảng. Khi người ta nhìn đi hướng khác, chiến tranh đang diễn ra trên cơ thể phụ nữ. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra ở Afghanistan. Cộng đồng quốc tế phải hành động để Taliban không tiếp tục cướp quyền và tự do của phụ nữ”, Murad viết trên Twitter vào ngày 16/8, một ngày sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul.

Buổi tiếp kiến riêng của Đức Giáo Hoàng tại Vatican là cuộc gặp gỡ lần thứ ba của Murad với Đức Giáo Hoàng. Cô đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 12 năm 2018 ngay sau khi nhận giải Nobel vì “nỗ lực chấm dứt việc sử dụng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang”.

Murad nói rằng cô ấy đã có một “cuộc thảo luận sâu sắc về trải nghiệm của cộng đồng Yazidi về nạn diệt chủng” trong cuộc họp cuối cùng với Đức Thánh Cha.

Vào tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà báo rằng ngài được truyền cảm hứng đến Iraq một phần từ cuốn hồi ký của Murad, có nhan đề “Cô gái cuối cùng”.

“Nadia Murad kể lại những điều đáng sợ. Tôi khuyên bạn nên đọc nó. Ở một số nơi, nó có vẻ nặng nề, nhưng đối với tôi, đây là lý do cơ bản cho quyết định của mình”, Đức Giáo Hoàng nói trên chuyến bay trở về từ Baghdad vào ngày 8/3.

Cuộc đời bi thảm của Nadia Murad,

Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã bắt giữ Murad cách đây 6 năm sau khi giết chết 6 người anh em của cô, mẹ cô và hơn 600 người Yazidis tại ngôi làng Iraq của cô. Cô bị bắt làm nô lệ, cùng với hầu hết phụ nữ trẻ trong cộng đồng của cô, và bị các chiến binh ISIS hãm hiếp nhiều lần.

Sau nhiều lần bị bán làm nô lệ và bị lạm dụng tình dục lẫn thể xác, Murad đã thoát khỏi ISIS ở tuổi 23 sau ba tháng bị giam cầm. Sau khi chuyển đến Đức, cô đã sử dụng quyền tự do của mình để trở thành người bênh vực cho những phụ nữ Yazidi vẫn bị ISIS giam giữ.

Cô đang đảm nhận vai trò Đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc về phẩm giá của những người sống sót sau nạn buôn người và thành lập Nadia's Initiative, một tổ chức giúp đỡ các nạn nhân nữ bị bạo lực.

Murad là người Iraq đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình. Cuối cùng, cô đã có thể chôn cất hài cốt của hai người anh trai ở quê nhà ở Kocho vào tháng 2 năm 2021.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố vào năm 2016 rằng Yazidis, cùng với các nhóm tôn giáo thiểu số trong đó có các tín hữu Kitô và những người Hồi Giáo Shiite, là nạn nhân của một cuộc diệt chủng do quân khủng bố Hồi Giáo IS gây ra.

Murad đã nói rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq vào tháng 3 năm ngoái là “một dấu hiệu hy vọng cho tất cả các nhóm thiểu số”.

Murad nói với Vatican News vào tháng 3 rằng “Chuyến thăm không chỉ mang tính lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq mà còn xảy ra vào một thời điểm lịch sử đối với người dân Iraq, khi họ xây dựng lại sau nạn diệt chủng, đàn áp tôn giáo và nhiều thập kỷ xung đột”.

“Chuyến thăm của Đức Thánh Cha soi sáng tiềm năng cho hòa bình và tự do tôn giáo. Nó cho thấy rằng tất cả người dân Iraq - bất kể tín ngưỡng của họ - đều xứng đáng có nhân phẩm và quyền con người như nhau.”
Source:Catholic News Agency

2. Án tuyên Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô I, vị Giáo Hoàng 33 ngày

Gerard O’Connell, ký giả thường trú tại Rôma, chuyên về Vatican của tờ Crux cho biết David Yallop đã viết một cuốn sách có nhan đề “Nhân danh Chúa: Cuộc điều tra về vụ sát hại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Một”. Cuốn sách bán rất chạy vì phù hợp với thị hiếu thích chuyện giật gân của công chúng. Tuy nhiên, những tin đồn do David Yallop tung ra đã bị ký giả Stefania Falasca bác bỏ từng điểm một. Theo O’Connell, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Một có lẽ sẽ được tuyên Chân Phước vào năm tới sau khi một phép lạ vừa được Hội Đồng Y Khoa của Tòa Thánh công nhận.

Có nhiều khả năng Đức Gioan Phaolô I, người được bầu làm giáo hoàng cách đây 43 năm, vào ngày 26 tháng 8 năm 1978, nhưng qua đời vì một cơn đau tim 33 ngày sau đó, sẽ được phong chân phước vào năm tới 2022.

Theo Stefania Falasca, một nhà báo người Ý và là người viết tiểu sử của ngài, án tuyên Chân Phước cho ngài hiện đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Bà đã công bố điều này trong một bài báo trên ấn bản hôm 26 tháng 8 của tờ Avvenire, nghĩa là Tương lai, tờ báo hàng ngày của hội đồng giám mục Ý.

Đức Gioan Phaolô I, thường được người Ý gọi là Vị Giáo Hoàng của những nụ cười, tên khai sinh là Albino Luciani. Ngài sinh năm 1912 và được thụ phong linh mục năm 1935. Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã bổ nhiệm ngài làm giám mục Vittorio Veneto, bên Ý, vào năm 1958, và Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice năm 1969.

Cái chết của ngài vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi đắc cử, đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Những suy đoán xung quanh nguyên nhân cái chết của Đức Gioan Phaolô I được thúc đẩy bởi cuốn sách do David Yallop viết có nhan đề “Nhân danh Chúa: Cuộc điều tra về vụ sát hại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I”. Cuốn sách bán rất chạy vì phù hợp với thị hiếu thích chuyện giật gân của công chúng. Những tin đồn đó đã được cô Falasca bóc trần trong bài tường thuật đầy đủ về cái chết của Đức Giáo Hoàng có nhan đề “Papa Luciani: Cronaca di una morte”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Luciani: Biên niên sử của một cái chết”, xuất bản năm 2017.

Án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô I đã được mở ra tại giáo phận Belluno, miền bắc nước Ý, quê hương của ngài vào tháng 11 năm 2003 và dựa trên lời khai của 188 nhân chứng, trong đó có cả Đức Bênêđíctô XVI. Sau tiến trình cân nhắc tại Bộ Phong thánh của Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một sắc lệnh vào ngày 8 tháng 11 năm 2017, công nhận rằng Đức Gioan-Phaolô Một đã sống cách anh hùng các nhân đức, đức tin, đức cậy và đức mến và tuyên bố ngài là “Bậc đáng kính”.

Vào cuối tháng 11 cùng năm đó, một cuộc điều tra đã được tiến hành tại Tổng giáo phận Buenos Aires về việc chữa khỏi bệnh được cho là không thể giải thích được của một cô gái người Á Căn Đình mắc một dạng bệnh não cấp tính, một bệnh não nghiêm trọng. Sau đó, tài liệu về sự lành bệnh lạ lùng đã được gửi đến Rôma để kiểm tra bởi hội đồng y khoa của Bộ Phong thánh. Cuộc kiểm tra đó diễn ra vào ngày 31 tháng 10 năm 2019 và các bác sĩ nhất trí rằng sự lành bệnh lạ lùng này không thể giải thích một cách khoa học. Sau đó, vụ việc được chuyển đến ủy ban các nhà thần học của hội thánh, những người cũng đã đưa ra phán quyết tích cực vào ngày 6 tháng 5 năm 2021.

Cuộc tham vấn cuối cùng tại Bộ Tuyên Thánh sẽ diễn ra vào tháng 10 khi các Hồng Y và giám mục của Bộ Tuyên Thánh sẽ họp cùng nhau và đưa ra phán quyết của bằng lá phiếu. Cuộc tham vấn đó chắc chắn sẽ có một kết quả khả quan. Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, sau đó sẽ trình kết luận lên Đức Giáo Hoàng, và Đức Phanxicô hầu chắc sẽ công nhận phép lạ này. Sự công nhận này sẽ mở ra cánh cửa cho việc phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I và quyết định ngày tuyên Chân Phước, có thể là vào năm 2022.
Source:American Magazine

3. Đại học Vương quốc Anh từ chối công nhận linh mục Công Giáo là tuyên úy sau các bài đăng trên mạng xã hội của ngài

Một trường đại học ở Anh đã từ chối công nhận một linh mục Công Giáo là tuyên úy vì những bình luận mà ngài đăng trên mạng xã hội.

Đại học Nottingham, miền trung nước Anh, xác nhận vào ngày 25 tháng 8 rằng họ đã từ chối công nhận chính thức Cha David Palmer là tuyên uý. Cha David là một linh mục của Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham.

“Mối quan tâm của chúng tôi không liên quan đến chính các quan điểm của Cha David, nhưng là cách mà những quan điểm này được thể hiện trong bối cảnh cộng đồng đa dạng của chúng tôi gồm những người thuộc nhiều tín ngưỡng”, một phát ngôn viên của trường đại học nói với CNA.

Cha Palmer đang phục vụ tại Giáo phận Nottingham, đã được Đức Cha Patrick McKinney, Giám Mục bản quyền, bổ nhiệm làm tuyên úy cho cộng đồng Công Giáo tại Đại học Nottingham.

Đức Cha cũng yêu cầu ngài làm tuyên úy Công Giáo cho Đại học Nottingham Trent.

Trong khi Đại học Nottingham Trent chấp nhận bổ nhiệm này, Đại học Nottingham đã mời Cha Palmer đến phỏng vấn vào ngày 17 tháng 6.

Sau cuộc phỏng vấn, trường đại học đã viết thư cho Đức Cha McKinney bày tỏ quan ngại về việc bổ nhiệm Cha David.

Tại một cuộc họp sâu hơn vào ngày 1 tháng 7, trường đại học chỉ rõ rằng những lo ngại của họ liên quan đến các bài của Cha Palmer đăng trên mạng xã hội, nhấn mạnh một số vấn đề về trợ tử và một vấn đề khác về phá thai.

Vị linh mục đã viết trên Twitter vào ngày 24 tháng 8 rằng trường đại học cũng phản đối một bài thứ hai trong đó ngài mô tả phá thai là “tàn sát trẻ sơ sinh”, và khẳng định rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không nên được cho rước lễ vì ông ta ủng hộ việc phá thai hợp pháp..

Cha Palmer nói rằng ngài bị từ chối vì niềm tin Công Giáo truyền thống của mình.
Source:Catholic News Agency
 
7g tối 1/9: Hiệp thông cùng Đền Đức Mẹ Linh Thánh Montserrat cầu cho Sài Gòn và quê hương Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:14 30/08/2021


1. Đền thánh Đức Mẹ Núi Montserrat

Diễn biến tình hình dịch bệnh tại Việt Nam ngày càng phức tạp. Chúng tôi xin quý vị và anh chị em đừng nản chí nhưng kiên tâm cầu nguyện với chúng tôi trong buổi đọc kinh Mân Côi cùng với Đền thánh Đức Mẹ Núi Montserrat, bên Tây Ban Nha, vào lúc 7g tối thứ Tư đầu tháng, ngày 1 tháng Chín, theo giờ Việt Nam.

Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn có hiệu quả. Chúng tôi xin thuật hầu quý vị và anh chị em câu chuyện sau đây.

Tháng Sáu vừa qua, khi tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ trở nên hết sức kinh hoàng, chúng tôi có liên hệ với Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Bangalore để xin ngài các videos về tình hình cụ thể của tổng giáo phận. Trong lúc trao đổi, ngài mô tả tình hình kinh hoàng đến mức như sau:

Trước Tòa Giám Mục là một công viên, gọi là công viên Coles, người ta biến nó thành một lo hỏa táng khổng lồ. Mùi xác người bị thiêu lẫn trong không khí 24 trên 24 giờ đến mức ngài không thể nói chuyện được lâu vì mỗi lần mở miệng ra là muốn nôn mửa. Những ngày nắng còn đỡ, những người mưa, một mùi tanh nồng nặc khiến không ai trong Tòa Giám Mục còn ăn nổi. Trước khi kết thúc, ngài yêu cầu chúng tôi cầu nguyện và nói rằng lời cầu nguyện có hiệu quả. Trong bối cảnh kinh hoàng như thế, cộng đoàn ở đền thánh Đức Mẹ Vailankanni, nơi nổi tiếng chuyên chăm cầu nguyện, chầu thánh thể liên tục, không ai bị sao cả.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Mẹ Montserrat, tiếng Catalan gọi là Mare de Déu de Montserra, là một tước hiệu của Đức Mẹ gắn liền với một bức tượng của Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng được tôn kính tại tu viện Santa Maria de Montserrat trên Núi Montserrat ở Catalonia, Tây Ban Nha. Đức Mẹ Montserrat là quan thầy của Catalonia.

Bài thánh ca chúc mừng Đức Mẹ Montserrat, được gọi là “el Virolai”, và được hát vào buổi trưa mỗi ngày bởi dàn hợp xướng của các cậu bé Escolania de Montserrat.

Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13, đã tặng bức tượng của Đức Mẹ một vương miện vào ngày 11 tháng 9 năm 1881. Một số người tin rằng bức tượng này đã được chạm khắc ở Giêrusalem trong thời kỳ sơ khai của Giáo Hội. Cũng có các giả thuyết theo đó bức tượng này là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách Rôma trên gỗ từ cuối thế kỷ 12.

Một bức tượng tương tự được làm vào thế kỷ 18 cũng được trưng bày trong Đền Thờ Thánh Phêrô, trước đây được lưu trữ trong Bảo tàng Vatican. Tổng thống Brazil, Joao Goulart, đã tặng bức tượng này cho Tòa Thánh trong cuộc bầu cử Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục vào năm 1963. Bức tượng đó đã luôn được trưng bày trong các thánh lễ Giáo hoàng kể từ thời Đức Bênêđictô 16.

Núi Montserrat đã có ý nghĩa tôn giáo từ thời trước Kitô Giáo, khi người La Mã xây dựng một ngôi đền để tôn vinh nữ thần La Mã Venus, tiếng Việt gọi là Thần Vệ Nữ.

Bức tượng của Đức Mẹ, thường được người Tây Ban Nha gọi là La Moreneta, như ta thấy hiện nay đã được chuyển đến núi Montserrat vào năm 718, để tránh nguy hiểm khi quân Hồi Giáo tấn công Tây Ban Nha.

Truyền thuyết kể rằng các tu sĩ Dòng Biển Đức đã không thể nào di chuyển bức tượng đến một nơi định trước để xây dựng tu viện của họ và đền thánh Đức Mẹ. Vì thế, họ tin rằng Đức Mẹ muốn xây đền thánh Đức Mẹ ở ngay nơi đó. Vì thế, các vị đã xây dựng mọi thứ xung quanh bức tượng của Đức Mẹ. Nơi tôn kính bức tượng nằm ở phía sau nhà nguyện, nơi có một bàn thờ bằng vàng bao quanh bức tượng Đức Mẹ, và hiện là một địa điểm hành hương.

Bức tượng La Moreneta cao 95 cm mô tả Đức Mẹ với thân hình gầy gò, khuôn mặt thon dài. Mẹ cầm một quả địa cầu bên tay phải của mình. Bàn tay của Chúa Hài Đồng được nâng lên trong một lời chúc phúc chính thức và truyền thống của phương Đông.

Nhiều ơn lạ đã xảy ra với các khách hành hương đền thánh Đức Mẹ Montserrat. Trường hợp Thánh Peter Nolasco là một ví dụ. Sau khi hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Montserrat vào khoảng năm 1203, Peter Nolasco đã đến Barcelona, nơi ông bắt đầu thực hiện nhiều công việc bác ái khác nhau. Nolasco cũng quan tâm đến hoàn cảnh của các tín hữu Kitô bị bắt trong các cuộc đột kích của người Moorish và quyết định thành lập một dòng tu để nâng đỡ những người bất hạnh này.

Thánh Y Nhã là một ví dụ thứ hai. Sau khi hồi phục sau các vết thương trong cuộc chiến đấu ở Ý, Thánh Y Nhã đã đến thăm tu viện Dòng Biển Đức ở Montserrat vào ngày 25 tháng 3 năm 1522, nơi ngài đã đặt quân trang của mình trước di ảnh. Sau đó, ngài trải qua một thời kỳ khổ hạnh trước khi thành lập Dòng Tên.

2. Năm Thánh của Tổng giáo phận Valencia kỷ niệm Chén Thánh

Tổng giáo phận Valencia bảo tồn di tích Chén Thánh, được cho là chén được Chúa Kitô sử dụng trong Bữa Tiệc Ly. Mỗi năm năm, một Năm Thánh được cử hành để cổ vũ việc tôn thờ Thánh Thể.

Chủ đề của Năm Thánh này, đã bắt đầu từ tháng 10 năm 2020 và sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2021, là “mối liên hệ mật thiết giữa cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô và Bí tích Thánh Thể”.

Chén thánh là một chiếc cốc mã não, được gắn trên một đế vàng có gắn đá quý. Chiếc cốc có niên đại muộn nhất là thế kỷ đầu tiên, trong khi phần đế là vào thời trung cổ.

Người ta tin rằng chén này được Thánh Phêrô mang đến Rôma, và sau đó được gửi đến Tây Ban Nha bởi Thánh Laurensô. Ngài đã đến Valencia, trong cuộc đàn áp thời Đại Đế Valerian từ năm 260 đến 264.

Bốn vị giáo hoàng đã công nhận chén thánh theo nhiều cách khác nhau.

Thánh Gioan 23 đã ban Ơn Toàn Xá vào ngày lễ Kính Chén Thánh; Thánh Gioan Phaolô II đã tôn kính Chén Thánh trong nhà thờ chính tòa và dùng Chén Thánh trong thánh lễ cử hành trong chuyến tông du Valencia năm 1982; Đức Bênêđíctô 16 cũng đã sử dụng Chén Thánh này trong Thánh Lễ Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Năm vào năm 2006; và Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban Năm Thánh vào năm 2016.

Cha Edgar Esteve, phụ trách phụng vụ cho Tổng Giáo phận Valencia, đã khuyến khích mọi người tham gia Năm Thánh Thể về “Chén Thánh Thương Khó” bằng cách hành hương đến nhà thờ chính tòa Valencia.

“Tất cả chúng ta được mời hành hương đến Nhà nguyện Chén Thánh để chiêm ngắm và cầu nguyện trước thánh tích Chén Thánh này và để được đổi mới trong đức tin và hy vọng cũng như được khích lệ trong đức ái Kitô giáo của chúng ta,” Cha Esteve nói.

“Chúng ta được mời đến thăm những nơi đã diễn ra các phép lạ Thánh Thể, nơi đã làm phong phú thêm đời sống tâm linh; và đến thăm nhà thờ chính tòa Valencia, nơi mà Thánh Thể được thể hiện một cách đặc biệt và cử hành Năm Thánh vào những ngày lễ đã định”.

Vị linh mục nhấn mạnh rằng Năm Thánh “không chỉ dành cho Giáo phận Valencia, đó là một món quà mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Giáo hội hoàn vũ, và do đó tất cả các tín hữu của Valencia, Tây Ban Nha và phần còn lại của thế giới đều được mời gọi đạt được Ơn Toàn Xá bằng cách hành hương đến nhà nguyện nơi kính Chén Thánh”.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha sắp thoái vị? Đích thân ngài lên tiếng với radio COPE. Y tá vừa cứu mạng ngài là ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:37 30/08/2021


1. Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời về khả năng thoái vị của ngài trong cuộc phỏng vấn dành cho radio COPE

Chiều thứ Hai 30 tháng 8 theo giờ địa phương Madrid, Carlos Herreraen nói trong chương trình “Herrera en COPE” của đài phát thanh COPE cho biết anh ta vừa mới có một cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đồng thời, anh ta cũng thông báo rằng toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ được phát độc quyền trên đài phát thanh COPE vào thứ Tư tuần này, ngày 1 tháng 9.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên mà Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho một đài phát thanh của Tây Ban Nha và là cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi ngài trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.

Herrera sau đó kể chi tiết rằng “một nhóm phóng viên và kỹ thuật viên trong chương trình ‘Herrera en COPE’ đã đến Rôma sau khi Đức Giáo Hoàng xác nhận với phóng viên Eva Fernández thường trú tại Rôma rằng ngài đã đồng ý nói chuyện với tôi”.

Herrera nói thêm rằng: “Cuộc phỏng vấn rằng đã kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, trong đó Đức Giáo Hoàng đã trả lời tất cả mọi thứ. Chúng tôi đã đến Rôma với nhiều câu hỏi và chúng tôi đã rời khỏi Vatican với nhiều câu trả lời”.

“Và trong số đó, nổi bật là vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, mà gần đây đã có nhiều đồn đoán và còn hơn thế nữa là sau cuộc phẫu thuật mà Đức Giáo Hoàng đã trải qua vào đầu tháng Bảy, ngài có dự định gì?”

Ngay cả trước ngày Thứ Tư, chúng ta đã có thể nghe một số lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cuộc phỏng vấn độc quyền này, trong đó ngài nói chính xác về sức khỏe của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng “một y tá đã cứu mạng ngài” và nhấn mạnh rằng “đây là lần thứ hai trong đời tôi, một y tá đã cứu mạng tôi, lần đầu tiên là vào năm 1957”.

Về khả năng ngài có thể từ chức, Đức Thánh Cha Phanxicô không trả lời trực tiếp nhưng nói rằng “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Cuộc trò chuyện giữa Đức Thánh Cha và Herrera có thể được theo dõi toàn bộ trong chương trình “Herrera en COPE”, bắt đầu lúc 8 giờ sáng theo giờ địa phương Madrid, trên làn sóng ngắn, cũng như trên mạng xã hội Twitter bằng cách sử dụng hashtag #ElPapaConHerrera
Source:COPE

2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Một y tá đã cứu mạng tôi”

Căn cứ trên bản xem trước của radio COPE, tờ Il Fatto Quotidiano có bài tường trình sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đức Thánh Cha đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng vào ngày 4 tháng Bảy tại bệnh viện Đa khoa Gemelli

“Một y tá đã cứu mạng tôi, một người đàn ông có nhiều kinh nghiệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Cope về sức khỏe của ngài gần hai tháng sau cuộc phẫu thuật. Trong một cuộc phỏng vấn dài với radio Cope, một đài phát thanh của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha lần đầu tiên nói về ca phẫu thuật gần đây của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với Massimiliano Strappetti, y tá của Quỹ Chăm sóc Sức khỏe, phục vụ tại phòng khám ngoại trú của Vatican. Người y tá này đã dàn xếp cho Đức Thánh Cha nhập viện và phẫu thuật tại Gemelli và sau đó là người đã theo sát ngài trong suốt 10 ngày nằm viện và thời gian dưỡng bệnh dài ngày tại Casa Santa Marta.

Đức Thánh Cha nói rằng: “Đây là lần thứ hai trong đời tôi một y tá đã cứu mạng tôi. Lần đầu tiên là vào năm 1957”. Tại thời điểm đó, ở tuổi 21, Đức Thánh Cha đã trải qua việc loại bỏ các thùy trên của lá phổi bên phải của mình do sự xuất hiện của ba khối u nang. Thời gian đó, người đã cứu mạng ngài là một nữ tu người Ý. Vị nữ tu đã chống lại lời khuyên của các bác sĩ, thay đổi các loại thuốc mà họ đã cấp để chữa bệnh viêm phổi của ngài. Đức Thánh Cha, trước đây đã đề cập đến cuộc phẫu thuật đó, đã nhắc lại rằng: “Khi tôi tỉnh lại sau khi được gây mê tôi cảm thấy một nỗi đau rất căng thẳng. Không phải là tôi không lo lắng, nhưng tôi luôn có niềm tin rằng tôi sẽ được chữa khỏi”. Nhờ sự can thiệp của người nữ tu y tá Ý đó, Đức Thánh Cha cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất kỳ hạn chế nào trong các hoạt động của mình. Ngay cả trong các chuyến đi quốc tế khác nhau. Tôi chưa bao giờ phải hạn chế hoặc hủy bỏ bất cứ điều gì từ chương trình. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi hoặc thở hổn hển. Các bác sĩ giải thích cho tôi rằng những lá phổi bên phải đã được mở rộng và bao phủ toàn bộ màng phổi bên phải”.

Trong cuộc phỏng vấn với Cope, khi được hỏi về sức khoẻ của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời mỉa mai rằng “Tôi vẫn còn sống”. Và sau đó ngài kiên quyết bác bỏ những giả thuyết rằng ngài đang nghĩ đến việc từ chức sau khi phẫu thuật đại tràng, trên ngưỡng cửa của 85 vào ngày 17 tháng 12 tới đây. Đức Thánh Cha nói: “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha xác nhận chương trình tông du từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 tới, đầu tiên là ở Budapest để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và sau đó là đến Slovakia để thăm viếng mục vụ. Mặc dù, chương trình này đã được quyết định trước khi phẫu thuật tại Gemelli, các chi tiết trong chương trình chưa được thay đổi một chút nào. Đó là một dấu hiệu hùng hồn cho thấy tình trạng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng rất tốt.

Đức Thánh Cha cũng tiếp tục các cuộc tiếp kiến riêng, cho những người gặp ngài thấy một sự hồi phục đáng kể và nhanh chóng đối với một người đàn ông ở độ tuổi của ngài. “Tôi muốn xin lỗi vì tôi không đứng nói, nhưng tôi vẫn còn trong giai đoạn hậu phẫu và tôi phải phải ngồi. Xin thứ lỗi.” Đức Thánh Cha nói như trên trong cuộc gặp gỡ gần đây với các nghị sĩ Công Giáo tại Vatican. Nhưng không có dấu hiệu cho thấy các lo ngại về sức khỏe của ngài đủ để khiến ngài phải từ chức trong một thời gian ngắn. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, một phóng viên hỏi ngài: “Đức Thánh Cha có nghĩ về cái chết không?”. “Có,”, Đức Thánh Cha trả lời. “Ngài có sợ không?”, “Không, chẳng sợ gì cả”, Đức Thánh Cha trả lời. “Ngài tưởng tượng tình trạng khi qua đời như thế nào?” Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời “Có thể là tại vị hoặc là về hưu. Và ở đây, ở Rôma. Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”.
Source:Il Fatto Quotidiano

3. Đức Thánh Cha Phanxicô xua tan tin đồn về Cơ Mật Viện, nói chuyện về sức khỏe

Trước diễn biến mới nhất này, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài nhận định sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trong khi những tin đồn được lan truyền nhanh bởi các phương tiện truyền thông Ý cho thấy khả năng có thể từ chức của Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình, thì Đức Thánh Cha đã phủ nhận giả thuyết này trong một cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh Tây Ban Nha. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2021, radio COPE đã cho một số phương tiện truyền thông xem trước cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được công bố chính thức vào ngày thứ Tư.

Kể từ cuộc phẫu thuật đại tràng vào đầu tháng Bảy - đòi hỏi phải gây mê toàn thân và nằm trong bệnh viện mười ngày - Đức Thánh Cha Phanxicô đã không choai phỏng vấn. Tuy nhiên, gần đây ngài đã đồng ý nói chuyện trong một tiếng rưỡi với mạng phát thanh COPE của Tây Ban Nha để thảo luận về sức khỏe của ngài.

“ Tôi còn sống,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói như thế khi trả lời câu hỏi của nhà báo Carlos Herrera về sự hồi phục của ngài kể từ sau cuộc phẫu thuật vào đầu tháng Bảy. Về những suy đoán của báo chí về khả năng từ chức, Đức Thánh Cha trả lời: “bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Một bài báo trên tờ báo Libero Quoditiano của Ý xuất bản vào ngày 23 tháng 8 đã loan tin — mà không trích dẫn nguồn — rằng Đức Giáo Hoàng “đã bày tỏ ý định từ chức”. Các lý do được đưa ra trong bài báo là sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô suy yếu do phẫu thuật đại tràng và tuổi tác của ngài. Đức Giáo Hoàng đang sắp vào độ tuổi 85 và Đức Bênêđíctô XVI đã từ chức khi ngài 85 tuổi.

Kể từ sau tin tức của tờ Libero Quoditiano, một số bài báo đã xuất hiện đề xuất khả năng này và đã bắt đầu thảo luận về một Cơ Mật Viện sắp tới. Cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Tây Ban Nha là một cách để Tòa thánh dập tắt các tin đồn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận vào ngày 27 tháng 8 rằng ngài vẫn đang trong giai đoạn hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp tục các hoạt động bình thường của ngài. Vào ngày 12 tháng 9, Ngài sẽ cất cánh trong chuyến đi 4 ngày tới Hung Gia Lợi và Slovakia.
Source:Aleteia

4. Thiện nguyện viên: Thư gửi mẹ

Con đã gặp Ngài ngay chính nơi những lấm lem, nơi những lao cực, nơi những hạt mồ hôi rơi...

Mẹ kính mến, bây giờ là 12 giờ đêm. Ngoài đường rất yên bình giống quê hương mình. Con đi trực về và ngồi nhớ mẹ.

Hôm nay là ngày lễ Thánh Monica và cận kề lễ Thánh Augustinô, con viết cho mẹ một vài dòng tâm sự, kể cho mẹ nghe những câu chuyện hết sức bình dị nhưng lại linh thiêng, về những con người đơn thành như mẹ. Qua họ, con thật sự đã thấy Chúa và biết thế nào là một người tin.

Mẹ, một người không biết chữ, một người không dạy con những trang sách vở như cha, hay những câu chuyện đượm tính văn chương như những người mẹ khác. Nhưng mẹ lại dạy con sống đức tin rất cụ thể, dạy con đọc đi đọc lại những lời kinh có khi con phát chán, những lời kinh Mân Côi chẳng hạn... Bây giờ con mới thấy điều đó là cực kỳ quan trọng…

Những ngày đầu tiên đi thiện nguyên tại bệnh viện, để tránh cho khả năng bị lây nhiễm cao, con đã tuân thủ khá tốt những phương pháp ngăn ngừa và vệ sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm cao. Con sử dụng cồn, sử dụng nước muối… theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Nhưng có một điều quý giá - con thấy mình còn chưa ‘tận dụng’ cho đủ - đó là tràng chuỗi Mân Côi.

Hôm nay, vào trong bệnh viện, con gặp cụ Long, hơn 90 tuổi, trong tay vẫn một tràng chuỗi và đọc thầm kinh Kính Mừng. Đến gần, con hỏi thăm, cụ tươi cười và nói đọc kinh để cầu nguyện cho mấy người con của cụ biết đạo đức hơn, biết sống tốt hơn. Cụ cũng bảo cầu nguyện cho dịch Covid mau qua, cho mọi người bớt khổ. Hỏi cụ có sợ khi bệnh như thế này hay không thì cụ bảo có Chúa và Mẹ Maria rồi. Cụ rất bình an trong một không gian mà ngay cả những người khỏe mạnh như con cũng lo ngại. Khi con cho cụ ăn, cụ đưa mắt nhìn với lời thầm cảm ơn. Một đôi mắt rất đẹp, và nụ cười nhẹ nhàng chứ không có chút nặng nề của một người già đang mang bệnh. Sau khi ăn xong, cụ cầm lấy tay con, mỉm cười và ra dấu cảm ơn. Khi con đi rồi, cụ lại tiếp tục cầm tràng chuỗi trong tay. Ra khỏi phòng, con dừng lại và lẩm bẩm tự hỏi bản thân: “Đức Tin là gì nhỉ?"

Đi đến phòng cụ Hoài, con cũng thấy một nụ cười sáng và tràng chuỗi trong tay. Cụ ra dấu chào con. Nhìn khuôn mặt cụ con thấy bình an lạ thường. Cụ khoe hôm nay vẫn đọc kinh cầu nguyện cho mọi người. Con lại tự hỏi: "Đức Tin là gì?"

Con nhớ lại lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với người trẻ: “Tất cả chúng ta, ngay cả trước khi sinh ra, đã nhận lãnh - như phúc lành từ các ông bà - một giấc mơ đong đầy tình yêu và hy vọng, giấc mơ về một đời sống tốt đẹp hơn." (Tông huấn Christus Vivit, số 194). Những giấc mơ này vẫn luôn ở trong những người như cụ Long, cụ Hoài, hay những người mẹ có đức tin đơn thành, những người đã gieo trồng hạt mầm cho chúng con ngay từ đầu để rồi hạt giống đó lớn lên và sinh hoa kết trái.

Lúc này, cả nhân loại đang cố gắng tìm cách ngăn ngừa tiêu diệt con Corona. Con thấy rất ngưỡng mộ những nhà khoa học bào chế ra vắc xin. Con cũng rất khâm phục những y bác sĩ, các nhân viên y tế và tất cả mọi người cách này cách khác đang chung tay để trả lại cho thế giới sự bình thường. Nhưng trong đức tin, con biết rằng những người như cụ Long, cụ Hoài hay những bệnh nhân nơi đây cũng đang nâng đỡ nhân loại, nâng đỡ chúng con rất nhiều. Họ như những Monica của thời đại mới, vẫn âm thầm lặng lẽ cầu kinh cho một nhân loại đau thương, một nhân loại đang oằn mình vì dịch bệnh như chính cuộc đời của thánh Augustino.

Người ta thường dễ dàng ca ngợi sự tỏa sáng của cây đèn mà hay quên những chân đèn trong đêm tối, quên những người mẹ vẫn âm thầm ôm con vào lòng, vẫn thổn thức nói với từng đứa con:

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân

nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ

con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả

mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

đã có gốc rễ lo vun trồng…

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không?

(Mẹ vẫn ở đây và ôm con, Phong Việt)

Một số người trẻ như chúng con thường nghĩ rằng, người già thường vô ích, chỉ là những người ăn bám và không cống hiến được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Nhưng chính lúc này, khi con thấy mình khá là bất lực, thì chính các bệnh nhân lớn tuổi ấy đang nâng đỡ chúng con, nâng đỡ nhân loại… Những người tu sĩ chúng con thường có suy nghĩ sẽ nâng đỡ đức tin cho người khác, giảng giải đức tin cho người khác. Nhưng hôm nay chính cụ Long và cụ Hoài dạy cho con biết thế nào là tin.

Con vẫn thường đi tìm vẻ đẹp nơi những hiện đại của khoa học, của những triết lý nhân loại, mà lại hay quên đi nét đẹp trong chính cuộc đời, chính nơi những người như mẹ, nơi cụ Hoài, cụ Long và những người bấy lâu nay con nghĩ rằng không có gì để học hỏi, không có gì để củng cố đức tin, củng cố nhiệt huyết tông đồ.

Viết những dòng này cho mẹ, con vui và bình an lạ thường. Khi trở về phòng, con vẫn thầm tạ ơn Chúa vì hôm nay con đã gặp Ngài ngay chính nơi những lấm lem, nơi những lao cực, nơi những hạt mồ hôi rơi, như lời thơ Tagore:

Hãy ra khỏi mọi suy tư, trầm mặc,

cất cả hoa hương sang một bên,

mặc cho quần áo rách bẩn,

cứ thế đến bên Người

trong lao động cùng cực, trán đổ mồ hôi...

Hoàn Phạm MSV - Hội Thừa Sai Việt Nam