Ngày 23-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/8: Các môn đệ đầu tiên – Suy niệm: Linh mục Giuse Vũ Nhật Thăng
Giáo Hội Năm Châu
01:49 23/08/2021

PHÚC ÂM: Ga 1, 45-51

“Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối “.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Philipphê gặp Nathanael và nói với ông: “Đấng đã được Môsê ghi trong Luật và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người thành Nadarét”. Nathanael đáp: “Bởi Nadarét nào có cái chi hay?” Philipphê nói: “Hãy đến mà xem”.

Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanael đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin, ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người”.

Đó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 23/08/2021

12. Một linh hồn chân chính hòa hợp với Thiên Chúa thì rất dễ dàng tiến bộ nhanh chóng trên đường thánh đức, giống như chiếc thuyền được thuận buồm xuôi gió vậy.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


----------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 23/08/2021
36. ĐÁM CÂY TÁO GIÀ

Ông họ Trương là huyện trưởng của huyện Dịch, cùng với quan thừa lại họ Hồ có con gái kết thông gia, nhà họ Hồ có nuôi một gánh hát.

Một hôm, hai nhà họ Trương và họ Hồ mở tiệc lớn, ông họ Trương nói với ông họ Hồ:

- “Nghe nói vườn lê (1) của tôn phủ rất tốt”.

Ông họ Hồ không biết ẩn ý chữ “vườn lê”, nên khiêm tốn trả lời:

- “Làm gì mà được vườn lê chứ, chẳng qua chỉ mấy cây táo già mà thôi”.

Tả hữu đều bụm miệng mà cười.

Từ đó người ta gọi gánh hát của quan thừa lại họ Hồ là “đám cây táo già”.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 36:

Người thật thà chất phác thì cứ nghĩ rằng ai cũng thật thà chất phác như mình; người ma cô giảo hoạt thì cứ nghĩ rằng mình khôn ngoan hơn người thật thà, nên họ thường tìm cách “chơi khăm” người thật thà, thế là họ lầm to, bởi vì tuy bị hại, bị người ta cười, nhưng người thật thà cuối cùng cũng sẽ được kẻ khác trọng vọng mến thương.

Trong cuộc sống người thật thà chất phác có nhiều việc phải lo toan: họ lo lắng cho thằng bé nhà bên cạnh hôm nay bị bệnh, họ lo lắng cho người hàng xóm hôm nay không có gì ăn, họ lo lắng không biết trời mưa gió bão thế này người không có nhà cửa thì trú ngụ đâu bây giờ.v.v...đó là những lo toan và suy nghĩ của người có tâm hồn ngay thật.

Người giảo quyệt thì cũng có những điều lo lắng: họ lo lắng không biết cảnh sát đến bắt mình lúc nào, họ lo lắng không biết hôm nay có ai chửi rủa mình không, họ lo lắng ban thanh tra lúc nào thì đến công ty, họ lo lắng không biết sẽ ngồi tù lúc nào.v.v...bởi vì cuộc sống của họ cứ luôn làm điều hại người...

Có nhiều người Ki-tô hữu chất phác bị người khác nhạo cười, nhưng họ vẫn luôn sống vui vẻ thật thà, vì họ biết rằng, chính Đức Chúa Giê-su cũng đã bị vua Hê-rô-đê chê rằng dại dột...

(1) “梨園” nghĩa là “lê viên” là nơi vua Đường Huyền tông dạy cung nữ múa hát. 梨園vừa là “vườn lê” vừa là “gánh hát”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Du Huỳnh Trị cử hành Thánh lễ tưởng niệm vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc tại Vatican
Đặng Tự Do
04:25 23/08/2021


Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), đã chủ trì một thánh lễ tại Vatican để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 200 của linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc, Thánh Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아).

Thánh lễ hôm thứ Bảy 21 tháng 8, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô là thánh lễ chính thức đầu tiên do Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc chủ sự kể từ khi ngài nhậm chức Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ của Vatican. Đây cũng là thánh lễ đầu tiên được cử hành bằng tiếng Hàn tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong hơn sáu năm qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đặc biệt trong dịp này.

Thánh Anrê Kim Đại Kiến bị hành quyết năm 1846 ở tuổi 25 vì thực hành đức tin của mình trong bối cảnh Kitô Giáo bị đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), khi vua Thuần Tổ (Sunjo, 순조) mới lên ngôi. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1984.

Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị là người Hàn Quốc đầu tiên và người Á châu thứ hai được bổ nhiệm vào vị trí tổng trưởng một Bộ của Tòa Thánh.

Tổng giám mục Hàn Quốc chủ trì Thánh lễ tưởng niệm vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc tại Vatican
Source:KBS
 
New York: Bức tượng của Thánh Bernadette mới vừa được khánh thành lập tức bị phá hoại
Đặng Tự Do
04:29 23/08/2021


Chiều thứ Sáu 20 tháng Tám, Giáo phận Brooklyn đã đưa ra một tuyên bố, toàn văn như sau:

Giáo phận Brooklyn chiều nay muốn báo cáo với anh chị em một hành động phá hoại đã gây ra sự phá hủy bức tượng Thánh Bernadette mới được lắp đặt, nằm bên ngoài Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở khu Flushing của Queens.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 3h30 sáng nay khi một người đàn ông nhảy qua hàng rào nhà thờ và xô đổ bức tượng. Tượng bị tổn thương ở vùng cánh tay và cổ tay bên trái.

Bức tượng Thánh Bernadette và một bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức đã được cung hiến vào đầu mùa hè này, để tưởng nhớ tất cả những giáo dân đã mất mạng vì Coronavirus. Cha Vincentius Do, Cha Sở của Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đã lên kế hoạch sửa chữa bức tượng.

“Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đóng một vai trò trung tâm trong đức tin và trong sự chăm sóc cho những người hàng xóm của chúng ta thông qua các thánh lễ và các dịch vụ dựa trên đức tin của chúng ta và cung cấp thực phẩm cho những người đói. Chắc chắn rằng hành động phá hoại này đang gây khó chịu, nhưng các tín hữu của nhà thờ Thánh Thiên Thần Micae và tôi đang cầu nguyện cho kẻ đã thực hiện hành động này chống lại nhà thờ của chúng tôi. Điều quan trọng là phải tìm ra điều tốt đẹp trong mọi sự, và vì vậy tôi muốn nhân cơ hội này để khuyến khích công chúng tôn trọng nhà thờ và tài sản của chúng tôi, cũng như của tất cả các nơi thờ phượng,” Cha Vincentius Do nói.

Quận 109 của Sở Cảnh sát Thành phố New York đang điều tra. Bất kỳ ai có thông tin được yêu cầu gọi cho Crime Stoppers theo số (800) 577-TIPS (8477).

Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là giáo xứ đầu tiên được thành lập ở Quận Queens vào năm 1833, tọa lạc tại 136-76 Đại lộ 41 ở Flushing. Thánh Bernadette là vị thánh bảo trợ cho người nghèo, những người bị nhạo báng vì đức tin của họ, và những người bệnh tật.
Source:Diocese Of Brooklyn
 
Thượng hội đồng Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar thảo luận về hình thức thánh lễ thống nhất
Đặng Tự Do
04:30 23/08/2021


Nỗ lực thực hiện phương thức cử hành Thánh lễ thống nhất của Thượng Hội đồng Giáo hội Syro-Malabar đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các linh mục của nhiều giáo phận khác nhau. Một bộ phận các linh mục phản đối động thái của Thượng Hội đồng muốn thực hiện 'Raza Qurbana', mà các ngài e rằng sẽ phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội.

Thượng Hội Đồng Giám Mục quan trọng đã thảo luận về thánh lễ thống nhất vào ngày thứ ba Diễn từ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa thánh hôm thứ Ba, đã thúc đẩy nhu cầu thảo luận thêm của các linh mục trước khi thực hiện Raza Qurbana một cách đồng loạt.

Các cuộc thảo luận về các vấn đề phụng vụ bắt đầu vào thứ Ba sau bài phát biểu của Sứ thần Tòa thánh. Đức Cha Girelli, từng là Đại Diện Không Thường Trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam đã đề cập đến bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô. “Trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội các bạn, mong muốn của Đức Thánh Cha về việc nhanh chóng thực hiện chế độ cử hành thống nhất là một lời kêu gọi hiệp nhất và không gây chia rẽ, và do đó cần phải được phân tích theo ngữ cảnh. Vì vậy, tôi khuyến khích Thượng Hội đồng đánh giá khung thời gian cho một quá trình thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ sự hợp nhất của Giáo hội anh em”.

Sứ thần cũng nói thêm rằng cần có sự rõ ràng về định hướng thống nhất 50/50. Nghĩa là cử hành Phụng vụ Lời Chúa thì đối diện với dân chúng, còn Phụng vụ Thánh Thể thì đối diện với bàn thờ, như một mục tiêu chính cần đạt được tại tất cả các giáo xứ hải ngoại, ở những nơi hành hương, và trong các chủng viện lớn và liên giáo phận.

Sứ thần Tòa Thánh nhấn mạnh rằng:

“Tuy nhiên và chính xác để tránh xung đột không cần thiết, và để duy trì sự hiệp thông, tôi mời anh em khuyến khích tất cả các giáo sĩ của anh em khiêm tốn chấp nhận quyết định của Thượng Hội đồng về sự hiệp nhất phụng vụ, được Đức Thánh Cha Phanxicô tán thành một cách rõ ràng.”
Source:Indian Express
 
Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury phát biểu trước Hạ Viện Anh về tình hình ở Afghanistan
J.B. Đặng Minh An dịch
04:30 23/08/2021


Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury đã có bài phát biểu thu sẵn được gởi tới Hạ viện vào ngày 18 tháng 8 sau khi Quốc hội được triệu tập vì Afghanistan sụp đổ. Toàn văn bài phát biểu của ngài như sau.

Thưa các ngài,

Tôi đặc biệt mong đợi ngày hôm nay được nghe các vị Dân biểu cao quý và hào hiệp, các nhà ngoại giao và những người khác có kiến thức địa phương ở Afghanistan. Chúng tôi nhớ rất rõ lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh trong 20 năm qua, cũng như sự can đảm được thể hiện bởi vị đại sứ của chúng ta và những người phục vụ ở Afghanistan vào lúc này, cùng với các đồng nghiệp và phóng viên của họ. Khi chúng ta nhìn lại, tôi nhớ đến một nhà thờ chính tòa, đầy chật người trong tang lễ của một người lính: gia đình và nhiều đồng nghiệp im lặng trong trang nghiêm, một số người bị thương, thương tiếc cho sự mất mát của họ.

Thất bại mà chúng ta phải đối mặt ngày nay không phải là quân sự hay ngoại giao: họ đã làm tất cả những gì có thể. Đó là chính trị. Sự phục hồi và hy vọng sẽ đến với Afghanistan với cam kết hỗ trợ của chúng ta cho những người cần nhất và tuyệt vọng nhất. Chúng ta đã chứng minh được năng lực của mình khi đối phó với các thế lực mềm dẻo cũng như cứng rắn.

Chúng ta mắc nợ một giao ước đạo đức tuyệt đối, quảng đại đối với tất cả những người gặp rủi ro vì họ đã phục vụ cùng chúng ta ở Afghanistan; và nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc cam kết thường xuyên được tuyên bố của chúng ta đối với tương lai của các công dân của quốc gia này, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái. Một người tị nạn Afghanistan, hiện là công dân Vương quốc Anh đã nói với tôi trong tuần này, “các gia đình trong những lúc khó khăn như vậy đã thuộc về nhau”. Lời nói của ông không phải là chính trị mà là một tiếng nói nhân bản. Đây là về vấn đề đạo đức chứ không phải là những con số. Liệu Chính phủ có xác nhận rằng chính sách của họ sẽ phản ánh nghĩa vụ đạo đức và không bị kiểm soát bởi các con số hay không?

Ở Pakistan, một quốc gia đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn, bao gồm cả dòng người tị nạn, chúng ta phải thực hiện đối thoại và hỗ trợ, học cách đào sâu lại kiến thức tôn giáo và văn hóa, là điều cần thiết để làm việc hiệu quả. Chúng ta không được đặt bất kỳ nhóm nào ở đó, hoặc ở Afghanistan, vào một góc mà họ có thể bị đẩy đến những cực đoan lớn hơn. Viện trợ mà chúng ta cung cấp phải hỗ trợ đối thoại, khơi dậy hy vọng và chuẩn bị cho sự hòa giải. Và nguồn viện trợ đó phải thực sự bổ sung chứ không phải được chuyển đến từ những nơi khác cũng đang cần. Tôi xin hỏi Chính phủ, có phải chúng ta đang làm như thế không?

Chúng ta phải tái cam kết với tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở mọi nơi, đó là một điểm cho đến nay vẫn chưa được đề cập nhiều. Điều đó phải được thảo luận ở Pakistan và Afghanistan đối với các tín hữu Kitô và các cộng đồng tôn giáo như Shia, Hindu, Jains, Ahmadis và Sikh. Một WhatsApp, từ một Kitô Hữu ở Afghanistan hôm qua, đã yêu cầu hỗ trợ ở đó và ở Pakistan. Thật đáng nhớ khi người ấy nói “Tôi sẵn sàng chết cho Chúa Giêsu, nhưng tôi không muốn chết trong quên lãng”.

Thưa các ngài, đây là khoảng thời gian rất tồi tệ, đặc biệt là đối với rất nhiều người ở Afghanistan, và đối với những người đã phục vụ ở đó. Đây là thời gian để cầu nguyện khiêm nhường - và để chúng ta thể hiện sự hào phóng, đức hạnh và lòng can đảm. Việc xây dựng lại danh tiếng của chúng ta theo những cách như vậy sẽ mang lại cho nhiều người khác hy vọng.
Source:Anglican News
 
Đức Thượng Phụ Kirill hủy chuyến hành hương hàng năm vì tu viện tràn ngập các ca dương tính
Đặng Tự Do
17:06 23/08/2021


Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa đã hủy bỏ chuyến viếng thăm truyền thống vào mùa hè tới tu viện lịch sử Đấng Cứu Thế Biến Hình trên quần đảo Solovki, ở phía bắc của Nga gần với Bắc Cực.

Vì khó đến được tu viện vào các mùa khác, nên Đức Thượng Phụ thường đến đó để dự lễ Mẹ Thiên Chúa An Nghỉ, được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 theo lịch Julian của Giáo hội Chính thống. Những ngày đó cũng là dịp tưởng nhớ những người sáng lập tu viện, là các Thánh Zosima và Savvatij mừng vào ngày 21 tháng 8, và “cộng đồng các Thánh Solovki” mừng vào ngày 22 tháng 8.

Theo thông cáo chính thức, chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ đã bị đình chỉ vì sự lây nhiễm coronavirus tràn lan trong tu viện.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho biết: “Đức Thượng Phụ với nỗi buồn đã buộc phải hủy bỏ chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ rất lâu”. Giọng điệu của tuyên bố không che giấu được sự thất vọng sâu sắc của Đức Thượng Phụ Kirill đối với Đức Giám Mục Porfirij, một trong những người chống lại lệnh buộc phải chích vắc xin của Chính Thống Giáo.

Đức Cha Porfirij đã bị cách ly trong các phòng của tu viện kể từ ngày 14 tháng 8 do một dạng nhiễm vi rút không nghiêm trọng. Bản thân vị giáo chủ đã sống biệt lập kể từ khi bị lockdown đầu tiên vào năm 2020 ở Peredelkino, ngoại ô Mạc Tư Khoa, với nỗi sợ lây lan, rất hiếm khi ra ngoài cho các cuộc họp đặc biệt quan trọng.
Source:Asia News
 
Đoàn rước của Hồi Giáo Shiite ở Pakistan bị đánh bom, ít nhất 3 người thiệt mạng
Đặng Tự Do
17:06 23/08/2021


Cảnh sát địa phương cho biết, một quả bom cực mạnh bên đường đã phát nổ giữa đoàn rước của người Hồi giáo dòng Shiite ở miền trung Pakistan hôm thứ Năm, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát và xe cứu thương đang lao về nơi xảy ra vụ nổ. Một số người bị thương đã được nhìn thấy đang chờ sự giúp đỡ dọc theo một con đường ở thành phố Bahawalnagar, thuộc tỉnh Punjab, miền đông tỉnh Punjab, nơi vụ tấn công xảy ra.

Cảnh sát thành phố Mohammad Asad và thủ lĩnh người Shiite Khawar Shafqat xác nhận vụ đánh bom. Các nhân chứng cho biết căng thẳng hiện đang ở mức cao trong thành phố, với những người Shiite phản đối vụ tấn công và yêu cầu những kẻ khủng bố phải bị trừng phạt.

Shafqat cho biết vụ nổ đã phát ra khi đoàn rước đang đi qua một khu phố đông đúc được gọi là Muhajir Colony. Ông lên án vụ tấn công và kêu gọi chính phủ tăng cường hơn nữa an ninh tại các lễ rước như vậy, vốn cũng đang diễn ra ở các khu vực khác của đất nước.

Thông tin liên lạc trong khu vực gặp nhiều khó khăn do chính quyền đã đình chỉ dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc một ngày trước lễ hội Ashoura của người Hồi Giáo Shiite.

Lễ tưởng niệm hàng năm này là để thương tiếc cái chết của Hussein, cháu trai nhà tiên tri Muhammad,vào thế kỷ thứ 7. Hussein được xem là một trong những vị thánh được yêu mến nhất của Hồi giáo Shiite.

Đối với người Shiite, việc tưởng nhớ Hussein là một sự kiện xúc động chứng kiến nhiều tín đồ khóc thương trước cái chết của ông trong trận Karbala, ngày nay thuộc Iraq.

Người Shiite là một nhóm tôn giáo thiểu số ở Pakistan nơi đa số dân Hồi Giáo dòng Sunni. Những người Hồi giáo dòng Sunni cực đoan coi người Hồi Giáo Shiite là những kẻ bội đạo đáng bị giết chết.
Source:Religion News
 
Linh mục đã thánh hiến Afghanistan cho Đức Mẹ Fatima xin những lời cầu nguyện
Đặng Tự Do
17:07 23/08/2021


Bạn có biết Afghanistan đã được thánh hiến cho Đức Mẹ Fatima không?

Cha Giovanni Scales, nhà truyền giáo dòng Bácnabê và là người đứng đầu Miền Truyền giáo của Afghanistan, đã thánh hiến Afghanistan cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 10 năm 2017. Ngài đã tổ chức một buổi lễ trong nhà nguyện của đại sứ quán Ý với quân đội, dân thường và các nữ tu Công Giáo.

Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hướng về trời cao” và dành đất nước cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.

“Chúng tôi đang sống những ngày vô cùng lo lắng chờ đợi điều gì sẽ xảy ra”, Cha Giovanni Scalese dòng Thánh Bácnabê nói.

Vị linh mục chịu trách nhiệm về sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo ở Afghanistan đã cầu nguyện trong khi Taliban nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul của đất nước.

“Chúng tôi đang sống những ngày vô cùng lo lắng khi chờ đợi điều gì sẽ xảy ra,” Cha Giovanni Scalese, người đứng đầu Miền Truyền Giáo Tự Trị (Mission sui iuris) ở Afghanistan, nói với Đài phát thanh Vatican. “Lời kêu gọi của tôi đối với thính giả của Đài phát thanh Vatican là xin cầu nguyện, xin cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện cho Afghanistan! Cảm ơn anh chị em.”

Sự hiện diện của Kitô Hữu ở Afghanistan có từ thời các thánh Tông đồ thành lập Giáo hội ở Phương Đông, nhưng ngày nay còn rất ít. Người Công Giáo chỉ lên đến vài trăm người ở quốc gia chủ yếu là Hồi giáo này. Nhà thờ Công Giáo duy nhất, gọi là Nhà thờ Thánh Phaolô, được thành lập vào những năm 1930, là nhà nguyện tại đại sứ quán Ý ở Kabul. Các Giáo sĩ thường trú tại ngôi thánh đường này - thường được gọi là các dòng Thánh Bácnabê – đã đến đây vào năm 1922.

Năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập một Miền Truyền Giáo Tự Trị cho Afghanistan, chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc xâm lược đất nước này sau vụ 11/9 và sau bọn Taliban bị lật đổ. Miền Truyền Giáo Tự Trị là một hình thức tài phán thấp hơn Miền Phủ Doãn Tông Tòa (Apostolic prefecture) và Miền Giám Quản Tông Tòa (Apostolic vicariate), trong một khu vực có rất ít người Công Giáo.

Lời cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ:

Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, trong giờ phút bi thảm này của lịch sử thế giới, chúng con phó thác và dâng mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, nơi nương tựa duy nhất cho niềm hy vọng, và ơn cứu độ của chúng con. Xin Mẹ hãy thương xót thế giới này, bị giằng xé bởi những xung đột khủng khiếp nhất, đang bùng cháy bởi ngọn lửa căm thù, đang là nạn nhân cho tội lỗi của chính nó. Cầu mong Trái tim của Mẹ rung động trước cảnh tượng của quá nhiều đổ nát, đau đớn và buồn bã.

Chúng con dâng hiến cho trái tim Mẹ những con người, gia đình của chúng con, đất nước của chúng con – và toàn thể nhân loại. Xin hãy bảo vệ và cứu chúng con!

Lạy Trái Tim của Mẹ Maria, nguồn tình yêu đích thực, xin lấp đầy trái tim ích kỷ của chúng con bằng lòng bác ái thiêng liêng và bằng tình yêu thương anh em chân chính, nếu không thì chẳng bao giờ chúng con có được bình an. Xin ban cho loài người và các quốc gia ơn hiểu biết và thực hiện giới luật của Con Thiên Chúa, yêu mến tha nhân, để hòa bình thực sự có thể được thiết lập vững chắc trong Công lý và Chân lý của Chúa Kitô.
Source:Church POP
 
Các cử hành đánh dấu 200 năm khánh thành nhà thờ chính tòa đầu tiên của Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
17:08 23/08/2021


Hôm 14 tháng 8 vừa qua, các Hồng Y và Giám Mục Hoa Kỳ đã cử hành 200 năm cung hiến nhà thờ chính tòa đầu tiên của Hoa Kỳ tại Baltimore. Trong các cử hành, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori đã cầm chiếc gậy mà Đức Tổng Giám Mục Ambrose Maréchal, vị Tổng Giám Mục thứ Ba của Baltimore cầm trong lễ cung hiến ngôi thánh đường này vào năm 1821.

Chương trình kỷ niệm 200 năm nhà thờ chính tòa Baltimore đã bao gồm bài nói chuyện về lịch sử của ngôi thánh đường và vị giám mục tiên khởi ở Hoa Kỳ của Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York; và bài giảng về vai trò của Đức Maria đối với đức tin của chúng ta của Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles.

Bài chia sẻ của Đức Hồng Y Dolan đã diễn ra trong buổi chiều vọng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm 14 tháng 8.

Tưởng cũng nên nói thêm, luận án tiến sĩ của Đức Hồng Y Dolan đã tập trung vào lịch sử của Giáo Hội Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách trích dẫn chương thứ năm của Phúc âm theo Thánh Matthêu: “Anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được” (Mt 5:14). Đức Hồng Y nói ngài tin rằng Đức Tổng Giám Mục John Carroll, vị giám mục tiên khởi của Hoa Kỳ, đã nghĩ chính xác điều này khi ngài lên kế hoạch xây dựng nhà thờ chính tòa đầu tiên ở đất nước mới được hình thành.

Đức Hồng Y nhận xét rằng nhà thờ chính tòa này là địa điểm gần nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ với các địa danh như Hội trường Độc lập, Núi Rushmore và Baseball Hall of Fame ở Cooperstown, New York.

Đức Tổng Giám Mục Carroll, là một người “năm mơ thực tiễn” khi muốn ngôi thánh đường mới là “sự sáng cho các dân tộc, một ánh sáng cho thế giới”, Đức Hồng Y nói.

Đức Cha Carroll được tấn phong vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1790 với tư cách là giám mục đầu tiên của Baltimore, và giáo phận của ngài vào thời điểm đó bao gồm tất cả mọi thứ ở Hoa Kỳ từ Đại Tây Dương đến sông Mississippi.

Sau đó, Đức Cha Carroll muốn chuyển từ một “Công Giáo yên lặng” trung thành với vương quyền, trong đó, đức tin chủ yếu là vấn đề cá nhân riêng tư gói kín trong 4 bức tường nhà thờ, sang một “Công Giáo kiểu Maryland” cởi mở hơn và gắn bó với xã hội hơn.

Đức Tổng Giám Mục Carroll đã được Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Thất nâng lên hàng Tổng giám mục khi vị Giáo Hoàng đưa Baltimore trở thành tổng giáo phận đầu tiên của Hoa Kỳ vào năm 1808. Ngài vui mừng khi thấy một số người Công Giáo tham gia vào lĩnh vực chính trị, bao gồm cả em trai của ngài, Daniel Carroll, một trong năm người đàn ông duy nhất ký cả hai văn bản Các Điều khoản Liên bang và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Em họ của Đức Cha Carroll, là Charles Carroll ở Carrollton, là người ký tên trong bản Tuyên ngôn Độc lập, và đã được bầu vào Thượng viện Maryland. Cả ba anh em nhà Carrolls đều học tại Học viện Dòng Tên ở Saint-Omer, bên Pháp.

Đức Hồng Y Dolan lưu ý phong cách Công Giáo mới này là yêu nước; cây nhà lá vườn, tức là, không phải Âu hóa giáo hội nhưng là hình thành một Giáo Hội với phong cách Mỹ; và được giáo dục cao. Chính vị tổng giám mục đầu tiên đã mở Đại học Georgetown như là cơ sở Công Giáo đầu tiên đào tạo bậc đại học ở Hoa Kỳ. Vị giám mục cũng muốn có một nhà thờ mới, thay vì chỉ định một nhà thờ hiện có làm nhà thờ chính tòa cho tổng giám mục.

“Ngài muốn điều tốt nhất, trên một ngọn đồi cao,” Đức Hồng Y Dolan nói, và vì thế ngài mời kiến trúc sư giỏi nhất nước là ông Benjamin Henry Latrobe, người đã thiết kế Điện Capitol của Hoa Kỳ. Ngài đã cho xây dựng một thánh đường hiện đại nhất cả nước lúc bấy giờ.

Chính thức được gọi là đền thánh Đức Mẹ Đồng trinh Maria, nhà thờ chính tòa đầu tiên của quốc gia đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 nâng lên thành Tiểu Vương cung thánh đường vào năm 1937. Năm 1972, ngôi thánh đường được công nhận là di tích quốc gia, và vào năm 1993, hội đồng giám mục Hội Đồng đã chỉ định ngôi thánh đường là một đền thờ quốc gia.

Hồng Y Dolan lưu ý rằng các tổng giám mục của Baltimore từ Hồng Y James Gibbons đến Hồng Y Lawrence Shehan và Tổng giám mục Lori, đã làm cho công bằng xã hội trở thành một dấu ấn. Ngài lưu ý rằng Cha James Boric, giám đốc hiện tại của ngôi thánh đường, đã thành lập một mục vụ đường phố đô thị có tên là “Nguồn mạch của Tất cả Hy vọng”, đi ra các đường phố của thành phố để phục vụ và gặp gỡ những người vô gia cư.

Ngày hôm sau, Đức Tổng Giám Mục Lori đã cử hành thánh lễ mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong thánh lễ, Đức Cha Barron đã giảng về vai trò của Đức Maria đối với đức tin của chúng ta.
Source:Catholic News Agency
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ba Cuộc Hội Nhập Văn Hóa thất bại trong lịch sử
Trích dịch từ Ayward Shorter
21:21 23/08/2021
Ba Cuộc Hội Nhập Văn Hóa thất bại trong lịch sử

Trích dịch từ Ayward Shorter[1]

Matteo Ricci và Lễ phép nước Ngô

Matteo Ricci sống và chết trước khi Bộ Truyền Bá Đức Tin (Propaganda Fidei) được thành lập, nhưng những thành tựu của ông đã khơi lên cuộc tranh luận gay gắt sau khi ông mất và cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục mãi đến thời đại chúng ta. Ricci là một tu sỹ Dòng Tên người Ý, sinh năm 1552 và ông đã là thừa sai ở Trung Quốc. Đế quốc Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời và phức tạp, thấm nhuần bởi triết học Khổng Tử. Nền triết học này đã thâm nhập và biến đổi niềm tin Phật Giáo. Đó là một nền văn hóa coi trọng khoa học, học thuật và nặng tính chủng tộc cực đoan, nếu không muốn nói là bài ngoại. Được Alessandro Vagliano khuyến khích, các thừa sai Dòng Tên đã xác định rằng chỉ có một phương thức hành động duy nhất là Kitô giáo phải thâm nhập vào văn hóa Trung Hoa từ bên trong. Vì vậy, Dòng Tên tiến hành truyền bá nền khoa học và kỹ thuật Tây phương, và bằng cách này đóng góp cho nền học thuật Trung Hoa.

Kế hoạch đầu tiên của Ricci là mang lấy y phục và lối sống của một nhà sư. Các phật tử ít có khuynh hướng chỉ trích Kitô giáo hơn các nho sĩ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu ông khám phá phương sách ấy là sai lầm. Phật giáo không phải là tôn giáo chủ đạo của văn hóa Trung Hoa, và có nguy cơ là Kitô giáo sẽ bị loại bỏ như Phật Giáo. Cho nên Ricci quyết định đổi căn cước thành nho sĩ và làm quan để chinh phục các bậc tôn sư trí thức trong một xã hội do tư tưởng Nho Giáo thống trị. Vì thế, từ năm 1595, Ricci đã chuyển tên Matteo của mình sang tiếng Hoa là “Mã Đậu”. Ông tự đưa mình vào tầng lớp đại sứ và thư lại cao cấp, và đã thành công khi thâm nhập được vào Tử Cấm Thành của Bắc Kinh.

Ricci đã cống hiến nhiều cho nền học thuật Trung Quốc và là tác giả của hơn 20 tác phẩm viết bằng tiếng Hoa. Sự uyên bác của các tu sỹ Dòng Tên trong lãnh vực thiên văn, toán học và khoa học vật lý đã được người Trung Hoa đánh giá cao, nhất là trong việc thiết lập một dạng lịch chính xác. Thành quả này đã thay đổi toàn bộ đời sống xã hội và tôn giáo Trung Hoa. Sự dấn thân vào các lãnh vực thuộc đời sống văn hóa Trung Hoa vừa nói cũng mang lại một nguy cơ bị hiểu lầm đáng kể, và chúng ta không biết việc ấy đã diễn tiến như thế nào, bởi vì nó kết thúc khi Ricci qua đời.

Tuy nhiên, xem chừng như Ricci và các bạn cùng dòng của ông đã đi vào một cuộc đối thoại sâu xa với nền văn hóa và tôn giáo của người Trung Hoa, và họ không có ý nhắm điều gì khác hơn là hội nhập văn hóa theo đúng ý nghĩa của nó. Mục tiêu là giải thích lại theo hướng Kitô giáo những gì thuộc nền văn hóa Trung Hoa; để đến lượt mình, văn hóa ấy sẽ gần gũi lại với Kitô giáo được trình bày dưới hình thức mà người Trung Quốc thấy có thiện cảm. Có lẽ sự kiện 300 người đã chịu phép rửa vào lúc Ricci qua đời năm 1610 là thước đo mức độ thành công của chính sách này.

Bi kịch xảy ra sau khi Ricci qua đời là việc toàn bộ kế hoạch đầy tham vọng này bị giáo quyền bác bỏ, với lý do là có sự tranh cãi về ý nghĩa của một số yếu tố văn hóa, tuy rất quan trọng đối với người Trung Hoa, nhưng lại không mấy đáng quan tâm đối với Kitô giáo. Điều mỉa mai là cuộc tranh cãi này đáng lẽ phải là một thử nghiệm thực hành cho Bộ Truyền Bá Đức Tin về nguyên tắc của Bộ, là chấp nhận mọi khía cạnh văn hóa không hẳn nghịch với đức tin và luân lý Kitô giáo.

Cuộc tranh cãi liên quan đến điều được mệnh danh là: “Lễ phép nước Ngô” mà Ricci đã chấp nhận, coi như phù hợp với đức tin và luân lý Kitô giáo. Theo cách hiểu của Ricci, những nghi lễ này có ba vế. Thứ nhất là thờ Trời, và ông chấp nhận áp dụng danh hiệu truyền thống Trung Hoa là “Thiên Chủ” vào Thiên Chúa của Kitô giáo. Thứ hai là tôn kính Khổng tử, vị sáng lập Nho Giáo bằng những nghi lễ định kỳ. Và cuối cùng là thờ kính gia tiên bằng vái lạy, thắp nhang và cúng cơm ngoài mộ. Năm 1603, Ricci cho phép thờ cúng Khổng Tử và gia tiên, coi như không có tính mê tín. Ít nhất theo ông, không có bằng chứng của mê tín. Sau khi Ricci qua đời, quan điểm này bị thách thức bởi thừa sai các dòng khác. Trong nhiều trường hợp, cáo buộc của họ bao quát cả một loạt những thực hành mê tín mà Ricci đã không bao giờ cho phép. Thực ra những người tấn công nghi lễ Trung Hoa đã không có khả năng hay không muốn làm những thứ phân biệt như Ricci đã làm.

Charles Maigrot, đại diện tông tòa Phúc Kiến, đã khởi sự kết án năm 1693, và sự việc này mở đầu cho một quá trình pháp lý dai dẳng và phức tạp kéo dài đến thế kỷ sau. Một uỷ ban đặc biệt gồm các Hồng Y được triệu tập để xem xét vấn đề, và Đức Giáo Hoàng Clemente IX đã ra một sắc lệnh kết án nghi lễ Trung Hoa năm 1704. Đức Benedicto XIV đã kết thúc cuộc bàn cãi qua sắc lệnh Ex Quo Singulari năm 1742. Việc kết án bao gồm nhiều thực hành chúng không phải khởi đầu cho tranh cãi, và được coi là nghịch lại giáo lý Kitô giáo.

200 năm sau, những quyết định lên án này đã được rút lại và sự khôn ngoan của Ricci đã được nhìn nhận một cách muộn màng. Năm 1935, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã chấp nhận việc thờ kính Khổng Tử như một thực hành không cốt yếu tôn giáo và vì thế không nghịch lại giáo lý Kitô giáo. Bốn năm sau, năm 1939, Đức Piô XII ra huấn thị Instructio Circa Quasdam Ceremonias Super Ritibus Sinensibus (Huấn thị liên quan đến các Nghi lễ Trung Hoa). Huấn thị này đã chấp nhận những nghi lễ truyền thống Trung Hoa về an táng và việc thờ kính gia tiên. Vài năm sau, người Cộng sản lên cầm quyền ở Trung Hoa, và người Công Giáo bị bách hại phần lớn chỉ vì tính dạng ngoại lai và quan hệ với người ngoài. Ở Đài Loan, sau công đồng Vaticano II, những người Công Giáo theo Trung Hoa Dân Quốc đã có thể cử hành việc tôn kính tổ tiên trong khuôn khổ của chính phụng vụ Kitô giáo. Người ta không thể không tự hỏi liệu lịch sử Giáo hội Trung Hoa lục địa sẽ đã ra sao nếu giáo quyền trưởng thành đủ về phương diện thần học để chấp nhận thử nghiệm của Matteo Ricci trong khi ông còn sống hay liền sau khi ông qua đời.

Sự thay đổi lập trường của Giáo hội về “Lễ phép nước Ngô” chiếm một mối quan ngại dai dẳng nơi các tín hữu vừa mới đón nhận Tin mừng và cũng có truyền thống tôn kính tổ tiên. Những người này chủ yếu là nhóm dân thiểu số ở Châu Phi có truyền thống tôn kính tổ tiên. Trong một số trường hợp, lòng tôn kính như vậy có thể đưa tới một hình thức thờ quỷ thần tội lỗi, đặc biệt ở nơi mà người chết được coi là thành thần. Nhưng trong đa số các trường hợp, đấy là một thực hành có thể hòa giải dể dàng với niềm tin và thực hành Kitô giáo. Một ví dụ điển hình của việc hòa giải này là nghi lễ an táng của người Công Giáo mới theo đạo ở Zimbahwe.

***********

Roberto de Nobili ở Ấn độ

Roberto de Nobili, thừa sai Dòng Tên ở Ấn Độ, sinh năm 1577 và là con của một bá tước người Ý. Tại Ấn Độ, ông đã sử dụng chính cái gốc quý tộc của mình để đưa giáo lý vào các tập cấp cao trong xã hội. Cũng như Ricci ở Trung Hoa, ông nhắm việc trở lại của các thành phần ưu tú, và thâm nhập thế giới của các học giả và trí thức. Ông là người Châu Âu đầu tiên học tiếng Sanskrit và đã đọc kinh thư Ấn giáo thuộc Veda và Vednta trong nguyên bản. Ông nhận lấy y phục và cách sống của một nhà tu hành thoát tục Ấn giáo và được gọi là Rjah SaỴnyasi hay “tu nhân cao quý”.

Kitô giáo ở Ấn Độ phải đối đầu với một hệ thống tập cấp cứng nhắc của Ấn giáo, và chuyện này đặt ra một vấn đề lưỡng nan cho các thừa sai. Tập trung nỗ lực vào đẳng cấp tiện dân cũng có nghĩa là chia tay mãi mãi với khả năng gây ảnh hưởng cho các thành phần ưu tú. Kế hoạch của De Nobili là thâm nhập chính hệ thống tập cấp ấy và tiếp cận với chính tập cấp cao nhất là Bà-la-môn (tế sư). Để đạt được mục đích này, ông đã phải chấp nhận một loạt những thực hành văn hóa và lợi dụng được sự phân biệt của Bộ Truyền Bá Đức Tin giữa một bên là những nghi lễ hoặc phong tục có bản chất tôn giáo, và bên kia là nghi lễ hay phong tục mà bản chất là dân sự. Sự phân biệt này đã tạo điều kiện cho De Nobili coi phần lớn các yếu tố văn hóa Bà-la-môn là phù hợp với Tin mừng.

Sự thành công của chiến lược truyền giáo De Nobili đã được chứng tỏ qua việc ông Çivadharma, một học giả siêu đẳng Bà-la-môn đã theo đạo và được giữ lại lối sống trước đó. Khi De Nobili cuối cùng rời Madras, ở đấy đã có hơn 4 ngàn kitô hữu. Tuy nhiên, chẳng bao lâu phương pháp của ông bị giáo quyền đe dọa, và ông bị kết án năm 1610. De Nobili kháng cáo lên Roma và cuối cùng Roma đã đưa ra phán quyết ủng hộ ông không lâu sau khi Bộ Truyền Bá Đức Tin được thành lập năm 1623.

Dẫu thế, ông đã bị cấm không được rửa tội suốt 13 năm của tiến trình pháp lý này. Thêm vào đó, Giáo hội tại Ấn Độ đã rời bỏ cuộc thử nghiệm của ông sau khi ông về hưu và qua đời năm 1656. Mãi tới thời đại chúng ta, trước thềm công đồng Vatican II, các SaỴnyasi Kitô giáo mới xuất hiện trở lại và các ashram hay trung tâm cầu nguyện Kitô giáo mới được thiết lập theo kiểu Ấn giáo.

************

Pedro Paez ở Ethiopia

Nước Ethiopia Kitô giáo đã bị cắt đứt liên lạc với Kitô giáo Châu Âu do sa mạc, vị trí xa xôi và Hồi giáo. Chỉ tới giữa thế kỷ 15, Châu Âu mới biết được thật sự về nước này. Năm 1441, do kết quả đàm phán của Giáo Hoàng với Thượng phụ Copte ở Alexandria và cộng đồng người Ethiopia ở Giêrusalem, mà một phái đoàn Ethiopia được gửi đi tham dự công đồng Florence. Đầu thế kỷ 16, một nhóm thừa sai dòng Phan sinh được gởi từ Giêrusalem đi Ethiopia nhưng không thành công được bao nhiêu, khi mà Châu Âu đang trong thời kỳ Cải Cách đau đớn.

Đến thập niên đầu tiên của thế kỷ tiếp theo, mới có một tu sỹ Dòng Tên được gửi đến Ethiopia trong một phái đoàn, và đó là Pedro Paez. Ông đến vào năm 1607. Nhà thừa sai Tây ban nha này hết sức khoan dung đối với văn hóa Kitô giáo Ethiopia. Ông chấp nhận phụng vụ Ethiopia và đã thuyết phục thành công người Negus tuyên xưng hai bản tính của Đức Kitô, đồng thời hợp thức hóa sự hiệp nhất Giáo hội Ethiopia với Rôma. Ngày Sabát của người Dothái cũng bị bãi bỏ và hàng ngàn người Ethiopia chịu phép rửa, xưng tội và rước lễ từ tay các thừa sai.

Tất cả những thành tựu của Paez đã bị thiêu rụi bởi người kế nhiệm ông, thượng phụ Dòng Tên Bồ đào nha tên là Mendez. Ông này đến đây năm 1625 với tám thừa sai khác. Mendez là một người chủ trương Latinh-hóa không khoan nhượng. Ông không chỉ nhấn mạnh đến tiếng Latinh, mà cả lịch La-mã và chủ trương chỉ một lối hiệp thông Kytô hữu thôi. Thêm vào đó, ông còn ra lệnh rửa tội lại tất cả các tín hữu Ethiôpia, phong chức lại cho các linh mục, rửa lại các bàn thờ và đưa ra khỏi các nhà thờ thánh tích của các thánh Ethiôpia.

Kết quả của sự xúc phạm không thể tin được đối với văn hóa cổ xưa và nghi lễ của Giáo hội Ethiopia này, là họ lập tức quay lại với ly giáo và khôi phục lòng thù ghét cực độ đối với Rôma và tất cả những gì mà Rôma bảo vệ. Tiếp đó, các thừa sai Latinh bị thảm sát, và chỉ đến thế kỷ 19 các nhà thừa sai Công Giáo mới nhận lại nghi tiết Ethiôpia và sau đó tiến hành truyền chức linh mục và giám mục.

Chuyển ngữ: QM và DS

Hiệu đính: Hoành Sơn

**************

Một vài cảm nghĩ của Hoành Sơn

Á Châu (nhất là với Đông Á và Nam Á) chiếm tới 2/3 dân số thế giới. Thế mà nay, sau gần 500 năm truyền giáo, với biết bao nhân lực và tài lực bỏ ra, Công Giáo chỉ mới đến được với chưa đầy 3/100 số người tại đó. Trái lại, cũng trong thời gian này, đạo đã phủ kín Châu Mỹ và Châu Đại Dương rồi.

Tại sao thế? Hẳn là vì vào thời ấy, Châu Mỹ và Châu Đại Dương còn sống theo bộ lạc, trong khi Ấn Độ có sẵn một nền tôn giáo khá cao, còn văn minh nhân bản Trung Quốc thì khó có vùng trời nào sánh kịp. Để xâm nhập hai khối văn minh này, Đạo không thể không cởi bỏ chiếc áo Tây đang mặc (như KTG thời sơ khai đã theo chân Phaolô-Bacnabê mà rũ bỏ các tập tục Do Thái) để vào khuôn trong hai văn hóa mới ấy, có thế mới phát triển dễ cả về chiều rộng (đông người theo đạo) lẫn chiều sâu (nhiều thánh nhân không phải thánh tử đạo).

Thật ra, thì đã có những nhóm làm công cuộc HNVH táo bạo này rồi, và họ đã thành công ban đầu. Thế nhưng cuối cùng họ đều thất bại cả, dù Ricci bên Tầu hay Di Nobili bên Ấn, và Paez bên Ethiopia. Vi sao vậy? Vì những người khác, cùng Dòng hay khác Dòng, Giáo quyền địa phương hay Giáo quyền trung ương, phần do định kiến và tầm nhìn hạn hẹp kiểu Giacôbê, phần không chịu tìm hiểu trước và kỹ lưỡng về con người và tập tục của vùng đất họ mang ánh sáng Phúc âm đến. Và hậu quả thật tai hại, đáng khủng khiếp : hằng triệu triệu người do đó mà không đến được với đức tin, thậm chí vì thế có thể “mất linh hồn”, đồng thời không một thánh hiển tu nào xuất hiện nổi! Hỏi ai chịu trách nhiệm đây?

Chúng ta thử tưởng tượng xem : Giả như tại công đồng thứ nhất (ở Giêrusalem) nhóm Phaolô-Bacnabê thất bại, thì liệu trong một thời gian ngắn, KTG có mở rộng được khắp đế quốc La mã, tới cả Ấn Độ như thế hay không? Và khi ấy, nhóm Giacôbê có biết tội mình, vì bảo thủ mà để cho biết bao dân không đến được với đức tin KTG? Hẳn có ngưới sẽ vặn lại : -Thì hãy cứ hướng mắt về phía Hồi giáo mà xem, họ đã chẳng tràn lan khắp vùng Địa Trung Hải, sang tới Ấn Độ và Trung Quốc đấy sao, dù họ bắt tất cả phải ăn mặc theo Ả Rập và nói tiếng Ả Rập. Thế nhưng xin quý bạn lưu ý cho: Họ đã truyền giáo bằng chiến tranh và phân biệt đối xử, chứ không bằng cách thuyết phục và phục vụ trong yêu thương như chúng ta.

*

May thay, có lẽ giờ đã điểm để Giáo hội Châu Á thức tỉnh. Vâng, chúng tôi đã rất đỗi vui mừng khi thấy trong Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á năm 1998, các giám mục đã nhao nhao đứng lên đòi quyền Hội nhập văn hóa và Đối thoại tôn giáo, trong số đó có ít nhất sáu giám mục Việt Nam. Thế nhưng rồi mười năm đã qua đi, mà hình như chẳng có gì thay đổi cả.

Thật ra, đã có mấy cuộc họp sôi nổi của FABC (Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Châu Á) và ba cuộc tọa đàm hay hội thảo ở Huế và Saigon, nhưng rồi sau đó tất cả lại LẶNG NHƯ TỜ trở lại. Riêng trong cuộc hội thảo năm 2002 ở thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGM.VN đã hứa sẽ triệu tập các chuyên gia để bàn việc thay đổi các nghi lễ. Thế nhưng rồi, sáu năm trôi qua mà chẳng thấy chi rục rịch hết! Giáo dân VN thì rất thụ động, ở trên không ra lệnh thì chẳng ai động đậy chân tay. Trong khi ấy, các Đức Cha lại ngại thay đổi, không muốn phiền vào thân làm gì.

Và cuộc sống GHVN cứ triền xuôi như thế, rất ÊM ĐỀM. Ba bài học HNVH thất bại trong quá khứ, chứ ba mươi bài học cũng thế thôi. Vì bài học thì có, mà học bài thì chẳng ai thật sự học cả. Nên đã chẳng có ai Dám đứng ra chịu trách nhiệm về những thất bại đắng cay trong quá khứ, và cũng chẳng mấy ai được thúc đẩy để Dám đứng lên lãnh lấy trách nhiệm mới và những chống đối có thể kèm theo bây giờ.

________________________________________

[1] A. Shorter, Toward a theology of Inculturation, Geoffrey Chapman, Anh quốc, 1988, tr.157-161.

Chuyển ngữ Q.M. và D.S.

Hiệu đính : Hoành sơn.

Nguồn: Dòng Tên Việt Nam -

Dòng Chúa Giêsu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thần Tiên
Dominic Đức Nguyễn
17:10 23/08/2021
TUỔI THẦN TIÊN

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Tìm đâu thấy cửa Thiên Đường?

-Nhìn trong đáy mắt nụ cười tuổi thơ

(bt. phỏng theo lời Chúa)
 
VietCatholic TV
Quá đáng: Tượng Thánh Bernadette mới lắp đặt đã bị phá hoại. Sống sót dưới tay Taliban là phép lạ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:24 23/08/2021


1. Đức Tổng Giám Mục Du Huỳnh Trị cử hành Thánh lễ tưởng niệm vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc tại Vatican

Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), đã chủ trì một thánh lễ tại Vatican để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 200 của linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc, Thánh Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아).

Thánh lễ hôm thứ Bảy 21 tháng 8, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô là thánh lễ chính thức đầu tiên do Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc chủ sự kể từ khi ngài nhậm chức Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ của Vatican. Đây cũng là thánh lễ đầu tiên được cử hành bằng tiếng Hàn tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong hơn sáu năm qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đặc biệt trong dịp này.

Thánh Anrê Kim Đại Kiến bị hành quyết năm 1846 ở tuổi 25 vì thực hành đức tin của mình trong bối cảnh Kitô Giáo bị đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), khi vua Thuần Tổ (Sunjo, 순조) mới lên ngôi. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1984.

Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị là người Hàn Quốc đầu tiên và người Á châu thứ hai được bổ nhiệm vào vị trí tổng trưởng một Bộ của Tòa Thánh.

Tổng giám mục Hàn Quốc chủ trì Thánh lễ tưởng niệm vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc tại Vatican


Source:KBS

2. Bức tượng của Thánh Bernadette mới vừa được khánh thành lập tức bị phá hoại

Chiều thứ Sáu 20 tháng Tám, Giáo phận Brooklyn đã đưa ra một tuyên bố, toàn văn như sau:

Giáo phận Brooklyn chiều nay muốn báo cáo với anh chị em một hành động phá hoại đã gây ra sự phá hủy bức tượng Thánh Bernadette mới được lắp đặt, nằm bên ngoài Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở khu Flushing của Queens.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 3h30 sáng nay khi một người đàn ông nhảy qua hàng rào nhà thờ và xô đổ bức tượng. Tượng bị tổn thương ở vùng cánh tay và cổ tay bên trái.

Bức tượng Thánh Bernadette và một bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức đã được cung hiến vào đầu mùa hè này, để tưởng nhớ tất cả những giáo dân đã mất mạng vì Coronavirus. Cha Vincentius Do, Cha Sở của Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đã lên kế hoạch sửa chữa bức tượng.

“Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đóng một vai trò trung tâm trong đức tin và trong sự chăm sóc cho những người hàng xóm của chúng ta thông qua các thánh lễ và các dịch vụ dựa trên đức tin của chúng ta và cung cấp thực phẩm cho những người đói. Chắc chắn rằng hành động phá hoại này đang gây khó chịu, nhưng các tín hữu của nhà thờ Thánh Thiên Thần Micae và tôi đang cầu nguyện cho kẻ đã thực hiện hành động này chống lại nhà thờ của chúng tôi. Điều quan trọng là phải tìm ra điều tốt đẹp trong mọi sự, và vì vậy tôi muốn nhân cơ hội này để khuyến khích công chúng tôn trọng nhà thờ và tài sản của chúng tôi, cũng như của tất cả các nơi thờ phượng,” Cha Vincentius Do nói.

Quận 109 của Sở Cảnh sát Thành phố New York đang điều tra. Bất kỳ ai có thông tin được yêu cầu gọi cho Crime Stoppers theo số (800) 577-TIPS (8477).

Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là giáo xứ đầu tiên được thành lập ở Quận Queens vào năm 1833, tọa lạc tại 136-76 Đại lộ 41 ở Flushing. Thánh Bernadette là vị thánh bảo trợ cho người nghèo, những người bị nhạo báng vì đức tin của họ, và những người bệnh tật.
Source:Diocese Of Brooklyn

3. Thượng hội đồng Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar thảo luận về hình thức thánh lễ thống nhất

Nỗ lực thực hiện phương thức cử hành Thánh lễ thống nhất của Thượng Hội đồng Giáo hội Syro-Malabar đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các linh mục của nhiều giáo phận khác nhau. Một bộ phận các linh mục phản đối động thái của Thượng Hội đồng muốn thực hiện 'Raza Qurbana', mà các ngài e rằng sẽ phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội.

Thượng Hội Đồng Giám Mục quan trọng đã thảo luận về thánh lễ thống nhất vào ngày thứ ba Diễn từ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa thánh hôm thứ Ba, đã thúc đẩy nhu cầu thảo luận thêm của các linh mục trước khi thực hiện Raza Qurbana một cách đồng loạt.

Các cuộc thảo luận về các vấn đề phụng vụ bắt đầu vào thứ Ba sau bài phát biểu của Sứ thần Tòa thánh. Đức Cha Girelli, từng là Đại Diện Không Thường Trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam đã đề cập đến bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô. “Trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội các bạn, mong muốn của Đức Thánh Cha về việc nhanh chóng thực hiện chế độ cử hành thống nhất là một lời kêu gọi hiệp nhất và không gây chia rẽ, và do đó cần phải được phân tích theo ngữ cảnh. Vì vậy, tôi khuyến khích Thượng Hội đồng đánh giá khung thời gian cho một quá trình thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ sự hợp nhất của Giáo hội anh em”.

Sứ thần cũng nói thêm rằng cần có sự rõ ràng về định hướng thống nhất 50/50. Nghĩa là cử hành Phụng vụ Lời Chúa thì đối diện với dân chúng, còn Phụng vụ Thánh Thể thì đối diện với bàn thờ, như một mục tiêu chính cần đạt được tại tất cả các giáo xứ hải ngoại, ở những nơi hành hương, và trong các chủng viện lớn và liên giáo phận.

Sứ thần Tòa Thánh nhấn mạnh rằng:

“Tuy nhiên và chính xác để tránh xung đột không cần thiết, và để duy trì sự hiệp thông, tôi mời anh em khuyến khích tất cả các giáo sĩ của anh em khiêm tốn chấp nhận quyết định của Thượng Hội đồng về sự hiệp nhất phụng vụ, được Đức Thánh Cha Phanxicô tán thành một cách rõ ràng.”
Source:Indian Express

4. Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury phát biểu trước Hạ Viện Anh về tình hình ở Afghanistan

Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury đã có bài phát biểu thu sẵn được gởi tới Hạ viện vào ngày 18 tháng 8 sau khi Quốc hội được triệu tập vì Afghanistan sụp đổ. Toàn văn bài phát biểu của ngài như sau.

Thưa các ngài,

Tôi đặc biệt mong đợi ngày hôm nay được nghe các vị Dân biểu cao quý và hào hiệp, các nhà ngoại giao và những người khác có kiến thức địa phương ở Afghanistan. Chúng tôi nhớ rất rõ lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh trong 20 năm qua, cũng như sự can đảm được thể hiện bởi vị đại sứ của chúng ta và những người phục vụ ở Afghanistan vào lúc này, cùng với các đồng nghiệp và phóng viên của họ. Khi chúng ta nhìn lại, tôi nhớ đến một nhà thờ chính tòa, đầy chật người trong tang lễ của một người lính: gia đình và nhiều đồng nghiệp im lặng trong trang nghiêm, một số người bị thương, thương tiếc cho sự mất mát của họ.

Thất bại mà chúng ta phải đối mặt ngày nay không phải là quân sự hay ngoại giao: họ đã làm tất cả những gì có thể. Đó là chính trị. Sự phục hồi và hy vọng sẽ đến với Afghanistan với cam kết hỗ trợ của chúng ta cho những người cần nhất và tuyệt vọng nhất. Chúng ta đã chứng minh được năng lực của mình khi đối phó với các thế lực mềm dẻo cũng như cứng rắn.

Chúng ta mắc nợ một giao ước đạo đức tuyệt đối, quảng đại đối với tất cả những người gặp rủi ro vì họ đã phục vụ cùng chúng ta ở Afghanistan; và nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc cam kết thường xuyên được tuyên bố của chúng ta đối với tương lai của các công dân của quốc gia này, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái. Một người tị nạn Afghanistan, hiện là công dân Vương quốc Anh đã nói với tôi trong tuần này, “các gia đình trong những lúc khó khăn như vậy đã thuộc về nhau”. Lời nói của ông không phải là chính trị mà là một tiếng nói nhân bản. Đây là về vấn đề đạo đức chứ không phải là những con số. Liệu Chính phủ có xác nhận rằng chính sách của họ sẽ phản ánh nghĩa vụ đạo đức và không bị kiểm soát bởi các con số hay không?

Ở Pakistan, một quốc gia đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn, bao gồm cả dòng người tị nạn, chúng ta phải thực hiện đối thoại và hỗ trợ, học cách đào sâu lại kiến thức tôn giáo và văn hóa, là điều cần thiết để làm việc hiệu quả. Chúng ta không được đặt bất kỳ nhóm nào ở đó, hoặc ở Afghanistan, vào một góc mà họ có thể bị đẩy đến những cực đoan lớn hơn. Viện trợ mà chúng ta cung cấp phải hỗ trợ đối thoại, khơi dậy hy vọng và chuẩn bị cho sự hòa giải. Và nguồn viện trợ đó phải thực sự bổ sung chứ không phải được chuyển đến từ những nơi khác cũng đang cần. Tôi xin hỏi Chính phủ, có phải chúng ta đang làm như thế không?

Chúng ta phải tái cam kết với tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở mọi nơi, đó là một điểm cho đến nay vẫn chưa được đề cập nhiều. Điều đó phải được thảo luận ở Pakistan và Afghanistan đối với các tín hữu Kitô và các cộng đồng tôn giáo như Shia, Hindu, Jains, Ahmadis và Sikh. Một WhatsApp, từ một Kitô Hữu ở Afghanistan hôm qua, đã yêu cầu hỗ trợ ở đó và ở Pakistan. Thật đáng nhớ khi người ấy nói “Tôi sẵn sàng chết cho Chúa Giêsu, nhưng tôi không muốn chết trong quên lãng”.

Thưa các ngài, đây là khoảng thời gian rất tồi tệ, đặc biệt là đối với rất nhiều người ở Afghanistan, và đối với những người đã phục vụ ở đó. Đây là thời gian để cầu nguyện khiêm nhường - và để chúng ta thể hiện sự hào phóng, đức hạnh và lòng can đảm. Việc xây dựng lại danh tiếng của chúng ta theo những cách như vậy sẽ mang lại cho nhiều người khác hy vọng.
Source:Anglican News
 
Lạ lùng: La liệt các ca dương tính trong tu viện, nhưng không ai bị sao. 200 năm VCTĐ đầu tiên ở Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:01 23/08/2021


1. Đức Thượng Phụ Kirill hủy chuyến hành hương hàng năm vì tu viện tràn ngập các ca dương tính

Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa đã hủy bỏ chuyến viếng thăm truyền thống vào mùa hè tới tu viện lịch sử Đấng Cứu Thế Biến Hình trên quần đảo Solovki, ở phía bắc của Nga gần với Bắc Cực.

Vì khó đến được tu viện vào các mùa khác, nên Đức Thượng Phụ thường đến đó để dự lễ Mẹ Thiên Chúa An Nghỉ, được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 theo lịch Julian của Giáo hội Chính thống. Những ngày đó cũng là dịp tưởng nhớ những người sáng lập tu viện, là các Thánh Zosima và Savvatij mừng vào ngày 21 tháng 8, và “cộng đồng các Thánh Solovki” mừng vào ngày 22 tháng 8.

Theo thông cáo chính thức, chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ đã bị đình chỉ vì sự lây nhiễm coronavirus tràn lan trong tu viện.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho biết: “Đức Thượng Phụ với nỗi buồn đã buộc phải hủy bỏ chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ rất lâu”. Giọng điệu của tuyên bố không che giấu được sự thất vọng sâu sắc của Đức Thượng Phụ Kirill đối với Đức Giám Mục Porfirij, một trong những người chống lại lệnh buộc phải chích vắc xin của Chính Thống Giáo.

Đức Cha Porfirij đã bị cách ly trong các phòng của tu viện kể từ ngày 14 tháng 8 do một dạng nhiễm vi rút không nghiêm trọng. Bản thân vị giáo chủ đã sống biệt lập kể từ khi bị lockdown đầu tiên vào năm 2020 ở Peredelkino, ngoại ô Mạc Tư Khoa, với nỗi sợ lây lan, rất hiếm khi ra ngoài cho các cuộc họp đặc biệt quan trọng.
Source:Asia News

2. Đoàn rước của Hồi Giáo Shiite ở Pakistan bị đánh bom, ít nhất 3 người thiệt mạng

Cảnh sát địa phương cho biết, một quả bom cực mạnh bên đường đã phát nổ giữa đoàn rước của người Hồi giáo dòng Shiite ở miền trung Pakistan hôm thứ Năm, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát và xe cứu thương đang lao về nơi xảy ra vụ nổ. Một số người bị thương đã được nhìn thấy đang chờ sự giúp đỡ dọc theo một con đường ở thành phố Bahawalnagar, thuộc tỉnh Punjab, miền đông tỉnh Punjab, nơi vụ tấn công xảy ra.

Cảnh sát thành phố Mohammad Asad và thủ lĩnh người Shiite Khawar Shafqat xác nhận vụ đánh bom. Các nhân chứng cho biết căng thẳng hiện đang ở mức cao trong thành phố, với những người Shiite phản đối vụ tấn công và yêu cầu những kẻ khủng bố phải bị trừng phạt.

Shafqat cho biết vụ nổ đã phát ra khi đoàn rước đang đi qua một khu phố đông đúc được gọi là Muhajir Colony. Ông lên án vụ tấn công và kêu gọi chính phủ tăng cường hơn nữa an ninh tại các lễ rước như vậy, vốn cũng đang diễn ra ở các khu vực khác của đất nước.

Thông tin liên lạc trong khu vực gặp nhiều khó khăn do chính quyền đã đình chỉ dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc một ngày trước lễ hội Ashoura của người Hồi Giáo Shiite.

Lễ tưởng niệm hàng năm này là để thương tiếc cái chết của Hussein, cháu trai nhà tiên tri Muhammad,vào thế kỷ thứ 7. Hussein được xem là một trong những vị thánh được yêu mến nhất của Hồi giáo Shiite.

Đối với người Shiite, việc tưởng nhớ Hussein là một sự kiện xúc động chứng kiến nhiều tín đồ khóc thương trước cái chết của ông trong trận Karbala, ngày nay thuộc Iraq.

Người Shiite là một nhóm tôn giáo thiểu số ở Pakistan nơi đa số dân Hồi Giáo dòng Sunni. Những người Hồi giáo dòng Sunni cực đoan coi người Hồi Giáo Shiite là những kẻ bội đạo đáng bị giết chết.
Source:Religion News

3. Linh mục đã thánh hiến Afghanistan cho Đức Mẹ Fatima xin những lời cầu nguyện

Bạn có biết Afghanistan đã được thánh hiến cho Đức Mẹ Fatima không?

Cha Giovanni Scales, nhà truyền giáo dòng Bácnabê và là người đứng đầu Miền Truyền giáo của Afghanistan, đã thánh hiến Afghanistan cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 10 năm 2017. Ngài đã tổ chức một buổi lễ trong nhà nguyện của đại sứ quán Ý với quân đội, dân thường và các nữ tu Công Giáo.

Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hướng về trời cao” và dành đất nước cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.

“Chúng tôi đang sống những ngày vô cùng lo lắng chờ đợi điều gì sẽ xảy ra”, Cha Giovanni Scalese dòng Thánh Bácnabê nói.

Vị linh mục chịu trách nhiệm về sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo ở Afghanistan đã cầu nguyện trong khi Taliban nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul của đất nước.

“Chúng tôi đang sống những ngày vô cùng lo lắng khi chờ đợi điều gì sẽ xảy ra,” Cha Giovanni Scalese, người đứng đầu Miền Truyền Giáo Tự Trị (Mission sui iuris) ở Afghanistan, nói với Đài phát thanh Vatican. “Lời kêu gọi của tôi đối với thính giả của Đài phát thanh Vatican là xin cầu nguyện, xin cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện cho Afghanistan! Cảm ơn anh chị em.”

Sự hiện diện của Kitô Hữu ở Afghanistan có từ thời các thánh Tông đồ thành lập Giáo hội ở Phương Đông, nhưng ngày nay còn rất ít. Người Công Giáo chỉ lên đến vài trăm người ở quốc gia chủ yếu là Hồi giáo này. Nhà thờ Công Giáo duy nhất, gọi là Nhà thờ Thánh Phaolô, được thành lập vào những năm 1930, là nhà nguyện tại đại sứ quán Ý ở Kabul. Các Giáo sĩ thường trú tại ngôi thánh đường này - thường được gọi là các dòng Thánh Bácnabê – đã đến đây vào năm 1922.

Năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập một Miền Truyền Giáo Tự Trị cho Afghanistan, chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc xâm lược đất nước này sau vụ 11/9 và sau bọn Taliban bị lật đổ. Miền Truyền Giáo Tự Trị là một hình thức tài phán thấp hơn Miền Phủ Doãn Tông Tòa (Apostolic prefecture) và Miền Giám Quản Tông Tòa (Apostolic vicariate), trong một khu vực có rất ít người Công Giáo.

Lời cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ:

Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, trong giờ phút bi thảm này của lịch sử thế giới, chúng con phó thác và dâng mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, nơi nương tựa duy nhất cho niềm hy vọng, và ơn cứu độ của chúng con. Xin Mẹ hãy thương xót thế giới này, bị giằng xé bởi những xung đột khủng khiếp nhất, đang bùng cháy bởi ngọn lửa căm thù, đang là nạn nhân cho tội lỗi của chính nó. Cầu mong Trái tim của Mẹ rung động trước cảnh tượng của quá nhiều đổ nát, đau đớn và buồn bã.

Chúng con dâng hiến cho trái tim Mẹ những con người, gia đình của chúng con, đất nước của chúng con – và toàn thể nhân loại. Xin hãy bảo vệ và cứu chúng con!

Lạy Trái Tim của Mẹ Maria, nguồn tình yêu đích thực, xin lấp đầy trái tim ích kỷ của chúng con bằng lòng bác ái thiêng liêng và bằng tình yêu thương anh em chân chính, nếu không thì chẳng bao giờ chúng con có được bình an. Xin ban cho loài người và các quốc gia ơn hiểu biết và thực hiện giới luật của Con Thiên Chúa, yêu mến tha nhân, để hòa bình thực sự có thể được thiết lập vững chắc trong Công lý và Chân lý của Chúa Kitô.
Source:Church POP

4. Các cử hành đánh dấu 200 năm khánh thành nhà thờ chính tòa đầu tiên của Hoa Kỳ

Hôm 14 tháng 8 vừa qua, các Hồng Y và Giám Mục Hoa Kỳ đã cử hành 200 năm cung hiến nhà thờ chính tòa đầu tiên của Hoa Kỳ tại Baltimore. Trong các cử hành, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori đã cầm chiếc gậy mà Đức Tổng Giám Mục Ambrose Maréchal, vị Tổng Giám Mục thứ Ba của Baltimore cầm trong lễ cung hiến ngôi thánh đường này vào năm 1821.

Chương trình kỷ niệm 200 năm nhà thờ chính tòa Baltimore đã bao gồm bài nói chuyện về lịch sử của ngôi thánh đường và vị giám mục tiên khởi ở Hoa Kỳ của Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York; và bài giảng về vai trò của Đức Maria đối với đức tin của chúng ta của Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles.

Bài chia sẻ của Đức Hồng Y Dolan đã diễn ra trong buổi chiều vọng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm 14 tháng 8.

Tưởng cũng nên nói thêm, luận án tiến sĩ của Đức Hồng Y Dolan đã tập trung vào lịch sử của Giáo Hội Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách trích dẫn chương thứ năm của Phúc âm theo Thánh Matthêu: “Anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được” (Mt 5:14). Đức Hồng Y nói ngài tin rằng Đức Tổng Giám Mục John Carroll, vị giám mục tiên khởi của Hoa Kỳ, đã nghĩ chính xác điều này khi ngài lên kế hoạch xây dựng nhà thờ chính tòa đầu tiên ở đất nước mới được hình thành.

Đức Hồng Y nhận xét rằng nhà thờ chính tòa này là địa điểm gần nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ với các địa danh như Hội trường Độc lập, Núi Rushmore và Baseball Hall of Fame ở Cooperstown, New York.

Đức Tổng Giám Mục Carroll, là một người “năm mơ thực tiễn” khi muốn ngôi thánh đường mới là “sự sáng cho các dân tộc, một ánh sáng cho thế giới”, Đức Hồng Y nói.

Đức Cha Carroll được tấn phong vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1790 với tư cách là giám mục đầu tiên của Baltimore, và giáo phận của ngài vào thời điểm đó bao gồm tất cả mọi thứ ở Hoa Kỳ từ Đại Tây Dương đến sông Mississippi.

Sau đó, Đức Cha Carroll muốn chuyển từ một “Công Giáo yên lặng” trung thành với vương quyền, trong đó, đức tin chủ yếu là vấn đề cá nhân riêng tư gói kín trong 4 bức tường nhà thờ, sang một “Công Giáo kiểu Maryland” cởi mở hơn và gắn bó với xã hội hơn.

Đức Tổng Giám Mục Carroll đã được Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Thất nâng lên hàng Tổng giám mục khi vị Giáo Hoàng đưa Baltimore trở thành tổng giáo phận đầu tiên của Hoa Kỳ vào năm 1808. Ngài vui mừng khi thấy một số người Công Giáo tham gia vào lĩnh vực chính trị, bao gồm cả em trai của ngài, Daniel Carroll, một trong năm người đàn ông duy nhất ký cả hai văn bản Các Điều khoản Liên bang và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Em họ của Đức Cha Carroll, là Charles Carroll ở Carrollton, là người ký tên trong bản Tuyên ngôn Độc lập, và đã được bầu vào Thượng viện Maryland. Cả ba anh em nhà Carrolls đều học tại Học viện Dòng Tên ở Saint-Omer, bên Pháp.

Đức Hồng Y Dolan lưu ý phong cách Công Giáo mới này là yêu nước; cây nhà lá vườn, tức là, không phải Âu hóa giáo hội nhưng là hình thành một Giáo Hội với phong cách Mỹ; và được giáo dục cao. Chính vị tổng giám mục đầu tiên đã mở Đại học Georgetown như là cơ sở Công Giáo đầu tiên đào tạo bậc đại học ở Hoa Kỳ. Vị giám mục cũng muốn có một nhà thờ mới, thay vì chỉ định một nhà thờ hiện có làm nhà thờ chính tòa cho tổng giám mục.

“Ngài muốn điều tốt nhất, trên một ngọn đồi cao,” Đức Hồng Y Dolan nói, và vì thế ngài mời kiến trúc sư giỏi nhất nước là ông Benjamin Henry Latrobe, người đã thiết kế Điện Capitol của Hoa Kỳ. Ngài đã cho xây dựng một thánh đường hiện đại nhất cả nước lúc bấy giờ.

Chính thức được gọi là đền thánh Đức Mẹ Đồng trinh Maria, nhà thờ chính tòa đầu tiên của quốc gia đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 nâng lên thành Tiểu Vương cung thánh đường vào năm 1937. Năm 1972, ngôi thánh đường được công nhận là di tích quốc gia, và vào năm 1993, hội đồng giám mục Hội Đồng đã chỉ định ngôi thánh đường là một đền thờ quốc gia.

Hồng Y Dolan lưu ý rằng các tổng giám mục của Baltimore từ Hồng Y James Gibbons đến Hồng Y Lawrence Shehan và Tổng giám mục Lori, đã làm cho công bằng xã hội trở thành một dấu ấn. Ngài lưu ý rằng Cha James Boric, giám đốc hiện tại của ngôi thánh đường, đã thành lập một mục vụ đường phố đô thị có tên là “Nguồn mạch của Tất cả Hy vọng”, đi ra các đường phố của thành phố để phục vụ và gặp gỡ những người vô gia cư.

Ngày hôm sau, Đức Tổng Giám Mục Lori đã cử hành thánh lễ mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong thánh lễ, Đức Cha Barron đã giảng về vai trò của Đức Maria đối với đức tin của chúng ta.
Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Khúc Ca Dâng Mẹ
Khanh Lai
02:18 23/08/2021