Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/08: Tiệc Cưới Nước Trời – Lm. Phêrô Hoàng Kim Huy, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:02 17/08/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: ‘Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!’ Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: ‘Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.’ Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.
‘Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?’ Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: ‘Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít’.”
Đó là lời Chúa
Sớm hay muộn không quan trọng
Lm. Minh Anh
05:53 17/08/2022
SỚM HAY MUỘN KHÔNG QUAN TRỌNG
“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!”.
Richard L. Evans nói, “Bi kịch của cuộc đời không phải là nó kết thúc quá sớm, mà là chúng ta chờ đợi quá lâu để bắt đầu nó! Và Thiên Chúa vẫn hằng đợi chờ cái bắt đầu đó nơi mỗi người. Với Ngài, không bao giờ là quá trễ, ‘sớm hay muộn không quan trọng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Richard L. Evans được gặp lại trong câu chuyện “Thợ Làm Vườn Nho”, một dụ ngôn khác về Nước Trời, trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta có thể thiên về những người càu nhàu, vì xem ra không công bằng khi những người chỉ làm một giờ lại nhận lương giống hệt những người vào làm từ sáng sớm, chịu nắng nóng cả ngày. Như vậy, nếu Thiên Chúa là Chủ Vườn, thì dường như với Ngài, người vào trước, kẻ vào sau, ‘sớm hay muộn không quan trọng!’.
Dẫu tất cả đã thoả thuận với quy ước, nhưng vẫn công bằng và lịch sự khi người đến sớm có thể được cho nhiều hơn, hoặc người đến muộn sẽ lãnh ít hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta đồng ý như thế, thì điều đó lại vô tình tiết lộ rằng, suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ của con người chứ không phải suy nghĩ của Thiên Chúa! Vì đúng ra, chúng ta phải biết cảm ơn Chúa, Chủ Vườn, bởi với Ngài, ‘sớm hay muộn không quan trọng!’. Bao nhiêu lần, chúng ta ‘đến muộn!’.
Dụ ngôn phản ánh tình hình của Giáo Hội sơ khai. Các Kitô hữu đầu tiên là những người Do Thái, vốn thuộc về một dân tộc có lịch sử tôn giáo hàng nghìn năm, họ là dân riêng của Chúa. Sau đó, những người ngoại bắt đầu được nhận vào cộng đồng; một số trong họ có thể đến từ các môi trường hoàn toàn ngoại giáo; họ có thể đã sống một cuộc sống rất vô luân. Tuy nhiên, một khi được chấp nhận và chịu phép Rửa, họ được hưởng mọi đặc ân của cộng đồng. Cách nào đó, có vẻ không công bằng! Nhưng đây là sự công bằng của Chúa. Thiên Chúa dành tất cả tình yêu của Ngài cho tất cả mọi người mà không loại trừ những ai vừa biết nó, để mở lòng đón nhận nó. Điều đó xảy ra ‘sớm hay muộn không quan trọng’. Thực tế, những người đến sau chỉ làm một giờ không khiến cho nhu cầu của họ kém hơn những người đến sớm hơn. Công bằng của Chúa được đo bằng nhu cầu của chúng ta chứ không bằng phép phân chia toán học.
Những gì mỗi thợ nhận được là một biểu tượng tình yêu của Chủ Vườn. Người đến sớm, kẻ đến muộn, nhận được như nhau tình yêu của Chủ. Tình yêu đó không có nhiều mức độ; nó luôn luôn là 100 phần trăm. Thiên Chúa là Tình yêu; Ngài không thể không yêu, cũng không thể không yêu toàn bộ. Đây là điều có thể xảy ra với chúng ta, và có lẽ nó đã xảy ra! Quên điều đó, chúng ta có thể xa rời Thiên Chúa. Tôi có thể di chuyển rất xa; nhưng tôi biết, bất cứ lúc nào tôi quay về, có thể là giờ thứ 11, Ngài vẫn dang rộng vòng tay ôm lấy tôi; ‘sớm hay muộn không quan trọng!’. Thánh Vịnh đáp ca và bài đọc Êzêkiel cũng cho thấy điều đó, “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì!”. Tình yêu của Chúa thật lạ lùng, Ngài tìm kiếm và chờ đợi từng con chiên, dành lại từng con chiên, để không có con nào phải thiếu thốn một điều gì.
Anh Chị em,
“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!”. Thiên Chúa chờ đợi mỗi linh hồn đi vào vườn nho của Ngài với lòng kiên nhẫn vô hạn. Ngài mừng từng linh hồn khi nó bước vào. Hãy ước ao có một tấm lòng như tấm lòng của Chúa, vốn mong đợi với hy vọng các linh hồn khác sẽ vào vườn nho và vui mừng về những của cải Ngài muốn tuôn đổ cho tất cả mọi người; ‘sớm hay muộn không quan trọng!’. Khiêm tốn là điều kiện tiên quyết để vào Nước Trời. Bất kể chúng ta từ đâu đến, bất kể quá khứ làm sao, việc nhận ra vòng tay của Chúa và món quà Ngài tặng sẽ giành cho chúng ta một phần thưởng lớn. “Đừng chờ đợi quá lâu để bắt đầu nó!”. Hãy thừa nhận rằng, tôi đã được nhận vào vườn nho ân huệ của Ngài và rằng, mọi thứ là một món quà không đáng có!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa tìm kiếm và chờ đợi linh hồn con, linh hồn anh chị em con. Xin giúp con trở về ngay hôm nay; với Chúa, không bao giờ là quá trễ, ‘sớm hay muộn không quan trọng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cửa Thiên Đàng Là Cửa Hẹp
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:58 17/08/2022
Cửa Thiên Đàng Là “Cửa Hẹp”
CN 21 C
Trong Phúc Âm (Ga 14,2), Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài lại nói : “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”.
Vậy phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần phải hạn chế? Có sự tương phản nào đó trong giáo huấn của Chúa chăng? Vấn đề không phải là “bao nhiêu” người được vào “Nhà Cha Thầy” mà là những ai được vào “phải làm gì”. Nước Trời rộng bao la, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi buộc phải có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Thiên Đàng phải chiến đấu, đi qua cửa hẹp.
Hành hương Đất Thánh, ai cũng muốn đến kính viếng nơi Chúa Cứu Thế hạ sinh.Thánh đường Giáng Sinh nguy nga đồ sộ nhưng cửa chính lại rất thấp và hẹp, chiều cao chừng 1mét, chiều rộng chừng 80 phân nên chỉ đủ chỗ cho một người “chui” vào. Có lẽ khi xây dựng, tác giả muốn nói đến ý nghĩa tâm linh. Muốn bước vào bên trong Thánh đường nơi Chúa Giáng Sinh, thì dù là ai đi nữa, thuộc màu da, chủng tộc, tôn giáo nào, dù là đấng bậc nào trong xã hội, tất cả đều phải cúi mình xuống thấp mà đi vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường, cúi mình để thờ lạy Thiên Chúa.
Cửa hẹp là cửa khó đi qua. Kinh Thánh dùng hình ảnh cửa hẹp để chỉ những đòi hỏi của Thiên Đàng. Hẹp ở đây không có nghĩa là hẹp hòi hay kém giá trị. Tính từ hẹp chỉ sự thách đố, chông gai, đòi hỏi nỗ lực để kiên vững bước đi. Hẹp chỉ sự khó khăn, vất vả, từ bỏ, cần phải “chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”, vì “cửa hẹp dẫn đến sự sống đời đời”(Mt 7,14). Cửa vào Thiên Đàng nhỏ hẹp vì Nước Trời luôn là một mầu nhiệm được ẩn giấu mà chỉ có những người cố gắng tìm kiếm mới gặp thấy và biết “thu nhỏ” mình lại mới đi qua được.
“Thời nay gọi là thời mở cửa. Có những khung cửa lành mạnh của chính sách kinh tế thông thoáng làm tiền đề cho đất nước vươn mình cất cánh cùng với các nước trong khu vực Á châu, nhưng cũng không thiếu những khung cửa rộng mở đầy cạm bẫy có nguy cơ đưa đẩy con người dần dà sa chân mà không một lời cảnh báo: cửa của những quán cà phê mộng mơ đợi chờ đèn mờ làm cớ vấp phạm cho kẻ đi ngang; cửa của những đường dây sextour lạ đời phơi phới hàng mới giá hời như lời quảng cáo; cửa của sự cấu kết quyền lực làm lũng đoạn đời sống xã hội và cửa của những quyền lợi bất chính gây thiệt hại đến tài sản chung. Đàng sau những khung cửa tưởng như rộng mở ấy là một sự trống rỗng đạo đức nếu không muốn nói đến những thứ hẹp hòi nghiệt ngã của bất công vun quén cá nhân, coi thường nhân phẩm, ghẻ lạnh với số phận người khác”. (x. Nút vòng xoay, trang 117).
Chúa Giêsu dùng hình ảnh “cửa hẹp” mời gọi mọi người phải không ngừng chiến đấu để bước vào Nước Trời. Cửa hẹp Chúa Giêsu nói tới không phải là cửa hậu, cũng không phải là cánh cửa “chạy chọt” theo kiểu thế gian, nhưng là một con đường chiến đấu liên tục với bản thân và với ngoại cảnh. Cửa rộng là sự dễ dãi tự do buông thả, là lối sống buông chiều theo bản năng và những lôi kéo của cám dỗ, xã hội. Trái lại, cửa hẹp đòi phải hy sinh, tiết chế, làm chủ bản thân. Bước qua cửa hẹp, chúng ta không thể mang những hành lý cồng kềnh, những bận vướng là những gai góc trên mỗi người, những tính hư tật xấu, ích kỷ nhỏ nhen, nhưng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng thanh thoát.
“Cửa hẹp” theo tác giả thư Do thái, đó là sự kiên nhẫn trong thử thách. “Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?”. Những gian khó mà chúng ta gặp phải trên đường đời, nếu được đón nhận bằng cái nhìn đức tin, sẽ được coi như sự sửa dạy của Chúa để chúng ta nên con người hoàn thiện. Mà nếu Chúa sửa dạy ai, là vì Ngài yêu thương người đó và muốn kéo người đó lên kẻo họ chìm sâu trong bùn lầy.
Thiên Chúa đến với con người qua khung cửa hẹp.Thiên Chúa sai Con Một xuống thế làm người hiến thân chịu chết khổ đau trên thập giá vì loài người và để cứu rỗi muôn người. Thiên Chúa chọn con đường hẹp để mở lối vào khung trời bao la của tình thương. Tình thương cao cả cúi xuống với thân phận thấp hèn của con người. Sau cửa hẹp là tình thương rộng lớn của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã mở đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã qua. Con người đến với Thiên Chúa cũng phải qua khung cửa hẹp. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Chúa Giêsu hạ mình xuống và bé nhỏ đi. Chỉ những ai hạ mình khiêm tốn và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.
Vấn đề không phải là khung cửa hẹp mà chính là bản thân mình quá cồng kềnh với những thứ danh vọng chức quyền tiền bạc. Chấp nhận thanh tẩy cần thiết, trút bỏ vướng víu để nhẹ nhàng qua khung cửa hẹp mà đến với sự sống đời đời. Sau khung cửa hẹp là tình thương đẹp ngời Thiên Chúa mở ra cho vận mệnh con người.
Cửa Nước Trời không làm bằng vật chất, nhưng là Lề Luật và các phương tiện nên thánh. Nước Trời vừa mang tính hữu hình, vừa mang tính thần thiêng. Sự khó khăn chật hẹp khi đi qua cửa là đời sống kỷ luật.Vào cửa hẹp phải đi qua một mình, từng người một.Bước qua cửa hẹp là giữ và sống lời Đức Giêsu và giáo huấn của Giáo hội một cách nghiêm chỉnh suốt cuộc hành trình trần gian.Cửa hẹp nên để qua phải hy sinh, vất vả. Đứng trước cửa hẹp, ai lại không ngần ngại, ai dám khẳng định con đường cứu độ thật dễ dàng, ai dám tự hào về thành công bản thân? “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”. Lối vào dẫn tới nguồn vui vẻ và hạnh phúc đời đời.
Khung cửa hẹp, con đường hẹp là con đường tu đức Chúa Giêsu dạy cho chúng ta, nhưng đó không phải là mục tiêu. Mục tiêu là ơn cứu độ, là hạnh phúc, là niềm vui, là Thiên Đàng, là tình yêu và sự sống mà Chúa dành cho con người. Mục tiêu ấy chúng ta chưa đạt được cách trọn vẹn ở đời này, nhưng cũng đã đạt được một phần nào ngay trong hành trình của cuộc sống đời thường.
“Phấn đấu sẽ thành quen, tập luyện sẽ thành tác phong, thao dợt sẽ thành cốt cách, và khung cửa hẹp sẽ trở nên khung cửa đẹp lên hy vọng và đẹp khít khao cho hạnh phúc đời đời. Khung cửa hẹp đã nên lối mở gọi mời đi qua. Một đời tin mến đậm đà, mới mong thanh thoả vào nhà trời cao. Xin Chúa chúc lành cho thiện chí của mỗi chúng ta”. (x. Nút vòng xoay, trang 118).
Hãy bước theo Đức Kitô. Hãy trở nên giống Ngài bằng cách chấp nhận những thử thách, những thập giá. Vì đó là khung cửa hẹp, chúng ta cần phải bước qua để tiến vào cõi sống vĩnh cửu, đón nhận vinh quang phục sinh. Một cuộc “chiến đấu” để cuối cùng có thể nói được như thánh Phaolô: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc sống chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện”(2Tm 4,6-8).
Thiên đàng có cửa, để vào được cửa Thiên đàng phải phấn đấu với rất nhiều cố gắng và quyết tâm nỗ lực… Cửa hẹp mà vào được thì mới quý, mới hãnh diện. “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” là lời mời gọi mang tính hiện sinh thúc giục người tín hữu bước theo Đức Kitô trên con đường tin tưởng và kiên vững. Ai chấp nhận đi qua cửa hẹp sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính, như Thánh Phaolô khẳng định.
Hãy cố gắng vào qua Cửa Hẹp
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:46 17/08/2022
Hãy cố gắng vào qua Cửa Hẹp
Suy niệm Chúa Nhật XXI thường niên C
(Lc 13, 22-30)
“Hãy cố gắng hẹp vào qua cửa hẹp” (Lc 13, 24) là lời khuyên của Chúa Giêsu gửi đến chúng ta ngày hôm nay. Ơn cứu độ là phổ quát. Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia là bằng chứng “Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ : chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta” (Is 66,18). Chúa Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta : “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” ( Lc 13, 30).
“Từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn. Thế nên Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin kính Chúa Kitô vào trong Giáo Hội... để “từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng” sẽ được tập họp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha. Thánh Công Đồng Vaticano II khẳng định như thế (x. Hiến chế Giáo hội Lumen gentium, số 1-2).
Cửa Nước Trời luôn rộng mở, ơn cứu độ là phổ quát, nhưng phải đi cửa hẹp mà vào. Chúa Giêsu khuyên chúng ta : “Hãy cố gắng hẹp vào qua cửa hẹp” (Lc 13, 24). Lời ấy trên đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi.
Cứ sự thường ai chẳng thích cửa rộng mà đi. Vì cửa rộng, đường to thì tự do, thoải mái. Nhưng vì sao Chúa Giêsu lại bảo chúng ta “cố gắng vào qua cửa hẹp”? Hẹp nhưng lại có : “Nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được” (Lc 13,24). Tại sao vậy? Có phải vì một số ít người gặp may mắn mà tìm thấy cửa hẹp và được sự sống đời đời. Còn đa số người không may, cửa hẹp tìm mà không gặp, nên đành đi cửa rộng, và rốt cuộc, số phận hẩm hưu, hư mất trong lửa địa ngục? Hoặc là cửa hẹp ở một nơi bí mật nào đó, khó tìm, Thiên Chúa chỉ mạc khải cho một số ít người Chúa yêu, nên rất ít người tìm được để vào, có phải như vậy không?
Câu trả lời thì hẳn là không! Thiên Chúa đầy lòng nhân từ thương xót, không thiên vị ai. Ngài không muốn một ai bị hư mất. Ngài muốn cho mọi người ăn năn hối cải để được cứu. Rất ít người tìm được cửa hẹp là lỗi tại loài người chúng ta, chứ không phải tại Thiên Chúa. Ít người tìm được là vì đa phần không thích cửa hẹp, chẳng những không muốn tìm mà còn tránh khỏi cửa hẹp, cho dù có tình cờ gặp được cửa hẹp, thì cũng không muốn đi vào, cứ cửa rộng đi, dẫn đến sự diệt vong.
Chúa Giêsu tuyên bố : "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6). Cửa hẹp là đường lối của Chúa. Nhưng phần đông người đời không muốn vâng theo lời Chúa dạy, tại vì khó quá. Mến Chúa thì dễ mà yêu người thì khó. Chúng ta muốn đạt được sự sống đời đời bằng con đường tự mình tạo ra với lối đi rộng rãi dễ đi, trái với ý Chúa. Chúa chỉ rõ hai con đường, một đường có cánh cửa rộng, tự do sống theo ý mình, với thú vui xác thịt. Chúng ta chọn con đường nào? Con đường rộng thênh thang có thật nhiều người đang đi trong thế gian, hay bên con đường hẹp, cổng chật của Chúa là nơi chỉ có ít người tìm đến? Tiếc thay, "nhiều người" sẽ chọn con đường này, đường rộng dẫn đến sự huỷ diệt đời đời.
Đi vào cửa hẹp đồng nghĩa với việc thu mình lại, từ bỏ mình và những lối sống tội lỗi kia sao cho vừa ý Chúa. Buông bỏ những gì chúng ta cho là hấp dẫn, quyến rũ, đẹp đẽ thuộc về thế gian, lòng kiêu ngạo, ích kỷ và tham lam để sống khiêm nhường, yêu thương, tha thứ, hy sinh, cầu nguyện cho người khác, ngay cả cho kẻ thù nghịch của mình. Thật khó để mà buông và từ bỏ.
Nhưng mến Chúa và yêu người là đường hẹp để vào Thiên đàng. Ðiều này có nghĩa là gì? Thưa : Để được cứu độ cần mến Chúa và yêu tha nhân. Việc làm này cũng không dễ dàng thoải mái! Ðó là "cửa hẹp" bởi vì tình yêu luôn đòi hỏi, dấn thân, ngay cả "nỗ lực", cương quyết sống những giá trị của Tin Mừng.
Ngày nay có nhiều người nói rằng chúng ta chỉ cần tin Chúa Giêsu là đủ, còn vâng phục lời dạy của Chúa là không cần thiết cho sự cứu chuộc. Còn lời dạy chân chính của Chúa Giêsu là cửa hẹp và đường chật, khó vào và khó đi. Chúng ta không thích cái này, ít người lựa chọn. Nhưng Chúa nói rằng con đường chật này sẽ dẫn đến sự sống.
Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi chúng ta vào qua cửa hẹp, chính Người đã làm gương cho chúng ta noi theo khi từ bỏ nơi cao quý, xuống thấp, đi vào cửa hẹp vì chúng ta. “Cửa Giêsu” so với thế gian hiện nay là con đường hẹp và cổng chật, nhưng thật ra lại chính là con đường của sự tự do, bình an và vui thoả đích thực, dẫn đến sự sống sung mãn ngay trong đời này lẫn cõi đời đời mà ngày sau sẽ có nhiều người tìm cách vào mà không được, vì đối với họ đã quá trễ khi cánh cửa tình yêu, lòng thương xót và ân điển của Chúa đã đóng lại. Không ai trong chúng ta muốn nhận câu trả lời : “Ta không biết các ngươi tự đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hã lui ra khỏi mặt ta” (Lc 13,27).
Chúa Giêsu là cánh cửa mà qua đó tất cả những muốn hưởng sự sống đời đời thì lựa chọn tìm kiếm bước vào. Con đường dẫn đến sự sống đời đời bị giới hạn chỉ là một con đường có tên là Giêsu Kitô. Theo nghĩa này, con đường hẹp vì đó là cách duy nhất (con đường duy nhất). Cần lặp lại lời khuyên của Chúa Giêsu : "Hãy cố gắng" để vào qua cửa hẹp (x.Lc 13,24). Theo tiếng Hy Lạp, cụm từ "hãy cố gắng" được dịch là làm hết sức có thể - agonizomai. Hàm ý ở đây là những người tìm cách vào cổng hẹp thì phải dùng sức mạnh để mà vào.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ mệnh danh là Cửa Thiên Đàng, chúng con nài xin Mẹ dẫn chúng con bước qua cánh cửa của đức tin mà tiến vào một con đường rộng rãi thênh thang, con đường của ơn cứu rỗi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XXI thường niên C
(Lc 13, 22-30)
“Hãy cố gắng hẹp vào qua cửa hẹp” (Lc 13, 24) là lời khuyên của Chúa Giêsu gửi đến chúng ta ngày hôm nay. Ơn cứu độ là phổ quát. Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia là bằng chứng “Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ : chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta” (Is 66,18). Chúa Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta : “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” ( Lc 13, 30).
“Từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn. Thế nên Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin kính Chúa Kitô vào trong Giáo Hội... để “từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng” sẽ được tập họp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha. Thánh Công Đồng Vaticano II khẳng định như thế (x. Hiến chế Giáo hội Lumen gentium, số 1-2).
Cửa Nước Trời luôn rộng mở, ơn cứu độ là phổ quát, nhưng phải đi cửa hẹp mà vào. Chúa Giêsu khuyên chúng ta : “Hãy cố gắng hẹp vào qua cửa hẹp” (Lc 13, 24). Lời ấy trên đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi.
Cứ sự thường ai chẳng thích cửa rộng mà đi. Vì cửa rộng, đường to thì tự do, thoải mái. Nhưng vì sao Chúa Giêsu lại bảo chúng ta “cố gắng vào qua cửa hẹp”? Hẹp nhưng lại có : “Nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được” (Lc 13,24). Tại sao vậy? Có phải vì một số ít người gặp may mắn mà tìm thấy cửa hẹp và được sự sống đời đời. Còn đa số người không may, cửa hẹp tìm mà không gặp, nên đành đi cửa rộng, và rốt cuộc, số phận hẩm hưu, hư mất trong lửa địa ngục? Hoặc là cửa hẹp ở một nơi bí mật nào đó, khó tìm, Thiên Chúa chỉ mạc khải cho một số ít người Chúa yêu, nên rất ít người tìm được để vào, có phải như vậy không?
Câu trả lời thì hẳn là không! Thiên Chúa đầy lòng nhân từ thương xót, không thiên vị ai. Ngài không muốn một ai bị hư mất. Ngài muốn cho mọi người ăn năn hối cải để được cứu. Rất ít người tìm được cửa hẹp là lỗi tại loài người chúng ta, chứ không phải tại Thiên Chúa. Ít người tìm được là vì đa phần không thích cửa hẹp, chẳng những không muốn tìm mà còn tránh khỏi cửa hẹp, cho dù có tình cờ gặp được cửa hẹp, thì cũng không muốn đi vào, cứ cửa rộng đi, dẫn đến sự diệt vong.
Chúa Giêsu tuyên bố : "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6). Cửa hẹp là đường lối của Chúa. Nhưng phần đông người đời không muốn vâng theo lời Chúa dạy, tại vì khó quá. Mến Chúa thì dễ mà yêu người thì khó. Chúng ta muốn đạt được sự sống đời đời bằng con đường tự mình tạo ra với lối đi rộng rãi dễ đi, trái với ý Chúa. Chúa chỉ rõ hai con đường, một đường có cánh cửa rộng, tự do sống theo ý mình, với thú vui xác thịt. Chúng ta chọn con đường nào? Con đường rộng thênh thang có thật nhiều người đang đi trong thế gian, hay bên con đường hẹp, cổng chật của Chúa là nơi chỉ có ít người tìm đến? Tiếc thay, "nhiều người" sẽ chọn con đường này, đường rộng dẫn đến sự huỷ diệt đời đời.
Đi vào cửa hẹp đồng nghĩa với việc thu mình lại, từ bỏ mình và những lối sống tội lỗi kia sao cho vừa ý Chúa. Buông bỏ những gì chúng ta cho là hấp dẫn, quyến rũ, đẹp đẽ thuộc về thế gian, lòng kiêu ngạo, ích kỷ và tham lam để sống khiêm nhường, yêu thương, tha thứ, hy sinh, cầu nguyện cho người khác, ngay cả cho kẻ thù nghịch của mình. Thật khó để mà buông và từ bỏ.
Nhưng mến Chúa và yêu người là đường hẹp để vào Thiên đàng. Ðiều này có nghĩa là gì? Thưa : Để được cứu độ cần mến Chúa và yêu tha nhân. Việc làm này cũng không dễ dàng thoải mái! Ðó là "cửa hẹp" bởi vì tình yêu luôn đòi hỏi, dấn thân, ngay cả "nỗ lực", cương quyết sống những giá trị của Tin Mừng.
Ngày nay có nhiều người nói rằng chúng ta chỉ cần tin Chúa Giêsu là đủ, còn vâng phục lời dạy của Chúa là không cần thiết cho sự cứu chuộc. Còn lời dạy chân chính của Chúa Giêsu là cửa hẹp và đường chật, khó vào và khó đi. Chúng ta không thích cái này, ít người lựa chọn. Nhưng Chúa nói rằng con đường chật này sẽ dẫn đến sự sống.
Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi chúng ta vào qua cửa hẹp, chính Người đã làm gương cho chúng ta noi theo khi từ bỏ nơi cao quý, xuống thấp, đi vào cửa hẹp vì chúng ta. “Cửa Giêsu” so với thế gian hiện nay là con đường hẹp và cổng chật, nhưng thật ra lại chính là con đường của sự tự do, bình an và vui thoả đích thực, dẫn đến sự sống sung mãn ngay trong đời này lẫn cõi đời đời mà ngày sau sẽ có nhiều người tìm cách vào mà không được, vì đối với họ đã quá trễ khi cánh cửa tình yêu, lòng thương xót và ân điển của Chúa đã đóng lại. Không ai trong chúng ta muốn nhận câu trả lời : “Ta không biết các ngươi tự đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hã lui ra khỏi mặt ta” (Lc 13,27).
Chúa Giêsu là cánh cửa mà qua đó tất cả những muốn hưởng sự sống đời đời thì lựa chọn tìm kiếm bước vào. Con đường dẫn đến sự sống đời đời bị giới hạn chỉ là một con đường có tên là Giêsu Kitô. Theo nghĩa này, con đường hẹp vì đó là cách duy nhất (con đường duy nhất). Cần lặp lại lời khuyên của Chúa Giêsu : "Hãy cố gắng" để vào qua cửa hẹp (x.Lc 13,24). Theo tiếng Hy Lạp, cụm từ "hãy cố gắng" được dịch là làm hết sức có thể - agonizomai. Hàm ý ở đây là những người tìm cách vào cổng hẹp thì phải dùng sức mạnh để mà vào.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ mệnh danh là Cửa Thiên Đàng, chúng con nài xin Mẹ dẫn chúng con bước qua cánh cửa của đức tin mà tiến vào một con đường rộng rãi thênh thang, con đường của ơn cứu rỗi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 17/08/2022
35. Yêu thì cần chú ý để song phương cùng được yêu.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:05 17/08/2022
73. BIỆN HỘ CỦA CÂY TÙNG VÀ CÂY LONG NÃO
Cây tùng nói với cây long não:
- “Tôi sinh ra tùng hương, mùi vị thơm, anh sinh ra long não, mùi vị cay, anh còn rất xa mới bằng tôi”.
Cây long não nói:
- “Anh thì chỉ có thể được người ta chẻ ra để làm tấm ván lót trên đất cho người đạp lên. Còn tôi thì được khắc thành tượng thần để cho người ta bái lạy, anh làm sao bì được với tôi?”
Cây tùng đáp:
- “Mặc dù tôi bị người ta đạp lên, nhưng cũng có lúc là vật liệu để làm cột nhà. Tuy anh được người ta quỳ bái lạy, nhưng bất quá bị người biết chuyện gọi là “ngẫu tượng”. Huống hồ có những lúc anh còn làm cái đế giày sau gót, để cho đàn bà con gái kê chân vậy”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 73:
Con người ta ai cũng có cái tôi của mình, nên ai cũng thích biện hộ cho việc làm của mình, nhất là biện hộ cho cái sai trái của bản thân, càng có tri thức thì lời biện hộ càng lắc léo, càng làm sai trái thì lời biện hộ càng quyết liệt hơn, bởi vì ai cũng thấy sợ tù tội và hậu quả của việc làm sai trái của mình sau khi phạm tội. Bởi vì biện hộ là nói tốt cho mình và nói xấu người khác, là đem cái ưu điểm của mình ra để lấn át cái khuyết điểm của tha nhân, đó là cái tôi của loài người.
Có một vài người Ki-tô hữu thích biện hộ cho hành vi phạm tội của mình trong tòa giải tội, họ biện hộ với Đức Đức Chúa Giê-su rằng: vì lý do này mà con phạm tội đánh người, vì lý do kia mà con phạm tội chửi mắng người khác, hoặc là vì con nhỏ đó quyến rũ quá nên con mới phạm tội.v.v...
Vui mừng với những thành quả của người khác, khiêm tốn nhận ra những thiếu sót của mình, đều là lời biện hộ hay nhất cho cuộc sống chứng nhân Phúc Âm của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cây tùng nói với cây long não:
- “Tôi sinh ra tùng hương, mùi vị thơm, anh sinh ra long não, mùi vị cay, anh còn rất xa mới bằng tôi”.
Cây long não nói:
- “Anh thì chỉ có thể được người ta chẻ ra để làm tấm ván lót trên đất cho người đạp lên. Còn tôi thì được khắc thành tượng thần để cho người ta bái lạy, anh làm sao bì được với tôi?”
Cây tùng đáp:
- “Mặc dù tôi bị người ta đạp lên, nhưng cũng có lúc là vật liệu để làm cột nhà. Tuy anh được người ta quỳ bái lạy, nhưng bất quá bị người biết chuyện gọi là “ngẫu tượng”. Huống hồ có những lúc anh còn làm cái đế giày sau gót, để cho đàn bà con gái kê chân vậy”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 73:
Con người ta ai cũng có cái tôi của mình, nên ai cũng thích biện hộ cho việc làm của mình, nhất là biện hộ cho cái sai trái của bản thân, càng có tri thức thì lời biện hộ càng lắc léo, càng làm sai trái thì lời biện hộ càng quyết liệt hơn, bởi vì ai cũng thấy sợ tù tội và hậu quả của việc làm sai trái của mình sau khi phạm tội. Bởi vì biện hộ là nói tốt cho mình và nói xấu người khác, là đem cái ưu điểm của mình ra để lấn át cái khuyết điểm của tha nhân, đó là cái tôi của loài người.
Có một vài người Ki-tô hữu thích biện hộ cho hành vi phạm tội của mình trong tòa giải tội, họ biện hộ với Đức Đức Chúa Giê-su rằng: vì lý do này mà con phạm tội đánh người, vì lý do kia mà con phạm tội chửi mắng người khác, hoặc là vì con nhỏ đó quyến rũ quá nên con mới phạm tội.v.v...
Vui mừng với những thành quả của người khác, khiêm tốn nhận ra những thiếu sót của mình, đều là lời biện hộ hay nhất cho cuộc sống chứng nhân Phúc Âm của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Danh thánh thiện
Lm. Minh Anh
20:29 17/08/2022
DANH THÁNH THIỆN
“Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện của Ta!”.
James R. Sizoo nói, “Hào nhoáng không phải là vĩ đại; tiếng vỗ tay không phải là tiếng tăm; nổi bật không phải là nổi trội; con người của hôm nay không phải là con người của thời đại; viên đá có thể lấp lánh, nhưng điều đó không làm nó trở thành kim cương! Chính những gì được làm bởi những con người không quan trọng mới thực sự có ý nghĩa quyết định tiến trình lịch sử! Thế giới sẽ sớm tàn, nhưng lòng trung thành và sự cống hiến tận tuỵ của những con người mà tên tuổi họ không được vinh danh lại làm hiển vinh ‘danh thánh thiện’ của Chúa hơn ai hết!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Sizoo được sáng tỏ qua Lời Chúa hôm nay! Rằng, sự thánh khiết của danh Thiên Chúa, ‘danh thánh thiện’ của Ngài, phải được nhận biết bởi các dân tộc trên thế giới; không bằng những náo động bên ngoài, nhưng bằng sự biến đổi âm thầm bên trong của những trái tim! Qua bài đọc Êzêkiel, nếu Israel là những nhân chứng kém cỏi cho sự thánh khiết của danh Chúa, thì những kẻ được mời dự tiệc không thèm đến, và người đến lại không chịu mặc y phục lễ cưới tại tiệc cưới hoàng tử trong bài Tin Mừng cũng làm hổ danh Ngài!
Êzêkiel cho biết, danh Chúa bị sỉ nhục bởi các quốc gia không tin Ngài, nhưng Israel cũng đã làm ô nhục nó trước các dân ngoại; họ là những nhân chứng tồi cho ‘danh thánh thiện’ của Chúa. Nhưng Chúa phán, “Các quốc gia sẽ biết rằng, Ta là Chúa!”. Đây là mục đích cuối cùng trong các kế hoạch và ý muốn của Ngài; và qua Israel, cả thế giới sẽ nhận biết Chúa là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa sẽ biểu dương ‘danh thánh thiện’ của Ngài trên chính dân đã làm ô danh Ngài. Ngài biểu dương bằng cách hồi hương con cái Israel, tẩy sạch nó “bằng nước, khỏi mọi hư hỏng và mọi tà thần” như Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ. Xa hơn, Ngài đổi mới nó từ bên trong bằng cách ban tặng nó một trái tim mới, một tinh thần mới; tim bằng đá được thay bởi tim bằng thịt, hầu “Các ngươi sẽ là dân Ta chọn, và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi thờ”.
Với bài Tin Mừng, Nước Trời ví như tiệc cưới của hoàng tử. Thực khách chẳng những không hãnh diện vì được mời mà còn không thèm đến chỉ vì bi luỵ thế gian. Bị tẩy chay, thay vì từ bỏ, Vua mời tất cả những kẻ ‘được tìm thấy’ tại các ngả đường, không trừ ai. Lòng thương xót của Thiên Chúa không thua dạ hẹp hòi của con người; ‘danh thánh thiện’ của Ngài nay biểu dương cho cả nhân loại. Không ai bị loại khỏi ngôi nhà của Chúa! Tuy nhiên, Vua đi vào, gặp một người không mặc y phục lễ cưới; Vua thịnh nộ. Theo Đức Phanxicô, “Đây là loại áo choàng nhỏ mà mỗi vị khách được tặng ở lối vào. Người này từ chối nó, nghĩa là tự loại chính mình; Vua không thể làm gì khác ngoài việc ném anh ra ngoài. Dù đã nhận lời nhưng sau đó, việc anh đến đây xem ra không có ý nghĩa gì! Anh tự lập; không muốn thay đổi hoặc cho phép Chúa thay đổi. ‘Chiếc áo lòng thương xót’ của Thiên Chúa tự do ban tặng, cụ thể là, ân sủng; từ chối ân sủng là xúc phạm ‘danh thánh thiện’ của Ngài! Chỉ ân sủng, tự nó không đủ để cam kết dấn thân theo Chúa; người ta còn phải cởi mở với một hành trình hoán cải, hành trình biến đổi của trái tim!”.
Anh Chị em,
“Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện của Ta!”. Mẹ Giáo Hội đã mặc cho chúng ta ‘Chiếc áo lòng thương xót’ Chúa ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy; qua đó, Thiên Chúa ban cho chúng ta muôn vàn ân sủng hầu chúng ta làm hiển vinh ‘danh thánh thiện’ của Ngài. Để làm được điều đó, mỗi người chúng ta phải không ngừng cộng tác với ân sủng, bằng cách có một trái tim mới, và một tinh thần mới; nghĩa là một trái tim, một tinh thần được biến đổi trong Thánh Thần. Chỉ khi đó, chúng ta mới có khả năng trở thành những công cụ hữu hiệu để loan báo Tin Mừng cho tất cả những ai đang khao khát ý nghĩa và tầm nhìn trong cuộc sống của họ. Thực hiện được điều đó, chúng ta đang làm cho ‘danh thánh thiện’ của Chúa được nhận biết.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày đọc Kinh Lạy Cha, “Nguyện Danh Cha cả sáng”, chớ gì ‘danh thánh thiện’ của Chúa không bị vẩn đục nhưng luôn ngời sáng trong và ngoài con người của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đền thờ Tây Ban Nha nơi Đức Mẹ Fatima hiện ra với Chị Lucía đang rơi vào tình trạng đổ nát
Đặng Tự Do
05:59 17/08/2022
Đền thờ Đức Mẹ Fatima hiện ra ở Pontnticra, Tây Ban Nha, đang trong tình trạng đổ nát. Nơi Đức Mẹ kêu gọi làm việc phạt tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng trong năm tháng liên tục - cần được tái thiết khẩn cấp để tránh bị đổ nát hoàn toàn.
Cha Luis Manuel Romero, đại biểu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha phụ trách Đền thờ Chúa hiện ra Pontgeonra, cho biết: “Thật đáng tiếc khi một nơi đặc biệt như vậy lại ở trong tình trạng thế này”.
Các kiến trúc sư đã lên kế hoạch cho dự án trùng tu ngôi đền cho biết gỗ làm mái che đã bị nấm và mục nát do ẩm ướt và rò rỉ nước nên “phải thay đổi cấu trúc và chống thấm”.
Ngoài ra, một công trình kiến trúc phụ “các giá đỡ trên các bức tường đá đã xuống cấp”, đã khiến “mưa rơi bên trong đền thờ”, vị linh mục than thở.
Để giải quyết tình trạng này, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã mua lại quyền sở hữu đối với địa điểm, mà cho đến một năm trước đây, thuộc sở hữu của Hiệp hội Tông đồ Thế giới Fatima ở Tây Ban Nha.
Cha Romero nói với ACI Prensa rằng người ta hy vọng giai đoạn đầu tiên của công việc trùng tu “sẽ hoàn thành vào tháng 10”. Điều này bao gồm nhiệm vụ cấp bách nhất, đó là “đặt mái nhà mới và làm lại sàn trong phòng nơi diễn ra các cuộc hiện ra.”
Ngài nói: “Một nhà nguyện sẽ được xây dựng lớn hơn cái hiện có, bao gồm phòng nơi người ta có thể tôn kính Đức Mẹ chính xác ở nơi, vào ngày 10 tháng 12 năm 1925, Đức Trinh Nữ Maria với Hài Nhi Giêsu đã hiện ra với Chị Lucía.
Dự án sửa chữa có chi phí ước tính khoảng 900.000 đô la, trong đó chỉ mới thu được khoảng 200.000 đô la, một số tiền không đủ cho ngay cả giai đoạn đầu tiên của công việc cần được thực hiện. Ngoài ra, 200.000 đô la khác phải được huy động để trả cho các khoản thuế không lường trước được trong ước tính đầu tiên.
Theo ACI Prensa, nếu không thu được tài trợ cho giai đoạn đầu này, dự án sẽ bị chấm dứt.
Hiện tại, nguồn tài trợ đang được tìm kiếm thông qua các tổ chức khác nhau cũng như các tổ chức công như chính quyền vùng Galicia, nhưng cũng có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm tư nhân.
Phần lớn các khoản đóng góp tự nguyện được thu thập thông qua trang web gây quỹ cộng đồng cho đền thờ ở Pontnticra, www.santuariodelasapariciones.org, do một nhóm giáo dân được khuyến khích bởi Cha Javier Siegrist, cha xứ của giáo xứ Holy Christ of Mercy ở Boadilla del Monte. ở Giáo phận Getafe, Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
Chính phủ Hàn Quốc giúp cải tạo khu tưởng niệm các vị tử đạo Công Giáo
Đặng Tự Do
05:59 17/08/2022
Các nhà chức trách ở thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc đã lắp đặt một tấm bảng mới trong quá trình cải tạo Quảng trường Quang Hoa Môn (Gwanghawmun, 광화문), nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chân phước cho 124 vị tử đạo Công Giáo trong chuyến thăm năm 2014.
Tấm bảng mới giải thích ý nghĩa đằng sau việc phong chân phước cho Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung (Yun Ji-chung, 정윤지) và 123 bạn tử đạo trong thế kỷ 18 và 19. Tờ Catholic Times của Hàn Quốc đưa tin.
Đức Cha Bênêđíctô Tôn Hi Tông (Hee-Song Son, 베네딕토) Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hán Thành, đồng thời là chủ tịch Ủy ban tôn vinh các thánh tử đạo của Tổng giáo phận, đã phối hợp giám sát quá trình tu bổ với chính quyền Thủ đô Hán Thành.
Thủ tướng Hàn Đức Chu (Han Duck-soo, 한덕수) cho biết ông hy vọng đền thánh sẽ giáo dục cho du khách về lịch sử của dân tộc. Ông nói: “Khu vực nối liền Quảng trường Quang Hoa Môn, Cảnh Phúc Cung (Gyeongbok, 경복궁) và Thanh Hoa Đài (Cheong Wa Dae, 청와대) là trung tâm quan trọng của lịch sử lâu đời, nền văn hóa rực rỡ và dân chủ hóa của chúng ta”
“Tôi dự đoán rằng cùng với Thanh Hoa Đài đã trở thành một địa điểm của công chúng, quảng trường sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch được mọi người từ khắp nơi trên thế giới thường xuyên lui tới”.
Thanh Hoa Đài thường được biết đến với cái tên Nhà Xanh, nơi ở của tổng thống trước đây. Quảng trường Quang Hoa Môn nằm phía trước Cảnh Phúc Cung, nơi nhiều tín hữu Kitô bị bách hại và giết chết trong thời kỳ cai trị của triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선). Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm, cụ thể là từ năm 1392 đến năm 1910.
Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung sinh năm 1759 và qua đời năm 1791; và 123 vị tử vì đạo khác đã bị giết trong thời gian từ năm 1791 đến năm 1888 vì không chịu từ bỏ đức tin của họ.
Ông là người Công Giáo Hàn Quốc đầu tiên bị đàn áp và sát hại khi các vua của triều đại Tiên Quốc bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo trong những ngày đầu của Kitô giáo trên bán đảo này.
Hồ sơ của Giáo hội Hàn Quốc cho biết có khoảng 8.000 đến 10.000 người Công Giáo đã tử vì đạo vì đức tin của họ trong cuộc đàn áp kéo dài hơn một thế kỷ.
Trong buổi lễ phong chân phước tại Hán Thành vào ngày 16 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi các vị tử đạo Hàn Quốc vì sự hy sinh cao cả của họ.
“Trong sự quan phòng bí ẩn của Thiên Chúa, đức tin Công Giáo đã không được các nhà truyền giáo mang đến bờ biển Hàn Quốc. Đúng hơn, nó đã đi vào trái tim và khối óc của chính người dân Hàn Quốc.”
124 vị tử đạo chỉ còn một bước nữa là được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Quảng trường Quang Hoa Môn đã được cải tạo, được mở rộng và tân trang lại một phần thành một công viên.
Nơi đây đặt một bức tượng đồng lớn của Vua Thế Tông (Sejong, 세종) ở trung tâm.
Vua Thế Tông sinh năm 1397 và qua đời năm 1450 là vị vua thứ tư của triều đại Tiên Quốc và được ca ngợi là một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Quảng trường được cải tạo có diện tích hơn 40.000 mét vuông, hơn gấp đôi so với trước đó là 18.840 mét vuông.
Chính quyền đã trồng mới 5.000 cây xanh, trong đó có 300 cây cao, giúp tăng hiệu quả không gian xanh của quảng trường từ khoảng 2.800m2 lên hơn 9.300m2, giúp che bớt nắng nhiều hơn vào mùa hè.
Source:UCANews
Liên đới giữa người trẻ và người cao niên sẽ cứu được nhân loại
Thanh Quảng sdb
06:25 17/08/2022
'Liên đới giữa người trẻ và người cao niên sẽ cứu được nhân loại'
Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già trong buổi Tiếp kiến Chung hàng tuần, và khuyến khích người trẻ cố vượt qua khoảng cách giữa hai thế hệ để đón nhận ‘chứng từ hào hùng’ của người cao niên’.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư hôm nay (17/8/2022), Đức Phanxicô đã suy tư về giá trị của tuổi già, bằng tập chú vào giấc mơ của tiên tri Đa-ni-ên trong Thời Cổ Đại (Dan 7: 9-10).
Đức Thánh Cha cho biết mặc khải này do Thánh linh soi dẫn để nói lên cái mối liên hệ giữa tuổi già và tuổi trẻ.
Mọi nét về người đàn ông trong viễn ảnh đầy tràn đầy “sức sống, sức mạnh, vẻ quý phái, nét đẹp và sự hấp dẫn”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý, người đàn ông được mô tả với mái tóc trắng như tuyết, giống như một ông già.
ĐTC cho hay: “Mái tóc trắng như tuyết là một biểu tượng cổ xưa của một đời sống trường thọ, về một thực tại vĩnh hằng”.
Vẻ đẹp của một vị thần râu trắng
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chúng ta không nhất thiết phải tin các biểu tượng này khi chú giải Kinh thánh cho người khác.
Nhưng “hình ảnh về Thiên Chúa, Đấng được ciễn tả với mái tóc trắng như tuyết, không phải là một biểu tượng ngớ ngẩn. Đó là một hình ảnh mà kinh thánh diễn tả sự cao quý, hám chứa sự dịu dàng nữa."
Thiên Chúa vừa cổ xưa vừa mới mẻ, vì Ngài vĩnh cửu
Theo cách thế tương tự, nhân loại cần khám phá lại tầm quan trọng của mối tương quan giữa người già và người trẻ để trao đổi sẻ chia kinh nghiệm và nhiệt huyết.
ĐTC nói: “Tuổi già phải làm chứng cho người trẻ biết rằng đời sống là một phước lành, hãy nắm bắt lấy “cùng đích của chúng ta qua cuộc sống”.
Người cao tuổi là một ơn phúc cho cuộc sống
Đức Thánh Cha cho biết người già có thể làm chứng một độc đáo về “niềm tin cậy cho giới trẻ”.
ĐTC nói: “Thật không thể chối cãi được khi một người già sống hạnh phúc trong cuộc sống của họ, biết gạt bỏ mọi oán hận của quá khứ, biết cố gắng liên đới các thế hệ trong thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Đồng thời, Đức Phanxicô cũng nêu rõ nỗi đau đớn và bi thương khi cuộc đời họ nếu cô lập với cuộc sống, bị phân chia và tệ hơn nữa khi chống lại nhau, đấu đá quyền lực giữa người già và người trẻ.
Hãy truyền lại sự khôn ngoan trước khi chết
Đức Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng cách khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con cái họ tiếp cận với người già, ngay cả khi họ cận kề sự chết, để họ có thể truyền lại “sự khôn ngoan của mầu nhiệm sự chết”.
ĐTC xác quyết: “Sự liên kết giữa người già và trẻ em sẽ cứu được gia đình nhân loại.
ĐTC nói: ”Sự chết chắc chắn là một chặng đường khó khăn của cuộc sống - nhưng nó cũng là một điểm kết thúc của một thời lao đao, không gì chắc chắn và mau qua để bước vào một cuộc sống vĩnh hằng hạnh phúc..."
Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già trong buổi Tiếp kiến Chung hàng tuần, và khuyến khích người trẻ cố vượt qua khoảng cách giữa hai thế hệ để đón nhận ‘chứng từ hào hùng’ của người cao niên’.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư hôm nay (17/8/2022), Đức Phanxicô đã suy tư về giá trị của tuổi già, bằng tập chú vào giấc mơ của tiên tri Đa-ni-ên trong Thời Cổ Đại (Dan 7: 9-10).
Đức Thánh Cha cho biết mặc khải này do Thánh linh soi dẫn để nói lên cái mối liên hệ giữa tuổi già và tuổi trẻ.
Mọi nét về người đàn ông trong viễn ảnh đầy tràn đầy “sức sống, sức mạnh, vẻ quý phái, nét đẹp và sự hấp dẫn”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý, người đàn ông được mô tả với mái tóc trắng như tuyết, giống như một ông già.
ĐTC cho hay: “Mái tóc trắng như tuyết là một biểu tượng cổ xưa của một đời sống trường thọ, về một thực tại vĩnh hằng”.
Vẻ đẹp của một vị thần râu trắng
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chúng ta không nhất thiết phải tin các biểu tượng này khi chú giải Kinh thánh cho người khác.
Nhưng “hình ảnh về Thiên Chúa, Đấng được ciễn tả với mái tóc trắng như tuyết, không phải là một biểu tượng ngớ ngẩn. Đó là một hình ảnh mà kinh thánh diễn tả sự cao quý, hám chứa sự dịu dàng nữa."
Thiên Chúa vừa cổ xưa vừa mới mẻ, vì Ngài vĩnh cửu
Theo cách thế tương tự, nhân loại cần khám phá lại tầm quan trọng của mối tương quan giữa người già và người trẻ để trao đổi sẻ chia kinh nghiệm và nhiệt huyết.
ĐTC nói: “Tuổi già phải làm chứng cho người trẻ biết rằng đời sống là một phước lành, hãy nắm bắt lấy “cùng đích của chúng ta qua cuộc sống”.
Người cao tuổi là một ơn phúc cho cuộc sống
Đức Thánh Cha cho biết người già có thể làm chứng một độc đáo về “niềm tin cậy cho giới trẻ”.
ĐTC nói: “Thật không thể chối cãi được khi một người già sống hạnh phúc trong cuộc sống của họ, biết gạt bỏ mọi oán hận của quá khứ, biết cố gắng liên đới các thế hệ trong thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Đồng thời, Đức Phanxicô cũng nêu rõ nỗi đau đớn và bi thương khi cuộc đời họ nếu cô lập với cuộc sống, bị phân chia và tệ hơn nữa khi chống lại nhau, đấu đá quyền lực giữa người già và người trẻ.
Hãy truyền lại sự khôn ngoan trước khi chết
Đức Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng cách khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con cái họ tiếp cận với người già, ngay cả khi họ cận kề sự chết, để họ có thể truyền lại “sự khôn ngoan của mầu nhiệm sự chết”.
ĐTC xác quyết: “Sự liên kết giữa người già và trẻ em sẽ cứu được gia đình nhân loại.
ĐTC nói: ”Sự chết chắc chắn là một chặng đường khó khăn của cuộc sống - nhưng nó cũng là một điểm kết thúc của một thời lao đao, không gì chắc chắn và mau qua để bước vào một cuộc sống vĩnh hằng hạnh phúc..."
Tin buồn : Thụt lùi trong tiến trình phong thánh cho Cha Vincent Capodanno, hy sinh tại VN.
Trần Mạnh Trác
10:23 17/08/2022
Đối với ngưòi VN thì tên cuả Cha Capodanno, dòng Maryknoll, còn xa lạ, vì ngài chỉ là một tuyên úy cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, và là vị tuyên úy duy nhất và bận rộn giữa nhiều tiền đồn cuả Mỹ trải khắp vùng rộng lớn quanh Đà Nẵng trong những năm 1966-1967. Chỉ có 1 năm ngắn ngủi phục vụ ở VN, có thể ngài đã không có cơ hội để kết thân với người bản xứ.
Tuy nhiên Việt Nam là nơi ngài chọn để phục vụ Chuá và tha nhân thay vì ở một nơi đô hội như Hongkong, sau khi kết thúc nhiệm kỳ truyền giáo 7 năm trời cho những người thiểu số Hakka ở Tây Đài Loan.
Ngài tử trận ở Quế Sơn ngày 4 tháng 9 năm 1967 trong lúc tham gia một cuộc hành quân giải cứu một đơn vị bị bao vây. Ngài đã đưa lưng đỡ đạn cho một binh sĩ đang hấp hối và đã chết với 27 viên đạn đại liên trên mình.
Một tiểu sử rất cảm động về ngài đã được đăng trên Vietcatholic ngày 15 tháng 1 năm 2018 nhân dịp "án phong thánh" được mở ra tại Vatican.
Theo CNA thì đầu tuần này đã có một trở ngại mới xuất hiện trong quá trình phong thánh của Cha Capodanno. Các nhà tư vấn có nhiệm vụ đánh giá khả năng phong thánh đã đề nghị đình chỉ tiến trình điều tra cho Cha Capodanno. Những người ủng hộ ngài đang kháng cáo quyết định mà họ nói chỉ là sơ bộ.
“Đây là niềm tin chắc chắn của Tổng Giáo Phận Tuyên úy Quân đội Hoa Kỳ, rằng Cha Capodanno đang tận hưởng niềm vui hạnh phúc trên thiên đàng và chúng tôi cảm thấy rằng việc đưa gương sáng của vị linh mục ưu tú này lên bàn thờ sẽ phục vụ Giáo hội và đặc biệt là đoàn Tuyên úy Hoa Kỳ, ”Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Tuyên úy quân đội nói với CNA ngày 11 tháng 8.
Tổng giáo phận Tuyên úy quân đội là cơ quan phát động nguyên nhân phong thánh cho vị linh mục.
Còn tại Vatican, Bộ Phong Thánh chịu trách nhiệm về quyết định phong thánh.
Vào tháng 5, một hội đồng cố vấn gồm nhiều chuyên gia tư vấn thần học đã xem xét những “thực chứng” do 'cáo thỉnh viên' soạn thảo và cân nhắc các lập luận ủng hộ và chống đối việc phong chân phước cho Cha Capodanno.
Các nhà tư vấn đã bỏ phiếu đề nghị với ủy ban rằng nguyên nhân của Cha Capodanno nên bị đình chỉ.
DTGM Broglio mô tả đề nghị chỉ là "một khuyến nghị, một phiếu tham vấn" cho ủy ban mà thôi.
"Cơ quan tư vấn chỉ đưa ra khuyến nghị," Đức Tổng Giám Mục nói. “Cáo thỉnh viên cuả chúng tôi đã kháng cáo và xin được trả lời các câu hỏi do các nhà thần học đưa ra.”
DTGM Broglio cho biết ủy ban có trách nhiệm “xác định xem quy trình có thể tiếp tục hay không”.
Cha Capodanno, một tu sĩ dòng Maryknoll, là một tuyên úy Hải quân Hoa Kỳ phục vụ Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Những người 'lính thủy đánh bộ' có một tên lóng là “grunts” (gầm gừ) và do đó ngài có thêm một 'hỗn danh' là “the grunt padre” (ông cha gầm gừ).
Trong lúc giao tranh, ngài đã đặt sự an toàn của người lính lên trên an toàn cá nhân của mình. Vị linh mục thường xuyên di chuyển giữa những người bị thương và hấp hối trên chiến trường để hỗ trợ y tế, an ủi và ban các phép bí tích cuối cùng.
Ngài hy sinh trên chiến trường ngày 4 tháng 9 năm 1967 trong khi che chắn cho một người lính trước hỏa lực súng máy của đối phương.
Năm 2006, Bộ Phong Thánh đã tuyên bố ngài là Tôi tớ Đức Chúa Trời, là bước đầu tiên để có thể được phong chân phước và phong thánh.
'Father Capodanno Guild' (Hiệp hội Cha Capodanno), một hiệp hội Công Giáo tư nhân thúc đẩy tiến trình phong thánh cho ngài, cũng phản đối khuyến nghị của các nhà tư vấn.
Hiệp hội cho biết trên trang web của mình vào ngày 8 tháng 8. “Không đúng những gì chúng tôi đã thỉnh nguyện”, quyết định này không “kết thúc cuộc hành trình của chúng tôi”.
“Nhiều tiến trình khác cũng đã từng phải vật lộn ở Rome,” hiệp hội nói. "Chúng ta hãy cầu nguyện cho ý muốn của Chúa và trang bị cho mình niềm tin, hy vọng và sự tin cậy."
“Những kết quả sơ khởi (để xin tiếp tục) với các nhà lãnh đạo cuả hội thánh thì rất phấn khởi,” hiệp hội nói.
“Những nhà lãnh đạo đã trả lời rằng khả năng tiến lên phiá trước là tốt và cần được theo đuổi thêm.”
Các chuyên gia tư vấn thần học cũng đã viết thư riêng cho Tiến sĩ Nicola Gori, là cáo thỉnh viên của Cha Capodanno để trình bày những quan tâm cuả họ.
Hiệp hội 'Father Capodanno Guild' đã tóm tắt những mối quan tâm này và đề xuất các giải đáp.
Một nhà tư vấn bày tỏ lo ngại rằng các nguyên nhân chủ yếu tập trung vào năm cuối cùng trong cuộc đời của Cha Capodanno mà có ít bằng chứng về sự phát triển tâm linh của ngài trước đó. Nhưng Hiệp Hội cho biết sự chú trọng này là thích hợp vì đề nghị phong chân phước là dựa vào tiêu chuẩn vị linh mục đã hiến tặng mạng sống của mình.
Đối với một nhà tư vấn khác, thì cái việc mà nhà dòng Maryknoll đã không là 'người' đề xuất nguyên nhân của Cha Capodanno là một vấn đề đáng nghi ngại. Về điều này, Hiệp hội trả lời rằng Tổng Giáo phận Tuyên úy là phía phải chịu trách nhiệm vì sự việc đó liên hệ tới một trong những tuyên úy của chính mình. “Dòng Maryknoll hiện cũng đang hỗ trợ những nỗ lực của chúng tôi,” Hiệp hội nói.
Một mối quan tâm khác về việc vị linh mục “tỉ mỉ về ngoại hình của mình” đã dẫn đến một lời giải thích khác: “Điều này phản ánh mạnh mẽ cái giá trị cuả một gia đình Ý mà ngài lớn lên và được tăng cường bởi truyền thống chỉnh tề cuả Hải quân và Thủy quân lục chiến. Nó không phải là dấu hiệu của sự kiêu ngạo tội lỗi ”.
Một nhà tư vấn viết: “Với các hành động quân sự đang diễn ra trên thế giới ngày nay (hãy nghĩ đến Ukraine), thì việc nâng cao một người nào đó từ quân đội để tôn kính có thể không phù hợp với Giáo hội của chúng ta.
Về điều này, Hiệp hội trả lời: “Không ai thích chiến tranh, dù là những người phục vụ đất nước trong quân ngũ. Một trong những điều quan trọng nhất đối với những người nam và nữ trong quân đội là được tiếp cận với các Bí tích sau cùng. Các tuyên úy của chúng ta đã tự hiến mình một cách vô vị lợi để cung cấp các Bí tích này. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyến khích mạnh mẽ rằng các linh mục tuyên úy phải luôn luôn sẵn sàng phục vụ cho binh lính ”.
Nếu kháng cáo về quyết định của các nhà tư vấn được giải toả, thì sẽ có cơ hội để nộp thêm bằng chứng cho nguyên nhân phong chân phước cho Cha Capodanno.
Tổng Giáo Phận Tuyên úy Quân đội đã lên lịch tổ chức một Thánh Lễ tưởng niệm Cha Capodanno vào ngày 6 tháng 9 tại Nhà thờ Crypt (dưới hầm) của Vương cung thánh đường Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Tương quan giữa thần hiện trong sách Khải huyền và Tuổi già
Vũ Văn An
15:20 17/08/2022
Theo tin Tòa Thánh, Thứ tư, ngày 17 tháng 8 năm 2022, tại Hội trường Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về tuổi già. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào Bản Tiếng Anh của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Những lời chúng ta nghe về giấc mơ của Đanien gợi lên một thị kiến mầu nhiệm, và đồng thời, vinh quang về Thiên Chúa. Thị kiến này được lấy ở phần đầu Sách Khải Huyền liên quan đến Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đã hiện ra với Người thị kiến trong tư cách Mêxia, Linh mục và Vương đế, vĩnh cửu, toàn tri và bất biến (1: 12-15). Người đặt tay lên vai Người Thị kiến và trấn an vị này: ““Đừng sợ ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời”(câu 17-18). Do đó, làm biến mất rào cản cuối cùng của nỗi sợ hãi và thống khổ mà việc thần hiện luôn gây ra. Đấng Hằng Sống trấn an chúng ta, Người ban cho chúng ta sự an toàn. Người cũng đã chết, nhưng bây giờ chiếm được nơi vốn định sẵn cho Người - nơi Đầu tiên và nơi Cuối cùng.
Trong sự đan xen các biểu tượng này - có rất nhiều biểu tượng ở đây - có một khía cạnh có lẽ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ của việc thần hiện này, của việc Thiên Chúa hiện ra này, với chu kỳ sự sống, thời gian lịch sử, quyền chúa tể của Thiên Chúa đối với thế giới thụ tạo. Và khía cạnh này được nối kết một cách đặc biệt với tuổi già. Nó được nối kết ra sao? Ta hãy xem.
Thị kiến truyền đạt một ấn tượng về sinh lực và sức mạnh, cao quý, đẹp đẽ và quyến rũ. Y phục của Người, đôi mắt Người, giọng nói Người, đôi chân Người - mọi thứ đều vinh hiển trong thị kiến này: tất cả đều là về một thị kiến! Tuy nhiên, tóc của Người trắng - như len, như tuyết - như tóc của một ông già. Thuật ngữ Kinh thánh được sử dụng rộng rãi nhất để chỉ một ông già là "zaqen", bắt nguồn từ "zaqan", và có nghĩa là "râu". Tóc trắng như tuyết là một biểu tượng cổ xưa của trường thọ, của thời gian xa xăm không ai nhớ nổi, của một sự hiện hữu vĩnh cửu. Đối với trẻ em, chúng ta không cần phải phi huyền thoại hóa mọi sự - hình ảnh của một vị Thiên Chúa, Đấng che chở mọi sự với mái tóc trắng như tuyết, không phải là một biểu tượng ngớ ngẩn, nó là một hình ảnh trong Kinh thánh, một hình ảnh cao quý, thậm chí là một hình ảnh dịu dàng. Hình ảnh trong sách Khải huyền đứng giữa các chân đèn vàng gối đầu lên hình ảnh "Cụ già xưa" trong lời tiên tri của Đanien. Cụ già như nhân loại, và thậm chí còn già hơn. Cụ cổ xưa và mới mẻ như sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Vì sự vĩnh cửu của Thiên Chúa là như thế, cổ xưa và mới mẻ, bởi vì Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên với sự mới mẻ của Người, Người luôn đến gặp chúng ta mỗi ngày theo cách đặc biệt dành cho chúng ta, trong thời điểm đó. Người luôn luôn đổi mới chính Người: Thiên Chúa là vĩnh cửu, Người đến từ mọi thời đại, có khi chúng ta nói có một điều gì giống như tuổi già nơi Thiên Chúa, điều đó không đúng, vì Người là vĩnh cửu, Người đổi mới chính Người.
Trong các Giáo hội Đông phương, Lễ Gặp gỡ với Chúa được cử hành vào ngày 2 tháng Hai, là một trong mười hai đại lễ của năm Phụng vụ. Lễ này nhấn mạnh vào cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với ông già Simeon trong Đền thờ, nó nhấn mạnh vào cuộc gặp gỡ giữa nhân loại, được đại diện bởi người trông chờ Simeon, và Anna, với Chúa Kitô hài đồng, Con Thiên Chúa vĩnh cửu, đã làm người. Một bức ảnh cực kỳ đẹp đẽ vẽ cảnh này có thể được chiêm ngưỡng ở đây ở Rôma trong số các bức tranh ghép tại nhà thờ Santa Maria ở Trastevere.
Trong phụng vụ Byzantine, Đức Giám Mục cùng với Simeon cầu nguyện: “Người là con sinh ra bởi Đức Trinh Nữ. Người là Ngôi Lời và là Thiên Chúa của Thiên Chúa, Đấng Duy nhất, vì chúng con, đã nhập thể và cứu rỗi nhân loại”. Và phụng vụ này tiếp tục, “Cánh cửa thiên đàng hôm nay đã mở ra: Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, sau khi mang bản tính trần gian, nhưng không từ bỏ thần tính của Người, do ý muốn của Người, đã được Đức Trinh Nữ Maria dâng vào đền thờ theo Luật pháp, và người trông chờ ẵm Người trong vòng tay của mình”. Những lời này nói lên lời tuyên xưng đức tin của bốn Công đồng chung đầu tiên, vốn thánh thiêng đối với mọi Giáo hội. Nhưng hành động của Simeon cũng là ảnh tượng đẹp nhất cho ơn gọi đặc biệt của tuổi già. Nhìn vào Simeon, chúng ta được chiêm ngưỡng ảnh tượng đẹp nhất của tuổi già – dâng các trẻ em bước vào đời như một của lễ không gián đoạn lên Thiên Chúa, biết rằng một trong số chúng là Chúa Con vốn được sinh ra trong tình thân mật của chính Thiên Chúa, trước mọi thời đại.
Tuổi già, đang trên đường đi tới một thế giới nơi tình yêu do Thiên Chúa phú bẩm vào Sáng thế cuối cùng sẽ tỏa chiếu không gặp trở ngại, phải hoàn thành cử chỉ này của Simeon và Anna, trước khi từ giã. Tuổi già phải làm chứng - đối với tôi đây là cốt lõi, là khía cạnh trung tâm nhất của tuổi già - tuổi già phải làm chứng cho con cháu rằng mình là một phước lành. Chứng tá này hệ ở sự khai tâm chúng – một việc đẹp đẽ nhưng khó khăn - vào mầu nhiệm đích đến của chúng ta trong cuộc sống mà không ai có thể tiêu diệt được, ngay cả cái chết. Mang chứng tá đức tin đến trước một đứa trẻ là gieo mầm sống đó. Làm chứng cho nhân loại cũng như cho đức tin, là ơn gọi của người cao niên. Cho trẻ em thấy thực tại mình đã sống như một chứng nhân, để làm chứng. Chúng ta, những người già, được kêu gọi thực hiện điều này, để làm chứng, để chúng có thể đưa nó tiến lên.
Chứng tá của người già đáng tin đối với trẻ em. Người trẻ và người lớn không có khả năng làm chứng một cách chân thực, dịu dàng, cảm kích như những người cao niên có thể làm. Quả không thể cưỡng được khi một người già chúc phúc cho cuộc sống lúc nó diễn tiến, gạt bỏ mọi oán hận đối với sự sống lúc nó trôi đi. Không có gì cay đắng vì thời gian trôi qua và vị này vẫn sắp bước tiếp. Không cay đắng. Vẫn có niềm vui được là rượu ngon, rượu lâu năm. Chứng tá của người cao niên kết hợp các thế hệ sống, vẫn là một với mọi chiều kích của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai, vì chúng không chỉ là ký ức, chúng là hiện tại cũng như lời hứa hẹn. Thật đau đớn - và tai hại - khi thấy rằng các tuổi đời bị coi là những thế giới riêng biệt, trong sự cạnh tranh giữa chúng với nhau, mỗi người tìm cách sống bằng cái giá của người kia: điều này không đúng. Nhân loại là cổ xưa, rất cổ xưa, nếu chúng ta coi thời gian được đo bằng đồng hồ. Nhưng Con Thiên Chúa, Đấng sinh ra bởi một người phụ nữ, là Đầu tiên và Cuối cùng cho mọi thời đại. Điều này có nghĩa là không ai nằm ngoài thế hệ vĩnh cửu của Người, ngoài sức mạnh vinh quang của Người, ngoài sự gần gũi yêu thương của Người.
Liên minh - và tôi đang nói tới việc liên minh - liên minh giữa người già và người trẻ sẽ cứu gia đình nhân loại. Có một tương lai, trong đó trẻ em, trong đó người trẻ nói chuyện với người già. Nếu cuộc đối thoại này không diễn ra giữa người già và người trẻ, thì không thể nhìn thấy tương lai rõ ràng. Liên minh giữa người già và người trẻ sẽ cứu gia đình nhân loại. Chúng ta có vui lòng trả lại cho trẻ em, những người cần được học để được sinh ra, chứng tá dịu dàng của những người già sở hữu sự khôn ngoan được chết đi không? Liệu nhân loại này, với tất cả sự tiến bộ của nó, dường như là một thiếu niên mới sinh ra ngày hôm qua, có thể lấy lại được ân sủng của một thời xưa cũ vốn giữ vững chân trời đích đến của chúng ta không? Cái chết chắc chắn là một cuộc vượt qua khó khăn trong cuộc sống đối với tất cả chúng ta, nó là một cuộc vượt qua khó khăn. Tất cả chúng ta phải đến đó, nhưng nó không phải là dễ dàng. Nhưng cái chết cũng là một cuộc vượt qua kết thúc thời gian bất định và ném bỏ đồng hồ. Điều này rất khó vì đây là cuộc vượt qua cái chết. Vì một phần tươi đẹp của cuộc sống, không còn thời hạn, bắt đầu từ lúc đó. Nhưng nó bắt đầu từ sự khôn ngoan của người đàn ông đó và của người đàn bà đó, người già, những người có khả năng làm chứng cho người trẻ. Chúng ta hãy nghĩ tới đối thoại, tới liên minh giữa người già và trẻ em, người già và người trẻ, và chúng ta hãy làm điều đó sao cho mối dây liên kết này không bị phá vỡ. Cầu xin cho người già có được niềm vui được nói, được phát biểu mình với người trẻ, và cầu xin cho người trẻ tìm đến người già để nhận được sự khôn ngoan của cuộc sống từ các ngài.
Tường thuật vụ hoả hoạn trong thánh lễ, không có lối thoát phải nhảy từ lầu 4 xuống
Đặng Tự Do
17:00 17/08/2022
Hôm thứ Hai, Ai Cập để tang một vụ hỏa hoạn tại một nhà thờ Chính thống giáo Coptic khiến 41 người thiệt mạng, nhưng nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về phản ứng khẩn cấp, quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy và việc hạn chế xây dựng nhà thờ cho người thiểu số Kitô giáo của đất nước.
Cư dân khu vực lân cận bày tỏ sự kinh hoàng trước trận hỏa hoạn vào hôm Chúa Nhật, một trong những vụ hỏa hoạn gây chết chóc nhất tại Ai Cập trong những năm gần đây, giết chết 41 thành viên của nhà thờ, trong đó có ít nhất 15 trẻ em.
Salah el-Sayed, một công chức 43 tuổi sống cạnh nhà thờ Thánh Tử Đạo Abu Sefein ở khu Imbaba của tầng lớp lao động cho biết: “Cảnh những đứa trẻ chết vẫn ám ảnh tôi tại hiện trường khi khói dày đặc đổ ra từ tòa nhà.
Ông nói: “Xác trẻ em nằm khắp nơi.”
Ngọn lửa bùng phát vào buổi sáng Chúa Nhật, bắt đầu từ tầng hai của tòa nhà bốn tầng, nơi cũng là nơi giữ trẻ ban ngày. Khói nhanh chóng bao trùm các tầng trên.
Các nhà chức trách đổ lỗi cho sự việc chập điện trong một dàn máy điều hòa không khí gây ra vụ hỏa hoạn, nhưng các nhân chứng cũng chỉ ra lỗi trong máy phát điện mà nhà thờ sử dụng trong thời gian mất điện thường xuyên. Người dân cũng cho biết xe cấp cứu đến chậm có thể khiến nhiều người chết hơn, mặc dù chính quyền cho biết xe cấp cứu đầu tiên đã đến trong vòng vài phút sau khi đám cháy được báo cáo.
Các nhân chứng nói với hãng tin AP kể lại cảnh tượng kinh hoàng gồm những người nhảy ra khỏi cửa sổ, và những đứa trẻ nằm bất động giữa lửa và đồ đạc bị thiêu rụi.
El-Sayed, người cùng những người khác chạy đến nhà thờ để giải cứu các tín hữu bị mắc kẹt và đưa thi thể đến xe cấp cứu đang chờ sẵn, cho biết điện đã bị ngắt trong khoảng nửa giờ vào sáng Chúa Nhật hôm đó. Nhà thờ đã chạy máy phát điện của riêng mình. Sau đó, anh ta thấy khói bốc lên vài phút sau khi dòng điện quay trở lại.
Khói dày đặc khiến họ khó vào bên trong, một số nhân viên cứu hộ đã nhảy từ nóc tòa nhà liền kề xuống. Những người khác xông vào cổng trước của nhà thờ và đi lên tầng trên, nơi những đứa trẻ bị mắc kẹt trên tầng bốn.
Ahmed Ibrahim, sống gần đó, cho biết anh nhìn thấy một người đàn ông đang cố gắng nhảy từ cửa sổ tầng hai xuống. Anh và những người khác đã cố gắng cứu sống người đàn ông bằng cách giăng một chiếc chăn bên dưới, nhưng người đàn ông đã đập mạnh đầu xuống đất và chết.
“Thật không may là anh ấy nặng quá, cái chăn không giữ anh ấy lại được” Ibrahim nói. “Thật là buồn.”
Mohammed Yahia là một trong số những người chạy đến nhà thờ, ngay lập tức đến nơi chăm sóc ban ngày.
Ông cho biết trong số 20 trẻ em được chăm sóc ban ngày, tất cả ngoại trừ 5 đứa trẻ, đã chết, nói với đài truyền hình địa phương từ giường bệnh. Yahia khiêng năm đứa bé - từng em một - đến xe cứu thương, trước khi anh bị ngã và gãy chân khi đang giúp một người già ra khỏi tòa nhà.
Những đứa trẻ thiệt mạng bao gồm một cặp sinh đôi 5 tuổi và một đứa trẻ 3 tuổi. Theo Mousa Ibrahim, phát ngôn viên của Nhà thờ Chính thống Coptic, có cả một đứa trẻ mới 5 tuổi, mẹ, bà và dì của chúng cũng nằm trong số những người thiệt mạng. Hình ảnh những đứa trẻ thiệt mạng lan truyền trên mạng xã hội.
Cha sở của nhà thờ, là Cha Abdul Masih Bakhit, cũng nằm trong số những người thiệt mạng.
Theo những người hàng xóm, giống như nhiều nơi khác trên khắp đất nước, ngôi thánh đường nằm trên một con phố hẹp ở một trong những khu dân cư đông đúc nhất Cairo. Đó là một tòa nhà chung cư trước khi được biến thành nhà thờ. Ngôi thánh đường trông giống như các tòa nhà khác trong khu vực, chỉ có thể nhận ra bằng một tấm biển phía trên cửa trước và một cây thánh giá bằng sắt trên mái của ngôi nhà thờ.
Đức Thượng Phụ Coptic Tawadros II cho biết nhà thờ Thánh Tử đạo Abu Sefein, giống như nhiều nơi khác, quá nhỏ so với số lượng giáo dân trong khu vực. Trong các bình luận trên truyền hình vào cuối ngày thứ Hai, ngài kêu gọi các nhà chức trách tìm giải pháp xây dựng thêm nhà thờ.
Đức Cha Anba Angaelos, tổng giám mục của Giáo Hội Chính thống Coptic ở London, đổ lỗi cho những hạn chế trong việc xây dựng nhà thờ đã buộc các tín hữu Kitô giáo chuyển đổi các tòa nhà dân cư thành nơi thờ phượng.
Thảm kịch này “là kết quả trực tiếp của thời kỳ đau khổ khi các cộng đồng Kitô giáo không thể xây dựng các nhà thờ được thiết kế theo mục đích thờ phượng, và sẽ phải lén lút sử dụng các tòa nhà khác, không phù hợp với mục đích và thiếu các tính năng an toàn và sức khỏe cần thiết và các lối thoát hiểm”.
Xây dựng nhà thờ trong nhiều thập kỷ là một trong những vấn đề tôn giáo nhạy cảm nhất ở Ai Cập, nơi 10% các tín hữu Kitô trong dân số 103 triệu người, phải đối diện với những phản đối cứng rắn của người Hồi Giáo, trong cái mà họ gọi là sự phá hoại “đặc thù Hồi giáo của Ai Cập.”
Trước đây, chính quyền địa phương thường từ chối cấp phép xây dựng cho các nhà thờ mới vì lo ngại các cuộc biểu tình và bạo loạn của những người theo đạo Hồi cực đoan. Giữa những hạn chế như vậy, các tín hữu Kitô đã chuyển sang xây dựng trái phép hoặc thiết lập nhà thờ trong các tòa nhà khác, chẳng hạn như trường hợp của ngôi thánh đường Thánh Tử Đạo Abu Sefein.
Nhiều nhà thờ tương tự thiếu giấy phép và không đạt tiêu chuẩn an toàn. Trong những năm gần đây, chính phủ của Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi đã tìm cách điều chỉnh việc xây dựng nhà thờ. Vào năm 2016, chính phủ đã ban hành luật đầu tiên của đất nước nêu rõ các quy tắc xây dựng nhà thờ, mặc dù các nhà phê bình cho rằng luật này vẫn chẳng khá hơn bao nhiêu so với những hạn chế trước đó.
Hôm thứ Hai, một quan chức chính phủ cấp cao cho biết nhà chức trách, phối hợp với Giáo Hội Chính thống giáo Coptic, sẽ xem xét tất cả các biện pháp an toàn tại các nhà thờ trên toàn quốc, đặc biệt là những nhà thờ trong các ở khu ổ chuột ở Cairo.
Một số người thân của các nạn nhân và nhân chứng cho biết xe cứu thương và lính cứu hỏa mất quá nhiều thời gian để đến nơi, nhưng Bộ trưởng Y tế Khaled Abdel-Ghaffar nói rằng xe cấp cứu đầu tiên đến hiện trường hai phút sau khi đám cháy được báo cáo.
Con phố nơi đặt nhà thờ Martyr Abu Sefein vẫn bị phong tỏa từ hôm thứ Hai khi các công nhân xây dựng làm việc để dọn sạch các mảnh vỡ.
Source:AP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Đại hội Thánh Mẫu lần thư 43 tại Missouri
Thái Phạm
12:43 17/08/2022
Cảm Nhận về Hành Hương La Vang 2022
BTT TGP Huế
18:08 17/08/2022
Cảm Nhận về Hành Hương La Vang 2022
Thật vậy, không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hàng chục ngàn người, đủ mọi thành phần dân Chúa, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi sắc tộc từ khắp mọi miền đất nước, quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang năm nay, minh chứng cho một niềm tin nguyên tuyền không hề lay chuyển và lòng kính yêu sâu sắc của cộng đoàn dân Chúa dành cho Mẹ Maria La Vang!
Trong tinh thần noi gương Mẹ Maria, mẫu gương hiệp hành, rất nhiều Giáo phận Bắc – Trung – Nam đã hiệp thông tham gia xuyên suốt các chương trình trong 2 ngày hành hương và Đại lễ. Từ những Vị Chủ chăn cho đến các đoàn thể tu sĩ, giáo dân, mỗi người mỗi trách nhiệm khác nhau, đã đem đến những đóa hoa thật rực rỡ của lòng hy sinh rất lớn lao, dâng kính lên Đức Mẹ La Vang, qua những bài chia sẻ diễn thuyết đầy yêu thương, qua những mục trình diễn nghệ thuật đặc sắc, qua những tiếng nhạc kèn, tiếng trống vang dội, tất cả đều hướng lòng tôn vinh tạ ơn Thiên Chúa cùng với Mẹ Maria kính yêu.
Được về bên Mẹ La Vang để thỏa lòng mong nhớ, đoàn con cái Mẹ rộn ràng vui sướng, dù tiết trời nóng nực, dù nằm giữa sương đêm, dù len lõi chật chội… nhưng lời kinh Mân Côi vẫn cứ râm rang khắp mọi ngõ ngách, những bài hát đơn sơ chân thành vang lên từ các nhóm cộng đoàn, những lời thì thầm khẩn nguyện… Và với trọn một đêm canh thức bên Mẹ, để sáng hôm sau tham gia rước kiệu tôn vinh Mẹ và tham dự Đại Lễ Mừng kính Trọng thể Đức Mẹ hồn xác lên Trời ngày 15-8, nhưng trên nét mặt mọi người ai cũng rạng rỡ vui tươi. Sự bình an và hạnh phúc vì có Chúa từ nơi Mẹ đã lan tỏa cho con cái Mẹ tại nơi Thánh Địa La Vang này.
Ban Truyền Thông TGP Huế
17/08/2022:Trải qua biết bao thăng trầm của chuỗi ngày dài không về được bên Mẹ, vì 2 năm dịch bệnh Covid, đã kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Hôm nay, lòng mong mỏi đã được thỏa mãn khi được về bên Mẹ Maria La Vang kính yêu, nhân dịp hành hương thường niên, đoàn con cái Mẹ rạng ngời hạnh phúc ! Ngay từ sáng ngày 14-8, từng dòng người tiếp nối nhau tiến về Linh Địa La Vang, mỗi lúc một đông hơn. Không lo nghĩ gì nhiều đến điều kiện ăn ở, không quản ngại đường sá xa xôi, chỉ mong sao được đặt chân đến Linh Địa La Vang, nơi mà Mẹ vẫn luôn hiện diện với lời hứa hôm xưa, nơi Mẹ đem Chúa Giêsu con Mẹ đến với đoàn con đến cầu khẩn cùng Mẹ.
Thật vậy, không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hàng chục ngàn người, đủ mọi thành phần dân Chúa, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi sắc tộc từ khắp mọi miền đất nước, quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang năm nay, minh chứng cho một niềm tin nguyên tuyền không hề lay chuyển và lòng kính yêu sâu sắc của cộng đoàn dân Chúa dành cho Mẹ Maria La Vang!
Trong tinh thần noi gương Mẹ Maria, mẫu gương hiệp hành, rất nhiều Giáo phận Bắc – Trung – Nam đã hiệp thông tham gia xuyên suốt các chương trình trong 2 ngày hành hương và Đại lễ. Từ những Vị Chủ chăn cho đến các đoàn thể tu sĩ, giáo dân, mỗi người mỗi trách nhiệm khác nhau, đã đem đến những đóa hoa thật rực rỡ của lòng hy sinh rất lớn lao, dâng kính lên Đức Mẹ La Vang, qua những bài chia sẻ diễn thuyết đầy yêu thương, qua những mục trình diễn nghệ thuật đặc sắc, qua những tiếng nhạc kèn, tiếng trống vang dội, tất cả đều hướng lòng tôn vinh tạ ơn Thiên Chúa cùng với Mẹ Maria kính yêu.
Bên cạnh đó, còn có những đóa hoa lòng lặng lẽ và cao quý của rất nhiều người con cái Mẹ, từ vật chất đến tinh thần: đó là hàng ngàn con người đã hy sinh thầm lặng, để chuẩn bị cho chương trình hành hương, Đại lễ, trang trí hoa đèn, bố trí không gian, ẩm thực, y tế, môi trường sạch đẹp, hệ thống chiếu sáng, âm thanh, giữ trật tự an toàn cho khách hành hương, và còn rất nhiều nhà hảo tâm, tình nguyện viên… tất cả đều thực hiện nhiệm vụ của mình với lòng yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân.
Được về bên Mẹ La Vang để thỏa lòng mong nhớ, đoàn con cái Mẹ rộn ràng vui sướng, dù tiết trời nóng nực, dù nằm giữa sương đêm, dù len lõi chật chội… nhưng lời kinh Mân Côi vẫn cứ râm rang khắp mọi ngõ ngách, những bài hát đơn sơ chân thành vang lên từ các nhóm cộng đoàn, những lời thì thầm khẩn nguyện… Và với trọn một đêm canh thức bên Mẹ, để sáng hôm sau tham gia rước kiệu tôn vinh Mẹ và tham dự Đại Lễ Mừng kính Trọng thể Đức Mẹ hồn xác lên Trời ngày 15-8, nhưng trên nét mặt mọi người ai cũng rạng rỡ vui tươi. Sự bình an và hạnh phúc vì có Chúa từ nơi Mẹ đã lan tỏa cho con cái Mẹ tại nơi Thánh Địa La Vang này.
Hai ngày Đại lễ đã diễn ra trong bầu khí thánh thiện, trọng thể, đầy tinh thần hiệp nhất yêu thương. Thánh lễ kết thúc với ý tưởng hân hoan vẩy chào với những gì đang có trên tay, của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tế, đã làm nên một rừng màu sắc huyền diệu của tình liên đới yêu thương. Dòng người ra về trong một sự trật tự và an toàn, với lòng tin vững vàng sẽ được Mẹ nâng đỡ ủi an và với niềm hy vọng sẽ trở lại viếng Mẹ trong kỳ Đại Hội La Vang năm tới. Những ký ức La Vang năm nay sẽ còn đọng mãi thật lâu trong tâm trí mỗi người hành hương.
Ban Truyền Thông TGP Huế
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Giáo Hoàng Pio XII và hồ sơ người Do Thái
Lm. Phạm Hoàng Dũng / RFI
22:04 17/08/2022
Ngày 23/06/2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đồng ý mở hồ sơ “người Do Thái – ebrei” trên mạng internet[1], nghĩa là giờ đây, những ai quan tâm đến một trong những “khoảng lặng” của Giáo Hội, đặc biệt là về triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII trong suốt cuộc chiến tranh thế giới II, và mối liên hệ của ngài đối với nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã, có thể truy cập tìm kiếm qua đường link của website của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh – Archivio Storico della Segreteria di Stato.
Tuy nhiên, hồ sơ lưu trữ về triều đại của Pio XII đã được mở ra cho giới nghiên cứu trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo từ ngày 02/03/2020 tại Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano. Vậy đâu là tầm quan trọng của việc mở hồ sơ của Kho Lưu Trữ Tông Tòa đối với giới nghiên cứu? Mời quý vị theo dõi phần giải thích của linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Roma, Ý.
**********
Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano
Còn đối với giới nghiên cứu, Vatican là điểm đến vì có Kho Lưu Trữ Tông Tòa và Thư Viện Vatican, nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý giá. Nằm lọt trong một quốc gia rộng khoảng 40ha, Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano nằm bên cạnh Bảo Tàng Vatican và Thư viện Vatican nổi tiếng. Bên dưới Cortile delle Belvedere và Bảo tàng Vatican - Musei Vaticani, là những boong-ke của Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican chứa đựng hệ thống kệ đỡ mà nếu xếp thẳng hàng có thể kéo dài tới 85 cây số. Giống như boong-ke, hầm chống xe tăng trong chiến tranh thế giới II, kho lưu trữ này cũng được xây dựng một cách chắc chắn như vậy để bảo đảm ổn định về nhiệt độ và độ ẩm, cũng như chống động đất và hỏa hoạn.
Kho Lưu Trữ Tông Tòa được thành lập theo sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phaolô V vào ngày 31/01/1612. Và đến giữa thế kỷ XVII, nó mang tên gọi Kho Lưu Trữ Bí mật Vatican – Archivio Segreto Vaticano (với danh xưng chính thức Kho Lưu Trữ Bí mật Tông Tòa Vatican - Archivio Segreto Apostolico Vaticano) nhấn mạnh tính chất đặc biệt của khu phức hợp tập trung lưu giữ tài liệu từ nhiều văn phòng khác nhau của Tòa Thánh. Thuật ngữ “Segreto - Bí Mật” trong tiếng La Tinh thế kỷ XVII, secretum có từ động từ secernere nghĩa là tách biệt, phân biệt, lưu giữ riêng.
Vì thế, kho lưu trữ do Đức Giáo Hoàng Phao-lô V thành lập được xem như tách biệt khỏi những vị tiền nhiệm và giành riêng cho triều đại giáo hoàng của ngài cũng như những phòng ban mà ngài thiết lập. Tên gọi Kho Lưu Trữ Bí mật Vatican - Archivio Segreto Vaticano được duy trì cho đến ngày 22/10/2019, khi giáo hoàng Phanxicô với tông thư dưới hình thức motu proprio “kinh nghiệm lịch sử”[2] khôi phục tên gọi ban đầu “Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano”.
Kho di sản tư liệu này lưu giữ hơn 600 bộ sưu tập (volumi) của 12 thế kỷ (từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 20). Kể từ năm 1881, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã mở cửa cho các nhà nghiên cứu và đã khiến kho lưu trữ của Tòa Thánh trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lịch sử quan trọng trên thế giới.
Khác với thông lệ quốc tế là một tài liệu lưu trữ sẽ được mở cho tham khảo sau 30 hay 40 năm, một thông lệ có từ năm 1924, chính giáo hoàng đương nhiệm mới là người cho phép được tự do tham khảo những tài liệu “đến đời giáo hoàng nào”. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép tham khảo đến cuối triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII (tức là đến tháng 10 năm 1958). Tuy nhiên, có một ngoại lệ là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho giới học giả nghiên cứu được tiếp cận Văn khố của Công Đồng Vatican II (1962-1965) ngay sau khi Công Đồng này kết thúc vào tháng 12 năm 1965.
Đức Giáo Hoàng Piô XII
Đức Giáo Hoàng Piô XII là vị giáo hoàng thứ 260 của Giáo Hội Công Giáo. Ngài là người Ý, sinh ra tại Roma, bắt đầu triều đại của mình từ ngày 2 tháng 3 năm 1939 và qua đời ngày 9 tháng 3 năm 1958. Tức là triều đại của ngài bao gồm toàn bộ cuộc thế chiến II.
Eugenio Maria Giuseppe Pacelli, tên khai sinh đầy đủ của Đức Pio XII, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1876, trong một gia đình làm nghề luật. Cha của ngài, ông Filippo Pacelli, là chủ nhiệm luật sư đoàn và anh của ngài, Francesco, là thành viên ủy ban chuẩn bị soạn thảo Hiệp ước Laterano.
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc Đại học Gregoriana và Giáo hoàng chủng viện Apollinare của Roma, được truyền chức linh mục ngày 02/04/1899, ngay lập tức ngài được đưa vào làm việc tại Văn phòng Bộ Ngoại giao (Congregazione degli Affari Ecclesiastici straordinari) của Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, và trở thành bí thư năm 1914. Tại đây, ngài đã cộng tác với Đức Hồng Y Pietro Gasparri trong việc soạn thảo Bộ giáo luật, được Đức Giáo Hoàng Benedetto XV công bố năm 1917. Một trong những thời điểm quan trọng trong việc cải cách Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo.
Cùng năm này và trong thời gian Thế Chiến I, ngài được bổ nhiệm làm tổng giáo mục Tòa Sardi (Anatolia) và làm sứ thần Tòa thánh (Nunzio) tại Munich (Bavaria). Sau khi Thế Chiến I chấm dứt, ngài tiếp tục hoạt động ngoại giao với vai trò sứ thần Tòa Thánh trong vùng Bavaria và nước Phổ thời hậu chiến.
Năm 1929, ngài được phong làm Hồng Y và kế nhiệm Đức Hồng Y Pietro Gasparri trong vai trò Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Ngoài những hoạt động thay mặt giáo hoàng trong các sự kiện của Giáo Hội như Đại hội thánh thể ở Buenos Aires (1934) và Budapest (1938), các lễ cử hành ở Lộ Đức (1935) và Lisieux (1937), ngài còn có những sứ mạng đặc biệt tại Hoa Kỳ năm 1936, nơi ngài gặp gỡ với tổng thống Roosevelt. Với sự hiểu biết ngôn ngữ, xã hội và văn hóa Đức sâu sắc, ngài đã thực hiện thiết lập Thỏa Ước (Concordato) giữa Tòa Thánh với nước Đức của Hitler vào năm 1933.
Giáo hoàng Pio XII và những điểm gây tranh cãi
Ngài lên ngôi giáo hoàng vào ngày 10 tháng 2 năm 1939, vào một thời điểm đen tối trong lịch sử nhân loại với Thế chiến II bùng nổ. Dù với kinh nghiệm và với kênh ngoại giao bí mật, những tiếp xúc với các nguyên thủ của các bên tham chiến như Roosevelt, Mussolini cũng không giúp ngài ngăn chặn được cuộc thế chiến. Tuy Pio XII có những phát biểu bày tỏ quan điểm về cuộc chiến và các bên tham gia, nhưng giới sử gia vẫn chưa thể đánh giá hết và đúng đắn về vai trò của ngài và Giáo Hội Công Giáo trong thời thế chiến II, nhất là sự im lặng của ngài trước nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã khi hàng triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đẩy vào các lò thiêu.
Cuộc thế chiến II (1939-1945) kết thúc, nhưng nạn bạo lực bùng lên trên khắp châu Âu, và nhất là nguy cơ lan tràn của chủ nghĩa cộng sản trước thế giới tự do. Được đánh giá là người chống chủ nghĩa cộng sản với việc ra vạ tuyệt thông với những ai theo chủ thuyết vô thần này, ngài lại bị đánh giá là thiếu sức mạnh trong các biến cố dẫn đến sự bành trướng của Liên Xô tại các nước Đông và Trung Âu và thiết lập nên khối cộng sản. Như vụ Hồng Y Giuseppe Mindszenty bị nhà cầm quyền cộng sản bắt và trả tự do ở Budapest (Hungary) và tiếp sau đó là những vụ bắt bớ, đàn áp hàng giáo sỹ ở Hungary đến nỗi mà vào ngày 28 tháng 10 năm 1956, ngài gởi thông điệp cho các giám mục trên toàn thế giới kêu gọi cầu nguyện để “người dân Hungary và những dân tộc ở Đông Âu khác đang bị tước đoạt tự do có thể được trở về trong hòa bình với trật tự đúng đắn”.
Là người sống qua hai cuộc thế chiến và chứng kiến mọi nỗ lực và tiến bộ khoa học của con người được huy động vào việc giết chóc lẫn nhau, Đức Giáo Hoàng Pio XII lại được xem như một người thích ứng và ủng hộ những tiến bộ công nghệ mới vào cuộc sống và sự tiến bộ của con người. Ngài xem đó như “ân sủng từ Thiên Chúa”. Hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối thế chiến hai cũng không ngăn ngài ca ngợi sự nỗ lực của khoa học và những nhà khoa học đã vượt qua biết bao khó khăn để hiểu biết sâu sắc hơn những quy luật hình thành và phân rã của nguyên tử, đem lại sức sống mới trong “kỷ nguyên nguyên tử”[3].
Ngài cũng dùng các phương tiện truyền thông mới vào lúc đó như sóng phát thanh và truyền hình để giao tiếp với các tín hữu trên khắp thế giới. Và nhất là ngài khuyến khích các giám mục Ý và toàn Giáo Hội sử dụng “phương tiện kỳ diệu do khoa học và công nghệ cung cấp cho nhân loại” và đồng thời mọi gọi họ cẩn thận trước những thiệt hại có thể gây ra trên phương diện đức tin và đạo đức.
Là mục tử của một giai đoạn lịch sử vô cùng hỗn loạn và khó khăn, đến nỗi được mệnh danh là “Giáo hoàng của nhân loại đau khổ”, Đức Pio XII đã quảng đại và hoàn toàn hiến thân cho các nhiệm vụ tông đồ với lòng tận tâm trước khi qua đời vào ngày 9/10/1958.
Việc tìm lại những chứng từ về cuộc đời của vị giáo hoàng này không chỉ soi sáng cho chúng ta về một giai đoạn lịch sử của nhân loại nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, mà còn giúp chúng ta rút ra nhiều bài học cho hiện tại trong một thế giới đối diện với những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như những xung độ về tư tưởng và bao lực. Đâu là chỗ của đức tin và cách hành xử theo lý trí?
Văn khố liên quan đến triều đại Giáo hoàng Pio XII
Ngày 20/2/2020, văn khố lưu trữ về triều đại giáo hoàng Pio XII (1939-1958) đã được mở cho giới nghiên cứu không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức hệ và quốc tịch? Trong diễn văn nhân dịp này, Đức Hồng Y Josè Tolentino de Mendonça, quản thủ văn khố và thư viện Vatican, đã nói: “Giáo Hội không sợ lịch sử, nhưng sẵn sàng đối diện với sự đánh giá của những học giả bằng sự chắc chắn vốn là bản chất của công việc này”. Ngài nói tiếp: “Tòa Thánh mở ra cho sự chú ý của các nhà nghiên cứu Hồ sơ lưu trữ của một triều đại giáo hoàng vì lịch sử của Giáo Hội và của thế giới”. Vì thế, theo ngài, “việc mở hồ sơ là một tiến trình lâu dài và tế nhị, vì nó cần sắp xếp theo thứ tự các tài liệu theo từng hồ sơ và trong kho lưu trữ, mã hóa và lập thư mục để thuận tiện tìm kiếm. Đó là một công việc phức tạp kéo dài nhiều năm”.
Việc mở hồ sơ này vẫn tiếp tục kiểm tra và phân tích những hồ sơ tài liệu liên quan, vì chủ đề nghiên cứu sẽ rất đa dạng, từ lịch sử tôn giáo đến lịch sử chính trị, từ chính quyền của Giáo Hội đến các mối quan hệ của Tòa Thánh với các quốc gia và cộng đồng quốc tế, tùy thuộc vào sự cam kết dấn thân của Tòa Thánh trong công việc bác ái và hòa bình. Do đó, Kho lưu trữ về Đức Piô XII không chỉ liên quan đến Văn Khố Tông Tòa Vatican, mà còn liên quan đến các cơ quan khác như Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh, đặc biệt bộ Ngoại Giao, Bộ giáo lý đức tin, Bộ truyền bá Phúc Âm hóa các Dân tộc, Bộ các Giáo hội Đông Phương, v.v…
Như vậy, việc cho truy cập online hồ sơ người Do Thái từ ngày 23/6/2022, là một bước tiến trong việc dễ dàng cho giới nghiên cứu lịch sử về “huyền thoại đen” của triều đại Giáo hoàng Pio XII.
Trong buổi giới thiệu hồ sơ Người Do Thái online, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, thư ký ban liên lạc với các quốc gia và các tổ chức quốc tế của Tòa Thánh, đã giới thiệu một bức thư của một nữ sinh viên người Đức gốc Do Thái, 23 tuổi, bị đưa vào trại tập trung Miranda de Ebro ở Tây Ban Nha, ngày 17/01/1942. Cô đã thành công đến được Hoa Kỳ đoàn tụ với mẹ sau một cuộc hành trình dài qua Bồ Đào Nha, với sự can thiệp của Sứ Thần Tòa Thánh ở Tây Ban Nha theo yêu cầu của Đức Pio XII. Hồ sơ của cô sinh viên này và nhiều người Do Thái sống sót khác được lưu giữ và có thể được truy cập trên internet thông qua hội United States Holocaust Memorial Museum.
Chứng từ của cô sinh viên này và những người khác được so sánh đối chiếu để tìm ra sự thật và soi sáng cho giai đoạn lịch sử này. Đó là công việc của những nhà nghiên cứu lịch sử mà việc mở hồ sơ và truy cập online tạo điều kiện dễ dàng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm. Cho đến lúc này, mới chỉ có 40.000 tệp hồ sơ (170 volumi) tức khoảng 70% kho văn khố của Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh được sắp xếp và số còn lại vẫn đang được xử lý để sớm được đưa lên mạng internet cho giới nghiên cứu. Nghĩa là công trường mới chỉ bổ nhát cuốc khởi công để cho mọi người quan tâm đào bới tìm kiếm những sự thật thú vị.
Sử gia Marc Bloch nói rằng “Ki-tô giáo là tôn giáo lịch sử”. Một Giáo Hội làm bạn với lịch sử sẽ biết cách trình bày tốt hơn về hy vọng và tương lai. Trên hết, Giáo Hội dạy đọc biết “dấu chỉ của thời đại” như Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh, thì việc mở kho văn khố là một phần của đời sống Giáo Hội. Sự kiện mở Văn khố và mở đường link online là một thực tế văn hóa quan trọng để mọi ki-tô hữu sống sự thật như chính Đức Giê-su đã nói trong Tin mừng theo thánh Gioan “Sự thật giải thoát anh em” (Gioan 8, 32).
**********
Ghi chú:
[1] https://www.vatican.va/roman_curia/secretariat_state/sezione-rapporti-stati/archivio-storico/serie-ebrei/serie-ebrei_it.html.
Tuy nhiên, hồ sơ lưu trữ về triều đại của Pio XII đã được mở ra cho giới nghiên cứu trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo từ ngày 02/03/2020 tại Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano. Vậy đâu là tầm quan trọng của việc mở hồ sơ của Kho Lưu Trữ Tông Tòa đối với giới nghiên cứu? Mời quý vị theo dõi phần giải thích của linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Roma, Ý.
**********
Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano
Du khách và những người hành hương khi đến Roma chắc chắn phải viếng thăm quốc gia Vatican, mà nhất viếng thăm Đền Thờ Thánh Phê-rô, viếng mộ giáo hoàng đầu tiên, thánh Phê-rô, được chôn cất dưới chính ngôi Đền thánh này. Như chính Chúa Giê-su khẳng định là Giáo hội được xây dựng trên nền móng vững chắc là thánh Phê-rô và các vị kế nhiệm.
Còn đối với giới nghiên cứu, Vatican là điểm đến vì có Kho Lưu Trữ Tông Tòa và Thư Viện Vatican, nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý giá. Nằm lọt trong một quốc gia rộng khoảng 40ha, Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano nằm bên cạnh Bảo Tàng Vatican và Thư viện Vatican nổi tiếng. Bên dưới Cortile delle Belvedere và Bảo tàng Vatican - Musei Vaticani, là những boong-ke của Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican chứa đựng hệ thống kệ đỡ mà nếu xếp thẳng hàng có thể kéo dài tới 85 cây số. Giống như boong-ke, hầm chống xe tăng trong chiến tranh thế giới II, kho lưu trữ này cũng được xây dựng một cách chắc chắn như vậy để bảo đảm ổn định về nhiệt độ và độ ẩm, cũng như chống động đất và hỏa hoạn.
Kho Lưu Trữ Tông Tòa được thành lập theo sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phaolô V vào ngày 31/01/1612. Và đến giữa thế kỷ XVII, nó mang tên gọi Kho Lưu Trữ Bí mật Vatican – Archivio Segreto Vaticano (với danh xưng chính thức Kho Lưu Trữ Bí mật Tông Tòa Vatican - Archivio Segreto Apostolico Vaticano) nhấn mạnh tính chất đặc biệt của khu phức hợp tập trung lưu giữ tài liệu từ nhiều văn phòng khác nhau của Tòa Thánh. Thuật ngữ “Segreto - Bí Mật” trong tiếng La Tinh thế kỷ XVII, secretum có từ động từ secernere nghĩa là tách biệt, phân biệt, lưu giữ riêng.
Vì thế, kho lưu trữ do Đức Giáo Hoàng Phao-lô V thành lập được xem như tách biệt khỏi những vị tiền nhiệm và giành riêng cho triều đại giáo hoàng của ngài cũng như những phòng ban mà ngài thiết lập. Tên gọi Kho Lưu Trữ Bí mật Vatican - Archivio Segreto Vaticano được duy trì cho đến ngày 22/10/2019, khi giáo hoàng Phanxicô với tông thư dưới hình thức motu proprio “kinh nghiệm lịch sử”[2] khôi phục tên gọi ban đầu “Kho Lưu Trữ Tông Tòa Vatican – Archivio Apostolico Vaticano”.
Kho di sản tư liệu này lưu giữ hơn 600 bộ sưu tập (volumi) của 12 thế kỷ (từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 20). Kể từ năm 1881, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã mở cửa cho các nhà nghiên cứu và đã khiến kho lưu trữ của Tòa Thánh trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lịch sử quan trọng trên thế giới.
Khác với thông lệ quốc tế là một tài liệu lưu trữ sẽ được mở cho tham khảo sau 30 hay 40 năm, một thông lệ có từ năm 1924, chính giáo hoàng đương nhiệm mới là người cho phép được tự do tham khảo những tài liệu “đến đời giáo hoàng nào”. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép tham khảo đến cuối triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII (tức là đến tháng 10 năm 1958). Tuy nhiên, có một ngoại lệ là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho giới học giả nghiên cứu được tiếp cận Văn khố của Công Đồng Vatican II (1962-1965) ngay sau khi Công Đồng này kết thúc vào tháng 12 năm 1965.
Đức Giáo Hoàng Piô XII
Đức Giáo Hoàng Piô XII là vị giáo hoàng thứ 260 của Giáo Hội Công Giáo. Ngài là người Ý, sinh ra tại Roma, bắt đầu triều đại của mình từ ngày 2 tháng 3 năm 1939 và qua đời ngày 9 tháng 3 năm 1958. Tức là triều đại của ngài bao gồm toàn bộ cuộc thế chiến II.
Eugenio Maria Giuseppe Pacelli, tên khai sinh đầy đủ của Đức Pio XII, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1876, trong một gia đình làm nghề luật. Cha của ngài, ông Filippo Pacelli, là chủ nhiệm luật sư đoàn và anh của ngài, Francesco, là thành viên ủy ban chuẩn bị soạn thảo Hiệp ước Laterano.
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc Đại học Gregoriana và Giáo hoàng chủng viện Apollinare của Roma, được truyền chức linh mục ngày 02/04/1899, ngay lập tức ngài được đưa vào làm việc tại Văn phòng Bộ Ngoại giao (Congregazione degli Affari Ecclesiastici straordinari) của Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, và trở thành bí thư năm 1914. Tại đây, ngài đã cộng tác với Đức Hồng Y Pietro Gasparri trong việc soạn thảo Bộ giáo luật, được Đức Giáo Hoàng Benedetto XV công bố năm 1917. Một trong những thời điểm quan trọng trong việc cải cách Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo.
Cùng năm này và trong thời gian Thế Chiến I, ngài được bổ nhiệm làm tổng giáo mục Tòa Sardi (Anatolia) và làm sứ thần Tòa thánh (Nunzio) tại Munich (Bavaria). Sau khi Thế Chiến I chấm dứt, ngài tiếp tục hoạt động ngoại giao với vai trò sứ thần Tòa Thánh trong vùng Bavaria và nước Phổ thời hậu chiến.
Năm 1929, ngài được phong làm Hồng Y và kế nhiệm Đức Hồng Y Pietro Gasparri trong vai trò Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Ngoài những hoạt động thay mặt giáo hoàng trong các sự kiện của Giáo Hội như Đại hội thánh thể ở Buenos Aires (1934) và Budapest (1938), các lễ cử hành ở Lộ Đức (1935) và Lisieux (1937), ngài còn có những sứ mạng đặc biệt tại Hoa Kỳ năm 1936, nơi ngài gặp gỡ với tổng thống Roosevelt. Với sự hiểu biết ngôn ngữ, xã hội và văn hóa Đức sâu sắc, ngài đã thực hiện thiết lập Thỏa Ước (Concordato) giữa Tòa Thánh với nước Đức của Hitler vào năm 1933.
Giáo hoàng Pio XII và những điểm gây tranh cãi
Ngài lên ngôi giáo hoàng vào ngày 10 tháng 2 năm 1939, vào một thời điểm đen tối trong lịch sử nhân loại với Thế chiến II bùng nổ. Dù với kinh nghiệm và với kênh ngoại giao bí mật, những tiếp xúc với các nguyên thủ của các bên tham chiến như Roosevelt, Mussolini cũng không giúp ngài ngăn chặn được cuộc thế chiến. Tuy Pio XII có những phát biểu bày tỏ quan điểm về cuộc chiến và các bên tham gia, nhưng giới sử gia vẫn chưa thể đánh giá hết và đúng đắn về vai trò của ngài và Giáo Hội Công Giáo trong thời thế chiến II, nhất là sự im lặng của ngài trước nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã khi hàng triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đẩy vào các lò thiêu.
Cuộc thế chiến II (1939-1945) kết thúc, nhưng nạn bạo lực bùng lên trên khắp châu Âu, và nhất là nguy cơ lan tràn của chủ nghĩa cộng sản trước thế giới tự do. Được đánh giá là người chống chủ nghĩa cộng sản với việc ra vạ tuyệt thông với những ai theo chủ thuyết vô thần này, ngài lại bị đánh giá là thiếu sức mạnh trong các biến cố dẫn đến sự bành trướng của Liên Xô tại các nước Đông và Trung Âu và thiết lập nên khối cộng sản. Như vụ Hồng Y Giuseppe Mindszenty bị nhà cầm quyền cộng sản bắt và trả tự do ở Budapest (Hungary) và tiếp sau đó là những vụ bắt bớ, đàn áp hàng giáo sỹ ở Hungary đến nỗi mà vào ngày 28 tháng 10 năm 1956, ngài gởi thông điệp cho các giám mục trên toàn thế giới kêu gọi cầu nguyện để “người dân Hungary và những dân tộc ở Đông Âu khác đang bị tước đoạt tự do có thể được trở về trong hòa bình với trật tự đúng đắn”.
Là người sống qua hai cuộc thế chiến và chứng kiến mọi nỗ lực và tiến bộ khoa học của con người được huy động vào việc giết chóc lẫn nhau, Đức Giáo Hoàng Pio XII lại được xem như một người thích ứng và ủng hộ những tiến bộ công nghệ mới vào cuộc sống và sự tiến bộ của con người. Ngài xem đó như “ân sủng từ Thiên Chúa”. Hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối thế chiến hai cũng không ngăn ngài ca ngợi sự nỗ lực của khoa học và những nhà khoa học đã vượt qua biết bao khó khăn để hiểu biết sâu sắc hơn những quy luật hình thành và phân rã của nguyên tử, đem lại sức sống mới trong “kỷ nguyên nguyên tử”[3].
Ngài cũng dùng các phương tiện truyền thông mới vào lúc đó như sóng phát thanh và truyền hình để giao tiếp với các tín hữu trên khắp thế giới. Và nhất là ngài khuyến khích các giám mục Ý và toàn Giáo Hội sử dụng “phương tiện kỳ diệu do khoa học và công nghệ cung cấp cho nhân loại” và đồng thời mọi gọi họ cẩn thận trước những thiệt hại có thể gây ra trên phương diện đức tin và đạo đức.
Là mục tử của một giai đoạn lịch sử vô cùng hỗn loạn và khó khăn, đến nỗi được mệnh danh là “Giáo hoàng của nhân loại đau khổ”, Đức Pio XII đã quảng đại và hoàn toàn hiến thân cho các nhiệm vụ tông đồ với lòng tận tâm trước khi qua đời vào ngày 9/10/1958.
Việc tìm lại những chứng từ về cuộc đời của vị giáo hoàng này không chỉ soi sáng cho chúng ta về một giai đoạn lịch sử của nhân loại nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, mà còn giúp chúng ta rút ra nhiều bài học cho hiện tại trong một thế giới đối diện với những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như những xung độ về tư tưởng và bao lực. Đâu là chỗ của đức tin và cách hành xử theo lý trí?
Văn khố liên quan đến triều đại Giáo hoàng Pio XII
Ngày 20/2/2020, văn khố lưu trữ về triều đại giáo hoàng Pio XII (1939-1958) đã được mở cho giới nghiên cứu không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức hệ và quốc tịch? Trong diễn văn nhân dịp này, Đức Hồng Y Josè Tolentino de Mendonça, quản thủ văn khố và thư viện Vatican, đã nói: “Giáo Hội không sợ lịch sử, nhưng sẵn sàng đối diện với sự đánh giá của những học giả bằng sự chắc chắn vốn là bản chất của công việc này”. Ngài nói tiếp: “Tòa Thánh mở ra cho sự chú ý của các nhà nghiên cứu Hồ sơ lưu trữ của một triều đại giáo hoàng vì lịch sử của Giáo Hội và của thế giới”. Vì thế, theo ngài, “việc mở hồ sơ là một tiến trình lâu dài và tế nhị, vì nó cần sắp xếp theo thứ tự các tài liệu theo từng hồ sơ và trong kho lưu trữ, mã hóa và lập thư mục để thuận tiện tìm kiếm. Đó là một công việc phức tạp kéo dài nhiều năm”.
Việc mở hồ sơ này vẫn tiếp tục kiểm tra và phân tích những hồ sơ tài liệu liên quan, vì chủ đề nghiên cứu sẽ rất đa dạng, từ lịch sử tôn giáo đến lịch sử chính trị, từ chính quyền của Giáo Hội đến các mối quan hệ của Tòa Thánh với các quốc gia và cộng đồng quốc tế, tùy thuộc vào sự cam kết dấn thân của Tòa Thánh trong công việc bác ái và hòa bình. Do đó, Kho lưu trữ về Đức Piô XII không chỉ liên quan đến Văn Khố Tông Tòa Vatican, mà còn liên quan đến các cơ quan khác như Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh, đặc biệt bộ Ngoại Giao, Bộ giáo lý đức tin, Bộ truyền bá Phúc Âm hóa các Dân tộc, Bộ các Giáo hội Đông Phương, v.v…
Như vậy, việc cho truy cập online hồ sơ người Do Thái từ ngày 23/6/2022, là một bước tiến trong việc dễ dàng cho giới nghiên cứu lịch sử về “huyền thoại đen” của triều đại Giáo hoàng Pio XII.
Trong buổi giới thiệu hồ sơ Người Do Thái online, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, thư ký ban liên lạc với các quốc gia và các tổ chức quốc tế của Tòa Thánh, đã giới thiệu một bức thư của một nữ sinh viên người Đức gốc Do Thái, 23 tuổi, bị đưa vào trại tập trung Miranda de Ebro ở Tây Ban Nha, ngày 17/01/1942. Cô đã thành công đến được Hoa Kỳ đoàn tụ với mẹ sau một cuộc hành trình dài qua Bồ Đào Nha, với sự can thiệp của Sứ Thần Tòa Thánh ở Tây Ban Nha theo yêu cầu của Đức Pio XII. Hồ sơ của cô sinh viên này và nhiều người Do Thái sống sót khác được lưu giữ và có thể được truy cập trên internet thông qua hội United States Holocaust Memorial Museum.
Chứng từ của cô sinh viên này và những người khác được so sánh đối chiếu để tìm ra sự thật và soi sáng cho giai đoạn lịch sử này. Đó là công việc của những nhà nghiên cứu lịch sử mà việc mở hồ sơ và truy cập online tạo điều kiện dễ dàng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm. Cho đến lúc này, mới chỉ có 40.000 tệp hồ sơ (170 volumi) tức khoảng 70% kho văn khố của Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh được sắp xếp và số còn lại vẫn đang được xử lý để sớm được đưa lên mạng internet cho giới nghiên cứu. Nghĩa là công trường mới chỉ bổ nhát cuốc khởi công để cho mọi người quan tâm đào bới tìm kiếm những sự thật thú vị.
Sử gia Marc Bloch nói rằng “Ki-tô giáo là tôn giáo lịch sử”. Một Giáo Hội làm bạn với lịch sử sẽ biết cách trình bày tốt hơn về hy vọng và tương lai. Trên hết, Giáo Hội dạy đọc biết “dấu chỉ của thời đại” như Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh, thì việc mở kho văn khố là một phần của đời sống Giáo Hội. Sự kiện mở Văn khố và mở đường link online là một thực tế văn hóa quan trọng để mọi ki-tô hữu sống sự thật như chính Đức Giê-su đã nói trong Tin mừng theo thánh Gioan “Sự thật giải thoát anh em” (Gioan 8, 32).
**********
Ghi chú:
[1] https://www.vatican.va/roman_curia/secretariat_state/sezione-rapporti-stati/archivio-storico/serie-ebrei/serie-ebrei_it.html.
VietCatholic TV
Putin tê tái: Nổ lớn ở căn cứ không quân Nga Gvardeyskoye. Tuyên bố của TT Zelenskiy sau vụ tấn công
VietCatholic Media
03:29 17/08/2022
1. Căn cứ không quân Gvardeyskoye của Nga ở Crimea bị tấn công
Người Nga thường cố gắng che đậy các vụ tấn công của quân Ukraine và đổ thừa cho chạm điện, bất cẩn hay một lý do vu vơ nào đó. Họ cũng thường cố gắng che đậy các tổn thất. Tuy nhiên, trong một diễn biến khá bất ngờ phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov đã khẳng định các vụ tấn công tại Crimea hôm thứ Ba là do các nhóm phá hoại của Ukraine gây ra; và một tờ báo của Nga cho biết thêm một vụ nổ thứ tư tại một căn cứ Không Quân Nga.
Các tin tức đầu tiên nói rằng một kho đạn ở Crimea do Nga chiếm đóng đã phát nổ hôm thứ Ba - đây là vụ thứ hai chỉ trong hơn một tuần trên bán đảo đang tranh chấp này.
Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những cột khói bốc lên từ ngọn lửa gần làng Mayskoye ở phía bắc Crimea. Theo kênh truyền hình nhà nước Nga, một trạm điện gần đó cũng bốc cháy, và hỏa hoạn tại một nhà ga tàn phá hệ thống giao thông đường sắt.
Người Nga đổ lỗi cho vụ nổ - khiến khoảng từ 2.000 đến 3.000 người phải di tản - là một hành động phá hoại.
Báo kinh doanh Nga Kommersant, dẫn lời người dân địa phương, còn báo cáo thêm một vụ nổ khác tại căn cứ không quân Gvardeyskoye của Nga. Cư dân địa phương nói khói bốc lên mù mịt kèm theo những tiếng nổ lớn.
Cuộc tấn công rõ ràng diễn ra 8 ngày sau khi các vụ nổ làm rung chuyển một sân bay của Nga ở quận Saki của Crimea, phá hủy nhiều máy bay tấn công và để lại các hố sâu được gọi đùa là các miệng núi lửa trong các bức ảnh vệ tinh.
Trong vụ tấn công này, các nhà chức trách Nga phủ nhận tin tức về các máy bay bị phá hủy và đổ lỗi cho vụ nổ lớn là do tai nạn tại một kho đạn dược.
Ukraine tỏ ra dè dặt về các cuộc tấn công, không xác nhận cũng chẳng phủ nhận.
Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói với tờ New York Times vào tuần trước rằng các vụ nổ căn cứ không quân là một phần của cuộc tấn công liên quan đến quân du kích Ukraine sử dụng “các thiết bị do Ukraine sản xuất”, nhưng không đưa ra thêm thông tin nào.
Hôm thứ Ba, bình luận về các báo cáo gần đây nhất về các vụ nổ, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak gợi ý về nhiều điều sắp xảy ra.
2. Putin hứng chịu khủng hoảng Hắc Hải khi Nga mất chiến hạm 750 triệu đô la, máy bay phản lực, và đảo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cuộc tấn công lần thứ hai của quân Ukraine vào bán đảo Crimea đang có một tác động sâu sắc trong bối cảnh 20,000 binh sĩ Nga bị lừa gạt, bỏ rơi trong thành phố Kherson đang mòn mỏi chờ tiếp cứu. Tất cả các đường hỏa xa dẫn đến Kherson đều đã bị cắt đứt. Quân Nga không thể dùng đường hàng không, vì khả năng tiếp tế rất hạn chế và rất nguy hiểm. Trong bối cảnh quân Ukraine tiếp tục kêu gọi anh em binh sĩ Nga buông vũ khí đầu hàng, quân Nga cũng không có khả năng tiếp tế bằng đường biển. Tờ Newsweek có bài tường thuật nhan đề “Putin Suffers Black Sea Crisis as Russia Loses $750M Flagship, Jets, Island”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.
Các quan chức quốc phòng Anh nói rằng Nga đang phải vật lộn để kiểm soát Hắc Hải, khi các vụ nổ làm rung chuyển bán đảo Crimea nằm dọc theo bờ biển của bán đảo này trong đòn giáng mới nhất nhằm vào các lực lượng của Mạc Tư Khoa trong khu vực.
Hôm thứ Ba, một vụ nổ tại một kho đạn ở quận Dzhankoi của Crimea, gần làng Mais'ke, làm hư hỏng đường dây điện, một nhà máy điện và các tòa nhà dân cư mà Bộ Quốc phòng Nga mô tả là do “phá hoại”.
Vụ tấn công mới nhất diễn ra chỉ vài ngày sau khi các vụ nổ tại căn cứ không quân Saki ở phía tây Crimea làm dấy lên một cuộc di tản của những người Nga đi nghỉ mát khỏi khu vực mà Mạc Tư Khoa chiếm giữ vào năm 2014.
Sáu tháng sau cuộc xâm lược quy mô toàn diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh đã nêu ra trong bản cập nhật hàng ngày của mình cách thế những tổn thất của Nga ở Hắc Hải giáp với bán đảo đã cho thấy Mạc Tư Khoa khó khăn như thế nào để duy trì ưu thế trong khu vực được coi là sân sau của Nga.
Các quan chức quốc phòng cho biết: “Hạm đội Hắc Hải tiếp tục sử dụng hỏa tiễn hành trình tầm xa để hỗ trợ các cuộc tấn công bộ binh của Nga nhưng hiện đang gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền kiểm soát trên biển một cách hiệu quả”.
Đề cập đến việc Nga mất tàu Moskva, cũng như quyền kiểm soát Đảo Rắn, là vị trí chiến lược và mang tính biểu tượng của Hắc Hải kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, bản cập nhật của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng giờ đây Nga đã mất đi “một phần đáng kể các máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không hải quân”.
Vào tháng 4, Ukraine cho biết họ đã tấn công tàu Moskva - trị giá ước tính 750 triệu USD - bằng hai hỏa tiễn Neptune khiến 250 thủy thủ thiệt mạng. Mạc Tư Khoa cho biết con tàu đã chìm vì do hỏa hoạn trên tàu.
Vào tháng 6, Kyiv cho biết hỏa tiễn Harpoon của họ đã tấn công tàu kéo Spasatel Vasily Bekh của Nga đang vận chuyển binh sĩ, vũ khí và đạn dược đến Đảo Rắn. Cuối tháng đó, Ukraine cho biết họ đã đánh đuổi lực lượng Nga khỏi hòn đảo này, mặc dù Mạc Tư Khoa cho biết họ đã tự nguyện rút lực lượng của mình.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Hiệu quả hiện rất hạn chế của Hạm đội Hắc Hải làm suy yếu chiến lược xâm lược tổng thể của Nga”. Điều này một phần là do “mối đe dọa đổ bộ đối với Odesa hiện đã bị vô hiệu hóa phần lớn”.
“Điều này có nghĩa là Ukraine có thể chuyển hướng nguồn lực để gây sức ép với lực lượng bộ binh của Nga ở nơi khác”, đồng thời cho biết thêm rằng các tàu của Nga không dám đi xa, không dám tấn công mà chỉ “tiếp tục giữ tư thế phòng thủ cực kỳ nghiêm ngặt, với các cuộc tuần tra thường giới hạn ở vùng biển trong tầm nhìn của bờ biển Crimea.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
Tầm quan trọng chiến lược của Putin đối với Hắc Hải đã thể hiện rõ ngay từ đầu trong cuộc xung đột khi ông quyết định bảo vệ Biển Azov, nơi nối liền nó với lục địa Nga.
Hải quân Nga đã nhanh chóng tiến hành phong tỏa bờ biển Ukraine, nơi bị thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực cho đến khi đạt được thỏa thuận vào tháng trước, do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.
Salvatore Mercogliano, một nhà sử học hàng hải và là phó giáo sư lịch sử tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina, nói với Newsweek rằng mặc dù Putin đã bị tổn thất, nhưng ông vẫn “đạt được nhiều mục tiêu của mình khi nói đến tình hình trên Hắc Hải”.
Ông nói rằng việc Nga chiếm giữ Mariupol và Berdyansk đã mở ra Biển Azov cho các tàu Nga đang công khai quá cảnh vùng biển này với hệ thống nhận dạng tự động, gọi tắt là AIS, được kích hoạt.
Mercogliano nói: “Điều này có nghĩa là hàng hóa, ngũ cốc và hàng hóa từ nội địa Nga - qua sông Don và sông Volga, cùng với biển Caspi, có thể ra biển dễ dàng hơn”. Ông cho biết thêm rằng thỏa thuận cho phép Ukraine chuyển ngũ cốc từ các cảng của họ để đổi lấy việc để cho người Nga vận chuyển hàng hóa của họ mà không bị cản trở, “là một thành công.”
“Trong khi Âu Châu, Mỹ và một số quốc gia trừng phạt hàng hóa ra khỏi Nga, thì người Nga đã tìm thấy các thị trường thay thế ở Phi Châu và Á Châu. Vấn đề còn tồn tại là liệu các tàu có thể quá cảnh đến Ukraine mà không xảy ra sự việc hay không. Bất kỳ sự gián đoạn nào, cho dù thông qua một cuộc tấn công hay một thủy lôi, đều có thể đồng nghĩa với sự gián đoạn thương mại bên ngoài Hắc Hải, với những tác động rõ ràng đến nền kinh tế toàn cầu”.
3. Người Nga lũ lượt rời bỏ Crimea. Tổng thống Zelenskiy cảnh báo người Ukraine ở các khu vực bị chiếm đóng tránh xa các địa điểm quân sự của Nga
Một tuần sau cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào một căn cứ quân sự của Nga ở Crimea bị chiếm đóng, ba vụ tấn công khác gần như đồng thời đã diễn ra tại Crimea: một kho vũ khí đã bị phá hủy giữa những tiếng nổ long trời, sau đó, là những tiếng nổ lớn khác cùng với những đám cháy tại một trạm biến áp điện và tại một ga đường sắt.
Người đứng đầu khu vực do Nga bổ nhiệm Sergei Aksyonov đã lên tiếng trấn an dân chúng khi người Nga lũ lượt rời bỏ Crimea. Trước đó, ông ta thừa nhận rằng ít nhất 2.000 người đã được di chuyển từ một ngôi làng gần nơi xảy ra các vụ nổ và hai người bị thương.
Trong một diễn biến khiến người Nga còn hốt hoảng hơn nữa, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo những người Ukraine sống trong các khu vực bị chiếm đóng phải tránh xa các cơ sở quân sự của lực lượng Nga. Ông Zelenskiy đã đưa ra lời kêu gọi trên trong một video gởi quốc dân đồng bào vào tối thứ Ba 16 tháng 8, sau khi có các vụ nổ kinh hoàng tại Crimea. Ông nói:
“Hàng ngày và hàng đêm, chúng ta thấy các báo cáo mới về các vụ nổ trong lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng tạm thời. Bây giờ tôi yêu cầu tất cả người dân của chúng ta ở Crimea, ở các khu vực khác, ở phía nam của đất nước, trong các khu vực bị chiếm đóng của Donbas và khu vực Kharkiv phải hết sức cẩn thận. Xin vui lòng đừng đến gần các cơ sở quân sự của quân đội Nga và tất cả những nơi họ cất giữ đạn dược và trang thiết bị, và nơi họ đặt trụ sở chính của mình.”
Phát biểu của ông Zelenskiy diễn ra sau một loạt vụ nổ ở Crimea hôm thứ Ba và sự gia tăng các cuộc tấn công vào các kho đạn và đường tiếp tế của Nga ở các vùng bị chiếm đóng ở miền nam Ukraine trong những tuần gần đây.
“Các lý do cho các vụ nổ ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng có thể khác nhau, rất khác nhau. Bao gồm cả lý do ‘bất cẩn’ mà quân xâm lược thường nói, nhưng dù họ muốn nói thế nào thì tất cả những biến cố này đều có cùng một ý nghĩa. Đó là việc phá hủy hậu cần của quân chiếm đóng, đạn dược, quân trang và các trang thiết bị khác, và các sở chỉ huy. Và điều này sẽ cứu được mạng sống của người dân chúng ta”.
Ukraine chưa chính thức cho biết họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công lớn hồi tuần trước vào một căn cứ không quân ở Crimea, phá hủy ít nhất 8 máy bay quân sự, cũng như vụ nổ hôm thứ Ba đã phá hủy một kho vũ khí khổng lồ của Nga.
Đề cập đến hàng dài giao thông được chứng kiến đang bỏ chạy khỏi Crimea, sau cuộc tấn công căn cứ không quân Saki và các vụ tấn công mới nhất vào buổi sáng thứ Ba, ông Zelesnky nói, “Việc xếp hàng những ngày này để rời Crimea đến Nga qua cây cầu chứng tỏ rằng phần lớn công dân của nhà nước khủng bố đã hiểu hoặc ít nhất cảm thấy Crimea không phải là nơi dành cho họ”.
4. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine: Nga pháo kích vào các vị trí đến 800 lần trong mấy ngày qua
Trong cuộc họp báo vào sáng thứ Tư 17 tháng 8, Tướng Valeriy Zaluzhny, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết các lực lượng Nga đang tấn công ráo riết ở Donbas nhưng cho biết tình hình “căng thẳng” đã được “kiểm soát hoàn toàn.”
“Tôi đã thông báo cho phía Canada về tình hình ở tiền tuyến. Nó rất dữ dội nhưng được kiểm soát hoàn toàn,” tướng Zaluzhny cho biết như trên nói sau khi nói chuyện với Tướng Wayne Donald Eyre, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Canada.
Tướng Zaluzhny nói thêm rằng “quân Nga tiếp tục tấn công dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Đồng thời, kẻ thù thực hiện khoảng 700 đến 800 vụ pháo kích vào các vị trí của chúng tôi mỗi ngày, sử dụng từ 40.000 đến 60.000 viên đạn đại pháo”.
Ước tính đó phù hợp với nhiều nhà phân tích phương Tây đưa ra về khối lượng đạn dược mà lực lượng Nga đang sử dụng, sau khi tương đối tạm lắng vào đầu tháng Bảy.
“Những nỗ lực chính của kẻ thù tập trung vào việc đẩy lùi quân đội của chúng tôi khỏi khu vực Donetsk. Tình hình căng thẳng nhất hiện nay là trên trục Avdiivka-Pisky-Mariinka, “Zaluzhny nói.
Trục đó là một đoạn dài khoảng 25 km về phía tây của Donetsk.
Tướng Zaluzhny cũng nhắc đến một nhận định của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine trong bản báo cáo sáng thứ Hai 15 tháng 8, ghi nhận quân Nga đã đột nhiên tấn công dữ dội ở miền Đông.
Kể từ ngày 6 tháng 8, sau các tổn thất nặng nề trong vùng Donbas, các lực lượng Nga đã thu nhỏ quy mô các hành động tấn công ở phía đông Siversk và chỉ tiến hành các cuộc tấn công thăm dò lẻ tẻ và hạn chế trong khi chủ yếu dựa vào việc pháo kích vào các khu định cư xung quanh. Tuy nhiên, kể từ ngày 11 tháng 8, các lực lượng Nga đã tăng số lượng các cuộc tấn công bộ binh trong khu vực Siversk.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định rằng quân Nga có khả năng chuyển quân xuống miền Nam Ukraine để cứu Kherson. Tuy nhiên, cuộc hành quân viễn chinh từ miền Đông xuống miền Nam Ukraine cũng có thể là một tai họa cho quân Nga vì Ukraine vừa nhận thêm các HIMARS của Hoa Kỳ, hệ thống hỏa tiễn hàng loạt M270 của Anh và các loại xe pháo tự hành Zuzana 2 của Slovakia.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, nhận xét rằng kế hoạch cứu Kherson bằng cách chuyển quân xuống miền Nam có lẽ đã bị thay đổi sau khi có tin quân Ukraine đã đánh vào các cầu trọng yếu và đã hoàn toàn cắt đứt đường tiếp tế cho Kherson.
ISW nhận định quân đội Nga có thể đang ráo riết tấn công ở phía đông bắc khu vực Donetsk để lôi kéo sự chú ý của Lực lượng vũ trang Ukraine nhằm giảm áp lực ở Kherson.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho biết: “Các lực lượng Nga có thể đang định hướng lại các bước tiến ở đông bắc Donetsk để thu hút sự chú ý của Ukraine và làm phân tâm các hành động phản công của Ukraine ở miền Nam Ukraine”.
“Các cuộc tấn công này, cùng với các cuộc tấn công liên tục theo hướng Bakhmut, có thể tạo thành một nỗ lực nhằm thu hút vật chất và nhân lực Ukraine đến phòng tuyến Bakhmut-Siversk ở đông bắc Donetsk nhằm thu hút sự chú ý của Ukraine khỏi các khu vực quan trọng ở miền Nam, nơi quân đội Ukraine đã và đang tiến hành các cuộc phản công hiệu quả và có thể đang tạo điều kiện để tiến hành một cuộc phản công.
5. Putin nói Mỹ sử dụng người Ukraine làm bia đỡ đạn, cố gắng kéo dài chiến tranh. Phản ứng của Hoa Kỳ
Vladimir Putin đã nhắc lại những lời chỉ trích của ông đối với Mỹ trong một bài phát biểu, trong đó ông cáo buộc Washington đang cố gắng “kéo dài” cuộc xung đột ở Ukraine và lên án chuyến thăm Đài Loan gần đây của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Tại Hội nghị An ninh Quốc tế Mạc Tư Khoa, nhà lãnh đạo Nga đã nhắm vào “giới tinh hoa toàn cầu hóa phương Tây” mà theo ông là “kích động hỗn loạn, kích động các cuộc xung đột cũ và mới”, cũng như cố gắng “duy trì quyền bá chủ và quyền lực đang tuột khỏi tay họ.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ “và các nước chư hầu can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền”, khi ông cáo buộc họ tổ chức “các cuộc khiêu khích, đảo chính, nội chiến” trong khi “các mối đe dọa, tống tiền và áp lực cố gắng buộc các quốc gia độc lập phải phục tùng ý chí của họ. “
“Cái gọi là phương Tây tập thể đang cố tình phá hủy hệ thống an ninh Âu Châu”, ông Putin nói hôm thứ Ba, trước khi quay lại những lời chỉ trích liên tục của ông đối với NATO vì đã “xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự”.
Ông nói rằng để phương Tây “duy trì quyền bá chủ của họ”, họ đã khiến người dân Ukraine trở thành “bia đỡ đạn”, lờ đi sự lan truyền của “hệ tư tưởng Tân Quốc Xã”. Đó là một luận điệu Putin vẫn thường rêu rao bất chấp thực tế là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một người Do Thái và nhiều người trong gia đình ông đã bị giết trong cuộc diệt chủng người Do Thái.
“Tình hình ở Ukraine cho thấy Mỹ đang cố gắng kéo dài cuộc xung đột này”, ông Putin nói, khi ông lên án các chính sách của Washington ở các khu vực khác trên thế giới.
“Như các bạn đã biết, gần đây Hoa Kỳ một lần nữa cố tình đổ thêm dầu vào lửa và khuấy động tình hình ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương,” ông nhận xét như trên khi nhắc đến chuyến thăm Đài Loan của Pelosi vào ngày 2/8.
Chuyến đi này đã gây ra sự tức giận ở Bắc Kinh, nước này đã đáp trả bằng cách ra lệnh tập trận quân sự xung quanh hòn đảo độc lập mà nước này tuyên bố là một phần của Trung Quốc. Putin là đồng minh thân cận của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người có sự hậu thuẫn để giúp ông vượt qua những chỉ trích toàn cầu về cuộc xâm lược Ukraine.
Theo quan điểm của Putin, chuyến đi của Pelosi không chỉ là một chuyến đi của một “chính trị gia vô trách nhiệm” mà là một “hành động khiêu khích được lên kế hoạch cẩn thận” cũng như một phần của “chiến lược có ý thức của Hoa Kỳ nhằm gây bất ổn” khu vực đó của thế giới.
Đây cũng là “một sự thể hiện trơ trẽn về sự thiếu tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và các nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đó”, ông Putin nói trong bài phát biểu có video và bản ghi trên trang web của Điện Cẩm Linh.
Đáp lại những bình luận của ông Putin, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng những cáo buộc của ông Putin về việc Mỹ can thiệp vào nước ngoài “là điều không thể tránh khỏi”.
Phát ngôn nhân nói: “Putin đã xâm lược Ukraine. Đây là một trò chơi đổ lỗi dịch chuyển trách nhiệm cổ điển của Nga. Tất cả các bước mà chúng tôi đã thực hiện kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện đã được ông ta tính toán trước là hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tàn bạo của Mạc Tư Khoa và gia tăng áp lực buộc Điện Cẩm Linh phải chấm dứt hành động xâm lược ngay lập tức”.
“Trước khi lực lượng của Putin xâm lược, chúng tôi đã thường xuyên đề cập đến hai con đường mà Nga có thể lựa chọn - đối thoại và ngoại giao hoặc leo thang và những hậu quả to lớn. Chúng tôi đã nỗ lực thực sự và chân thành để theo đuổi điều thứ nhất, là điều mà chúng tôi vô cùng ưa chuộng, nhưng Putin đã chọn chiến tranh”.
Về cáo buộc kéo dài cuộc chiến tại Ukraine, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng ông Putin có thể rút quân khỏi Ukraine và cuộc chiến chấm dứt ngay tức khắc. Chính Putin mới là người kéo dài cuộc chiến.
Sự giận dữ của Putin đối với phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng diễn ra khi Đại sứ quán Nga tại Washington cáo buộc Washington đang gia tăng mối đe dọa xung đột hạt nhân.
Trong một bài đăng trên Telegram được các hãng thông tấn Nga đưa tin, phái bộ Nga đã chỉ trích việc Mỹ rút khỏi các thỏa thuận như thỏa thuận giải trừ hạt nhân của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, gọi tắt là INF, và việc Mỹ trang bị vũ khí cho Ukraine.
Phía Nga nói rằng “các bước đi của Washington nhằm tiếp tục tham gia vào một cuộc đối đầu hỗn hợp với Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine” làm tăng khả năng “leo thang khó lường và một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.
Đền thờ nơi Đức Mẹ hiện ra với Chị Lucía bị đổ nát. Chính phủ Hàn Quốc trùng tu đền các vị tử đạo
VietCatholic Media
05:57 17/08/2022
1. Đền thờ Tây Ban Nha nơi Đức Mẹ Fatima hiện ra với Chị Lucía đang rơi vào tình trạng đổ nát
Đền thờ Đức Mẹ Fatima hiện ra ở Pontnticra, Tây Ban Nha, đang trong tình trạng đổ nát. Nơi Đức Mẹ kêu gọi làm việc phạt tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng trong năm tháng liên tục - cần được tái thiết khẩn cấp để tránh bị đổ nát hoàn toàn.
Cha Luis Manuel Romero, đại biểu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha phụ trách Đền thờ Chúa hiện ra Pontgeonra, cho biết: “Thật đáng tiếc khi một nơi đặc biệt như vậy lại ở trong tình trạng thế này”.
Các kiến trúc sư đã lên kế hoạch cho dự án trùng tu ngôi đền cho biết gỗ làm mái che đã bị nấm và mục nát do ẩm ướt và rò rỉ nước nên “phải thay đổi cấu trúc và chống thấm”.
Ngoài ra, một công trình kiến trúc phụ “các giá đỡ trên các bức tường đá đã xuống cấp”, đã khiến “mưa rơi bên trong đền thờ”, vị linh mục than thở.
Để giải quyết tình trạng này, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã mua lại quyền sở hữu đối với địa điểm, mà cho đến một năm trước đây, thuộc sở hữu của Hiệp hội Tông đồ Thế giới Fatima ở Tây Ban Nha.
Cha Romero nói với ACI Prensa rằng người ta hy vọng giai đoạn đầu tiên của công việc trùng tu “sẽ hoàn thành vào tháng 10”. Điều này bao gồm nhiệm vụ cấp bách nhất, đó là “đặt mái nhà mới và làm lại sàn trong phòng nơi diễn ra các cuộc hiện ra.”
Ngài nói: “Một nhà nguyện sẽ được xây dựng lớn hơn cái hiện có, bao gồm phòng nơi người ta có thể tôn kính Đức Mẹ chính xác ở nơi, vào ngày 10 tháng 12 năm 1925, Đức Trinh Nữ Maria với Hài Nhi Giêsu đã hiện ra với Chị Lucía.
Dự án sửa chữa có chi phí ước tính khoảng 900.000 đô la, trong đó chỉ mới thu được khoảng 200.000 đô la, một số tiền không đủ cho ngay cả giai đoạn đầu tiên của công việc cần được thực hiện. Ngoài ra, 200.000 đô la khác phải được huy động để trả cho các khoản thuế không lường trước được trong ước tính đầu tiên.
Theo ACI Prensa, nếu không thu được tài trợ cho giai đoạn đầu này, dự án sẽ bị chấm dứt.
Hiện tại, nguồn tài trợ đang được tìm kiếm thông qua các tổ chức khác nhau cũng như các tổ chức công như chính quyền vùng Galicia, nhưng cũng có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm tư nhân.
Phần lớn các khoản đóng góp tự nguyện được thu thập thông qua trang web gây quỹ cộng đồng cho đền thờ ở Pontnticra, www.santuariodelasapariciones.org, do một nhóm giáo dân được khuyến khích bởi Cha Javier Siegrist, cha xứ của giáo xứ Holy Christ of Mercy ở Boadilla del Monte. ở Giáo phận Getafe, Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
2. Chính phủ Hàn Quốc giúp cải tạo khu tưởng niệm các vị tử đạo Công Giáo
Các nhà chức trách ở thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc đã lắp đặt một tấm bảng mới trong quá trình cải tạo Quảng trường Quang Hoa Môn (Gwanghawmun, 광화문), nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chân phước cho 124 vị tử đạo Công Giáo trong chuyến thăm năm 2014.
Tấm bảng mới giải thích ý nghĩa đằng sau việc phong chân phước cho Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung (Yun Ji-chung, 정윤지) và 123 bạn tử đạo trong thế kỷ 18 và 19. Tờ Catholic Times của Hàn Quốc đưa tin.
Đức Cha Bênêđíctô Tôn Hi Tông (Hee-Song Son, 베네딕토) Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hán Thành, đồng thời là chủ tịch Ủy ban tôn vinh các thánh tử đạo của Tổng giáo phận, đã phối hợp giám sát quá trình tu bổ với chính quyền Thủ đô Hán Thành.
Thủ tướng Hàn Đức Chu (Han Duck-soo, 한덕수) cho biết ông hy vọng đền thánh sẽ giáo dục cho du khách về lịch sử của dân tộc. Ông nói: “Khu vực nối liền Quảng trường Quang Hoa Môn, Cảnh Phúc Cung (Gyeongbok, 경복궁) và Thanh Hoa Đài (Cheong Wa Dae, 청와대) là trung tâm quan trọng của lịch sử lâu đời, nền văn hóa rực rỡ và dân chủ hóa của chúng ta”
“Tôi dự đoán rằng cùng với Thanh Hoa Đài đã trở thành một địa điểm của công chúng, quảng trường sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch được mọi người từ khắp nơi trên thế giới thường xuyên lui tới”.
Thanh Hoa Đài thường được biết đến với cái tên Nhà Xanh, nơi ở của tổng thống trước đây. Quảng trường Quang Hoa Môn nằm phía trước Cảnh Phúc Cung, nơi nhiều tín hữu Kitô bị bách hại và giết chết trong thời kỳ cai trị của triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선). Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm, cụ thể là từ năm 1392 đến năm 1910.
Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung sinh năm 1759 và qua đời năm 1791; và 123 vị tử vì đạo khác đã bị giết trong thời gian từ năm 1791 đến năm 1888 vì không chịu từ bỏ đức tin của họ.
Ông là người Công Giáo Hàn Quốc đầu tiên bị đàn áp và sát hại khi các vua của triều đại Tiên Quốc bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo trong những ngày đầu của Kitô giáo trên bán đảo này.
Hồ sơ của Giáo hội Hàn Quốc cho biết có khoảng 8.000 đến 10.000 người Công Giáo đã tử vì đạo vì đức tin của họ trong cuộc đàn áp kéo dài hơn một thế kỷ.
Trong buổi lễ phong chân phước tại Hán Thành vào ngày 16 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi các vị tử đạo Hàn Quốc vì sự hy sinh cao cả của họ.
“Trong sự quan phòng bí ẩn của Thiên Chúa, đức tin Công Giáo đã không được các nhà truyền giáo mang đến bờ biển Hàn Quốc. Đúng hơn, nó đã đi vào trái tim và khối óc của chính người dân Hàn Quốc.”
124 vị tử đạo chỉ còn một bước nữa là được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Quảng trường Quang Hoa Môn đã được cải tạo, được mở rộng và tân trang lại một phần thành một công viên.
Nơi đây đặt một bức tượng đồng lớn của Vua Thế Tông (Sejong, 세종) ở trung tâm.
Vua Thế Tông sinh năm 1397 và qua đời năm 1450 là vị vua thứ tư của triều đại Tiên Quốc và được ca ngợi là một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Quảng trường được cải tạo có diện tích hơn 40.000 mét vuông, hơn gấp đôi so với trước đó là 18.840 mét vuông.
Chính quyền đã trồng mới 5.000 cây xanh, trong đó có 300 cây cao, giúp tăng hiệu quả không gian xanh của quảng trường từ khoảng 2.800m2 lên hơn 9.300m2, giúp che bớt nắng nhiều hơn vào mùa hè.
Source:UCANews
3. Hành hương Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora nhân lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hôm 11 tháng Tám vừa qua, gần 150 tín hữu thuộc giáo phận Kalisz ở miền trung Ba Lan, đã lên đường hành hương bằng xe đạp, trong đó có Đức Cha Lukasz Buzun, Giám Mục Phụ Tá, tiến về Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora.
Đây là lần thứ 21 giáo phận này tổ chức hành hương bằng xe đẹp, tiến qua đường dài hơn 160 cây số. Khi đến Jasna Gora, đoàn này sẽ họp chung với các tín hữu khác tham dự cuộc hành hương thường niên lần thứ 385 bằng cách đi bộ hướng về Đền thánh.
Người khởi xướng cuộc hành hương bằng xe đạp này của giáo phận Kalisz là ông Ireneusz Reder thuộc đoàn Công Giáo tiến hành tại địa phương. Ông kể rằng: tôi đã tổ chức cuộc hành hương xe đạp ở nhiều nơi tại Ba Lan và năm 2000, chúng tôi đến Roma bằng phương tiện này, rồi nảy ra ý tưởng hành hương tại Đền thánh Quốc gia ở Jasna Gora. Sau khi được phép của cha Krzytosztof Ordiziniak, Giám đốc hành hương, cuộc hành hương xe đạp đã được tổ chức, với hai nhóm từ hai địa điểm khác nhau trong giáo phận. Và năm nay là lần thứ tư, Đức Cha Buzun tham gia cuộc hành hương này.
Còn Đức Cha Buzun kể với hãng tin Công Giáo Kai của Ba Lan rằng:
“Từ nhỏ tôi vẫn đạp xe đạp nhưng nay thì ít hơn vì không có nhiều thời giờ. Tôi rất thích các cuộc hành hương này và cố gắng dung hòa hai thực tại khác nhau. Có lần tôi đạp xe 180 cây số và không xuống khỏi xe. Trong khi đi, tôi cầu nguyện cho nhiều ý nguyện, đặc biệt cho giáo phận, để có những linh mục tốt lành thánh thiện, cho các ơn gọi tu tri cho hòa bình tại Ukraine và theo những ý nguyện các tín hữu xin tôi.”
Theo Đức Cha, hành hương chủ yếu là một thời điểm cầu nguyện: “Hành hương mở rộng tâm hồn chúng ta với Chúa. Trong cuộc hành hương, chúng tôi dừng lại vào các thánh đường và cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Chúng tôi cũng cầu nguyện chung với nhau, lần chuỗi Lòng Thương Xót và đọc kinh chiều.”
Trước khi lên đường, các tín hữu hành hương bằng xe đạp đã tham dự thánh lễ tại nhà nguyện quốc gia thánh Giuse ở Kalisz, do Đức Cha Buzun chủ sự.
Kherson hỗn loạn: Ukraine cắt đứt mọi đường tiếp tế của Nga. Nhà máy điện Kursk của Nga bị tấn công
VietCatholic Media
16:32 17/08/2022
1. Quân đội Nga trong tình trạng rối loạn ở miền nam Ukraine khi Kyiv tăng cường tấn công
Trong bản báo cáo chiều thứ Tư 17 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng Nga ở khu vực Kherson bị chiếm đóng ở miền nam Ukraine ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì đạn dược, áo giáp và nhiên liệu cho các đơn vị tiền tuyến, nhờ vào một chiến dịch phối hợp của Ukraine nhằm cắt đứt dòng sông và các đường tiếp tế đường sắt cũng như làm nổ tung các kho đạn dược của quân Nga.
Các quan chức Ukraine cho biết người Nga đang chuyển các sở chỉ huy từ phía bắc sông Dnipro sang bờ nam vì các cây cầu đã bị hư hại nặng nề.
Phó chủ tịch thứ nhất của hội đồng khu vực Kherson, Yuri Sobolevsky, cho biết một phần quan trọng của bộ chỉ huy quân sự Nga đã rời khỏi thành phố Kherson. Các lực lượng chính của Ukraine chỉ còn cách thành phố khoảng 25 km về phía bắc, theo hướng Mykolaiv.
Phần lớn khu vực Kherson đã bị chiếm đóng kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine. Là một phần của cuộc phản công của Kyiv nhằm cố gắng chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất ở phía nam, các lực lượng Ukraine đang nhắm vào các cây cầu quan trọng để làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế trong và xung quanh Kherson.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết hôm Chúa Nhật rằng người Nga có thể sẽ sang bên kia sông “để tránh bị mắc kẹt ở thành phố Kherson trong bối cảnh có các cuộc tấn công của Ukraine nhằm cắt đứt tất cả các đường tiếp tế kết nối với hữu ngạn sông Dnipro từ hậu phương của Nga ở Crimea”.
Các video đã xuất hiện trên mạng xã hội trong vài ngày qua cho thấy các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa mới vào cầu Antonivskyi và một cây cầu đường bộ bắc qua đập gần Nova Kakhovka, khiến chúng không thể vượt qua đối với các phương tiện bọc thép hạng nặng. Ở một số khu vực, sông rộng tới 1 km, làm cho những chiếc cầu phao không thực tế.
Người Ukraine cũng đã nhắm vào một số tuyến đường sắt từ Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng đến các vùng Kherson và Zaporizhzhia. Hôm thứ Ba, một loạt vụ nổ dữ dội đã làm rung chuyển thị trấn Dzankhoy trên tuyến đường chính hướng tới Kherson. Video gần đây cho thấy một kho đáng kể các phương tiện quân sự và đạn dược tại địa điểm này.
Hai tuyến đường sắt từ Crimea đã bị đứt trong 10 ngày qua. Tuần trước, người dân địa phương cho biết các vụ nổ kéo dài nhiều giờ tại quận Henichesk, một khu vực cảng dọc Biển Azov và tuyến đường sắt xa hơn về phía tây tại Brylivka cũng bị tấn công.
“Trong vòng một tuần trước, chúng tôi đã phá hủy hơn 10 kho đạn dược và các cụm thiết bị quân sự. Những đòn đánh này không cho phép chuyển các thiết bị hạng nặng qua những cây cầu này “, Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của quân đội Ukraine cho biết.
2. Cơ quan An ninh Liên bang Nga tuyên bố người Ukraine cho nổ đường dây điện nối với nhà máy hạt nhân Kursk
Cơ quan An ninh Liên bang Nga vừa cho rằng Ukraine đã phá hoại 6 đường dây điện và làm gián đoạn các quy trình tại Nhà máy Điện hạt nhân Kursk.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, dẫn nguồn từ FSB, cho biết FSB hiện đang truy lùng các thành viên của các nhóm phá hoại Ukraine đã làm nổ tung đường dây điện nối với nhà máy Kursk.
“Sáu trụ của đường dây điện cao thế 110, 330 và 750 kV đã bị nổ tung, làm gián đoạn hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Kursk,” tuyên bố của FSB cho biết.
Theo FSB, hai nỗ lực trước đó để làm nổ các đường dây điện đã được thực hiện vào đầu tháng này vào ngày 4 tháng 8 và ngày 9 tháng 8.
Kursk là một thành phố của Nga cách biên giới Ukraine khoảng 90 km và là một trong số các thành phố của Nga đã hứng chịu các vụ nổ tại kho nhiên liệu và bãi chứa đạn dược kể từ khi Nga xâm lược Ukraine gần sáu tháng trước.
Cả Ukraine và Nga đều cáo buộc nhau đe dọa khủng bố hạt nhân, đặc biệt là xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà Nga đã kiểm soát từ tháng Ba.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn để đáp lại những gì mà ông mô tả là “vụ tống tiền hạt nhân” của Nga xung quanh nhà máy Zaporizhzhia.
3. Nỗ lực của Nga để đột phá phía bắc Sloviansk đã thất bại nhưng các trận chiến mới diễn ra ở phía nam Donetsk
Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã cố gắng tấn công một lần nữa từ phía bắc Sloviansk nhưng cuộc tấn công của họ không thành công và họ đã rút lui.
Trận chiến xảy ra gần Mazanivka trên biên giới các khu vực Donetsk và Kharkiv, khu vực lần đầu tiên chứng kiến nỗ lực đột phá của Nga hơn 40 ngày trước, theo Bộ Tổng tham mưu.
Một cuộc tấn công khác của Nga ở xa hơn về phía đông cũng thất bại, mặc dù được hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu.
Trong bản báo cáo chiều thứ Tư 17 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết “Gần Ivano-Dariivka, với sự hỗ trợ của Không Quân, kẻ thù đã tiến hành các hành động tấn công bất thành. Họ đã rút lui bỏ lại nhiều xác đồng đội”.
Giao tranh đã xảy ra trong khu vực Sloviansk hơn một tháng qua và quân Nga không thành công và chịu nhiều tổn thất lớn.
Người Ukraine nói rằng các mục tiêu của Nga vẫn giữ nguyên - họ “tập trung vào việc tiến hành các hoạt động tấn công tích cực ở các hướng Kramatorsk, Bakhmut và Avdiivka”
Bakhmut và Avdiivka chỉ cách chiến tuyến vài dặm trong vài tháng qua, nhưng các thành phố này vẫn nằm trong tay người Ukraine.
Người Ukraine nói rằng những nỗ lực tiếp theo để chiếm khu vực Bakhmut đã liên tục bị thất bại
“ Các hành động tấn công và lấn chiếm của quân xâm lược ở các quận Soledar, Zaitseve và Maiorsk kết thúc với tổn thất và rút lui”. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết một cuộc tấn công khác ở phía nam Bakhmut, trong khu vực Vershyna, cũng đã bị thất bại.
Trong khi đó, người Nga dường như đã đưa ra các nỗ lực mới nhằm phá vỡ các phòng tuyến của Ukraine ở miền nam Donetsk, giữa Pavlivka và Novomykhailivka, nơi “các hành động thù địch vẫn tiếp diễn”.
Xa hơn về phía bắc, trong khu vực Kharkiv, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết gần 20 khu định cư đã bị bắn cháy, trong đó có một số khu gần biên giới với Nga.
Thị trưởng thành phố Kharkiv, Ihor Terekov, kêu gọi dân thường ở trong nhà sau khi đạn pháo Nga tấn công vào quận Saltivka.
4. Robot đại chiến do Nga giới thiệu trên thực tế là một chú chó cưng của Trung Quốc
Phát biểu tại hội chợ vũ khí hôm thứ Hai, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga có vũ khí “đi trước các đối tác nước ngoài hàng thập kỷ”.
Ông nói: “Chúng ta đang nói về vũ khí chính xác cao và người máy, các hệ thống chiến đấu dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.”
“Nhiều công ty của chúng ta đi trước các đối tác nước ngoài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, và vượt trội hơn đáng kể về các đặc tính kỹ năng chiến thuật.”
Người máy mà ông Putin đề cập đến được ông gọi là rô-bô phóng hỏa tiễn. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra, rô-bô phóng hỏa tiễn của Nga thực chất là một con rô-bô thay thế cho chó nhà của Trung Quốc đã được sửa đổi. Nuôi chó thì phải mua thức ăn. Chó rôbô của Trung Quốc không cần ăn, chỉ cần nạp điện.
Chú chó robot M-81, được trang bị bệ phóng hỏa tiễn RPG-26, đã được trưng bày tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army 2022, một hội chợ vũ khí lớn, ở Mạc Tư Khoa trong tuần này.
Video quay cảnh chú chó robot đi lại, ngồi xuống và đứng lên đã lan truyền trên mạng xã hội sau khi được hãng thông tấn Nga RIA Novosti đăng tải.
Được đăng lại trên Twitter bởi Rob Lee, một chuyên gia về quân đội Nga tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, một tổ chức tư vấn của Mỹ, video này đã nhận được hơn 500.000 lượt xem và 1.900 lượt retweet.
Tuy nhiên, theo The Insider, một tờ báo trực tuyến chuyên bóc trần các tin giả trên các phương tiện truyền thông Nga, chú chó robot không phải do Nga chế tạo nhưng “do công ty Unitree Robotics của Trung Quốc” làm ra, và “thực chất chỉ là một món đồ chơi”.
“Mặc dù thực tế là tại buổi giới thiệu, ro-bô được bọc trong một bộ trang phục màu đen, nhờ vẻ ngoài của nó, cái gọi là 'phức hợp M-81' đã được dễ dàng nhận ra là một con rôbô do công ty Unitree Robotics của Trung Quốc sản xuất bởi hình bát giác ở đầu và bởi các camera phía trước của nó có thể được nhìn thấy qua vỏ bọc.”
Con rôbô này đã được bán trong hơn một năm qua với hai biến thể, có giá từ 2.700 đô la đến 3.500 đô la.
Chú chó robô M-81 được quảng cáo là sản xuất bởi Công ty Cổ phần Máy móc Trí tuệ, một công ty có trụ sở tại St. Petersburg do Alexei Aristov đứng đầu.
Trong một bài đăng trên Telegram, các nhà thiết kế của nó nhận xét: “Đây là một mẫu của hệ thống robot M-81, có khả năng tiến hành bắn nhằm mục đích và vận chuyển vũ khí, và cho mục đích dân sự, nó có thể được sử dụng trong khu vực khẩn cấp để trinh sát, đi xuyên qua đống đổ nát và giao thuốc”.
“Khi được sử dụng trong chiến đấu, chú chó robot cũng có thể tham gia vào việc chỉ định mục tiêu, tuần tra và an ninh.”
Theo các nhà sản xuất của nó, rôbô này có thể mang trọng lượng tối đa là 3 kg.
Tờ Insider báo cáo điều này có nghĩa là nó có thể mang một bệ phóng RPG-26 như trong video, nhưng không phải một bệ phóng hỏa tiễn có trọng lượng tối thiểu là 4,7 kg.
Nó cũng không thể hoạt động trên địa hình gồ ghề hoặc ẩm ướt và dễ bị tấn công.
Alexei Aristov, người sáng lập Công ty Cổ phần Máy móc Trí tuệ, đã được Newsweek liên hệ để đưa ra bình luận. Đến nay, anh ta vẫn giữ im lặng.
Mới đây Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về chính sách, ước tính Nga đã phải gánh chịu 70.000-80.000 thương vong kể từ khi xâm lược Ukraine vào tháng Hai.
Ông nhận xét: “Thật an toàn khi cho rằng người Nga có thể đã nhận 70 hoặc 80.000 thương vong trong vòng chưa đầy sáu tháng.”
“Đó là sự kết hợp của những người đã chết và bị thương trong chiến đấu và con số đó có thể thấp hơn một chút, cao hơn một chút, nhưng tôi nghĩ đó là con số trong vùng lân cận.”
Tháng trước, ông Putin cũng nói rằng Hải quân Nga sẽ nhận được hỏa tiễn siêu thanh Zircon trong vòng vài tháng – và cho rằng hỏa tiễn này đã đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang cho loại vũ khí mới này. Đến nay vẫn chưa rõ là hỏa tiễn siêu thanh Zircon có thực sự khác với chú chó rôbô của người Tầu hay không.
5. Công ty điện hạt nhân nhà nước Ukraine cho biết tin tặc có trụ sở tại Nga đã tấn công trang web của họ
Công ty điện hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom đã cáo buộc tin tặc có trụ sở tại Nga đã phát động một cuộc tấn công “mạnh mẽ” vào trang web của công ty trong ba giờ vào hôm thứ Ba, nhưng cho biết cuộc tấn công không ảnh hưởng “đáng kể” đến hoạt động của trang web.
Petro Kotin, chủ tịch của Energoatom - công ty Ukraine sở hữu nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - cho biết:
“Hôm nay, cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của điện tặc kể từ đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Liên bang Nga đã diễn ra trên trang web chính thức của doanh nghiệp nhà nước NAEK Energoatom. Cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ của Liên bang Nga”,
Tuyên bố đổ lỗi cho nhóm “Quân đội mạng nhân dân” của Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng cách sử dụng 7,25 triệu lượt truy cập vào trang web của công ty.
6. Tại sao Úc là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra tại Ukraine hay giữa Mỹ và Nga?
Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, Úc có thể là nơi tốt nhất để sống còn.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của việc kích nổ vũ khí hạt nhân đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, phát hiện ra những đám cháy lớn và các tác động trong khí quyển sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và đói kém.
Ở hầu hết các quốc gia, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản sẽ không thể bù đắp cho sản lượng cây trồng bị giảm sút.
Nếu bạn sống ở Anh, khả năng chết đói là 90%.
Nghiên cứu cho thấy ngay cả chiến tranh trên quy mô khu vực cũng sẽ tàn phá nguồn cung cấp lương thực toàn cầu và làm giảm sản lượng lương thực ít nhất là 7% trong vài năm.
Ryan Heneghan từ khoa toán của Đại học Công nghệ Queensland là một trong các thành viên quốc tế đã xem xét các kịch bản khác nhau, từ xung đột khu vực đến thảm họa toàn cầu.
Ông nói với thông tấn xã AAP: “Một cuộc chiến tranh hạt nhân tương đối nhỏ cũng có thể là một thảm họa toàn cầu về nguồn cung cấp lương thực.”
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng tác động của khói từ các đám cháy do chiến tranh hạt nhân tạo ra đối với khí hậu và mùa màng.
Bài báo nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các quốc gia sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng, nhưng Úc và New Zealand là những ngoại lệ.
Tiến sĩ Heneghan nói: “Úc có đủ lương thực để tự cung tự cấp. Chúng tôi có thể sản xuất đủ lương thực cho dân số của mình. Chỉ có vấn đề nhỏ là làm sao đưa lương thực đến các trung tâm đô thị lớn.”
Ông nói: “Người Úc chúng tôi ăn lúa mì, vì vậy chúng tôi có thể tiếp tục trồng đủ lúa mì để nuôi sống chúng tôi.”
New Zealand cũng sẽ chịu những tác động nhỏ hơn so với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu chiến tranh nổ ra, cả hai quốc gia có thể sẽ phải hứng chịu một dòng người tị nạn từ Á Châu và các nơi khác do mất an ninh lương thực.
Chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ dẫn đến hơn hai tỷ người chết vì nạn đói, trong khi con số đó sẽ tăng lên hơn năm tỷ người do xung đột giữa Mỹ và Nga.
Các nhà nghiên cứu cho biết đây là cuộc kiểm tra đầu tiên về tác động của một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô khu vực đối với nguồn cung cấp lương thực, nông nghiệp, ngư nghiệp và khí hậu.
Tiến sĩ Heneghan nói: “Đây là nghiên cứu đầu tiên kết hợp tất cả những điều đó lại với nhau để có được bức tranh toàn cảnh về những gì có thể xảy ra.
Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí trực tuyến Nature Food.
7. Anh bác bỏ cáo buộc của Nga rằng máy bay trinh sát của Anh đã vi phạm biên giới trên không của Nga
Anh đã bác bỏ cáo buộc của Nga rằng một máy bay giám sát điện tử của Anh đã vi phạm biên giới quốc gia của Nga vào hôm thứ Hai, và nói rằng máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã thực hiện một “hoạt động thường lệ” trong không phận quốc tế trên các vùng biển Na Uy và Barents.
“Một máy bay phản lực MIG-31 của Nga đã tiến sát một chiếc máy bay RAF RC-135W Rivet Joint không an toàn khi nó thực hiện một hoạt động thường lệ trên không phận quốc tế trên Biển Na Uy và Barents vào thứ Hai ngày 15 tháng 8. Máy bay của Anh đã liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu dân sự của Nga và phi hành đoàn của nó đã hoạt động một cách an toàn và chuyên nghiệp”, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Anh nói với CNN hôm thứ Ba.
Phát ngôn nhân nói thêm rằng máy bay RAF đã không đi vào không gian thuộc chủ quyền của Nga và sau đó đã trở về căn cứ an toàn ở Anh.
Tin dữ: Hoả hoạn trong thánh lễ, không có lối thoát, nhảy từ lầu 4 xuống. 41 Kitô Hữu thiệt mạng
VietCatholic Media
16:59 17/08/2022
1. Hoả hoạn trong thánh lễ, không có lối thoát phải nhảy từ lầu 4 xuống
Hôm thứ Hai, Ai Cập để tang một vụ hỏa hoạn tại một nhà thờ Chính thống giáo Coptic khiến 41 người thiệt mạng, nhưng nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về phản ứng khẩn cấp, quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy và việc hạn chế xây dựng nhà thờ cho người thiểu số Kitô giáo của đất nước.
Cư dân khu vực lân cận bày tỏ sự kinh hoàng trước trận hỏa hoạn vào hôm Chúa Nhật, một trong những vụ hỏa hoạn gây chết chóc nhất tại Ai Cập trong những năm gần đây, giết chết 41 thành viên của nhà thờ, trong đó có ít nhất 15 trẻ em.
Salah el-Sayed, một công chức 43 tuổi sống cạnh nhà thờ Thánh Tử Đạo Abu Sefein ở khu Imbaba của tầng lớp lao động cho biết: “Cảnh những đứa trẻ chết vẫn ám ảnh tôi tại hiện trường khi khói dày đặc đổ ra từ tòa nhà.
Ông nói: “Xác trẻ em nằm khắp nơi.”
Ngọn lửa bùng phát vào buổi sáng Chúa Nhật, bắt đầu từ tầng hai của tòa nhà bốn tầng, nơi cũng là nơi giữ trẻ ban ngày. Khói nhanh chóng bao trùm các tầng trên.
Các nhà chức trách đổ lỗi cho sự việc chập điện trong một dàn máy điều hòa không khí gây ra vụ hỏa hoạn, nhưng các nhân chứng cũng chỉ ra lỗi trong máy phát điện mà nhà thờ sử dụng trong thời gian mất điện thường xuyên. Người dân cũng cho biết xe cấp cứu đến chậm có thể khiến nhiều người chết hơn, mặc dù chính quyền cho biết xe cấp cứu đầu tiên đã đến trong vòng vài phút sau khi đám cháy được báo cáo.
Các nhân chứng nói với hãng tin AP kể lại cảnh tượng kinh hoàng gồm những người nhảy ra khỏi cửa sổ, và những đứa trẻ nằm bất động giữa lửa và đồ đạc bị thiêu rụi.
El-Sayed, người cùng những người khác chạy đến nhà thờ để giải cứu các tín hữu bị mắc kẹt và đưa thi thể đến xe cấp cứu đang chờ sẵn, cho biết điện đã bị ngắt trong khoảng nửa giờ vào sáng Chúa Nhật hôm đó. Nhà thờ đã chạy máy phát điện của riêng mình. Sau đó, anh ta thấy khói bốc lên vài phút sau khi dòng điện quay trở lại.
Khói dày đặc khiến họ khó vào bên trong, một số nhân viên cứu hộ đã nhảy từ nóc tòa nhà liền kề xuống. Những người khác xông vào cổng trước của nhà thờ và đi lên tầng trên, nơi những đứa trẻ bị mắc kẹt trên tầng bốn.
Ahmed Ibrahim, sống gần đó, cho biết anh nhìn thấy một người đàn ông đang cố gắng nhảy từ cửa sổ tầng hai xuống. Anh và những người khác đã cố gắng cứu sống người đàn ông bằng cách giăng một chiếc chăn bên dưới, nhưng người đàn ông đã đập mạnh đầu xuống đất và chết.
“Thật không may là anh ấy nặng quá, cái chăn không giữ anh ấy lại được” Ibrahim nói. “Thật là buồn.”
Mohammed Yahia là một trong số những người chạy đến nhà thờ, ngay lập tức đến nơi chăm sóc ban ngày.
Ông cho biết trong số 20 trẻ em được chăm sóc ban ngày, tất cả ngoại trừ 5 đứa trẻ, đã chết, nói với đài truyền hình địa phương từ giường bệnh. Yahia khiêng năm đứa bé - từng em một - đến xe cứu thương, trước khi anh bị ngã và gãy chân khi đang giúp một người già ra khỏi tòa nhà.
Những đứa trẻ thiệt mạng bao gồm một cặp sinh đôi 5 tuổi và một đứa trẻ 3 tuổi. Theo Mousa Ibrahim, phát ngôn viên của Nhà thờ Chính thống Coptic, có cả một đứa trẻ mới 5 tuổi, mẹ, bà và dì của chúng cũng nằm trong số những người thiệt mạng. Hình ảnh những đứa trẻ thiệt mạng lan truyền trên mạng xã hội.
Cha sở của nhà thờ, là Cha Abdul Masih Bakhit, cũng nằm trong số những người thiệt mạng.
Theo những người hàng xóm, giống như nhiều nơi khác trên khắp đất nước, ngôi thánh đường nằm trên một con phố hẹp ở một trong những khu dân cư đông đúc nhất Cairo. Đó là một tòa nhà chung cư trước khi được biến thành nhà thờ. Ngôi thánh đường trông giống như các tòa nhà khác trong khu vực, chỉ có thể nhận ra bằng một tấm biển phía trên cửa trước và một cây thánh giá bằng sắt trên mái của ngôi nhà thờ.
Đức Thượng Phụ Coptic Tawadros II cho biết nhà thờ Thánh Tử đạo Abu Sefein, giống như nhiều nơi khác, quá nhỏ so với số lượng giáo dân trong khu vực. Trong các bình luận trên truyền hình vào cuối ngày thứ Hai, ngài kêu gọi các nhà chức trách tìm giải pháp xây dựng thêm nhà thờ.
Đức Cha Anba Angaelos, tổng giám mục của Giáo Hội Chính thống Coptic ở London, đổ lỗi cho những hạn chế trong việc xây dựng nhà thờ đã buộc các tín hữu Kitô giáo chuyển đổi các tòa nhà dân cư thành nơi thờ phượng.
Thảm kịch này “là kết quả trực tiếp của thời kỳ đau khổ khi các cộng đồng Kitô giáo không thể xây dựng các nhà thờ được thiết kế theo mục đích thờ phượng, và sẽ phải lén lút sử dụng các tòa nhà khác, không phù hợp với mục đích và thiếu các tính năng an toàn và sức khỏe cần thiết và các lối thoát hiểm”.
Xây dựng nhà thờ trong nhiều thập kỷ là một trong những vấn đề tôn giáo nhạy cảm nhất ở Ai Cập, nơi 10% các tín hữu Kitô trong dân số 103 triệu người, phải đối diện với những phản đối cứng rắn của người Hồi Giáo, trong cái mà họ gọi là sự phá hoại “đặc thù Hồi giáo của Ai Cập.”
Trước đây, chính quyền địa phương thường từ chối cấp phép xây dựng cho các nhà thờ mới vì lo ngại các cuộc biểu tình và bạo loạn của những người theo đạo Hồi cực đoan. Giữa những hạn chế như vậy, các tín hữu Kitô đã chuyển sang xây dựng trái phép hoặc thiết lập nhà thờ trong các tòa nhà khác, chẳng hạn như trường hợp của ngôi thánh đường Thánh Tử Đạo Abu Sefein.
Nhiều nhà thờ tương tự thiếu giấy phép và không đạt tiêu chuẩn an toàn. Trong những năm gần đây, chính phủ của Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi đã tìm cách điều chỉnh việc xây dựng nhà thờ. Vào năm 2016, chính phủ đã ban hành luật đầu tiên của đất nước nêu rõ các quy tắc xây dựng nhà thờ, mặc dù các nhà phê bình cho rằng luật này vẫn chẳng khá hơn bao nhiêu so với những hạn chế trước đó.
Hôm thứ Hai, một quan chức chính phủ cấp cao cho biết nhà chức trách, phối hợp với Giáo Hội Chính thống giáo Coptic, sẽ xem xét tất cả các biện pháp an toàn tại các nhà thờ trên toàn quốc, đặc biệt là những nhà thờ trong các ở khu ổ chuột ở Cairo.
Một số người thân của các nạn nhân và nhân chứng cho biết xe cứu thương và lính cứu hỏa mất quá nhiều thời gian để đến nơi, nhưng Bộ trưởng Y tế Khaled Abdel-Ghaffar nói rằng xe cấp cứu đầu tiên đến hiện trường hai phút sau khi đám cháy được báo cáo.
Con phố nơi đặt nhà thờ Martyr Abu Sefein vẫn bị phong tỏa từ hôm thứ Hai khi các công nhân xây dựng làm việc để dọn sạch các mảnh vỡ.
Source:AP
2. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trên ngày 15 tháng Tám vừa qua, là cao điểm trong các cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora, Nữ Vương Ba Lan.
Trong thánh lễ trọng do Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng giám mục giáo phận thủ đô Varsava, Đức Hồng Y đã nói các tín hữu rằng: “Chúng ta đến đây với người Mẹ của chúng ta, hy vọng rằng sau những biến cố đau thương tới niềm vui được hồi sinh, xin Mẹ ban cho chúng ta ơn hòa bình và phép lạ thay đổi tâm hồn”.
Đức Tổng Giám Mục Waclaw Depo, Tổng giám mục giáo phận Czestochowa sở tại, nhắc đến lòng quảng đại của bao nhiêu người Ba Lan, những người Samaritano nhân lành, cứu giúp những người Ukraine tị nạn chiến tranh. Ngài nhận định rằng thế giới và Âu châu lại ngạc nhiên vì tình liên đới của người Ba Lan, đang mang gánh nặng này, mà không có sự hỗ trợ tài chánh của Liên hiệp Âu châu, như đã hứa. Đức Tổng Giám Mục cũng nhận xét rằng “đức tin mang lại cho chúng ta hy vọng rằng lịch sử nhân loại không đi theo sự vô lý của cuộc chiến tranh tại Ukraine hiện nay hoặc một thảm trạng hạt nhân”.
Trong thánh lễ, mọi người đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình, nhất là tại Ukraine, cũng như tại các nơi khác trên thế giới. Đức Hồng Y Nycz cũng kêu gọi các tín hữu đừng ngưng sự giúp đỡ và nói rằng: “Ước gì chúng ta kiên trì, không thiếu khả năng hy vọng và từ bỏ, chúng ta có rất nhiều điều mà nhiều khi chúng ta không luôn luôn đánh giá cao khả năng ấy”.
Các cha dòng thánh Phaolô, coi sóc Đền thánh Jasna Gora, cám ơn các tín hữu đã trở lại con đường hành hương dẫn đến Đền thánh.
Thông cáo của Ban giám đốc Đền thánh công bố một vài con số về các cuộc hành hương trong mùa lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, từ ngày 04 tháng Sáu đến ngày 14 tháng Tám vừa qua, gồm 139 đoàn hành hương đi bộ, với 50.500 tín hữu; 220 đoàn hành hương bằng xe đạp với gần 7.000 người, 20 nhóm hành hương chạy bộ với sự tham dự của 544 người.
Riêng từ ngày 05 đến ngày 14 tháng Tám mới đây, có 43.300 tín hữu hành hương đến Jasna Gora.
3. Chung quanh biến cố Đức Hồng Y Ouellet bị kiện ở Canada
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, bị buộc tội tấn công tình dục trong một vụ kiện dân sự chống lại Tổng giáo phận Quebec.
AFP đưa tin đơn kiện tập thể, được đệ trình ngày 16/8, bao gồm lời khai của 101 người nói rằng họ đã bị tấn công tình dục bởi các giáo sĩ hoặc nhân viên trong các tổ chức của Giáo Hội từ năm 1940 đến nay. Tám mươi tám giáo sĩ phải đối mặt với những lời buộc tội trong vụ kiện.
Đức Hồng Y Ouellet bị cáo buộc bởi một phụ nữ, là người nói rằng ngài đã tấn công cô nhiều lần khi cô làm thực tập sinh mục vụ cho tổng giáo phận Quebec từ năm 2008 đến năm 2010, trong khi ngài là Tổng giám mục của Quebec. Cô mô tả ngài có ý muốn hôn cô và động chạm cô.
Những lời tố cáo này rất khó chứng minh, và cũng rất khó để phủ nhận. Công tâm mà nói, bất cứ giáo sĩ nào cũng đều có thể bị cáo buộc tương tự. Các phương tiện truyền thông bài Công Giáo, như CBC, cố ý làm tăng tính chất thuyết phục của những cáo buộc này khi cho rằng các sự việc bị cáo buộc liên quan đến Đức Hồng Y Ouellet xảy ra tại các sự kiện công cộng. Mặc dù, CBC chẳng đưa ra được một nhân chứng nào.
Đơn kiện nói rằng nạn nhân bị cáo buộc đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Đức Hồng Y Ouellet vào tháng Giêng năm 2021, và cô ấy nhận được một email vào ngày 23 tháng 2 năm 2021 đã chỉ định Cha Jacques Servais điều tra vị Hồng Y. Lần liên lạc cuối cùng của cô với Cha Servais là vào tháng Ba, và cho đến nay “chưa có kết luận nào liên quan đến các khiếu nại chống lại Đức Hồng Y Marc Ouellet”.
Đức Hồng Y Ouellet, 78 tuổi, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Amos năm 1968, ở tuổi 23.
Ngài từng là Tổng Giám mục của Quebec từ năm 2002 đến năm 2010, khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giám mục và chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh.
Vụ kiện này gây kinh ngạc. Trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Ouellet là một trong 12 Papabile, tức là những vị có khả năng được bầu làm Giáo Hoàng. Hơn thế nữa, Đức Hồng Y Ouellet là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và nhấn mạnh đến nhu cầu đào tạo các linh mục một cách chặt chẽ.
Tại cuộc họp năm 2018 của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Âu Châu, ngài nói rằng “Chúng ta cần sự tham gia của nhiều phụ nữ hơn trong việc đào tạo các linh mục” để ngăn chặn lạm dụng.
Ngài nhắc lại quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn năm 2020 với Donne Chiesa Mondo, và nói rằng, “đối với linh mục, học cách liên hệ với phụ nữ trong bối cảnh đào tạo là một yếu tố nhân bản thúc đẩy sự cân bằng giữa nhân cách và tình cảm của người nam.”
Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ Giáo hội sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự hiện diện ngày càng nhiều của phụ nữ trong các đội ngũ đào tạo chủng viện, với tư cách là những giáo viên thần học, triết học và tâm linh, và “đặc biệt là trong việc biện phân ơn gọi”.
Source:Catholic News Agency