Ngày 30-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cẩn thận ! Kẻo dùng đồng tiền bất chính !
LM Đaminh Hương Quất
08:20 30/07/2016
CẨN THẬN, KẺO DÙNG ĐỒNG TIỀN BẤT CHÍNH !

Lc 12, 13-21

Truyện từ cuộc sống:

Nàng có ngoại diện khá bắt mắt, từ vùng quê nghèo phương Bắc vào Đô thành phương Nam lập nghiệp.

Chẳng bao lâu, giàu sụ!

Trong một xã hội đảo điên vì gian dối, đạo đức không ngừng gia tăng suy đồi- lương tâm không bằng lương tháng, việc nàng ‘đùng một cái’ thành đại gia chắc chắn đồng tiền kiếm được phải có vấn đề.

Nói toạc ra: Tiền có được nhờ đi qua ngả… bất chính.

Biết nàng vốn có thời làm Giáo lý viên xứ Đạo thôn nghèo, anh nhắc khéo nhưng rất chân tình:

- Cẩn thận, kẻo lời lãi thế gian- dù được cả thế gian để rồi mất phần Linh hồn thì chẳng được ích gì?

Nàng tỏ vẻ khó chịu vị câu trích dẫn Lời Chúa Giêsu có vẻ… dạy đời (đấy là do nàng nghĩ)

- Hứ, tôi bỏ một tỉ, hai tỉ xin cha dâng trăm Lễ, ngàn Lễ chẳng nhé không lên Thiên đàng được (!)

Nghe câu nói ‘ngạo nghễ’ của nàng từ miệng anh kể, tôi thực sự phát bực vì người ta nghĩ có thể ‘hối lộ’ được cả Chúa.

Tôi biết nàng, đôi lần nói chuyện với nàng, thời viết báo, nên tôi nói với anh, khi gặp nàng nhớ nhắn lời tôi:

- Chỉ với câu nói ‘xúc phạm’ đó, dấu hiệu cho thấy nàng đang ‘đu dây’ trên vực thẳm hoả ngục. Thời gian vàng ngọc Chúa cho sống, dấu chỉ rõ Chúa cho thấy mà không nhận ra, không sám hối- đổi mới cuộc sống…. thì hãy mang bạc tỉ ấy xuống… hú hí vơi lũ quỷ.

Dụ ngôn người phú hộ dại khờ, nói như lời Chúa Giêsu là đồ ngốc- đồ ngu bởi chỉ lo thu tích của cải và làm giàu cho bản thân mà quên mất đời sau, làm tôi nhớ đến câu chuyên kể trên.

Câu chuyện cứ tưởng lấy tiền bạc có thể hoả lấp tội lỗi thay vì ăn năn sám hối, đổi mới cuộc sống; hay dụ ngôn người phú hộ dại khờ của Chúa Giêsu dường như đang rất thời sự với xã hội hiện đang, biết đâu có cả bóng dáng chúng ta trong đó. Quả thật, nếu không cảnh giác, như người phú hộ dại khờ kia, ta cũng đang dùng tiền- đang sở hữu- đang tích trữ của cải bất chính mà không biết, hay cố tình không biết.

Vậy làm sao tôi biết tiền bất chính- đồng tiền tội lỗi ?

1. Xét về nguồn gốc đồng tiền: Điều này quá rõ, đó là những đồng tiền ta có được do phạm tội mà có.

Đấy là khi ta vì đồng tiền mà làm những điều bất chính, lừa gạt- làm ăn gian dối, trái lương tâm, bất chấp đạo đức, bất kể tình nghĩa anh em, kể cả trà đạp lên sự hiếu thảo vốn là điểm son của văn hoá dân tộc ...

Dùng đồng tiền tội lỗi mà không chịu ăn năn sám hối để làm từ thiện, công đức- nguy hiểm hơn cứ tưởng mình đạo đức, coi chừng lại thêm xúc phạm đến Bác ái, thêm tội kiêu ngạo, khinh người.

2. Xét về cách xử dụng: Cũng có khi tiền bạc ta tìm là chính đáng do công sức mình làm ra, song sử dụng lại biến thành bất chính.

Đấy là khi ta dùng đồng tiền vào những chuyên bất chính: cờ bạc, hút chích, trai gái, hưởng thụ quá đáng….

Đấy là khi ta vì tiếc tiền không biết chia sẻ bác ái, không biết chia sẻ trách nhiệm xây dựng Giáo Hội, góp phần làm thăng tiến xã hội…

Ông phú hộ giàu có trong dụ ngôn, bị Chúa gọi là ngốc, là ngu không phải vì anh ta có nhiều của cải, nhưng tại vì lão ta không biết sử dụng của cải để lập công phúc đời sau, nên khi chết, anh ta đến trước tòa phán xét với hai bàn tay trắng.

Nếu dùng của cải vật chất một cách ích kỷ cho riêng mình, tham lam qúa độ kiếm tiền quên cả Chúa, coi tiền quan trọng hơn cả Chúa, hơn cả anh em đồng loại… Kết quả: không có gì bảo đảm cho sự sống đời đời !

Dụ ngôn người đại phú gia và người hành khất Lagiarô cho ta nhìn rõ thêm vấn đề.

Tên Đại phú gia khi chết rơi tõm xuống hoả ngục không phải ông ta nhiều tiền mà ở chỗ ông ta vô cảm – không có lòng bác ái với đồng loại. Trong khi yến tiệc linh đình, đồ ăn thừa mứa, chó ăn không hết, thế mà để đồng loại chết đói ngay trước mắt mình (x. Lc 16, 19-31).

Có tiền, nhiều tiền mà ta vô cảm trước bất hạnh của anh chị em cũng là cách rõ thấy ta đang hưởng thụ, tích trữ của cải bất chính dù của cải ấy do chính công sức mình kiếm ra.

3. Nhìn ở góc độ khác, dể biết của cải bất chính hay không bất chính, xét theo bậc thang giá trị Thiên Chúa thiết định: Thiên Chúa- Con người- tạo vật.

Theo bậc thanh này, Con Người dưới quyền Chúa và trên các tạo vật khác, tức con người được Chúa dựng nên giống Hình ảnh Chúa trong tư cách là con cái Chúa- làm chủ vũ trụ vật chất. Ta làm đảo lộn trật tự này, đặt của cải trên Chúa, con người làm chủ biến thành nô lệ vật chất thì rõ thấy ta đang dùng- đang sở hữu của cải bất chính, sử dụng sai ý Chúa.

Nói rõ hơn, của cải vật chất, sự giầu sang do Chúa ban cho đều tốt đẹp. Vật chất là điều tốt, song chỉ là điều tốt tương đối và phụ thuộc, nhưng không bao giờ được coi là điều tốt nhất; chúng chỉ là phương tiện, chứ không phải mục đích.

Cái dễ thường sai lầm của ta là xem điều tốt tương đối và phụ thuộc ấy thành cái tốt nhất, thậm chí như chìa khoá vạn năng giải quyết được mọi vấn đề, kể cả vấn đề Linh hồn (như cô nàng trong câu truyện kể trên); rồi ngộ nhận cái phương tiện thành mục đích.

Vì sai lầm- ngộ nhận ấy, ta biến của cải vật chất vốn được Chúa dựng nên đều tốt đẹp thành của cải bất chính, thành tà vật- ngẫu tượng.

Nguyên do bởi đâu ta có những sai lệch nguy hiểm ấy?

Chúa Giêsu chẩn bệnh rất chính xác: Bởi lòng tham Và Người cảnh giác ta về lòng tham lam ấy: Các ngươi hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu (c.15).

Chạm đến ngưỡng tham lam là bước vào con đường cao tốc không có điểm dừng, bắt đầu cơn đói khát ăn hoài không no (lạ cái càng ăn càng đói). Đấy là sự đồi bại của ước muốn, thèm khát mãnh liệt và hầu như điên dại (Ep 4,19).

Theo Thánh Phaolô “căn nguyên mọi sự xấu là lòng yêu tiền của”, và ngài coi Tham lam là một ngẫu tượng (x.1Tm 6,10; Cl 3,5)[1]

Đúng thật, kinh nghiệm cho thấy rõ. Vì gian tham làm ta lu mờ lương tri, kiếm tiền bất chấp đạo đức; không còn sáng suốt để sử dụng đồng tiền cho chính đánh.

Và theo Chúa Giêsu, tham lam theo kiểu người giàu có trong dụ ngôn còn làm cho người ta trở nên ngu ngốc nữa (c.20).

Vậy có cách nào để hoá giải của cải bất chính nên ngay chính? Dùng những cái tương đối- tạm thời để đạt được điều trọn hảo, có thể nói là tuyệt đối như Nước Trời?

Chúa Giêsu trả lời: Biết làm giàu trước mặt Chúa (c.21b).

“Làm giàu trước mặt Chúa”, tức biết chia sẻ với người nghèo khó, góp phần xây dựng Giáo Hội, vào những công việc ích lợi cho thăng tiến phẩm giá con người… Đấy là lúc ta sống đúng phẩm vị làm người, làm con Thiên Chúa: Làm chủ vật chất chứ không phải làm nô lệ nó. Đâu đó ta vẫn nghe câu nói đáng để suy nghĩ: Tiền bạc của cải là tên đầy tớ tốt song lại là ông chủ ác độc.

Hai bài đọc Thánh thư cũng giúp ta nhận chân giá trị vật chất, nhờ đó biết dùng cho chính đáng.

Sách Giảng viên- tác giả vốn bậc khôn ngoan cổ đại coi trần thế ‘mọi sự đều phù vân’. “Ý nghĩa ‘phù vân’ ở đây không mang màu sắc luân lý. Phù vân có nghĩa cái gì đó dễ biến tan, dễ bay hơi, chóng tàn”; nói cách khác trần thế phù vân bởi mọi thứ trong thế giới vật chất này chỉ tạm bợ, nay được mai mất, tất cả rồi đến điểm chết.

Câu Giảng viên nói: ‘Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là phù vân sao?’, đáng để ta ‘xét mình’ mỗi khi kết thúc ngày sống.

Thánh Phaolo trong thư Coloxe khuyên ta cụ thể hơn: không được tìm kiếm những gì gì hư nát, chóng tàn mà phải tìm kiếm những gì trường tồn trên nước trời. Thánh nhân nói: “Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng”.[2]

Nói ‘rài lời’ một tý…

Làm giàu trước mặt Chúa, tích lũy kho tàng Nước Trời, tiền bạc vật chất chỉ là một trong những phương tiện, không phải tất cả. Điều này có nghĩa, không có tiền, ta vẫn có nhiều cách khác- và ai cũng có thể làm giàu trước mặt Chúa được: Cầu nguyện, hy sinh, ăn chay hãm mình, hoạt động Tông đồ Giáo dân…

Như vậy làm giàu trước mặt Chúa không phải là những tài sản ta có, ta vơ vét sở hữu nhưng chính là những cái ta cho đi, sẵn sàng chia sẻ để góp phần xây dựng tình hiệp thông và bác ái, giúp nối kết người cho và người nhận trong lời cảm tạ Thiên Chúa (2Cr 9,11).

Và như thế, ta có thêm kinh nghiệm sâu sắc “cho đi thì có phúc hơn là nhận lấy” (Cv 20,35).

Như vậy, Làm giàu trước mặt Chúa mới là giàu đích thực. Vì sự giàu có đích thực nên ta có thể tìm đạt được hạnh phúc không chỉ đời này mà đảm bảo cho cả đời sau.

Cha ông ta có cảm nghiệm sống động: nghèo tiền nghèo bạc chả lo, nghèo tình nghèo nghĩa mới cho là nghèo.

Người ta nói: đồng tiền liền khúc ruột. Chính khi ta biết hy sinh- kể cả cắt khúc liền ruột để giàu trước mặt Chúa, mới đáng gọi là khôn ngoan, mới được coi dùng tiền chính đáng.

Chúa Giêsu tuyên cáo người phú hộ: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai ?”

Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con rơi vào cảnh khốn nạn như người phú hộ trong dụ ngôn chỉ vì tham tham, keo kiệt và ích kỷ trước của cải phù vân. Amen.

Lm. Đaminh Hương Quất

[1] Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, của Phân khoa Thần học - Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIO X, Đà lạt, tái bản lần II, 1974; mục từ Giàu, Tham (lòng), Công Chính.

[2] Lm. Phaolo Nguyễn Văn Đông, Tin Mừng Chúa Nhật Năm C.
 
Hãy sống như sẽ chết
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
08:22 30/07/2016
HÃY SỐNG NHƯ SẼ CHẾT

Chúa Nhật 18 THƯỜNG NIÊN NĂM C

Một học sinh miệt mài học tập, sau những năm dài chăm chỉ, hy vọng sẽ nắm trong tay mảnh bằng cấp, nhờ đó có thể vun đắp cho tương lai đời mình. Tương tự, người lao động muốn làm việc thành thạo, phải có một thời gian gắn bó với việc mình làm, biết đâu nhờ đó tương lai rạng sáng hơn... Như vậy, sau những năm dài học tập hay làm việc đều là một quá trình. Để làm thành quá trình, đòi phải có thời gian...

Cùng là một quá trình, đời người là sự góp nhặt thời gian. Để làm thành một cuộc đời, ai cũng phải một lần có mặt trong thời gian. Thời gian là cánh cửa mở rộng với cuộc đời của người này, nhưng cũng có thể khép chặt nơi cuộc đời của người khác. Vì có những cuộc đời dài đến trăm năm, nhưng không ít mảnh đời chỉ mới thành thai trong lòng dạ một ai đó đã vội tắt. Dẫu thời gian có một chiều dài hay chỉ là khoảng ngắn, đủ để ta gọi đó là cuộc đời. Cuộc đời là một quá trình dài ngắn khác nhau, cũng giống như học tập hay làm việc đòi cả một quá trình.

Giống nhau đến vậy. Nhưng lại không giống chút nào với quá trình học tập, làm việc của một học sinh hay một người lao động. Rất khác, khác xa, khác đến nỗi không thể so sánh! Sao giống rồi khác? Chẳng phải mâu thuẫn lắm sao?

Một quá trình học tập, làm việc của một người, đưa tới niềm hy vọng và tương lai sáng sủa phía trước. Nhưng cái đích cuối cùng mà mỗi cuộc đời phải chạm tới không bao giờ là tương lai sáng sủa, ngược lại, rất oan nghiệt, vì đó là cái chết. Chết là kết thúc của một hành trình sống. Chết là không bao giờ hiện diện nữa, là mất hút, là thối rữa, hoặc chỉ còn một chút tro tàng. Nói cho cùng: Nếu chỉ nhìn trên bình diện thể xác và vật chất, con người chẳng khác một con vật: sống để rồi chết; chết để rồi tàn phai.

Nói như thế, có thể bị coi là bi quan. Nhưng đó là sự thật. Vì chân lý cuối cùng trong cuộc đời mỗi người sẽ quy về một sự thật hiển nhiên Là: Có sống, sẽ có chết! Bạn và tôi đều đặn nhịp bước trong cuộc đời, vẫn cần những khoảnh khắc dừng chân nhìn thẳng vào sự thật bị coi là bi quan ấy để nhận ra mình, nhận ra lẽ sống mà mình đang chọn, cách sống mà mình đang thực hiện. Nếu cần, hiệu chỉnh cho phù hợp.

Thật ra, sống hay chết chẳng bi quan với hết mọi người. Chỉ những ai thiếu đức tin, không tin, nếu có lúc bất chợt suy tư, trước mặt họ đúng là đáng sợ, bi quan, là cả một bầu trời vô định và đen tối, một khoảng không vô tận không biết lấy gì lấp đầy.

Nhưng với người có đức tin, lẽ sống họ chọn sống là chính đức tin, sẽ cung cấp cho họ lối sống phù hợp với đức tin. Đức tin ấy nung đốt trong lòng họ niềm mến yêu con người, mến yêu cuộc đời. Chính vì lẽ sống đức tin v niềm mến yêu ấy, họ sống dị tha, khoang dung, biết khước từ sự sang trọng giả tạo, khước từ đam mê sở hữu, đam mê vật chất một cách tha hóa, biến chất đến độ mất lương tri, chẳng còn nhân phẩm...

Bởi đó, nếu thời gian là thước đo những tháng năm dài học tập, làm việc của người học trò hoặc của người lao động, thì thời gian cũng sẽ là cán cân đong đếm cuộc đời mỗi người. Chiếc cán cân ấy khắc ghi từng con số. Nếu bạn là người có đức tin, hãy sử dụng cuộc đời mình để khi thời gian càng dài, cán cân thời gian đo cuộc đời càng thêm những chỉ số của sự cộng tác với ơn Chúa, lòng đạo đức, sự thánh thiện, chứ không phải khắc thêm chỉ số của bần tiện, gian dối, giả trá, tội lỗi...

Nếu nói nghĩ về cuối hành trình của cuộc đời mỗi người để nhận ra cái chết đang chờ đón là bi quan, thì hôm nay, trong Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi hãy nhìn thẳng vào nỗi bi quan ấy và suy nghĩ cách thấu đáo về lối sống và lẽ sống mà mình chọn sống. Đó là câu chuyện nhà phú hộ có dư thừa của cải kia, chỉ biết xây dựng cuộc sống của mình trên đống của cải ấy. Chính khi ngụp lặn trong đam mê vật chất, nhà phú hộ đã đánh đổi Thiên Chúa, thay vào đó là cái kho của cải to lớn mà ông còn đang dự định xây lại một cái kho khác còn to lớn hơn.

Nhưng khốn nạn cho ông! Chính khi nhà phú hộ khép kín đời mình trên đống của; khi còn đang ảo tưởng về sự tính toán khôn ngoan của mình; khi ông chất chứa, không chỉ trong kho, nhưng trong chính lòng ông mọi thứ tham vọng trần tục, kiêu ngạo và hưởng thụ, là chính lúc cái chết đang ập đến trên ông.

Lời của Thiên Chúa qua môi miệng Chúa Giêsu còn đó, như một bản án khắc nghiệt dành cho những ai đam mê thế tục đến mức che mờ đức tin, nặng hơn: chối từ đức tin: “Nhưng Thiên Chúa bảo anh ta rằng: ‘Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?’”. Và Chúa kết luận, một lời kết luận cũng khắc ngiệt không kém: “Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy”.

Hóa ra nghĩ về cuối hành trình của sự sống để chuẩn bị cho giờ chết chẳng phải bi quan, nhưng là thái độ lạc quan, rất lạc quan và khôn ngoan, rất khôn ngoan. Vì nếu ai biết sống như sẽ chết, nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của bản thân như đức tin dạy bảo, chắc chắn người đó thanh thản lắm, tâm hồn thơ thới bình an lắm. Những người như thế, nếu có ra đi, sẽ để lại trong lòng người ở lại nhiều niềm thương, nỗi nhớ vô cùng.

Ngược lại, kẻ chỉ biết xây dựng đời mình bằng cách loại trừ đức tin, bằng hưởng thụ, tham lam, đam mê xấu, tha hồ ngụp lặn trong tội lỗi, suốt đời là những bước đi vô định, để cuối cùng, đứng trước cái chết, rơi vào nỗi hoang mang, lo sợ, lương tâm dằn xé, đó mới chính là nỗi bi quan đến tột cùng, bi quan không gì bằng! Nỗi bi quan lớn như vậy là bởi sống không định hướng. Mà sống đã không định hướng, chết tất sẽ mịt mù, bi đát.

Bạn và tôi là người có đức tin, hãy nhớ điều này: Thật ra của cải không xấu. xây kho hay hưởng thụ vừa phải những gì Thiên Chúa ban cũng không xấu, “nhưng phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam” (Lc 12, 15). Đừng để nhà kho, két sắt, ví tiền thành mục đích. Vì người giàu đáng yêu trước mặt Chúa là người biết cho đi.

Hãy sống làm sao để cuối hành trình trần thế, đến trước tòa Chúa, chúng ta thấy kho của mình trống trơn, vì vừa mới cho đi tất cả. Đó mới chính là sống đúng nghĩa, và cuộc trình diện trước tòa Chúa thật là cuộc trình diện vinh quang.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngày thứ hai, 28 tháng Bẩy, của Đức Phanxicô tại Krakow
Vũ Văn An
06:47 30/07/2016
Sau đây là bản tin ghi nhanh ngày 28 tháng 7 về Đức Phanxicô tại Krakow.

9 giờ 00 sáng:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ dừng lại ở một bệnh xá để viếng thăm và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Franciszek Macharski, một vị giáo phẩm đã về hưu 89 tuổi từng là Tổng Giám Mục của Krakow, hiện đang hôn mê.

Đức Hồng Y Marcharski thay thế Đức Hồng Y Karol Wojtyla ở chức vụ trên sau khi vị sau được bầu làm giáo hoàng đầu tiên người Ba Lan, Gioan Phaolô II, năm 1978.

Với Đức Gioan Phaolô như vị anh hùng quốc gia cũng như vị thánh được yêu mến, trong cuộc tông du 5 ngày này, Đức Phanxicô thấy mình hiện diện trong một quốc gia có tinh thần Công Giáo sâu sắc, gắn bó với Czestochowa, nơi có một đền thánh, và con đường chính được đặt theo tên của Đức Gioan Phaolô.

9 giờ 30 sáng:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục người Ba Lan ngày nay đoàn kết, khi quốc gia của họ bị chia rẽ trong các vấn đề phải coi người tị nạn và di dân ra sao, nhất là những người không phải là Kitô hữu.

Trong một Thánh Lễ ngoài trời trước hàng chục ngàn người, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu xin cho người Ba Lan có “ước muốn để lại sau lưng mọi sai trái và vết thương quá khứ, và xây dựng tình hiệp thông với mọi người, không bao giờ nhường bước cho cơn cám dỗ muốn rút lui hay thống trị”.

Lo lắng về thời tiết xấu đã khiến phải thay đổi kế hoạch du hành hôm nay của ngài vào phút chót. Theo đó, Đức Giáo Hoàng sẽ dùng xe chứ không dùng trực thăng để tới Czestochowa. Nhưng bầu trời vẫn tiếp tục đen xám suốt Thánh Lễ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ lớn thứ nhất với giới trẻ tại một công viên ở Krakow vào tối nay.

11giờ 45 sáng:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi người con của Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II, là người loan báo “hiền lành và mạnh mẽ” của lòng thương xót cũng như vô số “những người tầm thường nhưng đáng chú ý” luôn giữ vững đức tin Công Giáo và vượt qua các nghịch cảnh thời Cộng Sản cai trị trước đây.

Vị giáo hoàng người Á Căn Đình, mà trước cuộc tông du 5 ngày này, chưa bao giờ đặt chân lên Đông Âu, đã kính cẩn chiêm ngắm, trong mấy phút, bức ảnh đầy biểu tượng gọi là Đức Bà Đen và Chúa Hài Đồng tại đan viện Jasna Gora. Các khuôn mặt trong bức ảnh đã trở nên đen bởi hàng thế kỷ sơn dầu và khói nến kể từ khi nghệ phẩm này trở thành đối tượng sùng kính hồi thế kỷ 14.

Rồi, trong Thánh Lễ ngoài trời trước hàng chục ngàn người, Đức Phanxicô đã không tiếc lời ca ngợi di sản đức tin Công Giáo Ba Lan khi ngài thúc giục họ giữ vững niềm tin của họ.

Thánh Lễ này là để cử hành năm thứ 1050 ngày Ba Lan chấp nhận Đạo Công Giáo Rôma. Lễ rửa tội của một vị vua thời trung cổ vào năm 966 đã đặt quốc gia này vào diễn trình trở thành một thành phần của thế giới nói tiếng La Tinh, khiến nó ra khác so với các nước lân bang theo Chính Thông Giáo.

2 giờ 15 chiều:

Một viên chức cảnh sát Ba Lan đã cảnh cáo rằng bất cứ ai mưu toan vượt qua hàng rào an ninh để tiến lại gần Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong suốt cuộc viếng thăm của ngài sẽ bị bắn.

Lời cảnh cáo của phát ngôn viên cảnh sát Mariusz Ciarka vào hôm nay đã được đưa ra một ngày sau khi một người đàn ông chạy về phía Đức Giáo Hoàng lúc ngài đang du hành xuyên qua Krakow trong chiếc giáo hoàng xa mở cửa.

Ông Ciarka nói rằng: người đàn ông này 36 tuổi, người Á Căn Đình, quê hương Đức Phanxicô; anh rất xúc động và hy vọng được Đức Giáo Hoàng làm phép cỗ tràng hạt của anh. Các lực lượng an ninh lập tức bắt người này và đưa tới một trạm cảnh sát để tra vấn.

Ông Ciarka cho biết tiếp: “bất cứ ai quyết định làm như thế nên để ý tới việc này: các lực lượng có thể dùng nhiều biện pháp có tính cưỡng chế. Trong những trường hợp cực chẳng đã, họ còn có thể bắn”.

4 giờ 20 chiều:

Cựu Tổng Thống Ba Lan và là nhà sáng lập của Phong Trào Đoàn Kết, Lech Walesa, một người Công Giáo sùng đạo, vì được mời trễ, nên đã không thể tham dự Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành tại Jasna Gora, đền thánh linh thiêng nhất của đất nước.

Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ ngoài trời vào hôm thứ Năm trước hàng trăm ngàn tín hữu. Tổng Thống Andrzej Duda và thành viên của chính phủ bảo thủ, mà ông Walesa không thích, có hiện diện.

Walesa nói trên trang Facebook của ông rằng thiệp mời ông đến hôm thứ Ba, quá trễ để ông thay đổi các cuộc hẹn trước tại thành phố Torun miền trung, cách Đan Viện Jasna Gora khoảng 300 kilômét (190 dặm).

5 giờ 30 chiều:

Một số rất đông các người hành hương trẻ đang từ từ tràn đầy cả một công viên ở Krakow để chờ được chính thức gặp gỡ lần đầu với Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, một cuộc tụ họp có tính hoàn cầu.

Vì an ninh rất cao, nên lời cảnh cáo luôn được nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Anh và tiếng Ba Lan trên loa phóng thanh, thúc giục người ta đừng để túi lưng và các vật dụng khác không người trông coi.

Các người trẻ, nhiều người mặc áo mưa và vẫy cờ quốc gia, đang ca hát và nhẩy múa trong lúc chờ đợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhiều nữ tu cũng nhẩy múa với họ.

Cuộc tụ họp đã chính thức khai mạc hôm thứ Ba và Đức Phanxicô tới Ba Lan hôm thứ Tư, nhưng cuộc gặp gỡ tại Công Blonia là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và giới trẻ.

5 giờ 40 chiều

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng các người trẻ khuyết tật đáp xe điện băng qua trung tâm Krakow, có ý nhấn mạnh tới sứ mệnh của ngài trong cuộc tranh đấu liên quan tới sự thay đổi khí hậu và khuyến khích người ta quan tâm nhiều hơn tới những người bất hạnh.

Khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires ở quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Phanxicô thường dùng các phương tiện giao thông công cộng để khuyến khích lòng khiêm nhường nơi hàng giáo phẩm của Giáo Hội.

Chiếc xe điện được trang hoàng cờ vàng trắng của Tòa Thánh. Thay cho bảng bình thường chỉ nơi đến là hàng chữ “Tram del Papa” — tiếng Ý có nghĩa “Xe điện của Đức Giáo Hoàng”.

Nơi đến thực sự của ngài là Blonia, một công viên nơi các người trẻ Công Giáo tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang tụ tập.

6 giờ 20 tối:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được chào kính trong lễ mở đầu chính thức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, một cuộc cử hành Công Giáo hoàn cầu đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan, với nhiều sứ điệp của người trẻ bằng nhiều ngôn ngữ, điệu nhẩy và trình diễn âm nhạc khác nhau.

Ngồi trên lễ đài trong lễ phục trắng, Đức Phanxicô theo dõi buổi trình diễn nhẩy múa ở phía dưới của người trẻ trong y phục sặc sỡ cổ truyền Ba Lan cũng như một điệu tango, vốn thành truyền thống tại quê hương Á Căn Đình của ngài.

Sau đó, là một đoàn rước cờ quốc gia của mọi nước trên thế giới.

6 giờ 30 tối

Hàng chục ngàn người trẻ Công Giáo đang ca hát và nhẩy múa hân hoan dưới mưa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại một Công Viên ở Krakow.

Các tham dự viên đại hội gới trẻ đang nhẩy múa và vỗ tay theo nhịp rộn ràng trong khi Đức Giáo Hoàng ngồi trên lễ đài, có mái che, theo dõi.

Họ múa quốc kỳ của nước họ, trong đó có quốc kỳ Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, trong khi Đức Giáo Hoàng ngồi nghe các lời nghinh đón bằng nhiều thứ tiếng. Một phụ nữ bỗng cất lên một bản nhạc đạo của Hoa Kỳ.

Trong số những người hân hoan, có Alyson Radford, 27 tuổi, quê ở Steubenville, Ohio. Cô nói: “tôi cảm thấy diễm phúc được ở đây, nơi có Đức Giáo Hoàng”.

Theo cô, được thấy nhiều người trẻ Công Giáo như thế này quả là điều gây cảm hứng và nó “đem lại cho tôi sự can đảm để sống thực đức tin của chúng tôi, nó chỉ cho chúng tôi thấy: chúng tôi không cô đơn trong tình yêu của chúng tôi dành cho Thiên Chúa”.

7 giờ 15 tối:

Một phụ nữ tham dự Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành, phải rời bỏ sớm vì bị chuyển bụng đẻ.

Tòa thị chính ở Czestochowa, nơi có đền thánh Jasna Gora, thông báo trên trang mạng của họ là người phụ nữ trên được đưa tới một bệnh viện nơi bà sinh một bé gái hôm thứ Năm, khoảng hai giờ sau khi Đức Giáo Hoàng trở về Krakow.

Bệnh viện từ chối không cho biết chi tiết, kể cả việc liệu em bé mới sinh có được đặt tên Ba Lan tương đương với tên Phanxicô hay không.

9 giờ 25 tối:

Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay các giới chức Giáo Hội Ba Lan ước chừng 500,000 người trẻ khắp thế giới đã tham dự cuộc tụ họp sôi động được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng dẫn tại một công viên ở Krakow.

Cha Lombardi nói với các ký giả vào tối thứ Năm ở Krakow rằng rõ ràng “đây là một trạng thái phấn chấn” đối với vị Giáo Hoàng người Á Căn Đình trong chuyến viếng thăm Ba Lan lần thứ nhất của ngài để tham dự các biến cố của Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới.

Ngài không cung cấp con số ước lượng nào của Vatican về số lượng người tham dự, cả trong Thánh Lễ buổi sáng do Đức Phanxicô cử hành ở đền thánh Jasna Gora, cách xa khoảng 100 cây số. Tại buổi lễ đó, các giới chức của Giáo Hội Ba Lan ước lượng có 600,000 tín hữu tham dự.
 
Video Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khuyên cho những đôi vợ chồng trẻ
VietCatholic Network
06:16 30/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là vị sáng lập ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Cũng như các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc những ngày trong chuyến tông du Ba Lan của ngài với các cuộc gặp gỡ các bạn trẻ từ Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.

Tòa Giám Mục ở Kraków (tại số 3 đường Franciszkańska) là nơi cư trú truyền thống của các giám mục Kraków từ cuối thế kỷ thứ 14. Đó là cung điện lớn thứ hai tại thành phố sau hoàng cung Wawel. Tòa Giám Mục là một phần trong khu vực tu viện dòng Phanxicô. Tòa Giám mục này có lẽ nổi tiếng nhất thế giới vì là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1964 cho đến khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 1978; và mỗi khi về thăm quê hương. Ngài đã nói chuyện với dân chúng từ một cửa sổ phía trên cổng chính vào mỗi đêm. Chính vì thế, người ta gọi cửa sổ này là Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.

Trong đêm thứ hai xuất hiện tại cửa sổ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khuyên cho những đôi vợ chồng trẻ. Lời khuyên của ngài được tóm tắt trong 3 từ, đó là xin vui lòng, cám ơn, và xin lỗi.

Khác với đêm trước, đêm nay ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ của ngài thay vì tiếng Ý.

Giải thích điều này, Đức Thánh Cha nói:

“Người ta bảo tôi là nhiều người trong số các bạn hiểu tiếng Tây Ban Nha, nên tôi sẽ nói bằng tiếng này. Họ cũng nói rằng hôm nay có một nhóm đông đảo ở quảng trường này là những đôi tân hôn, những đôi vợ chồng trẻ. Khi tôi gặp một người trẻ mới kết hôn, nam hay nữ, tôi đều nói với họ: ‘Đây là những người can đảm!’ lý do vì không dễ thành lập một gia đình, không dễ dấn thân cam kết trọn đời, cần phải có lòng can đảm. Và tôi chúc mừng họ vì họ can đảm như vậy.

Nhiều khi họ hỏi tôi làm sao để gia đình luôn tiến bước và vượt qua được các khó khăn. Tôi gợi ý cho họ luôn sử dụng 3 từ, 3 lời diễn tả 3 thái độ, có thể giúp các bạn sống đời sống hôn nhân, vì trong đời sống này có những khó khăn và trắc trở. Hôn nhân là cái gì thật đẹp, thật là huy hoàng mà chúng ta cần phải duy trì bằng mọi giá. 3 từ tôi muốn đề cập là: xin vui lòng, cám ơn, và xin lỗi.

Trước hết là từ ‘Xin vui lòng’. Hãy luôn hỏi người phối ngẫu của mình - vợ hỏi chồng và chồng hỏi vợ: “Anh (em) nghĩ sao? Chúng ta làm như thế này nhé?”. Đừng bao giờ quên nói: xin vui lòng nhé!

Lời thứ hai là cám ơn. Bao nhiêu lần người chồng phải nói với vợ: ‘Cám ơn em!’ và bao nhiêu lần người vợ phải nói với chồng: ‘Cám ơn anh!’ Cám ơn nhau, vì bí tích hôn phối được cả hai ban cho nhau. Và tương quan bí tích này được duy trì nhờ tâm tình biết ơn.

Lời thứ ba là xin lỗi! Đó là một lời rất khó nói. Trong hôn nhân - giữa vợ và chồng - luôn luôn có vài điều không thông cảm, không hiểu nhau. Biết nhìn nhận điều đó và xin lỗi. Xin lỗi mang lại nhiều ơn ích.

Có nhiều gia đình trẻ, nhiều đôi vợ chồng mới cưới, những người khác sắp sửa cưới; các bạn hãy nhớ ba từ ấy, là những từ đã giúp đỡ rất nhiều trong đời sống hôn nhân: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi. Nào tất cả cùng nói to: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi.

Tốt lắm, tất cả những điều này rất đẹp! Thật là đẹp khi nói những từ ngữ đó trong đời sống hôn nhân. Nhưng trong đời sống vợ chồng luôn có những vấn đề hoặc những tranh luận. Chuyện vợ chồng tranh luận với nhau là thường, có khi còn to tiếng, cãi lẫy và nhiều khi đĩa bay nữa chứ! Nhưng các bạn đừng sợ khi xảy ra như vậy. Tôi cho các bạn một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Các bạn biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh ngày hôm sau rất nguy hiểm. Có thể có người nào trong các bạn hỏi: ‘Nhưng thưa cha, làm sao con có thể làm hòa được?’. Không cần phải nói, chỉ cần một cử chỉ, một nụ cười, một ánh mắt, và an bình được tái lập. Khi có tình yêu thì một cử chỉ cũng dàn xếp được mọi sự.

Trước khi ban phép lành cho các bạn, cha mời gọi các bạn hãy cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện nơi đây, cầu cho các đôi tân hôn, cho những người đã kết hôn từ lâu nhận ra điều mà tôi vừa nói với các bạn, và cầu cho những người sắp kết hôn. Chúng ta cùng nhau đọc một kinh Kính Mừng, mỗi người trong ngôn ngữ của mình.

Sau khi các bạn trẻ cùng đọc xong kinh Kính Mừng, trước khi ban phép lành, Đức Thánh Cha còn nói: ‘Các bạn hãy cầu nguyện cho tôi, thực vậy, hãy cầu nguyện cho tôi! Chúc các bạn ngủ ngon và nghỉ ngơi!’”
 
Hành hương đi bộ từ Roma đến Cracovia dự đại hội Giới trẻ
Hồng Thủy Op
10:57 30/07/2016
Philadelphia – Chỉ mất 9 giờ đồng hồ để bay từ Philadelphia đến phi trường Gioan Phaolô II ở Cracovia để tham dự Đại hội Giới trẻ Quốc tế diễn ra từ 26-31 tháng 7 ở thành phố này. Nhưng có
một số người đã chọn những cách di chuyển khác để có những cảm nghiệm riêng. Andrew Dierkes, 23 tuổi, thuộc Giáo xứ thánh Agata và thánh Giacôbê đã chọn bay từ Philadelphia đến Roma và từ Roma, anh đã cùng với một nhóm 4 người khác làm một cuộc hành hương đi bộ đến Ba Lan.

Vào ngày 21 tháng 5, sau Thánh lễ tại nhà nguyện hầm mộ Ba Lan tại vatican, Dierkes cùng với 4 du khách có cùng suy nghĩ, khởi hành đi bộ cho “Năm Hành hương Lòng Thương xót” đến Cracovia. Họ đi bộ khoảng 20 đến 25 dặm mỗi ngày (34 – 42 km một ngày). Trong cuộc hành trình họ theo tinh thần khất thực thời Trung cổ, dựa vào sự tiếp đón của người khác; họ thường qua đêm tại các đan viện và các cơ sở của các giáo xứ.

Đứng đầu nhóm là Ricardo Simmonds, 35 tuổi, nguyên giám đốc của trung tâm Newman của Đại học Pensylvania và sáng lập nhóm Denver-based Creatio, một nhóm tổ chức các cuộc truyền giáo cho giới trẻ. Cố vấn của nhóm là Ann Sieben, 52, nguyên là kỹ sư nguyên tử, cũng là người đã sống tinh thần khất thực, đã 9 năm hành hương như một hành khất đến các đền thánh. 2 người khác là Rafael Maturo, 23 tuổi, đến từ Peru và Nick Zimmerman, 22 tuổi, từ Denver. Các chàng thanh niên này đều đang suy nghĩ về ơn gọi tu trì.

Trước đây Dierkes đã nghĩ đến việc hành hương đi bộ từ Pháp đến Tây ban nha theo “Con đường của Thánh Giacôbê” nhưng đã không thực hiện được. Trong một email gửi trong cuộc hành trình anh viết: “Thành thật là tôi không hiểu tại sao, nhưng tôi tin Chúa đã gọi tôi làm cuộc hành hương đi bộ này. Ao ước làm điều này đã được đặt trong lòng tôi từ lâu trước khi cơ hội đến, và thời cơ và cơ hội đã làm cho nó thành hiện thực. Hành trình của nhóm đi qua các thành phố và làng mạc của Italia, Đức, Áo, Cộng hòa Czech và cuối cùng là Ba Lan. Dự tính là họ sẽ đến Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót ở Cracovia vào khoảng ngày 25 tháng 7. Khoảng cách từ Roma đến Cracovia là gần 1700 km nhưng họ phải đi vòng nên sẽ trải qua khoảng 2000 km.

Dù họ không phải chi trả cho việc cư trú nhưng họ phải mua thức ăn cho mình trừ khi được các chủ nhà cung cấp. Dierkes cho biết là bản tính của anh không thích làm phiền người khác nên anh rất để ý đến những cố gắng của các chủ nhà để giúp họ. Nhưng cũng nhờ thế anh nhận ra sự sẵn lòng đón tiếp các anh. Đối với một số người, sự hiện diện của nhóm là một món quà. Dierkes cũng chia sẻ, từ khía cạnh thiêng liêng, “cuộc hành trình này là một cuộc khảo sát nhỏ của Giáo Hội và là một cuộc gặp gỡ với các Kitô hữu sống Tin Mừng. Họ nhận ra Chúa Kitô trong những người bé nhỏ nhất của anh chị em họ và vui lòng, ngay cả khiêm nhường, cung cấp cho nhu cầu của họ”.

Một phần thiết yếu của cuộc hành hương đó là cầu nguyện, và nó đã là thử thách cho Dierkes lúc đầu khi đặt nó vào nhịp sống hàng ngày và cân bằng giữa những khía cạnh thiêng liêng và vật chất của cuộc hành hương. Thánh lễ Chúa Nhật là bắt buộc, nhưng cả Thánh lễ hàng ngày bất cứ khi nào nhóm ngừng lại ở nơi có Thánh lễ. Và họ cũng tham dự các giờ kinh phụng vụ khi nghỉ tại các đan viện.

Kinh nghiệm của cuộc hành hương này sẽ thay đổi cuộc sống của Dierkes thế nào, theo anh thật khó nói. Nhưng anh tưởng tượng có những hạt giống được gieo trồng trong cuộc hành hương này và sẽ trưởng thành theo thời gian. Sau này, khi nhìn lại, anh có thể đánh giá cao chuyến hành hương này hơn là hiện tại bây giờ. (CNS 22/7/2016)

(Nguồn: Radio Vatican)
 
Một nạn nhân sống sót sau vụ diệt chủng Holocaust gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:58 30/07/2016
Một nạn nhân sống sót sau vụ diệt chủng Holocaust gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Bielsko-Biala, Poland, (EWTN News/CAN): Người sống sót của trại tập trung Auschwitz đã hân hoan đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm vào hôm Thứ Sáu và kêu gọi thế giới hãy nhớ đến nỗi đau thương đã từng xảy ra ở đây.

Lidia Maksimovi, 75 tuổi, nói với báo chí tại trại tập trung vào ngày 29 tháng Bẩy rằng “việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm rất quan trong đối với tôi và tôi rất vui mừng. Tôi không thể quên được những điều khủng khiếp đó và cũng là điều quan trọng cho mọi người tới đây để nhìn xem và nghiên cứu những gì đã xảy ra ở đây. Chớ gì tất cả những gì đã xảy ra ở đây sẽ không bao giờ tái diễn nữa.”

Maksimovic là một người sống sót của trại tập trung Auschwitz-Brikenau của đảng quốc gia cực đoan Nazis ở Ba Lan. Đã có khoảng 1.5 triệu người bị chết ở trại Auschwitz này, trong đó có thánh Maximilian Kolbe.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm một phần của trại này. Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trong thinh lặng tại sân trại có tên là Auschwitz I. Sau đó ngài đã được đưa bằng xe đến thăm tòa nhà khét tiếng Block 11. Tại đây, ngài đã được Thủ Tướng Ba Lan là Beata Szydlo đón tiếp.

Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trong thinh lặng.

Trong số những người hiện diện khi ngài đến thăm là một nhóm gồm mười người đàn ông và đàn bà, gồm cả bà Maksimovic, là những nạn nhân đã sống sót trong vụ diệt chủng Holocaust.

Gia đình bà Maksimovic gốc là người Nga sống trong vùng đất bị đảng Nazi chiếm đóng nay gọi là Belarus. Bọn Naris nghi ngờ họ cấu kết với Liên Xô, và họ bị bắt cùng với 1,500 người dân khác và được chở bằng thuyền tới trại Auschwitz.

Bà bị lột trần và bị đóng số trên cánh tay. Lúc ấy bà mới ba tuổi.

Bà nói với đài EWTN rằng “Tôi bị đóng số trên tay trái như là một tù nhân lúc còn nhỏ,”

Một số người trong trại được dùng để làm vật thí nghiệm về con người của phòng thí nghiệm bác sĩ Nazi, Josef Mengele.

Maksimovic nói “Chúng tôi bị chia làm hai nhóm. Tôi thuộc nhóm con nít khỏe mạnh bị bác sĩ Mengele chọn để làm thí nghiệm y khoa,”

“Khổ nhất cho chúng tôi là lúc mà các bà mẹ và những đứa con bị đóng số và chia ra nhóm. Họ tách những con nít ra khỏi các bà mẹ. Các bà mẹ ôm con mình và không muốn rời chúng, nhưng chúng tôi bị kéo ra khỏi lòng mẹ và bị quăng như những con vật. Tất cả các bà mẹ đều khóc, thế là họ bị bọn Nazis đấm đá và lôi ra các dãy nhà đặc biệt dành sẵn cho họ.”

“Những đứa con nít như chúng tôi nhìn thấy mẹ mình bị lột trần truồng và rồi bị cạo trọc. Thế là chúng tôi không còn nhận ra mẹ của mình nữa bởi chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy mẹ mình trong điều kiện kỳ quái như vậy,”

“Rồi các mẹ của chúng tôi được cho mặc vào những quần áo như thế kia, như quý vị nhìn thấy trưng bày ở viện bảo tàng này. Những đồng phục màu xanh da trời và màu xám với những đôi giày bằng gỗ.”

Những con nít thì được nhốt ở dãy nhà dành cho con nít.

“Những đứa con nít chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, nhìn cái nơi mình sống và thật là rùng rợn, không phải như bây giờ quý vị nhìn thấy đâu. Bây giờ thì mọi thứ đều sạch sẽ…chứ hồi đó, bẩn thủi và phân thối tràn lan. Không có giấy vệ sinh và nước sạch.”

Mãi 20 năm sau, tôi mới được gặp lại mẹ tôi khi những trại này được quân Đồng Minh giải thoát.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô lắng nghe trong cầu nguyện thing lặng và ngài đã không nói gì ở trại Auschwitz.

Maksimovic coi đây là một sự chọn lựa rất tế nhị.

Bà nói “Nơi này là nơi yên tĩnh, nếu ai có thể nói lên điều gì, họ phải nói rằng con người đã bị đau hành hạ đau đớn ở đây và bị hạ thấp đến tận cùng.”

Việc này làm tôi liên tưởng đến những ngày dở sống dở chết cùng với các bạn tù trong các trại tập trung lao động khổ sai ở Việt Nam sau ngày mất nước năm 1975 mà người ta đặt cho nó cái tên mỹ miều là trại cải tạo.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đàng Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
VietCatholic Network
23:05 30/07/2016
Năm 1997, tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris, cùng với các ngày giáo phận, người Pháp đã thêm buổi đi đàng thánh giá vào chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đây là những đóng góp quan trọng. Nhiều bạn trẻ tìm được ơn hoán cải khi theo chân Chúa Giêsu qua các chặng đàng thánh giá. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tại Rio de Janeiro vào năm 2013, “Trong Thập Giá Chúa Kitô có tất cả tình yêu của Thiên Chúa và lòng thương xót vô biên của Người. Và đó là tình yêu mà chúng ta có thể tín thác, nơi đó chúng ta có thể tin tưởng. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy tin tưởng nơi Chúa Giêsu, hãy hoàn toàn tín thác nơi Người (Lumen fidei, 16). Chỉ nơi Chúa Kitô chiụ chết và sống lại chúng ta mới tìm được sự cứu rỗi và ơn cứu độ. Với Người, sự dữ, khổ đau và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Người trao ban cho chúng ta hy vọng và sự sống: Người đã biến đổi thập giá từ dụng cụ của thù hận, thất bại và chết chóc trở thành dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và sự sống.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha đang tới trước tiếng reo mừng của người trẻ… Đức Thánh Cha tới lễ đài Ngài giơ tay chào tất cả mọi quan khách và giới trẻ…

Rồi Đức Thánh Cha bắt đầu làm dấu Thánh giá khai mạc Chặng đàng Thánh giá.

Giờ đây các bạn trẻ Iraq đến từ Baghdad, Kirkuk và Erbil đang đọc kinh Lạy Cha trước Đức Thánh Cha. Họ đọc bằng tiếng Aramaic là ngôn ngữ chính Chúa Giêsu đã dùng khi Ngài xuống thế làm người. Hầu hết các bạn trẻ này đã phải gánh chịu những hậu quả của cuộc chiến tranh tại Iraq và lâm vào cảnh mất nhà cửa phải tị nạn trong các vùng do người Kurd kiểm soát.

Chặng Đàng Thánh Giá đã được bắt đầu ngay sau đó.

Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình - Cho khách đỗ nhà

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ

Trích Tin Mừng Thánh Luca:

Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem (Lc 9:51-53).

Lạy Chúa Giêsu, ngay từ cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa, và do đó tới cái chết, Chúa đã bị hắt hủi rồi, người ta đã không tiếp đón Chúa. Vì Chúa là khách lạ! Vì Chúa thuộc một dân tộc khác, tuyên xưng một tôn giáo khác… Chúa bị từ khước việc tiếp đón, một con người đang bước vào cõi chết…

Lạy Chúa, tất cả các điều trên nghe sao quen thuộc đến khiếp sợ, như thể trích thẳng ra từ báo chí của chúng con, nhắc chúng con nhớ đến tình huống trên các đường phố của chúng con. Chúng con từ chối việc tiếp đón những người đang đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, những người đôi khi chỉ xoay xở cho cuộc sống của họ (vì bị đe dọa tới mạng sống), những người đến gõ cửa đất nước chúng con, các Giáo Hội chúng con, và các căn hộ chúng con. Họ là người xa lạ, chúng con thấy kẻ thù ở trong họ, chúng con sợ tôn giáo của họ, và cả sự nghèo khổ của họ nữa!

Thay vì hiếu khách, họ thấy chết chóc: ở dọc bờ biển Lampedusa và các hải đảo Hy Lạp, trong các trại tị nạn đông đúc. Từ khước tiếp nhận mau chóng trở thành bản án tử hình thực sự. Lên họ, và do đó, lên Chúa, lạy Chúa! Trong ít năm qua, Chúa từng bị kết án tử hình trong con người của 30,000 gnười tỵ nạn. Kết án, bởi ai? Ai sẽ đồng ý với bản án này?

Chúa nói với chúng con hôm nay: Ta là khách lạ, Ta không có nơi đặt đầu. Ta sinh ra trong một máng cỏ, bị từ khước quán trọ. Ta biết vị đắng đót của lòng hiếu khách giả tạo, giống như ở nhà Simong Biệt Phái, không cho Ta nước rửa chân, không dầu ôliu xức đầu khô nẻ.

Chúa nhắc chúng con nhớ tới các môn đệ Emmau: khi họ mời “người khách lạ” dùng bữa, mắt họ mở ra và họ nhận ra… Chúa!

Vì thế, chúng con cầu xin Chúa thương mở mắt chúng con! Xin cho chúng con nhận ra Chúa! Nơi những người viếng thăm chúng con, những người bỗng nhiên thấy mình bên cạnh chúng con. Nơi những người không nhà, ngủ ở trạm xe lửa, ở cổng nhà chúng con, ở mương rãnh, gầm cầu. Chúa sống trong mọi người xa lạ. Và Chúa ngự trị, như một người thiếu thốn, bây giờ và mãi mãi. Amen.

Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh Giá - Cho kẻ đói ăn

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Máccô:

Chúa Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều. Vì bấy giờ đã khá muộn, các môn đệ đến gần Người và thưa: “Ở đây hoang vắng và bây giờ đã khá muộn, xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn.” Người đáp: “Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi! “ Các ông nói với Người: “Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ăn sao? “ Người bảo các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh? Đi coi xem! “ Khi biết rồi, các ông thưa: “Có năm chiếc bánh và hai con cá.” (Mc 6:34-38).

Chúng ta cần gì nhất khi phải đối diện với thánh giá, như thánh giá đói khát của các anh chị em chúng ta chẳng hạn?

Chúng ta thường nghĩ như các tông đồ: hai trăm đồng bạc cũng không mua đủ bánh ăn… Hai trăm đồng bạc! Lương bẩy tháng ròng! Làm sao một lúc có được khoản tiền này? Thánh giá này vượt quá sức chúng ta…

Xem ra vô vọng, ta bèn nghĩ cách trao vấn đề cho người khác: để họ vào các nông trại và làng mạc quanh đây mà mua lấy thức gì đó để ăn.

Nhưng lạy Chúa, Chúa nói: chính anh em hãy cho họ ăn! Và Chúa hỏi: anh em có mấy chiếc bánh? Chúa hỏi không phải điều chúng con không có, mà là điều chúng con có! Và liệu chúng con có thể chia sẻ điều chúng con có không: năm chiếc bánh và hai con cá… Chúa không hỏi liệu số đó có đủ cho quá nhiều người như thế hay không, Chúa hỏi liệu chúng con có chia sẻ số đó hay không! Và ở đây, chúng con bắt đầu hiểu. Tại sao có nạn đói trên thế giới? Không phải vì thiếu cơm bánh, mà là thiếu liên đới. Trong thế giới chúng con, không hề thiếu cơm bánh, một phần ba thực phẩm sản xuất ra đã bị phí phạm. Đồng thời, cứ sáu giây, một trẻ em qua đời vì đói, và hôm nay, tối nay, gần 1 tỷ người khắp thế giới không biết liệu ngày mai họ sẽ có gì để ăn hay không.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con ngợi khen Chúa vì tất cả những người đang đem lòng thương xót tới các anh chị em đói khát của chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì những người khấn giữ nghèo khó để có thể đem giúp đỡ tới những người còn nghèo khó hơn họ. Họ chứng minh rằng, để có thể giúp đỡ, họ không cần những ngân khoản lớn lao cho bằng tấm lòng đại lượng! Xin Chúa ban cho chúng con tấm lòng ấy, đầy nâng đỡ và có khả năng chia sẻ, dù thiếu thốn. Xin Chúa phục hồi nơi chúng con sự hiểu biết việc ăn chay, không phải kiểu nhịn ăn để giữ sức khỏe, mà như việc thực hành yêu thương thực sự. Sau cùng, chúng con cầu xin cho tất cả những người mà Chúa để chúng con hiểu được thánh giá của họ nhờ chiêm niệm chặng Đàng Thánh Giá này, vì người đói khát và đang chết vì thiếu ăn. Lạy Bánh Hằng Sống! Xin Chúa giúp họ! Và tha thứ cho chúng con… Amen.

Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất - Khuyên dạy kẻ có tội

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Máccô:

Người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng […] Chúa Giê-su […] bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi” [và rồi] “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” (Mc 2:3-11).

Lạy Chúa Giêsu, thấy Chúa ngã, con nghĩ tới các sa ngã của con, nghĩ tới các tội trọng từng làm con hụt chân. Chỉ cần nhớ tới chúng, con cũng đã bị áp đảo rồi. Con không thể tự cố gắng mà đến với Chúa được. Con tê liệt, còn hơn cả người bại liệt kia. Ít nhất, ông ta còn để mình được giúp đỡ, bạn bè ông đưa ông tới Chúa. Con trốn tội lỗi trong cô đơn, con thừa nhận những người nhắc nhở bằng cái nhún vai hoặc, thường hơn, bằng cách tấn công họ. Con cám ơn Chúa nay con đang ở đây và được nghe điều Chúa nói với người tội lỗi tê liệt kia. Trước nhất, Chúa nói: này con, sau đó mới nói: con đã được tha tội rồi. Chúa không bắt đầu với tội lỗi. Chúa gọi con “này con”, cho dù con nghĩ con không còn quyền đó nữa: con không còn xứng đáng được gọi là con của Chúa nữa; hãy cư xử với con như Chúa cư xử với một trong các công nhân làm thuê của Chúa. Nhưng Chúa bảo: “công nhân làm thuê ư? Đâu được! không bao giờ!”. “Đây là nhẫn, giép và áo sống của con đây!” Con từng cảm nghiệm được điều này trong Bí Tích Hòa Giải rất nhiều lần. Không hề nhục nhã, nhưng tìm được phẩm giá của con! Chúa nâng con lên khỏi mặt đất biết bao nhiêu lần!

Lạy Chúa Giêsu, xin vinh danh Chúa trong mọi tòa giải tội khắp thế giới. Đầy lòng thương xót.Tha thứ không 7 lần, không 77 lần mà 777 triệu lần. Không bao giờ mệt mỏi tha thứ. Xin Chúa hãy như thế nơi mọi vị giải tội! Xin Chúa làm việc này để Bí Tích Hoà Giải là một trải nghiệm thương xót và luôn luôn tôn trọng và cho mọi người. Chúng con cầu xin cho những người lần lữa không chịu xưng tội trong nhiều năm qua vì sợ sệt,xâu hổ hay lãng quên. Xin Chúa ban cho họ Thần Trí của Chúa, Đấng thuyết phục chúng con nhận tội, vì bí tích này được ban cho chúng con để tha các tội!Chúng con cũng cầu xin cho những người mà các quyết định sống đang cản trở họ không được lãnh bí tích giải tội. Xin Chúa hãy đánh động lương tâm họ; hãy gia tăng gấp bội tình yêu của họ; xin để chúng con được đồng hành với họ trong Giáo Hội. Xin Chúa cho chúng con say mê Giáo Hội, Giáo Hội không bao giờ không giúp người ta chống trả tội lỗi, cho dù Giáo Hội vốn bao gồm những người có tội. Thánh, Thánh, Thánh, Bạn mãi mãi của những người có tội! Amen.

Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Mẹ sâu bi của Người - Yên ủi kẻ âu lo

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Sách Gióp:

Xa-tan khiến Gióp mắc bẩy mụn nhọt. Ông ngồi giữa đống tro, lấy mảnh sành mà gãi. Ba người bạn của ông Gióp nghe biết tất cả những tai hoạ xảy ra cho ông, liền kéo đến, mỗi người từ xứ sở của mình, Ê-li-phát người Tê-man, Bin-đát người Su-ác, Xô-pha người Na-a-mát. Họ bàn nhau đến để chia buồn và an ủi ông. Từ xa, họ ngước mắt nhìn, nhưng chẳng nhận ra ông. Họ bật khóc; mỗi người xé áo mình ra và rắc tro lên đầu. Rồi họ ngồi xuống đất, bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn (G 2:7-8, 11-13)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa và Mẹ Chúa không có nhiều thì giờ để im lặng ở bên nhau. Người ta không cho Chúa bẩy ngày bẩy đêm. Một vài giây thôi, đủ rồi, để mắt nhìn mắt. Và tim nói với tim. Không một lời nói. Không cử chỉ nào. Chỉ là tình yêu cao độ!

Giống bạn hữu của Gióp, Mẹ Chúa phải đến, chịu đau khổ với Chúa, và an ủi Chúa. Giống họ, có lẽ ngài cũng khó nhận ra Chúa, bị thương, đầy máu, vừa trỗi dậy từ cú ngã. Truyền thống còn lưu giữ kỷ niệm nơi Chúa ngã và nơi Chúa gặp Mẹ Chúa, ở giữa đường mương chạy qua Giêrusalem và chuyên chở đủ thứ rác rưởi đồ dơ. Là ông Gióp thần thánh, Đấng duy nhất công chính, Chúa không ngã vào đống phân, nhưng ngã vào sự hôi thối của con người. Chúa, Đấng An Ủi Thứ Nhất. Chúa cần an ủi xiết bao trên đường thánh giá của Chúa! Chúa tìm được sự an ủi này trong cuộc gặp gỡ thinh lặng với Mẹ Chúa. Há không đúng sao việc chúng con nên an ủi người sầu khổ trong thinh lặng? Vì cùng nhau thinh lặng không phải chỉ là không nói. Đúng hơn, nó còn là cùng lắng nghe và chờ câu trả lời của Chúa. Bởi thế, Thánh Kinh nói rằng: Điều tốt đẹp là im lặng hy vọng Chúa giải phóng (Ac 3:26).

Lạy Mẹ Maria, đấng an ủi kẻ sầu khổ, chúng con muốn học tập sự hiện diện đầy thương xót và im lặng của Mẹ với những người đau khổ. Chúng con thờ lạy Chúa, lạy Chúa Giêsu Kitô và lạy Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, Đấng ủi an chúng con trong mọi nỗi sầu khổ của chúng con, để chúng con có khả năng an ủi những ai đang buồn sầu bất cứ cách nào bằng sự an ủi mà Thiên Chúa đã dùng để an ủi chúng con. Amen.

Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu - Viếng kẻ liệt

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Mátthêu:

Đức Giê-su đến nhà ông Phê-rô, thấy bà mẹ vợ ông đang nằm liệt và lên cơn sốt. Người đụng vào tay bà, cơn sốt dứt ngay và bà chỗi dậy phục vụ Người. Chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giê-su. Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta (Mt 8: 14-17).

Chúa mang lấy sự yếu đuối và bệnh tật của chúng con. Ngược lại, Ông Simong không muốn vác thánh giá của Chúa. Ông không muốn giúp đỡ. Ông cần được người ta ép buộc… Con không có quyền phê phán ông ta. Con cũng muốn chạy trốn trước các bệnh tật và đau yếu của người khác không kém. Há chẳng phải vì con quên rằng Chúa là người đầu tiên tự vác lấy mọi bệnh tật và đau yếu của con sao? Chúa nói về Chúa: Ta đau yếu, nhưng con biết Chúa chủ yếu là một Thầy Thuốc, Đấng được phái tới cho người bệnh hoạn, chứ không phải người khỏe mạnh. Đã bao lần Chúa từng đến với con lúc con bệnh hoạn? Đã bao nhiêu lần Chúa đưa bàn tay Chúa cho con và kéo con lên? Khỏi những chứng bệnh nặng hơn sốt rét: khỏi ích kỷ, lười biếng, cứng lòng. Con không muốn từ chối Chúa điều con rất thường được cảm nhận từ Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng Chúa nơi tất cả những ai giúp đỡ người bệnh không chỉ vì nghề nghiệp, mà như một ơn gọi trong lãnh vực chăm sóc y tế: nơi các bác sĩ, y tá, mọi nhân viên của bệnh viện và bệnh xá. Chúng con ngợi khen Chúa vì từng vị tuyên úy và thiện nguyện viên bệnh viện luôn hỗ trợ họ. Vì các hội dòng tu sĩ mà đặc sủng là phục vụ người bệnh. Vì họ, chúng con cầu xin Chúa ban thêm nhiều ơn gọi mới. Chúng con chúc tụng Chúa vì các bác sĩ truyền giáo và vì mọi người hiến tặng luôn nâng đỡ việc làm của họ. Còn về chúng con, chúng con cầu xin Chúa ban cho chúng con lòng thiện cảm đối với mọi người bệnh. Lòng sẵn sàng cung hiến sự giúp đỡ sẵn lòng và tự ý. Lòng quảng đại trong việc hy sinh thì giờ để thăm viếng (tại nhà, tại bệnh viện, nhà dưỡng lão). Và trong lời cầu nguyện. Amen.

Chặng thứ sáu: Bà Vêrônica trao khăn cho Chúa Giêsu lau mặt - Viếng kẻ tù rạc

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Mátthêu:

Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người… Chúa Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Mt 9:20-22).

Tin Mừng không ghi tên họ người đàn bà trên. Chỉ nhờ truyền thống mà nhớ là Vêrônica! Người đàn bà này, có lần được Chúa chữa khỏi chứng băng huyết, giờ đây không thể tiếp tục dửng dưng được nữa, khi thấy Chúa máu mê đầy người trên đường thánh giá. Hành vi thương xót của bà chỉ là có đi có lại. Chúa đã có lần giải thoát bà khỏi chứng băng huyết và dơ dáy, bây giờ bà lau máu khỏi mặt Chúa, và ít nhất trong giây lát, khôi phục vẻ trong sạch của nó.

Đầy máu, mồ hôi và bụi bặm, khuôn mặt của Đấng Bị Kết Án lại xuất hiện như mới trước mặt mọi người, đĩnh đạc như khuôn mặt của Chúa Giêsu thành Nadarét!

Há đó không phải là cách bà thấy Chúa sao, bằng con mắt trái tim, trước khi bà với tay lấy khăn ra? Bà thấy tù nhân với khuôn mặt của Con Thiên Chúa! An ủi tù nhân có ý nghĩa gì? Đây không phải chỉ là bất cứ hình thức an ủi nào. Mà là một cuộc gặp gỡ, giúp tù nhân tái khám phá ngay trong họ khuôn mặt của con cái nam nữ của Thiên Chúa, một hình ảnh lâu dài của Con Thiên Chúa, nguồn gốc mọi nhân phẩm lâu dài!

Lạy Chúa Giêsu, Chúa thăm viếng chúng con trong mọi cơn sầu khổ của chúng con, trong các yếu đuối, thèm muốn và nghiện ngập của chúng con. Và Chúa luôn thấy trong chúng con các con trai con gái của Thiên Chúa, ngay cả khi chúng con chỉ thấy trong chúng con toàn là tù nhân, bị nô dịch bởi ma túy, rượu chè, khiêu dâm, xúc cảm, cờ bạc, máy vi tính, điện thoại di động, tiền bạc, tiện ích, bất cứ điều gì! Với Chúa, khuôn mặt của mỗi người và mọi người chúng con đều bất biến là khuôn mặt một đứa con của Thiên Chúa. Cái nhìn của Chúa phục hồi cảm thức phẩm giá của chúng con! Nó vào sâu hơn khăn lau của bà Vêrônica.

Chúng con cầu xin Chúa giúp chúng con, như bà Vêrônica, sẵn sàng và có khả năng an ủi các tù nhân. Xin Chúa dẫn chúng con đến với những người đau khổ vì bất cứ sầu buồn hay yếu đuối nào. Xin dạy chúng con suy nghĩ một cách kính trọng đối với tất cả những ai đang ngồi tù, trong nhà tù, trung tâm giam giữ, trại lao động. Xin Chúa là đường dẫn tới họ. Amen.

Chặng thứ bẩy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai - Tha kẻ dể ta

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Mátthêu:

Người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng… Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền… Y liền tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ… Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia… ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? “ Rồi tôn chủ trao y cho lính hành hạ (Mt 18:24-34).

Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ cho anh ta quá nhiều rồi! Chúa tha cho anh ta món nợ quá sức tưởng tượng! Mười ngàn quan tiền, 270 tấn vàng! Xin Chúa thứ lỗi con mới dám hỏi: Há Chúa lại không thể tha cho anh ta tội không biết dung tha kẻ mắc nợ anh ta đó sao? Chúa tha thứ các tội không thể tha thứ của anh ta… Tại sao Chúa lại không tha cho anh ta tội từ khước tha thứ? Từ khước tha thứ các xúc phạm phải chăng là một tội quá lớn? Há anh ta không có quyền đòi hỏi công lý hay sao? Anh ta có quyền. Nhưng đó không phải là chỗ anh ta phạm tội. Trọng điểm ở đây không hệ ở việc anh ta không thể tha thứ, mà hệ ở việc anh ta hoang phí tấm tình yêu từng được ban cho anh ta cách hậu hĩnh. Chúa tỏ lòng thương xót vô bờ bến cho anh ta, không phải để anh ta cảm thấy được thoát nợ, mà để anh ta cũng yêu người khác bằng cùng một tình yêu anh từng gặp được. Để anh ta cũng tha thứ bằng cùng một sự tha thứ anh từng gặp được. Chúa không đòi hỏi gì nơi anh ta mà chính Chúa không ban cho anh ta trước. Và ban một cách hậu hĩnh.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng sự hiện diện và quyền năng của Chúa trong tất cả những ai tha thứ. Chúa là lòng thương xót giúp chúng con biết sẵn lòng tha thứ các xúc phạm. Ở chặng đàng thánh giá này, chúng con cầu xin Chúa: tiêu diệt con người cũ nơi chúng con! Giết chết kẻ mắc nợ không biết thương xót trong chúng con! Dạy chúng con biết sẵn lòng tha thứ, bằng cách cảnh giác, không đợi lời yêu cầu và chuộc lỗi của người làm sai. Ôi, lòng thương xót của Chúa lạ lùng xiết bao! Con muốn tin tưởng ở lòng thương xót của Chúa, cả khi Chúa kêu gọi con cung cấp lòng thương xót ấy cho người khác, tha thứ không do dự. Amen.

Chặng thứ tám: Chúa Giêsu an ủi các phụ nữ Giêrusalem - Mở dạy kẻ mê muội

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Sách Tông Đồ Công Vụ:

Một viên thái giám người Ê-thi-óp, làm quan lớn trong triều của bà Can-đa-kê, nữ hoàng nước Ê-thi-óp, đã lên Giê-ru-sa-lem hành hương và bấy giờ đang trên đường về nhà. Ngồi trên xe nhà, ông đọc sách ngôn sứ I-sai-a… Ông Phi-líp-phê hỏi: “Ngài có hiểu điều ngài đọc không? “ Ông quan đáp: “Mà làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải? “… Ông Phi-líp-phê lên tiếng, và khởi từ đoạn Kinh Thánh ấy mà loan báo Tin Mừng Chúa Giê-su cho ông (Cv 8: 27-28, 30-31, 35).

Lạy Chúa Giêsu, chúng con nhận ra sức mạnh và lòng thương xót của Thần Trí Chúa, Đấng nói với Thánh Philipphê đến gặp viên quan để dạy dỗ ông ta. Thương xót, vì người này là “khách lạ” và bị loại ra ngoài cộng đồng cầu nguyện và thờ phượng. Sức mạnh, vốn phát sinh trong đức tin và phép rửa. Chúng con muốn học hỏi từ Thánh Philipphê khả năng dạy dỗ kẻ mê muội, một lời giảng dạy đầy khiêm nhường, kích thích người nói biết đặt ra các câu hỏi quan trọng; một lời giảng dạy biết tập chú vào Chúa, vào biến cố chết và sống lại của Chúa, một lời giảng dạy dẫn người nghe nhận ra Chúa là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi. Ở chặng đàng thánh giá này, một mình Chúa cũng đã mạc khải cho chúng con khả năng dạy kẻ mê muội một cách đầy thương xót, Chúa nói với các phụ nữ đi theo Chúa: Hỡi các người con gái Giêrusalem, đừng khóc thương Tôi; mà hãy khóc thương cho các bà và con cháu các bà (Lc 23:28). Chúa giảng dạy, vì Chúa yêu thương. Chúa giảng dạy ngay trong cuộc Khổ Nạn của Chúa, quên mình, vượt quá các đau khổ riêng của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, chiêm niệm chặng đàng thánh giá này, chúng con học được rằng việc dạy dỗ luôn phải là một hành vi yêu thương và thương xót. Chúng con xin tạ lỗi vì những giây phút trong đời lúc chúng con dạy dỗ người khác một cách tức giận, kiêu căng, chỉ theo lối của mình, khi chúng con ương ngạnh trong các điều mình tin chắc. Chúng con xin tạ lỗi vì đã đánh bóng sự khôn ngoan của mình; bằng cách này, chúng con đã che phủ mất Chúa, nguồn khôn ngoan và là khôn ngoan nhập thể. Chúng con xin tạ lỗi vì mọi tình huống trong đó chúng con đã lạm dụng lòng tin của người khác, những người Chúa đã ủy thác cho chúng con trong ngành giáo dục. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho mọi thầy cô, mọi giáo sư, mọi giáo lý viên, mọi nhà giáo dục, và trên hết, mọi cha mẹ: Xin Chúa đổ đầy sức mạnh và lòng thương xót nơi họ, để họ hướng dẫn và dạy dỗ những người được ủy thác cho họ. Đầy lời lẽ khôn ngoan và chứng từ thuyết phục. Lạy Thầy và Chứng Tá Chí Thánh, Đấng hằng sống và hằng trị đời đời. Amen.

Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã lần thứ ba - Lấy lời lành mà khuyên người

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Máccô:

Chúa Giê-su nói với các tông đồ: “Tất cả anh em sẽ vấp ngã”, ... Ông Phê-rô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không.” Chúa Giê-su nói với ông: “hôm nay, nội đêm nay, … anh sẽ chối Thầy đến ba lần” (Mc 14: 27, 29-30).

Lạy Chúa Giêsu, ngay trước giờ khổ nạn của Chúa, Chúa đã chỉ cho các môn đệ hay lòng hoài nghi như một sa ngã và như cớ để sa ngã tiếp. Hoài nghi vốn bao hàm chạy trốn, phân tán và phản bội. Không hoài nghi chính mình, không hoài nghi chính sức mạnh của mình, nhưng hoài nghi Chúa, Chúa nói: tất cả các con sẽ lung lay đức tin vào Thầy.

Hoài nghi, lấy mất hết sức mạnh của con và hạ ván con. Hoài nghi liệu con có bao giờ ngã rồi trỗi dậy được không. Mỗi tội của con lại kéo theo một tội khác. Với mỗi tội tiếp theo, con càng ngày càng mất hy vọng. Hoài nghi nói với con: “bây giờ thành thói quen rồi; nó mạnh hơn bạn!” Lòng hoài nghi này sau cùng thành lòng hoài nghi chính Chúa! Nó bảo rằng Chúa không mạnh đủ để nâng con dậy. Chúa còn không muốn nâng con dậy là đàng khác. Liệu Chúa có thể yêu thương một người như con không? Hoài nghi cả thực tại của Vượt Qua. Hoài nghi cả mục đích và ý nghĩa đời con, cả sự quan phòng và lòng thương xót của Chúa.

Lấy lời lành mà khuyên người hoài nghi! Nhưng chúng con khuyên gì nơi người hết tự lực? Chúng con khuyên bảo được đến đâu một con người đã rơi vào cảnh bất lực và hoàn toàn ngã lòng? Làm thế nào chúng con chứng tỏ được hoài nghi là thứ dối trá, dối trá về chúng con và về Chúa?

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa vì mọi câu hỏi đã được nêu lên trong chúng con khi dừng lại ở chặng Thánh Giá này. Chúng con không muốn các câu trả lời dễ dãi… Chúng con xin sự khiêm nhường cởi mở đối với Thần Trí Chúa, Thần Trí Khuyên Bảo chúng con nhận được khi chịu Thêm Sức, đối với sự khôn ngoan và thông suốt của Người. Xin Người linh hứng chúng con với những câu hỏi thích đáng và các câu trả lời chân thực. Chúng con ngợi khen Chúa vì tất cả những ai nâng đỡ người hoài nghi và không để họ cô đơn, nhất là, trong việc hoài nghi chính khả thể ăn năn và được giải thoát khỏi mọi yếu đuối. Chúng con ngợi khen Chúa vì những kẻ thân yêu của họ: gia đình, bạn bè, và các cố vấn viên; vì các vị giải tội, linh hướng, và điều trị viên. Vì tất cả những ai không mất niềm tin nơi người ta. Và nơi Chúa. Amen.

Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột quần áo - Cho kẻ rách rưới ăn mặc

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Luca:

Khi anh ta còn ờ ngoài xa, cha anh ta đã thấy anh ta, và vì đầy lòng thương, ông chạy ra đón con … hôn anh ta … và nói “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu” (Lc 15:20,22).

Khi qùy dưới chân cha mình, người con trai hoang đàng gần như trần truồng. Anh ta đã tiêu phí hết mọi sự, không những tài sản của mình, mà còn cả giá trị bản thân nữa. Anh ta trần truồng như một người nô lệ. Khánh kiệt, dù do lỗi của mình, anh ta đã bị lột cả chiếc áo sơ mi cuối cùng! Trần truồng, như Ađam và Evà trong địa đàng, sau khi phạm tội, mắt bỗng mở ra và biết mình trần truồng, và ẩn mình khỏi Chúa. Cũng thế, người con trai này có lẽ cũng muốn dấu sự trần truồng của mình, không cho cha anh thấy. Một kẻ tội lỗi, giống như Ađam và Evà. Xấu hổ và nhục nhã. Lạy Chúa Giêsu, cảnh tượng này giúp con nhìn sự trần truồng của Chúa trên đồi Gôngôta cách khác hẳn. Người ta không trưng bầy Chúa ngược với ý muốn của Chúa. Chúa chọn kết hợp với Ađam và Evà, với mỗi người con trai và con gái hoang đàng, trần truồng và nhục nhã vì tội lỗi. Trên Gôngôta, Chúa trở nên trần truồng không phải trước mặt những kẻ hành hình mà trước mặt Chúa Cha. Lời lẽ của người con trai hoang đàng: Thưa cha, con đã phạm tội chống lại cha… Con không đáng được gọi là con cha nữa, Chúa đã biến những lời này thành của Chúa. Chúa nói thế lúc trần truồng! Chúa là một với con, bị lột trần vì tội lỗi. Sự hợp nhất này đã cứu con. Vì Cha của Chúa không thể bình thản nhìn sự trần truồng của Con mình. Người lập tức mặc quần áo cho Chúa. Trong chiếc áo dài chấm đầu gối đẹp nhất, với khăn quàng bằng vàng quanh ngực (xem Kh 1:13). Trần truồng trong cái chết, nhưng khi Phục Sinh, Chúa lại một lần nữa được ăn mặc theo phẩm hàm qúy tử. Và chúng con được ở với Chúa.

Lạy Thiên Chúa, Cha chúng con, Chúa là Đấng đầu tiên mặc áo cho kẻ trần truồng. Chúng con cầu xin Chúa, hãy để chúng con bắt chước Chúa. Hãy dạy chúng con biết chia sẻ quần áo của chúng con, khi cần đến. Hãy giữ gìn chúng con, để chúng con thích chia sẻ như Chúa, với những áo dài tốt nhất, những quần áo mới, sạch và thẳng nếp, không cũ, sờn và không ai thiết. Hãy để chúng con giữ gìn nết na và khó nghèo trong y phục, để chúng con sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ những gì chúng con dành dụm được. Chúng con cầu xin điều này nhờ Đấng, qua việc chấp nhận sự trần truồng của chúng con, đã mặc cho chúng con tươm tất để dự cuộc sáng tạo mới. Amen.

Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thánh giá - Nhịn kẻ mất lòng ta

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Sách Tông Đồ Công Vụ:

Khi nghe những lời ấy (của Stêphanô), lòng họ giận điên lên, và họ nghiến răng căm thù ông Stê-pha-nô. Nhưng được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời… và kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Nói thế rồi, ông an nghỉ (Cv 7: 54-55, 60).

Lạy Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng Chúa đã ban sức mạnh như trên cho người ta! Sức mạnh dưới hình thức kiên nhẫn, không hẳn trước mặt đau khổ cho bằng trước mặt những người gây ra nó. Ngay cả đối với những người bách hại. Lòng kiên nhẫn này không phải chỉ là cắn lưỡi mình. Mà còn là không lãnh cảm một cách ươn lười. Cũng không bình thản kiểu khắc kỷ, với cảm thức lạnh lùng hơn hẳn kẻ làm điều xấu. Sự kiên nhẫn của Thánh Stêphanô, sự kiên nhẫn của các vị tử đạo, là tình yêu đối với những kẻ làm điều sai. Nó là một chứng từ mạnh mẽ. Nó đầy sự im lặng thanh thản, chỉ bị tạm ngắt bởi lời cầu nguyện tha thứ. Nó là lời nói mạnh mẽ và hành vi thương xót cuối cùng. Lạy Chúa, sự kiên nhẫn của Thánh Stêphanô tượng trưng cho sự kiên nhẫn của Chúa; lời lẽ của ngài phản chiếu lời lẽ của Chúa: Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm. Nhưng vào lúc Thánh Stêphanô chịu tử đạo, ngài nhìn lên trời và được thấy Chúa! Ngài thấy Chúa trước mắt ngài, không phải sự bất công ngài chịu cũng không phải sự giận dữ của kẻ thù. Thị kiến này trùm phủ ngài và biến cải ngài, làm ngài giống như Chúa. Lời hứa của Thánh Kinh đã nên trọn nơi Thánh Stêphanô: chúng ta biết rằng khi điều này được mạc khải, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì chúng ta sẽ thấy Người trong chính bản tính của Người. Y như thế! Chúa đã mạc khải Chúa cho ngài và làm ngài giống như Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng kiên nhẫn và có lòng thương xót vĩ đại, xin cho chúng con đuợc dán mắt vào Chúa như Thánh Stêphanô. Xin cho chúng con khám phá ra lòng kiên nhẫn như một hành vi thương xót vĩ đại! Xin hãy đặt ngón tay Chúa lên môi miệng chúng con khi chúng con muốn thốt ra lời cay đắng và ghen ghét, hung hăng và ta thán. Xin dạy chúng con biết cầu nguyện cho kẻ thù của chúng con. Không báo oán những người xấu! Trái lại dơ má bên kia. Nếu có ai thưa kiện các con về áo trong, các con hãy trao cho họ cả áo khoác nữa. Nếu có ai bắt các con đi một dặm, hãy đi với họ hai dặm. Xin giúp chúng con không bị sự ác chinh phục nhưng chinh phục sự ác bằng sự thiện. Con chiên hiền lành bị mang đi giết, giống con chiên trước người xén lông, xin tỏ kiên nhẫn của Chúa nơi chúng con. Chúa hằng sống và hằng trị muôn đời. Amen.

Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên thánh giá - Cho kẻ khát uống

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Gioan:

Sau đó, Chúa Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát! “ Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người (Ga 19:28-29).

Ta khát và các con đã cho Ta (không cho Ta) uống…

Người sắp chết muốn điều gì? Một đứa con đang hấp hối muốn được điều gì? Chúa đã được người ta đưa cho giấm chua. Cử chỉ cuối cùng của con người đối với Chúa. Mấy phút trước khi Chúa chết. Trò chế nhạo cuối cùng. Hành vi thù nghịch cuối cùng. Như thánh vịnh gia từng nói: “đợi người an ủi đôi lời, trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu! Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua” (Tv 69, 21-22). Chúng con chẳng chừa điều gì! Cả sự chế nhạo trước ước muốn sau cùng của Chúa cũng không… Nó làm con khiếp đảm khi nghĩ rằng điều này có thể tái diễn cả hôm nay nữa. Rằng con có thể lãnh cảm, rằng con muốn trốn chạy khỏi ước muốn của những người cô đơn đang hấp hối. Đôi khi những người gần gũi con hấp hối. Hay con có thể bác bỏ ước muốn này bằng bất cứ điều gì: các phụ tùng đắt tiền, cần thay thế phụ tùng hiện có.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết các ước muốn của mọi trái tim con người. Chúa muốn làm họ no thỏa với Nước Trường Sinh, ai uống nó sẽ không bao giờ khát nữa. Nước mà Chúa ban này chính là Chúa Thánh Thần, Đấng, trong mầu nhiệm Ba Ngôi, là tình yêu có bản vị. Xin để chúng con, giống như Chúa, khám phá và hiểu các ước muốn của con người và, cũng giống như Chúa, ra đi để thỏa mãn chúng. Xin để chúng con thực sự đứng với người khát, với ly nước, và với tình yêu, vốn là máng chuyển Nước Trường Sinh. Chúng con chúc tụng Chúa vì mọi người đang đồng hành với Chúa nơi những người hiện đang hấp hối. Vì mọi thiện nguyện viên và những ai trợ giúp các viện dành cho người hấp hối về phương diện tài chánh. Chỉ có Chúa mới thỏa mãn trọn vẹn mọi ước muốn của con người bây giờ và mãi mãi. Amen.

Chặng thứ mười ba: Tháo xác Chúa Giêsu khỏi thánh giá - Cầu cho kẻ sống và kẻ chết

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Tin Mừng Thánh Máccô:

Một người trong đám đông trả lời: “Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám”... Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.” (Mc 9:17, 29).

Lạy Mẹ Maria, chúng con nhìn Mẹ, ngồi dưới chân Thánh Giá, xác chết Con Trai Mẹ ở trong lòng. Bất chấp sự đau đớn, Mẹ vẫn chuyên tâm cầu nguyện. Chính vì thế, Mẹ không bất lực, không mất sức mạnh, không bị đánh bại, không tan tác, nhưng được củng cố và sẵn sàng hợp tác vào công trình cứu rỗi của Con Trai Mẹ. Mẹ cùng thương xót với Người, là người thứ nhất trong chuỗi dài lịch sử những người hân hoan trong đau khổ vì họ, và trong thân xác họ đầy ắp những gì còn thiếu trong các khổ sầu của Chúa Kitô nhân danh nhiệm thể Người là Giáo Hội. Và họ làm thế trong cầu nguyện! Thực vậy, có một loại sự xấu, một số ma qủy và cơn cám dỗ chỉ có thể trừ khử được nhờ cầu nguyện mà thôi. Mọi “dụng cụ” khác đều vô hiệu. Chỉ còn cầu nguyện và ăn chay. Lạy Mẹ Maria, lời cầu nguyện của Mẹ trên đồi Gôngôta là một trải nghiệm của sức mạnh, không phải của yếu đuối. Nó là bằng chứng cho thấy lòng thương xót không bao giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lại bất lực cả! Như thế, khi một ai khác đầu hàng, lòng thương xót sẽ dùng khí giới mạnh mẽ là cầu nguyện.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng và ngợi khen Chúa vì những người không ngừng nghỉ trong cuộc chiến đấu thương xót vì người khác, cho dù mọi người khác đã buông tay. Chúng con cảm tạ Chúa vì những người, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, vẫn cầu nguyện cho những người đã chết, một cách thảm hại và bất ngờ, vì sự cứng đầu, nổi loạn và từ khước trở lại của họ. Vì những người, nhờ kiên trì cầu nguyện, tiếp tục đồng hành với những ai không muốn làm bạn, cứ bơi lội trong sự ác, yếu đuối đến tận cùng hoặc không nhìn thấy sự ác họ đang làm. Chúng con cám ơn Chúa vì những người, qua việc cầu nguyện và ăn chay, luôn nâng đỡ những người bệnh thập tử nhất sinh, những người hấp hối và những ai đang than khóc người thân của mình. Chúng con cám ơn Chúa vì những người tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình một cách đầy hy vọng và kiên tâm khi không còn ai khác quan tâm nữa. Chúng con cầu xin Chúa đốt lên trong chúng con đặc sủng thương xót biết cầu nguyện cho người sống và người chết. Amen. Lạy Mẹ của lòng thương xót, xin Mẹ cầu cho chúng con.

Chặng thứ mười bốn: Táng xác Chúa Giêsu - Chôn xác kẻ chết

Xướng: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Đáp: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Trích Sách Tôbia:

Tôi là Tô-bít… cơm bánh của tôi, tôi cho người đói khát; quần áo của tôi, tôi cho kẻ trần truồng; nếu thấy ai trong số đồng bào tôi chết và bị quăng thây ra phía sau tường thành Ni-ni-vê, thì tôi chôn cất người đó. Một người dân thành Ni-ni-vê tố giác với vua rằng chính tôi là người chôn cất họ, nên tôi lẩn tránh… Thế là bao nhiêu của cải tôi có đều bị tịch thu (Tb 1: 3, 17, 19-20).

Phải chăng chôn cất kẻ chết thực sự là một hành vi quan trọng của tình yêu thương xót? Có đáng liều đến thế như ông Tôbia đi chôn cất kẻ chết không? Bị vua giận dữ, bị đe dọa sự sống, giầu có? Chúng ta hiểu đến đâu sự nhậy cảm này, trong một thế giới con số các gia đình không chịu lãnh xác người thân yêu qua đời từ bệnh viện về chôn; nơi các bà mẹ không luôn tới xem thân thể đứa con sơ sinh chết lúc mới sinh; và nơi, thân thể những đứa con trục thai bị đơn giản liệng vào đống rác? Lạy Chúa Giêsu, chúng con muốn giúp Chúa tạo ra một thế giới khác. Do đó, chúng con chúc tụng Chúa vì Ông Giuse Arimatêa, người muốn làm Tôbia cho Chúa. Và cho các Tôbia ngày nay. Chúng con chúc tụng Chúa vì những người chăm lo việc chôn cất những người không nhà. Vì những người giúp người nghèo và người neo đơn chôn cất người thân yêu của họ. Vì những người chăm sóc các huyệt mộ bị bỏ quên của những người vô danh. Những người chăm sóc các huyệt mộ của kẻ thù: binh sĩ của quân đội thù địch, thành viên các nhóm thiểu số sắc tộc hay quốc gia. Ước chi Chúa được chúc tụng vì những người chăm sóc các nghĩa địa lớn nhất trên thế giới và duy trì ký ức của các nơi như Auschwitz, Birkenau, Dachau hay Buchenwald. Xin Chúa che chở chúng con khỏi lãng quên hành vi yêu thương này. Xin Chúa thúc giục chúng con, để chúng con không bao giờ quên lãng việc chôn cất người thân yêu của chúng con. Để không bằng hữu nào của chúng con bị bỏ rơi khi than khóc kẻ thân yêu đã chết của họ. Xin để chúng con tưởng nhớ người chết bằng lời cầu nguyện riêng và bằng phụng vụ, và bằng việc thăm viếng các nghĩa trang. Amen. Xin giúp chúng con biết kính trọng sự chết! Nó là cửa đưa vào sự sống!

Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

[Video: Papa Francesco GMG 2016 Bellissimo Discorso Via Crucis .HD.mp4]

Ta đói và các con cho Ta ăn, Ta khát và các con cho Ta uống, Ta là khách lạ và các con tiếp đón Ta, Ta trần truồng và các con cho Ta mặc, Ta bệnh hoạn và các con săn sóc Ta, Ta ở tù và các con thăm viếng Ta (Mt 25:35-36).

Những lời trên của Chúa Giêsu đã trả lời câu hỏi thường được đặt ra trong tâm trí chúng ta: “Thiên Chúa ở đâu?” Thiên Chúa ở đâu, nếu sự ác hiện diện trong thế giới chúng ta, nếu có những người đàn ông đàn bà đói và khát, không nhà, biệt xứ và tỵ nạn? Thiên Chúa ở đâu khi những người vô tội chết vì bạo lực, khủng bố và chiến tranh? Thiên Chúa ở đâu, khi những chứng bệnh tàn ác phá vỡ các dây liên kết sự sống và tình âu yếm? Hay khi các trẻ em bị bóc lột và hạ nhân phẩm, và các em còn bị các chứng bệnh hiểm nghèo nữa? Thiên Chúa ở đâu, giữa những khổ não của những người hoài nghi và khủng hoảng tinh thần? Đây là những câu hỏi hiện chưa có câu trả lời nếu xét về phương diện con người. Ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu và hỏi Người thôi. Và câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Thiên Chúa ở trong tất cả những người trên”. Chúa Giêsu ở trong họ; Người đau khổ ở trong họ và đồng hóa với mỗi người trong họ một cách thâm sâu. Người kết hợp chặt chẽ với họ đến nỗi đã cùng họ tạo nên “một thân xác”, có thể nói như thế.

Chính Chúa Giêsu tự chọn đồng hóa với các anh chị em nói trên của chúng ta, chịu đau đớn và khổ não bằng cách đồng ý bước lên “con đường sầu khổ” dẫn tới Canvariô. Qua việc chết trên thánh giá, Người phó mình trong tay Chúa Cha, nhận cho mình và trong mình, một cách yêu thương tự hiến, các thương tích thể lý, tinh thần và tâm linh của toàn thể nhân loại. Qua việc tiếp nhận cây thánh giá, Chúa Giêsu đã tiếp nhận sự trần truồng, đói khát, cô đơn, đau đớn và chết chóc của con người nam nữ mọi thời. Đêm nay, Chúa Giêsu, và với Người có chúng ta, ôm hôn, bằng một tình yêu đặc biệt, các anh chị em của chúng ta từ Syria chạy trốn chiến tranh. Chúng ta chào mừng họ và nghinh đón họ bằng một tình âu yếm và bằng hữu huynh đệ.

Nhờ theo chân Chúa Giêsu trên Đàng Thánh Giá, một lần nữa, chúng ta hiểu ra sự quan trọng của việc noi gương Người qua 14 việc thương xót. Những việc này giúp chúng ta mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, khẩn cầu ơn thánh để biết lượng định rằng không có lòng thương xót, chúng ta không thể làm được gì; không có lòng thương xót, cả cha lẫn các con cũng như bất cứ ai trong chúng ta, có thể làm gì được. Trước nhất, chúng ta hãy xem xét 7 việc thương người về phần xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kể liệt lào cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Chúng ta đã nhận được nhưng không, thì hãy nhưng không cho đi. Chúng ta được kêu gọi phụng sự Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong mọi người bị hắt hủi, đụng đến thân xác thánh thiêng của Người trong những người kém thế, trong những người đói khát, trần truồng và bị giam cầm, trong người bệnh và thất nghiệp, trong những ai đang bị bách hại, trong các người tị nạn và di dân. Ở đấy, chúng ta tìm ra Thiên Chúa của chúng ta; ở đấy, chúng ta sờ thấy Chúa. Chính Chúa Giêsu nói cho ta biết điều đó khi Người giải thích tiêu chuẩn theo đó chúng ta sẽ bị phán xét: bất cứ khi nào chúng ta làm những điều ấy với một người bé nhỏ nhất trong các anh chị em của chúng ta, là chúng ta làm cho Người (xem Mt 25:31-46).

Sau các việc thương người về phần xác là các việc thương người về phần hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội, yên ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong việc tiếp đón những người bị ruồng bỏ phải chịu đau khổ về thể lý và những người tội lỗi phải chịu đau khổ về tâm linh, tính khả tín làm Kitô hữu của chúng ta đang lâm nguy.

Nhân loại ngày nay cần những người đàn ông và đàn bà, nhất là những người trẻ như các con, những người không muốn sống cuộc sống mình một cách “nửa đường”, những người trẻ sẵn sàng tự hiến đời mình để phục vụ các anh chị em nghèo nhất và yếu thế nhất, noi gương Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình hoàn toàn để cứu chuộc chúng ta. Đứng trước sự ác, đau khổ và tội lỗi, đáp ứng duy nhất có thể có đối với một môn đệ Chúa Giêsu là tự hiến, thậm chí hiến mạng sống mình, noi gương Chúa Kitô; đây là thái độ phục vụ. Những người tự gọi là Kitô hữu nếu không sống để phục vụ, thì đời họ không phục vụ bất cứ mục đích tốt lành nào. Với lối sống ấy, họ bác bỏ chính Chúa Giêsu Kitô.

Các con thân yêu, tối nay, một lần nữa, Chúa yêu cầu các con hãy lên tuyến đầu để phục vụ người khác. Người muốn biến các con thành đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu và đau khổ của nhân loại. Người muốn các con thành các dấu chỉ của tình yêu thương xót của Người đối với thời nay! Để giúp các con khả năng thi hành sứ mệnh này, Người chỉ cho các con con đường cam kết bản thân và tự hy sinh. Đó là Đàng Thánh Giá. Đàng Thánh Giá là đường trung tín bước chân theo Chúa Giêsu cho đến cùng, trong các tình huống thường thường bi thảm của đời sống hàng ngày. Đây là một con đường không sợ thiếu thành công, tẩy chay hay cô đơn, vì nó đổ đầy tim ta bằng sự viên mãn của Chúa Giêsu. Đàng Thánh Giá là đường sống của chính Thiên Chúa, là “phong thái” của Người, phong thái được Chúa Giêsu mang tới cho cả những đường hẻm của một xã hội hay bị chia rẽ, bất công và thối nát.

Đàng Thánh Giá, một mình nó, đủ đánh bại tội lỗi, sự ác và sự chết, vì nó dẫn tới ánh sáng Phục Sinh rạng ngời của Chúa Kitô và mở ra nhiều chân trời sống mới mẻ và trọn vẹn hơn. Nó là đường hy vọng, là đường tương lai. Những ai quảng đại và tin tưởng bước theo đường này sẽ mang lại hy vọng và tương lai cho nhân loại.

Các người trẻ thân yêu, vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, nhiều môn đệ tiu nghỉu trở về nhà họ. Nhiều môn đệ khác quyết định đi về vùng quê để quên đi cây thập giá. Cha hỏi các con: tối nay, các con muốn trở về nhà, về những nơi các con đang trú ngụ, với dáng vẻ nào? Tối nay, các con muốn trở về nhà để được một mình đối diện với các ý nghĩ của các con ra sao? Mỗi người các con phải trả lời cho thách thức mà câu hỏi này đặt ra cho các con.

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bình Khánh giáo phận Xuân Lộc hôm nay
Giuse Khổng Hữu Nguồn
19:39 30/07/2016
GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH GIÁO PHẬN XUÂN LỘC HÔM NAY

Sau hơn 4 năm (05.2.2012 – 30.7.2016) kể từ ngày Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám mục giáo phận Xuân Lộc về ban phép bí tích thêm sức cho 52 em và làm phép đặt viên đá xây dựng Thánh Đường Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc.

Xem Hình

Thì hôm nay ở nơi này có một ngôi thánh đường khang trang đẹp mắt, và một số các hạng mục sinh hoạt tôn giáo quan trọng như Nhà xứ, nhà Mục vụ, Thư viện đã được hình thành xây dựng.

Từ cổng chính vào nhà thờ là một khoảng sân rộng, ở giữa có tượng đài thánh Giuse với dòng chữ khắc trên bia đá nằm giữa hồ nước trong xanh “HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE”.

Bên cạnh hai công trình chính được bao bọc xung quanh là 14 chặng đàng thánh giá, các tượng đài thánh giá được làm bằng đá hoa cương mầu trắng tinh, hòa quyện với mầu xanh của cây lá xum xuê, giúp con người dễ có được một không gian tĩnh lặng, suy tư và cầu nguyện bởi sự tôn nghiêm thánh thiện.

Đàng sau tượng đài Mẹ Sầu Bi, là một bức tường bằng đá hoa cương mầu đen bóng, nơi đây theo cha xứ Phêro Phan Khắc Giữa cho biết: “Bức tường đá kiên cố chắc chắn đó được dùng làm nơi lưu giữ tro cốt (vì hiện nay giáo xứ chưa có nghĩa trang) và sau này bà con, các gia đình trong giáo xứ có nhu cầu thì cứ việc đặt tro cốt người thân của mình tại đây, hoàn toàn miễn phí. Việc làm này đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho người còn sống cũng như những người đã khuất.

Vì hàng ngày, bất kể sớm chiều, sau mỗi giờ kinh nguyện, mọi người đều có thể đến cầu nguyện, đốt một nén nhang tưởng nhớ đến các linh hồn, mà tro cốt người thân của mình đang an nghỉ tại đây”.

Sáng hôm nay thứ bảy, sau trận mưa ngày cuối tháng bảy, chúng tôi có dịp ghé vào thăm lại giáo xứ Bình Khánh. Tham quan rồi ghi lại hình ảnh các công trình, hình ảnh sinh hoạt của các em lớp học hè, và may quá, hôm nay còn là ngày lễ tổng kết học hè của các em.

Chúng tôi trò chuyện với cô giáo Maria Nguyễn Thị Minh Đức, cô được cha xứ tin tưởng giao cho công tác phụ trách mảng văn hóa giáo dục cho các em thiếu nhi trong giáo xứ, cô giáo có nét đẹp duyên dáng người thôn nữ, cô tươi cười cho biết: “Mùa hè năm nay có 137 em học sinh trong xã đến ghi tên học hè do giáo xứ tổ chức, được chia đều cho 3 cấp học, cấp 1, cấp 2 và 3. Không phân biệt lương giáo, điều đặc biệt là có tới 70% các em học sinh thuộc tôn giáo bạn. Các em được hướng dẫn 3 môn học chính là môn toán, môn tiếng việt và tiếng anh, do các giáo viên đang dạy học tại các trường phổ thông đến dạy miễn phí hoàn toàn”.

Giáo xứ Bình Khánh được hình thành sau năm 1975, Giáo xứ thuộc xã Bình Lộc, Long Khánh. Giáo xứ được mệnh danh là giáo điểm truyền giáo, vì nơi đây vốn là một vùng nông thôn, đất đai trùng điệp bao la. Ngày nay có nhiều khu công nghiệp đang hình thành, chắc chắn là nơi thu hút nhiều anh chị em ở khắp nơi đến sinh sống làm ăn. Nơi đây, số người Công Giáo chiếm tỷ lệ hơn 6% so với số đông anh chị em các tôn giáo bạn và không tôn giáo.

Đặc biệt sau hơn hai năm, các công trình như nhà thờ và các hạng mục được phát triển cũng như diễn tiến tốt đẹp kể từ sau khi Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận hiện nay, ngài về dâng lễ khởi công xây dựng nhà thờ, thăm viếng mục vụ và ban phép bí tích thêm sức cho 37 em trong giáo xứ ngày 08.2.2014.

Rời giáo xứ Bình Khánh, trên đường trở lại thành phố, chúng tôi vui sướng mang theo lời tâm sự của cha xứ Phero Phan Khắc Giữa. Một người tuy tuổi gần ngũ tuần, ngài có dáng đi nhanh nhẹn, sống giản dị, gần gũi thân thiện với mọi người, ngày đêm gắn bó mật thiết với Chúa, lo cho mọi người, nhất là những người trẻ tương lai, nhiệt thành giới thiệu Chúa đến với mọi người… Cha như một “ông lão bình dân” nơi miền quê hẻo lánh (con xin phép cha được ví như vậy).

Ngày 16.10.2016 sắp tới, Đức Cha Giáo Phận sẽ về làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ giáo xứ Bình Khánh.

Muôn ngàn đời chúng con Tạ Ơn Chúa, xin Tri Ân Tình Người và xin hân hoan chúc mừng cha xứ Phero, chúc mừng Cộng đoàn Giáo xứ Bình Khánh có được ngày khánh thành nhà thờ sắp tới ngập tràn niềm vui, chan chứa tình Chúa dạt dào tình người.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thánh lễ kỷ niệm 10 năm thiết lập Nguyện đường Đức Mẹ La Vang tại Washington DC
VietTV
18:47 30/07/2016