Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 16 Mùa Thường Niên 17/7 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:18 16/07/2022
BÀI ĐỌC 1 St 18:1-10a
Bài trích sách Sáng thế.
Ngày ấy, Đức Chúa hiện ra với ông Áp-ra-ham tại cụm sồi Mam-rê, khi ông đang ngồi ở cửa lều, vào lúc nóng nực nhất trong ngày. Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất lạy và nói: “Thưa Ngài, nếu tôi được đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài. Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây. Tôi xin đi lấy ít bánh, để các ngài dùng cho chắc dạ, trước khi tiếp tục đi, vì các ngài đã ghé thăm tôi tớ các ngài đây!” Khách trả lời: “Xin cứ làm như ông vừa nói!”
Ông Áp-ra-ham vội vã vào lều tìm bà Xa-ra mà bảo: “Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh.” Ông chạy lại đàn vật, bắt một con bê non béo tốt, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt. Ông lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm, mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa.
Khách nói với ông: “Bà Xa-ra vợ ông đâu?” Ông đáp: “Thưa nhà tôi ở trong lều.” Người nói: “Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xa-ra vợ ông sẽ có một con trai.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Cl 1:24-28
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.
Thưa anh em, giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.
Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn vẹn, rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa. Người đã muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó là chính Đức Ki-tô đang ở giữa anh em, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang. Chính Người là Đấng chúng tôi rao giảng, khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Ki-tô.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Lc 8:15
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí,
hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng,
nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 10:38-42
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ.
Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!”
Chúa đáp: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi.”
Đó là Lời Chúa.
Yên Tâm ! Vì Đã Chọn Phần Tốt Nhất
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
11:00 16/07/2022
Yên Tâm ! Vì Đã Chọn Phần Tốt Nhất
(Chúa Nhật 16 Thường niên năm C 2022)
Sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 16 thường niên chu kỳ năm C, một cách nào đó, đang nhắc nhở chúng ta “tái khám phá những hành vi của lòng thương xót”, theo như lời của Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên dạy trong Tông sắc Dung nhan lòng thương xót: “Chúng ta hãy tái khám phá những hành vi thương xót, chẳng hạn Thương xác bảy mối, đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà,…” (DNLTX số 15).
Thật vậy, câu chuyện viếng thăm nhà cụ Tổ Abraham của ba Vị khách lạ, đâu phải là chuyện “ghé ngang tình cờ” nhưng chính là cuộc “viếng thăm của lòng thương xót”. Bởi chưng, ngang qua cuộc viếng thăm đặc biệt nầy, Thiên Chúa đã chính thức viết thành hiện thực “tiến trình lịch sử cứu độ”, lời hứa cứu độ đã bắt đầu mở ra một chương mới: “Độ nầy sang năm, khi Ta trở lại thăm ông, thì cả hai vẫn còn mạnh khỏe, và Sara bạn ông sẽ được một con trai” (Bđ 1: St 18,1-10). Vâng, chính từ “người con trai” của Abraham đã khởi đầu “dòng tộc của Chúa Cứu thế” như Tin Mừng Matthêô đã tường thuật: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này… Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. (Mt 1,1-16).
Điều nầy càng được biểu lộ rõ nét qua sứ điệp của Tin Mừng Luca, trình thuật lại câu chuyện “viếng thăm gia đình Bêtania của Chúa Giêsu”, một trong những “địa chỉ thuộc đích ngắm ngàn đời của Thiên Chúa”: những kẻ nghèo của Giavê, những thân phận thuộc “nhóm nhỏ” mà trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa hằng để mắt đoái thương và như chính Đức Ki-tô đã thể hiện: Ngài đến thăm căn nhà của những tên thu thuế như Matthêô, Giakêu để đổi mới tâm hồn; đến tang gia của ông Giairô, để mang lại niềm vui phục sinh; gặp gỡ, đối diện với bao thân phận con người bệnh hoạn tật nguyền để chữa lành như goá phụ mất con ở Naim, như người phụ nữ lộn chồng ở Samari, như người thiếu phụ bệnh hoạn ngoại đạo ở Canaan…
Vâng, chính Thiên Chúa, chính Đức Ki-tô là kẻ đi đầu trong việc thực hành “Thương người có 14 mối”.
Riêng đối với việc “cho khách đỗ nhà”, “cho kẻ đói ăn” của hai nhân vật điển hình hôm nay, Abraham và Martha, Lời Chúa rất tinh tế gọi mời chúng ta hãy thực thi cụ thể hành vi thương xót đối với tha nhân. Vâng, Phải trân trọng hiếu khách như Abraham ở cây sồi Mambrê: Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. (Bđ 1); phải mau mắn và quảng đại phục vụ hết mình như Martha ở Bêtania: Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình…. Martha bận rộn với việc thết đãi khách (TM). Hai nhân vật trên chính là hai chứng nhân tiêu biểu của hai đức thương người: Abraham “cho khách đỗ nhà” và Martha “cho kẻ đói ăn” ! Nhưng để có một tấm lòng sẵn sàng cho hai nhân đức trên, Lời Chúa lại đề nghị một nhân đức nền tảng khác: một tấm lòng biết lắng nghe; phải biết đón nhận, lắng nghe như cô Maria “chọn phần tốt nhất” là “ngồi bên chân Chúa để lắng nghe Lời Ngài”.
Thật cần thiết biết bao những thái độ trên đối với các gia đình Kitô hữu trong thế giới hôm nay, một thế giới đang xô đẩy con người “đóng cửa cài then” để sống chủ nghĩa cá nhân, và không màng chi đến sự hiện hữu của tha nhân để sẻ chia, gặp gỡ, phục vụ và yêu thương; và vì thế không làm sao nghe được “tiếng gõ cửa của Thiên Chúa” (Kh 4,20).
Và một khi con người đóng cửa không tiếp nhận Thiên Chúa, không muốn “chọn phần tốt nhất là ở bên chân Ngài”, nghĩa là không còn biết cầu nguyện thì, bi đát làm sao, sẽ trở nên bệnh hoạn và tầm thường, như cách cảm nhận của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta: “Thế giới ngày nay là một thế giới bệnh hoạn. Bệnh hoạn vì thiếu yêu thương. Thiếu yêu thương vì không cầu nguyện”; và chúng ta cũng đừng quên: một trong những phương thế cần thiết và bắt buộc để các người môn sinh của mẹ thánh ra đi phục vụ người nghèo cách hiệu quả nhất, chính là trước khi ra đi phục vụ, mỗi người phải cầu nguyện trước Thánh Thể trọn một tiếng đồng hồ. Chính nhà bác học Ampère, cũng đã xác nhận: “Người ta chỉ trở nên vĩ đại khi người ta cầu nguyện”.
Như vậy, để trở nên “người phục vụ Hội Thánh” cách trọn hảo như Thánh Phaolô: “Tôi đã được trở thành người phục vụ Hội thánh theo sự an bài của Thiên Chúa, Đấng đã trao phó cho tôi rao giảng đầy đủ Lời Chúa…” (Bđ 2), hay để trở nên Tông đồ rao giảng và thực thi lòng thương xót, thì ngay từ hôm nay, chúng ta hãy mau mắn, trân trọng mở lòng đón tiếp Chúa Kitô qua biết bao cuộc viếng thăm mà Ngài thực hiện hôm nay trong Hội Thánh: Thánh lễ, bí tích Giải tội, các giờ kinh nguyện, các buổi học hỏi Lời Chúa, giáo lý, các công tác mục vụ tông đồ…; và dĩ nhiên, điều quan trọng nhất ở giữa bao nhiêu công việc đó, chính là “ở bên chân Chúa để đón nhận và lắng nghe”. Nếu không dành ưu tiên cho việc quan trọng nầy, cầu nguyện, chúng ta dễ rơi vào nguy cơ không tìm Chúa mà chỉ tìm mình, không gặp Chúa hay tha nhân để yêu thương phục vụ mà chỉ là để gặp cái tôi bên ngoài và hợm hĩnh, như câu chuyện cổ tích “Chiếc áo choàng của nhà vua”. Xin tóm tắt:
Nhà vua đi ngang qua một lâu đài của một tay phú hộ… Sau đó giả dạng ăn mày mặc đồ rách rưới đến xin ăn. Tay phú hộ xua đuổi thẳng tay… Sau đó, nhà vua mặc thêm một tấm áo choàng sang trọng bên ngoài và lại đến xin ăn. Bây giờ tay phú hộ đón tiếp mời mọc rơm rả với nhiều thức ăn thịnh soạn... Nhà vua lấy thức ăn đặt vào nếp gấp áo choàng… Người phú hộ hỏi “Sao ngài không ăn mà lại làm thế?”. Nhà vua đứng lên cởi tấm áo choàng và nói: “Nhà người cho tấm áo choàng chứ đâu phải cho ta.. Vì hôm qua ta mặc chiếc áo rách nầy ngươi đã xua đuổi... Ta hôm qua hay ta hôm nay vẫn là một mà !...” (Sưu tầm).
Ước gì, với Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay, một lần nữa, chúng ta được chính “Vị Khách Quý” là Chúa Kitô viếng thăm; mà không chỉ viếng thăm thôi đâu ! Ngài đã trao ban Lời và Bánh Hằng sống là thịt máu mình để thết đãi ta và nuôi sống linh hồn ta trên cuộc lữ hành dương thế. Một khi đã lãnh nhận chính lòng xót thương kỳ diệu và bao la ấy; hay nói cách khác, một khi đã được ngồi bên và lắng nghe chính Chúa Kitô phán dạy, chúng ta phải ra đi lấy tình yêu đáp trả tình yêu, phải trở nên tông đồ bằng tấm lòng vị tha quảng đại, bằng đôi tay phục vụ tận tình, bằng những hành vi cụ thể “thương xác” cũng như “thương linh hồn” những anh chị em nghèo nàn bất hạnh…. Và như thế, cho dù cuộc sống có “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh…”, thì hãy cứ yên tâm, vì “đã chọn phần tốt nhất” là chính Đức Kitô, chứ không phải “chiếc áo choàng loè loẹt bên ngoài của một ai đó” ! Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 16 Thường niên năm C 2022)
Sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 16 thường niên chu kỳ năm C, một cách nào đó, đang nhắc nhở chúng ta “tái khám phá những hành vi của lòng thương xót”, theo như lời của Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên dạy trong Tông sắc Dung nhan lòng thương xót: “Chúng ta hãy tái khám phá những hành vi thương xót, chẳng hạn Thương xác bảy mối, đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà,…” (DNLTX số 15).
Thật vậy, câu chuyện viếng thăm nhà cụ Tổ Abraham của ba Vị khách lạ, đâu phải là chuyện “ghé ngang tình cờ” nhưng chính là cuộc “viếng thăm của lòng thương xót”. Bởi chưng, ngang qua cuộc viếng thăm đặc biệt nầy, Thiên Chúa đã chính thức viết thành hiện thực “tiến trình lịch sử cứu độ”, lời hứa cứu độ đã bắt đầu mở ra một chương mới: “Độ nầy sang năm, khi Ta trở lại thăm ông, thì cả hai vẫn còn mạnh khỏe, và Sara bạn ông sẽ được một con trai” (Bđ 1: St 18,1-10). Vâng, chính từ “người con trai” của Abraham đã khởi đầu “dòng tộc của Chúa Cứu thế” như Tin Mừng Matthêô đã tường thuật: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này… Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. (Mt 1,1-16).
Điều nầy càng được biểu lộ rõ nét qua sứ điệp của Tin Mừng Luca, trình thuật lại câu chuyện “viếng thăm gia đình Bêtania của Chúa Giêsu”, một trong những “địa chỉ thuộc đích ngắm ngàn đời của Thiên Chúa”: những kẻ nghèo của Giavê, những thân phận thuộc “nhóm nhỏ” mà trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa hằng để mắt đoái thương và như chính Đức Ki-tô đã thể hiện: Ngài đến thăm căn nhà của những tên thu thuế như Matthêô, Giakêu để đổi mới tâm hồn; đến tang gia của ông Giairô, để mang lại niềm vui phục sinh; gặp gỡ, đối diện với bao thân phận con người bệnh hoạn tật nguyền để chữa lành như goá phụ mất con ở Naim, như người phụ nữ lộn chồng ở Samari, như người thiếu phụ bệnh hoạn ngoại đạo ở Canaan…
Vâng, chính Thiên Chúa, chính Đức Ki-tô là kẻ đi đầu trong việc thực hành “Thương người có 14 mối”.
Riêng đối với việc “cho khách đỗ nhà”, “cho kẻ đói ăn” của hai nhân vật điển hình hôm nay, Abraham và Martha, Lời Chúa rất tinh tế gọi mời chúng ta hãy thực thi cụ thể hành vi thương xót đối với tha nhân. Vâng, Phải trân trọng hiếu khách như Abraham ở cây sồi Mambrê: Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. (Bđ 1); phải mau mắn và quảng đại phục vụ hết mình như Martha ở Bêtania: Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình…. Martha bận rộn với việc thết đãi khách (TM). Hai nhân vật trên chính là hai chứng nhân tiêu biểu của hai đức thương người: Abraham “cho khách đỗ nhà” và Martha “cho kẻ đói ăn” ! Nhưng để có một tấm lòng sẵn sàng cho hai nhân đức trên, Lời Chúa lại đề nghị một nhân đức nền tảng khác: một tấm lòng biết lắng nghe; phải biết đón nhận, lắng nghe như cô Maria “chọn phần tốt nhất” là “ngồi bên chân Chúa để lắng nghe Lời Ngài”.
Thật cần thiết biết bao những thái độ trên đối với các gia đình Kitô hữu trong thế giới hôm nay, một thế giới đang xô đẩy con người “đóng cửa cài then” để sống chủ nghĩa cá nhân, và không màng chi đến sự hiện hữu của tha nhân để sẻ chia, gặp gỡ, phục vụ và yêu thương; và vì thế không làm sao nghe được “tiếng gõ cửa của Thiên Chúa” (Kh 4,20).
Và một khi con người đóng cửa không tiếp nhận Thiên Chúa, không muốn “chọn phần tốt nhất là ở bên chân Ngài”, nghĩa là không còn biết cầu nguyện thì, bi đát làm sao, sẽ trở nên bệnh hoạn và tầm thường, như cách cảm nhận của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta: “Thế giới ngày nay là một thế giới bệnh hoạn. Bệnh hoạn vì thiếu yêu thương. Thiếu yêu thương vì không cầu nguyện”; và chúng ta cũng đừng quên: một trong những phương thế cần thiết và bắt buộc để các người môn sinh của mẹ thánh ra đi phục vụ người nghèo cách hiệu quả nhất, chính là trước khi ra đi phục vụ, mỗi người phải cầu nguyện trước Thánh Thể trọn một tiếng đồng hồ. Chính nhà bác học Ampère, cũng đã xác nhận: “Người ta chỉ trở nên vĩ đại khi người ta cầu nguyện”.
Như vậy, để trở nên “người phục vụ Hội Thánh” cách trọn hảo như Thánh Phaolô: “Tôi đã được trở thành người phục vụ Hội thánh theo sự an bài của Thiên Chúa, Đấng đã trao phó cho tôi rao giảng đầy đủ Lời Chúa…” (Bđ 2), hay để trở nên Tông đồ rao giảng và thực thi lòng thương xót, thì ngay từ hôm nay, chúng ta hãy mau mắn, trân trọng mở lòng đón tiếp Chúa Kitô qua biết bao cuộc viếng thăm mà Ngài thực hiện hôm nay trong Hội Thánh: Thánh lễ, bí tích Giải tội, các giờ kinh nguyện, các buổi học hỏi Lời Chúa, giáo lý, các công tác mục vụ tông đồ…; và dĩ nhiên, điều quan trọng nhất ở giữa bao nhiêu công việc đó, chính là “ở bên chân Chúa để đón nhận và lắng nghe”. Nếu không dành ưu tiên cho việc quan trọng nầy, cầu nguyện, chúng ta dễ rơi vào nguy cơ không tìm Chúa mà chỉ tìm mình, không gặp Chúa hay tha nhân để yêu thương phục vụ mà chỉ là để gặp cái tôi bên ngoài và hợm hĩnh, như câu chuyện cổ tích “Chiếc áo choàng của nhà vua”. Xin tóm tắt:
Nhà vua đi ngang qua một lâu đài của một tay phú hộ… Sau đó giả dạng ăn mày mặc đồ rách rưới đến xin ăn. Tay phú hộ xua đuổi thẳng tay… Sau đó, nhà vua mặc thêm một tấm áo choàng sang trọng bên ngoài và lại đến xin ăn. Bây giờ tay phú hộ đón tiếp mời mọc rơm rả với nhiều thức ăn thịnh soạn... Nhà vua lấy thức ăn đặt vào nếp gấp áo choàng… Người phú hộ hỏi “Sao ngài không ăn mà lại làm thế?”. Nhà vua đứng lên cởi tấm áo choàng và nói: “Nhà người cho tấm áo choàng chứ đâu phải cho ta.. Vì hôm qua ta mặc chiếc áo rách nầy ngươi đã xua đuổi... Ta hôm qua hay ta hôm nay vẫn là một mà !...” (Sưu tầm).
Ước gì, với Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay, một lần nữa, chúng ta được chính “Vị Khách Quý” là Chúa Kitô viếng thăm; mà không chỉ viếng thăm thôi đâu ! Ngài đã trao ban Lời và Bánh Hằng sống là thịt máu mình để thết đãi ta và nuôi sống linh hồn ta trên cuộc lữ hành dương thế. Một khi đã lãnh nhận chính lòng xót thương kỳ diệu và bao la ấy; hay nói cách khác, một khi đã được ngồi bên và lắng nghe chính Chúa Kitô phán dạy, chúng ta phải ra đi lấy tình yêu đáp trả tình yêu, phải trở nên tông đồ bằng tấm lòng vị tha quảng đại, bằng đôi tay phục vụ tận tình, bằng những hành vi cụ thể “thương xác” cũng như “thương linh hồn” những anh chị em nghèo nàn bất hạnh…. Và như thế, cho dù cuộc sống có “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh…”, thì hãy cứ yên tâm, vì “đã chọn phần tốt nhất” là chính Đức Kitô, chứ không phải “chiếc áo choàng loè loẹt bên ngoài của một ai đó” ! Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 16/07/2022
3. Thiên Chúa yêu chúng ta, ban ơn cho chúng ta mà hoàn toàn không muốn chúng ta báo đáp; phàm tất cả những gì của chúng ta -ngay cả cái yếu đuối- thì Ngài cũng yêu.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 16/07/2022
13. NGỰA ĐỎ KHOÁC SƯƠNG.
Vương Hạo tính tình rất chậm chạp.
Một hôm, cưỡi con ngựa màu đỏ táo cùng với nhà vua đi đánh trận. Một đêm nọ, ông ta đem ngựa cột bên gốc cây, sáng sớm ngày hôm sau ra coi ngựa, thì nhìn thấy con ngựa màu táo đỏ biến thành ngựa trắng, ông ta kinh hoảng quá chừng chừng, lập tức sai phái bộ hạ đi tìm con ngựa đỏ, nhưng nào ngờ -nguyên nhân chính là sương trắng rơi suốt đêm- khi mặt trời xuất hiện, sương tan ra, ngựa trắng lại biến thành ngựa đỏ.
Vương Hạo vừa nhìn thấy, kinh ngạc cả lên, nửa tin nửa ngờ, nói:
- “Té ra là nó ở đây !”
(Bắc sử)
Suy tư 13:
Có người đi lễ nhà thờ là vì ông cha sở quá tốt với mình, đến khi có chuyện xích mích với ông cha sở thì bỏ luôn nhà thờ, họ không yêu mến Chúa mà chỉ yêu mến ông cha sở, trái tim yêu Chúa đã bị lớp sương bên ngoài che khuất trở thành trái tim bạc trắng; có người hăng say đến nhà thờ tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ, tập hát ca đoàn rất tích cực, đến khi chia tay với bạn gái (trai) thì không thèm tới nhà thờ nữa, trái tim hăng say phục vụ ấy, chỉ là lớp sương giả tạo phủ bên ngoài, chỉ tội nghiệp cho Chúa bị “lừa” mà vẫn làm thinh...
Người ta sẽ kinh ngạc khi tôi sáng đi dâng lễ, tối về chửi vợ mắng con, gây gổ với hàng xóm; người ta cũng sẽ kinh ngạc khi tôi giảng cho bà con giáo dân về sự đoàn kết yêu thương, nhưng lại gây bè kết phái trong cộng đoàn của tôi, lớp sương mù bao phủ bên ngoài sẽ tan mất khi mặt trời lên, cũng vậy, việc làm của tôi nếu không thành tâm thiện chí, nếu không đặt trên nền tảng của đức ái, thì cũng tan rã nhanh chóng theo thời gian vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương Hạo tính tình rất chậm chạp.
Một hôm, cưỡi con ngựa màu đỏ táo cùng với nhà vua đi đánh trận. Một đêm nọ, ông ta đem ngựa cột bên gốc cây, sáng sớm ngày hôm sau ra coi ngựa, thì nhìn thấy con ngựa màu táo đỏ biến thành ngựa trắng, ông ta kinh hoảng quá chừng chừng, lập tức sai phái bộ hạ đi tìm con ngựa đỏ, nhưng nào ngờ -nguyên nhân chính là sương trắng rơi suốt đêm- khi mặt trời xuất hiện, sương tan ra, ngựa trắng lại biến thành ngựa đỏ.
Vương Hạo vừa nhìn thấy, kinh ngạc cả lên, nửa tin nửa ngờ, nói:
- “Té ra là nó ở đây !”
(Bắc sử)
Suy tư 13:
Có người đi lễ nhà thờ là vì ông cha sở quá tốt với mình, đến khi có chuyện xích mích với ông cha sở thì bỏ luôn nhà thờ, họ không yêu mến Chúa mà chỉ yêu mến ông cha sở, trái tim yêu Chúa đã bị lớp sương bên ngoài che khuất trở thành trái tim bạc trắng; có người hăng say đến nhà thờ tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ, tập hát ca đoàn rất tích cực, đến khi chia tay với bạn gái (trai) thì không thèm tới nhà thờ nữa, trái tim hăng say phục vụ ấy, chỉ là lớp sương giả tạo phủ bên ngoài, chỉ tội nghiệp cho Chúa bị “lừa” mà vẫn làm thinh...
Người ta sẽ kinh ngạc khi tôi sáng đi dâng lễ, tối về chửi vợ mắng con, gây gổ với hàng xóm; người ta cũng sẽ kinh ngạc khi tôi giảng cho bà con giáo dân về sự đoàn kết yêu thương, nhưng lại gây bè kết phái trong cộng đoàn của tôi, lớp sương mù bao phủ bên ngoài sẽ tan mất khi mặt trời lên, cũng vậy, việc làm của tôi nếu không thành tâm thiện chí, nếu không đặt trên nền tảng của đức ái, thì cũng tan rã nhanh chóng theo thời gian vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dịch chuyển sự lo lắng
Lm. Minh Anh
23:22 16/07/2022
DỊCH CHUYỂN SỰ LO LẮNG
“Con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá!”.
Một nhà tu đức nói, “Không ai hạnh phúc cho đến khi người ấy học được cách tận hưởng những gì mình có và không lo lắng về những gì mình không có! Cũng thế, sẽ không hạnh phúc khi một Kitô hữu quá lo lắng chuyện thế gian, cho đến khi người ấy ‘dịch chuyển sự lo lắng’ đến một điều gì đó hữu thần hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nói rằng, “‘Dịch chuyển sự lo lắng’ đến một điều gì đó hữu thần hơn!”, khác nào nói, “Hãy lo lắng tìm kiếm Chúa hơn!”. Đó cũng là những gì Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay đề cập qua hai cuộc viếng thăm: một của Abraham, Sara; một của Matta, Maria. Điểm chung độc đáo của hai cuộc thăm viếng này là chính Thiên Chúa, trở thành những Vị Khách!
Trong thế giới xôn xao hôm nay, thật thú vị, chúng ta cần học bài học ‘dịch chuyển sự lo lắng’ từ chỗ “lo lắng bối rối về nhiều chuyện” sang ‘lo lắng bối rối về một chuyện’, chính Thiên Chúa! Vì có vẻ như mọi thứ đang chuyển động nhanh hơn, ngày càng có nhiều thứ tranh giành thời gian của chúng ta hơn; và chúng ta phải giải quyết tất cả. Nền văn hoá hiện đại gần như buộc mỗi người phải nhanh chóng vượt qua những tình thế rất khó xử; và chúng ta phải cố gắng làm những gì đúng, cố gắng chịu trách nhiệm những gì phải làm. Và này, mỗi người định hình chính mình và thấy mình nơi “Matta” trong thế giới chóng mặt này, một thế giới dường như đang bay…
Vậy mà Phúc Âm nói, “Chỉ cần một điều, Maria đã chọn phần tốt nhất”. Đó là yêu Chúa Kitô, nên giống Chúa Kitô, và sống vì Chúa Kitô! Một khi cuộc sống chín muồi và sự vĩnh cửu đến gần, điều còn lại là tình yêu đối với Chúa Kitô; mọi thứ khác đều tan thành mây khói, sương mù và hư không. Chúa Kitô là kho tàng mà mỗi người nên bán hết, kể cả mạng sống, cái tôi và sự phù phiếm để mua lấy; Ngài là tất cả những gì chúng ta cần! Bởi lẽ, điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống kết thúc? Ai có thể lấp đầy tâm hồn, mang lại ý nghĩa cho nó ngoài Thiên Chúa? Chúa Giêsu lưu ý điều này; vì lẽ, nhiều khi, chúng ta dễ dàng đặt những thứ khác lên hàng đầu!
Bài đọc Sáng Thế cho thấy cách Abraham “chọn phần tốt nhất” khi ông không để mình phân tâm bởi một điều gì khác ngoài việc làm vui lòng các Vị Khách; ở đây, chính là Thiên Chúa. Ông lấy nước, bánh, bắt bê béo làm thịt… và “đứng hầu các Ngài dưới bóng cây”. Các Vị Khách hiểu hoàn cảnh của ông, ban cho ông một lời hứa vốn sẽ thoả mãn mọi ước nguyện; vì ông đã “chọn được phần tốt nhất”. Thú vị thay! Kìa, dưới rặng sồi Mambrê, chúng ta gặp trước một Maria Bêtania trẻ trung, người đã “chọn phần tốt nhất”, nơi cụ già Abraham chín muồi! Vậy mà, những cuộc gặp gỡ này được Thánh Kinh gọi là “những cuộc thần hiện”, Thiên Chúa mặc khải chính mình, điều mà Phaolô trong thư Côlôssê hôm nay nói, “Đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở qua muôn thế hệ, nhưng nay tỏ bày cho các thánh của Ngài”. Và như một ao ước, Thánh Vịnh đáp ca đã thốt lên, “Lạy Chúa, ai được cư ngụ trên núi thánh của Chúa?”.
Anh Chị em,
“Con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá!”. Lời Chúa ngỏ với Matta xem ra đánh trúng tim bạn và tôi. Sống giữa một xã hội mà ‘thành công’ đã khó, phương gì là ‘thành nhân’, chúng ta không chỉ lo lắng nhiều điều cho bản thân mà còn lo toan cho cả những người mình có trách nhiệm. Trước hết, hãy “học cách tận hưởng những gì mình có”, đón nhận cuộc sống với lòng biết ơn; và “đừng quá lo lắng về những gì mình không có!”. Thứ đến, cần xác tín, trong Chúa Phục Sinh, Thiên Chúa không còn là Vị Khách thoả mãn các ước nguyện cỏn con, ngay cả đó là một cậu bé cho đôi vợ chồng già; nhưng Ngài còn là “người nhà”, cắm lều giữa chúng ta, trong chúng ta; Ngài chia sẻ sự sống thần linh cho chúng ta; sống với chúng ta, sống cùng chúng ta và sống cho chúng ta! “Trong Ngài, chúng ta sống, cử động và hiện hữu”. Vậy tại sao chúng ta không dâng mọi lo lắng cho Ngài; Cha nhân lành, quyền năng, thấu hiểu! Chỉ khi làm được như thế, chúng ta mới ‘dịch chuyển sự lo lắng’ từ chỗ “lo lắng về nhiều chuyện” sang “một chuyện cần” là chính Ngài. Với Ngài, không chỉ ‘thành nhân’, chúng ta có thể ‘thành thánh’, tại sao không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con phân tâm với bất cứ điều gì ngoài Chúa. Xin ‘dịch chuyển sự lo lắng’ của con không chỉ đến một chỗ hữu thần, nhưng đến hẳn với một Vị Thần, chính Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng cho biết sẽ không sống ở Vatican hoặc Á Căn Đình nếu nghỉ hưu
Đặng Tự Do
07:34 16/07/2022
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài sẽ không sống ở Vatican hoặc trở về quê hương Á Căn Đình của mình nếu ngài quyết định nghỉ hưu, mà thay vào đó muốn tìm một nhà thờ ở Rôma, nơi ngài có thể tiếp tục giải tội.
“Tôi là giám mục của Rome, trong trường hợp này là giám mục hiệu tòa của Rôma,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một đoạn phỏng vấn với đài truyền hình tiếng Tây Ban Nha TelevisaUnivision phát sóng hôm thứ Ba.
Đức Phanxicô, 85 tuổi, phủ nhận dự định nghỉ hưu sớm nhưng nhắc lại rằng “cánh cửa đang mở” sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trở thành giáo hoàng đầu tiên sau 600 năm thoái vị vào năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn rằng dù việc có một vị giáo hoàng đã nghỉ hưu đã diễn ra suôn sẻ, Vatican cần phải điều chỉnh tốt hơn hình ảnh của một vị giáo hoàng danh dự.
Một số Hồng Y và luật sư giáo luật từ lâu đã đặt câu hỏi về các quyết định của Đức Bênêđíctô khi nghỉ hưu, bao gồm cả việc ngài tiếp tục mặc áo trắng của giáo hoàng và giữ tên giáo hoàng của mình, Bênêđíctô, thay vì trở lại tên khai sinh của mình, Joseph Ratzinger.
Họ nói rằng những lựa chọn đó và sự hiện diện liên tục của Bênêđíctô ở Vatican đã tạo ra sự nhầm lẫn giữa các tín hữu và tạo điều kiện cho những người chỉ trích truyền thống của Đức Phanxicô sử dụng Đức Bênêđíctô như một điểm tham chiếu.
“Trải nghiệm đầu tiên diễn ra khá tốt vì ngài là một người đàn ông thánh thiện và kín đáo, và ngài đã giải quyết mọi sự tốt đẹp,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên về Đức Bênêđíctô trong cuộc phỏng vấn. “Nhưng trong tương lai, mọi thứ nên được mô tả rõ ràng hơn, hoặc mọi thứ nên được làm rõ hơn.”
“Tôi nghĩ ngài đáng được 10 điểm vì đã thực hiện bước đầu tiên sau rất nhiều thế kỷ. Đó là một điều kỳ diệu”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cũng sẽ chọn bước đi đó vào một thời điểm thích hợp trước khi ngài qua đời trong khi vẫn còn phục vụ. Đức Thánh Cha trả lời “chắc chắn là không” khi được hỏi liệu ngài sẽ sống ở Vatican với tư cách là một giáo hoàng đã nghỉ hưu hay sẽ trở về Á Căn Đình, và nói “có thể” khi được gợi ý rằng ngài có thể đến cư trú tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, nơi là nơi tòa truyền thống của giám mục Rôma.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã lên kế hoạch nghỉ hưu với tư cách là tổng giám mục của Buenos Aires vào thời điểm diễn ra mật nghị năm 2013 dẫn đến việc ngài trở thành giáo hoàng. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã chuẩn bị một căn hộ đẹp đẽ ở Buenos Aires, nơi anh có thể tiếp tục giải tội tại một nhà thờ gần đó và đến thăm người bệnh tại bệnh viện.
“Đây là những gì tôi nghĩ cho Buenos Aires. Tôi nghĩ viễn cảnh này, nếu tôi sống sót cho đến khi từ chức - có khả năng tôi sẽ chết trước đó -… Tôi muốn một cái gì đó như thế.”
Source:USNews
Say máu phá thai, Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe để cho phép phá thai
Đặng Tự Do
07:35 16/07/2022
Hôm Chúa Nhật, Joe Biden cho biết đang cân nhắc việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để giải phóng các nguồn lực liên bang nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận phá thai mặc dù Tòa Bạch Ốc cho biết đây không phải là “một lựa chọn tuyệt vời”.
Ông cũng đưa ra một thông điệp cho những người phẫn nộ trước phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng trước qua đó chấm dứt quyền phá thai theo hiến pháp và những người đã biểu tình trên khắp đất nước: “Hãy tiếp tục phản đối. Tiếp tục đưa ra quan điểm của bạn. Nó cực kỳ quan trọng.”
Biden nói rằng ông không có quyền buộc hơn chục tiểu bang có những hạn chế nghiêm ngặt hoặc cấm phá thai hoàn toàn phải cho phép thực hiện thủ tục này.
“Tôi không có thẩm quyền để nói rằng chúng tôi sẽ khôi phục Roe kiện Wade như luật về đất đai,” ông nói, đề cập đến quyết định của Tòa án Tối cao từ năm 1973 đã thiết lập quyền được phá thai ở cấp liên bang. Biden cho biết Quốc hội sẽ phải luật hóa quyền đó và để quyền đó có cơ hội tốt hơn trong tương lai, các cử tri sẽ phải bầu thêm các nhà lập pháp ủng hộ quyền tiếp cận phá thai.
Biden cho biết chính quyền của ông đang cố gắng làm “rất nhiều điều để đáp ứng các quyền của phụ nữ” sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, bao gồm cả việc xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để giải phóng các nguồn lực liên bang. Một động thái như vậy đã được những người ủng hộ thúc đẩy, nhưng các quan chức Tòa Bạch Ốc đã đặt câu hỏi về cả tính hợp pháp và hiệu quả của nó, đồng thời lưu ý rằng nó gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý.
Source:AP
Chính quyền Biden cho biết các bệnh viện phải cung cấp dịch vụ phá thai trong trường hợp khẩn cấp
Đặng Tự Do
07:36 16/07/2022
Hôm thứ Hai, chính quyền Biden cho biết luật liên bang cho phép phụ nữ được phép phá thai trong trường hợp khẩn cấp, ngay cả ở những tiểu bang đã cấm thủ tục này sau khi quyết định của Tòa án Tối cao hồi tháng trước lật đổ vụ Roe kiện Wade.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh gọi tắt là HHS, cho biết, trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, Đạo luật Điều trị Y tế Khẩn cấp và Lao động Tích cực, được công bố năm 1985, bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc khẩn cấp bất kể khả năng chi trả của một người - sẽ được ưu tiên hơn luật cấm phá thai của tiểu bang.
“Theo luật, bất kể bạn sống ở đâu, phụ nữ có quyền được chăm sóc khẩn cấp - bao gồm cả chăm sóc phá thai,” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Xavier Becerra cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. “Hôm nay, không có điều khoản chắc chắn nào, chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi mong đợi các nhà cung cấp tiếp tục cung cấp các dịch vụ này và luật liên bang ưu tiên hơn các lệnh cấm phá thai của tiểu bang khi cần chăm sóc khẩn cấp.”
Trong một lá thư gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Becerra cho biết các bệnh viện không tuân thủ có thể phải đối mặt với tiền phạt hoặc các hình phạt khác liên quan đến các thỏa thuận và chương trình Medicare.
Động thái này có thể gây ra xung đột pháp lý, nơi việc phá thai bị cấm sau phán quyết ngày 24 tháng 6 của Tòa án Tối cao. Mặc dù hầu hết các tiểu bang đã cấm phá thai đều cho phép có các ngoại lệ đối với tính mạng của người mẹ, nhưng những trường hợp ngoại lệ đó thường mơ hồ và khiến một số bác sĩ không rõ về những gì họ được phép làm theo luật định. Hướng dẫn từ HHS nhằm một phần cung cấp sự rõ ràng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với áp lực liên tục từ các đảng viên Dân chủ để có phản ứng tích cực hơn đối với phán quyết của Tòa án Tối cao về việc phá thai. Kể từ khi quyết định được đưa ra, gần một chục tiểu bang do đảng Cộng hòa kiểm soát đã cấm phá thai, và các tiểu bang khác dự kiến sẽ ban hành các hạn chế tương tự trong những tuần tới.
Biden đã ra sắc lệnh hành pháp để bảo vệ quyền tiếp cận phá thai, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cách hiệu quả nhất để hủy bỏ quyết định của Tòa án Tối cao là thông qua một đạo luật tại Quốc hội nhằm hợp pháp hóa việc tiếp cận phá thai.
Source:NBCNews
Giám mục Mễ Tây Cơ nói với tổng thống: Chúng tôi phải hoàn thành công việc của mình với tư cách là các mục tử
Đặng Tự Do
16:36 16/07/2022
Đức Cha Ramón Castro Castro, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, vào ngày 9 tháng 7 đã trả lời những nhận xét gần đây của tổng thống Andrés Manuel López Obrador, người đã gọi Giáo Hội Công Giáo ở Mễ Tây Cơ là “đạo đức giả” và thách thức Giáo Hội hãy hoàn thành sứ mệnh của mình - mà các giám mục trong thực tế đang làm.
“Ông là người có quyền lực của nhà nước, đó là lý do tại sao ông tồn tại, đó là nghĩa vụ của ông. Một vai trò thiết yếu của các nhà chức trách là mang lại hòa bình và công lý cho đất nước,” Đức Cha Castro nói khi phát biểu trước tổng thống Mễ Tây Cơ.
“Tôi tin rằng đây là điều mà tổng thống nên xem xét lại,” vị Giám Mục nói về những lời buộc tội của tổng thống.
“Chúng tôi bị buộc tội là những kẻ đạo đức giả và đã không lên tiếng trong các nhiệm kỳ tổng thống sáu năm trước đó. Vì vậy, các Giám Mục chúng tôi đã hứa rằng chúng tôi sẽ lập một danh sách các tài liệu chính về hòa bình và đưa ra những lời chỉ trích.”
Trên thực tế, kể từ năm 1968, Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đã công bố 116 tài liệu bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình ở Mễ Tây Cơ.
Mới nhất, được xuất bản chỉ vài ngày trước, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã đưa ra một tài liệu kêu gọi một Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình quốc gia vào ngày 10 tháng Bảy.
“Tôi nghĩ đó là một phần trong sứ mệnh của chúng tôi. Một thời điểm rất mạnh mẽ là vụ ám sát Hồng Y Posadas - hội đồng giám mục đã đứng lên phản đối; còn vụ thảm sát ở thị trấn Acteal, và cả vấn nạn tham nhũng năm 2004, những sự kiện đáng xấu hổ đối với Mễ Tây Cơ, sự tham nhũng của các nhà chức trách đã thực sự sâu sắc,” ngài nói.
Trong cuộc họp báo sáng 30/6, Tổng thống Mễ Tây Cơ đã đả kích các linh mục, giám mục và Hồng Y, những người đã chỉ trích chính sách liên quan đến đến các nhóm tội phạm có tổ chức của ông.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2018 cho chức tổng thống Mễ Tây Cơ, López Obrador đã đề xuất chính sách “abrazos no balazos” - một cụm từ hấp dẫn trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “cái ôm chứ không phải đạn”. Đường lối này chống lại bạo lực của các băng đảng ma túy bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc buôn bán ma túy, chẳng hạn như nghèo đói, và giảm nhẹ việc sử dụng vũ lực của quân đội và cảnh sát.
Chính sách của López Obrador trái ngược với “cuộc chiến chống ma túy” của những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, dưới nhiệm kỳ của ông, tội phạm bạo lực đã gia tăng.
Trong số các tuyên bố khác, các giám mục Mễ Tây Cơ đặc biệt lên án làn sóng hành quyết năm 2005, vụ thảm sát người di cư ở San Fernando năm 2010 và sự biến mất của 43 sinh viên từ Ayotzinapa vào năm 2014.
Source:Catholic News Agency
Đức Giáo Hoàng bảo đảm với các giám mục Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương về những lời cầu nguyện, và những can dự để chấm dứt chiến tranh
Đặng Tự Do
16:37 16/07/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang cầu nguyện cho Ukraine và làm việc ở hậu trường để giúp đỡ những người Ukraine đang đau khổ.
“Tôi hiệp nhất về mặt tinh thần với đau khổ của các chư huynh đệ, bảo đảm với các chư huynh đệ về những lời cầu nguyện và sự tham gia của tôi, là điều mà, xét trong tình hình hiện tại, không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông,” Đức Giáo Hoàng nói trong một bức thư ngày 11 tháng 7 gửi các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
“Tôi cầu nguyện rằng Giáo hội và Dân tộc của các chư huynh đệ, những người được năng động bởi quyền năng của các bí tích và nhìn vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, đừng đánh mất niềm hy vọng của người Kitô hữu vào một ngày mai tốt đẹp hơn.”
Bức thư của Đức Thánh Cha đã được gửi tới nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, và các giám mục của Giáo hội này, trong khi các ngài đang tập hợp trong Thượng hội đồng từ ngày 7 đến 15 tháng 7.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương theo nghi thức Byzantine hiện có khoảng 51 giám mục tham gia Thượng hội đồng. Họ thực hiện công việc mục vụ trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ và Ukraine.
Cuộc họp tháng này đang diễn ra tại Przemyśl, một thành phố ở đông nam Ba Lan, chỉ cách biên giới phía tây của Ukraine 9 dặm và cách Lviv 60 dặm.
Thượng hội đồng được tổ chức tại thủ đô Kyiv của Ukraine trước khi Nga xâm lược và chiến tranh bùng nổ gần 5 tháng trước.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “Thượng Hội đồng Giám mục dành riêng cho chủ đề 'Tính đồng nghị và tính phổ quát: kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương' phải có mục tiêu là lợi ích của Giáo hội và mỗi tín hữu.”
“Hơn nữa, đó phải là nơi gặp gỡ và giúp đỡ lẫn nhau trên con đường chung của cuộc đời, trong việc tìm kiếm những phương tiện mới để đồng hành với các tín hữu”.
Đức Thánh Cha nhắc nhớ tấm gương của các vị tử đạo thế kỷ 20 của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, những người đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2001 trong chuyến tông du Lviv.
Đức Thánh Cha nói: “Nhưng ngay lúc này, chúng ta hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống và chết của những vị tử đạo đó, trong đó có giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân, những người đã trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản Xô Viết. Hôm nay, từ trên trời, họ bảo vệ những đồng bào của chính họ đang đau khổ.”
“Tôi phó dâng cho sự chăm sóc của các ngài, tất cả các Thành viên của Thượng Hội đồng”
Source:Catholic News Agency
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đau buồn trước cái chết của nhà báo vô thần, là người thường xuyên tạc các lập trường của ngài
Đặng Tự Do
19:04 16/07/2022
Trong một diễn biến gây kinh ngạc cho nhiều người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với một nhà báo vô thần mà những tuyên bố của ông, dựa trên các cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, đã nhiều lần châm ngòi cho những lời đính chính và phủ nhận của Vatican.
Eugenio Scalfari, một nhân vật nổi tiếng trong làng báo chí Ý, đã qua đời ở tuổi 98 vào tuần này. Ông tự xưng là người vô thần là người sáng lập và là cựu biên tập viên của tờ báo cánh tả Ý La Repubblica.
Trong một tuyên bố Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã biết tin “với nỗi buồn về sự ra đi của bạn mình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô “yêu mến trân trọng ký ức về những cuộc gặp gỡ - và những cuộc trò chuyện sâu sắc về những vấn nạn sâu xa của nhân loại - mà ngài đã có với người quá cố trong suốt nhiều năm, và ngài phó thác linh hồn ông ấy cho Chúa trong lời cầu nguyện, để Ngài có thể tiếp nhận ông và an ủi những người thân cận với ông ấy.”
Scalfari từng tuyên bố rằng trong những cuộc gặp gỡ cá nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phủ nhận thực tại của địa ngục và thần tính của Chúa Giêsu. Những tuyên bố giật gân như thế cùng với những thứ khác, đã trở thành tiêu đề trên khắp thế giới.
Các phát ngôn viên của Vatican đã bác bỏ các tuyên bố của Scalfari.
Vào năm 2014, Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân trước đây của Đức Giáo Hoàng, nói với CNA rằng “nếu văn phòng báo chí Tòa Thánh không công bố những lời này và không xác nhận chính thức, thì người viết hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết”.
Vào năm 2015, Scalfari đã báo cáo sai sự thật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục.
Ông cũng tuyên bố vào tháng 3 năm 2018 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với ông “địa ngục không tồn tại, sự biến mất của linh hồn tội nhân tồn tại.”
Đáp lại những tuyên bố như vậy, Tòa thánh tuyên bố rằng văn bản của Scalfari không nên được coi là mô tả chính xác những lời nói của Đức Phanxicô, mà là sự “tái tạo” của chính tác giả.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nuova Bussola Quotidiana, Đức Hồng Y Raymond Burke lên tiếng phê bình Tòa Thánh phản ứng quá yếu ớt trước tin giả rất nghiêm trọng do Eugenio Scalfari tung ra đúng ngày thứ Năm Tuần Thánh 2018 theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô không tin có hoả ngục.
Đây là một chuyện bịa đặt hoàn toàn của Eugenio Scalfari. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về hoả ngục rất thường xuyên. Tiêu biểu là ngài đã cảnh cáo những người theo Mafia tại Ý rằng nếu họ không ăn năn họ sẽ sa hoả ngục. Ngài cũng đã giải thích cho một nữ hướng đạo sinh tại giáo xứ Tor Bella Monaca, nơi Đức Thánh Cha thăm viếng vào năm 2015, rằng bất cứ ai cũng có thể sa hỏa ngục nếu họ bám lấy ảo tưởng cho rằng mình không cần đến ân sủng và Lòng Thương Xót Chúa là những điều Chúa không bao giờ từ chối bất cứ ai kêu cầu Ngài. Đức Thánh Cha cũng mô tả về hoả ngục trong một thánh lễ vào tháng 11 năm 2016 tại nhà nguyện Sanctae Marthae như một nơi trong đó con người thiếu vắng tình yêu của Thiên Chúa.
Vào năm 2019, Vatican đã trực tiếp phủ nhận tuyên bố của Scalfari rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không tin rằng Chúa Giêsu Kitô là thần thánh. Hôm 9 tháng Mười, 2019, ông ta viết trên tờ La Repubblica rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên một ngày sau đó, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.
“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết, “ người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, năm ngoái 2019 và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”
Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”
Vatican cũng cho biết chẳng có một cuộc phỏng vấn nào cả. Thay vào đó, văn phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích, đây là “cuộc họp riêng nhân dịp Lễ Phục sinh”.
Trong một cuộc gặp với các nhà báo của Hiệp hội báo chí nước ngoài của Rome vào năm 2013, Scalfari nói rằng tất cả các cuộc phỏng vấn của ông đã được thực hiện mà không có thiết bị ghi âm, cũng như ghi chú khi người được phỏng vấn nói.
“Tôi cố gắng hiểu người mà tôi đang phỏng vấn, và sau đó tôi viết câu trả lời của anh ấy bằng lời của chính mình,” Scalfari giải thích. Ông thừa nhận rằng có thể do đó “một số lời của Đức Giáo Hoàng mà tôi đã báo cáo, đã không được chia sẻ bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Source:Catholic News AgencyPope Francis saddened by death of atheist journalist whose claims sparked Vatican denials
Eugenio Scalfari, một nhân vật nổi tiếng trong làng báo chí Ý, đã qua đời ở tuổi 98 vào tuần này. Ông tự xưng là người vô thần là người sáng lập và là cựu biên tập viên của tờ báo cánh tả Ý La Repubblica.
Trong một tuyên bố Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã biết tin “với nỗi buồn về sự ra đi của bạn mình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô “yêu mến trân trọng ký ức về những cuộc gặp gỡ - và những cuộc trò chuyện sâu sắc về những vấn nạn sâu xa của nhân loại - mà ngài đã có với người quá cố trong suốt nhiều năm, và ngài phó thác linh hồn ông ấy cho Chúa trong lời cầu nguyện, để Ngài có thể tiếp nhận ông và an ủi những người thân cận với ông ấy.”
Scalfari từng tuyên bố rằng trong những cuộc gặp gỡ cá nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phủ nhận thực tại của địa ngục và thần tính của Chúa Giêsu. Những tuyên bố giật gân như thế cùng với những thứ khác, đã trở thành tiêu đề trên khắp thế giới.
Các phát ngôn viên của Vatican đã bác bỏ các tuyên bố của Scalfari.
Vào năm 2014, Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân trước đây của Đức Giáo Hoàng, nói với CNA rằng “nếu văn phòng báo chí Tòa Thánh không công bố những lời này và không xác nhận chính thức, thì người viết hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết”.
Vào năm 2015, Scalfari đã báo cáo sai sự thật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục.
Ông cũng tuyên bố vào tháng 3 năm 2018 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với ông “địa ngục không tồn tại, sự biến mất của linh hồn tội nhân tồn tại.”
Đáp lại những tuyên bố như vậy, Tòa thánh tuyên bố rằng văn bản của Scalfari không nên được coi là mô tả chính xác những lời nói của Đức Phanxicô, mà là sự “tái tạo” của chính tác giả.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nuova Bussola Quotidiana, Đức Hồng Y Raymond Burke lên tiếng phê bình Tòa Thánh phản ứng quá yếu ớt trước tin giả rất nghiêm trọng do Eugenio Scalfari tung ra đúng ngày thứ Năm Tuần Thánh 2018 theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô không tin có hoả ngục.
Đây là một chuyện bịa đặt hoàn toàn của Eugenio Scalfari. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về hoả ngục rất thường xuyên. Tiêu biểu là ngài đã cảnh cáo những người theo Mafia tại Ý rằng nếu họ không ăn năn họ sẽ sa hoả ngục. Ngài cũng đã giải thích cho một nữ hướng đạo sinh tại giáo xứ Tor Bella Monaca, nơi Đức Thánh Cha thăm viếng vào năm 2015, rằng bất cứ ai cũng có thể sa hỏa ngục nếu họ bám lấy ảo tưởng cho rằng mình không cần đến ân sủng và Lòng Thương Xót Chúa là những điều Chúa không bao giờ từ chối bất cứ ai kêu cầu Ngài. Đức Thánh Cha cũng mô tả về hoả ngục trong một thánh lễ vào tháng 11 năm 2016 tại nhà nguyện Sanctae Marthae như một nơi trong đó con người thiếu vắng tình yêu của Thiên Chúa.
Vào năm 2019, Vatican đã trực tiếp phủ nhận tuyên bố của Scalfari rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không tin rằng Chúa Giêsu Kitô là thần thánh. Hôm 9 tháng Mười, 2019, ông ta viết trên tờ La Repubblica rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên một ngày sau đó, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.
“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết, “ người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, năm ngoái 2019 và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”
Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”
Vatican cũng cho biết chẳng có một cuộc phỏng vấn nào cả. Thay vào đó, văn phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích, đây là “cuộc họp riêng nhân dịp Lễ Phục sinh”.
Trong một cuộc gặp với các nhà báo của Hiệp hội báo chí nước ngoài của Rome vào năm 2013, Scalfari nói rằng tất cả các cuộc phỏng vấn của ông đã được thực hiện mà không có thiết bị ghi âm, cũng như ghi chú khi người được phỏng vấn nói.
“Tôi cố gắng hiểu người mà tôi đang phỏng vấn, và sau đó tôi viết câu trả lời của anh ấy bằng lời của chính mình,” Scalfari giải thích. Ông thừa nhận rằng có thể do đó “một số lời của Đức Giáo Hoàng mà tôi đã báo cáo, đã không được chia sẻ bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hồng Ân 50 Năm Vào Chủng Viện Hoan Thiện Của Lớp HT 72
Minh Phương
08:55 16/07/2022
Xuất phát từ Sài Gòn sáng Chúa nhật ngày 10 tháng 7, lớp Hoan Thiện 72 (HT72) đón một số anh em dọc đường Quốc lộ I rồi tiến về Huế để mừng Kỷ niệm 50 nhập Chủng viện Hoan Thiện 1972-2022.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân 50 Hoan Thiện 72 tại Nhà thờ Xuân Thiên
Xem Hình
Sáng ngày 12/7 tại Nhà thờ Xuân Thiên, nơi mà linh mục Phaolo Nguyễn Văn Hiệu, một người anh em đồng môn HT72 làm Quản xứ. Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân 50 vào Chủng viện với sự hiện diện của đại diện các lớp. Đồng tế Thánh lễ có quý linh mục ân sư và quý linh mục đồng môn.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân cũng là Thánh lễ cầu nguyện cho các vị ân sư và những anh em đồng môn đã qua đời. Như chia sê trong bài giảng lễ, linh mục Phaolo Nguyễn Văn Hiệu đã nói: gặp lại những người bạn từ thời niên thiếu, biết bao kỷ niệm lại ùa về, từng gương mặt với những nụ cười hồn nhiên, những thiếu sót mà quý Cha giáo đã từng chỉ ra vẫn còn ghi đậm trong tâm thức từng người. Gặp lại nhau nơi đây, có người đi cùng gia đình vợ con, có người mang theo cả cháu chắt. Gặp lại nhau để cầu nguyện cho nhau, vì cuộc sống nay còn mai mất, không biết đến khi nào mới có thể gặp lại nhau sum vầy như hôm nay.
Sáng ngày 13/7, anh em được đến thăm mái trường xưa: Tiểu Chủng viện Hoan Thiện: mọi người đi thăm từng nơi từng chốn, ký ức lại tràn về bao kỷ niệm xưa. Những tấm hình lưu niệm bên ngoài Nhà Nguyện, trước tượng Đức Mẹ bây giờ là sân chào cờ của trường. Chủng viện giờ đây không còn mà được chính quyền chia ra 3 cơ sở: Trường Trung học Cao Thắng; Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Chí Diễu và Trung tâm Văn Thể Mỹ.
Thánh lễ tạ ơn mừng 60 năm và 50 năm Linh mục của 3 vị ân sư
Cha ông ta thường dạy: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Với một tấm lòng quý trọng và yêu mến các vị ân sư. Sáng ngày 13/7, tại Nhà thờ Kim Long, Cựu Chủng sinh Huế đã tổ chức long trọng Thánh lễ Tạ ơn mừng 60 năm linh mục của Cha Giuse Maria Trần Văn Lộc; 50 năm linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Cha Anrê Nguyễn Văn Phúc. Cùng đồng tế có Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và các linh mục đồng môn và nghĩa tử.
Đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đọc lời chúc mừng Hồng ân 60 năm và 50 năm và tặng hoa các Cha giáo, Giáo xứ Kim Long cũng đã có những tiết mục ca múa chúc mừng hết sức rộn ràng. Giáo xứ Kim Long cũng là quê hương của Thánh Tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan, ngài cùng với Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện được chọn làm tên của Chủng viện Hoan Thiện.
Nghi thức làm phép tượng đài Thánh tử đạo Tôma Trần Văn Thiện
Sáng ngày 14/7, xuất phát từ Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, đoàn xe gồm quý Cha giáo và Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đi Trung Quán, quê hương của Thánh Tử đạo Tôma Thiện. Nhà thờ Trung Quán bị bom đạn san thành bình địa trong thời kỳ chiến tranh, giáo dân ly tán khắp nơi, một số còn ở lại thì lại không có nhà thờ nên phải trải qua một thời gian dài hầu như không còn mấy ai được lãnh nhận các Bí tích, giáo xứ Trung Quán chỉ được tái lập không bao lâu và ngôi Nhà thờ được xây dựng cũng là một kỳ công, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại cũng đã đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng nhà thờ. Ngoài ra, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã dâng cúng pho tượng Thánh Tôma Thiện bằng đá quý, và hôm nay Nghi thức làm phép Tượng đài do Cha Giáo Phêrô Nguyễn Hữu Giải chủ sự hết sức trọng thể. Sau nghi thức làm phép là Văn tế do Đại diện Cựu Chủng sinh Huế đọc. Sau nghi thức là Thánh lễ mừng Kính Các Thánh Tử đạo.
Một điều không thể thiếu của Gia đình Cựu Chủng sinh mỗi lần hành hương về cội nguồn là Viếng Mẹ La Vang. Dâng lên Mẹ tất cả những ưu tư, những phiền muộn và cả những niềm vui khi được đứng dưới chân Mẹ.
Một bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn do anh chị Thảo Ái là anh chị của anh Văn Công Quang ở Mỹ, đồng môn HT72, do lỡ ước hẹn nên không thể về kịp để cùng tham dự.
Hợp tan là lẽ thường tình, gặp nhau rồi lại chia tay. Không chỉ anh chị em lớp HT72 mà mọi người đều bịn rịn nói lời giả biệt và hẹn nhau một ngày không xa sẽ được gặp lại nhau.
Minh Phương (HT67)
Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân 50 Hoan Thiện 72 tại Nhà thờ Xuân Thiên
Xem Hình
Sáng ngày 12/7 tại Nhà thờ Xuân Thiên, nơi mà linh mục Phaolo Nguyễn Văn Hiệu, một người anh em đồng môn HT72 làm Quản xứ. Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân 50 vào Chủng viện với sự hiện diện của đại diện các lớp. Đồng tế Thánh lễ có quý linh mục ân sư và quý linh mục đồng môn.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân cũng là Thánh lễ cầu nguyện cho các vị ân sư và những anh em đồng môn đã qua đời. Như chia sê trong bài giảng lễ, linh mục Phaolo Nguyễn Văn Hiệu đã nói: gặp lại những người bạn từ thời niên thiếu, biết bao kỷ niệm lại ùa về, từng gương mặt với những nụ cười hồn nhiên, những thiếu sót mà quý Cha giáo đã từng chỉ ra vẫn còn ghi đậm trong tâm thức từng người. Gặp lại nhau nơi đây, có người đi cùng gia đình vợ con, có người mang theo cả cháu chắt. Gặp lại nhau để cầu nguyện cho nhau, vì cuộc sống nay còn mai mất, không biết đến khi nào mới có thể gặp lại nhau sum vầy như hôm nay.
Sáng ngày 13/7, anh em được đến thăm mái trường xưa: Tiểu Chủng viện Hoan Thiện: mọi người đi thăm từng nơi từng chốn, ký ức lại tràn về bao kỷ niệm xưa. Những tấm hình lưu niệm bên ngoài Nhà Nguyện, trước tượng Đức Mẹ bây giờ là sân chào cờ của trường. Chủng viện giờ đây không còn mà được chính quyền chia ra 3 cơ sở: Trường Trung học Cao Thắng; Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Chí Diễu và Trung tâm Văn Thể Mỹ.
Thánh lễ tạ ơn mừng 60 năm và 50 năm Linh mục của 3 vị ân sư
Cha ông ta thường dạy: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Với một tấm lòng quý trọng và yêu mến các vị ân sư. Sáng ngày 13/7, tại Nhà thờ Kim Long, Cựu Chủng sinh Huế đã tổ chức long trọng Thánh lễ Tạ ơn mừng 60 năm linh mục của Cha Giuse Maria Trần Văn Lộc; 50 năm linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Cha Anrê Nguyễn Văn Phúc. Cùng đồng tế có Linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và các linh mục đồng môn và nghĩa tử.
Đại diện Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đọc lời chúc mừng Hồng ân 60 năm và 50 năm và tặng hoa các Cha giáo, Giáo xứ Kim Long cũng đã có những tiết mục ca múa chúc mừng hết sức rộn ràng. Giáo xứ Kim Long cũng là quê hương của Thánh Tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan, ngài cùng với Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện được chọn làm tên của Chủng viện Hoan Thiện.
Nghi thức làm phép tượng đài Thánh tử đạo Tôma Trần Văn Thiện
Sáng ngày 14/7, xuất phát từ Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, đoàn xe gồm quý Cha giáo và Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đi Trung Quán, quê hương của Thánh Tử đạo Tôma Thiện. Nhà thờ Trung Quán bị bom đạn san thành bình địa trong thời kỳ chiến tranh, giáo dân ly tán khắp nơi, một số còn ở lại thì lại không có nhà thờ nên phải trải qua một thời gian dài hầu như không còn mấy ai được lãnh nhận các Bí tích, giáo xứ Trung Quán chỉ được tái lập không bao lâu và ngôi Nhà thờ được xây dựng cũng là một kỳ công, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại cũng đã đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng nhà thờ. Ngoài ra, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã dâng cúng pho tượng Thánh Tôma Thiện bằng đá quý, và hôm nay Nghi thức làm phép Tượng đài do Cha Giáo Phêrô Nguyễn Hữu Giải chủ sự hết sức trọng thể. Sau nghi thức làm phép là Văn tế do Đại diện Cựu Chủng sinh Huế đọc. Sau nghi thức là Thánh lễ mừng Kính Các Thánh Tử đạo.
Một điều không thể thiếu của Gia đình Cựu Chủng sinh mỗi lần hành hương về cội nguồn là Viếng Mẹ La Vang. Dâng lên Mẹ tất cả những ưu tư, những phiền muộn và cả những niềm vui khi được đứng dưới chân Mẹ.
Một bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn do anh chị Thảo Ái là anh chị của anh Văn Công Quang ở Mỹ, đồng môn HT72, do lỡ ước hẹn nên không thể về kịp để cùng tham dự.
Hợp tan là lẽ thường tình, gặp nhau rồi lại chia tay. Không chỉ anh chị em lớp HT72 mà mọi người đều bịn rịn nói lời giả biệt và hẹn nhau một ngày không xa sẽ được gặp lại nhau.
Minh Phương (HT67)
120 em thiếu nữ tham dự khóa thăng tiến nữ giới tại Dòng MTG Hà Nội
Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
09:54 16/07/2022
120 em thiếu nữ tham dự khóa “thăng tiến nữ giới” tại Dòng MTG Hà Nội
Với mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng cần biết cho giới nữ, trong hai ngày 15-16/7/2022, Hiệp hội Mến Thánh Giá Tại Thế Hà Nội đã tổ chức chương trình “Đồng hành thăng tiến thiếu nữ” với sự tham dự của gần 120 em nữ sinh miền Hà Nội. Chương trình được diễn ra tại cộng đoàn Nhà Mẹ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Xem Hình
Trong Bản Luật Tiên Khởi được chính Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đấng sáng lập Dòng Mến Thánh Giá viết vào tháng 2 năm 1670, đã nhấn mạnh đến sứ mạng của người nữ tu Mến Thánh Giá là “Dạy các thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu không thể làm được vì tình huống hiện tại xảy đến cho đạo thánh, chị em phải nhớ rằng, khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình” (Ltk III, 2). Đáp lại thao thức ấy của Đấng Sáng Lập, Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Hà Nội đã cùng các nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội tổ chức chương trình giáo dục tâm sinh lý và một số văn hóa sống cho các em thiếu nữ từ 13 – 18 tuổi.
Đúng 7h45, sau lời nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng, đại diện cho các cha xứ miền Hà Nội đã khai mạc chương trình với lời cầu chúc các em kín múc được nhiều ơn Chúa, biết cởi mở tâm hồn để có thể lĩnh hội được nhiều điều bổ ích cho hành trang vào đời của các em.
Xuyên suốt trong hai ngày của khóa học, các em đã được trang bị những kỹ năng sống về nhân bản, những kiến thức về tâm sinh lý giới nữ, giúp các em đón nhận và tự chủ được bản thân hơn khi gặp những biến cố xảy ra trong cuộc sống, đồng thời tự tin hơn trước khi bước vào cuộc sống tự lập.
Buổi sáng ngày đầu tiên của chương trình, Sơ Têrêsa Đỗ Thị Đĩnh – Đặc trách Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế đồng thời là trưởng Ban Tổ chức, đã hướng dẫn các em những văn hóa trong giao tiếp đời thường; giúp các em biết quý trọng và gìn giữ tình bạn; và biết phân định ơn gọi của mình.
Để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về sinh lý giới nữ, trong các tiết học của buổi chiều, nữ tu bác sĩ Maria Nguyễn Thị In đã trình bày cho các em cấu tạo sinh dục và chức năng sinh lý của người nữ; Tuổi dậy thì – những dấu hiệu và thay đổi sinh lý của tuổi dậy thì, giúp các em không bị hoang mang khi có hiện tượng thay đổi sinh lý và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong tuổi dậy thì.
Đặc biệt với những tiết học về Tâm lý vào buổi sáng hôm sau (ngày 16/7), nữ tu tiến sĩ Maria Lê Thị Kim Yến đã cung cấp cho các em những kiến thức về sự phát triển tâm lý tình cảm lứa tuổi, giúp các em có các kỹ năng và duy trì các mối quan hệ tình cảm lành mạnh; hiểu biết về các thể loại tình yêu và cách biểu lộ tình yêu trong tương giao gia đình, bạn bè và tình yêu nam nữ.
Sinh hoạt vui giữa giờ
Đặc biệt vào buổi chiều cùng ngày, các em đã chia nhóm và cùng nhau thảo luận theo đề tài được ban tổ chức đưa ra.
Hai ngày của khóa học đã được khép lại tốt đẹp với Thánh lễ tạ ơn do Cha Tổng Đại diện Antôn cử hành tại nhà nguyện của Dòng Mến Thánh Giá vào lúc 16h00.
Sau Thánh lễ, một em đại diện đã thay lời cho hơn 120 tham dự viên bày tỏ lòng biết ơn đến Cha Tổng Đại diện Antôn, quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế đã lo lắng, tổ chức cho các em có hai ngày học hỏi ý nghĩa và nhiều niềm vui.
Hy vọng sau khóa học này, với ơn Chúa các em sẽ biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học hỏi vào môi trường học đường, gia đình và cuộc sống. Nhờ đó các em sẽ được thăng tiến hơn với những nét đẹp của người nữ Việt Nam trong bối cảnh của Giáo Hội và xã hội hiện nay.
Được biết, chương trình đồng hành thăng tiến giới nữ mùa hè 2022 sẽ được tiếp tục triển khai tại các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận cho đến trung tuần tháng 8/2022 theo thời gian và địa điểm như sau:
Ban Văn Hóa Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
Với mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng cần biết cho giới nữ, trong hai ngày 15-16/7/2022, Hiệp hội Mến Thánh Giá Tại Thế Hà Nội đã tổ chức chương trình “Đồng hành thăng tiến thiếu nữ” với sự tham dự của gần 120 em nữ sinh miền Hà Nội. Chương trình được diễn ra tại cộng đoàn Nhà Mẹ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Xem Hình
Trong Bản Luật Tiên Khởi được chính Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đấng sáng lập Dòng Mến Thánh Giá viết vào tháng 2 năm 1670, đã nhấn mạnh đến sứ mạng của người nữ tu Mến Thánh Giá là “Dạy các thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu không thể làm được vì tình huống hiện tại xảy đến cho đạo thánh, chị em phải nhớ rằng, khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình” (Ltk III, 2). Đáp lại thao thức ấy của Đấng Sáng Lập, Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Hà Nội đã cùng các nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội tổ chức chương trình giáo dục tâm sinh lý và một số văn hóa sống cho các em thiếu nữ từ 13 – 18 tuổi.
Ngay từ 7h00 sáng ngày 15/7, khuôn viên của Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn với sự hiện diện của hơn 120 em nữ sinh đến từ các giáo xứ, giáo họ trong miền Hà Nội.
Đúng 7h45, sau lời nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng, đại diện cho các cha xứ miền Hà Nội đã khai mạc chương trình với lời cầu chúc các em kín múc được nhiều ơn Chúa, biết cởi mở tâm hồn để có thể lĩnh hội được nhiều điều bổ ích cho hành trang vào đời của các em.
Xuyên suốt trong hai ngày của khóa học, các em đã được trang bị những kỹ năng sống về nhân bản, những kiến thức về tâm sinh lý giới nữ, giúp các em đón nhận và tự chủ được bản thân hơn khi gặp những biến cố xảy ra trong cuộc sống, đồng thời tự tin hơn trước khi bước vào cuộc sống tự lập.
Buổi sáng ngày đầu tiên của chương trình, Sơ Têrêsa Đỗ Thị Đĩnh – Đặc trách Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế đồng thời là trưởng Ban Tổ chức, đã hướng dẫn các em những văn hóa trong giao tiếp đời thường; giúp các em biết quý trọng và gìn giữ tình bạn; và biết phân định ơn gọi của mình.
Để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về sinh lý giới nữ, trong các tiết học của buổi chiều, nữ tu bác sĩ Maria Nguyễn Thị In đã trình bày cho các em cấu tạo sinh dục và chức năng sinh lý của người nữ; Tuổi dậy thì – những dấu hiệu và thay đổi sinh lý của tuổi dậy thì, giúp các em không bị hoang mang khi có hiện tượng thay đổi sinh lý và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong tuổi dậy thì.
Đặc biệt với những tiết học về Tâm lý vào buổi sáng hôm sau (ngày 16/7), nữ tu tiến sĩ Maria Lê Thị Kim Yến đã cung cấp cho các em những kiến thức về sự phát triển tâm lý tình cảm lứa tuổi, giúp các em có các kỹ năng và duy trì các mối quan hệ tình cảm lành mạnh; hiểu biết về các thể loại tình yêu và cách biểu lộ tình yêu trong tương giao gia đình, bạn bè và tình yêu nam nữ.
Sinh hoạt vui giữa giờ
Đặc biệt vào buổi chiều cùng ngày, các em đã chia nhóm và cùng nhau thảo luận theo đề tài được ban tổ chức đưa ra.
Hai ngày của khóa học đã được khép lại tốt đẹp với Thánh lễ tạ ơn do Cha Tổng Đại diện Antôn cử hành tại nhà nguyện của Dòng Mến Thánh Giá vào lúc 16h00.
Sau Thánh lễ, một em đại diện đã thay lời cho hơn 120 tham dự viên bày tỏ lòng biết ơn đến Cha Tổng Đại diện Antôn, quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế đã lo lắng, tổ chức cho các em có hai ngày học hỏi ý nghĩa và nhiều niềm vui.
Hy vọng sau khóa học này, với ơn Chúa các em sẽ biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học hỏi vào môi trường học đường, gia đình và cuộc sống. Nhờ đó các em sẽ được thăng tiến hơn với những nét đẹp của người nữ Việt Nam trong bối cảnh của Giáo Hội và xã hội hiện nay.
Được biết, chương trình đồng hành thăng tiến giới nữ mùa hè 2022 sẽ được tiếp tục triển khai tại các giáo xứ trong Tổng Giáo Phận cho đến trung tuần tháng 8/2022 theo thời gian và địa điểm như sau:
Ban Văn Hóa Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cụ Sáu Trần Lục dưới con mắt chính khách, sử gia và chứng nhân
Phó tế Phạm Bá Nha
09:14 16/07/2022
CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC (1825-1899)
Nhân đây, xin ghi lại, theo thời gian, những lời khen kính tặng Cụ Sáu Trần Lục của chính quyền bấy giờ, của những nhân vật nổi tiếng đã từng tiếp xúc, nghe nói về con người phi thường này. Hoặc tham quan cơ sở Phát Diệm, nơi Ngài thi thố tài năng, để lại dấu tích lịch sử một thời vàng son.
1875, vua Tự Đức (1848-1883) nhận thấy Cụ Sáu có nhiều thành tích lo cho dân chúng an cư lập nghiệp và sống yên ổn. Vua trao cho Cụ một huy chương Kim Khánh và 5 huy chương Kim Tiền. Trên các huy chương có ghi:
Kim Khánh: Triều Đình Tín Chí (Triều Đình tin cậy)
Kim Tiền I: Vạn Sự Như Ý (Chúc mọi sự được như mong muốn)
Kim Tiền II: Triệu Dân Lai Chi (Nhân dân tin cậy tín nhiệm)
Kim Tiền III: Sử Dân Phú Thọ (Làm cho dân giầu có thịnh vượng)
Kim Tiền IV: Thủ Chính Bất A (Trung thành không dua nịnh)
Kim Tiền V: Đồng Khánh Sắc Tứ (Đồng Khánh ban sắc khen)
1879, vua lại gửi văn thư chính thức có dấu đỏ, đề cao tinh thần phục vụ dân nghèo của xứ Phát Diệm. Chính cha khéo 1éo hòa giải để lương giáo sống hòa hợp vui vẻ.
Cụ Trần Lục hòa giải và đem hòa thuận giữa lương dân và người theo đạo Giatô tại
Đông Kinh. Ngài là người có công tâm, thiên hạ đều nhận thấy. Vua và triều đình cùng tín cẩn.
1876, Nhà bác học Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký (1837-1898) trong chuyến thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi, từ 18.12.1976 đến 21. 3. 1877, đang ở Hà Nội, nghe tin Cụ Sáu, ông xuống Phát Diệm được Cụ Sáu đón tiếp, 8-11. 2. 1788, công việc xây cất giáo khu còn bề bộn. Ngoài chương trình, nhà bác học nhận định Cụ Sáu là người cởi mở lịch thiệp và tài ba:
Tối chạng vạng tối thuyền mới đến bến, đậu ngoài vàm rạch, cho người thiệp lên trình. Cụ Sáu cho rước lên nhà vuông xơi nước. Sau mời lên lầu chuyện vãn cho đến tới giờ thứ 11 mới phân ra đi ngủ. Sáng ra Cụ mời cho đi xem lễ, rồi đi ra nhà thờ Trái Tim, nhà thờ Đức Bà…Vậy phần thì vào chay rồi, phần thì Cụ mắc bận, nên từ Cụ mà đi Thanh Hóa. Vậy Cụ liền dạy Sấm Truyền, đồ hỏa thực, lại cho thầy Trương văn Thông đi theo đem đường.
Về nghệ thuật xây cất giáo khu Phát Diệm. Ông Trương Vĩnh Ký viết nhiều bài thơ tả thắng cảnh Phát Diệm. Ông tả lại các hang đá chung quanh qua bài thơ ‘Hiếu Sơn Cao Đính’:
Ngoài có hồ trong lại hàng
Rõ ràng thay, hà xứ bất giang san
Ấy mớ biết: thiên chi hạ, mạc vi phương thổ
Thơ rằng: Hòa khí dữ xuân phong
Nhớ có câu: đạo vị vô cùng
Sách có chữ: đại dĩ nhân chí thắng
Tứ phương giai ngã cảnh
Nhân dĩ đức nhi long
Hữu thiên hà xứ bất (tr.25-26)
1884, chính phủ bảo hộ Pháp thấy uy tín Cụ Sáu ngày càng mạnh, và cả nước đều biết danh tiếng. Dân chúng sinh sống làm ăn trong thanh bình. Đã tặng ngài huy chương Đệ Ngũ Bắc Đẩu Bội Tinh (La Croix de Chevalier de la Légion d’honneur)
1885, vua Đồng Khánh (1864-1889) phong cho Cụ Sáu chức Tham Tri Bộ Lễ và Khâm Sai Tuyên Phú Sứ và cấp cho một ấn quan có khắc 7 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ SỨ QUAN PHONG. Và ấn Tiểu Kiếm có khắc 4 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ. Tức là Cụ Sáu có quyền hành như Phó Vương. Vị khâm sai của Hoàng Đế. Từ đó, người ta quen gọi Cụ Sáu là ‘Quan Lớn Khâm’. Vua chấp nhận và phê trong sớ xin phong tước, do quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Bài trình, như sau:
Kẻ đáng người hiền, thì đáng trọng thưởng. Nhà ngươi liệu như vậy là thậm phải lắm. Việc mà được trôi xuôi là do người hiền biết dụng người. Trẫm đã xét, phải tuân như vậy.
1889, vua Khải Định (1885-1925) ra sắc chỉ ban cho Cụ Sáu đặc quyền của THƯỢNG THƯ DANH DỰ Bộ Lễ (23.4. 1889). Và 25 năm sau khi Cụ qua đời, 17.7. 1925, phái đoàn đại thần từ Thanh Hóa đến Phát Diệm do quan Tổng Đốc Thanh Hóa đại diện triều đình dẫn đầu, đọc sắc lệnh nhà vua
1891, ông Lord George Curzon, người Anh, theo Tin Lành, toàn quyền Anh tại Ấn Độ. Sau khi thăm và gặp Cụ Sáu về, ông viết trên báo National Observer, một bài tựa đề: ‘Một Giáo Hoàng Nhỏ tại Annam’ (Petit Pape au Annam). Hết sức ca khợi tài đức Cha Trần Lục và luyến nhớ Phát Diệm.
Chưa có người Anh nào đặt chân lên đất Phát Diệm… Trong các nơi tôi đi qua, Phát Diệm là nơi xuất sắc hơn cả… Cụ Sáu đã xây cất xong 4 nhà thờ cạnh, còn nhà thờ lớn đang xây dở dang. Nếu xong nó chẳng thua gì các đại thánh đường u Mỹ…Từ khi từ giã Phát Diệm, tôi luôn nghĩ mình chẳng bao giờ gặp một nhân vật nào có tướng mạo uy nghi như vị Giáo Hoàng Nhỏ này. Cầu mong cho Ngài trường thọ khang an (L’Avenir du Tonkin 29.9. 1938)
1893, ông De Lanessan, Toàn Quyền Đông Dương báo tin đến thăm, Cụ Sáu cho xây cất cấp tố căn nhà khang trang để đón tiếp thượng khách. Lưu tại nhà xứ 2 đêm, thấy nhà thờ Trái Tim, trạm trổ tinh vi, ông đề nghị xin Cha Sáu cho mượn đem về Paris triển lãm quốc tế. Cụ Sáu từ chối.
1896, kỹ sư Rousseau Toàn Quyền Đông Dương khác cùng đi với gia đình và Tùy viên HL Lyautey sau là Trung Tướng Pháp và Hội Viên Hàn Lâm Viện Pháp, kỹ sư Rousseau bỡ ngỡ và cho biết phải có một kiến trúc sư đến học hỏi, sao chép về công trình kiến trúc độc đáo đáo này.
Đây là một kỳ công đẩy chúng ta về thời đại Pharaon, có những kim tự tháp. Đúng hơn là, về thời trung cổ, có những đại giáo đường, xây cất cả trăm năm mới xong, không cần cơ khí tối tân…Nếu 5 nhà thờ là niềm vui và hãnh diện của Cụ Sáu, thì Cụ còn một công trình lớn lao hơn là chinh phục sóng biển trong 30 năm được 10 cây số, biến đất xình lầy thành cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu tốt tươi. (L’Avenir du Tonkin, 29.9. 1938)
Général Pháp Hubert Lyautey (1854-1954) viết thư về Pháp tỏ lòng kính phục của ông và gia đình Rousseau, thư có đoạn:
Phát Diệm chính là Cha Sáu, Ngài là linh mục Annam, lớn tuổi, một trong những anh hùng gương mẫu. Người lúc nào cũng hăng say làm việc để sản xuất. Cha làm được tất cả những gì Cha muốn. Khu vực hoạt động của cha ảnh hưởng rất lớn. Khi gặp thiếu thốn hay khó khăn, cha làm việc nhỏ thành lớn được. Cha được cất nhắc lên chức bậc quan trọng của triều đình như Khâm Sai, Kinh Lược, Tổng Đốc…Cha Sáu có đủ quyền hành trong tay, trọng tài, phán quyết và trọng bổng. Nhưng cha không để mình lệ thuộc vào danh vọng này. Vì Ngài sống theo tinh thần đức tin và cho công việc truyền giáo. (Maréchal HL Lyautey. Letres du Tonkin et de Madagascar (1894-1899) Paris, 1921)
1898, cha Rousseille Tổng Quyền Hội Truyền Giáo Paris đến thăm Phát Diệm được Cụ Sáu và giáo dân niềm nở đón tiếp trọng thể. Cha gọi nhà thờ Phát Diệm là ‘Thành Cầu Nguyện’. Trong thư gửi về Pháp, cha ghi lại nhiều chi tiết về Cụ Sáu và lòng đạo đức của giáo dân:
Cha Sáu là người bản quốc, có nhiều chức tước. Tới Phát Diệm, tôi được Cha Sáu đón
tiếp theo thủ tục địa phương, có chiêng trống, cờ quạt rước vào ‘Thành Cầu Nguyện’.
Gọi là ‘Thành Cầu Nguyện’ vì suốt ba ngày ở đây, tôi chỉ nghe đọc kinh và cầu nguyện. Có 5 nhà thờ nhỏ và một thánh đường rộng lớn. Đặc sắc và nổi bật nhất là phương đình toàn đá, trông như điện Versailles, nhưng Versailles cầu nguyện. Bổn đạo lúc nào cũng tuốn đến nhà thờ như trẩy hội. Ngoài sân cũng như trong nhà thờ, người đông như nêm. Trẻ em đi lại như ong bướm, rất ngoan và lễ phép. Thấy chúng tôi, các em khoanh tay, cúi đầu chào tử tế.
1902, Báo Nam Kỳ Địa Phận, số 201, 7.11.1902 và các số kế tiếp, tác giả Joseph (Huế), trong bài “Tích Cụ Sáu” (Père Six. Chevalier de la Légion d’honneur) viết về Cụ Sáu (tên gia đình là Hữu) còn nhỏ, đi tu (lúc 18 tuổi, tên là Triêm), mãn trường nhỏ (Tiểu chủng viện) được chọn dạy học tại trường. Học Lý Đoán, chịu chức Năm, Sáu và Thầy Cả, 1858 (nên quen gọi là Cụ Sáu). Cùng năm, tại La Mát Cha bị bắt ở tù, bị đánh đập dã man. Lệnh cấm đạo, bãi bỏ. Cha được tha. Về Phát Diệm, Cha lo xây khuôn viên nhà thờ Phát Diệm và lễ an táng (1898). Lời nói cuối của cha: “Hãy đánh chuông cầu nguyện cho tôi”. Theo di chúc chôn thi thể cha nơi “cho mọi người giẵm lên”. Tác giả kết luận: Người đã khuất khoảng 13 năm rồi, mà ai ai cũng còn nhớ công ơn danh vọng người lắm. Người đã nên thầy cả bổn quốc rạng danh phần đạo phần đời phò vua vực nước dưới thế này, ắt là Vua cả trên Trời, sẽ thưởng người lên ngự tòa thiên quốc chẳng sai. (số 233, 26. 6. 1903, tr. 499)
1925, Đức Ông Jean de Guébriant (1860-1935) Bề trên Hội Thừa Sai Paris, trong tựa đề sách “Documents Sur Le Clergé Tonkinois aux XVII et XVIII siècles (viết về 53 linh mục. Tư liệu lịch sử. Hàng Giáo sỹ Bắc Kỳ thuộc Thế kỷ XVII và XVIII) bút ký của Đc Néez, Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài, do Hội này xuất bản, P. Téqui. Paris, 1925, đã kể đến Cha Sáu Phát Diệm:
…Gần chúng ta hơn, có Cha Sáu (Triêm), rất được dân chúng Bắc Kỳ mến mộ. Người xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Và đứng ra phát quang nhiều vùng đất mênh môn để biến thành ruộng lúa và hoa màu rộng lớn màu mỡ phì nhiêu (tr. 14)
1928, cụ Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài (Quảng Trị, 1863-1935) Thượng Thư Bộ Binh thời vua Khải Định, từ Huế ra Phát Diệm (1925). Cụ đến nghiêng mình trước mộ Cha Sáu và để lại bài thơ “Viếng Mộ Cụ Trần Lục, Nam Tước Phát Diệm”
Trước mồ, đứng sững, lụy châu rơi
Phảng phất thần linh, thấy dáng Người
Đạo đức thơm lừng năm coi đất
Công danh sáng dậy một phương trời
Thánh Đường, dường cột cây không đủ
Cửu pháp, tầng thành, đá chẳng rơi
Khoán sắt, thơ son, truyền sự nghiệp
Trung trinh hai chữ để muôn đời
(Thái Tử Thái Phó Nguyễn Hữu Bài, kính đề.
Phát Diệm, 25.11.1925)
1929, Ký gỉa Yvonne Schutz viết trong báo Illustration, 9.11. 1929, về công trình điêu khắc và xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm và phương đình vừa kỳ công vừa lộng lẫy.
…Chúng tôi chưa từng thấy những tác phẩm điêu khắc kỳ công trên 5 cửa chính vào nhà thờ chính tòa cho chúng ta hiểu những kỳ bí của hài hòa giữa hai lối kiến trúc Indo và gothique. Những bông sen, cây chuối che bóng, những hoạt cảnh Kinh Thánh. Mấy chú bò trâu mọc sừng, những nhân vật dáng người sơ khai, nhưng lại mang nét mặt Phật giáo…Tất cả những điêu khắc này ky lạ công phu làm tôi hết sức ngỡ ngàng và vô cùng thán phục người sáng tạo…Ngày nay, Cụ Sáu liên kết với thời gian. Nếu nói đây phép lạ thì, phép lạ của lòng kiên nhẫn và bền chí.
-Lối kiến trúc tổng quát phía trong nhà thờ, có phần mô tả các cung điện kinh thành Huế. Cổ kính nhưng kiến trúc đúng kiểu cách. 16 cột gỗ cao 13 thướng, 1 thước đường kính chọn từ những cây lim liền, trên dưới bằng nhau. Trong bao nhiêu cây gỗ dài, mới lựa được ít cây dài và thẳng như thế. Đầu nhà thờ có bàn thờ chính, sơn son thiếp vàng, lóng lánh chiếu tỏa ra hai bên hông nhà thờ. Bàn thờ hiện hình như một vết đỏ tươi. Chúng tôi chưa từng thấy cung thánh nào rực rỡ như cung thánh ở đây. (Phạm Đình Tân. Tâm Hồn VN. 1988, tr. 116)
1930, báo Nam Phong số 152 Juillet 1930 và số 163 Juin 1931 có đề cập đến phong thổ Ninh Bình, Phát Diệm. Cụ Sáu Trần Lục tài đức, có công khai phá phần đất mầu mỡ đồng ruộng xanh tươi: Ông Trần Lục (tên gọi là Cụ Sáu) chuyên lo giảng đạo. Là người có kiến thức.
1935, Đức Ông OLichon Bề trên Tổng Hội Truyền Giáo hàng Giao Phẩm Pháp viết đầy đủ về cha Trần Lục trong tác phẩm LE PÈRE SIX Curé de Phat Diem Vice-roi en Annam, Paris, 1935.
Cha Sáu là linh mục khiêm nhường và thánh thiện. Người nhiệt thành trọn đời hiến thân phụng vụ Thiên Chúa và các linh hồn. Đối với các giám mục, cha là cha xứ luôn tuân phục, không phô trương, lúc nào cũng năng nổ với bổn phận mục vụ. Đối với vua quan, khi cần bảo vệ tự trọng dân tộc, cha tỏ ra mềm mỏng uyển chuyển, nhưng rất đanh thép. (tr. 103)
Cha Sáu là mẫu người mẫu mực thận trọng cẩn mật, kín đáo và rất tế nhị với mọi người. Vóc dáng bên ngoài có vẻ yếu ớt, nhưng bên trong thinh lặng, một vũ khí sắc bén, cương nghị phán đoán chắc chắn trong mọi vấn đề. (tr. 105)
Cha Sáu sinh ra để làm lớn, nhưng không có đất dụng võ. Cha thi thố tài năng trong mảnh đất nhỏ hẹp. Cha đóng vở kịch vĩ đại trên sân khấu nhỏ bé. Cha thực hiện 10 công trình kiến trúc quy mô trên diện tích 10.000 thước vuông.
1938, Đức Cha GB Nguyễn Bá Tòng (1868-1933-1944) giám mục VN đầu tiên của Phát Diệm. Người kế vị Cụ Sáu, nhiều lần nhắc nhở những ai đang sinh sống, thửa những sự nghiệp của cha Trần Lục, ông tổ Phát Diệm. Cha Trần Lục chuẩn bị cho Phát Diệm có tòa Giám Mục khang trang đẹp đẽ.
-Hẳn thật nhờ ơn Cụ Sáu, mà Phát Diệm rất được vẻ vang, ngôi thánh đường nguy nga rực rỡ, tráng lệ, vàng chói khác nửa nhiều quang. Địa cảnh lại mỹ quan khác nào
nơi đế điện. Dù Tây Nam du lịch tới đây cũng trầm trồ chắc lưỡi. Ấy là tòa sáng lập lâu năm về trước, hầu nên tòa giám mục đời sau. Ơn ấy dù nước chảy đá mòn thì, lòng son cũng không phai lợt (Phát Diệm, 3.11. 1935)
Tôi quyết rằng không có người VN nào mà được như Cụ Sáu Trần Lục làm vẻ vang Giáo Hội Bắc Kỳ, làm cho con cháu Phát Diệm danh dự, cha của dân tộc Đông Dương.
Trong diễn văn khác tại Phát Diệm được báo L’Avenir de Tonkin, 29.9.1938, đăng trọn bài. Đc công nhận cha Trần Lục là nhà kiến trúc, vị quan cai trị và nhà ngoại giao, linh mục hiền hậu và khiêm tốn. Ngoài việc đạo, cha Trần Lục còn lo cho dân về mặt xã hội.
Hồi bấy giờ Phát Diệm chỉ là một nơi đồng chua nước mặn, đầy lau cói. Dân cư sống lam lũ với mấy chục mẫu ruộng xấu. Không thể giữ nạn thủy tạo, không có sông ngòi khai khẩn đất hoang. Đấng chăn chiên mới về dân sự bèn nhất quyết sửa sang lại nơi hỗn mang ấy. Từ 1865 đến 1975, Ngài làm việc kiên gan trầm tĩnh.
1956, ĐHY Constantini, Bộ Trưởng Bộ Truyền giáo, viết về Cụ Sáu, trong “Acte Sacra” (Mỹ Thuật Tôn Giáo), được báo Missi trích dẫn.
Cha Trần Lục quan niệm cơ cấu thánh đường tùy thuộc vào nhu cầu phụng vụ Công Giáo. Hơn nữa, cha biết dùng những yếu tố kiến trúc, cách trang trí theo mỹ thuật địa phương làm sống lại tư tưởng Kitô giáo. Thợ làm đều người địa phương. Khi vẽ mẫu, chạm đá, khắc gỗ, họ làm nhiệt thành, tự do, tự nhiên diễn tả cảm nghĩ mình. Nhờ đó, công trình thành biểu lộ tính cách đồng nhất hoàn hảo. Ngay cả trong chi tiết nhỏ cũng thế. (Ns Missi, Pháp, 1956)
1962, Lm giáo sử Phan Phát Huồn, DCCT (1925-2015), trong cuốn “Việt Nam Giáo Sử”, viết: Thời Cụ Trần Lục, Phát Diệm hai phần ba địa cư là rừng núi, một phần ba là đồng bằng, miền núi thưa thớt, trái lại đồng bằng, đông dân chen chúc. (Q II, tr. 247)
1963, Lm Giuse Trần Công Hoán, Phát Diệm, trong tác phẩm “Tiểu sử Cụ Sáu Trần Lục, linh mục Nam Tước Phát Diệm” đã dành chương IX, ttr 88-101, viết đầy đủ về kỳ công Phát Diệm: Từ nhà lá (1862) đến nhà thờ rộng hơn (1871) và hoàn thành kiến trúc giáo khu dự trù vào 1899. Cha Sáu xây nhà thờ theo lời khấn xin với Đức Mẹ và Trái Tim Chúa khi bị đau nặng (1874)
1987, Học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm (1922-1015) viết:
Trước 1975, tại Tân Định có trường công lập Trần Lục từ 1954 (do Lm Trần Phúc Long làm hiệu trưởng). Giáo sỹ Trần Lục (Pere Six) có công nhiều với đồng bào Phát Diệm: xây bờ đê, 1873-1883, xây khu nhà thờ, 1871-1891 bằng sức người. (Ns dân Chúa u Châu, số 65, 11.1967, ttr. 28-29)
1988, Bộ Văn Hóa VN công nhận quần thể khu nhà thờ Phát Diệm 1à “Di sản văn hóa quốc gia”.
1991, Tòa Giám Mục Phát Diệm:
Phổ biến tài liệu, 23 trang, loại bỏ túi “Nhà thờ Lớn Phát Diệm 1891-1991” giới thiệu: Lịch sử, họa đồ, ao hồ (ở số 3), phương đình (6) mộ Cụ Sáu (7) nhà thờ chính tòa (8) nhà thờ Thánh Giuse (9) nhà thờ Thánh Phêrô (10) nhà thờ Đá (11) núi Sọ (12) Hang đá Belem (13) Vòi phun nước (14) nhà chung (15) Hang Đá Lộ Đức (16) nhà thờ Trái Tim (17) nhà thờ Thánh Rôcô (18). Đồng thời còn phổ biến tập hình màu thắng cảnh khuân viên nhà thờ Phát Diệm.
2003, phát hành CD về 100 năm Nhà thờ Phát Diệm (the Cathedral, 2003) (Chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, San José, Ca, HK, phát hành bộ cassette, 3 băng ‘Cụ Sáu Trần Lục’: Thân thế, Văn Hóa và Xã Hội.
3) Năm 2019, ngày 25.10, tổ chức tọa đàm về cha Trần Lục, ‘Danh nhân Văn Hóa Dân Gian’ (2 buổi, 5 bài)
1991, Đc Phaolo Bùi Chu Tạo (1909-2007), đã mạnh mẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm (1891-1991) đem lại nguồn sinh lực cho sinh hoạt tôn giáo. Phát Diệm có mở Năm Thánh (từ 7. 10. 1990 đến 14.11. 1991). Dịp này, trong thư chung, Đc viết: Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là hình ảnh Hội Thánh nói chung và giáo phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột xà, kèo, đá, gạch, ngói…Những vật liệu ấy, có khi phải đục, đẽo, cưa, bào… Rồi mới lắp lại cho tất cả ăn khớp với nhau thành cái gì vững chắc. (PD, 25.10.1990). Thư chung dịp lễ bế mạc năm Kỷ Niệm 100 năm, Đc viết: Năm 1999, kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của cha Trần Lục, vị linh mục có công lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần đạo đức cho Phát Diệm. (PD 26. 9. 1991: Phaolô Bùi Chu Tạo và Giuse Nguyễn Văn Yến). (Kỷ Yếu Phát Diệm. 1891-1991, tr.257 và 280)
1995, Lm giáo sư Rocô Trần Phúc Long, khổ A4, trong bộ, “25 Giáo Phận Việt Nam’, tập 1, giới thiệu Phát Diệm, ttr.19-76 về lịch sử và 25 trang hình màu, các nhà thờ. Phát Diệm bị dội bom nhiều nơi vào 1964 và 1972. Hư hại nhiều. Tới 1973, Đc Tạo và giáo dân mới sửa xong. (tr. 26). Trong Kỷ Yếu Phát Diệm (1891-1991), xb tại HK, 1992, khổ A4, 300 trang, sen kẽ 273 hình đen trắng. Trong phần I, Giáo phận Phát Diệm: có viết vể cuộc đời giáo sỹ Trần Lục (tr. 47-53)
1996, Lm Dũng Lạc Trần Cao Tường (1948-2010) cho rằng:
Công trình Việt hóa của Cụ Sáu Trần Lục quả là tài tình và sâu sắc. Không như một hoa hòe hoa sói hay do tự ái dân tộc, mà phát xuất từ bắt buộc, vì muốn đạo Chúa thấm vào trong mạch máu và rung được trong tế bào người Việt. Đó là qui trình của vũ khúc bầy chim về tổ vuông tròn, con đường trở vào lại được vườn Địa Đàng hạnh phúc. (‘Khi Đạo mang thịt xương Việt’. Trần Lục, Canada, 1996. ttr. 75-96)
1996, Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương viết: Ngài (cha Trần Lục) đã đem những điều học hỏi được về áp dụng vào việc kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diệm (Các giai thoại về Cụ Sáu. 30 số. Trần Lục, Canada, số 11, tr. 479)
1996, Lm Thi sỹ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, viết thơ “phục tài” sự nghiệp Cụ Sáu:
Thánh đường Phát Diệm khu quần thể
Ai cũng phục tài: Kiến trúc gia
…Cụ Sáu Triêm: bậc đại tài.
(Thương Ngàn Thương. Tập III, Paris, 2012. tr. 65)
1996, nhà nghiên cứu Phạm Đình Khiêm (1920-2013) trong bài ‘Trần Lục: Hai sứ điệp trên đá’ viết:
Cụ Trần Lục xây dựng công trình này vào buổi đầu tiếp xúc với tây phương. Biết bao người đã lóe mắt trước cái tân kỳ của văn minh u Tây, mơ ước hoặc chạy theo những bóng hình của văn minh đó và đầy mặc cảm đối với cái vốn văn hóa truyền thống dân tộc…
Rõ rệt là Cũ đã đi ngược lại trào lưu ấy. Cụ muổn chứng minh, hiển dương những gì là tinh hoa, tinh túy của người Việt, những gì tạo nên cái hào khí của dân tộc. (x. Trần Lục. Canada, 1996. tr. 117-125)
1997, theo Lm giáo sư Triết Đông Lương Kim Định (Bùi Chu, 1914-1997):
Cái nét cong lớn như thuyền cong, nhà mái cong hay những đình có đầu đao cao vắt hoặc những vòng chạy quanh đồ vật…là điểm đặc trưng, bởi nét cong là hệ quả do sự hòa hợp giữa tròn và vuông, tức tinh thần bao trùm vật chất khiến vật chất không còn quá gẫy khúc nhưng trở nên cong. Đấy là hậu qủa của giao thoa giữa tròn-vuông.
(Sứ Điệp Trống Đồng. xb Thanh niên quốc gia. HK, 1982, ttr 111-112)
1998, Lm khảo cứu Phêrô Hán Chương Vũ Đình Trác (Bùi Chu, 1932-2003) đánh giá và xác nhận:
Con người của giáo sỹ (Trần Lục) với cuộc đời siêu đẳng đã giải hòa được mọi thế lực đối kháng. Nhân đức chân thực và phong phú chính là một bao dung hài hòa, đắp đổi cả mọi thế lực và bất trắc.
Con người Giáo sỹ là kết tụ các yếu tố đạo-đời. Là một giáo sỹ thượng đạt. Ngài làm trọn những gì là chính đạo là phúc đức. Là “dân chi phụ mẫu”. Ngài đem lại cho dân những lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần. Là một giáo sỹ VN, đã đóng góp cho VN những tinh hoa văn hóa đúc kết bằng đạo hạnh và truyền thống cố hữu. (Công Giáo VN trong Truyền Thống Văn Hóa dân tộc. HK, 1996, tr. 105)
1999, nhà biên khảo Lê Đình Bảng viết:
Phương đình Phát Diệm đứng xững uy nghi trước nhà thờ lớn, là kiến trúc đồ sộ nhất của Cụ Sáu, hoàn tất 1898. Phương đình có nghĩa là “đình làng hình vuông” là phòng họp chung, có những bàn đá để ngồi. (Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. tr. 86)
1999, nhạc sư Phạm Duy (Cẩn) (1921- 2013), trong lễ tết vùng New Orleans, Louisiana, trong vũ khúc ‘Bày Chim Việt’ hướng về VN (có Phát Diệm) áp dụng vào phụng vụ bài “Vườn Địa Đàng” của Hùng Lân.
Vườn Địa Đàng có nụ là nụ tầm xuân
Nở ra ông ra (í a) bên trời reo vui
Nói lên tình là tình yêu Chúa Trời
Dựng nên chúng sinh muôn loài
Để thông phần hạnh phúc với người
2001, ĐÔ Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, (1919-2002) trong tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm”. Paris, xb 2001, chương 3, ttr.45-70. Tác giả xác quyết: “Phát Diệm tức là Cha Sáu” (trang 46). Cha Sáu chuẩn bị (1873-1833). Và xây dựng từ 1885 đến 1891 mới xong, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi.
Năm 2021, tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm” đã được hai anh em là Bs Trần Hoành (Thụy Sỹ) và Gs Trần Vinh (HK) nhuận sắc. Con dì của Đ. Ô. Tòa giám mục Phát Diệm in, phổ biến nội bộ.
2001, Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (1926-2007), gốc Phát Diệm, Gm Xuân Lộc, trong giảng lễ kỷ niệm 100 năm (1901-2001) ngày thành lập Giáo Phận Phát Diệm:
Thành quả… phải nói đến một danh nhân Phát Diệm. Thành quả ấy có được là nhờ công đức và hy sinh của biết bao nhiêu linh mục thừa sai của các linh mục giáo phận
của bao nhiêu thày giảng và tu sỹ, bao nhiêu giáo dân đã đổ mồ hôi nước mắt trên cánh đồng truyền giáo Phát Diệm. Trong đó phải nói đến Cha Phêrô Trần Lục, trong 30 năm làm chính sứ Phát Diệm (1865-1899). Ngài đã thành công trong việc hội nhập Kitô giáo vào nền văn hóa VN, đặc biệt đã xây quần thể kiến trúc Nhà Thờ Lớn Phát Diệm. Có lẽ nhờ công lao này làm Tòa Giám Mục Xứ Thanh. Và 100 năm sau, lại được nhà nước VN công nhận là di sản văn hóa dân tộc. (Xuân Lộc, 15.4.2001)
2001, học giả Vũ Sinh Hiên, trong tài liệu viết từ Bruxe1les, Bỉ, Phục Sinh 4.2001, 23 trang A4, ‘Nhìn lại 100 năm thành lập Giáo phận Phát Diệm’:
Về Phát Diệm Cụ Sáu làm gì nhỉ?
Để thấy công lao và tài ba của Ngài, chúng tôi xin lưu ý mọi người: Thửa đất chúng ta đang ngồi đây, bấy giờ là đất phù sa, bãi lau, bãi sậy, nói tắt là bãi biển. Để xây cất ngôi nhà thờ này, ngài đã mất công 10 năm sắm vật liệu…chở đá, gỗ bằng hang 100 bè mảng…Xây khu nhà thờ rộng 100 x 200 mét (tr. 10)
2007, Học giả Thomas Trần Khắc Khoan, trong tác phẩmn, xb tại Orange, HK, 2007, “Kinh Mân Côi, 100 truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi”. Truyện số 53, ttr.159-161, tựa đề “Chuỗi Hạt Mân Côi với Cha Sáu (Pere Six) Trần Lục, Quan Lớn Khâm”. Xin tóm truyện kể:
Đây là những phép lạ hay còn gọi là những ơn lạ ban cho con cái Mẹ khi xây cất thánh đường. Tương truyền: mỗi khi kéo một cây cột lên, thì trai tráng ăn mặc chỉnh tề, buộc dây thừng kết bằng sợi cây gai bện vào đầu cột, đào lỗ thật sâu, có những tảng đá làm móng. Đàn bà con gái thì xướng kinh lần chuỗi Mân Côi, kêu xin Đức Mẹ cho kéo cột lên an toàn. Có nhiều ông bà thấy nhiều chim bồ câu đậu nghịt vào các sợi dây và thiên thần hiện ra bám vào các dây cùng kéo. Tất cả 50 cột kéo lên như vậy. Trai tráng nói họ kéo cột lên nhẹ nhàng. Khi kéo cột, thì Cụ Sáu chủ trì buổi cầu kinh, lần hạt Mân Côi.
Kết luận đầy nghẹn ngào và gieo giống
Thiết tưởng còn nhiều tài liệu, nhân chứng khác phong phú và uy tín hơn nói về con người lịch sử Trần Lục. Thời gian và kỹ thuật văn khố mai một. Một người nhỏ bé thể xác mà lớn mạnh về ý chí làm nổi sự nghiệp lừng lẫy đạo đời. Gương chịu đựng kiên trì, bền chí thành công.
Thật chứa chan nghẹn nghào vì tấm lòng biết ơn Cha Trần Lục không chỉ giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều nơi hướng về Phát Diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình sâu đậm, như 6.7.2011, lúc 5g15, tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, ĐÔ Phanxico Borgia Trần văn Khả (Phát Diệm, 1937-2017) chủ lễ giỗ 112 cha Trần Lục, thì từ Gx Tử Nê, Bắc Ninh gửi tặng bài thơ của Đình Bộ Trưởng, in trang trọng, lộng kiếng. Nội dung:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi rừng
Nhật thủy say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khơi dựng, lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi, giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tôi chẳng hoài công
Mong cho hạt giống nảy mầm. Trong giảng lễ, ngoài kể công ơn đời sống Cha Tổ Trần Lục, ĐÔ Khả còn khuyên nhủ các đoàn thể noi ngương, giữ gìn phát triển đức tin vì giờ đây là hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Ngày lễ Mân Côi 7.10.2011, Phát Diệm mừng kỷ niệm 120 năm xây dựng nhà thờ Phát Diệm, trong kỷ yếu, 2010, ghi: Trong tương lai Tòa Giám Mục cần người hướng dẫn hành hương người trong và ngoài nước hiểu biết lối kiến trúc kỳ công độc đáo phản ảnh đức tin và sứ điệp Tin Mừng.
Tài Liệu Tham Khảo
J. B. TRƯƠNG VĨNH KÝ, Voyage au Tongking en 1876, Saigon, 1881.
Mgr OLICHON. Bloud & Gay, Paris, 4e, 1955
Le Père Six, Curé de Phat Diem, Vice-roi en Annam
J. PUIS. Journal de Voyage et d’Expédition. Paris 1879
HOÀNG XU N VIỆT. Thắng Cảnh Phát Diệm. Saigòn. 1991
Báo Nam Kỳ Địa Phận số 102 và kế tiếp, 1902.
Lm Nguyễn Gia Đệ (và nhiều tác giả). Trần Lục. Canada. 1996
LÊ ĐÌNH BẢNG. Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. Phương Đông, Saigon. 2009
Youtupe 6.6.2022, VietCatholic
Cha Phêrô Trần Lục sinh sống cách nay hơn 200 năm (1825-2022). Ngoài cung cách là tu sỹ, linh mục đã từng nếm mùi gian lao trong thời cấm đạo. Ngài còn là danh nhân của cuối thế kỷ XIX. Sự nghiệp Ngài nổi bật về cả đạo đức, giáo dục, văn hóa, xã hội lẫn công trình kiến trúc. Ngài được dân chúng mến chuộng và nhiều chính khách đương thời không ngớt ca ngợi.
Nhân đây, xin ghi lại, theo thời gian, những lời khen kính tặng Cụ Sáu Trần Lục của chính quyền bấy giờ, của những nhân vật nổi tiếng đã từng tiếp xúc, nghe nói về con người phi thường này. Hoặc tham quan cơ sở Phát Diệm, nơi Ngài thi thố tài năng, để lại dấu tích lịch sử một thời vàng son.
1875, vua Tự Đức (1848-1883) nhận thấy Cụ Sáu có nhiều thành tích lo cho dân chúng an cư lập nghiệp và sống yên ổn. Vua trao cho Cụ một huy chương Kim Khánh và 5 huy chương Kim Tiền. Trên các huy chương có ghi:
Kim Khánh: Triều Đình Tín Chí (Triều Đình tin cậy)
Kim Tiền I: Vạn Sự Như Ý (Chúc mọi sự được như mong muốn)
Kim Tiền II: Triệu Dân Lai Chi (Nhân dân tin cậy tín nhiệm)
Kim Tiền III: Sử Dân Phú Thọ (Làm cho dân giầu có thịnh vượng)
Kim Tiền IV: Thủ Chính Bất A (Trung thành không dua nịnh)
Kim Tiền V: Đồng Khánh Sắc Tứ (Đồng Khánh ban sắc khen)
1879, vua lại gửi văn thư chính thức có dấu đỏ, đề cao tinh thần phục vụ dân nghèo của xứ Phát Diệm. Chính cha khéo 1éo hòa giải để lương giáo sống hòa hợp vui vẻ.
Cụ Trần Lục hòa giải và đem hòa thuận giữa lương dân và người theo đạo Giatô tại
Đông Kinh. Ngài là người có công tâm, thiên hạ đều nhận thấy. Vua và triều đình cùng tín cẩn.
1876, Nhà bác học Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký (1837-1898) trong chuyến thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi, từ 18.12.1976 đến 21. 3. 1877, đang ở Hà Nội, nghe tin Cụ Sáu, ông xuống Phát Diệm được Cụ Sáu đón tiếp, 8-11. 2. 1788, công việc xây cất giáo khu còn bề bộn. Ngoài chương trình, nhà bác học nhận định Cụ Sáu là người cởi mở lịch thiệp và tài ba:
Tối chạng vạng tối thuyền mới đến bến, đậu ngoài vàm rạch, cho người thiệp lên trình. Cụ Sáu cho rước lên nhà vuông xơi nước. Sau mời lên lầu chuyện vãn cho đến tới giờ thứ 11 mới phân ra đi ngủ. Sáng ra Cụ mời cho đi xem lễ, rồi đi ra nhà thờ Trái Tim, nhà thờ Đức Bà…Vậy phần thì vào chay rồi, phần thì Cụ mắc bận, nên từ Cụ mà đi Thanh Hóa. Vậy Cụ liền dạy Sấm Truyền, đồ hỏa thực, lại cho thầy Trương văn Thông đi theo đem đường.
Về nghệ thuật xây cất giáo khu Phát Diệm. Ông Trương Vĩnh Ký viết nhiều bài thơ tả thắng cảnh Phát Diệm. Ông tả lại các hang đá chung quanh qua bài thơ ‘Hiếu Sơn Cao Đính’:
Ngoài có hồ trong lại hàng
Rõ ràng thay, hà xứ bất giang san
Ấy mớ biết: thiên chi hạ, mạc vi phương thổ
Thơ rằng: Hòa khí dữ xuân phong
Nhớ có câu: đạo vị vô cùng
Sách có chữ: đại dĩ nhân chí thắng
Tứ phương giai ngã cảnh
Nhân dĩ đức nhi long
Hữu thiên hà xứ bất (tr.25-26)
1884, chính phủ bảo hộ Pháp thấy uy tín Cụ Sáu ngày càng mạnh, và cả nước đều biết danh tiếng. Dân chúng sinh sống làm ăn trong thanh bình. Đã tặng ngài huy chương Đệ Ngũ Bắc Đẩu Bội Tinh (La Croix de Chevalier de la Légion d’honneur)
1885, vua Đồng Khánh (1864-1889) phong cho Cụ Sáu chức Tham Tri Bộ Lễ và Khâm Sai Tuyên Phú Sứ và cấp cho một ấn quan có khắc 7 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ SỨ QUAN PHONG. Và ấn Tiểu Kiếm có khắc 4 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ. Tức là Cụ Sáu có quyền hành như Phó Vương. Vị khâm sai của Hoàng Đế. Từ đó, người ta quen gọi Cụ Sáu là ‘Quan Lớn Khâm’. Vua chấp nhận và phê trong sớ xin phong tước, do quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Bài trình, như sau:
Kẻ đáng người hiền, thì đáng trọng thưởng. Nhà ngươi liệu như vậy là thậm phải lắm. Việc mà được trôi xuôi là do người hiền biết dụng người. Trẫm đã xét, phải tuân như vậy.
1889, vua Khải Định (1885-1925) ra sắc chỉ ban cho Cụ Sáu đặc quyền của THƯỢNG THƯ DANH DỰ Bộ Lễ (23.4. 1889). Và 25 năm sau khi Cụ qua đời, 17.7. 1925, phái đoàn đại thần từ Thanh Hóa đến Phát Diệm do quan Tổng Đốc Thanh Hóa đại diện triều đình dẫn đầu, đọc sắc lệnh nhà vua
1891, ông Lord George Curzon, người Anh, theo Tin Lành, toàn quyền Anh tại Ấn Độ. Sau khi thăm và gặp Cụ Sáu về, ông viết trên báo National Observer, một bài tựa đề: ‘Một Giáo Hoàng Nhỏ tại Annam’ (Petit Pape au Annam). Hết sức ca khợi tài đức Cha Trần Lục và luyến nhớ Phát Diệm.
Chưa có người Anh nào đặt chân lên đất Phát Diệm… Trong các nơi tôi đi qua, Phát Diệm là nơi xuất sắc hơn cả… Cụ Sáu đã xây cất xong 4 nhà thờ cạnh, còn nhà thờ lớn đang xây dở dang. Nếu xong nó chẳng thua gì các đại thánh đường u Mỹ…Từ khi từ giã Phát Diệm, tôi luôn nghĩ mình chẳng bao giờ gặp một nhân vật nào có tướng mạo uy nghi như vị Giáo Hoàng Nhỏ này. Cầu mong cho Ngài trường thọ khang an (L’Avenir du Tonkin 29.9. 1938)
1893, ông De Lanessan, Toàn Quyền Đông Dương báo tin đến thăm, Cụ Sáu cho xây cất cấp tố căn nhà khang trang để đón tiếp thượng khách. Lưu tại nhà xứ 2 đêm, thấy nhà thờ Trái Tim, trạm trổ tinh vi, ông đề nghị xin Cha Sáu cho mượn đem về Paris triển lãm quốc tế. Cụ Sáu từ chối.
1896, kỹ sư Rousseau Toàn Quyền Đông Dương khác cùng đi với gia đình và Tùy viên HL Lyautey sau là Trung Tướng Pháp và Hội Viên Hàn Lâm Viện Pháp, kỹ sư Rousseau bỡ ngỡ và cho biết phải có một kiến trúc sư đến học hỏi, sao chép về công trình kiến trúc độc đáo đáo này.
Đây là một kỳ công đẩy chúng ta về thời đại Pharaon, có những kim tự tháp. Đúng hơn là, về thời trung cổ, có những đại giáo đường, xây cất cả trăm năm mới xong, không cần cơ khí tối tân…Nếu 5 nhà thờ là niềm vui và hãnh diện của Cụ Sáu, thì Cụ còn một công trình lớn lao hơn là chinh phục sóng biển trong 30 năm được 10 cây số, biến đất xình lầy thành cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu tốt tươi. (L’Avenir du Tonkin, 29.9. 1938)
Général Pháp Hubert Lyautey (1854-1954) viết thư về Pháp tỏ lòng kính phục của ông và gia đình Rousseau, thư có đoạn:
Phát Diệm chính là Cha Sáu, Ngài là linh mục Annam, lớn tuổi, một trong những anh hùng gương mẫu. Người lúc nào cũng hăng say làm việc để sản xuất. Cha làm được tất cả những gì Cha muốn. Khu vực hoạt động của cha ảnh hưởng rất lớn. Khi gặp thiếu thốn hay khó khăn, cha làm việc nhỏ thành lớn được. Cha được cất nhắc lên chức bậc quan trọng của triều đình như Khâm Sai, Kinh Lược, Tổng Đốc…Cha Sáu có đủ quyền hành trong tay, trọng tài, phán quyết và trọng bổng. Nhưng cha không để mình lệ thuộc vào danh vọng này. Vì Ngài sống theo tinh thần đức tin và cho công việc truyền giáo. (Maréchal HL Lyautey. Letres du Tonkin et de Madagascar (1894-1899) Paris, 1921)
1898, cha Rousseille Tổng Quyền Hội Truyền Giáo Paris đến thăm Phát Diệm được Cụ Sáu và giáo dân niềm nở đón tiếp trọng thể. Cha gọi nhà thờ Phát Diệm là ‘Thành Cầu Nguyện’. Trong thư gửi về Pháp, cha ghi lại nhiều chi tiết về Cụ Sáu và lòng đạo đức của giáo dân:
Cha Sáu là người bản quốc, có nhiều chức tước. Tới Phát Diệm, tôi được Cha Sáu đón
tiếp theo thủ tục địa phương, có chiêng trống, cờ quạt rước vào ‘Thành Cầu Nguyện’.
Gọi là ‘Thành Cầu Nguyện’ vì suốt ba ngày ở đây, tôi chỉ nghe đọc kinh và cầu nguyện. Có 5 nhà thờ nhỏ và một thánh đường rộng lớn. Đặc sắc và nổi bật nhất là phương đình toàn đá, trông như điện Versailles, nhưng Versailles cầu nguyện. Bổn đạo lúc nào cũng tuốn đến nhà thờ như trẩy hội. Ngoài sân cũng như trong nhà thờ, người đông như nêm. Trẻ em đi lại như ong bướm, rất ngoan và lễ phép. Thấy chúng tôi, các em khoanh tay, cúi đầu chào tử tế.
1902, Báo Nam Kỳ Địa Phận, số 201, 7.11.1902 và các số kế tiếp, tác giả Joseph (Huế), trong bài “Tích Cụ Sáu” (Père Six. Chevalier de la Légion d’honneur) viết về Cụ Sáu (tên gia đình là Hữu) còn nhỏ, đi tu (lúc 18 tuổi, tên là Triêm), mãn trường nhỏ (Tiểu chủng viện) được chọn dạy học tại trường. Học Lý Đoán, chịu chức Năm, Sáu và Thầy Cả, 1858 (nên quen gọi là Cụ Sáu). Cùng năm, tại La Mát Cha bị bắt ở tù, bị đánh đập dã man. Lệnh cấm đạo, bãi bỏ. Cha được tha. Về Phát Diệm, Cha lo xây khuôn viên nhà thờ Phát Diệm và lễ an táng (1898). Lời nói cuối của cha: “Hãy đánh chuông cầu nguyện cho tôi”. Theo di chúc chôn thi thể cha nơi “cho mọi người giẵm lên”. Tác giả kết luận: Người đã khuất khoảng 13 năm rồi, mà ai ai cũng còn nhớ công ơn danh vọng người lắm. Người đã nên thầy cả bổn quốc rạng danh phần đạo phần đời phò vua vực nước dưới thế này, ắt là Vua cả trên Trời, sẽ thưởng người lên ngự tòa thiên quốc chẳng sai. (số 233, 26. 6. 1903, tr. 499)
1925, Đức Ông Jean de Guébriant (1860-1935) Bề trên Hội Thừa Sai Paris, trong tựa đề sách “Documents Sur Le Clergé Tonkinois aux XVII et XVIII siècles (viết về 53 linh mục. Tư liệu lịch sử. Hàng Giáo sỹ Bắc Kỳ thuộc Thế kỷ XVII và XVIII) bút ký của Đc Néez, Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài, do Hội này xuất bản, P. Téqui. Paris, 1925, đã kể đến Cha Sáu Phát Diệm:
…Gần chúng ta hơn, có Cha Sáu (Triêm), rất được dân chúng Bắc Kỳ mến mộ. Người xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Và đứng ra phát quang nhiều vùng đất mênh môn để biến thành ruộng lúa và hoa màu rộng lớn màu mỡ phì nhiêu (tr. 14)
1928, cụ Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài (Quảng Trị, 1863-1935) Thượng Thư Bộ Binh thời vua Khải Định, từ Huế ra Phát Diệm (1925). Cụ đến nghiêng mình trước mộ Cha Sáu và để lại bài thơ “Viếng Mộ Cụ Trần Lục, Nam Tước Phát Diệm”
Trước mồ, đứng sững, lụy châu rơi
Phảng phất thần linh, thấy dáng Người
Đạo đức thơm lừng năm coi đất
Công danh sáng dậy một phương trời
Thánh Đường, dường cột cây không đủ
Cửu pháp, tầng thành, đá chẳng rơi
Khoán sắt, thơ son, truyền sự nghiệp
Trung trinh hai chữ để muôn đời
(Thái Tử Thái Phó Nguyễn Hữu Bài, kính đề.
Phát Diệm, 25.11.1925)
1929, Ký gỉa Yvonne Schutz viết trong báo Illustration, 9.11. 1929, về công trình điêu khắc và xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm và phương đình vừa kỳ công vừa lộng lẫy.
…Chúng tôi chưa từng thấy những tác phẩm điêu khắc kỳ công trên 5 cửa chính vào nhà thờ chính tòa cho chúng ta hiểu những kỳ bí của hài hòa giữa hai lối kiến trúc Indo và gothique. Những bông sen, cây chuối che bóng, những hoạt cảnh Kinh Thánh. Mấy chú bò trâu mọc sừng, những nhân vật dáng người sơ khai, nhưng lại mang nét mặt Phật giáo…Tất cả những điêu khắc này ky lạ công phu làm tôi hết sức ngỡ ngàng và vô cùng thán phục người sáng tạo…Ngày nay, Cụ Sáu liên kết với thời gian. Nếu nói đây phép lạ thì, phép lạ của lòng kiên nhẫn và bền chí.
-Lối kiến trúc tổng quát phía trong nhà thờ, có phần mô tả các cung điện kinh thành Huế. Cổ kính nhưng kiến trúc đúng kiểu cách. 16 cột gỗ cao 13 thướng, 1 thước đường kính chọn từ những cây lim liền, trên dưới bằng nhau. Trong bao nhiêu cây gỗ dài, mới lựa được ít cây dài và thẳng như thế. Đầu nhà thờ có bàn thờ chính, sơn son thiếp vàng, lóng lánh chiếu tỏa ra hai bên hông nhà thờ. Bàn thờ hiện hình như một vết đỏ tươi. Chúng tôi chưa từng thấy cung thánh nào rực rỡ như cung thánh ở đây. (Phạm Đình Tân. Tâm Hồn VN. 1988, tr. 116)
1930, báo Nam Phong số 152 Juillet 1930 và số 163 Juin 1931 có đề cập đến phong thổ Ninh Bình, Phát Diệm. Cụ Sáu Trần Lục tài đức, có công khai phá phần đất mầu mỡ đồng ruộng xanh tươi: Ông Trần Lục (tên gọi là Cụ Sáu) chuyên lo giảng đạo. Là người có kiến thức.
1935, Đức Ông OLichon Bề trên Tổng Hội Truyền Giáo hàng Giao Phẩm Pháp viết đầy đủ về cha Trần Lục trong tác phẩm LE PÈRE SIX Curé de Phat Diem Vice-roi en Annam, Paris, 1935.
Cha Sáu là linh mục khiêm nhường và thánh thiện. Người nhiệt thành trọn đời hiến thân phụng vụ Thiên Chúa và các linh hồn. Đối với các giám mục, cha là cha xứ luôn tuân phục, không phô trương, lúc nào cũng năng nổ với bổn phận mục vụ. Đối với vua quan, khi cần bảo vệ tự trọng dân tộc, cha tỏ ra mềm mỏng uyển chuyển, nhưng rất đanh thép. (tr. 103)
Cha Sáu là mẫu người mẫu mực thận trọng cẩn mật, kín đáo và rất tế nhị với mọi người. Vóc dáng bên ngoài có vẻ yếu ớt, nhưng bên trong thinh lặng, một vũ khí sắc bén, cương nghị phán đoán chắc chắn trong mọi vấn đề. (tr. 105)
Cha Sáu sinh ra để làm lớn, nhưng không có đất dụng võ. Cha thi thố tài năng trong mảnh đất nhỏ hẹp. Cha đóng vở kịch vĩ đại trên sân khấu nhỏ bé. Cha thực hiện 10 công trình kiến trúc quy mô trên diện tích 10.000 thước vuông.
1938, Đức Cha GB Nguyễn Bá Tòng (1868-1933-1944) giám mục VN đầu tiên của Phát Diệm. Người kế vị Cụ Sáu, nhiều lần nhắc nhở những ai đang sinh sống, thửa những sự nghiệp của cha Trần Lục, ông tổ Phát Diệm. Cha Trần Lục chuẩn bị cho Phát Diệm có tòa Giám Mục khang trang đẹp đẽ.
-Hẳn thật nhờ ơn Cụ Sáu, mà Phát Diệm rất được vẻ vang, ngôi thánh đường nguy nga rực rỡ, tráng lệ, vàng chói khác nửa nhiều quang. Địa cảnh lại mỹ quan khác nào
nơi đế điện. Dù Tây Nam du lịch tới đây cũng trầm trồ chắc lưỡi. Ấy là tòa sáng lập lâu năm về trước, hầu nên tòa giám mục đời sau. Ơn ấy dù nước chảy đá mòn thì, lòng son cũng không phai lợt (Phát Diệm, 3.11. 1935)
Tôi quyết rằng không có người VN nào mà được như Cụ Sáu Trần Lục làm vẻ vang Giáo Hội Bắc Kỳ, làm cho con cháu Phát Diệm danh dự, cha của dân tộc Đông Dương.
Trong diễn văn khác tại Phát Diệm được báo L’Avenir de Tonkin, 29.9.1938, đăng trọn bài. Đc công nhận cha Trần Lục là nhà kiến trúc, vị quan cai trị và nhà ngoại giao, linh mục hiền hậu và khiêm tốn. Ngoài việc đạo, cha Trần Lục còn lo cho dân về mặt xã hội.
Hồi bấy giờ Phát Diệm chỉ là một nơi đồng chua nước mặn, đầy lau cói. Dân cư sống lam lũ với mấy chục mẫu ruộng xấu. Không thể giữ nạn thủy tạo, không có sông ngòi khai khẩn đất hoang. Đấng chăn chiên mới về dân sự bèn nhất quyết sửa sang lại nơi hỗn mang ấy. Từ 1865 đến 1975, Ngài làm việc kiên gan trầm tĩnh.
1956, ĐHY Constantini, Bộ Trưởng Bộ Truyền giáo, viết về Cụ Sáu, trong “Acte Sacra” (Mỹ Thuật Tôn Giáo), được báo Missi trích dẫn.
Cha Trần Lục quan niệm cơ cấu thánh đường tùy thuộc vào nhu cầu phụng vụ Công Giáo. Hơn nữa, cha biết dùng những yếu tố kiến trúc, cách trang trí theo mỹ thuật địa phương làm sống lại tư tưởng Kitô giáo. Thợ làm đều người địa phương. Khi vẽ mẫu, chạm đá, khắc gỗ, họ làm nhiệt thành, tự do, tự nhiên diễn tả cảm nghĩ mình. Nhờ đó, công trình thành biểu lộ tính cách đồng nhất hoàn hảo. Ngay cả trong chi tiết nhỏ cũng thế. (Ns Missi, Pháp, 1956)
1962, Lm giáo sử Phan Phát Huồn, DCCT (1925-2015), trong cuốn “Việt Nam Giáo Sử”, viết: Thời Cụ Trần Lục, Phát Diệm hai phần ba địa cư là rừng núi, một phần ba là đồng bằng, miền núi thưa thớt, trái lại đồng bằng, đông dân chen chúc. (Q II, tr. 247)
1963, Lm Giuse Trần Công Hoán, Phát Diệm, trong tác phẩm “Tiểu sử Cụ Sáu Trần Lục, linh mục Nam Tước Phát Diệm” đã dành chương IX, ttr 88-101, viết đầy đủ về kỳ công Phát Diệm: Từ nhà lá (1862) đến nhà thờ rộng hơn (1871) và hoàn thành kiến trúc giáo khu dự trù vào 1899. Cha Sáu xây nhà thờ theo lời khấn xin với Đức Mẹ và Trái Tim Chúa khi bị đau nặng (1874)
1987, Học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm (1922-1015) viết:
Trước 1975, tại Tân Định có trường công lập Trần Lục từ 1954 (do Lm Trần Phúc Long làm hiệu trưởng). Giáo sỹ Trần Lục (Pere Six) có công nhiều với đồng bào Phát Diệm: xây bờ đê, 1873-1883, xây khu nhà thờ, 1871-1891 bằng sức người. (Ns dân Chúa u Châu, số 65, 11.1967, ttr. 28-29)
1988, Bộ Văn Hóa VN công nhận quần thể khu nhà thờ Phát Diệm 1à “Di sản văn hóa quốc gia”.
1991, Tòa Giám Mục Phát Diệm:
Phổ biến tài liệu, 23 trang, loại bỏ túi “Nhà thờ Lớn Phát Diệm 1891-1991” giới thiệu: Lịch sử, họa đồ, ao hồ (ở số 3), phương đình (6) mộ Cụ Sáu (7) nhà thờ chính tòa (8) nhà thờ Thánh Giuse (9) nhà thờ Thánh Phêrô (10) nhà thờ Đá (11) núi Sọ (12) Hang đá Belem (13) Vòi phun nước (14) nhà chung (15) Hang Đá Lộ Đức (16) nhà thờ Trái Tim (17) nhà thờ Thánh Rôcô (18). Đồng thời còn phổ biến tập hình màu thắng cảnh khuân viên nhà thờ Phát Diệm.
2003, phát hành CD về 100 năm Nhà thờ Phát Diệm (the Cathedral, 2003) (Chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, San José, Ca, HK, phát hành bộ cassette, 3 băng ‘Cụ Sáu Trần Lục’: Thân thế, Văn Hóa và Xã Hội.
3) Năm 2019, ngày 25.10, tổ chức tọa đàm về cha Trần Lục, ‘Danh nhân Văn Hóa Dân Gian’ (2 buổi, 5 bài)
1991, Đc Phaolo Bùi Chu Tạo (1909-2007), đã mạnh mẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm (1891-1991) đem lại nguồn sinh lực cho sinh hoạt tôn giáo. Phát Diệm có mở Năm Thánh (từ 7. 10. 1990 đến 14.11. 1991). Dịp này, trong thư chung, Đc viết: Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là hình ảnh Hội Thánh nói chung và giáo phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột xà, kèo, đá, gạch, ngói…Những vật liệu ấy, có khi phải đục, đẽo, cưa, bào… Rồi mới lắp lại cho tất cả ăn khớp với nhau thành cái gì vững chắc. (PD, 25.10.1990). Thư chung dịp lễ bế mạc năm Kỷ Niệm 100 năm, Đc viết: Năm 1999, kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của cha Trần Lục, vị linh mục có công lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần đạo đức cho Phát Diệm. (PD 26. 9. 1991: Phaolô Bùi Chu Tạo và Giuse Nguyễn Văn Yến). (Kỷ Yếu Phát Diệm. 1891-1991, tr.257 và 280)
1995, Lm giáo sư Rocô Trần Phúc Long, khổ A4, trong bộ, “25 Giáo Phận Việt Nam’, tập 1, giới thiệu Phát Diệm, ttr.19-76 về lịch sử và 25 trang hình màu, các nhà thờ. Phát Diệm bị dội bom nhiều nơi vào 1964 và 1972. Hư hại nhiều. Tới 1973, Đc Tạo và giáo dân mới sửa xong. (tr. 26). Trong Kỷ Yếu Phát Diệm (1891-1991), xb tại HK, 1992, khổ A4, 300 trang, sen kẽ 273 hình đen trắng. Trong phần I, Giáo phận Phát Diệm: có viết vể cuộc đời giáo sỹ Trần Lục (tr. 47-53)
1996, Lm Dũng Lạc Trần Cao Tường (1948-2010) cho rằng:
Công trình Việt hóa của Cụ Sáu Trần Lục quả là tài tình và sâu sắc. Không như một hoa hòe hoa sói hay do tự ái dân tộc, mà phát xuất từ bắt buộc, vì muốn đạo Chúa thấm vào trong mạch máu và rung được trong tế bào người Việt. Đó là qui trình của vũ khúc bầy chim về tổ vuông tròn, con đường trở vào lại được vườn Địa Đàng hạnh phúc. (‘Khi Đạo mang thịt xương Việt’. Trần Lục, Canada, 1996. ttr. 75-96)
1996, Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương viết: Ngài (cha Trần Lục) đã đem những điều học hỏi được về áp dụng vào việc kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diệm (Các giai thoại về Cụ Sáu. 30 số. Trần Lục, Canada, số 11, tr. 479)
1996, Lm Thi sỹ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, viết thơ “phục tài” sự nghiệp Cụ Sáu:
Thánh đường Phát Diệm khu quần thể
Ai cũng phục tài: Kiến trúc gia
…Cụ Sáu Triêm: bậc đại tài.
(Thương Ngàn Thương. Tập III, Paris, 2012. tr. 65)
1996, nhà nghiên cứu Phạm Đình Khiêm (1920-2013) trong bài ‘Trần Lục: Hai sứ điệp trên đá’ viết:
Cụ Trần Lục xây dựng công trình này vào buổi đầu tiếp xúc với tây phương. Biết bao người đã lóe mắt trước cái tân kỳ của văn minh u Tây, mơ ước hoặc chạy theo những bóng hình của văn minh đó và đầy mặc cảm đối với cái vốn văn hóa truyền thống dân tộc…
Rõ rệt là Cũ đã đi ngược lại trào lưu ấy. Cụ muổn chứng minh, hiển dương những gì là tinh hoa, tinh túy của người Việt, những gì tạo nên cái hào khí của dân tộc. (x. Trần Lục. Canada, 1996. tr. 117-125)
1997, theo Lm giáo sư Triết Đông Lương Kim Định (Bùi Chu, 1914-1997):
Cái nét cong lớn như thuyền cong, nhà mái cong hay những đình có đầu đao cao vắt hoặc những vòng chạy quanh đồ vật…là điểm đặc trưng, bởi nét cong là hệ quả do sự hòa hợp giữa tròn và vuông, tức tinh thần bao trùm vật chất khiến vật chất không còn quá gẫy khúc nhưng trở nên cong. Đấy là hậu qủa của giao thoa giữa tròn-vuông.
(Sứ Điệp Trống Đồng. xb Thanh niên quốc gia. HK, 1982, ttr 111-112)
1998, Lm khảo cứu Phêrô Hán Chương Vũ Đình Trác (Bùi Chu, 1932-2003) đánh giá và xác nhận:
Con người của giáo sỹ (Trần Lục) với cuộc đời siêu đẳng đã giải hòa được mọi thế lực đối kháng. Nhân đức chân thực và phong phú chính là một bao dung hài hòa, đắp đổi cả mọi thế lực và bất trắc.
Con người Giáo sỹ là kết tụ các yếu tố đạo-đời. Là một giáo sỹ thượng đạt. Ngài làm trọn những gì là chính đạo là phúc đức. Là “dân chi phụ mẫu”. Ngài đem lại cho dân những lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần. Là một giáo sỹ VN, đã đóng góp cho VN những tinh hoa văn hóa đúc kết bằng đạo hạnh và truyền thống cố hữu. (Công Giáo VN trong Truyền Thống Văn Hóa dân tộc. HK, 1996, tr. 105)
1999, nhà biên khảo Lê Đình Bảng viết:
Phương đình Phát Diệm đứng xững uy nghi trước nhà thờ lớn, là kiến trúc đồ sộ nhất của Cụ Sáu, hoàn tất 1898. Phương đình có nghĩa là “đình làng hình vuông” là phòng họp chung, có những bàn đá để ngồi. (Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. tr. 86)
1999, nhạc sư Phạm Duy (Cẩn) (1921- 2013), trong lễ tết vùng New Orleans, Louisiana, trong vũ khúc ‘Bày Chim Việt’ hướng về VN (có Phát Diệm) áp dụng vào phụng vụ bài “Vườn Địa Đàng” của Hùng Lân.
Vườn Địa Đàng có nụ là nụ tầm xuân
Nở ra ông ra (í a) bên trời reo vui
Nói lên tình là tình yêu Chúa Trời
Dựng nên chúng sinh muôn loài
Để thông phần hạnh phúc với người
2001, ĐÔ Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, (1919-2002) trong tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm”. Paris, xb 2001, chương 3, ttr.45-70. Tác giả xác quyết: “Phát Diệm tức là Cha Sáu” (trang 46). Cha Sáu chuẩn bị (1873-1833). Và xây dựng từ 1885 đến 1891 mới xong, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi.
Năm 2021, tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm” đã được hai anh em là Bs Trần Hoành (Thụy Sỹ) và Gs Trần Vinh (HK) nhuận sắc. Con dì của Đ. Ô. Tòa giám mục Phát Diệm in, phổ biến nội bộ.
2001, Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (1926-2007), gốc Phát Diệm, Gm Xuân Lộc, trong giảng lễ kỷ niệm 100 năm (1901-2001) ngày thành lập Giáo Phận Phát Diệm:
Thành quả… phải nói đến một danh nhân Phát Diệm. Thành quả ấy có được là nhờ công đức và hy sinh của biết bao nhiêu linh mục thừa sai của các linh mục giáo phận
của bao nhiêu thày giảng và tu sỹ, bao nhiêu giáo dân đã đổ mồ hôi nước mắt trên cánh đồng truyền giáo Phát Diệm. Trong đó phải nói đến Cha Phêrô Trần Lục, trong 30 năm làm chính sứ Phát Diệm (1865-1899). Ngài đã thành công trong việc hội nhập Kitô giáo vào nền văn hóa VN, đặc biệt đã xây quần thể kiến trúc Nhà Thờ Lớn Phát Diệm. Có lẽ nhờ công lao này làm Tòa Giám Mục Xứ Thanh. Và 100 năm sau, lại được nhà nước VN công nhận là di sản văn hóa dân tộc. (Xuân Lộc, 15.4.2001)
2001, học giả Vũ Sinh Hiên, trong tài liệu viết từ Bruxe1les, Bỉ, Phục Sinh 4.2001, 23 trang A4, ‘Nhìn lại 100 năm thành lập Giáo phận Phát Diệm’:
Về Phát Diệm Cụ Sáu làm gì nhỉ?
Để thấy công lao và tài ba của Ngài, chúng tôi xin lưu ý mọi người: Thửa đất chúng ta đang ngồi đây, bấy giờ là đất phù sa, bãi lau, bãi sậy, nói tắt là bãi biển. Để xây cất ngôi nhà thờ này, ngài đã mất công 10 năm sắm vật liệu…chở đá, gỗ bằng hang 100 bè mảng…Xây khu nhà thờ rộng 100 x 200 mét (tr. 10)
2007, Học giả Thomas Trần Khắc Khoan, trong tác phẩmn, xb tại Orange, HK, 2007, “Kinh Mân Côi, 100 truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi”. Truyện số 53, ttr.159-161, tựa đề “Chuỗi Hạt Mân Côi với Cha Sáu (Pere Six) Trần Lục, Quan Lớn Khâm”. Xin tóm truyện kể:
Đây là những phép lạ hay còn gọi là những ơn lạ ban cho con cái Mẹ khi xây cất thánh đường. Tương truyền: mỗi khi kéo một cây cột lên, thì trai tráng ăn mặc chỉnh tề, buộc dây thừng kết bằng sợi cây gai bện vào đầu cột, đào lỗ thật sâu, có những tảng đá làm móng. Đàn bà con gái thì xướng kinh lần chuỗi Mân Côi, kêu xin Đức Mẹ cho kéo cột lên an toàn. Có nhiều ông bà thấy nhiều chim bồ câu đậu nghịt vào các sợi dây và thiên thần hiện ra bám vào các dây cùng kéo. Tất cả 50 cột kéo lên như vậy. Trai tráng nói họ kéo cột lên nhẹ nhàng. Khi kéo cột, thì Cụ Sáu chủ trì buổi cầu kinh, lần hạt Mân Côi.
Kết luận đầy nghẹn ngào và gieo giống
Thiết tưởng còn nhiều tài liệu, nhân chứng khác phong phú và uy tín hơn nói về con người lịch sử Trần Lục. Thời gian và kỹ thuật văn khố mai một. Một người nhỏ bé thể xác mà lớn mạnh về ý chí làm nổi sự nghiệp lừng lẫy đạo đời. Gương chịu đựng kiên trì, bền chí thành công.
Thật chứa chan nghẹn nghào vì tấm lòng biết ơn Cha Trần Lục không chỉ giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều nơi hướng về Phát Diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình sâu đậm, như 6.7.2011, lúc 5g15, tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, ĐÔ Phanxico Borgia Trần văn Khả (Phát Diệm, 1937-2017) chủ lễ giỗ 112 cha Trần Lục, thì từ Gx Tử Nê, Bắc Ninh gửi tặng bài thơ của Đình Bộ Trưởng, in trang trọng, lộng kiếng. Nội dung:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi rừng
Nhật thủy say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khơi dựng, lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi, giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tôi chẳng hoài công
Mong cho hạt giống nảy mầm. Trong giảng lễ, ngoài kể công ơn đời sống Cha Tổ Trần Lục, ĐÔ Khả còn khuyên nhủ các đoàn thể noi ngương, giữ gìn phát triển đức tin vì giờ đây là hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Ngày lễ Mân Côi 7.10.2011, Phát Diệm mừng kỷ niệm 120 năm xây dựng nhà thờ Phát Diệm, trong kỷ yếu, 2010, ghi: Trong tương lai Tòa Giám Mục cần người hướng dẫn hành hương người trong và ngoài nước hiểu biết lối kiến trúc kỳ công độc đáo phản ảnh đức tin và sứ điệp Tin Mừng.
Tài Liệu Tham Khảo
J. B. TRƯƠNG VĨNH KÝ, Voyage au Tongking en 1876, Saigon, 1881.
Mgr OLICHON. Bloud & Gay, Paris, 4e, 1955
Le Père Six, Curé de Phat Diem, Vice-roi en Annam
J. PUIS. Journal de Voyage et d’Expédition. Paris 1879
HOÀNG XU N VIỆT. Thắng Cảnh Phát Diệm. Saigòn. 1991
Báo Nam Kỳ Địa Phận số 102 và kế tiếp, 1902.
Lm Nguyễn Gia Đệ (và nhiều tác giả). Trần Lục. Canada. 1996
LÊ ĐÌNH BẢNG. Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. Phương Đông, Saigon. 2009
Youtupe 6.6.2022, VietCatholic
Hình ảnh sai đi tới con người
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:25 16/07/2022
Hình ảnh sai đi tới con người
Xưa nay trong nếp sống Hội Thánh có nghi thức sai đi vào những dịp sau đại hội đức tin, sau đại hội thánh mẫu, lễ mừng kỷ niệm năm thánh, hay sau khóa học hỏi về phụng vụ về mục vụ…
Các Thỉnh nguyện viện được cử sai đi làm công việc bác ái, công việc truyền giáo dậy giáo lý, cùng đồng hành với con người nơi môi trường sinh sống giữa dòng đời sống xã hội.
Một nhiệm vụ sống gần gũi đời sống với con người và chan chứa lòng đạo đức tinh thần.
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô cũng sai các môn đệ ra đi như thế “ Ngài chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới.”.
Hình ảnh này diễn tả điều gì về đời sống đạo giáo đức tin?
Các đây 400 năm các Vị Thừa Sai từ các nước bên Âu Châu đưa tin mừng Chúa Giêsu Kitô sang các nước bên Á Châu, trong đó có đất nước Việt Nam. Hội Thánh Chúa được thành lập phát triển nơi các xã hội đất nước đó, và bên các nước ở Phi Châu, Nam Mỹ và Đại dưng Châu cũng theo con đường truyền giáo tương tự như vây.
Các vị Thừa Sai được Hội Thánh Chúa cử sai đi đến những nơi đó làm công việc loan truyền đức tin tinh thần đạo giáo vào Thiên Chúa cho con người.
Trong dòng lịch sử thời gian, việc sai đi làm công việc truyền giáo đã có nhiều thay đổi. Việc truyền giáo càng ngày càng được nhấn mạnh tập trung vào nền văn hóa tập tục, vào tinh thần lòng nhiệt thành hăng say của chính người dân nơi đất nước họ đang sinh sống.
Đời sống đức tin của họ vào Thiên Chúa là nhân chứng, là lời loan truyền tin mừng Chúa cho người khác. Việc truyền giáo đi liền với việc sống hội nhập vào nếp sống văn hóa xã hội, nơi con người sinh sống.
Một chị phụ nữ người Phi Châu trong cuộc hội thảo bàn luận về việc truyền giáo đã có phát biểu ý kiến về kinh nghiệm của xứ đạo bên đó “ Chúng tôi cử sai các anh chị em đến các làng mạc sống làm việc loan truyền tin mừng vào Chúa, không với các sách vở bích chương cắt nghĩa tuyên truyền quảng bá về đức tin. Nhưng là những gia đình sống thực hành tốt đời sống đức tin vào Thiên Chúa, để mọi người nhìn thấy thế nào là nếp sống Kitô giáo.”.
Ý kiến kinh nghiệm này sống động cùng cụ thể, như trong dân gian có ngạn ngữ khôn ngoan” Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!
Có câu chuyện thuật lại về đời sống của Thánh Phanxico thành Assisi: Thánh nhân và một thầy tu trẻ tuổi đã cùng nhau đi vào thành phố và rao giảng nơi đó. Họ đi rảo qua các con đường trong thành phố và nói chuyện với nhau về đời sống cộng đoàn, về nếp sống đức tin của mình. Sau đó hai người trở về tu viện, người tu sĩ trẻ nói với Thánh Phanxico trong thái độ hoảng hốt kinh ngạc: Thưa Thầy, dọc đường phố chúng ta đã quên không giảng giải gì cả!
Thánh Phanxicô mỉm cười đặt tay lên vai học trò nói: ” Này con, chúng ta đã trong suốt thời gian đã không làm gì khác đâu. Mọi người đã nhìn quan sát thầy trò chúng ta trò truyện, khuôn mặt chúng ta, cung cách chúng ta xử sự với nhau. Có những phần chúng ta nói chuyện với nhau họ cũng nghe thấy cả. Như thế chúng ta đã rao giảng rồi vậy. Ra đi đến với đời sống con người là rao giảng rồi...”
Lời chứng này nhắc nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu Kitô nói với các Tông Đồ trước khi về trời:” Anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp cả miền Judea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất. ( Công vụ Tông đồ 1,8).
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới hình thể thể địa lý đất nước châu lục vũ trụ.
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới thời gian ngày giờ năm tháng, thế kỷ.
Làm chứng cho Chúa nơi con người ở mọi tầng lớp xã hội, mọi nền văn hóa, tập tục hoàn cảnh đời sống cùng tâm lý của họ nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay trong nếp sống Hội Thánh có nghi thức sai đi vào những dịp sau đại hội đức tin, sau đại hội thánh mẫu, lễ mừng kỷ niệm năm thánh, hay sau khóa học hỏi về phụng vụ về mục vụ…
Các Thỉnh nguyện viện được cử sai đi làm công việc bác ái, công việc truyền giáo dậy giáo lý, cùng đồng hành với con người nơi môi trường sinh sống giữa dòng đời sống xã hội.
Một nhiệm vụ sống gần gũi đời sống với con người và chan chứa lòng đạo đức tinh thần.
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô cũng sai các môn đệ ra đi như thế “ Ngài chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới.”.
Hình ảnh này diễn tả điều gì về đời sống đạo giáo đức tin?
Các đây 400 năm các Vị Thừa Sai từ các nước bên Âu Châu đưa tin mừng Chúa Giêsu Kitô sang các nước bên Á Châu, trong đó có đất nước Việt Nam. Hội Thánh Chúa được thành lập phát triển nơi các xã hội đất nước đó, và bên các nước ở Phi Châu, Nam Mỹ và Đại dưng Châu cũng theo con đường truyền giáo tương tự như vây.
Các vị Thừa Sai được Hội Thánh Chúa cử sai đi đến những nơi đó làm công việc loan truyền đức tin tinh thần đạo giáo vào Thiên Chúa cho con người.
Trong dòng lịch sử thời gian, việc sai đi làm công việc truyền giáo đã có nhiều thay đổi. Việc truyền giáo càng ngày càng được nhấn mạnh tập trung vào nền văn hóa tập tục, vào tinh thần lòng nhiệt thành hăng say của chính người dân nơi đất nước họ đang sinh sống.
Đời sống đức tin của họ vào Thiên Chúa là nhân chứng, là lời loan truyền tin mừng Chúa cho người khác. Việc truyền giáo đi liền với việc sống hội nhập vào nếp sống văn hóa xã hội, nơi con người sinh sống.
Một chị phụ nữ người Phi Châu trong cuộc hội thảo bàn luận về việc truyền giáo đã có phát biểu ý kiến về kinh nghiệm của xứ đạo bên đó “ Chúng tôi cử sai các anh chị em đến các làng mạc sống làm việc loan truyền tin mừng vào Chúa, không với các sách vở bích chương cắt nghĩa tuyên truyền quảng bá về đức tin. Nhưng là những gia đình sống thực hành tốt đời sống đức tin vào Thiên Chúa, để mọi người nhìn thấy thế nào là nếp sống Kitô giáo.”.
Ý kiến kinh nghiệm này sống động cùng cụ thể, như trong dân gian có ngạn ngữ khôn ngoan” Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!
Có câu chuyện thuật lại về đời sống của Thánh Phanxico thành Assisi: Thánh nhân và một thầy tu trẻ tuổi đã cùng nhau đi vào thành phố và rao giảng nơi đó. Họ đi rảo qua các con đường trong thành phố và nói chuyện với nhau về đời sống cộng đoàn, về nếp sống đức tin của mình. Sau đó hai người trở về tu viện, người tu sĩ trẻ nói với Thánh Phanxico trong thái độ hoảng hốt kinh ngạc: Thưa Thầy, dọc đường phố chúng ta đã quên không giảng giải gì cả!
Thánh Phanxicô mỉm cười đặt tay lên vai học trò nói: ” Này con, chúng ta đã trong suốt thời gian đã không làm gì khác đâu. Mọi người đã nhìn quan sát thầy trò chúng ta trò truyện, khuôn mặt chúng ta, cung cách chúng ta xử sự với nhau. Có những phần chúng ta nói chuyện với nhau họ cũng nghe thấy cả. Như thế chúng ta đã rao giảng rồi vậy. Ra đi đến với đời sống con người là rao giảng rồi...”
Lời chứng này nhắc nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu Kitô nói với các Tông Đồ trước khi về trời:” Anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp cả miền Judea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất. ( Công vụ Tông đồ 1,8).
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới hình thể thể địa lý đất nước châu lục vũ trụ.
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới thời gian ngày giờ năm tháng, thế kỷ.
Làm chứng cho Chúa nơi con người ở mọi tầng lớp xã hội, mọi nền văn hóa, tập tục hoàn cảnh đời sống cùng tâm lý của họ nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Hai sĩ quan không quân Nga nổ tung cùng 2 chiếc SU-25. Con tử trận, bà mẹ Nga nguyền rủa Putin
VietCatholic Media
03:13 16/07/2022
1. Hai máy bay Nga bị bắn rơi ở hướng Zaporizhzhia
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 14 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại Zaporizhzhia, các máy bay chiến đấu của Ukraine từ Trung tâm Tác chiến đặc biệt của Cơ quan An ninh Ukraine và Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ hai máy bay Nga.
“Gần đây, gần các khu định cư như Orikhiv và Stepove, quân Nga đã cố gắng tấn công các vị trí của Ukraine bằng hai máy bay Su-25. Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu của chúng tôi đã hành động trước và đánh trúng máy bay địch chính xác bằng hệ thống phòng không di động.”
Kết quả là một máy bay của Nga bị phá hủy hoàn toàn và chiếc còn lại rơi xuống đất bị hư hỏng.
Ngoài ra, trong ngày thứ Sáu 15 tháng 7, các máy bay chiến đấu của Lực lượng Đặc nhiệm gần đây đã phá hủy 4 xe chiến đấu bộ binh, 1 xe bọc thép chở quân, 1 kho đạn và một số vị trí của quân xâm lược Nga.
2. Hạ viện Hoa Kỳ phê duyệt 100 triệu đô la tài trợ để đào tạo phi công Ukraine lái F-15 và F-16
Các quan chức Ukraine xác nhận rằng Hạ viện Mỹ đã thông qua khoản tài trợ 100 triệu USD để đào tạo phi công Ukraine vận hành máy bay Mỹ như một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng.
Theo Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, các phi công sẽ được huấn luyện trên các máy bay phản lực F-15 và F-16.
Các phương tiện truyền thông Nga đã lên tiếng phản đối diễn biến này và cho rằng đó là bước đầu tiên trong kế hoạch leo thang nguy hiểm của Hoa Kỳ. Họ nói người ta không huấn luyện lái các máy bay phản lực F-15 và F-16, nếu không hề có ý định cung cấp các máy bay đó.
Trong những ngày đầu Nga xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ đã đề nghị Ba Lan trao các máy bay MiG 29 cho Ukraine, đổi lại Hoa Kỳ sẽ trả lại cho Ba Lan các máy bay F16.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ tỏ ra khá dè dặt vì sợ cuộc chiến leo thang ra bên ngoài Ukraine. Hôm 8 tháng Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Zbigniew Rau, cho biết chính phủ của ông đã “sẵn sàng triển khai - ngay lập tức và miễn phí - tất cả các máy bay phản lực MiG-29 của họ đến căn cứ không quân Ramstein của Đức và đặt chúng dưới sự tùy nghi sử dụng của chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Nhưng Ngũ Giác Đài từ chối ngay đề xuất này. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết viễn cảnh các máy bay phản lực khởi hành từ căn cứ Ramstein “bay vào vùng trời đang có tranh chấp với Nga về Ukraine gây lo ngại nghiêm trọng cho toàn bộ liên minh NATO”.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn Ba Lan và các đồng minh Nato khác của chúng tôi về vấn đề này và những thách thức khó khăn về hậu cần mà nó đặt ra, nhưng chúng tôi không tin rằng đề xuất của Ba Lan là một đề xuất có thể khả thi”.
Nay với kế hoạch mới này, có lẽ bằng cách nào đó, trực tiếp hay gián tiếp, Hoa Kỳ hay NATO sẽ cung cấp cho Ukraine các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất do Mỹ sản xuất.
3. Nga đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 384 nhà lập pháp Nhật Bản
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với 384 nhà lập pháp Nhật Bản để đáp trả việc Tokyo tự áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Mạc Tư Khoa vì cuộc xâm lược Ukraine.
Bộ Ngoại Giao Nga cho biết, 384 thành viên quốc hội Nhật Bản sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nga, vì bị cáo buộc “có quan điểm không thân thiện, chống Nga”.
Vào tháng 5, Bộ Ngoại Giao Nga đã cấm nhập cảnh đối với 63 quan chức cấp cao của Nhật Bản, bao gồm cả thủ tướng Fumio Kishida.
Nobuo Kishi, em trai của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã ca ngợi “nhà lãnh đạo không thể thay thế” của đất nước hôm thứ Ba trong tuyên bố công khai đầu tiên của mình kể từ vụ ám sát gây sốc vào tuần trước.
Cũng liên quan đến Nhật Bản, Nobuo Kishi, em trai của Cố Thủ Tướng Shinzo Abe, là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, đã đề cập đến các ước muốn của Cố Thủ Tướng Abe trong việc khôi phục quân đội Nhật Bản nhằm đương đầu với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Tập Cận Bình.
Abe, người lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do, gọi tắt là LDP, đang cầm quyền, là nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của Nhật Bản khi ông từ chức vì lý do sức khỏe vào tháng 9 năm 2020. Ông đã theo đuổi việc loại bỏ Điều 9 hiến pháp sau chiến tranh của đất nước, trong đó cấm Nhật Bản có lực lượng quân đội như các quốc gia khác. Cho dù chưa loại bỏ Điều 9 hiến pháp, hai anh em ông đã lặng lẽ hiện đại hóa quân đội Nhật Bản.
LDP cầm quyền và đối tác liên minh của nó, Komeito, đã vượt qua cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản vào Chúa Nhật 10 tháng 7, với chiến thắng áp đảo giành được đa số 2/3, đủ để có khả năng tiến hành sửa đổi Điều 9 hiến pháp sau chiến tranh của đất nước – là một trong số những ước vọng lâu nay của Abe.
4. Mẹ của người lính Nga đã tử trận thề sẽ nổi dậy chống lại Putin
Tờ Newsweek có bài tường thuật nhan đề “Mother of Dead Russian Soldier Vows Uprising Against Putin”, nghĩa là “Mẹ của người lính Nga đã tử trận thề sẽ nổi dậy chống lại Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo
Mẹ của một binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine đã kêu gọi chấm dứt xung đột, và bà nói rằng bà tin các bà mẹ sẽ đứng lên chống lại nhà lãnh đạo Nga.
Valya, người đã nói chuyện với BBC News bằng bút danh vì lý do an toàn, cho biết bà đang liên lạc với mẹ của các binh sĩ trên khắp nước Nga. Bà cho biết nhiều bà mẹ đổ lỗi cho Điện Cẩm Linh về cuộc xung đột đang diễn ra và cái chết của con trai họ.
Người mẹ Nga quẫn trí nói với biên tập viên của BBC Russia, Steve Rosenberg, rằng bà nghe tin con trai lần cuối cách đây hơn bốn tháng rưỡi, với rất ít hoặc không có thông tin gì từ các quan chức về nơi ở của anh ta sau khi anh ta được điều động đến nước láng giềng Ukraine vào tháng Hai.
BBC cho biết, bà đã nhận được xác nhận chính thức từ nhà chức trách Nga sau cuộc phỏng vấn rằng con trai bà đã thiệt mạng trong trận chiến.
“Những bà mẹ Nga ghét chính phủ, họ ghét Putin,” Valya nói. “Tất cả họ đều muốn cuộc chiến này kết thúc.”
Valya cho biết bà tin rằng cuối cùng, mẹ của những người lính thiệt mạng ở Ukraine sẽ nổi lên chống lại Putin trong cuộc chiến, mà ông ta gọi là một “cuộc hành quân đặc biệt”.
“Nếu mẹ của tất cả những người lính đang chiến đấu ở đó và những người đã mất người thân, nếu tất cả họ sống lại, bạn có thể tưởng tượng được đội quân đó sẽ lớn như thế nào không? Và họ sẽ làm. Thần kinh của họ sẽ căng thẳng,” bà nói.
Valya đã phản đối cách thức điện Cẩm Linh mô tả cuộc chiến trên truyền hình nhà nước.
“Trên TV, họ nói rằng mọi thứ đều ổn, chúng tôi đang chiến thắng. Nhưng các chàng trai của chúng tôi đang bị giết,” bà nói.
“Nếu đất nước của chúng tôi bị tấn công như thế này, chúng tôi cũng sẽ tự bảo vệ mình, giống như người Ukraine. Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình và chúng tôi cũng sẽ tức giận. Bây giờ tôi nhận ra rằng các bà mẹ Ukraine cũng giống như chúng tôi. Con trai của họ đang bị giết, họ đang tìm kiếm con của họ”.
Valya nói tiếp: “Tôi không biết tất cả những thứ này để làm cái quái gì. Bạn phải hỏi chính phủ”.
Bà mẹ Nga kêu gọi Putin chấm dứt chiến tranh đã bắt đầu hơn 4 tháng trước.
“Dừng lại. Dừng lại tất cả những điều này. Hãy dừng nó lại và bảo vệ con cái của chúng ta.”
Đây không phải là lần đầu tiên các bà mẹ Nga bày tỏ sự tức giận về cuộc chiến của Putin. Vào tháng 3, chỉ vài ngày sau khi xung đột bắt đầu, các bà mẹ của các binh sĩ Nga đã tức giận cáo buộc Điện Cẩm Linh đã triển khai các con trai của họ như “bia đỡ đạn”.
“Tất cả chúng tôi đều bị lừa dối, tất cả đều bị lừa dối. Con cái chúng tôi được gửi đến đó làm thức ăn gia súc. Họ còn trẻ. Họ đã không chuẩn bị,” một phụ nữ nói trong cuộc đối đầu nảy lửa với Sergey Tsivilev, thống đốc vùng Kemerovo, RFE / RL đưa tin vào thời điểm đó.
Tsivilev lặp lại lập trường của Điện Cẩm Linh rằng cuộc xâm lược là một “cuộc hành quân đặc biệt” nhằm giải giáp Ukraine và giam giữ các nhà lãnh đạo mà nước này gọi là tân Quốc xã. Ukraine và phương Tây nói rằng những lời ngụy biện này là một cái cớ sai lầm để biện minh cho một cuộc xâm lược Ukraine.
Theo RFE / RL, cuộc trao đổi diễn ra trong cuộc gặp giữa Tsivilev và cư dân thành phố Novokuznetsk. Địa điểm này là cơ sở huấn luyện cho các đơn vị cảnh sát chống bạo động, có các sĩ quan bị giết hoặc bị bắt trong chiến đấu ở Ukraine.
Không rõ có bao nhiêu binh sĩ Nga đã thiệt mạng cho đến nay trong cuộc chiến của Putin. Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết khoảng 37.500 quân Nga đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, mặc dù Nga chưa xác nhận những con số đó. Vào ngày 25 tháng 3, một tướng Nga nói với truyền thông nhà nước rằng chỉ có 1.351 binh sĩ đã thiệt mạng và 3.825 người bị thương.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
5. Lính biên phòng Belarus từ bỏ vị trí để sang chiến đấu cùng Ukraine chống Nga
Tờ Newsweek vừa có bài tường thuật nhan đề “Belarusian Border Guard Abandons Post to Fight With Ukraine: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho rằng lính biên phòng Belarus từ bỏ vị trí để sang chiến đấu cùng Ukraine chống Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo
Một trong những lính biên phòng của Belarus được cho là đã từ bỏ vị trí của mình và vượt biên sang Ukraine để tham gia cùng đất nước này trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Nga.
Andriy Demchenko, phát ngôn viên của lực lượng Biên phòng Nhà nước Ukraine, nói với tờ báo điện tử Ukraine Ukrainska Pravda rằng lực lượng Biên phòng Ukraine gần đây đã bắt giữ một người đàn ông đã vượt qua biên giới chung giữa Belarus với Ukraine một cách bất hợp pháp và không có giấy tờ hợp lệ. Anh ta tự nhận mình là một lính biên phòng Belarus, đã từng phục vụ tại thành phố biên giới Brest.
Demchenko nói người đàn ông tự nhận mình là lính biên phòng Belarus. “Người đàn ông này cũng nói rằng anh ta có những người cùng chí hướng về sự cần thiết phải đối đầu với Nga. Người lính biên phòng Belarus đã đến Ukraine cùng một người trong số họ, nhưng trên đường đến biên giới họ bị phát hiện và bị bắn nên chỉ có anh ta mới có thể vượt qua biên giới.”
Báo cáo của Ukrainska Pravda, được công bố hôm thứ Tư, không cung cấp thêm thông tin chi tiết về người đàn ông, như tên, tuổi hay ngày chính xác mà anh ta cố tình vượt biên. Đài Âu Châu Tự do đưa tin rằng người đàn ông này đã bị giam giữ vào ngày 29 tháng 6 và bị tòa án Ukraine kết án hai ngày giam giữ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko là đồng minh hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là một trong số ít nhân vật toàn cầu sát cánh với nhà lãnh đạo lâu năm của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy ông và một số sĩ quan quân đội Belarus muốn tránh trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột. Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho biết trong đánh giá ngày 11 tháng 7 rằng Lukashenko có khả năng ủng hộ tổng thống Nga bằng cách tiếp tục cho phép các lực lượng Nga vào không phận của Belarus để “thể hiện sự ủng hộ ít nhất là trên danh nghĩa đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không mạo hiểm can dự quân sự trực tiếp” trong chiến tranh.
Trong một bức thư ngỏ được Daily Express của London đưa tin, các sĩ quan cấp cao của Belarus đã lập luận rằng việc đưa quân vào Ukraine sẽ là “hành động đơn thuần là tự sát”.
Đối với người lính biên phòng Belarus đã vượt biên sang Ukraine, Demchenko cho biết cơ quan của anh đang làm việc để xác minh thông tin người lính cung cấp, sau đó sẽ xác định phải làm gì với anh ta. Ủy ban Biên giới Nhà nước Cộng hòa Belarus hôm thứ Ba cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng không có lính biên phòng nào đi qua Ukraine và không có sự việc nào xảy ra với lính biên phòng, theo Ukrainska Pravda.
“Các nguồn tin cực đoan đã lan truyền thông tin sai lệch về việc giam giữ một lính biên phòng Belarus trên lãnh thổ Ukraine. Tất cả các binh sĩ biên phòng Belarus đều có mặt tại các đồn bót làm nhiệm vụ của họ và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia.”
Newsweek đã không thể xác minh độc lập báo cáo của Ukrainska Pravda. Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine và Bộ Ngoại giao Belarus đã được liên hệ để đưa ra bình luận và cung cấp thêm thông tin.
Biden đưa ra nhiều sách lược để chống phán quyết TCPV, kêu gọi biểu tình. GH tại Mỹ còn nhiều cam go
VietCatholic Media
07:33 16/07/2022
1. Đức Giáo Hoàng cho biết sẽ không sống ở Vatican hoặc Á Căn Đình nếu nghỉ hưu
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài sẽ không sống ở Vatican hoặc trở về quê hương Á Căn Đình của mình nếu ngài quyết định nghỉ hưu, mà thay vào đó muốn tìm một nhà thờ ở Rôma, nơi ngài có thể tiếp tục giải tội.
“Tôi là giám mục của Rome, trong trường hợp này là giám mục hiệu tòa của Rôma,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một đoạn phỏng vấn với đài truyền hình tiếng Tây Ban Nha TelevisaUnivision phát sóng hôm thứ Ba.
Đức Phanxicô, 85 tuổi, phủ nhận dự định nghỉ hưu sớm nhưng nhắc lại rằng “cánh cửa đang mở” sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trở thành giáo hoàng đầu tiên sau 600 năm thoái vị vào năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn rằng dù việc có một vị giáo hoàng đã nghỉ hưu đã diễn ra suôn sẻ, Vatican cần phải điều chỉnh tốt hơn hình ảnh của một vị giáo hoàng danh dự.
Một số Hồng Y và luật sư giáo luật từ lâu đã đặt câu hỏi về các quyết định của Đức Bênêđíctô khi nghỉ hưu, bao gồm cả việc ngài tiếp tục mặc áo trắng của giáo hoàng và giữ tên giáo hoàng của mình, Bênêđíctô, thay vì trở lại tên khai sinh của mình, Joseph Ratzinger.
Họ nói rằng những lựa chọn đó và sự hiện diện liên tục của Bênêđíctô ở Vatican đã tạo ra sự nhầm lẫn giữa các tín hữu và tạo điều kiện cho những người chỉ trích truyền thống của Đức Phanxicô sử dụng Đức Bênêđíctô như một điểm tham chiếu.
“Trải nghiệm đầu tiên diễn ra khá tốt vì ngài là một người đàn ông thánh thiện và kín đáo, và ngài đã giải quyết mọi sự tốt đẹp,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên về Đức Bênêđíctô trong cuộc phỏng vấn. “Nhưng trong tương lai, mọi thứ nên được mô tả rõ ràng hơn, hoặc mọi thứ nên được làm rõ hơn.”
“Tôi nghĩ ngài đáng được 10 điểm vì đã thực hiện bước đầu tiên sau rất nhiều thế kỷ. Đó là một điều kỳ diệu”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cũng sẽ chọn bước đi đó vào một thời điểm thích hợp trước khi ngài qua đời trong khi vẫn còn phục vụ. Đức Thánh Cha trả lời “chắc chắn là không” khi được hỏi liệu ngài sẽ sống ở Vatican với tư cách là một giáo hoàng đã nghỉ hưu hay sẽ trở về Á Căn Đình, và nói “có thể” khi được gợi ý rằng ngài có thể đến cư trú tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, nơi là nơi tòa truyền thống của giám mục Rôma.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã lên kế hoạch nghỉ hưu với tư cách là tổng giám mục của Buenos Aires vào thời điểm diễn ra mật nghị năm 2013 dẫn đến việc ngài trở thành giáo hoàng. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã chuẩn bị một căn hộ đẹp đẽ ở Buenos Aires, nơi anh có thể tiếp tục giải tội tại một nhà thờ gần đó và đến thăm người bệnh tại bệnh viện.
“Đây là những gì tôi nghĩ cho Buenos Aires. Tôi nghĩ viễn cảnh này, nếu tôi sống sót cho đến khi từ chức - có khả năng tôi sẽ chết trước đó -… Tôi muốn một cái gì đó như thế.”
Source:USNews
2. Say máu phá thai, Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe để cho phép phá thai
Hôm Chúa Nhật, Joe Biden cho biết đang cân nhắc việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để giải phóng các nguồn lực liên bang nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận phá thai mặc dù Tòa Bạch Ốc cho biết đây không phải là “một lựa chọn tuyệt vời”.
Ông cũng đưa ra một thông điệp cho những người phẫn nộ trước phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng trước qua đó chấm dứt quyền phá thai theo hiến pháp và những người đã biểu tình trên khắp đất nước: “Hãy tiếp tục phản đối. Tiếp tục đưa ra quan điểm của bạn. Nó cực kỳ quan trọng.”
Biden nói rằng ông không có quyền buộc hơn chục tiểu bang có những hạn chế nghiêm ngặt hoặc cấm phá thai hoàn toàn phải cho phép thực hiện thủ tục này.
“Tôi không có thẩm quyền để nói rằng chúng tôi sẽ khôi phục Roe kiện Wade như luật về đất đai,” ông nói, đề cập đến quyết định của Tòa án Tối cao từ năm 1973 đã thiết lập quyền được phá thai ở cấp liên bang. Biden cho biết Quốc hội sẽ phải luật hóa quyền đó và để quyền đó có cơ hội tốt hơn trong tương lai, các cử tri sẽ phải bầu thêm các nhà lập pháp ủng hộ quyền tiếp cận phá thai.
Biden cho biết chính quyền của ông đang cố gắng làm “rất nhiều điều để đáp ứng các quyền của phụ nữ” sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, bao gồm cả việc xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để giải phóng các nguồn lực liên bang. Một động thái như vậy đã được những người ủng hộ thúc đẩy, nhưng các quan chức Tòa Bạch Ốc đã đặt câu hỏi về cả tính hợp pháp và hiệu quả của nó, đồng thời lưu ý rằng nó gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý.
Source:AP
3. Chính quyền Biden cho biết các bệnh viện phải cung cấp dịch vụ phá thai trong trường hợp khẩn cấp
Hôm thứ Hai, chính quyền Biden cho biết luật liên bang cho phép phụ nữ được phép phá thai trong trường hợp khẩn cấp, ngay cả ở những tiểu bang đã cấm thủ tục này sau khi quyết định của Tòa án Tối cao hồi tháng trước lật đổ vụ Roe kiện Wade.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh gọi tắt là HHS, cho biết, trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, Đạo luật Điều trị Y tế Khẩn cấp và Lao động Tích cực, được công bố năm 1985, bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc khẩn cấp bất kể khả năng chi trả của một người - sẽ được ưu tiên hơn luật cấm phá thai của tiểu bang.
“Theo luật, bất kể bạn sống ở đâu, phụ nữ có quyền được chăm sóc khẩn cấp - bao gồm cả chăm sóc phá thai,” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Xavier Becerra cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. “Hôm nay, không có điều khoản chắc chắn nào, chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi mong đợi các nhà cung cấp tiếp tục cung cấp các dịch vụ này và luật liên bang ưu tiên hơn các lệnh cấm phá thai của tiểu bang khi cần chăm sóc khẩn cấp.”
Trong một lá thư gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Becerra cho biết các bệnh viện không tuân thủ có thể phải đối mặt với tiền phạt hoặc các hình phạt khác liên quan đến các thỏa thuận và chương trình Medicare.
Động thái này có thể gây ra xung đột pháp lý, nơi việc phá thai bị cấm sau phán quyết ngày 24 tháng 6 của Tòa án Tối cao. Mặc dù hầu hết các tiểu bang đã cấm phá thai đều cho phép có các ngoại lệ đối với tính mạng của người mẹ, nhưng những trường hợp ngoại lệ đó thường mơ hồ và khiến một số bác sĩ không rõ về những gì họ được phép làm theo luật định. Hướng dẫn từ HHS nhằm một phần cung cấp sự rõ ràng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với áp lực liên tục từ các đảng viên Dân chủ để có phản ứng tích cực hơn đối với phán quyết của Tòa án Tối cao về việc phá thai. Kể từ khi quyết định được đưa ra, gần một chục tiểu bang do đảng Cộng hòa kiểm soát đã cấm phá thai, và các tiểu bang khác dự kiến sẽ ban hành các hạn chế tương tự trong những tuần tới.
Biden đã ra sắc lệnh hành pháp để bảo vệ quyền tiếp cận phá thai, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cách hiệu quả nhất để hủy bỏ quyết định của Tòa án Tối cao là thông qua một đạo luật tại Quốc hội nhằm hợp pháp hóa việc tiếp cận phá thai.
Source:NBCNews
30 trung tâm hậu cần quân sự Nga nổ tung. John Sweeney: Putin bị ngộ độc, trông giống như chuột đồng
VietCatholic Media
15:22 16/07/2022
1. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của lực lượng Ukraine đã phá hủy hơn 30 trung tâm hậu cần quân sự của Nga
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn do các lực lượng Ukraine tiến hành đã phá hủy hơn 30 trung tâm hậu cần quân sự của Nga trong những tuần gần đây và làm giảm đáng kể tiềm năng tấn công của Nga.
Oleksandr Motuzianyk nhấn mạnh vai trò của hệ thống hỏa tiễn HIMARS của Mỹ, một trong nhiều loại vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nga.
“Trong những tuần qua, hơn 30 cơ sở hậu cần quân sự của đối phương đã bị phá hủy, do đó tiềm năng tấn công của các lực lượng Nga đã giảm đáng kể”, Motuzianyk cho biết trên kênh truyền hình quốc gia.
Ngoài ra, Trung Tá Motuzianyk nói rằng 30 mục tiêu đã bị phá hủy bởi nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng, bao gồm cả HIMARS.
Các bình luận của ông chỉ ra tác động của vũ khí phương Tây trên chiến trường và báo hiệu sự thay đổi động lực của cuộc chiến sau 5 tháng kể từ khi Nga xâm lược.
Trung Tá Motuzianyk cũng cho biết, chỉ 30% các cuộc không kích của Nga là nhằm vào các mục tiêu quân sự, 70% còn lại là các mục tiêu dân sự. Nga đã nhiều lần phủ nhận việc cố tình tấn công dân thường trong cái mà nước này gọi là “cuộc hành quân đặc biệt” ở Ukraine.
2. Hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn tầm xa M270 đã đến Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thông báo hôm thứ Sáu rằng hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt tầm xa M270 đã đến Ukraine.
“Họ sẽ là bạn đồng hành tốt cho HIMARS trên chiến trường. Xin cảm ơn các đối tác của chúng tôi.”
Theo hãng tin Ukrinform, Chính phủ Na Uy đã chấp thuận chuyển giao 3 bệ phóng hỏa tiễn M270 cho Ukraine với sự hỗ trợ của Anh.
“Các hệ thống của Na Uy cần được hiện đại hóa, vì vậy Anh sẽ tiếp nhận và nâng cấp các bệ phóng của Na Uy trước khi chuyển tiếp các hệ thống đã được hiện đại hóa cho Ukraine.”
3. Putin bị 'ốm nặng', trông giống như một con chuột đồng
John Sweeney, một nhà báo điều tra nổi tiếng của Anh, người đã từng đưa tin về Tổng thống Nga Putin từ lâu, đã viết trong cuốn sách mới của mình rằng ông cảm thấy nhà lãnh đạo trông “ốm nặng” với đôi má sưng húp khiến ông giống như một con chuột đồng.
Trong cuốn sách sắp xuất bản của mình, ra mắt ngày 21 tháng 7, với tựa đề “Kẻ giết người trong điện Cẩm Linh”, Sweeney đã mô tả những thay đổi mà ông nhận thấy trong phong thái và ngoại hình của Putin mà theo ông là khiến ông sợ hãi. Ông đưa ra giả thuyết về việc sử dụng steroid cho những thay đổi của Putin, lưu ý rằng tổng thống Nga có thể đã bắt đầu dùng thuốc từ nhiều năm trước để điều trị vết thương ở lưng sau khi ngã ngựa. Theo Sweeney, điều này có thể dẫn đến một kiểu lạm dụng steroid, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tổn thương cơ quan lớn và các khối u.
Tin đồn về sức khỏe của Putin đã xuất hiện trong vài tháng. Một số người đã trích dẫn video Tổng thống Nga tỏ ra run rẩy hoặc căng thẳng như một bằng chứng cho thấy ông có thể mắc bệnh Parkinson, mặc dù một số chuyên gia y tế Nga đã phản bác những lời bàn tán như vậy. Vào tháng 4, một báo cáo điều tra từ Proekt Media cho biết Putin đi cùng với các bác sĩ - bao gồm cả một bác sĩ phẫu thuật ung thư tuyến giáp - trong các chuyến đi từ năm 2016 đến năm 2019. Báo cáo cũng cho biết Putin có thể đã trải qua cuộc phẫu thuật vài năm trước, nhưng không trực tiếp nói liệu ông có được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác hay không.
Trong cuốn sách của mình, Sweeney cho biết ngộ độc steroid có thể gây hại cho Putin.
“Có lẽ nào Vladimir Putin, kẻ khét tiếng đầu độc người ta, lại có thể đã tự đầu độc chính mình sao? Nhưng đúng là như vậy,” Sweeney viết. “Ông ta không phải là một người đàn ông tốt. Và điều đó đặt ra một câu hỏi. Liệu Vladimir Putin, khi biết rằng mình không còn sống được bao lâu, có giết tất cả chúng ta không?”
Sweeney cho biết anh đã chứng kiến việc lạm dụng steroid trước đây trong trường hợp của một tay giang hồ xã hội đen người Anh, là người đã uống nhiều thuốc đến mức cuối cùng anh ta “chết khi tâm hồn tan nát” trong những trận chiến kinh hoàng trên đường phố. Bản chất “hiếu chiến” mà Putin thể hiện trong những tháng gần đây khiến người viết liên tưởng đến “cơn thịnh nộ của tay xã hội đen” này.
Nhớ lại lần gặp trực tiếp Putin khi đưa tin cho BBC vào năm 2014, Sweeney cho biết nhà lãnh đạo lúc đó tỏ ra “tinh tế, dẻo dai” và nói chuyện “bình tĩnh” với ông. Nhưng trong khi Putin của những năm trước “trông giống một con chồn sương hay một loài bò sát, gầy gò, gầy guộc”, thì Putin của năm 2022 lại “trông giống như một con chuột đồng, má bị nhồi bông, không khỏe mạnh”.
Có thể nào Putin, người từ lâu bị cáo buộc đã từng ra lệnh đầu độc những người chỉ trích chính quyền của mình, đã vô tình đầu độc chính mình hay không? Sweeney nói điều đó là hợp lý.
“Và một số phận như vậy sẽ vừa trớ trêu vừa buồn cười nếu như Bệnh nhân điên loạn ở Điện Cẩm Linh không có quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nhưng hãy cẩn thận, người điên này đang có thứ chết người ấy trong tay,” Sweeney viết.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
4. Đài Truyền Hình Nga thúc giục Putin tấn công Ba Lan
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Olga Skabeyeva đã gợi ý rằng sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine có thể khiến cuộc chiến trở thành xung đột giữa Nga và NATO.
Trong chương trình phát sóng 60 phút, Skabeyeva hô hào thay đổi các mục tiêu tấn công của Vladimir Putin kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.
“Ban đầu, chúng tôi chỉ định giải phóng những người sống ở Donbass khỏi ách thống trị của Đức Quốc xã”, cô ta nói trên Kênh 1 của Nga, đề cập đến một trong những lời biện minh của Điện Cẩm Linh về cuộc chiến mà quốc tế đã bác bỏ.
Sau đó, cô ta tiếp tục chỉ trích việc giao vũ khí mới nhất của phương Tây cho Ukraine. Tháng trước, Mỹ bắt đầu gửi cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao M142 hay còn gọi là HIMARS mà Kyiv cho biết đã tạo ra sự khác biệt trên chiến trường.
Loại vũ khí này có thể bắn trúng mục tiêu ở tầm xa hơn so với pháo M777 mà Mỹ cũng đã cung cấp cho Kyiv. Các nhân vật ủng hộ Điện Cẩm Linh đã bày tỏ quan ngại về các hệ thống vũ khí được cho là đã gây ra tổn thất đáng kể về quân số và thiết bị, đặc biệt là khi Mỹ đã cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Ukraine.
Olga Skabeyeva nhận định rằng nếu người Nga không tấn công Warsaw ngay bây giờ thì sẽ là quá muộn. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thông báo hôm thứ Sáu rằng hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt tầm xa M270 đã đến Ukraine.
Là một phần của NATO, bất kỳ mục tiêu nào nhằm vào Ba Lan của Nga sẽ khơi mào cho Điều 5, trong đó quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên liên minh là một cuộc tấn công vào tất cả và do đó sẽ thúc đẩy phản ứng.
Skabeyeva trước đây đã coi cuộc chiến Ukraine là cuộc đối đầu giữa Mạc Tư Khoa và NATO và thậm chí là một dấu hiệu cho thấy “Thế chiến thứ ba” đã bắt đầu. Các khách mời trong chương trình của cô ấy đã khoe khoang về khả năng hạt nhân của Nga và thậm chí còn gợi ý rằng các nước phương Tây mà Ukraine hậu thuẫn có thể trở thành mục tiêu cho hỏa tiễn của Mạc Tư Khoa.
Julia Davis, một thành viên tham gia cùng Skabeyeva, và nhà khoa học chính trị Mikhail Markelov, nói rằng Nga nên “suy nghĩ nghiêm túc về việc thanh lý giới lãnh đạo Đức Quốc xã ở Ba Lan.”
Bộ Ngoại giao Ba Lan từ chối bình luận khi được Newsweek liên hệ.
5. Nga có chủ đích tấn công các thành phố 'yên bình' trong mưu toan 'diệt chủng đã được chứng minh'
Bộ Quốc phòng Ukraine cáo buộc rằng Nga đang thực hiện hành vi các diệt chủng, đưa ra những con số mà họ nói cho thấy phần lớn các cuộc tấn công quân sự của Nga nhằm vào các mục tiêu hòa bình.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng cho biết trong một chương trình phát sóng trên truyền hình rằng 70% các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã nhằm vào dân thường, theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform. Con số thống kê nghiệt ngã này được đưa ra sau các báo cáo lặp đi lặp lại về tội ác chiến tranh do Điện Cẩm Linh gây ra và được đưa ra một ngày sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga khiến dân thường thiệt mạng và bị thương ở Vinnytsia, một thành phố phía tây trung tâm Ukraine, xa chiến tuyến của cuộc xung đột.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết: “Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tội phạm hôm 14 tháng 7 vào trung tâm một thành phố yên bình ở Ukraine là một sự thật khác về tội ác diệt chủng đã được chứng minh rõ ràng của Nga đối với Ukraine. Đây là sự tiêu diệt của người Ukraine với tư cách là một quốc gia, đây là một nỗ lực để phá vỡ tinh thần của người Ukraine và hạ thấp mức độ phản kháng của họ.”
Trung Tá Motuzianyk cho biết chỉ có 30% các cuộc tấn công của lực lượng Nga được thực hiện vào các mục tiêu quân sự. Phần còn lại, lên đến 70%, cố tình nhắm vào các thành phố hòa bình, như Mariupol, Zaporizhia, Mykolaiv và những thành phố khác.
Trung Tá Motuzianyk cũng lặp đi lặp lại lời kêu gọi của các quan chức Ukraine khác yêu cầu các nước phương Tây cung cấp vũ khí tiên tiến, đặc biệt là hệ thống phòng không hiện đại, để phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga.
Trung Tá Motuzianyk nói: “Nga phải được công nhận là một quốc gia khủng bố”.
Ít nhất 21 dân thường, trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 90 người bị thương hôm thứ Năm trong cuộc tấn công hỏa tiễn vào Vinnytsia.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OHCHR, báo cáo rằng tính đến ngày 24/5, đã có 11.152 thương vong dân sự, trong đó có 4.889 người chết. Cơ quan lưu ý con số thực tế có thể cao hơn.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2, nước này đã liên tục bị Ukraine và các đồng minh phương Tây cáo buộc nhắm vào dân thường, phạm tội ác chiến tranh theo tiêu chuẩn quốc tế. Đáng chú ý nhất là Nga đã bị cáo buộc thực hiện các hành vi tàn bạo trong thời gian chiếm đóng Bucha ở khu vực phía bắc Kyiv của Ukraine trước đó trong cuộc xung đột.
Các quan chức Nga đã phủ nhận việc cố tình tấn công các thành phố hòa bình và quy lỗi cho Ukraine vì đã đặt cơ sở hạ tầng quân sự gần các khu vực dân sự.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Vinnytsia “nhằm vào một câu lạc bộ sĩ quan đồn trú, nơi các cuộc tham vấn giữa chỉ huy lực lượng không quân Ukraine và đại diện của các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài đang được tiến hành”
Zakharova một lần nữa cáo buộc Ukraine “thiết lập các cơ sở quân sự gần với các cơ sở dân sự”.
Một cơ quan nhân quyền thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu, gọi tắt là OSCE, đã công bố một báo cáo vào đầu tuần này ủng hộ các tuyên bố của Ukraine. Báo cáo cho thấy “mức độ và tần suất của các cuộc tấn công bừa bãi nhằm vào dân thường và các đối tượng dân sự, bao gồm cả ở những địa điểm không thể xác định là cơ sở quân sự” của lực lượng Nga, là bằng chứng cho thấy Điện Cẩm Linh đang coi thường các nghĩa vụ quốc tế của mình.
“Một số lượng đáng kể thường dân đã bị giết hoặc bị thương, và các vật thể dân sự - như nhà dân, bệnh viện, tài sản văn hóa, trường học, tòa nhà dân cư nhiều tầng, tòa nhà hành chính, cơ quan đền tội, trạm nước và hệ thống điện - đã bị hư hỏng hoặc phá hủy ở nhiều thị trấn và làng mạc,” báo cáo cho biết.
6. Ủy ban Âu Châu đề xuất gói trừng phạt mới chống lại Nga
Ủy ban điều hành Liên Hiệp Âu Châu đã chính thức đề xuất gói trừng phạt mới nhất chống lại Mạc Tư Khoa, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.
Ủy ban Âu Châu cho biết các biện pháp mới được các quan chức gọi là “sáu rưỡi” vì phạm vi hạn chế của nó so với các vòng trừng phạt trước đó, các biện pháp mới được coi là “một gói duy trì và liên kết”.
Gói này “sẽ củng cố sự phù hợp của các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu với các lệnh trừng phạt của các đối tác G7 của chúng tôi” và cũng “tăng cường các yêu cầu báo cáo để thắt chặt việc đóng băng tài sản của Nga trong Liên Hiệp Âu Châu”
Các biện pháp hạn chế mới được thiết lập để Nga không thể nhập khẩu các mặt hàng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm hóa chất và máy móc.
Ủy ban cũng sẽ sửa đổi các biện pháp trừng phạt hiện hành để bảo đảm chúng không làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu lương thực và ngũ cốc của Nga.
7. Nhân viên cứu trợ Anh bị lực lượng ly khai Ukraine do Nga hậu thuẫn bắt giữ báo cáo đã chết
Paul Urey, người bị bắt và bị buộc tội là lính đánh thuê, đã chết, quan chức Donetsk cho biết
Một nhân viên cứu trợ người Anh tên là Paul Urey, 45 tuổi, đã chết trong khi bị quân ly khai thân Nga ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, gọi tắt là DNR, bắt giữ, một quan chức địa phương tại vùng lãnh thổ do phiến quân nắm giữ cho biết.
Mẹ của anh, Linda Urey, cho biết bà “hoàn toàn bị tàn phá” và mô tả những kẻ ly khai là “những kẻ sát nhân”.
Đăng trên Facebook, bà nói: “Tôi thực sự tức giận. Tôi đã nói với mấy người rằng con tôi là một người đàn ông rất ốm yếu, tôi nói với mấy người con tôi bị bệnh tiểu đường, tôi cầu xin mấy người hãy trả lại con trai cho tôi. Tại sao mấy người lại để con tôi chết? Tôi muốn câu trả lời. Tại sao mấy người không thả con tôi ra?
“Tôi ghét tất cả mấy người. Tôi thực sự đang bốc khói, tôi thực sự là như vậy. Tôi tức giận, rất rất rất rất tức giận. Sát nhân, chính là các ngươi.”
Vào ngày 29 tháng 4, Mạng lưới Presidium phi lợi nhuận cho biết Urey đã bị giam giữ tại một trạm kiểm soát ở miền nam Ukraine cùng với một người Anh, là anh Dylan Healy.
Hai người đàn ông sau đó bị buộc tội “hoạt động đánh thuê” bởi những người ly khai trong DNR do phiến quân nắm giữ.
Daria Morozova, thanh tra viên của DNR, người giải quyết các quyền của tù nhân, đã viết trên Telegram hôm thứ Sáu rằng Urey qua đời vào ngày 10 tháng 7 do “bệnh tật và căng thẳng”.
“ Ngay trong lần khám sức khỏe đầu tiên, Paul Urey đã được chẩn đoán mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, tổn thương hệ hô hấp, thận và một số bệnh về hệ tim mạch,” Morozova nói thêm.
“Về phía chúng tôi, mặc dù mức độ nghiêm trọng của tội phạm bị cáo buộc, Paul Urey đã được cung cấp hỗ trợ y tế thích hợp.”
Linda Urey trước đó đã nói với giới truyền thông rằng con trai cô bị tiểu đường và cần insulin.
Morozova tuyên bố thêm rằng Bộ Ngoại giao Anh đã “không có phản ứng nào” về việc bắt giữ Urey mặc dù đã được thông báo về tình hình của anh ta. Cô ta tuyên bố Urey là một “chiến binh chuyên nghiệp” đã tham gia vào các cuộc xung đột ở Afghanistan, Iraq và Libya, và chỉ huy “các hoạt động quân sự”.
Dominik Byrne, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Mạng lưới Cứu trợ, cho biết vào thời điểm Urey bị bắt rằng anh ta đang làm việc ở Ukraine với tư cách là một tình nguyện viên viện trợ nhân đạo.
Bộ Ngoại Giao Anh đã triệu tập Đại sứ Nga, Andrei Kelin, vào chiều thứ Sáu để bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các báo cáo về cái chết của Urey.
Bộ trưởng Ngoại giao, Liz Truss, cho biết: “Tôi rất sốc khi nghe báo cáo về cái chết của nhân viên cứu trợ người Anh Paul Urey khi bị một nhóm người ủy nhiệm của Nga ở Ukraine giam giữ. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này”.
Đầu tháng 5, Urey xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước Nga trong tình trạng bị còng tay. Trong đoạn phim, mà mẹ anh ta nói đã được thực hiện dưới sự cưỡng ép, anh ta chỉ trích chính phủ Anh và cách các phương tiện truyền thông Anh đưa tin tức Anh về cuộc chiến.
Các chị em của Urey đã nói với Sky News: “Hiện tại chúng tôi chỉ muốn Urey được trả tự do. Chúng tôi thực sự không biết bất cứ điều gì, như liệu Urey sẽ ổn thoả ở đó, sẽ trở về nhà hay trở lại Ukraine với tư cách là một tù nhân được hoán đổi”.
Urey là người nước ngoài đầu tiên được biết đến đã chết trong sự giam giữ của những người ly khai thân Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.
Tháng trước, hai người đàn ông Anh và một công dân Maroc bị bắt khi đang chiến đấu trong quân đội Ukraine đã bị tòa án ở Donetsk kết án tử hình, trong một phiên tòa mà các quan chức mô tả là “một phiên đấu tố được trình diễn dưới thời Liên Xô ghê tởm”.
Các nguồn tin chính thức ở Kyiv ngày càng lo ngại về số phận của người Anh, các công dân nước ngoài khác và người Ukraine bị các quốc gia ly khai ở Donetsk và Luhansk giữ làm tù binh. Họ lo lắng rằng cái chết của một công dân nước ngoài như Urey có thể là nguyên nhân dẫn đến các vụ hành quyết khác và “hành động khủng bố” bởi các tổ chức, vốn được Nga công nhận nhưng hầu như không có quốc gia nào khác trên thế giới nhìn nhận ngoại trừ Syria và Bắc Hàn.
Căng thẳng giữa hàng giáo phẩm Mễ Tây Cơ và tổng thống. Công nghị thời chiến của Công Giáo Ukraine
VietCatholic Media
16:33 16/07/2022
1. Giám mục Mễ Tây Cơ nói với tổng thống: 'Chúng tôi phải hoàn thành công việc của mình với tư cách là các mục tử'
Đức Cha Ramón Castro Castro, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, vào ngày 9 tháng 7 đã trả lời những nhận xét gần đây của tổng thống Andrés Manuel López Obrador, người đã gọi Giáo Hội Công Giáo ở Mễ Tây Cơ là “đạo đức giả” và thách thức Giáo Hội hãy hoàn thành sứ mệnh của mình - mà các giám mục trong thực tế đang làm.
“Ông là người có quyền lực của nhà nước, đó là lý do tại sao ông tồn tại, đó là nghĩa vụ của ông. Một vai trò thiết yếu của các nhà chức trách là mang lại hòa bình và công lý cho đất nước,” Đức Cha Castro nói khi phát biểu trước tổng thống Mễ Tây Cơ.
“Tôi tin rằng đây là điều mà tổng thống nên xem xét lại,” vị Giám Mục nói về những lời buộc tội của tổng thống.
“Chúng tôi bị buộc tội là những kẻ đạo đức giả và đã không lên tiếng trong các nhiệm kỳ tổng thống sáu năm trước đó. Vì vậy, các Giám Mục chúng tôi đã hứa rằng chúng tôi sẽ lập một danh sách các tài liệu chính về hòa bình và đưa ra những lời chỉ trích.”
Trên thực tế, kể từ năm 1968, Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đã công bố 116 tài liệu bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình ở Mễ Tây Cơ.
Mới nhất, được xuất bản chỉ vài ngày trước, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã đưa ra một tài liệu kêu gọi một Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình quốc gia vào ngày 10 tháng Bảy.
“Tôi nghĩ đó là một phần trong sứ mệnh của chúng tôi. Một thời điểm rất mạnh mẽ là vụ ám sát Hồng Y Posadas - hội đồng giám mục đã đứng lên phản đối; còn vụ thảm sát ở thị trấn Acteal, và cả vấn nạn tham nhũng năm 2004, những sự kiện đáng xấu hổ đối với Mễ Tây Cơ, sự tham nhũng của các nhà chức trách đã thực sự sâu sắc,” ngài nói.
Trong cuộc họp báo sáng 30/6, Tổng thống Mễ Tây Cơ đã đả kích các linh mục, giám mục và Hồng Y, những người đã chỉ trích chính sách liên quan đến đến các nhóm tội phạm có tổ chức của ông.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2018 cho chức tổng thống Mễ Tây Cơ, López Obrador đã đề xuất chính sách “abrazos no balazos” - một cụm từ hấp dẫn trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “cái ôm chứ không phải đạn”. Đường lối này chống lại bạo lực của các băng đảng ma túy bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc buôn bán ma túy, chẳng hạn như nghèo đói, và giảm nhẹ việc sử dụng vũ lực của quân đội và cảnh sát.
Chính sách của López Obrador trái ngược với “cuộc chiến chống ma túy” của những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, dưới nhiệm kỳ của ông, tội phạm bạo lực đã gia tăng.
Trong số các tuyên bố khác, các giám mục Mễ Tây Cơ đặc biệt lên án làn sóng hành quyết năm 2005, vụ thảm sát người di cư ở San Fernando năm 2010 và sự biến mất của 43 sinh viên từ Ayotzinapa vào năm 2014.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Giáo Hoàng bảo đảm với các giám mục Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương về những lời cầu nguyện, và những 'can dự' để chấm dứt chiến tranh
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang cầu nguyện cho Ukraine và làm việc ở hậu trường để giúp đỡ những người Ukraine đang đau khổ.
“Tôi hiệp nhất về mặt tinh thần với đau khổ của các chư huynh đệ, bảo đảm với các chư huynh đệ về những lời cầu nguyện và sự tham gia của tôi, là điều mà, xét trong tình hình hiện tại, không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông,” Đức Giáo Hoàng nói trong một bức thư ngày 11 tháng 7 gửi các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
“Tôi cầu nguyện rằng Giáo hội và Dân tộc của các chư huynh đệ, những người được năng động bởi quyền năng của các bí tích và nhìn vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, đừng đánh mất niềm hy vọng của người Kitô hữu vào một ngày mai tốt đẹp hơn.”
Bức thư của Đức Thánh Cha đã được gửi tới nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, và các giám mục của Giáo hội này, trong khi các ngài đang tập hợp trong Thượng hội đồng từ ngày 7 đến 15 tháng 7.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương theo nghi thức Byzantine hiện có khoảng 51 giám mục tham gia Thượng hội đồng. Họ thực hiện công việc mục vụ trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ và Ukraine.
Cuộc họp tháng này đang diễn ra tại Przemyśl, một thành phố ở đông nam Ba Lan, chỉ cách biên giới phía tây của Ukraine 9 dặm và cách Lviv 60 dặm.
Thượng hội đồng được tổ chức tại thủ đô Kyiv của Ukraine trước khi Nga xâm lược và chiến tranh bùng nổ gần 5 tháng trước.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “Thượng Hội đồng Giám mục dành riêng cho chủ đề 'Tính đồng nghị và tính phổ quát: kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương' phải có mục tiêu là lợi ích của Giáo hội và mỗi tín hữu.”
“Hơn nữa, đó phải là nơi gặp gỡ và giúp đỡ lẫn nhau trên con đường chung của cuộc đời, trong việc tìm kiếm những phương tiện mới để đồng hành với các tín hữu”.
Đức Thánh Cha nhắc nhớ tấm gương của các vị tử đạo thế kỷ 20 của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, những người đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2001 trong chuyến tông du Lviv.
Đức Thánh Cha nói: “Nhưng ngay lúc này, chúng ta hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống và chết của những vị tử đạo đó, trong đó có giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân, những người đã trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản Xô Viết. Hôm nay, từ trên trời, họ bảo vệ những đồng bào của chính họ đang đau khổ.”
“Tôi phó dâng cho sự chăm sóc của các ngài, tất cả các Thành viên của Thượng Hội đồng”
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Assisi
Hôm trước ngày đến Matera, ngày 24 tháng Chín năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Assisi lần thứ sáu, nhân dịp cuộc gặp gỡ các nhà kinh tế trẻ và các doanh nhân, chủ xí nghiệp, để thi hành một viễn tượng mới về kinh tế, quan gọi là “Nền kinh tế Phanxicô”.
Theo chương trình công bố hôm mùng 08 tháng Bảy vừa qua, khi đến Assisi vào lúc 9 giờ 30, sáng thứ Bảy, 24 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ được ba bạn trẻ, đại diện các tham dự viên, cùng với Đức Hồng Y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện, Đức Giám Mục sở tại và đại diện chính quyền địa phương đón tiếp.
Tiếp theo đó là cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các nhà kinh tế trẻ, được mở đầu với phần văn nghệ, và tám bạn trẻ kể lại kinh nghiệm. Sau cùng là diễn văn của Đức Thánh Cha và phần ký vào hiệp ước giữa ngài và các nhà kinh tế trẻ, trước khi Đức Thánh Cha rời Assisi vào ban trưa để bay trở về Vatican.
Qua một sứ điệp Video trước đây gửi các bạn trẻ, Đức Thánh Cha đã hứa gặp họ ở Assisi. Khoảng 500 nhà kinh tế và doanh nhân trẻ từ các nước đã đăng ký tham dự Hội nghị theo lời mời của Đức Thánh Cha, dự kiến tiến hành từ ngày 26 đến 28 tháng Ba năm 2020, tại Assisi, để “hồi sinh” nền kinh tế. Nhưng rồi đại dịch Covid-19 ngăn cản cuộc gặp gỡ đó, tuy không làm cho cuộc đối thoại bị cắt đứt.
Việc tổ chức Hội nghị được ủy thác cho Tu viện dòng Phanxicô Viện Tu ở Assisi, nơi có mộ của thánh Phanxicô.
Sáng kiến “khơi động nền kinh tế Phanxicô” đến từ Đức Thánh Cha. Trong sứ điệp ký ngày 01 tháng Năm năm 2019, lễ thánh Giuse Thợ, và được phổ biến ngày 11 tháng Năm sau đó, Đức Thánh Cha cho biết để mang lại cho nền kinh tế một cái hồn, cần đặt hy vọng nhiều nơi giới trẻ, và Đức Thánh Cha mời gọi các nhà kinh tế cũng như doanh nhân trẻ đến Assisi vào năm 2020 để “cùng nhau thăng tiến một tiến trình thay đổi hoàn cầu, qua một hiệp ước chung”. Biến cố này được gọi là “Economy of Francesco” (Nền Kinh Tế Phanxicô), ám chỉ đến thánh Phanxicô Assisi (1181.82-1226), người cống hiến cho Giáo hội một lý tưởng và một chương trình hành động.
Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng với mong ước một tương lai tốt đẹp hơn, người trẻ là “lời ngôn sứ về một nền kinh tế quan tâm đến con người và môi trường. Họ có khả năng lắng nghe tiếng kêu ngày càng âu lo của trái đất và những người nghèo. Khi lắng nghe con tim của mình, những người trẻ giữ vai chính về sự thay đổi, có thể cảm thấy mình là những người mang lại một nền văn hóa can đảm và không sợ dấn thân, mặc dù có những rủi ro trong việc kiến tạo một xã hội mới”.
Đức Thánh Cha xác tín: “Các doanh nhân trẻ phải là những động cơ của sự thay đổi, nhắm mục đích kiến tạo bằng những phương thức khác để hiểu về nền kinh tế và sự tiến bộ, để bài trừ nền văn hóa loại bỏ, để mang lại tiếng nói cho những người không tiếng nói, để đề ra những lối sống mới. Bao lâu chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta chỉ tạo nên nạn nhân, dù là một người bị loại bỏ mà thôi, thì sẽ không thể có lễ hội huynh đệ đại đồng”.