Ngày 11-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/07: Chúa không giao sứ mạng nào quá sức con người – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:13 11/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.

Đây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.

Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:11 11/07/2023

6. Người sẽ vào tu viện thì ý chí dễ thuần khiết, tinh thần thanh thoát, ít phạm tội; không may bị sa ngã thì đứng dậy rất nhanh, sống thì bình an, chết thì an tâm, đền tội nhanh, thưởng càng lớn.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:14 11/07/2023
99. THIÊN ĐƯỜNG VĨNH HẰNG

Có một gia đình cư ngụ trên một hòn đảo vắng, trong gia đình có cha mẹ và hai đứa con. Họ nhai vỏ cây, ăn rễ cỏ, uống nước suối, ở trong một cái hang động, thường bị bão táp và mưa to gió lớn xâm nhập.

Những đứa trẻ không còn nhớ rõ tại làm sao mà chúng nó đến trên hoang đảo này, cũng hoàn toàn không biết nơi xa xôi kia là đất liền. Bánh mì, sữa bò, trái cây và nhiều thứ khác đối với chúng nó mà nói thì chẳng có khái niệm gì.

Một hôm, có một chiếc thuyền đậu gần bên hoang đảo, trên thuyền có bốn người da đen. Cha mẹ nhìn thấy họ thì rất vui mừng, trong lòng nghĩ có thể thoát khỏi tháng ngày khó khăn này. Nhưng thuyền quá nhỏ không thể cùng một lúc đem bốn người về đất liền, cuối cùng chỉ có thể quyết đình là để người cha đi trước.

Khi người cha cùng bốn người da đen đi lên chiếc thuyền gỗ nhỏ, thì người mẹ và các con đều khóc lớn. Ông ta nói:

- “Không nên khóc, chúng ta sẽ nhanh gặp nhau trên đất liền thôi, ở đó chúng ta sống tốt đẹp hơn.”

Chiếc thuyền nhỏ trở lại đón người mẹ, các con càng khóc nhiều hơn, bà cũng nói với chúng nó:

- “Đừng khóc, chúng ta sẽ gặp nhau ở ngôi nhà đẹp hơn.”

Cuối cùng, thuyền nhỏ lại đến đón chúng nó, hai đứa con nhìn thấy người da đen thì sợ run lên, hơn nữa khi thuyền đi trên đại dương mênh mông không bờ bến, thì cảm thấy mình hồn bay phách lạc, nhưng cuối cùng thuyền cũng đến đất liền.

Cha mẹ dang hai tay ra đón chúng nó, mọi người đều vui vẻ tột độ. Họ cùng nhau trở về mái nhà ấm cúng trong rừng cây, trong vườn hoa đẹp, con cái bình an sống khỏe và lần đầu tiên được uống sữa bò, mật ong và rất nhiều trái cây thơm ngon.

- “A, chúng ta lúc đó sợ như cái gì, đúng là ngu ngốc” – Hai đứa con vui vẻ nói tiếp: “Khi người da đen đến đón chúng ta thì chúng ta nên vui vẻ mới đúng.”

Người cha nói:

- “Các con ngoan, lần này từ hoang đảo dọn đến nơi đây, đối với mỗi người chúng ta rất là có ý nghĩa thâm sâu. Bởi vì sau này mọi người chúng ta sẽ đi đến nơi khác đẹp hơn so với chỗ này. So sánh nơi đó thì nơi chúng ta ở bây giờ giống như một hoang đảo, và so với chỗ chúng ta ở lúc trước thì nơi chúng ta ở bây giờ lại giống như thiên đường. Các con nè, con đường đi đến thiên đường là đau khổ và sự chết, chiếc thuyền gỗ nhỏ đại diện cho quan tài, có một ngày chúng ta sẽ nằm bên trong và để cho những người mặc áo đen khiêng đi. Khi khoảnh khắc đó đến, cha, mẹ của các con hoặc là các con đều phải lìa bỏ thế gian này, lúc đó đừng sợ, bởi vì lúc ấy đối với người yêu mến Thiên Chúa và vâng phục giới răn của Ngài mà nói, cái chết chẳng qua chỉ là một cái cổng lớn đi đến một ngôi nhà đẹp hơn mà thôi.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 99:

Thế gian này chỉ là ngôi nhà tạm thời của chúng ta, chỉ là mộng ảo của chúng ta, nụ cười của vui vẻ, nước mắt của đau khổ giống như nước mắt của cái chết, đèn diện sáng chói lấp lánh, tất cả đều là hư ảo, ngoại trừ thiên đàng.

Thiên đàng mới là quê hương vĩnh viễn của chúng ta nếu chúng ta sống công chính trước mặt Thiên Chúa, hỏa ngục cũng là quê hương đời đời của chúng ta nếu chúng ta sống trong tội ác ở đời này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Gắn bó
Lm. Minh Anh
15:34 11/07/2023
GẮN BÓ

“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ”.

Kỷ niệm 50 năm ngày cưới của Henry Ford, người ta hỏi ông về bí quyết hạnh phúc và sự bền bỉ của hôn nhân. Ford trả lời, “Như trong kinh doanh xe hơi, hãy ‘gắn bó’ với một mô hình!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ơn gọi cũng có một mô hình, hãy ‘gắn bó’ với nó! Lời Chúa hôm nay cho thấy, nếu để xây dựng một ‘Israel cũ’, Thiên Chúa cần 12 con trai của Giacóp; thì để xây dựng một ‘Israel mới’, Chúa Giêsu cần 12 môn đệ của Ngài. Họ phải ‘gắn bó’ với sứ mệnh đã lãnh nhận!

Bài đọc Sáng Thế là câu chuyện dài về sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa khi Ngài cho phép điều xấu nhất xảy ra với Giuse, người bị các anh bán sang Ai Cập. Tại đây, Giuse thoát khỏi cám dỗ của bà chủ; bị tống ngục, nhưng vì ‘gắn bó’ với Thiên Chúa, ông được cứu. Sau đó, được cất nhắc đến chức tể tướng nhờ tài giải mộng. Thánh Vịnh đáp ca vừa là một lời tạ ơn, vừa là một lời cầu xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tình thương trên những ai ‘gắn bó’ với Ngài, “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài!”.

Cũng thế, Tin Mừng hôm nay cho thấy, khi thành lập Vương Quốc, Chúa Giêsu không muốn ‘độc diễn’, nhưng cần những người khác; Ngài từ chối ‘show diễn một người’. Ngài gọi nhóm Mười Hai; trong họ, chúng ta tìm thấy mô hình của mọi ơn gọi Kitô. Đó là những môn đệ ‘gắn bó’ với Ngài, sẽ truyền bá Tin Mừng không chỉ bằng lời nhưng bằng cuộc sống và cả cái chết. Không có sự đáp lại của những con người này, sẽ không có Nước Trời, không có Giáo Hội!

Nhiều người đã ở trên núi với Chúa Giêsu ngày ấy, họ bị thu hút bởi Ngài và khao khát ở gần Ngài; nhưng, chỉ có mười hai môn đệ trở nên tông đồ. Mọi ơn gọi Kitô luôn khiến chúng ta có cảm giác mình được yêu cách riêng; một phần nào đó, đúng như vậy! Bạn và tôi được gọi đích danh bằng tên, có nghĩa là Chúa Giêsu biết rõ chúng ta khi Ngài gọi, bao gồm những khiếm khuyết và yếu đuối. Ngài nhìn vào mắt các môn đệ; và đến lượt họ, nhìn vào khuôn mặt Ngài, lắng nghe giọng nói của Ngài và chứng kiến những điều kỳ diệu Ngài làm. Gặp gỡ cá nhân, ‘gắn bó’ với Chúa Giêsu, ân sủng Ngài ban… bao hàm một sứ vụ: “Các con hãy đi!”. Gặp gỡ và ra đi không bao giờ tách rời nhau.

Anh Chị em,

“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ”. Dù đang ở bất cứ vị trí nào, bậc gia đình hay bậc tu trì, không bao giờ chúng ta hiểu được đầy đủ lý do, “Tại sao Ngài gọi tôi?”; “Tại sao tôi ở đây?”. Chỉ Thiên Chúa mới biết được chiều sâu của sự khôn ngoan nơi chính Ngài. Và đây là mầu nhiệm Nước Trời đầu tiên chạm đến cá nhân mỗi người; rằng, Thiên Chúa đã gọi, Ngài muốn gọi, và bạn thưa “xin vâng”. Đây là câu trả lời duy nhất mà người môn đệ phải tìm kiếm; mọi thứ khác sẽ làm chậm trễ sứ vụ truyền giáo và làm gián đoạn cuộc đối thoại của tình yêu và việc phục vụ sứ mệnh. Hãy khẳng định với Chúa rằng, tất cả công việc của bạn và tôi đang làm sẽ là sự đáp lại ơn gọi tông đồ và là ánh sáng cho thế giới. Các tông đồ là những con người đã rất mực ‘gắn bó’ với Chúa Giêsu, mô hình tuyệt vời cho người môn đệ mọi thời, nên các ngài cũng là những mẫu gương gần gũi cho bạn và tôi noi theo!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không ‘gắn bó’ với Chúa, con sẽ ‘gắn bó’ với các thứ khác. Đừng để con quên, ‘gắn bó’ với Chúa, con nên thánh; ‘gắn bó’ với các thứ khác, con đánh mất chính mình!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân bộ trưởng Giáo lý Đức tin và cuốn sách dạy về nụ hôn
Vũ Văn An
18:52 11/07/2023

Phản ứng đầu tiên và nhiều hơn cả đối với việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Fernadez làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin là về cuốn sách ngài viết lúc còn là một linh mục trẻ Sáname con tu boca: El arte de besar (Hãy chữa lành em bằng miệng anh: Nghệ thuật hôn) xuất bản năm 1995. Cuốn sách nhỏ này đã được dịch sang tiếng Anh và phổ biến trên liên mạng, dường như từ năm 2017 (https://medium.com/@artofkissing/heal-me-with-your-mouth-the-art-of-kissing-c5300a81bb93). Vừa nghe tin ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm, dư luận liền xôn xao về cuốn sách này, khiến ngày 4 tháng 7, nghĩa là chỉ 4 ngày sau tin bổ nhiệm, Đức Tổng Giám Mục Fernandez phải dùng Facebook để giải thích về nó.



Không chỉ giải thích, đăng tải trên Facebook còn nhân dịp này phê phán những người tiêu cực đối với cuốn sách là “các nhóm chống Đức Phanxicô nổi đóa [đối với việc bổ nhiệm tôi] và họ đã tiến tới việc dùng các phương tiện vô đạo đức để gây hại cho tôi”. Trong số những nhóm này, ngài chỉ đích danh người Công Giáo Hoa Kỳ: “tệ hơn nữa, khi những cuộc tấn công này phát xuất từ người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc, và họ không biết tiếng Tây Ban Nha, nên họ dịch sai một trong các bài thơ của cuốn sách. Họ dịch chữ ‘bruja’ là ‘puta’. Nhưng cuốn sách viết ‘bruja’. Họ không có quyền thay đổi lời lẽ của tôi. Xem ra họ không có đạo đức đối với việc này, và đây không phải là lần đầu tiên họ làm thế đối với tôi”

Phản công trên quả là mạnh mẽ, nhất là ngài nói chung “người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc”. Nhận ra nhận định này có hơi quá đáng, ngày 5 tháng 7, trong cuộc phỏng vấn qua email của Elise Ann Allen, thuộc tạp chí Cruxnow, ngài nói lại: “Bà phải nói ‘một số’ người Mỹ.... Ở Hoa Kỳ, dân chúng được giáo dục rất tốt, và sự phát triển vượt bậc mà Hoa Kỳ có được chỉ trong vài thập niên nói lên năng lực tuyệt vời của người dân đó. Tôi sẽ không bao giờ chê bai một dân tộc cao quý và có năng lực như vậy. Nhưng cũng có những thiểu số có khuynh hướng cuồng tín, thù hận, và điều này dẫn đến cái nhìn phiến diện chỉ tìm kiếm mặt tối của kẻ thù. Khi điều này được thêm vào sự kiện những nhóm thiểu số này có rất nhiều quyền lực kinh tế, có thể họ sẽ đạt được tác động lớn hơn trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều khi không phải ác mà là đam mê nên tôi không phán đoán họ, nhưng tôi phải nói rằng một số lượng giá về Đức Thánh Cha và cả về cá nhân tôi là không công bằng và không khách quan lắm”.

Nói rằng người Công Giáo Hoa Kỳ không biết tiếng Tây Ban Nha cũng là một điều nói quá của Đức Tổng Giám Mục Fernandez. Thực ra về chữ “bruja” trong nguyên bản của Đức Tổng Giám Mục, Hãng tin Catholic World News, trong bài “Archbishop Fernández, new DDF prefect, defends Heal Me with Your Mouth; publisher removes book from website” (Đức Tổng Giám Mục Fernandez, Tân Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, bênh vực Chữa lành Em bằng Môi miệng Anh; nhà xuất bản gỡ bỏ cuốn sách khỏi trang mạng), ngày 6 tháng 7, cho hay: “Trong bài thơ năm 1995 đang bàn, Đức Tổng Giám MụcFernandez ngỏ lời với một người đàn bà là bruja, một chữ có nghĩa chính là ‘phù thủy’(Collins Spanish Dictionary, Wiktionary), và là chữ người dịch trực tuyến dịch thành chữ tầm thường ‘bitch’. Trong đăng tải Facebook của ngài, Đức Tổng Giám Mục Fernandez mô tả bản dich tiếng Anh như tương đương với chữ puta, với nghĩa chính là ‘gái điếm’, nhưng chữ này cũng có nghĩa là ‘bitch’ (Collins Spanish Dictionary, Wiktionary). Vả lại, bruja cũng có nghĩa là ‘bitch’ (Collins Spanish Dictionary), điều này cho thấy quyết định của người dịch chuyển ngữ bruja thành bitch đâu có gì sai”.

Trong đăng tải Facebook, Đức Tổng Giám Mục Fernandez còn muốn làm tăng giá trị của cuốn sách mà theo nhiều ký giả thì một là nhà xuất bản đã gỡ bỏ khỏi trang mạng cùng với tin ngài được Đức Phanxicô bổ nhiệm hai là không còn được liệt kê trên danh sách chính thức các tác phẩm của ngài nữa, khi cho rằng: đây là một loại sách giáo lý dành cho giới trẻ. Ngài viết: “Một câu từ thời các giáo phụ nói rằng nhập thể giống như một nụ hôn Thiên Chúa dành cho nhân loại đã linh hứng cho tôi. Lúc đó, tôi rất trẻ, tôi là một cha xứ, và tôi cố gắng nối vòng tay lớn với giới trẻ. Rồi tôi nẩy ra ý nghĩa viết một cuốn giáo lý cho họ dựa trên điều nụ hôn có ý nghĩa. Tôi viết cuốn giáo lý này với sự tham gia của một nhóm người trẻ, họ cung cấp cho tôi nhiều ý tưởng, cụm từ, bài thơ v.v...”

Nhưng trong dẫn nhập của cuốn sách, Đức Tổng Giám Mục Fernandez không nói chi đến bản chất “sách giáo lý” của nó, ngài chỉ nói đến việc tham khảo rộng rãi giới trẻ mà thôi: “tôi muốn minh xác rằng cuốn sách này không được viết ra dựa nhiều lắm vào chính kinh nghiệm của riêng tôi, nhưng dựa vào đời sống của những người hôn nhau. Trong các trang này, tôi muốn tổng hợp cảm giác phổ thông, người ta cảm thấy gì khi họ nghĩ về một nụ hôn, những kẻ tử sinh cảm nghiệm điều gì khi họ hôn nhau. Vì mục đích này, tôi đã chuyện vãn rất nhiều với nhiều người giầu kinh nghiệm trong lãnh vực này, và cả các người trẻ, những người học hôn theo cách của họ. Tôi cũng tham khảo nhiều cuốn sách, và tôi muốn trình bầy các thi sĩ nói sao về nụ hôn. Nên, cố gắng tổng hợp sự phong phú mênh mông của đời sống, các trang sách này đứng về phía ủng hộ việc hôn. Tôi hy vọng rằng chúng giúp các bạn hôn tốt hơn, vận động các bạn giải thoát phần tốt nhất của con người các bạn vào nụ hôn”.

Đặt cuốn sách trong bối cảnh tổng thể của thừa tác vụ của ngài, Đức Tổng Giám Mục Fernandez nói rằng các nhóm cực đoan chỉ trích ngài và ‘nhục mạ” ngài vì cuốn sách này cả hàng mấy chục năm qua, cho rằng ngài ôm ấp thứ thần học thấp kém. Ngài giận dữ bác bỏ ý niệm cho rằng cuốn sách này đại diện cho tiêu chuẩn các sách thần học của ngài. Vì thực ra, đây không phải là sách thần học, mà chỉ là một cố gắng của một linh mục trẻ hăng say muốn nối vòng tay lớn với mọi người bằng cách “sử dụng các ngôn ngữ đa dạng nhất”. Ngài cho hay, trên thực tế, ngài viết rất nhiều bài báo cho các tạp chí và tập san danh tiếng như AngelicumNouvelle Revue Théologique.

Ngài viết: “tôi cũng có những cuốn sách trình độ cao’. Vả lại, không thể giản lược nhiệm vụ của một thần học gia vào các bản văn này mà thôi. Ngài tiếp tục nhấn mạnh rằng trong bản tóm lược tiểu sử của ngài do Vatican công bố hôm thứ Bẩy qua, ngài là khoa trưởng một phân khoa thần học và là cha xứ của giáo xứ Santa Teresita. Khía cạnh thực tế của nhà thần học này đã được Đức Phanxicô đánh giá cao. Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục giám mục cho rằng, theo Đức Phanxicô “điều quan trọng là nhà thần học phải sẵn sàng lội bùn và và cố gắng sử dụng ngôn ngữ bình dị để nối vòng tay lớn với mọi người”.

Dưới đây, chúng tôi xin trích dịch phần ngài trả lời câu hỏi “Nụ hôn là cái chi chi?”

Nụ hôn là cái chi chi?

Nụ hôn, trong tiếng Tây Ban Nha là “beso”, trong tiếng Ý là “bacio”, trong tiếng Pháp là “baiser”, trong tiếng Đức là “kuss”, trong tiếng Bồ Đào Nha là “beijo”...

Theo một từ điển, nó có nghĩa “chạm vào thứ gì đó bằng môi của một người, làm chúng co lại và giãn ra một cách nhẹ nhàng, để biểu lộ tình yêu, sự kính trọng hoặc tình bạn”. Nhưng, tất nhiên, khi một người cảm thấy mình đang chết đuối nếu không có nụ hôn, định nghĩa trang trọng này quá ngắn. Toàn bộ con người bạn, chứ không chỉ đôi môi, chìm đắm trong nụ hôn. Ngoài ra, đó không phải là điều được thực hiện để “chứng minh” những gì được cảm nhận, nhưng khi tình yêu tương tự hoàn toàn biến thành một nụ hôn, và mọi thứ bị lãng quên, nó bỏ lại tất cả. Nụ hôn là cuộc gặp gỡ của hai người trong một khoảnh khắc mà không có gì khác ngoài họ, và không có gì khác đáng kể nữa:

Trong một hiện tại tinh khiết, trong khoảnh khắc rõ ràng này,
Bây giờ chỉ có sự hiện diện thánh thiêng của em hiện hữu,
mà không lưu giữ giải trình nào của em,
mà không đòi hỏi bất cứ điều gì của em.

Và anh để em là câu hỏi sâu sắc nhất của anh
câu trả lời duy nhất…


Nụ hôn là tình yêu thành thịt xương, nó là điểm trong đó mọi đặc điểm của tình yêu con người: sự dịu dàng, đam mê, hân hoan, ngưỡng mộ, tế nhị, sức mạnh, nghỉ ngơi, khuây khỏa, chuyển giao, thông đạt. Đó là lý do tại sao nụ hôn là biểu thức tuyệt vời nhất của tình yêu. Và nó chứng tỏ một sự kiện không thể phủ nhận: trong khi sự kết hợp tình dục chỉ xảy ra giữa tuổi vị thành niên và người trưởng thành, thì nụ hôn cũng xuất hiện, như một món quà của Thiên Chúa, giữa người trẻ và người già. Không có tuổi tác cho nụ hôn, không có thời gian hay sự hư hỏng nào có thể dập tắt nó, bởi vì nó là sức hút vĩnh viễn của tâm hồn và thể xác.

Và nếu cơ thể được nuôi dưỡng bằng thức ăn, trí hiểu bằng sách vở và lớp học, và ý chí bằng nỗ lực, thì tình yêu được nuôi dưỡng bằng những nụ hôn. Một vị thánh thời Trung cổ từng nói:

"Sự sống của cơ thể con người được duy trì nhờ hai thứ: thức ăn và không khí. Không có thức ăn, con người có thể sinh tồn trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng không có không khí thì không thể sống trong vài phút. Đối với tình yêu, đó là nụ hôn. Trong nụ hôn có hai hơi thở, hai tinh thần hòa quyện vào nhau, và sự hòa quyện này tạo ra trong tâm hồn một sự ngọt ngào làm phấn khích và thắt chặt tình cảm của những người hôn nhau." (St. Aelred, Tình bạn thiêng liêng, 65).

Trên thực tế, khi không có nụ hôn - "Cờ đỏ!" - chúng tôi có dấu hiệu tốt nhất cho thấy tình yêu đang gặp nguy hiểm. Người ta sẽ có thể làm tình, để giải tỏa bản năng và thỏa mãn một nhu cầu, nhưng nếu không có những nụ hôn chân thật—sâu, dịu dàng và thường xuyên—là vì tình yêu không còn nữa hoặc đang chết dần, bị thương.

Một nụ hôn đúng nghĩa chứng tỏ người khác là thánh thiêng đối với mình. Nhưng khi tình dục nằm ngoài tầm kiểm soát, và chúng ta muốn nhiều hơn nữa - nhiều khoái cảm hơn, mãnh liệt hơn - thì người kia sẽ biến thành một miếng bọt biển mà chúng ta muốn vắt kiệt cho đến giọt cuối cùng. Và thế là họ bắt đầu đánh mất phép thuật, sự tôn kính, sự ngưỡng mộ. Và dấu hiệu rõ ràng nhất của cái chết tình yêu là những nụ hôn run rẩy đó biến mất, chúng bắt đầu nhỏ dần từng chút một; bởi vì lúc đầu, do một nỗi sợ hãi thánh thiêng nhất, chúng ta không dám áp đặt chúng, chúng ta không muốn thúc giục chúng. Vì lý do này, thường xảy ra việc ký ức đẹp nhất còn lại của một tình yêu là những nụ hôn đầu tiên. Sự hiện diện của những nụ hôn ấy, những nụ hôn say đắm, nhưng đầy tôn trọng và dịu dàng, là điều tốt nhất cho thấy một cách nghiêm túc một tình yêu có khả năng tôn trọng và đối xử với người khác như một điều thánh thiêng sâu sắc, như một người tự do, mà tôi không phải là sở hữu chủ cũng không phải là ông chủ.

Nếu những nụ hôn chậm rãi, khoan thai, run rẩy đó không có, thì điều này chứng tỏ tình yêu đã không còn là cuộc gặp gỡ của hai con người ngưỡng mộ nhau, chiêm ngưỡng nhau, tôn thờ nhau mà trở thành tổng số hai kẻ ích kỷ lợi dụng lẫn nhau để giải tỏa nhu cầu căn bản của họ và làm dịu thần kinh của họ.

Ánh mắt lấp lánh ấy, niềm vui thanh thản ấy, ánh sáng soi rọi cuộc đời khi sự dịu dàng được đặt lên trên tình dục, chính là để tiếp tục kéo dài sự quyến rũ của tuổi trẻ, âm thầm nuôi dưỡng nghị lực sống.

Nụ hôn giống như một lời thề được niêm phong bằng đôi môi, một lời thú nhận được xác nhận bằng bí mật của sự im lặng, lấy miệng thay thế cho tai. Đó là để trái tim nếm trải tâm hồn bằng đôi môi. Để đưa cả tâm hồn vào miệng với sự mềm mại ngọt ngào của ngọn lửa. Nụ hôn tự nói lên, ngay cả khi nó bịt kín đôi môi. Nó cho phép chúng ta thở gần người khác, chạm vào hơi thở của họ, dấu hiệu tinh tế của tinh thần được trao đổi, từ những tầng sâu mà họ giao tiếp với nhau, từ những vực thẳm tìm thấy tiếng vang của họ. Đó là cách hít vào và thở vào linh hồn người khác, giống như chúng ta đến gần suối nước để uống. Là nói với các bạn rằng chúng tôi khao khát trái tim của các bạn và chúng tôi dùng miệng tìm kiếm thức ăn nuôi sống chúng tôi (Eduardo Casas, chưa xuất bản).

Bùa mê này nếu mất thì có thể tìm lại được, có thể hồi sinh; nhưng để làm được điều này, hữu thể nhân bản kia, thánh thiêng và tự do, phải trở lại quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Và khi điều này xảy ra, nụ hôn được tái sinh, thanh thản và đồng thời rực lửa, khiến chúng ta cảm thấy chúng ta đã quyết định có một sở hữu chủ; như thể điều cực kỳ vinh dự đối với một vị vua hay nữ hoàng là cho phép chúng ta bước lên ngai vàng của họ để chạm vào đôi môi dịu dàng của họ. Tôi thích mô tả của Enrique Fabbri:

"Nụ hôn là một biểu tượng kỳ diệu của tình yêu; một dấu hiệu cho đi và chào đón cùng một lúc. Một nụ hôn chỉ thực sự xảy ra khi nó được chấp nhận. Nụ hôn không thể bị đánh đĩ, không thể lừa dối anh. Đó là một cuộc trao đổi thân mật, một thông báo về những cuộc trao đổi thân mật khác. Đối với nụ hôn, miệng không còn là cơ quan ngấu nghiến mà là biểu hiện của sự tôn trọng dịu dàng và khao khát người khác. Hôn là trao đổi hơi thở, có nghĩa là trao đổi những tầng sâu thẳm của chúng ta; đó là mong muốn nuôi dưỡng người khác. Hơn lời nói, nó là việc trở về với nội tâm chữ yêu được hít thở trong khát khao sống còn". (Revista Criterio, 12-11-1992, tr. 19).

Vậy thì chúng ta nên làm gì? Hãy xem những con đường dẫn đến một nụ hôn.
 
VietCatholic TV
Biến lớn: Prigozhin gặp Putin, xin đi khử Zelenskiy để chuộc lỗi. Thổ đồng ý cho Thụy Điển vào NAT
VietCatholic Media
02:56 11/07/2023


1. Putin có cuộc họp bí mật với trùm Wagner Yevgeny Prigozhin và ra lệnh cho anh ta ám sát Tổng thống Zelenskiy để chuộc lỗi

Hôm thứ Hai, 10 Tháng Bẩy, trong một diễn biến đáng kinh ngạc, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, cho biết hôm 29 Tháng Sáu, Putin đã có cuộc họp với trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.

Hai ký giả Will Stewart và Felix Allen của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “VLAD'S U-TURN Putin ‘orders Wagner warlord to assassinate Zelensky and bring him his head’ in secret meeting despite being in exile”, nghĩa là “Bước ngoặc của Vladimir. Putin 'ra lệnh cho lãnh chúa Wagner ám sát Zelenskiy và mang về cho ông ta cái đầu' trong cuộc họp bí mật mặc dù đang phải sống lưu vong.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các báo cáo khẳng định rằng Vladimir Putin đã ra lệnh cho ông chủ của Tập đoàn Wagner nổi loạn phải ám sát tổng thống Ukraine, chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính thất bại của ông ta.

Yevgeny Prigozhin đáng lẽ phải sống lưu vong như một phần của thỏa thuận ngăn chặn cuộc hành quân của ông ta vào Mạc Tư Khoa - nhưng sau đó đã được bí mật chào đón vào Điện Cẩm Linh vào cuối tháng trước.

Và bây giờ anh ta có thể cố gắng khởi động một “sự tàn bạo lớn” thay mặt cho Putin - có thể bao gồm một nhiệm vụ “mang về cái đầu của Volodymyr Zelenskiy”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm nay xác nhận rằng Putin đã có cuộc hội đàm với Prigozhin vào ngày 29/6.

Cuộc gặp gỡ giật gân xảy ra năm ngày sau khi một nhóm lính đánh thuê Wagner suýt lật đổ chế độ và đẩy nước Nga vào bờ vực.

Putin được cho là đã bắt đầu thanh trừng các tướng lĩnh cấp cao bị nghi ngờ có kiến thức trước về âm mưu đảo chính.

Nhưng bất chấp làn sóng giận dữ trên truyền hình lên án Prigozhin là “kẻ phản bội”, ông ta dường như đã thực hiện một bước ngoặt đáng xấu hổ trong chốn riêng tư.

Nó làm dấy lên đồn đoán về sự hỗn loạn đằng sau hậu trường giữa những tuyên bố về sự chia rẽ trong vòng thân cận của Putin và cáo buộc âm mưu lật đổ ông ta.

Hôm nay, tờ Liberation của Pháp lần đầu tiên tiết lộ cuộc gặp bất ngờ này, trích dẫn các nguồn tin tình báo và được cơ quan ngôn luận của Putin xác nhận.

Peskov cho biết 35 người đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba giờ, bao gồm cả Prigozhin và các chỉ huy cấp cao trong đội quân tư nhân Wagner của ông ta.

Đáng ngạc nhiên là Putin được cho là đã ca ngợi những nỗ lực của họ ở Ukraine, chưa đầy một tuần sau khi ông thừa nhận Nga đã ngăn chặn được “cuộc nội chiến”.

Peskov cho biết: “Điều duy nhất chúng tôi có thể nói là tổng thống đã đưa ra đánh giá của ông ấy về các hành động của công ty ở mặt trận trong Chiến dịch quân sự đặc biệt và cũng đưa ra đánh giá của ông ấy về các sự kiện ngày 24 tháng 6.”

Ông cũng tuyên bố các chỉ huy của Wagner đã tái khẳng định lòng trung thành của họ với Putin tại cuộc họp ở Điện Cẩm Linh.

Ông nói: “Các chỉ huy nhấn mạnh rằng họ là những người ủng hộ trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh tối cao. Họ cũng nói rằng họ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc.”

Chỉ năm ngày trước đó, những người lính đánh thuê đã chiếm trụ sở chiến tranh của Nga ở Rostov-on-Don và bắn hạ một số máy bay khi họ hành quân đến trong vòng 120 dặm của Mạc Tư Khoa.

Bản thân Prigozhin tuyên bố cuộc binh biến không nhằm lật đổ Putin mà thay vào đó nhằm vào bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và tư lệnh quân đội Valery Gerasimov, những người mà ông đổ lỗi cho những thất bại ở Ukraine.

'Tội ác lớn'

Tướng Viktor Zolotov, người đứng đầu lực lượng vệ binh quốc gia Nga, và ông Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài SVR của Nga, đều tham dự phiên họp, Liberation đưa tin.

Nhưng Gerasimov được cho là đã ở ngoài trời lạnh và vắng mặt.

Vị tướng cao cấp nhất của Nga được cho là đã “biến mất” sau cuộc đảo chính sau khi ông không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần.

Trong một diễn biến khác, hôm nay anh ta lại xuất hiện khi ra lệnh phóng hỏa tiễn cho cấp dưới trong một đoạn video được cho là đã được ghi lại vào ngày hôm qua.

Riêng ngày hôm nay, có thông tin cho rằng Prigozhin có thể đã tình nguyện thực hiện một nhiệm vụ mới để giành lại sự ủng hộ của Putin.

Người đoạt giải Nobel Dmitry Muratov, là người điều hành hãng tin tức điều tra tiên phong Novaya Gazeta, cho biết: “Tôi nghĩ rằng ông ấy có thể không xin sự tha thứ từ Putin khi nói: 'Hãy để tôi quay lại'.

“Nhưng anh ta có thể thực hiện một số tội ác lớn vì lợi ích của Nga.

“Ông ta có thể cố gắng tổ chức một vụ ám sát Zelenskiy và đưa người đứng đầu Tổng thống Ukraine đến Điện Cẩm Linh.

“Tại sao không? Ông ấy phải làm điều gì đó để không còn mùi vị của cái mà Putin gọi là 'cú đâm sau lưng nước Nga'“.

Bí ẩn 'lưu vong'

Tin tức về cuộc họp gây chấn động được đưa ra sau những đồn đoán dữ dội về nơi ở của Prigozhin.

Nhà tỷ phú từng là người bán hotdog - một đồng minh thân cận của Putin trong nhiều năm - đáng lẽ phải sống lưu vong ở Belarus theo một thỏa thuận do nhà độc tài bù nhìn của Vladimir, là Alexander Lukashenko, làm trung gian.

Ít nhất một doanh trại quân đội đã được dựng lên cho 8.000 lính Wagner đi theo ông ta và thiết lập một căn cứ mới ở biên giới của Nato - nhưng nó đã bị bỏ trống.

Và Lukashenko đã rút lại tuyên bố trước đó của anh ta rằng Prigozhin đang ở Minsk, nói rằng anh ta tin rằng ông chủ Wagner thực sự đang ở St. Petersburg.

Các trang web theo dõi hàng không cho thấy máy bay riêng của anh ta bay ngang qua Nga trong những ngày gần đây trong bối cảnh có tin đồn rằng một thỏa thuận khác đã được thực hiện riêng để cho phép anh ta ở lại.

Và người đứng đầu Nato Jens Stoltenberg tiết lộ: “Chúng tôi theo dõi chặt chẽ nơi những người lính Wagner đang di chuyển xung quanh, và cả nơi Prigozhin đang di chuyển”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói Prigozhin đã “di chuyển một chút vòng quanh”, mà không nói ở đâu.

Và ông nói thêm: “Tôi sẽ không đi vào chi tiết, nhưng chúng tôi đã thấy một số công việc chuẩn bị cho việc tiếp đón các nhóm lớn binh lính Wagner ở Belarus. Cho đến nay chúng tôi chưa thấy nhiều người trong số họ đến Belarus.”

Tuần trước, dinh thự của Prigozhin đã bị cảnh sát đột kích, cảnh sát đã tiết lộ hình ảnh của những thỏi vàng, súng và những bức ảnh đóng khung của những cái đầu bị cắt rời.

Họ cũng tiết lộ một tủ đầy tóc giả và hình ảnh của Prigozhin trong loạt cải trang hài hước.

Các vụ rò rỉ được cho là nhằm làm bẽ mặt Prigozhin, nhưng các nhà phân tích nói rằng ông vẫn được bảo vệ ở mức cao nhất.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết các cơ quan an ninh Nga “có khả năng giam giữ Prigozhin hoặc hạn chế các hoạt động di chuyển của ông ta ở Nga” nhưng rõ ràng là đã không làm như vậy.

ISW cho biết “khả năng tự do hoạt động ở Nga của anh ta cho thấy rằng Prigozhin vẫn được bảo vệ bởi một số bảo đảm an ninh và Điện Cẩm Linh tiếp tục ưu tiên làm suy yếu danh tiếng của anh ta ở Nga hơn là tấn công anh ta về thể chất hoặc pháp lý.”

2. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ việc gia nhập NATO của Thụy Điển

Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Hai rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ nỗ lực của Thụy Điển để tham gia liên minh quân sự.

“Vui mừng thông báo rằng sau cuộc họp do tôi tổ chức với Tổng thống Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển, Tổng thống Erdogan đã đồng ý chuyển giao thức gia nhập của Thụy Điển tới Đại hội đồng Quốc gia càng sớm càng tốt và bảo đảm việc phê chuẩn. Đây là một bước đi lịch sử giúp tất cả các Đồng minh NATO mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết như trên sau cuộc họp ở thủ đô Vilnius của Lithuania.

NATO cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và ông Stoltenberg, Thụy Điển sẽ “tích cực hỗ trợ” các nỗ lực nhằm tái tạo quá trình gia nhập Liên minh Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển sẽ tìm cách tối đa hóa các cơ hội để tăng cường thương mại và đầu tư song phương. Thụy Điển sẽ tích cực hỗ trợ các nỗ lực tái tạo quá trình gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hiện đại hóa Liên minh Hải quan Liên Hiệp Âu Châu-Thổ Nhĩ Kỳ và tự do hóa thị thực”

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Stoltenberg cho biết việc cho phép Thụy Điển tham gia liên minh “có lợi cho an ninh của tất cả các đồng minh NATO vào thời điểm quan trọng này”.

Erdogan trước đó vào thứ Hai đã yêu cầu Brussels dọn đường cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu trước khi chấp thuận tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.

“Kể từ Hội nghị thượng đỉnh NATO lần trước, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết các mối quan ngại về an ninh chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ. Là một phần của quá trình đó, Thụy Điển đã sửa đổi hiến pháp, thay đổi luật pháp, mở rộng đáng kể hợp tác chống khủng bố chống lại PKK và nối lại xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả các bước được nêu trong Bản ghi nhớ ba bên đã được thống nhất vào năm 2022,” tuyên bố của NATO viết.

“Cả Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đều đồng ý rằng hợp tác chống khủng bố là một nỗ lực lâu dài, sẽ tiếp tục sau khi Thụy Điển gia nhập NATO,” nó nói thêm.

3. Lãnh đạo thế giới hoan nghênh quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hoan nghênh quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO vào hôm thứ Hai, nói rằng ông “sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và Thổ Nhĩ Kỳ về việc tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe ở khu vực Âu Châu-Đại Tây Dương.”

“Tôi mong được chào đón Thủ tướng Ulf Kristersson và Thụy Điển với tư cách là Đồng minh NATO thứ 32 của chúng tôi,” Biden nói trong một tuyên bố ngay sau thông báo.

Tổng thống Mỹ cũng cảm ơn sự lãnh đạo của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Như CNN đã đưa tin trước đây, ông Stoltenberg nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ nỗ lực của Thụy Điển để tham gia liên minh quân sự.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly cũng hoan nghênh động thái này, nói rằng việc Thụy Điển trở thành thành viên của NATO là “vì lợi ích của mọi người”.

“Việc gia nhập của họ giúp tất cả chúng ta an toàn hơn. Vương quốc Anh hoan nghênh các bước mà Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện hôm nay để đưa điều này đến gần hơn. Chúng tôi tiếp tục sát cánh bên những người bạn Thụy Điển của mình,” Cleverly nói.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, quốc gia đã gia nhập NATO vào tháng 4, nói rằng “Tư cách thành viên NATO của Phần Lan không hoàn chỉnh nếu không có Thụy Điển.”

“Bây giờ chúng tôi đang tiến một bước rõ ràng đến việc hoàn thành. Với Thụy Điển, toàn bộ Liên minh sẽ mạnh mẽ hơn,” Niinisto nói trong một tweet.

Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Âu Châu, gọi đây là một “bước đi lịch sử”.

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết trong một tweet rằng thỏa thuận này sẽ củng cố đáng kể khu vực biển Baltic và toàn bộ Liên minh, đồng thời nói thêm rằng các nước đồng minh đoàn kết và mạnh mẽ. Hội nghị thượng đỉnh NATO đang được tổ chức tại Vilnius, Lithuania.

Một số bối cảnh: Thông báo được đưa ra vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Vilnius, Lithuania và thể hiện một sự thay đổi ngoạn mục từ Erdogan, người trước đó vào thứ Hai đã đề xuất rằng Thụy Điển chỉ có thể tham gia liên minh sau khi đất nước của ông được chấp nhận vào Liên minh Âu Châu.

Ông Erdogan đã cản trở việc Thụy Điển gia nhập NATO trong hơn một năm qua vì vô số lo ngại.

4. Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Thụy Điển cho việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, truyền thông nhà nước đưa tin

Thụy Điển hoàn toàn ủng hộ quá trình gia nhập Liên minh Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ, hãng thông tấn nhà nước Anadolu đưa tin – trích lời một quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối ngày thứ Hai.

Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn đối với việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, tự do hóa thị thực và quy trình gia nhập của Liên Hiệp Âu Châu. Anadolu đưa tin, trong cuộc họp giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và NATO, họ đã nhất trí nỗ lực hướng tới việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt và loại bỏ những trở ngại trong thương mại và đầu tư quốc phòng giữa các đồng minh.

Điều này xảy ra khi người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ việc gia nhập NATO của Thụy Điển vào hôm thứ Hai, với một tuyên bố từ liên minh nêu rõ rằng Stockholm sẽ “tích cực hỗ trợ” các nỗ lực nhằm tái tạo quá trình gia nhập Liên minh Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với các phóng viên rằng tư cách thành viên NATO của Thụy Điển nên được liên kết với tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ, lập luận rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ đã chờ đợi ở ngưỡng cửa Liên minh Âu Châu hơn 50 năm nay “ và “gần như tất cả các nước thành viên NATO đều đã là thành viên Liên Hiệp Âu Châu.”

Nỗ lực trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình trệ kể từ năm 2016 — khi một nỗ lực đảo chính thất bại trong việc loại bỏ Erdogan khỏi quyền lực. Kể từ đó, ông Erdogan đã siết chặt quyền lực của mình thông qua các cải cách hiến pháp khiến Liên Hiệp Âu Châu lo ngại về nhân quyền và cơ sở pháp lý.

5. Thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để Thụy Điển gia nhập NATO không phải là kết quả của “đàm phán mới”, người đứng đầu liên minh nói

Người đứng đầu liên minh cho biết thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển trở thành thành viên của NATO đã được thực hiện từ năm ngoái.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết động thái này không phải là kết quả của “cuộc đàm phán mới” và thỏa thuận này “được xây dựng dựa trên những gì chúng tôi đã đồng ý một năm trước tại Madrid.”

“Đây không phải là cuộc đàm phán mới, mà là về việc thực hiện và bảo đảm việc thực hiện những điều khác nhau mà chúng tôi đã đồng ý một năm trước tại Madrid,” ông nói trong một cuộc họp báo, một ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO.

Ông Stoltenberg nói tiếp rằng các cuộc thảo luận giữa hai quốc gia đã có thể giải quyết từng mối quan tâm của họ và tìm ra “điểm chung”.

“Những gì chúng tôi thấy là chúng tôi đã có thể dung hòa những lo ngại mà Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ và với những lo ngại mà Thụy Điển đã bày tỏ, và sau đó chúng tôi đã có thể tìm thấy một điểm chung, một nền tảng chung và tiến lên dựa trên điều đó.”

Người đứng đầu NATO cho biết việc Thụy Điển gia nhập NATO là điều tốt cho liên minh và nói thêm rằng “điều này là vì lợi ích an ninh của tất cả chúng ta”.

Khi được hỏi khi nào Thụy Điển có thể chính thức trở thành thành viên NATO, ông Stoltenberg tỏ ra không sẵn lòng đưa ra câu trả lời, nói rằng việc đưa ra thông báo là tùy thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ và muốn tập trung vào giá trị của một “ngày lịch sử”.

6. Các quan chức Ukraine cho biết cuộc tấn công của miền Nam đã giải phóng 169 km vuông lãnh thổ cho đến nay

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 11 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã giải phóng 169 km vuông lãnh thổ ở phía nam kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào giữa tháng 5. Cô nói rằng đó là một khu vực có diện tích gần bằng thành phố Odesa.

Trong tuần qua, các lực lượng Ukraine đã tiến thêm hơn một km “do cuộc tấn công ở các hướng Melitopol và Berdiansk”.

Như thế, 10 km vuông đất Ukraine đã được giải phóng trong tuần qua.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng quân đội “tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công theo hướng Melitopol và Berdiansk, cố thủ trên các tuyến đã đạt được, tấn công bằng hỏa lực pháo binh và thực hiện các biện pháp phản công”.

Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, các lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động tấn công tại một số điểm dọc theo chiến tuyến Donetsk, với 30 cuộc giao tranh trong ngày qua. Có rất ít thay đổi ở các vị trí tiền tuyến dọc theo chiến tuyến phía đông.

Bộ Tổng tham mưu cho biết các lực lượng Ukraine đã chống lại hỏa lực mạnh của máy bay và pháo binh Nga ở khu vực Bakhmut, đồng thời cũng đã ngăn chặn các hoạt động tấn công của Nga gần Avdiivka và Mariinka.

24 km vuông đã được giải phóng trong khu vực Bakhmut trong các hoạt động gần đây, trong đó, 4 km vuông lãnh thổ được giải phóng trong tuần qua.

Đã có những bước tiến gia tăng của Ukraine về phía nam Bakhmut xung quanh làng Klishchiivka.

“Đối phương đang chống cự, di chuyển các đơn vị quân đội, tích cực sử dụng lực lượng dự trữ. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục,” Thứ trưởng Hanna Maliar nói.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết trong phân tích mới nhất về chiến trường rằng “tốc độ phản công hiện tại của Ukraine phản ánh nỗ lực có kế hoạch nhằm bảo tồn sức mạnh chiến đấu của Ukraine và tiêu hao nhân lực và thiết bị của Nga với cái giá phải trả là tốc độ tiến công giải phóng lãnh thổ chậm hơn”.

Các quan chức quân sự Ukraine đã nói rằng Nga có khả năng đưa vào các đơn vị dự bị đáng kể để bù đắp tổn thất.

Trong 24 giờ qua, 440 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 7 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 5 hệ thống pháo, một hệ thống phòng không, và 8 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 11 Tháng Bẩy, khoảng 234.480 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng 4.085 xe tăng, 7.966 xe thiết giáp, 4.371 hệ thống pháo, 668 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 414 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 309 trực thăng, 3.686 máy bay không người lái, 1.271 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.937 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 605 đơn vị thiết bị đặc biệt.

7. Các cường quốc phương Tây chạy đua hoàn thành các cam kết an ninh cho Ukraine

Ba ký giả Hans Von Der Burchard, Paul Mcleary và Laura Kayali của tờ Politco có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Western powers race to finish security pledges for Ukraine,” nghĩa là “Các cường quốc phương Tây chạy đua hoàn thành các cam kết an ninh cho Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một nhóm nhỏ các đồng minh phương Tây đang tham gia vào các cuộc đàm phán “cao cấp” và “điên cuồng vào phút cuối” để hoàn tất tuyên bố bảo đảm an ninh cho Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần này tại Lithuania, theo bốn quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán.

Trong nhiều tuần, Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận vấn đề này với Kyiv, đồng thời cũng đã liên hệ với các đồng minh khác trong NATO, Liên Hiệp Âu Châu và G7. Ý tưởng là tạo ra một “chiếc ô” cho tất cả các quốc gia sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự liên tục cho Ukraine, cho dù có các chi tiết khác nhau giữa các quốc gia.

Nỗ lực này là một phần của các cuộc đàm phán rộng lớn hơn tại NATO và giữa một số nhóm quốc gia về cách các đồng minh phương Tây nên thể hiện sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.

Kyiv muốn gia nhập NATO càng sớm càng tốt, cho phép nước này tiếp cận với Điều 5 được ca ngợi của liên minh – theo đó tấn công một người là tấn công tất cả. Tuy nhiên, nhiều đồng minh trong liên minh đồng ý rằng Ukraine chỉ có thể tham gia sớm nhất là ngay sau khi chiến tranh kết thúc.

Vì vậy, các cường quốc lớn nhất của liên minh đang làm việc để xem mỗi bên có thể đưa ra những cam kết an ninh tạm thời nào cho Ukraine trong thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, quan điểm đó không được các quốc gia dọc theo sườn phía đông của NATO ủng hộ. Họ đang thúc đẩy để Ukraine có được con đường thăng tiến nhanh hơn, ngay cả khi giao tranh vẫn tiếp diễn.

Theo các quan chức ở Berlin, Paris, London và Brussels, mục tiêu của các cường quốc phương Tây là công bố khuôn khổ bảo trợ của họ xung quanh hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO. Sự kiện kéo dài hai ngày này sẽ bắt đầu vào hôm thứ Ba 11 Tháng Bẩy tại Vilnius, Thủ đô của Lithuania.

“Một cuộc thảo luận đang được tiến hành; sâu rộng, trên thực tế là rất sâu rộng và chúng tôi rất hy vọng rằng nó có thể được kết thúc vào cuối hội nghị thượng đỉnh,” một quan chức Pháp nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.

Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO đã đồng ý, nói với các phóng viên trong một cuộc họp ngắn riêng rằng có “các cuộc đàm phán điên cuồng vào phút cuối” đang diễn ra vào lúc này “về việc điều này sẽ diễn ra như thế nào.”

Những chi tiết vào phút cuối

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak vào hôm thứ Hai tại London, nơi hai vị và phái đoàn của họ sẽ hội ý để cố gắng giải quyết các chi tiết vào phút cuối, theo một nhà ngoại giao thứ hai của NATO có kiến thức về kế hoạch. Về phía Hoa Kỳ, giám đốc chính sách của Ngũ Giác Đài Colin Kahl được giao nhiệm vụ đưa thỏa thuận về đích.

Sáng kiến này cuối cùng có thể dẫn đến những lời hứa sẽ tiếp tục phần lớn viện trợ mà các đồng minh đã cung cấp: vũ khí, thiết bị, đào tạo, tài chính và tình báo. Nhưng mục đích là đưa ra một tín hiệu thống nhất lâu dài hơn cho Ukraine, đặc biệt là khi Kyiv khó có thể đạt được cam kết chắc chắn về tư cách thành viên NATO mà họ muốn có tại hội nghị thượng đỉnh tuần này.

“Về cơ bản, đó là một sự bảo đảm với Ukraine rằng trong một thời gian rất dài sắp tới, chúng tôi sẽ trang bị vũ khí cho lực lượng của họ, chúng tôi sẽ cung cấp tài chính cho họ, chúng tôi sẽ cố vấn cho họ, chúng tôi sẽ huấn luyện họ để họ có một lực lượng răn đe, chống lại bất kỳ sự xâm lược nào trong tương lai”, nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho biết.

Tuy nhiên, nhiều chi tiết cụ thể của sự hỗ trợ này sẽ được để lại sau. Nhà ngoại giao này cho biết sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia liên hệ sẽ xác định song phương với Ukraine “cam kết của bạn sẽ là gì. Và nó có thể là bất cứ thứ gì, từ phòng không đến xe tăng hay bất cứ thứ gì.”

Tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra “lời kêu gọi tới tất cả các quốc gia muốn hỗ trợ Ukraine,” nói rằng họ nên “tự đưa ra quyết định để có thể tiếp tục duy trì sự hỗ trợ đó cho một, hai, ba và nếu cần nhiều năm nữa, vì chúng ta không biết xung đột quân sự sẽ kéo dài bao lâu.”

Ngoài tuyên bố bảo đảm an ninh mà các cường quốc phương Tây đang hoàn thiện, NATO cũng đang vạch ra những cách thức mới để hỗ trợ quân đội Ukraine trong nhiều năm tới.

Tại hội nghị thượng đỉnh, NATO sẽ đồng ý về các kế hoạch giúp hiện đại hóa hệ thống phòng thủ của Ukraine, người đứng đầu liên minh Jens Stoltenberg nói với các phóng viên hôm thứ Sáu. Ông cho biết kế hoạch này sẽ liên quan đến “một chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm để bảo đảm khả năng tương tác đầy đủ giữa các lực lượng vũ trang Ukraine và NATO”.

Nỗ lực kéo dài nhiều năm đó cũng sẽ tập trung vào các chương trình hiện đại hóa quân đội Ukraine, và giống như sáng kiến “chiếc ô”, sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia đóng góp những gì họ thấy phù hợp.

Tham vọng của NATO

Các nhà lãnh đạo NATO cũng sẽ tạo ra một diễn đàn NATO-Ukraine mới, tạo cho hai bên không gian để làm việc về “các hoạt động chung thực tế”, ông Stoltenberg nói thêm.

Cuộc thảo luận rộng hơn về bảo đảm an ninh chắc chắn đã trở nên đan xen với cuộc tranh luận xung quanh nguyện vọng NATO của Ukraine, vốn sẽ là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự khi các nhà lãnh đạo tập trung tại Vilnius.

Trong thông cáo chính thức sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh, “chúng tôi sẽ giải quyết các nguyện vọng trở thành thành viên của Ukraine và đó là điều mà các đồng minh NATO tiếp tục làm việc,” Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Julianne Smith nói với các phóng viên hôm thứ Sáu.

Cụ thể, các nhà lãnh đạo đang hướng tới việc cập nhật lời hứa mơ hồ năm 2008 của liên minh rằng Ukraine “sẽ trở thành” thành viên NATO vào một thời điểm nào đó. Nhưng người ta không kỳ vọng họ sẽ mang đến cho Kyiv “lời mời rõ ràng” mà nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đang tìm kiếm.

“Chắc chắn, chúng tôi cũng sẽ thảo luận về câu hỏi làm thế nào để tiếp tục đối phó với viễn cảnh của các quốc gia hướng tới NATO và muốn gia nhập tổ chức này,” Scholz nói. Tuy nhiên, ông nói thêm, “rõ ràng là không ai có thể trở thành thành viên của một liên minh phòng thủ trong khi đang có chiến tranh.”

Tuy nhiên, Stoltenberg đã tạo ra một giai điệu lạc quan vào hôm thứ Sáu.

“Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ có một thông điệp rõ ràng,” ông nói. “Chúng ta phải nhớ rằng Đồng minh cũng đã đồng ý về rất nhiều nguyên tắc quan trọng khi nói đến Ukraine và tư cách thành viên.”

8. Cuộc xâm lược của Nga biến Ukraine đã trở thành 'bãi thử nghiệm không nơi nào sánh bằng đối với ngành công nghiệp vũ khí thế giới'

Ký giả Elena Salvoni của tờ The Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “The Ukraine invasion has become 'an unbeatable testing ground for the world's weapons industry', Kyiv's defence minister says, with manufacturers benefiting from real combat data,” nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Kyiv cho biết cuộc xâm lược Ukraine đã biến nước này trở thành 'bãi thử nghiệm không nơi nào sánh bằng đối với ngành công nghiệp vũ khí thế giới', trong đó các nhà sản xuất được hưởng lợi từ dữ liệu chiến đấu thực tế.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, cuộc xâm lược Ukraine đang mang đến cho phương Tây cơ hội chưa từng có để thấy hiệu quả của các thiết bị quân sự của họ trong một cuộc chiến tranh toàn diện.

Các đồng minh phương Tây đã tặng vũ khí dự trữ trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào năm ngoái. Kyiv đang sử dụng hỏa tiễn và xe tăng Đức do Anh tài trợ để sử dụng hiệu quả trong cuộc phản công đang diễn ra.

Cuộc chiến chống lại lực lượng của Vladimir Putin là lần đầu tiên vũ khí của NATO được sử dụng trên quy mô lớn. Bộ trưởng Oleksiy Reznikov cho biết cuộc chiến đang cho phép những người ủng hộ đất nước của ông 'thực sự thấy vũ khí của họ có hoạt động hay không, chúng hoạt động hiệu quả như thế nào và liệu chúng có cần được nâng cấp hay không'.

“Đối với ngành công nghiệp quân sự của thế giới, bạn không thể phát minh ra một bãi thử nào tốt hơn”, ông nói thêm. Các tổ hợp sản xuất vũ khí đã xác nhận rằng phản hồi từ các binh sĩ Ukraine đã giúp các kỹ sư của họ cải tiến thiết bị.

Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự cũng cảnh báo rằng người Nga, cũng như Trung Quốc và các quốc gia thù địch tiềm tàng khác, sẽ theo dõi cách thức hoạt động của vũ khí phương Tây và chắc chắn sẽ ghi chép.

Trong cuộc chạy đua vũ trang kịch tính xung quanh cuộc chiến, Nga cũng đang học hỏi từ những thất bại quân sự của mình và thích nghi, một chuyên gia nói chuyện với tờ Financial Times lưu ý.

'Không chỉ người Ukraine đang học cách chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hiện đại, cường độ cao. Người Nga cũng vậy', một cố vấn quốc phòng phương Tây nói với tờ báo.

Họ cảnh báo rằng có nguy cơ phương Tây có thể bị 'bỏ lại phía sau' trừ khi phương Tây rút ra các bài học về chiến thuật chiến trường 'với một số yếu tố cấp bách'.

Reznikov đã đưa ra một ví dụ về sự đổi mới của Nga và cách Ukraine giúp các đồng minh của mình học hỏi từ nó, chỉ ra cách hệ thống hỏa tiễn HIMARS 'có độ chính xác cao' do Mỹ tài trợ đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử mạnh mẽ của Nga chống lại.

'Người Nga đưa ra một biện pháp đối phó, chúng tôi thông báo cho các đối tác của mình và họ đưa ra một biện pháp đối phó mới đối với biện pháp đối phó này', Reznikov giải thích.

Trong khi các hệ thống pháo binh của phương Tây được ca ngợi là vượt trội so với các đối tác thời Liên Xô ở nhiều khía cạnh, chúng cũng bộc lộ những hạn chế của mình trong cuộc chiến không ngừng.

Cố vấn vũ khí Petro Pyatakov xác nhận rằng “các nhà sản xuất pháo binh phương Tây rất quan tâm đến việc nhận phản hồi từ các xạ thủ Ukraine... để loại bỏ những thiếu sót”.

Ukraine, quốc gia hy vọng chứng tỏ mình là một 'thành viên NATO trên thực tế', cũng đã sử dụng cơ sở dữ liệu Logfas của khối, cho phép chia sẻ thông tin về phần cứng nào cần thay thế và phần cứng nào đang hoạt động.

Trong số các khí tài quân sự phương Tây đang được Ukraine sử dụng có xe tăng Leopard 2 của Đức và những chiếc Challenger 2 do Anh tài trợ - cả hai đều đã được phát hiện trên tiền tuyến.

Xe tăng Challenger 2 trị giá 5 triệu bảng Anh được thiết kế để tấn công các xe tăng khác và có phạm vi và độ chính xác cao hơn nhiều so với loại tương đương của Điện Cẩm Linh.

Một tiểu đoàn gồm 14 xe tăng Challenger 2, được trang bị súng trường 120 ly và súng máy 7,62 ly, đã được Anh tặng vào đầu năm nay.

Vào tháng 5, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn có tầm bắn đủ xa để tấn công bất cứ nơi nào trên đất nước này khi cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow.

Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace xác nhận việc sử dụng các hỏa tiễn tấn công sâu, có tầm bắn 250 km, trong cùng tháng.

Trong khi đó, hồi tháng 5, có thông tin cho rằng Mỹ đã gửi vũ khí trị giá khoảng 21,1 tỷ USD từ kho dự trữ của mình, bao gồm bệ phóng HIMARS, vũ khí chống tăng Javelin và hệ thống hỏa tiễn đất đối không.
 
Tuyên bố chung hoà giải Ukraine và Ba Lan. Nam diễn viên Công Giáo ra tranh cử Tổng thống Mễ Tây Cơ
VietCatholic Media
05:20 11/07/2023

1. Tuyên bố chung của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Đức Tổng Giám Mục Ukraine “Chúng tôi đang ghi lại những trang quan trọng mới trong cuốn sách hòa giải”

Các sự kiện kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia đã bắt đầu ở Warsaw. Vào ngày 7 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm kịch và sau đó ký Tuyên bố chung “Tha thứ và Hòa giải” giữa người Ba Lan và người Ukraine.

“Chúng tôi đang ghi lại những trang quan trọng mới trong cuốn sách hòa giải” — hai vị Tổng Giám Mục nói trong một Tuyên bố chung

Lễ tha thứ và hòa giải được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Gioan Tẩy Giả của Tổng giáo phận Công Giáo Rôma ở Warsaw. Để đánh dấu kỷ niệm 80 năm thảm kịch Volhynia, các tổng giám mục đã long trọng ký Tuyên bố về sự tha thứ và hòa giải của các dân tộc, một quá trình mà các Giáo Hội Công Giáo đã bắt đầu hơn 50 năm trước.

“Lịch sử quan hệ giữa các dân tộc Ba Lan và Ukraine đầy những hành động tuyệt vời, tử tế và anh hùng, nhưng thật không may, cũng có những sự kiện hỗn loạn và kịch tính. Hai dân tộc này đã được rửa tội gần như đồng thời và, mặc dù họ bắt nguồn từ các truyền thống Kitô giáo khác nhau - một từ Latinh và một từ Byzantine - phép rửa của họ diễn ra trong một Giáo hội không thể chia cắt,” Tuyên bố viết.

Các giám mục cho biết rằng kể từ năm 1987, nhiều sáng kiến chung về hòa giải đã được thực hiện. “Chúng tôi đã nói chuyện cởi mở về những vấn đề khó khăn, đặc biệt đề cập đến các sự kiện Volyn tám mươi năm trước là 'giết người và thanh lọc sắc tộc, nạn nhân của chúng là hàng chục nghìn người vô tội, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già người Ba Lan, và cả người Ukraine, cũng như những người đang cứu hàng xóm và người thân khỏi nguy hiểm'“, hai vị nói, trích dẫn Tuyên bố Hòa giải ngày 28 tháng 6 năm 2013.

Tuyên bố cho biết sau khi phát hiện ra những ngôi mộ tập thể ở Bucha, Irpin hoặc Hostomel, mọi người đều hiểu tầm quan trọng của việc nêu rõ tên thủ phạm, khai quật nạn nhân và tôn trọng quyền được chôn cất tươm tất và tưởng nhớ con người. Các tổng giám mục lưu ý rằng điều thực sự quan trọng là phải phân biệt giữa hai kinh nghiệm liên quan mật thiết với nhau – tha thứ và hòa giải.

“Tha thứ trước khi hòa giải,” tài liệu viết, “là một kinh nghiệm nội tâm. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trái tim và không phụ thuộc vào hàng xóm, trong khi hòa giải đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột. Nó chỉ có thể dựa trên sự tha thứ lẫn nhau. Hòa giải chỉ có thể được xây dựng trên sự thật và công lý.”

Vị thánh bảo trợ cho hòa giải Ukraine-Ba Lan là Thánh Gioan Phaolô II, tại Lviv năm 2001, người đã lưu ý rằng hòa giải không phải là lãng quên mà là đánh bại sự xấu xa của quá khứ để “thông qua việc tẩy sạch ký ức lịch sử, mọi người đã sẵn sàng để đặt những gì hợp nhất lên trên những gì chia rẽ. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk và Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải ghi nhớ sáng kiến và sự bảo trợ cá nhân của Ngài khi bắt đầu quá trình này.

Kết thúc buổi cầu nguyện chung, Đức Tổng Giám Mục Ukraine đã chuyển đến lời cảm ơn chân thành, trong đó ngài lưu ý rằng ngài tự hào rằng Giáo Hội Công Giáo là trái tim và động lực của con đường hòa giải lẫn nhau, tha thứ và chữa lành những vết thương trong quá khứ. : “Hòa giải giữa các dân tộc của chúng ta là một quá trình chữa lành những vết thương mà cả người Ba Lan và người Ukraine mang trong tâm hồn và lương tâm của họ cho đến tận ngày nay. Chữa lành nỗi đau và chấn thương là không dễ dàng. Nhưng, với tư cách là mục tử, chúng ta có dầu thơm là Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ của chúng ta, đã để lại cho các tông đồ của Người, cho Giáo hội của Người. Dầu thơm này thực sự chữa lành các vết thương, mang đến đối thoại, tha thứ và hòa giải lẫn nhau, cũng như cầu nguyện. Sự hiện diện của Giáo hội phải giống như một người mẹ nhân lành ôm ấp, đồng hành và sưởi ấm những người đang bị đóng băng bởi cảm giác đau đớn hay hận thù này.” Đức Tổng Giám Mục Ukraine nói.

“Bây giờ chúng ta có thể xây dựng những mối quan hệ mới được sinh ra trước mắt chúng ta. Chúng ta đang hình thành một ký ức mới, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói, là một ký ức tích cực. Và tôi tin rằng đây là món quà từ Chúa mà chúng ta phải sử dụng để không còn là nô lệ của quá khứ mà để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”, ngài nhấn mạnh.


Source:UGCC

2. Nam diễn viên Eduardo Verástegui có thể tranh cử Tổng thống Mễ Tây Cơ

Diễn viên, nhà sản xuất và nhà hoạt động Công Giáo Eduardo Verástegui, người đang cân nhắc tranh cử tổng thống Mexico, cho biết trong một video ngày 5 tháng 7 rằng Đảng Hành động Quốc gia, gọi tắt là PAN, theo truyền thống được xác định là một đảng bảo thủ ủng hộ sự sống, ủng hộ gia đình “đã chết. “

Khán giả Hoa Kỳ có thể nhận ra Verástegui là nhà sản xuất các bộ phim như Bella, Little Boy và thành công nhất gần đây là bộ phim Sound of Freedom.

Trong một tuyên bố với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, tháng trước Verástegui đã yêu cầu những lời cầu nguyện để phân định xem có nên tranh cử tổng thống hay không, và giải thích một số lý do khiến ông đưa ra quyết định này, trong đó có tình trạng buồn bã của Mễ Tây Cơ và hy vọng về sự thay đổi có ý nghĩa.

Trong video gần đây của mình, anh ta nói rằng “PAN đã chết và chúng tôi không chắc rằng nó sẽ yên nghỉ, bởi vì nó đã chết trong tình trạng ô nhục.”

Anh nói: “Ban lãnh đạo của PAN đã phản bội tư cách thành viên của mình bằng cách áp đặt một ứng cử viên đại diện hoàn toàn trái ngược với các giá trị được đa số những người ủng hộ đảng này bảo vệ,” khi đề cập đến Xóchitl Gálvez, thượng nghị sĩ liên bang của PAN và là ứng cử viên lãnh đạo “Frente Amplio por Mexico” hay Mặt trận rộng lớn cho Mễ Tây Cơ, với mục tiêu tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Bên cạnh PAN, liên minh Frente Amplio por Mexico bao gồm Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) và Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD).

Tổng thống hiện tại của Mễ Tây Cơ, Andrés Manuel López Obrador, là thành viên của PRI từ năm 1976 đến năm 1988, trước khi gia nhập hàng ngũ của PRD vào năm 1989. Ông ở lại đảng chính trị đó cho đến năm 2012. Năm 2014, ông thành lập đảng của riêng mình, Phong trào Tái sinh Quốc gia được gọi là Morena.

PAN, được bắt đầu vào năm 1939, cho đến vài năm trước đây là đối thủ chính trị lịch sử của PRI, là đảng đã cai trị đất nước trong bảy thập kỷ liên tiếp. Cuối cùng, vào năm 2000, PAN đã giành được chức tổng thống mà họ đã nắm giữ trong hai nhiệm kỳ sáu năm liên tiếp: đó là chính quyền Vicente Fox và Felipe Calderón.

Theo các tài liệu chính thức của mình, PAN được biết đến là đảng ủng hộ “các truyền thống Kitô Giáo và các truyền thống nhân văn, có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ điển của Pericles, Socrates, Plato và Aristotle.”

Trong video của mình, Verástegui chiếu một đoạn clip về bài phát biểu mà Gálvez đã đọc trước đại hội liên bang của đất nước vào ngày 29 tháng 7 năm 2021, trong đó thượng nghị sĩ nói rằng cô ấy đến “từ liên đoàn công nhân theo chủ nghĩa Mác” và nguồn gốc của cô ấy là “có nguồn gốc từ Trotskyite, hay Đệ Tứ quốc tế.”

Đối với nhà sản xuất người Mễ Tây Cơ, người gần đây đã công chiếu bộ phim Sound of Freedom ở Mỹ về thảm kịch buôn bán trẻ em, “những kẻ ăn bám quyền lực đã giết chết PAN bằng một khẩu súng ngắn kiểu Xóchitl cỡ nòng 666.”

“Với sự xuất hiện của chủ nghĩa cực đoan, ngày nay đảng đó và Morena hoàn toàn giống nhau,” anh nói.

Tuy nhiên, anh ta nói thêm, “Tôi có một tin rất tốt cho các bạn: Mặc dù thực tế là phần lớn người dân Mễ Tây Cơ đã không có đại diện chính trị, nhưng bạn không phải là trẻ mồ côi.”

“Nhiều người Mễ Tây Cơ chúng tôi, những người đã nhìn thấy làn sóng phản bội này đang đến, đã xây dựng một phong trào của những người yêu nước tìm cách bảo vệ ba trụ cột duy trì quốc gia vĩ đại này: Chúa, đất nước và gia đình. Đó là lý do tại sao tôi muốn mời các bạn tham gia phong trào này, tham gia vào đội quân người Mễ Tây Cơ này, những người sẽ không cho phép linh hồn của chúng ta bị đánh cắp.

“Đã đến lúc đoàn kết, hỡi các gia đình, bởi vì cùng nhau chúng ta mạnh mẽ hơn. Các cánh cửa của Phong trào Viva México đang mở. Mễ Tây Cơ muôn năm! Chúa phù hộ cho các bạn,” anh kết luận.


Source:Catholic News Agency
 
Giải mã tiết lộ của Điện Cẩm Linh về cuộc họp bí mật Putin-Prigozhin. Valery Gerasimov tái xuất hiện
VietCatholic Media
17:21 11/07/2023


1. Vụ tấn công trường học Orikhiv là một tội ác chiến tranh

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Ba 11 tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết số người chết trong vụ tấn công trường học Orikhiv ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine đã tăng lên ít nhất bảy người sau khi ba thi thể được kéo ra khỏi đống đổ nát vào hôm thứ Hai.

Các hoạt động tìm kiếm hiện đã được hoàn tất.

Đại Úy Alyona Lyutnytska nói rằng vụ đánh bom chết người của Nga hôm Chúa Nhật vào ngôi trường nơi thường dân đang nhận viện trợ nhân đạo là một “tội ác chiến tranh”, đặc biệt là vì người dân tập trung ở đây không chỉ để nhận các phẩm vật tiếp tế; mà còn để tập trung cầu nguyện với nhau vì ngôi nhà thờ của họ trong vùng đã bị quân Nga pháo kích tan nát.

Cô cho biết một “quả bom trên không dẫn đường” đã được sử dụng trong vụ tấn công. Những người thiệt mạng trong độ tuổi từ 43 đến 47 và những người bị thương đã được nhập viện với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

2. Ngoại trưởng Ukraine cho biết NATO đồng ý đẩy nhanh quá trình nộp đơn của Ukraine

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng NATO đã đồng ý để Ukraine bỏ qua một quy trình chính thức khá chi tiết trong đơn xin gia nhập liên minh.

“Sau các cuộc đàm phán chuyên sâu, các đồng minh NATO đã đạt được sự đồng thuận về việc loại bỏ Kế hoạch hành động trở thành thành viên, gọi tắt là MAP, khỏi lộ trình trở thành thành viên của Ukraine,” Kuleba cho biết trong một tweet hôm thứ Hai.

“Tôi hoan nghênh quyết định đã được chờ đợi từ lâu này nhằm rút ngắn con đường gia nhập NATO của chúng tôi. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để đưa ra sự rõ ràng về lời mời Ukraine trở thành thành viên,” Kuleba nói thêm.

Kế hoạch Hành động Thành viên là một chương trình hỗ trợ thiết thực của NATO dành cho các quốc gia muốn gia nhập liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo. Việc tham gia MAP có thể là một quá trình lâu dài.

3. Phải chăng Putin đã cách chức tướng hàng đầu của Nga? Những gì chúng ta biết

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did Putin Fire Russia's Top General? What We Know”, nghĩa là “Phải chăng Putin đã cách chức tướng hàng đầu của Nga? Những gì chúng ta biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Khi có tin đồn rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sa thải vị tướng hàng đầu của mình, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Mạc Tư Khoa đã công bố một đoạn video có vẻ như cho thấy ông này tại một cuộc họp ngắn về cuộc chiến ở Ukraine vào hôm Chúa Nhật.

Gerasimov đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc binh biến thất bại do người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin lãnh đạo. Vào ngày 24 tháng 6, Prigozhin tuyên bố một “cuộc tuần hành vì công lý” kêu gọi Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu từ chức vì cách họ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Cuộc nổi dậy đột ngột kết thúc sau khi Điện Cẩm Linh thông báo các cuộc đàm phán giữa Prigozhin và nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã diễn ra và thủ lĩnh nhóm Wagner đã đồng ý đến Belarus.

Sau nhiều ngày vắng bóng trước công chúng, một số blogger quân sự Nga và nhân vật nổi bật trên mạng xã hội Telegram cho rằng Gerasimov, 67 tuổi, đã bị cách chức. Những tuyên bố đó đã được lặp lại bởi các hãng phương Tây, bao gồm Daily Mail, cũng như Moscow Times.

Trích dẫn Rybar, một kênh Telegram đưa tin về cuộc chiến ở Ukraine, tờ Moscow Times đưa tin rằng Gerasimov chính thức vẫn giữ được chức vụ Tổng tham mưu trưởng, nhưng “không liên quan gì đến việc giải quyết các vấn đề ở mặt trận”.

Vai trò đó, theo các blogger quân sự Nga và Rybar, đã được giao cho Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, 54 tuổi, người đã đảm nhận vị trí chỉ huy Lực lượng Dù vào tháng 6 năm 2022 và trở thành phó chỉ huy của một nhóm ở Ukraine vào tháng 4.

Bài đăng của Rybar được đăng vào ngày 28 tháng 6, bốn ngày sau cuộc binh biến thất bại của Prigozhin.

Hôm thứ Bảy, blogger quân sự người Nga ủng hộ Điện Cẩm Linh Vladimir Romanov đã xuất hiện để xác nhận rằng trong khi Gerasimov chính thức chịu trách nhiệm về cuộc chiến, thì Teplinsky là người điều hành các hoạt động về phía Nga.

“Cuộc nổi dậy vũ trang của công ty quân sự tư nhân Wagner đã trở thành lý do dẫn đến các cuộc thanh trừng quy mô lớn trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang Liên bang Nga và là bài kiểm tra lòng trung thành của Bộ Quốc phòng Nga”, bài đăng của Rybar cho biết.

Nhưng hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một video cho thấy Gerasimov là người chịu trách nhiệm. Nó cho biết ông đang nghe báo cáo vào hôm Chúa Nhật về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine ở các vùng Crimea, Rostov và Kaluga tại một cuộc họp có sự tham dự của các tướng lĩnh hàng đầu - đó là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông kể từ khi cuộc binh biến bị hủy bỏ.

Trong video, Gerasimov đang nghe báo cáo từ Phó Tổng tư lệnh thứ nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, Đại tướng Viktor Afzalov, về “việc phá hủy 4 mục tiêu đạn đạo của Ukraine”, Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố.

“Theo báo cáo của Đại tướng Viktor Afzalov, hai hỏa tiễn S-200 đã bị phá hủy bởi các hệ thống phòng không và hai hỏa tiễn tương tự đã bị đánh chặn bằng các biện pháp đối phó điện tử. Không có thương vong và không có thiệt hại.”

Bộ Quốc phòng cho biết Gerasimov đã ra lệnh cho người đứng đầu Tổng cục Tình báo và các quan chức khác xác định “các địa điểm lưu trữ và vị trí phóng hỏa tiễn và vũ khí tấn công khác của đối phương để lên kế hoạch tấn công phủ đầu”, Bộ cho biết.

Nó lưu ý rằng Gerasimov đã chỉ thị cho các quan chức “thực hiện các biện pháp bổ sung để tăng cường bảo vệ các cơ sở khỏi các cuộc không kích càng sớm càng tốt.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.

Mick Ryan, một thiếu tướng đã nghỉ hưu trong quân đội Úc Đại Lợi, cho rằng việc giữ Gerasimov làm Tổng tham mưu trưởng là một sai lầm của Putin.

“Đừng bao giờ cản trở đối phương của bạn phạm sai lầm. Để Gerasimov tại vị là một trong những sai lầm lớn khác của Putin. Dù Gerasimov là người trung thành, nhưng ông ấy lại là một thảm họa đối với quân đội Nga”, Ryan viết.

4. Biden và Zelenskiy sẽ gặp nhau vào thứ Tư trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania, quan chức cho biết

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào hôm thứ Tư, một quan chức quen thuộc với cuộc họp xác nhận.

Cuộc họp sẽ là một dấu hiệu của sự thống nhất vì sự tham dự của Zelenskiy tại hội nghị thượng đỉnh đã bị nghi ngờ. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một trong những nội dung nghị sự hàng đầu của các nhà lãnh đạo NATO tập trung tại Vilnius, Lithuania, cùng với việc thảo luận về lộ trình tương lai để quốc gia bị chiến tranh tàn phá này gia nhập liên minh, điều này đã gây ra một số chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo.

Biden dội một gáo nước lạnh vào viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO khi chiến tranh đang diễn ra và viện dẫn những cải cách mà nước này vẫn cần thực hiện để gia nhập liên minh.

“Tôi không nghĩ rằng có sự nhất trí trong NATO về việc có nên đưa Ukraine vào gia đình NATO hay không, vào thời điểm này, giữa một cuộc chiến” Biden nói.

Zelenskiy trước đây đã nói rằng ông không có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh “cho vui” nhưng ông muốn tìm kiếm một con đường rõ ràng hơn để đất nước của mình tham gia liên minh cùng với các bảo đảm an ninh.

“Sẽ là một thông điệp quan trọng để nói rằng NATO không sợ Nga. Ukraine nên nhận được các bảo đảm an ninh rõ ràng khi không ở trong NATO. Chỉ trong những điều kiện này, cuộc gặp gỡ của chúng tôi mới có ý nghĩa, nếu không, đó chỉ là một hoạt động chính trị khác”, ông Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với ABC.

5. Video dường như cho thấy vị tướng hàng đầu của Nga tham gia công khai lần đầu tiên kể từ cuộc nổi dậy của Wagner

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video dường như cho thấy tướng quân đội hàng đầu Valery Gerasimov phát biểu vào hôm Chúa Nhật – đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông kể từ cuộc nổi dậy Wagner thất bại vào tháng trước.

Bộ Quốc phòng cho biết Gerasimov, người hiếm khi xuất hiện trước công chúng, đang nghe báo cáo liên quan đến việc Ukraine cố gắng tấn công các mục tiêu ở Crimea.

“Tướng Lục quân Valeriy Gerasimov, chỉ huy nhóm quân chung, đã nghe báo cáo của Đại tướng Viktor Afzalov, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân và Vũ trụ, về việc phá hủy 4 mục tiêu đạn đạo của Ukraine,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết.

Cụm từ “chỉ huy nhóm quân chung” rõ ràng đề cập đến vị trí của Gerasimov với tư cách là chỉ huy quân đội Nga ở Ukraine.

CNN không thể xác minh độc lập thời điểm quay video.

Trong nhiều tuần, các câu hỏi xoay quanh nơi ở của các tướng lĩnh hàng đầu của Nga, bao gồm cả Gerasimov, sau cuộc nổi dậy ngắn ngủi của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin.

Tháng trước, tờ Wall Street Journal đưa tin các quan chức phương Tây tin rằng Prigozhin đã lên kế hoạch bắt giữ Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Khi được hỏi về báo cáo của Wall Street Journal, hai nguồn tin an ninh Âu Châu nói với CNN rằng mặc dù có khả năng Prigozhin bày tỏ mong muốn bắt giữ các nhà lãnh đạo quân sự Nga, nhưng không có đánh giá nào về việc liệu anh ta có kế hoạch đáng tin cậy để làm như vậy hay không.

6. Lực lượng cấp cứu ở khu vực Donetsk bị Nga pháo kích trong khi đang dập lửa

Một đội khẩn cấp từ thành phố Kostyantynivka, miền đông Ukraine ở khu vực Donetsk đã bị Nga pháo kích trong khi đang cố gắng dập tắt đám cháy trong khu vực. phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Ba 11 tháng Bẩy.

Dịch vụ khẩn cấp cũng đã chia sẻ một đoạn video kịch tính về vụ việc xảy ra vào tuần trước. Đoạn video cho thấy lực lượng cấp cứu đang cố gắng dập lửa ở một khu vực trống thì đột nhiên họ nghe thấy tiếng pháo kích. Họ cố gắng ẩn nấp, nhanh chóng đóng gói các thiết bị và chạy đến xe cứu hỏa trước khi rời khỏi khu vực.

“Đoạn video cho thấy rõ điều kiện mà lực lượng cấp cứu ở khu vực Donetsk hiện đang làm việc. Ngay khi lực lượng cấp cứu bắt đầu dập tắt các đám cháy, họ bắt đầu phải gánh chịu hỏa lực của đối phương,” cô nói.

“May mắn thay, không có nhân viên cấp cứu nào bị thương”.

7. Đức cho biết sẽ công bố “các gói hỗ trợ mới” cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Đức sẽ công bố các gói hỗ trợ mới cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở Vilnius Thủ đô Lithuania.

Pistorius cho biết trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu ở Berlin, rằng công việc sơ bộ “về cơ bản đã hoàn thành”.

Pistorius nói thêm rằng ông hy vọng hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ “rất thống nhất” và nó “phải như vậy, trong bối cảnh tình hình hiện tại.”

Trong khi các cuộc thảo luận trước hội nghị thượng đỉnh đã củng cố hy vọng của ông, Pistorius cho biết ông rất phấn khởi trước vấn đề gia nhập NATO của Thụy Điển”.

Lecornu cho biết điều quan trọng đối với các đồng minh là Thụy Điển trở thành thành viên NATO “càng nhanh càng tốt”.

8. Sunak và Biden đồng ý duy trì hỗ trợ cho Ukraine

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thống nhất về sự cần thiết phải “củng cố” liên minh của họ và duy trì sự ủng hộ dành cho Ukraine, một phát ngôn viên của Phố Downing cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cuộc phản công của Ukraine và nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc các đối tác quốc tế của đất nước cam kết bảo vệ lâu dài, cung cấp sự hỗ trợ mà Ukraine cần để giành chiến thắng trong cuộc chiến này và bảo đảm một nền hòa bình công bằng và lâu dài,” phát ngôn nhân cho biết trong tuyên bố.

Phát ngôn nhân cho biết Sunak và Biden cũng nhất trí về sự cần thiết phải bảo đảm Thụy Điển có “con đường nhanh chóng để gia nhập NATO đầy đủ”.

Tuyên bố kết thúc bằng cách nói rằng cả hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận tầm quan trọng của tình bạn của họ và tiếp tục “đối thoại chặt chẽ mà họ đã có trong vài tháng qua”.

Cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Biden đã đến thăm Lâu đài Windsor và được chào đón bởi Vua Charles Đệ Tam lần đầu tiên kể từ khi vị vua này lên ngôi.

9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết về một âm mưu nhằm khéo léo bắt lính của Thủ đô Mạc Tư Khoa. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Thủy.

Chính quyền thành phố Mạc Tư Khoa rất có thể đang đe dọa sẽ rút hợp đồng với các công ty xây dựng nếu họ không đạt được hạn ngạch cung cấp “tình nguyện viên” phục vụ tại Ukraine. Một công ty được cho là đã đặt mục tiêu có 30 tình nguyện viên vào cuối tháng 8 năm 2023.

Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các dân tộc thiểu số từ các vùng nghèo hơn của Nga như Dagestan và các quốc gia Trung Á, những người chiếm phần lớn công nhân xây dựng ở Mạc Tư Khoa.

Có nhiều khả năng là biện pháp này ít nhất đã được thị trưởng Mạc Tư Khoa, ông Serge Sobyanin ngầm xác nhận. Nó nối tiếp thành tích của ông là cố gắng giảm thiểu tác động của cuộc xung đột đối với những cư dân Mạc Tư Khoa khá giả, trong khi vẫn được cho là ủng hộ nỗ lực chiến tranh.

10. Cuộc họp Putin-Prigozhin tiết lộ vấn đề dai dẳng với Wagner của Cẩm Linh

Trong một diễn biến gây sửng sốt, hôm thứ Hai, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã tiết lộ rằng Putin đã có cuộc gặp gỡ bí mật với trùm Wagner Yevgeny Prigozhin và các chỉ huy Wagner.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin-Prigozhin Meeting Reveals Kremlin's Lingering Wagner Problem, nghĩa là “Cuộc họp Putin-Prigozhin tiết lộ vấn đề dai dẳng với Wagner của Cẩm Linh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bí ẩn xung quanh cuộc nổi loạn chống lại chính quyền của Vladimir Putin đã tăng lên sau khi Điện Cẩm Linh xác nhận tổng thống Nga đã gặp Yevgeny Prigozhin và các chỉ huy của anh ta chỉ vài ngày sau khi tố cáo họ là những kẻ phản bội.

Một thỏa thuận đã được đưa ra nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy vào ngày 24 tháng 6 khi lực lượng Tập đoàn Wagner của Prigozhin chiếm giữ các cơ sở quân sự ở thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga, và hành quân về thủ đô. Tuy nhiên, bí ẩn vẫn tiếp tục bao trùm thỏa thuận này.

Các cuộc đàm phán được cho là có sự tham gia của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đã chứng kiến Prigozhin ngừng cuộc nổi dậy, đồng ý sống lưu vong ở Belarus và hứa sẽ không có hành động pháp lý nào nữa. Nhưng vào ngày 27 tháng 6, Điện Cẩm Linh cho biết họ không biết Prigozhin ở đâu, trong khi hôm 6 Tháng Bẩy, Lukashenko nói rằng ông tin rằng nhà sáng lập Wagner thậm chí không ở Belarus, mà ở Nga.

Thêm vào thông điệp hỗn hợp của Mạc Tư Khoa, phát ngôn viên của Putin, Dmitry Peskov, cho biết hôm thứ Hai rằng Putin trên thực tế đã chào đón Prigozhin và 34 chỉ huy Wagner tại Điện Cẩm Linh vào ngày 29 tháng Sáu.

Các chỉ huy của Wagner nhấn mạnh rằng họ là “những người ủng hộ trung thành đối với nguyên thủ quốc gia” và “sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì tổ quốc,” Peskov nói.

Tại sao Điện Cẩm Linh lại tiết lộ rằng một cuộc họp như vậy đã diễn ra? Câu hỏi này đã làm tăng thêm suy đoán về các điều khoản trong thỏa thuận của Prigozhin, tương lai của Wagner và lý do tại sao người đứng đầu của nó thoát khỏi sự trừng phạt.

John Foreman, cựu tùy viên quốc phòng Anh tại Nga, cho biết: “Tôi nghĩ đó là một nghi lễ của tòa án theo phong cách thời trung cổ với việc những kẻ đột biến Wagner bại trận quỳ gối trước quốc vương của họ, giải thích rằng sự bất bình của họ không phải chống lại ông ấy và cầu xin sự khoan hồng”.

“Đổi lại, nó cho phép Putin tỏ ra cao thượng, đứng trên chính trị và vạch ra một ranh giới đằng sau những trò hề của Prigozhin,” Foreman nói với Newsweek.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về cuộc nổi dậy và hậu quả của nó mà Prigozhin nói là nhằm vào Bộ Quốc phòng Nga do cách họ tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Người sáng lập Wagner đã hướng sự tức giận của mình vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, người vào Tháng Giêng đã thay thế đồng minh của Prigozhin là Sergei Surikovikin, làm chỉ huy Nga ở Ukraine.

Lukas Andriukaitis, với tư cách là thành viên không thường trú tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số của Hội đồng Đại Tây Dương (DFRLab), chuyên nghiên cứu về thông tin sai lệch của Nga và các nhóm quân sự tư nhân, cho biết điều ngạc nhiên lớn nhất là Điện Cẩm Linh xác nhận rằng Putin đã gặp Prigozhin.

“Tình hình buộc Putin phải đích thân tham dự cuộc họp. Anh ta không có nhiều lựa chọn vì tình hình khó dự đoán,” Andriukaitis nói với Newsweek, “Tuy nhiên, trước thực tế là họ đang quảng bá nó, khiến tôi thấy hơi lạ.”

Ông cho biết một giả thuyết nằm trong các báo cáo từ các phương tiện truyền thông và các nguồn mở liên quan đến việc Putin sử dụng thế thân. Có lý do chính đáng để tin rằng sức khỏe của ông ấy không ở mức tốt nhất”.

Việc Điện Cẩm Linh xác nhận cuộc gặp cho thấy rằng “ông ấy luôn đứng đầu mọi việc, ông ấy đang gặp gỡ mọi người, ông ấy đích thân giải quyết mọi việc có lẽ là một ý tưởng từ Điện Cẩm Linh nhằm duy trì huyền thoại rằng ông ấy vẫn OK.”

Một cuộc điều tra của DFRLab vào tháng trước đã kết luận rằng video của Prigozhin vào ngày 23 tháng 6 lên án lời biện minh của Điện Cẩm Linh về cuộc chiến là sai, và là “sự vạch trần hiệu quả nhất đối với lý do Điện Cẩm Linh gây chiến”, và nó đến từ một nhân vật quyền lực cấp cao của Nga và là người thân tín của Putin”.

Andriukaitis cho biết điều đáng chú ý là các yêu cầu chính của Prigozhin, chẳng hạn như lật đổ Shoigu và Gerasimov đã không xảy ra, quân đội Wagner cũng không đồng ý ký các hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga. Tuần trước và vào ngày thứ Hai tuần này, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn phim cho thấy cả hai người đàn ông tại vị trí của họ.

Với việc nắm giữ quyền sở hữu ở Phi Châu, nơi có khả năng tiếp cận khoáng sản và tài nguyên, Tập đoàn Wagner của Prigozhin là tài sản chính của Putin. Điều này cũng có nghĩa là Putin có thể vẫn phải làm ăn với người đã đặt ra thách thức lớn nhất cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.

“Nếu Prigozhin vì lý do nào đó bị đẩy khỏi Ukraine, điều này có thể xảy ra nhưng khó xảy ra, thì ông ấy sẽ không bị đẩy khỏi các quốc gia khác vì không có ai thay thế ông ấy và mọi người đều hiểu điều đó,” Andriukaitis nói.

“Đó là một trong những lý do tại sao họ không thể hạ hắn ta dễ dàng—ngay cả khi họ muốn.”

11. Điện Cẩm Linh có thể đang cố gắng 'làm dịu' quân đội Nga khi tung tin về cuộc gặp gỡ giữa Putin và Prigozhin

Trong một diễn biến gây sửng sốt, hôm thứ Hai, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã tiết lộ rằng Putin đã có cuộc gặp gỡ bí mật với trùm Wagner Yevgeny Prigozhin và các chỉ huy Wagner.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin May Be Trying to 'Calm' Troops With Putin, Prigozhin Meeting”, nghĩa là “Điện Cẩm Linh có thể đang cố gắng 'làm dịu' quân đội Nga khi tung tin về cuộc gặp gỡ giữa Puti và Prigozhin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đã gặp Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner trong một nỗ lực nhằm “làm dịu” quân đội Nga sau cuộc nổi dậy của tổ chức bán quân sự vào tháng trước.

Hôm thứ Hai, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Putin đã tổ chức một cuộc gặp kéo dài với Prigozhin vào ngày 29 tháng 6, chỉ vài ngày sau khi ông chủ của Tập đoàn Wagner lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại lãnh đạo quân đội Nga trong bối cảnh thất vọng ngày càng tăng đối với cuộc xâm lược Ukraine đang trì trệ. Tin tức về cuộc gặp đã dẫn đến những câu hỏi về cuộc binh biến cũng như mối quan hệ giữa Putin và Prigozhin, người bị tổng thống Nga cáo buộc là “phản quốc” sau âm mưu nổi dậy.

Gerashchenko đã thảo luận về lý do tại sao tổng thống Nga có thể gặp Prigozhin sau khi tin tức về cuộc gặp được đưa ra hôm thứ Hai, cho thấy đây có thể là một nỗ lực nhằm xoa dịu quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine.

Gerashchenko viết: “Dường như Điện Cẩm Linh, bằng cách công khai thông tin về cuộc họp, đang cố gắng xoa dịu người dân Nga, bao gồm cả các đơn vị hiện đang ở tiền tuyến”. “Đó có thể là một nỗ lực để chứng minh rằng cuộc khủng hoảng thực sự đã kết thúc và rằng sa hoàng hiện đại của Nga là một người thân thiện và vị tha.”

Ông cũng viết rằng cuộc gặp có thể là một tín hiệu cho Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh thân cận của Điện Cẩm Linh, là người đã giúp môi giới cho một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy đồng thời yêu cầu Putin bãi bỏ cáo buộc chống lại lính đánh thuê Wagner.

“Chúng tôi không biết chắc Lukashenko đã cố gắng đạt được điều gì để đổi lấy việc giải quyết Prigozhin ngoài việc Belarus nhận được mức giá rất thấp khi mua khí đốt của Nga. Bây giờ Putin và Prigozhin đã công khai làm lành, vai trò hòa giải của Lukashenko có thể không còn cần thiết nữa,” Gerashchenko nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận qua email.

Peskov không tiết lộ chi tiết về cuộc gặp giữa hai người nhưng cho biết ông Putin “đã đưa ra đánh giá về hành động của công ty ở tiền tuyến” trong cuộc chiến ở Ukraine.

“Bản thân các chỉ huy đã vạch ra phiên bản của họ về những gì đã xảy ra, họ nhấn mạnh rằng họ là những người ủng hộ trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia, đồng thời nói rằng họ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể nói về cuộc họp này,” Peskov nói thêm.

Nhà phân tích chính trị người Nga Tatiana Stanovaya trước đây đã nói với Newsweek rằng Putin và Prigozhin có thể đã gặp nhau để “hoàn thiện” các chi tiết trong kế hoạch hòa bình của Lukashenko.

Prigozhin đã nói rằng cuộc binh biến nhằm vào giới lãnh đạo quân đội Nga, chứ không phải chính Putin, về cách Bộ Quốc phòng đã tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Sau hơn một năm chiến đấu, căng thẳng âm ỉ do phía Nga không có tiến bộ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khiến Wagner tức giận vào tháng trước sau khi thúc đẩy các binh sĩ Wagner chính thức ký các hợp đồng quân sự của Nga. Vài tuần sau cuộc binh biến thất bại, Shoigu vẫn tại vị và lực lượng của Tập đoàn Wagner đã không ký hợp đồng và vẫn ở lại Belarus hay gần đó.
 
ĐTC nhận được món quà Ukraine. Sứ thần Tòa Thánh cử hành nghi thức hòa giải Ukraine-Ba Lan
VietCatholic Media
17:23 11/07/2023

1. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận được “Đồng tiền tưởng nhớ” của Ukraine

“Đồng xu Bucha” với hình ảnh của nhà thờ Thánh Tông đồ Anrê được gọi là Đền thờ Tông đồ đầu tiên, nơi chôn cất 119 cư dân hòa bình trong thời kỳ chiếm đóng của Nga, đã được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma.

Cổng thông tin “Moya Kyivshchyna” của Hội đồng thành phố Bucha đã cho biết như trên.

Ruslan Kravchenko, người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự khu vực Kyiv, đã trao tặng đồng xu kỷ niệm cho đặc sứ Vatican, là Đức Hồng Y Matteo Zuppi.

Kravchenko nhấn mạnh lòng biết ơn của mình đối với sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Ông nói thêm rằng ông rất vui khi nhìn thấy hình ảnh Đức Thánh Cha nhận đồng xu tượng trưng cho sự bất khuất của người Ukraine.

Đồng xu được đánh số 250 và có một trong những biểu tượng để tang của thành phố là nhà thờ Thánh Anrê Tông đồ, vị Tông đồ đầu tiên được Chúa gọi.

2. Thông cáo báo chí của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk về lễ tưởng niệm các nạn nhân thảm kịch Volhynia

Hôm thứ Ba 11 Tháng Bẩy, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã đưa ra thông cáo báo chí sau đây. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

“Chúng tôi tha thứ và cầu xin sự tha thứ”: Tưởng niệm các nạn nhân thảm kịch Volhynia tại nhà thờ chính tòa Lutsk.

Hôm Chúa nhật, ngày 9 tháng 7, tại Nhà thờ Chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô ở Lutsk, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, cùng với Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, là Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, là Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ukraine, Đức Giám Mục Vitaliy Skomarovsky, và đại diện của các tôn giáo bạn với sự tham dự của hai vị Tổng thống Ukraine và Ba Lan, chúng tôi đã cử hành buổi cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực ở Volyn trong Thế chiến II nhân kỷ niệm 80 năm thảm kịch này.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân bắt đầu bằng lời cầu nguyện hòa giải chung của đại diện các hệ phái Kitô giáo khác nhau với sự tham dự của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Andrzej Duda. Sau buổi cầu nguyện, các nguyên thủ quốc gia đã thắp nến tưởng nhớ các nạn nhân của thảm kịch. “Cùng nhau, chúng ta vinh danh tất cả những nạn nhân vô tội của Volyn! Ký ức hợp nhất chúng ta! Cùng nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy và Tổng thống Ba Lan cho biết

Sau lời cầu nguyện hòa giải, Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh đã cử hành Thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân.

Trong bài giảng thánh lễ, ngài nói:

“Chúng ta tập trung cầu nguyện ở trung tâm Lutsk. Lời cầu nguyện có giá trị thay đổi tâm hồn mỗi người chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas nhấn mạnh. Sau đó, ngài nêu ra ba dấu chỉ mà theo ý kiến của ngài là cần thiết để hoán cải và tha thứ thực sự. Dấu chỉ thứ nhất là tiếng khóc chân thành cho tất cả các nạn nhân của 80 năm trước, lên tới hàng chục nghìn người. “Xin Chúa Thánh Thần hoạt động mạnh mẽ trong tâm hồn chúng ta để chúng ta cảm thấy những nạn nhân này gần gũi với chúng ta, ngay cả khi chúng ta không biết rõ tên của họ và không có mối liên hệ tâm linh với tất cả họ. Trong tình trạng này, khi chúng ta than khóc, lời cầu nguyện của chúng ta là chân thành,” ngài nói.

“Dấu chỉ thứ hai của sự hoán cải là sự tha thứ, và cầu xin sự tha thứ của nhau. Yêu cầu này là tâm điểm của các lời kêu gọi của các giám mục ở Ukraine và Ba Lan. Khi vết thương rỉ máu, chúng ta không còn sức lực để yêu thương, nên thường cứ làm tổn thương nhau. Chúng ta cần cầu xin sự tha thứ và chữa lành trong tâm hồn mình. Chúng ta cần phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta ân sủng như vậy”, vị đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Ukraine cho biết.

“Yếu tố thứ ba của sự hoán cải là khả năng yêu thương. Những vết thương trong quá khứ cản trở khả năng yêu thương của chúng ta hôm nay. Chúng ta còn có thể mang lại niềm an ủi nào lớn hơn cho các nạn nhân? Còn niềm vui nào lớn hơn chúng ta có thể dâng lên Chúa là Đấng Cứu Rỗi chúng ta? Chắc chắn, đây là tình yêu hoàn hảo mà Tông đồ Phaolô nói với chúng ta”, Đức Cha nhấn mạnh.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng nói vài lời nhấn mạnh đến mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm không chỉ liên kết những người khác quốc tịch mà còn cả người sống và người chết. Ngài lưu ý rằng chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu gìn giữ sự toàn vẹn của sứ điệp tông đồ và truyền thống, cảm nghiệm được trong khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, thế giới hữu hình và vô hình kết hợp quanh bàn thờ Thiên Chúa như thế nào: trời và đất, các thiên thần và con người. Hôm nay, tại đây, xung quanh bàn tiệc thánh của Chúa ở Lutsk, với tư cách là những tín hữu, chúng ta nghe thấy trời và đất, người sống và người chết đồng thanh nói với nhau như thế nào: chúng ta tha thứ và cầu xin sự tha thứ!”

“Đây là mầu nhiệm kỳ diệu của Bí Tích Thánh Thể, liên kết người Ba Lan và người Ukraine, người sống và người chết, hướng lòng về thiên đàng. Chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là một dân tộc của Thiên Chúa: người Công Giáo của cả hai nghi thức, người Chính thống giáo và Kitô hữu của các đức tin khác. Xung quanh bàn thờ, chúng ta cảm thấy một Chúa, một đức tin và một phép rửa. Cùng một thiên đường cho người Ba Lan và người Ukraine, cho những người thuộc các quốc gia và quốc tịch khác nhau,” Đức Tổng Giám Mục nói. “Thật đáng ngạc nhiên, kinh nghiệm mầu nhiệm về Bí tích Thánh Thể nói rằng những người đã khuất của chúng ta, bao gồm cả các nạn nhân của vụ thảm sát Volhynia, nói qua môi miệng của chúng ta: chúng tôi tha thứ và xin được tha thứ,” ngài nói.

“Và chúng ta ở đây trên trái đất, cầu nguyện cho những nạn nhân vô tội của những sự kiện khủng khiếp, cùng nhau, chúng ta hãy nói: Lạy Chúa, xin ban cho họ sự yên nghỉ vĩnh cửu, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi họ mãi mãi. Cầu mong họ được yên nghỉ. Amen.”

3. Biến cố Volhynia là gì?

Sau Hiệp ước Molotov–Ribbentrop vào năm 1939, và tiếp theo đó là cuộc xâm lược và phân chia lãnh thổ Ba Lan giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô, Liên Xô đã xâm lược phần Volhynia của Ba Lan. Khu vực này nằm ở ngã ba biên giới Ba Lan, Ukraine và Belarus. Ở thời điểm năm 1939, khu vực này chủ yếu chỉ có người Ba Lan.

Khi liên minh tạm thời Đức-Xô được thành lập, Volhynia trải qua những biến động rất lớn. Trong quá trình di chuyển dân số của Đức Quốc xã và Liên Xô, hầu hết dân thiểu số người Đức ở Volhynia đã được chuyển đến những khu vực Ba Lan bị Đức Quốc xã sáp nhập.

Dân số còn lại, đã phải gánh chịu các vụ trục xuất và bắt giữ hàng loạt do mật vụ Nga thực hiện. Bên cạnh đó, còn có các hành động đàn áp người Ba Lan do Đức thực hiện, bao gồm cả việc trục xuất đến Đức để đưa đến các trại lao động cưỡng bức, và hành quyết hàng loạt, đến năm 1943, người dân tộc Ba Lan chỉ còn chiếm 10 đến 12% dân số Volhynia.

Trong cuộc xâm lược của Đức, khoảng 50.000–100.000 người Ba Lan (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) ở Volhynia đã bị Quân nổi dậy Ukraine tàn sát. Số nạn nhân Ukraine của các cuộc tấn công trả đũa của Ba Lan cho đến mùa xuân năm 1945 được ước tính là khoảng 2.000−3.000 người ở Volhynia.

Năm 1945, Ukraine thuộc Liên Xô trục xuất người dân tộc Đức khỏi Volhynia sau khi chiến tranh kết thúc, tuyên bố rằng Đức Quốc xã đã sử dụng người dân tộc Đức ở Đông Âu như một phần của kế hoạch xâm lược. Việc trục xuất người Đức khỏi Đông Âu là một phần trong quá trình di chuyển dân số lớn hơn sau chiến tranh.

Liên Xô đã sáp nhập Volhynia vào Ukraine sau khi Thế chiến II kết thúc. Năm 1944, những người cộng sản ở Volyhnia đã đàn áp người Công Giáo Ukraine. Hầu hết những người dân tộc Ba Lan còn lại đã bị trục xuất sang Ba Lan vào năm 1945. Kể từ khi Liên Xô tan rã vào những năm 1990, Volhynia là một phần không thể thiếu của Ukraine.
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News