Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 14 Mùa Quanh Năm 09/07/2017 dành cho người đau yếu
VietCatholic Network
04:01 08/07/2017
Bài Đọc Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A – 09/07/2017
Bài đọc 1: Dcr 9,9-10
Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Khiêm tốn ngồi trên lưng lừa.
Bài trích sách ngôn sứ Da-ca-ri-a.
Đức Chúa phán như sau: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép-ra-im và chiến mã khỏi Giê-ru-sa-lem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất.” Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 144,1-2.8-9.10-11.13-14
Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời..
Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Đ.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
Chúa nhân ái đối với mọi người,
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên. Đ.
Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng. Đ.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai qụy ngã, Chúa đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên. Đ.
Bài đọc 2: Rm 8,9.11-13
Nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.
Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt.Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng: x Mt 11,25
Allêluia. Allêluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Allêluia.
Tin Mừng: Mt 11,25-30
Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho.
Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
Đó là lời Chúa.
Bài đọc 1: Dcr 9,9-10
Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Khiêm tốn ngồi trên lưng lừa.
Bài trích sách ngôn sứ Da-ca-ri-a.
Đức Chúa phán như sau: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép-ra-im và chiến mã khỏi Giê-ru-sa-lem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất.” Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 144,1-2.8-9.10-11.13-14
Lạy Thiên Chúa là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời..
Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Đ.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
Chúa nhân ái đối với mọi người,
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên. Đ.
Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng. Đ.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai qụy ngã, Chúa đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên. Đ.
Bài đọc 2: Rm 8,9.11-13
Nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.
Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt.Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng: x Mt 11,25
Allêluia. Allêluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Allêluia.
Tin Mừng: Mt 11,25-30
Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho.
Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:33 08/07/2017
75. NGƯỜI SỢ QUỶ
Nước Sở có một người rất sợ quỷ, nghe tiếng lá khô rơi hoặc là nghe tiếng rắn bò chuột rúc thì đều cho là quỷ.
Có tên trộm biết ông ta sợ như thế, bèn đợi dịp đêm về núp bên bức tường thấp của ông ta mà hú hú như tiếng kêu của ma quỷ, người ấy rất sợ nên không dám đi ra.
Tên trộm làm lại như thế bốn năm lần, sau đó mới vào trong phòng khiêng đi sạch trơn của cải của người ấy.
Có người bịp ông ta, nói:
- “Đúng là quỷ đã lấy trộm đấy !”
Mặc dù ông ta rất mê tín mà không giải thích được, nhưng trong lòng vẫn nghĩ rằng người ta nói đúng.
(Úc Li tử)
Suy tư 75:
Ma quỷ là tên ăn trộm linh hồn người ta rất lợi hại, nó không như những tên trộm khác rình rình mò mò để chôm đồ của người khác, nhưng nó “đường đường chính chính” ăn trộm như sau:
Nó bày ra lý do chính đáng để chúng ta phạm tội sắc dục, nào là con người ta thường yếu đuối, nào là đó là bản năng của con người, nào là thử một chút có sao đâu; nó bày ra lý lẽ rất phù hợp với tinh thần phúc âm, nào là Chúa dạy phải yêu thương người, nào là người ấy quá tội nghiệp phải giúp đỡ, nào là phải sống bác ái.v.v...và rồi vì quá “thương người” nên đã đánh mất linh hồn của mình.
Có người đã bị ma quỷ lấy trộm mất linh hồn rồi mà vẫn cứ không tin, nếu có ai nhắc nhở thì to tiếng thoá mạ và nói: “Cái thứ người ăn không được nên phá đám !!”.
Người Ki-tô hữu siêng năng tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích thì không thể bị ma quỷ đánh lừa và ăn trộm linh hồn của họ được, bởi vì ma quỷ không thể đường đường chính chính đối chọi với ân sủng của Thiên Chúa, mà nó chỉ có thể làm hại những người Ki-tô hữu nào không thiết tha với các ân lành Chúa ban cho trong các bí tích và nơi thánh lễ mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nước Sở có một người rất sợ quỷ, nghe tiếng lá khô rơi hoặc là nghe tiếng rắn bò chuột rúc thì đều cho là quỷ.
Có tên trộm biết ông ta sợ như thế, bèn đợi dịp đêm về núp bên bức tường thấp của ông ta mà hú hú như tiếng kêu của ma quỷ, người ấy rất sợ nên không dám đi ra.
Tên trộm làm lại như thế bốn năm lần, sau đó mới vào trong phòng khiêng đi sạch trơn của cải của người ấy.
Có người bịp ông ta, nói:
- “Đúng là quỷ đã lấy trộm đấy !”
Mặc dù ông ta rất mê tín mà không giải thích được, nhưng trong lòng vẫn nghĩ rằng người ta nói đúng.
(Úc Li tử)
Suy tư 75:
Ma quỷ là tên ăn trộm linh hồn người ta rất lợi hại, nó không như những tên trộm khác rình rình mò mò để chôm đồ của người khác, nhưng nó “đường đường chính chính” ăn trộm như sau:
Nó bày ra lý do chính đáng để chúng ta phạm tội sắc dục, nào là con người ta thường yếu đuối, nào là đó là bản năng của con người, nào là thử một chút có sao đâu; nó bày ra lý lẽ rất phù hợp với tinh thần phúc âm, nào là Chúa dạy phải yêu thương người, nào là người ấy quá tội nghiệp phải giúp đỡ, nào là phải sống bác ái.v.v...và rồi vì quá “thương người” nên đã đánh mất linh hồn của mình.
Có người đã bị ma quỷ lấy trộm mất linh hồn rồi mà vẫn cứ không tin, nếu có ai nhắc nhở thì to tiếng thoá mạ và nói: “Cái thứ người ăn không được nên phá đám !!”.
Người Ki-tô hữu siêng năng tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích thì không thể bị ma quỷ đánh lừa và ăn trộm linh hồn của họ được, bởi vì ma quỷ không thể đường đường chính chính đối chọi với ân sủng của Thiên Chúa, mà nó chỉ có thể làm hại những người Ki-tô hữu nào không thiết tha với các ân lành Chúa ban cho trong các bí tích và nơi thánh lễ mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:39 08/07/2017
CHỦA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 11, 25-30.
“Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi hãy học với Ngài có lòng hiền hậu và khiêm nhường, lời mời gọi này không làm cho bạn và tôi trở thành người nhụt chí hoặc trở thành người sống an phận, nhưng trái lại, nó sẽ khiến bạn và tôi trở thành người có sức mạnh hơn cả đội quân hùng hậu, và lòng cảm thông sâu sắc với những bất hạnh của tha nhân.
Lòng hiền hậu của Đức Chúa Giê-su đã làm cho ông Phê-rô hối hận ăn năn, đã làm cho Mát-thêu thu thuế trở thành tông đồ tài năng, đã làm cho Gia-kêu lùn hoán cải cuộc sống, và nhất là, sự hiền lành này được thể hiện hằng ngày trong bí tích Thánh Thể trên bàn thờ. Chính sự hiền lành cách trọn vẹn này của Đ c Chúa Giê-su đã làm cho nhân loại nhận biết Cha tình yêu ở trên trời.
Giữa một thế giới thù hận và ghen ghét, Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta học nơi Ngài sự hiền lành, chính là Ngài muốn bạn và tôi dùng sự hiền lành này, như một khí cụ của tình yêu, để chinh phục tâm hồn người khác về cho Chúa. Bởi vì sự hiền lành đích thực có sức mạnh tuyệt đối cảm hóa người dữ, thông cảm với người tội lỗi, hòa đồng với tha nhân, để khi người khác nhìn thấy sự hiền lành của chúng ta, thì họ cũng thấy được một Đức Chúa Giê-su hiền lành trong cuộc sống.
Lòng khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su đã trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, bởi vì nếu Ngài chỉ là một vị Thiên Chúa muôn đời muốn cao sang không hề biết cảm thông với những đau khổ của con người, thì Ngài vẫn mãi mãi là Thiên Chúa chứ không phải con người. Nhưng khi khiêm nhường tự hạ làm con người như chúng ta, để cứu chuộc chúng ta, thì Đức Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng lừng lẫy: nâng con người tội lỗi lên làm con Thiên Chúa và được hưởng phần gia nghiệp Nước trời.
Cũng có những lúc bạn và tôi thật khiêm nhường trước mặt kẻ có chức quyền, nhưng lại hống hách với anh em đồng nghiệp, đó là khiêm nhường giả tạo; có những lúc bạn và tôi thú nhận trước mặt Chúa là mình quá kiêu ngạo nên nếm từ thất bại này đến thất bại khác, và hứa sửa đổi cách sống cho phù hợp với tinh thần Chúa dạy, nhưng sau đó thì kiêu ngạo vẫn cứ kiêu ngạo...
Bạn thân mến,
Làm người Ki-tô hữu thì nhất định phải có sự hiền lành và khiêm nhường, làm một tu sĩ hay linh mục thì càng phải có sự hiền lành và khiêm tốn gấp vạn lần giáo dân, bởi vì sự hiền lành làm cho khuôn mặt chúng ta giống Đức Chúa Giê-su, và sự khiêm nhường làm cho chúng ta trở thành công cụ tuyệt vời của Ngài để rao giảng Lời Chúa cho mọi người.
Mọi người đang chờ bạn và tôi đem sự hiền lành và khiêm nhường này để chào đón và phục vụ họ, bởi vì con người thời nay không thích vũ khí tối tân hay các chính sách mị dân bằng lời nói trôn tru như mỡ heo, nhưng người ta hân hoan chào đón người có lòng hiền hậu và khiêm tốn trong cuộc sống, bởi vì chỉ có hiền hậu mới xoa dịu nỗi đau của tha nhân, và chỉ có sự phục vụ khiêm nhường mới nâng phẩm giá con người của họ lên cao mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:46 08/07/2017
8. Cầu nguyện chính là cung kính với Thiên Chúa.
(Thánh John Climacus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cháu bé Charlie Gard trong cơn bão ý thức hệ phò sự chết
Đặng Tự Do
00:34 08/07/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị cấp một hộ chiếu Vatican cho Charlie Gard, để đưa đứa bé sang Rôma điều trị tại Bệnh viện Bambino Gesu. Nhưng tại London, các quan chức cho biết họ cần phải chấm dứt sự đau đớn của đứa bé.
Tổng thống Donald Trump cũng đưa ra một lời đề nghị như thế. Theo sau lời đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ, có tới hai bệnh viện ở New York đã đề nghị điều trị miễn phí cho Charlie nếu không có những trở ngại pháp lý nào. Một toán bác sĩ Mỹ sẵn sàng sang London để thảo luận cách vận chuyển an toàn đứa trẻ đến một bệnh viện ở Mỹ. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực đó đều bị các quan chức Anh kiên quyết từ chối.
Mẹ của Charlie, là bà Connie Yates, đã phủ nhận các thông tin của báo chí Anh cho rằng đứa trẻ hiện đang đau đớn. Cô nói với một chương trình truyền hình của Anh: “Tôi bảo đảm với mọi người rằng, trong tư cách một người mẹ, tôi sẽ không ngồi ở đó và nhìn con trai tôi đau đớn khổ sở.”
Vấn đề, theo ý kiến của nhiều người, là nếu bệnh viện của Ý hay của Hoa Kỳ chữa khỏi cho bé Charlie thì đó sẽ là một sự sỉ nhục cho giới Y Khoa ở Anh và cho mọi người thấy ngày nay các bác sĩ, dựa vào luật trợ tử, muốn giết chết các bệnh nhân hơn là cứu sống họ.
Bà Connie Yates nói với Sky News:
“Tổng thống Trump đã có một sự hiểu biết rất rõ về toàn bộ vụ này. Cả Đức Giáo Hoàng và ông Trump đều là những người có miềm tin vào truyền thống gia đình. Họ tin vào trường hợp của chúng tôi và hiểu tại sao chúng tôi tin rằng chúng tôi có quyền để tiếp tục chiến đấu mặc dù rất khó khăn để cứu Charlie.”
Bé Charlie bị một dạng bệnh mitochondrial rất hiếm dẫn đến sự suy giảm cơ bắp và tổn thương não. Đứa bé đã là trung tâm của một cuộc chiến pháp lý kéo dài liên quan đến việc cha mẹ cậu muốn đưa cậu sang Mỹ để điều trị thử nghiệm trong khi các bác sĩ tại Bệnh viện Greater Ormond Street khăng khăng không thể nào chữa được.
Tòa Thánh sẽ sớm đưa ra phán quyết về trường hợp Tổng Giám Mục Anthony Apuron
Đặng Tự Do
01:07 08/07/2017
Đức Tổng Giám mục Michael Byrnes đã tường trình rằng một tòa án tại Vatican sẽ sớm được mở ra để thảo luận về số phận của Đức Cha Anthony Apuron, nguyên là Tổng Giám Mục tại Guam, đã bị ngưng chức để điều ta về các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Đức Cha Michael Byrnes nguyên là Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Detroit đã được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục Phó với những năng quyền đặc biệt của một Tổng Giám Mục Chính Tòa để cai quản tổng giáo phận Agaña trên đảo Guam.
Trong tổng số 155,690 dân trên đảo Guam, có 132,500 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 85.1%. Agaña là giáo phận duy nhất trên hòn đảo này với 25 giáo xứ.
Trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Michael Byrnes nói rằng một tòa án giáo luật gồm ba vị thẩm phán sẽ được triệu tập “trong vài tuần tới để cân nhắc các bằng chứng đã được trình bày trong vụ án.”
Đức Tổng Giám mục Byrnes nói rằng nếu Đức Cha Apuron không bị buộc tội, ngài có thể được phục chức làm Tổng giám mục Agaña - một việc mà Đức Tổng Giám mục Byrnes cho rằng sẽ là một “thảm hoạ”.
Nếu Tổng giám mục Apuron bị buộc tội, Đức Cha Byrnes nói, rất khó để dự đoán hình phạt nào có thể được áp dụng. Vào năm 2014, phiên tòa giáo luật xử Đức Tổng Giám mục Jozef Wesolowski, nguyên sứ thần Tòa thánh ở Cộng hòa Dominican, đã cách chức vị này đồng thời huyền chức xuống bậc giáo dân.
Đức Cha Michael Byrnes nguyên là Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Detroit đã được bổ nhiệm là Tổng Giám Mục Phó với những năng quyền đặc biệt của một Tổng Giám Mục Chính Tòa để cai quản tổng giáo phận Agaña trên đảo Guam.
Trong tổng số 155,690 dân trên đảo Guam, có 132,500 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 85.1%. Agaña là giáo phận duy nhất trên hòn đảo này với 25 giáo xứ.
Trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Michael Byrnes nói rằng một tòa án giáo luật gồm ba vị thẩm phán sẽ được triệu tập “trong vài tuần tới để cân nhắc các bằng chứng đã được trình bày trong vụ án.”
Đức Tổng Giám mục Byrnes nói rằng nếu Đức Cha Apuron không bị buộc tội, ngài có thể được phục chức làm Tổng giám mục Agaña - một việc mà Đức Tổng Giám mục Byrnes cho rằng sẽ là một “thảm hoạ”.
Nếu Tổng giám mục Apuron bị buộc tội, Đức Cha Byrnes nói, rất khó để dự đoán hình phạt nào có thể được áp dụng. Vào năm 2014, phiên tòa giáo luật xử Đức Tổng Giám mục Jozef Wesolowski, nguyên sứ thần Tòa thánh ở Cộng hòa Dominican, đã cách chức vị này đồng thời huyền chức xuống bậc giáo dân.
Các nghị định phong Chân Phước ngày 7 tháng Bẩy
Đặng Tự Do
01:21 08/07/2017
Hôm thứ Sáu 7 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha đã nghe Bộ Tuyên Thánh trình bày về các án tuyên Chân Phước và tuyên lên hàng Tôi Tớ Chúa cho 8 ứng viên.
Sau buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Amato đã công bố 8 nghị định sau với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô:
- Nghị định nhìn nhận một phép lạ do sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa là Anna Chrzanowska, một phụ nữ giáo dân người Ba Lan, sinh năm 1902 và qua đời năm 1973.
- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Đức Giám Mục Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, qua đời tại Colombia vào năm 1989;
- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Peter Ramirez Ramos, một linh mục Colombia đã mất năm 1948
- Các nghị định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của:
Đức Cha Ismael Perdomo (1872-1950), một vị tổng giám mục Colombia;
Luigi Kosiba (1855-1939), một giáo dân người Ba Lan;
Paola của Jesus Gil Cano (1849-1913), một nữ tu Tây Ban Nha;
Mary Elizabeth Mazza (1886-1950), một nữ tu người Ý
Maria của Tình yêu Thiên Chúa (1892-1973), nhủ danh là Maria Gargani, một nữ tu người Ý.
Sau buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Amato đã công bố 8 nghị định sau với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô:
- Nghị định nhìn nhận một phép lạ do sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa là Anna Chrzanowska, một phụ nữ giáo dân người Ba Lan, sinh năm 1902 và qua đời năm 1973.
- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Đức Giám Mục Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, qua đời tại Colombia vào năm 1989;
- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Peter Ramirez Ramos, một linh mục Colombia đã mất năm 1948
- Các nghị định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của:
Đức Cha Ismael Perdomo (1872-1950), một vị tổng giám mục Colombia;
Luigi Kosiba (1855-1939), một giáo dân người Ba Lan;
Paola của Jesus Gil Cano (1849-1913), một nữ tu Tây Ban Nha;
Mary Elizabeth Mazza (1886-1950), một nữ tu người Ý
Maria của Tình yêu Thiên Chúa (1892-1973), nhủ danh là Maria Gargani, một nữ tu người Ý.
Đức Thánh Cha nói tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi
Đặng Tự Do
02:13 08/07/2017
"Tất cả chúng ta đều có bằng đại học về tội lỗi", Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 7 tháng Bẩy tại nhà nguyện Santa Marta dành cho các nhân viên bảo trì tại Vatican.
Trong một bài suy niệm về lời Chúa mời gọi Thánh Mátthêu đi theo Ngài, Đức Thánh Cha nói rằng những người Pharisêu đã nhanh chóng nhìn thấy tội lỗi nơi những người khác, nhưng chậm nhận ra những khuyết điểm có khi còn trầm trọng hơn của chính mình.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài xúc động trước những lời của Chúa Giêsu “Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng là các tội nhân”.
Đức Thánh Cha khuyến khích cộng đoàn đặt niềm tin nơi Chúa Kitô: “Khi anh chị em yếu đuối và sa ngã, hãy tin là Chúa sẽ giúp anh chị em đứng vững; Ngài sẽ chữa lành anh chị em.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ đến câu chuyện của Thánh Jerome, là người đã nói với Chúa Giêsu rằng ngài đã dâng hết cho Chúa tất cả công việc của ngài về Kinh Thánh. Chúa Giêsu đáp lại rằng Ngài muốn thánh nhân hãy dâng cả những tội lỗi của mình để Chúa thánh hóa ông.
Trong một bài suy niệm về lời Chúa mời gọi Thánh Mátthêu đi theo Ngài, Đức Thánh Cha nói rằng những người Pharisêu đã nhanh chóng nhìn thấy tội lỗi nơi những người khác, nhưng chậm nhận ra những khuyết điểm có khi còn trầm trọng hơn của chính mình.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài xúc động trước những lời của Chúa Giêsu “Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng là các tội nhân”.
Đức Thánh Cha khuyến khích cộng đoàn đặt niềm tin nơi Chúa Kitô: “Khi anh chị em yếu đuối và sa ngã, hãy tin là Chúa sẽ giúp anh chị em đứng vững; Ngài sẽ chữa lành anh chị em.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ đến câu chuyện của Thánh Jerome, là người đã nói với Chúa Giêsu rằng ngài đã dâng hết cho Chúa tất cả công việc của ngài về Kinh Thánh. Chúa Giêsu đáp lại rằng Ngài muốn thánh nhân hãy dâng cả những tội lỗi của mình để Chúa thánh hóa ông.
Chung quanh việc bổ nhiệm Tổng Giám Mục Milan
Đặng Tự Do
06:46 08/07/2017
Đức Hồng Y Scola |
Đức Tân Tổng Giám Mục Mario Delpini |
Đức Hồng Y Scola, là ứng cử viên Giáo Hoàng sáng giá trong Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng vào tháng Ba năm 2013, sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị. Vào thời điểm đó, hầu hết các cơ quan truyền thông của Ý đều cho rằng Đức Hồng Y Scola sẽ được bầu làm Giáo Hoàng.
Quyết định này của Đức Thánh Cha, diễn ra chỉ vài ngày sau quyết định bãi nhiệm Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, đã gây nên nhiều đồn đoán tại Ý. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Scola cho biết ngài đã nộp đơn từ chức vào tháng Mười Một năm ngoái, khi đạt đến độ tuổi 75. Ngài nói rằng ngài không muốn tiếp tục làm Tổng Giám mục một tổng giáo phận lớn nhất nước Ý – và cũng là một trong những tổng giáo phận lớn nhất thế giới với hơn 5 triệu người Công Giáo.
Gần đây, khi Đức Thánh Cha Phanxicô thăm viếng tổng giáo phận Milan vào ngày 25 tháng Ba, chính Đức Hồng Y đã yêu cầu Đức Thánh Cha đẩy nhanh tiến trình đề cử người kế nhiệm mình và yêu cầu Đức Thánh Cha công bố quyết định trước mùa hè.
Đức Tân Tổng Giám Mục Mario Delpini là một người sống cả đời tại tổng giáo phận Milan. Trong 40 năm qua, Tòa Thánh mới bổ nhiệm một vị mà toàn bộ các hoạt động mục vụ chỉ thu gọn trong tổng giáo phận Milan. Ngài là người sống rất giản dị, đi làm bằng xe đạp và sống chung với các linh mục cao tuổi.
Việc bổ nhiệm Tổng Giám Mục tại Milan được nhiều người theo dõi vì chỉ trong thế kỷ vừa qua đã xảy ra hai lần là vị Tổng Giám Mục Milan được bầu làm Giáo hoàng: Đó là Đức Giáo Hoàng Piô XI và Phaolô VI.
Lại thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại
Đặng Tự Do
02:44 08/07/2017
Một linh mục Mễ Tây Cơ đã bị sát hại vào ngày 5 tháng 7. Đây là linh mục Công Giáo thứ 18 bị giết ở Mễ Tây Cơ trong sáu năm qua.
Xác của Cha Luis Lopez Villa được phát hiện tại nơi ở của ngài. Người ta tìm thấy ngài bị trói và có nhiều vết thương do dao đâm vào ngực và cổ. Những người hàng xóm tin rằng những kẻ tấn công ngài đã đột nhập vào nhà thờ giáo xứ ăn cắp đồ trước khi tấn công cha ngay trong nhà xứ.
Đức Hồng Y Norberto Rivera của thành phố Mexico đã lên án vụ giết hại này và yêu cầu cảnh sát nhanh chóng tìm ra hung thủ.
Trong 18 vụ giết hại các linh mục trong vòng 6 năm qua, cảnh sát chẳng bao giờ tìm ra bất cứ một tên tội phạm nào.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong một diễn biến gây tranh cãi tại Mễ Tây Cơ, đầu năm nay, một Giám Mục Mễ Tây Cơ đã gặp các tên trùm băng đảng nhằm “xin tha mạng” cho các linh mục của ngài.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của giáo phận Chilpancingo-Chilapa trong bang Guerrero đã nhờ những người trung gian sắp đặt một cuộc gặp gỡ với các tên trùm băng đảng, sau khi nghe tin một số linh mục của ngài đã bị đe dọa giết hại. Ngài tường thuật rằng đã nói với tên này rằng “với cái chết chúng ta sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì.”
Trả lời cho những chất vấn là tại sao ngài không nhờ cảnh sát bảo vệ lại phải hạ mình năn nỉ bọn du đảng mua bán ma tuý, Đức Cha Rangel giải thích: “Hầu hết bang Guerrero đều đã nằm trong tay bọn buôn ma túy. Ở đây làm gì có cảnh sát và luật pháp!”
Xác của Cha Luis Lopez Villa được phát hiện tại nơi ở của ngài. Người ta tìm thấy ngài bị trói và có nhiều vết thương do dao đâm vào ngực và cổ. Những người hàng xóm tin rằng những kẻ tấn công ngài đã đột nhập vào nhà thờ giáo xứ ăn cắp đồ trước khi tấn công cha ngay trong nhà xứ.
Đức Hồng Y Norberto Rivera của thành phố Mexico đã lên án vụ giết hại này và yêu cầu cảnh sát nhanh chóng tìm ra hung thủ.
Trong 18 vụ giết hại các linh mục trong vòng 6 năm qua, cảnh sát chẳng bao giờ tìm ra bất cứ một tên tội phạm nào.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong một diễn biến gây tranh cãi tại Mễ Tây Cơ, đầu năm nay, một Giám Mục Mễ Tây Cơ đã gặp các tên trùm băng đảng nhằm “xin tha mạng” cho các linh mục của ngài.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của giáo phận Chilpancingo-Chilapa trong bang Guerrero đã nhờ những người trung gian sắp đặt một cuộc gặp gỡ với các tên trùm băng đảng, sau khi nghe tin một số linh mục của ngài đã bị đe dọa giết hại. Ngài tường thuật rằng đã nói với tên này rằng “với cái chết chúng ta sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì.”
Trả lời cho những chất vấn là tại sao ngài không nhờ cảnh sát bảo vệ lại phải hạ mình năn nỉ bọn du đảng mua bán ma tuý, Đức Cha Rangel giải thích: “Hầu hết bang Guerrero đều đã nằm trong tay bọn buôn ma túy. Ở đây làm gì có cảnh sát và luật pháp!”
Một vị Tổng Giám Mục Congo vẫn tin Joseph Kabila sẽ tổ chức tuyển cử
Đặng Tự Do
02:52 08/07/2017
Đức Cha Marcel Utembi, Tổng giám mục của Kisangani, cho biết sau cuộc họp ngày 5 tháng 7 với Tổng thống Joseph Kabila của Cộng hòa Dân chủ Congo là ngài tin rằng cuộc tổng tuyển cử vẫn được xảy ra theo dự trù .
Đức Tổng Giám Mục Utembi cho biết tổng thống Kabila “đã không ngừng nói rằng sẽ có những cuộc bầu cử” trong năm nay, bất chấp sự chậm chạp trong việc lập kế hoạch bỏ phiếu.
Các giám mục Công Giáo của đất nước này đang đóng vai trò trung gian trong việc hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập. Các ngài đã kiên quyết đòi phải có bầu cử trong năm nay.
Quốc gia tại miền Trung châu Phi này đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12, năm ngoái 2016 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc cho là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn.
Đức Tổng Giám Mục Utembi cho biết tổng thống Kabila “đã không ngừng nói rằng sẽ có những cuộc bầu cử” trong năm nay, bất chấp sự chậm chạp trong việc lập kế hoạch bỏ phiếu.
Các giám mục Công Giáo của đất nước này đang đóng vai trò trung gian trong việc hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập. Các ngài đã kiên quyết đòi phải có bầu cử trong năm nay.
Quốc gia tại miền Trung châu Phi này đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Tổng thống Joseph Kabila hết nhiệm kỳ vào ngày thứ Hai 19 tháng 12, năm ngoái 2016 nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và một cuộc bầu cử lại không thể được tiến hành ít nhất là cho đến sau năm 2018.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc cho là tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn.
Dưới các áp lực quốc tế chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng kế hoạch ăn cướp 50 tài sản của Chính Thống Giáo Syria
Đặng Tự Do
04:45 08/07/2017
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngưng kế hoạch chiếm hơn 50 tài sản của Chính Thống Giáo Syria ở tỉnh Mardin.
Hôm 28 tháng Sáu, các quan chức ở tỉnh này đã tuyên bố rằng quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản - bao gồm các nhà thờ, tu viện và nghĩa trang - đã mất hiệu lực. Các cơ sở này từ nay nằm dưới sự kiểm soát của bộ tôn giáo vụ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, hôm 5 tháng 7, dưới các áp lực quốc tế, các quan chức này cho hay, nếu Giáo Hội Chính Thống Giáo Syria có thể trưng ra các bằng chứng hợp lệ về quyền sở hữu, thì tài sản sẽ không bị tịch thu.
Một trong những tài sản có thể bị cướp là tu viện Mor Gabriel, có giá trị lịch sử đáng kể. Tu viện này đã có từ cách đây 1600 năm là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới.
Tổ chức Open Doors cho biết khi giá nhà đất tăng vọt trên thế giới, bọn quan chức tại ít nhất là 50 quốc gia đã và đang cướp bóc hàng ngàn tài sản của các Giáo Hội Kitô trên thế giới.
Hôm 28 tháng Sáu, các quan chức ở tỉnh này đã tuyên bố rằng quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản - bao gồm các nhà thờ, tu viện và nghĩa trang - đã mất hiệu lực. Các cơ sở này từ nay nằm dưới sự kiểm soát của bộ tôn giáo vụ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, hôm 5 tháng 7, dưới các áp lực quốc tế, các quan chức này cho hay, nếu Giáo Hội Chính Thống Giáo Syria có thể trưng ra các bằng chứng hợp lệ về quyền sở hữu, thì tài sản sẽ không bị tịch thu.
Một trong những tài sản có thể bị cướp là tu viện Mor Gabriel, có giá trị lịch sử đáng kể. Tu viện này đã có từ cách đây 1600 năm là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới.
Tổ chức Open Doors cho biết khi giá nhà đất tăng vọt trên thế giới, bọn quan chức tại ít nhất là 50 quốc gia đã và đang cướp bóc hàng ngàn tài sản của các Giáo Hội Kitô trên thế giới.
Phim tài liệu: Quan điểm nghệ thuật của ĐGH Phanxicô
Giuse Thẩm Nguyễn
09:19 08/07/2017
(EWTN News/CNA) Quan điểm nghệ thuật của ĐGH Phanxicô là gì?
Một phim tài liệu mới có tên là ‘ĐGH Phanxicô – quan điểm nghệ thuật của tôi’ trình bày về khía cạnh quan điểm nghệ thuật của Giáo Triều Roma và khám phá nghệ thuật có ý nghĩa gì đối với cá nhân ĐGH qua một loạt những tác phẩm mà ngài ưa thích.
Theo Đài Phát Thanh Vatican, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Vatican là Barba Jatta, đã nói rằng “Nghệ thuật của lòng thương xót quả là quan điểm nghệ thuật của ĐGH và chính nghệ thuật này dẫn đến sự khiêm hạ.
Phim tài liệu này là sản phẩm của Viện Bảo Tàng Vatican và hãng phim Imago dựa trên cuốn sách được viết vào năm 2015 của ĐGH và của phóng viên Tiziana Lupi có cùng một tiêu đề. Cuốn sách này hiện nay chỉ xuất bản bằng tiếng Ý và phim tài liệu mới này sẽ được ra mắt với phụ đề bằng 6 thứ tiếng.
Cuốn phim nêu bật ra mười một tác phẩm nghệ thuật gồm cả cổ điển và đương đại trong bộ sưu tập của Vatican và qua bộ sưu tập này người ta thấy rõ ý hướng nghệ thuật lý tưởng của ĐGH là nhằm phúc âm hóa và đối chiếu một nền văn hóa nhất thời.
Phim tài liệu này có những loạt hình ảnh chụp qua không ảnh và tác phẩm điện ảnh có một không hai của Quảng Trường Thánh Phêrô và Đền Thánh, Nguyện Đường Sistine và Công Viên Vatican. Chính ĐGH Phanxicô là người kể chuyện trong phim và có trích đoạn của Sandro Bargagallo, quản lý Bảo Tàng Viện Vatican và của Tiziana Lupi, tác giả cuốn sách cùng tên.
Trong số những tác phẩm nghệ thuật được ĐGH chọn có bức tượng khỏa thân chàng Belvedere Torso, nguyện đường Sistine, ảnh chiếc xe Renault đời 1984 với 186,000 miles của ĐGH, tượng Đức Mẹ Luján làm bằng sắt vụn của điêu khắc gia Alejandro Marmo người Agretine và bức họa Hạ xác Chúa Từ Thánh Giá của Caravaggio.
Theo ĐGH, những nét đặc trưng của các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt này trái ngược với nền văn hóa phế thải hiện nay và chỉ ra con đường phúc âm hóa.
ĐGH đã thuyết minh trong phim tài liệu này rằng “Nghệ nhân là một nhân chứng về những điều xem ra vô hình và những tác phẩm nghệ thuật là những bằng chứng rõ ràng nhất về sự nhập thể.”
Hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là ĐGH Gioan Phaolo II và Benedicto XVI cũng đã viết về sự quan trọng của vẻ đẹp nghệ thuật, nhưng đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đã nói lên hướng nhìn của mình về nghệ thuật trong một cuốn phim.
Phim tài liệu dài 45 phút này sẽ được phổ biến trên toàn thế giới trong vòng vài tháng tới, và phim cũng sẽ được chiếu tại các rạp khắp nơi dù chưa biết chính thức ngày ra mắt là ngày nào. Tòa Thánh Vatican cũng dư trù sẽ gởi bộ phim tham gia Giải Phim Oscars năm 2018.
Giuse Thẩm Nguyễn
Một phim tài liệu mới có tên là ‘ĐGH Phanxicô – quan điểm nghệ thuật của tôi’ trình bày về khía cạnh quan điểm nghệ thuật của Giáo Triều Roma và khám phá nghệ thuật có ý nghĩa gì đối với cá nhân ĐGH qua một loạt những tác phẩm mà ngài ưa thích.
Theo Đài Phát Thanh Vatican, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Vatican là Barba Jatta, đã nói rằng “Nghệ thuật của lòng thương xót quả là quan điểm nghệ thuật của ĐGH và chính nghệ thuật này dẫn đến sự khiêm hạ.
Phim tài liệu này là sản phẩm của Viện Bảo Tàng Vatican và hãng phim Imago dựa trên cuốn sách được viết vào năm 2015 của ĐGH và của phóng viên Tiziana Lupi có cùng một tiêu đề. Cuốn sách này hiện nay chỉ xuất bản bằng tiếng Ý và phim tài liệu mới này sẽ được ra mắt với phụ đề bằng 6 thứ tiếng.
Cuốn phim nêu bật ra mười một tác phẩm nghệ thuật gồm cả cổ điển và đương đại trong bộ sưu tập của Vatican và qua bộ sưu tập này người ta thấy rõ ý hướng nghệ thuật lý tưởng của ĐGH là nhằm phúc âm hóa và đối chiếu một nền văn hóa nhất thời.
Phim tài liệu này có những loạt hình ảnh chụp qua không ảnh và tác phẩm điện ảnh có một không hai của Quảng Trường Thánh Phêrô và Đền Thánh, Nguyện Đường Sistine và Công Viên Vatican. Chính ĐGH Phanxicô là người kể chuyện trong phim và có trích đoạn của Sandro Bargagallo, quản lý Bảo Tàng Viện Vatican và của Tiziana Lupi, tác giả cuốn sách cùng tên.
Trong số những tác phẩm nghệ thuật được ĐGH chọn có bức tượng khỏa thân chàng Belvedere Torso, nguyện đường Sistine, ảnh chiếc xe Renault đời 1984 với 186,000 miles của ĐGH, tượng Đức Mẹ Luján làm bằng sắt vụn của điêu khắc gia Alejandro Marmo người Agretine và bức họa Hạ xác Chúa Từ Thánh Giá của Caravaggio.
Theo ĐGH, những nét đặc trưng của các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt này trái ngược với nền văn hóa phế thải hiện nay và chỉ ra con đường phúc âm hóa.
ĐGH đã thuyết minh trong phim tài liệu này rằng “Nghệ nhân là một nhân chứng về những điều xem ra vô hình và những tác phẩm nghệ thuật là những bằng chứng rõ ràng nhất về sự nhập thể.”
Hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là ĐGH Gioan Phaolo II và Benedicto XVI cũng đã viết về sự quan trọng của vẻ đẹp nghệ thuật, nhưng đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đã nói lên hướng nhìn của mình về nghệ thuật trong một cuốn phim.
Phim tài liệu dài 45 phút này sẽ được phổ biến trên toàn thế giới trong vòng vài tháng tới, và phim cũng sẽ được chiếu tại các rạp khắp nơi dù chưa biết chính thức ngày ra mắt là ngày nào. Tòa Thánh Vatican cũng dư trù sẽ gởi bộ phim tham gia Giải Phim Oscars năm 2018.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin tốt lành: Mosul hoàn toàn giải phóng
Đặng Tự Do
21:41 08/07/2017
Cuối ngày thứ Bẩy, tiếng súng đã lắng dịu sau khi các tuyến phòng thủ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS sụp đổ hoàn toàn.
Một phóng viên của Reuters cho biết những người lính Iraq đã múa hát nhảy mừng chiến thắng giữa những đống đổ nát bên bờ sông Tigris mà không cần chờ đợi một tuyên bố chiến thắng chính thức. Một số quân nhân đã nhảy múa với âm nhạc phát ra từ các chiếc xe tải và bắn súng lên không.
Sáng thứ Bẩy, xướng ngôn viên truyền hình quốc gia cho hay, “Chúng ta đang chứng kiến những thước cuối cùng và sau đó chiến thắng sẽ được chính thức công bố. Vấn đề chỉ là vài giờ nữa,” cô nói.
Cho đến chiều tối ngày thứ Năm, quân Iraq cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bị cô lập trong một phạm vi không đến 1,000 thước vuông. Mờ sáng thứ Sáu, trong một nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng, quân khủng bố Hồi Giáo đã mở một cuộc phản công và đẩy lui được quân Iraq. Tuy nhiên, cố gắng ấy là nhằm bỏ trốn hơn là muốn kéo dài cuộc chiến đã hoàn toàn tuyệt vọng. Thật vậy, đài truyền hình quốc gia nói mờ sáng ngày thứ Bẩy, hàng chục tên khủng bố đã tìm cách bơi vượt qua sông Tigris. Vấp phải hỏa lực của quân Iraq đang tuần tiểu trên sông, chúng tháo lui trở lại nhưng bị các lực lượng khác phát hiện và bắn chết.
“Một số thành viên của Daesh đã ra đầu hàng,” cơ quan truyền thông quân đội Iraq cho biết thêm trong một bản tuyên bố vào trưa thứ Bẩy.
Thủ tướng Iraq là ông Haider al-Abadi được dự kiến sẽ tuyên bố chiến thắng một cách chính thức vào sáng Chúa Nhật 9 tháng Bẩy theo giờ địa phương.
Tưởng cũng nên nhắc lại là đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng Sáu năm 2014, quân Iraq đã bất ngờ rút lui, để thành phố Mosul rơi vào tay giặc.
Ngày 29 tháng Sáu năm đó, tên trùm khủng bố IS là Abu Bakr al-Baghdadi đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo”. Chúng không ngừng mở rộng lãnh thổ. Vào thời điểm cực thịnh, bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được một nửa nước Iraq và một phần ba nước Syria, lấy Raqqa làm thủ đô và Mosul là một thành phố lớn của chúng. Từ hai thành phố này, các kế hoạch tấn công khủng bố được hoạch định và đã gieo rắc kinh hoàng trên thế giới.
Cuối năm 2014, chúng áp sát thủ đô Baghdad và có nhiều khả năng chiếm được thành phố này.
Quân đội Iraq, dưới sự yểm trợ cuả Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong đó có cả nước cựu thù Iran đã dần dần tái chiếm được nhiều phần lãnh thổ.
Ngày 16 tháng 10 năm ngoái, 2016, quân đội Iraq và quân Kurd hiệp đồng tác chiến mở cuộc hành quân giải phóng Mosul. Cuộc chiến đến nay kéo dài 8 tháng 3 tuần và 1 ngày là cuộc chiến trong thành phố lớn nhất từ sau thế chiến thứ hai.
60,000 quân nhân và cảnh sát Iraq được tung vào chiến dịch này cùng với 14,000 quân tình nguyện Hồi Giáo Shiite; 40,000 quân Kurds và 450 quân nhân Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp và các nước khác.
Phía bọn khủng bố Hồi Giáo IS có khoảng 11,000 quân trong đó ít nhất là 1,000 quân thánh chiến Hồi Giáo từ các nước khác.
Thương vong - tính cho đến đầu tháng 7, 2017 - của quân Iraq là 774 quân nhân bị giết, 4,600 bị thương. 30 quân nhân người Kurd bị giết và 100 người khác bị thương. Hai quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng và 3 chuyên viên Iran bị giết.
Bộ quốc phòng Iraq cho biết 9,622 quân khủng bố Hồi Giáo bị giết, một số khoảng 200 người bị bắt làm tù binh.
Thương vong về phía thường dân là hơn 8,000 người bị giết trong đó ít nhất 622 người bị giết vì các cuộc không kích của các lực lượng liên quân và quân Iraq. Bên cạnh đó còn có 2 ký giả người Pháp bị giết và 1 ký giả người Kurd thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ.
Theo các thống kê của Liên Hiệp Quốc, 860,000 người đã phải tị nạn trong đó 631,458 sống trong các trại do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thiết lập và điều hành với sự giúp đỡ của các tổ chức bác ái. Riêng tổng giáo phận Erbil trong vùng tự trị của người Kurd đã đón nhận và chăm sóc cho 120,000 Kitô hữu chạy giặc từ thành phố Mosul.
Đến nay, ngay cả khi hai thành phố Mosul và Raqqa được hoàn toàn giải phóng, bọn khủng bố Hồi Giáo IS vẫn còn đang kiểm soát được một lãnh thổ rộng bằng nước Bỉ.
ĐGH Phanxicô nói rằng Hoa Kỳ có ‘một tầm nhìn méo mó về thế giới’.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:16 08/07/2017
ĐGH Phanxicô nói rằng Hoa Kỳ có ‘một tầm nhìn méo mó về thế giới’.
ĐGH Phanxicô đã nói với phóng viên người Ý Eugenio scalfari của tờ La Repubblica hôm thứ Năm vừa qua rằng Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn và Tổng Thống Barshar al-Assad của Syria đã có một cái nhìn méo mó về thế giới (una visione distorta del mondo.)
Scalfari cho biết là ông đã nhận được điện thoại của ĐGH vào hôm Thứ Năm tuần trước khi ông đang ở tòa soạn và ngài muốn ông đến gắp ngài vào lúc 4 giờ chiều.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐGH đã nói rằng ngài rất quan tâm đến cuộc họp G20. (Cuộc họp quốc tế của 20 nước thành viên gồm Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ân Độ, Nam Dương, Ý, Nhật, Nam Hàn, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hoa Kỳ, and Liên Hiệp Âu Châu.)
ĐGH nói “Tôi lo ngại có sự liên minh nguy hiểm giữa các nhóm quyền lực mà họ lại có tầm nhìn méo mó về thế giới: Hoa Kỳ và Liên bang Nga, Trung Cộng và Bắc Hàn, Liên bang Nga và Tổng Thống Assad trong cuộc chiến ở Syria.”
“Sự nguy hiểm liên quan đến việc nhập cư. Vấn đề chính và không may đang hoành hành thế giới của chúng ta ngày nay đổ lên người nghèo, người yếu kém, người bị loại trừ trong đó có cả những người di dân.”
“Tại sao G20 lại làm cho tôi lo lắng: đó chính là đau khổ cho người di dân. Tôi đã nghĩ đến vấn đề này nhiều lần và đi đến một kết luận là Âu Châu cần thiết lập một cấu trúc “liên bang” càng sớm càng tốt.
ĐGH Phanxicô nói rằng Hoa Kỳ có ‘một tầm nhìn méo mó về thế giới’.
ĐGH Phanxicô đã nói với phóng viên người Ý Eugenio scalfari của tờ La Repubblica hôm thứ Năm vừa qua rằng Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn và Tổng Thống Barshar al-Assad của Syria đã có một cái nhìn méo mó về thế giới (una visione distorta del mondo.)
Scalfari cho biết là ông đã nhận được điện thoại của ĐGH vào hôm Thứ Năm tuần trước khi ông đang ở tòa soạn và ngài muốn ông đến gắp ngài vào lúc 4 giờ chiều.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐGH đã nói rằng ngài rất quan tâm đến cuộc họp G20. (Cuộc họp quốc tế của 20 nước thành viên gồm Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ân Độ, Nam Dương, Ý, Nhật, Nam Hàn, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hoa Kỳ, and Liên Hiệp Âu Châu.)
ĐGH nói “Tôi lo ngại có sự liên minh nguy hiểm giữa các nhóm quyền lực mà họ lại có tầm nhìn méo mó về thế giới: Hoa Kỳ và Liên bang Nga, Trung Cộng và Bắc Hàn, Liên bang Nga và Tổng Thống Assad trong cuộc chiến ở Syria.”
“Sự nguy hiểm liên quan đến việc nhập cư. Vấn đề chính và không may đang hoành hành thế giới của chúng ta ngày nay đổ lên người nghèo, người yếu kém, người bị loại trừ trong đó có cả những người di dân.”
“Tại sao G20 lại làm cho tôi lo lắng: đó chính là đau khổ cho người di dân. Tôi đã nghĩ đến vấn đề này nhiều lần và đi đến một kết luận là Âu Châu cần thiết lập một cấu trúc “liên bang” càng sớm càng tốt.
ĐGH Phanxicô nói rằng Hoa Kỳ có ‘một tầm nhìn méo mó về thế giới’.
Chương trình làm việc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Bẩy và các chương trình video của VietCatholic
Đặng Tự Do
22:05 08/07/2017
Tháng Bẩy bắt đầu một khoảng thời gian bất thường trong các hoạt động tại Vatican. Đây là tháng hè tại Rôma nên Đức Thánh Cha sẽ ít xuất hiện trước công chúng.
Trong suốt tháng Bảy, sẽ không có các bài giáo lý hàng tuần với những người hành hương vào ngày thứ Tư hàng tuần, các thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, và các cuộc tiếp kiến của Đức Thánh Cha với các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gần như ngưng lại, chỉ trừ các trường hợp rất đặc biệt.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần sẽ được giữ nguyên như thường lệ.
Cho đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Colombia từ 6 đến 11 tháng Chín, Tòa Thánh chưa công bố kế hoạch cụ thể nào. Chuyến đi của Đức Thánh Cha sang Ấn Độ và Bangladesh, có lẽ là chuyến tông du cuối cùng của Đức Thánh Cha trong năm 2017, cũng chưa có các chi tiết cụ thể.
Tháng Bẩy và Tháng Tám, do đó, sẽ là một khoảng thời gian Đức Thánh Cha làm việc cho một văn kiện mới hay những công việc có tính chất bên trong.
Vì không có các bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta nên chương trình Suy Niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được thay bằng chương trình Video Thánh Kinh.
Trong suốt tháng Bảy, sẽ không có các bài giáo lý hàng tuần với những người hành hương vào ngày thứ Tư hàng tuần, các thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, và các cuộc tiếp kiến của Đức Thánh Cha với các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gần như ngưng lại, chỉ trừ các trường hợp rất đặc biệt.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần sẽ được giữ nguyên như thường lệ.
Cho đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Colombia từ 6 đến 11 tháng Chín, Tòa Thánh chưa công bố kế hoạch cụ thể nào. Chuyến đi của Đức Thánh Cha sang Ấn Độ và Bangladesh, có lẽ là chuyến tông du cuối cùng của Đức Thánh Cha trong năm 2017, cũng chưa có các chi tiết cụ thể.
Tháng Bẩy và Tháng Tám, do đó, sẽ là một khoảng thời gian Đức Thánh Cha làm việc cho một văn kiện mới hay những công việc có tính chất bên trong.
Vì không có các bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta nên chương trình Suy Niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được thay bằng chương trình Video Thánh Kinh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca đoàn Maria Goretti kỷ niệm 25 năm thành lập tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội
Mari Thuỷ Tiên
09:07 08/07/2017
Ca đoàn Maria Goretti kỷ niệm 25 năm thành lập tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội
Vào lúc 18 giờ 30, ngày 06-07-2017, nhân dịp mừng lễ Thánh nữ Maria Goretti, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ- Giám mục Giáo phận Thái Bình đã dâng thánh lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Ca đoàn Maria Goretti tại nhà thờ Giáo xứ Thái Hà. Đồng tế với ngài có quý Cha trong tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, một số quý cha thuộc giáo phận Bùi Chu, Thái Bình và Hà Nội.
Giáo xứ Thái Hà - Giáo hạt chính tòa - Tổng Giáo phận Hà Nội có 13 Ca đoàn phục vụ hát trong các thánh lễ.
Được biết, ca đoàn Maria Goretti được cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích, Bề trên chánh xứ Thái Hà thành lập vào năm 1992. Hiện ca đoàn đang phục vụ thánh lễ 20 giờ 00 thứ Bảy hằng tuần tại nhà thờ Thái Hà.
Xem Hình
Ca đoàn Maria Goretti là một trong hai ca đoàn ra đời sớm nhất của Giáo xứ Thái Hà. Tiền thân là ca đoàn thiếu nhi, do Cha cố Giuse Nguyễn Ngọc Bích ưu ái lựa chọn thánh Nữ Maria Goretti làm quan thầy cho ca đoàn. Kể từ đó ca đoàn mang tên thánh nữ.
Những năm trở lại đây, giáo xứ Thái Hà đã trải qua biết bao thay đổi, bà con giáo dân các tỉnh về Hà Nội học tập và làm ăn đã coi Thái Hà là giáo xứ thứ hai của mình. Nhu cầu các thánh lễ cần được phục vụ nhiều hơn, con số 13 ca đoàn đã phần nào nói lên nhu cầu đó. Ca đoàn Goretti cũng thay đổi. Hầu hết hiện nay Ca đoàn gồm nhiều anh chị em đã tốt nghiệp hay đang học tại Học viện âm nhạc Hà Nội, các anh chị em học sinh, sinh viên; chỉ một số ít là các anh chị đang đi làm. Ca đoàn cũng có những thành viên không phải ngừoi Công Giáo nhưng có lòng yêu ca hát tham gia cùng hát trong các thánh lễ. Ca trưởng của ca đoàn hiện nay là anh Phạm Công Danh, đã tốt nghiệp Học viện âm nhạc Hà Nội.
Qua 25 năm phụng vụ vào thánh lễ 20 giờ 00 thứ bảy hàng tuần, ca đoàn đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phụng vụ Chúa và cộng đoàn.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, mọi người tập trung bên cạnh nhà thờ để rước cờ và bàn kiệu Thánh Nữ, trên tay mỗi người cầm nhánh hoa huệ tượng trưng cho cuộc đời cùng với sự trong trắng của Thánh Nữ tiến vào nhà thờ.
Thánh lễ diễn ra trong bầu trang nghiêm, sốt sắng....mọi người được lắng nghe những bài thánh ca được cất lên với nhiều cung bậc cảm xúc của lòng tạ ơn Chúa cũng như tôn vinh Thánh nữ Maria Goretti....
Kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề Trên chánh xứ giáo xứ Thái Hà đã có đôi lời cám ơn Đức Cha Phêrô và quý cha đồng tế. Đại diện ca đoàn Maria Goretti đã dâng lên bày tỏ lòng biết ơn đối bằng những bó hoa tươi thăm dâng lên Đức Cha và Cha Bề trên.
Đức Cha Phêrô cũng đáp lại bằng những lời chúc mừng và cám ơn Ca đoàn đã thay mặt cộng đoàn dâng lời ca tiếng hát, giúp cộng đoàn nâng tâm hồn lên gần Chúa như lời thánh Augustino đã nói “Hát hay là cầu nguyện hai lần”
Tôi đã đọc thấy tâm tình của một ca viên trong ca đoàn chia sẻ rất thiết thực và ý nghĩa: "... Chúng tôi đều có sự nghiệp riêng và có mưu cầu riêng nhưng tất cả chúng tôi đều rất yêu quý Ca đoàn Maria Goretti bởi đây là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà thiêng liêng không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của chúng tôi. Sau những giờ phút lao động mệt nhọc, anh chị em chúng tôi lại quy tụ để cùng cất cao lời ca tiếng hát của mình, chính là tâm tình cầu nguyện và tất cả những khó khăn lao nhọc của cuộc sống được dồn nén vào lời cầu nguyện dâng lên Chúa, từ đó tâm hồn chúng tôi thêm nhẹ nhàng và bình an."
"... Yêu thương và phụng vụ trong tâm tình mến yêu Chúa Kitô là điều mà mỗi ca viên tâm niệm. Vì chính nhờ gắn kết bằng yêu thương và phục vụ, ca đoàn Maria Goretti mới được tiếp nối bằng nhiều thế hệ ca viên, dâng tiếng hát cầu nguyện suốt 25 năm qua."
Sau thánh lễ, mọi người cùng hân hoan tiệc mừng và thưởng thức chương trình Gala “Khúc ca tạ ơn”.
Chắc hẳn ngày lễ hôm nay, đánh dấu cho sự kiện trọng đại trong đời mỗi thành viên ca đoàn Maria Goretti.
Maria Thủy Tiên
Vào lúc 18 giờ 30, ngày 06-07-2017, nhân dịp mừng lễ Thánh nữ Maria Goretti, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ- Giám mục Giáo phận Thái Bình đã dâng thánh lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Ca đoàn Maria Goretti tại nhà thờ Giáo xứ Thái Hà. Đồng tế với ngài có quý Cha trong tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, một số quý cha thuộc giáo phận Bùi Chu, Thái Bình và Hà Nội.
Giáo xứ Thái Hà - Giáo hạt chính tòa - Tổng Giáo phận Hà Nội có 13 Ca đoàn phục vụ hát trong các thánh lễ.
Được biết, ca đoàn Maria Goretti được cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích, Bề trên chánh xứ Thái Hà thành lập vào năm 1992. Hiện ca đoàn đang phục vụ thánh lễ 20 giờ 00 thứ Bảy hằng tuần tại nhà thờ Thái Hà.
Xem Hình
Ca đoàn Maria Goretti là một trong hai ca đoàn ra đời sớm nhất của Giáo xứ Thái Hà. Tiền thân là ca đoàn thiếu nhi, do Cha cố Giuse Nguyễn Ngọc Bích ưu ái lựa chọn thánh Nữ Maria Goretti làm quan thầy cho ca đoàn. Kể từ đó ca đoàn mang tên thánh nữ.
Những năm trở lại đây, giáo xứ Thái Hà đã trải qua biết bao thay đổi, bà con giáo dân các tỉnh về Hà Nội học tập và làm ăn đã coi Thái Hà là giáo xứ thứ hai của mình. Nhu cầu các thánh lễ cần được phục vụ nhiều hơn, con số 13 ca đoàn đã phần nào nói lên nhu cầu đó. Ca đoàn Goretti cũng thay đổi. Hầu hết hiện nay Ca đoàn gồm nhiều anh chị em đã tốt nghiệp hay đang học tại Học viện âm nhạc Hà Nội, các anh chị em học sinh, sinh viên; chỉ một số ít là các anh chị đang đi làm. Ca đoàn cũng có những thành viên không phải ngừoi Công Giáo nhưng có lòng yêu ca hát tham gia cùng hát trong các thánh lễ. Ca trưởng của ca đoàn hiện nay là anh Phạm Công Danh, đã tốt nghiệp Học viện âm nhạc Hà Nội.
Qua 25 năm phụng vụ vào thánh lễ 20 giờ 00 thứ bảy hàng tuần, ca đoàn đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phụng vụ Chúa và cộng đoàn.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, mọi người tập trung bên cạnh nhà thờ để rước cờ và bàn kiệu Thánh Nữ, trên tay mỗi người cầm nhánh hoa huệ tượng trưng cho cuộc đời cùng với sự trong trắng của Thánh Nữ tiến vào nhà thờ.
Thánh lễ diễn ra trong bầu trang nghiêm, sốt sắng....mọi người được lắng nghe những bài thánh ca được cất lên với nhiều cung bậc cảm xúc của lòng tạ ơn Chúa cũng như tôn vinh Thánh nữ Maria Goretti....
Kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề Trên chánh xứ giáo xứ Thái Hà đã có đôi lời cám ơn Đức Cha Phêrô và quý cha đồng tế. Đại diện ca đoàn Maria Goretti đã dâng lên bày tỏ lòng biết ơn đối bằng những bó hoa tươi thăm dâng lên Đức Cha và Cha Bề trên.
Đức Cha Phêrô cũng đáp lại bằng những lời chúc mừng và cám ơn Ca đoàn đã thay mặt cộng đoàn dâng lời ca tiếng hát, giúp cộng đoàn nâng tâm hồn lên gần Chúa như lời thánh Augustino đã nói “Hát hay là cầu nguyện hai lần”
Tôi đã đọc thấy tâm tình của một ca viên trong ca đoàn chia sẻ rất thiết thực và ý nghĩa: "... Chúng tôi đều có sự nghiệp riêng và có mưu cầu riêng nhưng tất cả chúng tôi đều rất yêu quý Ca đoàn Maria Goretti bởi đây là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà thiêng liêng không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của chúng tôi. Sau những giờ phút lao động mệt nhọc, anh chị em chúng tôi lại quy tụ để cùng cất cao lời ca tiếng hát của mình, chính là tâm tình cầu nguyện và tất cả những khó khăn lao nhọc của cuộc sống được dồn nén vào lời cầu nguyện dâng lên Chúa, từ đó tâm hồn chúng tôi thêm nhẹ nhàng và bình an."
"... Yêu thương và phụng vụ trong tâm tình mến yêu Chúa Kitô là điều mà mỗi ca viên tâm niệm. Vì chính nhờ gắn kết bằng yêu thương và phục vụ, ca đoàn Maria Goretti mới được tiếp nối bằng nhiều thế hệ ca viên, dâng tiếng hát cầu nguyện suốt 25 năm qua."
Sau thánh lễ, mọi người cùng hân hoan tiệc mừng và thưởng thức chương trình Gala “Khúc ca tạ ơn”.
Chắc hẳn ngày lễ hôm nay, đánh dấu cho sự kiện trọng đại trong đời mỗi thành viên ca đoàn Maria Goretti.
Maria Thủy Tiên
Giáo điểm Doi Lầu khánh thành nhà nguyện
Người Giồng Trôm
09:15 08/07/2017
GIÁO ĐIỂM DOI LẦU : KHÁNH THÀNH NHÀ NGUYỆN
Sau nhiều năm và nhiều tháng khắc khoải và mơ ước, hôm nay, giáo điểm truyền giáo Doi Lầu thuộc Giáo Phận Sài Gòn đã hoàn tất ngôi nguyện đường nhỏ bé và khánh thành cũng như làm phép.
Từ sáng sớm hôm nay, thứ Bảy, 8 tháng 7, những chuyến phà Bình Khánh cũng như Hiệp Phước (quận 7) lại thêm trĩu nặng bởi lẽ đón nhiều đoàn khách từ Sài Gòn về xã Lý Nhơn – huyện Cần Giờ để chung chia niềm vui với cộng đoàn tín hữu Doi Lầu. Từ nhiều ngày tháng trước, công việc xây dựng cũng như vài ngày qua được chuẩn bị hết sức có thể để lo cho ngày Đại Lễ hôm nay.
Xem Hình
10 giờ, Đức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã cử hành Thánh Lễ làm phép nhà nguyện mới của Giáo Điểm. Cùng đồng tế với Đức Cha Phụ tá Giuse có Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân – Tổng Đại Diện, Cha Giuse Đoàn Văn Thịnh – hạt trưởng hạt Xóm Chiếu, Ernest Nguyễn Văn Hưởng – hạt trưởng hạt Sài Gòn, Cha G.B. Nguyễn Văn Luyến – chính xứ Lạng Sơn kiêm giám đốc nhà Hưu Dưỡng Gò Vấp, Cha Tuyên chánh xứ Phú Xuân, Cha G.B. Nguyễn Thanh Bích – đặc trách giáo điểm An Thới Đông, quý cha và đặc biệt Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm – đặc trách giáo điểm Doi Lầu.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha phụ tá nói về hai bài đọc được công bố trong Thánh Lễ này trích từ sách Công Vụ Tông Đồ đã đã bỏ cải làm của chung để gợi lên hình ảnh miếng đất Doi Lầu hết sức đặc biệt, với số giáo dân mới và mọi người hiệp thông với nhau. Mọi người cố gắng bỏ của phần mình làm của chung với nhau. Và đặc biệt trong bài Tin Mừng, Đức Cha mời gọi mọi người hãy dẹp bỏ những bất bình trước khi dâng lễ, hãy đoàn kết yêu thương nhau.
Thánh Lễ tạ ơn khánh thành nhà nguyện mới Doi Lầu diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Sau Thánh Lễ cộng đoàn cùng nhau dùng bữa cơm đơn sơ và thân tình quanh khuôn viên nhà nguyện.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Cha phụ tá, quý Cha, quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán và tất cả mọi ân nhân xa gần đã tôn tạo nên giáo điểm Doi Lầu như ngày hôm nay.
Tưởng nghĩ phải nói thêm một chút về giáo điểm truyền giáo hết sức đặc biệt mang tên Doi Lầu của Giáo Phận Sài Gòn này.
Khởi điểm đầu tiên, Doi Lầu thuộc xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ chỉ có 14 gia đình gồm 26 giáo dân. Lúc này, Cha G.B. Hoàng Minh Đức – Dòng Chúa Cứu Thế đã dâng Thánh Lễ đầu tiên tại ngôi nhà nhỏ (nhà của người nuôi tôm) vào Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 2009.
Thời điểm đó, Cha G.B Đức xin chính quyền cho phép 1 tháng có 2 Lễ (đầu tháng và giữa tháng).
3 tháng sau, Cha G.B. Đức xin Chính Quyền được mỗi tuần 1 Lễ.
Sau 1 năm, Cha G.B. Đức xin được 1 tuần 2 Lễ (Thứ Năm và Chúa Nhật)
Số giáo dân phát triển dần cho đến 30 tháng 4 năm 2010, nhóm Legio của Giáo Xứ Lam Sơn (Nhóm Anh Phúc, anh Tiến ...) đến nâng cấp nhà nguyện từ nhà lá thành nhà tường và mái thay bằng tôn. Cứ từ từ số giáo dân phát triển.
2013 - 2015, Cha Giuse Nguyễn Bá Long – đặc trách giáo điểm An Thới Đông kiêm Doi Lầu.
2015 - 2016, Cha Giuse Lê Chiếu Khắp đặc trách trách giáo điểm An Thới Đông kiêm Doi Lầu.
10 - 2016, giáo điểm Doi Lầu được quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế trao lại cho giáo phận Sài Gòn.
Tưởng nghĩ đến ngày hôm nay, phải nói rằng công lao của không biết bao nhiêu người góp lại, đặc biệt phải kể đến công lao của Cha G.B. Hoàng Minh Đức. Dẫu rằng Cha G.B. đã ra truyền giáo ở biển đảo Lý Sơn nhưng những dấu chân của Cha vẫn còn in sâu ở vùng An Thới Đông và Doi Lầu. Được biết tinh thần truyền giáo vẫn thấm đẫm vào người của Cha G.B. Hoàng Minh Đức để rồi đi bất cứ nơi đâu, Cha vẫn xin đến ở những vùng truyền giáo nghèo.
Kể từ đó đến nay, với sự nổ lực phải nói hết sức có thể, Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm cho xây dựng nhà nguyện mới 12 x 14 m, cao 10 mét bằng kết cấu nhẹ nhưng rất đẹp. Diện tích đất hiện tại của giáo diểm là 1000 m 2. Trong khuôn viên Nhà Nguyện Doi lầu có được phòng ở của Cha Đặc Trách cũng như phòng học Giáo Lý. Đặc biệt, nơi đây có máy lọc nước tinh khiết để phục vụ bà con không kể lương giáo.
Cũng được biết Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng tuy tuổi không còn trẻ và bề bộn với rất nhiều việc giáo hạt và giáo xứ nhưng Cha vẫn thường tổ chức những buổi thăm viếng vùng truyền giáo An Thới Đông và Doi Lầu. Chính sự nhiệt tình của Cha là nguồn động viên cho các bạn trẻ, nhất là những người có lòng và nhiệt tình truyền giáo.
Cùng với bước chân của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli cũng đã đến và hiện diện ở vùng Doi Lầu để thăm hỏi những người nghèo. Hình ảnh và dấu chân của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli vẫn còn in đậm nơi vùng truyền giáo nghèo này. Đức Tổng không còn giữ khoảng cách giữa mục tử và giáo dân nghèo nữa mà Ngài đã “nhuốm mùi chiên”, đã ngồi bệt xuống với những người nghèo để như là đồng thân đồng phận với họ nơi mảnh đất Doi Lầu này.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo ban cho Doi Lầu ngày mỗi ngày phát triển như lòng Chúa mong muốn. Và cũng ước mong Doi Lầu là giáo điểm truyền giáo son của Giáo Phận để mọi người hướng lòng mình về công việc truyền giáo.
Sau nhiều năm và nhiều tháng khắc khoải và mơ ước, hôm nay, giáo điểm truyền giáo Doi Lầu thuộc Giáo Phận Sài Gòn đã hoàn tất ngôi nguyện đường nhỏ bé và khánh thành cũng như làm phép.
Từ sáng sớm hôm nay, thứ Bảy, 8 tháng 7, những chuyến phà Bình Khánh cũng như Hiệp Phước (quận 7) lại thêm trĩu nặng bởi lẽ đón nhiều đoàn khách từ Sài Gòn về xã Lý Nhơn – huyện Cần Giờ để chung chia niềm vui với cộng đoàn tín hữu Doi Lầu. Từ nhiều ngày tháng trước, công việc xây dựng cũng như vài ngày qua được chuẩn bị hết sức có thể để lo cho ngày Đại Lễ hôm nay.
Xem Hình
10 giờ, Đức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã cử hành Thánh Lễ làm phép nhà nguyện mới của Giáo Điểm. Cùng đồng tế với Đức Cha Phụ tá Giuse có Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân – Tổng Đại Diện, Cha Giuse Đoàn Văn Thịnh – hạt trưởng hạt Xóm Chiếu, Ernest Nguyễn Văn Hưởng – hạt trưởng hạt Sài Gòn, Cha G.B. Nguyễn Văn Luyến – chính xứ Lạng Sơn kiêm giám đốc nhà Hưu Dưỡng Gò Vấp, Cha Tuyên chánh xứ Phú Xuân, Cha G.B. Nguyễn Thanh Bích – đặc trách giáo điểm An Thới Đông, quý cha và đặc biệt Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm – đặc trách giáo điểm Doi Lầu.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha phụ tá nói về hai bài đọc được công bố trong Thánh Lễ này trích từ sách Công Vụ Tông Đồ đã đã bỏ cải làm của chung để gợi lên hình ảnh miếng đất Doi Lầu hết sức đặc biệt, với số giáo dân mới và mọi người hiệp thông với nhau. Mọi người cố gắng bỏ của phần mình làm của chung với nhau. Và đặc biệt trong bài Tin Mừng, Đức Cha mời gọi mọi người hãy dẹp bỏ những bất bình trước khi dâng lễ, hãy đoàn kết yêu thương nhau.
Thánh Lễ tạ ơn khánh thành nhà nguyện mới Doi Lầu diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Sau Thánh Lễ cộng đoàn cùng nhau dùng bữa cơm đơn sơ và thân tình quanh khuôn viên nhà nguyện.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Cha phụ tá, quý Cha, quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán và tất cả mọi ân nhân xa gần đã tôn tạo nên giáo điểm Doi Lầu như ngày hôm nay.
Tưởng nghĩ phải nói thêm một chút về giáo điểm truyền giáo hết sức đặc biệt mang tên Doi Lầu của Giáo Phận Sài Gòn này.
Khởi điểm đầu tiên, Doi Lầu thuộc xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ chỉ có 14 gia đình gồm 26 giáo dân. Lúc này, Cha G.B. Hoàng Minh Đức – Dòng Chúa Cứu Thế đã dâng Thánh Lễ đầu tiên tại ngôi nhà nhỏ (nhà của người nuôi tôm) vào Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 2009.
Thời điểm đó, Cha G.B Đức xin chính quyền cho phép 1 tháng có 2 Lễ (đầu tháng và giữa tháng).
3 tháng sau, Cha G.B. Đức xin Chính Quyền được mỗi tuần 1 Lễ.
Sau 1 năm, Cha G.B. Đức xin được 1 tuần 2 Lễ (Thứ Năm và Chúa Nhật)
Số giáo dân phát triển dần cho đến 30 tháng 4 năm 2010, nhóm Legio của Giáo Xứ Lam Sơn (Nhóm Anh Phúc, anh Tiến ...) đến nâng cấp nhà nguyện từ nhà lá thành nhà tường và mái thay bằng tôn. Cứ từ từ số giáo dân phát triển.
2013 - 2015, Cha Giuse Nguyễn Bá Long – đặc trách giáo điểm An Thới Đông kiêm Doi Lầu.
2015 - 2016, Cha Giuse Lê Chiếu Khắp đặc trách trách giáo điểm An Thới Đông kiêm Doi Lầu.
10 - 2016, giáo điểm Doi Lầu được quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế trao lại cho giáo phận Sài Gòn.
Tưởng nghĩ đến ngày hôm nay, phải nói rằng công lao của không biết bao nhiêu người góp lại, đặc biệt phải kể đến công lao của Cha G.B. Hoàng Minh Đức. Dẫu rằng Cha G.B. đã ra truyền giáo ở biển đảo Lý Sơn nhưng những dấu chân của Cha vẫn còn in sâu ở vùng An Thới Đông và Doi Lầu. Được biết tinh thần truyền giáo vẫn thấm đẫm vào người của Cha G.B. Hoàng Minh Đức để rồi đi bất cứ nơi đâu, Cha vẫn xin đến ở những vùng truyền giáo nghèo.
Kể từ đó đến nay, với sự nổ lực phải nói hết sức có thể, Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm cho xây dựng nhà nguyện mới 12 x 14 m, cao 10 mét bằng kết cấu nhẹ nhưng rất đẹp. Diện tích đất hiện tại của giáo diểm là 1000 m 2. Trong khuôn viên Nhà Nguyện Doi lầu có được phòng ở của Cha Đặc Trách cũng như phòng học Giáo Lý. Đặc biệt, nơi đây có máy lọc nước tinh khiết để phục vụ bà con không kể lương giáo.
Cũng được biết Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng tuy tuổi không còn trẻ và bề bộn với rất nhiều việc giáo hạt và giáo xứ nhưng Cha vẫn thường tổ chức những buổi thăm viếng vùng truyền giáo An Thới Đông và Doi Lầu. Chính sự nhiệt tình của Cha là nguồn động viên cho các bạn trẻ, nhất là những người có lòng và nhiệt tình truyền giáo.
Cùng với bước chân của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli cũng đã đến và hiện diện ở vùng Doi Lầu để thăm hỏi những người nghèo. Hình ảnh và dấu chân của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli vẫn còn in đậm nơi vùng truyền giáo nghèo này. Đức Tổng không còn giữ khoảng cách giữa mục tử và giáo dân nghèo nữa mà Ngài đã “nhuốm mùi chiên”, đã ngồi bệt xuống với những người nghèo để như là đồng thân đồng phận với họ nơi mảnh đất Doi Lầu này.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo ban cho Doi Lầu ngày mỗi ngày phát triển như lòng Chúa mong muốn. Và cũng ước mong Doi Lầu là giáo điểm truyền giáo son của Giáo Phận để mọi người hướng lòng mình về công việc truyền giáo.
GP Phú Cường : Thánh lễ tạ ơn khánh thành cơ sở đào tạo ơn gọi linh mục
Toma Đỗ Lộc Sơn - Maria Phuong
19:23 08/07/2017
Buổi sớm mai trên khuôn viên Nhà Chung Giáo phận Phú Cường bừng lên niềm vui ngày Lễ Tạ Ơn, Khánh Thành Cơ Sở Đào Tạo Ơn gọi của Giáo phận Phú Cường. Đây chính là vườn ươm của giáo phận, Trường dạy Cầu Nguyện, nơi Rao Truyền Chân Lý, Ơn goi của Thừa Tác Viên bàn thờ- dưới sự bào trợ của Thánh Cả Giuse. Lúc 9g ngày 8-7-2017 không khí thật sôi động với tiếng kèn uy hùng, tiếng trống vang dội và lòng người niềm vui rộn rã.
Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước long trọng tiến lên lễ Đài- cũng là gian chính của ngôi nhà Ơn Gọi, một công trình kiến trúc hoành tráng để Thiên Chúa ngự đến trong vinh quang. Qúy Đức Cha cắt băng Khánh Thành tòa nhà trong tiếng vỗ tay tưng bừng trên dưới 4000 giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường giới thiệu quý Đức Cha cùng hiện diện trong thánh lễ hôm nay: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, Đức Tổng Phaolô Bùi văn Đọc- Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh- nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Đệ- Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Đaminh Nguyễn văn Mạnh - Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt, quý cha Tổng Đại Diện, quý cha Bề Trên, Linh mục, Tu sĩ, ân nhân và thân nhân trong và ngoài nước.
Qúy Đức Cha cùng toàn thể cộng đồng khẩn khoản nài xin Thiên Chúa chúc lành Cơ sở Đào Tạo Ơn Gọi, học hỏi giáo lý Kinh Thánh, đảm trách phần vụ cao cả. Ca đoàn Tổng hợp hát lên bài ca mới, ca ngợi Thiên Chúa đã sáng tác bao kỳ công. Và Lời của Ngài còn vang vọng đến muôn đời:" Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước"
Xem Hình
Tin Mừng Chúa KiTô theo thánh Mátthêu: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Đưc cha Giuse dâng lời cầu xin, cho ngôi nhà này đào tạo những người giống Chúa KiTô- Đầng hoàn hảo của Thiên Chúa, biết tận tâm phục vụ. Xin nhin đến những người Chúa tuyển chọn, xin ban Thánh Thần trên chúng con, để đem lại hoa trái cho Giáo Hội; biết suy gẫm luật Chúa, hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa. Sau đó Đức Cha Giuse đọc lời nguyện chúc lành.
Đức Cha Giuse rảy Nước Thánh, xin thắp sáng trong trái tim mọi người những tia nắng ấm, xóa bóng tối nghi nan, làm khí cụ cho tình yêu Thiên Chúa- quyền năng vô hình, ban cho các Thừa Tác viên hữu hình, biết đảm trách phần vụ cao cả, bày tỏ mầu nhiệm tình yêu, hiến dâng của lễ thiêng liêng, tự nguyện chăn dắt đoàn chiên Thiên Chúa.
Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse bắt đầu, cộng đồng quyết noi gương Ngài, sống khôn ngoan trong khiêm nhường theo Thánh ý Thiên Chúa.
Lúc 9g45 phút, Kinh Vinh danh Thiên Chúa được xướng lên cùng với muôn cung lòng, hoàn tất công trình Thiên Chúa khởi động òa vỡ trong niềm vui khôn tả.
Qua bài Phúc Âm thánh Matthêu, Đức Cha Phêrô giàng lễ: Nơi đây là nơi Đào tạo Ơn gọi, là Tòa Giám Mục, nơi sinh sống và làm việc chung, nơi huấn luyện các đoàn thể, nhắc nhở chúng ta hồng ân bao la Thiên Chúa hằng tuôn đỗ trên giáo phận, trong Ơn gọi. Đức Cha Giuse , Ngài đã phác họa cho Kiến Trúc Sư, những người giám sát đôn đốc xây dựng và bao người thợ làm việc, cùng với sự đóng góp của những tâm hồn quảng đại trong và ngoài nước; Công Giáo và ngoài Công Giáo làm nên công trình mà hôm nào chỉ là niềm ước mong.
Thiên Chúa mang lấy thân xác con người, rong ruổi trên các nẻo đường Galilê và Giuđêa . Ngài hiến dâng trong buổi Tiệc Ly, và trên Thánh Gía, cảm tạ Chúa Cha. Thánh lễ diễn ra hằng ngày, chúng ta luôn sống trong tâm tình tạ ơn, như lời Manificat của Mẹ Maria:" Linh hồn tôi ca ngợi Chúa". Với tâm tình biết ơn đó, chúng ta tri ân công khó những bậc tiền nhân,và mọi người cùng liên đới trong sự hiệp thông bác ái. Xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của thánh cả Giuse, chúc lành cho tất cả mọi người đã góp công, góp của, lời cầu nguyện cho ngôi nhà Ơn Gọi hoàn thành tốt đẹp.
Phần dâng lễ diễn ra thật sốt sắng, muôn lòng hiệp nguyện dâng lên Thiên Chúa công trình của niềm tin, muôn lời cảm tạ.
Sau phần hiệp lễ, Đức Cha Giuse nói lên tâm tình tri ân quý Đức Cha đã vì tình thương không quản đường xa, hiện diện nơi đây. Qua 3 năm, 4 tháng từ khi đặt viên đá đầu tiên, Cơ sơ Đào Tạo Ơn Gọi đã hoàn tất, với những tấm lòng hy sinh âm thầm, quý bà con , ân nhân trong và ngoài Giáo phận, trong và ngoài nước; quý cha Bề Trên, Tu sĩ, ân nhân với bao ơn nghĩa. Đức Cha Giuse bày tỏ sự vui mừng, cùng với sự hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa, đã hoàn tất kỳ công này.
Xin Thánh Giuse là Đấng Công chính, cầu bàu cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Qúy Đức Cha, Linh mục, Tu sĩ, cùng bà con giáo dân, ân nhân và thân nhân gần xa muôn ơn lành của Thiên Chúa.
Lúc 11g, Thánh lễ kết thúc, xin cảm tạ hồng ân bao la Thiên Chúa, cùng công trình tuyệt tác của Ngài đã ban cho chúng con. Xin cho vườn ươm của giáo phận Phú Cường xanh tốt, với thật nhiều Ơn Gọi Linh mục, là những thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo, hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa duy nhất và cao cả muôn trùng, cho Nước Chúa vinh hiển muôn đời
Toma Đỗ Lộc Sơn - Maria Phuong
Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước long trọng tiến lên lễ Đài- cũng là gian chính của ngôi nhà Ơn Gọi, một công trình kiến trúc hoành tráng để Thiên Chúa ngự đến trong vinh quang. Qúy Đức Cha cắt băng Khánh Thành tòa nhà trong tiếng vỗ tay tưng bừng trên dưới 4000 giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường giới thiệu quý Đức Cha cùng hiện diện trong thánh lễ hôm nay: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, Đức Tổng Phaolô Bùi văn Đọc- Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh- nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Đệ- Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Đaminh Nguyễn văn Mạnh - Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt, quý cha Tổng Đại Diện, quý cha Bề Trên, Linh mục, Tu sĩ, ân nhân và thân nhân trong và ngoài nước.
Qúy Đức Cha cùng toàn thể cộng đồng khẩn khoản nài xin Thiên Chúa chúc lành Cơ sở Đào Tạo Ơn Gọi, học hỏi giáo lý Kinh Thánh, đảm trách phần vụ cao cả. Ca đoàn Tổng hợp hát lên bài ca mới, ca ngợi Thiên Chúa đã sáng tác bao kỳ công. Và Lời của Ngài còn vang vọng đến muôn đời:" Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước"
Xem Hình
Tin Mừng Chúa KiTô theo thánh Mátthêu: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Đưc cha Giuse dâng lời cầu xin, cho ngôi nhà này đào tạo những người giống Chúa KiTô- Đầng hoàn hảo của Thiên Chúa, biết tận tâm phục vụ. Xin nhin đến những người Chúa tuyển chọn, xin ban Thánh Thần trên chúng con, để đem lại hoa trái cho Giáo Hội; biết suy gẫm luật Chúa, hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa. Sau đó Đức Cha Giuse đọc lời nguyện chúc lành.
Đức Cha Giuse rảy Nước Thánh, xin thắp sáng trong trái tim mọi người những tia nắng ấm, xóa bóng tối nghi nan, làm khí cụ cho tình yêu Thiên Chúa- quyền năng vô hình, ban cho các Thừa Tác viên hữu hình, biết đảm trách phần vụ cao cả, bày tỏ mầu nhiệm tình yêu, hiến dâng của lễ thiêng liêng, tự nguyện chăn dắt đoàn chiên Thiên Chúa.
Thánh lễ mừng kính Thánh Giuse bắt đầu, cộng đồng quyết noi gương Ngài, sống khôn ngoan trong khiêm nhường theo Thánh ý Thiên Chúa.
Lúc 9g45 phút, Kinh Vinh danh Thiên Chúa được xướng lên cùng với muôn cung lòng, hoàn tất công trình Thiên Chúa khởi động òa vỡ trong niềm vui khôn tả.
Qua bài Phúc Âm thánh Matthêu, Đức Cha Phêrô giàng lễ: Nơi đây là nơi Đào tạo Ơn gọi, là Tòa Giám Mục, nơi sinh sống và làm việc chung, nơi huấn luyện các đoàn thể, nhắc nhở chúng ta hồng ân bao la Thiên Chúa hằng tuôn đỗ trên giáo phận, trong Ơn gọi. Đức Cha Giuse , Ngài đã phác họa cho Kiến Trúc Sư, những người giám sát đôn đốc xây dựng và bao người thợ làm việc, cùng với sự đóng góp của những tâm hồn quảng đại trong và ngoài nước; Công Giáo và ngoài Công Giáo làm nên công trình mà hôm nào chỉ là niềm ước mong.
Thiên Chúa mang lấy thân xác con người, rong ruổi trên các nẻo đường Galilê và Giuđêa . Ngài hiến dâng trong buổi Tiệc Ly, và trên Thánh Gía, cảm tạ Chúa Cha. Thánh lễ diễn ra hằng ngày, chúng ta luôn sống trong tâm tình tạ ơn, như lời Manificat của Mẹ Maria:" Linh hồn tôi ca ngợi Chúa". Với tâm tình biết ơn đó, chúng ta tri ân công khó những bậc tiền nhân,và mọi người cùng liên đới trong sự hiệp thông bác ái. Xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của thánh cả Giuse, chúc lành cho tất cả mọi người đã góp công, góp của, lời cầu nguyện cho ngôi nhà Ơn Gọi hoàn thành tốt đẹp.
Phần dâng lễ diễn ra thật sốt sắng, muôn lòng hiệp nguyện dâng lên Thiên Chúa công trình của niềm tin, muôn lời cảm tạ.
Sau phần hiệp lễ, Đức Cha Giuse nói lên tâm tình tri ân quý Đức Cha đã vì tình thương không quản đường xa, hiện diện nơi đây. Qua 3 năm, 4 tháng từ khi đặt viên đá đầu tiên, Cơ sơ Đào Tạo Ơn Gọi đã hoàn tất, với những tấm lòng hy sinh âm thầm, quý bà con , ân nhân trong và ngoài Giáo phận, trong và ngoài nước; quý cha Bề Trên, Tu sĩ, ân nhân với bao ơn nghĩa. Đức Cha Giuse bày tỏ sự vui mừng, cùng với sự hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa, đã hoàn tất kỳ công này.
Xin Thánh Giuse là Đấng Công chính, cầu bàu cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Qúy Đức Cha, Linh mục, Tu sĩ, cùng bà con giáo dân, ân nhân và thân nhân gần xa muôn ơn lành của Thiên Chúa.
Lúc 11g, Thánh lễ kết thúc, xin cảm tạ hồng ân bao la Thiên Chúa, cùng công trình tuyệt tác của Ngài đã ban cho chúng con. Xin cho vườn ươm của giáo phận Phú Cường xanh tốt, với thật nhiều Ơn Gọi Linh mục, là những thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo, hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa duy nhất và cao cả muôn trùng, cho Nước Chúa vinh hiển muôn đời
Toma Đỗ Lộc Sơn - Maria Phuong
Văn Hóa
Chút Cảm Nhận Về Tác Phẩm “Giáo Phận Qui Nhơn Qua Dòng Thời Gian”
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:58 08/07/2017
MÓN QUÀ ĐẦU TIÊN DÀNH TẶNG MẸ
Chút Cảm Nhận Về Tác Phẩm “Giáo Phận Qui Nhơn Qua Dòng Thời Gian” Vừa Xuất Bản
Sáng nay, đang lúc “trà đàm” giữa mấy anh em nơi căn phòng nhỏ của Tòa Giám Mục Qui Nhơn, chúng tôi được cha văn phòng đến trao tặng mỗi người hai tập sách mới tinh. Tập lớn, in khổ trung, giấy đẹp, hình bìa ghi : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN. Tập nhỏ, in màu, hình bìa có logo Năm Thánh giáo phận cùng với đề sách : CẨM NANG NĂM THÁNH GIÁO PHẬN QUI NHƠN 2017-2018.
Cầm trên hai cuốn sách mà lòng cảm thấy nao nao, cái “nao nao” khó tả, tự nhiên nó đến từ một miền sâu thăm tâm linh nào đó, như một sự nối kết huyền nhiệm của hiện thực hôm nay với cả một chiều dài thẳm thẳm của ký ức, của hoài niệm, của cội nguồn…!
Tôi muốn dừng lại nơi cuốn sách mang tên : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, với một chút “cảm nhận” của một người con của “Mẹ giáo phận Qui Nhơn” mà hình bóng hình như đang thấp thoáng qua từng trang sách.
Trước hết, mừng làm sao, cuốn sách đã kịp về với giáo phận đúng 20 ngày trước ngày Khai mạc Năm Thánh Giáo phận mừng 400 năm Loan Báo Tin Mừng (26/7/2017). Thật vậy, làm sao có thể tưởng niệm về cội nguồn 400 năm với cả một hành trình thăm thẳm như thế mà bên mình lại không có một “hành trang ký ức”, một “bửu bối hoài niệm” hay một thứ “cổ kính” mà ta muốn “tìm thấy bóng” như hai câu thơ trong bài thơ “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức :
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi…
Nói như thế để cùng cảm nhận rằng : lịch sử quý làm sao, cần thiết làm sao. Nhất là lịch sử của đức tin, của công cuộc loan báo Tin Mừng mà mọi thế hệ Kitô hữu đều phát xuất từ đó, đều có mặt trong đó và đều có trách nhiệm viết tiếp những chặng đường còn lại mà trong Lời Giới Thiệu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn ở đầu sách đã ghi :
“Trong tinh thần "ôn cố tri tân" chúng ta lần theo dấu vết lịch sử, trước là để cảm đội ơn Chúa đã luôn phù trì che chở và ban sức mạnh cho các bậc tiền nhân chúng ta; sau là để noi gương anh dũng của cha ông trong việc kế tục sự nghiệp mở mang Nước Chúa và rao giảng Tin Mừng.”
Cách riêng, với tác phẩm GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN có thể nói được là kết tinh của bao tâm huyết qua nhiều thế hệ để rồi đọng lại với “mệnh lệnh của trái tim và trách nhiệm” mà ban Biên Soạn Lịch sử Giáo phận đón nhận từ ban Tổ Chức Năm Thánh, như được ghi trong phần “Thay Lời Tựa” của ban Biên Soạn :
“Qua chặng đường 4 thế kỷ, biết bao biến cố thăng trầm đã diễn ra, biết bao nhân vật đã xuất hiện, biết bao thành quả đã đạt được, cũng như biết bao bài học cần được rút tỉa cho hôm nay và mai sau. Qua dòng thời gian, những điều này đã được ghi chép lại trong các tài liệu dưới nhiều thể loại khác nhau…..
Nhân dịp chuẩn bị mừng Năm thánh kỷ niệm 400 năm Giáo phận Qui Nhơn đón nhận Tin Mừng (1618-2018), Giáo phận đã thành lập Ban tổ chức Năm thánh, trong đó có tiểu ban biên soạn lịch sử Giáo phận, mà một trong những nhiệm vụ được giao là biên soạn một quyển sách hoàn bị hơn về lịch sử Giáo phận, để đáp ứng nhu cầu học hỏi của mọi thành phần dân Chúa về sự hình thành và phát triển của Giáo phận.”
Điều đó thật là hợp lý. Bởi chưng nói cho cùng, đối với những người có chung niềm tin Kitô thì mọi con đường, mọi diễn biến lịch sử đều quy về một lịch sử duy nhất đó chính là “Lịch Sử Cứu Độ” như xác quyết của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Gaudium et Spes :
“Ðược tác sinh và quy tụ trong Thần Khí của Người, chúng ta đang tiến bước trong cuộc hành trình hướng về chung cục lịch sử nhân loại, một chung cục phù hợp với ý định yêu thương của Người : "thâu kết trong Chúa Kitô muôn loài trên trời dưới đất" (Eph 1,10).
Thật ra, nói về lịch sử, kể chuyện đời xưa luôn luôn là một chuyện khó. Cho đến nay, những đầu sách kinh điển viết về lịch sử Giáo Hội Việt Nam, nhất là lịch sử truyền giáo tại Đàng Trong, vẫn còn khan hiếm, nhất là những tác phẩm tương đối chuẩn mực, khả tín. Đó là chưa kể, trong cái “chợ trời sách vở” ngập tràn trên “vĩa hè xã hội”, sách báo Công Giáo gần như “ẩn mình khiêm tốn” hay vắng bóng xa xăm !
Có một điều may mắn đến với Giáo phận Qui Nhơn, đó là, chính nơi cội nguồn Nước Mặn, “trường dạy quốc ngữ đầu tiên” được hình thành và trong quá trình “Hội nhập văn hóa và Truyền giáo” tại Việt Nam, không thể không nói đến Nhà in Làng Sông, một trung tâm văn hóa đã có tầm ảnh hưởng trên toàn cõi Đông Dương vào thế kỷ trước. Chính cuộc Hội Thảo cấp quốc gia với chủ đề : BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ tại thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định ngày 13/01/2016 đã khẳng định trong Lời Giới Thiệu của nhà sử học Dương Trung Quốc :
“Việc Bình Định xướng xuất và nhận lãnh trách nhiệm phối hợp với Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội Thảo “Bình Định với chữ Quốc ngữ” góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiển to lớn.”
Phải chăng đó cũng là một trong những lý do và động lực để Đức Cha Matthêô cùng với quý cha trong Giáo phận càng nỗ lực để biên soạn một cuốn sách về lịch sử Giáo phận sao cho chuẩn mực, khả tín, xứng đáng là nơi “kế thừa” cội nguồn Đàng Trong, nơi phát sinh chữ Quốc ngữ và là nơi xuất phát của các Giáo phận thuộc hai Giáo tỉnh Huế, Sài Gòn !
Riêng đối với Đức Cha Matthêô, người chủ biên và chắp bút cho cuốn sách nầy, chắc chắn đây là món quà tâm đắc và trân quý nhất. Làm sao không trân quý cho được, khi một trong những lý dó khiến Đức Cha phải hủy bỏ cả chuyến viếng thăm mục vụ dài ngày tại Hoa Kỳ vào tháng 5 đã được thiết kế trước cả năm, lại chính là nổi ưu tư, lo lắng việc hoàn thiện cuốn sách trước ngày Khai mạc Năm Thánh !
Trước ngưỡng cửa Năm Thánh đang trở về cùng với bao nôn nao của dân Chúa trong toàn Giáo phận, hy vọng cuốn sách GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN” sẽ như một chứng từ rõ nét về con đường 400 năm Loan Báo Tin Mừng trên quê hương Giáo phận. Đây phải chăng là “MÓN QUÀ ĐẦU TIÊN” mà đoàn con giáo phận Qui Nhơn xin dâng về cho “Mẹ Già Qui Nhơn” là các vị Cha Ông Tiên Tổ, 4 vị Thánh Nhân Giáo phận, 16 vị Tôi Tớ Chúa, và hàng vạn anh chị em tín hữu, Nữ tu, Thầy Giảng, hoặc đổ máu hy sinh, hay nhiệt thành thánh đức, và cả những anh chị em lương dân…đã góp phần xương máu để làm nên Mẹ Giáo phận Qui Nhơn hôm nay.
Vâng, thưa “Mẹ Qui Nhơn kính yêu”, đây món quà đầu tiên chúng con dành tặng “Mẹ” !
Trương Đình Hiền
(Viết nhân ngày sinh nhật 8/7)
Chút Cảm Nhận Về Tác Phẩm “Giáo Phận Qui Nhơn Qua Dòng Thời Gian” Vừa Xuất Bản
Sáng nay, đang lúc “trà đàm” giữa mấy anh em nơi căn phòng nhỏ của Tòa Giám Mục Qui Nhơn, chúng tôi được cha văn phòng đến trao tặng mỗi người hai tập sách mới tinh. Tập lớn, in khổ trung, giấy đẹp, hình bìa ghi : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN. Tập nhỏ, in màu, hình bìa có logo Năm Thánh giáo phận cùng với đề sách : CẨM NANG NĂM THÁNH GIÁO PHẬN QUI NHƠN 2017-2018.
Cầm trên hai cuốn sách mà lòng cảm thấy nao nao, cái “nao nao” khó tả, tự nhiên nó đến từ một miền sâu thăm tâm linh nào đó, như một sự nối kết huyền nhiệm của hiện thực hôm nay với cả một chiều dài thẳm thẳm của ký ức, của hoài niệm, của cội nguồn…!
Tôi muốn dừng lại nơi cuốn sách mang tên : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, với một chút “cảm nhận” của một người con của “Mẹ giáo phận Qui Nhơn” mà hình bóng hình như đang thấp thoáng qua từng trang sách.
Trước hết, mừng làm sao, cuốn sách đã kịp về với giáo phận đúng 20 ngày trước ngày Khai mạc Năm Thánh Giáo phận mừng 400 năm Loan Báo Tin Mừng (26/7/2017). Thật vậy, làm sao có thể tưởng niệm về cội nguồn 400 năm với cả một hành trình thăm thẳm như thế mà bên mình lại không có một “hành trang ký ức”, một “bửu bối hoài niệm” hay một thứ “cổ kính” mà ta muốn “tìm thấy bóng” như hai câu thơ trong bài thơ “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức :
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi…
Nói như thế để cùng cảm nhận rằng : lịch sử quý làm sao, cần thiết làm sao. Nhất là lịch sử của đức tin, của công cuộc loan báo Tin Mừng mà mọi thế hệ Kitô hữu đều phát xuất từ đó, đều có mặt trong đó và đều có trách nhiệm viết tiếp những chặng đường còn lại mà trong Lời Giới Thiệu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn ở đầu sách đã ghi :
“Trong tinh thần "ôn cố tri tân" chúng ta lần theo dấu vết lịch sử, trước là để cảm đội ơn Chúa đã luôn phù trì che chở và ban sức mạnh cho các bậc tiền nhân chúng ta; sau là để noi gương anh dũng của cha ông trong việc kế tục sự nghiệp mở mang Nước Chúa và rao giảng Tin Mừng.”
Cách riêng, với tác phẩm GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN có thể nói được là kết tinh của bao tâm huyết qua nhiều thế hệ để rồi đọng lại với “mệnh lệnh của trái tim và trách nhiệm” mà ban Biên Soạn Lịch sử Giáo phận đón nhận từ ban Tổ Chức Năm Thánh, như được ghi trong phần “Thay Lời Tựa” của ban Biên Soạn :
“Qua chặng đường 4 thế kỷ, biết bao biến cố thăng trầm đã diễn ra, biết bao nhân vật đã xuất hiện, biết bao thành quả đã đạt được, cũng như biết bao bài học cần được rút tỉa cho hôm nay và mai sau. Qua dòng thời gian, những điều này đã được ghi chép lại trong các tài liệu dưới nhiều thể loại khác nhau…..
Nhân dịp chuẩn bị mừng Năm thánh kỷ niệm 400 năm Giáo phận Qui Nhơn đón nhận Tin Mừng (1618-2018), Giáo phận đã thành lập Ban tổ chức Năm thánh, trong đó có tiểu ban biên soạn lịch sử Giáo phận, mà một trong những nhiệm vụ được giao là biên soạn một quyển sách hoàn bị hơn về lịch sử Giáo phận, để đáp ứng nhu cầu học hỏi của mọi thành phần dân Chúa về sự hình thành và phát triển của Giáo phận.”
Điều đó thật là hợp lý. Bởi chưng nói cho cùng, đối với những người có chung niềm tin Kitô thì mọi con đường, mọi diễn biến lịch sử đều quy về một lịch sử duy nhất đó chính là “Lịch Sử Cứu Độ” như xác quyết của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Gaudium et Spes :
“Ðược tác sinh và quy tụ trong Thần Khí của Người, chúng ta đang tiến bước trong cuộc hành trình hướng về chung cục lịch sử nhân loại, một chung cục phù hợp với ý định yêu thương của Người : "thâu kết trong Chúa Kitô muôn loài trên trời dưới đất" (Eph 1,10).
Thật ra, nói về lịch sử, kể chuyện đời xưa luôn luôn là một chuyện khó. Cho đến nay, những đầu sách kinh điển viết về lịch sử Giáo Hội Việt Nam, nhất là lịch sử truyền giáo tại Đàng Trong, vẫn còn khan hiếm, nhất là những tác phẩm tương đối chuẩn mực, khả tín. Đó là chưa kể, trong cái “chợ trời sách vở” ngập tràn trên “vĩa hè xã hội”, sách báo Công Giáo gần như “ẩn mình khiêm tốn” hay vắng bóng xa xăm !
Có một điều may mắn đến với Giáo phận Qui Nhơn, đó là, chính nơi cội nguồn Nước Mặn, “trường dạy quốc ngữ đầu tiên” được hình thành và trong quá trình “Hội nhập văn hóa và Truyền giáo” tại Việt Nam, không thể không nói đến Nhà in Làng Sông, một trung tâm văn hóa đã có tầm ảnh hưởng trên toàn cõi Đông Dương vào thế kỷ trước. Chính cuộc Hội Thảo cấp quốc gia với chủ đề : BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ tại thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định ngày 13/01/2016 đã khẳng định trong Lời Giới Thiệu của nhà sử học Dương Trung Quốc :
“Việc Bình Định xướng xuất và nhận lãnh trách nhiệm phối hợp với Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội Thảo “Bình Định với chữ Quốc ngữ” góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiển to lớn.”
Phải chăng đó cũng là một trong những lý do và động lực để Đức Cha Matthêô cùng với quý cha trong Giáo phận càng nỗ lực để biên soạn một cuốn sách về lịch sử Giáo phận sao cho chuẩn mực, khả tín, xứng đáng là nơi “kế thừa” cội nguồn Đàng Trong, nơi phát sinh chữ Quốc ngữ và là nơi xuất phát của các Giáo phận thuộc hai Giáo tỉnh Huế, Sài Gòn !
Riêng đối với Đức Cha Matthêô, người chủ biên và chắp bút cho cuốn sách nầy, chắc chắn đây là món quà tâm đắc và trân quý nhất. Làm sao không trân quý cho được, khi một trong những lý dó khiến Đức Cha phải hủy bỏ cả chuyến viếng thăm mục vụ dài ngày tại Hoa Kỳ vào tháng 5 đã được thiết kế trước cả năm, lại chính là nổi ưu tư, lo lắng việc hoàn thiện cuốn sách trước ngày Khai mạc Năm Thánh !
Trước ngưỡng cửa Năm Thánh đang trở về cùng với bao nôn nao của dân Chúa trong toàn Giáo phận, hy vọng cuốn sách GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN” sẽ như một chứng từ rõ nét về con đường 400 năm Loan Báo Tin Mừng trên quê hương Giáo phận. Đây phải chăng là “MÓN QUÀ ĐẦU TIÊN” mà đoàn con giáo phận Qui Nhơn xin dâng về cho “Mẹ Già Qui Nhơn” là các vị Cha Ông Tiên Tổ, 4 vị Thánh Nhân Giáo phận, 16 vị Tôi Tớ Chúa, và hàng vạn anh chị em tín hữu, Nữ tu, Thầy Giảng, hoặc đổ máu hy sinh, hay nhiệt thành thánh đức, và cả những anh chị em lương dân…đã góp phần xương máu để làm nên Mẹ Giáo phận Qui Nhơn hôm nay.
Vâng, thưa “Mẹ Qui Nhơn kính yêu”, đây món quà đầu tiên chúng con dành tặng “Mẹ” !
Trương Đình Hiền
(Viết nhân ngày sinh nhật 8/7)