Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican khôi phục hai chiếc xe ngựa từ một ngôi mộ nổi tiếng trong vùng Etruscan
Đặng Tự Do
06:41 07/07/2013
Các nhà khảo cổ của Tòa Thánh đã tìm cách khôi phục lại hai chiếc xe ngựa từ một ngôi mộ nổi tiếng trong vùng Etruscan. Ngôi mộ này được gọi là Regolini-Galassi, đã được phát hiện vào năm 1836.
Người Etruscan và dân chúng các nền văn minh khác của Ý có tập quán chôn vị chỉ huy quân đội của họ cùng với các cỗ xe ngựa đã từng theo trong các cuộc chinh chiến. Họ tin rằng điều này sẽ giúp cho người chết duy trì quyền lãnh đạo của họ ở thế giới bên kia.
Maurizio Sannibale, thuộc khu Etruscan trong Viện Bảo tàng Vatican nói:
"Chúng tôi đã có thể xây dựng lại một cỗ xe tang và một cỗ xe khác chúng tôi thường gọi là 'calesse,’ được sử dụng để chuyển quân. Nó được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, và cả trong các nghi lễ nhất định. Ví dụ, như để đưa đón cô dâu trong ngày cưới"
Các cỗ xe được tôn tạo dưới hình thức những những hiện vật trưng bày, với kim loại trang trí và những hình chạm khắc.
Các chuyên gia Vatican nói vào thời đó, xe ngựa không chỉ là về giao thông vận tải. Họ tượng trưng cho thần thánh.
Maurizio Sannibale nói thêm
"Người Etruscan rất khác biệt với các dân tộc vùng Địa Trung Hải khác, họ sử dụng xe ngựa của họ như là một công cụ trên chiến trường. Người Etruscan, mặt khác, cũng như người Hy Lạp, nhìn các cỗ xe như một phương tiện thực thi chủ nghĩa anh hùng trên chiến trường.
Người Etruscan và dân chúng các nền văn minh khác của Ý có tập quán chôn vị chỉ huy quân đội của họ cùng với các cỗ xe ngựa đã từng theo trong các cuộc chinh chiến. Họ tin rằng điều này sẽ giúp cho người chết duy trì quyền lãnh đạo của họ ở thế giới bên kia.
Maurizio Sannibale, thuộc khu Etruscan trong Viện Bảo tàng Vatican nói:
"Chúng tôi đã có thể xây dựng lại một cỗ xe tang và một cỗ xe khác chúng tôi thường gọi là 'calesse,’ được sử dụng để chuyển quân. Nó được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, và cả trong các nghi lễ nhất định. Ví dụ, như để đưa đón cô dâu trong ngày cưới"
Các cỗ xe được tôn tạo dưới hình thức những những hiện vật trưng bày, với kim loại trang trí và những hình chạm khắc.
Các chuyên gia Vatican nói vào thời đó, xe ngựa không chỉ là về giao thông vận tải. Họ tượng trưng cho thần thánh.
Maurizio Sannibale nói thêm
"Người Etruscan rất khác biệt với các dân tộc vùng Địa Trung Hải khác, họ sử dụng xe ngựa của họ như là một công cụ trên chiến trường. Người Etruscan, mặt khác, cũng như người Hy Lạp, nhìn các cỗ xe như một phương tiện thực thi chủ nghĩa anh hùng trên chiến trường.
Các phong trào bảo vệ môi sinh bày tỏ bất mãn với chính quyền Brazil vì trả tự do quá sớm cho người đã giết nữ tu Dorothy Stang.
Đặng Tự Do
06:51 07/07/2013
Nữ tu Dorothy Stang Mae, người Mỹ, sinh năm 1931 tại Dayton, thuộc tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ là thành viên của Dòng các Nữ tu Đức Mẹ Namur. Chị bị sát hại ngày 12 tháng 2 năm 2005 tại Anapu, một thành phố thuộc bang Pará, trong lưu vực sông Amazon của Brazil. Chị Dorothy Stang là tiếng nói bất khuất trong những nỗ lực bênh vực cho người nghèo và môi trường. Trước khi bị giết, chị đã thường xuyên nhận được những lời đe dọa từ những kẻ khai thác gỗ và các chủ đồn điền trong vùng.
Vụ án có lẽ đã bị chìm xuồng nếu Tòa Án Liên Quốc Gia của Hoa Kỳ tại Washington DC không can thiệp. 4 người bị tình nghi dính líu vào vụ sát hại nữ tu Dorothy Stang đã bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Ngày 10 tháng 12 năm 2005, Rayfran das Neves Sales, kẻ bắn chết chị Dorothy Stang đã bị kết án 28 năm tù. Y khiếu nại trước một tòa án Brazil tại Bélem và bị kết án 27 năm.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm 4 tháng 7, Rayfran das Neves Sales đã được trả tự do chỉ sau chưa đầy 7 năm ngồi tù.
Điều đáng nói đó là Vitalmiro Moura, một chủ trại giàu có, người đã ra lệnh cho Rayfran das Neves Sales bắn chết sơ Dorothy Stang thì vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật vì những phiên tòa xét xử Vitalmiro Moura luôn bị dời lại vô thời hạn. Công lý vẫn chỉ đứng về phía những kẻ giầu có.
Những mùa xuân dang dở
Linh Tiến Khải
07:45 07/07/2013
Từ ba năm qua cuộc ”Cách Mạng Hoa Lài” hay cũng còn gọi là ”Mùa Xuân A Rập” đã lan nhanh trong các vùng Bắc Phi, Trung Đông và Cận Đông. Làn gió dân chủ đã nhanh chóng cuốn hút vào trong các cuộc xuống đường biểu tình mạnh mẽ ồ ạt phản đối chính quyền nhân dân các nước: Tunisia, Algeria, Libia, Ai Cập, Bahrein, Yemen, Giordania, Gibuti, Siria; và một cách nhẹ nhàng hơn tại A rập Sauđi, Oman, Sudan, Somalia, Irak, Marốc và Kuweit.
Lý do khiến cho 20 triệu người trong các nước nói trên đã ồ ạt xuống đường biểu tình là nạn nghèo đói, nạn gian tham hối lộ của các giới chức lãnh đạo, việc thiếu các quyền tự do cá nhân, các vụ vi phạm nhân quyền, nạn thất nghiệp, giá cả thực phẩm gia tăng, cuộc sống đắt đỏ... tất cả đã khiến cho người dân bất bình, giận dữ và họ ước muốn canh tân các thể chế chính trị nằm trong tay của các lãnh tụ độc tài đã cầm quyền từ nhiều thập niên qua. Các phương tiện được dân chúng sử dụng là việc phản kháng dân sự, các cuộc đình công bãi thị, xuống đường biểu tình, tuần hành phản đối, đôi khi đi tới chỗ triệt để như tự tử bằng cách tự thiêu sống. Ngoài ra các đoàn người biểu tình, nhất là giới trẻ, còn sử dụng các kỹ thuật truyền thông tân tiến hiện đại để kêu gọi và huy động người dân như liên mạng Internet, điện thoại di động, Iphone, Ipad, Facebook, Twitter vv... và nhất là hệ thống liên lạc của các đền thờ hồi giáo, và các cuộc nói chuyện chuyền tai nhau ngoài chợ hay trong các hàng quán.
Tia lửa đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy đòi dân chủ và các quyền làm người là vụ ông Mohammed Bouazizi, một người Tunisi bán hàng rong, ngày 18 tháng 12 năm 2010 đã tự thiêu để phản đối cảnh sát tịch thu hàng hóa và hành hung ông. Và thế là người dân Tunisia đã nổi giận liên tục xuống đường biểu tình phản đối chính quyền. Các vụ biểu tình phản đối này sau đó được gọi là ”ngày nhân dân nổi giận”. Ngày 27 tháng 12 làn sóng biểu tình tràn tới thủ đô Tunisi và lực lượng cảnh sát đã bạo hành các sinh viên học sinh biểu tình. Tuy tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali tỏ thiện chí bằng cách cải tổ chính quyền, nhưng các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp diễn và gia tăng. Ngày 13 tháng giêng năm 2011 tổng thống Ben Ali trao quyền cho thủ tướng Mohammed Ghannouchi, và vào ban chiều đài truyền hình Tunisia loan tin tống thống Ben Ali đã trốn ra nước ngoài sau 25 năm cai trị. Vào cuối tháng hai hàng chục ngàn người đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Tunisi để yêu cầu chính quyền lâm thời từ chức. Từ đó tới nay Tunisia vẫn ở trong tình trạng bấp bênh và chưa hoàn toàn vãn hồi được thế quân bình trong nước.
Làn gió Cách Mạng Hoa Lài khởi đầu tại Tunisia lan sang Ai Cập. Nhiều vụ tự thiêu phản đối đã xảy ra trong tháng giêng năm 2011. Ngày 25 tháng giêng ”Ngày nhân dân nổi giận” đã được phe đối lập và xã hội dân sự triệu tập để phản đối nạn thiếu công ăn việc làm và các biện pháp đàn áp của chính quyền. Hàng trăm ngàn người biểu tình đã yêu cầu tổng thống Hosni Mubarak trả tự do cho các tù nhân chính trị, các vụ đụng độ bạo lực đã xảy ra tại trung tâm thủ đô Cairo khiến cho nhiều người bị thương và bị bắt giữ. Các người biểu tình đòi tổng thống Mubarak cởi trói cho giới truyền thông và họ ủng hộ cuộc nổi loạn chống tham nhũng và các đặc ân đặc lợi của giới lãnh đạo chóp bu. Ngày 29 tháng giêng tổng thống Mubarak giải tán chính quyền và chỉ định ông Omar Suleiman, cựu giám đốc tình báo, làm Phó tổng thống. Nhưng các cuộc biểu tình và đụng độ đã xảy ra trong mọi thành phố toàn nước khiến cho hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Sau khi Hội đồng bộ trường từ nhiệm, ông Mubarak trao quyền cho ông Suleiman. Ngày 11 tháng hai ông Suleiman loan báo tin tổng thống Mubarak từ chức, trong khi hơn một triệu người tiếp tục biểu tình. Quyền lãnh đạo Ai Cập nằm trong tay Hội đồng quân quản do tướng Mohammed Hussein Tantawi lãnh đạo, trong khi chờ đợi tu chính Hiến pháp và có các cuộc bầu cử mới. Tổng thống Mubarak bị bắt tại Sharm el Sheikh và bị đưa ra tòa vì tội tàn sát dân chúng.
Các cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông Mohammed Morsi thuộc đảng các Anh em Hồi lên làm tổng thống. Nhưng ông Morsi đã tìm cách thu tóm mọi quyền hành trong tay, bắt đầu một chế độ độc tài mới và áp đặt Hồi giáo trên toàn nước. Sau một năm cai trị tình hình đã tồi tệ thêm trên mọi bình diện khiến cho nhân dân Ai Cập lại phát động cuộc cách mạng thứ hai, xuống đường biểu tình đòi ông từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Bầu khí căng thẳng đã khiến cho nhiều bộ trường từ chức. Quân đội đã ra tối hậu thư cho ông Morsi và chính quyền phải tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong 48 tiếng đồng hồ. Nhưng tổng thống Morsi và nội các của ông đã không làm gì cả. Tối ngày mùng 3-7-2013 quân đội đã truất phế ông Morsi, bắt giữ ông và toàn bộ nội các, thành lập một chính quyền chuyển tiếp chuẩn bị các cuộc bầu cử mới và tu chính hiến pháp. Ngày mùng 5-7-2013 các cuộc biểu tình của cả hai phe phò và chống đã xảy ra trên khắp nước Ai Cập trong bầu khí căng thẳng nguy hiểm.
Trong cùng năm 2011 cuộc Cách Mạng Hoa Lài cũng lan sang Libia. Ngày 16 tháng hai đã xảy ra các vụ đụng độ tại Bengasi giữa những người biểu tình, cảnh sát và quân đội, vì một thành viên hoạt động bảo vệ các quyền con người bị bắt giữ. Trong toàn nước đã có các cuộc biểu tình ủng hộ đại tá Muammar Gheddafi. Ngày 17 tháng hai là ”Ngày toàn dân nổi giận” đã có nhiều người chết tại Bengasi, thành phố biểu tượng của vụ nổi loạn. Các lực lượng đối lập cho biết đã có hàng trăm người bị các lực lượng cảnh sát xử tử, trong đó có các tù nhân chính trị. Thế là nội chiến mau chóng bùng nổ tại Libia, khiến cho hàng chục ngàn người chết, vì quân đội của đại tá Gheddafi đã sử dụng vũ khí nặng kể cả súng chống xe tăng để tàn sát các đoàn người biểu tình. Khi cuộc nổi loạn tràn tới thủ đô Tripoli đại tá Gheddafi đã ra lệnh sử dụng cả máy bay oanh kích để dẹp tan các đoàn người biểu tình. Các lực lượng nổi loạn được sự yểm trợ của vài nước tây âu và ngày 20 tháng 10 năm 2011 ông Muammar Gheddafi bị bắt và bị hành quyết gần Sirte, chấm dứt 40 năm cai trị độc tài.
Cuộc cách mạng Mùa Xuân A rập cũng lan sang Siria từ tháng 2 năm 2011. Các vụ đụng độ bạo lực giữa lực lượng cảnh sát và các đoàn người biểu tình nhắm mục đích gây áp lực để tổng thống Bashar al-Assad đưa ra các cải cách dân chủ cần thiết cho quốc gia. Nhưng tổng thống Assad nhất quyết duy trì đường lối cai trị độc tài khiến cho nội chiến bùng nổ dữ dội từ hai năm qua làm cho 100.000 người chết, gần 4 triệu người phải tị nạn chiến tranh và đất nước Siria tan hoang như Libăng hồi thập niện 1970. Cộng đồng quốc tế bất lực, vì tổng thống Assad có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga, Trung Quốc và Iran.
Làn gió dân chủ của cuộc cách mạng hoa lài đã thổi vào nhiều nước A rập, nhưng sau mấy năm chuyển tiếp khó khăn cho tới nay xem ra các Mùa Xuân ấy vẫn còn dang dở sau khi gây ra cái chết của hơn 150.000 dân. Và không ai biết trong tương lai sẽ còn có những gì nữa xảy ra, ngoài chết chóc, tàn phá thương đau và các xã hội tan nát, nạn nhân của chia rẽ và bạo lực.
Lý do khiến cho 20 triệu người trong các nước nói trên đã ồ ạt xuống đường biểu tình là nạn nghèo đói, nạn gian tham hối lộ của các giới chức lãnh đạo, việc thiếu các quyền tự do cá nhân, các vụ vi phạm nhân quyền, nạn thất nghiệp, giá cả thực phẩm gia tăng, cuộc sống đắt đỏ... tất cả đã khiến cho người dân bất bình, giận dữ và họ ước muốn canh tân các thể chế chính trị nằm trong tay của các lãnh tụ độc tài đã cầm quyền từ nhiều thập niên qua. Các phương tiện được dân chúng sử dụng là việc phản kháng dân sự, các cuộc đình công bãi thị, xuống đường biểu tình, tuần hành phản đối, đôi khi đi tới chỗ triệt để như tự tử bằng cách tự thiêu sống. Ngoài ra các đoàn người biểu tình, nhất là giới trẻ, còn sử dụng các kỹ thuật truyền thông tân tiến hiện đại để kêu gọi và huy động người dân như liên mạng Internet, điện thoại di động, Iphone, Ipad, Facebook, Twitter vv... và nhất là hệ thống liên lạc của các đền thờ hồi giáo, và các cuộc nói chuyện chuyền tai nhau ngoài chợ hay trong các hàng quán.
Tia lửa đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy đòi dân chủ và các quyền làm người là vụ ông Mohammed Bouazizi, một người Tunisi bán hàng rong, ngày 18 tháng 12 năm 2010 đã tự thiêu để phản đối cảnh sát tịch thu hàng hóa và hành hung ông. Và thế là người dân Tunisia đã nổi giận liên tục xuống đường biểu tình phản đối chính quyền. Các vụ biểu tình phản đối này sau đó được gọi là ”ngày nhân dân nổi giận”. Ngày 27 tháng 12 làn sóng biểu tình tràn tới thủ đô Tunisi và lực lượng cảnh sát đã bạo hành các sinh viên học sinh biểu tình. Tuy tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali tỏ thiện chí bằng cách cải tổ chính quyền, nhưng các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp diễn và gia tăng. Ngày 13 tháng giêng năm 2011 tổng thống Ben Ali trao quyền cho thủ tướng Mohammed Ghannouchi, và vào ban chiều đài truyền hình Tunisia loan tin tống thống Ben Ali đã trốn ra nước ngoài sau 25 năm cai trị. Vào cuối tháng hai hàng chục ngàn người đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Tunisi để yêu cầu chính quyền lâm thời từ chức. Từ đó tới nay Tunisia vẫn ở trong tình trạng bấp bênh và chưa hoàn toàn vãn hồi được thế quân bình trong nước.
Làn gió Cách Mạng Hoa Lài khởi đầu tại Tunisia lan sang Ai Cập. Nhiều vụ tự thiêu phản đối đã xảy ra trong tháng giêng năm 2011. Ngày 25 tháng giêng ”Ngày nhân dân nổi giận” đã được phe đối lập và xã hội dân sự triệu tập để phản đối nạn thiếu công ăn việc làm và các biện pháp đàn áp của chính quyền. Hàng trăm ngàn người biểu tình đã yêu cầu tổng thống Hosni Mubarak trả tự do cho các tù nhân chính trị, các vụ đụng độ bạo lực đã xảy ra tại trung tâm thủ đô Cairo khiến cho nhiều người bị thương và bị bắt giữ. Các người biểu tình đòi tổng thống Mubarak cởi trói cho giới truyền thông và họ ủng hộ cuộc nổi loạn chống tham nhũng và các đặc ân đặc lợi của giới lãnh đạo chóp bu. Ngày 29 tháng giêng tổng thống Mubarak giải tán chính quyền và chỉ định ông Omar Suleiman, cựu giám đốc tình báo, làm Phó tổng thống. Nhưng các cuộc biểu tình và đụng độ đã xảy ra trong mọi thành phố toàn nước khiến cho hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Sau khi Hội đồng bộ trường từ nhiệm, ông Mubarak trao quyền cho ông Suleiman. Ngày 11 tháng hai ông Suleiman loan báo tin tổng thống Mubarak từ chức, trong khi hơn một triệu người tiếp tục biểu tình. Quyền lãnh đạo Ai Cập nằm trong tay Hội đồng quân quản do tướng Mohammed Hussein Tantawi lãnh đạo, trong khi chờ đợi tu chính Hiến pháp và có các cuộc bầu cử mới. Tổng thống Mubarak bị bắt tại Sharm el Sheikh và bị đưa ra tòa vì tội tàn sát dân chúng.
Các cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông Mohammed Morsi thuộc đảng các Anh em Hồi lên làm tổng thống. Nhưng ông Morsi đã tìm cách thu tóm mọi quyền hành trong tay, bắt đầu một chế độ độc tài mới và áp đặt Hồi giáo trên toàn nước. Sau một năm cai trị tình hình đã tồi tệ thêm trên mọi bình diện khiến cho nhân dân Ai Cập lại phát động cuộc cách mạng thứ hai, xuống đường biểu tình đòi ông từ nhiệm và tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Bầu khí căng thẳng đã khiến cho nhiều bộ trường từ chức. Quân đội đã ra tối hậu thư cho ông Morsi và chính quyền phải tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong 48 tiếng đồng hồ. Nhưng tổng thống Morsi và nội các của ông đã không làm gì cả. Tối ngày mùng 3-7-2013 quân đội đã truất phế ông Morsi, bắt giữ ông và toàn bộ nội các, thành lập một chính quyền chuyển tiếp chuẩn bị các cuộc bầu cử mới và tu chính hiến pháp. Ngày mùng 5-7-2013 các cuộc biểu tình của cả hai phe phò và chống đã xảy ra trên khắp nước Ai Cập trong bầu khí căng thẳng nguy hiểm.
Trong cùng năm 2011 cuộc Cách Mạng Hoa Lài cũng lan sang Libia. Ngày 16 tháng hai đã xảy ra các vụ đụng độ tại Bengasi giữa những người biểu tình, cảnh sát và quân đội, vì một thành viên hoạt động bảo vệ các quyền con người bị bắt giữ. Trong toàn nước đã có các cuộc biểu tình ủng hộ đại tá Muammar Gheddafi. Ngày 17 tháng hai là ”Ngày toàn dân nổi giận” đã có nhiều người chết tại Bengasi, thành phố biểu tượng của vụ nổi loạn. Các lực lượng đối lập cho biết đã có hàng trăm người bị các lực lượng cảnh sát xử tử, trong đó có các tù nhân chính trị. Thế là nội chiến mau chóng bùng nổ tại Libia, khiến cho hàng chục ngàn người chết, vì quân đội của đại tá Gheddafi đã sử dụng vũ khí nặng kể cả súng chống xe tăng để tàn sát các đoàn người biểu tình. Khi cuộc nổi loạn tràn tới thủ đô Tripoli đại tá Gheddafi đã ra lệnh sử dụng cả máy bay oanh kích để dẹp tan các đoàn người biểu tình. Các lực lượng nổi loạn được sự yểm trợ của vài nước tây âu và ngày 20 tháng 10 năm 2011 ông Muammar Gheddafi bị bắt và bị hành quyết gần Sirte, chấm dứt 40 năm cai trị độc tài.
Cuộc cách mạng Mùa Xuân A rập cũng lan sang Siria từ tháng 2 năm 2011. Các vụ đụng độ bạo lực giữa lực lượng cảnh sát và các đoàn người biểu tình nhắm mục đích gây áp lực để tổng thống Bashar al-Assad đưa ra các cải cách dân chủ cần thiết cho quốc gia. Nhưng tổng thống Assad nhất quyết duy trì đường lối cai trị độc tài khiến cho nội chiến bùng nổ dữ dội từ hai năm qua làm cho 100.000 người chết, gần 4 triệu người phải tị nạn chiến tranh và đất nước Siria tan hoang như Libăng hồi thập niện 1970. Cộng đồng quốc tế bất lực, vì tổng thống Assad có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga, Trung Quốc và Iran.
Làn gió dân chủ của cuộc cách mạng hoa lài đã thổi vào nhiều nước A rập, nhưng sau mấy năm chuyển tiếp khó khăn cho tới nay xem ra các Mùa Xuân ấy vẫn còn dang dở sau khi gây ra cái chết của hơn 150.000 dân. Và không ai biết trong tương lai sẽ còn có những gì nữa xảy ra, ngoài chết chóc, tàn phá thương đau và các xã hội tan nát, nạn nhân của chia rẽ và bạo lực.
ĐTC: Lời cầu nguyện và cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô bảo đảm sự phong phú của sứ mệnh rao truyền Tin Mừng
Linh Tiến Khải
09:01 07/07/2013
Các bạn hãy là những người của đời cầu nguyện. Hãy vun trồng chiều kích chiệm niệm cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Việc phổ biến Tin Mừng không được bảo đảm bởi số người, hay uy tín của cơ cấu, hoặc phẫm chất các tài nguyên có được, nhưng bởi sự thấm nhập và kết hiệp sâu thẳm với Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng hôm qua trong đền thờ thánh Phêrô, nhân ngày cử hành hương Năm Đức Tin của 6.000 chủng sinh, tập sinh và thỉnh sinh đến từ khắp nơi trên thế giới kể cả các nước xa như Trung Quốc, Việt Nam, Papua Tân Guinea, Quần đảo Salomon, Zimbabwe và Chile.
Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và gần 400 Linh Mục với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha đã nói lên niềm vui được cử hành đức tin đặc biệt trong thánh lễ cùng với các chủng sinh tập sinh và thỉnh sinh là sự tươi trẻ của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội là Hiền Thê của Chúa Kitô, thì trong một nghĩa nào đó, họ diễn tả sự đính hôn, mùa xuân của ơn gọi, của sự khám phá, kiểm thực và đào tạo.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc phụng vụ Chúa Nhật thứ 14 thường niên năm C nói về sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, niềm vui an ủi, thập giá và lời cầu nguyện. Bài đọc thứ nhất trích tư sách ngôn sứ Isaia nói tới niềm vui của sự an ủi. Ngôn sứ nói với một dân tộc đã trải qua một thời kỳ đen tối của kiếp lưu đầy, bị thử thách cam go, nhưng giờ đây đã tới thời ủi an cho Giêrusalem; sự buồn sầu và nỗi sợ hãi phải nhường chỗ cho niềm vui (Is 66,10). Lý do là vì Chúa sẽ đổ tràn đầy trên Thành Thánh và dân cư của nó một ”thác” của sự ủi an, tràn đầy ủi an, mốt thác của hiền dịu mẫu tử:” Các ngươi sẽ được bồng ẵm trên tay và được vuốt ve trên đầu gối. Như bà mẹ để con thơ trên đầu gối và vuốt ve nó, Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy với chúng ta (Is 66,12-13). Áp dụng vào cuộc sống tín hữu và các người được mời gọi sống đời thánh hiến Đức Thánh Cha nói:
Mỗi tín hữu kitô, nhất là chúng ta, chúng ta được mời gọi đem sứ điệp hy vọng trao ban sự thanh thản và niềm vui: sự ủi an của Thiên Chúa và sự hiền dịu của Người cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta sẽ chỉ là những người đem tin vui, nếu trước tiên sống niềm vui được Chúa an ủi và được Ngài yêu thương. Đây là điều quan trọng để cho sứ mệnh của chúng ta được phong phú: cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa và thông truyền nó. Đôi khi tôi thấy vài người sống đời thánh hiến sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa, và thật tội nghiệp, họ hành hạ chính mình, vì họ sợ sự hiền dịu của Thiên Chúa. Nhưng mà anh chị em đừng sơ, đừng sợ! Chúa là Chúa của sự ủi an, Chủa của tình hiền dịu. Chúa là Cha, và Người nói với chúng ta rằng Người sẽ làm với chúng ta như một bà mẹ làm với con nhỏ của mình,, với lòng hiền dịu. Anh chị em đừng sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ Isaia mời gọi phải vang lên trong con tim chúng ta: ”Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1) và trở thành sứ mệnh. Tìm ra Chúa là Đấng ủi an và ra đi an ủi dân của Thiên Chúa. Đó là sứ mệnh của chúng ta. Con người ngày nay chắc chắn cần lời nói, nhưng nhất là cần chúng ta làm chứng cho lòng thương xót, sự hiền dịu của Chúa suởi ấm con tim, thức tỉnh niềm hy vọng và lôi kéo tới sự thiện. Niềm vui đem sự ủi an của Thiên Cháu đến cho con người!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khai triển ý nghĩa bài đọc thứ hai trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, trong đó thánh nhân khẳng định rằng: ”Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!” (Gl 6,14). Và thánh nhân nói tới các dấu tích, nghĩa là các vết thương của Chúa Giêsu Bị Đóng Đanh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người là Tông Đồ của Tin Mừng. Trong sử vụ của mình thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm khổ đau, yếu đuối và thất bại, nhưng cũng sống kinh nghiệm niềm vui và sự an ủi. Đây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của cái chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình trở nên đồng hình dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô đã tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa. Trong giờ phút của đen tối và thử thách bình minh của ánh sáng và sự cứu rỗi đã hiện diện và hoạt động. Mầu nhiệm vượt qua là con tim phập phồng của Giáo Hội! Và nếu chúng ta ở trong mầu nhiệm đó, chúng ta được che chở khỏi một quan niệm trần thế và duy khải hoàn của sứ mệnh truyền giáo, cũng như khỏi sự chán nản ngã lòng có thể nảy sinh trước các thử thách và thất bại. Đức Thánh Cha giải thích sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng như sau:
Sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng không tới từ sự thành công cũng không tới sự việc thất bại theo các tiêu chuẩn của con người, nhưng từ việc trở thành đồng hình dạng với cái luận lý của Thập Giá Chúa Giêsu là luận lý của việc ra khỏi chính mình để tự cho đi, cái luận lý của tình yêu thương. Chính Thập giá - luôn luôn là Thập giá với Chúa Kitô - bảo đảm cho sự phong phú của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta. Và chính từ Thập Giá, cử chị tuyệt đỉnh của lòng thương xót và tình yêu thương mà chúng ta đươc tái sinh như thụ tạo mới (Gl 6,15).
Yếu tố thứ ba bảo đảm cho sứ mệnh loan truyền Tin Mừng của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúng ta đã nghe Chúa nói trong Phúc Âm: ”Các con hãy cầu xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa ”chọn” và ”sai đi”. Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện quan trọng. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại với chúng ta rằng: Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta, phải không? Chúng ta làm... cái gì đến trong trí... Nhưng mà Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Người. Như thế sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh. Và nếu việc tông đồ là hoa trái của lời cầu nguyện, thì nó sẽ tìm thấy trong đó sức mạnh cho hoạt động của nó. Thật thế, sứ mệnh của chúng ta không phong phú, còn hơn thế nữa tắt lịm, chính trong lúc chúng ta ngưng việc tiếp nối với suối nguồn, với Chúa. Một trong các người đào tạo các bạn hôm trước có nói với tôi rằng ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối”. Hãy nghe rõ: ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối.” Rồi Đức Thánh Cha mời gọi các chúng sinh, tập sinh, thỉnh sinh và mọi người như sau:
Anh chị em hãy luôn luôn là những người của lời cầu nguyện. Không có tương quan liên lỉ này với Thiên Chúa sứ mệnh trở thành một nghề. Nhưng mà bạn làm việc như là ai, là thợ may, đầu bếp, linh mục, làm việc như linh mục, như nữ tu? Không. Nó không phải là một nghề, nó là một cái gì khác. Nguy cơ của việc duy hoạt động, tin tưởng qúa nơi các cơ cấu luôn luôn rình rập chúng ta. Nếu nhìn Chúa Giêsu, chúng ta thấy trước mỗi quyết định hay biến cố quan trọng Người cầm trí cầu nguyện sâu xa và lâu giờ. Chúng ta hãy vun trồng chiều kích chiêm niệm, cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Sứ mệnh càng mời gọi các bạn đi ra vùng ngoại ô cuộc đời bao nhiêu, thì con tim các bạn lại càng phải kết hiệp với con tim tràn đầy thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu bấy nhiêu. Đó chính là bí mật của sự phong phú mục tử, của sự phong phú của một môn đệ Chúa.
Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi ”không giỏ, không bị, không dép” (Lc 10.4). Việc phổ biến Tin Mừng không được bảo đảm bởi số người, hay uy tín của cơ cấu, hoặc phẩm chất các tài nguyên có được. Điều đáng kể là được thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô, để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và tháp nhập cuộc sống mình vào cây sự sống là thập giá Chúa.
Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ dinh tông tòa để đọc kinh Truyền Tin với 50.000 tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngắn ngài mời gọi tất cả mọi người hăng say rao truyền Tin Mừng đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không muốn hành động một mình. Người đến trong thế giới là để đem tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho con người và muốn phổ biến nó với kiểu cách của sự hiệp thông, của tình huynh đệ. Vì thế Người thành lập ngay một cộng đoàn môn đệ, một cộng đoàn truyền giáo với mục đích cấp bách là loan báo Tin Mừng. Không có thời giờ để bép xép, không cần chờ đợi sự đồng thuận của mọi người, phải ra đi loan báo Tin Mừng, đem hòa bình của Chúa Kitô tới cho mọi người; và nếu người ta không chấp nhận thì cứ tiến bước; đồng thời chữa lành người đau yếu vì Thiên Chúa muốn chữa lành con người khỏi mọi sự dữ. Cộng đoàn truyền giáo đó gồm Mười Hai Tông Đồ diễn tả các Giám Mục thừa kế các vị; còn 72 môn đệ diễn tả các thừa tác viên có chức thánh các linh mục và phó tế; nhưng trong một nghĩa rộng nào đó có thể nghĩ tới các thừa tác viên khác trong Giáo Hội, các giáo lý viên, các giáo dân dấn thân trong các giáo xứ, làm việc với các bệnh nhân và nhiều hình thức khó khăn và bị gạt ra bên lề khác nhau, nhưng luôn luôn là các thừa sai của Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào 1.500 bạn trẻ Roma chuẩn bị đi Rio de Janeiro tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 và Đức Thánh Cha nói ngài cũng đang chuẩn bị cho lễ hội đức tin này.
Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và gần 400 Linh Mục với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha đã nói lên niềm vui được cử hành đức tin đặc biệt trong thánh lễ cùng với các chủng sinh tập sinh và thỉnh sinh là sự tươi trẻ của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội là Hiền Thê của Chúa Kitô, thì trong một nghĩa nào đó, họ diễn tả sự đính hôn, mùa xuân của ơn gọi, của sự khám phá, kiểm thực và đào tạo.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc phụng vụ Chúa Nhật thứ 14 thường niên năm C nói về sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, niềm vui an ủi, thập giá và lời cầu nguyện. Bài đọc thứ nhất trích tư sách ngôn sứ Isaia nói tới niềm vui của sự an ủi. Ngôn sứ nói với một dân tộc đã trải qua một thời kỳ đen tối của kiếp lưu đầy, bị thử thách cam go, nhưng giờ đây đã tới thời ủi an cho Giêrusalem; sự buồn sầu và nỗi sợ hãi phải nhường chỗ cho niềm vui (Is 66,10). Lý do là vì Chúa sẽ đổ tràn đầy trên Thành Thánh và dân cư của nó một ”thác” của sự ủi an, tràn đầy ủi an, mốt thác của hiền dịu mẫu tử:” Các ngươi sẽ được bồng ẵm trên tay và được vuốt ve trên đầu gối. Như bà mẹ để con thơ trên đầu gối và vuốt ve nó, Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy với chúng ta (Is 66,12-13). Áp dụng vào cuộc sống tín hữu và các người được mời gọi sống đời thánh hiến Đức Thánh Cha nói:
Mỗi tín hữu kitô, nhất là chúng ta, chúng ta được mời gọi đem sứ điệp hy vọng trao ban sự thanh thản và niềm vui: sự ủi an của Thiên Chúa và sự hiền dịu của Người cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta sẽ chỉ là những người đem tin vui, nếu trước tiên sống niềm vui được Chúa an ủi và được Ngài yêu thương. Đây là điều quan trọng để cho sứ mệnh của chúng ta được phong phú: cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa và thông truyền nó. Đôi khi tôi thấy vài người sống đời thánh hiến sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa, và thật tội nghiệp, họ hành hạ chính mình, vì họ sợ sự hiền dịu của Thiên Chúa. Nhưng mà anh chị em đừng sơ, đừng sợ! Chúa là Chúa của sự ủi an, Chủa của tình hiền dịu. Chúa là Cha, và Người nói với chúng ta rằng Người sẽ làm với chúng ta như một bà mẹ làm với con nhỏ của mình,, với lòng hiền dịu. Anh chị em đừng sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ Isaia mời gọi phải vang lên trong con tim chúng ta: ”Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1) và trở thành sứ mệnh. Tìm ra Chúa là Đấng ủi an và ra đi an ủi dân của Thiên Chúa. Đó là sứ mệnh của chúng ta. Con người ngày nay chắc chắn cần lời nói, nhưng nhất là cần chúng ta làm chứng cho lòng thương xót, sự hiền dịu của Chúa suởi ấm con tim, thức tỉnh niềm hy vọng và lôi kéo tới sự thiện. Niềm vui đem sự ủi an của Thiên Cháu đến cho con người!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khai triển ý nghĩa bài đọc thứ hai trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, trong đó thánh nhân khẳng định rằng: ”Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!” (Gl 6,14). Và thánh nhân nói tới các dấu tích, nghĩa là các vết thương của Chúa Giêsu Bị Đóng Đanh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người là Tông Đồ của Tin Mừng. Trong sử vụ của mình thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm khổ đau, yếu đuối và thất bại, nhưng cũng sống kinh nghiệm niềm vui và sự an ủi. Đây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của cái chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình trở nên đồng hình dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô đã tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa. Trong giờ phút của đen tối và thử thách bình minh của ánh sáng và sự cứu rỗi đã hiện diện và hoạt động. Mầu nhiệm vượt qua là con tim phập phồng của Giáo Hội! Và nếu chúng ta ở trong mầu nhiệm đó, chúng ta được che chở khỏi một quan niệm trần thế và duy khải hoàn của sứ mệnh truyền giáo, cũng như khỏi sự chán nản ngã lòng có thể nảy sinh trước các thử thách và thất bại. Đức Thánh Cha giải thích sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng như sau:
Sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng không tới từ sự thành công cũng không tới sự việc thất bại theo các tiêu chuẩn của con người, nhưng từ việc trở thành đồng hình dạng với cái luận lý của Thập Giá Chúa Giêsu là luận lý của việc ra khỏi chính mình để tự cho đi, cái luận lý của tình yêu thương. Chính Thập giá - luôn luôn là Thập giá với Chúa Kitô - bảo đảm cho sự phong phú của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta. Và chính từ Thập Giá, cử chị tuyệt đỉnh của lòng thương xót và tình yêu thương mà chúng ta đươc tái sinh như thụ tạo mới (Gl 6,15).
Yếu tố thứ ba bảo đảm cho sứ mệnh loan truyền Tin Mừng của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúng ta đã nghe Chúa nói trong Phúc Âm: ”Các con hãy cầu xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa ”chọn” và ”sai đi”. Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện quan trọng. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại với chúng ta rằng: Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta, phải không? Chúng ta làm... cái gì đến trong trí... Nhưng mà Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Người. Như thế sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh. Và nếu việc tông đồ là hoa trái của lời cầu nguyện, thì nó sẽ tìm thấy trong đó sức mạnh cho hoạt động của nó. Thật thế, sứ mệnh của chúng ta không phong phú, còn hơn thế nữa tắt lịm, chính trong lúc chúng ta ngưng việc tiếp nối với suối nguồn, với Chúa. Một trong các người đào tạo các bạn hôm trước có nói với tôi rằng ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối”. Hãy nghe rõ: ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối.” Rồi Đức Thánh Cha mời gọi các chúng sinh, tập sinh, thỉnh sinh và mọi người như sau:
Anh chị em hãy luôn luôn là những người của lời cầu nguyện. Không có tương quan liên lỉ này với Thiên Chúa sứ mệnh trở thành một nghề. Nhưng mà bạn làm việc như là ai, là thợ may, đầu bếp, linh mục, làm việc như linh mục, như nữ tu? Không. Nó không phải là một nghề, nó là một cái gì khác. Nguy cơ của việc duy hoạt động, tin tưởng qúa nơi các cơ cấu luôn luôn rình rập chúng ta. Nếu nhìn Chúa Giêsu, chúng ta thấy trước mỗi quyết định hay biến cố quan trọng Người cầm trí cầu nguyện sâu xa và lâu giờ. Chúng ta hãy vun trồng chiều kích chiêm niệm, cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Sứ mệnh càng mời gọi các bạn đi ra vùng ngoại ô cuộc đời bao nhiêu, thì con tim các bạn lại càng phải kết hiệp với con tim tràn đầy thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu bấy nhiêu. Đó chính là bí mật của sự phong phú mục tử, của sự phong phú của một môn đệ Chúa.
Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi ”không giỏ, không bị, không dép” (Lc 10.4). Việc phổ biến Tin Mừng không được bảo đảm bởi số người, hay uy tín của cơ cấu, hoặc phẩm chất các tài nguyên có được. Điều đáng kể là được thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô, để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và tháp nhập cuộc sống mình vào cây sự sống là thập giá Chúa.
Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ dinh tông tòa để đọc kinh Truyền Tin với 50.000 tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngắn ngài mời gọi tất cả mọi người hăng say rao truyền Tin Mừng đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không muốn hành động một mình. Người đến trong thế giới là để đem tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho con người và muốn phổ biến nó với kiểu cách của sự hiệp thông, của tình huynh đệ. Vì thế Người thành lập ngay một cộng đoàn môn đệ, một cộng đoàn truyền giáo với mục đích cấp bách là loan báo Tin Mừng. Không có thời giờ để bép xép, không cần chờ đợi sự đồng thuận của mọi người, phải ra đi loan báo Tin Mừng, đem hòa bình của Chúa Kitô tới cho mọi người; và nếu người ta không chấp nhận thì cứ tiến bước; đồng thời chữa lành người đau yếu vì Thiên Chúa muốn chữa lành con người khỏi mọi sự dữ. Cộng đoàn truyền giáo đó gồm Mười Hai Tông Đồ diễn tả các Giám Mục thừa kế các vị; còn 72 môn đệ diễn tả các thừa tác viên có chức thánh các linh mục và phó tế; nhưng trong một nghĩa rộng nào đó có thể nghĩ tới các thừa tác viên khác trong Giáo Hội, các giáo lý viên, các giáo dân dấn thân trong các giáo xứ, làm việc với các bệnh nhân và nhiều hình thức khó khăn và bị gạt ra bên lề khác nhau, nhưng luôn luôn là các thừa sai của Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào 1.500 bạn trẻ Roma chuẩn bị đi Rio de Janeiro tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 và Đức Thánh Cha nói ngài cũng đang chuẩn bị cho lễ hội đức tin này.
ĐTC Phanxicô khích lệ người trẻ trở nên sứ giả Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:17 07/07/2013
Từ Lời Chúa trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật XIV Thường Niên năm C hôm nay, 07/07/2013, kể về việc Chúa Giêsu kêu gọi 72 môn đệ ra đi rao giảng và làm chứng cho Nước Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các bạn trẻ đừng sợ đáp lại tiếng Chúa gọi để trở nên những nhà truyền giáo.
Nhân có sự hiện diện của nhiều bạn trẻ của giáo phận Roma tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trước khi lên đường tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro, Brazil, Đức Thánh Cha đã kêu gọi họ quảng đại bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu bằng cách tự hỏi mình xem để có cảm thấy Đức Giêsu gọi mình ra đi, ra khỏi mình để làm những việc tốt…Tiếp sau đó, Đức Thánh Cha trực tiếp hỏi các bạn trẻ, nam cũng như nữ, xem họ có sẵn sàng lắng nghe và có đủ can đảm để trở nên các nhà truyền giáo. Ngài khuyến khích họ bằng cách nêu ra vẻ đẹp của tinh thần truyền giáo.
Lời khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được các bạn trẻ có mặt đáp lại bằng tiếng vỗ tay nhằm bày tỏ sự tán đồng của mình.
Đức Thánh Cha tiếp tục chỉ cho các bạn trẻ thấy niềm vui phát sinh khi thi hành sứ mạng truyền giáo. Niềm vui này chính Đức Giêsu trao ban « trong khi chúng ta để cho Ngài bước vào đời sống của mình để Người mời gọi bước ra khỏi ngoại vi cuộc sống, nhằm hướng đến việc loan báo Tin Mừng ».
Ngay sau buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô hẹn ngày gặp lại các bạn trẻ của giáo phận Roma vào những ngày sắp tới đây trong tháng này tại Rio de Janeiro, thủ đô của Brazil.
Nhân có sự hiện diện của nhiều bạn trẻ của giáo phận Roma tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trước khi lên đường tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro, Brazil, Đức Thánh Cha đã kêu gọi họ quảng đại bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu bằng cách tự hỏi mình xem để có cảm thấy Đức Giêsu gọi mình ra đi, ra khỏi mình để làm những việc tốt…Tiếp sau đó, Đức Thánh Cha trực tiếp hỏi các bạn trẻ, nam cũng như nữ, xem họ có sẵn sàng lắng nghe và có đủ can đảm để trở nên các nhà truyền giáo. Ngài khuyến khích họ bằng cách nêu ra vẻ đẹp của tinh thần truyền giáo.
Lời khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được các bạn trẻ có mặt đáp lại bằng tiếng vỗ tay nhằm bày tỏ sự tán đồng của mình.
Đức Thánh Cha tiếp tục chỉ cho các bạn trẻ thấy niềm vui phát sinh khi thi hành sứ mạng truyền giáo. Niềm vui này chính Đức Giêsu trao ban « trong khi chúng ta để cho Ngài bước vào đời sống của mình để Người mời gọi bước ra khỏi ngoại vi cuộc sống, nhằm hướng đến việc loan báo Tin Mừng ».
Ngay sau buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô hẹn ngày gặp lại các bạn trẻ của giáo phận Roma vào những ngày sắp tới đây trong tháng này tại Rio de Janeiro, thủ đô của Brazil.
Món quà khiêm nhượng nhưng vô giá cuả Đức Thánh Cha.
Trần Mạnh Trác
16:29 07/07/2013
Không chỉ có thế, ngài cũng đeo trên ngực một cây Thánh Giá bằng bạc 'y chang' cây thánh giá cuả Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chức vụ cuả đức tân Tổng Giám Mục là chức vụ mà khi còn là Hồng Y, Đức Thánh Cha đã từng giữ lâu năm, đó là chức viện trưởng trường đại học Công Giáo cuả Argentina.
Linh mục Victor Manuel Fernandez đã từng làm việc lâu năm với Đức Thánh Cha tại môi trường đại học, khi cha Fernandez trở thành viện trưởng ngài được Đức Thánh Cha thăng lên hàng Tổng Giám Mục hiệu toà Tiburnia và buổi lễ tấn phong đã được Đức Tổng Giám Mục Mario Poli của Buenos Aires chủ sự, với hơn 30 giám mục đồng tế tại Nhà thờ chính tòa Buenos Aires.
Trong bức thư ngỏ được đọc trong buổi lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích vị tổng giám mục hãy luôn luôn hy vọng và liên tục phục vụ.
"Hãy nhớ rằng, trên hết mọi sự, Giáo Hội muốn Đức Tổng vui vẻ, với niềm vui ngọt ngào và an ủi của sự rao giảng Tin Mừng," Đức Thánh Cha viết.
Về phần mình, Đức Tổng Giám mục Fernandez cho biết ngài hy vọng sẽ noi gương Đức Thánh Cha để làm cho trường đại học "gần gũi với người nghèo, giữ liên lạc với họ để hiểu biết tốt hơn về thực tế và do đó làm cho giới đại học không chỉ là những trí thức sa lông ".
"Một ngày kia Đức Thánh Cha đã gọi cho tôi để nói rằng ngài đang cầu nguyện cho tôi, và rằng ngài đang có một cây thánh giá y hệt như cây thánh giá ngài đang đeo. Vì vậy, ngài nói với tôi: 'Đừng mua Thánh Giá. Tại sao tôi giữ 2 cây thánh giá làm gì? có một cây là đủ rồi? Vậy thì, nếu cha đồng ý, tôi sẽ gửi cho cha cây thánh giá thứ hai ấy.' "
Đức Tổng Giám mục Fernandez vừa chỉ vào cây thánh giá trên ngực mình vừa khoe "Đây chính là cây thánh giá đó".
Ánh sáng đức tin sẽ chiếu soi thế giới
Vũ Văn An
19:20 07/07/2013
Chủ đề ánh sáng nổi bật trong thông điệp đầu tiên của Giáo Hội được viết bởi “bốn bàn tay”. Lumen Fidei, hay Ánh Sáng Đức Tin, là thông điệp đầu tiên do Đức GH Phanxicô ban hành. Công bố ngày 5 tháng Bẩy, Thông Điệp dựa vào công trình soạn thảo của Đức GH Bênêđíctô XVI trước khi ngài từ nhiệm. Nó cho thấy tính liên tục sâu sắc giữa vị giáo hoàng tiền nhiệm và vị giáo hoàng đương nhiệm. Người ta tự hỏi, tại sao ánh sáng lại quan trọng đối với cả hai vị giáo hoàng đến thế?
Triều đại của Đức Bênêđíctô XVI hoàn toàn nhằm chứng minh rằng ta không thể bằng lòng với những tia sáng nhỏ hơn của lý trí, mà phải cố gắng vươn tới ánh sáng lớn hơn của đức tin. Triều đại của Đức Phanxicô nhằm đem ánh sáng đó tới những khu vực ngoại biên của thế giới.
Trong buổi triều yết chung ngày 12 tháng Sáu, Đức Phanxicô cho hay “vào một đêm tối trời, tại một vận động trường, thí dụ Vận Động Trường Thế Vận tại Rôma hay Vận Động Trường San Lorenzo tại Buenos Aires, nếu có ai đó bật cây đèn của họ lên, bạn cũng khó mà thấy nó, nhưng nếu 70,000 khán giả khác cùng bật ngọn đèn riêng của họ lên, thì cả vận động trường sẽ bừng sáng”.
Bật đèn riêng của họ lên, trên thực tế, có nghĩa là quay trở về với Thiên Chúa. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của triều giáo hoàng Bênêđíctô XVI. Một trong các gốc rễ của mục tiêu này xuất phát từ cuộc viếng thăm Specola Vaticana của Đức HY Joseph Ratzinger vào năm 1994. Specola, hay Đài Thiên Văn Vatican, là viện nghiên cứu và giáo dục thiên văn được Tòa Thánh tài trợ và do Dòng Tên điều khiển.
Trong nhiều thế kỷ, các Cha Dòng Tên từng thay phiên nhau leo lên kính hiển vi của Đài Thiên Văn đặt tại Castelgandolfo này, và từ vọng nhìn quan trọng ấy, các ngài đã nhìn vào bầu trời, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của các tầng trời bao la trước mặt.
Nay, Đài Thiên Văn Vatican tại Castelgandolfo chỉ còn là một viện bảo tàng. Dù các dụng cụ của nó vẫn còn dùng được, nhưng ánh sáng của Rôma và của cả Âu Châu chói lọi đến độ, trên thực tế, nó hết khả năng quan sát được các vì sao. Thành thử, một đài thiên văn khác đã được xây tại Mount Graham, Arizona.
Đức HY Joseph Ratzinger, người sau này lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Bênêđíctô XVI, bị lôi cuốn bởi Specola Vaticana đến độ lên tiếng về nó trong một bài giảng lễ Vọng Giáng Sinh năm 1994 ở Berchtesgaden. Trong bài giảng này, ngài so sánh việc quan sát bầu trời với việc đi tìm Thiên Chúa, như một thứ ẩn dụ. Rồi ngài kết luận: “ánh sáng của con người, ánh sáng mà ta sản xuất ra, đang che khuất ánh sáng bầu trời. Ánh sáng của ta đang che khuất các vì sao của Thiên Chúa. Chuyện này gần như một ẩn dụ: bị vướng víu bởi quá nhiều việc do mình tạo ra, ta chỉ thoáng nhận ra các dấu vết công trình Sáng Tạo của Thiên Chúa, và chính công trình Sáng Tạo”.
Và đó chính là chủ điểm trong thông điệp đầu tiên của Đức Phanxicô, do Đức Bênêđíctô XVI phác thảo. Trong văn kiện này, Đức Phanxicô viết rằng “Như thế, nhu cầu khẩn thiết là nhận ra một lần nữa rằng đức tin là ánh sáng, vì một khi ngọn lửa đức tin tàn lụi, mọi ánh sáng khác đều bắt đầu mờ đi. Ánh sáng đức tin là ánh sáng độc đáo, vì nó có khả năng chiếu sáng mọi khía cạnh của đời người. Thứ ánh sáng mạnh như thế không thể nào phát xuất từ chúng ta mà là từ một nguồn nguyên thủy hơn”.
Nguồn đó chính là Chúa Giêsu Kitô, vì “từ khi Chúa Kitô sống lại và kéo ta vượt qua sự chết, đức tin cũng là thứ ánh sáng phát xuất từ tương lai và mở ra trước mắt ta những chân trời bao la để hướng dẫn ta vượt quá bản ngã cô lập của mình mà hướng tới cái bao la của hiệp thông”.
Tiếp nối thông điệp và lời lẽ của vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô đẩy mạnh hơn nữa chương trình đầy tham vọng của Đức Bênêđíctô XVI trong việc đưa Giáo Hội trở lại với Thiên Chúa. Làm thế nào thực hiện được chương trình này trong một Giáo Hội đang kinh qua cơn mất máu vì bệnh duy nghề nghiệp và có lẽ đang quá kính sợ truyền thông? Làm thế nào thực hiện được nó mà không tầm thường hóa phụng vụ và những dịp long trọng?
Theo gương Thánh Bênêđíctô trong tu viện kín, Đức Bênêđíctô XVI nhằm tạo ra một nền văn minh mới, sử dụng các bài nói của mình làm những viên đá xây ngôi nhà thờ chính tòa, bằng cách ít chú ý tới cử chỉ và hành động, nhưng tập chú vào thần học và các suy nghĩ sâu sắc hơn.
Nay, lúc ngôi nhà thờ chính tòa của học lý đã xây xong, Đức Phanxicô có thể từ ban công chính của nó chiếu ánh sáng đức tin ra khắp thế giới. Trong buổi triều yết chung ngày 12 tháng Sáu, ngài nói rằng “Hãy để đời sống ta cùng trở nên một ánh sáng của Chúa Kitô; ta hãy cùng nhau đem ánh sáng Tin Mừng đến cho toàn bộ thực tại”.
Tóm lại, chương trình đầy tham vọng của Đức Phanxicô, một chương trình dựa trên chương trình của vị tiền nhiệm, là đây: công bố ánh sáng đức tin, và để ánh sáng ấy chiếu sáng thế gian.
Ánh sáng đức tin biến đổi đời ta
Muốn công bố ánh sáng đức tin, Đức Phanxicô dạy ta phải để tình yêu Chúa Kitô biến đổi và canh tân đời ta. Chỉ có thế, ta mới thông truyền đức tin của ta cho thế giới.
Ngài viết rằng “Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, Đấng mời gọi ta và mạc khải tình yêu của Người cho ta, một tình yêu đi trước ta và ta có thể dựa vào đó một cách an tâm để xây dựng đời ta”.
Ngài viết thêm: “khi để tình yêu này biến đổi, ta sẽ nhận được một tầm nhìn tươi mới, những con mắt mới ; ta sẽ hiểu ra rằng nó chứa đựng lời hứa vĩ đại về một thành tựu, và viễn ảnh tương lai sẽ mở rộng trước mắt ta”.
Khuynh hướng hiện đại coi đức tin như một ảo tưởng lỗi thời, đi ngược lại sự thật của lý trí. Nhưng thực ra, đức tin không tách ta ra khỏi thực tại, trái lại nó giúp ta nắm được ý nghĩa sâu sắc nhất của thực tại, giúp ta thấy rằng Thiên Chúa hết sức yêu thương thế gian và không ngừng điều hướng nó về với Người.
Không như sự thật của khoa học và kỹ thuật, sự thật của đức tin luôn được nối kết với tình yêu. Đức Phanxicô viết: “Không có tình yêu, sự thật trở nên lạnh lùng, vô ngã và áp chế đối với cuộc sống hàng ngày của người ta… Tình yêu và sự thật không thể tách rời nhau”. Ngài cho rằng đức tin sẽ biến đổi trọn con người ta, nếu ta chịu cởi mở đón nhận tình yêu.
Thế giới hiện đại coi tình yêu không liên hệ gì tới sự thật. Nhưng thực ra, “tình yêu là một cảm nghiệm về sự thật”, một cảm nghiệm giúp ta “thấy thực tại một cách mới mẻ, trong hợp nhất với người mình yêu”.
Đối với Đức Phanxicô, bao lâu đặt cơ sở trên sự thật, tình yêu mới đứng vững với thời gian, mới vượt lên trên những thời khắc mau qua và cứng cáp đủ để chịu đựng cuộc hành trình chung. Không tự cột mình vào sự thật, tình yêu thành mồi cho những xúc cảm phù du và không chịu nổi thử thách của thời gian.
Ánh sáng tình yêu của riêng đức tin có thể soi sáng cho các vấn nạn của thời ta về sự thật, vì theo Đức Giáo Hoàng, thế giới hiện đại chỉ chuộng sự thật chủ quan, coi sự thật khách quan như một đe dọa. Ngài nhấn mạnh rằng sự thật khách quan thực ra là sự thật của tình yêu, một sự thật được biểu lộ qua cuộc gặp gỡ bản vị với Đấng Khác và với những người khác; nó được giải thoát khỏi giam cầm cá thể và trở thành thành phần của thiện ích chung. Và vì là sự thật của tình yêu, nó không bị cưỡng đặt bằng vũ lực, do đó, nó không làm tê liệt cá nhân.
Đức Phanxicô, vì thế, nhấn mạnh tới chiều kích cộng đồng của đức tin. Dù cho rằng bất cứ cá nhân nào bước vào hành trình làm việc thiện cho người khác đều đã tiến gần tới Thiên Chúa, ngài vẫn quả quyết: ta “không thể tự mình tin được. Đức tin không phải chỉ là quyết định cá thể diễn ra trong thẳm sâu trái tim tín hữu, mà cũng không phải là mối liên hệ tư riêng”. Tự bản chất, đức tin “mở ra cái ‘chúng tôi’ của Giáo Hội; nó luôn luôn có chỗ đứng bên trong sự hiệp thông của Giáo Hội”. Theo ngài, chúng ta chỉ có thể nói ‘tôi tin’ vì ta là thành phần của một hiệp thông lớn hơn, chỉ vì ta cũng nói ‘chúng tôi tin’.
Lý do đơn giản: nó là tặng phẩm của truyền thừa tông đồ vốn là truyền thừa bảo vệ và bản đảm sự hợp nhất của đức tin, một đức tin được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ nọ, một truyền thừa được củng cố bằng cầu nguyện, tuyên xưng đức tin, thực hành Mười Giới Răn và các bí tích.
Trong chiều hướng ấy, ngài nhấn mạnh tới vai trò của gia đình như là khung cảnh chủ yếu để phát triển đức tin, dĩ nhiên phải là gia đình xây dựng trên hôn nhân hiểu như “sự kết hợp bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà”. Đức tin cũng là một thiện ích chung cho xã hội. Nó không chỉ chiếu sáng bên trong Giáo Hội, cũng không chỉ để xây dựng vương quốc đời sau, mà còn giúp ta xây dựng xã hội để xã hội cùng tiến về một tương lai hy vọng.
Vì đức tin có thể phục vụ công lý và hòa bình, nó hợp nhất mọi người nam nữ, giúp họ tôn trọng thiên nhiên, nơi họ nhìn ra bàn tay Thiên Chúa, đem lại cho họ ánh sáng và hy vọng cho các khổ đau của họ. Người không giúp ta giải thích mọi điều liên quan tới nỗi đau của ta, nhưng Người luôn đồng hành với ta để chia sẻ và soi sáng.
Cũng từ tầm nhìn cộng đồng này, Đức Phanxicô cho rằng đức tin không được luẩn quẩn ở bên trong, mà nhất thiết phải ra ngoài, dấn thân cho việc phúc âm hóa. Vì Đức Tin không phải là việc tư riêng, một ý niệm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa hay một ý kiến bản thân, nó phát sinh từ việc lắng nghe nhằm được nói lại bằng lời, bằng công bố. Càng công bố cho người khác, đức tin càng canh tân và biến đổi đời ta.
Triều đại của Đức Bênêđíctô XVI hoàn toàn nhằm chứng minh rằng ta không thể bằng lòng với những tia sáng nhỏ hơn của lý trí, mà phải cố gắng vươn tới ánh sáng lớn hơn của đức tin. Triều đại của Đức Phanxicô nhằm đem ánh sáng đó tới những khu vực ngoại biên của thế giới.
Trong buổi triều yết chung ngày 12 tháng Sáu, Đức Phanxicô cho hay “vào một đêm tối trời, tại một vận động trường, thí dụ Vận Động Trường Thế Vận tại Rôma hay Vận Động Trường San Lorenzo tại Buenos Aires, nếu có ai đó bật cây đèn của họ lên, bạn cũng khó mà thấy nó, nhưng nếu 70,000 khán giả khác cùng bật ngọn đèn riêng của họ lên, thì cả vận động trường sẽ bừng sáng”.
Bật đèn riêng của họ lên, trên thực tế, có nghĩa là quay trở về với Thiên Chúa. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của triều giáo hoàng Bênêđíctô XVI. Một trong các gốc rễ của mục tiêu này xuất phát từ cuộc viếng thăm Specola Vaticana của Đức HY Joseph Ratzinger vào năm 1994. Specola, hay Đài Thiên Văn Vatican, là viện nghiên cứu và giáo dục thiên văn được Tòa Thánh tài trợ và do Dòng Tên điều khiển.
Trong nhiều thế kỷ, các Cha Dòng Tên từng thay phiên nhau leo lên kính hiển vi của Đài Thiên Văn đặt tại Castelgandolfo này, và từ vọng nhìn quan trọng ấy, các ngài đã nhìn vào bầu trời, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của các tầng trời bao la trước mặt.
Nay, Đài Thiên Văn Vatican tại Castelgandolfo chỉ còn là một viện bảo tàng. Dù các dụng cụ của nó vẫn còn dùng được, nhưng ánh sáng của Rôma và của cả Âu Châu chói lọi đến độ, trên thực tế, nó hết khả năng quan sát được các vì sao. Thành thử, một đài thiên văn khác đã được xây tại Mount Graham, Arizona.
Đức HY Joseph Ratzinger, người sau này lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Bênêđíctô XVI, bị lôi cuốn bởi Specola Vaticana đến độ lên tiếng về nó trong một bài giảng lễ Vọng Giáng Sinh năm 1994 ở Berchtesgaden. Trong bài giảng này, ngài so sánh việc quan sát bầu trời với việc đi tìm Thiên Chúa, như một thứ ẩn dụ. Rồi ngài kết luận: “ánh sáng của con người, ánh sáng mà ta sản xuất ra, đang che khuất ánh sáng bầu trời. Ánh sáng của ta đang che khuất các vì sao của Thiên Chúa. Chuyện này gần như một ẩn dụ: bị vướng víu bởi quá nhiều việc do mình tạo ra, ta chỉ thoáng nhận ra các dấu vết công trình Sáng Tạo của Thiên Chúa, và chính công trình Sáng Tạo”.
Và đó chính là chủ điểm trong thông điệp đầu tiên của Đức Phanxicô, do Đức Bênêđíctô XVI phác thảo. Trong văn kiện này, Đức Phanxicô viết rằng “Như thế, nhu cầu khẩn thiết là nhận ra một lần nữa rằng đức tin là ánh sáng, vì một khi ngọn lửa đức tin tàn lụi, mọi ánh sáng khác đều bắt đầu mờ đi. Ánh sáng đức tin là ánh sáng độc đáo, vì nó có khả năng chiếu sáng mọi khía cạnh của đời người. Thứ ánh sáng mạnh như thế không thể nào phát xuất từ chúng ta mà là từ một nguồn nguyên thủy hơn”.
Nguồn đó chính là Chúa Giêsu Kitô, vì “từ khi Chúa Kitô sống lại và kéo ta vượt qua sự chết, đức tin cũng là thứ ánh sáng phát xuất từ tương lai và mở ra trước mắt ta những chân trời bao la để hướng dẫn ta vượt quá bản ngã cô lập của mình mà hướng tới cái bao la của hiệp thông”.
Tiếp nối thông điệp và lời lẽ của vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô đẩy mạnh hơn nữa chương trình đầy tham vọng của Đức Bênêđíctô XVI trong việc đưa Giáo Hội trở lại với Thiên Chúa. Làm thế nào thực hiện được chương trình này trong một Giáo Hội đang kinh qua cơn mất máu vì bệnh duy nghề nghiệp và có lẽ đang quá kính sợ truyền thông? Làm thế nào thực hiện được nó mà không tầm thường hóa phụng vụ và những dịp long trọng?
Theo gương Thánh Bênêđíctô trong tu viện kín, Đức Bênêđíctô XVI nhằm tạo ra một nền văn minh mới, sử dụng các bài nói của mình làm những viên đá xây ngôi nhà thờ chính tòa, bằng cách ít chú ý tới cử chỉ và hành động, nhưng tập chú vào thần học và các suy nghĩ sâu sắc hơn.
Nay, lúc ngôi nhà thờ chính tòa của học lý đã xây xong, Đức Phanxicô có thể từ ban công chính của nó chiếu ánh sáng đức tin ra khắp thế giới. Trong buổi triều yết chung ngày 12 tháng Sáu, ngài nói rằng “Hãy để đời sống ta cùng trở nên một ánh sáng của Chúa Kitô; ta hãy cùng nhau đem ánh sáng Tin Mừng đến cho toàn bộ thực tại”.
Tóm lại, chương trình đầy tham vọng của Đức Phanxicô, một chương trình dựa trên chương trình của vị tiền nhiệm, là đây: công bố ánh sáng đức tin, và để ánh sáng ấy chiếu sáng thế gian.
Ánh sáng đức tin biến đổi đời ta
Muốn công bố ánh sáng đức tin, Đức Phanxicô dạy ta phải để tình yêu Chúa Kitô biến đổi và canh tân đời ta. Chỉ có thế, ta mới thông truyền đức tin của ta cho thế giới.
Ngài viết rằng “Đức tin phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, Đấng mời gọi ta và mạc khải tình yêu của Người cho ta, một tình yêu đi trước ta và ta có thể dựa vào đó một cách an tâm để xây dựng đời ta”.
Ngài viết thêm: “khi để tình yêu này biến đổi, ta sẽ nhận được một tầm nhìn tươi mới, những con mắt mới ; ta sẽ hiểu ra rằng nó chứa đựng lời hứa vĩ đại về một thành tựu, và viễn ảnh tương lai sẽ mở rộng trước mắt ta”.
Khuynh hướng hiện đại coi đức tin như một ảo tưởng lỗi thời, đi ngược lại sự thật của lý trí. Nhưng thực ra, đức tin không tách ta ra khỏi thực tại, trái lại nó giúp ta nắm được ý nghĩa sâu sắc nhất của thực tại, giúp ta thấy rằng Thiên Chúa hết sức yêu thương thế gian và không ngừng điều hướng nó về với Người.
Không như sự thật của khoa học và kỹ thuật, sự thật của đức tin luôn được nối kết với tình yêu. Đức Phanxicô viết: “Không có tình yêu, sự thật trở nên lạnh lùng, vô ngã và áp chế đối với cuộc sống hàng ngày của người ta… Tình yêu và sự thật không thể tách rời nhau”. Ngài cho rằng đức tin sẽ biến đổi trọn con người ta, nếu ta chịu cởi mở đón nhận tình yêu.
Thế giới hiện đại coi tình yêu không liên hệ gì tới sự thật. Nhưng thực ra, “tình yêu là một cảm nghiệm về sự thật”, một cảm nghiệm giúp ta “thấy thực tại một cách mới mẻ, trong hợp nhất với người mình yêu”.
Đối với Đức Phanxicô, bao lâu đặt cơ sở trên sự thật, tình yêu mới đứng vững với thời gian, mới vượt lên trên những thời khắc mau qua và cứng cáp đủ để chịu đựng cuộc hành trình chung. Không tự cột mình vào sự thật, tình yêu thành mồi cho những xúc cảm phù du và không chịu nổi thử thách của thời gian.
Ánh sáng tình yêu của riêng đức tin có thể soi sáng cho các vấn nạn của thời ta về sự thật, vì theo Đức Giáo Hoàng, thế giới hiện đại chỉ chuộng sự thật chủ quan, coi sự thật khách quan như một đe dọa. Ngài nhấn mạnh rằng sự thật khách quan thực ra là sự thật của tình yêu, một sự thật được biểu lộ qua cuộc gặp gỡ bản vị với Đấng Khác và với những người khác; nó được giải thoát khỏi giam cầm cá thể và trở thành thành phần của thiện ích chung. Và vì là sự thật của tình yêu, nó không bị cưỡng đặt bằng vũ lực, do đó, nó không làm tê liệt cá nhân.
Đức Phanxicô, vì thế, nhấn mạnh tới chiều kích cộng đồng của đức tin. Dù cho rằng bất cứ cá nhân nào bước vào hành trình làm việc thiện cho người khác đều đã tiến gần tới Thiên Chúa, ngài vẫn quả quyết: ta “không thể tự mình tin được. Đức tin không phải chỉ là quyết định cá thể diễn ra trong thẳm sâu trái tim tín hữu, mà cũng không phải là mối liên hệ tư riêng”. Tự bản chất, đức tin “mở ra cái ‘chúng tôi’ của Giáo Hội; nó luôn luôn có chỗ đứng bên trong sự hiệp thông của Giáo Hội”. Theo ngài, chúng ta chỉ có thể nói ‘tôi tin’ vì ta là thành phần của một hiệp thông lớn hơn, chỉ vì ta cũng nói ‘chúng tôi tin’.
Lý do đơn giản: nó là tặng phẩm của truyền thừa tông đồ vốn là truyền thừa bảo vệ và bản đảm sự hợp nhất của đức tin, một đức tin được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ nọ, một truyền thừa được củng cố bằng cầu nguyện, tuyên xưng đức tin, thực hành Mười Giới Răn và các bí tích.
Trong chiều hướng ấy, ngài nhấn mạnh tới vai trò của gia đình như là khung cảnh chủ yếu để phát triển đức tin, dĩ nhiên phải là gia đình xây dựng trên hôn nhân hiểu như “sự kết hợp bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà”. Đức tin cũng là một thiện ích chung cho xã hội. Nó không chỉ chiếu sáng bên trong Giáo Hội, cũng không chỉ để xây dựng vương quốc đời sau, mà còn giúp ta xây dựng xã hội để xã hội cùng tiến về một tương lai hy vọng.
Vì đức tin có thể phục vụ công lý và hòa bình, nó hợp nhất mọi người nam nữ, giúp họ tôn trọng thiên nhiên, nơi họ nhìn ra bàn tay Thiên Chúa, đem lại cho họ ánh sáng và hy vọng cho các khổ đau của họ. Người không giúp ta giải thích mọi điều liên quan tới nỗi đau của ta, nhưng Người luôn đồng hành với ta để chia sẻ và soi sáng.
Cũng từ tầm nhìn cộng đồng này, Đức Phanxicô cho rằng đức tin không được luẩn quẩn ở bên trong, mà nhất thiết phải ra ngoài, dấn thân cho việc phúc âm hóa. Vì Đức Tin không phải là việc tư riêng, một ý niệm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa hay một ý kiến bản thân, nó phát sinh từ việc lắng nghe nhằm được nói lại bằng lời, bằng công bố. Càng công bố cho người khác, đức tin càng canh tân và biến đổi đời ta.
Top Stories
Pope to seminarians and novices: ''there is no holiness in sadness''
Vatican
09:17 07/07/2013
2013-07-06 Vatican - Pope Francis on Saturday evening told future nuns and priests and consecrated laypeople to keep “freshness” and “joy” in their lives, as he said: “There is no sadness in holiness”.
Speaking to participants in a four-day international event for Seminarians, Novices and those on a vocational journey, Francis gave an off-the-cuff lecture to seminarians and novices from across the globe, gathered in the Paul VI Hall.
In his remarks, the Pope urged those present not to be tempted by a culture that exalts provisional values, and he told them to avoid trappings like the latest smartphones and expensive cars so they can devote more resources to help the poor.
“It is not you that I reproach” said the Pope, and he specified that it is today’s culture of the provisional of which we are all victims that does not help us: “because in this day and age it is very difficult to make a definitive choice”. He pointed out that when he was young it was easier because the culture of the time favoured definitive choices, be it in conjugal life, in consecrated life or in priestly life. But today – he said “it is not easy to make a definitive choice. We are victims of this culture of the provisional”.
And then Pope Francis took seminarians and novices to task for being “too serious, too sad”. ``Something's not right here,'' Francis told them pointing out that `'There is no sadness in holiness,'' and adding that such clergy lack `'the joy of the Lord.''
“To become a priest or a religious is not primarily our choice; it is our answer to a calling, a calling of love”.
`'If you find a seminarian, priest, nun, with a long, sad face, if it seems as if in their life someone threw a wet blanket over them,'' then one should conclude `'it's a psychiatric problem, they can leave - `buenos dias’”.
And he highlighted the fact that he wasn't talking about superficial joy - `'the thrill of a moment doesn't really make us happy,'' warning against the temptation to seek `'the joy of the world in the latest smartphone, the fastest car.''
“It hurts my heart when I see a priest or a nun with the latest model of car” he said. And Francis continued saying “cars are necessary. But take a more humble one. Think of how many children die of hunger' and dedicate the savings to them”.
Urging all those with vocations to be authentic and true, the Pope also reminded them never to be afraid to recognise their own sins. And speaking of their formation, Francis said there are four fundamental pillars: spiritual formation; intellectual formation; apostolic life – during which one must go forth and announce the Gospel; and community living. “On these four pillars” – Pope Francis said “you must build your vocations”.
During his remarks, Pope Francis also praised the late Mother Teresa, who cared for the most impoverished sick of Calcutta, India, and held her up as a courageous example. “I would like a more missionary church,”' the pope told the young people “'Not so much a tranquil church, but a beautiful church that goes forward.”
The Day for Seminarians and Novices concludes on Sunday, with Mass presided by Pope Francis in St. Peter’s Basilica.
Speaking to participants in a four-day international event for Seminarians, Novices and those on a vocational journey, Francis gave an off-the-cuff lecture to seminarians and novices from across the globe, gathered in the Paul VI Hall.
In his remarks, the Pope urged those present not to be tempted by a culture that exalts provisional values, and he told them to avoid trappings like the latest smartphones and expensive cars so they can devote more resources to help the poor.
“It is not you that I reproach” said the Pope, and he specified that it is today’s culture of the provisional of which we are all victims that does not help us: “because in this day and age it is very difficult to make a definitive choice”. He pointed out that when he was young it was easier because the culture of the time favoured definitive choices, be it in conjugal life, in consecrated life or in priestly life. But today – he said “it is not easy to make a definitive choice. We are victims of this culture of the provisional”.
And then Pope Francis took seminarians and novices to task for being “too serious, too sad”. ``Something's not right here,'' Francis told them pointing out that `'There is no sadness in holiness,'' and adding that such clergy lack `'the joy of the Lord.''
“To become a priest or a religious is not primarily our choice; it is our answer to a calling, a calling of love”.
`'If you find a seminarian, priest, nun, with a long, sad face, if it seems as if in their life someone threw a wet blanket over them,'' then one should conclude `'it's a psychiatric problem, they can leave - `buenos dias’”.
And he highlighted the fact that he wasn't talking about superficial joy - `'the thrill of a moment doesn't really make us happy,'' warning against the temptation to seek `'the joy of the world in the latest smartphone, the fastest car.''
“It hurts my heart when I see a priest or a nun with the latest model of car” he said. And Francis continued saying “cars are necessary. But take a more humble one. Think of how many children die of hunger' and dedicate the savings to them”.
Urging all those with vocations to be authentic and true, the Pope also reminded them never to be afraid to recognise their own sins. And speaking of their formation, Francis said there are four fundamental pillars: spiritual formation; intellectual formation; apostolic life – during which one must go forth and announce the Gospel; and community living. “On these four pillars” – Pope Francis said “you must build your vocations”.
During his remarks, Pope Francis also praised the late Mother Teresa, who cared for the most impoverished sick of Calcutta, India, and held her up as a courageous example. “I would like a more missionary church,”' the pope told the young people “'Not so much a tranquil church, but a beautiful church that goes forward.”
The Day for Seminarians and Novices concludes on Sunday, with Mass presided by Pope Francis in St. Peter’s Basilica.
Pope to Seminarians, Novices: yours is a mission of joy, mercy and prayer
Vatican
09:17 07/07/2013
2013-07-06 Vatican - Pope Francis celebrated mass with hundreds of seminarians, novices, consecrated lay persons and clergy in St. Peter's Basilica Sunday, calling their vocation a "mission." Some 6,000 young men and women from across the globe have been on a four day pilgrimage to the tomb of Peter, reflecting and praying on their vocation in more than a dozen Rome churches and basilicas. Their journey culminated Sunday with this morning's liturgy presided by Pope Francis.
In his homily, Pope Francis spoke of the three reference points of Christian mission: the joy of consolation, the Cross and prayer. “Mission originates,” he said, “from the Lord’s call,” with which he sends them out.
The first part of mission is the joy of consolation, an invitation to become ever closer to God’s love and consoling embrace to become effective witnesses in the Church: “every Christian, especially you and I, is called to be a bearer of this message of hope that gives serenity and joy: God’s consolation, his tenderness towards all.”
Religious are called to bring comfort to others, and “to bear witness to the mercy and tenderness of the Lord, which warms the heart, rekindles hope, and attracts people towards the good.”
The second part of mission , the Cross, the Paschal mystery, is a symbol of “suffering, weakness and defeat, but also joy and consolation.”
“If we remain within this mystery,” he said, “we are sheltered both from a worldly and triumphalistic view of mission and from the discouragement that can result from trials and failures.”
Finally, the third element of mission, Pope Francis said, is prayer. “The labourers for the harvest are not chosen through advertising campaigns or appeals for service and generosity, but they are ‘chosen’ and ‘sent’ by God. For this, prayer is important. The Church…is not ours, but God’s.”Evangelization, he continued, “is done on one’s knees” and requires “a constant relationship with God” so that mission isn’t merely seen as one’s “job.”
Pope Francis called the young people to “cultivate the contemplative dimension, even amid the whirlwind of more urgent and pressing duties.” And the farther their mission takes them, “let your heart be the more closely united to Christ’s heart, full of mercy and love.” “What counts,” he said, “is to be permeated by the love of Christ.”
Homily at Mass with Seminarians, Novices and those discerning their Vocations (Full Text)
(at Saint Peter’s Basilica, 7 July 2013
Dear Brothers and Sisters, Yesterday I had the pleasure of meeting you, and today our joy is even greater, because we have gathered for the Eucharist on the Lord’s Day. You are seminarians, novices, young people on a vocational journey, from every part of the world. You represent the Church’s youth! If the Church is the Bride of Christ, you in a certain sense represent the moment of betrothal, the Spring of vocation, the season of discovery, assessment, formation. And it is a very beautiful season, in which foundations are laid for the future. Thank you for coming!
Today the word of God speaks to us of mission. Where does mission originate? The answer is simple: it originates from a call, the Lord’s call, and when he calls people, he does so with a view to sending them out. But how is the one sent out meant to live? What are the reference points of Christian mission? The readings we have heard suggest three: the joy of consolation, the Cross and prayer.
The first element: the joy of consolation. The prophet Isaiah is addressing a people that has been through a dark period of exile, a very difficult trial. But now the time of consolation has come for Jerusalem; sadness and fear must give way to joy: “Rejoice .. be glad ... rejoice with her in joy,” says the prophet (66:10). It is a great invitation to joy. Why? For what reason? Because the Lord is going to pour out over the Holy City and its inhabitants a “torrent” of consolation, of maternal tenderness: “You shall be carried upon her hip and dandled upon her knees. As one whom his mother comforts, so I will comfort you” (vv. 12-13). Every Christian, especially you and I, is called to be a bearer of this message of hope that gives serenity and joy: God’s consolation, his tenderness towards all. But if we first experience the joy of being consoled by him, of being loved by him, then we can bring that joy to others. This is important if our mission is to be fruitful: to feel God’s consolation and to pass it on to others! Isaiah’s invitation must resound in our hearts: “Comfort, comfort my people” (40:1) and it must lead to mission. People today certainly need words, but most of all they need us to bear witness to the mercy and tenderness of the Lord, which warms the heart, rekindles hope, and attracts people towards the good. What a joy it is to bring God’s consolation to others!
The second reference point of mission is the Cross of Christ. Saint Paul, writing to the Galatians, says: “Far be it from me to glory except in the Cross of our Lord Jesus Christ” (6:14). And he speaks of the “marks of Jesus”, that is, the wounds of the crucified Lord, as a countersign, as the distinctive mark of his life as an Apostle of the Gospel. In his ministry Paul experienced suffering, weakness and defeat, but also joy and consolation. This is the Paschal mystery of Jesus: the mystery of death and resurrection. And it was precisely by letting himself be conformed to the death of Jesus that Saint Paul became a sharer in his resurrection, in his victory. In the hour of darkness and trial, the dawn of light and salvation is already present and operative. The Paschal mystery is the beating heart of the Church’s mission! And if we remain within this mystery, we are sheltered both from a worldly and triumphalistic view of mission and from the discouragement that can result from trials and failures. The fruitfulness of the Gospel proclamation is measured neither by success nor by failure according to the criteria of human evaluation, but by becoming conformed to the logic of the Cross of Jesus, which is the logic of stepping outside oneself and spending oneself, the logic of love. It is the Cross – the Cross that is always present with Christ – which guarantees the fruitfulness of our mission. And it is from the Cross, the supreme act of mercy and love, that we are reborn as a “new creation” (Gal 6:15).
Finally the third element: prayer. In the Gospel we heard: “Pray therefore the Lord of the harvest, to send out labourers into his harvest” (Lk 10:2). The labourers for the harvest are not chosen through advertising campaigns or appeals for service and generosity, but they are “chosen” and “sent” by God. For this, prayer is important. The Church, as Benedict XVI has often reiterated, is not ours, but God’s; the field to be cultivated is his. The mission, then, is primarily about grace. And if the Apostle is born of prayer, he finds in prayer the light and strength for his action. Our mission ceases to bear fruit, indeed, it is extinguished the moment the link with its source, with the Lord, is interrupted.
Dear seminarians, dear novices, dear young people discerning your vocations: “evangelization is done on one’s knees”, as one of you said to me the other day. Always be men and women of prayer! Without a constant relationship with God, the mission becomes a job. The risk of activism, of relying too much on structures, is an ever-present danger. If we look towards Jesus, we see that prior to any important decision or event he recollected himself in intense and prolonged prayer. Let us cultivate the contemplative dimension, even amid the whirlwind of more urgent and pressing duties. And the more the mission calls you to go out to the margins of existence, let your heart be the more closely united to Christ’s heart, full of mercy and love. Herein lies the secret of the fruitfulness of a disciple of the Lord!Jesus sends his followers out with no “purse, no bag, no sandals” (Lk 10:4). The spread of the Gospel is not guaranteed either by the number of persons, or by the prestige of the institution, or by the quantity of available resources. What counts is to be permeated by the love of Christ, to let oneself be led by the Holy Spirit and to graft one’s own life onto the tree of life, which is the Lord’s Cross.
Dear friends, with great confidence I entrust you to the intercession of Mary Most Holy. She is the Mother who helps us to take life decisions freely and without fear. May she help you to bear witness to the joy of God’s consolation, to conform yourselves to the logic of love of the Cross, to grow in ever deeper union with the Lord. Then your lives will be rich and fruitful! Amen.
In his homily, Pope Francis spoke of the three reference points of Christian mission: the joy of consolation, the Cross and prayer. “Mission originates,” he said, “from the Lord’s call,” with which he sends them out.
The first part of mission is the joy of consolation, an invitation to become ever closer to God’s love and consoling embrace to become effective witnesses in the Church: “every Christian, especially you and I, is called to be a bearer of this message of hope that gives serenity and joy: God’s consolation, his tenderness towards all.”
Religious are called to bring comfort to others, and “to bear witness to the mercy and tenderness of the Lord, which warms the heart, rekindles hope, and attracts people towards the good.”
The second part of mission , the Cross, the Paschal mystery, is a symbol of “suffering, weakness and defeat, but also joy and consolation.”
“If we remain within this mystery,” he said, “we are sheltered both from a worldly and triumphalistic view of mission and from the discouragement that can result from trials and failures.”
Finally, the third element of mission, Pope Francis said, is prayer. “The labourers for the harvest are not chosen through advertising campaigns or appeals for service and generosity, but they are ‘chosen’ and ‘sent’ by God. For this, prayer is important. The Church…is not ours, but God’s.”Evangelization, he continued, “is done on one’s knees” and requires “a constant relationship with God” so that mission isn’t merely seen as one’s “job.”
Pope Francis called the young people to “cultivate the contemplative dimension, even amid the whirlwind of more urgent and pressing duties.” And the farther their mission takes them, “let your heart be the more closely united to Christ’s heart, full of mercy and love.” “What counts,” he said, “is to be permeated by the love of Christ.”
Homily at Mass with Seminarians, Novices and those discerning their Vocations (Full Text)
(at Saint Peter’s Basilica, 7 July 2013
Dear Brothers and Sisters, Yesterday I had the pleasure of meeting you, and today our joy is even greater, because we have gathered for the Eucharist on the Lord’s Day. You are seminarians, novices, young people on a vocational journey, from every part of the world. You represent the Church’s youth! If the Church is the Bride of Christ, you in a certain sense represent the moment of betrothal, the Spring of vocation, the season of discovery, assessment, formation. And it is a very beautiful season, in which foundations are laid for the future. Thank you for coming!
Today the word of God speaks to us of mission. Where does mission originate? The answer is simple: it originates from a call, the Lord’s call, and when he calls people, he does so with a view to sending them out. But how is the one sent out meant to live? What are the reference points of Christian mission? The readings we have heard suggest three: the joy of consolation, the Cross and prayer.
The first element: the joy of consolation. The prophet Isaiah is addressing a people that has been through a dark period of exile, a very difficult trial. But now the time of consolation has come for Jerusalem; sadness and fear must give way to joy: “Rejoice .. be glad ... rejoice with her in joy,” says the prophet (66:10). It is a great invitation to joy. Why? For what reason? Because the Lord is going to pour out over the Holy City and its inhabitants a “torrent” of consolation, of maternal tenderness: “You shall be carried upon her hip and dandled upon her knees. As one whom his mother comforts, so I will comfort you” (vv. 12-13). Every Christian, especially you and I, is called to be a bearer of this message of hope that gives serenity and joy: God’s consolation, his tenderness towards all. But if we first experience the joy of being consoled by him, of being loved by him, then we can bring that joy to others. This is important if our mission is to be fruitful: to feel God’s consolation and to pass it on to others! Isaiah’s invitation must resound in our hearts: “Comfort, comfort my people” (40:1) and it must lead to mission. People today certainly need words, but most of all they need us to bear witness to the mercy and tenderness of the Lord, which warms the heart, rekindles hope, and attracts people towards the good. What a joy it is to bring God’s consolation to others!
The second reference point of mission is the Cross of Christ. Saint Paul, writing to the Galatians, says: “Far be it from me to glory except in the Cross of our Lord Jesus Christ” (6:14). And he speaks of the “marks of Jesus”, that is, the wounds of the crucified Lord, as a countersign, as the distinctive mark of his life as an Apostle of the Gospel. In his ministry Paul experienced suffering, weakness and defeat, but also joy and consolation. This is the Paschal mystery of Jesus: the mystery of death and resurrection. And it was precisely by letting himself be conformed to the death of Jesus that Saint Paul became a sharer in his resurrection, in his victory. In the hour of darkness and trial, the dawn of light and salvation is already present and operative. The Paschal mystery is the beating heart of the Church’s mission! And if we remain within this mystery, we are sheltered both from a worldly and triumphalistic view of mission and from the discouragement that can result from trials and failures. The fruitfulness of the Gospel proclamation is measured neither by success nor by failure according to the criteria of human evaluation, but by becoming conformed to the logic of the Cross of Jesus, which is the logic of stepping outside oneself and spending oneself, the logic of love. It is the Cross – the Cross that is always present with Christ – which guarantees the fruitfulness of our mission. And it is from the Cross, the supreme act of mercy and love, that we are reborn as a “new creation” (Gal 6:15).
Finally the third element: prayer. In the Gospel we heard: “Pray therefore the Lord of the harvest, to send out labourers into his harvest” (Lk 10:2). The labourers for the harvest are not chosen through advertising campaigns or appeals for service and generosity, but they are “chosen” and “sent” by God. For this, prayer is important. The Church, as Benedict XVI has often reiterated, is not ours, but God’s; the field to be cultivated is his. The mission, then, is primarily about grace. And if the Apostle is born of prayer, he finds in prayer the light and strength for his action. Our mission ceases to bear fruit, indeed, it is extinguished the moment the link with its source, with the Lord, is interrupted.
Dear seminarians, dear novices, dear young people discerning your vocations: “evangelization is done on one’s knees”, as one of you said to me the other day. Always be men and women of prayer! Without a constant relationship with God, the mission becomes a job. The risk of activism, of relying too much on structures, is an ever-present danger. If we look towards Jesus, we see that prior to any important decision or event he recollected himself in intense and prolonged prayer. Let us cultivate the contemplative dimension, even amid the whirlwind of more urgent and pressing duties. And the more the mission calls you to go out to the margins of existence, let your heart be the more closely united to Christ’s heart, full of mercy and love. Herein lies the secret of the fruitfulness of a disciple of the Lord!Jesus sends his followers out with no “purse, no bag, no sandals” (Lk 10:4). The spread of the Gospel is not guaranteed either by the number of persons, or by the prestige of the institution, or by the quantity of available resources. What counts is to be permeated by the love of Christ, to let oneself be led by the Holy Spirit and to graft one’s own life onto the tree of life, which is the Lord’s Cross.
Dear friends, with great confidence I entrust you to the intercession of Mary Most Holy. She is the Mother who helps us to take life decisions freely and without fear. May she help you to bear witness to the joy of God’s consolation, to conform yourselves to the logic of love of the Cross, to grow in ever deeper union with the Lord. Then your lives will be rich and fruitful! Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giáo hoàng Phanxicô tưởng nhớ Hồng y Nguyễn Văn Thuận
Lm. Phan Du Sinh
01:36 07/07/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp đón một phái đoàn viên chức, gia đình và bạn bè của Tôi tớ Thiên Chúa, Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Hồng Y anh dũng người Việt Nam đã trải qua 13 năm tù đày tại quê hương yêu dấu của ngài trước khi đến Roma đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình. Phái đoàn đang thăm viếng Roma trong bối cảnh của việc kết thúc chính thức giai đoạn giáo phận trong vụ án phong thánh Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Đức Thánh Cha tưởng nhớ Đức Hồng Y như là một “chứng nhân của niềm hy vọng” mà sự khiêm hạ và tinh thần linh mục đã đánh động vô vàn cuộc sống. Dưới đây là bản dịch của Đài phát thanh Vatican về nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Anh em đáng kính,
Anh chị em thân mến,
Tôi sung sướng được gặp gỡ anh chị em và gởi lời chào thân ái. Tôi thân tình chào thăm Đức Hồng Y Peter Turkson, và cám ơn về những lời nói của ngài. Tôi chào đón tất cả anh chị em đến từ khắp nơi trên thế giới nhân dịp kết thúc giai đoạn giáo phận của vụ án phong thánh Tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Các bạn thân mến, niềm vui của các bạn là của tôi! Cảm tạ Thiên Chúa!
Chúng ta cũng cám ơm tất cả những ai đã dấn thân trong việc phục vụ này vì vinh danh Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài: Cáo thỉnh viên vụ án, Dr. Waldery Hilgeman và các đồng sự, Toà án giáo phận và Văn phòng có thẩm quyền của giáo phận, Ủy ban lịch sử và Hội đồng Giáo hoàng Công lý và hoà bình nơi ký ức về Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chứng nhân của niềm hy vọng, vẫn còn sống động, và – còn hơn là một ký ức – là một sự hiện diện tinh thần vẫn tiếp tục ban phúc lành.
Quả thực, có nhiều người có thể làm chứng rằng họ đã được khai trí khi gặp gỡ Tôi tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của ngài. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng danh tiếng về sự thánh thiện của ngài đã lan rộng chính nhờ chứng tá của biết bao người đã gặp ngài và gìn giữ trong lòng nụ cười dịu hiền của ngài và sự vĩ đại của tâm hồn ngài.
Nhiều người được biết ngài qua các tác phẩm của ngài, đơn sơ và sâu sắc, biểu lộ tinh thần linh mục của ngài, gắn bó mật thiết với Đấng đã kêu gọi ngài trở nên một thừa tác viên về lòng thương xót và tình yêu của Người.
Biết bao nhiêu người đã viết ra để kể lại những ân huệ [đã nhận lãnh] và những dấu chỉ được gán cho sự cầu bàu của Tôi tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Chúng ta cám ơn Chúa vì người anh em đáng kính này, người con của phương đông, người đã kết thúc hành trình trần thế trong sự phục vụ Đấng Kế vị thánh Phêrô.
Chúng ta phó thác sự tiếp tục vụ án này cho lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, cùng với tất cả các vụ án khác đang tiến hành. Nguyện xin Đức Bà giúp chúng ta thể hiện trong cuộc sống mỗi ngày một hơn về vẻ đẹp và niềm vui của sự kết hiệp với Đức Kitô.
Tôi thân ái ban phúc lành cho tất cả anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.
Anh em đáng kính,
Anh chị em thân mến,
Tôi sung sướng được gặp gỡ anh chị em và gởi lời chào thân ái. Tôi thân tình chào thăm Đức Hồng Y Peter Turkson, và cám ơn về những lời nói của ngài. Tôi chào đón tất cả anh chị em đến từ khắp nơi trên thế giới nhân dịp kết thúc giai đoạn giáo phận của vụ án phong thánh Tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Các bạn thân mến, niềm vui của các bạn là của tôi! Cảm tạ Thiên Chúa!
Chúng ta cũng cám ơm tất cả những ai đã dấn thân trong việc phục vụ này vì vinh danh Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài: Cáo thỉnh viên vụ án, Dr. Waldery Hilgeman và các đồng sự, Toà án giáo phận và Văn phòng có thẩm quyền của giáo phận, Ủy ban lịch sử và Hội đồng Giáo hoàng Công lý và hoà bình nơi ký ức về Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chứng nhân của niềm hy vọng, vẫn còn sống động, và – còn hơn là một ký ức – là một sự hiện diện tinh thần vẫn tiếp tục ban phúc lành.
Quả thực, có nhiều người có thể làm chứng rằng họ đã được khai trí khi gặp gỡ Tôi tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của ngài. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng danh tiếng về sự thánh thiện của ngài đã lan rộng chính nhờ chứng tá của biết bao người đã gặp ngài và gìn giữ trong lòng nụ cười dịu hiền của ngài và sự vĩ đại của tâm hồn ngài.
Nhiều người được biết ngài qua các tác phẩm của ngài, đơn sơ và sâu sắc, biểu lộ tinh thần linh mục của ngài, gắn bó mật thiết với Đấng đã kêu gọi ngài trở nên một thừa tác viên về lòng thương xót và tình yêu của Người.
Biết bao nhiêu người đã viết ra để kể lại những ân huệ [đã nhận lãnh] và những dấu chỉ được gán cho sự cầu bàu của Tôi tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Chúng ta cám ơn Chúa vì người anh em đáng kính này, người con của phương đông, người đã kết thúc hành trình trần thế trong sự phục vụ Đấng Kế vị thánh Phêrô.
Chúng ta phó thác sự tiếp tục vụ án này cho lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, cùng với tất cả các vụ án khác đang tiến hành. Nguyện xin Đức Bà giúp chúng ta thể hiện trong cuộc sống mỗi ngày một hơn về vẻ đẹp và niềm vui của sự kết hiệp với Đức Kitô.
Tôi thân ái ban phúc lành cho tất cả anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.
Caritas Hải Phòng với bữa ăn Ân Tình tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng
Minh Huyền
07:43 07/07/2013
Chúng tôi đến Bệnh viện trẻ em Hải Phòng vào buổi trưa ngày hè oi ả, ngày mà Caritas Hải Phòng có chương trình trao những phần cơm, cháo cho những bệnh nhân nhi nghèo, bệnh nặng, đến từ Hải Phòng và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình…
Đây là chương trình thứ hai mà Caritas Hải phòng thực hiện sau hơn một năm với chương trình nồi cháo Ân - Nghĩa tại Bệnh Viện Việt -Tiệp.
Tại Khoa dinh dưỡng chúng tôi gặp trực tiếp nhóm nấu cơm- cháo giúp cho các bệnh nhân nhi, họ thuộc Gia đình phạt tạ Thánh Tâm- Legio Mariae giáo xứ Lãm Hà, mặc dù thời tiết của những ngày hè khá nóng, nhưng trên khuôn mặt của những con người thiện nguyện ấy vẫn nở những nụ cười thật dễ thương, công việc này được thực hiện ba ngày trong tuần, với những công việc thật tỉ mỉ, khi phải lựa chọn mua thực phẩm, chế biến, nấu cơm, cháo và bột nữa, những bàn tay nhỏ bé thoăn thoắt từng công đoạn từ sơ chế, chế biến, tẩm ướp... đến hoàn thiện, đây là nồi cơm được nấu từ kilô gạo mới, đây là nồi canh được nấu từ những mớ rau tươi xanh, sạch, kia là nồi cháo được hầm từ gạo mới, xương heo, bí đỏ, cà rốt...tất cả hòa quyện từ những gia vị vật chất, bốc lên mùi thơm ngon và được thêm vào đó những gia vị của nghĩa tình con người đó là nhiệt thành, hy sinh thầm lặng của những con người có chung một trái tim yêu thương.
Theo chân anh chị em thiện nguyện của Caritas Hải phòng đến từng khoa trong Bệnh viện để cùng chia sẻ những phần cơm, bát cháo, bát bột, giọng nói trầm ấm, cử chỉ ân cần, nụ cười thật hiền và dễ thương của những con người thiện nguyện kia cũng xua tan đi những sức nặng của bệnh tật đang đè nên vai những thiên thần nhỏ bé kia, những khuôn mặt ngây thơ kia có biết rằng mình đang mang trong mình một căn bênh quá nặng không? có thể các em không cảm nhận được điều đó; nhưng cha mẹ và những người thân thì biết rõ và biết rất rõ khi nhìn thấy trong khóe mắt và khuôn mặt của họ, một phần cơm nhỏ bé thôi, một bát cháo nghĩa tình không chỉ là giúp cho những khó khăn của gia đình các em, nhưng là những lời động viên tới người thân của các em cố lên, cố lên, mọi sự sẽ tốt hơn!
Sau khi trao những phần cơm và cháo cho bệnh nhân nhi xong, những con người âm thầm này lại tiếp tục dọn dẹp, rửa sạch những vật dụng, lên chương trình khẩu phần ăn để ngày hôm sau những món ăn mới, ngon, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được mang đến cho những thiên thần bé nhỏ đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh tật.
Chúng tôi hỏi Cha giám đốc Caritas Hải Phòng G. B Vũ Văn Kiện rằng động lực nào mà cha lại xây dựng chương trình nồi cháo tại bệnh viện trẻ em? Ngài mỉm cười và trả lời: Trẻ em là thành phần cần phải chăm sóc, nhất là trẻ em nghèo khó và bệnh tật.
Chia tay với Cha giám đốc, các thiện nguyện viên của Caritas Hải Phòng tôi cảm thấy vui và thấy cuộc đời này còn có rất nhiều tấm lòng vàng như Caritas Hải Phòng, Cha An tôn Nguyễn Văn Ninh chính xứ Lãm Hà, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Anh chị em Legio và bao tấm lòng thiện nguyện khác
Xin cho chương trình nồi cháo Ân - Tình của Caritas Hải phòng được tiếp tục thực hiện với sự chung tay từ những tấm lòng quảng đại để nồi cháo Ân- Tình vẫn được tiếp nối nghĩa cử tình Chúa, tình người trong sứ vụ trao ban tình yêu của Chúa đến cho mọi người.
Tại Khoa dinh dưỡng chúng tôi gặp trực tiếp nhóm nấu cơm- cháo giúp cho các bệnh nhân nhi, họ thuộc Gia đình phạt tạ Thánh Tâm- Legio Mariae giáo xứ Lãm Hà, mặc dù thời tiết của những ngày hè khá nóng, nhưng trên khuôn mặt của những con người thiện nguyện ấy vẫn nở những nụ cười thật dễ thương, công việc này được thực hiện ba ngày trong tuần, với những công việc thật tỉ mỉ, khi phải lựa chọn mua thực phẩm, chế biến, nấu cơm, cháo và bột nữa, những bàn tay nhỏ bé thoăn thoắt từng công đoạn từ sơ chế, chế biến, tẩm ướp... đến hoàn thiện, đây là nồi cơm được nấu từ kilô gạo mới, đây là nồi canh được nấu từ những mớ rau tươi xanh, sạch, kia là nồi cháo được hầm từ gạo mới, xương heo, bí đỏ, cà rốt...tất cả hòa quyện từ những gia vị vật chất, bốc lên mùi thơm ngon và được thêm vào đó những gia vị của nghĩa tình con người đó là nhiệt thành, hy sinh thầm lặng của những con người có chung một trái tim yêu thương.
Theo chân anh chị em thiện nguyện của Caritas Hải phòng đến từng khoa trong Bệnh viện để cùng chia sẻ những phần cơm, bát cháo, bát bột, giọng nói trầm ấm, cử chỉ ân cần, nụ cười thật hiền và dễ thương của những con người thiện nguyện kia cũng xua tan đi những sức nặng của bệnh tật đang đè nên vai những thiên thần nhỏ bé kia, những khuôn mặt ngây thơ kia có biết rằng mình đang mang trong mình một căn bênh quá nặng không? có thể các em không cảm nhận được điều đó; nhưng cha mẹ và những người thân thì biết rõ và biết rất rõ khi nhìn thấy trong khóe mắt và khuôn mặt của họ, một phần cơm nhỏ bé thôi, một bát cháo nghĩa tình không chỉ là giúp cho những khó khăn của gia đình các em, nhưng là những lời động viên tới người thân của các em cố lên, cố lên, mọi sự sẽ tốt hơn!
Sau khi trao những phần cơm và cháo cho bệnh nhân nhi xong, những con người âm thầm này lại tiếp tục dọn dẹp, rửa sạch những vật dụng, lên chương trình khẩu phần ăn để ngày hôm sau những món ăn mới, ngon, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được mang đến cho những thiên thần bé nhỏ đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh tật.
Chúng tôi hỏi Cha giám đốc Caritas Hải Phòng G. B Vũ Văn Kiện rằng động lực nào mà cha lại xây dựng chương trình nồi cháo tại bệnh viện trẻ em? Ngài mỉm cười và trả lời: Trẻ em là thành phần cần phải chăm sóc, nhất là trẻ em nghèo khó và bệnh tật.
Chia tay với Cha giám đốc, các thiện nguyện viên của Caritas Hải Phòng tôi cảm thấy vui và thấy cuộc đời này còn có rất nhiều tấm lòng vàng như Caritas Hải Phòng, Cha An tôn Nguyễn Văn Ninh chính xứ Lãm Hà, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Anh chị em Legio và bao tấm lòng thiện nguyện khác
Xin cho chương trình nồi cháo Ân - Tình của Caritas Hải phòng được tiếp tục thực hiện với sự chung tay từ những tấm lòng quảng đại để nồi cháo Ân- Tình vẫn được tiếp nối nghĩa cử tình Chúa, tình người trong sứ vụ trao ban tình yêu của Chúa đến cho mọi người.
500 Sinh viên Công giáo Hà nội đón tiếp đợt 2 các thí sinh về dự thi đại học
SVCG Hà Nội
07:42 07/07/2013
Sáng ngày 7/7, tại Hà Nội có khoảng 500 tình nguyện viên đến từ các nhóm SVCG TGP Hà Nội đã chính thức ra quân và có mặt rất sớm từ 4 bến xe để hỗ trợ các thí sinh và người nhà trong kì thi đại học đợt 2 năm 2013. Đây là hoạt động tốt đẹp của SVCG TGP Hà Nội trong mấy năm qua nhằm giúp cho các thí sinh và người nhà có một kì thi an toàn, thuận lợi và thành công.
Cùng với lượng thí sinh lớn đổ về các bến xe, các tình nguyện viên trong các nhóm sinh viên thuộc TGP Hà Nội đã có mặt kịp thời tại các bến xe với nhiều hình thức tiếp sức phong phú như: Đăng kí chỗ ở, đưa thí sinh về nơi nghỉ ngơi, công tác tìm kiếm nhà trọ, nơi nghỉ ngơi cho các em thí sinh, tra cứu bản đồ, phát bản đồ cho mọi người,…
KHÔNG KHÍ ĐÓN TIẾP ĐỢT 2
Ngay từ sáng sớm, tại các bến xe Mĩ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm đã tràn ngập màu áo truyền thống của SVCG TGP Hà Nội. Cũng như mọi năm các hoạt động chủ yếu của các nhóm là đón tiếp các thí sinh tại các bến xe và đưa các em đến các địa điểm nghỉ ngơi an toàn để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới.
Tại bến xe Mỹ Đình các công tác chuẩn bị cho việc đón tiếp đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Các tình nguyện viên đến từ các nhóm là: Nhóm SVCG Cổ Nhuế, nhóm SVCG Hưng Hóa, nhóm SVCG Phú Mỹ, nhóm SVCG Xuân Hòa, nhóm SVCG Thanh Hóa… Với những bàn tư vấn đón tiếp thí sinh, những băng rôn, khẩu hiệu cùng các tình nguyện viên đón tiếp thí sinh với nụ cười vui tươi và thái độ ân cần.
Bến xe Giáp Bát, là địa điểm tập trung lượng thí sinh đông nhất nên mọi công tác đón tiếp được chuẩn bị từ rất sớm. Các tình nguyện viên trong các nhóm cũng đang làm việc cật lực để đón các em thí sinh một cách nhanh chóng và an toàn. Ngay cửa ra vào là tấm băng rôn với dòng chữ “SVCG TGP Hà Nội – Tiếp sức mùa thi 2013” được biết đây là nhóm SVCG
Anh Giuse Nguyễn Văn Thông – phụ trách nhóm SVCG Hải Hà phụ trách tại nhà thờ Làng Tám với nụ cười tươi trên môi cho biết: “Nhóm SVCG với 60 tình nguyện viên tiếp sức ở 2 địa điểm là bến xe Giáp Bát và bến xe Gia Lâm với các hoạt động đăng kí, đón tiếp thí sinh và đưa thí sinh đến các địa điểm nghỉ ngơi một cách nhanh nhất”
Ở các bến xe, tại bàn tư vấn đón tiếp thí sinh của các nhóm cũng đông đúc và nhộn nhịp, các tình nguyện viên đứng ở cửa ra vào để hướng dẫn thí sinh và phụ huynh đến bàn đăng kí để ghi danh.
Giọng nói cũng khá mệt mỏi nhưng trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi, bạn Maria Nguyễn Mi cho biết: “ Năm nay lượng thí sinh ít hơn nên công tác tiếp đón cũng không quá vất vả. Bọn mình chủ yếu là con gái nên không làm được những việc như đưa đón thí sinh nhưng chúng tớ cũng cố gắng làm hết khả năng của mình”
Về phương tiện đi lại ở các bến xe lực lượng tình nguyện viên chủ yếu đón thí sinh bằng xe máy, một số nhóm gặp khó khăn vì phương tiện không đủ nên các nhóm đưa thí sinh về địa điểm nghỉ ngơi bằng xe buýt và taxi…
Cô Lại Thị Hoa (Hà Nam) lên đưa con đi thi cô nói: “Gia đình cô cũng khó khăn cô lên đưa con gái đi thi nhưng chưa biết đường đi cũng như thuê phòng trọ cho cả 2 mẹ con nhưng nhờ các tình nguyện viên hướng dẫn và đưa đón nên cô cũng an tâm”
Địa điểm nghỉ ngơi luôn sẵn sàng đón tiếp thí sinh
Để đảm bảo cho công tác đón tiếp một cách thuận lợi các nhóm đã liên hệ được một số địa điểm nghỉ ngơi cho các sĩ tử hết sức chu đáo. Một số nhóm như nhóm SVCG Nam Định, nhóm SVCG Hà Nam, nhóm SVCG Công Nghiệp…được sự giúp đỡ của quý cha và các quý ân nhân cho mượn nhà thờ, nhà riêng với những điều kiện tốt nhất phục vụ cho các em thí sinh. Ngoài việc cho mượn địa điểm cho thí sinh nghỉ ngơi các nhóm còn được hỗ trợ cả về kinh phí, ăn ở và các phương tiện đi lại.
Theo anh Batolomeo Nguyễn Công Quyền – phó nhóm SVCG Công Nghiệp cho biết: “Công việc tiếp đón thí sinh của nhóm cũng có rất nhiều thuận lợi. Nhóm được quý cha cho mượn địa điểm nhà thờ Đức Diễn và sự giúp đỡ của các quý ân nhân như: Gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thạch, gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Ngọc, gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Tiến…cùng một gia đình thuộc địa điểm Nhổn cho mượn nhà riêng trong làm địa điểm nấu ăn và cho mượn căn nhà gia đình đang buôn bán cho nhóm mượn trong vòng 15 ngày để làm địa điểm nghỉ ngơi cho thí sinh”. Ngoài sự giúp đỡ về địa điểm nghỉ ngơi nhóm cũng được quý cha, quý ân nhân hỗ trợ về tài chính, về phương tiện đi lại…
Ngoài ra còn một số địa điểm như bến xe Gia Lâm và bến xe Yên Nghĩa tập trung một lượng thí sinh nhỏ nhưng các nhóm cũng phân chia ra để đưa thí sinh từ các bến xe về địa điểm nghỉ ngơi an toàn.
TỔNG KẾT ĐỢT I CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI CỦA HỘI SVCG TGP HÀ NỘI.
Vậy là các nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội đã đi được nửa chặng đường của mình trong hoạt động ý nghĩa “Tiếp sức mùa thi” năm nay. Đợt một khép lại để lại nhiều dư âm đối với cả tình nguyện viên và cả thí sinh. Niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong giờ phút chia tay, vui vì đợt I đã thành công, không có gì đáng tiếc xảy ra, các em làm bài tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có những giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi vì các em phải chia tay bè bạn, chia tay các anh chị tình nguyện viên tuy mới quen nhưng dường như đã gắn bó từ lâu.
Năm nay, Hội SVCG TGP Hà Nội có 21nhóm tham gia tiếp sức mùa thi, chủ yếu là các nhóm trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra còn có một số nhóm ở ngoại thành như Xuân Mai, Xuân Hòa… và một số nhóm với nhiều địa điểm tại các tỉnh như Thái Nguyên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa… Tuy nhiều nhóm với nhiều địa điểm khác nhau nhưng tất cả đều chung một bầu nhiệt huyết, một ngọn lửa nhiệt tình của tuổi trẻ và một Đức Tin kiên vững để hướng tới một đích là làm sao có thể tạo điều kiện tốt nhất để đưa các “sĩ tử” chạm tới ước mơ của mình.
Theo thống kê, đợt I này toàn Hội SVCG TGP Hà Nội trực tiếp giúp đỡ được 2220 em thí sinh, trong đó nhiều nhất là các nhóm như Phát Diệm, Hà Nam, Bùi Chu, có một điểm khác trong mùa tiếp sức năm nay là nhiều Giáo phận tổ chức thuê xe cho các em đi dự thi và chở trực tiếp đến địa điểm của các nhóm nên lượng thí sinh tập trung về các bến xe vào ngày mùng 2/7 vừa qua giảm hơn so với các năm trước. Do lượng hồ sơ đăng kí dự thi của năm nay ít hơn so với năm ngoái nên lượng thí sinh mà Hội tiếp sức cũng giảm nhẹ. Không chỉ giúp đỡ các em cùng tôn giáo mà đặc biệt cả những em thí sinh ngoại đạo cũng được các nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội giúp đỡ nhiệt tình, không có sự phận biệt. Với nhiều em, đây là lần đầu tiên các em ra Hà Nội, xa gia đình nên các em có vẻ khá rụt rè và bỡ ngỡ. Bằng chính sự nhiệt tình các tình nguyện viên đã “kéo” các em thí sinh xích lại gần mình và gần nhau hơn.
Trong đợt I này, hội SVCG TGP Hà Nội đã thu hút 1266 thành viên ở lại hè để tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi. Sáng dậy từ 3-4h để chuẩn bị ăn sáng cho các em, sau đó đưa các em đến địa điểm thi. Đây là một công việc quan trọng nhất và cũng là một mối lo lớn của mỗi anh chị tình nguyện viên. Phải làm sao đưa các em đến điạ điểm thi đúng giờ, không quá sớm bởi các em sẽ hồi hộp và càng không thể đến muộn. Kết thúc một ngày của các tình nguyện viên thường là 11h đêm. Đưa đón các em chủ yếu do các tình nguyện viên nam đảm nhận, dưới cái nắng chói chang của mùa hạ đội quân “xe ôm” vẫn luôn đảm bảo giờ thi cho các em. Còn việc ẩm thực, hậu cần mọi người cũng luôn chú ý đến việc đảm bảo sức khỏe cho các em. Do chênh lệch về số lượng tình nguyện viên và thí sinh nên các tình nguyện viên khá vất vả. Trong số các tình nguyện viên của Hội SVCG TGP Hà Nội cũng có một số bạn không cùng chung tôn giáo đã góp sức mình vào chương trình ý nghĩa này.
Hai ngày thi của đợt I trôi qua, không có chuyện gì ngoài ý muốn xảy ra, không có trường hợp đi muộn,… Một niềm vui đó chính là các “sĩ tử” làm bài khá tốt. Trưa ngày mùng 5, sau khi thi xong môn Hóa đối với khối A, môn Anh đối với khối A1-môn thi cuối cùng của đợt I các nhóm tổ chức liên hoan cho các em thí sinh đã vượt qua một kì thi quan trọng sau 12 năm miệt mài đèn sách.. Sau khi kết thúc buổi ăn trưa, các “sĩ tử” phải chia tay nhau, chia tay các anh chị tình nguyện viên. Có gì đó bùi ngùi, không nỡ rời xa, cũng có những giọt nước mắt khẽ rơi nhưng xin được gặp lại nhau một ngày gần nhất-khi các em trở thành sinh viên, trở thành thành viên của hội.
Chở các thí sinh ra bến xe để các em về quê, (có một số em ở lại để thi đợt II) những tình nguyện viên tất bật quay trở lại dọn dẹp chuẩn bị cho đợt II từ ngày 7/7 đến ngày 10/7. Dự kiến số lượng thí sinh và tình nguyện viện đợt II sẽ không dao động nhiều so với đợt I.
Sẽ còn những ngày vất vả nhưng đầy ý nghĩa nữa. Xin cho chúng con có thêm lòng nhiệt huyết, tình yêu thương đủ rộng để hoàn thành tốt công việc tốt đẹp mà Chúa đã khởi sự nói chúng con.
KHÔNG KHÍ ĐÓN TIẾP ĐỢT 2
Ngay từ sáng sớm, tại các bến xe Mĩ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm đã tràn ngập màu áo truyền thống của SVCG TGP Hà Nội. Cũng như mọi năm các hoạt động chủ yếu của các nhóm là đón tiếp các thí sinh tại các bến xe và đưa các em đến các địa điểm nghỉ ngơi an toàn để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới.
Tại bến xe Mỹ Đình các công tác chuẩn bị cho việc đón tiếp đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Các tình nguyện viên đến từ các nhóm là: Nhóm SVCG Cổ Nhuế, nhóm SVCG Hưng Hóa, nhóm SVCG Phú Mỹ, nhóm SVCG Xuân Hòa, nhóm SVCG Thanh Hóa… Với những bàn tư vấn đón tiếp thí sinh, những băng rôn, khẩu hiệu cùng các tình nguyện viên đón tiếp thí sinh với nụ cười vui tươi và thái độ ân cần.
Bến xe Giáp Bát, là địa điểm tập trung lượng thí sinh đông nhất nên mọi công tác đón tiếp được chuẩn bị từ rất sớm. Các tình nguyện viên trong các nhóm cũng đang làm việc cật lực để đón các em thí sinh một cách nhanh chóng và an toàn. Ngay cửa ra vào là tấm băng rôn với dòng chữ “SVCG TGP Hà Nội – Tiếp sức mùa thi 2013” được biết đây là nhóm SVCG
Anh Giuse Nguyễn Văn Thông – phụ trách nhóm SVCG Hải Hà phụ trách tại nhà thờ Làng Tám với nụ cười tươi trên môi cho biết: “Nhóm SVCG với 60 tình nguyện viên tiếp sức ở 2 địa điểm là bến xe Giáp Bát và bến xe Gia Lâm với các hoạt động đăng kí, đón tiếp thí sinh và đưa thí sinh đến các địa điểm nghỉ ngơi một cách nhanh nhất”
Ở các bến xe, tại bàn tư vấn đón tiếp thí sinh của các nhóm cũng đông đúc và nhộn nhịp, các tình nguyện viên đứng ở cửa ra vào để hướng dẫn thí sinh và phụ huynh đến bàn đăng kí để ghi danh.
Giọng nói cũng khá mệt mỏi nhưng trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi, bạn Maria Nguyễn Mi cho biết: “ Năm nay lượng thí sinh ít hơn nên công tác tiếp đón cũng không quá vất vả. Bọn mình chủ yếu là con gái nên không làm được những việc như đưa đón thí sinh nhưng chúng tớ cũng cố gắng làm hết khả năng của mình”
Về phương tiện đi lại ở các bến xe lực lượng tình nguyện viên chủ yếu đón thí sinh bằng xe máy, một số nhóm gặp khó khăn vì phương tiện không đủ nên các nhóm đưa thí sinh về địa điểm nghỉ ngơi bằng xe buýt và taxi…
Cô Lại Thị Hoa (Hà Nam) lên đưa con đi thi cô nói: “Gia đình cô cũng khó khăn cô lên đưa con gái đi thi nhưng chưa biết đường đi cũng như thuê phòng trọ cho cả 2 mẹ con nhưng nhờ các tình nguyện viên hướng dẫn và đưa đón nên cô cũng an tâm”
Địa điểm nghỉ ngơi luôn sẵn sàng đón tiếp thí sinh
Để đảm bảo cho công tác đón tiếp một cách thuận lợi các nhóm đã liên hệ được một số địa điểm nghỉ ngơi cho các sĩ tử hết sức chu đáo. Một số nhóm như nhóm SVCG Nam Định, nhóm SVCG Hà Nam, nhóm SVCG Công Nghiệp…được sự giúp đỡ của quý cha và các quý ân nhân cho mượn nhà thờ, nhà riêng với những điều kiện tốt nhất phục vụ cho các em thí sinh. Ngoài việc cho mượn địa điểm cho thí sinh nghỉ ngơi các nhóm còn được hỗ trợ cả về kinh phí, ăn ở và các phương tiện đi lại.
Theo anh Batolomeo Nguyễn Công Quyền – phó nhóm SVCG Công Nghiệp cho biết: “Công việc tiếp đón thí sinh của nhóm cũng có rất nhiều thuận lợi. Nhóm được quý cha cho mượn địa điểm nhà thờ Đức Diễn và sự giúp đỡ của các quý ân nhân như: Gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thạch, gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Ngọc, gia đình cô chú Gioan Baotixita Nguyễn Quang Tiến…cùng một gia đình thuộc địa điểm Nhổn cho mượn nhà riêng trong làm địa điểm nấu ăn và cho mượn căn nhà gia đình đang buôn bán cho nhóm mượn trong vòng 15 ngày để làm địa điểm nghỉ ngơi cho thí sinh”. Ngoài sự giúp đỡ về địa điểm nghỉ ngơi nhóm cũng được quý cha, quý ân nhân hỗ trợ về tài chính, về phương tiện đi lại…
Ngoài ra còn một số địa điểm như bến xe Gia Lâm và bến xe Yên Nghĩa tập trung một lượng thí sinh nhỏ nhưng các nhóm cũng phân chia ra để đưa thí sinh từ các bến xe về địa điểm nghỉ ngơi an toàn.
TỔNG KẾT ĐỢT I CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI CỦA HỘI SVCG TGP HÀ NỘI.
Vậy là các nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội đã đi được nửa chặng đường của mình trong hoạt động ý nghĩa “Tiếp sức mùa thi” năm nay. Đợt một khép lại để lại nhiều dư âm đối với cả tình nguyện viên và cả thí sinh. Niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong giờ phút chia tay, vui vì đợt I đã thành công, không có gì đáng tiếc xảy ra, các em làm bài tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có những giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi vì các em phải chia tay bè bạn, chia tay các anh chị tình nguyện viên tuy mới quen nhưng dường như đã gắn bó từ lâu.
Năm nay, Hội SVCG TGP Hà Nội có 21nhóm tham gia tiếp sức mùa thi, chủ yếu là các nhóm trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra còn có một số nhóm ở ngoại thành như Xuân Mai, Xuân Hòa… và một số nhóm với nhiều địa điểm tại các tỉnh như Thái Nguyên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa… Tuy nhiều nhóm với nhiều địa điểm khác nhau nhưng tất cả đều chung một bầu nhiệt huyết, một ngọn lửa nhiệt tình của tuổi trẻ và một Đức Tin kiên vững để hướng tới một đích là làm sao có thể tạo điều kiện tốt nhất để đưa các “sĩ tử” chạm tới ước mơ của mình.
Theo thống kê, đợt I này toàn Hội SVCG TGP Hà Nội trực tiếp giúp đỡ được 2220 em thí sinh, trong đó nhiều nhất là các nhóm như Phát Diệm, Hà Nam, Bùi Chu, có một điểm khác trong mùa tiếp sức năm nay là nhiều Giáo phận tổ chức thuê xe cho các em đi dự thi và chở trực tiếp đến địa điểm của các nhóm nên lượng thí sinh tập trung về các bến xe vào ngày mùng 2/7 vừa qua giảm hơn so với các năm trước. Do lượng hồ sơ đăng kí dự thi của năm nay ít hơn so với năm ngoái nên lượng thí sinh mà Hội tiếp sức cũng giảm nhẹ. Không chỉ giúp đỡ các em cùng tôn giáo mà đặc biệt cả những em thí sinh ngoại đạo cũng được các nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội giúp đỡ nhiệt tình, không có sự phận biệt. Với nhiều em, đây là lần đầu tiên các em ra Hà Nội, xa gia đình nên các em có vẻ khá rụt rè và bỡ ngỡ. Bằng chính sự nhiệt tình các tình nguyện viên đã “kéo” các em thí sinh xích lại gần mình và gần nhau hơn.
Trong đợt I này, hội SVCG TGP Hà Nội đã thu hút 1266 thành viên ở lại hè để tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi. Sáng dậy từ 3-4h để chuẩn bị ăn sáng cho các em, sau đó đưa các em đến địa điểm thi. Đây là một công việc quan trọng nhất và cũng là một mối lo lớn của mỗi anh chị tình nguyện viên. Phải làm sao đưa các em đến điạ điểm thi đúng giờ, không quá sớm bởi các em sẽ hồi hộp và càng không thể đến muộn. Kết thúc một ngày của các tình nguyện viên thường là 11h đêm. Đưa đón các em chủ yếu do các tình nguyện viên nam đảm nhận, dưới cái nắng chói chang của mùa hạ đội quân “xe ôm” vẫn luôn đảm bảo giờ thi cho các em. Còn việc ẩm thực, hậu cần mọi người cũng luôn chú ý đến việc đảm bảo sức khỏe cho các em. Do chênh lệch về số lượng tình nguyện viên và thí sinh nên các tình nguyện viên khá vất vả. Trong số các tình nguyện viên của Hội SVCG TGP Hà Nội cũng có một số bạn không cùng chung tôn giáo đã góp sức mình vào chương trình ý nghĩa này.
Hai ngày thi của đợt I trôi qua, không có chuyện gì ngoài ý muốn xảy ra, không có trường hợp đi muộn,… Một niềm vui đó chính là các “sĩ tử” làm bài khá tốt. Trưa ngày mùng 5, sau khi thi xong môn Hóa đối với khối A, môn Anh đối với khối A1-môn thi cuối cùng của đợt I các nhóm tổ chức liên hoan cho các em thí sinh đã vượt qua một kì thi quan trọng sau 12 năm miệt mài đèn sách.. Sau khi kết thúc buổi ăn trưa, các “sĩ tử” phải chia tay nhau, chia tay các anh chị tình nguyện viên. Có gì đó bùi ngùi, không nỡ rời xa, cũng có những giọt nước mắt khẽ rơi nhưng xin được gặp lại nhau một ngày gần nhất-khi các em trở thành sinh viên, trở thành thành viên của hội.
Chở các thí sinh ra bến xe để các em về quê, (có một số em ở lại để thi đợt II) những tình nguyện viên tất bật quay trở lại dọn dẹp chuẩn bị cho đợt II từ ngày 7/7 đến ngày 10/7. Dự kiến số lượng thí sinh và tình nguyện viện đợt II sẽ không dao động nhiều so với đợt I.
Sẽ còn những ngày vất vả nhưng đầy ý nghĩa nữa. Xin cho chúng con có thêm lòng nhiệt huyết, tình yêu thương đủ rộng để hoàn thành tốt công việc tốt đẹp mà Chúa đã khởi sự nói chúng con.
27 thỉnh sinh gia nhậo tập viện Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Xuân An
08:11 07/07/2013
HD. MTG PHAN THIẾT: 27 THỈNH SINH GIA NHẬP TẬP VIỆN
Chúa Nhật ngày 7/7/2013, chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết (HD.MTGPT) từ khắp các cộng đoàn gần xa tựu về Nhà mẹ để hân hoan thay mặt Giáo phận Phan Thiết cùng nhau tôn thờ, suy ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể. Hôm nay cũng là ngày chị em nhận bài sai phục vụ cho niên khoá mới 2013 – 2014. Niềm vui càng được nhân lên gấp bội khi vào giờ Kinh chiều tại nguyện đường có nghi thức gia nhập tập viện cho 27 em Thỉnh Sinh. Trải qua 3 năm Thanh Tuyển và 1 năm Tiền tập để tìm hiểu và tập tu trong HD.MTGPT, hôm nay các em chính thức gia nhập gia đình “Nhà tập” của Hội dòng.
Xem Hình
Trong nghi thức này, Chị Tổng Phụ Trách thẩm vấn các ứng sinh, ứng sinh đọc và trao tờ cam kết cho Chị; kế đến Chị Tổng trao tu phục cho các ứng sinh với lời nhắn nhủ: “Các em hãy nhận lấy tu phục này như dấu chỉ đời sống Thánh Hiến và tập sống xứng đáng là ‘Kho tàng thánh thiêng’ Thiên Chúa trao phó cho Hội Dòng". Cuối cùng Chị Tổng trao phó các Tân Tập Sinh cho Chị Giám Sư Tập viện.
Theo Hiến chương Điều 90 và 85 của Dòng MTG quy định: Thông thường thời hạn cho mỗi ứng sinh ở Tập viện là hai năm. Đây là giai đoạn khởi đầu đời sống trong Hội dòng, là thời gian quan trọng nhất trong hành trình huấn luyện nhằm mục đích:
1. Giúp ứng sinh nhận biết chắc chắn và rõ ràng hơn ơn gọi của mình và của Dòng Mến Thánh Giá.
2. Thực nghiệm lối sống của Hội dòng.
3. Uốn nắn trí tuệ và trái tim theo tinh thần của Dòng Mến Thánh Giá.
4. Hội dòng kiểm chứng ý định và tư cách thích đáng của ứng sinh đối với đời sống tu trì trong Hội dòng.
Như vậy, kể từ hôm nay 27 em Thỉnh Sinh đã chính thức trở thành Tập Sinh và gia nhập vào gia đình Tập viện của HD.MTGPT để được hướng dẫn, rèn luyện, tu tập trở thành những nữ tu MTG Phan Thiết trong tương lai.
Xuyên suốt trong hành trình huấn luyện của hai năm tập, theo Hiến chương Điều 89, các Tập sinh phải được hướng dẫn:
- Vun trồng các đức tính nhân bản và Kitô giáo;
- Học tập nguyện ngắm và từ bỏ mình như là những phương thế hữu hiệu nhất để đạt đến sự hoàn thiện;
- Đọc và suy niệm Kinh Thánh để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Cứu độ;
- Học phụng vụ để tôn thờ Thiên Chúa cách xứng hợp;
- Tập sống đời thánh hiến cho Thiên Chúa và tha nhân trong Đức Kitô bằng các lời khuyên Phúc Âm;
- Nắm vững đặc tính, tinh thần, mục đích, kỷ luật, lịch sử và đời sống của Hội dòng;
- Thấm nhuần tinh thần yêu mến Giáo Hội và các vị chủ chăn.
Ngoài ra các Tập sinh không được học những môn và đảm nhận những phận sự không trực tiếp có lợi cho việc huấn luyện.
Xin hiệp thông trong lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng tạo tác đã ban ơn thiên triệu cho 27 Tân Tập Sinh của HD.MTGPT và nguyện cầu cho những chị em này được trở nên những “Kho Tàng Thánh Thiêng” đích thực của Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
XUÂN AN
Chúa Nhật ngày 7/7/2013, chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết (HD.MTGPT) từ khắp các cộng đoàn gần xa tựu về Nhà mẹ để hân hoan thay mặt Giáo phận Phan Thiết cùng nhau tôn thờ, suy ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể. Hôm nay cũng là ngày chị em nhận bài sai phục vụ cho niên khoá mới 2013 – 2014. Niềm vui càng được nhân lên gấp bội khi vào giờ Kinh chiều tại nguyện đường có nghi thức gia nhập tập viện cho 27 em Thỉnh Sinh. Trải qua 3 năm Thanh Tuyển và 1 năm Tiền tập để tìm hiểu và tập tu trong HD.MTGPT, hôm nay các em chính thức gia nhập gia đình “Nhà tập” của Hội dòng.
Xem Hình
Trong nghi thức này, Chị Tổng Phụ Trách thẩm vấn các ứng sinh, ứng sinh đọc và trao tờ cam kết cho Chị; kế đến Chị Tổng trao tu phục cho các ứng sinh với lời nhắn nhủ: “Các em hãy nhận lấy tu phục này như dấu chỉ đời sống Thánh Hiến và tập sống xứng đáng là ‘Kho tàng thánh thiêng’ Thiên Chúa trao phó cho Hội Dòng". Cuối cùng Chị Tổng trao phó các Tân Tập Sinh cho Chị Giám Sư Tập viện.
Theo Hiến chương Điều 90 và 85 của Dòng MTG quy định: Thông thường thời hạn cho mỗi ứng sinh ở Tập viện là hai năm. Đây là giai đoạn khởi đầu đời sống trong Hội dòng, là thời gian quan trọng nhất trong hành trình huấn luyện nhằm mục đích:
1. Giúp ứng sinh nhận biết chắc chắn và rõ ràng hơn ơn gọi của mình và của Dòng Mến Thánh Giá.
2. Thực nghiệm lối sống của Hội dòng.
3. Uốn nắn trí tuệ và trái tim theo tinh thần của Dòng Mến Thánh Giá.
4. Hội dòng kiểm chứng ý định và tư cách thích đáng của ứng sinh đối với đời sống tu trì trong Hội dòng.
Như vậy, kể từ hôm nay 27 em Thỉnh Sinh đã chính thức trở thành Tập Sinh và gia nhập vào gia đình Tập viện của HD.MTGPT để được hướng dẫn, rèn luyện, tu tập trở thành những nữ tu MTG Phan Thiết trong tương lai.
Xuyên suốt trong hành trình huấn luyện của hai năm tập, theo Hiến chương Điều 89, các Tập sinh phải được hướng dẫn:
- Vun trồng các đức tính nhân bản và Kitô giáo;
- Học tập nguyện ngắm và từ bỏ mình như là những phương thế hữu hiệu nhất để đạt đến sự hoàn thiện;
- Đọc và suy niệm Kinh Thánh để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Cứu độ;
- Học phụng vụ để tôn thờ Thiên Chúa cách xứng hợp;
- Tập sống đời thánh hiến cho Thiên Chúa và tha nhân trong Đức Kitô bằng các lời khuyên Phúc Âm;
- Nắm vững đặc tính, tinh thần, mục đích, kỷ luật, lịch sử và đời sống của Hội dòng;
- Thấm nhuần tinh thần yêu mến Giáo Hội và các vị chủ chăn.
Ngoài ra các Tập sinh không được học những môn và đảm nhận những phận sự không trực tiếp có lợi cho việc huấn luyện.
Xin hiệp thông trong lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng tạo tác đã ban ơn thiên triệu cho 27 Tân Tập Sinh của HD.MTGPT và nguyện cầu cho những chị em này được trở nên những “Kho Tàng Thánh Thiêng” đích thực của Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
XUÂN AN
Lễ Khấn Trọn Đời tại Dòng Đa Minh Houston
Joseph Ký Nguyễn & Anh Nguyễn
23:42 07/07/2013
Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại, Houston, TX.
Lễ khấn trọn đời của Sr. Mary John Lâm Mai Thảo, OP. do Đức Cha George Sheltz, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Galveston- Houston, chủ tế và thuyết giảng. Rất nhiều Linh Mục Việt Nam và Hoa Kỳ cùng đồng tế với Đức Cha G. Sheltz. trong lễ khấn. Cộng đoàn dân Chúa và các hội viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi Nữ Tu Đa Minh đã tới rất đông để tham dự và cầu nguyện cho Sr. Mary Thảo. OP. Chúng tôi nhận thấy có Ông Bà Cố và nhiều thân nhân của Sơ Thảo cũng hiện diện trong Lễ Khấn, mặc dầu các ngài ở mãi tiểu bang miền bắc Hoa Kỳ.
Mời Quý Vị theo dõi Hình Ảnh Lễ Khấn:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634518264923/
Ngày cử hành Năm Đức Tin cho giới trẻ di dân tại GP Phú Cường
Tu sĩ Giuse Đặng Hữu Tôn
20:03 07/07/2013
NGÀY CỬ HÀNH NĂM ĐỨC TIN CHO GIỚI TRẺ DI DÂN
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
“Đức tin và hy vọng là những yếu tố không thể tách rời trong trái tim của những người di dân, những người có một khao khát thẳm sâu về đời sống tốt hơn lên và cố gắng để bỏ lại sau lưng mình sự vô vọng của một tương lai không hứa hẹn”. (Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới Di dân 2013)
Xem Hình
Hòa cùng toàn thể Giáo Hội trong việc Cử hành Năm Đức Tin, vào lúc 8g30 ngày 07.07.2013, tại khuôn viên nhà thờ Bà Trà – Giáo phận Phú Cường, Ủy Ban Di Dân Giáo phận Phú Cường đã tổ chức ngày Cử hành Năm Đức Tin cho giới trẻ Di Dân Giáo phận Phú Cường.
Hơn 600 bạn trẻ Di Dân từ các giáo hạt, hiện đang làm việc tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh đã quy tụ về Giáo xứ Bà Trà để tham gia sinh hoạt và cùng hiệp dâng Thánh lễ. Đây là hoạt động nhằm giúp các bạn trẻ Di Dân trong toàn Giáo phận được Cử hành Năm Đức Tin cho giới của mình, đồng thời, có dịp hội ngộ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn và thuận lợi trong hành trình sống đức tin qua chủ đề: “Di dân - Cuộc Lữ Hành của Đức Tin và Hy Vọng”.
Chương trình được khởi động với những bài ca sinh hoạt thật sôi nổi, hào hứng và trẻ trung, làm cho bầu khí ngày hội nổ tung với những tràng pháo tay vang rền, những cử điệu hòa theo bài hát làm khoảng cách giữa mọi người tan biến, ai nấy gần gũi nhau hơn, tình thân triển nở để cùng đắm mình qua các bài hát: Giêsu, I love You; Khung trời ước mơ; Chu chu wa.
Giao lưu
Các bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ, nhiều nhóm đã hào hứng tham gia sinh hoạt và giao lưu, với sự đồng hành của các thầy Thuộc Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin. Đặc biệt, các bạn trẻ Di Dân được nghe sự chia sẻ của cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu – Thư ký Uỷ ban Di Dân Tổng Giáo phận Tp HCM, cha là người có nhiều năm đồng hành cùng giới trẻ Di Dân Tổng Giáo phận Tp HCM – và được giao lưu với cha qua những câu hỏi về những vấn nạn mà người Di Dân gặp phải. Các bạn đã mạnh dạn nói lên những ưu tư, khó khăn và thuận lợi trong đời sống đức tin của mình khi phải sống xa nhà, nhất là sống trong một thành phố phát triển, giữa một đô thị ồn ào và đầy cạm bẫy. Tuy đầy khó khăn, nhiều khi muốn buông xuôi trong đời sống đức tin, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý cha đặc trách, quý tu sĩ và cộng đoàn nơi mình cư trú, các bạn đã cố gắng vượt qua thử thách.
Chương trình buổi chiều bắt đầu bằng chương trình giao lưu văn nghệ của chính các nhóm Di Dân ở các giáo xứ và giáo hạt, các tiết mục thật hay thật hào hứng của các bạn trẻ đã xua đi những mệt mỏi nơi các bạn. Đặc biệt, có sự tham dự của các ca sĩ Công Giáo: Đức Thiện, Phi Nguyễn, Thuỷ Tiên, Tuyết Mai Ly, Kim Cúc, đã làm cho chương trình giao lưu thêm phần phấn khởi, náo nức và gần gũi.
Nối tiếp buổi giao lưu, là phần gặp gỡ chia sẻ và giao lưu của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường với các bạn trẻ Di Dân. Mở đầu, một bạn trẻ Di Dân đã có những đúc kết ngắn gọn rút ra từ những tâm tư, chia sẻ mà các bạn Di Dân đã thảo luận và trao đổi cùng Cha Thiệu trong suốt buổi sáng để trình bày với Đức Cha về những khó khăn thường gặp, đó là sự khác biệt về văn hóa, lối sống. Bên cạnh đó, các anh chị cũng đưa ra một số kiến nghị gửi đến Ban Mục vụ Di Dân Giáo phận. Thứ nhất, là nơi "đất lành chim đậu" Giáo phận Phú Cường thu hút một lực lượng anh chị em Di Dân đông đảo đến sinh sống và làm việc. Như thế cũng sẽ đối diện với những vấn đề mới, những thách đố mới. Những người Di Dân xa gia đình, xa quê hương rất cần những sân chơi lành mạnh, những hướng dẫn cần thiết từ những người hữu trách để các bạn có thể định hướng cho đời sống của mình. Kế đến, các bạn trẻ cũng mong muốn Giáo phận có những chương trình Mục vụ Di Dân để các bạn được giao lưu học hỏi nhằm xây dựng cuộc sống xã hội và Giáo Hội nơi các bạn tạm cư ngày một tốt đẹp hơn. Hơn nữa, các bạn cũng đề xuất tại các giáo xứ nơi các bạn đang sinh sống cần có các ban đại diện của người Di Dân để các bạn có thể liên lạc, để được hỗ trợ và hướng dẫn trong đời sống đức tin cũng như đời sống xã hội. Cuối cùng, các bạn cần hơn đến sự quan tâm, hướng dẫn của các Cha xứ để giúp các bạn có thể tham gia các sinh hoạt của giáo xứ nói riêng và Giáo Hội nói chung.
Các bạn trẻ đã trình lên Đức Cha những thao thức và những tâm tình đó, Đức Cha rất vui mừng và đã có những chia sẻ, những gợi mở, những lời động viên đối với các bạn trẻ Di Dân thể hiện tấm lòng yêu thương của vị Chủ chăn đối với đoàn chiên.
Thánh lễ
Cao điểm của Ngày Cử hành Năm Đức Tin cho giới trẻ Di Dân Gp Phú Cường là Thánh lễ đồng tế. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đã chủ sự Thánh lễ. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Phan Trọng Quang – Giám tỉnh Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Cha Micae, Chánh xứ Bà Trà - Trưởng ban Ủy Ban Di Dân Gp. Phú Cường, và 5 linh mục đã và đang phục vụ tại Giáo xứ Bà Trà.
Tham dự có khoảng hơn 600 bạn trẻ là các sinh viên, công nhân từ các giáo hạt tạm trú để đi học và làm việc trên địa bàn Gp. Phú Cường.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha đã chia sẻ về những khó khăn và thách đố trong đời sống đức tin giữa một xã hội đang có sự phát triển về văn hóa, kinh tế khá mạnh mẽ. Đức Cha đã mời gọi các bạn Di Dân: “Để dẫn đưa một người bạn đang sống lệch trong đời sống đức tin. Trước hết, chính mình phải sống đức tin của mình một cách tròn đầy hơn, để từ đó Chúa Thánh Thần dẫn dắt giúp người bạn sống tốt hơn”. Đức Cha cũng nêu lên những thách đố đang gây ra những tác động không nhỏ đến đời sống của bạn trẻ Di Dân như lối sống thực dụng, sự phát triển của các trào lưu xấu, tệ nạn xã hội gia tăng, suy nghĩ lệch lạc về tình yêu,… và Đức Cha khuyên các bạn nên lấy Đức Ki tô làm kim chỉ nam sống của mình để chống lại và vượt qua những thách đố đó.
Thánh lễ kết thúc cũng là khởi điểm cho một hành trình lên đường, theo dấu chân Người đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân với Nghi thức Sai đi, Đức Cha đã trao 10 Thánh giá cho 10 bạn đại diện cho các bạn trẻ Di Dân trong giáo phận Phú Cường với lời mời gọi các bạn trẻ di dân, hãy vác lấy Thánh giá mà lên đường với đầy quyết tâm: “Di Dân - Tin yêu”; “Di dân - Hy vọng” và “Di dân – Tin yêu Hy vọng trong Đức Kitô”.
Ngày Cử hành Năm Đức Tin cũng đã khép lại, mọi người ra về trong hân hoan vì đã tham dự một ngày hội thật ấm cúng, đầy niềm tin mãnh liệt của anh chị em di dân, như lời Đức Cha chia sẻ: “Tôi rất vui mừng về sức mạnh niềm tin của anh chị em”.
Tu sĩ: Giuse Đặng Hữu Tôn
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
“Đức tin và hy vọng là những yếu tố không thể tách rời trong trái tim của những người di dân, những người có một khao khát thẳm sâu về đời sống tốt hơn lên và cố gắng để bỏ lại sau lưng mình sự vô vọng của một tương lai không hứa hẹn”. (Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới Di dân 2013)
Xem Hình
Hòa cùng toàn thể Giáo Hội trong việc Cử hành Năm Đức Tin, vào lúc 8g30 ngày 07.07.2013, tại khuôn viên nhà thờ Bà Trà – Giáo phận Phú Cường, Ủy Ban Di Dân Giáo phận Phú Cường đã tổ chức ngày Cử hành Năm Đức Tin cho giới trẻ Di Dân Giáo phận Phú Cường.
Hơn 600 bạn trẻ Di Dân từ các giáo hạt, hiện đang làm việc tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh đã quy tụ về Giáo xứ Bà Trà để tham gia sinh hoạt và cùng hiệp dâng Thánh lễ. Đây là hoạt động nhằm giúp các bạn trẻ Di Dân trong toàn Giáo phận được Cử hành Năm Đức Tin cho giới của mình, đồng thời, có dịp hội ngộ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn và thuận lợi trong hành trình sống đức tin qua chủ đề: “Di dân - Cuộc Lữ Hành của Đức Tin và Hy Vọng”.
Chương trình được khởi động với những bài ca sinh hoạt thật sôi nổi, hào hứng và trẻ trung, làm cho bầu khí ngày hội nổ tung với những tràng pháo tay vang rền, những cử điệu hòa theo bài hát làm khoảng cách giữa mọi người tan biến, ai nấy gần gũi nhau hơn, tình thân triển nở để cùng đắm mình qua các bài hát: Giêsu, I love You; Khung trời ước mơ; Chu chu wa.
Giao lưu
Các bạn trẻ đến từ nhiều giáo xứ, nhiều nhóm đã hào hứng tham gia sinh hoạt và giao lưu, với sự đồng hành của các thầy Thuộc Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin. Đặc biệt, các bạn trẻ Di Dân được nghe sự chia sẻ của cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu – Thư ký Uỷ ban Di Dân Tổng Giáo phận Tp HCM, cha là người có nhiều năm đồng hành cùng giới trẻ Di Dân Tổng Giáo phận Tp HCM – và được giao lưu với cha qua những câu hỏi về những vấn nạn mà người Di Dân gặp phải. Các bạn đã mạnh dạn nói lên những ưu tư, khó khăn và thuận lợi trong đời sống đức tin của mình khi phải sống xa nhà, nhất là sống trong một thành phố phát triển, giữa một đô thị ồn ào và đầy cạm bẫy. Tuy đầy khó khăn, nhiều khi muốn buông xuôi trong đời sống đức tin, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý cha đặc trách, quý tu sĩ và cộng đoàn nơi mình cư trú, các bạn đã cố gắng vượt qua thử thách.
Chương trình buổi chiều bắt đầu bằng chương trình giao lưu văn nghệ của chính các nhóm Di Dân ở các giáo xứ và giáo hạt, các tiết mục thật hay thật hào hứng của các bạn trẻ đã xua đi những mệt mỏi nơi các bạn. Đặc biệt, có sự tham dự của các ca sĩ Công Giáo: Đức Thiện, Phi Nguyễn, Thuỷ Tiên, Tuyết Mai Ly, Kim Cúc, đã làm cho chương trình giao lưu thêm phần phấn khởi, náo nức và gần gũi.
Nối tiếp buổi giao lưu, là phần gặp gỡ chia sẻ và giao lưu của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường với các bạn trẻ Di Dân. Mở đầu, một bạn trẻ Di Dân đã có những đúc kết ngắn gọn rút ra từ những tâm tư, chia sẻ mà các bạn Di Dân đã thảo luận và trao đổi cùng Cha Thiệu trong suốt buổi sáng để trình bày với Đức Cha về những khó khăn thường gặp, đó là sự khác biệt về văn hóa, lối sống. Bên cạnh đó, các anh chị cũng đưa ra một số kiến nghị gửi đến Ban Mục vụ Di Dân Giáo phận. Thứ nhất, là nơi "đất lành chim đậu" Giáo phận Phú Cường thu hút một lực lượng anh chị em Di Dân đông đảo đến sinh sống và làm việc. Như thế cũng sẽ đối diện với những vấn đề mới, những thách đố mới. Những người Di Dân xa gia đình, xa quê hương rất cần những sân chơi lành mạnh, những hướng dẫn cần thiết từ những người hữu trách để các bạn có thể định hướng cho đời sống của mình. Kế đến, các bạn trẻ cũng mong muốn Giáo phận có những chương trình Mục vụ Di Dân để các bạn được giao lưu học hỏi nhằm xây dựng cuộc sống xã hội và Giáo Hội nơi các bạn tạm cư ngày một tốt đẹp hơn. Hơn nữa, các bạn cũng đề xuất tại các giáo xứ nơi các bạn đang sinh sống cần có các ban đại diện của người Di Dân để các bạn có thể liên lạc, để được hỗ trợ và hướng dẫn trong đời sống đức tin cũng như đời sống xã hội. Cuối cùng, các bạn cần hơn đến sự quan tâm, hướng dẫn của các Cha xứ để giúp các bạn có thể tham gia các sinh hoạt của giáo xứ nói riêng và Giáo Hội nói chung.
Các bạn trẻ đã trình lên Đức Cha những thao thức và những tâm tình đó, Đức Cha rất vui mừng và đã có những chia sẻ, những gợi mở, những lời động viên đối với các bạn trẻ Di Dân thể hiện tấm lòng yêu thương của vị Chủ chăn đối với đoàn chiên.
Thánh lễ
Cao điểm của Ngày Cử hành Năm Đức Tin cho giới trẻ Di Dân Gp Phú Cường là Thánh lễ đồng tế. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước đã chủ sự Thánh lễ. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Phan Trọng Quang – Giám tỉnh Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Cha Micae, Chánh xứ Bà Trà - Trưởng ban Ủy Ban Di Dân Gp. Phú Cường, và 5 linh mục đã và đang phục vụ tại Giáo xứ Bà Trà.
Tham dự có khoảng hơn 600 bạn trẻ là các sinh viên, công nhân từ các giáo hạt tạm trú để đi học và làm việc trên địa bàn Gp. Phú Cường.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha đã chia sẻ về những khó khăn và thách đố trong đời sống đức tin giữa một xã hội đang có sự phát triển về văn hóa, kinh tế khá mạnh mẽ. Đức Cha đã mời gọi các bạn Di Dân: “Để dẫn đưa một người bạn đang sống lệch trong đời sống đức tin. Trước hết, chính mình phải sống đức tin của mình một cách tròn đầy hơn, để từ đó Chúa Thánh Thần dẫn dắt giúp người bạn sống tốt hơn”. Đức Cha cũng nêu lên những thách đố đang gây ra những tác động không nhỏ đến đời sống của bạn trẻ Di Dân như lối sống thực dụng, sự phát triển của các trào lưu xấu, tệ nạn xã hội gia tăng, suy nghĩ lệch lạc về tình yêu,… và Đức Cha khuyên các bạn nên lấy Đức Ki tô làm kim chỉ nam sống của mình để chống lại và vượt qua những thách đố đó.
Thánh lễ kết thúc cũng là khởi điểm cho một hành trình lên đường, theo dấu chân Người đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân với Nghi thức Sai đi, Đức Cha đã trao 10 Thánh giá cho 10 bạn đại diện cho các bạn trẻ Di Dân trong giáo phận Phú Cường với lời mời gọi các bạn trẻ di dân, hãy vác lấy Thánh giá mà lên đường với đầy quyết tâm: “Di Dân - Tin yêu”; “Di dân - Hy vọng” và “Di dân – Tin yêu Hy vọng trong Đức Kitô”.
Ngày Cử hành Năm Đức Tin cũng đã khép lại, mọi người ra về trong hân hoan vì đã tham dự một ngày hội thật ấm cúng, đầy niềm tin mãnh liệt của anh chị em di dân, như lời Đức Cha chia sẻ: “Tôi rất vui mừng về sức mạnh niềm tin của anh chị em”.
Tu sĩ: Giuse Đặng Hữu Tôn
Tuần Chầu Đền Tạ Thánh Thể Tại Giáo Xứ Thọ Ninh
Duy Ân Tuấn Anh
23:10 07/07/2013
VINH - Trong Tông thư tự sắc “Porta Fidei” về năm đức tin, Đức Thánh Cha Benedicto XVI viết “Năm này sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Thánh Thể, vốn là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo Hội”. (Porta Fidei, số 9) Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Benedicto XVI đặc biệt đề cao tầm vóc và vai trò của Bí tích Thánh Thể. Bởi vì Thánh Thể là “nguồn mạch” thiêng liêng cao quý nuôi sống người tín hữu. Năm đức tin đã đi hơn nữa chặng đường và để hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha, hôm nay Giáo xứ Thọ Ninh rất vinh hạnh được thay mặt Giáo phận Vinh cử hành Tuần Chầu Đền Tạ Bí Tích Thánh Thể trong Chúa Nhật XIV thường niên này.
Xem hình ảnh
Hơn 300 năm đón nhận Tin mừng, Thọ Ninh là một trong những cái nôi đức tin đầu tiên của giáo phận Vinh và từng được chọn làm Tòa giám mục phó Giáo phận Tây Đàng Ngoài. Có lẽ nhờ đó, con người Thọ Ninh có lòng mộ Đạo, kiên trì và bền vững. Cũng nhờ truyền thống đức tin ấy mà đến hôm nay, Thọ Ninh đã đóng góp cho Giáo Hội 86 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ.
Thánh lễ Khai mạc được diễn ra vào lúc 19h45 ngày thứ năm với sự hiện diện của Cha hạt quản hạt Xã Đoài Fx.Võ Thanh Tâm cũng là cha quê hương, cha quản hạt cùng với quý cha trong Hạt Nghĩa Yên. Thánh lễ khai mạc không chỉ là khai mạc riêng cho tuần Chầu lượt mà còn là khai mạc về lòng bao dung và thương xót của Chúa qua Bí tích Giải tội. Cha chủ tế mời gọi mọi người đến với Bí Tích Thánh Thể trước hết phải qua Bí tích Hòa giải và đó là phương thế tốt nhất để tham dự sốt sắng tuần đền tạ này.
Thánh lễ Chiều thứ 7, Giáo xứ hân hạnh được Đức Cha Phao lô Maria Cao Đình Thuyên về chủ tế thánh lễ. Đức Cha Phaolô Maria nhấn mạnh đến việc tái truyền giảng Tin Mừng và làm cho Tin Mừng thêm sống động bằng cách sống đức tin, xây dựng đức tin và cũng cố đức tin trong đời sống hàng ngày.
Sáng Chúa Nhật 7/7/2013, Thánh lễ cao điểm Tuần chầu lượt, giáo xứ hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giáo phận Phao lô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ cùng với quý cha tại Tòa giám mục Xã Đoài, quý cha giáo, quý cha quê hương, quý cha trong và ngoài Hạt Nghĩa Yên. Ngoài ra còn có sự tham dự của quý khách gần xa, quý thân nhân, ân nhân và đông đảo bà con Thọ Ninh đã làm cho thánh lễ thêm long trọng và sốt sắng. Trước đó, các thánh lễ trong tuần Chầu lượt luôn có quý cha trong và ngoài hạt đồng tế. Vào tối thứ 7, Giáo xứ tổ chức chương trình cầu nguyện Taize và dâng hoa kính Đức Mẹ thu hút rất nhiều người tham dự.
Về lại Thọ Ninh trong Tuần Chầu Lượt năm nay, ai cũng thấy có nhiều cái mới. Trước hết đó là có Cha xứ mới Ant. Nguyễn Xuân Hồng trẻ trung và năng động, có một nhà máy lọc nước mới mang thương hiệu THỌ NINH, một đội trống rước mới, và đặc biệt là đâu đâu trong Giáo xứ cũng có cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ... như dấu chỉ niềm vui bên trong thể hiện ra bên ngoài.
Tuần Chầu lượt Thọ Ninh, một dấu ấn đặc biệt trong năm Đức tin, đây là dịp thuận tiện để Thọ Ninh nhìn lại hành trình Đức tin và sống Đức tin một cách trưởng thành hơn, năng động hơn. Hy vọng qua tuần Chầu lượt này, mỗi con người Thọ Ninh sẽ giữ được nơi mình ngọn lửa đức tin luôn cháy sáng. Hơn nữa sẽ đem ngọn lửa đó đến với mọi người. Đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa.
Xem hình ảnh
Hơn 300 năm đón nhận Tin mừng, Thọ Ninh là một trong những cái nôi đức tin đầu tiên của giáo phận Vinh và từng được chọn làm Tòa giám mục phó Giáo phận Tây Đàng Ngoài. Có lẽ nhờ đó, con người Thọ Ninh có lòng mộ Đạo, kiên trì và bền vững. Cũng nhờ truyền thống đức tin ấy mà đến hôm nay, Thọ Ninh đã đóng góp cho Giáo Hội 86 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ.
Thánh lễ Khai mạc được diễn ra vào lúc 19h45 ngày thứ năm với sự hiện diện của Cha hạt quản hạt Xã Đoài Fx.Võ Thanh Tâm cũng là cha quê hương, cha quản hạt cùng với quý cha trong Hạt Nghĩa Yên. Thánh lễ khai mạc không chỉ là khai mạc riêng cho tuần Chầu lượt mà còn là khai mạc về lòng bao dung và thương xót của Chúa qua Bí tích Giải tội. Cha chủ tế mời gọi mọi người đến với Bí Tích Thánh Thể trước hết phải qua Bí tích Hòa giải và đó là phương thế tốt nhất để tham dự sốt sắng tuần đền tạ này.
Thánh lễ Chiều thứ 7, Giáo xứ hân hạnh được Đức Cha Phao lô Maria Cao Đình Thuyên về chủ tế thánh lễ. Đức Cha Phaolô Maria nhấn mạnh đến việc tái truyền giảng Tin Mừng và làm cho Tin Mừng thêm sống động bằng cách sống đức tin, xây dựng đức tin và cũng cố đức tin trong đời sống hàng ngày.
Sáng Chúa Nhật 7/7/2013, Thánh lễ cao điểm Tuần chầu lượt, giáo xứ hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giáo phận Phao lô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ cùng với quý cha tại Tòa giám mục Xã Đoài, quý cha giáo, quý cha quê hương, quý cha trong và ngoài Hạt Nghĩa Yên. Ngoài ra còn có sự tham dự của quý khách gần xa, quý thân nhân, ân nhân và đông đảo bà con Thọ Ninh đã làm cho thánh lễ thêm long trọng và sốt sắng. Trước đó, các thánh lễ trong tuần Chầu lượt luôn có quý cha trong và ngoài hạt đồng tế. Vào tối thứ 7, Giáo xứ tổ chức chương trình cầu nguyện Taize và dâng hoa kính Đức Mẹ thu hút rất nhiều người tham dự.
Về lại Thọ Ninh trong Tuần Chầu Lượt năm nay, ai cũng thấy có nhiều cái mới. Trước hết đó là có Cha xứ mới Ant. Nguyễn Xuân Hồng trẻ trung và năng động, có một nhà máy lọc nước mới mang thương hiệu THỌ NINH, một đội trống rước mới, và đặc biệt là đâu đâu trong Giáo xứ cũng có cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ... như dấu chỉ niềm vui bên trong thể hiện ra bên ngoài.
Tuần Chầu lượt Thọ Ninh, một dấu ấn đặc biệt trong năm Đức tin, đây là dịp thuận tiện để Thọ Ninh nhìn lại hành trình Đức tin và sống Đức tin một cách trưởng thành hơn, năng động hơn. Hy vọng qua tuần Chầu lượt này, mỗi con người Thọ Ninh sẽ giữ được nơi mình ngọn lửa đức tin luôn cháy sáng. Hơn nữa sẽ đem ngọn lửa đó đến với mọi người. Đặc biệt là những người chưa nhận biết Chúa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạ Long
Nguyễn Ngọc Liên
20:59 07/07/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đẹp hùng vĩ - chính danh hang động
Quý dấu xưa - truyền thống sắt son
Lại nối Tuần Châu, hòn ngọc mới
Kỳ quan tuyệt diệu nước cùng non.
(Trích thơ của Huy Dung)