Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai đáng hưởng bình an?
Lm Nguyễn Quốc Hưng
21:44 02/07/2016
Chúa Nhật XIV thường niên C (Lc.10,1-12.17-20)
AI ĐÁNG HƯỞNG BÌNH AN ?
Được an toàn, bình an hay hoà bình là ước vọng chung của mọi người. Ai cũng cầu mong bản thân mình khỏi mọi tai họa, gia đình mình thoát mọi rủi ro, đời sống được ổn định để yên tâm làm ăn sinh sống. Người dân nào cũng mong ước đất nước luôn an bình, mọi người được ấm no hạnh phúc. Toàn thể nhân loại đều trông mong thế giới được hòa bình, thoát mọi thiên tai, hiểm họa chiến tranh. Tóm lại mọi người đều mong ước được bình an, hạnh phúc.
Các môn đệ của Đức Giêsu chính là những sứ giả của hoà bình. Khi sai 72 môn đệ đi rao giảng, Người bảo các ông: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Chúc nhà này được bình an. Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì sự bình an anh em đã cầu chúc sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì sự bình an đó sẽ trở về với anh em”.
Xin đưa ra hai câu hỏi : Bình an đích thực hệ tại bởi đâu và ai đáng được hưởng sự bình an đó ?
Khi nói đến “Bình an”, trước đây chúng ta thường chú trọng đến ba bình diện: bình an với Chúa, bình an với người khác, bình an với bản thân mà quên đi một khía cạnh cũng rất quan trọng, đó là bình an với thiên nhiên. An hoà với thiên nhiên, đó cũng chính là trọng tâm trong thông điệp “Laudato Si’” của ĐTC Phanxicô. Vì thế ở đây, tôi xin được nhấn mạnh hơn đến bình an trên bình diện môi trường, thiên nhiên.
Nói theo tư tưởng phương Đông, bình an phải bao trùm cả ba chiều kích: thiên, địa, nhân. Dĩ nhiên ba chiều kích này không ngang bằng nhau nhưng có phẩm trật: thiên, nhân, địa. Bởi vì Thiên Chúa là đấng tạo hoá tối cao, tất cả còn lại là thụ tạo của Người. Trong các thụ tạo, con người là cao cả nhất, được Thiên Chúa đặt làm chủ để cai quản mọi sự. Cho nên sự giao hoà hay bình an với Thiên Chúa phải là ưu tiên số một, nghĩa là khi có mâu thuẫn giữa 3 chiều kích này phải chọn lựa ưu tiên là sự an hoà trong tương quan với Thiên Chúa. Đó chính là ý nghĩa của lời Chúa nói: “Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng [...]. Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10, 35-37). Bình an với Chúa là bình an cao cả nhất mà chúng ta cần phải luôn nắm giữ.
Thật vậy, bình an đích thực, bình an sâu xa, theo Thánh Kinh, không phải tình trạng không có chiến tranh, không có tai ương, hay tâm trạng không còn lo lắng, sợ hãi, bất an, hoặc là trạng thái sung sướng, thoải mái về mặt tâm lý, nhưng là tình trạng của người sống trong ân sủng Thiên Chúa, có Thiên Chúa hiện diện.
Hiểu như thế, chính tội lỗi là nguyên nhân gây mất bình an vì chính tội lỗi là nguyên nhân cắt đứt tương quan của con người với Thiên Chúa.
Nếu khi thờ ngẫu tượng là tội nặng, giết người là tội nặng thì việc huỷ hoại môi trường cũng là một tội nặng không kém. Tại sao việc huỷ hoại thiên nhiên cũng gọi là tội ? Vì nó cũng là nguyên nhân cắt đứt tương quan với Thiên Chúa. Trong thông điệp Laudato si’, ĐGH Phanxicô đã trích lại lời Đức Thượng Phụ Bartolomeo: “tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chính bản thân chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa” (số 8). Do đó khi xét mình xưng tội chúng ta phải xét lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, với con người và cả tội chống lại thiên nhiên nữa.
Thiên nhiên là quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người. Quà tặng này đã được chúng ta xử dụng ra sao ? Ngay khởi đầu Thông điệp Laudato viết: “Người chị (trái đất) này đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tuỳ ý” (số 2). Lại ở một đoạn khác: “Chưa bao giờ chúng ta lại đối xử tàn tệ và làm thương tổn ngôi nhà chung của chúng ta như trong hai thế kỷ qua” (số 53).
Trái đất bị đối xử tàn tệ như vậy cuộc sống của chúng ta có được an bình hay không ? Làm sao mà bình an được ! Ra đường chúng ta lo sợ, không thấy an toàn : vì tai nạn và sự ô nhiễm không khí. Ngồi vào bàn ăn, chúng ta lo sợ : ăn mà không biết những thực phẩm chúng ta ăn có sạch hay không, con cái chúng ta ăn liệu có bị ảnh hưởng xấu gì sau này hay không… Cho con đi học, chúng ta lo sợ : không biết chúng có được dạy đến nơi đến chốn, có được dạy để nên con người hay không...
Đối phó với xã hội ô nhiễm mọi mặt này chúng ta co cụm, tự phòng thủ che chắn. Mỗi người tìm cách tự bảo vệ mình và gia đình. Không khí ô nhiễm à ? Ra đường bịt khẩu trang. Đồ ăn ô nhiễm à ? Tự trồng rau sạch, nuôi cá, nuôi gà…, nếu giàu có hơn thì vào siêu thị mua rau sạch, thịt sạch… Giáo dục ô nhiễm à ? Gởi con học trường ngoại quốc hay ra nước ngoài… Nhưng, xét cho cùng, dùng những thủ pháp tình thế như vậy liệu có an toàn không ? Có thoát được bệnh tật không ? Có tránh được những ô nhiễm đủ loại đó không ? Không ! Rốt cuộc tình hình đó chẳng được cải thiện, ngày một xấu đi. Đánh đùng một cái, cách đây gần ba tháng, nổ ra thảm hoạ môi trường biển miền Trung. Người ta càng nháo nhào hơn vì không biết mắm muối cá tôm hiện nay còn an toàn không, và còn an toàn đến lúc nào… Người dân đòi phải minh bạch thông tin, cần phải công bố nguyên nhân và xác định thủ phạm…
Chiều ngày 30.06.2016, sau gần 3 tháng xảy ra thảm hoạ môi trường biển, Chính phủ đã chủ trì họp báo công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung : do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) gây ra qua đường ống xả thải ra biển. Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu nhận lỗi, xin lỗi, cam kết thực hiện bồi thường 500 triệu USD vì đã gây ra sự cố môi trường.
Cái công bố chính thức đó để lại nhiều dấu hỏi. Dựa vào đâu để ấn định số tiền 500 triệu dollar đó ? Có đủ để bồi hoàn những thiệt hại mà cả triệu ngư dân và người dân sống với những ngành nghề liên hệ phải gánh chịu ? Với hệ thống tham nhũng từ trên xuống dưới như hiện nay, liệu tiền bồi thường có đến đúng tay các nạn nhân không ? Có thể hoàn trả lại môi trường biển sạch, các sinh vật biển và những rặng san hô có được hồi sinh như cũ không ?... Mặt khác, tại sao Formosa được cấp phép những 70 năm với biết bao biệt đãi ? Ai đã cấp phép đầu tư cho họ ?...
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Mức bồi thường 500 triệu là rất nhỏ, vì mới tính trên thiệt hại sơ bộ kinh tế của người dân, thiệt hại sinh thái biển, tồn lưu ; còn thiệt hại về tâm lí… là chưa tính được.
Thật ra vụ ô nhiễm biển chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đầy những vấn nạn lớn của đất nước, khi mà nhìn đâu cũng thấy những formosa đã, đang và sắp mọc lên với đủ loại ô nhiễm: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đạo đức, ô nhiễm văn hoá… Muốn không còn những Formosa tác oai tác quái cần phải có những thay đổi triệt để tận căn hơn, đặc biệt là về mặt chính trị ; xã hội dân sự cần phải lớn mạnh hơn ; người dân cần phải có quyền tự do biểu đạt ý muốn, nguyện vọng của mình, chứ không để quyền quyết định trong tay một nhúm người tự cho mình là đỉnh cao của trí tuệ.
Trở lại với câu hỏi : ai đáng được hưởng bình an ?
Người đáng được hưởng bình an phải là người xây dựng sự bình an, một trong tám mối phúc Chúa đã hứa: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình: họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa!” (Mt 5, 9). Muốn hưởng bình an của môi trường thì phải tích cực xây dựng môi trường.
Trong ba tháng qua có những người tích cực xây dựng hoà bình, đòi phải minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường. Họ chấp nhận bị đàn áp, bị vu khống và bị gây khó dễ. Chúng ta mắc nợ họ vì họ đòi môi trường sạch cho họ và cho cả chúng ta nữa. Họ là những người xứng đáng được hưởng sự bình an, thứ bình an mà Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Ga. 14, 27).
Sự bình an với thiên nhiên đòi hỏi các môn đệ của Đức Kitô phải tích cực, sắn tay áo lên xây dựng, chứ không phải chỉ co cụm, che chắn, phòng thủ cho mình và gia đình với những biện pháp tình thế chẳng đi đến đâu, có chăng là thứ bình an tạm bợ. Chỉ có bình an Chúa ban mới tồn tại bền vững. Ước gì chúng ta có được và đáng được hưởng ơn bình an đích thực đó.
Chúa Nhật 03.07.2016
Lm Nguyễn Quốc Hưng
AI ĐÁNG HƯỞNG BÌNH AN ?
Được an toàn, bình an hay hoà bình là ước vọng chung của mọi người. Ai cũng cầu mong bản thân mình khỏi mọi tai họa, gia đình mình thoát mọi rủi ro, đời sống được ổn định để yên tâm làm ăn sinh sống. Người dân nào cũng mong ước đất nước luôn an bình, mọi người được ấm no hạnh phúc. Toàn thể nhân loại đều trông mong thế giới được hòa bình, thoát mọi thiên tai, hiểm họa chiến tranh. Tóm lại mọi người đều mong ước được bình an, hạnh phúc.
Các môn đệ của Đức Giêsu chính là những sứ giả của hoà bình. Khi sai 72 môn đệ đi rao giảng, Người bảo các ông: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Chúc nhà này được bình an. Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì sự bình an anh em đã cầu chúc sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì sự bình an đó sẽ trở về với anh em”.
Xin đưa ra hai câu hỏi : Bình an đích thực hệ tại bởi đâu và ai đáng được hưởng sự bình an đó ?
Khi nói đến “Bình an”, trước đây chúng ta thường chú trọng đến ba bình diện: bình an với Chúa, bình an với người khác, bình an với bản thân mà quên đi một khía cạnh cũng rất quan trọng, đó là bình an với thiên nhiên. An hoà với thiên nhiên, đó cũng chính là trọng tâm trong thông điệp “Laudato Si’” của ĐTC Phanxicô. Vì thế ở đây, tôi xin được nhấn mạnh hơn đến bình an trên bình diện môi trường, thiên nhiên.
Nói theo tư tưởng phương Đông, bình an phải bao trùm cả ba chiều kích: thiên, địa, nhân. Dĩ nhiên ba chiều kích này không ngang bằng nhau nhưng có phẩm trật: thiên, nhân, địa. Bởi vì Thiên Chúa là đấng tạo hoá tối cao, tất cả còn lại là thụ tạo của Người. Trong các thụ tạo, con người là cao cả nhất, được Thiên Chúa đặt làm chủ để cai quản mọi sự. Cho nên sự giao hoà hay bình an với Thiên Chúa phải là ưu tiên số một, nghĩa là khi có mâu thuẫn giữa 3 chiều kích này phải chọn lựa ưu tiên là sự an hoà trong tương quan với Thiên Chúa. Đó chính là ý nghĩa của lời Chúa nói: “Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng [...]. Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10, 35-37). Bình an với Chúa là bình an cao cả nhất mà chúng ta cần phải luôn nắm giữ.
Thật vậy, bình an đích thực, bình an sâu xa, theo Thánh Kinh, không phải tình trạng không có chiến tranh, không có tai ương, hay tâm trạng không còn lo lắng, sợ hãi, bất an, hoặc là trạng thái sung sướng, thoải mái về mặt tâm lý, nhưng là tình trạng của người sống trong ân sủng Thiên Chúa, có Thiên Chúa hiện diện.
Hiểu như thế, chính tội lỗi là nguyên nhân gây mất bình an vì chính tội lỗi là nguyên nhân cắt đứt tương quan của con người với Thiên Chúa.
Nếu khi thờ ngẫu tượng là tội nặng, giết người là tội nặng thì việc huỷ hoại môi trường cũng là một tội nặng không kém. Tại sao việc huỷ hoại thiên nhiên cũng gọi là tội ? Vì nó cũng là nguyên nhân cắt đứt tương quan với Thiên Chúa. Trong thông điệp Laudato si’, ĐGH Phanxicô đã trích lại lời Đức Thượng Phụ Bartolomeo: “tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chính bản thân chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa” (số 8). Do đó khi xét mình xưng tội chúng ta phải xét lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, với con người và cả tội chống lại thiên nhiên nữa.
Thiên nhiên là quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người. Quà tặng này đã được chúng ta xử dụng ra sao ? Ngay khởi đầu Thông điệp Laudato viết: “Người chị (trái đất) này đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tuỳ ý” (số 2). Lại ở một đoạn khác: “Chưa bao giờ chúng ta lại đối xử tàn tệ và làm thương tổn ngôi nhà chung của chúng ta như trong hai thế kỷ qua” (số 53).
Trái đất bị đối xử tàn tệ như vậy cuộc sống của chúng ta có được an bình hay không ? Làm sao mà bình an được ! Ra đường chúng ta lo sợ, không thấy an toàn : vì tai nạn và sự ô nhiễm không khí. Ngồi vào bàn ăn, chúng ta lo sợ : ăn mà không biết những thực phẩm chúng ta ăn có sạch hay không, con cái chúng ta ăn liệu có bị ảnh hưởng xấu gì sau này hay không… Cho con đi học, chúng ta lo sợ : không biết chúng có được dạy đến nơi đến chốn, có được dạy để nên con người hay không...
Đối phó với xã hội ô nhiễm mọi mặt này chúng ta co cụm, tự phòng thủ che chắn. Mỗi người tìm cách tự bảo vệ mình và gia đình. Không khí ô nhiễm à ? Ra đường bịt khẩu trang. Đồ ăn ô nhiễm à ? Tự trồng rau sạch, nuôi cá, nuôi gà…, nếu giàu có hơn thì vào siêu thị mua rau sạch, thịt sạch… Giáo dục ô nhiễm à ? Gởi con học trường ngoại quốc hay ra nước ngoài… Nhưng, xét cho cùng, dùng những thủ pháp tình thế như vậy liệu có an toàn không ? Có thoát được bệnh tật không ? Có tránh được những ô nhiễm đủ loại đó không ? Không ! Rốt cuộc tình hình đó chẳng được cải thiện, ngày một xấu đi. Đánh đùng một cái, cách đây gần ba tháng, nổ ra thảm hoạ môi trường biển miền Trung. Người ta càng nháo nhào hơn vì không biết mắm muối cá tôm hiện nay còn an toàn không, và còn an toàn đến lúc nào… Người dân đòi phải minh bạch thông tin, cần phải công bố nguyên nhân và xác định thủ phạm…
Chiều ngày 30.06.2016, sau gần 3 tháng xảy ra thảm hoạ môi trường biển, Chính phủ đã chủ trì họp báo công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung : do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) gây ra qua đường ống xả thải ra biển. Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu nhận lỗi, xin lỗi, cam kết thực hiện bồi thường 500 triệu USD vì đã gây ra sự cố môi trường.
Cái công bố chính thức đó để lại nhiều dấu hỏi. Dựa vào đâu để ấn định số tiền 500 triệu dollar đó ? Có đủ để bồi hoàn những thiệt hại mà cả triệu ngư dân và người dân sống với những ngành nghề liên hệ phải gánh chịu ? Với hệ thống tham nhũng từ trên xuống dưới như hiện nay, liệu tiền bồi thường có đến đúng tay các nạn nhân không ? Có thể hoàn trả lại môi trường biển sạch, các sinh vật biển và những rặng san hô có được hồi sinh như cũ không ?... Mặt khác, tại sao Formosa được cấp phép những 70 năm với biết bao biệt đãi ? Ai đã cấp phép đầu tư cho họ ?...
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Mức bồi thường 500 triệu là rất nhỏ, vì mới tính trên thiệt hại sơ bộ kinh tế của người dân, thiệt hại sinh thái biển, tồn lưu ; còn thiệt hại về tâm lí… là chưa tính được.
Thật ra vụ ô nhiễm biển chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đầy những vấn nạn lớn của đất nước, khi mà nhìn đâu cũng thấy những formosa đã, đang và sắp mọc lên với đủ loại ô nhiễm: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đạo đức, ô nhiễm văn hoá… Muốn không còn những Formosa tác oai tác quái cần phải có những thay đổi triệt để tận căn hơn, đặc biệt là về mặt chính trị ; xã hội dân sự cần phải lớn mạnh hơn ; người dân cần phải có quyền tự do biểu đạt ý muốn, nguyện vọng của mình, chứ không để quyền quyết định trong tay một nhúm người tự cho mình là đỉnh cao của trí tuệ.
Trở lại với câu hỏi : ai đáng được hưởng bình an ?
Người đáng được hưởng bình an phải là người xây dựng sự bình an, một trong tám mối phúc Chúa đã hứa: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình: họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa!” (Mt 5, 9). Muốn hưởng bình an của môi trường thì phải tích cực xây dựng môi trường.
Trong ba tháng qua có những người tích cực xây dựng hoà bình, đòi phải minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường. Họ chấp nhận bị đàn áp, bị vu khống và bị gây khó dễ. Chúng ta mắc nợ họ vì họ đòi môi trường sạch cho họ và cho cả chúng ta nữa. Họ là những người xứng đáng được hưởng sự bình an, thứ bình an mà Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Ga. 14, 27).
Sự bình an với thiên nhiên đòi hỏi các môn đệ của Đức Kitô phải tích cực, sắn tay áo lên xây dựng, chứ không phải chỉ co cụm, che chắn, phòng thủ cho mình và gia đình với những biện pháp tình thế chẳng đi đến đâu, có chăng là thứ bình an tạm bợ. Chỉ có bình an Chúa ban mới tồn tại bền vững. Ước gì chúng ta có được và đáng được hưởng ơn bình an đích thực đó.
Chúa Nhật 03.07.2016
Lm Nguyễn Quốc Hưng
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công Đồng Liên Chính Thống Giáo bàn về kỷ luật hôn nhân
Đặng Tự Do
00:14 02/07/2016
Trong hai ngày 23 và 24, các đại biểu đã thảo luận tài liệu thứ năm của Công Đồng, "Bí tích hôn nhân và những trở ngại" - một chủ đề đã được đặt trong chương trình nghị sự công đồng vào năm 1961.
Sau khi thảo luận về Bí Tích Hôn nhân, tài liệu cuối cùng nói rằng "một đám cưới dân sự giữa một người nam và một người nữ theo pháp luật thiếu tính chất bí tích vì nó là một chỉ hợp pháp hóa sự sống chung dưới sự nhìn nhận của nhà nước, và khác xa với một đám cưới được Chúa và Giáo Hội chúc phúc. Các thành viên của Giáo Hội chỉ thực hiện đám cưới dân sự, nghĩa là có phép đời mà không có phép đạo, phải được các vị mục tử hữu trách quan tâm chăm sóc về mục vụ để giúp họ hiểu được giá trị của bí tích hôn phối và những ân sủng gắn liền với nó.”
"Giáo Hội nghiêm cấm các thành viên tham gia vào một khế ước sống chung cùng phái hay bất kỳ hình thức sống chung ngoài hôn nhân", các nghị phụ cho biết như trên trong khi bày tỏ mối ưu tư trước “sự gia đáng sợ các vụ ly dị, phá thai, và các vấn đề gay góc trong cuộc sống gia đình.”
Quay sang trở ngại đang ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, tài liệu xác nhận một thực hành của Chính Thống giáo là khoan dung với các đám cưới lần thứ hai và cả lần thứ ba sau khi mối hôn nhân trước đó được tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Công Đồng Liên Chính Thống Giáo đã tỏ ra lấn cấn không thống nhất với nhau được tại sao một hôn nhân trước đó được tuyên bố là “bất khả phân ly” nay lại có thể được tuyên bố là “vô hiệu”.
Các nghị phụ của Công Đồng Liên Chính Thống Giáo tái khẳng định hôn nhân khác đạo bị nghiêm cấm dù cho người khác đạo ấy cũng là một Kitô hữu thuộc về một hệ phái Kitô khác.
Văn bản cuối cùng tiêu biểu cho một sự thay đổi sâu xa dự thảo ban đầu. Ngay từ đầu, dự thảo không cho các Giáo Hội Chính Thống Giáo thành viên quyền quyết định trên các vấn đề thuộc Kỷ Luật Bí Tích Hôn nhân. Nhưng văn bản cuối cùng phải bỏ điều này vì không đạt được sự đồng thuận.
Người Công Giáo Ả Rập tại Thánh Địa ngỡ ngàng với bổ nhiệm mới tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
02:55 02/07/2016
Người Công Giáo Ả Rập tại Thánh Địa đã tỏ ra ngỡ ngàng với việc bổ nhiệm một linh mục dòng Phanxicô người Ý, là cha Pierbattista Pizzaballa, làm Giám Quản Tông Tòa cho Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin tại Giêrusalem, thay cho Đức Thượng Phụ Fouad Twal.
Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal. Tạm thời, ngài bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng Tổng Giám Mục hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Giêrusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do Thái và Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng tại Giêrusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Cha Pizzaballa sẽ được tấn phong tổng giám mục vào tháng Chín khi ngài bắt đầu đản nhận trách vụ mới.
Cha Pizzaballa đã từng phục vụ trong 12 năm như là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa trước khi Cha Francesco Patton được bổ nhiệm thay thế ngài vào tháng Sáu năm nay. Cha Pizzaballa là gương mặt quen thuộc đối với anh chị em giáo dân tại Giêrusalem. Tuy nhiên, ngài không nói tiếng Ả Rập: một điểm gây ngỡ ngàng cho những người nói tiếng Ả Rập trong những miền thuộc Tòa Thượng Phụ, bao gồm Israel, Jordan và Cyprus cũng như các vùng lãnh thổ Palestine.
Kể từ năm 1987, các vị thượng phụ Giêrusalem đều là người Ả Rập. Đức Thượng Phụ Michel Sabbah, một người Palestine; đã là Thượng Phụ từ năm 1987. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Twal, một người Jordan, được bổ nhiệm thay cho ngài. Khi các vị Thượng Phụ Ả rập này từ chức theo yêu cầu của giáo luật, khi đến tuổi 75; đơn từ chức của các ngài được chấp nhận ngay lập tức. Nhiều người tin là vì các vị này thường có những va chạm rất thường xuyên với nhà nước Israel.
Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal. Tạm thời, ngài bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng Tổng Giám Mục hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Giêrusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do Thái và Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng tại Giêrusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Cha Pizzaballa sẽ được tấn phong tổng giám mục vào tháng Chín khi ngài bắt đầu đản nhận trách vụ mới.
Cha Pizzaballa đã từng phục vụ trong 12 năm như là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa trước khi Cha Francesco Patton được bổ nhiệm thay thế ngài vào tháng Sáu năm nay. Cha Pizzaballa là gương mặt quen thuộc đối với anh chị em giáo dân tại Giêrusalem. Tuy nhiên, ngài không nói tiếng Ả Rập: một điểm gây ngỡ ngàng cho những người nói tiếng Ả Rập trong những miền thuộc Tòa Thượng Phụ, bao gồm Israel, Jordan và Cyprus cũng như các vùng lãnh thổ Palestine.
Kể từ năm 1987, các vị thượng phụ Giêrusalem đều là người Ả Rập. Đức Thượng Phụ Michel Sabbah, một người Palestine; đã là Thượng Phụ từ năm 1987. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Twal, một người Jordan, được bổ nhiệm thay cho ngài. Khi các vị Thượng Phụ Ả rập này từ chức theo yêu cầu của giáo luật, khi đến tuổi 75; đơn từ chức của các ngài được chấp nhận ngay lập tức. Nhiều người tin là vì các vị này thường có những va chạm rất thường xuyên với nhà nước Israel.
Người Công Giáo quyên góp 150 triệu Mỹ Kim trong một năm cho Syria
Đặng Tự Do
03:03 02/07/2016
Trong năm tài chính 2014-15, các giáo phận Công Giáo và các tổ chức Công Giáo đã quyên góp được 150 triệu Mỹ Kim để hỗ trợ năm triệu người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria và Iraq. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm 30 tháng Sáu.
Hơn 30 triệu Mỹ Kim đã được phân bổ cho viện trợ lương thực, 25 triệu cho các trợ giúp phi thực phẩm, 25 triệu cho giáo dục, 16 triệu cho việc chăm sóc sức khỏe, và 10 triệu cho nhà ở.
Cuộc chiến ở Syria, một quốc gia có 17 triệu dân, đã khiến 400,000 người thiệt mạng. Hơn mười triệu người Syria phải bỏ nhà cửa di tản. Trong đó, sáu triệu di tản trong nội địa Syria. 1.9 triệu sang Thổ Nhĩ Kỳ; 1.1 triệu sang Li Băng, và 600,000 đến Jordan. Ba triệu người Iraq đã phải bỏ nhà cửa của họ.
Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, phối hợp với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Catholic Relief Services, và Missio, đang tiến hành một cuộc hội thảo để giúp các giáo phận Syria trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo.
Hơn 30 triệu Mỹ Kim đã được phân bổ cho viện trợ lương thực, 25 triệu cho các trợ giúp phi thực phẩm, 25 triệu cho giáo dục, 16 triệu cho việc chăm sóc sức khỏe, và 10 triệu cho nhà ở.
Cuộc chiến ở Syria, một quốc gia có 17 triệu dân, đã khiến 400,000 người thiệt mạng. Hơn mười triệu người Syria phải bỏ nhà cửa di tản. Trong đó, sáu triệu di tản trong nội địa Syria. 1.9 triệu sang Thổ Nhĩ Kỳ; 1.1 triệu sang Li Băng, và 600,000 đến Jordan. Ba triệu người Iraq đã phải bỏ nhà cửa của họ.
Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, phối hợp với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Catholic Relief Services, và Missio, đang tiến hành một cuộc hội thảo để giúp các giáo phận Syria trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo.
4 Hồng Y tham gia vào cuộc gặp gỡ đại kết tại Munich
Đặng Tự Do
03:09 02/07/2016
Ước tính có 1,700 người từ 40 quốc gia đã tham dự cuộc họp tại Munich vào ngày 30 tháng 6. Chủ đề của cuộc họp này là "Gặp gỡ, hòa giải, tương lai". Cuộc gặp gỡ đại kết kéo dài trong ba ngày được tài trợ bởi tổ chức Together for Europe.
"Năm trăm năm chia cách là quá đủ: chúng ta cần có một cam kết để thống nhất, nếu không chúng ta phản bội Chúa Giêsu," Đức Hồng Y Walter Kasper, vị chủ tịch đã nghỉ hưu của Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói. "Sự thống nhất của các Giáo Hội chúng ta bây giờ, thậm chí còn quan trọng hơn xét vì tiến trình thống nhất châu Âu đang gặp nguy hiểm."
Các Hồng Y khác dự kiến sẽ chia sẻ trong cuộc gặp gỡ này bao gồm Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich, Đức Hồng Y Peter Turkson, và Đức Hồng Y Kurt Koch, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.
"Năm trăm năm chia cách là quá đủ: chúng ta cần có một cam kết để thống nhất, nếu không chúng ta phản bội Chúa Giêsu," Đức Hồng Y Walter Kasper, vị chủ tịch đã nghỉ hưu của Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói. "Sự thống nhất của các Giáo Hội chúng ta bây giờ, thậm chí còn quan trọng hơn xét vì tiến trình thống nhất châu Âu đang gặp nguy hiểm."
Các Hồng Y khác dự kiến sẽ chia sẻ trong cuộc gặp gỡ này bao gồm Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich, Đức Hồng Y Peter Turkson, và Đức Hồng Y Kurt Koch, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định không đọc diễn văn trong chuyến viếng thăm trại tử thần Auschwitz.
Đặng Tự Do
03:18 02/07/2016
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trại tử thần của Đức Quốc xã ngày 29 Tháng Bảy trong chuyến tông du Ba Lan trong khuôn khổ Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Lịch trình ban đầu của ngài được Vatican công bố hồi đầu tháng này cho biết Đức Thánh Cha sẽ có một bài phát biểu tại đó, như các vị tiền nhiệm của ngài đã từng thực hiện.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đến “nơi kinh hoàng đó mà không phát biểu, không có đám đông.” Ngài sẽ cầu nguyện âm thầm, “và xin Chúa cho tôi ân sủng để rơi lệ.”
Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc nhở các phóng viên là trong một chuyến thăm miền bắc nước Ý vào năm 2014 để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất, ngài cũng đã từ chối đưa ra một bài diễn văn.
Radio Vatican ngày 9/6/2016 đã công bố chương trình cho những ngày từ 27 đến 31 tháng 7 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan trong khuôn khổ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31.
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino Rome lúc 2 giờ chiều và sẽ đến sân bay John Paul II ở Balice-Krakow hai giờ sau đó.
Sau nghi lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển về Lâu đài Wawel, nơi đó Ngài sẽ đọc bài diễn văn dành cho các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, tiếp theo là cuộc thăm viếng thân hữu với Ngài tổng thống Cộng hòa Ba lan. Ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan sẽ kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với các giám mục tại Nhà thờ chính tòa Krakow.
Vào sáng sớm thứ Năm ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tu viện của các nữ tu Thăm Viếng trên đường ra sân bay và lúc 08:30 sáng Ngài sẽ đáp trực thăng tới Czestochowa, nơi đây, tại tu viện Jasna Gora, Ngài sẽ cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà Đen trước khi cử hành Thánh Lễ tại đền Thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Vua Ba lan được rửa tội. Lúc 12:45 trưa cùng ngày Đức Thánh Cha sẽ trở lại Krakow để gặp gỡ và nói chuyện với giới trẻ tập trung tại Công viên Jordan.
Vào ngày thứ Sáu 29 tháng 7 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Oswiecim. Lúc 9.30 giờ sáng Ngài thăm trại tập trung Auschwitz thời Đức Quốc Xã và lúc 10.30 giờ tại trại Birkenau, sau đó Ngài trở về Krakow, lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng và lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ chủ sự Chặng Đường Thánh Giá với những người trẻ ở Jordan Park.
Vào ngày thứ Bảy, Ngài sẽ thăm viếng Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow, Ngài sẽ bước qua Cửa Thánh của Lòng thương xót Chúa và giải tội cho một số người trẻ. Sau đó, lúc 10.30, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã dâng hiến đời mình cho Chúa và các chủng sinh trong Đền Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow. Đức Giáo Hoàng sẽ ăn trưa với một số người trẻ tuổi tại Tòa Tổng Giám mục và sau đó vào buổi tối, Ngài sẽ cùng với những người trẻ bước qua ngưỡng Cửa Thánh tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót và lúc 7:30 tối Ngài sẽ giảng cho mọi người tham dự Đêm Canh Thức.
Vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót, sau đó, lúc 5 giờ chiều, Ngài sẽ gặp gỡ các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ban tổ chức và các nhà hảo tâm tại sân vận động Tauron ở Krakow… Cuối cùng Ngài sẽ đáp máy bay lúc 6:30 tối và về tới Rôma lúc 8:25 tối cùng ngày.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đến “nơi kinh hoàng đó mà không phát biểu, không có đám đông.” Ngài sẽ cầu nguyện âm thầm, “và xin Chúa cho tôi ân sủng để rơi lệ.”
Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc nhở các phóng viên là trong một chuyến thăm miền bắc nước Ý vào năm 2014 để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất, ngài cũng đã từ chối đưa ra một bài diễn văn.
Radio Vatican ngày 9/6/2016 đã công bố chương trình cho những ngày từ 27 đến 31 tháng 7 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan trong khuôn khổ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31.
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino Rome lúc 2 giờ chiều và sẽ đến sân bay John Paul II ở Balice-Krakow hai giờ sau đó.
Sau nghi lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển về Lâu đài Wawel, nơi đó Ngài sẽ đọc bài diễn văn dành cho các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, tiếp theo là cuộc thăm viếng thân hữu với Ngài tổng thống Cộng hòa Ba lan. Ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan sẽ kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với các giám mục tại Nhà thờ chính tòa Krakow.
Vào sáng sớm thứ Năm ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tu viện của các nữ tu Thăm Viếng trên đường ra sân bay và lúc 08:30 sáng Ngài sẽ đáp trực thăng tới Czestochowa, nơi đây, tại tu viện Jasna Gora, Ngài sẽ cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà Đen trước khi cử hành Thánh Lễ tại đền Thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Vua Ba lan được rửa tội. Lúc 12:45 trưa cùng ngày Đức Thánh Cha sẽ trở lại Krakow để gặp gỡ và nói chuyện với giới trẻ tập trung tại Công viên Jordan.
Vào ngày thứ Sáu 29 tháng 7 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Oswiecim. Lúc 9.30 giờ sáng Ngài thăm trại tập trung Auschwitz thời Đức Quốc Xã và lúc 10.30 giờ tại trại Birkenau, sau đó Ngài trở về Krakow, lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng và lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ chủ sự Chặng Đường Thánh Giá với những người trẻ ở Jordan Park.
Vào ngày thứ Bảy, Ngài sẽ thăm viếng Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow, Ngài sẽ bước qua Cửa Thánh của Lòng thương xót Chúa và giải tội cho một số người trẻ. Sau đó, lúc 10.30, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã dâng hiến đời mình cho Chúa và các chủng sinh trong Đền Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow. Đức Giáo Hoàng sẽ ăn trưa với một số người trẻ tuổi tại Tòa Tổng Giám mục và sau đó vào buổi tối, Ngài sẽ cùng với những người trẻ bước qua ngưỡng Cửa Thánh tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót và lúc 7:30 tối Ngài sẽ giảng cho mọi người tham dự Đêm Canh Thức.
Vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót, sau đó, lúc 5 giờ chiều, Ngài sẽ gặp gỡ các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ban tổ chức và các nhà hảo tâm tại sân vận động Tauron ở Krakow… Cuối cùng Ngài sẽ đáp máy bay lúc 6:30 tối và về tới Rôma lúc 8:25 tối cùng ngày.
Dòng Tên phục vụ người tị nạn ở Châu Á - Thái Bình Dương suốt 35 năm qua
Lã Thụ Nhân
09:53 02/07/2016
Dòng Tên phục vụ người tị nạn ở Châu Á - Thái Bình Dương suốt 35 năm qua
Bangkok - Ba mươi lăm năm qua Tổ chức phục vụ người tị nạn dòng Tên (JRS) đã hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ người tị nạn và những người di dân ở bảy quốc gia: Úc, Campuchia, Indonesia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Đông Timor và Thái Lan. Hiện nay JRS không những hỗ trợ các nhu cầu cơ bản cho hơn 310.000 người mà còn hỗ trợ họ trong việc phát triển xã hội, giáo dục và tái hòa nhập vào xã hội.
Vào năm 1981, khi là Bề trên Tổng quyền dòng Tên, Cha Pedro Arrupe đã thành lập JRS Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn ở Thái Lan, lập nên đội ngũ tu sĩ và giáo dân đầu tiên. JRS đã bắt đầu giúp đỡ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với một tương lai bấp bênh, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đây là mục tiêu chính của JRS, với cam kết giúp đỡ các nhóm dễ bị tổn thương nhất, liên quan đến các thảm họa thiên nhiên và các phong trào quần chúng, cải thiện điều kiện sống của họ qua việc đào tạo nghề và trợ cấp nhỏ. Để đối phó với hiện tượng "người tị nạn đô thị" - những người thường xuyên sống trong nghèo khó, không có các dịch vụ cơ bản - ngày càng gia tăng, JRS tổ chức các nhóm hỗ trợ, tư vấn tâm lý - xã hội và các dịch vụ pháp lý. Ở Úc và Thái Lan, JRS đồng hành với những người tị nạn và những người bị đưa vào các trung tâm giam giữ dành cho người di dân, cung cấp trợ giúp y tế và pháp lý. Việc đào tạo đã được triển khai cho những người di dân và tị nạn ở Miến Điện, Thái Lan, trong khi ở Philippines và Đông Timor, JRS giúp đỡ những người trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, giúp những người này tái hòa nhập cộng đồng.
Tại Indonesia, sau năm 2004, JRS bắt đầu mở dịch vụ đào tạo, tổ chức hội thảo về giải quyết xung đột và hòa giải, và được hỗ trợ các thủ tục cảnh báo sớm.
Lã Thụ Nhân
Một linh mục Ấn Độ nỗ lực mang Thông điệp "Laudato Sì" vào đời sống tín hữu
Một linh mục ở Tổng Giáo Phận Tây Bombay, Ấn Độ đã dấn thân đưa Thông điệp về sinh thái “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đời sống của các tín hữu.
Cha Magi Murzello, tân Hiệu trưởng của Đại học Thánh Anrê ở Bandra, Mumbai (trước đây là Bombay), mô tả bản thân ngài là người thân thiện với môi trường sinh thái. Vị linh mục có học vị tiến sĩ Khoa học Môi trường dự định "phiên dịch theo cách sáng tạo và sư phạm Thông điệp Laudato Si" bao gồm nội dung về việc thờ phượng và thực hành đạo đức. Cha Magi đã tiến hành một "Chặng Đàng Thánh Giá" tập trung vào các vấn đề suy thoái môi trường, tiếp đến là cuộc thảo luận về chủ đề "Đừng lãng phí quà tặng của Thiên Chúa" và kết thúc bằng việc làm sạch bãi biển.
Ngài muốn làm sâu sắc thêm các chương khác nhau của Thông điệp Laudato Si, nâng cao nhận thức trong mọi thành phần Dân Chúa về những vấn đề như đối thoại, sinh thái toàn diện, linh đạo sinh thái, tính minh bạch và tạ ơn. Đại học Thánh Anrê là điểm đến thường xuyên không chỉ đối với người Công Giáo mà còn của những người thuộc các tôn giáo khác.
Lã Thụ Nhân
Bangkok - Ba mươi lăm năm qua Tổ chức phục vụ người tị nạn dòng Tên (JRS) đã hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ người tị nạn và những người di dân ở bảy quốc gia: Úc, Campuchia, Indonesia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Đông Timor và Thái Lan. Hiện nay JRS không những hỗ trợ các nhu cầu cơ bản cho hơn 310.000 người mà còn hỗ trợ họ trong việc phát triển xã hội, giáo dục và tái hòa nhập vào xã hội.
Vào năm 1981, khi là Bề trên Tổng quyền dòng Tên, Cha Pedro Arrupe đã thành lập JRS Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn ở Thái Lan, lập nên đội ngũ tu sĩ và giáo dân đầu tiên. JRS đã bắt đầu giúp đỡ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với một tương lai bấp bênh, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đây là mục tiêu chính của JRS, với cam kết giúp đỡ các nhóm dễ bị tổn thương nhất, liên quan đến các thảm họa thiên nhiên và các phong trào quần chúng, cải thiện điều kiện sống của họ qua việc đào tạo nghề và trợ cấp nhỏ. Để đối phó với hiện tượng "người tị nạn đô thị" - những người thường xuyên sống trong nghèo khó, không có các dịch vụ cơ bản - ngày càng gia tăng, JRS tổ chức các nhóm hỗ trợ, tư vấn tâm lý - xã hội và các dịch vụ pháp lý. Ở Úc và Thái Lan, JRS đồng hành với những người tị nạn và những người bị đưa vào các trung tâm giam giữ dành cho người di dân, cung cấp trợ giúp y tế và pháp lý. Việc đào tạo đã được triển khai cho những người di dân và tị nạn ở Miến Điện, Thái Lan, trong khi ở Philippines và Đông Timor, JRS giúp đỡ những người trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, giúp những người này tái hòa nhập cộng đồng.
Tại Indonesia, sau năm 2004, JRS bắt đầu mở dịch vụ đào tạo, tổ chức hội thảo về giải quyết xung đột và hòa giải, và được hỗ trợ các thủ tục cảnh báo sớm.
Lã Thụ Nhân
Một linh mục Ấn Độ nỗ lực mang Thông điệp "Laudato Sì" vào đời sống tín hữu
Một linh mục ở Tổng Giáo Phận Tây Bombay, Ấn Độ đã dấn thân đưa Thông điệp về sinh thái “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đời sống của các tín hữu.
Cha Magi Murzello, tân Hiệu trưởng của Đại học Thánh Anrê ở Bandra, Mumbai (trước đây là Bombay), mô tả bản thân ngài là người thân thiện với môi trường sinh thái. Vị linh mục có học vị tiến sĩ Khoa học Môi trường dự định "phiên dịch theo cách sáng tạo và sư phạm Thông điệp Laudato Si" bao gồm nội dung về việc thờ phượng và thực hành đạo đức. Cha Magi đã tiến hành một "Chặng Đàng Thánh Giá" tập trung vào các vấn đề suy thoái môi trường, tiếp đến là cuộc thảo luận về chủ đề "Đừng lãng phí quà tặng của Thiên Chúa" và kết thúc bằng việc làm sạch bãi biển.
Ngài muốn làm sâu sắc thêm các chương khác nhau của Thông điệp Laudato Si, nâng cao nhận thức trong mọi thành phần Dân Chúa về những vấn đề như đối thoại, sinh thái toàn diện, linh đạo sinh thái, tính minh bạch và tạ ơn. Đại học Thánh Anrê là điểm đến thường xuyên không chỉ đối với người Công Giáo mà còn của những người thuộc các tôn giáo khác.
Lã Thụ Nhân
Một linh mục Ấn Độ nỗ lực mang Thông điệp ''Laudato Sì'' vào đời sống tín hữu
Lã Thụ Nhân
09:54 02/07/2016
Một linh mục Ấn Độ nỗ lực mang Thông điệp "Laudato Sì" vào đời sống tín hữu
Một linh mục ở Tổng Giáo Phận Tây Bombay, Ấn Độ đã dấn thân đưa Thông điệp về sinh thái “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đời sống của các tín hữu.
Cha Magi Murzello, tân Hiệu trưởng của Đại học Thánh Anrê ở Bandra, Mumbai (trước đây là Bombay), mô tả bản thân ngài là người thân thiện với môi trường sinh thái. Vị linh mục có học vị tiến sĩ Khoa học Môi trường dự định "phiên dịch theo cách sáng tạo và sư phạm Thông điệp Laudato Si" bao gồm nội dung về việc thờ phượng và thực hành đạo đức. Cha Magi đã tiến hành một "Chặng Đàng Thánh Giá" tập trung vào các vấn đề suy thoái môi trường, tiếp đến là cuộc thảo luận về chủ đề "Đừng lãng phí quà tặng của Thiên Chúa" và kết thúc bằng việc làm sạch bãi biển.
Ngài muốn làm sâu sắc thêm các chương khác nhau của Thông điệp Laudato Si, nâng cao nhận thức trong mọi thành phần Dân Chúa về những vấn đề như đối thoại, sinh thái toàn diện, linh đạo sinh thái, tính minh bạch và tạ ơn. Đại học Thánh Anrê là điểm đến thường xuyên không chỉ đối với người Công Giáo mà còn của những người thuộc các tôn giáo khác.
Lã Thụ Nhân
Một linh mục ở Tổng Giáo Phận Tây Bombay, Ấn Độ đã dấn thân đưa Thông điệp về sinh thái “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đời sống của các tín hữu.
Cha Magi Murzello, tân Hiệu trưởng của Đại học Thánh Anrê ở Bandra, Mumbai (trước đây là Bombay), mô tả bản thân ngài là người thân thiện với môi trường sinh thái. Vị linh mục có học vị tiến sĩ Khoa học Môi trường dự định "phiên dịch theo cách sáng tạo và sư phạm Thông điệp Laudato Si" bao gồm nội dung về việc thờ phượng và thực hành đạo đức. Cha Magi đã tiến hành một "Chặng Đàng Thánh Giá" tập trung vào các vấn đề suy thoái môi trường, tiếp đến là cuộc thảo luận về chủ đề "Đừng lãng phí quà tặng của Thiên Chúa" và kết thúc bằng việc làm sạch bãi biển.
Ngài muốn làm sâu sắc thêm các chương khác nhau của Thông điệp Laudato Si, nâng cao nhận thức trong mọi thành phần Dân Chúa về những vấn đề như đối thoại, sinh thái toàn diện, linh đạo sinh thái, tính minh bạch và tạ ơn. Đại học Thánh Anrê là điểm đến thường xuyên không chỉ đối với người Công Giáo mà còn của những người thuộc các tôn giáo khác.
Lã Thụ Nhân
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vĩnh Long : Thánh lễ trao sứ vụ Linh Mục
Người Giồng Trôm
10:40 02/07/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: THÁNH LỄ TRAO SỨ VỤ LINH MỤC
Nhờ Hồng Ân Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria và Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, giáo phận Vĩnh Long hôm nay sẽ có 10 tân linh mục qua việc đặt tay Ban Bí tích Truyền Chức Thánh. Các tân linh mục là con cái của 8 họ đạo trong gia đình Giáo Phận:
Xem Hình
1. Phêrô Nguyễn Trung Kiên
2. Gioan Bt. Lê Quang Thảo Nguyên
3. Giuse Nguyễn Hữu Trí
4. Gioa Kim Trương Minh Túc
5. Phaolô Hà Văn Phong
6. Lôrenxô Trần Minh Phương
7. Tôma Aquinô Nguyễn Mạnh Quyền
8. Giuse Võ Ngọc Toàn
9. Philipphê Minh Dương Minh
10. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng
Từ sáng sớm ngày hôm nay, cộng đoàn dân Chúa giáo phận Vĩnh Long đã tề tựu về Ngôi Thánh Đường Mẹ Giáo Phận. Niềm vui lớn được nở trên môi và những nụ cười của những người con cái Chúa và nhất là vui trong ngày bội thu ơn gọi của Giáo Phận.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy mời gọi cộng đoàn lắng nghe chút tâm tình: “Kính thưa cộng đoàn, hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta hân hoan tôn vinh và hướng về hai ngôi sao sáng trên bầu trời Giáo Hội Thánh tông đồ Phêrô và thánh tông đồ Phaolô: hai quả tim khác biệt nhưng cùng nhịp đập, cùng một giòng máu giúp cho thân mình Giáo Hội cường tráng và phong phú.
Như lời kinh tiền tụng của Đại Lễ hôm nay diễn tả: Cha đã sắp đặt để thánh Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin, thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Israel, thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân. Như vậy, các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Ðức Kitô.
Câu chuyện thật kỳ diệu về cuộc đời của quý ngài được viết trong những trang sách Tân Ước như bằng chứng hùng hồn cho những điều chúng ta tuyên xưng trong mầu nhiệm Hội Thánh.
Chúa đã chọn Phêrô làm đầu Hội Thánh và Phaolô là người bảo vệ đức tin để ta thấy được rằng con người bị giới hạn và mong manh nhưng Thiên Chúa thì vô hạn và mạnh mẽ để ta biết được rằng Giáo Hội là của Thiên Chúa chứ không phải là con người. Giáo Hội là tập hợp những con người nhưng tồn tại bằng sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa, Chúa đã đặt Phêrô làm người lèo lái con thuyền Giáo Hội và Phaolô là người bảo vệ vững chắc của con thuyền ấy để ta thấy được rằng con người thì yếu đuối lỗi lầm nhưng Thiên Chúa xót thương và tha thứ để Giáo Hội phẩm chất của mình. Giáo Hội phải là bà mẹ nhân từ cho tất cả mọi người.
Kính thưa cộng đoàn: Ngạn ngữ Arap có câu: Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những điểm cong ! Điều kỳ diệu ấy thể hiện trong cuộc đời của hai vị thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Và điều kỳ diệu ấy cũng được thể hiện trong cuộc đời của các tân chức mà qua bí tích truyền chức thánh, chức linh mục cao cả và thánh thiêng được đặt vào con người của các ngài”.
Sau đó, Cha Matthêu xướng tên 10 tân chức hôm nay cũng như mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các tân chức. Cha cũng mời cộng đoàn hãy hướng về Đức Cha Phêrô trong ngày mừng bổn mạng của Đức Cha: “. .. Xin Thánh Phêrô đồng hành với Đức Cha trong sứ mạng là vị mục tử nhân lành của Giáo Phận”.
9 g 30 phút, cộng đoàn cùng đón đoàn đồng tế bước vào Thánh Điện trong tâm tình “Hoan ca tận hiến” (NS. Văn Chi): (Này con xin đến) Này con xin đến Chúa ơi !Để thi hành ý Chúa nhiệm mầu như một hy lễ mới dâng tiến lên Thiên Chúa tình yêu (Trọn bao mơ ước) Trọn bao mơ ước Chúa ơi với tâm nguyện trở thành tất cả cho mọi người như một hy tế toàn thiêu. ..
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Phêrô làm đá tảng, Phaolô hai thánh tử đạo tại Rôma. Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành cho anh chúng ta có bổn mạng Phêrô và Phaolô sau khi trở lại đã loan báo tin mừng cho dân ngoại. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết tin vào Chúa, biết sống và rao giảng lời Chúa như hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. .. Hôm nay chúng ta cũng tham dự nghi thức phong chức cho một số tân chức. Chúng ta cũng cầu xin Chúa ban ơn cho những tân chức này trở thành những người chủ chăn nhân hậu, trở thành những thợ gặt lành nghề, trở thành những người cộng tác để xây dựng Nước Chúa ở trần gian này. Giờ đây chúng ta thú nhận tội lỗi của mình để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Sai lầm thuộc về con người. Có sai lầm mới có sửa sai. Hôm nay, chúng ta mừng Lễ hai vị Thánh Cả”
Đức Cha gợi lại sai lầm của hai thánh và rồi sau khi vấp ngã, Chúa đã làm cho hai vị thánh thay đổi.
Thay lời kết, Đức Cha mời gọi chúng ta nhìn lại chúng ta vì nhiều lần nhiều lúc chúng ta thấy phi lý trong giáo huấn của Chúa nhưng việc làm của Chúa cho con người thấy xa cho con người, mang tính cứu chuộc cho con người, việc làm của con người chỉ hạn hẹp. Cái nhìn của Chúa Giêsu mang đầy bác ái, yêu thương tha thứ. Tính của chúng ta là hay ghen tương và hay lên án.
Đức Cha mời gọi cộng đoàn: “Xin Chúa ban cho các tân chức trung thành với đức tin, với giáo lý đã học để các ngài nối gót cho Chúa làm tư tế, làm nhà lãnh đạo. Đồng thời chúng ta cũng xin lỗi Chúa và xin Chúa nâng đỡ đức tin và đức cậy và đức mến cho hai thánh tông đồ để nhờ đó ta sống tốt hơn, sống đẹp lòng Chúa hơn”
Kết thúc bài giảng là đến nghi thức phong chức linh mục.
Nghi thức cổ kính này khởi sự bằng việc tuyển chọn. Linh mục được ủy nhiệm thay mặt Giáo Hội gọi tên các tân chức và giới thiệu với Đức Cha cất nhắc các vị này lên chức linh mục.
Linh mục ủy nhiệm sau khi xướng tên các tân chức và thưa với Giám Mục: “. .. Con chứng nhận những thầy này được coi là xứng đáng”.
Đức Cha nhận lời: “Nhờ ơn Chúa, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta Chúa chúng ta chúng tôi tuyển chọn các anh em chúng ta đây lên chức linh mục”
Sau đó, Đức Giám Mục ban huấn dụ về vai trò và nhiệm vụ của linh mục.
Tiếp đến, các tiến chức hứa quyết tâm chu toàn nhiệm vụ sắp lãnh nhận và vâng phục Giám mục giáo phận cùng bề trên hợp pháp của dòng tu.
Công đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh để xin các thánh bầu cử cùng Chúa “gia tăng ơn thiêng trên các tiến chức là những người Chúa đã chọn lên chức Linh mục”.
Trong phần chính yếu của Nghi thức Phong chức, theo truyền thống từ thời các Tông Đồ, Đức Giám Mục cùng các linh mục đặt tay trên từng tiến chức, rồi Đức Cha đọc Lời Nguyện Phong Chức: “…Lạy Cha toàn năng, chúng con nài xin Cha ban chức Linh Mục cho các tôi tớ Cha đây. Xin Cha đổi mới Thần Trí thánh hóa trong lòng các thầy, cho các thầy biết chu toàn chức vụ nhị phẩm nhận được từ nơi Cha, và cho các thầy biết cải thiện phong hóa thế gian bằng gương sáng đời sống của mình…”.
Giờ đây, các tiến chức đã trở nên Linh mục. Các ngài đổi cách đeo dây các phép (stola), từ choàng qua vai nay đeo thẳng và mặc áo lễ do đại diện gia đình mang lên như một cử chỉ dâng hiến người con cho Thiên Chúa và Hội Thánh.
Và rồi Đức Cha xức dầu thánh hiến các Tân Chức với lời nguyện xin: “Xin Chúa Giêsu-Kitô, Đấng mà Chúa Cha đã xức dầu bằng Thánh Thần và sức mạnh gìn giữ con, để con thánh hóa dân Kitô-giáo và hiến dâng hy lễ lên Thiên Chúa”. Khi trao chén rượu và đĩa bánh là của lễ do cộng đoàn dân Chúa tiến dâng, nói lên nhiệm vụ cử hành thánh lễ, loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến, Đức Cha nhắn nhủ: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa”.
Kết thúc nghi thức Truyền chức, Đức Cha và đại diện các linh mục trao hôn bình an trao hôn bình an cho các cha mới, như một cử chỉ “nói lên việc các ngài cùng chung một thừa tác vụ trong hàng linh mục”.
Thánh lễ tiếp tục với Kinh Tin Kính và phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương dâng lên Đức Cha tâm tình chúc mừng bổn mạng với lòng thành kính. Đức Ông Barnabê xin Chúa chúc lành cho Đức Cha.
Đức Ông Barnabê cũng xin mừng bổn mạng quý Cha, anh em có mặt trong Thánh Đường này mang bổn mạng Phêrô và Phaolô.
Một tràng pháo tay giòn giã vang lên sau lời chúc của Đức Ông Barnabê.
Đức Ông Barnabê dâng lên Đức Cha bó hoa bày tỏ tấm lòng của cộng đoàn.
Đức Cha Phêrô tiếp lời Đức Ông Barnabê: “Kính thưa quý cha và toàn thể cộng đoàn. Tôi xin cảm ơn Đức Ông đại diện gửi lời chúc cho tôi. Xin các họ đạo cầu nguyện cho tôi có sức khỏe, có sức khỏe để kéo chài, có sức khỏe để lưới và lựa cá ra được. Đó là những công đoàn mà tôi đã trải qua. .. Xin anh chị em cố gắng cầu nguyện cho tôi và đồng thời cầu nguyện cho anh em có tên thánh Phêrô và Phaolô, cầu nguyện cho mọi người chúng ta để chúng ta noi gương hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô”.
Sau phép lành cuối Lễ, một đại diện tân chức hôm nay ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Thánh Lễ khép lại sau lời cảm ơn của tân linh mục đại diện. Những bức ảnh hết sức trân quý được ghi lại trong ngày hồng phúc này.
Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô và Phaolô ban muôn ơn lành cho Đức Cha Phêrô, đặc biệt cho các tân chức lãnh sứ vụ hôm nay cũng như cộng đoàn dân Chúa ngày mỗi ngày thêm ơn đức tin cũng như thành những người chài lưới và giữ gìn đức tin như lòng Chúa mong muốn.
Nhờ Hồng Ân Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria và Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, giáo phận Vĩnh Long hôm nay sẽ có 10 tân linh mục qua việc đặt tay Ban Bí tích Truyền Chức Thánh. Các tân linh mục là con cái của 8 họ đạo trong gia đình Giáo Phận:
Xem Hình
1. Phêrô Nguyễn Trung Kiên
2. Gioan Bt. Lê Quang Thảo Nguyên
3. Giuse Nguyễn Hữu Trí
4. Gioa Kim Trương Minh Túc
5. Phaolô Hà Văn Phong
6. Lôrenxô Trần Minh Phương
7. Tôma Aquinô Nguyễn Mạnh Quyền
8. Giuse Võ Ngọc Toàn
9. Philipphê Minh Dương Minh
10. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng
Từ sáng sớm ngày hôm nay, cộng đoàn dân Chúa giáo phận Vĩnh Long đã tề tựu về Ngôi Thánh Đường Mẹ Giáo Phận. Niềm vui lớn được nở trên môi và những nụ cười của những người con cái Chúa và nhất là vui trong ngày bội thu ơn gọi của Giáo Phận.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy mời gọi cộng đoàn lắng nghe chút tâm tình: “Kính thưa cộng đoàn, hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta hân hoan tôn vinh và hướng về hai ngôi sao sáng trên bầu trời Giáo Hội Thánh tông đồ Phêrô và thánh tông đồ Phaolô: hai quả tim khác biệt nhưng cùng nhịp đập, cùng một giòng máu giúp cho thân mình Giáo Hội cường tráng và phong phú.
Như lời kinh tiền tụng của Đại Lễ hôm nay diễn tả: Cha đã sắp đặt để thánh Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin, thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Israel, thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân. Như vậy, các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Ðức Kitô.
Câu chuyện thật kỳ diệu về cuộc đời của quý ngài được viết trong những trang sách Tân Ước như bằng chứng hùng hồn cho những điều chúng ta tuyên xưng trong mầu nhiệm Hội Thánh.
Chúa đã chọn Phêrô làm đầu Hội Thánh và Phaolô là người bảo vệ đức tin để ta thấy được rằng con người bị giới hạn và mong manh nhưng Thiên Chúa thì vô hạn và mạnh mẽ để ta biết được rằng Giáo Hội là của Thiên Chúa chứ không phải là con người. Giáo Hội là tập hợp những con người nhưng tồn tại bằng sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa, Chúa đã đặt Phêrô làm người lèo lái con thuyền Giáo Hội và Phaolô là người bảo vệ vững chắc của con thuyền ấy để ta thấy được rằng con người thì yếu đuối lỗi lầm nhưng Thiên Chúa xót thương và tha thứ để Giáo Hội phẩm chất của mình. Giáo Hội phải là bà mẹ nhân từ cho tất cả mọi người.
Kính thưa cộng đoàn: Ngạn ngữ Arap có câu: Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những điểm cong ! Điều kỳ diệu ấy thể hiện trong cuộc đời của hai vị thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Và điều kỳ diệu ấy cũng được thể hiện trong cuộc đời của các tân chức mà qua bí tích truyền chức thánh, chức linh mục cao cả và thánh thiêng được đặt vào con người của các ngài”.
Sau đó, Cha Matthêu xướng tên 10 tân chức hôm nay cũng như mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các tân chức. Cha cũng mời cộng đoàn hãy hướng về Đức Cha Phêrô trong ngày mừng bổn mạng của Đức Cha: “. .. Xin Thánh Phêrô đồng hành với Đức Cha trong sứ mạng là vị mục tử nhân lành của Giáo Phận”.
9 g 30 phút, cộng đoàn cùng đón đoàn đồng tế bước vào Thánh Điện trong tâm tình “Hoan ca tận hiến” (NS. Văn Chi): (Này con xin đến) Này con xin đến Chúa ơi !Để thi hành ý Chúa nhiệm mầu như một hy lễ mới dâng tiến lên Thiên Chúa tình yêu (Trọn bao mơ ước) Trọn bao mơ ước Chúa ơi với tâm nguyện trở thành tất cả cho mọi người như một hy tế toàn thiêu. ..
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Phêrô làm đá tảng, Phaolô hai thánh tử đạo tại Rôma. Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành cho anh chúng ta có bổn mạng Phêrô và Phaolô sau khi trở lại đã loan báo tin mừng cho dân ngoại. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết tin vào Chúa, biết sống và rao giảng lời Chúa như hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. .. Hôm nay chúng ta cũng tham dự nghi thức phong chức cho một số tân chức. Chúng ta cũng cầu xin Chúa ban ơn cho những tân chức này trở thành những người chủ chăn nhân hậu, trở thành những thợ gặt lành nghề, trở thành những người cộng tác để xây dựng Nước Chúa ở trần gian này. Giờ đây chúng ta thú nhận tội lỗi của mình để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Sai lầm thuộc về con người. Có sai lầm mới có sửa sai. Hôm nay, chúng ta mừng Lễ hai vị Thánh Cả”
Đức Cha gợi lại sai lầm của hai thánh và rồi sau khi vấp ngã, Chúa đã làm cho hai vị thánh thay đổi.
Thay lời kết, Đức Cha mời gọi chúng ta nhìn lại chúng ta vì nhiều lần nhiều lúc chúng ta thấy phi lý trong giáo huấn của Chúa nhưng việc làm của Chúa cho con người thấy xa cho con người, mang tính cứu chuộc cho con người, việc làm của con người chỉ hạn hẹp. Cái nhìn của Chúa Giêsu mang đầy bác ái, yêu thương tha thứ. Tính của chúng ta là hay ghen tương và hay lên án.
Đức Cha mời gọi cộng đoàn: “Xin Chúa ban cho các tân chức trung thành với đức tin, với giáo lý đã học để các ngài nối gót cho Chúa làm tư tế, làm nhà lãnh đạo. Đồng thời chúng ta cũng xin lỗi Chúa và xin Chúa nâng đỡ đức tin và đức cậy và đức mến cho hai thánh tông đồ để nhờ đó ta sống tốt hơn, sống đẹp lòng Chúa hơn”
Kết thúc bài giảng là đến nghi thức phong chức linh mục.
Nghi thức cổ kính này khởi sự bằng việc tuyển chọn. Linh mục được ủy nhiệm thay mặt Giáo Hội gọi tên các tân chức và giới thiệu với Đức Cha cất nhắc các vị này lên chức linh mục.
Linh mục ủy nhiệm sau khi xướng tên các tân chức và thưa với Giám Mục: “. .. Con chứng nhận những thầy này được coi là xứng đáng”.
Đức Cha nhận lời: “Nhờ ơn Chúa, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta Chúa chúng ta chúng tôi tuyển chọn các anh em chúng ta đây lên chức linh mục”
Sau đó, Đức Giám Mục ban huấn dụ về vai trò và nhiệm vụ của linh mục.
Tiếp đến, các tiến chức hứa quyết tâm chu toàn nhiệm vụ sắp lãnh nhận và vâng phục Giám mục giáo phận cùng bề trên hợp pháp của dòng tu.
Công đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh để xin các thánh bầu cử cùng Chúa “gia tăng ơn thiêng trên các tiến chức là những người Chúa đã chọn lên chức Linh mục”.
Trong phần chính yếu của Nghi thức Phong chức, theo truyền thống từ thời các Tông Đồ, Đức Giám Mục cùng các linh mục đặt tay trên từng tiến chức, rồi Đức Cha đọc Lời Nguyện Phong Chức: “…Lạy Cha toàn năng, chúng con nài xin Cha ban chức Linh Mục cho các tôi tớ Cha đây. Xin Cha đổi mới Thần Trí thánh hóa trong lòng các thầy, cho các thầy biết chu toàn chức vụ nhị phẩm nhận được từ nơi Cha, và cho các thầy biết cải thiện phong hóa thế gian bằng gương sáng đời sống của mình…”.
Giờ đây, các tiến chức đã trở nên Linh mục. Các ngài đổi cách đeo dây các phép (stola), từ choàng qua vai nay đeo thẳng và mặc áo lễ do đại diện gia đình mang lên như một cử chỉ dâng hiến người con cho Thiên Chúa và Hội Thánh.
Và rồi Đức Cha xức dầu thánh hiến các Tân Chức với lời nguyện xin: “Xin Chúa Giêsu-Kitô, Đấng mà Chúa Cha đã xức dầu bằng Thánh Thần và sức mạnh gìn giữ con, để con thánh hóa dân Kitô-giáo và hiến dâng hy lễ lên Thiên Chúa”. Khi trao chén rượu và đĩa bánh là của lễ do cộng đoàn dân Chúa tiến dâng, nói lên nhiệm vụ cử hành thánh lễ, loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến, Đức Cha nhắn nhủ: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa”.
Kết thúc nghi thức Truyền chức, Đức Cha và đại diện các linh mục trao hôn bình an trao hôn bình an cho các cha mới, như một cử chỉ “nói lên việc các ngài cùng chung một thừa tác vụ trong hàng linh mục”.
Thánh lễ tiếp tục với Kinh Tin Kính và phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương dâng lên Đức Cha tâm tình chúc mừng bổn mạng với lòng thành kính. Đức Ông Barnabê xin Chúa chúc lành cho Đức Cha.
Đức Ông Barnabê cũng xin mừng bổn mạng quý Cha, anh em có mặt trong Thánh Đường này mang bổn mạng Phêrô và Phaolô.
Một tràng pháo tay giòn giã vang lên sau lời chúc của Đức Ông Barnabê.
Đức Ông Barnabê dâng lên Đức Cha bó hoa bày tỏ tấm lòng của cộng đoàn.
Đức Cha Phêrô tiếp lời Đức Ông Barnabê: “Kính thưa quý cha và toàn thể cộng đoàn. Tôi xin cảm ơn Đức Ông đại diện gửi lời chúc cho tôi. Xin các họ đạo cầu nguyện cho tôi có sức khỏe, có sức khỏe để kéo chài, có sức khỏe để lưới và lựa cá ra được. Đó là những công đoàn mà tôi đã trải qua. .. Xin anh chị em cố gắng cầu nguyện cho tôi và đồng thời cầu nguyện cho anh em có tên thánh Phêrô và Phaolô, cầu nguyện cho mọi người chúng ta để chúng ta noi gương hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô”.
Sau phép lành cuối Lễ, một đại diện tân chức hôm nay ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Thánh Lễ khép lại sau lời cảm ơn của tân linh mục đại diện. Những bức ảnh hết sức trân quý được ghi lại trong ngày hồng phúc này.
Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô và Phaolô ban muôn ơn lành cho Đức Cha Phêrô, đặc biệt cho các tân chức lãnh sứ vụ hôm nay cũng như cộng đoàn dân Chúa ngày mỗi ngày thêm ơn đức tin cũng như thành những người chài lưới và giữ gìn đức tin như lòng Chúa mong muốn.
Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn: Thánh lễ truyền chức Linh Mục
Người Giồng Trôm
10:39 02/07/2016
Từ đầu tháng 6, mùa bội thu của Giáo Hội đang về trên dải đất hình chữ S thân thương này. Ngày hôm nay, 2 tháng 7, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hân hoan vui mừng bởi lẽ Tỉnh Dòng có thêm 12 mục tử làm việc trong cánh đồng truyền giáo của Chúa.
Hình ảnh (Gioan Vinh)
Linh mục, tu sĩ nam nữ, bạn bè thân thuộc, gia đình từ nhiều nơi đã trở về với Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp – nơi mà rất nhiều linh mục được lãnh nhận hồng ân linh mục. Người thân của các tiến chức hôm nay có những người trở về từ nơi xa cả nửa vòng trái đất để hiệp thông cầu nguyện và chia vui với người con thân yêu của mình.
Chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng lắng nghe lời dẫn Lễ:
Kính thưa cộng đoàn !
Một ngày hồng phúc cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngày Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho về dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và truyền chức linh mục cho quý thầy phó tế Dòng Chúa Cứu Thế.
Kính thưa cộng đoàn ! Quý Thầy sẽ thụ phong linh mục hôm nay đã được đào tạo nhiều năm tại Học Viện Thánh Anphongsô thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Quý Thầy được Chúa thương chọn gọi vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Chức linh mục là quà tặng nhưng không của tình yêu Thiên Chúa, là hồng ân cao cả mà Chúa Giêsu trao ban cho nhân loại.
Là con người, các ứng viên linh mục không tránh khỏi tội lỗi, bất toàn và yếu đuối nhưng chúng ta xác tín rằng tình thương và lòng nhân hậu của Thiên Chúa còn lớn hơn gấp bội tội lỗi của con người.
Hôm nay chúng ta về đây trong ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cùng chung lời tạ ơn với Nhà Dòng, với gia đình các ứng viên linh mục, đồng thời cũng hiệp ý cầu nguyện cho quý Thầy được trở những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Xin Chúa Giê su Phục sinh và Thần Khí của Ngài luôn luôn ở cùng các ứngviên linh mục để họ nhiệt tâm phục vụ dân Chúa.
Sau lời dẫn vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng đọc kinh Phục vụ Bàn Thánh.
8 giờ 30, cộng đoàn cùng hướng về phía cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế.
Sau Thánh Giá Đèn Hầu là các tiến chức linh mục và đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ trao sứ vụ linh mục hôm nay là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho.
Để đón đoàn đồng tế và bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng cất cao lời ca: Đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi ! Đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. Lạy Chúa, đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa, đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. ..
Sau khi đoàn đồng tế đã tiến vào Cung Thánh, Cha Giám Tỉnh ngỏ lời chào Đức Cha Phêrô:
“Trọng kính Đức Giám Cha Phêrô Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho ! Cùng với quý Cha quý Thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế, quý Cha đồng tế và cộng đoàn dân Chúa, chúng con hân hoan được chào đón Đức Cha Phêrô đến ban Thánh lễ truyền chức linh mục cho 12 anh em phó tế chúng con.
Sự có mặt ngày hôm nay cho chúng con cảm nhận tình thương bao la đặc biệt Thiên Chúa dành cho Nhà Dòng chúng con cũng như của Đức Cha. Chúng con rất vui mừng ngày hôm nay, chúng con xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con được luôn trung thành với sứ mạng chúng con được trao phó. Chúng con xin kính mời Đức Cha bắt đầu”.
Ngỏ lời bước vào Thánh Lễ, Đức Cha nói: “Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em ! Sáng hôm nay cộng đoàn chúng ta quy tụ tại đây để cử hành Lễ Tế tạ ơn. Chúng ta tạ ơn Chúa vì Chúa ban cho Hội Thánh Việt Nam và cách riêng Dòng Chúa Cứu Thế những người trẻ, những anh em đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa để dâng hiến đời mình cho Nước Chúa, cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước và đồng thời chúng ta xin Chúa nâng đỡ cách riêng anh em tiến chức này cũng như nâng đỡ cả cộng đoàn chúng ta trong đời sống đức tin và sứ vụ loan báo Tin Mừng. Giờ đây, kính thưa anh chị em ! Chúng ta đặt mình trước trước nhan Thánh Chúa, xin Chúa tha thứ cho chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Sau trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu nói về việc “Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương” là tâm tình chia sẻ hết sức dễ thương của Đức Cha Phêrô.
Hôm nay Đức Cha không ngồi để ban huấn từ như mọi khi ta vẫn thấy trong các lễ phong chức nhưng Đức Cha tiến ra giữa Cung Thánh và Đức Cha chia sẻ:
... Anh em chịu chức linh mục là anh em trở thành những thừa tác viên của Giáo Hội và thừa tác viên của Lòng Thương Xót. ..
Anh em thi hành với tư cách là thừa tác viên của Thiên Chúa. Rao giảng lời Chúa không phô diễn sự khôn ngoan của cá nhân nhưng là để trình bày sự khôn ngoan của Lời Chúa theo sự hướng dẫn của Hội Thánh. .. Những người ngồi nghe anh em giảng có những người trí thức, giỏi. .. nhưng khi họ nghe họ muốn nghe thừa tác viên của Lời Hội Thánh giảng lời Chúa. Khi thi hành thừa tác viên Lời Chúa đừng quên là mình thi hành thừa tác viên là của Giáo Hội chứ không phải của cá nhân mình.
Khi cử hành bí tích cũng vậy. Anh em trở thành linh mục, anh em dựa vào quyền năng nào để biến đổi tấm bánh thành Mình Thánh Chúa Kitô ? Anh em dựa vào đâu ? Anh em chúng ta là người tội lỗi mà. Anh em dựa vào sự thánh thiện nào để nói với hối nhân “cha tha tội cho con”. .. Dùng tác vụ của Hội Thánh cho nên chúng ta cử hành bí tích với tư cách là thừa tác viên của Hội Thánh chứ không phải trong tư cách cá nhân. ..
Đó là những điều tôi muốn nhắc anh em và xin anh em nhớ mãi trong đời linh mục.
Anh em là thừa tác viên của Lòng Thương Xót. Anh em chịu chức linh mục trong khung cảnh Năm Lòng Thương Xót. Và bài Tin Mừng hôm nay nói về lòng chạnh thương của Chúa Giêsu. Làm linh mục để được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu cho nên chúng ta mang trong lòng mình tấm lòng chạnh thương của Chúa Giêsu. Lời Chúa mà chúng ta rao giảng là lời của lòng thương xót, là lời băng bó những tâm hồn đau thương, lời chữa lành những cõi lòng tan nát, giải thoát con người, lời công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa.
Các Bí tích là Bí tích của Lòng Thương Xót. Khi chúng ta đọc kinh tiền tụng trong Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Từ cạnh sườn đâm thâu, Chúa để khơi nguồn các Bí Tích. Bí Tích của Hội Thánh của Lòng Thương Xót. Thừa Tác Viên của Bí Tích phải là Thừa Tác Viên của Lòng Thương Xót. ..
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Cuba, Ngài đến thăm Đức Mẹ, Ngài kêu gọi giáo dân Cuba chiêm ngắm Đức Mẹ và thực hiện cuộc cách mạng thương xót và dịu dàng. Anh em chịu chức tại Đền Đức Mẹ nổi tiếng ở Sài Gòn. Ước gì anh em cũng chiêm ngắm Đức Mẹ cũng trở nên thừa tác viên của lòng thương xót và làm cuộc cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng.
Để kết, Đức Cha Phêrô “xin anh chị em cầu nguyện cho các tiến chức ngày hôm nay, xinh anh chị em cầu nguyện cho anh em linh mục của chúng tôi hiện diện ở đây và cầu nguyện cho cá nhân tôi để chúng tôi ý thức ơn gọi cao trọng mà Chúa ban cho chúng tôi và cộng tác tích cực với Lời Chúa để tích cực trở thành thừa tác viên của Lòng Thương Xót vì Chúa là cha chúng ta giàu lòng thương xót”.
Sau tâm tình chia sẻ của Đức Cha Phêrô là nghi thức phong chức linh mục.
Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm - Giám Đốc Học Viện Thánh Anphongsô điểm danh các ứng viên linh mục:
1. Gioan Baotixita Hoàng Lê Quốc Thái Vân Anh
2. Giuse Trần Xuân Thủy
3. Giuse Phạm Đình Toàn
4. Giuse Nguyễn Văn Tuân
5. Giuse Lê Hữu Cẩm Tú
6. Giuse Ngô Đức Thiện
7. Phaolô Trần Văn Hải
8. Đaminh Đinh Thanh Minh Dương
9. Phêrô Đặng Đình Thà
10. Giuse Nguyễn Duy Thịnh
11. Vinhsơn Vũ Hương Lạc
12. Giuse Phạm Đắc Lực
Cha Giám Tỉnh Giuse giới thiệu các tiến chức với Đức Cha Phêrô và nghi thức phong chức diễn ra như các lễ phong chức khác.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích thay mặt cộng đoàn ngỏ lời cảm ơn đặc biệt đến Đức Cha Phêrô, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân, các vị đào tạo. .. và cộng đoàn đã đến dâng Thánh Lễ. Cách riêng, Cha Giám Tỉnh cảm ơn gia đình, ông bà cố đã quảng đại dâng hiến con cho Hội Dòng, cho Giáo Hội.
Đức Cha Phêrô hơi bị bất ngờ để chia sẻ nhưng Đức Cha chia sẻ vài tâm tình đơn sơ. Trước tiên Đức Cha xin chúc mừng với các tân chức.
Đức Cha chúc cho Nhà Dòng ngày càng phát triển và tương lai của Nhà Dòng sáng lạn khi nhìn thấy những khuôn mặt rất trẻ của các thầy.
Đức Cha kể lại một chút tâm tình của Đức Cha về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn này. Đức Cha cũng nhắc lại không phải như kiến thức sách vở mà là kinh nghiệm những ngày còn bé được bà cố dẫn lên Đền trên những chuyến xe Lam từ Xóm Mới rồi cho đến khi làm linh mục cũng đã đến đây để giảng tĩnh tâm. .. Ngôi Đền này là nơi nuôi dưỡng đức tin và nơi làm cho lòng yêu mến Chúa và lòng bác ái lớn lên trong tâm hồn của nhiều tín hữu, từ đó giúp Hội Thánh sống tích cực sứ mạng của mình giữa lòng xã hội. Tôi mong phát triển hơn với các thế hệ trẻ đang đi tới.
Để kết, Đức Cha xin anh chị em cầu nguyện cho các tiến chức, cầu nguyện cho anh em linh mục của chúng tôi và cầu nguyện cho bản thân tôi.
Thánh Lễ khép lại, những tấm hình lưu niệm cùng với Đức Cha ghi lại với quý tân chức và quý linh mục đồng tế.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót tuôn đổ muôn ơn lành của Chúa để cho các tân chức ngày hôm nay để các tân chức trở nên thừa sai của Lòng Thương Xót như lòng Chúa mong muốn.
Hình ảnh (Gioan Vinh)
Linh mục, tu sĩ nam nữ, bạn bè thân thuộc, gia đình từ nhiều nơi đã trở về với Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp – nơi mà rất nhiều linh mục được lãnh nhận hồng ân linh mục. Người thân của các tiến chức hôm nay có những người trở về từ nơi xa cả nửa vòng trái đất để hiệp thông cầu nguyện và chia vui với người con thân yêu của mình.
Chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng lắng nghe lời dẫn Lễ:
Kính thưa cộng đoàn !
Một ngày hồng phúc cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngày Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho về dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và truyền chức linh mục cho quý thầy phó tế Dòng Chúa Cứu Thế.
Kính thưa cộng đoàn ! Quý Thầy sẽ thụ phong linh mục hôm nay đã được đào tạo nhiều năm tại Học Viện Thánh Anphongsô thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Quý Thầy được Chúa thương chọn gọi vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Chức linh mục là quà tặng nhưng không của tình yêu Thiên Chúa, là hồng ân cao cả mà Chúa Giêsu trao ban cho nhân loại.
Là con người, các ứng viên linh mục không tránh khỏi tội lỗi, bất toàn và yếu đuối nhưng chúng ta xác tín rằng tình thương và lòng nhân hậu của Thiên Chúa còn lớn hơn gấp bội tội lỗi của con người.
Hôm nay chúng ta về đây trong ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cùng chung lời tạ ơn với Nhà Dòng, với gia đình các ứng viên linh mục, đồng thời cũng hiệp ý cầu nguyện cho quý Thầy được trở những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Xin Chúa Giê su Phục sinh và Thần Khí của Ngài luôn luôn ở cùng các ứngviên linh mục để họ nhiệt tâm phục vụ dân Chúa.
Sau lời dẫn vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng đọc kinh Phục vụ Bàn Thánh.
8 giờ 30, cộng đoàn cùng hướng về phía cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế.
Sau Thánh Giá Đèn Hầu là các tiến chức linh mục và đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ trao sứ vụ linh mục hôm nay là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho.
Để đón đoàn đồng tế và bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng cất cao lời ca: Đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi ! Đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. Lạy Chúa, đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa, đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. ..
Sau khi đoàn đồng tế đã tiến vào Cung Thánh, Cha Giám Tỉnh ngỏ lời chào Đức Cha Phêrô:
“Trọng kính Đức Giám Cha Phêrô Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho ! Cùng với quý Cha quý Thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế, quý Cha đồng tế và cộng đoàn dân Chúa, chúng con hân hoan được chào đón Đức Cha Phêrô đến ban Thánh lễ truyền chức linh mục cho 12 anh em phó tế chúng con.
Sự có mặt ngày hôm nay cho chúng con cảm nhận tình thương bao la đặc biệt Thiên Chúa dành cho Nhà Dòng chúng con cũng như của Đức Cha. Chúng con rất vui mừng ngày hôm nay, chúng con xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con được luôn trung thành với sứ mạng chúng con được trao phó. Chúng con xin kính mời Đức Cha bắt đầu”.
Ngỏ lời bước vào Thánh Lễ, Đức Cha nói: “Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em ! Sáng hôm nay cộng đoàn chúng ta quy tụ tại đây để cử hành Lễ Tế tạ ơn. Chúng ta tạ ơn Chúa vì Chúa ban cho Hội Thánh Việt Nam và cách riêng Dòng Chúa Cứu Thế những người trẻ, những anh em đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa để dâng hiến đời mình cho Nước Chúa, cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước và đồng thời chúng ta xin Chúa nâng đỡ cách riêng anh em tiến chức này cũng như nâng đỡ cả cộng đoàn chúng ta trong đời sống đức tin và sứ vụ loan báo Tin Mừng. Giờ đây, kính thưa anh chị em ! Chúng ta đặt mình trước trước nhan Thánh Chúa, xin Chúa tha thứ cho chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Sau trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu nói về việc “Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương” là tâm tình chia sẻ hết sức dễ thương của Đức Cha Phêrô.
Hôm nay Đức Cha không ngồi để ban huấn từ như mọi khi ta vẫn thấy trong các lễ phong chức nhưng Đức Cha tiến ra giữa Cung Thánh và Đức Cha chia sẻ:
... Anh em chịu chức linh mục là anh em trở thành những thừa tác viên của Giáo Hội và thừa tác viên của Lòng Thương Xót. ..
Anh em thi hành với tư cách là thừa tác viên của Thiên Chúa. Rao giảng lời Chúa không phô diễn sự khôn ngoan của cá nhân nhưng là để trình bày sự khôn ngoan của Lời Chúa theo sự hướng dẫn của Hội Thánh. .. Những người ngồi nghe anh em giảng có những người trí thức, giỏi. .. nhưng khi họ nghe họ muốn nghe thừa tác viên của Lời Hội Thánh giảng lời Chúa. Khi thi hành thừa tác viên Lời Chúa đừng quên là mình thi hành thừa tác viên là của Giáo Hội chứ không phải của cá nhân mình.
Khi cử hành bí tích cũng vậy. Anh em trở thành linh mục, anh em dựa vào quyền năng nào để biến đổi tấm bánh thành Mình Thánh Chúa Kitô ? Anh em dựa vào đâu ? Anh em chúng ta là người tội lỗi mà. Anh em dựa vào sự thánh thiện nào để nói với hối nhân “cha tha tội cho con”. .. Dùng tác vụ của Hội Thánh cho nên chúng ta cử hành bí tích với tư cách là thừa tác viên của Hội Thánh chứ không phải trong tư cách cá nhân. ..
Đó là những điều tôi muốn nhắc anh em và xin anh em nhớ mãi trong đời linh mục.
Anh em là thừa tác viên của Lòng Thương Xót. Anh em chịu chức linh mục trong khung cảnh Năm Lòng Thương Xót. Và bài Tin Mừng hôm nay nói về lòng chạnh thương của Chúa Giêsu. Làm linh mục để được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu cho nên chúng ta mang trong lòng mình tấm lòng chạnh thương của Chúa Giêsu. Lời Chúa mà chúng ta rao giảng là lời của lòng thương xót, là lời băng bó những tâm hồn đau thương, lời chữa lành những cõi lòng tan nát, giải thoát con người, lời công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa.
Các Bí tích là Bí tích của Lòng Thương Xót. Khi chúng ta đọc kinh tiền tụng trong Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Từ cạnh sườn đâm thâu, Chúa để khơi nguồn các Bí Tích. Bí Tích của Hội Thánh của Lòng Thương Xót. Thừa Tác Viên của Bí Tích phải là Thừa Tác Viên của Lòng Thương Xót. ..
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Cuba, Ngài đến thăm Đức Mẹ, Ngài kêu gọi giáo dân Cuba chiêm ngắm Đức Mẹ và thực hiện cuộc cách mạng thương xót và dịu dàng. Anh em chịu chức tại Đền Đức Mẹ nổi tiếng ở Sài Gòn. Ước gì anh em cũng chiêm ngắm Đức Mẹ cũng trở nên thừa tác viên của lòng thương xót và làm cuộc cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng.
Để kết, Đức Cha Phêrô “xin anh chị em cầu nguyện cho các tiến chức ngày hôm nay, xinh anh chị em cầu nguyện cho anh em linh mục của chúng tôi hiện diện ở đây và cầu nguyện cho cá nhân tôi để chúng tôi ý thức ơn gọi cao trọng mà Chúa ban cho chúng tôi và cộng tác tích cực với Lời Chúa để tích cực trở thành thừa tác viên của Lòng Thương Xót vì Chúa là cha chúng ta giàu lòng thương xót”.
Sau tâm tình chia sẻ của Đức Cha Phêrô là nghi thức phong chức linh mục.
Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm - Giám Đốc Học Viện Thánh Anphongsô điểm danh các ứng viên linh mục:
1. Gioan Baotixita Hoàng Lê Quốc Thái Vân Anh
2. Giuse Trần Xuân Thủy
3. Giuse Phạm Đình Toàn
4. Giuse Nguyễn Văn Tuân
5. Giuse Lê Hữu Cẩm Tú
6. Giuse Ngô Đức Thiện
7. Phaolô Trần Văn Hải
8. Đaminh Đinh Thanh Minh Dương
9. Phêrô Đặng Đình Thà
10. Giuse Nguyễn Duy Thịnh
11. Vinhsơn Vũ Hương Lạc
12. Giuse Phạm Đắc Lực
Cha Giám Tỉnh Giuse giới thiệu các tiến chức với Đức Cha Phêrô và nghi thức phong chức diễn ra như các lễ phong chức khác.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích thay mặt cộng đoàn ngỏ lời cảm ơn đặc biệt đến Đức Cha Phêrô, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân, các vị đào tạo. .. và cộng đoàn đã đến dâng Thánh Lễ. Cách riêng, Cha Giám Tỉnh cảm ơn gia đình, ông bà cố đã quảng đại dâng hiến con cho Hội Dòng, cho Giáo Hội.
Đức Cha Phêrô hơi bị bất ngờ để chia sẻ nhưng Đức Cha chia sẻ vài tâm tình đơn sơ. Trước tiên Đức Cha xin chúc mừng với các tân chức.
Đức Cha chúc cho Nhà Dòng ngày càng phát triển và tương lai của Nhà Dòng sáng lạn khi nhìn thấy những khuôn mặt rất trẻ của các thầy.
Đức Cha kể lại một chút tâm tình của Đức Cha về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn này. Đức Cha cũng nhắc lại không phải như kiến thức sách vở mà là kinh nghiệm những ngày còn bé được bà cố dẫn lên Đền trên những chuyến xe Lam từ Xóm Mới rồi cho đến khi làm linh mục cũng đã đến đây để giảng tĩnh tâm. .. Ngôi Đền này là nơi nuôi dưỡng đức tin và nơi làm cho lòng yêu mến Chúa và lòng bác ái lớn lên trong tâm hồn của nhiều tín hữu, từ đó giúp Hội Thánh sống tích cực sứ mạng của mình giữa lòng xã hội. Tôi mong phát triển hơn với các thế hệ trẻ đang đi tới.
Để kết, Đức Cha xin anh chị em cầu nguyện cho các tiến chức, cầu nguyện cho anh em linh mục của chúng tôi và cầu nguyện cho bản thân tôi.
Thánh Lễ khép lại, những tấm hình lưu niệm cùng với Đức Cha ghi lại với quý tân chức và quý linh mục đồng tế.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót tuôn đổ muôn ơn lành của Chúa để cho các tân chức ngày hôm nay để các tân chức trở nên thừa sai của Lòng Thương Xót như lòng Chúa mong muốn.
Phong Trào Lòng Chúa Thương Thương Xót TGP Sydney Hành Hương Bước Qua Cửa Năm Thánh.
Diệp Hải Dung
09:45 02/07/2016
Phong Trào Lòng Chúa Thương Thương Xót TGP Sydney Hành Hương Bước Qua Cửa Năm Thánh.
Sáng thứ Bảy 02/07/2016 Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney hành hương đến nhà thờ Chính toà Sydney để bước qua Cửa Thánh năm thánh Lòng Thương Xót.
Xem Hình
Đúng 9:45 sáng, tất cả tập trung trước cửa nhà thờ Chính tòa, theo sự hướng dẫn của Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết mọi người nghiêm chỉnh bước qua Cửa Thánh. Sau khi bước qua Cửa Thánh đoàn hành hương tiến vào nhà thờ qua Con Đường Thương Xót.
Trước khi thánh lễ cử hành, Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã tham dự cuộc hành hương bước qua Cửa Năm Thánh để nhận lấy ơn toàn xá trong năm thánh Lòng Thương Xót. Tiếp đó là thánh lễ tạ ơn do Cha Nguyễn Văn Tuyết chủ tế và Cha Nguyễn Thái Hoạch đồng tế. Trong bài giảng Cha NguyễnVăn Tuyết nhấn mạnh đến sự tha thứ mà mọi người cần phải có với nhau - Tha thứ để được tha thứ, và thương xót để được xót thương.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu để tham dự hành hương bước qua Cửa Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, mọi người tham quan hầm mộ của các vị Giám Mục được chôn cất dưới nền của nhà thờ Chính tòa. Sau đó mọi người dùng bữa trưa nhẹ và ra về.
Diệp Hải Dung
Sáng thứ Bảy 02/07/2016 Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney hành hương đến nhà thờ Chính toà Sydney để bước qua Cửa Thánh năm thánh Lòng Thương Xót.
Xem Hình
Đúng 9:45 sáng, tất cả tập trung trước cửa nhà thờ Chính tòa, theo sự hướng dẫn của Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết mọi người nghiêm chỉnh bước qua Cửa Thánh. Sau khi bước qua Cửa Thánh đoàn hành hương tiến vào nhà thờ qua Con Đường Thương Xót.
Trước khi thánh lễ cử hành, Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã tham dự cuộc hành hương bước qua Cửa Năm Thánh để nhận lấy ơn toàn xá trong năm thánh Lòng Thương Xót. Tiếp đó là thánh lễ tạ ơn do Cha Nguyễn Văn Tuyết chủ tế và Cha Nguyễn Thái Hoạch đồng tế. Trong bài giảng Cha NguyễnVăn Tuyết nhấn mạnh đến sự tha thứ mà mọi người cần phải có với nhau - Tha thứ để được tha thứ, và thương xót để được xót thương.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu để tham dự hành hương bước qua Cửa Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, mọi người tham quan hầm mộ của các vị Giám Mục được chôn cất dưới nền của nhà thờ Chính tòa. Sau đó mọi người dùng bữa trưa nhẹ và ra về.
Diệp Hải Dung
Giáo phận Banmêthuột: Đêm Thánh Ca “Hát Về Lòng Thương Xót”
Vũ Đình Bình
21:36 02/07/2016
Giáo phận Banmêthuột: Đêm Thánh Ca “Hát Về Lòng Thương Xót”
Lòng thương xót là “Con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là “luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là “xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; “là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”. (trích Tông Sắc “Miresicordiae vultus”).
Xem Hình
Trong tâm tình tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa, “Đấng giàu lòng thương xót”, tối 01.7.2016, tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Banmêthuột, số 01 Trần Hưng Đạo TP. Buôn Ma Thuột, Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tổ chức đêm hội diễn thánh ca “Hát Về Lòng Thương Xót”. Đêm thánh ca đặc biệt này có sự tham gia trình diễn của một số ca đoàn, nhạc đoàn, nhạc sĩ, ca sĩ… của các giáo xứ, hội dòng, đoàn thể thuộc Giáo phận Banmêthuột và TGP Sàigòn.
Tham dự Đêm thánh ca có sự hiện diện của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận; Cha Tổng Đại Diện, Đức Ông Đa Minh, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý khách mời, Quý ân nhân cùng đông đảo tín hữu đến từ các giáo xứ và nhiều bà con không cùng tôn giáo. Ngoài ra, trong Đêm nhạc này còn có sự góp mặt nghĩa tình của Ca đoàn Vượt Qua (Sàigòn); đặc biệt là sự hiện diện của Linh mục, nhạc sư, nhạc sĩ Kim Long; nhạc sĩ Vũ Đình Ân…
Sau Lời chào khai mạc của Cha Trưởng ban tổ chức, Matthêu Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, tất cả cộng đoàn cùng hát bài “Miresicordes Sicut Pater” lời Việt của Trầm Thiên Thu: “Yêu thương như Chúa Cha là Đấng nhân từ…”; các nữ tu múa nến phụ họa, tôn vinh cảm tạ Lòng Thương Xót vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tâm tình tôn vinh cảm tạ Lòng Thương Xót được thể hiện xuyên suốt đến cuối chương trình. Bắt đầu từ phần trình diễn của Ca đoàn Giáo xứ Kon H’Ring, hát cùng nhạc cụ dân tộc: “Bă Yang Bon Băt – Chúa Yêu Tôi” (tiếng Bana), tác giả Daniel Aduh. Hợp xướng “Nhạc Khúc Tri Ân”, thơ Hương Giang, nhạc Hương Vinh của ca đoàn Giáo xứ Vinh Đức. Hợp xướng “Phó Thác”, nhạc Kiều Linh, hòa âm Quang Lạc của ca đoàn Giáo họ Giuse. Rồi đến hợp xướng “Bài Ca Máu Đỏ” của tác giả Kim Long do 140 em thiếu nhi người dân tộc Sê Đăng trình diễn; tiết mục này được khán giả nhiều lần vỗ tay khen thưởng. Ngay như linh mục, nhạc sĩ Kim Long, tác giả ngồi bên dưới cũng ngạc nhiên, không biết do đâu các em có thể thực hiện bản hợp xướng đến mức điêu luyện như thế. “Nói vạn lời! Nghĩa yêu thương của một chiều tình sử. Dâng đầy ứ khắp châu thân của ngọc thể tình yêu…”
Chương trình được tiếp nối qua hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” trích đoạn Tin Mừng thánh Luca (15,11-32) do các nữ tu Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình trình diễn. Người ta quen gọi đoạn Tin Mừng này là “dụ ngôn về người con hoang đàng”. Nhưng đúng hơn, phải gọi là “dụ ngôn về người cha nhân hậu”. Phần một trong hoạt cảnh giúp khán giả khám phá dung mạo của Chúa Cha, Đấng làm cho ta trở thành những người tự do.
Tiếp theo là bản hợp xướng của ca đoàn Vượt Qua (Sàigòn), ca đoàn đã “vượt qua” chặng đường khá dài để đến với khán giả Banmêthuột qua tác phẩm “Ngày Về”, thơ Xuân Ly Băng, nhạc Lm. Kim Long.
Phần hai hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” giúp khán giả nhìn rõ nét hơn một Thiên Chúa giàu lòng thương xót: “Không biết đến bao giờ anh em nó mới biết yêu thương nhau?”.
Ca sĩ Ngọc Trâm, trình bày đơn ca “Thân Phận Lưu Đầy”, của tác giả Hạ Đăng khiến khán giả thực sự bất ngờ bởi giọng ca tài năng, duyên dáng của Giáo xứ Dũng Lạc.
Bản hợp xướng “Hãy Ngợi Khen Chúa”, của tác giả Lm. Ngô Duy Linh do ca đoàn Vượt Qua (Sàigòn) thực hiện đã chinh phục được trái tim người Banmê. Đức Cha Vinh Sơn nói, ngài đã từng nghe ca đoàn Vượt Qua trình diễn nhiều lần ở Sàigòn, rất tuyệt vời, nhưng vẫn không bằng hôm nay. Có lẽ vùng đất thiêng cao nguyên đã gợi hứng cho ca đoàn, cũng có thể là do khí hậu mát mẻ giữa đại ngàn bao la giúp cho nhạc sĩ Đức Toàn, Trung Chính xuất thần nên đã “vượt qua” mức tuyệt vời.
Ca đoàn Giáo xứ Phúc Lộc, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa cũng lột tả được Lòng nhân hậu Thiên Chúa qua hợp xướng “Ơn Cha” của Y Vân. Cuối cùng, Phần ba hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” cho chúng ta thấy, Thiên Chúa thật có lý khi yêu thương chúng ta. Lòng thương xót của người Cha giúp người con ra đi kiếm tìm khát vọng bên ngoài đã khám phá ra hạnh phúc nơi mảnh vườn nhà mình. Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Bằng ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, người cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về. Về với cha, về với em và về với chính bản thân mình.
Thú vị nhất là phần giao lưu với Cha Phêrô Nguyễn Kim Long. Ngài là “một cây đại thụ trong nền thánh nhạc Việt Nam”. Ngài nói, nếu theo như thánh Augustinô “hát hay là cầu nguyện hai lần”, thì tôi vẫn trao đổi với những người tôi có dịp tiếp xúc, đặc biệt là những học trò học sáng tác Thánh Ca với tôi, và tư tưởng của tôi là: bài hát Thánh Ca hay, có nghĩa là bài hát Thánh Ca phải cầu nguyện hai lần. Lần thứ nhất tác giả phải cầu nguyện để viết ra bài Thánh Ca ấy; bởi vì chủ đích của bài Thánh ca chính là để hát và cầu nguyện với Chúa, mà nếu tác giả không cầu nguyện để viết ra thì làm sao có thể gây tác động, gây những cảm xúc cho người hát để người hát cùng cầu nguyện? Bài Thánh ca hay là phải có cầu nguyện thứ hai hay, đó là người hát phải hát để cầu nguyện, hoặc là để giúp người khác cầu nguyện.
Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ một vài nhận xét về Đêm nhạc. Ngài cám ơn Ban tổ chức, cám ơn các ca đoàn, cám ơn mọi người tham dự và cảm tạ ơn Chúa. Trước khi ban phép lành bế mạc, ngài trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia.
Cha Matthêu Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, thay mặt Ban tổ chức đọc diễn văn cám ơn. Tất cả mọi người cùng hát bài “Trong Trái Tim” của tác giả Phanxicô và ra về trong niềm tin yêu mới: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời con xin được một chỗ nghỉ ngơi. Nhỏ bé thôi nhỏ bé thôi như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi. Trái tim con trong trái tim Người, nhỏ bé thôi nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình người”.
Lòng thương xót là “Con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là “luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là “xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; “là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”. (trích Tông Sắc “Miresicordiae vultus”).
Xem Hình
Trong tâm tình tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa, “Đấng giàu lòng thương xót”, tối 01.7.2016, tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Banmêthuột, số 01 Trần Hưng Đạo TP. Buôn Ma Thuột, Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tổ chức đêm hội diễn thánh ca “Hát Về Lòng Thương Xót”. Đêm thánh ca đặc biệt này có sự tham gia trình diễn của một số ca đoàn, nhạc đoàn, nhạc sĩ, ca sĩ… của các giáo xứ, hội dòng, đoàn thể thuộc Giáo phận Banmêthuột và TGP Sàigòn.
Sau Lời chào khai mạc của Cha Trưởng ban tổ chức, Matthêu Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, tất cả cộng đoàn cùng hát bài “Miresicordes Sicut Pater” lời Việt của Trầm Thiên Thu: “Yêu thương như Chúa Cha là Đấng nhân từ…”; các nữ tu múa nến phụ họa, tôn vinh cảm tạ Lòng Thương Xót vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Tâm tình tôn vinh cảm tạ Lòng Thương Xót được thể hiện xuyên suốt đến cuối chương trình. Bắt đầu từ phần trình diễn của Ca đoàn Giáo xứ Kon H’Ring, hát cùng nhạc cụ dân tộc: “Bă Yang Bon Băt – Chúa Yêu Tôi” (tiếng Bana), tác giả Daniel Aduh. Hợp xướng “Nhạc Khúc Tri Ân”, thơ Hương Giang, nhạc Hương Vinh của ca đoàn Giáo xứ Vinh Đức. Hợp xướng “Phó Thác”, nhạc Kiều Linh, hòa âm Quang Lạc của ca đoàn Giáo họ Giuse. Rồi đến hợp xướng “Bài Ca Máu Đỏ” của tác giả Kim Long do 140 em thiếu nhi người dân tộc Sê Đăng trình diễn; tiết mục này được khán giả nhiều lần vỗ tay khen thưởng. Ngay như linh mục, nhạc sĩ Kim Long, tác giả ngồi bên dưới cũng ngạc nhiên, không biết do đâu các em có thể thực hiện bản hợp xướng đến mức điêu luyện như thế. “Nói vạn lời! Nghĩa yêu thương của một chiều tình sử. Dâng đầy ứ khắp châu thân của ngọc thể tình yêu…”
Chương trình được tiếp nối qua hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” trích đoạn Tin Mừng thánh Luca (15,11-32) do các nữ tu Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình trình diễn. Người ta quen gọi đoạn Tin Mừng này là “dụ ngôn về người con hoang đàng”. Nhưng đúng hơn, phải gọi là “dụ ngôn về người cha nhân hậu”. Phần một trong hoạt cảnh giúp khán giả khám phá dung mạo của Chúa Cha, Đấng làm cho ta trở thành những người tự do.
Tiếp theo là bản hợp xướng của ca đoàn Vượt Qua (Sàigòn), ca đoàn đã “vượt qua” chặng đường khá dài để đến với khán giả Banmêthuột qua tác phẩm “Ngày Về”, thơ Xuân Ly Băng, nhạc Lm. Kim Long.
Phần hai hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” giúp khán giả nhìn rõ nét hơn một Thiên Chúa giàu lòng thương xót: “Không biết đến bao giờ anh em nó mới biết yêu thương nhau?”.
Ca sĩ Ngọc Trâm, trình bày đơn ca “Thân Phận Lưu Đầy”, của tác giả Hạ Đăng khiến khán giả thực sự bất ngờ bởi giọng ca tài năng, duyên dáng của Giáo xứ Dũng Lạc.
Bản hợp xướng “Hãy Ngợi Khen Chúa”, của tác giả Lm. Ngô Duy Linh do ca đoàn Vượt Qua (Sàigòn) thực hiện đã chinh phục được trái tim người Banmê. Đức Cha Vinh Sơn nói, ngài đã từng nghe ca đoàn Vượt Qua trình diễn nhiều lần ở Sàigòn, rất tuyệt vời, nhưng vẫn không bằng hôm nay. Có lẽ vùng đất thiêng cao nguyên đã gợi hứng cho ca đoàn, cũng có thể là do khí hậu mát mẻ giữa đại ngàn bao la giúp cho nhạc sĩ Đức Toàn, Trung Chính xuất thần nên đã “vượt qua” mức tuyệt vời.
Ca đoàn Giáo xứ Phúc Lộc, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa cũng lột tả được Lòng nhân hậu Thiên Chúa qua hợp xướng “Ơn Cha” của Y Vân. Cuối cùng, Phần ba hoạt cảnh “Người Cha Nhân Hậu” cho chúng ta thấy, Thiên Chúa thật có lý khi yêu thương chúng ta. Lòng thương xót của người Cha giúp người con ra đi kiếm tìm khát vọng bên ngoài đã khám phá ra hạnh phúc nơi mảnh vườn nhà mình. Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Bằng ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, người cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về. Về với cha, về với em và về với chính bản thân mình.
Thú vị nhất là phần giao lưu với Cha Phêrô Nguyễn Kim Long. Ngài là “một cây đại thụ trong nền thánh nhạc Việt Nam”. Ngài nói, nếu theo như thánh Augustinô “hát hay là cầu nguyện hai lần”, thì tôi vẫn trao đổi với những người tôi có dịp tiếp xúc, đặc biệt là những học trò học sáng tác Thánh Ca với tôi, và tư tưởng của tôi là: bài hát Thánh Ca hay, có nghĩa là bài hát Thánh Ca phải cầu nguyện hai lần. Lần thứ nhất tác giả phải cầu nguyện để viết ra bài Thánh Ca ấy; bởi vì chủ đích của bài Thánh ca chính là để hát và cầu nguyện với Chúa, mà nếu tác giả không cầu nguyện để viết ra thì làm sao có thể gây tác động, gây những cảm xúc cho người hát để người hát cùng cầu nguyện? Bài Thánh ca hay là phải có cầu nguyện thứ hai hay, đó là người hát phải hát để cầu nguyện, hoặc là để giúp người khác cầu nguyện.
Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ một vài nhận xét về Đêm nhạc. Ngài cám ơn Ban tổ chức, cám ơn các ca đoàn, cám ơn mọi người tham dự và cảm tạ ơn Chúa. Trước khi ban phép lành bế mạc, ngài trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia.
Cha Matthêu Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, thay mặt Ban tổ chức đọc diễn văn cám ơn. Tất cả mọi người cùng hát bài “Trong Trái Tim” của tác giả Phanxicô và ra về trong niềm tin yêu mới: “Trong trái tim Chúa yêu muôn đời con xin được một chỗ nghỉ ngơi. Nhỏ bé thôi nhỏ bé thôi như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi. Trái tim con trong trái tim Người, nhỏ bé thôi nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình người”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gẫm chuyện cá chết
Đường Thẳng
09:49 02/07/2016
Sự đời gẫm nực cười thay,
Tham sân bỉ ổi chẳng ai sánh bằng.
Chuyện nay “Cá Chết” kể rằng:
Suốt dọc bờ biển nước là Việt Nam.
Ba trăm cây số tan hoang,
Liệt la xác cá, khóc than dậy trời.
Hàng trăm tấn cá đi đời,
Chuyện chưa từng thấy tơi bời bao năm.
Dân kêu than trút nỗi căm,
Rằng ai gieo họa khổ tâm thế này?
Đảng rằng: tại bởi trời đày,
Khiến cho động đất khí rày bốc ra (?)
Dân rằng: vô lý quá xa,
Đảng liền đính chính ranh ma nói liều:
Tảo sinh hoa đỏ thủy triều,
Khiến cho cá chết, thực điều khó nghe (!)
Ngỡ rằng dân sẽ im re,
Nào ngờ khắp nước dậy lên biểu tình,
Thương cho nước Việt dân mình,
Miền trung nghèo khổ cực hình lắm thay.
Đảng cho trấn dập thẳng tay,
Vu cho thù địch tay sai nước ngoài (?)
Dân rằng: minh bạch tỏ bày,
Cá cần nước sạch chẳng tày nào tê.
Rằng sao đảng quá u mê,
Bên ngoài “nước lạ” thỏa thuê cười thầm…
Sau gần ba tháng dò tầm,
Nay công bố độc cống ngầm thải ra.
Khu công nghiệp Phoọc-mô-sa,
Phê-nol, thạch tín, thủy ngân, chì, đồng...
Gây bao hậu quả kinh hoàng,
Sinh vật biển chết, bao người vạ lây.
Chuyện vang động cả trời tây,
Dân ta nhiễm độc lắt lay từng ngày.
Đảng nay trơ bộ mặt dày,
Bảo rằng cấm tiệt chúng mày kêu la.
Bao che cho phoọc-mô-sa,
Quan tham dốt nát quỉ ma một bầy.
Nói ra sợ kẻ quan thầy (!)
Chân nay trót đã lún lầy khó ra,
Tay cầm nửa tỷ đô la,
Đảng ta hí hửng này là vớ to.
Tiền bồi thường chẳng đắn đo,
Nhưng thật ơi hỡi chẳng so là gì.
Biết bao thiệt hại chẳng bì,
Môi trường diệt hủy biết thì nào thôi?
Sinh vật hết kiếp sinh sôi,
Dân ta ngắc ngoải đời trôi chết dần…
Có ông bộ trưởng họ Mai,
Rằng: mình người Việt chớ sai họ cười.
Nay họ nhận lỗi rõ mười,
Tha người chạy lại, đánh người chạy đi (?)
Nhớ chuyện ông Bob Ker-ry,
Người cựu binh Mỹ lâm ly cuộc đời.
Năm xưa tham chiến một thời,
Lỡ tay bắn giết hại người dân ta.
Nay xin sám hối làm hòa,
Lấy công chuộc tội trước tòa lương tâm.
Nhưng người đảng bảo chưa cân,
Buộc cho phải lạy, rời sân mới vừa.
Lạ chi ăn bậy nói bừa,
Miệng quan trôn trẻ chẳng lừa được ai.
Nhục cho một lũ tay sai,
Cầu vinh bán nước một mai còn gì.
Hãy mau quay lại tức thì,
Vì dân vì nước chớ lỳ ngu si…
Thứ bảy, 01. 07. 2016
Đường Thẳng
Tài Liệu - Sưu Khảo
Brexit khiến khối EU tan rã ?
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:51 02/07/2016
Brexit khiến khối EU tan rã ?
Cuộc bỏ phiếu của người dân vương quốc Anh quay lưng lại với gia đình EU - Brexit - kéo theo hệ lụy tiêu cực về nhiều khía cạnh trong nước Anh cũng như cho cả khối EU, cùng một phần nào trên thế giới nữa, nhất là về tài chính thương mại.
Nhưng phải chăng vì thế khối hay gia đình EU, có chiều dài lịch sử gần 60 năm qua, cùng ̣đang trên con đường phát triển có thể bị tan rã?
Đã có ý kiến nghĩ như vậy. Vì sợ rằng khi đã có một nước thành viên quay lưng rút ra khỏi EU, có thể những nước khác cũng theo đó làm tiếp theo. Điều này cũng tựa như một quân cờ Domino đổ sẽ kéo theo những quân cờ khác đổ ngả theo… Và hậu qủa là EU sẽ đứng không vững nữa và dần tan rã.
Và nếu như vậy thì Brexit là một khởi đầu ngày tận cùng kết thúc khối EU sao?
Sự việc không đơn giản như vậy. Khủng hoảng có, nhưng đâu có thể dẩn đến đến con đường tận cùng kết thúc.
Con đường gia đình khối EU có chiều dài lịch sử. Lịch sử con đường đó không chỉ về khía cạnh chính trị để có tiếng nói đối trọng cân bằng trên thế giới với các cường quốc khác, về khía cạnh làm sao để phát triển kinh tế mang lại phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong EU, nhưng gia đình EU còn có những gía trị văn hóa tinh thần nữa.
Nền văn minh Kito giáo đã mọc rễ ở miền đất lục địa Âu châu này từ ngàn năm nay. Nền văn minh đó là căn bản cho đời sống văn hóa nơi đây phát triển về mọi khía cạnh nhân văn xã hội.
Trong dòng thời gian có nhiều thay đổi biến dạng, và có thể người ta không thích nền văn minh, nếp sống văn hóa gìa nua cũ kỹ này. Nhưng không vì thế mà nó không còn nữa. Trái lại, nó vẫn còn được duy trì đổi mới sao cho sống động, cùng phù hợp với tâm tư con người trong dòng thời gian.
Chắc chắn những nhà lập pháp, hành pháp khối gia đình EU sẽ phải tìm giải pháp củng cố khối EU không chỉ về khía cạnh chính trị, tài chính thương mại, nhưng còn cả gìn giữ bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp của Âu Châu nữa, bảo vệ gìn giữ căn cước tính của lục địa này.
Gia đình khối EU là một tập hợp của 28 nước thành viên trong Âu Châu, mỗi nước có tập tục nếp sống văn hóa riêng, tuy có chung nền văn minh Kito giáo. Vì thế, nước nào, dân tộc nào cũng muốn căn cước tính hay dân tộc tính của nước mình phải được kính trọng cùng duy trì bảo vệ.
Kinh tế chung hợp phát triển mang lại an sinh phúc lợi cho người dân trong EU một bên, và một bên họ muốn có được cảm giác an ninh hòa bình không bị đồng hóa hòa tan, hay tan biến mất căn bản gốc rễ của mình. Một cây chỉ có thể phát tiển tươi tốt khi gốc rễ của nó không bị cắt đứt bật gốc trốc rễ.
Cũng như trong Hội Thánh Công Giáo, xưa nay vẫn luôn có những chống đối đòi hỏi, cùng ly khai quay lưng lại với Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh Chúa không vì thế mà để cho bị tan rã kết thúc. Trái lại, luôn tin tưởng vào Chúa, luôn tự xét mình lại, cùng tìm cách đổi mới đi cho đúng đường. Có thế Hội Thánh mới đứng vững, cùng duy trì bảo vệ được căn cước tính, gốc rễ Công Giáo của mình.
Brexit không là bước khởi đầu ngày tan rã EU như nhiều người lo sợ nghĩ tưởng.
Về phương diện chính trị, kinh tế không chỉ các nước bên Âu Châu muốn cùng cần chung sống trong khối gia đình EU, nhưng EU cũng cần cho thế giới nữa.
Âu châu là lục địa có nền văn hóa cổ kính cũ xưa từ ngàn năm, và luôn trong tiến trình đổi mới. Âu Châu có chung một gốc rễ căn tính văn minh Kitô giáo. Những giá trị tinh thần cho đời sống nơi đây là hoa trái phát xuất từ gốc rễ đó.
EU phát triển mở rộng về kinh tế, chính trị, luật pháp, nhưng EU không được bỏ quên căn tính gốc rễ của mình. Điều này củng cố và làm cho khối gia đình EU đứng vững tồn tại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cuộc bỏ phiếu của người dân vương quốc Anh quay lưng lại với gia đình EU - Brexit - kéo theo hệ lụy tiêu cực về nhiều khía cạnh trong nước Anh cũng như cho cả khối EU, cùng một phần nào trên thế giới nữa, nhất là về tài chính thương mại.
Nhưng phải chăng vì thế khối hay gia đình EU, có chiều dài lịch sử gần 60 năm qua, cùng ̣đang trên con đường phát triển có thể bị tan rã?
Đã có ý kiến nghĩ như vậy. Vì sợ rằng khi đã có một nước thành viên quay lưng rút ra khỏi EU, có thể những nước khác cũng theo đó làm tiếp theo. Điều này cũng tựa như một quân cờ Domino đổ sẽ kéo theo những quân cờ khác đổ ngả theo… Và hậu qủa là EU sẽ đứng không vững nữa và dần tan rã.
Và nếu như vậy thì Brexit là một khởi đầu ngày tận cùng kết thúc khối EU sao?
Sự việc không đơn giản như vậy. Khủng hoảng có, nhưng đâu có thể dẩn đến đến con đường tận cùng kết thúc.
Con đường gia đình khối EU có chiều dài lịch sử. Lịch sử con đường đó không chỉ về khía cạnh chính trị để có tiếng nói đối trọng cân bằng trên thế giới với các cường quốc khác, về khía cạnh làm sao để phát triển kinh tế mang lại phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong EU, nhưng gia đình EU còn có những gía trị văn hóa tinh thần nữa.
Nền văn minh Kito giáo đã mọc rễ ở miền đất lục địa Âu châu này từ ngàn năm nay. Nền văn minh đó là căn bản cho đời sống văn hóa nơi đây phát triển về mọi khía cạnh nhân văn xã hội.
Trong dòng thời gian có nhiều thay đổi biến dạng, và có thể người ta không thích nền văn minh, nếp sống văn hóa gìa nua cũ kỹ này. Nhưng không vì thế mà nó không còn nữa. Trái lại, nó vẫn còn được duy trì đổi mới sao cho sống động, cùng phù hợp với tâm tư con người trong dòng thời gian.
Chắc chắn những nhà lập pháp, hành pháp khối gia đình EU sẽ phải tìm giải pháp củng cố khối EU không chỉ về khía cạnh chính trị, tài chính thương mại, nhưng còn cả gìn giữ bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp của Âu Châu nữa, bảo vệ gìn giữ căn cước tính của lục địa này.
Gia đình khối EU là một tập hợp của 28 nước thành viên trong Âu Châu, mỗi nước có tập tục nếp sống văn hóa riêng, tuy có chung nền văn minh Kito giáo. Vì thế, nước nào, dân tộc nào cũng muốn căn cước tính hay dân tộc tính của nước mình phải được kính trọng cùng duy trì bảo vệ.
Kinh tế chung hợp phát triển mang lại an sinh phúc lợi cho người dân trong EU một bên, và một bên họ muốn có được cảm giác an ninh hòa bình không bị đồng hóa hòa tan, hay tan biến mất căn bản gốc rễ của mình. Một cây chỉ có thể phát tiển tươi tốt khi gốc rễ của nó không bị cắt đứt bật gốc trốc rễ.
Cũng như trong Hội Thánh Công Giáo, xưa nay vẫn luôn có những chống đối đòi hỏi, cùng ly khai quay lưng lại với Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh Chúa không vì thế mà để cho bị tan rã kết thúc. Trái lại, luôn tin tưởng vào Chúa, luôn tự xét mình lại, cùng tìm cách đổi mới đi cho đúng đường. Có thế Hội Thánh mới đứng vững, cùng duy trì bảo vệ được căn cước tính, gốc rễ Công Giáo của mình.
Brexit không là bước khởi đầu ngày tan rã EU như nhiều người lo sợ nghĩ tưởng.
Về phương diện chính trị, kinh tế không chỉ các nước bên Âu Châu muốn cùng cần chung sống trong khối gia đình EU, nhưng EU cũng cần cho thế giới nữa.
Âu châu là lục địa có nền văn hóa cổ kính cũ xưa từ ngàn năm, và luôn trong tiến trình đổi mới. Âu Châu có chung một gốc rễ căn tính văn minh Kitô giáo. Những giá trị tinh thần cho đời sống nơi đây là hoa trái phát xuất từ gốc rễ đó.
EU phát triển mở rộng về kinh tế, chính trị, luật pháp, nhưng EU không được bỏ quên căn tính gốc rễ của mình. Điều này củng cố và làm cho khối gia đình EU đứng vững tồn tại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Phim mới nhất của Mel Gibson về anh hùng tính và đức tin
Vũ Văn An
02:06 02/07/2016
Anh tha thiết cầu xin: “Lạy Chúa, xin Chúa giúp con cứu được một người nữa”. “Một người nữa!” và khi đạn bay vù vù trong bầu trời Okinawa ngày 1 tháng 5, năm 1945, và đại bác nổ quanh anh, Binh Nhì Desmond T. Doss, một lính cứu thương thuộc Sư Đoàn 307 Bộ Binh của Lục Quân Hoa Kỳ, đã nâng người thứ nhất, rồi người nữa trong các chiến hữu bị thương của anh và đem họ tới nơi an toàn. Ba năm sau, vào ngày 1 tháng 11, năm 1948, anh được vinh danh vì anh hùng tính của mình bởi Tổng Thống Harry S. Truman, người đã trao tặng người phản đối lương tâm này Huy Chương Danh Dự.
Bản tuyên dương của Huy Chương Danh Dự viết như sau về hành động cấp cứu anh hùng của Doss trong Trận Okinawa:
“Khi binh sĩ ta chiếm được đỉnh đồi, một tập trung rất nặng gồm pháo binh, súng cối và súng máy đã đổ ập lên họ, gây thương vong cho khoảng 75 người và khiến những người còn lại phải rút lui. Binh nhì Doss từ khước trú ẩn và tiếp tục ở lại khu vực đang bị đạn quét với nhiều người bị thương, đem đủ 75 người bị thương, từng người một, tới bờ dốc rồi dùng chiếc cáng buộc dây hạ họ xuống ngay trước một bờ tường dốc trong tay bằng hữu. Ngày 2 tháng 5, anh lại xông vào lằn đạn dầy đặc của súng trường và súng cối để cứu một người cách đó 180 mét ở tuyến đầu cùng một bờ dốc như hôm trước; và 2 ngày sau đó, anh chữa trị cho 4 người bị đốn khi đang tấn công một chiếc hang được canh giữ cẩn mật…
Bản tuyên dương còn viết nhiều hơn nữa. Cuối cùng, khi chính Binh Nhì Doss bị thương bởi lựu đạn nổ, thay vì gọi một lính cứu thương khác vì sợ anh ta bị đạn của quân địch, Doss đã tự chữa lấy các vết thương của anh và chờ 5 tiếng đồng hồ để được cứu. Nhưng khi được chở khỏi chiến trường trên một chiếc cáng, thấy một người lính khác bị thương nặng hơn mình, anh đã tuột khỏi cáng, nói với những người cứu mình hãy đưa người kia tới chỗ an toàn thay vì mình.
Vì lòng anh hùng của ông trong Thế Chiến II, tên tuổi của Doss trở thành một biểu tượng khắp Sư Đoàn 77 Bộ Binh vì lòng dũng cảm ngoại hạng vượt quá cả tiếng gọi của nghĩa vụ.
Trong tiểu sử về ông hồi tháng 3, năm 2006, khi ông qua đời, Tờ New York Times tường trình rằng Doss, một tín hữu của Cơ Đốc Phục Lâm, được hướng dẫn suốt đời bởi một bức tranh lớn được đóng khung nói về Mười Giới Răn và Kinh Lạy Cha mà cha ông mua từ một cuộc đấu giá khi ông mới lớn lên tại Lynchburg, Virginia. Bức tranh này vẽ Cain tay đang cầm chiếc dùi cui với Abel bị giết nằm dưới chân hắn.
Doss nói với Larry Smith trong “Beyond Glory”, một lịch sử truyền miệng về những người lãnh Huy Chương Danh Dự, ông đã chịu ảnh hưởng của bức tranh ấy như thế nào để trở thành một người phản đối lương tâm:
“Và khi tôi nhìn bức tranh ấy, tôi nhớ tới Điều Răn Thứ Năm, ‘Chớ giết người’. Tôi thắc mắc, làm thế nào một người anh lại có thể làm một điều như thế? Giết người cũng đủ làm trái tim tôi kinh hoàng, thành thử, tôi coi việc đó có liên quan tới bản thân tôi, ‘Desmond ạ, nếu con yêu Ta, con không được giết người’”.
Tháng 11 năm nay, câu truyện về anh hùng tính của Desmond Doss sẽ được chiếu trên toàn Nước Mỹ trong phim “Hacksaw Ridge”, một bi kịch chiến tranh mới của Mel Gibson, do Gregory Crosby, Robert Schenkkan và Randall Wallace viết truyện phim. Cuốn phim phối hợp bi kịch và hành động, bao trùm bởi đức tin.
Bản tóm tắt chính thức của Hãng Lionsgate cho khách mộ điệu điện ảnh một cái nhìn tổng quát về cuốn phim:
“HACKSAW RIDGE là câu truyện ngoại hạng nhưng có thật về người lính cứu thương trong Thế Chiến II, do Andrew Garfield (The Amazing Spiderman) đóng, người, tại Okinawa trong một trận chiến đẫm máu nhất của Thế Chiến II, đã lạ lùng cứu 75 người trong vòng mấy giờ mà không bắn một viên đạn hay mang một khẩu súng. Anh là người lính Mỹ duy nhất trong Thế Chiến II chiến đấu ở tuyến đầu mà không mang vũ khí, ngoài lời cầu nguyện chân thành trước khi một tay di tản các thương binh khỏi lằn đạn của địch quân, dưới hỏa lực khôn nguôi và đạn đại pháo của chúng. Sự can đảm và đức tin của Doss chiếm được sự ngưỡng phục của các vị chỉ huy cũng như các chiến hữu của anh, khi anh cứu sinh mạng của chính những người từng bách hại anh chỉ vì anh từ khước không đeo súng. Anh tin rằng chiến tranh là chính đáng, nhưng giết người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều sai lầm. Doss được gán danh hiệu là người phản đối lương tâm đầu tiên (anh gọi mình là ‘người hợp tác lương tâm’ vì anh tình nguyện đi lính) được lãnh Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội.
Bản tuyên dương của Huy Chương Danh Dự viết như sau về hành động cấp cứu anh hùng của Doss trong Trận Okinawa:
“Khi binh sĩ ta chiếm được đỉnh đồi, một tập trung rất nặng gồm pháo binh, súng cối và súng máy đã đổ ập lên họ, gây thương vong cho khoảng 75 người và khiến những người còn lại phải rút lui. Binh nhì Doss từ khước trú ẩn và tiếp tục ở lại khu vực đang bị đạn quét với nhiều người bị thương, đem đủ 75 người bị thương, từng người một, tới bờ dốc rồi dùng chiếc cáng buộc dây hạ họ xuống ngay trước một bờ tường dốc trong tay bằng hữu. Ngày 2 tháng 5, anh lại xông vào lằn đạn dầy đặc của súng trường và súng cối để cứu một người cách đó 180 mét ở tuyến đầu cùng một bờ dốc như hôm trước; và 2 ngày sau đó, anh chữa trị cho 4 người bị đốn khi đang tấn công một chiếc hang được canh giữ cẩn mật…
Bản tuyên dương còn viết nhiều hơn nữa. Cuối cùng, khi chính Binh Nhì Doss bị thương bởi lựu đạn nổ, thay vì gọi một lính cứu thương khác vì sợ anh ta bị đạn của quân địch, Doss đã tự chữa lấy các vết thương của anh và chờ 5 tiếng đồng hồ để được cứu. Nhưng khi được chở khỏi chiến trường trên một chiếc cáng, thấy một người lính khác bị thương nặng hơn mình, anh đã tuột khỏi cáng, nói với những người cứu mình hãy đưa người kia tới chỗ an toàn thay vì mình.
Vì lòng anh hùng của ông trong Thế Chiến II, tên tuổi của Doss trở thành một biểu tượng khắp Sư Đoàn 77 Bộ Binh vì lòng dũng cảm ngoại hạng vượt quá cả tiếng gọi của nghĩa vụ.
Trong tiểu sử về ông hồi tháng 3, năm 2006, khi ông qua đời, Tờ New York Times tường trình rằng Doss, một tín hữu của Cơ Đốc Phục Lâm, được hướng dẫn suốt đời bởi một bức tranh lớn được đóng khung nói về Mười Giới Răn và Kinh Lạy Cha mà cha ông mua từ một cuộc đấu giá khi ông mới lớn lên tại Lynchburg, Virginia. Bức tranh này vẽ Cain tay đang cầm chiếc dùi cui với Abel bị giết nằm dưới chân hắn.
Doss nói với Larry Smith trong “Beyond Glory”, một lịch sử truyền miệng về những người lãnh Huy Chương Danh Dự, ông đã chịu ảnh hưởng của bức tranh ấy như thế nào để trở thành một người phản đối lương tâm:
“Và khi tôi nhìn bức tranh ấy, tôi nhớ tới Điều Răn Thứ Năm, ‘Chớ giết người’. Tôi thắc mắc, làm thế nào một người anh lại có thể làm một điều như thế? Giết người cũng đủ làm trái tim tôi kinh hoàng, thành thử, tôi coi việc đó có liên quan tới bản thân tôi, ‘Desmond ạ, nếu con yêu Ta, con không được giết người’”.
Tháng 11 năm nay, câu truyện về anh hùng tính của Desmond Doss sẽ được chiếu trên toàn Nước Mỹ trong phim “Hacksaw Ridge”, một bi kịch chiến tranh mới của Mel Gibson, do Gregory Crosby, Robert Schenkkan và Randall Wallace viết truyện phim. Cuốn phim phối hợp bi kịch và hành động, bao trùm bởi đức tin.
Bản tóm tắt chính thức của Hãng Lionsgate cho khách mộ điệu điện ảnh một cái nhìn tổng quát về cuốn phim:
“HACKSAW RIDGE là câu truyện ngoại hạng nhưng có thật về người lính cứu thương trong Thế Chiến II, do Andrew Garfield (The Amazing Spiderman) đóng, người, tại Okinawa trong một trận chiến đẫm máu nhất của Thế Chiến II, đã lạ lùng cứu 75 người trong vòng mấy giờ mà không bắn một viên đạn hay mang một khẩu súng. Anh là người lính Mỹ duy nhất trong Thế Chiến II chiến đấu ở tuyến đầu mà không mang vũ khí, ngoài lời cầu nguyện chân thành trước khi một tay di tản các thương binh khỏi lằn đạn của địch quân, dưới hỏa lực khôn nguôi và đạn đại pháo của chúng. Sự can đảm và đức tin của Doss chiếm được sự ngưỡng phục của các vị chỉ huy cũng như các chiến hữu của anh, khi anh cứu sinh mạng của chính những người từng bách hại anh chỉ vì anh từ khước không đeo súng. Anh tin rằng chiến tranh là chính đáng, nhưng giết người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều sai lầm. Doss được gán danh hiệu là người phản đối lương tâm đầu tiên (anh gọi mình là ‘người hợp tác lương tâm’ vì anh tình nguyện đi lính) được lãnh Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội.