Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:34 02/07/2009
BÁC SĨ Ở CHỖ NÀY
Một phụ nữ đang cúi đầu nhìn coi người bị tai nạn xe rất nặng, người ta đứng vây chung quanh coi rất đông. Đột nhiên người phụ nữ bị một sức mạnh tông một bên, có tiếng nói:
- “Xin tránh ra, tôi đang được huấn luyện cấp cứu.”
Người phụ nữ nhìn người có lòng tốt này vội vội vàng vàng thao tác một chặp, sau đó rất bình tĩnh nói:
- “Khi ông tiến hành đến đoạn cần tìm bác sĩ, thì tôi ở chỗ này.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Tiến hành thực tập cấp cứu thường thiếu khâu bác sĩ cấp cứu đi theo, chỉ làm thao tác cứu hộ cho nhanh và đưa vào bệnh viện gần nhất, nếu khi đi cứu hộ mà có bác sĩ đi theo thì sẽ giảm bớt đau khổ cho người bị nạn. Khi cấp cứu người bị nạn thì người ta thực hiện tất cả những chuyên môn để cứu mạng sống của họ, nhưng ít người nghĩ đến việc cứu linh hồn của nạn nhân, do đó mà người Ki-tô hữu cần phải biết cách để cứu linh hồn người khác trong lúc họ bị nguy cấp về phần xác...
Làm công tác chuyên môn cứu hộ thì phải luôn luôn luyện tập, không những luyện tập về chuyên môn mà còn luyện tập về thân thể, có như thế việc cứu người mới càng thêm hữu hiệu.
Cũng vậy, muốn cứu linh hồn người khác thì người Ki-tô hữu cần phải luôn đào luyện kiến thức giáo lý, phải luôn luôn làm cho “tay nghề” của mình vững chắc và một tâm hồn tràn đầy tình yêu Chúa yêu người...
N2T |
Một phụ nữ đang cúi đầu nhìn coi người bị tai nạn xe rất nặng, người ta đứng vây chung quanh coi rất đông. Đột nhiên người phụ nữ bị một sức mạnh tông một bên, có tiếng nói:
- “Xin tránh ra, tôi đang được huấn luyện cấp cứu.”
Người phụ nữ nhìn người có lòng tốt này vội vội vàng vàng thao tác một chặp, sau đó rất bình tĩnh nói:
- “Khi ông tiến hành đến đoạn cần tìm bác sĩ, thì tôi ở chỗ này.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Tiến hành thực tập cấp cứu thường thiếu khâu bác sĩ cấp cứu đi theo, chỉ làm thao tác cứu hộ cho nhanh và đưa vào bệnh viện gần nhất, nếu khi đi cứu hộ mà có bác sĩ đi theo thì sẽ giảm bớt đau khổ cho người bị nạn. Khi cấp cứu người bị nạn thì người ta thực hiện tất cả những chuyên môn để cứu mạng sống của họ, nhưng ít người nghĩ đến việc cứu linh hồn của nạn nhân, do đó mà người Ki-tô hữu cần phải biết cách để cứu linh hồn người khác trong lúc họ bị nguy cấp về phần xác...
Làm công tác chuyên môn cứu hộ thì phải luôn luôn luyện tập, không những luyện tập về chuyên môn mà còn luyện tập về thân thể, có như thế việc cứu người mới càng thêm hữu hiệu.
Cũng vậy, muốn cứu linh hồn người khác thì người Ki-tô hữu cần phải luôn đào luyện kiến thức giáo lý, phải luôn luôn làm cho “tay nghề” của mình vững chắc và một tâm hồn tràn đầy tình yêu Chúa yêu người...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 02/07/2009
N2T |
28. Người kiêu ngạo và người tội lỗi tranh giành cao thấp, Chúa chúng ta và các thánh thì tranh sự khiêm nhường.
(Thánh Jerome)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:38 02/07/2009
N2T |
161. Cuộc sống, chỉ có khi anh biết sử dụng nó như thế nào thì mới là dài lâu.
Thánh Tôma Tông đồ và con đường đức tin
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
17:53 02/07/2009
Thánh Tôma Tông đồ và con đường đức tin
Nói hay nghĩ đến Thánh Toma Tông đồ, người ta liên tưởng ngay đến vị Thánh yếu lòng tin.
Phải chăng nói về Thánh tông đồ Toma tóm tắt lại có thế thôi sao?
1. Được kêu gọi sống con đường đức tin
Trong các sách Phúc âm ( Mt 10,2-5;Mc 3,13-18; Lc 6,12-16) Toma được liệt kê vào danh sách 12 môn đệ do chính Chúa Giêsu
kêu gọi, đào tạo và sai đi rao gỉang nước Thiên Chúa.
Như các anh em Tông đồ khác, Ông sống gần bên Chúa Giêsu ngày đêm ba năm liền. Mắt Ông đã thấy Chúa cùng chứng kiến những việc lạ lùng Chúa đã làm. Tai Ông đã từng nghe Chúa giảng dạy. Và những lúc thầy trò bên nhau, Chúa Giêsu đã nói chuyện cắt nghĩa cho các Ông thế nào là đời sống đức tin vào Thiên Chúa, thế nào là ý nghĩa ẩn chứa về đức tin trong công trình thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo, cùng sứ mạng truyền giáo của chính Thầy Giêsu mang đến cho trần gian.
Và kết qủa sau những năm tháng được đào tạo huấn luyện bên Thầy Giêsu, Ông Toma đã nói lên niềm xác tin tràn đầy lòng trung thành cùng tình yêu mến gắn bó với Thầy mình:
„Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với các bạn đồng môn: Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy.“ ( Ga 11,16)
2. Đối thoại về con đường đức tin
2.1.Nghe Thầy mình giảng cùng cắt nghĩa chỉ bảo, nhưng một người tính tình năng động như
Ông Toma, chắc chắn không thể chỉ ngồi nghe xuông thôi đâu. Ông đã có những mẫu đàm thoại hỏi về chính vai trò đời sống Thầy mình.
“ Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao
chúng con biết được đường? " ( Ga 14,5).
Ông Toma thắc mắc về hướng đi con đường của Thầy Giêsu. Có thể Ông cũng đã liên tưởng đến hình ảnh con đường đời sống.
Con đường nào cũng có điểm khởi đầu cùng đích điểm tận cùng. Và trên con đường đó người đi phải tìm kiếm. Và cùng có nhiều cơ hội để khám phá tìm kiếm ra.
2.2. Chúa Giêsu đi trên còn đường đời sống từ trời cao xuống trần gian, rồi rảo chân khắp các nẻo đường trên đất nước Do Thái. Ngài đi tìm các Môn Đệ như Ông Toma để đào tạo thành người tiếp tục con đường rao gỉang nước Thiên Chúa. Ngài đi tìm con người nói cho họ về tình yêu nước Thiên Chúa và dẫn đưa họ về nơi đó.
Ngài giới thiệu chỉ cho các Tông đồ, cho câu thắc mắc của Toma: Ngài chính là con đường đó, con đường đức tin:
Chúa Giê-su đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy“ (Ga 14, 6)
2.3.Sống trải qua những ngày tháng bình an học hỏi thụ giáo nơi Thầy Giêsu về đức tin. Nhưng vào giai đoạn chót cuối con đường đời sống, thảm cảnh đã xảy đến với Chúa Giêsu: bị bắt bị xử án và chết trên thập gía.
Có lẽ các Tông đồ như Toma cũng nghĩ phải chăng con đường Thầy Giêsu chấm dứt với sự chết?
Nhưng một khác tin loan đi: Chúa Giêsu đã sống lại!
Tâm trí Ông còn hoang mang về các chết bi thảm hãi hùng của Thầy mình. Ông nghe tin Chúa sống lại có lẽ với cảm giác lẫn lộn giữa thực và hư. Trí khôn Ông nói với Ông những vết thương nơi thân xác Thầy Giêsu bị đóng đinh trên thập gía là dấu hiệu về tình yêu của Chúa.
Vì thế ông chỉ muốn được đụng chạm sờ vào những vết–thương-tình-yêu của Chúa Giêsu thôi. Vết thương tình yêu đủ cho lòng tin của Ông vào Chúa đã sống lại:
„Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." ( Ga 20: 24-25)
2.4. Xưa kia lúc Chúa Giêsu còn sống giữa các Tông đồ, Thánh Toma nói lên lòng tuyên tín trung thành của mình khi ông hô hào cổ võ anh em Tông đồ cùng đi cùng chịu chết với Thầy Giêsu của mình.
Bây giờ lúc đã được Chúa Giêsu mời cho sờ đụng chạm vào vết thương tình yêu nơi thân xác của Thầy mình đã chết và đã sống lại, ông chỉ còn ngỡ ngàng nói lên đức tin tình yêu của mình:
„Ông Toma nói:Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! " ( Ga 20, 26)
Khi nghe tin nơi này nơi kia có vết thương chảy máu ở tượng Đức Mẹ, hay ở tượng Chúa Giêsu, mọi người đều phấn khởi tìm cách đến chiêm ngắm hay mong sao có cơ hội sờ đụng chạm vào.
Cha Thánh Pio bên nước Ý, người được ơn phép lạ nơi bàn tay có dấu vết thương tích của Chúa in vào, đã thu hút mọi người đến cầu nguyện và xin ngài cầu nguyện cho mình.
Như thế, vết thương thánh tích không là đức tin, nhưng dẫn đưa con người đến với đức tin vào Thiên Chúa tình yêu, một khi họ đã xem thấy hay đụng chạm vào.
3.Con đường tông đồ rao giảng đức tin
Sau khi Chúa Giêsu về trời và sai các Tông đồ đi rao giảng nước Thiên Chúa trên khắp cùng biên giới trái đất, Thánh Toma Tông đồ đã tìm đường đi về hướng ngả những nước miền Ba Tư sang tới nước Ấn Độ.
Bên nước Ấn Độ vùng Kerala còn ghi dấu lịch sử nói về Thánh Toma đã đến đây rao giảng đức tin vào Thiên Chúa cùng thành lập cộng đoàn Giáo hội Chúa ở đây từ thời Gíao Hội sơ khai. Ngày nay còn lễ nghi phụng vụ theo nghi thức truyền thống Thánh Toma bên Ấn Độ.
Theo tương truyền, Thánh Toma cũng không công nhận Đức Mẹ Maria được Chúa đưa cả hồn lẫn thân xác về trời. Vì thế trong một thị kiến, Hài nhi Giêsu đã hiện ra với Ông, và trao cho Ông chiếc dây thắt lưng của Đức Mẹ Maria làm bằng chứng cho Ông tin.
Cũng theo tương truyền, trên đường đi rao giảng đức tin vào Chúa Giêsu, Thánh Toma đã gặp gỡ Ba Vua ngày xưa đã đến bái kiến hài nhi Giêsu lúc mới sinh ra ở Bethlehem. Thánh nhân đã rửa tội cho Ba Vua, và phong chức Giám Mục cùng sai họ đi rao giảng đức tin cho Chúa.
Con đường đời sống rao giảng đức tin vào Chúa của Thánh Toma đạt tới đích điểm là cái chết tử vì đạo có lẽ vào năm 72 ở Kalamina bên Ấn Độ, lúc đang dâng Thánh Lễ.
Trên tay nơi hình tượng Thánh Toma Tông đồ có chiếc đòng giống như hình thước thợ. Đây là biểu hiệu riêng của Thánh Toma muốn nhắc nhớ đến ngài đã bị đâm chết bằng cây đòng.
Thánh Toma Tông đồ được tôn kính là bổn mạng ở vùng phía Đông Ấn Độ, bên nước Bồ đào Nha, thành Goa, của những kiến trúc sư, của người nông dân, và cả những nhà thần học. Thánh nhân cũng là bổn mạng phù hộ để chống lại bệnh đau lưng, cùng là bổn mạng phù hộ cho đời sống hôn nhân được xuông sẻ tốt đẹp bền vững.
*******************
Trong đời sống, con cái tin tưởng cha mẹ mình, khi họ cảm nhận thấy dấu chỉ tình yêu của cha mẹ dành cho họ.
Vợ chồng tin tưởng nhau, khi họ thấy cùng cảm nhận ra tình yêu của nhau.
Thánh Toma Tông đồ tin vào Chúa, khi Ông nhìn sờ đụng chạm bằng cảm giác vào dấu vết tình yêu của Chúa Giêsu nơi những vết thương tích của cuộc khổ nạn.
Con đường đức tin vào Chúa của Thánh Toma không phải là con đường phải có bằng chứng khoa học hay lý luận chứng minh. Nhưng là con đường tình yêu qua dấu vết nói lên tình yêu của Chúa.
Năm Linh Mục 2009-2010
Những con mắt thịt ở trong nhà mình!
Pm. Cao Huy Hoàng
18:21 02/07/2009
Suy Niệm Lời Chúa CN 14 TN B. (Ed 2,2-5; 2Cr 12,7-10; Mc 6,1-6)
Cuốn sách của Thiên Chúa đang mở ra. Cuốn sách ghi Lời Chân Lý. Cuốn sách mà Tiên tri Ezêkiel đã thị kiến với Lời rằng: “ Chính ta đã sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân đang phản nghịch chống lại Ta, chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày, mặt dạn, lòng chai dạ đá, chính ta sai ngươi đến với chúng"”(Ed 2,3-4).
Cuốn sách ấy tiên báo về chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và trang Tin Mừng hôm nay, qua tường thuật của Thánh Marcô, quả thực đã ứng nghiệm, không sai. Con người đồng thời, đồng hương của Chúa Giêsu không thể nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, và tỏ ra “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” trước những lời rao giảng của Ngài. Họ không biết được, và cũng không chịu mở lòng ra để biết được Ngài là Đấng Thiên sai. Họ chỉ muốn nhìn thấy cái trước mắt là thân thế sự nghiệp quá sơ sài của Ngài để rồi trách cứ một cách ngạo mạn: “ Ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và là anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm của chúng ta sao?” (Mc 6,3).
Những con mắt thịt hai ngàn năm trước!
Thì ra, từ ngàn năm trước, người ta đã có thói quen thẩm định tư cách một con người bằng cách nhìn vào thế, thân, ngân, lý! “Nhất thế, nhì thân, tam ngân, tứ lý”. Họ chỉ nhìn con người bằng con mắt con người, và con người ấy chỉ được trọng vọng khi đáp ứng được cái yêu cầu rất con người vật chất hữu hạn của họ.
Chúa Giêsu đã về thăm quê hương và giảng trong hội đường. Theo cách trình bày của Thánh Marco, thì không phải những người quê hương của Chúa không nhận thấy sự khôn ngoan nổi trội của một con người mang tên Giêsu! “Ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao?” (Mc 6,2). Họ có thấy, và thấy quá rõ ràng đấy chứ, nhưng họ không muốn chấp nhận nghe và tin vào lời giảng của Ngài, một là vì lòng ganh tỵ và hai là vì chẳng mang lại lợi lộc gì trước mắt có thể nhai nuốt được.
Vì ganh tỵ, lời giảng dạy của một con bác thợ mộc, hay chính người cũng là thợ mộc với nghề cha truyền con nối suốt ba mươi năm trời kia, thì có đáng gì phải đáng nể phục. Con thợ mộc lại giảng trong hội đường lại là chuyện dở hơi hơn nữa!
Vì lợi lộc trần gian, cho nên, dẫu cho ông Giêsu nghèo khó kia có nói lời vàng lời ngọc thì giá trị cũng không bằng lời của người có vàng có ngọc khoe trước mắt họ, ban tặng cho họ.
Thánh kinh gọi họ là “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” quả là chính xác, vì họ đã không mở lòng ra để thay đổi một não trạng xưa cũ của con người: Não trạng duy vật, lấy vật chất làm cái gốc con người, dựa vào vật chất mà thẩm định giá trị con người. Cùng một xuất xứ địa lý, cùng một cảnh ngộ cơ cực, không thể có ai xuất chúng hơn mình! Và nếu có, cũng không cần phải công nhận làm gì cho mệt xác nếu không có lợi lộc gì cho mình.
Họ không muốn mở con mắt linh hồn ra mà nhìn thấy cái “thế” của Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, chính là Con của Thiên Chúa và cái “thân” của Ngài là “chính Ngài là Thiên Chúa”. Họ càng không thể thấy cái “ngân” của Ngài là kho tàng sự sống vĩnh cửu không mối mọt, không nhàu nát, không hoen gỉ, và đời đời không hề mất nhưng luôn tồn tại. Họ không muốn nghe cái “lý” của Ngài là chân lý thường hằng bất biến đem lại sự sống và hạnh phúc đời đời! Họ “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” vì họ muốn nhìn thấy tận mắt cái hạnh phúc duy vật chất có thể ăn tươi nuốt sống được. Họ đang “đốt căn nhà muôn năm để luộc cho mình một quả trứng ăn liền”. Lòng họ không mở ra. Lòng họ đầy ích kỷ! Đúng như lời Thánh Nicôlas nhận định “ Người ích kỷ có thể đốt nhà bạn để luộc cho mình một quả trứng”.
Những con mắt thịt hai ngàn năm sau!
Đã hơn hai ngàn năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, con người vẫn luôn tự hào vì những thành quả văn minh tiến bộ tột bực, nhưng vẫn còn một điều chưa hề tiến bộ, chưa hề thay đổi: lòng ích kỷ vẫn còn tồn tại nơi một số con người, nếu không dám nói là toàn thể.
Lòng ích kỷ phát sinh từ lòng kiêu ngạo! Kiêu ngạo và ích kỷ đẻ ra trăm ngàn thứ tệ hại khác: ganh tị, đàn áp, chà đạp, bất chấp luân thường đạo lý, tẩy chay lẽ phải, thanh trừng chân lý… tất cả để phục vụ cho cái lợi lộc riêng mình, cho cái “trứng luộc ăn liền” của mình.
Có muôn vàn thành tựu lớn lao của khoa học, chính trị, xã hội, nhưng để phục vụ cho một cõi lòng hẹp hòi nhỏ bé tí teo thế sao! Có những văn minh rất đáng phục, nhưng lại là văn minh đưa dẫn con người vào chỗ tự hủy diệt thế sao? Số phận của Tin Mừng, qua các thời đại luôn phải đối mặt với sự tẩy chay của lòng người ích kỷ. Số phận của các ngôn sứ vẫn luôn bị sự thanh trừng tàn sát vì lòng người không muốn ai can thiệp vào cái hủ riêng mình! Cái hủ “trứng luộc ăn liền” chứa đầy những thèm khát hưởng thụ và tìm mọi phương thế để hưởng thụ!
Nghịch lý trầm kha này đã cho thấy rõ chân tướng âm mưu của Satan quỉ dữ, luôn đối lập với Thiên Chúa, đối lập với Tin Mừng. Do đó, hai ngàn năm sau ngày Tin Mừng Giáng Thế, những con mắt thịt trần gian vẫn luôn trong tư thế tẩy chay Tin Mừng chỉ vì một lẽ: Tin Mừng đòi đổi mới. Mà đổi mới là bất lợi. Đổi mới là phải đổi lòng ích kỷ thành quảng đại, đổi lòng chai dạ đá hóa ra mềm mại, đổi mặt dày mặt dạn của satan nên khuôn mặt đầy yêu thương của Thiên Chúa… Đổi mới là phải kiến tạo một thế giới của Thiên Chúa, kiến tạo một cộng đồng nhân loại theo tinh thần Tin Mừng, phải tái lập quan hệ với sự sống vĩnh cửu thay cho sự sống tạm bợ ở đời nầy… Không chấp nhận đổi mới, đồng nghĩa với việc giữ nguyên“mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá”, mà “đốt sự sống đời đời để luộc cho mình một quả trứng ăn liền, khoái khẩu”
Những con mắt thịt ở trong nhà mình!
Về với thực tế quanh ta, với hơn 80 triệu con người thân thương gần gủi nhất, cùng dòng máu, cùng màu da, cùng trải qua bao cuộc thăng trầm để bảo tồn nòi giống Tiên Rồng hùng anh Dũng Lạc, để nhìn lại hành trình của Tin Mừng Chúa Giêsu Cứu Thế. Số phận của Tin Mừng, của các Ngôn Sứ cũng không khác gì số phận Đức Giêsu ngày ấy. Nhưng niềm tự hào chân chính vẫn trào dâng trong chúng ta vì máu các thánh Tử đạo đã trổ sinh muôn ngàn hạt giống Đức Tin trên mảnh đất nầy.
Tuy nhiên, nếu Tin Mừng ở đâu cũng phải chung số phận chịu tẩy chay, chịu thanh trừng, thì ở nhà mình, ở đất nước mình chắc hẳn càng không tránh khỏi. “Thế, thân, ngân, lý” của Tin Mừng và các ngôn sứ Việt Nam chẳng khác gì “thế, thân, ngân, lý” của Chúa Giêsu Kitô ngày ấy- cũng đã bị lòng ích kỷ, tính kiêu ngạo,“ mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” tẩy chay tới mức triệt để. Một phần mười dân số chấp nhận Tin Mừng và chấp nhận đổi mới chưa đủ làm chứng rằng Chúa Giêsu không bị thanh trừng! Lòng con người đang đóng kín, không muốn cho ánh sáng chân lý lọt vào, sợ đổi mới, vì họ đang có một cuộc sống hạnh phúc ảo. Hơn nữa, họ vẫn đang tìm mọi cách để kéo dài hạnh phúc ảo ấy đến muôn năm! Cái hạnh phúc tức thời của lòng ích kỷ. Là Cha là Mẹ, có lẽ không ai dám “khôn ba năm dại một giờ” mà “đốt nhà mình để luộc quả trứng ăn liền cho tương lai cháu con lâm cảnh màn trời chiếu đất”. Cũng vậy, càng không thể liều lĩnh “đốt sự sống đời đời để luộc cho mình một quả trứng ăn liền, khoái khẩu” ở đời nầy vậy!
Để Tin Mừng được đón nhận trên quê hương, có người nghĩ rằng: chứng nhân tại một đất nước thắm máu các thánh tử đạo mà không chấp nhận tử vì đạo thì quả thật là vô lý! Nhưng cách tử-vì-đạo-cách-có-lợi cho mình và cho Giáo Hội nhất, chắc chắn phải nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phải theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, để sống tốt cuộc sống Tin Mừng. Trong đó, có cả việc cần thiết phải nói cho những kẻ đốt nhà mình hoặc nhà người khác rằng: quê hương vĩnh cửu của chúng ta không phải ở mảnh đất nầy, ở trần gian nầy, nhưng là ở một Thiên Quốc vĩnh cửu. Anh có thể ăn một quá trứng luộc chính bằng cả giang san nầy đi nữa, thì anh có sống đời đời chăng? Có hạnh phúc đời đời chăng? Đừng cứng lòng, nhưng hãy tin! “Hãy sám hối và tin và Tin Mừng”
Nguyện xin hướng dẫn của Thánh Phaolô giúp chúng con kiên trì, kiên vững theo bước chân khiêm tốn nghèo hèn của Chúa Giêsu - nhưng rất mạnh mẽ, để đem hạnh phúc thật cho nhân loại. “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Và cùng xác tín với Thánh Phaolô rằng: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,9-10)
Cuốn sách của Thiên Chúa đang mở ra. Cuốn sách ghi Lời Chân Lý. Cuốn sách mà Tiên tri Ezêkiel đã thị kiến với Lời rằng: “ Chính ta đã sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân đang phản nghịch chống lại Ta, chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày, mặt dạn, lòng chai dạ đá, chính ta sai ngươi đến với chúng"”(Ed 2,3-4).
Cuốn sách ấy tiên báo về chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và trang Tin Mừng hôm nay, qua tường thuật của Thánh Marcô, quả thực đã ứng nghiệm, không sai. Con người đồng thời, đồng hương của Chúa Giêsu không thể nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, và tỏ ra “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” trước những lời rao giảng của Ngài. Họ không biết được, và cũng không chịu mở lòng ra để biết được Ngài là Đấng Thiên sai. Họ chỉ muốn nhìn thấy cái trước mắt là thân thế sự nghiệp quá sơ sài của Ngài để rồi trách cứ một cách ngạo mạn: “ Ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và là anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm của chúng ta sao?” (Mc 6,3).
Những con mắt thịt hai ngàn năm trước!
Thì ra, từ ngàn năm trước, người ta đã có thói quen thẩm định tư cách một con người bằng cách nhìn vào thế, thân, ngân, lý! “Nhất thế, nhì thân, tam ngân, tứ lý”. Họ chỉ nhìn con người bằng con mắt con người, và con người ấy chỉ được trọng vọng khi đáp ứng được cái yêu cầu rất con người vật chất hữu hạn của họ.
Chúa Giêsu đã về thăm quê hương và giảng trong hội đường. Theo cách trình bày của Thánh Marco, thì không phải những người quê hương của Chúa không nhận thấy sự khôn ngoan nổi trội của một con người mang tên Giêsu! “Ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao?” (Mc 6,2). Họ có thấy, và thấy quá rõ ràng đấy chứ, nhưng họ không muốn chấp nhận nghe và tin vào lời giảng của Ngài, một là vì lòng ganh tỵ và hai là vì chẳng mang lại lợi lộc gì trước mắt có thể nhai nuốt được.
Vì ganh tỵ, lời giảng dạy của một con bác thợ mộc, hay chính người cũng là thợ mộc với nghề cha truyền con nối suốt ba mươi năm trời kia, thì có đáng gì phải đáng nể phục. Con thợ mộc lại giảng trong hội đường lại là chuyện dở hơi hơn nữa!
Vì lợi lộc trần gian, cho nên, dẫu cho ông Giêsu nghèo khó kia có nói lời vàng lời ngọc thì giá trị cũng không bằng lời của người có vàng có ngọc khoe trước mắt họ, ban tặng cho họ.
Thánh kinh gọi họ là “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” quả là chính xác, vì họ đã không mở lòng ra để thay đổi một não trạng xưa cũ của con người: Não trạng duy vật, lấy vật chất làm cái gốc con người, dựa vào vật chất mà thẩm định giá trị con người. Cùng một xuất xứ địa lý, cùng một cảnh ngộ cơ cực, không thể có ai xuất chúng hơn mình! Và nếu có, cũng không cần phải công nhận làm gì cho mệt xác nếu không có lợi lộc gì cho mình.
Họ không muốn mở con mắt linh hồn ra mà nhìn thấy cái “thế” của Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, chính là Con của Thiên Chúa và cái “thân” của Ngài là “chính Ngài là Thiên Chúa”. Họ càng không thể thấy cái “ngân” của Ngài là kho tàng sự sống vĩnh cửu không mối mọt, không nhàu nát, không hoen gỉ, và đời đời không hề mất nhưng luôn tồn tại. Họ không muốn nghe cái “lý” của Ngài là chân lý thường hằng bất biến đem lại sự sống và hạnh phúc đời đời! Họ “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” vì họ muốn nhìn thấy tận mắt cái hạnh phúc duy vật chất có thể ăn tươi nuốt sống được. Họ đang “đốt căn nhà muôn năm để luộc cho mình một quả trứng ăn liền”. Lòng họ không mở ra. Lòng họ đầy ích kỷ! Đúng như lời Thánh Nicôlas nhận định “ Người ích kỷ có thể đốt nhà bạn để luộc cho mình một quả trứng”.
Những con mắt thịt hai ngàn năm sau!
Đã hơn hai ngàn năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, con người vẫn luôn tự hào vì những thành quả văn minh tiến bộ tột bực, nhưng vẫn còn một điều chưa hề tiến bộ, chưa hề thay đổi: lòng ích kỷ vẫn còn tồn tại nơi một số con người, nếu không dám nói là toàn thể.
Lòng ích kỷ phát sinh từ lòng kiêu ngạo! Kiêu ngạo và ích kỷ đẻ ra trăm ngàn thứ tệ hại khác: ganh tị, đàn áp, chà đạp, bất chấp luân thường đạo lý, tẩy chay lẽ phải, thanh trừng chân lý… tất cả để phục vụ cho cái lợi lộc riêng mình, cho cái “trứng luộc ăn liền” của mình.
Có muôn vàn thành tựu lớn lao của khoa học, chính trị, xã hội, nhưng để phục vụ cho một cõi lòng hẹp hòi nhỏ bé tí teo thế sao! Có những văn minh rất đáng phục, nhưng lại là văn minh đưa dẫn con người vào chỗ tự hủy diệt thế sao? Số phận của Tin Mừng, qua các thời đại luôn phải đối mặt với sự tẩy chay của lòng người ích kỷ. Số phận của các ngôn sứ vẫn luôn bị sự thanh trừng tàn sát vì lòng người không muốn ai can thiệp vào cái hủ riêng mình! Cái hủ “trứng luộc ăn liền” chứa đầy những thèm khát hưởng thụ và tìm mọi phương thế để hưởng thụ!
Nghịch lý trầm kha này đã cho thấy rõ chân tướng âm mưu của Satan quỉ dữ, luôn đối lập với Thiên Chúa, đối lập với Tin Mừng. Do đó, hai ngàn năm sau ngày Tin Mừng Giáng Thế, những con mắt thịt trần gian vẫn luôn trong tư thế tẩy chay Tin Mừng chỉ vì một lẽ: Tin Mừng đòi đổi mới. Mà đổi mới là bất lợi. Đổi mới là phải đổi lòng ích kỷ thành quảng đại, đổi lòng chai dạ đá hóa ra mềm mại, đổi mặt dày mặt dạn của satan nên khuôn mặt đầy yêu thương của Thiên Chúa… Đổi mới là phải kiến tạo một thế giới của Thiên Chúa, kiến tạo một cộng đồng nhân loại theo tinh thần Tin Mừng, phải tái lập quan hệ với sự sống vĩnh cửu thay cho sự sống tạm bợ ở đời nầy… Không chấp nhận đổi mới, đồng nghĩa với việc giữ nguyên“mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá”, mà “đốt sự sống đời đời để luộc cho mình một quả trứng ăn liền, khoái khẩu”
Những con mắt thịt ở trong nhà mình!
Về với thực tế quanh ta, với hơn 80 triệu con người thân thương gần gủi nhất, cùng dòng máu, cùng màu da, cùng trải qua bao cuộc thăng trầm để bảo tồn nòi giống Tiên Rồng hùng anh Dũng Lạc, để nhìn lại hành trình của Tin Mừng Chúa Giêsu Cứu Thế. Số phận của Tin Mừng, của các Ngôn Sứ cũng không khác gì số phận Đức Giêsu ngày ấy. Nhưng niềm tự hào chân chính vẫn trào dâng trong chúng ta vì máu các thánh Tử đạo đã trổ sinh muôn ngàn hạt giống Đức Tin trên mảnh đất nầy.
Tuy nhiên, nếu Tin Mừng ở đâu cũng phải chung số phận chịu tẩy chay, chịu thanh trừng, thì ở nhà mình, ở đất nước mình chắc hẳn càng không tránh khỏi. “Thế, thân, ngân, lý” của Tin Mừng và các ngôn sứ Việt Nam chẳng khác gì “thế, thân, ngân, lý” của Chúa Giêsu Kitô ngày ấy- cũng đã bị lòng ích kỷ, tính kiêu ngạo,“ mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” tẩy chay tới mức triệt để. Một phần mười dân số chấp nhận Tin Mừng và chấp nhận đổi mới chưa đủ làm chứng rằng Chúa Giêsu không bị thanh trừng! Lòng con người đang đóng kín, không muốn cho ánh sáng chân lý lọt vào, sợ đổi mới, vì họ đang có một cuộc sống hạnh phúc ảo. Hơn nữa, họ vẫn đang tìm mọi cách để kéo dài hạnh phúc ảo ấy đến muôn năm! Cái hạnh phúc tức thời của lòng ích kỷ. Là Cha là Mẹ, có lẽ không ai dám “khôn ba năm dại một giờ” mà “đốt nhà mình để luộc quả trứng ăn liền cho tương lai cháu con lâm cảnh màn trời chiếu đất”. Cũng vậy, càng không thể liều lĩnh “đốt sự sống đời đời để luộc cho mình một quả trứng ăn liền, khoái khẩu” ở đời nầy vậy!
Để Tin Mừng được đón nhận trên quê hương, có người nghĩ rằng: chứng nhân tại một đất nước thắm máu các thánh tử đạo mà không chấp nhận tử vì đạo thì quả thật là vô lý! Nhưng cách tử-vì-đạo-cách-có-lợi cho mình và cho Giáo Hội nhất, chắc chắn phải nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phải theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, để sống tốt cuộc sống Tin Mừng. Trong đó, có cả việc cần thiết phải nói cho những kẻ đốt nhà mình hoặc nhà người khác rằng: quê hương vĩnh cửu của chúng ta không phải ở mảnh đất nầy, ở trần gian nầy, nhưng là ở một Thiên Quốc vĩnh cửu. Anh có thể ăn một quá trứng luộc chính bằng cả giang san nầy đi nữa, thì anh có sống đời đời chăng? Có hạnh phúc đời đời chăng? Đừng cứng lòng, nhưng hãy tin! “Hãy sám hối và tin và Tin Mừng”
Nguyện xin hướng dẫn của Thánh Phaolô giúp chúng con kiên trì, kiên vững theo bước chân khiêm tốn nghèo hèn của Chúa Giêsu - nhưng rất mạnh mẽ, để đem hạnh phúc thật cho nhân loại. “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Và cùng xác tín với Thánh Phaolô rằng: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,9-10)
Một chiều kích của lòng tin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:16 02/07/2009
Chúa Nhật XIV TN B ( Mc 6,1-6 )
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của lòng tin trong tương quan giữa con người. Thiếu lòng tin thì hình như khó mà có những sự tốt đẹp đựơc dệt xây. Không có hợp đồng, không có cam kết, không có ký thác hay thậm chí chẳng có sự qua lại với nhau. “ Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại quê hương của Người; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ cứng lòng tin.” ( 6,6 ).
Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần đem lại cho ta sự sống đời đời. Mặc dù là ân ban cách nhưng không của Thiên Chúa, nhưng đức tin không phải là thứ gì đó trên trời rơi xuống. Đức tin còn được dệt thành bằng những nỗ lực đáp trả rất tự nhiên của con người chúng ta. Một trong những nỗ lực đáp trả của chúng ta đó là lòng tin vào nhau. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, hình ảnh không bao giờ là cái mà nó phản ảnh và hình ảnh cũng không thể phản ảnh chính xác, đầy đủ cái nó phản ảnh. Tuy nhiên, Khi ta coi thường cái hình, khi ta loại bỏ cái ảnh thì ta rất khó đạt đến thực tại. Cũng thế, khi không tin vào con người, thì chúng thật khó mà có được lòng tin vào Thiên Chúa.
Bài trích sách Tiên Tri Êzêkiel tường thuật lời của Giavê: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng” ( Ed 2,3-4 ). Chúng ta đừng quên: để bày tỏ ý định và chương trình của mình thì Thiên Chúa thường bày tỏ qua trung gian những con người, như các sứ ngôn. Thỉnh thoảng Chúa sai các Thiên sứ đến trần gian, nhưng cũng dưới hình dạng con người. Như thế, khi ta đón nhận những con người Chúa sai đến là ta tin vào Người.
Khi Chúa Giêsu trở về Nagiarét, người đồng hương của Người thoạt đầu kinh ngạc về những sự lạ lùng nơi Người. Không chỉ nghe tiếng đồn từ Caphanaum mà giờ đây chính tai, mắt họ trực tiếp nghe và chứng kiến sự khôn ngoan và uy quyền của Người. “ Bởi đâu ông ta được như thế ? ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao ? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì ?” ( 6,3 ). Thế nhưng, thay vì nhìn nhận hiện thực, nhìn nhận một Giêsu như hiện nay, thì họ đã vội quay về với quá khứ. “ Ông ta không phải là bác thợ mộc ư ?” Và chuỗi quá khứ của ông thợ mộc Giêsu cùng gia cảnh của ông ta hiện ra trong tâm trí người Nagiarét. Một quá khứ của một con ngưòi bình thường, chưa muốn nói là tầm thường theo cách đánh giá của con người thời bấy giờ. Và họ đã cứng lòng tin.
Người ta khó mà tin vào nhau một khi mãi khư khư có định kiến về nhau. Phận người chúng ta ai lại không có một quá khứ. Nhắc đến quá khứ của mình, thì ta thường kể lể các chiến công, những thành đạt. Nhóm thanh niên vốn rất sợ cái cảnh các cụ cao niên huyên thuyên về quá khứ oanh liệt của các cụ. Dù cho bọn trẻ có đứa há hốc mồm, tròn xoe mắt, hay có đứa gật gà buồn ngủ thì các cụ vẫn không thấy mệt khi kể về thời oanh liệt một thời đã qua, cho dù không biết lần kể này là lần thứ mấy. Nếu nói đến quá khứ của tha nhân, thì hình như chúng ta ít nhớ những điều tốt đẹp mà lại khó quên những chuyện không hay, những hạn chế, khuyết điểm của họ, đặc biệt khi họ là đối tượng ta không thân thích hay ta có một chút ganh tỵ nào đó.
Là người, ai ai cũng có mặt nào đó hạn chế, chủ quan hay khách quan. Dù được những ơn mặc khải phi thường thì Thánh Phaolô cũng đã nhìn nhận: Thân xác Ngài đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến để vả mặt Ngài. (x. 2 Cor 12,7 ). Nếu ta cứ dán mắt vào những khiếm khuyết của nhau thì làm sao ta xây dựng được niềm tin vào nhau ? Người dân cùng quê với Chúa Giêsu đã không vượt qua được tâm lý này. Họ cứ mãi bị in trí bởi gia cảnh đơn hèn của Người và thế là họ đã không thể đón nhận Người như hiện nay, một vị Thầy đầy quyền uy trong lời nói cũng như trong hành động.
Tin là đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại. Nhận nhau như nhau là, hiện nay, giờ này, thì cần phải khép lại quá khứ của nhau. Làm sao có thể tin nhau khi mà ta còn xét lý lịch của nhau đến cả ba bốn đời ? Làm sao có thể tin nhau khi mà ta cứ mãi mang lấy thành kiến về nhau. Heraclitus đã nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Con người là hữu thể đang chuyển thành. Đóng khung nhau trong thành kiến của mình là ta vô tình biến tha nhân thành một đồ vật bất biến. Đã là đồ vật thì để ta sử dụng hay chiếm hữu chứ không phải là đối tượng để ta tương quan, để ta tín nhiệm. Cái nghịch lý thường có ở nơi luận lý của ta. Trong khi ta khẳng định rằng mọi vật đang chuyển động, mọi sự đều có thể đổi thay thì ta lại khư khư cho rằng người ấy không thể thay đổi. Chính vì thế, mỗi khi chứng kiến những sự thành đạt của một ai đó thì ta dễ vội quay về quá khứ: Cha ấy hả, ngày xưa là như thế này nè… Đức Cha đó hả ? Mình mình biết tỏng hồi còn làm thầy giúp xứ… Không phải bất cứ cái quay về quá khư nào cũng là không hay, không tốt. Có nhiều cái nhìn lui để rối thêm lòng tri ân và thêm xác tín vào tình thương và quyền năng của Chúa. Tuy nhiên thần dữ thường cám dỗ ta nhìn quá khứ của nhau bằng định kiến để ta không đón nhận cái hiện thực. Dĩ nhiên, khi đã không đón nhận nhau như hiện nay thì làm sao ta có thể tin vào nhau. Một khi ta không đựơc kẻ khác tín nhiệm thì ta thật khó có thể làm được nhiều điều tốt đẹp và hữu ích.
Các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta sau năm 1975 đã từng một thời gian khá dài nhìn người đồng bào của mình bằng cái nhìn định kiến, bằng cái nhìn lý lịch đến cả ba đời và vì thế không thể có niềm tin vào nhau. Hậu quả của cái nhìn ấy đã để lại cho dân tộc ta không chỉ biết bao nổi đau mà còn nhiều thiệt hại không thể kể xiết. Cám ơn Chúa, cái khẩu hiệu “khép cánh cửa quá khứ” đã được cất lên. Tuy nhiên từ khẩu hiệu đến hiện thực vẫn còn là một khoảng cách không dễ thu hẹp, chưa muốn nói là xóa bỏ.
Là con cái Chúa, là những người cùng tin vào Chúa Kitô, chúng ta có dễ dàng đón nhận nhau như trong hiện tại hay không ? Chúng ta đã khép cánh cửa quá khứ của nhau được chút nào ? Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư ? Vì Chúa sẵn sàng bỏ quên quá khứ của ta nên Chúa tin ở ta và Chúa đã tha thứ cho ta. Còn chúng ta, khi chúng ta chưa tha thứ cho nhau, khi chúng ta chưa thể hiệp nhất nên một với nhau, khi chúng ta chưa thể chung tay cộng tác với nhau… thì một trong những nguyên nhân chính đó là vì ta chưa tin ở nhau. Ta chưa tin ở nhau là vì ta chưa đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại này. Tất thảy là vì ta còn in trí, còn mang thành kiến với nhau. Vô tình hay hữu ý, chúng ta đang đóng đinh nhau vào thập tự. Lạy Chúa xin hãy loại khỏi tâm tư của con các định kiến về tha nhân. Ước gì con biết bớt dần đi và rồi sẽ có ngày bỏ được cái thói quen xấu là nhắc lại quá khứ lỗi lầm của tha nhân.
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của lòng tin trong tương quan giữa con người. Thiếu lòng tin thì hình như khó mà có những sự tốt đẹp đựơc dệt xây. Không có hợp đồng, không có cam kết, không có ký thác hay thậm chí chẳng có sự qua lại với nhau. “ Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại quê hương của Người; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ cứng lòng tin.” ( 6,6 ).
Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần đem lại cho ta sự sống đời đời. Mặc dù là ân ban cách nhưng không của Thiên Chúa, nhưng đức tin không phải là thứ gì đó trên trời rơi xuống. Đức tin còn được dệt thành bằng những nỗ lực đáp trả rất tự nhiên của con người chúng ta. Một trong những nỗ lực đáp trả của chúng ta đó là lòng tin vào nhau. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, hình ảnh không bao giờ là cái mà nó phản ảnh và hình ảnh cũng không thể phản ảnh chính xác, đầy đủ cái nó phản ảnh. Tuy nhiên, Khi ta coi thường cái hình, khi ta loại bỏ cái ảnh thì ta rất khó đạt đến thực tại. Cũng thế, khi không tin vào con người, thì chúng thật khó mà có được lòng tin vào Thiên Chúa.
Bài trích sách Tiên Tri Êzêkiel tường thuật lời của Giavê: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng” ( Ed 2,3-4 ). Chúng ta đừng quên: để bày tỏ ý định và chương trình của mình thì Thiên Chúa thường bày tỏ qua trung gian những con người, như các sứ ngôn. Thỉnh thoảng Chúa sai các Thiên sứ đến trần gian, nhưng cũng dưới hình dạng con người. Như thế, khi ta đón nhận những con người Chúa sai đến là ta tin vào Người.
Khi Chúa Giêsu trở về Nagiarét, người đồng hương của Người thoạt đầu kinh ngạc về những sự lạ lùng nơi Người. Không chỉ nghe tiếng đồn từ Caphanaum mà giờ đây chính tai, mắt họ trực tiếp nghe và chứng kiến sự khôn ngoan và uy quyền của Người. “ Bởi đâu ông ta được như thế ? ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao ? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì ?” ( 6,3 ). Thế nhưng, thay vì nhìn nhận hiện thực, nhìn nhận một Giêsu như hiện nay, thì họ đã vội quay về với quá khứ. “ Ông ta không phải là bác thợ mộc ư ?” Và chuỗi quá khứ của ông thợ mộc Giêsu cùng gia cảnh của ông ta hiện ra trong tâm trí người Nagiarét. Một quá khứ của một con ngưòi bình thường, chưa muốn nói là tầm thường theo cách đánh giá của con người thời bấy giờ. Và họ đã cứng lòng tin.
Người ta khó mà tin vào nhau một khi mãi khư khư có định kiến về nhau. Phận người chúng ta ai lại không có một quá khứ. Nhắc đến quá khứ của mình, thì ta thường kể lể các chiến công, những thành đạt. Nhóm thanh niên vốn rất sợ cái cảnh các cụ cao niên huyên thuyên về quá khứ oanh liệt của các cụ. Dù cho bọn trẻ có đứa há hốc mồm, tròn xoe mắt, hay có đứa gật gà buồn ngủ thì các cụ vẫn không thấy mệt khi kể về thời oanh liệt một thời đã qua, cho dù không biết lần kể này là lần thứ mấy. Nếu nói đến quá khứ của tha nhân, thì hình như chúng ta ít nhớ những điều tốt đẹp mà lại khó quên những chuyện không hay, những hạn chế, khuyết điểm của họ, đặc biệt khi họ là đối tượng ta không thân thích hay ta có một chút ganh tỵ nào đó.
Là người, ai ai cũng có mặt nào đó hạn chế, chủ quan hay khách quan. Dù được những ơn mặc khải phi thường thì Thánh Phaolô cũng đã nhìn nhận: Thân xác Ngài đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến để vả mặt Ngài. (x. 2 Cor 12,7 ). Nếu ta cứ dán mắt vào những khiếm khuyết của nhau thì làm sao ta xây dựng được niềm tin vào nhau ? Người dân cùng quê với Chúa Giêsu đã không vượt qua được tâm lý này. Họ cứ mãi bị in trí bởi gia cảnh đơn hèn của Người và thế là họ đã không thể đón nhận Người như hiện nay, một vị Thầy đầy quyền uy trong lời nói cũng như trong hành động.
Tin là đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại. Nhận nhau như nhau là, hiện nay, giờ này, thì cần phải khép lại quá khứ của nhau. Làm sao có thể tin nhau khi mà ta còn xét lý lịch của nhau đến cả ba bốn đời ? Làm sao có thể tin nhau khi mà ta cứ mãi mang lấy thành kiến về nhau. Heraclitus đã nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Con người là hữu thể đang chuyển thành. Đóng khung nhau trong thành kiến của mình là ta vô tình biến tha nhân thành một đồ vật bất biến. Đã là đồ vật thì để ta sử dụng hay chiếm hữu chứ không phải là đối tượng để ta tương quan, để ta tín nhiệm. Cái nghịch lý thường có ở nơi luận lý của ta. Trong khi ta khẳng định rằng mọi vật đang chuyển động, mọi sự đều có thể đổi thay thì ta lại khư khư cho rằng người ấy không thể thay đổi. Chính vì thế, mỗi khi chứng kiến những sự thành đạt của một ai đó thì ta dễ vội quay về quá khứ: Cha ấy hả, ngày xưa là như thế này nè… Đức Cha đó hả ? Mình mình biết tỏng hồi còn làm thầy giúp xứ… Không phải bất cứ cái quay về quá khư nào cũng là không hay, không tốt. Có nhiều cái nhìn lui để rối thêm lòng tri ân và thêm xác tín vào tình thương và quyền năng của Chúa. Tuy nhiên thần dữ thường cám dỗ ta nhìn quá khứ của nhau bằng định kiến để ta không đón nhận cái hiện thực. Dĩ nhiên, khi đã không đón nhận nhau như hiện nay thì làm sao ta có thể tin vào nhau. Một khi ta không đựơc kẻ khác tín nhiệm thì ta thật khó có thể làm được nhiều điều tốt đẹp và hữu ích.
Các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta sau năm 1975 đã từng một thời gian khá dài nhìn người đồng bào của mình bằng cái nhìn định kiến, bằng cái nhìn lý lịch đến cả ba đời và vì thế không thể có niềm tin vào nhau. Hậu quả của cái nhìn ấy đã để lại cho dân tộc ta không chỉ biết bao nổi đau mà còn nhiều thiệt hại không thể kể xiết. Cám ơn Chúa, cái khẩu hiệu “khép cánh cửa quá khứ” đã được cất lên. Tuy nhiên từ khẩu hiệu đến hiện thực vẫn còn là một khoảng cách không dễ thu hẹp, chưa muốn nói là xóa bỏ.
Là con cái Chúa, là những người cùng tin vào Chúa Kitô, chúng ta có dễ dàng đón nhận nhau như trong hiện tại hay không ? Chúng ta đã khép cánh cửa quá khứ của nhau được chút nào ? Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư ? Vì Chúa sẵn sàng bỏ quên quá khứ của ta nên Chúa tin ở ta và Chúa đã tha thứ cho ta. Còn chúng ta, khi chúng ta chưa tha thứ cho nhau, khi chúng ta chưa thể hiệp nhất nên một với nhau, khi chúng ta chưa thể chung tay cộng tác với nhau… thì một trong những nguyên nhân chính đó là vì ta chưa tin ở nhau. Ta chưa tin ở nhau là vì ta chưa đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại này. Tất thảy là vì ta còn in trí, còn mang thành kiến với nhau. Vô tình hay hữu ý, chúng ta đang đóng đinh nhau vào thập tự. Lạy Chúa xin hãy loại khỏi tâm tư của con các định kiến về tha nhân. Ước gì con biết bớt dần đi và rồi sẽ có ngày bỏ được cái thói quen xấu là nhắc lại quá khứ lỗi lầm của tha nhân.
Kinh cầu nguyện trong Năm Linh Mục
Lm. Phaolô Lê Đức Huân
19:37 02/07/2009
KINH NĂM LINH MỤC 19/6/2009 - 11/6/2010
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã khấng ban cho Giáo Hội thánh Gioan-Maria Vianney – như hình ảnh sống động của chính Chúa – và như hiện thân của tình yêu Chúa là Mục Tử nhân hiền.
Xin giúp chúng con biết sống tốt đẹp năm linh mục này – cùng với Thánh Vianney và được mẫu gương của người trợ giúp.
Xin cho chúng con biết học với Cha Sở xứ Ars – niềm vui hiện diện lâu giờ trước Thánh Thể Chúa – khám phá Lời Chúa chỉ dạy chúng con thật gần gũi đơn sơ – cảm nghiệm tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải – niềm bình an phó thác trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái – và luôn tỉnh thức chống lại Ác Thần.
Lạy Chúa Giêsu – xin cho giới trẻ chúng con cũng biết học với cha Thánh – để họ nhận ra sự cần thiết của ơn gọi linh mục – một ơn gọi vinh quang và cũng thật khiêm hạ – mà Chúa muốn trao phó cho tất cả những ai mở lòng đón nhận.
Xin cũng làm nẩy sinh nơi các cộng đoàn chúng con – những công trình kỳ diệu của ân sủng – như ngày xưa nơi xứ Ars – Chúa đã thực hiện qua người linh mục biết trọn niềm yêu mến giáo xứ của mình.
Xin cho các gia đình kitô hữu chúng con – cảm thấy ngôi Nhà Thờ như mái ấm – bởi luôn được gặp gỡ các thừa tác viên của Chúa – và xin cho chúng con cũng biết làm cho gia đình chúng con – thành xinh đẹp như một đền thánh.
Xin cho lòng mến của các mục tử – đốt lên và nuôi dưỡng lòng mến nơi mọi kitô hữu – để chúng con biết đón nhận và làm triển nở các ơn gọi – cũng như các đặc sủng mà Thánh Thần Chúa rộng ban.
Và lạy Chúa Giêsu – chúng con đặc biệt nài xin Chúa – ban cho chúng con tâm hồn sốt mến và chân thành – để chúng con có thể dâng lên Cha trên trời – chính lời kinh mà thánh Vianney đã từng cầu nguyện:
"Lạy Cha từ ái – con yêu mến Cha – và mong ước duy nhất của con – là được yêu mến Cha đến hơi thở cuối cùng.
Lạy Cha vô vàn đáng mến – con thà chết trong lòng mến yêu – hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Cha.
Lạy Chúa Giêsu – con yêu mến Chúa – và con cũng chỉ xin Chúa một điều – đó là được yêu mến Chúa mãi không cùng.
Ôi lạy Thiên Chúa của con – nếu miệng lưỡi con không thể nói lên lòng yêu mến từng giây phút – thì con vẫn muốn thầm thĩ với Chúa trong từng hơi thở – bằng chính trái tim con.
Lạy Đấng Cứu Độ thần linh – con yêu mến Chúa – bởi Chúa đã chịu đóng đinh thập giá vì con – và vì Chúa muốn con chịu đóng đinh thập giá vì Chúa – nơi trần gian này.
Ôi lạy Chúa – xin cho con được ơn khi từ giã cõi đời này – mà vẫn một lòng yêu mến Chúa mà thôi". Amen.
PRIERE POUR L’ANNEE SACERDOTALE
Seigneur Jésus,
Tu as voulu donner à l’Eglise, à travers Saint Jean-Marie Vianney, une vivante image de toi-même, et une personnification de ta charité pastorale.
Aide-nous, en sa compagnie et aidés par son exemple, à bien vivre cette année sacerdotale.
Fais que nous puissions apprendre du Saint Curé d’Ars comment trouver notre joie à rester longuement devant le Saint-Sacrement; comme ta Parole qui nous enseigne est simple et quotidienne; avec quelle tendresse ton amour accueille les pécheurs repentis; comme est consolant l’abandon confiant à ta Très Sainte Mère Immaculée; comme il est nécessaire de lutter avec vigilance contre le Malin.
Fais, ô Seigneur Jésus, que nos jeunes puissent aussi apprendre de l’exemple du Saint Curé d’Ars, combien est nécessaire, humble et glorieux le ministère sacerdotal que tu veux confier à ceux qui s’ouvrent à ton appel.
Fais que dans nos communautés également – comme à Ars en ce temps-là – se réalisent ces merveilles de grâce que tu accomplis quand un prêtre sait "mettre de l’amour dans sa paroisse".
Fais que nos familles chrétiennes se sentent chez elles dans l’église – là où tes ministres peuvent toujours être rencontrés – et sachent rendre leur maison belle comme une église.
Fais que la charité de nos pasteurs enflamme et nourrisse la charité de tous les fidèles, de sorte que toutes les vocations et tous les charismes donnés par ton Esprit Saint puissent être accueillis et valorisés.
Mais surtout, ô Seigneur Jésus, accorde-nous l’ardeur et la vérité du cœur pour que nous puissions nous adresser à ton Père Céleste, en faisant nôtres les mots mêmes que Saint Jean-Marie Vianney utilisait lorsqu’il s’adressait à lui:
"Je vous aime ô mon Dieu, et mon seul désir est de vous aimer jusqu'au dernier soupir de ma vie.
Je vous aime, ô Dieu infiniment aimable, et j'aime mieux mourir en vous aimant, que de vivre un seul instant sans vous aimer.
Je vous aime, Seigneur, et la seule grâce que je vous demande, c'est de vous aimer éternellement.
Mon Dieu, si ma langue ne peut dire à tous moments que je vous aime, je veux que mon cœur vous le répète autant de fois que je respire.
Je vous aime, ô mon divin Sauveur, parce que vous avez été crucifié pour moi;
et parce que vous me tenez ici-bas crucifié pour vous.
Mon Dieu, faites-moi la grâce de mourir en vous aimant et en sentant que je vous aime". AMEN
(Nguồn: http://www.annussacerdotalis.org/pls/clerus/v3_s2ew_CONSULTAZIONE.mostra_pagina?id_pagina=1734)
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã khấng ban cho Giáo Hội thánh Gioan-Maria Vianney – như hình ảnh sống động của chính Chúa – và như hiện thân của tình yêu Chúa là Mục Tử nhân hiền.
Xin giúp chúng con biết sống tốt đẹp năm linh mục này – cùng với Thánh Vianney và được mẫu gương của người trợ giúp.
Xin cho chúng con biết học với Cha Sở xứ Ars – niềm vui hiện diện lâu giờ trước Thánh Thể Chúa – khám phá Lời Chúa chỉ dạy chúng con thật gần gũi đơn sơ – cảm nghiệm tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải – niềm bình an phó thác trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái – và luôn tỉnh thức chống lại Ác Thần.
Lạy Chúa Giêsu – xin cho giới trẻ chúng con cũng biết học với cha Thánh – để họ nhận ra sự cần thiết của ơn gọi linh mục – một ơn gọi vinh quang và cũng thật khiêm hạ – mà Chúa muốn trao phó cho tất cả những ai mở lòng đón nhận.
Xin cũng làm nẩy sinh nơi các cộng đoàn chúng con – những công trình kỳ diệu của ân sủng – như ngày xưa nơi xứ Ars – Chúa đã thực hiện qua người linh mục biết trọn niềm yêu mến giáo xứ của mình.
Xin cho các gia đình kitô hữu chúng con – cảm thấy ngôi Nhà Thờ như mái ấm – bởi luôn được gặp gỡ các thừa tác viên của Chúa – và xin cho chúng con cũng biết làm cho gia đình chúng con – thành xinh đẹp như một đền thánh.
Xin cho lòng mến của các mục tử – đốt lên và nuôi dưỡng lòng mến nơi mọi kitô hữu – để chúng con biết đón nhận và làm triển nở các ơn gọi – cũng như các đặc sủng mà Thánh Thần Chúa rộng ban.
Và lạy Chúa Giêsu – chúng con đặc biệt nài xin Chúa – ban cho chúng con tâm hồn sốt mến và chân thành – để chúng con có thể dâng lên Cha trên trời – chính lời kinh mà thánh Vianney đã từng cầu nguyện:
"Lạy Cha từ ái – con yêu mến Cha – và mong ước duy nhất của con – là được yêu mến Cha đến hơi thở cuối cùng.
Lạy Cha vô vàn đáng mến – con thà chết trong lòng mến yêu – hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Cha.
Lạy Chúa Giêsu – con yêu mến Chúa – và con cũng chỉ xin Chúa một điều – đó là được yêu mến Chúa mãi không cùng.
Ôi lạy Thiên Chúa của con – nếu miệng lưỡi con không thể nói lên lòng yêu mến từng giây phút – thì con vẫn muốn thầm thĩ với Chúa trong từng hơi thở – bằng chính trái tim con.
Lạy Đấng Cứu Độ thần linh – con yêu mến Chúa – bởi Chúa đã chịu đóng đinh thập giá vì con – và vì Chúa muốn con chịu đóng đinh thập giá vì Chúa – nơi trần gian này.
Ôi lạy Chúa – xin cho con được ơn khi từ giã cõi đời này – mà vẫn một lòng yêu mến Chúa mà thôi". Amen.
PRIERE POUR L’ANNEE SACERDOTALE
Seigneur Jésus,
Tu as voulu donner à l’Eglise, à travers Saint Jean-Marie Vianney, une vivante image de toi-même, et une personnification de ta charité pastorale.
Aide-nous, en sa compagnie et aidés par son exemple, à bien vivre cette année sacerdotale.
Fais que nous puissions apprendre du Saint Curé d’Ars comment trouver notre joie à rester longuement devant le Saint-Sacrement; comme ta Parole qui nous enseigne est simple et quotidienne; avec quelle tendresse ton amour accueille les pécheurs repentis; comme est consolant l’abandon confiant à ta Très Sainte Mère Immaculée; comme il est nécessaire de lutter avec vigilance contre le Malin.
Fais, ô Seigneur Jésus, que nos jeunes puissent aussi apprendre de l’exemple du Saint Curé d’Ars, combien est nécessaire, humble et glorieux le ministère sacerdotal que tu veux confier à ceux qui s’ouvrent à ton appel.
Fais que dans nos communautés également – comme à Ars en ce temps-là – se réalisent ces merveilles de grâce que tu accomplis quand un prêtre sait "mettre de l’amour dans sa paroisse".
Fais que nos familles chrétiennes se sentent chez elles dans l’église – là où tes ministres peuvent toujours être rencontrés – et sachent rendre leur maison belle comme une église.
Fais que la charité de nos pasteurs enflamme et nourrisse la charité de tous les fidèles, de sorte que toutes les vocations et tous les charismes donnés par ton Esprit Saint puissent être accueillis et valorisés.
Mais surtout, ô Seigneur Jésus, accorde-nous l’ardeur et la vérité du cœur pour que nous puissions nous adresser à ton Père Céleste, en faisant nôtres les mots mêmes que Saint Jean-Marie Vianney utilisait lorsqu’il s’adressait à lui:
"Je vous aime ô mon Dieu, et mon seul désir est de vous aimer jusqu'au dernier soupir de ma vie.
Je vous aime, ô Dieu infiniment aimable, et j'aime mieux mourir en vous aimant, que de vivre un seul instant sans vous aimer.
Je vous aime, Seigneur, et la seule grâce que je vous demande, c'est de vous aimer éternellement.
Mon Dieu, si ma langue ne peut dire à tous moments que je vous aime, je veux que mon cœur vous le répète autant de fois que je respire.
Je vous aime, ô mon divin Sauveur, parce que vous avez été crucifié pour moi;
et parce que vous me tenez ici-bas crucifié pour vous.
Mon Dieu, faites-moi la grâce de mourir en vous aimant et en sentant que je vous aime". AMEN
(Nguồn: http://www.annussacerdotalis.org/pls/clerus/v3_s2ew_CONSULTAZIONE.mostra_pagina?id_pagina=1734)
Chướng ngại làm cho họ không tin vào Chúa Giêsu
Lm. Ignatiô Hồ Thông
19:42 02/07/2009
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy nêu lên những khó khăn mà tất cả các ngôn sứ hay các tông đồ gặp phải, đặc biệt khi họ loan báo sứ điệp của mình cho những người đồng hương của mình.
Ed 2: 2-5: Ngôn sứ Ê-dê-ki-en nhận được sư điệp phải loan báo cho những người đồng hương của ông, những người lòng chai dạ đá nầy, một sứ điệp cứng rắn về việc phải thay lòng đổi dạ.
2Cr 12: 7-10: Thánh Phao-lô hãnh diện về những ơn đặc sủng mà mình đã lãnh nhận, nhưng thánh nhân cũng đã gặp phải không biết bao nhiêu khó khăn trong suốt sứ vụ tông đồ của mình: thủ thách cá nhân (“như một cái dầm đâm vào thân xác”), những bách hại, chống đối, nhục mạ, vân vân.
Mc 6: 1-6: Đức Giê-su trở về Na-da-rét đem đến cho những người đồng hương của Ngài giáo huấn của mình, nhưng đụng phải thái độ không hiểu và ngờ vực của họ.
BÀI ĐỌC I (Ed 2: 2-5)
Cũng như ngôn sứ Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en là tư tế Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, đồng thời cũng lãnh nhận ơn gọi ngôn sứ. Đây là trường hợp đặc biệt.
Ê-dê-ki-en đã sống trong một thời đại bi thảm: đế quốc Ba-by-lon đã chinh phục xứ Pha-lệ tinh, triệt hạ thủ đô Giê-ru-sa-lem, phá hủy Đền Thờ và vương quốc Giu-đa. Dân chúng bị đưa đi lưu đày và sống ở đất khách quê người trong cảnh nghèo khổ, trải qua từ những nghi lễ huy hoàng ở Đền Thờ đến một tôn giáo trơ trụi, nội tâm. Sứ mạng chính yếu của ngôn sứ Ê-dê-ki-en là làm cho những kẻ lưu đày hiểu ý nghĩa của sự thử thách mà họ đang phải chịu để họ thay đổi “trái tim bằng đá thành trái tim bằng thịt”.
Đoạn văn mà chúng ta đọc hôm nay là bài trình thuật về ơn gọi của ngôn sứ Ê-dê-ki-en. Bài trình thuật nầy nêu bật quyền năng bất khả kháng của tiếng gọi Thiên Chúa và trước sự siêu việt của Thiên Chúa, con người cảm thấy mình hư vô và nhỏ bé. Tuy nhiên, bài trình thuật nầy cũng làm cho hiểu rằng dù chỉ là một phàm nhân nhưng ngôn sứ trở nên vĩ đại biết bao dưới tác động của Thiên Chúa.
1. Thần Khí nhập vào tôi:
Thần Khí không là một ngôi vị biệt phân với Đức Chúa, nhưng một sự thôi thúc đến từ Thiên Chúa, “hơi thở của Ngài”.
Thần Khí nhập vào ngôn sứ và làm cho vị ngôn sứ đứng dậy, nghĩa là, nếu chỉ cậy dựa vào sức lực của riêng mình, con người chỉ là thọ tạo yếu đuối và nghiêng ngữa; nhưng khi được Thiên Chúa nắm bắt, vị ngôn sứ là một con người đứng thẳng, kiên cường trong sứ mạng của mình.
2. “Hỡi Con Người”.
Đây là đặc ngữ Do thái, không có nghĩa nào khác ngoài “con người” nhưng muốn nhấn mạnh tính chất “phàm nhân”: một sự đối lập giữa sự vô nghĩa của phàm nhân và chiều kích cao cả của Thiên Chúa. Chính luôn luôn dưới danh xưng nầy: “Hỡi con người, hãy đứng cho thẳng Ta sắp phán với ngươi” mà vị ngôn sứ được Thiên Chúa chỉ định. Một cách nào đó, Thiên Chúa đòi hỏi nơi vị ngôn sứ đức tính khiêm hạ của một kẻ vô danh, như thử Thiên Chúa trao gởi một sứ mạng càng cao trọng bao nhiêu thì thừa tác vụ của ông càng phải khiêm tốn và nhỏ bé bấy nhiêu.
Diễn ngữ nầy sẽ mặc lấy một ý nghĩa khác trong thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, ở đó “Con Người” vừa là một thành viên của nhân loại vừa thuộc nguồn gốc thần linh. Chính theo ý nghĩa nầy mà Đức Giê-su sẽ áp dụng cho mình tước hiệu nầy.
3. Một dân phản loạn.
Lời của Đức Chúa thì cứng rắn: “Một dân phản loạn…một bọn người mặt dày mày dạn và lòng chai dạ đá”. Đây sẽ là ngôn từ của Ê-dê-ki-en, một trong những ngôn từ nghiêm khắc nhất chưa bao giờ được viết ra chống lại tội lỗi của dân Ít-ra-en. Vị ngôn sứ không khoan nhượng một chút nào. Theo ông, dân Chúa chọn đã chẳng bao giờ thật sự trung thành với Thiên Chúa của mình. Vị ngôn sứ lên án tội lỗi của vua chúa, quần thần, tư tế và của mọi người, và ông loan báo cơn giận khủng khiếp của Thiên Chúa bằng những từ ngữ rắn rõi. Từ cảnh lưu đày của mình, ông thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem hoang tàn đổ nát: “Hỡi con người, ngươi hãy nói với con cái dân ngươi; ngươi hãy bảo: Khi Ta cho gươm đến trừng phạt xứ nào, thì dân xứ ấy sẽ chọn một người trong số họ và đặt làm kẻ canh gác cho mình” (33: 2).
Những biến cố của 587 trước Công Nguyên sẽ sớm chứng tỏ cho dân phản loạn nầy rằng “có một ngôn sứ ở giữa họ”. Ảnh hưởng tinh thần của Ê-dê-ki-en rất sâu xa sau cái chết bất ngờ của ông ở giữa cảnh lưu đày vào năm 571 trước Công Nguyên.
BÀI ĐỌC II (2Cr 12: 7-10)
Trong vô vàn những khó khăn nảy sinh giữa vị tông đồ và các tín hữu Cô-rin-tô, đáng kể là những lời chỉ trích phê bình về chức vụ tông đồ của thánh nhân, đến từ “các Tông Đồ siêu đằng” (11: 5), “những kẻ đội lốt tông đồ của Đức Ki tô” (11: 13), họ sửa sai giáo huấn của thánh nhân, và vu khống hoạt động của thánh nhân là “sống theo tính xác thịt” (10: 2).
Để lấy lại niềm xác tín của các tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô buộc phải tự biện hộ cho chính mình. Thánh nhân trình bày những đau khổ mà mình phải chịu và những ơn đặc sủng mà mình đã đón nhận (thị kiến, xuất thần, “được nghe những lời khôn tả mà không được phép nói lại” [12: 4]).
1. “Cái dằm đâm vào thân xác”.
Thánh nhân không muốn để cho mình bị mắc vào thói tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường đã nhận được nầy, vì thế, “để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dầm đâm vào”.
Các nhà chú giải luôn luôn tự hỏi lời nầy ám chỉ đến cái gì. Họ đã so sánh bản văn nầy với một đoạn văn của thư gởi tín hữu Ga-lát: “Anh em biết: nhân khi thân xác tôi đau ốm, tôi đã loan báo Tin Mừng cho anh em lần đầu tiên. Mặc dầu thân xác tôi là một dịp thử thách cho anh em, anh em đã không khinh, không tởm; trái lại anh em đã tiếp đón tôi như một sứ giả của Thiên Chúa, như Đức Giê-su Ki tô” (Gl 4: 13-14). Người ta đã nghĩ đến một khuyết tật bẩm sinh nào đó. Khoa ảnh tượng xưa trình bày thánh nhân lúc thì với đôi mắt lồi, lúc thì với đôi mắt lé. Người ta cũng đã gợi lên những xao xuyến tâm lý, như nỗi buồn phiền của thánh nhân vì đã không hoán cải được những người Do thái, đồng bào của thánh nhân, “anh em trong xác thịt của ngài”.
2. “Đã ba lần, tôi xin Chúa…”
Con số “ba” xem ra chỉ cường độ lời cầu nguyện của thánh nhân; cũng như Đức Giê-su ở trong vườn Ô-liu đã cầu nguyện ba lần.
Thánh nhân đã luôn luôn cầu nguyện với Thiên Chúa. Thánh nhân không cầu nguyện với Đức Ki tô, nhưng luôn luôn cầu nguyện với Chúa Cha mà ngài gọi ở đây là Chúa, tước hiệu mà thánh nhân thích gán cho “Đức Giê-su Ki tô, Chúa chúng ta” hơn.
3. “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”.
Chúng ta nhận ra rất rõ văn phong của thánh Phao-lô ở nơi biện chứng mạnh mẽ-yếu đuối. Càng xóa nhòa công sức của kẻ làm việc cho Thiên Chúa, càng bày tỏ quyền năng Thần Khí ở nơi mình. Hể có dịp là thánh Phao-lô lập lại tư tưởng nầy.
Lời kết của thánh nhân vừa khái quát vừa ám chỉ đến những xúc phạm và những xao xuyến mà các tín hữu Cô-rin-tô đã bắt ngài phải chịu; ngài cho họ hiểu rằng thái độ của họ sẽ không làm thay đổi thái độ của ngài luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa.
Chương 12 nầy, mà chúng ta chỉ đọc một đoạn trích, là một chứng liệu duy nhất để hiểu biết thánh Phao-lô. Không có những lời thú nhận nồng nàn nầy, chúng ta chỉ có một cái nhìn đại thể rất bất toàn về những thử thách của thánh nhân và những kinh nghiệm thần bí của ngài. Tâm tính bốc lửa của thánh nhân được bày tỏ ở đây rõ hơn nơi nào khác – một sự trộn lẫn đáng ngạc nhiên của tính tự phụ và đức khiêm hạ - và niềm tin bất trị của thánh nhân vào Đức Ki tô.
TIN MỪNG (Mc 6: 1-6)
Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su có dịp trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài kể từ khi Ngài thi hành sứ mạng công khai của mình. Làm thế nào Ngài có thể bỏ quên những người mà Ngài đã chia sẻ cuộc sống trong nhiều năm mà không mang Tin Mừng đến cho họ được chứ?
Chắc chắn Ngài không mong chờ họ sẽ hồ hỡi đón tiếp Ngài. Mới đây thân nhân của Ngài từ làng Na-da-rét đến thành Ca-phác-na-um toan tính bắt Ngài về, vì cho rằng Ngài mất trí. Đức Giê-su đã không bận lòng đến cách hành xử của họ; Ngài cũng đã ám chỉ một sự đoạn tuyệt: “Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12: 49-50; Mc 3: 35; Lc 8: 21).
Quả thật, chuyến viếng thăm Na-da-rét của Ngài kết cục là một sự thất bại. Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật biến cố nầy, bài tường thuật của Lu-ca cung cấp nhiều tình tiết nhất (Lc 4: 16-30).
1. Thân thế và nghề nghiệp.
“Đến ngày sa-bát, Đức Giê-su vào giảng dạy trong hội đường”. Đây là phương thức rao giảng của Ngài. Ngài đã làm như vậy ngay từ đầu sứ vụ công khai của Ngài trong hội đường Ca-phác-na-um (1: 21). Đây cũng là phương thức mà thánh Phao-lô sẽ chọn. Phương thức nầy thành công đến mức các văn sĩ Do thái ghi nhận rằng không có các hội đường, Ki tô giáo sẽ không tràn lan…
Chúng ta nên biết rằng hội đường là nơi tụ họp chứ không tế tự, bởi vì những hy lễ chỉ được tiến dâng ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Các tín đồ quy tụ ở đây để cầu nguyện, đọc và giải thích Kinh Thánh, hát những bài Thánh Vịnh, đặc biệt vào ngày sa-bát.
Người đọc và giải thích Lời Chúa được chỉ định trước hoặc được chọn ở giữa những người tham dự. Vào ngày sa-bát nầy, trong hội đường Na-da-rét mà Đức Giê-su đã thường lui tới, Ngài là người đọc và giải thích (Lu-ca xác định bản văn mà Ngài đã đọc và giải thích). Giáo huấn của Ngài làm mọi người kinh ngạc: “Ông ta được khôn ngoan như thế, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” Người ta khâm phục tư tưởng của Ngài, và ngưỡng mộ những phép lạ mà Ngài đã thực hiện ở những nơi khác. Nhưng rồi người ta xúc phạm Ngài khi nghĩ đến thân thế và nghề nghiệp trước đây của Ngài. Mọi người trong làng nầy ai không biết gia đình của Ngài; bạn bè, họ hàng, bà con thân thích của Ngài hiện đang sinh sống ở giữa họ: Đức Giê-su đã là một con trẻ sinh ra và lớn lên trong làng nầy; Ngài là con bà Ma-ri-a. Còn về nghề nghiệp của Ngài, Ngài chỉ là một anh thợ mộc trong làng. Làm thế nào đôi tay mà họ đã từng thấy Ngài cưa, bào, đục, đẻo vân vân, lại có thể thực hiện những phép lạ được? Lẽ ra họ phải khởi sự tin vào Ngài, thì từ ngạc nhiên thán phục họ lại bổng trở nên thù địch công khai với Ngài.
2. Con bà Ma-ri-a.
Mác-cô không nhắc đến cha của Ngài, ông Giu-se. Phải chăng từ đó suy ra rằng ông Giu-se đã qua đời? Lý do nầy chưa đủ, vì để xác định căn tính của một người, công thức quen thuộc là phải trích dẫn tên cả cha lẫn mẹ, cho dù nếu một trong hai người, hay thậm chí cả hai đã qua đời đi nữa. Có lẽ đúng hơn, khi thánh Mác-cô soạn cuốn Tin Mừng nầy, Giáo Hội tiên khởi đã tin vào việc Đức Giê-su được thụ thai bởi người mẹ đồng trinh rồi (Mt 1: 18-20; Lc 1: 30-35); vì thế, khi tránh nêu tên cha Ngài, ông Giu-se, thánh ký muốn nhấn mạnh một cách kín đáo đức đồng trinh của Đức Ma-ri-a.
3. Anh em của Ngài:
Những “anh em” nầy là những anh em họ của Đức Giê-su. Từ “anh em” theo ngôn ngữ Hy bá có một phạm vi ngữ nghĩa rất rộng (tiếng Hy bá không có từ ngữ riêng biệt để chỉ anh em họ). Trong Kinh Thánh, từ “anh em” có thể để chỉ mối quan hệ họ hàng thân thích gần xa giữa bác hay chú và cháu (St 13: 8), hay anh em chú bác, cô cậu, hay con dì (Lv 10: 4; 1Sb 23: 21).
Chúng ta biết hai trong số “anh em” nầy của Đức Giê-su: ông Gia-cô-bê, người sau nầy lãnh tụ Giáo Hội Giê-ru-sa-lem và ông Giô-xê mà mẹ của họ là bà Ma-ri-a, vợ ông Cơ-lô-pát đứng dưới chân thập giá (Mt 27: 56; Mc 15: 40-41; Ga 19: 25).
4. Giá trị lịch sử của câu chuyện:
Thân thế và hoàn cảnh sống của Ngài đã là “chướng ngại làm cho họ không tin vào Ngài”. Phản hứng nầy, về phương diện nhân loại có thể hiểu được, dâng hiến cho chúng ta một lợi ích lớn lao. Không kể đến giai thoại về Đức Giê-su lên mười hai tuổi ở giữa các tiến sĩ Luật trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, phản ứng của dân làng Na-da-rét nầy là ánh sáng duy nhất soi sáng cho chúng ta về cuộc đời ẩn dật của Đức Giê-su trong suốt ba mươi năm: một cuộc đời bình lặng không có gì trổi vượt như cuộc đời của bao nhiêu người Na-da-rét khác.
Không ai có thể nghi ngờ căn tính đích thật của Ngài sống ở giữa họ, một cuộc sống của một con người thi hành nghề nghiệp của mình và đã chu toàn công việc của mình; không có bất kỳ một hành động phi thường nào. Thái độ của những người đồng hương của Ngài là một bằng chứng có giá trị.
Trước sự từ chối của họ, Đức Giê-su trả lời bằng trích dẫn câu thành ngữ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình”. Câu thành ngữ nầy đã thường được kiểm chứng trong lịch sử Ít-ra-en. Bài đọc I đã cung cấp cho chúng ta một ví dụ về ngôn sứ Ê-dê-ki-en. Nhưng biết bao nhiêu ngôn sứ khác có thể được nhắc đến! Ngôn sứ Ê-li-a bị hoàng hậu I-de-ven bắt bớ phải trốn chạy; ngôn sứ I-sai-a, thất vọng trước sự cứng tin của dân Ít-ra-en, cuối cùng dành riêng sứ điệp của mình cho chỉ các môn đệ của mình; ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị nhục mạ, bị bách hại, vân vân.
Dân Na-da-rét từ chối những dấu chỉ của Nước Trời. Đức Giê-su không thể làm được phép lạ nào tại đó, vì Ngài không gặp thấy niềm tin ở nơi họ. Chỉ vài bệnh nhân hưởng được lòng thương xót của Đức Giê-su. Trong Tin Mừng Mác-cô, không chỗ nào nêu rõ mối tương quan Chúa Giê-su đặt ra giữa đức tin và các phép lạ Chúa làm cho bằng bài trình thuật nầy.
Với bài trình thuật nầy, giai đoạn thứ hai của Tin Mừng đã hoàn tất (3: 7-6: 6). Giai đoạn nầy đã nêu bật chủ đề nền tảng của Tin Mừng. Chúng ta đã gặp thấy nhiều thái độ khác nhau của những người đến và gặp gỡ Ngài, dù dân chúng, môn đệ hay các bà con họ hàng của Ngài, đều đặt ra cho mình “câu hỏi gai góc nhưng then chốt về thân thế sâu xa của Ngài”.
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy nêu lên những khó khăn mà tất cả các ngôn sứ hay các tông đồ gặp phải, đặc biệt khi họ loan báo sứ điệp của mình cho những người đồng hương của mình.
Ed 2: 2-5: Ngôn sứ Ê-dê-ki-en nhận được sư điệp phải loan báo cho những người đồng hương của ông, những người lòng chai dạ đá nầy, một sứ điệp cứng rắn về việc phải thay lòng đổi dạ.
2Cr 12: 7-10: Thánh Phao-lô hãnh diện về những ơn đặc sủng mà mình đã lãnh nhận, nhưng thánh nhân cũng đã gặp phải không biết bao nhiêu khó khăn trong suốt sứ vụ tông đồ của mình: thủ thách cá nhân (“như một cái dầm đâm vào thân xác”), những bách hại, chống đối, nhục mạ, vân vân.
Mc 6: 1-6: Đức Giê-su trở về Na-da-rét đem đến cho những người đồng hương của Ngài giáo huấn của mình, nhưng đụng phải thái độ không hiểu và ngờ vực của họ.
BÀI ĐỌC I (Ed 2: 2-5)
Cũng như ngôn sứ Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en là tư tế Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, đồng thời cũng lãnh nhận ơn gọi ngôn sứ. Đây là trường hợp đặc biệt.
Ê-dê-ki-en đã sống trong một thời đại bi thảm: đế quốc Ba-by-lon đã chinh phục xứ Pha-lệ tinh, triệt hạ thủ đô Giê-ru-sa-lem, phá hủy Đền Thờ và vương quốc Giu-đa. Dân chúng bị đưa đi lưu đày và sống ở đất khách quê người trong cảnh nghèo khổ, trải qua từ những nghi lễ huy hoàng ở Đền Thờ đến một tôn giáo trơ trụi, nội tâm. Sứ mạng chính yếu của ngôn sứ Ê-dê-ki-en là làm cho những kẻ lưu đày hiểu ý nghĩa của sự thử thách mà họ đang phải chịu để họ thay đổi “trái tim bằng đá thành trái tim bằng thịt”.
Đoạn văn mà chúng ta đọc hôm nay là bài trình thuật về ơn gọi của ngôn sứ Ê-dê-ki-en. Bài trình thuật nầy nêu bật quyền năng bất khả kháng của tiếng gọi Thiên Chúa và trước sự siêu việt của Thiên Chúa, con người cảm thấy mình hư vô và nhỏ bé. Tuy nhiên, bài trình thuật nầy cũng làm cho hiểu rằng dù chỉ là một phàm nhân nhưng ngôn sứ trở nên vĩ đại biết bao dưới tác động của Thiên Chúa.
1. Thần Khí nhập vào tôi:
Thần Khí không là một ngôi vị biệt phân với Đức Chúa, nhưng một sự thôi thúc đến từ Thiên Chúa, “hơi thở của Ngài”.
Thần Khí nhập vào ngôn sứ và làm cho vị ngôn sứ đứng dậy, nghĩa là, nếu chỉ cậy dựa vào sức lực của riêng mình, con người chỉ là thọ tạo yếu đuối và nghiêng ngữa; nhưng khi được Thiên Chúa nắm bắt, vị ngôn sứ là một con người đứng thẳng, kiên cường trong sứ mạng của mình.
2. “Hỡi Con Người”.
Đây là đặc ngữ Do thái, không có nghĩa nào khác ngoài “con người” nhưng muốn nhấn mạnh tính chất “phàm nhân”: một sự đối lập giữa sự vô nghĩa của phàm nhân và chiều kích cao cả của Thiên Chúa. Chính luôn luôn dưới danh xưng nầy: “Hỡi con người, hãy đứng cho thẳng Ta sắp phán với ngươi” mà vị ngôn sứ được Thiên Chúa chỉ định. Một cách nào đó, Thiên Chúa đòi hỏi nơi vị ngôn sứ đức tính khiêm hạ của một kẻ vô danh, như thử Thiên Chúa trao gởi một sứ mạng càng cao trọng bao nhiêu thì thừa tác vụ của ông càng phải khiêm tốn và nhỏ bé bấy nhiêu.
Diễn ngữ nầy sẽ mặc lấy một ý nghĩa khác trong thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, ở đó “Con Người” vừa là một thành viên của nhân loại vừa thuộc nguồn gốc thần linh. Chính theo ý nghĩa nầy mà Đức Giê-su sẽ áp dụng cho mình tước hiệu nầy.
3. Một dân phản loạn.
Lời của Đức Chúa thì cứng rắn: “Một dân phản loạn…một bọn người mặt dày mày dạn và lòng chai dạ đá”. Đây sẽ là ngôn từ của Ê-dê-ki-en, một trong những ngôn từ nghiêm khắc nhất chưa bao giờ được viết ra chống lại tội lỗi của dân Ít-ra-en. Vị ngôn sứ không khoan nhượng một chút nào. Theo ông, dân Chúa chọn đã chẳng bao giờ thật sự trung thành với Thiên Chúa của mình. Vị ngôn sứ lên án tội lỗi của vua chúa, quần thần, tư tế và của mọi người, và ông loan báo cơn giận khủng khiếp của Thiên Chúa bằng những từ ngữ rắn rõi. Từ cảnh lưu đày của mình, ông thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem hoang tàn đổ nát: “Hỡi con người, ngươi hãy nói với con cái dân ngươi; ngươi hãy bảo: Khi Ta cho gươm đến trừng phạt xứ nào, thì dân xứ ấy sẽ chọn một người trong số họ và đặt làm kẻ canh gác cho mình” (33: 2).
Những biến cố của 587 trước Công Nguyên sẽ sớm chứng tỏ cho dân phản loạn nầy rằng “có một ngôn sứ ở giữa họ”. Ảnh hưởng tinh thần của Ê-dê-ki-en rất sâu xa sau cái chết bất ngờ của ông ở giữa cảnh lưu đày vào năm 571 trước Công Nguyên.
BÀI ĐỌC II (2Cr 12: 7-10)
Trong vô vàn những khó khăn nảy sinh giữa vị tông đồ và các tín hữu Cô-rin-tô, đáng kể là những lời chỉ trích phê bình về chức vụ tông đồ của thánh nhân, đến từ “các Tông Đồ siêu đằng” (11: 5), “những kẻ đội lốt tông đồ của Đức Ki tô” (11: 13), họ sửa sai giáo huấn của thánh nhân, và vu khống hoạt động của thánh nhân là “sống theo tính xác thịt” (10: 2).
Để lấy lại niềm xác tín của các tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô buộc phải tự biện hộ cho chính mình. Thánh nhân trình bày những đau khổ mà mình phải chịu và những ơn đặc sủng mà mình đã đón nhận (thị kiến, xuất thần, “được nghe những lời khôn tả mà không được phép nói lại” [12: 4]).
1. “Cái dằm đâm vào thân xác”.
Thánh nhân không muốn để cho mình bị mắc vào thói tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường đã nhận được nầy, vì thế, “để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dầm đâm vào”.
Các nhà chú giải luôn luôn tự hỏi lời nầy ám chỉ đến cái gì. Họ đã so sánh bản văn nầy với một đoạn văn của thư gởi tín hữu Ga-lát: “Anh em biết: nhân khi thân xác tôi đau ốm, tôi đã loan báo Tin Mừng cho anh em lần đầu tiên. Mặc dầu thân xác tôi là một dịp thử thách cho anh em, anh em đã không khinh, không tởm; trái lại anh em đã tiếp đón tôi như một sứ giả của Thiên Chúa, như Đức Giê-su Ki tô” (Gl 4: 13-14). Người ta đã nghĩ đến một khuyết tật bẩm sinh nào đó. Khoa ảnh tượng xưa trình bày thánh nhân lúc thì với đôi mắt lồi, lúc thì với đôi mắt lé. Người ta cũng đã gợi lên những xao xuyến tâm lý, như nỗi buồn phiền của thánh nhân vì đã không hoán cải được những người Do thái, đồng bào của thánh nhân, “anh em trong xác thịt của ngài”.
2. “Đã ba lần, tôi xin Chúa…”
Con số “ba” xem ra chỉ cường độ lời cầu nguyện của thánh nhân; cũng như Đức Giê-su ở trong vườn Ô-liu đã cầu nguyện ba lần.
Thánh nhân đã luôn luôn cầu nguyện với Thiên Chúa. Thánh nhân không cầu nguyện với Đức Ki tô, nhưng luôn luôn cầu nguyện với Chúa Cha mà ngài gọi ở đây là Chúa, tước hiệu mà thánh nhân thích gán cho “Đức Giê-su Ki tô, Chúa chúng ta” hơn.
3. “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”.
Chúng ta nhận ra rất rõ văn phong của thánh Phao-lô ở nơi biện chứng mạnh mẽ-yếu đuối. Càng xóa nhòa công sức của kẻ làm việc cho Thiên Chúa, càng bày tỏ quyền năng Thần Khí ở nơi mình. Hể có dịp là thánh Phao-lô lập lại tư tưởng nầy.
Lời kết của thánh nhân vừa khái quát vừa ám chỉ đến những xúc phạm và những xao xuyến mà các tín hữu Cô-rin-tô đã bắt ngài phải chịu; ngài cho họ hiểu rằng thái độ của họ sẽ không làm thay đổi thái độ của ngài luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa.
Chương 12 nầy, mà chúng ta chỉ đọc một đoạn trích, là một chứng liệu duy nhất để hiểu biết thánh Phao-lô. Không có những lời thú nhận nồng nàn nầy, chúng ta chỉ có một cái nhìn đại thể rất bất toàn về những thử thách của thánh nhân và những kinh nghiệm thần bí của ngài. Tâm tính bốc lửa của thánh nhân được bày tỏ ở đây rõ hơn nơi nào khác – một sự trộn lẫn đáng ngạc nhiên của tính tự phụ và đức khiêm hạ - và niềm tin bất trị của thánh nhân vào Đức Ki tô.
TIN MỪNG (Mc 6: 1-6)
Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su có dịp trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài kể từ khi Ngài thi hành sứ mạng công khai của mình. Làm thế nào Ngài có thể bỏ quên những người mà Ngài đã chia sẻ cuộc sống trong nhiều năm mà không mang Tin Mừng đến cho họ được chứ?
Chắc chắn Ngài không mong chờ họ sẽ hồ hỡi đón tiếp Ngài. Mới đây thân nhân của Ngài từ làng Na-da-rét đến thành Ca-phác-na-um toan tính bắt Ngài về, vì cho rằng Ngài mất trí. Đức Giê-su đã không bận lòng đến cách hành xử của họ; Ngài cũng đã ám chỉ một sự đoạn tuyệt: “Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12: 49-50; Mc 3: 35; Lc 8: 21).
Quả thật, chuyến viếng thăm Na-da-rét của Ngài kết cục là một sự thất bại. Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật biến cố nầy, bài tường thuật của Lu-ca cung cấp nhiều tình tiết nhất (Lc 4: 16-30).
1. Thân thế và nghề nghiệp.
“Đến ngày sa-bát, Đức Giê-su vào giảng dạy trong hội đường”. Đây là phương thức rao giảng của Ngài. Ngài đã làm như vậy ngay từ đầu sứ vụ công khai của Ngài trong hội đường Ca-phác-na-um (1: 21). Đây cũng là phương thức mà thánh Phao-lô sẽ chọn. Phương thức nầy thành công đến mức các văn sĩ Do thái ghi nhận rằng không có các hội đường, Ki tô giáo sẽ không tràn lan…
Chúng ta nên biết rằng hội đường là nơi tụ họp chứ không tế tự, bởi vì những hy lễ chỉ được tiến dâng ở Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Các tín đồ quy tụ ở đây để cầu nguyện, đọc và giải thích Kinh Thánh, hát những bài Thánh Vịnh, đặc biệt vào ngày sa-bát.
Người đọc và giải thích Lời Chúa được chỉ định trước hoặc được chọn ở giữa những người tham dự. Vào ngày sa-bát nầy, trong hội đường Na-da-rét mà Đức Giê-su đã thường lui tới, Ngài là người đọc và giải thích (Lu-ca xác định bản văn mà Ngài đã đọc và giải thích). Giáo huấn của Ngài làm mọi người kinh ngạc: “Ông ta được khôn ngoan như thế, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” Người ta khâm phục tư tưởng của Ngài, và ngưỡng mộ những phép lạ mà Ngài đã thực hiện ở những nơi khác. Nhưng rồi người ta xúc phạm Ngài khi nghĩ đến thân thế và nghề nghiệp trước đây của Ngài. Mọi người trong làng nầy ai không biết gia đình của Ngài; bạn bè, họ hàng, bà con thân thích của Ngài hiện đang sinh sống ở giữa họ: Đức Giê-su đã là một con trẻ sinh ra và lớn lên trong làng nầy; Ngài là con bà Ma-ri-a. Còn về nghề nghiệp của Ngài, Ngài chỉ là một anh thợ mộc trong làng. Làm thế nào đôi tay mà họ đã từng thấy Ngài cưa, bào, đục, đẻo vân vân, lại có thể thực hiện những phép lạ được? Lẽ ra họ phải khởi sự tin vào Ngài, thì từ ngạc nhiên thán phục họ lại bổng trở nên thù địch công khai với Ngài.
2. Con bà Ma-ri-a.
Mác-cô không nhắc đến cha của Ngài, ông Giu-se. Phải chăng từ đó suy ra rằng ông Giu-se đã qua đời? Lý do nầy chưa đủ, vì để xác định căn tính của một người, công thức quen thuộc là phải trích dẫn tên cả cha lẫn mẹ, cho dù nếu một trong hai người, hay thậm chí cả hai đã qua đời đi nữa. Có lẽ đúng hơn, khi thánh Mác-cô soạn cuốn Tin Mừng nầy, Giáo Hội tiên khởi đã tin vào việc Đức Giê-su được thụ thai bởi người mẹ đồng trinh rồi (Mt 1: 18-20; Lc 1: 30-35); vì thế, khi tránh nêu tên cha Ngài, ông Giu-se, thánh ký muốn nhấn mạnh một cách kín đáo đức đồng trinh của Đức Ma-ri-a.
3. Anh em của Ngài:
Những “anh em” nầy là những anh em họ của Đức Giê-su. Từ “anh em” theo ngôn ngữ Hy bá có một phạm vi ngữ nghĩa rất rộng (tiếng Hy bá không có từ ngữ riêng biệt để chỉ anh em họ). Trong Kinh Thánh, từ “anh em” có thể để chỉ mối quan hệ họ hàng thân thích gần xa giữa bác hay chú và cháu (St 13: 8), hay anh em chú bác, cô cậu, hay con dì (Lv 10: 4; 1Sb 23: 21).
Chúng ta biết hai trong số “anh em” nầy của Đức Giê-su: ông Gia-cô-bê, người sau nầy lãnh tụ Giáo Hội Giê-ru-sa-lem và ông Giô-xê mà mẹ của họ là bà Ma-ri-a, vợ ông Cơ-lô-pát đứng dưới chân thập giá (Mt 27: 56; Mc 15: 40-41; Ga 19: 25).
4. Giá trị lịch sử của câu chuyện:
Thân thế và hoàn cảnh sống của Ngài đã là “chướng ngại làm cho họ không tin vào Ngài”. Phản hứng nầy, về phương diện nhân loại có thể hiểu được, dâng hiến cho chúng ta một lợi ích lớn lao. Không kể đến giai thoại về Đức Giê-su lên mười hai tuổi ở giữa các tiến sĩ Luật trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, phản ứng của dân làng Na-da-rét nầy là ánh sáng duy nhất soi sáng cho chúng ta về cuộc đời ẩn dật của Đức Giê-su trong suốt ba mươi năm: một cuộc đời bình lặng không có gì trổi vượt như cuộc đời của bao nhiêu người Na-da-rét khác.
Không ai có thể nghi ngờ căn tính đích thật của Ngài sống ở giữa họ, một cuộc sống của một con người thi hành nghề nghiệp của mình và đã chu toàn công việc của mình; không có bất kỳ một hành động phi thường nào. Thái độ của những người đồng hương của Ngài là một bằng chứng có giá trị.
Trước sự từ chối của họ, Đức Giê-su trả lời bằng trích dẫn câu thành ngữ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình”. Câu thành ngữ nầy đã thường được kiểm chứng trong lịch sử Ít-ra-en. Bài đọc I đã cung cấp cho chúng ta một ví dụ về ngôn sứ Ê-dê-ki-en. Nhưng biết bao nhiêu ngôn sứ khác có thể được nhắc đến! Ngôn sứ Ê-li-a bị hoàng hậu I-de-ven bắt bớ phải trốn chạy; ngôn sứ I-sai-a, thất vọng trước sự cứng tin của dân Ít-ra-en, cuối cùng dành riêng sứ điệp của mình cho chỉ các môn đệ của mình; ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị nhục mạ, bị bách hại, vân vân.
Dân Na-da-rét từ chối những dấu chỉ của Nước Trời. Đức Giê-su không thể làm được phép lạ nào tại đó, vì Ngài không gặp thấy niềm tin ở nơi họ. Chỉ vài bệnh nhân hưởng được lòng thương xót của Đức Giê-su. Trong Tin Mừng Mác-cô, không chỗ nào nêu rõ mối tương quan Chúa Giê-su đặt ra giữa đức tin và các phép lạ Chúa làm cho bằng bài trình thuật nầy.
Với bài trình thuật nầy, giai đoạn thứ hai của Tin Mừng đã hoàn tất (3: 7-6: 6). Giai đoạn nầy đã nêu bật chủ đề nền tảng của Tin Mừng. Chúng ta đã gặp thấy nhiều thái độ khác nhau của những người đến và gặp gỡ Ngài, dù dân chúng, môn đệ hay các bà con họ hàng của Ngài, đều đặt ra cho mình “câu hỏi gai góc nhưng then chốt về thân thế sâu xa của Ngài”.
Đức Giêsu về thăm Nadarét
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
19:49 02/07/2009
ĐỨC GIÊSU VỀ THĂM NADARÉT (Máccô 6,1-6 – CN XIV TN - B)
1.- Ngữ cảnh
Ngay từ đầu Tin Mừng, tác giả Máccô cho thấy Đức Giêsu hành động với uy quyền trước toàn dân (1,16–3,12). Nhưng sau đó, những trở ngại đã xuất hiện: thân nhân Người đi bắt Người về, vì cho rằng Người đã mất trí (3,21); các kinh sư thì nói rằng Người bị quỉ vương Bêendêbun ám và dùng quyền của nó mà trừ quỉ (3,22); bằng kiểu diễn tả bóng bảy, Người đã nói đến sự cứng lòng của dân Ít-ra-en (4,11-12); trận bão trên biển không nhận chìm được con thuyền của Người, là một hình ảnh cho hiểu là sứ vụ của Người sẽ gặp nhiều khó khăn (4,35t), nhưng vẫn đứng vững; yêu cầu của dân Ghêrasa cũng ở trong chiều hướng ấy (5,17). Bài tường thuật chuyến về thăm Nadarét cũng nói đến thái độ không tin của người dân Nadarét, khiến họ không chấp nhận Đức Giêsu (6,1-6). Như thế, truyện này tóm tắt một vài đề tài đã được triển khai trong các phân đoạn trước: tư cách môn đệ và lòng tin, Đức Giêsu là thầy và là vị làm phép lạ, sự hiểu lầm và sự loại trừ Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành bốn phần:
1) Đức Giêsu về quê và giảng dạy ngày sa-bát (cc.1-2a);
2) Các thính giả vấp phạm về Người (cc. 2b-3);
3) Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả (cc. 4-6a);
4) Đức Giêsu tiếp tục ra đi (c. 6b).
3.- Vài điểm chú giải
- quê quán của Người (1): Đây là Nadarét thuộc miền Galilê (1,9), cách hồ Ghênêsarét khoảng 30 cs về phía tây. Vào thời đó, Nadarét chỉ là một làng nhỏ, không quan trọng gì (x. Ga 1,46). Trong Cựu Ước, làng này không bao giờ được nói đến. Vì làng ở đọ cao 300-400 m trên mặt biển, người ta có thể nhận ra làng từ xa.
- có các môn đệ đi theo (1): Khi nói đến các môn đệ, tác giả Máccô luôn luôn đưa vào đề tài “đi theo” (sequela) (x. 2,15; 10,32; 15,41).
- bắt đầu giảng dạy (2): Ta nhớ lại đoạn 1,21-28 giới thiệu Đức Giêsu là thầy và là người chữa bệnh. Phản ứng đầu tiên trước sự khôn ngoan và những việc lẫy lừng của Người là sự ngạc nhiên. Từ đó, câu hỏi đặt ra “Bởi đâu ông ta được như thế ?” mang tính mỉa mai: trong khi những người đồng hương gắng tìm cho ra danh tánh của con người Giêsu, thì quyền lực của Người lại bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
- nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên (2): Phản ứng này thường xảy ra trước lời giảng dạy (1,22; 11,18), một phép lạ (7,37) hoặc một câu nói lạ lùng của Đức Giêsu (10,26). Tác giả nhắc đến phản ứng này với nhận định về sự khôn ngoan của Đức Giêsu để cho thấy Người vừa ban một mạc khải, nhưng dân chúng không tin.
- bác thợ (3): Từ Hy-lạp tektôn (La-tinh faber) có lẽ phản ánh từ A-ram naggârâ có thể là một người thợ đóng đồ mộc hoặc là một người thợ xây dựng. Những người thợ ấy thường đi đây đó. Phải chăng Đức Giêsu cũng đã đi đây đó, ít sống tại Nadarét? Bản văn dùng mạo từ Hy-lạp xác định ho cho hiểu rằng dân Nadarét đã quen gọi Đức Giêsu như thế.
- con bà Maria (3): Phải chăng câu này cho phép giả thiết là Giuse đã qua đời? Trong ngữ cảnh ở đây, không có gì bảo đảm là kiểu gọi này có ý nói là Giuse đã chết cả. Chúng ta ghi nhận là trong TM Máccô, Giuse không bao giờ được nêu tên. Dù sao, “con bà Maria” đã trở thành tên gọi của Đức Giêsu. Hoặc tên này được dùng để sỉ nhục, bởi vì người Do-thái được gọi bằng tên của người cha, hoặc để mỉa mai vì muốn ám chỉ đến một cuộc chào đời bất hợp pháp (con hoang). Nếu trường hợp sau là đúng, thì lời sỉ nhục này lại là một khẳng định về cuộc sinh hạ trinh khiết. Để ủng hộ cho cách giải thích này, người ta nêu ra câu hỏi của dân Nadarét về nguồn gốc của Đức Giêsu và sự kiện Mc tránh nhắc đến người cha.
- ngôn sứ có bị rẻ rúng (4): Có lẽ đây là một câu tục ngữ phát xuất từ Do-thái giáo nhằm diễn tả kinh nghiệm của các nhà du thuyết Do-thái. Ta có những câu hy-lạp tương tự: “Các triết gia khó sống tại quê hương” (Điônê Crisostômô; x. Epittêtô…). Nhưng ở đây Mc mở rộng câu ngạn ngữ mà áp dụng cho cả gia đình dòng họ; như thế là nối dài chiều hướng của sự cố được kể ở 3,20t.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu về quê và giảng dạy ngày sa-bát (1-2a)
Đức Giêsu đã rời nhà và vùng ông Gia-ia ở để về quê, tức là Nadarét. Nhân dịp cử hành phụng tự tại hội đường vào ngày sa-bát, Người đã giảng một bài. Đó là việc Người vẫn thường làm (x. 1,21.39).
* Các thính giả vấp phạm về Người (2b-3)
Phản ứng của các thính giả chứng tỏ Đức Giêsu vừa ban một mạc khải. Họ đã nêu ra năm câu hỏi: ba câu liên hệ đến hoạt động của Đức Giêsu (bản thân; giáo lý; các phép lạ) và hai câu liên hệ đến gia đình dòng họ của Người. Chỉ đức tin mới nhận biết nguồn gốc đích thực của Đức Giêsu. Người là Con Thiên Chúa. Đối với những người đồng hương, sự hiểu biết về môi trường sinh sống của Đức Giêsu là biến thành một trở ngại không thể vượt qua. Họ từ khước Đức Giêsu và không chấp nhận giáo huấn của Người. Sự vấp phạm đó chính là sự cứng lòng tin của họ.
* Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả (4-6a)
Đức Giêsu xác định lập trường bằng một câu ngạn ngữ. Câu này vừa giúp Người biện minh cho mình vừa giảm nhẹ tầm mức của các sự kiện. Các môn đệ (theo Mc, các ông lúc nào cũng đi theo Người) phải học lấy bài học kinh nghiệm này: không bao giờ được để cho nỗi thất vọng vì bị từ khước đánh ngã mình. Con Thiên Chúa bị mọi người kể cả gia đình, hiểu lầm, và bị bỏ cô đơn trong thế gian này. Sự kiện Người không thể làm được phép lạ nào ở quê hương cho thấy tương quan giữa phép lạ và đức tin. Điều này không có nghĩa là quyền lực của Đức Giêsu bị hạn chế nhưng có nghĩa là khi ơn cứu độ được ban tặng trong phép lạ bị từ chối, thì không thể xảy ra phép lạ được. Nếu Đức Giêsu làm khác là Người không trung thành với sứ mạng của Người. Lời ghi thêm “Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ” nhằm làm giảm nhẹ nét tiêu cực nơi những gì được nói trước. Nhưng c. 6a kết luận vẫn ghi nhận sự cứng lòng tin và sự ngạc nhiên của Đức Giêsu.
* Đức Giêsu tiếp tục ra đi (6b)
Tuy nhiên, thất bại này vẫn không làm Đức Giêsu chán nản chùn bước. Người tiếp tục ra đi như Người đã nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (1,38).
+ Kết luận
Đức Giêsu trở lại quê hương Nadarét. Người vào hội đường để giảng dạy, tức là thi hành sứ mạng ngôn sứ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, dù đã biết các phép lạ Đức Giêsu làm và nay vừa nghe Người giảng, dân làng Nadarét lại chỉ coi Người như là “bác thợ, con bà Maria, anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn” (c. 3a) mà thôi. TM Mc cho thấy liên hệ huyết thống cũng như tình đồng hương không giúp người ta nhận biết Đức Giêsu trong chân tính của Người. Muốn khám phá ra mầu nhiệm Đức Giêsu, người ta phải để cho chính Người dẫn dắt và giáo huấn ngày qua ngày.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vấn đề trọng tâm của bản văn là đức tin. Tại nơi nào con người khép kín lại với Thiên Chúa, khi Ngài đang ngỏ với họ trong phép lạ, thì phép lạ trở thành chuyện phi lý. Cũng như quyền lực của Ngài là ơn cứu độ cho chúng ta, thì sự cứng lòng tin của chúng ta là sự bất lực của Ngài (Grašsser).
2. Sự từ khước ở Nadarét vẫn tồn tại. Con người hôm nay, những người Nadarét mới, vẫn đang thấy Đức Giêsu là một cớ gây ngạc nhiên và vấp ngã. Do sự từ khước của con người hôm nay, hoạt động cứu thế của Thiên Chúa như bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
3. Người môn đệ của Đức Giêsu không được nản chí khi gặp thất bại hay chống đối. Nhiệm vụ của họ là cứ ra đi để rao giảng Lời Chúa, để làm chứng, không nên bận tâm (và nặng lòng) với kết quả.
1.- Ngữ cảnh
Ngay từ đầu Tin Mừng, tác giả Máccô cho thấy Đức Giêsu hành động với uy quyền trước toàn dân (1,16–3,12). Nhưng sau đó, những trở ngại đã xuất hiện: thân nhân Người đi bắt Người về, vì cho rằng Người đã mất trí (3,21); các kinh sư thì nói rằng Người bị quỉ vương Bêendêbun ám và dùng quyền của nó mà trừ quỉ (3,22); bằng kiểu diễn tả bóng bảy, Người đã nói đến sự cứng lòng của dân Ít-ra-en (4,11-12); trận bão trên biển không nhận chìm được con thuyền của Người, là một hình ảnh cho hiểu là sứ vụ của Người sẽ gặp nhiều khó khăn (4,35t), nhưng vẫn đứng vững; yêu cầu của dân Ghêrasa cũng ở trong chiều hướng ấy (5,17). Bài tường thuật chuyến về thăm Nadarét cũng nói đến thái độ không tin của người dân Nadarét, khiến họ không chấp nhận Đức Giêsu (6,1-6). Như thế, truyện này tóm tắt một vài đề tài đã được triển khai trong các phân đoạn trước: tư cách môn đệ và lòng tin, Đức Giêsu là thầy và là vị làm phép lạ, sự hiểu lầm và sự loại trừ Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành bốn phần:
1) Đức Giêsu về quê và giảng dạy ngày sa-bát (cc.1-2a);
2) Các thính giả vấp phạm về Người (cc. 2b-3);
3) Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả (cc. 4-6a);
4) Đức Giêsu tiếp tục ra đi (c. 6b).
3.- Vài điểm chú giải
- quê quán của Người (1): Đây là Nadarét thuộc miền Galilê (1,9), cách hồ Ghênêsarét khoảng 30 cs về phía tây. Vào thời đó, Nadarét chỉ là một làng nhỏ, không quan trọng gì (x. Ga 1,46). Trong Cựu Ước, làng này không bao giờ được nói đến. Vì làng ở đọ cao 300-400 m trên mặt biển, người ta có thể nhận ra làng từ xa.
- có các môn đệ đi theo (1): Khi nói đến các môn đệ, tác giả Máccô luôn luôn đưa vào đề tài “đi theo” (sequela) (x. 2,15; 10,32; 15,41).
- bắt đầu giảng dạy (2): Ta nhớ lại đoạn 1,21-28 giới thiệu Đức Giêsu là thầy và là người chữa bệnh. Phản ứng đầu tiên trước sự khôn ngoan và những việc lẫy lừng của Người là sự ngạc nhiên. Từ đó, câu hỏi đặt ra “Bởi đâu ông ta được như thế ?” mang tính mỉa mai: trong khi những người đồng hương gắng tìm cho ra danh tánh của con người Giêsu, thì quyền lực của Người lại bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
- nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên (2): Phản ứng này thường xảy ra trước lời giảng dạy (1,22; 11,18), một phép lạ (7,37) hoặc một câu nói lạ lùng của Đức Giêsu (10,26). Tác giả nhắc đến phản ứng này với nhận định về sự khôn ngoan của Đức Giêsu để cho thấy Người vừa ban một mạc khải, nhưng dân chúng không tin.
- bác thợ (3): Từ Hy-lạp tektôn (La-tinh faber) có lẽ phản ánh từ A-ram naggârâ có thể là một người thợ đóng đồ mộc hoặc là một người thợ xây dựng. Những người thợ ấy thường đi đây đó. Phải chăng Đức Giêsu cũng đã đi đây đó, ít sống tại Nadarét? Bản văn dùng mạo từ Hy-lạp xác định ho cho hiểu rằng dân Nadarét đã quen gọi Đức Giêsu như thế.
- con bà Maria (3): Phải chăng câu này cho phép giả thiết là Giuse đã qua đời? Trong ngữ cảnh ở đây, không có gì bảo đảm là kiểu gọi này có ý nói là Giuse đã chết cả. Chúng ta ghi nhận là trong TM Máccô, Giuse không bao giờ được nêu tên. Dù sao, “con bà Maria” đã trở thành tên gọi của Đức Giêsu. Hoặc tên này được dùng để sỉ nhục, bởi vì người Do-thái được gọi bằng tên của người cha, hoặc để mỉa mai vì muốn ám chỉ đến một cuộc chào đời bất hợp pháp (con hoang). Nếu trường hợp sau là đúng, thì lời sỉ nhục này lại là một khẳng định về cuộc sinh hạ trinh khiết. Để ủng hộ cho cách giải thích này, người ta nêu ra câu hỏi của dân Nadarét về nguồn gốc của Đức Giêsu và sự kiện Mc tránh nhắc đến người cha.
- ngôn sứ có bị rẻ rúng (4): Có lẽ đây là một câu tục ngữ phát xuất từ Do-thái giáo nhằm diễn tả kinh nghiệm của các nhà du thuyết Do-thái. Ta có những câu hy-lạp tương tự: “Các triết gia khó sống tại quê hương” (Điônê Crisostômô; x. Epittêtô…). Nhưng ở đây Mc mở rộng câu ngạn ngữ mà áp dụng cho cả gia đình dòng họ; như thế là nối dài chiều hướng của sự cố được kể ở 3,20t.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu về quê và giảng dạy ngày sa-bát (1-2a)
Đức Giêsu đã rời nhà và vùng ông Gia-ia ở để về quê, tức là Nadarét. Nhân dịp cử hành phụng tự tại hội đường vào ngày sa-bát, Người đã giảng một bài. Đó là việc Người vẫn thường làm (x. 1,21.39).
* Các thính giả vấp phạm về Người (2b-3)
Phản ứng của các thính giả chứng tỏ Đức Giêsu vừa ban một mạc khải. Họ đã nêu ra năm câu hỏi: ba câu liên hệ đến hoạt động của Đức Giêsu (bản thân; giáo lý; các phép lạ) và hai câu liên hệ đến gia đình dòng họ của Người. Chỉ đức tin mới nhận biết nguồn gốc đích thực của Đức Giêsu. Người là Con Thiên Chúa. Đối với những người đồng hương, sự hiểu biết về môi trường sinh sống của Đức Giêsu là biến thành một trở ngại không thể vượt qua. Họ từ khước Đức Giêsu và không chấp nhận giáo huấn của Người. Sự vấp phạm đó chính là sự cứng lòng tin của họ.
* Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả (4-6a)
Đức Giêsu xác định lập trường bằng một câu ngạn ngữ. Câu này vừa giúp Người biện minh cho mình vừa giảm nhẹ tầm mức của các sự kiện. Các môn đệ (theo Mc, các ông lúc nào cũng đi theo Người) phải học lấy bài học kinh nghiệm này: không bao giờ được để cho nỗi thất vọng vì bị từ khước đánh ngã mình. Con Thiên Chúa bị mọi người kể cả gia đình, hiểu lầm, và bị bỏ cô đơn trong thế gian này. Sự kiện Người không thể làm được phép lạ nào ở quê hương cho thấy tương quan giữa phép lạ và đức tin. Điều này không có nghĩa là quyền lực của Đức Giêsu bị hạn chế nhưng có nghĩa là khi ơn cứu độ được ban tặng trong phép lạ bị từ chối, thì không thể xảy ra phép lạ được. Nếu Đức Giêsu làm khác là Người không trung thành với sứ mạng của Người. Lời ghi thêm “Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ” nhằm làm giảm nhẹ nét tiêu cực nơi những gì được nói trước. Nhưng c. 6a kết luận vẫn ghi nhận sự cứng lòng tin và sự ngạc nhiên của Đức Giêsu.
* Đức Giêsu tiếp tục ra đi (6b)
Tuy nhiên, thất bại này vẫn không làm Đức Giêsu chán nản chùn bước. Người tiếp tục ra đi như Người đã nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (1,38).
+ Kết luận
Đức Giêsu trở lại quê hương Nadarét. Người vào hội đường để giảng dạy, tức là thi hành sứ mạng ngôn sứ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, dù đã biết các phép lạ Đức Giêsu làm và nay vừa nghe Người giảng, dân làng Nadarét lại chỉ coi Người như là “bác thợ, con bà Maria, anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn” (c. 3a) mà thôi. TM Mc cho thấy liên hệ huyết thống cũng như tình đồng hương không giúp người ta nhận biết Đức Giêsu trong chân tính của Người. Muốn khám phá ra mầu nhiệm Đức Giêsu, người ta phải để cho chính Người dẫn dắt và giáo huấn ngày qua ngày.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vấn đề trọng tâm của bản văn là đức tin. Tại nơi nào con người khép kín lại với Thiên Chúa, khi Ngài đang ngỏ với họ trong phép lạ, thì phép lạ trở thành chuyện phi lý. Cũng như quyền lực của Ngài là ơn cứu độ cho chúng ta, thì sự cứng lòng tin của chúng ta là sự bất lực của Ngài (Grašsser).
2. Sự từ khước ở Nadarét vẫn tồn tại. Con người hôm nay, những người Nadarét mới, vẫn đang thấy Đức Giêsu là một cớ gây ngạc nhiên và vấp ngã. Do sự từ khước của con người hôm nay, hoạt động cứu thế của Thiên Chúa như bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
3. Người môn đệ của Đức Giêsu không được nản chí khi gặp thất bại hay chống đối. Nhiệm vụ của họ là cứ ra đi để rao giảng Lời Chúa, để làm chứng, không nên bận tâm (và nặng lòng) với kết quả.
Quyền năng của Thiên Chúa tạo cho chúng ta mạnh mẽ trong yếu đuối
Jos. Tú Nạc, NMS
19:51 02/07/2009
Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm B (Ezekiel 2: 2-5; Psalm 123; Corinthians 12: 7-10; mark 6: 1-6)
Những kẻ nổi dậy ngoan cố, trâng tráo và xấc xược ở quốc gia này là ai? Trong ngữ cảnh khởi thủy nó ám chỉ Israel, vì tiên tri Ezekiel được trao quyền và phái đến để đem quốc gia này trở lại với đường lối của Thiên Chúa. Nhưng trong một quan niệm phổ biến nhiều hơn nó mô tả bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả quốc gia của chính chúng ta, vì những thành viên của người Hebrew không bất trị và ương ngạnh hơn con người của thời đại chúng ta.
Phản kháng có thể tồn tại thậm chí trong số những người mà tự cho mình tuyệt đối sùng kính và mộ đạo. Nó có thể được diễn tả như sự tiếp tục thực hiện những việc theo đường lối của riêng mình thay vì theo ý định của Thiên Chúa. Nổi loạn có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: bất công kinh tế và bất bình đẳng là một trong những điển hình chủ yếu và là một trong những sự lựa chọn và tố cáo phổ biến nhất bởi các tiên tri Israel. Nhưng cũng có nhiều hình thức khác: đấu tranh và khát vọng quyền lực, bị cướp mất môi trường hoặc bắt giữ những ai đó bất tuân phục. Một thời gian dài đã được ưa chuộng, đã không chỉ là sự khoan dung và còn là sự biểu dương bạo lực và chiến tranh – và thường với sự biện minh thần học. Đây là tất cả những đường lối mà chúng ta quay lưng lại về phía Thiên Chúa và bước vào những khó khăn tâm hồn mình thậm chí trong lúc thầm kêu tên thiêng liêng, cao cả.
Tất nhiên những tiên tri chúng ta đã có – và tiếp tục có – nhưng họ không có một nhiệm vụ dễ dàng. Khi họ thử thách chúng ta, nhiều phản ứng trong môt kiểu cách nhân loại điển hình – với xu hướng bảo thủ và khước từ. Họ tấn công, và ngay cả có lúc giết, sứ giả. Chúng ta đang bị thử thách từ nhiều lãnh vực: tác hại của nhiều loại, chiến tranh và hòa bình, sinh thái, nhân quyền và bình đẳng. Về lĩnh vực thần học, sự trải nghiệm trong thời buổi của chúng ta thử thách nhiều hơn, kể cả trong thần học của chúng ta và sự minh bạch trong việc cai quản của giáo hội chúng ta.
Đôi khi sự yếu đuối và khó khăn có ý nghĩa sống. Một số chúng ta có thể chiến thắng nhưng thường chúng ta phải biết để sống với chúng. Nền văn hóa riêng của chúng ta dạy chúng ta rằng bất kỳ hình thức đau đớn hoặc sự phiền toái nào không thể chấp nhận và phải được loại trừ càng nhanh càng tốt. Điều đó có thể là phản ứng đầu tiên của Thánh Phao-lô khi ông bắt đầu chiến đấu với “cái gai trong da thịt” (thorn in the flesh-‘idm.’: mối ưu tư/ trầm tư). Chúng ta không có ý tưởng rằng ưu tư là gì, và nhiều mực đã được đổ ra trong những cố gắng để xét đoán. Nhưng nó không thành vấn đề - nó có thể là bất cứ cái gì – thậm chí những gì chúng ta chiến đấu. Nó đóng một vai trò quan trọng: nó đã ngăn cản Phao-lô không chống đỡ nổi trước cái tôi đầy tự mãn vượt lên trên những món quà được mặc khải của ông. Điều đó cũng đánh thức ông liên tục rằng ông đã lệ thuộc vào ân huệ của Thiên Chúa biết dường bao. Quyền năng của Thiên Chúa quả thật đã tạo ra sự tuyệt hảo trong yếu đuối, nhưng chỉ khi mà sự yếu đuối thừa nhận và qui phục Thiên Chúa. Khi chúng ta yếu đuối thực ra là lúc chúng ta mạnh mẽ, nhưng duy nhất nếu chúng ta từ bỏ sự kiềm chế và thừa nhận quyền năng của Thiên Chúa thực hiện trong chúng ta và thông qua chúng ta.
Cổ ngôn có câu: “Thân quen sinh ra coi thường” (familiarity breeds contempt: gần chùa gọi bụt bằng anh). Đôi khi chúng ta thấy điều đó khó tôn trọng và khôn ngoan, sự thông thái và tính chất tinh thần của người nào đó đối với người mà chúng ta hoàn toàn quen thuộc – bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Cuối cùng, chúng ta biết những nhược điểm của họ và có lẽ thậm chí chúng ta có thể biết những tật xấu nhất của họ. Chúng ta muốn nghe từ một người nào đó phù hợp với hình ảnh, trí tuệ của một tiên tri chúng ta, người thầy khả kính, bậc hiền nhân hoặc thánh nhân. Chúa giê-su – vâng, họ biết Người và họ biết gia đình của Người. Làm sao mà người hàng xóm của bạn có thể trở thành một tiên tri của Thiên Chúa? Họ đã bực dọc – trong ánh mắt họ, Chúa Giê-su rõ ràng có nhiều biểu hiện danh giá – và người hiển nhiên đã vượt quá xa địa vị của Người trong cuộc sống. Nhiều người trong đám đông không thực sự lắng nghe những lời của Người bằng trái tim của họ. “Những trái tim chai đá” – một trạng thái tinh thần khép kín, bảo thủ cùng một sự khước từ nhận biết mức độ sâu thẳm ràng buộc trong tay Chúa Giê-su. Thực ra Người không thể làm quá sức trong phương cách hành động của sức mạnh tinh thần.
Thiếu sự cởi mở và chấp nhận của bản thân chúng ta cũng có thể giới hạn sức mạnh mà Thiên Chúa biểu hiện nhân danh chúng ta. Chúng ta thường không ủng hộ những nhà tiên tri và thầy truyền giáo giữa chúng ta. Nếu chúng ta nhắm mắt và lằng nghe bằng cả tâm hồn của chúng ta thay vì sợ hãi, chúng ta sẽ không bỏ xót một lời nào của Thiên Chúa khi được phát ra. Lời Thiên Chúa thông qua những sự việc bình thường – những trải nghiệm của chúng ta, những người quanh ta và thậm chí thông qua chúng ta.
Chúng ta hãy đừng khép kín tâm hồn và trí khôn với tất cả sự bướng bỉnh và chống đối nhưng hãy giao nộp sự yếu đuối và sợ hãi cho Thiên Chúa.
(Source: Regis College – The School of Theology)
Những kẻ nổi dậy ngoan cố, trâng tráo và xấc xược ở quốc gia này là ai? Trong ngữ cảnh khởi thủy nó ám chỉ Israel, vì tiên tri Ezekiel được trao quyền và phái đến để đem quốc gia này trở lại với đường lối của Thiên Chúa. Nhưng trong một quan niệm phổ biến nhiều hơn nó mô tả bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả quốc gia của chính chúng ta, vì những thành viên của người Hebrew không bất trị và ương ngạnh hơn con người của thời đại chúng ta.
Phản kháng có thể tồn tại thậm chí trong số những người mà tự cho mình tuyệt đối sùng kính và mộ đạo. Nó có thể được diễn tả như sự tiếp tục thực hiện những việc theo đường lối của riêng mình thay vì theo ý định của Thiên Chúa. Nổi loạn có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: bất công kinh tế và bất bình đẳng là một trong những điển hình chủ yếu và là một trong những sự lựa chọn và tố cáo phổ biến nhất bởi các tiên tri Israel. Nhưng cũng có nhiều hình thức khác: đấu tranh và khát vọng quyền lực, bị cướp mất môi trường hoặc bắt giữ những ai đó bất tuân phục. Một thời gian dài đã được ưa chuộng, đã không chỉ là sự khoan dung và còn là sự biểu dương bạo lực và chiến tranh – và thường với sự biện minh thần học. Đây là tất cả những đường lối mà chúng ta quay lưng lại về phía Thiên Chúa và bước vào những khó khăn tâm hồn mình thậm chí trong lúc thầm kêu tên thiêng liêng, cao cả.
Tất nhiên những tiên tri chúng ta đã có – và tiếp tục có – nhưng họ không có một nhiệm vụ dễ dàng. Khi họ thử thách chúng ta, nhiều phản ứng trong môt kiểu cách nhân loại điển hình – với xu hướng bảo thủ và khước từ. Họ tấn công, và ngay cả có lúc giết, sứ giả. Chúng ta đang bị thử thách từ nhiều lãnh vực: tác hại của nhiều loại, chiến tranh và hòa bình, sinh thái, nhân quyền và bình đẳng. Về lĩnh vực thần học, sự trải nghiệm trong thời buổi của chúng ta thử thách nhiều hơn, kể cả trong thần học của chúng ta và sự minh bạch trong việc cai quản của giáo hội chúng ta.
Đôi khi sự yếu đuối và khó khăn có ý nghĩa sống. Một số chúng ta có thể chiến thắng nhưng thường chúng ta phải biết để sống với chúng. Nền văn hóa riêng của chúng ta dạy chúng ta rằng bất kỳ hình thức đau đớn hoặc sự phiền toái nào không thể chấp nhận và phải được loại trừ càng nhanh càng tốt. Điều đó có thể là phản ứng đầu tiên của Thánh Phao-lô khi ông bắt đầu chiến đấu với “cái gai trong da thịt” (thorn in the flesh-‘idm.’: mối ưu tư/ trầm tư). Chúng ta không có ý tưởng rằng ưu tư là gì, và nhiều mực đã được đổ ra trong những cố gắng để xét đoán. Nhưng nó không thành vấn đề - nó có thể là bất cứ cái gì – thậm chí những gì chúng ta chiến đấu. Nó đóng một vai trò quan trọng: nó đã ngăn cản Phao-lô không chống đỡ nổi trước cái tôi đầy tự mãn vượt lên trên những món quà được mặc khải của ông. Điều đó cũng đánh thức ông liên tục rằng ông đã lệ thuộc vào ân huệ của Thiên Chúa biết dường bao. Quyền năng của Thiên Chúa quả thật đã tạo ra sự tuyệt hảo trong yếu đuối, nhưng chỉ khi mà sự yếu đuối thừa nhận và qui phục Thiên Chúa. Khi chúng ta yếu đuối thực ra là lúc chúng ta mạnh mẽ, nhưng duy nhất nếu chúng ta từ bỏ sự kiềm chế và thừa nhận quyền năng của Thiên Chúa thực hiện trong chúng ta và thông qua chúng ta.
Cổ ngôn có câu: “Thân quen sinh ra coi thường” (familiarity breeds contempt: gần chùa gọi bụt bằng anh). Đôi khi chúng ta thấy điều đó khó tôn trọng và khôn ngoan, sự thông thái và tính chất tinh thần của người nào đó đối với người mà chúng ta hoàn toàn quen thuộc – bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Cuối cùng, chúng ta biết những nhược điểm của họ và có lẽ thậm chí chúng ta có thể biết những tật xấu nhất của họ. Chúng ta muốn nghe từ một người nào đó phù hợp với hình ảnh, trí tuệ của một tiên tri chúng ta, người thầy khả kính, bậc hiền nhân hoặc thánh nhân. Chúa giê-su – vâng, họ biết Người và họ biết gia đình của Người. Làm sao mà người hàng xóm của bạn có thể trở thành một tiên tri của Thiên Chúa? Họ đã bực dọc – trong ánh mắt họ, Chúa Giê-su rõ ràng có nhiều biểu hiện danh giá – và người hiển nhiên đã vượt quá xa địa vị của Người trong cuộc sống. Nhiều người trong đám đông không thực sự lắng nghe những lời của Người bằng trái tim của họ. “Những trái tim chai đá” – một trạng thái tinh thần khép kín, bảo thủ cùng một sự khước từ nhận biết mức độ sâu thẳm ràng buộc trong tay Chúa Giê-su. Thực ra Người không thể làm quá sức trong phương cách hành động của sức mạnh tinh thần.
Thiếu sự cởi mở và chấp nhận của bản thân chúng ta cũng có thể giới hạn sức mạnh mà Thiên Chúa biểu hiện nhân danh chúng ta. Chúng ta thường không ủng hộ những nhà tiên tri và thầy truyền giáo giữa chúng ta. Nếu chúng ta nhắm mắt và lằng nghe bằng cả tâm hồn của chúng ta thay vì sợ hãi, chúng ta sẽ không bỏ xót một lời nào của Thiên Chúa khi được phát ra. Lời Thiên Chúa thông qua những sự việc bình thường – những trải nghiệm của chúng ta, những người quanh ta và thậm chí thông qua chúng ta.
Chúng ta hãy đừng khép kín tâm hồn và trí khôn với tất cả sự bướng bỉnh và chống đối nhưng hãy giao nộp sự yếu đuối và sợ hãi cho Thiên Chúa.
(Source: Regis College – The School of Theology)
Tôma: vị tông đồ quyết tìm chân lý
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
04:42 02/07/2009
TÔMA: VỊ TÔNG ĐỒ QUYẾT TÌM CHÂN LÝ (Ga 20, 29)
Thánh Tôma là một trong những vị Tông đồ đã trở nên nguyên cớ cho nhiều vấn đề nan giải. Dù rằng Tin Mừng trực tiếp nói đến Ngài không nhiều. Tuy nhiên những khi Ngài xuất hiện trong những áng văn Tin mừng, đặc biệt trong Tin Mừng thứ tư, thì dường như là có sự cố gì đó. Có thể không đầy đủ và cũng có thể thiếu chính xác nhưng ta thử lần theo những gì Tin Mừng tường thuật để khám phá chân dung của vị Tông đồ mà bấy lâu nay được hay bi gán nhãn hiệu như là kẻ cứng lòng tin.
Sau khi hóa bánh ra nhiều cho dân chúng no nê, Chúa Giêsu đã tự mạc khải căn tính của Người. Người chính là bánh từ trời xuống, bánh ban sự sống đời đời ( x.Ga 6 ). Trong dip Lễ Lều tiếp đó,Chúa Giêsu đã tuyên bố Người từ Chúa Cha mà đến và đạo lý của Người là bởi Thiên Chúa. Người mời gọi mọi người hãy tin vào Người để được sống đời đời ( x.Ga 7 ). Người tự xưng mình là Đấng Hằng Hữu, một danh xưng mà người Do Thái chỉ dành riêng nói về Giavê Thiên Chúa. Người còn khẳng định mình có trước Abraham ( x. Ga 8-9 ). Tiếp đến trong ngày Lễ Cung Hiến Đền Thờ, Chúa Giêsu lại một lần nữa tuyên bố Người chính là Thiên Chúa. Một chuỗi dài những diễn từ làm chối tai người Do thái. Họ không chỉ thấy khó chịu và bỏ đi mà còn tức giận tìm cách giết Chúa Giêsu. “ Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa” ( Ga 10,33 ). Chúa Giêsu đã phải lánh sang bên kia sông Giođan. Thế nhưng khi nghe tin Lagiarô đau nặng gần chết, thì Người lại cương quyết lên Giêrusalem dù đã có nhiều người ngăn cản. Khi ấy, Tôma đã nói với anh em: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” ( Ga 11,16 ). Không biết câu nói của Tôma là lời giận lẫy hay là lời động viên anh em ? Tin mừng không tường thuật thái độ của các Tông đồ, nên ta khó mà suy diễn. Tuy nhiên dù là lời giận lẫy hay là lời động viên anh em, thì qua câu nói ấy ta nhận ra một thái độ “quyết đi đến cùng” của Tôma.
Trong đêm Tiệc ly, khi Thầy trò hàn huyên tâm sự, Chúa Giêsu đã tỏ lộ: “ Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em…Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” ( Ga 14,2-4 ). Tôma lại một lần nữa “đi đến cùng”. Ngài không chịu dừng lại ở tình trạng nửa vời: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường” ( Ga 14,5 ). Xin cám ơn sự quyết tâm đi đến cùng của thánh Tông đồ. Chính nhờ thái độ “đến cùng” của Ngài trong việc tiếp cận chân lý mà chúng ta được biết Chúa Giêsu là “ đường, là sự thật và là sự sống” và “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu” ( x.Ga 14,6 ).
Sau khi chịu tử nạn, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các môn đệ mà không có Tôma. Không biết Ngài vắng mặt vì lý do gì đây. Tuy nhiên ngay sau đó Ngài đã hiện diện với tập thể các môn đệ. Khi nghe các bạn kể: “Chúng tôi đã được thấy Chúa ! Ông Tôma đáp: “ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” ( Ga 20,25 ). Chỉ mình Tôma cứng tin chăng ? Xin đừng vội quả quyết. Các Tin Mừng nhất lãm tường thuật rằng các tông đồ khác khi nghe các bà phụ nữ thuật lại việc Chúa Phục Sinh hiện ra thì họ cũng chẳng tin (x.Lc 24,8-11). Cả đến khi Chúa hiện ra cũng có mấy người hoài nghi (x. Mt 28,17 ), đến nỗi Chúa Giêsu đã khiển trách các Ngài ( x. Mc 16,14 ). Những sự kiện này có thể giúp ta suy diển rằng nếu các tông đồ khác ở trong trường hợp vắng mặt khi Chúa Phục sinh hiện ra, thì cũng sẽ “cứng tin” như Tôma. Tuy nhiên, hình như chỉ mình Tôma đặt ra điều kiện để rồi mới tin. Thái độ của thánh Tông đồ nói lên một cách nào đó sự “đến cùng” của Ngài trong việc truy tìm và đón nhận chân lý.
Xin cám ơn Thánh Tông đồ Tôma. Nhờ Ngài mà chúng ta được Chúa Kitô Phục Sinh mạc khải chân lý này: “Phúc cho ai không thấy mà tin” ( Ga 20,29 ). Đức tin không hệ tại ở việc “thấy” chân lý cho bằng “cảm nhận” chân lý. Tôma đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con !” ( Ga 20,28 ), là nhờ ông đã cảm nhận được tình yêu của Thầy Chí Thánh hơn là nhờ thấy thầy. Thầy Chí Thánh sẵn sàng thỏa mãn điều kiện của ông đặt ra, cho dù chỉ đặt ra với các bạn đồng môn. Cảm được tình yêu của Thầy, Tôma không cần xỏ tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy để kiểm chứng. Tình yêu của Thầy đã nói lên tất cả hơn mọi điều ông đang thấy. Quả thật nếu chỉ dựa vào những gì ta thấy bằng mắt trần hay bằng trí khôn thì thật khó tiếp cận với Đức tin. Đám lính canh mồ cũng đã thấy các sự kiện lạ, “thấy thiên thần Chúa từ trời xuống…” và “dù có khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi” mà đâu có niềm tin ( x.Mt 28,2-4 ). Biết bao nhiêu người đã thấy Chúa Giêsu khi sinh thời và cả khi Ngài phục sinh thế mà đâu phải tất cả đều có niềm tin.
Phúc cho ai không thấy mà tin. Chữ phúc ở đây không muốn nói lên công trạng của người tin. Cũng như các chữ phúc trong các mối phúc thật, chữ phúc muốn diễn tả một tình trạng được ưu ái, được thuận lợi. Người nghèo, người đau khổ… họ có phúc không phải do công lao của họ hay do chính sự nghèo, sự đau khổ, nhưng vì họ được Chúa đoái thương cách đặc biệt. Cũng thế, người tuy không thấy nhưng được cảm nghiệm tình yêu của Chúa thì dễ có đức tin hơn. Đọc Tin mừng chúng ta nhận ra sự thật này. Rất nhiều người trông thấy Chúa Giêsu cũng như thấy phép lạ Chúa làm, nhưng vẫn thiếu lòng tin. Còn những ai cảm nhận được cái tình của Chúa thì rất dễ có lòng tin. Nhưng để cảm nhận được tình yêu của Chúa thì chúng ta cũng cần một thái độ cương quyết đến cùng một cách nào đó. Giakêu trèo lên cây sung để quyết nhìn cho được Giêsu. Bà mẹ người Canaan có cô con gái bị bệnh cũng quyết lẽo đẽo theo Thầy Giêsu…
Tiếp nối theo chân Thánh Tông đồ Tôma, Âugustinô là một người khát khao tìm chân lý liên lỉ. Ngài dường như đã hoài công với cái thấy của trí khôn. Nhưng sự kiên trì của Ngài đã có kết quả khi Ngài cảm nhận “Thiên Chúa ở trong tôi hơn cả tôi. Thiên Chúa biết tôi hơn cả tôi biết tôi”. Chính cái cảm nghiệm ấy đã giúp Ngài đón nhận đức tin. Dù đức tin đã dẫn Ngài đến đức ái “ hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”, thì Ngài vẫn không ngừng tìm kiếm chân lý: “ linh hồn tôi khắc khoải mãi cho đến ngày được nghỉ yên trong Chúa”.
Chúa Thánh Thần được ban tặng cho nhân trần, đặc biệt cho Hội Thánh Chúa. Một trong những sứ mạng của Người là dẫn Hội Thánh Chúa đến cùng chân lý mà Đức Giêsu mặc khải “ Khi nào Thần Chân lý đến, Người sẽ dẫn anh em đến chân lý toàn vẹn” ( Ga 16,13 ). Sứ mạng của Chúa Thánh Thần vẫn mãi còn tiếp nối theo thời gian cho đến ngày Người cùng với Tân Nương là Hội Thánh đón chào ngày quang lâm của Đức Kitô (x. Kh 22,17 ).
Nguồn mạc khải đã nên hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô. Con Thiên Chúa là Lời tối hậu của Chúa Cha nói với nhân loại; sau Người, không còn một mặc khải nào khác (x. MK số 4). Nhưng Hội Thánh chưa bao giờ cho rằng mình đã nắm trọn vẹn chân lý, vì rằng sứ mệnh của Chúa Thánh Thần là dẫn Hội Thánh Chúa đến sự thật toàn vẹn đang còn đó. Chính vì thế mà theo dòng lịch sử Hội thánh Chúa luôn mở rộng tâm hồn để cho Thánh Thần tác động. “ Dù Mặc khải đã hoàn tất, nhưng vẫn chưa được diễn đạt hoàn toàn rõ rệt, nên Hội Thánh phải không ngừng tìm hiểu một cách tiệm tiến qua dòng thời gian” ( GLCG chung số 66 ).
Một thánh Tiến sĩ lừng danh như thánh Toma Aquinô khi gần cuối đời cũng đã muốn đốt đi các tác phẩm thần học cao siêu mà ngay cả hôm nay Hội Thánh vẫn hưởng dùng. Thái độ của Ngài không chỉ biểu lộ sự khiêm nhu mà còn xác nhận rằng những tìm tòi, hiểu biết của mình vẫn còn thiếu sót và còn nhiều hạn chế.
Gần đây, Ủy Ban soạn thảo đề cương cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua sự góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để rồi nhìn nhận Hội Thánh Chúa “là dấu chỉ Nước Trời” chứ không phải là chính Nước Trời. Điều này đã được thánh Công đồng Vatican II, một Công đồng được xem như là một lễ hiện xuống mới, minh định. Hội Thánh Chúa Kitô thiết lập chính là dấu chỉ, là phương thế để Người tiếp tục công trình cứu độ của Người theo dòng thời gian. Tuy nhiên, ngoài Hội Thánh hữu hình thì Thiên Chúa vẫn có những đường lối, những phương thế khác mà chỉ mình Chúa biết, để Người thông ban ơn cứu độ cho con người, nhưng tất cả đều phải nhờ, phải qua Đức Kitô, Đấng Cứu độ và là Đấng trung gian duy nhất.
Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời Thánh Công đồng Vaticanô II khuyên bảo các nhà đào tạo hàng linh mục tuơng lai: “ Trong cách thức giảng dạy, phải kích thích nơi chủng sinh lòng hâm mộ quyết liệt tìm kiếm, khảo sát và minh chứng chân lý, đồng thời cũng chân nhận những giới hạn của trí óc con người.” ( ĐT số 15 ). Quyết liệt tìm kiếm chân lý là một động thái bao hàm sự khiêm nhu nhìn nhận mình chưa thấu đạt chân lý. Chân nhận những giới hạn của trí óc con người cũng là sự khiêm nhu nhìn nhận rằng chỉ nhờ tác động của Chúa Thánh Thần ta mới có thể tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa ( x.1Cr 12,5), một chân lý mang ơn cứu độ cho muôn người. Điều này muốn nói rằng, chính khi cảm nhận được tình yêu của Chúa thì ta sẽ tiếp cận với chân lý. Và chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32 ). Chắc chắn những gì Thánh Công đồng muốn nơi các chủng sinh, các linh mục tương lai thì cũng muốn cho hết mọi tín hữu.
Xin cám ơn Thánh Tôma Tông đồ. Xin Ngài cầu bàu cho chúng con !
Thánh Tôma là một trong những vị Tông đồ đã trở nên nguyên cớ cho nhiều vấn đề nan giải. Dù rằng Tin Mừng trực tiếp nói đến Ngài không nhiều. Tuy nhiên những khi Ngài xuất hiện trong những áng văn Tin mừng, đặc biệt trong Tin Mừng thứ tư, thì dường như là có sự cố gì đó. Có thể không đầy đủ và cũng có thể thiếu chính xác nhưng ta thử lần theo những gì Tin Mừng tường thuật để khám phá chân dung của vị Tông đồ mà bấy lâu nay được hay bi gán nhãn hiệu như là kẻ cứng lòng tin.
Sau khi hóa bánh ra nhiều cho dân chúng no nê, Chúa Giêsu đã tự mạc khải căn tính của Người. Người chính là bánh từ trời xuống, bánh ban sự sống đời đời ( x.Ga 6 ). Trong dip Lễ Lều tiếp đó,Chúa Giêsu đã tuyên bố Người từ Chúa Cha mà đến và đạo lý của Người là bởi Thiên Chúa. Người mời gọi mọi người hãy tin vào Người để được sống đời đời ( x.Ga 7 ). Người tự xưng mình là Đấng Hằng Hữu, một danh xưng mà người Do Thái chỉ dành riêng nói về Giavê Thiên Chúa. Người còn khẳng định mình có trước Abraham ( x. Ga 8-9 ). Tiếp đến trong ngày Lễ Cung Hiến Đền Thờ, Chúa Giêsu lại một lần nữa tuyên bố Người chính là Thiên Chúa. Một chuỗi dài những diễn từ làm chối tai người Do thái. Họ không chỉ thấy khó chịu và bỏ đi mà còn tức giận tìm cách giết Chúa Giêsu. “ Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa” ( Ga 10,33 ). Chúa Giêsu đã phải lánh sang bên kia sông Giođan. Thế nhưng khi nghe tin Lagiarô đau nặng gần chết, thì Người lại cương quyết lên Giêrusalem dù đã có nhiều người ngăn cản. Khi ấy, Tôma đã nói với anh em: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” ( Ga 11,16 ). Không biết câu nói của Tôma là lời giận lẫy hay là lời động viên anh em ? Tin mừng không tường thuật thái độ của các Tông đồ, nên ta khó mà suy diễn. Tuy nhiên dù là lời giận lẫy hay là lời động viên anh em, thì qua câu nói ấy ta nhận ra một thái độ “quyết đi đến cùng” của Tôma.
Trong đêm Tiệc ly, khi Thầy trò hàn huyên tâm sự, Chúa Giêsu đã tỏ lộ: “ Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em…Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” ( Ga 14,2-4 ). Tôma lại một lần nữa “đi đến cùng”. Ngài không chịu dừng lại ở tình trạng nửa vời: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường” ( Ga 14,5 ). Xin cám ơn sự quyết tâm đi đến cùng của thánh Tông đồ. Chính nhờ thái độ “đến cùng” của Ngài trong việc tiếp cận chân lý mà chúng ta được biết Chúa Giêsu là “ đường, là sự thật và là sự sống” và “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu” ( x.Ga 14,6 ).
Sau khi chịu tử nạn, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các môn đệ mà không có Tôma. Không biết Ngài vắng mặt vì lý do gì đây. Tuy nhiên ngay sau đó Ngài đã hiện diện với tập thể các môn đệ. Khi nghe các bạn kể: “Chúng tôi đã được thấy Chúa ! Ông Tôma đáp: “ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” ( Ga 20,25 ). Chỉ mình Tôma cứng tin chăng ? Xin đừng vội quả quyết. Các Tin Mừng nhất lãm tường thuật rằng các tông đồ khác khi nghe các bà phụ nữ thuật lại việc Chúa Phục Sinh hiện ra thì họ cũng chẳng tin (x.Lc 24,8-11). Cả đến khi Chúa hiện ra cũng có mấy người hoài nghi (x. Mt 28,17 ), đến nỗi Chúa Giêsu đã khiển trách các Ngài ( x. Mc 16,14 ). Những sự kiện này có thể giúp ta suy diển rằng nếu các tông đồ khác ở trong trường hợp vắng mặt khi Chúa Phục sinh hiện ra, thì cũng sẽ “cứng tin” như Tôma. Tuy nhiên, hình như chỉ mình Tôma đặt ra điều kiện để rồi mới tin. Thái độ của thánh Tông đồ nói lên một cách nào đó sự “đến cùng” của Ngài trong việc truy tìm và đón nhận chân lý.
Xin cám ơn Thánh Tông đồ Tôma. Nhờ Ngài mà chúng ta được Chúa Kitô Phục Sinh mạc khải chân lý này: “Phúc cho ai không thấy mà tin” ( Ga 20,29 ). Đức tin không hệ tại ở việc “thấy” chân lý cho bằng “cảm nhận” chân lý. Tôma đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con !” ( Ga 20,28 ), là nhờ ông đã cảm nhận được tình yêu của Thầy Chí Thánh hơn là nhờ thấy thầy. Thầy Chí Thánh sẵn sàng thỏa mãn điều kiện của ông đặt ra, cho dù chỉ đặt ra với các bạn đồng môn. Cảm được tình yêu của Thầy, Tôma không cần xỏ tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy để kiểm chứng. Tình yêu của Thầy đã nói lên tất cả hơn mọi điều ông đang thấy. Quả thật nếu chỉ dựa vào những gì ta thấy bằng mắt trần hay bằng trí khôn thì thật khó tiếp cận với Đức tin. Đám lính canh mồ cũng đã thấy các sự kiện lạ, “thấy thiên thần Chúa từ trời xuống…” và “dù có khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi” mà đâu có niềm tin ( x.Mt 28,2-4 ). Biết bao nhiêu người đã thấy Chúa Giêsu khi sinh thời và cả khi Ngài phục sinh thế mà đâu phải tất cả đều có niềm tin.
Phúc cho ai không thấy mà tin. Chữ phúc ở đây không muốn nói lên công trạng của người tin. Cũng như các chữ phúc trong các mối phúc thật, chữ phúc muốn diễn tả một tình trạng được ưu ái, được thuận lợi. Người nghèo, người đau khổ… họ có phúc không phải do công lao của họ hay do chính sự nghèo, sự đau khổ, nhưng vì họ được Chúa đoái thương cách đặc biệt. Cũng thế, người tuy không thấy nhưng được cảm nghiệm tình yêu của Chúa thì dễ có đức tin hơn. Đọc Tin mừng chúng ta nhận ra sự thật này. Rất nhiều người trông thấy Chúa Giêsu cũng như thấy phép lạ Chúa làm, nhưng vẫn thiếu lòng tin. Còn những ai cảm nhận được cái tình của Chúa thì rất dễ có lòng tin. Nhưng để cảm nhận được tình yêu của Chúa thì chúng ta cũng cần một thái độ cương quyết đến cùng một cách nào đó. Giakêu trèo lên cây sung để quyết nhìn cho được Giêsu. Bà mẹ người Canaan có cô con gái bị bệnh cũng quyết lẽo đẽo theo Thầy Giêsu…
Tiếp nối theo chân Thánh Tông đồ Tôma, Âugustinô là một người khát khao tìm chân lý liên lỉ. Ngài dường như đã hoài công với cái thấy của trí khôn. Nhưng sự kiên trì của Ngài đã có kết quả khi Ngài cảm nhận “Thiên Chúa ở trong tôi hơn cả tôi. Thiên Chúa biết tôi hơn cả tôi biết tôi”. Chính cái cảm nghiệm ấy đã giúp Ngài đón nhận đức tin. Dù đức tin đã dẫn Ngài đến đức ái “ hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”, thì Ngài vẫn không ngừng tìm kiếm chân lý: “ linh hồn tôi khắc khoải mãi cho đến ngày được nghỉ yên trong Chúa”.
Chúa Thánh Thần được ban tặng cho nhân trần, đặc biệt cho Hội Thánh Chúa. Một trong những sứ mạng của Người là dẫn Hội Thánh Chúa đến cùng chân lý mà Đức Giêsu mặc khải “ Khi nào Thần Chân lý đến, Người sẽ dẫn anh em đến chân lý toàn vẹn” ( Ga 16,13 ). Sứ mạng của Chúa Thánh Thần vẫn mãi còn tiếp nối theo thời gian cho đến ngày Người cùng với Tân Nương là Hội Thánh đón chào ngày quang lâm của Đức Kitô (x. Kh 22,17 ).
Nguồn mạc khải đã nên hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô. Con Thiên Chúa là Lời tối hậu của Chúa Cha nói với nhân loại; sau Người, không còn một mặc khải nào khác (x. MK số 4). Nhưng Hội Thánh chưa bao giờ cho rằng mình đã nắm trọn vẹn chân lý, vì rằng sứ mệnh của Chúa Thánh Thần là dẫn Hội Thánh Chúa đến sự thật toàn vẹn đang còn đó. Chính vì thế mà theo dòng lịch sử Hội thánh Chúa luôn mở rộng tâm hồn để cho Thánh Thần tác động. “ Dù Mặc khải đã hoàn tất, nhưng vẫn chưa được diễn đạt hoàn toàn rõ rệt, nên Hội Thánh phải không ngừng tìm hiểu một cách tiệm tiến qua dòng thời gian” ( GLCG chung số 66 ).
Một thánh Tiến sĩ lừng danh như thánh Toma Aquinô khi gần cuối đời cũng đã muốn đốt đi các tác phẩm thần học cao siêu mà ngay cả hôm nay Hội Thánh vẫn hưởng dùng. Thái độ của Ngài không chỉ biểu lộ sự khiêm nhu mà còn xác nhận rằng những tìm tòi, hiểu biết của mình vẫn còn thiếu sót và còn nhiều hạn chế.
Gần đây, Ủy Ban soạn thảo đề cương cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua sự góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để rồi nhìn nhận Hội Thánh Chúa “là dấu chỉ Nước Trời” chứ không phải là chính Nước Trời. Điều này đã được thánh Công đồng Vatican II, một Công đồng được xem như là một lễ hiện xuống mới, minh định. Hội Thánh Chúa Kitô thiết lập chính là dấu chỉ, là phương thế để Người tiếp tục công trình cứu độ của Người theo dòng thời gian. Tuy nhiên, ngoài Hội Thánh hữu hình thì Thiên Chúa vẫn có những đường lối, những phương thế khác mà chỉ mình Chúa biết, để Người thông ban ơn cứu độ cho con người, nhưng tất cả đều phải nhờ, phải qua Đức Kitô, Đấng Cứu độ và là Đấng trung gian duy nhất.
Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời Thánh Công đồng Vaticanô II khuyên bảo các nhà đào tạo hàng linh mục tuơng lai: “ Trong cách thức giảng dạy, phải kích thích nơi chủng sinh lòng hâm mộ quyết liệt tìm kiếm, khảo sát và minh chứng chân lý, đồng thời cũng chân nhận những giới hạn của trí óc con người.” ( ĐT số 15 ). Quyết liệt tìm kiếm chân lý là một động thái bao hàm sự khiêm nhu nhìn nhận mình chưa thấu đạt chân lý. Chân nhận những giới hạn của trí óc con người cũng là sự khiêm nhu nhìn nhận rằng chỉ nhờ tác động của Chúa Thánh Thần ta mới có thể tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa ( x.1Cr 12,5), một chân lý mang ơn cứu độ cho muôn người. Điều này muốn nói rằng, chính khi cảm nhận được tình yêu của Chúa thì ta sẽ tiếp cận với chân lý. Và chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32 ). Chắc chắn những gì Thánh Công đồng muốn nơi các chủng sinh, các linh mục tương lai thì cũng muốn cho hết mọi tín hữu.
Xin cám ơn Thánh Tôma Tông đồ. Xin Ngài cầu bàu cho chúng con !
Chúa Giêsu bị coi thường tại quê hương mình
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
05:51 02/07/2009
Chúa nhật 14 Thường Niên
Khi xem cuốn băng ghi lại chuyến viếng thăm quê hương nước Đức của Đức thánh Cha Bênêdictô 16, nhiều người đã ngỡ ngàng trước sự đón tiếp hết sức trọng thị, hết sức nồng hậu của dân thành… dành cho ngài. Nhưng nhiều người cũng tỏ ra bùi ngùi thương cảm khi nhớ lại hình ảnh Chúa Giêsu trở về thăm quê hương Nazaret cách đây hơn 2000 năm. Chúa Giêsu không có được vinh quang danh dự như Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16, trái lại Người còn bị những người đồng hương khinh rẻ, xúc phạm và chối từ. Do đâu mà Chúa Giêsu bị dân làng đối xử tệ bạc đến thế? Đọc lại các Tin mừng, chúng ta thấy sở dĩ Chúa Giêsu bị những người đồng hương khinh rẻ, xúc phạm và chối từ ít là vì 3 lý do:
- Thứ nhất là vì nghề nghiệp xuất thân của Chúa Giêsu quá đổi tầm thường. Ngài chẳng phải là một giáo sư, luật sĩ hay là một quan chức Do thái. Ngài chỉ là một anh chàng thợ mộc thầm lặng chẳng mấy ai biết đến. Cuộc đời của Người gắn liền với cái đục, cái cưa, cái búa… Thẳng thắn mà nói, cho dẫu có nhất nghệ tinh nhất thân vinh, thì nghề thợ mộc vẫn là một nghề lao động tay chân tầm thường nhất trong các công việc tầm thường thời bấy giờ. Do đó những người đồng hương đã khinh rẻ Ngài ra mặt.
- Thứ hai là vì cha mẹ của Ngài quá đỗi đơn nghèo. Chẳng phải Ngài là con ông nọ bà kia giàu sang phú quý, mà Ngài chỉ là con của một cụ già thuộc hạng hai lúa, làm nghề đóng bàn ghế tủ giường tạp nhạp. Mẹ của Ngài làm nghề thủ công để sinh sống qua ngày. Có người nói vui rằng phải chi Chúa Giêsu sinh ra trong gia đình vua Hêrôđê, hay gia đình Thượng tế Caipha, hay ít là trong gia đình ông bà Giacaria, Ngài đâu đến nỗi bị xúc phạm, bị chối từ như vậy. Tuy nhiên việc Chúa Giêsu chọn gia thế của mình nghèo hèn như vậy là Ngài muốn đồng hóa với người nghèo để nâng họ lên, như lời thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrintô: “Chúa Giêsu vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự nguyện trở nên nghèo khó để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”.
- Thứ ba là vì gia tộc của Ngài quá đổi thấp hèn. Anh em chị em của Ngài cũng chỉ là bà con lối xóm của họ, cũng chỉ là những người chân lấm tay bùn, chứ chẳng phải là dòng dõi cao sang gì. Hơn nữa làng quê Nazarét, sinh quán của Ngài lại vô danh tiểu tốt. Nathanael đã từng có lần nói lên điều đó: “Từ Nazaret nào có cái gì hay ho đâu”. Nói chung họ biết rất rõ về lý lịch trích ngang của Chúa Giêsu, một lý lịch được xếp vào “hạng tồi”. Bởi đó họ đã chối từ không tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế.
Ngày nay Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị coi thường, hất hủi, loại trừ nơi những người nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền; nơi những người thấp cổ bé miệng, không có địa vị gì trong xã hội, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi mà mọi thứ đều được đánh giá dựa trên đồng tiền, trên tiện nghi vật chất, thì Chúa Giêsu nơi những người nghèo hèn vẫn còn bị coi rẻ. Khi mà người ta quá coi trọng địa vị bằng cấp, thì Chúa Giêsu nơi những người kém cõi ít học vẫn bị khinh thường. Khi mà xã hội quá đề cao thân thế chức quyền, thì Chúa Giêsu nơi những người cô thân cô thế vẫn còn bị hất hủi chà đạp. Khi mà các cuộc thi thời trang sắc đẹp được tôn vinh quá mức, thì Chúa Giêsu nơi những người tật nguyền xấu số vẫn còn bị thương tổn.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta gạt bỏ cái nhìn hẹp hòi và trần tục, để mặc lấy cái nhìn đức tin, cái nhìn siêu nhiên: cái nhìn giúp ta nhận ra Chúa Kitô nơi những nghèo khổ, thấp hèn, bệnh tật, khổ đau… để biết tôn trọng và đón nhận họ như đón nhận chính Chúa. Amen.
Khi xem cuốn băng ghi lại chuyến viếng thăm quê hương nước Đức của Đức thánh Cha Bênêdictô 16, nhiều người đã ngỡ ngàng trước sự đón tiếp hết sức trọng thị, hết sức nồng hậu của dân thành… dành cho ngài. Nhưng nhiều người cũng tỏ ra bùi ngùi thương cảm khi nhớ lại hình ảnh Chúa Giêsu trở về thăm quê hương Nazaret cách đây hơn 2000 năm. Chúa Giêsu không có được vinh quang danh dự như Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16, trái lại Người còn bị những người đồng hương khinh rẻ, xúc phạm và chối từ. Do đâu mà Chúa Giêsu bị dân làng đối xử tệ bạc đến thế? Đọc lại các Tin mừng, chúng ta thấy sở dĩ Chúa Giêsu bị những người đồng hương khinh rẻ, xúc phạm và chối từ ít là vì 3 lý do:
- Thứ nhất là vì nghề nghiệp xuất thân của Chúa Giêsu quá đổi tầm thường. Ngài chẳng phải là một giáo sư, luật sĩ hay là một quan chức Do thái. Ngài chỉ là một anh chàng thợ mộc thầm lặng chẳng mấy ai biết đến. Cuộc đời của Người gắn liền với cái đục, cái cưa, cái búa… Thẳng thắn mà nói, cho dẫu có nhất nghệ tinh nhất thân vinh, thì nghề thợ mộc vẫn là một nghề lao động tay chân tầm thường nhất trong các công việc tầm thường thời bấy giờ. Do đó những người đồng hương đã khinh rẻ Ngài ra mặt.
- Thứ hai là vì cha mẹ của Ngài quá đỗi đơn nghèo. Chẳng phải Ngài là con ông nọ bà kia giàu sang phú quý, mà Ngài chỉ là con của một cụ già thuộc hạng hai lúa, làm nghề đóng bàn ghế tủ giường tạp nhạp. Mẹ của Ngài làm nghề thủ công để sinh sống qua ngày. Có người nói vui rằng phải chi Chúa Giêsu sinh ra trong gia đình vua Hêrôđê, hay gia đình Thượng tế Caipha, hay ít là trong gia đình ông bà Giacaria, Ngài đâu đến nỗi bị xúc phạm, bị chối từ như vậy. Tuy nhiên việc Chúa Giêsu chọn gia thế của mình nghèo hèn như vậy là Ngài muốn đồng hóa với người nghèo để nâng họ lên, như lời thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrintô: “Chúa Giêsu vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự nguyện trở nên nghèo khó để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”.
- Thứ ba là vì gia tộc của Ngài quá đổi thấp hèn. Anh em chị em của Ngài cũng chỉ là bà con lối xóm của họ, cũng chỉ là những người chân lấm tay bùn, chứ chẳng phải là dòng dõi cao sang gì. Hơn nữa làng quê Nazarét, sinh quán của Ngài lại vô danh tiểu tốt. Nathanael đã từng có lần nói lên điều đó: “Từ Nazaret nào có cái gì hay ho đâu”. Nói chung họ biết rất rõ về lý lịch trích ngang của Chúa Giêsu, một lý lịch được xếp vào “hạng tồi”. Bởi đó họ đã chối từ không tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế.
Ngày nay Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị coi thường, hất hủi, loại trừ nơi những người nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền; nơi những người thấp cổ bé miệng, không có địa vị gì trong xã hội, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi mà mọi thứ đều được đánh giá dựa trên đồng tiền, trên tiện nghi vật chất, thì Chúa Giêsu nơi những người nghèo hèn vẫn còn bị coi rẻ. Khi mà người ta quá coi trọng địa vị bằng cấp, thì Chúa Giêsu nơi những người kém cõi ít học vẫn bị khinh thường. Khi mà xã hội quá đề cao thân thế chức quyền, thì Chúa Giêsu nơi những người cô thân cô thế vẫn còn bị hất hủi chà đạp. Khi mà các cuộc thi thời trang sắc đẹp được tôn vinh quá mức, thì Chúa Giêsu nơi những người tật nguyền xấu số vẫn còn bị thương tổn.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta gạt bỏ cái nhìn hẹp hòi và trần tục, để mặc lấy cái nhìn đức tin, cái nhìn siêu nhiên: cái nhìn giúp ta nhận ra Chúa Kitô nơi những nghèo khổ, thấp hèn, bệnh tật, khổ đau… để biết tôn trọng và đón nhận họ như đón nhận chính Chúa. Amen.
Quê nhà bạc bẽo
LM Giuse Nguyễn Hữu An
05:53 02/07/2009
Chúa nhật 14 Thường Niên (Ed 2, 2-5; 2Cr 12, 7-10; Mc 6, 1-6)
Đức Giêsu trở về thăm quê nhà. Ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ hàng tuần, dân làng đến hội đường nghe đọc sách thánh và hát thánh ca từ 9 giờ đến 12 giờ trưa. Đức Giêsu và các môn đệ cùng tiến vào hội đường cầu nguyện. Đọc sách luật và thánh vịnh xong, Đức Giêsu đăng đàn giảng thuyết như một giáo dân tham dự vào chức tư tế. Vẻ uy nghi trang trọng của Người khác thường. Gương mặt Người luôn tỏa ra nét dịu hiền, mến yêu, đầy thiện cảm. Giọng điệu tự nhiên của Người càng hấp dẫn dân chúng hơn. Ý tứ Người trình bày đơn sơ trong sáng hợp với tâm trí mọi người. Họ cảm thấy thấm thía sự kỳ diệu của nước Thiên Chúa, của lòng nhân ái Chúa Cha trên trời, của tình yêu. Ngài đòi hỏi mọi người phải sống thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Họ ngạc nhiên thì thầm với nhau: “Bởi đâu ông ta được như thế ? Sao ông ta được khôn ngoan như vậy ? Ông ta làm được nhiều phép lạ như thế nghĩa là gì ?”.
Họ chẳng biết sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Giêsu bởi đâu ? Họ tìm về nguồn gốc chỉ thấy “Mẹ ông là bà Maria, anh em họ hàng là Giacôbê, Giosê, Giuđa và Simon”. Tất cả bà con lối xóm đều coi ông như bạn bè từ gần 30 năm nay ở Nagiarét này, một thôn ấp nhỏ bé chỉ có độ 150 gia đình nghèo nàn, tối tăm, mấy ai quan tâm đâu. Ông lại là anh thợ mộc, con nhà lao động, làm thuê làm mướn, lang thang từ nhà này sang nhà khác, đóng bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ, đục đẽo cầy bừa, thành phần địa vị thấp kém trong xã hội. Có bao giờ thấy ông nói năng, làm được gì hay lạ đâu ? Ông bỏ quê nhà đi lang thang mấy tháng, nay trở về, sao thay đổi chóng thế !
Ở Việt Nam, hồi năm 1945-1950, cũng có những ông canh điền, đầy tớ, mõ làng đi vắng hai ba tuần, trở về diễn thuyết rất hùng hồn. Bởi đâu các ông đã ăn nói thao thao bất tuyệt như vậy? Sau này, người ta mới biết các ông được đi huấn luyện học thuộc lòng mấy bài để về ra mắt dân làng, hô hào đấu tranh chống thực dân Pháp, chống bù nhìn Bảo Đại trói gà không nổi.
Còn Đức Giêsu, ai đã huấn luyện Ngài ? Ai đã ban quyền phép làm những việc kỳ diệu như thế ? Thân nhân bảo Ngài mất trí, kinh sư chụp mũ Ngài nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ. Dân chúng chỉ biết ngạc nhiên: chưa từng thấy ai ăn nói, hành động có uy quyền lạ lùng như vậy. Môn đệ đi theo sát Ngài cũng chỉ biết hỏi: Ngài là ai mà bão biển phải tuân lệnh. Chẳng thấy ai huấn luyện Ngài, chẳng thấy Ngài học tập kinh sư nào. Chỉ thấy Ngài vào nơi thanh vắng, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Trong âm thầm Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha trên trời. Đó chính là bí quyết làm cho Ngài khôn ngoan và đầy quyền phép để trừ hàng ngàn quỷ dữ, chữa hàng trăm bệnh nhân mà loài người phải bó tay, cho kẻ chết sống lại, bắt cuồng phong lặng yên.
Dân làng biết Ngài khôn ngoan. Kinh sư thấy Ngài trừ quỷ. Môn đệ được Ngài cứu khỏi chết giữa biển cuồng phong. Nhưng họ chẳng biết Ngài là con một Thiên Chúa, chẳng biết Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thương yêu loài người, đã xuống thế làm người sống với họ như anh em, như bạn bè, để cứu họ khỏi chết đời đời.
Còn Ngài, Ngài âm thầm, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ nói với họ bằng câu ngạn ngữ: “Không ai là tiên tri cho xứ sở mình” vì “Gần chùa gọi bụt bằng anh”.
Họ chỉ biết nhìn Ngài theo lối nhìn bên ngoài đầy thành kiến, chẳng thấy được những điều sâu lắng bên trong, những cái tinh thần cao thượng, những mầu nhiệm thiêng liêng chân thật.
Chính những điều xâu xa bí ẩn mới làm ích rất lớn cho con người. Chính những chất mầu mỡ nằm ẩn trong đất mới làm cho cây trái, hoa mầu trổ sinh tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc, nuôi sống muôn người, muôn vật. Chính những kho tàng nằm sâu trong lòng đất, như mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, sắt, kim cương, đá quý mới là nguồn tài nguyên phong phú giúp phát triển nền văn minh nhân loại. Chính những tài năng thượng đẳng, thiêng liêng trong con người như: tinh thần tự do, trí khôn sáng suốt, ý chí mạnh mẽ, tình cảm nhân từ mới có sức thăng tiến con người hơn chân tay, mắt mũi. Thế nhưng loài người vẫn thích thờ bò vàng óng ánh hơn thờ Thiên Chúa siêu việt. Lòng nghĩ “cái nết đánh chết cái đẹp”, mắt vẫn liếc lia lịa người đẹp hơn chiêm ngắm tượng Chúa trên thập giá.
Khi Đức Hồng Y Roncalli được bầu làm Giáo hoàng Gioan 23, một Giám mục khóc cho Giáo hội sắp đến ngày tàn. Giáo Hội không còn ai lên lãnh đạo, phải bầu một ông già 77 tuổi về hưu lên đỡ vậy. Nhưng chỉ vài ngày sau, báo chí đã đưa những tin giật gân về ông già hồn nhiên, vui vẻ, đang lo canh tân ngôi giáo triều cổ kính, bệ vệ và chẳng bao lâu Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Ngài tuyên bố họp Công Đồng Vatican 2, thực hiện cuộc canh tân vĩ đại cho Giáo Hội và cả thế giới.
Tương tự như thế, những người ở làng quê Nagiarét hôm nay cũng đã để lỡ cơ hội đón tiếp Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa giả dạng làm một người thường đến sống giữa họ mà họ không biết. Họ chỉ biết đó là con ông thợ mộc Giuse. Họ chỉ biết gia đình Người rất nghèo, chẳng có danh giá gì trong làng. Họ coi thường Người. Họ không tin Người. Họ hất hủi Người. Họ đã để lỡ cơ hội nghìn năm một thuở. Đức Giêsu không làm một phép lạ nào ở đó. Người bỏ Nagiarét đi đến các làng chung quanh. Và Người sẽ chẳng bao giờ trở lại Nagiarét nữa. Đó là cơ hội cuối cùng cho họ.
Hằng ngày chúng ta cũng đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội như thế. Ta đã bỏ lỡ không tiếp đón Chúa đến thăm khi ta bịt mắt không nhìn thấy những cảnh khổ chung quanh; khi ta bưng tai không nghe những tiếng kêu than khóc lóc; khi ta làm ngơ trước những cảnh ngộ nghiệt ngã, khi ta ngoảnh mặt quay lưng trước những nạn nhân của thiên tai hoạn nạn. Nhất là ta bỏ lỡ không nghe thấy tiếng Chúa cảnh báo để ăn năn sám hối. Chúa đã nhắc nhở ta nhiều lần nhiều cách: qua các vị bề trên; qua các tai nạn; qua lời khuyên của những người thân; qua lời phê phán của những người thù ghét ta. Hôm nay, Chúa còn tiếp tục nhắc nhở. Nếu ta không nghe, biết đâu hôm nay sẽ là lần cuối cùng. Chúa sẽ không bao giờ nhắc nhở nữa. Chúa sẽ bỏ ta mà đi như đã bỏ làng Nagiarét và không bao giờ trở lại. Như thế thì thật nguy hiểm cho linh hồn ta. Để nhận biết Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một đức tin mạnh mẽ. Ánh mắt đức tin giống như ngọn đèn soi chiếu vào đêm đen giúp ta nhận ra Chúa trong anh em, trong những biến cố Chúa gửi đến.
Để đón tiếp Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một trái tim luôn luôn rộng mở yêu thương. Một trái tim yêu thương sẽ rất bén nhạy để nghe được tiếng nói của Chúa, dù tiếng nói ấy chỉ thì thầm trong sâu thẳm lòng mình; hiểu được những dấu chỉ của Chúa, dù những dấu chỉ ấy chỉ mơ hồ thoáng qua; nhận được khuôn mặt của Chúa, dù khuôn mặt ấy đã bị biến dạng qua những đau thương của cuộc đời.
Lạy Chúa, xin cho con tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với con.
Lạy Chúa Giêsu, xin mở con mắt đức tin cho mọi người được thấy những sự khôn ngoan, quyền phép lạ lùng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong Giáo Hội, trong thế giới và cả trong vũ trụ, mà con mắt phàm trần không thể thấy được, để họ biết ca ngợi Chúa muôn đời. Amen.
Đức Giêsu trở về thăm quê nhà. Ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ hàng tuần, dân làng đến hội đường nghe đọc sách thánh và hát thánh ca từ 9 giờ đến 12 giờ trưa. Đức Giêsu và các môn đệ cùng tiến vào hội đường cầu nguyện. Đọc sách luật và thánh vịnh xong, Đức Giêsu đăng đàn giảng thuyết như một giáo dân tham dự vào chức tư tế. Vẻ uy nghi trang trọng của Người khác thường. Gương mặt Người luôn tỏa ra nét dịu hiền, mến yêu, đầy thiện cảm. Giọng điệu tự nhiên của Người càng hấp dẫn dân chúng hơn. Ý tứ Người trình bày đơn sơ trong sáng hợp với tâm trí mọi người. Họ cảm thấy thấm thía sự kỳ diệu của nước Thiên Chúa, của lòng nhân ái Chúa Cha trên trời, của tình yêu. Ngài đòi hỏi mọi người phải sống thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Họ ngạc nhiên thì thầm với nhau: “Bởi đâu ông ta được như thế ? Sao ông ta được khôn ngoan như vậy ? Ông ta làm được nhiều phép lạ như thế nghĩa là gì ?”.
Họ chẳng biết sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Giêsu bởi đâu ? Họ tìm về nguồn gốc chỉ thấy “Mẹ ông là bà Maria, anh em họ hàng là Giacôbê, Giosê, Giuđa và Simon”. Tất cả bà con lối xóm đều coi ông như bạn bè từ gần 30 năm nay ở Nagiarét này, một thôn ấp nhỏ bé chỉ có độ 150 gia đình nghèo nàn, tối tăm, mấy ai quan tâm đâu. Ông lại là anh thợ mộc, con nhà lao động, làm thuê làm mướn, lang thang từ nhà này sang nhà khác, đóng bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ, đục đẽo cầy bừa, thành phần địa vị thấp kém trong xã hội. Có bao giờ thấy ông nói năng, làm được gì hay lạ đâu ? Ông bỏ quê nhà đi lang thang mấy tháng, nay trở về, sao thay đổi chóng thế !
Ở Việt Nam, hồi năm 1945-1950, cũng có những ông canh điền, đầy tớ, mõ làng đi vắng hai ba tuần, trở về diễn thuyết rất hùng hồn. Bởi đâu các ông đã ăn nói thao thao bất tuyệt như vậy? Sau này, người ta mới biết các ông được đi huấn luyện học thuộc lòng mấy bài để về ra mắt dân làng, hô hào đấu tranh chống thực dân Pháp, chống bù nhìn Bảo Đại trói gà không nổi.
Còn Đức Giêsu, ai đã huấn luyện Ngài ? Ai đã ban quyền phép làm những việc kỳ diệu như thế ? Thân nhân bảo Ngài mất trí, kinh sư chụp mũ Ngài nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ. Dân chúng chỉ biết ngạc nhiên: chưa từng thấy ai ăn nói, hành động có uy quyền lạ lùng như vậy. Môn đệ đi theo sát Ngài cũng chỉ biết hỏi: Ngài là ai mà bão biển phải tuân lệnh. Chẳng thấy ai huấn luyện Ngài, chẳng thấy Ngài học tập kinh sư nào. Chỉ thấy Ngài vào nơi thanh vắng, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Trong âm thầm Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha trên trời. Đó chính là bí quyết làm cho Ngài khôn ngoan và đầy quyền phép để trừ hàng ngàn quỷ dữ, chữa hàng trăm bệnh nhân mà loài người phải bó tay, cho kẻ chết sống lại, bắt cuồng phong lặng yên.
Dân làng biết Ngài khôn ngoan. Kinh sư thấy Ngài trừ quỷ. Môn đệ được Ngài cứu khỏi chết giữa biển cuồng phong. Nhưng họ chẳng biết Ngài là con một Thiên Chúa, chẳng biết Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thương yêu loài người, đã xuống thế làm người sống với họ như anh em, như bạn bè, để cứu họ khỏi chết đời đời.
Còn Ngài, Ngài âm thầm, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ nói với họ bằng câu ngạn ngữ: “Không ai là tiên tri cho xứ sở mình” vì “Gần chùa gọi bụt bằng anh”.
Họ chỉ biết nhìn Ngài theo lối nhìn bên ngoài đầy thành kiến, chẳng thấy được những điều sâu lắng bên trong, những cái tinh thần cao thượng, những mầu nhiệm thiêng liêng chân thật.
Chính những điều xâu xa bí ẩn mới làm ích rất lớn cho con người. Chính những chất mầu mỡ nằm ẩn trong đất mới làm cho cây trái, hoa mầu trổ sinh tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc, nuôi sống muôn người, muôn vật. Chính những kho tàng nằm sâu trong lòng đất, như mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, sắt, kim cương, đá quý mới là nguồn tài nguyên phong phú giúp phát triển nền văn minh nhân loại. Chính những tài năng thượng đẳng, thiêng liêng trong con người như: tinh thần tự do, trí khôn sáng suốt, ý chí mạnh mẽ, tình cảm nhân từ mới có sức thăng tiến con người hơn chân tay, mắt mũi. Thế nhưng loài người vẫn thích thờ bò vàng óng ánh hơn thờ Thiên Chúa siêu việt. Lòng nghĩ “cái nết đánh chết cái đẹp”, mắt vẫn liếc lia lịa người đẹp hơn chiêm ngắm tượng Chúa trên thập giá.
Khi Đức Hồng Y Roncalli được bầu làm Giáo hoàng Gioan 23, một Giám mục khóc cho Giáo hội sắp đến ngày tàn. Giáo Hội không còn ai lên lãnh đạo, phải bầu một ông già 77 tuổi về hưu lên đỡ vậy. Nhưng chỉ vài ngày sau, báo chí đã đưa những tin giật gân về ông già hồn nhiên, vui vẻ, đang lo canh tân ngôi giáo triều cổ kính, bệ vệ và chẳng bao lâu Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Ngài tuyên bố họp Công Đồng Vatican 2, thực hiện cuộc canh tân vĩ đại cho Giáo Hội và cả thế giới.
Tương tự như thế, những người ở làng quê Nagiarét hôm nay cũng đã để lỡ cơ hội đón tiếp Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa giả dạng làm một người thường đến sống giữa họ mà họ không biết. Họ chỉ biết đó là con ông thợ mộc Giuse. Họ chỉ biết gia đình Người rất nghèo, chẳng có danh giá gì trong làng. Họ coi thường Người. Họ không tin Người. Họ hất hủi Người. Họ đã để lỡ cơ hội nghìn năm một thuở. Đức Giêsu không làm một phép lạ nào ở đó. Người bỏ Nagiarét đi đến các làng chung quanh. Và Người sẽ chẳng bao giờ trở lại Nagiarét nữa. Đó là cơ hội cuối cùng cho họ.
Hằng ngày chúng ta cũng đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội như thế. Ta đã bỏ lỡ không tiếp đón Chúa đến thăm khi ta bịt mắt không nhìn thấy những cảnh khổ chung quanh; khi ta bưng tai không nghe những tiếng kêu than khóc lóc; khi ta làm ngơ trước những cảnh ngộ nghiệt ngã, khi ta ngoảnh mặt quay lưng trước những nạn nhân của thiên tai hoạn nạn. Nhất là ta bỏ lỡ không nghe thấy tiếng Chúa cảnh báo để ăn năn sám hối. Chúa đã nhắc nhở ta nhiều lần nhiều cách: qua các vị bề trên; qua các tai nạn; qua lời khuyên của những người thân; qua lời phê phán của những người thù ghét ta. Hôm nay, Chúa còn tiếp tục nhắc nhở. Nếu ta không nghe, biết đâu hôm nay sẽ là lần cuối cùng. Chúa sẽ không bao giờ nhắc nhở nữa. Chúa sẽ bỏ ta mà đi như đã bỏ làng Nagiarét và không bao giờ trở lại. Như thế thì thật nguy hiểm cho linh hồn ta. Để nhận biết Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một đức tin mạnh mẽ. Ánh mắt đức tin giống như ngọn đèn soi chiếu vào đêm đen giúp ta nhận ra Chúa trong anh em, trong những biến cố Chúa gửi đến.
Để đón tiếp Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một trái tim luôn luôn rộng mở yêu thương. Một trái tim yêu thương sẽ rất bén nhạy để nghe được tiếng nói của Chúa, dù tiếng nói ấy chỉ thì thầm trong sâu thẳm lòng mình; hiểu được những dấu chỉ của Chúa, dù những dấu chỉ ấy chỉ mơ hồ thoáng qua; nhận được khuôn mặt của Chúa, dù khuôn mặt ấy đã bị biến dạng qua những đau thương của cuộc đời.
Lạy Chúa, xin cho con tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với con.
Lạy Chúa Giêsu, xin mở con mắt đức tin cho mọi người được thấy những sự khôn ngoan, quyền phép lạ lùng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong Giáo Hội, trong thế giới và cả trong vũ trụ, mà con mắt phàm trần không thể thấy được, để họ biết ca ngợi Chúa muôn đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà khoa học và giáo hội còn phải học hỏi từ vụ án Galileo
Phụng Nghi
19:58 02/07/2009
VATICAN CITY (CNS) - Vụ án Galileo Galilei 400 năm trước và vụ Pháp đình Dị giáo (Inquisition) nay vẫn còn là một lời cảnh giác có giá trị về việc các nhà khoa học chẳng nên đảm nhiệm vai trò dạy bảo giáo hội về đức tin, và giáo hội, khi tiếp xúc với những khám phá của khoa học, phải rất mực cẩn trọng. Đó là lời tuyên bố của vị bộ trưởng Văn khố Mật Tòa thánh Vatican, Đức giám mục Sergio Pagano.
Trong buổi trình bầy một bộ sưu tập đã được cập nhật và mở rộng các tài liệu của Tòa thánh liên quan đến phiên tòa xử Galileo vì lạc giáo, đức giám mục Pagano nói rằng trường hợp đã xảy ra này dạy cho người Kitô hữu phải tuyệt đối cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh để đưa ra những phán đoán về khoa học.
Ngài nói: Người Công giáo phải cẩn thận “đừng để phạm phải những lầm lỗi như chúng ta đã phạm lúc đó” khi áp dụng các văn bản Kinh Thánh theo nghĩa đen vào các vấn đề khoa học.
Chẳng hạn, “Tôi liên tưởng đến tế bào gốc, về thuyết ưu sinh (eugenics), về các vấn đề nghiên cứu khoa học trong vũ trụ này, đôi khi tôi có cảm tưởng rằng chúng bị lên án với cùng những định kiến ngày trước người ta dùng” để kết tội Galileo vào năm 1633 khi ông bảo vệ lý thuyết của Copernic như một sự kiện có thật, cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời.
Ngài nói: “Chúng ta phải học hỏi thêm, phải khôn ngoan hơn, phải cân nhắc các sự kiện và phải rất chú tâm để cho Kinh Thánh – là gia tài không khiếm khuyết và không thể sai lầm trong phạm vi mạc khải thần thiêng – được giải thích một cách chính xác.”
Liền sau buổi họp báo ngày 2 tháng 7 với những lời phát biểu như trên, đức giám mục Pagano công bố một bản tuyên bố minh xác ngắn.
Bản tuyên bố nói: “Vụ Galileo dạy khoa học đừng giữ vai trò dạy bảo giáo hội về những vấn đề đức tin cũng như Kinh Thánh, và đồng thời cũng dạy giáo hội phải tiếp cận các vấn đề khoa học với rất nhiều khiêm tốn và cẩn trọng – có lẽ ngay cả với những người liên hệ đến việc nghiên cứu rất hiện đại về các tế bào gốc ngày nay chẳng hạn.”
Trong buổi họp báo, đức giám mục Pagano nói rằng thực ra Galileo đã cố thuyết phục các nhà thần học đọc Kinh Thánh theo “đường lối Công giáo”, đừng vụ nguyên văn từng chữ, chỉ trong một hoặc hai đoạn văn, chẳng hạn như Thánh vịnh 19:6 ngụ ý nói rằng trái đất đứng nguyên trong khi mặt trời chuyển động trên bầu trời.
Hồi tháng 10 năm 1992 Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức công nhận rằng giáo hội đã lầm khi kết án Galileo, mặc dầu lý thuyết mà ông giảng dạy như một sự kiện thực tế mãi 100 năm sau mới được chứng minh.
Khi công nhận sai lầm của giáo hội, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng các nhà thần học và các vị chức sắc giáo hội vào thế kỷ 17, khi xét đoán Galileo, đã dựa trên một lời giải thích theo nghĩa đen những lời trong Kinh Thánh khẳng định rằng trái đất là trung tâm cố định của vũ trụ.
Đức giám mục Pagano nói giả như Galileo đã ngừng lại ở điểm cho rằng sự chuyển động của trái đất chung quanh mặt trời chỉ mới là một giả thuyết, thì có lẽ ông đã không bị kết án.
Ngài nói: Nhưng các viên chức giáo hội lúc đó cũng có những lý do xác đáng để nghi ngờ Galileo và những lời khẳng định của ông, bởi vì những điều đó mâu thuẫn với giảng huấn của Kinh Thánh và cũng bởi coi ông như một nhà khoa học cố dạy bảo giáo hội một điều giáo hội phải tin, “điều đó ngày này quý vị vẫn còn thấy.”
Những người kết tội Galileo lúc đó cũng “chẳng phải là những kẻ ngu đần”, họ thấy mặt trời mọc, mặt trời lặn, và Galileo đã không chứng minh rằng không có chuyện đó.
“Ngày nay, vào năm 2009 này, chúng ta có các vệ tinh trên đầu. Chúng ta có thể nhận diện mọi sự vật. Chúng ta có thể thấy được trái đất trong mọi khoảnh khắc thực tại của nó. Chúng ta thấy được mặt trời. Chúng ta đã chụp hình được Hỏa tinh. Chúng ta đã đặt chân lên mặt trăng. Vì thế mà chúng ta biết được thực tại khoa học.”
Nhưng nếu quý vị đọc báo chí hoặc nghe đài phát thanh hàng ngày, quý vị thấy nói rằng vào giờ nào đó “mặt trời mọc”, vào giờ nào đó “mặt trời lặn”. Mà tất cả chúng ta đều biết mặt trời đâu có mọc, đâu có lặn, nhưng mọi người đều nói thế cả.”
Cuốn sách đức giám mục Pagano biên tập và trình bầy nhan đề “Các tài liệu của Tòa thánh từ vụ án Galileo 1611-1741”, được nhật tu từ một bản ấn hành năm 1984. Sách gồm 20 tài liệu được phát hiện trong thời gian 25 năm qua.
Đức giám mục cho biết hầu hết các tài liệu mới này đến từ văn khố của Thánh bộ Đức Tin, và gồm có những lá thư của Tòa thánh không cho phép người Công giáo, kể cả hàng giáo sĩ, được đọc và nghiên cứu các văn phẩm của Galileo.
Trong buổi trình bầy một bộ sưu tập đã được cập nhật và mở rộng các tài liệu của Tòa thánh liên quan đến phiên tòa xử Galileo vì lạc giáo, đức giám mục Pagano nói rằng trường hợp đã xảy ra này dạy cho người Kitô hữu phải tuyệt đối cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh để đưa ra những phán đoán về khoa học.
Ngài nói: Người Công giáo phải cẩn thận “đừng để phạm phải những lầm lỗi như chúng ta đã phạm lúc đó” khi áp dụng các văn bản Kinh Thánh theo nghĩa đen vào các vấn đề khoa học.
Chẳng hạn, “Tôi liên tưởng đến tế bào gốc, về thuyết ưu sinh (eugenics), về các vấn đề nghiên cứu khoa học trong vũ trụ này, đôi khi tôi có cảm tưởng rằng chúng bị lên án với cùng những định kiến ngày trước người ta dùng” để kết tội Galileo vào năm 1633 khi ông bảo vệ lý thuyết của Copernic như một sự kiện có thật, cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời.
Ngài nói: “Chúng ta phải học hỏi thêm, phải khôn ngoan hơn, phải cân nhắc các sự kiện và phải rất chú tâm để cho Kinh Thánh – là gia tài không khiếm khuyết và không thể sai lầm trong phạm vi mạc khải thần thiêng – được giải thích một cách chính xác.”
Liền sau buổi họp báo ngày 2 tháng 7 với những lời phát biểu như trên, đức giám mục Pagano công bố một bản tuyên bố minh xác ngắn.
Bản tuyên bố nói: “Vụ Galileo dạy khoa học đừng giữ vai trò dạy bảo giáo hội về những vấn đề đức tin cũng như Kinh Thánh, và đồng thời cũng dạy giáo hội phải tiếp cận các vấn đề khoa học với rất nhiều khiêm tốn và cẩn trọng – có lẽ ngay cả với những người liên hệ đến việc nghiên cứu rất hiện đại về các tế bào gốc ngày nay chẳng hạn.”
Trong buổi họp báo, đức giám mục Pagano nói rằng thực ra Galileo đã cố thuyết phục các nhà thần học đọc Kinh Thánh theo “đường lối Công giáo”, đừng vụ nguyên văn từng chữ, chỉ trong một hoặc hai đoạn văn, chẳng hạn như Thánh vịnh 19:6 ngụ ý nói rằng trái đất đứng nguyên trong khi mặt trời chuyển động trên bầu trời.
Hồi tháng 10 năm 1992 Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức công nhận rằng giáo hội đã lầm khi kết án Galileo, mặc dầu lý thuyết mà ông giảng dạy như một sự kiện thực tế mãi 100 năm sau mới được chứng minh.
Khi công nhận sai lầm của giáo hội, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng các nhà thần học và các vị chức sắc giáo hội vào thế kỷ 17, khi xét đoán Galileo, đã dựa trên một lời giải thích theo nghĩa đen những lời trong Kinh Thánh khẳng định rằng trái đất là trung tâm cố định của vũ trụ.
Đức giám mục Pagano nói giả như Galileo đã ngừng lại ở điểm cho rằng sự chuyển động của trái đất chung quanh mặt trời chỉ mới là một giả thuyết, thì có lẽ ông đã không bị kết án.
Ngài nói: Nhưng các viên chức giáo hội lúc đó cũng có những lý do xác đáng để nghi ngờ Galileo và những lời khẳng định của ông, bởi vì những điều đó mâu thuẫn với giảng huấn của Kinh Thánh và cũng bởi coi ông như một nhà khoa học cố dạy bảo giáo hội một điều giáo hội phải tin, “điều đó ngày này quý vị vẫn còn thấy.”
Những người kết tội Galileo lúc đó cũng “chẳng phải là những kẻ ngu đần”, họ thấy mặt trời mọc, mặt trời lặn, và Galileo đã không chứng minh rằng không có chuyện đó.
“Ngày nay, vào năm 2009 này, chúng ta có các vệ tinh trên đầu. Chúng ta có thể nhận diện mọi sự vật. Chúng ta có thể thấy được trái đất trong mọi khoảnh khắc thực tại của nó. Chúng ta thấy được mặt trời. Chúng ta đã chụp hình được Hỏa tinh. Chúng ta đã đặt chân lên mặt trăng. Vì thế mà chúng ta biết được thực tại khoa học.”
Nhưng nếu quý vị đọc báo chí hoặc nghe đài phát thanh hàng ngày, quý vị thấy nói rằng vào giờ nào đó “mặt trời mọc”, vào giờ nào đó “mặt trời lặn”. Mà tất cả chúng ta đều biết mặt trời đâu có mọc, đâu có lặn, nhưng mọi người đều nói thế cả.”
Cuốn sách đức giám mục Pagano biên tập và trình bầy nhan đề “Các tài liệu của Tòa thánh từ vụ án Galileo 1611-1741”, được nhật tu từ một bản ấn hành năm 1984. Sách gồm 20 tài liệu được phát hiện trong thời gian 25 năm qua.
Đức giám mục cho biết hầu hết các tài liệu mới này đến từ văn khố của Thánh bộ Đức Tin, và gồm có những lá thư của Tòa thánh không cho phép người Công giáo, kể cả hàng giáo sĩ, được đọc và nghiên cứu các văn phẩm của Galileo.
ĐTC nói: ''Lời Chúa và Bí tích là hai cột trụ nòng cốt của sứ vụ Linh mục''
LM Trần Đức Anh, OP
01:11 02/07/2009
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung 20 ngàn tín hữu sáng ngày 1-7-2009 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 16 đã quảng diễn ý nghĩa Năm Linh Mục mới khai mạc.
Chính ĐTC đã tóm tắt bằng tiếng Pháp cho các tín hữu:
"Trong khi cảm tạ về Năm thánh Phaolo vừa kết thúc, chúng ta cám ơn Chúa Quan Phòng đang cho chúng ta cử hành Năm Linh Mục, nhân dịp 150 năm qua đời của thánh Cha Sở họ Ars. Hình ảnh của vị Linh Mục thánh thiện này sẽ hướng dẫn và giúp chúng ta ý thức hơn rằng chính từ Thiên Chúa, ơn canh tân tinh thần được ban cho chúng ta, cho các linh mục cũng như cho toàn thể Giáo Hội. Trước tiên, là làm sao để các Linh mục ngày càng tiến bước trong sự đồng hóa với Chúa Kitô, đảm bảo sự trung thành và chứng tá Tin Mừng phong phú. Nhờ sứ vụ của Linh Mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô, là Đấng Trung Gian duy nhất. Đó chính là trọng tâm căn tính và sứ vụ của Linh Mục. Do sự thánh hiến, linh mục nhận được hồng ân đặc biệt là Linh mục trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với một Đấng là Chúa Kitô và mở ra cho Linh Mục những chân trời mới: linh mục là người loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích. Linh Mục là một người hoán cải, được đổi mới trong Chúa Thánh Linh, được Thiên Chúa kêu gọi để làm cho Lời Cứu Độ của Chúa được đi tới tận cùng trái đất. Trong năm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự thánh hóa linh mục, cầu cho các ơn gọi linh mục. Chúng ta hãy mở rộng không gian thinh lặng, cầu nguyện, Chầu Mình Thánh Chúa và lắng nghe Lời Chúa, để tiếng nói của Chúa có thể được nhiều người trẻ lắng nghe và quảng đại đón nhận.
Trong bài huấn dụ dài trước đó bằng tiếng Ý, ĐTC đã quảng diễn nhiều chi tiết liên quan đến Năm Linh Mục. Ngài cho biết cũng như trong năm Thánh Phaolô chúng ta đã luôn tham chiếu thánh nhân, thì trong Năm Linh Mục này, vào những tháng tới đây, chúng ta sẽ hướng nhìn trước tiên về thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, nhắc nhớ kỷ niệm 150 năm ngài qua đời. ”Trong thư tôi đã viết cho các Linh mục trong dịp này, tôi đã muốn nhấn mạnh điều sáng ngời nhất trong cuộc sống của vị Linh mục khiêm hạ này là: ”sự hoàn toàn đồng hóa của thánh nhân với sứ vụ của Ngài”. Thánh nhân ưa nói rằng ”một mục tử tốt lành, một mục tử theo trái tim của Thiên Chúa, đó là kho tàng quí giá nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho một giáo xứ và là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa”.
Thực vậy, khi cứu xét hai từ "căn tính và sứ mạng”, mỗi linh mục có thể thấy rõ hơn sự cần thiết phải dần dần đồng hóa với Chúa Kitô, Đấng bảo đảm cho Linh mục lòng trung thành và sự phong phú trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Chính đề tài của Năm Linh Mục - trung thành của Chúa Kitô, trung thành của Linh Mục - nêu bật món quà của ơn thánh Chúa đi trước mọi câu trả lời mà con người có thể đề ra, và mọi thực hiện về mục vụ, vì thế, trong đời sống Linh mục, việc rao giảng truyền giáo và việc phụng tự không bao giờ tách rời nhau, cũng như căn tính bí tích thực thể và sứ mạng truyền giáo không hề tách rời nhau. Vả lại, mục đích của mỗi sứ mạng truyền giáo mà Linh mục thi hành, đều có tính chất phụng tự, vì mọi người đều có thể tự hiến dâng cho Thiên CHúa như một lễ vật sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa (Rm 12,1).
ĐTC nói thêm rằng:
"Anh chị em thân mến, đứng trước bao nhiêu bấp bênh và mệt mỏi cả trong việc thực thi sứ vụ linh mục, điều cấp thiết là phục vụ một phán đoán rõ ràng và chắc chắn về thế đứng tối thượng của ơn thánh Chúa, nhớ tới điều thánh Tomasô Aquino đã viết: "Hồng ân bé nhỏ nhất của ơn thánh cũng trổi vượt xa thiện ích tự nhiên của toàn thể vũ trụ” (S.T I-II, q.113, a.9, ad 2). Vì vậy, sứ mạng của mỗi linh mục tùy thuộc nhất là sự ý thức về thực tại bí tích của linh mục tùy thuộc ý thức về "con người mới” của mình. Sự hăng say mới mẻ của linh mục đối với sứ mạng tùy thuộc Linh mục ấy có chắc chắn về căn tính của mình, căn tính này không do sự xây dựng giả tạo, nhưng được Chúa ban nhưng không và được đón nhận.
"Sau khi đã lãnh nhận hồng ân đặc biệt với sự thánh hiến, các linh mục trở thành những chứng nhân trường kỳ về cuộc gặp gỡ của các vị với Chúa Kitô. Khởi hành từ ý thức nội tâm ấy của mình, các linh mục có thể thi hành trọn vẹn sứ mạng của mình, qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích. Sau Công đồng chung Vtican 2, đây đó người ta có cảm tưởng rằng trong sứ mạng của linh mục thời nay, có một cái gì cấp thiết hơn; một vài người nghĩ rằng trước tiên cần phải kiến tạo một xã hội khác. Trái lại trang Tin Mừng về việc Chúa gọi các tông đồ chúng ta đã nghe đầu buổi tiếp kiến này, nhắc nhớ cho chúng ta 2 yếu tố nòng cốt của sứ vụ linh mục. Thời đó cũng như ngày nay, Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi giảng Tin Mừng, và ban cho các ông quyền xua đuổi tà thần. "Loan báo” và “quyền bính”, nghĩa là "lời Chúa và bí tích là hai cột trụ nòng cốt của sứ vụ Linh mục, vượt ra những hình dạng khách nhau của sứ vụ này.
Trong phần kết của bài huấn dụ, ĐTC cổ võ các sáng kiến tại các giáo phận, giáo xứ và dòng tu, trong các hội đoàn, trên toàn thế giới, để cầu nguyện và chầu Mình Thánh Chúa cho sự thánh hóa hàng giáo sĩ và ơn gọi linh mục, đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi cầu xin Chúa sai nhiều thợ đến làm việc trong mùa gặt của Ngài. ĐTC không quên nhắc đến tình trạng khan hiếm linh mục ở một số nơi và ngài mời gọi các tín hữu đừng nản chí trước tình trạng đó, trái lại càng phải gia tăng những môi trường thinh lặng, lãnh nhận bí tích giải tội, để tiếng Chúa có thể được nhiều người trẻ lắng nghe và đáp lại, vì Chúa luôn tiếp tục kêu gọi và củng cố.
Chính ĐTC đã tóm tắt bằng tiếng Pháp cho các tín hữu:
"Trong khi cảm tạ về Năm thánh Phaolo vừa kết thúc, chúng ta cám ơn Chúa Quan Phòng đang cho chúng ta cử hành Năm Linh Mục, nhân dịp 150 năm qua đời của thánh Cha Sở họ Ars. Hình ảnh của vị Linh Mục thánh thiện này sẽ hướng dẫn và giúp chúng ta ý thức hơn rằng chính từ Thiên Chúa, ơn canh tân tinh thần được ban cho chúng ta, cho các linh mục cũng như cho toàn thể Giáo Hội. Trước tiên, là làm sao để các Linh mục ngày càng tiến bước trong sự đồng hóa với Chúa Kitô, đảm bảo sự trung thành và chứng tá Tin Mừng phong phú. Nhờ sứ vụ của Linh Mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô, là Đấng Trung Gian duy nhất. Đó chính là trọng tâm căn tính và sứ vụ của Linh Mục. Do sự thánh hiến, linh mục nhận được hồng ân đặc biệt là Linh mục trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với một Đấng là Chúa Kitô và mở ra cho Linh Mục những chân trời mới: linh mục là người loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích. Linh Mục là một người hoán cải, được đổi mới trong Chúa Thánh Linh, được Thiên Chúa kêu gọi để làm cho Lời Cứu Độ của Chúa được đi tới tận cùng trái đất. Trong năm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự thánh hóa linh mục, cầu cho các ơn gọi linh mục. Chúng ta hãy mở rộng không gian thinh lặng, cầu nguyện, Chầu Mình Thánh Chúa và lắng nghe Lời Chúa, để tiếng nói của Chúa có thể được nhiều người trẻ lắng nghe và quảng đại đón nhận.
Trong bài huấn dụ dài trước đó bằng tiếng Ý, ĐTC đã quảng diễn nhiều chi tiết liên quan đến Năm Linh Mục. Ngài cho biết cũng như trong năm Thánh Phaolô chúng ta đã luôn tham chiếu thánh nhân, thì trong Năm Linh Mục này, vào những tháng tới đây, chúng ta sẽ hướng nhìn trước tiên về thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, nhắc nhớ kỷ niệm 150 năm ngài qua đời. ”Trong thư tôi đã viết cho các Linh mục trong dịp này, tôi đã muốn nhấn mạnh điều sáng ngời nhất trong cuộc sống của vị Linh mục khiêm hạ này là: ”sự hoàn toàn đồng hóa của thánh nhân với sứ vụ của Ngài”. Thánh nhân ưa nói rằng ”một mục tử tốt lành, một mục tử theo trái tim của Thiên Chúa, đó là kho tàng quí giá nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho một giáo xứ và là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa”.
Thực vậy, khi cứu xét hai từ "căn tính và sứ mạng”, mỗi linh mục có thể thấy rõ hơn sự cần thiết phải dần dần đồng hóa với Chúa Kitô, Đấng bảo đảm cho Linh mục lòng trung thành và sự phong phú trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Chính đề tài của Năm Linh Mục - trung thành của Chúa Kitô, trung thành của Linh Mục - nêu bật món quà của ơn thánh Chúa đi trước mọi câu trả lời mà con người có thể đề ra, và mọi thực hiện về mục vụ, vì thế, trong đời sống Linh mục, việc rao giảng truyền giáo và việc phụng tự không bao giờ tách rời nhau, cũng như căn tính bí tích thực thể và sứ mạng truyền giáo không hề tách rời nhau. Vả lại, mục đích của mỗi sứ mạng truyền giáo mà Linh mục thi hành, đều có tính chất phụng tự, vì mọi người đều có thể tự hiến dâng cho Thiên CHúa như một lễ vật sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa (Rm 12,1).
ĐTC nói thêm rằng:
"Anh chị em thân mến, đứng trước bao nhiêu bấp bênh và mệt mỏi cả trong việc thực thi sứ vụ linh mục, điều cấp thiết là phục vụ một phán đoán rõ ràng và chắc chắn về thế đứng tối thượng của ơn thánh Chúa, nhớ tới điều thánh Tomasô Aquino đã viết: "Hồng ân bé nhỏ nhất của ơn thánh cũng trổi vượt xa thiện ích tự nhiên của toàn thể vũ trụ” (S.T I-II, q.113, a.9, ad 2). Vì vậy, sứ mạng của mỗi linh mục tùy thuộc nhất là sự ý thức về thực tại bí tích của linh mục tùy thuộc ý thức về "con người mới” của mình. Sự hăng say mới mẻ của linh mục đối với sứ mạng tùy thuộc Linh mục ấy có chắc chắn về căn tính của mình, căn tính này không do sự xây dựng giả tạo, nhưng được Chúa ban nhưng không và được đón nhận.
"Sau khi đã lãnh nhận hồng ân đặc biệt với sự thánh hiến, các linh mục trở thành những chứng nhân trường kỳ về cuộc gặp gỡ của các vị với Chúa Kitô. Khởi hành từ ý thức nội tâm ấy của mình, các linh mục có thể thi hành trọn vẹn sứ mạng của mình, qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích. Sau Công đồng chung Vtican 2, đây đó người ta có cảm tưởng rằng trong sứ mạng của linh mục thời nay, có một cái gì cấp thiết hơn; một vài người nghĩ rằng trước tiên cần phải kiến tạo một xã hội khác. Trái lại trang Tin Mừng về việc Chúa gọi các tông đồ chúng ta đã nghe đầu buổi tiếp kiến này, nhắc nhớ cho chúng ta 2 yếu tố nòng cốt của sứ vụ linh mục. Thời đó cũng như ngày nay, Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi giảng Tin Mừng, và ban cho các ông quyền xua đuổi tà thần. "Loan báo” và “quyền bính”, nghĩa là "lời Chúa và bí tích là hai cột trụ nòng cốt của sứ vụ Linh mục, vượt ra những hình dạng khách nhau của sứ vụ này.
Trong phần kết của bài huấn dụ, ĐTC cổ võ các sáng kiến tại các giáo phận, giáo xứ và dòng tu, trong các hội đoàn, trên toàn thế giới, để cầu nguyện và chầu Mình Thánh Chúa cho sự thánh hóa hàng giáo sĩ và ơn gọi linh mục, đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi cầu xin Chúa sai nhiều thợ đến làm việc trong mùa gặt của Ngài. ĐTC không quên nhắc đến tình trạng khan hiếm linh mục ở một số nơi và ngài mời gọi các tín hữu đừng nản chí trước tình trạng đó, trái lại càng phải gia tăng những môi trường thinh lặng, lãnh nhận bí tích giải tội, để tiếng Chúa có thể được nhiều người trẻ lắng nghe và đáp lại, vì Chúa luôn tiếp tục kêu gọi và củng cố.
Giáo huấn xã hội và sức mạnh của Tin Mừng đối chất những vấn đề của thế giới
Jos. Tú Nạc, NMS
05:59 02/07/2009
VATICAN – Hơn 100 năm, nền giáo huấn xã hội Công Giáo đã giúp đỡ con người đối diện với xã hội loài người, những thử thách kinh tế và chính trị với sức mạnh của Tin Mừng.
ĐGH Biển Đức XVI đã công bố ngày 29 tháng Sáu rằng Ngài đã ký kết sự đóng góp quan trọng đầu tiên vào danh sách những thư tông huấn giáo hoàng về những đề tài xã hội và đó là đề tài Caritate in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý). Mặc dù được đề ngày 29 tháng Sáu nhưng dự kiến sẽ được tiết lộ sau một tuần lễ nữa.
ĐGH nói là thư của Ngài nhằm vào những vấn đề hiện đại trong lĩnh vực đẩy mạnh sự phát triển, và Ngài kêu gọi cầu nguyện cho “sự đóng góp mới nhất này mà giáo hội cống hiến nhân loại trong sự thăng tiến bền vững cùa nó với sự hoàn toàn tôn trọng nhân phẩm và những nhu cầu thực yế cho toàn thể.”
Thay về chú trọng đến những sự tin tưởng thần học, những tông thư giáo hoàng thuộc vấn đề xã hội được viết bởi những giáo hoàng trong thời kỳ hiện đại nhất đã cố gắng để hình thành đường lối Ki-tô hữu và tất cả mọi người lương thiện sẽ có thể phục vụ tốt hơn cho mục đích chung. Mỗi tông huấn xã hội của giáo hoàng là sự hiệp nhất mà trong đó tìm cách trả lời những thực tế xã hội tập trung vào thời điểm đó.
Một cách căn bản những vấn đề phức tạp mới gây ra bởi thời kỳ công nghệ hiện đại đã thúc đẩy ĐGH Leo XIII công bố tông huấn xã hội đột phá của giáo hội vào năm 1891. Đó là lần đầu tiên giáo hội lên tiếng với tư cách chính thức và bao hàm toàn diện về những vấn đề liên quan xã hội, và nó đã mở ra một kỷ nguyên giáo huấn xã hội Công Giáo.
Tài liệu, Rerum Novarum (Cùa cải Tích lũy và Lao động), đã nêu bật những điều kiện của giai cấp công nhân và đòi hỏi rằng sự thăng tiến phải bao gồm tiến bộ xã hội cũng như phát triển kinh tế. ĐGH Leo đã bảo hộ quyền lợi của giới thợ thuyền đối với những tổ chức để mưu cầu mức lương cao hơn và nhiệm vụ quản lý và lao động; và phản đối khái niệm chủ nghĩa Marx về việc bãi bỏ quyền tư hữu.
Tông huấn xã hội của ĐGH Pi-ô XI Quadragesimo Anno (xây dựng lại trật tự xã hội) được công bố năm 1931, lễ kỷ niệm lần thứ 40 tông huấn của ĐGH Leo. “Suy thoái trầm trọng” rơi vào mức độ giao động cao nhất lúc bấy giờ, gây ra nhiều câu hỏi về lợi ích của chủ nghĩa tư bàn đang trị vì và những hệ thống kinh tế cộng sản.
ĐGH Pi-ô quả quyết rằng xã hội chủ nghĩa đích thực là “xa lạ hoàn toàn đối với chân lý Ki-tô giáo” từ khi khái niệm đời sống của nó là vật chất vượt lên trên ý thức tinh thần. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh báo rằng chủ nghĩa tư bản buông lỏng đang sản ra “chủ nghĩa đế quốc kinh tế” bằng cách tập trung sự giàu có và sức mạnh kinh tế trong một số ít thành phần.
Kỷ niệm lần thứ 70 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an XXIII đã đưa ra đề tài Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), được mô tả giáo hội như người mẹ, người thầy về những vấn đề xã hội. Được dành riêng cho Ki-tô giáo và sự tiến bộ xã hội, lá thư năm 1961đã nói đến trách nhiệm để đem công bằng xã hội đến thế giới không phải là trách nhiệm của những cá nhân đơn lẻ mà rằng nhà nước có ngĩa vụ chia sẻ vấn đề này.
ĐGH Gio-an XXIII tin rằng “sai quả và bền vững” hòa bình là một điều không thể xảy ra nếu khoảng cách giữa những điều kiện sống con người quá lớn, và Ngài kêu gọi sự hợp tác quốc tế khoáng đạt giúp đỡ những quốc gia kém phát triển thoát khỏi “tình trạng nghèo đói hiện thời, cùng khổ hoặc đói rách.”
Tông huấn thứ hai của ĐGH Gio-an, Hòa bình trên Trái Đất (Pacem in Ferris) đã ban hành năm 1963 vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến Tranh Lạnh. Tiếng vang một chủ đề về tài liệu xã hội đầu tiên của Ngài, Ngài đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cơ cấu quốc tế hiệu quả và đầy đủ để giúp đỡ những quốc gia tiến dần đến công lý và hòa bình trong môt thế giới phụ thuộc lẫn nhau phát triển nhanh hơn.
Năm 1967, ĐGH Phao-lô VI đã viết tông huấn xã hội đầu tiên và cũng là duy nhất của Ngài. Đó là lúc thế giới hoàn toàn bị chia thành hai khối, Đông và Tây. Những căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh lên cao, và những cuộc chiến đang bùng phát ở Trung đông và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong Populorum Progressio (Sự phát triển của các dân tộc), ĐGH Phao-lô không chú trọng đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Soviet mà đối với các dân tộc trên thế giới, những người đã trở thành chia ra làm hai giữa những người được hưởng tiêu chuẩn cuộc sống cao và những người phải chiến đấu với đói nghèo và kém phát triển.
Sự phát triển xác thực là chìa khóa để đạt được nền hòa bình chân chính, và nó phải bao gồm sự phát triển cho tất cả mọi người và toàn nhân loại. Cả hai, một cách tự nhiên và trong trạng thái quan hệ với Thiên Chúa, Ngài nói.
Được bầu vào năm 1978, ĐGH Phao-lô II đã lặp đi lặp lại những kháng cáo trong suốt nhiệm kỳ của mình về công bằng kinh tế và xã hội, khuyến cáo về những nguy hiểm của toàn cầu hóa. Tông huấn xã hội của Ngài đã được chắt lọc trong ba tông huấn chính. Thứ nhất Lao Động Con Người (Laborem Exercens) được ban hành năm 1981và đã chỉ trích sự lạm dụng của một thứ “chủ nghĩa tư bản cứng nhắc,” đặt lợi nhuận lên trên sự phát đạt của người lao động. Nhưng sau khi sống dưới chế độ cộng sản Ba Lan, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói giai cấp của chủ nghĩa Marx chiền đấu không phải là câu trả lời.
Trong tông huấn thứ hai cuả Ngài, về những liên quan xã hội (Sollicitudo Rei Socialis), được xuất bản năm 1987, kỷ niệm lần thứ 20 Populorum Progressio của ĐGH Phao-lô. Một lần nữa ĐGH đã gay gắt phê bình chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản buông lỏng. Ngài cảnh báo về khoảng cách xã hội xa rời chưa từng thấy giữa các quốc gia giàu và nghèo và đã trích dẫn nợ nước ngoài chồng chất của những quốc gia đang phát triển, như là một đóng góp lớn cho vấn đề này.
Trong tông huấn được coi là một tài liệu đột phá về sinh thái cũng như ngôn ngữ hóc búa của nó về sự cần thiết để bảo vệ môi trường. ĐGH đã nói quyền tối cao đã công nhận những con người trên thế giới tự nhiên có những giới hạn đạo đức và sinh học mà không được vi phạm trên danh nghĩa phát triển.
Năm 1991, kỷ niệm lần thứ 100 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an Phao-lô đã công bố tài liệu thứ ba về những vấn đề xã hội, Centesimus Annus (Năm thứ Một Trăm). Tài liệu này đã phân tích hoàn cảnh xã hội trong ánh sáng sụp đổ tan tành của chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi cải cách hệ thống thị trường tự do. Trong khi điều quan trọng và có giá trị cho một nền kinh tế thịnh vượng, thị trường tự do không thể chi phối mọi nhu cầu con người căn bản, và nó phải được đặt vào một khung pháp lý và đạo đức, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói.
Tông huấn năm 1995 của Ngài, Evangelium Vitea (Tin Mừng của Sự Sống), đã toàn tâm chú ý đến sự thiêng liêng, bất khả xâm đối với tất cả sự sống con người, được coi như một tông huấn xã hội bởi nhiều người vì lẽ nó bao hàm những phát biểu hùng hồn về sự cần thiết cho thế giới chính trị để thực hiện chức năng của nó trong việc bảo vệ sự sống loài người. Tông thư này đã bác bỏ những lý luận mà các chính trị gia Công Giáo đã tách rời lương tâm cá nhân họ ra khỏi tư cách đạo đức phổ quát. Và tông thư đã nhấn mạnh rằng những điều luật cho phép phá thai và an tử không ràng buộc về phương diện đạo đức và đòi hỏi “sự phản đối có lương tâm” bởi tính trung thực.
Dự đoán tông huấn đầu tiên của mình, ĐGH Biển Đức đã nói nó sẽ cung cấp “một phản ứng mỹ miều” trước những thực tế mới và những thay đổi từ Centesimus Annus đã được ban hành cách đây 18 năm.
ĐGH Biển Đức cũng nói rằng ấn phẩm của tài liệu đã bị trì hoãn bởi sự gián đoạn một trong những khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Ngài nói Ngài muốn cập nhật những gì mà Ngài đã soạn thảo tài liệu như vậy sẽ giải quyết một cách tỉ mỉ cuộc khủng hoảng hiện nay và cung cấp “một sự đáp ứng thỏa đáng hơn” trước những tai họa tài chính thế giới.
ĐGH Biển Đức XVI đã công bố ngày 29 tháng Sáu rằng Ngài đã ký kết sự đóng góp quan trọng đầu tiên vào danh sách những thư tông huấn giáo hoàng về những đề tài xã hội và đó là đề tài Caritate in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý). Mặc dù được đề ngày 29 tháng Sáu nhưng dự kiến sẽ được tiết lộ sau một tuần lễ nữa.
ĐGH nói là thư của Ngài nhằm vào những vấn đề hiện đại trong lĩnh vực đẩy mạnh sự phát triển, và Ngài kêu gọi cầu nguyện cho “sự đóng góp mới nhất này mà giáo hội cống hiến nhân loại trong sự thăng tiến bền vững cùa nó với sự hoàn toàn tôn trọng nhân phẩm và những nhu cầu thực yế cho toàn thể.”
Thay về chú trọng đến những sự tin tưởng thần học, những tông thư giáo hoàng thuộc vấn đề xã hội được viết bởi những giáo hoàng trong thời kỳ hiện đại nhất đã cố gắng để hình thành đường lối Ki-tô hữu và tất cả mọi người lương thiện sẽ có thể phục vụ tốt hơn cho mục đích chung. Mỗi tông huấn xã hội của giáo hoàng là sự hiệp nhất mà trong đó tìm cách trả lời những thực tế xã hội tập trung vào thời điểm đó.
Một cách căn bản những vấn đề phức tạp mới gây ra bởi thời kỳ công nghệ hiện đại đã thúc đẩy ĐGH Leo XIII công bố tông huấn xã hội đột phá của giáo hội vào năm 1891. Đó là lần đầu tiên giáo hội lên tiếng với tư cách chính thức và bao hàm toàn diện về những vấn đề liên quan xã hội, và nó đã mở ra một kỷ nguyên giáo huấn xã hội Công Giáo.
Tài liệu, Rerum Novarum (Cùa cải Tích lũy và Lao động), đã nêu bật những điều kiện của giai cấp công nhân và đòi hỏi rằng sự thăng tiến phải bao gồm tiến bộ xã hội cũng như phát triển kinh tế. ĐGH Leo đã bảo hộ quyền lợi của giới thợ thuyền đối với những tổ chức để mưu cầu mức lương cao hơn và nhiệm vụ quản lý và lao động; và phản đối khái niệm chủ nghĩa Marx về việc bãi bỏ quyền tư hữu.
Tông huấn xã hội của ĐGH Pi-ô XI Quadragesimo Anno (xây dựng lại trật tự xã hội) được công bố năm 1931, lễ kỷ niệm lần thứ 40 tông huấn của ĐGH Leo. “Suy thoái trầm trọng” rơi vào mức độ giao động cao nhất lúc bấy giờ, gây ra nhiều câu hỏi về lợi ích của chủ nghĩa tư bàn đang trị vì và những hệ thống kinh tế cộng sản.
ĐGH Pi-ô quả quyết rằng xã hội chủ nghĩa đích thực là “xa lạ hoàn toàn đối với chân lý Ki-tô giáo” từ khi khái niệm đời sống của nó là vật chất vượt lên trên ý thức tinh thần. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh báo rằng chủ nghĩa tư bản buông lỏng đang sản ra “chủ nghĩa đế quốc kinh tế” bằng cách tập trung sự giàu có và sức mạnh kinh tế trong một số ít thành phần.
Kỷ niệm lần thứ 70 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an XXIII đã đưa ra đề tài Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), được mô tả giáo hội như người mẹ, người thầy về những vấn đề xã hội. Được dành riêng cho Ki-tô giáo và sự tiến bộ xã hội, lá thư năm 1961đã nói đến trách nhiệm để đem công bằng xã hội đến thế giới không phải là trách nhiệm của những cá nhân đơn lẻ mà rằng nhà nước có ngĩa vụ chia sẻ vấn đề này.
ĐGH Gio-an XXIII tin rằng “sai quả và bền vững” hòa bình là một điều không thể xảy ra nếu khoảng cách giữa những điều kiện sống con người quá lớn, và Ngài kêu gọi sự hợp tác quốc tế khoáng đạt giúp đỡ những quốc gia kém phát triển thoát khỏi “tình trạng nghèo đói hiện thời, cùng khổ hoặc đói rách.”
Tông huấn thứ hai của ĐGH Gio-an, Hòa bình trên Trái Đất (Pacem in Ferris) đã ban hành năm 1963 vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến Tranh Lạnh. Tiếng vang một chủ đề về tài liệu xã hội đầu tiên của Ngài, Ngài đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cơ cấu quốc tế hiệu quả và đầy đủ để giúp đỡ những quốc gia tiến dần đến công lý và hòa bình trong môt thế giới phụ thuộc lẫn nhau phát triển nhanh hơn.
Năm 1967, ĐGH Phao-lô VI đã viết tông huấn xã hội đầu tiên và cũng là duy nhất của Ngài. Đó là lúc thế giới hoàn toàn bị chia thành hai khối, Đông và Tây. Những căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh lên cao, và những cuộc chiến đang bùng phát ở Trung đông và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong Populorum Progressio (Sự phát triển của các dân tộc), ĐGH Phao-lô không chú trọng đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Soviet mà đối với các dân tộc trên thế giới, những người đã trở thành chia ra làm hai giữa những người được hưởng tiêu chuẩn cuộc sống cao và những người phải chiến đấu với đói nghèo và kém phát triển.
Sự phát triển xác thực là chìa khóa để đạt được nền hòa bình chân chính, và nó phải bao gồm sự phát triển cho tất cả mọi người và toàn nhân loại. Cả hai, một cách tự nhiên và trong trạng thái quan hệ với Thiên Chúa, Ngài nói.
Được bầu vào năm 1978, ĐGH Phao-lô II đã lặp đi lặp lại những kháng cáo trong suốt nhiệm kỳ của mình về công bằng kinh tế và xã hội, khuyến cáo về những nguy hiểm của toàn cầu hóa. Tông huấn xã hội của Ngài đã được chắt lọc trong ba tông huấn chính. Thứ nhất Lao Động Con Người (Laborem Exercens) được ban hành năm 1981và đã chỉ trích sự lạm dụng của một thứ “chủ nghĩa tư bản cứng nhắc,” đặt lợi nhuận lên trên sự phát đạt của người lao động. Nhưng sau khi sống dưới chế độ cộng sản Ba Lan, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói giai cấp của chủ nghĩa Marx chiền đấu không phải là câu trả lời.
Trong tông huấn thứ hai cuả Ngài, về những liên quan xã hội (Sollicitudo Rei Socialis), được xuất bản năm 1987, kỷ niệm lần thứ 20 Populorum Progressio của ĐGH Phao-lô. Một lần nữa ĐGH đã gay gắt phê bình chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản buông lỏng. Ngài cảnh báo về khoảng cách xã hội xa rời chưa từng thấy giữa các quốc gia giàu và nghèo và đã trích dẫn nợ nước ngoài chồng chất của những quốc gia đang phát triển, như là một đóng góp lớn cho vấn đề này.
Trong tông huấn được coi là một tài liệu đột phá về sinh thái cũng như ngôn ngữ hóc búa của nó về sự cần thiết để bảo vệ môi trường. ĐGH đã nói quyền tối cao đã công nhận những con người trên thế giới tự nhiên có những giới hạn đạo đức và sinh học mà không được vi phạm trên danh nghĩa phát triển.
Năm 1991, kỷ niệm lần thứ 100 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an Phao-lô đã công bố tài liệu thứ ba về những vấn đề xã hội, Centesimus Annus (Năm thứ Một Trăm). Tài liệu này đã phân tích hoàn cảnh xã hội trong ánh sáng sụp đổ tan tành của chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi cải cách hệ thống thị trường tự do. Trong khi điều quan trọng và có giá trị cho một nền kinh tế thịnh vượng, thị trường tự do không thể chi phối mọi nhu cầu con người căn bản, và nó phải được đặt vào một khung pháp lý và đạo đức, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói.
Tông huấn năm 1995 của Ngài, Evangelium Vitea (Tin Mừng của Sự Sống), đã toàn tâm chú ý đến sự thiêng liêng, bất khả xâm đối với tất cả sự sống con người, được coi như một tông huấn xã hội bởi nhiều người vì lẽ nó bao hàm những phát biểu hùng hồn về sự cần thiết cho thế giới chính trị để thực hiện chức năng của nó trong việc bảo vệ sự sống loài người. Tông thư này đã bác bỏ những lý luận mà các chính trị gia Công Giáo đã tách rời lương tâm cá nhân họ ra khỏi tư cách đạo đức phổ quát. Và tông thư đã nhấn mạnh rằng những điều luật cho phép phá thai và an tử không ràng buộc về phương diện đạo đức và đòi hỏi “sự phản đối có lương tâm” bởi tính trung thực.
Dự đoán tông huấn đầu tiên của mình, ĐGH Biển Đức đã nói nó sẽ cung cấp “một phản ứng mỹ miều” trước những thực tế mới và những thay đổi từ Centesimus Annus đã được ban hành cách đây 18 năm.
ĐGH Biển Đức cũng nói rằng ấn phẩm của tài liệu đã bị trì hoãn bởi sự gián đoạn một trong những khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Ngài nói Ngài muốn cập nhật những gì mà Ngài đã soạn thảo tài liệu như vậy sẽ giải quyết một cách tỉ mỉ cuộc khủng hoảng hiện nay và cung cấp “một sự đáp ứng thỏa đáng hơn” trước những tai họa tài chính thế giới.
Top Stories
U.S. senators press Vietnam on jailed priest
Paul Eckert - Reuters
02:13 02/07/2009
WASHINGTON (Reuters) - A group of U.S. senators urged Vietnam's president on Wednesday to free a Catholic priest as human rights groups said his imprisonment justified putting Hanoi on a U.S. religious freedom blacklist.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, a Catholic priest who had spent 16 years in prison for rights advocacy activities, was jailed for eight years in March 2007 on charges that he spread propaganda against Vietnam's communist government.
The group of 37 senators, led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback, urged President Nguyen Minh Triet to free the 63-year-old cleric, calling his trial "seriously flawed."
"We request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," their letter read.
"Father Ly's long-standing nonviolent activities to promote religious freedom and democracy in Vietnam are well known in the United States," wrote the senators, who also included Democrat Edward Kennedy and Republican Orrin Hatch.
The Vietnamese Embassy in Washington did not immediately confirm receipt of the letter or issue comment.
During Ly's four-hour trial, he was denied access to a lawyer and was silenced by security guards when he attempted to speak, said the U.S. human rights group Freedom Now.
Maran Turner, the executive director of Freedom Now, said Ly's case and similar ones involving other religious figures justify putting Vietnam back on a U.S. list of "Countries of Particular Concern" for violations of religious freedom.
The United States, which put Vietnam on that list in 2004, lifted the designation before former President George W. Bush's visit to Hanoi in November 2006.
Redesignation "would quite possibly achieve the release of Father Ly as well as the release of other prisoners," said Turner.
Michael Cromatie, vice chairman of the U.S. Commission on International Religious Freedom, was permitted to visit Ly in prison in May. Ly was "in solitary confinement for reasons that are not clear," said Cromatie.
The commission also has called on Secretary of State Hillary Clinton to reinstate the CPC designation -- a decision often made in mid-September.
"We urge them to remember these prisoners and reinstate the CPC," he said, referring to Ly as well as other Catholic clergy, Protestants, Buddhists and other religious figures jailed for their activities.
Father Thadeus Nguyen Van Ly, a Catholic priest who had spent 16 years in prison for rights advocacy activities, was jailed for eight years in March 2007 on charges that he spread propaganda against Vietnam's communist government.
The group of 37 senators, led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback, urged President Nguyen Minh Triet to free the 63-year-old cleric, calling his trial "seriously flawed."
"We request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," their letter read.
"Father Ly's long-standing nonviolent activities to promote religious freedom and democracy in Vietnam are well known in the United States," wrote the senators, who also included Democrat Edward Kennedy and Republican Orrin Hatch.
The Vietnamese Embassy in Washington did not immediately confirm receipt of the letter or issue comment.
During Ly's four-hour trial, he was denied access to a lawyer and was silenced by security guards when he attempted to speak, said the U.S. human rights group Freedom Now.
Maran Turner, the executive director of Freedom Now, said Ly's case and similar ones involving other religious figures justify putting Vietnam back on a U.S. list of "Countries of Particular Concern" for violations of religious freedom.
The United States, which put Vietnam on that list in 2004, lifted the designation before former President George W. Bush's visit to Hanoi in November 2006.
Redesignation "would quite possibly achieve the release of Father Ly as well as the release of other prisoners," said Turner.
Michael Cromatie, vice chairman of the U.S. Commission on International Religious Freedom, was permitted to visit Ly in prison in May. Ly was "in solitary confinement for reasons that are not clear," said Cromatie.
The commission also has called on Secretary of State Hillary Clinton to reinstate the CPC designation -- a decision often made in mid-September.
"We urge them to remember these prisoners and reinstate the CPC," he said, referring to Ly as well as other Catholic clergy, Protestants, Buddhists and other religious figures jailed for their activities.
Senators urge Vietnam to release dissident priest
AFP
02:16 02/07/2009
WASHINGTON (AFP) — A bipartisan group of 37 US senators sent a letter Wednesday to Vietnam President Nguyen Minh Triet calling for the "immediate and unconditional release" of a dissident Catholic priest sent to jail for eight years in 2007.
The lawmakers urged Triet to intervene in the case of Father Nguyen Van Ly, who was convicted in a half-day trial in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state.
The senators -- led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback -- said Ly's trial appeared "seriously flawed," stressing that the pro-democracy activist was denied access to counsel and prevented from presenting a defense.
"Given these serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," the letter said.
The 63-year-old priest has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years, and his 2007 trial drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups for the one-party state that has gone to great lengths over the past year to boost its international prestige.
The senators' letter reminded the president of Vietnam's commitment to protect the rights of criminal defendants including "the presumption of innocence, the right to present a defense and the right to counsel.
"Father Ly's arrest, trial and ongoing detention in this instance call into question Vietnam's commitment to these fundamental principles," they wrote.
Two senators who strongly supported normalization of US-Vietnam ties in the 1990s, Democrat John Kerry and Republican John McCain, a prisoner of war in Hanoi for more than five years during the Vietnam war, did not sign the letter.
The letter comes just weeks after a Vietnamese human rights lawyer, Le Cong Dinh, was arrested for "propaganda" against the state. That case has sparked concern from European countries, the United States, a global association of lawyers, human rights watchdogs and press freedom groups around the world.
The lawmakers urged Triet to intervene in the case of Father Nguyen Van Ly, who was convicted in a half-day trial in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state.
The senators -- led by Democrat Barbara Boxer and Republican Sam Brownback -- said Ly's trial appeared "seriously flawed," stressing that the pro-democracy activist was denied access to counsel and prevented from presenting a defense.
"Given these serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," the letter said.
The 63-year-old priest has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years, and his 2007 trial drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups for the one-party state that has gone to great lengths over the past year to boost its international prestige.
The senators' letter reminded the president of Vietnam's commitment to protect the rights of criminal defendants including "the presumption of innocence, the right to present a defense and the right to counsel.
"Father Ly's arrest, trial and ongoing detention in this instance call into question Vietnam's commitment to these fundamental principles," they wrote.
Two senators who strongly supported normalization of US-Vietnam ties in the 1990s, Democrat John Kerry and Republican John McCain, a prisoner of war in Hanoi for more than five years during the Vietnam war, did not sign the letter.
The letter comes just weeks after a Vietnamese human rights lawyer, Le Cong Dinh, was arrested for "propaganda" against the state. That case has sparked concern from European countries, the United States, a global association of lawyers, human rights watchdogs and press freedom groups around the world.
Obama cites influence of Cardinal Bernardin, prepares to meet pope
Patricia Zapor, CNS
20:33 02/07/2009
WASHINGTON (CNS Jul-2-2009) -- President Barack Obama told a round table of religion writers July 2 that he continues to be profoundly influenced by the late Cardinal Joseph Bernardin of Chicago, whom he came to know when he was a community organizer in a project partially funded by the Catholic Campaign for Human Development.
Obama said his encounters with the cardinal continue to influence him, particularly his "seamless garment" approach to a multitude of social justice issues. He also told the group of eight reporters to expect a conscience clause protection for health care workers currently under review by the administration that will be no less protective than what existed previously.
In addition to Catholic News Service, the round table included reporters and editors from other Catholic publications: National Catholic Reporter, America magazine, Catholic Digest, National Catholic Register, Commonweal magazine and Vatican Radio. The religion writer from The Washington Post also participated.
It was held in anticipation of Obama's audience with Pope Benedict XVI at the Vatican July 10. The 45-minute session touched on his expectations for that meeting as well as aspects of foreign policy, the public criticism directed at him by some Catholic bishops and others in the church, and the Obamas' own search for a church home in Washington.
Obama said in some ways he sees his first meeting with the pope as the same as any contact with a head of state, "but obviously this is more than just that. The Catholic Church has such a profound influence worldwide and in our country, and the Holy Father is a thought leader and opinion leader on so many wide-ranging issues. His religious influence is one that extends beyond the Catholic Church."
He said he considers it a great honor to be meeting with the pope and that he hopes the session will lead to further cooperation between the Vatican and the United States in addressing Middle East peace, worldwide poverty, climate change, immigration and a whole host of other issues.
Several of the questions addressed the sometimes contentious relations between the Obama administration and some U.S. bishops, notably surrounding the president's commencement address at the University of Notre Dame in May. The university's decision to invite Obama and present him with an honorary degree led to a wave of protests at the university and a flurry of criticism by more than 70 bishops who said his support for legal abortion made him an inappropriate choice by the university.
Statements by the U.S. bishops also have chastised Obama for administrative actions such as the reversal of the Mexico City policy, which had prohibited the use of federal family planning funds by organizations that provide abortions or counsel women to have abortions.
But Obama said he's not going to be deterred from continuing to work with the U.S. Catholic hierarchy, in part "because I'm president of all Americans, not just Americans who happen to agree with me."
"The American bishops have profound influence in their communities, in the church and beyond," Obama said. "What I would say is that although there have been criticisms leveled at me from some of the bishops, there have been a number of bishops who have been extremely generous and supportive even if they don't agree with me on every issue."
He said part of why he wants to establish a good working relationship with the bishops is because he has fond memories of working with Cardinal Bernardin when Obama was a community organizer, working with Catholic parishes on the South Side of Chicago.
"And so I know the potential that the bishops have to speak out forcefully on issues of social justice," Obama said.
Obama said his encounters with the cardinal continue to influence him, particularly his "seamless garment" approach to a multitude of social justice issues. He also told the group of eight reporters to expect a conscience clause protection for health care workers currently under review by the administration that will be no less protective than what existed previously.
In addition to Catholic News Service, the round table included reporters and editors from other Catholic publications: National Catholic Reporter, America magazine, Catholic Digest, National Catholic Register, Commonweal magazine and Vatican Radio. The religion writer from The Washington Post also participated.
It was held in anticipation of Obama's audience with Pope Benedict XVI at the Vatican July 10. The 45-minute session touched on his expectations for that meeting as well as aspects of foreign policy, the public criticism directed at him by some Catholic bishops and others in the church, and the Obamas' own search for a church home in Washington.
Obama said in some ways he sees his first meeting with the pope as the same as any contact with a head of state, "but obviously this is more than just that. The Catholic Church has such a profound influence worldwide and in our country, and the Holy Father is a thought leader and opinion leader on so many wide-ranging issues. His religious influence is one that extends beyond the Catholic Church."
He said he considers it a great honor to be meeting with the pope and that he hopes the session will lead to further cooperation between the Vatican and the United States in addressing Middle East peace, worldwide poverty, climate change, immigration and a whole host of other issues.
Several of the questions addressed the sometimes contentious relations between the Obama administration and some U.S. bishops, notably surrounding the president's commencement address at the University of Notre Dame in May. The university's decision to invite Obama and present him with an honorary degree led to a wave of protests at the university and a flurry of criticism by more than 70 bishops who said his support for legal abortion made him an inappropriate choice by the university.
Statements by the U.S. bishops also have chastised Obama for administrative actions such as the reversal of the Mexico City policy, which had prohibited the use of federal family planning funds by organizations that provide abortions or counsel women to have abortions.
But Obama said he's not going to be deterred from continuing to work with the U.S. Catholic hierarchy, in part "because I'm president of all Americans, not just Americans who happen to agree with me."
"The American bishops have profound influence in their communities, in the church and beyond," Obama said. "What I would say is that although there have been criticisms leveled at me from some of the bishops, there have been a number of bishops who have been extremely generous and supportive even if they don't agree with me on every issue."
He said part of why he wants to establish a good working relationship with the bishops is because he has fond memories of working with Cardinal Bernardin when Obama was a community organizer, working with Catholic parishes on the South Side of Chicago.
"And so I know the potential that the bishops have to speak out forcefully on issues of social justice," Obama said.
Un redentorista rischia l’accusa di voler rovesciare il regime vietnamita
Asia-News
22:46 02/07/2009
La stampa di governo chiede una punizione “immediata e severa” di padre Joseph Le Quang Uy, nel computer del quale la polizia dice di aver trovato “cattivi documenti”. Il religioso spiega che sono le sue prediche e articoli contrari allo sfruttamento della bauxite negli Altipiani centrali, progetto contro il quale si è schierato anche il mitico generale Giap.
Hanoi (AsiaNews) – Il redentorista vietnamita padre Joseph Le Quang Uy corre il concreto pericolo di essere arrestato e portato in tribunale, dove, in base all’art.88 del Codice penale, rischia una condanna da tre a 20 anni e persino la pena di morte. Questa la previsione per l’ accusa di aver svolto propagando contro lo Stato e complottato per rovesciare il partito comunista.
Il 30 giugno, il People's Public Security Newspaper, diretto dalla polizia, e altri organi statali hanno scritto che padre Uy “ha chinato la testa, ammettendo di aver commesso crimini contro il popolo e il governo”. Il giornale afferma che “al quartier generale delle guardie dell’aeroporto di Tan Son Nhat, il signor Le Quang Uy ha firmato una dichiarazione nella quale ammette di aver violato la legge” sulla stampa. Esaminando il suo computer, le guardie dicono di aver trovato numerosi documenti ed email di “cattivi contenuti” che potrebbero danneggiare l’unità nazionale e lo sviluppo del Paese, distorcere la storia vietnamita e le politiche socioeconomiche del governo.
E’ da febbraio che i media statali accusano padre Uy di “condurre propagando contro lo Stato” e di “complottare per rovesciare il regime comunista” e ne chiedono una punizione “immediata e severa”.
Il religioso è un campione della difesa della vita e un aperto critico del programma di estrazione della bauxite negli Altipiani centrali. Lo sfruttamento di tale regione, affidato a imprese cinesi, ha provocato critiche di ambienti scientifici e ambientalisti, per il danno irreversibie che produrrebbe alla natura. La critica più inattesa è venuta da un personaggio mitico della storia recente del Paese, il generale Vo Nguyen Giap, il capo dell’esercito vietnamita che ha sconfitto i francesi e gli americani e ministro della difesa dopo l’unificazione, preoccupato in particolare per l’invadenza cinese.
Le accuse nei confronti di padre Uy nascono dalla perquisizione dei suoi bagagli effettuata all’aeroporto Tan Son Nhat il 6 giugno, quando fu a lungo trattenuto dagli agenti e il suo computer fu confiscato. Il religioso nega le accuse e sostiene che la polizia ha alterato la dichiarazione che egli ha firmato nell’occasione. La maggior parte dei documenti contenuti nel suo computer, aggiunge, erano le sue prediche, alcuni erano articoli che riflettevano la sua opposizione al progetto di estrazione della bauxite negli Altipiani, giudicato contrario agli interessi della nazione.
D’altro canto, lo stesso Benedetto XVI, ricevendo il 27 giugno i vescovi del Vietnam per la loro quinquennale visita ad limina, ha affermato: “voi sapete come me che una sana collaborazione tra la Chiesa e la comunità politica è possibile. A questo proposito, la Chiesa invita tutti i suoi membri a impegnarsi lealmente per la costruzione di una società giusta, solidale e equa. Non intende per nulla sostituirsi ai responsabili governativi, desiderando soltanto potere, in spirito di dialogo e collaborazione, prendere una giusta parte alla vita della nazione, al servizio di tutto il popolo”.
Padre Uy difende il suo diritto a esercitare pacificamente la libertà di espressione, ma negli ultimi tempi, le autorità hanno arrestato almeno 30 dissidenti, compresi alcuni avvocati.
Hanoi (AsiaNews) – Il redentorista vietnamita padre Joseph Le Quang Uy corre il concreto pericolo di essere arrestato e portato in tribunale, dove, in base all’art.88 del Codice penale, rischia una condanna da tre a 20 anni e persino la pena di morte. Questa la previsione per l’ accusa di aver svolto propagando contro lo Stato e complottato per rovesciare il partito comunista.
Il 30 giugno, il People's Public Security Newspaper, diretto dalla polizia, e altri organi statali hanno scritto che padre Uy “ha chinato la testa, ammettendo di aver commesso crimini contro il popolo e il governo”. Il giornale afferma che “al quartier generale delle guardie dell’aeroporto di Tan Son Nhat, il signor Le Quang Uy ha firmato una dichiarazione nella quale ammette di aver violato la legge” sulla stampa. Esaminando il suo computer, le guardie dicono di aver trovato numerosi documenti ed email di “cattivi contenuti” che potrebbero danneggiare l’unità nazionale e lo sviluppo del Paese, distorcere la storia vietnamita e le politiche socioeconomiche del governo.
E’ da febbraio che i media statali accusano padre Uy di “condurre propagando contro lo Stato” e di “complottare per rovesciare il regime comunista” e ne chiedono una punizione “immediata e severa”.
Il religioso è un campione della difesa della vita e un aperto critico del programma di estrazione della bauxite negli Altipiani centrali. Lo sfruttamento di tale regione, affidato a imprese cinesi, ha provocato critiche di ambienti scientifici e ambientalisti, per il danno irreversibie che produrrebbe alla natura. La critica più inattesa è venuta da un personaggio mitico della storia recente del Paese, il generale Vo Nguyen Giap, il capo dell’esercito vietnamita che ha sconfitto i francesi e gli americani e ministro della difesa dopo l’unificazione, preoccupato in particolare per l’invadenza cinese.
Le accuse nei confronti di padre Uy nascono dalla perquisizione dei suoi bagagli effettuata all’aeroporto Tan Son Nhat il 6 giugno, quando fu a lungo trattenuto dagli agenti e il suo computer fu confiscato. Il religioso nega le accuse e sostiene che la polizia ha alterato la dichiarazione che egli ha firmato nell’occasione. La maggior parte dei documenti contenuti nel suo computer, aggiunge, erano le sue prediche, alcuni erano articoli che riflettevano la sua opposizione al progetto di estrazione della bauxite negli Altipiani, giudicato contrario agli interessi della nazione.
D’altro canto, lo stesso Benedetto XVI, ricevendo il 27 giugno i vescovi del Vietnam per la loro quinquennale visita ad limina, ha affermato: “voi sapete come me che una sana collaborazione tra la Chiesa e la comunità politica è possibile. A questo proposito, la Chiesa invita tutti i suoi membri a impegnarsi lealmente per la costruzione di una società giusta, solidale e equa. Non intende per nulla sostituirsi ai responsabili governativi, desiderando soltanto potere, in spirito di dialogo e collaborazione, prendere una giusta parte alla vita della nazione, al servizio di tutto il popolo”.
Padre Uy difende il suo diritto a esercitare pacificamente la libertà di espressione, ma negli ultimi tempi, le autorità hanno arrestato almeno 30 dissidenti, compresi alcuni avvocati.
Redemptorist priest could be accused of plotting to overthrow Vietnam’s Communist regime
Asia-News
22:47 02/07/2009
State media want an “immediate and severe” punishment for Fr Joseph Le Quang Uy. The police claims his laptop computer contained “bad content”. The clergyman says all he had on the computer were sermons and some articles critical of bauxite mining in the Central Highlands, a project that is even opposed by Vietnam’s mythical General Giáp.
Hanoi (AsiaNews) – Redemptorist Fr Joseph Le Quang Uy could be arrested and tried in on the basis of Article 88 of Vietnam’s Criminal Code. If found guilty the Catholic priest could get from 3 to 20 years in prison or even the death penalty for conducting propaganda against the state and plotting to overthrow the Communist regime.
On Tuesday the People's Public Security Newspaper and other state-run media reported that Fr Joseph Le Quang Uy had “bent his head admitting that he had commit crimes against people and the government.”
The newspaper, which is run by Vietnam’s police, went on to state that the day before “at the headquarter of the Customs Office at Tan Son Nhat airport, Mr. Le Quang Uy signed a statement admitting that had committed offenses against the [Publishing] law.”
Customs officials said they discovered in his laptop many files and emails with “bad content” that could damage national unity and the development of the country, distort Vietnam history, and the socio-economic policies of the government.
Since February, state-owned media have repeatedly accused Fr. Joseph Le of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime” calling for his “immediate and severe punishment.”
The clergyman, who has been a champion of the defence of life, is an outspoken critic of bauxite mining in the Central Highlands.
Mining in the area is done by Chinese companies and has been criticised by scientists and environmentalists alike for the irreversible damages it has caused to the natural environment.
Even General Võ Nguyên Giáp, one of Vietnam’s mythical figures, has unexpectedly come out against bauxite mining.
Under his command Vietnam beat the French and the Americans and he served as Defence minister in post-unification Vietnam.
He has been particularly concerned by China’s invasive presence in the country.
Charges against Father Uy follow his detention at Tan Son Nhat Airport on 6 June. On that occasion his laptop was seized and he was held for a considerable period of time.
He has denied all charges, saying that police falsified the statement he had to sign.
Most of what was found in his laptop included his sermons and some articles that reflect his views on bauxite mining in the Highlands which he views as not in the interests of the nation.
For his part Benedict XVI in welcoming Vietnam’s bishops for their quinquennial a limina visit, told the prelates that “you know that a healthy collaboration between the Church and the political community is possible. With this in mind the Church urges all its members to loyally get involved in building a just, united and fair society. [The Church] has no intention of taking the place of those who are in charge of government; all it wants to do is play its rightful role, in a spirit of dialogue and collaboration, in the life of the nation and in the service of the whole people.”
Father Uy has defended his right to peacefully exercise his freedom of expression.
By contrast, Vietnamese authorities in recent years have arrested at least 30 dissidents, including some lawyers.
Hanoi (AsiaNews) – Redemptorist Fr Joseph Le Quang Uy could be arrested and tried in on the basis of Article 88 of Vietnam’s Criminal Code. If found guilty the Catholic priest could get from 3 to 20 years in prison or even the death penalty for conducting propaganda against the state and plotting to overthrow the Communist regime.
On Tuesday the People's Public Security Newspaper and other state-run media reported that Fr Joseph Le Quang Uy had “bent his head admitting that he had commit crimes against people and the government.”
The newspaper, which is run by Vietnam’s police, went on to state that the day before “at the headquarter of the Customs Office at Tan Son Nhat airport, Mr. Le Quang Uy signed a statement admitting that had committed offenses against the [Publishing] law.”
Customs officials said they discovered in his laptop many files and emails with “bad content” that could damage national unity and the development of the country, distort Vietnam history, and the socio-economic policies of the government.
Since February, state-owned media have repeatedly accused Fr. Joseph Le of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime” calling for his “immediate and severe punishment.”
The clergyman, who has been a champion of the defence of life, is an outspoken critic of bauxite mining in the Central Highlands.
Mining in the area is done by Chinese companies and has been criticised by scientists and environmentalists alike for the irreversible damages it has caused to the natural environment.
Even General Võ Nguyên Giáp, one of Vietnam’s mythical figures, has unexpectedly come out against bauxite mining.
Under his command Vietnam beat the French and the Americans and he served as Defence minister in post-unification Vietnam.
He has been particularly concerned by China’s invasive presence in the country.
Charges against Father Uy follow his detention at Tan Son Nhat Airport on 6 June. On that occasion his laptop was seized and he was held for a considerable period of time.
He has denied all charges, saying that police falsified the statement he had to sign.
Most of what was found in his laptop included his sermons and some articles that reflect his views on bauxite mining in the Highlands which he views as not in the interests of the nation.
For his part Benedict XVI in welcoming Vietnam’s bishops for their quinquennial a limina visit, told the prelates that “you know that a healthy collaboration between the Church and the political community is possible. With this in mind the Church urges all its members to loyally get involved in building a just, united and fair society. [The Church] has no intention of taking the place of those who are in charge of government; all it wants to do is play its rightful role, in a spirit of dialogue and collaboration, in the life of the nation and in the service of the whole people.”
Father Uy has defended his right to peacefully exercise his freedom of expression.
By contrast, Vietnamese authorities in recent years have arrested at least 30 dissidents, including some lawyers.
Church social teaching confronts world problems with Gospel power
Carol Glatz - Catholic News Service
23:27 02/07/2009
For more than 100 years, Catholic social teaching has tried to help people face the world's social, political and economic challenges with the power of the Gospel.
Pope Benedict XVI announced June 29 that he had signed his first formal contribution to the list of papal encyclical letters on social themes and that it was titled "Caritas in Veritate" ("Love in Truth"). Although dated June 29, the letter was not expected be released for another week.
The pope said his letter would look at modern problems in the field of promoting development, and he asked for prayers for "this latest contribution that the church offers humanity in its commitment for sustainable progress in full respect for human dignity and the real needs of all."
Instead of focusing on theological beliefs, the social encyclicals written by most modern-day popes have tried to shape the way Christians and all people of good will can better serve the common good. Each social encyclical was unique in that it sought to respond to the most pressing social realities at the time.
Radically new problems caused by the modern industrial age prompted Pope Leo XIII to issue the church's groundbreaking social encyclical in 1891. It was the first time the church spoke in a comprehensive and official way on social concerns, and it ushered in the era of Catholic social teaching.
The document, "Rerum Novarum" (on capital and labor), highlighted the condition of the working class and insisted that development must include social progress as well as economic growth.
Pope Leo defended the right of workers to organize to seek higher wages and better working conditions; detailed the rights and obligations of management and labor; and opposed the Marxist concept of abolishing private property.
Pope Pius XI's social encyclical "Quadragesimo Anno" (on reconstructing the social order) came out in 1931, the 40th anniversary of Pope Leo's encyclical. The Great Depression was in full swing at the time, causing many to question the benefit of the reigning capitalist and communist economic systems.
Pope Pius insisted that true socialism is "utterly foreign to Christian truth" since its concept of life is material rather than spiritual. Yet he also warned that unbridled capitalism was producing "economic imperialism" by concentrating wealth and economic power in the hands of a few.
On the 70th anniversary of "Rerum Novarum," Pope John XXIII issued "Mater et Magistra" ("Mother and Teacher"), which described the church as mother and teacher on social issues.
Dedicated to Christianity and social progress, the 1961 letter said the duty to bring social justice to the world was not the responsibility of individuals alone, but that the state shared that obligation.
Pope John held that "fruitful and lasting" peace is impossible if the gap between people's living conditions is too great, and he called for broad international cooperation to help underdeveloped nations overcome their "permanent state of poverty, of misery or of hunger."
Pope John's second social encyclical, "Peace on Earth" ("Pacem in Terris"), was issued in 1963 at the height of the Cold War.
Echoing a theme in his first social document, he underlined the necessity of having adequate, effective international structures to help nations move toward greater justice and peace in an increasingly interdependent world.
In 1967, Pope Paul VI wrote his first and only social encyclical. It was a time when the world was starkly divided into two political blocs, East and West. Cold War tensions were high, and wars were raging in the Middle East and in Vietnam.
However, in "Populorum Progressio" ("The Progress of Peoples"), Pope Paul focused not on the U.S.-Soviet faceoff but on the world's peoples, who had become starkly divided between those who enjoyed a high standard of living and those who struggled with poverty and underdevelopment.
Authentic development is the key to achieving real peace, and it must include the development of all people and the whole person, both materially and in their relationship with God, he said.
Elected in 1978, Pope John Paul II made repeated appeals throughout his pontificate for social and economic justice and warned about the dangers of globalization.
His social teaching was distilled in three major encyclicals. The first, "On Human Work" ("Laborem Exercens"), was issued in 1981 and criticized the abuses of a "rigid capitalism," which placed profit above the well-being of workers. But, having lived in communist Poland, Pope John Paul also said Marxism's class struggle was not the answer.
His second social encyclical, "On Social Concerns" ("Sollicitudo Rei Socialis"), was published in 1987, the 20th anniversary of Pope Paul's "Populorum Progressio."
Again, the pope was sharply critical of communism and unbridled capitalism. He warned of the ever-widening gap between rich and poor countries and cited the crushing foreign debt of developing nations as a major contributor to the problem.
The encyclical was considered to be a breakthrough document on ecology as well because of its tough language on the need to protect the environment. The pope said the dominion granted humans over the natural world has biological and moral limits that cannot be violated in the name of development.
In 1991, the 100th anniversary of "Rerum Novarum," Pope John Paul issued his third document on social issues, "Centesimus Annus" ("The Hundredth Year").
It analyzed the social situation in the light of communism's collapse and called for reform of the free-market system. While important and valuable for a prosperous economy, the free market could not address all fundamental human needs, and it must be set in an ethical and legal framework, Pope John Paul said.
His 1995 encyclical, "Evangelium Vitae" ("The Gospel of Life"), which addressed the sacredness of all human life, is considered a social encyclical by many people because it included strong statements on the need for the political world to do its part in protecting human life.
The encyclical rejected the argument that Catholic politicians could separate their private consciences from public conduct. And it insisted that laws allowing abortion and euthanasia are not morally binding and require "conscientious objection" by the faithful.
In 2004, the Pontifical Council for Justice and Peace published the Compendium of the Social Doctrine of the Church, providing a concise and complete overview of the church's social teaching.
Covering everything from work to the family and from politics to the environment, the compendium showed how church teaching and pastoral action have developed over time.
Anticipating his first social encyclical, Pope Benedict said it would offer "a beautiful response" to the new realities and changes that had occurred since "Centesimus Annus" was promulgated 18 years ago.
Pope Benedict also said the publication of the document was delayed by the eruption of one of the worst global economic crises in decades. He said he wanted to update what he had drafted so the document would deal thoroughly with the current crisis and offer "a more adequate response" to the world's financial woes.
Pope Benedict XVI announced June 29 that he had signed his first formal contribution to the list of papal encyclical letters on social themes and that it was titled "Caritas in Veritate" ("Love in Truth"). Although dated June 29, the letter was not expected be released for another week.
The pope said his letter would look at modern problems in the field of promoting development, and he asked for prayers for "this latest contribution that the church offers humanity in its commitment for sustainable progress in full respect for human dignity and the real needs of all."
Instead of focusing on theological beliefs, the social encyclicals written by most modern-day popes have tried to shape the way Christians and all people of good will can better serve the common good. Each social encyclical was unique in that it sought to respond to the most pressing social realities at the time.
Radically new problems caused by the modern industrial age prompted Pope Leo XIII to issue the church's groundbreaking social encyclical in 1891. It was the first time the church spoke in a comprehensive and official way on social concerns, and it ushered in the era of Catholic social teaching.
The document, "Rerum Novarum" (on capital and labor), highlighted the condition of the working class and insisted that development must include social progress as well as economic growth.
Pope Leo defended the right of workers to organize to seek higher wages and better working conditions; detailed the rights and obligations of management and labor; and opposed the Marxist concept of abolishing private property.
Pope Pius XI's social encyclical "Quadragesimo Anno" (on reconstructing the social order) came out in 1931, the 40th anniversary of Pope Leo's encyclical. The Great Depression was in full swing at the time, causing many to question the benefit of the reigning capitalist and communist economic systems.
Pope Pius insisted that true socialism is "utterly foreign to Christian truth" since its concept of life is material rather than spiritual. Yet he also warned that unbridled capitalism was producing "economic imperialism" by concentrating wealth and economic power in the hands of a few.
On the 70th anniversary of "Rerum Novarum," Pope John XXIII issued "Mater et Magistra" ("Mother and Teacher"), which described the church as mother and teacher on social issues.
Dedicated to Christianity and social progress, the 1961 letter said the duty to bring social justice to the world was not the responsibility of individuals alone, but that the state shared that obligation.
Pope John held that "fruitful and lasting" peace is impossible if the gap between people's living conditions is too great, and he called for broad international cooperation to help underdeveloped nations overcome their "permanent state of poverty, of misery or of hunger."
Pope John's second social encyclical, "Peace on Earth" ("Pacem in Terris"), was issued in 1963 at the height of the Cold War.
Echoing a theme in his first social document, he underlined the necessity of having adequate, effective international structures to help nations move toward greater justice and peace in an increasingly interdependent world.
In 1967, Pope Paul VI wrote his first and only social encyclical. It was a time when the world was starkly divided into two political blocs, East and West. Cold War tensions were high, and wars were raging in the Middle East and in Vietnam.
However, in "Populorum Progressio" ("The Progress of Peoples"), Pope Paul focused not on the U.S.-Soviet faceoff but on the world's peoples, who had become starkly divided between those who enjoyed a high standard of living and those who struggled with poverty and underdevelopment.
Authentic development is the key to achieving real peace, and it must include the development of all people and the whole person, both materially and in their relationship with God, he said.
Elected in 1978, Pope John Paul II made repeated appeals throughout his pontificate for social and economic justice and warned about the dangers of globalization.
His social teaching was distilled in three major encyclicals. The first, "On Human Work" ("Laborem Exercens"), was issued in 1981 and criticized the abuses of a "rigid capitalism," which placed profit above the well-being of workers. But, having lived in communist Poland, Pope John Paul also said Marxism's class struggle was not the answer.
His second social encyclical, "On Social Concerns" ("Sollicitudo Rei Socialis"), was published in 1987, the 20th anniversary of Pope Paul's "Populorum Progressio."
Again, the pope was sharply critical of communism and unbridled capitalism. He warned of the ever-widening gap between rich and poor countries and cited the crushing foreign debt of developing nations as a major contributor to the problem.
The encyclical was considered to be a breakthrough document on ecology as well because of its tough language on the need to protect the environment. The pope said the dominion granted humans over the natural world has biological and moral limits that cannot be violated in the name of development.
In 1991, the 100th anniversary of "Rerum Novarum," Pope John Paul issued his third document on social issues, "Centesimus Annus" ("The Hundredth Year").
It analyzed the social situation in the light of communism's collapse and called for reform of the free-market system. While important and valuable for a prosperous economy, the free market could not address all fundamental human needs, and it must be set in an ethical and legal framework, Pope John Paul said.
His 1995 encyclical, "Evangelium Vitae" ("The Gospel of Life"), which addressed the sacredness of all human life, is considered a social encyclical by many people because it included strong statements on the need for the political world to do its part in protecting human life.
The encyclical rejected the argument that Catholic politicians could separate their private consciences from public conduct. And it insisted that laws allowing abortion and euthanasia are not morally binding and require "conscientious objection" by the faithful.
In 2004, the Pontifical Council for Justice and Peace published the Compendium of the Social Doctrine of the Church, providing a concise and complete overview of the church's social teaching.
Covering everything from work to the family and from politics to the environment, the compendium showed how church teaching and pastoral action have developed over time.
Anticipating his first social encyclical, Pope Benedict said it would offer "a beautiful response" to the new realities and changes that had occurred since "Centesimus Annus" was promulgated 18 years ago.
Pope Benedict also said the publication of the document was delayed by the eruption of one of the worst global economic crises in decades. He said he wanted to update what he had drafted so the document would deal thoroughly with the current crisis and offer "a more adequate response" to the world's financial woes.
Vietnam: Redemptorist priest facing arrest for 'counter-revolutionary' activities
Catholic World News
23:29 02/07/2009
Reports in Vietnam's state-controlled media claim that government authorities now have enough evidence to arrest a Redemptorist priest on charges of counter-revolutionary activity and damaging national unity.
On Tuesday, June 30, the People's Public Security Newspaper and other state-run media outlet reported that Father Joseph Le Quang Uy had “bent his head, admitting that he had committed crimes against people and the government.” The newspaper, run by the Vietnamese police force, went on to state that the day before “at the headquarters of the customs at Tan Son Nhat airport, Mr. Le Quang Uy signed a statement admitting that had committed offenses against the law.”
According to the paper, Father Joseph Le had violated the law restricting publishing in Vietnam. Customs officials at Tan Son Nhat airport reportedly discovered in his laptop computer documents and emails with “bad contents” that could damage national unity and the development of the country, distort Vietnamese history, and undermine the policies of the government.
Since February, the state-owned media have repeatedly accused Father Joseph Le of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime,” calling for "immediate and severe punishment." Under Article 88 of the Penal Code, if convicte he faces a 3- to 20-year prison sentence. There is a possibility that he might face the death penalty.
Father Joseph Le Quang Uy, a pro-life hero and an outspoken critic of recent bauxite-extraction mining in the Central Highlands region, was detained at Tan Son Nhat airport on Saturday June, 6 as he was returning home from a pastoral trip abroad. His luggage had been searched meticulously and his laptop was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released with a citation that required him to come to the Office of Cultural Inspection for follow-up meetings.
Responding to the charges, Fathere Joseph Le denied all accusations against him, stating that police had altered and distorted the statement he signed on June 29 at Tan Son Nhat airport. According to his own account, most of the documents on his laptop were drafts of his sermons. A few were articles reflecting his opposition to bauxite extraction in the Central Highlands of Vietnam. However, he points out that since these were merely drafts of statements, kept on his own laptop, they could not fall under the provisions of the law governing published material.
The Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in a crackdown that raises concerns about a stifling of freedom of expression and freedom of association.
There is growing concern, too, over reports of an imminent crackdown against the Redemptorist priests in Vietnam, who have repeatedly called for the restoration of Church properties confiscated by the government, and petitioned for a halt to the mining of bauxite in the central high plains-- an initiative which they fear would cause irreversible damage to the environment and to the local residents, many of them members of ethnic minority groups.
On Tuesday, June 30, the People's Public Security Newspaper and other state-run media outlet reported that Father Joseph Le Quang Uy had “bent his head, admitting that he had committed crimes against people and the government.” The newspaper, run by the Vietnamese police force, went on to state that the day before “at the headquarters of the customs at Tan Son Nhat airport, Mr. Le Quang Uy signed a statement admitting that had committed offenses against the law.”
According to the paper, Father Joseph Le had violated the law restricting publishing in Vietnam. Customs officials at Tan Son Nhat airport reportedly discovered in his laptop computer documents and emails with “bad contents” that could damage national unity and the development of the country, distort Vietnamese history, and undermine the policies of the government.
Since February, the state-owned media have repeatedly accused Father Joseph Le of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime,” calling for "immediate and severe punishment." Under Article 88 of the Penal Code, if convicte he faces a 3- to 20-year prison sentence. There is a possibility that he might face the death penalty.
Father Joseph Le Quang Uy, a pro-life hero and an outspoken critic of recent bauxite-extraction mining in the Central Highlands region, was detained at Tan Son Nhat airport on Saturday June, 6 as he was returning home from a pastoral trip abroad. His luggage had been searched meticulously and his laptop was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released with a citation that required him to come to the Office of Cultural Inspection for follow-up meetings.
Responding to the charges, Fathere Joseph Le denied all accusations against him, stating that police had altered and distorted the statement he signed on June 29 at Tan Son Nhat airport. According to his own account, most of the documents on his laptop were drafts of his sermons. A few were articles reflecting his opposition to bauxite extraction in the Central Highlands of Vietnam. However, he points out that since these were merely drafts of statements, kept on his own laptop, they could not fall under the provisions of the law governing published material.
The Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in a crackdown that raises concerns about a stifling of freedom of expression and freedom of association.
There is growing concern, too, over reports of an imminent crackdown against the Redemptorist priests in Vietnam, who have repeatedly called for the restoration of Church properties confiscated by the government, and petitioned for a halt to the mining of bauxite in the central high plains-- an initiative which they fear would cause irreversible damage to the environment and to the local residents, many of them members of ethnic minority groups.
Priest denies Vietnamese media’s charges of ‘counter-revolutionary’ activity
Catholic News Agency
23:32 02/07/2009
Hanoi, Vietnam, Jul 2, 2009 / 03:38 am (CNA).- A Vietnamese priest has denied media accusations that he has engaged in “counter-revolutionary” activities, including the possession on his laptop of documents and e-mails with “bad content” that allegedly would destroy national unity and the socio-economic policies of the government.
The People’s Public Security Newspaper and other state-owned media on Tuesday said Fr. Joseph Le Quang Uy had “bent his head admitting that he had commited crimes against people and the government.”
The paper claimed the Redemptorist priest was discovered to have violated the country’s Publishing Law when customs agents at Tan Son Nhat airport discovered documents and e-mails with “bad content” on his laptop.
Fr. Joseph Le Quang Uy was detained at the airport on June 6 returning home from a pastoral trip abroad. His luggage was thoroughly searched and his laptop was confiscated by airport security.
The priest was later released with a citation requiring him to visit the Office of Cultural Inspection for follow-up meetings. Described as a pro-life “hero,” he is also an outspoken critic of bauxite mining efforts in Vietnam.
Fr. Joseph Le denied all accusations against him. He stated that police had altered and distorted the statements he signed at the airport on June 29. He said most of the documents on his laptop were sermons. A few documents were articles reflecting his opposition to bauxite mining in the Central Highlands of Vietnam.
“As they still had been drafts on my own laptop, they could not violate Publishing Law,” he said.
The priest had previously set up a website asking Catholics in Vietnam and abroad to sign an electronic petition which called for an immediate suspension of the mining in Vietnam’s Central Highlands.
Since February, state-owned media have repeatedly accused the priest of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime.” The media have called for his “immediate and severe punishment” on charges under Article 88 of the Penal Code. If convicted, he could face a three- to twenty-year sentence or possibly the death penalty.
Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in an attempt to stifle freedom of expression and association.
There is growing concern over the imminent crackdown against the Redemptorists in Vietnam who have repeatedly struggled for the requisition of Church properties and petitioned the government not to proceed with the project to mine the bauxite in the central high plains, which would cause irreversible damage to the environment and to the local people, many of whom belong to ethnic minorities.
Pope Benedict XVI recently told a delegation of Vietnamese bishops that, “Healthy collaboration between the Church and the political community is possible.” “The Church does not seek to substitute government, rather her only desire, through a spirit of dialogue and respectful collaboration, is to participate in life of the nation, at the service of all people
The People’s Public Security Newspaper and other state-owned media on Tuesday said Fr. Joseph Le Quang Uy had “bent his head admitting that he had commited crimes against people and the government.”
The paper claimed the Redemptorist priest was discovered to have violated the country’s Publishing Law when customs agents at Tan Son Nhat airport discovered documents and e-mails with “bad content” on his laptop.
Fr. Joseph Le Quang Uy was detained at the airport on June 6 returning home from a pastoral trip abroad. His luggage was thoroughly searched and his laptop was confiscated by airport security.
The priest was later released with a citation requiring him to visit the Office of Cultural Inspection for follow-up meetings. Described as a pro-life “hero,” he is also an outspoken critic of bauxite mining efforts in Vietnam.
Fr. Joseph Le denied all accusations against him. He stated that police had altered and distorted the statements he signed at the airport on June 29. He said most of the documents on his laptop were sermons. A few documents were articles reflecting his opposition to bauxite mining in the Central Highlands of Vietnam.
“As they still had been drafts on my own laptop, they could not violate Publishing Law,” he said.
The priest had previously set up a website asking Catholics in Vietnam and abroad to sign an electronic petition which called for an immediate suspension of the mining in Vietnam’s Central Highlands.
Since February, state-owned media have repeatedly accused the priest of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime.” The media have called for his “immediate and severe punishment” on charges under Article 88 of the Penal Code. If convicted, he could face a three- to twenty-year sentence or possibly the death penalty.
Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in an attempt to stifle freedom of expression and association.
There is growing concern over the imminent crackdown against the Redemptorists in Vietnam who have repeatedly struggled for the requisition of Church properties and petitioned the government not to proceed with the project to mine the bauxite in the central high plains, which would cause irreversible damage to the environment and to the local people, many of whom belong to ethnic minorities.
Pope Benedict XVI recently told a delegation of Vietnamese bishops that, “Healthy collaboration between the Church and the political community is possible.” “The Church does not seek to substitute government, rather her only desire, through a spirit of dialogue and respectful collaboration, is to participate in life of the nation, at the service of all people
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chân dung linh mục Việt Nam: LM Phêrô Nguyễn Văn Kiều
GP Bà Rịa
04:21 02/07/2009
LM Phêrô Nguyễn Văn Kiều (1903-1971)
1903: Sinh tại xứ Quan Lãng, giáo phận Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An
1916: Vào tiểu chủng viện Xã Đoài, giáo phận Vinh
1924: Thầy giảng giúp xứ Đồng Tháp, Thành Trài và Thanh Bích
1930: Học trường lý đoán (đại chủng viện) Xã Đoài
21/12/1935: Thụ phong linh mục tại Xã Đoài
1936: Phó xứ Thọ Hoàng, giáo phận Vinh
1937: Chánh xứ Yên Phúc, giáo phận Vinh
1941: Chánh xứ Bột Đà, giáo phận Vinh
1942: Chánh xứ Làng Truông, giáo phận Vinh
1952: Quản hạt Ngàn Sâu, giáo phận Vinh
1955: Di cư vào miền Nam
1955: Chánh xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa
1955-1971: Chánh Xứ Vinh Hà – Bình Giã
28/4/1971: Qua đời tại bệnh viện Sùng Chính, Sài Gòn
02/5/1971: An táng tại khuôn viên thánh đường xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa.
Trong Năm Linh mục, Hội đồng Giám mục Việt Nam gợi ý cho chúng ta đi tìm những mẫu gương sống cho đời linh mục, không phải từ những vị thánh chói ngời nhân đức, nhưng từ những mục tử giản đơn, bình dị, đã từng hiện diện giữa đoàn chiên nơi các giáo phận. Nhìn vào cách sống của những người đi trước, chúng ta không đòi hỏi một mẫu hình tuyệt hảo trong mọi lãnh vực, nhưng chỉ mong bắt gặp những đường nét khắc họa lại khuôn mặt của Vị Mục Tử nhân lành, những điển hình minh họa cho nếp sống của đời tận hiến vì Nước Trời.
Từ cuộc đời cha Phêrô Nguyễn Văn Kiều, một trong những vị tiền bối của linh mục đoàn giáo phận Bà Rịa, chúng ta xin được ngắm nhìn mẫu gương của người môn đệ thân tín đồng thời cũng là một mục tử đầy yêu thương.
“Ở lại trong tình yêu của Thầy”
Hình ảnh cha xứ lặng lẽ cầu nguyện trong nhà thờ ngoài những giờ phụng vụ hằng ngày, đã là một ấn tượng khó phai nơi những người ở bên cạnh cha Phêrô. Khi kể về nếp sống thường ngày của cha, người dân Vinh Hà luôn phải sử dụng điệp khúc “cha lại ra nhà thờ…” Những giờ kinh Nhật tụng, những tràng kinh Mân côi kính Đức Mẹ, những giây phút cầu nguyện riêng, và cả đến việc đọc sách thiêng liêng, cha đều thực hiện trước Thánh Thể. Ngôi Nhà Chầu đã như là điểm hẹn thân quen, nơi mà cả sáng trưa chiều, mỗi khi có được thời gian, cha lại tìm đến. Nếu nhà xứ là nơi cha tiêu hao chính bản thân mình khi phục vụ đoàn chiên, thì nhà thờ là nơi cha tìm lại sức mạnh thiêng liêng từ Thánh Tâm của Đấng Mục Tử nhân lành. Chắc hẳn lòng yêu mến Thánh Thể đã làm nền cho các nhân đức cũng như nếp sống thanh tịnh, vâng phục và khó nghèo rất nổi bật nơi cha Phêrô. Đó còn là động lực cho các thực hành đạo đức cá nhân như hy sinh hãm mình, kể cả ăn chay đánh tội, cùng với thái độ cung kính và sốt sắng khi chầu Thánh Thể, nhất là khi cử hành Thánh lễ, đến độ cha đã nhiều lần bật khóc khi đọc lời Truyền phép.
Lòng mến Chúa của cha Phêrô còn như được củng cố nhờ vào tâm tình yêu kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Với tràng chuỗi luôn mang trong người, cha thầm thĩ những lời kinh Mân côi gần như liên lỉ suốt ngày để dâng kính Mẹ.
Nếu những tâm tình và cách thể hiện lòng đạo đức chỉ là cá biệt của riêng cha Phêrô, thì lòng yêu mến Thánh Thể của người đi trước vẫn có thể trở thành mẫu gương cho chúng ta hôm nay. Chắc chắn ai cũng thâm tín về sức mạnh của tình yêu Thánh Thể, ai cũng muốn đáp trả tiếng gọi của tình yêu Thánh Tâm, nhưng việc thường xuyên đến cầu nguyện trước Nhà Chầu ngoài những giờ phụng vụ phải chăng đã không còn là thực hành, có khi cả không là ý định, nơi nhiều linh mục của thế hệ chúng ta? Việc viếng Thánh Thể phải chăng đã lâu lắm rồi, thậm chí là chưa bao giờ, được đặt vào trong thời khóa biểu hằng ngày? Không vào nhà thờ sớm, dù chỉ năm mười phút trước giờ dâng lễ, rời phòng áo ngay khi vừa thay xong lễ phục. Thời gian có mặt tại nhà thờ chỉ vỏn vẹn vừa đủ cho việc cử hành các bí tích, phải chăng đã đủ để thể hiện lòng yêu mến?
Nhìn vào gương cha Phêrô, chúng ta chỉ mong có thêm những giây phút cầu nguyện trước Thánh Thể, tạo lại những gặp gỡ thân tình, dù biết rằng đây chỉ là một thể hiện bên ngoài, để có thể cảm nghiệm được tâm tình của người môn đệ muốn “ở lại trong tình yêu của Thầy”, để cầu nguyện cho mình và cho đoàn chiên, đồng thời để kín múc nguồn sức cho đời tông đồ.
“Như Thầy yêu thương”
Nếu phải kể về cha Phêrô, những giáo dân trong các xứ mà cha đã coi sóc sẽ nhắc ngay đến cách cha yêu thương mọi người. Cuộc đời cha qua đi, nhưng vẫn còn lưu lại mãi những ký ức về một cha xứ hiền lành, ân cần, tận tụy và nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên. Cha tận tâm phục vụ những người chung quanh cả phần hồn lẫn phần xác.
Đối với mọi người, lòng yêu thương được thể hiện ngay trong cách cha vui vẻ tiếp đón những ai đến xin cha giúp đỡ, dù là để xin thuốc chữa bệnh hay để xin xưng tội, xức dầu bệnh nhân. Cha tìm đủ cách để giúp đỡ những người túng nghèo hoặc đau bệnh, từ việc phát thuốc miễn phí, đến việc đích thân băng rửa vết thương ghẻ lở, từ việc gửi tiền hoặc quà bánh, đến việc đi tới tận nhà thăm viếng, ủi an. Cha chân thành thương mến mọi người, không phân biệt lương giáo, già trẻ, giàu nghèo. Ngay cả sau khi cha đã qua đời, cho đến hôm nay, hằng ngày vẫn có nhiều người tìm đến cha, với ước mong gặp được niềm an ủi, hoặc xin cha bầu cử cho trước Nhan Chúa, ngày giỗ cha hằng năm (28/4), nhiều người đến thánh đường xứ Vinh Hà tham dự thánh lễ và viếng mộ phần của cha để tỏ lòng yêu mến và tri ân.
Đối với đoàn chiên xứ đạo, tấm lòng mục tử của cha Phêrô Nguyễn Văn Kiếu đã biến cha nên người phục vụ không biết mệt mỏi. Có thể nói, cha không còn nghĩ đến bản thân khi phải lo cho các linh hồn. Đặc biệt trong việc trao ban bí tích hoà giải, cha Phêrô không hề giới hạn giờ giấc, thậm chí có lần cha đang dùng bữa, có người đến xin xưng tội, cha lập tức bỏ ngang bữa cơm, mặc áo dòng đi ra nhà thờ giải tội, sau đó mới trở vào ăn tiếp. Vào các dịp lễ trọng, bởi thương giáo dân hơn cả bản thân, cha dành lấy phần mệt về mình để nhiều người đỡ mệt, nên cha sẵn sàng đạp xe đến tận các nhà nguyện giáo họ để giải tội. Theo cha, “giải tội cho kẻ có tội là nhiệm vụ hàng đầu của linh mục. Cần đem tình thương cho họ đi tìm Chúa để được bình an trong tâm hồn, nên mình phải hy sinh giấc ngủ, giờ ăn hoặc các công việc phần xác khác”.
Dĩ nhiên, cách hành xử của cha Phêrô có thể phần nào quá đặc biệt, nếu không nói là quá đáng, nhưng chính sự “quá đáng” này của đức ái mục tử lại trở nên lời chất vấn cho chúng ta bây giờ. Nếu những mục tử như lòng Chúa mong muốn, hôm qua cũng như hôm nay, không chỉ dẫn chiên đi bằng đôi tay và khối óc, mà còn phải bằng cả trái tim của mình, thì có đúng chăng khi chúng ta đặt giới hạn cho đức ái, và sợ những “quá đáng” của tình yêu ? Có đúng chăng khi chúng ta đặt ưu tiên cho thời giờ và sức khoẻ bản thân, chỉ làm việc trong những giờ “hành chánh”, để rồi chưa dám như Chúa “yêu thương những kẻ thuộc về mình, và yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1)?
Đi tìm một mẫu gương, có lẽ chúng ta không muốn chỉ thấy được trong đó bóng hình của người đã đi trước, nhưng đúng hơn, chúng ta muốn nhận ra chính mình trong hiện tại. Một thoáng nhìn vào cuộc đời cha Phêrô, thật ra chỉ là để có cơ hội nhìn kỹ hơn vào chính mình, và cuối cùng, dù có nhìn vào ai, mắt chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ rời khỏi Đức Kitô Mục Tử, mẫu hình tuyệt hảo và ngàn đời sống động cho những kẻ Người đã gọi làm môn đệ và đã chọn làm tông đồ.
1903: Sinh tại xứ Quan Lãng, giáo phận Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An
1916: Vào tiểu chủng viện Xã Đoài, giáo phận Vinh
1924: Thầy giảng giúp xứ Đồng Tháp, Thành Trài và Thanh Bích
1930: Học trường lý đoán (đại chủng viện) Xã Đoài
21/12/1935: Thụ phong linh mục tại Xã Đoài
1936: Phó xứ Thọ Hoàng, giáo phận Vinh
1937: Chánh xứ Yên Phúc, giáo phận Vinh
1941: Chánh xứ Bột Đà, giáo phận Vinh
1942: Chánh xứ Làng Truông, giáo phận Vinh
1952: Quản hạt Ngàn Sâu, giáo phận Vinh
1955: Di cư vào miền Nam
1955: Chánh xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa
1955-1971: Chánh Xứ Vinh Hà – Bình Giã
28/4/1971: Qua đời tại bệnh viện Sùng Chính, Sài Gòn
02/5/1971: An táng tại khuôn viên thánh đường xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa.
Trong Năm Linh mục, Hội đồng Giám mục Việt Nam gợi ý cho chúng ta đi tìm những mẫu gương sống cho đời linh mục, không phải từ những vị thánh chói ngời nhân đức, nhưng từ những mục tử giản đơn, bình dị, đã từng hiện diện giữa đoàn chiên nơi các giáo phận. Nhìn vào cách sống của những người đi trước, chúng ta không đòi hỏi một mẫu hình tuyệt hảo trong mọi lãnh vực, nhưng chỉ mong bắt gặp những đường nét khắc họa lại khuôn mặt của Vị Mục Tử nhân lành, những điển hình minh họa cho nếp sống của đời tận hiến vì Nước Trời.
Từ cuộc đời cha Phêrô Nguyễn Văn Kiều, một trong những vị tiền bối của linh mục đoàn giáo phận Bà Rịa, chúng ta xin được ngắm nhìn mẫu gương của người môn đệ thân tín đồng thời cũng là một mục tử đầy yêu thương.
“Ở lại trong tình yêu của Thầy”
Hình ảnh cha xứ lặng lẽ cầu nguyện trong nhà thờ ngoài những giờ phụng vụ hằng ngày, đã là một ấn tượng khó phai nơi những người ở bên cạnh cha Phêrô. Khi kể về nếp sống thường ngày của cha, người dân Vinh Hà luôn phải sử dụng điệp khúc “cha lại ra nhà thờ…” Những giờ kinh Nhật tụng, những tràng kinh Mân côi kính Đức Mẹ, những giây phút cầu nguyện riêng, và cả đến việc đọc sách thiêng liêng, cha đều thực hiện trước Thánh Thể. Ngôi Nhà Chầu đã như là điểm hẹn thân quen, nơi mà cả sáng trưa chiều, mỗi khi có được thời gian, cha lại tìm đến. Nếu nhà xứ là nơi cha tiêu hao chính bản thân mình khi phục vụ đoàn chiên, thì nhà thờ là nơi cha tìm lại sức mạnh thiêng liêng từ Thánh Tâm của Đấng Mục Tử nhân lành. Chắc hẳn lòng yêu mến Thánh Thể đã làm nền cho các nhân đức cũng như nếp sống thanh tịnh, vâng phục và khó nghèo rất nổi bật nơi cha Phêrô. Đó còn là động lực cho các thực hành đạo đức cá nhân như hy sinh hãm mình, kể cả ăn chay đánh tội, cùng với thái độ cung kính và sốt sắng khi chầu Thánh Thể, nhất là khi cử hành Thánh lễ, đến độ cha đã nhiều lần bật khóc khi đọc lời Truyền phép.
Lòng mến Chúa của cha Phêrô còn như được củng cố nhờ vào tâm tình yêu kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Với tràng chuỗi luôn mang trong người, cha thầm thĩ những lời kinh Mân côi gần như liên lỉ suốt ngày để dâng kính Mẹ.
Nếu những tâm tình và cách thể hiện lòng đạo đức chỉ là cá biệt của riêng cha Phêrô, thì lòng yêu mến Thánh Thể của người đi trước vẫn có thể trở thành mẫu gương cho chúng ta hôm nay. Chắc chắn ai cũng thâm tín về sức mạnh của tình yêu Thánh Thể, ai cũng muốn đáp trả tiếng gọi của tình yêu Thánh Tâm, nhưng việc thường xuyên đến cầu nguyện trước Nhà Chầu ngoài những giờ phụng vụ phải chăng đã không còn là thực hành, có khi cả không là ý định, nơi nhiều linh mục của thế hệ chúng ta? Việc viếng Thánh Thể phải chăng đã lâu lắm rồi, thậm chí là chưa bao giờ, được đặt vào trong thời khóa biểu hằng ngày? Không vào nhà thờ sớm, dù chỉ năm mười phút trước giờ dâng lễ, rời phòng áo ngay khi vừa thay xong lễ phục. Thời gian có mặt tại nhà thờ chỉ vỏn vẹn vừa đủ cho việc cử hành các bí tích, phải chăng đã đủ để thể hiện lòng yêu mến?
Nhìn vào gương cha Phêrô, chúng ta chỉ mong có thêm những giây phút cầu nguyện trước Thánh Thể, tạo lại những gặp gỡ thân tình, dù biết rằng đây chỉ là một thể hiện bên ngoài, để có thể cảm nghiệm được tâm tình của người môn đệ muốn “ở lại trong tình yêu của Thầy”, để cầu nguyện cho mình và cho đoàn chiên, đồng thời để kín múc nguồn sức cho đời tông đồ.
“Như Thầy yêu thương”
Nếu phải kể về cha Phêrô, những giáo dân trong các xứ mà cha đã coi sóc sẽ nhắc ngay đến cách cha yêu thương mọi người. Cuộc đời cha qua đi, nhưng vẫn còn lưu lại mãi những ký ức về một cha xứ hiền lành, ân cần, tận tụy và nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên. Cha tận tâm phục vụ những người chung quanh cả phần hồn lẫn phần xác.
Đối với mọi người, lòng yêu thương được thể hiện ngay trong cách cha vui vẻ tiếp đón những ai đến xin cha giúp đỡ, dù là để xin thuốc chữa bệnh hay để xin xưng tội, xức dầu bệnh nhân. Cha tìm đủ cách để giúp đỡ những người túng nghèo hoặc đau bệnh, từ việc phát thuốc miễn phí, đến việc đích thân băng rửa vết thương ghẻ lở, từ việc gửi tiền hoặc quà bánh, đến việc đi tới tận nhà thăm viếng, ủi an. Cha chân thành thương mến mọi người, không phân biệt lương giáo, già trẻ, giàu nghèo. Ngay cả sau khi cha đã qua đời, cho đến hôm nay, hằng ngày vẫn có nhiều người tìm đến cha, với ước mong gặp được niềm an ủi, hoặc xin cha bầu cử cho trước Nhan Chúa, ngày giỗ cha hằng năm (28/4), nhiều người đến thánh đường xứ Vinh Hà tham dự thánh lễ và viếng mộ phần của cha để tỏ lòng yêu mến và tri ân.
Đối với đoàn chiên xứ đạo, tấm lòng mục tử của cha Phêrô Nguyễn Văn Kiếu đã biến cha nên người phục vụ không biết mệt mỏi. Có thể nói, cha không còn nghĩ đến bản thân khi phải lo cho các linh hồn. Đặc biệt trong việc trao ban bí tích hoà giải, cha Phêrô không hề giới hạn giờ giấc, thậm chí có lần cha đang dùng bữa, có người đến xin xưng tội, cha lập tức bỏ ngang bữa cơm, mặc áo dòng đi ra nhà thờ giải tội, sau đó mới trở vào ăn tiếp. Vào các dịp lễ trọng, bởi thương giáo dân hơn cả bản thân, cha dành lấy phần mệt về mình để nhiều người đỡ mệt, nên cha sẵn sàng đạp xe đến tận các nhà nguyện giáo họ để giải tội. Theo cha, “giải tội cho kẻ có tội là nhiệm vụ hàng đầu của linh mục. Cần đem tình thương cho họ đi tìm Chúa để được bình an trong tâm hồn, nên mình phải hy sinh giấc ngủ, giờ ăn hoặc các công việc phần xác khác”.
Dĩ nhiên, cách hành xử của cha Phêrô có thể phần nào quá đặc biệt, nếu không nói là quá đáng, nhưng chính sự “quá đáng” này của đức ái mục tử lại trở nên lời chất vấn cho chúng ta bây giờ. Nếu những mục tử như lòng Chúa mong muốn, hôm qua cũng như hôm nay, không chỉ dẫn chiên đi bằng đôi tay và khối óc, mà còn phải bằng cả trái tim của mình, thì có đúng chăng khi chúng ta đặt giới hạn cho đức ái, và sợ những “quá đáng” của tình yêu ? Có đúng chăng khi chúng ta đặt ưu tiên cho thời giờ và sức khoẻ bản thân, chỉ làm việc trong những giờ “hành chánh”, để rồi chưa dám như Chúa “yêu thương những kẻ thuộc về mình, và yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1)?
Đi tìm một mẫu gương, có lẽ chúng ta không muốn chỉ thấy được trong đó bóng hình của người đã đi trước, nhưng đúng hơn, chúng ta muốn nhận ra chính mình trong hiện tại. Một thoáng nhìn vào cuộc đời cha Phêrô, thật ra chỉ là để có cơ hội nhìn kỹ hơn vào chính mình, và cuối cùng, dù có nhìn vào ai, mắt chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ rời khỏi Đức Kitô Mục Tử, mẫu hình tuyệt hảo và ngàn đời sống động cho những kẻ Người đã gọi làm môn đệ và đã chọn làm tông đồ.
Ra mắt tác phẩm “Hành hương Công giáo Việt Nam” tại Sài Gòn
Quốc Ngọc
06:20 02/07/2009
SAIGÒN - Tối 01/7/2009, buổi giới thiệu sách mới “Hành hương Công giáo Việt Nam” của LM Roco Nguyễn Tự Do – một trong những cánh chim đầu đàn của truyền thanh, truyền hình Công giáo trước 1975 tại miền Nam Việt Nam – đã diễn ra tại Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, số 38 Kỳ Đồng, Q.3, Sài Gòn.
“Hành hương Công giáo Việt Nam” là một công trình nghiên cứu lịch sử Giáo hội Việt Nam từ khởi thủy cho đến hiện đại đã được LM Roco Nguyễn Tự Do dày công thu thập, phân tích và tổng hợp trong điều kiện và hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bằng bố cục chặt chẽ, lối hành văn rõ ràng, thẳng thắn, khiến độc giả cảm thấy tuy là cuốn sách lịch sử nhưng “Hành hương Công giáo Việt Nam” lại thú vị như một chuyến “du ngoạn” qua các sự kiện, địa chí đức tin… suốt từ Bắc vào Nam.
Với 368 tấm ảnh màu, 536 ảnh đen trắng và hơn 800 trang viết được in trên khổ lớn 20 x 28,5, do NXB Tôn Giáo ấn hành, cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo quý giá cho độc giả. Đồng thời, đây cũng là món quà đầy ý nghĩa mà tác giả dành tặng cho Giáo hội Việt Nam trong niềm hân hoan chào đón Đại hội Dân Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập hàng giáo phẩm sắp tới.
Trả lời câu hỏi của nhà thơ Lê Đình Bảng: “Cha muốn gửi gấm gì qua cuốn sách này?” Vị tuyên úy có công chủ xướng phong trào lẫy lừng một thời “Mỗi quân nhân, một Tân ước” xúc động chia sẻ: “Tôi không phải là một sử gia vì một sử gia đòi hỏi có nhiều điều kiện khác. Tôi không viết về lịch sử để soi mói, cũng không viết lịch sử để dậy đời… Tất cả mọi biến cố trong cuộc đời mỗi người là một cuộc hành hương. Giáo hội là một cuộc hành hương. Nhân loại là một cuộc hành hương. Chúng ta đang sống cuộc hành hương ngay trong hiện tại. Bởi cuộc hành trình của chúng ta không là phải chỉ là dừng lại và chiêm ngắm mà thôi, chúng ta phải đóng góp vào hành trình đó. Với cuốn sách này, tôi cũng muốn nói lên lòng biết ơn với Giáo hội, nhớ ơn các vị thừa sai, nhớ ơn tổ tiên của chúng ta đã chết để bảo vệ đức tin, biết ơn nhà dòng, gia đình và những người mà Chúa đã có ý đặt để họ cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống”.
Như chúng ta đã biết sau 1975, cha Roco bị đưa vào trại tập trung “cải tạo” cho đến năm 1982. Kể từ đó cha không được phép ở trong nhà dòng nữa mà phải về sống với gia đình…
LM Chân Tín, LM Giuse Cao Đình Trị - Cựu Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam, nhà nghiên cứu Phạm Văn Khiêm, ông Vũ Sinh Hiên… cùng với gần 200 khách mời đã hiện diện vào tối 01/7 để chào đón tác phẩm.
Theo LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành - Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam - buổi ra mắt tác phẩm “Hành hương Công giáo Việt Nam” của LM Roco Nguyễn Tư Do sẽ khai mở cho chương trình giới thiệu các tác giả - tác phẩm Công giáo diễn ra thường xuyên tại Trung tâm mục vụ DCCT và Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sắp tới hứa hẹn sẽ lần lượt ra mắt độc giả Công giáo những tác phẩm đồ sộ khác như công trình nghiên cứu về cha Eugène Larouche – một trong những thừa sai tiên khởi của DCCT tại Việt Nam, bộ sưu tập 10.000 hạnh các thánh cũng do LM Roco Nguyễn Tư Do biên soạn, bên cạnh các tác giả khác như Lê Đình Bảng, Phạm Văn Khiêm, Nguyễn Long Tê v.v...
LM Tự Do và nhà thơ Lê Đình Bảng tại buổi ra mắt |
Với 368 tấm ảnh màu, 536 ảnh đen trắng và hơn 800 trang viết được in trên khổ lớn 20 x 28,5, do NXB Tôn Giáo ấn hành, cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo quý giá cho độc giả. Đồng thời, đây cũng là món quà đầy ý nghĩa mà tác giả dành tặng cho Giáo hội Việt Nam trong niềm hân hoan chào đón Đại hội Dân Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập hàng giáo phẩm sắp tới.
Trả lời câu hỏi của nhà thơ Lê Đình Bảng: “Cha muốn gửi gấm gì qua cuốn sách này?” Vị tuyên úy có công chủ xướng phong trào lẫy lừng một thời “Mỗi quân nhân, một Tân ước” xúc động chia sẻ: “Tôi không phải là một sử gia vì một sử gia đòi hỏi có nhiều điều kiện khác. Tôi không viết về lịch sử để soi mói, cũng không viết lịch sử để dậy đời… Tất cả mọi biến cố trong cuộc đời mỗi người là một cuộc hành hương. Giáo hội là một cuộc hành hương. Nhân loại là một cuộc hành hương. Chúng ta đang sống cuộc hành hương ngay trong hiện tại. Bởi cuộc hành trình của chúng ta không là phải chỉ là dừng lại và chiêm ngắm mà thôi, chúng ta phải đóng góp vào hành trình đó. Với cuốn sách này, tôi cũng muốn nói lên lòng biết ơn với Giáo hội, nhớ ơn các vị thừa sai, nhớ ơn tổ tiên của chúng ta đã chết để bảo vệ đức tin, biết ơn nhà dòng, gia đình và những người mà Chúa đã có ý đặt để họ cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống”.
Như chúng ta đã biết sau 1975, cha Roco bị đưa vào trại tập trung “cải tạo” cho đến năm 1982. Kể từ đó cha không được phép ở trong nhà dòng nữa mà phải về sống với gia đình…
LM Chân Tín, LM Giuse Cao Đình Trị - Cựu Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam, nhà nghiên cứu Phạm Văn Khiêm, ông Vũ Sinh Hiên… cùng với gần 200 khách mời đã hiện diện vào tối 01/7 để chào đón tác phẩm.
Theo LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành - Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam - buổi ra mắt tác phẩm “Hành hương Công giáo Việt Nam” của LM Roco Nguyễn Tư Do sẽ khai mở cho chương trình giới thiệu các tác giả - tác phẩm Công giáo diễn ra thường xuyên tại Trung tâm mục vụ DCCT và Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sắp tới hứa hẹn sẽ lần lượt ra mắt độc giả Công giáo những tác phẩm đồ sộ khác như công trình nghiên cứu về cha Eugène Larouche – một trong những thừa sai tiên khởi của DCCT tại Việt Nam, bộ sưu tập 10.000 hạnh các thánh cũng do LM Roco Nguyễn Tư Do biên soạn, bên cạnh các tác giả khác như Lê Đình Bảng, Phạm Văn Khiêm, Nguyễn Long Tê v.v...
Hãy để Chúa Giêsu vào vị trí trung tâm trong lựa chọn mục vụ
+ GM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
06:26 02/07/2009
Bài giảng của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản dip lễ họp mặt Liên Tu sĩ Roma
ngày 28-6-2009, Chúa nhật 13 Thường niên (Kn 1, 13-15; 2, 23-24; 2 Co 8, 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)
Trọng kính Đức Hồng y, Đức cha chủ tịch, Quý Đức cha,
quý Đức Ông, quý cha, quí tu sĩ, và quý anh chị em thân mến,
Trong tâm tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ trong dịp ad limina, xin cho phép con được chia sẻ những điều khám phá được từ cách lý luận của 3 bài đọc trong phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Sách Khôn Ngoan nhập đề bằng lời kêu gọi những người lãnh đạo phải biết sống theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa, sống theo đường ngay thẳng, để được sống hạnh phúc: “Hãy yêu chuộng đức công chính, hỡi những người cai trị trần gian, hãy suy tưởng ngay lành về Thiên Chúa và thành tâm tìm kiếm Người”. Để biện minh cho ý tưởng của mình, tác giả trình bày một bên là lối sống của kẻ vô đạo luôn sống ngược lại ý Chúa, tìm cách làm hại người công chính, và bên kia là cuộc sống của người công chính, dẫu cho có gặp bao khốn khó vẫn được Chúa yêu thương. Những người sống gian ác phải nếm mùi sự chết, vì họ thuộc về quỷ dữ, kết cục của cuộc đời họ thật là thê thảm.
Trong đoạn sách Khôn Ngoan vừa nghe, tác giả suy tư về nguồn gốc của cái chết: nó từ đâu đến? Nguyên nhân của sự chết là gì? Và rồi tác giả tìm ra câu trả lời: bởi vì Thiên Chúa tạo nên những điều tốt lành, nên sự chết không thể đến từ Thiên Chúa. Ma quỷ chính là nguyên nhân đưa tới sự chết. Đây là cách suy nghĩ của người được coi là khôn ngoan, biết quan sát sự kiện, đặt vấn đề, tìm nguyên nhân và rồi cố gắng đưa ra câu trả lời hợp với niềm tin. Thế nhưng, dẫu cho có vẻ hợp lý, cách trả lời này cũng mang tính cách chủ quan và phiến diện.
Trong bài đọc 2, để kêu gọi anh chị em trong cộng đoàn Côrintô rộng rãi đóng góp giúp đỡ tài chánh cho cộng đoàn ở Giêrusalem, thánh Phaolô đưa ra mẫu gương về lòng quảng đại của Chúa Giêsu và dựa trên nguyên tắc của sự chia sẻ đồng đều. Chúa Giêsu đã làm gương về sự chia sẻ: “Anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (8,9). Nền tảng của sự chia sẻ đồng đều theo tinh thần Kitô giáo: mỗi người đều được quyền hưởng đồng đều về điều kiện sống. Nếu Chúa cho bạn dư giả là để bạn có dịp chia sẻ cho người khác, chứ không phải để giữ lại cho riêng mình. Phải biết chia sẻ với người khác, bởi vì sẽ có lúc bạn phải lâm vào cảnh túng thiếu.
Vấn đề chúng ta đặt ra ở đây là tại sao để kêu goi sự quyên góp quảng đại của cộng đoàn Côrintô, thánh Phaolô lại nại đến sự quảng đại của Chúa Giêsu như là mẫu gương tuyệt vời về sự chia sẻ này? Bởi vì ngài là một nhà thần học! Đương nhiên rồi. Nhưng tại sao phải dựa vào nền tảng thần học để kêu gọi sự chia sẻ? Nếu chúng ta đã từng đọc lá thư mục vụ của HĐGMVN chuẩn bị cho chương trình mừng Năm Thánh 2010, chúng ta thấy có đề cập đến việc quyên góp trong toàn Giáo Hội Việt Nam cho việc tổ chức Năm Thánh; nhưng đó chỉ là một lời kêu gọi đúng nghĩa, không cần có những giải thích thần học đi kèm theo, và chúng ta tin chắc là lời kêu gọi này có kết quả.
Cách lý luận của thánh Phaolô trong 2 Cr 8,9, và nội dung của 2 lá thư gởi Côrintô có thể cho chúng ta biết điều này.
Mở đầu chương 8, thánh Phaolô đề cập đến sự đóng góp quảng đại của cộng đoàn Philipphê, dẫu cho họ đang gặp nhiều khó khăn (c.1-6). Rồi ngài khích lệ những người Côrintô rằng họ đã nổi tiếng về nhiều lãnh vực, nên trong việc quyên góp này, họ cũng đừng làm mất danh tiếng của mình (c.7-8). Và để đẩy lập luận của mình có tính thuyết phục hơn nữa, Chúa Giêsu, Đấng vốn là giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (c. 9) được dùng như một mẫu gương có tính thuyết phục tuyệt vời.
Tại sao thánh Phaolô là người sáng lập cộng đoàn, được coi như là người cha của cộng đoàn trong đức tin, phải vận dụng mọi sự khéo léo của khoa hùng biện và nền tảng thần học để kêu gọi sự giúp đỡ quảng đại của cộng đoàn Côrintô? Bởi vì việc quyên góp cho cộng đoàn Giêrusalem là thực sự cần thiết, và có lẽ chỉ riêng uy tín cá nhân của ngài không đủ thuyết phục.
Trong 1 Cr 1,10-13 cho thấy có sự chia rẽ trong cộng đoàn. Nhóm tự cho là thuộc về Phaolô, nhóm tự nhận là thuộc về các nhóm khác. Trong 2 Cr, từ chương 3 đến đầu chương 7, việc Phaolô nhắc đi nhắc lại về chứng thư tông đồ của mình, cho thấy uy tín tông đồ của ngài đang bị đặt lại trong nhiều nhóm của cộng đoàn này. Trong chương 2 và các chương 10-13, ngài đề cập đến những kẻ gây ưu phiền cho mình và lá thư “trong nước mắt”, cho thấy ngài không thành công lắm trong việc giải quyết những vấn đề xảy ra bên trong cộng đoàn. Và khi biết dựa vào mẫu gương của Chúa hơn là uy tín cá nhân của mình, thánh Phaolô đã có một lựa chọn rất khôn ngoan. Chúa Giêsu được coi như nền tảng của đời sống Kitô hữu, nhưng mẫu gương nền tảng này có thể được sử dụng theo 2 cách: đó là để giúp cho người Kitô hữu trở nên giống Chúa Giêsu hơn,nhưng đồng thời Chúa Giêsu cũng có thể bị lợi dụng như là phương tiện bào chữa để bảo vệ cho cách suy nghĩ của riêng mình.
Các nhân vật trong bài Tin Mừng đi ra ngoài lôgic của sự lý luận “tại sao và làm thế nào”, vì cả hai nhân vật đều rơi vào hoàn cảnh không thể lý luận được nữa. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giêsu mới giúp họ vượt qua được những khó khăn trong hiện tại. Đây không phải là thái độ duy tín, hay lười suy nghĩ, nhưng theo kinh nghiệm của dân Do thái họ thấy rằng Thiên Chúa có những lý lẽ vượt quá suy nghĩ của con người. Hãy để cho niềm tin hướng dẫn mình bước đi.
Trong bài Tin Mừng, cả ông trưởng hội đường lẫn người đàn bà loạn huyết đều coi Chúa Giêsu như là cứu cánh, nhưng đồng thời cũng là phương tiện. Cứu cánh, bởi vì Ngài là người cuối cùng có thể đem lại cho họ niềm hy vọng; nhưng đồng thời, xét theo một cách nào đó, Ngài cũng chỉ được coi như là một phương tiện, vì Ngài là người giúp họ đạt được niềm hy vọng. Việc xem Chúa Giêsu như là phương tiện hay cùng đích được biểu lộ trong cách sống của chính con người.
Như là những người có trách nhiệm trong Giáo Hội Việt Nam, trong hiện tại cũng như trong tương lai, mỗi lựa chọn, mỗi quyết định của chúng ta không chỉ là một lựa chọn có tính cách cá nhân, nhưng còn có liên quan đến cộng đoàn tín hữu được trao phó, đến dân tộc Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ. Hãy để Chúa Giêsu vào vị trí trung tâm trong lựa chọn mục vụ của chúng ta. Bước theo Chúa Giêsu, có nghĩa là bước theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt lịch sử. Chính trong tinh thần hiệp thông với với Đấng Kế vị thánh Phêrô, với các giám mục, mà chúng ta có thể khám phá ra sự hướng dẫn kỳ diệu của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể theo sát bước chân của Thầy Chí Thánh.
ngày 28-6-2009, Chúa nhật 13 Thường niên (Kn 1, 13-15; 2, 23-24; 2 Co 8, 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)
Trọng kính Đức Hồng y, Đức cha chủ tịch, Quý Đức cha,
quý Đức Ông, quý cha, quí tu sĩ, và quý anh chị em thân mến,
Trong tâm tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ trong dịp ad limina, xin cho phép con được chia sẻ những điều khám phá được từ cách lý luận của 3 bài đọc trong phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Sách Khôn Ngoan nhập đề bằng lời kêu gọi những người lãnh đạo phải biết sống theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa, sống theo đường ngay thẳng, để được sống hạnh phúc: “Hãy yêu chuộng đức công chính, hỡi những người cai trị trần gian, hãy suy tưởng ngay lành về Thiên Chúa và thành tâm tìm kiếm Người”. Để biện minh cho ý tưởng của mình, tác giả trình bày một bên là lối sống của kẻ vô đạo luôn sống ngược lại ý Chúa, tìm cách làm hại người công chính, và bên kia là cuộc sống của người công chính, dẫu cho có gặp bao khốn khó vẫn được Chúa yêu thương. Những người sống gian ác phải nếm mùi sự chết, vì họ thuộc về quỷ dữ, kết cục của cuộc đời họ thật là thê thảm.
Trong đoạn sách Khôn Ngoan vừa nghe, tác giả suy tư về nguồn gốc của cái chết: nó từ đâu đến? Nguyên nhân của sự chết là gì? Và rồi tác giả tìm ra câu trả lời: bởi vì Thiên Chúa tạo nên những điều tốt lành, nên sự chết không thể đến từ Thiên Chúa. Ma quỷ chính là nguyên nhân đưa tới sự chết. Đây là cách suy nghĩ của người được coi là khôn ngoan, biết quan sát sự kiện, đặt vấn đề, tìm nguyên nhân và rồi cố gắng đưa ra câu trả lời hợp với niềm tin. Thế nhưng, dẫu cho có vẻ hợp lý, cách trả lời này cũng mang tính cách chủ quan và phiến diện.
Trong bài đọc 2, để kêu gọi anh chị em trong cộng đoàn Côrintô rộng rãi đóng góp giúp đỡ tài chánh cho cộng đoàn ở Giêrusalem, thánh Phaolô đưa ra mẫu gương về lòng quảng đại của Chúa Giêsu và dựa trên nguyên tắc của sự chia sẻ đồng đều. Chúa Giêsu đã làm gương về sự chia sẻ: “Anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (8,9). Nền tảng của sự chia sẻ đồng đều theo tinh thần Kitô giáo: mỗi người đều được quyền hưởng đồng đều về điều kiện sống. Nếu Chúa cho bạn dư giả là để bạn có dịp chia sẻ cho người khác, chứ không phải để giữ lại cho riêng mình. Phải biết chia sẻ với người khác, bởi vì sẽ có lúc bạn phải lâm vào cảnh túng thiếu.
Vấn đề chúng ta đặt ra ở đây là tại sao để kêu goi sự quyên góp quảng đại của cộng đoàn Côrintô, thánh Phaolô lại nại đến sự quảng đại của Chúa Giêsu như là mẫu gương tuyệt vời về sự chia sẻ này? Bởi vì ngài là một nhà thần học! Đương nhiên rồi. Nhưng tại sao phải dựa vào nền tảng thần học để kêu gọi sự chia sẻ? Nếu chúng ta đã từng đọc lá thư mục vụ của HĐGMVN chuẩn bị cho chương trình mừng Năm Thánh 2010, chúng ta thấy có đề cập đến việc quyên góp trong toàn Giáo Hội Việt Nam cho việc tổ chức Năm Thánh; nhưng đó chỉ là một lời kêu gọi đúng nghĩa, không cần có những giải thích thần học đi kèm theo, và chúng ta tin chắc là lời kêu gọi này có kết quả.
Cách lý luận của thánh Phaolô trong 2 Cr 8,9, và nội dung của 2 lá thư gởi Côrintô có thể cho chúng ta biết điều này.
Mở đầu chương 8, thánh Phaolô đề cập đến sự đóng góp quảng đại của cộng đoàn Philipphê, dẫu cho họ đang gặp nhiều khó khăn (c.1-6). Rồi ngài khích lệ những người Côrintô rằng họ đã nổi tiếng về nhiều lãnh vực, nên trong việc quyên góp này, họ cũng đừng làm mất danh tiếng của mình (c.7-8). Và để đẩy lập luận của mình có tính thuyết phục hơn nữa, Chúa Giêsu, Đấng vốn là giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (c. 9) được dùng như một mẫu gương có tính thuyết phục tuyệt vời.
Tại sao thánh Phaolô là người sáng lập cộng đoàn, được coi như là người cha của cộng đoàn trong đức tin, phải vận dụng mọi sự khéo léo của khoa hùng biện và nền tảng thần học để kêu gọi sự giúp đỡ quảng đại của cộng đoàn Côrintô? Bởi vì việc quyên góp cho cộng đoàn Giêrusalem là thực sự cần thiết, và có lẽ chỉ riêng uy tín cá nhân của ngài không đủ thuyết phục.
Trong 1 Cr 1,10-13 cho thấy có sự chia rẽ trong cộng đoàn. Nhóm tự cho là thuộc về Phaolô, nhóm tự nhận là thuộc về các nhóm khác. Trong 2 Cr, từ chương 3 đến đầu chương 7, việc Phaolô nhắc đi nhắc lại về chứng thư tông đồ của mình, cho thấy uy tín tông đồ của ngài đang bị đặt lại trong nhiều nhóm của cộng đoàn này. Trong chương 2 và các chương 10-13, ngài đề cập đến những kẻ gây ưu phiền cho mình và lá thư “trong nước mắt”, cho thấy ngài không thành công lắm trong việc giải quyết những vấn đề xảy ra bên trong cộng đoàn. Và khi biết dựa vào mẫu gương của Chúa hơn là uy tín cá nhân của mình, thánh Phaolô đã có một lựa chọn rất khôn ngoan. Chúa Giêsu được coi như nền tảng của đời sống Kitô hữu, nhưng mẫu gương nền tảng này có thể được sử dụng theo 2 cách: đó là để giúp cho người Kitô hữu trở nên giống Chúa Giêsu hơn,nhưng đồng thời Chúa Giêsu cũng có thể bị lợi dụng như là phương tiện bào chữa để bảo vệ cho cách suy nghĩ của riêng mình.
Các nhân vật trong bài Tin Mừng đi ra ngoài lôgic của sự lý luận “tại sao và làm thế nào”, vì cả hai nhân vật đều rơi vào hoàn cảnh không thể lý luận được nữa. Chỉ có niềm tin vào Chúa Giêsu mới giúp họ vượt qua được những khó khăn trong hiện tại. Đây không phải là thái độ duy tín, hay lười suy nghĩ, nhưng theo kinh nghiệm của dân Do thái họ thấy rằng Thiên Chúa có những lý lẽ vượt quá suy nghĩ của con người. Hãy để cho niềm tin hướng dẫn mình bước đi.
Trong bài Tin Mừng, cả ông trưởng hội đường lẫn người đàn bà loạn huyết đều coi Chúa Giêsu như là cứu cánh, nhưng đồng thời cũng là phương tiện. Cứu cánh, bởi vì Ngài là người cuối cùng có thể đem lại cho họ niềm hy vọng; nhưng đồng thời, xét theo một cách nào đó, Ngài cũng chỉ được coi như là một phương tiện, vì Ngài là người giúp họ đạt được niềm hy vọng. Việc xem Chúa Giêsu như là phương tiện hay cùng đích được biểu lộ trong cách sống của chính con người.
Như là những người có trách nhiệm trong Giáo Hội Việt Nam, trong hiện tại cũng như trong tương lai, mỗi lựa chọn, mỗi quyết định của chúng ta không chỉ là một lựa chọn có tính cách cá nhân, nhưng còn có liên quan đến cộng đoàn tín hữu được trao phó, đến dân tộc Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ. Hãy để Chúa Giêsu vào vị trí trung tâm trong lựa chọn mục vụ của chúng ta. Bước theo Chúa Giêsu, có nghĩa là bước theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt lịch sử. Chính trong tinh thần hiệp thông với với Đấng Kế vị thánh Phêrô, với các giám mục, mà chúng ta có thể khám phá ra sự hướng dẫn kỳ diệu của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể theo sát bước chân của Thầy Chí Thánh.
Giáo xứ Thanh Đức giáo phận Đà Nẵng mừng 55 thành lập
JB. Song Ngọc
18:18 02/07/2009
ĐÀ NẴNG - Nhân ngày mừng lễ Bổn Mạng thánh Phêrô và Phaolô tông đồ cũng là ngày mừng kỷ niệm 55 năm thành lập giáo xứ Thanh Đức (1954 -2009), đây cũng là cơ hội tốt để giáo xứ hun nóng tinh thần đạo đức, đoàn kết, hợp nhất yêu thương, vui sống đời chứng tá tình yêu giữa môi trường xã hội hôm nay. Ngay từ những ngày đầu tháng 6, giáo xứ như chuyển mình vươn dậy, đón lấy những luồng sinh khí mới, sức sống mới với các hoạt động, phong trào ở 3 lãnh vực: đức dục, trí dục và thể dục.
Đức Dục:
Như một chuẩn bị xa, giáo xứ tiến hành tu bổ, sơn sửa lại ngôi thánh đường cho khang trang, xinh đẹp hơn sau gần 9 năm xây dựng với những vết bẩn qua thời gian tháng năm lưu lại.
Giáo xứ Thanh Đức được xem là một giáo xứ có nhiều ban ngành đoàn thể trưởng thành rất sớm so với các xứ trong Giáo phận. Chính vì thế, phương thế làm việc cũng như hiệu quả công việc trong trong ban ngành, đoàn thể luôn trôi chảy. Nhờ vậy, việc canh tân, cải tổ cơ cấu hoạt động của các ban ngành, đoàn thể trong giáo xứ luôn được đặt ra. Đặc biệt, trong đời sống thiêng liêng, Cha sở, cha phó, tổ chức các buổi tỉnh tâm cho các giới, các ban ngành đoàn thể, nhằm chuẩn bị tâm hồn thật sự để mừng lễ quan thầy của giáo xứ. Rất mừng, mọi người trong giáo xứ đều hưởng ứng và cảm thấy đó là điều đó cần thiết và thật hữu ích cho đời sống thiêng liêng trong dịp lễ này.
Để chuẩn bị mừng lễ Bổn mạng và 55 thành lập giáo xứ, ban giáo lý đã có sự chuẩn bị trước một năm dài. Nhờ vậy, dịp lễ này, giáo xứ có hơn 50 em được Xưng Tội, lần đầu tiên rước Chúa và 68 em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Phải ghi nhận sự ý thức cũng như những nỗ lực nơi các em: Ngoài những giờ học văn hoá ở trường, các em còn phải dành thời gian để học biết những bài giáo lý cơ bản về Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thêm sức cũng như những kinh nguyện. Phần lớn các em đã học hiểu và nắm vững được những kiến thức cơ bản nền tảng đức tin về các bí tích này để làm hành trong cho các em khi bước vào đời. Đây cũng là kết quả cụ thể của sự nổ lực, hy sinh nơi tất cả mọi thành phần trong giáo xứ: cha Quản xứ, cha phó xứ, quý Soeurs, quý phụ huynh, các anh chị Huynh trưởng, giảng viên... Ngoài ra, ban giáo lý cũng đã tất bật lo tổng kết bế giảng năm học giáo lý 2008-2009 cho hơn 800 em thiếu nhi trong xứ và phát thưởng khích lệ cho những em có thành tích xuất sắc về đạo đức cũng như giáo lý.
Đặc biệt, năm nay, giáo xứ đã phát động phong trào đọc 5phút/mỗi ngày cho Lời Chúa. Mỗi tháng có đến 1000 cuốn 5 phút Lời Chúa được người tín hữu trong giáo xứ đón đọc. Đây là một niềm vui mừng rất lớn, vì người tín hữu Thanh Đức đã ý thức được vài trò của Lời Chúa, cũng như nhận thấy được của ăn tinh thần không thể thiếu trong gia đình. Đó cũng là kim chỉ nam để giúp người tín hữu thăng tiến trên con đường nên thánh đang sống kiếp lữ hành. Ước mong, mọi người trong giáo xứ tiếp tục hưởng ứng, cổ võ, và mời gọi cho những ai còn cảm thấy xa lạ với tập nhỏ 5 phút lời Chúa mỗi ngày.
Thiết tưởng cũng nên ghi nhận những đóng góp không nhỏ của ca đoàn tổng hợp của Giáo xứ trong những ngày này cho việc chuẩn bị mừng lễ Bổn mạng. Dù trong mùa nắng nóng, oi bức, các ca viên vẫn miệt mài tập luyện, tăng giờ tăng ca để mong sao có đựơc lời ca tiếng hát thánh thót, ngọt ngào, giúp cộng đoàn có được tâm tình sốt sắng hiệp dâng thánh lễ cách hữu hiệu hơn. Cũng phải nên tự hào với ca đoàn giáo xứ Thanh Đức, một giáo xứ luôn có được những thành tích đáng khen trong những dịp Giáo phận, Giáo hạt tổ chức hoan ca, diễn nguyện, văn nghệ…
Trí Dục.
Trang bị hành trang tri thức cho con cái bước vào đời, quả là mối bận tâm thao thức của những người có trách nhiệm. Cha Quản xứ, không ngừng động viên khích lệ cổ vũ các em: yêu mến và chăm chỉ học tập. Ngài cũng nhắc nhở phụ huynh ưu tiên quan tâm, chăm sóc, kiểm tra và đôn đốc theo dõi các em trong vấn đề học tập; mỗi gia đình hãy cố gắng để lo cho con cái được học hành chu đáo. Ngài mời gọi các bậc phụ huynh ý thức: để trở hành người tín hữn tốt, thì các em phải được học hành tốt. Đặc biệt giáo xứ có Hội Nghề Nghiệp gần gũi đồng hành cùng các em với những sinh hoạt cụ thể thiết thực: như tổ chức những khoá dạy kèm, luyện thi lớp 9, lớp 12… Ngoài ra, giáo xứ cũng chạy vạy xoay xở đâu đó để có chút tài chánh hổ trợ chút đỉnh cho các em nghèo vượt khó. “của ít lòng nhiều” nói lên lòng yêu thương, mối bận tâm lo lắng cho tương lai giáo xứ. “Tre già măng mọc”, các em hôm nay là tương lai mai sau, các em sẽ là những con người cột trụ cho giáo xứ Thanh Đức sau này. Thiết tưởng, vấn đề giáo dục con em trong giáo xứ không chỉ là của Cha sở, cha phó mà là của mọi người. Mọi người hãy mở rộng lòng mình ra để tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ được cắp sách đến trường. Hãy thương các em nghèo là tiếng kêu của những ai biết ưu tư vì vấn đề văn hoá trong giáo xứ!
Thể Dục:
Ngoài những hoạt động trí dục và đức dục, còn có thêm thể dục, làm cho bầu khí giáo xứ giữa mùa hè nắng nóng, lại đông vui nhộn nhịp sau những buổi lễ chiều.“Đúng hẹn lại về, nhằm kỳ lại đến”, ngay từ đầu tháng 6, mùa hội thể thao của giáo xứ lại khai mở; nơi hẹn hò gặp gỡ của nhiều gương mặt, cầu thủ xuất chúng mà chưa có dịp trình làng.
Đúng 19g30 ngày 1.6.2009, cha Quản Xứ, người điều hành chung ban tổ chức giải, trân trọng công bố khai mạc hội thi thể thao Mừng Ngày Lễ thánh Bổn Mạng Phêrô và kỷ niệm 55 năm ngày thành lập giáo xứ Thanh Đức trong bầu không khí vui nhộn, tưng bừng hồ hỡi của đông đảo khán giả tham dự, cùng với những tràn vỗ tay cổ động vang dội không ngớt…Ngài cũng không quên nhắc nhở kêu gọi tinh thần thi đấu thể thao đích thực, fairplay. Thi đấu trong tinh thần huynh đệ, đoàn kết, yêu thương chứ không mang nặng thắng thua, sát phạt.
Năm nay, thi đấu tập trung vào 4 môn, đủ các giới tham dự:
Bóng Đá Mini cho thiếu nhi.
Bóng Ném cho Thanh Niên.
Kéo Co Nữ cho giới Trung Niên
Đấu Cờ Tướng cho Lão Ông.
Qua gần một tháng tranh tài đọ sức giữa các đội của 9 giáo họ trong giáo xứ. Hôm nay đã đến hồi kết thúc:
Đúng lúc 19g30 ngày 28.6.2009, một không khí khác thường với mọi ngày. Sân nhà thờ Thanh Đức đâu phải là nhỏ, thường ngày vẫn thấy mênh mông rộng rãi, thế mà hôm nay sân ấy nhỏ bé và chật chội quá. Bởi nó không đủ sức chứa cho từng đoàn, từng đoàn người tuôn về cổ vũ hò reo, động viên cho cầu thủ, vận động viên của Giáo họ mình khi bước vào giai đoạn cuối cùng, chặng đường bước tới vinh quang với những cúp vàng óng ánh gọi mời….
Đêm vui bế mạc thể thao và trao giải khép lại. Trong cuộc chơi có kẻ thắng người thua, có niềm vui nỗi buồn. Nhưng điều nghi nhận được là: một tinh thần đoàn kết yêu thương còn đọng lại nơi gương mặt mỗi người. Phải chăng họ đã ý thức và biết hướng đến một cái nhìn xa rộng hơn…..
Hẹn tái ngộ Mùa Giải Năm Sau.
Niềm vui của ngày mừng lễ 55 năm thành lập giáo xứ chưa khép lại mà còn được nối dài với thánh lễ Ban Bí Tích Thêm Sức cho 68 em vào chiều ngày 3.7.2009 do Cha Tổng Đại Diện, nguyên cha Quản Xứ Thanh Đức và thánh Lễ Bế Giảng Năm Học Giáo Lý và 50 em được Xưng Tội và Rước Chúa Lần Đầu vào chiều 4.7.2009.
Niềm vui còn duy trì thêm nữa với Chương Trình Ẩm Thực vào ngày 5.7.2009 và Đêm Lễ Hội Văn Nghệ cùng ngày.
Chắc chắn, những sinh hoạt của giáo xứ trong dịp này sẽ đẹp lại những ích lợi thiêng liêng thật sự trong lòng người tín hữu Thanh Đức. Mọi người tạ ơn Chúa, cảm ơn giáo xứ đã tạo nên mùa lễ hội đầy ý nghĩa này.
Đức Dục:
Như một chuẩn bị xa, giáo xứ tiến hành tu bổ, sơn sửa lại ngôi thánh đường cho khang trang, xinh đẹp hơn sau gần 9 năm xây dựng với những vết bẩn qua thời gian tháng năm lưu lại.
Giáo xứ Thanh Đức được xem là một giáo xứ có nhiều ban ngành đoàn thể trưởng thành rất sớm so với các xứ trong Giáo phận. Chính vì thế, phương thế làm việc cũng như hiệu quả công việc trong trong ban ngành, đoàn thể luôn trôi chảy. Nhờ vậy, việc canh tân, cải tổ cơ cấu hoạt động của các ban ngành, đoàn thể trong giáo xứ luôn được đặt ra. Đặc biệt, trong đời sống thiêng liêng, Cha sở, cha phó, tổ chức các buổi tỉnh tâm cho các giới, các ban ngành đoàn thể, nhằm chuẩn bị tâm hồn thật sự để mừng lễ quan thầy của giáo xứ. Rất mừng, mọi người trong giáo xứ đều hưởng ứng và cảm thấy đó là điều đó cần thiết và thật hữu ích cho đời sống thiêng liêng trong dịp lễ này.
Để chuẩn bị mừng lễ Bổn mạng và 55 thành lập giáo xứ, ban giáo lý đã có sự chuẩn bị trước một năm dài. Nhờ vậy, dịp lễ này, giáo xứ có hơn 50 em được Xưng Tội, lần đầu tiên rước Chúa và 68 em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Phải ghi nhận sự ý thức cũng như những nỗ lực nơi các em: Ngoài những giờ học văn hoá ở trường, các em còn phải dành thời gian để học biết những bài giáo lý cơ bản về Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thêm sức cũng như những kinh nguyện. Phần lớn các em đã học hiểu và nắm vững được những kiến thức cơ bản nền tảng đức tin về các bí tích này để làm hành trong cho các em khi bước vào đời. Đây cũng là kết quả cụ thể của sự nổ lực, hy sinh nơi tất cả mọi thành phần trong giáo xứ: cha Quản xứ, cha phó xứ, quý Soeurs, quý phụ huynh, các anh chị Huynh trưởng, giảng viên... Ngoài ra, ban giáo lý cũng đã tất bật lo tổng kết bế giảng năm học giáo lý 2008-2009 cho hơn 800 em thiếu nhi trong xứ và phát thưởng khích lệ cho những em có thành tích xuất sắc về đạo đức cũng như giáo lý.
Đặc biệt, năm nay, giáo xứ đã phát động phong trào đọc 5phút/mỗi ngày cho Lời Chúa. Mỗi tháng có đến 1000 cuốn 5 phút Lời Chúa được người tín hữu trong giáo xứ đón đọc. Đây là một niềm vui mừng rất lớn, vì người tín hữu Thanh Đức đã ý thức được vài trò của Lời Chúa, cũng như nhận thấy được của ăn tinh thần không thể thiếu trong gia đình. Đó cũng là kim chỉ nam để giúp người tín hữu thăng tiến trên con đường nên thánh đang sống kiếp lữ hành. Ước mong, mọi người trong giáo xứ tiếp tục hưởng ứng, cổ võ, và mời gọi cho những ai còn cảm thấy xa lạ với tập nhỏ 5 phút lời Chúa mỗi ngày.
Thiết tưởng cũng nên ghi nhận những đóng góp không nhỏ của ca đoàn tổng hợp của Giáo xứ trong những ngày này cho việc chuẩn bị mừng lễ Bổn mạng. Dù trong mùa nắng nóng, oi bức, các ca viên vẫn miệt mài tập luyện, tăng giờ tăng ca để mong sao có đựơc lời ca tiếng hát thánh thót, ngọt ngào, giúp cộng đoàn có được tâm tình sốt sắng hiệp dâng thánh lễ cách hữu hiệu hơn. Cũng phải nên tự hào với ca đoàn giáo xứ Thanh Đức, một giáo xứ luôn có được những thành tích đáng khen trong những dịp Giáo phận, Giáo hạt tổ chức hoan ca, diễn nguyện, văn nghệ…
Trí Dục.
Trang bị hành trang tri thức cho con cái bước vào đời, quả là mối bận tâm thao thức của những người có trách nhiệm. Cha Quản xứ, không ngừng động viên khích lệ cổ vũ các em: yêu mến và chăm chỉ học tập. Ngài cũng nhắc nhở phụ huynh ưu tiên quan tâm, chăm sóc, kiểm tra và đôn đốc theo dõi các em trong vấn đề học tập; mỗi gia đình hãy cố gắng để lo cho con cái được học hành chu đáo. Ngài mời gọi các bậc phụ huynh ý thức: để trở hành người tín hữn tốt, thì các em phải được học hành tốt. Đặc biệt giáo xứ có Hội Nghề Nghiệp gần gũi đồng hành cùng các em với những sinh hoạt cụ thể thiết thực: như tổ chức những khoá dạy kèm, luyện thi lớp 9, lớp 12… Ngoài ra, giáo xứ cũng chạy vạy xoay xở đâu đó để có chút tài chánh hổ trợ chút đỉnh cho các em nghèo vượt khó. “của ít lòng nhiều” nói lên lòng yêu thương, mối bận tâm lo lắng cho tương lai giáo xứ. “Tre già măng mọc”, các em hôm nay là tương lai mai sau, các em sẽ là những con người cột trụ cho giáo xứ Thanh Đức sau này. Thiết tưởng, vấn đề giáo dục con em trong giáo xứ không chỉ là của Cha sở, cha phó mà là của mọi người. Mọi người hãy mở rộng lòng mình ra để tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ được cắp sách đến trường. Hãy thương các em nghèo là tiếng kêu của những ai biết ưu tư vì vấn đề văn hoá trong giáo xứ!
Thể Dục:
Ngoài những hoạt động trí dục và đức dục, còn có thêm thể dục, làm cho bầu khí giáo xứ giữa mùa hè nắng nóng, lại đông vui nhộn nhịp sau những buổi lễ chiều.“Đúng hẹn lại về, nhằm kỳ lại đến”, ngay từ đầu tháng 6, mùa hội thể thao của giáo xứ lại khai mở; nơi hẹn hò gặp gỡ của nhiều gương mặt, cầu thủ xuất chúng mà chưa có dịp trình làng.
Đúng 19g30 ngày 1.6.2009, cha Quản Xứ, người điều hành chung ban tổ chức giải, trân trọng công bố khai mạc hội thi thể thao Mừng Ngày Lễ thánh Bổn Mạng Phêrô và kỷ niệm 55 năm ngày thành lập giáo xứ Thanh Đức trong bầu không khí vui nhộn, tưng bừng hồ hỡi của đông đảo khán giả tham dự, cùng với những tràn vỗ tay cổ động vang dội không ngớt…Ngài cũng không quên nhắc nhở kêu gọi tinh thần thi đấu thể thao đích thực, fairplay. Thi đấu trong tinh thần huynh đệ, đoàn kết, yêu thương chứ không mang nặng thắng thua, sát phạt.
Năm nay, thi đấu tập trung vào 4 môn, đủ các giới tham dự:
Bóng Đá Mini cho thiếu nhi.
Bóng Ném cho Thanh Niên.
Kéo Co Nữ cho giới Trung Niên
Đấu Cờ Tướng cho Lão Ông.
Qua gần một tháng tranh tài đọ sức giữa các đội của 9 giáo họ trong giáo xứ. Hôm nay đã đến hồi kết thúc:
Đúng lúc 19g30 ngày 28.6.2009, một không khí khác thường với mọi ngày. Sân nhà thờ Thanh Đức đâu phải là nhỏ, thường ngày vẫn thấy mênh mông rộng rãi, thế mà hôm nay sân ấy nhỏ bé và chật chội quá. Bởi nó không đủ sức chứa cho từng đoàn, từng đoàn người tuôn về cổ vũ hò reo, động viên cho cầu thủ, vận động viên của Giáo họ mình khi bước vào giai đoạn cuối cùng, chặng đường bước tới vinh quang với những cúp vàng óng ánh gọi mời….
Đêm vui bế mạc thể thao và trao giải khép lại. Trong cuộc chơi có kẻ thắng người thua, có niềm vui nỗi buồn. Nhưng điều nghi nhận được là: một tinh thần đoàn kết yêu thương còn đọng lại nơi gương mặt mỗi người. Phải chăng họ đã ý thức và biết hướng đến một cái nhìn xa rộng hơn…..
Hẹn tái ngộ Mùa Giải Năm Sau.
Niềm vui của ngày mừng lễ 55 năm thành lập giáo xứ chưa khép lại mà còn được nối dài với thánh lễ Ban Bí Tích Thêm Sức cho 68 em vào chiều ngày 3.7.2009 do Cha Tổng Đại Diện, nguyên cha Quản Xứ Thanh Đức và thánh Lễ Bế Giảng Năm Học Giáo Lý và 50 em được Xưng Tội và Rước Chúa Lần Đầu vào chiều 4.7.2009.
Niềm vui còn duy trì thêm nữa với Chương Trình Ẩm Thực vào ngày 5.7.2009 và Đêm Lễ Hội Văn Nghệ cùng ngày.
Chắc chắn, những sinh hoạt của giáo xứ trong dịp này sẽ đẹp lại những ích lợi thiêng liêng thật sự trong lòng người tín hữu Thanh Đức. Mọi người tạ ơn Chúa, cảm ơn giáo xứ đã tạo nên mùa lễ hội đầy ý nghĩa này.
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
GP Cần Thơ
20:28 02/07/2009
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1897 – 1946)
Một mẫu gương mục tử: Sống chết vì đoàn chiên
Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Đôi dòng tiểu sử
Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản. Cha Bề trên điạ phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Ngày 12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá.
Thi hài ngài được vớt lên và chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Chứng nhân Đức Ái
Lễ giỗ đầu đầu tiên do cha Antôn Vũ Xuân Vinh tổ chức năm 1979 với thành phần tham dự đến từ những họ đạo chung quanh (chỉ khoảng chừng 30 người). Nhưng dần dần số người nhận được ơn lành nhờ lời bầu cử của cha Diệp ngày càng nhiều và họ đổn thổi về sự hiển linh của ngài nên rất đông đảo người lương cũng như giáo trong nước và cả ngoài nước đều tuôn về Tắc Sậy để cầu khấn với ngài. Số khách hành hương trong ngày lễ giỗ ngày càng tăng, con số lên đến hàng chục ngàn người và không chỉ trong ngày lễ giỗ mà còn thường xuyên trong năm vẫn có những người đến hành hương. Vì thế kể từ 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy. Từ nơi đây rất nhiều người đã nhận được những ơn lành phần xác cũng như phần hồn.
Nếu ngày xưa ngài đã vì thương đoàn chiên mà sẵn sàng sống chết vì họ thì ngày nay ngài lại trở thành chứng nhân của Đức Ái qua biết bao nhiêu ơn lạ nhờ lời bầu cử của ngài cho tất cả những ai chạy đến với ngài.
Một mẫu gương mục tử: Sống chết vì đoàn chiên
Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Đôi dòng tiểu sử
- Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
- Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước.
- Năm 1904, lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên Battambang, Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyển thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.
- Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền cho ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn Tiểu chủng viện, ngài lên Ðại chủng viện Nam Vang, Campuchia (lúc đó các họ đạo khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia).
- Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Ðức cha GB. Chabalier. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
- Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.
- Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng.
Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản. Cha Bề trên điạ phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Ngày 12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá.
Thi hài ngài được vớt lên và chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Chứng nhân Đức Ái
Lễ giỗ đầu đầu tiên do cha Antôn Vũ Xuân Vinh tổ chức năm 1979 với thành phần tham dự đến từ những họ đạo chung quanh (chỉ khoảng chừng 30 người). Nhưng dần dần số người nhận được ơn lành nhờ lời bầu cử của cha Diệp ngày càng nhiều và họ đổn thổi về sự hiển linh của ngài nên rất đông đảo người lương cũng như giáo trong nước và cả ngoài nước đều tuôn về Tắc Sậy để cầu khấn với ngài. Số khách hành hương trong ngày lễ giỗ ngày càng tăng, con số lên đến hàng chục ngàn người và không chỉ trong ngày lễ giỗ mà còn thường xuyên trong năm vẫn có những người đến hành hương. Vì thế kể từ 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy. Từ nơi đây rất nhiều người đã nhận được những ơn lành phần xác cũng như phần hồn.
Nếu ngày xưa ngài đã vì thương đoàn chiên mà sẵn sàng sống chết vì họ thì ngày nay ngài lại trở thành chứng nhân của Đức Ái qua biết bao nhiêu ơn lạ nhờ lời bầu cử của ngài cho tất cả những ai chạy đến với ngài.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái của Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
JB Nguyễn Hữu Vinh
22:56 02/07/2009
HÀ NỘI - Sáng 2/7/2009, trên các ngả đường Hà Nội, tràn ngập bóng áo xanh của sinh viên Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội tiếp sức các thí sinh từ khắp nơi về dự thi đại học 2009.
Xem hình ảnh Sinh viên Công giáo tiếp đón sĩ tử về Hà Nội dự thi
Tại các bến xe, ga tàu và những nơi có phương tiện giao thông công cộng, từng đoàn thí sinh Công giáo và cả không Công giáo được sự hướng dẫn của các sinh viên tình nguyện Công giáo với áo xanh mang hàng chữ “Sinh viên Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội – Tình nguyện viên” với phù hiệu Sinh viên TGP dẫn dắt đến những vị trí, nơi ăn, nghỉ đã được bố trí chu đáo.
Gánh nặng lều chõng
Hàng năm, cứ đến mùa thi đại học, từ khắp muôn nơi, những thí sinh hiếu học cơm đùm cơm gói lại lục tục kéo nhau về Hà Nội – nơi tập trung nhiều nhất các trường đại học của cả nước.
Đến được trường thi là cả một vấn đề khó khăn với nhiều người. Với các gia đình khá giả thì đây cũng là dịp để tham quan Thủ đô, phục vụ sĩ tử nhưng cũng là chuyến du lịch với người nhà.
Nhưng tiếc rằng những gia đình này là con số rất ít.
Vì vậy, với đa số người dân, mỗi lượt con “lai kinh ứng thí” là một đợt lo lắng lớn. Nhất là với những gia đình chưa một lần có dịp đến Thủ đô, nơi ồn ào náo nhiệt, là chốn nhiều tệ nạn xã hội, xô bồ mà không có bà con họ hàng quen biết…
Chuyện ăn, chuyện ở và đi lại của con em trong những ngày thi là những điều khiến các bậc phụ huynh đau đầu nhất. Đã có những trường hợp thí sinh rơi vào tay cò mồi, hay bị bắt chẹt một cách vô lương tâm mà không biết kêu ai.
Thông thường, cứ một thí sinh lại kèm thêm một hoặc hai người đi cùng để lo phục vụ, động viên tinh thần. Với kinh tế gia đình eo hẹp, giá cả, sinh hoạt, đi lại ở Thủ đô đắt đỏ đã đành, về mùa thi lại đội lên đáng kể, thì đây quả là một gánh nặng.
Vòng tay nhân ái
Nắm bắt được những khó khăn của đa số người dân có con em đi thi, mấy năm gần đây, sinh viên Công Giáo Tổng Giáo phận Hà Nội đã có chương trình “Tiếp sức mùa thi” hết sức sôi động, hào hứng, nhiệt thành và có hiệu quả.
Từ sáng sớm, sinh viên Công giáo ở các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyện nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đầy đủ với các loại phương tiện di chuyển, thông tin liên lạc sẵn có của mình sẵn sàng giúp đỡ các thí sinh. Tại các đầu mối giao thông, bàn đón tiếp sinh viên được đặt ở nơi dễ thấy nhất. Từng đoàn các sinh viên tình nguyện sẵn sàng xe máy, mũ bảo hiểm để đón tiếp thí sinh.
Các sĩ tử được đón ngay từ khi xuống xe ở các đầu mối. Họ được phân theo từng nhóm, từng tốp dựa vào khối thi, trường thi cũng như quê quán để các em khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu ra thành phố. Các tình nguyện viên tỏa ra mọi nẻo đường đưa các em về từng khu vực đã được chuẩn bị trước để các em nghỉ ngơi, chuẩn bị cho những ngày thi căng thẳng.
Con số dự tính là hơn 2.000 sinh viên sẽ được đón tiếp đợt này.
Để có những cơ sở đón tiếp thí sinh dự thi ĐH năm nay, sinh viên TGP đã có kế hoạch hành động cụ thể từ nhiều tháng trước. Lập danh sách thí sinh đăng ký từ các xứ họ khắp nơi trên toàn TGP, lên chương trình, tìm kiếm các cơ sở tạm trú, mượn xe máy…
Để có mức chi phí thấp nhất cho mỗi gia đình thí sinh, các cơ sở sẵn có của các giáo xứ, giáo họ và Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Chủng viện đều được tận dụng cho các em và người nhà tá túc.
Mới tuần trước, tôi còn nhìn thấy Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải của Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà tất tả đi đến từng nhà trong Giáo xứ Kẻ Sét để mượn chỗ tá túc cho thí sinh.
Hình ảnh vị linh mục với chiếc xe máy cà tàng và cái mũ bảo hiểm trên đầu, thậm chí không kịp bỏ ra mỗi lần dừng lại hỏi thăm, giữa trời nắng tháng sáu chói chang để ngày hôm nay các thí sinh về Hà Nội dự thi được an toàn, đỡ khó khăn là điều để lại nhiều ấn tượng trong nhiều giáo dân và những người không công giáo.
Năm nay, từ khi đặt chân đến HN cho tới khi về, mỗi thí sinh đóng góp 300 ngàn đồng (dù có cả người nhà đi kèm hay không). Với số tiền này nếu thuê phòng trọ ở HN, chắc chỉ được 1 ngày cho hai người mà chưa có ăn uống.
Các giáo xứ, giáo họ và giáo dân Hà Nội đón tiếp các thí sinh từ xa về dự thi với tình cảm thân yêu, chân thành và nhiệt tình như với ngay chính con cháu, anh chị em mình. Họ nhường buồng cho thí sinh ở trọ, giúp đỡ nấu nướng, hay cho mượn phương tiện đi lại… hoàn toàn tự nguyện và vô vụ lợi trong suốt đợt thi.
Điều đáng nói là không chỉ thí sinh Công giáo được đón tiếp, mà cả những thí sinh không Công giáo có nhu cầu đều được bình đẳng và yêu thương trong phục vụ, không chỉ các thí sinh đã đăng ký trước, mà cả những thí sinh chưa đăng ký cũng được phục vụ chu đáo không phân biệt.
Ngoài phục vụ về vật chất, những việc chăm sóc tinh thần cũng đã được các linh mục, các sinh viên và giáo dân, giáo xứ hết sức chú trọng.
Ngay trưa 2/7 tại nhà thờ xứ Kẻ Sét, một Thánh lễ đã được dâng lên cầu nguyện cho sự bình an của các thí sinh qua mùa thi.
Chiều tối, tại các Giáo xứ có thí sinh đến trú tạm, các Thánh lễ cầu nguyện bình an đã được dâng lên Thiên Chúa. Tại Giáo xứ Thái Hà, hàng loạt các thí sinh đã đến trước tòa Đức Mẹ Hằng cứu giúp để xin được ơn sáng suốt đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.
Cuối lễ, các thành phần dân Chúa, các cựu sinh viên, các sinh viên đã đặt tay chúc bình an cho tất cả các thí sinh bước vào một kỳ thi với tất cả tâm tình tự tin và phó thác.
Vài hình ảnh đáng nhớ
Năm nay, sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội ra quân đồng loạt với chiếc áo màu xanh đặc trưng của mình. Chiếc áo phông màu xanh sáng, cổ trắng, phía trước và phía sau có phù hiệu của Sinh viên Công giáo TGPHN làm nhiều người tò mò. Khi tôi hỏi một sinh viên: “Tại sao không dùng mẫu áo xanh Thanh niên Tình nguyện như thường thấy trên đường phố hàng năm”? Một sinh viên trả lời tôi: “Chú không biết chiếc áo xanh tình nguyện đó đã từng được dùng vào những việc hoàn toàn không chính đáng làm hoen ố hình ảnh của thanh niên khi từng đoàn người mang áo đó bao vây nhà thờ Thái Hà, Tòa Khâm sứ hò hét, khiêu khích khi giáo dân bị xịt hơi cay, từng bao vây để tượng Đức Mẹ Sầu bị bị đưa đi trước sự bất lực của giáo dân và mọi người bằng sự hung dữ và cuồng nộ ngu xuẩn. Chiếc áo đó đã bị làm hoen ố bởi những hình ảnh đó nên chúng cháu không dùng nữa, vì đó là sự ô nhục. Thanh niên, sinh viên chúng cháu không thể chấp nhận những hành động vô đạo đó”.
Tôi chỉ biết im lặng. Biết nói gì hơn khi điều đó là sự thật. Tôi nhớ lại tối 31/8/2008 tại Linh địa Đức Bà khi những em nhỏ, những phụ nữ đã bị xịt hơi cay, giáo dân đang yêu cầu lập biên bản mà cán bộ công an dày đặc đứng đó cứ chối quanh, một đoàn thanh niên không biết từ đâu xuất hiện mang áo Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nói năng khiêu khích, hò hét “Như có Bác Hồ…”
Cũng trong đêm đó, khi linh mục Nguyễn Văn Khải đứng dậy kêu gọi mọi giáo dân ngồi xuống trật tự để giải quyết vấn đề, thì ngay ngày hôm sau, báo chí nhà nước đã vu cáo là “kích động giáo dân”. Tôi cũng đã nhìn thấy hàng đoàn thanh niên mang chiếc áo này khi bức tượng Đức Mẹ Sầu bi bị mang đi khỏi Tòa Khâm sứ trước sự uất nghẹn của bao giáo dân, tín hữu. Đó là những hình ảnh hết sức phản cảm trước con mắt cộng đồng.
Những hình ảnh đó quả thật đã làm hoen ố hình ảnh chiếc áo “Tình nguyện” này thật. Nhiều khi một hành động dốt nát của người lớn đã để lại những ấn tượng không dễ tẩy rửa khỏi đầu lớp trẻ và di chứng của nó phải nhiều thời gian, công sức mới khắc phục được.
Thanh niên ngày nay cũng có nhiều suy nghĩ sâu sắc.
Vài suy nghĩ, cảm nhận
Những việc làm hôm nay của sinh viên, giáo dân Công giáo nói lên nhiều điều.
Đó là gì, nếu không phải là tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua những cử chỉ, hành động bởi chính cộng đồng công giáo hôm nay bằng cách thực hiện lời Đức Giêsu đã dạy: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Những việc làm thể hiện lòng nhân ái, lòng yêu người, điều mà đang ngày càng thiếu thốn trong xã hội ngày nay đặt ra nhiều vấn đề để suy nghĩ. Những điều này nếu được cổ vũ và có cơ hội phát triển, chắc chắn sẽ làm xã hội ổn định hơn, tiến bộ hơn và có cơ sở tồn tại vững chắc hơn là những hành động thù địch, hăm dọa, trấn áp, cá lớn nuốt cá bé và vô cảm trước nỗi đau khổ của con người đang lan tràn trong xã hội ngày nay.
Điều đó cũng để những người cầm quyền cân nhắc, suy nghĩ và hành động nếu muốn xã hội vững bền thì không có con đường nào khác là cần phải để cho những tấm lòng nhân ái, những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội có cơ hội phát triển và biến thành những hành động thiết thực.
Những thiếu thốn về cơ sở vật chất cho các công tác mục vụ tôn giáo, từ thiện phục vụ cộng đồng hôm nay một lần nữa đặt ra cho nhà cầm quyền những suy nghĩ nghiêm túc khi những tài sản, đất đai của Giáo hội đang bị chiếm đoạt vô cớ và sử dụng bừa bãi hoặc lãng phí. Thậm chí còn được dùng để chia chác hoặc sử dụng vào những mục đích là chia rẽ tình đoàn kết gắn bó mọi con người trong cộng đồng dân tộc.
Những tài sản của Giáo hội khi được sử dụng vào những mục đích công ích như những việc này sẽ làm vơi đi những đau khổ, bớt đi những khó khăn của nhân dân mà lẽ ra việc chăm sóc và lo lắng cho họ là trách nhiệm và nghĩ vụ của nhà cầm quyền.
Hà Nội, Ngày 2/7/2009
Xem hình ảnh Sinh viên Công giáo tiếp đón sĩ tử về Hà Nội dự thi
Tại các bến xe, ga tàu và những nơi có phương tiện giao thông công cộng, từng đoàn thí sinh Công giáo và cả không Công giáo được sự hướng dẫn của các sinh viên tình nguyện Công giáo với áo xanh mang hàng chữ “Sinh viên Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội – Tình nguyện viên” với phù hiệu Sinh viên TGP dẫn dắt đến những vị trí, nơi ăn, nghỉ đã được bố trí chu đáo.
Gánh nặng lều chõng
Hàng năm, cứ đến mùa thi đại học, từ khắp muôn nơi, những thí sinh hiếu học cơm đùm cơm gói lại lục tục kéo nhau về Hà Nội – nơi tập trung nhiều nhất các trường đại học của cả nước.
Đến được trường thi là cả một vấn đề khó khăn với nhiều người. Với các gia đình khá giả thì đây cũng là dịp để tham quan Thủ đô, phục vụ sĩ tử nhưng cũng là chuyến du lịch với người nhà.
Nhưng tiếc rằng những gia đình này là con số rất ít.
Vì vậy, với đa số người dân, mỗi lượt con “lai kinh ứng thí” là một đợt lo lắng lớn. Nhất là với những gia đình chưa một lần có dịp đến Thủ đô, nơi ồn ào náo nhiệt, là chốn nhiều tệ nạn xã hội, xô bồ mà không có bà con họ hàng quen biết…
Chuyện ăn, chuyện ở và đi lại của con em trong những ngày thi là những điều khiến các bậc phụ huynh đau đầu nhất. Đã có những trường hợp thí sinh rơi vào tay cò mồi, hay bị bắt chẹt một cách vô lương tâm mà không biết kêu ai.
Thông thường, cứ một thí sinh lại kèm thêm một hoặc hai người đi cùng để lo phục vụ, động viên tinh thần. Với kinh tế gia đình eo hẹp, giá cả, sinh hoạt, đi lại ở Thủ đô đắt đỏ đã đành, về mùa thi lại đội lên đáng kể, thì đây quả là một gánh nặng.
Vòng tay nhân ái
Nắm bắt được những khó khăn của đa số người dân có con em đi thi, mấy năm gần đây, sinh viên Công Giáo Tổng Giáo phận Hà Nội đã có chương trình “Tiếp sức mùa thi” hết sức sôi động, hào hứng, nhiệt thành và có hiệu quả.
Từ sáng sớm, sinh viên Công giáo ở các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyện nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đầy đủ với các loại phương tiện di chuyển, thông tin liên lạc sẵn có của mình sẵn sàng giúp đỡ các thí sinh. Tại các đầu mối giao thông, bàn đón tiếp sinh viên được đặt ở nơi dễ thấy nhất. Từng đoàn các sinh viên tình nguyện sẵn sàng xe máy, mũ bảo hiểm để đón tiếp thí sinh.
Các sĩ tử được đón ngay từ khi xuống xe ở các đầu mối. Họ được phân theo từng nhóm, từng tốp dựa vào khối thi, trường thi cũng như quê quán để các em khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu ra thành phố. Các tình nguyện viên tỏa ra mọi nẻo đường đưa các em về từng khu vực đã được chuẩn bị trước để các em nghỉ ngơi, chuẩn bị cho những ngày thi căng thẳng.
Con số dự tính là hơn 2.000 sinh viên sẽ được đón tiếp đợt này.
Để có những cơ sở đón tiếp thí sinh dự thi ĐH năm nay, sinh viên TGP đã có kế hoạch hành động cụ thể từ nhiều tháng trước. Lập danh sách thí sinh đăng ký từ các xứ họ khắp nơi trên toàn TGP, lên chương trình, tìm kiếm các cơ sở tạm trú, mượn xe máy…
Để có mức chi phí thấp nhất cho mỗi gia đình thí sinh, các cơ sở sẵn có của các giáo xứ, giáo họ và Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Chủng viện đều được tận dụng cho các em và người nhà tá túc.
Mới tuần trước, tôi còn nhìn thấy Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải của Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà tất tả đi đến từng nhà trong Giáo xứ Kẻ Sét để mượn chỗ tá túc cho thí sinh.
Hình ảnh vị linh mục với chiếc xe máy cà tàng và cái mũ bảo hiểm trên đầu, thậm chí không kịp bỏ ra mỗi lần dừng lại hỏi thăm, giữa trời nắng tháng sáu chói chang để ngày hôm nay các thí sinh về Hà Nội dự thi được an toàn, đỡ khó khăn là điều để lại nhiều ấn tượng trong nhiều giáo dân và những người không công giáo.
Năm nay, từ khi đặt chân đến HN cho tới khi về, mỗi thí sinh đóng góp 300 ngàn đồng (dù có cả người nhà đi kèm hay không). Với số tiền này nếu thuê phòng trọ ở HN, chắc chỉ được 1 ngày cho hai người mà chưa có ăn uống.
Các giáo xứ, giáo họ và giáo dân Hà Nội đón tiếp các thí sinh từ xa về dự thi với tình cảm thân yêu, chân thành và nhiệt tình như với ngay chính con cháu, anh chị em mình. Họ nhường buồng cho thí sinh ở trọ, giúp đỡ nấu nướng, hay cho mượn phương tiện đi lại… hoàn toàn tự nguyện và vô vụ lợi trong suốt đợt thi.
Điều đáng nói là không chỉ thí sinh Công giáo được đón tiếp, mà cả những thí sinh không Công giáo có nhu cầu đều được bình đẳng và yêu thương trong phục vụ, không chỉ các thí sinh đã đăng ký trước, mà cả những thí sinh chưa đăng ký cũng được phục vụ chu đáo không phân biệt.
Ngoài phục vụ về vật chất, những việc chăm sóc tinh thần cũng đã được các linh mục, các sinh viên và giáo dân, giáo xứ hết sức chú trọng.
Ngay trưa 2/7 tại nhà thờ xứ Kẻ Sét, một Thánh lễ đã được dâng lên cầu nguyện cho sự bình an của các thí sinh qua mùa thi.
Chiều tối, tại các Giáo xứ có thí sinh đến trú tạm, các Thánh lễ cầu nguyện bình an đã được dâng lên Thiên Chúa. Tại Giáo xứ Thái Hà, hàng loạt các thí sinh đã đến trước tòa Đức Mẹ Hằng cứu giúp để xin được ơn sáng suốt đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.
Cuối lễ, các thành phần dân Chúa, các cựu sinh viên, các sinh viên đã đặt tay chúc bình an cho tất cả các thí sinh bước vào một kỳ thi với tất cả tâm tình tự tin và phó thác.
Vài hình ảnh đáng nhớ
Năm nay, sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội ra quân đồng loạt với chiếc áo màu xanh đặc trưng của mình. Chiếc áo phông màu xanh sáng, cổ trắng, phía trước và phía sau có phù hiệu của Sinh viên Công giáo TGPHN làm nhiều người tò mò. Khi tôi hỏi một sinh viên: “Tại sao không dùng mẫu áo xanh Thanh niên Tình nguyện như thường thấy trên đường phố hàng năm”? Một sinh viên trả lời tôi: “Chú không biết chiếc áo xanh tình nguyện đó đã từng được dùng vào những việc hoàn toàn không chính đáng làm hoen ố hình ảnh của thanh niên khi từng đoàn người mang áo đó bao vây nhà thờ Thái Hà, Tòa Khâm sứ hò hét, khiêu khích khi giáo dân bị xịt hơi cay, từng bao vây để tượng Đức Mẹ Sầu bị bị đưa đi trước sự bất lực của giáo dân và mọi người bằng sự hung dữ và cuồng nộ ngu xuẩn. Chiếc áo đó đã bị làm hoen ố bởi những hình ảnh đó nên chúng cháu không dùng nữa, vì đó là sự ô nhục. Thanh niên, sinh viên chúng cháu không thể chấp nhận những hành động vô đạo đó”.
Tôi chỉ biết im lặng. Biết nói gì hơn khi điều đó là sự thật. Tôi nhớ lại tối 31/8/2008 tại Linh địa Đức Bà khi những em nhỏ, những phụ nữ đã bị xịt hơi cay, giáo dân đang yêu cầu lập biên bản mà cán bộ công an dày đặc đứng đó cứ chối quanh, một đoàn thanh niên không biết từ đâu xuất hiện mang áo Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nói năng khiêu khích, hò hét “Như có Bác Hồ…”
Cũng trong đêm đó, khi linh mục Nguyễn Văn Khải đứng dậy kêu gọi mọi giáo dân ngồi xuống trật tự để giải quyết vấn đề, thì ngay ngày hôm sau, báo chí nhà nước đã vu cáo là “kích động giáo dân”. Tôi cũng đã nhìn thấy hàng đoàn thanh niên mang chiếc áo này khi bức tượng Đức Mẹ Sầu bi bị mang đi khỏi Tòa Khâm sứ trước sự uất nghẹn của bao giáo dân, tín hữu. Đó là những hình ảnh hết sức phản cảm trước con mắt cộng đồng.
Những hình ảnh đó quả thật đã làm hoen ố hình ảnh chiếc áo “Tình nguyện” này thật. Nhiều khi một hành động dốt nát của người lớn đã để lại những ấn tượng không dễ tẩy rửa khỏi đầu lớp trẻ và di chứng của nó phải nhiều thời gian, công sức mới khắc phục được.
Thanh niên ngày nay cũng có nhiều suy nghĩ sâu sắc.
Vài suy nghĩ, cảm nhận
Những việc làm hôm nay của sinh viên, giáo dân Công giáo nói lên nhiều điều.
Đó là gì, nếu không phải là tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua những cử chỉ, hành động bởi chính cộng đồng công giáo hôm nay bằng cách thực hiện lời Đức Giêsu đã dạy: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Những việc làm thể hiện lòng nhân ái, lòng yêu người, điều mà đang ngày càng thiếu thốn trong xã hội ngày nay đặt ra nhiều vấn đề để suy nghĩ. Những điều này nếu được cổ vũ và có cơ hội phát triển, chắc chắn sẽ làm xã hội ổn định hơn, tiến bộ hơn và có cơ sở tồn tại vững chắc hơn là những hành động thù địch, hăm dọa, trấn áp, cá lớn nuốt cá bé và vô cảm trước nỗi đau khổ của con người đang lan tràn trong xã hội ngày nay.
Điều đó cũng để những người cầm quyền cân nhắc, suy nghĩ và hành động nếu muốn xã hội vững bền thì không có con đường nào khác là cần phải để cho những tấm lòng nhân ái, những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội có cơ hội phát triển và biến thành những hành động thiết thực.
Những thiếu thốn về cơ sở vật chất cho các công tác mục vụ tôn giáo, từ thiện phục vụ cộng đồng hôm nay một lần nữa đặt ra cho nhà cầm quyền những suy nghĩ nghiêm túc khi những tài sản, đất đai của Giáo hội đang bị chiếm đoạt vô cớ và sử dụng bừa bãi hoặc lãng phí. Thậm chí còn được dùng để chia chác hoặc sử dụng vào những mục đích là chia rẽ tình đoàn kết gắn bó mọi con người trong cộng đồng dân tộc.
Những tài sản của Giáo hội khi được sử dụng vào những mục đích công ích như những việc này sẽ làm vơi đi những đau khổ, bớt đi những khó khăn của nhân dân mà lẽ ra việc chăm sóc và lo lắng cho họ là trách nhiệm và nghĩ vụ của nhà cầm quyền.
Hà Nội, Ngày 2/7/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
37 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho cha Lý
Nguyễn Việt Nam
02:44 02/07/2009
Một nhóm gồm 37 thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng hôm thứ Tư 1/7 đã gởi một lá thư cho Nguyễn Minh Triết yêu cầu “trả tự do tức khắc và vô điều kiện” cho một linh mục Công Giáo đối lập đã chịu hình phạt 8 năm tù từ năm 2007.
Các nhà làm luật Hoa Kỳ đã thúc giục Triết can thiệp cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý, người đã vị kết án trong một phiên tòa chóng vánh chỉ có nửa ngày tại Huế vì tội tuyên truyền chống nhà nước cộng sản.
Các thượng nghị sĩ dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Dân Chủ Barbara Boxer và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Sam Brownback nói rằng phiên tòa xử cha Lý “quá thiếu sót” khi nhấn mạnh rằng nhà tranh đấu cho dân chủ này đã không được tiếp xúc với luật sư và bị ngăn cản không cho biện hộ tại tòa.
Lá thư có đoạn viết như sau:
“Trước những thiếu sót nghiêm trọng liên quan đến việc bắt giam, xét xử và giam giữ này, chúng tôi yêu cầu ông phải trả tự do cho cha Lý tức khắc và vô điều kiện, cho phép ngài về với gia đình và công việc của ngài mà không có bất cứ ngăn trở nào về quyền phát biểu ý kiến, hội họp và di chuyển”.
Vị linh mục 63 tuổi này đã bị cầm tù 3 lần từ những thập niên 1970 với tổng cộng 14 năm tù đầy. Phiên tòa năm 2007 đã lôi kéo sự lên án của các nhà ngoại giao, các nhóm quan sát nhân quyền Việt Nam đối với chế độ độc đảng đang cố sức lấy lại uy tín trong năm qua.
Lá thư cũng nhắc chủ tịch nước Việt Nam về nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người bị bắt giữ trên các nguyên tắc như phải coi bị can là vô tội khi chưa bị kết án bởi một phiên tòa nghiêm chỉnh theo đúng luật, quyền được nhờ luật sư bào chữa và tự biện hộ.
Lá thư nhấn mạnh: “Việc bắt giữ cha Lý, phiên tòa và việc tiếp tục giam cầm như thế này đặt ra nghi vấn nghiêm trọng về việc tuân giữ của Việt Nam đối với những nguyên tắc này”.
Hai thượng nghị sĩ là những người ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Mỹ- Việt trong thập niên 1990, là thượng nghị sĩ Dân Chủ John Kerry và thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, một tù nhân chiến tranh Việt Nam bị giam ở Hỏa Lò Hà Nội trên 5 năm đã không ký vào lá thư này.
Lá thư được đưa ra chỉ vài tuần sau khi một luật sư nhân quyền Việt Nam là ông Lê Công Định đã bị bắt về cùng một tội danh “tuyên truyền chống nhà nước cộng sản.” Trường hợp của ông Định đã gây ra những quan ngại tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, các hiệp hội luật sư thế giới, các tổ chức nhân quyền và các giới báo chí trên thế giới.
Các nhà làm luật Hoa Kỳ đã thúc giục Triết can thiệp cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý, người đã vị kết án trong một phiên tòa chóng vánh chỉ có nửa ngày tại Huế vì tội tuyên truyền chống nhà nước cộng sản.
Các thượng nghị sĩ dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Dân Chủ Barbara Boxer và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Sam Brownback nói rằng phiên tòa xử cha Lý “quá thiếu sót” khi nhấn mạnh rằng nhà tranh đấu cho dân chủ này đã không được tiếp xúc với luật sư và bị ngăn cản không cho biện hộ tại tòa.
Lá thư có đoạn viết như sau:
“Trước những thiếu sót nghiêm trọng liên quan đến việc bắt giam, xét xử và giam giữ này, chúng tôi yêu cầu ông phải trả tự do cho cha Lý tức khắc và vô điều kiện, cho phép ngài về với gia đình và công việc của ngài mà không có bất cứ ngăn trở nào về quyền phát biểu ý kiến, hội họp và di chuyển”.
Vị linh mục 63 tuổi này đã bị cầm tù 3 lần từ những thập niên 1970 với tổng cộng 14 năm tù đầy. Phiên tòa năm 2007 đã lôi kéo sự lên án của các nhà ngoại giao, các nhóm quan sát nhân quyền Việt Nam đối với chế độ độc đảng đang cố sức lấy lại uy tín trong năm qua.
Lá thư cũng nhắc chủ tịch nước Việt Nam về nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người bị bắt giữ trên các nguyên tắc như phải coi bị can là vô tội khi chưa bị kết án bởi một phiên tòa nghiêm chỉnh theo đúng luật, quyền được nhờ luật sư bào chữa và tự biện hộ.
Lá thư nhấn mạnh: “Việc bắt giữ cha Lý, phiên tòa và việc tiếp tục giam cầm như thế này đặt ra nghi vấn nghiêm trọng về việc tuân giữ của Việt Nam đối với những nguyên tắc này”.
Hai thượng nghị sĩ là những người ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Mỹ- Việt trong thập niên 1990, là thượng nghị sĩ Dân Chủ John Kerry và thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, một tù nhân chiến tranh Việt Nam bị giam ở Hỏa Lò Hà Nội trên 5 năm đã không ký vào lá thư này.
Lá thư được đưa ra chỉ vài tuần sau khi một luật sư nhân quyền Việt Nam là ông Lê Công Định đã bị bắt về cùng một tội danh “tuyên truyền chống nhà nước cộng sản.” Trường hợp của ông Định đã gây ra những quan ngại tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, các hiệp hội luật sư thế giới, các tổ chức nhân quyền và các giới báo chí trên thế giới.
Chúng tôi khuyên anh là đừng có nên đi học giáo lý trong lúc này...
Mặc Lâm, RFA
22:51 02/07/2009
Cơ quan an ninh thường xuyên sách nhiễu LS.Lê Trần Luật
Mặc Lâm, RFA
01-07-2009
Sau khi Luật sư Lê Công Định bị bắt, một không khí ngột ngạt bao trùm khắp nước. Giới luật sư, những người từng bào chữa cho các vụ mà nhà nước cho là nhạy cảm, đều tỏ ra bất an vì lo sợ sự quấy rối của cơ quan an ninh.
Điển hình là Luật sư Lê Trần Luật, người liên tục bị mời lên cơ quan an ninh nhiều ngày qua vì ông từng lãnh nhận vai trò bào chữa cho vụ Thái Hà. Mặc Lâm phỏng vấn ông để biết rõ hơn những chi tiết phía sau các vụ mời làm việc này.
Cơ quan an ninh mỗi ngày mỗi mời lên làm việc
Mặc Lâm : Thưa Luật Sư, sau nhiều lần bị cơ quan an ninh mời lên làm việc thì hôm nay một lần nữa họ cũng đã mời ông như vậy. Đối với lần này thì diễn biến có gì lạ hơn những lần trước không?
LS Lê Trần Luật: Những người đó chính là cơ quan an ninh của Công An TP.HCM và họ cứ "mời" tôi lên làm việc hệt việc này tới việc khác, ví dụ như họ làm việc với tôi về chuyện tôi trả lời trên RFA về Điều 88. Họ cho rằng Đài RFA là một đài phản động, và tôi trả lời như thế mặc dù nó không sai nhưng mà trả lời cho một đối tượng phản động thì tôi cũng là người phản động, rồi họ yêu cầu tôi là đừng trả lời nữa.
Rồi họ cứ mời lên, họ bảo là nghe tin là tôi đi học giáo lý để trở thành giáo dân, họ bảo là không nên đi học giáo lý để thành giáo dân trong lúc này, bởi vì như thế là nó không hay.
Họ mời lên, nhưng sau đó họ không làm việc với tôi và họ áp giải tôi qua cơ quan thuế để làm việc về những chuyện mà văn phòng đã giải thể từ lâu rồi nhưng không biết vì sao mà (cơ quan) thuế cứ muốn mời lên để làm việc thì tôi đã từ chối mấy lần, bây giờ họ nhờ bên cơ quan an ninh áp giải tôi lên (cơ quan) thuế làm việc.
Thì cũng chỉ xoay chung quanh những vấn đề đó thôi, và một vấn đề cốt lõi nữa là họ bảo là các sếp của họ muốn biết quan điểm của tôi về vụ của Lê Công Định là như thế nào. Đó là những nội dung mà họ làm việc với tôi suốt một tuần vừa rồi, kể cả sáng nay họ cũng mới áp giải tôi đi làm việc.
Mặc Lâm: Đối với câu hỏi về LS Lê Công Định thì Luật Sư có nghĩ rằng cơ quan an ninh đang muốn thăm dò ý kiến dư luận hay là họ còn có ẩn ý nào khác?
LS Lê Trần Luật: Tôi không biết nữa, nhưng mà có lần tôi trả lời trên RFA rằng cho đến lúc này tôi cũng không tin LS Lê Công Định là đã phạm tội, thì họ bảo là tại sao báo đài trong nước đã đưa tin, kể cả âm thanh - hình ảnh, vân vân, rõ ràng như thế mà tôi vẫn không tin, thì tôi bảo đó là quan điểm của tôi thôi, còn với những gì mà báo chí cung cấp đối với trường hợp LS Lê Công Định thì cho đến nay tôi thấy có nhiều sự mâu thuẫn và tôi không tin rằng anh ấy đã phạm tội.
Những lời khuyên hay lời cảnh cáo?
Mặc Lâm: Về lý luận của cơ quan an ninh cho rằng Luật Sư trả lời cho Đài RFA thì cũng trở thành phản động thì Luật Sư trả lời như thế nào cho họ?
LS Lê Trần Luật: Tôi thì tôi có nói với họ rằng trước hết đối với RFA tôi chưa tìm thấy văn bản nào hoặc một công bố nào của nhà nước rằng RFA là một đài phản động, như một lần tôi đã trả lời Đài RFA rằng tôi thấy có nhiều đảng viên cũng như nhiều cán bộ cao cấp của nhà nước vẫn trả lời trên RFA, vậy thì chẳng lẽ những người đó là phản động hay sao, thì họ bảo là "Riêng trường hợp anh là khác!" Tôi bảo khác chỗ nào thì họ bảo là tôi tự hiểu lấy chuyện đó.
Mặc Lâm: Đối với lời khuyên không nên tiếp tục học hỏi thánh kinh cũng như tìm hiều giáo lý của cơ quan an ninh thì Lụât Sư có thấy rằng việc làm này là vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân hay không?
LS Lê Trần Luật: Họ chỉ bảo là "chúng tôi khuyên anh là đừng có nên đi học giáo lý trong lúc này thôi" chứ còn họ không đưa ra một lời cấm đoán.
Mặc Lâm: Tình hình hiện nay của Luật Sư ra sao rồi?
LS Lê Trần Luật: Họ cứ gọi điện họ bảo tôi phải lên làm việc, có khi tôi lên làm việc có khi tôi quyết liệt từ chối và tôi ở trong nhà, tôi không có ra ngoài đường.
Nhưng sau đó họ cứ rình rập trước nhà tôi đó, đến khi tôi vừa bước ra khỏi nhà đi công việc, nghiên cứu hồ sơ hoặc đi chơi gì đó vào khoảng chừng nửa tiếng hay 45 phút sau là họ cho xe của cảnh sát đến nơi tôi đang ở đó, rồi họ nắm tay nắm chân kéo tôi lên xe.
Quan ngại nhứt của tôi hiện nay, vấn đề không phải là họ áp giải hay là thế nọ thế kia, mà quan ngại thật sự của tôi là nếu họ tiếp tục làm như thế thì tôi không còn đủ thời gian để mà tôi có thể làm những công việc để phục vụ cho mưu cầu cuộc sống bình thường hàng ngày, chẳng hạn như việc lo cho vợ con, việc phải kiếm tiền để sinh sống. Ngày nào họ cũng mời; hơn mười ngày qua (thì) ngày nào cũng phải đi làm việc, mà sáng mai tôi cũng phải tiếp tục làm việc với họ. Nếu tôi không đi thì họ cứ đứng rình rập trước nhà như thế và một khi tôi bước ra thì họ cho xe cảnh sát đến và họ kéo tôi lên trên xe chở đi.
Mặc Lâm: Nếu trong trường hợp xấu nhất Luật Sư bị mời rồi không được thả thì ông có chia sẻ gì với những thính giả đang theo dõi câu chuyện này ngày hôm nay?
LS Lê Trần Luật: Tôi ít nghĩ tới chuyện họ sẽ bắt tôi, nhưng mà nếu họ bắt tôi thì mọi người bên ngoài cũng như dư luận hãy tin rằng tôi không bao giờ có một hành vi vi phạm nào, và mãi mãi tôi không bao giờ thừa nhận những hành động tôi làm là vi phạm
Mặc Lâm: Xin cám ơn LS Lê Trần Luật
Mặc Lâm, RFA
01-07-2009
Sau khi Luật sư Lê Công Định bị bắt, một không khí ngột ngạt bao trùm khắp nước. Giới luật sư, những người từng bào chữa cho các vụ mà nhà nước cho là nhạy cảm, đều tỏ ra bất an vì lo sợ sự quấy rối của cơ quan an ninh.
Điển hình là Luật sư Lê Trần Luật, người liên tục bị mời lên cơ quan an ninh nhiều ngày qua vì ông từng lãnh nhận vai trò bào chữa cho vụ Thái Hà. Mặc Lâm phỏng vấn ông để biết rõ hơn những chi tiết phía sau các vụ mời làm việc này.
Cơ quan an ninh mỗi ngày mỗi mời lên làm việc
Mặc Lâm : Thưa Luật Sư, sau nhiều lần bị cơ quan an ninh mời lên làm việc thì hôm nay một lần nữa họ cũng đã mời ông như vậy. Đối với lần này thì diễn biến có gì lạ hơn những lần trước không?
LS Lê Trần Luật: Những người đó chính là cơ quan an ninh của Công An TP.HCM và họ cứ "mời" tôi lên làm việc hệt việc này tới việc khác, ví dụ như họ làm việc với tôi về chuyện tôi trả lời trên RFA về Điều 88. Họ cho rằng Đài RFA là một đài phản động, và tôi trả lời như thế mặc dù nó không sai nhưng mà trả lời cho một đối tượng phản động thì tôi cũng là người phản động, rồi họ yêu cầu tôi là đừng trả lời nữa.
Rồi họ cứ mời lên, họ bảo là nghe tin là tôi đi học giáo lý để trở thành giáo dân, họ bảo là không nên đi học giáo lý để thành giáo dân trong lúc này, bởi vì như thế là nó không hay.
Họ mời lên, nhưng sau đó họ không làm việc với tôi và họ áp giải tôi qua cơ quan thuế để làm việc về những chuyện mà văn phòng đã giải thể từ lâu rồi nhưng không biết vì sao mà (cơ quan) thuế cứ muốn mời lên để làm việc thì tôi đã từ chối mấy lần, bây giờ họ nhờ bên cơ quan an ninh áp giải tôi lên (cơ quan) thuế làm việc.
Thì cũng chỉ xoay chung quanh những vấn đề đó thôi, và một vấn đề cốt lõi nữa là họ bảo là các sếp của họ muốn biết quan điểm của tôi về vụ của Lê Công Định là như thế nào. Đó là những nội dung mà họ làm việc với tôi suốt một tuần vừa rồi, kể cả sáng nay họ cũng mới áp giải tôi đi làm việc.
Mặc Lâm: Đối với câu hỏi về LS Lê Công Định thì Luật Sư có nghĩ rằng cơ quan an ninh đang muốn thăm dò ý kiến dư luận hay là họ còn có ẩn ý nào khác?
LS Lê Trần Luật: Tôi không biết nữa, nhưng mà có lần tôi trả lời trên RFA rằng cho đến lúc này tôi cũng không tin LS Lê Công Định là đã phạm tội, thì họ bảo là tại sao báo đài trong nước đã đưa tin, kể cả âm thanh - hình ảnh, vân vân, rõ ràng như thế mà tôi vẫn không tin, thì tôi bảo đó là quan điểm của tôi thôi, còn với những gì mà báo chí cung cấp đối với trường hợp LS Lê Công Định thì cho đến nay tôi thấy có nhiều sự mâu thuẫn và tôi không tin rằng anh ấy đã phạm tội.
Những lời khuyên hay lời cảnh cáo?
Mặc Lâm: Về lý luận của cơ quan an ninh cho rằng Luật Sư trả lời cho Đài RFA thì cũng trở thành phản động thì Luật Sư trả lời như thế nào cho họ?
LS Lê Trần Luật: Tôi thì tôi có nói với họ rằng trước hết đối với RFA tôi chưa tìm thấy văn bản nào hoặc một công bố nào của nhà nước rằng RFA là một đài phản động, như một lần tôi đã trả lời Đài RFA rằng tôi thấy có nhiều đảng viên cũng như nhiều cán bộ cao cấp của nhà nước vẫn trả lời trên RFA, vậy thì chẳng lẽ những người đó là phản động hay sao, thì họ bảo là "Riêng trường hợp anh là khác!" Tôi bảo khác chỗ nào thì họ bảo là tôi tự hiểu lấy chuyện đó.
Mặc Lâm: Đối với lời khuyên không nên tiếp tục học hỏi thánh kinh cũng như tìm hiều giáo lý của cơ quan an ninh thì Lụât Sư có thấy rằng việc làm này là vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân hay không?
LS Lê Trần Luật: Họ chỉ bảo là "chúng tôi khuyên anh là đừng có nên đi học giáo lý trong lúc này thôi" chứ còn họ không đưa ra một lời cấm đoán.
Mặc Lâm: Tình hình hiện nay của Luật Sư ra sao rồi?
LS Lê Trần Luật: Họ cứ gọi điện họ bảo tôi phải lên làm việc, có khi tôi lên làm việc có khi tôi quyết liệt từ chối và tôi ở trong nhà, tôi không có ra ngoài đường.
Nhưng sau đó họ cứ rình rập trước nhà tôi đó, đến khi tôi vừa bước ra khỏi nhà đi công việc, nghiên cứu hồ sơ hoặc đi chơi gì đó vào khoảng chừng nửa tiếng hay 45 phút sau là họ cho xe của cảnh sát đến nơi tôi đang ở đó, rồi họ nắm tay nắm chân kéo tôi lên xe.
Quan ngại nhứt của tôi hiện nay, vấn đề không phải là họ áp giải hay là thế nọ thế kia, mà quan ngại thật sự của tôi là nếu họ tiếp tục làm như thế thì tôi không còn đủ thời gian để mà tôi có thể làm những công việc để phục vụ cho mưu cầu cuộc sống bình thường hàng ngày, chẳng hạn như việc lo cho vợ con, việc phải kiếm tiền để sinh sống. Ngày nào họ cũng mời; hơn mười ngày qua (thì) ngày nào cũng phải đi làm việc, mà sáng mai tôi cũng phải tiếp tục làm việc với họ. Nếu tôi không đi thì họ cứ đứng rình rập trước nhà như thế và một khi tôi bước ra thì họ cho xe cảnh sát đến và họ kéo tôi lên trên xe chở đi.
Mặc Lâm: Nếu trong trường hợp xấu nhất Luật Sư bị mời rồi không được thả thì ông có chia sẻ gì với những thính giả đang theo dõi câu chuyện này ngày hôm nay?
LS Lê Trần Luật: Tôi ít nghĩ tới chuyện họ sẽ bắt tôi, nhưng mà nếu họ bắt tôi thì mọi người bên ngoài cũng như dư luận hãy tin rằng tôi không bao giờ có một hành vi vi phạm nào, và mãi mãi tôi không bao giờ thừa nhận những hành động tôi làm là vi phạm
Mặc Lâm: Xin cám ơn LS Lê Trần Luật
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Xin qúy Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp cập nhật địa chỉ
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
19:33 02/07/2009
Kính thưa qúy Đức ông và qúy Cha,
Vào mùa Hè hằng năm, thường có một số Linh mục được bài sai phục vụ tại một địa điểm mới. Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ & Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kính xin qúy Cha vui lòng thông báo cho chúng con biết địa chỉ mới, số điện thoại và e-mail mỗi khi di chuyển, để danh sách anh em Linh mục chúng ta được cập nhật.
Chúng con đặc biệt xin chúc mừng qúy tân Linh mục trong thời gian gần đây, và xin qúy Cha giúp gửi cho chúng con được biết nhiệm sở phục vụ mới để chúng ta có dịp liên lạc với nhau.
Sau mùa phong chức năm 2009, nay có hơn 870 Linh mục Việt Nam hiện diện phục vụ tại Hoa Kỳ. Một lần nữa, kính xin qúy Đức ông và qúy Cha tiếp tục giúp cập nhật địa chỉ mới mỗi khi có sự thay đổi.
Nếu sử dụng e-mail, xin gửi thông tin về Thư ký Văn phòng bantinliendoan@gmail.com
hoặc gửi qua đường Bưu Điện:
Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ
Rev. Joseph Nguyễn Thanh Liêm
P.O. Box 1958
Flowery Br., GA. 30542
Chân thành cám ơn qúy Đức ông và qúy Cha.
Văn phòng CĐGSTS & LĐCGVNHK
www.liendoanconggiao.net
Vào mùa Hè hằng năm, thường có một số Linh mục được bài sai phục vụ tại một địa điểm mới. Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ & Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kính xin qúy Cha vui lòng thông báo cho chúng con biết địa chỉ mới, số điện thoại và e-mail mỗi khi di chuyển, để danh sách anh em Linh mục chúng ta được cập nhật.
Chúng con đặc biệt xin chúc mừng qúy tân Linh mục trong thời gian gần đây, và xin qúy Cha giúp gửi cho chúng con được biết nhiệm sở phục vụ mới để chúng ta có dịp liên lạc với nhau.
Sau mùa phong chức năm 2009, nay có hơn 870 Linh mục Việt Nam hiện diện phục vụ tại Hoa Kỳ. Một lần nữa, kính xin qúy Đức ông và qúy Cha tiếp tục giúp cập nhật địa chỉ mới mỗi khi có sự thay đổi.
Nếu sử dụng e-mail, xin gửi thông tin về Thư ký Văn phòng bantinliendoan@gmail.com
hoặc gửi qua đường Bưu Điện:
Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ
Rev. Joseph Nguyễn Thanh Liêm
P.O. Box 1958
Flowery Br., GA. 30542
Chân thành cám ơn qúy Đức ông và qúy Cha.
Văn phòng CĐGSTS & LĐCGVNHK
www.liendoanconggiao.net
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Chiều
Nguyễn T. Hoà
06:17 02/07/2009
THÁP CHUÔNG CHIỀU
Ảnh của Nguyễn T. Hoà.
Đời anh quên, nhớ, quên... nhiều lắm!
Chiều chiều xứ Mỹ cũng chuông mơ. ..
(Trích thơ của Nguyễn Tất Nhiên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Gradation of Virtues – Györ
Nguyễn Trọng Đa
01:07 02/07/2009
Gradation Of Virtues
Đẳng cấp nhân đức. Là thứ bậc cao thấp giữa các nhân đức. Các nhân đức siêu nhiên được xếp cao hơn nhân đức tự nhiên. Trong các nhân đức siêu nhiên, nhân đức đối thần cao hơn nhân đức luân lý, và trong các nhân đức đối thần, đức cậy là cao hơn đức tin, và đức ái là cao hơn đức tin và đức cậy. Tuy nhiên trong thực hành không thể có đức ái (hay đức tin) mà không có đức cậy, và không thể có đức ái hay đức cậy mà không có đức tin. Trước tiên tâm trí phải biết tin ai và mến ai nhờ đức tin, và tại sao tin và mến, trước khi có đức ái và đức cậy.
Gradual
Ca tiến cấp. Là câu đáp và câu xướng cho Thánh thư trước đây trong Lễ hát, và được gọi tên như thế là do ca tiến cấp được hát ở bậc cấp Bàn thờ.
Gradual, Roman
Sách hát lễ Roma. Là cuốn sách phụng vụ chứa các phần hát của Thánh lễ. Nó cùng nằm chung trong bộ sách nghi thức và sách bài đọc. Sách đã được duyệt lại và sách hát lễ Roma mới được cho phép sử dụng vào ngày 24-6-1972.
Graffiti
Hình hay chữ viết trên tường. Chữ viết hay hình vẽ nguệch ngọac trên các công trình, ngôi mộ và vách tường của cơ sở Kitô giáo. Chúng có giá trị đặc biệt về lịch sử trong việc minh chứng đức tin và tập tục của Giáo hội sơ khai.
Grasping
Tham lam, keo cú. Là ước muốn ích kỷ về sở hữu, nhất là sở hữu của cải vật chất. Nó hàm chứa sự háo hức (do đó hám lợi) và tính quá mức (do đó tham lam) và thiếu tự chế (do đó quá tham lam), nhưng nó còn có thêm khái niệm khả năng sở hữu và sử dụng các phương tiện sai trái hoặc bất công.
Grat
Grat, Gratias – cám ơn; hoặc gratis – miễn phí.
Gratitude
Lòng biết ơn, tri ân. Là nhân đức qua đó một người nhìn nhận, trong lòng và bề ngòai, các ơn đã nhận được và tìm cách làm cái gì đó để trả ơn lại. Nói chung lòng biết ơn bao gồm một thái độ nội tâm, một tấm lòng tri ân, nhưng khi cần cũng cố gắng tỏ lộ ra bằng lời nói và việc làm. Kết quả là nó có ba yếu tố: công nhận là đã nhận được ơn hay quà tặng, sự cảm phục được diễn tả bằng lòng cám ơn, và khi có thể được, tặng lại cái gì đó cho món quà đã được tặng miễn phí mà không có sự đòi hỏi gì về phía người tặng.
Gratuitous Grace
Ơn nhưng không. Là ơn miễn phí trao cho những người đặc biệt để cứu độ người khác. Về mặt kỹ thuật nó được gọi là gratia gratis data (ơn trao nhưng không), nó là độc lập với đời sống luân lý cá nhân hoặc tính tình của người sở hữu nó. Trong lớp ơn nhưng không còn có các ơn đặc sủng hay đòan sủng (nói tiên tri, ơn làm phép lạ, ơn ngôn ngữ), quyền truyền phép và xá giải của linh mục, và thẩm quyền tài phán phẩm trật.
Grave
Phần mộ, huyệt, nấm mồ. Nơi được đào trong lòng đất để chôn một thi hài trong quan tài, và đôi khi trong một hòm gỗ bên ngòai, hoặc cái thùng lớn hay hòm mộ xi măng. Giáo hội yêu cầu phải làm phép tất cả các phần mộ, nơi tín hữu được mai táng.
Grave Inconvenience
Sự bất lợi nghiêm trọng. Trong thần học luân lý, là một lý do đủ để miễn cho một người khỏi thi hành một số giới luật của Giáo hội, hoặc người ấy không bị ràng buộc bởi luật tự nhiên hay luật mặc khải. Cũng còn là lý do đủ để hõan hay thậm chí không thực hiện một số việc, nếu không buộc, miễn là có ý muốn chân thành để làm.
Gravissimum Educationis
Tuyên ngôn Gravissimum Educationis (Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục), Tuyên ngôn của Công đồng chung Vatican II về Giáo dục Ktô giáo. Mục đích của tuyên ngôn này gồm có ba phần. Tuyên ngôn nói rằng mọi Kitô hữu có quyền hưởng một nền giáo dục xứng hợp; tuyên ngôn nhắc nhở cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; và cảnh báo các tín hữu phải loại trừ mọi chế độ độc quyền học hiệu. Trường Công giáo ở mọi cấp, kể cả đại học, được khuyến khích mở ra, các giáo viên được ca ngợi, và Giáo Hội có quyền thiết lập và điều khiển “các trường thuộc các cấp và các ngành” (Ngày 28-10-1965).
Greater Antiphons
Các điệp ca lớn. Là các điệp ca giờ Kinh Chiều trong bảy ngày trước lễ Chúa Giáng Sinh, mỗi điệp ca bắt đầu với một chữ "O," nên gọi là “các chữ O lớn”, theo thứ tự như sau: O Sapientia (Ô lạy Ngôi Lời Khôn Ngoan thượng trí), O Adonai (Ô lạy Chúa là Thủ Lĩnh nhà Ít-ra-en), O Radix Jesse (Ô lạy Đức Kitô là Mầm non từ gốc Gie-sê), O Clavis David (Ô lạy Đức Kitô Ngài nắm giữ chìa khóa Đa-vít), O Oriens (Ô lạy Đức Kitô là Vừng Đông xuất hiện), O Rex Gentium (Ô lạy Đức Kitô là Vua Muôn Nước), O Emmanuel (Ô muôn lạy Đức Em-ma-nu-en).
Greater Doxology
Vinh tụng ca lớn. Là Kinh Gloria in Excelsis Deo (Kinh Vinh Danh), được đọc hay hát trong Thánh lễ. Nó trái với Vinh tụng ca nhỏ, tức kinh Gloria Patri (Kinh Sáng Danh).
Greater Litanies
Kinh cầu lớn. Là cuộc rước kiệu trong ngày lễ thánh Marcô (ngày 25-4), trong đó người ta có thói quen hát Kinh Cầu Các Thánh. Việc rước kiệu và đọc kinh cầu này đã có từ thời thánh Gregory Cả (qua đời năm 604), khi tập tục được đưa vào để thay thế cho lễ Robigalia ngoại giáo cũng được mừng vào ngày này.
Great Promise
Lời hứa lớn lao. Là lời hứa thứ 12 trong 12 lời hứa mà Thánh Tâm Chúa đã tỏ lộ với thánh nữ Margaret Mary Alacoque (1647-90). Lời hứa này là: “Ta hứa với các con trong lòng thương xót quá độ của Trái Tim Ta rằng, tình yêu đầy quyền năng của Ta sẽ ban cho những ai dự Lễ Thứ sáu đầu tháng trong chín tháng liên tiếp cái ân sủng của sự sám hối cuối cùng; họ sẽ không chết trong sự ruồng bỏ của Ta hoặc không thể nhận được những Bí Tích; Thánh Tâm Ta sẽ là nơi ẩn náu an toàn của họ trong giây phút cuối cùng này." Cùng với các lời hứa khác, Lời Hứa Lớn Lao này đã được Giáo hội mặc nhiên công nhận nhân lễ phong thánh của Margaret Mary (năm 1920) và trong các qui chiếu phù hợp với mặc khải cho thánh nữ trong văn kiện của các Giáo hoàng, chẳng hạn Đức Giáo hoàng Pius XII trong thông điệp Haurietis Aquas (‘Sẽ hân hoan múc nước’, năm 1956).
Great Relics
Thánh tích lớn. Là ba thánh tích trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, được bảo quản tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Roma, và được tôn kính trong bốn ngày cuối cùng của Tuần Thánh, Chủ nhật Phục Sinh, và vào một số dịp đặc biệt. Đó là một mảnh của Thập giá thật, lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Cứu Thế, và tấm khau lau mà theo truyền thống cho biết, thánh nữ Veronica đã dân cho Chúa Kitô trên đường lên đồi Calvary (Can-vê).
Great Schism
Đại ly khai Tây phương. Cuộc đại ly khai Tây phương xảy ra từ năm 1378 đến năm 1417, khi có cuộc tranh luận về sự kế vị thật sự cho chức Giáo hoàng. Đại ly khai khởi đầu với các bài viết của Marsilius thành Padua (khỏang năm 1275-khỏang năm 1342), khi ông cho rằng Giáo hoàng phải lệ thuộc vào một hội đồng các Giám mục, Linh mục và Giáo dân. Đức Giáo hoàng Urban VI được bầu làm Giáo hoàng ngày 8-4-1378, sau 70 năm các Giáo hoàng cư ngụ ở Avignon (Pháp). Ngài là một nhà cải cách cứng rắn và cũng gay gắt. Để trả đũa, các Hồng y Pháp tuyên bố rằng Đức Urban không được bầu chọn cách hợp lệ và tiến hành bầu Robert thành Geneva làm ngụy Giáo hòang Clement VII (1378-94). Giáo hoàng Clement rút về sống ở Avignon, và cuộc Đại ly khai trở nên sôi nổi hoàn toàn. Các nước Pháp, Scotland, và Tây Ban Nha là trung thành với Giáo hòang Clement; trong khi các nước Anh, Ý, Flanders, Hungary, Ba Lan và phần lớn nước Đức trung thành với Giáo hòang Urban, ngài qua đời năm 1389. Tiếp theo sau đó có sự kế vị hợp pháp cho các Giáo hoàng ở Roma và ngụy Giáo hoàng ở Avignon. Các đại học Paris, Oxford, và Prague tranh luận cách thức giải quyết vấn đề. Cuối cùng Giáo Hoàng và ngụy Giáo hoàng được mời đến dự một công đồng ở Pisa (năm 1409); nhưng cả hai vị từ chối tham dự và bị công đồng tuyên bố hạ bệ, sau đó công đồng tiến hành bầu một ngụy Giáo hoàng khác là Giáo hòang Alexander V (năm 1409-10). Trong nỗi tuyệt vọng Hoàng đế Đức Sigismund kêu gọi ngụy Giáo hòang Gioan XXIII ở Pisa hãy triệu tập một công đồng chung ở Constance, một thành phố Đức bên bờ sông Rhine. Giáo hoàng Gioan đồng ý, và công đồng, được hợp thức hóa sau đó, diễn ra từ năm 1414. Công đồng kéo dài bốn năm và đã giải quyết được cuộc Đại ly khai. Ngụy Giáo hòang Gioan XXIII ở Pisa thóai vị. Đức Giáo hòang Gregory XII, vị Giáo chủ đích thực, đã chính thức triệu tập công đồng Constance, gửi các đại diện của mình tham dự, và vì lợi ích của Giáo hội, ngài đã tự ý thoái vị. Sự đòi hỏi quyền bính của Giáo hòang Benedict XIII ở Avignon không còn đáng được xem xét nữa. Ngai tòa của Phêrô, bị trống ngôi, đã lại có chủ thật sự, với cuộc bầu chọn Đức Giáo hòang Martin V ngày 11-11-1417. Cuộc đại ly khai chấm dứt từ đó.
Great Silence
Thinh lặng lớn. Là các khoảng thời gian thinh lặng hoàn toàn, được tuân giữ ở các cộng đoàn tu sĩ, thường là từ giờ kinh đêm cho đến sáng hôm sau. Tập tục này có từ thuở đầu nếp sống đan tu trong thế kỷ thứ ba.
Greed
Tham lam, tham tiền, thèm khát, hám của. Nó bao hàm sự đam mê kiểm sóat tiền bạc hay của cải, và gợi ý một sự ham muốn lộn xộn không quá mạnh và thường liên kết với sự thèm khát quyền lực.
Greek
Tiếng Hi Lạp. Là ngôn ngữ của Tân Ước và là nền văn hóa chủ lực của thế giới Địa Trung Hải, trong đó Kitô giáo được thiết lập trước tiên, sau nguồn gốc ở Palestine. Ý nghĩa của tiếng Hi Lạp trong các sách Tân Ước nằm trong sự việc rằng nó đã trở thành ngôn ngữ đầu tiên làm chủ thể quản thủ cho mặc khải Kitô giáo, và mãi là qui phạm cho ý nghĩa gốc của bản văn linh ứng. Tầm quan trọng của ngôn ngữ này như một nền văn minh nằm trong sự phát triển tri thức tuyệt vời, mà thánh Phaolô gọi là sự khôn ngoan (sophia), của người Hi Lạp và do đó đã trở thành sự nhập thể văn hóa của Giáo hội như là Vương quốc của Đấng Thiên sai. Sau đó có sự liên kết quan phòng của người Do Thái, vốn là Dân Chúa chọn và Chúa Kitô sinh ra giữa Dân này; và người Hi lạp, là người văn minh nhất thời ấy, và chính Đức Kitô Nhiệm thể bắt nguồn từ dân này như là một hội của các tín hữu.
Greek Cross
Thánh giá Hi Lạp. Là biểu tượng thay thế chữ Chi-Rho như là biểu trưng cho Chúa Kitô. Thánh giá này có chiều dài bằng nhau, tạo thành bốn góc bằng nhau. Nó được sử dụng ở Đông phương nhiều hơn ở Tây Phương, nhất là kể từ cuộc Ly khai Đông Tây vào thế kỷ 13.
Greek Love
Tình yêu Hi Lạp, đồng tính luyến ái nam. Là từ ngữ dùng thay cho đồng tính luyến ái nam, phát sinh từ thói quen tính dục thường có giữa người nam với nhau thời cổ đại Hi Lạp. Cũng còn gọi là pederasty (lọan dâm hậu môn), nhất là khi một trong các người tham gia là bé trai.
Greek Rites
Lễ điển Hi Lạp. Là hình thức và sự sắp xếp của phụng vụ, nguyên thủy được cử hành ở Antioch và Alexandria của Hi Lạp. Phụng vụ được sử dụng ngày nay ở Antioch là lễ điển Hi Lạp thuần túy và sửa đổi của thánh Giacôbê, lễ điển Syria của thánh Giacôbê, lễ điển Maronite, lễ điển Chaldean, lễ điển Malabar, lễ điển Byzantine, và lễ điển Armenian. Tại Alexandria là các lễ điển Coptic của thánh Cyril, thánh Basil, thánh Gregory Nazianzus, và phụng vụ Ethiopia.
Green Scapular
Bộ áo Đức Bà màu xanh. Là bộ áo nổi tiếng Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ Maria. Bộ áo được làm bằng vải nỉ màu xanh, và ở mặt chính có ảnh Đức Trinh nữ Maria, với các tia sáng tỏa ra từ Trái tim Mẹ. Ở mặt bên kia là ảnh của Trái Tim Mẹ bị lưỡi gươm đâm thâu qua, và chung quanh có dòng chữ: “Lạy Trái Tim Vẹn sạch Đức Mẹ, xin cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử.” Bộ áo này nổi tiếng vì đã đem nhiều người trở về với Giáo hội, và với Bí tích xá giải, thậm chí sau nhiều năm xa rời đức tin.
Gregorian Calendar
Lịch Gregorian. Là lịch ghi ngày, tuần, tháng của năm hiện nay. Lịch được dùng hiện nay là lịch của Đức Giáo hòang Gregory XIII, với sắc lệnh thiết lập nó vào năm 1582. Trước đó chiều dài một năm là thuần túy thời gian Trái đất chạy một vòng chung quanh Mặt trời. Lịch lúc đó gọi là lịch Julian, nó không chính xác bởi vì thời gian Trái đất quay chung quanh Mặt trời là chưa tới 365 ngày và ¼ ngày. Sai lầm này đã làm cho dư tới 10 ngày vào triều đại Giáo hòang Gregory. Để chỉnh sai lầm này, người ta tính toán rằng ngày thêm của năm nhuận sẽ không xảy ra trong năm đầu của một thế kỷ, nếu năm ấy có thể chia được cho 400, do đó năm 1600 và năm 2000 là năm nhuận, trong khi năm 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuận. Đức Giáo hoàng quyết định xóa bớt 10 ngày trong năm 1582, và buộc mọi tín hữu tuân theo lịch mới điều chỉnh của Ngài. Theo lịch Gregorian, sẽ có một sai lầm là dư một ngày trong mỗi 35 thế kỷ. Hai nhà thiên văn Lilius và Clavius đã làm các phép tính cần thiết. Lúc đầu các quốc gia Tin Lành từ chối sử dụng lịch Gregorian. Nước Anh không dùng lịch này cho tới năm 1752. Các Giáo hội Đông phương dần dà chọn sử dụng lịch này.
Gregorian Chant
Bình ca, nhạc Gregorian. Là các hình thức phụng tự bằng âm nhạc, được Đức Giáo hoàng Gregory I duyệt lại và thiết lập. Nó không có nhịp điệu cố định và có lẽ tích lũy từ các nguồn Do Thái cổ. Nó được chấp nhận như là nhạc cổ nhất trong sự sử dụng hiện nay. Hình thức duyệt lại hiện nay của nó phần lớn là nhờ nỗ lực và khả năng sáng tạo của các đan sĩ tại Đan viện Biển Đức ở Solesmes, miền tây bắc nước Pháp.
Gregorianist
Người giỏi bình ca. Là người giỏi về bình ca, và cổ vũ “bình ca là loại hát riêng của phụng vụ Roma, là lọai hát thừa hưởng từ các giáo phụ xưa kia, được Giáo hội nghiêm cẩn giữ gìn trải qua các thế kỷ trong các sách phụng vụ của mình, và luôn luôn giới thiệu với các tín hữu như là âm nhạc riêng của mình” (Thánh Giáo hòang Piô X, Tự sắc “Tra le Sollecitudini, Một trong những mối quan tâm” về thánh nhạc, 1903).
Gregorian Masses
Lễ 30 ngày. Là việc cử hành 30 thánh lễ cầu hồn vào các ngày liên tiếp cho một người đã qua đời, để cứu thoát linh hồn ấy khỏi luyện ngục, nhờ sự miễn chuẩn rộng lượng của lòng nhân từ Chúa. Giáo hội đã tuyên bố rằng niềm tin của các tín hữu vào hiệu năng của Lễ 30 ngày là đạo đức và hợp lý (Thánh bộ các Ân xá, ngày 24-8-1888). Có thể cử hành nhiều loạt Lễ 30 ngày, nhưng không dành cho hơn một người quá cố trong một lần. Các hoa quả đặc biệt của lễ 30 ngày cũng chỉ áp dụng cho người quá cố. Nhưng Lễ 30 ngày không cần phải do một linh mục cử hành mà thôi, hoặc không đòi buộc chỉ ở một bàn thờ mà thôi. Niềm tin vào hiệu năng của Lễ 30 ngày là dựa vào một mặc khải tư với thánh Giáo hòang Gregory I.
Gregorian Sacramentary
Sách nghi lễ Gregorian. Là một cuốn sách phụng vụ được gán cho thánh Giáo hòang Gregory I, và đôi khi được gọi là sách nghi thức Adrian I. Sách chứa bản văn gốc và nhiều phần thêm vào do các ký lục thực hiện. Sách gồm có ba phần: 1. phần chung Thánh lễ; 2. phần riêng của Thánh lễ trong năm, bắt đầu vời lễ Vọng Giáng sinh, nhưng không có các Chủ nhật sau lễ Hiển Linh và lễ Hiện Xuống; và 3. các kinh nguyện nghi thức cho lễ truyền chức chức.
Gregorian Water
Nước thánh cung hiến. Là nước thánh dùng trong nghi thức cung hiến một nhà thờ. Nước thánh này có rượu nho, muối và tro, và đòi hỏi một công thức riêng để làm phép nước này. Tên nước thánh phát sinh từ sự việc rằng nó được sử dụng theo quy định của thánh Giáo hòang Gregory I.
Gremial
Khăn phủ đầu gối. Là chiếc khăn phủ trên đầu gối của vị Giám mục trong các nghi thức phụng vụ. Chiếc khăn trước đây được làm bằng vải tơ lụa và được thêu trang trí đẹp, cùng màu với màu áo lễ trong ngày cho thánh lễ đại triều, đã bị hủy bỏ không sử dụng nữa. Một tấm vải hoặc một khăn phủ khác có thể được sử dụng khi cần thiết. (Từ nguyên latinh gremium, vạt áo, ngực áo.)
Grey Nuns
Nữ tu áo Nâu, Nữ tu Bác ái. Là tên phổ thông để gọi các Nữ tu Bác ái ở nhiều quốc gia. Nổi tiếng nhất là Nữ tu Bác ái của Tổng y viện Montreal, do bà d'Youville sáng lập năm 1739. Ngoài ba lời khấn tiêu chuẩn, các thành viên Dòng còn hứa tận hiến đời mình cho việc làm giảm nỗi đau khổ của con người. Trong các nhánh Dòng khác, đáng chú ý nhất là Nữ tu Bác ái Thánh Giá, được thành lập tại Ottawa năm 1845. Tại Đức, có tu hội mang tên Nữ tu Bác ái thánh Elizabeth.
Gridiron
Vỉ nướng. Là biểu tượng của thánh Lawrence phó tế. Chịu tử vì đạo năm 258 khi bị nướng sống trên vỉ nướng. Khoảng thế kỷ thứ tư, Ngài được tôn kính như một trong các thánh tử đạo nổi tiếng của Roma, và được đưa tên vào Lễ Quy. Thánh Vinh Sơn (qua đời năm 304), một phó tế Tây Ban Nha chịu tử vì đạo theo cách như thế, cũng có vỉ nướng làm biểu tượng cho mình.
Grievous Matter
Vấn đề trầm trọng, vấn đề nặng. Là các bổn phận luân lý ràng buộc theo tội trọng. Sự trầm trọng của vấn đề được xác định bởi đối tượng và hoàn cảnh của hành động (hay sự quên sót), và được biết đến trước hết bởi quyền giáo huấn của Giáo hội, dựa vào mặc khải của Chúa. Một số tội không nhìn nhận vấn đề nhẹ, và đó là tội trọng “từ bản tính trọn vẹn của nó” (ex toto genere suo), chẳng hạn tham dục và phạm thượng. Trong các tội khác, vấn đề không luôn là nghiêm trọng, như trong tội ăn cắp hoặc lỗi công bằng, và đó là tội trọng “từ bản tính của nó” (ex genere suo). Tuy nhiên trong mọi trường hợp, để có tội trọng cần phải có sự hiểu biết đầy đủ của tâm trí rằng vấn đề là nghiệm trọng, và sự đồng ý hoàn toàn của ý chí để làm hoặc không làm điều, mà người ta biết là một lệnh truyền nặng hoặc sự cấm đóan nghiêm trọng.
Grille
Lưới sắt, tường chấn song. Là một bình phong hoặc tấm phân cách, đôi khi gọi là nội cấm, thường được làm bằng kim loại với nhiều lỗ hở trên đó. Trong nhiều thế kỷ, nó xác định khu vực nội cấm cho các Dòng nữ tu có nội vi Giáo hoàng. Việc sử dụng tường chấn song, và nếu sử dụng, việc xây dựng nó đã được điều chỉnh kể từ Công đồng chung Vatican II, nhưng vài biểu tượng bề ngoài của nội vi là một phần của các chỉ thị Giáo hội về nội vi của các Dòng nữ chiêm niệm. Một lưới che, trong hình dạng kim loại, gỗ hoặc bình phong bằng nhựa, cũng là một phần của tòa giải tội. Lưới này ngăn cách cha giải tội và hối nhân; nó cho phép hai bên nói với nhau mà không nhìn thấy nhau. Mục đích của lưới là bảo vệ sự nặc danh của hối nhân, bởi vì tín hữu có quyền không bị nhận dạng bởi cha giải tội khi lãnh bí tích xá giải.
Grotesque
Kỳ cục, lố bịch, kệch cỡm. Là bất cứ sự gì lạ kỳ, lập dị, hoặc ngông cuồng. Trong mỹ thuật, đó là sự xấu xí được lý tưởng hóa, như trong một số hình dạng con vật hoặc con người, do danh họa Raphael vẽ tại Vatican.
Grottaferrata
Tu viện Grottaferrata. Là tu viện dòng thánh Basiliô, cách Frascati (Ý) khoảng ba dặm (4,8km), do thánh Nilus, một người Hi Lạp Calabrian, thành lập năm 1004. Trong thời gian lâu dài là trung tâm nghiên cứu và nghi lễ Hi Lạp, tu viện trở thành một di tích quốc gia vào năm 1874. Kể từ đó, một số hang toại đạo lớn thuộc tu viện được phát hiện; chúng còn nguyên vẹn từ thời đầu của Kitô giáo.
Grotto
Hang nhỏ. Là một cái hang hoặc cái động nhỏ, thường liên quan đến các cuộc hiện ra linh thiêng hoặc các cảm nghiệm siêu nhiên khác, chẳng hạn ở Lộ Đức (Pháp) và Manresa (Tây Ban Nha).
Guadalupe
Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe. Là một đền thánh dâng kính Ðức Trinh Nữ Maria ở ngoại ô thủ đô Mexico, miền trung nước Mexico. Là một trong các đền thánh quan trọng của Thiên Chúa Giáo. Đây là nơi diễn ra cuộc hiện ra của Đức Mẹ vào tháng 12-1531 với một nông dân người bản địa Aztec, tên là Juan Diego, 51 tuổi. Ông và vợ ông là người mới trở lại đạo. Ðức Mẹ hiện ra trên một triền đồi gần ngôi đền của người Aztec tại Tepeyac, và nói với ông Juan rằng Đức Mẹ muốn một thánh dường được xây tại đó. Khi Ðức Giám mục Zumarraga xin một dấu chỉ, Juan được Ðức Mẹ hướng dẫn hái vài hoa hồng (không vào thời nở hoa), rồi ông đem tới cho Ðức Giám mục, và phát hiện chiếc áo ông đang mặc có in hình kỳ diệu của Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù vải áo là một loại vải thô làm bằng sợi cây xương rồng và hoàn toàn không thích hợp cho một tranh vẽ như thế, bức tranh vẫn giữ nguyên vẻ sáng láng mãi và là tranh thờ chính yếu tại đền thánh Guadalupe. Một ngôi thánh đường, được cung hiến vào năm 1709, được nhiều triệu người đến viếng mỗi năm, và vô số phép lạ đã xảy ra nơi đó. Một vương cung thánh đường mới được cung hiến tại khu vực đền thánh vào năm 1976. Thông điệp chính của Ðức Mẹ Guadalupe, được tỏ lộ trong lần hiện ra đầu tiên trong năm lần hiện ra của Mẹ, được bảo quản trong một tài liệu cổ. Đức Mẹ nói với Juan Diego: “Con phải biết, và phải tin thật trong lòng rằng, hỡi con của Mẹ, Ta thật là Ðấng Trọn Ðời Ðồng Trinh, là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa thật, chúng ta sống nhờ ân huệ của Ngài, Ðấng Tạo Thành, Chúa của trời cao và Chúa của Trái đất.” Ngày 27-1-1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc tại Guadalupe Hội nghị lần thứ ba của các Giám mục Nam Mỹ. Năm 1910, thánh Giáo hoàng Piô X đã chọn Ðức Mẹ Guadalupe làm quan thầy Giáo hội Nam Mỹ, và năm 1945 Đức Giáo hoàng Piô XII tuyên bố Đức Mẹ Guadalupe là quan thầy của tòan châu Mỹ. Lễ kính Đức Mẹ Guadalupe là ngày 12-12 hàng năm, và là lễ buộc ở Mexico.
Guardian
Giám hộ, Thủ viện, Bề trên nhà. Trong luật Giáo hội, là một người chính thức chịu trách nhiệm chăm sóc một người không thể điều khiển công việc của mình được, chẳng hạn một trẻ nhỏ trong thời vị thành niên hoặc một người khuyết tật tâm thần hay tình cảm. Hiện nay Giáo hội cho phép các giáo sị hay tu sĩ, trong trường hợp đặc biệt, có thể làm giám hộ. Bề trên một tu viện dòng Phanxicô cũng được gọi là thủ viện.
Guardian Angel
Thiên thần hộ thủ, thiên thần bản mệnh. Là một thiên thần được Chúa chỉ định trông nom mỗi cá nhân suốt đời. Giáo lý chung về việc thiên thần hộ thủ cho mỗi người là một phần của truyền thống lâu đời của Giáo hội, dựa vào Kinh thánh và giáo huấn của các Giáo phụ. Vai trò của thiên thần hộ thủ là vừa hướng dẫn vừa là bảo vệ; hướng dẫn với tư cách là người chuyển ý Chúa cho tâm trí, và bảo vệ với tư cách là một khí cụ của lòng nhân lành Chúa trong việc bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Việc bảo vệ khỏi sự dữ này chủ yếu là khỏi sự xấu của tội lỗi và sự hiểm độc của ma quỷ. Nhưng cũng là sự bảo vệ khỏi sự xấu thể lý, trong khi là cần thiết để gìn giữ linh hồn khỏi sự nguy hại thiêng liêng. Một lễ mừng các thiên thần hộ thủ được định vào tháng 10 mỗi năm trong khắp Giáo hội, kể từ thế kỷ 17. Hiện nay lễ này được mừng vào ngày 2-10 hàng năm.
Guesthouse
Nhà khách. Một trong các phần nhà của một tu viện hoặc tu hội, dùng để đón tiếp và làm nơi tạm ở cho khách mời và khách ghé thăm.
Guest Master
Người coi nhà khách. Cũng gọi là “obedientiary” (viên chức tu viện), là một thành viên của tu viện có trách nhiệm coi sóc nhà khách, và nói chung phụ trách tiếp đón các khách đến tu viện.
Guidance
Hướng dẫn, dìu dắt, chỉ đạo. Là giúp đỡ người khác sử dụng cách tốt nhất các khả năng tâm trí và đạo đức của họ, và hưởng lợi từ các cơ hội thuận tiện cho họ.
Guilt
Điều sai quấy, tội lỗi, phạm lỗi, lỗi lầm. Là điều kiện của một người đã làm điều sai về luân lý, do đó người ấy ít nhiều bị ly gían bởi người bị xúc phạm, và người ấy đáng bị trừng phạt trước khi có thể được thứ tha và chuộc lỗi. (Từ nguyên Anglo-Saxon gylt, phạm lỗi, xúc phạm; còn là hình phạt cho sự phạm lỗi.)
Gunpowder Plot
Âm mưu thuốc súng, mưu phản thuốc súng. Là một âm mưu trong lịch sử Cải cách ờ nước Anh, do Guy Fawkes và một số người chủ trương, để cho nổ trụ sở Quốc hội ở London năm 1605. Guy Fawkes và các kẻ đồng chủ mưu khác bị phát giác và bị kết án tử hình. Đây là một mưu toan nhằm đổ tội cho Giáo hội bằng cách bắt giữ các linh mục Dòng Tên Greenway và Garnett, và các kẻ chủ mưu đã xưng tội lần sau cùng với hai linh mục này. Nhưng các linh mục đã giữ bí mật ấn tòa giải tội. Henry Garnett bị xử tử năm 1606. Một tác dụng của âm mưu trên là sự chuyển qua sử dụng các biện pháp mới quyết liệt để bách hại ngưởi Công giáo.
Gynaeceum
Khuê khổn, khuê phòng. Là một phần trong nhà thờ Công giáo nghi lễ Đông phương đôi khi dành cho phụ nữ tham dự việc phượng tự. Trở lại với thời đầu của Kitô giáo, việc phân chia khu vực cho nữ tín hữu nữ vẫn thường có trong cả Giáo hội Công giáo lẫn các giáo hội Đông phương ly khai, và cũng được thực hiện một cách ít tổng quát hơn trong các nghi lễ khác, tùy vào truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc.
Györ
Đền thánh Đức Mẹ Györ. Là đền thánh dâng kính Mẹ Maria ở phía tây thành phố Budapest, Hungary. Đối tượng chính của việc tôn kính là một bức tranh Mẹ Maria đang cầu nguyện, mắt nhìn vào Chúa Hài Nhi đang ngủ. Năm 1649, khi Oliver Cromwell đến Ireland, vị Giám mục vùng Clonfert, thuộc giáo phận Tuam, bị bắt và bị lưu đày tới đảo Innisboffin. Ngài mang theo một bức ảnh, và treo trong nhà thờ chính tòa. Năm 1652 ngài trốn thoát và cuối cùng đến Hungary, nơi ngài được chân thành đón tiếp. Trong thành phố Gyor, ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá cho giáo phận Hungary. Trước khi qua đời, ngài để lại bức ảnh Ðức Mẹ Ireland cho các người bạn Hungary của ngài. Họ cảm thấy sự hiện diện của Mẹ ở giữa họ đã cho họ chiến thắng trong các trận đánh với quân Thổ Nhĩ Kỳ, và đã cứu họ trong các tai họa quốc gia khác. Năm 1697 sự bách hại đạo tại Ireland được nối lại. Cùng lúc đó tại Hungary ngày 17-3-1697, hàng trăm người đang cầu nguyện trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa đã nhìn thấy ảnh tượng Ðức Mẹ Ireland đang chảy nước mắt xuống đầu Chúa Hài Nhi đang ngủ. Phép lạ đã kéo dài trong ba giờ. Bức ảnh được lấy ra khỏi khung và khỏi chỗ treo trên tường, để tìm ra liệu có nguyên nhân tự nhiên nào không, nhưng hiện tượng vẫn tiếp tục xảy ra, và được nhiều chứng nhân làm chứng. Việc tôn kính Ðức Mẹ Gyor tiếp diễn qua nhiều thế kỷ. Ðức Hồng y Mindszenty (1892-1975) được chụp hình khi ngài công khai cầu nguyện trước ảnh tượng Ðức Mẹ Ireland quý báu, ngài cầu xin Chúa chúc phúc cho dân ngài đang bị bách hại.