Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguồn sống
Lm Vũdình Tường
05:46 29/06/2018
Bệnh tật và chết là hai thực tại của cuộc sống. Không ai sống mạnh khoẻ suốt đời, ít nhiều gì cũng có bệnh. Có sinh tất có tử, không ai có thể tránh khỏi. Bệnh thể lí dễ nhận ra bởi nó xuất hiện trên khuôn mặt, có thể dò, đo, hỏi, tìm biết nguyên nhân gây mầm bệnh. Bệnh về tâm linh khó nhận ra bởi bệnh tâm linh tiềm ẩn bên trong nên không dễ nhận bằng quan sát. Thinh lặng, cầu nguyện và lắng nghe tiếng lòng là chìa khoá mở tìm kiếm bệnh tâm linh. Cuộc sống nào cũng cần đời sống tâm linh. Không tin Chúa thì tin thần thánh. Chối bỏ thần thánh thì tin vào con người, tin chủ thuyết, trường phái hay chế độ, vì thế phát sinh ra nhiều trường phái linh đạo khác nhau. Phổ thông và có nhiều thành viên hơn cả là trường phái linh đạo đòi ít cố gắng, vừa nhàn lại dễ dãi. Đúng với tên gọi của nó, trường phái linh đạo dễ dãi giúp cuộc sống an bình trong hoàn cảnh dễ dãi. Gặp hoàn cảnh khó khăn trường phái linh đạo dễ dãi không giúp giải quyết vấn nạn cuộc sống. Đây chính là kinh nghiệm của người phụ nữ bệnh loạn huyết và cũng là kinh nghiệm của người cha thương con khi con ông đối diện với cái chết. Cả hai cùng ra đi, dời khỏi nơi nương náu an toàn trước đây đến gặp Đức Kitô. Cả hai xin được cứu giúp và Đức Kitô đã ban cho cả hai được toại nguyện, thoả lòng. Khiêm nhường và chân thành là con đường dẫn đến Đức Kitô.
Cả hai đều đặt tin tưởng vào bác sĩ và cải hai đều nhận biết chính họ cũng có giới hạn. Người phụ nữ theo bác sĩ lòng, hết tiền, hết tài sản, không hết bệnh, đã vậy bệnh còn nặng thêm. Người con gái ông trưởng hội đường cũng không may mắn hơn, bệnh không khỏi, bác sĩ lắc đầu chào thua. Phó mặc em bé cho cái chết tiến gần. Cuối cùng cả hai dấn thân, ra đi, không còn người trần gian nào giúp được nên họ đến gặp Con Thiên Chúa, Đức Kitô. Cả hai đều biểu lộ lòng tin một cách đáng thán phục, đáng ca tụng. Mỗi người biểu lộ lòng tin của mình một cách khác nhau. Người phụ nữ tin là sờ vào gấu áo Đức Kitô sẽ khỏi bệnh. Ông trưởng hội đường không phải chỉ tin 'còn nước, còn tát' theo kiểu nói bình dân. Tin buồn đưa đến là con ông đã chết. Dẫu thế ông vẫn tin Đức Kitô là nguồn ban sự sống. Sự sống Ngài ban làm cho kẻ chết sống lại.
Người phụ nữ thầm cầu mong nếu không được chạm đến Ngài, chỉ cần sờ vào gấu áo Ngài cũng sẽ khỏi bệnh và bà ta được toại nguyện. Sờ vào gấu áo Đức Kitô bà cảm nhận ơn chữa lành tại chỗ. Đức Kitô biết có người âm thầm sờ gấu áo bởi Ngài biết ân sủng lan toả ra nên Ngài hỏi các môn đệ 'ai đã sờ gấu áo tôi' c.30. Các ông ngạc nhiên thưa 'Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: 'ai đã sờ vào tôi' c. 31. Biết không thể giữ kín điều đã làm người phụ nữ sợ hãi đến trước mặt Đức Kitô quì gối nhận chính bà đã sờ gấu áo và xin ơn khỏi bệnh. Đức Kitô nói với bà bởi do lòng tin bà được nguồn sống. Bà cùng lúc nhận được ba ơn Chúa ban đó là ơn chữa lành, ơn bình an và ơn giải thoát c.34.
Ông trưởng hội đường còn đang nói chuyện với Đức Kitô thì gia nhân đến thưa: 'Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa c.35. Đức Kitô an ủi ông: 'Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi' c.36. Vào đến nhà Đức Kitô nói với người đang khóc: 'Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy c.39' và người ta chế nhạo Người. Đức Kitô cầm tay kẻ chết và nguồn sống từ Ngài truyền sang em bé. Em đứng dậy đi lại bình thường. Ngày nay cũng có người chế nhạo khi Kitô hữu tin là Thiên Chúa tạo dựng đất trời, điều khiển mọi sinh hoạt trong trời đất và ban cho chúng sự sống. Chế nhạo lòng tin của Kitô hữu để tin vào khám phá tìm kiếm của khối óc con người, mệnh danh là khoa học. Thủ hỏi nếu Thiên Chúa không tạo dựng vũ trụ khoa học có gì để nghiên cứu không? Chắc chắn môn khoa học đã không ra đời.
Chữa bệnh cho người phụ nữ và cho con gái ông trưởng hội đường cho thấy Đức Kitô không loại trừ bất cứ ai, ân sủng Ngài ban cho bất cứ ai thành tâm. Ân sủng Chúa vượt biên giới, mầu da, sắc tộc và ngay cả chủ thuyết. Những ai thành tâm đến với Ngài đều không phải trở về tay không nhưng nhận được nhiều hơn điều mong ước.
TiengChuong.org
Cả hai đều đặt tin tưởng vào bác sĩ và cải hai đều nhận biết chính họ cũng có giới hạn. Người phụ nữ theo bác sĩ lòng, hết tiền, hết tài sản, không hết bệnh, đã vậy bệnh còn nặng thêm. Người con gái ông trưởng hội đường cũng không may mắn hơn, bệnh không khỏi, bác sĩ lắc đầu chào thua. Phó mặc em bé cho cái chết tiến gần. Cuối cùng cả hai dấn thân, ra đi, không còn người trần gian nào giúp được nên họ đến gặp Con Thiên Chúa, Đức Kitô. Cả hai đều biểu lộ lòng tin một cách đáng thán phục, đáng ca tụng. Mỗi người biểu lộ lòng tin của mình một cách khác nhau. Người phụ nữ tin là sờ vào gấu áo Đức Kitô sẽ khỏi bệnh. Ông trưởng hội đường không phải chỉ tin 'còn nước, còn tát' theo kiểu nói bình dân. Tin buồn đưa đến là con ông đã chết. Dẫu thế ông vẫn tin Đức Kitô là nguồn ban sự sống. Sự sống Ngài ban làm cho kẻ chết sống lại.
Người phụ nữ thầm cầu mong nếu không được chạm đến Ngài, chỉ cần sờ vào gấu áo Ngài cũng sẽ khỏi bệnh và bà ta được toại nguyện. Sờ vào gấu áo Đức Kitô bà cảm nhận ơn chữa lành tại chỗ. Đức Kitô biết có người âm thầm sờ gấu áo bởi Ngài biết ân sủng lan toả ra nên Ngài hỏi các môn đệ 'ai đã sờ gấu áo tôi' c.30. Các ông ngạc nhiên thưa 'Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: 'ai đã sờ vào tôi' c. 31. Biết không thể giữ kín điều đã làm người phụ nữ sợ hãi đến trước mặt Đức Kitô quì gối nhận chính bà đã sờ gấu áo và xin ơn khỏi bệnh. Đức Kitô nói với bà bởi do lòng tin bà được nguồn sống. Bà cùng lúc nhận được ba ơn Chúa ban đó là ơn chữa lành, ơn bình an và ơn giải thoát c.34.
Ông trưởng hội đường còn đang nói chuyện với Đức Kitô thì gia nhân đến thưa: 'Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa c.35. Đức Kitô an ủi ông: 'Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi' c.36. Vào đến nhà Đức Kitô nói với người đang khóc: 'Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy c.39' và người ta chế nhạo Người. Đức Kitô cầm tay kẻ chết và nguồn sống từ Ngài truyền sang em bé. Em đứng dậy đi lại bình thường. Ngày nay cũng có người chế nhạo khi Kitô hữu tin là Thiên Chúa tạo dựng đất trời, điều khiển mọi sinh hoạt trong trời đất và ban cho chúng sự sống. Chế nhạo lòng tin của Kitô hữu để tin vào khám phá tìm kiếm của khối óc con người, mệnh danh là khoa học. Thủ hỏi nếu Thiên Chúa không tạo dựng vũ trụ khoa học có gì để nghiên cứu không? Chắc chắn môn khoa học đã không ra đời.
Chữa bệnh cho người phụ nữ và cho con gái ông trưởng hội đường cho thấy Đức Kitô không loại trừ bất cứ ai, ân sủng Ngài ban cho bất cứ ai thành tâm. Ân sủng Chúa vượt biên giới, mầu da, sắc tộc và ngay cả chủ thuyết. Những ai thành tâm đến với Ngài đều không phải trở về tay không nhưng nhận được nhiều hơn điều mong ước.
TiengChuong.org
Chúa Nhật 13 TN B: Gặp Gỡ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:27 29/06/2018
“Nếu tôi chạm vào gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được khỏi bệnh” (Mc 5, 28). Sự đụng chạm này đã linh nghiệm. Người phụ nữ được chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức khoẻ của bà được phục hồi. “Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum …lập tức em bé đứng dậy và đi lại được” (Mc 5,41-42). Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé đã được hồi sinh. Ôi, có những cái đụng chạm tuyệt vời, những cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt đẹp. “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã chạm đến Ta?” (c. 31).
Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như một số luật sĩ, biệt phái, Thượng Tế… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ, ganh tương.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,34.36). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin vào người thân cận và vào tha nhân thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn cho ta hay rằng có không ít Thượng tế, luật sĩ và biệt phái không tin vào Chúa Giêsu. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,24). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” (x.Ga 14,11-12).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như một số luật sĩ, biệt phái, Thượng Tế… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ, ganh tương.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,34.36). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin vào người thân cận và vào tha nhân thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn cho ta hay rằng có không ít Thượng tế, luật sĩ và biệt phái không tin vào Chúa Giêsu. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,24). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” (x.Ga 14,11-12).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô 29/06/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
06:51 29/06/2018
Từ thời xa xưa Giáo Hội Roma đã có truyền thống cử hành lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong cùng một ngày. Tiếp tục truyền thống đó, lúc 9:30 sáng thứ Năm 29 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp này, ngài cũng làm phép dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bài đọc chúng ta vừa nghe liên kết chúng ta với Truyền thống tông đồ. Truyền thống đó “không phải là sự truyền tải những vật thể hay lời nói, một thứ không còn sức sống; nhưng đó là một dòng chảy sống động nối kết chúng ta với những nguồn gốc, một dòng chảy sống động trong đó những nguồn gốc này luôn hiện diện” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Bài giáo lý ngày 26/04/2006) và đem lại cho chúng ta chìa khóa Nước Trời (xem Mt 16:19). Truyền thống tuy cổ xưa nhưng luôn mới, mang lại cho chúng ta sự sống, và đổi mới niềm vui của Tin Mừng. Nó cho phép chúng ta tuyên xưng trên đôi và trong trái tim mình: “‘Chúa Giêsu Kitô là Chúa’, để tôn vinh Chúa Cha” (Phil 2:11).
Toàn bộ Tin Mừng là câu trả lời cho câu hỏi khắc khoải trong lòng dân Israel và ngày nay cũng hiện diện trong con tim của tất cả những người khát khao sự sống: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11: 3). Chúa Giêsu dùng câu hỏi đó để hỏi các môn đệ mình: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mt 16:15).
Thánh Phêrô lên tiếng và gọi Chúa Giêsu bằng danh xưng vĩ đại nhất mà thánh nhân có thể nghĩ ra: “Thầy là Đấng Kitô” (x. Mt 16:16), Đấng được xức dầu, Đấng thánh của Thiên Chúa. Thật chính đáng khi nghĩ rằng Chúa Cha đã linh hứng cho thánh nhân trong câu trả lời này bởi vì Thánh Phêrô đã từng thấy cách Chúa Giêsu “xức dầu” cho dân Ngài. Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, đã lang thang từ làng này sang làng khác với mục đích duy nhất là cứu giúp những ai bị xem là lạc lối. Ngài “xức dầu” kẻ chết (xem Mc 5: 41-42; Lc 7: 14-15), bệnh nhân (xem Mc 6:13; Giacơ 5:14), những người bị thương (xem Lc 10:34), và những người ăn năn hối lỗi (xem Mt 6:17). Ngài xức dầu hy vọng (xem Lc 7: 38,46; 10:34; Ga 11: 2; 12: 3). Nhờ sự xức dầu đó, mọi tội nhân - kẻ bị quỷ ám, những người tàn tật, ngoại giáo, bất kể xuất thân từ đâu - đều có thể cảm thấy mình là một phần đáng yêu quý trong gia đình Thiên Chúa. Qua những hành động của Người, Chúa Giêsu đã nói một cách rất cá vị với từng người: “Bạn là của tôi”. Như Thánh Phêrô, chúng ta cũng có thể tuyên xưng trên môi và trong trái tim mình không chỉ những gì chúng ta đã được nghe, mà còn cả những kinh nghiệm cụ thể chúng ta đã từng thấy trong cuộc sống. Chúng ta cũng đã được tái sinh, được chữa lành, được canh tân và tràn đầy hy vọng nhờ sự xức dầu của Đấng Thánh. Nhờ sự xức dầu đó, mọi ách nô lệ đã bị đập tan (x 10:27). Làm sao chúng ta có thể quên ký ức hân hoan khi thấy mình được cứu chuộc và điều đó dẫn chúng ta đến việc tuyên xưng rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (x Mt 16:16).
Thật thú vị khi thấy những gì diễn ra tiếp theo sau đoạn Tin Mừng trong đó Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin của ngài: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16:21). Đấng được Thiên Chúa xức dầu tiếp tục mang tình thương và lòng thương xót của Chúa Cha đến tận cùng. Tình yêu thương xót này cũng đòi hỏi chúng ta phải đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, để tiếp cận với mọi người, bất kể điều này có thể khiến chúng ta phải trả giá bằng “danh thơm tiếng tốt”, tiện nghi, địa vị… thậm chí là tử đạo.
Phêrô phản ứng với một lời tuyên bố hoàn toàn bất ngờ khi nói rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16:22). Như thế, thánh nhân ngay lập tức trở thành một hòn đá chướng ngại trên con đường của Đấng Mết-si-a. Khi tưởng mình đang bênh vực những quyền của Chúa, Phêrô không nhận ra mình lại biến thành kẻ thù của Chúa; nên Chúa Giêsu mắng ông là “Satan”. Chiêm niệm về cuộc đời của Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của ông cũng có nghĩa là học cách nhận ra những cám dỗ bám theo cuộc đời của mọi môn đệ Chúa. Giống như Phêrô, chúng ta với tư cách là một Giáo hội sẽ luôn bị cám dỗ khi nghe những “tiếng thì thầm” của Ma Qủy, để trở thành một hòn đá chướng ngại cho sứ vụ. Tôi nói “thì thầm” bởi vì ma quỷ âm thầm quyến rũ, vì e rằng ý định của nó bị nhận ra. “Nó cư xử như một kẻ đạo đức giả, muốn ẩn mình và không bị khám phá” (Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, n. 326).
Trái lại, thông phần vào việc xức dầu của Chúa Kitô, có nghĩa là chia sẻ trong vinh quang của Chúa, đó là thập tự giá của Ngài: Lạy Cha, xin làm vinh danh Con Cha.. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha” (Ga 12,28) Trong Chúa Giêsu, vinh quang và thập giá sánh bước bên nhau, không thể tách rời. Khi ta quay lưng với thập giá, cho dù chúng ta có đạt đến những đỉnh cao của vinh quang, chúng ta cũng chỉ tự lừa dối mình mà thôi, bởi lẽ thứ vinh quang ấy không phải là vinh quang của Thiên Chúa, nhưng là nanh vuốt của kẻ thù.
Thường thì chúng ta cảm thấy cám dỗ muốn trở thành một Kitô hữu nhưng lại muốn giữ một khoảng cách thận trọng với những vết thương của Chúa. Chúa Giêsu chạm vào sự đau khổ của con người và Ngài yêu cầu chúng ta tham gia cùng Ngài trong việc chạm vào thân xác đau khổ của những người khác. Để có thể tuyên xưng đức tin của chúng ta bằng cả đôi môi và trái tim mình, chúng ta - giống như Phêrô – phải học cách nhận ra những “tiếng thì thầm” của ma qủy. Chúng ta phải học cách phân định và nhận ra những “chiêu bài” của cá nhân và tập thể đang làm chúng ta xa lánh những thảm kịch thực sự của con người, đang ngăn chặn chúng ta tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của tha nhân, và chung cuộc, không để chúng ta nhận ra sức mạnh cách mạng trong tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa (x Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 270).
Khi không tách biệt vinh quang khỏi thập giá, Chúa Giêsu muốn giải phóng các môn đệ và Giáo Hội của Ngài khỏi những hình thái huêng hoang trống rỗng: những hình thái trống rỗng trong yêu thương, phục vụ, từ bi, không có chỗ cho con người. Chúa muốn giải phóng Giáo Hội khỏi một ảo tưởng bao la không đâm rễ sâu nơi đời sống của dân Chúa, hoặc tệ hơn nữa, là não trạng cho rằng phụng sự Chúa là thoát ly khỏi những con đường bụi bặm của lịch sử. Chiêm ngắm và bước theo Chúa đòi chúng ta phải mở rộng tâm hồn cho Chúa Cha và cho tất cả những ai mà Chúa muốn đồng hóa với họ (x. Thánh Gioan Phaolô 2, Tông thư Khởi đầu Thiên Niên Kỷ mới, 49) trong niềm xác tín rằng Chúa không bỏ rơi dân Ngài.
Anh chị em thân mến,
Hàng triệu người tiếp tục đặt ra câu hỏi Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11: 3). Chúng ta hãy tuyên xưng trên môi và trong con tim mình rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa (x Phil 2:11). Đây chính là bài bình ca chúng ta được mời gọi xướng lên hàng ngày trong sự đơn sơ, xác tín và vui mừng được biết rằng “Giáo Hội rạng ngời không phải bằng ánh sáng riêng của mình nhưng bằng ánh sáng của Chúa Kitô. Ánh sáng của Giáo Hội được kín múc từ Mặt Trời Công chính, để Giáo Hội có thể công bố rằng: “Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20) (Thánh Ambrosio, Hexaemeron, IV, 8,32)
Source - Libreria Editrice Vaticana HOLY MASS AND BLESSING OF THE SACRED PALLIUM FOR THE NEW METROPOLITAN ARCHBISHOPS ON THE SOLEMNITY OF SAINTS PETER AND PAUL, APOSTLES HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Saint Peter’s Basilica Friday, 29 June 2018
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bài đọc chúng ta vừa nghe liên kết chúng ta với Truyền thống tông đồ. Truyền thống đó “không phải là sự truyền tải những vật thể hay lời nói, một thứ không còn sức sống; nhưng đó là một dòng chảy sống động nối kết chúng ta với những nguồn gốc, một dòng chảy sống động trong đó những nguồn gốc này luôn hiện diện” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Bài giáo lý ngày 26/04/2006) và đem lại cho chúng ta chìa khóa Nước Trời (xem Mt 16:19). Truyền thống tuy cổ xưa nhưng luôn mới, mang lại cho chúng ta sự sống, và đổi mới niềm vui của Tin Mừng. Nó cho phép chúng ta tuyên xưng trên đôi và trong trái tim mình: “‘Chúa Giêsu Kitô là Chúa’, để tôn vinh Chúa Cha” (Phil 2:11).
Toàn bộ Tin Mừng là câu trả lời cho câu hỏi khắc khoải trong lòng dân Israel và ngày nay cũng hiện diện trong con tim của tất cả những người khát khao sự sống: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11: 3). Chúa Giêsu dùng câu hỏi đó để hỏi các môn đệ mình: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mt 16:15).
Thánh Phêrô lên tiếng và gọi Chúa Giêsu bằng danh xưng vĩ đại nhất mà thánh nhân có thể nghĩ ra: “Thầy là Đấng Kitô” (x. Mt 16:16), Đấng được xức dầu, Đấng thánh của Thiên Chúa. Thật chính đáng khi nghĩ rằng Chúa Cha đã linh hứng cho thánh nhân trong câu trả lời này bởi vì Thánh Phêrô đã từng thấy cách Chúa Giêsu “xức dầu” cho dân Ngài. Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, đã lang thang từ làng này sang làng khác với mục đích duy nhất là cứu giúp những ai bị xem là lạc lối. Ngài “xức dầu” kẻ chết (xem Mc 5: 41-42; Lc 7: 14-15), bệnh nhân (xem Mc 6:13; Giacơ 5:14), những người bị thương (xem Lc 10:34), và những người ăn năn hối lỗi (xem Mt 6:17). Ngài xức dầu hy vọng (xem Lc 7: 38,46; 10:34; Ga 11: 2; 12: 3). Nhờ sự xức dầu đó, mọi tội nhân - kẻ bị quỷ ám, những người tàn tật, ngoại giáo, bất kể xuất thân từ đâu - đều có thể cảm thấy mình là một phần đáng yêu quý trong gia đình Thiên Chúa. Qua những hành động của Người, Chúa Giêsu đã nói một cách rất cá vị với từng người: “Bạn là của tôi”. Như Thánh Phêrô, chúng ta cũng có thể tuyên xưng trên môi và trong trái tim mình không chỉ những gì chúng ta đã được nghe, mà còn cả những kinh nghiệm cụ thể chúng ta đã từng thấy trong cuộc sống. Chúng ta cũng đã được tái sinh, được chữa lành, được canh tân và tràn đầy hy vọng nhờ sự xức dầu của Đấng Thánh. Nhờ sự xức dầu đó, mọi ách nô lệ đã bị đập tan (x 10:27). Làm sao chúng ta có thể quên ký ức hân hoan khi thấy mình được cứu chuộc và điều đó dẫn chúng ta đến việc tuyên xưng rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (x Mt 16:16).
Thật thú vị khi thấy những gì diễn ra tiếp theo sau đoạn Tin Mừng trong đó Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin của ngài: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16:21). Đấng được Thiên Chúa xức dầu tiếp tục mang tình thương và lòng thương xót của Chúa Cha đến tận cùng. Tình yêu thương xót này cũng đòi hỏi chúng ta phải đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, để tiếp cận với mọi người, bất kể điều này có thể khiến chúng ta phải trả giá bằng “danh thơm tiếng tốt”, tiện nghi, địa vị… thậm chí là tử đạo.
Phêrô phản ứng với một lời tuyên bố hoàn toàn bất ngờ khi nói rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16:22). Như thế, thánh nhân ngay lập tức trở thành một hòn đá chướng ngại trên con đường của Đấng Mết-si-a. Khi tưởng mình đang bênh vực những quyền của Chúa, Phêrô không nhận ra mình lại biến thành kẻ thù của Chúa; nên Chúa Giêsu mắng ông là “Satan”. Chiêm niệm về cuộc đời của Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của ông cũng có nghĩa là học cách nhận ra những cám dỗ bám theo cuộc đời của mọi môn đệ Chúa. Giống như Phêrô, chúng ta với tư cách là một Giáo hội sẽ luôn bị cám dỗ khi nghe những “tiếng thì thầm” của Ma Qủy, để trở thành một hòn đá chướng ngại cho sứ vụ. Tôi nói “thì thầm” bởi vì ma quỷ âm thầm quyến rũ, vì e rằng ý định của nó bị nhận ra. “Nó cư xử như một kẻ đạo đức giả, muốn ẩn mình và không bị khám phá” (Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, n. 326).
Trái lại, thông phần vào việc xức dầu của Chúa Kitô, có nghĩa là chia sẻ trong vinh quang của Chúa, đó là thập tự giá của Ngài: Lạy Cha, xin làm vinh danh Con Cha.. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha” (Ga 12,28) Trong Chúa Giêsu, vinh quang và thập giá sánh bước bên nhau, không thể tách rời. Khi ta quay lưng với thập giá, cho dù chúng ta có đạt đến những đỉnh cao của vinh quang, chúng ta cũng chỉ tự lừa dối mình mà thôi, bởi lẽ thứ vinh quang ấy không phải là vinh quang của Thiên Chúa, nhưng là nanh vuốt của kẻ thù.
Thường thì chúng ta cảm thấy cám dỗ muốn trở thành một Kitô hữu nhưng lại muốn giữ một khoảng cách thận trọng với những vết thương của Chúa. Chúa Giêsu chạm vào sự đau khổ của con người và Ngài yêu cầu chúng ta tham gia cùng Ngài trong việc chạm vào thân xác đau khổ của những người khác. Để có thể tuyên xưng đức tin của chúng ta bằng cả đôi môi và trái tim mình, chúng ta - giống như Phêrô – phải học cách nhận ra những “tiếng thì thầm” của ma qủy. Chúng ta phải học cách phân định và nhận ra những “chiêu bài” của cá nhân và tập thể đang làm chúng ta xa lánh những thảm kịch thực sự của con người, đang ngăn chặn chúng ta tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của tha nhân, và chung cuộc, không để chúng ta nhận ra sức mạnh cách mạng trong tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa (x Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 270).
Khi không tách biệt vinh quang khỏi thập giá, Chúa Giêsu muốn giải phóng các môn đệ và Giáo Hội của Ngài khỏi những hình thái huêng hoang trống rỗng: những hình thái trống rỗng trong yêu thương, phục vụ, từ bi, không có chỗ cho con người. Chúa muốn giải phóng Giáo Hội khỏi một ảo tưởng bao la không đâm rễ sâu nơi đời sống của dân Chúa, hoặc tệ hơn nữa, là não trạng cho rằng phụng sự Chúa là thoát ly khỏi những con đường bụi bặm của lịch sử. Chiêm ngắm và bước theo Chúa đòi chúng ta phải mở rộng tâm hồn cho Chúa Cha và cho tất cả những ai mà Chúa muốn đồng hóa với họ (x. Thánh Gioan Phaolô 2, Tông thư Khởi đầu Thiên Niên Kỷ mới, 49) trong niềm xác tín rằng Chúa không bỏ rơi dân Ngài.
Anh chị em thân mến,
Hàng triệu người tiếp tục đặt ra câu hỏi Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11: 3). Chúng ta hãy tuyên xưng trên môi và trong con tim mình rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa (x Phil 2:11). Đây chính là bài bình ca chúng ta được mời gọi xướng lên hàng ngày trong sự đơn sơ, xác tín và vui mừng được biết rằng “Giáo Hội rạng ngời không phải bằng ánh sáng riêng của mình nhưng bằng ánh sáng của Chúa Kitô. Ánh sáng của Giáo Hội được kín múc từ Mặt Trời Công chính, để Giáo Hội có thể công bố rằng: “Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20) (Thánh Ambrosio, Hexaemeron, IV, 8,32)
Source - Libreria Editrice Vaticana HOLY MASS AND BLESSING OF THE SACRED PALLIUM FOR THE NEW METROPOLITAN ARCHBISHOPS ON THE SOLEMNITY OF SAINTS PETER AND PAUL, APOSTLES HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Saint Peter’s Basilica Friday, 29 June 2018
Tường thuật Lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô và trao dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục 29/6/2018
VietCatholic Network
17:40 29/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài các vị Tổng Giám Mục Chính tòa được nhận dây Pallium, còn có các vị tân Hồng Y vừa được tấn phong ngày hôm trước, 40 Hồng Y trong giáo triều Rôma và từ các nước khác trên thế giới, 50 Giám Mục và 400 Linh mục.
Trong số đông đảo những người hiện diện trong thánh lễ sáng 29-6, đặc biệt chúng tôi ghi nhận có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự cạnh bàn thờ chính.
Bên cạnh đó còn có các vị đại sứ các nước cạnh Tòa Thánh; đặc biệt, là các quốc gia có Tổng Giám Mục được trao dây Pallium.
Theo thông báo của văn phòng nghi lễ Phủ Giáo Hoàng hôm 27 tháng 6, các vị được trao dây Pallium năm nay gồm có:
1. Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes Tổng Giám Mục México (Mễ Tây Cơ)
2. Đức Cha Gian Franco Saba Tổng Giám Mục Sassari (Italia)
3. Đức Cha Leopoldo González González Tổng Giám Mục Acapulco (Mễ Tây Cơ)
4. Đức Cha Carlos Alfonso Azpiroz Costa, O.P. Tổng Giám Mục Bahía Blanca (Á Căn Đình)
5. Đức Cha Angelo Spina Tổng Giám Mục Ancona-Osimo (Italia)
6. Đức Cha Carlos Alberto Sánchez Tổng Giám Mục Tucumán (Á Căn Đình)
7. Đức Cha Rocco Pennacchio Tổng Giám Mục Fermo (Italia)
8. Đức Cha Grzegorz Ryś Tổng Giám Mục Łodź (Ba Lan)
9. Đức Cha Michele Seccia Tổng Giám Mục Lecce (Italia)
10. Đức Cha Max Leroy Mésidor Tổng Giám Mục Port-Au-Prince (Haïti)
11. Đức Cha Charles Jason Gordon Tổng Giám Mục Port Of Spain (Trinidad E Tobago)
12. Đức Cha Tarcisio Isao Kikuchi, S.V.D. Tổng Giám Mục Tokyo (Nhật Bản)
13. Đức Cha Pablo Emiro Salas Anteliz Tổng Giám Mục Barranquilla (Colombia)
14. Đức Cha Michel Aupetit Tổng Giám Mục Paris (Pháp)
15. Đức Cha Isaac Amani Massawe Tổng Giám Mục Arusha (Tanzania)
16. Đức Cha Alick Banda Tổng Giám Mục Lusaka (Zambia)
17. Đức Cha Pedro Vázquez Villalobos Tổng Giám Mục Antequera, Oaxaca (Mễ Tây Cơ)
18. Đức Cha Jose Romeo Orquejo Lazo Tổng Giám Mục Jaro (Phi Luật Tân)
19. Đức Cha Peter Machado Tổng Giám Mục Bangalore (India)
20. Đức Cha Gervais Banshimiyubusa Tổng Giám Mục Bujumbura (Burundi)
21. Đức Cha Sergio Alfredo Fenoy Tổng Giám Mục Santa Fe De La Vera Cruz (Á Căn Đình)
22. Đức Cha Airton José Dos Santos Tổng Giám Mục Mariana (Ba Tây)
23. Đức Cha Gabriel Charles Palmer-Buckle Tổng Giám Mục Cape Coast (Ghana)
24. Đức Cha Luis José Rueda Aparicio Tổng Giám Mục Popayán (Colombia)
25. Đức Cha Marcelo Daniel Colombo Tổng Giám Mục Mendoza (Á Căn Đình)
26. Đức Cha Jesús González De Zárate Salas Tổng Giám Mục Cumaná (Venezuela)
27. Đức Cha José Luis Azuaje Ayala Tổng Giám Mục Maracaibo (Venezuela)
28. Đức Cha Víctor Manuel Fernández Tổng Giám Mục La Plata (Á Căn Đình)
29. Đức Cha Felix Toppo, S.I. Tổng Giám Mục Ranchi (India)
30. Đức Cha Francisco José Villas-Boas Senra De Faria Coelho Tổng Giám Mục Évora (Bồ Đào Nha)
Trong ngày lễ hôm nay, Đức Thánh Cha, các vị Hồng Y, Giám Mục và các linh mục mặc phẩm phục màu đỏ, màu của sự tử đạo. Thánh lễ này là một tưởng niệm của Giáo Hội trong tâm tình biết ơn đối với các chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô, đã trở thành anh chị em với nhau trong cuộc tử đạo, và là một tuyên xưng long trọng Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
Thật thế, nếu chúng ta nghĩ tới hai ngàn năm lịch sử của Giáo Hội, chúng ta có thể ghi nhận như Chúa Giêsu đã báo trước rằng các kitô hữu sẽ không bao giờ thiếu các thử thách, thậm chí đến mức tử đạo.
Bên cạnh đó, Giáo Hội còn phải chịu nhiều đau khổ vì sự ô nhiễm đức tin, và những tấn kích vào sự toàn vẹn của nhiệm thể Giáo Hội, làm suy yếu khả năng ngôn sứ và chứng tá, làm vấy bẩn vẻ đẹp gương mặt của Giáo Hội. Đây là thực tại được thánh Phaolô nói tới trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô khi trả lời một số vấn đề chia rẽ, không trung thực và bất trung với Tin Mừng đe dọa Giáo Hội. Thư thứ II gửi Timoteo cũng nói tới các “nguy hiểm của thời cuối cùng” là các thái độ sống tiêu cực thuộc thế gian có thể tiêm nhiễm cộng đoàn kitô như ích kỷ, khoe khoang, kiêu căng, ham hố tiền bạc.
Trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ, ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát bài Tu es Petrus, này con là đá, với những lời như sau:
Anh là Phêrô, là đá, và trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.
Ca đoàn đang hát bài ca nhập lễ với những lời như sau:
Giờ đây tôi biết đúng thật như thế rồi. Chúa thực sự đã sai thiên thần Chúa đến cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và dân Do Thái. Đúng thật điều này đã xảy đến với tôi.
Trước đây việc trao dây Pallium diễn ra như sau: sau khi Đức Thánh Cha làm phép các dây Pallium, các vị Tổng Giám Mục tiến đến quỳ trước mặt ngài và Đức Thánh Cha sẽ choàng dây lên vai vị Tổng Giám Mục.
Tháng Giêng năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng buổi lễ trao dây Pallium chính thức cho các Tổng Giám Mục Chính Tòa từ nay trở đi sẽ diễn ra tại các giáo phận của vị Tổng Giám Mục chứ không phải ở Vatican như trước.
Sứ thần Tòa Thánh hay Khâm Sứ Tòa Thánh sẽ bàn thảo với vị Tổng Giám Mục ngày giờ và, hoàn cảnh hợp lý nhất để “công khai và chính thức” trao dây Pallium cho ngài nhân danh Đức Thánh Cha với sự tham dự của các giám mục trong các giáo phận thuộc về giáo tỉnh; và cộng đoàn tín hữu địa phương.
Giờ đây Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá bắt đầu buổi lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Rồi ngài gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế xướng danh các vị Tổng Giám Mục trưởng giáo tỉnh và nói: “Kính lậy Đức Thánh Cha, các Tổng Giám Mục đáng kính hiện diện nơi đây tỏ lòng tôn kính trung thành và vâng phục lên Đức Thánh Cha và Tông Tòa, khiêm nhường kính xin Đức Thánh Cha trao cho các ngài Dây Pallium, lấy từ Mộ Thánh Phêrô, như dấu chỉ quyền Tổng Giám Mục đứng đầu Giáo Tỉnh, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Roma và được bổ nhiệm cách hợp pháp trong Giáo Tỉnh của mình”.
Tiếp theo đó các Tổng Giám Mục xướng tên mình và tên Giáo Phận và tuyên thệ trước mặt Đức Thánh Cha và cộng đoàn như sau: “Tôi... Tổng Giám Mục Giáo Phận... sẽ luôn luôn trung thành và tuân phục Thánh Phêrô Tông Đồ, Giáo Hội tông truyền Roma, Đức Thánh Cha là Giáo Hoàng, và các Đấng kế vị cách hợp pháp của Đức Thánh Cha. Và xin Thiên Chúa toàn năng trợ giúp con”.
Đức Thánh Cha đọc lời nguyện làm phép Dây Pallium: “Lậy Thiên Chúa là Mục tử đời đời của các linh hồn mà Chúa đã kêu gọi, nhờ Con Chúa, Đức Giêsu Kitô, như là các con chiên của đoàn chiên và việc chăn dắt đoàn chiên này được trao phó - dưới hình ảnh Chúa Chiên Lành - cho thánh Phêrô và các Đấng kế vị Người, qua thừa tác vụ của chúng con, xin Chúa đổ tràn đầy ân sủng đem lại phúc lành của Chúa trên các Dây Pallium này, được chọn để biểu hiệu cho thực tại săn sóc mục vụ.
Xin Chúa nhân từ thương chấp nhận lời cầu nguyện chúng con khiêm nhường dâng lên Chúa, nhờ công nghiệp và lời khẩn cầu của các Thánh Tông Đồ mà ban cho những người do ân lộc Chúa, sẽ đeo các Dây Pallium này để họ ý thức nhận ra mình là Mục Tử coi sóc đoàn chiên Chúa, và để họ thực hành trong cuộc sống ý nghĩa của biểu hiệu này.
Xin cho các Ngài nhận lấy ách Phúc Âm trên vai và xin cho ách này trở nên nhẹ nhàng êm dịu để các ngài có thể bước đi trước đoàn chiên trong việc thực thi các giới răn của Chúa, với gương sáng trung kiên cho tới khi đáng được đưa vào các đồng cỏ vĩnh cửu của Nước Chúa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Thánh lễ được tiếp tục với kinh Thương Xót và Kinh Vinh Danh.
Xin Chúa thương xót chúng con
Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời, là Chúa Cha toàn năng. Lạy Con một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Ðức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con, Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con. Vì lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao, cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha. Amen.
Bài Ðọc I: Cv 12, 1-11
“Bây giờ tôi biết thật Chúa đã cứu tôi khỏi tay Hêrôđê”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua Hêrôđê làm khổ mấy người trong Hội thánh. Ông đã dùng gươm giết Giacôbê anh của Gioan. Ông thấy việc ấy đẹp lòng người Do-thái, nên lại cho bắt cả Phêrô. Bấy giờ là ngày lễ Bánh Không Men. Bắt được người, vua cho tống ngục, giao cho bốn đội binh, mỗi đội bốn người canh giữ, có ý đợi sau lễ Vượt Qua, sẽ điệu người ra cho dân. Phêrô bị giam trong ngục, nhưng Hội thánh vẫn luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa cho người. Ðến khi vua Hêrôđê sắp điệu người ra, thì đêm ấy, Phêrô phải mang xiềng xích, nằm ngủ giữa hai tên lính, và có quân canh giữ trước cửa ngục. Bỗng có thiên thần Chúa đứng kề bên, một luồng ánh sáng chiếu giãi vào ngục; thiên thần đập vào cạnh sườn Phêrô, đánh thức người dậy mà rằng: “Hãy chỗi dậy mau”. Xiềng xích liền rơi khỏi tay người. Thiên thần bảo người rằng: “Hãy thắt lưng và mang giày vào”. Người làm y như vậy. Thiên thần lại bảo rằng: “Hãy khoác áo vào mà theo ta”.
Người liền đi ra theo thiên thần, mà chẳng biết việc thiên thần làm có thật chăng, người tưởng như trong giấc mộng. Qua khỏi chặng thứ nhất và chặng thứ hai, thì đến cửa sắt thông ra thành. Cửa ấy tự nhiên mở ra. Thiên thần và Phêrô rảo qua một phố nọ, rồi thiên thần biến đi. Phêrô hoàn hồn và nói rằng: “Bây giờ tôi biết thật Chúa đã sai thiên thần cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi âm mưu của dân Do-thái”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ (c. 5b).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. -
Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ.
Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.
Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ.
4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. –
Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ.
Bài Ðọc II: 2 Tm 4, 6-8. 17-18
“Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha”.
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.
Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy, nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện. Nhưng có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn, và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng dạy: và cha đã thoát được khỏi miệng sư tử. Nguyện cho Người được vinh quang muôn đời. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 16, 18
Alleluia, alleluia! - Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16, 13-19
“Con là Ðá, Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó”. Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bài đọc chúng ta vừa nghe liên kết chúng ta với Truyền thống tông đồ. Truyền thống đó “không phải là sự truyền tải những vật thể hay lời nói, một thứ không còn sức sống; nhưng đó là một dòng chảy sống động nối kết chúng ta với những nguồn gốc, một dòng chảy sống động trong đó những nguồn gốc này luôn hiện diện” và đem lại cho chúng ta chìa khóa Nước Trời. Truyền thống tuy cổ xưa nhưng luôn mới, mang lại cho chúng ta sự sống, và đổi mới niềm vui của Tin Mừng. Nó cho phép chúng ta tuyên xưng trên đôi và trong trái tim mình: “‘Chúa Giêsu Kitô là Chúa’, để tôn vinh Chúa Cha”.
Toàn bộ Tin Mừng là câu trả lời cho câu hỏi khắc khoải trong lòng dân Israel và ngày nay cũng hiện diện trong con tim của tất cả những người khát khao sự sống: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”. Chúa Giêsu dùng câu hỏi đó để hỏi các môn đệ mình: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”
Thánh Phêrô lên tiếng và gọi Chúa Giêsu bằng danh xưng vĩ đại nhất mà thánh nhân có thể nghĩ ra: “Thầy là Đấng Kitô”, Đấng được xức dầu, Đấng thánh của Thiên Chúa. Thật chính đáng khi nghĩ rằng Chúa Cha đã linh hứng cho thánh nhân trong câu trả lời này bởi vì Thánh Phêrô đã từng thấy cách Chúa Giêsu “xức dầu” cho dân Ngài. Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, đã lang thang từ làng này sang làng khác với mục đích duy nhất là cứu giúp những ai bị xem là lạc lối. Ngài “xức dầu” kẻ chết, bệnh nhân, những người bị thương, và những người ăn năn hối lỗi. Ngài xức dầu hy vọng. Nhờ sự xức dầu đó, mọi tội nhân - kẻ bị quỷ ám, những người tàn tật, ngoại giáo, bất kể xuất thân từ đâu - đều có thể cảm thấy mình là một phần đáng yêu quý trong gia đình Thiên Chúa. Qua những hành động của Người, Chúa Giêsu đã nói một cách rất cá vị với từng người: “Bạn là của tôi”. Như Thánh Phêrô, chúng ta cũng có thể tuyên xưng trên môi và trong trái tim mình không chỉ những gì chúng ta đã được nghe, mà còn cả những kinh nghiệm cụ thể chúng ta đã từng thấy trong cuộc sống. Chúng ta cũng đã được tái sinh, được chữa lành, được canh tân và tràn đầy hy vọng nhờ sự xức dầu của Đấng Thánh. Nhờ sự xức dầu đó, mọi ách nô lệ đã bị đập tan. Làm sao chúng ta có thể quên ký ức hân hoan khi thấy mình được cứu chuộc và điều đó dẫn chúng ta đến việc tuyên xưng rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Thật thú vị khi thấy những gì diễn ra tiếp theo sau đoạn Tin Mừng trong đó Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin của ngài: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.”. Đấng được Thiên Chúa xức dầu tiếp tục mang tình thương và lòng thương xót của Chúa Cha đến tận cùng. Tình yêu thương xót này cũng đòi hỏi chúng ta phải đi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, để tiếp cận với mọi người, bất kể điều này có thể khiến chúng ta phải trả giá bằng “danh thơm tiếng tốt”, tiện nghi, địa vị… thậm chí là tử đạo.
Phêrô phản ứng với một lời tuyên bố hoàn toàn bất ngờ khi nói rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!”. Như thế, thánh nhân ngay lập tức trở thành một hòn đá chướng ngại trên con đường của Đấng Mết-si-a. Khi tưởng mình đang bênh vực những quyền của Chúa, Phêrô không nhận ra mình lại biến thành kẻ thù của Chúa; nên Chúa Giêsu mắng ông là “Satan”. Chiêm niệm về cuộc đời của Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của ông cũng có nghĩa là học cách nhận ra những cám dỗ bám theo cuộc đời của mọi môn đệ Chúa. Giống như Phêrô, chúng ta với tư cách là một Giáo hội sẽ luôn bị cám dỗ khi nghe những “tiếng thì thầm” của Ma Qủy, để trở thành một hòn đá chướng ngại cho sứ vụ. Tôi nói “thì thầm” bởi vì ma quỷ âm thầm quyến rũ, vì e rằng ý định của nó bị nhận ra. “Nó cư xử như một kẻ đạo đức giả, muốn ẩn mình và không bị khám phá”.
Trái lại, thông phần vào việc xức dầu của Chúa Kitô, có nghĩa là chia sẻ trong vinh quang của Chúa, đó là thập tự giá của Ngài: Lạy Cha, xin làm vinh danh Con Cha.. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”. Trong Chúa Giêsu, vinh quang và thập giá sánh bước bên nhau, không thể tách rời. Khi ta quay lưng với thập giá, cho dù chúng ta có đạt đến những đỉnh cao của vinh quang, chúng ta cũng chỉ tự lừa dối mình mà thôi, bởi lẽ thứ vinh quang ấy không phải là vinh quang của Thiên Chúa, nhưng là nanh vuốt của kẻ thù.
Thường thì chúng ta cảm thấy cám dỗ muốn trở thành một Kitô hữu nhưng lại muốn giữ một khoảng cách thận trọng với những vết thương của Chúa. Chúa Giêsu chạm vào sự đau khổ của con người và Ngài yêu cầu chúng ta tham gia cùng Ngài trong việc chạm vào thân xác đau khổ của những người khác. Để có thể tuyên xưng đức tin của chúng ta bằng cả đôi môi và trái tim mình, chúng ta - giống như Phêrô – phải học cách nhận ra những “tiếng thì thầm” của ma qủy. Chúng ta phải học cách phân định và nhận ra những “chiêu bài” của cá nhân và tập thể đang làm chúng ta xa lánh những thảm kịch thực sự của con người, đang ngăn chặn chúng ta tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của tha nhân, và chung cuộc, không để chúng ta nhận ra sức mạnh cách mạng trong tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa.
Khi không tách biệt vinh quang khỏi thập giá, Chúa Giêsu muốn giải phóng các môn đệ và Giáo Hội của Ngài khỏi những hình thái huêng hoang trống rỗng: những hình thái trống rỗng trong yêu thương, phục vụ, từ bi, không có chỗ cho con người. Chúa muốn giải phóng Giáo Hội khỏi một ảo tưởng bao la không đâm rễ sâu nơi đời sống của dân Chúa, hoặc tệ hơn nữa, là não trạng cho rằng phụng sự Chúa là thoát ly khỏi những con đường bụi bặm của lịch sử. Chiêm ngắm và bước theo Chúa đòi chúng ta phải mở rộng tâm hồn cho Chúa Cha và cho tất cả những ai mà Chúa muốn đồng hóa với họ trong niềm xác tín rằng Chúa không bỏ rơi dân Ngài.
Anh chị em thân mến,
Hàng triệu người tiếp tục đặt ra câu hỏi Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”. Chúng ta hãy tuyên xưng trên môi và trong con tim mình rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa. Đây chính là bài bình ca chúng ta được mời gọi xướng lên hàng ngày trong sự đơn sơ, xác tín và vui mừng được biết rằng “Giáo Hội rạng ngời không phải bằng ánh sáng riêng của mình nhưng bằng ánh sáng của Chúa Kitô. Ánh sáng của Giáo Hội được kín múc từ Mặt Trời Công chính, để Giáo Hội có thể công bố rằng: “Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”
Lời nguyện giáo dân trong lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ
Anh chị em thân mến, được củng cố bởi chứng tá của các thánh Tông Đồ, giờ đây chúng ta hãy hướng về Chúa Cha, là Đấng ban phát mọi ân sủng tuyệt hảo.
Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện.
Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và cho tất cả các Giám Mục trong Giáo Hội.
Lạy Chúa, là Cha chúng con, Chúa là Đấng Toàn năng và Thánh thiện, xin bảo vệ các ngài trong đức tin và đức ái và giúp các ngài nên giống Chúa Kitô Đấng Chăn Chiên Lành hơn bao giờ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các dân nước và cho các dân tộc được giao phó cho họ.
Lạy Chúa, là Cha chúng con, Chúa là chủ tể của lịch sử, xin hướng dẫn họ trong việc tìm kiếm những gì là tốt đẹp thực sự cho mỗi người và trong việc xây dựng nền văn minh tình thương.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Lạy Chúa, là Cha chúng con, Chúa quan phòng chăm sóc mùa gặt của Giáo Hội, xin luôn ban cho các chúng con các tư tế xứng đáng và những người phân phát quảng đại lòng thương xót của Ngài.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Lạy Chúa, là Cha chúng con, là nguồn mạch bất tận của đức ái, xin nuôi dưỡng nơi tất cả những ai đã được chịu phép Rửa lòng ao ước nên thánh và dấn thân sống trong tình huynh đệ và hiệp thông.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những kẻ tội lỗi và những người không tin.
Lạy Chúa, là Cha chúng con, Đấng chậm bất bình và giàu tình yêu thương, xin quy tụ những con cái tản mác của Cha vào vòng tay Cha để chúng có thể trở thành một đàn chiên duy nhất của cùng một chủ chiên.
Đức Thánh Cha kết thúc lời nguyện giáo dân như sau:
Lạy Cha, là Đấng thông qua việc rao giảng và chứng tá của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, đã truyền bá Tin Mừng trên toàn thế giới, xin Cha canh tân nơi thế giới hôm nay sự trầm trồ kinh ngạc trước tình yêu của Cha nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Tin Úc Châu: Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Comensoli làm Tân Tổng Giám Mục Melbourne
Vũ Văn An
18:22 29/06/2018
Theo tin Zenit ngày 29 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Cha Peter Andrew Comensoli của Giáo Phận Broken Bay làm Tổng Giám Mục thứ 9 của Melbourne.
Đức Tổng Giám Mục tân cử Comensoli sinh năm 1964, và lớn lên tại vùng Illawarra, New South Wales và được giáo dục bởi các Nữ Tu
Good Samaritan và các Cha Dòng Marist. Ngài học thương mại tại Đại Học Wollongong và làm việc một thời gian trong ngành ngân hàng. Ngài nhập chủng viện năm 1986 và được thụ phong linh mục năm 1992.
Sau khi thụ phong, Đức Cha Comensoli học hậu đại học về môn thần học luân lý ở Rôma và tại Đại Học St Andrews ở Scotland. Sau khi phục vụ một số giáo xứ của Giáo Phận Wollongong, ngài là chưởng ấn Giáo Phận trong 6 năm trước khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Sydney năm 2011và Giám Quản Tông Tòa của Tổng Giáo Phận này năm 2014. Ngài làm giám mục Broken Bay trong 3 năm rưỡi qua.
Đức Tổng Giám Mục tân cử Comensoli, trong một bản tuyên bố của Tổng Giáo Phận Melbourne, nói rằng ngài rất cảm kích được Đức Thánh Cha tín nhiệm trong cuộc bổ nhiệm này. Ngài viết: "Đời sống làm môn đệ Chúa Kitô là một hồng phúc quí giá, được khai riển qua việc lắng nghe và đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Khi chấp nhận lời mời gọi này để trở thành người truyền giáo mới giữa dân Chúa của Tổng Giáo Phận Melbourne, tôi sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm lớn lao đã được ủy thách cho tôi, cùng với những yếu đuối tôi mang theo".
"Đối với những người dân tốt lành của Melbourne, tôi xin phép thưa rằng các bạn đã hiện diện trong lời cầu nguyện của tôi. Khi đến với các bạn, tôi đặt iềm tin của tôi nơi sự khích lệ đầy âu yếm của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng nhau là những khách hành hương trong vườn nho của Chúa. Khi bước những bước đầu của tình bạn, ước gì chúng ta hãy tựa đời ta vào Tin Mừng.
"Tôi mong được biết các bạn. Và vì là người phương bắc,tôi sẽ cần một số hướng dẫn quanh luật mầu nhiệm của môn túc cầu có tên là AFL!"
Khi công bố việc bổ nhiệm trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Denis Hart sau 17 năm làm Tổng Giám Mục Melbourne. Đức Cha Hart sẽ làm giám quản tông tòa Melbourne cho tới lễ nhậm chức của Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli vào Thứ Tư ngày 1 tháng Tám.
Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli nói rằng "Tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc của tôi tới Đức Tổng Giám Mục Denis Hart vì sự lãnh đạo trung thành và sức mạnh trong tư chất Kitô Giáo của ngài trong 17 năm qua. Ngài đã chào đón tôi thật ấm áp, đại lượng và đầy khích lệ và tôi chúc ngài được mọi phúc lành trong lúc nghỉ hưu".
Trên bình diện toàn quốc, Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli hiện là thành viên của Ủy Ban Giám Mục về Gia Đình, Tuổi Trẻ và Sự Sống, và Phúc Âm Hóa. Từ tháng Mười Một năm 2018, ngài sẽ đảm nhiệm chức Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục về Sự Sống, Gia Đình và Dấn Thân Công Cộng, và thành viên của Ủy Ban Giám Mục về Công Đồng Chung.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, nói rằng Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli có thiên phú và năng lực cần cho sứ mệnh mới của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge nói rằng "Ngài có một trí khôn tốt, một cá tính hợp tác và cảm thức mục vụ tốt cần thiết cho một Tổng Giáo Phận lớn. Ngài là người biết lắng nghe và có khả năng không những nói với người Công Giáo mà còn có thể nói với cộng đồng lớn hơn nữa".
Đức Tổng Giám Mục Hart mô tả , Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli là "con người mục vụ sâu xa và đầy đức tin. Ngài sẽ đem nhiều tài năng đến phục vụ dân ta. Tôi tham gia cùng cộng đồng tại Tổng Giáo Phận Melbourne trong việc chào đón ngài nhiệt tình trong cầu nguyện".
Đức Tổng Giám Mục tân cử Comensoli sinh năm 1964, và lớn lên tại vùng Illawarra, New South Wales và được giáo dục bởi các Nữ Tu
Good Samaritan và các Cha Dòng Marist. Ngài học thương mại tại Đại Học Wollongong và làm việc một thời gian trong ngành ngân hàng. Ngài nhập chủng viện năm 1986 và được thụ phong linh mục năm 1992.
Sau khi thụ phong, Đức Cha Comensoli học hậu đại học về môn thần học luân lý ở Rôma và tại Đại Học St Andrews ở Scotland. Sau khi phục vụ một số giáo xứ của Giáo Phận Wollongong, ngài là chưởng ấn Giáo Phận trong 6 năm trước khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Sydney năm 2011và Giám Quản Tông Tòa của Tổng Giáo Phận này năm 2014. Ngài làm giám mục Broken Bay trong 3 năm rưỡi qua.
Đức Tổng Giám Mục tân cử Comensoli, trong một bản tuyên bố của Tổng Giáo Phận Melbourne, nói rằng ngài rất cảm kích được Đức Thánh Cha tín nhiệm trong cuộc bổ nhiệm này. Ngài viết: "Đời sống làm môn đệ Chúa Kitô là một hồng phúc quí giá, được khai riển qua việc lắng nghe và đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Khi chấp nhận lời mời gọi này để trở thành người truyền giáo mới giữa dân Chúa của Tổng Giáo Phận Melbourne, tôi sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm lớn lao đã được ủy thách cho tôi, cùng với những yếu đuối tôi mang theo".
"Đối với những người dân tốt lành của Melbourne, tôi xin phép thưa rằng các bạn đã hiện diện trong lời cầu nguyện của tôi. Khi đến với các bạn, tôi đặt iềm tin của tôi nơi sự khích lệ đầy âu yếm của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng nhau là những khách hành hương trong vườn nho của Chúa. Khi bước những bước đầu của tình bạn, ước gì chúng ta hãy tựa đời ta vào Tin Mừng.
"Tôi mong được biết các bạn. Và vì là người phương bắc,tôi sẽ cần một số hướng dẫn quanh luật mầu nhiệm của môn túc cầu có tên là AFL!"
Khi công bố việc bổ nhiệm trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Denis Hart sau 17 năm làm Tổng Giám Mục Melbourne. Đức Cha Hart sẽ làm giám quản tông tòa Melbourne cho tới lễ nhậm chức của Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli vào Thứ Tư ngày 1 tháng Tám.
Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli nói rằng "Tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc của tôi tới Đức Tổng Giám Mục Denis Hart vì sự lãnh đạo trung thành và sức mạnh trong tư chất Kitô Giáo của ngài trong 17 năm qua. Ngài đã chào đón tôi thật ấm áp, đại lượng và đầy khích lệ và tôi chúc ngài được mọi phúc lành trong lúc nghỉ hưu".
Trên bình diện toàn quốc, Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli hiện là thành viên của Ủy Ban Giám Mục về Gia Đình, Tuổi Trẻ và Sự Sống, và Phúc Âm Hóa. Từ tháng Mười Một năm 2018, ngài sẽ đảm nhiệm chức Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục về Sự Sống, Gia Đình và Dấn Thân Công Cộng, và thành viên của Ủy Ban Giám Mục về Công Đồng Chung.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, nói rằng Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli có thiên phú và năng lực cần cho sứ mệnh mới của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge nói rằng "Ngài có một trí khôn tốt, một cá tính hợp tác và cảm thức mục vụ tốt cần thiết cho một Tổng Giáo Phận lớn. Ngài là người biết lắng nghe và có khả năng không những nói với người Công Giáo mà còn có thể nói với cộng đồng lớn hơn nữa".
Đức Tổng Giám Mục Hart mô tả , Đức Tân Tổng Giám Mục Comensoli là "con người mục vụ sâu xa và đầy đức tin. Ngài sẽ đem nhiều tài năng đến phục vụ dân ta. Tôi tham gia cùng cộng đồng tại Tổng Giáo Phận Melbourne trong việc chào đón ngài nhiệt tình trong cầu nguyện".
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tân Tổng Giám Mục Peter Andrew Comensoli cho Tổng Giáo Phận Melbourne
Thanh Quảng sdb
19:17 29/06/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tân Tổng Giám Mục Peter Andrew Comensoli cho Tổng Giáo Phận Melbourne
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Peter Andrew Comensoli kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc Châu.
Đức Giám Mục Comensoli sinh năm 1964 tại Bulli, New South Wales, Úc. Ngài theo hoc ngành kinh doanh tại Đại học Wollongong và làm việc trong ngành ngân hàng bốn năm trước khi nhập chủng viện. Ngài được thụ phong linh mục cho Giáo phận Wollongong vào năm 1992.
Sau khi thụ phong, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ tại Unanderra (1992), và nhà thờ chính tòa Wollongong (1992-1995), và Quản trị Giáo xứ tại Shellharbour (1995-1996).
Năm 2000, ngài hoàn tất Văn bằng Thần học chuyên về đạo đức tại Học viện Alphonsio ở Rome.
Sau khi trở về Úc, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ ở vùng Tây Wollongong (2000) sau đó được bổ nhiệm làm Chưởng ấn của Giáo phận (2000-2006).
Từ năm 2006-2010, ngài theo học bằng Thạc sĩ tại Đại học Thánh Andrew và sau đó bằng Tiến sĩ về Triết học đạo đức tại Đại học Edinburgh ở Scotland. Sau đó, ngài trở về giảng dậy Viện đại học Công Giáo ở Sydney, và phục vụ trong Hội đồng Linh mục đoàn.
Ngài được tấn phong Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo Phận Sydney và làm Giám Quản Lý Tông Tòa sáu năm.
Năm 2014 Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục của Giáo phận Broken Bay và nay được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Melbourne thay thế Đức Tổng Giám Mục Denis Hart
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Peter Andrew Comensoli kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc Châu.
Đức Giám Mục Comensoli sinh năm 1964 tại Bulli, New South Wales, Úc. Ngài theo hoc ngành kinh doanh tại Đại học Wollongong và làm việc trong ngành ngân hàng bốn năm trước khi nhập chủng viện. Ngài được thụ phong linh mục cho Giáo phận Wollongong vào năm 1992.
Sau khi thụ phong, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ tại Unanderra (1992), và nhà thờ chính tòa Wollongong (1992-1995), và Quản trị Giáo xứ tại Shellharbour (1995-1996).
Năm 2000, ngài hoàn tất Văn bằng Thần học chuyên về đạo đức tại Học viện Alphonsio ở Rome.
Sau khi trở về Úc, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ ở vùng Tây Wollongong (2000) sau đó được bổ nhiệm làm Chưởng ấn của Giáo phận (2000-2006).
Từ năm 2006-2010, ngài theo học bằng Thạc sĩ tại Đại học Thánh Andrew và sau đó bằng Tiến sĩ về Triết học đạo đức tại Đại học Edinburgh ở Scotland. Sau đó, ngài trở về giảng dậy Viện đại học Công Giáo ở Sydney, và phục vụ trong Hội đồng Linh mục đoàn.
Ngài được tấn phong Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo Phận Sydney và làm Giám Quản Lý Tông Tòa sáu năm.
Năm 2014 Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục của Giáo phận Broken Bay và nay được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Melbourne thay thế Đức Tổng Giám Mục Denis Hart
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Ngọc Quang, Giáo Phận Đà Nẵng Mừng 50 Năm Thành Lập
Toma Trương Văn Ân
15:31 29/06/2018
Giáo Xứ Ngọc Quang , Giáo Phận Đà Nẵng Mừng 50 Năm Thành Lập ( 1968 – 2018)
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa , nhân dịp mừng Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô ( 29 / 6 ) , Bổn mạng Giáo xứ và kỷ niệm 50 năm hành trình Đức tin Giáo xứ Ngọc Quang (1968-2018).
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2018, Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang – Giáo phận Đà Nẵng , Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh Lễ tạ ơn : Mừng bổn mạng Giáo xứ ; Mừng 50 năm thành lập Giáo xứ Ngọc Quang ( 29 / 6 / 1968-2018) .
Xem Hình
Đến hiệp dâng Thánh lễ trong dịp trọng đại này có Quý Cha nguyên Quản xứ và Phó xứ, Quý Cha và Tu sĩ gốc Giáo xứ Ngọc Quang, Quý Cha của Giáo Phận Đà Nẵng và từ các Giáo phận khác. Quý Chính quyền, Tôn Giáo bạn , Bà con Lương dân sống trong địa bàn giáo xứ , Quý Vị Hội đồng mục vụ các Giáo xứ trong Giáo phận , Đồng hương Ngọc Quang từ xa, trong nước và Nước ngoài trở về Quê xưa, khách mời và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Ngọc Quang.
Theo lược sử, Cộng đoàn Giáo xứ Ngọc Quang khởi đầu là những gia đình di cư ra khỏi các vùng chiến tranh mặt trận Trị Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng, trong thời gian chiến sự khốc liệt , nhất là sau Tết Mậu Thân 1968 , đến ở tạm tại các trại Tị nạn trong Thành phố Đà Nẵng, trong đó có trại An Dưỡng Đường Vinh Sơn của Giáo phận Đà Nẵng. Ngày 1 / 6 / 1968 . Cha Giuse Đinh Mạnh Phú đang Phó xứ Chính Tòa đã đưa 25 gia đình của Trại đến cồn cát ven biển Thanh Bình – Đà Nẵng ( nay là Đa Phước – Thuận Phước , Đà Nẵng) , một thời gian ngắn sau, có rất nhiều gia đình từ các trại tị nạn chiến tranh khác cùng đến định cự . Giáo xứ Ngọc Quang ra đời. Cha Giuse Đinh Mạnh Phú - Linh mục tiên khởi, đã lấy chữ lót tên của Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi và Cha Tổng Đại diện GB Nguyễn Quang Xuyên đương nhiệm vào lúc đó , đặt tên cho Giáo xứ Ngọc Quang mới hình thành để nhớ ơn công đức của Đức Cha và Cha Tổng Đại diện và chọn Thánh Phê-rô làm bổn mạng Giáo xứ.
Nhà thờ đầu tiên bằng tôn và vật liệu thô sơ dùng được 4 năm ( 1968-1972) , và nhà thờ kiên cố tồn tại đến nay do Cha Giuse xây và khánh thành năm 1972, số Giáo dân lúc đó hơn 500 người. Cha Giuse quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của cộng đoàn và cộng đồng dân cư , làm cầu Nhôm, nối cồn cát với khu dân cư Giáo xứ Thanh Đức và Thành phố Đà Nẵng. Xây dựng trường Tiểu Học Tư Thục Sao Mai để đáp ứng nhu học tập và nâng cao dân trí, lập nơi họp chợ .
Sau 1975 , một số gia đình Giáo dân trở về quê xưa , một số vào Miền nam sinh sống hoặc đi kinh tế mới vùng sâu vùng xa, số khác định cư tại Nước ngoài , số Giáo dân còn lại chừng 150 người. Trường học của Giáo xứ Nhà nước trưng dụng và đổi tên khác , hiện nay Trường đã bị di dời giải tỏa theo chương trình quy hoạch của thành phố.
Đến 15 / 5 / 1982 , vì nhiều lý do khác nhau, Chính Quyền “đóng cửa” nhà thờ (*) và muốn chuyển cho một công ty hóa chất , và sau đó định làm Nhà trẻ , nhưng bất thành. Đến năm 1990 , Nhà thờ Ngọc Quang mới được giao trả lại cho Giáo phận và cộng đoàn Giáo xứ.
Từ 1990 đến nay, các hoạt động mục vụ và sinh hoạt Tôn Giáo ngày càng khởi sắc : khuôn viên (1999), phòng Thánh ( tháng 4/2000) , Nhà Giáo lý ( tháng 5 / 2000) , Đài Đức Mẹ ( tháng 6 / 2000) được xây dựng. Về đời sống Đức tin và các hoạt động mục vụ, Quý Cha Quản xứ ổn định và tổ chức Giáo xứ theo mô hình Cộng Đoàn Cơ Bản ( nhóm nhỏ 10 đến 15 gia đình) nhằm một mục tiêu chung là tìm cách nâng cao đời sống con người về các mặt nhân bản, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và tâm linh . Từ năm 2000 đến 2008 , Giáo xứ Ngọc Quang là nơi tạm trú và tu học của các Dự Tu – tiền Chủng viện .
Hiện nay , Cha Anton Nguyễn Tri Pháp đương nhiệm Quản xứ , Giáo xứ có 647 người.
Trong lời chào mừng Đức Cha , Quý Cha , Chính quyền, Đồng hương , Ân nhân , Quý khách …. . và tất cả mọi người hiện diện , Cha Anton đương kim Quản xứ trong lời mở đầu Thánh lễ và ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ cuối lễ, cả Hai Vị đã Đại diện cộng đoàn nói lên lời : Tri ân Thiên Chúa; Tri ân Quý Đức Cha nguyên và đương nhiệm Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Quý Cha Quản xứ và Phó xứ tiền nhiệm, Quý Cha đồng tế, quý Ân nhân thân nhân, tri ân tất cả những người thành tâm thiện chí xây dựng và phát triển giáo xứ và chung tay cộng tác cho sự kiện trọng đại mừng 50 năm thành lập Giáo xứ…. ; Tri ân quá khứ , Chấn hưng hiện tại và hướng tới tương lai.
Trong các huấn từ , Đức Cha Chủ tế mời gọi cộng đoàn phụng vụ , cách riêng cộng đoàn giáo xứ Ngọc Quang , chiêm ngắm học hỏi gương Hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô . Sự chọn lựa , yêu mến, tin tưởng vào Thiên Chúa. Hành trình đức tin giữa biển đời sóng gió, niềm tin đi từ Mạc Khải , cho dù mọi sức mạnh Ác thần tàn phá Giáo Hội cũng không làm gì được Giáo Hội. Giáo Hội vẫn hiện diện qua các chứng nhân và chứng từ tình yêu sống động. Có những giai đoạn nhà thờ bị “đóng cửa” nhưng không đóng cửa Đức tin của Người tín hữu. Đức tin vẫn mở ra giữa cộng đồng nhân loại bằng chính đời sống chứng nhân tình yêu , sẻ chia , đỡ nâng, trong sự hiệp thông, trở nên dấu chỉ của thời đại tình yêu Thiên Chúa…. Bằng chính đời sống làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu giữa môi trường người tín hữu đang sống và làm việc, trong trách vụ xã hội. Xuyên qua dòng lịch sử , Người tín hữu trở nên men , trở nên muối ướp cho mặn đời , là chứng từ sống động của Lòng Thương Xót Chúa, trong sự quảng đại bao dung, của sự yêu thương tha thứ, cộng tác và phát triển…. cho một tương lai tốt đẹp.
Cuối Thánh lễ , Đức Cha đã Đại Diện Tòa Thánh trao Phép lành của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ưu ái ban tặng cho Cha Quản xứ và cộng đoàn Giáo xứ Ngọc Quang trong dịp mừng 50 năm thành lập Giáo xứ.
Trong dịp mừng trọng đại này , Giáo xứ đã tổ chức Hội trại cho các Em Thiếu nhi Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí của Giáo xứ và một đêm Diễn Nguyện thật hoành tráng và nhiều ý nghĩa , mừng 50 năm Hồng Ân vào ngày 28 / 6 / 2018 ( trước 1 ngày tổ chức Đại Lễ) .
“Xin Thiên Chúa , qua lời chuyển cầu của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô , Ban muôn phúc lành cho Giáo xứ Ngọc Quang, để mỗi người Tín hữu trở nên “Đá Tảng” kết tinh từ “Tảng Đá” là Chúa Ki-tô, là viên Ngọc sáng ( Quang) những giá trị đẹp nhất, giá trị Tin Mừng ” ( Lời chúc lành của Đức Giám Mục)
Sau Thánh lễ , một tiệc vui và một chương trình văn nghệ giao lưu, nói lên tình thân mật yêu thương sẻ chia….giữa cộng đoàn với Đức Cha, Quý Cha , Đồng hương từ xa trở về , với Chính quyền , quý Khách và mọi người.
Xin cầu nguyện và kính chúc những điều tốt đẹp nhất từ Thiên Chúa đến với cộng đoàn và Giáo xứ Ngọc Quang.
Toma Trương Văn Ân
(*) trích : Lược sử Giáo xứ Ngọc Quang
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa , nhân dịp mừng Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô ( 29 / 6 ) , Bổn mạng Giáo xứ và kỷ niệm 50 năm hành trình Đức tin Giáo xứ Ngọc Quang (1968-2018).
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2018, Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang – Giáo phận Đà Nẵng , Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh Lễ tạ ơn : Mừng bổn mạng Giáo xứ ; Mừng 50 năm thành lập Giáo xứ Ngọc Quang ( 29 / 6 / 1968-2018) .
Xem Hình
Đến hiệp dâng Thánh lễ trong dịp trọng đại này có Quý Cha nguyên Quản xứ và Phó xứ, Quý Cha và Tu sĩ gốc Giáo xứ Ngọc Quang, Quý Cha của Giáo Phận Đà Nẵng và từ các Giáo phận khác. Quý Chính quyền, Tôn Giáo bạn , Bà con Lương dân sống trong địa bàn giáo xứ , Quý Vị Hội đồng mục vụ các Giáo xứ trong Giáo phận , Đồng hương Ngọc Quang từ xa, trong nước và Nước ngoài trở về Quê xưa, khách mời và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Ngọc Quang.
Theo lược sử, Cộng đoàn Giáo xứ Ngọc Quang khởi đầu là những gia đình di cư ra khỏi các vùng chiến tranh mặt trận Trị Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng, trong thời gian chiến sự khốc liệt , nhất là sau Tết Mậu Thân 1968 , đến ở tạm tại các trại Tị nạn trong Thành phố Đà Nẵng, trong đó có trại An Dưỡng Đường Vinh Sơn của Giáo phận Đà Nẵng. Ngày 1 / 6 / 1968 . Cha Giuse Đinh Mạnh Phú đang Phó xứ Chính Tòa đã đưa 25 gia đình của Trại đến cồn cát ven biển Thanh Bình – Đà Nẵng ( nay là Đa Phước – Thuận Phước , Đà Nẵng) , một thời gian ngắn sau, có rất nhiều gia đình từ các trại tị nạn chiến tranh khác cùng đến định cự . Giáo xứ Ngọc Quang ra đời. Cha Giuse Đinh Mạnh Phú - Linh mục tiên khởi, đã lấy chữ lót tên của Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi và Cha Tổng Đại diện GB Nguyễn Quang Xuyên đương nhiệm vào lúc đó , đặt tên cho Giáo xứ Ngọc Quang mới hình thành để nhớ ơn công đức của Đức Cha và Cha Tổng Đại diện và chọn Thánh Phê-rô làm bổn mạng Giáo xứ.
Nhà thờ đầu tiên bằng tôn và vật liệu thô sơ dùng được 4 năm ( 1968-1972) , và nhà thờ kiên cố tồn tại đến nay do Cha Giuse xây và khánh thành năm 1972, số Giáo dân lúc đó hơn 500 người. Cha Giuse quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của cộng đoàn và cộng đồng dân cư , làm cầu Nhôm, nối cồn cát với khu dân cư Giáo xứ Thanh Đức và Thành phố Đà Nẵng. Xây dựng trường Tiểu Học Tư Thục Sao Mai để đáp ứng nhu học tập và nâng cao dân trí, lập nơi họp chợ .
Sau 1975 , một số gia đình Giáo dân trở về quê xưa , một số vào Miền nam sinh sống hoặc đi kinh tế mới vùng sâu vùng xa, số khác định cư tại Nước ngoài , số Giáo dân còn lại chừng 150 người. Trường học của Giáo xứ Nhà nước trưng dụng và đổi tên khác , hiện nay Trường đã bị di dời giải tỏa theo chương trình quy hoạch của thành phố.
Đến 15 / 5 / 1982 , vì nhiều lý do khác nhau, Chính Quyền “đóng cửa” nhà thờ (*) và muốn chuyển cho một công ty hóa chất , và sau đó định làm Nhà trẻ , nhưng bất thành. Đến năm 1990 , Nhà thờ Ngọc Quang mới được giao trả lại cho Giáo phận và cộng đoàn Giáo xứ.
Từ 1990 đến nay, các hoạt động mục vụ và sinh hoạt Tôn Giáo ngày càng khởi sắc : khuôn viên (1999), phòng Thánh ( tháng 4/2000) , Nhà Giáo lý ( tháng 5 / 2000) , Đài Đức Mẹ ( tháng 6 / 2000) được xây dựng. Về đời sống Đức tin và các hoạt động mục vụ, Quý Cha Quản xứ ổn định và tổ chức Giáo xứ theo mô hình Cộng Đoàn Cơ Bản ( nhóm nhỏ 10 đến 15 gia đình) nhằm một mục tiêu chung là tìm cách nâng cao đời sống con người về các mặt nhân bản, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và tâm linh . Từ năm 2000 đến 2008 , Giáo xứ Ngọc Quang là nơi tạm trú và tu học của các Dự Tu – tiền Chủng viện .
Hiện nay , Cha Anton Nguyễn Tri Pháp đương nhiệm Quản xứ , Giáo xứ có 647 người.
Trong lời chào mừng Đức Cha , Quý Cha , Chính quyền, Đồng hương , Ân nhân , Quý khách …. . và tất cả mọi người hiện diện , Cha Anton đương kim Quản xứ trong lời mở đầu Thánh lễ và ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ cuối lễ, cả Hai Vị đã Đại diện cộng đoàn nói lên lời : Tri ân Thiên Chúa; Tri ân Quý Đức Cha nguyên và đương nhiệm Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Quý Cha Quản xứ và Phó xứ tiền nhiệm, Quý Cha đồng tế, quý Ân nhân thân nhân, tri ân tất cả những người thành tâm thiện chí xây dựng và phát triển giáo xứ và chung tay cộng tác cho sự kiện trọng đại mừng 50 năm thành lập Giáo xứ…. ; Tri ân quá khứ , Chấn hưng hiện tại và hướng tới tương lai.
Trong các huấn từ , Đức Cha Chủ tế mời gọi cộng đoàn phụng vụ , cách riêng cộng đoàn giáo xứ Ngọc Quang , chiêm ngắm học hỏi gương Hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô . Sự chọn lựa , yêu mến, tin tưởng vào Thiên Chúa. Hành trình đức tin giữa biển đời sóng gió, niềm tin đi từ Mạc Khải , cho dù mọi sức mạnh Ác thần tàn phá Giáo Hội cũng không làm gì được Giáo Hội. Giáo Hội vẫn hiện diện qua các chứng nhân và chứng từ tình yêu sống động. Có những giai đoạn nhà thờ bị “đóng cửa” nhưng không đóng cửa Đức tin của Người tín hữu. Đức tin vẫn mở ra giữa cộng đồng nhân loại bằng chính đời sống chứng nhân tình yêu , sẻ chia , đỡ nâng, trong sự hiệp thông, trở nên dấu chỉ của thời đại tình yêu Thiên Chúa…. Bằng chính đời sống làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu giữa môi trường người tín hữu đang sống và làm việc, trong trách vụ xã hội. Xuyên qua dòng lịch sử , Người tín hữu trở nên men , trở nên muối ướp cho mặn đời , là chứng từ sống động của Lòng Thương Xót Chúa, trong sự quảng đại bao dung, của sự yêu thương tha thứ, cộng tác và phát triển…. cho một tương lai tốt đẹp.
Cuối Thánh lễ , Đức Cha đã Đại Diện Tòa Thánh trao Phép lành của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ưu ái ban tặng cho Cha Quản xứ và cộng đoàn Giáo xứ Ngọc Quang trong dịp mừng 50 năm thành lập Giáo xứ.
Trong dịp mừng trọng đại này , Giáo xứ đã tổ chức Hội trại cho các Em Thiếu nhi Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí của Giáo xứ và một đêm Diễn Nguyện thật hoành tráng và nhiều ý nghĩa , mừng 50 năm Hồng Ân vào ngày 28 / 6 / 2018 ( trước 1 ngày tổ chức Đại Lễ) .
“Xin Thiên Chúa , qua lời chuyển cầu của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô , Ban muôn phúc lành cho Giáo xứ Ngọc Quang, để mỗi người Tín hữu trở nên “Đá Tảng” kết tinh từ “Tảng Đá” là Chúa Ki-tô, là viên Ngọc sáng ( Quang) những giá trị đẹp nhất, giá trị Tin Mừng ” ( Lời chúc lành của Đức Giám Mục)
Sau Thánh lễ , một tiệc vui và một chương trình văn nghệ giao lưu, nói lên tình thân mật yêu thương sẻ chia….giữa cộng đoàn với Đức Cha, Quý Cha , Đồng hương từ xa trở về , với Chính quyền , quý Khách và mọi người.
Xin cầu nguyện và kính chúc những điều tốt đẹp nhất từ Thiên Chúa đến với cộng đoàn và Giáo xứ Ngọc Quang.
Toma Trương Văn Ân
(*) trích : Lược sử Giáo xứ Ngọc Quang
LM Nguyễn duy Tân cải chính về tin ''nghỉ hưu'' của mình
Nguyễn Duy Tân
21:55 29/06/2018
Hôm nay trên mạng xã hội có thông tin và video đưa tin Cha Nguyễn Duy Tân bị bề trên cho "nghỉ hưu'. Tin này được chính cha Tân cải chính là có sự hiểu lầm. Sau đây là lá thư cải chính của Cha Tân.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất Nước Tôi
Đinh Văn Tiến Hùng
15:44 29/06/2018
ĐẤT NƯỚC TÔI
“Một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kể khác.”
( Lời lưu truyền phải gìn giữ Nước của vua Lê Thánh Tôn )
“*Đất Nước tôi bao kỷ niệm yêu dấu,
Tôi chào đời, trưởng thành với buồn vui,
Nơi mẹ cha tận tụy suốt cả đời,
Mong cho tôi trở thành người hữu dụng.
Đất Nước tôi với biển rừng thơ mộng
Với ruộng đồng trải rộng cánh cò bay,
Người dân quê an vui sống từng ngày,
Dưới hàng tre ôm mái tranh vương khói.
Đất Nước tôi rừng bạt ngàn mời gọi,
Khoáng sản, gỗ quí ẩn chứa khắp nơi,
Kho tàng đó đang thúc giục gọi mời,
Phải khai thác cho Quê Hương khởi sắc.
Đất Nước tôi biển trong xanh bát ngát,
Sáng dương buồm phấn khởi kéo ra khơi,
Ôm ấp nguồn sống lòng biển ngàn khơi,
Chiều về khoang thuyền chất đầy tôm cá.
Đất Nước tôi được hưởng nguồn gia phả,
Của tổ tiên cố lưu giữ ngàn đời,
Nên cháu con quyết ghi tâm nhớ lời,
Đừng để một tấc đất vào tay kẻ địch.
*Đất Nước tôi giờ đây bọn lừa bịp,
Đem dâng cho lũ Tàu cộng xâm lăng,
Từ rừng biên giới đến đất Tây nguyên,
Cả đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngoài biển.
Đất Nước tôi nơi chiến lược trọng điểm,
Nhượng chín chín năm cho lũ giặc Tàu,
Đây Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong,
Thành Đặc khu, vùng Tự trị, Tô giới.
Đất Nước tôi An ninh mạng giả dối,
Bọn tà quyền cố bịp mặt người dân,
Khiến dân chúng không thể ngẩng cao đầu,
Không thể liên lạc kết hợp tranh đấu.
Đất Nước tôi không còn gì che giấu,
Khi toàn dân đã thức tỉnh vùng lên,
Khắp trong nước không còn sợ hãi ươn hèn,
Già trẻ cùng đứng lên đòi quyền sống.
Đất Nước tôi dâng hào khí sống động,
Của khí thiêng Sông Núi, hồn Tổ Tiên,
Mồ hôi xương máu liệt nữ anh hùng,
Cuốn hút cuồng phong không gì cản nổi.
Đất Nước tôi tà quyền thật bỉ ổi,
Dân biểu tình đòi công lý tự do,
Lại đàn áp như một lũ côn đồ,
Phản Dân Nước chính là một trọng tội.
Đẩt Nước tôi Việt cộng phải xám hối,
Phải cúi đầu nhận tội và thật lòng,
Cùng toàn dân xây dựng lại Non Sông,
Để cùng nhau mở đầu Trang Sử Mới.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
“Một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kể khác.”
( Lời lưu truyền phải gìn giữ Nước của vua Lê Thánh Tôn )
Tôi chào đời, trưởng thành với buồn vui,
Nơi mẹ cha tận tụy suốt cả đời,
Mong cho tôi trở thành người hữu dụng.
Đất Nước tôi với biển rừng thơ mộng
Với ruộng đồng trải rộng cánh cò bay,
Người dân quê an vui sống từng ngày,
Dưới hàng tre ôm mái tranh vương khói.
Đất Nước tôi rừng bạt ngàn mời gọi,
Khoáng sản, gỗ quí ẩn chứa khắp nơi,
Kho tàng đó đang thúc giục gọi mời,
Phải khai thác cho Quê Hương khởi sắc.
Đất Nước tôi biển trong xanh bát ngát,
Sáng dương buồm phấn khởi kéo ra khơi,
Ôm ấp nguồn sống lòng biển ngàn khơi,
Chiều về khoang thuyền chất đầy tôm cá.
Đất Nước tôi được hưởng nguồn gia phả,
Của tổ tiên cố lưu giữ ngàn đời,
Nên cháu con quyết ghi tâm nhớ lời,
Đừng để một tấc đất vào tay kẻ địch.
*Đất Nước tôi giờ đây bọn lừa bịp,
Đem dâng cho lũ Tàu cộng xâm lăng,
Từ rừng biên giới đến đất Tây nguyên,
Cả đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngoài biển.
Đất Nước tôi nơi chiến lược trọng điểm,
Nhượng chín chín năm cho lũ giặc Tàu,
Đây Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong,
Thành Đặc khu, vùng Tự trị, Tô giới.
Đất Nước tôi An ninh mạng giả dối,
Bọn tà quyền cố bịp mặt người dân,
Khiến dân chúng không thể ngẩng cao đầu,
Không thể liên lạc kết hợp tranh đấu.
Khi toàn dân đã thức tỉnh vùng lên,
Khắp trong nước không còn sợ hãi ươn hèn,
Già trẻ cùng đứng lên đòi quyền sống.
Đất Nước tôi dâng hào khí sống động,
Của khí thiêng Sông Núi, hồn Tổ Tiên,
Mồ hôi xương máu liệt nữ anh hùng,
Cuốn hút cuồng phong không gì cản nổi.
Đất Nước tôi tà quyền thật bỉ ổi,
Dân biểu tình đòi công lý tự do,
Lại đàn áp như một lũ côn đồ,
Phản Dân Nước chính là một trọng tội.
Đẩt Nước tôi Việt cộng phải xám hối,
Phải cúi đầu nhận tội và thật lòng,
Cùng toàn dân xây dựng lại Non Sông,
Để cùng nhau mở đầu Trang Sử Mới.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
VietCatholic TV
Phóng sự về Công Nghị tấn phong 14 tân Hồng Y ngày 28/06/2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:42 29/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đây là công nghị tấn phong Hồng Y lần thứ năm trong triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Bốn lần trước là vào ngày 28 tháng 6 năm ngoái 2017 trong đó ngài nâng lên hàng Hồng Y 5 vị, ngày 19 tháng 11 năm ngoái 2016, 17 vị, ngày 14 Tháng Hai 2015 20 vị, và lần trước nữa là vào ngày 22 tháng Hai năm 2014, 19 vị Hồng Y.
Tổng cộng, trong bốn lần nói trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y 61 vị thuộc 43 quốc gia trong đó có 15 quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y. Nếu tính chung lần này, Đức Thánh Cha Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y 75 vị.
Có 11 vị Hồng Y được tấn phong lần này dưới 80, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng. Có 3 vị Hồng Y đã quá tuổi 80, các ngài được tấn phong Hồng Y vì “sự phục vụ nổi bật dành cho Giáo Hội.”
Các tân Hồng Y đến từ: Iraq, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Pakistan, Bồ Đào Nha, Peru, Madagascar, Nhật Bản, Mexico và Bolivia.
Hồng Y Đoàn sau nghi lễ tấn phong này sẽ lên đến 227 vị trong đó có 125 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.
Để tiện việc theo dõi, chúng tôi xin thưa với quý vị là buổi lễ được tiến hành dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa. Sau lời nguyện đầu lễ của Đức Thánh Cha là bài Tin Mừng, bài giảng của Đức Thánh Cha, rồi đến nghi thức tấn phong Hồng Y, Kinh Lạy Cha, và cuối cùng là phép lành của Đức Thánh Cha.
Giờ đây, trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ, ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát bài Tu es Petrus, này con là đá, với những lời như sau:
Anh là Phêrô, là đá, và trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.
Trong số hàng chục ngàn người hiện diện trong buổi lễ tấn phong, chúng tôi nhận thấy có hơn 100 vị Hồng Y, hàng trăm Giám mục, linh mục và đông đảo thân nhân của các vị tiến chức cùng với hàng ngàn tín hữu tham dự.
Giờ đây Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá bắt đầu buổi lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Rồi ngài gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Đức Hồng Y Tân Cử Louis Raphael I Sako, người Iraq, Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thành Babylon thay mặt các vị tân Hồng Y cám ơn Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha dâng lời nguyện:
Lạy Chúa, là Cha vinh hiển, là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo, là Đấng không ngừng làm phong phú Hội Thánh Chúa trên khắp thế giới với những ân sủng dư dật, và còn nhân từ hơn thế nữa với Ngai Tòa Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Chúa đã đặt trên tất cả những người khác: xin ơn quan phòng của Chúa, để con, là tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện sứ vụ được ủy thác cho con một cách khôn ngoan, trong niềm tín thác rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người
Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
Giờ đây cộng đoàn cùng nghe bài Tin Mừng theo thánh Máccô chương 10 từ câu 32 đến câu 45 trong đó Chúa loan báo lần thứ ba cuộc thương khó và sự Phục sinh của Ngài.
Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”
Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây.” Người hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?” Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” Đức Giê-su bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được.” Đức Giê-su bảo: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.”
Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng. Ngài nói:
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện. Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến, chúng tôi sắp thi hành một hành vi trọng đại và vui mừng trong thánh vụ của chúng tôi. Hành vi này có liên hệ trước tiên tới Giáo Hội tại Roma, nhưng cũng liên quan tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Chúng tôi sắp gọi một số người anh em gia nhập Hồng Y đoàn, để các vị được hiệp nhất với Tòa thánh Phêrô bằng một mối dây bền chặt hơn, trở nên thành phần của hàng giáo sĩ Roma, và cộng tác mật thiết hơn với sứ vụ tông đồ của chúng tôi.”
“Mang mặc phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc âm của ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất. Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Hội Thánh Roma.”
Đến đây, Đức Thánh Cha lần lượt xướng tên 14 vị Hồng Y mới, cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến.
Tiếp tục nghi thức, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha, các tiến chức Hồng Y tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân Đức Thánh Cha Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Hội, theo các quy tắc luật định.
Đức Thánh Cha nói:
Các anh em thân mến, trước sự hiện diện của dân thánh Chúa, giờ đây chúng ta hãy tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi và sự trung thành với Hội thánh, Công Giáo và Tông Truyền.
Cộng đoàn cùng đọc Kinh Tin Kính
Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.
Kế đến, từng Hồng Y lần lượt tiến lên quì trước mặt Đức Thánh Cha để ngài đội mũ đỏ Hồng Y, với lời nhắn nhủ:
“Để ngợi khen Thiên Chúa Toàn Năng và mang lại vinh dự cho Tòa Thánh, Đức Hồng Y hãy nhận mũ đỏ này như dấu chỉ phẩm vị Hồng Y, có nghĩa là Đức Hồng Y phải sẵn sàng cư xử can đảm, cho đến độ đổ máu đào, để làm tăng trưởng Đức Tin Kitô giáo, cho hòa bình và yên hàn của dân Chúa, cho tự do và sự mở rộng Giáo Hội Roma Thánh”.
Và khi trao nhẫn, ngài nói:
“Đức Hồng Y hãy nhận chiếc nhẫn từ tay của Phêrô, và Đức Hồng Y hãy biết rằng nhờ yêu mến vị Thủ lãnh các thánh tông đồ mà lòng yêu mến Giáo hội của Đức Hồng Y được kiện cường”.
Sau cùng Đức Thánh Cha trao sắc chỉ về việc phong Hồng Y cũng như việc chỉ định tước hiệu thánh đường của tân chức.
Các vị được tấn phong Hồng Y lần này là:
- Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thành Babylon Louis Raphael I Sako, 69 tuổi, người Iraq.
- Đức Tổng Giám Mục Luis F. Ladaria, 74 tuổi, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
- Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, 64 tuổi, người Ý, Giám quản Giáo phận Rome.
- Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu, 69 tuổi, người Ý, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
- Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, 54 tuổi, người Ý, Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng.
- Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts của Karachi, 72 tuổi, người Pakistan,.
- Đức Giám Mục Antonio dos Santos Marto của giáo phận Leiria-Fatima, 71 tuổi, người Bồ Đào Nha.
- Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto của Huancayo, 74 tuổi, người Peru.
- Đức Tổng Giám Mục Desire Tsarahazana của Toamasina, 63 tuổi, người Madagascar.
- Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Petrocchi của L’Aquila, Ý, 69 tuổi.
- Đức Tổng Giám Mục Thomas Aquinas Manyo Maeda ở Osaka, Nhật Bản, 69 tuổi.
- Đức Tổng Giám Mục Sergio Obeso Rivera, Tổng Giám Mục đã nghỉ hưu của Xalapa, Mexico, 86 tuổi.
- Đức Giám Mục Toribio Ticona Porco, vị giám mục về hưu của Corocoro, Bolivia, 81 tuổi.
- Cha Claretian Aquilino Bocos Merino, 80 tuổi, người Tây Ban Nha.
Sau khi lãnh mũ và sắc phong các Tân Hồng Y trao đổi cử chỉ bình an với Đức Thánh Cha các vị đến chào các Hồng Y cũ rồi lên ngồi trên 5 chiếc ghế dành cho các vị phía tay trái của Đức Thánh Cha, đối diện với hàng ghế của các Hồng Y cũ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau nghi thức tấn phong các Hồng Y, Đức Thánh Cha đã mời gọi cộng đoàn cùng đọc kinh Lạy Cha. Ngài nói:
Giờ đây chúng ta hãy dâng lời nguyện lên Chúa Kitô như Người đã truyền dạy cho chúng ta như kiểu mẫu của mọi lời cầu.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Kết thúc Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:
Lạy Chúa, Đấng luôn dõi bước trên những nẻo đường của lòng thương xót và chân lý, xin canh tân ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng con và dủ lòng thương ban thêm những ân sủng mà con người yếu đuối của chúng con không thể vươn tới, để những tôi tớ Chúa đây, khi kiên trì xây dựng Giáo Hội, chiếu tỏa rạng ngời với đức tin toàn vẹn và tâm trí tinh tuyền. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha đang ban phép lành cho những người hiện diện bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô:
Chúa ở cùng anh chị em
Và ở cùng cha.
Chúc tụng danh Chúa.
Bây giờ và mãi mãi
Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa
Là Đấng tạo thành trời đất
Xin Chúa Tòan năng ban phép lành cho anh chị em, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Sau phép lành của Đức Thánh Cha, cộng đoàn hát kinh Lạy Nữ Vương:
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương.
Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.