Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia. Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Đức Giê-su trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Một môn đệ khác thưa với Người: “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã.” Nhưng Đức Giê-su bảo : “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.”
Đó là lời Chúa
12. Xin cho chúng con có lý tưởng thật cao, để từ đó chúng con sẽ đạt tới lợi ích mà không cần giảm bớt nguyện vọng của chúng con.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, hai người là Chu Cát Lệnh và Vương thừa tướng, chỉ vì tên họ trước sau mà tranh cải ồn cả lên, Vương thừa tướng đưa ra lý do
- “Tên họ được xếp ở giữa, tại sao không gọi là Cát Vương, mà lại gọi là Vương Cát?”
Chu Cát Lệnh phản bác nói:
- “Cái này không dễ dàng giải thích, trong cuộc sống thường ngày chúng ta nói lừa ngựa, mà không nói ngựa lừa, ngài cũng biết, lẽ nào ngựa không như lừa sao?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 94:
Nói “lừa ngựa” hay là nói “ngựa lừa” thì cũng giống nhau mà thôi, chẳng qua là do thói quen nói lâu ngày rồi trở thành nếp, không quan trọng, cái quan trọng là một khi đã thành thói quen rồi thì có bằng lòng sửa lại không, bởi vì sửa lại một thói quen đã thành nếp thì rất khó.
Thói quen hách dịch với người khác, thói quen muốn chơi trên đầu trên cổ người ta, thói quen nói móc họng anh em.v.v...và rất nhiều thói quen không tốt khác của chúng ta đã làm cho người khác khó chịu và chịu không nổi, mà đôi lúc chúng ta cứ cho là “bản tính tôi” nó như thế, mà không chịu sửa đổi. Linh mục Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của mình rằng: “Làm thì có phương pháp, không làm thì không có phương pháp”, có nghĩa là nếu trong mọi công việc, dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta bắt tay làm thì tự nhiên sẽ có phương pháp làm, còn nếu chúng ta không muốn làm, thì nhất định sẽ không có phương pháp. Nếu chúng ta quyết tâm sửa đổi những thói quen xấu, những thói quen không mấy tốt đẹp, thì nhất định chúng ta sẽ có phương pháp làm và sẽ thành công.
Đương nhiên chúng ta cũng rất cần ơn Chúa giúp mới có thể thành công, nhưng nếu chúng ta không quyết tâm làm, thì chúng ta lấy tư cách gì mà đòi Chúa giúp chứ? Ngài chỉ giúp khi chúng ta quyết tâm làm mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
“TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN GẦN”
Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20
Nước Thiên Chúa, Nước Trời hay Triều Đại Thiên Chúa là những thành ngữ mà chúng ta đã được nghe nhiều lần, nên chúng không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng ý nghĩa của nó như thế nào thì không phải là việc dễ dàng. Vì thế, trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa lời loan báo của Chúa Giêsu: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”
1- Ý nghĩa của Nước Thiên Chúa
Thuật ngữ “Triều Đại Thiên Chúa” xuất hiện trong Tân Ước tất cả 122 lần, mà 99 lần nằm trong ba Tin Mừng Nhất Lãm, trong đó có 90 lần do chính miệng Đức Giêsu nói ra. Cũng cần biết rằng trước Phục sinh, trọng tâm của sứ vụ rao giảng là xoay quanh Tin Mừng về Nước Thiên Chúa (x. Mc 1,15). Sau Phục sinh, trọng tâm sứ vụ rao giảng là Đức Kitô Phục Sinh. Bởi vậy, Nước Thiên Chúa là cốt lõi của lời giảng của Chúa Giêsu, có giá trị cao nhất và là mục đích lịch sử hướng tới.
Theo các Giáo Phụ, chúng ta có thể phân biệt ba chiều kích trong việc giải thích thuật ngữ mấu chốt này.
Ý nghĩa thứ nhất thuộc Kitô học. Khi đọc lời của Đức Giêsu, Origênê đã gọi Đức Giêsu là Autobasileia, có nghĩa là Nước Trời ở trong chính con người Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là vương quốc; vương quốc không phải là một đối tượng, một không gian quyền lực như các vương quốc trần gian, nhưng đó là một con người: Người chính là vương quốc. Đức Giêsu hướng dẫn con người đón nhận sự kiện vĩ đại: Thiên Chúa hiện diện trong Người giữa nhân loại, Người là sự hiện diện của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ngay bây giờ hiện diện trong Người và qua Người. Theo nghĩa này, Công Đồng Vaticanô II định nghĩa: “Nước Trời được bày tỏ trước hết trong con người của Chúa Giêsu” (LG, số 5). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “Nước Trời không phải là một khái niệm, một học thuyết, một chương trình để tự do xây dựng, nhưng trên hết là một con người có khuôn mặt và tên gọi là Giêsu thành Nadarét, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (RM. 20).
Ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa “lý tưởng” hay “thần bí.” Nước Thiên Chúa ngự trị cách cơ bản trong nội tâm con người. Chính Origênê khai mở lối chú giải này. Nước Thiên Chúa không được đồng hóa với một vương quốc trần thế nào cả, không hiện diện trên bất cứ bản đồ thế giới nào cả. Nước đó không phải là vương quốc theo cách thức vương quốc trần gian; vị trí của nó là tâm hồn con người, nơi những người thánh thiện. Chỉ nơi đó, Nước Thiên Chúa phát triển và tác động. Chúa Giêsu có lần giải thích: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này! Hay ở kia kìa!’, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17,20-21).
Theo nghĩa này, Thánh Phaolô quả quyết: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Như thế, Nước Trời chính là Quà Tặng Thánh Thần mà Thiên Chúa Cha đổ vào lòng chúng ta như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Nhờ Thánh Thần, chúng ta được trở thành dưỡng tử của Thiên Chúa, thuộc về Thành Thánh là thuộc về Nước Thiên Chúa. Ai sống theo Chúa Thánh Thần là công dân Nước ấy.
Ý nghĩa thứ ba của Nước Thiên Chúa mang ý nghĩa Giáo Hội học: Nước Thiên Chúa và Hội Thánh liên hệ với nhau, liên kết gần hay xa với nhau. Giáo Hội được xem như sự hiện thực Nước Trời ngay trong lịch sử. Nước Trời hiện diện trong Giáo Hội, nhưng không đồng hóa Nước đó với Giáo Hội Công Giáo.
Cuối cùng, chúng ta còn phải lưu ý đến ý nghĩa cánh chung của thực tại Nước Thiên Chúa. Lời rao giảng Nước Thiên Chúa phải được hiểu cách triệt để theo hướng cánh chung. Đây là lời loan báo về việc tận thế cận kề, việc xuất hiện một thế giới mới của Thiên Chúa, cũng là vương quyền của Người (x. dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,3-9); về hạt cải (Mc 4,30-32); về nắm men (Mt 13,33; Lc 13,20). Theo ý nghĩa này, Nước đó đã đến nhưng vẫn chưa đến cách hoàn toàn. Phải đợi đến thời đại cánh chung. Nước Thiên Chúa chính là trời mới đất mới.
2- Vì Nước Trời
Nước Thiên Chúa là trọng tâm lời rao giảng của Chúa Giêsu. Vì thế, Người đã sai 72 hai môn đệ đi rao giảng Nước Thiên Chúa cho mọi người. Con số 72 (hay 70) là con số rất ý nghĩa, biểu trưng 72 thành phần của dân Ítraen xưa và nay biểu trưng cho các dân tộc trên thế giới. Sứ vụ này được trao cho nhóm 72 này vì Tin Mừng của Chúa Giêsu được nhắm đến muôn dân trên trái đất. Hôm nay, Người cũng sai chúng ta đi loan báo “Nước Thiên Chúa đã đến gần... Vì lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.” Đức Giêsu còn mời gọi chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Lời này tạo một trật tự ưu tiên cho hành động và cho thái độ hằng ngày của chúng ta.
Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện mỗi ngày xin cho Nước Cha ngự đến. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng để tâm hồn chúng ta luôn biết lắng nghe Thiên Chúa. Chỉ nhờ việc gặp gỡ và hiệp thông với Đức Giêsu, chúng ta mới có thể bước vào Nước Thiên Chúa, vì nơi nào Người hiện diện, nơi đó có Nước Trời. Nếu chúng ta để cho mình được bồi dưỡng bằng chính sức mạnh của Đức Kitô, thì vương quốc này bắt đầu và đâm rễ sâu trong tâm hồn chúng ta.
Khi cầu xin “Nước Cha trị đến,” chúng ta hãy thưa với Đức Giêsu: “Lạy Chúa, xin cho chúng con thuộc về Ngài! Xin Ngài trở nên một với chúng con và sống trong chúng con; xin quy tụ nhân loại đang rải rác khắp nơi về trong thân thể của Ngài; để trong Ngài, mọi người đều tùng phục Thiên Chúa.” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ngày 22/6/2022, một chuỗi các con số 2 đã làm nao nức nhiều tâm hồn vốn nghiêng chiều một chút nào đó về sự may rủi qua các con số. Đoàn tín hữu giáo phận Ban Mê Thuột cũng nao nức phấn khởi với cái ngày này nhưng với lý do khác. Đó là Giáo Phận nói riêng và Hội Thánh nói chung có thêm 2 lần 7 là 14 tân linh mục, những con số tượng trưng cho sự đầy đủ, tốt đẹp theo quan niệm của nhiều nền văn hóa. Linh mục, một đề tài luôn có tính thời sự. Người ta như đang bị xâu xé giữa các cảm thức nghịch lý về thiên chức linh mục, đúng hơn là về con người linh mục. Linh mục là tất cả nhưng không là gì cả. Linh mục dù không là gì cả những vẫn là tất cả. Xin được góp một vài suy tư về linh mục, một thành phần dân Chúa xem ra được “chú ý” khá nhiều trong dịp Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành: Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ” đang diễn ra.
Đã có nhiều ý kiến khác chiều về đề tài linh mục do bởi khác góc nhìn (quan điểm) đúng hơn là khác nhau về điểm nhấn. Có người vì quá nhấn mạnh đến việc lãnh nhận một thiên chức (chức linh mục) để rồi hơi quá trớn khi ca tụng các tân chức từ nay không còn là người phàm hèn mà đã được nâng lên hàng khanh tướng, hàng “thần thánh”, thậm chí còn được xem như không còn là người phàm! Bên cạnh đó, bản thân đã từng nhận được thiệp mời mà bên ngoài ghi là dự lễ “Trao Ban Thừa Tác Vụ Linh mục”. Cũng không ít người vì quá nhấn mạnh đến thừa tác vụ linh mục nên chỉ xem các tân chức là những người vừa lãnh nhận một “công việc” cho dù đó là việc thánh thiêng. Và vì thế rất dễ bị cám dỗ xem linh mục như một hạng “công chức” chuyên biệt không hơn không kém.
Đọc kỹ các giáo huấn của Hội Thánh, đặc biệt Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục của Công đồng Vatican II, Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, cách riêng Lời nguyện phong chức linh mục, chúng ta có thể nhìn nhận sự thật này:
1.Các tiến chức lãnh nhận “thánh chức” để thi hành thừa tác vụ: Qua việc đặt tay của Giám Mục và lời nguyện thánh hiến, các ứng viên được thánh hiến (Ordinatio), được Đức Kitô tách riêng vào một tập thể mới. Trong Phụng vụ gọi là hàng, gồm có hàng giám Mục, hàng linh mục, hàng phó tế. Những người ở trong các hàng này được lãnh nhận các chức tương đương là chức giám mục, chức linh mục và chức phó tế. (GLCG số 1536-1538). Tuy nhiên, các ứng viên lãnh nhận các chức này không phải để cho vinh danh mình hay để tách biệt khỏi cộng đoàn dân Chúa mà là để thi hành thừa tác vụ được giao phó. “Lạy Cha toàn năng, chúng con nài xin Cha ban chức linh mục cho (các) tôi tớ Cha đây. Xin Cha lại ban Thần Trí thánh hóa trong lòng (các) thầy, cho (các) thầy biết chu toàn chức vụ nhị phẩm nhận được từ nơi Cha và cho (các) thầy biết cải thiện phong hóa thế gian bằng gương sáng đời sống của mình.” (Phần chính yếu của lời nguyện phong chức linh mục). Việc các ứng viên được vào một vị thế mới, được nâng lên một hàng mới là để thi hành thừa tác vụ. Như thế có thể nói không sợ sai lầm rằng sự thi hành thừa tác vụ vừa là lý do vừa là đích nhắm của việc lãnh nhận thánh chức. Thánh Âugustinô khẳng định: “Với anh em, tôi là tín hữu. Cho anh em, tôi là giám mục”.
2.Để thi hành thừa tác vụ linh mục hữu hiệu cần có những con người được thánh hiến. Do bởi sự khôn ngoan thượng trí của mình, “chính Chúa đã cắt đặt giữa các tín hữu một số thừa tác viên, nhờ Chức Thánh, họ được trao quyền tế lễ và tha tội trong cộng đoàn tín hữu, và nhân danh Chúa Kitô họ chính thức thi hành chức vụ linh mục cho loài người” (LM số 2). Linh mục thi hành thừa tác vụ nhân danh Chúa Kitô. Nói đúng hơn là chính Chúa Kitô đang hoạt động khi linh mục cử hành thừa tác vụ đã nhận lãnh. Nhiều Giáo Phụ như Âugustinô, Ambrôsiô… đã thường xuyên nhấn mạnh chân lý này. Ai cử hành Bí tích Thánh Tẩy? Chính Chúa Kitô. Ai đọc lời truyền phép trong Thánh Lễ? Chính Chúa Kitô…
Như thế, thánh chức linh mục và thừa tác vụ linh mục luôn gắn liền với nhau. Không thể tách biệt hai thực tại ấy và cũng không thể quá nhấn mạnh thực tại này mà xem nhẹ thực tại kia. Sự cao quý của thánh chức không hệ tại ở việc một ai đó được nâng lên hàng này hay bậc kia, nhưng hệ tại ở chính thừa tác vụ mà đương sự đã được trao ban. Chính khi bị treo lên cao thì Chúa Kitô được vinh hiển (x.Ga 8,28). Người được vinh hiển khi đảm nhận vai trò người tôi tớ, đến thế gian để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28). Tuy nhiên, dưới cái nhìn ân sủng và bí tích thì Kitô hữu Công Giáo chúng ta tin nhận rằng sự hữu hiệu của thừa tác vụ thánh không hệ tại ở sự thành công do tài năng và sự khéo léo của linh mục nhưng là do thánh chức mà đương sự được truyền thông.
Theo nhãn quan này chúng ta có thể nói linh mục không là gì cả nhưng là tất cả. Xét về bản thân người linh mục, cho dù đã lãnh nhận thánh chức thì vẫn là con người ấy, dưới cái nhìn nhân loại thì cũng chẳng có gì đổi thay, ngoài phẩm phục và có thể là danh xưng. Có thể có người sau khi làm linh mục thì càng tỏ lộ nhiều khiếm khuyết hoặc bất toàn vốn đã có nhưng chưa lộ rõ. Thế nhưng linh mục vẫn là tất cả vì ngài “được Thiên Chúa ban ơn sủng để làm thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô giữa muôn dân, và thi hành chức vụ thánh rao giảng Phúc Âm hầu việc dâng hiến muôn dân làm của lễ được chấp nhận và thánh hóa trong Chúa Thánh Thần” (LM số 2). “Nơi giếng rửa tội, bạn thấy có phó tế, có linh mục, có giám mục. Bạn đừng nhìn hình dáng thân thể các vị ấy, nhưng hãy chú trọng chiêm ngắm ơn thánh bởi việc các ngài làm” (Thánh Ambrôsiô).
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nói linh mục là tất cả nhưng vẫn không là gì cả. “Thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là Chủ Chăn theo phận vụ mình, các linh mục nhân danh giám mục, tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha” (LM 6). Vai trò của linh mục thật là cao cả. Đó là tụ họp nhân loại thành cộng đoàn hiệp nhất và dẫn đưa về cùng Chúa Cha. Hiệu quả của công việc linh mục làm không phải do chính bởi công sức và tài năng của ngài mà trên hết là do thánh chức ngài đã lãnh nhận. Một cách nào đó, linh mục vẫn chỉ là người tôi tớ vô dụng (x.Lc 17,10). Và chính ngài là người cần lãnh nhận hồng ân của Thiên Chúa qua các tác vụ mà ngài thi hành.
Với những dòng chia sẻ trên đây, mong sao chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn về thiên chức linh mục và nhất là có một cái nhìn quân bình về con người linh mục. Dù được tuyển trạch lên phẩm hàng thánh chức nhưng linh mục vẫn là con người ở giữa thế gian để phục vụ con người. Dù chỉ là người như mọi người, với nhiều thiếu sót, hạn chế và cả yếu đuối, nhưng linh mục, qua tác vụ của mình đã đem lại cho nhân trần nhiều giá trị cao quý khôn lường. Chỉ vì một lẻ duy nhất đó là thánh ý Chúa Cha. Và Chúa Kitô đã đang và mãi còn hoạt động qua các linh mục. Những gì Chúa Kitô thực hiện thì đều làm cho con người được sống và sống dồi dào (x.Ga 10,10).
Tạ ơn Chúa, trong các cuộc hội thảo chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”, dù rằng các linh mục là đối tượng được đặt lên “bàn mổ” để nhận định, phê bình rất nhiều, thế nhưng lòng yêu mến thiên chức linh mục vẫn đong đầy trong tâm hồn đoàn tín hữu Kitô Công Giáo. Hiện thực này không chỉ tỏ lộ qua các buỗi lễ tạ ơn mừng tân linh mục nhưng nhất là qua sự thương tiếc của rất nhiều người khi thấy tin linh mục này, linh mục kia qua đời. Ngoài ra bản thân còn nhận thấy một hiện tượng như “nghịch lý”. Đó là các anh chị em hàng “tu xuất” xem ra mạnh miệng nhận định và cả phê bình các linh mục, nhưng chính họ lại là những người gắn bó và yêu mến các linh mục hơn rất nhiều tín hữu chưa từng “ăn cơm nhà Chúa”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
GẮNG MÀ HIỂU CHO TƯỜNG!
“Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”.
Thánh Augustinô nói, “Sự hiểu biết là phần thưởng của niềm tin. Vì vậy, đừng tìm cách hiểu tại sao bạn có thể tin; nhưng hãy tin rằng, bạn có thể hiểu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua bài đọc thứ nhất, Amos lưu ý dân, ‘gắng mà hiểu cho tường’ những việc Thiên Chúa làm. Sự quan tâm và chăm sóc Ngài đã dành cho họ giờ đây phải được phản ánh trong sự quan tâm và chăm sóc của họ đối với cộng đồng, nhất là với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vậy mà, đáp lại, những hành vi bất nhân của họ vẫn xảy ra nhan nhản, và điều đó khiến Thiên Chúa nổi giận; Ngài lên tiếng, “Các ngươi sẽ rên siết như tiếng rít của một chiếc xe chở đầy cỏ bị kẹt”. Vì vậy, đừng như Israel, bạn và tôi ‘gắng mà hiểu cho tường’ việc Chúa làm cho mình!
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho thấy quá trình chuyển tiếp để trở thành một môn đệ của Ngài thật không dễ! Đang khi người môn đệ cần quảng đại giao phó ý chí của mình cho Chúa một cách vô điều kiện, thì viên luật sĩ lại cậy vào ý chí riêng của bản thân một cách cao cả nhất có thể, “Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, tôi cũng xin theo Thầy!”. Chúa Giêsu không lạnh lùng bỏ qua con người tự tôn này; Ngài tìm cách lôi cuốn ông vào một lối sống khác, một lối sống nghèo khó đơn sơ. Tuy nhiên, điều mà sự nghèo khó tự làm rỗng chính mình của Ngài không phải là sự khốn khổ; đúng hơn, nó hấp dẫn và cuốn hút, vì nó là dấu chỉ không thể sai lầm về sự giàu có của Thiên Chúa. Gương nghèo khó của Chúa Giêsu cho phép bạn và tôi rời bỏ thế giới riêng của mình để tìm một điều gì đó tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với cuộc sống đã được ban tặng!
Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn cho thấy, một môn đệ trở nên đồng nhất với Đấng Kitô không phải chỉ bằng ý chí, hoặc nhờ tích luỹ giáo lý, kiến thức và sự hiểu biết; nhưng bằng cách sống một cuộc sống chung với Ngài, vốn được sinh ra từ sự kết hợp với ý muốn của Ngài, nên giống Ngài. Ai muốn làm môn đệ Giêsu, ‘gắng mà hiểu cho tường’ rằng, Ngài đang thiết lập một nhịp độ nên thánh trong đời họ, mời họ bỏ lại ý chí của mình vì cuộc sống mới mà Ngài giới thiệu!
Tin Mừng còn nói đến một người khác được Chúa Giêsu gọi, “Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã”; Ngài đáp, “Hãy theo Ta, hãy để kẻ chết chôn kẻ chết!”. Có một âm sắc nào đó gần như tàn nhẫn trong phản ứng của Ngài trước những ngụy biện bào chữa của những ai tránh đi theo Ngài. Chúa Giêsu muốn nói, ‘gắng mà hiểu cho tường’, việc dứt bỏ khỏi những ước mong và khát vọng của bản thân là con đường dẫn đến sự đơn giản của trái tim; sự đơn giản này đòi hỏi chúng ta phải thành thật một cách khá khắc nghiệt với chính mình!
Anh Chị em,
“Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”. Như vậy, đi theo và đồng hành với Chúa Giêsu, ở lại với Ngài… đòi hỏi bạn và tôi phải ‘ra khỏi chính mình’, ra khỏi cái tôi, thoát khỏi lối sống đức tin tẻ nhạt vốn đã trở thành thói quen, hoặc duy ý chí. ‘Ra khỏi chính mình’ là ra khỏi cám dỗ rút lui vào kế hoạch riêng của mình; bởi lẽ, tất cả những điều đó sẽ dập tắt không thương xót hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không có một nơi gối đầu, vì nhà của Ngài chính là những trái tim con người; chính chúng ta là nơi cư ngụ của Ngài. Sứ mệnh của Ngài là mở cửa lòng thương xót cho mọi người; và mỗi chúng ta, sẽ là những nhà tạm di động, trở thành nơi hiện diện thường xuyên của tình yêu đầy lòng xót thương đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin biến trái tim con nên đơn sơ và quảng đại; hầu mỗi ngày, con thấu hiểu tường tận thánh ý nhiệm mầu của Chúa đang thực hiện trên con và trên anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra lệnh xuất bản trực tuyến 170 tập hồ sơ Do Thái từ kho lưu trữ của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vừa được mở trong bối cảnh tranh luận mới về di sản của vị giáo hoàng thời Thế chiến II.
Tài liệu này chứa 2.700 hồ sơ yêu cầu Vatican giúp đỡ từ các nhóm và các gia đình Do Thái, nhiều người trong số họ đã rửa tội theo Công Giáo, vì vậy không thực sự theo đạo Do Thái nữa. Các hồ sơ được lưu giữ trong kho lưu trữ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và chứa các yêu cầu về sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng để tránh bị Đức Quốc Xã trục xuất, và để được giải thoát khỏi các trại tập trung hoặc giúp tìm kiếm các thành viên trong gia đình.
Việc xuất bản trực tuyến các tập tin diễn ra trong bối cảnh tranh luận mới về di sản của Đức Piô sau năm việc mở cửa vào nă 2020 cho các học giả về kho lưu trữ của ngài, trong đó các tập tin “người Do Thái” chỉ là một phần nhỏ. Vatican từ lâu đã bảo vệ Đức Piô trước những lời chỉ trích từ một số nhóm Do Thái rằng ngài vẫn giữ im lặng khi đối mặt với Holocaust, và nói rằng ông đã sử dụng ngoại giao lặng lẽ để cứu mạng người.
Một cuốn sách gần đây trích dẫn kho lưu trữ mới mở, “The Pope at War”, của nhà sử học David Kertzer từng đoạt giải Pulitzer, cho rằng những người mà Vatican quan tâm nhất là những người Do Thái đã chuyển sang Công Giáo, các trẻ em sinh ra trong hôn nhân hỗn hợp của người Do Thái hoặc có liên quan đến người Công Giáo.
Bộ trưởng ngoại giao của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher cho biết hy vọng rằng việc phát hành kỹ thuật số của các tập tin “người Do Thái” sẽ giúp các học giả nghiên cứu, và cả những người là hậu duệ của những người đã yêu cầu sự giúp đỡ của Vatican, để “tìm ra dấu vết của những người thân yêu của họ từ bất kỳ phần nào của thế giới.”
Trong một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết các hồ sơ chứa các yêu cầu giúp đỡ, nhưng không có nhiều thông tin về kết quả.
Ngài viết: “Mỗi yêu cầu này tạo thành một trường hợp, sau khi được giải quyết, sẽ được lưu trữ trong một loạt tài liệu có tựa đề 'Người Do Thái'.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói thêm: “Các yêu cầu sẽ được gửi đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nơi các kênh ngoại giao sẽ cố gắng cung cấp mọi sự trợ giúp có thể, tính đến sự phức tạp của tình hình chính trị trong bối cảnh toàn cầu”.
Ngài trích dẫn một trường hợp được tìm thấy trong hồ sơ: Một người Do Thái đã được rửa tội theo Công Giáo vào năm 1938, Werner Barasch, người đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Giáo Hoàng vào năm 1942 để được giải thoát khỏi một trại tập trung ở Tây Ban Nha. Theo các tài liệu lưu trữ, yêu cầu của ông đã được chuyển đến đại sứ quán Vatican ở Madrid, nhưng tài liệu đã dừng lại ở đó.
“Đối với phần lớn các yêu cầu trợ giúp được chứng kiến bởi các trường hợp khác, kết quả của yêu cầu đã không được báo cáo,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher viết. “Trong thâm tâm, chúng tôi chắc chắn ngay lập tức hy vọng vào một kết quả tích cực, hy vọng rằng Werner Barasch sau đó đã được giải thoát khỏi trại tập trung và có thể đến gặp mẹ của mình ở nước ngoài.”
Nghiên cứu trực tuyến sau đó, bao gồm cả tại Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust của Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng Barasch thực sự đã sống sót và có thể cùng mẹ đến Hoa Kỳ vào năm 1945, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.
Source:ABCNews
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Giêrusalem.
Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”
Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Đức Giêsu nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”
Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng cho Phụng vụ Chúa nhật này cho chúng ta biết về một bước ngoặt. Điều này được thể hiện trong câu: “Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem” (x. Lc 9:51). Như thế, Chúa Giêsu bắt đầu “cuộc hành trình vĩ đại” của mình tới Thành Thánh, nơi đòi hỏi một quyết định đặc biệt vì đó là quyết định cuối cùng của Người. Các môn đệ, tràn đầy nhiệt huyết vì vẫn còn quá trần tục, mơ rằng Thầy sẽ khải hoàn. Trái lại, Chúa Giêsu biết rằng sự từ chối và cái chết đang chờ đợi Người ở Giêrusalem (x. Lc 9:22, 43b-45); Ngài biết mình sẽ phải chịu đựng rất nhiều. Đây là những gì đòi hỏi một quyết định kiên quyết. Và như vậy, Chúa Giêsu tiến những bước quyết định về phía Giêrusalem. Đây cũng là quyết định mà chúng ta phải thực hiện nếu muốn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Quyết định này bao gồm những gì? Thưa: Chúng ta phải là những môn đệ nghiêm túc của Chúa Giêsu, thực sự dứt khoát, không phải là “những Kitô hữu nước hoa hồng” như một bà già tôi quen thường nói. Không không không! Kitô hữu phải dứt khoát. Và đoạn Thánh sử Luca thuật lại ngay sau đó giúp chúng ta hiểu rõ điều này.
Chúa Giêsu và các môn đệ bắt đầu cuộc hành trình. Một làng của người Samaritanô, khi biết rằng Chúa Giêsu đang tiến về Giêrusalem - thành phố của những người thù nghịch với họ - đã không chào đón Ngài. Cảm thấy bị xúc phạm, hai Tông đồ Giacôbê và Gioan đề nghị với Chúa Giêsu rằng Ngài nên trừng phạt những người đó bằng cách dội lửa từ trời xuống trên họ. Chúa Giêsu không những không chấp nhận đề nghị này mà còn quở trách hai anh em. Họ muốn lôi kéo Chúa Giêsu tham gia vào ước muốn trả thù của họ và Ngài sẽ không làm điều đó (xem câu 52-55). “Lửa” mà Chúa Giêsu đến, để mang xuống trái đất này, là một cái gì đó khác (x. Lc 12:49). Đó là Tình yêu nhân hậu của Chúa Cha. Và cần có sự kiên nhẫn, kiên trì và một tinh thần sám hối để làm cho ngọn lửa này bùng lên.
Hai Tông đồ Giacôbê và Gioan đã để bản thân bị chế ngự bởi sự tức giận. Điều này cũng xảy ra với chúng ta, ngay cả khi chúng ta đang làm điều gì đó tốt lành, thậm chí đến độ phải hy sinh, chúng ta vẫn thấy một cánh cửa đóng lại thay vì được chào đón. Vì thế, chúng ta tức giận. Chúng ta thậm chí cố gắng muốn lôi kéo cả chính Thiên Chúa, đe dọa các hình phạt trên trời. Trái lại, Chúa Giêsu đi một con đường khác, không phải con đường của sự tức giận, mà là một con đường kiên quyết tiến về phía trước, mà không thể được hiểu như một sự khắc nghiệt, nhưng hàm ý sự bình tĩnh, kiên nhẫn, kiên trì, không chểnh mảng dù chỉ một chút trong việc làm điều lành. Cách sống này không có nghĩa là yếu đuối, không, nhưng ngược lại, là một sức mạnh nội tâm to lớn. Thật dễ dàng, vì đó là bản năng, khi để cho mình bị chế ngự bởi sự tức giận khi đối mặt với sự chống đối. Trái lại, điều khó khăn là làm chủ chính mình, làm như Chúa Giêsu đã làm, Đấng, như Phúc âm đã nói, “đi đến một làng khác” (câu 56). Điều này có nghĩa là khi gặp sự chống đối, chúng ta phải quay sang làm điều tốt ở nơi khác, mà không oán giận. Bằng cách này, Chúa Giêsu giúp chúng ta trở thành những người thanh thản, hài lòng với những việc tốt đã hoàn thành, và không tìm kiếm sự chấp thuận của con người.
Bây giờ, chúng ta có thể tự hỏi mình: chúng ta đang ở điểm nào? Chúng ta đang ở điểm nào? Trước sự chống đối, hiểu lầm, chúng ta có hướng về Chúa không? Chúng ta có cầu xin Chúa cho chúng ta biết kiên định làm điều thiện không? Hay chúng ta lại tìm kiếm sự tán thưởng thông qua những tiếng vỗ tay, để cuối cùng chúng ta cay đắng và bực bội khi chúng ta không nghe thấy những tiếng vỗ tay ấy? Nhiều khi, dù có ý thức hay vô thức, chúng ta tìm kiếm sự tán thưởng, tán thành từ người khác, và chúng ta làm việc để được vỗ tay. Không, điều đó không hoạt động. Chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ, không tìm kiếm sự tán thưởng. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng sự nhiệt thành của chúng ta xuất phát từ ý thức công bằng, hay vì một mục đích chính đáng. Nhưng trên thực tế, phần lớn thời gian đó không gì khác ngoài sự kiêu hãnh, kết hợp với sự yếu đuối, nhạy cảm và thiếu kiên nhẫn. Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta sức mạnh để được giống như Ngài, kiên quyết theo Ngài trên con đường phục vụ, không báo thù, không cố chấp khi gặp khó khăn, khi chúng ta cống hiến để làm điều thiện và người khác không cảm thông, hoặc thậm chí loại bỏ chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta im lặng và tiếp tục.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta đưa ra quyết định kiên quyết mà Chúa Giêsu đã làm để tiếp tục yêu cho đến cùng.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi đang theo dõi với sự lo lắng về những gì đang xảy ra ở Ecuador. Tôi gần gũi với người dân và khuyến khích tất cả các bên từ bỏ bạo lực và các lập trường cực đoan. Chúng ta hãy học hiểu điều này: chỉ thông qua đối thoại, hòa bình trong xã hội mới có thể đạt được - tôi hy vọng sẽ sớm đạt được - với sự quan tâm đặc biệt đến những nhóm dân cư bị gạt ra ngoài lề và những người nghèo nhất, nhưng luôn tôn trọng quyền của mọi người và của các thể chế đất nước.
Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người thân và những người chị em cùng dòng của Sơ Luisa Dell'Orto, một nữ tu của Dòng Truyền bá Phúc Âm do Thánh Charles de Foucauld sáng lập. Sơ Luisa đã bị giết ngày hôm qua tại Port-au-Prince, thủ đô của Haiti. Trong hai mươi năm, Sơ Luisa đã sống ở đó, trên hết là tận tụy phục vụ trẻ em trên đường phố. Tôi giao phó linh hồn của Sơ ấy cho Chúa, và tôi cầu nguyện cho người dân Haiti, đặc biệt là ít nhất, để họ có một tương lai thanh thản hơn, không đau khổ và không bạo lực. Sơ Luisa đã cống hiến cuộc sống của mình cho những người khác đến độ tử vì đạo.
Tôi chào tất cả anh chị em đến từ Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác. Tôi nhìn thấy một lá cờ Á Căn Đình, thưa các đồng bào của tôi, tôi chào anh chị em. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu đến từ Lisbon, các sinh viên từ Học viện Notre-Dame de Sainte-Croix từ Neuilly ở Pháp, và những sinh viên từ Telfs, ở Áo. Tôi chào các thành viên của Polyphonic Chorale từ Riesi, nhóm phụ huynh từ Rovigo và cộng đồng mục vụ Chân phước Serafino Morazzone từ Maggianico. Tôi thấy cờ Ukraine ở đó. Các cuộc ném bom vẫn tiếp tục ở Ukraine, gây ra cái chết, sự tàn phá và đau khổ cho người dân. Làm ơn, chúng ta đừng quên những con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Chúng ta đừng quên điều này trong trái tim và với những lời cầu nguyện của chúng ta.
Tôi hy vọng tất cả các bạn có một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Ông Trump nói với Fox News: “Điều này tuân theo Hiến pháp và trao lại các quyền cho các tiểu bang mà đáng lẽ chúng phải được trao lại từ lâu”.
Khi được hỏi liệu ông có thông điệp gì cho những người ủng hộ ông hay không, tổng thống Trump nói với Fox News: “Tôi nghĩ, cuối cùng, đây là điều tốt cho tất cả mọi người.”
“Điều này đưa mọi thứ trở lại trạng thái mà nó luôn thuộc về”.
Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy mình đóng một vai trò nào đó trong sự đảo ngược của Roe kiện Wade hay không, sau khi bổ nhiệm ba thẩm phán bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện, cựu tổng thống nói với Fox News: “Chúa đã đưa ra quyết định.”
Cựu Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, đã bổ nhiệm các Thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Với những cuộc bổ nhiệm đó, Tối Cao Pháp Viện đã có một đa số bảo thủ, với Chánh án John Roberts, và các Thẩm phán Samuel Alito, Clarence Thomas, Gorsuch, Kavanaugh và Barrett.
Các thẩm phán Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elana Kagan, tất cả đều do đảng Dân chủ bổ nhiệm, đã bất đồng quan điểm với đa số trong quyết định lật ngược phán quyết Roe kiện Wade.
Phán quyết được đưa ra theo quan điểm của tòa án trong vụ Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, tập trung vào luật Mississippi cấm phá thai sau khi thai được 15 tuần. Tiểu bang Mississippi do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện hủy bỏ phán quyết của một tòa án cấp thấp hơn, sau khi tòa án này ngăn chặn lệnh cấm phá thai của tiểu bang.
“Chúng tôi kết thúc ý kiến này từ nơi chúng tôi bắt đầu. Phá thai đưa ra một vấn đề đạo đức sâu sắc. Hiến pháp không cấm công dân của mỗi tiểu bang cho phép hoặc cấm phá thai. Các phán quyết trong các vụ Roe và Casey đã quá kiêu ngạo với thẩm quyền của mình. Giờ đây, chúng tôi đã loại bỏ những quyết định này và trả lại quyền đó cho người dân và những người đại diện được bầu của họ.” Thẩm Phán Samuel Alito viết trong ý kiến của tòa án.
Ý kiến của Alito bắt đầu bằng sự phân tích và chỉ trích đối với phán quyết Roe kiện Wade và khẳng định của phán quyết ấy khi cho rằng mặc dù các tiểu bang có “lợi ích hợp pháp trong việc bảo vệ 'sự sống tiềm tàng'”, nhưng mối quan tâm này không đủ mạnh để cấm phá thai trước thời điểm thai nhi có thể tồn tại, được hiểu là khi thai được khoảng 23 tuần.
“Tòa án đã không thể giải thích cơ sở lý luận cho quan điểm này, và ngay cả những người ủng hộ việc phá thai cũng khó bảo vệ lý luận của phán quyết Roe,” Alito viết.
Breyer, Kagan và Sotomayor là các Thẩm Phán do đảng Dân Chủ bổ nhiệm đã bất đồng quan điểm với nhóm đa số.
Source:Fox News
Ngay khi Tổng thống Trump sắp hết nhiệm kỳ, và các cuộc thăm dò cho thấy ông có khả năng thua trong cuộc tranh cử tổng thống, thì Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg đột ngột qua đời ở tuổi 87 vào ngày 18 tháng 9, 2020. Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg là người cực kỳ cấp tiến. Tuy nhiên, bà đã cao tuổi. Thấy trước nguy cơ bà có thể qua đời đột ngột và Đảng Cộng Hòa có thể có cơ hội bổ nhiệm một tân Thẩm Phán bảo thủ, Barrack Obama đã hai lần mời bà vào phủ tổng thống để năn nỉ bà ta về hưu, để có cơ hội cho ông ta bổ nhiệm một Thẩm Phán trẻ hơn, nhưng bà Ginsburg không chịu.
Kết quả là bà Ginsburg qua đời vào những giờ sau cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Ông Donald Trump, tạo cơ hội cho ông bổ nhiệm ngay một Thẩm Phán phò sinh là Thẩm Phán Amy Coney Barret.
Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu xác nhận Thẩm Phán Barret vào gần 8 giờ tối ngày thứ Hai 26 tháng 10, 2020 theo giờ địa phương Washington DC với tỷ số nghẹt thở 52-48. Các Thượng nghị sĩ phần lớn đã bỏ phiếu theo đường lối của đảng mình. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Susan Collins đã a dua với các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ phản đối việc xác nhận Barrett. Sau cuộc bỏ phiếu, một nghị quyết xác nhận chính thức được gửi tới Tòa Bạch Ốc để xin chữ ký của Tổng thống Trump. Cố nhiên, Tổng thống Trump ký ngay lập tức và tham dự lễ nghi nhậm chức của Thẩm Phán Amy Coney Barrett diễn ra tức khắc.
Thẩm Phán Clarence Thomas đã thực hiện Lễ tuyên thệ chính thức theo hiến pháp cho Barrett tại Tòa Bạch Ốc vào đêm thứ Hai 26 tháng 10, 2020.
Barrett là vị Thẩm Phán Công Giáo thứ 6 trong số 9 Thẩm Phán tại Tối Cao Pháp Viện, cùng với Chánh án John Roberts và các Thẩm phán Thomas, Samuel Alito, Sonia Sotomayor, và Brett Kavanaugh. Ngoài ra, Barrett sẽ cùng Sotomayor trở thành hai nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao Công Giáo duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Chiến thắng ngày 26 tháng 10, 2020 tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ.
Rõ ràng là nếu Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg không đột ngột qua đời, hay tổng thống Trump không nhanh tay bổ nhiệm Thẩm Phán Barrett thì còn lâu mới lật ngược lại được phán quyết Roe chống Wade. Tất cả là sự quan phòng của Chúa.
Theo tin Aleteia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu cho lên liên mạng các tài liệu văn khố thuộc triều đại Đức Piô XII. Đáp lại mệnh lệnh này, văn khố Tòa Thánh thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh là văn khố chứa hầu hết các thư từ của người Do Thái yêu cầu Đức Piô XII can thiệp để họ thoát nạn diệt chủng của Quốc xã đã thực hiện việc này. Tính cho đến nay, 179 bộ văn khố ấy bao gồm 40,000 hồ sơ đã được kỹ thuật hóa số, chiếm khoảng 70% tổng số các tài liệu này. 30% còn lại sẽ gấp rút được kỹ thuật số hóa trong một tương lai gần đây.
Trong một mục trên nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, người chịu trách nhiệm về văn khố này, đã giải thích việc làm của cơ sở ngài. Nội dung bài viết của ngài như sau:
“Nếu tôi viết thư cho Ngài hôm nay, đó là để nhờ Ngài giúp đỡ tôi từ xa”. Hàng nghìn tệp hồ sơ văn khố nói tới những lời kêu cứu tuyệt vọng. Giống như bức thư này, của một sinh viên đại học người Đức 23 tuổi “gốc Israel”, người đã được rửa tội vào năm 1938, và là người, vào ngày 17 tháng 1 năm 1942, đã thực hiện cố gắng cuối cùng để được giải thoát khỏi bị giam giữ trong một trại tập trung ở Miranda de Ebro, Tây ban nha. Cuối cùng sinh viên này đã có cơ hội đoàn tụ với mẹ, người đã trốn sang Mỹ vào năm 1939, “để chuẩn bị một cuộc sống mới cho tôi”, anh viết như thế. Mọi sự đã sẵn sàng để khởi hành từ Lisbon. Điều duy nhất còn thiếu là sự can thiệp của “một ai đó từ bên ngoài” để các nhà chức trách đồng ý giải thoát cho anh. “Có rất ít hy vọng cho những người không có sự trợ giúp từ bên ngoài”, anh giải thích như thế bằng những từ ngữ ít ỏi, nhưng hùng hồn. Sau đó, anh viết thư cho một người bạn cũ người Ý, đề nghị bà yêu cầu Đức Giáo Hoàng Piô XII nhờ Sứ thần Tòa thánh tại Madrid can thiệp có lợi cho anh, vì biết rằng: “với sự can thiệp này của Rôma, những người khác đã từng có thể rời trại tập trung”.
Trong hai tài liệu sau đây, chúng ta phát hiện ra rằng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã giải quyết vụ việc trong một ít ngày, "mới" làm nó được sự chú ý của Sứ thần Tòa thánh ở Madrid. Sau đó, dấu vết bằng giấy tờ bị gián đoạn. Số phận của cậu sinh viên trẻ người Đức này rơi vào im lặng. Đối với phần lớn các yêu cầu trợ giúp được chứng thực bởi các trường hợp khác, kết quả của yêu cầu không được tường trình. Trong thâm tâm, chắc hẳn chúng ta hy vọng sẽ có ngay kết quả tích cực, tức hy vọng rằng Werner Barasch sau đó được cứu khỏi trại tập trung và có thể đến gặp mẹ của mình ở nước ngoài.
Trong trường hợp chuyên biệt này, mong muốn của chúng ta đã được thực hiện: một cuộc tìm kiếm trên internet cho thấy dấu vết của anh vào năm 2001. Không những đây là một câu truyện tự kể lại những kỷ niệm của anh như một "người sống sót", mà trong số các bộ sưu tập trực tuyến của Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng ở Hoa Kỳ, thậm chí còn có một video với một cuộc phỏng vấn dài, trong đó Werner Barasch trực tiếp kể lại câu chuyện đáng kinh ngạc của mình, ở tuổi 82 (Lịch sử truyền miệng N. RG 050.477.0392) (1). Nhờ thế, chúng ta biết rằng anh đã được thả tự do khỏi trại Miranda một năm sau thư kêu gọi của anh gửi cho Đức Giáo Hoàng, và vào năm 1945, cuối cùng anh đã có thể đoàn tụ với mẹ ở Hoa Kỳ. Tại đây, anh tiếp tục theo học tại Đại học California, Berkeley, MIT và Đại học Colorado. Sau đó, anh làm việc như một nhà hóa học ở California. Nhờ có nhiều tài nguyên trực tuyến phong phú hơn bao giờ hết, lần này chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm.
Tài liệu
Một di sản tài liệu đặc biệt giúp phân biệt nó với các loạt văn khố khác, nhờ cái tên được chỉ định cho nó: “Ebrei” (Người Do Thái). Một di sản quý giá vì nó tập hợp những lời kêu cứu của người Do Thái gửi đến Đức Giáo Hoàng Piô XII, cả những người đã được rửa tội lẫn những người chưa được rửa tội, sau khi cuộc đàn áp của Đức Quốc xã và phát xít Ý bắt đầu. Một di sản, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hiện có thể sử dụng được bởi toàn thế giới nhờ dự án công bố ấn bản kỹ thuật số hóa hoàn chỉnh các loạt tài liệu văn khố.
Đây là loạt tài liệu mang danh “Ebrei” của Văn khố Lịch sử thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh - Bộ phận Liên hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế (ASRS). Loạt tài liệu này tổng cộng gồm 170 cuốn là một phần của Tuyển tập Các Vấn đề Giáo hội Đặc biệt (AA.EE.SS.) liên quan đến Triều Giáo hoàng của Đức Piô XII - Phần 1 (1939-1948), và đã có sẵn để các học giả toàn thế giới tham khảo kể từ ngày 2 tháng 3 năm 2020, trong Phòng Đọc của Văn khố Lịch sử,
Thánh bộ Đặc trách Các Vấn đề Giáo hội Đặc biệt lúc đó (từ đó Bộ sưu tập văn khố được đặt tên), tương đương với Bộ Ngoại giao, đã yêu cầu một người lập biên bản (minutante) (Đức ông Angelo Dell'Acqua) xử lý các yêu cầu trợ giúp được gửi đến Đức Giáo Hoàng từ khắp châu Âu, với mục đích cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể.
Các yêu cầu có thể xin được visa hoặc hộ chiếu để ra nước ngoài, tìm nơi trú ẩn, đoàn tụ gia đình, được trả tự do khỏi bị giam giữ và chuyển từ trại tập trung này sang trại tập trung khác, nhận được tin tức về những người bị trục xuất, cung cấp thực phẩm hoặc quần áo, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tinh thần và v.v...
Mỗi yêu cầu trong số này tạo nên một trường hợp mà, một khi được giải quyết chính thức, được gửi để lưu trữ trong một loạt tài liệu có tên “Ebrei” [Do Thái]. Nó chứa hơn 2,700 trường hợp với các yêu cầu trợ giúp hầu như luôn luôn cho toàn bộ gia đình hoặc nhóm người. Hàng nghìn người bị đàn áp vì tư cách thành viên của tôn giáo Do Thái, hoặc chỉ đơn thuần có tổ tiên “không phải là người Aryan”, đã cậy nhờ tới Vatican, vì biết rằng những người khác đã nhận được sự giúp đỡ, như chính Werner Barasch trẻ tuổi từng viết.
Các yêu cầu sẽ được chuyển đến Phủ Quốc Vụ Khanh, nơi các kênh ngoại giao sẽ cố gắng cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể có, có lưu ý đến sự phức tạp của tình hình chính trị trong bối cảnh hoàn cầu.
Sau khi triều đại Giáo hoàng của Đức Piô XII được mở ra để tra cứu vào năm 2020, danh sách đặc biệt này được đặt tên là “Danh sách Pacelli, (Đức Giáo Hoàng Piô XII), giống như “ Danh sách Schindler” nổi tiếng. Mặc dù hai trường hợp khác nhau, sự so sánh diễn tả được hoàn hảo ý niệm cho rằng những người trong hành lang của định chế phục vụ Đức Giáo Hoàng, đã làm việc không mệt mỏi để cung cấp cho người Do Thái sự giúp đỡ thiết thực.
Xuất bản trực tuyến Loạt Văn Khố
Kể từ tháng 6 năm 2022, loạt tài liệu “Ebrei” [Do Thái] sẽ có sẵn để tham khảo trên internet trong ấn bản ảo của nó, tất cả mọi người đều có thể truy cập miễn phí trên trang web của Văn Khố Lịch sử của Phủ Quốc Vụ Khanh - Bộ phận Liên hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế.
Ngoài bản sao ảnh chụp của từng tài liệu riêng lẻ, một tệp với bản kiểm kê có phân tích của loạt tài liệu, bao gồm mọi tên của những người nhận giúp đỡ được báo cáo trong tài liệu, cũng sẽ có sẵn trên trực tuyến. Đầu tiên, bảy mươi phần trăm tài liệu sẽ có sẵn trực tuyến, sau đó sẽ có các tập mới nhất hiện đang được thực hiện.
Cũng như lời yêu cầu của Werner Barasch, phần lớn trong số hơn 2,700 trường hợp đã đến được Phủ Quốc Vụ Khanh, nơi ngày nay thuật lại rất nhiều câu chuyện về nỗ lực chạy trốn cuộc đàn áp chủng tộc, khiến chúng ta hồi hộp và không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy các nguồn có thêm thông tin. Việc cung cấp phiên bản kỹ thuật số toàn bộ loạt tài liệu “Ebrei” trên internet sẽ cho phép con cháu của những người đã yêu cầu giúp đỡ, tìm thấy dấu vết của những người thân yêu của họ từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Đồng thời, nó sẽ cho phép các học giả và bất cứ ai quan tâm, có thể tự do kiểm tra di sản văn khố đặc biệt này, từ xa.
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Liên hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế
------------------------
Nguồn: https://www.vatican.va/roman_curia/secretariat_state/sezione—rapporti—stati/archivio—storico/serie—ebrei/serie—ebrei_it.html
(1) Với những ai muốn công bố bản văn này lên trực tuyến, xin ghi “link” sau: https://collections.ushmm.org/search/catalog/irn511705
Xem Hình
Trước ngày diễn ra Thánh lễ, Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán đã giúp các em Dự trưởng; Đội Trưởng; Đội phó có những buổi học nâng cao kiến thức về phong trào TNTT cùng chuẩn bị tâm hồn thật sốt sáng cho ngày tuyên hứa và lãnh Khăn.
Trong bài chia sẻ, Cha Chánh xứ Đaminh nhấn mạnh đến tình thương của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu qua hình ảnh Chúa đã đi tìm Con Chiên lạc; Con chiên bị thương và Ngài đã băng bó và vác con Chiên lạc đưa về Đồng cỏ non để nằm nghĩ. Đây cũng chính là tình thương Chúa dành cho các tân Dự trưởng và Đội Trưởng; Đội phó giáo xứ Tây Ninh hôm nay. Thật vậy, tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi bất toàn, nhưng Chúa vẫn yêu thương và tuyển chọn chúng ta vào hàng ngũ tông đồ của Chúa.
Để đáp lại tình thương cao cả của Chúa, Cha Đaminh kêu gọi mỗi Dự trưởng và Đội Trưởng; Đội phó cũng như các em Thiếu nhi hãy thể hiện tinh thần biết tuyên xứng Chúa đến với mọi người, bằng cách xóa đi những mặc cảm tội lỗi khiếm khuyết nơi bản thân để can đảm đến với Chúa như long Chúa hằng mong muốn. Khi làm như vậy chúng ta sẽ được Chúa đến thăm và nâng đỡ chúng ta.
Trước khi kết Lễ Cha mời gọi cộng đoàn tham dự là nghi thức tuyên hứa và trao khăn. Sau phần giới thiệu và xứng tên của Các Dự trưởng và Đội Trưởng; Đội phó được Tuyên hứa và lãnh khăn hôm nay đã tiến lên Cung thánh đứng nghiêm trang và tinh thần sẵn sàng dấn thân phục vụ với ước mong “tập cho các em thiếu nhi biết tận tình yêu mến và kết hợp với Chúa, biết phụng sự Giáo hội và Tổ quốc, qua đời sống cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ”.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không cần nghỉ ngơi, biết tận lực mà không nhờ một phần thưởng nào khác ngoài sự con đã làm theo thánh ý Chúa. Để các em đoàn sinh luôn tràn đầy hồng ân, hăng say học hỏi giáo lý, thực hành tốt 4 tôn chỉ của phong trào TNTT là “Cầu nguyện – Rước lễ – Hy sinh – Làm việc Tông đồ” để ngày một thăng tiến hơn trong đời sống đức tin và trong chính cuộc sống hàng ngày.
Như thể mừng dịp được thoát nạn Covid-19, Gx ĐMHCG ở Garland TX đã tổ chức ngày lễ vị Thánh Quan Thầy một cách trọng thể chưa từng thấy, kéo dài tới 1 tuần!
Vị Thánh Quan Thầy cuả Gx ĐMHCG là ai vậy?
-Xin thưa Quan Thầy cuả Gx ĐMHCG là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, (chứ còn ai nữa?́ Thật là 1 câu hỏi ngớ ngẩn, vậy mà đã có người hỏi tôi thế đó!)
Trở lại việc ăn mừng dài 1 tuần lễ, Gx đã không chỉ tổ chức ăn mừng 'phần xác', như tiệc tùng cuả nhiều đoàn thể, mà thôi đâu, mà Cha xứ Phaolô Nguyễn Tất Hải, CSsR, còn 'make sure' giáo dân ăn mừng cả 'phần hồn' bằng cách tổ chức 3 ngày tĩnh tâm từ thứ 2 tới thứ 4 với LM Phanxicô Trần Quảng, CSsR, vừa lãnh văn bằng tiến sĩ còn thơm mùi giấy mới, với chủ đề " Đức Trinh Nữ Maria, đấng khơi nguồn sự sống".
Thông thường thì vào lúc đầu Hè người ta đua nhau đi 'vacation', cho nên cá nhà thờ vắng hẳn đi, vặy mà số người tham dự những ngày tĩnh tâm này vẫn đông đúc như xưa.
Thêm vào đó, 3 hội đoàn cũng đã tổ chức tuyên hứa cho đoàn viên mới, đó là hội các 'Thừa Tác Viên Rước Lễ' vào ngày lễ "Mình Máu Chuá Kitô' (sau khi đã có một buổi 'tĩnh tâm và học tập'). Rồi đến việc đoàn Liên Minh Thánh Tâm tuyên hứa cho các đoàn viên mới vào lễ 'Thánh Tâm Chuá Giêsu' chiều thứ 6, và sau cùng là việc tuyên hứa hội viên mới cuả hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào đúng lễ Chuá Nhật.
Dù cho nhiệt độ vùng Dallas đã bắt đầu lên cao, ngày lễ mừng kính ĐMHCG đã diễn ra một cách suông sẻ nhờ việc Cha xứ biết tuỳ cơ ứng biến một các uyển chuyển, thí dụ như thay đối lộ trình cuộc rước kiệu ở ngoài trời cho ngắn hơn, và giáo dân tiếp tục kết thúc tràng chuỗi mân côi ờ trong nhà thờ.
Việc mừng lễ kết thúc với một bữa ăn trưa (cầm tay) miễn phí và những trò chơi nước cho các em nhỏ.
Nhân dịp Giáo xứ Nhượng Nghĩa – Giáo phận Đà Nẵng mừng:
Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô Phao–lô, Bổn mạng Giáo xứ ( 29 / 6 )
Mừng 68 năm hình thành và phát triển Giáo xứ ( 1954-2022)
Mừng 50 năm Giáo sở Nhượng Nghĩa, được nâng lên thành Giáo xứ ( 1972-2022)
Mừng 16 em nhận Bí tích Thêm Sức; 25 em Xưng tội Rước lễ lần đầu và 6 em Tuyên xưng đức tin.
Xem Hình
Lúc 16 giờ 30, ngày 26 / 6 / 2022, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận đi kinh lý đến Giáo xứ và Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, đồng thời ban Bí tích Thêm Sức cho con em tại Thánh đường Giáo xứ. Cùng đồng tế có: Cha Quản xứ Đa-minh Đặng Bá Linh, Cha Phanxicô Xaviê Lê Đông Nhật – Phó Chánh văn phòng Tòa Giám mục, Cha Phê-rô Lê Hưng – nguyên Quản xứ Nhượng Nghĩa, hai Cha Giuse Trần Văn Việt (OP) và Phê-rô Trương Văn Phúc (SJ) là con em của Giáo xứ.
Đây là niềm vui lớn của Giáo xứ, của gia đình các em và của Giáo Hội.
Trong lời huấn dụ
Đức Cha đã nhắc nhở gia đình: là vườn ươm Đức tin, là trường học Đức tin, là trường lao động và rèn luyện, là trường ân sủng. Cha mẹ phải có trách nhiệm và bổn phận làm gương sống Đạo tốt cho con cái.
Đức Cha cũng nhắc nhở Giáo xứ: tiếng gọi của Đức tin, tiếng gọi của Lời Chúa qua Cha Quản xứ, quí Nữ tu và Giáo lý viên đến với các em và mỗi người trong Cộng đoàn.
Đức Cha mời gọi các em rước Thánh Thể lần đầu và mỗi người: Tin và đón nhận Chúa qua Bí tích Thánh thể, là lời tuyên xưng Đức tin mạnh nhất. Đức Ki-tô đang sống nơi Bí tích Thánh thể, nơi Giáo Hội và nơi mỗi người.
Với toàn thể Cộng đoàn Giáo xứ: Đức Cha nêu tấm gương Hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô, với phận người yếu đuối, có lúc sa ngã. Nhưng các Ngài chỗi dậy, vượt qua, và trở thành những trụ cột của Giáo hội. Nếu vì yếu đuối sa ngã, Chúng ta cũng sám hối chỗi dậy như các Thánh, cùng hiệp hành và bước đi trên con đường Giê-su, con đường tình yêu …. Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ, ban Hồng ân, làm biến đổi con người yếu hèn của chúng ta, trở thành con người của tình yêu, cảm nhận được niềm vui và sự an bình.
Trong lời tri ân của Giáo xứ, Ông Trưởng Ban Đại diện đã Đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận, đã đến trao ban Bí tích cho các em và huấn dụ mỗi thành phần trong Cộng đoàn Giáo xứ. Ông cũng cám ơn Cha Quản xứ, quí Cha Đồng tế, quí Nữ tu, Giáo lý viên, các Ban ngành …. Đã hy sinh rất nhiều cho sự trưởng thành Đức tin của con em và mỗi người trong Giáo xứ. Ông cũng xác tín sự hiệp thông và đồng hành với Giáo hội trong tình yêu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong dịp này, Ông đã Đại diện cộng đoàn Giáo xứ, mừng Cha Quản xứ kỷ niệm 21 năm thụ phong Linh mục (22 / 6 / 2021 – 2022), Mừng Bổn mạng Cha Phê-rô Lê Hưng và Cha Phê-rô Trương Văn Phúc, mừng quí ông nhận Thánh Phê-rô và Phao-lô làm bổn mạng.
Trước lúc ban phép lành, Đức Giám Mục nhắc lại: “ cần sự hiệp nhất trong yêu thương, để xây dựng và phát triển, chấp nhận nhau, tôn trọng sự khác biệt… làm thành những giá trị tốt đẹp”. Đức Cha có lời động viên khích lệ các em Tuyên xưng đức tin ( Bao đồng), có nhiều cố gắng đào luyện Đức tin, trưởng thành hơn trong Đức tin. Để trở thành Giáo lý viên, cần tiếp tục đào luyện hơn nữa, đón nhận Chúa trong mọi hoàn cảnh sống, biết cầu nguyện… để trở thành những người tốt cho Giáo hội và xã hội.
Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha và quí Cha, gói ghém cả tấm lòng thành với tâm tình biết ơn và cảm mến của Đoàn con Nhượng Nghĩa.
Tôma Trương Văn Ân
Bài Tin Mừng Luca 9:1-6: Đức Giêsu sai mười hai Tông Đồ đi giảng
1Đức Giêsu tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. 2Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. 3Người nói: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo. 4Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó và cũng từ đó mà ra đi. 5Hễ người ta không đón tiếp anh em, thì khi ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.” 6Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi.
Trích trực tuyến Tin Mừng Luca của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ
Chú thích
Tập họp Nhóm Mười Hai. Tức các môn đệ đã để riêng ra ở 6:13 khác với nhóm Bẩy Mươi (Hai) ở 10:1.
Ban cho các ông năng lực và quyền phép. Cha Fitzmyer dịch là “quyền năng và thẩm quyền” (power and authority). Chữ Hylạp dynamis và exousia đã được Luca dùng để mô tả tư cách của Chúa Giêsu, quyền năng của Người (4:14, 36; 5:17; 6:19; 8:46), thẩm quyền của Người (4:32, 36; 5:24). Chỉ có điều sau đã được Máccô nói tới ở 6:7. Như thế, Chúa Giêsu cho các tông đồ chia sẻ quyền thống trị mà Người vốn được Chúa Cha ban cho như sứ giả đặc biệt của Thiên Chúa. Trong Luca, quyền năng và thẩm quyền được ban trước khi sai đi, ngược với Máccô.
Trừ mọi thứ quỷ. Giống như ở 8:26-39, Luca lại dùng chữ “qủy” thay vì “thần ô uế” như Máccô.
Người sai các ông. Luca dùng động từ apesteilen theo Máccô 6:7. Ở đây nó nhắc lại tên “apostles” (Tông đồ) mà Luca 6:13 cho rằng chính Chúa Giêsu đã gọi Nhóm Mười Hai. Luca bỏ cụm từ “từng hai người một”.
Rao giảng Nước Thiên Chúa. Luca thêm điều này. Vì trong Tin Mừng của ngài, Chúa Giêsu là giảng thuyết viên tuyệt vời về Nước Trời, nên việc ủy nhiệm của Người nay liên kết mật thiết Nhóm Mười Hai với vai trò chính của Người.
Và chữa lành bệnh nhân. Cũng là cụm từ được Luca thêm vào. Như thế, 3 quan tâm được đặt ra trước Nhóm Mười Hai: họ phải rao giảng Nước Thiên Chúa, giải thoát người ta khỏi ma qủy và chữa họ lành bệnh.
Đừng mang gì đi đường. Lệnh cấm này giống lệnh cấm của phái Essenes như được Josephus diễn tả trong Jewish War 2.8, 4 §125. Các món cấm có thể so sánh với các đồ dùng của các triết gia ăn mày đi khắp đó đây của phái khuyển nho (cynics).
Đừng mang gậy. Máccô cho phép đem gậy (6:8), Luca thì không. Điều này phù hợp với quan điểm của Luca về việc không nên dính bén với việc sở hữu của cải trần gian.
Tiền bạc. Luca nhấn mạnh đến “tiền bạc [silver]” khác với Máccô nói tới “tiền đồng để giắt lưng” (6:8). Ngài thay thế tiền đồng của Hy Lạp, bằng tiền bạc của Rôma. Vì tiền này được xử dụng tại Palestine vào thời ấy.
Khi anh em vào bất cứ nhà nào. Ở đây, ý Chúa Giêsu muốn nói tới sự ổn định (stability) khi được mời vào bất cứ nhà nào, nên ở ngay đó, đừng tìm chỗ tốt hơn chẳng hạn.
Khi ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân. Nghĩa là bỏ mọi sự thuộc thành này mà rất có thể trở thành dính bén đối với các ngài, một hành vi biểu tượng cho việc xa lánh tuyệt đối tất cả những gì thuộc thành này, xem 10:11. Luca mô tả Thánh Phaolô và Banaba đã làm y hệt điều này tại Antiôkia thuộc Pisidia (Cv 13:50).
Để tỏ ý phản đối họ. Từng chữ có nghĩa là “như một chứng từ chống lại họ” nghĩa là như một hành vi dùng để làm bằng chứng cho việc họ bác bỏ lời giảng dậy của Nhóm Mười Hai.
Các ông ra đi. Cũng như Mc 6:12-13, Luca kết thúc tình tiết với một nhận định ngắn tóm tắt sứ mệnh. Trong khi Máccô biến các tông đồ thành những nhà rao giảng hoán cải, trừ qủy, xức dâu ôliu, và chữa bệnh, Luca chỉ mô tả các ngài như những người rao giảng và chữa bệnh. Một cách có ý nghĩa, ngài tránh dùng cụm từ “ăn năn hối cải” của Máccô, mà dùng thuật ngữ “rao giảng Tin Mừng” thay thế.
Nhận định
Cha Fitzmyer cho hay các câu truyện về phép lạ đã kết thúc với câu 8:56 và tiếp liền theo là tình tiết sai nhóm Mười Hai đi rao giảng. Cha coi việc đặt tình tiết này liền sau các tình tiết phép lạ hành động như một loại kết luận cho các tình tiết phép lạ ấy. Các chứng nhân từ Galilê mà Chúa Giêsu đang trong diễn trình huấn luyện nay sai họ đi tham dự vào sứ mệnh của Người.
Ý nghĩa của tình tiết này rất rõ: các tông đồ được tham dự sứ mệnh của Chúa Giêsu là rao giảng Nước Thiên Chúa. Người đã nói cho các ông hay các ông được ban ơn biết các bí mật của Nước Trời (8:10) và điều gì bí mật cũng sẽ được biết đến (8:17). Bây giờ, Người ban cho họ “quyền lực và thẩm quyền” (“năng lực và quyền phép”), tuy nhiên không chỉ giới hạn trong việc rao giảng, mà còn bao gồm việc chăm sóc sức khỏe thể lý và tinh thần của con người nữa. Trong đoạn này, Luca cẩn thận hơn Máccô đã phân biệt việc chữa bệnh với việc trừ qủy, nhưng cả hai đều nằm trong năng quyền của các ngài.
Các điều kiện bên ngoài trong sứ mệnh của các ngài đã được Chúa Giêsu nêu bật trong nhiều mệnh lệnh. Các ngài lên đường không vướng vít đồ đoàn để khỏi phân tâm khỏi mục tiêu của sứ mệnh. Có thể đây là một hình thức sống nghèo, nhưng quan trọng hơn phải trông cậy phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Các ngài phải chấp nhận lòng hiếu khách của những ai tiếp đón các ngài và bằng lòng với sự hiếu khách ấy. Nhưng các ngài cũng phải tự chuẩn bị để bị từ khước và phản ứng của các ngài phải là phản ứng hoàn toàn tách biệt khỏi những người đã từ khước các ngài. Một số mệnh lệnh này sẽ được sửa đổi sau này (xem 22:35-38).
1. Đại Tá Dù Nga tử trận. Nhờ có HIMARS, Ukraine phá hủy hàng loạt các sở chỉ huy của đối phương ở Donbas
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 26 tháng 6 rằng, các lực lượng Ukraine đã phá hủy hàng loạt các sở chỉ huy của Nga ở Donbas. Đó là kết quả của các cuộc tấn công bằng nhiều bệ phóng hỏa tiễn HIMARS mà Ukraine gần đây đã nhận được từ Hoa Kỳ như một phần trong gói hỗ trợ an ninh.
Vào ngày 24 tháng 6, quân đội Ukraine đã phá hủy một sở chỉ huy của Tập đoàn quân 20 thuộc Quân khu phía Tây của Lực lượng vũ trang Nga nằm trong một tòa nhà của trường học. Kết quả của cuộc tấn công là đông đảo sĩ quan Nga thuộc đơn vị 89425, đến từ Voronezh, đã tử trận. Bên cạnh đó, phần lớn thiết bị của đối phương tại địa điểm này bị hư hại nặng.
Cũng trong đêm thứ Sáu, sở chỉ huy của lực lượng Dù của quân đội Nga đã bị tấn công bởi một cuộc tấn công bằng hệ thống HIMARS khác. Một lượng đáng kể thiết bị và vũ khí đã bị phá hủy trong cuộc tấn công, đồng thời mang lại nhiều thương vong cho lực lượng đối phương. Một trong những chỉ huy của sư đoàn Dù 106, Đại tá Andrey Vasilyev, chỉ huy đơn vị 55599, đến từ Tula đã bị loại khỏi vòng chiến.
Theo báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine, tính đến ngày 25/6, số người chết của quân đội Nga trong cuộc xâm lược đang diễn ra là 34.700 người.
Nhiều nhà phê bình cho rằng thái độ chần chừ của ông Joe Biden trong việc quyết định có nên viện trợ HIMARS cho Ukraine hay không đã dẫn đến các tổn thất kinh hoàng cho quân Ukraine khi họ phải chiến đấu với một lượng đông gấp 20 lần về quân số và 10 lần về hỏa lực.
Mãi đến hôm thứ Ba 31 tháng 5, nghĩa là sau khi Nga đã xâm lược Ukraine hơn 3 tháng trời, Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài mới xác nhận với các phóng viên rằng Mỹ sẽ gửi cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao do Mỹ sản xuất, được gọi là HIMARS, như một phần trong gói hỗ trợ an ninh thứ 11 của nước này cho Ukraine.
Các hệ thống hỏa tiễn mới của Mỹ sẽ cho phép Ukraine bắn trúng mục tiêu cách xa 50 dặm hay 80km, là tầm bắn lớn nhất của nó.
Đó là ít hơn nhiều so với phạm vi tối đa của các hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, gọi tắt là MLRS, có khả năng tấn công các mục tiêu xa đến 300 km, nhưng lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì Ukraine đã nhận được cho đến nay. Ví dụ, những chiếc Howitzers M777 mà Mỹ gửi tới Ukraine vào tháng trước đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể về tầm hoạt động và sức mạnh so với các hệ thống trước đó, nhưng những hệ thống pháo này chỉ có tầm bắn khoảng 25 km.
Gói hỗ trợ an ninh mới cũng bao gồm radar giám sát đường không, vũ khí chống tăng Javelin bổ sung, vũ khí chống thiết giáp, đạn pháo, máy bay trực thăng, xe chiến thuật và phụ tùng thay thế để giúp đỡ người Ukraine tiếp tục bảo trì thiết bị.
CNN trước đó đã đưa tin rằng các quan chức Mỹ đã tranh luận trong nhiều tuần về việc liệu có nên gửi cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn tiên tiến hay không, bởi vì chúng có thể tấn công xa hơn nhiều so với bất kỳ loại vũ khí nào mà họ có. Tầm xa của vũ khí, về mặt kỹ thuật có khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng Nga có thể coi các chuyến hàng là hành động khiêu khích.
Các quan chức cho biết hôm thứ Ba rằng Mỹ “không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công bên ngoài biên giới của mình,” và “không tìm cách kéo dài chiến tranh”.
Họ cũng cho biết Hoa Kỳ đã nhận được sự bảo đảm từ Ukraine rằng quân Ukraine sẽ không sử dụng các hệ thống này để tiến hành các cuộc tấn công bên trong nước Nga. Nhưng họ nhấn mạnh rằng khi xung đột tiến triển, Mỹ sẽ “tiếp tục điều chỉnh” sự hỗ trợ của mình cho các nhu cầu cấp bách nhất của Ukraine.
Các quan chức cũng cho biết các hệ thống hỏa tiễn mới sẽ giúp đưa Ukraine “vào vị trí mạnh nhất có thể trên bàn đàm phán” với Nga, đồng thời nhắc lại rằng Mỹ sẽ “không gây áp lực công khai hoặc riêng tư với chính phủ Ukraine để đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào”.
2. Giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine nhận định rằng trước cuối năm, các hành động thù địch hầu như sẽ giảm xuống không còn gì cả, chúng ta sẽ quay trở lại biên giới năm 1991
Bắt đầu từ tháng 8, các sự kiện sẽ diễn ra để chứng minh cho cả thế giới thấy rằng bước ngoặt đã đạt được.
Thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine đã đưa ra nhận định trên.
“Ukraine sẽ trở lại biên giới năm 1991. Sẽ không có kịch bản nào khác và chúng tôi không xem xét bất kỳ tình huống nào khác. Trước khi kết thúc năm, giao tranh tích cực sẽ giảm gần như không có gì. Chúng tôi sẽ giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ của mình trong tương lai gần,” Budanov nói.
Ông tái khẳng định rằng một phần thành công của Quân đội Ukraine trong cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay phụ thuộc vào sự hỗ trợ của quốc tế, đồng thời ca ngợi đề xuất gần đây của Anh về việc đào tạo 10.000 quân nhân Ukraine cứ mỗi 120 ngày.
“Sự hỗ trợ của Vương quốc Anh thực sự mạnh mẽ. Đây là một ví dụ tuyệt vời về sự hợp tác và hỗ trợ,” Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng nói.
Theo Budanov, Tổng thống Nga Putin sẽ không thành công. “Đây là một thảm kịch mà ông ta đã gây ra Ukraine, và nó sẽ kết thúc trong thảm họa đối với Nga. Không thể khác hơn.”
Bất chấp những tuyên bố của các nhà tuyên truyền Điện Cẩm Linh và những lời kể xuyên tạc của họ về cuộc giao tranh đang diễn ra ở Ukraine, Nga đã thua trong cuộc chiến, cả về chính trị và quân sự, và đang phải chịu tổn thất hàng ngày về nhân lực, vũ khí và trang thiết bị. Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố trong cuộc họp báo tại Berlin.
3. Mỹ yêu cầu Điện Cẩm Linh tiết lộ vị trí của các cựu chiến binh bị bắt ở Ukraine
Đại sứ quán Mỹ tại Nga trong tuần này đã thúc giục Điện Cẩm Linh tiết lộ tung tích của hai người đàn ông Alabama bị bắt ở Ukraine trong khi tình nguyện bảo vệ đất nước Ukraine khỏi những kẻ xâm lược Nga. Mẹ của một trong hai người Mỹ bị bắt đã cho biết như trên.
Lois “Bunny” Drueke cũng cho biết rằng con trai của cô, Alexander Drueke và một cựu chiến binh Hoa Kỳ khác cùng bị bắt, là Andy Huỳnh Ngọc Tài, không phải lính đánh thuê mà là tình nguyện viên, và bác bỏ tuyên bố từ một phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, là người cho biết hai người Mỹ này đang phải đối diện với án tử hình.
Mẹ của Drueke nói thêm họ xứng đáng được đối xử nhân đạo theo quy định của các hiệp ước được gọi chung là công ước Geneva mặc dù Nga tuyên bố rằng chúng không áp dụng đối với những người Mỹ đang tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
“Alex và Andy là tù nhân chiến tranh và phải được bảo vệ và đối xử nhân đạo tương ứng,” Bunny Drueke nói.
Tuyên bố của bà được đưa ra một ngày sau khi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cáo buộc Drueke và Tài là những người lính đánh thuê vì tiền đã “đe dọa tính mạng” của các binh sĩ Nga và các nước cộng hòa tự xưng, do Nga kiểm soát ở Donetsk và Luhansk.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm thứ Ba 21 tháng Sáu, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với MSNBC rằng Alexander Drueke và Andy Huỳnh Ngọc Tài, hai người Mỹ mất tích tình nguyện bảo vệ Ukraine chống lại quân xâm lược Nga, là “những người lính vì tiền” đã tham gia vào “các hoạt động bất hợp pháp”. Đây là sự thừa nhận chính thức đầu tiên của Điện Cẩm Linh rằng hai cựu quân nhân Hoa Kỳ đang bị giam giữ và đang được điều tra.
Peskov nói: “Họ là những người lính vì tiền. Họ đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên lãnh thổ Ukraine. Họ đã tham gia vào việc bắn và pháo kích vào các nhân viên quân sự của chúng tôi. Họ đang gây nguy hiểm đến tính mạng của mình. Họ phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ đã gây ra. Những tội ác đó phải được điều tra”.
Khi bị thúc ép trả lời những tội ác đó là gì, Peskov không trả lời câu hỏi nhưng quay sang nói rằng Drueke và Tài không phải là thành viên của quân đội Ukraine và do đó Nga “không phải tuân theo công ước Geneva” khi đối xử với họ.
Ông ta nói: “Công ước Geneva không thể được áp dụng cho những người lính vì tiền”. Peskov cũng nhấn mạnh rằng “Nga không loại bỏ khả năng hai người này bị kết án tử hình”
Một cựu quân nhân Mỹ chiến đấu với lực lượng Ukraine trong cùng đơn vị với Alexander Drueke và anh Andy Huỳnh Ngọc Tài nhận xét rằng: “Tôi biết một sự thật rằng Andy và Alex không đến đây vì tiền, họ không đến đây vì vinh quang. Họ đến đây với một niềm tin vững chắc rằng Ukraine với tư cách là một nền dân chủ đang nở rộ cần được giúp đỡ”
“Theo như tôi biết, chúng tôi được trả lương tương đương nếu không muốn nói là giống hệt như một người lính Ukraine đang ở ngoài mặt trận... Và tiền chắc chắn không phải là động lực để tôi có mặt ở đây. Và tôi biết rằng đó không phải là động cơ của Andy và cũng không phải của Alex.”
4. Lính giả bị trục xuất khỏi Ukraine – tham chiến mặc dù không có kinh nghiệm tiền tuyến
Ukraine đã trục xuất hàng chục binh lính giả sau khi họ bị phát giác là những binh lính giả, không thực sự có kinh nghiệm quân sự.
Nhóm cựu chiến binh có tên Câu lạc bộ Thợ săn Walter Mitty đã giúp Bộ Quốc Phòng Ukraine phát hiện ra những tình nguyện viên đóng giả anh hùng chiến tranh của Anh.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Maliar nói rằng Ukraine cảm kích tinh thần hào hiệp của những người tình nguyện giúp đỡ đất nước cô. Tuy nhiên, những người không có kinh nghiệm quân sự khiến những người lính Ukraine thực sự gặp rủi ro. Một số người trong số này vẫn ở lại Ukraine vì họ có thể giúp vào các công việc khác như trong các công việc cứu trợ, chẳng hạn.
Nhiều người tình nguyện Anh đã tự hào về sự nghiệp quân sự anh hùng trên các mạng xã hội nằm trong số những người bị trục xuất ra khỏi Ukraine. Một số thậm chí còn kêu gọi quyên góp trên trang Go Fund Me, tuyên bố rằng họ cần tiền mặt để tiếp tục chiến đấu với người Ngay cả khi họ đã trở về Vương quốc Anh.
Những người khác sử dụng ảnh giả của họ đang cầm súng trường và cho rằng rằng những hình ảnh này được chụp ở Ukraine.
Thuật ngữ “Walter Mitty” xuất phát từ một truyện ngắn của Mỹ kể về Walter Mitty - một người đàn ông bình thường nhưng luôn sống trong mơ mộng rằng anh ta là một anh hùng chiến tranh.
Một tình nguyện viên người Anh tuyên bố anh ta phục vụ trong lực lượng Paras nhưng anh thực sự đã bị loại khỏi khóa huấn luyện vì từ chối tuân theo mệnh lệnh. Anh ta đã bị chính quyền Ukraine ra lệnh rời khỏi đất nước khi anh ta hoảng sợ và khiến những người tình nguyện khác gặp nguy hiểm khi đang tuần tra.
Câu lạc bộ Thợ săn Walter Mitty đã viết trên trang web của mình: “Lực lượng vũ trang Ukraine đã phải trục xuất anh ta sau khi anh ta bắt đầu hoảng sợ quá mức dù đã tuyên bố trước đó là một cựu chiến binh với vô số kinh nghiệm chiến đấu.”
Câu lạc bộ Thợ săn Walter Mitty đã liên lạc với những cựu binh Anh chính hiệu đang chiến đấu tại Ukraine. “Sự thật đã được thể hiện rõ qua những kiến thức ít ỏi mà anh ấy có về các kỹ năng chiến đấu cơ bản.”
Một người đàn ông khác cũng tuyên bố đã phục vụ 22 năm trong Quân đội Anh, bao gồm cả với tư cách là một sĩ quan SAS.
Kẻ lừa đảo cho biết anh ta đã phục vụ ở Kosovo, Iraq, Afghanistan, Falklands và Trung Đông - cũng như hoàn thành các nhiệm vụ gián điệp ở Nga và Trung Quốc.
5. Belarus tập trung tới 6.000 quân ở biên giới Ukraine, trong khi các nhóm phá hoại là mối đe dọa chính
Quân đội Belarus không thể tự mình tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine mà không có sự tham gia của quân đội Nga nhưng Điện Cẩm Linh đã dự bị ít nhất một phần ba các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của mình tại Belarus.
Theo phát ngôn nhân Vadym Skibitsky của Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Belarus chỉ giữ lại 7 tiểu đoàn gần biên giới Ukraine trên cơ sở luân phiên.
Hôm nay, các đơn vị riêng biệt của lực lượng hoạt động đặc biệt của Nga cùng với các đơn vị của Belarus, đã tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ Ukraine. Các cuộc tập trận như vậy đang diễn ra dọc theo toàn bộ tuyến biên giới.
Skibitsky lưu ý rằng một chương trình tập trận tương tự đã được quan sát trong tất cả các cuộc tập trận chung trước đây của quân đội Belarus và Nga. “Đó là lý do tại sao mối đe dọa chính hiện nay là về các nhóm phá hoại và do thám,” phát ngôn viên tình báo cho biết.
Theo Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, dựa trên kinh nghiệm thu được từ tháng 3 đến tháng 4, việc thành lập một hướng tấn công sẽ mất từ ba đến bốn tuần, trong đó cần hai đến ba tuần để bảo đảm các đơn vị quân đội Nga quay trở lại Belarus.
Đồng thời, một chiến dịch tấn công của các lực lượng vũ trang Belarus được coi là “cực kỳ khó xảy ra”.
Theo thông tin tình báo, ngày nay tổng số đơn vị Belarus luân chuyển dọc biên giới ước tính khoảng 4.000 đến 6.000 quân. Ngoài ra, có khoảng 1.500 lực lượng Nga, bao gồm lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm và hỏa tiễn.
Thông tin tình báo của Ukraine nhận định Nga sẽ cố gắng lôi kéo Belarus vào cuộc chiến với Ukraine thông qua một loạt các hoạt động phá hoại do chính Nga gây ra nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Belarus và dân thường. Cuối cùng, các nhóm phá hoại của Nga đã đến thành phố Mozyr của Belarus, đóng giả là dân thường.
Trong khi đó, Belarus tiếp tục cung cấp các nguồn lực của mình để hỗ trợ Liên bang Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Đặc biệt, vào đêm thứ Bảy, người Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom lớn vào lãnh thổ Ukraine, với một số hỏa tiễn đã được bắn trực tiếp từ lãnh thổ của Belarus.
1. Trong một quyết định lịch sử, Tối Cao Pháp Viện lật ngược phán quyết Roe kiện Wade
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã lật ngược phán quyết Roe kiện Wade trong một quyết định lịch sử với tỷ lệ 6 phiếu thuận trên 3 phiếu chống. Phán quyết được công bố hôm thứ Sáu 24 tháng Sáu, Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - năm nay là Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - mang đến một kết thúc đột ngột và đầy kịch tính cho gần nửa thế kỷ phá thai được hợp pháp hóa trên toàn quốc ở Mỹ
Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, trong vụ phá thai Mississippi Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, được nhiều người coi là phán quyết có tầm vóc rất lớn và được mong đợi nhất của Tòa án Tối cao kể từ phán quyết Roe chống Wade. Nó không chỉ lật ngược Roe, là vụ phá thai mang tính bước ngoặt năm 1973, mà còn cả vụ Planned Parenthood kiện Casey, là một phán quyết đưa ra năm 1992 nhằm khẳng định phán quyết Roe.
“Phá thai đưa ra một vấn đề đạo đức sâu sắc. Hiến pháp không cấm công dân của mỗi tiểu bang cho phép hoặc cấm phá thai. Các phán quyết trong các vụ Roe và Casey đã quá kiêu ngạo với thẩm quyền của mình. Giờ đây, chúng tôi đã loại bỏ những quyết định này và trả lại quyền đó cho người dân và những người đại diện được bầu của họ.” Toàn bộ phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có thể đọc ở đây.
Ý kiến về vụ Dobbs được viết bởi Phó Chánh Án Samuel Alito. Các thẩm phán Clarence Thomas, Neil M. Gorsuch, Brett M. Kavanaugh và Amy Coney Barrett tham gia ý kiến. Thomas và Kavanaugh đã đưa ra những ý kiến đồng tình. Chánh án John Roberts đã đệ trình một ý kiến đồng tình trong phán quyết.
Các thẩm phán Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan đã bất đồng quan điểm. Ý kiến phản đối của 3 Thẩm Phán này viết “Khi loại bỏ các phán quyết Roe và Casey, Tòa án này đã phản bội các nguyên tắc chỉ đạo của mình. Với nỗi buồn - cho Tòa án này, nhưng hơn thế nữa, cho hàng triệu phụ nữ Mỹ, những người ngày nay đã mất đi sự bảo vệ cơ bản của hiến pháp - chúng tôi bất đồng ý kiến”.
Quyết định không cấm hoặc hình sự hóa việc phá thai, cũng như không công nhận quyền được sống theo hiến pháp của một đứa trẻ chưa sinh. Nhưng trong một cú đột phá ngoạn mục, hành động của tòa án đã quét sạch các rào cản pháp lý cố thủ, được tạo ra và thực thi nghiêm ngặt bởi cơ quan tư pháp liên bang, trong nhiều thập kỷ qua đã ngăn các tiểu bang như Mississippi hạn chế hoặc nghiêm cấm việc giết những đứa trẻ chưa sinh trong bụng mẹ.
Phán quyết này mở ra một kỷ nguyên mới của chính trị phá thai ở Mỹ, với chiến trường hiện chuyển sang các cơ quan lập pháp tiểu bang. Các cơ quan được bầu cử dân chủ đó giờ đây được tự do tranh luận và điều chỉnh việc phá thai khi họ thấy phù hợp, như đã xảy ra trong suốt lịch sử Hoa Kỳ trước khi Tòa án Tối cao liên bang can thiệp vào vấn đề này qua phán quyết Roe chống Wade.
“Một phong trào ủng hộ cuộc sống hoàn toàn mới bắt đầu ngày hôm nay. Chúng tôi sẵn sàng đưa ra các nỗ lực phò sinh tại mọi cơ quan lập pháp, tại từng tiểu bang và Tòa Bạch Ốc,” Chủ tịch Marjorie Dannenfelser của tổ chức Susan B. Anthony Pro-Life, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. “Trong vài năm tới, chúng ta sẽ có cơ hội cứu sống hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu sinh mạng bằng cách hạn chế sự kinh hoàng của nạn phá thai ở nhiều tiểu bang”.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Sáu, Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo nhiệt thành ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai, đã gọi ý kiến của tòa án là “một sai lầm bi thảm”.
“Theo quan điểm của tôi, đó là một ngày buồn đối với đất nước, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc chiến đã kết thúc,” Biden nói. Ông kêu gọi Quốc hội luật hóa phán quyết Roe và khuôn khổ pháp lý mà nó tạo ra thành luật liên bang.
Thừa nhận sự tức giận và thất vọng lan rộng trước quyết định của tòa án, Biden kêu gọi các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, và nói rằng “Đe dọa và hăm he không phải là tự do ngôn luận.”
Source:Catholic News Agency
2. Bộ An ninh Nội địa cảnh báo về 'Đêm Cuồng Nộ' sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện. Quý Cha và anh chị em hãy cẩn thận
Các nhà thờ Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ đã được cảnh báo về một mối đe dọa thực tiễn liên quan đến các hành động “bạo lực cực đoan” sau quyết định của Tòa án Tối cao.
Bộ An ninh Nội địa, gọi tắt là DHS, đã cảnh báo các giáo phận Công Giáo về mối đe dọa “bạo lực cực đoan” đối với các nhà thờ sau quyết định của Tòa án Tối cao về việc lật lại quyết định Roe chống Wade năm 1973.
Tài liệu DHS, được gọi là “bản ghi nhớ khẩn cấp”, được Newsweek đăng tải sau khi được gửi đến tất cả các Giáo phận Công Giáo Hoa Kỳ. Newsweek báo cáo rằng DHS đã cảnh báo về các “Đêm cuồng nộ” đã được lên kế hoạch nếu tòa án ra phán quyết bác bỏ phán quyết Roe chống Wade. Hiện các nhà thờ đang chuẩn bị cho những phản ứng dữ dội có thể xảy ra.
Bản ghi nhớ
Theo bản ghi nhớ, điệp viên của DHS Jesse Rangel lần đầu tiên cảnh báo Giáo phận Stockton, California, sau khi phát hiện ra tuyên ngôn từ một “nhóm cực đoan” đe dọa tấn công các nhà thờ. DHS cảnh báo rằng những cuộc tấn công này có thể diễn ra trên khắp đất nước và nhóm này đã kêu gọi những hành vi như vậy bắt đầu lúc 8 giờ tối vào đêm có Quyết định của Tòa án Tối cao.
Bản ghi nhớ không xác định nhóm nào đã thực hiện các mối đe dọa, nhưng nó mô tả chúng là “các nhóm lớn với các tiểu tổ trên toàn quốc.” Các tiểu tổ này được cho là đã “bao bọc” các giáo xứ để lập kế hoạch và điều phối các cuộc tấn công tốt hơn. Bản ghi nhớ đề nghị các nhà thờ phải chuẩn bị tinh thần trước khả năng bị tấn công.
Bản ghi nhớ cho biết tiếp rằng: “Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có sẵn các biện pháp bảo vệ và an ninh trong suốt thời gian thực hiện các cử hành của mình và có thể xác định ai trong số các tình nguyện viên và giáo dân của bạn là người thực thi pháp luật. Hoạt động đáng ngờ sẽ bao gồm một người nào đó đặt những câu hỏi không đúng chỗ như giờ nào có thánh lễ đông nhất? Cửa có luôn mở không? Các bạn có camera an ninh không?. Hãy tìm kiếm xung quanh tài sản của nhà thờ, những người biểu tình và những xáo trộn chung.”
Ở Washington, DC, các nhà chức trách đã nhận thấy một lời kêu gọi tương tự cho một “đêm thịnh nộ” dưới hình thức các tờ rơi dán tại các địa điểm công cộng. Được gọi là là “lời kêu gọi hành động”, những tờ quảng cáo này hướng người đọc đến “đường phố” và nhắc họ rằng “bạn đã nói rằng bạn sẽ bạo loạn”. Được ký tên bởi “Jane's Revenge”, những khẩu hiệu này đã được dán ở nhiều trung tâm trợ giúp thai nghén và các nhà thờ bị tấn công trong những tuần gần đây:
“Đối với những kẻ áp bức chúng tôi: Nếu phá thai không an toàn, thì bạn cũng không.”
FBI vẫn đang trong quá trình điều tra các cuộc tấn công vào các nhà thờ và các tổ chức ủng hộ sự sống trong những tuần gần đây có liên quan đến nhóm Jane's Revenge. Nhóm này, có biệt danh được lấy từ “Jane Roe” ẩn danh của Roe trong vụ Roe kiện Wade. Nhóm này đã đánh bom một trung tâm trợ giúp mang thai ở Wisconsin và có liên quan đến các sự việc tại các địa điểm tương tự ở New York, North Carolina, Washington, Wisconsin, Ohio, Maryland, Đặc khu Columbia và Iowa.
Quý cha và anh chị em hãy đề phòng. FBI hoàn toàn có khả năng bắt hết nhóm Jane's Revenge trong một thời gian ngắn. Những ai cho rằng họ không thể bắt được nhóm này đánh giá quá thấp khả năng gián điệp của Hoa Kỳ. Họ có thể bắt hay bắn chết các thành phần khủng bố ở các quốc gia khác, làm sao họ lại không có khả năng tóm được nhóm Jane's Revenge hoạt động ồn ào ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Vấn đề là họ không muốn bắt vì Jane's Revenge là đồng minh chiến lược của ông Joe Biden, là kẻ đã gọi ý kiến của Tối Cao Pháp Viện là “một sai lầm bi thảm”.
Source:Aleteia
3. Đức Giáo Hoàng ra lệnh phát hành trực tuyến các hồ sơ liên quan đến Do Thái dưới thời Đức Piô XII trong Thế chiến II
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra lệnh xuất bản trực tuyến 170 tập hồ sơ Do Thái từ kho lưu trữ của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vừa được mở trong bối cảnh tranh luận mới về di sản của vị giáo hoàng thời Thế chiến II.
Tài liệu này chứa 2.700 hồ sơ yêu cầu Vatican giúp đỡ từ các nhóm và các gia đình Do Thái, nhiều người trong số họ đã rửa tội theo Công Giáo, vì vậy không thực sự theo đạo Do Thái nữa. Các hồ sơ được lưu giữ trong kho lưu trữ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và chứa các yêu cầu về sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng để tránh bị Đức Quốc Xã trục xuất, và để được giải thoát khỏi các trại tập trung hoặc giúp tìm kiếm các thành viên trong gia đình.
Việc xuất bản trực tuyến các tập tin diễn ra trong bối cảnh tranh luận mới về di sản của Đức Piô sau năm việc mở cửa vào nă 2020 cho các học giả về kho lưu trữ của ngài, trong đó các tập tin “người Do Thái” chỉ là một phần nhỏ. Vatican từ lâu đã bảo vệ Đức Piô trước những lời chỉ trích từ một số nhóm Do Thái rằng ngài vẫn giữ im lặng khi đối mặt với Holocaust, và nói rằng ông đã sử dụng ngoại giao lặng lẽ để cứu mạng người.
Một cuốn sách gần đây trích dẫn kho lưu trữ mới mở, “The Pope at War”, của nhà sử học David Kertzer từng đoạt giải Pulitzer, cho rằng những người mà Vatican quan tâm nhất là những người Do Thái đã chuyển sang Công Giáo, các trẻ em sinh ra trong hôn nhân hỗn hợp của người Do Thái hoặc có liên quan đến người Công Giáo.
Bộ trưởng ngoại giao của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher cho biết hy vọng rằng việc phát hành kỹ thuật số của các tập tin “người Do Thái” sẽ giúp các học giả nghiên cứu, và cả những người là hậu duệ của những người đã yêu cầu sự giúp đỡ của Vatican, để “tìm ra dấu vết của những người thân yêu của họ từ bất kỳ phần nào của thế giới.”
Trong một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết các hồ sơ chứa các yêu cầu giúp đỡ, nhưng không có nhiều thông tin về kết quả.
Ngài viết: “Mỗi yêu cầu này tạo thành một trường hợp, sau khi được giải quyết, sẽ được lưu trữ trong một loạt tài liệu có tựa đề 'Người Do Thái'.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói thêm: “Các yêu cầu sẽ được gửi đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nơi các kênh ngoại giao sẽ cố gắng cung cấp mọi sự trợ giúp có thể, tính đến sự phức tạp của tình hình chính trị trong bối cảnh toàn cầu”.
Ngài trích dẫn một trường hợp được tìm thấy trong hồ sơ: Một người Do Thái đã được rửa tội theo Công Giáo vào năm 1938, Werner Barasch, người đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Giáo Hoàng vào năm 1942 để được giải thoát khỏi một trại tập trung ở Tây Ban Nha. Theo các tài liệu lưu trữ, yêu cầu của ông đã được chuyển đến đại sứ quán Vatican ở Madrid, nhưng tài liệu đã dừng lại ở đó.
“Đối với phần lớn các yêu cầu trợ giúp được chứng kiến bởi các trường hợp khác, kết quả của yêu cầu đã không được báo cáo,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher viết. “Trong thâm tâm, chúng tôi chắc chắn ngay lập tức hy vọng vào một kết quả tích cực, hy vọng rằng Werner Barasch sau đó đã được giải thoát khỏi trại tập trung và có thể đến gặp mẹ của mình ở nước ngoài.”
Nghiên cứu trực tuyến sau đó, bao gồm cả tại Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust của Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng Barasch thực sự đã sống sót và có thể cùng mẹ đến Hoa Kỳ vào năm 1945, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.
Source:ABCNews
1. CIA cho rằng các mưu toan lật đổ Putin đang được tiến hành
Theo cựu giám đốc CIA ở Mạc Tư Khoa, Daniel Hoffman, những âm mưu bí mật nhằm lật đổ Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đã được tiến hành trong vòng nội bộ của ông ta.
Những người bạn của Putin có thể đã rình rập khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine tỏ ra không thành công, trong bối cảnh có những lo ngại và đồn đoán về sức khỏe của tổng thống.
Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và là đồng minh thân cận của Putin, có thể là trung tâm của một cuộc binh biến nhằm lật đổ tổng thống,
Ông nói thêm rằng nếu bất kỳ ai muốn lật đổ Putin thì việc đó sẽ được thực hiện trong bí mật để Putin không tìm thấy họ và giết họ trước.
“ Sẽ không có ai hỏi, 'Này Vladimir, bạn nên cút đi?' Không. Làm thế sẽ đón nhận một nhát búa vào đầu,” Hoffman nói với The Daily Beast.
Hoffman cho biết có ba nhân vật chính cần để mắt đến nếu Putin bị thay thế, trong đó Nikolai Patrushev, Chánh văn phòng Hội đồng An ninh của Putin, có khả năng đứng đầu danh sách.
Những người khác bao gồm Alexander Bortnikov, giám đốc cơ quan tình báo bí mật FSB của Nga và Sergei Shoigu, được một số người coi là sự thay thế có thể xảy ra nhất.
Vị thế của Putin có thể bị đe dọa nếu nền kinh tế của đất nước tuột dốc, đất nước mất thêm binh lính hoặc tình trạng bất ổn chung ngày càng trầm trọng.
Tuy nhiên, nếu Putin bị lật đổ, thì Ronald Marks, một cựu nhân viên CIA khác, lo ngại có thể xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực lớn ở Nga, với sự hỗn loạn xảy ra sau đó ở Mạc Tư Khoa.
“Nó sẽ không đi đến địa ngục ngay lập tức. Chúng tôi không nói về xe tăng trên đường phố ngay lập tức. Những gì bạn có thể sẽ thấy là trong số những người xung quanh ông ta, sẽ có một cuộc đấu tranh để giành được địa vị đó,” Ronald Marks nói với Daily Beast.
Nga được cho là đã mất tới 11 tướng lĩnh trong cuộc chiến ở Ukraine và 30 sĩ quan cấp cao khác. Theo các báo cáo của Ukraine tổn thất nhân sự của Nga đã lên tới 34.850 người tính đến ngày 26 tháng 6.
Trong giai đoạn này, Nga cũng mất 1.532 xe tăng, 3.659 xe bọc thép, 764 hệ thống pháo, 243 hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, 99 hệ thống phòng không, 217 máy bay, 184 trực thăng, 630 máy bay không người lái, 139 hỏa tiễn hành trình, 14 tàu thuyền, 2.564 phương tiện giao thông và chuyên chở nhiên liệu, 60 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Theo các quan chức phương Tây, đã có nhiều đồn đoán về sức khỏe của Putin ở Nga và mặc dù “không có mối đe dọa nào ngay lập tức”, nhưng có nhiều “lời bàn tán” về tương lai của ông ta.
Các quan chức tin rằng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 “trông thú vị hơn so với cách đây 6 tháng”, với những người trẻ tuổi hoài nghi về luận điệu của Điện Cẩm Linh xung quanh Ukraine hơn so với các thế hệ già ở các vùng sâu vùng xa, những người thường ủng hộ chế độ hơn.
Trong khi đó, tình báo Ukraine cũng cảm thấy Putin có thể bị lật đổ khi lực lượng nội bộ của ông có vẻ đang nắm quyền kiểm soát.
Ronald Marks nói với Daily Beast rằng Alexander Bortnikov có thể là người kế vị được chọn nếu Putin bị lật đổ, đặc biệt nếu người Ukraine có thể đẩy quân đội Nga ra khỏi vùng Donbas.
2. Tình hình nghiêm trọng: Nga tấn công bằng hỏa tiễn vào thủ đô Kyiv lần đầu tiên trong 3 tuần qua
Nga đã tấn công thủ đô Ukraine vào rạng sáng Chúa Nhật, vào ít nhất hai tòa nhà dân cư ở quận Shevchenkivskyi. Thị trưởng Kyiv, Ông Vitali Klitschko cho biết như trên.
Các dịch vụ khẩn cấp cho biết, do hậu quả của cuộc pháo kích của Nga, ngọn lửa đã bùng phát tại một tòa nhà dân cư chín tầng, làm hư hại một phần của tòa nhà.
Thị trưởng Klitschko nói rằng các cư dân đang được giải cứu và di tản khỏi hai tòa nhà.
Ông Klitschko nói thêm rằng một số người đã phải nhập viện và “có những người dưới đống đổ nát”
“Những người cấp cứu đã kéo ra một bé gái bảy tuổi. Cháu bé còn sống. Giờ họ đang cố gắng giải cứu mẹ cháu”.
Tiếng còi của cuộc không kích thường xuyên làm gián đoạn cuộc sống ở Kyiv, nhưng không có cuộc tấn công lớn nào vào thành phố kể từ ngày 5 tháng 6, khi một cơ sở sửa chữa toa xe lửa bị tấn công ở ngoại ô và một cuộc pháo kích cuối tháng 4 khi một nhà sản xuất Radio Liberty bị giết trong một cuộc tấn công vào tòa nhà cô ấy sống.
Khu lịch sử, một trong những trung tâm của Kyiv, là nơi có nhiều trường đại học, nhà hàng và phòng trưng bày nghệ thuật.
Vụ nổ xảy ra vào khoảng 6h30 sáng giờ địa phương, nửa giờ sau khi tiếng còi báo động của cuộc không kích vang lên ở thủ đô.
Cho đến chiều Chúa Nhật 26 tháng 6, Kyiv đã bị trúng bốn cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào sáng sớm Chúa Nhật lần đầu tiên trong ba tuần, khi cuộc sống đang dần trở lại thủ đô Ukraine trong sự bình lặng tương đối.
Những cột khói bốc lên bao trùm quận Shevchenkivskyi trung tâm, nơi tập trung nhiều trường đại học, nhà hàng và phòng trưng bày nghệ thuật lúc 6.22 sáng. Thị trưởng của Kyiv, Vitali Klitschko, cho biết hai tòa nhà dân cư đã bị tấn công trong cái mà ông gọi là nỗ lực “đe dọa người Ukraine” trước hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Madrid bắt đầu vào thứ Ba.
Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết họ đã sử dụng vũ khí chính xác cao để tấn công các trung tâm huấn luyện của quân đội Ukraine ở các vùng Chernihiv, Zhytomyr và Lviv của Ukraine. Nga cũng xác nhận đã tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Ukraine đang cố gắng hủy bỏ lịch sử Nga. Lavrov nói rằng Ukraine không có lịch sử nào nếu không có Nga.
3. Quan chức Kherson do Nga cài đặt thiệt mạng trong vụ nổ bom
Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine xác nhận tin của thông tấn xã Nga cho biết một quan chức cấp cao trong chính quyền do Nga cài đặt ở vùng Kherson bị chiếm đóng của Ukraine đã thiệt mạng trong một vụ ám sát vào hôm thứ Sáu.
Dmitry Savluchenko, người đứng đầu Bộ gia đình, thanh niên và thể thao của cái gọi là chính quyền Quân sự-Dân sự Kherson, đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom.
Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết có hai chiếc xe hơi bị cháy trong sân nhà của người này tại thành phố Kherson, và các cửa sổ của một ngôi nhà bốn tầng đã bị vỡ tan tành.
Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ukraine xác nhận rằng vụ ám sát là “công việc thành công của các kháng chiến quân” do lực lượng vũ trang Ukraine chỉ đạo.
Kherson nằm ngay phía tây bắc của bán đảo Crimea do Nga sáp nhập và đã bị chiếm đóng trong tuần đầu tiên Nga xâm lược Ukraine, bắt đầu vào tháng Hai. Một bộ phận lớn dân cư địa phương đã bỏ đi.
Trong những tuần đầu tiên của cuộc chiếm đóng, thường xuyên có các cuộc biểu tình của dân thường trong khu vực, và các cuộc biểu tình này đã bị dập tắt.
Kể từ đó, đã có những báo cáo chưa được xác minh về hoạt động kháng chiến ngày càng gia tăng chống lại chính quyền do Nga hậu thuẫn.
Ngày 18/6, truyền thông Ukraine đưa tin một tù nhân địa phương tham gia chính quyền do Nga cài đặt đã bị thương trong một vụ nổ bom.
Ngày 20/6, quân đội Ukraine cho biết hai binh sĩ Nga đã thiệt mạng và một người khác bị thương khi một tay súng nổ súng tại một quán cà phê ven sông ở thành phố Kherson.
4. Thủ tướng Anh nhấn mạnh nhu cầu đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức, Boris Johnson nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục thống nhất để đối phó với cuộc chiến ở Ukraine. Ông nói: “Thực tế là sẽ có sự mệt mỏi trong dân chúng và trong các chính trị gia.”
Khi được hỏi liệu ông có lo lắng về việc khối hỗ trợ cho Ukraine bị rạn nứt hay không, thủ tướng nói:
“Tôi nghĩ rằng áp lực là có và lo lắng là có, chúng tôi phải thành thật về điều đó.”
“Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất về cách phương Tây đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Putin là sự thống nhất - NATO đã vững chắc, G7 đã vững chắc và chúng tôi tiếp tục vững chắc.”
“Nhưng để bảo vệ sự thống nhất đó, để nó hoạt động, chúng ta phải có những cuộc thảo luận thực sự, thực sự trung thực về tác động của những gì đang xảy ra, những áp lực mà bạn bè và đối tác cá nhân đang cảm thấy, mà mọi người đang cảm thấy - liệu nó phụ thuộc vào chi phí năng lượng hoặc thực phẩm của họ hoặc bất cứ điều gì.”
Trước cuộc gặp với Emmanuel Macron, Boris Johnson đã được hỏi liệu Pháp và Đức có đang hỗ trợ đủ cho Ukraine hay không.
Thủ tướng Johnson đã tập trung vào phản ứng của Đức mà không đề cập đến Pháp.
“Chỉ cần nhìn vào những gì người Đức đã làm được. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi tin rằng tôi sẽ chứng kiến một Thủ tướng Đức tiến về phía trước theo cách mà Olaf Scholz đã làm và gửi vũ khí đến giúp người Ukraine bảo vệ chính họ”.
“Ông ấy đã đạt được những bước tiến lớn, rất lớn. Chúng tôi ở Anh chỉ có 4% khí đốti đến từ Nga, ở Đức con số ấy là 40%”.
“Họ đang phải đối mặt với những áp lực thực tế, rất thực tế, họ phải lấy năng lượng từ nơi khác. Nhưng họ đang làm điều đó. Họ đang nỗ lực. Họ đang hy sinh. Đó là bởi vì họ thấy rằng cái giá của tự do là đáng phải trả.”
“Đây là điều đáng để chúng ta cùng nhau đứng lên. Và đó là nguyên tắc mà một quốc gia tự do, độc lập có chủ quyền như Ukraine không thể bị xâm lược một cách thô bạo và nguyên tắc là không thể thay đổi ranh giới bằng vũ lực.”
“Và hậu quả của những gì đang xảy ra đối với thế giới là rất khó khăn, nhưng cái giá của việc lùi bước, cái giá của việc cho phép Putin thành công, khai thác những phần đất đai rộng lớn của Ukraine, tiếp tục chương trình chinh phục của mình, thì cái giá đó sẽ còn rất xa, cao hơn và mọi người ở đây đều hiểu điều đó.”
5. Quân đội Ukraine đẩy lùi mọi hành động tấn công và tấn công gần Pokrovske, New York và Marinka
Quân đội Ukraine đã đẩy lùi mọi hành động tấn công của quân đội Nga gần các khu định cư như Pokrovske, New York và Marinka, buộc đối phương phải rút lui.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 26 tháng 6 cho biết tính đến 06:00 chiều, ngày 25 tháng 6 năm 2022, trên các hướng Volyn và Polissia, các lực lượng Belarus đang tập trung đông đảo tại biên giới Belarus-Ukraine trong Vùng Brest và Vùng Gomel. Mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và không kích từ lãnh thổ Belarus vẫn còn tồn tại.
Trên hướng Siverskyi, quân đội Nga tiếp tục cải thiện các vị trí phòng thủ ở khu vực biên giới của Liên bang Nga. Đối phương đã nã pháo vào các vị trí của Ukraine gần các khu định cư như Hrynivka, Yanzhulivka, và vùng Chernihiv, bằng pháo binh.
Trên hướng Slobozhanskyi, quân Nga đang thực hiện các biện pháp để cung cấp đạn dược cho các đơn vị của mình và bổ sung những tổn thất.
Trên hướng Kharkiv, quân xâm lược Nga đã bắn vào các vị trí và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Theo hướng Sloviansk, các lực lượng Ukraine đã ngăn chặn một cuộc tấn công của đối phương gần Bohorodychne và các hoạt động tấn công gần Mazanivka. Quân chiếm đóng của Nga bị tổn thất và rút lui.
Trên hướng Donetsk, các nỗ lực chính của địch tập trung vào việc duy trì các biên giới đã chiếm đóng và tập hợp quân lại.
Những kẻ xâm lược Nga đã không có những hành động tích cực trên hướng Kramatorsk. Quân Nga đã bắn vào các khu định cư như Maiaky, Pyskunivka và Siversk. Để xác định vị trí của các lực lượng Ukraine và điều chỉnh hỏa lực, quân đội Nga đã tiến hành trinh sát đường không bằng máy bay không người lái Orlan-10.
Trên hướng Lysychansk, quân xâm lược Nga đã nổ súng gần các khu định cư như Vovchoiarivka, Loskutivka, Bila Hora, Verkhniokamianka, Verkhnyokamianske, Vyimka và Zolotarivka.
Ở hướng Bakhmut, người Nga đã bắn vào các khu định cư như Kostiantynivka, Pokrovske, Mykolaivka, Vershyna, Berestove, Zaitseve, Klynove, New York, Volodymyrivka và Ivano-Darivka bằng súng cối, đại bác và không kích bằng các chiến đấu cơ.
Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi thành công mọi hành động tấn công của quân đội Nga gần các khu định cư như Pokrovske, New York và Marinka. Quân xâm lược Nga rút lui khỏi các vùng này sau các tổn thất nghiêm trọng.
Để kiềm chế các hành động của lực lượng Ukraine, quân xâm lược Nga đã thực hiện các cuộc pháo kích theo hướng Vershyna. Đối phương cũng tiến hành các cuộc không kích bằng trực thăng Ka-52 và Mi-24 gần Pavlivka.
Sau khi các đơn vị Ukraine rút lui, quân Nga đang chiếm được chỗ đứng gần các khu định cư như Sievierodonetsk, Syrotyne, Voronove và Borivske.
Ở hướng Nam Bug, quân Nga đang tập trung nỗ lực để duy trì các biên giới bị chiếm đóng. Để tiêu hao nhân sự và phá hủy công sự của quân Ukraine, người Nga đã bắn vào các vị trí của Ukraine bằng súng cối, pháo binh và hỏa tiễn trên khắp vùng giới tuyến.
Tại Hắc Hải và Biển Azov, hai chiến hạm trang bị vũ khí chính xác cao của đối phương đã sẵn sàng bắn 16 hỏa tiễn Kalibr vào lãnh thổ Ukraine.
Quân đội Nga đang xuống tinh thần. Bộ tư lệnh Nga hứa với họ các khoản thanh toán 'khổng lồ' nếu tham gia vào các cuộc chiến, nhưng họ không được trả vì nhiều lý do khác nhau. Quân xâm lược Nga tiếp tục chịu tổn thất đáng kể trong các trận chiến với lực lượng phòng vệ Ukraine.
1. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thăm Marseille
Thứ Sáu. ngày 24 tháng Sáu này, Đại lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ đến viếng thăm lần đầu tiên tại Tổng giáo phận Marseille ở miền nam nước Pháp, để cử hành hai thánh lễ.
Đức Hồng Y Parolin được mời đến Marseille, nhân dịp kỷ niệm 300 năm lời khấn hứa thánh hiến vĩnh viễn giáo phận này cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 04 tháng Sáu năm 1722, tức là hai năm sau đại dịch năm 1720 tiêu diệt một nửa dân thành Marseille. Hồi đó, trong đại dịch, Đức Giám Mục de Belsunce ở địa phương đã thánh hiến giáo phận cho Thánh Tâm Chúa, nhưng năm 1722, sự lan lây lại tiếp tục, khiến Đức Cha đề nghị dân chúng thực hiện lời khấn hứa bền vững cho Trái Tim Chúa. Thế là ngày 04 tháng Sáu năm 1722, vị thị trưởng địa phương cùng với dân chúng đã long trọng khấn hứa tại Nhà thờ chính tòa Marseille, và hứa sẽ đời đời tham dự thánh lễ vào ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa, thứ Sáu tuần thứ ba sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Họ cũng dâng một cây nến lớn nặng 7 kilo có trang điểm huy hiệu của thành Marseille.
Truyền thống này được tuân giữ cho đến cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 thì bị gián đoạn, và chỉ được tái lập từ năm 1807.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ chủ sự thánh lễ lúc 8 giờ sáng, ngày 24 tháng Sáu này, tại Nhà thờ chính tòa Marseille, để lập lại lời khấn hứa, trước sự hiện diện của Đức Sứ thần Tòa Thánh Celestino Migliore, Đức Tổng Giám Mục Jean-Marc Aveline của Marseille, sẽ được phong Hồng Y ngày 27 tháng Tám tới đây, cùng với các quan chức chính quyền tỉnh và miền, đại diện của Phòng thương mại và tòa án thương mại địa phương.
Thánh lễ thứ hai, Đức Hồng Y Parolin sẽ cử hành lúc 6 giờ 30 chiều tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm, tiếp theo đó là buổi canh thức cầu nguyện cho ơn gọi. Đây là lần đầu tiên Đức Hồng Y viếng thăm Marseille, thành phố lớn thứ hai tại Pháp, với 870.000 dân cư và Tổng giáo phận Marseille có 715.000 tín hữu Công Giáo trên tổng số một triệu 48.000 dân cư.
Source:Vatican News
2. Đức Thánh Cha nhận định rằng 'Thảm kịch Cain và Abel đang diễn ra ở Ukraine'
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện với các đại diện của ROACO, một tổ chức Giáo Hội cung cấp viện trợ và trợ giúp cho các Kitô hữu trên khắp Trung Đông, và mời gọi họ không ngừng cầu nguyện, ăn chay, giúp đỡ và làm việc để các con đường hòa bình có thể tìm thấy chỗ trống trong rừng rậm xung đột.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bỏ qua việc đưa ra một lời kêu gọi khác cho Ukraine đang bị chiến tranh vào thứ Năm, kêu gọi cầu nguyện, ăn chay và làm việc “để các con đường hòa bình có thể tìm thấy không gian trong rừng sâu của các cuộc xung đột.”
Ngài đã nói chuyện với các thành viên ROACO, những người được tập hợp cho hội nghị toàn thể của họ tại Vatican.
ROACO là viết tắt của Reunion of Aid Agency for the Oriental Church, hợp nhất các cơ quan tài trợ từ các quốc gia trên toàn thế giới để cung cấp các dịch vụ như xây dựng nhà thờ và học tập, học bổng, các cơ sở xã hội và chăm sóc sức khỏe cho các khu vực khó khăn ở Trung Đông.
Cầu xin vũ khí nhường chỗ cho các cuộc đàm phán
Đức Giáo Hoàng công nhận sự quan tâm và chăm sóc mà các thành viên ROACO đã thể hiện với những người đang chịu đựng xung đột “từ Tigray đã gây thương tích một lần nữa cho Ethiopia và một phần là nước láng giềng Eritrea,” và ngài cảm ơn những quốc gia đã tiếp nhận người tị nạn từ “Ukraine thân yêu và đau khổ”.
“Ở đó, chúng ta đã trở lại thảm kịch Cain và Abel.”
Tại Ukraine, ngài nói, “một bạo lực hủy diệt sự sống đã bộc phát, một bạo lực tàn ác, ác độc, mà những người tin Chúa như chúng ta được kêu gọi phản ứng bằng sức mạnh của lời cầu nguyện, với sự giúp đỡ cụ thể của lòng bác ái với mọi Kitô hữu, và mong mỏi vũ khí nhường chỗ cho các cuộc đàm phán”.
Đức Giáo Hoàng bày tỏ niềm tin của mình vào thực tế là “đỉnh cao của lòng kiêu hãnh và sự thờ ngẫu tượng của con người sẽ bị hạ thấp xuống những thung lũng hoang vắng và đầy nước mắt”; nhưng, ngài nói, chúng ta cũng muốn thấy lời tiên tri về hòa bình của Isaia sớm được ứng nghiệm:
“Quốc gia này sẽ không giơ gươm chống lại quốc gia khác, gươm sẽ trở thành lưỡi cày và giáo sẽ trở thành lưỡi câu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở, “mọi thứ dường như đang đi theo hướng ngược lại: Lương thực giảm đi và tiếng vũ khí tăng lên”.
Phong cách thượng hội đồng của ROACO
Trong bài phát biểu của mình với những người hiện diện, Đức Giáo Hoàng đề cao tính cách “đồng nghị” của ROACO, trong đó mỗi tác nhân (cá nhân, chuyên gia, giám mục, đại diện của Giáo hoàng, Bộ Giáo hội Đông Phương, và nhiều cơ quan liên quan), có vai trò và được kêu gọi đối thoại với những người khác “bằng cách tham khảo ý kiến, nghiên cứu, yêu cầu và đưa ra các gợi ý và giải thích, cùng nhau tiến bước.”
Ngài mời mỗi thực thể luôn được “điều chỉnh” với những thực thể khác để “bản giao hưởng bác ái” có thể hoạt động theo cách tốt nhất.
Ngài mời gọi những người hiện diện “tránh mọi cám dỗ cô lập và khép kín trong chính mình và trong nhóm của mình,” để luôn mở rộng lòng chào đón đối với tất cả anh chị em đang phục vụ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, trên quê hương cũng như trong các lãnh thổ hải ngoại.
Syria, Iraq, Li Băng
Đức Giáo Hoàng ủng hộ công việc của Hội đồng Giám mục Công Giáo Syria tại một Hội nghị ở Damascus vào tháng Ba “trong đó rất nhiều người trẻ đã tích cực tham gia.”
Ngài nói: “Trong sa mạc của sự nghèo đói và chán nản do mười hai năm chiến tranh đã khiến nhiều người Syria yêu quý phải tử đạo,” ROACO đã ở đó để lắng nghe và để xác định các ưu tiên thực sự.
Ngài nói rằng cùng một phong cách thượng hội đồng đó cũng làm sôi động Hội nghị đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục về Trung Đông, và lưu ý rằng kỷ niệm mười năm Tông huấn “Ecclesia Medio Oriente,” được Đức Bênêđíctô XVI ban hành trong chuyến thăm Li Băng, sẽ xảy ra vào tháng Chín.
“Trong mười năm, nhiều điều đã xảy ra: hãy nghĩ đến những sự kiện đáng buồn liên quan đến Iraq và Syria, những biến động ở chính Vùng đất của những cây cam tùng.” Tuy nhiên, ngài lưu ý rằng cũng có một số tia sáng hy vọng, chẳng hạn như việc ký Văn kiện về tình huynh đệ của nhân loại tại Abu Dhabi.
Giờ đây, ngài nói, cần phải tìm ra những công cụ cập nhật và những cách thức phù hợp để thể hiện sự gần gũi với các Giáo hội trong khu vực và nối lại công việc phối hợp về Syria, Iraq, và Li Băng trong những phản ánh chung.
Source:Vatican News
3. Huấn dụ của Đức Thánh Cha tại Lễ hội các gia đình thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các bạn trẻ lãnh nhận bí tích hôn phối, các gia đình sẵn sàng chấp nhận thánh giá trong đời sống hôn nhân, tha thứ cho nhau, có tinh thần đón tiếp và tiến tới tình huynh đệ đại đồng.
Đó là năm điểm chính ngài đề cập đến, trong bài huấn dụ vào cuối Lễ hội các gia đình thế giới, tiến hành tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican, từ 6 giờ đến 8 giờ, tối thứ Tư ngày 22 tháng Sáu năm 2022, trong khuôn khổ Đại hội kỳ X các gia đình Công Giáo thế giới, đang diễn ra tại Roma cho đến Chúa nhật 26 tháng Sáu tới đây, với sự tham dự trực diện của khoảng 2.000 đại biểu chính thức từ các nước trên thế giới và hàng triệu người khác ở các nơi tham dự trực tuyến.
Chủ đề đại hội lần này là: “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”.
Trong lễ hội, có phần trình diễn văn nghệ cùng với chứng từ của năm đôi hôn nhân:
1. Bắt đầu là anh chị Luigi và Serena, nhờ sự nâng đỡ của gia đình và cộng đoàn, nhất là sự hỗ trợ của ơn Chúa, anh chị đã quyết định xin rửa tội cho các con cái. Đi từ chứng từ đó, Đức Thánh Cha đưa ra nhận định:
“Chúng ta có thể nói khi một người nam và người nữ yêu nhau, Thiên Chúa tặng họ một món quà, đó là hôn phối. Một món quà tuyệt vời, mang trong đó một sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa: mạnh mẽ, lâu bền, chung thủy, có khả năng phục hồi sau mỗi thất bại hoặc yếu đuối. Hôn nhân không phải là một thủ tục cần phải trải qua. Người ta không kết hôn để trở thành người Công Giáo chỉ có “nhãn hiệu”, để tuân theo một qui luật, hoặc vì Giáo hội dạy như vậy; ta kết hôn vì muốn đặt hôn phối trên tình yêu của Chúa Kitô, vững chắc như đá tảng. Trong hôn nhân, Chúa Kitô hiến mình cho chúng ta như anh chị em đã có sức mạnh hiến thân cho nhau. Vì thế, hãy can đảm lên, cuộc sống gia đình không phải là một sứ mạng bất khả! Với ơn của bí tích, Thiên Chúa làm cho sứ mạng này thành một cuộc du hành tuyệt vời cần thực hiện chung với Chúa, không bao giờ một mình. Gia đình không phải là một lý tưởng đẹp không thể đạt tới trong thực tế. Thiên Chúa bảo đảm sự hiện diện của Ngài trong hôn nhân và gia đình, không phải chỉ trong ngày thành hôn nhưng trong suốt cuộc đời. Chính Chúa nâng đỡ anh chị em mỗi ngày trên hành trình của anh chị em”.
2. Chấp nhận thánh giá
Chứng từ thứ hai được Đức Thánh Cha đề cập đến là của anh chị Roberto và Maria Anselma, có con gái là Chiara bị bệnh và qua đời, một thánh giá lớn cho gia đình, nhưng anh chị đã không để biến cố đau thương này phá hủy gia đình và không để nó loại trừ sự thanh thản và an bình trong tâm hồn. Anh chị kể: “Sự thanh thản của Chiara đã mở cho chúng con cánh cửa sổ hướng về vĩnh cửu”.
Đức Thánh Cha nhận xét: “Nhìn thấy cách thức Chiara đã sống thử thách bệnh tật đã giúp anh chị hướng nhìn lên cao và không để mình ở lại như tù nhân của đau khổ, trái lại mở ra cho anh chị em một cái gì lớn hơn, đó là những ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, vĩnh cửu, Trời Cao”.
Đức Thánh Cha cám ơn chứng từ của anh chị Roberto và Maria Anselma, và ngài nói thêm rằng: “Trong con tim của Chiara, sự thật về thánh giá đã đi vào như một hồng ân: một cuộc sống trao cho gia đình, cho Giáo hội và toàn thế giới. Chúng ta luôn cần những tấm gương lớn để nhìn tới: Ước gì Chiara là một gợi hứng cho chúng ta trên con đường nên thánh, và xin Chúa nâng đỡ, làm cho mọi thánh giá mà các gia đình đang vác được trở nên phong phú”.
3. Hướng về tha thứ
Ông bà Paul và Germaine đã kể lại cho Đức Thánh Cha và mọi người về cuộc khủng hoảng gia đình, với tất cả các nguyên nhân: thiếu thành thật, không chung thủy, lạm dụng tiền bạc, chạy theo thần tượng quyền bính và sự nghiệp, oán hận gia tăng và cứng lòng.
Đức Thánh Cha nói: “Khi nghe ông bà kể, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều sống kinh nghiệm đau thương, thử thách trước những tình trạng tương tự của các gia đình bị chia rẽ. Nhìn thấy một gia đình bị tan rã là một thảm trạng không thể để chúng ta dửng dưng. Nụ cười của đôi vợ chồng tan biến, con cái hoang mang, sự thanh thản không còn nữa. Và nhiều lần ta không biết phải làm sao”.
“Vì thế, câu chuyện của ông bà thông truyền hy vọng. Ông Paul đã nói rằng chính trong lúc đen tối vì khủng hoảng, Chúa đã đáp ứng ước muốn sâu xa nhất trong con tim của ông và đã cứu vãn hôn nhân của ông.... Thiên Chúa nhìn thấy những gì trong tâm hồn. Và nhờ sự quan phòng của Chúa, ông bà đã gặp một nhóm giáo dân chuyên giúp đỡ các gia đình. Và nhờ đó khởi đầu một hành trình xích lại gần nhau và chữa lành mối quan hệ của ông bà. Ông bà bắt đầu nói chuyện lại với nhau, cởi mở chân thành, nhìn nhận lỗi lầm và cùng cầu nguyện với các cặp khác. Tất cả đã được tới sự hòa giải và tha thứ”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “sự tha thứ chữa lành mọi vết thương, đó là một hồng ân từ ơn thánh mà Chúa Kitô đổ tràn trên các cặp hôn phối và toàn gia đình, khi họ để Chúa tác động và khi họ chạy đến cùng Chúa. Thật là đẹp vì anh chị đã cử hành lễ tha thứ với các con cái, lập lại những lời hứa hôn trong thánh lễ.
4. Tiến đến là sự đón tiếp
Chứng từ thứ tư được Iryna và Sofia người Ukraine trình bày. Họ kể lại cuộc sống bị đảo lộn vì chiến tranh tại Ukraine và đã được các gia đình nhà thương, các bác sĩ, giúp đỡ với tâm tình nhân đạo.
Đức Thánh Cha nói: “Chiến tranh đã đặt các con trước thái độ sống chết mặc bay và sự tàn bạo của con người, nhưng các con cũng đã gặp những người đầy tình người. Điều tệ nhất và điều tốt nhất của con người. Điều quan trọng là chúng ta đừng chỉ để ý những điều xấu, nhưng biết đề cao điều tốt nhất, bao nhiêu điều tốt mà con người có thể làm và tái khởi hành từ đó.
Đức Thánh Cha cũng cám ơn ông bà Pietro và Erika, với lòng quảng đại, đã đón tiếp Iryna và Sofia trong gia đình vốn đã đông con. Ông bà cho biết mình làm như vậy vì lòng biết ơn Chúa và với tinh thần đức tin, như một ơn Chúa gọi. Erika nói rằng đón tiếp chính là một “đoàn sủng” của các gia đình, nhất là những gia đình đông con!
5. Tiến tới tình huynh đệ
Chứng từ chót được Đức Thánh Cha nhắc đến và bình luận tại Lễ hội các gia đình thế giới, là của chị Zakia. Chị và anh Luca đã cùng chia sẻ những lý tưởng cao cả và kể rằng: “Chúng con đã đặt gia đình chúng con trên tình yêu chân thực, trong sự tôn trọng, liên đới và đối thoại giữa các nền văn hóa của chúng con”. Và không điều gì trong đó bị mất đi, kể cả sau cái chết bi thảm của Luca. Không những thế, tấm gương và gia sản tinh thần của anh Luca vẫn còn sinh động và nói với lương tâm của nhiều người, và cả tổ chức mà Zakia đã thành lập, tiếp tục sứ mạng của Luca.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Không những là vợ chồng với nhau, anh chị đã sống như anh chị em trong nhân loại, anh chị em trong những kinh nghiệm tôn giáo khác nhau, trong sự dấn thân xã hội... Tấm gương về tình huynh đệ, như trường hợp Luca và Zakia, mang lại cho chúng ta hy vọng và làm cho chúng ta tín thác nhìn thế giới chúng ta đang bị xâu xé vì chia rẽ và hận thù. Xin cám ơn vì tấm gương về tình huynh đệ!”
Source:Vatican News