Ngày 12-06-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:43 12/06/2019

3. Khi các con làm việc thiện thì nên cảnh giác tình cảm kiêu ngạo, kiêu ngạo giống như tên trộm cướp, kẻ cướp gian ác không hại người trên thân không có gì, không cướp thuyền không có hàng hóa, nhưng chỉ mưu hại những khách có tiền của.

(Thánh Basilius Magnus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:03 12/06/2019
41. TRÊN GIỐNG DƯỚI KHÁC

Có một hòa thượng đọc chữ “trai齋” (1) nhưng ni cô nhận là chữ “tề齊”, cả hai người đều to tiếng cải nhau.

Có người nọ lấy làm lạ bèn đi đến nói:

- “Trên đầu thì giống nhau, nhưng dưới đầu thì có chút không giống nhau ”.

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 41:

Nhà sư và ni cô thì nhất định là không giống nhau nhưng giống nhau ở chổ là cả hai đều...cạo trọc đầu, nếu mặc áo cà sa mà không cạo trọc đầu thì không ai nói đó là nhà sư hoặc ni cô, bởi vì cạo trọc đầu là điểm nổi bật của các nhà tu hành Phật giáo.

Các linh mục và các nam nữ tu sĩ thì không ai cạo trọc đầu, nhưng chính họ lại “cạo” tâm hồn cho sạch cái tham sân si của thế gian bằng linh đạo tu đức của chính Lời Chúa thấm nhuần trong tâm hồn của họ, họ không giống nhau về hình dáng bên ngoài, nhưng giống nhau ở một điểm là: vì yêu mến Thiên Chúa mà hiến dâng phục vụ Ngài qua tha nhân trong mọi thời đại.

Tình yêu của Thiên Chúa đã thôi thúc các linh mục và tu sĩ nam nữ “cạo trọc” cái sân si trong tâm hồn khi bước theo Ngài, mà cái cần “cạo trọc” trước tiên chính là cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ích kỉ, cái tôi tham lam đang cố hữu thống trị trên mỗi con người, đó chính là cái giống nhau của họ vậy.

Chữ “trai” và chữ “tề” thì khác nhau xa về cách viết cũng như về ý nghĩa, nhưng Đức Chúa Giê-su và các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ thì không khác nhau gì cả, bởi vì linh mục là “Đức Chúa Giê-su thứ hai” và các tu sĩ nam nữ là những môn đệ đích thực của Ngài, mà môn đệ thì không thể nào không nên giống thầy mình vậy !

(1) Chữ齋đọc là zhai, nghĩa là “trai giới”; chữ齊đọc là qí, nghĩa là “tề” là ngay ngắn. Cả 2 chữ này phía trên thì viết giống nhau, nhưng những nét dưới không giống nhau.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi C 16.6.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:17 12/06/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Lễ Kính Chúa Ba Ngôi được thiết lập ngay sau lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo Hội có ước muốn hướng Cộng Đoàn dân Chúa tôn kính Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cách đặc biệt trong ngày Chúa Nhật hôm nay.

Lễ Kính Chúa Ba Ngôi đuợc cử hành chỉ một lần trong năm Phụng Vụ. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều hướng chúng ta đến Ba Ngôi Vị của Một Thiên Chúa. Mừng kính Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, chúng ta thử suy nghĩ về sự liên hệ của từng Ngôi Vị trong đời sống đức tin của mỗi người, mỗi gia đình trong chúng ta.

Chẳng hạn như tình yêu của Thiên Chúa tỏ hiện thế nào trong đời sống cá nhân hay gia đình? Vị thế của từng Ngôi Vị: Cha, Con và Thánh Thần trong đời sống thiêng liêng của chúng ta? Nếu như chúng ta có thể xác định được sự liên hệ mật thiết của Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi trong đời sống đức tin tức là chúng ta đã chiếm hữu được tình yêu vô biên của Mầu Nhiệm mà chúng ta cùng với Giáo Hội mừng kính hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Một Chúa Ba Ngôi với bài thánh ca sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa xuất hiện truớc khi tạo dựng vũ trụ. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan, để biết lựa chọn điều nào nên làm hoặc nên tránh.

TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta chỉ đến được Thiên Chúa Cha qua trung gian của Đức Kitô và qua Chúa Thánh Thần, các ân huệ dồi dào được tuôn tràn trên chúng ta, giúp chúng ta nên công chính.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Giai đoạn chúng ta đang sống là thời của Thánh Linh, giai đoạn phải hoàn tất ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu trao sứ mệnh đó cho Chúa Thánh Thần để Thánh Thần kiện toàn những gì còn lại của mầu nhiệm cứu chuộc.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua ơn soi dẫn của Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, sự chuyển cầu của Ngôi Hai là Đức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1- Xin Thiên Chúa là nguồn tình yêu đặt để vào tâm hồn chúng ta ước nguyện xây dựng sự hiêp nhất và yêu thương. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2- Xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp để chúng ta có thể giữ vững đức tin, giữa những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3- Xin tình yêu của Thiên Chúa Cha, hiệp nhất mọi Kitô hữu trong cùng một đức tin và một phép rửa trong Chúa Thánh Thần để tất cả được nên Một trong Đức Ktô. Chúng ta cầu xin Chúa

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Xin Thánh Thần Thiên Chúa đốt lên trong chúng ta ngọn lửa yêu mến, để những ai gặp gỡ chúng ta trên đường đời, đều cảm thấy như gặp gỡ chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Chúng ta cầu xin Thánh Tâm Chúa tuôn đổ vào tâm hồn người tín hữu chúng ta lòng nhiệt thành yêu mến Nhà Chúa và Phục Vụ Nhà Chúa dưới những danh hiệu Cộng Đoàn-Xứ Đạo. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

6. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu của Chúa đã qua đời, đặc biệt những linh hồn chúng ta sẽ nhớ đến cách riêng trong tháng Kính Thánh Tâm Chúa... Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Xin Thiên Chúa luôn hiện diện bên chúng con, biến chúng con thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng con hiệp nhất với nhau trong cùng một thân thể mầu nhiệm là Giáo Hội để dâng lên Chúa những ý nguyện trong ngày lễ Kính Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Lễ Chúa Ba Ngôi – C -
Lm. Jude Siciliano, OP
15:22 12/06/2019
Cách ngôn 8: 22-31; Tvịnh.8; Rm 5: 1-5; Ga 16: 12-15

Hãy xem lại các các lễ của tuần vừa qua: Vào ngày lễ Chúa Thăng Thiên: Chúng ta mừng Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha; Lễ Chúa Thánh Thần thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài không để chúng ta tự chiến đấu một mình với một thế gian đầy gian dối, của sự chối bỏ, thờ ơ ghẻ lạnh và hoàn toàn thù địch. Hôm nay chúng ta tiếp tục mừng ơn Chúa Thánh Thần hiện diện ở giữa chúng ta. Như Chúa Giêsu đã hứa, Ngài không để chúng ta mồ côi.

Có phải tôi đã nói đến một thế gian đầy giả dối, thờ ơ và hoàn toàn thù địch phải không? Đúng thế, tôi đã nói như thế, và chính sự thật đó thu hút tôi đến lời khuyên nhủ của thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Rôma. Nó khởi sự bằng sự xác quyết; thánh Phao lô muốn chắc chắn là trong khi chúng ta vượt qua những thử thách về đức tin chúng ta có thể tin chắc là chúng ta không thể tự mình vượt qua được những thử thách đó.

Khi Chúa Giêsu đang đi giữa các môn đệ, là Ngài đang sống ở thế gian. Bây giờ Ngài là "Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta", một Đấng hoàn toàn mới, không còn bị kiềm chế bởi nơi chốn hay thời gian và văn hóa. Và Ngài cũng không còn ở giữa một nhóm tín hữu nhỏ nhoi. Nhưng là Ngài đang ở giữa tất cả chúng ta. Cũng như cộng đoàn mà thánh Phaolô gởi thơ, chúng ta chịu thử thách trong gian truân và bị chống đối bởi thế gian.

Chúa Giêsu ở Nadarét là tấm kính mà qua đó thánh Phaolô giải thích về Chúa Ba Ngôi. Qua những việc Ngài đã làm mà chúng ta được thấy; Phaolô nói đó là Đấng đến với chúng ta "Vì vậy, khi chúng ta được nên công chính là nhờ đức tin...". Đó là sự khởi đầu cho chúng ta phải không? Không phải là việc chúng ta đã thực hiện để làm hài lòng Thiên Chúa, nhưng trước hết là Thiên Chúa đã hài lòng với chúng ta qua Chúa Giêsu. Ngài đã cho chúng ta nên "công chính". Từ "công chính" trong Kinh Thánh là sự đoan chắc là chúng ta đã được kết hợp chính thức với Thiên Chúa. Vì những điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta, bây giờ chúng ta đã được kết hợp với Thiên Chúa và với các anh em khác.

Làm thế nào để chúng ta có được sự "công chính". hay "bình an" đó? Thật ra, chúng ta không bao giờ được hưởng điều đó. Thánh Phaolô nói khá rõ về việc này. Thay vào đó, như ông thường nói, chúng ta được nên công chính với Thiên Chúa qua đức tin. Nhưng nó không kết thúc ớ đó một cách an toàn. Thay vào đó, đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận thúc đẩy chúng ta đối đãi với tha nhân như Chúa Giêsu đã làm. Vậy điều đó đưa chúng ta đến đâu? Đối với Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Không phải là một học thuyết, nhưng là mừng lễ băng một động từ thánh thiện. Thiên Chúa, Đấng Tạo dựng ra chúng ta đã mạc khải nhan thánh đầy yêu thương và tha thứ của Ngài cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Ngài đã mạc khải Thiên Chúa vượt trên hết mọi sự, mọi thời gian và chúng ta không đáng được hưởng tình yêu thương đó. Ngài đã ban cho chúng ta ơn Thánh Thần, nguồn sinh lực của sự sống và thúc đẩy chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu vào trong đời sống chúng ta qua đức tin, như lúc Chúa Giêsu đã sống ở thế gian. Vậy, đó có phải chính là động từ hay không? Vì đó là việc Thiên Chúa làm và chúng ta đáp lại.

Thánh Phaolô dạy là sống công chính với Thiên Chúa và hành động như Chúa Kitô ở thế gian qua Chúa Thánh Thần làm chúng ta nhìn trực diện, không những vào thế gian, mà nhìn thẳng về tương lai vinh quang chúng ta sẽ được chia sẻ với Thiên Chúa và với hết mọi người. Chúa Giêsu biết rõ là chúng ta cần sự đoan chắc đó do đức tin mang lại cho chúng ta. Vì thế, trong bửa tiệc ly, Chúa Giêsu hứa Thánh Linh của Ngài sẽ "dẫn dắt chúng ta đến tất cả sự thật" Hãy để ý thánh Phaolô nói thật về những "đau khổ" và "gian truân chịu đựng". Phao lô biết rõ với nhản quan của ông ta qua những thử thách ông ta đã chịu đựng trong sứ vụ của ông ta, và trong những điều ông ta cảm nhận được qua những đau khổ của các tín hữu ở những nơi ông đã thăm viếng và rao giảng là chúng ta cần được đẫn dắt, tăng thêm năng lực và sự trung kiên bởi Chúa Thánh Thần.

Nhưng, chúng ta cũng cần để ý là thánh Phaolô cam đoan với chúng ta về tình yêu thương của Thiên Chúa "đã đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần mà Thiên Chúa ban cho chúng ta". Và đây, một lần nữa, có lời hứa một ngày nào chúng ta sẽ được hưởng vinh quang. Chúng ta là những người đã được ơn Thánh Thần qua Chúa Giêsu và đã được ơn trung kiên khi gặp gian truân. Phaolô nói là chúng ta đã được "lãnh nhận qua đức tin. Nhờ ơn thánh đó mà chúng ta đã đứng vững đến ngày hôm nay". Một cách dịch từ "lãnh nhận" là "đên nơi thiên đàng, hay đến nơi bằng an". Bởi thế, ơn thánh đã ban cho cúng ta một nơi vững chắc, bằng an trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi chúng ta chịu gian truân vì đức tin.

Các cộng đoàn tín hữu của thánh Phaolô chịu bắt bớ và đàn áp bởi các kẻ cai trị La mã và bới các cộng đoàn Do thái của họ. Hơn nữa, trong các thơ thánh Phaolô, chúng ta nhận thấy rõ là tín hữu Kitô cũng chịu sự bất hòa trong hàng ngũ của họ - về cách diễn tả ý nghĩa đời sống của Chúa Giêsu cho cuộc sống cá nhân và của tất cả cộng đoàn.

Trong bối cảnh với quá nhiêu đau khổ. thánh Phaolô khuyến khích các tín hữu Roma nên chấp nhận những gian truân đó và xem đó như là những thử thách về đức tin của họ và tin chắc đó là dấu chỉ là Thiên Chúa đã không bỏ rơi họ, nhưng Ngài vẫn yêu thương họ và tuôn tràn ơn Chúa Thánh Thần trên họ.

Hôm nay chúng ta mừng Bí Tích Thánh Thể. Bất chấp những vụ việc gây nên gương xấu trong Giáo hội trong hai hay ba thập niên vừa qua, chúng ta có sự đoan chắc trong Lời Chúa, trong Bí Tích Thánh Thể và trong cộng đoàn họp lại thi hành phụng vụ là Thiên Chúa là Đấng trung tín và không bỏ rơi chúng ta. Ngài còn giúp chúng ta lớn mạnh lên trong lúc gian truân đầy thử thách này. Đó có phải là điều thánh Phaolô nói với tín hữu Rôma và với chúng ta bây giờ hay không? "ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.”

Trong khi lòng trí chúng ta hiện nay muốn nghe nói đến điều đó, thánh Phaolô không nói rõ định nghĩa Chúa Ba Ngôi. Phải đến hàng mấy thế kỷ sau, trong lúc Giáo hội gặp những bè dị giáo có sai lầm về tín điều, Giáo hội mới dành thời gian để suy ngẫm về Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô nói với các tín hữu đang bị bách hại để giúp họ hiểu họ là ai và có trách nhiệm gì vì họ là những người theo Chúa Giêsu Kitô. Ở đó và ở các nơi khác thánh Phaolô diễn tả nguồn gốc của đức tin của chúng ta và thành quả của đức tin trong đời sống của người Kitô hữu. Chúng ta có thể nói đến Chúa Ba Ngôi bằng một âm điệu êm đềm và với thánh Phaolô Chúa Ba Ngôi đến gần và luôn luôn hoạt động hằng ngày như một Đấng Tạo dựng, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Thánh Hóa chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


TRINITY SUNDAY - C-
Proverbs 8: 22-31; Psalm 8: 5-9; Romans 5: 1-5; John 16: 12-15

A review of the past couple weeks. On the Ascension we celebrated Jesus’ return to his Father’s side. Pentecost fulfilled Jesus’ promise that he would not leave us on our own to struggle in a contrary world of rejection, indifference and outright hostility. Today we continue to celebrate the gift of the Spirit’s faithful presence in our midst. As he promised, Jesus has not left us orphans.

Did I say "a world of rejection, indifference and outright hostility?" Yes, I did and that reality is what attracts me to Paul’s counsel to the Roman Christians. It begins with a double reassurance. Paul wants to make sure that, as we undergo the trials that test our faith, we can be confident that we don’t have to go through them on our own.

When Jesus walked among his disciples he was limited to the world in which he lived. Now he is, "our Lord Jesus Christ," a completely new creation, no longer restricted to place, time and culture. Nor is he just among a small group of Christians, but he is with all of us now. Like the communities Paul addressed, we face our own trials and opposition from the world.

Jesus of Nazareth is the lens through which Paul interprets the Trinity. The way someone acts gives insight into who they are. Paul tells us, "Therefore, since we have been justified through faith…." That’s where it begins for us, doesn’t it? It is not about what we did to please God; but that God has first been pleased with us. God, in Jesus, has "justified" us. The term "justification" is the Bible’s assurance that we have been put in right relationship with God. Because of what Jesus has done for us, we are now at peace with God and ourselves.

How do we get this "righteousness," or "justification"? Well, we can never earn it. Paul is quite clear about that. Instead, as he has often said, we are set right with God through faith. But it does not end there, in complacency. Instead, the faith we have received urges us to respond to our neighbor as Jesus did. Where does that take us? To the Trinity we celebrate today, not a doctrine, but a celebration of verbs – divine verbs. God, our Creator, has in Jesus shone the divine face of love and forgiveness on us. He has revealed God’s unsurpassing, unlimiting and unearned love for us. He has also gifted us with the Spirit, the life force within us, that moves us to accept Jesus into our lives by faith and to respond to the Spirit’s urging to be as Christ was in the world. See, it’s about verbs – God’s doing and our responding.

Paul teaches that being put right with God and acting like Christ in the world through the Spirit, fixes our gaze, not only on the present world, but on the future glory we will share with God and one another. Jesus realized that we need the reassurance our faith gives us. So at the Last Supper he promised us his Spirit to "guide you to all truth." Notice how frankly Paul speaks about "affliction" and "endurance." Clear-eyed Paul knew, from the trials he underwent for his ministry and what he saw in the suffering of Christians where he visited and preached, that we would need guidance, strength and endurance from the Holy Spirit.

But also note how reassuring he is about God’s love being "poured out into our hearts through the Holy Spirit that has been given us." Once again, there is the promise of the glory we will one day have; we who have been gifted with the Spirit of Jesus that enables us to persevere through trials. Paul says we have "gained access by faith to this grace in which we stand." One translation for "access" is "safe haven or harbor." So, grace has provided us a secure place in God’s presence as we face affliction because of our faith.

Paul’s Christian communities faced persecution from their Roman oppressors and their own Jewish community. But more. It is clear from Paul’s letters that Christians also suffered discord among their own ranks – about how to interpret the meaning of Jesus’ life for their individual and community lives.

In the context of so much pain Paul is encouraging the Roman Christians to accept their suffering and see it as a proving ground for their faith and a sure sign that God has not abandoned them, but is still loving them and pouring out the Holy Spirit upon them.

We are celebrating Eucharist together today. Despite the awful scandals our Church has endured these past two, or three decades, we have reassurance in the Word, the Eucharist and our gathered community that God is faithful and has not left us, but can even enable growth during this time of testing. Isn’t that what Paul told the Romans and is telling us now?... "affliction produces endurance, and endurance, proven character and proven character hope and hope does not disappoint."

While our modern minds might want it, Paul does not yield a definition of the Trinity. It was not till centuries later, in the face of Christological heresies, that the Church spent extended periods of time reflecting on the Trinity. Paul was speaking to Christians under trials to help them understand their identity and responsibility as followers of Jesus Christ. Here and elsewhere, he describes the basis for our faith and its consequences in the lives of Christians. We can talk about the Trinity in quite reasoned tones but, for Paul, the Trinity was up close, and very active each day as our Creator, Redeemer and Sanctifier.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bàn về khủng hoảng lạm dụng tại Hội Nghị Mùa Xuân.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:25 12/06/2019


Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tổ chức Hội Nghị mùa xuân từ 11 đến 14 tháng Sáu.

Các Giám Mục Hoa kỳ tập trung bàn về khủng hoảng lạm dụng tình dục của các giáo sĩ tại Hội Nghị Mùa Xuân đang diễn ra trong tuần này tại Tổng Giáo Phận Baltimore.

Đặc biệt các Giám Mục đang thảo luận làm thế nào để các ngài thi hành những quy tắc mới được ĐGH Phanxicô đưa ra trong Tông Thư Vos estis lux mundi (Các con là ánh sáng thế gian). Thêm vào việc tăng cường các đòi buộc phải tường trình những cáo buộc lạm dụng, các điều khoản trong Vos estis cũng đề cập đến cách giải quyết khi mà chính các Giám Mục bị cáo buộc lạm dụng hay bao che vụ lạm dụng thiếu niên và những người dễ bị tổn thương.

Nhiều giải pháp đề nghị trong Vos Estis đã được thực hiện tại Hoa Kỳ rồi, kết quả của những nỗ lực trước đây để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng. Thêm vào đó, các Giám Mục đã đưa ra một cam kết tuân thủ Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ em và Thanh Thiếu Niên, được gọi là “Dallas Charter” (Hiến Chường Dallas). Trong cuộc họp, các Giám Mục cũng bàn về cách sửa đổi Hiến Chương này để áp dụng cho các Giám Mục.

Vào ngày đầu của Hội Nghi, các Giám Mục Hoa Kỳ đã gặp ngay những lời kêu gọi cho giáo dân tham gia nhiều hơn trong các nỗ lực giải quyết khủng hoảng cũng như đòi hỏi sự minh bạch hơn. Đặc biệt, các diễn giả kêu gọi các Giám Mục hãy yêu cầu Tòa Thánh công khai những điều tra về vụ Theodore McCarrick, cựu Hồng Y Tổng Giáo Phận Washington D.C đã bị hoàn tục năm ngoái sau khi bị kết tội đã phạm“ giới răn thứ Sáu với trẻ vị thành niên và người lớn và dụ dỗ trong Bí Tích Giải Tội.”

Ngoài những vấn đề xung quanh cuộc khủng hoảng lạm dụng, các Giám Mục sẽ đưa ra những câu hỏi liên quan đến những cuộc bầu cử sắp tới tại Hoa Kỳ; cuộc khủng hoảng đang diễn ra về di dân, và nan đề những người trẻ rời bỏ Giáo Hội.

Những đề tài khác trong lịch trình nghị sự bao gồm việc bỏ phiếu về một Chỉ Thị Toàn Quốc về việc thành lập và mục vụ cho các phó tế vĩnh viễn và những bản văn phiên dịch đã cập nhật lời kinh phụng vụ trong nghi lễ tấn phong giáo sĩ…

Những cuộc thảo luận và bỏ phiếu về những đề tài khác nhau sẽ tiến hành vào chiều Thứ Tư và sáng Thứ Năm và Hội Nghị sẽ tổng kết vào chiều thứ Năm.


Source: Vaticannews.va U.S. Bishop address abuse crisis at Spring General Assembly
 
Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bàng hoàng: Lần đầu tiên một linh mục bị đâm bằng dao khi sắp cử hành thánh lễ
Đặng Tự Do
17:10 12/06/2019
Nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria tại Wrocław phải đóng cửa
Hôm thứ Hai 10 tháng Sáu, một linh mục tại Wrocław, Ba Lan đã bị đâm nhiều nhát dao vào ngực và bụng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tin tức này làm rúng động Giáo Hội tại Ba Lan vì tại quốc gia nơi đa số dân theo Công Giáo này, đây là lần đầu tiên xảy ra một biến cố như vậy.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là tường trình của Thanh tra cảnh sát Łukasz Dutkowiak về biến cố này.

Ông Łukasz nói rằng trong đời làm cảnh sát của ông chưa bao giờ ông gặp một trường hợp có người lại đi tấn công một linh mục dã man như vậy.

Vị Thanh tra cảnh sát cho biết cha Ireneusz Bakalarczyk, một linh mục nổi tiếng thánh thiện, rất được dân chúng trong vùng mến mộ, đang trên đường từ nhà xứ ra nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria tại trung tâm của thành phố Wrocław thì bị một người đàn ông 57 tuổi chặn đường ngài.

“Sau một cuộc đối thoại ngắn ngủi, y rút dao ra và đâm túi bụi vào ngực và bụng của cha Bakalarczyk. Anh chị em giáo dân đã kịp thời khống chế hung thủ và bắt giữ hắn trước khi cảnh sát đến hiện trường,” thanh tra cảnh sát Łukasz nói.

Ông khen ngợi anh chị em giáo dân đã dũng cảm can thiệp kịp thời và nhận xét rằng:

“Đó là những vết thương trí mạng. Nếu không có sự can thiệp của anh chị em giáo dân, cha Bakalarczyk chắc khó giữ được mạng sống.”

Một phát ngôn viên của Bệnh Viện Đại Học Wrocław cho biết cha Bakalarczyk đã qua khỏi nguy hiểm và tình trạng của ngài đang ổn định dần nhưng có lẽ ngài phải mất một thời gian dài mới phục hồi hoàn toàn.

Đài truyền hình địa phương TVP Info nói rằng khi tiếp cận với cha Bakalarczyk hung thủ lớn tiếng phàn nàn về tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo Hội trước khi rút dao đâm ngài.

Rafal Kowalski, một phát ngôn viên của tổng giáo phận Wrocław nói rằng hung thủ không có ác cảm cá nhân nào với cha Bakalarczyk nhưng dường như muốn tấn công vào bất kỳ linh mục nào.

Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018. 44% các khiếu nại này đã được chính quyền điều tra với kết quả là gần một nửa là những vi phạm thật sự.

Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.

Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong một lá thư đề ngày 22 tháng Năm, các giám mục Ba Lan đã lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng để những việc lành phúc đức, được thực hiện trong Giáo hội bị che khuất bởi tội lỗi của một ít người. Chúng ta hãy hỗ trợ cho các linh mục trong những thời điểm khó khăn này, cầu mong sao cho các linh mục có thể tiếp tục làm việc với sự hy sinh hàng ngày, trong khi không mất đi lòng nhiệt thành và nhận được sự khích lệ từ anh chị em giáo dân.”


Source:Catholic News Agency
 
Người Công Giáo tại Lạc Dương, Trung quốc bị cộng sản lừa nhiều cú quá nặng
Đặng Tự Do
17:16 12/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thông thường, các nhà thờ tại Trung Quốc bị ủi sập là do công an Trung Quốc đưa xe ủi đến san bằng. Tuy nhiên, thông tấn xã UCANews tường thuật một trường hợp còn bi thảm hơn là anh chị em giáo dân bị lừa gạt đau đớn đến mức tự nguyện gây quỹ đóng góp để mướn xe ủi đất đến san bằng nhà thờ của mình.

Đó là trường hợp của anh chị em ở huyện Hứa Loan (许湾- Xuwan) của thành phố Tiên Đào (仙桃 – Xiantao), thuộc Giáo phận Lạc Dương (阳镇 -Hanyang) của tỉnh Hồ Bắc ((湖北 – Hubei).

Cách đây 3 năm, bọn cầm quyền địa phương đã không cho phép anh chị em giáo dân sử dụng ngôi nhà thờ cũ được xây dựng vào bốn thập niên trước vì cho rằng ngôi nhà thờ cũ có những vết nứt và mái nhà có thể sụp đổ bất cứ khi nào.

Anh chị em đã xây một ngôi nhà thờ mới ngay trong khuôn viên ngôi nhà thờ cũ. Quan chức địa phương đã buộc giáo xứ một khoản lệ phí cấp giấy phép. Nhà thờ đã được khánh thành và sử dụng gần 2 năm nay nhưng vẫn không có giấy phép. Đó là quả lừa thứ nhất.

Đầu tháng Tư vừa qua, bọn cầm quyền nói rằng pháp lệnh tôn giáo Trung Quốc không cho phép một quận có hai nhà thờ cùng thuộc về một tôn giáo. Chúng yêu cầu anh chị em giáo dân phá sập ngôi nhà thờ cũ thì mới cấp giấy phép cho ngôi nhà thờ mới. Ngày 12 tháng Tư, anh chị em giáo dân đã thuê xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ cũ. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục khất lần hẹn lữa, không cấp giấy phép. Đó là quả lừa thứ hai.

Đầu tuần này, chúng nói vẫn anh chị em giáo dân giao lại cho chúng một tu viện của các nữ tu như là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép, nếu không chúng sẽ cho xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ mới.

Sau nhiều lần bị lừa, anh chị em rất hoang mang và âu lo rằng đây là quả lừa thứ ba, có giao tu viện cho chúng, ngôi nhà thờ mới vẫn không có giấy phép.

Với dân số chỉ có 3,000 người, huyện Hứa Loan có đến 2,000 người Công Giáo, chiếm 2/3 dân số trong huyện.

Người Công Giáo ở Hứa Loan cũng tiêu biểu cho 20 phần trăm người Công Giáo trong Giáo phận Lạc Dương.

Theo niên giám của Tòa Thánh, giáo xứ Hứa Loan thuộc Giáo phận Lạc Dương. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng giáo xứ này thuộc Giáo phận Kinh Châu (荆州 -Jingzhou). Cả hai giáo phận đều trống tòa.


Source:UCANews
 
Diễn biến hi hữu: Hai anh em sinh đôi được thụ phong linh mục trong một ngày
Đặng Tự Do
17:20 12/06/2019
Hai anh em sinh đôi Giacomo và Davide Crespi đã luôn ở bên nhau, và ngày 25 tháng 5 năm 2019 vừa qua cũng không khác: cùng với ba người bạn trong cùng chủng viện, hai vị đã được Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin, Giám Mục giáo phận Treviso, miền bắc nước Ý, phong chức linh mục.

Trong thánh lễ phong chức cho 5 tân chức, Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin nói ngài rất vui mừng vì giáo phận đã vượt qua được thời kỳ thiếu hụt ơn gọi. Và còn vui mừng hơn trước biến cố hai anh em sinh đôi cùng được thụ phong linh mục. Ngài gọi đó là một “chuyện lạ bốn phương”, một chuyện hết sức hi hữu lần đầu tiên được chứng kiến trong đời.

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Trong Thánh lễ mở tay tại giáo xứ nơi hai vị đã chào đời và được rửa tội tại đó, hai tân linh mục sinh đôi đã cùng đồng tế với nhau. Giảng trong thánh lễ, cha Giacomo cảm ơn người anh em sinh đôi của mình rằng: “Cảm ơn anh Davide, bởi vì đối với em, anh là một người anh song sinh, người bạn đồng hành của em trên đường và là người bạn thật sự của em. Chân phúc linh mục Pino Puglisi nói: ‘Chúa yêu chúng ta, nhưng luôn luôn thông qua một người nào đó’. Đặc biệt đối với em, anh là một trong những người đó. Trong Thánh lễ đầu tiên của chúng ta, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, đá tảng và hy vọng duy nhất. Xin Ngài luôn sống trong anh, và ban cho anh đầy tràn sức mạnh”


Source:Aleteia
 
100 ngàn người hành hương đi bộ từ Macerata tới đền thánh Đức Mẹ tại Loreto.
Lm Nguyễn Tất Thắng OP
21:30 12/06/2019
Vào đêm Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 100 nghìn người ở mọi lứa tuổi đã cầu nguyện và ca hát trong suốt cuộc hành trình dài hơn 25 km từ Macerata đến Loreto. Sau đó, họ ném những ý nguyện vào lò than.

Marina kể về cuộc hành hương của mình khi đi bộ từ Macerata đến Loreto, do Phong trào Hiệp thông và Giải phóng tổ chức: “2 km cuối cùng là khó khăn nhất. Tất cả tiến lên, sau một cuộc diễu hành kéo dài cả đêm với những điểm dừng thường xuyên, nơi bạn cầu nguyện và đưa tay cho những người không còn nữa. Nhưng khi đôi chân dường như bỏ rơi bạn, đồi Montereale xuất hiện. Và bạn cảm thấy năng lượng quay trở lại, chảy vào bạn và tất cả những người xung quanh bạn. Ở dưới đồi có bức tượng Đức Mẹ Loreto, bạn đã đến».

Nhờ vào công việc tỉ mỉ của các nhà tổ chức do cựu giám mục Fabriano Matelica Giancarlo Vecerrica, 40 năm trước ngài đã khởi xướng cùng 300 người hành hương với truyền thống kỳ diệu này, và hơn ba ngàn tình nguyện viên trên hành trình dài từ sân vận động nơi những người hành hương tập trung vào lúc 6 giờ tối thứ bảy ngày 8 tháng 6, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Đó chính là Vecerrica, trong trang phục giám mục và giày tennis - món trái cây, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đùa trong cuộc gọi điện thoại đến sân vận động vào tối thứ bảy để đến lúc 6 h30 Chúa Nhật dẫn đầu đám rước với người bệnh và người tàn tật, để chào đón Đức Mẹ đen bế con và ôm hôn Đức Hồng Y Bassetti đã chủ tế thánh lễ tại Macerata. Dòng người cố gắng bước vào sân đền thánh Loreto với mệt mỏi và thiếu ngủ. Họ ném vào những lò than những ý nguyện tín thác cho Đức Trinh Nữ để bay lên trời.

Những người hành hương với trang phục kỹ thuật của các cựu chiến binh, những người mặc quần ngắn và áo phông, tu sĩ với tu phục của họ, nhiều người đã xếp hàng để cầu nguyện trong vương cung thánh đường trước Nhà Thánh, được ban phép lành ở hai bên sân nhà thờ bởi các tu sĩ rảy nước thánh bằng lòng bàn tay. Các dấu hiệu địa lý từ Puglia đến Lombardy đã thu hút chú ý, với ưu thế của các giáo xứ Adriatic. Nhiều người đã kết thúc hành trình nằm trên mặt đất bằng cách sử dụng ba lô làm gối.

Constanza đã để lại nhiều ý nguyện đốt cháy trên bầu trời. «Tôi đã mang chúng theo trong chuyến hành hương từ thành phố Reggio Emilia của tôi. Bạn bè của tôi đã đưa những ý nguyện cho tôi. Vấn đề thì rất nhiều, tôi giao chúng cho Đức Mẹ».

Trong đêm mọi người đi bộ được xin cầu nguyện cho người bệnh.

Lucia, 21 tuổi, là một trong những người cầm đuốc. Cô đã mang đến Macerata ngọn đuốc được Đức Giáo Hoàng chúc lành. Cô đang học năm thứ hai Văn chương cổ điển tại Bologna. «Một tháng trước, vào ngày 28 tháng 4, sinh nhật của tôi, tôi bị tai nạn xe đạp và tôi bị liệt ở bên mặt trái. Tôi không biết khi nào, làm thế nào và nếu tôi sẽ trở lại như trước. Chấp nhận đau khổ này và nỗi đau này vẫn là một điều khó khăn và vất vả. Trong hoàn cảnh này, tôi đã cố gắng và tôi cảm thấy một sự cô độc sâu sắc trong đó tôi nhận ra rằng gần đây không ai có thể hiểu nỗi đau của tôi, ngay cả mẹ tôi. Tuy nhiên, gần đây, tôi bắt đầu thấy bình minh của một ánh sáng vĩ đại trong bóng tối lớn lao này. Không phải là ngoài sự cô độc của tôi, nhưng trong sự cô độc của tôi, tôi đang nhìn thấy và nhận ra Một người liên tục và kiên nhẫn gõ cửa tôi thì thầm: "Bạn thật quý giá trong mắt tôi".

Massimiliano, từ Campania, bị giam giữ trên cơ sở bán tự do ở Padua. Rất khó để anh tham gia, anh phải vượt qua nhiều chướng ngại. Khó hơn là diễu hành. Nhưng đồng nghiệp Giotto, người đã thuê các tù nhân Padua trong nhiều năm, cung cấp cho họ một công việc, quan điểm và nhân phẩm, đã bảo đảm cho anh ta. "Đức Mẹ muốn tôi ở đó, tôi sẽ mang mọi người vào lòng tôi".

Giám mục của Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia Nazzareno Marconi, trích dẫn lời ca sĩ-nhạc sĩ để chúc mừng những người tham dự và nói rằng ai biết được có bao nhiêu người khác đã tìm thấy một cái móc trên bầu trời dọc đường.

Vào lúc 7 giờ 50 phút, được các phi công mang đến và hộ tống bởi nhóm nhà Những Bạn của Zacchaeus, họ đang chờ đợi và tập hợp người cuối cùng, Đức Mẹ đã đến và được chào mừng bởi những tiếng chuông Loreto.

Trong nhà thờ, Đức Cha Fabio Dal Cin, Tổng giám mục và Đại diện Đức Giáo Hoàng tại Loreto, đã mời những người hành hương được Thánh Linh thánh hoá hãy tái khởi hành : "Bạn đã đi bộ suốt đêm theo bước của nhau. Điều này khiến tôi nghĩ về những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói ở đây vào ngày 25 tháng 3, tại quảng trường này, nhắc lại lời truyền tin của thiên thần với Maria: "Thiên Chúa luôn luôn chủ động kêu gọi đi theo Ngài. Chúa luôn đi trước chúng ta, ... Chúa dẫn đường trong cuộc sống của chúng ta ". Chúa Kitô là con đường của chúng ta! Chúa Kitô đang sống! Ngài con muốn nhắc lại về lá thư gửi cho những người trẻ tại Nhà Thánh hôm đó. Và Chúa Kitô muốn chúng ta sống, như những chứng nhâncủa Người ở nơi chúng ta hiện diện. Trong gia đình, với những người trẻ tuổi của chúng ta, bên cạnh những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và đau khổ ».

Chủ tịch Hội Truyền giáo Giáo hoàng Giampiero Dal Toso đã trao sứ vụ cho các tông đồ truyền giáo của Giáo hoàng. Nước Italia đang cần cuộc hành trình và lời cầu nguyện.

LM. Nguyễn Tất Thắng, OP

(Nguồn Avvenire)
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bị áp lực không chấp nhận mô thức điều tra của vị Tổng Giám Mục giáo tỉnh
Vũ Văn An
23:31 12/06/2019


Theo Michael J. O’Loughlin của tạp chí America (số ngày 11 tháng Sáu, 2019), các cuộc thảo luận sơ khởi về các đề nghị liên quan đến trách nhiệm giải trình của giám mục cho thấy một nỗi thất vọng nào đó nơi các giám mục Hoa Kỳ trong phiên họp toàn thể vào mùa Xuân của họ đang diễn ra tại Baltimore tuần này, nhất là khi bàn đến mức độ can dự của giáo dân, một điều có thể trở thành qui định (mandated) trong diễn trình mới. Các vị giám mục bày tỏ ý định sẽ chấp nhận các qui thức (protocols) về trách nhiệm giải trình, nhưng các vị vẫn đang cố gắng gọt dũa các chi tiết trước khi đem ra bỏ phiếu vào hôm thứ Năm.

Đức Cha Robert P. Deeley, đứng đầu Ủy Ban giáo luật và quản trị Giáo Hội, nói với Hội Nghị hôm 11 tháng Sáu rằng bất cứ qui định nào được các ngài chấp nhận đều không thể vuợt quá chính sách đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố tháng trước trong tự sắc “Vos estis lux mundi”. Trong văn kiện đó, Đức Thánh Cha định rằng các lời tố cáo lạm dụng tình dục cũng như che đậy nó, chống một Giám Mục phải được điều tra bởi một Tổng Giám Mục giáo tỉnh hay một vị do ngài bổ nhiệm, hay bởi một vị Giám Mục của giáo phận phụ thuộc thâm niên nhất nếu vị Tổng Giám Mục giáo tỉnh bị tố cáo.

Tự sắc gợi ý: các vị giám mục có thể dựa vào các chuyên viên giáo dân để tiến hành cuộc điều tra nhưng không buộc phải có sự can dự của giáo dân. Một số Giám Mục Hoa Kỳ từng nói rằng do đó, họ không thể ra qui định buộc phải có sự can dự của giáo dân trong các qui thức của họ. Nhưng họ cũng nói rằng chắc chắn các Tổng Giám Mục giáo tỉnh sẽ sử dụng tài chuyên môn của giáo dân trong phạm vi này.

Một số Giám Mục muốn được an lòng khi thấy giáo dân can dự vào trong mọi giai đoạn của bất cứ cuộc điều tra nào trong tương lai.

Giám Mục Robert McElroy của San Diego nói với phiên họp khoáng đại: “Một số chúng tôi tìm cách để lồng vào kế hoạch nhiều can dự mạnh mẽ hơn của giáo dân”. Đức Cha hỏi liệu Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có thể chấp nhận một qui định nói rằng bất cứ ai được bổ nhiệm khảo sát các lời tố cáo tác phong xấu hay quản trị xấu của một giám mục “phải là một điều tra viên giáo dân” hay không.

Với câu hỏi ấy, Đức Cha Deeley trả lời: Không! Ngài nói: “chúng ta đã nói rằng ‘nên’ sử dụng giáo dân, chúng ta không thể nói ‘phải’”.
Khả thể các Giám Mục điều tra các lời tố cáo lạm dụng hay che đậy mà không có sự can dự của giáo dân làm bối rối người đứng đầu ủy ban lạm dụng tình dục của Giáo hội Hoa Kỳ.

Thực vậy, Francesco Cesareo, Chủ Tịch Hội Đồng Duyệt Xét Toàn Quốc (National Review Board, viết tắt là N.R.B), trong một diễn văn dài với các vị Giám Mục vào buổi sáng thứ Ba, nói rằng “một hội đồng duyệt xét mà thành viên bao gồm giáo dân phải được trao nhiệm vụ duyệt xét các lời tố cáo chống các giám mục hầu có thể phục hồi lòng tin của giáo dân đối với các Giám Mục và cả các diễn trình của chính Tòa Thánh trong việc buộc các giam mục phải giải trình. N.R.B. khẩn khoản yêu cầu: đây phải là trường hợp tại Hoa Kỳ qua việc thiết lập một ủy ban giáo dân đặc nhiệm (ad hoc), hoặc ở bình diện quốc gia hoặc ở bình diện địa phương”.

Nên biết N.R. B. được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thành lập năm 2002 để theo dõi việc thi hành Hoến Chương Bảo Vệ Trẻ Em Và Giới Trẻ, được biết đến nhiều dưới danhxưng HIến Chương Dallas, tức hiến chưng đưa ra các qui thức để đáp ứng các lời tố cáo lạm dụng bởi các linh mục.

Đức Hồng Y Blase Cupich, tổng giám mục Chicago, đã đề nghị một mô hình giải trình trách nhiệm của giám mục vào tháng 11 năm ngoái, tương tự như chính sách được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận cho Giáo Hội hoàn cầu vào tháng Năm. Vào sáng thứ ba, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng văn kiện của Vatican cho phép một giám mục giáo tỉnh sử dụng “một văn phòng giáo hội”, trong việc thực hiện một cuộc điều tra và cho biết các hội đồng duyệt xét giáo dân có thể là một mô hình hữu ích “để định chế hóa” việc bao gồm giáo dân. Ngài nói, một động thái như vậy sẽ cho ta một tín hiệu nói rằng các giám mục hiểu được sự nghiêm trọng của những thách thức mà họ phải đối diện.
Đức Hồng Y Cupich nói rằng, “đây là một thông điệp quan trọng để nhắn gửi”. Trong một cuộc phỏng vấn của tờ America vào cuối ngày, Đức Hồng Y Cupich nói rằng các tổng giám mục giáo tỉnh vốn đã dựa vào các chuyên gia giáo dân để được hỗ trợ qua các văn phòng có tính định chế khác nhau trong giáo phận của họ và ngài hy vọng rằng việc thực hành này sẽ mở rộng để tiếp nhận trách nhiệm giải trình của giám mục nếu các qui thức mới được thông qua.

Đức Cha Steven Biegler, giám mục của Cheyenne, nói trong một cuộc phỏng vấn của tờ America rằng một cách khả thi khác để đảm bảo tiếng nói giáo dân trở thành một phần của diễn trình là yêu cầu các nội dung của bất cứ cuộc điều tra nào phải được chuyển đến Rôma. Ngài nói thêm rằng ngoài các thay đổi về chính sách, văn hóa trách nhiệm vẫn là mục tiêu đang diễn ra đối với các giám mục.

Mặc dù các đề nghị bao gồm một qui định buộc các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải báo cáo cho các cơ quan dân sự nếu một tội phạm bị cáo buộc, một số nhóm ủng hộ nạn nhân dường như vẫn cảnh báo rằng các giám mục có thể xử lý các cáo buộc về sự quản trị sai lầm mà không cần sự trợ giúp của giáo dân.

Robert Robert Hoatson, người sáng lập Road to Recovery, nói với Faith in Public Life, một nhóm vận động ở Washington “Giáo hội vốn dĩ không có khả năng tự kiểm soát chính mình”. Ông nói rằng đề nghị để các giám mục giáo tỉnh xử lý các cuộc điều tra về các giám mục khác là “điều nực cười”.

Ông nói về “các giám mục kiểm soát các giám mục” rằng “Chúng ta biết rằng điều đó không đi đến đâu”. Ông trưng dẫn trường hợp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick, người đã bị loại khỏi hàng linh mục sau các cáo buộc rằng ông lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và quấy rối các chủng sinh đã trưởng thành.

Đức Hồng Y Seán O' Malley của Boston, người giữ chức chủ tịch ủy ban Vatican chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, nói rằng các giám mục Hoa Kỳ nên xem xét việc áp dụng ngôn ngữ buộc phải tiến hành nhanh chóng khi trả lời các cáo buộc về hành vi sai trái hoặc quản lý sai trái chống lại các giám mục.

Ngài lưu ý rằng một khi được thông báo về một cáo buộc, Vatican có 30 ngày để trả lời và cung cấp thêm hướng dẫn cho giám mục giáo tỉnh. Đức Hồng Y O’Malley nói rằng khoảng thời gian này có thể không ổn ở Hoa Kỳ. Theo ngài, “chờ đợi một tháng trước khi bạn có thể bắt đầu cuộc điều tra ... là điều quá cách xa với thông lệ”.

Ngài nói thêm “Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể thúc giục Tòa Thánh trả lời nhanh chóng hay không”.

Trước đó trong ngày, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là tổng giám mục Galveston-Houston, cho biết các giám mục phải hành động một cách mạnh dạn.

Đức Hồng Y DiNardo nói “thưa Anh em, chúng ta tập hợp trong tuần này để đẩy mạnh công việc thánh thiêng là tận diệt tội ác lạm dụng tình dục khỏi Giáo Hội của chúng ta". Ngài nói rằng các giám mục phải “đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với trách nhiệm giải trình hoàn cầu”, và “thêm các thủ tục mới và rõ ràng vào các chương trình bảo vệ hiện có của chúng ta”.

Đức Hồng Y DiNardo đã phải đối diện với những cáo buộc gần đây cho rằng ngài đã xử lý sai một vụ án liên quan đến một linh mục đã lăng nhăng với một người đàn bà mà linh mục đang tư vấn về những rắc rối trong hôn nhân. Vào tháng 11, văn phòng Hồng Y đã bị lục soát bởi các cơ quan thực thi pháp luật điều tra lời tố cáo cho rằng một linh mục Houston đã tấn công tình dục hai thiếu niên cách đây nhiều thập niên. Đức Hồng Y DiNardo đã bác bỏ việc làm sai trong cả hai trường hợp, nhưng điều này không ngăn được việc một số người Công Giáo kêu gọi ngài từ chức chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ.

Massimo Faggioli, nhà sử học Giáo Hội của Đại học Villanova, nói với CNN “Thật rất khó thấy hội nghị có thể tiếp tục như thế nào theo cách này, với một vị chủ tịch còn tệ hơn cả một con vịt què. Tính đáng tin của các giám mục Hoa Kỳ đang rơi rụng tự do, một điều chỉ có thể bị ngăn chặn nhờ một sự thay đổi rõ rệt trong giới lãnh đạo”.

Ngoài đề nghị về cách xử lý các cuộc điều tra về các giám mục, hội đồng giám mục dự kiến sẽ bỏ phiếu trong tuần này về việc thiết lập một hệ thống đệ tam nhân để mọi người báo cáo các cáo buộc chống lại các giám mục có hành vi sai trái hoặc quản lý sai tái và một quy tắc ứng xử cho các giám mục. Các ngài đang chuẩn bị bỏ phiếu cho một tuyên bố 10 điểm, "Khẳng định các cam kết giám mục của chúng ta", trong đó các giám mục hy vọng sẽ lấy lại “niềm tin của dân Chúa” và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng cho các linh mục trong Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh Thiếu niên.

Được trình bày vào ngày 11 tháng 6 bởi Đức Hồng Y Joseph W. Tobin của Newark, N.J., Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi của Hội Đồng Giám Mục, tài liệu trên đã được cập nhật từ một phiên bản từng được gửi đến các giám mục vào tháng Năm. Tài liệu trước, lúc đó có tiêu đề "Nhìn nhận các Cam kết Giám mục của Chúng ta", có 9 điểm. Phiên bản hiện tại có 10 điểm.

Điểm mới nhất nói như sau, “chúng tôi cũng cam kết ... bao gồm ý kiến của giáo dân nam nữ mà lai lịch chuyên môn là điều không thể thiếu”.

Các điểm khác trong tài liệu được đền nghị bao gồm các lệnh cấm rõ ràng về việc quấy rối tình dục người lớn, nhắc lại rằng “không thể có ‘cuộc sống hai mặt’, không có ‘hoàn cảnh đặc biệt’, không có ‘cuộc sống bí mật’ trong việc thực hành đức khiết tịnh" và một cam kết thúc đẩy các thủ tục để báo cáo các cáo buộc lạm dụng hoặc hành vi sai trái.

Ngay sau khi thảo luận về lạm dụng tình dục, các giám mục đã nghe một bài thuyết trình của Giám Mục Phụ Tá Robert Barron của Los Angeles về số lượng lớn người Công Giáo trẻ rời bỏ Giáo hội. Các chủ đề thảo luận bao gồm các xao lãng do các thiết bị điện tử gây ra, một nhu cầu phải nói thẳng thắn hơn về tôn giáo với giới trẻ theo phong cách của ngôi sao YouTube gây tranh cãi Jordan Peterson và tác dụng của “mảnh đất hoang chủ nghĩa vô thần”, như tổng giám mục Joseph Naumann của Kansas City thường nói.

Một mục không được nhắn đến như lý do chính khiến giới trẻ rời bỏ Giáo Hội: cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
 
Top Stories
The struggle of young teachers facing the jungle of Vietnamese education
Églises d'Asie
08:43 12/06/2019
By 2018, Vietnam had 1.16 million teachers in primary schools and colleges. Although Vietnamese education needs nearly 76,000 additional teachers, the sector remains unattractive due to low wages compared to other sectors. Young people leaving university receive an average of 3 million dongs (114 euros) monthly, the salaries of the profession being based on seniority, which pushes many teachers to take a second job. Young people are also under pressure from corruption, with some officials not hesitating to "sell" teaching posts in exchange for bribes.

In the evening, after working days as a teacher, Francis Tran Dinh Loi is a mototaxi driver. Faced with the widening gap between his expenses and his income, this activity allows him to round off his income and live properly. "My salary as a teacher is not enough to survive," says Francis Loi, who teaches at a primary school in Ho Chi Minh City. He earns a monthly salary of 4 million dong (151 euros), but must spend between 6 and 7 million dong (227-265 euros) between his rent and his other monthly expenses. In his debut as a teacher in 2016, the 25-year-old Vietnamese continued to receive financial support from his parents. For lack of time and money."Even if I try to make an honest living, I have to wear a mask when I drive, to hide my face from my students and their parents," says Francis Loi, who started his second job last year. . "I would be ashamed if they saw me working as a mototaxi driver. " He adds that they are often seen as manual workers without education. "If you learn my second job, I will not be respected in my teaching profession," he says. Even though the Vietnamese consider the teaching profession to be a noble profession, Francis Loi's friends who have graduated from high school earn between 8 and 9 million dongs a month as laborers, and they earn a better living."I'm really disappointed with this salary, even though I'm happy and proud to have found a job that matches my skills. "

Anna Pham Thi Chi, who has been teaching at a primary school in Kien Giang province for fifteen years, earns a monthly salary of 8 million Dong, which is insufficient to support her family. Anna Chi, a 40-year-old single mother of two, also sells soybean clothing and yogurt online, earning her an additional 2 million dong a month. "When we are in trouble, we have to ask for financial help from my sister, who works for a real estate agency,"She says. Teachers who have just graduated from university receive an average monthly salary of 3 million Dong, a salary level much lower than average compared to other sectors. Even if they can not live decently with their salary, they are forced to endure heavy workloads. When they have to take a second job, their obligations as teachers tend to suffer. Teacher salaries are based on seniority. Older teachers are much better paid than younger people, even when they have less work. Some suggest that teachers have the same level of salary as army or police officials, to ensure a better standard of living and to attract qualified people to the profession.

Young teachers who are victims of corruption

Savior Phan Van Tai, who graduated in 2017, refused to pay 200 million dong (7,571 euros) to corrupt officials to teach English at a high school in Kien Giang province. Savior Phan Tai, 23, believes he does not have to pay for work and low wages. Moreover, his family does not have such a sum. "Bribes create an unfair situation for teachers. Corrupt officials receive money and hire new entrants, transferring other teachers elsewhere or sending them away, " said Savior Tai, who today works as an interpreter for an international research firm based in Ho Chi Minh City. Minh City."I am deeply shocked by the extent of corruption in education. Having to pay a bribe to gain access to a teaching position is totally unacceptable. " In 2002, Theresa Nguyen Thi Hoai, 42, borrowed 30 million VND to be able to" buy a job "as an English teacher at a college near her, which allowed her to stay close to her elderly parents to take care of them. His parents also had to borrow money to pay for his studies at the university. "In the evening, after school, I had to give support classes to students to earn money and pay off debt," says Thérèse Hoai, a mother of a child."Today, I always give support classes to support my family, because my salary is very low. " She says some teachers forcing students to attend tutoring illegally. "It's immoral to force them that way, but what can teachers do with? She asks. Teachers who give private lessons in English, maths, physics, chemistry and literature have a good income, unlike teachers who teach other less popular subjects and are forced to find other odd jobs. By 2018, Vietnam had 1.16 million teachers in primary schools and colleges. There are about 76,000 teachers missing from the country's education system."I try to overcome difficulties and continue my teaching activity not to disappoint my parents," says Francis Loi, whose family has worked in education for several generations.

(Source: Églises d'Asie - le 12/06 /2019, With Ucanews, Saigon)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thư gửi Cộng đồng dân Chúa về một số lưu ý trong đời sống đức tin
TGM. Giuse Nguyễn Chí Linh
06:39 12/06/2019
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tư duy đất sét Nguyễn Phú Trọng
Phạm Trần
21:35 12/06/2019
Ở tuổi 75 và vẫn còn phải tập đi đứng cho vững để tiếp khách, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn Việt Nam ôm chặt Chủ nghĩa Cộng sản để tiếp tục độc tài, độc đảng vô thời hạn.

Quan điểm cứng nhắc, cũ rích, giáo điều và bảo thủ này đã được ông Trọng gói trong bài viết"Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng", do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phổ biến ngày 30/05 (2019)

CHUYỆN CŨ VÀ NGƯỜI MỚI

Trước hết về cơ bản, ông buộc lãnh đạo đảng địa phương nhiệm kỳ 2021-2016 phải: “Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng.”

Điều này có nghĩa Chủ nghĩa Cộng sản vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng, và đảng phải cầm quyền và lãnh đạo toàn xã hội. Cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung và phát triển năm 2011), Điều lệ Đảng (từ Khóa đảng XI năm 2011) và Hiến pháp năm 2013 đều nói cùng một giọng. Chuyện cũ được ông Trọng xới lại chỉ có mục đích bảo địa phương không được chệch hướng mà phải xếp hàng sau lưng Trung ương.

Sở dĩ ông Trọng phải rào đón như thế vì tại Hội nghị Trung ương 10 (15-18/05/2019), ông đã nói đến nhóm chữ “đổi mới chính trị” khiến một số người nghĩ rằng ông có cái đầu mới muốn gợi ý thảo luận thay đổi thể chế, sau cơn đột qụy nhẹ ở Kiên Giang ngày 14/04/2019. Nhưng ông Trọng nói vậy mà không phải vậy.

Từ Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XI ông đã nói rằng:”Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”

Đó là nội dung rút ra từ phương châm “đổi mới nhưng không đổi mầu”, “hội nhập mà không hòa tan” từ thời ông Nguyễn Đức Bình, một người Cộng sản cực kỳ giáo điều làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (1996-2001). Sau đó, đến phiên ông Trọng thay ông Bình nắm ghế Chủ tịch từ ngày 10 tháng 11 năm 2001 đến 15 tháng 3 năm 2007 thì quan điểm một chiều này được tiếp tục cho đến bây giờ (2019).

Vì vậy mà ta chẳng ngạc nhiên khi thấy ông Trọng không có ý gì mới trong bài viết. Ông chỉ biết lập lại điều ông đã nói nhiều lần khi yêu cầu địa phương phải: ”Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị” .

Nhưng cũng chính ông Trọng là người đã than phiền trong qúa khứ về tình trạng buông lỏng lãnh đạo, đã có lãnh đạo làm sai và thậm chí làm ngược với chủ trương, đường lối của Trung ương. Ông gọi tình trạng này là “trên nóng dưới lạnh”, hay “trên bảo dưới không nghe” vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi, kể cả công tác phòng và chống tham nhũng mà ông Trọng tự khoe, với quyết tâm “đốt lò” đã đem lại kết qủa và tạo được niềm tin trong dân.

Nhưng lòng tin vào đảng của dân lại không đo hay đếm được vì chỉ thấy lãnh đạo nói, trong khi dân lại than van tham nhũng khắp nơi, nhất là “tham nhũng vặt”.

Bằng chứng đã được chính ông Nguyễn Phú Trọng nói ra:"Các vụ án tham nhũng vặt lâu nay đã nói rồi, nhưng bây giờ cũng cần chọn một vài điểm tiêu biểu, xử một vài vụ. Nó như "ghẻ ruồi" rất khó chịu, làm cho người ta mất lòng tin, đặc biệt là các cơ quan hành chính, xin giấy tờ, cảnh sát giao thông phạt tiền có đáng phạt hay không, dấm dấm giúi giúi, tham nhũng vặt gây mất lòng tin, giấy tờ ngâm lại, hẹn người ta bắt đi lại nhiều lần khó chịu. Một điểm nữa là chỉ đạo các địa phương thực hiện ráo riết quyết liệt, có hiệu quả những kết luận của các đoàn thanh tra của Ban Chỉ đạo, cũng phải xử một vài chỗ nào hẹn thời gian không làm được bắt phải báo cáo giải trình, hoặc phải có biện pháp." (theo VOV (Voice of Vietnam), ngày 10/11/2018)

Vì vậy, ông Trọng mới thừa nhận trong bài viết:”Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn một số yếu kém, bất cập; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế.”

PHÁT HUY HAY THANH TRỪNG ?

Nói thế nhưng ông Trọng lại giấu tiệt những “yếu kém,bất cập”. Ông cũng không dám cho dân biết các tổ chức đảng và đảng viên đã “thiếu khả năng lãnh đạo” và “mất sức chiến đấu” đến mức độ nào ?

Ông đã hồ hởi hô hào :”Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.”

Nhưng nói “dân chủ” mà dân “không được làm chủ” , hay khoe đảng có “trí tuệ” mà dân lại không đồng tình với đảng như nhà nước tuyên truyền bấy lâu nay thì những điều ông Trọng nói chỉ giá như cái xác không hồn.

Vì vậy, khi nghe ông Trọng ra lệnh “Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên phải xác định đại hội là dịp để chỉnh đốn đội ngũ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần dân chủ, sáng tạo và trách nhiệm để tham gia có hiệu quả nhất vào các quyết định của đại hội” là ta đã thấy rõ ông đã vẽ đường cho hươu chạy.

Kinh nghiệm qua các kỳ Đại hội đảng, địa phương và trung ương, đều đã có những màn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu nhan nhản ra đấy. Những chuyện trao đổi, giằng co tại Đại hội đảng kỳ X dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là một tỷ dụ điển hình khi có hàng loạt con ông cháu cha được vào Trung ương.

Do đó, từ năm 2018, ông Trọng đã cảnh giác việc mua quan bán tước và lời ích nhóm đang lao xao đó đây.

Một lần nữa ông bảo các đảng bộ địa phương phải :”Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khoá mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," quan liêu, tham nhũng; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.”

Quan trọng hơn, ông Trọng còn ra lệnh:”Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, nắm chắc cán bộ; những đảng viên có vấn đề về chính trị phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận trước khi giới thiệu bầu vào cấp ủy. Phương án nhân sự cấp ủy phải gắn kết chặt chẽ với công tác chuẩn bị nhân sự các cơ quan nhà nước ở các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và nhân sự lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh, thành phố.”

Nhưng thế nào là “có vấn đề chính trị” ? Phải chăng đó là những người từng công khai phê bình, chỉ trích lãnh đạo cấp cao; hay họ là thành phần cán bộ, đảng viên đã mạnh dạn chỉ trích việc đảng tiếp tục sai lầm đi theo Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh; hoặc là thành phần đòi phải “đổi mới chính trị” để dân được tự do bầu ra một chính phủ thật sự là của dân, do dân và vì dân.

Hay là, có cả những người đòi hủy bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của đảng trong Điều 4 Hiến pháp ?

CÁI KHÓ TRƯỚC MẮT

Nghi vấn thì nhiều, nhưng khó mà biết được thâm ý của ông Nguyễn Phú Trọng khi ông đặt ra tiêu chuẩn “có vấn đề chính trị”, ngay cả với cấp địa phương. Vậy đối với cấp Trung ương thì sao ?

Hãy đọc những dòng sau đây của ông để đoán xem ông định “vặn cổ” những ai trong đảng :”Thực tế thời gian qua, nhiều cấp ủy đã thể hiện tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tích cực đổi mới, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Bên cạnh đó, vẫn còn cấp ủy chưa khẳng định được trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, còn thụ động, trông chờ, ỷ lại, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân; có biểu hiện "trên nóng dưới lạnh," "trên có chính sách, dưới có đối sách;" dù có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi nhưng chưa khai thác, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, thậm chí còn để xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật.”

Nói mạnh như thấy, nhưng người cầm đầu đảng và nhà nước CSVN lại không quên chơi bài đổ tội để che cái yếu kém của chính mình mà không cần bằng chứng.

Ông Trọng viết:”Kinh nghiệm cho thấy quá trình chuẩn bị đại hội cũng là thời điểm các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị triệt để lợi dụng để kích động, xuyên tạc, chống phá quyết liệt cả về đường lối, chính sách và nhất là công tác nhân sự.

Báo chí và các cơ quan chức năng phải huy động được lực lượng rộng rãi đẩy mạnh đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch và những thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội, Internet, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, góp phần tích cực, có hiệu quả vào thành công của đại hội.”

Tóm lại, chỉ thị và lập luận của ông Trọng dành cho các Đại hội đảng địa phương cũng chẳng mới mẻ gì. Toàn là những chuyện của bản cũ sao lại từ một Lãnh đạo có tư duy đất sét ở Thế kỷ 21.

Vậy viễn ảnh của thành phần nhân sự đảng khóa XIII có hy vọng tốt hơn các khóa trước không, hay cũng chỉ cá đối bằng đầu mà thôi ? -/-

Phạm Trần

(06/019)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican - Ba Lan bàng hoàng: linh mục bị đâm trí mạng khi sắp dâng thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 12/06/2019
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em câu chuyện bi thảm của anh chị em giáo dân Công Giáo Trung Quốc tại Lạc Dương. Họ đã bị một cú lừa quá nặng. Kế đó là chuyện Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bàng hoàng vì lần đầu tiên một linh mục bị đâm bằng dao khi sắp cử hành thánh lễ.

Sau đó, chúng tôi sẽ bàn đến những biến cố xung quanh việc tưởng niệm 75 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Normadie để giải phóng Tây Âu, sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp này và phiên tòa kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell cùng những tin tức khác.

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bàng hoàng: Lần đầu tiên một linh mục bị đâm bằng dao khi sắp cử hành thánh lễ

Hôm thứ Hai 10 tháng Sáu, một linh mục tại Wrocław, Ba Lan đã bị đâm nhiều nhát dao vào ngực và bụng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Tin tức này làm rúng động Giáo Hội tại Ba Lan vì tại quốc gia nơi đa số dân theo Công Giáo này, đây là lần đầu tiên xảy ra một biến cố như vậy.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là tường trình của Thanh tra cảnh sát Łukasz Dutkowiak về biến cố này.

Ông Łukasz nói rằng trong đời làm cảnh sát của ông chưa bao giờ ông gặp một trường hợp có người lại đi tấn công một linh mục dã man như vậy.

Vị Thanh tra cảnh sát cho biết cha Ireneusz Bakalarczyk, một linh mục nổi tiếng thánh thiện, rất được dân chúng trong vùng mến mộ, đang trên đường từ nhà xứ ra nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria tại trung tâm của thành phố Wrocław thì bị một người đàn ông 57 tuổi chặn đường ngài.

“Sau một cuộc đối thoại ngắn ngủi, y rút dao ra và đâm túi bụi vào ngực và bụng của cha Bakalarczyk. Anh chị em giáo dân đã kịp thời khống chế hung thủ và bắt giữ hắn trước khi cảnh sát đến hiện trường,” thanh tra cảnh sát Łukasz nói.

Ông khen ngợi anh chị em giáo dân đã dũng cảm can thiệp kịp thời và nhận xét rằng:

“Đó là những vết thương trí mạng. Nếu không có sự can thiệp của anh chị em giáo dân, cha Bakalarczyk chắc khó giữ được mạng sống.”

Một phát ngôn viên của Bệnh Viện Đại Học Wrocław cho biết cha Bakalarczyk đã qua khỏi nguy hiểm và tình trạng của ngài đang ổn định dần nhưng có lẽ ngài phải mất một thời gian dài mới phục hồi hoàn toàn.

Đài truyền hình địa phương TVP Info nói rằng khi tiếp cận với cha Bakalarczyk hung thủ lớn tiếng phàn nàn về tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo Hội trước khi rút dao đâm ngài.

Rafal Kowalski, một phát ngôn viên của tổng giáo phận Wrocław nói rằng hung thủ không có ác cảm cá nhân nào với cha Bakalarczyk nhưng dường như muốn tấn công vào bất kỳ linh mục nào.

Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018. 44% các khiếu nại này đã được chính quyền điều tra với kết quả là gần một nửa là những vi phạm thật sự.

Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.

Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong một lá thư đề ngày 22 tháng Năm, các giám mục Ba Lan đã lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng để những việc lành phúc đức, được thực hiện trong Giáo hội bị che khuất bởi tội lỗi của một ít người. Chúng ta hãy hỗ trợ cho các linh mục trong những thời điểm khó khăn này, cầu mong sao cho các linh mục có thể tiếp tục làm việc với sự hy sinh hàng ngày, trong khi không mất đi lòng nhiệt thành và nhận được sự khích lệ từ anh chị em giáo dân.”

2. Diễn biến hi hữu: Hai anh em sinh đôi được thụ phong linh mục trong một ngày

Hai anh em sinh đôi Giacomo và Davide Crespi đã luôn ở bên nhau, và ngày 25 tháng 5 năm 2019 vừa qua cũng không khác: cùng với ba người bạn trong cùng chủng viện, hai vị đã được Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin, Giám Mục giáo phận Treviso, miền bắc nước Ý, phong chức linh mục.

Trong thánh lễ phong chức cho 5 tân chức, Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin nói ngài rất vui mừng vì giáo phận đã vượt qua được thời kỳ thiếu hụt ơn gọi. Và còn vui mừng hơn trước biến cố hai anh em sinh đôi cùng được thụ phong linh mục. Ngài gọi đó là một “chuyện lạ bốn phương”, một chuyện hết sức hi hữu lần đầu tiên được chứng kiến trong đời.

Trong Thánh lễ mở tay tại giáo xứ nơi hai vị đã chào đời và được rửa tội tại đó, hai tân linh mục sinh đôi đã cùng đồng tế với nhau. Giảng trong thánh lễ, cha Giacomo cảm ơn người anh em sinh đôi của mình rằng: “Cảm ơn anh Davide, bởi vì đối với em, anh là một người anh song sinh, người bạn đồng hành của em trên đường và là người bạn thật sự của em. Chân phúc linh mục Pino Puglisi nói: ‘Chúa yêu chúng ta, nhưng luôn luôn thông qua một người nào đó’. Đặc biệt đối với em, anh là một trong những người đó. Trong Thánh lễ đầu tiên của chúng ta, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, đá tảng và hy vọng duy nhất. Xin Ngài luôn sống trong anh, và ban cho anh đầy tràn sức mạnh”

3. Người Công Giáo tại Lạc Dương bị một cú lừa quá nặng

Thông thường, các nhà thờ tại Trung Quốc bị ủi sập là do công an Trung Quốc đưa xe ủi đến san bằng. Tuy nhiên, thông tấn xã UCANews tường thuật một trường hợp còn bi thảm hơn là anh chị em giáo dân bị lừa gạt đau đớn đến mức tự nguyện gây quỹ đóng góp để mướn xe ủi đất đến san bằng nhà thờ của mình.

Đó là trường hợp của anh chị em ở huyện Hứa Loan (许湾- Xuwan) của thành phố Tiên Đào (仙桃 – Xiantao), thuộc Giáo phận Lạc Dương (阳镇 -Hanyang) của tỉnh Hồ Bắc ((湖北 – Hubei).

Cách đây 3 năm, bọn cầm quyền địa phương đã không cho phép anh chị em giáo dân sử dụng ngôi nhà thờ cũ được xây dựng vào bốn thập niên trước vì cho rằng ngôi nhà thờ cũ có những vết nứt và mái nhà có thể sụp đổ bất cứ khi nào.

Anh chị em đã xây một ngôi nhà thờ mới ngay trong khuôn viên ngôi nhà thờ cũ. Quan chức địa phương đã buộc giáo xứ một khoản lệ phí cấp giấy phép. Nhà thờ đã được khánh thành và sử dụng gần 2 năm nay nhưng vẫn không có giấy phép. Đó là quả lừa thứ nhất.

Đầu tháng Tư vừa qua, bọn cầm quyền nói rằng pháp lệnh tôn giáo Trung Quốc không cho phép một quận có hai nhà thờ cùng thuộc về một tôn giáo. Chúng yêu cầu anh chị em giáo dân phá sập ngôi nhà thờ cũ thì mới cấp giấy phép cho ngôi nhà thờ mới. Ngày 12 tháng Tư, anh chị em giáo dân đã thuê xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ cũ. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục khất lần hẹn lữa, không cấp giấy phép. Đó là quả lừa thứ hai.

Đầu tuần này, chúng nói vẫn anh chị em giáo dân giao lại cho chúng một tu viện cho các nữ tu như là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép, nếu không chúng sẽ cho xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ mới.

Sau nhiều lần bị lừa, anh chị em rất hoang mang và âu lo rằng đây là quả lừa thứ ba, có giao tu viện cho chúng, ngôi nhà thờ mới vẫn không có giấy phép.

Với dân số chỉ có 3,000 người, huyện Hứa Loan có đến 2,000 người Công Giáo, chiếm 2/3 dân số trong huyện.

Người Công Giáo ở Hứa Loan cũng tiêu biểu cho 20 phần trăm người Công Giáo trong Giáo phận Lạc Dương.

Theo niên giám của Tòa Thánh, giáo xứ Hứa Loan thuộc Giáo phận Lạc Dương. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng giáo xứ này thuộc Giáo phận Kinh Châu (荆州 -Jingzhou). Cả hai giáo phận đều trống tòa.

4. Đức Cha Paprocki “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt các chính trị gia Illinois không được rước lễ

Hôm 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật cấm phá thai rất triệt để tại Alabama. Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù.

Để đáp lại, tiểu bang Illinois đã thông qua một dự luật cho phép phá thai cực đoan hơn cả luật mới của New York, và công bố rằng phá thai, tức là quyền được giết con, là một nhân quyền căn bản của người mẹ.

Trước diễn biến này, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy đạo lý chân chính và rõ ràng, Đức Cha John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois đã đưa ra một sắc lệnh cấm hàng loạt các chính trị gia trong tiểu bang Illinois từ nay không được rước lễ cho tới khi nào họ biết ăn năn và “giao hòa với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.”

Danh sách những người bị cấm rước lễ được thông báo cho tất cả các linh mục trong giáo phận Springfield. Cá nhân những người bị cấm cũng nhận được một email báo cho biết không được lên rước lễ.

Sắc lệnh của ngài còn nêu đích danh và phê phán gay gắt phát ngôn nhân Hạ viện tiểu bang Michael Madigan và chủ tịch Thượng viện John Cullerton vì vai trò lãnh đạo của những người này trong việc cổ vũ dự luật cho phép phá thai vừa được thông qua.

Với sắc lệnh này của ngài, Đức Cha Paprocki đã “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt những lời phỉ báng nhắm vào ngài đã rộ lên trên các phương tiện truyền thông như trong trường hợp Đức Cha Thomas Tobin sau khi ngài tuyên bố rằng người Công Giáo không được ủng hộ các cuộc diễn hành đồng tính, và nói rằng những cuộc diễn hành như thế quảng bá một nền văn hóa trái với đức tin và đạo đức Công Giáo, cũng như gây hại cho trẻ con.

5. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp đến Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám Mục giáo phận Bayeux-Lisieux, nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie 6 tháng Sáu 1944, thường được gọi là D Day, ngày dài nhất trong Thế Chiến Thứ Hai với con số thương vong kinh hoàng nhất. Chỉ trong một ngày duy nhất ít nhất 10,000 quân nhân thuộc các lực lượng Đồng Minh đã tử trận. Từ 4,000 đến 9,000 quân Đức cũng bị thiệt mạng.

Trong sứ điệp, được công bố hôm thứ Tư 5 tháng 6, Đức Thánh Cha viết:

Nhân dịp các biến cố được tổ chức để kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày đổ bộ Normandie, tôi bảo đảm với Đức Cha về sự gần gũi về tâm linh và lời cầu nguyện của tôi, bằng cách gửi cho Đức Cha một lời chào thân ái. Tôi cũng muốn chào thăm các Giám mục, và đại diện các hệ phái Kitô khác, cũng như các tôn giáo bạn, và tất cả những người tham gia các sự kiện này.

Chúng ta biết rằng cuộc đổ bộ ngày 6 tháng Sáu năm 1944, tại Normandie, đã là một yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống lại sự man rợ của Đức Quốc xã và đã mở đường cho việc kết thúc một cuộc chiến đã làm tổn thương sâu sắc Âu châu và thế giới. Đó là lý do tại sao tôi nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những người lính, đến từ một số quốc gia bao gồm cả Pháp, đã can đảm dấn thân và cống hiến cuộc sống của họ cho tự do và hòa bình. Tôi phó dâng họ cho tình yêu thương xót vô hạn của Chúa. Tôi cũng phó dâng lên Chúa hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến này, và tôi cũng không quên những người lính Đức, đã phải chiến đấu vì sự vâng phục một chế độ được hình thành và linh hoạt bởi một ý thức hệ man rợ.

Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm này sẽ khiến tất cả các thế hệ, ở Âu châu và trên thế giới, khẳng định mạnh mẽ rằng “hòa bình phải dựa trên sự tôn trọng mỗi người, bất kể lịch sử của họ, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật, thiện ích chung, và tôn trọng thiên nhiên được Chúa giao phó cho chúng ta, cũng như các di sản đạo đức được các thế hệ trước truyền lại cho chúng ta. Và tôi xin Chúa giúp đỡ các Kitô hữu thuộc tất cả các hệ phái Kitô, cũng như các tín hữu của các tôn giáo và những người có thiện chí khác, biết thúc đẩy một tình huynh đệ phổ quát thực sự, đề cao nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, và chú ý đến những người bé nhỏ và người nghèo.

Với hy vọng này, tôi trân trọng ban phép lành Tòa Thánh cho Đức Cha, cũng như cho các giám mục và các tín hữu trong giáo phận của Đức Cha, và tôi cầu khẩn ơn sủng Chúa cho tất cả những người tham dự các buổi lễ này.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Vatican ngày 31 tháng Năm, 2019

6. Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành thánh lễ khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normandie

Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã thay mặt cho Tòa Thánh tham dự lễ kỷ niệm 75 năm cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và Tây Âu khỏi Đức Quốc Xã.

Đức Hồng Y Marc Ouellet đã cử hành Thánh lễ tại thị trấn Colleville-sur-Mer ở Normandie nơi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào năm 1944.

Vào ngày 6 tháng Sáu năm 1944, thường được gọi là D-Day, hơn 150,000 quân Đồng Minh đã tấn công vào bờ biển phía bắc nước Pháp, đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch giải phóng quốc gia này khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

D-Day được nhớ đến như một thời khắc quyết định Thế chiến II.

Hai lễ tưởng niệm ở Vương quốc Anh và ở Pháp đã dẫn đến việc ký kết một tuyên bố chung của 16 quốc gia đã chiến đấu trong Thế chiến II nhằm cam kết bảo đảm rằng sự kinh hoàng không thể tưởng tượng được của Thế chiến thứ hai sẽ không bao giờ có thể lặp lại.

Trong khi đó, hàng trăm cựu chiến binh đã tới miền bắc nước Pháp để đánh dấu dịp này, nơi các nghi lễ tưởng niệm đã diễn ra vào ngày 6 tháng Sáu tại Colleville-sur-Mer ở Normandie, trước sự chứng kiến của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mở đầu cho các nghi lễ tại Pháp, tối thứ Tư 5 tháng Sáu, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, tổng trưởng Bộ Giám mục, đã cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Colleville-sur-Mer và đưa ra các suy tư của ngài về nhu cầu cần phải trân trọng và bảo vệ hòa bình trong một thế giới ngày càng chia rẽ.

Đức Hồng Y nói với Đài phát thanh Vatican rằng ngài rất vui khi có thể đóng góp cho sự kiện quan trọng này.

Đức Hồng Y lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên cảnh cáo rằng thế chiến thứ Ba đang thực sự diễn ra từng mảnh trong thế giới ngày nay, và trách nhiệm cấp bách của chúng ta là phải làm nhiều hơn để thúc đẩy văn hóa hòa bình, gặp gỡ, đối thoại.

“Đối với tôi, đó là một cơ hội để mang lại những suy tư sâu sắc từ đức tin Công Giáo và từ sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo trước nhu cầu đối thoại.”

Đức Hồng Y nhắc lại rằng vào năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thành lập Ngày Hòa bình Thế giới, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng Giêng.

“Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã có những thông điệp rất cụ thể về giáo dục hòa bình, , trong Giáo Hội Công Giáo và xa hơn thế nữa,” ngài nói.

“Đó là một thông điệp được trao ra cho toàn thể nhân loại nói chung.”

Đức Hồng Y Ouellet nói rằng đó là một thông điệp nên được dạy và phát triển trong các trường học và trong các gia đình bởi vì văn hóa hòa bình bắt đầu từ trái tim và trong các mối quan hệ cơ bản: trong gia đình, trong trường học, trong xã hội nói chung .

Nếu chúng ta muốn xây dựng một tương lai hòa bình, theo Đức Hồng Y, chúng ta cần nghĩ về hòa bình không chỉ như là sự vắng mặt của chiến tranh mà còn là một nền văn hóa tích cực của hòa bình, tình yêu, công lý, và tình huynh đệ.

Đức Hồng Y nói thêm rằng được đại diện Tòa Thánh trong dịp này là một cơ hội thuận lợi để tỏ lòng tôn kính với các nạn nhân của cuộc xung đột, và ngài chỉ ra rằng nhiều binh sĩ Canada đã hy sinh trong cuộc đổ bộ này.

Đối với Đức Hồng Y, đó là một khoảnh khắc cảm xúc sâu sắc để ngài nghĩ đến những người lính đã hy sinh, đồng thời nhớ rằng hàng triệu người khác đã chết ở Âu châu.

Khi nhớ đến những điều đó, chúng ta cũng cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột.

Đức Hồng Y nhận xét rằng đó cũng là một dịp để nhớ rằng Canada đã không phải trải qua chiến tranh trên lãnh thổ của chính mình, và điều này, thật là một phước lành cho đất nước của ngài.

“Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng này,” Đức Hồng Y kết luận, “và đồng thời tôi cảm thấy còn phải dấn thân làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền văn hóa hòa bình và đối thoại trên thế giới.”

7. Vài nét về cuộc đổ bộ Normandie nhân kỷ niệm 75 năm biến cố này

Cuộc đổ bộ Normandie là cuộc hành quân vào ngày thứ Ba 6 tháng Sáu năm 1944 của quân Đồng minh nhằm mở đường tiến vào Âu châu trong Thế chiến II. Đó là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử. Chiến dịch này nhằm giải phóng nước Pháp đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, và đặt nền móng cho chiến thắng của phe Đồng minh trên mặt trận phía Tây.

Việc hoạch định kế hoạch cho chiến dịch này bắt đầu vào năm 1943. Trong những tháng trước cuộc tấn công, quân Đồng minh đã tiến hành một loạt đáng kể các hoạt động quân sự nhằm đánh lạc hướng người Đức về ngày giờ và địa điểm của cuộc đổ bộ của quân Đồng minh.

Tuy không biết chính xác, nhưng đề phòng khả năng một cuộc tấn công từ Anh quốc của quân Đồng minh, Adolf Hitler đã đặt Nguyên soái Erwin Rommel, một tướng lĩnh tài ba của Đức, chỉ huy việc xây các công sự, các bãi mìn và các chướng ngại vật dọc theo bờ biển. Đức Quốc Xã gọi đó là Bức tường Đại Tây Dương.

Các nhà hoạch định cuộc tấn công đã xác định một tập hợp các điều kiện cần thiết liên quan đến chu kỳ của mặt trăng, thủy triều và hướng gió. Họ nhận ra rằng mỗi tháng chỉ có vài ngày thỏa mãn được các điều kiện này. Trăng tròn là tốt nhất, vì ánh trăng sẽ cung cấp ánh sáng cho các phi công nhận ra các công sự phòng thủ của Đức. Cuộc tấn công được dự định diễn ra vào tảng sáng lúc có thủy triều cao nhất để cải thiện tầm nhìn của binh lính đối với các chướng ngại vật trên bãi biển, đồng thời hướng gió phải đi từ biển vào để giảm thiểu thời gian binh lính đang chơi vơi giữa dòng nước, làm mồi cho pháo binh địch.

Tướng Eisenhower đã chọn ngày 5 tháng Sáu là ngày tấn công. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng Sáu, biển động mạnh không phù hợp cho việc tấn công, trong khi nhiều đám mây thấp ngăn cản tầm nhìn của phi công trên các máy bay.

Cuộc tấn công đã bị hoãn lại 24 giờ. Mặc dù thời tiết vẫn chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng nếu chờ hơn nữa thì phải đến hai tuần sau mới có các điều kiện phù hợp. Vì thế, Tướng Eisenhower đã quyết định chọn ngày đổ bộ là ngày 6 tháng Sáu.

Đồng minh kiểm soát Đại Tây Dương có nghĩa là các nhà khí tượng học Đức có ít thông tin hơn so với Đồng minh trong việc dự báo thời tiết. Khi trung tâm khí tượng Luftwaffe ở Paris dự đoán hai tuần tới là thời tiết bão tố, nhiều chỉ huy của quân Đức đã rời bỏ vị trí của họ để tham dự các tiêu khiển ở Rennes, và quân nhân nhiều đơn vị được nghỉ phép. Chính Nguyên soái Erwin Rommel cũng trở về Đức vào dịp sinh nhật vợ và để gặp Hitler xin thêm xe tăng.

Ngay sau nửa đêm, không quân bắt đầu các cuộc oanh tạc và từ ngoài biển hải quân bắn tới tấp vào bờ để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của 24,000 quân thuộc các lực lượng Mỹ, Anh và Canada vào bờ biển Pháp lúc 06:30. Các mục tiêu trải dài đến 80 km dọc theo bờ biển Normandie được chia thành năm khu vực: Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword.

Những cơn gió mạnh đã thổi bay các tàu đổ bộ về phía đông so với vị trí dự định của họ, đặc biệt là tại Utah và Omaha. Thành ra, nhiều binh sĩ Đồng Minh rơi vào những chỗ quân Đức bố trí mạnh nhất và phải chịu hỏa lực nặng nề từ các ụ súng nhìn ra bãi biển. Khi vào đến bờ họ lại gặp phải các bãi mìn và vô số các chướng ngại vật như cọc gỗ, và dây kẽm gai, khiến thương vong rất nặng. Nặng nhất là tại Omaha, với những vách đá cao.

Ngoài việc kiểm soát được bãi biển, Đồng minh đã không giải phóng được bất kỳ thị trấn nào trong ngày đầu tiên. Thương vong của người Đức trong D-Day ước tính khoảng 4,000 đến 9,000 người. Thương vong của Đồng minh ít nhất là 10,000.

8. Tuyên bố của tổng giáo phận Galveston-Houston liên quan đến báo cáo một chiều, không chính xác của thông tấn xã AP

Chưa đầy một tuần trước khi Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, chủ sự cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Mỹ tại Baltimore từ 11 đến 14 tháng Sáu để bàn về các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, Associated Press tung ra một cáo buộc nghiêm trọng nhắm vào Đức Hồng Y DiNardo.

Hôm thứ Tư mùng 5 tháng Sáu, trong bài “The Reckoning” [dựa theo cuốn tiểu thuyết The Reckoning của Grisham – có nghĩa là Người Mưu Mô Tính Toán - chú thích của người dịch], phóng viên Nicole Winfield đã đưa ra trường hợp của bà Laura Pontikes, 55 tuổi, giám đốc điều hành một công ty xây dựng. Bà Pontikes lấy chồng không có phép đạo vì người chồng chưa thể tiêu hôn với cuộc hôn nhân lần thứ nhất. Từ năm 2007, một phụ tá của Đức Hồng Y DiNardo là Đức Ông Frank Rossi, đã cố vấn về tâm linh cho hai vợ chồng bà Pontikes. Associated Press tố cáo linh mục Frank Rossi có quan hệ tình cảm với bà Pontikes nhằm vòi tiền của gia đình bà. Trong 9 năm, bà Pontikes đã dâng cúng một số tiền lên đến 2 triệu Mỹ Kim, tự ý hay để chiều theo các áp lực của linh mục Frank Rossi.

Ngày 6 tháng 4 năm 2016, bà Pontikes đã gặp gỡ Đức Hồng Y DiNardo để tố cáo cha Rossi có những cử chỉ khiếm nhã với bà. Ngay lập tức, Đức Hồng Y buộc cha Rossi ngưng các trách nhiệm mục vụ. Tháng 12 năm đó, ngài đã có cuộc họp với bà Pontikes và khen ngợi bà đã can đảm tố cáo cha Rossi. Tuy nhiên, sau đó vài tháng, George Pontikes, là chồng bà Laura, phát hiện ra cha Rossi đang làm chính xứ ở một giáo xứ thuộc một giáo phận khác cách đó 2 giờ lái xe ở phía Đông Texas. Cáo buộc hiện nay của hai vợ chồng bà Pontikes là Đức Hồng Y bao che cho cha Rossi.

Trong cùng ngày, Tổng giáo phận Galveston-Houston đã ra tuyên bố sau:

Tổng giáo phận Galveston-Houston thẳng thừng phủ nhận một báo cáo không chuyên nghiệp, thiên vị và một chiều trong câu chuyện của Associated Press đưa ra ngày hôm nay có tiêu đề là “The Reckoning”. Tại mỗi bước trong vấn đề này, Đức Hồng Y DiNardo đã phản ứng rất nhanh chóng và chính đáng – và luôn giữ trong tâm trí của ngài lợi ích của gia đình Pontikees. Một số trích dẫn được gán cho Đức Hồng Y là một sự bịa đặt hoàn toàn.

Sau khi bà Pontike báo cáo về mối quan hệ không chính đáng với Đức ông Rossi cho Tổng giáo phận vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, Đức Hồng Y DiNardo đã đưa loại bỏ Đức ông Rossi khỏi giáo xứ đang phụ trách chưa đầy một tuần sau đó và ngày 21 tháng 4 [2016] đã gửi đương sự tới một trung tâm điều trị để đánh giá. Khi trở về Houston, Đức ông Rossi chính thức từ chức khỏi giáo xứ vào ngày 6 tháng Năm. Sau đó, đương sự đã tham dự một chương trình phục hồi cho đến đầu tháng 12.

Theo yêu cầu của Pontikees, Tổng giáo phận đã ký một thỏa thuận kéo dài thời hạn miễn tố với họ - về cơ bản cho phép gia đình Pontikees có thể đệ đơn kiện lúc nào họ muốn. Sau đó, đã có một thỏa thuận chung để tham gia vào một quá trình hòa giải riêng với nhau, vẫn đang tiếp diễn.

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, Laura Pontike, cùng với chuyên gia tâm lý học của bà, đã gặp một đại diện của Tổng giáo phận và Laura đưa ra yêu cầu thanh toán 10 triệu đô la cho bà , cùng một số các yêu cầu khác.

Đức ông Rossi đã hoàn thành quá trình phục hồi của mình và được đề nghị trở lại hoạt động mục vụ bởi các chuyên gia đã đánh giá đương sự. Đức Hồng Y DiNardo, theo yêu cầu của gia đình Pontikees, đã đồng ý không tái chỉ định Đức ông Rossi vào bất kỳ nhiệm sở nào trong Tổng giáo phận Galveston-Houston. Ngài đã truyền đạt quyết định này cho gia đình Pontikees và ông Pontike bày tỏ lòng biết ơn về quyết định đó.

Tổng giáo phận sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền xem xét vấn đề này.

9. Đức Thánh Cha sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào tháng tới

Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Năm 6 tháng Sáu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào ngày 4 Tháng Bẩy tới đây, tức là một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Công Giáo từ Ukraine tập trung tại Tòa Thánh để thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia này và sự thành lập Giáo hội Chính thống Ukraine.

Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill đã có cuộc gặp gỡ vào năm 2016. Đó lần đầu tiên trong suốt một thế kỷ có cuộc gặp gỡ giữa một vị Giáo Hoàng Công Giáo và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga. Cuộc gặp gỡ ở Cuba, được coi là một bước tiến hướng đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nga. Chưa một vị Giáo Hoàng nào đã từng đặt chân đến Nga.

Khi được hỏi liệu ông Putin có mở rộng lời mời Đức Phanxicô đến thăm Nga hay không, phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng còn quá sớm để nói về điều đó.

Tháng trước, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Phanxicô đã mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, một Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đến Vatican để dự các cuộc họp trong hai ngày 5 và 6 tháng Bẩy trong tình huống tế nhị của Ukraine hiện nay.

Đầu năm nay, sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tân lập được cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, nhiều cuộc xô xát về vấn đề tài sản đã diễn ra giữa các tín hữu của Giáo Hội mới và các tín hữu Chính Thống Giáo vẫn muốn trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Ukraine liên kết với Mạc Tư Khoa được tường thuật là đang trong tiến trình tan rã.

10. Tình hình tự do tôn giáo tại Eritrea trở nên tồi tệ

Hơn ba mươi Kitô hữu, là các thành viên của các Giáo hội Tin Lành Ngũ Tuần, đã bị lực lượng an ninh bắt giữ trong những ngày gần đây. Cảnh sát bắt giữ họ khi họ đang tập trung cầu nguyện ở ba nơi khác nhau ở thủ đô Asmara.

Trên giấy tờ, chính phủ Eritrea công nhận tự do tôn giáo. Nhưng trên thực tế, chính quyền chỉ công nhận bốn tôn giáo: Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành Luther Eritrea. Tín hữu của ba hệ phái Kitô này chiếm 50% dân số. 48% dân số Eritrea theo Hồi giáo Sunni. Các nhóm tôn giáo khác được coi là “bất hợp pháp” vì chính phủ coi họ là các công cụ của ngoại bang.

Các nhân viên cảnh sát đã thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào nhà riêng nơi các tín đồ của các tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là các Kitô hữu Tin Lành Ngũ Tuần, gặp nhau để cầu nguyện. Họ chỉ được thả ra khi ký giấy cam kết chối bỏ đức tin của mình.

Chính quyền ở Asmara cũng có những thái độ cứng rắn ngay cả với những tôn giáo được công nhận. Giáo hội Chính thống phải chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền. Năm 2007, Thượng phụ Antonios, người chỉ trích Tổng thống Isayas Afeworki, đã bị chính phủ phế truất vào năm 2007 và bị quản thúc tại gia kể từ đó. Sau đó, chính phủ áp đặt Abuna Dioskoros lên làm Thượng Phụ. Vị này đã chết vào năm 2015 khiến cho Chính Thống Giáo Eritrea bị trống tòa từ đó đến nay.

Giáo Hội Công Giáo Eritrea cũng sống trong một điều kiện khó khăn. Trên thực tế, chính quyền yêu cầu toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo, như các trường tư thục, các phòng khám y tế và các trại trẻ mồ côi, là các tổ chức đang hỗ trợ một cách không thể phủ nhận được cho người dân Eritrea đang bị giam cầm trong nghèo đói. Các công việc bác ái là một lĩnh vực trong đó Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất mạnh, nhưng đó cũng là một lĩnh vực phải trải qua sự kiểm soát liên tục và gắt gao của nhà cầm quyền.

Các tổ chức Hồi giáo có phần dễ thở hơn, nhưng cũng chịu những áp lực nhất định. Năm 2017, đề xuất đóng cửa một trường đại học Hồi giáo đã gây ra một cuộc biểu tình gay gắt. Các sinh viên đã xuống đường biểu tình và các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp rất dã man.

Ngoài các cuộc đàn áp tôn giáo, theo các tổ chức phi chính phủ lo lắng việc bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nhà cầm quyền Eritrea là một nhà nước thực hiện những chính sách đàn áp các nhóm chính trị và xã hội đối lập một cách có hệ thống. Xã hội Eritrea vẫn còn trong tình trạng quân sự hóa cao, ngay cả khi không có bất kỳ lo ngại chiến tranh với các quốc gia láng giềng.
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News