Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 05/06/2015
N2T |
4. Đức Mẹ Ma-ri-a là Đấng khiết tịnh, cho nên Mẹ yêu mến người khiết tịnh.
(Thánh John Damascene)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:40 05/06/2015
NGƯỜI NƯỚC TRỊNH MUA GIÀY
Nước Trịnh có một người chuẩn bị mua một đôi giày.
Việc trước tiên là anh ta vẽ đôi chân của mình vào tờ giấy, rồi đem tờ giấy vừa vẽ kích thước của bàn chân đặt lên chỗ đang ngồi, nhưng tới lúc đi chợ thì lại quên đem nó theo.
Khi người gánh giày đến bán giày, bây giờ anh ta mới sực nhớ ra nói:
- “Tôi quên đem theo tờ giấy vẽ kích thước của bàn chân rồi.”
Và thế là vội vội vàng vàng chạy về nhà lấy, nhưng lúc vội vã chạy lại thì chợ đã tan.
Có người hỏi anh ta:
- “Tại sao anh không dùng bàn chân của mình mà thử giày ?”
Anh ta trả lời:
- “Tôi thà tin tưởng kích thước đã vẽ, chứ không tin tưởng bàn chân của mình.”
(Trang tử)
Suy tư:
Cũng như những người kiêu ngạo nói: tôi chỉ tin vào tôi thôi, chứ không tin ai cả, không tin Chúa Mẹ gì ráo!
Cũng như các nhà khoa học vô thần, thấy mình phát minh ra những cái tân kỳ, thì tuyên bố với mọi người là không có Thiên Chúa, con người có thể làm ra được mọi thứ !
Tin vào kích thước của bàn chân mình đã vẽ nơi tờ giấy hơn là tin vào bàn chân của mình thì đúng là … ngu, bởi vì nếu không có bàn chân thì lấy cái gì để vẽ kích thước bàn chân chứ ?
Nếu không có mô hình là thiên nhiên, nếu không có mô hình là vật chất, nếu không có mô hình là lý trí.v.v...thì con người làm sao có thể “vẽ” lại chân dung mình được, làm sao con người có thể chế tạo ra máy ảnh, phi thuyền, máy bay.v.v... ? Mà Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả vũ trụ này và làm nên các mô hình vật chất ấy, nếu không tin Ngài thì còn tin vào ai nữa chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Nước Trịnh có một người chuẩn bị mua một đôi giày.
Việc trước tiên là anh ta vẽ đôi chân của mình vào tờ giấy, rồi đem tờ giấy vừa vẽ kích thước của bàn chân đặt lên chỗ đang ngồi, nhưng tới lúc đi chợ thì lại quên đem nó theo.
Khi người gánh giày đến bán giày, bây giờ anh ta mới sực nhớ ra nói:
- “Tôi quên đem theo tờ giấy vẽ kích thước của bàn chân rồi.”
Và thế là vội vội vàng vàng chạy về nhà lấy, nhưng lúc vội vã chạy lại thì chợ đã tan.
Có người hỏi anh ta:
- “Tại sao anh không dùng bàn chân của mình mà thử giày ?”
Anh ta trả lời:
- “Tôi thà tin tưởng kích thước đã vẽ, chứ không tin tưởng bàn chân của mình.”
(Trang tử)
Suy tư:
Cũng như những người kiêu ngạo nói: tôi chỉ tin vào tôi thôi, chứ không tin ai cả, không tin Chúa Mẹ gì ráo!
Cũng như các nhà khoa học vô thần, thấy mình phát minh ra những cái tân kỳ, thì tuyên bố với mọi người là không có Thiên Chúa, con người có thể làm ra được mọi thứ !
Tin vào kích thước của bàn chân mình đã vẽ nơi tờ giấy hơn là tin vào bàn chân của mình thì đúng là … ngu, bởi vì nếu không có bàn chân thì lấy cái gì để vẽ kích thước bàn chân chứ ?
Nếu không có mô hình là thiên nhiên, nếu không có mô hình là vật chất, nếu không có mô hình là lý trí.v.v...thì con người làm sao có thể “vẽ” lại chân dung mình được, làm sao con người có thể chế tạo ra máy ảnh, phi thuyền, máy bay.v.v... ? Mà Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả vũ trụ này và làm nên các mô hình vật chất ấy, nếu không tin Ngài thì còn tin vào ai nữa chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:25 05/06/2015
ÔM CÂY ĐỢI THỎ.
Nước Tống có một nông dân đang cày ruộng, đột nhiên thấy một con thỏ rừng chạy bay qua tông vào gốc cây cổ thụ mà chết, anh ta không tốn công tốn sức mà được một con thỏ.
Thế là anh ta vứt đi công cụ cày ruộng, ngày ngày ra đứng bên gốc cây chờ thời, hy vọng lại được thỏ.
(Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Cơ hội thì chỉ đến một lần, vận may cũng chỉ gõ cửa có một lần, nhưng nếu chúng ta không chộp lấy thời cơ thì cơ hội sẽ qua đi, vận may sẽ hết.
Có nhiều người nói rằng, vận may hoặc cơ hội là do chính bản thân mình, siêng làm thì vận may tới, làm biếng thì cơ hội trốn mất tiêu, xét cho cùng thì cũng đúng thôi, nhưng đó là cơ hội làm giàu.
Còn cơ hội làm lại cuộc đời mới, trở về với Thiên Chúa, từ bỏ tính kiếu căng, ích kỷ, để mặc lấy con người mới của Đức Chúa Ki-tô thì rất nhiều, vì Thiên Chúa không từ bỏ một ai, nghĩa là Ngài luôn đem cơ hội tới cho mỗi người, cơ hội này xảy ra từng giây từng phút trong cuộc đời chúng ta: vui buồn, tai nạn, hạnh phúc, một lời nói của bạn bè, một cái tát tai thù hận… tất cả đều là cơ hội để chúng ta nhìn lại con người của mình nó là ai, nó như thế nào, để chúng ta “điều chỉnh” lại cho tốt hơn, cho phù hợp với cuộc sống hơn, đó là cơ hội, là vận may.
Ôm cây đợi thỏ hoặc há miệng chờ sung thì có mà chết khô, vì làm gì có thỏ chạy tông vào gốc cây lần thứ hai, hoặc làm gì có trái sung rớt ngay trong miệng mà há miệng để chờ!
Có mà chết đói: đói đời này và đói đời sau trong hỏa ngục.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Nước Tống có một nông dân đang cày ruộng, đột nhiên thấy một con thỏ rừng chạy bay qua tông vào gốc cây cổ thụ mà chết, anh ta không tốn công tốn sức mà được một con thỏ.
Thế là anh ta vứt đi công cụ cày ruộng, ngày ngày ra đứng bên gốc cây chờ thời, hy vọng lại được thỏ.
(Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Cơ hội thì chỉ đến một lần, vận may cũng chỉ gõ cửa có một lần, nhưng nếu chúng ta không chộp lấy thời cơ thì cơ hội sẽ qua đi, vận may sẽ hết.
Có nhiều người nói rằng, vận may hoặc cơ hội là do chính bản thân mình, siêng làm thì vận may tới, làm biếng thì cơ hội trốn mất tiêu, xét cho cùng thì cũng đúng thôi, nhưng đó là cơ hội làm giàu.
Còn cơ hội làm lại cuộc đời mới, trở về với Thiên Chúa, từ bỏ tính kiếu căng, ích kỷ, để mặc lấy con người mới của Đức Chúa Ki-tô thì rất nhiều, vì Thiên Chúa không từ bỏ một ai, nghĩa là Ngài luôn đem cơ hội tới cho mỗi người, cơ hội này xảy ra từng giây từng phút trong cuộc đời chúng ta: vui buồn, tai nạn, hạnh phúc, một lời nói của bạn bè, một cái tát tai thù hận… tất cả đều là cơ hội để chúng ta nhìn lại con người của mình nó là ai, nó như thế nào, để chúng ta “điều chỉnh” lại cho tốt hơn, cho phù hợp với cuộc sống hơn, đó là cơ hội, là vận may.
Ôm cây đợi thỏ hoặc há miệng chờ sung thì có mà chết khô, vì làm gì có thỏ chạy tông vào gốc cây lần thứ hai, hoặc làm gì có trái sung rớt ngay trong miệng mà há miệng để chờ!
Có mà chết đói: đói đời này và đói đời sau trong hỏa ngục.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Mính Máu Thánh Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:29 05/06/2015
LỄ MÌNH MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA GIÊ-SU
Tin mừng : Mc 14, 12-16.22-26
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính lễ Mình Máu thánh Đức Chúa Giê-su; hôm nay có nhiều nhà thờ trên thế giới rước kiệu Mình Thánh Chúa cách trọng thể để biểu dương tình yêu của Ngài đối với nhân loại, và nhất là đối với mỗi người trong chúng ta. Trong niềm vui của thánh lễ này, tôi xin được chia sẻ với anh chị em hai điểm sau đây:
1. Đức Chúa Giê-su là Bánh nuôi nhân loại.
Với cử chỉ rất thân tình và trang trọng, Đức Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người...” , Ngài không nói đây là mình và máu của người khác, Ngài cũng không nói đây là bánh mì và rượu nho, nhưng nói: đây là mình Thầy và đây là máu Thầy, máu Giao Ước, mình Thầy là tấm bánh tinh tuyền, máu Thầy là máu Giao Ước được trao ban cho các môn đệ, và những ai tin vào Ngài để họ được sống và sống dồi dào.
Bánh được làm ra bởi lúa mì và trái nho được ép thành rượu không phải để cất vào tủ lạnh hay chạn bếp, nhưng để nuôi mình và chia sẻ với tha nhân, đó là ý nghĩa đích thực của bánh và rượu.
Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như hạt lúa mì bị nghiền nát trong cối xay, để rồi phó linh hồn trong tay Đức Chúa Cha, và trở nên Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng linh hồn những người tin vào Ngài, đó là mầu nhiệm của tình yêu, là của lễ hiến tế để cứu độ muôn người đẹp lòng Chúa Cha nhất, và hy lễ này vẫn còn tiếp diễn mỗi giây mỗi phút trên trần gian qua thánh lễ Mi-sa, đễ bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su dưỡng nuôi nhân loại cho đến ngày tận thế...
2. Mỗi người là bánh cho tha nhân.
Thánh giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a trong thư gởi cho tín hữu Rô-ma, ngài viết rằng: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa và sẽ được nanh thú nghiền tán để thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Ki-tô” , và ngài đã chết dưới hàm răng của sư tử.
Ngày nay, chúng ta không bị hàm răng sư tử nghiền nát để trở nên tấm bánh tinh tuyền của Đức Chúa Ki-tô, nhưng chúng ta có thể trở nên tấm bánh hạnh phúc, thân thiện của anh em chị em chung quanh mình, đó là khi chúng ta chấp nhận hy sinh vì quyền lợi của tha nhân, chấp nhận lời phê bình ác ý của tha nhân, nở nụ cười thân thiện với người có thành kiến với mình.v.v...đó là lúc chúng ta trở nên tấm bánh cho tha nhân rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trao ban chính mình Ngài làm của ăn của uống để nuôi linh hồn của chúng ta, do đó chúng ta biết rằng, nhờ bí tích Thánh Thể này, mà chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng cách rõ ràng và mật thiết hơn với Đức Chúa Giê-su, khi chúng ta rước Mình Máu thánh của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta.
Và nhờ bí tích Thánh Thể này mà chúng ta cũng biết rằng:
Thánh Thể làm cho Giáo Hội sống,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội hiệp nhất,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội yêu thương.
Thánh Thể làm cho Giáo Hội tồn tại và phát triển...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mc 14, 12-16.22-26
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính lễ Mình Máu thánh Đức Chúa Giê-su; hôm nay có nhiều nhà thờ trên thế giới rước kiệu Mình Thánh Chúa cách trọng thể để biểu dương tình yêu của Ngài đối với nhân loại, và nhất là đối với mỗi người trong chúng ta. Trong niềm vui của thánh lễ này, tôi xin được chia sẻ với anh chị em hai điểm sau đây:
1. Đức Chúa Giê-su là Bánh nuôi nhân loại.
Với cử chỉ rất thân tình và trang trọng, Đức Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người...” , Ngài không nói đây là mình và máu của người khác, Ngài cũng không nói đây là bánh mì và rượu nho, nhưng nói: đây là mình Thầy và đây là máu Thầy, máu Giao Ước, mình Thầy là tấm bánh tinh tuyền, máu Thầy là máu Giao Ước được trao ban cho các môn đệ, và những ai tin vào Ngài để họ được sống và sống dồi dào.
Bánh được làm ra bởi lúa mì và trái nho được ép thành rượu không phải để cất vào tủ lạnh hay chạn bếp, nhưng để nuôi mình và chia sẻ với tha nhân, đó là ý nghĩa đích thực của bánh và rượu.
Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như hạt lúa mì bị nghiền nát trong cối xay, để rồi phó linh hồn trong tay Đức Chúa Cha, và trở nên Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng linh hồn những người tin vào Ngài, đó là mầu nhiệm của tình yêu, là của lễ hiến tế để cứu độ muôn người đẹp lòng Chúa Cha nhất, và hy lễ này vẫn còn tiếp diễn mỗi giây mỗi phút trên trần gian qua thánh lễ Mi-sa, đễ bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su dưỡng nuôi nhân loại cho đến ngày tận thế...
2. Mỗi người là bánh cho tha nhân.
Thánh giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a trong thư gởi cho tín hữu Rô-ma, ngài viết rằng: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa và sẽ được nanh thú nghiền tán để thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Ki-tô” , và ngài đã chết dưới hàm răng của sư tử.
Ngày nay, chúng ta không bị hàm răng sư tử nghiền nát để trở nên tấm bánh tinh tuyền của Đức Chúa Ki-tô, nhưng chúng ta có thể trở nên tấm bánh hạnh phúc, thân thiện của anh em chị em chung quanh mình, đó là khi chúng ta chấp nhận hy sinh vì quyền lợi của tha nhân, chấp nhận lời phê bình ác ý của tha nhân, nở nụ cười thân thiện với người có thành kiến với mình.v.v...đó là lúc chúng ta trở nên tấm bánh cho tha nhân rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trao ban chính mình Ngài làm của ăn của uống để nuôi linh hồn của chúng ta, do đó chúng ta biết rằng, nhờ bí tích Thánh Thể này, mà chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng cách rõ ràng và mật thiết hơn với Đức Chúa Giê-su, khi chúng ta rước Mình Máu thánh của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta.
Và nhờ bí tích Thánh Thể này mà chúng ta cũng biết rằng:
Thánh Thể làm cho Giáo Hội sống,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội hiệp nhất,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội yêu thương.
Thánh Thể làm cho Giáo Hội tồn tại và phát triển...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:31 05/06/2015
N2T |
5. Cung kính Đức Mẹ thì giống như đi qua cổng thiên đàng.
(Thánh Elfleda)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:32 05/06/2015
CHIÊN LẠC
Cha sở hỏi ông trưởng ban hành giáo:
- “Ông X…lâu rồi không thấy đến nhà thờ, ông bệnh chăng ?”
- “Ôi hơi sức đâu mà cha hỏi lão ấy, sang xỉn chiều say, không có ông ấy thì chợ vẫn đông vậy, cha quan tâm làm gì cho mệt !”
Cha sở nói:
- “Ông nói đúng, không có mợ chợ vẫn đông, nhưng giáo xứ mình không phải là cái chợ, mà là anh chị em trong một gia đình; nhà thờ mình cũng không phải là siêu thị buôn bán, nhưng là nơi mà mỗi giáo dân được mời gọi đến để chia sẻ yêu thương của Thiên Chúa. Tôi là cha sở, một cha sở không bao giờ muốn giáo dân của mình bỏ nhà thờ; tôi là một mục tử, mục tử thì luôn quan tâm đến những con chiên của mình, nhất là những con chiên đau ốm nghèo nàn bệnh tật…”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cha sở hỏi ông trưởng ban hành giáo:
- “Ông X…lâu rồi không thấy đến nhà thờ, ông bệnh chăng ?”
- “Ôi hơi sức đâu mà cha hỏi lão ấy, sang xỉn chiều say, không có ông ấy thì chợ vẫn đông vậy, cha quan tâm làm gì cho mệt !”
Cha sở nói:
- “Ông nói đúng, không có mợ chợ vẫn đông, nhưng giáo xứ mình không phải là cái chợ, mà là anh chị em trong một gia đình; nhà thờ mình cũng không phải là siêu thị buôn bán, nhưng là nơi mà mỗi giáo dân được mời gọi đến để chia sẻ yêu thương của Thiên Chúa. Tôi là cha sở, một cha sở không bao giờ muốn giáo dân của mình bỏ nhà thờ; tôi là một mục tử, mục tử thì luôn quan tâm đến những con chiên của mình, nhất là những con chiên đau ốm nghèo nàn bệnh tật…”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:01 05/06/2015
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, năm B
Mc 14, 12-16.22-26
CHIA SẺ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
Bí tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình yêu. Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đã lập Bí tích Thánh Thể. Trong bối cảnh chiều thứ năm tuần thánh, Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa Vượt Qua cuối cùng. Và cũng chính trong bữa ăn này, Chúa Giêsu đã trối lại cho nhân loại Mình và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Trở lại thời Cựu Ước, chúng ta nhận ra vai trò của Môsê bởi vì Môsê đại diện dân rảy máu con vật trên Hy lễ để cho mọi người nhớ lại Giao Ước đã được Thiên Chúa ký kết với dân của Người. Qua thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã lấy lại ngôn ngữ của Môsê : Đây là Mình, đây là Máu Ta sẽ đổ ra vì nhiều người. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ tham dự bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên. Chúa Giêsu đã nhắc lại cho các môn đệ nhớ lại lời của Chúa đã nói với các Ông :” Thịt Ta thật là của ăn. Máu Ta thật là của uống “ “ Ta là bánh trường sinh “. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Do Thái đã xác định rõ ràng : Giao ước mới và vĩnh cửu không còn là thịt máu của con vật, nhưng chính là thịt máu của Đức Kitô. Thánh Phaolô quả quyết Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá. Ngài đã phục sinh, Ngài bước vào cung thánh Thiên Chúa và đời đời dâng hiến cho Thiên Chúa Cha chính thịt máu của Ngài. Đây là ngày đại lễ, ngày mà thánh Gioan đã thấy quang cảnh đại lễ ấy ở trên trời.
Quang cảnh ngày đại lễ ở trên trời, Sách Khải huyền đã cho Gioan thấy hôm nay diễn ra trong nhà Tiệc Ly, ngày Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa Vượt Qua cuối cùng trước khi Chúa Giêsu vâng lệnh Chúa Cha chịu chết, đổ máu mình để cứu độ nhân loại. Tin Mừng của thánh Máccô thuật lại :” Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy tấm bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói :” Mời anh em cầm lấy, đây là Mình Thầy “. Người lại cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho môn đệ, và tất cả đều uống.Người bảo họ :” Đây là Máu Thầy, Máu để lập Giao Ước, đổ ra vì muôn người “.Mình Thánh của Chúa được phân chia, trao ban cho con người. Máu Thánh cùa Chúa được chia sẻ. Bí tích Thánh Thể là cuộc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Chúa bị đóng đinh trên thập giá. Máu của Ngài không ngừng đổ ra để gột rửa tội lỗi nhân loại, tội lỗi của con người. Bữa Tiệc Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Chúa. Chính Thánh Thần trong Bí tích Thánh Thể, làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện và được trao ban trong bánh và rượu.
Để cử hành bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các môn đệ chuẩn bị trước :” Người liền sai hai môn đệ đi, và dặn họ :” Các anh đi vào thành, sẽ gặp một người mang vò nước…Ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu…các anh dọn tiệc cho chúng ta ở đó. Chúa Giêsu đã tiên liệu, đã nhìn xa thấy rộng. Ngài đã nhìn ra tất cả. Ngài là chủ và các môn đệ là khách mời. Ngài thết đãi các môn đệ một bữa tiệc. Ngài chủ tọa bữa tiệc. Ngài khoản đãi các môn đệ bằng chính lương thực thần linh, là chính Mình và Máu của Người. Đây là những chi tiết thật quan trọng.
Do đó, mọi bữa tiệc đều phải chuẩn bị kỹ càng. Thánh lễ tái diễn lại cuộc tưởng niệm sự thương khó, chịu chết và phục sinh của Chúa. Chính vì thế, Chủ tế và mọi người đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Thánh lễ phải được cử hành cách nghiêm trang, khoan thai và sốt sắng. Cả chủ tế và đoàn chiên đều phải chuẩn bị nghiêm túc để mỗi lần Thánh lễ được cử hành: Chủ tế và đoàn chiên đều hưởng được những lợi ích cao quí của Thánh lễ trao ban.
Xin mượn lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI để kết luận bài chia sẻ hôm nay:” Ngày lễ Mình Máu Chúa nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa một cách độc nhất và đặc biệt, về những gì Người là, và những gì Người làm.Ví dụ, người ta nói rằng Thiên Chúa được tái tạo bằng cách tự hiến, rằng Người được đón nhận bằng cách cho đi, rằng Người không thể bị thiếu hụt, rằng Người không bị tiêu hao đi – như bài vịnh ca của Thánh Tôma Aquinô đã hát lên điều đó.Tình yêu biến đổi mọi sự, và người ta hiểu rằng, ở trung tâm ngày lễ mình và Máu Thánh Chúa, có mầu nhiệm của việc biến đổi thể chất, dấu hiệu của Chúa Giêsu Kitô, vốn biến đổi thế giới. Khi nhìn lên Người để thờ lạy, chúng ta nói :” Vâng, tình yêu hiện hữu, và vì hiện hữu, nên mọi sự đều có thể đổi thay, nên tốt hơn, và chúng ta có thể hy vọng”.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bí tích Thánh Thể nói cho chúng ta điều gì ?
2.Ai đã lập Bí tích Thánh Thể ?
3.Bí tích Thánh Thể đã được thiết lập tại đâu ?
4.Muốn rước Chúa, chúng ta phải làm gì ?
Mc 14, 12-16.22-26
CHIA SẺ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
Bí tích Thánh Thể là Bí tích nuôi sống, Bí tích tình yêu. Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đã lập Bí tích Thánh Thể. Trong bối cảnh chiều thứ năm tuần thánh, Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa Vượt Qua cuối cùng. Và cũng chính trong bữa ăn này, Chúa Giêsu đã trối lại cho nhân loại Mình và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Trở lại thời Cựu Ước, chúng ta nhận ra vai trò của Môsê bởi vì Môsê đại diện dân rảy máu con vật trên Hy lễ để cho mọi người nhớ lại Giao Ước đã được Thiên Chúa ký kết với dân của Người. Qua thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã lấy lại ngôn ngữ của Môsê : Đây là Mình, đây là Máu Ta sẽ đổ ra vì nhiều người. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ tham dự bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên. Chúa Giêsu đã nhắc lại cho các môn đệ nhớ lại lời của Chúa đã nói với các Ông :” Thịt Ta thật là của ăn. Máu Ta thật là của uống “ “ Ta là bánh trường sinh “. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Do Thái đã xác định rõ ràng : Giao ước mới và vĩnh cửu không còn là thịt máu của con vật, nhưng chính là thịt máu của Đức Kitô. Thánh Phaolô quả quyết Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá. Ngài đã phục sinh, Ngài bước vào cung thánh Thiên Chúa và đời đời dâng hiến cho Thiên Chúa Cha chính thịt máu của Ngài. Đây là ngày đại lễ, ngày mà thánh Gioan đã thấy quang cảnh đại lễ ấy ở trên trời.
Quang cảnh ngày đại lễ ở trên trời, Sách Khải huyền đã cho Gioan thấy hôm nay diễn ra trong nhà Tiệc Ly, ngày Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa Vượt Qua cuối cùng trước khi Chúa Giêsu vâng lệnh Chúa Cha chịu chết, đổ máu mình để cứu độ nhân loại. Tin Mừng của thánh Máccô thuật lại :” Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy tấm bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói :” Mời anh em cầm lấy, đây là Mình Thầy “. Người lại cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho môn đệ, và tất cả đều uống.Người bảo họ :” Đây là Máu Thầy, Máu để lập Giao Ước, đổ ra vì muôn người “.Mình Thánh của Chúa được phân chia, trao ban cho con người. Máu Thánh cùa Chúa được chia sẻ. Bí tích Thánh Thể là cuộc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Chúa bị đóng đinh trên thập giá. Máu của Ngài không ngừng đổ ra để gột rửa tội lỗi nhân loại, tội lỗi của con người. Bữa Tiệc Thánh Thể là Bí tích của Mình và Máu Đức Kitô, Bí tích của sự hiện diện của Chúa. Chính Thánh Thần trong Bí tích Thánh Thể, làm cho Đức Kitô thực sự hiện diện và được trao ban trong bánh và rượu.
Để cử hành bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các môn đệ chuẩn bị trước :” Người liền sai hai môn đệ đi, và dặn họ :” Các anh đi vào thành, sẽ gặp một người mang vò nước…Ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu…các anh dọn tiệc cho chúng ta ở đó. Chúa Giêsu đã tiên liệu, đã nhìn xa thấy rộng. Ngài đã nhìn ra tất cả. Ngài là chủ và các môn đệ là khách mời. Ngài thết đãi các môn đệ một bữa tiệc. Ngài chủ tọa bữa tiệc. Ngài khoản đãi các môn đệ bằng chính lương thực thần linh, là chính Mình và Máu của Người. Đây là những chi tiết thật quan trọng.
Do đó, mọi bữa tiệc đều phải chuẩn bị kỹ càng. Thánh lễ tái diễn lại cuộc tưởng niệm sự thương khó, chịu chết và phục sinh của Chúa. Chính vì thế, Chủ tế và mọi người đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Thánh lễ phải được cử hành cách nghiêm trang, khoan thai và sốt sắng. Cả chủ tế và đoàn chiên đều phải chuẩn bị nghiêm túc để mỗi lần Thánh lễ được cử hành: Chủ tế và đoàn chiên đều hưởng được những lợi ích cao quí của Thánh lễ trao ban.
Xin mượn lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI để kết luận bài chia sẻ hôm nay:” Ngày lễ Mình Máu Chúa nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa một cách độc nhất và đặc biệt, về những gì Người là, và những gì Người làm.Ví dụ, người ta nói rằng Thiên Chúa được tái tạo bằng cách tự hiến, rằng Người được đón nhận bằng cách cho đi, rằng Người không thể bị thiếu hụt, rằng Người không bị tiêu hao đi – như bài vịnh ca của Thánh Tôma Aquinô đã hát lên điều đó.Tình yêu biến đổi mọi sự, và người ta hiểu rằng, ở trung tâm ngày lễ mình và Máu Thánh Chúa, có mầu nhiệm của việc biến đổi thể chất, dấu hiệu của Chúa Giêsu Kitô, vốn biến đổi thế giới. Khi nhìn lên Người để thờ lạy, chúng ta nói :” Vâng, tình yêu hiện hữu, và vì hiện hữu, nên mọi sự đều có thể đổi thay, nên tốt hơn, và chúng ta có thể hy vọng”.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bí tích Thánh Thể nói cho chúng ta điều gì ?
2.Ai đã lập Bí tích Thánh Thể ?
3.Bí tích Thánh Thể đã được thiết lập tại đâu ?
4.Muốn rước Chúa, chúng ta phải làm gì ?
Hiệu quả của việc rước lễ
Lm. Anthony Trung Thành
23:23 05/06/2015
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Đức Hồng Y Newman là một chức sắc cao cấp và nổi tiếng của Giáo Hội Anh Giáo, mỗi năm hưởng một khoản trợ cấp của nhà nước là 100.000 francs thời đó. Ngài đã nghiên cứu lâu năm đạo Công Giáo và cuối cùng xin cải giáo (qua Đạo Công Giáo). Vài ngày trước khi ngài trở lại, một bạn thân của ngài nói với ngài: “Ngài hãy nghĩ lại việc ngài làm! Nếu ngài trở thành người Công Giáo, ngài sẽ mất 100.000 quan mỗi năm đó!”. Newman bất bình nói lớn tiếng: “Một trăm ngàn quan là gì so với chỉ một lần rước lễ! ”
Vì sao Đức Hồng Y Newman lại quyết định một cách táo bạo và khẳng định một cách chắc chắn như vậy? Thưa, vì Ngài đã hiểu được hiệu quả của việc rước lễ. Thật vậy, giáo lý về bí tích Thánh Thể dạy rằng: Rước lễ thì được những ơn ích này: Một là được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội thánh; Hai là được tẩy xóa các tội nhẹ; Ba là được lớn lên trong ân sủng; Bốn là được bảo đảm sự sống muôn đời.
Chính vì hiệu quả như vậy nên Giáo Hội đã khôn ngoan ấn định rước lễ mỗi năm ít là một lần, buộc nặng, ai không thi hành là mắc tội trọng. Giáo Hội còn kêu gọi con cái mình năng rước lễ, và rước lễ mỗi ngày. Bởi vì, ngoài những ơn ích trên, năng rước lễ sẽ có thêm sức mạnh và sự can đảm để giữ đạo, sống đạo và truyền đạo.
Trong thời kỳ đầu của Hội Thánh, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người kitô hữu anh dũng chấp nhận cái chết vì Chúa. Đâu là lý do của sự lạ lùng đó?
Chính Thánh Siprianô trả lời rằng: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”.
Ở Việt Nam chúng ta trong thời kỳ bách hại đạo, sự anh dũng của cha ông chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ năng rước Mình Thánh Chúa. Trong sắc lệnh của vua Tự Đức có một điều như sau: “không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho người ta không sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.
Theo dòng lịch sử Hội Thánh, Thánh Thể đã tạo ra biết bao nhiêu vị thánh. Cha Damiêng, vị tuyên uý cho người cùi đã khẳng định: “nếu không có thầy chí thánh đêm ngày ngự trong nhà thờ nhỏ của tôi, chắc không bao giờ tôi có thể chung số phận với số phận của người hủi”.
Và ngày hôm nay, rất nhiều người nhờ năng rước Mình Thánh Chúa mà đã có sức đứng vững giữa gương xấu tội lỗi, có sức chống trả các chước cám dỗ, giữ được linh hồn trong trắng giữa bùn nhơ, khắc phục được nhiều thói xấu, tập được nhiều nhân đức. Chính vì vậy, Thánh Cyrilô Alexandria, Giáo phụ và tiến sĩ Giáo Hội kêu gọi mọi người rằng :“ Nếu nọc độc kiêu ngạo sưng lên trong ta, hãy quay về với Thánh Thể, và bánh đó là Chúa của anh em, Ngài tự hạ và ẩn mình, Ngài sẽ dạy cho anh em sự khiêm nhường. Nếu cơn sốt ích kỉ tham lam rống lên trong anh em, hảy ăn bánh này, anh em sẽ học được sự quan tâm. Nếu cơn gió buốt của lòng tham lam làm tàn héo anh em, hãy mau nhận lấy bánh các Thiên Thần, và đức ái sẽ trổ bông trong lòng anh em. Nếu anh em thấy ngứa ngáy và tính khí bất thường, hãy nuôi mình bằng Thịt Máu Chúa Ki-tô. Đấng đã thực hiện tự chế anh hùng suốt đời nơi dương thế, và anh em sẽ nên người điều độ. Nếu anh em lười biếng và uể oải việc thiêng liêng, hãy củng cố mình với lương thực trên trời này, anh em sẽ nên sốt sắng. Sau cùng, nếu anh em bị say sém vì cơn sốt không trong sạch, hãy tới bàn tiệc các Thiên Thần, và con chiên Ki-tô thanh sạch, sẽ làm cho anh em nên trong sạch tinh khiết”.
Không nói đâu xa, mỗi người chúng ta chắc chắn cũng có một ít kinh nghiệm về hiệu quả của việc rước lễ: biết bao lần dọn lòng rước Mình Thánh Chúa sốt sắng ta cảm thấy một cái gì ấm áp, ngọt ngào trong linh hồn. Biết bao lần chịu lễ xuống ta thấy lòng gớm ghét tội lỗi hơn, muốn sống thánh thiện hy sinh hơn. Biết bao lần chịu lễ rồi về với gia đình ta cảm thấy mọi bổn phận hằng ngày nhẹ nhàng hơn.Thực tế, nhìn vào các gia đình trong giáo xứ chúng ta thấy, gia đình nào có cha mẹ con cái năng tham dự thánh lễ và rước lễ sẽ được hạnh phúc và bình an hơn.
Ước gì từ những dòng chia sẻ trên đây, mỗi người chúng ta cảm nghiệm được hiệu quả của Bí tích Thánh Thể để năng rước lễ và rước lễ sốt sắng mỗi ngày. Amen
Đức Hồng Y Newman là một chức sắc cao cấp và nổi tiếng của Giáo Hội Anh Giáo, mỗi năm hưởng một khoản trợ cấp của nhà nước là 100.000 francs thời đó. Ngài đã nghiên cứu lâu năm đạo Công Giáo và cuối cùng xin cải giáo (qua Đạo Công Giáo). Vài ngày trước khi ngài trở lại, một bạn thân của ngài nói với ngài: “Ngài hãy nghĩ lại việc ngài làm! Nếu ngài trở thành người Công Giáo, ngài sẽ mất 100.000 quan mỗi năm đó!”. Newman bất bình nói lớn tiếng: “Một trăm ngàn quan là gì so với chỉ một lần rước lễ! ”
Vì sao Đức Hồng Y Newman lại quyết định một cách táo bạo và khẳng định một cách chắc chắn như vậy? Thưa, vì Ngài đã hiểu được hiệu quả của việc rước lễ. Thật vậy, giáo lý về bí tích Thánh Thể dạy rằng: Rước lễ thì được những ơn ích này: Một là được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội thánh; Hai là được tẩy xóa các tội nhẹ; Ba là được lớn lên trong ân sủng; Bốn là được bảo đảm sự sống muôn đời.
Chính vì hiệu quả như vậy nên Giáo Hội đã khôn ngoan ấn định rước lễ mỗi năm ít là một lần, buộc nặng, ai không thi hành là mắc tội trọng. Giáo Hội còn kêu gọi con cái mình năng rước lễ, và rước lễ mỗi ngày. Bởi vì, ngoài những ơn ích trên, năng rước lễ sẽ có thêm sức mạnh và sự can đảm để giữ đạo, sống đạo và truyền đạo.
Trong thời kỳ đầu của Hội Thánh, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người kitô hữu anh dũng chấp nhận cái chết vì Chúa. Đâu là lý do của sự lạ lùng đó?
Chính Thánh Siprianô trả lời rằng: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”.
Ở Việt Nam chúng ta trong thời kỳ bách hại đạo, sự anh dũng của cha ông chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ năng rước Mình Thánh Chúa. Trong sắc lệnh của vua Tự Đức có một điều như sau: “không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho người ta không sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.
Theo dòng lịch sử Hội Thánh, Thánh Thể đã tạo ra biết bao nhiêu vị thánh. Cha Damiêng, vị tuyên uý cho người cùi đã khẳng định: “nếu không có thầy chí thánh đêm ngày ngự trong nhà thờ nhỏ của tôi, chắc không bao giờ tôi có thể chung số phận với số phận của người hủi”.
Và ngày hôm nay, rất nhiều người nhờ năng rước Mình Thánh Chúa mà đã có sức đứng vững giữa gương xấu tội lỗi, có sức chống trả các chước cám dỗ, giữ được linh hồn trong trắng giữa bùn nhơ, khắc phục được nhiều thói xấu, tập được nhiều nhân đức. Chính vì vậy, Thánh Cyrilô Alexandria, Giáo phụ và tiến sĩ Giáo Hội kêu gọi mọi người rằng :“ Nếu nọc độc kiêu ngạo sưng lên trong ta, hãy quay về với Thánh Thể, và bánh đó là Chúa của anh em, Ngài tự hạ và ẩn mình, Ngài sẽ dạy cho anh em sự khiêm nhường. Nếu cơn sốt ích kỉ tham lam rống lên trong anh em, hảy ăn bánh này, anh em sẽ học được sự quan tâm. Nếu cơn gió buốt của lòng tham lam làm tàn héo anh em, hãy mau nhận lấy bánh các Thiên Thần, và đức ái sẽ trổ bông trong lòng anh em. Nếu anh em thấy ngứa ngáy và tính khí bất thường, hãy nuôi mình bằng Thịt Máu Chúa Ki-tô. Đấng đã thực hiện tự chế anh hùng suốt đời nơi dương thế, và anh em sẽ nên người điều độ. Nếu anh em lười biếng và uể oải việc thiêng liêng, hãy củng cố mình với lương thực trên trời này, anh em sẽ nên sốt sắng. Sau cùng, nếu anh em bị say sém vì cơn sốt không trong sạch, hãy tới bàn tiệc các Thiên Thần, và con chiên Ki-tô thanh sạch, sẽ làm cho anh em nên trong sạch tinh khiết”.
Không nói đâu xa, mỗi người chúng ta chắc chắn cũng có một ít kinh nghiệm về hiệu quả của việc rước lễ: biết bao lần dọn lòng rước Mình Thánh Chúa sốt sắng ta cảm thấy một cái gì ấm áp, ngọt ngào trong linh hồn. Biết bao lần chịu lễ xuống ta thấy lòng gớm ghét tội lỗi hơn, muốn sống thánh thiện hy sinh hơn. Biết bao lần chịu lễ rồi về với gia đình ta cảm thấy mọi bổn phận hằng ngày nhẹ nhàng hơn.Thực tế, nhìn vào các gia đình trong giáo xứ chúng ta thấy, gia đình nào có cha mẹ con cái năng tham dự thánh lễ và rước lễ sẽ được hạnh phúc và bình an hơn.
Ước gì từ những dòng chia sẻ trên đây, mỗi người chúng ta cảm nghiệm được hiệu quả của Bí tích Thánh Thể để năng rước lễ và rước lễ sốt sắng mỗi ngày. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các tín hữu trên thế giới mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô với những cuộc rước kiệu truyền thống
Đặng Tự Do
02:52 05/06/2015
Hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi) đúng vào ngày thứ Năm 4 tháng Sáu, là ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi. Bên cạnh thánh lễ, các buổi cử hành còn kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Tại thành phố Appenzell của Thụy Sĩ, các thiếu nữ mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ. |
Các phụ nữ và thiếu nữ trong trang phục Taefeli-Meedli rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố. |
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô là ngày lễ lớn tại Ba Lan và Áo, nơi nhiều thị trấn và thành phố tổ chức những đám rước cùng với Mình Thánh Chúa và tượng Đức Mẹ. Những người trẻ trong trang phục truyền thống tham gia rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô ở Witow, Ba Lan |
Nam giới mặc y phục truyền thống đi ngựa trong một đám rước Mình Thánh Chúa ở Brixen, Thale, Áo. |
Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, nơi nhiều thành phố và thị trấn vẫn giữ truyền thống rước kiệu. Các cô gái trẻ, đặc biệt trong cộng đồng Sorbian ăn mặc như phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng |
Đức Thánh Cha sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần tới
Đặng Tự Do
15:27 05/06/2015
Trong buổi họp báo hôm thứ Sáu 5 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin vào sáng thứ Tư 10 tháng Sáu.
Tổng thống Vladimir Putin trước đây đã được Đức Thánh Cha tiếp hôm 25 Tháng Mười Một 2013. Nội dung của cuộc họp chưa được cho biết nhưng người ta hy vọng vấn đề Nga xâm lược Ukraine sẽ được đưa ra thảo luận.
Sau cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, tổng thống Putin sẽ thăm các hội chợ triển lãm tại Milan, nhân dịp 'Ngày nước Nga' tại cuộc triển lãm này.
Ông Putin dự kiến sẽ gặp với tổng thống Italia, Sergio Mattarella, và Thủ tướng Ý, Matteo Renzi.
Tổng thống Vladimir Putin trước đây đã được Đức Thánh Cha tiếp hôm 25 Tháng Mười Một 2013. Nội dung của cuộc họp chưa được cho biết nhưng người ta hy vọng vấn đề Nga xâm lược Ukraine sẽ được đưa ra thảo luận.
Sau cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, tổng thống Putin sẽ thăm các hội chợ triển lãm tại Milan, nhân dịp 'Ngày nước Nga' tại cuộc triển lãm này.
Ông Putin dự kiến sẽ gặp với tổng thống Italia, Sergio Mattarella, và Thủ tướng Ý, Matteo Renzi.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng truyền giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
23:40 05/06/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác các Hội Giáo Hoàng truyền giáo đừng trở thành những tổ chức phi chính phủ phân phát tài trợ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu mùng 5 tháng 6, dành cho 170 tham dự viên Đại hội thường niên của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tổng trưởng Fernando Filoni. Hiện diện trong khóa họp 6 ngày đặc biệt có các vị Giám đốc toàn quốc các Hội giáo hoàng truyền giáo từ các nước trên thế giới tựu về. Đại diện cho Việt Nam có cha Ngô Quang Tuyên ở Sàigòn.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, sau khi nhắc lại sứ mạng cấp thiết của mọi thành phần Giáo Hội phải tích cực tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng, cũng như vai trò quan trọng và cao quí của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Xin anh em lưu ý để đừng rơi vào cám dỗ trở thành một tổ chức phi chính phủ, một văn phòng phân phát các khoản tài trợ thông thường và ngoại thường. Tiền bạc là trợ giúp hữu ích, nhưng chúng cũng có thể làm hư hỏng việc truyền giáo. Thái độ công chức, khi nó được đặt ở trung tâm, hoặc chiếm chỗ đứng quá lớn, như thể đó là điều quan trọng nhất, thì nó sẽ đưa anh em đến chỗ tàn lụi; vì cách thức đầu tiên để chết chính là coi những “nguồn mạch” là điều tự nhiên mà có, nghĩa là không còn để ý đến Đấng làm cho miền truyền giáo được sinh động. Với bao nhiêu kế hoạch và chương trình, xin anh em vui lòng đừng gạt bỏ Chúa Giêsu Kitô ra ngoài các công trình Truyền giáo, vì đây là công trình của Chúa.”
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng “Một Giáo Hội thu hẹp vào hiệu năng của các guồng máy như một đảng phái, thì là một Giáo Hội chết, cho dù các cơ cấu và chương trình hỗ trợ các giáo sĩ và giáo dân “tự thu dụng” còn phải kéo dài nhiều thế kỷ”.
“Không thể có một sự loan báo Tin Mừng nếu không ở trong năng lực thánh hóa của Chúa Thánh Linh, là Đấng có khả năng đổi mới, đánh động, mang lại đà tiến cho Giáo Hội trong sự táo bạo đi ra khỏi mình để loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc” (Xc E.G. n.261).
Trong 3 ngày của khóa họp 6 ngày ở Roma, các vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng cứu xét và quyết định về việc tài trợ cho các chủng viện, học viện, tập viện, cũng như các dự án hoạt động tại các xứ truyền giáo
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu mùng 5 tháng 6, dành cho 170 tham dự viên Đại hội thường niên của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tổng trưởng Fernando Filoni. Hiện diện trong khóa họp 6 ngày đặc biệt có các vị Giám đốc toàn quốc các Hội giáo hoàng truyền giáo từ các nước trên thế giới tựu về. Đại diện cho Việt Nam có cha Ngô Quang Tuyên ở Sàigòn.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, sau khi nhắc lại sứ mạng cấp thiết của mọi thành phần Giáo Hội phải tích cực tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng, cũng như vai trò quan trọng và cao quí của các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Xin anh em lưu ý để đừng rơi vào cám dỗ trở thành một tổ chức phi chính phủ, một văn phòng phân phát các khoản tài trợ thông thường và ngoại thường. Tiền bạc là trợ giúp hữu ích, nhưng chúng cũng có thể làm hư hỏng việc truyền giáo. Thái độ công chức, khi nó được đặt ở trung tâm, hoặc chiếm chỗ đứng quá lớn, như thể đó là điều quan trọng nhất, thì nó sẽ đưa anh em đến chỗ tàn lụi; vì cách thức đầu tiên để chết chính là coi những “nguồn mạch” là điều tự nhiên mà có, nghĩa là không còn để ý đến Đấng làm cho miền truyền giáo được sinh động. Với bao nhiêu kế hoạch và chương trình, xin anh em vui lòng đừng gạt bỏ Chúa Giêsu Kitô ra ngoài các công trình Truyền giáo, vì đây là công trình của Chúa.”
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng “Một Giáo Hội thu hẹp vào hiệu năng của các guồng máy như một đảng phái, thì là một Giáo Hội chết, cho dù các cơ cấu và chương trình hỗ trợ các giáo sĩ và giáo dân “tự thu dụng” còn phải kéo dài nhiều thế kỷ”.
“Không thể có một sự loan báo Tin Mừng nếu không ở trong năng lực thánh hóa của Chúa Thánh Linh, là Đấng có khả năng đổi mới, đánh động, mang lại đà tiến cho Giáo Hội trong sự táo bạo đi ra khỏi mình để loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc” (Xc E.G. n.261).
Trong 3 ngày của khóa họp 6 ngày ở Roma, các vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng cứu xét và quyết định về việc tài trợ cho các chủng viện, học viện, tập viện, cũng như các dự án hoạt động tại các xứ truyền giáo
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi)
Đặng Tự Do
16:51 05/06/2015
Lúc 7 giờ chiều ngày thứ Năm 4 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano. Tham dự thánh lễ có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu ban cho chúng ta Mình và Máu Người dưới hình bánh và rượu, để lưu lại cho chúng ta ký ức về sự hy sinh trong tình yêu vô biên của Ngài. Với của ăn đàng đầy đủ tràn đầy ân sủng này, các môn đệ đã có mọi thứ cần thiết cho cuộc hành trình dài xuyên suốt lịch sử, để mở rộng vương quốc Thiên Chúa cho mọi người. Hy tế tự nguyện của Chúa Giêsu trên thánh giá mang lại ánh sáng và sức mạnh cho các môn đệ người. Bánh hằng sống đã được truyền lại cho chúng ta! Giáo Hội kinh ngạc bất tận trước thực tại này - một sự kinh ngạc không ngừng nuôi dưỡng sự chiêm ngưỡng, tôn thờ, và ký ức. Điều này được thấy trong bản văn đẹp của Phụng Vụ ngày hôm nay là đáp ca của bài đọc hai trong Giờ Kinh Sách: “Hãy nhìn nơi bánh này, Mình của Đức Kitô bị treo trên thập giá, và trong chén này Máu chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Hãy cầm lấy Mình Ngài mà ăn, Máu Ngài mà uống, và anh chị em sẽ trở thành thành viên của Ngài. Mình Chúa Kitô là mối dây liên kết anh chị em với Ngài: hãy cầm lấy mà ăn, nếu không anh chị em sẽ không là một phần trong Ngài. Máu Ngài là giá cho sự cứu chuộc cho anh chị em: hãy uống, nếu không anh chị em sẽ tuyệt vọng vì tình trạng tội lỗi của mình”.
Chúng ta tự hỏi đâu là ý nghĩa ngày hôm nay của việc bị tách ra từ Ngài, của tuyệt vọng - như những kẻ hèn nhát – trước tình trạng tội lỗi của chúng ta?
Chúng ta bị tách ra khỏi Chúa Kitô khi chúng ta không vâng phục Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ với nhau, khi chúng ta cạnh tranh để chiếm chỗ nhất, khi chúng ta không có can đảm để đưa ra các chứng tá bác ái, khi chúng ta không thể mang đến hy vọng. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta không thể bị tách khỏi Ngài, vì đó là mối dây hiệp thông, là sự viên mãn của Giao ước, là dấu chỉ sống động về tình yêu của Chúa Kitô Đấng đã tự hạ mình và tự hủy mình đi vì chúng ta, để chúng ta được lưu lại trong tình hiệp nhất. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vượt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật.
Và ngày nay, “svilirci” - tự hạ giá - có nghĩa là gì? là hèn nhát, là tuyệt vọng trước tội lỗi chúng ta, nghĩa là làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình lầm lỗi hay bất cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo.
Chúa Giêsu đã đổ máu mình ra như giá cứu chuộc và như nước thanh tẩy, để chúng ta được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi, để chúng ta không tuyệt vọng vì tội lỗi, để chúng ta không trở nên hèn yếu, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, hãy uống những ngụm sâu nơi nguồn mạch của Ngài, để được giữ gìn khỏi nguy cơ hư hỏng. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hồng ân được biến đổi: chúng ta sẽ luôn tiếp tục là người tội lỗi khốn nạn, nhưng Máu Chúa Kitô sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và trả lại phẩm giá cho chúng ta. Dù không có công đức riêng nào nhưng với sự khiêm tốn chân thành, chúng ta vẫn có thể mang đến cho anh em chúng ta tình yêu của Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta. Chúng ta sẽ là đôi mắt của Ngài dõi tìm Giakêu và và Mađalêna; chúng ta sẽ là bàn tay của Ngài là Đấng chữa lành các bệnh nhân về thể lý và tinh thần; chúng ta sẽ là trái tim của Ngài yêu thương những ai cần đến sự hòa giải và sự hiểu biết.
Như vậy, Thánh Thể đem đến giữa chúng ta sự hiện diện của Giao ước thánh hóa, thanh tẩy chúng ta và liên kết chúng ta trong sự hiệp thông tuyệt diệu với Thiên Chúa.
Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm này, nhưng còn có dịp ca ngợi Ngài và ca hát trên các đường phố của thành phố chúng ta. Xin cho cuộc rước chúng ta sẽ thực hiện vào cuối thánh lễ này thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện ngang qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu ban cho chúng ta Mình và Máu Người dưới hình bánh và rượu, để lưu lại cho chúng ta ký ức về sự hy sinh trong tình yêu vô biên của Ngài. Với của ăn đàng đầy đủ tràn đầy ân sủng này, các môn đệ đã có mọi thứ cần thiết cho cuộc hành trình dài xuyên suốt lịch sử, để mở rộng vương quốc Thiên Chúa cho mọi người. Hy tế tự nguyện của Chúa Giêsu trên thánh giá mang lại ánh sáng và sức mạnh cho các môn đệ người. Bánh hằng sống đã được truyền lại cho chúng ta! Giáo Hội kinh ngạc bất tận trước thực tại này - một sự kinh ngạc không ngừng nuôi dưỡng sự chiêm ngưỡng, tôn thờ, và ký ức. Điều này được thấy trong bản văn đẹp của Phụng Vụ ngày hôm nay là đáp ca của bài đọc hai trong Giờ Kinh Sách: “Hãy nhìn nơi bánh này, Mình của Đức Kitô bị treo trên thập giá, và trong chén này Máu chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Hãy cầm lấy Mình Ngài mà ăn, Máu Ngài mà uống, và anh chị em sẽ trở thành thành viên của Ngài. Mình Chúa Kitô là mối dây liên kết anh chị em với Ngài: hãy cầm lấy mà ăn, nếu không anh chị em sẽ không là một phần trong Ngài. Máu Ngài là giá cho sự cứu chuộc cho anh chị em: hãy uống, nếu không anh chị em sẽ tuyệt vọng vì tình trạng tội lỗi của mình”.
Chúng ta tự hỏi đâu là ý nghĩa ngày hôm nay của việc bị tách ra từ Ngài, của tuyệt vọng - như những kẻ hèn nhát – trước tình trạng tội lỗi của chúng ta?
Chúng ta bị tách ra khỏi Chúa Kitô khi chúng ta không vâng phục Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ với nhau, khi chúng ta cạnh tranh để chiếm chỗ nhất, khi chúng ta không có can đảm để đưa ra các chứng tá bác ái, khi chúng ta không thể mang đến hy vọng. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta không thể bị tách khỏi Ngài, vì đó là mối dây hiệp thông, là sự viên mãn của Giao ước, là dấu chỉ sống động về tình yêu của Chúa Kitô Đấng đã tự hạ mình và tự hủy mình đi vì chúng ta, để chúng ta được lưu lại trong tình hiệp nhất. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vượt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật.
Và ngày nay, “svilirci” - tự hạ giá - có nghĩa là gì? là hèn nhát, là tuyệt vọng trước tội lỗi chúng ta, nghĩa là làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình lầm lỗi hay bất cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo.
Chúa Giêsu đã đổ máu mình ra như giá cứu chuộc và như nước thanh tẩy, để chúng ta được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi, để chúng ta không tuyệt vọng vì tội lỗi, để chúng ta không trở nên hèn yếu, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, hãy uống những ngụm sâu nơi nguồn mạch của Ngài, để được giữ gìn khỏi nguy cơ hư hỏng. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hồng ân được biến đổi: chúng ta sẽ luôn tiếp tục là người tội lỗi khốn nạn, nhưng Máu Chúa Kitô sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và trả lại phẩm giá cho chúng ta. Dù không có công đức riêng nào nhưng với sự khiêm tốn chân thành, chúng ta vẫn có thể mang đến cho anh em chúng ta tình yêu của Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta. Chúng ta sẽ là đôi mắt của Ngài dõi tìm Giakêu và và Mađalêna; chúng ta sẽ là bàn tay của Ngài là Đấng chữa lành các bệnh nhân về thể lý và tinh thần; chúng ta sẽ là trái tim của Ngài yêu thương những ai cần đến sự hòa giải và sự hiểu biết.
Như vậy, Thánh Thể đem đến giữa chúng ta sự hiện diện của Giao ước thánh hóa, thanh tẩy chúng ta và liên kết chúng ta trong sự hiệp thông tuyệt diệu với Thiên Chúa.
Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm này, nhưng còn có dịp ca ngợi Ngài và ca hát trên các đường phố của thành phố chúng ta. Xin cho cuộc rước chúng ta sẽ thực hiện vào cuối thánh lễ này thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện ngang qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.
Sứ điệp của ĐTC gởi Liên Hiệp Quốc về môi sinh những thay đổi khí hậu
Nguyễn Việt Nam
23:53 05/06/2015
Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là một nghĩa vụ đạo đức, mà nhân loại có thể thực hiện đầy đủ “chỉ khi chúng ta hành động cùng nhau và đồng ý với nhau”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết như trên trong một thông điệp gởi tới một hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, đang diễn ra tại Lima, Peru.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng vén mở ra những chủ đề mà ngài sẽ đề cập trong thông điệp sắp tới về môi trường. Ngài đưa ra sự hỗ trợ và khuyến khích cho công việc của các hội nghị Liên Hợp Quốc về chủ đề này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vấn đề biến đổi khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt đối với người nghèo, là những người ít có khả năng nhất trong việc đối phó với những hậu quả.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nhà lãnh đạo thế giới để bảo vệ thiên nhiên, nhằm gìn giữ tốt một môi trường lành mạnh cho các thế hệ tương lai.
Trong một diễn biến có liên quan, một ký giả thông thạo các tin tức của Vatican là Andrea Tornielli nói rằng thông điệp môi sinh của Đức Thánh Cha có tên “Laudato Si”, nghĩa là “Ngợi khen Ngài”, sẽ được công bố vào ngày 18 tháng 6. Đây sẽ là một tài liệu đại kết, ủng hộ lập trường mạnh mẽ về môi trường của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople. Tornielli nhận xét rằng có những đề xuất theo đó Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Barthôlômêô có thể cùng nhau công bố thông điệp này. Tuy nhiên, Tornielli không xác định được nguồn gốc của những lời đề nghị này.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng vén mở ra những chủ đề mà ngài sẽ đề cập trong thông điệp sắp tới về môi trường. Ngài đưa ra sự hỗ trợ và khuyến khích cho công việc của các hội nghị Liên Hợp Quốc về chủ đề này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vấn đề biến đổi khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt đối với người nghèo, là những người ít có khả năng nhất trong việc đối phó với những hậu quả.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nhà lãnh đạo thế giới để bảo vệ thiên nhiên, nhằm gìn giữ tốt một môi trường lành mạnh cho các thế hệ tương lai.
Trong một diễn biến có liên quan, một ký giả thông thạo các tin tức của Vatican là Andrea Tornielli nói rằng thông điệp môi sinh của Đức Thánh Cha có tên “Laudato Si”, nghĩa là “Ngợi khen Ngài”, sẽ được công bố vào ngày 18 tháng 6. Đây sẽ là một tài liệu đại kết, ủng hộ lập trường mạnh mẽ về môi trường của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople. Tornielli nhận xét rằng có những đề xuất theo đó Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Barthôlômêô có thể cùng nhau công bố thông điệp này. Tuy nhiên, Tornielli không xác định được nguồn gốc của những lời đề nghị này.
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Chí Lợi
Nguyễn Việt Nam
19:20 05/06/2015
Hôm thứ Sáu mùng 5 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nữ Tổng thống Chí Lợi là bà Michelle Bachelet Jeria.
Một tuyên bố từ văn phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết các cuộc thảo luận của hai vị đã diễn ra thân mật trong đó nhấn mạnh đến quan hệ song phương tốt đẹp hiện nay giữa hai bên với hy vọng rằng Tòa Thánh và Chí Lợi có thể tiếp tục tăng cường các quan hệ này trong khuôn khổ các quy định của luật pháp quốc tế.
Các vấn đề quan tâm chung như bảo vệ sự sống con người, giáo dục và an toàn xã hội cũng đã được đề cập. Hai vị đã nhấn mạnh trên vai trò và sự đóng góp tích cực của các tổ chức Công Giáo trong xã hội Chí Lợi, đặc biệt là liên quan đến việc thăng tiến con người, giáo dục và giúp đỡ cho những người cần được trợ giúp.
Hai vị cũng đã trao đổi một cái nhìn tổng quan về tình hình ở châu Mỹ Latinh, với một tham chiếu đặc biệt tới những thách thức khác nhau đang ảnh hưởng đến châu lục này.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, bà tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao.
Một tuyên bố từ văn phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết các cuộc thảo luận của hai vị đã diễn ra thân mật trong đó nhấn mạnh đến quan hệ song phương tốt đẹp hiện nay giữa hai bên với hy vọng rằng Tòa Thánh và Chí Lợi có thể tiếp tục tăng cường các quan hệ này trong khuôn khổ các quy định của luật pháp quốc tế.
Các vấn đề quan tâm chung như bảo vệ sự sống con người, giáo dục và an toàn xã hội cũng đã được đề cập. Hai vị đã nhấn mạnh trên vai trò và sự đóng góp tích cực của các tổ chức Công Giáo trong xã hội Chí Lợi, đặc biệt là liên quan đến việc thăng tiến con người, giáo dục và giúp đỡ cho những người cần được trợ giúp.
Hai vị cũng đã trao đổi một cái nhìn tổng quan về tình hình ở châu Mỹ Latinh, với một tham chiếu đặc biệt tới những thách thức khác nhau đang ảnh hưởng đến châu lục này.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, bà tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP
23:39 05/06/2015
ROMA. Lúc 7 giờ chiều 4-6-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.
Tham dự thánh lễ, có đông đảo các HY và GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến 2 công hiệu của Thánh Thể là mối giây hiệp thông liên kết các tín hữu và đồng thời làm cho chúng ta duy trì được phẩm giá Kitô của mình. Ngài giải thích một đoạn trong bài đọc II của giờ kinh sách của ngày lễ kính Mình Thánh Chúa: ”Để khỏi bị phân tán, anh chị em hãy ăn mối giây hiệp thông này; và khỏi bị hạ giá, anh chị em hãy uống giá cứu chuộc chúng ta đây”. ĐTC nói: Chúng ta tự hỏi: ngày nay, tự phân hóa và hạ giá có nghĩa là gì?
”Chúng ta tự phân hóa khi chúng ta không ngoan ngoãn đối với Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ giữa chúng ta, khi chúng ta cạnh tranh nhau để chiếm những chỗ nhất, khi chúng ta không can đảm làm chứng về đức bác ái, khi chúng ta không có khả năng trao ban hy vọng. Thánh Thể giúp chúng ta không bị phân hóa, vì Thánh Thể là mối giây hiệp thông, là sự hoàn tất giao ước, là dấu chỉ sinh động về tình tưhơng của Chúa Kitô, Đấng đã hạ mình và tự hủy để chúng ta được hiệp nhất với nhau. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vưởt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật”.
- Sang đến điểm thứ hai, ĐTC nói: ”Ngày nay, tự hạ giá có nghĩa là gì? hoặc làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình sai lỗi hoặc cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo”.
ĐTC nhắn nhủ rằng ”Chúa Giêsu đã đổ máu như giá chuộc và như nước thanh tây, để chúng ta được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi: để không bị mất giá trị, chúng ta hãy nhìn lên CHúa, hãy uống nơi nguồn mạch của CHúa, để được giữ gìn khỏi nguy cơ hư hỏng. Khi ấy chúng ta sẽ cảm nghiệm được ơn được biến đổi: chúng ta sẽ luôn tiếp tục là người tội lỗi khốn nạn, nhưng Máu Chúa Kitô sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và trả lại phẩm giá cho chúng ta”.
Sau thánh lễ, giống như năm ngoái, ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini, đã thay mặt ĐTC chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Còn ngài thì đi xe thẳng tới Đền thờ và đợi đoàn rước đến, rồi ngài chủ sự nghi thức ban phép lành Mình Thánh Chúa cho mọi người. (SD 4-6-2015)
Tham dự thánh lễ, có đông đảo các HY và GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến 2 công hiệu của Thánh Thể là mối giây hiệp thông liên kết các tín hữu và đồng thời làm cho chúng ta duy trì được phẩm giá Kitô của mình. Ngài giải thích một đoạn trong bài đọc II của giờ kinh sách của ngày lễ kính Mình Thánh Chúa: ”Để khỏi bị phân tán, anh chị em hãy ăn mối giây hiệp thông này; và khỏi bị hạ giá, anh chị em hãy uống giá cứu chuộc chúng ta đây”. ĐTC nói: Chúng ta tự hỏi: ngày nay, tự phân hóa và hạ giá có nghĩa là gì?
”Chúng ta tự phân hóa khi chúng ta không ngoan ngoãn đối với Lời Chúa, khi chúng ta không sống tình huynh đệ giữa chúng ta, khi chúng ta cạnh tranh nhau để chiếm những chỗ nhất, khi chúng ta không can đảm làm chứng về đức bác ái, khi chúng ta không có khả năng trao ban hy vọng. Thánh Thể giúp chúng ta không bị phân hóa, vì Thánh Thể là mối giây hiệp thông, là sự hoàn tất giao ước, là dấu chỉ sinh động về tình tưhơng của Chúa Kitô, Đấng đã hạ mình và tự hủy để chúng ta được hiệp nhất với nhau. Khi tham dự Thánh Lễ, và được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào một hành trình không chấp nhận chia rẽ. Chúa Kitô hiện diện trong chúng ta qua hình bánh và hình rượu, đòi hỏi rằng sức mạnh của tình thương phải vưởt thắng mọi xâu xé, và đồng thời trở thành sự hiệp thông với người nghèo, nâng đỡ người yếu, quan tâm huynh đệ đến những người vất vả trong khi chịu đựng gánh nặng của đời sống thường nhật”.
- Sang đến điểm thứ hai, ĐTC nói: ”Ngày nay, tự hạ giá có nghĩa là gì? hoặc làm tan loãng phẩm giá Kitô của chúng ta có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta để cho mình bị các thần tượng thời nay tấn công: hư danh, tiêu thụ, đặt cái tôi ở trung tâm mọi sự; cạnh tranh, kiêu hãnh như thái độ của kẻ chiến thắng, không bao giờ nhận mình sai lỗi hoặc cần một ai. Tất cả những điều đó hạ giá chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu tầm thường, nguội lạnh, nhạt nhẽo”.
ĐTC nhắn nhủ rằng ”Chúa Giêsu đã đổ máu như giá chuộc và như nước thanh tây, để chúng ta được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi: để không bị mất giá trị, chúng ta hãy nhìn lên CHúa, hãy uống nơi nguồn mạch của CHúa, để được giữ gìn khỏi nguy cơ hư hỏng. Khi ấy chúng ta sẽ cảm nghiệm được ơn được biến đổi: chúng ta sẽ luôn tiếp tục là người tội lỗi khốn nạn, nhưng Máu Chúa Kitô sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và trả lại phẩm giá cho chúng ta”.
Sau thánh lễ, giống như năm ngoái, ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini, đã thay mặt ĐTC chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Còn ngài thì đi xe thẳng tới Đền thờ và đợi đoàn rước đến, rồi ngài chủ sự nghi thức ban phép lành Mình Thánh Chúa cho mọi người. (SD 4-6-2015)
Truyền thông là một chính phục nhân bản
Linh Tiến Khải
23:43 05/06/2015
Một số nhận định của Đức Ông Paul Tighe, thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội
Ngày 27 tháng 5 vừa qua Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở New York, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các nhà báo trong các vùng có giao tranh. ĐTGM Auza đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan tới việc bảo vệ các nhà báo trong các tình trạng chiến tranh. ĐC Auza cho biết trong hai năm 2014-2015 đã có 337 nhà báo và phóng viên chiến trường bị giết hay bị bắt và giam tù trong khi hành nghề tại những vùng có giao tranh. Ngài nói: Không thể có các lời bào chữa, bởi vì các phe liên hệ trong xung đột không bảo vệ và che chở các nhà báo, bởi lẽ các phương tiện truyền thông phục vụ công ích; và thông tin tức là một trong các dụng cụ chính của sự chia sẻ dân chủ. Nó là một phương thế nền tảng và cần thiết cho cộng đoàn nhân loại. Các nhà báo và phóng viên chiến trường cống hiến một mỏ neo cứu thoát cho những người bị kẹt đàng sau các lằn ranh thù nghịch, hay bị bắn bởi lằn đạn của cả hai phe.
Trong bài phát biểu ĐTGM Auza cũng nhấn mạnh sự kiện tầm quan trọng của các phóng viên ấy tiếp tục gia tăng trong thế giới ngày càng được nối kết với nhau hơn. Thật thế, việc phát triển kỹ thuật khiến cho cộng đoàn của toàn thế giới liên tục nhận được các tin tức từ các vùng có chiến tranh. Và nếu điều đó là một thiện ích cho việc thăng tiến tình liên đới toàn cầu và các trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân, thì đồng thời nó cũng diễn tả một khó khăn, khi phải lượng định tích cách khách quan của các tin tức nhận được. Thật thế, vì các phe liên lụy trong cuộc xung đột không thể là các nguồn đáng tin cậy của một thông tin khách quan. Và chính ở đây người ta nhận ra tầm quan trọng của các nhà báo biết chú ý tới sự thật, nói lên sự thật và thăng tiến công ích. Và cũng luôn luôn tại đây người ta hiểu “nguy cơ trầm trọng” mà một trong các kẻ tranh chấp muốn thủ tiêu một nhà báo trung thành với nhiệm vụ tường thuật khách quan của mình.
Tiếp tục bài phát biểu vị đại diện Tòa Thánh nhắc nhở rằng cộng đồng quốc tế đã đề ra một vài dụng cụ giúp bảo vệ các phóng viên chiến trường, như Hiệp Ước Genève và các khoản thêm vào đã xác định. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ, vì trong 90% các trường hợp việc sát hại các nhà báo xảy ra một cách vô cớ, và chỉ có ít hơn 5% các thủ phạm bị bắt và bị xử án. Không chỉ có thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó các cuộc xung đột do các lực lượng không phải quốc gia chủ mưu, thật là quan trọng duyệt xét lại hệ thống các quyền lợi và việc bảo vệ các phóng viên trong các cuộc xung đột, để xem nó có còn thích hợp hay trái lại, cần phải có các biện pháp mới. Trong bối cảnh này cộng đồng quốc tế có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và tài chánh cho các nước cần có chúng để cải tiến các đường lối chính trị bảo vệ các phóng viên chiến trường và đối phó với các vụ vi phạm đã xảy ra.
ĐC Auza cũng nhấn mạnh bổn phận của các nhà báo và phóng viên. Trước hết họ phải sử dụng sự bén nhậy, đặc biệt trong các tình trạng, trong đó bổn phận phải khách quan đụng độ với việc tôn trọng các giá trị văn hóa và niềm tin tôn giáo của một dân tộc bị liên lụy trong chiến tranh. Thật thế, trong khi thiếu tin tức khách quan là một việc không phục vụ sự thật và có thể khiến cho các mạng sống và đường lối chính trị của một quốc gia lâm nguy, thì việc thiếu tôn trọng đối với nền văn hoá và tôn giáo có thể khiến cho chính cuộc xung đột trở thành trầm trọng hơn. Sau cùng, vị đại diện Tòa Thánh hướng tư tưởng tới tất cả các nhân viên truyền thông đứng ở hàng tiền phong, để cho tiếng kêu khóc của các nạn nhân các cuộc chiến có thể được nghe thấy, và tiếng nói của những người yêu chuộng hòa bình được vang vọng. Nhưng nhất là cần tất cả mọi người cùng nhau làm việc để loại trừ chiến tranh và xung khắc, để đừng có ai phải liều tính mạng và sự an toàn thể lý của mình.
Mặt khác, cũng trong các ngày cuối tháng 5 vừa qua Đức Ông Paul Tighe, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, đã tham dự đại hội quốc tế về xã hội tin học tại Genève và đã phát biểu trước đại hội. Đức Ông Paul Tighe, cũng là thành viên của Ủy ban cải tổ truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, đã khẳng định rằng: “Một việc truyền thông tốt luôn luôn là một chinh phục nhân bản hơn là một chính phục kỹ thuật”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn Đức Ông liên quan tới bài phát biểu trước đại hội quốc tế tại Geneve.
Hỏi: Thưa Đức Ông, các kỹ thuật số và vi tính tân tiến ngày nay nắm vai trò nào trong lãnh vực truyền thông?
Đáp: Rõ ràng là chúng ta phải thừa nhận và nhấn mạnh tiềm năng của các kỹ thuật mới, để tạo ra các nền tảng cho việc phát triển nhân bản, Tuy nhiên, đồng thời tôi đã muốn nói rằng các kỹ thuật không thôi tự chúng không thể thay đổi thế giới, và cần phải có sự dấn thân của con người. Chúng ta hãy luôn luôn chắc chắn dùng các tài nguyên này để trợ giúp tất cả mọi người. Đối với tôi đã thật là quan trọng nói rằng truyền thông là một chinh phục nhân bản, chứ không phải chỉ đơn thuần là một kỹ thuật mà thôi. Thật là quan trọng những người kết nối với Mạng có đưọc một khả thể lớn để tiến triển trong lãnh vực giáo dục và trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, có những người đã bị loại trừ khỏi khả thể này, vì nghèo túng. Sẽ thật là một điều kinh khủng, nếu Mạng Lưới mới này lại còn gạt bỏ hơn nữa những người vốn đã nghèo và bị loại trừ ngoài lề xã hội.
Hỏi: Như vậy làm thế nào để thăng tiến một chiến thuật không loại bỏ ai khỏi cuộc cách mạng kỹ thuật này, thưa Đức Ông?
Đáp: Khi lắng nghe các phái đoàn khác phát biểu trong hội nghị, xem ra có một dấn thân lớn trên bình diện toàn cầu. Một trong các nỗ lực của hội nghị là nối liền tất cả các suy tư này liên quan tới các kỹ thuật với ý tưởng của việc phát triển nhân bản. Thế rồi tôi còn tìm thấy trong đại hội nhiều Tổ chức phi chính quyền toàn thế giới đang hoạt động trong lãnh vực phát triển và đang nghĩ tới một chiến thuật để trợ giúp việc phát triển ấy. Họ đang tìm đặt ở hàng đầu cố gắng phát triển các cơ cấu hạ tầng trên bình diện quốc gia, cho phép toàn thế giới hiện diện trong môi trường mới này, bắt đầu từ các quốc gia nghèo nhất, bởi vì họ giải thích điều họ đang làm để chắc chắn rằng bên trong một quốc gia, không chỉ có người giầu, nhưng tất cả mọi người đều có khả thể tự diễn tả và cảm nhận được điều đang xảy ra trong các lãnh vực này.
Hỏi: Thưa Đức Ông, Giáo Hội có thể đóng góp gì cho việc truyền thông luôn được tham dự nhiều hơn, hiển nhiên như ngày nay, trong các mạng lưới xã hội khác nhau?
Đáp: Có một điều quan trọng: đó là Giáo Hội bắt đầu từ các cơ sở giáo dục hiện diện tại khắp nơi trên thế giới này, bằng cách bảo đảm rằng kiểu dậy dỗ của chúng ta rút tiả ra lợi ích từ các kỹ thuật mới, và bằng cách bảo đảm rằng đây là điều mọi người đều có thể được hưởng. Thế rồi, có các sáng kiến chuyên biệt, như sáng kiến bên Châu Mỹ Latinh, nơi mạng lưới RIIAL, là mạng lưới tin học của Giáo Hội, đang tìm cộng tác với các cộng đoàn cơ bản, để tận dụng khai thác các tiềm năng của các kỹ thuật tân tiến này. Thế rồi, như là Giáo Hội, xem ra chúng tôi đã là một mạng lưới truyền thông rồi, chúng tôi đã là một cộng đoàn của các cộng đoàn, và điều này là ngôn ngữ mà nhiều người dùng để miêu tả cả liên mạng Internet.
Hỏi: Từ kinh nghiệm hay đẹp này, Đức Ông có nhận được gợi hứng nào không, khi nghĩ tới việc canh cải các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, mà người ta hiện đang nói đến rất nhiều, thưa Đức Ông?
Đáp: Tôi tin rằng có một điều rõ ràng đối với tất cả mọi người, một diều giúp tôi hiểu rằng tất cả mọi người “chiến đấu” để hiểu cho rõ thách đố, và rằng chúng tôi không là những người duy nhất trên thế giới này phải suy tư trở lại kiểu truyền thông, hiện diện trên Mạng. Từ đó cũng thật là quan trọng lắng nghe, hiểu biết điều các quốc gia khác đang làm, trong các xã hội khác. Thật vậy, bây giờ chúng ta có khả thể cùng nhau học hỏi. (RG 28-5-2015)
Ngày 27 tháng 5 vừa qua Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở New York, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các nhà báo trong các vùng có giao tranh. ĐTGM Auza đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan tới việc bảo vệ các nhà báo trong các tình trạng chiến tranh. ĐC Auza cho biết trong hai năm 2014-2015 đã có 337 nhà báo và phóng viên chiến trường bị giết hay bị bắt và giam tù trong khi hành nghề tại những vùng có giao tranh. Ngài nói: Không thể có các lời bào chữa, bởi vì các phe liên hệ trong xung đột không bảo vệ và che chở các nhà báo, bởi lẽ các phương tiện truyền thông phục vụ công ích; và thông tin tức là một trong các dụng cụ chính của sự chia sẻ dân chủ. Nó là một phương thế nền tảng và cần thiết cho cộng đoàn nhân loại. Các nhà báo và phóng viên chiến trường cống hiến một mỏ neo cứu thoát cho những người bị kẹt đàng sau các lằn ranh thù nghịch, hay bị bắn bởi lằn đạn của cả hai phe.
Trong bài phát biểu ĐTGM Auza cũng nhấn mạnh sự kiện tầm quan trọng của các phóng viên ấy tiếp tục gia tăng trong thế giới ngày càng được nối kết với nhau hơn. Thật thế, việc phát triển kỹ thuật khiến cho cộng đoàn của toàn thế giới liên tục nhận được các tin tức từ các vùng có chiến tranh. Và nếu điều đó là một thiện ích cho việc thăng tiến tình liên đới toàn cầu và các trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân, thì đồng thời nó cũng diễn tả một khó khăn, khi phải lượng định tích cách khách quan của các tin tức nhận được. Thật thế, vì các phe liên lụy trong cuộc xung đột không thể là các nguồn đáng tin cậy của một thông tin khách quan. Và chính ở đây người ta nhận ra tầm quan trọng của các nhà báo biết chú ý tới sự thật, nói lên sự thật và thăng tiến công ích. Và cũng luôn luôn tại đây người ta hiểu “nguy cơ trầm trọng” mà một trong các kẻ tranh chấp muốn thủ tiêu một nhà báo trung thành với nhiệm vụ tường thuật khách quan của mình.
Tiếp tục bài phát biểu vị đại diện Tòa Thánh nhắc nhở rằng cộng đồng quốc tế đã đề ra một vài dụng cụ giúp bảo vệ các phóng viên chiến trường, như Hiệp Ước Genève và các khoản thêm vào đã xác định. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ, vì trong 90% các trường hợp việc sát hại các nhà báo xảy ra một cách vô cớ, và chỉ có ít hơn 5% các thủ phạm bị bắt và bị xử án. Không chỉ có thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó các cuộc xung đột do các lực lượng không phải quốc gia chủ mưu, thật là quan trọng duyệt xét lại hệ thống các quyền lợi và việc bảo vệ các phóng viên trong các cuộc xung đột, để xem nó có còn thích hợp hay trái lại, cần phải có các biện pháp mới. Trong bối cảnh này cộng đồng quốc tế có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và tài chánh cho các nước cần có chúng để cải tiến các đường lối chính trị bảo vệ các phóng viên chiến trường và đối phó với các vụ vi phạm đã xảy ra.
ĐC Auza cũng nhấn mạnh bổn phận của các nhà báo và phóng viên. Trước hết họ phải sử dụng sự bén nhậy, đặc biệt trong các tình trạng, trong đó bổn phận phải khách quan đụng độ với việc tôn trọng các giá trị văn hóa và niềm tin tôn giáo của một dân tộc bị liên lụy trong chiến tranh. Thật thế, trong khi thiếu tin tức khách quan là một việc không phục vụ sự thật và có thể khiến cho các mạng sống và đường lối chính trị của một quốc gia lâm nguy, thì việc thiếu tôn trọng đối với nền văn hoá và tôn giáo có thể khiến cho chính cuộc xung đột trở thành trầm trọng hơn. Sau cùng, vị đại diện Tòa Thánh hướng tư tưởng tới tất cả các nhân viên truyền thông đứng ở hàng tiền phong, để cho tiếng kêu khóc của các nạn nhân các cuộc chiến có thể được nghe thấy, và tiếng nói của những người yêu chuộng hòa bình được vang vọng. Nhưng nhất là cần tất cả mọi người cùng nhau làm việc để loại trừ chiến tranh và xung khắc, để đừng có ai phải liều tính mạng và sự an toàn thể lý của mình.
Mặt khác, cũng trong các ngày cuối tháng 5 vừa qua Đức Ông Paul Tighe, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, đã tham dự đại hội quốc tế về xã hội tin học tại Genève và đã phát biểu trước đại hội. Đức Ông Paul Tighe, cũng là thành viên của Ủy ban cải tổ truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, đã khẳng định rằng: “Một việc truyền thông tốt luôn luôn là một chinh phục nhân bản hơn là một chính phục kỹ thuật”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn Đức Ông liên quan tới bài phát biểu trước đại hội quốc tế tại Geneve.
Hỏi: Thưa Đức Ông, các kỹ thuật số và vi tính tân tiến ngày nay nắm vai trò nào trong lãnh vực truyền thông?
Đáp: Rõ ràng là chúng ta phải thừa nhận và nhấn mạnh tiềm năng của các kỹ thuật mới, để tạo ra các nền tảng cho việc phát triển nhân bản, Tuy nhiên, đồng thời tôi đã muốn nói rằng các kỹ thuật không thôi tự chúng không thể thay đổi thế giới, và cần phải có sự dấn thân của con người. Chúng ta hãy luôn luôn chắc chắn dùng các tài nguyên này để trợ giúp tất cả mọi người. Đối với tôi đã thật là quan trọng nói rằng truyền thông là một chinh phục nhân bản, chứ không phải chỉ đơn thuần là một kỹ thuật mà thôi. Thật là quan trọng những người kết nối với Mạng có đưọc một khả thể lớn để tiến triển trong lãnh vực giáo dục và trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, có những người đã bị loại trừ khỏi khả thể này, vì nghèo túng. Sẽ thật là một điều kinh khủng, nếu Mạng Lưới mới này lại còn gạt bỏ hơn nữa những người vốn đã nghèo và bị loại trừ ngoài lề xã hội.
Hỏi: Như vậy làm thế nào để thăng tiến một chiến thuật không loại bỏ ai khỏi cuộc cách mạng kỹ thuật này, thưa Đức Ông?
Đáp: Khi lắng nghe các phái đoàn khác phát biểu trong hội nghị, xem ra có một dấn thân lớn trên bình diện toàn cầu. Một trong các nỗ lực của hội nghị là nối liền tất cả các suy tư này liên quan tới các kỹ thuật với ý tưởng của việc phát triển nhân bản. Thế rồi tôi còn tìm thấy trong đại hội nhiều Tổ chức phi chính quyền toàn thế giới đang hoạt động trong lãnh vực phát triển và đang nghĩ tới một chiến thuật để trợ giúp việc phát triển ấy. Họ đang tìm đặt ở hàng đầu cố gắng phát triển các cơ cấu hạ tầng trên bình diện quốc gia, cho phép toàn thế giới hiện diện trong môi trường mới này, bắt đầu từ các quốc gia nghèo nhất, bởi vì họ giải thích điều họ đang làm để chắc chắn rằng bên trong một quốc gia, không chỉ có người giầu, nhưng tất cả mọi người đều có khả thể tự diễn tả và cảm nhận được điều đang xảy ra trong các lãnh vực này.
Hỏi: Thưa Đức Ông, Giáo Hội có thể đóng góp gì cho việc truyền thông luôn được tham dự nhiều hơn, hiển nhiên như ngày nay, trong các mạng lưới xã hội khác nhau?
Đáp: Có một điều quan trọng: đó là Giáo Hội bắt đầu từ các cơ sở giáo dục hiện diện tại khắp nơi trên thế giới này, bằng cách bảo đảm rằng kiểu dậy dỗ của chúng ta rút tiả ra lợi ích từ các kỹ thuật mới, và bằng cách bảo đảm rằng đây là điều mọi người đều có thể được hưởng. Thế rồi, có các sáng kiến chuyên biệt, như sáng kiến bên Châu Mỹ Latinh, nơi mạng lưới RIIAL, là mạng lưới tin học của Giáo Hội, đang tìm cộng tác với các cộng đoàn cơ bản, để tận dụng khai thác các tiềm năng của các kỹ thuật tân tiến này. Thế rồi, như là Giáo Hội, xem ra chúng tôi đã là một mạng lưới truyền thông rồi, chúng tôi đã là một cộng đoàn của các cộng đoàn, và điều này là ngôn ngữ mà nhiều người dùng để miêu tả cả liên mạng Internet.
Hỏi: Từ kinh nghiệm hay đẹp này, Đức Ông có nhận được gợi hứng nào không, khi nghĩ tới việc canh cải các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, mà người ta hiện đang nói đến rất nhiều, thưa Đức Ông?
Đáp: Tôi tin rằng có một điều rõ ràng đối với tất cả mọi người, một diều giúp tôi hiểu rằng tất cả mọi người “chiến đấu” để hiểu cho rõ thách đố, và rằng chúng tôi không là những người duy nhất trên thế giới này phải suy tư trở lại kiểu truyền thông, hiện diện trên Mạng. Từ đó cũng thật là quan trọng lắng nghe, hiểu biết điều các quốc gia khác đang làm, trong các xã hội khác. Thật vậy, bây giờ chúng ta có khả thể cùng nhau học hỏi. (RG 28-5-2015)
Top Stories
Indonésie: L’Indonésie, une « nation musulmane ?
Eglises d'Asie
09:28 05/06/2015
Indonésie: L’Indonésie, une « nation musulmane » ?
05/06/2015 - par Anda Djoehana Wiradikarta *
L’Indonésie vient d’abroger l’obligation de la mention de la religion sur les cartes d’identité de ses près de 240 millions de citoyens. La mesure est loin d’être anodine et interroge le pays sur ce qui est constitutif de son identité. Selon les chiffres officiels, 86 % des Indonésiens se reconnaissent musulmans. Une telle majorité fait-elle de l’Indonésie une « nation musulmane » ? Les pères fondateurs de l’Indonésie indépendante ont répondu par la négative, affirmant que les Indonésiens ne formaient pas un « darul Islam » (Cité de l’Islam), mais un « darussalam » (un pays pacifique), par souci notamment d’intégrer les minorités religieuses, chrétienne entre autres, dans la nation libérée du joug japonais et du colonisateur hollandais.
Dans l’article ci-dessous, le chercheur Anda Djoehana Wiradikarta rappelle les fondements de cette histoire et appelle le lecteur occidental à ne pas enfermer l’Indonésie dans une identité religieuse par trop réductrice. Cet article est paru en ligne le 5 juin 2015 sur le site Asialyst, média d’information de qualité qui vient de se lancer et qui a l’ambition de rassembler le meilleur de la production d’information en français sur l’Asie (1).
Pancasila est une expression formée de mots sanskrits. En pali, langue proche du sanskrit, Pancasila désigne les « cinq préceptes » du bouddhisme. Le 1er juin dernier, l’Indonésie a célébré la « Journée du Pancasila ». Cette date commémore le discours du 1er juin 1945 où Soekarno – qui allait devenir le premier président de l’Indonésie indépendante (de 1945 à 1967) – avait exposé, lors d’une réunion du comité préparatoire pour l’indépendance, les « cinq principes », ou Pancasila, sur lesquels, selon lui, le futur Etat indonésien (le pays était à l’époque sous occupation japonaise) devait être fondé.
Dans son discours du 1er juin 1945, Soekarno, s’adressant aux membres du comité formant le groupe des « musulmans » (c’est-à-dire ceux qui voulaient un Etat islamique), déclare : « Moi aussi je suis musulman. Mais je vous demande, Messieurs, de ne pas mal me comprendre si je dis que le premier fondement pour l’Indonésie est la nation. »
Sans le dire explicitement, Soekarno entendait par là que l’Etat indonésien ne saurait être fondé sur l’islam. Diverses personnalités indonésiennes n’ont d’ailleurs de cesse de rappeler que « l’Indonésie n’est pas un pays musulman », comme l’ex-président Yudhoyono. La presse anglophone l’a bien compris : Christiane Amanpour, la correspondante en chef de CNN, parle ainsi de « largest Muslim-majority country in the world », tout comme Joe Cochrane du New York Times.
Mais pourquoi en France, qualifie-t-on l’Indonésie de « pays musulman » ? Selon Delphine Alles, spécialiste de l’Asie du Sud-Est à l’Université Paris Est-Créteil, c’est « depuis le début des années 2000 [que] les dirigeants indonésiens composent avec l’image que leur renvoient observateurs et acteurs internationaux [:] présentée [jusqu’aux attentats du 11 septembre 2001] comme « le plus grand pays d’Asie du Sud-est », l’Indonésie est devenue le « pays musulman le plus peuplé au monde » dans le contexte d’une attention accrue au facteur religieux ». Peu importe, comme l’écrit The Economist, que « la démocratie musulmane la plus peuplée du monde […] est une étiquette dont les Indonésiens qui réfléchissent s’irritent. Ils la trouvent réductrice et assurément trompeuse ».
Lors d’une réunion avec ses cadres en janvier dernier, le ministre indonésien des Religions, dont le ministère est contrôlé par des musulmans, rappelait que « bien que la majorité de sa population soit de religion musulmane, les fondateurs de ce pays étaient convenus de ne pas faire de l’Indonésie un Etat musulman, comme l’Irak, le Pakistan, l’Arabie Saoudite et d’autres ». (« Meski mayoritas masyarakatnya beragama islam, para pendiri negeri ini sudah bersepakat untuk tidak menjadikan Indonesia sebagai Negara Islam, seperti Irak, Pakistan, Saudi Arabia dan lainnya » - Ministère des Affaires religieuses).
Depuis le recensement de 2000, on demande aux gens à quel suku bangsa (‘partie de la nation’, c’est-à-dire groupe ethnique) ils appartiennent. Les Indonésiens d’origine chinoise constituent donc un suku bangsa. L’enjeu est donc ni plus ni moins que la défense de l’identité d’une « Indonésie plurielle », non seulement par le nombre des langues qu’on y parle (quelque sept cents, selon les linguistes) et celui des groupes ethniques auxquels les Indonésiens déclarent appartenir, mais par la diversité des religions auxquelles ils adhèrent.
Luttes autour de la Constitution
Sous l’occupation, l’Indonésie était divisée en trois zones d’occupation, la marine impériale japonaise étant chargée de Bornéo et de l’Indonésie orientale. Soekarno et Hatta proclament l’indépendance du pays le 17 août 1945. La Constitution n’avait pas encore été promulguée. Le premier des Pancasila devait être « Croyance en Dieu, avec l’obligation pour les musulmans d’observer la charia ». Or, l’après-midi de ce jour-là, un officier de la marine impériale japonaise rend visite à Hatta. Il lui explique que si la référence à l’islam figure dans la Constitution, l’Indonésie orientale, à majorité chrétienne, fera sécession.
Suite à cette discussion, Hatta supprime les « sept mots », comme ils allaient être appelés par la suite. Le premier principe de la Constitution est devenu simplement « Ketuhanan Yang Maha Esa », traduit par « Croyance en un Dieu unique ». Il n’y a donc aucune référence à l’islam dans la Constitution indonésienne, contrairement à celle de la Malaisie voisine par exemple, dont l’article 3 stipule que « l’islam est la religion de la Fédération ».
Le retrait des « sept mots » ne se fait pas sans heurt. En 1949, Sekarmadji Maridjan Kartosoewirjo, un ancien officier de l’armée mécontent de l’ordre de démobilisation donné par le gouvernement aux milices qui s’étaient formées dans la lutte contre l’ancien colonisateur, refuse de déposer les armes. Par ailleurs, il n’acceptait pas le renoncement aux « sept mots » obligeant les musulmans à observer la charia. Depuis sa base dans l’ouest de Java, Kartosoewirjo proclame alors un Negara Islam Indonesia (« Etat islamique d’Indonésie »). Il fonde un mouvement, le Darul Islam (« Cité de l’islam ») et une Tentara Islam Indonesia (« armée islamique d’Indonésie »). Deux autres hommes rejoignent la rébellion : Kahar Muzzakar, un autre officier, dans le sud de Célèbes et l’ouléma Daud Beureuëh, dirigeant de la province d’Aceh, dans le nord de Sumatra. Ce n’est qu’en 1961 que les rebelles rendront les armes.
Qualifier l’Indonésie de « pays musulman », ce n’est donc pas seulement ignorer la vision des « pères fondateurs » de ce pays. C’est aussi faire peu de cas des millions d’Indonésiens enregistrés officiellement comme bouddhistes, catholiques, confucéens (2), hindous, protestants, qui ont droit à des jours fériés officiels, sans compter les taoïstes et les pratiquants des diverses religions traditionnelles.
C’est ignorer le syncrétisme dans lequel vivent de nombreux Indonésiens qui, tout en professant une des religions officielles, continuent d’adhérer à des croyances et pratiquer des rites ancestraux. C’est ne pas tenir compte des symboles à travers lesquels l’Indonésie se présente au monde, comme son emblème national l’oiseau Garuda, qui est la monture de Vishnou, ou la Croix-Rouge indonésienne alors que les pays musulmans ont un Croissant-Rouge. Associer systématiquement l’Indonésie à l’islam, c’est bien ignorer l’essentiel de ce qui la fait.
Le théoricien littéraire palestino-américano-chrétien Edward Said appelle dans son ouvrage L’Orientalisme (Londres, Penguin, 1997), « orientalisme, une manière de traiter l’Orient fondée sur la place spéciale de celui-ci dans l’expérience européenne occidentale ». Il y dénonce une des formes de cet orientalisme caractérisé par « [sa] cohérence interne et ses idées sur l’Orient… en dépit ou au-delà de toute correspondance, ou manque de correspondance, avec un Orient « réel » ».
Qualifier l’Indonésie de « nation musulman » relève de la même attitude. C’est ignorer la manière dont les Indonésiens définissent leur pays et leur appartenance citoyenne. (eda/ra)
Notes
* Anda Djoehana Wiradikarta est enseignant et chercheur en management interculturel au sein de l’équipe « Gestion et Société ». Depuis 2003, son terrain de recherche est l’Indonésie. Ingénieur de formation, il a auparavant travaillé 23 ans en entreprise, dont six ans expatrié par le groupe pétrolier français Total et cinq ans dans le groupe indonésien Medco.
(1) Asialyst est un média d’information de qualité, d’analyse et d’enquête consacré à l’Asie. Indépendant et au contenu original, le site est destiné aux passionnés du continent asiatique et aux professionnels, qui y trouveront une information ciblée et du recul sur les événements. Asialyst s’appuie sur une équipe de correspondants, tous expérimentés, basés dans les grandes villes d’Asie. Nous donnons aussi la parole aux experts : chercheurs, femmes et hommes d’entreprise, ingénieurs ou étudiants. Notre plateforme doit également servir à partager le vécu de celles et ceux qui évoluent en Asie depuis longtemps.
(2) Bien que le confucianisme ne soit en réalité pas une religion, il fait partie des six religions officiellement reconnues par l’Etat indonésien au même titre que l’islam, le protestantisme, le catholicisme, l’hindouisme et le bouddhisme.
(Source: Eglises d'Asie, le 5 juin 2015)
05/06/2015 - par Anda Djoehana Wiradikarta *
L’Indonésie vient d’abroger l’obligation de la mention de la religion sur les cartes d’identité de ses près de 240 millions de citoyens. La mesure est loin d’être anodine et interroge le pays sur ce qui est constitutif de son identité. Selon les chiffres officiels, 86 % des Indonésiens se reconnaissent musulmans. Une telle majorité fait-elle de l’Indonésie une « nation musulmane » ? Les pères fondateurs de l’Indonésie indépendante ont répondu par la négative, affirmant que les Indonésiens ne formaient pas un « darul Islam » (Cité de l’Islam), mais un « darussalam » (un pays pacifique), par souci notamment d’intégrer les minorités religieuses, chrétienne entre autres, dans la nation libérée du joug japonais et du colonisateur hollandais.
Dans l’article ci-dessous, le chercheur Anda Djoehana Wiradikarta rappelle les fondements de cette histoire et appelle le lecteur occidental à ne pas enfermer l’Indonésie dans une identité religieuse par trop réductrice. Cet article est paru en ligne le 5 juin 2015 sur le site Asialyst, média d’information de qualité qui vient de se lancer et qui a l’ambition de rassembler le meilleur de la production d’information en français sur l’Asie (1).
Pancasila est une expression formée de mots sanskrits. En pali, langue proche du sanskrit, Pancasila désigne les « cinq préceptes » du bouddhisme. Le 1er juin dernier, l’Indonésie a célébré la « Journée du Pancasila ». Cette date commémore le discours du 1er juin 1945 où Soekarno – qui allait devenir le premier président de l’Indonésie indépendante (de 1945 à 1967) – avait exposé, lors d’une réunion du comité préparatoire pour l’indépendance, les « cinq principes », ou Pancasila, sur lesquels, selon lui, le futur Etat indonésien (le pays était à l’époque sous occupation japonaise) devait être fondé.
Dans son discours du 1er juin 1945, Soekarno, s’adressant aux membres du comité formant le groupe des « musulmans » (c’est-à-dire ceux qui voulaient un Etat islamique), déclare : « Moi aussi je suis musulman. Mais je vous demande, Messieurs, de ne pas mal me comprendre si je dis que le premier fondement pour l’Indonésie est la nation. »
Sans le dire explicitement, Soekarno entendait par là que l’Etat indonésien ne saurait être fondé sur l’islam. Diverses personnalités indonésiennes n’ont d’ailleurs de cesse de rappeler que « l’Indonésie n’est pas un pays musulman », comme l’ex-président Yudhoyono. La presse anglophone l’a bien compris : Christiane Amanpour, la correspondante en chef de CNN, parle ainsi de « largest Muslim-majority country in the world », tout comme Joe Cochrane du New York Times.
Mais pourquoi en France, qualifie-t-on l’Indonésie de « pays musulman » ? Selon Delphine Alles, spécialiste de l’Asie du Sud-Est à l’Université Paris Est-Créteil, c’est « depuis le début des années 2000 [que] les dirigeants indonésiens composent avec l’image que leur renvoient observateurs et acteurs internationaux [:] présentée [jusqu’aux attentats du 11 septembre 2001] comme « le plus grand pays d’Asie du Sud-est », l’Indonésie est devenue le « pays musulman le plus peuplé au monde » dans le contexte d’une attention accrue au facteur religieux ». Peu importe, comme l’écrit The Economist, que « la démocratie musulmane la plus peuplée du monde […] est une étiquette dont les Indonésiens qui réfléchissent s’irritent. Ils la trouvent réductrice et assurément trompeuse ».
Lors d’une réunion avec ses cadres en janvier dernier, le ministre indonésien des Religions, dont le ministère est contrôlé par des musulmans, rappelait que « bien que la majorité de sa population soit de religion musulmane, les fondateurs de ce pays étaient convenus de ne pas faire de l’Indonésie un Etat musulman, comme l’Irak, le Pakistan, l’Arabie Saoudite et d’autres ». (« Meski mayoritas masyarakatnya beragama islam, para pendiri negeri ini sudah bersepakat untuk tidak menjadikan Indonesia sebagai Negara Islam, seperti Irak, Pakistan, Saudi Arabia dan lainnya » - Ministère des Affaires religieuses).
Depuis le recensement de 2000, on demande aux gens à quel suku bangsa (‘partie de la nation’, c’est-à-dire groupe ethnique) ils appartiennent. Les Indonésiens d’origine chinoise constituent donc un suku bangsa. L’enjeu est donc ni plus ni moins que la défense de l’identité d’une « Indonésie plurielle », non seulement par le nombre des langues qu’on y parle (quelque sept cents, selon les linguistes) et celui des groupes ethniques auxquels les Indonésiens déclarent appartenir, mais par la diversité des religions auxquelles ils adhèrent.
Luttes autour de la Constitution
Sous l’occupation, l’Indonésie était divisée en trois zones d’occupation, la marine impériale japonaise étant chargée de Bornéo et de l’Indonésie orientale. Soekarno et Hatta proclament l’indépendance du pays le 17 août 1945. La Constitution n’avait pas encore été promulguée. Le premier des Pancasila devait être « Croyance en Dieu, avec l’obligation pour les musulmans d’observer la charia ». Or, l’après-midi de ce jour-là, un officier de la marine impériale japonaise rend visite à Hatta. Il lui explique que si la référence à l’islam figure dans la Constitution, l’Indonésie orientale, à majorité chrétienne, fera sécession.
Suite à cette discussion, Hatta supprime les « sept mots », comme ils allaient être appelés par la suite. Le premier principe de la Constitution est devenu simplement « Ketuhanan Yang Maha Esa », traduit par « Croyance en un Dieu unique ». Il n’y a donc aucune référence à l’islam dans la Constitution indonésienne, contrairement à celle de la Malaisie voisine par exemple, dont l’article 3 stipule que « l’islam est la religion de la Fédération ».
Le retrait des « sept mots » ne se fait pas sans heurt. En 1949, Sekarmadji Maridjan Kartosoewirjo, un ancien officier de l’armée mécontent de l’ordre de démobilisation donné par le gouvernement aux milices qui s’étaient formées dans la lutte contre l’ancien colonisateur, refuse de déposer les armes. Par ailleurs, il n’acceptait pas le renoncement aux « sept mots » obligeant les musulmans à observer la charia. Depuis sa base dans l’ouest de Java, Kartosoewirjo proclame alors un Negara Islam Indonesia (« Etat islamique d’Indonésie »). Il fonde un mouvement, le Darul Islam (« Cité de l’islam ») et une Tentara Islam Indonesia (« armée islamique d’Indonésie »). Deux autres hommes rejoignent la rébellion : Kahar Muzzakar, un autre officier, dans le sud de Célèbes et l’ouléma Daud Beureuëh, dirigeant de la province d’Aceh, dans le nord de Sumatra. Ce n’est qu’en 1961 que les rebelles rendront les armes.
Qualifier l’Indonésie de « pays musulman », ce n’est donc pas seulement ignorer la vision des « pères fondateurs » de ce pays. C’est aussi faire peu de cas des millions d’Indonésiens enregistrés officiellement comme bouddhistes, catholiques, confucéens (2), hindous, protestants, qui ont droit à des jours fériés officiels, sans compter les taoïstes et les pratiquants des diverses religions traditionnelles.
C’est ignorer le syncrétisme dans lequel vivent de nombreux Indonésiens qui, tout en professant une des religions officielles, continuent d’adhérer à des croyances et pratiquer des rites ancestraux. C’est ne pas tenir compte des symboles à travers lesquels l’Indonésie se présente au monde, comme son emblème national l’oiseau Garuda, qui est la monture de Vishnou, ou la Croix-Rouge indonésienne alors que les pays musulmans ont un Croissant-Rouge. Associer systématiquement l’Indonésie à l’islam, c’est bien ignorer l’essentiel de ce qui la fait.
Le théoricien littéraire palestino-américano-chrétien Edward Said appelle dans son ouvrage L’Orientalisme (Londres, Penguin, 1997), « orientalisme, une manière de traiter l’Orient fondée sur la place spéciale de celui-ci dans l’expérience européenne occidentale ». Il y dénonce une des formes de cet orientalisme caractérisé par « [sa] cohérence interne et ses idées sur l’Orient… en dépit ou au-delà de toute correspondance, ou manque de correspondance, avec un Orient « réel » ».
Qualifier l’Indonésie de « nation musulman » relève de la même attitude. C’est ignorer la manière dont les Indonésiens définissent leur pays et leur appartenance citoyenne. (eda/ra)
Notes
* Anda Djoehana Wiradikarta est enseignant et chercheur en management interculturel au sein de l’équipe « Gestion et Société ». Depuis 2003, son terrain de recherche est l’Indonésie. Ingénieur de formation, il a auparavant travaillé 23 ans en entreprise, dont six ans expatrié par le groupe pétrolier français Total et cinq ans dans le groupe indonésien Medco.
(1) Asialyst est un média d’information de qualité, d’analyse et d’enquête consacré à l’Asie. Indépendant et au contenu original, le site est destiné aux passionnés du continent asiatique et aux professionnels, qui y trouveront une information ciblée et du recul sur les événements. Asialyst s’appuie sur une équipe de correspondants, tous expérimentés, basés dans les grandes villes d’Asie. Nous donnons aussi la parole aux experts : chercheurs, femmes et hommes d’entreprise, ingénieurs ou étudiants. Notre plateforme doit également servir à partager le vécu de celles et ceux qui évoluent en Asie depuis longtemps.
(2) Bien que le confucianisme ne soit en réalité pas une religion, il fait partie des six religions officiellement reconnues par l’Etat indonésien au même titre que l’islam, le protestantisme, le catholicisme, l’hindouisme et le bouddhisme.
(Source: Eglises d'Asie, le 5 juin 2015)
Pontifical Missionary Societies: opening up to geographic and human boundaries
VIS
09:29 05/06/2015
Vatican City, 5 June 2015 (VIS) – Missionary activity is the paradigm of all the work of the Church, said Pope Francis to the participants in the general assembly of the Pontifical Missionary Societies (PMS), and reiterated that the announcement of the Gospel is “the first and constant concern of the Church, her essential task, her greatest challenge, and the source of her renewal. … Without the restlessness and anxiety of evangelisation it is not possible to develop a credible and effective pastoral ministry uniting proclamation and human promotion”.
Therefore, the members of the Congregation for the Evangelisation of Peoples and the national directors of the PMS have the difficult task of opening up to “the broad and universal horizons of humanity, its geographical and above all human boundaries”, accompanying the life of the young Churches throughout the world and encouraging the People of God to fully live the universal mission. “You know the wonders that the Holy Spirit works for humanity through these Churches, often with scarce resources and even through the difficulties and persecutions they suffer for their faith and their witness to the Word of God and in defence of humanity. In those human peripheries the Church is required to go into the streets, towards the many brothers and sisters of ours who live without the strength, light and consolation of Jesus Christ, without a community of faith to welcome them, without horizons of meaning and of life”.
The Pope emphasised that the PMS, on account of their characteristic charism, are attentive and sensitive to the needs of mission territories and, in particular, the poorest human groups. “They are instruments of communion between Churches, promoting and implementing the sharing of people and economic resources. They are committed to supporting seminarians, presbyters and women religious of the young Churches in mission territories in the Pontifical Colleges. Faced with such a beautiful and important task, faith and love of Christ have the capacity to lead us everywhere to announce the Gospel of love, fraternity and justice. This is achieved through prayer, evangelical courage and the witness of the beatitudes”.
However, he warned, “be careful not to give in to the temptation to become a non-governmental organisation, an office for the distribution of ordinary and extraordinary aid. Money helps but can also become the ruin of the Mission. Functionalism, when it is placed in the centre or occupies a major space, as if it were the most important issue, will lead you to ruin, as the first way to die is to take the 'sources' for granted – that is, He Who inspires the Mission. Please, with all your plans and programmes, do not cut Jesus Christ out of missionary work, which is His work. A Church that is reduced to pursuing efficiency of the party apparatus at all costs is already dead, even though the structures and programmes in favour of the clergy and 'self-employed' laity could last for centuries”.
“True evangelisation is not possible without the sanctifying energy of the Holy Spirit, the only one able to renew, revive and give impetus to the Church in her bold outreach to evangelise all peoples”, concluded the Pope.
Therefore, the members of the Congregation for the Evangelisation of Peoples and the national directors of the PMS have the difficult task of opening up to “the broad and universal horizons of humanity, its geographical and above all human boundaries”, accompanying the life of the young Churches throughout the world and encouraging the People of God to fully live the universal mission. “You know the wonders that the Holy Spirit works for humanity through these Churches, often with scarce resources and even through the difficulties and persecutions they suffer for their faith and their witness to the Word of God and in defence of humanity. In those human peripheries the Church is required to go into the streets, towards the many brothers and sisters of ours who live without the strength, light and consolation of Jesus Christ, without a community of faith to welcome them, without horizons of meaning and of life”.
The Pope emphasised that the PMS, on account of their characteristic charism, are attentive and sensitive to the needs of mission territories and, in particular, the poorest human groups. “They are instruments of communion between Churches, promoting and implementing the sharing of people and economic resources. They are committed to supporting seminarians, presbyters and women religious of the young Churches in mission territories in the Pontifical Colleges. Faced with such a beautiful and important task, faith and love of Christ have the capacity to lead us everywhere to announce the Gospel of love, fraternity and justice. This is achieved through prayer, evangelical courage and the witness of the beatitudes”.
However, he warned, “be careful not to give in to the temptation to become a non-governmental organisation, an office for the distribution of ordinary and extraordinary aid. Money helps but can also become the ruin of the Mission. Functionalism, when it is placed in the centre or occupies a major space, as if it were the most important issue, will lead you to ruin, as the first way to die is to take the 'sources' for granted – that is, He Who inspires the Mission. Please, with all your plans and programmes, do not cut Jesus Christ out of missionary work, which is His work. A Church that is reduced to pursuing efficiency of the party apparatus at all costs is already dead, even though the structures and programmes in favour of the clergy and 'self-employed' laity could last for centuries”.
“True evangelisation is not possible without the sanctifying energy of the Holy Spirit, the only one able to renew, revive and give impetus to the Church in her bold outreach to evangelise all peoples”, concluded the Pope.
Sarajevo: Francis in the footsteps of the Slav Pope
Vatican Radio
09:31 05/06/2015
(Vatican 2015-06-04 ) When Francis makes a one day trip to the capital of Bosnia and Herzegovina, Sarajevo, on Saturday 6th of June he won't be the first pope to visit this city.
He follows in the footsteps of Saint John Paul II, the Slav Pope who visited this nation twice during his over a quarter of a century pontificate. The last time was in 2003 whereas the first in 1997, two years after peace accords had brought an end to a four year war.
Memorable is his attempt to be with his fellow Slavs in Sarajevo before that date when war still raged in its streets. It was 1994 and he had scheduled a visit there. But it was cancelled as it had not been deemed safe for him to visit a city under siege. One which at the time was being shelled.
However he chose not to abandon the people there, he did not lose heart. His response, to not being allowed to join them, rested in a powerful homily delivered during Holy Mass in Castel Gandolfo and broadcast to this city on radio and TV on the 8th of September of that year. The very same homily he had planned to deliver in Sarajevo. And in this homily the cry for peace to the Father resonated in the square bringing with it the horrors of the Balkan city under siege.
"Our Father, who art in heaven", he prayed:
"I Bishop of Rome, the first Slav Pope , kneel before you and shout. Free us from the plague, hunger and war"...
"Our Father who art in heaven," he continued, "lead us not into temptation but deliver us from evil":
"The temptation of ethnical prejudice provokes indifference to the rights of others and their suffering. The temptation of exasperated nationalism leads to a subjugation of the other and a lust for vengeance. These are all temptations expressed in a civilisation of death.
An end must be put to such savagery. Enough with war! Enough with the destructive fury of these barbaric acts! It is no longer possible to tolerate a situation which can only lead to death: killings, cities razed to the ground, a wrecked economy, hospitals short of medical supplies, the sick and the elderly left to themselves, families in tears and torn apart...A just peace must be reached at the earliest. Peace is possible if the priority of moral values is recognised over ethnic claims".
Three years later he planned to visit Sarajevo once again. It was April 1997 and the war was over. The day had come at last when he could celebrate Holy Mass in Sarajevo, physically be with his fellow Slavs.
It was bitterly cold and the town was swept by blustery winds and a billowing snow storm. But the people came all the same and gathered around him within sight of the graves of the victims of this war. Graves which are still in place across central Sarajevo and beyond today as a bitter reminder of the ravages that occurred.
Many had come from afar bearing flags that echoed the divisions that kept apart the nation’s three main groups, Catholic Croats, Eastern Orthodox Serbs and Bosnian Muslims. And it was for them that he symbolically released into the chilly air, three doves as three symbols of peace.
Already upon his arrival in Bosnia and Herzegovina he had pronounced those words we so often heard during his over a quarter of a century pontificate: "Never again war" ..Leaving behind him when he departed a message of reconciliation and forgiveness. One he would reiterate when he returned there six years later in 2003. One Pope Francis will certainly bring with him to Sarajevo on Saturday 6th of June.
He follows in the footsteps of Saint John Paul II, the Slav Pope who visited this nation twice during his over a quarter of a century pontificate. The last time was in 2003 whereas the first in 1997, two years after peace accords had brought an end to a four year war.
Memorable is his attempt to be with his fellow Slavs in Sarajevo before that date when war still raged in its streets. It was 1994 and he had scheduled a visit there. But it was cancelled as it had not been deemed safe for him to visit a city under siege. One which at the time was being shelled.
However he chose not to abandon the people there, he did not lose heart. His response, to not being allowed to join them, rested in a powerful homily delivered during Holy Mass in Castel Gandolfo and broadcast to this city on radio and TV on the 8th of September of that year. The very same homily he had planned to deliver in Sarajevo. And in this homily the cry for peace to the Father resonated in the square bringing with it the horrors of the Balkan city under siege.
"Our Father, who art in heaven", he prayed:
"I Bishop of Rome, the first Slav Pope , kneel before you and shout. Free us from the plague, hunger and war"...
"Our Father who art in heaven," he continued, "lead us not into temptation but deliver us from evil":
"The temptation of ethnical prejudice provokes indifference to the rights of others and their suffering. The temptation of exasperated nationalism leads to a subjugation of the other and a lust for vengeance. These are all temptations expressed in a civilisation of death.
An end must be put to such savagery. Enough with war! Enough with the destructive fury of these barbaric acts! It is no longer possible to tolerate a situation which can only lead to death: killings, cities razed to the ground, a wrecked economy, hospitals short of medical supplies, the sick and the elderly left to themselves, families in tears and torn apart...A just peace must be reached at the earliest. Peace is possible if the priority of moral values is recognised over ethnic claims".
Three years later he planned to visit Sarajevo once again. It was April 1997 and the war was over. The day had come at last when he could celebrate Holy Mass in Sarajevo, physically be with his fellow Slavs.
It was bitterly cold and the town was swept by blustery winds and a billowing snow storm. But the people came all the same and gathered around him within sight of the graves of the victims of this war. Graves which are still in place across central Sarajevo and beyond today as a bitter reminder of the ravages that occurred.
Many had come from afar bearing flags that echoed the divisions that kept apart the nation’s three main groups, Catholic Croats, Eastern Orthodox Serbs and Bosnian Muslims. And it was for them that he symbolically released into the chilly air, three doves as three symbols of peace.
Already upon his arrival in Bosnia and Herzegovina he had pronounced those words we so often heard during his over a quarter of a century pontificate: "Never again war" ..Leaving behind him when he departed a message of reconciliation and forgiveness. One he would reiterate when he returned there six years later in 2003. One Pope Francis will certainly bring with him to Sarajevo on Saturday 6th of June.
To the Dehonians: be present in the new areopagus of evangelisation
VIS
09:32 05/06/2015
Vatican City, 5 June 2015 (VIS) – This morning in the Consistory Hall the Pope received in audience 120 participants in the General Chapter of the Priests of the Sacred Heart of Jesus (Dehonians), based on the theme “Merciful, in community, with the poor”. Francis took the opportunity to express his best wishes to the new Superior General, Fr. Heiner Wilmer, and to greet all the Dehonians who work “often in difficult conditions in various parts of the world”.
“Religious life is indicated as a fully evangelical life, in which the beatitudes are fully realised”, remarked the Pope. “Therefore, as consecrated persons, you are required to be merciful. This means, first and foremost, living in profound communion with God in prayer, in meditation on the Sacred Scripture, in the celebration of the Eucharist, so that all our life may be a path of growth in God's mercy. To the extent to which we make ourselves aware of the freely-given love of the Lord and welcome it in ourselves, our tenderness, understanding and goodness towards the people around us will also grow”.
Religious life is also “the cohabitation of believers who feel they are loved by God and who seek to love Him. … In the experience of God's mercy and His love you will also find the point of the harmonisation of your communities. This necessitates the commitment to increasingly savour the mercy that your brethren show to you and to offer them the wealth of your mercy”, said the bishop of Rome to the Dehonians, recalling in this regard the example of their founder, Fr. Leon Dehon (1843-1925).
“Mercy is the word that summarises the Gospel; we might say that it is the 'face' of Christ, that face that He showed when he went towards everyone, when he healed the sick, when he shared a table with the sinners, and especially when, nailed to the cross, he forgave: there we find the face of divine mercy. And the Lord calls upon us to be 'channels' of this love firstly towards the least among us, the poorest, who are privileged in His eyes. Let yourselves be continually challenged by the situations of fragility and poverty with which you come into contact, and endeavour to offer in the appropriate ways the witness of charity that the Spirit infuses in your hearts”. The Holy Father concluded, “Mercy will allow you to open up promptly to current needs and to be industriously present in the new areopagus of evangelisation, prioritising – even if this may involve sacrifices – openness towards those situations of extreme need, symptomatic of the maladies of today's society”.
“Religious life is indicated as a fully evangelical life, in which the beatitudes are fully realised”, remarked the Pope. “Therefore, as consecrated persons, you are required to be merciful. This means, first and foremost, living in profound communion with God in prayer, in meditation on the Sacred Scripture, in the celebration of the Eucharist, so that all our life may be a path of growth in God's mercy. To the extent to which we make ourselves aware of the freely-given love of the Lord and welcome it in ourselves, our tenderness, understanding and goodness towards the people around us will also grow”.
Religious life is also “the cohabitation of believers who feel they are loved by God and who seek to love Him. … In the experience of God's mercy and His love you will also find the point of the harmonisation of your communities. This necessitates the commitment to increasingly savour the mercy that your brethren show to you and to offer them the wealth of your mercy”, said the bishop of Rome to the Dehonians, recalling in this regard the example of their founder, Fr. Leon Dehon (1843-1925).
“Mercy is the word that summarises the Gospel; we might say that it is the 'face' of Christ, that face that He showed when he went towards everyone, when he healed the sick, when he shared a table with the sinners, and especially when, nailed to the cross, he forgave: there we find the face of divine mercy. And the Lord calls upon us to be 'channels' of this love firstly towards the least among us, the poorest, who are privileged in His eyes. Let yourselves be continually challenged by the situations of fragility and poverty with which you come into contact, and endeavour to offer in the appropriate ways the witness of charity that the Spirit infuses in your hearts”. The Holy Father concluded, “Mercy will allow you to open up promptly to current needs and to be industriously present in the new areopagus of evangelisation, prioritising – even if this may involve sacrifices – openness towards those situations of extreme need, symptomatic of the maladies of today's society”.
Pope on Corpus Domini in solidarity with persecuted
Vatican Radio
09:33 05/06/2015
(Vatican 2015-06-05 ) Pope Francis celebrated Mass on the steps of Rome’s Cathedral Basilica of St. John Lateran on Thursday evening, ahead of a torchlight procession to St Mary Major to mark the feast of Corpus Domini – the Solemnity of the Body and Blood of Our Savior.
In his homily, Pope Francis focused on the Eucharist as spiritual nourishment, and on the Eucharistic feast as a moment to celebrate the freedom to worship God fittingly. “[On T]he feast of Corpus Domini, we have the joy not only of celebrating this mystery [of the Eucharist], but also of praising Him and singing in the streets of our city. May the procession we will make at the end of the Mass, express our gratitude for all the journey that God has allowed us to make through the desert of our poverty, to take us out of slavery, by nourishing us with His love through the Sacrament of his Body and the Blood.”
The Holy Father concluded with a call for solidarity with all those who have not such freedom. “In a little while,” he said, “we shall walk along the way, let us perceive ourselves in communion with our many brothers and sisters who do not have the freedom to express their faith in the Lord Jesus. Let us feel ourselves united with them, let us sing with them, praise with them, adore with them. And we venerate in our hearts those brothers and sisters from whom the sacrifice of their lives has been required for fidelity to Christ: let their blood, united to that of the Lord, be a pledge of peace and reconciliation for the whole world.”
After communion and the Holy Father’s blessing, the congregation sang the Pange lingu and began to make its way down the via Merulana, about a mile, through the heart of the city, with Our Lord in the Eucharist. Pope Francis met the faithful at St Mary Major, which welcomed the Eucharistic Lord with pealing bells and the Tantum ergo.
Then he offered Eucharistic Benediction, and the gathered faithful made the final acclamations and sang the hymn, sub tuum Praesidium, imploring the protection of Our Lady, and then the people left, going off into the night.
Below we publish a Vatican Radio translation of Pope Francis' Homily for the feast of Corpus Domini:
In the Last Supper, Jesus gives His Body and his Blood by means of the bread and the wine, to leave us the memorial of His sacrifice of infinite love. With this viaticum full to overflowing with grace, the disciples have everything they need for their long journey through history, to extend the kingdom of God to everyone. Light and strength will be for them the gift that Jesus made of Himself, sacrificing Himself voluntarily on the Cross. This Bread of Life has come down to us! The Church is in unending awe before this reality – an awe that endlessly nourishes contemplation, adoration, memory. This is seen in a beautiful text of today’s Liturgy, the Responsory of the second reading of the Office of Readings, which says: “See in this bread the body of Christ which hung upon the cross, and in this cup the blood which flowed from His side. Take His body, then, and eat it; take His blood and drink it, and you will become His members. The body of Christ is the bond which unites you to him: eat it, or you will have no part in him. The blood is the price he paid for your redemption: drink it, lest you despair of your sinfulness.”
We ask ourselves what it means today, to be torn from Him, to despair – as cowards – of our sinfulness [what is this cowardliness – svilirci – of which Christ speaks to us through the Church at prayer]?
We are torn from Him when we are not obedient to the Word of the Lord, when we do not live brotherhood between us, when we race to occupy the first places, when we find the courage to witness to charity, when we are unable to offer hope. The Eucharist allows us to be not torn from Him, for it is the bond of communion, is the fulfillment of the Covenant, a living sign of the love of Christ who humbled and annihilated Himself for us, that we might remain united. By participating in the Eucharist and by feeding on it, we are inserted into a way that does not admit divisions. The Christ present in our midst, in the signs of bread and wine, requires that the power of love exceed every laceration, and at the same time that it become communion with the poor, support for the weak, fraternal attention to those who are struggling to carry the weight of everyday life.
And what it means for us today “svilirci” – to be cowardly, to despair of our sinfulness, that is, to let our Christian dignity be watered down, [or to adulterate it ourselves]? It means to let ourselves be affected by the idolatries of our time: appearance, consumption, the self at the center of everything; but also being competitive, arrogance as the winning attitude, the idea that one never need admit to a mistake or to find oneself in need. All this demeans us, makes us mediocre, lukewarm, insipid Christians.
Jesus shed his blood as a ransom and as a lavacrum – a cleansing agent, that we might be purified of all sins: in order that we fall not into cowardice, despair of sinfulness, that we not become weak, let us look to him, let us drink deep draughts from His source, that we might be preserved from the risk of corruption. Then shall we experience the grace of a transformation: we will remain always poor sinners, but the Blood of Christ will deliver us from our sins and give us back our dignity. Without merit of our own, with sincere humility, we can bring to our brethren the love of our Lord and Savior. We will be His eyes that go in search of Zacchaeus and of the Magdalene; we will be His hand who helps the sick in body and spirit; we will be His heart that loves those in need of reconciliation and understanding.
Thus does the Eucharist make present the Covenant that sanctifies us, purifies us and unites us in marvelous communion with God.
Today, the feast of Corpus Domini, we have the joy not only of celebrating this mystery, but also of praising Him and singing in the streets of our city. May the procession we will make at the end of the Mass, express our gratitude for all the journey that God has allowed us to make through the desert of our poverty, to take us out of slavery, by nourishing us with His love through the Sacrament of his Body and the Blood.
In a little while we shall walk along the way, let us perceive ourselves in communion with our many brothers and sisters who do not have the freedom to express their faith in the Lord Jesus. Let us feel ourselves united with them, let us sing with them, praise with them, adore with them. And we venerate in our hearts those brothers and sisters from whom the sacrifice of their lives has been required for fidelity to Christ: let their blood, united to that of the Lord, be a pledge of peace and reconciliation for the whole world.
In his homily, Pope Francis focused on the Eucharist as spiritual nourishment, and on the Eucharistic feast as a moment to celebrate the freedom to worship God fittingly. “[On T]he feast of Corpus Domini, we have the joy not only of celebrating this mystery [of the Eucharist], but also of praising Him and singing in the streets of our city. May the procession we will make at the end of the Mass, express our gratitude for all the journey that God has allowed us to make through the desert of our poverty, to take us out of slavery, by nourishing us with His love through the Sacrament of his Body and the Blood.”
The Holy Father concluded with a call for solidarity with all those who have not such freedom. “In a little while,” he said, “we shall walk along the way, let us perceive ourselves in communion with our many brothers and sisters who do not have the freedom to express their faith in the Lord Jesus. Let us feel ourselves united with them, let us sing with them, praise with them, adore with them. And we venerate in our hearts those brothers and sisters from whom the sacrifice of their lives has been required for fidelity to Christ: let their blood, united to that of the Lord, be a pledge of peace and reconciliation for the whole world.”
After communion and the Holy Father’s blessing, the congregation sang the Pange lingu and began to make its way down the via Merulana, about a mile, through the heart of the city, with Our Lord in the Eucharist. Pope Francis met the faithful at St Mary Major, which welcomed the Eucharistic Lord with pealing bells and the Tantum ergo.
Then he offered Eucharistic Benediction, and the gathered faithful made the final acclamations and sang the hymn, sub tuum Praesidium, imploring the protection of Our Lady, and then the people left, going off into the night.
Below we publish a Vatican Radio translation of Pope Francis' Homily for the feast of Corpus Domini:
In the Last Supper, Jesus gives His Body and his Blood by means of the bread and the wine, to leave us the memorial of His sacrifice of infinite love. With this viaticum full to overflowing with grace, the disciples have everything they need for their long journey through history, to extend the kingdom of God to everyone. Light and strength will be for them the gift that Jesus made of Himself, sacrificing Himself voluntarily on the Cross. This Bread of Life has come down to us! The Church is in unending awe before this reality – an awe that endlessly nourishes contemplation, adoration, memory. This is seen in a beautiful text of today’s Liturgy, the Responsory of the second reading of the Office of Readings, which says: “See in this bread the body of Christ which hung upon the cross, and in this cup the blood which flowed from His side. Take His body, then, and eat it; take His blood and drink it, and you will become His members. The body of Christ is the bond which unites you to him: eat it, or you will have no part in him. The blood is the price he paid for your redemption: drink it, lest you despair of your sinfulness.”
We ask ourselves what it means today, to be torn from Him, to despair – as cowards – of our sinfulness [what is this cowardliness – svilirci – of which Christ speaks to us through the Church at prayer]?
We are torn from Him when we are not obedient to the Word of the Lord, when we do not live brotherhood between us, when we race to occupy the first places, when we find the courage to witness to charity, when we are unable to offer hope. The Eucharist allows us to be not torn from Him, for it is the bond of communion, is the fulfillment of the Covenant, a living sign of the love of Christ who humbled and annihilated Himself for us, that we might remain united. By participating in the Eucharist and by feeding on it, we are inserted into a way that does not admit divisions. The Christ present in our midst, in the signs of bread and wine, requires that the power of love exceed every laceration, and at the same time that it become communion with the poor, support for the weak, fraternal attention to those who are struggling to carry the weight of everyday life.
And what it means for us today “svilirci” – to be cowardly, to despair of our sinfulness, that is, to let our Christian dignity be watered down, [or to adulterate it ourselves]? It means to let ourselves be affected by the idolatries of our time: appearance, consumption, the self at the center of everything; but also being competitive, arrogance as the winning attitude, the idea that one never need admit to a mistake or to find oneself in need. All this demeans us, makes us mediocre, lukewarm, insipid Christians.
Jesus shed his blood as a ransom and as a lavacrum – a cleansing agent, that we might be purified of all sins: in order that we fall not into cowardice, despair of sinfulness, that we not become weak, let us look to him, let us drink deep draughts from His source, that we might be preserved from the risk of corruption. Then shall we experience the grace of a transformation: we will remain always poor sinners, but the Blood of Christ will deliver us from our sins and give us back our dignity. Without merit of our own, with sincere humility, we can bring to our brethren the love of our Lord and Savior. We will be His eyes that go in search of Zacchaeus and of the Magdalene; we will be His hand who helps the sick in body and spirit; we will be His heart that loves those in need of reconciliation and understanding.
Thus does the Eucharist make present the Covenant that sanctifies us, purifies us and unites us in marvelous communion with God.
Today, the feast of Corpus Domini, we have the joy not only of celebrating this mystery, but also of praising Him and singing in the streets of our city. May the procession we will make at the end of the Mass, express our gratitude for all the journey that God has allowed us to make through the desert of our poverty, to take us out of slavery, by nourishing us with His love through the Sacrament of his Body and the Blood.
In a little while we shall walk along the way, let us perceive ourselves in communion with our many brothers and sisters who do not have the freedom to express their faith in the Lord Jesus. Let us feel ourselves united with them, let us sing with them, praise with them, adore with them. And we venerate in our hearts those brothers and sisters from whom the sacrifice of their lives has been required for fidelity to Christ: let their blood, united to that of the Lord, be a pledge of peace and reconciliation for the whole world.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Cộng đoàn Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
07:12 05/06/2015
Melbourne, Lúc 18.30 Ngày Thứ Sáu đầu tháng 05/06/15. Tại Nguyện đường Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, đã long trọng tổ chức Thánh lễ mừng Bổn mạng nhân tháng Sáu tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Mời coi hình
Sau giờ Chầu Thánh Thể và giờ Lòng Chúa Thương Xót. Thánh lễ đồng tế đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Phạm Thanh và Linh mục Paul Nguyễn Công Trứ đồng tế dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, và toàn thể đoàn viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong đó có Ngành Nữ Tông đồ, và Đoàn Thánh Tâm Ca.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã long trọng rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Trong dịp này, Đoàn đã rước tượng Lòng Chúa Thương Xót lên bàn thờ và được Linh mục Nguyễn Công Trứ làm phép tượng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục quản nhiệm đã nói về Trái Tim Chúa rực lửa yêu thương, nhân lành, với một tình yêu tuyệt vời đã hiến đời sống mình vì đàn chiên, cho đàn chiên. Trái tim Chúa Giêsu nguồn tình yêu, vì ở đó chỉ có tình yêu êm dịu và ngọt ngào nói lên tình yêu thương vô bờ từ Trái Tim nhân từ của Chúa.
Sau bài chia sẻ, Đoàn đã lên tuyên xưng và xin Tín Thác vào Lòng Chúa Xót thương. Mọi người xếp hàng dài lên tuyên xưng trong khi Đoàn Thánh Tâm Ca vang lời hát cầu khẩn và ngợi khen Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Ông Mai Thanh Hải đã lên cám ơn cha quản nhiệm, quý Cha đồng tế đã vì tình thương mến đến hiệp dâng Thánh lễ đồng tế cầu nguyện, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa cùng với Đoàn, cám ơn ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho Đoàn.
Nhân ngày đặc biệt đoàn đã mời mọi người cùng lên chụp chung với nhau tấm hình kỷ niệm ghi dấu ngày lễ mừng bổn mạng của Đoàn. Trong niềm vui hân hoan và dựa vào tình yêu nơi Trái Tim rực lửa yêu thương của Chúa. Tình đoàn kết đoàn viên như những ngọn lửa tỏa hơi ấm để sưởi ấm mọi người trong buổi chiều lạnh lẽo mùa Đông Melbourne.
Mời coi hình
Sau giờ Chầu Thánh Thể và giờ Lòng Chúa Thương Xót. Thánh lễ đồng tế đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Phạm Thanh và Linh mục Paul Nguyễn Công Trứ đồng tế dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, và toàn thể đoàn viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong đó có Ngành Nữ Tông đồ, và Đoàn Thánh Tâm Ca.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã long trọng rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Trong dịp này, Đoàn đã rước tượng Lòng Chúa Thương Xót lên bàn thờ và được Linh mục Nguyễn Công Trứ làm phép tượng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục quản nhiệm đã nói về Trái Tim Chúa rực lửa yêu thương, nhân lành, với một tình yêu tuyệt vời đã hiến đời sống mình vì đàn chiên, cho đàn chiên. Trái tim Chúa Giêsu nguồn tình yêu, vì ở đó chỉ có tình yêu êm dịu và ngọt ngào nói lên tình yêu thương vô bờ từ Trái Tim nhân từ của Chúa.
Sau bài chia sẻ, Đoàn đã lên tuyên xưng và xin Tín Thác vào Lòng Chúa Xót thương. Mọi người xếp hàng dài lên tuyên xưng trong khi Đoàn Thánh Tâm Ca vang lời hát cầu khẩn và ngợi khen Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Ông Mai Thanh Hải đã lên cám ơn cha quản nhiệm, quý Cha đồng tế đã vì tình thương mến đến hiệp dâng Thánh lễ đồng tế cầu nguyện, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa cùng với Đoàn, cám ơn ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho Đoàn.
Nhân ngày đặc biệt đoàn đã mời mọi người cùng lên chụp chung với nhau tấm hình kỷ niệm ghi dấu ngày lễ mừng bổn mạng của Đoàn. Trong niềm vui hân hoan và dựa vào tình yêu nơi Trái Tim rực lửa yêu thương của Chúa. Tình đoàn kết đoàn viên như những ngọn lửa tỏa hơi ấm để sưởi ấm mọi người trong buổi chiều lạnh lẽo mùa Đông Melbourne.
Hành hương Đức Mẹ Asebakken , Đan Mạch
Thérèse Huỳnh Thị Thúy Hằng
10:13 05/06/2015
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ ÅSEBAKKEN, ĐAN MẠCH
Sáng Chúa Nhật 31.5.2015, Giáo Phận Đan Mạch khởi sự hành hương Đức Mẹ Åsebakken. Một truyền thống quý báu từ bao đời nay, được tổ chức vào Tháng Năm, biểu lộ lòng sùng kính, tạ ơn và cậy trông vào Đức Mẹ. Để phục vụ giáo dân tham gia đông đủ, Giáo Phận thường tổ chức mỗi năm ở hai địa điểm khác biệt cho vùng Sjælland và sau đó một tuần cho vùng Fyn và Jydland.
Mặc dầu bầu trời u ám, mây đen vần vũ đe dọa cơn mưa, gió lạnh lùa từng cơn giá buốt, nhiệt độ còn dưới 10 độ, Cộng Đoàn Công Gíao Việt Nam ở Sjælland cùng với các các Cộng Đoàn Ba Lan, Philippinnes, Tamil,… vẫn hăng hái, nhiệt tình, cổ vũ nhau tham gia, tề tựu khá đông đủ tại điểm khởi hành Rudersdalsvej / Holte.
Đúng 9giờ15, ngay sau Thánh Giá, nến cao trang trọng, Đức Cha Czeslaw Kozon, Tổng Giám Mục Giáo Phận Đan Mạch gương mẫu dẫn đầu cộng đồng Dân Chúa, khởi sự lên đường hành hương. Các Cộng Đoàn, Giáo xứ, các nhóm hội lần lượt xếp thành hàng hai theo sau, dưới sự hướng dẫn tận tình của Ban Tổ Chức.
Con đường hành hương dài hơn 9 cây số trên con đường mòn quanh co, khúc khuỷu, lượn theo sườn đồi, hết lên lại xuống, băng ngang qua khu rừng Rude Skov, cây cối xanh tươi, thoáng đãng đẹp như tranh. Mọi người vừa đi bộ từ Rudersdalsvej / Holte đến tu viện Vor Frue Kloster, Dòng Biển Đức, vừa sốt sắng kinh hạt, lẫn suy gẫm.
Với đủ gương mặt nam phụ, lão ấu, đủ mọi thành phần, Cộng Đoàn Sjælland đi trước GX Sankt Paul, Tåstrup, hoan hỉ khởi hành với bài thánh ca: Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân Côi. Rồi bắt đầu cùng lần chuỗi Mân Côi, khởi sự bằng Năm Sự Vui. Sau mỗi chục kinh, con cái Mẹ La Vang lại thành tâm, tha thiết, chung lòng đồng ca dâng lên Mẹ.
Còn sau mỗi chuỗi Mân Côi, toàn thể con Mẹ lại hòa dâng lời nguyện chứa chan tình Mẫu Tử, cảm tạ, ngợi khen và nguyện xin Mẹ chúc phúc cho con cái đang bơ vơ, long đong chốn lưu đầy, xa quê hương xứ sở, khẩn cầu Mẹ che chở, gìn giữ được bình an. Lời nguyện cầu tha thiết cộng hưởng trong tâm hồn, biểu hiện lên từng khuôn mặt rạng ngời niềm Tin Cậy Mến.
Kết thúc ba chuỗi Vui, Thương, Mừng, đoàn con Mẹ đồng thanh nguyện Kinh Cầu Đức Mẹ. Rồi nhờ qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, đoàn thành tâm xướng lên chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Nguyện xin Chúa đoái thương tha thứ những lầm lỗi, tội nhơ, để tái sinh trong Chúa Thánh Thần, trở nên chứng nhân Tình Yêu.
Sau hai giờ đi bộ, 11 giờ 15, đoàn hành hương đến tu viện Vor Frue Kloster, yên tĩnh và uy nghiêm, lánh xa khỏi cõi trần nhộn nhịp và ô nhiễm. Toàn thể khách hành hương thành kính rước Đức Mẹ Åsebakken chung quanh khuôn viên, ca ngợi Mẹ với nhiều ngôn ngữ khác biệt, nhưng cùng hiệp nhất lòng yêu Mẹ.
Đoàn nghỉ ngơi một khắc trước khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn đại trào ở ngoài trời, do Đức Giám Mục Czeslaw Kozon chủ tế cùng đông đảo các Linh mục trong Giáo phận.
Khi ấy, có lẽ Đức Mẹ Åsebakken dủ lòng thương đàn con khắp nơi quây quần về, liền xua tan đi những đám mây u ám giăng kín bầu trời giá lạnh, ân cần ban xuống những tia nắng huy hoàng, ấm áp, chan chứa ơn phúc, chan chứa Tình Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đến 15 giờ, Đức Giám Mục Czeslaw Kozon cùng toàn thể dân Chúa trọng thể Chầu Mình Thánh Chúa, cùng hướng lòng về Tháng Thánh Tâm Chúa tràn đầy lòng thương xót, yêu thương và cứu độ. Sau đó, khách hành hương ra về rộn ràng niềm vui, vì nhận biết được Thiên Chúa và Đức Mẹ luôn hiện diện, cùng đồng hành trong cuộc đời từng người. Kính xin Mẹ Åsebakken luôn cầu bầu, chỉ dạy, giúp đỡ chúng con đều trở nên con ngoan của Mẹ.
Thérèse Huỳnh Thị Thúy Hằng
Mặc dầu bầu trời u ám, mây đen vần vũ đe dọa cơn mưa, gió lạnh lùa từng cơn giá buốt, nhiệt độ còn dưới 10 độ, Cộng Đoàn Công Gíao Việt Nam ở Sjælland cùng với các các Cộng Đoàn Ba Lan, Philippinnes, Tamil,… vẫn hăng hái, nhiệt tình, cổ vũ nhau tham gia, tề tựu khá đông đủ tại điểm khởi hành Rudersdalsvej / Holte.
Đúng 9giờ15, ngay sau Thánh Giá, nến cao trang trọng, Đức Cha Czeslaw Kozon, Tổng Giám Mục Giáo Phận Đan Mạch gương mẫu dẫn đầu cộng đồng Dân Chúa, khởi sự lên đường hành hương. Các Cộng Đoàn, Giáo xứ, các nhóm hội lần lượt xếp thành hàng hai theo sau, dưới sự hướng dẫn tận tình của Ban Tổ Chức.
Con đường hành hương dài hơn 9 cây số trên con đường mòn quanh co, khúc khuỷu, lượn theo sườn đồi, hết lên lại xuống, băng ngang qua khu rừng Rude Skov, cây cối xanh tươi, thoáng đãng đẹp như tranh. Mọi người vừa đi bộ từ Rudersdalsvej / Holte đến tu viện Vor Frue Kloster, Dòng Biển Đức, vừa sốt sắng kinh hạt, lẫn suy gẫm.
Với đủ gương mặt nam phụ, lão ấu, đủ mọi thành phần, Cộng Đoàn Sjælland đi trước GX Sankt Paul, Tåstrup, hoan hỉ khởi hành với bài thánh ca: Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân Côi. Rồi bắt đầu cùng lần chuỗi Mân Côi, khởi sự bằng Năm Sự Vui. Sau mỗi chục kinh, con cái Mẹ La Vang lại thành tâm, tha thiết, chung lòng đồng ca dâng lên Mẹ.
Kết thúc ba chuỗi Vui, Thương, Mừng, đoàn con Mẹ đồng thanh nguyện Kinh Cầu Đức Mẹ. Rồi nhờ qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, đoàn thành tâm xướng lên chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Nguyện xin Chúa đoái thương tha thứ những lầm lỗi, tội nhơ, để tái sinh trong Chúa Thánh Thần, trở nên chứng nhân Tình Yêu.
Sau hai giờ đi bộ, 11 giờ 15, đoàn hành hương đến tu viện Vor Frue Kloster, yên tĩnh và uy nghiêm, lánh xa khỏi cõi trần nhộn nhịp và ô nhiễm. Toàn thể khách hành hương thành kính rước Đức Mẹ Åsebakken chung quanh khuôn viên, ca ngợi Mẹ với nhiều ngôn ngữ khác biệt, nhưng cùng hiệp nhất lòng yêu Mẹ.
Đoàn nghỉ ngơi một khắc trước khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn đại trào ở ngoài trời, do Đức Giám Mục Czeslaw Kozon chủ tế cùng đông đảo các Linh mục trong Giáo phận.
Khi ấy, có lẽ Đức Mẹ Åsebakken dủ lòng thương đàn con khắp nơi quây quần về, liền xua tan đi những đám mây u ám giăng kín bầu trời giá lạnh, ân cần ban xuống những tia nắng huy hoàng, ấm áp, chan chứa ơn phúc, chan chứa Tình Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Thérèse Huỳnh Thị Thúy Hằng
Văn Hóa
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Linh mục: ''Từ dạo ấy''
Văn Duy Tùng
15:46 05/06/2015
Từ dạo ấy...
Chúc Mừng Cha Văn Chi 40 Năm Linh Mục 1975 - 2015
Ai trong chúng ta cũng có một khoảnh khắc đáng nhớ trong quá khứ, một vài kỷ niệm rất khó quên như: bạn bè cùng lớp chung trường của thuở còn đi học, bạn đồng nghiệp chung một cơ sở khi bước vào đời, anh chị em cùng chung một mái ấm gia đình khi còn cạnh bên cha mẹ, tình yêu đầu đời của đôi lứa, tay trong tay với những lần hẹn hò… Nhưng những kỷ niệm của mỗi người đều khác nhau, và cái “dạo ấy” trong quá khứ của mỗi người cực kỳ đặc biệt, tạo nên bước đi, dáng dấp, diện mạo và là một con người rất riêng của cái “dạo này” trong hiện tại.
“Từ dạo ấy”, là một khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, để diễn tả một sự việc nào đó đã xảy ra trong phạm vi thời gian có thể là vài hôm, cũng có thể là vài tháng vài năm, hàng chục năm… (Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê). Trong Tiếng Việt Nam, nếu “dạo ấy” là một khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, thì “dạo này” phải là một khoảng thời gian không xác định trong hiện tại của chúng ta. Vì vậy, để nhìn lại hoặc nhớ lại một kỷ niệm, một sự việc nào đó đã xảy ra “từ dạo ấy” thì người mình thường trình bày chúng dưới góc nhìn “dạo này” của hiện tại.
“Từ dạo ấy” cũng là tựa đề của một bài hát mà linh mục nhạc sĩ Văn Chi đã rút ra từ kinh nghiệm cuộc đời mình, từ cái “dạo ấy” của mình để nói về “từ dạo ấy” của Thiên Chúa. Ngược dòng lịch sử cứu độ, “từ dạo ấy” của Thiên Chúa chỉ có tình yêu, (Ngài đã yêu tôi tình yêu thương diệu vợi, từ khi chưa có đồi núi thênh thang lũng sâu sông dài… Ngay từ ngày ấy chưa có ngàn mây và trăng sao chưa tạo dựng, mặt trời chưa có, Ngài đã yêu tôi) Và rồi một ngày, cái “từ dạo ấy” của cha Văn Chi cũng đến (Ngài đã thương tôi gọi tôi đi theo Ngài…) và cũng “từ dạo ấy” cha đã từ bỏ tất cả để chọn một mình Thiên Chúa.
Như đã dẫn, tiếng Việt Nam, danh từ chỉ thời gian “dạo ấy” là khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, và “dạo này” là khoảng thời gian không xác định trong hiện tại. Nhưng ngày mà cha Văn Chi quyết định bước lên bàn thánh phải là một ngày được xác định rõ ràng: 15 tháng 6 năm 1975. Người “bạn đời” mà cha yêu mến là một con người cụ thể có tên gọi Giêsu và con đường mà cha phải theo trong suốt cuộc đời được mang tên Thập Giá, – không còn là “một ngày nào đó” hay “từ dạo ấy” mơ hồ, không xác định nữa. Đó cũng là một thái độ dứt khoát mà Thiên Chúa muốn.
Thật vậy, tiếng đáp trả bằng lời thưa xin vâng “từ ngày đó” đã hình thành nên một linh mục nhạc sĩ Paul Văn Chi rất đặc biệt, rất khác và rất riêng của ngày hôm nay. Một linh mục nhạc sĩ Văn Chi mang dáng dấp của Chúa Giêsu, một Giêsu sống động trong từng lời ca tiếng hát của các bạn trẻ những ca đoàn, một Giêsu được ca hát nghêu ngao khắp nơi, trong nhà thờ, ngoài đường phố… Thái độ đáp trả ơn gọi của Thiên Chúa và chọn Thiên Chúa là đối tượng, là lẽ sống… của cha Paul Văn Chi “từ ngày đó” đã hình thành nên hồng ân linh mục của 40 năm sau.
Cũng có thể, 40 năm linh mục của cha, “dạo này”, là thời gian đủ để thấm mệt, đủ mỏi mòn vẻ phong độ, cái trẻ trung, sức hấp dẫn và sự quyến rũ của một Văn Chi ngày nào… Thiết nghĩ, 40 năm cũng là thời gian đủ bình an để tạ ơn Thiên Chúa, đủ chín mùi để nhìn nhận Chúa là cội nguồn của mọi “quyến rũ” (Từ độ thanh xuân Ngài đã quyến rũ con, đưa con vào cuộc tình, lòng kề lòng, Chúa và con…)
40 năm nhìn lại, cha Văn Chi đã bước những bước đủ dài trên con đường phục vụ, đã vất vả, cơ cực trong lao tù, đắng cay, tủi nhục và ê chề lê gót trên “con đường Chúa đã đi qua”, đã thật sự trưởng thành trên nẻo đường của đức tin, đã thật sự tự do khi phải bắt đầu lại, đã đủ hạnh phúc để hát những lời tri ân “Xin tri ân Ngài luôn mãi vang ca khúc ta ơn trọn cuộc sống gian trần, Xin tri ân Ngài luôn mãi vì tình yêu đầy vơi trọn đời xin hiến dâng”. Với dòng nhạc cao vút, giai điệu mượt mà, ca từ đơn giản và trong sáng, dễ hiểu; cho thấy dù cuộc sống có thăng trầm, không thiếu những khó khăn, dù tuổi đời có lắm phong trần, có nhiều lấm lem vì bụi đường trần gian… thì tình yêu của Thiên Chúa vẫn “phủ sóng” trên cuộc đời chúng ta. Vì thế đó, nhạc sĩ linh mục vẫn ngẩng cao đầu mỗi khi mặt trời ló dạng, bình minh hát khúc tri ân bằng chính con người và bằng cả cuộc sống của mình, và cúi đầu mỗi khi đêm về, trong bóng đen thanh vắng, lắng đọng tâm hồn thân thưa cùng Chúa: quãng đời đã đi qua con chưa làm được gì cho Chúa và chắc chắn quãng đời còn lại con cũng chẳng làm được gì cho tha nhân. Nhưng con tin rằng Chúa yêu con hơn bao giờ hết tuy con không làm được gì. Vì con ý thức rằng Chúa chọn con không phải vì con tài ba lỗi lạc hay thánh thiện hơn người, nhưng chọn con vì con là con. Trước đây con là con, hôm nay đây con cũng là con và mãi sau này con vẫn là con như vốn có.
Chính lúc con không làm được gì thì cũng chính là lúc tình yêu và quyền năng Chúa được thể hiện cách quyết liệt nhất và mạnh mẽ nhất.
“Từ dạo ấy” và hôm nay đã 40 năm, nhưng hôm nay:
1. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy làm cho tinh thần con và thể xác con mòn mỏi, khi tuổi thanh xuân con không còn nữa.
2. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy mà con phải chết đi mỗi ngày cho ý riêng con.
3. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy mà con phải nhiệt huyết hơn khi mọi người và đồng bào của con đang mất dần đi tình yêu và niềm tin vào đấng quyền năng…
4. Và con có thể chết bất cứ lúc nào, khi con chưa chu toàn trọng trách và giao ước ấy.
Nhưng con phải luôn kiên vững chân thành và mãi ta ơn Chúa hơn bất cứ lúc nào, vì con biết rằng: trước đây và ngay hôm nay đây con không làm được gì, thì tương lai, chắc hẳn Chúa không đòi hỏi con phải làm được việc này hay phải thành công việc khác. Có chăng là do ân sủng của Chúa và Chúa Thánh Thần thúc đẩy con, chính Chúa Thánh Thần khơi nguồn sáng tạo và chỉ cho con biết được những việc đẹp ý Chúa.
Phần con, con tin rằng, trong trái tim của Chúa con có một vị trí đặc biệt và trong chương trình cứu độ của Chúa con có một chỗ đứng. Chỗ đứng và vị trí ấy là con sống trọn vẹn trong Chúa, bên Chúa “từ dạo ấy” và mãi suốt đời con, con xin phó thác !.
Với tư cách là người phụ trách ca đoàn, phục vụ hát thánh ca trong Thánh lễ, ít nhiều đã chịu ảnh hưởng dòng nhạc Thánh ca của linh mục nhạc sĩ Văn Chi. Viết lên những lời này, tôi thật sự biết ơn cha và chúc mừng 40 năm ngày cha nhận lãnh thiên chức linh mục.
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có những khoảnh khắc của “từ dạo ấy” trong cuộc đời. Nó đẹp hay xấu, thành công hay thất bại, đúng hay sai…, trong “dạo này” của hiện tại đều do cách mà chúng ta đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, mỗi người Chúa gọi và chọn bậc sống khác nhau, riêng biệt… nếu không quen nghe tiếng Thiên Chúa, chắc chắn sẽ nghe không rõ, đáp trả sẽ sai, và thất bại là điều không tránh khỏi.
Xin Chúa ban cho cha chính Chúa, vì không ai khác ngoài Chúa có thể đồng hành, chia xẻ những vui buồn, những khi cô đơn, những lúc khó khăn, những khi đau yếu, bệnh tật… trong cuộc sống của cha. Và đến cuối con đường, Chúa cũng sẽ là người duy nhất kết nối khoảnh khắc “từ dạo ấy” của cuộc đời cha với khoảnh khắc “từ dạo ấy” của Thiên Chúa thành một mối dây tình yêu vĩnh cửu.
Washington D.C. Ngày 01 Tháng 06, Năm 2015
Chúc Mừng Cha Văn Chi 40 Năm Linh Mục 1975 - 2015
Ai trong chúng ta cũng có một khoảnh khắc đáng nhớ trong quá khứ, một vài kỷ niệm rất khó quên như: bạn bè cùng lớp chung trường của thuở còn đi học, bạn đồng nghiệp chung một cơ sở khi bước vào đời, anh chị em cùng chung một mái ấm gia đình khi còn cạnh bên cha mẹ, tình yêu đầu đời của đôi lứa, tay trong tay với những lần hẹn hò… Nhưng những kỷ niệm của mỗi người đều khác nhau, và cái “dạo ấy” trong quá khứ của mỗi người cực kỳ đặc biệt, tạo nên bước đi, dáng dấp, diện mạo và là một con người rất riêng của cái “dạo này” trong hiện tại.
“Từ dạo ấy”, là một khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, để diễn tả một sự việc nào đó đã xảy ra trong phạm vi thời gian có thể là vài hôm, cũng có thể là vài tháng vài năm, hàng chục năm… (Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê). Trong Tiếng Việt Nam, nếu “dạo ấy” là một khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, thì “dạo này” phải là một khoảng thời gian không xác định trong hiện tại của chúng ta. Vì vậy, để nhìn lại hoặc nhớ lại một kỷ niệm, một sự việc nào đó đã xảy ra “từ dạo ấy” thì người mình thường trình bày chúng dưới góc nhìn “dạo này” của hiện tại.
“Từ dạo ấy” cũng là tựa đề của một bài hát mà linh mục nhạc sĩ Văn Chi đã rút ra từ kinh nghiệm cuộc đời mình, từ cái “dạo ấy” của mình để nói về “từ dạo ấy” của Thiên Chúa. Ngược dòng lịch sử cứu độ, “từ dạo ấy” của Thiên Chúa chỉ có tình yêu, (Ngài đã yêu tôi tình yêu thương diệu vợi, từ khi chưa có đồi núi thênh thang lũng sâu sông dài… Ngay từ ngày ấy chưa có ngàn mây và trăng sao chưa tạo dựng, mặt trời chưa có, Ngài đã yêu tôi) Và rồi một ngày, cái “từ dạo ấy” của cha Văn Chi cũng đến (Ngài đã thương tôi gọi tôi đi theo Ngài…) và cũng “từ dạo ấy” cha đã từ bỏ tất cả để chọn một mình Thiên Chúa.
Như đã dẫn, tiếng Việt Nam, danh từ chỉ thời gian “dạo ấy” là khoảng thời gian không xác định trong quá khứ, và “dạo này” là khoảng thời gian không xác định trong hiện tại. Nhưng ngày mà cha Văn Chi quyết định bước lên bàn thánh phải là một ngày được xác định rõ ràng: 15 tháng 6 năm 1975. Người “bạn đời” mà cha yêu mến là một con người cụ thể có tên gọi Giêsu và con đường mà cha phải theo trong suốt cuộc đời được mang tên Thập Giá, – không còn là “một ngày nào đó” hay “từ dạo ấy” mơ hồ, không xác định nữa. Đó cũng là một thái độ dứt khoát mà Thiên Chúa muốn.
Thật vậy, tiếng đáp trả bằng lời thưa xin vâng “từ ngày đó” đã hình thành nên một linh mục nhạc sĩ Paul Văn Chi rất đặc biệt, rất khác và rất riêng của ngày hôm nay. Một linh mục nhạc sĩ Văn Chi mang dáng dấp của Chúa Giêsu, một Giêsu sống động trong từng lời ca tiếng hát của các bạn trẻ những ca đoàn, một Giêsu được ca hát nghêu ngao khắp nơi, trong nhà thờ, ngoài đường phố… Thái độ đáp trả ơn gọi của Thiên Chúa và chọn Thiên Chúa là đối tượng, là lẽ sống… của cha Paul Văn Chi “từ ngày đó” đã hình thành nên hồng ân linh mục của 40 năm sau.
Cũng có thể, 40 năm linh mục của cha, “dạo này”, là thời gian đủ để thấm mệt, đủ mỏi mòn vẻ phong độ, cái trẻ trung, sức hấp dẫn và sự quyến rũ của một Văn Chi ngày nào… Thiết nghĩ, 40 năm cũng là thời gian đủ bình an để tạ ơn Thiên Chúa, đủ chín mùi để nhìn nhận Chúa là cội nguồn của mọi “quyến rũ” (Từ độ thanh xuân Ngài đã quyến rũ con, đưa con vào cuộc tình, lòng kề lòng, Chúa và con…)
40 năm nhìn lại, cha Văn Chi đã bước những bước đủ dài trên con đường phục vụ, đã vất vả, cơ cực trong lao tù, đắng cay, tủi nhục và ê chề lê gót trên “con đường Chúa đã đi qua”, đã thật sự trưởng thành trên nẻo đường của đức tin, đã thật sự tự do khi phải bắt đầu lại, đã đủ hạnh phúc để hát những lời tri ân “Xin tri ân Ngài luôn mãi vang ca khúc ta ơn trọn cuộc sống gian trần, Xin tri ân Ngài luôn mãi vì tình yêu đầy vơi trọn đời xin hiến dâng”. Với dòng nhạc cao vút, giai điệu mượt mà, ca từ đơn giản và trong sáng, dễ hiểu; cho thấy dù cuộc sống có thăng trầm, không thiếu những khó khăn, dù tuổi đời có lắm phong trần, có nhiều lấm lem vì bụi đường trần gian… thì tình yêu của Thiên Chúa vẫn “phủ sóng” trên cuộc đời chúng ta. Vì thế đó, nhạc sĩ linh mục vẫn ngẩng cao đầu mỗi khi mặt trời ló dạng, bình minh hát khúc tri ân bằng chính con người và bằng cả cuộc sống của mình, và cúi đầu mỗi khi đêm về, trong bóng đen thanh vắng, lắng đọng tâm hồn thân thưa cùng Chúa: quãng đời đã đi qua con chưa làm được gì cho Chúa và chắc chắn quãng đời còn lại con cũng chẳng làm được gì cho tha nhân. Nhưng con tin rằng Chúa yêu con hơn bao giờ hết tuy con không làm được gì. Vì con ý thức rằng Chúa chọn con không phải vì con tài ba lỗi lạc hay thánh thiện hơn người, nhưng chọn con vì con là con. Trước đây con là con, hôm nay đây con cũng là con và mãi sau này con vẫn là con như vốn có.
Chính lúc con không làm được gì thì cũng chính là lúc tình yêu và quyền năng Chúa được thể hiện cách quyết liệt nhất và mạnh mẽ nhất.
“Từ dạo ấy” và hôm nay đã 40 năm, nhưng hôm nay:
1. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy làm cho tinh thần con và thể xác con mòn mỏi, khi tuổi thanh xuân con không còn nữa.
2. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy mà con phải chết đi mỗi ngày cho ý riêng con.
3. Có thể vì trọng trách và “một giao ước” ấy mà con phải nhiệt huyết hơn khi mọi người và đồng bào của con đang mất dần đi tình yêu và niềm tin vào đấng quyền năng…
4. Và con có thể chết bất cứ lúc nào, khi con chưa chu toàn trọng trách và giao ước ấy.
Nhưng con phải luôn kiên vững chân thành và mãi ta ơn Chúa hơn bất cứ lúc nào, vì con biết rằng: trước đây và ngay hôm nay đây con không làm được gì, thì tương lai, chắc hẳn Chúa không đòi hỏi con phải làm được việc này hay phải thành công việc khác. Có chăng là do ân sủng của Chúa và Chúa Thánh Thần thúc đẩy con, chính Chúa Thánh Thần khơi nguồn sáng tạo và chỉ cho con biết được những việc đẹp ý Chúa.
Phần con, con tin rằng, trong trái tim của Chúa con có một vị trí đặc biệt và trong chương trình cứu độ của Chúa con có một chỗ đứng. Chỗ đứng và vị trí ấy là con sống trọn vẹn trong Chúa, bên Chúa “từ dạo ấy” và mãi suốt đời con, con xin phó thác !.
Với tư cách là người phụ trách ca đoàn, phục vụ hát thánh ca trong Thánh lễ, ít nhiều đã chịu ảnh hưởng dòng nhạc Thánh ca của linh mục nhạc sĩ Văn Chi. Viết lên những lời này, tôi thật sự biết ơn cha và chúc mừng 40 năm ngày cha nhận lãnh thiên chức linh mục.
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có những khoảnh khắc của “từ dạo ấy” trong cuộc đời. Nó đẹp hay xấu, thành công hay thất bại, đúng hay sai…, trong “dạo này” của hiện tại đều do cách mà chúng ta đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, mỗi người Chúa gọi và chọn bậc sống khác nhau, riêng biệt… nếu không quen nghe tiếng Thiên Chúa, chắc chắn sẽ nghe không rõ, đáp trả sẽ sai, và thất bại là điều không tránh khỏi.
Xin Chúa ban cho cha chính Chúa, vì không ai khác ngoài Chúa có thể đồng hành, chia xẻ những vui buồn, những khi cô đơn, những lúc khó khăn, những khi đau yếu, bệnh tật… trong cuộc sống của cha. Và đến cuối con đường, Chúa cũng sẽ là người duy nhất kết nối khoảnh khắc “từ dạo ấy” của cuộc đời cha với khoảnh khắc “từ dạo ấy” của Thiên Chúa thành một mối dây tình yêu vĩnh cửu.
Washington D.C. Ngày 01 Tháng 06, Năm 2015
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Bờ Đại Dương
Dominic Đức Nguyễn
21:50 05/06/2015
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đất nước tôi màu thắm bên bờ Đại Dương
Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung
Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
Vượt núi rừng già Trường Sơn
Vào tới ruộng ngọt phương Nam.
(Trích ca khúc của Hoàng Trọng
& Hồ Đình Phương)