Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện phiếm Đạo đời: Suy tư Lời Chúa từ Cuộc đời
Trần Ngọc Mười Hai
03:43 04/06/2012
Chuyện phiếm đọc vào tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm B 27-5-2012
“Bài hát, tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.”
“Bài hát, tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.”
(Thanh Tùng – Giọt Nắng Bên Thềm)
(1Ph 3: 18-19)
“Bài hát, viết không nên lời đã vội lãng quên”. Chao ôi! Bài hát nào mà lạ thế? “Bài hát, mang bao kỷ niệm những ngày đã qua”. Vâng. Thế mới là bài hát hay. Thật ra, với bần đạo, bài hát nào cũng nao nao một kỷ niệm. Kỷ niệm, là vì những bài như thế, vẫn được nhiều người liên tưởng đến chuyện của riêng mình, mà nhớ đến và ưa thích như bần đạo đây. Ôi chao! Nói thế, chắc bầu bạn hẳn sẽ cho rằng bần đạo thuộc loại “chảnh” hoặc ba phải, rất “huề vốn”?
Sự thật, thì bần đạo nay có trích dẫn bài hát ít nghe quen, ở trên, là do “chộp” được từ đêm “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney chốn bình yên, hôm ấy. Bình yên, đến độ khiến bần đạo liên tưởng đến tình huống xảy đến với nhà Đạo, ở nhiều nơi. Tình huống có chuyện “rồi đến rồi đi bao tháng năm”, khiến bày tôi bần đạo chưa kịp “tạ ơn người/tạ ơn đời”, đã thấy đuối. Đuối lý. Đuối tình, đành về với bài ca để ê a, hát mãi:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi.
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Giọt nắng bâng khuâng.
Giọt nắng rơi rơi bên thềm.
Bài hát bâng khuâng.
Bài hát mang bao kỷ niệm.
Những ngày đã qua.”
(Thanh Tùng – bđd)
Sở dĩ bần đạo cứ phải “tạ ơn người/tạ ơn đời” vì biết đời mình dù ngắn ngủi, vẫn mục kích nhiều “sự” ít thấy cả trong Đạo/lẫn ngoài đời, khiến mình coi đó như đặc sủng để ghi ơn.
Đặc sủng, nay thấy giống tình huống được nghệ sĩ diễn tả ở câu thơ:
“Lâu lắm rồi, anh không đến chơi. Cây sen đã lá bạc như vôi.
Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người.
Bài hát tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.
Bài hát tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh. Trả về hư không giọt nắng bên thềm.”
(Thanh Tùng – bđd)
Hôm nay, “giọt nắng bên thềm” được trả về chốn hư không, để rồi: những chuyện xảy ra từ hồi trước, nóng bỏng như “giọt nắng bên thềm” lại đi vào chốn mông lung, lạnh lùng, chẳng ai nhớ. Không nhớ, phần vì quá lo cho cuộc sống ở đời có những chuyện khi xưa thì rất cần cho lòng đạo, nhưng nay lại đã đi vào dĩ vãng, cõi rất không. Thế nên, đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta cứ đi vào thực tại để thấy được trạng huống đang chợt đến với nhà Đạo, hầu suy tính cho tương lai/mai ngày, của thánh hội.
Một trong những chuyện từng khiến nhà Đạo mình quan ngại và thắc mắc nhiều, là: chuyện xưng thú tội lỗi mình vướng mắc với cộng đồng dân Chúa, và với nhau. Thắc mắc, thì: mỗi người một ý, một lập trường. Quan ngại, mà người người thường khắc khoải, lại cũng khác. Có người chỉ quan và ngại sơ sơ/lờ mờ vài ba nét rất thoáng, để rồi sẽ bỏ qua. Vì nay, có vài nhận định về người ở trời Tây đã bộc phát vào buổi hội bỏ túi ở Sydney, như sau:
“Nhiều lúc, tôi nghĩ: việc cốt yếu với người đi Đạo hôm nay, không chỉ tìm cách lánh xa dịp tội để được gọi là sốt sắng, đạo hạnh!”
*Tôi thì tôi nghĩ: dù ta có chấp nhận đưa cụm từ “mắc tội trọng” gán cho hành động này khác, vẫn không nặng đến độ dù chết chóc, cũng đâu có giết chết tình yêu ta có với Chúa, với mọi người trong cộng đoàn Hội thánh. Bởi, tội lỗi là gì đi nữa cũng đâu giết chết một ai…”
*Với tôi thì, có cố gắng đến toà giải tội cho nhiều, xem ra càng tạo thêm những tội mà mình không bao giờ vướng mắc… Tất cả, chỉ là danh sách tội phạm với lỗi phạm do cha/cố bày đặt thôi.
*Tôi có cảm giác, là xưng tội cũng giống như cái máy giặt cũ kỹ dùng để tẩy uế đồ dơ bẩn dính đầy những tội, thế thôi. Trong khi, tôi lại cần nhiều thứ hơn thế. Thí dụ như, cần tẩy uế đồ dơ theo kiểu “hấp tẩy nỉ sẹc” người xưa thường nói, đôi lúc cũng chỉ cần hong cho khô là xong, đâu cần gì đến máy giặt?
*Tôi chỉ cần để ý đến người mà tôi từng làm họ đau khổ, thôi. Chỉ muốn họ tha thứ cho việc tôi làm họ đau đớn chứ đâu muốn để các cha ở nhà thờ dính dự đâu. Tôi có làm cho cha hoặc hội thánh đau khổ đâu, mà mong mỏi họ tha cho tôi, chứ!
*Nói về Mùa Chay cần ăn năn xưng thú tội lỗi, thì tôi nghĩ: Đức Chúa Phục Sinh vẫn muốn tôi phải làm chuyện đổi thay cuộc đời sau khi tịnh tâm vào những ngày đó, chứ đâu bảo tôi phải lo sửa đổi tính tình/hạnh kiểm chỉ mỗi mùa chay này thôi đâu!
*Nói cho cùng, nay được bao người chịu dẫn xác đến toà cáo giải để xưng thú các tội mình vướng mắc có dính hoặc không dính đến mấy cha và cố đâu? Những người khi xưa siêng năng xưng tội, nay bỏ đi đâu hết cả rồi? Sao không còn đến nhà thờ xưng thú tội lỗi nữa? Phải chăng, họ hết cần đến bí tích xá giải rồi?...” (trích phát biểu của anh chị em tham dự hội thảo tháng 5 năm 2012, ở Sydney)
Tìm hiểu kỹ, bạn và tôi ta sẽ thấy giới trẻ ở trời Tây, nay nghĩ nhiều về chuyện xưng thú. Thấy rồi, ta hẳn cũng biết lý do còn nằm trong đầu họ. Nghe rồi, ta cũng có được kết luận rất chung chung, hoặc các nhận định vẫn nghe quen, như: dân con nhà Đạo ở trời Tây, nay không thấy hấp dẫn gì hoặc vẫn nghĩ là họ không có bổn phận phải đi nhà thờ/nhà thánh, nên chẳng cần gì chuyện xưng tội. Như thế, phải chăng là họ không còn cần đến Thiên Chúa hoặc cha cố những thứ tha, xoá bỏ tội?
Nói cho cùng, tiếc nhớ thói quen đạo đức khi xưa cũng như ý/từ nghệ sĩ nay diễn tả ở câu hát:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi…
Một sớm mai kia, chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là ... thế thôi.”
(Thanh Tùng – bđd)
Về với nhà Đạo, cũng nên nghe thêm ý kiến của một đấng bậc có trách nhiệm duy trì bí tích “hoà giải” hay giải tội để có được ơn lành Chúa ban. Trước nhất, là: nhận định của Lm James O’Toole, đấng bậc từng có câu hỏi tương tự, nay đáp trả bằng lời tự sự như sau:
“Nhìn vào những gì xảy ra ở thời trước và trong tương lai/mai ngày về bí tích giải tội, ta vẫn thấy: có nhiều người Công giáo ở độ tuổi trên bốn mươi, cũng tiếc nhớ cái thời mà mọi người đổ xô đến toà cáo giải, cứ thế đọc thuộc lòng những câu như: “Thưa cha, con là kẻ có tội, xin cha ban phúc lành cho con. Nay, cũng được… tuần kể từ lần con xưng tội trước đây. Đến nay, con xưng các tội con mắc phải như sau…” Và cứ thế, rồi cứ thế, người xưng thú lại sẽ kể ra một loạt những tội và tội, điều mà nhiều người nghĩ chắc cũng phải ghê gớm lắm, mới khiến bổn đạo ấy phải “xưng” cho hết. Xưng, để thấy người mình nhẹ nhõm, chẳng còn “vương vấn những lỗi cùng tội” như hôm nào. Và nay, thói quen ấy xem ra không còn tồn tại đối với phần đông người Mỹ nói chung, nhất là những người ở độ tuổi dưới bốn mươi. Còn, với giới trẻ ở độ tuổi dưới ba mươi, thì ý niệm về tội trọng/tội nhẹ, cần “xưng thú”, nay không còn nữa.” (x. Lm James O’Toole, Empty Confessionnals: Where have all the sinners gone, www.Commonwealmagazine.org 24/04/2004)
Nhà Đạo nói thế, là muốn bảo: bí tích giải tội khi xưa là chuyện thường tình, ai cũng biết, vẫn cứ thực hiện đều đặn, không thắc mắc. Nhưng hôm nay, chỉ một số rất ít con dân nhà Đạo ở trời Tây, là biết việc ấy có tầm mức quan trọng, mà thôi. Khi xưa, vào các ngày thứ sáu/thứ bẩy, người người cứ gọi là nối đuôi dài thườn thượt trước cửa toà cáo giải để chờ nhau vào “phòng tối” mà thú lỗi với cha/với cố, hầu hôm sau mới được phép rước Chúa vào lòng. Thông thường, thì khi xưng tội, ai cũng phải làm công việc xét mình/tự kiểm trước đó, để xem mình có sai phạm lỗi gì trong cuộc sống? Nếu có, thì phạm lỗi như thế cộng lại là bao nhiêu lần? Rồi sau đó, mới từ từ bước vào “toà cáo giải” để xưng/để thú với ông cha/ông cố, hầu được lãnh phép lành xá giải sau khi được “đức ngài” ban cho cái-gọi-là “việc đền tội” hỡi ôi, vẫn rất nhẹ.
Bình thường, khi nghe hối nhân xưng thú, đấng bậc “giải tội” vẫn hỏi vài câu cho chắc là hối nhân biết việc mình làm, tức có tội, rồi sau đó cũng chỉ khiển trách lấy lệ vài ba phút, xong đâu đấy mới quay người đọc một tràng tiếng Latinh và “bổ” cho hối nhân đôi ba “việc đền tội”, như đọc kinh này kinh nọ, hoặc làm việc thiện này khác, vv. Chuyện này tưởng chừng cũng dữ dằn, nhưng thực tế chỉ là những việc mà người xưng thú vẫn làm như trước đó. Tức, vẫn như cũ, chẳng có gì đổi thay, sau nhiều ngày khá bối rối.
Nay, thủ tục hoá giải và xưng thú vẫn như cũ. Nhưng xem ra có phần giản dị hơn. Vắn gọn hơn. Cả hối nhân lẫn “đức thày” đều có thể thực thi công tác ngay ngoài trời, phòng hội hoặc ở đâu đó mà “đức ngài” nghĩ là thích hợp, thế cũng xong!
Về lỗi phạm mình vướng mắc, cũng nên suy thêm đôi lời nhắn nhủ của thánh nhân như sau:
“Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi –
Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương-
hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.”
(1Ph 3: 18-20)
Vấn đề đặt ra hôm nay, là: câu hỏi của nhiều vị: mọi người nghĩ sao về chuyện xưng thú?
Ta có nên tiếp tục những chuyện như thế, để giữ Đạo không?
Nhiều đấng bậc cũng đặt ra một số vấn nạn trong đó có nhiều câu đáng ta quan tâm. Những vấn nạn tương tự lời thơ mà nghệ sĩ ngoài Đạo lại vẫn hát:
“Khi thấy buồn, anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót, trong vườn đấy thôi.
Chỉ có trong tôi, ngày đã sang đêm lâu rồi.
Bài hát cho em, giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên.”
(Thanh Tùng – bđd)
Nhà Đạo mình, không lãng quên cũng chẳng thiếu sót, dù đó có là bài hát buồn/vui cũng mặc. Chẳng quên sót, dù người thân của mình không “đến chơi” hoặc chẳng còn viếng nhà thờ/nhà thánh như dạo trước. Có đấng bậc, nay lại đặt thành vấn đề, nên mới viết:
“Về việc xưng tội và giải tội, chỉ mỗi đạo Công giáo là còn giữ. Và, coi đó như một đặc sủng tư riêng của Đạo. Thế nhưng, nhiều lúc việc sống đạo không đặt nặng vào chuyện xưng thú nữa, hãy coi đó là chuyện thời xưa, nay chẳng còn ai thiết tha, quan tâm. Từ đó, đem đến cho người Công giáo một khoảng trống, hố sâu chưa kịp lấp. Mùa Chay, là cơ hội thuận tiện, để ta khai thác chuyện “xưng thú tội lỗi” được mọi người vẫn từ lâu tuân thủ. Đó là hiện trạng đối với người Công giáo Mỹ, nói riêng.
Chẳng hạn, chỉ mỗi giáo phận Boston thôi, cũng đã có giai thoại ghi là: sau thế chiến thứ 2, có linh mục nọ được cha xứ bạn ở gần bên, kêu đến giúp “ngồi toà” từ 2 giờ trưa đến 6 giờ tối, chỉ 4 tiếng. Trong khi đó, chính ngài lại phải ngồi toà mãi đến 11 giờ khuya mới ngừng nghỉ. Đếm số người, thì cha bảo: nội chiều tháng 2 năm 1899 thôi, ngài nghe tội của 137 người tưởng đã nhiều, vẫn không bằng linh mục bạn ở New York đếm được 78 ngàn lượt người đến xưng, trong năm.” (x.Lm James O’Toole, bđd)
Đó là nói về số luợng người xưng tội vào thời vàng son ở đất Mỹ. Còn, ở vùng khác thì như sau:
“Tại các xứ đạo miền Trung Tây và Cực Đông Hoa Kỳ, giáo dân ở đây thấy chuyện xưng tội nay không còn cần thiết nữa. Giữa thế kỷ thứ 20, số người xưng tội đều đặn đã giảm sút một cách đáng ngại đến độ khi hỏi đến, chẳng ai buồn đáp lại. Thập niên ‘50, số dân đi Đạo thuộc Nhà thờ Chánh toà Madeleine ở Salt Lake City, toàn giáo xứ đếm được có 3,200 giáo dân, nhưng số người thường xuyên xưng tội lại lên tới 2,500 người. Năm 1952, chỉ hai linh mục ngồi toà thôi cũng đạt 9,431 luợt người đến xưng tội một năm; tính bình quân, thì: mỗi tuần có đến 182 người xưng tội, rất đều.
Nội trong năm 1965 và 1975, Trung Tâm Điều Tra Hoa Kỳ mở cuộc khảo sát đã phát hiện ra số người xưng tội giảm sút thấy rõ. Bình quân, mức giảm sút trong hai năm này đang từ 38% xuống còn 17% thôi. Trong khi đó, có người lại tuyên bố: họ chẳng hề xưng tội bao giờ đang từ 18% nay lên đến 38%. Năm 1977, một khảo sát khác của Trung Tâm còn cho thấy trong số 65% linh mục người Mỹ quả quyết là hàng tuần, các ngài vẫn cố gắng ngồi toà chờ giáo dân đến xưng tội, nhưng nay số người xưng thú giảm xuống chỉ còn 20 lần/một tuần so với thời trước, là cả trăm.
Giữa thập niên 80, Đại học Notre Dame ở Mỹ cũng thực hiện một điều tra/khảo sát xem giáo dân có năng đi lễ và xưng tội không, đã nhận được câu trả lời của hơn 26% người từng bảo: họ chẳng bao giờ đi xưng tội; và 35% người từng nói: mỗi năm xưng tội nhiều nhất chỉ một lần. Sự kiện này, đôi lúc cũng đòi giáo quyền nên có lời giải thích đích đáng, để mọi người biết mà nắm vững. Và, câu phản hồi từ các ngài là: tín hữu Công giáo nay dám tỏ bày bất mãn thấy rõ về chuyện xưng thú. Có người, còn nói thẳng: bọn tôi đi xưng tội nhiều lúc thấy các cha giải tội nhanh như cái máy, hệt như kiểu người ta bấm máy đếm số người đi xem triển lãm vậy. Rốt cục, thì ai cần linh hướng giúp mình sống lành thánh, nay không còn muốn đến toà cáo giải để hỏi han hoặc xưng tội nữa.” (x. Lm James O’Toole, bđd)
Dĩ nhiên, khảo sát hoặc thống kê dù chính xác cách mấy cũng không nói hết tình trạng “xưng thú” đang giảm sút với giáo hội Công giáo nước ngoài. Nhưng ở đây, tưởng cũng nên nghe thêm ý kiến của đấng bậc khác vẫn muốn bàn về lý do đưa đến hiện trạng như thế, đã cho biết:
“Thật ra, quyết tâm đòi bỏ chuyện xưng tội không thấy xuất hiện trong nghị trình bàn luận của các nghị phụ khi xưa đưa vào Công đồng Vatican II. Nhưng, trên thực tế, người Công giáo nay dám nói lên quan điểm của họ tức đã bỏ phiếu bằng chân, không còn hăng say đến toà cáo giải để xưng thú hoặc hỏi về chuyện linh hồn nữa. Việc này, khiến các nhà bình luận tôn giáo sửng sốt đến câm nín, chẳng muốn nói gì thêm. Nói cho cùng, việc giáo dân khi xưa siêng chăm xưng tội hàng tuần nay là chuyện hiếm có trong lịch sử hội thánh. Tựu trung, thì hình thức/chức năng của Bí tích Hoà giải cũng đã thay đổi khá nhiều, trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên, chuyện thay đổi hình thức/chức năng của Bí tích này giảm sút đến độ, không chỉ mỗi chuyện xưng tội theo cách riêng tư, mà còn thay đổi cả hệ thống tin tưởng cũng như động thái của giáo dân xưa nay có quan niệm về tội và án chết, về nỗi sợ hoả ngục, về sự xấu hổ cũng như quyền chế ngự và hoá giải mọi lỗi lầm gọi là “tội” chỉ dành cho hàng giáo sĩ thôi, đó mới là vấn đề. Và, vấn đề là: phần đông người Công giáo, ai cũng nghĩ mình không thể chấp nhận/biện hộ hoặc coi đó như điều không thể trách cứ đặt nền tảng trên luân lý như chuyện mình tin Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày, theo khoa học. Tóm lại, sự thật nay rõ ràng là: 7 phép bí tích hội thánh nay còn sáu phép thôi.” (x. Peter Steinfels, Examination of Conscience, viết trên trang blog tập thể giáo sĩ Mỹ ngày 06/04/2004)
Viết trên “blog” hay mạng riêng của nhóm nào đó, là cách để nói lên sự thật mà nhiều người đều biết. Viết, để cảm thông hoặc lưu giữ làm tài liệu chứ không để bàn luận, cãi tranh. Bởi, có bàn luận cho lắm cũng chỉ làm tăng thêm tình trạng rẽ chia, buồn phiền. Chi bằng, ta cứ xem như tín hữu Công giáo nay tỏ bày thái độ của mình ra sao. Và, vấn đề còn nhiều ý kiến khác phát biểu như sau:
“Tôi là nhà tâm lý học lâu nay vốn dĩ hành nghề ở nhiều nơi, cũng có chút kinh nghiệm, đồng thời lại là người Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ cũng khá đều. Vừa qua, có khách hàng nọ là người Công giáo đến tỏ bày cùng tôi, rằng: ông cũng quan ngại không ít, về thói quen nối mạng toàn cầu, để xem phim/xem hình kích dâm. Khi hỏi: lâu nay ông làm cách nào để kềm chế thói tật này? thì ông bảo: ông đã đi xưng tội nhiều lần; và mỗi lần đi như thế, ông vẫn yêu cầu linh mục xá giải giúp ông giải quyết cách sao đó cho chuyện ấy nó dứt điểm. Khi hỏi thêm: “Thế, linh mục ấy có giúp ông việc gì cụ thể không? thì ông trả lời: mấy ông cha ấy à, mấy ỗng chỉ bắt tôi đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng là xong. Làm thế, thì chỉ ra mỗi việc đền tội thôi làm sao giúp mọi người như tôi kềm chế thói quen khó trị, được chứ!
Đời thường, mọi sự trừng phạt dù nặng dù nhẹ có xứng hợp với lỗi tội mình phạm không, đều dấy lên một bất mãn nơi người thoạt nghe phán quyết, đề ra cho họ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy: đối với con người, khi họ tin vào thứ công lý nào đó, thì nó vẫn là chuyện tự nhiên. Ai cũng muốn được tưởng thưởng khi có cố gắng, chỉnh sửa lỗi lầm mình sai phạm cũng như khi tội ác được trừng phạt đích đáng. Nhưng ở đây, đề ra việc “đền tội”, không có nghĩa là: mình đã trừng phạt được tội ác, như ở xã hội bên ngoài. Xá tội, không là chuyện ngẫu nhiên/bất ngờ để giúp mình đền tội. Bởi, sự thể có ra thế nào đi nữa, hẳn là: ta phải làm công việc ấy trước khi bước vào toà cáo giải, chứ không phải chỉ sau khi người xưng thú kể hết tội của mình cho linh mục nghe. Bí tích xá giải do hội thánh đề ra, cần hối nhân ăn năn/thú lỗi, tức công nhận rằng: ai cũng cần đến lòng xót thương Chúa ban cho mình hết. Bởi thế nên, mọi người đều luôn sẵn sàng đón nhận ơn lành ấy. Đền tội, là cốt diễn tả nỗi sầu buồn do mình phạm luật Chúa ban ra; và, cũng để cho mình có lòng cảm kích biết ơn tình Chúa thứ tha Ngài ban cho mình.
Thực thi bí tích xá giải, có thể để củng cố quyết tâm loại trừ mọi tật xấu hơn là kềm chế nó. Làm như thế, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng: họ được khuyến khích coi việc xưng tội như phương tiện giúp họ giải toả cái cảm giác phạm luật cách dễ dáng; mà thực ra đó chỉ là cơ hội để ta làm hoà với Chúa, thôi. Một khi việc đền tội được thực hiện dễ dàng và máy móc như thế, thì việc xưng tội lại vẫn được các nhà tâm-lý-học coi đó như “kỹ năng trung hoà”, tức phương cách làm dịu lắng cảm xúc tiêu cực nhiều người vẫn có, sau khi vi phạm. Xưng tội đem đến cho ta lợi thế là dùng quyền bính thiêng liêng để thực hiện “kỹ năng trung hoà” giúp người vi phạm…”
“Nếu bí tích giải tội, là động thái giải hoà hoặc xá giải mọi lỗi phạm cách thiết thực, thì các vị xá giải cũng nên thực thi sao cho tốt. Và, hội thánh nên huấn luyện các vị ấy cách sao đó để các ngài làm tốt hơn xưa. Ở đây, tôi không đề nghị chỉnh sửa việc xưng tội như khoa tâm-lý trị-liệu, kiểu Công giáo. Nhưng, tôi nghĩ: khi đã thực hiện bí tích này cho đúng qui cách, ta phải làm sao củng cố quyết tâm chống trả cơn cám dỗ, hơn là làm việc gì đó cho nó yếu đi. Kịp đến khi có được cải tổ rộng rãi, thì hội thánh mới có thể yêu cầu hối-nhân tự kiểm xem mình có tuân giữ 10 điều răn Hội thánh không. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ là thực hiện qui định vàng này: “hãy yêu thương người đồng loại như chính mình”, thôi.” (x. Thomas L. Kuhlman, The floating Sacrament: How We Confess Today Not a Reset Button, www.Commonwealmagazine.org 03/27/2012)
Bàn chuyện nghiêm chỉnh/khô khan cũng đã dài, nay đề nghị bạn và tôi, ta về với lời ca vang âm nhạc để suy tư về người ngoài đời vẫn còn hát:
“Bài hát, tìm trong khói thuốc, từng giờ bình yên.
Bài hát, tìm trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn.
Còn lại trong tôi, còn lại trong em, chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm…”
(Thanh Tùng – bđd)
Giọt nắng hay giọt “lung linh bên thềm”, nay đã chìm “trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn”. Hoàng hôn, của thói quen mà Hội thánh vẫn có từ thời vàng son, thuở trước. Còn lại, là câu hát “chìm trong khói thuốc”, “từng giờ bình yên”. Giờ yên bình/hiền hoà của nhiều người, nay lại có ý kiến cũng khá lạ về hiện trạng sút giảm người xưng thú, như tâm sự của linh mục nọ ở bên dưới:
“Đôi khi, ta vẫn thấy là: các đấng bậc trong Đạo mình vẫn muốn biết: các bổn đạo lâu nay hay xưng tội biến đi đâu hết vậy? Có lẽ, ta cũng nên thay câu thắc mắc bằng những lời như: không biết tại sao khi xưa người người chịu khó đến toà cáo giải để làm gì? Câu trả lời theo tôi cũng nên mượn ý tưởng của ai đó trong phim “Chàng Luke có bàn tay lạnh” của Stuart Rosenberg mà bảo: Đạo mình lâu nay, chừng như vẫn thiếu thái độ thực sự muốn đối thoại. Theo tôi nghĩ, điều này cũng đúng. Bởi, lâu nay Hội thánh mình có chịu nghe ai đâu, có chịu trao đổi hoặc đối thoại với người nào đâu! Lâu nay, ta cứ trông chờ trên ra chỉ thị để giúp ta giải quyết hết mọi chuyện. Nhưng, lại quên rằng: các đấng bậc nhà mình cũng nên lấy ý kiến của dân thường ở dưới. Mà, dân thường ở đây là giáo dân mình chứ nào ai khác!...
Ngày nay, hầu hết mọi người Công giáo đều hiểu là: không ai muốn đề cập đến hành xử nào ít liên quan hoặc chẳng liên quan gì đến lỗi/tội theo nghĩa khách quan. Mọi người nay ít quan tâm đến hành vi riêng rẽ tuy nổi bật, nhưng chú ý nhiều vào thái độ hoặc loại hình xử sự. Dù, họ biết là họ không thể dửng dưng với chuyện vi phạm luật Hội thánh, nhưng lại không thấy có nhu cầu cấp bách đến toà cáo giải để xưng thú trước khi đi làm. Theo ý Lm Chinnici ở Mỹ thì người Công giáo nay đã nghĩ về tội và lỗi theo phạm trù được xã hội định ra như vi phạm luật lệ hoặc động thái có ý đồ nằm sau hành động của mỗi người. Với phần đông người đi Đạo, thì: phạm trù mắc tội trọng hay nhẹ không còn nằm trong đầu họ như một vấn đề quan yếu nữa rồi. Hệt như người con thứ trong chuyện “Người con đi hoang” ở Kinh thánh, anh đâu có liệt kê danh sách các hành động vi phạm luật Đạo, đâu. Anh chỉ buồn phiền vì đã hành xử không đúng phép. Điều đó không toàn hảo cho lắm, nhưng cũng là điểm khởi đầu đủ đánh động lòng người Cha vẫn yêu thương anh.
Vấn đề là làm sao thuyết phục và hấp dẫn 74% giáo dân nay ít đi xưng thú để bảo rằng đây là phép bí tích rất cần. Nghi thức giải tội có nói gì nhiều với giáo dân về chuyện giao hoà với Chúa không? Tôi nhớ Gm Michael Pfeifer chủ quản giáo phận San Angelo, Texas khi viết thư mục vụ năm 2006 ngài có hỏi: sao ta cứ phải đến với linh mục để xưng thú trong khi dư biết là Chúa đã tha cho ta trước đó rồi? Vị Giám mục này còn viết: “Các nhà giải tội đích thực là người tìm cách giúp giáo dân đạt sự bình an, yên ắng mà họ tìm kiếm từ các nhà tâm lý hoặc phân tâm học. Nay, các loại hình chữa lành này chẳng bao giờ xảy đến bằng việc xưng tội mất có vài phút hoặc một năm chỉ một hai lần thôi. Sự thể là, đa số giáo dân người Mỹ hiểu là: việc giao hoà với Chúa và với anh em đồng loại là điều cần hơn đòi hỏi phải đi gặp linh mục về chuyện thiêng liêng trong chớp nhoáng. Ai cũng đều nghĩ là loại chữa lành qua nghi thức hoà giải như hiện nay không thể hiện thực được…
Nói cho cùng, dù việc xưng thú có giảm nơi toà cáo giải, nhưng việc thứ tha cho nhau nay gia tăng cùng khắp. Gia tăng, ở điểm giáo dân nay nhận thức rõ lòng Chúa thương con dân Ngài vẫn gia tăng đều đặn. Bằng chứng là, giáo dân hôm nay tuy ít đi xưng tội như trước, nhưng vẫn rước Chúa vào lòng nhiều hơn xưa. Nhiều người và nhiều lần hơn xưa, cũng rất nhiều.
Cuối cùng, có thế nói: trong khi toà thánh và hàng Giáo phẩm tìm cách tạo nghi thức mới cho phụng vụ và khuyến khích con dân tham dự các buổi này, thì nay là lúc ta nên tập trung học hỏi gương lành của Chúa nhiều hơn truớc. Như bậc thày dày kinh nghiệm, Đức Giêsu vừa là Đấng hăng say giữ luật vừa là Đấng biết lắng nghe mọi người. Với Ngài, vấn đề nay cần đặt ra là: bí tích đích thực chính là giao hoà với mọi người chứ không chỉ với linh mục, thôi.” (x. Lm Raymond C. Mann, The Empty Box: Why Catholics Skip Confession, Commonwealmagazine.org 02/05/08)
Xưng tội và hoá giải, lâu nay trở thành “Bí tích”, tức nhiệm tích bí hiểm khó lòng hiểu hết ý nghĩa cao siêu/nhiệm mầu Hội thánh chọn. Bần đạo đây, thấy khó mà trích dịch hoặc thêm thắt ý kiến riêng tư của mình hoặc của ai đó hoặc lập trường/tư tưởng của các đấng bậc ở trên cao, rất Đạo được. Chi bằng, ta cứ đi vào truyện kể về đời người có sự kiện xảy đến với người và với đời, như truyện tâm tình của một người, nhiều người hoặc mọi người đều nghĩ thế. Nghĩ về những điều tuy không là tội và nghiệp, nhưng vẫn cần nhiều người suy tư nghĩ ngợi, rất như sau:
“Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....
Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường.
Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
-Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..
Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”
Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
-Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...
Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng:
-Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....
-Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...
Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
-Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....
Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:
-Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi... Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như hơi thở nhẹ:
-Thôi, mình đi...
Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.
-Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.
-Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...
-Đã có những khách hàng khác, thưa bác...
Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
-Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.
Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phiá sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa... Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.” (Vô Danh).
Vô danh hay hữu danh, hễ cứ kể về cuộc sống có tâm tình/tự sự về những thiếu sót trong đời mình đều là chuyện bần đạo đây vẫn bắt mình phải suy tư/nghĩ ngợi trong mọi giai đoạn cuộc đời. Dù, đó không là chuyện 20 năm về trước của bác lái taxi, hoặc của riêng tôi/riêng bạn, mà chẳng ai muốn thổ lộ cho cha/cố hoặc thánh hội có những vị chỉ nên thánh do tên gọi mà thôi.
Nói cho cùng, thánh hội của ta nhất định là thánh, dù có nhiều thành viên trong đó chẳng sống lành và thánh đáng cho mọi người noi gương. Nên, hôm nay và mai ngày, đề nghị bạn/đề nghi tôi, ta cứ nguyện cầu cho mình, và cho thánh hội cần tự-thánh-hoá chính mình, nhiều hơn nữa. Để rồi, ta sẽ là mẫu gương cho động thái đại kết, trong tương lai mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn còn nhiều trăn trở
trong tự kiểm.
Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B 03.6.2012
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:
“Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 28: 16-20
Tiêu diêu như báu vỡ, vẫn cứ là bầu trời huyền nhiệm chốn không gian. Thầm dội đến thâm tâm, nay lại là nhiệm tích Chúa tỏ bày với nhân trần. Như trình thuật lâu nay, rày ghi chép.
Trình thuật, nay ghi chép về huyền nhiệm Chúa Ba Ngôi linh thiêng, khó diễn giải. Huyền nhiệm, là nhiệm tích cao cả tỏ cho dân con nào không cảm nghiệm được để rồi sống. Thế nên, thánh sử Mát-thêu phải dùng ảnh hình chiếc thang của thế giới hầu đạt tới huyền nhiệm, mà cảm kích.
Buổi đầu, vũ trụ ở độ tuổi 13 tỷ năm, vẫn đắm chìm trong tăm tối, kịp đến khi Chúa sờ chạm, nguồn sáng đã trỗi dậy toả ánh thiều quang, rộn sức sống. Thiều quang, là tập hợp các phân tử ánh sáng cứ lăn tăn dội sóng, không phương hướng.
Vào lúc ấy, Chúa bèn định hướng để tạo thành có được năng lượng tràn đầy, mà hướng về đằng trước phía có nhân gian vũ trụ vạn vật. Và từ đó, vũ trụ tuân thủ đường hướng Chúa định đoạt rất phân minh, thành đạt. Trong khoảnh khắc rất nhanh, vũ trụ đã kịp hoà tan/chan hoà vào với nhau phản ảnh phương hướng Chúa đề bạt. Rồi từ đó, sản sinh nên sự sống mới ở đó có sự sống con người, rất trổi bật.
Sự sống Chúa tặng cho vũ trụ, là những “sự” rất sống và rất động, luôn rực chiếu ánh lung linh về hướng trước, nơi có Chúa ngự trị theo phương cách rất Ba Ngôi, vẫn rạng ngời.
Ở với vũ trụ, con người là tạo vật gây nhiều thích thú. Con người không là loài vật chỉ đặc biệt mỗi trí khôn mà thôi, nhưng còn có khả năng mơ ước đặc trưng/biểu tượng để kết chặt với nhau bằng truyện kể đượm mầu thần linh rất kinh ngạc, đáng sợ. Thần linh nhiệm mầu cần “la-bàn định-hướng” hầu dẫn dắt con dân loài người kinh qua chốn miền đầy tâm tưởng. Và thọ tạo “người” cứ hỏi: không biết mình có nên thần phục thần linh, hay không? Không biết mình có tự do chọn quan hệ chỉ với một số vị thần, mà thôi không?
Thiên Chúa lại ban cho con người “la-bàn” ấy. Bằng vào “la-bàn định hướng”, Ngài thiết lập “Giao ước” với con người. Điều đó có nghĩa: Chúa quan hệ với con người không theo cung cách khuynh loát/thống trị, huyễn hoặc hay không tưởng. Ngài chẳng cần ai thần phục Ngài. Nhưng điều Ngài cần hơn cả, là con người nên thực thi tương quan hai chiều. Có được tương quan ấy, con người sẽ tin tưởng vào Chúa là Đấng giúp cho con người có được tự do. Về với lịch sử, con người hiểu biết nhiều sự việc, và từ đó biết tỏ lòng cảm kích, ghi ơn Ngài.
Khám phá ra điều này, có người vẫn chưa biết cách chan hoà/nhào quyện với những người không được như mình, dù họ có tìm mọi cách để tìm hiểu khám phá ấy. Họ đành chọn một trong hai phương cách: hoặc tách riêng sống chỉ một mình, hoặc hợp lực/cộng tác với người khác. Thật ra, thì họ rất cần “la-bàn định-hướng” Chúa ban tặng. Và, Chúa lại tặng ban “la-bàn định hướng” ấy, thêm lần nữa.
La-bàn Chúa tặng, là quà “hiệp thông”/tương quan giúp con người sống hài hoà với người khác mình, nhưng không làm mất đi bản chất tư-riêng của chính mình. Nhờ “Hiệp thông”, con người học được cách yêu thương sống hài hoà với người khác, ngõ hầu trở nên giống mình hơn. Nhờ vào hiệp thông, con người còn có trách nhiệm với thế giới rộng lớn hơn, tức: có trách nhiệm với những người chưa biết hoà mình/trộn lẫn với ai khác. Thế nên, ta cũng hãy nên bắt đầu sử dụng quà “Hiệp thông” Chúa đã ban.
Khi xử sự, con người bắt đầu biết kinh ngạc và tự hỏi: không biết mình có nên kéo dài tương quan hài hoà ấy mãi lâu ngày, hay không? Hoặc, ta chỉ nên kiến tạo thêm cung cách mới cho đời mình? Cung cách mới, tức không phải của người thụ động cứ ngồi đó đợi chờ hoặc nhận lãnh ơn huệ đính hướng? Nhưng, cũng nên bắt đầu kiến tạo mọi việc chung cùng Chúa? Kiến tạo, là diễn lại những gì xảy ra trong quá khứ, hoặc đem lại những gì mới mẻ cho tương lai của chính mình? Muốn được thế, con người cần đến “la-bàn định hướng” Chúa tặng ban, một lần nữa. Và, Chúa lại đã tặng thêm cho con người thứ “la-bàn định hưóng” mới là “Thần Khí” của Ngài, để con người biết mà chan hoà quá khứ với tương lai, hầu biến nó thành hiện tại. Một hiện tại mang ý nghĩa rất “quà tặng”.
Quà tặng Thần-Khí-Chúa, là quà hiếm quí rất hiện tại nhưng khó diễn bày hoặc nói đến. Bởi, Thần Khí Chúa vượt quá mọi ngôn ngữ. Thần-Khí-Chúa là Hơi Thở đẩy lùi mọi ngọn gió của ngôn ngữ được con người sử dụng để diễn tả mọi chuyện. Ngược lại, Thần Khí vẫn nâng nhấc con người lên, để họ đạt chốn an lành, mà định hướng bước tới về phía trước.
Quà tặng Chúa gửi đến với con người, không đơn thuần chỉ mỗi giống giòng Israel dân Chúa chọn. Cũng không thuần khiết chỉ mỗi Đức Giêsu và/hoặc Hội thánh. Nhưng, “Giao ước” Chúa gửi đến với ta qua dân Do thái, chính là sự “Hiệp thông” Ngài đặt để qua Đức Giêsu, Con Ngài. Và Thần-Khí-Chúa đến với ta ngang qua Thánh Hội, Chúa gửi gắm. Quà Ngài gửi, là để dân con của Ngài có thể đến với người khác, nhóm khác có văn hoá, sắc tộc và đạo giáo rất khác biệt. Quà Chúa gửi, là để con người tạo được ý nghĩa nhân bản cho luồng sáng, thời gian và năng lượng toàn vũ trụ. Quà Chúa tặng, khiến cho con người có được tự do, biết ứng đáp cách sáng tạo, nhạy bén và đổi mới.
Quà Chúa gửi tặng, là cách để Thiên-Chúa-là-Cha trao ban chính Mình Ngài là Đức Chúa cho con người như Giao ước, Hiệp thông và Thần Khí. Chính đó là Chúa Ba Ngôi, vẫn rất thực.
May cho ta, là con người đã nhận ra rằng quà tặng Chúa gửi là do Ngài tặng ban chính Mình Ngài vẫn còn tiếp tục được như thế. Quà-tặng-là-Thần-Khí-Chúa, vẫn hiện diện bên ta, ở đây. Ngay lúc này. Điều không may khác, đó là: con người lâu nay hay gặp rắc rối về những khuynh loát/áp đặt và về sự tự do Chúa ban cho nữa. Con người gặp rắc rồi, vì ý tưởng nảy sinh khiến họ phải đi đến quyết định: hoặc xa cách/tách rời “Quà-Tặng-là-Thần-Khí-Chúa hoặc hợp lực/cộng tác với “Quà” của Chúa. Đó, là ý tưởng về việc duy trì quá khứ và kiến tạo tương lai, để rồi mỗi khi ta nhận thức được rằng: Thiên-Chúa-là-Cha, Chúa Con là Lời và Thần-Khí-là-Tình-Yêu đang sờ chạm vào ta cốt để tỏ cho ta biết phương cách mà đến được với Ngài.
Không phải chỉ bây giờ, ta mới về lại với lịch sử để có được cảm giác về Huyền Nhiệm. Nhưng từ đầu, có người lại được thần hứng sử dụng ngôn ngữ trần gian để tỏ bày về Huyền Nhiệm này, dù trước đó họ chẳng bao giờ biết đến Huyền Nhiệm ấy. Và, họ cũng đã tìm hiểu lịch sử vũ trụ xem có gì được đặt thêm vào đó không. Họ tỏ bày về “Danh” Chúa. Về, “Huyền Nhiệm” Chúa Ba Ngôi. Và, về “Tình yêu” của Chúa. Họ gọi Chúa là Cha. Gọi Đức Giêsu là “Con”-của-Chúa-Cha, Đấng gần gũi mật thiết với Cha; và gọi Ngài là “Lời” của Cha.
Họ gọi Tình-Yêu-Thiên-Chúa là Thần-Khí vẫn thổi đầy sinh lực ở nơi Chúa, vào ta và tạo nguồn thần hứng cho ta. Kể từ đó, nhiều vị thức giả trong cộng đoàn dân Chúa lại tìm cách diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi cho những ai tìm hiểu triết lý Hy Lạp, đều biết rằng: ở nơi Chúa, chỉ có một Bản chất duy nhất nhưng nơi Ngài bao gồm ba Nhân Vật: một là Chúa Cha, một là Chúa Con hoặc Ngôi Lời, và một là Thần-Khí-Chúa. Các ngài đều quả quyết rằng Ba Ngôi/tức Nhân Vật vẫn chỉ là Một, có quan hệ hỗ tương. Và, Thiên-Chúa-là-Cha đã gửi đến với ta Con Một của Ngài để ta có thể liên hệ cách mật thiết với Ngài. Để, Ngài hướng dẫn cuộc sống của ta ở thế trần, rồi đem ta về với Cha.
Nhưng vấn đề là: không biết Thiên Chúa có thực sự giống thế không? Kitô hữu thời xưa không hiểu rõ điều đó và cũng chẳng chứng mình được gì, nhưng tư tưởng này đáp ứng ý nghĩa của Thiên Chúa mà mọi người dựa vào đó để sống. Vì thế nên, công thức này cũng thánh thiêng/linh đao, vẫn đan kết với truyền thống Giáo hội.
Ngày nay, nếu hỏi rằng ta làm được gì khá hơn không để diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi? Có thể không. Không bao giờ. Nhưng, có thể có. Có, qua cung cách nhận thức phát hiện được những điều Chúa Ba Ngôi vẫn thực hiện trong trần thế. Có thể, ta cũng nghĩ là mình có nhiều nhu cầu hiểu biết và diễn nghĩa hơn đồng đạo thời xưa trước. Có thể là, trong tương lai, ta lại có được cảm nghĩ và cảm nghiệm nhiều hơn về công việc của Chúa Ba Ngôi. Đó cũng là điều hay, để hy vọng.
Và rồi, ai ai cũng sẽ ra đi rời bỏ thế giới nhân trần này, để về với Ba Ngôi Thiên Chúa. Và khi đó, mọi người đều sẽ trực diện Chúa biết Ngài là ai? Đấng nào? Và mọi sự có ý nghĩa gì? Trong thời gian chờ đợi đến ngày đó, ta vẫn phải sống với niềm tin mình đang có. Sống chung và cùng với nhóm người đang sử dụng ngôn ngữ Chúa tặng ban. Những người có kinh nghiệm về những ân huệ Chúa gửi đến hầu thúc giục ta cùng với Chúa hướng về phía trước để ta càng nhân bản hơn; càng cùng chung với Chúa, trong mọi việc. Cuối cùng, có lẽ đó là những gì Chúa thực lòng muốn có khi Ngài tỏ rõ cho ta biết Chúa là Cha của ta. Đức Giêsu là Con Một của Thiên-Chúa-Là-Cha, và Thần-Khí-là-Tình-Yêu Ngài hằng ban cho ta.
Để cảm nhận điều này, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên từng diễn tả:
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ;
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ D(ấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Đấng Tiên Tri, nay vẫn đứng giảng Phúc Âm Lời Chúa đấy chứ. Giảng, để biết rằng tất cả không là “tiếng vang thầm dội đến thâm tâm”; mà là, tiếng Chúa/tiếng người qua ngôn ngữ diễn bày một huyền nhiệm rất Ba Ngôi. Theo cung cách rất thiêng, và cũng rất người.
Lm Nuyễn Đức Vinh Sanh,
Mai Tá phỏng dịch
“Bài hát, tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.”
“Bài hát, tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.”
(Thanh Tùng – Giọt Nắng Bên Thềm)
(1Ph 3: 18-19)
“Bài hát, viết không nên lời đã vội lãng quên”. Chao ôi! Bài hát nào mà lạ thế? “Bài hát, mang bao kỷ niệm những ngày đã qua”. Vâng. Thế mới là bài hát hay. Thật ra, với bần đạo, bài hát nào cũng nao nao một kỷ niệm. Kỷ niệm, là vì những bài như thế, vẫn được nhiều người liên tưởng đến chuyện của riêng mình, mà nhớ đến và ưa thích như bần đạo đây. Ôi chao! Nói thế, chắc bầu bạn hẳn sẽ cho rằng bần đạo thuộc loại “chảnh” hoặc ba phải, rất “huề vốn”?
Sự thật, thì bần đạo nay có trích dẫn bài hát ít nghe quen, ở trên, là do “chộp” được từ đêm “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney chốn bình yên, hôm ấy. Bình yên, đến độ khiến bần đạo liên tưởng đến tình huống xảy đến với nhà Đạo, ở nhiều nơi. Tình huống có chuyện “rồi đến rồi đi bao tháng năm”, khiến bày tôi bần đạo chưa kịp “tạ ơn người/tạ ơn đời”, đã thấy đuối. Đuối lý. Đuối tình, đành về với bài ca để ê a, hát mãi:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi.
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Giọt nắng bâng khuâng.
Giọt nắng rơi rơi bên thềm.
Bài hát bâng khuâng.
Bài hát mang bao kỷ niệm.
Những ngày đã qua.”
(Thanh Tùng – bđd)
Sở dĩ bần đạo cứ phải “tạ ơn người/tạ ơn đời” vì biết đời mình dù ngắn ngủi, vẫn mục kích nhiều “sự” ít thấy cả trong Đạo/lẫn ngoài đời, khiến mình coi đó như đặc sủng để ghi ơn.
Đặc sủng, nay thấy giống tình huống được nghệ sĩ diễn tả ở câu thơ:
“Lâu lắm rồi, anh không đến chơi. Cây sen đã lá bạc như vôi.
Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người.
Bài hát tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.
Bài hát tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh. Trả về hư không giọt nắng bên thềm.”
(Thanh Tùng – bđd)
Hôm nay, “giọt nắng bên thềm” được trả về chốn hư không, để rồi: những chuyện xảy ra từ hồi trước, nóng bỏng như “giọt nắng bên thềm” lại đi vào chốn mông lung, lạnh lùng, chẳng ai nhớ. Không nhớ, phần vì quá lo cho cuộc sống ở đời có những chuyện khi xưa thì rất cần cho lòng đạo, nhưng nay lại đã đi vào dĩ vãng, cõi rất không. Thế nên, đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta cứ đi vào thực tại để thấy được trạng huống đang chợt đến với nhà Đạo, hầu suy tính cho tương lai/mai ngày, của thánh hội.
Một trong những chuyện từng khiến nhà Đạo mình quan ngại và thắc mắc nhiều, là: chuyện xưng thú tội lỗi mình vướng mắc với cộng đồng dân Chúa, và với nhau. Thắc mắc, thì: mỗi người một ý, một lập trường. Quan ngại, mà người người thường khắc khoải, lại cũng khác. Có người chỉ quan và ngại sơ sơ/lờ mờ vài ba nét rất thoáng, để rồi sẽ bỏ qua. Vì nay, có vài nhận định về người ở trời Tây đã bộc phát vào buổi hội bỏ túi ở Sydney, như sau:
“Nhiều lúc, tôi nghĩ: việc cốt yếu với người đi Đạo hôm nay, không chỉ tìm cách lánh xa dịp tội để được gọi là sốt sắng, đạo hạnh!”
*Tôi thì tôi nghĩ: dù ta có chấp nhận đưa cụm từ “mắc tội trọng” gán cho hành động này khác, vẫn không nặng đến độ dù chết chóc, cũng đâu có giết chết tình yêu ta có với Chúa, với mọi người trong cộng đoàn Hội thánh. Bởi, tội lỗi là gì đi nữa cũng đâu giết chết một ai…”
*Với tôi thì, có cố gắng đến toà giải tội cho nhiều, xem ra càng tạo thêm những tội mà mình không bao giờ vướng mắc… Tất cả, chỉ là danh sách tội phạm với lỗi phạm do cha/cố bày đặt thôi.
*Tôi có cảm giác, là xưng tội cũng giống như cái máy giặt cũ kỹ dùng để tẩy uế đồ dơ bẩn dính đầy những tội, thế thôi. Trong khi, tôi lại cần nhiều thứ hơn thế. Thí dụ như, cần tẩy uế đồ dơ theo kiểu “hấp tẩy nỉ sẹc” người xưa thường nói, đôi lúc cũng chỉ cần hong cho khô là xong, đâu cần gì đến máy giặt?
*Tôi chỉ cần để ý đến người mà tôi từng làm họ đau khổ, thôi. Chỉ muốn họ tha thứ cho việc tôi làm họ đau đớn chứ đâu muốn để các cha ở nhà thờ dính dự đâu. Tôi có làm cho cha hoặc hội thánh đau khổ đâu, mà mong mỏi họ tha cho tôi, chứ!
*Nói về Mùa Chay cần ăn năn xưng thú tội lỗi, thì tôi nghĩ: Đức Chúa Phục Sinh vẫn muốn tôi phải làm chuyện đổi thay cuộc đời sau khi tịnh tâm vào những ngày đó, chứ đâu bảo tôi phải lo sửa đổi tính tình/hạnh kiểm chỉ mỗi mùa chay này thôi đâu!
*Nói cho cùng, nay được bao người chịu dẫn xác đến toà cáo giải để xưng thú các tội mình vướng mắc có dính hoặc không dính đến mấy cha và cố đâu? Những người khi xưa siêng năng xưng tội, nay bỏ đi đâu hết cả rồi? Sao không còn đến nhà thờ xưng thú tội lỗi nữa? Phải chăng, họ hết cần đến bí tích xá giải rồi?...” (trích phát biểu của anh chị em tham dự hội thảo tháng 5 năm 2012, ở Sydney)
Tìm hiểu kỹ, bạn và tôi ta sẽ thấy giới trẻ ở trời Tây, nay nghĩ nhiều về chuyện xưng thú. Thấy rồi, ta hẳn cũng biết lý do còn nằm trong đầu họ. Nghe rồi, ta cũng có được kết luận rất chung chung, hoặc các nhận định vẫn nghe quen, như: dân con nhà Đạo ở trời Tây, nay không thấy hấp dẫn gì hoặc vẫn nghĩ là họ không có bổn phận phải đi nhà thờ/nhà thánh, nên chẳng cần gì chuyện xưng tội. Như thế, phải chăng là họ không còn cần đến Thiên Chúa hoặc cha cố những thứ tha, xoá bỏ tội?
Nói cho cùng, tiếc nhớ thói quen đạo đức khi xưa cũng như ý/từ nghệ sĩ nay diễn tả ở câu hát:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi…
Một sớm mai kia, chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là ... thế thôi.”
(Thanh Tùng – bđd)
Về với nhà Đạo, cũng nên nghe thêm ý kiến của một đấng bậc có trách nhiệm duy trì bí tích “hoà giải” hay giải tội để có được ơn lành Chúa ban. Trước nhất, là: nhận định của Lm James O’Toole, đấng bậc từng có câu hỏi tương tự, nay đáp trả bằng lời tự sự như sau:
“Nhìn vào những gì xảy ra ở thời trước và trong tương lai/mai ngày về bí tích giải tội, ta vẫn thấy: có nhiều người Công giáo ở độ tuổi trên bốn mươi, cũng tiếc nhớ cái thời mà mọi người đổ xô đến toà cáo giải, cứ thế đọc thuộc lòng những câu như: “Thưa cha, con là kẻ có tội, xin cha ban phúc lành cho con. Nay, cũng được… tuần kể từ lần con xưng tội trước đây. Đến nay, con xưng các tội con mắc phải như sau…” Và cứ thế, rồi cứ thế, người xưng thú lại sẽ kể ra một loạt những tội và tội, điều mà nhiều người nghĩ chắc cũng phải ghê gớm lắm, mới khiến bổn đạo ấy phải “xưng” cho hết. Xưng, để thấy người mình nhẹ nhõm, chẳng còn “vương vấn những lỗi cùng tội” như hôm nào. Và nay, thói quen ấy xem ra không còn tồn tại đối với phần đông người Mỹ nói chung, nhất là những người ở độ tuổi dưới bốn mươi. Còn, với giới trẻ ở độ tuổi dưới ba mươi, thì ý niệm về tội trọng/tội nhẹ, cần “xưng thú”, nay không còn nữa.” (x. Lm James O’Toole, Empty Confessionnals: Where have all the sinners gone, www.Commonwealmagazine.org 24/04/2004)
Nhà Đạo nói thế, là muốn bảo: bí tích giải tội khi xưa là chuyện thường tình, ai cũng biết, vẫn cứ thực hiện đều đặn, không thắc mắc. Nhưng hôm nay, chỉ một số rất ít con dân nhà Đạo ở trời Tây, là biết việc ấy có tầm mức quan trọng, mà thôi. Khi xưa, vào các ngày thứ sáu/thứ bẩy, người người cứ gọi là nối đuôi dài thườn thượt trước cửa toà cáo giải để chờ nhau vào “phòng tối” mà thú lỗi với cha/với cố, hầu hôm sau mới được phép rước Chúa vào lòng. Thông thường, thì khi xưng tội, ai cũng phải làm công việc xét mình/tự kiểm trước đó, để xem mình có sai phạm lỗi gì trong cuộc sống? Nếu có, thì phạm lỗi như thế cộng lại là bao nhiêu lần? Rồi sau đó, mới từ từ bước vào “toà cáo giải” để xưng/để thú với ông cha/ông cố, hầu được lãnh phép lành xá giải sau khi được “đức ngài” ban cho cái-gọi-là “việc đền tội” hỡi ôi, vẫn rất nhẹ.
Bình thường, khi nghe hối nhân xưng thú, đấng bậc “giải tội” vẫn hỏi vài câu cho chắc là hối nhân biết việc mình làm, tức có tội, rồi sau đó cũng chỉ khiển trách lấy lệ vài ba phút, xong đâu đấy mới quay người đọc một tràng tiếng Latinh và “bổ” cho hối nhân đôi ba “việc đền tội”, như đọc kinh này kinh nọ, hoặc làm việc thiện này khác, vv. Chuyện này tưởng chừng cũng dữ dằn, nhưng thực tế chỉ là những việc mà người xưng thú vẫn làm như trước đó. Tức, vẫn như cũ, chẳng có gì đổi thay, sau nhiều ngày khá bối rối.
Nay, thủ tục hoá giải và xưng thú vẫn như cũ. Nhưng xem ra có phần giản dị hơn. Vắn gọn hơn. Cả hối nhân lẫn “đức thày” đều có thể thực thi công tác ngay ngoài trời, phòng hội hoặc ở đâu đó mà “đức ngài” nghĩ là thích hợp, thế cũng xong!
Về lỗi phạm mình vướng mắc, cũng nên suy thêm đôi lời nhắn nhủ của thánh nhân như sau:
“Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi –
Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương-
hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.”
(1Ph 3: 18-20)
Vấn đề đặt ra hôm nay, là: câu hỏi của nhiều vị: mọi người nghĩ sao về chuyện xưng thú?
Ta có nên tiếp tục những chuyện như thế, để giữ Đạo không?
Nhiều đấng bậc cũng đặt ra một số vấn nạn trong đó có nhiều câu đáng ta quan tâm. Những vấn nạn tương tự lời thơ mà nghệ sĩ ngoài Đạo lại vẫn hát:
“Khi thấy buồn, anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót, trong vườn đấy thôi.
Chỉ có trong tôi, ngày đã sang đêm lâu rồi.
Bài hát cho em, giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên.”
(Thanh Tùng – bđd)
Nhà Đạo mình, không lãng quên cũng chẳng thiếu sót, dù đó có là bài hát buồn/vui cũng mặc. Chẳng quên sót, dù người thân của mình không “đến chơi” hoặc chẳng còn viếng nhà thờ/nhà thánh như dạo trước. Có đấng bậc, nay lại đặt thành vấn đề, nên mới viết:
“Về việc xưng tội và giải tội, chỉ mỗi đạo Công giáo là còn giữ. Và, coi đó như một đặc sủng tư riêng của Đạo. Thế nhưng, nhiều lúc việc sống đạo không đặt nặng vào chuyện xưng thú nữa, hãy coi đó là chuyện thời xưa, nay chẳng còn ai thiết tha, quan tâm. Từ đó, đem đến cho người Công giáo một khoảng trống, hố sâu chưa kịp lấp. Mùa Chay, là cơ hội thuận tiện, để ta khai thác chuyện “xưng thú tội lỗi” được mọi người vẫn từ lâu tuân thủ. Đó là hiện trạng đối với người Công giáo Mỹ, nói riêng.
Chẳng hạn, chỉ mỗi giáo phận Boston thôi, cũng đã có giai thoại ghi là: sau thế chiến thứ 2, có linh mục nọ được cha xứ bạn ở gần bên, kêu đến giúp “ngồi toà” từ 2 giờ trưa đến 6 giờ tối, chỉ 4 tiếng. Trong khi đó, chính ngài lại phải ngồi toà mãi đến 11 giờ khuya mới ngừng nghỉ. Đếm số người, thì cha bảo: nội chiều tháng 2 năm 1899 thôi, ngài nghe tội của 137 người tưởng đã nhiều, vẫn không bằng linh mục bạn ở New York đếm được 78 ngàn lượt người đến xưng, trong năm.” (x.Lm James O’Toole, bđd)
Đó là nói về số luợng người xưng tội vào thời vàng son ở đất Mỹ. Còn, ở vùng khác thì như sau:
“Tại các xứ đạo miền Trung Tây và Cực Đông Hoa Kỳ, giáo dân ở đây thấy chuyện xưng tội nay không còn cần thiết nữa. Giữa thế kỷ thứ 20, số người xưng tội đều đặn đã giảm sút một cách đáng ngại đến độ khi hỏi đến, chẳng ai buồn đáp lại. Thập niên ‘50, số dân đi Đạo thuộc Nhà thờ Chánh toà Madeleine ở Salt Lake City, toàn giáo xứ đếm được có 3,200 giáo dân, nhưng số người thường xuyên xưng tội lại lên tới 2,500 người. Năm 1952, chỉ hai linh mục ngồi toà thôi cũng đạt 9,431 luợt người đến xưng tội một năm; tính bình quân, thì: mỗi tuần có đến 182 người xưng tội, rất đều.
Nội trong năm 1965 và 1975, Trung Tâm Điều Tra Hoa Kỳ mở cuộc khảo sát đã phát hiện ra số người xưng tội giảm sút thấy rõ. Bình quân, mức giảm sút trong hai năm này đang từ 38% xuống còn 17% thôi. Trong khi đó, có người lại tuyên bố: họ chẳng hề xưng tội bao giờ đang từ 18% nay lên đến 38%. Năm 1977, một khảo sát khác của Trung Tâm còn cho thấy trong số 65% linh mục người Mỹ quả quyết là hàng tuần, các ngài vẫn cố gắng ngồi toà chờ giáo dân đến xưng tội, nhưng nay số người xưng thú giảm xuống chỉ còn 20 lần/một tuần so với thời trước, là cả trăm.
Giữa thập niên 80, Đại học Notre Dame ở Mỹ cũng thực hiện một điều tra/khảo sát xem giáo dân có năng đi lễ và xưng tội không, đã nhận được câu trả lời của hơn 26% người từng bảo: họ chẳng bao giờ đi xưng tội; và 35% người từng nói: mỗi năm xưng tội nhiều nhất chỉ một lần. Sự kiện này, đôi lúc cũng đòi giáo quyền nên có lời giải thích đích đáng, để mọi người biết mà nắm vững. Và, câu phản hồi từ các ngài là: tín hữu Công giáo nay dám tỏ bày bất mãn thấy rõ về chuyện xưng thú. Có người, còn nói thẳng: bọn tôi đi xưng tội nhiều lúc thấy các cha giải tội nhanh như cái máy, hệt như kiểu người ta bấm máy đếm số người đi xem triển lãm vậy. Rốt cục, thì ai cần linh hướng giúp mình sống lành thánh, nay không còn muốn đến toà cáo giải để hỏi han hoặc xưng tội nữa.” (x. Lm James O’Toole, bđd)
Dĩ nhiên, khảo sát hoặc thống kê dù chính xác cách mấy cũng không nói hết tình trạng “xưng thú” đang giảm sút với giáo hội Công giáo nước ngoài. Nhưng ở đây, tưởng cũng nên nghe thêm ý kiến của đấng bậc khác vẫn muốn bàn về lý do đưa đến hiện trạng như thế, đã cho biết:
“Thật ra, quyết tâm đòi bỏ chuyện xưng tội không thấy xuất hiện trong nghị trình bàn luận của các nghị phụ khi xưa đưa vào Công đồng Vatican II. Nhưng, trên thực tế, người Công giáo nay dám nói lên quan điểm của họ tức đã bỏ phiếu bằng chân, không còn hăng say đến toà cáo giải để xưng thú hoặc hỏi về chuyện linh hồn nữa. Việc này, khiến các nhà bình luận tôn giáo sửng sốt đến câm nín, chẳng muốn nói gì thêm. Nói cho cùng, việc giáo dân khi xưa siêng chăm xưng tội hàng tuần nay là chuyện hiếm có trong lịch sử hội thánh. Tựu trung, thì hình thức/chức năng của Bí tích Hoà giải cũng đã thay đổi khá nhiều, trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên, chuyện thay đổi hình thức/chức năng của Bí tích này giảm sút đến độ, không chỉ mỗi chuyện xưng tội theo cách riêng tư, mà còn thay đổi cả hệ thống tin tưởng cũng như động thái của giáo dân xưa nay có quan niệm về tội và án chết, về nỗi sợ hoả ngục, về sự xấu hổ cũng như quyền chế ngự và hoá giải mọi lỗi lầm gọi là “tội” chỉ dành cho hàng giáo sĩ thôi, đó mới là vấn đề. Và, vấn đề là: phần đông người Công giáo, ai cũng nghĩ mình không thể chấp nhận/biện hộ hoặc coi đó như điều không thể trách cứ đặt nền tảng trên luân lý như chuyện mình tin Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày, theo khoa học. Tóm lại, sự thật nay rõ ràng là: 7 phép bí tích hội thánh nay còn sáu phép thôi.” (x. Peter Steinfels, Examination of Conscience, viết trên trang blog tập thể giáo sĩ Mỹ ngày 06/04/2004)
Viết trên “blog” hay mạng riêng của nhóm nào đó, là cách để nói lên sự thật mà nhiều người đều biết. Viết, để cảm thông hoặc lưu giữ làm tài liệu chứ không để bàn luận, cãi tranh. Bởi, có bàn luận cho lắm cũng chỉ làm tăng thêm tình trạng rẽ chia, buồn phiền. Chi bằng, ta cứ xem như tín hữu Công giáo nay tỏ bày thái độ của mình ra sao. Và, vấn đề còn nhiều ý kiến khác phát biểu như sau:
“Tôi là nhà tâm lý học lâu nay vốn dĩ hành nghề ở nhiều nơi, cũng có chút kinh nghiệm, đồng thời lại là người Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ cũng khá đều. Vừa qua, có khách hàng nọ là người Công giáo đến tỏ bày cùng tôi, rằng: ông cũng quan ngại không ít, về thói quen nối mạng toàn cầu, để xem phim/xem hình kích dâm. Khi hỏi: lâu nay ông làm cách nào để kềm chế thói tật này? thì ông bảo: ông đã đi xưng tội nhiều lần; và mỗi lần đi như thế, ông vẫn yêu cầu linh mục xá giải giúp ông giải quyết cách sao đó cho chuyện ấy nó dứt điểm. Khi hỏi thêm: “Thế, linh mục ấy có giúp ông việc gì cụ thể không? thì ông trả lời: mấy ông cha ấy à, mấy ỗng chỉ bắt tôi đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng là xong. Làm thế, thì chỉ ra mỗi việc đền tội thôi làm sao giúp mọi người như tôi kềm chế thói quen khó trị, được chứ!
Đời thường, mọi sự trừng phạt dù nặng dù nhẹ có xứng hợp với lỗi tội mình phạm không, đều dấy lên một bất mãn nơi người thoạt nghe phán quyết, đề ra cho họ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy: đối với con người, khi họ tin vào thứ công lý nào đó, thì nó vẫn là chuyện tự nhiên. Ai cũng muốn được tưởng thưởng khi có cố gắng, chỉnh sửa lỗi lầm mình sai phạm cũng như khi tội ác được trừng phạt đích đáng. Nhưng ở đây, đề ra việc “đền tội”, không có nghĩa là: mình đã trừng phạt được tội ác, như ở xã hội bên ngoài. Xá tội, không là chuyện ngẫu nhiên/bất ngờ để giúp mình đền tội. Bởi, sự thể có ra thế nào đi nữa, hẳn là: ta phải làm công việc ấy trước khi bước vào toà cáo giải, chứ không phải chỉ sau khi người xưng thú kể hết tội của mình cho linh mục nghe. Bí tích xá giải do hội thánh đề ra, cần hối nhân ăn năn/thú lỗi, tức công nhận rằng: ai cũng cần đến lòng xót thương Chúa ban cho mình hết. Bởi thế nên, mọi người đều luôn sẵn sàng đón nhận ơn lành ấy. Đền tội, là cốt diễn tả nỗi sầu buồn do mình phạm luật Chúa ban ra; và, cũng để cho mình có lòng cảm kích biết ơn tình Chúa thứ tha Ngài ban cho mình.
Thực thi bí tích xá giải, có thể để củng cố quyết tâm loại trừ mọi tật xấu hơn là kềm chế nó. Làm như thế, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng: họ được khuyến khích coi việc xưng tội như phương tiện giúp họ giải toả cái cảm giác phạm luật cách dễ dáng; mà thực ra đó chỉ là cơ hội để ta làm hoà với Chúa, thôi. Một khi việc đền tội được thực hiện dễ dàng và máy móc như thế, thì việc xưng tội lại vẫn được các nhà tâm-lý-học coi đó như “kỹ năng trung hoà”, tức phương cách làm dịu lắng cảm xúc tiêu cực nhiều người vẫn có, sau khi vi phạm. Xưng tội đem đến cho ta lợi thế là dùng quyền bính thiêng liêng để thực hiện “kỹ năng trung hoà” giúp người vi phạm…”
“Nếu bí tích giải tội, là động thái giải hoà hoặc xá giải mọi lỗi phạm cách thiết thực, thì các vị xá giải cũng nên thực thi sao cho tốt. Và, hội thánh nên huấn luyện các vị ấy cách sao đó để các ngài làm tốt hơn xưa. Ở đây, tôi không đề nghị chỉnh sửa việc xưng tội như khoa tâm-lý trị-liệu, kiểu Công giáo. Nhưng, tôi nghĩ: khi đã thực hiện bí tích này cho đúng qui cách, ta phải làm sao củng cố quyết tâm chống trả cơn cám dỗ, hơn là làm việc gì đó cho nó yếu đi. Kịp đến khi có được cải tổ rộng rãi, thì hội thánh mới có thể yêu cầu hối-nhân tự kiểm xem mình có tuân giữ 10 điều răn Hội thánh không. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ là thực hiện qui định vàng này: “hãy yêu thương người đồng loại như chính mình”, thôi.” (x. Thomas L. Kuhlman, The floating Sacrament: How We Confess Today Not a Reset Button, www.Commonwealmagazine.org 03/27/2012)
Bàn chuyện nghiêm chỉnh/khô khan cũng đã dài, nay đề nghị bạn và tôi, ta về với lời ca vang âm nhạc để suy tư về người ngoài đời vẫn còn hát:
“Bài hát, tìm trong khói thuốc, từng giờ bình yên.
Bài hát, tìm trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn.
Còn lại trong tôi, còn lại trong em, chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm…”
(Thanh Tùng – bđd)
Giọt nắng hay giọt “lung linh bên thềm”, nay đã chìm “trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn”. Hoàng hôn, của thói quen mà Hội thánh vẫn có từ thời vàng son, thuở trước. Còn lại, là câu hát “chìm trong khói thuốc”, “từng giờ bình yên”. Giờ yên bình/hiền hoà của nhiều người, nay lại có ý kiến cũng khá lạ về hiện trạng sút giảm người xưng thú, như tâm sự của linh mục nọ ở bên dưới:
“Đôi khi, ta vẫn thấy là: các đấng bậc trong Đạo mình vẫn muốn biết: các bổn đạo lâu nay hay xưng tội biến đi đâu hết vậy? Có lẽ, ta cũng nên thay câu thắc mắc bằng những lời như: không biết tại sao khi xưa người người chịu khó đến toà cáo giải để làm gì? Câu trả lời theo tôi cũng nên mượn ý tưởng của ai đó trong phim “Chàng Luke có bàn tay lạnh” của Stuart Rosenberg mà bảo: Đạo mình lâu nay, chừng như vẫn thiếu thái độ thực sự muốn đối thoại. Theo tôi nghĩ, điều này cũng đúng. Bởi, lâu nay Hội thánh mình có chịu nghe ai đâu, có chịu trao đổi hoặc đối thoại với người nào đâu! Lâu nay, ta cứ trông chờ trên ra chỉ thị để giúp ta giải quyết hết mọi chuyện. Nhưng, lại quên rằng: các đấng bậc nhà mình cũng nên lấy ý kiến của dân thường ở dưới. Mà, dân thường ở đây là giáo dân mình chứ nào ai khác!...
Ngày nay, hầu hết mọi người Công giáo đều hiểu là: không ai muốn đề cập đến hành xử nào ít liên quan hoặc chẳng liên quan gì đến lỗi/tội theo nghĩa khách quan. Mọi người nay ít quan tâm đến hành vi riêng rẽ tuy nổi bật, nhưng chú ý nhiều vào thái độ hoặc loại hình xử sự. Dù, họ biết là họ không thể dửng dưng với chuyện vi phạm luật Hội thánh, nhưng lại không thấy có nhu cầu cấp bách đến toà cáo giải để xưng thú trước khi đi làm. Theo ý Lm Chinnici ở Mỹ thì người Công giáo nay đã nghĩ về tội và lỗi theo phạm trù được xã hội định ra như vi phạm luật lệ hoặc động thái có ý đồ nằm sau hành động của mỗi người. Với phần đông người đi Đạo, thì: phạm trù mắc tội trọng hay nhẹ không còn nằm trong đầu họ như một vấn đề quan yếu nữa rồi. Hệt như người con thứ trong chuyện “Người con đi hoang” ở Kinh thánh, anh đâu có liệt kê danh sách các hành động vi phạm luật Đạo, đâu. Anh chỉ buồn phiền vì đã hành xử không đúng phép. Điều đó không toàn hảo cho lắm, nhưng cũng là điểm khởi đầu đủ đánh động lòng người Cha vẫn yêu thương anh.
Vấn đề là làm sao thuyết phục và hấp dẫn 74% giáo dân nay ít đi xưng thú để bảo rằng đây là phép bí tích rất cần. Nghi thức giải tội có nói gì nhiều với giáo dân về chuyện giao hoà với Chúa không? Tôi nhớ Gm Michael Pfeifer chủ quản giáo phận San Angelo, Texas khi viết thư mục vụ năm 2006 ngài có hỏi: sao ta cứ phải đến với linh mục để xưng thú trong khi dư biết là Chúa đã tha cho ta trước đó rồi? Vị Giám mục này còn viết: “Các nhà giải tội đích thực là người tìm cách giúp giáo dân đạt sự bình an, yên ắng mà họ tìm kiếm từ các nhà tâm lý hoặc phân tâm học. Nay, các loại hình chữa lành này chẳng bao giờ xảy đến bằng việc xưng tội mất có vài phút hoặc một năm chỉ một hai lần thôi. Sự thể là, đa số giáo dân người Mỹ hiểu là: việc giao hoà với Chúa và với anh em đồng loại là điều cần hơn đòi hỏi phải đi gặp linh mục về chuyện thiêng liêng trong chớp nhoáng. Ai cũng đều nghĩ là loại chữa lành qua nghi thức hoà giải như hiện nay không thể hiện thực được…
Nói cho cùng, dù việc xưng thú có giảm nơi toà cáo giải, nhưng việc thứ tha cho nhau nay gia tăng cùng khắp. Gia tăng, ở điểm giáo dân nay nhận thức rõ lòng Chúa thương con dân Ngài vẫn gia tăng đều đặn. Bằng chứng là, giáo dân hôm nay tuy ít đi xưng tội như trước, nhưng vẫn rước Chúa vào lòng nhiều hơn xưa. Nhiều người và nhiều lần hơn xưa, cũng rất nhiều.
Cuối cùng, có thế nói: trong khi toà thánh và hàng Giáo phẩm tìm cách tạo nghi thức mới cho phụng vụ và khuyến khích con dân tham dự các buổi này, thì nay là lúc ta nên tập trung học hỏi gương lành của Chúa nhiều hơn truớc. Như bậc thày dày kinh nghiệm, Đức Giêsu vừa là Đấng hăng say giữ luật vừa là Đấng biết lắng nghe mọi người. Với Ngài, vấn đề nay cần đặt ra là: bí tích đích thực chính là giao hoà với mọi người chứ không chỉ với linh mục, thôi.” (x. Lm Raymond C. Mann, The Empty Box: Why Catholics Skip Confession, Commonwealmagazine.org 02/05/08)
Xưng tội và hoá giải, lâu nay trở thành “Bí tích”, tức nhiệm tích bí hiểm khó lòng hiểu hết ý nghĩa cao siêu/nhiệm mầu Hội thánh chọn. Bần đạo đây, thấy khó mà trích dịch hoặc thêm thắt ý kiến riêng tư của mình hoặc của ai đó hoặc lập trường/tư tưởng của các đấng bậc ở trên cao, rất Đạo được. Chi bằng, ta cứ đi vào truyện kể về đời người có sự kiện xảy đến với người và với đời, như truyện tâm tình của một người, nhiều người hoặc mọi người đều nghĩ thế. Nghĩ về những điều tuy không là tội và nghiệp, nhưng vẫn cần nhiều người suy tư nghĩ ngợi, rất như sau:
“Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....
Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường.
Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
-Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..
Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”
Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
-Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...
Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng:
-Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....
-Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...
Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
-Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....
Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:
-Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi... Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như hơi thở nhẹ:
-Thôi, mình đi...
Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.
-Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.
-Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...
-Đã có những khách hàng khác, thưa bác...
Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
-Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.
Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phiá sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa... Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.” (Vô Danh).
Vô danh hay hữu danh, hễ cứ kể về cuộc sống có tâm tình/tự sự về những thiếu sót trong đời mình đều là chuyện bần đạo đây vẫn bắt mình phải suy tư/nghĩ ngợi trong mọi giai đoạn cuộc đời. Dù, đó không là chuyện 20 năm về trước của bác lái taxi, hoặc của riêng tôi/riêng bạn, mà chẳng ai muốn thổ lộ cho cha/cố hoặc thánh hội có những vị chỉ nên thánh do tên gọi mà thôi.
Nói cho cùng, thánh hội của ta nhất định là thánh, dù có nhiều thành viên trong đó chẳng sống lành và thánh đáng cho mọi người noi gương. Nên, hôm nay và mai ngày, đề nghị bạn/đề nghi tôi, ta cứ nguyện cầu cho mình, và cho thánh hội cần tự-thánh-hoá chính mình, nhiều hơn nữa. Để rồi, ta sẽ là mẫu gương cho động thái đại kết, trong tương lai mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn còn nhiều trăn trở
trong tự kiểm.
Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B 03.6.2012
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:
“Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 28: 16-20
Tiêu diêu như báu vỡ, vẫn cứ là bầu trời huyền nhiệm chốn không gian. Thầm dội đến thâm tâm, nay lại là nhiệm tích Chúa tỏ bày với nhân trần. Như trình thuật lâu nay, rày ghi chép.
Trình thuật, nay ghi chép về huyền nhiệm Chúa Ba Ngôi linh thiêng, khó diễn giải. Huyền nhiệm, là nhiệm tích cao cả tỏ cho dân con nào không cảm nghiệm được để rồi sống. Thế nên, thánh sử Mát-thêu phải dùng ảnh hình chiếc thang của thế giới hầu đạt tới huyền nhiệm, mà cảm kích.
Buổi đầu, vũ trụ ở độ tuổi 13 tỷ năm, vẫn đắm chìm trong tăm tối, kịp đến khi Chúa sờ chạm, nguồn sáng đã trỗi dậy toả ánh thiều quang, rộn sức sống. Thiều quang, là tập hợp các phân tử ánh sáng cứ lăn tăn dội sóng, không phương hướng.
Vào lúc ấy, Chúa bèn định hướng để tạo thành có được năng lượng tràn đầy, mà hướng về đằng trước phía có nhân gian vũ trụ vạn vật. Và từ đó, vũ trụ tuân thủ đường hướng Chúa định đoạt rất phân minh, thành đạt. Trong khoảnh khắc rất nhanh, vũ trụ đã kịp hoà tan/chan hoà vào với nhau phản ảnh phương hướng Chúa đề bạt. Rồi từ đó, sản sinh nên sự sống mới ở đó có sự sống con người, rất trổi bật.
Sự sống Chúa tặng cho vũ trụ, là những “sự” rất sống và rất động, luôn rực chiếu ánh lung linh về hướng trước, nơi có Chúa ngự trị theo phương cách rất Ba Ngôi, vẫn rạng ngời.
Ở với vũ trụ, con người là tạo vật gây nhiều thích thú. Con người không là loài vật chỉ đặc biệt mỗi trí khôn mà thôi, nhưng còn có khả năng mơ ước đặc trưng/biểu tượng để kết chặt với nhau bằng truyện kể đượm mầu thần linh rất kinh ngạc, đáng sợ. Thần linh nhiệm mầu cần “la-bàn định-hướng” hầu dẫn dắt con dân loài người kinh qua chốn miền đầy tâm tưởng. Và thọ tạo “người” cứ hỏi: không biết mình có nên thần phục thần linh, hay không? Không biết mình có tự do chọn quan hệ chỉ với một số vị thần, mà thôi không?
Thiên Chúa lại ban cho con người “la-bàn” ấy. Bằng vào “la-bàn định hướng”, Ngài thiết lập “Giao ước” với con người. Điều đó có nghĩa: Chúa quan hệ với con người không theo cung cách khuynh loát/thống trị, huyễn hoặc hay không tưởng. Ngài chẳng cần ai thần phục Ngài. Nhưng điều Ngài cần hơn cả, là con người nên thực thi tương quan hai chiều. Có được tương quan ấy, con người sẽ tin tưởng vào Chúa là Đấng giúp cho con người có được tự do. Về với lịch sử, con người hiểu biết nhiều sự việc, và từ đó biết tỏ lòng cảm kích, ghi ơn Ngài.
Khám phá ra điều này, có người vẫn chưa biết cách chan hoà/nhào quyện với những người không được như mình, dù họ có tìm mọi cách để tìm hiểu khám phá ấy. Họ đành chọn một trong hai phương cách: hoặc tách riêng sống chỉ một mình, hoặc hợp lực/cộng tác với người khác. Thật ra, thì họ rất cần “la-bàn định-hướng” Chúa ban tặng. Và, Chúa lại tặng ban “la-bàn định hướng” ấy, thêm lần nữa.
La-bàn Chúa tặng, là quà “hiệp thông”/tương quan giúp con người sống hài hoà với người khác mình, nhưng không làm mất đi bản chất tư-riêng của chính mình. Nhờ “Hiệp thông”, con người học được cách yêu thương sống hài hoà với người khác, ngõ hầu trở nên giống mình hơn. Nhờ vào hiệp thông, con người còn có trách nhiệm với thế giới rộng lớn hơn, tức: có trách nhiệm với những người chưa biết hoà mình/trộn lẫn với ai khác. Thế nên, ta cũng hãy nên bắt đầu sử dụng quà “Hiệp thông” Chúa đã ban.
Khi xử sự, con người bắt đầu biết kinh ngạc và tự hỏi: không biết mình có nên kéo dài tương quan hài hoà ấy mãi lâu ngày, hay không? Hoặc, ta chỉ nên kiến tạo thêm cung cách mới cho đời mình? Cung cách mới, tức không phải của người thụ động cứ ngồi đó đợi chờ hoặc nhận lãnh ơn huệ đính hướng? Nhưng, cũng nên bắt đầu kiến tạo mọi việc chung cùng Chúa? Kiến tạo, là diễn lại những gì xảy ra trong quá khứ, hoặc đem lại những gì mới mẻ cho tương lai của chính mình? Muốn được thế, con người cần đến “la-bàn định hướng” Chúa tặng ban, một lần nữa. Và, Chúa lại đã tặng thêm cho con người thứ “la-bàn định hưóng” mới là “Thần Khí” của Ngài, để con người biết mà chan hoà quá khứ với tương lai, hầu biến nó thành hiện tại. Một hiện tại mang ý nghĩa rất “quà tặng”.
Quà tặng Thần-Khí-Chúa, là quà hiếm quí rất hiện tại nhưng khó diễn bày hoặc nói đến. Bởi, Thần Khí Chúa vượt quá mọi ngôn ngữ. Thần-Khí-Chúa là Hơi Thở đẩy lùi mọi ngọn gió của ngôn ngữ được con người sử dụng để diễn tả mọi chuyện. Ngược lại, Thần Khí vẫn nâng nhấc con người lên, để họ đạt chốn an lành, mà định hướng bước tới về phía trước.
Quà tặng Chúa gửi đến với con người, không đơn thuần chỉ mỗi giống giòng Israel dân Chúa chọn. Cũng không thuần khiết chỉ mỗi Đức Giêsu và/hoặc Hội thánh. Nhưng, “Giao ước” Chúa gửi đến với ta qua dân Do thái, chính là sự “Hiệp thông” Ngài đặt để qua Đức Giêsu, Con Ngài. Và Thần-Khí-Chúa đến với ta ngang qua Thánh Hội, Chúa gửi gắm. Quà Ngài gửi, là để dân con của Ngài có thể đến với người khác, nhóm khác có văn hoá, sắc tộc và đạo giáo rất khác biệt. Quà Chúa gửi, là để con người tạo được ý nghĩa nhân bản cho luồng sáng, thời gian và năng lượng toàn vũ trụ. Quà Chúa tặng, khiến cho con người có được tự do, biết ứng đáp cách sáng tạo, nhạy bén và đổi mới.
Quà Chúa gửi tặng, là cách để Thiên-Chúa-là-Cha trao ban chính Mình Ngài là Đức Chúa cho con người như Giao ước, Hiệp thông và Thần Khí. Chính đó là Chúa Ba Ngôi, vẫn rất thực.
May cho ta, là con người đã nhận ra rằng quà tặng Chúa gửi là do Ngài tặng ban chính Mình Ngài vẫn còn tiếp tục được như thế. Quà-tặng-là-Thần-Khí-Chúa, vẫn hiện diện bên ta, ở đây. Ngay lúc này. Điều không may khác, đó là: con người lâu nay hay gặp rắc rối về những khuynh loát/áp đặt và về sự tự do Chúa ban cho nữa. Con người gặp rắc rồi, vì ý tưởng nảy sinh khiến họ phải đi đến quyết định: hoặc xa cách/tách rời “Quà-Tặng-là-Thần-Khí-Chúa hoặc hợp lực/cộng tác với “Quà” của Chúa. Đó, là ý tưởng về việc duy trì quá khứ và kiến tạo tương lai, để rồi mỗi khi ta nhận thức được rằng: Thiên-Chúa-là-Cha, Chúa Con là Lời và Thần-Khí-là-Tình-Yêu đang sờ chạm vào ta cốt để tỏ cho ta biết phương cách mà đến được với Ngài.
Không phải chỉ bây giờ, ta mới về lại với lịch sử để có được cảm giác về Huyền Nhiệm. Nhưng từ đầu, có người lại được thần hứng sử dụng ngôn ngữ trần gian để tỏ bày về Huyền Nhiệm này, dù trước đó họ chẳng bao giờ biết đến Huyền Nhiệm ấy. Và, họ cũng đã tìm hiểu lịch sử vũ trụ xem có gì được đặt thêm vào đó không. Họ tỏ bày về “Danh” Chúa. Về, “Huyền Nhiệm” Chúa Ba Ngôi. Và, về “Tình yêu” của Chúa. Họ gọi Chúa là Cha. Gọi Đức Giêsu là “Con”-của-Chúa-Cha, Đấng gần gũi mật thiết với Cha; và gọi Ngài là “Lời” của Cha.
Họ gọi Tình-Yêu-Thiên-Chúa là Thần-Khí vẫn thổi đầy sinh lực ở nơi Chúa, vào ta và tạo nguồn thần hứng cho ta. Kể từ đó, nhiều vị thức giả trong cộng đoàn dân Chúa lại tìm cách diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi cho những ai tìm hiểu triết lý Hy Lạp, đều biết rằng: ở nơi Chúa, chỉ có một Bản chất duy nhất nhưng nơi Ngài bao gồm ba Nhân Vật: một là Chúa Cha, một là Chúa Con hoặc Ngôi Lời, và một là Thần-Khí-Chúa. Các ngài đều quả quyết rằng Ba Ngôi/tức Nhân Vật vẫn chỉ là Một, có quan hệ hỗ tương. Và, Thiên-Chúa-là-Cha đã gửi đến với ta Con Một của Ngài để ta có thể liên hệ cách mật thiết với Ngài. Để, Ngài hướng dẫn cuộc sống của ta ở thế trần, rồi đem ta về với Cha.
Nhưng vấn đề là: không biết Thiên Chúa có thực sự giống thế không? Kitô hữu thời xưa không hiểu rõ điều đó và cũng chẳng chứng mình được gì, nhưng tư tưởng này đáp ứng ý nghĩa của Thiên Chúa mà mọi người dựa vào đó để sống. Vì thế nên, công thức này cũng thánh thiêng/linh đao, vẫn đan kết với truyền thống Giáo hội.
Ngày nay, nếu hỏi rằng ta làm được gì khá hơn không để diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi? Có thể không. Không bao giờ. Nhưng, có thể có. Có, qua cung cách nhận thức phát hiện được những điều Chúa Ba Ngôi vẫn thực hiện trong trần thế. Có thể, ta cũng nghĩ là mình có nhiều nhu cầu hiểu biết và diễn nghĩa hơn đồng đạo thời xưa trước. Có thể là, trong tương lai, ta lại có được cảm nghĩ và cảm nghiệm nhiều hơn về công việc của Chúa Ba Ngôi. Đó cũng là điều hay, để hy vọng.
Và rồi, ai ai cũng sẽ ra đi rời bỏ thế giới nhân trần này, để về với Ba Ngôi Thiên Chúa. Và khi đó, mọi người đều sẽ trực diện Chúa biết Ngài là ai? Đấng nào? Và mọi sự có ý nghĩa gì? Trong thời gian chờ đợi đến ngày đó, ta vẫn phải sống với niềm tin mình đang có. Sống chung và cùng với nhóm người đang sử dụng ngôn ngữ Chúa tặng ban. Những người có kinh nghiệm về những ân huệ Chúa gửi đến hầu thúc giục ta cùng với Chúa hướng về phía trước để ta càng nhân bản hơn; càng cùng chung với Chúa, trong mọi việc. Cuối cùng, có lẽ đó là những gì Chúa thực lòng muốn có khi Ngài tỏ rõ cho ta biết Chúa là Cha của ta. Đức Giêsu là Con Một của Thiên-Chúa-Là-Cha, và Thần-Khí-là-Tình-Yêu Ngài hằng ban cho ta.
Để cảm nhận điều này, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên từng diễn tả:
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ;
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ D(ấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Đấng Tiên Tri, nay vẫn đứng giảng Phúc Âm Lời Chúa đấy chứ. Giảng, để biết rằng tất cả không là “tiếng vang thầm dội đến thâm tâm”; mà là, tiếng Chúa/tiếng người qua ngôn ngữ diễn bày một huyền nhiệm rất Ba Ngôi. Theo cung cách rất thiêng, và cũng rất người.
Lm Nuyễn Đức Vinh Sanh,
Mai Tá phỏng dịch
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:44 04/06/2012
CẢM NGHĨ TRƯỚC MỘT CÂU THƠ
Có một người địa vị cao quý và có tiếng tăm, thường mâu thuẫn và khổ não với vợ lớn, vợ nhỏ, con cái cháu chắt trong gia đình.
Một hôm, có một nhà thơ đi thăm qúy nhân, đúng lúc trong gia đình ấy có lục đục, quý nhân cố ý lựa mấy đề tài nói chuyện để che lấp mâu thuẫn trong gia đình, bèn chỉ một bức tranh vẽ con chim ngói và chim khách đang treo trên tường trong phòng khách, nói với thi nhân : “Ông giỏi về ngâm thơ, xin mời lấy bức họa này làm chủ, và ngâm cho lão phu một bài thơ được chứ ?”
Khách bèn nói: “Chim ngói một tiếng à, chim khách một tiếng à, chim ngói hô mưa gió, chim khách hô trời quang; lão phu khó mà làm chủ, mưa không được mà trời cũng không quang”.
Ha, tài mắng của thi nhân cũng có thể cho là rất mau lẹ vậy !
Suy tư:
Có những gia đình mà cha mẹ và con cái, vợ chồng thường hay lục đục với nhau, nhưng ngay cả hàng xóm cũng không biết, bởi vì họ muốn giữ sĩ diện cho gia đình; có những gia đình vợ chồng chỉ mới nói to tiếng vài câu thì cả làng xóm đều biết, bởi vì cả vợ lẫn chồng không ai biết nhường nhịn ai, nên đi phân bua cho mọi người biết là mình đúng, còn vợ (chồng) thì sai...
“Đóng cửa dạy nhau” là ở đó, mỗi người biết nhịn nhau chút xíu thì có thể giữ danh dự và sĩ diện cho nhau, còn hơn là ăn thua đủ để rồi nhìn mặt nhau không sửa.
Người Ki-tô hữu cũng là một con người như mọi người, nên cũng có những lúc vợ chồng to tiếng với nhau, nhưng không phải vì thế mà họ đi phân bua với người khác, trái lại họ đem những điều bất hòa này nói cho Thiên Chúa nghe, và phó thác trong tình yêu của Ngài, sau đó họ cùng làm hòa với nhau và rút ra được một kinh nghiệm là biết nhường nhịn nhau, bởi đó là đức ái tạo nên hạnh phúc trong gia đình.
Vợ chồng to tiếng với nhau hoặc cha mẹ lớn tiếng với con cái chưa phải là chuyện tồi tệ, nhưng chuyện tồi tệ nhất là đem khuyết điểm của chồng (vợ) đi nói cho người khác nghe, hoặc cha mẹ đem chuyện con cái đi mách với hàng xóm, đó chính là đầu dây mối nhợ của sự mâu thuẫn và bất hạnh trong gia đình vậy...
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người địa vị cao quý và có tiếng tăm, thường mâu thuẫn và khổ não với vợ lớn, vợ nhỏ, con cái cháu chắt trong gia đình.
Một hôm, có một nhà thơ đi thăm qúy nhân, đúng lúc trong gia đình ấy có lục đục, quý nhân cố ý lựa mấy đề tài nói chuyện để che lấp mâu thuẫn trong gia đình, bèn chỉ một bức tranh vẽ con chim ngói và chim khách đang treo trên tường trong phòng khách, nói với thi nhân : “Ông giỏi về ngâm thơ, xin mời lấy bức họa này làm chủ, và ngâm cho lão phu một bài thơ được chứ ?”
Khách bèn nói: “Chim ngói một tiếng à, chim khách một tiếng à, chim ngói hô mưa gió, chim khách hô trời quang; lão phu khó mà làm chủ, mưa không được mà trời cũng không quang”.
Ha, tài mắng của thi nhân cũng có thể cho là rất mau lẹ vậy !
Suy tư:
Có những gia đình mà cha mẹ và con cái, vợ chồng thường hay lục đục với nhau, nhưng ngay cả hàng xóm cũng không biết, bởi vì họ muốn giữ sĩ diện cho gia đình; có những gia đình vợ chồng chỉ mới nói to tiếng vài câu thì cả làng xóm đều biết, bởi vì cả vợ lẫn chồng không ai biết nhường nhịn ai, nên đi phân bua cho mọi người biết là mình đúng, còn vợ (chồng) thì sai...
“Đóng cửa dạy nhau” là ở đó, mỗi người biết nhịn nhau chút xíu thì có thể giữ danh dự và sĩ diện cho nhau, còn hơn là ăn thua đủ để rồi nhìn mặt nhau không sửa.
Người Ki-tô hữu cũng là một con người như mọi người, nên cũng có những lúc vợ chồng to tiếng với nhau, nhưng không phải vì thế mà họ đi phân bua với người khác, trái lại họ đem những điều bất hòa này nói cho Thiên Chúa nghe, và phó thác trong tình yêu của Ngài, sau đó họ cùng làm hòa với nhau và rút ra được một kinh nghiệm là biết nhường nhịn nhau, bởi đó là đức ái tạo nên hạnh phúc trong gia đình.
Vợ chồng to tiếng với nhau hoặc cha mẹ lớn tiếng với con cái chưa phải là chuyện tồi tệ, nhưng chuyện tồi tệ nhất là đem khuyết điểm của chồng (vợ) đi nói cho người khác nghe, hoặc cha mẹ đem chuyện con cái đi mách với hàng xóm, đó chính là đầu dây mối nhợ của sự mâu thuẫn và bất hạnh trong gia đình vậy...
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa: lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:48 04/06/2012
CHÚA NHẬT
LỄ ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI
Tin Mừng : Mt 28, 16-20
“Änh em hãy làm Phép Rửa cho muôn dân, nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Đức Chúa Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm lớn nhất trong đạo của chúng ta, là mầu nhiệm mà thánh Phao-lô đã dạy: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. Đây là mầu nhiệm –có thể nói- lột tả được tất cả bản tính của Thiên Chúa, đó là Tình Yêu.
1. Tình yêu liên kết.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần để làm phép Rửa cho người tin vào Đức Chúa Giê-su để họ được trở nên môn đệ của Ngài, là một dấu ấn không phai mờ của tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, và nói lên một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng, đó chính là từ đây họ được liên kết chặt chẽ với Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Từ một loài thụ tạo thấp hèn được nâng lên làm con Thiên Chúa qua sự chết và sống lại của Đức Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu đã thực sự là sợi dây liên kết giữa con người với nhau, khi họ nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi để phục vụ và yêu thương người thân cận trong chính bổn phận của mình, họ liên kết với nhau vì “chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa...”
2. Tình yêu chia sẻ.
Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, không ai lớn hơn ai, nhưng là bằng nhau, như nhau và chia sẻ với nhau về cái “có” của mình : có vô cùng, có yêu thương, có quyền năng, có sáng tạo, có hiện hữu, có thánh, có chân, có thiện, có mỹ...
Một sự chia sẻ hài hoà trong một Thiên Chúa Ba Ngôi, mà chính chúng ta –những người Ki-tô hữu- đã được diễm phúc hiệp thông và đón nhận như là một hồng ân của lời hứa ban sự sống vĩnh cữu trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội là nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Tình yêu được chia sẻ là tình yêu trưởng thành ở trần gian và viên mãn ở trên thiên đàng.
Do đó, hết thảy chúng ta đều cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi đem tình yêu này chia sẻ cho anh em, cho tha nhân mà không cần phải biết họ là ai, bởi vì nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta đem tình yêu của Ngài cho mọi người, bởi vì khi hiến thân là khi được nhận lãnh (Th. Phanxicô khó nghèo).
Đức Chúa Giê-su đã vì yêu mà chia sẻ thân phận con người như chúng ta, và đã hiến dâng thân mình làm của lễ để đền tội thay cho chúng ta, đó chính là tình yêu hiến mạng sống vì người mình yêu.
3. Tình yêu đón nhận.
Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần trở nên một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi vị, duy nhất nhưng không làm mờ mỗi ngôi vị của nhau, trái lại trở nên nguồn mạch tình yêu của mọi loài trên trời dưới đất.
Bí tích Rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm cho người Ki-tô hữu biết đón nhận nhau trong cuộc sống, bởi vì nơi họ, tình yêu của Thiên Chúa tỏa lan ra trong hành vi ngôn ngữ của họ, bởi vì nơi họ, mà anh em nhận ra mình là anh em chị em của nhau trong cùng một Cha trên trời.
Đức Chúa Giê-su vì yêu mà đón nhận tất cả chúng ta là những tội nhân vào trong trái tim của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Ngày lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi hôm nay nhắc nhở chúng ta biết đâu là cội nguồn của hạnh phúc, đó chính là tình yêu, nhưng tình yêu này phải được bắt nguồn từ sự kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tình yêu chân chính giúp chúng ta nhận ra được giá trị của mỗi người nơi anh em chị em; tình yêu chân chính cũng làm cho chúng ta biết đón nhận những khuyết điểm của tha nhân mà thông cảm; tình yêu chân chính giúp chúng ta biết chia sẻ những bất hạnh của người nghèo, những đau khổ của người bị bỏ rơi, và tình yêu chân chính làm cho mỗi người trong chúng ta trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Kitô ở trần gian này.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Vâng lời của Đức Chúa Giê-su dạy, chúng ta ra đi để làm cho người khác trở thành môn đệ Chúa, nhưng nếu chúng ta chưa trở thành môn đệ của Chúa trước, thì ai mà tin vào lời nói của chúng ta chứ ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI
Tin Mừng : Mt 28, 16-20
“Änh em hãy làm Phép Rửa cho muôn dân, nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Đức Chúa Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúa nhật lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm lớn nhất trong đạo của chúng ta, là mầu nhiệm mà thánh Phao-lô đã dạy: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. Đây là mầu nhiệm –có thể nói- lột tả được tất cả bản tính của Thiên Chúa, đó là Tình Yêu.
1. Tình yêu liên kết.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần để làm phép Rửa cho người tin vào Đức Chúa Giê-su để họ được trở nên môn đệ của Ngài, là một dấu ấn không phai mờ của tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, và nói lên một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng, đó chính là từ đây họ được liên kết chặt chẽ với Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Từ một loài thụ tạo thấp hèn được nâng lên làm con Thiên Chúa qua sự chết và sống lại của Đức Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu đã thực sự là sợi dây liên kết giữa con người với nhau, khi họ nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi để phục vụ và yêu thương người thân cận trong chính bổn phận của mình, họ liên kết với nhau vì “chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa...”
2. Tình yêu chia sẻ.
Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, không ai lớn hơn ai, nhưng là bằng nhau, như nhau và chia sẻ với nhau về cái “có” của mình : có vô cùng, có yêu thương, có quyền năng, có sáng tạo, có hiện hữu, có thánh, có chân, có thiện, có mỹ...
Một sự chia sẻ hài hoà trong một Thiên Chúa Ba Ngôi, mà chính chúng ta –những người Ki-tô hữu- đã được diễm phúc hiệp thông và đón nhận như là một hồng ân của lời hứa ban sự sống vĩnh cữu trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội là nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Tình yêu được chia sẻ là tình yêu trưởng thành ở trần gian và viên mãn ở trên thiên đàng.
Do đó, hết thảy chúng ta đều cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi đem tình yêu này chia sẻ cho anh em, cho tha nhân mà không cần phải biết họ là ai, bởi vì nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta đem tình yêu của Ngài cho mọi người, bởi vì khi hiến thân là khi được nhận lãnh (Th. Phanxicô khó nghèo).
Đức Chúa Giê-su đã vì yêu mà chia sẻ thân phận con người như chúng ta, và đã hiến dâng thân mình làm của lễ để đền tội thay cho chúng ta, đó chính là tình yêu hiến mạng sống vì người mình yêu.
3. Tình yêu đón nhận.
Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần trở nên một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi vị, duy nhất nhưng không làm mờ mỗi ngôi vị của nhau, trái lại trở nên nguồn mạch tình yêu của mọi loài trên trời dưới đất.
Bí tích Rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm cho người Ki-tô hữu biết đón nhận nhau trong cuộc sống, bởi vì nơi họ, tình yêu của Thiên Chúa tỏa lan ra trong hành vi ngôn ngữ của họ, bởi vì nơi họ, mà anh em nhận ra mình là anh em chị em của nhau trong cùng một Cha trên trời.
Đức Chúa Giê-su vì yêu mà đón nhận tất cả chúng ta là những tội nhân vào trong trái tim của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Ngày lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi hôm nay nhắc nhở chúng ta biết đâu là cội nguồn của hạnh phúc, đó chính là tình yêu, nhưng tình yêu này phải được bắt nguồn từ sự kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tình yêu chân chính giúp chúng ta nhận ra được giá trị của mỗi người nơi anh em chị em; tình yêu chân chính cũng làm cho chúng ta biết đón nhận những khuyết điểm của tha nhân mà thông cảm; tình yêu chân chính giúp chúng ta biết chia sẻ những bất hạnh của người nghèo, những đau khổ của người bị bỏ rơi, và tình yêu chân chính làm cho mỗi người trong chúng ta trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Kitô ở trần gian này.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Vâng lời của Đức Chúa Giê-su dạy, chúng ta ra đi để làm cho người khác trở thành môn đệ Chúa, nhưng nếu chúng ta chưa trở thành môn đệ của Chúa trước, thì ai mà tin vào lời nói của chúng ta chứ ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:49 04/06/2012
N2T |
8. Phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa chính là ôm nhau trong yêu thương, kết hợp trong yêu thương, là khiến Thiên Chúa và con người hợp nhất với nhau.
(Thánh Bernard)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:52 04/06/2012
THAY ĐỔI
Trong bữa cơm thân mật để cổ võ ơn thiên triệu có các đấng bậc tham dự, giáo dân nêu lên bức xúc với mọi người:
- “Tại sao các thầy khi còn ở trong đại chủng viện thì dễ thương, hiền lành, khiêm tốn, lễ phép, một bẩm hai thưa, nhưng sau khi làm linh mục rồi thì đa phần các thầy tính tình thay đổi nhanh chóng, trái ngược với tính tình khi còn ở trong chủng viện…!”
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Trong bữa cơm thân mật để cổ võ ơn thiên triệu có các đấng bậc tham dự, giáo dân nêu lên bức xúc với mọi người:
- “Tại sao các thầy khi còn ở trong đại chủng viện thì dễ thương, hiền lành, khiêm tốn, lễ phép, một bẩm hai thưa, nhưng sau khi làm linh mục rồi thì đa phần các thầy tính tình thay đổi nhanh chóng, trái ngược với tính tình khi còn ở trong chủng viện…!”
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:55 04/06/2012
8.NGƯỜI TRUYỀN GIÁO CỦA THẾ KỶ 21,
LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA MỌI NGƯỜI.
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37).
Có thể nói đây là một lời nhắn nhủ của Đức Chúa Giê-su cho những môn đệ của Ngài trong thế kỷ 21 nầy, xã hội càng văn minh, nhân loại phát triển từng ngày và khoa học kỹ thuật đã làm cho những người trên thế gới gần nhau hơn qua những phương tiện truyền thông hiện đại, thì khuynh hướng chia rẽ nhau giữa người với người càng trầm trọng hơn.
Những biến động trên thế giới của những ngày tháng cuối cùng của thế kỷ 20 nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy được điều ấy: chiến tranh diệt chủng ở Nam tư, chiến tranh diệt chủng của dân quân thân Indonésia ở Đông Timore, chiến tranh đánh chiếm nước lân cận Chesknia của Nga, các cuộc thử phi đạn của Trung quốc, của Bắc Hàn, của Mỹ…v.v…và nhật báo Trung ương của Đài Loan số ra ngày 6.10.1999 đã đăng tải hàng tin đáng lo ngại, không những cho đảo quốc Đài Loan, mà còn làm cho các nước lân cận trong vùng bất an, bản tin như sau : “Trung Quốc đã có mười bảy vệ tinh gián điệp trên không, có khả năng quan sát mọi hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cầu, và có thể điểu khiển phi đạn tấn công bất cứ các mục tiêu quân sự nào của Mỹ ngay trên nước Mỹ và Đài Loan, sức mạnh quân sự của Trung quốc hiện nay đã ngang hàng với Mỹ…” , bản tin nầy còn nói tiếp : “Nếu Mỹ còn đưa tàu chiến hạm can thiệp vào Đài loan như năm 1966, thì sẽ bị tấn công bởi các loại vũ khí chống chiến hạm của Trung Quốc …”. Tất cả những sự kiện ấy đều bộc lộ tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn.
Vì tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn, nên thế giới cần có những con người hàn gắn lại những vết thương lòng rạn nức ấy, những con người ấy, không ai khác hơn là những con người truyền giáo của thế kỷ 21, những người lãnh nhận sứ mệnh đem tình thương của Thiên Chúa cho nhân loại. Người truyền giáo, tự bản chất là “người của mọi người”, có nghĩa là không phân biệt tôi là người của xứ nầy, anh là người của nhóm nọ, chị là người của cộng đoàn kia.v.v…nhưng tất cả đều trở thành một thành viên trong cộng đoàn, hay trong một vùng mà họ được sai đến. Mang thân phận của một người truyền giáo là linh mục, là nữ tu, là nam tu sĩ hay một “nhà truyền đạo” là mang trong mình một tình yêu của Đức Chúa Giê-su, trở thành vị đại sứ của hoà bình, cũng có nghĩa là những người truyền giáo đi đến đâu, cũng đều đem hoà bình đến cho nơi ấy, và như thế là họ trở thành “người thân cận” của tất cả mọi người.
Trở thành “người thân cận” với mọi người, tự bản chất, nó là yêu thương, nó là niềm vui, nó là an ủi, là đoàn kết, là thăng tiến và hy vọng.
Có những người thân cận nhưng không yêu thương nhau, chẳng hạn như những quân “ma giáo”, họ sống thành từng băng từng nhóm, nhưng khi gặp thất bại thì rã đàn tan nghé và chống đối nhau, quay lại cắn nhau, họ không hề yêu thương nhau. “Người thân cận” đích thực của mọi người là người biết đem lại bình an cho mỗi người trong cộng đoàn, biết tạo cho cộng đoàn một sự đoàn kết trong yêu thương, đó không ai khác hơn chính là các nhà truyền giáo, những chứng nhân sống động của tình yêu. Họ –các nhà truyền giáo của thế kỷ 21- đã thâm tín rằng: thế gian cần phải được tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa mới có thể biến đổi bộ mặt của hận thù, ghét ghen và đau thương của nó.
Không thể nào biến đổi được bộ mặt của thế gian nếu không biến đổi tâm hồn của con người trước, vì vậy, các nhà truyền giáo đi đến đâu, việc đầu tiên của họ là chứng minh cho mọi người thấy “tôi là “người thân cận” của các anh chị em, và các anh chị em là người thân cận của tôi, chúng ta là anh chị em của nhau trong Đức Chúa Ki-tô”. Do đó, họ đã đem quả tim tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa trãi ra cho mọi người thấy bằng các việc làm: xây dựng họ đạo thành một đại gia đình biết yêu thương, hàn gắn những đổ vỡ trong cộng đoàn, họ là cầu nối của sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn, trong giáo xứ với nhau, như lời ngôn sứ I-sai-a đã nói về họ như sau: “Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của Đức Chúa”, người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta” (Is 61, 8). Vâng, chỉ có các nhà truyền giáo của thế kỷ 21 tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, mới có thể biến đổi tâm hồn của con người bằng chính đời sống bình an cà yêu thương của chính họ.
Có những người thân cận nhưng không đoàn kết với nhau chẳng hạn như những người làm chính trị, họ nghi ngờ lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, mỗi lần vận động tranh cử chức nầy, chức nọ thì lên diễn đàn tố tụng nhau, nói xấu nhau để giành phần thắng về mình, họ hứa với các cử tri là sẽ đoàn kết một lòng để xây dựng đất nước, nhưng ngay trong nội bộ của họ đã mất đoàn kết, không ai tin tưởng ai, chia rẽ phân ly, khai trừ nhau. Nhưng các nhà truyền giáo thì không phải như thế, họ không vận động để được các tín hữu trong họ đạo tín nhiệm, họ không lên tiếng nói xấu lẫn nhau để tranh giành họ đạo nầy, chức vụ nọ trong giáo phận, trong cộng đoàn; họ cũng không hề chia phe kết cánh, gây chia rẽ giữa giáo dân trong họ đạo với nhau; họ không nói những lời mị dân, không thơn thớt đưa đãi lễ phép ngoài môi miệng, nhưng những gì họ đã làm, họ hành động thì đều theo đúng tinh thần của Phúc âm, họ ý thức rằng: cộng đoàn (giáo xứ, đoàn thể, dòng tu…v.v…) là một tấm áo của Đức Chúa Ki-tô không thể bị xé rách năm bè bảy mảng, nhưng chính họ chứ không ai khác, có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ tấm áo ấy cho lành lặn, không rách nát, không vấy bẩn. Vì vậy, họ đã trở nên người thân cận của tất cả mọi người, phục vụ mọi người như phục vụ chính bản thân mình mà không kêu ca khi thất bại, cũng như không huênh hoang khoác lác khi thành công, họ đã thực hành lời của Đức Chúa Giê-su dạy: “Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng ” (Lc 17, 10), mà đã là một đầy tớ vô dụng, thì không có gì để khoe khoang với mọi người cả.
Để trở nên “người thân cận” của mọi người, người truyền giáo của thế kỷ 21 không ngừng suy gẩm về cuộc đời của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã vì tình yêu mà trở nên người thân cận của mọi người, nhất là đào sâu tình về tình yêu kỳ diệu của Ngài dành cho nhân loại. Bởi vì con người ngày hôm nay quá đầy đủ nhu cầu vật chất, đầy đủ mọi phương tiện cần thiết cho cuộc sống hưởng thụ, trên mọi lĩnh vực khoa học họ đều có các chuyên gia để săn sóc đời sống của họ, cho nên họ không cần những thứ mà người truyền giáo đem lại cho họ. Họ có tất cả vật chất để hưởng thụ, nhưng sự hưởng thụ nầy không được trọn vẹn, vì họ thiếu một nhân tố quan trọng để được sống hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nầy được phát xuất từ Thiên Chúa và được thể hiện nơi các nhà truyền giáo, chính họ là những chuyên gia hướng dẫn con người cách sống để được hạnh phúc vĩnh cửu, làm cho họ nhận ra mình là người thân cận của nhau, là anh em của nhau trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1).
Các tín hữu trong giáo xứ sẽ rất vui mừng và hãnh diện về vị linh mục, nữ tu hay các nam tu sĩ phục vụ trong giáo xứ của mình, nếu các nhà truyền giáo biết đem lại cho họ một tình thương đại đồng, biết cùng chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống đầy những lo toan. Và ngược lại, họ sẽ rất thất vọng khi các nhà truyền giáo đến gây chia rẽ trong họ, thích nhóm nầy chê nhóm nọ, như những người làm thuê và không biết gì đến đàn chiên (Ga 10, 12-13), và như thế họ cũng không phải là “người thân cận” của cộng đoàn. Nhà truyền giáo của thế kỷ 21 phải là những con người tự nguyện, chứ không phải bị đưa đi truyền giáo như những tên lính đào ngũ bị bắt đưa ra lại tiền tuyến. Bởi vì có những người đi truyền giáo mà thân xác thì ở nơi miền đất truyền giáo, còn hồn thì ở lại tận các nước phương Tây vật chất đầy đủ, việc truyền giáo đối với họ chẳng qua vì tình thế bắt buộc, vì “lỡ” rồi, cho nên họ không quan tâm đến các tín hữu trong họ đạo, không thiết tha với các sinh hoạt của cộng đoàn. Họ giống như những người đi làm thuê, chiên bị sói ăn mất cũng mặc, bầy chiên tản mác cũng chẳng hay; họ thường chê người dân bản xứ này nọ không đoàn kết, chỉ thích vẻ bên ngoài, chỉ làm bộ đạo đức mà không có nội tâm.v.v…có thể lời họ chê là đúng và có thể có một vài nơi thực sự là như thế, nhưng bởi vì giáo dân bản xứ như thế, cho nên họ mới cần những nhà truyền giáo đến để giúp họ sửa chữa lại những gì chưa tốt nơi họ; họ chưa có đời sống nội tâm, thì các nhà truyền giáo giúp họ biết sống nội tâm; họ không có đoàn kết thì các nhà truyền giáo giúp họ sống đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Còn như nếu họ tốt rồi, hoàn thiện cả rồi, thì họ không cần đến nhà truyền giáo nữa.
Vì vậy, con người của thế kỷ 21 cần những con người truyền giáo nhiệt tâm với Lời Chúa, tràn đầy tinh thần yêu thương của Đức Chúa Giê-su với người dân bản xứ, coi họ là những anh chị em của mình, và là người thân cận của mình. “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy ” (Lc 10, 37). Lời thúc giục nầy của Đức Chúa Giê-su vẫn còn vang dội cho đến hôm nay -thế kỷ 21- và vang dội mãi cho đến ngày Chúa lại đến.
(còn tiếp)
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA MỌI NGƯỜI.
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37).
Có thể nói đây là một lời nhắn nhủ của Đức Chúa Giê-su cho những môn đệ của Ngài trong thế kỷ 21 nầy, xã hội càng văn minh, nhân loại phát triển từng ngày và khoa học kỹ thuật đã làm cho những người trên thế gới gần nhau hơn qua những phương tiện truyền thông hiện đại, thì khuynh hướng chia rẽ nhau giữa người với người càng trầm trọng hơn.
Những biến động trên thế giới của những ngày tháng cuối cùng của thế kỷ 20 nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy được điều ấy: chiến tranh diệt chủng ở Nam tư, chiến tranh diệt chủng của dân quân thân Indonésia ở Đông Timore, chiến tranh đánh chiếm nước lân cận Chesknia của Nga, các cuộc thử phi đạn của Trung quốc, của Bắc Hàn, của Mỹ…v.v…và nhật báo Trung ương của Đài Loan số ra ngày 6.10.1999 đã đăng tải hàng tin đáng lo ngại, không những cho đảo quốc Đài Loan, mà còn làm cho các nước lân cận trong vùng bất an, bản tin như sau : “Trung Quốc đã có mười bảy vệ tinh gián điệp trên không, có khả năng quan sát mọi hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cầu, và có thể điểu khiển phi đạn tấn công bất cứ các mục tiêu quân sự nào của Mỹ ngay trên nước Mỹ và Đài Loan, sức mạnh quân sự của Trung quốc hiện nay đã ngang hàng với Mỹ…” , bản tin nầy còn nói tiếp : “Nếu Mỹ còn đưa tàu chiến hạm can thiệp vào Đài loan như năm 1966, thì sẽ bị tấn công bởi các loại vũ khí chống chiến hạm của Trung Quốc …”. Tất cả những sự kiện ấy đều bộc lộ tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn.
Vì tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn, nên thế giới cần có những con người hàn gắn lại những vết thương lòng rạn nức ấy, những con người ấy, không ai khác hơn là những con người truyền giáo của thế kỷ 21, những người lãnh nhận sứ mệnh đem tình thương của Thiên Chúa cho nhân loại. Người truyền giáo, tự bản chất là “người của mọi người”, có nghĩa là không phân biệt tôi là người của xứ nầy, anh là người của nhóm nọ, chị là người của cộng đoàn kia.v.v…nhưng tất cả đều trở thành một thành viên trong cộng đoàn, hay trong một vùng mà họ được sai đến. Mang thân phận của một người truyền giáo là linh mục, là nữ tu, là nam tu sĩ hay một “nhà truyền đạo” là mang trong mình một tình yêu của Đức Chúa Giê-su, trở thành vị đại sứ của hoà bình, cũng có nghĩa là những người truyền giáo đi đến đâu, cũng đều đem hoà bình đến cho nơi ấy, và như thế là họ trở thành “người thân cận” của tất cả mọi người.
Trở thành “người thân cận” với mọi người, tự bản chất, nó là yêu thương, nó là niềm vui, nó là an ủi, là đoàn kết, là thăng tiến và hy vọng.
Có những người thân cận nhưng không yêu thương nhau, chẳng hạn như những quân “ma giáo”, họ sống thành từng băng từng nhóm, nhưng khi gặp thất bại thì rã đàn tan nghé và chống đối nhau, quay lại cắn nhau, họ không hề yêu thương nhau. “Người thân cận” đích thực của mọi người là người biết đem lại bình an cho mỗi người trong cộng đoàn, biết tạo cho cộng đoàn một sự đoàn kết trong yêu thương, đó không ai khác hơn chính là các nhà truyền giáo, những chứng nhân sống động của tình yêu. Họ –các nhà truyền giáo của thế kỷ 21- đã thâm tín rằng: thế gian cần phải được tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa mới có thể biến đổi bộ mặt của hận thù, ghét ghen và đau thương của nó.
Không thể nào biến đổi được bộ mặt của thế gian nếu không biến đổi tâm hồn của con người trước, vì vậy, các nhà truyền giáo đi đến đâu, việc đầu tiên của họ là chứng minh cho mọi người thấy “tôi là “người thân cận” của các anh chị em, và các anh chị em là người thân cận của tôi, chúng ta là anh chị em của nhau trong Đức Chúa Ki-tô”. Do đó, họ đã đem quả tim tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa trãi ra cho mọi người thấy bằng các việc làm: xây dựng họ đạo thành một đại gia đình biết yêu thương, hàn gắn những đổ vỡ trong cộng đoàn, họ là cầu nối của sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn, trong giáo xứ với nhau, như lời ngôn sứ I-sai-a đã nói về họ như sau: “Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của Đức Chúa”, người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta” (Is 61, 8). Vâng, chỉ có các nhà truyền giáo của thế kỷ 21 tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, mới có thể biến đổi tâm hồn của con người bằng chính đời sống bình an cà yêu thương của chính họ.
Có những người thân cận nhưng không đoàn kết với nhau chẳng hạn như những người làm chính trị, họ nghi ngờ lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, mỗi lần vận động tranh cử chức nầy, chức nọ thì lên diễn đàn tố tụng nhau, nói xấu nhau để giành phần thắng về mình, họ hứa với các cử tri là sẽ đoàn kết một lòng để xây dựng đất nước, nhưng ngay trong nội bộ của họ đã mất đoàn kết, không ai tin tưởng ai, chia rẽ phân ly, khai trừ nhau. Nhưng các nhà truyền giáo thì không phải như thế, họ không vận động để được các tín hữu trong họ đạo tín nhiệm, họ không lên tiếng nói xấu lẫn nhau để tranh giành họ đạo nầy, chức vụ nọ trong giáo phận, trong cộng đoàn; họ cũng không hề chia phe kết cánh, gây chia rẽ giữa giáo dân trong họ đạo với nhau; họ không nói những lời mị dân, không thơn thớt đưa đãi lễ phép ngoài môi miệng, nhưng những gì họ đã làm, họ hành động thì đều theo đúng tinh thần của Phúc âm, họ ý thức rằng: cộng đoàn (giáo xứ, đoàn thể, dòng tu…v.v…) là một tấm áo của Đức Chúa Ki-tô không thể bị xé rách năm bè bảy mảng, nhưng chính họ chứ không ai khác, có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ tấm áo ấy cho lành lặn, không rách nát, không vấy bẩn. Vì vậy, họ đã trở nên người thân cận của tất cả mọi người, phục vụ mọi người như phục vụ chính bản thân mình mà không kêu ca khi thất bại, cũng như không huênh hoang khoác lác khi thành công, họ đã thực hành lời của Đức Chúa Giê-su dạy: “Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng ” (Lc 17, 10), mà đã là một đầy tớ vô dụng, thì không có gì để khoe khoang với mọi người cả.
Để trở nên “người thân cận” của mọi người, người truyền giáo của thế kỷ 21 không ngừng suy gẩm về cuộc đời của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã vì tình yêu mà trở nên người thân cận của mọi người, nhất là đào sâu tình về tình yêu kỳ diệu của Ngài dành cho nhân loại. Bởi vì con người ngày hôm nay quá đầy đủ nhu cầu vật chất, đầy đủ mọi phương tiện cần thiết cho cuộc sống hưởng thụ, trên mọi lĩnh vực khoa học họ đều có các chuyên gia để săn sóc đời sống của họ, cho nên họ không cần những thứ mà người truyền giáo đem lại cho họ. Họ có tất cả vật chất để hưởng thụ, nhưng sự hưởng thụ nầy không được trọn vẹn, vì họ thiếu một nhân tố quan trọng để được sống hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nầy được phát xuất từ Thiên Chúa và được thể hiện nơi các nhà truyền giáo, chính họ là những chuyên gia hướng dẫn con người cách sống để được hạnh phúc vĩnh cửu, làm cho họ nhận ra mình là người thân cận của nhau, là anh em của nhau trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1).
Các tín hữu trong giáo xứ sẽ rất vui mừng và hãnh diện về vị linh mục, nữ tu hay các nam tu sĩ phục vụ trong giáo xứ của mình, nếu các nhà truyền giáo biết đem lại cho họ một tình thương đại đồng, biết cùng chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống đầy những lo toan. Và ngược lại, họ sẽ rất thất vọng khi các nhà truyền giáo đến gây chia rẽ trong họ, thích nhóm nầy chê nhóm nọ, như những người làm thuê và không biết gì đến đàn chiên (Ga 10, 12-13), và như thế họ cũng không phải là “người thân cận” của cộng đoàn. Nhà truyền giáo của thế kỷ 21 phải là những con người tự nguyện, chứ không phải bị đưa đi truyền giáo như những tên lính đào ngũ bị bắt đưa ra lại tiền tuyến. Bởi vì có những người đi truyền giáo mà thân xác thì ở nơi miền đất truyền giáo, còn hồn thì ở lại tận các nước phương Tây vật chất đầy đủ, việc truyền giáo đối với họ chẳng qua vì tình thế bắt buộc, vì “lỡ” rồi, cho nên họ không quan tâm đến các tín hữu trong họ đạo, không thiết tha với các sinh hoạt của cộng đoàn. Họ giống như những người đi làm thuê, chiên bị sói ăn mất cũng mặc, bầy chiên tản mác cũng chẳng hay; họ thường chê người dân bản xứ này nọ không đoàn kết, chỉ thích vẻ bên ngoài, chỉ làm bộ đạo đức mà không có nội tâm.v.v…có thể lời họ chê là đúng và có thể có một vài nơi thực sự là như thế, nhưng bởi vì giáo dân bản xứ như thế, cho nên họ mới cần những nhà truyền giáo đến để giúp họ sửa chữa lại những gì chưa tốt nơi họ; họ chưa có đời sống nội tâm, thì các nhà truyền giáo giúp họ biết sống nội tâm; họ không có đoàn kết thì các nhà truyền giáo giúp họ sống đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Còn như nếu họ tốt rồi, hoàn thiện cả rồi, thì họ không cần đến nhà truyền giáo nữa.
Vì vậy, con người của thế kỷ 21 cần những con người truyền giáo nhiệt tâm với Lời Chúa, tràn đầy tinh thần yêu thương của Đức Chúa Giê-su với người dân bản xứ, coi họ là những anh chị em của mình, và là người thân cận của mình. “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy ” (Lc 10, 37). Lời thúc giục nầy của Đức Chúa Giê-su vẫn còn vang dội cho đến hôm nay -thế kỷ 21- và vang dội mãi cho đến ngày Chúa lại đến.
(còn tiếp)
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Liên kết
Lm Vũđình Tường
05:49 04/06/2012
Có sự liên kết chặt chẽ trong tình yêu mến giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần trong một Thiên Chúa duy nhất.
Liên kết trong Ba Ngôi Thiên Chúa được thể hiện qua tư tưởng, hành động và trong tình yêu.
Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thầy cũng yêu mến anh em như vậy Gioan 15,9
Con Người không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha đã làm, thì Con Người cũng làm như vậy Gioan 5,19
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dậy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với an hem Gioan 14,26
Khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy chúng ta được rửa tội trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Chính Đức Kitô sai các môn đệ làm công việc rao giảng và thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Công thức rửa tội hoàn cầu này được chính Đức Kitô mặc khải và sai các môn đệ đi.
Liên kết trong cộng đoàn Kitô hữu là dấu chỉ ân sủng Chúa trong cộng đoàn tín hữu bởi vì cộng đoàn sống trọn ân sủng Chúa tinh thần thì thư thái, tâm hồn được bình an. Liên kết trong tình yêu Chúa không những đã thành đạt được những công việc lớn lao mà quan trọng hơn là sống thực thi ý Chúa trong cộng đoàn và trong cuộc sống mỗi cá nhân trong cộng đoàn đó. Đây chính là ân sủng Chúa ban cho những ai tin và thực thi Lời Ngài trong cuộc sống.
Năm Ân Sủng hội đồng giám mục Úc châu cổ võ kêu gọi mọi người hãy nhìn lại trong việc thực thi tình yêu cao vời Đức Kitô truyền dạy.
Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy yêu thương anh em.
Chúng ta cần nhìn lại nhận xét xem chúng ta đã thực hành tình yêu Chúa trong cuộc sống như thế nào? Tình yêu Ngài có làm chủ tâm hồn, gia đình và cộng đoàn tín hữu chưa hay còn điều gì ngăn trở việc thực hiện tình yêu Chúa?
Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi cho tín hữu thành Corinto cho biết là nếu tình yêu Chúa không làm chủ đời sống và việc làm của anh em thì mọi thành quả anh chị em thu lượm, gặt hái được đều trở thành không trước mặt Thiên Chúa. Những ca tụng, ngợi khen, những thành quả thu được đều là tiếng đời ngợi khen, không phải ân sủng của Chúa. Ngài viết:
Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng. Giả như tôi nói được ơn nói tiên tri, và biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi 1 Corinto 13,1
Ân sủng Chúa hoạt động một cách âm thầm, kín đáo và nhiệm mầu. Không cần phải lo lắng bắt đầu khi nào, ở đâu. Điều quan trọng là ước ao, khao khát tìm kiếm tình yêu Chúa. Chúng ta bắt đầu ngay trong cõi lòng mình, nhìn vào cõi lòng sâu thẳm để tìm biết tôi yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em như thế nào. Cuộc sống của tôi cần phải thực hiện mỗi ngày lời cảm tạ ân sủng Chúa ban. Sống và làm việc bình thường như tôi đang sống chỉ cần thêm tình yêu Chúa vào công việc, vào đời sống là mọi sự đều thay đổi. Khi tôi làm việc bác ái tôi làm với tâm tình yêu mến. Tôi phục vụ anh chị em tôi với tâm tình yêu mến. Tôi lắng nghe tiếng than thở của anh chị em tôi với cõi lòng cởi mở đón nhận và nếu cần tha thứ tôi sẵn sàng tha thứ làm như thế là tôi để ân sủng Chúa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của tôi trên con đường nên thánh, con đường hoàn thiện.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Liên kết trong Ba Ngôi Thiên Chúa được thể hiện qua tư tưởng, hành động và trong tình yêu.
Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thầy cũng yêu mến anh em như vậy Gioan 15,9
Con Người không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha đã làm, thì Con Người cũng làm như vậy Gioan 5,19
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dậy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với an hem Gioan 14,26
Khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy chúng ta được rửa tội trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Chính Đức Kitô sai các môn đệ làm công việc rao giảng và thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Công thức rửa tội hoàn cầu này được chính Đức Kitô mặc khải và sai các môn đệ đi.
Liên kết trong cộng đoàn Kitô hữu là dấu chỉ ân sủng Chúa trong cộng đoàn tín hữu bởi vì cộng đoàn sống trọn ân sủng Chúa tinh thần thì thư thái, tâm hồn được bình an. Liên kết trong tình yêu Chúa không những đã thành đạt được những công việc lớn lao mà quan trọng hơn là sống thực thi ý Chúa trong cộng đoàn và trong cuộc sống mỗi cá nhân trong cộng đoàn đó. Đây chính là ân sủng Chúa ban cho những ai tin và thực thi Lời Ngài trong cuộc sống.
Năm Ân Sủng hội đồng giám mục Úc châu cổ võ kêu gọi mọi người hãy nhìn lại trong việc thực thi tình yêu cao vời Đức Kitô truyền dạy.
Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy yêu thương anh em.
Chúng ta cần nhìn lại nhận xét xem chúng ta đã thực hành tình yêu Chúa trong cuộc sống như thế nào? Tình yêu Ngài có làm chủ tâm hồn, gia đình và cộng đoàn tín hữu chưa hay còn điều gì ngăn trở việc thực hiện tình yêu Chúa?
Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi cho tín hữu thành Corinto cho biết là nếu tình yêu Chúa không làm chủ đời sống và việc làm của anh em thì mọi thành quả anh chị em thu lượm, gặt hái được đều trở thành không trước mặt Thiên Chúa. Những ca tụng, ngợi khen, những thành quả thu được đều là tiếng đời ngợi khen, không phải ân sủng của Chúa. Ngài viết:
Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng. Giả như tôi nói được ơn nói tiên tri, và biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi 1 Corinto 13,1
Ân sủng Chúa hoạt động một cách âm thầm, kín đáo và nhiệm mầu. Không cần phải lo lắng bắt đầu khi nào, ở đâu. Điều quan trọng là ước ao, khao khát tìm kiếm tình yêu Chúa. Chúng ta bắt đầu ngay trong cõi lòng mình, nhìn vào cõi lòng sâu thẳm để tìm biết tôi yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em như thế nào. Cuộc sống của tôi cần phải thực hiện mỗi ngày lời cảm tạ ân sủng Chúa ban. Sống và làm việc bình thường như tôi đang sống chỉ cần thêm tình yêu Chúa vào công việc, vào đời sống là mọi sự đều thay đổi. Khi tôi làm việc bác ái tôi làm với tâm tình yêu mến. Tôi phục vụ anh chị em tôi với tâm tình yêu mến. Tôi lắng nghe tiếng than thở của anh chị em tôi với cõi lòng cởi mở đón nhận và nếu cần tha thứ tôi sẵn sàng tha thứ làm như thế là tôi để ân sủng Chúa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của tôi trên con đường nên thánh, con đường hoàn thiện.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mầu Nhiệm Trung Tâm Kitô Giáo
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
07:43 04/06/2012
Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm Kitô giáo. Đã là mầu nhiệm thì không ai hiểu thấu. Ngay cả việc chúng ta biết tới mầu nhiệm thì điều đó cũng vượt khỏi tầm hiểu biết của con người. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được chính Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho Giáo Hội, và mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã diễn tả cho cho chúng ta những nét đặc biệt, đó là về sự hiệp nhất, về tình yêu và về quyền năng của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ.
Về sự hiệp nhất vì mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trở thành nguyên ủy của tất cả mọi sự hiệp nhất. Đó là mô hình chuẩn để không những Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra mà còn để cho toàn thể vũ trụ này đi vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi, như lời Chúa Giê su đã cầu nguyện: “Con cầu xin cho chúng hợp nhất nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta”(Ga 17, 21). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi còn cho chúng ta thấy một tình yêu lớn lao. Thiên Chúa không đơn độc nhưng luôn luôn có một tình yêu nội tai: Chúa Cha yêu Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần. Rồi từ tình yêu Thiên Chúa tràn trào cho thế giới. Nhưng khi con người phạm tội, tình yêu Thiên Chúa không lùi bước trước nọc độc của sự chết mà tình yêu tiếp tục đi đến cùng, và đó là mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu Kitô – Ngôi Hai Thiên Chúa làm người đem ơn cứu độ cho chúng ta.
Trong ba bài đọc của thánh lễ kính trọng thể Chúa Ba Ngôi. Chúng ta thấy mỗi một bài đọc diễn tả đặc biệt về một ngôi vị Thiên Chúa:
Trong sách Đệ nhị luật, Môisê nói với dân Do Thái: “Có bao giờ một dân tộc thấy những việc lạ lùng, đã được nghe lời Thiên Chúa từ trong lửa phán ra như là các ngươi đã nghe mà còn sống không? Có bao giờ Chúa đã dùng dấu chỉ, điềm lạ, cánh tay quyền năng mạnh mẽ và những thị kiến khủng khiếp mà chọn lấy cho mình một dân tộc giữa những dân tộc khác như Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã làm tất cả các điều đó trước mặt các ngươi trong đất Ai Cập chăng?”( Đnl 4, 33-34) . Với cách diễn tả hùng hồn của Môisê cho chúng ta thấy một Thiên Chúa quyền năng. Nhưng quyền năng lại thi hành trong tư cách của một người cha đầy yêu thương và bảo vệ con cái.
Trong thư gửi tín hữu Roma, thánh Phaolo diễn tả cách đặc biệt về Chúa Thánh Thần, nhờ Thánh Thần mà chúng ta kêu lên rằng: “Abba! Lạy Cha! Vì chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa”. (Rm 8, 15b-16) Như vậy, trong Thánh Thần mà chúng ta được biến đổi từ kiếp nô lệ của sự dữ, của Satan thống trị nay trở thành con cái của Thiên Chúa và kêu lên: “Abba! Lạy Cha!”. Thánh Thần của Chúa đã sáng tạo vũ trụ và biến đổi con người chúng ta từ trong sâu thẳm của tâm hồn. Một công việc lạ lùng ấy, chỉ có Thánh Thần của Thiên Chúa mới làm được.
Và chúng ta gặp lấy trong từng lời mạc khải của Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, đó là: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân và làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con, và Thánh Thần”(Mt 28, 19).
Sự mạc khải của Đức Giêsu về Thiên Chúa Ba Ngôi cho chúng ta một sự thật, mà từ đây không phải chúng ta chỉ nghe, không phải chúng ta chỉ học để biết; Cũng không phải để chúng ta đón nhận một cách thụ động như những người Do Thái thời Cựu Ước, mà hôm nay chúng ta mặc hẳn lấy Đức Giêsu Kitô khi chúng ta được mang danh là Kitô hữu và chúng ta còn được khẳng định về “Thân xác của anh chị em là đền thờ của Chúa Thánh Thần”( 1Cr 6,19). Chúa Giêsu Kitô đã nhập thể trong mỗi người chúng ta, để chúng ta có thể mang danh của Ngài trong mọi thời đại. Chính vì vậy, trong thần khí của Chúa Thánh Thần, chúng ta kêu lên: “Abba! Lạy Cha!”. Kêu lên từ đền thờ thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần và trong danh hiệu của người Kitô hữu. Chúng ta không phải tìm hiểu ở đâu xa, mà tìm hiểu thì cũng không thể hiểu được mầu nhiệm trọng thể nhất. Nhưng tự Thiên Chúa đến với chúng ta, để trong danh hiệu người Kitô hữu, trong đền thờ của Chúa Thánh Thần, trong cảm nghiệm sâu xa của một đời làm con tha thiết thưa lên một tiếng “Abba! Lạy Cha!”. Ba Ngôi Thiên Chúa đã ở trọn trong con người của chúng ta. Vì thế, khi Chúa Giê su cầu nguyện cho chúng ta: “Để họ được nên một như chúng ta là một”(Ga 17, 22b), thì người nào không thực hiện được lời tha thiết của Chúa Giêsu tức là đang ở ngoài Thiên Chúa Ba Ngôi, vậy hãy tưởng tượng xem mình đang ở đâu?
Vũ trụ vật chất này mới chỉ là một phần so với những gì Thiên Chúa tạo thành cho con người. Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”. Thế giới vũ trụ này mà con người không bao giờ đi hết mới chỉ là hữu hình, còn cả một thế giới vô hình nữa. Làm sao chúng ta có thể đi hết được? Thế nhưng, chính Thiên Chúa đã đến với chúng ta để cho chúng ta được đi vào trong sự sống của Chúa. Cho nên, nếu chúng ta ra ngoài thế giới hữu hình và vô hình thì chỉ còn rơi vào cõi chết đời đời. Vì vậy, được đưa vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thực hiện Lời của Chúa Giêsu dạy, đó là: “Các con hãy nên thánh vì Cha các con là Đấng Thánh”. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một sự kiêu kỳ hay là một sự ước vọng quá cao. Bởi tự chính chúng ta, chúng ta chẳng làm được gì. Nhưng đây là ý muốn của chính Thiên Chúa. Nếu Ngài không đưa chúng ta vào trong sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi thì con người của chúng ta chỉ còn hư vô và sự chết. Cho nên, khi Phêrô khiêm tốn không dám để Chúa rửa chân. Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Nếu Thầy không rửa chân cho con thì con không được dự phần với Thầy”. Vừa nghe Chúa Giêsu nói thế, Phêrô liền vội vàng thưa: “Vậy thì không những xin Thầy rửa chân mà rửa cả tay và đầu con nữa!”. (x. Ga 13, 6-11) Nếu chúng ta hiểu biết được tình yêu của Thiên Chúa là Cha muốn đưa chúng ta vào trong sự sống đời đời để bảo vệ, để chúng ta được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu thì chúng ta cũng phải “ngây ngô” mà thưa như Phêrô, rằng: Vậy thì xin Chúa cho con càng sớm càng tốt, chứ không đến nỗi sợ đau khổ bệnh tật và sự chết như nhiều người vẫn cứ sợ mãi đâu.
Đức tin trong lễ Chúa Ba Ngôi khẳng định cho chúng ta một sự sống bất diệt; một tình yêu vĩnh cửu; một vị trí làm con Thiên Chúa đã được tiền định. Chỉ có những người nào có một đức tin yếu kém không đủ để nuôi dưỡng đền thờ Chúa Thánh Thần và không xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu và suốt đời không dám kêu gọi Thiên Chúa là Cha thì người đó mới là người rơi vào trong những tình trạng sợ hãi và hư mất. Cho nên, thánh lễ hôm nay chính là một lời mời gọi cho chúng ta được sự sống đời đời. Và lời mời gọi ấy kèm theo một điều kiện duy nhất là đức tin. Một đức tin mạnh mẽ và trưởng thành. Tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi, để từ đó gia tăng đức cậy và đơm bông đức mến.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Chúng con không thể hiểu mầu nhiệm,
nhưng chúng con lại cảm nghiệm sâu sắc một điều:
Nếu không có Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động,
thì tâm hồn của chúng con đã chai cứng từ lâu.
Nếu không có Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động,
thì thể xác của chúng con lại trở về với bùn đất.
Nếu không có Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động,
thì suốt cả cuộc đời của chúng con,
sẽ không bao giờ được gọi Thiên Chúa là Cha.
Chúng con ngậm ngùi trong kiếp nô lệ
và chấp nhận thân phận của bóng đen thần Chết.
Hôm nay, Thiên Chúa Ba Ngôi đến để giải thoát chúng con.
Xin cho chúng con được ý thức mỗi khi làm dấu Thánh Giá
và tuyên xưng Thiên Chúa là Cha và Con, và Thánh Thần
để chúng con đạt được sự sống đời đời trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Giáo Dục Nhân Bản: Thực Tập Nếp Sống Yêu Thương Cụ Thể
LM. Đan Vinh
07:47 04/06/2012
1.LỜI CHÚA: Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu Cô-lô-xê: ”Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh em phải có lòng bác ái: Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3, 12-14).
2.CÂU CHUYỆN: TÌNH YÊU MỞ RỘNG
Vào năm 2001, chiến tranh giữa Israel và Palestine lại bùng phát dữ dội. Hầu như ngày nào cũng có nhiều người chết và bị thương. Số nạn nhân Palestine luôn nhiều hơn bên Israel. Tuy nhiên, giữa bầu khí hận thù giữa hai dận tộc này, thỉnh thoảng vẫn loé sáng lên những câu chuyện cảm động như chuyện Tình Yêu không biên giới sau đây:
Ngày 6 tháng 6 năm 2001, các đài phát thanh và truyền hình khắp thế giới đã loan truyền một bản tin đặc biệt: Trong một trận tấn công của quân đội Israel, một số người Palestine đã bị giết chết, trong số này có một thanh niên người Palestine. Sau đó gia đình anh đã tình nguyện hiến tất cả các bộ phận trong cơ thể của anh cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Nhờ đó mà 5 người đã được cứu sống, trong số này có một thanh niên người Israel. Anh ta bị suy tim rất nặng đang nằm chờ chết. Nhưng nhờ quả tim của người thanh niên Palestine trên đã bị quân đội Israel bắn chết mà anh thanh niên người Israel này lại được sống. Khi phóng viên hỏi tại sao lại cho đi trái tim của con trai để cứu sống một người dân Israel thù địch, thì ông bố người Palestine đã cho biết: ông chỉ quan tâm cứu mạng bất cứ người nào đang phải đau khổ không cần biết họ là ai. Còn viên bác sĩ làm phẫu thuật ghép tim thì phát biểu: Khi so sánh 2 quả tim của người Palestin và người Israel trên tay. Tôi thấy cả hai đều có cấu trúc giống y như nhau và không thể phân biệt đâu là tim của người Palestin, đâu là tim của người Israel”.
3.SUY NIỆM:
1)Thiên Chúa là Tình Yêu: Thánh Gioan Tông đồ viết: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là TÌNH YÊU” (1 Ga 4,7-8).
2)Tầm quan trọng của giới luật yêu thương: Chúa Giêsu đã yêu thương nhân lọai đến cùng và để lại giới răn yêu thương cho các môn đệ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
3)Thực hành yêu thương cụ thể: Yêu thương không phải chỉ bằng lời nói suông, hay bằng thứ tình cảm nhất thời, nhưng bằng việc làm cụ thể noi gương Chúa Giêsu như kinh Thương Người dạy. Trong đó thương xác có bảy mối và thương linh hồn có bảy mối. Thánh Giacôbê đòi tín hữu phải yêu thương cụ thể như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?” (Gc 2, 15-16). “Nhờ hành động mà con người nên công chính, chứ không phải nhờ đức tin mà thôi” (Gc 2,24).
4)Yêu thương cụ thể là điều kiện để được vào Nước Trời: Đến ngày tận thế khi đến lần thứ hai để xét xử muôn dân, Vua Thẩm Phán Giêsu sẽ xét theo tiêu chuẩn bác ái cụ thể như sau: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”…”Ta bảo thật: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40.45).
5)Thực hành yêu thương cụ thể còn là phương thế hữu hiệu để làm chứng cho Chúa: Tập sống vị tha bác ái, dấn thân hy sinh và quên mình phục vụ tha nhân là lối sống của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đã được thánh Phanxicô tóm lại trong Kinh Hòa Bình mà mỗi tín hữu cần đọc hằng ngày và lấy làm nguyên tắc ứng xử bác ái đối với tha nhân như sau:
Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an.
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết.
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khí hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái! Xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí Ơn An Bình.
4.THẢO LUẬN: 1)Sau nhiều năm theo đạo, bạn đã thực hành được giới răn yêu thương tha nhân của Chúa Giêsu nơi gia đình, tại khu xóm, giáo xứ và trong môi trường làm việc chưa? Tại sao? 2)Nguyên việc nghe giảng Lời Chúa và cầu nguyện đã đủ để sống tình yêu thương cụ thể hay không? Tại sao? 3)Bạn cần làm gì để sống giới răn yêu thương cách cụ thể như ý Chúa muốn?
5)LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha giàu lòng từ bi nhân ái. Xin ban Thánh Thần đến giúp chúng con thực hành giới răn yêu thương của Chúa Giêsu theo gương mẫu và lời dạy của Người. Nhờ quyết tâm sống yêu thương bằng việc thực tập sống nhân bản hằng ngày và việc học sống yêu thương noi gương Chúa làm và lời Người dạy, kèm theo cầu xin ơn Thánh Thần trợ giúp, chúng con mới hy vọng sẽ được Chúa biến đổi để ngày một nên giống Đức Giêsu: Làm con hiếu thảo luôn làm vui lòng Chúa Cha, nên môn đệ đích thực bằng việc thuộc lời Chúa dạy và thực hành bác ái cụ thể, chúng con sẽ ngày một nên hòan thiện hơn, tích cực góp phần loan báo Tin mừng, làm chứng nhân tình thương cùa Chúa trước mặt người đời.
LM ĐAN VINH
Thánh Thể
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:30 04/06/2012
Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Xh 24, 3-8; Dt 9, 11-15; Mc 14, 12-16.22-26)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tạ Ơn (Thanksgiving). Chúa Giêsu đã lập Bí Tích này trong bữa tiệc ly như là Giao Ước mới. Ngày xưa, ông Môisen đã dâng lễ toàn thiêu và hiến dâng Thiên Chúa của lễ đền tội. Dân Do-thái đã giết những con bò tơ làm hy lễ giao hòa. Ông Môisen hướng dẫn Dân theo nghi thức hòa giải. Ông dâng của lễ và mời gọi dân chúng đồng lòng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa: Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: "Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo."(Xh 24, 7). Ông lấy máu rảy trên dân để ký kết giao ước: "Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”(Xh 24, 8).
Tác giả thơ gởi tín hữu Do-thái diễn tả về Chúa Giêsu: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12). Ngày xưa người ta dùng máu dê và tro bò rảy trên kẻ ô uế còn thánh hóa được thân xác nên trong sạch, thì nay Chúa Kitô đã hiến tế chính máu mình để tẩy sạch tội lỗi chúng sinh. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Thánh Marcô đã ghi lại: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy."(Mc 14, 22). Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa: Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người (Mc 14, 23-24).
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, linh mục thượng phẩm, bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế đã tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói: Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí Tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã dưỡng nuôi chúng ta bằng Mình và Máu Thánh. Hình ảnh thứ hai rất thân thương và gần gũi là người mẹ nuôi con cũng bằng chính dòng sữa của mình. Các trẻ thơ đã được bú trực tiếp từ nguồn sống của người mẹ. Ở các nước chậm phát triển, các bà mẹ thường cho con bú từ 6 tháng tuổi cho tới 2 năm. Chúng ta biết nguồn sữa từ vú mẹ là loại sữa tốt nhất trong các loại sữa. Sữa được tiết ra từ dòng máu của mẹ. Sữa mẹ là nguồn sống và là nguồn tình yêu. Sữa có đủ các chất béo, ngọt, nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Có một điều lợi ích của việc cho con bú là trung bình 500 lượng calo, một ngày sẽ giúp người mẹ giảm cân sau khi sanh.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng đã làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cước Cana. Chúa biết những nhu cầu cần yếu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần phải ăn phải uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thành thịt và giúp làm sống động các cơ năng tuần hòan trong thân thể. Đây là một chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Có nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người quì lặng cầu nguyện trước Nhà Tạm hằng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28). Kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương.
Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí Tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quí trọng vô giá. Thánh lễ giao hòa con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ. Tham dự một cách sốt sáng và hiệp thông. Chúng ta không đi xem lễ hay dự lễ như khách bàng quan, nhưng hãy tham dự một cách tích cực. Hiệp lễ bằng cách cùng thưa kinh, dâng lời ca tiếng hát, hòa điệu trong mọi nghi thức cử hành và nhất là lắng nghe và áp dụng lời Chúa trong cuộc sống. Có đôi trường hợp, chúng ta đi tham dự thánh lễ như để chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa Nhật. Đi trễ về sớm. Không hiểu ngôn ngữ, nghe tai này ra tai kia. Để nuôi dưỡng đời sống nội tâm, chúng ta cần dành chút thời giờ riêng tâm sự với Chúa và sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tạ Ơn (Thanksgiving). Chúa Giêsu đã lập Bí Tích này trong bữa tiệc ly như là Giao Ước mới. Ngày xưa, ông Môisen đã dâng lễ toàn thiêu và hiến dâng Thiên Chúa của lễ đền tội. Dân Do-thái đã giết những con bò tơ làm hy lễ giao hòa. Ông Môisen hướng dẫn Dân theo nghi thức hòa giải. Ông dâng của lễ và mời gọi dân chúng đồng lòng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa: Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: "Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo."(Xh 24, 7). Ông lấy máu rảy trên dân để ký kết giao ước: "Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”(Xh 24, 8).
Tác giả thơ gởi tín hữu Do-thái diễn tả về Chúa Giêsu: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12). Ngày xưa người ta dùng máu dê và tro bò rảy trên kẻ ô uế còn thánh hóa được thân xác nên trong sạch, thì nay Chúa Kitô đã hiến tế chính máu mình để tẩy sạch tội lỗi chúng sinh. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Thánh Marcô đã ghi lại: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy."(Mc 14, 22). Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa: Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người (Mc 14, 23-24).
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, linh mục thượng phẩm, bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế đã tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói: Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí Tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã dưỡng nuôi chúng ta bằng Mình và Máu Thánh. Hình ảnh thứ hai rất thân thương và gần gũi là người mẹ nuôi con cũng bằng chính dòng sữa của mình. Các trẻ thơ đã được bú trực tiếp từ nguồn sống của người mẹ. Ở các nước chậm phát triển, các bà mẹ thường cho con bú từ 6 tháng tuổi cho tới 2 năm. Chúng ta biết nguồn sữa từ vú mẹ là loại sữa tốt nhất trong các loại sữa. Sữa được tiết ra từ dòng máu của mẹ. Sữa mẹ là nguồn sống và là nguồn tình yêu. Sữa có đủ các chất béo, ngọt, nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Có một điều lợi ích của việc cho con bú là trung bình 500 lượng calo, một ngày sẽ giúp người mẹ giảm cân sau khi sanh.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng đã làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cước Cana. Chúa biết những nhu cầu cần yếu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần phải ăn phải uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thành thịt và giúp làm sống động các cơ năng tuần hòan trong thân thể. Đây là một chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Có nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người quì lặng cầu nguyện trước Nhà Tạm hằng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28). Kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương.
Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí Tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quí trọng vô giá. Thánh lễ giao hòa con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ. Tham dự một cách sốt sáng và hiệp thông. Chúng ta không đi xem lễ hay dự lễ như khách bàng quan, nhưng hãy tham dự một cách tích cực. Hiệp lễ bằng cách cùng thưa kinh, dâng lời ca tiếng hát, hòa điệu trong mọi nghi thức cử hành và nhất là lắng nghe và áp dụng lời Chúa trong cuộc sống. Có đôi trường hợp, chúng ta đi tham dự thánh lễ như để chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa Nhật. Đi trễ về sớm. Không hiểu ngôn ngữ, nghe tai này ra tai kia. Để nuôi dưỡng đời sống nội tâm, chúng ta cần dành chút thời giờ riêng tâm sự với Chúa và sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:45 04/06/2012
HÌNH LÙN
Tiến sĩ họ Hình người thấp lùn.
Đã có lần ông ta bị nạn cướp ở Bá Dương, tên cướp sau khi cướp tất cả tài sản của ông ta thì còn muốn giết ông ta để bịt miệng, khi nó vừa đưa đao lên, tiến sĩ Hình vội vàng la lên:
- “Người ta thường kêu ta là “Hình lùn”, mày chém đứt đầu ta, không phải là ta lùn thêm hay sao ?”
Tên cướp nghe xong thì rất ngạc nhiên, cười ha ha và thu đao về rồi bỏ đi.
Suy tư:
Tiến sĩ Hình, tuy người thấp lùn nhưng ý chí thì không thấp lùn, chỉ một lời nói mà làm cho tên cướp phải cười ha ha mà thu đao lại, đó là cái dũng cái khôn của người đọc sách thánh hiền.
Có những người vóc dáng cao ráo nhưng ý chí thì thấp lè tè bằng ngọn cỏ, họ là những người không có chí hướng, không có lập trường mà chỉ biết “ăn theo” người khác mà thôi, cho nên họ thường bị người khác coi thường vì cái ba phải của mình.
Người Ki-tô hữu có ba “bảo bối” để họ sống giữa một xã hội đa đoan, đó là:
1. Một lập trường chắc chắn là đức tin, cho nên dù gặp hoàn cảnh khó khắn nào chăng nữa thì họ vẫn cứ kiên định với niềm tin của mình.
2. Một phương pháp sống khỏe sống đẹp là đức ái, thế là họ nhìn người khác bằng con tim yêu thương với tấm long độ lượng như lời dạy của Đức Chúa Giê-su: các con hãy yêu thương nhau.
3. Một đức cậy vững bền, để dù cho họ có sống trong thất vọng, thì vẫn cứ luôn hy vọng vào long từ bì và tình thương của Thiên Chúa, thế là họ hân hoan phục vụ tha nhân mà không cần đáp trả, vì có Chúa làm gia nghiệp của họ rồi.
Ai hiểu thì hiểu.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tiến sĩ họ Hình người thấp lùn.
Đã có lần ông ta bị nạn cướp ở Bá Dương, tên cướp sau khi cướp tất cả tài sản của ông ta thì còn muốn giết ông ta để bịt miệng, khi nó vừa đưa đao lên, tiến sĩ Hình vội vàng la lên:
- “Người ta thường kêu ta là “Hình lùn”, mày chém đứt đầu ta, không phải là ta lùn thêm hay sao ?”
Tên cướp nghe xong thì rất ngạc nhiên, cười ha ha và thu đao về rồi bỏ đi.
Suy tư:
Tiến sĩ Hình, tuy người thấp lùn nhưng ý chí thì không thấp lùn, chỉ một lời nói mà làm cho tên cướp phải cười ha ha mà thu đao lại, đó là cái dũng cái khôn của người đọc sách thánh hiền.
Có những người vóc dáng cao ráo nhưng ý chí thì thấp lè tè bằng ngọn cỏ, họ là những người không có chí hướng, không có lập trường mà chỉ biết “ăn theo” người khác mà thôi, cho nên họ thường bị người khác coi thường vì cái ba phải của mình.
Người Ki-tô hữu có ba “bảo bối” để họ sống giữa một xã hội đa đoan, đó là:
1. Một lập trường chắc chắn là đức tin, cho nên dù gặp hoàn cảnh khó khắn nào chăng nữa thì họ vẫn cứ kiên định với niềm tin của mình.
2. Một phương pháp sống khỏe sống đẹp là đức ái, thế là họ nhìn người khác bằng con tim yêu thương với tấm long độ lượng như lời dạy của Đức Chúa Giê-su: các con hãy yêu thương nhau.
3. Một đức cậy vững bền, để dù cho họ có sống trong thất vọng, thì vẫn cứ luôn hy vọng vào long từ bì và tình thương của Thiên Chúa, thế là họ hân hoan phục vụ tha nhân mà không cần đáp trả, vì có Chúa làm gia nghiệp của họ rồi.
Ai hiểu thì hiểu.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:47 04/06/2012
N2T |
9. Trái ngược với tâm ý của chúng ta mà hoàn toàn chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa, thì giá trị của nó nhất định cao gấp trăm, tùy theo tâm ý của chúng ta mà được thành công.
(Thánh Vincent de Paul)Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:54 04/06/2012
9. KINH “LẠY CHA” LÀM CHO CHÚNG TA
TRỞ NÊN NGƯỜI THÂN CẬN CỦA ANH EM
Để cho nhân loại nhận biết nhau là anh em, và cũng để cho nhân loại được tin tưởng hơn, yêu mến Thiên Chúa hơn trong khi cầu nguyện, thì Đức Chúa Giê-su đã dạy cho các môn đệ (và cho cả chúng ta nữa) một “khẩu quyết” để cầu nguyện, lời cầu nguyện nầy khi thốt lên thì có sức mạnh kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên mặt đất, và làm cho nhân loại nhận ra mình là anh chị em của nhau và có một Cha chung ở trên trời. Lời cầu nguyện nầy, bởi vì do chính miệng Đức Chúa Giê-su dạy, cho nên, không những nó trở thành báu vật của Giáo Hội Công Giáo, của mỗi một người Ki-tô hữu, mà còn đem lại ích lợi cho những người chưa biết đến Thiên Chúa nhưng muốn dùng lời của Ngài để cầu nguyện.
Lời cầu nguyện ấy như thế nầy: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. (Mt 6, 9-13).
Không một ai chối cãi về tính chất trung thực và tầm quan trọng của kinh “Lạy Cha” nầy, trung thực là vì nó diễn tả được lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa đối với nhân loại; trung thực là vì nó đáp lại khác vọng của những ngưòi công chính là xin cho triều đại Chúa mau đến. Quan trọng vì nó là một lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa nhất do chính Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su dạy; nó quan trọng là vì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, mà vì là Thiên Chúa cho nên Ngài mới biết Thiên Chúa cần gì nơi con người, cái mà Thiên Chúa cần con người chúng ta nhận biết là chúng ta có một Cha chung ở trên trời, Ngài cũng cần chúng ta nhận ra chúng ta là anh em của nhau, nên phải yêu thương nhau và biết tha thứ cho nhau những lỗi lầm, như Thiên Chúa đã tha thứ những lỗi lầm của chúng ta vậy (Mt 6, 14-15).
1. "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời"
Cha – con là hai chữ thân thương và thiêng liêng nhất của tình phụ tử, cha là niềm hạnh phúc và vinh dự của con, một người cha hiền lành biết yêu thương và săn sóc con cái thì đem lại hạnh phúc cho gia đình và là nơi nương tựa vững chắc cho con cái.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, là để cho chúng ta nhận ra giá trị đích thực của kẻ làm con, nghĩa là chúng ta thật sự là nghĩa tử của Thiên Chúa, khi tin vào Đức Chúa Ki-tô là Đấng bởi Cha mà đến, và nhờ sự chết của Ngài mà chúng ta được hoà giãi với Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở trên trời. Người Do thái cũng đã có lần thừa nhận Thiên Chúa là Cha của họ (Ga 8, 41), nhưng Đức Chúa Ki-tô đã nói với họ như thế nầy: “Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến …” (Ga 8, 42).
Người Do thái “thua” chúng ta ở chỗ là họ không nhìn nhận Đức Chúa Ki-tô là Đấng bởi Cha mà đến, cho nên họ đã từ chối không đón nhận Ngài trong cộng đồng của họ, cũng có nghĩa là họ không coi Ngài là người thân cận của mình. Còn chúng ta không những tin, mà còn đón nhận Đức Chúa Ki-tô vào trong cuộc đời của mình, và như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : “Áp-pa, Cha ơi! ” (Gl 4, 6). Người Con duy nhất của Cha là Đức Chúa Ki-tô, mà chính nhờ máu của Người Con ấy đã đổ ra trên thập giá, mà nhân loại chúng ta được cứu chuộc và được thứ tha tội lỗi (Ep 1, 7) được giao hoà với Thiên Chúa, cùng được gọi Thiên Chúa là Cha, và Đức Chúa Ki-tô trở thành Anh Cả của mình. Thế là nhân loại đã trở nên anh chị em một nhà, có một Cha chung tràn đầy yêu thương và rất nhân hậu, có một Anh Cả biết hi sinh và làm Đấng trung gian gánh hết mọi bất toàn do tội lỗi mang lại cho đàn em của mình, và nhờ Thần Khí của Cha soi sáng, thúc đẩy mà mọi người trở thành thân cận của nhau và cùng nhau kêu lên: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời ” (Mt 6, 9).
Như thế, từ nay giữa Thiên Chúa và con người sẽ không còn có sự xa cách nghiêm khắc nữa, nhưng rất gần gũi thân thương, và mọi người sẽ không còn xa lạ với nhau nữa, vì theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Chúa Giê-su Kitô (Ep 1, 5). Được gọi Thiên Chúa là Cha, đó là một hồng phúc, được trở thành anh em của nhau đó là một niềm vui, và niềm vui nầy sẽ trở nên to lớn khi chúng ta trở thành “người thân cận” của nhau.
2. “Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”
Các viện bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, đều có lưu lại những tên tuổi và tác phẩm của các nghệ thuật gia lừng lẫy từ cổ chí kim của thế giới; các nhà đại tư bản tiền bạc xài không hết, đem bố thí từ thiện cho các bệnh viện dưỡng lão, các cô nhi viện.v.v… để lưu lại tên tuổi cho hậu thế. Có những người do thiên tài mà để lại danh thơm tiếng tốt cho đời; nhưng cũng có những người không phải do thiên tài hay do nhân tài chi cả, mà chỉ chơi ngông, vì kiêu ngạo, cũng đã để lại cho hậu thế những tiếng chửi rủa.
Con người ta, ai cũng muốn tên tuổi của mình được nổi tiếng vang cùng bờ cõi trái đất, cho nên đã không ngừng tìm mọi điều kiện, tạo mọi phương tiện để đạt được mục đích ấy. Nhưng thử hỏi, từ thuở tạo thiên lập địa cho đến nay, có bao nhiêu người đã sinh ra trên mặt đất, và có bao nhiêu người, cho đến nay hậu thế còn nhắc đến tên tuổi của họ ? Con người nay sống mai chết, như hoa sớm nở chiều tàn, như ngọn đèn (đèn dầu chứ không phải đèn điện) trước gió mà cũng muốn như thế, thì huống chi là danh của Thiên Chúa càng muốn cho nhân loại biết và tôn thờ!
Nhưng Thiên Chúa thì không phải như thế, Ngài không tìm mọi cách để được nhân loại tôn vinh và tri ân Ngài, bởi vì dù cho toàn thể con người từ ông A-đam cho đến nhân loại hôm nay tung hô ca tụng Chúa “lên tận trên mây”, thì Ngài cũng chẳng tăng thêm chút uy quyền vinh dự nào, hoặc toàn thể nhân loại từ trước đến nay, đều đồng thanh chán ghét Ngài, chửi rủa Ngài, thì Thiên Chúa cũng vẫn cứ là Thiên Chúa đầy quyền năng và nhân ái, Ngài không cần nhân loại tôn vinh Ngài, bởi vì ngay chính trong những tạo vật do Ngài sáng tạo, dù thấp hèn đến đâu, cũng lưu lại danh của Ngài, như lời thánh vịnh đã ca khen tung hô: “Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài" (Tv 145, 10). Thiên Chúa không cần chúng ta ca tụng Ngài để Ngài thêm vinh hiển, bằng chứng là nhân loại qua bao thế hệ, không phải ai cũng ca tụng Thiên Chúa cả đâu, thậm chí có nhiều kẻ phản đối Ngài, không chấp nhận sự hiện hữu của Ngài trong vũ trụ, nhiều quốc gia dân tộc đã tẩy chay Ngài. Nhưng Thiên Chúa đâu có nói năng gì, Ngài không trách mắng, Ngài không giận hờn như các cô gái bị các chàng trai quên mất cái tên Hoa, tên Hồng của mình, Thiên Chúa chỉ muốn nhân loại nhận ra Ngài là Đấng hiện hữu, biết Ngài là Thiên Chúa toàn năng, là Cha nhân từ tràn đầy yêu thương, và tin vào Đức Chúa Ki-tô Con Một của Ngài, đã giải bày tình thương ấy cho nhân loại thấy qua cái chết trên thập giá của Ngài, để nhân loại sống yêu thương nhau hơn trong tình huynh đệ, thế thôi.
Nhận ra Thiên Chúa là Cha yêu thương, là Đấng nhân hậu, thì đem danh thánh của Cha khắc ghi trong tim trong trí, và bày tỏ ra trong cuộc sống đời thường của mình, đó là điều mong ước của Thiên Chúa và của những người công chính.
Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, đối với người Ki-tô hữu không phải là xây một nhà thờ thật to thật đẹp, và trước mặt tiền nhà thờ khắc bảng chữ đồng màu vàng thật nổi với hàng chữ: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU, rồi để đó ngắm lui ngắm tới, rồi khen rằng đẹp và có ý nghĩa thần học và tình yêu học, nhưng giáo dân trong giáo xứ thì vẫn cứ đấu đá nhau, cứ chửi rủa nhau như kẻ thù, như nước với lửa thì có ích chi ?
Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, cũng không phải mở miệng là kêu tên “Giê-su Ma” mà được Chúa vui lòng, vì có rất nhiều người vừa kêu tên Chúa Mẹ xong thì chửi như tát nước vào mặt người hàng xóm, vì người hàng xóm nầy tối hôm qua thả gà qua bươi đất nhà của họ, ca tụng thánh danh vinh hiển của Chúa không phải như thế, mà như lời thánh vịnh dạy bảo chúng ta: “Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Ngày lạy ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời”. (Tv 145, 1-2)
Nhân loại nhận biết danh thánh Chúa không phải qua hàng chữ đồng màu vàng đẹp mắt, cũng không phải qua lời kêu (thét) Giê-su Ma-ri-a Giu-se trên miệng của chúng ta, nhưng họ nhận ra danh thánh Đức Chúa Giê-su qua chính những việc làm và hành động bác ái cụ thể của chúng ta. Danh thánh Cha ở đâu thì Nước Cha cũng sẽ ở đó, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa đã ở với dân Ngài trong Lều Hội Ngộ, và nơi đây, ông Mô-sê đã kêu cầu danh thánh Đức Chúa (Xh 33, 7-17) và danh thánh Chúa được hiển trị nơi dân Ít-ra-en. Ở đâu có yêu thương thì ở đó có Cha ngự trị, ở đâu có Cha ngự trị thì đó chính là Nước Cha đã đến, và cầu xin cho nhân loại mỗi một người mau mắn nhận ra danh thánh vinh hiển của Cha trong cuộc sống của mình, và Nước Cha mau đến trong mỗi một tâm hồn của con người.
Nước của Cha là nước tình yêu, nếu chúng ta có tình yêu của Thiên Chúa trong tâm hồn, thì chính chúng ta là những người làm cho Nước Cha mau đến, cũng có nghĩa là mỗi một người trong chúng ta là những sứ giả tình yêu của Nước Cha, là đại diện cho Nước Cha ở trần gian nầy, và nhờ Thần Khí tác động mà chúng ta tiếp xúc, trò chuyện thân mật, giúp đỡ mọi người và coi họ như là người thân cận của mình vậy. Đó chính là những dấu chỉ mà nhân loại dễ dàng nhận ra danh thánh vinh hiển của Cha và Nước Cha mau đến, như lời của Đức Chúa Giê-su đã chất vấn những người Pha-ri-sêu: "Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông ” (Mt 12, 28).
Nước Cha đã đến rồi, đến trong tâm hồn những kẻ tin, danh thánh Cha đã vinh hiển rồi, nhưng chỉ vinh hiển trong các nhà thờ, trong các kinh sách, nơi những cuộc rước kiệu rầm rộ trong khuôn viên thánh đường. Nhưng còn rất nhiều tâm hồn, nhiều nơi trên thế giới chưa đón nhận Nước Cha và không biết danh thánh vinh hiển của Cha là gì cả. Do đó, Giáo Hội với sứ mệnh đã lãnh nhận nơi Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, và được Thần Khí của Ngài sai đi, đã không ngừng nổ lực loan báo cho con người hôm qua, hôm nay và ngày mai một sứ điệp của Thiên Chúa (Lc 4, 18-19): “Sứ điệp tình yêu”, là Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy (Ga 15, 9). Đây là một sứ điệp được chuẩn ấn bằng sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Ki-tô, cho nên nó có giá trị vượt trên mọi giá trị, để nhân loại nhận ra mình là những người thân cận của nhau trong Đức Chúa Ki-tô.
3. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Khi cầu nguyện, chúng ta thường cầu xin cho mình được điều nầy điều nọ, cầu xin cho gia đình được làm ăn phát tài.v.v…nhưng hình như không ai cầu nguyện xin cho được vâng theo thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình ! Trong vườn Giết-sê-ma-ni Đức Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén nầy. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39). Ý con là ý của thân xác mỏng dòn, ý của hưởng thụ, ý của sung sướng thoả mãn, ý của sự chết; ý Cha là ý của tinh thần, ý của hi sinh, ý của sự sống. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, mà ở dưới đất nầy ngoại trừ ông Môi-sê ra (Xh 33, 11) thì nhân loại -từ trước đến nay- chưa có ai thấy Cha bao giờ, thì làm sao mà biết được ý của Cha chứ ? Không biết cho nên mới hỏi, nhưng khi nhân loại chưa hỏi thế nào là ý của Cha, thì chính Cha đã trả lời cho nhân loại biết ý của Ngài là như thế nào rồi, Thiên Chúa đã trả lời và dạy dỗ cha ông chúng ta qua miệng các ngôn sứ trong thời Cựu ước: “Hãy tuân giữ điều chính trực, thực hành điều công minh …” (Is 56, 1), nhưng con người đã không chịu nghe theo ý của Thiên Chúa để thực hành điều công minh chính trực, cho nên, vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa đã tỏ ý của Ngài cho nhân loại biết qua Con Một của Ngài (Dt 1, 2), cũng như cánh hoa hồng là biểu tượng của tình yêu nam nữ, thì ý muốn của Thiên Chúa cũng tương tự như thế, nhưng nổi bật hơn, ấn tượng hơn và thực tế hơn, nhìn vào là biết ngay, và ai cũng nhìn thấy, cũng hiểu ra là Thiên Chúa yêu mình và tỏ ra cho mình thấy tình yêu của Ngài đó là Đức Chúa Ki-tô và thập giá.
Khi Con của mình bị treo trên thập giá, thì chính lúc ấy ý của Cha tỏ rõ mạnh mẽ nhất, hiệu lực nhất, đó là tình yêu Cha đã dành cho nhân loại tội lỗi qua cái chết của Con yêu dấu, bởi vì, không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Hi sinh con mình, tức là tâm hồn Cha đã chết với con, vì vậy, có thể nói, chính Đức Chúa Cha đã vì yêu thương nhân loại mà chia sẻ cái chết với Con Một của mình là Đức Chúa Ki-tô vậy. Chính Đức Chúa Ki-tô đã hiểu rõ ý của Cha cách tường tận, cặn kẻ, vì thế, trong những lời di chúc cuối cùng cho các tông đồ, Ngài đã nói: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15, 8). Trở thành môn đệ của Thầy, cũng có nghĩa là mọi người trở thành anh em với nhau, trở thành người thân cận của nhau trong tình yêu của Đức Chúa Ki-tô, đó là ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời rồi vậy.
Vậy, khi chúng ta cầu nguyện, thì điều quan trọng trước tiên là xin cho ý của Thiên Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời, mà ý của Thiên Chúa là: anh em hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương anh em (Ga 15, 12). Điều quan trọng thứ hai là xin cho được chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa qua mọi hoàn cảnh vui buồn, hạnh phúc, đau khổ trong cuộc sống của mình.
4. “XIn Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”
“Xin Cha cho chúng con” là lời cầu vừa khẩn thiết vừa thân thương của những đứa con tội nghiệp đối với cha chúng nó, là lời van nài bày tỏ sự bất lực của mình đối với hoàn cảnh hiện tại, và cũng là niềm hy vọng của những đứa con khi kêu cầu cha chúng nó. “Xin Cha cho chúng con” không phải là một lời cầu xin đơn độc, mà là lời cầu xin của toàn thể những người có niềm tin trên mặt đất, hướng về Đấng nắm quyền vận mệnh của toàn thể vũ trụ nhân loại; là lời của người Ki-tô hữu tuyên xưng đức tin của mình vào Thiên Chúa là Cha của mọi loài thụ tạo hữu hình và vô hình, và thừa nhận mình là con cái của Cha trên trời, mọi ngưòi đều là anh em chị em thân cận của nhau. Bởi đó, khi chúng ta mở miệng kêu cầu: Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, là chúng ta phải tin chắc là được như thế, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em họp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, đấng ngự trên trời, sẽ ban cho ” (Mt 18, 19).
Lương thực là nhu cầu cần thiết của con người để duy trì sự sống, không có lương thực thì con người phải chết, đó là điều tự nhiên ai cũng biết. Các nước trên thế giới, được phân chia ra ba giai cấp rõ ràng : giai cấp phát triển (các nước tư bản), giai cấp đang phát triển (các nước đang bước qua giai đoạn kinh tế thị trường) và giai cấp chậm tiến (hay gọi là các nước thế giới thứ ba), dù là giai cấp nào đi chăng nữa, thì cũng có người giàu và người nghèo, giàu nghèo là vấn đề nhức nhối cho các chính phủ, vì vậy họ lập ra cái gọi là tổ chức Công Nông Lương thế giới, để các nước giàu có hổ trợ cho các nước nghèo, thế nhưng mức độ giàu nghèo vẫn chênh lệch nhau giữa các quốc gia nói chung, và mỗi người trong các quốc gia nói riêng.
Tài nguyên thiên nhiên đã được Thiên Chúa trãi rộng ra cho con người hưởng dùng trên mặt đất không thiếu, nhưng 2/3 nhân loại vẫn thiếu đói, và con người vẫn không ngừng tranh chấp nhau để thống trị và giành lương thực của nhau qua mọi hình thức văn minh và mọi rợ. Nói văn minh là hình thức viện trợ để các nước nhận viện trợ bị lệ thuộc vào nước viện trợ mà không làm lụng phát triển chi cả (mà có làm thì cũng làm rất ít) cho đất nước của mình (thực dân); nói mọi rợ là đem quân xâm chiếm tàn nhẫn, gây chết chóc đổ máu cho mọi người v.v…để dành dân chiếm đất cho mình (chiến tranh). Đức Chúa Ki-tô muốn con người sống công bằng và bác ái hơn, khi Ngài dạy cho chúng ta cách cầu xin: xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Cũng có nghĩa là, xin Chúa ban cho chúng ta hằng ngày có lương thực cần thiết để sống, để chúng ta làm cho mặt đất này ngày càng phát triển, và mọi người có cơm ăn áo mặc xứng với phẩm vị con cái của Thiên Chúa.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” không có nghĩa là ngày ngày sáng tối đọc kinh Lạy Cha, để rồi ngày ngày đi lông bông kết bạn rượu chè, ngồi lê đôi mách và đòi xin Chúa làm phép lạ để có cơm có thịt ăn mà không cần phải làm lụng chi cả. Nhưng cầu xin cho có lương thực hằng ngày, chính là đem hết sức lực trí óc ra làm việc, bàn tay lem luốc dầu mỡ trong nhà máy, nhưng lòng đầy niềm tin phấn khởi, mồ hôi trên mặt rơi xuống trên ruộng đồng, nhưng mặt mày thì rạng lên nét hân hoan hi vọng ngày bội thu: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống mùa gặt mai sau khấp khởi mừng ; họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo ; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126, 5-6). Thiên Chúa không làm phép lạ cho những người biếng nhác, nhưng Ngài làm cho đất đai của những người tin tưởng vào Ngài trở nên màu mỡ, và họ được hưởng thành quả do tay mình làm nên: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128, 2).
Bởi vì thân xác con người được dựng nên bằng bùn đất (St 3, 19), nên nó cần thứ lương thực từ bùn đất mà ra để tồn tại (St 2, 9), rồi một ngày nào đó lại trở về với bụi đất. Và trong thân xác nầy, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào và nhờ đó con người trở nên sinh động, chúng ta gọi là linh hồn. Linh hồn không từ đất mà ra, nhưng bởi từ Thiên Chúa mà có nên nó bất tử, vì vậy, nó cũng cần thứ lương thực bất tử để được sống vĩnh hằng với Thiên Chúa, do đó, khi chúng ta cầu xin: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” cũng là chúng ta cầu xin lương thực cho linh hồn. Thế giới hôm nay có rất nhiều người đã tự kết liễu đời mình bằng những viên thuốc ngủ, bằng phát súng trên đầu, mặc dù họ có danh vọng tột đỉnh, có quyền uy tột cùng, tiền bạc đốt cũng không hết.v.v… tại sao vậy? Thưa vì họ đói lương thực linh hồn.
Lương thực linh hồn của chúng ta chính là Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, và lời hằng sống của Ngài, chính Ngài đã hứa với chúng ta: “Vì Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51). Ở đời ai cũng thích ăn của ngon vật lạ, nhưng những thức ăn ấy không làm cho con người được sự sống đời đời, bánh hằng sống mà Đức Chúa Giê-su đã ban tặng cho nhân loại chính là lương thực nuôi dưỡng linh hồn bất tử, là bánh bởi trời xuống nên nó quý hơn tất cả mọi thứ lương thực trên đời, vì vậy những ai thành tâm tin tưởng và yêu mến cầu xin thì mới được ban tặng, và chính họ cũng sẽ nếm mùi thơm ngon của hạnh phúc Nước Trời ngay tại trần gian nầy. Ngoài ra Lời của Ngài cũng là thứ lương thực hằng sống để kiện toàn đức tin cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay, như ông Phê-rô đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời ” (Ga 6, 68).
Đó là hai thứ lương thực cần thiết cho linh hồn của người tín hữu, cũng như lương thực nuôi thân xác là để bồi bổ sự mất sức lực, thì Thánh Thể cũng tăng cường sức lực cho đức ái là nhân đức có khuynh hướng bị yếu đi trong cuộc sống thường nhật. Do đó, khi chúng ta cầu xin với Cha trên trời: xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày cho thân xác, thì cũng đừng quên cầu xin Ngài ban cho chúng ta lương thực linh hồn, để khi được hồn an xác mạnh, chúng ta không quên những anh chị em, là những “người thân cận” của chúng ta, đang cần đến lòng bác ái quãng đại của chúng ta giúp đỡ họ, như Thiên Chúa đã yêu thương và quãng đại với chúng ta vậy.
5. “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa cho nên Ngài hiểu rất rõ bản tính mỏng dòn yếu đuối và dễ dàng sa ngã của con người, vì vậy Ngài đã dạy chúng ta hằng ngày phải cầu xin Thiên Chúa tha tội cho mình, bởi vì không lúc nào mà chúng ta không xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa do sự kiêu căng của mình, cùng những cám dỗ do dục tình và của cải phù vân đem lại. Nếu chúng ta, mỗi người bình tâm tự kiểm lại đời sống trong ngày của mình, đếm những tội trọng tội nhẹ mà mình đã phạm đến tình yêu của Thiên Chúa từ khi có trí khôn cho đến bây giờ, thì chúng ta sẽ thấy kinh khiếp và sợ hãi, vì nào có ai đếm được tội của mình đâu, và quả thật, nếu luận theo sự công minh của Thiên Chúa, thì chẳng có ai còn sống sót trên mặt đất.
Thế nhưng, qua một thị kiến, Thiên Chúa đă cho tiên tri I-sai-a thấy lòng nhân từ xót thương của Ngài đối với nhân loại tội lỗi: “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng hoá trắng như bông” (Is 1, 18), vải trắng mà bôi màu đỏ lên thì khó mà làm cho nó trắng lại được, mà lại trắng như tuyết mới chết chứ ! Vải điều màu đỏ thẫm thì làm sao mà tẩy ra trắng như bông cho được? Vậy mà vì yêu thương, Thiên Chúa làm được mọi sự, và trước mặt Ngài tất cả tội lỗi chúng ta đều được xoá bỏ, nếu chúng ta thật lòng nghe theo lời của Thiên Chúa mà “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ” (Is 1, 17).
“Xin tha tội cho chúng con” chính là một lời kiêu cầu khiêm tốn của người con biết nhận ra tội lỗi của mình mà xin cha tha thứ, và Thiên Chúa là Cha nhân từ lập tức tha thứ cho chúng ta một khi đã nghe lời cầu xin của chúng ta. Bởi vì chính Thiên Chúa đã không tiếc thương Con Một của mình, Ngài đã để Con mình là Đức Chúa Giê-su Ki-tô phải chết nhục nhã trên thập giá vì mục đích duy nhất là YÊU THƯƠNG nhân loại tội lỗi, và chính nhờ máu Con Ngài đã đổ ra trên thập giá, mà lời cầu xin khẩn thiết của chúng ta được nhận lời và tội đỏ như son, thẫm như vải điều đã được xoá bỏ. Bởi vậy, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta - cũng tha cho những người có lỗi với chúng ta, như Cha đã tha thứ tội lỗi cho chính bản thân mình- và Ngài, sau khi kể câu chuyện dụ ngôn tên mắc nợ không biết xót thương, cũng đã nhấn mạnh đến tính chất quan trọng và thiết yếu của việc phải tha thứ cho nhau: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Khó mà tha thứ cho nhau được nếu mỗi người trong chúng ta không hết lòng khiêm tốn nhìn nhận rằng, mình cũng có tội lỗi ngang hàng hoặc hơn anh chị em đã mắc lỗi với mình, có như thế, chúng ta mới hết lòng tha thứ cho tha nhân. Đức Chúa Giê-su trên thập giá đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đã lên án tử cho mình: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), và noi gương Thầy chí thánh của mình, các thánh tử đạo là những người đã trở nên giống Đức Chúa Giê-su khi tha thứ cho những người làm hại mình, thánh Tê-pha-nô đã kêu lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội nầy” (Cv 7, 60), xin đừng chấp họ tội nầy, cũng có nghĩa là “tôi tha thứ cho anh để tôi được tha thứ”. Tha thứ cho người anh em là biểu lộ một tấm lòng nhân hậu của con cái Cha trên trời, là để nói cho mọi người nghe biết chúng ta là anh chị em, là người thân cận của nhau trong Đức Chúa Ki-tô.
Trong cuộc sống hằng ngày không ai là không mắc nợ nhau, nhưng hãy mắc nợ nhau về đức ái, đừng lấy oán báo oán, Chúa đã tha thứ cho chúng ta thì chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau (Cl 3, 13). Ai không biết tha thứ cho người anh em, thì không đáng nhận sự tha thứ của Thiên Chúa; ai không biết tha thứ cho anh em, thì không phải là người thân cận của mọi người, vì tha thứ là dấu hiệu của con cái Cha trên trời.
Có người miệng thì nói tha thứ cho anh em, nhưng không muốn gặp mặt trò chuyện với anh em, đó là sự tha thứ dối trá của con cái thế gian; cũng có người miệng nói tha thứ cho anh em, nhưng tìm cách để bôi nhọ danh dự anh em, đó là sự tha thứ của lòng ghét ghen. Phải tha thứ cho anh em bảy mươi bảy lần bảy (Mt 18, 22), nghĩa là phải tha thứ luôn luôn như Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta vậy, “vì chính khi thứ tha, là khi được tha thứ ” .
Đó cũng là cách để chúng ta nhìn thấy anh chị em là người thân cận của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
6. “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Đức Chúa Giê-su không dạy chúng ta cầu nguyện: xin cho chúng con không bị cám dỗ, bởi vì bao lâu còn sống trên cõi đời tạm nầy, thì con người vẫn luôn luôn bị cám dỗ, nhưng Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ, tức là khỏi sa vào cạm bẩy của ma quỷ là kẻ chủ mưu của những cám dỗ.
Cám dỗ hay là mê hoặc, là động từ nói lên một trạng thái hay một vật có sức thu hút tâm trí con người, làm cho con người quên mất mình là ai, quên mất thực tại mà chỉ chú ý đến nó mà thôi. Nhưng bị cám dỗ chưa phải là tội, mà tội là do lòng mình ưng chịu hay không khi cơn cám dỗ đến, chẳng hạn như có một cô gái đẹp, đẹp đến nỗi hoa phải nhường nguyệt phải thẹn, thì sắc đẹp nầy không phải là tội, mà trái lại, chúng ta càng phải cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên cái đẹp và ban tặng cho cô gái, nhưng nếu cô gái nầy dùng sắc đẹp nầy để đi “dụ khị” đàn ông con trai vì mục đích bất chính thì cô ta mắc tội; và đàn ông con trái nào nhìn thấy sắc đẹp của cô gái mà ao ước cùng cô ta phạm tội và tìm mọi cách để thoả mãn dục vọng, thì họ đã phạm tội (Mt 5, 28). Như thế, cám dỗ thì luôn luôn có sẵn trên mặt đất nầy, và không ngừng đeo đuổi chúng ta, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ (Mt 26, 41).
Cầu xin để khỏi sa chước cám dỗ thì việc trước tiên là phải cầu nguyện, cầu nguyện để xin ơn chiến thắng cơn cám dỗ, để tìm ra phương pháp hữu hiệu tránh né mê hoặc, cầu nguyện cũng là một cái “máy điện đài cá nhân” liên lạc trực tiếp với “tổng đài” là Thiên Chúa để xin cứu viện và để chiến đấu với kẻ thù là ma quỷ. Và kinh nghiệm của nhiều vị thánh khi đối mặt với cám dỗ, khôn ngoan hơn cả là chạy xa nó, đừng khinh thường nó, đừng chần chừ với nó, đừng thương lượng với nó, vì con cái đời nầy khôn khéo hơn con cái ánh sáng (Lc 16, 8), không những trong giao tiếp mà ngay cả trong lời mời mọc mê hoặc.
Cám dỗ không ở đâu xa, nó ở ngay trong tâm trí chúng ta mà các nhà tu đức học gọi là ba thù: thế gian, xác thịt và danh vọng, khi gặp hoàn cảnh thuận tiện nó liền chỗi dậy và giục lòng ham muốn của chúng ta, nó bày vẻ ra lắm điều mê hoặc lý trí con người, kích thích tính tò mò, lòng hiếu thắng.v.v…để chúng ta sa ngã và đắm mình trong sự tội. Đức Chúa Giê-su đã ba lần bị tên cám dỗ đến mê hoặc, nhưng cả ba lần nó đều thất bại trước lời cầu nguyện và quyết tâm chống trả của Ngài (Mt 4, 1-11; Mc 1, 12 ; Lc 4, 1-13), vì vậy, Ngài đủ kinh nghiệm để dạy chúng ta phải cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ, nhưng đồng thời cũng phải quyết tâm để chiến thắng cám dỗ, và như lời thánh Phao-lô đã nói: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là đấng trung tính: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10, 13).
Vậy, chúng ta có thể nói: cám dỗ là chuyện thường tình của ma quỷ, luôn tỉnh thức sẵn sàng để chiến đấu với cám dỗ là chuyện của chúng ta, và chiến thắng cám dỗ hay không là do sự cầu nguyện và quyết tâm của chính bản thân mỗi người.
7. “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ" .
Sóng to gió mạnh, biển động kinh hoàng làm cho con thuyền lắc lư như muốn lật úp, các môn đệ kinh hãi và cầu cứu với Đức Chúa Giê-su: “Thưa ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. (Mt 8, 23-25).
Sự dữ là sóng to gió mạnh trên cấp mười hai, con thuyền là mỗi một người trong chúng ta đang hành trình trên biển trần gian. Con người từ khi sinh ra cho đến khi trở về với bùn đất, thử hỏi chúng ta có bao nhiêu ngày nếm mùi hạnh phúc chân thật trên trần gian nầy? Người ta thường nói thế gian là biển khổ, khổ là vì thế gian đã bị sự dữ thống trị, mà ở đâu sự dữ thống trị thì ở đó có tội lỗi và những mầm mống của nó là gian dâm, ngoại tình, kiêu căng, ghen ghét.v.v…
“Sự dữ (điều ác) không phải là một quan niệm trừu tượng, nhưng là một ngôi vị, là sa-tan, là Kẻ Dữ, là thiên thần chống lại Thiên Chúa”; sự dữ và tội lỗi liên kết mật thiết như cha con cùng nhau thống trị thế gian, làm cho thế gian ngày càng xa rời Chân-Thiện-Mỹ là khuôn mặt tốt đẹp ban đầu của nó.
Trong cơn sợ hãi của các môn đệ, Đức Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa các ông, vẫn bình thản trong giấc ngủ, và chỉ thức dậy sau khi các môn đệ cầu cứu, và chỉ một lời nói, tức thì biển yên sóng lặng như tờ (Mc 4, 39). Cuộc hành trình về Nước Trời của chúng ta ngày hôm nay cũng như thế, giữa những tấn công như bão táp của sự dữ là sa-tan, có những lúc chúng ta tưởng mình như bị ngọn cuồng phong ấy cuốn mất trôi trong giòng chảy của tội lỗi, nhưng dù chỉ còn một hơi thở, chúng ta vẫn luôn luôn trông cậy và cầu xin sự cứu giúp của Thiên Chúa, như các môn đệ đã cầu xin: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”.
“Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” cũng là lời cầu xin cho được bình an trong tâm hồn, một tâm hồn bình an thì sa-tan khó mà làm gì nổi, bởi vì sự bình an được xây dựng trên nền tảng của Lời hằng sống, và được củng cố bằng các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng và kiện toàn đời sống tâm linh, để đủ sức đương đầu với sự dữ và chiến thắng nó. Do đó, khi chúng ta cầu xin cho đựơc thoát khỏi sự dữ, thì cũng có nghĩa là chúng ta cầu xin cho cuộc sống hôm nay và ngày mai được thoát khỏi tay Kẻ Dữ là sa-tan, và trong giờ phút sau hết của cuộc đời, được thoát khỏi bàn tay Kẻ Dữ, bình an trở về với Cha trên trời.
Quả thật, kinh “Lạy Cha” là một lời cầu nguyện độc đáo, không những làm cho chúng ta ý thức mình là con của Cha trên trời, mà còn làm cho chúng ta trở thành anh em chị em thân cận với nhau hơn, trong Đức Chúa Ki-tô. Vì thế, nó phải chiếm vị trí hàng đầu trong những lời cầu nguyện của chúng ta, và phải được ưu tiên trên miệng chúng ta hơn những lời cầu xin khác; như trẻ con luôn miệng gọi ba nó trong gia đình, chúng ta cũng không ngừng kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi ! ”. Ước gì được như vậy ! Amen.
(còn tiếp)
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
TRỞ NÊN NGƯỜI THÂN CẬN CỦA ANH EM
Để cho nhân loại nhận biết nhau là anh em, và cũng để cho nhân loại được tin tưởng hơn, yêu mến Thiên Chúa hơn trong khi cầu nguyện, thì Đức Chúa Giê-su đã dạy cho các môn đệ (và cho cả chúng ta nữa) một “khẩu quyết” để cầu nguyện, lời cầu nguyện nầy khi thốt lên thì có sức mạnh kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên mặt đất, và làm cho nhân loại nhận ra mình là anh chị em của nhau và có một Cha chung ở trên trời. Lời cầu nguyện nầy, bởi vì do chính miệng Đức Chúa Giê-su dạy, cho nên, không những nó trở thành báu vật của Giáo Hội Công Giáo, của mỗi một người Ki-tô hữu, mà còn đem lại ích lợi cho những người chưa biết đến Thiên Chúa nhưng muốn dùng lời của Ngài để cầu nguyện.
Lời cầu nguyện ấy như thế nầy: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. (Mt 6, 9-13).
Không một ai chối cãi về tính chất trung thực và tầm quan trọng của kinh “Lạy Cha” nầy, trung thực là vì nó diễn tả được lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa đối với nhân loại; trung thực là vì nó đáp lại khác vọng của những ngưòi công chính là xin cho triều đại Chúa mau đến. Quan trọng vì nó là một lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa nhất do chính Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su dạy; nó quan trọng là vì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, mà vì là Thiên Chúa cho nên Ngài mới biết Thiên Chúa cần gì nơi con người, cái mà Thiên Chúa cần con người chúng ta nhận biết là chúng ta có một Cha chung ở trên trời, Ngài cũng cần chúng ta nhận ra chúng ta là anh em của nhau, nên phải yêu thương nhau và biết tha thứ cho nhau những lỗi lầm, như Thiên Chúa đã tha thứ những lỗi lầm của chúng ta vậy (Mt 6, 14-15).
1. "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời"
Cha – con là hai chữ thân thương và thiêng liêng nhất của tình phụ tử, cha là niềm hạnh phúc và vinh dự của con, một người cha hiền lành biết yêu thương và săn sóc con cái thì đem lại hạnh phúc cho gia đình và là nơi nương tựa vững chắc cho con cái.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, là để cho chúng ta nhận ra giá trị đích thực của kẻ làm con, nghĩa là chúng ta thật sự là nghĩa tử của Thiên Chúa, khi tin vào Đức Chúa Ki-tô là Đấng bởi Cha mà đến, và nhờ sự chết của Ngài mà chúng ta được hoà giãi với Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở trên trời. Người Do thái cũng đã có lần thừa nhận Thiên Chúa là Cha của họ (Ga 8, 41), nhưng Đức Chúa Ki-tô đã nói với họ như thế nầy: “Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến …” (Ga 8, 42).
Người Do thái “thua” chúng ta ở chỗ là họ không nhìn nhận Đức Chúa Ki-tô là Đấng bởi Cha mà đến, cho nên họ đã từ chối không đón nhận Ngài trong cộng đồng của họ, cũng có nghĩa là họ không coi Ngài là người thân cận của mình. Còn chúng ta không những tin, mà còn đón nhận Đức Chúa Ki-tô vào trong cuộc đời của mình, và như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : “Áp-pa, Cha ơi! ” (Gl 4, 6). Người Con duy nhất của Cha là Đức Chúa Ki-tô, mà chính nhờ máu của Người Con ấy đã đổ ra trên thập giá, mà nhân loại chúng ta được cứu chuộc và được thứ tha tội lỗi (Ep 1, 7) được giao hoà với Thiên Chúa, cùng được gọi Thiên Chúa là Cha, và Đức Chúa Ki-tô trở thành Anh Cả của mình. Thế là nhân loại đã trở nên anh chị em một nhà, có một Cha chung tràn đầy yêu thương và rất nhân hậu, có một Anh Cả biết hi sinh và làm Đấng trung gian gánh hết mọi bất toàn do tội lỗi mang lại cho đàn em của mình, và nhờ Thần Khí của Cha soi sáng, thúc đẩy mà mọi người trở thành thân cận của nhau và cùng nhau kêu lên: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời ” (Mt 6, 9).
Như thế, từ nay giữa Thiên Chúa và con người sẽ không còn có sự xa cách nghiêm khắc nữa, nhưng rất gần gũi thân thương, và mọi người sẽ không còn xa lạ với nhau nữa, vì theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Chúa Giê-su Kitô (Ep 1, 5). Được gọi Thiên Chúa là Cha, đó là một hồng phúc, được trở thành anh em của nhau đó là một niềm vui, và niềm vui nầy sẽ trở nên to lớn khi chúng ta trở thành “người thân cận” của nhau.
2. “Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”
Các viện bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, đều có lưu lại những tên tuổi và tác phẩm của các nghệ thuật gia lừng lẫy từ cổ chí kim của thế giới; các nhà đại tư bản tiền bạc xài không hết, đem bố thí từ thiện cho các bệnh viện dưỡng lão, các cô nhi viện.v.v… để lưu lại tên tuổi cho hậu thế. Có những người do thiên tài mà để lại danh thơm tiếng tốt cho đời; nhưng cũng có những người không phải do thiên tài hay do nhân tài chi cả, mà chỉ chơi ngông, vì kiêu ngạo, cũng đã để lại cho hậu thế những tiếng chửi rủa.
Con người ta, ai cũng muốn tên tuổi của mình được nổi tiếng vang cùng bờ cõi trái đất, cho nên đã không ngừng tìm mọi điều kiện, tạo mọi phương tiện để đạt được mục đích ấy. Nhưng thử hỏi, từ thuở tạo thiên lập địa cho đến nay, có bao nhiêu người đã sinh ra trên mặt đất, và có bao nhiêu người, cho đến nay hậu thế còn nhắc đến tên tuổi của họ ? Con người nay sống mai chết, như hoa sớm nở chiều tàn, như ngọn đèn (đèn dầu chứ không phải đèn điện) trước gió mà cũng muốn như thế, thì huống chi là danh của Thiên Chúa càng muốn cho nhân loại biết và tôn thờ!
Nhưng Thiên Chúa thì không phải như thế, Ngài không tìm mọi cách để được nhân loại tôn vinh và tri ân Ngài, bởi vì dù cho toàn thể con người từ ông A-đam cho đến nhân loại hôm nay tung hô ca tụng Chúa “lên tận trên mây”, thì Ngài cũng chẳng tăng thêm chút uy quyền vinh dự nào, hoặc toàn thể nhân loại từ trước đến nay, đều đồng thanh chán ghét Ngài, chửi rủa Ngài, thì Thiên Chúa cũng vẫn cứ là Thiên Chúa đầy quyền năng và nhân ái, Ngài không cần nhân loại tôn vinh Ngài, bởi vì ngay chính trong những tạo vật do Ngài sáng tạo, dù thấp hèn đến đâu, cũng lưu lại danh của Ngài, như lời thánh vịnh đã ca khen tung hô: “Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài" (Tv 145, 10). Thiên Chúa không cần chúng ta ca tụng Ngài để Ngài thêm vinh hiển, bằng chứng là nhân loại qua bao thế hệ, không phải ai cũng ca tụng Thiên Chúa cả đâu, thậm chí có nhiều kẻ phản đối Ngài, không chấp nhận sự hiện hữu của Ngài trong vũ trụ, nhiều quốc gia dân tộc đã tẩy chay Ngài. Nhưng Thiên Chúa đâu có nói năng gì, Ngài không trách mắng, Ngài không giận hờn như các cô gái bị các chàng trai quên mất cái tên Hoa, tên Hồng của mình, Thiên Chúa chỉ muốn nhân loại nhận ra Ngài là Đấng hiện hữu, biết Ngài là Thiên Chúa toàn năng, là Cha nhân từ tràn đầy yêu thương, và tin vào Đức Chúa Ki-tô Con Một của Ngài, đã giải bày tình thương ấy cho nhân loại thấy qua cái chết trên thập giá của Ngài, để nhân loại sống yêu thương nhau hơn trong tình huynh đệ, thế thôi.
Nhận ra Thiên Chúa là Cha yêu thương, là Đấng nhân hậu, thì đem danh thánh của Cha khắc ghi trong tim trong trí, và bày tỏ ra trong cuộc sống đời thường của mình, đó là điều mong ước của Thiên Chúa và của những người công chính.
Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, đối với người Ki-tô hữu không phải là xây một nhà thờ thật to thật đẹp, và trước mặt tiền nhà thờ khắc bảng chữ đồng màu vàng thật nổi với hàng chữ: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU, rồi để đó ngắm lui ngắm tới, rồi khen rằng đẹp và có ý nghĩa thần học và tình yêu học, nhưng giáo dân trong giáo xứ thì vẫn cứ đấu đá nhau, cứ chửi rủa nhau như kẻ thù, như nước với lửa thì có ích chi ?
Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, cũng không phải mở miệng là kêu tên “Giê-su Ma” mà được Chúa vui lòng, vì có rất nhiều người vừa kêu tên Chúa Mẹ xong thì chửi như tát nước vào mặt người hàng xóm, vì người hàng xóm nầy tối hôm qua thả gà qua bươi đất nhà của họ, ca tụng thánh danh vinh hiển của Chúa không phải như thế, mà như lời thánh vịnh dạy bảo chúng ta: “Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Ngày lạy ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời”. (Tv 145, 1-2)
Nhân loại nhận biết danh thánh Chúa không phải qua hàng chữ đồng màu vàng đẹp mắt, cũng không phải qua lời kêu (thét) Giê-su Ma-ri-a Giu-se trên miệng của chúng ta, nhưng họ nhận ra danh thánh Đức Chúa Giê-su qua chính những việc làm và hành động bác ái cụ thể của chúng ta. Danh thánh Cha ở đâu thì Nước Cha cũng sẽ ở đó, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa đã ở với dân Ngài trong Lều Hội Ngộ, và nơi đây, ông Mô-sê đã kêu cầu danh thánh Đức Chúa (Xh 33, 7-17) và danh thánh Chúa được hiển trị nơi dân Ít-ra-en. Ở đâu có yêu thương thì ở đó có Cha ngự trị, ở đâu có Cha ngự trị thì đó chính là Nước Cha đã đến, và cầu xin cho nhân loại mỗi một người mau mắn nhận ra danh thánh vinh hiển của Cha trong cuộc sống của mình, và Nước Cha mau đến trong mỗi một tâm hồn của con người.
Nước của Cha là nước tình yêu, nếu chúng ta có tình yêu của Thiên Chúa trong tâm hồn, thì chính chúng ta là những người làm cho Nước Cha mau đến, cũng có nghĩa là mỗi một người trong chúng ta là những sứ giả tình yêu của Nước Cha, là đại diện cho Nước Cha ở trần gian nầy, và nhờ Thần Khí tác động mà chúng ta tiếp xúc, trò chuyện thân mật, giúp đỡ mọi người và coi họ như là người thân cận của mình vậy. Đó chính là những dấu chỉ mà nhân loại dễ dàng nhận ra danh thánh vinh hiển của Cha và Nước Cha mau đến, như lời của Đức Chúa Giê-su đã chất vấn những người Pha-ri-sêu: "Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông ” (Mt 12, 28).
Nước Cha đã đến rồi, đến trong tâm hồn những kẻ tin, danh thánh Cha đã vinh hiển rồi, nhưng chỉ vinh hiển trong các nhà thờ, trong các kinh sách, nơi những cuộc rước kiệu rầm rộ trong khuôn viên thánh đường. Nhưng còn rất nhiều tâm hồn, nhiều nơi trên thế giới chưa đón nhận Nước Cha và không biết danh thánh vinh hiển của Cha là gì cả. Do đó, Giáo Hội với sứ mệnh đã lãnh nhận nơi Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh, và được Thần Khí của Ngài sai đi, đã không ngừng nổ lực loan báo cho con người hôm qua, hôm nay và ngày mai một sứ điệp của Thiên Chúa (Lc 4, 18-19): “Sứ điệp tình yêu”, là Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy (Ga 15, 9). Đây là một sứ điệp được chuẩn ấn bằng sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Ki-tô, cho nên nó có giá trị vượt trên mọi giá trị, để nhân loại nhận ra mình là những người thân cận của nhau trong Đức Chúa Ki-tô.
3. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Khi cầu nguyện, chúng ta thường cầu xin cho mình được điều nầy điều nọ, cầu xin cho gia đình được làm ăn phát tài.v.v…nhưng hình như không ai cầu nguyện xin cho được vâng theo thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình ! Trong vườn Giết-sê-ma-ni Đức Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén nầy. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39). Ý con là ý của thân xác mỏng dòn, ý của hưởng thụ, ý của sung sướng thoả mãn, ý của sự chết; ý Cha là ý của tinh thần, ý của hi sinh, ý của sự sống. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, mà ở dưới đất nầy ngoại trừ ông Môi-sê ra (Xh 33, 11) thì nhân loại -từ trước đến nay- chưa có ai thấy Cha bao giờ, thì làm sao mà biết được ý của Cha chứ ? Không biết cho nên mới hỏi, nhưng khi nhân loại chưa hỏi thế nào là ý của Cha, thì chính Cha đã trả lời cho nhân loại biết ý của Ngài là như thế nào rồi, Thiên Chúa đã trả lời và dạy dỗ cha ông chúng ta qua miệng các ngôn sứ trong thời Cựu ước: “Hãy tuân giữ điều chính trực, thực hành điều công minh …” (Is 56, 1), nhưng con người đã không chịu nghe theo ý của Thiên Chúa để thực hành điều công minh chính trực, cho nên, vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa đã tỏ ý của Ngài cho nhân loại biết qua Con Một của Ngài (Dt 1, 2), cũng như cánh hoa hồng là biểu tượng của tình yêu nam nữ, thì ý muốn của Thiên Chúa cũng tương tự như thế, nhưng nổi bật hơn, ấn tượng hơn và thực tế hơn, nhìn vào là biết ngay, và ai cũng nhìn thấy, cũng hiểu ra là Thiên Chúa yêu mình và tỏ ra cho mình thấy tình yêu của Ngài đó là Đức Chúa Ki-tô và thập giá.
Khi Con của mình bị treo trên thập giá, thì chính lúc ấy ý của Cha tỏ rõ mạnh mẽ nhất, hiệu lực nhất, đó là tình yêu Cha đã dành cho nhân loại tội lỗi qua cái chết của Con yêu dấu, bởi vì, không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Hi sinh con mình, tức là tâm hồn Cha đã chết với con, vì vậy, có thể nói, chính Đức Chúa Cha đã vì yêu thương nhân loại mà chia sẻ cái chết với Con Một của mình là Đức Chúa Ki-tô vậy. Chính Đức Chúa Ki-tô đã hiểu rõ ý của Cha cách tường tận, cặn kẻ, vì thế, trong những lời di chúc cuối cùng cho các tông đồ, Ngài đã nói: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15, 8). Trở thành môn đệ của Thầy, cũng có nghĩa là mọi người trở thành anh em với nhau, trở thành người thân cận của nhau trong tình yêu của Đức Chúa Ki-tô, đó là ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời rồi vậy.
Vậy, khi chúng ta cầu nguyện, thì điều quan trọng trước tiên là xin cho ý của Thiên Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời, mà ý của Thiên Chúa là: anh em hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương anh em (Ga 15, 12). Điều quan trọng thứ hai là xin cho được chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa qua mọi hoàn cảnh vui buồn, hạnh phúc, đau khổ trong cuộc sống của mình.
4. “XIn Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”
“Xin Cha cho chúng con” là lời cầu vừa khẩn thiết vừa thân thương của những đứa con tội nghiệp đối với cha chúng nó, là lời van nài bày tỏ sự bất lực của mình đối với hoàn cảnh hiện tại, và cũng là niềm hy vọng của những đứa con khi kêu cầu cha chúng nó. “Xin Cha cho chúng con” không phải là một lời cầu xin đơn độc, mà là lời cầu xin của toàn thể những người có niềm tin trên mặt đất, hướng về Đấng nắm quyền vận mệnh của toàn thể vũ trụ nhân loại; là lời của người Ki-tô hữu tuyên xưng đức tin của mình vào Thiên Chúa là Cha của mọi loài thụ tạo hữu hình và vô hình, và thừa nhận mình là con cái của Cha trên trời, mọi ngưòi đều là anh em chị em thân cận của nhau. Bởi đó, khi chúng ta mở miệng kêu cầu: Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, là chúng ta phải tin chắc là được như thế, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em họp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, đấng ngự trên trời, sẽ ban cho ” (Mt 18, 19).
Lương thực là nhu cầu cần thiết của con người để duy trì sự sống, không có lương thực thì con người phải chết, đó là điều tự nhiên ai cũng biết. Các nước trên thế giới, được phân chia ra ba giai cấp rõ ràng : giai cấp phát triển (các nước tư bản), giai cấp đang phát triển (các nước đang bước qua giai đoạn kinh tế thị trường) và giai cấp chậm tiến (hay gọi là các nước thế giới thứ ba), dù là giai cấp nào đi chăng nữa, thì cũng có người giàu và người nghèo, giàu nghèo là vấn đề nhức nhối cho các chính phủ, vì vậy họ lập ra cái gọi là tổ chức Công Nông Lương thế giới, để các nước giàu có hổ trợ cho các nước nghèo, thế nhưng mức độ giàu nghèo vẫn chênh lệch nhau giữa các quốc gia nói chung, và mỗi người trong các quốc gia nói riêng.
Tài nguyên thiên nhiên đã được Thiên Chúa trãi rộng ra cho con người hưởng dùng trên mặt đất không thiếu, nhưng 2/3 nhân loại vẫn thiếu đói, và con người vẫn không ngừng tranh chấp nhau để thống trị và giành lương thực của nhau qua mọi hình thức văn minh và mọi rợ. Nói văn minh là hình thức viện trợ để các nước nhận viện trợ bị lệ thuộc vào nước viện trợ mà không làm lụng phát triển chi cả (mà có làm thì cũng làm rất ít) cho đất nước của mình (thực dân); nói mọi rợ là đem quân xâm chiếm tàn nhẫn, gây chết chóc đổ máu cho mọi người v.v…để dành dân chiếm đất cho mình (chiến tranh). Đức Chúa Ki-tô muốn con người sống công bằng và bác ái hơn, khi Ngài dạy cho chúng ta cách cầu xin: xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Cũng có nghĩa là, xin Chúa ban cho chúng ta hằng ngày có lương thực cần thiết để sống, để chúng ta làm cho mặt đất này ngày càng phát triển, và mọi người có cơm ăn áo mặc xứng với phẩm vị con cái của Thiên Chúa.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” không có nghĩa là ngày ngày sáng tối đọc kinh Lạy Cha, để rồi ngày ngày đi lông bông kết bạn rượu chè, ngồi lê đôi mách và đòi xin Chúa làm phép lạ để có cơm có thịt ăn mà không cần phải làm lụng chi cả. Nhưng cầu xin cho có lương thực hằng ngày, chính là đem hết sức lực trí óc ra làm việc, bàn tay lem luốc dầu mỡ trong nhà máy, nhưng lòng đầy niềm tin phấn khởi, mồ hôi trên mặt rơi xuống trên ruộng đồng, nhưng mặt mày thì rạng lên nét hân hoan hi vọng ngày bội thu: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống mùa gặt mai sau khấp khởi mừng ; họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo ; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126, 5-6). Thiên Chúa không làm phép lạ cho những người biếng nhác, nhưng Ngài làm cho đất đai của những người tin tưởng vào Ngài trở nên màu mỡ, và họ được hưởng thành quả do tay mình làm nên: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128, 2).
Bởi vì thân xác con người được dựng nên bằng bùn đất (St 3, 19), nên nó cần thứ lương thực từ bùn đất mà ra để tồn tại (St 2, 9), rồi một ngày nào đó lại trở về với bụi đất. Và trong thân xác nầy, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào và nhờ đó con người trở nên sinh động, chúng ta gọi là linh hồn. Linh hồn không từ đất mà ra, nhưng bởi từ Thiên Chúa mà có nên nó bất tử, vì vậy, nó cũng cần thứ lương thực bất tử để được sống vĩnh hằng với Thiên Chúa, do đó, khi chúng ta cầu xin: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” cũng là chúng ta cầu xin lương thực cho linh hồn. Thế giới hôm nay có rất nhiều người đã tự kết liễu đời mình bằng những viên thuốc ngủ, bằng phát súng trên đầu, mặc dù họ có danh vọng tột đỉnh, có quyền uy tột cùng, tiền bạc đốt cũng không hết.v.v… tại sao vậy? Thưa vì họ đói lương thực linh hồn.
Lương thực linh hồn của chúng ta chính là Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, và lời hằng sống của Ngài, chính Ngài đã hứa với chúng ta: “Vì Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51). Ở đời ai cũng thích ăn của ngon vật lạ, nhưng những thức ăn ấy không làm cho con người được sự sống đời đời, bánh hằng sống mà Đức Chúa Giê-su đã ban tặng cho nhân loại chính là lương thực nuôi dưỡng linh hồn bất tử, là bánh bởi trời xuống nên nó quý hơn tất cả mọi thứ lương thực trên đời, vì vậy những ai thành tâm tin tưởng và yêu mến cầu xin thì mới được ban tặng, và chính họ cũng sẽ nếm mùi thơm ngon của hạnh phúc Nước Trời ngay tại trần gian nầy. Ngoài ra Lời của Ngài cũng là thứ lương thực hằng sống để kiện toàn đức tin cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay, như ông Phê-rô đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời ” (Ga 6, 68).
Đó là hai thứ lương thực cần thiết cho linh hồn của người tín hữu, cũng như lương thực nuôi thân xác là để bồi bổ sự mất sức lực, thì Thánh Thể cũng tăng cường sức lực cho đức ái là nhân đức có khuynh hướng bị yếu đi trong cuộc sống thường nhật. Do đó, khi chúng ta cầu xin với Cha trên trời: xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày cho thân xác, thì cũng đừng quên cầu xin Ngài ban cho chúng ta lương thực linh hồn, để khi được hồn an xác mạnh, chúng ta không quên những anh chị em, là những “người thân cận” của chúng ta, đang cần đến lòng bác ái quãng đại của chúng ta giúp đỡ họ, như Thiên Chúa đã yêu thương và quãng đại với chúng ta vậy.
5. “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa cho nên Ngài hiểu rất rõ bản tính mỏng dòn yếu đuối và dễ dàng sa ngã của con người, vì vậy Ngài đã dạy chúng ta hằng ngày phải cầu xin Thiên Chúa tha tội cho mình, bởi vì không lúc nào mà chúng ta không xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa do sự kiêu căng của mình, cùng những cám dỗ do dục tình và của cải phù vân đem lại. Nếu chúng ta, mỗi người bình tâm tự kiểm lại đời sống trong ngày của mình, đếm những tội trọng tội nhẹ mà mình đã phạm đến tình yêu của Thiên Chúa từ khi có trí khôn cho đến bây giờ, thì chúng ta sẽ thấy kinh khiếp và sợ hãi, vì nào có ai đếm được tội của mình đâu, và quả thật, nếu luận theo sự công minh của Thiên Chúa, thì chẳng có ai còn sống sót trên mặt đất.
Thế nhưng, qua một thị kiến, Thiên Chúa đă cho tiên tri I-sai-a thấy lòng nhân từ xót thương của Ngài đối với nhân loại tội lỗi: “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng hoá trắng như bông” (Is 1, 18), vải trắng mà bôi màu đỏ lên thì khó mà làm cho nó trắng lại được, mà lại trắng như tuyết mới chết chứ ! Vải điều màu đỏ thẫm thì làm sao mà tẩy ra trắng như bông cho được? Vậy mà vì yêu thương, Thiên Chúa làm được mọi sự, và trước mặt Ngài tất cả tội lỗi chúng ta đều được xoá bỏ, nếu chúng ta thật lòng nghe theo lời của Thiên Chúa mà “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ” (Is 1, 17).
“Xin tha tội cho chúng con” chính là một lời kiêu cầu khiêm tốn của người con biết nhận ra tội lỗi của mình mà xin cha tha thứ, và Thiên Chúa là Cha nhân từ lập tức tha thứ cho chúng ta một khi đã nghe lời cầu xin của chúng ta. Bởi vì chính Thiên Chúa đã không tiếc thương Con Một của mình, Ngài đã để Con mình là Đức Chúa Giê-su Ki-tô phải chết nhục nhã trên thập giá vì mục đích duy nhất là YÊU THƯƠNG nhân loại tội lỗi, và chính nhờ máu Con Ngài đã đổ ra trên thập giá, mà lời cầu xin khẩn thiết của chúng ta được nhận lời và tội đỏ như son, thẫm như vải điều đã được xoá bỏ. Bởi vậy, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta - cũng tha cho những người có lỗi với chúng ta, như Cha đã tha thứ tội lỗi cho chính bản thân mình- và Ngài, sau khi kể câu chuyện dụ ngôn tên mắc nợ không biết xót thương, cũng đã nhấn mạnh đến tính chất quan trọng và thiết yếu của việc phải tha thứ cho nhau: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Khó mà tha thứ cho nhau được nếu mỗi người trong chúng ta không hết lòng khiêm tốn nhìn nhận rằng, mình cũng có tội lỗi ngang hàng hoặc hơn anh chị em đã mắc lỗi với mình, có như thế, chúng ta mới hết lòng tha thứ cho tha nhân. Đức Chúa Giê-su trên thập giá đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đã lên án tử cho mình: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), và noi gương Thầy chí thánh của mình, các thánh tử đạo là những người đã trở nên giống Đức Chúa Giê-su khi tha thứ cho những người làm hại mình, thánh Tê-pha-nô đã kêu lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội nầy” (Cv 7, 60), xin đừng chấp họ tội nầy, cũng có nghĩa là “tôi tha thứ cho anh để tôi được tha thứ”. Tha thứ cho người anh em là biểu lộ một tấm lòng nhân hậu của con cái Cha trên trời, là để nói cho mọi người nghe biết chúng ta là anh chị em, là người thân cận của nhau trong Đức Chúa Ki-tô.
Trong cuộc sống hằng ngày không ai là không mắc nợ nhau, nhưng hãy mắc nợ nhau về đức ái, đừng lấy oán báo oán, Chúa đã tha thứ cho chúng ta thì chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau (Cl 3, 13). Ai không biết tha thứ cho người anh em, thì không đáng nhận sự tha thứ của Thiên Chúa; ai không biết tha thứ cho anh em, thì không phải là người thân cận của mọi người, vì tha thứ là dấu hiệu của con cái Cha trên trời.
Có người miệng thì nói tha thứ cho anh em, nhưng không muốn gặp mặt trò chuyện với anh em, đó là sự tha thứ dối trá của con cái thế gian; cũng có người miệng nói tha thứ cho anh em, nhưng tìm cách để bôi nhọ danh dự anh em, đó là sự tha thứ của lòng ghét ghen. Phải tha thứ cho anh em bảy mươi bảy lần bảy (Mt 18, 22), nghĩa là phải tha thứ luôn luôn như Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta vậy, “vì chính khi thứ tha, là khi được tha thứ ” .
Đó cũng là cách để chúng ta nhìn thấy anh chị em là người thân cận của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
6. “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Đức Chúa Giê-su không dạy chúng ta cầu nguyện: xin cho chúng con không bị cám dỗ, bởi vì bao lâu còn sống trên cõi đời tạm nầy, thì con người vẫn luôn luôn bị cám dỗ, nhưng Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ, tức là khỏi sa vào cạm bẩy của ma quỷ là kẻ chủ mưu của những cám dỗ.
Cám dỗ hay là mê hoặc, là động từ nói lên một trạng thái hay một vật có sức thu hút tâm trí con người, làm cho con người quên mất mình là ai, quên mất thực tại mà chỉ chú ý đến nó mà thôi. Nhưng bị cám dỗ chưa phải là tội, mà tội là do lòng mình ưng chịu hay không khi cơn cám dỗ đến, chẳng hạn như có một cô gái đẹp, đẹp đến nỗi hoa phải nhường nguyệt phải thẹn, thì sắc đẹp nầy không phải là tội, mà trái lại, chúng ta càng phải cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên cái đẹp và ban tặng cho cô gái, nhưng nếu cô gái nầy dùng sắc đẹp nầy để đi “dụ khị” đàn ông con trai vì mục đích bất chính thì cô ta mắc tội; và đàn ông con trái nào nhìn thấy sắc đẹp của cô gái mà ao ước cùng cô ta phạm tội và tìm mọi cách để thoả mãn dục vọng, thì họ đã phạm tội (Mt 5, 28). Như thế, cám dỗ thì luôn luôn có sẵn trên mặt đất nầy, và không ngừng đeo đuổi chúng ta, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ (Mt 26, 41).
Cầu xin để khỏi sa chước cám dỗ thì việc trước tiên là phải cầu nguyện, cầu nguyện để xin ơn chiến thắng cơn cám dỗ, để tìm ra phương pháp hữu hiệu tránh né mê hoặc, cầu nguyện cũng là một cái “máy điện đài cá nhân” liên lạc trực tiếp với “tổng đài” là Thiên Chúa để xin cứu viện và để chiến đấu với kẻ thù là ma quỷ. Và kinh nghiệm của nhiều vị thánh khi đối mặt với cám dỗ, khôn ngoan hơn cả là chạy xa nó, đừng khinh thường nó, đừng chần chừ với nó, đừng thương lượng với nó, vì con cái đời nầy khôn khéo hơn con cái ánh sáng (Lc 16, 8), không những trong giao tiếp mà ngay cả trong lời mời mọc mê hoặc.
Cám dỗ không ở đâu xa, nó ở ngay trong tâm trí chúng ta mà các nhà tu đức học gọi là ba thù: thế gian, xác thịt và danh vọng, khi gặp hoàn cảnh thuận tiện nó liền chỗi dậy và giục lòng ham muốn của chúng ta, nó bày vẻ ra lắm điều mê hoặc lý trí con người, kích thích tính tò mò, lòng hiếu thắng.v.v…để chúng ta sa ngã và đắm mình trong sự tội. Đức Chúa Giê-su đã ba lần bị tên cám dỗ đến mê hoặc, nhưng cả ba lần nó đều thất bại trước lời cầu nguyện và quyết tâm chống trả của Ngài (Mt 4, 1-11; Mc 1, 12 ; Lc 4, 1-13), vì vậy, Ngài đủ kinh nghiệm để dạy chúng ta phải cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ, nhưng đồng thời cũng phải quyết tâm để chiến thắng cám dỗ, và như lời thánh Phao-lô đã nói: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là đấng trung tính: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10, 13).
Vậy, chúng ta có thể nói: cám dỗ là chuyện thường tình của ma quỷ, luôn tỉnh thức sẵn sàng để chiến đấu với cám dỗ là chuyện của chúng ta, và chiến thắng cám dỗ hay không là do sự cầu nguyện và quyết tâm của chính bản thân mỗi người.
7. “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ" .
Sóng to gió mạnh, biển động kinh hoàng làm cho con thuyền lắc lư như muốn lật úp, các môn đệ kinh hãi và cầu cứu với Đức Chúa Giê-su: “Thưa ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. (Mt 8, 23-25).
Sự dữ là sóng to gió mạnh trên cấp mười hai, con thuyền là mỗi một người trong chúng ta đang hành trình trên biển trần gian. Con người từ khi sinh ra cho đến khi trở về với bùn đất, thử hỏi chúng ta có bao nhiêu ngày nếm mùi hạnh phúc chân thật trên trần gian nầy? Người ta thường nói thế gian là biển khổ, khổ là vì thế gian đã bị sự dữ thống trị, mà ở đâu sự dữ thống trị thì ở đó có tội lỗi và những mầm mống của nó là gian dâm, ngoại tình, kiêu căng, ghen ghét.v.v…
“Sự dữ (điều ác) không phải là một quan niệm trừu tượng, nhưng là một ngôi vị, là sa-tan, là Kẻ Dữ, là thiên thần chống lại Thiên Chúa”; sự dữ và tội lỗi liên kết mật thiết như cha con cùng nhau thống trị thế gian, làm cho thế gian ngày càng xa rời Chân-Thiện-Mỹ là khuôn mặt tốt đẹp ban đầu của nó.
Trong cơn sợ hãi của các môn đệ, Đức Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa các ông, vẫn bình thản trong giấc ngủ, và chỉ thức dậy sau khi các môn đệ cầu cứu, và chỉ một lời nói, tức thì biển yên sóng lặng như tờ (Mc 4, 39). Cuộc hành trình về Nước Trời của chúng ta ngày hôm nay cũng như thế, giữa những tấn công như bão táp của sự dữ là sa-tan, có những lúc chúng ta tưởng mình như bị ngọn cuồng phong ấy cuốn mất trôi trong giòng chảy của tội lỗi, nhưng dù chỉ còn một hơi thở, chúng ta vẫn luôn luôn trông cậy và cầu xin sự cứu giúp của Thiên Chúa, như các môn đệ đã cầu xin: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”.
“Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” cũng là lời cầu xin cho được bình an trong tâm hồn, một tâm hồn bình an thì sa-tan khó mà làm gì nổi, bởi vì sự bình an được xây dựng trên nền tảng của Lời hằng sống, và được củng cố bằng các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng và kiện toàn đời sống tâm linh, để đủ sức đương đầu với sự dữ và chiến thắng nó. Do đó, khi chúng ta cầu xin cho đựơc thoát khỏi sự dữ, thì cũng có nghĩa là chúng ta cầu xin cho cuộc sống hôm nay và ngày mai được thoát khỏi tay Kẻ Dữ là sa-tan, và trong giờ phút sau hết của cuộc đời, được thoát khỏi bàn tay Kẻ Dữ, bình an trở về với Cha trên trời.
Quả thật, kinh “Lạy Cha” là một lời cầu nguyện độc đáo, không những làm cho chúng ta ý thức mình là con của Cha trên trời, mà còn làm cho chúng ta trở thành anh em chị em thân cận với nhau hơn, trong Đức Chúa Ki-tô. Vì thế, nó phải chiếm vị trí hàng đầu trong những lời cầu nguyện của chúng ta, và phải được ưu tiên trên miệng chúng ta hơn những lời cầu xin khác; như trẻ con luôn miệng gọi ba nó trong gia đình, chúng ta cũng không ngừng kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi ! ”. Ước gì được như vậy ! Amen.
(còn tiếp)
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài xã luận của Cha Lombardi: từ Babel đến Pentecost
Jos. Tú Nạc, NMS
07:47 04/06/2012
Trong bài phát biểu ngắn gọn hôm thứ Hai 21/ 5 vừa qua trước các Hồng y ở Roma, Đức
Thánh Cha nói về trân chiến của Giáo Hội trong chuyến hành trình xuyên suốt mọi thời đại. “Dân quân” Giáo Hội, khi Ngài đồng ý quan điểm - như là, tranh đấu cho những gì là thiện và chống lại sự độc ác mà vào một lúc nào đó có thể thấy được sự thống trị và bạo lực, trong lúc vào thời điểm khác tinh vi không thể thấy được ẩn dưới vẻ bề ngoài nhân từ. Vận dụng trải nghiệm từ Thánh Augustine, Đức Thánh Cha đã mô tả chiều kích nội tại của trận chiến này như sự lựa chọn giữa hai loại tình yêu: một loại dẫn dắt con người quên đi Thiên Chúa, một loại dẫn dắt con người đến tự quên mình.
Thánh Ignatius Loyola, trong một đoạn trích quan trọng từ “Những Thực hành Tâm linh,” đã kể cho chúng ta nghe một điều tương tự: chúng phải chọn lựa để đứng hoặc sau lá cờ của tội ác hoặc đứng sau lá cờ của Chúa Giê-su. Dước lá cờ của sự độc ác, chúng ta phải gia nhập đội quân trong việc tìm kiếm của cải, khoa trương khoác lác, tự phụ, và tất cả những gì mà chúng ta thường thấy ở người khác. Đứng sau lá cờ của Chúa Giê-su, chúng ta được ủy thác trước một tình yêu dành cho sự khó nghèo – cả hai tinh thần lẫn vật chất – sự sỉ nhục, khiêm nhường, và tất cả mọi đức hạnh. Đó là hết thảy tinh tuyền, không phải sao? Rằng phải chăng đây là tình trạng của những biến cố hiện thời?
Thánh Ignatius nói rằng, một mặt chúng ta bị lôi cuốn trước những tâm địa dối trá lọc lừa, những người mà hứa mang đến hạnh phúc, nhưng thực sự họ gài những cạm bẫy dọc theo con đường và biến chúng ta thành nô lệ. Mặt khác – cái thiện, chúng ta được mời gọi để trở thành “tôi tớ và bạn hữu” của Chúa Giê-su, những chủ nhân của sự nhận thức tinh tế tinh thần và sống theo Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến “những người bạn tốt,”những người mà đi kèm theo chúng ta và giúp đỡ chúng ta nghỉ ngơi trong Chúa Trời khi lâm trận. chúng ta cùng nhau hỏi xin món quà của sự tinh tường từ Chúa Thánh Thần, món quà của cảm thông và của sức mạnh, ngay cả trong “những đêm đen tối,” của đời sống chúng ta, để tình trạng lung túng của Babel, điều mà đóng vai giả tạo một sự đe dọa luôn hiện diện trước xã hội và Giáo Hội. Chúng ta tiếp tục hướng về cuộc đối thoại và sự chia sẻ của Lễ Hiện Xuống.
Thánh Cha nói về trân chiến của Giáo Hội trong chuyến hành trình xuyên suốt mọi thời đại. “Dân quân” Giáo Hội, khi Ngài đồng ý quan điểm - như là, tranh đấu cho những gì là thiện và chống lại sự độc ác mà vào một lúc nào đó có thể thấy được sự thống trị và bạo lực, trong lúc vào thời điểm khác tinh vi không thể thấy được ẩn dưới vẻ bề ngoài nhân từ. Vận dụng trải nghiệm từ Thánh Augustine, Đức Thánh Cha đã mô tả chiều kích nội tại của trận chiến này như sự lựa chọn giữa hai loại tình yêu: một loại dẫn dắt con người quên đi Thiên Chúa, một loại dẫn dắt con người đến tự quên mình.
Thánh Ignatius Loyola, trong một đoạn trích quan trọng từ “Những Thực hành Tâm linh,” đã kể cho chúng ta nghe một điều tương tự: chúng phải chọn lựa để đứng hoặc sau lá cờ của tội ác hoặc đứng sau lá cờ của Chúa Giê-su. Dước lá cờ của sự độc ác, chúng ta phải gia nhập đội quân trong việc tìm kiếm của cải, khoa trương khoác lác, tự phụ, và tất cả những gì mà chúng ta thường thấy ở người khác. Đứng sau lá cờ của Chúa Giê-su, chúng ta được ủy thác trước một tình yêu dành cho sự khó nghèo – cả hai tinh thần lẫn vật chất – sự sỉ nhục, khiêm nhường, và tất cả mọi đức hạnh. Đó là hết thảy tinh tuyền, không phải sao? Rằng phải chăng đây là tình trạng của những biến cố hiện thời?
Thánh Ignatius nói rằng, một mặt chúng ta bị lôi cuốn trước những tâm địa dối trá lọc lừa, những người mà hứa mang đến hạnh phúc, nhưng thực sự họ gài những cạm bẫy dọc theo con đường và biến chúng ta thành nô lệ. Mặt khác – cái thiện, chúng ta được mời gọi để trở thành “tôi tớ và bạn hữu” của Chúa Giê-su, những chủ nhân của sự nhận thức tinh tế tinh thần và sống theo Phúc Âm. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến “những người bạn tốt,”những người mà đi kèm theo chúng ta và giúp đỡ chúng ta nghỉ ngơi trong Chúa Trời khi lâm trận. chúng ta cùng nhau hỏi xin món quà của sự tinh tường từ Chúa Thánh Thần, món quà của cảm thông và của sức mạnh, ngay cả trong “những đêm đen tối,” của đời sống chúng ta, để tình trạng lung túng của Babel, điều mà đóng vai giả tạo một sự đe dọa luôn hiện diện trước xã hội và Giáo Hội. Chúng ta tiếp tục hướng về cuộc đối thoại và sự chia sẻ của Lễ Hiện Xuống.
ĐTC ví thế giới như Babel thời đại
Jos. Tú Nạc, NMS
07:47 04/06/2012
VATICAN CITY – Thế giới hiện đại là một Babel ngày nay, nơi mà tham vọng tạo niềm tin tưởng vào những tiến bộ khoa học dẫn dắt con người đóng vai trò Thiên Chúa làm cho họ thù địch lẫn nhau, một tình trạng túng quẫn từ cái mà con người duy nhất có thể tránh khỏi qua lòng nhân đạo và yêu thương linh ứng thiêng liêng.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét trong bài giảng của Ngài hôm 27 tháng Năm, Chúa Nhật Hiện Xuống, khi cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phê-rô.
Thừa nhận rằng lượng thông tin viễn thông và phương tiện chuyển tải hiện đại đã mang con người của thế giới “gần nhau hơn bao giờ hết,” Đức Thánh Cha ta thán rằng “am hiểu và hoán chuyển” thì “thường nông cạn và khó khăn.”
“Những mất cân đối vẫn không thể không thường xuyên dẫn đến xung đột, (và) đối thoại giữa những thế hệ khó đả thông,” Ngài nói. “Chúng ta hàng ngày chứng kiến những sự kiện mà hình như chỉ ra rằng nhân loại đang trở nên gây hấn và sinh sự hơn nhiều; sự hiệp thông dường như vô cùng khó khăn công việc được đảm đương, và chúng ta thích cái tôi cố hữu, và tập trung vào những ham muốn của chính bản thân chúng ta. … Con người đang nuôi dưỡng mối bất đồng, nghi ngờ và sợ hãi lẫn nhau, trước khoảng cách mà họ trở thành mối nguy hiểm đối với nhau.”
Đức Thánh Cha đã nhận định rằng những bệnh lý xã hội này tiến triển vô song trong tri thức nhân loại.
“Nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật, chúng ta đạt được năng lực để chi phối những tác động của hiện tượng thiên nhiên, điều khiển những nhân tố, xây dựng sự sống con người, hầu như như đi đến mức độ xây dựng sự sống nhân loại,” Ngài nói. “Trong một tình huống như vậy, việc nguyện cầu Thiên Chúa dường như lỗi thời và vô ích, bởi vì chúng ta có thể tự kiến tạo và đạt được bất kỳ điểu gì chúng ta muốn.”
ĐTC Benedict ví những phát triển này với câu chuyện Cựu Ước về Tháp Babel, théo cái mà con người đã nảy sinh tự họ cho rằng mình “đủ sức mạnh để có thể xây dựng một con đường riêng lên trời, mở cửa của nó và tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa.”
Tham vọng đã gây ra xung đột không chỉ với Thiên Chúa mà còn giữa con người, Ngài nói, khi nó làm cho họ mất “khả năng để đồng thuận, để hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau làm việc.”
Theo sự mô tả Tháp Babel trong Cựu Ước, Thiên Chúa “đã làm xáo trộn ngôn ngữ của tất cả thế gian” và phân tán những thợ xây như trừng phạt tính tự cao tự đại của họ.”
Đức Thánh Cha đã nói lên biện pháp ngăn ngừa tranh chấp ngày nay là một điều tương tự được ban vào Lễ Hiện Xuống đầu tiên, khi mà những ngôn lửa của Chúa Thánh Thần rơi trên những môn đệ đang tập trung … và soi sáng trong họ ngọn lửa thiêng liêng, một ngọn lửa của yêu thương với sức mạnh chuyển đổi.”
Trong số những hậu quả sau đó, Đức Thánh Cha đã lưu ý, đó là các môn đệ “bắt đầu nói một cách tự ý, vậy mà tất cả đều có thể hiểu được tin Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại.”
Vào Lễ Hiện Xuống, nơi mà có sự phân chia và ghẻ lạnh, đã được sinh sản sự hiệp nhất và cảm thông,” Ngài nói.
Chúa Thánh Thần “trợ sức và hiệp nhất” nhân loại, Đức Thánh Cha nói, và cũng giải quyết những mối bất hòa nội bộ trong tâm hồn cá nhân, giữa những động cơ tranh đấu của thể xác và tinh thần.
Sau Thánh Lễ, trước khi đọc Kinh Truyền Tin “Regina Coeli” tại cửa sổ thư phòng của Ngài nhìn ra ngoài Công trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha đã phát biểu rằng Ngài sẽ công bố Thánh John Avila, một linh mục Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, và Thánh Hildegard Bingen Mẹ Bề Trên người Đức, là tiến sỹ của toàn thể Giáo Hội vào ngày 7 tháng Mười ở Roma.
Những tiến sỹ của Giáo Hội, các thánh đã ban vinh dự cho những đóng góp quan trong một cách đặc biệt đối với thần học và tâm linh, đến từ hai truyền thống Đông phương và Tây phương. Bảng danh sách hiện hành 33 tiến sỹ gồm có những cha thuộc Giáo Hội sơ khai như các Thánh Jerome, John Crysostom và Augustine, cũng như những nhà thần học quan trọng chẳng hạn Thánh Thomas Aquinas, Bonaventure và John Cross. Vị thánh cuối cùng được xướng danh tiến sỹ là Thánh Therese Lisieux được tôn vinh bởi Chân Phước John Paul II vào năm 1997. Thánh Hildegard sẽ trở thành tiến sỹ Hội Thánh nữ thứ tư, nối tiếp thánh Therese, Catherine Siena và Teresa Avila.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét trong bài giảng của Ngài hôm 27 tháng Năm, Chúa Nhật Hiện Xuống, khi cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phê-rô.
Thừa nhận rằng lượng thông tin viễn thông và phương tiện chuyển tải hiện đại đã mang con người của thế giới “gần nhau hơn bao giờ hết,” Đức Thánh Cha ta thán rằng “am hiểu và hoán chuyển” thì “thường nông cạn và khó khăn.”
“Những mất cân đối vẫn không thể không thường xuyên dẫn đến xung đột, (và) đối thoại giữa những thế hệ khó đả thông,” Ngài nói. “Chúng ta hàng ngày chứng kiến những sự kiện mà hình như chỉ ra rằng nhân loại đang trở nên gây hấn và sinh sự hơn nhiều; sự hiệp thông dường như vô cùng khó khăn công việc được đảm đương, và chúng ta thích cái tôi cố hữu, và tập trung vào những ham muốn của chính bản thân chúng ta. … Con người đang nuôi dưỡng mối bất đồng, nghi ngờ và sợ hãi lẫn nhau, trước khoảng cách mà họ trở thành mối nguy hiểm đối với nhau.”
Đức Thánh Cha đã nhận định rằng những bệnh lý xã hội này tiến triển vô song trong tri thức nhân loại.
“Nhờ những tiến bộ khoa học và kỹ thuật, chúng ta đạt được năng lực để chi phối những tác động của hiện tượng thiên nhiên, điều khiển những nhân tố, xây dựng sự sống con người, hầu như như đi đến mức độ xây dựng sự sống nhân loại,” Ngài nói. “Trong một tình huống như vậy, việc nguyện cầu Thiên Chúa dường như lỗi thời và vô ích, bởi vì chúng ta có thể tự kiến tạo và đạt được bất kỳ điểu gì chúng ta muốn.”
ĐTC Benedict ví những phát triển này với câu chuyện Cựu Ước về Tháp Babel, théo cái mà con người đã nảy sinh tự họ cho rằng mình “đủ sức mạnh để có thể xây dựng một con đường riêng lên trời, mở cửa của nó và tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa.”
Tham vọng đã gây ra xung đột không chỉ với Thiên Chúa mà còn giữa con người, Ngài nói, khi nó làm cho họ mất “khả năng để đồng thuận, để hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau làm việc.”
Theo sự mô tả Tháp Babel trong Cựu Ước, Thiên Chúa “đã làm xáo trộn ngôn ngữ của tất cả thế gian” và phân tán những thợ xây như trừng phạt tính tự cao tự đại của họ.”
Đức Thánh Cha đã nói lên biện pháp ngăn ngừa tranh chấp ngày nay là một điều tương tự được ban vào Lễ Hiện Xuống đầu tiên, khi mà những ngôn lửa của Chúa Thánh Thần rơi trên những môn đệ đang tập trung … và soi sáng trong họ ngọn lửa thiêng liêng, một ngọn lửa của yêu thương với sức mạnh chuyển đổi.”
Trong số những hậu quả sau đó, Đức Thánh Cha đã lưu ý, đó là các môn đệ “bắt đầu nói một cách tự ý, vậy mà tất cả đều có thể hiểu được tin Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại.”
Vào Lễ Hiện Xuống, nơi mà có sự phân chia và ghẻ lạnh, đã được sinh sản sự hiệp nhất và cảm thông,” Ngài nói.
Chúa Thánh Thần “trợ sức và hiệp nhất” nhân loại, Đức Thánh Cha nói, và cũng giải quyết những mối bất hòa nội bộ trong tâm hồn cá nhân, giữa những động cơ tranh đấu của thể xác và tinh thần.
Sau Thánh Lễ, trước khi đọc Kinh Truyền Tin “Regina Coeli” tại cửa sổ thư phòng của Ngài nhìn ra ngoài Công trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha đã phát biểu rằng Ngài sẽ công bố Thánh John Avila, một linh mục Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, và Thánh Hildegard Bingen Mẹ Bề Trên người Đức, là tiến sỹ của toàn thể Giáo Hội vào ngày 7 tháng Mười ở Roma.
Những tiến sỹ của Giáo Hội, các thánh đã ban vinh dự cho những đóng góp quan trong một cách đặc biệt đối với thần học và tâm linh, đến từ hai truyền thống Đông phương và Tây phương. Bảng danh sách hiện hành 33 tiến sỹ gồm có những cha thuộc Giáo Hội sơ khai như các Thánh Jerome, John Crysostom và Augustine, cũng như những nhà thần học quan trọng chẳng hạn Thánh Thomas Aquinas, Bonaventure và John Cross. Vị thánh cuối cùng được xướng danh tiến sỹ là Thánh Therese Lisieux được tôn vinh bởi Chân Phước John Paul II vào năm 1997. Thánh Hildegard sẽ trở thành tiến sỹ Hội Thánh nữ thứ tư, nối tiếp thánh Therese, Catherine Siena và Teresa Avila.
ĐTC Bênêđictô XVI: Sự hiện hữu của Giáo Hội Công Giáo đồng nghĩa với sự hiện Hữu của Đức Maria.
Lm Dominik O.C
07:50 04/06/2012
ĐTC Bênêđictô XVI: Sự hiện hữu của Giáo Hội Công Giáo đồng nghĩa với sự hiện Hữu của Đức Maria.
Rom, 31 tháng 05 năm 2012 (ZENIT.org) – Trong bài phát biểu ngắn của Đức thánh Cha Benêđictô XVI với phái đoàn thuộc nam tu hội Đức Maria, được công bố ở Regensburg ngày 28 tháng năm, năm 2011:
Đức Thánh Cha nói như sau: Tôi đã chứng kiến tại đây trong cuộc viếng thăm Ad-limina của nhiều Giám mục cũng như sự có mặt của rất nhiều các tín hữu - đặc biệt là những người đến từ Nam Mỹ cũng như tại các châu lục khác- họ có thể tin tưởng vào Mẹ, có thể yêu mến Mẹ, và qua Mẹ, học biết, hiểu và yêu mến Chúa Ky-tô như Mẹ vẫn luôn công bố Thiên Chúa cho thế giới, và như Mẹ vẫn luôn nói lời xin vâng cũng như mang Chúa Ky-tô vào trong thế giới. Theo như chúng ta đã nghiên cứu, thì vào sau đệ nhị thế chiến, môn Thánh Mẫu Học được dậy trong các Đại học tại Đức, đã trở nên như một vấn đề gì đó nghiệt ngã và vô vị.– Theo tôi nghĩ thì hình như hiện nay cũng không có nhiều khác biệt lắm mà xem ra hầu như không tốt hơn - Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, dẫu sao thì chúng ta cũng đã thấy được điều cốt lõi. Hồi ấy chúng ta đã thiên về Romano Guardini và cuốn sách do người bạn của ông, mục sư Josef Weiger viết: „Maria, người Mẹ của các tín hữu“, cuốn sách được trình bày dựa trên lời của Bà Elisabeth: „Em thật có phúc vì đã tin“ (Lc.1, 45).
Mẹ là người có Đức tin lớn lao. Và để trở nên một người có Đức tin như thế, Mẹ đã tiếp nhận sứ mạng của Abraham, và giờ đây cụ thể hóa Đức tin của Abraham nơi Đức tin vào Chúa Giê-su Ky-tô, và chỉ dẫn cho tất cả chúng ta con đường của Đức Tin, sự can đảm để tín thác vào Thiên Chúa, Đấng trao tặng niềm vui vào tận bàn tay của mỗi chúng ta, để trong Ngài chúng ta được đứng vững; và rồi ngay sau đó cũng thực sự để không nao núng trước quyết tâm của Mẹ, trong khi những người khác đã bỏ chạy, can đảm để đứng lại với Chúa, tại những nơi mà Ngài có vẻ như đang bị ruồng bỏ, và để hoàn tất lời minh chứng mà với nó đã dẫn đến sau đó trong lễ Phục sinh…
Thật là dễ hiểu, khi người Công Giáo không thể không có quan niệm về Đức Maria rằng, sự hiện hữu của Giáo Hội đồng nghĩa với sự hiện hữu của Đức Maria, đó có nghĩa là tình yêu của chúng ta đối với Mẹ, và đó cũng có nghĩa là trong Mẹ và thông qua Mẹ chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa.
(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Benedikt XVI.: Katholisch-Sein heißt Marianisch-Sein, ZENIT.org)
Rom, 31 tháng 05 năm 2012 (ZENIT.org) – Trong bài phát biểu ngắn của Đức thánh Cha Benêđictô XVI với phái đoàn thuộc nam tu hội Đức Maria, được công bố ở Regensburg ngày 28 tháng năm, năm 2011:
Đức Thánh Cha nói như sau: Tôi đã chứng kiến tại đây trong cuộc viếng thăm Ad-limina của nhiều Giám mục cũng như sự có mặt của rất nhiều các tín hữu - đặc biệt là những người đến từ Nam Mỹ cũng như tại các châu lục khác- họ có thể tin tưởng vào Mẹ, có thể yêu mến Mẹ, và qua Mẹ, học biết, hiểu và yêu mến Chúa Ky-tô như Mẹ vẫn luôn công bố Thiên Chúa cho thế giới, và như Mẹ vẫn luôn nói lời xin vâng cũng như mang Chúa Ky-tô vào trong thế giới. Theo như chúng ta đã nghiên cứu, thì vào sau đệ nhị thế chiến, môn Thánh Mẫu Học được dậy trong các Đại học tại Đức, đã trở nên như một vấn đề gì đó nghiệt ngã và vô vị.– Theo tôi nghĩ thì hình như hiện nay cũng không có nhiều khác biệt lắm mà xem ra hầu như không tốt hơn - Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, dẫu sao thì chúng ta cũng đã thấy được điều cốt lõi. Hồi ấy chúng ta đã thiên về Romano Guardini và cuốn sách do người bạn của ông, mục sư Josef Weiger viết: „Maria, người Mẹ của các tín hữu“, cuốn sách được trình bày dựa trên lời của Bà Elisabeth: „Em thật có phúc vì đã tin“ (Lc.1, 45).
Mẹ là người có Đức tin lớn lao. Và để trở nên một người có Đức tin như thế, Mẹ đã tiếp nhận sứ mạng của Abraham, và giờ đây cụ thể hóa Đức tin của Abraham nơi Đức tin vào Chúa Giê-su Ky-tô, và chỉ dẫn cho tất cả chúng ta con đường của Đức Tin, sự can đảm để tín thác vào Thiên Chúa, Đấng trao tặng niềm vui vào tận bàn tay của mỗi chúng ta, để trong Ngài chúng ta được đứng vững; và rồi ngay sau đó cũng thực sự để không nao núng trước quyết tâm của Mẹ, trong khi những người khác đã bỏ chạy, can đảm để đứng lại với Chúa, tại những nơi mà Ngài có vẻ như đang bị ruồng bỏ, và để hoàn tất lời minh chứng mà với nó đã dẫn đến sau đó trong lễ Phục sinh…
Thật là dễ hiểu, khi người Công Giáo không thể không có quan niệm về Đức Maria rằng, sự hiện hữu của Giáo Hội đồng nghĩa với sự hiện hữu của Đức Maria, đó có nghĩa là tình yêu của chúng ta đối với Mẹ, và đó cũng có nghĩa là trong Mẹ và thông qua Mẹ chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa.
(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Benedikt XVI.: Katholisch-Sein heißt Marianisch-Sein, ZENIT.org)
Bộ Giáo lý đức tin cảnh giác về những sai lầm trong cuốn sách của một nữ tu Hoa Kỳ
LM. Trần Đức Anh OP
08:08 04/06/2012
VATICAN. Hôm 4-6-2012, Bộ giáo lý đức tin đã công bố thông tri về những sai lầm đạo lý trong cuốn sách của một nữ tu người Mỹ, Margaret A. Farley, thuộc dòng Nữ Tu Từ Bi Hoa Kỳ (R.S.M, Religious Sister of Mercy).
Nữ tu Farley hiện là giáo sư thần học tại Đại học Yale ở Mỹ và là tác giả cuốn sách tựa đề ”Chỉ yêu. Khuôn khổ luân lý tính dục Kitô giáo” (Just Love. A Framework for Christian Sexual Ethics [New York: Continuum, 2006), xuất bản tại New York năm 2006.
Trong 2 năm qua, Bộ giáo lý đức tin đã cứu xét và trao đổi với tác giả cuốn sách, qua trung gian của Bề trên Tổng quyền của đương sự, và yêu cầu nữ tu Farley điều chỉnh nhiều điều sai lầm về đạo lý trong tác phẩm này, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng.
Vì thế Bộ công bố thông tri và khẳng định rằng ”Tác giả cuốn sách không hiểu đúng về vai trò của Huấn quyền của Giáo Hội như giáo huấn có thế giá của các GM trong niềm hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, hướng dẫn sự hiểu biết ngày càng sâu xa hơn từ phía Giáo Hội, về Lời Chúa, được ghi trong Kinh Thánh và được truyền thống sinh động của Giáo Hội trung thành truyền lại. Khi bàn về các vấn đề luân lý, nữ tu Farley cố tình không biết đến giáo huấn trường kỳ của Huấn quyền Hội Thánh, hoặc đôi khi có nhắc đến, thì chỉ coi giáo huấn này như một ý kiến giữa nhiều ý kiến khác mà thôi. Thái độ như thế không thể nào biện minh được, kể cả trong viễn tượng đại kết mà tác giả muốn cổ võ. Nữ tu Farley cũng tỏ ra hiểu không đúng về bản chất khách quan của luật luân lý tự nhiên, trái lại chọn lý luận dựa trên những kết luận tuyển chọn từ một số trào lưu triết học hoặc từ sự hiểu biết của chính tác giả về ”kinh nghiệm thời nay”. Lối tiếp cận như thế không phù hợp với thần học Công Giáo chân chính”.
Thông tri của Bộ giáo lý đức tin lần lượt trình bày và bác bỏ lập trường của Nữ tu Farly ủng hộ việc thủ dâm, các hành vi đồng tính luyến ái, sự kết hợp giữa các cặp đồng phái, cũng như chống lại tính chất bất khả phân ly của hôn phối, và ủng hộ việc tái hôn sau khi ly dị.
Nữ tu Farley cho rằng ”thủ dâm (..) nói chung không gây vấn đề nào về luân lý”. Nữ tu không chống lại ”sự chọn lựa cảm thấy một khoái lạc tính dục tự sướng”, trong khi Giáo huấn luân lý Công Giáo coi thủ dâm là một ”hành vi tháo thứ nội tại và trầm trọng”.
Nữ tác giả cuốn sách coi những ”quan hệ và những hành động đồng tính luyến ái là điều có thể biện minh được” cũng giống như những quan hệ và hành vi khác phái”. Tòa Thánh nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo phân biệt giữa những người có xu hướng đồng tính luyến ái - họ phải được đón nhận -, và những hành vi đồng tính luyến ái là ”điều tháo thứ nội tại” và trái ngược với luật tự nhiên.
Cũng trong chiều hướng trên đây, nữ tu Farley ủng hộ việc nhìn nhận về mặt xã hội và cấp một quy chế pháp lý cho những cặp đồng tính luyến ái, giống như sự kết hiệp giữa những khác phái. Bộ Giáo lý đức tin tái khẳng định rằng sự nhìn nhận các cuộc kết hiệp đồng phái và đồng hóa chúng với hôn nhân, khôgn những là ủng hộ một thái độ lệch lạc, và coi nó như kiểu mẫu trong xã hội hiện nay, nhưng còn che dấu các giá trị cơ bản thuộc về gia sản chung của nhân loại”.
Nữ tu Farley ủng hộ việc ly dị và tái hôn, trái ngược với đạo lý Công giáo, trong khi Tòa Thánh tái khẳng định rằng giáo huấn công giáo loại bỏ việc ly dị, tái hôn, và những người ở trong tình trạng như thế không thể lãnh nhận các bí tích, nếu họ không sống tiết dục.. trong 'hôn nhân' thứ hai như thế.
Bộ giáo lý đức tin kết luận rằng ”Với Thông tri này, Bộ bày tỏ sự đau buồn sâu xa vì sự kiện một thành phần của một Hội dòng thánh hiến, Nữ tu Margaret A. Farley, khẳng định những lập trường trực tiếp đi ngược với đạo lý Công giáo trong lãnh vực luân lý tính dục. Bộ cảnh giác các tín hữu rằng cuốn sách ”Chỉ yêu. Một khuôn khổ cho Luân lý tính dục Kitô giáo” không phù hợp với đạo lý của Giáo Hội. Vì thế sách không thể được sử dụng như một sự diễn tả giá trị đạo lý Công Giáo, và cũng không thể được dùng để linh hướng, huấn luyện, đối thoại đại kết và liên tôn. Ngoài ta Bộ khuyến khích các nhà thần học hãy tiếp tục công việc nghiên cứu và giảng dạy thần học luân lý trong sự phù hợp hoàn toàn với các nguyên tắc của đạo lý Công Giáo”.
Thông tri này được ĐTC Biển Đức 16 phê chuẩn khi tiếp ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin ngày 16-3-2012 và truyền công bố (SD 4-6-2012)
Nữ tu Farley hiện là giáo sư thần học tại Đại học Yale ở Mỹ và là tác giả cuốn sách tựa đề ”Chỉ yêu. Khuôn khổ luân lý tính dục Kitô giáo” (Just Love. A Framework for Christian Sexual Ethics [New York: Continuum, 2006), xuất bản tại New York năm 2006.
Trong 2 năm qua, Bộ giáo lý đức tin đã cứu xét và trao đổi với tác giả cuốn sách, qua trung gian của Bề trên Tổng quyền của đương sự, và yêu cầu nữ tu Farley điều chỉnh nhiều điều sai lầm về đạo lý trong tác phẩm này, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng.
Vì thế Bộ công bố thông tri và khẳng định rằng ”Tác giả cuốn sách không hiểu đúng về vai trò của Huấn quyền của Giáo Hội như giáo huấn có thế giá của các GM trong niềm hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, hướng dẫn sự hiểu biết ngày càng sâu xa hơn từ phía Giáo Hội, về Lời Chúa, được ghi trong Kinh Thánh và được truyền thống sinh động của Giáo Hội trung thành truyền lại. Khi bàn về các vấn đề luân lý, nữ tu Farley cố tình không biết đến giáo huấn trường kỳ của Huấn quyền Hội Thánh, hoặc đôi khi có nhắc đến, thì chỉ coi giáo huấn này như một ý kiến giữa nhiều ý kiến khác mà thôi. Thái độ như thế không thể nào biện minh được, kể cả trong viễn tượng đại kết mà tác giả muốn cổ võ. Nữ tu Farley cũng tỏ ra hiểu không đúng về bản chất khách quan của luật luân lý tự nhiên, trái lại chọn lý luận dựa trên những kết luận tuyển chọn từ một số trào lưu triết học hoặc từ sự hiểu biết của chính tác giả về ”kinh nghiệm thời nay”. Lối tiếp cận như thế không phù hợp với thần học Công Giáo chân chính”.
Thông tri của Bộ giáo lý đức tin lần lượt trình bày và bác bỏ lập trường của Nữ tu Farly ủng hộ việc thủ dâm, các hành vi đồng tính luyến ái, sự kết hợp giữa các cặp đồng phái, cũng như chống lại tính chất bất khả phân ly của hôn phối, và ủng hộ việc tái hôn sau khi ly dị.
Nữ tu Farley cho rằng ”thủ dâm (..) nói chung không gây vấn đề nào về luân lý”. Nữ tu không chống lại ”sự chọn lựa cảm thấy một khoái lạc tính dục tự sướng”, trong khi Giáo huấn luân lý Công Giáo coi thủ dâm là một ”hành vi tháo thứ nội tại và trầm trọng”.
Nữ tác giả cuốn sách coi những ”quan hệ và những hành động đồng tính luyến ái là điều có thể biện minh được” cũng giống như những quan hệ và hành vi khác phái”. Tòa Thánh nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo phân biệt giữa những người có xu hướng đồng tính luyến ái - họ phải được đón nhận -, và những hành vi đồng tính luyến ái là ”điều tháo thứ nội tại” và trái ngược với luật tự nhiên.
Cũng trong chiều hướng trên đây, nữ tu Farley ủng hộ việc nhìn nhận về mặt xã hội và cấp một quy chế pháp lý cho những cặp đồng tính luyến ái, giống như sự kết hiệp giữa những khác phái. Bộ Giáo lý đức tin tái khẳng định rằng sự nhìn nhận các cuộc kết hiệp đồng phái và đồng hóa chúng với hôn nhân, khôgn những là ủng hộ một thái độ lệch lạc, và coi nó như kiểu mẫu trong xã hội hiện nay, nhưng còn che dấu các giá trị cơ bản thuộc về gia sản chung của nhân loại”.
Nữ tu Farley ủng hộ việc ly dị và tái hôn, trái ngược với đạo lý Công giáo, trong khi Tòa Thánh tái khẳng định rằng giáo huấn công giáo loại bỏ việc ly dị, tái hôn, và những người ở trong tình trạng như thế không thể lãnh nhận các bí tích, nếu họ không sống tiết dục.. trong 'hôn nhân' thứ hai như thế.
Bộ giáo lý đức tin kết luận rằng ”Với Thông tri này, Bộ bày tỏ sự đau buồn sâu xa vì sự kiện một thành phần của một Hội dòng thánh hiến, Nữ tu Margaret A. Farley, khẳng định những lập trường trực tiếp đi ngược với đạo lý Công giáo trong lãnh vực luân lý tính dục. Bộ cảnh giác các tín hữu rằng cuốn sách ”Chỉ yêu. Một khuôn khổ cho Luân lý tính dục Kitô giáo” không phù hợp với đạo lý của Giáo Hội. Vì thế sách không thể được sử dụng như một sự diễn tả giá trị đạo lý Công Giáo, và cũng không thể được dùng để linh hướng, huấn luyện, đối thoại đại kết và liên tôn. Ngoài ta Bộ khuyến khích các nhà thần học hãy tiếp tục công việc nghiên cứu và giảng dạy thần học luân lý trong sự phù hợp hoàn toàn với các nguyên tắc của đạo lý Công Giáo”.
Thông tri này được ĐTC Biển Đức 16 phê chuẩn khi tiếp ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin ngày 16-3-2012 và truyền công bố (SD 4-6-2012)
Đức Thánh Cha ngỏ ý có thể viếng thăm Hoa Kỳ và nói rằng đức tin xây dựng gia đình vững mạnh
Bùi Hữu Thư
13:54 04/06/2012
MILAN (CNS) – Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế Giới tại thủ đô tài chánh và thời trang của Ý, ngài ngỏ ý có thể sang Hoa Kỳ khi ngài cho hay Philadelphia sẽ là nơi tổ chức Đại Hội Quốc Tế kỳ tới.
Ngài nói nếu “Chúa Muốn”, ngài sẽ tham dự đại hội năm 2015 khi ngài chào đón Tổng Giám Mục Charles J. Chaput ở Philadelphia và “các giáo dân của thành phố cao qúy này”. Ngài nói mong đợi được gặp gỡ những người Công Giáo Hoa Kỳ và gia đình khác từ khắp nơi trên thế giới.
Lời tuyên bố bất ngờ này xẩy ra khi Đức Giáo Hoàng 85 tuổi bế mạc đại hội thế giới từ ngày 30 tháng 5 đến 3 tháng 6, được tổ chức mỗi ba năm để tuyên dương và giúp đỡ các gia đình sống các giá trị Kitô giáo.
Khoảng 1 triệu người từ 153 quốc gia đã hy sinh giậy sớm, vai mang ba lô nặng chĩu và dắt dìu các con nhỏ còn ngái ngủ đến Công Viên Bresso ở Milan ngày 3 tháng 6 để tham dự Thánh Lễ Bế Mạc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi sự hiệp nhất trong Giáo Hội, ngài nhấn mạnh hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, ngài kêu gọi phụ huynh gìn giữ cho sự siêu việt sống động trong một thế giới yêu chuộng kỹ thuật tối tân hơn là các lý tưởng cao cả, và khuyến khích con trẻ kính trọng và yêu mến gia đình.
Vì chủ đề của đại hội 5 ngày là làm sao để cân bằng những đòi hỏi của công ăn việc làm, nhu cầu của gia đình và các bổn phận tôn giáo, Đức Thánh Cha lên án các lý thuyết kinh tế ủng hộ cho các đường lối, thị trường và đạo đức lao công, thúc đẩy việc sản xuất nhiều sản phẩm nhất và kiếm đuợc nhiều lợi tức nhất.
Ngài nói: "Lý luận một chiều chỉ lo sao cho có tiện ích và lợi lộc tối đa không phù hợp với sự phát triển hòa điệu, không lo cho sư an vui của gia đình hay lo xây dựng một xã hội công chính hơn, và chỉ mang lại những sự canh tranh khủng khiếp, những bất công ghê gớm, hủy hoại cho môi sinh, gây nên các tranh đua về các sản phẩm tiêu thụ và gây căng thẳng trong các gia đình.”
Ngài tiếp: một “não trạng tiện ích” như vậy phá hoại các mối tương quan gia đình và xã hội, “làm giảm thiểu chúng thành một sự quy tụ mỏng manh của các chủ đích cá nhân và làm suy giảm sự vững mạnh của cấu trúc gia đình.”
Đức Thánh Cha tham gia gần ba ngày vào các chương trình của đại hội khác nhau: gặp gỡ các công dân địa phương, các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền và kinh doanh và các giới trẻ và gia đình Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới.
Ngài cũng được thưởng thức một buổi trình tấu nhạc phẩm Symphony số 9 của Ludwig van Beethoven tại nhá hát La Scala nổi tiếng của Milan.
Mặc dầu có bầu không khí vui tươi và lễ hội trong đám tham dự viên, Đức Thánh Cha và các lãnh đạo của tổng giáo phận trong các bài diễn văn, đều nhắc đến những người bị khiến cho trở thành vô gia cư hay nghèo khó vì một loạt các trận động đất mới xẩy ra gần đây ở miền bắc Ý.
Đức Thánh Cha kêu gọi phải có các trợ giúp cụ thể cho những ai cần thiết, và bảo đảm cho các nạn nhân là ngài cầu nguyện cho họ.
Tổng giáo phận Milan tuyên bvố là đã quyên góp được nửa triệu Euro trong dịp Đức Thánh Cha viếng thăm và sẽ được trao cho những nơi bị thiệt hại nhiều nhất nhân danh Đức Thánh Cha. Chính quỹ bác ái của Đức Thánh Chacũng đã trao tặng môt món tiền quảng đại mới đây, và Đức Thánh Cha đã tiếp kiến riêng với một cặp vợ chồng bị mất nhà và phải ở lều.
Đức Thánh Cha Benedict cũng chủ tọa một bữa ăn trưa cho 100 gia đình nghèo – khoảng 300 người – đang sốn tại Milan, nhưng đã đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Vào buổi chiều tại sân túc cầu Milan San Siro, Đức Thánh Cha nói với khoảng 80,000 nam nữ thiếu nhi mới đây hay sẽ được thêm sức là, các em cũng có thể trở nên thánh nếu họ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ sử dụng tài năng cho lợi ích chung của cộng đồng.
Ngài nói: “Các con được mời gọi làm những việc lớn”, các con phải nhắm những đích điểm cao, phải học hành và làm việc chuyên cần, vâng lời chaq mẹ và hãy vi tha, “vì ích kỷ là kẻ thù của niềm vui.”
Một đêm canh thức được tổ chức vói các chứng ta của các gia đình từ khắp nơi trênthế giới với âm nhạc quốc tế do các nghệ sĩ nổi danh trình bầy, Đức Thánh Cha chia xẻ niềm vui và những nỗi đau của các gia đình quốc tế.
Năm cặp vợ chồng và gia đình đã lên sân khấu lần lượt để hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi riêng tư hay xin được khuyên nhủ.
Người đầu tiênlà một em gái 7 tuổi từ Việt Nam, đã được ngồi dưói chân Đức Thánh Cha, em muốn biết ngài đã lớn lên trong gia đình ngài thế nào.
Ngài nói: Mặc dầu sinh trưởng tại Đức khi quốc gia này chịu sự độc tài của một lãnh tụ và đau khổ của một cuộc chiến, thời thơ ấu của ngài “khó quên” vì gia đình luôn luôn vui vẻ và tràn đầy âm nhạc, đứdc tin, tình tyêu, và những cuộc tản bộ lâu dài trong rừng.
Ngài nói: "Cha nói thật, nếu tôi có thể hình dung ra Thiên Đàng như thế nào, thì thời thơ ấu của cha cũng đẹp như vậy.”
Đức Thánh Cha đã dung bữa trưa với 7 gia đình, và sau bữa ăn ngài đã cảm ơn tất cả mọi người hiện diện. Ngài dường như cũng đề cập đôi chút đến vụ VatiLeaks đã làm cho giới báo chí đăng tải rất nhiều và đã đưa đến vụ bắt giữ người thư ký riêng của ngài vì đã tồn trữ các tài liệu bị mất cắp.
Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy, nếu đôi khi có vẻ như con thuyền của Thánh Phêrô thực sự đang ở trong cơn giông bão. Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy có Chúa Kitô hiện diện, sống động, và Đấng Phục Sinh vẫn đang sống và đang nắm giữ vi65ec cai quản các chính phủ của các quốc gia trênthế giới và trái tim của tất cả mọi người."
Ngài nói nếu “Chúa Muốn”, ngài sẽ tham dự đại hội năm 2015 khi ngài chào đón Tổng Giám Mục Charles J. Chaput ở Philadelphia và “các giáo dân của thành phố cao qúy này”. Ngài nói mong đợi được gặp gỡ những người Công Giáo Hoa Kỳ và gia đình khác từ khắp nơi trên thế giới.
Lời tuyên bố bất ngờ này xẩy ra khi Đức Giáo Hoàng 85 tuổi bế mạc đại hội thế giới từ ngày 30 tháng 5 đến 3 tháng 6, được tổ chức mỗi ba năm để tuyên dương và giúp đỡ các gia đình sống các giá trị Kitô giáo.
Khoảng 1 triệu người từ 153 quốc gia đã hy sinh giậy sớm, vai mang ba lô nặng chĩu và dắt dìu các con nhỏ còn ngái ngủ đến Công Viên Bresso ở Milan ngày 3 tháng 6 để tham dự Thánh Lễ Bế Mạc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi sự hiệp nhất trong Giáo Hội, ngài nhấn mạnh hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, ngài kêu gọi phụ huynh gìn giữ cho sự siêu việt sống động trong một thế giới yêu chuộng kỹ thuật tối tân hơn là các lý tưởng cao cả, và khuyến khích con trẻ kính trọng và yêu mến gia đình.
Vì chủ đề của đại hội 5 ngày là làm sao để cân bằng những đòi hỏi của công ăn việc làm, nhu cầu của gia đình và các bổn phận tôn giáo, Đức Thánh Cha lên án các lý thuyết kinh tế ủng hộ cho các đường lối, thị trường và đạo đức lao công, thúc đẩy việc sản xuất nhiều sản phẩm nhất và kiếm đuợc nhiều lợi tức nhất.
Ngài nói: "Lý luận một chiều chỉ lo sao cho có tiện ích và lợi lộc tối đa không phù hợp với sự phát triển hòa điệu, không lo cho sư an vui của gia đình hay lo xây dựng một xã hội công chính hơn, và chỉ mang lại những sự canh tranh khủng khiếp, những bất công ghê gớm, hủy hoại cho môi sinh, gây nên các tranh đua về các sản phẩm tiêu thụ và gây căng thẳng trong các gia đình.”
Ngài tiếp: một “não trạng tiện ích” như vậy phá hoại các mối tương quan gia đình và xã hội, “làm giảm thiểu chúng thành một sự quy tụ mỏng manh của các chủ đích cá nhân và làm suy giảm sự vững mạnh của cấu trúc gia đình.”
Đức Thánh Cha tham gia gần ba ngày vào các chương trình của đại hội khác nhau: gặp gỡ các công dân địa phương, các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền và kinh doanh và các giới trẻ và gia đình Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới.
Ngài cũng được thưởng thức một buổi trình tấu nhạc phẩm Symphony số 9 của Ludwig van Beethoven tại nhá hát La Scala nổi tiếng của Milan.
Mặc dầu có bầu không khí vui tươi và lễ hội trong đám tham dự viên, Đức Thánh Cha và các lãnh đạo của tổng giáo phận trong các bài diễn văn, đều nhắc đến những người bị khiến cho trở thành vô gia cư hay nghèo khó vì một loạt các trận động đất mới xẩy ra gần đây ở miền bắc Ý.
Đức Thánh Cha kêu gọi phải có các trợ giúp cụ thể cho những ai cần thiết, và bảo đảm cho các nạn nhân là ngài cầu nguyện cho họ.
Tổng giáo phận Milan tuyên bvố là đã quyên góp được nửa triệu Euro trong dịp Đức Thánh Cha viếng thăm và sẽ được trao cho những nơi bị thiệt hại nhiều nhất nhân danh Đức Thánh Cha. Chính quỹ bác ái của Đức Thánh Chacũng đã trao tặng môt món tiền quảng đại mới đây, và Đức Thánh Cha đã tiếp kiến riêng với một cặp vợ chồng bị mất nhà và phải ở lều.
Đức Thánh Cha Benedict cũng chủ tọa một bữa ăn trưa cho 100 gia đình nghèo – khoảng 300 người – đang sốn tại Milan, nhưng đã đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Vào buổi chiều tại sân túc cầu Milan San Siro, Đức Thánh Cha nói với khoảng 80,000 nam nữ thiếu nhi mới đây hay sẽ được thêm sức là, các em cũng có thể trở nên thánh nếu họ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ sử dụng tài năng cho lợi ích chung của cộng đồng.
Ngài nói: “Các con được mời gọi làm những việc lớn”, các con phải nhắm những đích điểm cao, phải học hành và làm việc chuyên cần, vâng lời chaq mẹ và hãy vi tha, “vì ích kỷ là kẻ thù của niềm vui.”
Một đêm canh thức được tổ chức vói các chứng ta của các gia đình từ khắp nơi trênthế giới với âm nhạc quốc tế do các nghệ sĩ nổi danh trình bầy, Đức Thánh Cha chia xẻ niềm vui và những nỗi đau của các gia đình quốc tế.
Năm cặp vợ chồng và gia đình đã lên sân khấu lần lượt để hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi riêng tư hay xin được khuyên nhủ.
Người đầu tiênlà một em gái 7 tuổi từ Việt Nam, đã được ngồi dưói chân Đức Thánh Cha, em muốn biết ngài đã lớn lên trong gia đình ngài thế nào.
Ngài nói: Mặc dầu sinh trưởng tại Đức khi quốc gia này chịu sự độc tài của một lãnh tụ và đau khổ của một cuộc chiến, thời thơ ấu của ngài “khó quên” vì gia đình luôn luôn vui vẻ và tràn đầy âm nhạc, đứdc tin, tình tyêu, và những cuộc tản bộ lâu dài trong rừng.
Ngài nói: "Cha nói thật, nếu tôi có thể hình dung ra Thiên Đàng như thế nào, thì thời thơ ấu của cha cũng đẹp như vậy.”
Đức Thánh Cha đã dung bữa trưa với 7 gia đình, và sau bữa ăn ngài đã cảm ơn tất cả mọi người hiện diện. Ngài dường như cũng đề cập đôi chút đến vụ VatiLeaks đã làm cho giới báo chí đăng tải rất nhiều và đã đưa đến vụ bắt giữ người thư ký riêng của ngài vì đã tồn trữ các tài liệu bị mất cắp.
Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy, nếu đôi khi có vẻ như con thuyền của Thánh Phêrô thực sự đang ở trong cơn giông bão. Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy có Chúa Kitô hiện diện, sống động, và Đấng Phục Sinh vẫn đang sống và đang nắm giữ vi65ec cai quản các chính phủ của các quốc gia trênthế giới và trái tim của tất cả mọi người."
Pháp chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio 2013
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:28 04/06/2012
ROMA, (Zenit.org) – Pháp tiến hành công việcchuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013 sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil,một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Pháp cho hay. Nội dung của buổi làm việc liênquan đến sự khám phá Brazil và chia sẻ các ý tưởng.
Còn khoảng hơn một năm nữa sẽ tới kỳ Đại Hội QuốcTế Giới Trẻ lần thứ 28 (từ ngày 23 đến ngày 28 tháng Bảy năm 2013), các bạn trẻPháp tổ chức buổi gặp gỡ lần thứ nhất quy tụ 160 đại biểu đại diện cho các giáophận, cộng đoàn dòng tu, các hiệp hội khác nhau vào Thứ Bảy ngày 9 tháng Sáutới đây, tại trụ sở Hội Đồng Giám Mục Pháp.
Chương trình nghị sự bao gồm : giới thiệu vềđất nước, Giáo Hội Brazil, Châu Mỹ LaTinh, các thông tin liên quan đến quy định quốc gia thông qua sự giới thiệu cácủy ban khác nhau (truyền thông, mô phạm, luận lý…), cũng như chia sẻ các hoạchđịnh và kinh nghiệm.
Phần đặc biệt quan trọng sẽ đề cập đến chiều kích« truyền giáo, tình liên đới và đa văn hóa của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lầnnày », thông cáo chỉ rõ, chung quanh chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng BênêđictôXVI chọn « Anh em hãy đi khắp muôn dân và làm cho họ trở thành môn đệ »(Mt 28, 19).
Buổi sáng sẽ khép lại bằng việc cử hành bí tíchThánh Thể. Trong suốt buổi chiều sẽ có những diễn đàn tự chọn với các chủ đề đadạng như : cuộc gặp gỡ liên văn hóa, các dự án về tình liên đới, và nềnvăn hóa Brazil.
Nhân dịp này cũng sẽ có cuộc bình chọn sáng tạo ápphích cho chủ đề ngày này, mà đã được Ban Tổ Chức thông báo rộng rãi trền cácphương tiện thông tin đại chúng. Mẫu nào trúng giải sẽ được giữ làm phần nềncủa truyền thông quốc gia.
Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 bạn trẻ Pháp của 104giáo phận và các cộng đoàn dòng tu, phong trào của Giáo Hội sẽ có mặt trong kỳĐại Hội tới đây tại Brazil trong số 4 đến 6 triệu các bạn trẻ khác đến từ khắpcác châu lục.
Còn khoảng hơn một năm nữa sẽ tới kỳ Đại Hội QuốcTế Giới Trẻ lần thứ 28 (từ ngày 23 đến ngày 28 tháng Bảy năm 2013), các bạn trẻPháp tổ chức buổi gặp gỡ lần thứ nhất quy tụ 160 đại biểu đại diện cho các giáophận, cộng đoàn dòng tu, các hiệp hội khác nhau vào Thứ Bảy ngày 9 tháng Sáutới đây, tại trụ sở Hội Đồng Giám Mục Pháp.
Chương trình nghị sự bao gồm : giới thiệu vềđất nước, Giáo Hội Brazil, Châu Mỹ LaTinh, các thông tin liên quan đến quy định quốc gia thông qua sự giới thiệu cácủy ban khác nhau (truyền thông, mô phạm, luận lý…), cũng như chia sẻ các hoạchđịnh và kinh nghiệm.
Phần đặc biệt quan trọng sẽ đề cập đến chiều kích« truyền giáo, tình liên đới và đa văn hóa của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lầnnày », thông cáo chỉ rõ, chung quanh chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng BênêđictôXVI chọn « Anh em hãy đi khắp muôn dân và làm cho họ trở thành môn đệ »(Mt 28, 19).
Buổi sáng sẽ khép lại bằng việc cử hành bí tíchThánh Thể. Trong suốt buổi chiều sẽ có những diễn đàn tự chọn với các chủ đề đadạng như : cuộc gặp gỡ liên văn hóa, các dự án về tình liên đới, và nềnvăn hóa Brazil.
Nhân dịp này cũng sẽ có cuộc bình chọn sáng tạo ápphích cho chủ đề ngày này, mà đã được Ban Tổ Chức thông báo rộng rãi trền cácphương tiện thông tin đại chúng. Mẫu nào trúng giải sẽ được giữ làm phần nềncủa truyền thông quốc gia.
Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 bạn trẻ Pháp của 104giáo phận và các cộng đoàn dòng tu, phong trào của Giáo Hội sẽ có mặt trong kỳĐại Hội tới đây tại Brazil trong số 4 đến 6 triệu các bạn trẻ khác đến từ khắpcác châu lục.
Cuôc chiến giành lại Tư Do Tôn Giáo: Theo định nghĩa của chính quyền Obama: Thế nào mới là Công Giáo.
Trần Mạnh Trác
00:24 04/06/2012
Ngày 21 tháng 5 vừa qua, 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp nước đã đồng loạt nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo.
Đại học Notre Dame và Đại Học Catholic University of America là những nguyên đơn trong các vụ kiện, các vị viện trưởng đã ra thông cáo hoặc viết bài giải bày lý do vi phạm của chính phủ. Kỳ trước chúng tôi đã đăng bản dịch thông cáo của viện trưởng Đại Học Notre Dame, cha John Jenkins, dòng Tên, sau đây là bản dịch bài viết của ông viện trưởng Catholic University of America:
Theo định nghĩa của chính quyền Obama: Thế nào mới là Công Giáo
John Garvey*
Những người chống đối sắc lệnh mới, qui định nhiệm vụ bảo hiểm tránh thai của bộ Y tế, đã đóng khung các cuộc tranh cãi trong phạm vi của một cuộc chiến về tự do tôn giáo. Và do đó, chúng ta sẽ bàn về ý nghĩa của vấn đề này. Người Công Giáo phản đối vì các quy luật bắt buộc họ phải hổ trợ các hoạt động triệt sản, phá thai và tránh thai mà họ xem là vô đạo đức. Nó giống như bắt các giáo hữu phái Nhân Chứng Giê-hô-va phải chào cờ, người Quakers phải tham chiến, hoặc người Do Thái phải ăn thịt heo. Đó là lý do tại sao viện Đại học Catholic University of America, mà tôi là viện trưởng, cùng tham gia với 42 nguyên đơn khác trong tuần vừa qua để nộp đơn kiện Bộ Y tế.
Nhưng tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác của sự việc, dựa vào một nguyên tắc khác của hiến pháp để những người phản đối vụ kiện của chúng tôi có thể nhìn thấy sự hợp tình hợp lý hơn: đó là vấn đề cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước.
Lần đầu tiên khi Tòa án tối cao xem xét về vấn đề này, trong vụ Everson v. Board of Education liên hệ đến việc tài trợ cho các trường học của các xứ đạo vào năm 1947, Tòa Án đã qui định sự cách biệt bằng cách trích dẫn lá thư năm 1802 của Thomas Jefferson gửi cho các giáo hữu Baptists ở Danbury, Connecticut: "Tôi hết lòng tôn kính sự việc đã được thực thi qua hành động của toàn thể người dân Mỹ khi tuyên bố rằng cơ quan lập pháp của họ không nên đưa ra một pháp luật nào để tôn vinh một tôn giáo, hoặc để ngăn cấm việc thực hành tự do của một tôn giáo, do đó xây dựng nên một bức tường cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước. "
Jefferson thừa hưởng gia tài trí tuệ của thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử, mang nhiều nghi kỵ với các tổ chức tôn giáo. Ông tin rằng những nỗ lực thiết lập một tôn giáo quốc gia sẽ đưa đến khủng bố và nội chiến.
Nhưng lý lẽ đó không phải là một tư tưởng độc đáo đến từ Jefferson. Ông Roger Williams, dựa vào các nguyên tắc khoan dung tôn giáo mà sáng lập ra thuộc địa (nay là tiểu bang) Rhode Island, đã sử dụng cùng một lý lẽ vào năm 1644. Lịch sử cho thấy ông đã viết rằng, khi các nhà Thờ "mở ra một lỗ hổng qua hàng rào hoặc bức tường ngăn cách khu vườn của nhà Thờ và thế giới hoang dã bên ngòai, thì Đức Chúa Trời đã phá bỏ bức tường.. . và làm cho khu vườn trở thành hoang dã. "
Chủ trương cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước của ông Williams dựa trên một lý do khác hẳn với ôngJefferson. Jefferson nghĩ rằng tôn giáo là xấu cho chính phủ. Williams nghĩ rằng pha trộn việc của nhà Thờ và nhà Nước thì xấu cho nhà Thờ.
Nhưng cả hai quan điểm lại đưa đến cho chúng ta những kết quả tương đồng. Cả hai đều cảnh báo chống lại sự dùng thuế cho nhà Thờ và chống lại những lời cầu nguyện sáng tác bởi các hội đồng nhà trường công cộng. Tuy nhiên, lý lẽ thần học của Williams có vẻ có ảnh hưởng nhiều hơn là các lý lẽ chính trị của Jefferson trong việc thông qua Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Tôi nghĩ rằng việc thiếu nhận thức về điều này đã tạo ra những khía cạnh thiếu xót của sắc lệnh - Không phải sắc lệnh là thiếu xót nhưng sự miễn trừ liên hệ đến "người sử dụng lao động tôn giáo" thì thiếu xót. Sắc lệnh đã định nghĩa 'từ' đó có nghĩa là một tổ chức tồn tại để khắc sâu các giá trị tôn giáo, được miễn khai thuế và chủ yếu sử dụng và phục vụ những người chia sẻ giáo lý của tôn giáo đó.
Đó là một cái nhìn khá hẹp về tôn giáo. Nó không bao gồm các dịch vụ xã hội, tổ chức từ thiện, bệnh viện và Đại học Công giáo. Nó không bao gồm các nữ tu Little Sisters of the Poor (tiểu muội của người nghèo,) đang chăm sóc cho những người già yếu của mọi tín ngưỡng, và các trường trung học Công giáo Cristo Rey, nhận học sinh của tất cả các tôn giáo. Các tổ chức này thực hiện những gì người Công giáo gọi là "Thương Xác Bẩy Mối" - chăm sóc người nghèo đói, bệnh tật, vô gia cư và rao giảng Tin Mừng không chỉ cho những thành viên đã được rửa tội, nhưng "cho muôn dân", theo Tin Mừng.
Những nhóm dịch vụ tôn giáo đó không nằm trong qui luật được miễn trừ - và lại có rất nhiều - đều phải tuân theo các quy định của chính phủ trên các công việc nội bộ của họ. Điều này có thể không làm phiền Jefferson. Nhưng tôi sợ rằng ông Williams có thể nói rằng nó vi phạm sự cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước, rằng chính phủ đã "phá vỡ bức tường.. . và biến khu vườn của Thiên Chúa thành một nơi hoang dã. "
Tôi lo ngại mà thấy rằng cách tiếp cận xâm lấn vào các tổ chức tôn giáo đã trở nên quá phổ biến. Gần đây, trong vụ kiện 'Hosanna-Tabor Evangelical Lutheran Church and School v. Equal Employment Opportunity Commission', Tòa án Tối cao đã xem xét liệu chính phủ có thể đưa ra những quy định về việc sa thải một giáo viên tôn giáo không. Nhắc lại, một giáo viên đã đệ đơn yêu cầu bồi thường tàn tật, và đã bị sa thải vì khởi kiện một nhà trường Lutheran thay vì nhận hòa giải ngòai tòa án. Phía Chính phủ đã lập luận rằng, đây là một vấn đề nhân viên việc làm, cho nên chính phủ không cần phải có sự tôn kính đặc biệt nào đối với các tổ chức tôn giáo. Tòa án đã nhất trí cho rằng quan điễm của chính phủ là "quá quắt" ("remarkable") và là một hành động vi hiến.
Trong hai trường hợp khác gần đây hơn, ban giám đốc của sở lao động đã quyết đóan rằng các trường Manhattan College ở Riverdale, N.Y., và St. Xavier University ở Chicago không hội đủ tiêu chỉ là trường Công giáo để hưởng các đặc miễn theo luật lao động quốc gia, trong đó có những quy định về việc thương lượng tập thể. Họ nhấn mạnh rằng các trường cao đẳng ấy đã không bắt sinh viên tham dự Thánh lễ và không "tuyên truyền" hoặc "cải đạo". Thay vào đó, nhà trường đã thực thi đủ các chỉ tiêu về tự do học thuật. Nhà trường còn thuê giảng viên không Công Giáo, và Hội đồng quản trị phần đông là giáo dân.
Hãy chú ý đền những điểm tương đồng của Bộ Y tế khi họ quyết định thế nào là Công Giáo. Một đại học Công Giáo thực thụ sẽ là một cơ sở hướng nội. Nhà trường sẽ tuyên truyền cho các giá trị tôn giáo và kiểm duyệt những quan điểm trái ngược. Nhà trường sẽ chỉ thuê người Công giáo mà thôi, không thuê người khác tôn giáo. Hội đồng quản trị phải được giới giáo sĩ thống trị. Nhà trường chỉ nhận học sinh Công giáo mà thôi, không nhận người ngòai.
Một mô hình ló dạng xuyên qua các trường hợp kể trên. Đó là Chính phủ đã sẵn sàng để qui định các họat động của các giáo hội làm sao cho phù hợp với ý thích của chính phủ. Chính phủ thực hiện điều này bằng cách làm giảm định nghĩa tôn giáo xuống thấp, để chỉ có các tổ chức 'rõ ràng nổi bật' mới được hưởng miễn trừ. Những tổ chức còn lại, trên bình diện pháp luật, thì không khác với những hội Jaycees (JC: hội phát triển tài năng thương mại cho thanh thiếu niên) hoặc Câu lạc bộ Elks (hội thể thao và từ thiện của nam giới.) Chúng tôi có thể nói rằng bức tường ngăn cách vẫn còn đó, nhưng chính phủ đã thu hẹp nó quá nhỏ đến nỗi nó chỉ bao quanh không gì hơn là một luống hoa.
Ông Roger Williams mà thấy tình huống này thì sẽ đau buồn xiết bao.
*Ông John Garvey là viện trưởng của Đại học Công giáo Catholic University of America, từng là khoa trưởng Trường Luật của Đại học Boston. Ông là đồng tác giả của cuốn sách "Tôn giáo và Hiến pháp."
Đại học Notre Dame và Đại Học Catholic University of America là những nguyên đơn trong các vụ kiện, các vị viện trưởng đã ra thông cáo hoặc viết bài giải bày lý do vi phạm của chính phủ. Kỳ trước chúng tôi đã đăng bản dịch thông cáo của viện trưởng Đại Học Notre Dame, cha John Jenkins, dòng Tên, sau đây là bản dịch bài viết của ông viện trưởng Catholic University of America:
Theo định nghĩa của chính quyền Obama: Thế nào mới là Công Giáo
John Garvey*
Nhưng tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác của sự việc, dựa vào một nguyên tắc khác của hiến pháp để những người phản đối vụ kiện của chúng tôi có thể nhìn thấy sự hợp tình hợp lý hơn: đó là vấn đề cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước.
Lần đầu tiên khi Tòa án tối cao xem xét về vấn đề này, trong vụ Everson v. Board of Education liên hệ đến việc tài trợ cho các trường học của các xứ đạo vào năm 1947, Tòa Án đã qui định sự cách biệt bằng cách trích dẫn lá thư năm 1802 của Thomas Jefferson gửi cho các giáo hữu Baptists ở Danbury, Connecticut: "Tôi hết lòng tôn kính sự việc đã được thực thi qua hành động của toàn thể người dân Mỹ khi tuyên bố rằng cơ quan lập pháp của họ không nên đưa ra một pháp luật nào để tôn vinh một tôn giáo, hoặc để ngăn cấm việc thực hành tự do của một tôn giáo, do đó xây dựng nên một bức tường cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước. "
Jefferson thừa hưởng gia tài trí tuệ của thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử, mang nhiều nghi kỵ với các tổ chức tôn giáo. Ông tin rằng những nỗ lực thiết lập một tôn giáo quốc gia sẽ đưa đến khủng bố và nội chiến.
Nhưng lý lẽ đó không phải là một tư tưởng độc đáo đến từ Jefferson. Ông Roger Williams, dựa vào các nguyên tắc khoan dung tôn giáo mà sáng lập ra thuộc địa (nay là tiểu bang) Rhode Island, đã sử dụng cùng một lý lẽ vào năm 1644. Lịch sử cho thấy ông đã viết rằng, khi các nhà Thờ "mở ra một lỗ hổng qua hàng rào hoặc bức tường ngăn cách khu vườn của nhà Thờ và thế giới hoang dã bên ngòai, thì Đức Chúa Trời đã phá bỏ bức tường.. . và làm cho khu vườn trở thành hoang dã. "
Chủ trương cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước của ông Williams dựa trên một lý do khác hẳn với ôngJefferson. Jefferson nghĩ rằng tôn giáo là xấu cho chính phủ. Williams nghĩ rằng pha trộn việc của nhà Thờ và nhà Nước thì xấu cho nhà Thờ.
Nhưng cả hai quan điểm lại đưa đến cho chúng ta những kết quả tương đồng. Cả hai đều cảnh báo chống lại sự dùng thuế cho nhà Thờ và chống lại những lời cầu nguyện sáng tác bởi các hội đồng nhà trường công cộng. Tuy nhiên, lý lẽ thần học của Williams có vẻ có ảnh hưởng nhiều hơn là các lý lẽ chính trị của Jefferson trong việc thông qua Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Đó là một cái nhìn khá hẹp về tôn giáo. Nó không bao gồm các dịch vụ xã hội, tổ chức từ thiện, bệnh viện và Đại học Công giáo. Nó không bao gồm các nữ tu Little Sisters of the Poor (tiểu muội của người nghèo,) đang chăm sóc cho những người già yếu của mọi tín ngưỡng, và các trường trung học Công giáo Cristo Rey, nhận học sinh của tất cả các tôn giáo. Các tổ chức này thực hiện những gì người Công giáo gọi là "Thương Xác Bẩy Mối" - chăm sóc người nghèo đói, bệnh tật, vô gia cư và rao giảng Tin Mừng không chỉ cho những thành viên đã được rửa tội, nhưng "cho muôn dân", theo Tin Mừng.
Những nhóm dịch vụ tôn giáo đó không nằm trong qui luật được miễn trừ - và lại có rất nhiều - đều phải tuân theo các quy định của chính phủ trên các công việc nội bộ của họ. Điều này có thể không làm phiền Jefferson. Nhưng tôi sợ rằng ông Williams có thể nói rằng nó vi phạm sự cách biệt giữa nhà Thờ và nhà Nước, rằng chính phủ đã "phá vỡ bức tường.. . và biến khu vườn của Thiên Chúa thành một nơi hoang dã. "
Tôi lo ngại mà thấy rằng cách tiếp cận xâm lấn vào các tổ chức tôn giáo đã trở nên quá phổ biến. Gần đây, trong vụ kiện 'Hosanna-Tabor Evangelical Lutheran Church and School v. Equal Employment Opportunity Commission', Tòa án Tối cao đã xem xét liệu chính phủ có thể đưa ra những quy định về việc sa thải một giáo viên tôn giáo không. Nhắc lại, một giáo viên đã đệ đơn yêu cầu bồi thường tàn tật, và đã bị sa thải vì khởi kiện một nhà trường Lutheran thay vì nhận hòa giải ngòai tòa án. Phía Chính phủ đã lập luận rằng, đây là một vấn đề nhân viên việc làm, cho nên chính phủ không cần phải có sự tôn kính đặc biệt nào đối với các tổ chức tôn giáo. Tòa án đã nhất trí cho rằng quan điễm của chính phủ là "quá quắt" ("remarkable") và là một hành động vi hiến.
Trong hai trường hợp khác gần đây hơn, ban giám đốc của sở lao động đã quyết đóan rằng các trường Manhattan College ở Riverdale, N.Y., và St. Xavier University ở Chicago không hội đủ tiêu chỉ là trường Công giáo để hưởng các đặc miễn theo luật lao động quốc gia, trong đó có những quy định về việc thương lượng tập thể. Họ nhấn mạnh rằng các trường cao đẳng ấy đã không bắt sinh viên tham dự Thánh lễ và không "tuyên truyền" hoặc "cải đạo". Thay vào đó, nhà trường đã thực thi đủ các chỉ tiêu về tự do học thuật. Nhà trường còn thuê giảng viên không Công Giáo, và Hội đồng quản trị phần đông là giáo dân.
Hãy chú ý đền những điểm tương đồng của Bộ Y tế khi họ quyết định thế nào là Công Giáo. Một đại học Công Giáo thực thụ sẽ là một cơ sở hướng nội. Nhà trường sẽ tuyên truyền cho các giá trị tôn giáo và kiểm duyệt những quan điểm trái ngược. Nhà trường sẽ chỉ thuê người Công giáo mà thôi, không thuê người khác tôn giáo. Hội đồng quản trị phải được giới giáo sĩ thống trị. Nhà trường chỉ nhận học sinh Công giáo mà thôi, không nhận người ngòai.
Một mô hình ló dạng xuyên qua các trường hợp kể trên. Đó là Chính phủ đã sẵn sàng để qui định các họat động của các giáo hội làm sao cho phù hợp với ý thích của chính phủ. Chính phủ thực hiện điều này bằng cách làm giảm định nghĩa tôn giáo xuống thấp, để chỉ có các tổ chức 'rõ ràng nổi bật' mới được hưởng miễn trừ. Những tổ chức còn lại, trên bình diện pháp luật, thì không khác với những hội Jaycees (JC: hội phát triển tài năng thương mại cho thanh thiếu niên) hoặc Câu lạc bộ Elks (hội thể thao và từ thiện của nam giới.) Chúng tôi có thể nói rằng bức tường ngăn cách vẫn còn đó, nhưng chính phủ đã thu hẹp nó quá nhỏ đến nỗi nó chỉ bao quanh không gì hơn là một luống hoa.
Ông Roger Williams mà thấy tình huống này thì sẽ đau buồn xiết bao.
*Ông John Garvey là viện trưởng của Đại học Công giáo Catholic University of America, từng là khoa trưởng Trường Luật của Đại học Boston. Ông là đồng tác giả của cuốn sách "Tôn giáo và Hiến pháp."
Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha
LM Trần Đức Anh OP
15:16 04/06/2012
MILANO. Tối thứ bẩy, 2-6-2012, 350 ngàn người thuộc các gia đình năm châu đã tham dự lễ hội chứng từ do ĐTC chủ tọa bắt đầu từ lúc 8 giờ rưỡi tại Công viên Bresso ở mạn bắc Milano, Italia.
Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn.
1. Bé Cát Tiên người Việt
Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói:
”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:
”Cám ơn con rất yêu quí, và cha mẹ con.. Cha chân thành cám ơn. Con hỏi cha kỷ niệm về gia đình cha như thế nào: có nhiều lắm. Cha chỉ muốn nói ít điều. Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là chúa nhật, và chúa nhật thì bắt đầu ngay từ chiều thứ bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ chúa nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là chúa nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. trong gia đình cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.
2. Câu hỏi thứ hai được anh chị Serge Razafinbony và Fara Andrianombonana người Madagascar nêu lên:
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp:
”Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos)): Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn.
Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói:
”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:
”Cám ơn con rất yêu quí, và cha mẹ con.. Cha chân thành cám ơn. Con hỏi cha kỷ niệm về gia đình cha như thế nào: có nhiều lắm. Cha chỉ muốn nói ít điều. Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là chúa nhật, và chúa nhật thì bắt đầu ngay từ chiều thứ bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ chúa nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là chúa nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. trong gia đình cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.
2. Câu hỏi thứ hai được anh chị Serge Razafinbony và Fara Andrianombonana người Madagascar nêu lên:
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp:
”Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos)): Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
Đức Thánh Cha bế mạc Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới
LM Trần Đức Anh OP
00:21 04/06/2012
MILANO. Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới với chủ đề ”Gia đình: lao động và mừng lễ” đã kết thúc tốt đẹp với thánh lễ trọng thể do ĐTC Biển Đức 16 cử hành tại Công viên Bresso, lúc quá 10 giờ sáng chúa nhật 3-6-2012 trước sự hiện diện của hơn 1 triệu tín hữu.
Địa điểm hành lễ cách trung tâm Milano lối 10 cây số, nguyên là một phi trường được sử dụng thời thời sau thế chiến thứ 2, nay là một khu vực rộng 640 hécta xanh tươi, được phân làm nhiều khu. Công viên này tiếp tục được mở rộng về diện tích cũng như về các loại cây được trồng.
ĐTC đã từ tòa TGM Milano đến công viên Bresso lúc 9 giờ rưỡi sáng và ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu hiện diện. Họ vẫy cờ quốc gia của mình, cờ Tòa Thánh cũng như những biểu ngữ để chào đón ngài. Thỉnh thoảng xe dừng lại để ngài hôn các em bé được các nhân viên an ninh và Đức Ông bí thư nâng lên và trao cho ngài.
Trước lễ đài khổng lồ có mái vòm che mưa nắng, có khoảng 1 ngàn linh mục đồng tế đến từ các nước và cả các giới chức chính quyền, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, cùng với nhiều bộ trưởng trong chính quyền. Một khu vực bên trái lễ đài được dành cho ca đoàn với 500 ca viên. Trên lễ đài, đã có 250 GM Italia và các nước ngồi sẵn, trong khi 60 HY đã đi rước với ĐTC lên bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. ĐTC nói:
”Không những Giáo Hội nhưng cả các gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng được kêu gọi trở thành hình ảnh Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi. Thực vậy từ đầu, ”Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, Ngài tạo dựng họ theo hình ảnh Thiên Chúa: Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói: hãy sinh sản ra nhiều” (St 1,27-28). Thiên Chúa đã tạo dựng con người nam nữ, với phẩm giá bình đẳng, nhưng cũng với những đặc tính riêng bổ túc cho nhau, để cả hai trở thành hồng ân cho nhau, đề cao giá trị của nhau và thực hiện một cộng đồng của tình thương và sự sống. Tình yêu là đIèu làm cho con người thành hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, khi sống hôn nhân, anh chị không trao cho nhau một vật gì hoặc vài hoạt động nào đó, nhưng trọn cuộc sống. Tình yêu của anh chị em trở nên phong phú trước tiên cho chính anh chị em, vì anh chị em mong ước và thực hiện điều tốt lành cho nhau, cảm nghiệm niềm vui nhận lãnh và cho đi. Rồi tình yêu ấy trở nên phong phú trong việc sinh sản con cái một cách quảng đại và trong tinh thần trách nhiệm, trong sự ân cần chăm sóc con cái, giáo dục chúng trong sự quan tâm và khôn ngoan. Sau cùng, tình yêu của anh chị em phong phú cho xã hội, vì cuộc sống gia đình chính là trường học đầu tiên và không thể thay thế được để dạy các đức tính xã hội, như tôn trọng con người, đặc tính nhưng không, lòng tín nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tình liên đới và cộng tác”.
ĐTC nói tiếp: ”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy chăm sóc con cái của mình, và trong một thế giới bị kỹ thuật thống trị, hãy thông truyền cho chúng, trong sự thanh thản và tín thác, những lý do để sống, sức mạnh của niềm tin, mở ra cho chúng những mục tiêu cao thượng và nâng đỡ chúng trong sự dòn mỏng yếu đuối. Hỡi những người làm con hãy biết luôn luôn duy trì một quan hệ yêu mến sâu xa và ân cần chăm sóc cha mẹ, và cả những quan hệ giữa anh chị em với nhau cũng phải là những cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu.”
Bí tích hôn phối
”Dự phóng của Thiên Chúa về đôi vợ chồng tìm được sự viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, với một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, Chúa Kitô đã cho anh chị em được tham dự vào tình yêu phu thê của Ngài, biến anh chị em thành dấu chỉ tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội: một tình yêu trung tín và hoàn toàn. Nếu anh chị em biết đón nhận hồng ân này, bằng cách hằng ngày canh tân sự ưng thuận của anh chị em, với lòng tin, với sức mạnh đến từ ơn bí tích hôn phối thì gia đình anh chị em sẽ sống tình yêu Thiên Chúa, theo mẫu gương của Thánh Gia Nazareth. Hỡi các gia đình thân mến, hãy năng khẩn cầu trong kinh nguyện ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Giuse, để các ngài dạy anh chị em đón nhận tình thương của Thiên Chúa như các ngài đã làm. Ơn gọi của anh chị em không phải là điều dễ thực hiện, nhất là ngày nay, nhưng ơn gọi tình yêu ấy là một thực tại tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự biến đổi thế giới. Trước mắt, anh chị em có chứng tá của bao nhiêu gia đình, họ chỉ dẫn những con đường để tăng trưởng trong tình yêu: đó là duy trì quan hệ liên lỷ với Thiên Chúa, tham gia đời sống Giáo Hội, vun trồng cuộc đối thoại, tôn trọng quan điểm của người khác, sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với những khuyết điểm của người khác, biết tha thứ và xin lỗi, khắc phục một cách khôn ngoan và khiêm tốn những xung đột nếu có, thỏa thuận với nhau về đường hướng giáo dục, cởi mở đối với các gia đình khác, quan tâm tới người nghèo, có tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân sự. Đó là tất cả những yếu tố tạo nên gia đình. Anh chị em hãy can đảm sống các yếu tố ấy, với xác tín rằng theo mức độ được ơn thánh Chúa nâng đỡ, anh chị em sẽ sống tình yêu thương đối với nhau và với mọi người, trở thành Tin Mừng sống động, và thành một Giáo Hội tại gia đích thực (Xc Tông huấn Familiaris consortio, 49).“
Những người ly dị tái hôn
”Tôi cũng muốn dành một lời cho các tín hữu, tuy đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, nhưng họ đang chịu kinh nghiệm đau thương về sự thất bại của hôn nhân và chia lìa nhau. Anh chị em hãy biết rằng Giáo Hoàng và Giáo hội nâng đỡ anh chị em trong nỗi đau khổ và cơ cực của anh chị em. Tôi khuyến khích anh chị em hãy liên kết với cộng đoàn của mình và đồng thời tôi cầu mong các giáo phận thực hiện những sáng kiến thích hợp để đón nhận và gần gũi anh chị em.”
Trách vụ của vợ chồng
”Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa ủy thác cho đôi vợ chồng công trình sáng tạo của Ngài để họ bảo tồn, vun trồng, và qui hướng chúng theo dự phóng của Ngài (Xc 1,27-28; 2,15). Trong chỉ dẫn này của Kinh Thánh, chúng ta có thể đọc thấy nghĩa vụ của người nam và người nữ phải cộng tác với Thiên Chúa để biến đổi thế giới, qua công việc, qua khoa học và kỹ thuật. Người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa cả trong công trình này, công trình mà họ cần chu toàn với cùng một tình yêu của Đấng Tạo Hóa. Chúng ta thấy rằng trong các lý thuyết kinh tế tân thời, quan niệm duy lợi ích về lao động, về sản suất và về thị trường thường được đề cao trổi vượt. Nhưng dự phóng của Thiên Chúa và chính kinh nghiệm cho thấy rằng không phải tiêu chuẩn một chiều về tư lợi và về lợi nhuận tối đa có thể góp phần đạt tới sự phát triển hài hòa, mưu ích cho gia đình và xây dựng một xã hội công bằng hơn, vì nó bao hàm một sự cạnh tranh thái quá, những chênh lệch lớn lao, làm suy thoái môi sinh, chạy đua tiêu thụ, gây ra bao nhiêu khó khăn trong gia đình. Não trạng duy lợi ích có xu hướng lây sang các quan hệ giữa con người với nhau và trong gia đình, biến những quan hệ này thành một sự đồng qui bấp bênh của các lợi lộc cá nhân và đe dọa sự ổn định của xã hội.
Yếu tố sau cùng được ĐTC nhắc đến trong bài giảng là sự nghỉ ngơi và mừng lễ:
”Con người, trong tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, cũng được kêu gọi nghỉ ngơi và mừng lễ. Trình thuật sáng tạo kết thúc với những lời này: ”Trong ngày thứ bẩy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã làm và ngày thứ bẩy Ngài ngưng mọi hoạt động đã làm. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bẩy và thánh hóa ngày này” (St 2,2-3. Đối với các tín hữu Kitô chúng ta, ngày lễ là Chúa nhật, ngày của Chúa, là lễ Phục sinh hằng tuần. Đó là ngày của Giáo hội, cộng đoàn được Chúa triệu tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, như chúng ta đang làm hôm nay, để nuôi sống chúng ta bằng chính Ngài, để đi vào trong tình thương của Ngài và sống bằng tình yêu ấy. Đó là ngày của con người với các giá trị của nó là cuộc sống chung, tình thân hữu, tình liên đới, văn hóa, tiếp xúc với thiên nhiên, chơi đùa, thể thao. Đó là ngày của gia đình, trong đó cùng sống với nhau ý nghĩa ngày lễ, cuộc gặp gỡ, chia sẻ, kể cả qua việc tham dự Thánh Lễ. Hỡi các gia đình thân mến, dù ở trong nhịp sống dồn dập của thời đại chúng ta ngày nay, anh chị em đừng đánh mất ý nghĩa ngày của Chúa! Ngày này giống như một ốc đảo trong đó chúng ta dừng lại để thưởng thức niềm vui gặp gỡ và thỏa mãn khát mong của chúng ta về Thiên Chúa”.
Gia đình, lao động và mừng lễ: 3 hồng ân của Thiên Chúa, 3 chiều kích trong cuộc sống chúng ta phải tìm được sự hòa hợp quân bình. Hòa hợp thời gian làm việc và những đòi hỏi của gia đình, của công việc làm, của chức phận làm mẹ, lao động và mừng lễ, sự hòa hợp như thế là điều quan trọng để xây dựng xã hội với khuôn mặt con người.
Loan báo Đại hội tại Philadelphia
Cuối thánh lễ, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã cám ơn ĐTC, tổng giáo phận Milano và chính quyền đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành tốt đẹp Đại hội các gia đình này.
Về phần ĐTC, ngài cũng lên tiếng cám ơn các vị trong ban tổ chức đồng thời loan báo: Đại hội kỳ 8 gia đình Công Giáo thế giới sẽ diễn ra tại thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015 tới đây. ĐTC cám ơn Đức Cha Charles Chaput, dòng Capuchino, TGM giáo phận Phila, đã quảng đại đón nhận trách nhiệm này.
Đức TGM Chaput có mặt tại buổi lễ cùng với phái đoàn giáo phận. Ngài đã tiến lên chào Đức Thánh Cha và ĐHY Antonelli.
ĐTC chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, và trước khi ngài ban phép lành, Đức Cha De Scalzi, Chủ tịch quỹ Gia đình 2012 ở Milano, loan báo cho mọi người: ĐTC đã dành 500 ngàn Euro từ quĩ bác ái của ngài để giúp các giáo phận bị động đất. Ngân khoản này sẽ được trao cho các GM 5 giáo phận Ferrara, Modena, Mantova, Carpi, Bologna, để giúp các gia đình và những người gặp khó khăn nhiều nhất vì động đất trong giáo phận của các vị.
Sau thánh lễ lúc 12 giờ rưỡi, ĐTC đã về tòa TGM Milano để dùng bữa với các HY, GM và một số đại diện từ 5 châu, trong đó có gia đình người Irak, Mêhicô, Australia, Tây Ban Nha..
Ban chiều, vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài chào thăm và cám ơn một số thành viên của Quỹ Gia đình 2012 cũng như ban tổ chức đại hội cũng như cuộc viếng thăm của ngài, trước khi ra phi trường để đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần 7 giờ chiều.
Địa điểm hành lễ cách trung tâm Milano lối 10 cây số, nguyên là một phi trường được sử dụng thời thời sau thế chiến thứ 2, nay là một khu vực rộng 640 hécta xanh tươi, được phân làm nhiều khu. Công viên này tiếp tục được mở rộng về diện tích cũng như về các loại cây được trồng.
ĐTC đã từ tòa TGM Milano đến công viên Bresso lúc 9 giờ rưỡi sáng và ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu hiện diện. Họ vẫy cờ quốc gia của mình, cờ Tòa Thánh cũng như những biểu ngữ để chào đón ngài. Thỉnh thoảng xe dừng lại để ngài hôn các em bé được các nhân viên an ninh và Đức Ông bí thư nâng lên và trao cho ngài.
Trước lễ đài khổng lồ có mái vòm che mưa nắng, có khoảng 1 ngàn linh mục đồng tế đến từ các nước và cả các giới chức chính quyền, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, cùng với nhiều bộ trưởng trong chính quyền. Một khu vực bên trái lễ đài được dành cho ca đoàn với 500 ca viên. Trên lễ đài, đã có 250 GM Italia và các nước ngồi sẵn, trong khi 60 HY đã đi rước với ĐTC lên bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. ĐTC nói:
”Không những Giáo Hội nhưng cả các gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng được kêu gọi trở thành hình ảnh Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi. Thực vậy từ đầu, ”Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, Ngài tạo dựng họ theo hình ảnh Thiên Chúa: Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói: hãy sinh sản ra nhiều” (St 1,27-28). Thiên Chúa đã tạo dựng con người nam nữ, với phẩm giá bình đẳng, nhưng cũng với những đặc tính riêng bổ túc cho nhau, để cả hai trở thành hồng ân cho nhau, đề cao giá trị của nhau và thực hiện một cộng đồng của tình thương và sự sống. Tình yêu là đIèu làm cho con người thành hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, khi sống hôn nhân, anh chị không trao cho nhau một vật gì hoặc vài hoạt động nào đó, nhưng trọn cuộc sống. Tình yêu của anh chị em trở nên phong phú trước tiên cho chính anh chị em, vì anh chị em mong ước và thực hiện điều tốt lành cho nhau, cảm nghiệm niềm vui nhận lãnh và cho đi. Rồi tình yêu ấy trở nên phong phú trong việc sinh sản con cái một cách quảng đại và trong tinh thần trách nhiệm, trong sự ân cần chăm sóc con cái, giáo dục chúng trong sự quan tâm và khôn ngoan. Sau cùng, tình yêu của anh chị em phong phú cho xã hội, vì cuộc sống gia đình chính là trường học đầu tiên và không thể thay thế được để dạy các đức tính xã hội, như tôn trọng con người, đặc tính nhưng không, lòng tín nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tình liên đới và cộng tác”.
ĐTC nói tiếp: ”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy chăm sóc con cái của mình, và trong một thế giới bị kỹ thuật thống trị, hãy thông truyền cho chúng, trong sự thanh thản và tín thác, những lý do để sống, sức mạnh của niềm tin, mở ra cho chúng những mục tiêu cao thượng và nâng đỡ chúng trong sự dòn mỏng yếu đuối. Hỡi những người làm con hãy biết luôn luôn duy trì một quan hệ yêu mến sâu xa và ân cần chăm sóc cha mẹ, và cả những quan hệ giữa anh chị em với nhau cũng phải là những cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu.”
Bí tích hôn phối
”Dự phóng của Thiên Chúa về đôi vợ chồng tìm được sự viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, với một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, Chúa Kitô đã cho anh chị em được tham dự vào tình yêu phu thê của Ngài, biến anh chị em thành dấu chỉ tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội: một tình yêu trung tín và hoàn toàn. Nếu anh chị em biết đón nhận hồng ân này, bằng cách hằng ngày canh tân sự ưng thuận của anh chị em, với lòng tin, với sức mạnh đến từ ơn bí tích hôn phối thì gia đình anh chị em sẽ sống tình yêu Thiên Chúa, theo mẫu gương của Thánh Gia Nazareth. Hỡi các gia đình thân mến, hãy năng khẩn cầu trong kinh nguyện ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Giuse, để các ngài dạy anh chị em đón nhận tình thương của Thiên Chúa như các ngài đã làm. Ơn gọi của anh chị em không phải là điều dễ thực hiện, nhất là ngày nay, nhưng ơn gọi tình yêu ấy là một thực tại tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự biến đổi thế giới. Trước mắt, anh chị em có chứng tá của bao nhiêu gia đình, họ chỉ dẫn những con đường để tăng trưởng trong tình yêu: đó là duy trì quan hệ liên lỷ với Thiên Chúa, tham gia đời sống Giáo Hội, vun trồng cuộc đối thoại, tôn trọng quan điểm của người khác, sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với những khuyết điểm của người khác, biết tha thứ và xin lỗi, khắc phục một cách khôn ngoan và khiêm tốn những xung đột nếu có, thỏa thuận với nhau về đường hướng giáo dục, cởi mở đối với các gia đình khác, quan tâm tới người nghèo, có tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân sự. Đó là tất cả những yếu tố tạo nên gia đình. Anh chị em hãy can đảm sống các yếu tố ấy, với xác tín rằng theo mức độ được ơn thánh Chúa nâng đỡ, anh chị em sẽ sống tình yêu thương đối với nhau và với mọi người, trở thành Tin Mừng sống động, và thành một Giáo Hội tại gia đích thực (Xc Tông huấn Familiaris consortio, 49).“
Những người ly dị tái hôn
”Tôi cũng muốn dành một lời cho các tín hữu, tuy đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, nhưng họ đang chịu kinh nghiệm đau thương về sự thất bại của hôn nhân và chia lìa nhau. Anh chị em hãy biết rằng Giáo Hoàng và Giáo hội nâng đỡ anh chị em trong nỗi đau khổ và cơ cực của anh chị em. Tôi khuyến khích anh chị em hãy liên kết với cộng đoàn của mình và đồng thời tôi cầu mong các giáo phận thực hiện những sáng kiến thích hợp để đón nhận và gần gũi anh chị em.”
Trách vụ của vợ chồng
”Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa ủy thác cho đôi vợ chồng công trình sáng tạo của Ngài để họ bảo tồn, vun trồng, và qui hướng chúng theo dự phóng của Ngài (Xc 1,27-28; 2,15). Trong chỉ dẫn này của Kinh Thánh, chúng ta có thể đọc thấy nghĩa vụ của người nam và người nữ phải cộng tác với Thiên Chúa để biến đổi thế giới, qua công việc, qua khoa học và kỹ thuật. Người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa cả trong công trình này, công trình mà họ cần chu toàn với cùng một tình yêu của Đấng Tạo Hóa. Chúng ta thấy rằng trong các lý thuyết kinh tế tân thời, quan niệm duy lợi ích về lao động, về sản suất và về thị trường thường được đề cao trổi vượt. Nhưng dự phóng của Thiên Chúa và chính kinh nghiệm cho thấy rằng không phải tiêu chuẩn một chiều về tư lợi và về lợi nhuận tối đa có thể góp phần đạt tới sự phát triển hài hòa, mưu ích cho gia đình và xây dựng một xã hội công bằng hơn, vì nó bao hàm một sự cạnh tranh thái quá, những chênh lệch lớn lao, làm suy thoái môi sinh, chạy đua tiêu thụ, gây ra bao nhiêu khó khăn trong gia đình. Não trạng duy lợi ích có xu hướng lây sang các quan hệ giữa con người với nhau và trong gia đình, biến những quan hệ này thành một sự đồng qui bấp bênh của các lợi lộc cá nhân và đe dọa sự ổn định của xã hội.
Yếu tố sau cùng được ĐTC nhắc đến trong bài giảng là sự nghỉ ngơi và mừng lễ:
”Con người, trong tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, cũng được kêu gọi nghỉ ngơi và mừng lễ. Trình thuật sáng tạo kết thúc với những lời này: ”Trong ngày thứ bẩy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã làm và ngày thứ bẩy Ngài ngưng mọi hoạt động đã làm. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bẩy và thánh hóa ngày này” (St 2,2-3. Đối với các tín hữu Kitô chúng ta, ngày lễ là Chúa nhật, ngày của Chúa, là lễ Phục sinh hằng tuần. Đó là ngày của Giáo hội, cộng đoàn được Chúa triệu tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, như chúng ta đang làm hôm nay, để nuôi sống chúng ta bằng chính Ngài, để đi vào trong tình thương của Ngài và sống bằng tình yêu ấy. Đó là ngày của con người với các giá trị của nó là cuộc sống chung, tình thân hữu, tình liên đới, văn hóa, tiếp xúc với thiên nhiên, chơi đùa, thể thao. Đó là ngày của gia đình, trong đó cùng sống với nhau ý nghĩa ngày lễ, cuộc gặp gỡ, chia sẻ, kể cả qua việc tham dự Thánh Lễ. Hỡi các gia đình thân mến, dù ở trong nhịp sống dồn dập của thời đại chúng ta ngày nay, anh chị em đừng đánh mất ý nghĩa ngày của Chúa! Ngày này giống như một ốc đảo trong đó chúng ta dừng lại để thưởng thức niềm vui gặp gỡ và thỏa mãn khát mong của chúng ta về Thiên Chúa”.
Gia đình, lao động và mừng lễ: 3 hồng ân của Thiên Chúa, 3 chiều kích trong cuộc sống chúng ta phải tìm được sự hòa hợp quân bình. Hòa hợp thời gian làm việc và những đòi hỏi của gia đình, của công việc làm, của chức phận làm mẹ, lao động và mừng lễ, sự hòa hợp như thế là điều quan trọng để xây dựng xã hội với khuôn mặt con người.
Loan báo Đại hội tại Philadelphia
Cuối thánh lễ, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã cám ơn ĐTC, tổng giáo phận Milano và chính quyền đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành tốt đẹp Đại hội các gia đình này.
Về phần ĐTC, ngài cũng lên tiếng cám ơn các vị trong ban tổ chức đồng thời loan báo: Đại hội kỳ 8 gia đình Công Giáo thế giới sẽ diễn ra tại thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015 tới đây. ĐTC cám ơn Đức Cha Charles Chaput, dòng Capuchino, TGM giáo phận Phila, đã quảng đại đón nhận trách nhiệm này.
Đức TGM Chaput có mặt tại buổi lễ cùng với phái đoàn giáo phận. Ngài đã tiến lên chào Đức Thánh Cha và ĐHY Antonelli.
ĐTC chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, và trước khi ngài ban phép lành, Đức Cha De Scalzi, Chủ tịch quỹ Gia đình 2012 ở Milano, loan báo cho mọi người: ĐTC đã dành 500 ngàn Euro từ quĩ bác ái của ngài để giúp các giáo phận bị động đất. Ngân khoản này sẽ được trao cho các GM 5 giáo phận Ferrara, Modena, Mantova, Carpi, Bologna, để giúp các gia đình và những người gặp khó khăn nhiều nhất vì động đất trong giáo phận của các vị.
Sau thánh lễ lúc 12 giờ rưỡi, ĐTC đã về tòa TGM Milano để dùng bữa với các HY, GM và một số đại diện từ 5 châu, trong đó có gia đình người Irak, Mêhicô, Australia, Tây Ban Nha..
Ban chiều, vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài chào thăm và cám ơn một số thành viên của Quỹ Gia đình 2012 cũng như ban tổ chức đại hội cũng như cuộc viếng thăm của ngài, trước khi ra phi trường để đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần 7 giờ chiều.
Bài Giáo Lý của ĐTC: Lời « Có » của Thiên Chúa và «Amen» của Chúng Ta trong Cầu Nguyện
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:07 04/06/2012
“Trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta được mời gọi để thưa “vâng” với Thiên Chúa, và để trả lời bằng từ “amen” của việc gắn bó, của lòng trung thành với Ngài bằng toàn thể cuộc sống chúng ta.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 36 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư ngày 30 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục bàn về việc cầu nguyện trong các Thư của Thánh Phaolô.
* * *
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý này, chúng ta suy niệm về cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, và tìm cách nhìn đến việc cầu nguyện Kitô giáo như một cuộc gặp gỡ cá nhân thực sự với Thiên Chúa Cha trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần. Hôm nay, trong buổi gặp gỡ này, lời “có” trung tín của Thiên Chúa và lời “amen” đầy tin tưởng của các tín hữu đi vào cuộc đối thoại. Và tôi muốn nhấn mạnh đến động lực này, bằng cách ngừng lại ở Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô. Thánh Phaolô gửi bức thư tha thiết này đến một giáo đoàn đã nhiều lần thách thức chức vụ Tông Đồ của ngài, và ngài mở lòng ra với những người nhận thư để đảm bảo với họ về lòng trung thành của ngài với Đức Kitô và Tin Mừng. Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô này bắt đầu bằng một trong những lời cầu nguyện chúc tụng đẹp nhất của Tân Ước. Thư nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an.” 4”Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó”(2 Cor 1: 3-4).
Thánh Phaolô đã chịu nhiều gian khổ lớn lao, ngài đã trải qua rất nhiều khó khăn và đau khổ nhưng không bao giờ đầu hàng sự chán nản, vì nhờ được nuôi dưỡng bởi ân sủng và sự gần gũi của Chúa Giêsu Kitô, mà ngài đã trở thành một tông đồ và nhân chứng của Người qua việc hiến trọn cuộc đời của ngài cho Người. Chính vì lý do ấy mà Thánh Phaolô bắt đầu Thư này với một lời cầu nguyện chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, vì không có giây phút nào trong cuộc đời như là một Tông Đồ của Đức Kitô, mà ngài cảm thấy sự nâng đỡ của Chúa Cha đầy lòng thương xót, của Thiên Chúa đầy an ủi, bị suy giảm. Ngài đã phải chịu đau khô khủng khiếp. Đó là những điều mà ngài đã nói trong Thư này, nhưng trong tất cả những hoàn cảnh ấy, khi mà con đường tiến lên dường như không mở ra trước mặt ngài, ngài đã nhận được sự an ủi và vỗ về từ Thiên Chúa. Để loan báo Đức Kitô, ngài cũng bị ngược đãi và thậm chí còn bị giam cầm, nhưng ngài đã luôn cảm thấy tự do trong tâm hồn, được sinh động hóa bởi sự hiện diện của Đức Kitô, và đầy khát vọng rao giảng Tin Mừng hy vọng. Do đó, từ ngục tù, ngài đã viết cho Timôthê, cộng tác viên trung thành của ngài. Trong khi bị xiềng xích, ngài viết: “Nhưng lời Thiên Chúa không bị xiềng xích. Cho nên cha chịu đựng mọi sự vì những người được tuyển chọn, để họ cũng được hưởng ơn cứu độ trong Ðức Giêsu Kitô, cùng với vinh quang muôn đời.” (2 Tm 2:9b-10). Trong đau khổ vì Đức Kitô, ngài đã cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa. Ngài viết: “Vì như sự khổ đau của Ðức Kitô đổ tràn trên chúng ta thế nào, thì nhờ Ðức Kitô niềm an ủi của chúng ta cũng được tràn trề như vậy” (2 Cor 1:5).
Trong lời cầu nguyện chúc tụng mở đầu Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, bên cạnh chủ đề gian khổ, là chủ đề về sự an ủi vỗ về, điều không nên hiểu chỉ là sự an ủi, nhưng cũng là một sự khuyến khích và khuyên nhủ đừng để mình bị chinh phục bởi những gian khổ và khó khăn. Đây là một lời mời để sống bất kỳ hoàn cảnh nào trong Đức Kitô, là Đấng gánh trên mình tất cả đau khổ và tội lỗi của thế gian để mang lại ánh sáng, hy vọng và ơn cứu độ. Và như thế, Chúa Giêsu ban chúng ta, đến lượt mình, cũng có khả năng an ủi những người đang phải chịu bất kỳ sự đau khổ nào. Việc kết hợp sâu xa với Đức Kitô trong cầu nguyện, tin tưởng vào sự hiện diện của Người, dẫn đến việc sẵn sàng chia sẻ những đau khổ và ưu phiền của anh em mình. Thánh Phaolô đã viết: “Có ai yếu đuối mà tôi lại không yếu đuối chăng? Có ai vấp phạm mà tôi lại không nóng lòng sao?” (2 Cr 11:29). Việc chia sẻ những đau khổ của người khác không chỉ là kết quả của lòng nhân từ đơn sơ hoặc sự rộng lượng của con người hoặc tinh thần vị tha, nhưng phát ra từ sự an ủi của Chúa, từ sự nâng đỡ không hề lay chuyển của “quyền năng siêu việt” đến từ Thiên Chúa “chứ không đến từ chúng ta” (2 Cr 4: 7).
Anh chị em thân mến, cuộc sống và cuộc hành trình Kitô hữu của chúng ta thường được đánh dấu bằng những khó khăn, hiểu lầm và đau khổ. Chúng ta đều biết điều đó. Trong một mối liên hệ trung thành với Chúa qua việc cầu nguyện liên tục hàng ngày, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự an ủi đến từ Thiên Chúa một cách cụ thể. Điều này củng cố đức tin của chúng ta, bởi vì nó cho phép chúng ta kinh nghiệm cụ thể câu trả lời “có” của Thiên Chúa đối với con người, với chúng ta, với tôi, trong Đức Kitô. Điều đó làm cho chúng ta cảm thấy sự trung tín của tình yêu Ngài trải rộng đến nỗi ban tặng Con Ngài trên thập giá. Thánh Phaolô nói: “Vì Con Thiên Chúa, Ðức Giêsu Kitô, là Ðấng mà chúng tôi, kể cả tôi, Silvanô, và Timôthê, rao giảng giữa anh em, đã không vừa là “có” vừa là “không”, nhưng nơi Người luôn chỉ là “có.” Vì mọi lời hứa của Thiên Chúa nơi Người đều là “có.” Vì thế trong Người chúng ta thưa “Amen” cho vinh quang Thiên Chúa” (2 Cor 1: 19-20). Lời “có” của Thiên Chúa không phải là “có” nửa chừng; không phải là lưng chừng giữa “có” và “không”; nhưng là “có” đơn thuần và chắc chắn. Và chúng ta trả lời cho lời 'có' này với lời “có” hay “vâng” của chúng ta, bằng từ “Amen” của chúng ta và bằng cách này chúng ta ở lại trong từ “có” của Thiên Chúa.
Đức tin không chủ yếu là một hành động của con người, mà là một món quà nhưng không (hồng ân) của Thiên Chúa, được bắt nguồn từ lòng trung tín của Ngài, trong từ “có” của Ngài, là điều làm cho chúng ta hiểu phải sống cuộc đời mình bằng cách yêu mến Ngài và yêu thương anh chị em mình như thế nào. Toàn bộ lịch sử cứu độ là một sự tự mặc khải cách tiệm tiến của lòng trung tín của Thiên Chúa, bất chấp sự phản bội và chối từ của chúng ta, trong sự chắc rằng “hồng ân và ơn kêu gọi của Thiên Chúa không thể thu hồi được” như Thánh Tông Đồ nói trong Thư Rôma (11:29).
Anh chị em thân mến, cách hành động của Thiên Chúa, rất khác với cách hành động của chúng ta, ban cho chúng ta sự an ủi, sức mạnh và hy vọng, bởi vì Thiên Chúa không thu hồi câu trả lời “có” của Ngài. Trước những va chạm trong sự liên hệ con người, ngay cả vời những phần tử trong gia đình, chúng ta có khuynh hướng không kiên trì trong tình yêu vô vị lợi, là điều đòi hỏi quyết tâm và hy sinh. Trái lại, Thiên Chúa không bao giờ chán nản đối với chúng ta; Ngài không bao giờ mệt mỏi vì kiên nhẫn đối với chúng ta, nhưng luôn luôn đi trước chúng ta với lòng nhân từ của Ngài. Ngài đến gặp chúng ta trước. Tiếng “có” của Ngài đáng cho chúng ta tin cậy một cách tuyệt đối. Trong biến cố Thập Giá, Ngài cho chúng ta thấy mức độ của tình yêu Ngài, là tình yêu không tính toán hoặc đo lường. Trong Thư gửi Titô, Thánh Phaolô nói “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Ngài đối với nhân loại” (Tit 3:4). Và để cho lời “có” được nhắc lại mỗi ngày, Ngài “đã xức dầu cho chúng ta” và “đã đóng dấu trên chúng ta cùng đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cor 1:21b-22).
Thực ra, chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã làm cho lời “có” của Thiên Chúa, trong Đức Chúa Giêsu Kitô, liên tục hiện diện cùng sống động, và chính Ngài tạo ra trong tâm hồn chúng ta ước muốn đi theo Người, để một ngày nào đó được trọn vẹn bước vào tình yêu của Người, khi chúng tôi nhận được ở trên trời một ngôi nhà, không phải do tay phàm nhân làm ra. Không có người nào mà không được tình yêu chuung thủy này tìm kiếm và kêu gọi, một tình yêu có thể đợi chờ, đợi chờ ngay cả những người tiếp tục trả lời bằng chữ “không” của chối từ hoặc cứng lòng. Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta. Ngài không ngừng tìm kiếm chúng ta và muốn đón nhận chúng ta vào sự hiệp thông với Ngài để ban cho mỗi người trong chúng ta tất cả sự viên mãn của đời sống, niềm hy vọng và bình an.
Lời thưa “amen” của Hội Thánh, vang vọng trong mỗi hành động phụng vụ, được ghép vào lời “có” của Thiên Chúa: “amen” là đáp trả của đức tin thường được dung để kết thúc lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta, và diễn tả lời thưa “xin vâng” (“có”) của chúng ta với sáng kiến của Thiên Chúa. Trong cầu nguyện, chúng ta thường trả lời “amen” vì thói quen, mà không hiểu biết ý nghĩa sâu xa của nó. Từ này xuất phát từ 'aman' trong tiếng Do Thái và tiếng Aram, có nghĩa là “làm cho vững chắc”, “củng cố” và, do đó là “chắc chắn”, “nói sự thật.” Nếu chúng ta nhìn vào Thánh Kinh, chúng ta thấy rằng từ “amen” này được công bố vào cuối các Thánh Vịnh chúc tụng và ngợi khen, thí dụ, trong Thánh Vịnh 41: “Vì sự vô tội của con mà Chúa đỡ nâng con, và cho con đứng vững trước mặt Chúa muôn đời. Chúc tụng Đức Giavê, Thiên Chúa Israel, từ muôn đời và cho đến thiên thu. Amen, Amen!” (Các câu 13-14). Hoặc diễn tả sự gắn bó với Thiên Chúa, khi dân Israel trở về với đầy niềm vui từ cuộc lưu đầy ở Babylon và thưa lời “xin vâng”, “amen” với Thiên Chúa và Lề Luật của Ngài. Sách Nehemia nói rằng, sau cuộc trở về này, “Ông Edra mở sách ra trước mặt tất cả dân chúng, vì ông đứng cao hơn dân chúng, nên khi ông mở sách ra, thì tất cả dân chúng đều đứng lên. Khi ấy ông Edra chúc tụng Giavê, Thiên Chúa cao cả, và tất cả dân chúng liền giơ tay lên, mà trả lời, ‘Amen, Amen!’” (Neh 8, 5-6).
Cho nên, ngay từ thủa ban đầu, từ “amen” của phụng vụ Do Thái đã trở thành từ “amen” của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Và sách phụng vụ Kitô giáo xuất là Sách Khải Huyền của Thánh Gioan bắt đầu với từ “amen” của Hội Thánh: “Kính Ðấng đã yêu thương chúng ta và rửa sạch tội lỗi chúng ta trong chính máu của Người, và đã làm cho chúng ta trở nên một vương quốc và các tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người, kính dâng Người vinh quang và chủ quyền đến muôn muôn đời. Amen!” (Kh 1:5b-6). Đây là chương đầu tiên của Sách Khải Huyền. Và cùng một cuốn sách ấy kết thúc bằng lời khẩn cầu “Amen, Lạy Chúa Giêsu xin ngự đến” (Kh 22:20).
Các bạn thân mến, cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ với một Người sống, với Đấng mà chúng ta phải lắng nghe và thân thưa; nó là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là Đấng nhắc lại lòng trung tín không hề lay chuyển của Ngài, câu trả lời “có” của Ngài ban cho chúng ta sự an ủi của Ngài giữa những giông tố của cuộc đời và giúp chúng ta sống trong sự kết hợp với Ngài, một cuộc sống đầy niềm vui và sự tốt lành, là những điều sẽ được thỏa mãn trong cuộc sống đời đời.
Trong lời nguyện cầu của chúng ta, chúng ta được mời gọi để thưa “vâng” với Thiên Chúa, và để trả lời bằng từ “amen” của việc gắn bó, của lòng trung thành với Ngài bằng toàn thể cuộc sống chúng ta. Lòng trung thành này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được bằng sức riêng của mình; nó không chỉ là hoa quả của quyết tâm hàng ngày của chúng ta; nó đến từ Thiên Chúa và được thiết lập trên lời “xin vâng” của Đức Kitô, Đấng nói: “Lương thực của Tôi là làm theo ý của Chúa Cha” (x. Ga 4:34). Chúng ta phải đi vào chính trong lời “xin vâng” của Đức Kitô, trong sự vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, để có thể cùng nói với Thánh Phaolô rằng không còn là chúng ta sống, nhưng Chính Đức Kitô sống trong chúng ta. Vì vậy, chữ “amen” của lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta sẽ bao phủ và biến đổi toàn thể cuộc sống chúng ta thành một cuộc sống đầy an ủi của Thiên Chúa, một cuộc sống chìm đắm trong Tình Yêu vĩnh cửu và vững bền. Cảm ơn anh chị em.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 36 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư ngày 30 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục bàn về việc cầu nguyện trong các Thư của Thánh Phaolô.
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý này, chúng ta suy niệm về cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, và tìm cách nhìn đến việc cầu nguyện Kitô giáo như một cuộc gặp gỡ cá nhân thực sự với Thiên Chúa Cha trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần. Hôm nay, trong buổi gặp gỡ này, lời “có” trung tín của Thiên Chúa và lời “amen” đầy tin tưởng của các tín hữu đi vào cuộc đối thoại. Và tôi muốn nhấn mạnh đến động lực này, bằng cách ngừng lại ở Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô. Thánh Phaolô gửi bức thư tha thiết này đến một giáo đoàn đã nhiều lần thách thức chức vụ Tông Đồ của ngài, và ngài mở lòng ra với những người nhận thư để đảm bảo với họ về lòng trung thành của ngài với Đức Kitô và Tin Mừng. Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô này bắt đầu bằng một trong những lời cầu nguyện chúc tụng đẹp nhất của Tân Ước. Thư nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an.” 4”Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó”(2 Cor 1: 3-4).
Thánh Phaolô đã chịu nhiều gian khổ lớn lao, ngài đã trải qua rất nhiều khó khăn và đau khổ nhưng không bao giờ đầu hàng sự chán nản, vì nhờ được nuôi dưỡng bởi ân sủng và sự gần gũi của Chúa Giêsu Kitô, mà ngài đã trở thành một tông đồ và nhân chứng của Người qua việc hiến trọn cuộc đời của ngài cho Người. Chính vì lý do ấy mà Thánh Phaolô bắt đầu Thư này với một lời cầu nguyện chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, vì không có giây phút nào trong cuộc đời như là một Tông Đồ của Đức Kitô, mà ngài cảm thấy sự nâng đỡ của Chúa Cha đầy lòng thương xót, của Thiên Chúa đầy an ủi, bị suy giảm. Ngài đã phải chịu đau khô khủng khiếp. Đó là những điều mà ngài đã nói trong Thư này, nhưng trong tất cả những hoàn cảnh ấy, khi mà con đường tiến lên dường như không mở ra trước mặt ngài, ngài đã nhận được sự an ủi và vỗ về từ Thiên Chúa. Để loan báo Đức Kitô, ngài cũng bị ngược đãi và thậm chí còn bị giam cầm, nhưng ngài đã luôn cảm thấy tự do trong tâm hồn, được sinh động hóa bởi sự hiện diện của Đức Kitô, và đầy khát vọng rao giảng Tin Mừng hy vọng. Do đó, từ ngục tù, ngài đã viết cho Timôthê, cộng tác viên trung thành của ngài. Trong khi bị xiềng xích, ngài viết: “Nhưng lời Thiên Chúa không bị xiềng xích. Cho nên cha chịu đựng mọi sự vì những người được tuyển chọn, để họ cũng được hưởng ơn cứu độ trong Ðức Giêsu Kitô, cùng với vinh quang muôn đời.” (2 Tm 2:9b-10). Trong đau khổ vì Đức Kitô, ngài đã cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa. Ngài viết: “Vì như sự khổ đau của Ðức Kitô đổ tràn trên chúng ta thế nào, thì nhờ Ðức Kitô niềm an ủi của chúng ta cũng được tràn trề như vậy” (2 Cor 1:5).
Trong lời cầu nguyện chúc tụng mở đầu Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, bên cạnh chủ đề gian khổ, là chủ đề về sự an ủi vỗ về, điều không nên hiểu chỉ là sự an ủi, nhưng cũng là một sự khuyến khích và khuyên nhủ đừng để mình bị chinh phục bởi những gian khổ và khó khăn. Đây là một lời mời để sống bất kỳ hoàn cảnh nào trong Đức Kitô, là Đấng gánh trên mình tất cả đau khổ và tội lỗi của thế gian để mang lại ánh sáng, hy vọng và ơn cứu độ. Và như thế, Chúa Giêsu ban chúng ta, đến lượt mình, cũng có khả năng an ủi những người đang phải chịu bất kỳ sự đau khổ nào. Việc kết hợp sâu xa với Đức Kitô trong cầu nguyện, tin tưởng vào sự hiện diện của Người, dẫn đến việc sẵn sàng chia sẻ những đau khổ và ưu phiền của anh em mình. Thánh Phaolô đã viết: “Có ai yếu đuối mà tôi lại không yếu đuối chăng? Có ai vấp phạm mà tôi lại không nóng lòng sao?” (2 Cr 11:29). Việc chia sẻ những đau khổ của người khác không chỉ là kết quả của lòng nhân từ đơn sơ hoặc sự rộng lượng của con người hoặc tinh thần vị tha, nhưng phát ra từ sự an ủi của Chúa, từ sự nâng đỡ không hề lay chuyển của “quyền năng siêu việt” đến từ Thiên Chúa “chứ không đến từ chúng ta” (2 Cr 4: 7).
Anh chị em thân mến, cuộc sống và cuộc hành trình Kitô hữu của chúng ta thường được đánh dấu bằng những khó khăn, hiểu lầm và đau khổ. Chúng ta đều biết điều đó. Trong một mối liên hệ trung thành với Chúa qua việc cầu nguyện liên tục hàng ngày, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự an ủi đến từ Thiên Chúa một cách cụ thể. Điều này củng cố đức tin của chúng ta, bởi vì nó cho phép chúng ta kinh nghiệm cụ thể câu trả lời “có” của Thiên Chúa đối với con người, với chúng ta, với tôi, trong Đức Kitô. Điều đó làm cho chúng ta cảm thấy sự trung tín của tình yêu Ngài trải rộng đến nỗi ban tặng Con Ngài trên thập giá. Thánh Phaolô nói: “Vì Con Thiên Chúa, Ðức Giêsu Kitô, là Ðấng mà chúng tôi, kể cả tôi, Silvanô, và Timôthê, rao giảng giữa anh em, đã không vừa là “có” vừa là “không”, nhưng nơi Người luôn chỉ là “có.” Vì mọi lời hứa của Thiên Chúa nơi Người đều là “có.” Vì thế trong Người chúng ta thưa “Amen” cho vinh quang Thiên Chúa” (2 Cor 1: 19-20). Lời “có” của Thiên Chúa không phải là “có” nửa chừng; không phải là lưng chừng giữa “có” và “không”; nhưng là “có” đơn thuần và chắc chắn. Và chúng ta trả lời cho lời 'có' này với lời “có” hay “vâng” của chúng ta, bằng từ “Amen” của chúng ta và bằng cách này chúng ta ở lại trong từ “có” của Thiên Chúa.
Đức tin không chủ yếu là một hành động của con người, mà là một món quà nhưng không (hồng ân) của Thiên Chúa, được bắt nguồn từ lòng trung tín của Ngài, trong từ “có” của Ngài, là điều làm cho chúng ta hiểu phải sống cuộc đời mình bằng cách yêu mến Ngài và yêu thương anh chị em mình như thế nào. Toàn bộ lịch sử cứu độ là một sự tự mặc khải cách tiệm tiến của lòng trung tín của Thiên Chúa, bất chấp sự phản bội và chối từ của chúng ta, trong sự chắc rằng “hồng ân và ơn kêu gọi của Thiên Chúa không thể thu hồi được” như Thánh Tông Đồ nói trong Thư Rôma (11:29).
Anh chị em thân mến, cách hành động của Thiên Chúa, rất khác với cách hành động của chúng ta, ban cho chúng ta sự an ủi, sức mạnh và hy vọng, bởi vì Thiên Chúa không thu hồi câu trả lời “có” của Ngài. Trước những va chạm trong sự liên hệ con người, ngay cả vời những phần tử trong gia đình, chúng ta có khuynh hướng không kiên trì trong tình yêu vô vị lợi, là điều đòi hỏi quyết tâm và hy sinh. Trái lại, Thiên Chúa không bao giờ chán nản đối với chúng ta; Ngài không bao giờ mệt mỏi vì kiên nhẫn đối với chúng ta, nhưng luôn luôn đi trước chúng ta với lòng nhân từ của Ngài. Ngài đến gặp chúng ta trước. Tiếng “có” của Ngài đáng cho chúng ta tin cậy một cách tuyệt đối. Trong biến cố Thập Giá, Ngài cho chúng ta thấy mức độ của tình yêu Ngài, là tình yêu không tính toán hoặc đo lường. Trong Thư gửi Titô, Thánh Phaolô nói “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Ngài đối với nhân loại” (Tit 3:4). Và để cho lời “có” được nhắc lại mỗi ngày, Ngài “đã xức dầu cho chúng ta” và “đã đóng dấu trên chúng ta cùng đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cor 1:21b-22).
Thực ra, chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã làm cho lời “có” của Thiên Chúa, trong Đức Chúa Giêsu Kitô, liên tục hiện diện cùng sống động, và chính Ngài tạo ra trong tâm hồn chúng ta ước muốn đi theo Người, để một ngày nào đó được trọn vẹn bước vào tình yêu của Người, khi chúng tôi nhận được ở trên trời một ngôi nhà, không phải do tay phàm nhân làm ra. Không có người nào mà không được tình yêu chuung thủy này tìm kiếm và kêu gọi, một tình yêu có thể đợi chờ, đợi chờ ngay cả những người tiếp tục trả lời bằng chữ “không” của chối từ hoặc cứng lòng. Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta. Ngài không ngừng tìm kiếm chúng ta và muốn đón nhận chúng ta vào sự hiệp thông với Ngài để ban cho mỗi người trong chúng ta tất cả sự viên mãn của đời sống, niềm hy vọng và bình an.
Lời thưa “amen” của Hội Thánh, vang vọng trong mỗi hành động phụng vụ, được ghép vào lời “có” của Thiên Chúa: “amen” là đáp trả của đức tin thường được dung để kết thúc lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta, và diễn tả lời thưa “xin vâng” (“có”) của chúng ta với sáng kiến của Thiên Chúa. Trong cầu nguyện, chúng ta thường trả lời “amen” vì thói quen, mà không hiểu biết ý nghĩa sâu xa của nó. Từ này xuất phát từ 'aman' trong tiếng Do Thái và tiếng Aram, có nghĩa là “làm cho vững chắc”, “củng cố” và, do đó là “chắc chắn”, “nói sự thật.” Nếu chúng ta nhìn vào Thánh Kinh, chúng ta thấy rằng từ “amen” này được công bố vào cuối các Thánh Vịnh chúc tụng và ngợi khen, thí dụ, trong Thánh Vịnh 41: “Vì sự vô tội của con mà Chúa đỡ nâng con, và cho con đứng vững trước mặt Chúa muôn đời. Chúc tụng Đức Giavê, Thiên Chúa Israel, từ muôn đời và cho đến thiên thu. Amen, Amen!” (Các câu 13-14). Hoặc diễn tả sự gắn bó với Thiên Chúa, khi dân Israel trở về với đầy niềm vui từ cuộc lưu đầy ở Babylon và thưa lời “xin vâng”, “amen” với Thiên Chúa và Lề Luật của Ngài. Sách Nehemia nói rằng, sau cuộc trở về này, “Ông Edra mở sách ra trước mặt tất cả dân chúng, vì ông đứng cao hơn dân chúng, nên khi ông mở sách ra, thì tất cả dân chúng đều đứng lên. Khi ấy ông Edra chúc tụng Giavê, Thiên Chúa cao cả, và tất cả dân chúng liền giơ tay lên, mà trả lời, ‘Amen, Amen!’” (Neh 8, 5-6).
Cho nên, ngay từ thủa ban đầu, từ “amen” của phụng vụ Do Thái đã trở thành từ “amen” của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Và sách phụng vụ Kitô giáo xuất là Sách Khải Huyền của Thánh Gioan bắt đầu với từ “amen” của Hội Thánh: “Kính Ðấng đã yêu thương chúng ta và rửa sạch tội lỗi chúng ta trong chính máu của Người, và đã làm cho chúng ta trở nên một vương quốc và các tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người, kính dâng Người vinh quang và chủ quyền đến muôn muôn đời. Amen!” (Kh 1:5b-6). Đây là chương đầu tiên của Sách Khải Huyền. Và cùng một cuốn sách ấy kết thúc bằng lời khẩn cầu “Amen, Lạy Chúa Giêsu xin ngự đến” (Kh 22:20).
Các bạn thân mến, cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ với một Người sống, với Đấng mà chúng ta phải lắng nghe và thân thưa; nó là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là Đấng nhắc lại lòng trung tín không hề lay chuyển của Ngài, câu trả lời “có” của Ngài ban cho chúng ta sự an ủi của Ngài giữa những giông tố của cuộc đời và giúp chúng ta sống trong sự kết hợp với Ngài, một cuộc sống đầy niềm vui và sự tốt lành, là những điều sẽ được thỏa mãn trong cuộc sống đời đời.
Trong lời nguyện cầu của chúng ta, chúng ta được mời gọi để thưa “vâng” với Thiên Chúa, và để trả lời bằng từ “amen” của việc gắn bó, của lòng trung thành với Ngài bằng toàn thể cuộc sống chúng ta. Lòng trung thành này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được bằng sức riêng của mình; nó không chỉ là hoa quả của quyết tâm hàng ngày của chúng ta; nó đến từ Thiên Chúa và được thiết lập trên lời “xin vâng” của Đức Kitô, Đấng nói: “Lương thực của Tôi là làm theo ý của Chúa Cha” (x. Ga 4:34). Chúng ta phải đi vào chính trong lời “xin vâng” của Đức Kitô, trong sự vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, để có thể cùng nói với Thánh Phaolô rằng không còn là chúng ta sống, nhưng Chính Đức Kitô sống trong chúng ta. Vì vậy, chữ “amen” của lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta sẽ bao phủ và biến đổi toàn thể cuộc sống chúng ta thành một cuộc sống đầy an ủi của Thiên Chúa, một cuộc sống chìm đắm trong Tình Yêu vĩnh cửu và vững bền. Cảm ơn anh chị em.
Top Stories
The ship of Peter may seem to falter but it is the Lord who governs the world
Vatican Information
09:44 04/06/2012
(VIS) - The Holy Father yesterday had lunch with Church leaders in the archbishopric of Milan. He had been staying at the archbishopric during his three-day visit to that northern Italian city for the seventh World Meeting of Families, the closure of which he had presided that morning at an open-air Mass. At the end of the meal the Pope made some brief off-the-cuff remarks.
"I simply want to say thank you for everything I have been able to experience over these days, for this experience of the living Church. If from time to time we may think that the Ship of Peter is at the mercy of ruthless adversaries, it is also true that we see that the Lord is present, He is alive, He truly rose again and holds the government of the world and the heart of mankind in His hand. This experience of the living Church, which lives from the love of God, which lives for the risen Christ has been, let us say, the gift of these days. Thus let us give thanks to the Lord".
"I simply want to say thank you for everything I have been able to experience over these days, for this experience of the living Church. If from time to time we may think that the Ship of Peter is at the mercy of ruthless adversaries, it is also true that we see that the Lord is present, He is alive, He truly rose again and holds the government of the world and the heart of mankind in His hand. This experience of the living Church, which lives from the love of God, which lives for the risen Christ has been, let us say, the gift of these days. Thus let us give thanks to the Lord".
Réflexions d’un Vietnamien aux Chinois de bonne volonté
Nguyên Huu Tan-Duc
09:45 04/06/2012
... constitue en même temps un véritable dossier rigoureux et pratiquement exhaustif, se référant sans cesse à des documents historiques et des travaux, cités en note. Une érudition qui, bien évidemment, n’empêche pas l’auteur de s’engager avec passion dans la défense de la cause de son pays. Car ce texte – le lecteur s’en apercevra vite – est aussi un vibrant plaidoyer, non pas contre la Chine, mais pour le Vietnam, pour son existence, pour sa survie, alors que son puissant voisin entame une montée en puissance.
Le problème abordé ici par l’auteur est sans doute celui qui, aujourd’hui, soulève le plus d’émotion et de passion au sein de la société civile vietnamienne. On l’a bien vu il y a seulement quelques mois, lorsque des manifestations quasiment hebdomadaires ont lancé dans les rues de Hanoi mais aussi de Saigon, des centaines et des milliers de personnes protestant contre les empiétements de la Chine sur la souveraineté vietnamienne. Certains catholiques y ont participé. Plusieurs d’entre eux ont même été arrêtés par la suite et attendent aujourd’hui leur procès. Des membres hauts placés de la hiérarchie catholique ont élevé la voix pour dénoncer la volonté hégémonique de la Chine. Deux colloques ont été organisés à Saigon par le club « Nguyên Van Binh ». L’un a pu avoir lieu malgré les pressions exercées par les autorités. Le second a dû être remis à une date ultérieure. L’évêque de Vinh, Mgr Nguyên Thai Hop, qui est aussi président de la Commission ‘Justice et Paix’, s’est exprimé avec une grande clarté sur ce sujet à plusieurs reprises, dans des interviews ou des déclarations radiophoniques. Tout récemment, il a figuré parmi les signataires d’une lettre de soutien envoyée aux dirigeants philippins, dans le conflit qui les oppose à la Chine pour la souveraineté de certains archipels en mer de Chine méridionale.
L’auteur de cette lettre aux Chinois de bonne volonté est M. Nguyên Huu Tan-Duc, un Vietnamien vivant en France depuis de longues années. Après quelques années enseignement de l’histoire et de la géographie, il a longtemps occupé un poste de rédacteur à l’Agence spatiale européenne. Depuis sa retraite, il consacre son temps à l’étude de l’histoire contemporaine du Vietnam et à la production littéraire. Outre certaines études concernant l’histoire et l’actualité, il a traduit en français plusieurs romans de grands auteurs vietnamiens contemporains tels que Nguyên Tuan, Thạch Lam, Sơn Nam.
Comme une bouteille à la mer, je confie cette missive à la Toile. Puisse-t-elle passer à travers les murailles de feu pour parvenir aux lecteurs de bonne volonté là-haut sur les rivages du Nord.
Alors que les bruits de bottes et le vrombissement des canonnières se font de plus en plus menaçants sur les frontières terrestres et maritimes de mon pays, je veux croire que la raison et le désir de paix de beaucoup finiront par l’emporter sur la soif de puissance de quelques-uns et la hâte d’en découdre de quelques autres. Et je prie le Ciel de nous épargner l’irréparable. Car, si par malheur il devait se produire, je n’ose imaginer les effroyables souffrances qui seront infligées à nos peuples et les dommages irrémédiables portés aux relations entre nos deux pays pour les générations futures...
Internautes chinois ! Je vous adresse ce billet en espérant qu’un certain nombre d’entre vous le liront. Sans illusion, je fais ce geste par acquit de conscience pour ne pas avoir à me reprocher plus tard d’avoir failli par omission, et pour que vous ne puissiez dire un jour que vous ne saviez pas !
En m’adressant aux personnes de bonne volonté, je suis censé me présenter comme doté de la même qualité, faute de quoi je ne serais au mieux qu’un bonimenteur, au pire un imposteur, auquel cas vous pouvez sans scrupule rejeter ma bouteille à la mer. Mais je veux croire à votre sens de l’humain (仁 rén / nhân) et à votre attachement à l’antique adage qui veut que « par delà les quatre mers tous les hommes sont frères » (四 海 皆 兄 弟, tứ hải giai huynh đệ) et qu’entre êtres humains doués de raison et de bon sens on peut toujours se comprendre à défaut de s’entendre.
Naturellement, je ne vous parlerai que de « sujets qui fâchent » puisqu’il s’agit bien de cela. Mais je dirai sans détour les choses comme elles sont, sans acrimonie ni exagération. Je n’ai que ma bonne foi à vous offrir, car tout ce que je dirai relève de faits patents et vérifiables et, qui plus est, connus et pensés par la grande majorité de mon peuple. Ai-je besoin d’ajouter que l’information distillée de leur côté par vos dirigeants et vos médias ne se fait qu’au compte-gouttes et au travers de filtres opaques et déformants ? D’où cet autre son de cloche que je me sens en devoir de vous faire entendre.
De toutes façons, je fais confiance à votre sens pratique bien connu pour peser le pour et le contre, les ‘pertes et profits’ en quelque sorte, en lisant ce billet. Car qu’avez-vous à perdre ? Soit faisant la sourde oreille vous condamnez mon pays à subir une nouvelle ‘leçon’ dont vos dirigeants ne cessent de brandir la menace (elle promet d’être encore ‘plus sévère’ que celle de 1979...); soit vous accordez à ces lignes quelque crédit et commencez à vous interroger sur le bien-fondé de la politique de votre pays. Devant un interlocuteur qui joue ainsi cartes sur table, vous êtes assurés de gagner sur les deux tableaux. Pile, en apprenant ce qu’il pense de votre pays en son âme et conscience, vous pouvez, au-delà de son cas individuel, percer les ressorts profonds de son peuple, ceci vous aidant à agir à bon escient et en toute bonne conscience. (Ce n’est pas aux descendants de Sun Zi que j’apprendrai que connaître la pensée d’un interlocuteur vous donne l’avantage dans toute dispute ou négociation, quoique je doute par ailleurs que se laisser entraîner par aveuglement ou inconscience dans une aventure belliciste contre bien plus petit que soi puisse constituer un motif de fierté et de ‘bonne conscience’...) Face, les faits exposés sont jugés assez fondés pour vous interpeler et vous inciter à adopter au moins un doute méthodique, qui, comme chacun sait, est le début de la sagesse: en faisant une réflexion critique sur la politique actuelle de votre gouvernement, vous rendrez un éminent service non seulement à votre pays mais également au monde.
La géographie et l’histoire
La nature a placé le Viêtnam dans la proximité immédiate de l’Empire du Milieu. Cruel et funeste destin qui a vu un millénaire entier de l’histoire de mon pays se dérouler sous la férule chinoise, à laquelle le soulèvement de Ngô Quyền ne mit fin qu’en l’an 938. Depuis lors et durant les dix siècles suivants, le pays Viêt libéré du joug Han a pu vivre dans une certaine indépendance et développer sa propre culture qui reste néanmoins fortement influencée par des apports chinois. Comme d’autres peuples voisins, il reconnaît la suzeraineté des Fils du Ciel auxquels il envoie périodiquement ambassades et tributs. Mais les empereurs de Chine n’ont jamais renoncé à la reconquête en vue de la soumission totale: à maintes reprises des guerres furent déclenchées pour soumettre le pays des Viêt (connu successivement sous les noms de Giao Chỉ, Đại Việt, Đại Nam, An Nam, puis Vietnam), qui les ont chaque fois repoussées grâce à la résistance d’un peuple de paysans et de lettrés pacifiques bien moins nombreux mais déterminés à se battre pour sauvegarder leur indépendance. Tout Vietnamien connaît dès son plus jeune âge les glorieux exploits de ses ancêtres qu’il gardera en mémoire tout au long de sa vie. Je me dois de rappeler quelques jalons:
- Dès le premier siècle de notre ère, les Sœurs Trưng (1) mirent fin à la première période de domination en chassant les Hán de l’Est pour se proclamer ‘Roi’ du Giao Chỉ (40-43); leur victoire éphémère et leur fin tragique n’en ont pas moins laissé une trace indélébile dans la mémoire collective des Vietnamiens;
- En 248 une pucelle de 23 ans, appelée par la postérité Dame Triệu Ẩu (2), à la tête de son armée d’éléphants sema l’effroi dans les rangs des Wei de l’Est (l’un des protagonistes des Trois Royaumes/Sanguó) et délivra le pays pour un court laps de temps;
- Plus d’un siècle après Ngô Quyền, en l’an 1077, Lý Thường Kiệt mit en déroute l’armée des Song à la bataille de Như Nguyệt en galvanisant ses troupes par un fameux quatrain (Nam Quốc Sơn Hà (3)) qui sera célébré comme la première Déclaration d’indépendance du Vietnam;
- Au XIIIe siècle, Trần Hưng Đạo, auteur d’une retentissante « Exhortation aux Officiers et Soldats » (Hịch Tướng Sĩ (4)), secondé par une équipe de généraux de talent, vainquit par trois fois les Mongols de la dynastie des Yuan au cours de trente années de résistance jalonnées par une série de batailles mémorables – de Đông Bộ Đầu (1258), Hàm Tử, Chương Zương, Vân Đồn, Tây Kết, Vạn Kiếp (1285)… jusqu’à l’éclatante et décisive victoire sur le fleuve Bạch Đằng (1288);
- Au XVIe siècle, le roi Lê Lợi, assisté par son ami stratège, lettré et poète Nguyễn Trãi, mit un terme à vingt années de domination Ming au cours d’une guerre de dix ans couronnée par la bataille de Chi Lăng/Xương Giang (1427). A l’issue de la victoire finale, Nguyễn Trãi fit rapport au roi dans une « Grande Proclamation sur la Pacification des Wu (Chinois) » (Bình Ngô Đại Cáo (5), 1428), célébrée à juste titre comme notre deuxième Déclaration d’indépendance;
- En 1789, Quang Trung répondit à l’agression des Qing par cette forte exhortation au combat: « (…) Battons-nous pour que l’histoire sache que l’héroïque peuple du Sud est souverain chez lui ! » (6) Usant de sa tactique éprouvée de guerre-éclair, il tailla en pièces l’armée Qing sur la colline de Đống Đa, reprit Thăng Long (Hanoi), se proclama empereur, réorganisa profondément le pays et traita désormais sur un pied d’égalité avec l’empereur de Chine…
Ces hauts faits – célébrés comme autant d’actes fondateurs de la nation – sont si profondément ancrés dans le subconscient populaire que lors de la guerre d’indépendance contre la France (1945-1954), c’est leur souvenir qui resurgit à travers les chants patriotiques aux noms évocateurs de Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, etc. comme des appels irrésistibles à la lutte pour défendre la patrie contre l’envahisseur… (7).
Il y a tout juste un siècle, lors de la réception donnée en son honneur au Japon, le premier président de la République de Chine, Sun Yat Sen, émit l’idée que, pour avoir subi dix siècles de domination chinoise, les Yuè (Viêt), devenus un peuple d’esclaves, ne seraient jamais ‘bons pour l’indépendance’. Ce à quoi son hôte japonais Kitsuyoshi rétorqua qu’au contraire, les ancêtres des Viêtnamiens furent la seule des Cent Tribus Yuè (Bâi Yué / Bách Việt, IV-IIIes siècles avant notre ère) à s’opposer avec succès à la sinisation forcée pour gagner de haute lutte leur indépendance vis-à-vis des Han, à la différence de toutes les autres tribus qui furent totalement absorbées dans l’orbite chinoise. Hautement significatif fut le nouveau nom qu’ils se donnèrent alors en s’installant dans le delta du Fleuve Rouge: ‘Vietnam’, peuple qui ‘va au-delà du Sud’ pour échapper à l’emprise de l’Empire du Nord…
Sur le plan culturel, une première tentative d’émancipation fut l’invention dès le IIIe siècle par nos lettrés du chữ nôm (graphie du sud) – système idéophonétique lisible seulement par les Viêt. Mais c’est au XVIIe siècle qu’eut lieu le tournant décisif avec l’adoption du quốc ngữ (langue nationale) à base d’alphabet latin: ce véritable ‘pinyin’ avant la lettre permettra l’alphabétisation de masse en un temps minimal, ce qui suscitera plus tard l’admiration des pays voisins et l’envie d’un Zhou Enlai…
Ces faits et témoignages (liste non exhaustive) prouvent de façon irréfutable que:
- en dépit d’une situation géographique désastreuse, les Viêt ont su résister tout au long de leur histoire à la politique d’assujettissement et d’assimilation par l’Empire Han pour préserver leur identité et une indépendance sans cesse remises en question par un voisin aux appétits insatiables;
- ils ont réussi ce ‘miracle’ permanent grâce à une volonté indomptable transmise comme un gène de génération en génération et à l’union sacrée de toute la nation, chaque citoyen, de l’officier au simple soldat, du lettré au paysan, acceptant de payer le prix du sang lorsque la Patrie est en danger;
- jamais les Viêt n’ont cherché à empiéter sur le territoire Han, même de façon pacifique et temporaire, contrairement à leurs voisins du Nord qui par leurs multiples tentatives d’invasion armée ont déclenché chaque fois immanquablement la résistance farouche de tout un peuple uni;
- l’avènement de l’Occident à partir du XVIIe siècle, qui a contribué à desserrer le funeste étau du Nord, est considéré avec le recul comme une chance: plus qu’une libération sur plus d’un plan du carcan chinois, c’est la découverte de nouveaux modes de pensée et de nouveaux horizons qui a permis aux esprits de changer radicalement de perspective. La vision traditionnelle du monde, longtemps conditionnée par l’axe atavique Nord-Sud de la Route mandarine, s’ouvre désormais résolument vers l’Est où s’étale le grand Océan. C’est cet appel du large qui, au début du XXe siècle, poussera l’élite du mouvement patriotique Đông Dzu (‘Voyage en Orient’) à aller chercher au Japon l’inspiration susceptible de sortir le pays du joug colonial et du déclin. Trois quarts de siècle plus tard, c’est le même appel d’air qui déclenchera la fuite des boat people en quête de liberté, cette fois-ci dans un grand rush vers l’Ouest…
Si je rappelle ces témoignages, internautes chinois, ce n’est pas pour satisfaire quelque chauvinisme ou nationalisme obtus, mais pour dégager les lignes de force qui sous-tendent l’histoire de mon pays. Quiconque veut comprendre le Vietnam contemporain, qu’il soit chercheur, politicien ou simple touriste, doit constamment garder à l’esprit ce fond historique et psychologique qui constitue véritablement le noyau dur de notre identité.
Toutefois, pour mieux refléter la réalité d’aujourd’hui, je dois ajouter qu’en ce début du XXIe siècle ces lignes de force sont en passe d’être sérieusement ébranlées tandis que l’identité vietnamienne est sapée dans ses fondements par l’ambition hégémonique d’une Chine puissante et tentaculaire, conjuguée à l’ineptie d’un Parti communiste vietnamien timoré et sans imagination, piégé dans une alliance contre nature et coincé dans des dogmes surannés. Jamais dans son histoire, mon pays n’a paru aussi démuni devant la menace d’un géant aux instincts prédateurs qui étale son rêve impérial à ses frontières comme à la face du monde. Sans vouloir minimiser leur héroïsme exemplaire et leur immense contribution à la construction nationale et à la sauvegarde de l’indépendance du pays, je dois reconnaître que mes ancêtres, des Sœurs Trưng à Ngô Quyền, de Lý Thường Kiệt à Trần Hưng Đạo, de Nguyễn Trãi à Quang Trung... n’ont jamais connu une Chine aussi vorace et retorse, aussi cynique et amorale dans ses agissements, au potentiel militaire propre à semer l’insécurité et la terreur dans la région, ni un Vietnam aussi faible, divisé et désorienté. Et je frémis de voir se profiler le spectre d’une énième répétition de la férule chinoise sur mon pays...
Mais qui dit que la peur et le désespoir n’ont jamais fait partie de l’identité vietnamienne ? Et il n’est pas dit non plus que dans la plus noire adversité ne luit déjà une étincelle d’espérance, prélude à un sursaut salvateur pour peu que mon peuple retrouve le trésor de foi, d’énergie et d’imagination de ses ancêtres.
Il convient de souligner ici la différence fondamentale qui existe entre le nationalisme Han de grande puissance, en particulier sous sa forme exacerbée par les faucons et les médias chinois, et le patriotisme Viêt qui exprime simplement un amour viscéral pour la terre des ancêtres. Le premier s’est perverti en culte de la réussite économique et en exaltation de la nation pour servir une idéologie de domination et de conquête, le second restant la foi tranquille d’un peuple irréductible qui croit en une cause juste face aux menaces d’agression et d’invasion étrangère.
Si j’étais Chinois…
Je le dis sans fausse honte: si j’étais Chinois, je serais fier de voir mon grand pays (Zhong Guó) renaître et prendre aujourd’hui la place qui lui revient parmi les grandes nations du monde. Après l’interminable et humiliante décadence du XIXe siècle où il était considéré comme le « vieil homme malade de l’Asie », à la merci d’un Occident conquérant qui le « dépeçait » sans vergogne tout en l’empoisonnant par le monopole du commerce de l’opium...; après les affres de la guerre civile et de l’occupation japonaise au siècle dernier, suivies par l’avènement du communisme et les soubresauts de la Révolution culturelle avec leurs cohortes de destructions et de souffrances sans nom, voici enfin un pays qui renaît, travaille, se développe et s’enrichit. En l’espace d’une génération, suivant la consigne d’un Deng Xiaoping (« Il est glorieux de s’enrichir », « Peu importe qu’un chat soit blanc ou noir, pourvu qu’il attrape les souris »…), soit dit en passant, au mépris de toute orthodoxie marxiste, l’atelier du monde qu’est devenue la Chine a conquis de substantielles parts de marché en éliminant impitoyablement ses concurrents, engrangé des capitaux colossaux au point de détenir les plus grosses créances de l’Amérique capitaliste et de faire miroiter le yuan comme devise de référence susceptible de détrôner le dollar… Les Jeux olympiques de Pékin en 2008, l’Exposition universelle de Shanghai en 2010, le récent lancement d’un porte-avions dans les eaux du Pacifique, sans oublier les avancées notables dans la maîtrise de l’atome et dans la conquête de l’espace ont achevé de dévoiler aux yeux du monde le rêve de puissance et de gloire auquel l’Empire du Milieu n’a cessé d’aspirer depuis des millénaires. Foin désormais du précepte de prudence et de discrétion « taoguang yánghùi » (‘cacher la lumière, cultiver l’obscurité’) du Petit Timonier ! Bien au contraire.
Je serais fier, certes, mais jusqu’à un certain point seulement... !
Car il me semble déceler dans cette frénésie de développement et d’enrichissement à outrance, cette hâte de brûler les étapes pour être le premier et le plus grand dans tous les domaines en un temps minimal, une volonté de puissance animée par l’esprit de revanche, voire de vengeance, faisant fi de toute éthique. D’autant plus que la puissance et la gloire recherchées semblent difficilement s’harmoniser dans les faits avec l’idéal d’harmonie et de paix clamé sur tous les toits par la propagande d’Etat. Et que la modernisation tous azimuts, concentrée en fait sur les seuls plans industriel, économique et militaire, ignorant superbement les aspects politique, sociologique et humain, s’avère n’être finalement qu’une régression et un moyen commode pour perpétuer une idéologie de domination, tant intérieure qu’extérieure, héritée des temps féodaux.
Des volumes ne suffiraient pas pour traiter cette vaste question... Je me limiterai aux aspects qui touchent directement au contentieux bimillénaire entre nos deux pays, contentieux qui s’est singulièrement alourdi au cours des vingt dernières années.
La mémoire longue de nos pères
En l’an 43 de notre ère, le général Ma Yuàn (Mã Viện) fut chargé de mater l’insurrection conduite par les Sœurs Trưng sur les marches du sud de la Chine. Il découvrit que les seigneurs du Jiao Zhi (Giao Chỉ) qu’il combattait détenaient leur pouvoir des tambours de bronze (baptisés ultérieurement tambours dongsoniens, du nom du site de Đồng Sơn, province de Thanh Hoá, où l’archéologue français Louis Pajot les exhuma en 1924). Ma Yuàn les fit fondre à mesure qu’il s’en emparait pour en faire un grand pilier qu’il planta à la frontière nord du Giao Chỉ avec cette inscription; Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (‘Que ce pilier de bronze tombe et le Giao Chỉ disparaîtra’) – formule incantatoire visant à neutraliser à la fois le pouvoir magique prêté aux tambours et toute velléité de révolte future. Pour conjurer cette malédiction, chaque fois qu’ils passaient par là, les gens du Giao Chỉ jetaient un caillou au pied du pilier pour le consolider, si bien qu’au fil du temps il finit par être complètement englouti. En guise de parade au mauvais sort jeté par Ma Yuàn, se répandit alors dans le pays occupé cette réplique toute vietnamienne dans son esprit comme dans sa facture, colportée avec la rapidité et l’efficacité d’une comptine d’enfants: « Đồng trụ biến, Giao Chỉ hưng » (‘Que le pilier de bronze disparaisse – ou mute – et le Giao Chỉ prospèrera’) ! Depuis vingt siècles que survit le Giao Chỉ à travers le Vietnam, les archéologues des deux côtés de la frontière s’épuisent à rechercher l’emplacement du pilier de Ma Yuàn ! Seul subsiste, aujourd’hui plus vivace que jamais, ce témoin indestructible dans sa vérité qu’est le diptyque antagoniste. La légende rejoint le mythe et transfigure l’histoire…
Au IXe siècle, sous la dynastie Tang, le proconsul Kao Pian (Cao Biền), géomancien de son état, entreprit sur ordre impérial des travaux de creusement en plusieurs endroits du Giao Chỉ, dont le Lac de l’Ouest de l’actuel Hà Nội, pour couper le souffle vital là où il pensait que le terrain favoriserait l’émergence d’une dynastie royale et d’hommes de talent. Avec force sortilèges et formules magiques, il pensait pouvoir perpétuer ainsi la domination chinoise sur le pays. Plusieurs siècles plus tard, maître Tả Ao, un géomancien vietnamien de renom, retrouva certains emplacements ensorcelés par Kao Pian et parvint à les « délivrer », mais pas entièrement.
Au cours de la quatrième époque de domination qui dura vingt ans (début XVe siècle), l’empereur Ming Chèng Zû (Minh Thành Tổ), troisième de la dynastie, fit intégrer le Đại Việt à l’Empire chinois sous le nom de province Giao Chỉ. Il institua une administration centrale, fit recenser la population, imposa une occupation pesante et entreprit l’exploitation en règle du pays: lourde fiscalité, service militaire obligatoire, corvées multiples (construction de routes, extraction de minerais, pêche d’huîtres perlières, chasse, etc.). Pour couronner cet édifice de mise au pas et d’assimilation, il ordonna d’extirper toute trace de culture nationale, sentant avec raison que c’est là que gît le germe de l’esprit d’insoumission et d’indépendance: obligation d’adopter l’habillement, les mœurs et coutumes chinois, confiscation d’ouvrages écrits spécifiquement vietnamiens, destruction de tout vestige culturel national, déportation en Chine de lettrés et d’artistes de talent (parmi lesquels le jeune Nguyễn An qui laissera son nom dans l’histoire comme architecte de la Cité Interdite) (8) …
Les exactions perpétrées par les Ming contre le peuple du Đại Việt – renouant en cela avec les sinistres pratiques du premier empereur Qin Shi Huangdì (Tần Thủy Hoàng: 247-223 avant notre ère) et préfigurant celles des régimes totalitaires occidentaux du XXe siècle – sont dénoncées par Nguyễn Trãi dans ces vers inoubliables du Bình Ngô Đại Cáo – œuvre de haute volée stratégique et littéraire tout empreinte de valeurs humaines et morales:
Tous les bambous de nos forêts ne suffiraient pour inscrire vos crimes
Toute l’eau de la Mer orientale n’en saurait effacer la puanteur…
Un siècle plus tard, en 1639, l’ambassadeur Giang Văn Minh se présenta en allégeance à la Cour du dernier empereur Ming (Chong Zhen, Sùng Trinh). Voulant humilier l’envoyé d’un pays vassal, l’empereur lui lança ce vers en le défiant de répondre au pied levé comme il se doit selon le code des sentences parallèles: « Đồng trụ chí kim đài dĩ lục » (‘L’antique pilier de bronze est toujours vert de mousse’) – allusion explicite au pilier ensorcelé planté par Má Yuàn après sa victoire sur les Sœurs Trưng quelque 1 600 ans auparavant. Devant la Cour et le corps diplomatique assemblés, notre diplomate de répliquer calmement: « Đằng Giang tự cổ huyết do hồng » (‘Le fleuve Bạch Đằng depuis des lustres est rouge de sang’) – allusion non moins explicite aux triples victoires navales des Viet sur les Han et les Yuan-Mongols aux siècles précédents… Piqué au vif, l’empereur Ming, dans un accès de courroux et au mépris de tous les usages et conventions de l’époque, ordonna de sceller la bouche et les yeux de l’insolent ambassadeur avec du caramel en fusion et d’ouvrir son ventre pour ausculter son foie (organe sensé être le siège du courage). Pour avoir osé – et su – tenir tête au Fils du Ciel pour préserver l’honneur de son pays et la dignité de sa mission, Giang Văn Minh dut payer de sa vie en subissant un ‘supplice chinois’ inédit et des plus atroces. Il sera honoré comme martyr de l’indomptabilité Viet face à l’arrogance et à la cruauté du souverain Han (9).
Mais revenons à la Grande Proclamation de Nguyễn Trãi, vénérée depuis cinq siècles par le peuple vietnamien comme un trésor national et une source d’inspiration inépuisable pour l’action. Au-delà de la dénonciation par Nguyễn Trãi des maux et injustices dont souffrait son pays en son temps, ce texte restera pour la postérité la profession de foi d’un homme d’Etat doublé d’un humaniste qui s’adresse avec une grande élévation d’âme aux responsables politiques de tous les temps. Le préambule proclame: « Paix et bonheur pour le peuple, tel est le fondement des vertus d’humanité et de justice (仁义). Eliminer la violence, tel est le rôle premier assigné à nos combattants… »
Et cette célèbre maxime – au nombre des plus nobles de l’anthologie patriotique de mon pays – est opportunément citée par mes compatriotes chaque fois qu’il y a péril en la demeure: « S’appuyer sur une noble cause pour triompher de la barbarie, sur la force de l’esprit pour vaincre la force brutale (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo). »
Victorieux sur le champ de bataille, Nguyễn Trãi pousse la vertu d’humanité (rén) jusqu’à libérer les généraux capturés avec armes et bagages en ces termes: « Nous avons combattu, point pour semer la mort; exécutant la volonté du Ciel, nous leur avons ouvert le chemin de la vie. A Mã Kỵ, à Phương Chinh, nous avons donné cinq cents jonques, à Vương Thông, à Mã Anh, des milliers de chevaux pour regagner leur pays. Ils redoutaient la mort, demandaient la paix. Nous, nous voulions le repos du peuple, telle a été notre sagesse. La paix fait suite à la guerre, le jour à la nuit. Pour mille automnes, nous avons lavé notre honte. Nous avons vaincu grâce au Ciel, grâce à nos ancêtres. Les quatre mers sont calmes à jamais, partout souffle le vent du renouveau. Qu’en tous lieux, tous le sachent ! » (10).
Difficile de trouver accents plus nobles, auxquels mes compatriotes restent toujours sensibles. Toute personne de bonne volonté ne peut que s’incliner devant la magnanimité de cet ‘homme de qualité’ (quân tử, 君子, junzi), tout pénétré d’enseignements des sages chinois des grandes époques.
Or, que trouve-t-on aujourd’hui, côté chinois, dans le différend qui oppose nos deux pays ? Force est de constater que le discours de vos médias et de vos diplomates, sans parler de la posture belliciste des faucons de votre Marine et de votre Armée Populaire de Libération, offrent un contraste navrant, tant en paroles qu’en actes !
C’est avec déplaisir que je cite le Huánqiú Shíbào (Global Times, bras armé du très officiel Quotidien du Peuple), dont l’article de fond du 9 janvier 2010 profère des propos d’un autre temps: « Tuons les rebelles Viêt en sacrifice expiatoire à notre étendard de guerre pour récupérer les îles Spratlys » (Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ) (11). S’y développe un laborieux argumentaire vilipendant cette engeance de « félons ingrats au cœur de loup » qu’il est grand temps d’exterminer… Et de lancer cet avertissement à d’autres riverains qui seraient tentés de s’opposer à la Chine qu’ils devraient « se préparer à entendre le son du canon ».
Venant d’esprits sensés représenter une nation qui nourrit des prétentions au leadership mondial, de tels propos font froid dans le dos. Pourquoi tant de haine et de méchanceté ? Pourquoi cette bassesse et cette propension à verser le sang d’un peuple voisin, supposé lié par une amitié socialiste indéfectible, à qui on a par ailleurs décerné à maintes reprises la lénifiante distinction (peu enviée, il est vrai, par les pays voisins !) des « Quatre Bons » (bons camarades, bons voisins, bons amis et bons partenaires) ?
La réponse tient en un mot – le plus vieux du monde et le plus récurrent dans la littérature historique et romanesque chinoise: la cupidité, « mère de tous les crimes ». Et l’exaspération est à la mesure de la frustration du désir. Car la souveraineté ardemment convoitée sur ce que la Chine considère contre tout bon sens comme sa « Mer nationale et historique » en Asie du Sud-Est est contrecarrée par la résistance des riverains parmi lesquels le Vietnam est considéré comme le grain de sable qui vient enrayer la machine à broyer chinoise, et qui constitue donc l’obstacle à écarter à tout prix…
Qu’y a-t-il dans un nom ?
Le nœud de la discorde gît dans cette partie du Pacifique occidental appelée depuis la nuit des temps ‘Mer de l’Est’ (Biển Đông) par les Viet et à l’époque contemporaine ‘Mer de Chine méridionale’ (Hua Nán Hái ou Nán Zhonghua Hái) par les Chinois. Il se trouve que cette mer abrite les archipels Paracels et Spratlys (Hoàng Sa et Trường Sa en vietnamien, Xisha et Nánsha en chinois), situés respectivement à quelque 120 et 235 milles nautiques (220 et 420 km) des côtes vietnamiennes et bien plus loin des côtes chinoises. Les Paracels font face à Đà Nẵng (Danang) et les Spratlys à la péninsule de Cà Mau. Mon propos n’est pas d’ouvrir une querelle de noms et de chiffres pour déterminer la ‘paternité’ de ces rochers semi-submergés en évaluant leur ancienneté d’occupation ou leur proximité avec les pays respectifs. Pour se faire une idée correcte de la question, il suffit à tout honnête homme de parcourir l’abondante littérature internationale sur ce sujet en s’aidant d’un atlas courant (publié hors de Chine de préférence). Je suis sûr que vous, internautes chinois qui lisez cette lettre, aurez à cœur de le faire avec le sens critique qui convient, pour peu que vous acceptiez de regarder la réalité en face et d’entendre au moins une fois (je n’ose dire écouter) les arguments d’un contradicteur…
Pour faire court tout en étant clair, je soumets à votre examen les faits patents que voici:
Les revendications chinoises sur cette mer et les archipels qu’elle contient sont récentes: elles datent de la fin de la République de Chine (1947) alors qu’ils sont habités depuis le XVe siècle par des pêcheurs vietnamiens. A l’époque récente, la République populaire de Chine a déclenché deux batailles navales, l’une en janvier 1974 contre la République du (Sud) Vietnam pour s’emparer de la totalité des Paracels, l’autre en mars 1988 contre la République socialiste du Vietnam réunifié pour occuper une partie des Spratlys. Il convient de souligner le contexte politique de l’époque pour expliquer ces actes d’agression: 1974, c’est la fin du retrait américain de la guerre du Vietnam suite aux Accords de paix de Paris (janvier 1973) et le commencement de la fin de la République du (Sud) Vietnam; 1988, c’est l’époque de l’isolement extrême du Vietnam après la victoire du Nord sur le Sud (avril 1975) et la réunification du pays dans la foulée (1976). La Chine a manifestement profité de l’isolement et de la faiblesse de son allié devenu adversaire pour assouvir son ambition et sa faim d’espace…
Le territoire maritime en question représente 80 % de la Mer de l’Asie du Sud-Est sur une région d’environ 3,5 million km². Englobant les archipels Paracels et Spratlys, cette zone fait actuellement l’objet de disputes entre nos deux pays, mais les Philippines, l’Indonésie, la Malaisie, Brunei et Taiwan ont également formulé des prétentions territoriales suite aux récentes découvertes de gisements de gaz et d’hydrocarbures (on parle d’un super-Koweït…). Outre ses richesses minières et halieutiques inépuisables, cette mer représente une voie de circulation d’un intérêt stratégique évident, reliant d’une part l’océan Indien à l’océan Pacifique, d’autre part la masse continentale de la Chine aux archipels de l’Asie du Sud-Est. Le phénomène de mondialisation ne peut qu’aiguillonner davantage la convoitise de la Chine avide de voies de circulation transocéane sûres et de pied-à-terre tous azimuts…
Ces dernières années, les autorités chinoises ont arbitrairement dessiné une carte en forme de U délimitée par neuf segments espacés qu’elles ont ajoutée aux atlas et guides touristiques de la Chine. Défiant toutes les normes du droit international, dont la Convention des Nations Unies sur le droit de la mer de 1982, elles prétendent que toute cette mer dénommée Mer de Chine méridionale (South China Sea) constitue « les eaux ancestrales » de la Chine. En fait, cette ligne en U, qui ne repose sur aucune base scientifique ni géographique, n’est qu’une tentative grossière d’accréditer les prétentions territoriales de la Chine. Vu sa forme bizarroïde, cette carte ‘virtuelle’ est affublée du nom peu seyant de ‘langue de bœuf’.
Historiquement, l’Empire du Milieu avait toujours utilisé d’autres noms pour désigner cette mer: ‘Jiaozhi Yang’ (Océan du Giao Chỉ), ‘Dongyang Dahai’ (Grand Océan oriental) ou encore ‘Dongnánhai’ (Mer du Sud-Est) qui coïncident exactement à ‘Biển Đông’ (Mer de l’Est) du Vietnam. Le nom de ‘Nan Zhonghuahai’ (Mer de Chine méridionale) en usage de nos jours n’est qu’une invention des navigateurs occidentaux du XVIe siècle en mal d’imagination. Quel que soit le nom qu’on lui donne (Mer de Chine méridionale ou Mer de l’Est), cette mer abrite précisément l’archipel ‘Cát Vàng’ (‘Les Sables Jaunes’) que l’évêque Jean-Louis Taberd traduit par « Pracel seu Cát Vàng » (Paracels ou Cát Vàng) dans son Dictionnaire vietnamien-latin publié à Calcutta en 1838 dans le droit fil des cartes occidentales publiées entre les XVIe et XIXe siècles. Selon un grand érudit qui a consacré sa vie à l’étude des cartes anciennes de l’Asie, la dénomination vietnamienne Cát Vàng n’existe que dans l’ancien Đại Việt et dans le Vietnam d’aujourd’hui, et nulle part ailleurs (12).
Ainsi, est-il honnête et sérieux de s’appuyer sur une erreur et un abus de langage pour prétendre que le nom de ‘Mer de ‘Chine méridionale’ / ‘South China Sea’ (Nán Zhonghua hái) est une preuve de la souveraineté de la Chine et lui donne un droit de propriété exclusif sur cette mer ? Le simple bon sens – si ce n’est la peur du ridicule – devrait épargner quiconque de dire que les mers ‘du Japon’, ‘d’Irlande’ ou ‘du Nord’ ou le ‘Golfe du Mexique’ etc., du seul fait de leur dénomination, constituent des titres de propriété du Japon, de l’Irlande, des Pays-Bas et du Mexique sur ces espaces maritimes. Depuis toujours, les Vietnamiens utilisent le nom de ‘mer de l’Est’ (Biển Đông) et les Philippins celui de West Philippines Sea sans que leur vienne jamais à l’idée de prétendre que ces espaces maritimes leur appartiennent en propre. Pour prévenir toute future dispute qui n’a pas lieu d’être, les pays de l’ASEAN sont convenus à juste titre d’utiliser désormais le seul terme de Mer de l’Asie du Sud-Est (South-East Asia Sea).
Habituellement la stratégie chinoise se déploie en trois phases:
- Phase 1: en affirmant unilatéralement sa « souveraineté indiscutable » sur l’objet convoité, la Chine transforme un sujet sans problème en sujet de dispute;
- Phase 2: en exerçant menace et pression – au besoin par la force – sur les voisins pris individuellement, elle tente de les isoler et rend inefficient le cadre de l’ASEAN (Association des Nations de l’Asie du Sud-Est, qui regroupe dix pays de la région);
- Phase 3: ne négocier qu’en position de force avec un seul adversaire à la fois en lui mettant le couteau sous la gorge pour l’acculer à des concessions. Résultat: la Chine obtient la part du lion tout en ayant l’air de « céder » à plus petit que soi ! Les petits pays dont les négociateurs sont soit dénués de talent soit sous influence, ou tout simplement ‘vendus’, sont apparemment satisfaits alors qu’ils sont en fait perdants ! Le Vietnam l’a amèrement appris à ses dépens lors des ‘négociations’ léonines relatives à la re-délimitation des frontières terrestres du nord et au nouveau partage des eaux du golfe du Tonkin de 1999-2000…
De fait l’affirmation forte (assertiveness) de la souveraineté indiscutable ferme la porte, par définition, à toute discussion: c’est la loi du plus fort. D’autant plus que ce concept se double d’une autre affirmation, non moins unilatérale et catégorique: la ‘mer dite de Chine méridionale’ fait partie des intérêts vitaux inaliénables de la Chine au même titre que le Tibet, le Xinjiang et Taiwan ! Ce n’est ni discutable ni négociable ! Tout le Pacifique Ouest, de la mer du Japon aux rivages de la Malaisie et de l’Indonésie, sur lequel les pays riverains jouissent depuis la nuit des temps de la liberté de navigation et de pêche, doit passer sous le contrôle exclusif de la Chine. Au cours d’une réunion internationale, Yang Jiechi, chef de la diplomatie chinoise, perdant son calme a poussé la délicatesse jusqu’à mettre en balance son « grand pays » et les « petits pays » de l’ASEAN, en clair les grands pays ont plus de droits que les petits – discours révélateur à la fois d’une mentalité féodale rétrograde et d’un projet impérialiste à long terme…
Pour étayer son argumentation en faveur de sa souveraineté sur cette zone, la Chine se fonde sur plusieurs axes à la fois; disons, pour simplifier, qu’elle fait flèche de tout bois. On reste perplexe devant le grand nombre d’arguments avancés, tous reposant sur deux a priori qui évacuent toute discussion sérieuse: 1.) Refus catégorique de l’internationalisation: pas d’intervention de tiers dans les négociations que la Chine veut maintenir à un niveau strictement bilatéral (ni ASEAN ni ONU ni surtout USA); 2.) Cessation de toute dispute et exploitation en commun des ressources, autrement dit, reconnaître d’abord la souveraineté chinoise, ensuite seulement partager les éventuels bénéfices à définir…
Sans besoin de faire une analyse approfondie des raisons d’un tel refus de discussion multilatérale dans une dispute qui implique par nature plusieurs acteurs aux intérêts multiples et contradictoires, il suffit d’observer l’imbroglio actuel autour de l’archipel Spratlys pour voir l’absurdité d’une telle posture. Car comment résoudre à deux un différend qui intéresse pratiquement tous les pays de la région ? Quelle valeur aurait un éventuel accord issu d’une telle négociation ?!
Les prétentions de la Chine sur un aussi vaste domaine maritime international constituent un fait inédit dans l’histoire du monde. Elles sont une violation flagrante du Traité du droit de la mer des Nations Unies de 1982. Les historiens et juristes internationaux n’ont aucun mal à démonter l’argumentation chinoise qui ne se fonde sur aucune base historique ou juridique valable. Aucun Etat de la région ne reconnaît la « carte en langue de bœuf ».
En fait cette carte est une affirmation absurde et fallacieuse. Comment des diplomates blanchis sous le harnais, rompus aux négociations internationales depuis la naissance de la République populaire et qui se frottent quotidiennement aux objections argumentées d’adversaires issus de tous les horizons, peuvent-ils s’abaisser à ce niveau de sophisme (ngụy biện) où le bluff mâtiné de raisonnement tortueux est érigé au rang des beaux-arts ?
Mais qu’à cela ne tienne, la Chine a envoyé au cours des vingt dernières années des centaines de chercheurs et d’experts dans les grandes universités occidentales pour accomplir une double mission: a) étudier les mécanismes de pensée des Occidentaux pour savoir ce qu’ils pensent de la Chine et des Chinois – ce qui est en soi une intention légitime et fort louable; b) participer à tous les débats internationaux (séminaires, colloques…) pour propager et faire valoir les prétentions chinoises; et surtout, produire des œuvres écrites (articles, thèses, rapports…) pour servir d’argumentaires dans l’affirmation de la souveraineté de la Chine sur la « mer de Chine méridionale ». A ce titre des ‘scientifiques’ et ‘chercheurs’ travaillant sur ordre du gouvernement ont soumis à des revues savantes aussi prestigieuses que Science et Nature des articles apparemment sans rapport avec les disputes en question, l’important étant d’avoir l’occasion d’y inclure ‘en douce’ une carte de la Chine comprenant ‘la langue de bœuf’. Le pot aux roses, découvert par des chercheurs vietnamiens, a suscité un tollé de la communauté scientifique et valu à leurs auteurs un cinglant camouflet de la part des rédactions desdites revues. Un chercheur vietnamien, Hồ Bạch Thảo, a démontré que le dossier présenté par la Chine était vide, et que lorsqu’il ne l’était pas, il était fabriqué (13).
Selon un observateur, de l’affirmation unilatérale à la posture arrogante et belliqueuse, le journal Global Times et les faucons chinois jouent le rôle d’un féroce Rottweiler: leurs propos sont caractéristiques de gens sans foi ni loi (lục lâm thảo khấu).
De nombreuses expressions dans notre langue – et sans doute aussi dans la vôtre (les chèngyú, thành ngữ) – traduisent parfaitement ces attitudes, postures, ruses, tactiques… qui ont pour commun dénominateur l’absence de transparence et d’honnêteté, pour ne pas dire qu’elles sont frappées du coin de la fourberie caractérisée:
- pour exercer la pression maximale sur un adversaire récalcitrant et impressionner les autres par la même occasion, on tord le cou du poulet pour effrayer la bande de singes (vặn cổ gà hù doạ bày khỉ);
- agir masqué par tiers interposé, tirer les ficelles des marionnettes en restant dans les coulisses, c’est cacher la main qui jette la pierre (ném đá dấu tay);
- semer la discorde chez les adversaires pour éviter tout front commun et affaiblir toute résistance collective en brisant les baguettes une à une (bẻ đũa bẻ từng chiếc);
- agir rapidement sans discuter pour mettre l’adversaire et l’opinion publique devant le fait accompli, banalisant ainsi une situation scandaleuse ou pour le moins anormale en espérant qu’à la longue la bouse de buffle se transforme en boue (để lâu cứt trâu hoá bùn);
- à court d’argument, asséner carrément l’adversaire de contre-vérités à dormir debout en criant bien fort pour couvrir ses protestations: c’est écraser l’adversaire sous la masse de votre chair (lấy thịt đè người), ou bâillonner bébé avec le sein de maman pour l’empêcher de pleurer ou de crier famine (cả vú lấp miệng em);
- agresser sans vergogne en criant sus à l’agresseur !: c’est le voleur qui crie au voleur (vừa ăn cướp vừa la làng);
- faire miroiter des gains mirobolants en avançant des arguments fallacieux: c’est exhiber une tête de chèvre pour vendre de la viande de chien (treo đầu dê bán thịt chó);
- enfin, lorsque l’arsenal d’arguments et autres arguties est épuisé, continuer à maintenir la pression et les exigences en comptant sur la lassitude de l’adversaire et son abandon in fine: c’est la tactique du rongeur patient (chiến thuật gặm nhấm), de la pluie tenace qui imprègne le sol en profondeur (mưa dầm thấm dai), du vers à soie qui grignote petitement mais qui finit par engloutir des quantités de feuilles de mûrier (tằm ăn dâu), etc.
Les mots ont-ils encore un sens en Chine ?
Il y a une vingtaine d’années, faisant preuve de grande sollicitude envers le parti frère cadet, le PCC a gratifié le PCV d’une rare distinction: celle des ‘quatre bons’, suivis – privilège inouï – des ‘seize mots d’or’. Les ‘quatre bons’ (bốn tốt) sont: « bons voisins, bons camarades, bons amis et bons partenaires ». Les ‘seize mots d’or’ (16 chữ vàng) sont: « voisinage amical, coopération tous azimuts, stabilité durable, foi en l’avenir »... (14).
Cette terminologie héritée de la propagande de l’époque maoïste constitue à la fois la devise, la boussole et le cadre politique que le PCC souhaite voir les camarades vietnamiens suivre en toutes circonstances. Autant de mots lénifiants serinés à satiété par des voix de sirène, destinés à endormir voire à méduser les dirigeants du PCV, les rendant inaptes à toute réaction digne et sensée devant les coups tordus et autres traquenards tendus par les camarades chinois… C’est ce qu’on appelle « attraper les mouches avec du miel » (mật ngọt chết ruồi) ! Il en est ainsi depuis la ‘normalisation’ des relations entre les deux partis au début de la décennie 1990 pour effacer si possible le traumatisme causé par la guerre des frontières de 1979. Mais le peuple et les médias ne sont pas dupes, et chaque fois qu’il est question de la Chine et des Chinois, l’habitude est prise d’y accoler, par ironie et dérision, le groupe des ‘quatre bons’ et des ‘seize mots d’or’…
Mais la duplicité chinoise est sans borne, à preuve le mot d’ordre donné en sous-main aux cadres exécutants pour la mise en œuvre de la ‘normalisation’ des relations entre les deux pays: avec les camarades vietnamiens, il faut savoir être « proches sans être intimes, tièdes sans être distants, opposés sans se battre »… (15).
Fort du succès de cette politique, le PCC est passé récemment à la vitesse supérieure en inventant ‘seize nouveaux mots d’or’ (16 chữ vàng mới) pour rendre les camarades vietnamiens encore plus malléables et plus dociles: il y aurait entre les deux pays une véritable « communauté de paysage, de culture, d’idéal et de destin »… (16).
La malice populaire n’a pas tardé à interpréter ce slogan de la façon la plus péremptoire: « communauté de paysage c’est la catastrophe; communauté de culture c’est le déclin; communauté d’idéal c’est l’illusion; communauté de destin c’est la mort… »
Comment peut-il en être autrement, sachant que, pendant que les « quatre bons » et les « seize mots d’or » ancienne et nouvelle formule sont ressassés, Global Times n’a de cesse d’affûter les griffes du dragon ? « Nous ne pouvons être trop généreux envers l’ennemi, notre indulgence ne fait qu’encourager les autres à la prendre pour de la faiblesse méprisable; s’ils ne comprennent pas notre ‘rén’ [notre humanité], il faut leur donner à goûter à notre ‘cruauté’… Certains pays exploitent la modération des positions diplomatiques chinoises », toujours selon le quotidien qui avertit « qu’aucune méthode connue existe pour résoudre ces questions d’une manière pacifique... Si les pays voisins ne reculent pas devant des frictions maritimes avec la Chine, tôt au tard, il y aura des conflits armés »... (17).
On touche ici à une question fondamentale: l’art de détourner et de retourner le sens des mots. Car on se demande qui « ne recule pas devant les frictions maritimes avec la Chine » ? En clair, qui ose affronter en haute mer une Marine chinoise puissamment armée ? Les pêcheurs avec leurs frêles esquifs dans les parages houleux des Spratlys ?... C’est la tactique éculée du voleur qui crie au voleur, tactique élémentaire pour ne pas dire grossière à ce niveau, mais qui participe d’une dialectique subtile et perverse où les idéologues et stratèges du PCC sont passés maîtres depuis des lustres. Cela a pour nom l’‘inversion’ ou la ‘permutation des concepts’ (đánh tráo khái niệm), de fait une perversion de la pensée. Quelques illustrations:
Alors que le monde commence à s’alarmer de l’émergence de la puissance chinoise, les dirigeants chinois tentent de dissiper les inquiétudes en promettant un « surgissement pacifique » (和 平 觉 起 heping jueqi, trỗi dậy hòa bình). La contradiction saute aux yeux sachant que, même affublé du qualificatif heping (pacifique) destiné à tromper la vigilance de l’Occident, le terme jue dans jueqi signifie bien une percée, un surgissement jusqu’au zénith. Raison pour laquelle le président Hu Jintao a jugé bon de mettre également en parallèle l’idée d’un « monde harmonieux » à promouvoir, espérant par cette expression atténuer quelque peu le caractère rugueux et agressif du ‘surgissement’…
A l’inverse, l’invention par les propagandistes du PCC de la notion d’« évolution pacifique » (diễn tiến hoà bình) de l’Occident depuis la fin de la guerre froide vise à mettre en garde les dirigeants vietnamiens contre toute tentation de baisser leur garde devant l’ancien ennemi qu’est l’Amérique. Cette ‘évolution’ fallacieuse ne saurait être qu’un piège pour jeter le trouble et semer la division dans le camp socialiste. Toute ouverture ou coopération avec l’Occident est à bannir. Or, la Chine fait exactement le contraire ! Fais ce que je dis, non ce que je fais… On peut se demander, a contrario, quelle aurait été sa réaction si cette ‘évolution’ allait dans le sens d’une plus grande hostilité de l’Occident, ou s’il n’y avait pas d’‘évolution’ du tout et qu’on devait en rester au statu quo et aux délices de la guerre froide, avec tous les embargos et autres désagréments que la Chine devrait continuer de subir…
En lançant par surprise et traîtrise 200 000 soldats de l’Armée populaire de libération à l’assaut de six provinces frontalières du Vietnam ‘ami’ en 1979 pour lui « donner une leçon », Deng Xiaoping et ses généraux parlaient de « riposte d’autodéfense » (反击 自卫, phản kích tự vệ ou đánh trả tự vệ)… Riposter à quoi ? Le Vietnam avait-il jamais attaqué la Chine ?
Les faucons de l’APL menacent de déclencher une guerre pour « récupérer » (thu hồi) l’archipel Spratlys (Trường Sa). Comment prétendre récupérer ce que l’on n’a jamais possédé…? A moins de considérer, comme l’a fait effrontément Global Times, non plus quelques rochers semi-émergés au milieu du Pacifique, mais le Vietnam tout entier comme une ancienne possession ou dépendance (phiên thuộc / thuộc quốc) ou au moins comme un vassal (chư hầu) indûment arraché à l’Empire Qing par la colonisation française… Le ‘récupérer’ aujourd’hui n’est que justice. Hitler a fait le même raisonnement à propos des Sudètes, dont l’annexion fut le prélude à la deuxième guerre mondiale…
Selon le général Chí Hàotián, ancien ministre de la Défense (1993-2003), vice-président de la Commission militaire centrale du PCC, une grande puissance surpeuplée comme la Chine a besoin d’espace vital pour se développer. Les ressources naturelles étant limitées, voire épuisées dans certains secteurs, il faudra recourir massivement aux importations pour nourrir une population qui dépasse déjà 1,3 milliard d’habitants. Seulement le terme ‘espace vital’ fait fâcheusement penser au ‘Lebensraum’ nazi de sinistre mémoire, sans parler de la peur du ‘péril jaune’ qu’il risque de réveiller dans l’esprit des Occidentaux ! Il faudra donc présenter cette notion sous l’angle le plus anodin pour ne pas effaroucher l’Occident. Heureusement, grâce à la théorie récemment élaborée par le camarade Hà Tân selon laquelle « les droits de l’homme ne sont rien d’autre que des droits à la vie », nous pouvons nous concentrer sur le fait de ‘vivre’ sans trop insister sur la notion d’‘espace’, ce qui nous évite de parler d’‘espace vital’… Par ailleurs l’histoire nous apprend que les pays occidentaux ont par le passé établi des colonies partout dans le monde, ce qui leur a donné de grands avantages sur le plan de l’espace vital. Pour résoudre ce difficile problème qui se pose à la Chine, nous devons songer à expatrier nos concitoyens pour qu’ils puissent s’épanouir hors de Chine, en particulier en Amérique du Nord et en Australie… Et le général Chí de conclure par cette prévision apocalyptique: « La guerre n’est pas loin de nous: elle sera la sage-femme de la nouvelle ère de la Chine » (18).
Avec de tels sophismes et arguments spécieux truffés de duplicité, de bluff et de menaces, comment peut-on fonder une gouvernance apaisée et une diplomatie harmonieuse ?
Suzerain et vassaux
Le drapeau de la République populaire de Chine présente un fond rouge orné en haut à gauche d’un groupe de cinq étoiles dorées: la plus grande étoile, qui représente le Parti communiste, est flanquée de quatre autres plus petites (le peuple chinois) disposées en demi-cercle et tournées vers elle. Le rouge est la couleur traditionnelle de la Révolution, les cinq étoiles symbolisent l’union des quatre classes sociales (travailleurs, paysans, marchands et « capitalistes patriotes ») autour du Parti.
Une interprétation plus courante voit dans les cinq étoiles le symbole des cinq principales ethnies de la Chine: les Han (la plus grosse étoile), les Mandchous, les Ouighours, les Mongols et les Tibétains.
C’est avec cette image en toile de fond que les Vietnamiens ont ressenti un choc en voyant apparaître, lors de la visite officielle en décembre dernier du vice-président de la République populaire et futur Président et secrétaire général du PCC, Xi Jinping, une forêt de drapeaux chinois à six étoiles agités par les enfants des écoles en signe de bienvenue.
Qu’est-ce que ce couac ? Comment a-t-il pu se produire dans une telle circonstance ? Etonnamment, l’ambassade de Chine n’a pas protesté. Mais, devant les réactions ulcérées de l’opinion vietnamienne et des commentaires acerbes des médias, les autorités vietnamiennes ont dû sacrifier un bouc émissaire en imputant l’impair à une « erreur technique » du service du protocole… En réalité, personne n’est dupe. C’est qu’on imagine mal comment une simple erreur technique a pu dénaturer de cette façon le drapeau d’une grande puissance dominante, invitée de surcroît et avec laquelle un lourd contentieux est en cours. A moins qu’il ne s’agisse d’une erreur voulue, commise par des agents ou complices dans la place. Pour l’opinion et les médias vietnamiens, la cause est entendue.
En exhibant leur emblème national avec une petite étoile supplémentaire au nez et à la barbe des dirigeants et du peuple vietnamiens, les autorités chinoises ont voulu jouer sur une image subliminale de leur drapeau. La cinquième petite étoile ajoutée à la sauvette signifie que le peuple Viêt serait prêt à se soumettre et à faire partie intégrante de la Grande Chine au même titre que les quatre autres peuples déjà englobés de force dans l’Empire Han au cours de l’histoire. Le Vietnam s’alignerait alors ni plus ni moins comme la cinquième « région autonome » de la Chine après celles du Guangxi (les Chuang), de la Mongolie intérieure, du Xinjiang et du Tibet. Il s’agit de faire éclater au grand jour et en certaines circonstances à choisir avec soin les relations de suzerain à vassaux (quan hệ tông phiên) entre Zhongguo – puissance du Centre (tông chủ) – et les pays voisins, périphériques et dépendants (thuộc quốc). La Chine se veut suzeraine, tous les autres pays n’étant que des vassaux. Et elle n’aura de cesse de harceler le Vietnam en lui empoisonnant la vie tant qu’il continue de résister à sa totale domination.
Coutumière du fait, la Chine n’a jamais gagné contre le Vietnam que de la sorte. Grand pays, comportement mesquin (xiáo rén / tiểu nhân), triche éhontée ! Rien de nouveau en la matière: il y a sept siècles, le roi Trần Nhân Tông nous a déjà prévenus par testament (20).
De l’ingratitude
Il n’est pas question pour un Vietnamien quelque peu instruit et informé de nier les apports culturels essentiels de la Chine, ni l’aide matérielle et les lourds sacrifices que le peuple chinois a dû consentir durant les deux guerres. Sur le volet culturel, je me suis déjà expliqué plus haut sur le refus viscéral de l’assimilation et la volonté d’indépendance indomptable de notre peuple tout au long de l’histoire. Sur la question de l’aide chinoise à l’effort de guerre, voyons ce qu’il en est.
Depuis l’avènement du communisme en 1949, la Chine s’est imposé le devoir d’aider, au nom de l’internationalisme prolétarien, au moins trois pays du bloc socialiste proches de ses frontières: la Corée du Nord, le Vietnam et le Cambodge des Khmers rouges. A propos du Vietnam, on lit dans les « Mémoires des conseillers militaires chinois auprès du Vietnam pendant la guerre d’Indochine » ce témoignage capital du président Mao Zedong. A la veille de l’envoi de ses conseillers en mission en novembre 1950, Mao leur a tenu cette exhorte: « Les colonialistes français qui envahissent le Vietnam sont ennemis du peuple vietnamien, mais aussi du peuple chinois. Que la Chine aide le Vietnam à les vaincre et à rétablir la paix dans ce pays, nous pouvons dire que la Chine aide le Vietnam. Mais que le Vietnam réussit à les vaincre et à les bouter hors du pays, soustrayant ainsi les frontières méridionales de la Chine à leurs menaces directes, il faut alors dire que c’est le Vietnam qui aide la Chine. On ne peut pas seulement dire que la Chine aide le Vietnam, il faut aussi dire que le Vietnam aide la Chine, c’est une aide mutuelle. »
Après avoir évoqué l’épisode « Ma Yuan attaque le Jiaozhi », le président Mao poursuit: « L’histoire montre que depuis la dynastie des Han [IIIe siècle avant notre ère], la Chine n’a cessé d’opprimer le Vietnam. Il y a quatre-vingts ans, le gouvernement mandchou des Qing a dû céder le Vietnam à la France. Le peuple vietnamien est un bon peuple qui a été longtemps gouverné et opprimé par les étrangers, c’est pourquoi il hait les Français et se méfie des étrangers. Vous pouvez dire ceci aux camarades vietnamiens: Nos ancêtres vous ont souvent opprimés dans le passé, nous vous demandons pardon ! » (21).
Je n’ai aucune raison de douter des sentiments du président Mao pour le peuple vietnamien à l’époque de référence, ni de la plausibilité des faits tels qu’ils sont relatés dans les mémoires de ses conseillers. Quel contraste entre cette hauteur de vue d’un grand leader révolutionnaire que je peux qualifier ici d’‘humaniste’ et la pensée bassement utilitariste de ses successeurs ! A preuve, la guerre d’agression de 1979 contre le Vietnam.
C’est un fait devenu patent qu’en déclenchant cette guerre Deng Xiaoping visait deux objectifs stratégiques hors norme. Tenus secrets pendant une trentaine d’années, ils ont été récemment dévoilés par un stratège de haut rang. Selon le général d’aviation Liu Yazhou (Lưu Á Châu), commissaire politique de l’Université de la Défense nationale, fidèle interprète de la pensée du ‘Petit Timonier’ pour qui il voue une admiration sans borne, « la Chine a fait la guerre au Vietnam pour donner cela en spectacle à la fois à la Chine et à l’Amérique ».
Revenu au pouvoir en 1978 après la tourmente de la Révolution culturelle, Deng voulait réformer profondément le pays et l’ouvrir au monde. Pour réaliser ce programme, il lui fallait un pouvoir absolu. Et le moyen le plus efficace et le plus rapide pour asseoir ce pouvoir et le garder était la guerre. Fort de sa fonction de président de la Commission militaire centrale, Deng passa outre aux objections de ses adversaires encore nombreux au sein du Parti et prit lui-même la direction des opérations en lançant le 17 février 1979 l’Armée populaire de libération à l’assaut du Vietnam. Pourquoi ? Il y a à cela deux raisons: 1) l’armée vietnamienne occupait alors le Cambodge après avoir libéré ce pays des Khmers rouges (protégés de la Chine, formés et armés par elle pour harceler la frontière sud-ouest du Vietnam; 2) depuis sa réunification le Vietnam était devenu un allié de l’URSS. Deux casus belli majeurs qui justifient la « leçon » de Deng. Ainsi, en frappant le Vietnam, un pays socialiste, Deng voulait « utiliser la guerre pour marquer une frontière nette entre la Chine et les pays socialistes…, sortir la Chine du camp socialiste sous influence soviétique ». Et cela fut fait, insiste le général Liu, dix ans avant l’effondrement du bloc soviétique en 1989.
Quant à l’Amérique, traumatisée par sa défaite de 1975 et encore sous le coup d’un profond ressentiment contre le Vietnam, « la guerre (menée par la Chine) devait la venger et laver sa honte, à partir de là la Chine pouvait compter sur l’aide de l’Occident et au premier chef, de l’Amérique. C’est grâce à cette guerre que l’aide américaine – en termes économique, scientifique, technologique, voire militaire et sous forme de capitaux – s’est engouffrée en Chine… (…) Et la lune de miel sino-américaine dura jusqu’au 4 juin 1989 [événement de Tiananmen] ».
En résumé, le voyage de Deng Xiaoping en Amérique (29 janvier - 4 février 1979) visait d’une part, à consolider les relations diplomatiques entre les deux pays, d’autre part, à prévenir et à assurer le président Jimmy Carter de la détermination chinoise de châtier sévèrement l’ancien ennemi de l’Amérique dans une guerre conventionnelle en l’offrant comme sacrifice expiatoire. Dès son retour des Etats-Unis, Deng attaque le Vietnam (17 février).
Et le général Liu de conclure au nom de son mentor: « Qu’a apporté cette guerre à la Chine ? Une énorme économie de temps, d’argent et de technologie. C’est grâce à ces éléments que la Chine est restée stable après l’effondrement de l’Union soviétique. C’est là une réussite colossale. Nous pouvons même dire que la première étape de la politique de réforme et d’ouverture de la Chine a débuté précisément par cette guerre. A cet égard, la contribution de l’Armée populaire de libération à l’œuvre de réforme et d’ouverture de la Chine est incommensurable » (22).
A n’en pas douter, on atteint là le summum du machiavélisme et de la perfidie dans toute leur noirceur !
Ces précieux témoignages de Mao Zedong et de Deng Xiaoping, tout à la fois contradictoires et concordants – je refuse, jusqu’à preuve du contraire, de les considérer comme de simples faces (ou masques) d’une même réalité –, qu’on les prenne ensemble ou chacun séparément, permettent une fois pour toutes de tordre le cou au mythe des dettes de guerre et de l’ingratitude vietnamienne. Celui du Grand Timonier seul m’aurait amplement suffi; le concours de celui du Petit Timonier me comble au-delà de toute attente…
Reste l’affaire de la fameuse ‘Note diplomatique’ du Premier ministre vietnamien Phạm Văn Đồng (14 septembre 1958) que la Chine ressort périodiquement comme preuve que le Vietnam avait alors « pris note et approuvé » la déclaration (unilatérale) du Premier ministre Zhou Enlai (4 septembre) fixant la frontière maritime à douze milles nautiques des côtes chinoises, ce qui, aux yeux de la Chine, devait englober les archipels Paracels et Spratlys qu’elle affirme lui appartenir. Les Chinois exhibent ce document comme une ‘reconnaissance de dette’ doublée d’un ‘renoncement tacite au droit de propriété’ de la part des Vietnamiens… Deux remarques s’imposent:
En droit international, la Note de Phạm Văn Đồng n’a aucune valeur juridique en ce qui concerne la souveraineté des archipels en question, pour la simple raison qu’à l’époque de la division du pays en deux Etats distincts suivant les Accords de Genève (1954), ces archipels étant situés au sud du 17e parallèle relevaient de la juridiction de la République du (Sud) Vietnam qui assurait de plein droit leur administration. La République démocratique du (Nord) Vietnam n’avait aucun pouvoir de décision sur leur sort. En tous cas, il n’est nullement question dans cette Note ni de renoncement par le Nord-Vietnam à la souveraineté des archipels ni de leur cession à la Chine. On ne peut ni céder ni renoncer à ce que l’on ne possède pas en propre.
Le contexte historique de l’époque montre un Vietnam à peine sorti de la guerre d’Indochine, encore meurtri dans sa chair par la coupure du pays, et qui doit se préparer à affronter bientôt la première puissance mondiale, cette fois sur un champ de bataille élargi à l’ensemble du territoire. Se tenant à l’arrière, le grand frère et camarade chinois affirme haut et fort son soutien indéfectible au nom de l’idéal socialiste et de l’internationalisme prolétarien. « D’une main il vous pousse au combat, de l’autre il exhibe un papier et vous presse de le signer. Un tel agissement est aussi sordide que celui d’un richard hypocrite qui simule une bonne action envers une voisine dans la détresse: d’une main il lui tend un billet de banque tandis que de l’autre il s’adonne à des attouchements… avant de crier à tue-tête qu’elle lui a offert sa vertu… Que tous les experts et érudits de Chine avec leur vaste science commencent par prouver qu’un tel agissement n’a rien de sordide avant d’essayer de nous convaincre que le Vietnam a reconnu ou accepté quoi que ce soit jadis… » (Huỳnh Ngọc Chênh) (23).
De la faillite morale
Ces derniers temps votre presse a commencé à s’alarmer de la perte des repères dans la société chinoise: scandales en tout genre, corruption à tous les niveaux. « Le poisson pourrit toujours par la tête. » Pour sortir de cette situation, certains cherchent à remettre Confucius au goût du jour (24).
Les citoyens ont perdu la notion même de confiance mutuelle. La vie quotidienne pullule de cas de fraudes diverses et variées: escroqueries, contrefaçons, malfaçons, triche, tromperie, insécurité alimentaire… Deux auteurs de l’Université de Singapour citent l’œuvre d’un certain Trương Ứng Du (fin de la dynastie des Ming), intitulé Biển kinh – qui énumère 24 façons d’escroquer les gens et les ‘antidotes’ pour les conjurer. Que ce genre de best-seller ait traversé les siècles pour arriver jusqu’à nous est un fait à la fois grotesque et rarissime dans l’histoire de l’édition. Il suffit de relire les romans des époques Ming et Qing à leur déclin comme ceux de l’époque contemporaine pour comprendre le problème du discrédit social dans l’histoire de la Chine. On verra que ces expériences proviennent d’un ancien patrimoine, qu’elles soient le fait entre le gouvernement et la population, entre les partenaires sur le marché (essentiellement les fournisseurs de produits et les consommateurs), ou encore entre la société et les différentes classes sociales (25).
Sur le plan des échanges commerciaux, l’Organisation mondiale du commerce a récemment critiqué les « actes déloyaux » de la Chine qui limite ses exportations de matières premières, causant de graves déséquilibres aux industries européenne, américaine et mexicaine. Le maître mot en ce domaine est la ‘réciprocité’, que la Chine refuse obstinément de respecter.
Pour essayer de comprendre la lutte pour le pouvoir et la stratégie militaire visant à instaurer l’hégémonie mondiale, une (re)-lecture des ‘fondamentaux’ de la littérature historico-romanesque (époques Printemps-Automne, les Zhou orientaux, les Trois Royaumes etc.) nous dévoile tout un univers où pullulent ruses et stratagèmes, complots, désinformation, tactiques de guerre psychologique et subversive…
Dans les célèbres romans du grand écrivain taïwanais Kim Dzung, on assiste à la confrontation des forces du bien et du mal dans une fresque cosmique où les écrans de fumée servent de toiles de fond et les vraies-fausses informations le pain quotidien. Des forces antagonistes s’affrontent sur un front cosmique dans des batailles titanesques: d’un côté les ‘justes’ et ‘orthodoxes’ (danh môn chánh phái), de l’autre les ‘mécréants’ et ‘impies’ (tà ma ngoại đạo). Mais comment les reconnaître, comment distinguer les vrais des faux ? Et c’est là que l’auteur déploie tout son art: ces batailles se déploient sur un front fantasmagorique (Ma trận), où rien ne se passe en pleine lumière ni dans la totale obscurité. Le héros que l’on prend pour ‘juste’ et ‘orthodoxe’ s’avère être précisément le sosie du ‘Roi de l’Ombre’ (Ma vương) qui évolue masqué dans les coulisses. Il reste à jamais inconnu, inaccessible, ni totalement vrai ni totalement faux, mi-juste mi-impie, ses actes impies contiennent une part de justice, ses bonnes actions recèlent du mal. Même le ‘vrai’ ‘Roi de l’Ombre’ ni ne le reconnaît, ni ne s’y reconnaît. Le génie de Kim Dzung est d’avoir créé et introduit dans la littérature populaire chinoise du XXe siècle ce personnage hors-pair, nommé Nhạc Bất Quần – archétype du ‘faux homme de bien’ (ngụy quân tử, faux junzi).
Le vrai junzi gagne le cœur d’autrui par le talent, l’esprit et la vertu (tài, trí, đức). Personne ne regrette aujourd’hui que l’âge d’or des junzi, des hommes de bien et de vertu qui prospéraient aux grandes époques (Nghiêu Thuấn, la Grande Paix Thái bình thịnh trị…) soit révolu ! Mais on peut se désoler de constater, depuis l’avènement du communisme, leur rapide disparition et l’apparition à grande échelle, de faux junzi… La gloire de la Chine brillait de tous ses feux sous les Tang avec un Du Fu, un Li Bai (Đỗ Phủ, Lý Bạch)…; sous la République de Chine avec un Lu Xun (Lỗ Tấn) etc. Aujourd’hui, mis à part quelques rares Liu Xiaobo (Lưu Hiếu Ba) qui heureusement sauvent l’honneur, où sont passés les junzi chinois ? (Cette remarque vaut aussi pour mon propre pays.)
Dans un épisode des Trois Royaumes (je cite de mémoire), Pang Tong (Bàng Thống) invective Cao Cao (Tào Tháo) en ces termes: « Tu n’es ni héros ni junzi car tu ne gagnes que par la ruse. » Autrement dit, ta victoire peut être certaine et totale, seule fait défaut la vérité. Donc, tu ne pourras gagner mon cœur.
Traîtres et collabos honteux
A toutes les époques troublées, notre pays voit apparaître des brebis galeuses, les Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống et autres Hoàng Văn Hoan… (26). Notre époque ne fait pas exception. Depuis la ‘normalisation’ des relations entre les deux pays au début des années 1990, la Chine a profité de ces dernières décennies pour recruter des traîtres et collabos à sa solde. Formés dans des écoles et universités spécialisées, imprégnés des techniques de propagande chinoises et infiltrés dans les rangs des instances dirigeantes, ils pensent et agissent avec une mentalité de valet pour servir l’intérêt de leur protecteur.
En quelques traits acérés, Trần Hưng Đạo les a fustigés dans un portrait saisissant:
« (…) Nés en des temps troublés, nous avons grandi dans les épreuves.
Nous voyons à la sauvette les traîtres à la solde de l’ennemi se pavaner dans la rue,
Tourner leur langue de vautours et d’oiseaux de malheur pour insulter la Cour,
Et de leurs vils corps de bouc et de chien jeter l’opprobre sur nos ancêtres… » (27)
A l’honneur de notre peuple, je remarque qu’à la différence notable des collabos français et européens qui affichaient au grand jour leur adhésion à l’idéologie hitlérienne et leur collaboration avec l’occupant nazi, les collabos vietnamiens font figure de traîtres honteux et rasent (encore) les murs quel que soit leur niveau hiérarchique dans l’appareil d’Etat… Mais c’est précisément là que réside leur dangerosité ! Dans le conflit de la mer Orientale, ils défendent verbalement la souveraineté vietnamienne tout en faisant sournoisement pression sur le gouvernement pour interdire les manifestations de rue…
Depuis que la Chine a tombé le masque, le peuple vietnamien dans sa grande majorité est d’ores et déjà entré en résistance et accepte avec fierté de relever le défi de son puissant voisin. En bravant l’adversité et les traumatismes, au prix des larmes, de la sueur et du sang. Et par-dessus tout, en puisant au plus profond de son patrimoine ancestral cette précieuse source d’énergie qui ne lui a jamais fait défaut dans les plus dures épreuves: la résilience (khắc phục).
La règle d’or
Comme vous et d’autres peuples de tradition culturelle confucéenne, les Vietnamiens connaissent bien cette maxime clé des Entretiens du Maître – la « règle d’or » qui fonde toute morale: « Ce que tu ne voudrais pas qu’on te fasse, ne l’inflige pas aux autres. » Ou plus succinctement: « Traite les autres comme tu voudrais être traité » (Lunyu).
其 所 不 欲, 勿 施 于 人 (qí suǒ bú yù, wù shī yú rén / kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân)
« C’est au XVIIe siècle que l’Occident a découvert le confucianisme, y relevant en particulier la règle d’or qui lui apparaissait si proche de l’Evangile. Voltaire lui-même (1756) fit grand cas de cette pensée, évoquant à plusieurs reprises la place faite à la règle d’or dans la morale de Confucius. Au XIXe siècle, les traités de tolérance entre la Chine et l’Angleterre et entre la Chine et les Etats-Unis feront référence à la règle d’or comme point de convergence entre les religions de ces peuples. » (Olivier Du Roy) (28).
On aura remarqué que ces traités furent signés entre deux événements capitaux dans l’histoire des relations entre l’Occident et la Chine au XIXe siècle, où la règle d’or fut honteusement bafouée par l’Occident: la guerre de l’opium (1839-1842) et le sac du Palais d’été (octobre 1860). L’un et l’autre laisseront une sinistre souvenir dans l’histoire contemporaine de la Chine et une tache d’ignominie indélébile dans la conscience occidentale ! Les historiens chinois ont beau jeu de brandir périodiquement à l’encontre des ex-puissances occidentales leur « diplomatie de la canonnière » et les « traités inégaux » du XIXe siècle. Je me permets d’attirer leur attention sur les traités de 1999-2000 imposant, au grand dam du Vietnam, un nouveau tracé frontalier et un nouveau partage des eaux du golfe du Tonkin; sur les tactiques d’infiltration et de subversion dans les instances dirigeantes et les secteurs vitaux de mon pays; sur l’épée de Damoclès que représente l’état d’oppression permanente qui contraint mon peuple à vivre constamment sur le qui-vive; sur la terreur et les souffrances quotidiennes que la Marine chinoise inflige à nos pêcheurs dans les eaux de la mer Orientale…
Internautes chinois ! Au terme de cette longue lettre écrite du fond du cœur – assurément sans haine mais où perce parfois, j’en conviens, un accent de colère due à ma révolte devant l’hypocrisie, la perfidie et l’injustice –, je suis en droit d’interpeller la conscience chinoise sur les crimes et exactions perpétrés au long des siècles par les empereurs de Chine contre mon peuple et sur les noirs desseins que nourrissent présentement les dirigeants de la République populaire de Chine à l’égard de mon pays ! Le « rêve chinois » est accueilli avec sympathie et bienveillance s’il traduit les aspirations légitimes du peuple chinois à la renaissance nationale et à la grandeur de la Chine, à la reconnaissance de sa puissance et de ses responsabilités qui sont grandes dans le règlement pacifique des affaires du monde. Mais il est abhorré et rejeté s’il est alimenté par la cupidité insatiable et l’instinct du prédateur habité par la démesure (l’hubris des Grecs). A cet égard, le rêve Han est un cauchemar pour les peuples vietnamien, tibétain, ouighour et mongol. Mais aussi, sur bien des plans, pour le peuple chinois lui-même (29). Il est à craindre qu’il ne le devienne également à terme pour d’autres peuples de par le monde, à commencer par ceux d’Afrique et d’Amérique latine…
Aussi, au message d’harmonie politique et sociale adressé ces temps-ci par vos dirigeants, apparemment à l’intention exclusive du peuple chinois, puis-je ajouter cet adage qui lui confère une portée plus universelle: « Quand l’homme est en accord avec le Ciel, l’harmonie règne dans le monde. » (天人合一世界谐和 Thiên nhân hợp nhất, thế giới hài hoà). Sans oublier son corollaire: « S’opposer à la volonté du Ciel, c’est la catastrophe assurée » (逆天败地 nghịch Thiên bại địa)…
L’Asie est assez grande et riche pour permettre aux nations qui y coexistent depuis des millénaires de continuer d’y vivre ensemble dans le respect mutuel, la tolérance et l’harmonie. Chaque peuple a droit à la tranquillité et aux bienfaits de la paix. Le peuple chinois autant que les autres, ni plus ni moins. Puissent nos deux nations faire preuve d’intelligence et de courage en unissant leurs efforts à ceux des autres nations d’Asie, pour ne pas laisser dépérir l’héritage d’humanité et de sagesse des grands Maîtres qui ont façonné l’âme de ce continent !
Paris, mai 2012 - Année du Dragon
L’auteur est un citoyen franco-vietnamien résidant en France.
Notes
(1) Hai Bà Trưng 𠄩婆徵 (40-43) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_B%C3%A0_Tr%C6%B0ng
(2) Triệu Ẩu 趙嫗 (225-248): « Je veux chevaucher le typhon, fouler les vagues déferlantes, sabrer le requin en Mer orientale, bouter les Chinois hors du pays pour le libérer du joug de l’esclavage plutôt que d’accepter de courber l’échine et subir le sort d’une concubine ! » (Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!)
http://en.wikipedia.org/wiki/Trieu_Thi_Trinh
(3) Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư (Lý Thường Kiệt 1077)
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Sur les monts et les eaux du sud règne l’empereur du Sud
Tel est le destin fixé à jamais sur le Céleste Livre
Comment les barbares osent-ils envahir notre sol ?
Leur audace insensée verra leur déroute sanglante. (traduction de Lê Thành Khôi)
(4) Hịch tướng sĩ: Dụ chư tỳ tướng hịch văn 諭諸裨將檄文 (Trần Hưng Đạo 1285)
http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/tranhungdao_hichtuongsi.htm
(5) Bình Ngô Đại Cáo 平吳大誥 (Nguyễn Trãi 1428)
http://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C3%A1o
(6) Chiếu xuất quân 光中皇帝 (Quang Trung 1789)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hu%E1%BB%87
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.
Battons-nous pour pouvoir porter les cheveux longs et garder les dents laquées noir;
Battons-les jusqu’à la dernière roue de leur char et leur dernière cuirasse;
Battons-les pour que l’histoire sache que l’héroïque peuple du Sud est souverain chez lui !
(7) Cette tradition vient de connaître en été 2011 un renouveau éclatant lors de la vague de protestations contre les actes d’agression de la Marine chinoise en mer de l’Asie du Sud-Est. Significatif est le leitmotiv du chant Đáp lời sông núi (À l’Appel de la Patrie, créé par Trúc Hồ en 2008) qui reprend les termes mêmes de la fameuse Marche des Etudiants (Sinh viên Hành khúc de Lưu Hữu Phước) qui avait servi de chant de ralliement de la jeunesse pendant la guerre d’indépendance contre le régime colonial français dans les décennies 1940-1950 avant de devenir l’hymne national de la République du (Sud) Vietnam. Pendant plusieurs semaines d’affilée ce chant a puissamment galvanisé les manifestants de Saigon à Hanoi et jusque dans la diaspora: « A l’appel de la Patrie en danger / Jurons de la défendre au prix de notre vie / À l’exemple des Sœurs Trưng, de Trần Hưng Đạo, des Rois Lý, Lê, Trần / Protégeons chaque pouce de notre terre, et chaque arbre et chaque plante / Pas une rue, pas un quartier, pas une plage de notre patrie ne doivent être cédés à l’ennemi / En quatre mille ans d’histoire nous sommes-nous jamais inclinés devant l’envahisseur ? » http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=ejMb-rm930
(8) Emmené avec la fine fleur de l’élite vietnamienne à titre de tribut à la Cour Céleste, le jeune Nguyễn An (1381-1453) fut fait eunuque sous le nom de Ruan An (ou A Lu) et servit comme architecte en chef sous cinq empereurs Ming tout au long de la première moitié du XVe siècle. Outre la reconstruction de la ville de Beijing et l’édification des palais de la Cité Interdite, il se vit confier les grands travaux hydrauliques pour la domestication du Fleuve Jaune.
http://john-walsh.suite101.com/nguyen-an-a16869
(9) Giang Văn Minh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_V%C4%83n_Minh
http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin-bai/7/35/147/1595/su-than-giang-van-minh-ban-linh-nguoi-viet-o-phuong-bac.html
La tradition populaire, tant orale qu’écrite, abonde en joutes oratoires de ce genre qui, sous leur apparence littéraire et anecdotique, affirment à la fois le caractère irréductible, la volonté de résistance et la vivacité d’esprit des Viet face à la brutalité et à l’arrogance de l’occupant Han. Une illustration parmi les plus fameuses: http://nghenhansu.forumvi.net/t118-topic
La Cour des Trinh se préparait à accueillir l’ambassadeur des Qing en visite officielle. Prévenu de la réputation de vulgarité et d’arrogance de l’ambassadeur, le Seigneur Trinh confia le service du protocole au Dr Quỳnh (Trạng Quỳnh, 1677-1748), connu pour son franc-parler et son esprit de repartie. Quỳnh accepta à condition d’être secondé dans sa tâche par la poétesse Đoàn Thị Ðiểm (1705-1748) qui devait se déguiser en aubergiste tandis que lui-même se fit batelier pour assurer le passage des hôtes sur le fleuve.
En passant devant l’auberge, la délégation Qing avisant le charme de l’aubergiste, décida d’y faire une pause. Tout en se faisant servir une tasse de thé, l’envoyé Céleste se fendit d’une phrase lourde de sous-entendu salace et de mépris:
Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh: 南 邦 一 寸 土 不 知 几 人 耕
(Sur un pouce de terre du Sud qui sait combien de paysans ont œuvré…)
Allusion à peine voilée aux vertus supposées ‘petites’ des femmes d’Annam. Dame Ðiểm, sans se départir de son calme, cracha la chique de bétel qu’elle était en train de mâcher et dit en articulant:
Bắc quốc chư đại phu giai do thử đồ xuất: 北 國 諸 大 夫 皆 由 此 途 出
(Au royaume du Nord les plus hauts dignitaires sortent aussi de là)
Réplique cinglante qui laissa les envoyés Qing bouche bée. Délaissant leur partie de thé, ils s’en allèrent honteux de leur conduite de soldatesque en goguette. Ils ne pouvaient en croire leurs yeux en lorgnant cette femme du peuple qui fit montre de tant de science et de noblesse d’esprit !
A l’embarcadère, ils montèrent sur la barque du passeur Trạng Quỳnh. Au milieu du fleuve, l’ambassadeur, pris d’une flatulence irrépressible, lâcha une pétarade aussi tonitruante que nauséabonde. Sans même rougir, il crut bon de lancer à la cantonade comme pour dissiper la fâcheuse impression créée par son geste disgracieux, suscitant l’hilarité de la compagnie:
Lôi động Nam bang (Tonnerre grondant sur les marches du Sud)
Reposant sa rame, Quỳnh baissa son pantalon et joignant le geste à la parole, pissa un jet en arc de cercle par-dessus la tête de l’ambassadeur tout en répliquant:
Vũ quá Bắc hải (Pluie battante en mer du Nord)
Fou de rage, l’ambassadeur s’avança vers l’insolent batelier pour le châtier. Retournant sa rame, Quỳnh se mit en position de défense et rétorqua:
Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ (Le tonnerre annonce la pluie, telle est la loi immuable de la nature, pourquoi s’en offusquer ?)
Abasourdis, les envoyés Qing se regardèrent les uns les autres sans même essayer de trouver une parade à la réplique imparable du passeur. Avalant leur surprise et leur colère, ils s’en furent la tête basse en ruminant en leur for intérieur: si un batelier et une aubergiste de ce petit pays sont de cet acabit, qu’en sera-t-il de leurs mandarins et de leurs lettrés !?
(10) Traduction de Nguyễn Khắc Viện. De larges extraits de la ‘Proclamation sur la Pacification des Ngô’ de Nguyễn Trãi sont reproduits en Annexe.
(11) http://boxitvn.blogspot.fr/2010/05/giong-luoi-bao-chi-chinh-thong-trung.html (traduction en vietnamien de Vũ Cao Đàm)
hi.baidu.com/yueli88/blog/item/.../a5e8b535fa52518ca71e12e2
http://boxitvn.blogspot.com/2010/05/giong-luoi-bao-chi-chinh-thong-trung.html
Texte original chinois sur le site 中华兵器大全 (Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn):
http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html
titre: 越南—收复南沙之战的祭品 (Offrons le Viêt Nam en sacrifice expiatoire à la guerre pour récupérer l’archipel Spratlys)
conclusion: 杀越寇为南沙之战祭旗 (Tuons les rebelles Viêt en sacrifice expiatoire au drapeau pour la bataille de Spratlys) – [Spratlys: Nan Sha en chinois, Trường Sa en vietnamien]
(12) Nguyễn Đình Đầu: http://www.petrotimes.vn/dam-luan-doi-thoai/2012/05/gs-nguyen-dinh-dau-cat-vang-la-ten-goi-chi-co-o-dai-viet-xua-va-viet-nam-nay
(13) http://globalspin.blogs.time.com/2011/06/10/tension-rise-over-south-china-sea-claims/
http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html
Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai (article de X. Peng, Science 29 July 2011, pp. 1581-587 (file pdf):
tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học
bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science
Concern over the South China Sea
(14) Les « quatre bons » (bốn tốt): Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt;
les « seize mots d’or » (16 chữ vàng): Láng giềng hữu nghị / Hợp tác toàn diện / Ổn định lâu dài / Hướng tới tương lai
(15) Consigne secrète: thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu (thân mà không gần, lạnh nhạt mà không xa, chống mà không đánh nhau)
(16) Les « seize nouveaux mots d’or » (16 chữ vàng mới): Sơn thủy tương liên / Văn hoá tương thông / Lý tưởng tương đồng / Vận mệnh tương quan…
version parodiée: Sơn thủy tương liên là hoạ / Văn hoá tương thông là vong / Lý tưởng tương đồng là mị / Vận mệnh tương quan là tử…
(17) http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/31/global_times_china_fox_news?page=0,0&wpisrc=fp_ipad
(18) Original en chinois: http://www.epochtimes.com/gb/5/8/1/n1003911.htm
Articles en anglais dans The Epoch Times: « The War Is Not Far from Us and Is the Midwife of the Chinese Century » http://www.theepochtimes.com/news/5-8-8/31055.html
« The War Is Approaching Us » http://www.theepochtimes.com/news/5-8-5/30974.html
« The CCP’s Last-ditch Gamble: Biological and Nuclear War – Hundreds of millions of deaths proposed » http://www.theepochtimes.com/news/5-8-5/30931.html
(19) Une photo du sommet de l’APEC (Coopération économique pour l’Asie-Pacifique) montre le président Jiang Zemin en compagnie des présidents Bush et Poutine. Vêtus tous les trois d’une veste de coupe chinoise offerte par l’hôte des lieux pour la circonstance, les maîtres du monde arborent un large sourire. Les présidents Bush et Poutine ignorent sans doute que la couleur rouge de la veste du président Jiang est traditionnellement celle de l’empereur, et la couleur bleue des leurs celle des vassaux...
Lors de la dernière visite d’Etat du président Nicolas Sarkozy en Chine, la télévision a montré une scène étonnante. On y voit le président français traverser seul l’immense hall de réception sur une distance de plusieurs dizaines de mètres qui le sépare du président chinois. Celui-ci l’attend immobile à l’autre bout du hall, pendant qu’un aboyeur géant crie d’une voix de stentor les nom et titre de l’invité. Rituel impérial oh combien solennel, destiné à impressionner l’hôte et ses compatriotes à l’autre bout du monde. Une fois face à face, les deux présidents échangent une longue poignée de main, mais seul M. Sarkozy a cru bon de signifier son respect d’une salutation marquée (et remarquée) de la tête devant un Hu Jintao imperturbable, à peine souriant, manifestement satisfait de ce koutou (khấu thủ: baisser la tête) qui en langage féodal signifie l’allégeance d’un vassal envers son suzerain. On ne peut s’empêcher de songer au protocole non moins solennel mais quelque peu moins écrasant avec lequel un président français accueille et reconduit ses hôtes sur le perron de l’Elysée…
(20) Testament du Roi Trần Nhân Tông (1258-1308): « N’oubliez jamais ceci: ce sont les grands pays qui commettent des actes insensés, contraires à la morale. Ils se donnent le droit de faire le contraire de ce qu’ils disent. Ainsi le malheur durable de notre peuple est celui qui vient de la Chine. Ne sous-estimez pas les menus incidents qui surviennent à nos frontières. Ils doivent nous inciter à penser à une plus grande cause. Les Chinois ne respectent pas les traités frontaliers. Ils ne cessent d’inventer des prétextes à dispute. Faute de pouvoir nous annexer, ils nous grignotent par petits morceaux. Ils finiront à la longue par transformer notre patrimoine national de son état de nid d’aigle en un nid de moineau.
Gardez donc toujours à l’esprit ma recommandation que voici: Ne laissez jamais un pouce de la terre de nos ancêtres tomber aux mains d’autrui. C’est le testament que je souhaite laisser à nos descendants pour les générations futures. »
(21) Mémoires des conseillers militaires chinois auprès du Vietnam pendant la guerre d’Indochine contre la France:
- La Quý Ba (chef de délégation et premier ambassadeur de la Chine au Vietnam): http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-1/
- Trương Quảng Hoà: http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-2/?searchterm=hồi ký La Quý Ba
- Vi Quốc Thanh: http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-3/
(22) Liu Yazhou: http://honvietquochoc.com.vn/Chuyen-bon-phuong/Doc-Luu-A-Chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-TQ-1.aspx
http://honvietquochoc.com.vn/Chuyen-bon-phuong/Doc-Luu-A-Chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-TQ-2.aspx
(23) Huỳnh Ngọc Chênh: http://boxitvn.blogspot.fr/2011/08/khong-khong-viet-e-noi-lai-cau-chuyen.html
(24) http: //www.courrierinternational.com/article/2011/06/23/la-morale-connais-pas
(article en chinois) 23.06.2011 Xiao De, Guoji Xianqu Daobao (International Herald Leader) http: //news.xinhuanet.com/herald/2011-04/20/c_13837361.htm 寻找底线 新华网
http: //www.courrierinternational.com/article/2011/11/14/le-poisson-pourrit-toujours-par-la-tete
(25) china-review.com 29.4.2011 http://www.china-review.com/eao.asp?id=27659
中国的社会信任危机 – 郑永年 黄彦杰
(26) Trần Ích Tắc (1254-1329), fils du roi Trần Thái Tông, s’est rendu avec toute sa famille à l’ennemi lors de la deuxième invasion Yuan-Mongole en 1285; emmené en Chine il est promu An Nam Quốc vương (Roi d’Annam). Cette trahison lui a valu l’exclusion définitive de la famille royale Trần.
Lê Chiêu Thống (1765-1793), 16e et dernier roi des Lê, a appelé l’intervention militaire des Qing pour combattre Quang Trung dans l’espoir de récupérer son trône. Cette action sera sévèrement jugée par les historiens comme une haute trahison.
Hoàng Văn Hoan (1905-1991), ancien membre du Bureau politique et premier ambassadeur du Vietnam en Chine, prochinois notoire, a pris la fuite en Chine au lendemain de la guerre de 1979.
(27) « (…) Sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan.
Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường;
Uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình;
Đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. » (voir aussi ‘Hịch tướng sĩ’ in note (4))
(28) Extraits d’une thèse récente et exhaustive sur la question: Olivier Du Roy, La règle d’or – Histoire d’une maxime morale universelle – De Confucius au XXe siècle – Essai d’interprétation, Editions du Cerf, Paris 2012, 2 vol., 1518 pages:
Traité de tolérance entre l’Angleterre et la Chine (26 juin 1858): « La religion sainte de Jésus et la religion du Seigneur du Ciel sont des religions qui enseignent aux hommes à faire le bien et à traiter les autres comme soi-même. »
Traité avec les Etats-Unis (18 juin, article 29): « La sainte religion de Jésus-Christ et aussi celle dont le nom est religion du Seigneur du Ciel, au fond, ont pour but de porter les hommes à faire le bien et à traiter les autres comme ils voudraient être traités eux-mêmes. »
(29) Tout récemment (9 mai 2012), un haut dirigeant, M. Uông Dương, secrétaire du Parti du Guangdong, a fait cette déclaration qualifiée par la presse chinoise d’« historique »: « Dire que le Parti communiste et le gouvernement chinois sont au service du peuple et lui apportent le bonheur est une erreur qu’il faut absolument abandonner. »
Annexe
Grande Proclamation sur la Pacification des Ngô *
Bình Ngô Đại Cáo 平吳大誥
Nguyễn Trãi (1428)
Traduction de Nguyễn Khắc Viện
(Histoire du Vietnam, Editions Sociales, Paris 1974, pp. 69-73)
* Rédigée après la victoire sur les Ming. Ngô est un terme générique désignant les envahisseurs. Les noms propres désignent les personnages historiques et divers champs de bataille.
Il est dit:
Paix et bonheur pour le peuple, tel est le fondement des vertus d’humanité et de justice.
Eliminer la violence, tel est le rôle premier assigné à nos combattants.
Notre patrie, le Grand Viêt depuis toujours
Etait terre de vieille culture.
Terre du Sud, elle a ses fleuves, ses montagnes,
Ses mœurs, ses coutumes, distincts de ceux du Nord
Les Tirệu, les Đinh, les Lý, les Trần bâtissant notre indépendance
Comme les Han, les Tang, les Song, les Yuan ont édifié leur territoire.
Notre patrie avait connu grandeur et décadence, elle n’a jamais manqué d’enfanter ses héros.
Nous avons anéanti les ambitions de Lưu Cung et les rêves de grandeur de Triệu Tiết.
Toa Đô fut décapité à Hàm Tử;
Ô-Ma capturé sur le fleuve Bạch Đằng:
L’histoire à jamais, a gravé le souvenir de ces exploits.
*
Mais la politique des Hồ se fit pesante.
Le peuple grondait de colère.
Les agresseurs Ming en profitèrent pour déchaîner la guerre,
Des traîtres vendirent la patrie afin d’assouvir leurs appétits;
Des hommes furent brûlés vifs, des femmes, des enfants égorgés;
Ils usèrent de mille ruses pour duper le peuple, berner le Ciel.
Vingt années durant, le crime dura.
Les vertus d’humanité, de justice disparurent de notre terre.
Taxes et impôts vidèrent nos lacs et nos montagnes.
*
Il fallait plonger au fond des mers, affronter les requins pour leur fournir des perles,
S’aventurer au fond des montagnes pour leur ramener de l’or,
Se risquer dans les forêts pestilentielles pour piéger des faisans et des cerfs noirs.
Ni l’herbe des prairies, ni le moindre insecte ne furent ménagés.
Malheur à nos veuves, à nos enfants.
Ils gémissaient de faim, les bourreaux étaient bien gras,
Il fallait bâtir des palais, charrier la terre
L’ennemi réclamait toujours des bras, des bras
Les corvées pleuvaient, les métiers à tisser furent désertés.
Tous les bambous de nos forêts ne suffiraient pour inscrire vos crimes,
Toute l’eau de l’océan n’en saurait effacer la puanteur.
La colère du peuple fut à son comble,
La Terre et le Ciel ne purent tolérer de pareils forfaits.
Nous, retirés au mont Lam,
Regardant souffrir la patrie, couvions notre haine
Des années durant, le cœur serré d’angoisse,
Nourris de fiel, couchant sur des épines, oubliant de manger,
Nous avons étudié toutes les stratégies,
Scruté le passé, jaugé l’avenir, soupesé les facteurs de victoire,
Jusque dans nos rêves nous poussions les plans d’insurrection.
Nous avons levé l’étendard: jusqu’au temps où l’ennemi était au zénith de sa force.
Chez nous, les talents étaient rares comme les étoiles à l’aube, les feuilles en hiver.
Nous manquions de conseillers, d’officiers, de soldats,
Nous brûlions de sauver le peuple, d’avancer vers l’Est
Sur notre char, nous laissions une place vide pour accueillir des amis,
Les ombres des amis se perdaient dans la brume.
Mais, plein de colère contre l’agresseur, inquiet pour le destin de la patrie,
Nous avons œuvré d’urgence, comme on vole au secours d’un noyé.
A Linh Sơn pendant des semaines, les vivres nous manquaient,
A Khôi Huyên nous n’avions plus de troupes.
Le Ciel a voulu éprouver notre constance,
Nous avons déployé tous nos efforts
Avec le peuple rassemblé comme dans une famille, nous avons hissé le drapeau de la liberté
Avec nos officiers et nos soldats, comme entre pères et fils, nous avons bu le vin des batailles.
Jouant de la surprise, nous avons opposé notre faiblesse à la force de l’ennemi.
En mille embuscades, nous avons anéanti des armées nombreuses avec des forces réduites.
La juste cause a triomphé de la barbarie,
L’humain a vaincu la force brutale.
A Bồ Đàng notre foudre s’est déchaînée,
A Trà Lân nous avons fendu comme un bambou les armées ennemies.
Nos troupes exaltaient, notre gloire volait de village en village.
Trân Tri, Sơn Thô en perdaient leurs esprits,
Ly An, Phương Chinh se sont enfuis à perdre l’haleine.
Poursuivant l’ennemi nos troupes ont repris la capitale de l’Ouest;
Sur leur lancée elles ont récupéré la capitale de l’Est.
Le fleuve Ninh Kiên rouge de sang ennemi empuantissait jusqu’à mille lieues.
Dans la plaine Tốt Đông, les cadavres s’entassaient,
Et l’opprobre pour mille ans à venir poursuivra l’envahisseur.
Nous avons exhibé la tête de Trần Hiệp, valet de l’ennemi
Et liquidé Lý Hương, traître notoire.
Vương Thông cherchait à conjurer le désastre, le feu brûlait plus fort.
Mã Anh voulait sauver la partie, nos troupes redoublaient d’ardeur,
L’ennemi à bout de souffle et d’expédients se résignait à la défaite.
Sans coup férir, usant d’intelligence frappant sur les cœurs, nous l’avons subjugué.
Un moment, l’agresseur parut avoir compris.
Non, il recommença à ourdir ses complots, à perpétrer ses crimes.
La volonté d’un tyran plongea des milliers d’hommes dans le malheur.
Assoiffés de gloire, ces hommes seront la risée de tous.
On vit le garnement de Tuyên Đức mobiliser toutes ses troupes,
Les couards Mộc Thanh, Liêu Thăng essayer d’éteindre le brasier avec de l’huile.
Le 9e mois de l’an Đinh Mùi, Liêu Thăng par la passe de Khai Ôn,
Le 10e mois, Mộc Thanh venant du Yunnan, firent avancer leurs armées.
Nous avons écrasé leurs avant-gardes, coupé leur chemin de retour, leurs voies de ravitaillement.
Le 18e à Chi Lăng, Liêu Thăng connut la défaite,
Le 20e à Mã Anh, il perdit la vie.
Le 25e en pleine bataille, le comte Lương Minh périt.
Le 28e, acculé à l’échec, le ministre Lý Khanh se suicida.
Sur notre lancée, nous avancions sans répit.
Perdant leur tête, les troupes ennemies s’entre-déchirèrent.
Nous cernions leurs citadelles, de toutes parts, nous promettant de les enlever allègrement.
Officiers et soldats se levèrent, tous griffes et crocs dehors.
Nos épées s’aiguisent à la pierre, les rochers tombent en poussière,
Nos éléphants s’abreuvent, les fleuves se tarissent.
Au premier roulement de tambour, requins et crocodiles s’enfuirent,
Au deuxième, il ne resta même plus un seul oiseau.
Nous sommes le vent des tempêtes qui disperse les feuilles sèches,
Nous sommes les fourmis qui font s’affaisser les digues.
Se traînant à genoux, le général Thôi Tụ demanda grâce,
Se liant les mains, le ministre Hoàng Phúc se rendit.
Les routes de Lang Giang, de Lạng Sơn s’emplissent de cadavres ennemis.
A Sương Giang, Bình Than, les fleuves s’empourprent de sang,
Les vents et les nuées ont changé de couleur,
La lune et le soleil blêmissent.
Coincées à Lê Hoa, leurs troupes du Yunnan s’affolèrent;
Défaits à Cân Trâm, les hommes de Mộc Thanh s’enfuirent en désordre,
Les ruisseaux de Lãnh Cầu s’engorgent de sang, les fleuves étouffent de sanglots,
Les cadavres s’amoncellent dans Dân Xa, l’herbe partout se couvre d’un sang noir.
Deux armées venues en renfort n’eurent guère le temps de rebrousser chemin.
Dans les citadelles assiégées, l’ennemi enlevant ses armures, capitula.
Ses généraux capturés, tigres impuissants, implorent pardon.
Nous avons combattu, point pour semer la mort;
Exécutant la volonté du Ciel, nous leur avons ouvert le chemin de la vie.
A Mã Kỵ, à Phương Chinh, nous avons donné cinq cents jonques,
A Vương Thông, à Mã Anh, des milliers de chevaux pour regagner leur pays.
En pleine mer, ils étaient encore verts de peur
Jusque chez eux, ils continuaient à trembler d’effroi.
Ils redoutaient la mort, demandaient la paix.
Nous, nous voulions le repos du peuple,
Telle a été notre sagesse.
La patrie désormais est bien assise.
Nos monts et nos fleuves feront peau neuve.
La paix fait suite à la guerre, le jour à la nuit.
Pour mille automnes, nous avons lavé notre honte.
Pour dix mille générations nous avons instauré la paix.
Nous avons vaincu grâce au Ciel, grâce à nos ancêtres.
Les quatre mers sont calmes à jamais, partout souffle le vent du renouveau.
Qu’en tous lieux, tous le sachent !
(Source: Eglises d'Asie, 30 mai 2012)
Divorced people are not ''outside'' the Church
Family Wtness
00:41 04/06/2012
Vatican City, 3 June 2012 (VIS) - Yesterday evening, almost half a million people attended the "Celebration of Witnesses" at Bresso Park in Milan, Italy, one of events of the seventh World Meeting of Families. The Holy Father arrived at 8.30 p.m. to participate in the celebration during which he answered questions put to him by various families on subjects which included the economic crisis, the position of divorced people in the Church and the indissolubility of Marriage. Benedict XVI also recalled his own infancy and family life.
An engaged couple from Madagascar who are studying at university in Italy spoke of the anxiety they felt when faced with the "forever" of Marriage. The Pope explained that falling in love, being an emotion, is not eternal. "The emotion of love must be purified", he said, "it must undertake a journey of discernment in which the mind and the will also come into play. ... In the rite of Marriage the Church does not ask whether you are in love but whether you want, whether you are resolved. In other words, falling in love must become true love; it must involve the will and the mind in a journey (which is the period of engagement) of purification, of greater profundity so that it is truly all of man, with all his capacities, with the discernment of reason and the force of will, who says: 'Yes, this is my life'". The Holy Father also mentioned other important factors such as communion of life with others, with friends, the Church, the faith and God Himself.
A Brazilian family raised the issue of divorced couples who have remarried and cannot avail themselves of the Sacraments. Benedict XVI affirmed that "this is one of the the great causes of suffering for the Church today, and we do not have simple solutions. ... Naturally, one very important factor is prevention. This means ensuring that, from the beginning, the act of falling love is transformed in a more profound and mature decision. Another factor is that of accompanying people during marriage, to ensure that families are never alone but find authentic company on their journey. We must tell people in this situation that the Church loves them, but they must see and feel this love". Parishes and other Catholic communities "must do everything possible so that such people feel loved and accepted, that they are not 'outsiders' even if they cannot receive absolution and the Eucharist. They must see that they too live fully within the Church. ... The Eucharist is real and shared if people truly enter into communion with the Body of Christ. Even without the 'corporeal' assumption of the Sacrament, we can be spiritually united to Christ". It is important for divorced couples "to have the chance to live a life of faith, ... to see that their suffering is a gift for the Church, because they also help others to defend the stability of love, of Marriage; ... theirs is a suffering in the community of the Church for the great values of our faith".
A Greek family asked the Pope what families affected by the economic crisis can do not to lose hope. "Words are insufficient", the Holy Father replied. "We should do something tangible and we all suffer because we are unable to do so. First let us speak of politics. I believe that all parties should show an increased sense of responsibility, that they should not make promises they cannot keep, that they should not seek votes only for themselves but show responsibility for the common good of everyone, in the awareness that politics is also a human and moral responsibility before God and man". Moreover, each of must do everything we can "with a great sense of responsibility and in the knowledge that sacrifices are necessary if we are to prevail". The Holy Father also suggested that families help one another, and that parishes and cities do likewise, supporting one another with material assistance and never forgetting to pray.
A seven year old girl from Vietnam asked the Pope to say something about his own family and infancy. Benedict XVI recalled the essential importance Sunday had had for his family. "Sunday began on Saturday afternoon when my father would tell us the Sunday readings. ... Thus we entered into the liturgy in an atmosphere of joy. The next day we would go to Mass. I lived near Salzburg so there was always music - Mozart, Schubert, Haydn - and when the 'Kyrie' began it was as if the sky itself had opened. ... We were of one heart and soul, with many shared experiences even through difficult times because there was the war and before that the dictatorship, then poverty. But the reciprocal love that existed between us, the joy in simple things was so strong that we could bear and overcome these things. ...Thus we grew up in the certainty that it is good to be human, because we could see the goodness of God reflected in parents and siblings. ... In this context of trust, joy and love we were happy and I think that heaven must be similar to my youth. In this sense I hope 'to go home' when I go 'to the other part of the world'".
An engaged couple from Madagascar who are studying at university in Italy spoke of the anxiety they felt when faced with the "forever" of Marriage. The Pope explained that falling in love, being an emotion, is not eternal. "The emotion of love must be purified", he said, "it must undertake a journey of discernment in which the mind and the will also come into play. ... In the rite of Marriage the Church does not ask whether you are in love but whether you want, whether you are resolved. In other words, falling in love must become true love; it must involve the will and the mind in a journey (which is the period of engagement) of purification, of greater profundity so that it is truly all of man, with all his capacities, with the discernment of reason and the force of will, who says: 'Yes, this is my life'". The Holy Father also mentioned other important factors such as communion of life with others, with friends, the Church, the faith and God Himself.
A Brazilian family raised the issue of divorced couples who have remarried and cannot avail themselves of the Sacraments. Benedict XVI affirmed that "this is one of the the great causes of suffering for the Church today, and we do not have simple solutions. ... Naturally, one very important factor is prevention. This means ensuring that, from the beginning, the act of falling love is transformed in a more profound and mature decision. Another factor is that of accompanying people during marriage, to ensure that families are never alone but find authentic company on their journey. We must tell people in this situation that the Church loves them, but they must see and feel this love". Parishes and other Catholic communities "must do everything possible so that such people feel loved and accepted, that they are not 'outsiders' even if they cannot receive absolution and the Eucharist. They must see that they too live fully within the Church. ... The Eucharist is real and shared if people truly enter into communion with the Body of Christ. Even without the 'corporeal' assumption of the Sacrament, we can be spiritually united to Christ". It is important for divorced couples "to have the chance to live a life of faith, ... to see that their suffering is a gift for the Church, because they also help others to defend the stability of love, of Marriage; ... theirs is a suffering in the community of the Church for the great values of our faith".
A Greek family asked the Pope what families affected by the economic crisis can do not to lose hope. "Words are insufficient", the Holy Father replied. "We should do something tangible and we all suffer because we are unable to do so. First let us speak of politics. I believe that all parties should show an increased sense of responsibility, that they should not make promises they cannot keep, that they should not seek votes only for themselves but show responsibility for the common good of everyone, in the awareness that politics is also a human and moral responsibility before God and man". Moreover, each of must do everything we can "with a great sense of responsibility and in the knowledge that sacrifices are necessary if we are to prevail". The Holy Father also suggested that families help one another, and that parishes and cities do likewise, supporting one another with material assistance and never forgetting to pray.
A seven year old girl from Vietnam asked the Pope to say something about his own family and infancy. Benedict XVI recalled the essential importance Sunday had had for his family. "Sunday began on Saturday afternoon when my father would tell us the Sunday readings. ... Thus we entered into the liturgy in an atmosphere of joy. The next day we would go to Mass. I lived near Salzburg so there was always music - Mozart, Schubert, Haydn - and when the 'Kyrie' began it was as if the sky itself had opened. ... We were of one heart and soul, with many shared experiences even through difficult times because there was the war and before that the dictatorship, then poverty. But the reciprocal love that existed between us, the joy in simple things was so strong that we could bear and overcome these things. ...Thus we grew up in the certainty that it is good to be human, because we could see the goodness of God reflected in parents and siblings. ... In this context of trust, joy and love we were happy and I think that heaven must be similar to my youth. In this sense I hope 'to go home' when I go 'to the other part of the world'".
Philadelphia 2015, the next World Meeting of Families
World Meeting of Families
00:42 04/06/2012
Vatican City, 3 June 2012 (VIS) - At midday today, after having celebrated Mass in the presence of almost one million faithful at Bresso Park in Milan and before praying the Angelus, the Holy Father announced that the eighth World Meeting of Families will be held in Philadelphia, U.S.A. in the year 2015. "I send my warm greetings to Archbishop Charles Chaput", he said, "and to the Catholics of that great city, and look forward to meeting them there along with numerous families from all around the world".
Before bidding farewell to the participants in the seventh World Meeting of Families, Benedict XVI expressed his thanks to Cardinal Ennio Antonelli, president of the Pontifical Council for the Family, and to Cardinal Angelo Scola, archbishop of Milan, as well as to all the organisers and volunteers.
The Pope then went on the greet pilgrims in various languages. Speaking French, he spoke of his joy at today's beatification in the French diocese of Besancon of Fr. Jean-Joseph Lataste of the Order of Friars Preachers, whom he described as an "apostle of mercy" and "apostle of prisons".
"Dear families of Milan, Lombardy, Italy and the whole world, I greet you all with affection and thank you for your participation", the Holy Father concluded. "I encourage you to show solidarity towards families experiencing the greatest difficulties. I am thinking of the economic and social crisis, I am thinking of the recent earthquake in Emilia. May the Virgin Mary always accompany and support you".
Before bidding farewell to the participants in the seventh World Meeting of Families, Benedict XVI expressed his thanks to Cardinal Ennio Antonelli, president of the Pontifical Council for the Family, and to Cardinal Angelo Scola, archbishop of Milan, as well as to all the organisers and volunteers.
The Pope then went on the greet pilgrims in various languages. Speaking French, he spoke of his joy at today's beatification in the French diocese of Besancon of Fr. Jean-Joseph Lataste of the Order of Friars Preachers, whom he described as an "apostle of mercy" and "apostle of prisons".
"Dear families of Milan, Lombardy, Italy and the whole world, I greet you all with affection and thank you for your participation", the Holy Father concluded. "I encourage you to show solidarity towards families experiencing the greatest difficulties. I am thinking of the economic and social crisis, I am thinking of the recent earthquake in Emilia. May the Virgin Mary always accompany and support you".
Pope: Love is the only force that can truly transform the world
Benedict XVI
00:44 04/06/2012
Vatican City, 3 June 2012 (VIS) - At 10 a.m. today, Benedict XVI presided at an open-air Mass at Bresso Park in Milan, Italy, for the closure of the seventh World Meeting of Families. The meeting began on 30 May and has had as its theme: "The Family: Work and Celebration". Extracts of the homily delivered by the Pope to the one million faithful present are given below.
"The liturgical Solemnity of the Holy Trinity that we are celebrating today ... urges us to commit ourselves to live our communion with God and with one another according to the model of Trinitarian communion. ... It is not only the Church that is called to be the image of One God in Three Persons, but also the family, based on marriage between man and woman. ... God created us male and female, equal in dignity, but also with respective and complementary characteristics, so that the two might be a gift for each other, might value each other and might bring into being a community of love and life. It is love that makes the human person the authentic image of God. Dear married couples, in living out your marriage you are not giving each other any particular thing or activity, but your whole lives. And your love is fruitful first and foremost for yourselves, because you desire and accomplish one another’s good, you experience the joy of receiving and giving. It is also fruitful in your generous and responsible procreation of children, in your attentive care for them, and in their vigilant and wise education. And lastly, it is fruitful for society, because family life is the first and irreplaceable school of social virtues, such as respect for persons, gratuitousness, trust, responsibility, solidarity, cooperation. Dear married couples, watch over your children and, in a world dominated by technology, transmit to them, with serenity and trust, reasons for living, the strength of faith, pointing them towards high goals and supporting them in their fragility".
"Your vocation is not easy to live, especially today, but the vocation to love is a wonderful thing, it is the only force that can truly transform the world. You have before you the witness of so many families who point out the paths for growing in love: by maintaining a constant relationship with God and participating in the life of the Church, by cultivating dialogue, respecting the other’s point of view, by being ready for service and patient with the failings of others, by being able to forgive and to seek forgiveness, by overcoming with intelligence and humility any conflicts that may arise, by agreeing on principles of upbringing, and by being open to other families, attentive towards the poor, and responsible within civil society. These are all elements that build up the family. Live them with courage, and be sure that, insofar as you live your love for each other and for all with the help of God’s grace, you become a living Gospel, a true domestic Church.
"I should also like to address a word to the faithful who, even though they agree with the Church’s teachings on the family, have had painful experiences of breakdown and separation. I want you to know that the Pope and the Church support you in your struggle. I encourage you to remain united to your communities, and I earnestly hope that your dioceses are developing suitable initiatives to welcome and accompany you".
"We may recognise the task of man and woman to collaborate with God in the process of transforming the world through work, science and technology. ... In modern economic theories, there is often a utilitarian concept of work, production and the market. Yet God’s plan, as well as experience, show that the one-sided logic of sheer utility and maximum profit are not conducive to harmonious development, to the good of the family or to building a more just society, because it brings in its wake ferocious competition, strong inequalities, degradation of the environment, the race for consumer goods, family tensions. Indeed, the utilitarian mentality tends to take its toll on personal and family relationships, reducing them to a fragile convergence of individual interests and undermining the solidity of the social fabric.
"One final point: man, as the image of God, is also called to rest and to celebrate. The account of creation concludes with these words: “And on the seventh day God finished his work which he had done, and he rested on the seventh day from all his work which he had done. So God blessed the seventh day and hallowed it”. For us Christians, the feast day is Sunday, the Lord’s day, the weekly Easter. It is the day of the Church, the assembly convened by the Lord around the table of the Word and of the Eucharistic Sacrifice. ... It is the day of man and his values: conviviality, friendship, solidarity, culture, closeness to nature, play, sport. It is the day of the family, on which to experience together a sense of celebration, encounter, sharing, not least through taking part in Mass. Dear families, despite the relentless rhythms of the modern world, do not lose a sense of the Lord’s Day!"
"Family, work, celebration: three of God’s gifts, three dimensions of our lives that must be brought into a harmonious balance. ... In this regard, always give priority to the logic of being over that of having: the first builds up, the second ends up destroying. We must learn to believe first of all in the family, in authentic love, the kind that comes from God and unites us to Him".
"The liturgical Solemnity of the Holy Trinity that we are celebrating today ... urges us to commit ourselves to live our communion with God and with one another according to the model of Trinitarian communion. ... It is not only the Church that is called to be the image of One God in Three Persons, but also the family, based on marriage between man and woman. ... God created us male and female, equal in dignity, but also with respective and complementary characteristics, so that the two might be a gift for each other, might value each other and might bring into being a community of love and life. It is love that makes the human person the authentic image of God. Dear married couples, in living out your marriage you are not giving each other any particular thing or activity, but your whole lives. And your love is fruitful first and foremost for yourselves, because you desire and accomplish one another’s good, you experience the joy of receiving and giving. It is also fruitful in your generous and responsible procreation of children, in your attentive care for them, and in their vigilant and wise education. And lastly, it is fruitful for society, because family life is the first and irreplaceable school of social virtues, such as respect for persons, gratuitousness, trust, responsibility, solidarity, cooperation. Dear married couples, watch over your children and, in a world dominated by technology, transmit to them, with serenity and trust, reasons for living, the strength of faith, pointing them towards high goals and supporting them in their fragility".
"Your vocation is not easy to live, especially today, but the vocation to love is a wonderful thing, it is the only force that can truly transform the world. You have before you the witness of so many families who point out the paths for growing in love: by maintaining a constant relationship with God and participating in the life of the Church, by cultivating dialogue, respecting the other’s point of view, by being ready for service and patient with the failings of others, by being able to forgive and to seek forgiveness, by overcoming with intelligence and humility any conflicts that may arise, by agreeing on principles of upbringing, and by being open to other families, attentive towards the poor, and responsible within civil society. These are all elements that build up the family. Live them with courage, and be sure that, insofar as you live your love for each other and for all with the help of God’s grace, you become a living Gospel, a true domestic Church.
"I should also like to address a word to the faithful who, even though they agree with the Church’s teachings on the family, have had painful experiences of breakdown and separation. I want you to know that the Pope and the Church support you in your struggle. I encourage you to remain united to your communities, and I earnestly hope that your dioceses are developing suitable initiatives to welcome and accompany you".
"We may recognise the task of man and woman to collaborate with God in the process of transforming the world through work, science and technology. ... In modern economic theories, there is often a utilitarian concept of work, production and the market. Yet God’s plan, as well as experience, show that the one-sided logic of sheer utility and maximum profit are not conducive to harmonious development, to the good of the family or to building a more just society, because it brings in its wake ferocious competition, strong inequalities, degradation of the environment, the race for consumer goods, family tensions. Indeed, the utilitarian mentality tends to take its toll on personal and family relationships, reducing them to a fragile convergence of individual interests and undermining the solidity of the social fabric.
"One final point: man, as the image of God, is also called to rest and to celebrate. The account of creation concludes with these words: “And on the seventh day God finished his work which he had done, and he rested on the seventh day from all his work which he had done. So God blessed the seventh day and hallowed it”. For us Christians, the feast day is Sunday, the Lord’s day, the weekly Easter. It is the day of the Church, the assembly convened by the Lord around the table of the Word and of the Eucharistic Sacrifice. ... It is the day of man and his values: conviviality, friendship, solidarity, culture, closeness to nature, play, sport. It is the day of the family, on which to experience together a sense of celebration, encounter, sharing, not least through taking part in Mass. Dear families, despite the relentless rhythms of the modern world, do not lose a sense of the Lord’s Day!"
"Family, work, celebration: three of God’s gifts, three dimensions of our lives that must be brought into a harmonious balance. ... In this regard, always give priority to the logic of being over that of having: the first builds up, the second ends up destroying. We must learn to believe first of all in the family, in authentic love, the kind that comes from God and unites us to Him".
Pour approfonder - La situation sur la Vietnam par la Commission ‘Justice et Paix’
Eglises d'Asie
06:59 04/06/2012
La politique du renouveau (dôi moi) a aidé le Vietnam à rejoindre le courant suivi par le reste de l’humanité et a permis à ce pays, qui était pauvre, de prendre place dans le peloton des pays d’Asie à forte croissance. Cette intégration a été concrétisée par l’adhésion à l’ASEAN, la participation aux activités de l’APEC et l’admission à l’Organisation mondiale du commerce (OMC). Le Vietnam a aussi établi des relations diplomatiques avec nombre de pays. Il est devenu membre de nombreuses organisations internationales et a attiré à lui les investissements de quantité de sociétés étrangères. La société a gagné en dynamisme, en créativité et, d’une certaine façon, en richesse, du moins globalement. Malgré cela, certains signes, dans la situation récente, montrent que l’économie du Vietnam est en train de perdre son orientation, son dynamisme et son caractère humain. Car le renouveau économique n’est pas accompagné d’un renouveau politique et la croissance économique ne va pas de pair avec le développement social et le développement humain intégral.
La Lettre commune rédigée à l’issue de la Grande Assemblée du peuple de Dieu de l’année 2010 a invité tous les membres de l’Eglise catholique au Vietnam à procéder à l’identification et au déchiffrage de la situation actuelle de la société vietnamienne à la lumière de la foi. C’est dans cette perspective que les membres de la Commission ‘Justice et Paix’, sous l’autorité de la Conférence épiscopale du Vietnam, voudraient, en leur qualité de citoyens et de chrétiens, exposer quelques-unes de leurs réflexions et de leurs remarques sur la situation actuelle du pays.
L’économie du Vietnam
Après environ deux décennies de croissance élevée, le Vietnam n’appartient certes plus au groupe de pays aux plus bas revenus. Cependant, les années récentes ont montré que l’économie vietnamienne fait aujourd’hui courir de graves risques à la vie de la population et à l’avenir du pays.
L’économie présente des lacunes manifestes : les groupes publics ont contracté de lourdes dettes ; le nombre de faillites d’entreprises augmente de jour en jour ; les taux d’intérêt bancaire sont de plus en plus élevés ; l’inflation toujours croissante ; l’écart entre riches et pauvres s’élargit ; la qualité de vie de la grande majorité se détériore. De nombreuses personnes sont déjà retombées dans une situation de pauvreté qu’elles venaient de quitter. N’est-il pas vrai que le modèle économique actuel a enrichi un groupe de privilégiés beaucoup plus que l’ensemble de la population ?
L’orientation actuelle de l’économie, donnant au secteur public un rôle directif, a créé des monopoles, a favorisé les abus de pouvoir et a grippé le fonctionnement normal de l’économie de marché. Les entreprises d’Etat, qui ne contribuent que peu à la croissance économique, jouissent d’un grand nombre de privilèges et de prébendes, ce qui crée des injustices et freine le développement du secteur privé. La dette contractée à l’égard de l’étranger, le déficit de la balance commerciale se sont aggravés et ont affaibli l’économie qui, de ce fait, devient de plus en plus dépendante de l’extérieur.
Le taux d’inflation continue de s’élever, aggravant la pauvreté et rendant plus difficiles la vie de la population et les activités des entreprises. Les grèves se multiplient et témoignent que les intérêts des travailleurs ne sont encore ni protégés ni satisfaits. Certaines lignes politiques, peu appréciées de la population, sont cependant mises en œuvre par l’Etat, comme cela a été le cas dans l’affaire de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam ou encore lors de la construction d’une centrale nucléaire dans la province du Ninh Thuân.
La loi sur les terres
La loi sur les terres en vigueur aujourd’hui va à l’encontre de l’ordre naturel et ne respecte pas la Déclaration internationale des droits de l’homme. C’est elle qui est la cause d’au moins 80 % des plaintes déposées dans le pays. Les plaintes individuelles sont devenues aujourd’hui des plaintes collectives. Les simples plaintes écrites se sont transformées en actions et réactions collectives, quelquefois les armes à la main, s’opposant à des expropriations de terrain.
La loi sur les terrains stipule que la terre est la propriété du peuple tout entier, mais que les terrains sont gérés par l’Etat, une gestion qui donne à des millions de gens le sentiment d’avoir perdu leurs terres et de n’avoir pas la liberté de disposer du lopin de terre hérité de leurs ancêtres. En réalité, la propriété du peuple tout entier ne constitue pas un très bon moyen de gérer les terres. De plus, le fait que l’Etat soit devenu le propriétaire effectif des terres est la source de privilèges et de passe-droits pour les diverses autorités locales lorsqu’il s’agit de planifier ou de récupérer les terres pour la réalisation de certains projets. Ces privilèges et passe-droits dépouillent la population de ses droits fondamentaux.
La question qui soulève le plus de mécontentement lors de l’expropriation de terres est celle du montant des indemnisations. Si l’on veut résoudre les conflits sur ce sujet entre les expropriés et les organes de gestion ou bien les investisseurs, il faut faire en sorte que les expropriés soient indemnisés à la hauteur de la valeur des biens qui leur sont enlevés et que leur niveau de vie ultérieur soit au moins aussi élevé que celui dont ils jouissaient avant expropriation. Comme la valeur du sol augmente considérablement après la proclamation des dits-projets, il convient que, d’une manière ou d’une autre, une partie de la différence entre le montant de l’indemnisation et le prix de vente revienne aux expropriés. Il est nécessaire que le plus tôt possible, la loi sur les terrains soit amendée afin que la population puisse jouir du droit de propriété de la terre et que le droit des instances gouvernementales en matière d’expropriation soit limité au maximum.
L’environnement social
La société vietnamienne laisse apparaître aujourd’hui de nombreux phénomènes très préoccupants. Deux d’entre eux sont particulièrement visibles et sont dénoncés par la Conférence épiscopale du Vietnam depuis 2008. Il s’agit de la fraude et de la violence. Ces deux maux non seulement se sont développés dans nos villes, dans les transactions commerciales, dans les mass media, mais ils ont aussi envahi les services publics et les milieux scolaires. L’opinion publique aujourd’hui s’irrite devant un étrange phénomène : dans certains lieux, des organismes du service public ont illégalement utilisé la violence pour donner une solution à des plaintes civiles.
Outre les nombreux fléaux qui sévissent aujourd’hui dans la société vietnamienne, beaucoup d’observateurs s’inquiètent de certaines manières de vivre actuelles : ils dénoncent la jouissance, le plaisir éphémère, la survalorisation de l’argent, l’indifférence aux souffrances d’autrui. De tels comportements témoignent de l’absence des valeurs morales fondamentales qui servent de normes à la vie sociale. Ainsi un certain nombre de personnes ont déjà mis en garde contre une société hors norme ou sans normes.
La corruption est considérée comme le plus grand mal de la nation. Elle est, chaque jour, plus pernicieuse et plus grave. Pourtant, jusqu’à présent, aucune affaire d’importance n’a été jugée devant une cour de justice avec un effet dissuasif. Aussi bien, la confiance portée par la population aux pouvoirs publics a considérablement diminué.
Les plaintes concernent essentiellement des affaires de terrains. Celles qui ont pour objet les terrains religieux continuent d’être nombreuses et complexes. Elles sont toujours plus graves et provoquent des tensions et des troubles sociaux. Les récentes affaires de Tiên Lang (Haiphong) et de Vang Giang (Hung Yên) ont choqué fortement l’ensemble des Vietnamiens de bonne volonté. Le gouvernement est obligé de revoir sa façon de régler ce type de problèmes, et surtout d’amender la loi sur les terrains, en particulier ce qui concerne la délimitation des terrains, la durée de leur utilisation et le montant de l’indemnisation, même si, pour le moment, son attitude n’a pas encore évolué au point de reconnaître la propriété légitime des citoyens.
Par ailleurs, le gouvernement devrait, en urgence, changer sa façon de travailler, aujourd’hui sans transparence et sans aucun recours à des cadres spécialisés. Ce changement devrait toucher la pression exercée par l’Etat sur les points de vue et les façons de se comporter à l’intérieur de la société. Ce changement devrait particulièrement concerner l’attitude des pouvoirs publics, différente selon qu’il s’agit d’individus travaillant pour l’Etat ou d’entrepreneurs et de travailleurs privés, selon qu’il s’agit des habitants des grandes villes ou des habitants des campagnes.
Le domaine législatif
La Constitution et la législation de chaque nation reflètent les caractéristiques et les traits originaux de leurs traditions culturelles. Mais ce n’est pas à cause de cela qu’il faut ignorer les normes législatives internationales. Le Vietnam possède un ensemble de lois impressionnant, mais inefficace aussi bien dans le domaine législatif que dans l’exécutif. Cela est dû à son manque de transparence et surtout à l’absence d’indépendance du pouvoir judiciaire.
L’application de la loi n’est pas encore rigoureuse. Elle reste arbitraire, surtout au niveau régional. Cet état de choses conduit à de graves injustices et quelquefois pousse la population dans des impasses. Le Code de procédure pénale détermine les diverses procédures d’arrestation. Or, il existe toujours des cas où des citoyens sont arrêtés en infraction avec la loi et avec les déclarations et les conventions internationales que le Vietnam s’est engagé à respecter.
L’internement de personnes sans jugement est camouflé sous l’appellation de « placement en établissement éducatif » pour une certaine durée. Cette mesure qui vise généralement des personnes « dissidentes » est une forme de violation d’un des droits de l’homme. En réalité, cette mesure éducative a été introduite dans notre pays par le colonialisme français, puis officialisé par la résolution du Comité permanent de l’Assemblée nationale (49NQ-TVQH) du 20 juin 1961. C’est elle qui a servi de fondement législatif à la mise en camps de rééducation des fonctionnaires et des militaires de l’ancien Sud-Vietnam. Plus tard, cette mesure a connu une heureuse évolution : lorsque le décret sanctionnant les violations administratives a été mis en vigueur en 1989, elle n’a plus été utilisée. Cependant, avec l’ordonnance de 1995, la mesure est réapparue sous l’appellation actuelle et a été perpétuée par une ordonnance de 2002. On peut espérer que, lors de la prochaine mise en vigueur du décret sur les sanctions des violations administratives, cette forme d’éducation sera abandonnée.
La maladie qui gangrène le mode d’administration et de gestion des diverses instances du pouvoir ne sera guérie que lorsque le Vietnam sera en mesure d’édifier un Etat de droit véritable et qu’une société civile dynamique aura vu le jour. Le dépassement des difficultés actuelles est une étape qu’on ne pourra éviter.
Régions frontalières, îles, souveraineté nationale
Au cours des dernières décennies du XXème siècle, les tempêtes n’ont pas manqué sur la mer d’Orient. Mais, dans les années récentes, les tensions se sont développées jusqu’à atteindre un niveau désormais dangereux. Les détenteurs du pouvoir en Chine tiennent un discours pacifique, envoie des messages apparemment bienveillants, mais leurs agissements pour affirmer leur souveraineté sur la mer d’Orient témoignent de leur prétention à une « Grande Chine » (Dai Han).
Pendant ce temps, au Vietnam, la réaction de l’Etat semble beaucoup trop faible et donne l’occasion aux forces hostiles de se manifester. Ce qui est encore plus difficile à comprendre, c’est la répression sévère infligée par les autorités aux organisations et aux individus qui, par patriotisme, protestent contre le cynisme des envahisseurs. Les hésitations et l’irrésolution manifestées par les dirigeants vietnamiens dans la délimitation des zones frontalières et la protection de la souveraineté nationale en mer d’Orient ont provoqué du mécontentement dans l’opinion publique.
Beaucoup de personnalités, des intellectuels de bonne volonté ont élevé la voix pour dénoncer les risques que fait encourir à la sécurité nationale un projet accordant à une nation étrangère le droit d’exploiter la bauxite et de louer des terres et des forêts. En outre, les informations concernant les questions ci-dessus ne sont insuffisantes, tardives et manquent de transparence (…). Ce que nous constatons, c’est l’arrivée en masse au Vietnam d’une main d’œuvre étrangère, non spécialisée pour les besoins d’un projet qui sème le trouble dans la société, aujourd’hui et pour longtemps.
L’environnement et l’écologie
Selon les prévisions des organismes internationaux spécialisés, le Vietnam sera un des quatre pays les plus sévèrement touchés par les conséquences du changement climatique. Cela est dû d’abord aux effets du changement climatique mondial, mais aussi, pour une part, à l’absence d’attention portée à l’environnement et au développement durable.
Ce qui est le plus à craindre, c’est la maladresse et la hâte dans l’exploitation des ressources naturelles. Ces dernières années, l’Etat a permis aux nations étrangères d’investir dans de nombreux projets, prenant le risque de détruire l’environnement et de transformer le système écologique ainsi que le climat. L’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux, la location de nombreuses régions forestières riches en ressources hydrauliques dans dix provinces du Nord et du Sud sont autant de menaces pour l’environnement. Dans de nombreuses provinces, des secteurs entiers de la mer et des côtes ont été loués à des compagnies étrangères pour y construire des hôtels, y aménager des établissements balnéaires et y réaliser encore d’autres projets sans tenir compte de l’environnement.
Le rôle des intellectuels
Il y a près de mille ans, avec la création du « Collège des fils de la nation » (Quôc Tu Giam), nos ancêtres ont profondément pris conscience que les hommes sages et talentueux sont les forces spirituelles d’une nation. Lorsque celles-ci prospèrent, le pays est fort et vaillant, lorsqu’elles déclinent, le pays s’affaiblit et entre en décadence. Ce principe est toujours justifié. Il l’est d’autant plus que nous sommes à l’âge de la matière grise, dans une époque où l’économie fonctionne à partir de connaissances.
Même si l’on ne tient pas compte de l’augmentation subite du nombre de « docteurs d’Etat » dont la compétence pose problème, le Vietnam possède un nombre considérable d’hommes authentiquement talentueux, de brillants intellectuels dévoués à leur pays et à leur peuple. Mais leur rôle, aujourd’hui, n’est pas estimé à sa juste valeur. Il arrive qu’ils soient marginalisés, qu’ils soient l’objet de discrimination, à cause d’un point de vue différent sur la réalité sociale ou encore de leur vision particulière de l’avenir de leur peuple. On peut penser que l’Etat manque encore de compétence et de largeur d’esprit pour attirer à lui ces hommes de talent. Il ne s’est pas encore réformé suffisamment pour être de plain-pied avec une société en pleine évolution. Quand donc le rôle de la société civile sera-t-il véritablement reconnu ? Quand donc les institutions indépendantes participeront-elles positivement à l’édification du pays ?
L’éducation et la santé
L’avenir de notre peuple dépend, en grande partie, de l’éducation. Il est indéniable que l’éducation nationale a formé un certain nombre d’hommes remarquables et a apporté sa contribution au développement du pays. Mais, d’une façon générale, dans les années récentes, notre système éducatif a montré de nombreuses lacunes, aussi bien dans son contenu que dans ses méthodes d’enseignement et d’études. Le Vietnam a engagé de nombreuses tentatives de réforme de l’éducation sans parvenir à ouvrir de vraies brèches. Pourquoi ? Il faut le reconnaître avec tristesse, parce que nous manquons d’une philosophie de l’éducation suffisamment radicale et portant sur le long terme.
Les conséquences tragiques de cet état de choses, nous les avons devant les yeux : ce sont deux redoutables fléaux qui envahissent les écoles ; la criminalité dans les milieux scolaires et estudiantins ne cesse de s’aggraver, la fraude aux examens est devenue la norme ; les faux diplômes, ou, ce qui est plus dangereux encore, les vrais diplômes ne récompensant aucune connaissance se sont multipliés. Le résultat de tout cela est que nous risquons de prendre du recul en de nombreux domaines.
Grâce à l’utilisation des nouvelles technologies, la médecine vietnamienne, à l’époque récente, est parvenue à un certain nombre de résultats dans le domaine du diagnostic et de la guérison des maladies ainsi que dans celui de la prévention. Les agents médicaux sont de mieux en mieux formés et leur niveau de spécialisation est plus élevé. Mais, en raison du système éducatif décrit ci-dessus et de la tendance actuelle à se limiter à la santé corporelle sans tenir compte de l’intégralité de la personne, le système médical est dans l’impasse. Outre le trop grand nombre de personnes hospitalisées qui paralyse les hôpitaux centraux et l’augmentation des frais médicaux qui pénalise surtout les pauvres, on parle aussi beaucoup de l’indifférence, de l’irresponsabilité et de l’absence de moralité du personnel hospitalier.
L’Etat a demandé que l’on « socialise » (NdT : terme qui, en réalité, signifie « privatiser ») l’éducation et la santé. On devrait, semble-t-il, créer les conditions permettant aux religions du pays d’apporter leur contribution dans ces deux secteurs.
Le domaine religieux
Ces dernières années, les actuels détenteurs du pouvoir ont créé un climat favorable aux activités religieuses. Presque tous les établissements religieux détruits pendant la guerre ont été restaurés. Beaucoup ont été édifiés ou sont en construction. Cependant, les dispositions législatives concernant les religions sont encore affligées de beaucoup de failles et ne répondent pas encore pleinement aux aspirations des croyants. Cette insatisfaction concerne surtout le statut de personne morale des organisations religieuses. Les religions ont été reconnues mais elles ne jouissent pas encore du statut de personnes morales. En conséquence, elles ne peuvent ni exercer ni protéger les droits stipulés par la Constitution qui sont les leurs, comme les autres organisations sociales et professionnelles.
Actuellement, l’Etat projette de promulguer un arrêté intitulé : « Détermination des détails et des mesures concernant l’application de l’Ordonnance sur la croyance et la religion ». Ce nouveau texte législatif est destiné à remplacer l’arrêté N° 22/2005/ND-CP, du 1er mars 2005. Cette initiative serait vraiment digne d’éloges si le texte était préparé dans un esprit de renouveau, structuré de telle sorte qu’il favorise la liberté d’action des croyants de toutes les religions, et encourage leur participation au service de leurs compatriotes et à la défense de la patrie. Mais bon nombre de personnes sont inquiètes car elles craignent que ce texte ne marque un recul par rapport à l’arrêté cité plus haut. La question fondamentale à poser est celle-ci : « Quand donc les citoyens qui adhèrent à une religion seront-ils traités à égalité avec les autres citoyens, conformément à la Constitution et au Code civil ? » Ils n’ont nullement besoin d’une nouvelle ordonnance sur la croyance et la religion.
Les remarques ci-dessus nous ont été dictées par notre foi chrétienne et notre statut de citoyen responsable souhaitant contribuer pour une petite part à l’édification d’un pays au développement durable, démocratique et fraternel. En ce domaine, l’instruction du pape Benoît XVI aux évêques vietnamiens du 27 juin 2009 est toujours l’orientation fondamentale de la Commission ‘Justice et Paix’. L’Eglise ne désire en rien remplacer le gouvernement, mais elle souhaite, dans un esprit de dialogue, de collaboration et de respect mutuel apporter sa contribution à la vie du pays pour le service de tous les hommes.
Le 27 mai 2012, jour du 121ème anniversaire de l’encyclique Rerum novarum
La Commission ‘Justice et Paix’
Conférence épiscopale du Vietnam.
1) Le texte a été mis en ligne le 27 mai 2012 sur le site de la Commission ‘Justice et Paix’.
(Source: Eglises d'Asie, 1er juin 2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Hòa hành hương Đức Mẹ Ta Pao
Đỗ Thục
07:00 04/06/2012
Cứ mỗi độ hè về Cha Antôn chánh xứ Phú Hòa, lại tổ chức cho Hội đồng mục vụ giáo xứ hành hương. Năm này Cha Antôn tổ chức cho các thành viên HĐMV hành hương tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao, kết hợp với tham quan và nghỉ dưỡng tại Mũi Né, Phan Thiết hai ngày 28-29/05/2012 nhằm tạo tình hiệp thông, đồng cảm và chia sẻ với nhau trong công việc phục vụ Chúa cũng như tha nhân.
Theo lịch trình thì 05g00 khởi hành, nhưng trước đó ban tổ chức, gồm Ban thường vụ và vài thành viên khác. Tới rất sớm để lo hậu cần cho đoàn 50 người và hai ngày hành trình. Tuy hơi vất vả nhưng ai ấy đều vui vì phục vụ cho cộng đoàn.
Lúc 09g00, đoàn đã đến Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao. Đoàn tập chung và dẫn đầu là Cha sở Antôn bắt đầu cuộc trinh phục những bậc thang thẳng đứng, để lên với Mẹ Maria. Tuy trời nắng và nóng những giọt mồ hôi chảy ròng giữa trưa hè khiến nhiều người mệt phải dừng lại nghỉ ngơi một chút... tuy nhiên, nhưng khi ngước lên nhìn bóng Mẹ thấp thoáng qua hàng cây. Mọi người lại hăng hái quyết tâm hơn để leo hết hơn 400 bậc thang dốc lên với Mẹ Maria.
Sau khi cả đoàn đã tập trung dưới linh đài, cùng chiêm ngưỡng Mẹ, mỗi người có một cảm xúc trào dâng khó tả. Sau 30 phút chiêm ngưỡng cầu nguyện riêng của từng người, thì bắt đầu thánh lễ tạ ơn, do Cha Antôn chủ sự.
Trong phần chia sẻ Cha kêu gọi mọi người sống cho tròn bổn phận mà Thiên Chúa trao phó, và sử dụng của cải do chính mình làm ra mới bền bỉ.
Kết lễ Cha sở và mọi người cùng quây quần dưới chân Mẹ để xin Mẹ chở che, phù hộ và chuyển cầu lên Chúa, xin Ngài luôn soi sáng, hướng dẫn, đồng hành với HĐMV, để mọi thành viên hoàn thành sứ vụ mà đã lãnh nhận.
Trên đường xuống, ai ấy đều cảm thấy nhẹ nhàng nụ cười luôn nở trên môi của mọi người và còn có cảm nhận là mọi sự khó khăn đã được Mẹ Maria cư mang.
Sau khi cả đoàn dùng cơm trưa xong, thì tiếp tục hành trinh ra Phan Thiết. Khoảng 15g tới Mũi Né đoàn nghỉ ngơi và tắm biển thỏa thích. Bữa cơm tối thật sự là sự hiệp thông, đồng cảm vì mỗi người mỗi tay mỗi chân. Chỉ đôi mười phút thì cả đoàn đã có bữa cơm thật là đầm ấm, vì công sức của cả đoàn cùng làm. Tuy nhiên anh bếp trưởng vất vả nhất, nhưng thấy mọi dùng bữa ngon lành thì cảm giáp mệt mỏi tan biến. Và văn nghệ không thể thiếu trong những sự kiện thế này.
Sáng hôm sau Cha sở cùng cộng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, vì sau một ngày đi được bằng an. Và nguyện xin Mẹ Maria luôn nâng đỡ HĐMV giáo xứ có sức khỏe, hiệp thông và chia sẻ để làm tròn bổn phận bản thân, gia đình, giáo xứ.
Kế tiếp cả đoàn ra Hòn Rơm để tắm biển và giải trí. Chiều đoàn quay về Sài Gòn và tới nhà lúc 20:30g kết thúc chuyến hành hương thật tốt đẹp.
Theo lịch trình thì 05g00 khởi hành, nhưng trước đó ban tổ chức, gồm Ban thường vụ và vài thành viên khác. Tới rất sớm để lo hậu cần cho đoàn 50 người và hai ngày hành trình. Tuy hơi vất vả nhưng ai ấy đều vui vì phục vụ cho cộng đoàn.
Lúc 09g00, đoàn đã đến Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao. Đoàn tập chung và dẫn đầu là Cha sở Antôn bắt đầu cuộc trinh phục những bậc thang thẳng đứng, để lên với Mẹ Maria. Tuy trời nắng và nóng những giọt mồ hôi chảy ròng giữa trưa hè khiến nhiều người mệt phải dừng lại nghỉ ngơi một chút... tuy nhiên, nhưng khi ngước lên nhìn bóng Mẹ thấp thoáng qua hàng cây. Mọi người lại hăng hái quyết tâm hơn để leo hết hơn 400 bậc thang dốc lên với Mẹ Maria.
Sau khi cả đoàn đã tập trung dưới linh đài, cùng chiêm ngưỡng Mẹ, mỗi người có một cảm xúc trào dâng khó tả. Sau 30 phút chiêm ngưỡng cầu nguyện riêng của từng người, thì bắt đầu thánh lễ tạ ơn, do Cha Antôn chủ sự.
Trong phần chia sẻ Cha kêu gọi mọi người sống cho tròn bổn phận mà Thiên Chúa trao phó, và sử dụng của cải do chính mình làm ra mới bền bỉ.
Kết lễ Cha sở và mọi người cùng quây quần dưới chân Mẹ để xin Mẹ chở che, phù hộ và chuyển cầu lên Chúa, xin Ngài luôn soi sáng, hướng dẫn, đồng hành với HĐMV, để mọi thành viên hoàn thành sứ vụ mà đã lãnh nhận.
Trên đường xuống, ai ấy đều cảm thấy nhẹ nhàng nụ cười luôn nở trên môi của mọi người và còn có cảm nhận là mọi sự khó khăn đã được Mẹ Maria cư mang.
Sau khi cả đoàn dùng cơm trưa xong, thì tiếp tục hành trinh ra Phan Thiết. Khoảng 15g tới Mũi Né đoàn nghỉ ngơi và tắm biển thỏa thích. Bữa cơm tối thật sự là sự hiệp thông, đồng cảm vì mỗi người mỗi tay mỗi chân. Chỉ đôi mười phút thì cả đoàn đã có bữa cơm thật là đầm ấm, vì công sức của cả đoàn cùng làm. Tuy nhiên anh bếp trưởng vất vả nhất, nhưng thấy mọi dùng bữa ngon lành thì cảm giáp mệt mỏi tan biến. Và văn nghệ không thể thiếu trong những sự kiện thế này.
Sáng hôm sau Cha sở cùng cộng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, vì sau một ngày đi được bằng an. Và nguyện xin Mẹ Maria luôn nâng đỡ HĐMV giáo xứ có sức khỏe, hiệp thông và chia sẻ để làm tròn bổn phận bản thân, gia đình, giáo xứ.
Kế tiếp cả đoàn ra Hòn Rơm để tắm biển và giải trí. Chiều đoàn quay về Sài Gòn và tới nhà lúc 20:30g kết thúc chuyến hành hương thật tốt đẹp.
Dâng hoa cuối tháng Đức Mẹ tại giáo xứ Gia Ân
Giáo lý viên
10:00 04/06/2012
Tháng năm Giáo hội dành riêng để dâng kính Mẹ. Hôm nay là ngày cuối tháng năm Giáo xứ Gia An chúng con lại một lần nữa cùng nhau dâng hoa, kiệu Mẹ để tỏ lòng tôn kính Mẹ.
Tuy sau một ngày lao động mệt nhọc lại cộng vào sự nóng bức của thời tiết nhưng mọi người trong giáo xứ từ các ngã đường đã cùng nhau tề tựa về khuôn viên nhà thờ để chờ đợi được kiệu rước Mẹ. Các em nhỏ với những bộ quần áo đẹp nhất đã háo hức đi từ lúc 4 giờ chiều còn cụ ông, cụ bà sau giờ đọc kinh của hội: “ Lòng Chúa thương xót” ( vào lúc 3 giờ chiều ) thì cùng nhau quây quần bên đài Mẹ lần hạt.
Sau tiếng chuông nhà thờ cất lên thì xung quanh nhà thờ đã đông chật người. Trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ niềm vui, gặp nhau họ chào hỏi, bắt tay, nụ cười thân thương. Quang cảnh xung quanh như cũng vui lây vì có tiếng chim reo hót, màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu trắng của hoa xứ, màu xanh của lá tạo nên một bức tranh đủ màu sắc. Mọi người họ nhận ra nhau do con người mình được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Giờ rước kiệu Mẹ bắt đầu, đi đầu đoàn rước là Thánh giá nến cao, tiếp theo là các em nhỏ, đến các ông bà, anh chị em giáo dân, hội Gia Trưởng, hội Bà Mẹ, các em tung hoa, đội múa, kiệu Mẹ và cuối cùng là các em giúp lễ và Cha quản xứ. Với những lời kinh được cất lên nhịp nhàng, những bài hát tung hô Mẹ mọi người hát với cả tâm tình.
Trước khi vào Thánh lễ Cha xứ chúng con dành thời gian cho đội múa để có bài múa dâng lên mẹ. Các em không được tập luyện như những đội múa chuyên nghiệp nhưng các em múa với cả lòng yêu mến, sự nhiệt tâm mong Mẹ nhận cho.
Thánh lễ diễn ra hơn một tiếng đồng hồ nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi vì sau Thánh lễ họ còn ở lại trong nhà thời để trò chuyện, thân thưa cùng Mẹ một vài điều nữa. Kết thúc tháng Hoa dâng kính Mẹ nhưng chúng con xin Mẹ mãi ở lại với mỗi gia đình, mỗi người trong giáo xứ chúng con để chúng con biết mạnh dạn nhân rộng niềm vui đó đến với những người còn khô khan, nguội lạnh những người chưa biết Chúa.
Sau tiếng chuông nhà thờ cất lên thì xung quanh nhà thờ đã đông chật người. Trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ niềm vui, gặp nhau họ chào hỏi, bắt tay, nụ cười thân thương. Quang cảnh xung quanh như cũng vui lây vì có tiếng chim reo hót, màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu trắng của hoa xứ, màu xanh của lá tạo nên một bức tranh đủ màu sắc. Mọi người họ nhận ra nhau do con người mình được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Giờ rước kiệu Mẹ bắt đầu, đi đầu đoàn rước là Thánh giá nến cao, tiếp theo là các em nhỏ, đến các ông bà, anh chị em giáo dân, hội Gia Trưởng, hội Bà Mẹ, các em tung hoa, đội múa, kiệu Mẹ và cuối cùng là các em giúp lễ và Cha quản xứ. Với những lời kinh được cất lên nhịp nhàng, những bài hát tung hô Mẹ mọi người hát với cả tâm tình.
Trước khi vào Thánh lễ Cha xứ chúng con dành thời gian cho đội múa để có bài múa dâng lên mẹ. Các em không được tập luyện như những đội múa chuyên nghiệp nhưng các em múa với cả lòng yêu mến, sự nhiệt tâm mong Mẹ nhận cho.
Thánh lễ diễn ra hơn một tiếng đồng hồ nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi vì sau Thánh lễ họ còn ở lại trong nhà thời để trò chuyện, thân thưa cùng Mẹ một vài điều nữa. Kết thúc tháng Hoa dâng kính Mẹ nhưng chúng con xin Mẹ mãi ở lại với mỗi gia đình, mỗi người trong giáo xứ chúng con để chúng con biết mạnh dạn nhân rộng niềm vui đó đến với những người còn khô khan, nguội lạnh những người chưa biết Chúa.
Giáo xứ Nam Định kết thúc tháng hoa
Trần Quang Diệu
00:10 04/06/2012
Nếu truyền giáo được định nghĩa là việc đem Chúa đến cho người khác thì mỗi người, mỗi giáo xứ phải tận dụng mọi cơ hội để làm việc này, bởi bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Luôn đặt việc loan báo Tin Mừng lên hàng đầu, và cũng hiểu phần nào về ý nghĩa cốt yếu của việc truyền giáo, cha quản hạt Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh và bà con giáo dân xứ Nam Định đã luôn tận dụng những cơ hội có được để nói về Chúa cho người khác. Và việc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ vừa qua là một minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Ngay từ buổi chiều, đông đảo bà con lương cũng như giáo trong thành phố đã tập họp đông đảo tại quảng trường trước nhà thờ. Khởi đầu buổi tôn kính là cuộc rước kiệu Mẹ quanh quảng trường. Sau cuộc rước là việc dâng hoa kính Mẹ và đỉnh cao của việc tôn kính Mẹ là Thánh Lễ đồng tế.
Trong bài giảng, cha chủ tế Giuse Maria đã lấy hình ảnh đức Maria vội vã lên đường ngay sau khi được sứ thần truyền tin là một minh chứng hùng hồn cho thấy lòng hăng say truyền giáo của Mẹ. Không quản ngại đường xá xa xôi, thân gái dặm trường, Mẹ đã lên đường để mang Chúa đến cho chị họ mình. Bởi thế, tháng hoa kết thúc không có nghĩa là khép lại việc tôn kính Mẹ giống như các lễ hội thông thường khác. Trái lại, noi gương Mẹ đã không giữ Chúa cho riêng mình, mỗi người trong giáo xứ cũng luôn mau mắn mang Chúa đến cho người khác trong môi trường mình sống.
Lời mời gọi truyền giáo này đã được nối tiếp một cách hăng say và sốt sắng trong buổi chiều hôm nay - khởi đầu tháng kính Trái Tim - các em thiếu nhi trong giáo xứ đã Tiến Nến để ngợi khen tình yêu vô biên nơi trái tim Chúa. Bằng cách ấy, các em đã nói với cộng đoàn phụng vụ về tình yêu Chúa để chớ gì tình yêu ấy cũng được loan truyền cho những người chưa được biết, giống như hình ảnh Mẹ Maria ra đi mang tin vui, tin tình yêu cho người chị họ là Elisabeth. Những bài thơ và điệu nhạc đan xen đã tạo nên một không khí thánh thiêng và sâu lắng cho tất cả cộng đoàn phụng vụ.
Thánh tâm là đá thử vàng
Chạm đâu biến đó hóa thành vàng ngay
Tình yêu Chúa diệu kỳ thay
Khiến lòng cằn cỗi hóa đầy tình thương
Khiến tim đá hóa than hồng
Biến hàng nước mắt thành vòng ngọc châu
Biến bao thất bại khổ đau
Thành ngành vạn tuế, xanh màu chiến công
Thánh Tâm Chúa cảm hóa con
Biến thành chiến sỹ uy phong Nước Trời
Để con đi khắp muôn nơi
Gieo tình yêu Chúa cho đời tươi vui.
Giáo xứ Thị Nghè tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên thu
00:12 04/06/2012
TGP SAIGON – Theo luân phiên của giáo hạt Gia Định, Gx Thị Nghè đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) lúc 17 giờ 30 ngày 1-6-2012. Chủ tế là LM Simon Trương Huỳnh (Dòng Thánh Tâm).
Thánh lễ Tạ ơn LCTX hôm nay trùng hợp đặc biệt: Thứ Sáu, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; ngày đầu tháng Sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; và lễ nhớ Thánh Giustinô Tử đạo. Xuyên suốt là một gam màu Đỏ. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 4 năm thành lập cộng đoàn LCTX Gx Thị Nghè.
Thánh Tâm cũng chính là LCTX, vì đó là nơi chứa nguồn mạch LTX bao la của Thiên Chúa Giêsu, cũng là nơi đã tuôn chảy đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng để trao ban tình yêu thương cứu độ cho các tội-nhân-chúng-ta. Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh các tín hữu, đó cũng liên quan LCTX.
Chúa Giêsu vừa mời gọi vừa động viên, và cũng vừa khuyến cáo: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30). Hiền hậu và Khiêm nhường có liên quan mật thiết, có cái này thì có cái kia, không có cái kia thì không có cái này. Ách mà lại êm ái, Gánh mà lại nhẹ nhàng. Thật kỳ lạ! Và đó là các nhân đức phát xuất từ tình yêu thương, tức là lòng thương xót. Chúng ta đã được thương xót thì chúng ta có bổn phận PHẢI thương xót lẫn nhau. Đó là nghiêm luật của Chúa!
Chúa Giêsu đã mặc khải Thánh Tâm, với vết thương có máu chảy ra, cho Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690), nhưng loài người vẫn làm ngơ, và vì Ngài biết “thời giờ đã gấp rút” nên Ngài lại phải mặc khải cho Thánh Faustina về Tình Yêu Thiên Chúa, nhưng với cách gọi khác: Lòng Thương Xót. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4:5), như vậy Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Lòng Chúa Thương Xót cũng chỉ là MỘT. Rất lô-gích vậy!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng lô-gích kỳ lạ!
Thật vậy, Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được” (1 Pr 4:7). Vị Giáo hoàng tiên khởi nói về điều kiện để nhận được LCTX: “Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác” (1 Pr 4:8-10), và nói thêm: “Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Ngài tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ” (1 Pr 4:12-13).
Chắc chắn Đức Kitô, Đấng đã chịu tử nạn và phục sinh, sắp đến thế gian để xét xử. Nhưng “Ngài xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Ngài”. [Tv 95 (96):10-13]. Cách xét xử đó phát xuất từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mc 11:11-26, nói thẳng thừng và “chạm” đến những vấn đề nhạy cảm của con người. Đó là 3 vấn đề: Rủa cây vả, đuổi bọn buôn bán ra khỏi Đền thờ, đức tin và lòng tha thứ.
1. Rủa cây vả. Đức Giêsu thấy một cây vả tốt lá, Ngài đến gần nhưng không tìm được gì cả, Ngài lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” (Mc 11:14). Ngay chiều hôm đó, cây vả đã chết khô!
Ngài nói với cây vả cũng là nói với mỗi chúng ta. Nếu không đơm hoa kết trái, không sinh ích lợi cho tha nhân, không thương xót nhau, thì chúng ta cũng bị Ngài nguyền rủa như vậy. Con người dễ ảo tưởng và kiêu ngạo, thế nên đôi khúng ta làm nhiều việc xem chừng đạo đức, nhưng nếu không thật lòng làm vì Chúa thì cây-vả-chúng-ta chỉ có lá mà không có trái nào – tức là chỉ hào nhoáng bề ngoài, muốn người khác nhìn vào mà khen!
2. Đuổi bọn buôn bán. Thầy trò đến Giêrusalem và vào Đền Thờ, Ngài “xốn mắt” nên đuổi những kẻ mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Ngài không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Ngài dõng dạc nói với họ: “Có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” (Mc 11:17). Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy thì tìm cách giết Ngài. Nhưng họ vẫn “ngán” Ngài, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Ngài.
Tham dự phụng vụ nhưng đôi khi chúng ta có những động thái không thích hợp với nơi tôn nghiêm, bất xứng với Nhà Chúa – chúng ta bất xứng về ngoại tại hoặc nội tại, hoặc cả hai. Chuyện đơn giản như điện thoại reo, ăn mặc nhố nhăng, đi đứng ngông nghênh, thông công từ xa (đứng ngoài cổng, ngồi góc khuất,…), hút thuốc lá, nói chuyện “vô tư”,… Đó là những cách chúng ta “buôn bán” nơi Nhà Chúa!
3. Đức tin và tha thứ. Đến chiều, thấy cây vả chết khô nên ông Phêrô “hết hồn”. Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển!’ mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11:22-24). Cầu nguyện liên quan đức tin. Nhưng “niềm tin” khác với “ra điều kiện”, cho rằng cứ xin thì PHẢI được. Thế nên, khi không được ơn thì “quay lưng” lại với Chúa, trách móc Chúa, càm ràm Chúa, cho rằng LCTX bất công! Thực ra Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta tự biết mình. Ngài biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, có thể chúng ta được ơn mà chúng ta xin thì chúng ta lại thoái hư. Vì thế Ngài không thể ban theo ý chúng ta.
Chúa Giêsu: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mc 11:25-26). Tha thứ liên quan tình yêu thương, liên quan lòng thương xót. Chuyện nhỏ không thể bỏ qua cho nhau thì làm sao bỏ qua chuyện lớn? Không yêu và không thương thì làm sao có thể tha thứ? Yêu thương không nhiều thì cũng phải có ít, cơ bản nhất là tình người (nhân đạo). Tha thứ cũng là thực hiện công lý để xã hội khả dĩ có hòa bình đích thực. Chúa Giêsu luôn nhấn mạnh tình yêu thương và lòng tha thứ: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24).
Ước gì mọi người đều nhận thức được thân phận tội lỗi của mình mà noi gương Chúa Giêsu, biết tín thác vào Ngài và thực hiện LTX với bất kỳ ai – không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp,… mọi nơi và mọi lúc!
Nhà thờ Thị Nghè tọa lạc tại 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 19, Q. Bình Thạnh, Saigon. Thành lập giáo xứ năm 1790, bổn mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Hiện nay, chánh xứ là Lm Phêrô Nguyễn Công Danh, 2 phụ tá là Lm Phêrô Giuse Maria Hà Thiên Trúc và Lm Giuse Phạm Sỹ Tùng. Theo sử liệu, tính đến nay Gx Thị Nghè đã cung cấp cho Giáo hội Công giáo 29 linh mục và 23 nữ tu.
Thánh lễ Tạ ơn LCTX hôm nay trùng hợp đặc biệt: Thứ Sáu, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; ngày đầu tháng Sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; và lễ nhớ Thánh Giustinô Tử đạo. Xuyên suốt là một gam màu Đỏ. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 4 năm thành lập cộng đoàn LCTX Gx Thị Nghè.
Thánh Tâm cũng chính là LCTX, vì đó là nơi chứa nguồn mạch LTX bao la của Thiên Chúa Giêsu, cũng là nơi đã tuôn chảy đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng để trao ban tình yêu thương cứu độ cho các tội-nhân-chúng-ta. Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh các tín hữu, đó cũng liên quan LCTX.
Chúa Giêsu vừa mời gọi vừa động viên, và cũng vừa khuyến cáo: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30). Hiền hậu và Khiêm nhường có liên quan mật thiết, có cái này thì có cái kia, không có cái kia thì không có cái này. Ách mà lại êm ái, Gánh mà lại nhẹ nhàng. Thật kỳ lạ! Và đó là các nhân đức phát xuất từ tình yêu thương, tức là lòng thương xót. Chúng ta đã được thương xót thì chúng ta có bổn phận PHẢI thương xót lẫn nhau. Đó là nghiêm luật của Chúa!
Chúa Giêsu đã mặc khải Thánh Tâm, với vết thương có máu chảy ra, cho Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690), nhưng loài người vẫn làm ngơ, và vì Ngài biết “thời giờ đã gấp rút” nên Ngài lại phải mặc khải cho Thánh Faustina về Tình Yêu Thiên Chúa, nhưng với cách gọi khác: Lòng Thương Xót. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4:5), như vậy Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Lòng Chúa Thương Xót cũng chỉ là MỘT. Rất lô-gích vậy!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng lô-gích kỳ lạ!
Thật vậy, Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được” (1 Pr 4:7). Vị Giáo hoàng tiên khởi nói về điều kiện để nhận được LCTX: “Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác” (1 Pr 4:8-10), và nói thêm: “Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Ngài tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ” (1 Pr 4:12-13).
Chắc chắn Đức Kitô, Đấng đã chịu tử nạn và phục sinh, sắp đến thế gian để xét xử. Nhưng “Ngài xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Ngài”. [Tv 95 (96):10-13]. Cách xét xử đó phát xuất từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mc 11:11-26, nói thẳng thừng và “chạm” đến những vấn đề nhạy cảm của con người. Đó là 3 vấn đề: Rủa cây vả, đuổi bọn buôn bán ra khỏi Đền thờ, đức tin và lòng tha thứ.
1. Rủa cây vả. Đức Giêsu thấy một cây vả tốt lá, Ngài đến gần nhưng không tìm được gì cả, Ngài lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” (Mc 11:14). Ngay chiều hôm đó, cây vả đã chết khô!
Ngài nói với cây vả cũng là nói với mỗi chúng ta. Nếu không đơm hoa kết trái, không sinh ích lợi cho tha nhân, không thương xót nhau, thì chúng ta cũng bị Ngài nguyền rủa như vậy. Con người dễ ảo tưởng và kiêu ngạo, thế nên đôi khúng ta làm nhiều việc xem chừng đạo đức, nhưng nếu không thật lòng làm vì Chúa thì cây-vả-chúng-ta chỉ có lá mà không có trái nào – tức là chỉ hào nhoáng bề ngoài, muốn người khác nhìn vào mà khen!
2. Đuổi bọn buôn bán. Thầy trò đến Giêrusalem và vào Đền Thờ, Ngài “xốn mắt” nên đuổi những kẻ mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Ngài không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Ngài dõng dạc nói với họ: “Có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” (Mc 11:17). Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy thì tìm cách giết Ngài. Nhưng họ vẫn “ngán” Ngài, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Ngài.
Tham dự phụng vụ nhưng đôi khi chúng ta có những động thái không thích hợp với nơi tôn nghiêm, bất xứng với Nhà Chúa – chúng ta bất xứng về ngoại tại hoặc nội tại, hoặc cả hai. Chuyện đơn giản như điện thoại reo, ăn mặc nhố nhăng, đi đứng ngông nghênh, thông công từ xa (đứng ngoài cổng, ngồi góc khuất,…), hút thuốc lá, nói chuyện “vô tư”,… Đó là những cách chúng ta “buôn bán” nơi Nhà Chúa!
3. Đức tin và tha thứ. Đến chiều, thấy cây vả chết khô nên ông Phêrô “hết hồn”. Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển!’ mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11:22-24). Cầu nguyện liên quan đức tin. Nhưng “niềm tin” khác với “ra điều kiện”, cho rằng cứ xin thì PHẢI được. Thế nên, khi không được ơn thì “quay lưng” lại với Chúa, trách móc Chúa, càm ràm Chúa, cho rằng LCTX bất công! Thực ra Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta tự biết mình. Ngài biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, có thể chúng ta được ơn mà chúng ta xin thì chúng ta lại thoái hư. Vì thế Ngài không thể ban theo ý chúng ta.
Chúa Giêsu: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mc 11:25-26). Tha thứ liên quan tình yêu thương, liên quan lòng thương xót. Chuyện nhỏ không thể bỏ qua cho nhau thì làm sao bỏ qua chuyện lớn? Không yêu và không thương thì làm sao có thể tha thứ? Yêu thương không nhiều thì cũng phải có ít, cơ bản nhất là tình người (nhân đạo). Tha thứ cũng là thực hiện công lý để xã hội khả dĩ có hòa bình đích thực. Chúa Giêsu luôn nhấn mạnh tình yêu thương và lòng tha thứ: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24).
Ước gì mọi người đều nhận thức được thân phận tội lỗi của mình mà noi gương Chúa Giêsu, biết tín thác vào Ngài và thực hiện LTX với bất kỳ ai – không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp,… mọi nơi và mọi lúc!
Nhà thờ Thị Nghè tọa lạc tại 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 19, Q. Bình Thạnh, Saigon. Thành lập giáo xứ năm 1790, bổn mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Hiện nay, chánh xứ là Lm Phêrô Nguyễn Công Danh, 2 phụ tá là Lm Phêrô Giuse Maria Hà Thiên Trúc và Lm Giuse Phạm Sỹ Tùng. Theo sử liệu, tính đến nay Gx Thị Nghè đã cung cấp cho Giáo hội Công giáo 29 linh mục và 23 nữ tu.
Thánh lễ ban phép Thêm Sức tại giáo xứ thánh Minh Orlando
Nguyễn Ngọc Sáng
06:44 04/06/2012
FLORIDA - Chiều ngày thứ hai 28 tháng 5 năm 2012, giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh Orlando được hân hạnh đón tiếp đức cha Antôn Vũ Huy Chương, địa phận Đà Lạt, đến thăm và ban phép Thêm Sức cho 34 em trong giáo xứ. Cùng đi với đức cha, có cha Khiết, chưởng ấn của toà giám mục Đà Lạt.
Xem hình ảnh
Sau một năm học hỏi, suy niệm, qua cuộc tuyển chọn và tĩnh tâm, các em được đón nhận Chúa Thánh Thần qua phép bí tích Thêm Sức. Trong số 34 em này, có 5 em là tân tòng, mới vừa được rửa tội dịp lễ Phục Sinh vừa qua, đặc biệt có 4 em vừa mới Rước Lễ Lần Đầu 2 tuần trước.
Ngỏ lời cùng các em, đức cha nói, đại khái: Nguyện xin Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy ơn trên chúng con, để chúng con thực hiện sứ mạng rao giảng tin mừng. Đức cha kể câu chuyện:
“Đến thăm một xứ đạo, thấy có cái lầu chuông mà không hay chưa có chuông. Câu trả lời khi được hỏi là: chúng con không có đủ tiền. Được, không có đủ thì tôi cho. Vậy rồi là ngay ngày hôm sau, quí ông đi liền lên toà giám mục để nhận tiền. Đức cha vui vẻ nói: các ông đến nhanh quá! “Chúng con sợ đức cha quên”.
Lợi dụng cơ hội, đức cha nói: Giữa hai việc là mua cho có chuông và làm lại con đường đi lầy lội trơn trợt trước nhà thờ thì tôi đề nghị là nên làm con đường trước. Việc đổ chuông thì làm cho người Công giáo mình thích nhưng có thể làm cho những người “hàng xóm” không thích và cho là ồn, nhưng con đường thì có ích cho mọi người …
Đây là câu chuyện đầy lý thú. Một lối truyền giáo không lời mà có ý nghĩa. Chúc và mong sao các em hiểu được câu chuyện và thực hành như vậy trong cuộc đời.
Xem hình ảnh
Sau một năm học hỏi, suy niệm, qua cuộc tuyển chọn và tĩnh tâm, các em được đón nhận Chúa Thánh Thần qua phép bí tích Thêm Sức. Trong số 34 em này, có 5 em là tân tòng, mới vừa được rửa tội dịp lễ Phục Sinh vừa qua, đặc biệt có 4 em vừa mới Rước Lễ Lần Đầu 2 tuần trước.
Ngỏ lời cùng các em, đức cha nói, đại khái: Nguyện xin Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy ơn trên chúng con, để chúng con thực hiện sứ mạng rao giảng tin mừng. Đức cha kể câu chuyện:
“Đến thăm một xứ đạo, thấy có cái lầu chuông mà không hay chưa có chuông. Câu trả lời khi được hỏi là: chúng con không có đủ tiền. Được, không có đủ thì tôi cho. Vậy rồi là ngay ngày hôm sau, quí ông đi liền lên toà giám mục để nhận tiền. Đức cha vui vẻ nói: các ông đến nhanh quá! “Chúng con sợ đức cha quên”.
Lợi dụng cơ hội, đức cha nói: Giữa hai việc là mua cho có chuông và làm lại con đường đi lầy lội trơn trợt trước nhà thờ thì tôi đề nghị là nên làm con đường trước. Việc đổ chuông thì làm cho người Công giáo mình thích nhưng có thể làm cho những người “hàng xóm” không thích và cho là ồn, nhưng con đường thì có ích cho mọi người …
Đây là câu chuyện đầy lý thú. Một lối truyền giáo không lời mà có ý nghĩa. Chúc và mong sao các em hiểu được câu chuyện và thực hành như vậy trong cuộc đời.
Đoàn Liên minh Thánh Tâm CĐ Thánh Vinh Sơn Liêm ở Melbourne mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
06:59 04/06/2012
Melbourne, Ngày 1 Tháng 6 Năm 2012. Tại nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Nhân dịp tháng Thánh Tâm Chúa, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đã có những sinh hoạt mừng kính bổn mạng như sau.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Mặc dù là buổi chiều đầu Đông, thời tiết lạnh lẽ nhưng trời đẹp, không mưa. Mọi thành phần Dân Chúa từ những em bé, giới trẻ đến các cụ ông, cụ bà trong cộng đoàn đã về tham dự Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa thật đông đảo.
Trước lối vào nguyện đường, những băng rôn được treo nghiêm cẩn với các nội dung sau: Mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bổn mạng đoàn và ngành. Giêsu con tín thác vào Chúa. Hiệp nhất cùng Thánh Tâm để mở rộng nước Chúa.
Vào lúc 3 giờ chiều như thường lệ mỗi thứ Sáu đầu tháng. Đoàn có giờ chầu Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đặc biệt đầu tháng Sáu, tháng Kính Thánh Tâm Chúa là bổn mạng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của cộng đoàn, có thêm giờ chầu Mình Thánh Chúa đặc biệt vào lúc 5 giờ 45 trước khi Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn.
Đây là Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn, ngành và Ban Thánh Tâm Ca của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm nói riêng và của Tổng giáo phận Melbourne (ngành Việt Nam) nói chung.
Buổi lễ lúc 6 giờ 30 do Linh mục Raphael quản nhiệm cộng đoàn và cũng là giám đốc Đoàn LMTT chủ tế. Với phần thánh ca do chính Ban Thánh Tâm ca của đoàn phụ trách, ca đoàn đã dùng lời ca, tiếng hát điêu luyện, mang tâm tình của những người con ca vang tôn vương, chúc tụng ngợi khen Chúa. Hôm nay, mọi thành viên rất hân hoan được dùng lời ca tiếng hát của mình để mừng kính bổn mạng.
Sau phần chia sẻ lời Chúa của linh mục chủ tế, các thành viên nồng cốt của đoàn đã rước cờ đoàn lên trước bàn Thánh để tuyên hứa, một đời sống thánh thiện, để mọi người hết lòng yêu kính Chúa, mỗi ngày thêm thăng tiến phục vụ theo tôn chỉ của đoàn. Sau lời nguyện, mọi người mang nến đến đặt dưới chân bàn Thánh dâng lời nguyện hứa.
Được biết, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Chúa chỉ được thành lập ở tại Trung tâm công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne. Đoàn có cuộc họp đầu tiên Ngày 4 tháng Mười Năm 1996 đến nay được gần 16 năm, mới đầu chỉ có ngành nam, sau đó một thời gian, đoàn phát triển thêm ngành nữ để liên kết và hổ trợ làm tăng sức mạnh của đoàn.
Sau khi nhân sự tăng nhanh, hiện nay đoàn có 65 đoàn viên nam và 145 đoàn viên nữ. Năm 2002, đoàn tiến hành thành lập ca đoàn riêng lấy tên là: Thánh Tâm Ca. Đến nay ca đoàn vừa đúng dịp mừng bổn mạng năm thứ mười.
Sau Thánh lễ, vị đoàn trưởng đã ngỏ lời cám ơn cha giám đốc cùng toàn thể cộng đoàn đã về dự cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Ca đoàn Thánh Tâm Ca đã chụp hình lưu niệm và tổ chức bữa tiệc mừng tại hội trường trung tâm trong tình thân ái ấm cúng, trong buổi tối đầu Đông lạnh lẽo.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Mặc dù là buổi chiều đầu Đông, thời tiết lạnh lẽ nhưng trời đẹp, không mưa. Mọi thành phần Dân Chúa từ những em bé, giới trẻ đến các cụ ông, cụ bà trong cộng đoàn đã về tham dự Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa thật đông đảo.
Trước lối vào nguyện đường, những băng rôn được treo nghiêm cẩn với các nội dung sau: Mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bổn mạng đoàn và ngành. Giêsu con tín thác vào Chúa. Hiệp nhất cùng Thánh Tâm để mở rộng nước Chúa.
Vào lúc 3 giờ chiều như thường lệ mỗi thứ Sáu đầu tháng. Đoàn có giờ chầu Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đặc biệt đầu tháng Sáu, tháng Kính Thánh Tâm Chúa là bổn mạng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của cộng đoàn, có thêm giờ chầu Mình Thánh Chúa đặc biệt vào lúc 5 giờ 45 trước khi Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn.
Đây là Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn, ngành và Ban Thánh Tâm Ca của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm nói riêng và của Tổng giáo phận Melbourne (ngành Việt Nam) nói chung.
Buổi lễ lúc 6 giờ 30 do Linh mục Raphael quản nhiệm cộng đoàn và cũng là giám đốc Đoàn LMTT chủ tế. Với phần thánh ca do chính Ban Thánh Tâm ca của đoàn phụ trách, ca đoàn đã dùng lời ca, tiếng hát điêu luyện, mang tâm tình của những người con ca vang tôn vương, chúc tụng ngợi khen Chúa. Hôm nay, mọi thành viên rất hân hoan được dùng lời ca tiếng hát của mình để mừng kính bổn mạng.
Sau phần chia sẻ lời Chúa của linh mục chủ tế, các thành viên nồng cốt của đoàn đã rước cờ đoàn lên trước bàn Thánh để tuyên hứa, một đời sống thánh thiện, để mọi người hết lòng yêu kính Chúa, mỗi ngày thêm thăng tiến phục vụ theo tôn chỉ của đoàn. Sau lời nguyện, mọi người mang nến đến đặt dưới chân bàn Thánh dâng lời nguyện hứa.
Được biết, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Chúa chỉ được thành lập ở tại Trung tâm công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne. Đoàn có cuộc họp đầu tiên Ngày 4 tháng Mười Năm 1996 đến nay được gần 16 năm, mới đầu chỉ có ngành nam, sau đó một thời gian, đoàn phát triển thêm ngành nữ để liên kết và hổ trợ làm tăng sức mạnh của đoàn.
Sau khi nhân sự tăng nhanh, hiện nay đoàn có 65 đoàn viên nam và 145 đoàn viên nữ. Năm 2002, đoàn tiến hành thành lập ca đoàn riêng lấy tên là: Thánh Tâm Ca. Đến nay ca đoàn vừa đúng dịp mừng bổn mạng năm thứ mười.
Sau Thánh lễ, vị đoàn trưởng đã ngỏ lời cám ơn cha giám đốc cùng toàn thể cộng đoàn đã về dự cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng của đoàn.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Ca đoàn Thánh Tâm Ca đã chụp hình lưu niệm và tổ chức bữa tiệc mừng tại hội trường trung tâm trong tình thân ái ấm cúng, trong buổi tối đầu Đông lạnh lẽo.
Lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ Sơn Thủy
Trương Trí
07:03 04/06/2012
HUẾ - Nhà thờ Sơn Thủy thuộc huyện miền núi A Lưới, cách tòa Tổng Giám mục Huế 70km. Với một khoảng cách về địa lý tuy không xa, nhưng từ Huế lên A Lưới, phải trải qua một nửa đường là đèo dốc quanh co, một bên là sườn núi dựng đứng, một bên là vực thẳm cheo leo. Đường lên A Lưới phải qua những địa danh mà một thời chiến tranh đã để lại cho đời sau những ấn tượng khiếp sợ như “ Khe Máu “, “ đèo Mỏ Quạ “, “ dốc Kim Quy “, “ đồi Bastogne “, dốc “ Mạ ơi “ thuộc đèo A Co. Những đoạn đường mà khi đi qua chỉ cần một trận mưa là tất cả mọi phương tiện đều phải nằm lại, vì đất đá sạt lở gây tắc đường.
Xem hình ảnh
Trước ngày thống nhất đất nước, A Lưới hầu như chỉ có người dân tộc thiểu số cư ngụ, và một số binh lính Việt Mỹ đóng quân tại các căn cứ.
Sau năm 1975, một số người dân đi kinh tế mới, trong đó có một số giáo dân Công giáo thuộc thành phố Huế. Suốt nhiều năm trời lam lủ khai phá đất rừng để trồng trọt canh tác, đầu tắt mặt tối, cuộc sống gian khổ lại không có Nhà thờ, không có linh mục nhưng đời sống Đức Tin vẫn kiên vững, buổi tối họ vẫn cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Mãi đến năm 1986, một số gia đình đạo đức đã họp nhau lại bàn về việc đọc kinh chung với nhau. Hồi đó, những ngày lễ trọng hàng năm, chỉ có một số người hiếm hoi đạp xe đạp về Huế dự lễ, vì đường sá đi lại rất khó khăn. Lúc đầu chỉ có 4 gia đình ông Nguyễn Đình Hoành, ông Nguyễn Láng, ông Nguyễn Trọng, ông Ngô Văn Lượng. Dần dần có thêm một số gia đình nghe biết và tập trung được chừng 50 người. Mỗi Chúa Nhật, họ phải thức dậy từ 4 giờ sáng để tập trung tại nhà một người theo luân phiên để cùng nhau phụng vụ Lời Chúa và tham dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý, việc tập trung cũng rất khó khăn, một phần vì an ninh không cho phép, một phần vì mỗi gia đình cách xa nhau hàng chục km. Đến năm 1995, đàn chiên lạc bầy đã quy tụ về với nhau được hơn 250 người, lúc này tòa Tổng Giám Mục Huế giao cho các cha thay nhau lên mục vụ vào các dịp lễ trọng, gồm các cha Phaolô Nguyễn Trọng, cha Giuse Đặng Thanh Minh, cha An Tôn Nguyễn Văn Tuyến, cha Phêrô Nguyễn Văn Linh.
Năm 1996, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể chính thức giao cho Dòng Thánh Tâm phụ trách mục vụ tại A Lưới, với sự giúp sức của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Giai đoạn này, nhà nước cho phép mỗi năm được cử hành 2 Thánh Lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh. Gia đình ông Nguyễn Đình Hoành dâng cúng nhà cửa và vườn tược gồm 2000m2 để làm Nhà Nguyện tạm thời.
Ngày 25.7.2005, Đức Tổng Giám Mục giáo phận thành lập giáo xứ Sơn Thủy trực thuộc hạt Thành phố Huế, bao gồm 21 xã thuộc huyện A Lưới, giao cho Dòng Thánh Tâm Huế phụ trách, Tu sĩ linh mục Phêrô Nguyễn Đại được trao nhiệm vụ quản xứ tiên khởi, Hội đồng mục vụ giáo xứ cũng được ra mắt giáo quyền và chính quyền. Sau 2 năm miệt mài ngược xuôi lên huyện về tỉnh, cha Phêrô Nguyễn Đại cũng đã xin được giấy phép xây dựng nhà thờ.
Ngày 1.8.2007, Đức Tổng Giám Mục chủ sự nghi thức đặt viên đá xây dựng nhà thờ, với sự tham dự của Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng và các linh mục triều và dòng trong giáo phận. Ngày 1.11.2008, cha Stêphanô Trần Đình Tề được bổ nhiệm làm quản xứ thay cha Phêrô Nguyễn Đại, cha Giuse Dương Bảo Tịnh làm phó xứ. Ngày 28.7.2009, cha Êmilianô Đổ Minh Liên được bổ nhiệm làm quản xứ, cha Giuse Dương Bảo Tịnh làm phó xứ, thường trực tại Sơn Thủy A Lưới.
Việc xây dựng nhà thờ gặp rất nhiều khó khăn, do kinh phí thiếu thốn, nên phải bị đình trệ 1 năm. Sau khi nhận quản xứ, cha Êmilianô Đổ Minh Liên gởi văn thư có sự xác nhận của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn và Đức Tổng Giám Mục Huế mời gọi sự giúp đở của các ân nhân xa gần, nhà thờ tiếp tục được xây dựng và hoàn thành
Hôm nay, ngày 30.5.2012, một ngôi Thánh đường khang trang rộng lớn vươn lên giữa núi rừng Trường Sơn, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế dâng Thánh lễ tạ ơn và long trọng cử hành nghi thức Cung hiến và Khánh thành Nhà Thờ. Với sự tham dự của Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện Phụ dòng Thiên An, đông đảo linh mục dòng và triều, đại diện các dòng tu và đại diện các giáo xứ thuộc hạt Thành phố Huế. Đặc biệt có sự tham dự của chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới, đại diện chính quyền 21 xã thuộc huyện A Lưới, đại diện các tôn giáo giáo bạn, với những lẵng hoa tươi khoe sắc trước tiền đường Nhà Thờ.
Đúng 9 giờ, cộng đoàn Dân Chúa hân hoan đón đoàn đồng tế tiến vào Nhà Thờ. Cha quản xứ đọc lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá quý cha đồng tế và toàn thể quan khách. Đức Tổng Giám Mục chúc mừng giáo xứ Sơn Thủy từ nay đã có được ngôi Nhà Thờ khang trang và rộng rải, an tâm sống Đức Tin và thờ phượng Thiên Chúa, từ đó có thể vững lòng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Không còn phải băn khoăn phải tìm về nơi khác sinh sống để có điều kinh lễ sáng tối. Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục cùng với Đức Giám Mục phụ tá và Đức Đan Viện Phụ cắt băng khánh thành nhà thờ.
Đại diện giáo xứ dâng lên Đức Tổng Giám Mục bức ảnh toàn cảnh nhà thờ và chìa khóa để Ngài trao cho cha quản xứ, biểu tỏ việc trao quyền cai quản ngôi nhà thờ, ngài mời gọi cộng đoàn tiến vào nhà Chúa.
Đức Tổng Giám Mục làm phép nước và thanh tẩy Nhà Thờ, trước khi cung hiến và xức dầu Bàn thờ và tường Nhà thờ, Ngài quì gối cùng cộng đoàn đọc kinh cầu các Thánh, khẩn cầu các Thánh cầu bàu cho việc cử hành các hy lễ trên bàn thờ này luôn được đẹp lòng Chúa và mang lại nhiều ân sủng.
Cha quản xứ cùng 2 vị đại diện giáo xứ cung nghinh hài cốt của Thánh Tử Đạo Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, người đã dùng cái chết để tuyên xưng Đức Tin. Đức Tổng Giám Mục đón nhận và đặt dưới bàn thờ. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục tiến hành nghi thức xức dầu Thánh lên bàn thờ, Ngài đổ dầu lên 5 vị trí trên bàn thờ biểu trưng của Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, từ nay hàng ngày sẽ được cử hành hy lễ trên bàn thờ này. Tiếp đó Ngài xông hương bàn thờ, như những lời nguyện cầu trước tòa Chúa sẽ bay lên tới Tôn Nhan Ngài. Đức Tổng làm phép nến và trao cho các vị đại diện giáo xứ thắp sáng nhà thờ. Kết thúc nghi thức Cung hiến, bàn thờ được trang trí hoa đèn rực rỡ để mọi người ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa, bắt đầu nghi thưvs phụng vụ Thánh Thể.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục mời gọi cộng đoàn cung kính thờ lạy Thánh Thể, từ nay luôn hiện diện nơi Nhà Tạm trong Nhà Thờ này.
Cuối thánh lễ, cha quản xứ dâng lời tri ân Đức Tổng Giám Mục và quý cha đồng tế, cảm ơn các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa đã không quản ngại đường sá xa xôi để đến đây chung lời cảm tạ Thiên Chúa, chia sẽ niềm vui với giáo xứ.
Đại diện giáo xứ thay mặt giáo xứ Sơn Thủy, một lần nữa cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám Mục đã yêu thương giáo xứ nhỏ bé xa xôi này, luôn quan tâm và sẽ chia những vất vả của cộng đoàn, tri ân Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ, quý cha đã hiệp dâng lời cầu nguyện và tạ ơn, cảm ơn toàn thể cộng đoàn Dân Chúa từ xa xôi về đây chung lời cầu nguyện cho giáo xứ non trẻ này. Giáo xứ đặc biệt tri ân và cầu xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang trả công bội hậu cho các vị ân nhân đã dày công giúp đở cho việc xây dựng nhà thờ, cảm ơn các kỷ sư và công nhân xây dựng, nhất là tri ân 2 cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Linh và Giuse Đặng Thanh Minh sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên, huyện A Lưới, đại diện 21 xã của huyện A Lưới đã đến chúc mừng, tặng hoa và tham dự ngày hồng ân của giáo xứ.
Xem hình ảnh
Trước ngày thống nhất đất nước, A Lưới hầu như chỉ có người dân tộc thiểu số cư ngụ, và một số binh lính Việt Mỹ đóng quân tại các căn cứ.
Sau năm 1975, một số người dân đi kinh tế mới, trong đó có một số giáo dân Công giáo thuộc thành phố Huế. Suốt nhiều năm trời lam lủ khai phá đất rừng để trồng trọt canh tác, đầu tắt mặt tối, cuộc sống gian khổ lại không có Nhà thờ, không có linh mục nhưng đời sống Đức Tin vẫn kiên vững, buổi tối họ vẫn cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Mãi đến năm 1986, một số gia đình đạo đức đã họp nhau lại bàn về việc đọc kinh chung với nhau. Hồi đó, những ngày lễ trọng hàng năm, chỉ có một số người hiếm hoi đạp xe đạp về Huế dự lễ, vì đường sá đi lại rất khó khăn. Lúc đầu chỉ có 4 gia đình ông Nguyễn Đình Hoành, ông Nguyễn Láng, ông Nguyễn Trọng, ông Ngô Văn Lượng. Dần dần có thêm một số gia đình nghe biết và tập trung được chừng 50 người. Mỗi Chúa Nhật, họ phải thức dậy từ 4 giờ sáng để tập trung tại nhà một người theo luân phiên để cùng nhau phụng vụ Lời Chúa và tham dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý, việc tập trung cũng rất khó khăn, một phần vì an ninh không cho phép, một phần vì mỗi gia đình cách xa nhau hàng chục km. Đến năm 1995, đàn chiên lạc bầy đã quy tụ về với nhau được hơn 250 người, lúc này tòa Tổng Giám Mục Huế giao cho các cha thay nhau lên mục vụ vào các dịp lễ trọng, gồm các cha Phaolô Nguyễn Trọng, cha Giuse Đặng Thanh Minh, cha An Tôn Nguyễn Văn Tuyến, cha Phêrô Nguyễn Văn Linh.
Năm 1996, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể chính thức giao cho Dòng Thánh Tâm phụ trách mục vụ tại A Lưới, với sự giúp sức của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Giai đoạn này, nhà nước cho phép mỗi năm được cử hành 2 Thánh Lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh. Gia đình ông Nguyễn Đình Hoành dâng cúng nhà cửa và vườn tược gồm 2000m2 để làm Nhà Nguyện tạm thời.
Ngày 25.7.2005, Đức Tổng Giám Mục giáo phận thành lập giáo xứ Sơn Thủy trực thuộc hạt Thành phố Huế, bao gồm 21 xã thuộc huyện A Lưới, giao cho Dòng Thánh Tâm Huế phụ trách, Tu sĩ linh mục Phêrô Nguyễn Đại được trao nhiệm vụ quản xứ tiên khởi, Hội đồng mục vụ giáo xứ cũng được ra mắt giáo quyền và chính quyền. Sau 2 năm miệt mài ngược xuôi lên huyện về tỉnh, cha Phêrô Nguyễn Đại cũng đã xin được giấy phép xây dựng nhà thờ.
Ngày 1.8.2007, Đức Tổng Giám Mục chủ sự nghi thức đặt viên đá xây dựng nhà thờ, với sự tham dự của Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng và các linh mục triều và dòng trong giáo phận. Ngày 1.11.2008, cha Stêphanô Trần Đình Tề được bổ nhiệm làm quản xứ thay cha Phêrô Nguyễn Đại, cha Giuse Dương Bảo Tịnh làm phó xứ. Ngày 28.7.2009, cha Êmilianô Đổ Minh Liên được bổ nhiệm làm quản xứ, cha Giuse Dương Bảo Tịnh làm phó xứ, thường trực tại Sơn Thủy A Lưới.
Việc xây dựng nhà thờ gặp rất nhiều khó khăn, do kinh phí thiếu thốn, nên phải bị đình trệ 1 năm. Sau khi nhận quản xứ, cha Êmilianô Đổ Minh Liên gởi văn thư có sự xác nhận của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn và Đức Tổng Giám Mục Huế mời gọi sự giúp đở của các ân nhân xa gần, nhà thờ tiếp tục được xây dựng và hoàn thành
Hôm nay, ngày 30.5.2012, một ngôi Thánh đường khang trang rộng lớn vươn lên giữa núi rừng Trường Sơn, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế dâng Thánh lễ tạ ơn và long trọng cử hành nghi thức Cung hiến và Khánh thành Nhà Thờ. Với sự tham dự của Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện Phụ dòng Thiên An, đông đảo linh mục dòng và triều, đại diện các dòng tu và đại diện các giáo xứ thuộc hạt Thành phố Huế. Đặc biệt có sự tham dự của chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới, đại diện chính quyền 21 xã thuộc huyện A Lưới, đại diện các tôn giáo giáo bạn, với những lẵng hoa tươi khoe sắc trước tiền đường Nhà Thờ.
Đúng 9 giờ, cộng đoàn Dân Chúa hân hoan đón đoàn đồng tế tiến vào Nhà Thờ. Cha quản xứ đọc lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá quý cha đồng tế và toàn thể quan khách. Đức Tổng Giám Mục chúc mừng giáo xứ Sơn Thủy từ nay đã có được ngôi Nhà Thờ khang trang và rộng rải, an tâm sống Đức Tin và thờ phượng Thiên Chúa, từ đó có thể vững lòng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Không còn phải băn khoăn phải tìm về nơi khác sinh sống để có điều kinh lễ sáng tối. Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục cùng với Đức Giám Mục phụ tá và Đức Đan Viện Phụ cắt băng khánh thành nhà thờ.
Đại diện giáo xứ dâng lên Đức Tổng Giám Mục bức ảnh toàn cảnh nhà thờ và chìa khóa để Ngài trao cho cha quản xứ, biểu tỏ việc trao quyền cai quản ngôi nhà thờ, ngài mời gọi cộng đoàn tiến vào nhà Chúa.
Đức Tổng Giám Mục làm phép nước và thanh tẩy Nhà Thờ, trước khi cung hiến và xức dầu Bàn thờ và tường Nhà thờ, Ngài quì gối cùng cộng đoàn đọc kinh cầu các Thánh, khẩn cầu các Thánh cầu bàu cho việc cử hành các hy lễ trên bàn thờ này luôn được đẹp lòng Chúa và mang lại nhiều ân sủng.
Cha quản xứ cùng 2 vị đại diện giáo xứ cung nghinh hài cốt của Thánh Tử Đạo Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, người đã dùng cái chết để tuyên xưng Đức Tin. Đức Tổng Giám Mục đón nhận và đặt dưới bàn thờ. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục tiến hành nghi thức xức dầu Thánh lên bàn thờ, Ngài đổ dầu lên 5 vị trí trên bàn thờ biểu trưng của Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, từ nay hàng ngày sẽ được cử hành hy lễ trên bàn thờ này. Tiếp đó Ngài xông hương bàn thờ, như những lời nguyện cầu trước tòa Chúa sẽ bay lên tới Tôn Nhan Ngài. Đức Tổng làm phép nến và trao cho các vị đại diện giáo xứ thắp sáng nhà thờ. Kết thúc nghi thức Cung hiến, bàn thờ được trang trí hoa đèn rực rỡ để mọi người ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa, bắt đầu nghi thưvs phụng vụ Thánh Thể.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục mời gọi cộng đoàn cung kính thờ lạy Thánh Thể, từ nay luôn hiện diện nơi Nhà Tạm trong Nhà Thờ này.
Cuối thánh lễ, cha quản xứ dâng lời tri ân Đức Tổng Giám Mục và quý cha đồng tế, cảm ơn các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa đã không quản ngại đường sá xa xôi để đến đây chung lời cảm tạ Thiên Chúa, chia sẽ niềm vui với giáo xứ.
Đại diện giáo xứ thay mặt giáo xứ Sơn Thủy, một lần nữa cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám Mục đã yêu thương giáo xứ nhỏ bé xa xôi này, luôn quan tâm và sẽ chia những vất vả của cộng đoàn, tri ân Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện phụ, quý cha đã hiệp dâng lời cầu nguyện và tạ ơn, cảm ơn toàn thể cộng đoàn Dân Chúa từ xa xôi về đây chung lời cầu nguyện cho giáo xứ non trẻ này. Giáo xứ đặc biệt tri ân và cầu xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang trả công bội hậu cho các vị ân nhân đã dày công giúp đở cho việc xây dựng nhà thờ, cảm ơn các kỷ sư và công nhân xây dựng, nhất là tri ân 2 cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Linh và Giuse Đặng Thanh Minh sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên, huyện A Lưới, đại diện 21 xã của huyện A Lưới đã đến chúc mừng, tặng hoa và tham dự ngày hồng ân của giáo xứ.
Lễ khởi công xây dựng nhà Hoàng Mai
Xương Giang
07:07 04/06/2012
HOÀNG MAI: sáng ngày lễ Đức Mẹ thăm viếng (31/05/2012), đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc Ninh dâng thánh lễ Đức Mẹ thăm viếng tại giáo xứ Hoàng Mai. Đồng tế với ngài, ngoài cha xứ Giuse Nguyễn Huy Tảo, có cha Đa minh Nguyễn Văn Kinh, giám đốc trung tâm thánh mẫu Từ Phong, cha Micae Trương Thanh Tùng dòng Tên và nhiều cha khác trong giáo phận.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, Đức cha chủ sự nghi thức động thổ và làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà Hoàng Mai.
Tại nghi lễ khởi công, Đức cha nhấn mạnh đến nhu cầu của giáo phận đang trên đà lớn mạnh cần những cơ sở hạ tầng hạ tầng để chia sẻ cho tòa giám mục và trung tâm mục vụ đang bị quá tải vì những hoạt động khác nhau. Vì vậy, ngôi nhà Hoàng mai khi được hoàn thành sẽ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của giáo phận cần có thêm công trình để phục vụ cho những việc chung. Tiếp đến, ngài mời gọi mọi người trong cũng như ngoài giáo phận cầu nguyện, góp tay và chung xức xây dựng ngôi nhà Hoàng mai nhanh chóng hoàn thành.
Kỳ họp mặt Giáo phận Bắc ninh năm nay với chủ đề: “Đất chúng ta trổ sinh hoa trái” (Tv 85,13). Với khẩu hiệu này, giáo phận Bắc ninh ước mong mọi vùng đất trong giáo phận đều trổ sinh hoa trái, cho dù là đất sỏi đá hay khô cằn. Cùng với tâm tình đó, giáo phận đã quyết định xây dựng ngôi nhà đa năng trên vùng đất cằn cỗi Hoàng Mai. Ngôi nhà Hoàng mai là niềm hy vọng của giáo phận sẽ có thêm nhiều hoa trái tốt cung cấp cho cánh đồng truyền giáo bao la.
Theo thiết kế, nhà Hoàng Mai có 3 tầng và một mái, với tổng diện tích trên 1000 m2 sẽ được xây dựng trên khuân viên đất nhà thờ Hoàng Mai, nằm giữa quốc lộ 1 A và 1 B, trên đường đi theo hướng Bắc Giang - Lạng Sơn, cách tòa giám mục Bắc ninh 10 km về phía đông bắc.
Ngỏ lời với cộng đoàn trong bài giảng, đức cha nói đến niềm vui trong ngày lễ Đức Mẹ thăm viếng, cũng là niềm vui của toàn thể Giáo hội. Ngài chia sẻ thêm, hôm nay là ngày vui đặc biệt với giáo họ Hoàng mai và giáo phận Bắc ninh. Ngôi nhà được khởi công đây không những chỉ mang lại niêm vui, mà còn mang lại hy vọng cho toàn thể giáo phận.
Cũng nên biết, Hoàng mai đã từng là họ đạo sầm uất với hơn 500 giáo dân và ngôi thánh đường vào loại bậc nhất giáo phận Bắc ninh. Năm 1946, ngôi thánh đường đã bị phá tan hoang trong thời gian “tiêu thổ kháng chiến”, nhà thờ chỉ còn lại tường và tháp chuông. Năm 1954, giáo dân Hoàng mai đã di cư hầu hết vào Miền nam, ở lại giáo họ chỉ con lại 3 gia đình. Toàn bộ đất đai nhà thờ và nhà chung bị hợp tác xã chiếm hết. Theo dòng thời gian, nhà chung là nhà nuôi gà vịt và nhà thờ trở nên tan hoang điêu tàn.
Cách đây 3 năm, người viết có dịp đến thăm nhà thờ Hoàng mai, lúc ấy nơi đây chỉ là sân chơi của trẻ con, thậm chí trong lòng nhà thờ đổ cũng là nơi chăn trâu bò.
Năm 2009, chính quyền Bắc giang đã trả lại một phần khu đất nhà thờ Hoàng Mai. Hiện tại, giáo họ Hoàng mai thuộc xứ Đạo ngạn có 6 gia đình, số giáo dân chỉ với 21 người. Trở lại Hoàng mai sau gần 3 năm thấy mọi sự biến đổi từng ngày, ngôi nhà thờ đổ là nơi thả trâu bò của đám trẻ đã được tu sửa gần xong. Ở giữa gian cung thánh nhà thờ còn có mộ vị tử đạo Phêrô Nhâm (Nguyễn Danh Uy), mà năm nay giáo phận kỷ niệm 150 năm ngày chết vì đạo của ngài cùng với 99 vị tử đạo khác.
Có thể nói giáo họ Hoàng mai đã được xây dựng trên nền móng vững chắc của vị tử đạo. Cho dù ngày nay giáo họ chỉ còn 21 nhân danh, nhưng từ gốc Hoàng mai đã sinh ra rất nhiều các linh mục, nam nữ tu sĩ đang phụng vụ cả trong và ngoài nước. Giáo xứ Hoàng mai ở Xóm mới - Sài gòn là một giáo xứ sầm uất cũng được sinh ra từ gốc cổ thụ Hoàng mai. Tuy cây cổ thụ Hoàng mai già cỗi nhưng “vẫn sinh hoa kết quả”, vì máu Vị tử đạo tổ tiên làm trổ sinh hoa trái.
Niềm vui và hy vọng của người Hoàng mai cũng là niềm vui và hy vọng của toàn thể Giáo phận Bắc ninh. Với đời sống đức tin trung kiên của cha ông, cùng với niềm tin sắt son giáo dân Hoàng mai ở khắp mọi nơi, tin chắc rằng giáo họ Hoàng mai sẽ ngày một hồi sinh. Cùng với ngôi nhà Hoàng mai mới bắt đầu được khởi công xây dựng. Tất cả sẽ làm cho mảnh đất Hoàng mai ngày càng trổ sinh thêm nhiều hoa trái cho cả giáo phận Bắc ninh nói riêng và Giáo hội nói chung.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, Đức cha chủ sự nghi thức động thổ và làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà Hoàng Mai.
Tại nghi lễ khởi công, Đức cha nhấn mạnh đến nhu cầu của giáo phận đang trên đà lớn mạnh cần những cơ sở hạ tầng hạ tầng để chia sẻ cho tòa giám mục và trung tâm mục vụ đang bị quá tải vì những hoạt động khác nhau. Vì vậy, ngôi nhà Hoàng mai khi được hoàn thành sẽ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của giáo phận cần có thêm công trình để phục vụ cho những việc chung. Tiếp đến, ngài mời gọi mọi người trong cũng như ngoài giáo phận cầu nguyện, góp tay và chung xức xây dựng ngôi nhà Hoàng mai nhanh chóng hoàn thành.
Kỳ họp mặt Giáo phận Bắc ninh năm nay với chủ đề: “Đất chúng ta trổ sinh hoa trái” (Tv 85,13). Với khẩu hiệu này, giáo phận Bắc ninh ước mong mọi vùng đất trong giáo phận đều trổ sinh hoa trái, cho dù là đất sỏi đá hay khô cằn. Cùng với tâm tình đó, giáo phận đã quyết định xây dựng ngôi nhà đa năng trên vùng đất cằn cỗi Hoàng Mai. Ngôi nhà Hoàng mai là niềm hy vọng của giáo phận sẽ có thêm nhiều hoa trái tốt cung cấp cho cánh đồng truyền giáo bao la.
Theo thiết kế, nhà Hoàng Mai có 3 tầng và một mái, với tổng diện tích trên 1000 m2 sẽ được xây dựng trên khuân viên đất nhà thờ Hoàng Mai, nằm giữa quốc lộ 1 A và 1 B, trên đường đi theo hướng Bắc Giang - Lạng Sơn, cách tòa giám mục Bắc ninh 10 km về phía đông bắc.
Ngỏ lời với cộng đoàn trong bài giảng, đức cha nói đến niềm vui trong ngày lễ Đức Mẹ thăm viếng, cũng là niềm vui của toàn thể Giáo hội. Ngài chia sẻ thêm, hôm nay là ngày vui đặc biệt với giáo họ Hoàng mai và giáo phận Bắc ninh. Ngôi nhà được khởi công đây không những chỉ mang lại niêm vui, mà còn mang lại hy vọng cho toàn thể giáo phận.
Cũng nên biết, Hoàng mai đã từng là họ đạo sầm uất với hơn 500 giáo dân và ngôi thánh đường vào loại bậc nhất giáo phận Bắc ninh. Năm 1946, ngôi thánh đường đã bị phá tan hoang trong thời gian “tiêu thổ kháng chiến”, nhà thờ chỉ còn lại tường và tháp chuông. Năm 1954, giáo dân Hoàng mai đã di cư hầu hết vào Miền nam, ở lại giáo họ chỉ con lại 3 gia đình. Toàn bộ đất đai nhà thờ và nhà chung bị hợp tác xã chiếm hết. Theo dòng thời gian, nhà chung là nhà nuôi gà vịt và nhà thờ trở nên tan hoang điêu tàn.
Cách đây 3 năm, người viết có dịp đến thăm nhà thờ Hoàng mai, lúc ấy nơi đây chỉ là sân chơi của trẻ con, thậm chí trong lòng nhà thờ đổ cũng là nơi chăn trâu bò.
Năm 2009, chính quyền Bắc giang đã trả lại một phần khu đất nhà thờ Hoàng Mai. Hiện tại, giáo họ Hoàng mai thuộc xứ Đạo ngạn có 6 gia đình, số giáo dân chỉ với 21 người. Trở lại Hoàng mai sau gần 3 năm thấy mọi sự biến đổi từng ngày, ngôi nhà thờ đổ là nơi thả trâu bò của đám trẻ đã được tu sửa gần xong. Ở giữa gian cung thánh nhà thờ còn có mộ vị tử đạo Phêrô Nhâm (Nguyễn Danh Uy), mà năm nay giáo phận kỷ niệm 150 năm ngày chết vì đạo của ngài cùng với 99 vị tử đạo khác.
Có thể nói giáo họ Hoàng mai đã được xây dựng trên nền móng vững chắc của vị tử đạo. Cho dù ngày nay giáo họ chỉ còn 21 nhân danh, nhưng từ gốc Hoàng mai đã sinh ra rất nhiều các linh mục, nam nữ tu sĩ đang phụng vụ cả trong và ngoài nước. Giáo xứ Hoàng mai ở Xóm mới - Sài gòn là một giáo xứ sầm uất cũng được sinh ra từ gốc cổ thụ Hoàng mai. Tuy cây cổ thụ Hoàng mai già cỗi nhưng “vẫn sinh hoa kết quả”, vì máu Vị tử đạo tổ tiên làm trổ sinh hoa trái.
Niềm vui và hy vọng của người Hoàng mai cũng là niềm vui và hy vọng của toàn thể Giáo phận Bắc ninh. Với đời sống đức tin trung kiên của cha ông, cùng với niềm tin sắt son giáo dân Hoàng mai ở khắp mọi nơi, tin chắc rằng giáo họ Hoàng mai sẽ ngày một hồi sinh. Cùng với ngôi nhà Hoàng mai mới bắt đầu được khởi công xây dựng. Tất cả sẽ làm cho mảnh đất Hoàng mai ngày càng trổ sinh thêm nhiều hoa trái cho cả giáo phận Bắc ninh nói riêng và Giáo hội nói chung.
Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu
Tôma Trương văn Ân
07:11 04/06/2012
ĐÀ NẴNG - Ngày 31 / 5 hằng năm, Giáo dân Giáo phận Đà Nẵng nô nức hành hương về dự đại hội tại trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu ( TTTM TK ).
Xem hình ảnh
Năm nay, với chủ đề “ Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới “( Lc 1,48). Đây là lời Đức Mẹ thưa với Sứ Thần của Chúa , nhưng cũng là mỗi người chúng ta vì đều được Thiên Chúa thương yêu.
Chương trình đại hội được bắt đầu bằng Thánh Lễ khai mạc lúc 17 giờ 30 ngày 30 / 5 / 2012 và kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể từ đài Đức Mẹ Thạnh Quang ( đền hạ ) lên nhà thờ chính. Cùng với Giáo dân Trà Kiệu , nhiều đoàn hành hương đến từ các Giáo phận Quy Nhơn , Buôn Mê Thuộc , Xuân Lộc , Sài Gòn …và nhiều Giáo dân trong Giáo phận.
Lồng trong chương trình đại hội, và để hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ vào dịp Đại Hội Gia Đình lần VII đang được tổ chức tại Giáo phận Milan , nước Ý từ 30 /5 đến 30 / 6 . Ban Mục vụ Giáo dân đã tổ chức cuộc gặp mặt đại diện các gia đình trong Giáo phận từ 7 giờ 30 đến 11 giờ sáng 31 / 5 / 2012, đến dự có đông đảo các gia đình đại diện trong Giáo phận . Cha Giuse Vũ Dần , đặc trách Mục vụ Giáo dân và Quý Cha đã giúp cho các gia đình nhiều bài học quý về việc giáo dục con cái, thánh hóa công việc , bảo vệ hạnh phúc gia đình , yêu thương nâng đỡ nhau …
Hôm nay cũng chính ngày đại hội , từ rất sớm nhiều đoàn hành hương ùn ùn đổ về TTTM TK . Tại đồi Bửu Châu , 5 giờ có Thánh lễ , từ 7 giờ đến 12 giờ , các Giáo hạt của Giáo phận Đà Nẵng thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa, Quý Cha đã sẵn sàng ban phép Hòa Giải cho các hối nhân tại rất nhiều nơi trong khu vực hành hương.
14 giờ , sau khi Cha Phao Lô Đoàn Quang Dân , Hạt trưởng Trà Kiệu , Quản xứ TTTM TK tuyên bố bắt đầu cuộc cung nghinh kiệu Đức Mẹ từ nhà thờ xứ đến trung tâm Lễ đài tại đồi Bửu Châu, đội múa dâng hoa của Giáo xứ Phú Thượng múa bài Ave Maria trong lung linh huyền ảo của pháo hoa , nâng tâm hồn người tham dự hòa lẫn cùng ca khen kính mừng Mẹ. Vũ điệu chấm dứt là lúc bắt đầu khởi hành đoàn kiệu , với Thánh Giá đèn hầu đi đầu , mỗi Giáo xứ có người cầm cờ ghi tên Giáo xứ và lẳng hoa tươi , cuối đoàn kiệu là quý Tu Sĩ nam nữ , Linh Mục , ĐGM , xe hoa kiệu Mẹ và giáo dân.
Tại trung tâm đồi Bửu Châu, từ lúc 14 giờ 30 , số lương Giáo dân quá đông , khiến đội trật tự tạm ngăn không cho người vào thêm bên trong. Theo ước tính của nhiều người , năm nay số lượng người nhiều hơn những năm trước, nhưng Ban Tổ Chức đã chuẩn bị rất tốt như : máy phát điện đề phòng mất điện , trật tự , trang hoàng , vệ sinh , y tế , âm thanh … sự cộng tác anh chị Trưởng và đoàn sinh của 150 Hùng Tâm Dũng Chí , 80 Thiếu Nhi Thánh Thể , 100 Hướng Đạo , 82 Trật Tự viên cho việc làm công tác trật tự , hàng rào danh dự , sắp xếp ghế và nhiều công việc cần thiết cho ngày hội. Đặc biệt có sự cộng tác của ca đoàn tổng hợp, gồm 7 ca đoàn hơn 150 ca viên của Giáo xứ Chính Tòa hát Lễ , 120 thanh thiếu niên vũ dâng hoa và hoạt ca tại khu vực Lễ đài Bửu Châu , hơn 100 em múa dâng hoa của Giáo xứ Phú Thượng tại sân nhà thờ chính TTTM TK , các lời nguyện Giáo dân và dâng Lễ của Giáo xứ Hòa Khánh trong Thánh Lễ.
15 giờ 30, kiệu Mẹ tiến vào trung tâm Lễ đài trong tiếng vỗ tay hoan hô , từng rừng cờ mũ vẫy chào . tiếp đó đội vũ của Giáo xứ Thanh Đức múa bài Tung Hô Nữ Vương , Hỡi Mẹ Đầy Ơn Phúc , 52 em múa cờ có ghi tên 52 Giáo xứ trong Giáo phận , trong đó em cầm cờ Giáo xứ Chính Tòa trong vai chủ đạo chính , như muốn nói lên trách nhiệm nặng nề và đầy vinh dự của Chính Tòa , làm hạt nhân chính cho sự phát triển về mọi mặt của Giáo phận. Và như để chuẩn bị, hoạt ca Đức Mẹ đi thăm bà Isave đã đẫn đưa tâm hồi mỗi người vào Thánh Lễ.
Trước Thánh Lễ , Cha Phao Lô Maria Trần Quốc Việt , Tống Đại Diện Giáo phận , đọc tổng kết các đại hội dân Chúa trong Giáo phận cho đến nay, có 44 Giáo xứ tổ chức học tập, 42 Giáo xứ đã tổ chức đại hội. Đây là cơ hội để Giáo Hội và Giáo dân nhìn lại chính mình , để canh tân, sửa sai , dấn thân hơn, làm sáng danh Chúa hơn.
16 giờ , ĐGM Giáo phận đã chủ sự Thánh Lễ Đức Maria đi thăm bà Isave , đồng tế với Ngài có Cha Phao Lô Maria Trần Quốc Việt , Cha Quản xứ Trà Kiệu và hơn 60 Cha trong ngoài Giáo phận.
Sau lời chào mừng của ĐGM , Ngài gợi các ý chính mọi người hiệp ý trong Thánh Lễ : hướng về Đại Hội Gia Đình thế giới lần VII tại Milan ; khắp nơi tại TTTM TK đều có chủ đề : “ Phận nữ tỳ hèn mọn , Ngài đoái thương nhìn tới “ . Đây là điều kỳ diệu Chúa đã thực hiện nơi mỗi người, xin Mẹ đến viếng thăm gia đình mỗi người; và vấn đề học hỏi đem tinh thần Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 vào đời sống, cho Giáo Hội canh tân để sống và loan báo Tin Mừng, đem Chúa đến với mọi người giữa thế gian khát khao công lý và hòa bình.
Trong bài chia sẻ , ĐGM nhất mạnh đến Chúa Thánh Thần , như ân huệ trao ban , mỗi người lãnh nhận xây dựng gia đình nên Giáo Hội thu nhỏ. Cuộc hành hương chúng ta qui tụ về như Tông Đồ xưa vây quanh Đức Mẹ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, cùng chung lòng xây dựng Hội Thánh , sống và làm chứng cách mạnh mẽ Mầu Nhiệm Giáo Hội, xây dựng tình Hiệp Thông với anh em và chu toàn thực thi Sứ Vụ loan báo tin Mừng cho thế giới ngày nay.
Trước lúc kết thúc Thánh Lễ , Cha Quản xứ TTTM TK đã cám ơn ĐGM , Quý Cha , các Giáo xứ đã cộng tác trong việc dâng hoa , hát lễ , lo Phụng vụ , các đoàn thể và Dòng Tu , Chính Quyền, Quý ân nhân gần xa ….đã chung tay góp sức cho thành công dịp đại hội này. Tiếp đó Cha An Tôn Nguyễn Trường Thăng , Đặc trách Mục vụ văn hóa của Giáo phận , quản xứ Hội An , nguyên Quản xứ trà kiệu đã giới thiệu vắn tắt về công trình xây dựng nhà truyền thống tìm hiểu lịch sứ Giáo Hội Việt Nam và Việt Nam tại Hội An, nơi khai sinh ra Giáo Hội Việt Nam, và xin sự góp tay của mọi người xa gần.
ĐGM cũng đại diện cộng đoàn tham dự cám ơn Cha Quản xứ, các ban ngành đoàn thể và toàn thể Giáo dân TTTM TK, đã hy sinh rất nhiều cho sự thành công của đại hội.
Kết thúc Lễ và đại hội với bài Lạy Mẹ Trà Kiệu Mến Yêu , như tâm tình đoàn con phó dâng mọi sự cho Mẹ Trà kiệu, mọi người ra về trong an bình …
Xem hình ảnh
Năm nay, với chủ đề “ Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới “( Lc 1,48). Đây là lời Đức Mẹ thưa với Sứ Thần của Chúa , nhưng cũng là mỗi người chúng ta vì đều được Thiên Chúa thương yêu.
Chương trình đại hội được bắt đầu bằng Thánh Lễ khai mạc lúc 17 giờ 30 ngày 30 / 5 / 2012 và kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể từ đài Đức Mẹ Thạnh Quang ( đền hạ ) lên nhà thờ chính. Cùng với Giáo dân Trà Kiệu , nhiều đoàn hành hương đến từ các Giáo phận Quy Nhơn , Buôn Mê Thuộc , Xuân Lộc , Sài Gòn …và nhiều Giáo dân trong Giáo phận.
Lồng trong chương trình đại hội, và để hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ vào dịp Đại Hội Gia Đình lần VII đang được tổ chức tại Giáo phận Milan , nước Ý từ 30 /5 đến 30 / 6 . Ban Mục vụ Giáo dân đã tổ chức cuộc gặp mặt đại diện các gia đình trong Giáo phận từ 7 giờ 30 đến 11 giờ sáng 31 / 5 / 2012, đến dự có đông đảo các gia đình đại diện trong Giáo phận . Cha Giuse Vũ Dần , đặc trách Mục vụ Giáo dân và Quý Cha đã giúp cho các gia đình nhiều bài học quý về việc giáo dục con cái, thánh hóa công việc , bảo vệ hạnh phúc gia đình , yêu thương nâng đỡ nhau …
Hôm nay cũng chính ngày đại hội , từ rất sớm nhiều đoàn hành hương ùn ùn đổ về TTTM TK . Tại đồi Bửu Châu , 5 giờ có Thánh lễ , từ 7 giờ đến 12 giờ , các Giáo hạt của Giáo phận Đà Nẵng thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa, Quý Cha đã sẵn sàng ban phép Hòa Giải cho các hối nhân tại rất nhiều nơi trong khu vực hành hương.
14 giờ , sau khi Cha Phao Lô Đoàn Quang Dân , Hạt trưởng Trà Kiệu , Quản xứ TTTM TK tuyên bố bắt đầu cuộc cung nghinh kiệu Đức Mẹ từ nhà thờ xứ đến trung tâm Lễ đài tại đồi Bửu Châu, đội múa dâng hoa của Giáo xứ Phú Thượng múa bài Ave Maria trong lung linh huyền ảo của pháo hoa , nâng tâm hồn người tham dự hòa lẫn cùng ca khen kính mừng Mẹ. Vũ điệu chấm dứt là lúc bắt đầu khởi hành đoàn kiệu , với Thánh Giá đèn hầu đi đầu , mỗi Giáo xứ có người cầm cờ ghi tên Giáo xứ và lẳng hoa tươi , cuối đoàn kiệu là quý Tu Sĩ nam nữ , Linh Mục , ĐGM , xe hoa kiệu Mẹ và giáo dân.
Tại trung tâm đồi Bửu Châu, từ lúc 14 giờ 30 , số lương Giáo dân quá đông , khiến đội trật tự tạm ngăn không cho người vào thêm bên trong. Theo ước tính của nhiều người , năm nay số lượng người nhiều hơn những năm trước, nhưng Ban Tổ Chức đã chuẩn bị rất tốt như : máy phát điện đề phòng mất điện , trật tự , trang hoàng , vệ sinh , y tế , âm thanh … sự cộng tác anh chị Trưởng và đoàn sinh của 150 Hùng Tâm Dũng Chí , 80 Thiếu Nhi Thánh Thể , 100 Hướng Đạo , 82 Trật Tự viên cho việc làm công tác trật tự , hàng rào danh dự , sắp xếp ghế và nhiều công việc cần thiết cho ngày hội. Đặc biệt có sự cộng tác của ca đoàn tổng hợp, gồm 7 ca đoàn hơn 150 ca viên của Giáo xứ Chính Tòa hát Lễ , 120 thanh thiếu niên vũ dâng hoa và hoạt ca tại khu vực Lễ đài Bửu Châu , hơn 100 em múa dâng hoa của Giáo xứ Phú Thượng tại sân nhà thờ chính TTTM TK , các lời nguyện Giáo dân và dâng Lễ của Giáo xứ Hòa Khánh trong Thánh Lễ.
15 giờ 30, kiệu Mẹ tiến vào trung tâm Lễ đài trong tiếng vỗ tay hoan hô , từng rừng cờ mũ vẫy chào . tiếp đó đội vũ của Giáo xứ Thanh Đức múa bài Tung Hô Nữ Vương , Hỡi Mẹ Đầy Ơn Phúc , 52 em múa cờ có ghi tên 52 Giáo xứ trong Giáo phận , trong đó em cầm cờ Giáo xứ Chính Tòa trong vai chủ đạo chính , như muốn nói lên trách nhiệm nặng nề và đầy vinh dự của Chính Tòa , làm hạt nhân chính cho sự phát triển về mọi mặt của Giáo phận. Và như để chuẩn bị, hoạt ca Đức Mẹ đi thăm bà Isave đã đẫn đưa tâm hồi mỗi người vào Thánh Lễ.
Trước Thánh Lễ , Cha Phao Lô Maria Trần Quốc Việt , Tống Đại Diện Giáo phận , đọc tổng kết các đại hội dân Chúa trong Giáo phận cho đến nay, có 44 Giáo xứ tổ chức học tập, 42 Giáo xứ đã tổ chức đại hội. Đây là cơ hội để Giáo Hội và Giáo dân nhìn lại chính mình , để canh tân, sửa sai , dấn thân hơn, làm sáng danh Chúa hơn.
16 giờ , ĐGM Giáo phận đã chủ sự Thánh Lễ Đức Maria đi thăm bà Isave , đồng tế với Ngài có Cha Phao Lô Maria Trần Quốc Việt , Cha Quản xứ Trà Kiệu và hơn 60 Cha trong ngoài Giáo phận.
Sau lời chào mừng của ĐGM , Ngài gợi các ý chính mọi người hiệp ý trong Thánh Lễ : hướng về Đại Hội Gia Đình thế giới lần VII tại Milan ; khắp nơi tại TTTM TK đều có chủ đề : “ Phận nữ tỳ hèn mọn , Ngài đoái thương nhìn tới “ . Đây là điều kỳ diệu Chúa đã thực hiện nơi mỗi người, xin Mẹ đến viếng thăm gia đình mỗi người; và vấn đề học hỏi đem tinh thần Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 vào đời sống, cho Giáo Hội canh tân để sống và loan báo Tin Mừng, đem Chúa đến với mọi người giữa thế gian khát khao công lý và hòa bình.
Trong bài chia sẻ , ĐGM nhất mạnh đến Chúa Thánh Thần , như ân huệ trao ban , mỗi người lãnh nhận xây dựng gia đình nên Giáo Hội thu nhỏ. Cuộc hành hương chúng ta qui tụ về như Tông Đồ xưa vây quanh Đức Mẹ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, cùng chung lòng xây dựng Hội Thánh , sống và làm chứng cách mạnh mẽ Mầu Nhiệm Giáo Hội, xây dựng tình Hiệp Thông với anh em và chu toàn thực thi Sứ Vụ loan báo tin Mừng cho thế giới ngày nay.
Trước lúc kết thúc Thánh Lễ , Cha Quản xứ TTTM TK đã cám ơn ĐGM , Quý Cha , các Giáo xứ đã cộng tác trong việc dâng hoa , hát lễ , lo Phụng vụ , các đoàn thể và Dòng Tu , Chính Quyền, Quý ân nhân gần xa ….đã chung tay góp sức cho thành công dịp đại hội này. Tiếp đó Cha An Tôn Nguyễn Trường Thăng , Đặc trách Mục vụ văn hóa của Giáo phận , quản xứ Hội An , nguyên Quản xứ trà kiệu đã giới thiệu vắn tắt về công trình xây dựng nhà truyền thống tìm hiểu lịch sứ Giáo Hội Việt Nam và Việt Nam tại Hội An, nơi khai sinh ra Giáo Hội Việt Nam, và xin sự góp tay của mọi người xa gần.
ĐGM cũng đại diện cộng đoàn tham dự cám ơn Cha Quản xứ, các ban ngành đoàn thể và toàn thể Giáo dân TTTM TK, đã hy sinh rất nhiều cho sự thành công của đại hội.
Kết thúc Lễ và đại hội với bài Lạy Mẹ Trà Kiệu Mến Yêu , như tâm tình đoàn con phó dâng mọi sự cho Mẹ Trà kiệu, mọi người ra về trong an bình …
Gp. Thanh Hóa bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ năm 2012 với gần 4.500 con hoa
Ban Truyền Thông
07:14 04/06/2012
Gp. Thanh Hóa bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ năm 2012 với gần 4.500 con hoa
Như thông tin về buổi sáng đã được cập nhật, những cơn mưa rả rích đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ tới không khí của ngày hội hoa giáo phận trên xứ biển Ba Làng. Tuy nhiên, càng về chiều, thời tiết càng thuận lòng người. Có lẽ sự cố gắng các con hoa, của ban tổ chức, của bà con giáo dân giáo xứ Ba Làng và cả những giáo dân lặn lội hành hương về Cửa Bạng đã làm đẹp lòng Mẹ. Hồng ân tuôn tràn khi những tia nắng mỏng manh gọi về bầu khí trong lành, thoáng đãng và gió biển ve vuốt những tà áo dài tung bay…
Xem hình dâng hoa
Nhờ nắng đuổi mưa đi mà lòng người cũng thêm phấn khởi. Bỏ qua những mệt mỏi của một buổi sáng thấm đầy nước mưa, các con hoa nhanh chóng lấy lại tinh thần, khoác lên người những bộ cánh xinh xắn, bước vào một buổi chiều với tất cả những điều tốt đẹp nhất. 13 giờ 45, các đội hoa đã từ các ngả đường trở về với khuôn viên sân nhà thờ xứ Ba Làng. Đội hình nhanh chóng được tập hợp theo mô hình đã được tập luyện trong buổi sáng. Đội trống, đội kèn, quí cha đồng tế trong áo lễ Năm Thánh…đã mở một con đường để chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – vị chủ chăn đáng kính của giáo phận Thanh Hóa.
14 giờ, những tiếng trống, tiếng kèn vang dội cất lên, Đức Cha Giuse lọt mình trong bầu khí thiêng liêng, vui tươi và thân ái. Người cười, nụ cười của người cha hiền từ, nụ cười hạnh phúc khi nhìn thấy đoàn con trưởng thành. Người vẫy tay chào và ban phép lành cho tất cả mọi người. “Chúng ta về đây để tạo ra bức tranh toàn cảnh của giáo phận Thanh Hóa, tấm lòng yêu mến Mẹ của giáo phận Thanh Hóa…” Sau khi lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn được thưởng thức vãn hoa của giáo xứ chủ nhà. Đây giống như bài ca chào mừng Năm Thánh giáo phận, chào mừng Đức Cha và lời chúc ơn toàn xá cho tất cả mọi người. Vị mặn của biển, mùi xa ngái của cá tôm, mùi da rám nắng và mùi mồ hôi mặn chát qua những điệu múa, những điệu hoa trở nên tươi tắn, sinh động hơn cả. Trong thành phần đội hoa có cả các bé thiếu nhi trong chiếc váy trắng tinh khôi, các bà, các mẹ mái tóc đã hoa râm màu sương gió.
Vãn hoa khởi động đã thổi một luồng gió mới vào cộng đoàn hãy còn mơ màng với giấc ngủ ban trưa. Sau màn dâng hoa của xứ chủ nhà là chương trình rước kiệu. 6 giáo hạt được chia làm hai ngả, lấy thánh đường Ba Làng làm trung tâm, hai ngả vượt qua quãng đường biển, tượng trưng cho đoàn con cái muôn phương hành hương rước kiệu hoa về với mẹ. Bà con giáo dân, quí cha đồng tế, đội trống đều trở thành hàng rào, làm viền khung cho bức tranh giàu màu sắc.
Hoa tươi trên tay cùng với hoa lòng, long lanh như những hạt ngọc trong ánh nắng vàng nhẹ.
Vãn hoa chung của đội hoa giáo phận nối tiếp trong ngày lễ. 4530 con hoa từ 51 giáo xứ, từ miền xuôi cho tới miền núi, từ miền biển đến trung du: bà hoa, cô hoa, cháu hoa…ông hoa, anh hoa, bé hoa… hòa làm một trong cùng một điệu vũ.
Các đội hoa, các đoàn thể tiến ra khỏi quảng trường và chia thành 2 hướng rước
Dưới sự hướng dẫn của các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, màn dâng hoa đều và đẹp trong mắt tất cả mọi người. Đó thực sự là một vườn hoa thắm, một bức tranh hoa, một cung điện nguy nga của tình yêu, sự cảm mến và niềm tin yêu đối với Mẹ Thiên Chúa. Nếu không phải là người công giáo thì khó tưởng tượng rằng đây chỉ là kết quả ngắn ngủi tập luyện với không đầy một tiếng đồng hồ…Vậy mà vẫn thoăn thoắt, vẫn nhịp nhàng trong mỗi điệu nhạc và đều nhau như ra cùng một khuôn mẫu…
Những đóa hoa tươi rồi những bó hoa của lòng người dệt nên tấm tâm tình của con thảo dọc miền đất nối hai miền Nam Bắc, của giáo phận mạnh mẽ bước sang tuổi 80…
16 giờ, thánh lễ diễn ra một cách long trọng. Năm Thánh giáo phận được khai mở cùng cuộc hành hương đầu tiên của hạt Ba Làng. Ơn toàn xá đầu tiên được rắc gieo.
“Hôm nay là ngày phiên giáo hạt Ba Làng tổ chức cuộc hành hương Năm Thánh giáo phận. Thật trùng hợp, ngày hôm nay cũng là ngày chúng ta bế mạc tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ. Chúng ta đã tỏ hết tấm chân tình con thảo với mẹ qua cuộc rước kiệu và cuộc dâng hoa…Giờ đây cũng là lúc chúng ta hướng lòng lên với Chúa để cầu xin cho vườn hoa giáo phận, cũng xuân sắc, cũng hừng hực sức sống…”
“Năm ngoái chúng ta có 3700 con hoa đã về đây biểu lộ lòng yêu mến Đức Mẹ, năm nay con số ấy đã nở ra với 4350 con hoa. Đây là một con số kỷ lục. Kỳ tích không phải ở con số lớn lao mà chính là ở sự hiệp thông, hiệp nhất của Giáo hội Công giáo. Cùng một lúc tại giáo xứ Ba Làng có tới hàng chục ngàn người cùng tham dự thánh lễ nhưng tuyệt nhiên không xảy ra xô xát, bất cập gì. Điều này không thể có trong xã hội ngoài đời. Quả tình, kỳ tích chúng ta làm được là chúng ta đã sống như những người con của Thiên Chúa, của Đức Mẹ. Chỉ có những ánh mắt trìu mến, những nụ cười trao tặng cho nhau và những cuộc gặp gỡ đã biến người xa lạ thành bạn hữu…
Nếu cả nhân loại, cả dân tộc Việt Nam, cả tỉnh Thanh Hóa đều biết sống yêu thương nhau, đoàn kết gắn bó với nhau, chung nhau một sợi dây nối kết như đại gia đình giáo phận Thanh Hóa lúc này đây thì đó quả là thiên đường dưới mặt đất. Đó cũng là điều mà Đức Mẹ đã nêu gương cho chúng ta qua cuộc đời của mình. Đời Mẹ là một bài ca lên đường. Chúng ta về đây là để sẵn sàng cho cuộc hành trình mà Mẹ đã đi. Đó là bó hoa tươi thắm mà chúng ta hướng dâng lên Mẹ.
Chúng ta sẽ trở thành những bông hoa của gia đình, của xã hội chúng ta. Với hương thơm từ tấm lòng, từ tình yêu mà cảm hóa cuộc sống được trong lành, thánh thiện. Chúng ta cử hành thánh lễ hành hương ngày hôm nay trong niềm vui, trong sự sốt sắng, nhưng chúng ta sẽ không chỉ dừng lại tại đây. Rồi chúng ta cũng sẽ lên đường. Biết bao con người đang chờ đợi chúng ta trên con đường ấy…Chúng ta phải làm cho hương hoa từ cuộc đời của Đức Mẹ được tỏa lan, được cứu lấy những tâm hồn yếu đuối. Và đặc biệt trong ngày hôm nay, trong Năm Thánh này, có thật nhiều tâm hồn được tắm mát trong tình Chúa bao la, trong ơn toàn xá…
Thánh lễ khép lại một ngày trên giáo xứ Ba Làng. Hoàng hôn đã phủ, trăng le lói hiện lên thay cho ánh mặt trời chói chang. Những bông hoa lặng lẽ dành tặng Đức Trinh Nữ. Và giờ đây, đoàn con phải trở về, phải chào mảnh đất Ba Làng đầy mùi mắm, mùi cá tôm, mùi mặn của biển khơi xa xăm…Chúc mừng ngày hành hương của Hạt Ba Làng đã thành công. Chúc mừng những ai đã được lãnh nhận ơn toàn xá và hãy mang tinh thần đó để “lên đường” tiếp nối cuộc đời phục vụ sứ mệnh yêu thương, sứ mệnh hợp nhất, liên kết của cộng đoàn Kitô hữu.
Như thông tin về buổi sáng đã được cập nhật, những cơn mưa rả rích đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ tới không khí của ngày hội hoa giáo phận trên xứ biển Ba Làng. Tuy nhiên, càng về chiều, thời tiết càng thuận lòng người. Có lẽ sự cố gắng các con hoa, của ban tổ chức, của bà con giáo dân giáo xứ Ba Làng và cả những giáo dân lặn lội hành hương về Cửa Bạng đã làm đẹp lòng Mẹ. Hồng ân tuôn tràn khi những tia nắng mỏng manh gọi về bầu khí trong lành, thoáng đãng và gió biển ve vuốt những tà áo dài tung bay…
Xem hình dâng hoa
Nhờ nắng đuổi mưa đi mà lòng người cũng thêm phấn khởi. Bỏ qua những mệt mỏi của một buổi sáng thấm đầy nước mưa, các con hoa nhanh chóng lấy lại tinh thần, khoác lên người những bộ cánh xinh xắn, bước vào một buổi chiều với tất cả những điều tốt đẹp nhất. 13 giờ 45, các đội hoa đã từ các ngả đường trở về với khuôn viên sân nhà thờ xứ Ba Làng. Đội hình nhanh chóng được tập hợp theo mô hình đã được tập luyện trong buổi sáng. Đội trống, đội kèn, quí cha đồng tế trong áo lễ Năm Thánh…đã mở một con đường để chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – vị chủ chăn đáng kính của giáo phận Thanh Hóa.
14 giờ, những tiếng trống, tiếng kèn vang dội cất lên, Đức Cha Giuse lọt mình trong bầu khí thiêng liêng, vui tươi và thân ái. Người cười, nụ cười của người cha hiền từ, nụ cười hạnh phúc khi nhìn thấy đoàn con trưởng thành. Người vẫy tay chào và ban phép lành cho tất cả mọi người. “Chúng ta về đây để tạo ra bức tranh toàn cảnh của giáo phận Thanh Hóa, tấm lòng yêu mến Mẹ của giáo phận Thanh Hóa…” Sau khi lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn được thưởng thức vãn hoa của giáo xứ chủ nhà. Đây giống như bài ca chào mừng Năm Thánh giáo phận, chào mừng Đức Cha và lời chúc ơn toàn xá cho tất cả mọi người. Vị mặn của biển, mùi xa ngái của cá tôm, mùi da rám nắng và mùi mồ hôi mặn chát qua những điệu múa, những điệu hoa trở nên tươi tắn, sinh động hơn cả. Trong thành phần đội hoa có cả các bé thiếu nhi trong chiếc váy trắng tinh khôi, các bà, các mẹ mái tóc đã hoa râm màu sương gió.
Vãn hoa khởi động đã thổi một luồng gió mới vào cộng đoàn hãy còn mơ màng với giấc ngủ ban trưa. Sau màn dâng hoa của xứ chủ nhà là chương trình rước kiệu. 6 giáo hạt được chia làm hai ngả, lấy thánh đường Ba Làng làm trung tâm, hai ngả vượt qua quãng đường biển, tượng trưng cho đoàn con cái muôn phương hành hương rước kiệu hoa về với mẹ. Bà con giáo dân, quí cha đồng tế, đội trống đều trở thành hàng rào, làm viền khung cho bức tranh giàu màu sắc.
Hoa tươi trên tay cùng với hoa lòng, long lanh như những hạt ngọc trong ánh nắng vàng nhẹ.
Vãn hoa chung của đội hoa giáo phận nối tiếp trong ngày lễ. 4530 con hoa từ 51 giáo xứ, từ miền xuôi cho tới miền núi, từ miền biển đến trung du: bà hoa, cô hoa, cháu hoa…ông hoa, anh hoa, bé hoa… hòa làm một trong cùng một điệu vũ.
Các đội hoa, các đoàn thể tiến ra khỏi quảng trường và chia thành 2 hướng rước
Dưới sự hướng dẫn của các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, màn dâng hoa đều và đẹp trong mắt tất cả mọi người. Đó thực sự là một vườn hoa thắm, một bức tranh hoa, một cung điện nguy nga của tình yêu, sự cảm mến và niềm tin yêu đối với Mẹ Thiên Chúa. Nếu không phải là người công giáo thì khó tưởng tượng rằng đây chỉ là kết quả ngắn ngủi tập luyện với không đầy một tiếng đồng hồ…Vậy mà vẫn thoăn thoắt, vẫn nhịp nhàng trong mỗi điệu nhạc và đều nhau như ra cùng một khuôn mẫu…
Những đóa hoa tươi rồi những bó hoa của lòng người dệt nên tấm tâm tình của con thảo dọc miền đất nối hai miền Nam Bắc, của giáo phận mạnh mẽ bước sang tuổi 80…
16 giờ, thánh lễ diễn ra một cách long trọng. Năm Thánh giáo phận được khai mở cùng cuộc hành hương đầu tiên của hạt Ba Làng. Ơn toàn xá đầu tiên được rắc gieo.
“Hôm nay là ngày phiên giáo hạt Ba Làng tổ chức cuộc hành hương Năm Thánh giáo phận. Thật trùng hợp, ngày hôm nay cũng là ngày chúng ta bế mạc tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ. Chúng ta đã tỏ hết tấm chân tình con thảo với mẹ qua cuộc rước kiệu và cuộc dâng hoa…Giờ đây cũng là lúc chúng ta hướng lòng lên với Chúa để cầu xin cho vườn hoa giáo phận, cũng xuân sắc, cũng hừng hực sức sống…”
“Năm ngoái chúng ta có 3700 con hoa đã về đây biểu lộ lòng yêu mến Đức Mẹ, năm nay con số ấy đã nở ra với 4350 con hoa. Đây là một con số kỷ lục. Kỳ tích không phải ở con số lớn lao mà chính là ở sự hiệp thông, hiệp nhất của Giáo hội Công giáo. Cùng một lúc tại giáo xứ Ba Làng có tới hàng chục ngàn người cùng tham dự thánh lễ nhưng tuyệt nhiên không xảy ra xô xát, bất cập gì. Điều này không thể có trong xã hội ngoài đời. Quả tình, kỳ tích chúng ta làm được là chúng ta đã sống như những người con của Thiên Chúa, của Đức Mẹ. Chỉ có những ánh mắt trìu mến, những nụ cười trao tặng cho nhau và những cuộc gặp gỡ đã biến người xa lạ thành bạn hữu…
Nếu cả nhân loại, cả dân tộc Việt Nam, cả tỉnh Thanh Hóa đều biết sống yêu thương nhau, đoàn kết gắn bó với nhau, chung nhau một sợi dây nối kết như đại gia đình giáo phận Thanh Hóa lúc này đây thì đó quả là thiên đường dưới mặt đất. Đó cũng là điều mà Đức Mẹ đã nêu gương cho chúng ta qua cuộc đời của mình. Đời Mẹ là một bài ca lên đường. Chúng ta về đây là để sẵn sàng cho cuộc hành trình mà Mẹ đã đi. Đó là bó hoa tươi thắm mà chúng ta hướng dâng lên Mẹ.
Chúng ta sẽ trở thành những bông hoa của gia đình, của xã hội chúng ta. Với hương thơm từ tấm lòng, từ tình yêu mà cảm hóa cuộc sống được trong lành, thánh thiện. Chúng ta cử hành thánh lễ hành hương ngày hôm nay trong niềm vui, trong sự sốt sắng, nhưng chúng ta sẽ không chỉ dừng lại tại đây. Rồi chúng ta cũng sẽ lên đường. Biết bao con người đang chờ đợi chúng ta trên con đường ấy…Chúng ta phải làm cho hương hoa từ cuộc đời của Đức Mẹ được tỏa lan, được cứu lấy những tâm hồn yếu đuối. Và đặc biệt trong ngày hôm nay, trong Năm Thánh này, có thật nhiều tâm hồn được tắm mát trong tình Chúa bao la, trong ơn toàn xá…
Thánh lễ khép lại một ngày trên giáo xứ Ba Làng. Hoàng hôn đã phủ, trăng le lói hiện lên thay cho ánh mặt trời chói chang. Những bông hoa lặng lẽ dành tặng Đức Trinh Nữ. Và giờ đây, đoàn con phải trở về, phải chào mảnh đất Ba Làng đầy mùi mắm, mùi cá tôm, mùi mặn của biển khơi xa xăm…Chúc mừng ngày hành hương của Hạt Ba Làng đã thành công. Chúc mừng những ai đã được lãnh nhận ơn toàn xá và hãy mang tinh thần đó để “lên đường” tiếp nối cuộc đời phục vụ sứ mệnh yêu thương, sứ mệnh hợp nhất, liên kết của cộng đoàn Kitô hữu.
GM Mỹ Tho làm phép 2 ngôi nhà mới của Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán
Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải
07:17 04/06/2012
MỸ THO, 31.05.2012 - Sau gần một năm được xây dựng, ngày 31 tháng 5 năm 2012, Hội Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Chợ Quán đã khánh thành 2 ngôi nhà mới thuộc 2 cơ sở của Hội Dòng: 1) Cơ sở Hùng Vương, số 67 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang; 2) Cơ sở Bình Tạo, số 90/5 Lê Thị Hồng Gấm, P.6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Xem hình ảnh
Vào lúc 9 giờ 20 phút sáng ngày 31 tháng 5 năm 2012, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục Mỹ Tho – đã long trọng làm phép khánh thành ngôi nhà mới của Hội Dòng MTG Chợ Quán tại số 67 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Ngôi nhà mới này gần Tòa Giám mục Mỹ Tho, và nằm chung trên trục đường chính của TP. Mỹ Tho là đường Hùng Vương. Ngôi nhà 5 tầng to và đẹp này nằm trên diện tích đất hơi hẹp. Ngôi nhà mới được xây dựng trên nền cũ của ngôi nhà đã xuống cấp không thể tiếp tục sử dụng được. Hội Dòng MTG Chợ Quán cất ngôi nhà lớn như thế, với dự kiến dùng ngôi nhà này làm nơi trọ học cho các em nữ sinh viên nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa đến thành phố Mỹ Tho học tập. Ngôi nhà được chia thành nhiều phòng lớn nhỏ khác nhau như phòng ở, phòng ăn, phòng đọc sách và học tập, phòng vệ sinh,… để phục vụ nhu cầu ăn ở và học tập của các em. Bên cạnh đó cũng có những phòng dành riêng cho việc sinh hoạt thường ngày của quí Dì thuộc cộng đoàn này. Tổng cộng số phòng hơn 30.
Đến dự nghi thức làm phép nhà mới có Cha Tổng Đại Diện Phaolô và 6 linh mục trong Giáo phận; đặc biệt có Dì Tổng phụ trách, và 37 Dì thuộc Hội Dòng MTG Chợ Quán đến từ Nhà Mẹ và các cơ sở của Hội Dòng trong Giáo phận Mỹ Tho.
Ngỏ lời sau bài Tin Mừng theo Thánh Luca 24,28-31 nói về hai môn đệ trên đường Emmaus, Đức Cha Phaolô cho rằng ngài rất bất ngờ khi đến ngôi nhà mới này, một sự bất ngờ vui vẻ và thú vị; vì không ngờ khi đi vào bên trong mới thấy ngôi nhà to và đẹp như thế. Đức Cha nói thêm, Hội Dòng MTG Chợ Quán đã cố gắng và đã làm được thế này thì thật là một điều đáng mừng. Hội Dòng đã nỗ lực vươn lên là để phục vụ và yêu thương người nghèo. Rồi liên hệ đến ngày lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét, Đức Cha mời gọi quí Dì trong Hội Dòng noi gương Mẹ Maria không ngừng yêu thương và phục vụ mọi người trong khiêm tốn.
Sau Lời nguyện làm phép, Đức Cha đi rảy nước thánh tại lầu 1 – nơi cử hành nghi thức – và tầng trệt của tòa nhà mới. Hai linh mục đã được mời đi rảy nước thánh ở các lầu còn lại.
Nghi thức làm phép nhà mới kết thúc vào lúc lúc 9 giờ 35 phút với bài hát “Ðâu có tình yêu thương” của Vinh Hạnh. Lời của quí Dì cất lên ấm áp và đầy tâm tình: “Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời. Ðâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người. Ðâu có tình bác ái thì Chúa chúc lành không ngơi. Ðâu ý hợp tâm đầu ở đấy chứa chan nguồn vui…”
Sau nghi thức, Dì Tổng Phụ trách mời Đức Cha, quí Cha và quí Dì cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm tại nơi vừa cử hành nghi thức ở lầu một. Dì Tổng Phụ trách cũng nhiệt tình mời Đức Cha đi thăm quan hết các phòng của một lầu cho biết, vì các lầu khác đều bố trí phòng giống nhau.
Ngay sau đó, tất cả mọi người di chuyển đến cộng đoàn quí Dì MTG Chợ Quán ở Bình Tạo, số 90/5 Lê Thị Hồng Gấm, P.6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang, để dự lễ khánh thành ngôi nhà mới khác. Khoảng cách giữa 2 nơi khoảng 15 phút di chuyển bằng xe gắn máy. Ngôi nhà mới này rất gần nhà thờ Bình Tạo, và gần cầu Rạch Miễu. Kiến trúc, kiểu dáng và màu sơn của nó gần giống với ngôi nhà mới nói trên nhưng thấp hơn. Tòa nhà mới một trệt hai lầu, nằm trong khuôn viên rộng có nhiều cây cối với hàng rào mới kiên cố bao quanh, và có một khoảng sân khá rộng. Ngôi nhà và khung cảnh thật lý tưởng cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em. Nơi đây Hội Dòng MTG Chợ Quán sử dụng làm nhà trẻ, vừa là nơi sinh hoạt của cộng đoàn quí Dì.
Chưa đến giờ đã định để làm phép, nên Đức Cha, quí Cha và quí Dì có thời gian nghỉ ngơi, đi tham quan nhà mới, gặp gỡ và trao đổi thân tình với nhau. Đến 10 giờ 15 phút, Đức Cha Phaolô long trọng làm phép ngôi nhà mới thứ 2 của Hội Dòng MTG Chợ Quán tại Bình Tạo. Cộng đoàn tham dự nghi thức hầu hết là quí Cha và quí Dì đã hiện diện trong nghi thức trước đó; lần này có thêm những khách mời dự tiệc cũng đến sớm tham dự.
Sau bài Tin Mừng theo Thánh Luca 24,28-31, Đức Cha nhắc nhở rằng, quí Cha và quí Dì là những người luôn có Chúa ở cùng, có Chúa thì có hạnh phúc cho nên dù ở đâu thì cũng mang hạnh phúc đến nơi đó. Hạnh phúc phải được làm lan tỏa ra cho mọi người chung quanh. Quí Dì Hội Dòng MTG Chợ Quán muốn mang hạnh phúc đến cho những người khác trong xã hội; ngôi nhà mới này để phục vụ và chăm sóc các trẻ em. Quí Dì muốn mang tình yêu thương, lòng tin và hạnh phúc đến cho các em. Các trẻ em rất cần được chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ.
Sau Lời nguyện làm phép, Đức Cha và hai Cha đi rảy nước thánh toàn bộ ngôi nhà mới. Nghi thức kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút với việc ban phép lành long trọng của Đức Cha cho Hội Dòng MTG Chợ Quán, và cho mọi người hiện diện.
Dì Tổng Phụ trách Hội Dòng MTG Chợ Quán đã thay mặt các chị em trong Hội Dòng, cám ơn Đức Cha dù bận rất nhiều việc nhưng đã yêu thương đến làm phép cho 2 ngôi nhà mới của Hội Dòng. Dì Tổng Phụ trách cũng cho biết đã có 20 cộng đoàn thuộc Hội Dòng đang hiện diện và phục vụ trong Giáo phận Mỹ Tho. Dì cũng cám ơn quí Cha đã đồng hành, hiệp thông và cầu nguyện cho Hội Dòng; và qua các Cha, Dì Tổng Phụ trách cũng muốn được quí Cha thông tin và giới thiệu những em nữ sinh viên nghèo thuộc các giáo xứ vùng sâu vùng xa, để quí Dì lo chỗ ăn ở cho các em học hành. Quí Dì dành ưu tiên đặc biệt cho các em sinh viên nghèo. Dì cũng cho biết thêm, mấy năm qua quí Dì cũng đã hợp tác với trường tiểu học Kim Đồng ở kế bên để cho các em bán trú. Ngôi nhà cũ ọp ẹp không tiện nghi, nên đã xây dựng ngôi nhà mới để cho các em có nơi ăn, nghỉ và học hành được tốt đẹp. Dì Tổng cũng nói đến một cộng đoàn khác của quí Dì ở Giáo xứ Thánh Giuse Thợ đang chăm lo cho 15 em mồ côi. Dì còn cho biết đường hướng của Hội Dòng trong tương lai muốn dấn thân nhiều hơn trong lãnh vực xã hội.
Kế đến, Dì Tổng Phụ trách cám ơn Công ty Hưng Đức và Công ty Hoàng Chương đã hợp tác với Hội Dòng để xây dựng 2 ngôi nhà mới khang trang và tốt đẹp này; đó là nhờ sự tận tụy của các anh giám đốc và các anh kỹ sư. Dì cũng cám ơn chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, để việc xây dựng 2 ngôi nhà mới được tốt đẹp nhằm xây dựng xã hội và con người. Sau đó, Dì Tổng Phụ trách cám ơn Cô Hiệu Trưởng trường Hướng Dương, Ban Giám hiệu và quí cô giáo của trường Kim Đồng đã hợp tác với quí Dì trong nhiều năm qua, để làm những gì tốt đẹp cho các em thiếu nhi, nhằm giúp các em thành những đứa con ngoan trong gia đình và công dân tốt cho xã hội. Sau cùng, Dì cám ơn bà con lối xóm và Hội Đồng Mục vụ của Giáo xứ Bình Tạo.
Sau nghi thức làm phép ngôi nhà mới xong, Đức Cha, quí Cha, quí Dì và quí khách đã vào phòng tiệc để chia sẻ niềm vui lớn với Hội Dòng, vì có được cơ sở tốt để phục vụ con người và góp phần xây dựng xã hội. Đó cũng là thực thi sứ mạng đem Tin Mừng tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho anh chị em chung quanh.
Xem hình ảnh
Vào lúc 9 giờ 20 phút sáng ngày 31 tháng 5 năm 2012, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục Mỹ Tho – đã long trọng làm phép khánh thành ngôi nhà mới của Hội Dòng MTG Chợ Quán tại số 67 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Ngôi nhà mới này gần Tòa Giám mục Mỹ Tho, và nằm chung trên trục đường chính của TP. Mỹ Tho là đường Hùng Vương. Ngôi nhà 5 tầng to và đẹp này nằm trên diện tích đất hơi hẹp. Ngôi nhà mới được xây dựng trên nền cũ của ngôi nhà đã xuống cấp không thể tiếp tục sử dụng được. Hội Dòng MTG Chợ Quán cất ngôi nhà lớn như thế, với dự kiến dùng ngôi nhà này làm nơi trọ học cho các em nữ sinh viên nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa đến thành phố Mỹ Tho học tập. Ngôi nhà được chia thành nhiều phòng lớn nhỏ khác nhau như phòng ở, phòng ăn, phòng đọc sách và học tập, phòng vệ sinh,… để phục vụ nhu cầu ăn ở và học tập của các em. Bên cạnh đó cũng có những phòng dành riêng cho việc sinh hoạt thường ngày của quí Dì thuộc cộng đoàn này. Tổng cộng số phòng hơn 30.
Đến dự nghi thức làm phép nhà mới có Cha Tổng Đại Diện Phaolô và 6 linh mục trong Giáo phận; đặc biệt có Dì Tổng phụ trách, và 37 Dì thuộc Hội Dòng MTG Chợ Quán đến từ Nhà Mẹ và các cơ sở của Hội Dòng trong Giáo phận Mỹ Tho.
Ngỏ lời sau bài Tin Mừng theo Thánh Luca 24,28-31 nói về hai môn đệ trên đường Emmaus, Đức Cha Phaolô cho rằng ngài rất bất ngờ khi đến ngôi nhà mới này, một sự bất ngờ vui vẻ và thú vị; vì không ngờ khi đi vào bên trong mới thấy ngôi nhà to và đẹp như thế. Đức Cha nói thêm, Hội Dòng MTG Chợ Quán đã cố gắng và đã làm được thế này thì thật là một điều đáng mừng. Hội Dòng đã nỗ lực vươn lên là để phục vụ và yêu thương người nghèo. Rồi liên hệ đến ngày lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét, Đức Cha mời gọi quí Dì trong Hội Dòng noi gương Mẹ Maria không ngừng yêu thương và phục vụ mọi người trong khiêm tốn.
Sau Lời nguyện làm phép, Đức Cha đi rảy nước thánh tại lầu 1 – nơi cử hành nghi thức – và tầng trệt của tòa nhà mới. Hai linh mục đã được mời đi rảy nước thánh ở các lầu còn lại.
Nghi thức làm phép nhà mới kết thúc vào lúc lúc 9 giờ 35 phút với bài hát “Ðâu có tình yêu thương” của Vinh Hạnh. Lời của quí Dì cất lên ấm áp và đầy tâm tình: “Ðâu có tình yêu thương ở đấy có Ðức Chúa Trời. Ðâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người. Ðâu có tình bác ái thì Chúa chúc lành không ngơi. Ðâu ý hợp tâm đầu ở đấy chứa chan nguồn vui…”
Sau nghi thức, Dì Tổng Phụ trách mời Đức Cha, quí Cha và quí Dì cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm tại nơi vừa cử hành nghi thức ở lầu một. Dì Tổng Phụ trách cũng nhiệt tình mời Đức Cha đi thăm quan hết các phòng của một lầu cho biết, vì các lầu khác đều bố trí phòng giống nhau.
Ngay sau đó, tất cả mọi người di chuyển đến cộng đoàn quí Dì MTG Chợ Quán ở Bình Tạo, số 90/5 Lê Thị Hồng Gấm, P.6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang, để dự lễ khánh thành ngôi nhà mới khác. Khoảng cách giữa 2 nơi khoảng 15 phút di chuyển bằng xe gắn máy. Ngôi nhà mới này rất gần nhà thờ Bình Tạo, và gần cầu Rạch Miễu. Kiến trúc, kiểu dáng và màu sơn của nó gần giống với ngôi nhà mới nói trên nhưng thấp hơn. Tòa nhà mới một trệt hai lầu, nằm trong khuôn viên rộng có nhiều cây cối với hàng rào mới kiên cố bao quanh, và có một khoảng sân khá rộng. Ngôi nhà và khung cảnh thật lý tưởng cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em. Nơi đây Hội Dòng MTG Chợ Quán sử dụng làm nhà trẻ, vừa là nơi sinh hoạt của cộng đoàn quí Dì.
Chưa đến giờ đã định để làm phép, nên Đức Cha, quí Cha và quí Dì có thời gian nghỉ ngơi, đi tham quan nhà mới, gặp gỡ và trao đổi thân tình với nhau. Đến 10 giờ 15 phút, Đức Cha Phaolô long trọng làm phép ngôi nhà mới thứ 2 của Hội Dòng MTG Chợ Quán tại Bình Tạo. Cộng đoàn tham dự nghi thức hầu hết là quí Cha và quí Dì đã hiện diện trong nghi thức trước đó; lần này có thêm những khách mời dự tiệc cũng đến sớm tham dự.
Sau bài Tin Mừng theo Thánh Luca 24,28-31, Đức Cha nhắc nhở rằng, quí Cha và quí Dì là những người luôn có Chúa ở cùng, có Chúa thì có hạnh phúc cho nên dù ở đâu thì cũng mang hạnh phúc đến nơi đó. Hạnh phúc phải được làm lan tỏa ra cho mọi người chung quanh. Quí Dì Hội Dòng MTG Chợ Quán muốn mang hạnh phúc đến cho những người khác trong xã hội; ngôi nhà mới này để phục vụ và chăm sóc các trẻ em. Quí Dì muốn mang tình yêu thương, lòng tin và hạnh phúc đến cho các em. Các trẻ em rất cần được chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ.
Sau Lời nguyện làm phép, Đức Cha và hai Cha đi rảy nước thánh toàn bộ ngôi nhà mới. Nghi thức kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút với việc ban phép lành long trọng của Đức Cha cho Hội Dòng MTG Chợ Quán, và cho mọi người hiện diện.
Dì Tổng Phụ trách Hội Dòng MTG Chợ Quán đã thay mặt các chị em trong Hội Dòng, cám ơn Đức Cha dù bận rất nhiều việc nhưng đã yêu thương đến làm phép cho 2 ngôi nhà mới của Hội Dòng. Dì Tổng Phụ trách cũng cho biết đã có 20 cộng đoàn thuộc Hội Dòng đang hiện diện và phục vụ trong Giáo phận Mỹ Tho. Dì cũng cám ơn quí Cha đã đồng hành, hiệp thông và cầu nguyện cho Hội Dòng; và qua các Cha, Dì Tổng Phụ trách cũng muốn được quí Cha thông tin và giới thiệu những em nữ sinh viên nghèo thuộc các giáo xứ vùng sâu vùng xa, để quí Dì lo chỗ ăn ở cho các em học hành. Quí Dì dành ưu tiên đặc biệt cho các em sinh viên nghèo. Dì cũng cho biết thêm, mấy năm qua quí Dì cũng đã hợp tác với trường tiểu học Kim Đồng ở kế bên để cho các em bán trú. Ngôi nhà cũ ọp ẹp không tiện nghi, nên đã xây dựng ngôi nhà mới để cho các em có nơi ăn, nghỉ và học hành được tốt đẹp. Dì Tổng cũng nói đến một cộng đoàn khác của quí Dì ở Giáo xứ Thánh Giuse Thợ đang chăm lo cho 15 em mồ côi. Dì còn cho biết đường hướng của Hội Dòng trong tương lai muốn dấn thân nhiều hơn trong lãnh vực xã hội.
Kế đến, Dì Tổng Phụ trách cám ơn Công ty Hưng Đức và Công ty Hoàng Chương đã hợp tác với Hội Dòng để xây dựng 2 ngôi nhà mới khang trang và tốt đẹp này; đó là nhờ sự tận tụy của các anh giám đốc và các anh kỹ sư. Dì cũng cám ơn chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, để việc xây dựng 2 ngôi nhà mới được tốt đẹp nhằm xây dựng xã hội và con người. Sau đó, Dì Tổng Phụ trách cám ơn Cô Hiệu Trưởng trường Hướng Dương, Ban Giám hiệu và quí cô giáo của trường Kim Đồng đã hợp tác với quí Dì trong nhiều năm qua, để làm những gì tốt đẹp cho các em thiếu nhi, nhằm giúp các em thành những đứa con ngoan trong gia đình và công dân tốt cho xã hội. Sau cùng, Dì cám ơn bà con lối xóm và Hội Đồng Mục vụ của Giáo xứ Bình Tạo.
Sau nghi thức làm phép ngôi nhà mới xong, Đức Cha, quí Cha, quí Dì và quí khách đã vào phòng tiệc để chia sẻ niềm vui lớn với Hội Dòng, vì có được cơ sở tốt để phục vụ con người và góp phần xây dựng xã hội. Đó cũng là thực thi sứ mạng đem Tin Mừng tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho anh chị em chung quanh.
Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu tại Dòng Tên Việt Nam
Chỉnh Trần, S.J
07:22 04/06/2012
Xem hình ảnh
1. Thầy F.X Hoàng Trọng An, S.J. sinh năm 1985, GP Xuân Lộc
2. Thầy Gioan Phạm Duy Anh, S.J. sinh năm 1983, GP Xuân Lộc
3. Thầy Tôma Phạm Ngô Hoàng Dũng, S.J. sinh năm 1985, GP Long Xuyên
4. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Hòe, S.J. sinh năm 1982, GP Bắc Ninh
5. Thầy Giuse Trần Văn Ngữ, S.J. sinh năm 1987, GP Bùi Chu
6. Thầy Giuse Vũ Đức Anh Phương, S.J. sinh năm 1986, GP Tp. HCM
7. Thầy Giuse Maria Nguyễn Bạch Thuấn, S.J. sinh năm 1985, GP Kontum
8. Thầy Gioakim Nguyễn Minh Toàn, S.J. sinh năm 1985, GP Xuân Lộc
9. Thầy F.X. Nguyễn Quang Tuấn, S.J. sinh năm 1986, GP Đà Lạt
10. Thầy Giuse Nguyễn Quốc Tuấn, S.J. sinh năm 1986, GP Tp. HCM
Thánh lễ được cử hành vào lúc 6 giờ sáng trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng do cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam chủ tế và khoảng 40 linh mục đồng tế. Hiệp thông trong Thánh lễ còn có đông đảo quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý phụ huynh, thân nhân, ân nhân và cộng đoàn giáo xứ Hiển Linh.
Hòa với niềm vui khi rộn rã lên đường phục vụ của Đức Maria, 10 tân khấn sinh hôm nay cũng chính thức lên đường để bước vào một chặng đường mới theo chân Thầy Giêsu, Đấng chịu đau khổ, sỉ nhục và vác thập gia qua lời khấn nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục trong Dòng Tên.
Trong bài giảng, cha Giám Tỉnh chia sẻ về tấm gương yêu thương phục vụ của Mẹ Maria. Từ đó, ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ bước theo con đường mà Đức Maria xưa kia đã dấn bước. Đó là con đường xin vâng, yêu thương và giúp đỡ tha nhân. Trích dẫn câu Kinh Thánh “như Cha đã sai Thầy, thầy cũng sai anh em.”, cha Giám Tỉnh nhắn nhủ các tân khấn sinh rằng con đường nên thánh của người tu sĩ Dòng Tên là con đường Đức Giêsu đã đi. Ngài nhấn mạnh “Dòng Tên là Dòng Giêsu, Dòng mang Tên Cực Thánh Chúa Giêsu và những người trong Dòng Tên cũng được mời gọi nhìn ngắm Chúa Giêsu để nên giống Đức Giêsu trong suy nghĩ, trong chọn lựa và trong hành động. Anh em Dòng Tên ao ước trở thành một Giêsu khác, trở thành bạn của Chúa Giêsu, người có Chúa Giêsu, Giêsu hữu.”
Nghi thức tuyên khấn của Dòng Tên có phần hơi khác các hội dòng khác. Thay vì tuyên khấn sau bài giảng, các tân khấn sinh sẽ tuyên khấn trước phần hiệp lễ. Trong nghi thức khấn, cha Giám tỉnh sẽ nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa và tân khấn sinh sẽ khấn trước Chúa Giêsu Thánh Thể:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu
Con là:…………………………………………
Dù bất xứng mọi bề trước nhan thánh Chúa
Nhưng cậy vào lòng nhân ái
Và thương xót vô cùng của Chúa
Và bởi lòng khao khát phụng sự Chúa thúc đẩy.
Trước mặt Đức Trinh Nữ Maria rất thánh
Và cả triều thần thiên quốc
Con xin khấn cùng Chúa
Trọn đời sống Khó Nghèo, Khiết Tịnh
Và Vâng Phục trong Dòng Chúa Giêsu
Con cũng xin hứa sẽ gia nhập
Để sống trót đời trong Dòng này
Và con hiểu mọi điều ấy theo như Hiến Pháp Dòng.
Vậy nhờ Máu Thánh Đức Giêsu Kitô
Con nài xin Chúa là Đấng nhân từ khoan hậu vô biên
Đoái nhận của lễ toàn thiêu này
Như hương thơm ngạt ngào,
Và như Chúa đã cho con được ao ước
Cùng làm việc dâng hiến này
Thì xin cũng ban ân sủng dồi dào
Để con hoàn tất lễ toàn thiêu ấy.
Làm tại ……. Ngày…… tháng …… năm……
Tưởng cũng nên nhắc lại, đối với dòng Tên, sau hai năm nhà Tập, tân khấn sinh Dòng Tên sẽ không khấn tạm, nhưng tuyên khấn trọn đời giữ các lời khuyên Phúc Âm: Nghèo khó, Khiết Tịnh và Vâng Phục với tư cách là người tu sĩ trong Giáo Hội. Tuy nhiên khi khấn lần đầu, tân khấn sinh chỉ mới hứa sẽ gia nhập Dòng; vì thế họ cần phải có một lần khấn cuối sau một tiến trình huấn luyện nhất định để được tháp nhập trọn vẹn vào thân thể Dòng.
Sau phần hiệp lễ, cha Giuse Lê Quang Chủng, SJ, giám tập Tập viện Thánh Tâm chủ sự nghi thức làm phép Thánh Giá và trao Thánh Giá cùng với Hiến Chương Dòng cho các tân khấn sinh. Ngài nhắn nhủ các tân khấn sinh nhờ ơn Chúa tiếp tục sống những giá trị của con người mới mà họ đã khám phá và đào sâu trong Linh Thao cũng như trong thời gian được huấn huyện tại Nhà Tập. Đó là con đường thập giá mà Chúa Giêsu đã đi và nay Người cũng mời gọi mỗi anh em tân khấn sinh bước theo.
Sau khi tuyên khấn lần đầu, các thầy tân khấn sinh sẽ bước vào năm thứ nhất của việc học triết tại Học Viện Thánh Giuse mà trong Dòng quen gọi là năm Dự Bị (Juniorate). Trong năm Dự bị, các thầy sẽ được rèn luyện về ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh, tiếng La tinh cùng với một số môn học khác như: lịch sử văn hóa Việt Nam, lịch sử nghệ thuật Tây phương, dẫn nhập triết học, logic học, Public Speaking…
Cũng trong ngày hôm nay, tỉnh Dòng Phanxico Xaviê hân hoan đón nhận 10 bạn ứng sinh tiền tập vào Tập Viện Thánh Tâm. Trong Tập viện, các bạn trẻ này sẽ được tìm hiểu và tập sống kinh nghiệm thiêng liêng của thánh I-nhã qua các cuộc thực nghiệm cũng như được huấn luyện để mang lấy cung cách hành xử của Dòng Tên.
Xin tạ ơn Thiên Chúa vì Dòng Tên Việt Nam hôm nay đã chính thức có thêm 10 anh em Giêsu hữu và 10 anh em tập sinh để tiếp bước thánh Inhã và các bạn đầu tiên, trở nên bạn đường bước theo Đức Giêsu vác Thập giá phục vụ sứ mạng làm Vinh danh Chúa và giúp đỡ các linh hồn.
Xin tri ân quý bậc phụ huynh đã quảng đại dâng hiến những người con thân yêu của mình cho Chúa trong ơn gọi Dòng Tên.
Xin cảm ơn quý ân nhân, quý bạn hữu xa gần đã thành tâm cầu nguyện và nhiệt tình cộng tác với nhà Dòng trong việc huấn luyện các thầy.
Thánh lễ Truyền chức 7 tân Linh mục tại Giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
07:28 04/06/2012
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế với Đức cha Gioan Maria, ngoài Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Cha Tổng đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn, còn có hơn 100 linh mục bao gồm quí cha giáo, quí cha trong vào ngoài Giáo phận, nhất là quí cha - quí thầy phó tế cùng lớp với các tân linh mục đến từ 7 Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Miền Bắc.
Tham dự Thánh lễ còn có quí thầy Đại chủng viện, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí sơ dòng Phaolô, quí ân nhân, thân nhân và khoảng 5 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Danh sách quí thầy phó tế được truyền chức hôm nay như sau:
1. Thầy Giuse Đỗ Tiến Quyền, sinh năm 1977, thuộc giáo xứ Nỗ Lực
2. Thầy Giuse Lê Đoài Túc, sinh năm 1979, thuộc xứ Vĩnh Thọ
3. Thầy Giuse Phan Văn Luật, sinh năm 1977, thuộc giáo xứ Ro Lục
4. Thầy Phêrô Trần Đức Lâm, sinh năm 1975, thuộc xứ Trù Mật
5. Thầy Giuse Đặng Đức Súy, sinh năm 1974, thuộc xứ Thủy Trạm
6. Thầy Giuse Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1977, thuộc xứ Tiên Kiên
7. Thầy Giuse Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm 1976, thuộc xứ Phú Nghĩa.
Đúng 7g45, đoàn đồng tế được rước từ nhà khách của nhà thờ Chính tòa trong tiếng kèn vang và những tràng vỗ tay liên tiếp. Hơn nữa, người dẫn chương trình lễ đọc lời dẫn lễ: “Hôm nay, Giáo phận Hưng Hóa chúng ta vui mừng, vì trong Thánh lễ này, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất sẽ truyền chức linh mục cho 7 Thầy phó tế. Đây là những người con ưu tú đã được tuyển chọn và huấn luyện qua bao năm tháng, cùng với sự cố gắng không ngừng của bản thân, cũng như không ít công lao vun trồng từ trong các gia đình và xứ đạo”.
Ngay khi bước vào Thánh lễ, Đức cha đã nói lên tầm mức quan trọng của việc truyền chức linh mục. Những ai muốn bước lên lãnh nhận chức linh mục phải là người được Chúa gọi và phải hội tụ những điều kiện cần và đủ về đào tạo. Đào tạo linh mục triều hiện nay của Giáo Hội gồm 4 chiều kích: về nhân bản, đạo đức, trí thức, và mục vụ.
Cha Giuse Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng, chịu tránh nhiệm về đào tạo, đã giới thiệu các tiến chức. tiếp theo, cha Tổng đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn đã trả lời phỏng vấn của Đức cha về tư cách và phẩm chất của các đương sự.
Đức cha đã tuyển chọn quí thầy phó tế vào chức linh mục. Mọi người sung sướng tạ ơn Thiên Chúa và vỗ tay chúc mừng. Đức cha đã truyền chức cho quí thầy đúng theo nghi thức Công giáo.
Được biết, sau Thánh lễ truyền chức linh mục hôm nay, Giáo phận Hưng Hóa đã có 74 linh mục. Đó là tín hiệu hết sức vui mừng cho một Giáo phận có địa bàn rộng nhất Giáo hội Việt Nam.
Cuối cùng, Cha Giuse Đặng Đức Súy đã thay mặt các tân linh mục có lời cám ơn quí Đức cha, quí cha và cộng đoàn. Trong bài cám ơn của mình, các tân linh mục đã nhìn nhận thân phận yếu đuối mỏng giòn và chỉ biết cậy vào ơn Chúa: “Với hồng ân linh mục vừa lãnh nhận, 7 anh em chúng con được diễm phúc trở nên những thừa tác viên của Chúa. Dù chúng con phận hèn bất xứng, nhưng Chúa đã thương gọi và chọn chúng con. Đứng trước ân huệ Chúa ban cho gia đình giáo phận, cách riêng cho các tân chức, chúng con chỉ biết mượn lời Thánh vịnh mà ca lên: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn chọn tình thương”.
Thánh lễ truyền chức được diễn ra hết sức trang nghiêm và sốt sáng trong niềm hân hoan của mọi thành phần dân Chúa hiện diện.
Hạt giống đức tin ở vùng sỏi đá Bà Râu, Ninh Thuận
Hồng Hương
07:51 04/06/2012
Chiếc xe đò thả tôi xuống đầu đường vào giáo xứ Bà Râu giữa trưa nắng. Thấp thoáng đã thấy ngọn tháp của nhà thờ hiện ra rực rỡ, hiên ngang giữa nắng và gió của vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận, tôi phấn khởi dấn bước. Đi bộ vài trăm mét hết đoạn đường nhựa, tôi đứng trước tấm bảng đề “thôn Bà Râu” với bụi mù mịt, đường ổ voi chằng chịt, các chú bò ngang nhiên thong thả bước đi bên cạnh các chú bé đen nhoẻn và đôi mắt sáng. Quyết tâm đi bộ của tôi không thành công vì “gần nhà xa ngõ”, cuối cùng tôi cũng phải chọn giải pháp đi quá giang một chiếc xe bò. Thế là tôi đã thật sự đặt chân lên vùng đất Bà Râu, “giáo điểm truyền giáo Bà Râu” mà tôi đã nghe bao nhiêu lần về câu chuyện hạt giống đức tin được gieo vào vùng đất Bà Râu khô cằn khắc nghiệt 36 năm trước giờ đã đến mùa thu hoạch.
Xem hình ảnh
Thật may mắn bởi ngay khi bước chân đến nhà thờ Bà Râu, tôi được gặp nữ tu Hạnh Viên, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang, người mà cách đây 32 năm là một dì phước còn rất trẻ đã đến đây cộng tác đắc lực với linh mục Thừa sai Donatien Béliard phục vụ bà con dân tộc. Rồi vì thời cuộc, giáo điểm truyền giáo không còn được tiếp tục hoạt động nữa. Hôm nay, trong vóc dáng của một nữ tu đã lớn tuổi nhưng vẫn rất hoạt bát, dì lại được trở về phục vụ bà con với cái tên gần gũi “bà Năm”. Những dòng lịch sử Bà Râu cứ hiện dần ra trong cuộc trò chuyện.
Người gieo giống trên sỏi đá
Bà Râu (cách nói trại của người Kinh từ tiếng Raglai B’rau) là một xứ đạo truyền giáo, được Đức Cha Marcel Piquet Lợi, Giám mục tiên khởi của Giáo phận Nha Trang, thành lập từ năm 1960 và bổ nhiệm linh mục Thừa sai Donatien Béliard (tên tiếng Việt là cố Phước) đến làm quản xứ. Mùa hè năm 1963, bà con dân tộc Bà Râu vừa ngạc nhiên vừa tò mò khi thấy một linh mục trẻ người Pháp cùng thầy giúp người Raglai đến dựng lều tại mảnh đất vốn là nghĩa địa bỏ hoang ở cuối làng. Lúc đầu lạ lẫm, nhưng sau thì quen và yêu quý vị linh mục ngoại quốc nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người không nề hà và rất yêu mến trẻ em. Một thời gian sau, ngôi nhà nguyện đơn sơ và một phòng học nhỏ bé được dựng nên để mưu ích cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc ít người lúc đó hầu như chưa có ai theo đạo.
Giáo điểm ngày càng phát triển, Cố Phước không thể bao quát hết mọi việc. Tháng 8.1970, các nữ tu thuộc Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ được cử đến Bà Râu để cùng với Cố Phước miệt mài lặn lội khắp các thôn làng Bà Râu dạy văn hóa, dạy nghề cho các em dân tộc, đồng thời cũng lo việc từ thiện giúp của ăn, thuốc uống cho người nghèo khó, bệnh tật …
Thời điểm đó, Giáo xứ Bà Râu được ghi nhận có 215 giáo dân, chủ yếu là người Kinh ở ven quốc lộ I (Kỷ Yếu GP Nha Trang năm 1972). Nhiều người Raglai cũng siêng đi lễ, hát kinh, làm kịch vũ Giáng Sinh dù chưa nhập đạo. Cố Phước không hề nôn nóng rửa tội cho anh chị em dân tộc, ngài bảo muốn chờ đến khi họ thật sự thấm nhuần đức tin vào Chúa. Đặc biệt ngài chú trọng việc đào tạo nhân sự cho tương lai bằng cách gởi các em đi học tại Nha Trang và các nơi khác. Ngày nay trong số đó có nhiều người đã trở thành chiến sĩ rao giảng Tin Mừng cho chính đồng bào của mình.
Sau 14 năm gieo vãi hạt giống Đức tin và vun trồng cây Đức ái giữa vùng đất Bà Râu nắng cháy, năm 1974, cố Phước qua đời vì bạo bệnh trong sự thương tiếc đến sững sờ của mọi người. Phần mộ ngài nằm ngay tại nơi ngài đã sống, giữa miền truyền giáo thân yêu với những đứa con tinh thần và bao dự tính còn chưa hoàn tất.
Hạt giống âm thầm nảy mầm
Sau 1975, vì thời cuộc, các nữ tu Khiết Tâm cũng bị buộc rời khỏi Bà Râu trong ngậm ngùi nước mắt. Nhìn về nhà nguyện nhà xứ bị đổ nát và đoàn chiên còn quá nhỏ bé về mọi mặt, các chị chỉ còn biết phó dâng cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Giáo xứ Bà Râu được tháp nhập vào các giáo xứ lân cận (Gò Đền rồi Gò Sạn). Các linh mục, tu sĩ ít có cơ hội đến cộng đồng Raglai. Nhưng, sức sống đạo mãnh liệt vẫn âm thầm tuôn chảy trong cộng đoàn. Những giáo lý viên Raglai trong làng vẫn theo gương các nữ tu tiếp tục dạy đạo cho trẻ em bằng những bài kinh thuộc lòng, những bài thánh ca ngợi khen Chúa rồi đem đến các Cha, các Soeurs nhà thờ đặc trách gần đó khảo kinh, dạy thêm giáo lý trước khi nhận phép Thánh tẩy hoặc xưng tội vỡ lòng. Nhiều trẻ nguy tử trong làng cũng đã được rửa tội. Thật lạ lùng khi mỗi năm số tân tòng người lớn và trẻ em vẫn gia tăng từ vài chục đến vài trăm. Cao điểm nhất là những năm 1999 - 2001, mỗi năm có đến 200 người gia nhập Hội Thánh. Chỉ khoảng 10 năm, đã có 1.570 anh chị em dân tộc Raglai được rửa tôi, quả thật như một phép màu làm nên mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Bà Râu này.
Với thời gian, lần lượt các Linh mục Anrê Nguyễn Lộc Huệ, Giuse Nguyễn Thường, Phêrô Phạm Văn Thận, Phaolô Cao Hòa Vinh là chánh – phó xứ Gò Đền kiêm phụ trách Bà Râu. Giáo xứ được tái lập với ngôi thánh đường mới cung hiến vào tháng 8.2011 mở ra một tương lai cho cánh đồng truyền giáo 28 ngàn dân chưa biết Chúa trên vùng sỏi cát. Cha Inhaxiô Trương Đình Phương, một linh mục trẻ giàu nhiệt huyết, được Đức Giám Mục Nha Trang đặt làm quản xứ Bà Râu.
Và những thao thức của người truyền giáo hôm nay
Giáo xứ Bà Râu hiện thuộc huyện Thuận Bắc, một huyện mới được thành lập thuộc phía bắc tỉnh Ninh Thuận giáp với Cam Ranh – Khánh Hòa. Địa bàn giáo xứ rất rộng trải dài trên 5 xã Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng, Phước Chiến và Bắc Sơn. Từ một nhóm nhỏ, giáo dân hiện nay đã trên 2,5 ngàn người, trong đó 95% là người dân tộc, được chia làm 5 giáo họ: Bà Râu, Suối Đá, Karôm – Suối Vang (Du Long), Xóm Bằng và Kiền Kiền.
Cha Phương cho hay, dù đã có nhà thờ, nhưng vì địa bàn quá rộng và đường đi lại rất khó khăn nên cha vẫn phải đến các giáo điểm xa như Xóm Bằng (cách 14 km), rồi ngược lại Suối Giếng (13 km) .v.v để dâng lễ cho bà con. Rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách cho cha trong việc rao giảng Lời Chúa và dạy giáo lý bởi phần đông người già và trẻ em biết rất ít tiếng Kinh. Cha phải giảng thật đơn giản, dễ hiểu hết sức có thể và phần còn lại thì phó thác cho Chúa Thánh Thần làm việc.
Không chỉ quan tâm về đời sống đạo, cha còn thao thức nhiều cho cộng đồng người dân tộc lương giáo mà phần đông là rất nghèo thuộc giáo xứ mình phụ trách. Chẳng hạn, người Raglai ở vùng này không có chữ viết, nên dần dần không còn giữ lại được truyền thống và bản sắc của mình; Mặt bằng dân trí thấp, người mù chữ nhiều, sinh con đông mà lại không có đất canh tác và điều kiện phát triển kinh tế, ngoài một số ít gia đình có ruộng rẫy để làm thì người ta đi chặt cây thuê, hay phổ biến nhất là lượm phân bò (kiếm được 5-8 ngàn/ngày). Vậy thì làm sao để trao cho họ những kiến thức sơ đẳng để bảo vệ sức khỏe; làm sao để hướng dẫn cho họ cách chi tiêu hợp lý để có cái ăn cái mặc; làm sao để tạo cho họ những điều kiện tối thiểu để từ đó ý thức bảo tồn văn hóa của riêng mình mà vẫn không lạc hậu; làm sao để người Bà Râu có cuộc sống tạm đủ, không bồn chồn cái bụng mỗi kỳ giáp hạt …? Tất cả luôn là trăn trở hàng đầu của vị mục tử trẻ và những cộng sự nơi đây, song song với việc xây dựng cho giáo dân một nền tảng đạo đức và hiểu biết Chúa
Giữa cái thiếu thốn trăm bề, đôi khi giáo xứ vùng hẻo lành này cũng có được niềm vui nho nhỏ khi được các đoàn đến thăm và chia sẻ quà như Caritas Nha Trang , nhóm Ngôi Sao Nhỏ, giáo xứ Trung Đồng – Nam Đồng (Vũng Tàu), giáo xứ Chí Hòa - Phú Hữu – Thủ Đức – Gia đình Đồng Công .v.v. Nhưng đấy cũng chỉ là giúp đỡ nhất thời, không bền vững. Có người gợi ý các nữ tu đang phục vụ ở Bà Râu làm mô hình Quỹ tín dụng – tiết kiệm tương trợ nhỏ cho phụ nữ, như một số nơi đã làm cho người dân tộc và đã thành công. Các chị đã nhìn ra tính khả thi của chương trình nhưng vẫn loay hoay vì không kiếm đâu ra nguồn vốn ban đầu. Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, nên khi vợ chết thì người chồng không được coi trọng, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà. Một ngôi nhà Hưu dưỡng cho người già cô thân và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cũng là ao ước của những người đang truyền giáo ở Bà Râu. Và bao nhiêu dự tính khác nữa nhưng vẫn bỏ ngỏ vì lý do tài chánh.
Chiều dần tàn, thắp nén nhang trên mộ cố Phước đã được cải táng về trong khuôn viên nhà thờ mới. Tôi nhớ lời cha Phương trong cuộc trò chuyện: “Cho dù vất vả thế nào đi nữa, tôi vẫn thấy vô cùng hạnh phúc khi được phục vụ ở Bà Râu, nơi mà tôi có những giáo dân có lòng đạo đức và luôn khao khát để mình và anh chị em dân tộc mình biết về Chúa, biết về đạo hơn”. Cha cười hiền từ nói : ““Phaolô trồng, Appôlô tưới, Thiên Chúa mới cho mọc lên” (1 Cr 3,6). Những người đi trước đã gieo, giờ tôi chỉ là người gặt hái, tôi vui sướng chu toàn bổn phận của mình”.
Cầu chúc cho những mong ước của Cha Phương và các nữ tu sớm thành hiện thực để cánh đồng truyền giáo Bà Râu ngày được mở rộng hơn. (Công Giáo và Dân Tộc số 1853)
Xem hình ảnh
Thật may mắn bởi ngay khi bước chân đến nhà thờ Bà Râu, tôi được gặp nữ tu Hạnh Viên, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang, người mà cách đây 32 năm là một dì phước còn rất trẻ đã đến đây cộng tác đắc lực với linh mục Thừa sai Donatien Béliard phục vụ bà con dân tộc. Rồi vì thời cuộc, giáo điểm truyền giáo không còn được tiếp tục hoạt động nữa. Hôm nay, trong vóc dáng của một nữ tu đã lớn tuổi nhưng vẫn rất hoạt bát, dì lại được trở về phục vụ bà con với cái tên gần gũi “bà Năm”. Những dòng lịch sử Bà Râu cứ hiện dần ra trong cuộc trò chuyện.
Người gieo giống trên sỏi đá
Bà Râu (cách nói trại của người Kinh từ tiếng Raglai B’rau) là một xứ đạo truyền giáo, được Đức Cha Marcel Piquet Lợi, Giám mục tiên khởi của Giáo phận Nha Trang, thành lập từ năm 1960 và bổ nhiệm linh mục Thừa sai Donatien Béliard (tên tiếng Việt là cố Phước) đến làm quản xứ. Mùa hè năm 1963, bà con dân tộc Bà Râu vừa ngạc nhiên vừa tò mò khi thấy một linh mục trẻ người Pháp cùng thầy giúp người Raglai đến dựng lều tại mảnh đất vốn là nghĩa địa bỏ hoang ở cuối làng. Lúc đầu lạ lẫm, nhưng sau thì quen và yêu quý vị linh mục ngoại quốc nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người không nề hà và rất yêu mến trẻ em. Một thời gian sau, ngôi nhà nguyện đơn sơ và một phòng học nhỏ bé được dựng nên để mưu ích cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc ít người lúc đó hầu như chưa có ai theo đạo.
Giáo điểm ngày càng phát triển, Cố Phước không thể bao quát hết mọi việc. Tháng 8.1970, các nữ tu thuộc Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ được cử đến Bà Râu để cùng với Cố Phước miệt mài lặn lội khắp các thôn làng Bà Râu dạy văn hóa, dạy nghề cho các em dân tộc, đồng thời cũng lo việc từ thiện giúp của ăn, thuốc uống cho người nghèo khó, bệnh tật …
Thời điểm đó, Giáo xứ Bà Râu được ghi nhận có 215 giáo dân, chủ yếu là người Kinh ở ven quốc lộ I (Kỷ Yếu GP Nha Trang năm 1972). Nhiều người Raglai cũng siêng đi lễ, hát kinh, làm kịch vũ Giáng Sinh dù chưa nhập đạo. Cố Phước không hề nôn nóng rửa tội cho anh chị em dân tộc, ngài bảo muốn chờ đến khi họ thật sự thấm nhuần đức tin vào Chúa. Đặc biệt ngài chú trọng việc đào tạo nhân sự cho tương lai bằng cách gởi các em đi học tại Nha Trang và các nơi khác. Ngày nay trong số đó có nhiều người đã trở thành chiến sĩ rao giảng Tin Mừng cho chính đồng bào của mình.
Sau 14 năm gieo vãi hạt giống Đức tin và vun trồng cây Đức ái giữa vùng đất Bà Râu nắng cháy, năm 1974, cố Phước qua đời vì bạo bệnh trong sự thương tiếc đến sững sờ của mọi người. Phần mộ ngài nằm ngay tại nơi ngài đã sống, giữa miền truyền giáo thân yêu với những đứa con tinh thần và bao dự tính còn chưa hoàn tất.
Hạt giống âm thầm nảy mầm
Sau 1975, vì thời cuộc, các nữ tu Khiết Tâm cũng bị buộc rời khỏi Bà Râu trong ngậm ngùi nước mắt. Nhìn về nhà nguyện nhà xứ bị đổ nát và đoàn chiên còn quá nhỏ bé về mọi mặt, các chị chỉ còn biết phó dâng cho sự quan phòng của Thiên Chúa.
Giáo xứ Bà Râu được tháp nhập vào các giáo xứ lân cận (Gò Đền rồi Gò Sạn). Các linh mục, tu sĩ ít có cơ hội đến cộng đồng Raglai. Nhưng, sức sống đạo mãnh liệt vẫn âm thầm tuôn chảy trong cộng đoàn. Những giáo lý viên Raglai trong làng vẫn theo gương các nữ tu tiếp tục dạy đạo cho trẻ em bằng những bài kinh thuộc lòng, những bài thánh ca ngợi khen Chúa rồi đem đến các Cha, các Soeurs nhà thờ đặc trách gần đó khảo kinh, dạy thêm giáo lý trước khi nhận phép Thánh tẩy hoặc xưng tội vỡ lòng. Nhiều trẻ nguy tử trong làng cũng đã được rửa tội. Thật lạ lùng khi mỗi năm số tân tòng người lớn và trẻ em vẫn gia tăng từ vài chục đến vài trăm. Cao điểm nhất là những năm 1999 - 2001, mỗi năm có đến 200 người gia nhập Hội Thánh. Chỉ khoảng 10 năm, đã có 1.570 anh chị em dân tộc Raglai được rửa tôi, quả thật như một phép màu làm nên mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Bà Râu này.
Với thời gian, lần lượt các Linh mục Anrê Nguyễn Lộc Huệ, Giuse Nguyễn Thường, Phêrô Phạm Văn Thận, Phaolô Cao Hòa Vinh là chánh – phó xứ Gò Đền kiêm phụ trách Bà Râu. Giáo xứ được tái lập với ngôi thánh đường mới cung hiến vào tháng 8.2011 mở ra một tương lai cho cánh đồng truyền giáo 28 ngàn dân chưa biết Chúa trên vùng sỏi cát. Cha Inhaxiô Trương Đình Phương, một linh mục trẻ giàu nhiệt huyết, được Đức Giám Mục Nha Trang đặt làm quản xứ Bà Râu.
Và những thao thức của người truyền giáo hôm nay
Giáo xứ Bà Râu hiện thuộc huyện Thuận Bắc, một huyện mới được thành lập thuộc phía bắc tỉnh Ninh Thuận giáp với Cam Ranh – Khánh Hòa. Địa bàn giáo xứ rất rộng trải dài trên 5 xã Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng, Phước Chiến và Bắc Sơn. Từ một nhóm nhỏ, giáo dân hiện nay đã trên 2,5 ngàn người, trong đó 95% là người dân tộc, được chia làm 5 giáo họ: Bà Râu, Suối Đá, Karôm – Suối Vang (Du Long), Xóm Bằng và Kiền Kiền.
Cha Phương cho hay, dù đã có nhà thờ, nhưng vì địa bàn quá rộng và đường đi lại rất khó khăn nên cha vẫn phải đến các giáo điểm xa như Xóm Bằng (cách 14 km), rồi ngược lại Suối Giếng (13 km) .v.v để dâng lễ cho bà con. Rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách cho cha trong việc rao giảng Lời Chúa và dạy giáo lý bởi phần đông người già và trẻ em biết rất ít tiếng Kinh. Cha phải giảng thật đơn giản, dễ hiểu hết sức có thể và phần còn lại thì phó thác cho Chúa Thánh Thần làm việc.
Không chỉ quan tâm về đời sống đạo, cha còn thao thức nhiều cho cộng đồng người dân tộc lương giáo mà phần đông là rất nghèo thuộc giáo xứ mình phụ trách. Chẳng hạn, người Raglai ở vùng này không có chữ viết, nên dần dần không còn giữ lại được truyền thống và bản sắc của mình; Mặt bằng dân trí thấp, người mù chữ nhiều, sinh con đông mà lại không có đất canh tác và điều kiện phát triển kinh tế, ngoài một số ít gia đình có ruộng rẫy để làm thì người ta đi chặt cây thuê, hay phổ biến nhất là lượm phân bò (kiếm được 5-8 ngàn/ngày). Vậy thì làm sao để trao cho họ những kiến thức sơ đẳng để bảo vệ sức khỏe; làm sao để hướng dẫn cho họ cách chi tiêu hợp lý để có cái ăn cái mặc; làm sao để tạo cho họ những điều kiện tối thiểu để từ đó ý thức bảo tồn văn hóa của riêng mình mà vẫn không lạc hậu; làm sao để người Bà Râu có cuộc sống tạm đủ, không bồn chồn cái bụng mỗi kỳ giáp hạt …? Tất cả luôn là trăn trở hàng đầu của vị mục tử trẻ và những cộng sự nơi đây, song song với việc xây dựng cho giáo dân một nền tảng đạo đức và hiểu biết Chúa
Giữa cái thiếu thốn trăm bề, đôi khi giáo xứ vùng hẻo lành này cũng có được niềm vui nho nhỏ khi được các đoàn đến thăm và chia sẻ quà như Caritas Nha Trang , nhóm Ngôi Sao Nhỏ, giáo xứ Trung Đồng – Nam Đồng (Vũng Tàu), giáo xứ Chí Hòa - Phú Hữu – Thủ Đức – Gia đình Đồng Công .v.v. Nhưng đấy cũng chỉ là giúp đỡ nhất thời, không bền vững. Có người gợi ý các nữ tu đang phục vụ ở Bà Râu làm mô hình Quỹ tín dụng – tiết kiệm tương trợ nhỏ cho phụ nữ, như một số nơi đã làm cho người dân tộc và đã thành công. Các chị đã nhìn ra tính khả thi của chương trình nhưng vẫn loay hoay vì không kiếm đâu ra nguồn vốn ban đầu. Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, nên khi vợ chết thì người chồng không được coi trọng, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà. Một ngôi nhà Hưu dưỡng cho người già cô thân và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cũng là ao ước của những người đang truyền giáo ở Bà Râu. Và bao nhiêu dự tính khác nữa nhưng vẫn bỏ ngỏ vì lý do tài chánh.
Chiều dần tàn, thắp nén nhang trên mộ cố Phước đã được cải táng về trong khuôn viên nhà thờ mới. Tôi nhớ lời cha Phương trong cuộc trò chuyện: “Cho dù vất vả thế nào đi nữa, tôi vẫn thấy vô cùng hạnh phúc khi được phục vụ ở Bà Râu, nơi mà tôi có những giáo dân có lòng đạo đức và luôn khao khát để mình và anh chị em dân tộc mình biết về Chúa, biết về đạo hơn”. Cha cười hiền từ nói : ““Phaolô trồng, Appôlô tưới, Thiên Chúa mới cho mọc lên” (1 Cr 3,6). Những người đi trước đã gieo, giờ tôi chỉ là người gặt hái, tôi vui sướng chu toàn bổn phận của mình”.
Cầu chúc cho những mong ước của Cha Phương và các nữ tu sớm thành hiện thực để cánh đồng truyền giáo Bà Râu ngày được mở rộng hơn. (Công Giáo và Dân Tộc số 1853)
Thiếu Nhi Thánh Thể CĐ Đức Mẹ Lavang ở Miami tổng kết năm học Giáo lý và Việt ngữ
Lm Giuse Nguyễn Kim Long
14:12 04/06/2012
MIAMI - Đối với những ai đã từng một thuở cắp sách đến trường không thể quên một loại hoa đặc trưng của mùa hè, đó là hoa phượng đỏ. Ở Việt Nam, khi những cây phượng nở hoa đỏ rực cùng với tiếng ve sầu kêu rả rích báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc các học sinh chuẩn bị nghĩ học. Xa Việt Nam lưu lạc nơi xứ người, có lẽ nhiều người không nghĩ sẽ có cơ hội thấy lại những cánh hoa thân thương này. Thế nhưng, một tiểu bang tai Hoa Kỳ rấ thích hợp cho cây phượng đó là tiểu bang Florid. Bước vào tháng Sáu, chạy xe trên những con đường cao tốc, nhìn những hàng phượng đỏ thật đẹp mắt làm nhớ lại những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò, ép những cánh phượng đỏ trong trang sách để nhớ nhau trong 3 tháng hè xa cách.
Xem hình ảnh
Chúa Nhật hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV tổ chức tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ cho các em Thiều Nhi. Cách đây hơn 1 năm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập với sự cho phép của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ và được quí Sơ, các anh chị Huynh trưởng và Thày cô hướng dẫn trong chương trình Giáo lý, học tiếng Việt và sinh hoạt Đoàn. Gần 170 em thiều nhi được các cha mẹ đưa đến trường mổi sáng Chúa Nhật lúc 9:30am để tham gia chương trình và sau đó dự Thánh Lễ. Hôm nay ngày cuối khoá, các em có những sinh hoạt vui chơi ngoài trời và dự phát thưởng cho những học sinh xuất sắc sau Thánh Lễ.
Cùng ngày hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV cũng chào đón cha Quản xứ mới Lesley Jean đến thay cha xứ Dever. Cha Lesley là người gốc Haiti và ngài rất vui khi nhìn thấy Cộng đoàn Việt Nam lớn mạnh.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra hội trường giáo xứ để tham dự tiệc vui cùng với quí Sơ Dòng Đức Mẹ Đi Viếng, Huế mừng Lễ Bổn Mạng. Quí sơ Dòng ĐMĐV cùng với quí sơ Dòng MTG Bà rịa đang hiện diện và sinh hoạt mục vụ tại Cộng đoàn ĐMLV. Xin cảm tạ Chúa đã ban các sơ cho Cộng đoàn và xin chúc mừng quí sơ nhân ngày mừng Lễ Bổn mạng.
Xem hình ảnh
Chúa Nhật hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV tổ chức tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ cho các em Thiều Nhi. Cách đây hơn 1 năm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập với sự cho phép của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ và được quí Sơ, các anh chị Huynh trưởng và Thày cô hướng dẫn trong chương trình Giáo lý, học tiếng Việt và sinh hoạt Đoàn. Gần 170 em thiều nhi được các cha mẹ đưa đến trường mổi sáng Chúa Nhật lúc 9:30am để tham gia chương trình và sau đó dự Thánh Lễ. Hôm nay ngày cuối khoá, các em có những sinh hoạt vui chơi ngoài trời và dự phát thưởng cho những học sinh xuất sắc sau Thánh Lễ.
Cùng ngày hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV cũng chào đón cha Quản xứ mới Lesley Jean đến thay cha xứ Dever. Cha Lesley là người gốc Haiti và ngài rất vui khi nhìn thấy Cộng đoàn Việt Nam lớn mạnh.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra hội trường giáo xứ để tham dự tiệc vui cùng với quí Sơ Dòng Đức Mẹ Đi Viếng, Huế mừng Lễ Bổn Mạng. Quí sơ Dòng ĐMĐV cùng với quí sơ Dòng MTG Bà rịa đang hiện diện và sinh hoạt mục vụ tại Cộng đoàn ĐMLV. Xin cảm tạ Chúa đã ban các sơ cho Cộng đoàn và xin chúc mừng quí sơ nhân ngày mừng Lễ Bổn mạng.
Thánh Lễ Tạ Ơn Của Cha Leo Nguyễn Văn Tiên Tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento
Mai Thi
17:14 04/06/2012
Thánh Lễ Tạ Ơn Của Cha Leo Nguyễn Văn Tiên Tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento
Vào lúc 2 giờ chiều Chúa nhật ngày 3 tháng 6 năm 2012, tân linh mục Lêô Nguyễn Văn Tiên dâng thánh lễ tạ ơn tại Đan viện Châu Sơn Sacramento, phía bắc tiểu bang California - Hoa Kỳ. Cha Lêô vừa được Đức Cha Jaime Soto phong chức linh mục tại nhà thờ chánh toà Sacramento trước đó một ngày cùng với một chủng sinh của giáo phận Sacramento.
Đồng tế với tân linh mục Lêô trong thánh lễ tạ ơn tại Đan viện Châu Sơn Sacramento, có sự hiện diện của 16 cha trong đó có Viện Phụ Ephrem Trịnh Văn Đức, Viện phụ đương nhiệm của Đan viện Châu Sơn Đơn Dương - Việt Nam, quí cha trong cộng đoàn Châu Sơn Sacramento, quí Cha người Việt thuộc dòng Biển Đức Mount Angel, quí cha dòng Don Bosco và quí cha phụ trách các giáo xứ lân cận nhà dòng.
Về dự thánh lễ tạ ơn và chia vui với Cha Lêô và nhà dòng có các tu sĩ nam nữ người Việt Nam đang học tập hay công tác tại Hoa Kỳ như dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Mến Thánh Giá Qui Nhơn, Biển Đức Nữ, quí thầy Xitô Thiên Phước, Phanxicô… cùng với khoảng 650 anh chị em giáo dân người Việt đến từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Ngoài ra những người hàng xóm người Mỹ sống sát với Đan Viện cũng tới dự.
Dựa trên ý tưởng của ngày lễ Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm cao vời đối với con người, cha Thắng dòng Biển Đức cho rằng linh mục cũng là một mầu nhiệm. Sứ điệp Cha Thắng nhắn gởi tới mọi người hiện diện thật chân tình, đơn giản nhưng rất quan trọng trong bài giảng thánh lễ tạ ơn rằng “các linh mục cần lời cầu nguyện của mọi người vì họ cũng là những người bình thường và nhiều giới hạn nhưng qua bàn tay các linh mục Thiên Chúa ban tràn ơn thánh cho dân Thiên Chúa”.
Lời cám ơn thật cảm động của tân linh mục Lêô dành cho Viện Phụ và cộng đoàn Xitô Châu Sơn, cha nghĩa phụ, cha mẹ và anh chị em trong gia đình vì đã cưu mang, nuôi dưỡng, nâng đỡ và đồng hành với Cha trong suốt những năm tháng đời Cha nhất là từ khi Cha theo đuổi ơn gọi tu trì.
Ngỏ lời với các tu sĩ, thân nhân và ân nhân và quí khách, tân linh mục cảm ơn vì đã đến hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa và chung chia niềm vui trong ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên này. Cha Lêô cũng nói lời cảm ơn tới từng người trong cộng đoàn đã hy sinh vất vả nhiều để tổ chức thánh lễ tạ ơn ấm cúng và rất thân thiện. Sự hiện diện của quí khách nói lên tình yêu thương và liên đới trong ơn gọi của cha.
Cha Lêô kính xin quí cộng đoàn hiện diện tiếp tục đỡ nâng và đồng hành trên bước đường phục vụ trong sứ mạng linh mục trong những năm tháng sắp tới và cầu chúc mọi người nhiều sức khoẻ, niềm vui, tình yêu và hạnh phúc.
Sau thánh lễ, tất cả mọi người tham dự cùng chung chia niềm vui với Cha Lêô và Đan viện Châu Sơn Sacramento trong bữa tiệc nhỏ, tổ chức ngay tại sân của đan viện. Đang khi ăn tiệc thì có chương trình văn nghệ mừng tân linh mục do các anh chị em trong ca đoàn và một số anh chị em khác đảm trách.
Mọi người về tham dự thánh lễ tạ ơn của Cha Lêô dù ở rất xa và thuộc các sắc tộc khác nhau nhưng cảm nghiệm được niềm vui, sự thân tình và thánh thiêng khi đón nhận được nhiều ơn lành của Thiên Chúa.
Mai Thi
Đồng tế với tân linh mục Lêô trong thánh lễ tạ ơn tại Đan viện Châu Sơn Sacramento, có sự hiện diện của 16 cha trong đó có Viện Phụ Ephrem Trịnh Văn Đức, Viện phụ đương nhiệm của Đan viện Châu Sơn Đơn Dương - Việt Nam, quí cha trong cộng đoàn Châu Sơn Sacramento, quí Cha người Việt thuộc dòng Biển Đức Mount Angel, quí cha dòng Don Bosco và quí cha phụ trách các giáo xứ lân cận nhà dòng.
Về dự thánh lễ tạ ơn và chia vui với Cha Lêô và nhà dòng có các tu sĩ nam nữ người Việt Nam đang học tập hay công tác tại Hoa Kỳ như dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Mến Thánh Giá Qui Nhơn, Biển Đức Nữ, quí thầy Xitô Thiên Phước, Phanxicô… cùng với khoảng 650 anh chị em giáo dân người Việt đến từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Ngoài ra những người hàng xóm người Mỹ sống sát với Đan Viện cũng tới dự.
Dựa trên ý tưởng của ngày lễ Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm cao vời đối với con người, cha Thắng dòng Biển Đức cho rằng linh mục cũng là một mầu nhiệm. Sứ điệp Cha Thắng nhắn gởi tới mọi người hiện diện thật chân tình, đơn giản nhưng rất quan trọng trong bài giảng thánh lễ tạ ơn rằng “các linh mục cần lời cầu nguyện của mọi người vì họ cũng là những người bình thường và nhiều giới hạn nhưng qua bàn tay các linh mục Thiên Chúa ban tràn ơn thánh cho dân Thiên Chúa”.
Lời cám ơn thật cảm động của tân linh mục Lêô dành cho Viện Phụ và cộng đoàn Xitô Châu Sơn, cha nghĩa phụ, cha mẹ và anh chị em trong gia đình vì đã cưu mang, nuôi dưỡng, nâng đỡ và đồng hành với Cha trong suốt những năm tháng đời Cha nhất là từ khi Cha theo đuổi ơn gọi tu trì.
Ngỏ lời với các tu sĩ, thân nhân và ân nhân và quí khách, tân linh mục cảm ơn vì đã đến hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa và chung chia niềm vui trong ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên này. Cha Lêô cũng nói lời cảm ơn tới từng người trong cộng đoàn đã hy sinh vất vả nhiều để tổ chức thánh lễ tạ ơn ấm cúng và rất thân thiện. Sự hiện diện của quí khách nói lên tình yêu thương và liên đới trong ơn gọi của cha.
Cha Lêô kính xin quí cộng đoàn hiện diện tiếp tục đỡ nâng và đồng hành trên bước đường phục vụ trong sứ mạng linh mục trong những năm tháng sắp tới và cầu chúc mọi người nhiều sức khoẻ, niềm vui, tình yêu và hạnh phúc.
Sau thánh lễ, tất cả mọi người tham dự cùng chung chia niềm vui với Cha Lêô và Đan viện Châu Sơn Sacramento trong bữa tiệc nhỏ, tổ chức ngay tại sân của đan viện. Đang khi ăn tiệc thì có chương trình văn nghệ mừng tân linh mục do các anh chị em trong ca đoàn và một số anh chị em khác đảm trách.
Mọi người về tham dự thánh lễ tạ ơn của Cha Lêô dù ở rất xa và thuộc các sắc tộc khác nhau nhưng cảm nghiệm được niềm vui, sự thân tình và thánh thiêng khi đón nhận được nhiều ơn lành của Thiên Chúa.
Mai Thi
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
17:22 04/06/2012
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đón cha Tân Quản xứ, tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ của các em Thiếu Nhi Thánh Thể.
Đối với những ai đã từng một thuở cắp sách đến trường không thể quên một loại hoa đặc trưng của mùa hè, đó là hoa phượng đỏ. Ở Việt Nam, khi những cây phượng nở hoa đỏ rực cùng với tiếng ve sầu kêu rả rích báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc các học sinh chuẩn bị nghĩ học. Xa Việt Nam lưu lạc nơi xứ người, có lẽ nhiều người không nghĩ sẽ có cơ hội thấy lại những cánh hoa thân thương này. Thế nhưng, một tiểu bang tai Hoa Kỳ rấ thích hợp cho cây phượng đó là tiểu bang Florid. Bước vào tháng Sáu, chạy xe trên những con đường cao tốc, nhìn những hàng phượng đỏ thật đẹp mắt làm nhớ lại những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò, ép những cánh phượng đỏ trong trang sách để nhớ nhau trong 3 tháng hè xa cách.
Xem hình
Chúa Nhật hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV tổ chức tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ cho các em Thiều Nhi. Cách đây hơn 1 năm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập với sự cho phép của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ và được quí Sơ, các anh chị Huynh trưởng và Thày cô hướng dẫn trong chương trình Giáo lý, học tiếng Việt và sinh hoạt Đoàn. Gần 170 em thiều nhi được các cha mẹ đưa đến trường mổi sáng Chúa Nhật lúc 9:30am để tham gia chương trình và sau đó dự Thánh Lễ. Hôm nay ngày cuối khoá, các em có những sinh hoạt vui chơi ngoài trời và dự phát thưởng cho những học sinh xuất sắc sau Thánh Lễ.
Cùng ngày hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV cũng chào đón cha Quản xứ mới Lesley Jean đến thay cha xứ Dever. Cha Lesley là người gốc Haiti và ngài rất vui khi nhìn thấy Cộng đoàn Việt Nam lớn mạnh.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra hội trường giáo xứ để tham dự tiệc vui cùng với quí Sơ Dòng Đức Mẹ Đi Viếng, Huế mừng Lễ Bổn Mạng. Quí sơ Dòng ĐMĐV cùng với quí sơ Dòng MTG Bà rịa đang hiện diện và sinh hoạt mục vụ tại Cộng đoàn ĐMLV. Xin cảm tạ Chúa đã ban các sơ cho Cộng đoàn và xin chúc mừng quí sơ nhân ngày mừng Lễ Bổn mạng.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
Đối với những ai đã từng một thuở cắp sách đến trường không thể quên một loại hoa đặc trưng của mùa hè, đó là hoa phượng đỏ. Ở Việt Nam, khi những cây phượng nở hoa đỏ rực cùng với tiếng ve sầu kêu rả rích báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc các học sinh chuẩn bị nghĩ học. Xa Việt Nam lưu lạc nơi xứ người, có lẽ nhiều người không nghĩ sẽ có cơ hội thấy lại những cánh hoa thân thương này. Thế nhưng, một tiểu bang tai Hoa Kỳ rấ thích hợp cho cây phượng đó là tiểu bang Florid. Bước vào tháng Sáu, chạy xe trên những con đường cao tốc, nhìn những hàng phượng đỏ thật đẹp mắt làm nhớ lại những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò, ép những cánh phượng đỏ trong trang sách để nhớ nhau trong 3 tháng hè xa cách.
Xem hình
Chúa Nhật hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV tổ chức tổng kết năm học Giáo lý, Việt ngữ cho các em Thiều Nhi. Cách đây hơn 1 năm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập với sự cho phép của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ và được quí Sơ, các anh chị Huynh trưởng và Thày cô hướng dẫn trong chương trình Giáo lý, học tiếng Việt và sinh hoạt Đoàn. Gần 170 em thiều nhi được các cha mẹ đưa đến trường mổi sáng Chúa Nhật lúc 9:30am để tham gia chương trình và sau đó dự Thánh Lễ. Hôm nay ngày cuối khoá, các em có những sinh hoạt vui chơi ngoài trời và dự phát thưởng cho những học sinh xuất sắc sau Thánh Lễ.
Cùng ngày hôm nay, Cộng đoàn ĐMLV cũng chào đón cha Quản xứ mới Lesley Jean đến thay cha xứ Dever. Cha Lesley là người gốc Haiti và ngài rất vui khi nhìn thấy Cộng đoàn Việt Nam lớn mạnh.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra hội trường giáo xứ để tham dự tiệc vui cùng với quí Sơ Dòng Đức Mẹ Đi Viếng, Huế mừng Lễ Bổn Mạng. Quí sơ Dòng ĐMĐV cùng với quí sơ Dòng MTG Bà rịa đang hiện diện và sinh hoạt mục vụ tại Cộng đoàn ĐMLV. Xin cảm tạ Chúa đã ban các sơ cho Cộng đoàn và xin chúc mừng quí sơ nhân ngày mừng Lễ Bổn mạng.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (8)
Vũ Văn An
04:29 04/06/2012
III. Điều thứ ba: Đức Maria trong hiệp thông các thánh
Điều thứ ba của Kinh Tin Kính đề cập tới Chúa Thánh Thần và giáo hội. Giáo hội được Thiên Chúa sinh ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần qua hồng ân Chúa Thánh Thần được ban xuống. Khi các môn đệ tụ họp tại căn phòng trên lầu, chờ đợi giây phút khai trương này trong cầu nguyện, Đức Maria đã hiện diện giữa cộng đoàn Giêrusalem nhỏ bé này gồm chừng một trăm hai mươi anh em (Cv 1:14-15).
1. Hiệp thông các thánh
Hiệp thông các thánh đặt tâm điểm ở Chúa Giêsu Kitô. Dưới thẩm quyền của Người, giáo hội đem các tín hữu mọi thời lại với nhau, những người từng được ơn thánh của Người thánh hóa. Như thế, hiệp thông này tạo nên sự hợp nhất của nhiệm thể Người cả trên trời lẫn dưới đất, cả giáo hội chiến đấu lẫn giáo hội chiến thắng. Các giáo hội này hợp nhất một cách mầu nhiệm bất chấp các chia cách trong thời gian và trong không gian cũng như sự phân cách bởi cái chết. Vì những ai tin đều đã “từ sự chết bước qua sự sống” (xem Ga 5:24; 1Ga 3:14) hay nói như Thánh Phaolô, “cả sự chết lẫn sự sống… cũng không phân cách họ khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:38-39).
Hiệp thông các thánh được cảm nghiệm trong phụng vụ (12); mà phụng vụ thì luôn vượt trên thời gian và không gian để kết hợp việc cử hành của cộng đoàn dưới đất với việc ngợi ca trường cửu của cộng đoàn trên trời (13). Đặc biệt nhất, chính trong lúc tưởng niệm thánh thể Chúa Kitô, trong đó, giáo hội dâng lời tạ ơn và ca ngợi lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, cộng đoàn cầu nguyện đã nối kết việc nhớ đến các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả Aben, Ápraham, Melkixêđê (14), với các người đàn ông và đàn bà ngày nay đang làm chứng và chết cho đức tin của họ. Bằng lời ca ngợi hơn là buồn bã, những cá nhân này cử hành việc họ đồng hình với “các đau đớn của Chúa Kitô” (Pl 3:10-11) trong khi chờ mong sự phục sinh mà người "trưởng tử” giữa họ từng trải nghiệm (Rm 8:29).
Sự chăm chú của ta vào chiều kích phụng vụ của hiệp thông các thánh đem chúng ta lại rất gần với các Giáo Hội Chính Thống, vì đối với các giáo hội này, phụng vụ là thước đo lòng sùng kính Đức Maria. Và quả thế, cách tốt nhất nắm được nền thần học thánh mẫu của Chính Thống Giáo, chính là nhờ tranh ảnh và các bản văn phụng vụ chứ không hẳn các bài giảng, các khảo luận hay các tín điều.
Trong hiệp thông các thánh, giữa đoàn người vô danh “không ai đếm được” (Kh 7:9), ta cũng tưởng niệm các “lực sĩ” của đức tin (xem 1Cor 9:26); đối với ta, họ là những người chạy trước và là khuôn mẫu để ta chạy theo, đó là các chứng tá của hai giao ước, các tử đạo và hiển tu (15), và trong số các vị này, người gần gũi Chúa Giêsu nhất trong huyết nhục, chính là Trinh Nữ Maria.
2. Từ Giáo Hội chưa bị phân rẽ tới các giáo hội tín phái
Việc dành cho Đức Maria một chỗ trong hiệp thông các thánh là kết quả của một khai triển khá dài. Ngài không dành được chỗ đứng ưu tiên này trong giáo hội sơ khai là giáo hội chỉ chuyên chú tới việc tuyên xưng Chúa Kitô là nguồn mọi chứng tá và là vị tử đạo trước nhất của mọi vị tử đạo. Giáo hội này cũng tôn kính Stêphanô như là người đầu hết đã “trả lại cho Chúa Kitô dòng máu Người đã đổ ra cho chúng ta”.
Bản văn có ý nghĩa nhất của Giáo Hội chưa bị phân rẽ nhắc đến vị trí của Đức Maria trong hiệp thông các thánh chắc chắn là bộ Lễ Qui Rôma, mà phần chính được biết là của Thánh Ambrosiô. Bộ Lễ Qui này đặt “Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô” ở đầu mọi đấng thánh được tưởng niệm. Bộ lễ qui này chính là nguồn phát sinh ra lễ qui Thánh Lễ của Giáo Hội Phương Tây (16).
Trước khi tôn kính Đức Maria như người thứ nhất trong hiệp thông các thánh, việc sùng kính của dân Chúa đối với các tôi tớ gương mẫu của Người đã được dành cho các Kitô hữu không tử đạo nhưng “đã chết trên giường của họ”. Đó là những vị như Anatasiô, Martinô, Ambrôsiô, Monica, Augustinô, và Grêgôriô Cả.
Như thế, Đức Maria được tôn kính trước nhất như một trinh nữ và là khuôn mẫu của các trinh nữ sống đời tận hiến. Việc này xẩy ra là nhờ lòng nhiệt thành của các nữ tu do sự khuyến khích của các giám mục, nhất là hai thánh Anatasiô và Ambrôsiô. Sau khi đứng đầu đoàn ngũ này, đoàn ngũ mà ngài dẫn tới với Chúa Kitô, Đức Maria trở thành người đầu hết của mọi vị thánh.
Diễn trình khai triển có tính lịch sử trên đây chỉ có nghĩa khi vị trí ưu tiên của Đức Maria không bị hiểu là biệt loại, đứng ngoài. Ngày nay, các lời cầu nguyện khác, không kém chân thực như các lời cầu nguyện của Giáo Hội Công Giáo Rôma, có thể sử dụng nhiều vị trí ưu tiên khác, một cách hoàn toàn hợp pháp.
Cũng có thể nhận xét một cách thích đáng rằng bên ngoài phụng vụ, người Công Giáo cũng thực hành một loạt các việc sùng kính nhằm dành vị trí ưu tiên cho các thánh nam nữ khác, ngoài Đức Maria. Dù sự phổ thông của các việc sùng kính này có lẽ hơi quá đáng và thường dựa vào dã sử, nhưng rõ ràng là Đức Maria không phủ mờ “cột mây mênh mông các nhân chứng”, như lòng sùng kính đối với các thánh Martinô, Bonifaxiô, Patrick, Phanxicô Assissi, và nhiều vị khác.
Thực ra, không phải chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có hiện tượng phổ thông về lòng sùng kính các thánh. Trong các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách, người ta cũng thấy có lòng sùng kính đối với đoàn ngũ đông đảo không kém các chứng tá này, dù không được gọi như thế: từ John Huss và Marie Durand, tới Dietrich Bonhoeffer và Martin Luther King, v.v…
Về phần mình, các Giáo Hội Chính Thống cũng tôn kính nhiều thánh nhân như Maria Scobtsova, Seraphim thành Sarov, và Silouane, và đã phong hiển thánh cho các vị này. Nhưng rõ ràng là các giáo hội này dành một chỗ hết sức trổi vượt trong hiệp thông các thánh cho Đức Maria. Chỗ đứng không bị thách thức này được dành cho ngài chỉ vì một lý do đơn giản: ngài là hình ảnh của giáo hội và là mẹ các tín hữu. Do định nghĩa, ngài là đấng đứng đầu những người được Chúa Kitô tuyên bố là “phúc thật” vì họ biết “lắng nghe lời Chúa và tuân theo nó” (Lc 11:28; xem thêm 8:21). Người ta thấy rõ sự ưu việt của ngài nơi sự kiện này: trong hàng ngũ nhân loại, chỉ có ngài được xưng tụng là panagia, “đấng thánh trong mọi sự” hay “đấng thánh thiện nhất”.
Kết luận
Ta đã cùng Đức Maria lược qua 3 điều của Kinh Tin Kính. Ta đã tháp tùng ngài trên hành trình của ngài từ một cô thiếu nữ Do Thái thấp hèn của Nadarét tới địa vị trổi vượt của ngài trong hiệp thông các thánh, một địa vị ngài có được vì ngài là đấng được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Mêxia.
Trong kinh Magnificat của mình, Đức Maria ca ngợi chức phận độc nhất của mình: ngài là nữ tì hèn mọn của Chúa, người mà Thiên Chúa, thánh thiện thay danh Người!, đã làm cho nhiều điều kỳ diệu; ngài thấy ngài được muôn thế hệ xưng tụng là “Người Có Phúc Lạ”, vì đã tin vào lời hứa từng ngỏ với Ápraham. Do kết quả lời Xin Vâng của ngài đối với sứ điệp của thiên thần, ngài trở thành mẹ của Chúa mình. Dù là mẹ và là người có phúc lạ, Đức Maria vẫn không quên cả nguồn gốc riêng của ngài lẫn sự cao cả của Đấng sẽ lấy nhục huyết của mình, và là Đấng siêu việt mọi giới hạn của thời gian và không gian trong tư cách “ánh sáng muôn dân” và “vinh quang Israel”.
(Hết phần I)
Ghi chú
(12) Tuy không loại trừ các hình thức thờ phượng khác, ở đây dùng chữ “phụng vụ” để chủ yếu chỉ nghi thức hay việc thờ phượng trong Thánh Lễ (lời và bí tích); việc này hầu như đồng nhất trong mọi nghi lễ và tín phái.
(13) Xem phụng vụ vĩ đại trên thiên quốc trong Khải Huyền 4-5.
(14) Xem Lễ Qui Rôma trong phụng vụ Rôma.
(15) Hình ảnh cuộc đua trong Thư Do Thái 12:1-2 nói tới sự trợ giúp của những người đã chết: các vị vẫn bao quanh ta, để biểu lộ sự quan tâm và trợ giúp của các vị đối với cuộc chiến đấu mà ta đang vẫn còn phải chịu đựng. Các chứng nhân này không hề cạnh tranh, theo bất cứ nghĩa nào, với vai trò độc nhất của Chúa Kitô, Đấng vừa là khởi điểm vừa là đích đến của cuộc đua.
(16) Kinh Communicantes (Hiệp cùng hội thánh) có từ thế kỷ thứ 6. Thánh Ambrôsiô Thành Milan là chứng tá cho một bản văn mà cho tới thời ngài, Kinh Communicantes vẫn chưa là một thành phần (De sacramentis 4.21-29; SC 25bis [Paris, 1961] 114-16). Nhưng trong các bài giáo lý của ngài, thánh nhân có nhắc tới Trinh Nữ Maria trong ngữ cảnh Thánh Thể khi ngài so sánh việc dâng tiến bánh rượu của Menkixêđê với việc dâng tiến của Chúa Giêsu (4.12; tr.109).
Điều thứ ba của Kinh Tin Kính đề cập tới Chúa Thánh Thần và giáo hội. Giáo hội được Thiên Chúa sinh ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần qua hồng ân Chúa Thánh Thần được ban xuống. Khi các môn đệ tụ họp tại căn phòng trên lầu, chờ đợi giây phút khai trương này trong cầu nguyện, Đức Maria đã hiện diện giữa cộng đoàn Giêrusalem nhỏ bé này gồm chừng một trăm hai mươi anh em (Cv 1:14-15).
1. Hiệp thông các thánh
Hiệp thông các thánh đặt tâm điểm ở Chúa Giêsu Kitô. Dưới thẩm quyền của Người, giáo hội đem các tín hữu mọi thời lại với nhau, những người từng được ơn thánh của Người thánh hóa. Như thế, hiệp thông này tạo nên sự hợp nhất của nhiệm thể Người cả trên trời lẫn dưới đất, cả giáo hội chiến đấu lẫn giáo hội chiến thắng. Các giáo hội này hợp nhất một cách mầu nhiệm bất chấp các chia cách trong thời gian và trong không gian cũng như sự phân cách bởi cái chết. Vì những ai tin đều đã “từ sự chết bước qua sự sống” (xem Ga 5:24; 1Ga 3:14) hay nói như Thánh Phaolô, “cả sự chết lẫn sự sống… cũng không phân cách họ khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:38-39).
Hiệp thông các thánh được cảm nghiệm trong phụng vụ (12); mà phụng vụ thì luôn vượt trên thời gian và không gian để kết hợp việc cử hành của cộng đoàn dưới đất với việc ngợi ca trường cửu của cộng đoàn trên trời (13). Đặc biệt nhất, chính trong lúc tưởng niệm thánh thể Chúa Kitô, trong đó, giáo hội dâng lời tạ ơn và ca ngợi lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, cộng đoàn cầu nguyện đã nối kết việc nhớ đến các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả Aben, Ápraham, Melkixêđê (14), với các người đàn ông và đàn bà ngày nay đang làm chứng và chết cho đức tin của họ. Bằng lời ca ngợi hơn là buồn bã, những cá nhân này cử hành việc họ đồng hình với “các đau đớn của Chúa Kitô” (Pl 3:10-11) trong khi chờ mong sự phục sinh mà người "trưởng tử” giữa họ từng trải nghiệm (Rm 8:29).
Sự chăm chú của ta vào chiều kích phụng vụ của hiệp thông các thánh đem chúng ta lại rất gần với các Giáo Hội Chính Thống, vì đối với các giáo hội này, phụng vụ là thước đo lòng sùng kính Đức Maria. Và quả thế, cách tốt nhất nắm được nền thần học thánh mẫu của Chính Thống Giáo, chính là nhờ tranh ảnh và các bản văn phụng vụ chứ không hẳn các bài giảng, các khảo luận hay các tín điều.
Trong hiệp thông các thánh, giữa đoàn người vô danh “không ai đếm được” (Kh 7:9), ta cũng tưởng niệm các “lực sĩ” của đức tin (xem 1Cor 9:26); đối với ta, họ là những người chạy trước và là khuôn mẫu để ta chạy theo, đó là các chứng tá của hai giao ước, các tử đạo và hiển tu (15), và trong số các vị này, người gần gũi Chúa Giêsu nhất trong huyết nhục, chính là Trinh Nữ Maria.
2. Từ Giáo Hội chưa bị phân rẽ tới các giáo hội tín phái
Việc dành cho Đức Maria một chỗ trong hiệp thông các thánh là kết quả của một khai triển khá dài. Ngài không dành được chỗ đứng ưu tiên này trong giáo hội sơ khai là giáo hội chỉ chuyên chú tới việc tuyên xưng Chúa Kitô là nguồn mọi chứng tá và là vị tử đạo trước nhất của mọi vị tử đạo. Giáo hội này cũng tôn kính Stêphanô như là người đầu hết đã “trả lại cho Chúa Kitô dòng máu Người đã đổ ra cho chúng ta”.
Bản văn có ý nghĩa nhất của Giáo Hội chưa bị phân rẽ nhắc đến vị trí của Đức Maria trong hiệp thông các thánh chắc chắn là bộ Lễ Qui Rôma, mà phần chính được biết là của Thánh Ambrosiô. Bộ Lễ Qui này đặt “Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô” ở đầu mọi đấng thánh được tưởng niệm. Bộ lễ qui này chính là nguồn phát sinh ra lễ qui Thánh Lễ của Giáo Hội Phương Tây (16).
Trước khi tôn kính Đức Maria như người thứ nhất trong hiệp thông các thánh, việc sùng kính của dân Chúa đối với các tôi tớ gương mẫu của Người đã được dành cho các Kitô hữu không tử đạo nhưng “đã chết trên giường của họ”. Đó là những vị như Anatasiô, Martinô, Ambrôsiô, Monica, Augustinô, và Grêgôriô Cả.
Như thế, Đức Maria được tôn kính trước nhất như một trinh nữ và là khuôn mẫu của các trinh nữ sống đời tận hiến. Việc này xẩy ra là nhờ lòng nhiệt thành của các nữ tu do sự khuyến khích của các giám mục, nhất là hai thánh Anatasiô và Ambrôsiô. Sau khi đứng đầu đoàn ngũ này, đoàn ngũ mà ngài dẫn tới với Chúa Kitô, Đức Maria trở thành người đầu hết của mọi vị thánh.
Diễn trình khai triển có tính lịch sử trên đây chỉ có nghĩa khi vị trí ưu tiên của Đức Maria không bị hiểu là biệt loại, đứng ngoài. Ngày nay, các lời cầu nguyện khác, không kém chân thực như các lời cầu nguyện của Giáo Hội Công Giáo Rôma, có thể sử dụng nhiều vị trí ưu tiên khác, một cách hoàn toàn hợp pháp.
Cũng có thể nhận xét một cách thích đáng rằng bên ngoài phụng vụ, người Công Giáo cũng thực hành một loạt các việc sùng kính nhằm dành vị trí ưu tiên cho các thánh nam nữ khác, ngoài Đức Maria. Dù sự phổ thông của các việc sùng kính này có lẽ hơi quá đáng và thường dựa vào dã sử, nhưng rõ ràng là Đức Maria không phủ mờ “cột mây mênh mông các nhân chứng”, như lòng sùng kính đối với các thánh Martinô, Bonifaxiô, Patrick, Phanxicô Assissi, và nhiều vị khác.
Thực ra, không phải chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có hiện tượng phổ thông về lòng sùng kính các thánh. Trong các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách, người ta cũng thấy có lòng sùng kính đối với đoàn ngũ đông đảo không kém các chứng tá này, dù không được gọi như thế: từ John Huss và Marie Durand, tới Dietrich Bonhoeffer và Martin Luther King, v.v…
Về phần mình, các Giáo Hội Chính Thống cũng tôn kính nhiều thánh nhân như Maria Scobtsova, Seraphim thành Sarov, và Silouane, và đã phong hiển thánh cho các vị này. Nhưng rõ ràng là các giáo hội này dành một chỗ hết sức trổi vượt trong hiệp thông các thánh cho Đức Maria. Chỗ đứng không bị thách thức này được dành cho ngài chỉ vì một lý do đơn giản: ngài là hình ảnh của giáo hội và là mẹ các tín hữu. Do định nghĩa, ngài là đấng đứng đầu những người được Chúa Kitô tuyên bố là “phúc thật” vì họ biết “lắng nghe lời Chúa và tuân theo nó” (Lc 11:28; xem thêm 8:21). Người ta thấy rõ sự ưu việt của ngài nơi sự kiện này: trong hàng ngũ nhân loại, chỉ có ngài được xưng tụng là panagia, “đấng thánh trong mọi sự” hay “đấng thánh thiện nhất”.
Kết luận
Ta đã cùng Đức Maria lược qua 3 điều của Kinh Tin Kính. Ta đã tháp tùng ngài trên hành trình của ngài từ một cô thiếu nữ Do Thái thấp hèn của Nadarét tới địa vị trổi vượt của ngài trong hiệp thông các thánh, một địa vị ngài có được vì ngài là đấng được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Mêxia.
Trong kinh Magnificat của mình, Đức Maria ca ngợi chức phận độc nhất của mình: ngài là nữ tì hèn mọn của Chúa, người mà Thiên Chúa, thánh thiện thay danh Người!, đã làm cho nhiều điều kỳ diệu; ngài thấy ngài được muôn thế hệ xưng tụng là “Người Có Phúc Lạ”, vì đã tin vào lời hứa từng ngỏ với Ápraham. Do kết quả lời Xin Vâng của ngài đối với sứ điệp của thiên thần, ngài trở thành mẹ của Chúa mình. Dù là mẹ và là người có phúc lạ, Đức Maria vẫn không quên cả nguồn gốc riêng của ngài lẫn sự cao cả của Đấng sẽ lấy nhục huyết của mình, và là Đấng siêu việt mọi giới hạn của thời gian và không gian trong tư cách “ánh sáng muôn dân” và “vinh quang Israel”.
(Hết phần I)
Ghi chú
(12) Tuy không loại trừ các hình thức thờ phượng khác, ở đây dùng chữ “phụng vụ” để chủ yếu chỉ nghi thức hay việc thờ phượng trong Thánh Lễ (lời và bí tích); việc này hầu như đồng nhất trong mọi nghi lễ và tín phái.
(13) Xem phụng vụ vĩ đại trên thiên quốc trong Khải Huyền 4-5.
(14) Xem Lễ Qui Rôma trong phụng vụ Rôma.
(15) Hình ảnh cuộc đua trong Thư Do Thái 12:1-2 nói tới sự trợ giúp của những người đã chết: các vị vẫn bao quanh ta, để biểu lộ sự quan tâm và trợ giúp của các vị đối với cuộc chiến đấu mà ta đang vẫn còn phải chịu đựng. Các chứng nhân này không hề cạnh tranh, theo bất cứ nghĩa nào, với vai trò độc nhất của Chúa Kitô, Đấng vừa là khởi điểm vừa là đích đến của cuộc đua.
(16) Kinh Communicantes (Hiệp cùng hội thánh) có từ thế kỷ thứ 6. Thánh Ambrôsiô Thành Milan là chứng tá cho một bản văn mà cho tới thời ngài, Kinh Communicantes vẫn chưa là một thành phần (De sacramentis 4.21-29; SC 25bis [Paris, 1961] 114-16). Nhưng trong các bài giáo lý của ngài, thánh nhân có nhắc tới Trinh Nữ Maria trong ngữ cảnh Thánh Thể khi ngài so sánh việc dâng tiến bánh rượu của Menkixêđê với việc dâng tiến của Chúa Giêsu (4.12; tr.109).
Thông Báo
Phân Ưu cùng gia đình LM Antoine Phạm Đình Phùng vừa qua đời
Hà Minh Thảo
07:34 04/06/2012
Chúng con ghi nhớ :
Linh mục ANTOINE PHẠM ĐÌNH PHÙNG
Quản xứ, quản hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh, Việt Nam
đã cử hành Thánh Lễ và chia sẽ Lời Chúa cùng chúng con trong thời gian Cha du học.
Nhận tin Thiên Chúa gọi Cha về Nhà Ngài lúc 5 giờ 30 ngày 29.05.2012 tại Sài-gòn, ở tuổi 43,
hoàn thành sứ nhiệm Linh mục vềphần Đạo cũng như Đời trong 15 năm,
chúng con xin hiệp thông với tín hữu Giáo phận Vinh
để cầu nguyện Thiên Chúa nhân từ ban cho Linh hồn Cha Antôn
được đón về bên Chúa và các Thánh trên Quê Trời.
Chúng tôi thành thật chia buồn cùng ông bà cố Phaolô Phạm Đình Tạo
và gia đình trong sự chia ly này.
Hà Minh Thảo, Lê văn Hoàng và Nguyễn Bữu Chánh cùng ba Gia đình
Văn Hóa
Chuyện phiếm Đạo đời: Suy tư Lời Chúa từ Cuộc đời
Trần Ngọc Mười Hai
03:39 04/06/2012
Chuyện phiếm đọc vào tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm B 27-5-2012
“Bài hát, tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.”
“Bài hát, tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.”
(Thanh Tùng – Giọt Nắng Bên Thềm)
(1Ph 3: 18-19)
“Bài hát, viết không nên lời đã vội lãng quên”. Chao ôi! Bài hát nào mà lạ thế? “Bài hát, mang bao kỷ niệm những ngày đã qua”. Vâng. Thế mới là bài hát hay. Thật ra, với bần đạo, bài hát nào cũng nao nao một kỷ niệm. Kỷ niệm, là vì những bài như thế, vẫn được nhiều người liên tưởng đến chuyện của riêng mình, mà nhớ đến và ưa thích như bần đạo đây. Ôi chao! Nói thế, chắc bầu bạn hẳn sẽ cho rằng bần đạo thuộc loại “chảnh” hoặc ba phải, rất “huề vốn”?
Sự thật, thì bần đạo nay có trích dẫn bài hát ít nghe quen, ở trên, là do “chộp” được từ đêm “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney chốn bình yên, hôm ấy. Bình yên, đến độ khiến bần đạo liên tưởng đến tình huống xảy đến với nhà Đạo, ở nhiều nơi. Tình huống có chuyện “rồi đến rồi đi bao tháng năm”, khiến bày tôi bần đạo chưa kịp “tạ ơn người/tạ ơn đời”, đã thấy đuối. Đuối lý. Đuối tình, đành về với bài ca để ê a, hát mãi:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi.
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Giọt nắng bâng khuâng.
Giọt nắng rơi rơi bên thềm.
Bài hát bâng khuâng.
Bài hát mang bao kỷ niệm.
Những ngày đã qua.”
(Thanh Tùng – bđd)
Sở dĩ bần đạo cứ phải “tạ ơn người/tạ ơn đời” vì biết đời mình dù ngắn ngủi, vẫn mục kích nhiều “sự” ít thấy cả trong Đạo/lẫn ngoài đời, khiến mình coi đó như đặc sủng để ghi ơn.
Đặc sủng, nay thấy giống tình huống được nghệ sĩ diễn tả ở câu thơ:
“Lâu lắm rồi, anh không đến chơi. Cây sen đã lá bạc như vôi.
Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người.
Bài hát tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.
Bài hát tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh. Trả về hư không giọt nắng bên thềm.”
(Thanh Tùng – bđd)
Hôm nay, “giọt nắng bên thềm” được trả về chốn hư không, để rồi: những chuyện xảy ra từ hồi trước, nóng bỏng như “giọt nắng bên thềm” lại đi vào chốn mông lung, lạnh lùng, chẳng ai nhớ. Không nhớ, phần vì quá lo cho cuộc sống ở đời có những chuyện khi xưa thì rất cần cho lòng đạo, nhưng nay lại đã đi vào dĩ vãng, cõi rất không. Thế nên, đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta cứ đi vào thực tại để thấy được trạng huống đang chợt đến với nhà Đạo, hầu suy tính cho tương lai/mai ngày, của thánh hội.
Một trong những chuyện từng khiến nhà Đạo mình quan ngại và thắc mắc nhiều, là: chuyện xưng thú tội lỗi mình vướng mắc với cộng đồng dân Chúa, và với nhau. Thắc mắc, thì: mỗi người một ý, một lập trường. Quan ngại, mà người người thường khắc khoải, lại cũng khác. Có người chỉ quan và ngại sơ sơ/lờ mờ vài ba nét rất thoáng, để rồi sẽ bỏ qua. Vì nay, có vài nhận định về người ở trời Tây đã bộc phát vào buổi hội bỏ túi ở Sydney, như sau:
“Nhiều lúc, tôi nghĩ: việc cốt yếu với người đi Đạo hôm nay, không chỉ tìm cách lánh xa dịp tội để được gọi là sốt sắng, đạo hạnh!”
*Tôi thì tôi nghĩ: dù ta có chấp nhận đưa cụm từ “mắc tội trọng” gán cho hành động này khác, vẫn không nặng đến độ dù chết chóc, cũng đâu có giết chết tình yêu ta có với Chúa, với mọi người trong cộng đoàn Hội thánh. Bởi, tội lỗi là gì đi nữa cũng đâu giết chết một ai…”
*Với tôi thì, có cố gắng đến toà giải tội cho nhiều, xem ra càng tạo thêm những tội mà mình không bao giờ vướng mắc… Tất cả, chỉ là danh sách tội phạm với lỗi phạm do cha/cố bày đặt thôi.
*Tôi có cảm giác, là xưng tội cũng giống như cái máy giặt cũ kỹ dùng để tẩy uế đồ dơ bẩn dính đầy những tội, thế thôi. Trong khi, tôi lại cần nhiều thứ hơn thế. Thí dụ như, cần tẩy uế đồ dơ theo kiểu “hấp tẩy nỉ sẹc” người xưa thường nói, đôi lúc cũng chỉ cần hong cho khô là xong, đâu cần gì đến máy giặt?
*Tôi chỉ cần để ý đến người mà tôi từng làm họ đau khổ, thôi. Chỉ muốn họ tha thứ cho việc tôi làm họ đau đớn chứ đâu muốn để các cha ở nhà thờ dính dự đâu. Tôi có làm cho cha hoặc hội thánh đau khổ đâu, mà mong mỏi họ tha cho tôi, chứ!
*Nói về Mùa Chay cần ăn năn xưng thú tội lỗi, thì tôi nghĩ: Đức Chúa Phục Sinh vẫn muốn tôi phải làm chuyện đổi thay cuộc đời sau khi tịnh tâm vào những ngày đó, chứ đâu bảo tôi phải lo sửa đổi tính tình/hạnh kiểm chỉ mỗi mùa chay này thôi đâu!
*Nói cho cùng, nay được bao người chịu dẫn xác đến toà cáo giải để xưng thú các tội mình vướng mắc có dính hoặc không dính đến mấy cha và cố đâu? Những người khi xưa siêng năng xưng tội, nay bỏ đi đâu hết cả rồi? Sao không còn đến nhà thờ xưng thú tội lỗi nữa? Phải chăng, họ hết cần đến bí tích xá giải rồi?...” (trích phát biểu của anh chị em tham dự hội thảo tháng 5 năm 2012, ở Sydney)
Tìm hiểu kỹ, bạn và tôi ta sẽ thấy giới trẻ ở trời Tây, nay nghĩ nhiều về chuyện xưng thú. Thấy rồi, ta hẳn cũng biết lý do còn nằm trong đầu họ. Nghe rồi, ta cũng có được kết luận rất chung chung, hoặc các nhận định vẫn nghe quen, như: dân con nhà Đạo ở trời Tây, nay không thấy hấp dẫn gì hoặc vẫn nghĩ là họ không có bổn phận phải đi nhà thờ/nhà thánh, nên chẳng cần gì chuyện xưng tội. Như thế, phải chăng là họ không còn cần đến Thiên Chúa hoặc cha cố những thứ tha, xoá bỏ tội?
Nói cho cùng, tiếc nhớ thói quen đạo đức khi xưa cũng như ý/từ nghệ sĩ nay diễn tả ở câu hát:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi…
Một sớm mai kia, chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là ... thế thôi.”
(Thanh Tùng – bđd)
Về với nhà Đạo, cũng nên nghe thêm ý kiến của một đấng bậc có trách nhiệm duy trì bí tích “hoà giải” hay giải tội để có được ơn lành Chúa ban. Trước nhất, là: nhận định của Lm James O’Toole, đấng bậc từng có câu hỏi tương tự, nay đáp trả bằng lời tự sự như sau:
“Nhìn vào những gì xảy ra ở thời trước và trong tương lai/mai ngày về bí tích giải tội, ta vẫn thấy: có nhiều người Công giáo ở độ tuổi trên bốn mươi, cũng tiếc nhớ cái thời mà mọi người đổ xô đến toà cáo giải, cứ thế đọc thuộc lòng những câu như: “Thưa cha, con là kẻ có tội, xin cha ban phúc lành cho con. Nay, cũng được… tuần kể từ lần con xưng tội trước đây. Đến nay, con xưng các tội con mắc phải như sau…” Và cứ thế, rồi cứ thế, người xưng thú lại sẽ kể ra một loạt những tội và tội, điều mà nhiều người nghĩ chắc cũng phải ghê gớm lắm, mới khiến bổn đạo ấy phải “xưng” cho hết. Xưng, để thấy người mình nhẹ nhõm, chẳng còn “vương vấn những lỗi cùng tội” như hôm nào. Và nay, thói quen ấy xem ra không còn tồn tại đối với phần đông người Mỹ nói chung, nhất là những người ở độ tuổi dưới bốn mươi. Còn, với giới trẻ ở độ tuổi dưới ba mươi, thì ý niệm về tội trọng/tội nhẹ, cần “xưng thú”, nay không còn nữa.” (x. Lm James O’Toole, Empty Confessionnals: Where have all the sinners gone, www.Commonwealmagazine.org 24/04/2004)
Nhà Đạo nói thế, là muốn bảo: bí tích giải tội khi xưa là chuyện thường tình, ai cũng biết, vẫn cứ thực hiện đều đặn, không thắc mắc. Nhưng hôm nay, chỉ một số rất ít con dân nhà Đạo ở trời Tây, là biết việc ấy có tầm mức quan trọng, mà thôi. Khi xưa, vào các ngày thứ sáu/thứ bẩy, người người cứ gọi là nối đuôi dài thườn thượt trước cửa toà cáo giải để chờ nhau vào “phòng tối” mà thú lỗi với cha/với cố, hầu hôm sau mới được phép rước Chúa vào lòng. Thông thường, thì khi xưng tội, ai cũng phải làm công việc xét mình/tự kiểm trước đó, để xem mình có sai phạm lỗi gì trong cuộc sống? Nếu có, thì phạm lỗi như thế cộng lại là bao nhiêu lần? Rồi sau đó, mới từ từ bước vào “toà cáo giải” để xưng/để thú với ông cha/ông cố, hầu được lãnh phép lành xá giải sau khi được “đức ngài” ban cho cái-gọi-là “việc đền tội” hỡi ôi, vẫn rất nhẹ.
Bình thường, khi nghe hối nhân xưng thú, đấng bậc “giải tội” vẫn hỏi vài câu cho chắc là hối nhân biết việc mình làm, tức có tội, rồi sau đó cũng chỉ khiển trách lấy lệ vài ba phút, xong đâu đấy mới quay người đọc một tràng tiếng Latinh và “bổ” cho hối nhân đôi ba “việc đền tội”, như đọc kinh này kinh nọ, hoặc làm việc thiện này khác, vv. Chuyện này tưởng chừng cũng dữ dằn, nhưng thực tế chỉ là những việc mà người xưng thú vẫn làm như trước đó. Tức, vẫn như cũ, chẳng có gì đổi thay, sau nhiều ngày khá bối rối.
Nay, thủ tục hoá giải và xưng thú vẫn như cũ. Nhưng xem ra có phần giản dị hơn. Vắn gọn hơn. Cả hối nhân lẫn “đức thày” đều có thể thực thi công tác ngay ngoài trời, phòng hội hoặc ở đâu đó mà “đức ngài” nghĩ là thích hợp, thế cũng xong!
Về lỗi phạm mình vướng mắc, cũng nên suy thêm đôi lời nhắn nhủ của thánh nhân như sau:
“Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi –
Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương-
hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.”
(1Ph 3: 18-20)
Vấn đề đặt ra hôm nay, là: câu hỏi của nhiều vị: mọi người nghĩ sao về chuyện xưng thú?
Ta có nên tiếp tục những chuyện như thế, để giữ Đạo không?
Nhiều đấng bậc cũng đặt ra một số vấn nạn trong đó có nhiều câu đáng ta quan tâm. Những vấn nạn tương tự lời thơ mà nghệ sĩ ngoài Đạo lại vẫn hát:
“Khi thấy buồn, anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót, trong vườn đấy thôi.
Chỉ có trong tôi, ngày đã sang đêm lâu rồi.
Bài hát cho em, giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên.”
(Thanh Tùng – bđd)
Nhà Đạo mình, không lãng quên cũng chẳng thiếu sót, dù đó có là bài hát buồn/vui cũng mặc. Chẳng quên sót, dù người thân của mình không “đến chơi” hoặc chẳng còn viếng nhà thờ/nhà thánh như dạo trước. Có đấng bậc, nay lại đặt thành vấn đề, nên mới viết:
“Về việc xưng tội và giải tội, chỉ mỗi đạo Công giáo là còn giữ. Và, coi đó như một đặc sủng tư riêng của Đạo. Thế nhưng, nhiều lúc việc sống đạo không đặt nặng vào chuyện xưng thú nữa, hãy coi đó là chuyện thời xưa, nay chẳng còn ai thiết tha, quan tâm. Từ đó, đem đến cho người Công giáo một khoảng trống, hố sâu chưa kịp lấp. Mùa Chay, là cơ hội thuận tiện, để ta khai thác chuyện “xưng thú tội lỗi” được mọi người vẫn từ lâu tuân thủ. Đó là hiện trạng đối với người Công giáo Mỹ, nói riêng.
Chẳng hạn, chỉ mỗi giáo phận Boston thôi, cũng đã có giai thoại ghi là: sau thế chiến thứ 2, có linh mục nọ được cha xứ bạn ở gần bên, kêu đến giúp “ngồi toà” từ 2 giờ trưa đến 6 giờ tối, chỉ 4 tiếng. Trong khi đó, chính ngài lại phải ngồi toà mãi đến 11 giờ khuya mới ngừng nghỉ. Đếm số người, thì cha bảo: nội chiều tháng 2 năm 1899 thôi, ngài nghe tội của 137 người tưởng đã nhiều, vẫn không bằng linh mục bạn ở New York đếm được 78 ngàn lượt người đến xưng, trong năm.” (x.Lm James O’Toole, bđd)
Đó là nói về số luợng người xưng tội vào thời vàng son ở đất Mỹ. Còn, ở vùng khác thì như sau:
“Tại các xứ đạo miền Trung Tây và Cực Đông Hoa Kỳ, giáo dân ở đây thấy chuyện xưng tội nay không còn cần thiết nữa. Giữa thế kỷ thứ 20, số người xưng tội đều đặn đã giảm sút một cách đáng ngại đến độ khi hỏi đến, chẳng ai buồn đáp lại. Thập niên ‘50, số dân đi Đạo thuộc Nhà thờ Chánh toà Madeleine ở Salt Lake City, toàn giáo xứ đếm được có 3,200 giáo dân, nhưng số người thường xuyên xưng tội lại lên tới 2,500 người. Năm 1952, chỉ hai linh mục ngồi toà thôi cũng đạt 9,431 luợt người đến xưng tội một năm; tính bình quân, thì: mỗi tuần có đến 182 người xưng tội, rất đều.
Nội trong năm 1965 và 1975, Trung Tâm Điều Tra Hoa Kỳ mở cuộc khảo sát đã phát hiện ra số người xưng tội giảm sút thấy rõ. Bình quân, mức giảm sút trong hai năm này đang từ 38% xuống còn 17% thôi. Trong khi đó, có người lại tuyên bố: họ chẳng hề xưng tội bao giờ đang từ 18% nay lên đến 38%. Năm 1977, một khảo sát khác của Trung Tâm còn cho thấy trong số 65% linh mục người Mỹ quả quyết là hàng tuần, các ngài vẫn cố gắng ngồi toà chờ giáo dân đến xưng tội, nhưng nay số người xưng thú giảm xuống chỉ còn 20 lần/một tuần so với thời trước, là cả trăm.
Giữa thập niên 80, Đại học Notre Dame ở Mỹ cũng thực hiện một điều tra/khảo sát xem giáo dân có năng đi lễ và xưng tội không, đã nhận được câu trả lời của hơn 26% người từng bảo: họ chẳng bao giờ đi xưng tội; và 35% người từng nói: mỗi năm xưng tội nhiều nhất chỉ một lần. Sự kiện này, đôi lúc cũng đòi giáo quyền nên có lời giải thích đích đáng, để mọi người biết mà nắm vững. Và, câu phản hồi từ các ngài là: tín hữu Công giáo nay dám tỏ bày bất mãn thấy rõ về chuyện xưng thú. Có người, còn nói thẳng: bọn tôi đi xưng tội nhiều lúc thấy các cha giải tội nhanh như cái máy, hệt như kiểu người ta bấm máy đếm số người đi xem triển lãm vậy. Rốt cục, thì ai cần linh hướng giúp mình sống lành thánh, nay không còn muốn đến toà cáo giải để hỏi han hoặc xưng tội nữa.” (x. Lm James O’Toole, bđd)
Dĩ nhiên, khảo sát hoặc thống kê dù chính xác cách mấy cũng không nói hết tình trạng “xưng thú” đang giảm sút với giáo hội Công giáo nước ngoài. Nhưng ở đây, tưởng cũng nên nghe thêm ý kiến của đấng bậc khác vẫn muốn bàn về lý do đưa đến hiện trạng như thế, đã cho biết:
“Thật ra, quyết tâm đòi bỏ chuyện xưng tội không thấy xuất hiện trong nghị trình bàn luận của các nghị phụ khi xưa đưa vào Công đồng Vatican II. Nhưng, trên thực tế, người Công giáo nay dám nói lên quan điểm của họ tức đã bỏ phiếu bằng chân, không còn hăng say đến toà cáo giải để xưng thú hoặc hỏi về chuyện linh hồn nữa. Việc này, khiến các nhà bình luận tôn giáo sửng sốt đến câm nín, chẳng muốn nói gì thêm. Nói cho cùng, việc giáo dân khi xưa siêng chăm xưng tội hàng tuần nay là chuyện hiếm có trong lịch sử hội thánh. Tựu trung, thì hình thức/chức năng của Bí tích Hoà giải cũng đã thay đổi khá nhiều, trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên, chuyện thay đổi hình thức/chức năng của Bí tích này giảm sút đến độ, không chỉ mỗi chuyện xưng tội theo cách riêng tư, mà còn thay đổi cả hệ thống tin tưởng cũng như động thái của giáo dân xưa nay có quan niệm về tội và án chết, về nỗi sợ hoả ngục, về sự xấu hổ cũng như quyền chế ngự và hoá giải mọi lỗi lầm gọi là “tội” chỉ dành cho hàng giáo sĩ thôi, đó mới là vấn đề. Và, vấn đề là: phần đông người Công giáo, ai cũng nghĩ mình không thể chấp nhận/biện hộ hoặc coi đó như điều không thể trách cứ đặt nền tảng trên luân lý như chuyện mình tin Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày, theo khoa học. Tóm lại, sự thật nay rõ ràng là: 7 phép bí tích hội thánh nay còn sáu phép thôi.” (x. Peter Steinfels, Examination of Conscience, viết trên trang blog tập thể giáo sĩ Mỹ ngày 06/04/2004)
Viết trên “blog” hay mạng riêng của nhóm nào đó, là cách để nói lên sự thật mà nhiều người đều biết. Viết, để cảm thông hoặc lưu giữ làm tài liệu chứ không để bàn luận, cãi tranh. Bởi, có bàn luận cho lắm cũng chỉ làm tăng thêm tình trạng rẽ chia, buồn phiền. Chi bằng, ta cứ xem như tín hữu Công giáo nay tỏ bày thái độ của mình ra sao. Và, vấn đề còn nhiều ý kiến khác phát biểu như sau:
“Tôi là nhà tâm lý học lâu nay vốn dĩ hành nghề ở nhiều nơi, cũng có chút kinh nghiệm, đồng thời lại là người Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ cũng khá đều. Vừa qua, có khách hàng nọ là người Công giáo đến tỏ bày cùng tôi, rằng: ông cũng quan ngại không ít, về thói quen nối mạng toàn cầu, để xem phim/xem hình kích dâm. Khi hỏi: lâu nay ông làm cách nào để kềm chế thói tật này? thì ông bảo: ông đã đi xưng tội nhiều lần; và mỗi lần đi như thế, ông vẫn yêu cầu linh mục xá giải giúp ông giải quyết cách sao đó cho chuyện ấy nó dứt điểm. Khi hỏi thêm: “Thế, linh mục ấy có giúp ông việc gì cụ thể không? thì ông trả lời: mấy ông cha ấy à, mấy ỗng chỉ bắt tôi đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng là xong. Làm thế, thì chỉ ra mỗi việc đền tội thôi làm sao giúp mọi người như tôi kềm chế thói quen khó trị, được chứ!
Đời thường, mọi sự trừng phạt dù nặng dù nhẹ có xứng hợp với lỗi tội mình phạm không, đều dấy lên một bất mãn nơi người thoạt nghe phán quyết, đề ra cho họ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy: đối với con người, khi họ tin vào thứ công lý nào đó, thì nó vẫn là chuyện tự nhiên. Ai cũng muốn được tưởng thưởng khi có cố gắng, chỉnh sửa lỗi lầm mình sai phạm cũng như khi tội ác được trừng phạt đích đáng. Nhưng ở đây, đề ra việc “đền tội”, không có nghĩa là: mình đã trừng phạt được tội ác, như ở xã hội bên ngoài. Xá tội, không là chuyện ngẫu nhiên/bất ngờ để giúp mình đền tội. Bởi, sự thể có ra thế nào đi nữa, hẳn là: ta phải làm công việc ấy trước khi bước vào toà cáo giải, chứ không phải chỉ sau khi người xưng thú kể hết tội của mình cho linh mục nghe. Bí tích xá giải do hội thánh đề ra, cần hối nhân ăn năn/thú lỗi, tức công nhận rằng: ai cũng cần đến lòng xót thương Chúa ban cho mình hết. Bởi thế nên, mọi người đều luôn sẵn sàng đón nhận ơn lành ấy. Đền tội, là cốt diễn tả nỗi sầu buồn do mình phạm luật Chúa ban ra; và, cũng để cho mình có lòng cảm kích biết ơn tình Chúa thứ tha Ngài ban cho mình.
Thực thi bí tích xá giải, có thể để củng cố quyết tâm loại trừ mọi tật xấu hơn là kềm chế nó. Làm như thế, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng: họ được khuyến khích coi việc xưng tội như phương tiện giúp họ giải toả cái cảm giác phạm luật cách dễ dáng; mà thực ra đó chỉ là cơ hội để ta làm hoà với Chúa, thôi. Một khi việc đền tội được thực hiện dễ dàng và máy móc như thế, thì việc xưng tội lại vẫn được các nhà tâm-lý-học coi đó như “kỹ năng trung hoà”, tức phương cách làm dịu lắng cảm xúc tiêu cực nhiều người vẫn có, sau khi vi phạm. Xưng tội đem đến cho ta lợi thế là dùng quyền bính thiêng liêng để thực hiện “kỹ năng trung hoà” giúp người vi phạm…”
“Nếu bí tích giải tội, là động thái giải hoà hoặc xá giải mọi lỗi phạm cách thiết thực, thì các vị xá giải cũng nên thực thi sao cho tốt. Và, hội thánh nên huấn luyện các vị ấy cách sao đó để các ngài làm tốt hơn xưa. Ở đây, tôi không đề nghị chỉnh sửa việc xưng tội như khoa tâm-lý trị-liệu, kiểu Công giáo. Nhưng, tôi nghĩ: khi đã thực hiện bí tích này cho đúng qui cách, ta phải làm sao củng cố quyết tâm chống trả cơn cám dỗ, hơn là làm việc gì đó cho nó yếu đi. Kịp đến khi có được cải tổ rộng rãi, thì hội thánh mới có thể yêu cầu hối-nhân tự kiểm xem mình có tuân giữ 10 điều răn Hội thánh không. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ là thực hiện qui định vàng này: “hãy yêu thương người đồng loại như chính mình”, thôi.” (x. Thomas L. Kuhlman, The floating Sacrament: How We Confess Today Not a Reset Button, www.Commonwealmagazine.org 03/27/2012)
Bàn chuyện nghiêm chỉnh/khô khan cũng đã dài, nay đề nghị bạn và tôi, ta về với lời ca vang âm nhạc để suy tư về người ngoài đời vẫn còn hát:
“Bài hát, tìm trong khói thuốc, từng giờ bình yên.
Bài hát, tìm trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn.
Còn lại trong tôi, còn lại trong em, chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm…”
(Thanh Tùng – bđd)
Giọt nắng hay giọt “lung linh bên thềm”, nay đã chìm “trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn”. Hoàng hôn, của thói quen mà Hội thánh vẫn có từ thời vàng son, thuở trước. Còn lại, là câu hát “chìm trong khói thuốc”, “từng giờ bình yên”. Giờ yên bình/hiền hoà của nhiều người, nay lại có ý kiến cũng khá lạ về hiện trạng sút giảm người xưng thú, như tâm sự của linh mục nọ ở bên dưới:
“Đôi khi, ta vẫn thấy là: các đấng bậc trong Đạo mình vẫn muốn biết: các bổn đạo lâu nay hay xưng tội biến đi đâu hết vậy? Có lẽ, ta cũng nên thay câu thắc mắc bằng những lời như: không biết tại sao khi xưa người người chịu khó đến toà cáo giải để làm gì? Câu trả lời theo tôi cũng nên mượn ý tưởng của ai đó trong phim “Chàng Luke có bàn tay lạnh” của Stuart Rosenberg mà bảo: Đạo mình lâu nay, chừng như vẫn thiếu thái độ thực sự muốn đối thoại. Theo tôi nghĩ, điều này cũng đúng. Bởi, lâu nay Hội thánh mình có chịu nghe ai đâu, có chịu trao đổi hoặc đối thoại với người nào đâu! Lâu nay, ta cứ trông chờ trên ra chỉ thị để giúp ta giải quyết hết mọi chuyện. Nhưng, lại quên rằng: các đấng bậc nhà mình cũng nên lấy ý kiến của dân thường ở dưới. Mà, dân thường ở đây là giáo dân mình chứ nào ai khác!...
Ngày nay, hầu hết mọi người Công giáo đều hiểu là: không ai muốn đề cập đến hành xử nào ít liên quan hoặc chẳng liên quan gì đến lỗi/tội theo nghĩa khách quan. Mọi người nay ít quan tâm đến hành vi riêng rẽ tuy nổi bật, nhưng chú ý nhiều vào thái độ hoặc loại hình xử sự. Dù, họ biết là họ không thể dửng dưng với chuyện vi phạm luật Hội thánh, nhưng lại không thấy có nhu cầu cấp bách đến toà cáo giải để xưng thú trước khi đi làm. Theo ý Lm Chinnici ở Mỹ thì người Công giáo nay đã nghĩ về tội và lỗi theo phạm trù được xã hội định ra như vi phạm luật lệ hoặc động thái có ý đồ nằm sau hành động của mỗi người. Với phần đông người đi Đạo, thì: phạm trù mắc tội trọng hay nhẹ không còn nằm trong đầu họ như một vấn đề quan yếu nữa rồi. Hệt như người con thứ trong chuyện “Người con đi hoang” ở Kinh thánh, anh đâu có liệt kê danh sách các hành động vi phạm luật Đạo, đâu. Anh chỉ buồn phiền vì đã hành xử không đúng phép. Điều đó không toàn hảo cho lắm, nhưng cũng là điểm khởi đầu đủ đánh động lòng người Cha vẫn yêu thương anh.
Vấn đề là làm sao thuyết phục và hấp dẫn 74% giáo dân nay ít đi xưng thú để bảo rằng đây là phép bí tích rất cần. Nghi thức giải tội có nói gì nhiều với giáo dân về chuyện giao hoà với Chúa không? Tôi nhớ Gm Michael Pfeifer chủ quản giáo phận San Angelo, Texas khi viết thư mục vụ năm 2006 ngài có hỏi: sao ta cứ phải đến với linh mục để xưng thú trong khi dư biết là Chúa đã tha cho ta trước đó rồi? Vị Giám mục này còn viết: “Các nhà giải tội đích thực là người tìm cách giúp giáo dân đạt sự bình an, yên ắng mà họ tìm kiếm từ các nhà tâm lý hoặc phân tâm học. Nay, các loại hình chữa lành này chẳng bao giờ xảy đến bằng việc xưng tội mất có vài phút hoặc một năm chỉ một hai lần thôi. Sự thể là, đa số giáo dân người Mỹ hiểu là: việc giao hoà với Chúa và với anh em đồng loại là điều cần hơn đòi hỏi phải đi gặp linh mục về chuyện thiêng liêng trong chớp nhoáng. Ai cũng đều nghĩ là loại chữa lành qua nghi thức hoà giải như hiện nay không thể hiện thực được…
Nói cho cùng, dù việc xưng thú có giảm nơi toà cáo giải, nhưng việc thứ tha cho nhau nay gia tăng cùng khắp. Gia tăng, ở điểm giáo dân nay nhận thức rõ lòng Chúa thương con dân Ngài vẫn gia tăng đều đặn. Bằng chứng là, giáo dân hôm nay tuy ít đi xưng tội như trước, nhưng vẫn rước Chúa vào lòng nhiều hơn xưa. Nhiều người và nhiều lần hơn xưa, cũng rất nhiều.
Cuối cùng, có thế nói: trong khi toà thánh và hàng Giáo phẩm tìm cách tạo nghi thức mới cho phụng vụ và khuyến khích con dân tham dự các buổi này, thì nay là lúc ta nên tập trung học hỏi gương lành của Chúa nhiều hơn truớc. Như bậc thày dày kinh nghiệm, Đức Giêsu vừa là Đấng hăng say giữ luật vừa là Đấng biết lắng nghe mọi người. Với Ngài, vấn đề nay cần đặt ra là: bí tích đích thực chính là giao hoà với mọi người chứ không chỉ với linh mục, thôi.” (x. Lm Raymond C. Mann, The Empty Box: Why Catholics Skip Confession, Commonwealmagazine.org 02/05/08)
Xưng tội và hoá giải, lâu nay trở thành “Bí tích”, tức nhiệm tích bí hiểm khó lòng hiểu hết ý nghĩa cao siêu/nhiệm mầu Hội thánh chọn. Bần đạo đây, thấy khó mà trích dịch hoặc thêm thắt ý kiến riêng tư của mình hoặc của ai đó hoặc lập trường/tư tưởng của các đấng bậc ở trên cao, rất Đạo được. Chi bằng, ta cứ đi vào truyện kể về đời người có sự kiện xảy đến với người và với đời, như truyện tâm tình của một người, nhiều người hoặc mọi người đều nghĩ thế. Nghĩ về những điều tuy không là tội và nghiệp, nhưng vẫn cần nhiều người suy tư nghĩ ngợi, rất như sau:
“Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....
Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường.
Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
-Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..
Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”
Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
-Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...
Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng:
-Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....
-Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...
Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
-Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....
Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:
-Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi... Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như hơi thở nhẹ:
-Thôi, mình đi...
Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.
-Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.
-Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...
-Đã có những khách hàng khác, thưa bác...
Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
-Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.
Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phiá sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa... Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.” (Vô Danh).
Vô danh hay hữu danh, hễ cứ kể về cuộc sống có tâm tình/tự sự về những thiếu sót trong đời mình đều là chuyện bần đạo đây vẫn bắt mình phải suy tư/nghĩ ngợi trong mọi giai đoạn cuộc đời. Dù, đó không là chuyện 20 năm về trước của bác lái taxi, hoặc của riêng tôi/riêng bạn, mà chẳng ai muốn thổ lộ cho cha/cố hoặc thánh hội có những vị chỉ nên thánh do tên gọi mà thôi.
Nói cho cùng, thánh hội của ta nhất định là thánh, dù có nhiều thành viên trong đó chẳng sống lành và thánh đáng cho mọi người noi gương. Nên, hôm nay và mai ngày, đề nghị bạn/đề nghi tôi, ta cứ nguyện cầu cho mình, và cho thánh hội cần tự-thánh-hoá chính mình, nhiều hơn nữa. Để rồi, ta sẽ là mẫu gương cho động thái đại kết, trong tương lai mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn còn nhiều trăn trở
trong tự kiểm.
Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B 03.6.2012
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:
“Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 28: 16-20
Tiêu diêu như báu vỡ, vẫn cứ là bầu trời huyền nhiệm chốn không gian. Thầm dội đến thâm tâm, nay lại là nhiệm tích Chúa tỏ bày với nhân trần. Như trình thuật lâu nay, rày ghi chép.
Trình thuật, nay ghi chép về huyền nhiệm Chúa Ba Ngôi linh thiêng, khó diễn giải. Huyền nhiệm, là nhiệm tích cao cả tỏ cho dân con nào không cảm nghiệm được để rồi sống. Thế nên, thánh sử Mát-thêu phải dùng ảnh hình chiếc thang của thế giới hầu đạt tới huyền nhiệm, mà cảm kích.
Buổi đầu, vũ trụ ở độ tuổi 13 tỷ năm, vẫn đắm chìm trong tăm tối, kịp đến khi Chúa sờ chạm, nguồn sáng đã trỗi dậy toả ánh thiều quang, rộn sức sống. Thiều quang, là tập hợp các phân tử ánh sáng cứ lăn tăn dội sóng, không phương hướng.
Vào lúc ấy, Chúa bèn định hướng để tạo thành có được năng lượng tràn đầy, mà hướng về đằng trước phía có nhân gian vũ trụ vạn vật. Và từ đó, vũ trụ tuân thủ đường hướng Chúa định đoạt rất phân minh, thành đạt. Trong khoảnh khắc rất nhanh, vũ trụ đã kịp hoà tan/chan hoà vào với nhau phản ảnh phương hướng Chúa đề bạt. Rồi từ đó, sản sinh nên sự sống mới ở đó có sự sống con người, rất trổi bật.
Sự sống Chúa tặng cho vũ trụ, là những “sự” rất sống và rất động, luôn rực chiếu ánh lung linh về hướng trước, nơi có Chúa ngự trị theo phương cách rất Ba Ngôi, vẫn rạng ngời.
Ở với vũ trụ, con người là tạo vật gây nhiều thích thú. Con người không là loài vật chỉ đặc biệt mỗi trí khôn mà thôi, nhưng còn có khả năng mơ ước đặc trưng/biểu tượng để kết chặt với nhau bằng truyện kể đượm mầu thần linh rất kinh ngạc, đáng sợ. Thần linh nhiệm mầu cần “la-bàn định-hướng” hầu dẫn dắt con dân loài người kinh qua chốn miền đầy tâm tưởng. Và thọ tạo “người” cứ hỏi: không biết mình có nên thần phục thần linh, hay không? Không biết mình có tự do chọn quan hệ chỉ với một số vị thần, mà thôi không?
Thiên Chúa lại ban cho con người “la-bàn” ấy. Bằng vào “la-bàn định hướng”, Ngài thiết lập “Giao ước” với con người. Điều đó có nghĩa: Chúa quan hệ với con người không theo cung cách khuynh loát/thống trị, huyễn hoặc hay không tưởng. Ngài chẳng cần ai thần phục Ngài. Nhưng điều Ngài cần hơn cả, là con người nên thực thi tương quan hai chiều. Có được tương quan ấy, con người sẽ tin tưởng vào Chúa là Đấng giúp cho con người có được tự do. Về với lịch sử, con người hiểu biết nhiều sự việc, và từ đó biết tỏ lòng cảm kích, ghi ơn Ngài.
Khám phá ra điều này, có người vẫn chưa biết cách chan hoà/nhào quyện với những người không được như mình, dù họ có tìm mọi cách để tìm hiểu khám phá ấy. Họ đành chọn một trong hai phương cách: hoặc tách riêng sống chỉ một mình, hoặc hợp lực/cộng tác với người khác. Thật ra, thì họ rất cần “la-bàn định-hướng” Chúa ban tặng. Và, Chúa lại tặng ban “la-bàn định hướng” ấy, thêm lần nữa.
La-bàn Chúa tặng, là quà “hiệp thông”/tương quan giúp con người sống hài hoà với người khác mình, nhưng không làm mất đi bản chất tư-riêng của chính mình. Nhờ “Hiệp thông”, con người học được cách yêu thương sống hài hoà với người khác, ngõ hầu trở nên giống mình hơn. Nhờ vào hiệp thông, con người còn có trách nhiệm với thế giới rộng lớn hơn, tức: có trách nhiệm với những người chưa biết hoà mình/trộn lẫn với ai khác. Thế nên, ta cũng hãy nên bắt đầu sử dụng quà “Hiệp thông” Chúa đã ban.
Khi xử sự, con người bắt đầu biết kinh ngạc và tự hỏi: không biết mình có nên kéo dài tương quan hài hoà ấy mãi lâu ngày, hay không? Hoặc, ta chỉ nên kiến tạo thêm cung cách mới cho đời mình? Cung cách mới, tức không phải của người thụ động cứ ngồi đó đợi chờ hoặc nhận lãnh ơn huệ đính hướng? Nhưng, cũng nên bắt đầu kiến tạo mọi việc chung cùng Chúa? Kiến tạo, là diễn lại những gì xảy ra trong quá khứ, hoặc đem lại những gì mới mẻ cho tương lai của chính mình? Muốn được thế, con người cần đến “la-bàn định hướng” Chúa tặng ban, một lần nữa. Và, Chúa lại đã tặng thêm cho con người thứ “la-bàn định hưóng” mới là “Thần Khí” của Ngài, để con người biết mà chan hoà quá khứ với tương lai, hầu biến nó thành hiện tại. Một hiện tại mang ý nghĩa rất “quà tặng”.
Quà tặng Thần-Khí-Chúa, là quà hiếm quí rất hiện tại nhưng khó diễn bày hoặc nói đến. Bởi, Thần Khí Chúa vượt quá mọi ngôn ngữ. Thần-Khí-Chúa là Hơi Thở đẩy lùi mọi ngọn gió của ngôn ngữ được con người sử dụng để diễn tả mọi chuyện. Ngược lại, Thần Khí vẫn nâng nhấc con người lên, để họ đạt chốn an lành, mà định hướng bước tới về phía trước.
Quà tặng Chúa gửi đến với con người, không đơn thuần chỉ mỗi giống giòng Israel dân Chúa chọn. Cũng không thuần khiết chỉ mỗi Đức Giêsu và/hoặc Hội thánh. Nhưng, “Giao ước” Chúa gửi đến với ta qua dân Do thái, chính là sự “Hiệp thông” Ngài đặt để qua Đức Giêsu, Con Ngài. Và Thần-Khí-Chúa đến với ta ngang qua Thánh Hội, Chúa gửi gắm. Quà Ngài gửi, là để dân con của Ngài có thể đến với người khác, nhóm khác có văn hoá, sắc tộc và đạo giáo rất khác biệt. Quà Chúa gửi, là để con người tạo được ý nghĩa nhân bản cho luồng sáng, thời gian và năng lượng toàn vũ trụ. Quà Chúa tặng, khiến cho con người có được tự do, biết ứng đáp cách sáng tạo, nhạy bén và đổi mới.
Quà Chúa gửi tặng, là cách để Thiên-Chúa-là-Cha trao ban chính Mình Ngài là Đức Chúa cho con người như Giao ước, Hiệp thông và Thần Khí. Chính đó là Chúa Ba Ngôi, vẫn rất thực.
May cho ta, là con người đã nhận ra rằng quà tặng Chúa gửi là do Ngài tặng ban chính Mình Ngài vẫn còn tiếp tục được như thế. Quà-tặng-là-Thần-Khí-Chúa, vẫn hiện diện bên ta, ở đây. Ngay lúc này. Điều không may khác, đó là: con người lâu nay hay gặp rắc rối về những khuynh loát/áp đặt và về sự tự do Chúa ban cho nữa. Con người gặp rắc rồi, vì ý tưởng nảy sinh khiến họ phải đi đến quyết định: hoặc xa cách/tách rời “Quà-Tặng-là-Thần-Khí-Chúa hoặc hợp lực/cộng tác với “Quà” của Chúa. Đó, là ý tưởng về việc duy trì quá khứ và kiến tạo tương lai, để rồi mỗi khi ta nhận thức được rằng: Thiên-Chúa-là-Cha, Chúa Con là Lời và Thần-Khí-là-Tình-Yêu đang sờ chạm vào ta cốt để tỏ cho ta biết phương cách mà đến được với Ngài.
Không phải chỉ bây giờ, ta mới về lại với lịch sử để có được cảm giác về Huyền Nhiệm. Nhưng từ đầu, có người lại được thần hứng sử dụng ngôn ngữ trần gian để tỏ bày về Huyền Nhiệm này, dù trước đó họ chẳng bao giờ biết đến Huyền Nhiệm ấy. Và, họ cũng đã tìm hiểu lịch sử vũ trụ xem có gì được đặt thêm vào đó không. Họ tỏ bày về “Danh” Chúa. Về, “Huyền Nhiệm” Chúa Ba Ngôi. Và, về “Tình yêu” của Chúa. Họ gọi Chúa là Cha. Gọi Đức Giêsu là “Con”-của-Chúa-Cha, Đấng gần gũi mật thiết với Cha; và gọi Ngài là “Lời” của Cha.
Họ gọi Tình-Yêu-Thiên-Chúa là Thần-Khí vẫn thổi đầy sinh lực ở nơi Chúa, vào ta và tạo nguồn thần hứng cho ta. Kể từ đó, nhiều vị thức giả trong cộng đoàn dân Chúa lại tìm cách diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi cho những ai tìm hiểu triết lý Hy Lạp, đều biết rằng: ở nơi Chúa, chỉ có một Bản chất duy nhất nhưng nơi Ngài bao gồm ba Nhân Vật: một là Chúa Cha, một là Chúa Con hoặc Ngôi Lời, và một là Thần-Khí-Chúa. Các ngài đều quả quyết rằng Ba Ngôi/tức Nhân Vật vẫn chỉ là Một, có quan hệ hỗ tương. Và, Thiên-Chúa-là-Cha đã gửi đến với ta Con Một của Ngài để ta có thể liên hệ cách mật thiết với Ngài. Để, Ngài hướng dẫn cuộc sống của ta ở thế trần, rồi đem ta về với Cha.
Nhưng vấn đề là: không biết Thiên Chúa có thực sự giống thế không? Kitô hữu thời xưa không hiểu rõ điều đó và cũng chẳng chứng mình được gì, nhưng tư tưởng này đáp ứng ý nghĩa của Thiên Chúa mà mọi người dựa vào đó để sống. Vì thế nên, công thức này cũng thánh thiêng/linh đao, vẫn đan kết với truyền thống Giáo hội.
Ngày nay, nếu hỏi rằng ta làm được gì khá hơn không để diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi? Có thể không. Không bao giờ. Nhưng, có thể có. Có, qua cung cách nhận thức phát hiện được những điều Chúa Ba Ngôi vẫn thực hiện trong trần thế. Có thể, ta cũng nghĩ là mình có nhiều nhu cầu hiểu biết và diễn nghĩa hơn đồng đạo thời xưa trước. Có thể là, trong tương lai, ta lại có được cảm nghĩ và cảm nghiệm nhiều hơn về công việc của Chúa Ba Ngôi. Đó cũng là điều hay, để hy vọng.
Và rồi, ai ai cũng sẽ ra đi rời bỏ thế giới nhân trần này, để về với Ba Ngôi Thiên Chúa. Và khi đó, mọi người đều sẽ trực diện Chúa biết Ngài là ai? Đấng nào? Và mọi sự có ý nghĩa gì? Trong thời gian chờ đợi đến ngày đó, ta vẫn phải sống với niềm tin mình đang có. Sống chung và cùng với nhóm người đang sử dụng ngôn ngữ Chúa tặng ban. Những người có kinh nghiệm về những ân huệ Chúa gửi đến hầu thúc giục ta cùng với Chúa hướng về phía trước để ta càng nhân bản hơn; càng cùng chung với Chúa, trong mọi việc. Cuối cùng, có lẽ đó là những gì Chúa thực lòng muốn có khi Ngài tỏ rõ cho ta biết Chúa là Cha của ta. Đức Giêsu là Con Một của Thiên-Chúa-Là-Cha, và Thần-Khí-là-Tình-Yêu Ngài hằng ban cho ta.
Để cảm nhận điều này, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên từng diễn tả:
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ;
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ D(ấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Đấng Tiên Tri, nay vẫn đứng giảng Phúc Âm Lời Chúa đấy chứ. Giảng, để biết rằng tất cả không là “tiếng vang thầm dội đến thâm tâm”; mà là, tiếng Chúa/tiếng người qua ngôn ngữ diễn bày một huyền nhiệm rất Ba Ngôi. Theo cung cách rất thiêng, và cũng rất người.
Lm Nuyễn Đức Vinh Sanh,
Mai Tá phỏng dịch
“Bài hát, tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.”
“Bài hát, tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.”
(Thanh Tùng – Giọt Nắng Bên Thềm)
(1Ph 3: 18-19)
“Bài hát, viết không nên lời đã vội lãng quên”. Chao ôi! Bài hát nào mà lạ thế? “Bài hát, mang bao kỷ niệm những ngày đã qua”. Vâng. Thế mới là bài hát hay. Thật ra, với bần đạo, bài hát nào cũng nao nao một kỷ niệm. Kỷ niệm, là vì những bài như thế, vẫn được nhiều người liên tưởng đến chuyện của riêng mình, mà nhớ đến và ưa thích như bần đạo đây. Ôi chao! Nói thế, chắc bầu bạn hẳn sẽ cho rằng bần đạo thuộc loại “chảnh” hoặc ba phải, rất “huề vốn”?
Sự thật, thì bần đạo nay có trích dẫn bài hát ít nghe quen, ở trên, là do “chộp” được từ đêm “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney chốn bình yên, hôm ấy. Bình yên, đến độ khiến bần đạo liên tưởng đến tình huống xảy đến với nhà Đạo, ở nhiều nơi. Tình huống có chuyện “rồi đến rồi đi bao tháng năm”, khiến bày tôi bần đạo chưa kịp “tạ ơn người/tạ ơn đời”, đã thấy đuối. Đuối lý. Đuối tình, đành về với bài ca để ê a, hát mãi:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi.
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Giọt nắng bâng khuâng.
Giọt nắng rơi rơi bên thềm.
Bài hát bâng khuâng.
Bài hát mang bao kỷ niệm.
Những ngày đã qua.”
(Thanh Tùng – bđd)
Sở dĩ bần đạo cứ phải “tạ ơn người/tạ ơn đời” vì biết đời mình dù ngắn ngủi, vẫn mục kích nhiều “sự” ít thấy cả trong Đạo/lẫn ngoài đời, khiến mình coi đó như đặc sủng để ghi ơn.
Đặc sủng, nay thấy giống tình huống được nghệ sĩ diễn tả ở câu thơ:
“Lâu lắm rồi, anh không đến chơi. Cây sen đã lá bạc như vôi.
Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người.
Bài hát tìm trong nỗi nhớ, từng ngày bình yên.
Bài hát tìm trong ký ức, cuộc tình đầu tiên.
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh. Trả về hư không giọt nắng bên thềm.”
(Thanh Tùng – bđd)
Hôm nay, “giọt nắng bên thềm” được trả về chốn hư không, để rồi: những chuyện xảy ra từ hồi trước, nóng bỏng như “giọt nắng bên thềm” lại đi vào chốn mông lung, lạnh lùng, chẳng ai nhớ. Không nhớ, phần vì quá lo cho cuộc sống ở đời có những chuyện khi xưa thì rất cần cho lòng đạo, nhưng nay lại đã đi vào dĩ vãng, cõi rất không. Thế nên, đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta cứ đi vào thực tại để thấy được trạng huống đang chợt đến với nhà Đạo, hầu suy tính cho tương lai/mai ngày, của thánh hội.
Một trong những chuyện từng khiến nhà Đạo mình quan ngại và thắc mắc nhiều, là: chuyện xưng thú tội lỗi mình vướng mắc với cộng đồng dân Chúa, và với nhau. Thắc mắc, thì: mỗi người một ý, một lập trường. Quan ngại, mà người người thường khắc khoải, lại cũng khác. Có người chỉ quan và ngại sơ sơ/lờ mờ vài ba nét rất thoáng, để rồi sẽ bỏ qua. Vì nay, có vài nhận định về người ở trời Tây đã bộc phát vào buổi hội bỏ túi ở Sydney, như sau:
“Nhiều lúc, tôi nghĩ: việc cốt yếu với người đi Đạo hôm nay, không chỉ tìm cách lánh xa dịp tội để được gọi là sốt sắng, đạo hạnh!”
*Tôi thì tôi nghĩ: dù ta có chấp nhận đưa cụm từ “mắc tội trọng” gán cho hành động này khác, vẫn không nặng đến độ dù chết chóc, cũng đâu có giết chết tình yêu ta có với Chúa, với mọi người trong cộng đoàn Hội thánh. Bởi, tội lỗi là gì đi nữa cũng đâu giết chết một ai…”
*Với tôi thì, có cố gắng đến toà giải tội cho nhiều, xem ra càng tạo thêm những tội mà mình không bao giờ vướng mắc… Tất cả, chỉ là danh sách tội phạm với lỗi phạm do cha/cố bày đặt thôi.
*Tôi có cảm giác, là xưng tội cũng giống như cái máy giặt cũ kỹ dùng để tẩy uế đồ dơ bẩn dính đầy những tội, thế thôi. Trong khi, tôi lại cần nhiều thứ hơn thế. Thí dụ như, cần tẩy uế đồ dơ theo kiểu “hấp tẩy nỉ sẹc” người xưa thường nói, đôi lúc cũng chỉ cần hong cho khô là xong, đâu cần gì đến máy giặt?
*Tôi chỉ cần để ý đến người mà tôi từng làm họ đau khổ, thôi. Chỉ muốn họ tha thứ cho việc tôi làm họ đau đớn chứ đâu muốn để các cha ở nhà thờ dính dự đâu. Tôi có làm cho cha hoặc hội thánh đau khổ đâu, mà mong mỏi họ tha cho tôi, chứ!
*Nói về Mùa Chay cần ăn năn xưng thú tội lỗi, thì tôi nghĩ: Đức Chúa Phục Sinh vẫn muốn tôi phải làm chuyện đổi thay cuộc đời sau khi tịnh tâm vào những ngày đó, chứ đâu bảo tôi phải lo sửa đổi tính tình/hạnh kiểm chỉ mỗi mùa chay này thôi đâu!
*Nói cho cùng, nay được bao người chịu dẫn xác đến toà cáo giải để xưng thú các tội mình vướng mắc có dính hoặc không dính đến mấy cha và cố đâu? Những người khi xưa siêng năng xưng tội, nay bỏ đi đâu hết cả rồi? Sao không còn đến nhà thờ xưng thú tội lỗi nữa? Phải chăng, họ hết cần đến bí tích xá giải rồi?...” (trích phát biểu của anh chị em tham dự hội thảo tháng 5 năm 2012, ở Sydney)
Tìm hiểu kỹ, bạn và tôi ta sẽ thấy giới trẻ ở trời Tây, nay nghĩ nhiều về chuyện xưng thú. Thấy rồi, ta hẳn cũng biết lý do còn nằm trong đầu họ. Nghe rồi, ta cũng có được kết luận rất chung chung, hoặc các nhận định vẫn nghe quen, như: dân con nhà Đạo ở trời Tây, nay không thấy hấp dẫn gì hoặc vẫn nghĩ là họ không có bổn phận phải đi nhà thờ/nhà thánh, nên chẳng cần gì chuyện xưng tội. Như thế, phải chăng là họ không còn cần đến Thiên Chúa hoặc cha cố những thứ tha, xoá bỏ tội?
Nói cho cùng, tiếc nhớ thói quen đạo đức khi xưa cũng như ý/từ nghệ sĩ nay diễn tả ở câu hát:
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi…
Một sớm mai kia, chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là ... thế thôi.”
(Thanh Tùng – bđd)
Về với nhà Đạo, cũng nên nghe thêm ý kiến của một đấng bậc có trách nhiệm duy trì bí tích “hoà giải” hay giải tội để có được ơn lành Chúa ban. Trước nhất, là: nhận định của Lm James O’Toole, đấng bậc từng có câu hỏi tương tự, nay đáp trả bằng lời tự sự như sau:
“Nhìn vào những gì xảy ra ở thời trước và trong tương lai/mai ngày về bí tích giải tội, ta vẫn thấy: có nhiều người Công giáo ở độ tuổi trên bốn mươi, cũng tiếc nhớ cái thời mà mọi người đổ xô đến toà cáo giải, cứ thế đọc thuộc lòng những câu như: “Thưa cha, con là kẻ có tội, xin cha ban phúc lành cho con. Nay, cũng được… tuần kể từ lần con xưng tội trước đây. Đến nay, con xưng các tội con mắc phải như sau…” Và cứ thế, rồi cứ thế, người xưng thú lại sẽ kể ra một loạt những tội và tội, điều mà nhiều người nghĩ chắc cũng phải ghê gớm lắm, mới khiến bổn đạo ấy phải “xưng” cho hết. Xưng, để thấy người mình nhẹ nhõm, chẳng còn “vương vấn những lỗi cùng tội” như hôm nào. Và nay, thói quen ấy xem ra không còn tồn tại đối với phần đông người Mỹ nói chung, nhất là những người ở độ tuổi dưới bốn mươi. Còn, với giới trẻ ở độ tuổi dưới ba mươi, thì ý niệm về tội trọng/tội nhẹ, cần “xưng thú”, nay không còn nữa.” (x. Lm James O’Toole, Empty Confessionnals: Where have all the sinners gone, www.Commonwealmagazine.org 24/04/2004)
Nhà Đạo nói thế, là muốn bảo: bí tích giải tội khi xưa là chuyện thường tình, ai cũng biết, vẫn cứ thực hiện đều đặn, không thắc mắc. Nhưng hôm nay, chỉ một số rất ít con dân nhà Đạo ở trời Tây, là biết việc ấy có tầm mức quan trọng, mà thôi. Khi xưa, vào các ngày thứ sáu/thứ bẩy, người người cứ gọi là nối đuôi dài thườn thượt trước cửa toà cáo giải để chờ nhau vào “phòng tối” mà thú lỗi với cha/với cố, hầu hôm sau mới được phép rước Chúa vào lòng. Thông thường, thì khi xưng tội, ai cũng phải làm công việc xét mình/tự kiểm trước đó, để xem mình có sai phạm lỗi gì trong cuộc sống? Nếu có, thì phạm lỗi như thế cộng lại là bao nhiêu lần? Rồi sau đó, mới từ từ bước vào “toà cáo giải” để xưng/để thú với ông cha/ông cố, hầu được lãnh phép lành xá giải sau khi được “đức ngài” ban cho cái-gọi-là “việc đền tội” hỡi ôi, vẫn rất nhẹ.
Bình thường, khi nghe hối nhân xưng thú, đấng bậc “giải tội” vẫn hỏi vài câu cho chắc là hối nhân biết việc mình làm, tức có tội, rồi sau đó cũng chỉ khiển trách lấy lệ vài ba phút, xong đâu đấy mới quay người đọc một tràng tiếng Latinh và “bổ” cho hối nhân đôi ba “việc đền tội”, như đọc kinh này kinh nọ, hoặc làm việc thiện này khác, vv. Chuyện này tưởng chừng cũng dữ dằn, nhưng thực tế chỉ là những việc mà người xưng thú vẫn làm như trước đó. Tức, vẫn như cũ, chẳng có gì đổi thay, sau nhiều ngày khá bối rối.
Nay, thủ tục hoá giải và xưng thú vẫn như cũ. Nhưng xem ra có phần giản dị hơn. Vắn gọn hơn. Cả hối nhân lẫn “đức thày” đều có thể thực thi công tác ngay ngoài trời, phòng hội hoặc ở đâu đó mà “đức ngài” nghĩ là thích hợp, thế cũng xong!
Về lỗi phạm mình vướng mắc, cũng nên suy thêm đôi lời nhắn nhủ của thánh nhân như sau:
“Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi –
Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương-
hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.”
(1Ph 3: 18-20)
Vấn đề đặt ra hôm nay, là: câu hỏi của nhiều vị: mọi người nghĩ sao về chuyện xưng thú?
Ta có nên tiếp tục những chuyện như thế, để giữ Đạo không?
Nhiều đấng bậc cũng đặt ra một số vấn nạn trong đó có nhiều câu đáng ta quan tâm. Những vấn nạn tương tự lời thơ mà nghệ sĩ ngoài Đạo lại vẫn hát:
“Khi thấy buồn, anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót, trong vườn đấy thôi.
Chỉ có trong tôi, ngày đã sang đêm lâu rồi.
Bài hát cho em, giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên.”
(Thanh Tùng – bđd)
Nhà Đạo mình, không lãng quên cũng chẳng thiếu sót, dù đó có là bài hát buồn/vui cũng mặc. Chẳng quên sót, dù người thân của mình không “đến chơi” hoặc chẳng còn viếng nhà thờ/nhà thánh như dạo trước. Có đấng bậc, nay lại đặt thành vấn đề, nên mới viết:
“Về việc xưng tội và giải tội, chỉ mỗi đạo Công giáo là còn giữ. Và, coi đó như một đặc sủng tư riêng của Đạo. Thế nhưng, nhiều lúc việc sống đạo không đặt nặng vào chuyện xưng thú nữa, hãy coi đó là chuyện thời xưa, nay chẳng còn ai thiết tha, quan tâm. Từ đó, đem đến cho người Công giáo một khoảng trống, hố sâu chưa kịp lấp. Mùa Chay, là cơ hội thuận tiện, để ta khai thác chuyện “xưng thú tội lỗi” được mọi người vẫn từ lâu tuân thủ. Đó là hiện trạng đối với người Công giáo Mỹ, nói riêng.
Chẳng hạn, chỉ mỗi giáo phận Boston thôi, cũng đã có giai thoại ghi là: sau thế chiến thứ 2, có linh mục nọ được cha xứ bạn ở gần bên, kêu đến giúp “ngồi toà” từ 2 giờ trưa đến 6 giờ tối, chỉ 4 tiếng. Trong khi đó, chính ngài lại phải ngồi toà mãi đến 11 giờ khuya mới ngừng nghỉ. Đếm số người, thì cha bảo: nội chiều tháng 2 năm 1899 thôi, ngài nghe tội của 137 người tưởng đã nhiều, vẫn không bằng linh mục bạn ở New York đếm được 78 ngàn lượt người đến xưng, trong năm.” (x.Lm James O’Toole, bđd)
Đó là nói về số luợng người xưng tội vào thời vàng son ở đất Mỹ. Còn, ở vùng khác thì như sau:
“Tại các xứ đạo miền Trung Tây và Cực Đông Hoa Kỳ, giáo dân ở đây thấy chuyện xưng tội nay không còn cần thiết nữa. Giữa thế kỷ thứ 20, số người xưng tội đều đặn đã giảm sút một cách đáng ngại đến độ khi hỏi đến, chẳng ai buồn đáp lại. Thập niên ‘50, số dân đi Đạo thuộc Nhà thờ Chánh toà Madeleine ở Salt Lake City, toàn giáo xứ đếm được có 3,200 giáo dân, nhưng số người thường xuyên xưng tội lại lên tới 2,500 người. Năm 1952, chỉ hai linh mục ngồi toà thôi cũng đạt 9,431 luợt người đến xưng tội một năm; tính bình quân, thì: mỗi tuần có đến 182 người xưng tội, rất đều.
Nội trong năm 1965 và 1975, Trung Tâm Điều Tra Hoa Kỳ mở cuộc khảo sát đã phát hiện ra số người xưng tội giảm sút thấy rõ. Bình quân, mức giảm sút trong hai năm này đang từ 38% xuống còn 17% thôi. Trong khi đó, có người lại tuyên bố: họ chẳng hề xưng tội bao giờ đang từ 18% nay lên đến 38%. Năm 1977, một khảo sát khác của Trung Tâm còn cho thấy trong số 65% linh mục người Mỹ quả quyết là hàng tuần, các ngài vẫn cố gắng ngồi toà chờ giáo dân đến xưng tội, nhưng nay số người xưng thú giảm xuống chỉ còn 20 lần/một tuần so với thời trước, là cả trăm.
Giữa thập niên 80, Đại học Notre Dame ở Mỹ cũng thực hiện một điều tra/khảo sát xem giáo dân có năng đi lễ và xưng tội không, đã nhận được câu trả lời của hơn 26% người từng bảo: họ chẳng bao giờ đi xưng tội; và 35% người từng nói: mỗi năm xưng tội nhiều nhất chỉ một lần. Sự kiện này, đôi lúc cũng đòi giáo quyền nên có lời giải thích đích đáng, để mọi người biết mà nắm vững. Và, câu phản hồi từ các ngài là: tín hữu Công giáo nay dám tỏ bày bất mãn thấy rõ về chuyện xưng thú. Có người, còn nói thẳng: bọn tôi đi xưng tội nhiều lúc thấy các cha giải tội nhanh như cái máy, hệt như kiểu người ta bấm máy đếm số người đi xem triển lãm vậy. Rốt cục, thì ai cần linh hướng giúp mình sống lành thánh, nay không còn muốn đến toà cáo giải để hỏi han hoặc xưng tội nữa.” (x. Lm James O’Toole, bđd)
Dĩ nhiên, khảo sát hoặc thống kê dù chính xác cách mấy cũng không nói hết tình trạng “xưng thú” đang giảm sút với giáo hội Công giáo nước ngoài. Nhưng ở đây, tưởng cũng nên nghe thêm ý kiến của đấng bậc khác vẫn muốn bàn về lý do đưa đến hiện trạng như thế, đã cho biết:
“Thật ra, quyết tâm đòi bỏ chuyện xưng tội không thấy xuất hiện trong nghị trình bàn luận của các nghị phụ khi xưa đưa vào Công đồng Vatican II. Nhưng, trên thực tế, người Công giáo nay dám nói lên quan điểm của họ tức đã bỏ phiếu bằng chân, không còn hăng say đến toà cáo giải để xưng thú hoặc hỏi về chuyện linh hồn nữa. Việc này, khiến các nhà bình luận tôn giáo sửng sốt đến câm nín, chẳng muốn nói gì thêm. Nói cho cùng, việc giáo dân khi xưa siêng chăm xưng tội hàng tuần nay là chuyện hiếm có trong lịch sử hội thánh. Tựu trung, thì hình thức/chức năng của Bí tích Hoà giải cũng đã thay đổi khá nhiều, trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên, chuyện thay đổi hình thức/chức năng của Bí tích này giảm sút đến độ, không chỉ mỗi chuyện xưng tội theo cách riêng tư, mà còn thay đổi cả hệ thống tin tưởng cũng như động thái của giáo dân xưa nay có quan niệm về tội và án chết, về nỗi sợ hoả ngục, về sự xấu hổ cũng như quyền chế ngự và hoá giải mọi lỗi lầm gọi là “tội” chỉ dành cho hàng giáo sĩ thôi, đó mới là vấn đề. Và, vấn đề là: phần đông người Công giáo, ai cũng nghĩ mình không thể chấp nhận/biện hộ hoặc coi đó như điều không thể trách cứ đặt nền tảng trên luân lý như chuyện mình tin Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày, theo khoa học. Tóm lại, sự thật nay rõ ràng là: 7 phép bí tích hội thánh nay còn sáu phép thôi.” (x. Peter Steinfels, Examination of Conscience, viết trên trang blog tập thể giáo sĩ Mỹ ngày 06/04/2004)
Viết trên “blog” hay mạng riêng của nhóm nào đó, là cách để nói lên sự thật mà nhiều người đều biết. Viết, để cảm thông hoặc lưu giữ làm tài liệu chứ không để bàn luận, cãi tranh. Bởi, có bàn luận cho lắm cũng chỉ làm tăng thêm tình trạng rẽ chia, buồn phiền. Chi bằng, ta cứ xem như tín hữu Công giáo nay tỏ bày thái độ của mình ra sao. Và, vấn đề còn nhiều ý kiến khác phát biểu như sau:
“Tôi là nhà tâm lý học lâu nay vốn dĩ hành nghề ở nhiều nơi, cũng có chút kinh nghiệm, đồng thời lại là người Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ cũng khá đều. Vừa qua, có khách hàng nọ là người Công giáo đến tỏ bày cùng tôi, rằng: ông cũng quan ngại không ít, về thói quen nối mạng toàn cầu, để xem phim/xem hình kích dâm. Khi hỏi: lâu nay ông làm cách nào để kềm chế thói tật này? thì ông bảo: ông đã đi xưng tội nhiều lần; và mỗi lần đi như thế, ông vẫn yêu cầu linh mục xá giải giúp ông giải quyết cách sao đó cho chuyện ấy nó dứt điểm. Khi hỏi thêm: “Thế, linh mục ấy có giúp ông việc gì cụ thể không? thì ông trả lời: mấy ông cha ấy à, mấy ỗng chỉ bắt tôi đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng là xong. Làm thế, thì chỉ ra mỗi việc đền tội thôi làm sao giúp mọi người như tôi kềm chế thói quen khó trị, được chứ!
Đời thường, mọi sự trừng phạt dù nặng dù nhẹ có xứng hợp với lỗi tội mình phạm không, đều dấy lên một bất mãn nơi người thoạt nghe phán quyết, đề ra cho họ. Nhiều cuộc điều tra cho thấy: đối với con người, khi họ tin vào thứ công lý nào đó, thì nó vẫn là chuyện tự nhiên. Ai cũng muốn được tưởng thưởng khi có cố gắng, chỉnh sửa lỗi lầm mình sai phạm cũng như khi tội ác được trừng phạt đích đáng. Nhưng ở đây, đề ra việc “đền tội”, không có nghĩa là: mình đã trừng phạt được tội ác, như ở xã hội bên ngoài. Xá tội, không là chuyện ngẫu nhiên/bất ngờ để giúp mình đền tội. Bởi, sự thể có ra thế nào đi nữa, hẳn là: ta phải làm công việc ấy trước khi bước vào toà cáo giải, chứ không phải chỉ sau khi người xưng thú kể hết tội của mình cho linh mục nghe. Bí tích xá giải do hội thánh đề ra, cần hối nhân ăn năn/thú lỗi, tức công nhận rằng: ai cũng cần đến lòng xót thương Chúa ban cho mình hết. Bởi thế nên, mọi người đều luôn sẵn sàng đón nhận ơn lành ấy. Đền tội, là cốt diễn tả nỗi sầu buồn do mình phạm luật Chúa ban ra; và, cũng để cho mình có lòng cảm kích biết ơn tình Chúa thứ tha Ngài ban cho mình.
Thực thi bí tích xá giải, có thể để củng cố quyết tâm loại trừ mọi tật xấu hơn là kềm chế nó. Làm như thế, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng: họ được khuyến khích coi việc xưng tội như phương tiện giúp họ giải toả cái cảm giác phạm luật cách dễ dáng; mà thực ra đó chỉ là cơ hội để ta làm hoà với Chúa, thôi. Một khi việc đền tội được thực hiện dễ dàng và máy móc như thế, thì việc xưng tội lại vẫn được các nhà tâm-lý-học coi đó như “kỹ năng trung hoà”, tức phương cách làm dịu lắng cảm xúc tiêu cực nhiều người vẫn có, sau khi vi phạm. Xưng tội đem đến cho ta lợi thế là dùng quyền bính thiêng liêng để thực hiện “kỹ năng trung hoà” giúp người vi phạm…”
“Nếu bí tích giải tội, là động thái giải hoà hoặc xá giải mọi lỗi phạm cách thiết thực, thì các vị xá giải cũng nên thực thi sao cho tốt. Và, hội thánh nên huấn luyện các vị ấy cách sao đó để các ngài làm tốt hơn xưa. Ở đây, tôi không đề nghị chỉnh sửa việc xưng tội như khoa tâm-lý trị-liệu, kiểu Công giáo. Nhưng, tôi nghĩ: khi đã thực hiện bí tích này cho đúng qui cách, ta phải làm sao củng cố quyết tâm chống trả cơn cám dỗ, hơn là làm việc gì đó cho nó yếu đi. Kịp đến khi có được cải tổ rộng rãi, thì hội thánh mới có thể yêu cầu hối-nhân tự kiểm xem mình có tuân giữ 10 điều răn Hội thánh không. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ là thực hiện qui định vàng này: “hãy yêu thương người đồng loại như chính mình”, thôi.” (x. Thomas L. Kuhlman, The floating Sacrament: How We Confess Today Not a Reset Button, www.Commonwealmagazine.org 03/27/2012)
Bàn chuyện nghiêm chỉnh/khô khan cũng đã dài, nay đề nghị bạn và tôi, ta về với lời ca vang âm nhạc để suy tư về người ngoài đời vẫn còn hát:
“Bài hát, tìm trong khói thuốc, từng giờ bình yên.
Bài hát, tìm trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn.
Còn lại trong tôi, còn lại trong em, chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm…”
(Thanh Tùng – bđd)
Giọt nắng hay giọt “lung linh bên thềm”, nay đã chìm “trong mắt biếc, từng chiều hoàng hôn”. Hoàng hôn, của thói quen mà Hội thánh vẫn có từ thời vàng son, thuở trước. Còn lại, là câu hát “chìm trong khói thuốc”, “từng giờ bình yên”. Giờ yên bình/hiền hoà của nhiều người, nay lại có ý kiến cũng khá lạ về hiện trạng sút giảm người xưng thú, như tâm sự của linh mục nọ ở bên dưới:
“Đôi khi, ta vẫn thấy là: các đấng bậc trong Đạo mình vẫn muốn biết: các bổn đạo lâu nay hay xưng tội biến đi đâu hết vậy? Có lẽ, ta cũng nên thay câu thắc mắc bằng những lời như: không biết tại sao khi xưa người người chịu khó đến toà cáo giải để làm gì? Câu trả lời theo tôi cũng nên mượn ý tưởng của ai đó trong phim “Chàng Luke có bàn tay lạnh” của Stuart Rosenberg mà bảo: Đạo mình lâu nay, chừng như vẫn thiếu thái độ thực sự muốn đối thoại. Theo tôi nghĩ, điều này cũng đúng. Bởi, lâu nay Hội thánh mình có chịu nghe ai đâu, có chịu trao đổi hoặc đối thoại với người nào đâu! Lâu nay, ta cứ trông chờ trên ra chỉ thị để giúp ta giải quyết hết mọi chuyện. Nhưng, lại quên rằng: các đấng bậc nhà mình cũng nên lấy ý kiến của dân thường ở dưới. Mà, dân thường ở đây là giáo dân mình chứ nào ai khác!...
Ngày nay, hầu hết mọi người Công giáo đều hiểu là: không ai muốn đề cập đến hành xử nào ít liên quan hoặc chẳng liên quan gì đến lỗi/tội theo nghĩa khách quan. Mọi người nay ít quan tâm đến hành vi riêng rẽ tuy nổi bật, nhưng chú ý nhiều vào thái độ hoặc loại hình xử sự. Dù, họ biết là họ không thể dửng dưng với chuyện vi phạm luật Hội thánh, nhưng lại không thấy có nhu cầu cấp bách đến toà cáo giải để xưng thú trước khi đi làm. Theo ý Lm Chinnici ở Mỹ thì người Công giáo nay đã nghĩ về tội và lỗi theo phạm trù được xã hội định ra như vi phạm luật lệ hoặc động thái có ý đồ nằm sau hành động của mỗi người. Với phần đông người đi Đạo, thì: phạm trù mắc tội trọng hay nhẹ không còn nằm trong đầu họ như một vấn đề quan yếu nữa rồi. Hệt như người con thứ trong chuyện “Người con đi hoang” ở Kinh thánh, anh đâu có liệt kê danh sách các hành động vi phạm luật Đạo, đâu. Anh chỉ buồn phiền vì đã hành xử không đúng phép. Điều đó không toàn hảo cho lắm, nhưng cũng là điểm khởi đầu đủ đánh động lòng người Cha vẫn yêu thương anh.
Vấn đề là làm sao thuyết phục và hấp dẫn 74% giáo dân nay ít đi xưng thú để bảo rằng đây là phép bí tích rất cần. Nghi thức giải tội có nói gì nhiều với giáo dân về chuyện giao hoà với Chúa không? Tôi nhớ Gm Michael Pfeifer chủ quản giáo phận San Angelo, Texas khi viết thư mục vụ năm 2006 ngài có hỏi: sao ta cứ phải đến với linh mục để xưng thú trong khi dư biết là Chúa đã tha cho ta trước đó rồi? Vị Giám mục này còn viết: “Các nhà giải tội đích thực là người tìm cách giúp giáo dân đạt sự bình an, yên ắng mà họ tìm kiếm từ các nhà tâm lý hoặc phân tâm học. Nay, các loại hình chữa lành này chẳng bao giờ xảy đến bằng việc xưng tội mất có vài phút hoặc một năm chỉ một hai lần thôi. Sự thể là, đa số giáo dân người Mỹ hiểu là: việc giao hoà với Chúa và với anh em đồng loại là điều cần hơn đòi hỏi phải đi gặp linh mục về chuyện thiêng liêng trong chớp nhoáng. Ai cũng đều nghĩ là loại chữa lành qua nghi thức hoà giải như hiện nay không thể hiện thực được…
Nói cho cùng, dù việc xưng thú có giảm nơi toà cáo giải, nhưng việc thứ tha cho nhau nay gia tăng cùng khắp. Gia tăng, ở điểm giáo dân nay nhận thức rõ lòng Chúa thương con dân Ngài vẫn gia tăng đều đặn. Bằng chứng là, giáo dân hôm nay tuy ít đi xưng tội như trước, nhưng vẫn rước Chúa vào lòng nhiều hơn xưa. Nhiều người và nhiều lần hơn xưa, cũng rất nhiều.
Cuối cùng, có thế nói: trong khi toà thánh và hàng Giáo phẩm tìm cách tạo nghi thức mới cho phụng vụ và khuyến khích con dân tham dự các buổi này, thì nay là lúc ta nên tập trung học hỏi gương lành của Chúa nhiều hơn truớc. Như bậc thày dày kinh nghiệm, Đức Giêsu vừa là Đấng hăng say giữ luật vừa là Đấng biết lắng nghe mọi người. Với Ngài, vấn đề nay cần đặt ra là: bí tích đích thực chính là giao hoà với mọi người chứ không chỉ với linh mục, thôi.” (x. Lm Raymond C. Mann, The Empty Box: Why Catholics Skip Confession, Commonwealmagazine.org 02/05/08)
Xưng tội và hoá giải, lâu nay trở thành “Bí tích”, tức nhiệm tích bí hiểm khó lòng hiểu hết ý nghĩa cao siêu/nhiệm mầu Hội thánh chọn. Bần đạo đây, thấy khó mà trích dịch hoặc thêm thắt ý kiến riêng tư của mình hoặc của ai đó hoặc lập trường/tư tưởng của các đấng bậc ở trên cao, rất Đạo được. Chi bằng, ta cứ đi vào truyện kể về đời người có sự kiện xảy đến với người và với đời, như truyện tâm tình của một người, nhiều người hoặc mọi người đều nghĩ thế. Nghĩ về những điều tuy không là tội và nghiệp, nhưng vẫn cần nhiều người suy tư nghĩ ngợi, rất như sau:
“Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....
Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường.
Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
-Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..
Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”
Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
-Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...
Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng:
-Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....
-Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...
Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
-Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....
Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:
-Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi... Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như hơi thở nhẹ:
-Thôi, mình đi...
Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.
-Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.
-Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...
-Đã có những khách hàng khác, thưa bác...
Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
-Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.
Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phiá sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa... Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.” (Vô Danh).
Vô danh hay hữu danh, hễ cứ kể về cuộc sống có tâm tình/tự sự về những thiếu sót trong đời mình đều là chuyện bần đạo đây vẫn bắt mình phải suy tư/nghĩ ngợi trong mọi giai đoạn cuộc đời. Dù, đó không là chuyện 20 năm về trước của bác lái taxi, hoặc của riêng tôi/riêng bạn, mà chẳng ai muốn thổ lộ cho cha/cố hoặc thánh hội có những vị chỉ nên thánh do tên gọi mà thôi.
Nói cho cùng, thánh hội của ta nhất định là thánh, dù có nhiều thành viên trong đó chẳng sống lành và thánh đáng cho mọi người noi gương. Nên, hôm nay và mai ngày, đề nghị bạn/đề nghi tôi, ta cứ nguyện cầu cho mình, và cho thánh hội cần tự-thánh-hoá chính mình, nhiều hơn nữa. Để rồi, ta sẽ là mẫu gương cho động thái đại kết, trong tương lai mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn còn nhiều trăn trở
trong tự kiểm.
Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B 03.6.2012
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:
“Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 28: 16-20
Tiêu diêu như báu vỡ, vẫn cứ là bầu trời huyền nhiệm chốn không gian. Thầm dội đến thâm tâm, nay lại là nhiệm tích Chúa tỏ bày với nhân trần. Như trình thuật lâu nay, rày ghi chép.
Trình thuật, nay ghi chép về huyền nhiệm Chúa Ba Ngôi linh thiêng, khó diễn giải. Huyền nhiệm, là nhiệm tích cao cả tỏ cho dân con nào không cảm nghiệm được để rồi sống. Thế nên, thánh sử Mát-thêu phải dùng ảnh hình chiếc thang của thế giới hầu đạt tới huyền nhiệm, mà cảm kích.
Buổi đầu, vũ trụ ở độ tuổi 13 tỷ năm, vẫn đắm chìm trong tăm tối, kịp đến khi Chúa sờ chạm, nguồn sáng đã trỗi dậy toả ánh thiều quang, rộn sức sống. Thiều quang, là tập hợp các phân tử ánh sáng cứ lăn tăn dội sóng, không phương hướng.
Vào lúc ấy, Chúa bèn định hướng để tạo thành có được năng lượng tràn đầy, mà hướng về đằng trước phía có nhân gian vũ trụ vạn vật. Và từ đó, vũ trụ tuân thủ đường hướng Chúa định đoạt rất phân minh, thành đạt. Trong khoảnh khắc rất nhanh, vũ trụ đã kịp hoà tan/chan hoà vào với nhau phản ảnh phương hướng Chúa đề bạt. Rồi từ đó, sản sinh nên sự sống mới ở đó có sự sống con người, rất trổi bật.
Sự sống Chúa tặng cho vũ trụ, là những “sự” rất sống và rất động, luôn rực chiếu ánh lung linh về hướng trước, nơi có Chúa ngự trị theo phương cách rất Ba Ngôi, vẫn rạng ngời.
Ở với vũ trụ, con người là tạo vật gây nhiều thích thú. Con người không là loài vật chỉ đặc biệt mỗi trí khôn mà thôi, nhưng còn có khả năng mơ ước đặc trưng/biểu tượng để kết chặt với nhau bằng truyện kể đượm mầu thần linh rất kinh ngạc, đáng sợ. Thần linh nhiệm mầu cần “la-bàn định-hướng” hầu dẫn dắt con dân loài người kinh qua chốn miền đầy tâm tưởng. Và thọ tạo “người” cứ hỏi: không biết mình có nên thần phục thần linh, hay không? Không biết mình có tự do chọn quan hệ chỉ với một số vị thần, mà thôi không?
Thiên Chúa lại ban cho con người “la-bàn” ấy. Bằng vào “la-bàn định hướng”, Ngài thiết lập “Giao ước” với con người. Điều đó có nghĩa: Chúa quan hệ với con người không theo cung cách khuynh loát/thống trị, huyễn hoặc hay không tưởng. Ngài chẳng cần ai thần phục Ngài. Nhưng điều Ngài cần hơn cả, là con người nên thực thi tương quan hai chiều. Có được tương quan ấy, con người sẽ tin tưởng vào Chúa là Đấng giúp cho con người có được tự do. Về với lịch sử, con người hiểu biết nhiều sự việc, và từ đó biết tỏ lòng cảm kích, ghi ơn Ngài.
Khám phá ra điều này, có người vẫn chưa biết cách chan hoà/nhào quyện với những người không được như mình, dù họ có tìm mọi cách để tìm hiểu khám phá ấy. Họ đành chọn một trong hai phương cách: hoặc tách riêng sống chỉ một mình, hoặc hợp lực/cộng tác với người khác. Thật ra, thì họ rất cần “la-bàn định-hướng” Chúa ban tặng. Và, Chúa lại tặng ban “la-bàn định hướng” ấy, thêm lần nữa.
La-bàn Chúa tặng, là quà “hiệp thông”/tương quan giúp con người sống hài hoà với người khác mình, nhưng không làm mất đi bản chất tư-riêng của chính mình. Nhờ “Hiệp thông”, con người học được cách yêu thương sống hài hoà với người khác, ngõ hầu trở nên giống mình hơn. Nhờ vào hiệp thông, con người còn có trách nhiệm với thế giới rộng lớn hơn, tức: có trách nhiệm với những người chưa biết hoà mình/trộn lẫn với ai khác. Thế nên, ta cũng hãy nên bắt đầu sử dụng quà “Hiệp thông” Chúa đã ban.
Khi xử sự, con người bắt đầu biết kinh ngạc và tự hỏi: không biết mình có nên kéo dài tương quan hài hoà ấy mãi lâu ngày, hay không? Hoặc, ta chỉ nên kiến tạo thêm cung cách mới cho đời mình? Cung cách mới, tức không phải của người thụ động cứ ngồi đó đợi chờ hoặc nhận lãnh ơn huệ đính hướng? Nhưng, cũng nên bắt đầu kiến tạo mọi việc chung cùng Chúa? Kiến tạo, là diễn lại những gì xảy ra trong quá khứ, hoặc đem lại những gì mới mẻ cho tương lai của chính mình? Muốn được thế, con người cần đến “la-bàn định hướng” Chúa tặng ban, một lần nữa. Và, Chúa lại đã tặng thêm cho con người thứ “la-bàn định hưóng” mới là “Thần Khí” của Ngài, để con người biết mà chan hoà quá khứ với tương lai, hầu biến nó thành hiện tại. Một hiện tại mang ý nghĩa rất “quà tặng”.
Quà tặng Thần-Khí-Chúa, là quà hiếm quí rất hiện tại nhưng khó diễn bày hoặc nói đến. Bởi, Thần Khí Chúa vượt quá mọi ngôn ngữ. Thần-Khí-Chúa là Hơi Thở đẩy lùi mọi ngọn gió của ngôn ngữ được con người sử dụng để diễn tả mọi chuyện. Ngược lại, Thần Khí vẫn nâng nhấc con người lên, để họ đạt chốn an lành, mà định hướng bước tới về phía trước.
Quà tặng Chúa gửi đến với con người, không đơn thuần chỉ mỗi giống giòng Israel dân Chúa chọn. Cũng không thuần khiết chỉ mỗi Đức Giêsu và/hoặc Hội thánh. Nhưng, “Giao ước” Chúa gửi đến với ta qua dân Do thái, chính là sự “Hiệp thông” Ngài đặt để qua Đức Giêsu, Con Ngài. Và Thần-Khí-Chúa đến với ta ngang qua Thánh Hội, Chúa gửi gắm. Quà Ngài gửi, là để dân con của Ngài có thể đến với người khác, nhóm khác có văn hoá, sắc tộc và đạo giáo rất khác biệt. Quà Chúa gửi, là để con người tạo được ý nghĩa nhân bản cho luồng sáng, thời gian và năng lượng toàn vũ trụ. Quà Chúa tặng, khiến cho con người có được tự do, biết ứng đáp cách sáng tạo, nhạy bén và đổi mới.
Quà Chúa gửi tặng, là cách để Thiên-Chúa-là-Cha trao ban chính Mình Ngài là Đức Chúa cho con người như Giao ước, Hiệp thông và Thần Khí. Chính đó là Chúa Ba Ngôi, vẫn rất thực.
May cho ta, là con người đã nhận ra rằng quà tặng Chúa gửi là do Ngài tặng ban chính Mình Ngài vẫn còn tiếp tục được như thế. Quà-tặng-là-Thần-Khí-Chúa, vẫn hiện diện bên ta, ở đây. Ngay lúc này. Điều không may khác, đó là: con người lâu nay hay gặp rắc rối về những khuynh loát/áp đặt và về sự tự do Chúa ban cho nữa. Con người gặp rắc rồi, vì ý tưởng nảy sinh khiến họ phải đi đến quyết định: hoặc xa cách/tách rời “Quà-Tặng-là-Thần-Khí-Chúa hoặc hợp lực/cộng tác với “Quà” của Chúa. Đó, là ý tưởng về việc duy trì quá khứ và kiến tạo tương lai, để rồi mỗi khi ta nhận thức được rằng: Thiên-Chúa-là-Cha, Chúa Con là Lời và Thần-Khí-là-Tình-Yêu đang sờ chạm vào ta cốt để tỏ cho ta biết phương cách mà đến được với Ngài.
Không phải chỉ bây giờ, ta mới về lại với lịch sử để có được cảm giác về Huyền Nhiệm. Nhưng từ đầu, có người lại được thần hứng sử dụng ngôn ngữ trần gian để tỏ bày về Huyền Nhiệm này, dù trước đó họ chẳng bao giờ biết đến Huyền Nhiệm ấy. Và, họ cũng đã tìm hiểu lịch sử vũ trụ xem có gì được đặt thêm vào đó không. Họ tỏ bày về “Danh” Chúa. Về, “Huyền Nhiệm” Chúa Ba Ngôi. Và, về “Tình yêu” của Chúa. Họ gọi Chúa là Cha. Gọi Đức Giêsu là “Con”-của-Chúa-Cha, Đấng gần gũi mật thiết với Cha; và gọi Ngài là “Lời” của Cha.
Họ gọi Tình-Yêu-Thiên-Chúa là Thần-Khí vẫn thổi đầy sinh lực ở nơi Chúa, vào ta và tạo nguồn thần hứng cho ta. Kể từ đó, nhiều vị thức giả trong cộng đoàn dân Chúa lại tìm cách diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi cho những ai tìm hiểu triết lý Hy Lạp, đều biết rằng: ở nơi Chúa, chỉ có một Bản chất duy nhất nhưng nơi Ngài bao gồm ba Nhân Vật: một là Chúa Cha, một là Chúa Con hoặc Ngôi Lời, và một là Thần-Khí-Chúa. Các ngài đều quả quyết rằng Ba Ngôi/tức Nhân Vật vẫn chỉ là Một, có quan hệ hỗ tương. Và, Thiên-Chúa-là-Cha đã gửi đến với ta Con Một của Ngài để ta có thể liên hệ cách mật thiết với Ngài. Để, Ngài hướng dẫn cuộc sống của ta ở thế trần, rồi đem ta về với Cha.
Nhưng vấn đề là: không biết Thiên Chúa có thực sự giống thế không? Kitô hữu thời xưa không hiểu rõ điều đó và cũng chẳng chứng mình được gì, nhưng tư tưởng này đáp ứng ý nghĩa của Thiên Chúa mà mọi người dựa vào đó để sống. Vì thế nên, công thức này cũng thánh thiêng/linh đao, vẫn đan kết với truyền thống Giáo hội.
Ngày nay, nếu hỏi rằng ta làm được gì khá hơn không để diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi? Có thể không. Không bao giờ. Nhưng, có thể có. Có, qua cung cách nhận thức phát hiện được những điều Chúa Ba Ngôi vẫn thực hiện trong trần thế. Có thể, ta cũng nghĩ là mình có nhiều nhu cầu hiểu biết và diễn nghĩa hơn đồng đạo thời xưa trước. Có thể là, trong tương lai, ta lại có được cảm nghĩ và cảm nghiệm nhiều hơn về công việc của Chúa Ba Ngôi. Đó cũng là điều hay, để hy vọng.
Và rồi, ai ai cũng sẽ ra đi rời bỏ thế giới nhân trần này, để về với Ba Ngôi Thiên Chúa. Và khi đó, mọi người đều sẽ trực diện Chúa biết Ngài là ai? Đấng nào? Và mọi sự có ý nghĩa gì? Trong thời gian chờ đợi đến ngày đó, ta vẫn phải sống với niềm tin mình đang có. Sống chung và cùng với nhóm người đang sử dụng ngôn ngữ Chúa tặng ban. Những người có kinh nghiệm về những ân huệ Chúa gửi đến hầu thúc giục ta cùng với Chúa hướng về phía trước để ta càng nhân bản hơn; càng cùng chung với Chúa, trong mọi việc. Cuối cùng, có lẽ đó là những gì Chúa thực lòng muốn có khi Ngài tỏ rõ cho ta biết Chúa là Cha của ta. Đức Giêsu là Con Một của Thiên-Chúa-Là-Cha, và Thần-Khí-là-Tình-Yêu Ngài hằng ban cho ta.
Để cảm nhận điều này, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên từng diễn tả:
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ;
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ D(ấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Đấng Tiên Tri, nay vẫn đứng giảng Phúc Âm Lời Chúa đấy chứ. Giảng, để biết rằng tất cả không là “tiếng vang thầm dội đến thâm tâm”; mà là, tiếng Chúa/tiếng người qua ngôn ngữ diễn bày một huyền nhiệm rất Ba Ngôi. Theo cung cách rất thiêng, và cũng rất người.
Lm Nuyễn Đức Vinh Sanh,
Mai Tá phỏng dịch
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24/5 - 1/6/2012 Những diễn biến mới về vụ Vatileaks
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:40 04/06/2012
1. Vụ Vatileaks
Biến cố gây ngỡ ngàng và đau buồn cho người Công Giáo trên toàn thế giới là ông Paolo Gabriele, quản gia trong Phủ Giáo Hoàng, một người thân tín kề cận Đức Giáo Hoàng lại dường như là thủ phạm của những hành động không thể biện minh được dưới mọi khía cạnh.
Chúng ta đau buồn và phẫn nộ vì các thư và các tài liệu của Đức Thánh Cha bị đánh cắp từ ngay trong nhà của ngài để đem đi xuất bản. Hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm trầm trọng đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự xúc phạm hèn nhát lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một thứ bạo lực tàn bạo đánh thẳng vào người đứng đầu Giáo Hội và các cơ chế trọng yếu của Giáo Hội trong giáo triều Rôma.
Từ đầu năm đến nay, một số ký giả Ý, tiêu biểu là Gianlugi Nuzzi, đã xuất bản các tài liệu đánh cắp của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là người bị phương hại nặng nề nhất. Kế đến, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Ngày 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cho thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt gồm ba vị Hồng Y là Đức Hồng Y Julian Herranz người Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Josef Tomko người Slovakia, và Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi người Ý. Đức Hồng Y Julian Herranz đã từng là chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giải Thích các Văn Bản Luật từ năm 1994 đến năm 2007. Ủy ban của ba vị Hồng Y được sự phối hợp của ông Domenico Giani, cận vệ của Đức Thánh Cha và 100 hiến binh Vatican.
Điều đáng nhấn mạnh và ca ngợi ở đây là quyết tâm tìm ra sự thật của Tòa Thánh và thông tri rộng rãi và nhanh chóng trong toàn thể Giáo Hội và trước thế giới.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy là ông Paolo Gabriele đang ngồi trên xe của Đức Thánh Cha trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 23 tháng Năm. Buổi chiều cùng ngày, hiến binh Tòa Thánh mới bắt ông ta sau khi thu được tại nhà ông những tài liệu lấy cắp của Đức Thánh Cha. Sáng ngày thứ Năm, Tòa Thánh đã tổ chức ngay cuộc họp báo mặc dù cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.
Trong những ngày vừa qua, Tòa Thánh tiếp tục thông báo về diễn biến cuộc điều tra. Theo những tin tức mới nhất, Ủy ban của ba vị Hồng Y đang xem xét các tài liệu thu được tại nhà ông Paolo Gabriele, người đã tỏ ra hợp tác với ủy ban điều tra.
Hai vị luật sư do ông Paolo Gabriele chỉ định đang xin cho ông được tạm tha.Trong tuần tới trước sự hiện diện của hai vị luật sư này, ông Paolo Gabriele sẽ phải trả lời trước vị chưởng tín của Tòa Thánh là giáo sư Nicola Picardi và giáo sư thẩm phán Antonio Bonnet. Nội vụ có thể dẫn đến việc ông Paolo Gabriele phải ra trước tòa án của Vatican nằm ở sau đền thờ Thánh Phêrô.
2. Đức Thánh Cha đề cập đến vụ Vatileaks
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 30 tháng Năm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập trực tiếp về tình hình khó khăn xuất phát từ vụ Vatileaks, tức là vụ lấy cắp các tài liệu, thư tín của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma để công bố trái phép trên các phương tiện truyền thông. Đức Thánh Cha bày tỏ sự bất bình của ngài trước tình hình hiện nay, ngài thẳng thắn phê bình mạnh mẽ cách thức vụ việc bị xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông và nhấn mạnh sự tin tưởng của ngài đối với các cộng tác viên của mình.
Đức Thánh Cha nói:
"Các sự kiện trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo triều và các cộng tác viên của tôi đã mang lại nỗi buồn trong trái tim tôi. Tuy nhiên, tôi có niềm tin vững chắc rằng bất chấp sự yếu đuối của con người, bất chấp những khó khăn và thử thách, Giáo Hội luôn được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, và Chúa sẽ không bao giờ ngưng ban phát những trợ giúp của Ngài trong việc duy trì Giáo Hội trên cuộc lữ hành trần thế.
Tuy nhiên, một số tin đồn hoàn toàn vô căn cứ, được khuếch đại bởi một số phương tiện truyền thông, đã đi quá xa các sự kiện, đưa ra một bức tranh về Tòa Thánh không tương ứng với thực tế. Vì thế, tôi muốn nhắc lại ở đây sự tin tưởng và sự khích lệ của tôi đối với những cộng tác viên của mình, là những người ngày qua ngày, với lòng trung thành và một tinh thần hy sinh, đang lặng lẽ giúp đỡ tôi trong việc thực hiện sứ vụ của mình. "
3. Đức Thánh Cha giải thích từ Amen
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng giải thích là làm thế nào sự tin tưởng vào Thiên Chúa đã giúp Thánh Phaolô vượt qua những khó khăn. Ngài cũng giải thích ý nghĩa của lời cầu nguyện và nguồn gốc của từ 'Amen'.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài suy niệm của chúng ta về lời cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta hãy xem xét khẳng định đáng kinh ngạc của Thánh Tông Đồ rằng Chúa Giêsu Kitô là vị Thiên Chúa không là vừa “có” lại vừa “không” nhưng chỉ toàn là “có” cho nhân loại. Mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người, và nhờ Người mà chúng ta hô lên "Amen", để tôn vinh Thiên Chúa (x. 2 Cor 1:19-20). Đối với Thánh Phaolô, cầu nguyện trên tất cả là một hồng ân của Thiên Chúa, được đặt nền tảng trên tình yêu trung tín của Người, một tình yêu đã được mạc khải trọn vẹn nơi việc sai Con Ngài đến trong thế gian và nơi các ơn của Chúa Thánh Thần. Thần Khí được tuôn đổ vào lòng chúng ta, dẫn chúng ta đến Chúa Cha, để vị Thiên Chúa “Có” luôn hiện diện nơi chúng ta trong Chúa Kitô và cho phép chúng ta đến lượt mình nói "Có" - Amen! – với Thiên Chúa. Việc sử dụng từ "Amen" của chúng ta, bắt nguồn từ trong lời cầu nguyện phụng vụ cổ xưa của Israel và sau đó được Giáo Hội sơ khai đưa vào, thể hiện niềm tin vững chắc của chúng ta vào lời Chúa phán và niềm hy vọng của chúng ta vào những lời hứa của Người. Thông qua từ "Có" hàng ngày này, là từ chúng ta dùng để kết thúc lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của mình, chúng ta lặp lại sự tuân phục của Chúa Giêsu với Chúa Cha và, nhờ các ơn của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể sống một cuộc sống mới được chuyển hoá trong sự hiệp nhất với Chúa.
Tôi chào đón các tín hữu hành hương Việt Nam từ tổng giáo phận Sàigòn, do Đức Hồng Y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn dẫn đầu. Tôi cũng chào đón các tham dự viên trong hội nghị chuyên đề về Phật giáo-Kitô giáo được tổ chức tại Castel Gandolfo. Tôi cũng gởi lời chào đến Hội Hope For Tomorrow – Hy Vọng cho Tương Lai đến từ Hoa Kỳ. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh, bao gồm những người đến từ Anh, Ireland, Na Uy, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hoa Kỳ xin Thiên Chúa ban niềm vui và bình an cho anh chị em!
4. Tòa Thánh lên án vụ thảm sát tại Houla
Một vụ thảm sát gần đây tại thị trấn Houla của Syria đã gây ra cái chết của hơn 100 người và dẫn đến việc nhất trí lên án của cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc họp báo diễn ra sáng thứ Tư 30 tháng Tư, cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha kinh hoàng trước tin tức bi đát này.
Vị giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói:
"Đây thực sự là một tình huống bi đát làm chúng ta đau buồn và lo lắng rất nhiều. Chúng ta phải bày tỏ tình đoàn kết trước nỗi đau của những người dân này. Chúng tôi kêu gọi các giải pháp hòa bình cho vấn đề."
Sau khi Liên Hợp Quốc lên án Syria "với những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể" vì các cuộc tấn công tại Houla, các quốc gia phương Tây đã bắt đầu trục xuất đại sứ Syria trong một động thái phối hợp với Hoa Kỳ.
5. Các thánh bảo trợ cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2013 sẽ diễn ra tại Rio De Janeiro. Để chuẩn bị cho biến cố này, ban tổ chức đã công bố các vị thánh bảo trợ cho sự kiện này. Đầu tiên là Đức Mẹ Aparecida, cũng là bổn mạng của Brazil. Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aparecida tại Brazil mỗi năm thu hút khoảng 10 triệu khách hành hương. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã thăm Vương Cung Thánh Đường này vào năm 2007, trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tại Mỹ Châu Latinh.
Sau đó, là Thánh Sebastian. Ngài là một quân nhân phục vụ dưới đế chế La Mã. Tuy nhiên, ngài rời quân ngũ bởi vì không muốn dự phần vào việc bách hại các Kitô hữu. Ngài chịu tử vì đạo vào năm 288.
Đấng bảo trợ thứ ba là Friar Galvao là linh mục dòng Phanxicô đầu tiên của Brazil đã được Đức Thánh Cha phong thánh năm 2007.
Thánh Têrêsa thành Lisieux, cũng có trong danh sách. Từ năm 1927, nữ tu người Pháp này đã được biết đến như là bổn mạng của các nhà thừa sai truyền giáo.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Chân Phước Gioan Phaolô II. Năm 1984, ngài đã thành lập Ngày Giới trẻ Thế giới. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã được xem là “vị Giáo hoàng của giới trẻ”.
Ngoài ra, Ngày Giới trẻ Thế giới cũng sẽ có 13 vị thánh giới trẻ sẽ xin các đấng cầu bầu. Đó là Thánh Rose thành Lima, người được biết đến như là vị thánh nữ đầu tiên của châu Mỹ La tinh; Chân Phước Pier Giorgio Frassati, thanh niên người Ý đã cống hiến cuộc đời của mình để giúp đỡ người nghèo; Chân Phước Chiara Luce Badano, đấng đã chịu đau khổ vì bệnh ung thư nhưng dâng sự đau đớn của mình cho phần rỗi của những người khác; Chân Phước Frederic Ozanam, người Pháp đã để lại dấu ấn một cuộc sống Công giáo phong phú và nhiệt thành.
Ngoài ra còn có, Adilio Daronch Brazil, người đã bị giết chết ở tuổi 16 vì là Kitô hữu. Thánh Têrêsa Andes, một nữ tu dòng Cát Minh của Chile. Chân Phước Jose de Anchieta người rao giảng nước Thiên Chúa khắp Brazil trong thế kỷ 16. Chân Phước Isidore Bakanja, người đã bị giết chết ở Congo vì là Kitô hữu. Chân Phước Irma Dulce, một nữ tu Brazil, người đã cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo trong thành phố Salvador de Bahia của Brazil.
Ngoài ra còn có Thánh George, một người lính của đế quốc La Mã đã bị chặt đầu vì cải đạo sang Kitô giáo. Chân Phước Laura Vicuña là người dâng những đau khổ vì bệnh tật cho sự trở lại của mẹ cô. Thánh Andrew Kim, linh mục đầu tiên của Hàn Quốc đã chịu tử đạo vào năm 1846, và Chân Phước Albertina Berkenbrock, một cô gái người Brazil đã bị giết chết ở tuổi 12 vì không chịu để cho một bọn lưu manh hãm hiếp.
6. Lịch trình Đại Hội Quốc Tế Gia Đình ở Milan
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình đã bắt đầu từ Thứ Ba 29 tháng Năm với một hội chợ quốc tế về gia đình tại Milan và việc chào đón hàng trăm ngàn người từ trên khắp thế giới đổ về thành phố này.
Đúng 9h30 sáng thứ Tư 30 tháng Năm, Đại Hội Quốc Tế Gia Đình đã chính thức khai mạc với chủ đề “Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi”.
Khúc dạo đầu của Đại Hội Quốc Tế Gia Đình 2012 là một cuộc hội thảo về Mục Vụ Gia Đình kéo dài liên tục trong 3 ngày, bắt đầu ngay sau lễ khai mạc.
Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng giám mục của Milan cho biết:
"Có rất nhiều kỳ vọng của các tín hữu Kitô và toàn xã hội. Có một sự hợp tác tuyệt vời và tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong ba ngày sẽ là một niềm vui lớn lao. "
Đức Giáo Hoàng sẽ đến Milan vào chiều 1 tháng Sáu. Cuộc họp đầu tiên với các gia đình sẽ diễn ra ngay ngày hôm đó tại quảng trường Duomo. Sau đó, ngài sẽ tham dự một buổi hòa nhạc tại Nhà hát La Scala, nơi Daniel Barenboim sẽ biểu diễn Bản Giao Hưởng thứ chín của Beethoven.
Vào ngày thứ Bảy 02 tháng 6, vào lúc 10:00, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các linh mục và các nam nữ tu sĩ. Một giờ sau, lúc 11 giờ sáng, ngài sẽ đến sân vận động San Siro với những bạn trẻ của tổng giáo phận Milan sắp được chịu Phép Thêm Sức.
Chiều hôm đó sẽ diễn ra biến cố đầu tiên quy tụ đông đảo các gia đình thế giới. Dựa trên các con số ghi danh, ban tổ chức dự trù ít nhất 500.000 người từ 145 quốc gia sẽ tham dự nghi thức trình bày Chứng Tá Gia Đình tại sân bay Milan. Các chứng từ phần lớn là từ các gia đình Ý, sau đó là Tây Ban Nha, Croatia và Á Căn Đình.
Đức Thánh Cha sẽ tham dự đêm canh thức với các gia đình từ 8:30 tối. Trong một giờ, ngài sẽ lắng nghe chứng tá của các gia đình, cầu nguyện với họ và trả lời những thắc mắc.
Một dàn nhạc pop gồm 30 thành viên và một ca đoàn tổng hợp của tổng giáo phận Milan gồm 75 ca viên sẽ trình bày trong đêm canh thức. Đông đảo các gia đình tham dự sẽ ngủ lại ngay trên sân bay dưới sự giúp đỡ của 5000 thiện nguyện viên đến từ 184 quốc gia, đông nhất là từ Phi Luật Tân, nơi đã diễn ra Đại Hội Quốc Tế Gia Đình năm 2003.
Sáng Chúa Nhật 3 tháng 6, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ Bế Mạc tại địa điểm này vào lúc 10h sáng với sự tham dự của khoảng một triệu người.
Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha sẽ công bố quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Đại Hội Quốc Tế Gia Đình tiếp theo. Sau đó, ngài sẽ ăn trưa với một số gia đình tại Tòa Tổng Giám Mục Milan. Chiều hôm đó, ngài sẽ rời Milan để trở về Rôma.
7. Đức Hồng Y Ennio Antonelli: Đại Hội Quốc Tế Gia Đình sẽ thúc đẩy cuộc sống gia đình lành mạnh
“Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi”. Khi nói đến sống một cuộc sống gia đình lành mạnh, cả ba yếu tố trên đều là cần thiết. Nhưng làm sao để cân bằng những yếu tố này luôn luôn là một vấn nạn với nhiều gia đình.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình nhận xét:
" Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi là ba giá trị cơ bản cho một cuộc sống tốt. Đó là một cuộc sống mà mọi người cần phải có và tận hưởng. Kinh Thánh trình bày chúng như là ba phước lành, luôn luôn đáng đề cao. "
Đức Hồng y Antonelli là người tổ chức chính của biến cố này. Ngài hy vọng rằng trong Đại Hội Quốc Tế Gia Đình kéo dài năm ngày, các gia đình sẽ có thể tăng cường hạnh phúc gia đình và đức tin Công Giáo của họ.
Ngài cũng mong muốn các cuộc họp tập trung xem xét những thách đố hiện tại mà càng ngày càng trở nên phổ biến và cấp bách đối với nhiều gia đình. Đặc biệt là tình huống của những đôi sống chung không kết hôn, hoặc những gia đình có con ngoài giá thú.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli cho biết, theo thời gian, quy mô của những tình huống như thế ngày càng lớn dần, gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli nói:
"Người ta không nên nhầm lẫn giữa gia đình với một nơi để cùng cư trú với nhau. Để trở thành gia đình, người ta phải cố gắng vun đắp nhiều hơn là việc chỉ đơn giản sống chung dưới một mái nhà. Gia đình là điều gì đó nhiều hơn một nhóm người sống chung dưới một mái nhà. Các thành viên trong gia đình liên kết với nhau và có một nguồn cội sâu đậm. Gia đình thực sự là đơn vị của một cấu trúc xã hội ".
Đức Hồng y Antonelli cho biết gia đình vững mạnh, làm cho xã hội vững mạnh. Đó là một sự kết hợp, mà ngài cho rằng, không thể bỏ qua. Gia đình, tự bản chất, không chỉ là tế bào căn bản của xã hội, mà còn là những tế bào tích hợp của Giáo Hội.
Ngài nói:
"Gia đình truyền lại các giá trị văn hóa, tôn giáo, nhân bản, đạo đức xã hội, do đó, nó thực sự là một sứ vụ xã hội, chứ không gói gọn trong phạm vi cá nhân. Vai trò của gia đình không thể thay thế được. "
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình năm nay là Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần thứ Bẩy và đây là lần thứ hai, Đức Hồng Y Antonelli, trong tư cách chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, đứng ra tổ chức.
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần cuối cùng đã diễn tạ tại Mexico City vào năm 2009. Đức Giáo Hoàng đã không thể tham dự đại hội lần đó, nhưng năm nay có sự khác biệt vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến tham dự tại Milan.
8. Thánh Hildegard thành Bingen và Thánh Gioan Avila sắp được công bố là Tiến Sĩ Hội Thánh
Hàng ngàn người hành hương đã tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Giáo Hoàng hôm Chúa Nhật 27 tháng Năm. Một điều vượt ngoài dự đoán của họ là trong buổi cầu nguyện này Đức Thánh Cha đã công bố một trong những sự kiện quan trọng nhất trong triều đại giáo hoàng của mình.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Tôi vui mừng thông báo rằng vào ngày 07 tháng 10, ngày bắt đầu khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi sẽ công bố Thánh Gioan Avila và Thánh Hildegard thành Bingen là Tiến Sĩ Hội Thánh."
Tước hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh được Giáo Hội dùng để tôn vinh các vị thánh mà những huấn giáo thần học của các vị có giá trị cho mọi thời đại.
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã tôn vinh Thánh Têrêsa thành Avila và Thánh Catherine thành Siena Tiến Sĩ Hội Thánh. Trong triều giáo hoàng của ngài, vào năm 1997, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh Thánh Têrêsa thành Lisieux là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Với việc tôn vinh hai vị nữa của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Giáo Hội sẽ có tổng cộng 35 vị Tiến Sĩ Hội Thánh.
9. Đức Giáo Hoàng thảo luận về nạn phá thai với Tổng thống Laura Chinchilla của Costa Rica
Hôm 28 tháng Năm, tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã tiếp nữ Tổng thống Costa Rica, bà Laura Chinchilla. Tổng thống Chinchilla là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu nhà nước Costa Rica sau cuộc bầu cử vào năm 2010.
Trong cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, hai vị đã đề cập đến vấn đề giáo dục của đất nước, các tổ chức xã hội và từ thiện. Đặc biệt, hai vị đã thảo luận về vấn đề phá thai, mà cho đến nay tại Costa Rica vẫn không hợp pháp. Các vị đã nhắc đến tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá căn bản của con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.
Tổng thống Chinchilla đã tặng Đức Giáo Hoàng một cặp tranh điêu khắc mô tả các khu rừng và động vật hoang dã của Costa Rica.
Sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh đã có cuộc gặp gỡ với nữ tổng thống Chinchilla. Tháp tùng tổng thống Costa Rica trong hai cuộc tiếp kiến này có đại sứ Costa Rica cạnh Tòa Thánh là ngài Fernando Sánchez.
10. Đức Giáo Hoàng sẽ sử dụng một bệ di động mới
Trong Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm 28 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã dùng một bệ di động mới để đi từ cuối Đền Thờ Thánh Phêrô lên bàn thờ.
Bệ di động mới có gắn huy hiệu triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 ở phía trước, sàn được lót bằng nhung màu đỏ và sẽ được sử dụng trong các thánh lễ lớn.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng bệ di động là người tiền nhiệm của ngài, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trước năm 1978, các vị Giáo Hoàng thường ngồi trên một chiếc kiệu gọi là gestatoria sedia do 12 người khiêng. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bãi bỏ phương thức di chuyển này.
11. Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta đang sống trong một thời gian đầy những ngộ nhận
Đánh dấu sự kết thúc của mùa Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Hiện Xuống tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đó là buổi lễ đầu tiên có sự hiện diện đông đảo của công chúng kể từ khi xảy ra biến cố người quản gia của Đức Thánh Cha bị Hiến Binh Vatican bắt vì lấy cắp các tài liệu và thư từ của ngài.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã không nói cụ thể về trường hợp này, nhưng ngài nói về câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh và cách thế chúng ta hiểu câu chuyện đó trong thế giới hôm nay.
Ngài nói:
"Chúng ta không nhận ra chúng ta đang sống lại một kinh nghiệm tương tự như Babel. Thật thế, chúng ta đã nhân lên nhiều lần khả năng truyền thông, nắm bắt thông tin, truyền đạt tin tức, nhưng liệu chúng ta có dám nói rằng chúng ta đã làm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau "?
Đức Thánh Cha tập trung vào bài giảng của ngài về sự hiệp nhất của con người, nhấn mạnh rằng "sự hiểu biết và chia sẻ giữa mọi người thường hời hợt và khó khăn".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Có sự mất cân bằng thường xuyên dẫn đến các xung đột, trong khi đối thoại giữa các thế hệ là khó khăn và sự khác biệt đôi khi thắng thế, chúng ta chứng kiến hàng ngày những biến cố trong đó con người dường như ngày càng hung hăng và hiếu chiến hơn."
Lễ Chúa Nhật Hiện Xuống hay còn gọi là Lễ Ngũ Tuần này nhắc lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện đến trên các Tông Đồ sau khi Chúa Kitô lên trời.
12. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trình bày về Thánh Philip Neri
Hôm 27 tháng Năm Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thánh Philip Neri như sau:
"Các bạn trẻ thân mến, hãy học hỏi từ vị thánh này để sống cuộc sống của các con với sự đơn sơ và niềm vui Tin Mừng. Những người đau yếu bệnh tật thân mến, cầu xin Thánh Philip Neri giúp anh chị em biết dâng những đau khổ của mình lên Cha trên trời trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh. Với những cặp vợ chồng mới cưới, cầu xin cho các con nhờ lời cầu bầu của Thánh Philip Neri, biết xây dựng gia đình dưới ánh sáng của sự khôn ngoan Tin Mừng.
13. Lễ Ngũ Tuần là gì?
Lễ Ngũ Tuần hay Chúa Nhật Hiện Xuống được cử hành 50 ngày, sau Lễ Phục Sinh. Đây là ngày cuối cùng của Lễ Phục Sinh trong đó Giáo Hội kỷ niệm việc Chúa Thánh Thần hiện ra với các thánh Tông Đồ và với Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau:
"Bài đọc trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ đề cập đến diễn tiến vào ngày Lễ Ngũ Tuần, dưới hình thức một cơn gió mạnh và lửa, Chúa Thánh Thần đã thổi vào cộng đồng của các môn đệ Chúa Giêsu đang trong lúc cầu nguyện, từ đó hình thành nên Giáo Hội. "
Từ thời điểm đó các Tông Đồ bắt đầu sứ mạng rao giảng Lời Chúa bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể.
Ở nhiều nơi trên thế giới, lễ Hiện Xuống được kèm với lễ Vọng Hiện Xuống được tổ chức vào tối thứ Bảy.
14. Đức Giáo Hoàng chào đón Thủ tướng Cộng hòa Tiệp, Petr Necas
Sáng thứ Sáu 25 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã tiếp Thủ tướng Chính phủ của Cộng hòa Tiệp, Petr Necas, tại Dinh Tông Tòa của Vatican. Hai vị đã có một cuộc họp riêng trong khoảng 20 phút. Trong số những đề tài được đem ra thảo luận, hai vị đã đề cập đến việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước.
Hai vị cũng nhắc lại chuyến đi thăm Tiệp của Đức Thánh Cha hồi năm 2009.
Thủ tướng Chính phủ Tiệp đã trao tặng cho Đức Thánh Cha bản sao của sách Tin Mừng được xuất bản vào thế kỷ thứ 9, và đã được lưu trữ tại một tu viện lâu đời nhất ở Prague. Ngoài các huy chương Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng đã tặng ông Necas một cây bút.
Trong chuyến thăm chính thức của mình, thủ tướng Necas cũng đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh,.
15. Hội đồng quản trị ngân hàng Vatican bãi chức chủ tịch của ông Ettore Gotti Tedeschi
Chủ tịch Ngân hàng Vatican, ông Ettore Gotti Tedeschi, đã từ chức hôm thứ Năm 24 tháng Năm vừa qua, trước khi hội đồng quản trị Viện Giáo Vụ tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại ông.
Phát ngôn viên Phòng Báo Chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi đưa ra một tuyên bố giải thích cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này trong đó nêu rằng vị chủ tịch “đã không đáp ứng được một số chức năng rất quan trọng”.
Tại thời điểm này, Tòa Thánh không bình luận thêm về bất kỳ chi tiết cụ thể, nhưng đã đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết cho một ứng viên trong tương lai gần.
"Hội đồng quản trị đang tìm kiếm một vị chủ tịch mới xuất sắc để giúp Viện thúc đẩy quan hệ có hiệu quả và toàn diện giữa Viện và cộng đồng tài chính thế giới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau đối với các định chế tài chính thống nhất trên trường quốc tế."
Cho đến khi một vị chủ tịch mới được chọn, học viện sẽ được lãnh đạo bởi Ronaldo Hermann Schmitz, một thống đốc ngân hàng người Đức, hiện là phó chủ tịch của Viện.
Ettore Gotti Tedeschi đã là chủ tịch Viện Giáo Vụ kể từ tháng 9 năm 2003. Ngân hàng này độc đáo nhất trên thế giới vì lợi nhuận của nó được dùng vào các công việc từ thiện và các khách hàng của ngân hàng là các giáo phận, các dòng tu, các cơ quan tại giáo triều Rôma và các nhân viên làm việc trong giáo triều.
16. Cầu nguyện cho người Công Giáo ở Trung Quốc
Đây là một nhóm có thể là nhỏ về nhân sự, nhưng nhiệm vụ của nhóm này là rất lớn. Năm ngoái nhóm này đã tổ chức một cuộc diễu hành để cầu nguyện tại Rôma cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Cha Edmund De La Vega trưởng nhóm cho biết:
"Anh em của chúng tôi ở Trung Quốc có thể không có mặt ở đây, nhưng họ đang tham gia vào cuộc rước này bằng những đau khổ của họ, những thử thách và bách hại. Cuộc hành hương này là một cách để đoàn kết. Đó là một hy sinh nhỏ để giúp chúng ta tái khám phá ra chúng tôi đang cùng đi bộ với nhau hướng tới Chúa Kitô. Đó là một cách để ủy thác cho Đức Mẹ, công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc. "
Cuộc rước được tổ chức ngày 24 tháng 5, là ngày Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 dành riêng để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Vào ngày đó, một bức ảnh rất phổ biến của Đức Mẹ được tôn kính trên gian cung thánh của đền thờ Đức Mẹ Xà Sơn tại Thượng Hải. Trong khi đó, tại Rôma, Mẹ được tôn kính trong một cuộc diễu hành từ quảng trường Thánh Phêrô đến đền thờ Đức Bà Cả, nơi Đức Hồng Y Julian Herranz cử hành Thánh Lễ
Cha Edmund De La Vega cho biết thêm:
"Chúng ta đang trong tháng Năm, là tháng hoa kính Đức Trinh Nữ Maria, vì vậy điều quan trọng là chúng tôi có mặt ở Rôma, và dẫn đầu một cuộc rước đến đền thờ Đức Bà Cả. Để cầu nguyện dưới chân Mẹ và hiệp ý với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, ủy thác cho Mẹ lời cầu xin của chúng ta. "
Tình hình của các Kitô hữu ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều khó khăn. Nhiều người đã phải bỏ nước ra đi. Nhóm cầu nguyện của cha Edmund De La Vega cũng giúp đỡ anh chị em này tăng cường đức tin nơi quê hương mới của họ.
17. Tổng thống Bảo Gia Lợi tặng Đức Giáo Hoàng một quả trứng Phục sinh nặng đến cho 440 pound tức gần 200 kg.
Tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Bảo Gia Lợi là ông Rosen Plevneliev hôm 24 tháng 5 nhân ngày Giáo dục và văn hóa Slavic của Bảo Gia Lợi.
Đức Thánh Cha đã rất ngạc nhiên khi món quà của tổng thống không thể mang vào trong phòng họp. Cả hai vị phải bước ra hành lang để xem quả trứng Phục sinh nặng 440 pound với chiều cao lên tới 6 feet, tức là 1.8m. Phải mất hai năm để thực hiện quả trứng này, với sự làm việc cật lực của hơn 15 thợ kim hoàn. Trứng được làm bằng thép mạ vàng và 2.000 tinh thể ruby màu.
Bên cạnh đó, tổng thống Bảo Gia Lợi cũng tặng cho Đức Thánh Cha một tấm hình các thành viên trong Giáo hội Chính thống Bungari. Hai vị đã đàm thoại bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của Đức Giáo Hoàng là tiếng Đức trong suốt cuộc họp.
Buổi sáng cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng đã tiếp kiến ông Nikola Gruevski, Thủ tướng Macedonia cùng đi với một phái đoàn đông đảo trong chính quyền và ngoại giao đoàn Macedonia.
18. Đức Giáo Hoàng làm phép cây Thánh Giá để chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 2000 Chúa Phục Sinh.
Hôm 23 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã làm phép một cây thánh gía độc đáo do một nhóm các tín hữu Công Giáo Ukraine thực hiện. Cây Thánh giá này sẽ đi chu du đến tất cả các thủ đô lớn trên thế giới, như là một cách để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 2000 năm Chúa Phục sinh diễn ra vào năm 2033.
Cho đến nay, cây thánh giá này đã chu du qua nhiều nước châu Âu, như Ukraine, Ba Lan, Pháp và Đức. Trong thành phố Rôma, cây thánh giá đã được rước qua 4 đền thờ lớn.
Vào năm 2004, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã từng làm phép cây thánh giá này.
19. Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho vương miện của Đức Mẹ Thăm Viếng,
Cũng trong buổi sáng ngày 23 tháng Năm, để kỷ niệm 600 năm Đức Mẹ Thăm Viếng được chọn làm bổn mạng của thành phố Enna của Ý, Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho vương miện của Đức Trinh Nữ và Chúa Hài Nhi Giêsu.
Để thể hiện lòng sùng mộ của mình, một nhóm khoảng 1.000 cư dân Enna, đã tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư. Nhóm này được Đức Cha Michele Pennisi, Giám mục Enna, hướng dẫn.
Biến cố gây ngỡ ngàng và đau buồn cho người Công Giáo trên toàn thế giới là ông Paolo Gabriele, quản gia trong Phủ Giáo Hoàng, một người thân tín kề cận Đức Giáo Hoàng lại dường như là thủ phạm của những hành động không thể biện minh được dưới mọi khía cạnh.
Chúng ta đau buồn và phẫn nộ vì các thư và các tài liệu của Đức Thánh Cha bị đánh cắp từ ngay trong nhà của ngài để đem đi xuất bản. Hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm trầm trọng đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự xúc phạm hèn nhát lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một thứ bạo lực tàn bạo đánh thẳng vào người đứng đầu Giáo Hội và các cơ chế trọng yếu của Giáo Hội trong giáo triều Rôma.
Từ đầu năm đến nay, một số ký giả Ý, tiêu biểu là Gianlugi Nuzzi, đã xuất bản các tài liệu đánh cắp của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là người bị phương hại nặng nề nhất. Kế đến, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Ngày 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cho thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt gồm ba vị Hồng Y là Đức Hồng Y Julian Herranz người Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Josef Tomko người Slovakia, và Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi người Ý. Đức Hồng Y Julian Herranz đã từng là chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giải Thích các Văn Bản Luật từ năm 1994 đến năm 2007. Ủy ban của ba vị Hồng Y được sự phối hợp của ông Domenico Giani, cận vệ của Đức Thánh Cha và 100 hiến binh Vatican.
Điều đáng nhấn mạnh và ca ngợi ở đây là quyết tâm tìm ra sự thật của Tòa Thánh và thông tri rộng rãi và nhanh chóng trong toàn thể Giáo Hội và trước thế giới.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy là ông Paolo Gabriele đang ngồi trên xe của Đức Thánh Cha trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 23 tháng Năm. Buổi chiều cùng ngày, hiến binh Tòa Thánh mới bắt ông ta sau khi thu được tại nhà ông những tài liệu lấy cắp của Đức Thánh Cha. Sáng ngày thứ Năm, Tòa Thánh đã tổ chức ngay cuộc họp báo mặc dù cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.
Trong những ngày vừa qua, Tòa Thánh tiếp tục thông báo về diễn biến cuộc điều tra. Theo những tin tức mới nhất, Ủy ban của ba vị Hồng Y đang xem xét các tài liệu thu được tại nhà ông Paolo Gabriele, người đã tỏ ra hợp tác với ủy ban điều tra.
Hai vị luật sư do ông Paolo Gabriele chỉ định đang xin cho ông được tạm tha.Trong tuần tới trước sự hiện diện của hai vị luật sư này, ông Paolo Gabriele sẽ phải trả lời trước vị chưởng tín của Tòa Thánh là giáo sư Nicola Picardi và giáo sư thẩm phán Antonio Bonnet. Nội vụ có thể dẫn đến việc ông Paolo Gabriele phải ra trước tòa án của Vatican nằm ở sau đền thờ Thánh Phêrô.
2. Đức Thánh Cha đề cập đến vụ Vatileaks
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 30 tháng Năm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập trực tiếp về tình hình khó khăn xuất phát từ vụ Vatileaks, tức là vụ lấy cắp các tài liệu, thư tín của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma để công bố trái phép trên các phương tiện truyền thông. Đức Thánh Cha bày tỏ sự bất bình của ngài trước tình hình hiện nay, ngài thẳng thắn phê bình mạnh mẽ cách thức vụ việc bị xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông và nhấn mạnh sự tin tưởng của ngài đối với các cộng tác viên của mình.
Đức Thánh Cha nói:
"Các sự kiện trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo triều và các cộng tác viên của tôi đã mang lại nỗi buồn trong trái tim tôi. Tuy nhiên, tôi có niềm tin vững chắc rằng bất chấp sự yếu đuối của con người, bất chấp những khó khăn và thử thách, Giáo Hội luôn được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, và Chúa sẽ không bao giờ ngưng ban phát những trợ giúp của Ngài trong việc duy trì Giáo Hội trên cuộc lữ hành trần thế.
Tuy nhiên, một số tin đồn hoàn toàn vô căn cứ, được khuếch đại bởi một số phương tiện truyền thông, đã đi quá xa các sự kiện, đưa ra một bức tranh về Tòa Thánh không tương ứng với thực tế. Vì thế, tôi muốn nhắc lại ở đây sự tin tưởng và sự khích lệ của tôi đối với những cộng tác viên của mình, là những người ngày qua ngày, với lòng trung thành và một tinh thần hy sinh, đang lặng lẽ giúp đỡ tôi trong việc thực hiện sứ vụ của mình. "
3. Đức Thánh Cha giải thích từ Amen
Trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng giải thích là làm thế nào sự tin tưởng vào Thiên Chúa đã giúp Thánh Phaolô vượt qua những khó khăn. Ngài cũng giải thích ý nghĩa của lời cầu nguyện và nguồn gốc của từ 'Amen'.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài suy niệm của chúng ta về lời cầu nguyện trong các thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta hãy xem xét khẳng định đáng kinh ngạc của Thánh Tông Đồ rằng Chúa Giêsu Kitô là vị Thiên Chúa không là vừa “có” lại vừa “không” nhưng chỉ toàn là “có” cho nhân loại. Mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người, và nhờ Người mà chúng ta hô lên "Amen", để tôn vinh Thiên Chúa (x. 2 Cor 1:19-20). Đối với Thánh Phaolô, cầu nguyện trên tất cả là một hồng ân của Thiên Chúa, được đặt nền tảng trên tình yêu trung tín của Người, một tình yêu đã được mạc khải trọn vẹn nơi việc sai Con Ngài đến trong thế gian và nơi các ơn của Chúa Thánh Thần. Thần Khí được tuôn đổ vào lòng chúng ta, dẫn chúng ta đến Chúa Cha, để vị Thiên Chúa “Có” luôn hiện diện nơi chúng ta trong Chúa Kitô và cho phép chúng ta đến lượt mình nói "Có" - Amen! – với Thiên Chúa. Việc sử dụng từ "Amen" của chúng ta, bắt nguồn từ trong lời cầu nguyện phụng vụ cổ xưa của Israel và sau đó được Giáo Hội sơ khai đưa vào, thể hiện niềm tin vững chắc của chúng ta vào lời Chúa phán và niềm hy vọng của chúng ta vào những lời hứa của Người. Thông qua từ "Có" hàng ngày này, là từ chúng ta dùng để kết thúc lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của mình, chúng ta lặp lại sự tuân phục của Chúa Giêsu với Chúa Cha và, nhờ các ơn của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể sống một cuộc sống mới được chuyển hoá trong sự hiệp nhất với Chúa.
Tôi chào đón các tín hữu hành hương Việt Nam từ tổng giáo phận Sàigòn, do Đức Hồng Y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn dẫn đầu. Tôi cũng chào đón các tham dự viên trong hội nghị chuyên đề về Phật giáo-Kitô giáo được tổ chức tại Castel Gandolfo. Tôi cũng gởi lời chào đến Hội Hope For Tomorrow – Hy Vọng cho Tương Lai đến từ Hoa Kỳ. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh, bao gồm những người đến từ Anh, Ireland, Na Uy, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hoa Kỳ xin Thiên Chúa ban niềm vui và bình an cho anh chị em!
4. Tòa Thánh lên án vụ thảm sát tại Houla
Một vụ thảm sát gần đây tại thị trấn Houla của Syria đã gây ra cái chết của hơn 100 người và dẫn đến việc nhất trí lên án của cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc họp báo diễn ra sáng thứ Tư 30 tháng Tư, cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha kinh hoàng trước tin tức bi đát này.
Vị giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói:
"Đây thực sự là một tình huống bi đát làm chúng ta đau buồn và lo lắng rất nhiều. Chúng ta phải bày tỏ tình đoàn kết trước nỗi đau của những người dân này. Chúng tôi kêu gọi các giải pháp hòa bình cho vấn đề."
Sau khi Liên Hợp Quốc lên án Syria "với những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể" vì các cuộc tấn công tại Houla, các quốc gia phương Tây đã bắt đầu trục xuất đại sứ Syria trong một động thái phối hợp với Hoa Kỳ.
5. Các thánh bảo trợ cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2013 sẽ diễn ra tại Rio De Janeiro. Để chuẩn bị cho biến cố này, ban tổ chức đã công bố các vị thánh bảo trợ cho sự kiện này. Đầu tiên là Đức Mẹ Aparecida, cũng là bổn mạng của Brazil. Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aparecida tại Brazil mỗi năm thu hút khoảng 10 triệu khách hành hương. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã thăm Vương Cung Thánh Đường này vào năm 2007, trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tại Mỹ Châu Latinh.
Sau đó, là Thánh Sebastian. Ngài là một quân nhân phục vụ dưới đế chế La Mã. Tuy nhiên, ngài rời quân ngũ bởi vì không muốn dự phần vào việc bách hại các Kitô hữu. Ngài chịu tử vì đạo vào năm 288.
Đấng bảo trợ thứ ba là Friar Galvao là linh mục dòng Phanxicô đầu tiên của Brazil đã được Đức Thánh Cha phong thánh năm 2007.
Thánh Têrêsa thành Lisieux, cũng có trong danh sách. Từ năm 1927, nữ tu người Pháp này đã được biết đến như là bổn mạng của các nhà thừa sai truyền giáo.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Chân Phước Gioan Phaolô II. Năm 1984, ngài đã thành lập Ngày Giới trẻ Thế giới. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã được xem là “vị Giáo hoàng của giới trẻ”.
Ngoài ra, Ngày Giới trẻ Thế giới cũng sẽ có 13 vị thánh giới trẻ sẽ xin các đấng cầu bầu. Đó là Thánh Rose thành Lima, người được biết đến như là vị thánh nữ đầu tiên của châu Mỹ La tinh; Chân Phước Pier Giorgio Frassati, thanh niên người Ý đã cống hiến cuộc đời của mình để giúp đỡ người nghèo; Chân Phước Chiara Luce Badano, đấng đã chịu đau khổ vì bệnh ung thư nhưng dâng sự đau đớn của mình cho phần rỗi của những người khác; Chân Phước Frederic Ozanam, người Pháp đã để lại dấu ấn một cuộc sống Công giáo phong phú và nhiệt thành.
Ngoài ra còn có, Adilio Daronch Brazil, người đã bị giết chết ở tuổi 16 vì là Kitô hữu. Thánh Têrêsa Andes, một nữ tu dòng Cát Minh của Chile. Chân Phước Jose de Anchieta người rao giảng nước Thiên Chúa khắp Brazil trong thế kỷ 16. Chân Phước Isidore Bakanja, người đã bị giết chết ở Congo vì là Kitô hữu. Chân Phước Irma Dulce, một nữ tu Brazil, người đã cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo trong thành phố Salvador de Bahia của Brazil.
Ngoài ra còn có Thánh George, một người lính của đế quốc La Mã đã bị chặt đầu vì cải đạo sang Kitô giáo. Chân Phước Laura Vicuña là người dâng những đau khổ vì bệnh tật cho sự trở lại của mẹ cô. Thánh Andrew Kim, linh mục đầu tiên của Hàn Quốc đã chịu tử đạo vào năm 1846, và Chân Phước Albertina Berkenbrock, một cô gái người Brazil đã bị giết chết ở tuổi 12 vì không chịu để cho một bọn lưu manh hãm hiếp.
6. Lịch trình Đại Hội Quốc Tế Gia Đình ở Milan
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình đã bắt đầu từ Thứ Ba 29 tháng Năm với một hội chợ quốc tế về gia đình tại Milan và việc chào đón hàng trăm ngàn người từ trên khắp thế giới đổ về thành phố này.
Đúng 9h30 sáng thứ Tư 30 tháng Năm, Đại Hội Quốc Tế Gia Đình đã chính thức khai mạc với chủ đề “Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi”.
Khúc dạo đầu của Đại Hội Quốc Tế Gia Đình 2012 là một cuộc hội thảo về Mục Vụ Gia Đình kéo dài liên tục trong 3 ngày, bắt đầu ngay sau lễ khai mạc.
Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng giám mục của Milan cho biết:
"Có rất nhiều kỳ vọng của các tín hữu Kitô và toàn xã hội. Có một sự hợp tác tuyệt vời và tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong ba ngày sẽ là một niềm vui lớn lao. "
Đức Giáo Hoàng sẽ đến Milan vào chiều 1 tháng Sáu. Cuộc họp đầu tiên với các gia đình sẽ diễn ra ngay ngày hôm đó tại quảng trường Duomo. Sau đó, ngài sẽ tham dự một buổi hòa nhạc tại Nhà hát La Scala, nơi Daniel Barenboim sẽ biểu diễn Bản Giao Hưởng thứ chín của Beethoven.
Vào ngày thứ Bảy 02 tháng 6, vào lúc 10:00, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các linh mục và các nam nữ tu sĩ. Một giờ sau, lúc 11 giờ sáng, ngài sẽ đến sân vận động San Siro với những bạn trẻ của tổng giáo phận Milan sắp được chịu Phép Thêm Sức.
Chiều hôm đó sẽ diễn ra biến cố đầu tiên quy tụ đông đảo các gia đình thế giới. Dựa trên các con số ghi danh, ban tổ chức dự trù ít nhất 500.000 người từ 145 quốc gia sẽ tham dự nghi thức trình bày Chứng Tá Gia Đình tại sân bay Milan. Các chứng từ phần lớn là từ các gia đình Ý, sau đó là Tây Ban Nha, Croatia và Á Căn Đình.
Đức Thánh Cha sẽ tham dự đêm canh thức với các gia đình từ 8:30 tối. Trong một giờ, ngài sẽ lắng nghe chứng tá của các gia đình, cầu nguyện với họ và trả lời những thắc mắc.
Một dàn nhạc pop gồm 30 thành viên và một ca đoàn tổng hợp của tổng giáo phận Milan gồm 75 ca viên sẽ trình bày trong đêm canh thức. Đông đảo các gia đình tham dự sẽ ngủ lại ngay trên sân bay dưới sự giúp đỡ của 5000 thiện nguyện viên đến từ 184 quốc gia, đông nhất là từ Phi Luật Tân, nơi đã diễn ra Đại Hội Quốc Tế Gia Đình năm 2003.
Sáng Chúa Nhật 3 tháng 6, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ Bế Mạc tại địa điểm này vào lúc 10h sáng với sự tham dự của khoảng một triệu người.
Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha sẽ công bố quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Đại Hội Quốc Tế Gia Đình tiếp theo. Sau đó, ngài sẽ ăn trưa với một số gia đình tại Tòa Tổng Giám Mục Milan. Chiều hôm đó, ngài sẽ rời Milan để trở về Rôma.
7. Đức Hồng Y Ennio Antonelli: Đại Hội Quốc Tế Gia Đình sẽ thúc đẩy cuộc sống gia đình lành mạnh
“Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi”. Khi nói đến sống một cuộc sống gia đình lành mạnh, cả ba yếu tố trên đều là cần thiết. Nhưng làm sao để cân bằng những yếu tố này luôn luôn là một vấn nạn với nhiều gia đình.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình nhận xét:
" Gia Đình, Công Ăn Việc Làm và Nghỉ Ngơi là ba giá trị cơ bản cho một cuộc sống tốt. Đó là một cuộc sống mà mọi người cần phải có và tận hưởng. Kinh Thánh trình bày chúng như là ba phước lành, luôn luôn đáng đề cao. "
Đức Hồng y Antonelli là người tổ chức chính của biến cố này. Ngài hy vọng rằng trong Đại Hội Quốc Tế Gia Đình kéo dài năm ngày, các gia đình sẽ có thể tăng cường hạnh phúc gia đình và đức tin Công Giáo của họ.
Ngài cũng mong muốn các cuộc họp tập trung xem xét những thách đố hiện tại mà càng ngày càng trở nên phổ biến và cấp bách đối với nhiều gia đình. Đặc biệt là tình huống của những đôi sống chung không kết hôn, hoặc những gia đình có con ngoài giá thú.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli cho biết, theo thời gian, quy mô của những tình huống như thế ngày càng lớn dần, gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
Đức Hồng Y Ennio Antonelli nói:
"Người ta không nên nhầm lẫn giữa gia đình với một nơi để cùng cư trú với nhau. Để trở thành gia đình, người ta phải cố gắng vun đắp nhiều hơn là việc chỉ đơn giản sống chung dưới một mái nhà. Gia đình là điều gì đó nhiều hơn một nhóm người sống chung dưới một mái nhà. Các thành viên trong gia đình liên kết với nhau và có một nguồn cội sâu đậm. Gia đình thực sự là đơn vị của một cấu trúc xã hội ".
Đức Hồng y Antonelli cho biết gia đình vững mạnh, làm cho xã hội vững mạnh. Đó là một sự kết hợp, mà ngài cho rằng, không thể bỏ qua. Gia đình, tự bản chất, không chỉ là tế bào căn bản của xã hội, mà còn là những tế bào tích hợp của Giáo Hội.
Ngài nói:
"Gia đình truyền lại các giá trị văn hóa, tôn giáo, nhân bản, đạo đức xã hội, do đó, nó thực sự là một sứ vụ xã hội, chứ không gói gọn trong phạm vi cá nhân. Vai trò của gia đình không thể thay thế được. "
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình năm nay là Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần thứ Bẩy và đây là lần thứ hai, Đức Hồng Y Antonelli, trong tư cách chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, đứng ra tổ chức.
Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần cuối cùng đã diễn tạ tại Mexico City vào năm 2009. Đức Giáo Hoàng đã không thể tham dự đại hội lần đó, nhưng năm nay có sự khác biệt vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến tham dự tại Milan.
8. Thánh Hildegard thành Bingen và Thánh Gioan Avila sắp được công bố là Tiến Sĩ Hội Thánh
Hàng ngàn người hành hương đã tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Giáo Hoàng hôm Chúa Nhật 27 tháng Năm. Một điều vượt ngoài dự đoán của họ là trong buổi cầu nguyện này Đức Thánh Cha đã công bố một trong những sự kiện quan trọng nhất trong triều đại giáo hoàng của mình.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Tôi vui mừng thông báo rằng vào ngày 07 tháng 10, ngày bắt đầu khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi sẽ công bố Thánh Gioan Avila và Thánh Hildegard thành Bingen là Tiến Sĩ Hội Thánh."
Tước hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh được Giáo Hội dùng để tôn vinh các vị thánh mà những huấn giáo thần học của các vị có giá trị cho mọi thời đại.
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã tôn vinh Thánh Têrêsa thành Avila và Thánh Catherine thành Siena Tiến Sĩ Hội Thánh. Trong triều giáo hoàng của ngài, vào năm 1997, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh Thánh Têrêsa thành Lisieux là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Với việc tôn vinh hai vị nữa của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Giáo Hội sẽ có tổng cộng 35 vị Tiến Sĩ Hội Thánh.
9. Đức Giáo Hoàng thảo luận về nạn phá thai với Tổng thống Laura Chinchilla của Costa Rica
Hôm 28 tháng Năm, tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã tiếp nữ Tổng thống Costa Rica, bà Laura Chinchilla. Tổng thống Chinchilla là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu nhà nước Costa Rica sau cuộc bầu cử vào năm 2010.
Trong cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, hai vị đã đề cập đến vấn đề giáo dục của đất nước, các tổ chức xã hội và từ thiện. Đặc biệt, hai vị đã thảo luận về vấn đề phá thai, mà cho đến nay tại Costa Rica vẫn không hợp pháp. Các vị đã nhắc đến tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá căn bản của con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.
Tổng thống Chinchilla đã tặng Đức Giáo Hoàng một cặp tranh điêu khắc mô tả các khu rừng và động vật hoang dã của Costa Rica.
Sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh đã có cuộc gặp gỡ với nữ tổng thống Chinchilla. Tháp tùng tổng thống Costa Rica trong hai cuộc tiếp kiến này có đại sứ Costa Rica cạnh Tòa Thánh là ngài Fernando Sánchez.
10. Đức Giáo Hoàng sẽ sử dụng một bệ di động mới
Trong Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm 28 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã dùng một bệ di động mới để đi từ cuối Đền Thờ Thánh Phêrô lên bàn thờ.
Bệ di động mới có gắn huy hiệu triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 ở phía trước, sàn được lót bằng nhung màu đỏ và sẽ được sử dụng trong các thánh lễ lớn.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng bệ di động là người tiền nhiệm của ngài, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trước năm 1978, các vị Giáo Hoàng thường ngồi trên một chiếc kiệu gọi là gestatoria sedia do 12 người khiêng. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bãi bỏ phương thức di chuyển này.
11. Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta đang sống trong một thời gian đầy những ngộ nhận
Đánh dấu sự kết thúc của mùa Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Hiện Xuống tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đó là buổi lễ đầu tiên có sự hiện diện đông đảo của công chúng kể từ khi xảy ra biến cố người quản gia của Đức Thánh Cha bị Hiến Binh Vatican bắt vì lấy cắp các tài liệu và thư từ của ngài.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã không nói cụ thể về trường hợp này, nhưng ngài nói về câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh và cách thế chúng ta hiểu câu chuyện đó trong thế giới hôm nay.
Ngài nói:
"Chúng ta không nhận ra chúng ta đang sống lại một kinh nghiệm tương tự như Babel. Thật thế, chúng ta đã nhân lên nhiều lần khả năng truyền thông, nắm bắt thông tin, truyền đạt tin tức, nhưng liệu chúng ta có dám nói rằng chúng ta đã làm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau "?
Đức Thánh Cha tập trung vào bài giảng của ngài về sự hiệp nhất của con người, nhấn mạnh rằng "sự hiểu biết và chia sẻ giữa mọi người thường hời hợt và khó khăn".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Có sự mất cân bằng thường xuyên dẫn đến các xung đột, trong khi đối thoại giữa các thế hệ là khó khăn và sự khác biệt đôi khi thắng thế, chúng ta chứng kiến hàng ngày những biến cố trong đó con người dường như ngày càng hung hăng và hiếu chiến hơn."
Lễ Chúa Nhật Hiện Xuống hay còn gọi là Lễ Ngũ Tuần này nhắc lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện đến trên các Tông Đồ sau khi Chúa Kitô lên trời.
12. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trình bày về Thánh Philip Neri
Hôm 27 tháng Năm Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thánh Philip Neri như sau:
"Các bạn trẻ thân mến, hãy học hỏi từ vị thánh này để sống cuộc sống của các con với sự đơn sơ và niềm vui Tin Mừng. Những người đau yếu bệnh tật thân mến, cầu xin Thánh Philip Neri giúp anh chị em biết dâng những đau khổ của mình lên Cha trên trời trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh. Với những cặp vợ chồng mới cưới, cầu xin cho các con nhờ lời cầu bầu của Thánh Philip Neri, biết xây dựng gia đình dưới ánh sáng của sự khôn ngoan Tin Mừng.
13. Lễ Ngũ Tuần là gì?
Lễ Ngũ Tuần hay Chúa Nhật Hiện Xuống được cử hành 50 ngày, sau Lễ Phục Sinh. Đây là ngày cuối cùng của Lễ Phục Sinh trong đó Giáo Hội kỷ niệm việc Chúa Thánh Thần hiện ra với các thánh Tông Đồ và với Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau:
"Bài đọc trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ đề cập đến diễn tiến vào ngày Lễ Ngũ Tuần, dưới hình thức một cơn gió mạnh và lửa, Chúa Thánh Thần đã thổi vào cộng đồng của các môn đệ Chúa Giêsu đang trong lúc cầu nguyện, từ đó hình thành nên Giáo Hội. "
Từ thời điểm đó các Tông Đồ bắt đầu sứ mạng rao giảng Lời Chúa bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể.
Ở nhiều nơi trên thế giới, lễ Hiện Xuống được kèm với lễ Vọng Hiện Xuống được tổ chức vào tối thứ Bảy.
14. Đức Giáo Hoàng chào đón Thủ tướng Cộng hòa Tiệp, Petr Necas
Sáng thứ Sáu 25 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã tiếp Thủ tướng Chính phủ của Cộng hòa Tiệp, Petr Necas, tại Dinh Tông Tòa của Vatican. Hai vị đã có một cuộc họp riêng trong khoảng 20 phút. Trong số những đề tài được đem ra thảo luận, hai vị đã đề cập đến việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước.
Hai vị cũng nhắc lại chuyến đi thăm Tiệp của Đức Thánh Cha hồi năm 2009.
Thủ tướng Chính phủ Tiệp đã trao tặng cho Đức Thánh Cha bản sao của sách Tin Mừng được xuất bản vào thế kỷ thứ 9, và đã được lưu trữ tại một tu viện lâu đời nhất ở Prague. Ngoài các huy chương Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng đã tặng ông Necas một cây bút.
Trong chuyến thăm chính thức của mình, thủ tướng Necas cũng đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone là quốc vụ khanh Tòa Thánh,.
15. Hội đồng quản trị ngân hàng Vatican bãi chức chủ tịch của ông Ettore Gotti Tedeschi
Chủ tịch Ngân hàng Vatican, ông Ettore Gotti Tedeschi, đã từ chức hôm thứ Năm 24 tháng Năm vừa qua, trước khi hội đồng quản trị Viện Giáo Vụ tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại ông.
Phát ngôn viên Phòng Báo Chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi đưa ra một tuyên bố giải thích cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này trong đó nêu rằng vị chủ tịch “đã không đáp ứng được một số chức năng rất quan trọng”.
Tại thời điểm này, Tòa Thánh không bình luận thêm về bất kỳ chi tiết cụ thể, nhưng đã đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết cho một ứng viên trong tương lai gần.
"Hội đồng quản trị đang tìm kiếm một vị chủ tịch mới xuất sắc để giúp Viện thúc đẩy quan hệ có hiệu quả và toàn diện giữa Viện và cộng đồng tài chính thế giới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau đối với các định chế tài chính thống nhất trên trường quốc tế."
Cho đến khi một vị chủ tịch mới được chọn, học viện sẽ được lãnh đạo bởi Ronaldo Hermann Schmitz, một thống đốc ngân hàng người Đức, hiện là phó chủ tịch của Viện.
Ettore Gotti Tedeschi đã là chủ tịch Viện Giáo Vụ kể từ tháng 9 năm 2003. Ngân hàng này độc đáo nhất trên thế giới vì lợi nhuận của nó được dùng vào các công việc từ thiện và các khách hàng của ngân hàng là các giáo phận, các dòng tu, các cơ quan tại giáo triều Rôma và các nhân viên làm việc trong giáo triều.
16. Cầu nguyện cho người Công Giáo ở Trung Quốc
Đây là một nhóm có thể là nhỏ về nhân sự, nhưng nhiệm vụ của nhóm này là rất lớn. Năm ngoái nhóm này đã tổ chức một cuộc diễu hành để cầu nguyện tại Rôma cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Cha Edmund De La Vega trưởng nhóm cho biết:
"Anh em của chúng tôi ở Trung Quốc có thể không có mặt ở đây, nhưng họ đang tham gia vào cuộc rước này bằng những đau khổ của họ, những thử thách và bách hại. Cuộc hành hương này là một cách để đoàn kết. Đó là một hy sinh nhỏ để giúp chúng ta tái khám phá ra chúng tôi đang cùng đi bộ với nhau hướng tới Chúa Kitô. Đó là một cách để ủy thác cho Đức Mẹ, công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc. "
Cuộc rước được tổ chức ngày 24 tháng 5, là ngày Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 dành riêng để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Vào ngày đó, một bức ảnh rất phổ biến của Đức Mẹ được tôn kính trên gian cung thánh của đền thờ Đức Mẹ Xà Sơn tại Thượng Hải. Trong khi đó, tại Rôma, Mẹ được tôn kính trong một cuộc diễu hành từ quảng trường Thánh Phêrô đến đền thờ Đức Bà Cả, nơi Đức Hồng Y Julian Herranz cử hành Thánh Lễ
Cha Edmund De La Vega cho biết thêm:
"Chúng ta đang trong tháng Năm, là tháng hoa kính Đức Trinh Nữ Maria, vì vậy điều quan trọng là chúng tôi có mặt ở Rôma, và dẫn đầu một cuộc rước đến đền thờ Đức Bà Cả. Để cầu nguyện dưới chân Mẹ và hiệp ý với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, ủy thác cho Mẹ lời cầu xin của chúng ta. "
Tình hình của các Kitô hữu ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều khó khăn. Nhiều người đã phải bỏ nước ra đi. Nhóm cầu nguyện của cha Edmund De La Vega cũng giúp đỡ anh chị em này tăng cường đức tin nơi quê hương mới của họ.
17. Tổng thống Bảo Gia Lợi tặng Đức Giáo Hoàng một quả trứng Phục sinh nặng đến cho 440 pound tức gần 200 kg.
Tại Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Bảo Gia Lợi là ông Rosen Plevneliev hôm 24 tháng 5 nhân ngày Giáo dục và văn hóa Slavic của Bảo Gia Lợi.
Đức Thánh Cha đã rất ngạc nhiên khi món quà của tổng thống không thể mang vào trong phòng họp. Cả hai vị phải bước ra hành lang để xem quả trứng Phục sinh nặng 440 pound với chiều cao lên tới 6 feet, tức là 1.8m. Phải mất hai năm để thực hiện quả trứng này, với sự làm việc cật lực của hơn 15 thợ kim hoàn. Trứng được làm bằng thép mạ vàng và 2.000 tinh thể ruby màu.
Bên cạnh đó, tổng thống Bảo Gia Lợi cũng tặng cho Đức Thánh Cha một tấm hình các thành viên trong Giáo hội Chính thống Bungari. Hai vị đã đàm thoại bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của Đức Giáo Hoàng là tiếng Đức trong suốt cuộc họp.
Buổi sáng cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng đã tiếp kiến ông Nikola Gruevski, Thủ tướng Macedonia cùng đi với một phái đoàn đông đảo trong chính quyền và ngoại giao đoàn Macedonia.
18. Đức Giáo Hoàng làm phép cây Thánh Giá để chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 2000 Chúa Phục Sinh.
Hôm 23 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã làm phép một cây thánh gía độc đáo do một nhóm các tín hữu Công Giáo Ukraine thực hiện. Cây Thánh giá này sẽ đi chu du đến tất cả các thủ đô lớn trên thế giới, như là một cách để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 2000 năm Chúa Phục sinh diễn ra vào năm 2033.
Cho đến nay, cây thánh giá này đã chu du qua nhiều nước châu Âu, như Ukraine, Ba Lan, Pháp và Đức. Trong thành phố Rôma, cây thánh giá đã được rước qua 4 đền thờ lớn.
Vào năm 2004, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã từng làm phép cây thánh giá này.
19. Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho vương miện của Đức Mẹ Thăm Viếng,
Cũng trong buổi sáng ngày 23 tháng Năm, để kỷ niệm 600 năm Đức Mẹ Thăm Viếng được chọn làm bổn mạng của thành phố Enna của Ý, Đức Giáo Hoàng đã ban phép lành cho vương miện của Đức Trinh Nữ và Chúa Hài Nhi Giêsu.
Để thể hiện lòng sùng mộ của mình, một nhóm khoảng 1.000 cư dân Enna, đã tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư. Nhóm này được Đức Cha Michele Pennisi, Giám mục Enna, hướng dẫn.