Phụng Vụ - Mục Vụ
Một tình yêu điên dại ?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
08:31 02/06/2016
LỄ THÁNH TÂM – NĂM C
“MỘT TÌNH YÊU ĐIÊN DẠI !”(?)
(Bỏ 99 con chiên chỉ để tìm một con bị lạc”)
Giả sử bạn có một đàn dê nhiều tới 100 con. Như thường khi, hôm ấy bạn thả chúng ăn cỏ ngoài đồng. Một chú dê trong đàn bỗng dưng vui vẻ, bỗng dưng thích thú tung tăng chạy nhảy. Đến lúc chú xa dần đàn dê và chủ của của mình tự lúc nào... Cứ đi. Đi mãi. Chú không còn biết đường trở về. Vậy là lạc mất…
Đối với người bị lạc mất con dê, bây giờ tính sao? Vì thương con dê, vì tiếc nó, bạn đi tìm nó, tìm con dê hư hỏng, bỏ đàn, bỏ bầy ra đi.
Và khi bạn đi tìm chú dê lạc, bạn chấp nhận bỏ lại 99 con dê khác ở trên đồng cỏ? Làm như vậy có nghĩa là bạn đánh đổi 99 con dê để lấy một con.
Nếu thực tế có ai đã từng làm như vậy, thì mọi người nghĩ gì? Cũng chẳng cần nghĩ gì, chúng ta dễ dàng kết luận ngay: người chủ chăn dê này đang làm công việc của một kẻ khờ dại, nếu không muốn nói là điên rồ: đổi 99 để lấy 1.
Đúng! Đó là hành động rồ dại. Đúng lắm!
Thế nhưng Thiên Chúa của chúng ta lại yêu mỗi một người, yêu từng người, bằng tình yêu mà chúng ta cho là điên dại ấy.
Nhưng mà thử hỏi, nếu Thiên Chúa không yêu bằng tình yêu điên dại, ta có sống nổi không?
Bạn và tôi đều cần tình yêu đó. Cần lắm. Bởi có ai dám tuyên bố mình trong sạch, vô tội đâu. Chúng ta có tội. Tội làm chúng ta xa cách Thiên Chúa và cắt đứt tình yêu hiệp thông với anh chị em.
Thành thử ra mỗi một người là một con chiên lạc, là kẻ đi hoang, cần được Thiên Chúa ủ ấp, tìm kiếm và đem trở về bằng lòng tha thứ mà Thiên Chúa vốn có và dành riêng cho loài người.
Hóa ra tình yêu Thiên Chúa gọi là điên dại, thì nó chỉ là điên dại mà loài người nghĩ, trí óc non nớt, kém cỏi của loài người cho là như vậy. Hóa ra tình yêu đó không điên dại, mà ngược lại, con người còn cần chính TY đó. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa không ai dò thấu. Người dùng cái mà loài người cho là điên dại để lật đổ chính sự khôn ngoan của loài người. Hóa ra giá trị khôn ngoan mà loài tưởng vẫn tưởng, nhiều khi phải đặt lại vấn đề. Còn Thiên Chúa, trong TY khôn ngoan, để cho con người hiểu được, Người đã diễn tả bằng nhiều khuôn mặt. Thánh Tâm là một trong những khuôn mặt Thiên Chúa dùng để diễn tả Ty của mình. Hôm nay trong lễ Thánh Tâm, Giáo Hội muốn ta suy niệm TY Thiên Chúa qua dụ ngôn ntgười mục tử nhân lành yêu thương đàn chiên. Nghĩa là Giáo Hội muốn ta nhìn vào hình ảnh TT để nhận ra một TY mục tử đang chờ đợi mỗi một người trở về với Chúa. Một TY mục tử đang tìm chúng ta và chờ đợi ta đón nhận Người. Họ đạo Búng nhận TT làm bổn mạng của mình, cho nên tôi xin mỗi một lần bước và nhà thờ, nhìn lên ảnh TT, anh chị em hãy bắt chước Người mà yêu thương nhau, và biết ơn TY đó.
Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG
“MỘT TÌNH YÊU ĐIÊN DẠI !”(?)
(Bỏ 99 con chiên chỉ để tìm một con bị lạc”)
Giả sử bạn có một đàn dê nhiều tới 100 con. Như thường khi, hôm ấy bạn thả chúng ăn cỏ ngoài đồng. Một chú dê trong đàn bỗng dưng vui vẻ, bỗng dưng thích thú tung tăng chạy nhảy. Đến lúc chú xa dần đàn dê và chủ của của mình tự lúc nào... Cứ đi. Đi mãi. Chú không còn biết đường trở về. Vậy là lạc mất…
Đối với người bị lạc mất con dê, bây giờ tính sao? Vì thương con dê, vì tiếc nó, bạn đi tìm nó, tìm con dê hư hỏng, bỏ đàn, bỏ bầy ra đi.
Và khi bạn đi tìm chú dê lạc, bạn chấp nhận bỏ lại 99 con dê khác ở trên đồng cỏ? Làm như vậy có nghĩa là bạn đánh đổi 99 con dê để lấy một con.
Nếu thực tế có ai đã từng làm như vậy, thì mọi người nghĩ gì? Cũng chẳng cần nghĩ gì, chúng ta dễ dàng kết luận ngay: người chủ chăn dê này đang làm công việc của một kẻ khờ dại, nếu không muốn nói là điên rồ: đổi 99 để lấy 1.
Đúng! Đó là hành động rồ dại. Đúng lắm!
Thế nhưng Thiên Chúa của chúng ta lại yêu mỗi một người, yêu từng người, bằng tình yêu mà chúng ta cho là điên dại ấy.
Nhưng mà thử hỏi, nếu Thiên Chúa không yêu bằng tình yêu điên dại, ta có sống nổi không?
Bạn và tôi đều cần tình yêu đó. Cần lắm. Bởi có ai dám tuyên bố mình trong sạch, vô tội đâu. Chúng ta có tội. Tội làm chúng ta xa cách Thiên Chúa và cắt đứt tình yêu hiệp thông với anh chị em.
Thành thử ra mỗi một người là một con chiên lạc, là kẻ đi hoang, cần được Thiên Chúa ủ ấp, tìm kiếm và đem trở về bằng lòng tha thứ mà Thiên Chúa vốn có và dành riêng cho loài người.
Hóa ra tình yêu Thiên Chúa gọi là điên dại, thì nó chỉ là điên dại mà loài người nghĩ, trí óc non nớt, kém cỏi của loài người cho là như vậy. Hóa ra tình yêu đó không điên dại, mà ngược lại, con người còn cần chính TY đó. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa không ai dò thấu. Người dùng cái mà loài người cho là điên dại để lật đổ chính sự khôn ngoan của loài người. Hóa ra giá trị khôn ngoan mà loài tưởng vẫn tưởng, nhiều khi phải đặt lại vấn đề. Còn Thiên Chúa, trong TY khôn ngoan, để cho con người hiểu được, Người đã diễn tả bằng nhiều khuôn mặt. Thánh Tâm là một trong những khuôn mặt Thiên Chúa dùng để diễn tả Ty của mình. Hôm nay trong lễ Thánh Tâm, Giáo Hội muốn ta suy niệm TY Thiên Chúa qua dụ ngôn ntgười mục tử nhân lành yêu thương đàn chiên. Nghĩa là Giáo Hội muốn ta nhìn vào hình ảnh TT để nhận ra một TY mục tử đang chờ đợi mỗi một người trở về với Chúa. Một TY mục tử đang tìm chúng ta và chờ đợi ta đón nhận Người. Họ đạo Búng nhận TT làm bổn mạng của mình, cho nên tôi xin mỗi một lần bước và nhà thờ, nhìn lên ảnh TT, anh chị em hãy bắt chước Người mà yêu thương nhau, và biết ơn TY đó.
Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
08:33 02/06/2016
TÔI NHƯ CHÚ CHIM DẠI KHỜ
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Một buổi sáng, đi dạo trong khu vườn vắng của nhà xứ, vừa thể dục vừa thư giản. Bỗng một chú chim non đang tập chuyền cành rớt giữa đường bay. Thấy có người, dù bị ngã sóng xoài nhưng cố gượng dậy cất cánh bay lên. Vẫn chưa hoàn sức đầy đủ, vì thế chú bay lên lưng chừng, rồi lại rớt xuống. Lần này té còn nặng hơn cú té lần trước. Đập cánh mãi, cố đứng dậy, nhưng đôi chân yếu ớt, chú chim non lại ngã lăng quay.
Tôi tới gần, lại càng làm chú chim sợ hãi, cố hết sức vùng dậy để bay. Nhưng sự cố gắng lớn của chú chim chỉ có thể giúp chú nhảy vài bước tới phía trước tránh người lạ, rồi lại phải ngã mình nằm xuống.
Tôi đưa chú chim non lên lòng bàn tay vuốt ve vài cái để chú yên tâm. Tôi tìm một chút nước rắc nhẹ lên mình chú chim để chú mau hồi tỉnh. Tôi lại đặt chú lên một phiến đất khô để chú nằm nghỉ.
Vài phút sau tôi trở lại thăm. Lần này, vừa mới nhát thấy bóng tôi, chú chim non vội vàng giương cánh bay lên cành cao. Chú chim non sợ tôi. Nó không nhìn tôi với đôi mắt biết ơn. Nó cũng chẳng coi tôi là người giúp đỡ nó. Nó vẫn coi tôi là kẻ thù không hơn, không kém.
Hôm nay và cả tháng sáu này, Hội Thánh tôn vinh Tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu. Có dịp suy niệm lại Tình yêu của Chúa, tôi mới giật mình thản thốt: Hình như đã từ lâu lắm rồi, mình chỉ là một chú chim non đầy phản trắc, một chú chim non chưa bao giờ cảm nghiệm đầy đủ Tình Yêu của một Người Cha cao cả dành cho mình.
Bởi thực tế, trong cuộc sống đời mình, tôi dễ dàng quên lời Thiên Chúa dạy: hãy yêu thương, hãy tha thứ, hãy hiến thân, hãy cho đi, hãy nhân từ, hãy hiền lành, hãy nghèo khó, hãy khiêm nhường…, lại nhớ rất rõ và chấp nhất rất nhiều bất cứ kẻ nào nặng lời với tôi, nói xấu tôi, xúc phạm tôi bằng bất cứ hình thức nào.
Tôi chưa bao giờ bằng lòng với cái tôi của mình, và với những gì tôi đang có, ngược lại rất nhiều lần tìm kiếm những tiện nghi, sống nếp sống trưởng giã, đặt mình trên người khác để thỏa lòng kiêu ngạo của bản thân…
Tôi không chỉ đã đi quá xa Tình yêu của Chúa, mà hình như khi không chấp nhận anh chị em, và chỉ lo tìm kiếm sự an thân vật chất cho mình, tôi đặt mình đối diện với Thiên Chúa, không đứng về phía Người, nhưng vô tình trở thành kẻ đối lập với Người.
Thái độ ấy cho thấy tôi chưa tin tưởng vào Tình yêu của Chúa, nghi ngờ Chúa. Hậu quả thật khó lường: dần dà chính tôi đã tự đẩy mình ra khỏi Thiên Chúa.
Tôi chỉ là một chú chim non rong ruổi trong cuộc đời. Tầm nhìn của chú chim non bé quá, chỉ thấy cái hiện tại và đuôi mù trước một thế giới bao la phía trước. Chú chim non cần lắm bàn tay Chúa dìu đưa để ngày một trung thành hơn trong lòng mến và trong tình yêu.
Lễ Thánh Tâm và tháng Thánh Tâm, chúng ta ca tụng Chúa và tôn vinh Tình yêu của Người là phải lẽ. Nhưng trên hết mọi sự, có một điều cần thiết nhất, phải làm ngay, đó chính là hãy ý thức mình bé nhỏ, yếu đuối, non nớt, hay phản trắc… để thực tâm quay về với Tình yêu ấy.
Để cụ thể hóa việc trở về ấy, điều ta cần làm hôm nay là: “Hãy kết hợp việc tôn sùng Thánh Tâm và tôn thờ Thánh Thể lại với nhau, vì qua bí tích Thánh Thể, tình yêu của Thánh Tâm Chúa rõ rệt hơn, và chúng ta cũng có phương tiện bày tỏ lòng tri ân cảm mến của chúng ta cách dễ dàng hơn” (Thư mục vụ tháng 6.2006 của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giáo phận Phú Cường).
Lạy Chúa Giêsu, Trái Tim của Chúa là Trái Tim rộng mở đón nhận hết mọi người và ôm trọn cả loài người chúng con. Xin chúng con biết nại đến tình yêu tha thứ của Trái Tim thánh thiện Chúa mà đứng lên, trở về cùng Chúa bằng sự ăn năn thớng hối. Xin cho trái tim chúng con biết đập bằng nhịp đập của tình yêu Chúa, biết cảm thông, chia sẻ để chúng con vui với ai mừng vui và khóc với ai đang khổ sầu. Amen.
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Một buổi sáng, đi dạo trong khu vườn vắng của nhà xứ, vừa thể dục vừa thư giản. Bỗng một chú chim non đang tập chuyền cành rớt giữa đường bay. Thấy có người, dù bị ngã sóng xoài nhưng cố gượng dậy cất cánh bay lên. Vẫn chưa hoàn sức đầy đủ, vì thế chú bay lên lưng chừng, rồi lại rớt xuống. Lần này té còn nặng hơn cú té lần trước. Đập cánh mãi, cố đứng dậy, nhưng đôi chân yếu ớt, chú chim non lại ngã lăng quay.
Tôi tới gần, lại càng làm chú chim sợ hãi, cố hết sức vùng dậy để bay. Nhưng sự cố gắng lớn của chú chim chỉ có thể giúp chú nhảy vài bước tới phía trước tránh người lạ, rồi lại phải ngã mình nằm xuống.
Tôi đưa chú chim non lên lòng bàn tay vuốt ve vài cái để chú yên tâm. Tôi tìm một chút nước rắc nhẹ lên mình chú chim để chú mau hồi tỉnh. Tôi lại đặt chú lên một phiến đất khô để chú nằm nghỉ.
Vài phút sau tôi trở lại thăm. Lần này, vừa mới nhát thấy bóng tôi, chú chim non vội vàng giương cánh bay lên cành cao. Chú chim non sợ tôi. Nó không nhìn tôi với đôi mắt biết ơn. Nó cũng chẳng coi tôi là người giúp đỡ nó. Nó vẫn coi tôi là kẻ thù không hơn, không kém.
Hôm nay và cả tháng sáu này, Hội Thánh tôn vinh Tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Trái Tim dịu hiền của Chúa Giêsu. Có dịp suy niệm lại Tình yêu của Chúa, tôi mới giật mình thản thốt: Hình như đã từ lâu lắm rồi, mình chỉ là một chú chim non đầy phản trắc, một chú chim non chưa bao giờ cảm nghiệm đầy đủ Tình Yêu của một Người Cha cao cả dành cho mình.
Bởi thực tế, trong cuộc sống đời mình, tôi dễ dàng quên lời Thiên Chúa dạy: hãy yêu thương, hãy tha thứ, hãy hiến thân, hãy cho đi, hãy nhân từ, hãy hiền lành, hãy nghèo khó, hãy khiêm nhường…, lại nhớ rất rõ và chấp nhất rất nhiều bất cứ kẻ nào nặng lời với tôi, nói xấu tôi, xúc phạm tôi bằng bất cứ hình thức nào.
Tôi chưa bao giờ bằng lòng với cái tôi của mình, và với những gì tôi đang có, ngược lại rất nhiều lần tìm kiếm những tiện nghi, sống nếp sống trưởng giã, đặt mình trên người khác để thỏa lòng kiêu ngạo của bản thân…
Tôi không chỉ đã đi quá xa Tình yêu của Chúa, mà hình như khi không chấp nhận anh chị em, và chỉ lo tìm kiếm sự an thân vật chất cho mình, tôi đặt mình đối diện với Thiên Chúa, không đứng về phía Người, nhưng vô tình trở thành kẻ đối lập với Người.
Thái độ ấy cho thấy tôi chưa tin tưởng vào Tình yêu của Chúa, nghi ngờ Chúa. Hậu quả thật khó lường: dần dà chính tôi đã tự đẩy mình ra khỏi Thiên Chúa.
Tôi chỉ là một chú chim non rong ruổi trong cuộc đời. Tầm nhìn của chú chim non bé quá, chỉ thấy cái hiện tại và đuôi mù trước một thế giới bao la phía trước. Chú chim non cần lắm bàn tay Chúa dìu đưa để ngày một trung thành hơn trong lòng mến và trong tình yêu.
Lễ Thánh Tâm và tháng Thánh Tâm, chúng ta ca tụng Chúa và tôn vinh Tình yêu của Người là phải lẽ. Nhưng trên hết mọi sự, có một điều cần thiết nhất, phải làm ngay, đó chính là hãy ý thức mình bé nhỏ, yếu đuối, non nớt, hay phản trắc… để thực tâm quay về với Tình yêu ấy.
Để cụ thể hóa việc trở về ấy, điều ta cần làm hôm nay là: “Hãy kết hợp việc tôn sùng Thánh Tâm và tôn thờ Thánh Thể lại với nhau, vì qua bí tích Thánh Thể, tình yêu của Thánh Tâm Chúa rõ rệt hơn, và chúng ta cũng có phương tiện bày tỏ lòng tri ân cảm mến của chúng ta cách dễ dàng hơn” (Thư mục vụ tháng 6.2006 của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giáo phận Phú Cường).
Lạy Chúa Giêsu, Trái Tim của Chúa là Trái Tim rộng mở đón nhận hết mọi người và ôm trọn cả loài người chúng con. Xin chúng con biết nại đến tình yêu tha thứ của Trái Tim thánh thiện Chúa mà đứng lên, trở về cùng Chúa bằng sự ăn năn thớng hối. Xin cho trái tim chúng con biết đập bằng nhịp đập của tình yêu Chúa, biết cảm thông, chia sẻ để chúng con vui với ai mừng vui và khóc với ai đang khổ sầu. Amen.
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG
Đáp lại tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu
LM. Đan Vinh
09:50 02/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ THÁNH TÂM NĂM C
Ed 34,11-16 ; Rm 5,5b-11 ; Lc 15,3-7
ĐÁP LẠI TÌNH YÊU CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 15,3-7
(3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị lạc mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?”. (5) Tim được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.
2. Ý CHÍNH:
Để trả lời cho lời phiền trách của nhóm Pharisêu và kinh sư về lý do tại sao gần gũi với các người thu thuế và gái điếm tội lỗi..., Đức Giêsu đã dùng 3 dụ ngôn: Con chiên bị lạc, đồng bạc đánh rơi và người cha nhân hậu. Tin mừng hôm nay chỉ đề cập đến dụ ngôn con chiên bị lạc. Dụ ngôn đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót. Người xót thương kẻ lầm đường lạc lối, mau mắn đi tìm kiếm và sẽ vui mừng nếu họ thực tâm sám hối trở về với Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 3-4: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà nếu mất một con: Ở đây, khi dùng hai con số 100 và 1, Đức Giêsu muốn làm nổi bật tầm quan trọng của sự mất mát. Dù chỉ bị mất một phần trăm nhưng đối với người chủ chiên cũng là mất mát to lớn. + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm kỳ được con chiên bị mất: Để lại ngoài đồng hoang không phải là bỏ rơi, bỏ mất vì chúng kém giá trị hơn, nhưng là giữ chúng lại trong một nơi an toàn. Chi tiết này chỉ muốn nói lên rằng: con chiên bị lạc dù chỉ là số ít, nhưng vẫn là điều quan trọng khiến chủ chiên phải nhất quyết đi tìm cho bằng được. Việc đi tìm xuất phát từ tình thương của chủ chiên, ám chỉ tình thương yêu và khoan dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Người không thụ động ngồi yên chờ họ tự quay về, nhưng chủ động lên đường tìm kiếm họ.
- C 5-7: +Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai: Người chủ vui mừng khi tìm thấy con chiên lạc. Niềm vui này thể hiện qua hai cử chỉ: Một là là vác chiên lên vai và hai là mở tiệc ăn mừng. Vác chiên lên vai nói lên sự thân mật gần gũi đối với con chiên lạc. + “Xin chung vui với tôi”: Mời bạn bè đến chung vui cho thấy ông chủ muốn chia sẻ niềm vui cho nhiều người khác nữa. + “Trên trời cũng thế”: Niềm vui tột đỉnh của Thiên Chúa là muốn cho mọi người trần gian đều được ơn cứu độ. Chỉ những ai xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, thể hiện qua thái độ cứng lòng không tin Chúa Giêsu, cố tình không muốn tái sinh trong phép rửa tội, chọn theo ma quỷ làm sự gian ác chống lại Thiên Chúa và tha nhân... mới không được cứu độ.
4. CÂU HỎI: 1- Trong dụ ngôn này phải chăng người chủ chiên đành hy sinh 99 con chiên ở ngòai đồng hoang, mặc chúng cho sói rừng cắn xé, dể đi tìm một con chiên lạc kia sao? 2- Người chủ chiên đã làm gì để thể hiện tình thương và niềm vui khi tìm lại được con chiên bị lạc mất? 3- Những người bị lọai ra khỏi ơn cứu độ hoặc phai sa hỏa ngục là những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn ăn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính” (Lc 15,7).
2. CÂU CHUYỆN: ÔNG CHỦ CHIÊN TỐT LÀNH
Trong cuộc họp của những nhà giáo dục, một vị giáo sư đã kể lại câu chuyện về một con chiên bị lạc mất như sau: Một người kia có nuôi một đàn chiên nhốt trong chuồng ở ngay sau nhà ông. Một hôm có một con chiên non trông thấy một lỗ hổng ở hàng rào và tò mò chui qua. Khi đã ra ngoài chuồng, con chiên vội chạy thật xa để tận hưởng thú vui được tự do giữa đất trời bao la. Nó chạy đến một cánh rừng rộng lớn và không nghĩ đến nguy hiểm đang chờ. Trời tối dần và đột nhiên con chiên nhìn thấy bóng dáng của một con sói đang rình núp ở một lùm cây gần đó. Vô cùng sợ hãi, nó ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về chuồng. Nhưng con sói vẫn không ngừng bám sát phía sau. Khi con sói tiến đến gần và sắp vồ được chiên, thì may mắn thay ông chủ chiên cũng vừa xuất hiện. Ông dùng gậy đánh đuổi con sói hung dữ kia để cứu con chiên khỏi chết trong gang tấc. Sau đó ông vác con chiên non đang run sợ trên vai và đưa về chuồng băng bó những vết trầy xước. Rồi nhiều người nhắc ông phải rào kín lỗ hổng ngay để tránh cho chiên khỏi tiếp tục chui ra khỏi chuồng. Nhưng ông không nghe và cứ để lại lỗ hổng ở hàng rào như trước.
3. THẢO LUẬN:
1)Bạn nghĩ thế nào về lời thánh Augúttinô sau: “Chúa dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng Chúa không thể cứu bạn, nếu bạn không cộng tác với Người”?
2)Noi gương vị Mục Tử Giêsu trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta sẽ làm gì để đưa các người thân hay bạn bè đang lạc xa Chúa trở về với Người?
4. SUY NIỆM:
Tình yêu luôn tồn tại trong cuộc sống nhân loại con người. Có nhiều thứ tình yêu như: tình mẫu tử phụ tử, phu phụ, huynh đệ, tình đồng nghiệp, tình bằng hữu hay tình yêu nam nữ... Dù mang tên gọi là gì đi nữa, thì tình yêu vẫn mang đặc điểm là có sức lôi cuốn mãnh liệt khiến người ta phải luôn gắn bó với nó và có thể hy sinh mọi sự khác vì nó.
1)TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA Thiên Chúa THẬT BAO LA:
Con người đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh của Ngài như thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4, 8). Tình Yêu của Thiên Chúa thật vô cùng, vượt trên tình thương của cha mẹ dành cho con cái, như Ngôn Sứ Isaia đã tuyên sấm: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng, đẻ đau? Cho dù nó có quên đi chăng nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ... Ta đã khắc ghi ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,15–16a). Thánh Phaolô cũng viết: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi”, và ngài kết luận: “Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8).
Nói đến tình yêu, chúng ta không thể không nhắc đến trái tim, một biểu tượng rõ nét của tình yêu. Hội Thánh đã dành riêng tháng sáu và đặc biệt ngày Thứ Sáu sau Chúa Nhật Mình Thánh Chúa để mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là Trái Tim đã bị lưỡi đòng đâm thâu trên thập giá, đổ ra đến giọt máu và nước cuối cùng để biểu lộ tình yêu thương chúng ta (x. Ga 19, 34). Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta thật bao la sâu thẳm khôn lường. Tuy nhiên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tình yêu ấy qua hình ảnh người Mục Tử tốt lành trong Tin Mừng hôm nay, đã bỏ 99 con chiên khác nơi hoang địa để đi tìm bằng được con chiên thất lạc.
2)TÌNH THƯƠNG CỤ THỂ CỦA ĐỨC CHÚA LÀ MỤC TỬ DÂN ÍTRAEN:
Bài Đọc Một cho thấy thời ngôn sứ Êdêkien, dân Do Thái đứng trước nguy cơ nước mất nhà tan. Các vua chúa và đầu mục đã bị sa đoạ, chạy theo các tà thần. Họ không quan tâm đến việc chăm dắt đoàn chiên được Đức Chúa trao quyền chăn dắt. Họ chỉ nghĩ đến việc vơ vét, bóc lột sao cho đầy túi tham mà không nghĩ đến dân chúng lầm than cơ cực. Mặt khác, viễn cảnh bị ngoại xâm đã gần kề và việc dân chúng sắp bị phân tán đi khắp nơi là điều không thể tránh khỏi. Toàn dân sống trong tuyệt vọng, chẳng còn biết trông cậy vào ai. Chính lúc đó, Ngôn Sứ Êdêkien đã được Thiên Chúa sai đến loan báo tin vui về một thời đại mới: Chính Thiên Chúa sẽ là mục tử chăn dắt dân Người. Người sẽ dẫn đưa những con chiên bị phân tán được trở về. Người sẽ bảo vệ và giải thoát họ khỏi bàn tay áp bức của kẻ thù đang đè nặng trên họ. Chúa phán: “Này chính Ta săn sóc đoàn chiên của Ta và Ta sẽ kiểm soát chúng... Ta sẽ giải thoát chúng khỏi mọi nơi mà chúng đã bị phân tán. Ta sẽ dẫn chúng ra khỏi các dân tộc, Ta sẽ tụ họp chúng từ khắp măt đất, và đưa chúng vào đất của chúng”. Hơn nữa, Đức Chúa còn lo cho đoàn chiên được ăn uống no nê, như lời Người phán: “Ta sẽ thả chúng ăn trên những đồng cỏ màu mỡ,... chúng sẽ nghỉ ngơi trong những đồng cỏ xanh tươi, và chúng ăn trong đồng cỏ màu mỡ trên miền núi Ítraen”. Vua Đavít cũng ngợi ca tình thương của Đức Chúa như sau: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi Người lo bồi dưỡng...” (Tv 22,1-3)
3. ĐỨC GIÊSU VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH ĐƯỢC Thiên Chúa SAI ĐẾN:
- Vị Mục Tử mà Ngôn Sứ Êdêkien và vua Đavít tiên báo sẽ đến không ai khác hơn là Đức Giêsu. Ngài chính là vị Mục Tử nhân lành mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Ítraen. Ngài không chỉ chăm sóc bảo vệ đàn chiên, mà còn tự hiến mạng sống mình vì chúng ta, như Thánh Phaolô đã viết trong Bài Đọc Hai hôm nay: “Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,8). Nghĩa là khi chúng ta đang thù ghét chống lại với Chúa, nhưng Đức Giêsu vẫn tình nguyện chịu chết để đền tội thay để loài người được ơn tha tội và được giao hoà với Thiên Chúa. Nhờ cái chết thập giá của Người, mà chúng ta được lãnh ơn cứu độ của Thiên Chúa.
- Ngoài ra, Mục Tử Giêsu không dừng lại ở việc chăm sóc, giữ gìn, mà tình yêu còn thúc bách Người đi tìm chiên lạc như lời Chúa trong Tin Mừng: “Ai trong các ông có 100 con chiên và nếu mất một con, lại không để 99 con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm thấy sao?” (Lc 15,4). Cho dù bấy giờ chúng ta đang là những con chiên đầy ghẻ lở tội lỗi, thì Mục Tử Giêsu vẫn giang rộng vòng tay yêu thương để băng bó vết thương, vác lên vai đưa về đàn.
4. ĐÁP LẠI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA Thiên Chúa VÀ CỦA ĐỨC GIÊSU:
Chúng ta cần làm gì để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa và Thánh Tâm Chúa Giêsu?
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc “Năng ở lại trong tình yêu của Người” (x. Ga 15,9b).: Đức Giêsu chỉ vui khi chúng ta năng nhớ đến Người. Chúng ta nên năng dâng lên Người những lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy con yêu mến Chúa. Xin gia tăng lòng mến cho con để con năng đến gặp Chúa trước Nhà Tạm, dự lễ rước lễ mỗi ngày hầu được kết hiệp mật thiết với Chúa và được yêu thương hiệp nhất với nhau”. Hoặc: “Lạy Chúa Giêsu. Con xin làm việc … này để biểu lộ lòng con yêu mến Chúa. Xin thương cho một người lương sớm tin yêu Chúa – Xin thương cho một người đang lạc xa Chúa được sớm trỏ về với Chúa”.
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc yêu thương phục vụ nhau: Hãy tập nhìn thấy Chúa Giêsu đang hiện thân nơi người bên cạnh, nhất là nơi những người nghèo khó bệnh tật hoặc bị bỏ rơi, để đến thăm viếng và khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, như Người dạy: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau”.
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc cầu nguyện cho các tội nhân: Quan tâm thăm viếng những gia đình rối vợ rối chồng, để đưa họ sớm trở về đàn chiên Hội thánh, noi gương Đức Giêsu xưa đã ngồi đồng bàn ăn với những người thu thuế tội lỗi… để gây thiện cảm với họ và giúp họ trở thành nhưng người lương thiện, như tông đồ Mátthêu, bà Maria Mađalena, ông Giakêu, kẻ trộm lành trên thập giá…
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc truyền giáo, đưa nhiều anh em lương dân về với Chúa: Thượng Hội Đồng Giám mục Á châu họp tại Rôma gần đây đã cho biết: Dân số Á châu hiện đã trên ba tỷ năm trăm triệu người. Thế mà mới chỉ có một trăm mười triệu là người tín hữu Kitô. Còn tới ba tỷ bốn trăm triệu người châu Á đang ở ngoài đoàn chiên Hội thánh. Đó là chưa kể đến biết bao tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội, nhưng không hành đạo, lười biếng làm việc lành như không đọc kinh dự lễ hoặc phạm phải những tội ác lớn lao khác... Những người này chính là những con chiên lạc cần phải được mọi người chúng ta quan tâm tìm kiếm, cầu nguyện và giúp họ sớm nhận biết tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ sau này với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã sẵn sàng hy sinh chịu chết để cứu chuộc chúng con, và đã mở trái tim ra để ban cho chúng con được muôn vàn ơn phúc, nhất là ơn được làm con cái Chúa.
- LẠY CHÚA GIÊSU MỤC TỬ NHÂN LÀNH. Chúa luôn dẫn dắt chúng con từng ngày, luôn tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Chúa cũng sẵn sàng đến ở với chúng con qua bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng con nhận biết tình thương của Chúa, để luôn sống tin yêu phó thác và cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con biết thể hiện lòng yêu mến Chúa bằng những việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân, nhất là quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật và khiêm nhương phục vụ họ là hiện thân của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH-HHTM
Ed 34,11-16 ; Rm 5,5b-11 ; Lc 15,3-7
ĐÁP LẠI TÌNH YÊU CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 15,3-7
(3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị lạc mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?”. (5) Tim được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.
2. Ý CHÍNH:
Để trả lời cho lời phiền trách của nhóm Pharisêu và kinh sư về lý do tại sao gần gũi với các người thu thuế và gái điếm tội lỗi..., Đức Giêsu đã dùng 3 dụ ngôn: Con chiên bị lạc, đồng bạc đánh rơi và người cha nhân hậu. Tin mừng hôm nay chỉ đề cập đến dụ ngôn con chiên bị lạc. Dụ ngôn đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót. Người xót thương kẻ lầm đường lạc lối, mau mắn đi tìm kiếm và sẽ vui mừng nếu họ thực tâm sám hối trở về với Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 3-4: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà nếu mất một con: Ở đây, khi dùng hai con số 100 và 1, Đức Giêsu muốn làm nổi bật tầm quan trọng của sự mất mát. Dù chỉ bị mất một phần trăm nhưng đối với người chủ chiên cũng là mất mát to lớn. + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm kỳ được con chiên bị mất: Để lại ngoài đồng hoang không phải là bỏ rơi, bỏ mất vì chúng kém giá trị hơn, nhưng là giữ chúng lại trong một nơi an toàn. Chi tiết này chỉ muốn nói lên rằng: con chiên bị lạc dù chỉ là số ít, nhưng vẫn là điều quan trọng khiến chủ chiên phải nhất quyết đi tìm cho bằng được. Việc đi tìm xuất phát từ tình thương của chủ chiên, ám chỉ tình thương yêu và khoan dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Người không thụ động ngồi yên chờ họ tự quay về, nhưng chủ động lên đường tìm kiếm họ.
- C 5-7: +Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai: Người chủ vui mừng khi tìm thấy con chiên lạc. Niềm vui này thể hiện qua hai cử chỉ: Một là là vác chiên lên vai và hai là mở tiệc ăn mừng. Vác chiên lên vai nói lên sự thân mật gần gũi đối với con chiên lạc. + “Xin chung vui với tôi”: Mời bạn bè đến chung vui cho thấy ông chủ muốn chia sẻ niềm vui cho nhiều người khác nữa. + “Trên trời cũng thế”: Niềm vui tột đỉnh của Thiên Chúa là muốn cho mọi người trần gian đều được ơn cứu độ. Chỉ những ai xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, thể hiện qua thái độ cứng lòng không tin Chúa Giêsu, cố tình không muốn tái sinh trong phép rửa tội, chọn theo ma quỷ làm sự gian ác chống lại Thiên Chúa và tha nhân... mới không được cứu độ.
4. CÂU HỎI: 1- Trong dụ ngôn này phải chăng người chủ chiên đành hy sinh 99 con chiên ở ngòai đồng hoang, mặc chúng cho sói rừng cắn xé, dể đi tìm một con chiên lạc kia sao? 2- Người chủ chiên đã làm gì để thể hiện tình thương và niềm vui khi tìm lại được con chiên bị lạc mất? 3- Những người bị lọai ra khỏi ơn cứu độ hoặc phai sa hỏa ngục là những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn ăn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính” (Lc 15,7).
2. CÂU CHUYỆN: ÔNG CHỦ CHIÊN TỐT LÀNH
Trong cuộc họp của những nhà giáo dục, một vị giáo sư đã kể lại câu chuyện về một con chiên bị lạc mất như sau: Một người kia có nuôi một đàn chiên nhốt trong chuồng ở ngay sau nhà ông. Một hôm có một con chiên non trông thấy một lỗ hổng ở hàng rào và tò mò chui qua. Khi đã ra ngoài chuồng, con chiên vội chạy thật xa để tận hưởng thú vui được tự do giữa đất trời bao la. Nó chạy đến một cánh rừng rộng lớn và không nghĩ đến nguy hiểm đang chờ. Trời tối dần và đột nhiên con chiên nhìn thấy bóng dáng của một con sói đang rình núp ở một lùm cây gần đó. Vô cùng sợ hãi, nó ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về chuồng. Nhưng con sói vẫn không ngừng bám sát phía sau. Khi con sói tiến đến gần và sắp vồ được chiên, thì may mắn thay ông chủ chiên cũng vừa xuất hiện. Ông dùng gậy đánh đuổi con sói hung dữ kia để cứu con chiên khỏi chết trong gang tấc. Sau đó ông vác con chiên non đang run sợ trên vai và đưa về chuồng băng bó những vết trầy xước. Rồi nhiều người nhắc ông phải rào kín lỗ hổng ngay để tránh cho chiên khỏi tiếp tục chui ra khỏi chuồng. Nhưng ông không nghe và cứ để lại lỗ hổng ở hàng rào như trước.
3. THẢO LUẬN:
1)Bạn nghĩ thế nào về lời thánh Augúttinô sau: “Chúa dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng Chúa không thể cứu bạn, nếu bạn không cộng tác với Người”?
2)Noi gương vị Mục Tử Giêsu trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta sẽ làm gì để đưa các người thân hay bạn bè đang lạc xa Chúa trở về với Người?
4. SUY NIỆM:
Tình yêu luôn tồn tại trong cuộc sống nhân loại con người. Có nhiều thứ tình yêu như: tình mẫu tử phụ tử, phu phụ, huynh đệ, tình đồng nghiệp, tình bằng hữu hay tình yêu nam nữ... Dù mang tên gọi là gì đi nữa, thì tình yêu vẫn mang đặc điểm là có sức lôi cuốn mãnh liệt khiến người ta phải luôn gắn bó với nó và có thể hy sinh mọi sự khác vì nó.
1)TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA Thiên Chúa THẬT BAO LA:
Con người đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh của Ngài như thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4, 8). Tình Yêu của Thiên Chúa thật vô cùng, vượt trên tình thương của cha mẹ dành cho con cái, như Ngôn Sứ Isaia đã tuyên sấm: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng, đẻ đau? Cho dù nó có quên đi chăng nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ... Ta đã khắc ghi ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,15–16a). Thánh Phaolô cũng viết: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi”, và ngài kết luận: “Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8).
Nói đến tình yêu, chúng ta không thể không nhắc đến trái tim, một biểu tượng rõ nét của tình yêu. Hội Thánh đã dành riêng tháng sáu và đặc biệt ngày Thứ Sáu sau Chúa Nhật Mình Thánh Chúa để mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là Trái Tim đã bị lưỡi đòng đâm thâu trên thập giá, đổ ra đến giọt máu và nước cuối cùng để biểu lộ tình yêu thương chúng ta (x. Ga 19, 34). Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta thật bao la sâu thẳm khôn lường. Tuy nhiên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tình yêu ấy qua hình ảnh người Mục Tử tốt lành trong Tin Mừng hôm nay, đã bỏ 99 con chiên khác nơi hoang địa để đi tìm bằng được con chiên thất lạc.
2)TÌNH THƯƠNG CỤ THỂ CỦA ĐỨC CHÚA LÀ MỤC TỬ DÂN ÍTRAEN:
Bài Đọc Một cho thấy thời ngôn sứ Êdêkien, dân Do Thái đứng trước nguy cơ nước mất nhà tan. Các vua chúa và đầu mục đã bị sa đoạ, chạy theo các tà thần. Họ không quan tâm đến việc chăm dắt đoàn chiên được Đức Chúa trao quyền chăn dắt. Họ chỉ nghĩ đến việc vơ vét, bóc lột sao cho đầy túi tham mà không nghĩ đến dân chúng lầm than cơ cực. Mặt khác, viễn cảnh bị ngoại xâm đã gần kề và việc dân chúng sắp bị phân tán đi khắp nơi là điều không thể tránh khỏi. Toàn dân sống trong tuyệt vọng, chẳng còn biết trông cậy vào ai. Chính lúc đó, Ngôn Sứ Êdêkien đã được Thiên Chúa sai đến loan báo tin vui về một thời đại mới: Chính Thiên Chúa sẽ là mục tử chăn dắt dân Người. Người sẽ dẫn đưa những con chiên bị phân tán được trở về. Người sẽ bảo vệ và giải thoát họ khỏi bàn tay áp bức của kẻ thù đang đè nặng trên họ. Chúa phán: “Này chính Ta săn sóc đoàn chiên của Ta và Ta sẽ kiểm soát chúng... Ta sẽ giải thoát chúng khỏi mọi nơi mà chúng đã bị phân tán. Ta sẽ dẫn chúng ra khỏi các dân tộc, Ta sẽ tụ họp chúng từ khắp măt đất, và đưa chúng vào đất của chúng”. Hơn nữa, Đức Chúa còn lo cho đoàn chiên được ăn uống no nê, như lời Người phán: “Ta sẽ thả chúng ăn trên những đồng cỏ màu mỡ,... chúng sẽ nghỉ ngơi trong những đồng cỏ xanh tươi, và chúng ăn trong đồng cỏ màu mỡ trên miền núi Ítraen”. Vua Đavít cũng ngợi ca tình thương của Đức Chúa như sau: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi Người lo bồi dưỡng...” (Tv 22,1-3)
3. ĐỨC GIÊSU VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH ĐƯỢC Thiên Chúa SAI ĐẾN:
- Vị Mục Tử mà Ngôn Sứ Êdêkien và vua Đavít tiên báo sẽ đến không ai khác hơn là Đức Giêsu. Ngài chính là vị Mục Tử nhân lành mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Ítraen. Ngài không chỉ chăm sóc bảo vệ đàn chiên, mà còn tự hiến mạng sống mình vì chúng ta, như Thánh Phaolô đã viết trong Bài Đọc Hai hôm nay: “Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,8). Nghĩa là khi chúng ta đang thù ghét chống lại với Chúa, nhưng Đức Giêsu vẫn tình nguyện chịu chết để đền tội thay để loài người được ơn tha tội và được giao hoà với Thiên Chúa. Nhờ cái chết thập giá của Người, mà chúng ta được lãnh ơn cứu độ của Thiên Chúa.
- Ngoài ra, Mục Tử Giêsu không dừng lại ở việc chăm sóc, giữ gìn, mà tình yêu còn thúc bách Người đi tìm chiên lạc như lời Chúa trong Tin Mừng: “Ai trong các ông có 100 con chiên và nếu mất một con, lại không để 99 con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm thấy sao?” (Lc 15,4). Cho dù bấy giờ chúng ta đang là những con chiên đầy ghẻ lở tội lỗi, thì Mục Tử Giêsu vẫn giang rộng vòng tay yêu thương để băng bó vết thương, vác lên vai đưa về đàn.
4. ĐÁP LẠI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA Thiên Chúa VÀ CỦA ĐỨC GIÊSU:
Chúng ta cần làm gì để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa và Thánh Tâm Chúa Giêsu?
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc “Năng ở lại trong tình yêu của Người” (x. Ga 15,9b).: Đức Giêsu chỉ vui khi chúng ta năng nhớ đến Người. Chúng ta nên năng dâng lên Người những lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin dạy con yêu mến Chúa. Xin gia tăng lòng mến cho con để con năng đến gặp Chúa trước Nhà Tạm, dự lễ rước lễ mỗi ngày hầu được kết hiệp mật thiết với Chúa và được yêu thương hiệp nhất với nhau”. Hoặc: “Lạy Chúa Giêsu. Con xin làm việc … này để biểu lộ lòng con yêu mến Chúa. Xin thương cho một người lương sớm tin yêu Chúa – Xin thương cho một người đang lạc xa Chúa được sớm trỏ về với Chúa”.
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc yêu thương phục vụ nhau: Hãy tập nhìn thấy Chúa Giêsu đang hiện thân nơi người bên cạnh, nhất là nơi những người nghèo khó bệnh tật hoặc bị bỏ rơi, để đến thăm viếng và khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, như Người dạy: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau”.
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc cầu nguyện cho các tội nhân: Quan tâm thăm viếng những gia đình rối vợ rối chồng, để đưa họ sớm trở về đàn chiên Hội thánh, noi gương Đức Giêsu xưa đã ngồi đồng bàn ăn với những người thu thuế tội lỗi… để gây thiện cảm với họ và giúp họ trở thành nhưng người lương thiện, như tông đồ Mátthêu, bà Maria Mađalena, ông Giakêu, kẻ trộm lành trên thập giá…
-Đáp lại tình yêu của Chúa bằng việc truyền giáo, đưa nhiều anh em lương dân về với Chúa: Thượng Hội Đồng Giám mục Á châu họp tại Rôma gần đây đã cho biết: Dân số Á châu hiện đã trên ba tỷ năm trăm triệu người. Thế mà mới chỉ có một trăm mười triệu là người tín hữu Kitô. Còn tới ba tỷ bốn trăm triệu người châu Á đang ở ngoài đoàn chiên Hội thánh. Đó là chưa kể đến biết bao tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội, nhưng không hành đạo, lười biếng làm việc lành như không đọc kinh dự lễ hoặc phạm phải những tội ác lớn lao khác... Những người này chính là những con chiên lạc cần phải được mọi người chúng ta quan tâm tìm kiếm, cầu nguyện và giúp họ sớm nhận biết tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ sau này với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã sẵn sàng hy sinh chịu chết để cứu chuộc chúng con, và đã mở trái tim ra để ban cho chúng con được muôn vàn ơn phúc, nhất là ơn được làm con cái Chúa.
- LẠY CHÚA GIÊSU MỤC TỬ NHÂN LÀNH. Chúa luôn dẫn dắt chúng con từng ngày, luôn tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Chúa cũng sẵn sàng đến ở với chúng con qua bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng con nhận biết tình thương của Chúa, để luôn sống tin yêu phó thác và cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con biết thể hiện lòng yêu mến Chúa bằng những việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân, nhất là quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật và khiêm nhương phục vụ họ là hiện thân của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH-HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha giảng tĩnh tâm cho các linh mục
Lm. Trần Đức Anh OP
11:50 02/06/2016
ROMA. Thứ năm 2-6-2016, ĐTC giảng tĩnh tâm cho hơn 6 ngàn LM và chủng sinh về Roma dự Ngày Năm Thánh từ ngày 1 đến 3-6-2016.
- Trong ngày đầu tiên, thứ tư 1-6, các tham dự viên tập họp từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại 3 thánh đường ở Roma, gần khu vực Vatican (San Salvatore in Lauro, Santa Maria in Vallicella, và San Giovanni dei Fiorentini). Tại đây họ có thể lãnh nhận bí tích hòa giải, chầu Mình Thánh Chúa, và tiến qua Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô.
Phần thứ hai trong ngày đầu tiên này, có những bài huấn giáo về lòng thương xót do các giám mục trình bày, và sau đó có thánh lễ đồng tế tại một số thánh đường theo 7 ngôn ngữ khác nhau, đó là tiếng Pháp, Anh, Ý, Ba Lan, Bồ đào nha, Tây Ban Nha và Đức.
- Trong ngày 2-6, ĐTC sẽ lần lượt trình bày 3 bài suy niệm tại 3 Vương cung thánh đường nơi các LM và chủng sinh tụ họp: lúc 10 giờ, rồi 12 giờ và sau cùng vào lúc 4 giờ chiều. Các bài suy niệm này sẽ được Trung Tâm truyền hình Vatican trực tiếp truyền đi trên toàn thế giới qua Internet, hoặc có những đài truyền đi biến cố này.
Ngày này sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế lúc 5 giờ rưỡi chiều, tùy theo các ngôn ngữ khác nhau.
- Sau cùng, thứ sáu 3-6, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là Ngày Thánh Hóa linh mục, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các GM và LM tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng. (SD 30-5-2016)
Hôm 2-6-2016, ĐTC Phanxicô đã trình bày 3 bài suy niệm tĩnh tâm dành cho các LM quốc tế nhân Ngày Năm Thánh dành cho các LM và chủng sinh.
Trước tiên tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano vào lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba. Sau phần dẫn nhập, ĐTC nói về đề tài ”Từ sự xa cách đến việc mừng lễ”. Trong số hàng ngàn tham dự viên cũng có một số Hồng Y và Giám Mục thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Bài thứ hai lúc 12 giờ trưa tại Đền Thờ Đức Bà Cả với chủ đề ”Người đón nhận lòng thương xót”. Sau cùng vào lúc 4 giờ chiều ở Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, ĐTC nói về đề tài: các hoạt động từ bi thương xót, về thể lý và tinh thần.
Cả ba bài suy niệm của ĐTC xoay quanh các khía cạnh khác nhau của lòng thương xót, qua đó ngài dựa nhiều trên linh đạo của thánh Ignatio Loyola Thánh Tổ dòng Tên. Mỗi bài dài khoảng 45 phút.
Trong số các ý tưởng được ĐTC trình bày, có lời ngài cảnh giác rằng: ”Nếu các cơ cấu của chúng ta không được sống và được sử dụng để nhận lãnh nhiều hơn lòng thương xót của Thiên Chúa và trở nên từ bi hơn đối tha nhân, thì chúng có thể biến thành một cái gì rất khác biệt và đưa tới hậu quả ngược lại điều chúng ta mong muốn”.
ĐTC nhấn mạnh tấm gương của các thánh trong việc cảm thấy cần lòng thương xót của Chúa. Ngài cũng trưng dẫn ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, và nhắc lại rằng ”Chính ĐHY Văn Thuận, đã nói rằng trong tù, Chúa đã dạy ngài biết phân biệt những ”điều thuộc về Thiên Chúa”, mà ĐHY đã tận tụy thi hành trong cuộc đời khi còn là một LM và GM được tự do, khác với chính Thiên Chúa, mà ĐHY tận tụy phục vụ trong lúc bị tù” (Xc Cinque pani e due pesci [5 chiếc bánh và 2 con cá], San Paolo 1997).
ĐTC trách cứ những cha giải tội thiếu kiên nhẫn và trách móc các hối nhân! ”Anh em đừng làm như vậy!.. Trái lại điều làm tôi cảm động là sự xưng tội của các linh mục, họ xưng tội của mình và lắng nghe tội của những người xưng tội”.
ĐTC cũng nhắn nhủ các linh mục đừng bao giờ coi những người khác chỉ là ”một vụ”, ”một trường hợp”. ”Đối với chúng ta họ luôn luôn là một người.
ĐTC nhận xét rằng ”Hầu như tất cả các vị đại thánh đều là những người nhiều tội lỗi”. Như để chứng minh điều này, ngài nhắc lại trường hợp thánh Phêrô, đã từng chối Chúa ba lần, và đã từng bị thánh Phaolô sửa sai, nhưng người tội lỗi ấy đã được Chúa chọn làm giáo hoàng!” ”Trong việc thực thi lòng thương xót chữa lành sự ác của người khác, không ai tốt lành hơn để chữa lành tha nhân cho bằng người luôn giữ nguyên kinh nghiệm về bản thân mình đã từng được Chúa xót thương. Chúng ta thấy rằng trong số những người làm việc để bài trừ sự nghiện ngập, những người đã cai nghiện được, thường là những người hiểu rõ hơn, cảm thông hơn và giúp đỡ, biết xin những người khác. Cũng vậy cha giải tội tốt nhất thường là người biết xưng tội đúng đắn nhất”.
Trong bài cuối cùng, ĐTC trình bày những suy tư về những công việc từ bi thương xót về tinh thần cũng như về thể xác, trong đó ngài cũng nói đến tòa giải tội, và chiều kích xã hội của các công việc từ bi bác ái (SD 26-2-16)
Phần thứ hai trong ngày đầu tiên này, có những bài huấn giáo về lòng thương xót do các giám mục trình bày, và sau đó có thánh lễ đồng tế tại một số thánh đường theo 7 ngôn ngữ khác nhau, đó là tiếng Pháp, Anh, Ý, Ba Lan, Bồ đào nha, Tây Ban Nha và Đức.
- Trong ngày 2-6, ĐTC sẽ lần lượt trình bày 3 bài suy niệm tại 3 Vương cung thánh đường nơi các LM và chủng sinh tụ họp: lúc 10 giờ, rồi 12 giờ và sau cùng vào lúc 4 giờ chiều. Các bài suy niệm này sẽ được Trung Tâm truyền hình Vatican trực tiếp truyền đi trên toàn thế giới qua Internet, hoặc có những đài truyền đi biến cố này.
Ngày này sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế lúc 5 giờ rưỡi chiều, tùy theo các ngôn ngữ khác nhau.
- Sau cùng, thứ sáu 3-6, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là Ngày Thánh Hóa linh mục, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các GM và LM tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng. (SD 30-5-2016)
Hôm 2-6-2016, ĐTC Phanxicô đã trình bày 3 bài suy niệm tĩnh tâm dành cho các LM quốc tế nhân Ngày Năm Thánh dành cho các LM và chủng sinh.
Trước tiên tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano vào lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba. Sau phần dẫn nhập, ĐTC nói về đề tài ”Từ sự xa cách đến việc mừng lễ”. Trong số hàng ngàn tham dự viên cũng có một số Hồng Y và Giám Mục thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Bài thứ hai lúc 12 giờ trưa tại Đền Thờ Đức Bà Cả với chủ đề ”Người đón nhận lòng thương xót”. Sau cùng vào lúc 4 giờ chiều ở Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, ĐTC nói về đề tài: các hoạt động từ bi thương xót, về thể lý và tinh thần.
Cả ba bài suy niệm của ĐTC xoay quanh các khía cạnh khác nhau của lòng thương xót, qua đó ngài dựa nhiều trên linh đạo của thánh Ignatio Loyola Thánh Tổ dòng Tên. Mỗi bài dài khoảng 45 phút.
Trong số các ý tưởng được ĐTC trình bày, có lời ngài cảnh giác rằng: ”Nếu các cơ cấu của chúng ta không được sống và được sử dụng để nhận lãnh nhiều hơn lòng thương xót của Thiên Chúa và trở nên từ bi hơn đối tha nhân, thì chúng có thể biến thành một cái gì rất khác biệt và đưa tới hậu quả ngược lại điều chúng ta mong muốn”.
ĐTC nhấn mạnh tấm gương của các thánh trong việc cảm thấy cần lòng thương xót của Chúa. Ngài cũng trưng dẫn ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, và nhắc lại rằng ”Chính ĐHY Văn Thuận, đã nói rằng trong tù, Chúa đã dạy ngài biết phân biệt những ”điều thuộc về Thiên Chúa”, mà ĐHY đã tận tụy thi hành trong cuộc đời khi còn là một LM và GM được tự do, khác với chính Thiên Chúa, mà ĐHY tận tụy phục vụ trong lúc bị tù” (Xc Cinque pani e due pesci [5 chiếc bánh và 2 con cá], San Paolo 1997).
ĐTC trách cứ những cha giải tội thiếu kiên nhẫn và trách móc các hối nhân! ”Anh em đừng làm như vậy!.. Trái lại điều làm tôi cảm động là sự xưng tội của các linh mục, họ xưng tội của mình và lắng nghe tội của những người xưng tội”.
ĐTC cũng nhắn nhủ các linh mục đừng bao giờ coi những người khác chỉ là ”một vụ”, ”một trường hợp”. ”Đối với chúng ta họ luôn luôn là một người.
ĐTC nhận xét rằng ”Hầu như tất cả các vị đại thánh đều là những người nhiều tội lỗi”. Như để chứng minh điều này, ngài nhắc lại trường hợp thánh Phêrô, đã từng chối Chúa ba lần, và đã từng bị thánh Phaolô sửa sai, nhưng người tội lỗi ấy đã được Chúa chọn làm giáo hoàng!” ”Trong việc thực thi lòng thương xót chữa lành sự ác của người khác, không ai tốt lành hơn để chữa lành tha nhân cho bằng người luôn giữ nguyên kinh nghiệm về bản thân mình đã từng được Chúa xót thương. Chúng ta thấy rằng trong số những người làm việc để bài trừ sự nghiện ngập, những người đã cai nghiện được, thường là những người hiểu rõ hơn, cảm thông hơn và giúp đỡ, biết xin những người khác. Cũng vậy cha giải tội tốt nhất thường là người biết xưng tội đúng đắn nhất”.
Trong bài cuối cùng, ĐTC trình bày những suy tư về những công việc từ bi thương xót về tinh thần cũng như về thể xác, trong đó ngài cũng nói đến tòa giải tội, và chiều kích xã hội của các công việc từ bi bác ái (SD 26-2-16)
Triều Yết Đức Thánh Cha 01/06/2016: Thiên Chúa rộng mở con tim cho người khiêm nhường
VietCatholic Network
11:55 02/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Thứ tư trước chúng ta đã lắng nghe dụ ngôn ông thẩm phán và bà goá liên quan tới sự cần thiết phải kiên trì cầu nguyện. Hôm nay, với một dụ ngôn khác, Chúa Giêsu muốn dậy cho chúng ta biết đâu là thái độ đúng đắn để cầu nguyện và khẩn nài lòng thương xót của Thiên Chúa Cha: phải cầu nguyện như thế nào. Một thái độ đúng đắn giúp cầu nguyện. Đó là dụ ngôn người pharisêu và người thu thuế.
Cả hai nhân vật lên đền thờ cầu nguyện, nhưng hành động trong các cách thức rất khác nhau và được các hiệu quả khác nhau. Ông pharisêu đứng cầu nguyện (c.11) và dùng nhiều lời. Lời cầu nguyện của ông đúng là một lời cầu nguyện tạ ơn hướng tới Thiên Chúa, nhưng trong thực tế là một khoe khoang công đức của ông, với ý thức sự cao vượt đối với các người khác, bị coi như “trộm cướp, bất công, ngoại tình”, và ông cho biết người khác ở đó là “tên thu thuế” (c.11).
Nhưng vấn đề chính là ở đây: ông pharisêu cầu nguyện với Thiên Chúa, nhưng thật ra là ông nhìn vào chính mình. Ông cầu nguyện với chính ông.” Thay vì có Chúa trước mắt thì ông có một tấm gương. Tuy ở trong đền thờ, ông không cảm thấy cần phủ phục trước sự oai nghiêm của Thiên Chúa. Ông đứng và cảm thấy chắc chắn, làm như thể ông là chủ nhân của đền thờ! Ông liệt kê các việc tốt lành đã làm được: ông là người không thể trách cứ vào đâu được, tuân giữ Lề Luật hơn điều cần thiết, “ăn chay tuần hai lần” và trả thuế thập phân cho tất cả những gì ông có.
Sau cùng, hơn là cầu nguyện ông pharisêu hài lòng với việc tuân giữ các điều luật. Thế nhưng thái độ và các lời nói của ông xa cung cách nói năng và hành xử của Thiên Chúa, là Đấng yêu thương tất cả mọi người và không khinh rẻ các người tội lỗi. Ông này khinh rẻ các người tội lỗi, cả khi ông ghi nhận người khác ở đó. Sau cùng, ông pharisêu tự coi mình là công chính, lại lơ là với giới răn quan trọng nhất là tình yêu thương đối Thiên Chúa và tha nhân.
Như vậy tự hỏi chúng ta cầu nguyện bao nhiêu chưa đủ, cũng phải tự vấn xem chúng ta cầu nguyện ra sao, hay tốt hơn con tim của chúng ta như thế nào: thật quan trọng duyệt xét nó, để lượng định các tư tưởng, các tâm tình và nhổ tận gốc rễ sự kiêu căng và giả hình. Nhưng tôi xin hỏi: Có thể cầu nguyện với sự kiêu căng không? Không. Có thể cầu nguyện với sự giả hình không? Không. Chúng ta chỉ phải cầu nguyện trước Thiên Chúa như chúng ta là mà thôi. Nhưng ông này đã cầu nguyện với sự kiêu căng và giả hình.
Chúng ta tất cả đều bị tóm giữ bởi nhịp sống quay cuồng, thường bị thống trị bởi các cảm xúc, các ồn ào và lẫn lộn. Cần phải học tìm lại con đường hướng về con tim, tái chiếm giá trị của sự thân tình và thinh lặng, bởi vì chính ở đó Thiên Chúa gặp gỡ và nói với chúng ta. Chỉ từ đó, tới phiên mình chúng ta mới có thể gặp gỡ tha nhân và nói chuyện với họ. Ông pharisêu đã tiến tới đền thờ, tự tin, nhưng lại không nhận ra là ông đã lạc mất con đường của trái tim.
Người thu thuế trái lại - kẻ khác - tự trình diện trong đền thờ, nhưng cũng không dám hướng mắt lên trời, mà đấm ngực” (c. 13), Lời cầu của ông rất ngắn gọn: nó không dài như lời cầu của ông pharisêu: “Ôi, lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Không có gì hơn. “Ôi, lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Lời nguyện thật đẹp. Chúng ta có thể lập lại ba lần, tất cả cùng nhau nhé? Nào hãy nói: “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”, “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Thật ra, các người thu thuế được gọi như thế, bị coi như những người ô uế, tùng phục các kẻ thống trị ngoại quốc, bị dân chúng coi là xấu xa, và thường bị xếp hạng với những người tội lỗi. Dụ ngôn dậy rằng người ta công chính hay tội lỗi không bởi sụ tuỳ thuộc xã hội, nhưng do kiểu tương quan với Thiên Chúa và kiểu tương quan với các anh em khác. Các cử chỉ sám hối và ít lời đơn sơ của ông thu thuế chứng minh cho ý thức của ông liên quan tới tình trạng khốn cùng của ông. Lời cầu của ông nòng cốt. Ông hành động như người khiêm tốn, chỉ chắc chắn mình là một kẻ có tội cần sự thương hại. Nếu ông pharisêu không xin gì, bởi vì ông có tất cả, thì ông thu thuế chỉ có thể ăn mày lòng thương xót của Thiên Chúa mà thôi. Điều này đẹp phải không? Ăn mày lòng thương xót của Thiên Chúa.
Khi trình diện với “đôi bàn tay trắng”, với con tim trần trụi và nhận mình là kẻ tội lỗi, người thu thuế cho tất cả chúng ta thấy điều kiện cần thiết để nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau cùng chính ông, bị khinh rẻ như vậy, lại trở thành hình ảnh của tín hữu đích thật.
Chúa Giêsu kết luận dụ ngôn với một phán quyết: “Tôi bảo anh em: người này nghĩa là ông thu thuế - khác với ông kia, trở về nhà mình được nên công chính, bời vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.” (c. 14). Trong hai người này ai là người thối nát? Ông pharisêu. Ông pharisêu chính là hình ảnh của người thối nát giả bộ cầu nguyện, nhưng chỉ thành công trong việc khoe khoang chính mình trước một tấm gương. Ông là người thối nát nhưng giả vờ cầu nguyện. Như thế trong cuộc sống ai tin mình công chính, phán xét các người khác và khinh rẻ họ, là người thối nát, và là người giả hình. Sự kiêu căng làm hỏng mọi hành động tốt, khiến cho lời cầu nguyện thành trống rỗng và làm cho chúng ta xa cách với Thiên Chúa và với tha nhân.
Nếu Thiên Chúa ưa thích sự khiêm nhường thì không phải là để hạ nhục chúng ta: sự khiêm nhường là điều kiện cần thiết để được Chúa nâng lên và sống kinh nghiệm lòng thương xót đổ đầy vào con tim trống rỗng của chúng ta. Nếu lời cầu nguyện của kẻ kiêu căng không đạt tới trái tim của Thiên Chúa, thì sự khiêm nhường của kẻ bần cùng mở toang nó ra. Thiên Chúa có một sự yếu đuối: đó là sự yếu đuối đối với những kẻ khiêm nhường. Trước một con tim khiêm nhường, Thiên Chúa mở rộng con tim Ngài một cách hoàn toàn. Và sự khiêm hạ này Đức Trinh Nữ Maria diễn tả trong bài thánh thi Magnificat: “Người đã nhìn đến phận hèn của nữ tỳ Người … đời nọ sang đời kia lòng thương xót Người đối với những kẻ kính sợ Người” (Lc 1,48-50. Xin Mẹ giúp chúng ta cầu nguyện với con tim khiêm tốn. Chúng ta hãy lập lại ba lần nữa lời cầu hay đẹp này: “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” Ba lần: “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” “Ôi lậy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương trong số 60.000 tín hữu và du khách hiện diện, đặc biệt các tín hữu đến từ nhiều giáo phận Pháp, như tín hữu giáo phận Bayonne do ĐGM sở tại hướng dẫn. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Ailen, Ecốt, Na Uy, Thụy Điển, Việt Nam, Tung Quốc, Indonesia, Philippines, Nigeria, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Năm Thánh là thời điểm ơn thánh và canh tân tinh thần cho từng người và từng gia đình.
Trong số các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài chào các linh mục giáo phận Wuerzburg do ĐGM sở tại hướng dẫn.
Trong các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ĐTC chào học sinh và giáo viên trường Eça de Queiros, tín hữu giáo xứ Lapa và và tín hữu giáo phận Paraná bên Brasil. Ngài nhắc cho mọi nguời biết lời cầu nguyệnn rộng mở của con tim cho Thiên Chúa và mời gọi chúng ta đi ra ngoài gặp gỡ tha nhân, đặc biệt các anh chị em đang chiu thử thách và đem đến cho họ sự ủi an, ánh sáng và niềm hy vọng.
Trong các nhóm nói tiếng A Rập ĐTC chào một nhóm tín hữu Maronit đến từ Hoa Kỳ. Với các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC nói ngài hiệp ý với giới trẻ họp nhau tại Lednica trong tinh thần tín thác cuộc sống cho Chúa, với đúc tin mà cha ông họ đã lãnh nhân cách đây 1050 năm. Ngài cầu chúc họ luôn biết lập lại mỗi ngày tiếng Amen với Chúa.
Với các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào các nhóm đến từ nhiều giáo phận khác nhau, cũng như nhóm các tham dự viên khóa học do Bộ Phong Thánh tổ chức. Ngài khích lệ mọi người sống khiêm tốn, phổ biến lòng thương xót Chúa cho những người chung quanh và thăng tiến trong các giáo phận và dòng tu các án phong chân phước và phong thánh, lòng hăng say sống đức tin và tình thần truyền giáo và nên thánh.
Thứ sáu tới đây là lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt nhân dịp tĩnh tâm Năm Thánh của các linh mục và chủng sinh, ĐTC mời gọi mọi người cầu nguyện trong suốt tháng này và nâng đỡ gần gũi các linh mục để các vị là hình ảnh Thánh Tâm thương xót của Chúa. Ngài khích lệ giới trẻ biết kín múc nơi Thánh Tâm Chúa lương thực cho cuộc sống thiêng liêng. Với anh chị em đau yếu ngài xin họ kết hiệp các khổ đau của họ với các khô đau của Chúa. Ngài cũng nhắn nhủ các đôi tân hôn năng đến với Thánh Thể để cho cuộc sống gia đình được tình yêu của Thánh Tâm Chúa đánh động.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Top Stories
Pope leads retreat for Jubilee of Priests
Vatican Radio
09:40 02/06/2016
2016-06-02 Vatican Radio - Pope Francis led a retreat for priests on Thursday, offering a series of three meditations on the theme of mercy.
The retreat was part of the Jubilee of Priests, one of a series of special Jubilees for various groups within the Church during the Holy Year of Mercy.
The Jubilee for Priests began on Wednesday, and will conclude tomorrow, on the Solemnity of the Sacred Heart of Jesus.
The Holy Father delivered his meditations for the priest’s retreat in the Papal Basilicas of St John Lateran, St Mary Major, and St Paul’s Outside the Walls.
“God’s name is mercy,” Pope Francis said in his first meditation. “If we reflect on this natural feeling of mercy we begin to see how God Himself can be understood in terms of this defining attribute by which Jesus wished to reveal Him to us.”
At the papal Archbasilica of St John Lateran, Pope Francis focused on the parable of the prodigal son. He reflected on the “embarrassed dignity” of the son who returned to his father – he is embarrassed by what he has done, but his father restores him to his dignity. Mercy, the Pope said, helps us to maintain the balance between acknowledging that we are sinners, and recognizing our dignity as children loved by the Father. If we can see ourselves in the place of the son, who was shown mercy by the father, we in turn will be led to be merciful to others.
Below, please find the full text of Pope Francis’ prepared remarks for his first meditation for the Retreat for Priests:
RETREAT FOR PRIESTS 2016
Mercy, seen in feminine terms, is the tender love of a mother who, touched by the frailty of her new-born baby, takes the child into her arms and provides everything it needs to live and grow (rehanim). In masculine terms, mercy is the steadfast fidelity of a father who constantly supports, forgives and encourages his children to grow. Mercy is the fruit of a covenant; that is why God is said to remember his covenant of mercy (hesed). At the same time, it is an utterly free act of kindness and goodness (eleos) rising up from the depths of our being and finding outward expression in charity. This all-embracing character means that everyone can appreciate what it means to be merciful, to feel compassion for those who suffer, sympathy for those in need, visceral indignation in the face of patent injustice and a desire to respond with loving respect by attempting to set things right. If we reflect on this natural feeling of mercy, we begin to see how God himself can be understood in terms of this defining attribute by which Jesus wished to reveal him to us. God’s name is mercy.
When we meditate on mercy, something special happens. The dynamic of the Spiritual Exercises takes on new power. Mercy helps us to see that the three ways of classical mysticism – the purgative, the illuminative and the unitive – are not successive stages that, once experienced, can then be put behind us. We never cease to be in need of renewed conversion, deeper contemplation and greater love. Nothing unites us to God more than an act of mercy, for it is by mercy that the Lord forgives our sins and gives us the grace to practise acts of mercy in his name. Nothing strengthens our faith more than being cleansed of our sins. Nothing can be clearer than the teaching of Matthew 25 and the Beatitude, “Blessed are the merciful, for they will receive mercy” (Mt 5:7), for our understanding of God’s will and the mission he has entrusted to us. We can apply to mercy the Lord’s statement that “the measure you give will be the measure you receive” (Mt 7:2). Mercy makes us pass from the recognition that we have received mercy to a desire to show mercy to others. We can feel within us a healthy tension between sorrow for our sins and the dignity that the Lord has bestowed on us. Without further ado, we can pass from estrangement to embrace, as in the parable of the prodigal son, and see how God uses our own sinfulness as the vessel of his mercy. Mercy impels us to pass from personal to the communal. We see this in the miracle of the multiplication of the loaves, a miracle born of Jesus’ compassion for his people and for others. Something similar happens when we act mercifully: the bread of mercy multiplies as it is shared.
THREE SUGGESTIONS
The free and joyful familiarity that comes about at every level between those who treat one another with mercy – the familiarity of the Kingdom of God as Jesus describes it in his parables – leads me to offer three suggestions for your personal prayer today.
The first has to do with two practical counsels that Saint Ignatius gives. He tells us that “it is not great knowledge that fills and satisfies the soul, but the ability to feel and savour the things of God interiorly” (Spiritual Exercises, 2). Saint Ignatius adds that whenever we encounter and savour something we desire, we should pray in peace, “without being anxious to move forward as long as I am satisfied” (ibid., 76). So too, in these meditations on mercy we can begin with what we savour most and linger there, for surely one work of mercy will lead us to others. If we start by thanking the Lord for having wondrously created us and for even more wondrously redeemed us, surely this will lead us to a sense of sorrow for our sins. If we start by feeling compassion for the poor and the outcast, surely we will come to realize that we ourselves stand in need of mercy.
My second suggestion for your prayer has to do with the way we speak about mercy. By now you have realized that in Spanish I like to use “mercy” as a verb: “We have to ‘show mercy’ [misericordiar] in order to ‘receive mercy’ [ser misericordiados]”. Mercy joins a human need to the heart of God, and this leads to immediate action. We cannot meditate on mercy without it turning into action. In prayer, it doesn’t help to intellectualize things. With the help of grace, our dialogue with the Lord has to focus straightaway on that sin for which I most need the Lord’s mercy, the one of which I am most ashamed, the one for which I most desire to make reparation. From the outset, too, we have to speak of what most moves us, of all those faces that make us want to do something to satisfy their hunger and thirst for God, for justice, for tenderness. Mercy is contemplated in action, but in a kind of action that is all-inclusive. Mercy engages our whole being – our feelings and our spirit – and all other beings as well.
My last suggestion has to do with the fruit of these Exercises, namely the grace that we ask to receive. It is, in a word, the grace to become priests ever more ready to “receive mercy” (misericordiados) and to “show mercy” (misericordiosos). We can concentrate on mercy because it is what is most essential and definitive. By the stairway of mercy (cf. Laudato Si’, 77), we can descend to the depths of our human condition – including our frailty and sin – and ascend to the heights of divine perfection: “Be merciful (perfect) as your Father is merciful”. But always for the sake of “reaping” even greater mercy. This fruit should also be seen in a conversion of our institutional mindset: unless our structures are vibrant and aimed at making us more open to God’s mercy and more merciful to others, they can turn into something very bizarre and eventually counterproductive.
This retreat, then, will follow the path of that “evangelical simplicity” which sees and does all things in the key of mercy. That mercy is dynamic, not so much a noun with a fixed and definite meaning, or a descriptive adjective, but rather a verb – “to show mercy” and “to receive mercy” – that spurs us to action in this world. Even more, it is a mercy that is “ever greater” (magis), a mercy that grows and expands, passing from good to better and from less to more. For the model that Jesus sets before us is that of the Father, who is ever greater and whose infinite mercy in some sense constantly “grows”. His mercy has no roof or walls, because it is born of his sovereign freedom.
FIRST MEDITATION: FROM ESTRANGEMENT TO CELEBRATION
If, as we said, the Gospel presents mercy as an excess of God’s love, the first thing we have to do is to see where today’s world, and every person in it, most needs this kind of overflow of love. We have to ask ourselves how such mercy is to be received. On what barren and parched land must this flood of living water surge? What are the wounds that need this precious balm? What is the sense of abandonment that cries out for loving attention? What is the sense of estrangement that so thirsts for embrace and encounter?
The parable which I would now propose for your meditation is that of the merciful Father (cf. Lk 15:11-31). We find ourselves before the mystery of the Father. I think we should begin with the moment when the prodigal son stands in the middle of the pigsty, in that inferno of selfishness where, having done everything he wanted to do, now, instead of being free, he feels enslaved. He looks at the pigs as they eat their husks… and he envies them. He feels homesick. He longs for the fresh baked bread that the servants in his house, his father’s house, eat for breakfast. Homesickness… nostalgia. Nostalgia is a powerful emotion. Like mercy, it expands the soul. It makes us think back to our first experience of goodness – the homeland from which we went forth – and it awakens in us the hope of returning there. Against this vast horizon of nostalgia, the young man – as the Gospel tells us – came to his senses and realized that he was miserable.
Without dwelling on that misery of his, let us move on to the other moment, once his Father had embraced him and kissed him. He finds himself still dirty, yet dressed for a banquet. He fingers the ring he has been given, which is just like his father’s. He has new sandals on his feet. He is in the middle of a party, in the midst of a crowd of people. A bit like ourselves, if ever we have gone to confession before Mass and then all of a sudden found ourselves vested and in the middle of a ceremony.
AN EMBARRASSED DIGNITY
Let us think for a moment about the “embarrassed dignity” of this prodigal yet beloved son. If we can serenely keep our heart balanced between those two extremes – dignity and embarrassment – without letting go of either of them, perhaps we can feel how the heart of our Father beats with love for us. We can imagine that mercy wells up in it like blood. He goes out to seek us sinners. He draws us to himself, purifies us and sends us forth, new and renewed, to every periphery, to bring mercy to all. That blood is the blood of Christ, the blood of the new and eternal covenant of mercy, poured out for us and for all, for the forgiveness of sins. We contemplate that blood by going in and out of his heart and the heart of the Father. That is our sole treasure, the only thing we have to give to the world: the blood that purifies and brings peace to every reality and all people. The blood of the Lord that forgives sins. The blood that is true drink, for it reawakens and revives what was dead from sin.
In our serene prayer, which wavers between embarrassment and dignity, dignity and embarrassment, let us ask for the grace to sense that mercy as giving meaning to our entire life, the grace to feel how the heart of the Father beats as one with our own. It is not enough to think of that grace as something God offers us from time to time, whenever he forgives some big sin of ours, so that then we can go off to do the rest by ourselves, alone.
Saint Ignatius offers us an image drawn from the courtly culture of his time, but since loyalty among friends is a perennial value, it can also help us. He says that, in order to feel “embarrassment and shame” for our sins (but without forgetting God’s mercy), we can use the example of “a knight who finds himself before his king and his entire court, ashamed and embarrassed for having gravely wronged him, after having received from him many gifts and many favours” (Spiritual Exercises, 74). But like the prodigal son who finds himself in the middle of a banquet, this knight, who ought to feel ashamed before everyone, suddenly sees the King take him by the hand and restore his dignity. Indeed, not only does the King ask him to follow him into battle, but he puts him at the head of his peers. With what humility and loyalty this knight will serve him henceforth!
Whether we see ourselves as the prodigal son in the midst of the banquet, or the disloyal knight restored and promoted, the important thing is that each of us feel that fruitful tension born of the Lord’s mercy: we are at one and the same time sinners pardoned and sinners restored to dignity.
Simon Peter represents the ministerial aspect of this healthy tension. At every step along the way, the Lord trains him to be both Simon and Peter. Simon, the ordinary man with all his faults and inconsistencies, and Peter, the bearer of the keys who leads the others. When Andrew brings Simon, fresh from his nets, to Christ, the Lord gives him the name Peter, “Rock”. Yet immediately after praising Peter’s confession of faith, which comes from the Father, Jesus sternly reproves him for being tempted to heed the evil spirit telling him to flee the cross. Jesus will go on to invite Peter to walk on the water; he will let him sink into his own fear, only then to stretch out his hand and raise him up. No sooner does Peter confess that he is a sinner than the Lord makes him a fisher of men. He will question Peter at length about his love, instilling in him sorrow and shame for his disloyalty and cowardice, but he will also thrice entrust to him the care of his sheep.
That is how we have to see ourselves: poised between our utter shame and our sublime dignity. Dirty, impure, mean and selfish, yet at the same time, with feet washed, called and chosen to distribute the Lord’s multiplied loaves, blessed by our people, loved and cared for. Only mercy makes this situation bearable. Without it, either we believe in our own righteousness like the Pharisees, or we shrink back like those who feel unworthy. In either case, our hearts grow hardened.
Let us look a little more closely at this, and ask why this tension is so fruitful. The reason, I would say, is that it is the result of a free decision. The Lord acts mainly through our freedom, even though his help never fails us. Mercy is a matter of freedom. As a feeling, it wells up spontaneously. When we say that it is visceral, it might seem that it is synonymous with “animal”. But animals do not experience “moral” mercy, even though some of them may experience something akin to compassion, like the faithful dog keeping watch at the side of his ailing master. Mercy is a visceral emotion but it can also be the fruit of an acute intellectual insight – startling as a bolt of lightning but no less complex for its simplicity. We intuit many things when we feel mercy. We understand, for example that another person is in a desperate state, a limit situation; something is going on that is greater than his or her sins and failings. We also realize that the other person is our peer, that we could well be standing in his or her shoes. Or that evil is such an immense and devastating thing that it can’t simply be fixed by justice… Deep down, we realize that what is needed is an infinite mercy, like that of the heart of Christ, to remedy all the evil and suffering we see in the lives of human beings… Anything less than this is not enough. We can understand so many things simply by seeing someone barefoot in the street on a cold morning, or by contemplating the Lord nailed to the cross – for me!
Moreover, mercy can be freely accepted and nurtured, or freely rejected. If we accept it, one thing leads to another. If we choose to ignore it, our heart grows cold. Mercy makes us experience our freedom and, as a result, the freedom of God himself, who, as he said to Moses, is “merciful with whom he is merciful” (cf. Dt 5:10). By his mercy the Lord expresses his freedom. And we, our own.
We can “do without” the Lord’s mercy for a long time. In other words, we can go through life without thinking about it consciously or explicitly asking for it. Then one day we realize that “all is mercy” and we weep bitterly for not having known it earlier, when we needed it most!
This feeling is a kind of moral misery. It is the entirely personal realization that at a certain point in my life I decided to go it alone: I made my choice and I chose badly. Such are the depths we have to reach in order to feel sorrow for our sins and true repentance. Otherwise, we lack the freedom to see that sin affects our entire life. We don’t recognize our misery, and thus we miss out on mercy, which only acts on that condition. People don’t go to a pharmacy and ask for an aspirin out of mercy. Out of mercy we ask for morphine, to administer to a person who is terminally ill and racked with pain.
The heart that God joins to this moral misery of ours is the heart of Christ, his beloved Son, which beats as one with that of the Father and the Spirit. It is a heart that chooses the fastest route and takes it. Mercy gets its hands dirty. It touches, it gets involved, it gets caught up with others, it gets personal. It does not approach “cases” but persons and their pain. Mercy exceeds justice; it brings knowledge and compassion; it leads to involvement. By the dignity it brings, mercy raises up the one over whom another has stooped to bring help. The one who shows mercy and the one to whom mercy is shown become equals.
That is why the Father needed to celebrate, so that everything could be restored at once, and his son could regain his lost dignity. This realization makes it possible to look to the future in a different way. It is not that mercy overlooks the objective harm brought about by evil. Rather, it takes away evil’s power over the future. It takes away its power over life, which then goes on. Mercy is the genuine expression of life that counters death, the bitter fruit of sin. As such, it is completely lucid and in no way naïve. It is not that it is blind to evil; rather, it sees how short life is and all the good still to be done. That is why it is so important to forgive completely, so that others can look to the future without wasting time on self-recrimination and self-pity over their past mistakes. In starting to care for others, we will examine our own consciences, and to the extent that we help others, we will make reparation for the wrong we ourselves have done. Mercy is always tinged with hope.
To let ourselves to be drawn to and sent by the beating heart of the Father is to remain in this healthy tension of embarrassed dignity. Letting ourselves be drawn into his heart, like blood which has been sullied on its way to give life to the extremities, so that the Lord can purify us and wash our feet. Letting ourselves be sent, full of the oxygen of the Spirit, to revive the whole body, especially those members who are most distant, frail and hurting.
A priest once told me about a street person who ended up living in a hospice. He was consumed by bitterness and did not interact with others. He was an educated person, as they later found out. Sometime thereafter, this man was hospitalized for a terminal illness. He told the priest that while he was there, feeling empty and disillusioned, the man in the next bed asked him to remove his bed pan and empty it. That request from someone truly in need, someone worse off than he was, opened his eyes and his heart to a powerful sense of humanity, a desire to help another person and to let himself be helped by God. A simple act of mercy put him in touch with infinite mercy. It led him to help someone else and, in doing so, to be helped himself. He died after making a good confession, and at peace.
So I leave you with the parable of the merciful Father, now that we have we have entered into the situation of the son who feels dirty and dressed up, a dignified sinner, ashamed of himself yet proud of his father. The sign that we have entered into it is that we ourselves now desire be merciful to all. This is the fire Jesus came to bring to the earth, a fire that lights other fires. If the spark does not take, it is because one of the poles cannot make contact. Either excessive shame, which fails to strip the wires and, instead of freely confessing “I did this or that”, stays covered; or excessive dignity, which touches things with gloves.
AN EXCESS OF MERCY
The only way for us to be “excessive” in responding to God’s excessive mercy is to be completely open to receiving it and to sharing it with others. The Gospel gives us many touching examples of people who went to excess in order to receive his mercy. There is the paralytic whose friends let him down from the roof into the place where the Lord was preaching. Or the leper who left his nine companions to come back, glorifying and thanking God in a loud voice, to kneel at the Lord’s feet. Or the blind Bartimaeus whose outcry made Jesus halt before him. Or the woman suffering from a haemorrhage who timidly approached the Lord and touched his robe; as the Gospel tells us, Jesus felt power – dynamis – “go forth” from him… All these are examples of that contact that lights a fire and unleashes the positive force of mercy. Then too, we can think of the sinful woman, who washed the Lord’s feet with her tears and dried them with her hair; Jesus saw her excessive display of love as a sign of her having received great mercy. Ordinary people – sinners, the infirm and those possessed by demons – are immediately raised up by the Lord. He makes them pass from exclusion to full inclusion, from estrangement to embrace. That is the expression: mercy makes us pass “from estrangement to celebration”. And it can only be understood in the key of hope, in an apostolic key, in the key of knowing mercy and then showing mercy.
Let us conclude by praying the Magnificat of mercy, Psalm 50 by King David, which we pray each Friday at Morning Prayer. It is the Magnificat of “a humble and contrite heart” capable of confessing its sin before the God who, in his fidelity, is greater than any of our sins. If we put ourselves in the place of the prodigal son, at the moment when, expecting his Father’s reproof, he discovers instead that his Father has thrown a party, we can imagine him praying Psalm 50. We can pray it antiphonally with him. We can hear him saying: “Have mercy on me, O God, in your kindness; in your compassion blot out my offence” … And ourselves continuing: “My offences, truly I (too) know them; my sin is always before me”. And together: “Against you, Father, against you, you alone, have I sinned”.
May our prayer rise up from that interior tension which kindles mercy, that tension between the shame that says: “From my sins turn away your face, and blot out all my guilt”, and the confidence that says, “O purify me, then I shall be clean; O wash me, I shall be whiter than snow”. A confidence that becomes apostolic: “Give me again the joy of your help; with the spirit of fervour sustain me, that I may teach transgressors your ways, and sinners may return to you”.
(from Vatican Radio)
The retreat was part of the Jubilee of Priests, one of a series of special Jubilees for various groups within the Church during the Holy Year of Mercy.
The Jubilee for Priests began on Wednesday, and will conclude tomorrow, on the Solemnity of the Sacred Heart of Jesus.
The Holy Father delivered his meditations for the priest’s retreat in the Papal Basilicas of St John Lateran, St Mary Major, and St Paul’s Outside the Walls.
“God’s name is mercy,” Pope Francis said in his first meditation. “If we reflect on this natural feeling of mercy we begin to see how God Himself can be understood in terms of this defining attribute by which Jesus wished to reveal Him to us.”
At the papal Archbasilica of St John Lateran, Pope Francis focused on the parable of the prodigal son. He reflected on the “embarrassed dignity” of the son who returned to his father – he is embarrassed by what he has done, but his father restores him to his dignity. Mercy, the Pope said, helps us to maintain the balance between acknowledging that we are sinners, and recognizing our dignity as children loved by the Father. If we can see ourselves in the place of the son, who was shown mercy by the father, we in turn will be led to be merciful to others.
Below, please find the full text of Pope Francis’ prepared remarks for his first meditation for the Retreat for Priests:
RETREAT FOR PRIESTS 2016
Mercy, seen in feminine terms, is the tender love of a mother who, touched by the frailty of her new-born baby, takes the child into her arms and provides everything it needs to live and grow (rehanim). In masculine terms, mercy is the steadfast fidelity of a father who constantly supports, forgives and encourages his children to grow. Mercy is the fruit of a covenant; that is why God is said to remember his covenant of mercy (hesed). At the same time, it is an utterly free act of kindness and goodness (eleos) rising up from the depths of our being and finding outward expression in charity. This all-embracing character means that everyone can appreciate what it means to be merciful, to feel compassion for those who suffer, sympathy for those in need, visceral indignation in the face of patent injustice and a desire to respond with loving respect by attempting to set things right. If we reflect on this natural feeling of mercy, we begin to see how God himself can be understood in terms of this defining attribute by which Jesus wished to reveal him to us. God’s name is mercy.
When we meditate on mercy, something special happens. The dynamic of the Spiritual Exercises takes on new power. Mercy helps us to see that the three ways of classical mysticism – the purgative, the illuminative and the unitive – are not successive stages that, once experienced, can then be put behind us. We never cease to be in need of renewed conversion, deeper contemplation and greater love. Nothing unites us to God more than an act of mercy, for it is by mercy that the Lord forgives our sins and gives us the grace to practise acts of mercy in his name. Nothing strengthens our faith more than being cleansed of our sins. Nothing can be clearer than the teaching of Matthew 25 and the Beatitude, “Blessed are the merciful, for they will receive mercy” (Mt 5:7), for our understanding of God’s will and the mission he has entrusted to us. We can apply to mercy the Lord’s statement that “the measure you give will be the measure you receive” (Mt 7:2). Mercy makes us pass from the recognition that we have received mercy to a desire to show mercy to others. We can feel within us a healthy tension between sorrow for our sins and the dignity that the Lord has bestowed on us. Without further ado, we can pass from estrangement to embrace, as in the parable of the prodigal son, and see how God uses our own sinfulness as the vessel of his mercy. Mercy impels us to pass from personal to the communal. We see this in the miracle of the multiplication of the loaves, a miracle born of Jesus’ compassion for his people and for others. Something similar happens when we act mercifully: the bread of mercy multiplies as it is shared.
THREE SUGGESTIONS
The free and joyful familiarity that comes about at every level between those who treat one another with mercy – the familiarity of the Kingdom of God as Jesus describes it in his parables – leads me to offer three suggestions for your personal prayer today.
The first has to do with two practical counsels that Saint Ignatius gives. He tells us that “it is not great knowledge that fills and satisfies the soul, but the ability to feel and savour the things of God interiorly” (Spiritual Exercises, 2). Saint Ignatius adds that whenever we encounter and savour something we desire, we should pray in peace, “without being anxious to move forward as long as I am satisfied” (ibid., 76). So too, in these meditations on mercy we can begin with what we savour most and linger there, for surely one work of mercy will lead us to others. If we start by thanking the Lord for having wondrously created us and for even more wondrously redeemed us, surely this will lead us to a sense of sorrow for our sins. If we start by feeling compassion for the poor and the outcast, surely we will come to realize that we ourselves stand in need of mercy.
My second suggestion for your prayer has to do with the way we speak about mercy. By now you have realized that in Spanish I like to use “mercy” as a verb: “We have to ‘show mercy’ [misericordiar] in order to ‘receive mercy’ [ser misericordiados]”. Mercy joins a human need to the heart of God, and this leads to immediate action. We cannot meditate on mercy without it turning into action. In prayer, it doesn’t help to intellectualize things. With the help of grace, our dialogue with the Lord has to focus straightaway on that sin for which I most need the Lord’s mercy, the one of which I am most ashamed, the one for which I most desire to make reparation. From the outset, too, we have to speak of what most moves us, of all those faces that make us want to do something to satisfy their hunger and thirst for God, for justice, for tenderness. Mercy is contemplated in action, but in a kind of action that is all-inclusive. Mercy engages our whole being – our feelings and our spirit – and all other beings as well.
My last suggestion has to do with the fruit of these Exercises, namely the grace that we ask to receive. It is, in a word, the grace to become priests ever more ready to “receive mercy” (misericordiados) and to “show mercy” (misericordiosos). We can concentrate on mercy because it is what is most essential and definitive. By the stairway of mercy (cf. Laudato Si’, 77), we can descend to the depths of our human condition – including our frailty and sin – and ascend to the heights of divine perfection: “Be merciful (perfect) as your Father is merciful”. But always for the sake of “reaping” even greater mercy. This fruit should also be seen in a conversion of our institutional mindset: unless our structures are vibrant and aimed at making us more open to God’s mercy and more merciful to others, they can turn into something very bizarre and eventually counterproductive.
This retreat, then, will follow the path of that “evangelical simplicity” which sees and does all things in the key of mercy. That mercy is dynamic, not so much a noun with a fixed and definite meaning, or a descriptive adjective, but rather a verb – “to show mercy” and “to receive mercy” – that spurs us to action in this world. Even more, it is a mercy that is “ever greater” (magis), a mercy that grows and expands, passing from good to better and from less to more. For the model that Jesus sets before us is that of the Father, who is ever greater and whose infinite mercy in some sense constantly “grows”. His mercy has no roof or walls, because it is born of his sovereign freedom.
FIRST MEDITATION: FROM ESTRANGEMENT TO CELEBRATION
If, as we said, the Gospel presents mercy as an excess of God’s love, the first thing we have to do is to see where today’s world, and every person in it, most needs this kind of overflow of love. We have to ask ourselves how such mercy is to be received. On what barren and parched land must this flood of living water surge? What are the wounds that need this precious balm? What is the sense of abandonment that cries out for loving attention? What is the sense of estrangement that so thirsts for embrace and encounter?
The parable which I would now propose for your meditation is that of the merciful Father (cf. Lk 15:11-31). We find ourselves before the mystery of the Father. I think we should begin with the moment when the prodigal son stands in the middle of the pigsty, in that inferno of selfishness where, having done everything he wanted to do, now, instead of being free, he feels enslaved. He looks at the pigs as they eat their husks… and he envies them. He feels homesick. He longs for the fresh baked bread that the servants in his house, his father’s house, eat for breakfast. Homesickness… nostalgia. Nostalgia is a powerful emotion. Like mercy, it expands the soul. It makes us think back to our first experience of goodness – the homeland from which we went forth – and it awakens in us the hope of returning there. Against this vast horizon of nostalgia, the young man – as the Gospel tells us – came to his senses and realized that he was miserable.
Without dwelling on that misery of his, let us move on to the other moment, once his Father had embraced him and kissed him. He finds himself still dirty, yet dressed for a banquet. He fingers the ring he has been given, which is just like his father’s. He has new sandals on his feet. He is in the middle of a party, in the midst of a crowd of people. A bit like ourselves, if ever we have gone to confession before Mass and then all of a sudden found ourselves vested and in the middle of a ceremony.
AN EMBARRASSED DIGNITY
Let us think for a moment about the “embarrassed dignity” of this prodigal yet beloved son. If we can serenely keep our heart balanced between those two extremes – dignity and embarrassment – without letting go of either of them, perhaps we can feel how the heart of our Father beats with love for us. We can imagine that mercy wells up in it like blood. He goes out to seek us sinners. He draws us to himself, purifies us and sends us forth, new and renewed, to every periphery, to bring mercy to all. That blood is the blood of Christ, the blood of the new and eternal covenant of mercy, poured out for us and for all, for the forgiveness of sins. We contemplate that blood by going in and out of his heart and the heart of the Father. That is our sole treasure, the only thing we have to give to the world: the blood that purifies and brings peace to every reality and all people. The blood of the Lord that forgives sins. The blood that is true drink, for it reawakens and revives what was dead from sin.
In our serene prayer, which wavers between embarrassment and dignity, dignity and embarrassment, let us ask for the grace to sense that mercy as giving meaning to our entire life, the grace to feel how the heart of the Father beats as one with our own. It is not enough to think of that grace as something God offers us from time to time, whenever he forgives some big sin of ours, so that then we can go off to do the rest by ourselves, alone.
Saint Ignatius offers us an image drawn from the courtly culture of his time, but since loyalty among friends is a perennial value, it can also help us. He says that, in order to feel “embarrassment and shame” for our sins (but without forgetting God’s mercy), we can use the example of “a knight who finds himself before his king and his entire court, ashamed and embarrassed for having gravely wronged him, after having received from him many gifts and many favours” (Spiritual Exercises, 74). But like the prodigal son who finds himself in the middle of a banquet, this knight, who ought to feel ashamed before everyone, suddenly sees the King take him by the hand and restore his dignity. Indeed, not only does the King ask him to follow him into battle, but he puts him at the head of his peers. With what humility and loyalty this knight will serve him henceforth!
Whether we see ourselves as the prodigal son in the midst of the banquet, or the disloyal knight restored and promoted, the important thing is that each of us feel that fruitful tension born of the Lord’s mercy: we are at one and the same time sinners pardoned and sinners restored to dignity.
Simon Peter represents the ministerial aspect of this healthy tension. At every step along the way, the Lord trains him to be both Simon and Peter. Simon, the ordinary man with all his faults and inconsistencies, and Peter, the bearer of the keys who leads the others. When Andrew brings Simon, fresh from his nets, to Christ, the Lord gives him the name Peter, “Rock”. Yet immediately after praising Peter’s confession of faith, which comes from the Father, Jesus sternly reproves him for being tempted to heed the evil spirit telling him to flee the cross. Jesus will go on to invite Peter to walk on the water; he will let him sink into his own fear, only then to stretch out his hand and raise him up. No sooner does Peter confess that he is a sinner than the Lord makes him a fisher of men. He will question Peter at length about his love, instilling in him sorrow and shame for his disloyalty and cowardice, but he will also thrice entrust to him the care of his sheep.
That is how we have to see ourselves: poised between our utter shame and our sublime dignity. Dirty, impure, mean and selfish, yet at the same time, with feet washed, called and chosen to distribute the Lord’s multiplied loaves, blessed by our people, loved and cared for. Only mercy makes this situation bearable. Without it, either we believe in our own righteousness like the Pharisees, or we shrink back like those who feel unworthy. In either case, our hearts grow hardened.
Let us look a little more closely at this, and ask why this tension is so fruitful. The reason, I would say, is that it is the result of a free decision. The Lord acts mainly through our freedom, even though his help never fails us. Mercy is a matter of freedom. As a feeling, it wells up spontaneously. When we say that it is visceral, it might seem that it is synonymous with “animal”. But animals do not experience “moral” mercy, even though some of them may experience something akin to compassion, like the faithful dog keeping watch at the side of his ailing master. Mercy is a visceral emotion but it can also be the fruit of an acute intellectual insight – startling as a bolt of lightning but no less complex for its simplicity. We intuit many things when we feel mercy. We understand, for example that another person is in a desperate state, a limit situation; something is going on that is greater than his or her sins and failings. We also realize that the other person is our peer, that we could well be standing in his or her shoes. Or that evil is such an immense and devastating thing that it can’t simply be fixed by justice… Deep down, we realize that what is needed is an infinite mercy, like that of the heart of Christ, to remedy all the evil and suffering we see in the lives of human beings… Anything less than this is not enough. We can understand so many things simply by seeing someone barefoot in the street on a cold morning, or by contemplating the Lord nailed to the cross – for me!
Moreover, mercy can be freely accepted and nurtured, or freely rejected. If we accept it, one thing leads to another. If we choose to ignore it, our heart grows cold. Mercy makes us experience our freedom and, as a result, the freedom of God himself, who, as he said to Moses, is “merciful with whom he is merciful” (cf. Dt 5:10). By his mercy the Lord expresses his freedom. And we, our own.
We can “do without” the Lord’s mercy for a long time. In other words, we can go through life without thinking about it consciously or explicitly asking for it. Then one day we realize that “all is mercy” and we weep bitterly for not having known it earlier, when we needed it most!
This feeling is a kind of moral misery. It is the entirely personal realization that at a certain point in my life I decided to go it alone: I made my choice and I chose badly. Such are the depths we have to reach in order to feel sorrow for our sins and true repentance. Otherwise, we lack the freedom to see that sin affects our entire life. We don’t recognize our misery, and thus we miss out on mercy, which only acts on that condition. People don’t go to a pharmacy and ask for an aspirin out of mercy. Out of mercy we ask for morphine, to administer to a person who is terminally ill and racked with pain.
The heart that God joins to this moral misery of ours is the heart of Christ, his beloved Son, which beats as one with that of the Father and the Spirit. It is a heart that chooses the fastest route and takes it. Mercy gets its hands dirty. It touches, it gets involved, it gets caught up with others, it gets personal. It does not approach “cases” but persons and their pain. Mercy exceeds justice; it brings knowledge and compassion; it leads to involvement. By the dignity it brings, mercy raises up the one over whom another has stooped to bring help. The one who shows mercy and the one to whom mercy is shown become equals.
That is why the Father needed to celebrate, so that everything could be restored at once, and his son could regain his lost dignity. This realization makes it possible to look to the future in a different way. It is not that mercy overlooks the objective harm brought about by evil. Rather, it takes away evil’s power over the future. It takes away its power over life, which then goes on. Mercy is the genuine expression of life that counters death, the bitter fruit of sin. As such, it is completely lucid and in no way naïve. It is not that it is blind to evil; rather, it sees how short life is and all the good still to be done. That is why it is so important to forgive completely, so that others can look to the future without wasting time on self-recrimination and self-pity over their past mistakes. In starting to care for others, we will examine our own consciences, and to the extent that we help others, we will make reparation for the wrong we ourselves have done. Mercy is always tinged with hope.
To let ourselves to be drawn to and sent by the beating heart of the Father is to remain in this healthy tension of embarrassed dignity. Letting ourselves be drawn into his heart, like blood which has been sullied on its way to give life to the extremities, so that the Lord can purify us and wash our feet. Letting ourselves be sent, full of the oxygen of the Spirit, to revive the whole body, especially those members who are most distant, frail and hurting.
A priest once told me about a street person who ended up living in a hospice. He was consumed by bitterness and did not interact with others. He was an educated person, as they later found out. Sometime thereafter, this man was hospitalized for a terminal illness. He told the priest that while he was there, feeling empty and disillusioned, the man in the next bed asked him to remove his bed pan and empty it. That request from someone truly in need, someone worse off than he was, opened his eyes and his heart to a powerful sense of humanity, a desire to help another person and to let himself be helped by God. A simple act of mercy put him in touch with infinite mercy. It led him to help someone else and, in doing so, to be helped himself. He died after making a good confession, and at peace.
So I leave you with the parable of the merciful Father, now that we have we have entered into the situation of the son who feels dirty and dressed up, a dignified sinner, ashamed of himself yet proud of his father. The sign that we have entered into it is that we ourselves now desire be merciful to all. This is the fire Jesus came to bring to the earth, a fire that lights other fires. If the spark does not take, it is because one of the poles cannot make contact. Either excessive shame, which fails to strip the wires and, instead of freely confessing “I did this or that”, stays covered; or excessive dignity, which touches things with gloves.
AN EXCESS OF MERCY
The only way for us to be “excessive” in responding to God’s excessive mercy is to be completely open to receiving it and to sharing it with others. The Gospel gives us many touching examples of people who went to excess in order to receive his mercy. There is the paralytic whose friends let him down from the roof into the place where the Lord was preaching. Or the leper who left his nine companions to come back, glorifying and thanking God in a loud voice, to kneel at the Lord’s feet. Or the blind Bartimaeus whose outcry made Jesus halt before him. Or the woman suffering from a haemorrhage who timidly approached the Lord and touched his robe; as the Gospel tells us, Jesus felt power – dynamis – “go forth” from him… All these are examples of that contact that lights a fire and unleashes the positive force of mercy. Then too, we can think of the sinful woman, who washed the Lord’s feet with her tears and dried them with her hair; Jesus saw her excessive display of love as a sign of her having received great mercy. Ordinary people – sinners, the infirm and those possessed by demons – are immediately raised up by the Lord. He makes them pass from exclusion to full inclusion, from estrangement to embrace. That is the expression: mercy makes us pass “from estrangement to celebration”. And it can only be understood in the key of hope, in an apostolic key, in the key of knowing mercy and then showing mercy.
Let us conclude by praying the Magnificat of mercy, Psalm 50 by King David, which we pray each Friday at Morning Prayer. It is the Magnificat of “a humble and contrite heart” capable of confessing its sin before the God who, in his fidelity, is greater than any of our sins. If we put ourselves in the place of the prodigal son, at the moment when, expecting his Father’s reproof, he discovers instead that his Father has thrown a party, we can imagine him praying Psalm 50. We can pray it antiphonally with him. We can hear him saying: “Have mercy on me, O God, in your kindness; in your compassion blot out my offence” … And ourselves continuing: “My offences, truly I (too) know them; my sin is always before me”. And together: “Against you, Father, against you, you alone, have I sinned”.
May our prayer rise up from that interior tension which kindles mercy, that tension between the shame that says: “From my sins turn away your face, and blot out all my guilt”, and the confidence that says, “O purify me, then I shall be clean; O wash me, I shall be whiter than snow”. A confidence that becomes apostolic: “Give me again the joy of your help; with the spirit of fervour sustain me, that I may teach transgressors your ways, and sinners may return to you”.
(from Vatican Radio)
Pope Francis' second meditation for the Retreat for Priests
Vatican Radio
09:42 02/06/2016
2016-06-02 Vatican Radio - Pope Francis delivered his second meditation for the retreat for priests at the papal Basilica of St Mary Major.
Thursday’s retreat is part of the Jubilee for Priests taking place from 1-3 June.
In his second mediation, Pope Francis reflected on the “vessel of mercy.” “Our sin is like a sieve, or a leaky bucket,” he said, “from which grace quickly drains.” But God keeps forgiving us, and applies mercy to our weakness, creating a clean heart within us. It is precisely our experience of mercy that leads us to be merciful to others.
This, the Pope said, is seen in the life of saints, such as Peter and Paul, John, Augustine, Francis, and Ignatius. In fact, it is precisely those who have experienced mercy who often are the “best practitioners of mercy.”
But it is the sinless Virgin Mary who is the “simple yet perfect vessel that receives and bestows mercy.” The Holy Father contrasted Mary’s “yes” to grace with the sin of the prodigal son, the subject of his first meditation.
Pope Francis, recalling his visit to Mexico and his prayer before the image of Our Lady of Guadalupe, reflected on the maternal gaze of the Blessed Virgin.
He concluded his second meditation by leading the priests in the prayer of the Salve Regina.
Below, please find the full text of Pope Francis’ prepared remarks for his second meditation for the Retreat for Priests:
SECOND MEDITATION: THE VESSEL OF MERCY
The vessel of mercy is our sin. Our sin is usually like a sieve, or a leaky bucket, from which grace quickly drains. “For my people have committed two evils: they have forsaken me, the fountain of living water, and dug out cisterns for themselves, cracked cisterns that can hold no water” (Jer 2:13). That is why the Lord had to teach Peter the need to “forgive seventy times seven”. God keeps forgiving, even though he sees how hard it is for his grace to take root in the parched and rocky soil of our hearts. He never stops sowing his mercy and his forgiveness.
HEARTS CREATED ANEW
Let us take a closer look at this mercy of God that is always “greater” than our consciousness of our sinfulness. The Lord never tires of forgiving us; indeed, he renews the wineskins in which we receive that forgiveness. He uses a new wineskin for the new wine of his mercy, not one that is patched or old. That wineskin is mercy itself: his own mercy, which we experience and then show in helping others. A heart that has known mercy is not old and patched, but new and re-created. It is the heart for which David prayed: “A pure heart create for me, O God, put a steadfast spirit within me” (Ps 50:12).
That heart, created anew, is a good vessel; it is no longer battered and leaky. The liturgy echoes the heartfelt conviction of the Church in the beautiful prayer that follows the first reading of the Easter Vigil: “O God who wonderfully created the universe, then more wonderfully re-created it in the redemption”. In this prayer, we affirm that the second creation is even more wondrous than the first. Ours is a heart conscious of having been created anew thanks to the coalescence of its own poverty and God’s forgiveness; it is a “heart which has been shown mercy and shows mercy”. It feels the balm of grace poured out upon its wounds and its sinfulness; it feels mercy assuaging its guilt, watering its aridity with love and rekindling its hope. When, with the same grace, it then forgives other sinners and treats them with compassion, this mercy takes root in good soil, where water does not drain off but sinks in and gives life.
The best practitioners of this mercy that rights wrongs are those who know that they themselves are forgiven and sent to help others. We see this with addiction counsellors: those who have overcome their own addiction are usually those who can best understand, help and challenge others. So too, the best confessors are usually themselves good penitents. Almost all the great saints were great sinners or, like Saint Therese, knew that it was by sheer grace that they were not.
The real vessel of mercy, then, is the mercy which each of us received and which created in us a new heart. This is the “new wineskin” to which Jesus referred (cf. Lk 5:37), the “healed sore”.
Here we enter more deeply into the mystery of the Son, Jesus, who is the Father’s mercy incarnate. Here too we can find the definitive icon of the vessel of mercy in the wounds of the risen Lord. Those wounds remind us that the traces of our sins, forgiven by God, never completely heal or disappear; they remain as scars. Scars are sensitive; they do not hurt, yet they remind us of our old wounds. God’s mercy is in those scars. In the scars of the risen Christ, the marks of the wounds in his hands and feet but also in his pierced heart, we find the true meaning of sin and grace. As we contemplate the wounded heart of the Lord, we see ourselves reflected in him. His heart, and our own, are similar: both are wounded and risen. But we know that his heart was pure love and was wounded because it willed to be so; our heart, on the other hand, was pure wound, which was healed because it allowed itself to be loved.
OUR SAINTS RECEIVED MERCY
We can benefit from contemplating others who let their hearts be re-created by mercy and by seeing the “vessel” in which they received that mercy.
Paul received mercy in the harsh and inflexible vessel of his judgement, shaped by the Law. His harsh judgement made him a persecutor. Mercy so changed him that he sought those who were far off, from the pagan world, and, at the same time showed great understanding and mercy to those who were as he had been. Paul was willing to be an outcast, provided he could save his own people. His approach can be summed up in this way: he did not judge even himself, but instead let himself be justified by a God who is greater than his conscience, appealing to Jesus as the faithful advocate from whose love nothing and no one could separate him. Paul’s understanding of God’s unconditional mercy was radical. His realization that God’s mercy overcomes the inner wound that subjects us to two laws, the law of the flesh and the law of the Spirit, was the fruit of a mind open to absolute truth, wounded in the very place where the Law and the Light become a trap. The famous “thorn” that the Lord did not take away from him was the vessel in which Paul received the Lord’s mercy (cf. 2 Cor 12:7).
Peter receives mercy in his presumption of being a man of good sense. He was sensible with the sound, practical wisdom of a fisherman who knows from experience when to fish and when not to. But he was also sensible when, in his excitement at walking on water and hauling in miraculous draughts of fish, he gets carried away with himself and realizes that he has to ask help from the only one who can save him. Peter was healed of the deepest wound of all, that of denying his friend. Perhaps the reproach of Paul, who confronted him with his duplicity, has to do with this; it may be that Paul felt that he had been worse “before” knowing Christ, whereas Peter had denied Christ, after knowing him… Still, once Peter was healed of that wound, he became a merciful pastor, a solid rock on which one can always build, since it is a weak rock that has been healed, not a stumbling stone. In the Gospel, Peter is the disciple whom the Lord most often corrects. Jesus is constantly correcting him, even to the end: “What is that to you? Follow me!” (Jn 21:22). Tradition tells us that Jesus appeared once again to Peter as he was fleeing Rome. The image of Peter being crucified head down perhaps best expresses this vessel of a hardhead who, in order to be shown mercy, abased himself even in giving the supreme witness of his love for the Lord. Peter did not want to end his life saying, “I learned the lesson”, but rather, “Since my head is never going to get it right, I will put it on the bottom”. What he put on top were his feet, the feet that the Lord had washed. For Peter, those feet were the vessel in which he received the mercy of his Friend and Lord.
John was healed in his pride for wanting to requite evil with fire. He who was a “son of thunder” (Mk 3:17) would end up writing to his “little children” and seem like a kindly grandfather who speaks only of love.
Augustine was healed in his regret for being a latecomer: “Late have I loved thee”. He would find a creative and loving way to make up for lost time by writing his Confessions.
Francis experienced mercy at many points in his life. Perhaps the definitive vessel, which became real wounds, was not so much kissing the leper, marrying Lady Poverty or feeling himself a brother to every creature, as the experience of having to watch over in merciful silence the Order he had founded. Francis saw his brethren divided under the very banner of poverty. The devil makes us quarrel among ourselves, defending even the most holy things “with an evil spirit”.
Ignatius was healed in his vanity, and if that was the vessel, we can catch a glimpse of how great must have been his yearning for vainglory, which was re-created in his strenuous efforts to seek the greater glory of God.
In his Diary of a Country Priest, Bernanos recounts the life of an ordinary priest, inspired by the life of the Curé of Ars. There are two beautiful paragraphs describing the reflections of the priest in the final moments of his unexpected illness: “May God grant me the grace in these last weeks to continue to take care of the parish… But I shall give less thought to the future, I shall work in the present. I feel such work is within my power. For I only succeed in small things, and when I am tried by anxiety, I am bound to say that it is the small things that release me”. Here we see a small vessel of mercy, one that has to do with the minuscule joys of our pastoral life, where we receive and bestow the infinite mercy of the Father in little gestures.
The other paragraph says: “It is all over now. The strange mistrust I had of myself, of my own being, has flown, I believe for ever. That conflict is done. I cannot understand it any more. I am reconciled to myself, to the poor, poor shell of me. How easy it is to hate oneself. True grace is to forget. Yet if pride could die in us, the supreme grace would be to love oneself in all simplicity – as one would love any of those who themselves have suffered and loved in Christ”. This is the vessel: “to love oneself in all simplicity, as one would love any of those who themselves have suffered and loved in Christ”. It is an ordinary vessel, like an old jar we can borrow even from the poor.
Blessed José Gabriel del Rosario Brochero, the Argentinian priest soon to be canonized, “let his heart be shaped by the mercy of God”. In the end, his vessel was his own leprous body. He wanted to die on horseback, crossing a mountain stream on the way to anoint a sick person. Among the last things he said was: “There is no ultimate glory in this life”; “I am quite happy with what God has done with me regarding my sight, and I thank him for that. While I could serve other people, he kept my senses whole and strong. Today, when I can no longer do so, he has taken away one of my physical senses. In this world there is no ultimate glory, and we have our more than enough misery”. Often our work remains unfinished, so being at peace with that is always a grace. We are allowed to “let things go”, so that the Lord can bless and perfect them. We shouldn’t be overly concerned. In this way, we can be open to the pain and joy of our brothers and sisters. Cardinal Van Thuan used to say that, in prison, the Lord taught him to distinguish between “God’s business”, to which he was devoted in his free life as priest and bishop, and God himself, to whom he was devoted during his imprisonment (Five Loaves and Two Fish, Pauline Books and Media, 2003).
MARY AS VESSEL AND SOURCE OF MERCY
Ascending the stairway of the saints in our pursuit of vessels of mercy, we come at last to Our Lady. She is the simple yet perfect vessel that both receives and bestows mercy. Her free “yes” to grace is the very opposite of the sin that led to the downfall of the prodigal son. Her mercy is very much her own, very much our own and very much that of the Church. As she says in the Magnificat, she knows that God has looked with favour upon her humility and she recognizes that his mercy is from generation to generation. Mary can see the working of this mercy and she feels “embraced”, together with all of Israel, by it. She treasures in her heart the memory and promise of God’s infinite mercy for his people. Hers is the Magnificat of a pure and overflowing heart that sees all of history and each individual person with a mother’s mercy.
During the moments I was able to spend alone with Mary during my visit to Mexico, as I gazed at Our Lady, the Virgin of Guadalupe and I let her gaze at me, I prayed for you, dear priests, to be good pastors of souls. In my address to the bishops, I mentioned that I have often reflected on the mystery of Mary’s gaze, its tenderness and its sweetness that give us the courage to open our hearts to God’s mercy. I would now like to reflect with you on a few of the ways that Our Lady “gazes” especially at priests, since through us she wants to gaze at her people.
Mary’s gaze makes us feel her maternal embrace. She shows us that “the only power capable of winning human hearts is the tenderness of God. What delights and attracts, humbles and overcomes, opens and unleashes is not the power of instruments or the force of the law, but rather the omnipotent weakness of divine love, which is the irresistible force of its gentleness and the irrevocable pledge of its mercy” (Address to the Mexican Bishops, 13 February 2016). What people seek in the eyes of Mary is “a place of rest where people, still orphans and disinherited, may find a place of refuge, a home.” And that has to do with the way she “gazes” – her eyes open up a space that is inviting, not at all like a tribunal or an office. If at times people realize that their own gaze has become hardened, that they tend to look at people with annoyance or coldness, they can turn back to her in heartfelt humility. For Our Lady can remove every “cataract” that prevents them from seeing Christ in people’s souls. She can remove the myopia that fails to see the needs of others, which are the needs of the incarnate Lord, as well as the hyperopia that cannot see the details, “the small print”, where the truly important things are played out in the life of the Church and of the family.
Another aspect of Mary’s gaze to do with weaving. Mary gazes “by weaving”, by finding a way to bring good out of all the things that her people lay at her feet. I told the Mexican bishops that, “in the mantle of the Mexican soul, with the thread of its mestizo features, God has woven in la Morenita the face by which he wishes to be known”. A spiritual master teaches us that “whatever is said of Mary specially is said of the Church universally and of each soul individually” (cf. Isaac of Stella, Serm. 51: PL 194, 1863). If we consider how God wove the face and figure of Our Lady of Guadalupe into Juan Diego’s cloak, we can prayerfully ponder how he is weaving our soul and the life of the whole Church.
They say that it is impossible to see how the image of Our Lady of Guadalupe was “painted”; it seems to have been somehow “imprinted”. I like to think that the miracle was not only that the image was imprinted or painted, but that the entire cloak was re-created, transformed from top to bottom. Each thread – those threads of maguey leaf that women had learned from childhood to weave for their finest garments – was transfigured in its place, and, interwoven with all the others, revealed the face of our Lady, her presence and her surroundings. God’s mercy does the same thing. It doesn’t “paint” us a pretty face, or airbrush the reality of who we are. Rather, with the very threads of our poverty and sinfulness, interwoven with the Father’s love, it so weaves us that our soul is renewed and recovers its true image, the image of Jesus. So be priests “capable of imitating this freedom of God, who chooses the humble in order to reveal the majesty of his countenance, priests capable of imitating God’s patience by weaving the new humanity which your country awaits with the fine thread of all those whom you encounter. Don’t give into the temptation to go elsewhere, as if the love of God were not powerful enough to bring about change” (Address to the Mexican Bishops, 13 February 2016).
A third aspect is that of attentive care. Mary’s gaze is one of complete attention. She leaves everything else behind, and is concerned only with the person in front of her. Like a mother, she is all ears for the child who has something to tell her. “As the wonderful Guadalupe tradition teaches us, la Morenita treasures the gaze of all those who look to her; she reflects the faces of all who come to her. There is something unique in the face of every person who comes to us looking for God. We need to realize this, to open our hearts and to show concern for them. Only a Church capable of attentive concern for all those who knock on her door can speak to them of God. Unless we can see into people’s suffering and recognize their needs, we will have nothing to offer them. The riches we possess only flow forth when we truly encounter the needs of others, and this encounter take places precisely in our heart as pastors” (ibid.). I asked your bishops to be attentive to you, their priests, and not to leave you “exposed to loneliness and abandonment, easy prey to a worldliness that devours the heart” (ibid.). The world is watching us closely, in order to “devour” us, to make us consumers… All of us need attention, a gaze of genuine concern. As I told the bishops: “Be attentive and learn to read the faces of your priests, in order to rejoice with them when they feel the joy of recounting all that they have ‘done and taught’ (Mk 6:30). Also do not step back when they are humbled and can only weep because they ‘have denied the Lord’ (cf. Lk 22:61-62). Offer your support, in communion with Christ, whenever one of them, discouraged, goes out with Judas into ‘the night’ (cf. Jn 13:30). In these situations your fatherly care for your priests must never be found wanting. Encourage communion among them; seek to bring out the best in them, and enlist them in great ventures, for the heart of an apostle was not made for small things” (ibid.).
Lastly, Mary’s gaze is “integral”, all-embracing. It brings everything together: our past, our present and our future. It is not fragmented or partial: mercy can see things as a whole and grasp what is most necessary. At Cana, Mary “empathetically” foresaw what the lack of wine in the wedding feast would mean and she asked Jesus to resolve the problem, without anyone noticing. We can see our entire priestly life as somehow “foreseen” by Mary’s mercy; she sees beforehand the things we lack and provides for them. If there is any “good wine” present in our lives, it is due not to our own merits but to her “anticipated mercy”. In the Magnificat, she proclaims how the Lord “looked with favour on her loneliness” and “remembered his (covenant of) mercy”, a “mercy shown from generation to generation” to the poor and the downtrodden. For Mary, history is mercy.
We can conclude by praying the Salva Regina. The words of this prayer are vibrant with the mystery of the Magnificat. Mary is the Mother of mercy, our life, our sweetness and our hope. Her eyes of mercy are surely the greatest vessel of mercy, for their gaze enables us to drink in that kindness and goodness for which we hunger with a yearning that a look of love alone can satisfy. Her eyes of mercy also enable us to see God’s mercy at work in human history and to find Jesus in the faces of our brothers and sisters. In Mary, we catch a glimpse of the promised land – the Kingdom of mercy established by our Lord – already present in this life beyond the exile into which sin leads us. From her hand and beneath her gaze, we can joyfully proclaim the greatness of the Lord. To Mary we can say: My soul sings of you, Lord, for you have looked with favour on the lowliness and humility of your servant. How blessed I am, to have been forgiven. Your mercy, Lord, that you showed to your saints and to all your faithful people, you have also shown to me. I was lost, seeking only myself, in the arrogance of my heart, yet I found no glory. My only glory is that your Mother has embraced me, covered me with her mantle, and drawn me to her heart. I want to be loved as one of your little ones. I want to feed with your bread all those who hunger for you. Remember, Lord, your covenant of mercy with your sons, the priests of your people. With Mary, may we be the sign and sacrament of your mercy.
(from Vatican Radio)
Thursday’s retreat is part of the Jubilee for Priests taking place from 1-3 June.
In his second mediation, Pope Francis reflected on the “vessel of mercy.” “Our sin is like a sieve, or a leaky bucket,” he said, “from which grace quickly drains.” But God keeps forgiving us, and applies mercy to our weakness, creating a clean heart within us. It is precisely our experience of mercy that leads us to be merciful to others.
This, the Pope said, is seen in the life of saints, such as Peter and Paul, John, Augustine, Francis, and Ignatius. In fact, it is precisely those who have experienced mercy who often are the “best practitioners of mercy.”
But it is the sinless Virgin Mary who is the “simple yet perfect vessel that receives and bestows mercy.” The Holy Father contrasted Mary’s “yes” to grace with the sin of the prodigal son, the subject of his first meditation.
Pope Francis, recalling his visit to Mexico and his prayer before the image of Our Lady of Guadalupe, reflected on the maternal gaze of the Blessed Virgin.
He concluded his second meditation by leading the priests in the prayer of the Salve Regina.
Below, please find the full text of Pope Francis’ prepared remarks for his second meditation for the Retreat for Priests:
SECOND MEDITATION: THE VESSEL OF MERCY
The vessel of mercy is our sin. Our sin is usually like a sieve, or a leaky bucket, from which grace quickly drains. “For my people have committed two evils: they have forsaken me, the fountain of living water, and dug out cisterns for themselves, cracked cisterns that can hold no water” (Jer 2:13). That is why the Lord had to teach Peter the need to “forgive seventy times seven”. God keeps forgiving, even though he sees how hard it is for his grace to take root in the parched and rocky soil of our hearts. He never stops sowing his mercy and his forgiveness.
HEARTS CREATED ANEW
Let us take a closer look at this mercy of God that is always “greater” than our consciousness of our sinfulness. The Lord never tires of forgiving us; indeed, he renews the wineskins in which we receive that forgiveness. He uses a new wineskin for the new wine of his mercy, not one that is patched or old. That wineskin is mercy itself: his own mercy, which we experience and then show in helping others. A heart that has known mercy is not old and patched, but new and re-created. It is the heart for which David prayed: “A pure heart create for me, O God, put a steadfast spirit within me” (Ps 50:12).
That heart, created anew, is a good vessel; it is no longer battered and leaky. The liturgy echoes the heartfelt conviction of the Church in the beautiful prayer that follows the first reading of the Easter Vigil: “O God who wonderfully created the universe, then more wonderfully re-created it in the redemption”. In this prayer, we affirm that the second creation is even more wondrous than the first. Ours is a heart conscious of having been created anew thanks to the coalescence of its own poverty and God’s forgiveness; it is a “heart which has been shown mercy and shows mercy”. It feels the balm of grace poured out upon its wounds and its sinfulness; it feels mercy assuaging its guilt, watering its aridity with love and rekindling its hope. When, with the same grace, it then forgives other sinners and treats them with compassion, this mercy takes root in good soil, where water does not drain off but sinks in and gives life.
The best practitioners of this mercy that rights wrongs are those who know that they themselves are forgiven and sent to help others. We see this with addiction counsellors: those who have overcome their own addiction are usually those who can best understand, help and challenge others. So too, the best confessors are usually themselves good penitents. Almost all the great saints were great sinners or, like Saint Therese, knew that it was by sheer grace that they were not.
The real vessel of mercy, then, is the mercy which each of us received and which created in us a new heart. This is the “new wineskin” to which Jesus referred (cf. Lk 5:37), the “healed sore”.
Here we enter more deeply into the mystery of the Son, Jesus, who is the Father’s mercy incarnate. Here too we can find the definitive icon of the vessel of mercy in the wounds of the risen Lord. Those wounds remind us that the traces of our sins, forgiven by God, never completely heal or disappear; they remain as scars. Scars are sensitive; they do not hurt, yet they remind us of our old wounds. God’s mercy is in those scars. In the scars of the risen Christ, the marks of the wounds in his hands and feet but also in his pierced heart, we find the true meaning of sin and grace. As we contemplate the wounded heart of the Lord, we see ourselves reflected in him. His heart, and our own, are similar: both are wounded and risen. But we know that his heart was pure love and was wounded because it willed to be so; our heart, on the other hand, was pure wound, which was healed because it allowed itself to be loved.
OUR SAINTS RECEIVED MERCY
We can benefit from contemplating others who let their hearts be re-created by mercy and by seeing the “vessel” in which they received that mercy.
Paul received mercy in the harsh and inflexible vessel of his judgement, shaped by the Law. His harsh judgement made him a persecutor. Mercy so changed him that he sought those who were far off, from the pagan world, and, at the same time showed great understanding and mercy to those who were as he had been. Paul was willing to be an outcast, provided he could save his own people. His approach can be summed up in this way: he did not judge even himself, but instead let himself be justified by a God who is greater than his conscience, appealing to Jesus as the faithful advocate from whose love nothing and no one could separate him. Paul’s understanding of God’s unconditional mercy was radical. His realization that God’s mercy overcomes the inner wound that subjects us to two laws, the law of the flesh and the law of the Spirit, was the fruit of a mind open to absolute truth, wounded in the very place where the Law and the Light become a trap. The famous “thorn” that the Lord did not take away from him was the vessel in which Paul received the Lord’s mercy (cf. 2 Cor 12:7).
Peter receives mercy in his presumption of being a man of good sense. He was sensible with the sound, practical wisdom of a fisherman who knows from experience when to fish and when not to. But he was also sensible when, in his excitement at walking on water and hauling in miraculous draughts of fish, he gets carried away with himself and realizes that he has to ask help from the only one who can save him. Peter was healed of the deepest wound of all, that of denying his friend. Perhaps the reproach of Paul, who confronted him with his duplicity, has to do with this; it may be that Paul felt that he had been worse “before” knowing Christ, whereas Peter had denied Christ, after knowing him… Still, once Peter was healed of that wound, he became a merciful pastor, a solid rock on which one can always build, since it is a weak rock that has been healed, not a stumbling stone. In the Gospel, Peter is the disciple whom the Lord most often corrects. Jesus is constantly correcting him, even to the end: “What is that to you? Follow me!” (Jn 21:22). Tradition tells us that Jesus appeared once again to Peter as he was fleeing Rome. The image of Peter being crucified head down perhaps best expresses this vessel of a hardhead who, in order to be shown mercy, abased himself even in giving the supreme witness of his love for the Lord. Peter did not want to end his life saying, “I learned the lesson”, but rather, “Since my head is never going to get it right, I will put it on the bottom”. What he put on top were his feet, the feet that the Lord had washed. For Peter, those feet were the vessel in which he received the mercy of his Friend and Lord.
John was healed in his pride for wanting to requite evil with fire. He who was a “son of thunder” (Mk 3:17) would end up writing to his “little children” and seem like a kindly grandfather who speaks only of love.
Augustine was healed in his regret for being a latecomer: “Late have I loved thee”. He would find a creative and loving way to make up for lost time by writing his Confessions.
Francis experienced mercy at many points in his life. Perhaps the definitive vessel, which became real wounds, was not so much kissing the leper, marrying Lady Poverty or feeling himself a brother to every creature, as the experience of having to watch over in merciful silence the Order he had founded. Francis saw his brethren divided under the very banner of poverty. The devil makes us quarrel among ourselves, defending even the most holy things “with an evil spirit”.
Ignatius was healed in his vanity, and if that was the vessel, we can catch a glimpse of how great must have been his yearning for vainglory, which was re-created in his strenuous efforts to seek the greater glory of God.
In his Diary of a Country Priest, Bernanos recounts the life of an ordinary priest, inspired by the life of the Curé of Ars. There are two beautiful paragraphs describing the reflections of the priest in the final moments of his unexpected illness: “May God grant me the grace in these last weeks to continue to take care of the parish… But I shall give less thought to the future, I shall work in the present. I feel such work is within my power. For I only succeed in small things, and when I am tried by anxiety, I am bound to say that it is the small things that release me”. Here we see a small vessel of mercy, one that has to do with the minuscule joys of our pastoral life, where we receive and bestow the infinite mercy of the Father in little gestures.
The other paragraph says: “It is all over now. The strange mistrust I had of myself, of my own being, has flown, I believe for ever. That conflict is done. I cannot understand it any more. I am reconciled to myself, to the poor, poor shell of me. How easy it is to hate oneself. True grace is to forget. Yet if pride could die in us, the supreme grace would be to love oneself in all simplicity – as one would love any of those who themselves have suffered and loved in Christ”. This is the vessel: “to love oneself in all simplicity, as one would love any of those who themselves have suffered and loved in Christ”. It is an ordinary vessel, like an old jar we can borrow even from the poor.
Blessed José Gabriel del Rosario Brochero, the Argentinian priest soon to be canonized, “let his heart be shaped by the mercy of God”. In the end, his vessel was his own leprous body. He wanted to die on horseback, crossing a mountain stream on the way to anoint a sick person. Among the last things he said was: “There is no ultimate glory in this life”; “I am quite happy with what God has done with me regarding my sight, and I thank him for that. While I could serve other people, he kept my senses whole and strong. Today, when I can no longer do so, he has taken away one of my physical senses. In this world there is no ultimate glory, and we have our more than enough misery”. Often our work remains unfinished, so being at peace with that is always a grace. We are allowed to “let things go”, so that the Lord can bless and perfect them. We shouldn’t be overly concerned. In this way, we can be open to the pain and joy of our brothers and sisters. Cardinal Van Thuan used to say that, in prison, the Lord taught him to distinguish between “God’s business”, to which he was devoted in his free life as priest and bishop, and God himself, to whom he was devoted during his imprisonment (Five Loaves and Two Fish, Pauline Books and Media, 2003).
MARY AS VESSEL AND SOURCE OF MERCY
Ascending the stairway of the saints in our pursuit of vessels of mercy, we come at last to Our Lady. She is the simple yet perfect vessel that both receives and bestows mercy. Her free “yes” to grace is the very opposite of the sin that led to the downfall of the prodigal son. Her mercy is very much her own, very much our own and very much that of the Church. As she says in the Magnificat, she knows that God has looked with favour upon her humility and she recognizes that his mercy is from generation to generation. Mary can see the working of this mercy and she feels “embraced”, together with all of Israel, by it. She treasures in her heart the memory and promise of God’s infinite mercy for his people. Hers is the Magnificat of a pure and overflowing heart that sees all of history and each individual person with a mother’s mercy.
During the moments I was able to spend alone with Mary during my visit to Mexico, as I gazed at Our Lady, the Virgin of Guadalupe and I let her gaze at me, I prayed for you, dear priests, to be good pastors of souls. In my address to the bishops, I mentioned that I have often reflected on the mystery of Mary’s gaze, its tenderness and its sweetness that give us the courage to open our hearts to God’s mercy. I would now like to reflect with you on a few of the ways that Our Lady “gazes” especially at priests, since through us she wants to gaze at her people.
Mary’s gaze makes us feel her maternal embrace. She shows us that “the only power capable of winning human hearts is the tenderness of God. What delights and attracts, humbles and overcomes, opens and unleashes is not the power of instruments or the force of the law, but rather the omnipotent weakness of divine love, which is the irresistible force of its gentleness and the irrevocable pledge of its mercy” (Address to the Mexican Bishops, 13 February 2016). What people seek in the eyes of Mary is “a place of rest where people, still orphans and disinherited, may find a place of refuge, a home.” And that has to do with the way she “gazes” – her eyes open up a space that is inviting, not at all like a tribunal or an office. If at times people realize that their own gaze has become hardened, that they tend to look at people with annoyance or coldness, they can turn back to her in heartfelt humility. For Our Lady can remove every “cataract” that prevents them from seeing Christ in people’s souls. She can remove the myopia that fails to see the needs of others, which are the needs of the incarnate Lord, as well as the hyperopia that cannot see the details, “the small print”, where the truly important things are played out in the life of the Church and of the family.
Another aspect of Mary’s gaze to do with weaving. Mary gazes “by weaving”, by finding a way to bring good out of all the things that her people lay at her feet. I told the Mexican bishops that, “in the mantle of the Mexican soul, with the thread of its mestizo features, God has woven in la Morenita the face by which he wishes to be known”. A spiritual master teaches us that “whatever is said of Mary specially is said of the Church universally and of each soul individually” (cf. Isaac of Stella, Serm. 51: PL 194, 1863). If we consider how God wove the face and figure of Our Lady of Guadalupe into Juan Diego’s cloak, we can prayerfully ponder how he is weaving our soul and the life of the whole Church.
They say that it is impossible to see how the image of Our Lady of Guadalupe was “painted”; it seems to have been somehow “imprinted”. I like to think that the miracle was not only that the image was imprinted or painted, but that the entire cloak was re-created, transformed from top to bottom. Each thread – those threads of maguey leaf that women had learned from childhood to weave for their finest garments – was transfigured in its place, and, interwoven with all the others, revealed the face of our Lady, her presence and her surroundings. God’s mercy does the same thing. It doesn’t “paint” us a pretty face, or airbrush the reality of who we are. Rather, with the very threads of our poverty and sinfulness, interwoven with the Father’s love, it so weaves us that our soul is renewed and recovers its true image, the image of Jesus. So be priests “capable of imitating this freedom of God, who chooses the humble in order to reveal the majesty of his countenance, priests capable of imitating God’s patience by weaving the new humanity which your country awaits with the fine thread of all those whom you encounter. Don’t give into the temptation to go elsewhere, as if the love of God were not powerful enough to bring about change” (Address to the Mexican Bishops, 13 February 2016).
A third aspect is that of attentive care. Mary’s gaze is one of complete attention. She leaves everything else behind, and is concerned only with the person in front of her. Like a mother, she is all ears for the child who has something to tell her. “As the wonderful Guadalupe tradition teaches us, la Morenita treasures the gaze of all those who look to her; she reflects the faces of all who come to her. There is something unique in the face of every person who comes to us looking for God. We need to realize this, to open our hearts and to show concern for them. Only a Church capable of attentive concern for all those who knock on her door can speak to them of God. Unless we can see into people’s suffering and recognize their needs, we will have nothing to offer them. The riches we possess only flow forth when we truly encounter the needs of others, and this encounter take places precisely in our heart as pastors” (ibid.). I asked your bishops to be attentive to you, their priests, and not to leave you “exposed to loneliness and abandonment, easy prey to a worldliness that devours the heart” (ibid.). The world is watching us closely, in order to “devour” us, to make us consumers… All of us need attention, a gaze of genuine concern. As I told the bishops: “Be attentive and learn to read the faces of your priests, in order to rejoice with them when they feel the joy of recounting all that they have ‘done and taught’ (Mk 6:30). Also do not step back when they are humbled and can only weep because they ‘have denied the Lord’ (cf. Lk 22:61-62). Offer your support, in communion with Christ, whenever one of them, discouraged, goes out with Judas into ‘the night’ (cf. Jn 13:30). In these situations your fatherly care for your priests must never be found wanting. Encourage communion among them; seek to bring out the best in them, and enlist them in great ventures, for the heart of an apostle was not made for small things” (ibid.).
Lastly, Mary’s gaze is “integral”, all-embracing. It brings everything together: our past, our present and our future. It is not fragmented or partial: mercy can see things as a whole and grasp what is most necessary. At Cana, Mary “empathetically” foresaw what the lack of wine in the wedding feast would mean and she asked Jesus to resolve the problem, without anyone noticing. We can see our entire priestly life as somehow “foreseen” by Mary’s mercy; she sees beforehand the things we lack and provides for them. If there is any “good wine” present in our lives, it is due not to our own merits but to her “anticipated mercy”. In the Magnificat, she proclaims how the Lord “looked with favour on her loneliness” and “remembered his (covenant of) mercy”, a “mercy shown from generation to generation” to the poor and the downtrodden. For Mary, history is mercy.
We can conclude by praying the Salva Regina. The words of this prayer are vibrant with the mystery of the Magnificat. Mary is the Mother of mercy, our life, our sweetness and our hope. Her eyes of mercy are surely the greatest vessel of mercy, for their gaze enables us to drink in that kindness and goodness for which we hunger with a yearning that a look of love alone can satisfy. Her eyes of mercy also enable us to see God’s mercy at work in human history and to find Jesus in the faces of our brothers and sisters. In Mary, we catch a glimpse of the promised land – the Kingdom of mercy established by our Lord – already present in this life beyond the exile into which sin leads us. From her hand and beneath her gaze, we can joyfully proclaim the greatness of the Lord. To Mary we can say: My soul sings of you, Lord, for you have looked with favour on the lowliness and humility of your servant. How blessed I am, to have been forgiven. Your mercy, Lord, that you showed to your saints and to all your faithful people, you have also shown to me. I was lost, seeking only myself, in the arrogance of my heart, yet I found no glory. My only glory is that your Mother has embraced me, covered me with her mantle, and drawn me to her heart. I want to be loved as one of your little ones. I want to feed with your bread all those who hunger for you. Remember, Lord, your covenant of mercy with your sons, the priests of your people. With Mary, may we be the sign and sacrament of your mercy.
(from Vatican Radio)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng tân linh mục
Văn Minh
08:44 02/06/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng Tân linh mục
Thánh lễ tạ ơn là một biểu lộ của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, cho dù không mang lại gì cho Chúa, nhưng tạ ơn lại là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta.
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh trong Thánh lễ tạ ơn được diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 31.05.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, ngài được Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – TGP TP.HCM, đặt tay thánh hiến vào lúc 08g30 sáng ngày 30/5/2016, tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn những người đã cầu nguyện và nâng đỡ cho Tân linh mục trong những năm tháng học tập theo ơn gọi làm linh mục của mình.
Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh đã dâng Thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Vĩnh Hòa, quê nhà của Tân linh mục. Đồng tế cùng ngài có cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ, cha GioaKim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, cùng trên 20 linh mục trong và ngoài giáo hạt Phú Thọ.
Hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, có quý thầy chủng sinh ĐCV, quý soeur Dòng MTG, quý ông bà cố, quý vị ân nhân, quý vị khách mời, cùng đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, đại diện gia đình huyết tộc, các em thiếu nhi, các em Ban Lễ sinh, quý vị trong HĐMVGX rước quý cha đồng tế từ dưới hội trường vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh dựa bài Tin Mừng (Thánh Lc 1, 43) chia sẻ: Đức Maria là một mẫu gương tuyệt hảo, một đức tin vững vàng vào Thiên Chúa, Mẹ luôn quan tâm và nghĩ đến người khác, chấp nhận lội ngược dòng nước để mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Cho dù có gặp phải khổ đau, và nhiều chông gai ngay trước mặt. Tuy nhiên, với lòng tín thác đặt chọn niềm tin vào Thiên Chúa, Mẹ đã vượt qua và bước đi theo tiếng gọi của Ngài. Như vậy, Tân linh mục Vinh Sơn hôm nay cũng đã bắt chước lội ngược dòng hy sinh bản thân bước đi theo tiếng gọi của Đức Kitô làm chứng nhân để loan báo Tin Mừng cho Ngài.
Cha Giuse giảng tiếp, còn nhớ cách đây 25 năm, Tân linh mục Vinh Sơn còn là một chú giúp lễ, ngoài giờ học kiến thức ở nhà trường, hàng đêm ngài cùng mấy anh em trong Ban Lễ sinh ngủ tại nhà thờ để thuận tiện lo cho công việc phục vụ Bàn Thánh trong Thánh lễ hàng ngày lúc 5g00 sáng. Chính từ đó, Tân linh mục đã âm thầm và nghe theo tiếng mời gọi của Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội. Thiên chức linh mục thật cao quý, nhưng lại mang thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người. Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện cho Tân linh mục luôn trung thành bền đỗ đến cùng trong sứ vụ đã được Chúa và Giáo Hội trao phó, để Thánh lễ tạ ơn của các ngài mãi được nối tiếp mỗi ngày trên Bàn Thánh.
Sau phần hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch, thay mặt cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa có lời chúc mừng Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh, quý ông bà cố cùng gia đình trong niềm vui mà Thiên Chúa thương ban cho gia đình, và Giáo Hội qua Thiên chức linh mục. Qua đây, ước mong quý cha tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Vĩnh Hòa có thêm nhiều ơn gọi hơn nữa, và ngày một thăng tiến hơn trong đức tin cùng tinh thần hiệp nhất sống trong năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này. Để tỏ lòng tri ân, các em thiếu nhi đại diện dâng lên quý Tân linh mục bó hoa tươi thắm cùng món quà kỷ niệm trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đáp lời, Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh cảm ơn Đức Tổng Phaolô, quý cha Giám đốc ĐCV, quý cha hạt trưởng, quý cha giáo, cha Gioan Baotixita nguyên chánh xứ Vĩnh Hòa, cha xứ Vĩnh Hòa, quý thầy, quý soeur, quý vị ân nhân, bố mẹ và gia đình. Nhân đây, cảm ơn ông nội, là người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ trong những tháng ngày theo ơn gọi làm linh mục của mình. Trong giây phút cảm động nghẹn ngào xen lẫn niềm vui không nói nên bằng lời, dòng lệ tuôn trào trên khóe mắt, cùng lúc đó cha xứ GioaKim đã ra đứng bên động viên chia sẻ cảm súc cùng Tân linh mục. Vì từ đây, linh mục không còn là của riêng ai mà là của Đức Kitô và là của Giáo Hội Người.
Thánh lễ tạ ơn khép lại lúc 19g15. Sau Thánh lễ, quý cha cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm, cuối cùng là tiệc mừng liên hoan tại hội trường giáo xứ.
Thánh lễ tạ ơn là một biểu lộ của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, cho dù không mang lại gì cho Chúa, nhưng tạ ơn lại là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta.
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh trong Thánh lễ tạ ơn được diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 31.05.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, ngài được Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – TGP TP.HCM, đặt tay thánh hiến vào lúc 08g30 sáng ngày 30/5/2016, tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn những người đã cầu nguyện và nâng đỡ cho Tân linh mục trong những năm tháng học tập theo ơn gọi làm linh mục của mình.
Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh đã dâng Thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Vĩnh Hòa, quê nhà của Tân linh mục. Đồng tế cùng ngài có cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ, cha GioaKim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, cùng trên 20 linh mục trong và ngoài giáo hạt Phú Thọ.
Hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, có quý thầy chủng sinh ĐCV, quý soeur Dòng MTG, quý ông bà cố, quý vị ân nhân, quý vị khách mời, cùng đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, đại diện gia đình huyết tộc, các em thiếu nhi, các em Ban Lễ sinh, quý vị trong HĐMVGX rước quý cha đồng tế từ dưới hội trường vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh dựa bài Tin Mừng (Thánh Lc 1, 43) chia sẻ: Đức Maria là một mẫu gương tuyệt hảo, một đức tin vững vàng vào Thiên Chúa, Mẹ luôn quan tâm và nghĩ đến người khác, chấp nhận lội ngược dòng nước để mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Cho dù có gặp phải khổ đau, và nhiều chông gai ngay trước mặt. Tuy nhiên, với lòng tín thác đặt chọn niềm tin vào Thiên Chúa, Mẹ đã vượt qua và bước đi theo tiếng gọi của Ngài. Như vậy, Tân linh mục Vinh Sơn hôm nay cũng đã bắt chước lội ngược dòng hy sinh bản thân bước đi theo tiếng gọi của Đức Kitô làm chứng nhân để loan báo Tin Mừng cho Ngài.
Cha Giuse giảng tiếp, còn nhớ cách đây 25 năm, Tân linh mục Vinh Sơn còn là một chú giúp lễ, ngoài giờ học kiến thức ở nhà trường, hàng đêm ngài cùng mấy anh em trong Ban Lễ sinh ngủ tại nhà thờ để thuận tiện lo cho công việc phục vụ Bàn Thánh trong Thánh lễ hàng ngày lúc 5g00 sáng. Chính từ đó, Tân linh mục đã âm thầm và nghe theo tiếng mời gọi của Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội. Thiên chức linh mục thật cao quý, nhưng lại mang thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người. Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện cho Tân linh mục luôn trung thành bền đỗ đến cùng trong sứ vụ đã được Chúa và Giáo Hội trao phó, để Thánh lễ tạ ơn của các ngài mãi được nối tiếp mỗi ngày trên Bàn Thánh.
Sau phần hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch, thay mặt cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa có lời chúc mừng Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh, quý ông bà cố cùng gia đình trong niềm vui mà Thiên Chúa thương ban cho gia đình, và Giáo Hội qua Thiên chức linh mục. Qua đây, ước mong quý cha tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Vĩnh Hòa có thêm nhiều ơn gọi hơn nữa, và ngày một thăng tiến hơn trong đức tin cùng tinh thần hiệp nhất sống trong năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này. Để tỏ lòng tri ân, các em thiếu nhi đại diện dâng lên quý Tân linh mục bó hoa tươi thắm cùng món quà kỷ niệm trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đáp lời, Tân linh mục Vinh Sơn Trương Đức Vinh cảm ơn Đức Tổng Phaolô, quý cha Giám đốc ĐCV, quý cha hạt trưởng, quý cha giáo, cha Gioan Baotixita nguyên chánh xứ Vĩnh Hòa, cha xứ Vĩnh Hòa, quý thầy, quý soeur, quý vị ân nhân, bố mẹ và gia đình. Nhân đây, cảm ơn ông nội, là người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ trong những tháng ngày theo ơn gọi làm linh mục của mình. Trong giây phút cảm động nghẹn ngào xen lẫn niềm vui không nói nên bằng lời, dòng lệ tuôn trào trên khóe mắt, cùng lúc đó cha xứ GioaKim đã ra đứng bên động viên chia sẻ cảm súc cùng Tân linh mục. Vì từ đây, linh mục không còn là của riêng ai mà là của Đức Kitô và là của Giáo Hội Người.
Thánh lễ tạ ơn khép lại lúc 19g15. Sau Thánh lễ, quý cha cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm, cuối cùng là tiệc mừng liên hoan tại hội trường giáo xứ.
Lễ mừng Kim Khánh và Ngân Khánh của chị em Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Mến Thánh Giá Xuân Lộc
09:09 02/06/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM KHÁNH – NGÂN KHÁNH KHẤN DÒNG HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ XUÂN LỘC
“Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (TV 23,6)
Thánh lễ tạ ơn mừng Kim Khánh, Ngân Khánh Khấn dòng của Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc được cử hành vào lúc 9g00’ sáng thứ năm, ngày 02.06.2016. Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận Phú Cường chủ tế, cùng đồng tế có sự hiện diện của Đức Viện Phụ Gioan Thánh Giá - Đan Viện Phước Sơn, cha Quản hạt Hố Nai, quý cha Bề trên và quý cha.
Xem Hình
Hai mươi lăm năm hay năm mươi năm đời hiến dâng cứ dần bước qua cuộc đời, yếu đuối lầm lỡ vẫn còn đó nhưng tình Chúa đã đong đầy và phủ lấp. Một chặng đường không quá dài nhưng đủ để quý chị dừng chân và nhìn lại từ thuở ban đầu: “Ngài đã quyến rũ con và con đã để cho Ngài quyến rũ” (Gr 20,7). Ngày đó Chúa dắt quý chị con đường dài bằng những bước đi ngắn, nồng nàn ấm áp. Thế rồi năm tháng tiếp bước... Có những ngày dệt bao hạnh phúc với hồn tông đồ, nhưng không thiếu những lần chùn gối và nhát sợ. Có những tháng năm hăng say dấn thân rồi cũng không tránh hết những khoảnh khắc trốn chạy và chối từ. Trải qua dòng thời gian với bao buồn vui và hoạn nạn đè nặng trên vai, bề ngoài thân xác đã thay đổi về chiều cao hay sức nặng, màu lúp hay kiểu áo đã bao lần thay đổi... Giờ đây nhắc lại lời khấn, quý chị chỉ biết nghẹn ngào hát lên lời tạ ơn vì tất cả là hồng ân.
Bước vào thánh lễ, Đức Giám Mục kêu gọi cộng đoàn cùng với quý chị em hôm nay mừng kỷ niệm Khấn dòng tạ ơn Chúa và cầu xin cho quý chị được luôn kiên vững trong tình yêu. Xin cho đời sống thánh hiến quý chị cảm nhận được cách sâu xa và phong phú tình Chúa yêu thương và dẫn dắt, để cuộc đời các chị được hạnh phúc và có thể trở nên những chứng tá sống động cho lòng thương xót Chúa giữa trần gian.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nhắc nhớ chị em ý thức về lời tạ ơn: “Lời tạ ơn của quý chị em sẽ mang ý nghĩa và những giá trị nào đây. Chúng ta không chỉ tạ ơn về những điều mà Chúa ban cho vừa ý mỗi người, nhưng chúng ta cần hiểu để tạ ơn cả những điều tuy không vừa ý ta nhưng vừa ý Chúa. Đó mới là điều chính đáng hơn. Vì thế sau một hành trình dài của đời sống thánh hiến, hôm nay quý chị em dừng lại để nhìn ra hông ân của Chúa, không phải để nhìn ra những ơn dễ dàng, ơn mà chúng ta vui thích, nhưng cần phải nhìn lại ơn ban toàn diện mà Thiên Chúa đã yêu thương mời gọi, tuyển chọn, dẫn dắt cũng như gìn giữ và ban muôn ân sủng của Chúa dành cho quý chị em trên hành trình dâng hiến. Khi khám phá ra ân sủng của Chúa, quý chị em sẽ thêm xác tín ơn gọi và sứ vụ của mình trong đời sống thánh hiến. Lời tạ ơn của chị em phải gắn liền với của lễ hy sinh như hy lễ thập giá của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh mà chúng ta cùng với Giáo Hội hằng ngày dâng lên Thiên Chúa như một tâm tình tạ ơn đúng đắn và cao trọng nhất. Lời tạ ơn đó có sức làm vui lòng Chúa và phát sinh được ơn cứu độ cho trần gian”.
Kết thúc thánh lễ, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đại diện cho chị em trong Hội dòng dâng lời cám ơn Đức Cha Giuse, chị xúc động bày tỏ tâm tình: “Sự hiện diện của Đức Cha nói lên nghĩa cử chân tình và một tình yêu ấm áp. Chúng con cảm nhận được sự khích lệ, đỡ nâng giúp chúng con mạnh mẽ và tín trung hơn trong ơn gọi của mình trong bất cứ hoàn cảnh và thời gian tuổi đời nào.
Chung tâm tình tạ ơn với Hội dòng có quý cha, quý tu sĩ là những giá trị và tình hiệp thông trong đời dâng hiến của chị em.
Ơn gọi thánh hiến của chị em được khởi đi từ gia đình và được gia đình tiếp tục vun trồng. Dù hôm nay có chị cha mẹ đã khuất, nhưng tình người đã sưởi ấm trái tim chị em khi nhìn thấy sự hiện diện rất quý báu của nhiều người thân. Nguyện xin Chúa ban cho quý gia đình được sống bình an và hạnh phúc”.
Sau thánh lễ, Đức Cha Giuse, quý cha và mọi người cùng ở lại chia sẻ niềm vui trong bữa tiệc liên hoan với Hội dòng.
T. T Mến Thánh Giá Xuân Lộc
“Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (TV 23,6)
Thánh lễ tạ ơn mừng Kim Khánh, Ngân Khánh Khấn dòng của Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc được cử hành vào lúc 9g00’ sáng thứ năm, ngày 02.06.2016. Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận Phú Cường chủ tế, cùng đồng tế có sự hiện diện của Đức Viện Phụ Gioan Thánh Giá - Đan Viện Phước Sơn, cha Quản hạt Hố Nai, quý cha Bề trên và quý cha.
Xem Hình
Hai mươi lăm năm hay năm mươi năm đời hiến dâng cứ dần bước qua cuộc đời, yếu đuối lầm lỡ vẫn còn đó nhưng tình Chúa đã đong đầy và phủ lấp. Một chặng đường không quá dài nhưng đủ để quý chị dừng chân và nhìn lại từ thuở ban đầu: “Ngài đã quyến rũ con và con đã để cho Ngài quyến rũ” (Gr 20,7). Ngày đó Chúa dắt quý chị con đường dài bằng những bước đi ngắn, nồng nàn ấm áp. Thế rồi năm tháng tiếp bước... Có những ngày dệt bao hạnh phúc với hồn tông đồ, nhưng không thiếu những lần chùn gối và nhát sợ. Có những tháng năm hăng say dấn thân rồi cũng không tránh hết những khoảnh khắc trốn chạy và chối từ. Trải qua dòng thời gian với bao buồn vui và hoạn nạn đè nặng trên vai, bề ngoài thân xác đã thay đổi về chiều cao hay sức nặng, màu lúp hay kiểu áo đã bao lần thay đổi... Giờ đây nhắc lại lời khấn, quý chị chỉ biết nghẹn ngào hát lên lời tạ ơn vì tất cả là hồng ân.
Bước vào thánh lễ, Đức Giám Mục kêu gọi cộng đoàn cùng với quý chị em hôm nay mừng kỷ niệm Khấn dòng tạ ơn Chúa và cầu xin cho quý chị được luôn kiên vững trong tình yêu. Xin cho đời sống thánh hiến quý chị cảm nhận được cách sâu xa và phong phú tình Chúa yêu thương và dẫn dắt, để cuộc đời các chị được hạnh phúc và có thể trở nên những chứng tá sống động cho lòng thương xót Chúa giữa trần gian.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nhắc nhớ chị em ý thức về lời tạ ơn: “Lời tạ ơn của quý chị em sẽ mang ý nghĩa và những giá trị nào đây. Chúng ta không chỉ tạ ơn về những điều mà Chúa ban cho vừa ý mỗi người, nhưng chúng ta cần hiểu để tạ ơn cả những điều tuy không vừa ý ta nhưng vừa ý Chúa. Đó mới là điều chính đáng hơn. Vì thế sau một hành trình dài của đời sống thánh hiến, hôm nay quý chị em dừng lại để nhìn ra hông ân của Chúa, không phải để nhìn ra những ơn dễ dàng, ơn mà chúng ta vui thích, nhưng cần phải nhìn lại ơn ban toàn diện mà Thiên Chúa đã yêu thương mời gọi, tuyển chọn, dẫn dắt cũng như gìn giữ và ban muôn ân sủng của Chúa dành cho quý chị em trên hành trình dâng hiến. Khi khám phá ra ân sủng của Chúa, quý chị em sẽ thêm xác tín ơn gọi và sứ vụ của mình trong đời sống thánh hiến. Lời tạ ơn của chị em phải gắn liền với của lễ hy sinh như hy lễ thập giá của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh mà chúng ta cùng với Giáo Hội hằng ngày dâng lên Thiên Chúa như một tâm tình tạ ơn đúng đắn và cao trọng nhất. Lời tạ ơn đó có sức làm vui lòng Chúa và phát sinh được ơn cứu độ cho trần gian”.
Kết thúc thánh lễ, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đại diện cho chị em trong Hội dòng dâng lời cám ơn Đức Cha Giuse, chị xúc động bày tỏ tâm tình: “Sự hiện diện của Đức Cha nói lên nghĩa cử chân tình và một tình yêu ấm áp. Chúng con cảm nhận được sự khích lệ, đỡ nâng giúp chúng con mạnh mẽ và tín trung hơn trong ơn gọi của mình trong bất cứ hoàn cảnh và thời gian tuổi đời nào.
Chung tâm tình tạ ơn với Hội dòng có quý cha, quý tu sĩ là những giá trị và tình hiệp thông trong đời dâng hiến của chị em.
Ơn gọi thánh hiến của chị em được khởi đi từ gia đình và được gia đình tiếp tục vun trồng. Dù hôm nay có chị cha mẹ đã khuất, nhưng tình người đã sưởi ấm trái tim chị em khi nhìn thấy sự hiện diện rất quý báu của nhiều người thân. Nguyện xin Chúa ban cho quý gia đình được sống bình an và hạnh phúc”.
Sau thánh lễ, Đức Cha Giuse, quý cha và mọi người cùng ở lại chia sẻ niềm vui trong bữa tiệc liên hoan với Hội dòng.
T. T Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Một trang sử mới giáo xứ Điện Biên , GP Hưng Hóa
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
16:04 02/06/2016
Một trang sử mới giáo xứ Điện Biên
Vào lúc 18g00, ngày 30/5/2016, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất chủ tế Thánh lễ tạ ơn và giao xứ cho Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Hùng. Đồng tế Thánh lễ có cha quản hạt Lào Cai, nguyên quản nhiệm giáo xứ Lai Châu Phêrô Phạm Thanh Bình, cha Chánh văn phòng Phêrô Lê Quốc Hưng, cha quản lý Tòa Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, cha quản xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành, cha phó xứ Lai Châu Giuse Đỗ Tiến Quyền. Tham dự Thánh lễ có quý Thầy, quý Dì, đại diện các giáo xứ cha Giuse Ngoạn coi sóc và 400 giáo dân trong các giáo họ thuộc tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, có khoảng 15 em dân tộc H’Mông hát lễ thuộc cộng đoàn Huổi Thủng, Nacosa.
Xem Hình
Khi nghe tên Điện Biên, người ta chỉ nghĩ đến địa danh đã một thời làm nên lịch sử Việt Nam, đó là chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng những ai đến thăm quan Điện Biên thì đều có chung một quan điểm tại sao lại không thấy ngôi nhà thờ nào? Đức tin Công Giáo không được biểu lộ cách công khai? Cách đây vài tháng chính quyền tỉnh Điện Biên đã công nhận giáo xứ Điện Biên. Đây là một tin quá đỗi vui mừng với những người Công Giáo tại tỉnh Điện Biên cũng như toàn giáo phận Hưng Hóa.
Trong Văn Thư thuyên chuyển và bổ nhiệm, bề trên giáo phận viết: “Với kinh nghiệm từng trải thu lượm được trong thời gian công tác mục vụ vừa qua tại nhiệm sở cũ, cộng với tinh thần khí thế hăng say đổi mới trong mục vụ tại nhiệm sở mới, xin Chúa ban cho Cha và cộng đoàn dân Chúa tỉnh Điện Biên mau chóng ổn định và tiếp tục tiến trình thăng tiến”. Trước khi nhận xứ Điện Biên, cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn đã từng phụ trách 5 giáo xứ: Hạ Hiệp, Thuấn Nội, Cát Ngòi, Bến Thôn và Dị Nậu thuộc giáo hạt Sơn Tây Hòa Bình. Đức Cha cũng hài lòng nói: “Tôi rất vui mừng nhận được sự sẵn sàng chấp nhận của Cha vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn”.
Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 2.200 người Công Giáo với 10 cộng đoàn, trong đó có 1200 người H’Mông. Cha Phêrô Phạm Thanh Bình quản nhiệm giáo xứ Sapa đã phụ trách trong 10 năm qua với biết bao những vui buồn, lo lắng và hy vọng. Sơn la, Điện Biên, Lai Châu là 3 tỉnh chưa được thuận lợi về mặt tôn giáo nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tòa Giám Mục Hưng Hóa, nhất là của hai Đức Cha.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cha chánh văn phòng đã đọc văn thư bổ nhiệm của Tòa Giám Mục về Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Hùng. Sau những lời chia tay của cha nguyên quản xứ và những lời tâm sự, ngỏ lời của cha tân quản xứ, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ Điện Biên cám ơn Đức Cha, quý cha đồng tế, quý khách đã hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ. Đặc biệt, ông đã có lời tri ân sâu sắc đến cha nguyên quản xứ và chúc mừng cha tân quản xứ. Những bó hoa tươi thắm được dâng kính Đức Cha, cha nguyên và tân quản xứ đã nói lên tất cả.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha đã ngỏ lời cám ơn cha Phêrô Phạm Thanh Bình và giới thiệu cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng với cộng đoàn và từ nay hai cha sẽ hiện diện và phục vụ trực tiếp cho các cộng đoàn tại tỉnh Điện Biên. Điều mà cả Tòa Giám Mục và giáo dân thuộc tỉnh Điện Biên mong ước từ lâu. Có thể nói từ hôm nay giáo xứ Điện Biên đã bước sang một trang sử mới.
Trong bài chia sẻ của mình, Đức Cha Gioan Maria đã nói mạnh đến việc truyền giáo. Đây là công việc chính của mọi kitô hữu, nhất là những người đã được thánh hiến cho Thiên Chúa như linh mục. Bởi vì, truyền giáo chính là bản chất của Hội Thánh. Bản chất là cái gì làm nên cái đó. Chẳng hạn như muối có bản chất là mặn. Nếu muối không mặn thì không được gọi là muối nữa. Vì thế, Giáo Hội không lên đường truyền giáo thì không còn gọi là Giáo Hội nữa. Nhưng truyền giáo phải như thế nào ? Truyền giáo cần phải theo ba chiều kích: chiều dọc, chiều ngang và chiều sâu. Chiều dọc là sống đạo theo các cha mẹ theo đạo thì truyền lại cho cNhững người này còn quá đông tại tỉnh Điện Biên. Chiều sâu tức là chúng ta cần phải đào tạo cho con em chúng ta hiều nhiều về giáo lý, Kinh Thánh, phụng vụ và truyền thống của Giáo Hội. Ngài cũng kêu gọi mọi người cộng các với cha quản xứ và phó xứ.
Thánh lễ được cử hành rất sốt sáng lúc 19g30. Ca đoàn và Ban hành giáo đã chụp hình với Đức Cha, quý cha và quý khách. Được biết, Đức Cha và đoàn đã dâng lễ kết thúc tháng hoa tại Sapa tối thứ Bảy, Thánh lễ giao xứ cho cha Phêrô Phan Kim Huấn tại Lai Châu vào sáng Chúa Nhật, dâng lễ tại Điện Biên, rồi trở về Tòa Giám Mục. Đoạn đường đi trong 4 ngày của Đức Cha vào khoảng gần 1.000 cây số.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
Vào lúc 18g00, ngày 30/5/2016, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất chủ tế Thánh lễ tạ ơn và giao xứ cho Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Hùng. Đồng tế Thánh lễ có cha quản hạt Lào Cai, nguyên quản nhiệm giáo xứ Lai Châu Phêrô Phạm Thanh Bình, cha Chánh văn phòng Phêrô Lê Quốc Hưng, cha quản lý Tòa Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến, cha quản xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành, cha phó xứ Lai Châu Giuse Đỗ Tiến Quyền. Tham dự Thánh lễ có quý Thầy, quý Dì, đại diện các giáo xứ cha Giuse Ngoạn coi sóc và 400 giáo dân trong các giáo họ thuộc tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, có khoảng 15 em dân tộc H’Mông hát lễ thuộc cộng đoàn Huổi Thủng, Nacosa.
Xem Hình
Khi nghe tên Điện Biên, người ta chỉ nghĩ đến địa danh đã một thời làm nên lịch sử Việt Nam, đó là chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng những ai đến thăm quan Điện Biên thì đều có chung một quan điểm tại sao lại không thấy ngôi nhà thờ nào? Đức tin Công Giáo không được biểu lộ cách công khai? Cách đây vài tháng chính quyền tỉnh Điện Biên đã công nhận giáo xứ Điện Biên. Đây là một tin quá đỗi vui mừng với những người Công Giáo tại tỉnh Điện Biên cũng như toàn giáo phận Hưng Hóa.
Trong Văn Thư thuyên chuyển và bổ nhiệm, bề trên giáo phận viết: “Với kinh nghiệm từng trải thu lượm được trong thời gian công tác mục vụ vừa qua tại nhiệm sở cũ, cộng với tinh thần khí thế hăng say đổi mới trong mục vụ tại nhiệm sở mới, xin Chúa ban cho Cha và cộng đoàn dân Chúa tỉnh Điện Biên mau chóng ổn định và tiếp tục tiến trình thăng tiến”. Trước khi nhận xứ Điện Biên, cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn đã từng phụ trách 5 giáo xứ: Hạ Hiệp, Thuấn Nội, Cát Ngòi, Bến Thôn và Dị Nậu thuộc giáo hạt Sơn Tây Hòa Bình. Đức Cha cũng hài lòng nói: “Tôi rất vui mừng nhận được sự sẵn sàng chấp nhận của Cha vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn”.
Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 2.200 người Công Giáo với 10 cộng đoàn, trong đó có 1200 người H’Mông. Cha Phêrô Phạm Thanh Bình quản nhiệm giáo xứ Sapa đã phụ trách trong 10 năm qua với biết bao những vui buồn, lo lắng và hy vọng. Sơn la, Điện Biên, Lai Châu là 3 tỉnh chưa được thuận lợi về mặt tôn giáo nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tòa Giám Mục Hưng Hóa, nhất là của hai Đức Cha.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cha chánh văn phòng đã đọc văn thư bổ nhiệm của Tòa Giám Mục về Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha phó Phêrô Nguyễn Văn Hùng. Sau những lời chia tay của cha nguyên quản xứ và những lời tâm sự, ngỏ lời của cha tân quản xứ, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ Điện Biên cám ơn Đức Cha, quý cha đồng tế, quý khách đã hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ. Đặc biệt, ông đã có lời tri ân sâu sắc đến cha nguyên quản xứ và chúc mừng cha tân quản xứ. Những bó hoa tươi thắm được dâng kính Đức Cha, cha nguyên và tân quản xứ đã nói lên tất cả.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha đã ngỏ lời cám ơn cha Phêrô Phạm Thanh Bình và giới thiệu cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn và cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng với cộng đoàn và từ nay hai cha sẽ hiện diện và phục vụ trực tiếp cho các cộng đoàn tại tỉnh Điện Biên. Điều mà cả Tòa Giám Mục và giáo dân thuộc tỉnh Điện Biên mong ước từ lâu. Có thể nói từ hôm nay giáo xứ Điện Biên đã bước sang một trang sử mới.
Trong bài chia sẻ của mình, Đức Cha Gioan Maria đã nói mạnh đến việc truyền giáo. Đây là công việc chính của mọi kitô hữu, nhất là những người đã được thánh hiến cho Thiên Chúa như linh mục. Bởi vì, truyền giáo chính là bản chất của Hội Thánh. Bản chất là cái gì làm nên cái đó. Chẳng hạn như muối có bản chất là mặn. Nếu muối không mặn thì không được gọi là muối nữa. Vì thế, Giáo Hội không lên đường truyền giáo thì không còn gọi là Giáo Hội nữa. Nhưng truyền giáo phải như thế nào ? Truyền giáo cần phải theo ba chiều kích: chiều dọc, chiều ngang và chiều sâu. Chiều dọc là sống đạo theo các cha mẹ theo đạo thì truyền lại cho cNhững người này còn quá đông tại tỉnh Điện Biên. Chiều sâu tức là chúng ta cần phải đào tạo cho con em chúng ta hiều nhiều về giáo lý, Kinh Thánh, phụng vụ và truyền thống của Giáo Hội. Ngài cũng kêu gọi mọi người cộng các với cha quản xứ và phó xứ.
Thánh lễ được cử hành rất sốt sáng lúc 19g30. Ca đoàn và Ban hành giáo đã chụp hình với Đức Cha, quý cha và quý khách. Được biết, Đức Cha và đoàn đã dâng lễ kết thúc tháng hoa tại Sapa tối thứ Bảy, Thánh lễ giao xứ cho cha Phêrô Phan Kim Huấn tại Lai Châu vào sáng Chúa Nhật, dâng lễ tại Điện Biên, rồi trở về Tòa Giám Mục. Đoạn đường đi trong 4 ngày của Đức Cha vào khoảng gần 1.000 cây số.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
Hội trại hành hương Năm Thánh của giới trẻ giáo hạt Quảng Ngãi.
Giáo hạt Quảng Ngãi
16:17 02/06/2016
HỘI TRẠI HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA GIỚI TRẺ Công Giáo QUẢNG NGÃI
Nếu ngày xưa các bạn trẻ dân chài người Galilê có một cuộc hẹn quan trọng, bất ngờ với Thầy Giêsu chí thánh ở đâu đó trên một ngọn núi vùng Galilê (Mt 28,16), để từ đó các bạn trẻ nầy đã ra đi trên mọi nẻo đường thế giới và tung gieo hạt giống Tin Mừng...thì hôm nay, chiều ngày 2 tháng 6 năm 2016, cũng có một cuộc hẹn na ná như thế đã xảy ra nơi khuôn viên thánh đường Quảng Ngãi.
Xem Hình
Thật vậy, nếu hiểu đức tin là một cuộc gặp gỡ không ngừng với Đức Ki-tô, thì quả thật, mọi biến cố mục vụ của Hội Thánh, cho dù ở chân trời góc biển nào, vĩ đại như cuộc tập họp cả mấy triệu người ở Manila, hay ở Rio de Janeiro...hay ẩn khuất, giản đơn nhưu cuộc họp của một gia đình nghèo trong giờ kinh tối gia đình...tất cả đều là một cuộc "về nơi hẹn ước với Đức Kitô".
Và cuộc hội trại hành hương Năm Thánh lòng thương xót của các bạn trẻ Công Giáo giáo hạt Quảng Ngãi cũng đã được hiểu và thực hiện như thế : một cuộc "về nơi hẹn ước".
Vâng, đúng là đã hẹn từ cuộc tĩnh tâm linh mục tại Lý Sơn hôm đầu tháng 4, để ước nguyện gặp gỡ, hành hương hôm nay thành hiện thực.
Dưới cái nắng chang chang vào lúc đĩnh điểm sau giờ ngọ, từng đơn vị giáo xứ lần lượt "cập bến đại lộ Hùng Vương" và sau đó chấp nhận "vượt qua" một đoạn đường gian khổ" để vào đất trại.
Và rồi, "tâm sự hẹn hò" cứ thế mà trôi đi, khởi đầu từ câu chuyện "cuộc hẹn ước" cách đây 2000 năm ở Galilê (Mt 28,16).
Đúng là trại hành hương. Mọi điểm nhấn đều là "hành hương trở về với lòng thương xót". Học hỏi, thánh lễ, diễn nguyện, đàng thánh giá...tất cả đều như những sợi chỉ đỏ dệt đan nên bức họa sinh hoạt trại trong nửa ngày đầu chẳng khác nào một cuộc tĩnh tâm, linh thao ; nhưng đó là cuộc tĩnh tâm sinh động, tươi vui, hiệp nhất và truyền giáo.
Nếu ngày xưa các bạn trẻ dân chài người Galilê có một cuộc hẹn quan trọng, bất ngờ với Thầy Giêsu chí thánh ở đâu đó trên một ngọn núi vùng Galilê (Mt 28,16), để từ đó các bạn trẻ nầy đã ra đi trên mọi nẻo đường thế giới và tung gieo hạt giống Tin Mừng...thì hôm nay, chiều ngày 2 tháng 6 năm 2016, cũng có một cuộc hẹn na ná như thế đã xảy ra nơi khuôn viên thánh đường Quảng Ngãi.
Xem Hình
Thật vậy, nếu hiểu đức tin là một cuộc gặp gỡ không ngừng với Đức Ki-tô, thì quả thật, mọi biến cố mục vụ của Hội Thánh, cho dù ở chân trời góc biển nào, vĩ đại như cuộc tập họp cả mấy triệu người ở Manila, hay ở Rio de Janeiro...hay ẩn khuất, giản đơn nhưu cuộc họp của một gia đình nghèo trong giờ kinh tối gia đình...tất cả đều là một cuộc "về nơi hẹn ước với Đức Kitô".
Và cuộc hội trại hành hương Năm Thánh lòng thương xót của các bạn trẻ Công Giáo giáo hạt Quảng Ngãi cũng đã được hiểu và thực hiện như thế : một cuộc "về nơi hẹn ước".
Vâng, đúng là đã hẹn từ cuộc tĩnh tâm linh mục tại Lý Sơn hôm đầu tháng 4, để ước nguyện gặp gỡ, hành hương hôm nay thành hiện thực.
Dưới cái nắng chang chang vào lúc đĩnh điểm sau giờ ngọ, từng đơn vị giáo xứ lần lượt "cập bến đại lộ Hùng Vương" và sau đó chấp nhận "vượt qua" một đoạn đường gian khổ" để vào đất trại.
Và rồi, "tâm sự hẹn hò" cứ thế mà trôi đi, khởi đầu từ câu chuyện "cuộc hẹn ước" cách đây 2000 năm ở Galilê (Mt 28,16).
Đúng là trại hành hương. Mọi điểm nhấn đều là "hành hương trở về với lòng thương xót". Học hỏi, thánh lễ, diễn nguyện, đàng thánh giá...tất cả đều như những sợi chỉ đỏ dệt đan nên bức họa sinh hoạt trại trong nửa ngày đầu chẳng khác nào một cuộc tĩnh tâm, linh thao ; nhưng đó là cuộc tĩnh tâm sinh động, tươi vui, hiệp nhất và truyền giáo.
Ngày trọng đại tại giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh Orlando
Nguyễn Sang
18:24 02/06/2016
Ngày trọng đại tại giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh Orlando
Thứ bảy 28 tháng 5 năm 2016 là một ngày trọng đại của giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh Orlando.
Xem Hình
- 10 giờ sáng, thánh lễ phong chức tại nhà thờ chánh tòa Saint James. Chủ tế thánh lễ phong chức hôm nay là Đức Giám Mục John Noonan, giám quản giáo phận Orlando, cùng với sự có mặt của nhiều linh mục trong giáo phận. Đặc biệt có sự có mặt của đông đảo linh mục Việt Nam trong vùng, và sự tham dự của giáo dân giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Tiến chức trong buổi lễ phong chức hôm nay gồm có Phó tế Luis Salazar người Colombia và Phó tế Martinô Nguyễn Minh Hoàng, người Việt Nam. Trong thánh lễ, hai ca đoàn một của giáo xứ Thánh Minh hát phần tiếng Việt và ca đoàn người Colombia hát tiếng Colombia.
- 5 giờ chiều, thánh lễ mở tay tại nhà thờ giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh với sự tham dự của đông đảo bà con trong giáo xứ và của các giáo xứ gần đó. Thật là vui mừng! Thật là cảm động.
Sau đó trong cùng ngày, lúc 7 giờ 30, một tiệc mừng được tổ chức tại hội trường của giáo xứ Holy Family, Orlando.
Lần cuối cùng trong Giáo Phận Orlando có thầy Việt Nam chịu chức Linh Mục là cha Giuse Bùi Văn Dũng vào tháng 5 năm 1995. Như vậy, sau 21 năm mới lại có thêm một tân linh mục Việt Nam. Và đến năm nào nữa, giáo xứ Thánh Minh nói riêng và cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ lại có một ngày trọng đại như vậy nữa.
Thứ bảy 28 tháng 5 năm 2016 là một ngày trọng đại của giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh Orlando.
Xem Hình
- 10 giờ sáng, thánh lễ phong chức tại nhà thờ chánh tòa Saint James. Chủ tế thánh lễ phong chức hôm nay là Đức Giám Mục John Noonan, giám quản giáo phận Orlando, cùng với sự có mặt của nhiều linh mục trong giáo phận. Đặc biệt có sự có mặt của đông đảo linh mục Việt Nam trong vùng, và sự tham dự của giáo dân giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Tiến chức trong buổi lễ phong chức hôm nay gồm có Phó tế Luis Salazar người Colombia và Phó tế Martinô Nguyễn Minh Hoàng, người Việt Nam. Trong thánh lễ, hai ca đoàn một của giáo xứ Thánh Minh hát phần tiếng Việt và ca đoàn người Colombia hát tiếng Colombia.
- 5 giờ chiều, thánh lễ mở tay tại nhà thờ giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh với sự tham dự của đông đảo bà con trong giáo xứ và của các giáo xứ gần đó. Thật là vui mừng! Thật là cảm động.
Sau đó trong cùng ngày, lúc 7 giờ 30, một tiệc mừng được tổ chức tại hội trường của giáo xứ Holy Family, Orlando.
Lần cuối cùng trong Giáo Phận Orlando có thầy Việt Nam chịu chức Linh Mục là cha Giuse Bùi Văn Dũng vào tháng 5 năm 1995. Như vậy, sau 21 năm mới lại có thêm một tân linh mục Việt Nam. Và đến năm nào nữa, giáo xứ Thánh Minh nói riêng và cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ lại có một ngày trọng đại như vậy nữa.
Thành Lễ và Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Adelaide
Truyền Thông Adelaide
18:58 02/06/2016
Vào chiều thứ Ba ngày 31/05/2016, thánh đường giáo xứ Otoway, Nam Úc đã quy tụ đông đảo quý tín hữu, quý đồng hương cùng với quý đại diện các đoàn thể, tổ chức, các đại diện gia đình quân đội, quý thân hào nhân sĩ trong cộng đồng người Việt tại Nam Úc về đây để tham dự thánh lễ cầu cho nền công lý hoà bình và đêm thắp nến cầu nguyện cho đồng bào đang chịu thảm họa ô nhiễm môi trường tại quê nhà.
Thánh lễ khai mạc lúc 6.30 chiều thứ Ba 31/5/2016 dưới sự chủ lễ của cha Marek chánh xứ giáo xứ Ottoway, thuộc TGP Adelaide. Được biết, giáo xứ Ottoway là một trong những giáo xứ nằm trong khu vực có đông người Việt Nam cư ngụ, nhiều sinh hoạt xã hội và thương mại tập trung gần khu vực này như: Woodville, Mansfield Park, Athol Park, Pennington, Ottoway, Rosewate, là những vùng rất quen thuộc vì đây là địa điểm đầu tiên thiết lập trại tạm cư cho người tỵ nạn VN mới đến định cư tại Nam Úc từ các trại tỵ nạn Đông Nam Á cách nay đã hơn 3 thập niên.
XEM VIDEO
XEM ALBUM HÌNH
Nhờ vào vị trí thuận lợi và nhất là được sự nâng đỡ, cảm thông của cha chánh xứ Marek Ptak là người gốc Balan đã từng có thời gian và kinh nghiệm sống dưới sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản, nên cha đã thấu hiểu và cảm thông với những nỗi đau của người dân Việt đang phải gánh chịu. Chính vì thế mà cha đã nâng đỡ, hỗ trợ cho những sinh hoạt, nhằm nói lên tiếng nói đấu tranh, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường và tự do tôn giáo của những dân tộc đang còn bị áp đặt dưới chế độ cộng sản như đồng bào VN chúng ta tại quê nhà.
Thánh lễ được bắt đầu với lời chào mừng và ý cầu nguyện bằng tiếng Việt của cha Marek đã làm ấm lòng người VN tham dự trong một đêm, mà cả bầu khí lắng đọng trong lòng người dành trọn cho quê hương khi được chia sẻ, được cảm thông với nỗi đau thương của đồng bào.
Thánh lễ diễn ra thật ấm cúng, thánh thiện và hiệp thông bằng song ngữ Anh -Việt. Đặc biệt bài chia sẻ qua nội dung Tin Mừng, cha chủ sự đã diễn giải về ý nghĩa của công lý và hòa bình luôn là niềm mơ ước của mọi dân tộc. Đồng thời Ngài cũng đã dẫn giải qua những tông huấn của các triều đại Giáo Hoàng, các sắc chỉ của các vị lãnh đạo Giáo Hội về trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo trong việc bảo vệ môi trường, lên tiếng và làm chứng cho sự thật, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội
Sau thánh lễ là nghi thức Thắp Nến cầu nguyện cho quê hương dân tộc và đặc biệt trong dịp này những ý nguyện và tâm tình dành nhiều cho đồng bào tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung, nơi có hằng triệu người dân đang là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường biển, gây nên thảm họa cá chết do việc xả thải chất độc từ nhà máy gang thép Formosa.
Trong thánh đường hôm nay, hình ảnh nổi bật nhất là bàn thờ Đức Mẹ Lavang đã được chính cha xứ và một vài người phụ tá sắp xếp và trang hoàng, thật ý nghĩa và đặc sắc; Một cách tình cờ mà 3 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, Úc, Ba Lan xuất hiện bên bàn thờ Mẹ Lavang.
Mở đầu nghi thức thắp nến cầu nguyện là lời chào mừng và chia sẻ của ông Trưởng Ban Tổ Chức. Qua tâm tình bày tỏ, ông đã đại diện cho hội Bạn Thái Hà Nam Úc chào mừng và cám ơn đến các vị đại diện CĐNVTD, các hội đoàn, các ban, các nhóm, các tổ chức đạo đời và với những lời lẽ đanh thép, ông đã bày tỏ nỗi niềm phẫn uất, sự khắc khoải khi nhắc đến những thống khổ, những áp bức, những tang thương mà đồng bào trong nước đang phải gánh chịu dưới chế độ độc tài đảng trị của cộng sản VN. Trong dịp này ông cũng đã kêu gọi sự hiệp thông, cầu nguyện cho quốc thái dận an, cầu nguyện cho đồng bào nạn nhân của các vụ đàn áp biểu tình chống ô nhiễm môi trường.
Tiếp đến là phần chiếu Video Clip về những hình ảnh mới nhất từ những vụ cá, chim, hải sản, san hô chết trắng, dọc theo 250 cây số bờ biển tại 4 tỉnh miền trung, cùng với hình ảnh về những vụ biểu tình ôn hoà của người dân trong nước, cũng như những cuộc đàn áp dã man của các lực lượng võ trang, dân phòng, công an, đánh đập và bắt bớ người dân xuống đường, một cách tàn bạo, như kẻ thù.
Sau cùng là nghi thức Thắp Nến cầu nguyện. Cha chủ sự đã cung kính dâng ngọn nến mang cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH dẫn đầu cộng đoàn tiến lên bàn thờ Đức Mẹ Lang Vang. Tiếp theo sau là đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các thân hào nhân sĩ, thấp thoáng với vài bộ quân phục, đại diện các gia đình quân binh chủng QLVNCH cũng hiện diện và lần lượt trong đoàn người tham dự là những ánh nến lung linh hiệp thông của quý đồng hương.
Qua những giờ phút linh thiêng và cảm động, những ánh nến như càng tỏa sáng hơn lên, nóng hơn lên khi tâm tình người tham dự hòa quyện với bài thánh ca “Kinh Hoà Bình” của Thánh Phanxicô mà mọi người cùng cất cao tiếng hát, những ánh nến như chất chứa tâm tình nhớ quê hương của những người Việt xa xứ đang dành những tâm tình linh thánh, dâng lên Thiên Chúa toàn năng cùng với những lời cầu khẩn tha thiết nhất cho quê hương, cho dân tộc và rồi bài ca Đức Mẹ quen thuộc vang vọng, thấm đượm trong tâm hồn người tham dự với lời ca như van nài tha thiết: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn …“
Thánh lễ cầu cho công lý và hoà bình trên quê hương VN, cùng với Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Vũng Áng-Hà Tĩnh đã kết thúc vào lúc 8 giơ 00 tối cùng ngày, trong bầu không khí thân thiện và và chia sẻ cảm thông.
Hội Bạn Thái Hà Nam Úc
Thánh lễ khai mạc lúc 6.30 chiều thứ Ba 31/5/2016 dưới sự chủ lễ của cha Marek chánh xứ giáo xứ Ottoway, thuộc TGP Adelaide. Được biết, giáo xứ Ottoway là một trong những giáo xứ nằm trong khu vực có đông người Việt Nam cư ngụ, nhiều sinh hoạt xã hội và thương mại tập trung gần khu vực này như: Woodville, Mansfield Park, Athol Park, Pennington, Ottoway, Rosewate, là những vùng rất quen thuộc vì đây là địa điểm đầu tiên thiết lập trại tạm cư cho người tỵ nạn VN mới đến định cư tại Nam Úc từ các trại tỵ nạn Đông Nam Á cách nay đã hơn 3 thập niên.
XEM VIDEO
XEM ALBUM HÌNH
Nhờ vào vị trí thuận lợi và nhất là được sự nâng đỡ, cảm thông của cha chánh xứ Marek Ptak là người gốc Balan đã từng có thời gian và kinh nghiệm sống dưới sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản, nên cha đã thấu hiểu và cảm thông với những nỗi đau của người dân Việt đang phải gánh chịu. Chính vì thế mà cha đã nâng đỡ, hỗ trợ cho những sinh hoạt, nhằm nói lên tiếng nói đấu tranh, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường và tự do tôn giáo của những dân tộc đang còn bị áp đặt dưới chế độ cộng sản như đồng bào VN chúng ta tại quê nhà.
Thánh lễ được bắt đầu với lời chào mừng và ý cầu nguyện bằng tiếng Việt của cha Marek đã làm ấm lòng người VN tham dự trong một đêm, mà cả bầu khí lắng đọng trong lòng người dành trọn cho quê hương khi được chia sẻ, được cảm thông với nỗi đau thương của đồng bào.
Thánh lễ diễn ra thật ấm cúng, thánh thiện và hiệp thông bằng song ngữ Anh -Việt. Đặc biệt bài chia sẻ qua nội dung Tin Mừng, cha chủ sự đã diễn giải về ý nghĩa của công lý và hòa bình luôn là niềm mơ ước của mọi dân tộc. Đồng thời Ngài cũng đã dẫn giải qua những tông huấn của các triều đại Giáo Hoàng, các sắc chỉ của các vị lãnh đạo Giáo Hội về trách nhiệm của người tín hữu Công Giáo trong việc bảo vệ môi trường, lên tiếng và làm chứng cho sự thật, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội
Sau thánh lễ là nghi thức Thắp Nến cầu nguyện cho quê hương dân tộc và đặc biệt trong dịp này những ý nguyện và tâm tình dành nhiều cho đồng bào tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung, nơi có hằng triệu người dân đang là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường biển, gây nên thảm họa cá chết do việc xả thải chất độc từ nhà máy gang thép Formosa.
Trong thánh đường hôm nay, hình ảnh nổi bật nhất là bàn thờ Đức Mẹ Lavang đã được chính cha xứ và một vài người phụ tá sắp xếp và trang hoàng, thật ý nghĩa và đặc sắc; Một cách tình cờ mà 3 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, Úc, Ba Lan xuất hiện bên bàn thờ Mẹ Lavang.
Mở đầu nghi thức thắp nến cầu nguyện là lời chào mừng và chia sẻ của ông Trưởng Ban Tổ Chức. Qua tâm tình bày tỏ, ông đã đại diện cho hội Bạn Thái Hà Nam Úc chào mừng và cám ơn đến các vị đại diện CĐNVTD, các hội đoàn, các ban, các nhóm, các tổ chức đạo đời và với những lời lẽ đanh thép, ông đã bày tỏ nỗi niềm phẫn uất, sự khắc khoải khi nhắc đến những thống khổ, những áp bức, những tang thương mà đồng bào trong nước đang phải gánh chịu dưới chế độ độc tài đảng trị của cộng sản VN. Trong dịp này ông cũng đã kêu gọi sự hiệp thông, cầu nguyện cho quốc thái dận an, cầu nguyện cho đồng bào nạn nhân của các vụ đàn áp biểu tình chống ô nhiễm môi trường.
Tiếp đến là phần chiếu Video Clip về những hình ảnh mới nhất từ những vụ cá, chim, hải sản, san hô chết trắng, dọc theo 250 cây số bờ biển tại 4 tỉnh miền trung, cùng với hình ảnh về những vụ biểu tình ôn hoà của người dân trong nước, cũng như những cuộc đàn áp dã man của các lực lượng võ trang, dân phòng, công an, đánh đập và bắt bớ người dân xuống đường, một cách tàn bạo, như kẻ thù.
Sau cùng là nghi thức Thắp Nến cầu nguyện. Cha chủ sự đã cung kính dâng ngọn nến mang cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH dẫn đầu cộng đoàn tiến lên bàn thờ Đức Mẹ Lang Vang. Tiếp theo sau là đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các thân hào nhân sĩ, thấp thoáng với vài bộ quân phục, đại diện các gia đình quân binh chủng QLVNCH cũng hiện diện và lần lượt trong đoàn người tham dự là những ánh nến lung linh hiệp thông của quý đồng hương.
Qua những giờ phút linh thiêng và cảm động, những ánh nến như càng tỏa sáng hơn lên, nóng hơn lên khi tâm tình người tham dự hòa quyện với bài thánh ca “Kinh Hoà Bình” của Thánh Phanxicô mà mọi người cùng cất cao tiếng hát, những ánh nến như chất chứa tâm tình nhớ quê hương của những người Việt xa xứ đang dành những tâm tình linh thánh, dâng lên Thiên Chúa toàn năng cùng với những lời cầu khẩn tha thiết nhất cho quê hương, cho dân tộc và rồi bài ca Đức Mẹ quen thuộc vang vọng, thấm đượm trong tâm hồn người tham dự với lời ca như van nài tha thiết: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn …“
Thánh lễ cầu cho công lý và hoà bình trên quê hương VN, cùng với Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Vũng Áng-Hà Tĩnh đã kết thúc vào lúc 8 giơ 00 tối cùng ngày, trong bầu không khí thân thiện và và chia sẻ cảm thông.
Hội Bạn Thái Hà Nam Úc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cá chết, dân khổ vì cán bộ lè phè, đảng vô cảm
Phạm Trần
09:52 02/06/2016
CÁ CHẾT, DÂN KHỔ VÌ CÁN BỘ LÈ PHÈ , ĐẢNG VÔ CẢM
Chủ tịch Hội nghề cá:” Ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cũng dậm chân tại chỗ.”
Thảm trạng cá và các sinh vật dưới biển và trong sông chết do chất độc thải ra từ các nhà máy đã xẩy ra ở Việt Nam từ nhiều năm qua, nổi cộm nhất, là vụ Nhà máy Vedan bột ngọt Việt Nam tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã ô nhiễm sông Thị Vải năm 2008.
Cho đến khi có nghi vấn tập trung vào Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) là thủ phạm gây ra cái chết oan khiên cho cá và các sinh vật biển khác từ đầu tháng 4/2016, người dân Việt Nam đã bị hòanh hành trong nhiều năm bởi tệ nạn thực phẩm và trái cây nhiễm độc nhập nội từ Trung Quốc. Tệ nạn ô nhiễm môi sinh làm hại sức khỏe người dân, đây đó ít nhiều có bàn tay của người Trung Hoa nói riêng và con buôn bất chính người Việt nói chung cũng đã được các nhà Khoa học và báo chí nêu lên nhưng Chính quyền vẫn không ngăn chận được .
Trách nhiệm ấy phải đổ lên đầu ai trong guồng máy cai trị “nói nhiều làm ít” của Việt Nam là điều chưa ai tìm được câu trả lời.
Chỉ có điều rõ ràng không tránh được là trách nhiệm cao nhất phải buộc vào cổ tứ trụ triều đình gồm Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước trước kia là Trương Tấn Sang và bây giờ là Trần Đại Quang. Tiếp đến, trước kia là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, bây giờ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Sau cùng là trách nhiệm của Thủ tướng, trước là Nguyễn Tấn Dũng và bây giờ là của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu bảo lãnh đạo đã chỉ thị cho cấp thừa hành giải quyết vụ cá chết theo chức năng của mình thì ai có bổn phận phải trả lời câu hỏi: Tại sao sau 8 năm xẩy ra vụ Vedan ô nhiễm sông Thị Vải, đảng và nhà nước vẫn để cho các nhà máy tự do xả thài chất độc làm chết ngư sản tại :
- Sông Chà Và trong địa hạt Bà Rịa, Vũng Tầu Ngày 25/09/2015.
- Báo chí Việt Nam đưa tin có 20 luật sư của 12 tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với 33 hộ dân nuôi cá lồng bè đã kiện 14 doanh nghiệp xả thải, làm cá chết hàng loạt trong năm 2015.
-Sau đó lại xẩy ra vụ hàng loạt cá nuôi bè trên sông chết ở xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ngày 08/01/2016 . Người dân địa phương xác quyết cá chết từ nguồn nước của nhánh sông Cái, nơi có hàng chục cống xả từ các công ty đổ xuống sông. Ông nhà nước giải thích lung tung.
Theo VietNamNet thì các cơ quan chức năng: “ Ghi nhận sự thay đổi đột ngột về chế độ thủy triều đã làm hạn chế sự khuyếch tán oxy trong nước, dẫn đến hiện tượng suy giảm hàm lượng DO.
Kết quả, phân tích cho thấy hàm lượng (DO) oxy hòa tan trong nước vào đầu tháng 1 vừa qua dao động từ khoảng 1,51mg/l-1,92 mg/l (quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt phù hợp với mục tiêu bảo tồn động vật thủy sinh là 4 mg/l) nên hàm lượng DO không đạt chất lượng. Vào thời điểm cuối năm 2015, hàm lượng DO ở đây suy giảm xuống mức khoảng 2 mg/l (tháng 12/2014 trung bình là 2,6mg/l; tháng 12.2015 trung bình là 2,3mg/l).”
Báo này cho biết cách lý giải của Đồng Nai lại khác: “ Theo quan điểm của Sở TN-MT Đồng Nai, cá bè được người dân nuôi với mật độ quá dày, khoảng cách giữa các bè quá chật nên ảnh hưởng đến không gian sống của cá. Đồng thời chế độ ăn uống, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm tự nhiên chứ không theo một chế độ nhất định. (báo ViệtNamNet 08/01/2016).”
Nạn nhân của môi trường là người dân thì nói thẳng là do nhà nuớc để cho các nhà máy xả thả tự do nên dân lãnh đủ.
SAU FORMOSA
Đầu tháng 5/2016, sau ngày xẩy ra vụ cá chết từ Vũng Áng (Hà Tĩnh), tại cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa lại xẩy ra vụ cá chết trên sông Bưởi.
- Đến sáng ngày 4/5/2016, người dân nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An đã gom hơn 4 tạ cá chết để cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy.
Phóng viên báo Lao Động ghi nhận: hộ nuôi có cá chết ít nhất vài kg, nhiều nhất gần 1 tạ cá gồm các loại như: cá vẩu, cá chẽm từ 0,2 -1,2kg nuôi vùng nươc lợ trong phá Tam Giang, cạnh cửa biển Thuận An, phía bờ Nam.
Báo này viết: “ Trước đó một ngày, hơn 1 tấn cá nuôi lồng của 23 hộ dân thôn này bị chết đã được đưa đi tiêu hủy sau khi bị chết. Người dân địa phương cho hay đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng cá nuôi lồng cạnh cửa biển Thuận An bị chết trên diện rộng.
Ở phía Bắc cửa Thuận An thuộc xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), hiện tượng cá nuôi lồng chết hàng loạt cũng đã diễn ra. Ngoài ra, cũng đã ghi nhận tình trạng cá trên vùng biển thị trấn Thuận An, Hải Dương và xã Phú Hải nổi lờ đờ, chết dạt vào bờ biển với số lượng ít.”
Không thấy có báo cáo hay dân kêu có nạn xả thải chất độc trong khu vực, do đó ai cũng tin do nguồn nước tải theo chất độc từ Formosa đem vào.
Nhưng ngay từ những ngày cuối tháng 4/2016, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV-Voice of Vietnam) đã đưa tin: “ Theo kết luận của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, vào thời điểm xuất hiện cá biển và cá nuôi lồng chết hàng loạt trong khu vực của tỉnh, tại vùng cá chết, nước biển nhiễm kim loại nặng.
Theo thông tin này, sau khi tiến hành phân tích 9 mẫu nước và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An, gần cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc; vùng ven bờ xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và các xã Điền Hương, Điền Hải, huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định các thông số về tổng hàm lượng Nitơ tính theo amoni, hàm lượng kim loại nặng Crôm vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và chất lượng nước mặt.”
VOV viết tiếp:”Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định: nguyên nhân cá biển, cá nuôi bị chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh – chất độc trong môi trường nước dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên địa bàn.
Kết quả quan trắc vào buổi sáng cho thấy hàm lượng sắt trong nước biển ở bãi tắm Xuân Hải và Thạch Hải của Hà Tĩnh đều vượt ngưỡng cho phép.
Tại bãi tắm Xuân Hải, hàm lượng sắt (Fe) sáng 8.5 là 0,7 mg/l, vượt quy chuẩn Việt Nam 0,2 mg/l; còn bãi tắm Thạch Hải vượt 0,3 mg/l. Các chỉ số khác như pH, Mn, DO các bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đều nằm trong giới hạn cho phép.
Theo lời chuyên gia hóa học Trần Hồng Côn thì: “ Sắt không phải chất độc nên không ảnh hưởng đến việc tắm hay bất kỳ hoạt động trên biển nào của con người. Tuy nhiên, trước khi sắt bị hòa tan trong nước thì ở một nơi nào đã thải ra kim loại này với nồng độ lớn, lúc đó nó sẽ làm giảm ôxy đột ngột trong môi trường biển và độ pH cũng giảm xuống, khiến đời sống động thực vật thủy sinh bị ảnh hưởng.”
Cho đến nay, cuộc điều tra tốn không biết bao nhiêu công sức và tiến bạc đã bước qua tháng thứ 3 mà kết qủa thử nghiệm tại sao cá chết vẫn chưa được công bố cho dân an tâm.
Hàng triệu con người từ Thanh Hóa vào tận Bình Thuận đã không có công ăn việc làm khiến cuộc sống kinh tế khó khăn. Dân chài lần đầu tiên phải phơi lưới lâu ngày để nhìn biển âu sầu , bãi trống qụanh hiu. Đã ai biết có bao nhiêu vạn dân làng muối, làm nước mắm phải bỏ cuộc sống do cha ông truyền lại ?
Một vùng đất ven biển miền Trung đã nghèo và xơ xác lại cơ cực hơn bao giơ hết trước nạn đói rình rập đêm ngày và con trẻ không còn tương lai từ ngày cá tôm vắng bóng.
VÔ CẢM ĐẾN THẾ LÀ CÙNG
Thế mà, những cơ quan chức năng có nhiệm vụ bảo vệ dân như Mặt trận Tổ Quốc, Quốc hội và Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam lại có thể tiếp tục cúi đầu ngoảnh mặt ngậm miệng.
Duy nhất chỉ có Hội nghề cá đề nghị sớm công bố thông tin cá chết hàng loạt.
Hội nghề cá Việt Nam vừa có công văn đề nghị Chính phủ và bộ ngành đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc miền Trung.
Theo Hội nghề cá, càng kéo dài tiến độ xác định nguyên nhân thì chất độc trong trầm tích ở đáy biển sẽ bị pha loãng dần. Các mẫu cá ở thời điểm đầu tháng 4/2016 được lưu tại phòng kiểm nghiệm đã hết hạn và sẽ được tiêu hủy, khiến việc truy tìm nguyên nhân chính xác khó khăn hơn rất nhiều.” (báo ViệtnamExpress, 27/05/2016)
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá, đến nay ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cũng dậm chân tại chỗ.
ĂN VÀO SẼ CHẾT
Nguy hiểm hơn, theo báo điện tử của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (Tin mừng cho Người nghèo) thì đã có người chết và có người bị nhiễm độc khó cứu sống sau khi ăn tép và mực biển.
Bái báo đề ngày 30/5/2016 viết: “ Ngày 28.05.2016 bà Nguyễn Thị Liên, người xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn tép biển. Bệnh viện đã lắc đầu từ chối tiếp nhận và khuyên gia đình đưa về “lo cho bà” vì bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và cho biết bà bị suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm mạc đường hô hấp và toàn bộ tim gan, ngũ tạng và các bộ phận đã bị nhiễm độc nặng nên “khó bề cứu chữa”.Hiện tại bà Liên đang mê man, môi miệng bị sưng tấy, có khi co giật và nôn mửa rất nhiều.
Ông Ngô Văn Linh nói khi phát hiện bà Liên bị ngộ độc, thì đưa ra bệnh viện để cữu chữa. “chúng tôi đưa ra trạm xã, y tá đã sơ cứu, chuyền nước. Y tá bảo nếu bị ngộ độc bình thường thì khi nôn mửa xong là sẽ đỡ, nhưng đây không phải là nhiễm độc thông thường.”
Gia đình đã đưa xuống bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An để khám chữa. Bác sĩ tỉnh đã siêu âm, xét nghiệm và lấy thuốc cho bà uống. Các chỉ số sức khỏe đều ở mức nguy hiểm.
Ông Linh cho biết đã thực hiện tất cả các phương pháp sàng lọc, từ siêu âm, xét nghiệm, thử huyết học và chụp XQuang cũng như chuyền nước và uống thuốc theo chỉ thị của bác sĩ nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trước sự xuống cấp trầm trọng của bà Liên, ông Ngô Văn Linh đã quyết đưa bà ra bệnh viện tuyến trung ương. Nhưng bác sĩ bảo “nếu có thể thay máu và các bộ phận nhiễm độc ngay thì hãy đưa, còn nếu không thì đưa đi cũng chỉ để cho thỏa mãn thôi.”
Ông Ngô Văn Linh cho biết nguyên nhân là do “bà Liên đi chợ mua tép biển (tiếng địa phương là Khuyếc) về nấu canh với cà chua của nhà làm và ăn thì sau đó bị ngộ độc và nôn tháo nôn mửa từ đó.”
Ông Ngô Văn Hợp người cùng xóm với gia đình bà Liên đến thăm bà trên giường bệnh nói: chúng tôi yêu cầu các “người có chức có quyền” giải quyết vụ việc và trả lại cho người dân quyền sống trong môi trường trong sạch vì bây giờ mạng sống của người dân đang bị đe dọa.
Người dân cũng cho biết, bên xóm 1 cũng thuộc xã Nghi Phương, cả hai vợ chồng anh Luyến mua cá và mực biển về ăn và cũng bị trúng độc. Khi đang đưa ra Hà Nội điều trị thì anh Luyến tử vong trên đường, còn chị vợ thì nay cũng đã bị bệnh viện trả về.”
Trước nguy cơ đến mạnt sống của dân như thế này mà các cơ quan nhà nước và địa phương cứ nhởn nhơ đứng ngoài, không ai đề xướng thử nghiệm xem nguyên nhân nhiễm độc từ đâu ?
Thái độ vô cảm của những viên chức đảng có máu lạnh cũng đã thấy khi họ không thử nghiệm xác thợ lặn Lê Văn Ngày, người đã chết ngày 24/04/2016, sau khi khi ông thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa - Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) ?
Báo chí Việt Nam tường thuật:”Sau nhiều lần lặn biển, thấy trong người khó thở, mệt mỏi nên chiều 24-4, ông Ngày xin phép nghỉ, ở ký túc xá của công ty. Đến chiều cùng ngày, ông Ngày có biểu hiện trẹo hàm, tức ngực, đau bụng, đau lưng dữ dội và khi đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình thì ông tử vong. Cái chết của ông Ngày làm gia đình hết sức bất ngờ, không hiểu lý do vì sao.”
Tuy báo chí Việt Nam xác định “Hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt bắt đầu từ ngày 6/4 tại khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra Quảng Bình ngày 10/4, Thừa Thiên - Huế (15/4), Quảng Trị (16/4) và kéo dài đến 4/5” nhưng không ai có thể bào đảm từ đây trờ đi sẽ không còn cá chết và nước biển sẽ an tòan.
Vì hiểm họa môi trường có thể kéo dài mấy chục năm, hoặc mãi mãi nên càng im hơi lặng tiếng lâu bao nhiêu thì càng khổ cho dân và hại nước bấy nhiêu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cứ tiếp tục hứa sẽ minh bạch trắng đen nhưng vẫn chưa thấy tăm cá nơi nào.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc được báo chí trích lời nói: “Chúng tôi biết người dân đang mong đợi nguyên nhân cá chết, nhất là nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Nhưng không có chuyện Bộ Tài nguyên và Môi trường ém thông tin vụ việc có thông tin đến đâu chúng tôi sẽ thông báo đến đó. Mỗi phát ngôn đưa ra cần có chứng cứ khoa học cụ thể.”
Trước đây ít lâu, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng hồ hởi báo cáo:”Đã đủ cơ sở khẳng định có câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận.”
Ông nói: "Bộ đang nỗ lực cùng Hội đồng chuyên gia khoa học công nghệ và các bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất báo cáo Thủ tướng và nhân dân.”
Trước lập luận “câu giờ” của hai viên chức này, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Khải chỉ trích : “ Cho đến thời điểm hiện tại, đã nhiều ngày trôi quan, cơ quan chuyên môn vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về độc tố gây chết cá.
Về việc này, đơn vị có thẩm quyền quá chậm chạp trong việc lấy mẫu thử nghiệm, công bố thông tin.
Tiến sỹ Khải, người nổi tiếng với biệt Danh “ông gìa Ozone” vì đã có nhiều đóng góp khoa học giúp dân trong nhiều năm, đã đưa ra lời phê bình của ông trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/04/2016.
Ông nói:”Tôi cho rằng, nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay. Để khách quan và chính xác hơn, cơ quan có thẩm quyền nên đề nghị các nhà khoa học vào cuộc làm rõ sự việc”.
Để xúc tiến việc giúp dân, Tiến sỹ Khải đã chính thức yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho ông đầy đủ thông tin và nguyên nhân gây ra nạn cá chết để ông xem có thế đóng góp thêm gì chăng. Tuy nhiên, phía Nhà nước đã vô cảm như bao giờ vẫn thế.
Thái độ của đảng và nhà nước CSVN trong vụ cá chết và điều tra kỹ năng bảo vệ môi trường của Formosa càng ngày càng có nhiều khuất tất.
Ngay cả việc cứu trợ dân vùng bị nạn cũng rất hạn chế và cầm chừng như không muốn phát động to lên sợ gây hại cho quyền lợi của đảng.
Cho đến nay chỉ thấy có Giáo Hội Công Giáo và các Tổ chức Tôn giáo ngoài quốc doanh đã công khai vận động quyên góp trong và ngoài nước để tiếp cứu đồng bào miền Trung.
Tuyệt nhiên không thấy các Tôn giáo của Nhà nước trong Mặt trận Tổ quốc nhúc nhích gì.
Hay là họ và nhóm “tứ trụ triều đình Trọng-Quang-Ngân-Phúc” đã mắc phải chứng bệnh nhậy cảm từ Phương Bắc nên chưa ai dám tách khỏi cái bóng của người Trung Hoa ? -/-
Phạm Trần
(06/016)
Chủ tịch Hội nghề cá:” Ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cũng dậm chân tại chỗ.”
Thảm trạng cá và các sinh vật dưới biển và trong sông chết do chất độc thải ra từ các nhà máy đã xẩy ra ở Việt Nam từ nhiều năm qua, nổi cộm nhất, là vụ Nhà máy Vedan bột ngọt Việt Nam tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã ô nhiễm sông Thị Vải năm 2008.
Cho đến khi có nghi vấn tập trung vào Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) là thủ phạm gây ra cái chết oan khiên cho cá và các sinh vật biển khác từ đầu tháng 4/2016, người dân Việt Nam đã bị hòanh hành trong nhiều năm bởi tệ nạn thực phẩm và trái cây nhiễm độc nhập nội từ Trung Quốc. Tệ nạn ô nhiễm môi sinh làm hại sức khỏe người dân, đây đó ít nhiều có bàn tay của người Trung Hoa nói riêng và con buôn bất chính người Việt nói chung cũng đã được các nhà Khoa học và báo chí nêu lên nhưng Chính quyền vẫn không ngăn chận được .
Trách nhiệm ấy phải đổ lên đầu ai trong guồng máy cai trị “nói nhiều làm ít” của Việt Nam là điều chưa ai tìm được câu trả lời.
Chỉ có điều rõ ràng không tránh được là trách nhiệm cao nhất phải buộc vào cổ tứ trụ triều đình gồm Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước trước kia là Trương Tấn Sang và bây giờ là Trần Đại Quang. Tiếp đến, trước kia là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, bây giờ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Sau cùng là trách nhiệm của Thủ tướng, trước là Nguyễn Tấn Dũng và bây giờ là của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu bảo lãnh đạo đã chỉ thị cho cấp thừa hành giải quyết vụ cá chết theo chức năng của mình thì ai có bổn phận phải trả lời câu hỏi: Tại sao sau 8 năm xẩy ra vụ Vedan ô nhiễm sông Thị Vải, đảng và nhà nước vẫn để cho các nhà máy tự do xả thài chất độc làm chết ngư sản tại :
- Sông Chà Và trong địa hạt Bà Rịa, Vũng Tầu Ngày 25/09/2015.
- Báo chí Việt Nam đưa tin có 20 luật sư của 12 tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với 33 hộ dân nuôi cá lồng bè đã kiện 14 doanh nghiệp xả thải, làm cá chết hàng loạt trong năm 2015.
-Sau đó lại xẩy ra vụ hàng loạt cá nuôi bè trên sông chết ở xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ngày 08/01/2016 . Người dân địa phương xác quyết cá chết từ nguồn nước của nhánh sông Cái, nơi có hàng chục cống xả từ các công ty đổ xuống sông. Ông nhà nước giải thích lung tung.
Theo VietNamNet thì các cơ quan chức năng: “ Ghi nhận sự thay đổi đột ngột về chế độ thủy triều đã làm hạn chế sự khuyếch tán oxy trong nước, dẫn đến hiện tượng suy giảm hàm lượng DO.
Kết quả, phân tích cho thấy hàm lượng (DO) oxy hòa tan trong nước vào đầu tháng 1 vừa qua dao động từ khoảng 1,51mg/l-1,92 mg/l (quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt phù hợp với mục tiêu bảo tồn động vật thủy sinh là 4 mg/l) nên hàm lượng DO không đạt chất lượng. Vào thời điểm cuối năm 2015, hàm lượng DO ở đây suy giảm xuống mức khoảng 2 mg/l (tháng 12/2014 trung bình là 2,6mg/l; tháng 12.2015 trung bình là 2,3mg/l).”
Báo này cho biết cách lý giải của Đồng Nai lại khác: “ Theo quan điểm của Sở TN-MT Đồng Nai, cá bè được người dân nuôi với mật độ quá dày, khoảng cách giữa các bè quá chật nên ảnh hưởng đến không gian sống của cá. Đồng thời chế độ ăn uống, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm tự nhiên chứ không theo một chế độ nhất định. (báo ViệtNamNet 08/01/2016).”
Nạn nhân của môi trường là người dân thì nói thẳng là do nhà nuớc để cho các nhà máy xả thả tự do nên dân lãnh đủ.
SAU FORMOSA
Đầu tháng 5/2016, sau ngày xẩy ra vụ cá chết từ Vũng Áng (Hà Tĩnh), tại cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa lại xẩy ra vụ cá chết trên sông Bưởi.
- Đến sáng ngày 4/5/2016, người dân nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An đã gom hơn 4 tạ cá chết để cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy.
Phóng viên báo Lao Động ghi nhận: hộ nuôi có cá chết ít nhất vài kg, nhiều nhất gần 1 tạ cá gồm các loại như: cá vẩu, cá chẽm từ 0,2 -1,2kg nuôi vùng nươc lợ trong phá Tam Giang, cạnh cửa biển Thuận An, phía bờ Nam.
Báo này viết: “ Trước đó một ngày, hơn 1 tấn cá nuôi lồng của 23 hộ dân thôn này bị chết đã được đưa đi tiêu hủy sau khi bị chết. Người dân địa phương cho hay đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng cá nuôi lồng cạnh cửa biển Thuận An bị chết trên diện rộng.
Ở phía Bắc cửa Thuận An thuộc xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), hiện tượng cá nuôi lồng chết hàng loạt cũng đã diễn ra. Ngoài ra, cũng đã ghi nhận tình trạng cá trên vùng biển thị trấn Thuận An, Hải Dương và xã Phú Hải nổi lờ đờ, chết dạt vào bờ biển với số lượng ít.”
Không thấy có báo cáo hay dân kêu có nạn xả thải chất độc trong khu vực, do đó ai cũng tin do nguồn nước tải theo chất độc từ Formosa đem vào.
Nhưng ngay từ những ngày cuối tháng 4/2016, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV-Voice of Vietnam) đã đưa tin: “ Theo kết luận của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, vào thời điểm xuất hiện cá biển và cá nuôi lồng chết hàng loạt trong khu vực của tỉnh, tại vùng cá chết, nước biển nhiễm kim loại nặng.
Theo thông tin này, sau khi tiến hành phân tích 9 mẫu nước và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An, gần cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc; vùng ven bờ xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và các xã Điền Hương, Điền Hải, huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định các thông số về tổng hàm lượng Nitơ tính theo amoni, hàm lượng kim loại nặng Crôm vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và chất lượng nước mặt.”
VOV viết tiếp:”Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định: nguyên nhân cá biển, cá nuôi bị chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh – chất độc trong môi trường nước dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên địa bàn.
Kết quả quan trắc vào buổi sáng cho thấy hàm lượng sắt trong nước biển ở bãi tắm Xuân Hải và Thạch Hải của Hà Tĩnh đều vượt ngưỡng cho phép.
Tại bãi tắm Xuân Hải, hàm lượng sắt (Fe) sáng 8.5 là 0,7 mg/l, vượt quy chuẩn Việt Nam 0,2 mg/l; còn bãi tắm Thạch Hải vượt 0,3 mg/l. Các chỉ số khác như pH, Mn, DO các bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đều nằm trong giới hạn cho phép.
Theo lời chuyên gia hóa học Trần Hồng Côn thì: “ Sắt không phải chất độc nên không ảnh hưởng đến việc tắm hay bất kỳ hoạt động trên biển nào của con người. Tuy nhiên, trước khi sắt bị hòa tan trong nước thì ở một nơi nào đã thải ra kim loại này với nồng độ lớn, lúc đó nó sẽ làm giảm ôxy đột ngột trong môi trường biển và độ pH cũng giảm xuống, khiến đời sống động thực vật thủy sinh bị ảnh hưởng.”
Cho đến nay, cuộc điều tra tốn không biết bao nhiêu công sức và tiến bạc đã bước qua tháng thứ 3 mà kết qủa thử nghiệm tại sao cá chết vẫn chưa được công bố cho dân an tâm.
Hàng triệu con người từ Thanh Hóa vào tận Bình Thuận đã không có công ăn việc làm khiến cuộc sống kinh tế khó khăn. Dân chài lần đầu tiên phải phơi lưới lâu ngày để nhìn biển âu sầu , bãi trống qụanh hiu. Đã ai biết có bao nhiêu vạn dân làng muối, làm nước mắm phải bỏ cuộc sống do cha ông truyền lại ?
Một vùng đất ven biển miền Trung đã nghèo và xơ xác lại cơ cực hơn bao giơ hết trước nạn đói rình rập đêm ngày và con trẻ không còn tương lai từ ngày cá tôm vắng bóng.
VÔ CẢM ĐẾN THẾ LÀ CÙNG
Thế mà, những cơ quan chức năng có nhiệm vụ bảo vệ dân như Mặt trận Tổ Quốc, Quốc hội và Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam lại có thể tiếp tục cúi đầu ngoảnh mặt ngậm miệng.
Duy nhất chỉ có Hội nghề cá đề nghị sớm công bố thông tin cá chết hàng loạt.
Hội nghề cá Việt Nam vừa có công văn đề nghị Chính phủ và bộ ngành đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc miền Trung.
Theo Hội nghề cá, càng kéo dài tiến độ xác định nguyên nhân thì chất độc trong trầm tích ở đáy biển sẽ bị pha loãng dần. Các mẫu cá ở thời điểm đầu tháng 4/2016 được lưu tại phòng kiểm nghiệm đã hết hạn và sẽ được tiêu hủy, khiến việc truy tìm nguyên nhân chính xác khó khăn hơn rất nhiều.” (báo ViệtnamExpress, 27/05/2016)
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá, đến nay ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cũng dậm chân tại chỗ.
ĂN VÀO SẼ CHẾT
Nguy hiểm hơn, theo báo điện tử của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (Tin mừng cho Người nghèo) thì đã có người chết và có người bị nhiễm độc khó cứu sống sau khi ăn tép và mực biển.
Bái báo đề ngày 30/5/2016 viết: “ Ngày 28.05.2016 bà Nguyễn Thị Liên, người xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn tép biển. Bệnh viện đã lắc đầu từ chối tiếp nhận và khuyên gia đình đưa về “lo cho bà” vì bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và cho biết bà bị suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm mạc đường hô hấp và toàn bộ tim gan, ngũ tạng và các bộ phận đã bị nhiễm độc nặng nên “khó bề cứu chữa”.Hiện tại bà Liên đang mê man, môi miệng bị sưng tấy, có khi co giật và nôn mửa rất nhiều.
Ông Ngô Văn Linh nói khi phát hiện bà Liên bị ngộ độc, thì đưa ra bệnh viện để cữu chữa. “chúng tôi đưa ra trạm xã, y tá đã sơ cứu, chuyền nước. Y tá bảo nếu bị ngộ độc bình thường thì khi nôn mửa xong là sẽ đỡ, nhưng đây không phải là nhiễm độc thông thường.”
Gia đình đã đưa xuống bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An để khám chữa. Bác sĩ tỉnh đã siêu âm, xét nghiệm và lấy thuốc cho bà uống. Các chỉ số sức khỏe đều ở mức nguy hiểm.
Ông Linh cho biết đã thực hiện tất cả các phương pháp sàng lọc, từ siêu âm, xét nghiệm, thử huyết học và chụp XQuang cũng như chuyền nước và uống thuốc theo chỉ thị của bác sĩ nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trước sự xuống cấp trầm trọng của bà Liên, ông Ngô Văn Linh đã quyết đưa bà ra bệnh viện tuyến trung ương. Nhưng bác sĩ bảo “nếu có thể thay máu và các bộ phận nhiễm độc ngay thì hãy đưa, còn nếu không thì đưa đi cũng chỉ để cho thỏa mãn thôi.”
Ông Ngô Văn Linh cho biết nguyên nhân là do “bà Liên đi chợ mua tép biển (tiếng địa phương là Khuyếc) về nấu canh với cà chua của nhà làm và ăn thì sau đó bị ngộ độc và nôn tháo nôn mửa từ đó.”
Ông Ngô Văn Hợp người cùng xóm với gia đình bà Liên đến thăm bà trên giường bệnh nói: chúng tôi yêu cầu các “người có chức có quyền” giải quyết vụ việc và trả lại cho người dân quyền sống trong môi trường trong sạch vì bây giờ mạng sống của người dân đang bị đe dọa.
Người dân cũng cho biết, bên xóm 1 cũng thuộc xã Nghi Phương, cả hai vợ chồng anh Luyến mua cá và mực biển về ăn và cũng bị trúng độc. Khi đang đưa ra Hà Nội điều trị thì anh Luyến tử vong trên đường, còn chị vợ thì nay cũng đã bị bệnh viện trả về.”
Trước nguy cơ đến mạnt sống của dân như thế này mà các cơ quan nhà nước và địa phương cứ nhởn nhơ đứng ngoài, không ai đề xướng thử nghiệm xem nguyên nhân nhiễm độc từ đâu ?
Thái độ vô cảm của những viên chức đảng có máu lạnh cũng đã thấy khi họ không thử nghiệm xác thợ lặn Lê Văn Ngày, người đã chết ngày 24/04/2016, sau khi khi ông thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa - Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) ?
Báo chí Việt Nam tường thuật:”Sau nhiều lần lặn biển, thấy trong người khó thở, mệt mỏi nên chiều 24-4, ông Ngày xin phép nghỉ, ở ký túc xá của công ty. Đến chiều cùng ngày, ông Ngày có biểu hiện trẹo hàm, tức ngực, đau bụng, đau lưng dữ dội và khi đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình thì ông tử vong. Cái chết của ông Ngày làm gia đình hết sức bất ngờ, không hiểu lý do vì sao.”
Tuy báo chí Việt Nam xác định “Hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt bắt đầu từ ngày 6/4 tại khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra Quảng Bình ngày 10/4, Thừa Thiên - Huế (15/4), Quảng Trị (16/4) và kéo dài đến 4/5” nhưng không ai có thể bào đảm từ đây trờ đi sẽ không còn cá chết và nước biển sẽ an tòan.
Vì hiểm họa môi trường có thể kéo dài mấy chục năm, hoặc mãi mãi nên càng im hơi lặng tiếng lâu bao nhiêu thì càng khổ cho dân và hại nước bấy nhiêu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cứ tiếp tục hứa sẽ minh bạch trắng đen nhưng vẫn chưa thấy tăm cá nơi nào.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc được báo chí trích lời nói: “Chúng tôi biết người dân đang mong đợi nguyên nhân cá chết, nhất là nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Nhưng không có chuyện Bộ Tài nguyên và Môi trường ém thông tin vụ việc có thông tin đến đâu chúng tôi sẽ thông báo đến đó. Mỗi phát ngôn đưa ra cần có chứng cứ khoa học cụ thể.”
Trước đây ít lâu, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng hồ hởi báo cáo:”Đã đủ cơ sở khẳng định có câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận.”
Ông nói: "Bộ đang nỗ lực cùng Hội đồng chuyên gia khoa học công nghệ và các bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất báo cáo Thủ tướng và nhân dân.”
Trước lập luận “câu giờ” của hai viên chức này, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Khải chỉ trích : “ Cho đến thời điểm hiện tại, đã nhiều ngày trôi quan, cơ quan chuyên môn vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về độc tố gây chết cá.
Về việc này, đơn vị có thẩm quyền quá chậm chạp trong việc lấy mẫu thử nghiệm, công bố thông tin.
Tiến sỹ Khải, người nổi tiếng với biệt Danh “ông gìa Ozone” vì đã có nhiều đóng góp khoa học giúp dân trong nhiều năm, đã đưa ra lời phê bình của ông trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/04/2016.
Ông nói:”Tôi cho rằng, nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay. Để khách quan và chính xác hơn, cơ quan có thẩm quyền nên đề nghị các nhà khoa học vào cuộc làm rõ sự việc”.
Để xúc tiến việc giúp dân, Tiến sỹ Khải đã chính thức yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho ông đầy đủ thông tin và nguyên nhân gây ra nạn cá chết để ông xem có thế đóng góp thêm gì chăng. Tuy nhiên, phía Nhà nước đã vô cảm như bao giờ vẫn thế.
Thái độ của đảng và nhà nước CSVN trong vụ cá chết và điều tra kỹ năng bảo vệ môi trường của Formosa càng ngày càng có nhiều khuất tất.
Ngay cả việc cứu trợ dân vùng bị nạn cũng rất hạn chế và cầm chừng như không muốn phát động to lên sợ gây hại cho quyền lợi của đảng.
Cho đến nay chỉ thấy có Giáo Hội Công Giáo và các Tổ chức Tôn giáo ngoài quốc doanh đã công khai vận động quyên góp trong và ngoài nước để tiếp cứu đồng bào miền Trung.
Tuyệt nhiên không thấy các Tôn giáo của Nhà nước trong Mặt trận Tổ quốc nhúc nhích gì.
Hay là họ và nhóm “tứ trụ triều đình Trọng-Quang-Ngân-Phúc” đã mắc phải chứng bệnh nhậy cảm từ Phương Bắc nên chưa ai dám tách khỏi cái bóng của người Trung Hoa ? -/-
Phạm Trần
(06/016)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vòng Tay Rộng Mở
Tấn Đạt
18:07 02/06/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Hãy đến với Giêsu vì Ngài đã hứa,
Tin vào Ngài thì ở ngày sau hết,
Mọi sự trần gian ta dũ bỏ lại sau lưng,
Và phần thưởng trên Trời sẽ là cùng đích.
(Trích thơ của Tuyết Mai)
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Aperture, Shutter Speed và Gain
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:15 02/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong video này Kim Phượng sẽ trình bày với các bạn về ba khái niệm căn bản mà người quay phim phải biết đó là Aperture, Shutter Speed và Gain.
Trên ống kính hình có một cái lỗ hình tròn để ánh sáng có thể đi vào trong máy ảnh. Cái lỗ ấy gọi là Aperture. Chúng ta có thể điều chỉnh diện tích của nó để ánh sáng đi vào nhiều hơn hay ít hơn.
Cái quạt máy ở nhà bạn có nhiều nút phải không? Nhấn vào nút này quạt chạy nhanh hơn, nhấn vào nút kia thì quạt chạy yếu hơn phải không?
Cái máy ảnh cũng vậy thôi, nó có nhiều mức để điều chỉnh diện tích của Aperture. Mỗi mức điều chỉnh như thế gọi là F-stop. Tiêu biểu là ta có f1.4, f2, f2.8, f4, f5.6 vân vân.
Sao lộn xộn vậy? Sao không gọi là f1, f2, f3, f4 cho dễ nhớ.
Chuyện là như thế này các bạn. Mỗi một nấc sẽ hoặc là nhân đôi diện tích của Aperture hoặc là chia hai. Muốn nhân đôi diện tích hình tròn thì bán kính phải được nhân với căn hai. Nhân với căn hai chứ không phải là nhân hai. Nếu ta nhân hai bán kính, diện tích hình tròn sẽ được nhân 4, chứ không phải là nhân hai đâu á.
Căn hai là khỏang 1.4 phải không? Thành ra mới có mấy con số f1.4, f2, f2.8, f4, f5.6 vân vân.
Điều quan trọng bạn phải nhớ là số càng lớn thì cái diện tích càng nhỏ nhe. Nói cụ thể, ở mức f1.4 diện tích của Aperture gấp đôi ở mức f2, và như thế ánh sáng vào gấp đôi.
Nói cách khác, Ánh sáng vào máy nhiều nhất ở f1.4, tới f2 lượng ánh sáng chỉ còn một nửa, và chỉ còn 1 phần tư ở f2.8.
Bây giờ, Kim Phượng nói qua về Shutter Speed.
Trong máy ảnh bộ phận quan trọng và mắc tiền nhất là cái sensor, Kim Phượng tạm dịch là bộ cảm ứng. Nó đón nhận ánh sáng và chuyển thành hình ảnh.
Shutter Speed là thời gian chúng ta mở cái sensor đó ra để đón nhận ánh sáng.
Chúng ta có thể điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào nhiều hơn hay ít hơn bằng cách thay đổi Shutter Speed. Shutter Speed càng ngắn lượng ánh sáng đi vào càng ít. Shutter Speed càng lâu lượng ánh sáng đi vào càng nhiều.
Như vậy, là chúng ta có trong tay hai cách để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Cách thứ nhất là thay đổi diện tích của Aperture bằng cách thay đổi F-stop.
Cách thứ hai là thay đổi Shutter Speed.
Giống như các bạn mở một vòi nước. Để có cùng một lượng nước, ta có thể mở ào ào rồi nhanh chóng tắt vòi đi; hay mình có thể mở rỉ rả nhưng mở lâu một chút.
Tuy nhiên, với nhiếp ảnh có hai điều này bạn nên chú ý.
Shutter Speed càng lâu thì có nguy cơ ảnh bị nhoè nếu đối tượng ta đang quay di chuyển.
F-stop càng nhỏ, tức lượng ánh sáng vào càng nhiều thì miền ảnh rõ hay còn gọi là Depth of field càng ngắn. Nên nhớ rằng, Depth of field ngắn không phải là vấn đề như trong trường hợp ảnh bị nhoè. Đôi khi chính chúng ta muốn Depth of field ngắn như trong trường hợp quay xướng ngôn viên trong studio.
Nếu hai cách nói trên vẫn không thể cung cấp đủ ánh sáng. Thí dụ, bây giờ các bạn quay một linh mục làm phép nến Phục sinh. Các bạn còn một giải pháp khác đó là tăng Gain.
Tăng Gain lên nghĩa là làm cho cái sensor trở nên nhạy hơn và như thế ánh sáng rõ hơn. Tuy nhiên, làm cách này hình sẽ có hột.
Quy tắc thực hành mà Kim Phượng muốn trình bày với các bạn là như thế này.
Để quay trong studio. Bạn hãy set F-stop là 2.2 đi, và set Gain bằng 0, rồi thay đổi Shutter Speed để có hình đẹp nhất.
Để quay bên ngoài hay ở một môi trường chưa quen thuộc. Đầu tiên, bạn set cái camcoder ở chế độ Auto Iris. Sau đó, bạn tắt chế độ Auto Iris. Máy vẫn nhớ cái F-stop hồi nãy. Bạn dùng ngay cái F-stop này, và set Gain bằng 0, rồi thay đổi Shutter Speed để có hình đẹp nhất.
Chúc các bạn thành công.