Ngày 01-06-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa về Trời - Con đi
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
04:23 01/06/2019
Ngày xưa lúc còn nhỏ, tôi thường hình dung cảnh Đức Giê-su đang bay lên giữa các tầng mây cùng muôn vàn thiên thần đàn hát tung hô rồi ngự bên hữu Chúa Cha vào ngày Lễ Thăng Thiên. Những người lớn ngày ấy thường ghẹo tôi giữa trưa ngày lễ ra nhìn lên trời rồi đọc chục kinh “thứ hai thì ngắm Ðức Chúa Giê-su lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời” thì sẽ thấy được Chúa lên trời!

Chắc hẳn cảnh tượng ngày Chúa về trời ngày ấy rất đẹp nên các tông đồ mới ngước mắt ngây ngất trông theo. Sách Tông đồ công vụ kể rằng Đức Giê-su được cất lên ngay trước mắt các tông đồ, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi thì có hai thiên thần từ đám mây hiện ra nhắc nhở, các ông mới hoàn hồn trở lại thực tại trần thế. (x. Cv 1,9-11)

Việc Đức Giê-su lên trời bắt đầu mở ra một trang sử mới trong việc loan báo Tin Mừng. Suốt thời gian theo Đức Giê-su ngược xuôi loan báo Tin Mừng, các tông đồ chỉ là những người tập sự. Nhưng từ đây, dưới sự hỗ trợ đắc lực của chính Đức Giê-su và Chúa Thánh Thần, các ông thực sự là những người đầu tiên làm chứng và thực thi những Lời đã được nghe Chúa giảng dạy.

Nói cách khác đây là cột mốc đổi đời của các tông đồ thành chứng nhân cho Đức Ki-tô. Việc loan báo cuộc khổ nạn của Ngài đã xảy ra rồi, nhưng Chúa Giê-su vẫn nhắc nhở lần cuối để các tông đồ xác tín vào Chúa và thi hành sứ mạng làm chứng nhân.

Làm chứng là nhận thức một sự kiện mà chính mình đã có kinh nghiệm. Làm chứng cho Đức Ki-tô là sống lại ân sủng mà mình đã lãnh nhận, là hiện tại hóa tình yêu Ngài đã trao ban cho mình. Chính xác hơn, làm chứng là chấp nhận bằng hành động một sự việc đã xảy ra, một sự kiện có thật mà mình thấy …

Loan báo Tin Mừng là bổn phận của những môn đệ của Đức Ki-tô tức là mỗi người Ki-tô hữu chúng ta. Nhưng có nhiều Ki-tô hữu biết một cách rất mơ hồ, hoặc không biết đầy đủ nội dung mà chúng ta phải loan truyền. Để rồi cuối cùng chúng ta chẳng loan truyền được gì, hay loan truyền một thứ “tin chưa được mừng”, chưa đầy đủ.

Nhiều người nghĩ rằng loan báo Tin Mừng là tỏ ra cho người khác biết mình là Ki-tô hữu qua việc làm dấu thánh giá, can đảm kê khai lý lịch Thiên Chúa giáo… Kẻ khác lại nghĩ rằng loan báo Tin Mừng là siêng năng đi lễ nhà thờ, tham dự đầy đủ các giờ kinh nguyện, vâng lời và làm theo những lời chỉ dạy của các đấng giáo quyền ... Người khác nữa thì tìm cách lôi kéo, thuyết phục những người ngoại đạo mà mình quen biết gia nhập đạo qua những việc chia sẻ, bác ái …

Tất cả những việc đó đáng làm, cần làm, nhưng chưa đủ nội dung của việc loan báo Tin Mừng. Muốn loan báo Tin Mừng cho đúng nghĩa, người loan báo phải biết Tin Mừng là gì, phải cảm thấy tin mình loan báo là điều đã làm mình vui mừng, hạnh phúc.

Không thể cho người khác cái mình không có! Có khi nào chúng ta nhận thấy Tin Mừng đã làm thay đổi và ảnh hưởng tốt đẹp đến đời sống mình chưa? Gia đình mình đã thật sự sống trong tình thương của Chúa để góp phần xây dựng lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho khu xóm, cộng đoàn và giáo xứ chưa? Nếu đời sống mình, gia đình mình chưa tốt mà mình lại đi rao giảng Tin Mừng, muốn Tin Mừng ảnh hưởng tốt đẹp trên đời sống người khác, gia đình người khác thì có khác gì người mù lại dắt người mù (x. Mt 15,14) và như thế thì người nghe sẽ nhận được gì?

Cha Charles de Foucauld quả quyết: “Chỉ có một số người có khả năng làm chứng bằng lời nói, nhưng mọi người đều có thể làm chứng bằng đời sống lương thiện, gương mẫu và bằng đời sống Ki-tô hữu sinh động”. Vì thế, chúng ta cần phải siêng năng học hỏi và chia sẻ Tin Mừng, để Tin Mừng thấm sâu vào tư tưởng, lời nói, việc làm và đời sống của ta. Có như thế, việc loan báo Tin Mừng của ta mới có sức thuyết phục và trở thành chứng nhân tình thương của Chúa ngay trong môi trường sống và làm việc của mình.

Chúa về trời nhưng Ngài không trở thành người quá cố. Ngài vẫn hiện diện bởi vì Ngài đã hứa "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20). Tuy vắng mặt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục hiện diện qua Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ: " Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em." (Ga 16,7). Chúa còn hiện diện với chúng ta trong các bí tích và trong các cộng đoàn, "nơi có hai ba người họp mặt cầu nguyện".

Khi về trời, Đức Giê-su cũng đã hứa chuẩn bị chỗ ở vĩnh viễn cho chúng ta. Trong ngày cánh chung, Ngài sẽ trở lại đưa chúng ta lên vĩnh cư với Ngài: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3).

Quê trời đã được chuẩn bị sẵn nhưng làm sao ta có thể đi đến nơi về đến chốn nếu chỉ đứng tại chỗ đăm đăm ngóng trông chờ đợi! Con đường dẫn tới quê hương hạnh phúc đó chính là nhiệm vụ ở trần thế. Con người vì tội lỗi, bất tuân chưa thực thi những Lời Chúa dạy nên cuộc sống còn những lo âu, đau khổ. Chu toàn nhiệm vụ trần thế là hết sức cố gắng góp phần xoá bớt đi những đau khổ, giúp mình và tha nhân tránh bớt tội lỗi, làm cho người ta biết Chúa và thực thi những Lời Chúa dạy.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giê-su, xin canh tân đời sống tông đồ của chúng con, để chúng con có thể trở thành những chứng nhân Tin Mừng của Chúa. Xin cho chúng con biết “ái mộ những sự trên trời” nhưng biết can đảm chấp nhận sống kiếp nhân sinh với tất cả “hỉ nộ ái ố ai cụ dục”. Xin cho chúng con đừng đam mê danh vọng, chẳng mải mê lợi lộc, tìm tiện nghi hưởng thụ để rồi đánh mất Chúa là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu.

Xin cho chúng con “được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” (Cl 3,1-2). Xin cho chúng con luôn ý thức được sự hiện diện của Chúa trong đời thường qua việc sống hết mình cho Chúa và tha nhân bằng con đường yêu thương và phục vụ. Nhờ đó, chúng con sẽ về đến quê hương đích thực của chúng con ở trên trời. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 01/06/2019
26. Tu sĩ mà mất đi chí hướng hoàn thiện đức hạnh, thì giống như đã ra khỏi dòng rồi vậy. (Thánh Jerome)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:42 01/06/2019
29. MỘT NHẢY ĐẾN LONG MÔN

Có người nọ đi qua sông, vì không cẩn thận nên rơi xuống nước và được chủ thuyền cứu lên, người ấy bèn làm một bài thơ:

“Vừa đạp đầu thuyền đột nhiên lộ khai,

Ông trời thay ta rửa bụi trần;

Người thời nay chỉ biết đường về đông hải,

Một bước đến long môn liền quay lại...”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 29:

Một bước nhảy đến long môn rồi nhảy về thì đúng là quá nhanh, nhưng cái nhanh này không thực tại và cũng không có gì làm bằng chứng...

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã “nhảy” một bước thần kỳ để đến thiên đàng, bước nhảy đó chính là “con đường thơ ấu” của ngài, con đường ngắn nhất mà chị thánh đã tìm được trong Phúc Âm của Chúa rồi suốt cuộc đời chị đã sống và bước đi trên con đường ấy...

Mỗi người Ki-tô hữu đều có thể tìm thấy được trong Phúc Âm con đường ngắn nhất của mình để lên thiên đàng như chị thánh Têrêxa, con đường ngắn nhất ấy chính là mỗi người lo chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống hằng ngày...

Có nhiều Ki-tô hữu tìm không ra con đường ấy của mình trong Phúc Âm, vì họ cho rằng Phúc Âm chỉ là chuyện con nít; lại có người tìm không ra con đường của mình để lên thiên đàng trong Phúc Âm, vì họ thích tìm những con đường rộng rãi của thế gian nơi các sách khoa học, nơi các loại tiểu thuyết nhảm nhí có hại cho linh hồn...

Một bước nhảy tới long môn thì không có, nhưng một con đường ngắn nhất để đến thiên đàng là có thật trong Phúc Âm, ai có mắt đức tin thì thấy, có tai đức tin thì nghe và vui vẻ thực hành đó là hạnh phúc thật vậy – Mong thay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Chúa nhật lễ Chúa Thăng Thiên
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:43 01/06/2019
Chúa Nhật LỄ THĂNG THIÊN

Tin Mừng: Lc 24, 46-53.

“Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời”.

Bạn thân mến,

Hôm nay giáo hội long trọng mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, lên trời đối với các thần học gia thì lên trời là lên ngự bên hữu Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Giê-su đi vào viên mãn vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta lên trời là lên thiên đàng. Đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

Đức Chúa Giê-su lên trời là một thực tại có thật theo lời tường thuật của thánh Lu-ca trong sách Công Vụ Tông Đồ cũng như trong Tin Mừng của ngài: “Và đang khi chúc lành thì Ngừơi rời khỏi các ông và được đem lên trời”, “...Nói xong, Người được cất lên ngay trước mặt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa”.

Hợp rồi tan, tan rồi hợp là lẽ thường của người thế gian và hợp tan nào cũng có mất mát và đau thương, các tông đồ cũng vậy: nhớ thương và tiếc nuối. Nhưng rồi các ngài lòng cũng tràn ngập hân hoan vì lời hứa của Đức Chúa Giê-su: Thầy đi và rồi Thầy sẽ trở lại.

Đức Chúa Giê-su lên trời là lên thiên đàng sau khi đã chiến thắng tử thần của ma quỷ, là niềm hy vọng của bạn và tôi, và của những ai vì Ngài mà chịu sỉ nhục ở đời này.

Cuộc sống đời này của bạn và tôi là chuẩn bị cho ngày sau ở trên thiên đàng, như Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta cũng sẽ chiến thắng cái làm cho chúng ta không được lên thiên đàng, mà cái gì làm cho chúng ta không được lên trời với Đức Chúa Giê-su, đó là:

- Tội lỗi: đây là ngục tù kiên cố nhất nhốt chúng ta lại không cho chúng ta lên trời với Đức Chúa Giê-su.

- Cái tôi: đây là cái đã xiềng đôi chân của chúng ta, không cho chúng ta đi tới với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống đời thường...

- Kiêu ngạo: là nguyên nhân thứ nhất để cho tội lỗi vào trong thế gian, nó cũng là cái làm cho chúng ta xa lìa ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày...

Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su lên trời trước mặt các môn đệ để cho chúng ta hiểu rằng, sứ mạng của Ngài ở trần gian đến đây là kết thúc, kết thúc mà không đóng lại, nhưng tiếp tục bắt đầu từ nơi các tông đồ là những người được sai đi, để làm cho muôn dân nhận biết Tin Mừng của Thiên Chúa, và quan trọng hơn chính là mọi người cùng nhau tham dự tiệc cưới trên thiên đàng của Con Chiên đã chiến thắng tử thần và tội lỗi.

Lên thiên đàng là mục đích sống của bạn và tôi ở trần gian này, vì thế Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người trong chúng ta hãy mau mắn gởi “các vật liệu” về thiên đàng để các thiên thần giúp xây nhà hạnh phúc viên mãn, “các vật liệu” của chúng ta là khiêm tốn, hy sinh, phục vụ và yêu thương tha nhân như chính mình...” đó là các vật liệu bền chắc không sợ mối mọt gặm nhấm...

Mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời vinh hiển, tức là bạn và tôi cũng mừng lễ lên trời của chúng ta, bởi vì không lẽ “đầu” –là Đức Chúa Giê-su- đã lên thiên đàng, còn “thân mình và các chi thể” –là Hội Thánh và chúng ta- thì ở mãi trần gian này hay sao ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Sứ Điệp Thăng Thiên Và Giai Điệu Tin Mừng
LM. Trương Đình Hiền
08:10 01/06/2019
Trong công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu thường dùng các Dụ Ngôn để chuyển tải “Huyền nhiệm Nước Trời”, dùng những hình ảnh rất mộc mạc, gần gũi đời thường để trình bày những mầu nhiệm cao sâu về Nước Thiên Chúa :

- Nước Trời như người nông phu ra đi gieo hạt giống…

- Nước Trời như ông chủ vườn nho và những người thợ…

- Nước Trời như ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử,

- Nước Trời như chuyện 5 cô khờ và 5 cô khôn cầm đèn đi đón chàng rễ…

Vâng, qua những hình ảnh, những nhân vật, những sự kiện rất đời thường, rất dễ tiếp cận đó, Chúa Giêsu đã dẫn đưa dân Do Thái ngày xưa nhận ra công cuộc cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong con người và sứ vụ của Đức Kitô, nhận ra mầu nhiệm Nước Trời.

Cũng chính trong phương pháp sư phạm đặc biệt nầy, để giúp con người hiểu được cái cùng đích hay sự hoàn tất Nước Trời, sự kết thúc vinh quang của công trình cứu độ của Đức Kitô, kết quả huyền diệu của công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô nơi trần thế mà Phụng vụ hôm nay đã sử dụng một tên gọi rất “tượng hình” đó là Thăng Thiên, Về Trời, Ngự bên hữu Thiên Chúa…

Nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra các tác giả được ơn Linh ứng, đã diễn tả sứ điệp Lời Chúa về “huyền nhiệm Thăng Thiên” cũng đã sử dụng các ngôn từ mang tính dụ ngôn như thế qua các dữ liệu :

- Nơi chốn : khi thì ở Bêtania (TM Luca), khi thì trong bữa ăn ở Giêrusalem (CVTĐ), khi thì ở trên một ngọn núi Galilê (TM Mt…), trời, bên hữu Thiên Chúa…

- Quang cảnh : Đám mây quyện lấy Người (CVTĐ), được đưa lên trời (Mc, Lc)…

- Nhân vật : Nhóm 11 Tông đồ, 2 thiên thần áo trắng…

- Thời gian : sau khi phục sinh được 40 ngày (CVTĐ), ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế…

Và đó chính là “phương pháp sư phạm” của TC : Ngài sử dụng các chất liệu trần gian để chuyển tải các chân lý trên trời cho con người, nhất là cho những anh dân chài Galilê vai u thịt bắp. Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được trình thuật Thăng Thiên cũng là một “dụ ngôn” để cắt nghĩa Nước Trời, một Nước Trời chính thức được khai mở, được kết trái đơm hoa mà Đấng là Đầu của Nhiệm Thể tiến vào trước để đoàn dân được cứu chuộc tiến bước theo sau (Kinh Tiền Tụng).

Và cũng như Thánh Thần đã rợp bóng trên Đức Maria (Lc 1,35) để Ngôi Hai vâng lệnh Chúa Cha nhập thể xuống với con người, thì hôm nay, cũng chính Thánh Thần như đám mây phủ quyện lấy Ngài (Cv 1,9) để Ngài lên trời về với Chúa Cha. Công cuộc cứu rỗi nhân loại luôn là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa và luôn siêu vượt, khác biệt với phạm trù trần tục, với tính toán hạ giới, với nhãn quan con người, mà chỉ với ân sủng mạc khải, chúng ta mới có khả năng đón nhận, thấu hiểu, như cảm nhận của chính Thánh Tông Đồ Phaolô (BĐ 2) :

“Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người (…)..Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời…” (Ep 1,15-23).

Để minh họa cho ý nghĩa nầy, người ta hay kể cho nhau nghe một giai thoại :

Có nhà truyền giáo kia, sau 40 năm tận tụy truyền giảng Tin Mừng ở Phi Châu, đã lên đường trở về quê nhà. Ông cùng đáp chung chuyến tàu về Mỹ với tổng thống Roosevelt đi săn hưu cao cổ từ Phi Châu trở về. Khi cập bến, trên bến cảng có đông đủ quan khách, ngoại giao đoàn đến đón tổng thống và nồng nhiệt chúc mừng Ngài đi săn về bình an…không ai để ý gì tới Nhà Truyền giáo suốt đời lo việc Chúa. Nhà truyền giáo thấy vậy đã thầm trách Chúa :

“Đấy, Chúa thấy chưa, ông tổng thống đi nghỉ hè, đi săn bắn trở về mà người ta đón rước như thế…phần con, đã chịu cực phục vụ Chúa và anh chị em nghèo khổ tại Phi Châu suốt 40 năm…thế mà hôm nay chẳng ai đoái hoài…Thật là tủi thân !”.

Nhưng lúc đó, nhà truyền giáo nghe tiếng Chúa mách nhỏ :

“Nầy con, đừng vội thất vọng, con chưa trở về quê hương thật của con mà !”.

Quả thật, chúng ta đang ở đây chưa ai trở về quê hương thật của mình ; vì thế đừng vội trách Chúa vì những cái giá không cân xứng chút nào trước những vất vả hy sinh cho công cuộc Nước Trời; và cũng đừng theo “vết của anh em con nhà Giê-bê-đê”, đòi Chúa phải “cho ngồi bên tả, bên hữu” ngay ở giữa “thung lũng đầy nước mắt nầy” !

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là hồ nghi hay không xác tín đủ về một niềm hy vọng mà chính Đức Kitô đã mang lại : “Thầy đi thì có ích cho chúng con…Thầy đi để dọn chỗ cho chúng con…Thầy đi về cùng Cha…”. Đó chính là cuộc ra đi mà Phụng vụ hôm nay đang long trọng cử hành : Thăng Thiên, và là tiêu đích, là điểm tựa, là quê hương… cho hàng hàng lớp lớp những con người, mà trong số đó, có đông đảo những anh chị em chúng ta “đến từ những đau khổ lớn lao”, chấp nhận “giặt áo đời mình trong máu Con Chiên” và nay đang “mặc áo trắng tinh, tay cầm cành vạn tuế” (Kh 7,9-14) chung hưởng phúc vinh quang đời đời trong Nước Chúa.

Và như thế, Thăng Thiên không bao giờ được hiểu như một ra đi, lìa xa, khuất bóng, vĩnh biệt ngàn thu; mà là một mở ra, khai diễn một lộ trình mới, một chương mới trong cuộc lữ hành cứu độ của Dân Mới mà vai trò của Chúa Thánh Thần sẽ hiện thực rõ nét : “Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống." (Lc 24,48-49)

Vì thế, cùng đích của sứ điệp Thăng Thiên chính là cuộc “trở lại Giêrusalem với niềm vui” (Lc 24,50-52), là cuộc trở về với thế giới đời thường trong tin yêu hy vọng ngút ngàn vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng “làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời.” (Ep 1,20).

Thăng Thiên chính là lời mời gọi dấn thân đi vào giữa lòng thế giới để làm vang lên “Giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ”.

Vâng, kể từ buổi bình minh hôm ấy, giai điệu tuyệt vời, lạ lẫm, mới tinh khôi, giai điệu mang tên Tin Mừng của cây vĩ cầm có một không hai là Đức Kitô Phục sinh, đã được những chàng “nghệ sĩ bất đắc dĩ” tấu lên trên mọi miền thế giới; và hầu chắc, chỉ có những chàng, những nàng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Kitô, có Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mới có thể tấu được giai điệu Tin Mừng hay nhất, mang tính thuyết phục nhất, giống như giai thoại về tiếng vĩ cầm của chàng nghệ sĩ Fritz Kreisler :

Fritz Kreisler (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hoà nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua. Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đờn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý : “Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng”.Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên: “Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó”…

Hôm nay, sứ điệp Thăng Thiên cũng đang ngỏ lời với mọi người chúng ta, những người “được Thần Trí khôn ngoan mặc khải mà nhận biết Đức Kitô”, như thế : “Hỡi anh chị em, sao còn ngước mắt nhìn trời…thế giới còn bao nhiêu địa chỉ Giêrusalem, Giuđêa, Samaria…chưa được nghe giai điệu tuyệt vời của Tin Mừng Cứu Độ. Hãy lên đường, hãy chèo ra chỗ nước sâu và đừng sợ….Vì Chúa đang ở với chúng ta !”. Amen.

LM. Trương Đình Hiền (Thăng Thiên 2019)
 
Vì sao Chúa Con về trời : xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:12 01/06/2019


Không phải trong nhà Đạo mới có “từ” này, mà trong ngôn ngữ dân gian, người ta nói nhiều đến “từ” này. “Từ” đó là : trời, chầu trời, về trời; “từ” đó là “từ” thăng : ông ấy đã chầu trời rồi ; cụ đã thăng rồi…

Hôm nay lễ Chúa về trời, lễ Thăng Thiên, tuy có cái khác rất xa giữa việc Chúa thăng thiên và con người thăng (ông kia, cụ nọ thăng) nhưng có cái giống giữa hai cái thăng đó, là xa cách, là không thấy bằng con mắt trần nữa. Ta không xét đến sự khác nhau giữa hai việc thăng : Chúa thăng thiên và con người thăng, mà chỉ dừng lại nơi điểm giống nhau giữa 2 việc thăng, tức là “thăng” là xa cách, với câu hỏi sau : Vì sao Chúa về trời, tức là vì sao Chúa xa cách ta ?

Ta sẽ xét dưới góc độ con người và ta sẽ thử xét dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

1. Dưới góc độ con người .

Tại sao Chúa về trời, tại sao thầy Giêsu lại giã từ các đồ đệ ?

-Thưa là để các đồ đệ trưởng thành. Nếu thầy cứ ở mãi, đồ đệ không trưởng thành được Có thầy ở bên thì lúc nào cũng bám lấy Thầy, lúc nào cũng hỏi ý kiến Thầy. Cái này làm sao thưa Thầy ? Cái kia làm sao hả Thầy ? (Khổng Minh Gia Cát Lượng thì dùng túi gấm [cẩm nang] để thay mình chỉ dẫn).

Sư phụ Nasreddin đến Trung Quốc, ở đó ông thâu nhận một số môn đệ và dạy dỗ họ hầu giúp họ chuẩn bị giác ngộ. Nhưng khi đã giác ngộ rồi, các đồ đệ bỏ đi hết không nghe thầy Nasreddin giảng nữa. Người ta hỏi thầy có buồn không khi đồ đệ bỏ thầy như vậy. Nasreddin trả lời: “Không phải là danh sư (thầy nổi tiếng) nếu suốt đời đệ tử cứ phải ở với thầy”. Đệ tử phải ra đi xa thầy, thì thầy mới là danh sư. Trường hợp của thầy Giêsu thì ngược lại nhưng cũng cùng mục tiêu. Thay vì đệ tử xa thầy, thì thầy xa đệ tử, để đệ tử tự mình xoay sở và trưởng thành.

Bộ phim “Ở nhà một mình” với bé Mc Caulkin thủ vai chính cho ta thấy, khi cha mẹ đi vắng, bé này đã nảy ra nhiều sáng kiến độc đáo trong việc chống lại kẻ trộm. Đây là bộ phim, tưởng tượng, nhưng thực tế vẫn có thể như vậy. Những trẻ em mất bố mẹ sớm thường trưởng thành và chững chạc hơn những đứa trẻ đầy đủ mẹ cha và sống với cha mẹ cho đến già đầu.

Trong thuật lãnh đạo, người ta kể có 3 loại thầy :

-Loại 1 : Thày và trò cùng làm. Tam cùng : cùng ăn, cùng ở, cùng làm.

-Loại 2 : Thầy không cần làm, nhưng sự hiện diện của thầy cũng đủ cho đệ tử phấn chấn.

-Loại 3 : không có thầy hiện diện mà chỉ cần nhớ đến, nghĩ về thầy, là đệ tử hăng say làm việc.

Đức Giêsu chắc phải là loại thầy thứ ba này. Thứ ba theo liệt kê, nhưng lại là đệ nhất theo thứ hạng : đệ nhất danh sư. Chỉ cần nhớ đến thầy, là trò lên tinh thần. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Vậy ở góc độ con người suy nghĩ, vì sao Chúa xa cách ta : là để đồ đệ trưởng thành…

2. Dưới góc độ Thiên Chúa

Tại sao Chúa Giêsu lại xa cách các môn đệ ? Ta hãy để chính Chúa Giêsu trả lời, và trả lời này được Sách Tin Mừng Gioan ghi rõ :

• Ga 14,3 : Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. Không phải trên Nước Trời sẽ có ghế có bàn, phải dọn phải dẹp, nhưng Đức Giêsu muốn nói Ngài đi trước. Trong ngành du lịch gọi là tiền trạm.

Người thứ nhất từ kẻ chết sống lại là Ngài, thì người thứ nhất lên trời cũng là Ngài. Người thứ nhất chứ không phải người duy nhất. Thứ nhất là đi trước. Chúng ta sẽ là thứ hai, thứ ba, thứ một tỷ... Người thứ nhất như vậy là để dọn đường dọn chỗ. Và rồi Thầy sẽ trở lại đón đồ đệ, để Thầy ở đâu, đồ đệ cũng ở đó với Thầy.

• Ga 16,7 : Thầy đi thì có lợi cho anh em .

Đức Giêsu không nói suông : Thầy đi, người khác tới. Mà nói rõ : có lợi cho anh em. Cán cân “lợi” đã nghiêng về người sẽ tới, tức Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.

Người ta thường sánh ví thế này :

-Nếu Giáo hội là một toà nhà, thì người có sáng kiến xây toà nhà đó là Chúa Cha. Người thực hiện, người xây là Chúa Con, và người bảo trì, trang trí, làm cho toà nhà hoạt động là Chúa Thánh Thần. Vai trò bảo tri, trang hoàng, điều hành, quan trọng đến mức nào.

-Nếu Giáo hội là một đoàn thể, thì người có ý định lập đoàn thể là Chúa Cha. Người thành lập là Chúa Con và Người nuôi dưỡng đoàn thể đó sống là Chúa Thánh Thần. Thầy đi thì có lợi vì lúc đó Đấng nuôi dưỡng mới tới. Ta hay nói, lập một đoàn thể không khó cho bằng duy trì đoàn thể đó hoạt động.

-Nếu Giáo hội là một lớp học thì Đức Giêsu là thầy dạy, chất liệu để dạy là từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần là Đấng Ôn Tập, làm cho học trò nhớ và làm điều thầy dạy. Thầy đi thì có lợi cho anh em, vì lúc đó Đấng Ôn Tập sẽ tới (Ga 16,13-15; 14,26).

• Ga 14, 12 Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.

Thầy ra đi, là để chứng tỏ tin tưởng vào đồ đệ. Người ta kể rằng khi Đức Giêsu hoàn tất sứ mạng ở trần gian, Người về trời. Thiên thần Gabriel đi đón từ xa, và phỏng vấn :

-Thưa Ngài, công trình Ngài được tiếp tục thế nào ở trần gian ?

-Ta có 12 tông đồ, một nhóm môn đệ và vài ba phụ nữ. Ta đã trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin Mừng tới mút cùng trái đất.

Nghe vậy, chưa thoả mãn, thiên thần Gabriel hỏi thêm :

-Nếu nhóm nhỏ đó thất bại, Ngài có chương trình nào khác không ? Có phương án 2, kế hoạch B… không ?

Đức Giêsu mỉm cười :

-Không, ta không dự trù kế hoạch nào khác. Ta tin tưởng vào họ.

Tin Mừng Ga 14,12 ghi rõ : Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.

Chả trách gì Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa về trời, xa cách các môn đệ, lại ghi rõ ràng đầy ”mâu thuẫn”, khi xa cách Thầy, các môn đệ không buồn mà lại “lòng đầy hoan hỷ” (Lc 24, 52).

Mỗi người chúng ta đều có lúc phải ra đi. Ông bà sẽ ra đi, cha mẹ sẽ ra đi. Ta đã chuẩn bị gì cho con cái chưa để khi ra đi, con cái, con cháu ta đã trưởng thành, đủ hành trang vào cuộc sống.

Ta là người lãnh đạo, người thợ chuyên môn… Khi rời vị trí, ta phải làm sao để không có một khoảng trống nào, không có một công việc nào bị suy sụp, mà trái lại, người đến sau vẫn hoạt động và hoạt động còn hơn ta nữa, như vậy ta mới là danh sư đệ nhất, giông đệ nhất danh sư Giêsu : Thầy đi thì có lợi cho anh em.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Đức Thượng Phụ Daniel và Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo tại Bucarest
J.B. Đặng Minh An dịch
00:10 01/06/2019
Sau các nghi thức đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha tại Phủ Tổng Thống Rumani và cuộc gặp gỡ với chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn; lúc 15:45, Ðức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Daniel là Giáo Chủ Chính Thống Giáo Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:


Kính thưa Đức Thượng Phụ,

Các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục đáng kính của Thánh Hội Đồng

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cristos a înviat! [Chúa Kitô đã sống lại!] Sự phục sinh của Chúa là trung tâm trong lời rao giảng của các thánh Tông đồ được các Giáo Hội của chúng ta truyền lại và bảo tồn. Vào ngày lễ Phục sinh, các Tông đồ vui mừng khi thấy Chúa Sống lại (x. Ga 20,20). Anh em thân mến, trong mùa Phục Sinh này, tôi cũng vui mừng khi thấy một hình ảnh phản chiếu của Người trên khuôn mặt các anh em. Hai mươi năm trước đây, tại Thánh Hội Đồng này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Tôi đã đến để chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa Kitô được ghi khắc trên Giáo Hội của anh em; Tôi đã đến để kính viếng khuôn mặt đau khổ này, là bảo chứng cho những hy vọng mới của anh em”(Diễn từ trước Đức Thượng Phụ Teoctist và Thánh Hội Đồng, ngày 8 tháng năm 1999: Insegnamenti XXII.1 [1999], 938). Hôm nay tôi cũng đã đến đây với tư cách là một người hành hương, một người anh em trong cuộc lữ hành trần thế, mong muốn được nhìn thấy thiên nhan Chúa trên khuôn mặt những người anh em của tôi. Khi tôi đang nhìn anh em vào lúc này đây, tôi muốn gởi đến anh em lời cảm ơn chân thành vì sự chào đón của anh em.

Những mối liên kết trong đức tin hiệp nhất chúng ta đã có từ thời các Thánh Tông đồ, là những nhân chứng của Chúa Giêsu phục sinh và đặc biệt là mối liên kết giữa Thánh Phêrô và Thánh Anrê, là người theo truyền thống đã mang đức tin đến những vùng đất này. Là anh em ruột thịt với nhau (x. Mc 1: 16-18), hai vị cũng là những người anh em với nhau trong cách thế rất đặc biệt thể hiện nơi việc cùng đổ máu vì Chúa. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng có một dòng máu huynh đệ đi trước chúng ta và, giống như một dòng chảy thầm lặng và mang lại sự sống đang tiếp tục chảy qua nhiều thế kỷ, chưa bao giờ ngừng nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta trên cuộc hành trình của mình.

Ở đây, cũng như ở nhiều nơi khác hiện nay, anh em đã trải qua cuộc vượt qua từ cái chết đến sự phục sinh: những người con nam nữ của đất nước này, từ các Giáo Hội và cộng đồng Kitô khác nhau, đã biết thế nào là ngày Thứ Sáu bách hại, ngày thứ Bảy chịu đựng trong im lặng trước khi đạt đến Chúa Nhật Phục sinh. Đã có biết bao những vị tử đạo và những vị hiển tu! Trong quá khứ gần đây, đã có biết bao người, từ những hệ phái [Kitô] khác nhau, đứng cạnh nhau trong các nhà tù để lần lượt hỗ trợ lẫn nhau! Ngày nay, tấm gương của họ chói ngời trước chúng ta và trước cả những người trẻ, những người [may mắn] không phải trải qua những tình trạng bi thảm đó. Những gì họ phải chịu đựng, thậm chí đến độ hy sinh mạng sống, là một gia tài quá quý giá không thể bị coi thường hoặc nhạt phai. Đó là một di sản chung hiệu triệu chúng ta hãy gần gũi với nhau như anh chị em, những người cùng chia sẻ di sản đó. Chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Kitô trong đau khổ và nỗi buồn, và hiệp nhất với Chúa Kitô trong sự phục sinh, để “cả chúng ta cũng có thể tiến bước trong sự mới mẻ của cuộc sống” (Rm 6: 4).

Thưa Đức Thượng Phụ, các anh em thân mến, hai mươi lăm năm trước, cuộc gặp gỡ giữa các vị Tiền nhiệm của chúng ta là một ân sủng Phục Sinh, một sự kiện không chỉ góp phần làm mới quan hệ giữa Chính thống giáo và Công Giáo ở Rumani, mà còn đóng góp cho cuộc đối thoại Chính thống và Công Giáo nói chung. Chuyến thăm đó, là lần đầu tiên một Giám mục Rôma đến với một đất nước đa số theo Chính thống giáo, đã mở đường cho các sự kiện tương tự khác. Ở đây tôi nhớ đến với lòng biết ơn Đức Thượng Phụ Teoctist. Làm sao chúng ta lại có thể quên nhắc nhớ lời tự phát của ngài “Hiệp nhất, hiệp nhất!” được thốt lên ở đây, tại Bucharest này, trong những ngày đó! Đó là một lời tuyên bố về niềm hy vọng trỗi dậy từ dân Chúa, một lời tiên tri đã khai mở một thời đại mới: thời đại cùng nhau hành trình tái khám phá và hồi sinh tình huynh đệ mà ngay bây giờ đang hợp nhất chúng ta. Và cuộc gặp gỡ này đã là một sự hiệp nhất.

Hành trình cùng với sức mạnh của ký ức. Không phải ký ức về những sai lầm phải chịu đựng và gây ra, những phán xét và định kiến, cũng như những vạ tuyệt thông khiến chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn và chỉ mang lại sự cằn cỗi. Thay vào đó, ký ức về cội nguồn: về những thế kỷ đầu tiên khi Tin Mừng, được rao giảng với sự táo bạo và tinh thần tiên tri, đã gặp gỡ và giác ngộ các dân tộc và những nền văn hóa mới; ký ức về những thế kỷ đầu tiên của các vị tử đạo, về các Giáo Phụ và những vị hiển tu, ký ức về sự thánh thiện hàng ngày được sống và làm chứng bởi rất nhiều người đơn sơ chia sẻ cùng một niềm tin nơi Chúa Kitô, về những thế kỷ đầu tiên khi Tin Mừng được loan báo với tất cả sự thẳng thắn, tự do và với tinh thần ngôn sứ. Tạ ơn Chúa, gốc rễ của chúng ta thật đẹp, thật mạnh mẽ và chắc chắn, và, cho dù sự tăng trưởng của chúng ta lúc này lúc khác đã trải qua những khúc quanh và ngã rẽ, chúng ta được mời gọi, như Vịnh Gia, để nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những gì Chúa đã thực hiện giữa chúng ta và dâng lên Ngài một bài hát ca ngợi lẫn nhau (x. Tv 77: 6.12-13). Việc ghi nhớ các bước được thực hiện và hoàn thành cùng nhau khuyến khích chúng ta tiến tới tương lai với một nhận thức rõ ràng về sự khác biệt giữa chúng ta, nhưng trên hết là để tạ ơn bầu khí gia đình được tái khám phá và một ký ức hiệp thông được hồi sinh, giống như một ngọn đèn, có khả năng thắp sáng những bước đi trong cuộc hành trình của chúng ta.

Hành trình cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta có một ví dụ về cách thế Chúa chúng ta hành động vào buổi chiều Phục sinh khi Ngài đi bên cạnh các môn đệ trên đường Emmaus. Họ đã thảo luận về tất cả những gì đã xảy ra, những lo lắng, do dự và những nghi vấn của mình. Ở đó, Chúa lắng nghe một cách kiên nhẫn và tham gia vào cuộc đối thoại chân thành với họ, giúp họ hiểu rõ và thấu hiểu những gì đã xảy ra (x. Lc 24: 15-27).

Cả chúng ta cũng cần lắng nghe Chúa, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi thế giới của chúng ta đã trải qua những thay đổi nhanh chóng về văn hóa và xã hội. Sự phát triển công nghệ và sự thịnh vượng kinh tế có thể đã mang lại lợi ích cho nhiều người, nhưng còn có nhiều người hơn vẫn bị loại trừ một cách vô vọng, trong khi hiện tượng toàn cầu hóa có xu hướng san bằng những khác biệt đã góp phần vào việc làm mất gốc những giá trị truyền thống và làm suy yếu đạo đức và đời sống xã hội, mà gần đây chúng ta phải chứng kiến những cảm giác sợ hãi ngày càng tăng, thường được khéo léo vun bồi, dẫn đến thái độ từ chối và thù ghét. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau để đừng chịu khuất phục trước những cám dỗ của một “nền văn hóa thù ghét”, một nền văn hóa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, có lẽ không đến mức là một ý thức hệ như trong thời điểm xảy ra những bách hại của chủ nghĩa vô thần, nhưng thuyết phục hơn và không kém phần duy vật. Thông thường, nó được ngụy trang như một con đường để phát triển xem ra có vẻ nhanh chóng và dễ dàng, nhưng trong thực tế chỉ là thờ ơ và hời hợt. Sự suy yếu của những ràng buộc xã hội, dẫn đến sự cô lập, có tác động đặc biệt đến tế bào cơ bản của xã hội, là gia đình. Nó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vươn ra và tham gia vào những khó khăn mà anh chị em của chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là những người trẻ, không phải với sự nản lòng và hoài cổ, như của các môn đệ trên đường Emmaus, nhưng với mong muốn truyền đạt Chúa Giêsu phục sinh, là trung tâm của hy vọng. Cùng với anh chị em của chúng ta, chúng ta cần lắng nghe Chúa một lần nữa, để trái tim chúng ta có thể bùng cháy trong chúng ta và lời rao giảng của chúng ta không trở nên yếu ớt (thượng dẫn, Câu 32,35). Chúng ta cần để cho trái tim của chúng ta được sưởi ấm bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Cuộc hành trình đi đến hồi kết, giống như tại Emmaus, với lời cầu nguyện kiên định rằng Chúa vẫn ở lại với chúng ta (xem câu 28-29). Chúa là Đấng đã được tỏ ra trong việc bẻ bánh (câu. 30-31), mời gọi chúng ta sống bác ái, để phục vụ lẫn nhau, để “dâng lên Thiên Chúa” trước khi chúng ta “nói về Thiên Chúa”, Ngài mời gọi chúng ta hướng đến một sự thiện không phải một cách thụ động, nhưng được chuẩn bị để đứng dậy và cất bước, đến với một sự phục vụ tích cực và hợp tác (xem câu 33). Chúng ta thấy một ví dụ tuyệt vời về điều này trong nhiều cộng đồng Chính thống Rumani hợp tác hiệu quả với nhiều giáo phận Công Giáo ở Tây Âu nơi họ hiện diện. Trong nhiều trường hợp, một mối quan hệ tin tưởng hỗ tương và tình bạn đã phát triển, đặt nền móng trong tình huynh đệ và được nuôi dưỡng bằng những cử chỉ cụ thể của sự chấp nhận, hỗ trợ và đoàn kết. Thông qua sự phát triển của sự hiểu biết lẫn nhau này, nhiều người Công Giáo và Chính thống Rumani đã phát hiện ra rằng họ không phải là người lạ, mà là anh chị em và bằng hữu với nhau.

Hành trình cùng nhau hướng tới một ngày lễ Ngũ tuần mới. Con đường phía trước chúng ta dẫn từ Lễ Phục Sinh đến Lễ Ngũ Tuần: từ buổi bình minh của lễ Phục sinh hiệp nhất ló dạng ở đây hai mươi năm trước, chúng ta đã bắt đầu hướng tới một Lễ Ngũ Tuần mới. Đối với các môn đệ, lễ Phục sinh đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình mới, ngay cả khi nỗi sợ hãi và sự bất định của họ chưa tan biến. Tình trạng ấy kéo dài cho đến ngày Lễ Ngũ Tuần, khi, tập trung quanh Mẹ Thánh của Thiên Chúa, các Tông đồ, trong một Thần khí và sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ, đã làm chứng cho Chúa Phục sinh bằng lời nói và cuộc sống của họ. Cuộc hành trình của chúng ta đã bắt đầu một lần nữa với sự chắc chắn rằng chúng ta là anh chị em đi bên cạnh nhau, chia sẻ đức tin dựa trên sự phục sinh của cùng một Chúa. Từ lễ Phục sinh đến ngày lễ Ngũ tuần là thời gian quy tụ và cầu nguyện cùng nhau dưới sự bảo vệ của Mẹ Thánh của Thiên Chúa, là thời gian cầu khẩn Thánh Linh cho nhau. Cầu xin Chúa Thánh Thần làm mới chúng ta, vì Người coi thường sự đồng nhất và thích hình thành sự hiệp nhất từ sự đa dạng đẹp đẽ và hài hòa nhất. Cầu xin ngọn lửa của Người thiêu đốt sự thiếu tự tin của chúng ta và hơi thở của Người xóa tan sự do dự ngăn chúng ta làm chứng cùng nhau với cuộc sống mới mà Ngài trao ban cho chúng ta. Cầu xin Ngài, là Đấng xây dựng tình huynh đệ, ban cho chúng ta ân sủng để đi bên cạnh nhau. Cầu xin Ngài, là Đấng tạo ra sự mới mẻ, làm cho chúng ta can đảm khi chúng ta trải nghiệm những cách thế chia sẻ và những cách truyền giáo chưa từng có. Cầu xin Ngài, là sức mạnh của các vị tử đạo, đừng để chúng ta biến hồng ân tự hiến của Ngài ra vô ích.

Thưa Đức Thượng Phụ và các anh em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau hành trình, để ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và vì thiện ích chung của chúng ta, khi chúng ta tìm cách giúp các anh chị em của chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu. Một lần nữa tôi bảo đảm với anh em về lòng biết ơn của tôi và tình cảm, tình bạn, tình huynh đệ và lời cầu nguyện của tôi, và của Giáo Hội Công Giáo.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha giải thích kinh Lạy Cha tại nhà thờ chính tòa Chính Thống Giáo Bucarest
J.B. Đặng Minh An dịch
05:01 01/06/2019
Sau cuộc gặp gỡ với Thánh Hội đồng Chính Thống Rumani (còn gọi là Lỗ Ma Ni) kéo dài hơn 30 phút, Đức Thánh Cha đã đến Nhà thờ chính tòa “Ơn cứu độ nhân dân” của Chính Thống Giáo.

Khi đến nơi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trầm trồ khen ngợi ngôi thánh đường vĩ đại mới được Đức Thượng Phụ Daniel và Đức Thượng Phụ đại kết Bácthôlômêô của Chính Thống Constantinople khánh thành hồi tháng 11 năm ngoái, 2018.

Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Daniel, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với mọi người và ngài giải thích về những ý chỉ trong kinh Lạy Cha mà mọi người sắp cùng nhau đọc.

Đức Thánh Cha nói:


Thưa Đức Thượng Phụ, Các anh em Giám Mục

Anh chị em thân mến,

Tôi biết ơn và cảm động khi được ở trong ngôi đền linh thánh này mang chúng ta lại với nhau trong sự hiệp nhất. Chúa Giêsu đã kêu gọi hai anh em Anrê và Phêrô bỏ lưới của họ lại phía sau và trở thành những môn đệ chài lưới người (x. Mc 1: 16-17). Lời mời gọi một người là không đầy đủ nếu không có người kia. Hôm nay chúng ta muốn dâng lên, bên cạnh nhau, từ trung tâm của đất nước này, lời Cầu nguyện của Chúa. Lời cầu nguyện ấy chứa đựng những lời hứa chắc chắn mà Chúa Giêsu đã đưa ra với các môn đệ: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14:18), và mang đến cho chúng ta sự tự tin để tiếp nhận và chào đón ân sủng là những anh chị em của chúng ta. Do đó, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ để chuẩn bị cho lời cầu nguyện này, mà tôi đọc để cầu nguyện cho hành trình huynh đệ của chúng ta và với ý nguyện rằng Rumani có thể luôn là ngôi nhà cho mọi người, một vùng đất gặp gỡ, một khu vườn nơi hòa giải và hiệp thông phát triển.

Mỗi lần chúng ta đọc kinh “Lạy Cha Chúng Con”, chúng ta khẳng định rằng từ Cha không thể đứng một mình, tách biệt với từ Chúng Con. Hiệp nhất trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, chúng ta cũng kết hợp với kinh nghiệm của Người trong tình yêu và lời cầu bầu, là những điều dẫn chúng ta đến với việc nói rằng: ‘Cha tôi và Cha anh em, Thiên Chúa của tôi và Thiên Chúa của anh em’ (x Ga 20:17). Chúng ta được mời gọi để biến của tôi trở thành của chúng ta, và điều của chúng ta trở thành một lời cầu nguyện. Lạy Cha, xin giúp chúng con coi trọng một cách nghiêm chỉnh cuộc sống của anh chị em chúng con, để biến lịch sử của họ thành lịch sử của chúng con. Lạy Cha, xin giúp chúng con, đừng phán xét anh chị em của chúng con qua các hành động và những hạn chế của họ, nhưng hãy chào đón họ trước hết và trên hết như những con cái của Cha. Xin giúp chúng con vượt qua cám dỗ muốn hành động như một người anh, là người quá quan tâm đến mình đến nỗi quên mất ân sủng là tha nhân (x. Lc 15: 25-32).

Hướng về Cha, Đấng ngự trên thiên đàng, một thiên đàng bao trùm tất cả và trong đó Cha làm cho mặt trời mọc trên cả người lành và kẻ ác, trên người công chính và kẻ bất lương (x. Mt 5:45), chúng ta hãy cầu xin sự bình an và sự hài hòa mà ở đây, trên trái đất này, chúng ta đã không bảo tồn. Chúng ta cầu xin điều này nhờ lời chuyển cầu của tất cả những anh chị em trong đức tin đang sống với Chúa trên thiên đàng sau khi đã tin tưởng, yêu thương và chịu đựng rất nhiều, ngay cả trong thời đại của chúng con, chỉ đơn giản là vì họ là Kitô hữu.

Cùng với họ, chúng con muốn tôn vinh danh Cha, đặt danh Cha ở trung tâm tất cả những việc chúng con làm. Lạy Cha, xin cho danh Cha, chứ không phải danh của chúng con, là danh làm xúc động và thức tỉnh trong chúng con việc thực thi đức bác ái. Đã bao nhiêu lần, trong lời cầu nguyện, chúng con hạn chế chính mình trong việc xin sỏ những ơn này ơn kia và trong việc liệt kê các thỉnh cầu, mà quên rằng điều đầu tiên chúng con nên làm là ca ngợi danh thánh Cha, tôn vinh Cha, và tiếp theo sau đó là nhìn nhận, nơi anh chị em mà Chúa đặt để bên cạnh chúng con, một hình ảnh sống động của Cha. Ở giữa tất cả những điều phù du chóng qua mà chúng con đang bị cuốn hút, lạy Cha xin hãy giúp chúng con biết tìm kiếm những gì thực sự tồn tại đó là sự hiện diện của Cha và của anh chị em của chúng con.

Chúng con trông đợi nước Cha trị đến. Chúng con cầu xin và chúng con mong đợi điều đó, bởi vì chúng con thấy rằng hoạt động của thế giới này không tạo điều kiện cho điều đó, khi nó được tổ chức xoay quanh tiền bạc, tư lợi cá nhân và quyền lực. Bị chìm đắm trong một chủ nghĩa tiêu thụ ngày càng điên cuồng lôi kéo chúng con bằng những thực tại lấp lánh nhưng thoáng qua, lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa phù giúp chúng con biết tin vào những gì chúng con cầu nguyện: đó là từ bỏ sự an toàn thoải mái của quyền lực, sự quyến rũ của thế giới, sự giả định vô ích về sự tự túc của chính chúng con, và thói giả hình chuộng vẻ bề ngoài. Như thế chúng con sẽ không đánh mất hình ảnh Vương quốc mà Chúa kêu gọi chúng con.

Ý Cha được thực hiện, chứ không phải ý muốn của chúng con. “Ý Chúa là tất cả mọi người được cứu” (Thánh Gioan Cassian, Những Hội nghị Linh thao, IX, 20). Chúng con cần mở rộng tầm nhìn của mình, lạy Cha, xin chớ để chúng con đặt giới hạn của riêng mình lên ý chí nhân từ, cứu độ của Cha muốn ôm lấy mọi người. Lạy Cha, xin giúp chúng con, bằng cách gửi Chúa Thánh Thần đến với chúng con, như vào ngày Lễ Ngũ Tuần; Ngài là nguồn can đảm và niềm vui, thúc đẩy chúng con rao giảng tin mừng Phúc Âm vượt ra ngoài giới hạn của các cộng đồng mà chúng con thuộc về, vượt qua những rào cản ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia của chúng con.

Mỗi ngày chúng ta đều cần đến Ngài, là lương thực hàng ngày của chúng ta. Ngài là bánh ban sự sống (x. Ga 6: 35,48) khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta là con cái yêu dấu, và khiến chúng ta không còn bị lẻ loi và mồ côi nữa. Ngài là bánh của sự phục vụ, bẻ ra để phục vụ chúng ta và yêu cầu chúng ta đến lượt mình phục vụ lẫn nhau (x. Ga 13,14). Lạy Cha, khi Cha ban cho chúng con lương thực hàng ngày, xin củng cố chúng con để chúng con biết tiến ra và phục vụ anh chị em của chúng con. Và khi chúng con xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày, chúng con cũng xin Cha ban cho chúng con của nuôi ký ức, ân sủng để nuôi dưỡng những căn cội chung trong bản sắc Kitô giáo của chúng con, là những điều không thể thiếu trong thời đại mà nhân loại và đặc biệt là giới trẻ, có xu hướng cảm thấy bị mất gốc giữa những bất định của cuộc sống và không có khả năng xây dựng cuộc sống của họ trên một nền tảng vững chắc. Lương thực mà chúng con cầu xin bắt đầu bằng một hạt giống, từ từ phát triển thành một hạt ngũ cốc, sau đó được thu hoạch và cuối cùng được đưa đến bàn ăn của chúng con. Cầu xin cho điều đó truyền cảm hứng cho chúng con biết là những người gieo trồng kiên nhẫn tình hiệp thông, không mệt mỏi trong việc gieo hạt giống hiệp nhất, khích lệ lòng tốt, hoạt động liên tục bên cạnh anh chị em của chúng con. Không có sự nghi ngờ hoặc thủ thế, không gây áp lực hoặc đòi hỏi sự đồng nhất, nhưng đầy tràn niềm vui huynh đệ trong một sự đa dạng hài hòa.

Lương thực chúng con yêu cầu hôm nay cũng là lương thực mà rất nhiều người ngày nay đang thiếu thốn, trong khi một số ít lại thừa mứa. Kinh Lạy Cha là một lời cầu nguyện khiến chúng ta bất an và kêu lên phản kháng lại nạn đói tình yêu trong thời đại chúng ta, chống lại chủ nghĩa cá nhân và sự thờ ơ bỉ báng danh Thánh Cha. Lạy Cha, xin giúp chúng con biết đói khát sự trao ban nhưng không chính mình. Xin nhắc nhở chúng con, bất cứ khi nào chúng con cầu nguyện rằng cuộc sống không phải là để giữ cho bản thân được thoải mái mà là để cho bản thân bị bẻ ra; không phải để tích lũy nhưng là để chia sẻ; không phải là ăn cho thỏa thích mà là cho người khác ăn. Sự thịnh vượng chỉ là sự thịnh vượng nếu nó bao trùm tất cả mọi người.

Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu xin Chúa tha những tội lỗi của chúng ta, những nợ nần của chúng ta. Điều này cần sự can đảm, vì nó có nghĩa là chúng ta cũng phải tha thứ cho những xúc phạm của người khác, cho những khoản nợ nần mà người khác mắc nợ chúng ta. Chúng ta cần tìm ra sức mạnh để tha thứ cho anh chị em của chúng ta từ trái tim (x. Mt 18,35), đến độ như Cha. Lạy Chúa, xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con: xin bỏ lại quá khứ phía sau chúng con và cho chúng con biết cùng nhau đón nhận hiện tại. Lạy Cha, xin giúp chúng con đừng buông trôi theo sự sợ hãi, đừng xem sự cởi mở là mối đe dọa, nhưng biết tìm kiếm sức mạnh để tha thứ cho nhau và bước tiếp, và can đảm không sống một cuộc đời lặng lẽ mà tiếp tục tìm kiếm, với sự minh bạch và chân thành, khuôn mặt của anh chị em chúng con.

Và khi cái ác rình mò ở ngưỡng cửa trái tim chúng con (xem Sáng thế Ký 4: 7) khiến chúng con muốn khép mình lại; khi chúng con cảm thấy cơn cám dỗ thật mạnh mẽ để quay lưng lại với tha nhân, lạy Chúa, xin hãy giúp chúng con một lần nữa, vì bản chất của tội lỗi là lìa xa Chúa và xa lánh người lân cận. Lạy Cha, xin hãy giúp chúng con nhận ra trong mỗi anh chị em của chúng con một nguồn hỗ trợ trên cuộc hành trình chung của chúng con để về với Cha. Xin linh hứng trong chúng con ơn can đảm để nói với nhau: Lạy Cha chúng con. Amen.

Và bây giờ, chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện mà Chúa đã dạy chúng ta.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Bài Giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ tại Đền Đức Mẹ ở Sumuleu-Ciuc, Lỗ Ma Ni
Vũ Văn An
05:46 01/06/2019
Ngày thứ hai trong chuyến thăm Lỗ Ma Ni 3 ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp máy bay đi Bacau, từ đó, đáp trực thăng tới đền thánh mẫu nổi tiếng tại Sumuleu-Ciuc. Tại đây Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ thứ hai của chuyến viếng thăm. Và trong Thánh Lễ, ngài đã giảng bài giảng vắn tắt, nhưng rất đầy đủ ý nghĩa sau đây:



Anh chị em thân mến, với niềm vui và tạ ơn Chúa, hôm nay, tôi tham gia cùng anh chị em tại đền Thánh Mẫu yêu dấu này, rất giàu lịch sử và đức tin. Chúng ta đến đây như con cái đến gặp Mẹ của chúng ta và nhìn nhận rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em. Các đền thánh giống như các “bí tích” của Giáo hội, một giáo hội vốn là bệnh viện dã chiến: chúng giữ cho ký ức của dân trung thành của Chúa, những người, giữa cơn hoạn nạn, vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn nước hằng sống, luôn làm mới lại niềm hy vọng của chúng ta. Chúng là những nơi của lễ hội và cử hành, của nước mắt và khẩn cầu. Chúng ta đến dưới chân Mẹ, ít lời thôi, để Mẹ nhìn ngắm chúng ta, và với cái nhìn đó, dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu, Đấng là Đường, là Sự thật và là Sự sống (Ga 14: 6).

Chúng ta đến đây vì một lý do: chúng ta là những người hành hương. Ở đây, hàng năm, vào Thứ Bảy trước Lễ Ngũ Tuần, anh chị em đến hành hương để tôn trọng lời thề hứa của tổ tiên anh chị em, và để củng cố đức tin của anh chị em vào Thiên Chúa và lòng sùng kính của anh chị em đối với Đức Mẹ, trước bức tượng gỗ vĩ đại của Mẹ. Chuyến hành hương hàng năm này là một phần của di sản Transylvania, nhưng đồng thời nó cũng tôn vinh các truyền thống tôn giáo của Lỗ ma ni và Hung gia lợi. Tín hữu của các tín phái khác cũng tham gia vào nó, và do đó nó là biểu hiệu của đối thoại, hợp nhất và huynh đệ. Nó mời gọi chúng ta tái khám phá việc làm chứng cho đức tin sống động và cuộc sống tràn đầy hy vọng.

Đi hành hương là nhận ra rằng chúng ta đang trên đường trở về nhà như một dân tộc. Cũng để nhận ra rằng chúng ta là một dân tộc. Một dân tộc mà sự giàu có được nhìn thấy trên vô số khuôn mặt, vô số nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Dân thánh và trung tín của Thiên Chúa, trong kết hợp với Đức Maria, tiến trên đường hành hương miệng ca hát lòng thương xót của Chúa. Tại Cana miền Galilê, Đức Maria đã can thiệp với Chúa Giêsu để Người thực hiện phép lạ đầu tiên của Người; trong mọi đền thánh, Mẹ trông chừng chúng ta cầu bầu không những với Con của ngài mà còn với mỗi người chúng ta, xin cho chúng ta đừng để mình bị cướp mất tình yêu huynh đệ của mình bởi những tiếng nói và vết thương chuyên khích động chia rẽ và phân mảnh. Không được quên hoặc bác bỏ các tình huống phức tạp và đầy phiền muộn của quá khứ, nhưng chúng cũng không được gây trở ngại hay làm cớ cản trở ý chí của chúng ta muốn sống với nhau như anh chị em.

Đi hành hương là cảm thấy được kêu gọi và bắt buộc cùng làm cuộc hành trình với nhau, xin Chúa ban ơn thay đổi các oán giận và bất tín trong quá khứ và hiện tại thành các cơ hội mới để hiệp thông. Điều đó có nghĩa phải để lại phía sau sự an toàn và thoải mái của chúng ta và lên đường đến một vùng đất mới mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Đi hành hương có nghĩa là dám khám phá và thông đạt “bí nhiệm” sống chung với nhau, và không ngại hòa nhập, ôm hôn và hỗ trợ lẫn nhau. Đi hành hương là tham dự vào biển người phần nào hỗn độn đó, một biển người có thể đem lại cho chúng ta trải nghiệm đích thực của tình huynh đệ, là trở nên thành phần của một đoàn lữ hành có thể cùng nhau, trong liên đới, tạo ra lịch sử (x. Evangelii Gaudium, 87).

Đi hành hương là không nhìn quá nhiều vào điều đáng lẽ đã xảy ra (nhưng đã không xẩy ra), nhưng nhìn vào mọi điều đang chờ đợi chúng ta và không thể bị trì hoãn lâu hơn nữa. Đó là tin vào Chúa, Đấng đang đến và thậm chí lúc này đang ở giữa chúng ta, linh hứng và tạo ra tình liên đới, tình huynh đệ và mong muốn sự tốt lành, sự thật và công lý (x. Evangelii Gaudium, 71). Đi hành hương là cam kết bảo đảm rằng những người tụt hậu của hôm qua có thể trở thành những người chủ động của ngày mai, và những người chủ động của hôm nay không trở thành những người tụt hậu của ngày mai. Và anh chị em thân mến, điều này đòi hỏi một kỹ năng nào đó, nghệ thuật biết dệt các sợi chỉ của tương lai. Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây hôm nay, để nói với nhau: Mẹ dạy chúng ta dệt tương lai!

Là những người hành hương đến đền thánh này, chúng ta hướng mắt nhìn ngắm Đức Maria và mầu nhiệm Thiên Chúa kén chọn. Bằng cách nói tiếng xin vâng đối với sứ điệp của thiên thần, Đức Maria - một phụ nữ trẻ ở Nadarét, một thị trấn nhỏ ở Galilê bên rìa của Đế quốc Rôma và của chính Israel - đã khởi động cuộc cách mạng dịu dàng (x. Evangelii Gaudium, 88). Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa kén chọn: Người nhìn những kẻ thấp hèn và làm bối rối người quyền thế; Người khuyến khích và linh hứng để chúng ta nói xin vâng, như Đức Maria, và dấn bước lên đường hòa giải.

Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên: Chúa không làm thất vọng những người chấp nhận rủi ro. Vậy, chúng ta hãy lên đường lữ hành, và lữ hành với nhau. Chúng ta hãy chấp nhận mạo hiểm và để Tin Mừng trở thành chất men thấm vào mọi điều và làm cho các dân tộc chúng ta tràn đầy niềm vui cứu rỗi, trong hợp nhất và tình huynh đệ
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những Phó Tế Việt Trên Đất Kangaroo - Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế Tại Giáo Phận Geraldton – Tây Úc
Sr Têrêxa Mỹ Châu
02:46 01/06/2019
Chiều ngày cuối thu 29.5.2019, đông đảo các tín hữu trong và ngoài Giáo phận Geraldton, Tây Úc đã quy tụ về ngôi Thánh đường Nhà thờ Chính toà Phanxicô Xavie để tham dự Thánh lễ Truyền chức Phó tế cho ba Chủng sinh: Savio Nguyễn Hữu Tuấn, Phêrô Dương Đức Quyết Tâm, và Đa Minh Hoàng Phúc.

Đức Cha Justin Bianchini, Nguyên Giám mục Giáo phận Geraldton - chủ tế Thánh lễ cùng với việc chủ sự của Đức Giám Mục đương nhiệm Michael Morrissey. Đoàn đồng tế bao gồm 31 Linh mục thuộc Giáo phận Geraldton, quý Linh mục khách, đặc biệt là quý Linh mục Việt Nam đến từ Giáo phận Perth, Sydney và Linh mục Đa Minh Dương Hoàng Lộc, O.P - anh trai của Thầy Phêrô.

Hiện diện trong cộng đoàn tín hữu có Bà cố và gia đình Thầy Phêrô đến từ Việt Nam và bạn bè thân hữu của quý Thầy. Vì lý do sức khoẻ, Ông bà cố của Thầy Đa Minh và Bà cố Thầy Savio không thể hiện diện. Ông cố của Thầy Savio đã về với Chúa và chắc chắn đang hiện diện với Thầy và cộng đoàn trong niềm tin.

Lễ Truyền chức Phó tế đánh dấu việc hoàn thành chương trình đào tạo và tu luyện của quý Thầy tại Đại Chủng viện Thánh Charles, Tổng Giáo phận Perth, Tây Úc. Cách đây bảy năm, khởi đi từ sáng kiến tìm kiếm ơn gọi ngoại quốc, Đức Giám Mục đương nhiệm bấy giờ - Đức Cha Justin Bianchini, cùng Cha Giuse Đồng Văn Vinh đã về Việt Nam để phỏng vấn 28 ứng sinh đang là ứng viên các Chủng viện hoặc các Thầy đang tập tu tại các Hội dòng thuộc Giáo phận Sài Gòn hoặc lân cận, để chọn ra ba ứng sinh thích hợp cho Giáo phận có diện tích lớn thứ hai trên thế giới này.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục Bianchini đã cám ơn Cha Giuse Đồng Văn Vinh đã đồng hành, làm thông dịch viên và cố vấn cho Ngài trong chuyến đi tìm kiếm ơn gọi. Đức Cha cũng cám ơn quý Thầy đã quảng đại rời xa quê hương và gia đình để lên đường phục vụ cho miền truyền giáo xa xôi này.

Trong bài giảng của mình, Đức Giám Mục nhắc lại cho cộng đoàn dân Chúa về vai trò Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của mỗi tín hữu, nhưng nhấn mạnh hơn về sự cộng tác đắc lực hơn của những người Chúa chọn trong chức vụ Phó tế và Linh mục tương lai.

Cuối Thánh lễ, Đức Giám Mục Morrissey đã bày tỏ niềm vui đón nhận Quý thầy vào hàng Giáo sĩ Giáo phận, sẵn sàng đến các biên cương truyền giáo đất rộng dân thưa này. Ngài cũng nói lên lòng tri ân của Giáo phận đến Đức Cha Bianchini, Cha Giuse Vinh, gia đình và cộng đoàn Công Giáo người Việt đã đồng hành và nâng đỡ quý Thầy trong thời gian qua.

Việc Truyền chức cùng một lúc cho ba Thầy Phó tế là một sự kiện hy hữu nơi Giáo phận Geraldon, chỉ diễn ra sau 121 năm! Niềm vui này được thể hiện rõ nét nơi vị quý Giám mục và Linh mục thuộc giáo phận Geraldton. Với việc nhận chức Phó tế, và hy vọng trong sáu tháng tới, với chức vụ Linh mục, quý Thầy sẽ làm nên số 25% của đoàn Linh mục Geraldton là người Việt, sắc dân có số phần trăm cao nhất trong đoàn Linh mục đa sắc dân của Giáo phận. Linh mục Giuse Trịnh Việt Anh Tài, là người Việt đầu tiên được thụ phong cách đây bảy năm.

Thầy Tân Phó tế Savio Hữu Tuấn chia sẻ rằng kinh nghiệm mục vụ cho những người vô gia cư và những người thổ dân địa phương trong thời gian qua đã hun đúc trong Thầy ước mơ có thêm cơ hội để phục vụ anh chị em mình - không phải nơi bàn giấy mà nơi đường phố, nơi nào Thầy có thể đến và tiếp cận với họ để đem tình thương và ơn Chúa đến với anh chị em mình.

Với Thầy Phêrô Quyết Tâm, việc rời xa quê hương để đến miền đất mới là sự đáp đền công ơn các vị Thừa Sai đã đến Việt Nam rao giảng Tin mừng từ thế kỷ 16, và chính Thầy đã được đón nhận ơn Đức tin. Thầy mong mình được là cây bút chỉ nhỏ trong bàn tay của Chúa như tâm nguyện của Thánh Têrêsa Calcuttla.

Thầy Đa Minh Hoàng Phúc chia sẻ rằng việc Thầy được thụ phong Phó tế không phải là một “thành tựu” nhưng là một bước ngoặt, một cánh cửa mở ra để Thầy có thể phục vụ tha nhân và loan báo Tin mừng một cách hữu hiệu hơn.



Sr Têrêxa Mỹ Châu
Đa Minh Thánh Tâm – Perth


 
Giáo xứ Lam Điền Tgp. Hà Nội suy tôn Đức Mẹ Fatima thánh du
BTT. Giáo xứ Lam Điền
08:03 01/06/2019
Hôm nay ngày 24/5/2019, tượng Đức Mẹ Fatima thánh du về với giáo xứ Lam Điền, Tổng Giáo phận Hà Nội. Đoàn rước vừa về đến nhà thờ lời ca:

Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ, Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ… được cất lên từ miệng của các cụ già cũng như các em nhỏ với lòng thảo hiếu kính tôn cất cao lời chào kính Mẹ viếng thăm giáo xứ Lam Điền. Mọi người xúc động thốt lên: "Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm tôi "

Xem Video

Sau phần cung chúc tôn vinh Mẹ, cha chủ sự xông hương, mùi hương trầm tỏa lan bay lên trước nhan Mẹ. Tiếp đến là bài hát: Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hòa Bình… được toàn thể cộng đoàn cất lên hòa với tiếng chuông vang, điệu tấu của trống kèn khi tượng Đức Mẹ Thánh Du Fatima về với giáo xứ Lam Điền. Lời ca trầm bổng thánh thót cất lên theo những quả bóng đính kèm lời nguyện như muốn xác tín rằng, lời nguyện cầu của chúng con hẳn được Mẹ mang lên trước tòa Chúa.

10 giờ 00 Thánh lễ được cử hành do cha Antôn Trần Công Ý chủ tế và cha Phaolô Nguyễn Văn Kiều giảng lễ…. Sau Thánh lễ với lòng thảo hiếu dịu dàng, các vũ điệu hoa viên đồng dâng kính Mẹ. Hiển nhiên, không thể thiếu phần Mẹ dạy là cùng với Mẹ suy niệm chuỗi Mân Côi chúc khen mừng Mẹ và khẩn cầu Mẹ thương giúp đoàn con khi nay và trong giờ lâm tử.

Như chúng ta biết, tượng Đức Mẹ Fatima từ Philipin tới Hà Nội vào đêm ngày 09 tháng 5. Tượng Đức Mẹ đã được rước đi qua 6 giáo hạt, khởi đi từ hạt Chính Toàn, thứ đến là Phú Xuyên, Phủ Lý, Nam Định, Lý Nhân và Thanh Oai, mà giáo xứ Lam Điền là điểm áp chót. Buổi chiều cùng ngày tượng được rước tới Thạch Bích, và từ đây tượng trở về Philipin ngay tối nay.

BTT. Giáo xứ Lam Điền
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguy cấp: Việt Nam đang cần một nền giáo dục không nói dối
Nguyễn Văn Nghệ
08:21 01/06/2019
Tại buổi thảo luận ở hội trường sáng ngày 30/05/2019 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ bảy (Quốc hội khóa XIV) nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về những cải cách trong giáo dục chưa đạt hiểu quả cao, nhiều người dân mất niềm tin vào hệ thống giáo dục. Ông Nguyễn Lân Hiểu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã phát biểu: “Đúng làm sao được khi mà 100% học sinh trong lớp đều đạt loại giỏi. Trong phiên thảo luận về giáo dục, chúng ta đã dành nhiều thời gian để bàn về triết lý giáo dục. Nhưng theo tôi, trước mắt chúng ta cần xây dựng một nền giáo dục không nói dối. Không nên kỳ vọng vào một sản phẩm giáo dục hoàn hảo nếu chúng ta chấp nhận sự dối trá ngay từ khi các con bước vào trường”(1)

Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%(2).

Cách nay khoảng 6 năm mà tỷ lệ học sinh nói dối đã ởmức độ tỷ lệ như thế thì hiện nay tỷ lệ ở mức độ sẽ như thế nào?

Học sinh nói dối là do cách giáo dục của gia đình hay là học đường?

Trong gia đình cha mẹ nào cũng giáo dục con cái tính ngay thẳng: đói nói đói, no nói no; ghét nói ghét, yêu nói yêu“ Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn- Phùng Quán).

Gia đình thì dạy như thế nhưng khi đến trường thì nhà trường lại dạy như thế nào?. Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học?” của tác giả Bút Bi đăng trên báo Tuổi Trẻ ra Thứ tư ngày 12/03/2008 để thấy phương pháp giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa:

“ Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.

Vì sao con nghỉ học?Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản…Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học còn vì nhiều chuyện phát ớn…

Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.

Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng lắm nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào!

Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhứt khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.

Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ, chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.

Vì vậy mà con nghỉ học!”

Giáo dục theo phương pháp như trong bài viết “Vì sao con bỏ học?”là “phản nhân bản” thì làm sao học sinh có thể “thành nhân” được, chỉ có “ thành dã nhân” mà thôi! Thầy cô là những người giúp học sinh rèn các đức tính nhân bản:“ Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì khắp nơi trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công tràn lan nhan nhản khắp nơi”(3).

Gian dối đã “nhập lý” (thấm vào bên trong xương cốt) vào ngành giáo dục Việt Nam, thay vì thẳng tay loại bỏ thì các cơ quan quản lý giáo dục có dấu hiệu bao che. Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh: “Thật không ngờ tình trạng gian lận điểm thi trong giáo dục đã đến mức phổ biến tràn lan, thậm chí xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cùng một thời điểm gây nên sự bất bình, lo lắng rất lớn trong xã hội. Nhưng không dừng ở mức lo lắng, mà công chúng thật sự phẫn nộ khi cơ quan quản lý giáo dục lại có dấu hiệu bao che cho các hành vi sai trái này dưới mỹ từ “nhân văn”( 4)

Chế độ ta luôn đề cao câu nói của cụ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Với phương pháp giáo dục phản nhân bản như thế thì làm sao có thể đào tạora hiền tài cho đất nước được? Nhìn vào phương pháp giáo dục chúng ta có thể đánh giá nguyên khí quốc gia thịnh hay là suy.

Gian dối và bạo lực là “ cặp bài trùng”: “Bạo lực chỉ có thể được che đậy đối với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc” (Alesandre Solzhenitsyn).

Phải đoạn tuyệt tức khắc với gian dối thì mới mong: “ Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên, học sinh được dạy dỗ”(5)

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Chú thích:

1-https://nongnghiep.vn/can-xay-dung-mot-nen-giao-duc-khong-noi-doi-post242510.html

2- www.nguoiduatin.vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618.html

3,5 “ Thư gửi anh chị em giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016” của Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo.

4- Bài viết “ Không công bố danh tánh các thí sinh gian lận thi cử: Nhân văn hay bao che?” https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/question-about-fraud-exam-scores-in-vietnam-03252019174508.html
 
Văn Hóa
Thăng Thiên
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
04:26 01/06/2019
Thăng thiên không phải lên trời
Thiên đàng đâu ở trên không mắt nhìn
Thăng thiên chỉ sự chia tay
Với con người cũ xác phàm như ta
Xưa kia con Chúa giáng trần
Hôm nay trở lại vinh quang nước Trời
Thăng Thiên nhưng vẫn ở cùng
Mọi ngày cho đến tận cùng thế gian
Qua rồi hiện diện hữu hình
Đấng An Ủi - Thánh hiện thân của Ngài
Thánh Thể Bí tích nhiệm mầu
Của ăn nuôi dưỡng trường sinh xác hồn
Hiện thân trong các cộng đoàn
Nơi nào cầu nguyện cùng hai ba người

Thăng thiên: loan báo Tin Mừng
Tứ phương thiên hạ mọi loài sinh linh
Loan truyền luật mới yêu thương
Yêu nhau như chính Thầy yêu đến cùng.


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường Mẹ Lộ Đức
Dominic Đức Nguyễn
08:35 01/06/2019
THÁNH ĐƯỜNG MẸ LỘ ĐỨC

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Lộ- đức một miền quê yên ả

Mẹ Chúa Trời thương hạ giá với loài người

Bethnadet một tâm hồn thơ bé

Được diễm phúc thấy Mẹ tỏ “trinh nhan”

Quê nghèo, nhưng cảnh vật yên hàn

Hơn một thế kỷ rưỡi, bây giờ là thắng cảnh

Là địa danh, là linh địa Mẹ Chúa Trời

Bao nhiêu con người, bao thế hệ niềm tin

(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
 
VietCatholic TV
Diễn từ của Đức Phanxicô trước các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn tại Bucharest, Lỗ Ma Ni
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 01/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau các nghi thức đón tiếp tại Phủ Tổng Thống Rumani vào lúc 12g05, Đức Thánh Cha đã có các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.

Vài nét về lịch sử quốc gia này.

Lịch sử Rumani (hay Lỗ Ma Ni) chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử, văn hóa La Mã cổ đại. Lãnh thổ Rumani ngày nay được hình thành do sự hợp nhất của nhiều tiểu quốc thời trung cổ, trong đó quan trọng nhất là Moldavia, Wallachia và Transilvania.

Vương quốc Rumani được thành lập và đã giành được độc lập từ tay Đế chế Ottoman, sau đó được cộng đồng quốc tế công nhận vào năm 1878. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Sô chiếm đóng Rumani. Gheorghe Gheorghiu-Dej, một lãnh đạo đảng Cộng sản bị cầm tù năm 1933, được giải thoát vào năm 1944 đã trở thành nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên của Rumani. Sau chiến thắng nhờ gian lận vào năm 1946, Gheorghiu-Dej buộc vua Mihai I phải thoái vị và rời khỏi đất nước, và tuyên bố Rumani là một nước cộng hòa nhân dân.

Rumani vẫn chịu sự chiếm đóng trực tiếp về quân sự và sự kiểm soát kinh tế ngặt nghèo của Liên Sô cho đến cuối thập niên 1950. Trong thời gian 14 năm chiếm đóng này, tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của Rumani đã bị đưa về Nga khiến quốc gia này rơi vào tình trạng nghèo đói và cạn kiệt tài nguyên.

Ba ngày sau cái chết của Gheorghiu-Dej vào tháng 3 năm 1965, Nicolae Ceaușescu lên nắm quyền và trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Rumani và cả ở thế giới phương Tây, vì chính sách đối ngoại độc lập, thách thức quyền lực của Liên Sô. Chính trong bối cảnh đó, ông đã thiết lập ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa Liên Bang Đức, và tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Israel sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, cũng như thẳng thắn lên án Liên Sô và Khối Warsaw trong việc can thiệp quân sự vào Ba Lan, Tiệp Khắc, và Hung Gia Lợi.

Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại Rumani và nước này quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, 1989, hai vợ chồng Nicolae Ceaușescu bị một toà án quân sự xử tử hình và lệnh hành quyết diễn ra ngay sau đó.

Rumani chính thức trở thành một thành viên của NATO vào năm 2004 và thành viên Liên minh Âu châu vào năm 2007.

Diễn từ trước các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao

Trong diễn từ trước các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Ông Tổng Thống,

Thưa Bà thủ tướng

Thưa Đức Thượng phụ,

Quí Thành viên của Ngoại giao đoàn,

Qúi Nhà Cầm Quyền,

Quí Đại diện xã hội tôn giáo và dân sự,

Qúi bạn

Tôi gửi lời chào thân ái và bày tỏ lòng biết ơn của tôi tới các vị Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ vì lời mời đến thăm Lỗ Ma Ni và những lời chào mừng tốt đẹp của các vị, nhân danh cả các Nhà chức trách khác của quốc gia, và của nhân dân yêu dấu này. Tôi xin chào các thành viên của Ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự đã tụ tập tại đây.

Lời chào trân trọng của tôi cũng xin ngỏ cùng Đức Thượng phụ Daniel, và các vị Tổng Giám Mục và Giám mục của Thánh Công đồng, và tất cả các tín hữu của Giáo hội Chính thống Lỗ Ma Ni. Với tình âu yếm, tôi xin chào các Giám mục và linh mục, nam nữ tu sĩ, và tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, những người mà tôi đã đến để củng cố trong đức tin và để khích lệ trên hành trình sống và làm chứng Kitô giáo của họ.

Tôi rất vui khi thấy mình ở đây, vùng ţara frumoasă (vùng đất xinh đẹp) của qúi vị, hai mươi năm sau chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II và trong lục cá nguyệt này khi Lỗ Ma Ni, lần đầu tiên kể từ khi vào Liên minh châu Âu, giữ chức chủ tịch Hội đồng châu Âu.

Đây là thời điểm thích hợp để nghĩ lại ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi Lỗ Ma Ni được giải phóng khỏi chế độ đàn áp tự do dân sự và tôn giáo, cô lập quốc gia khỏi các nước châu Âu khác, và dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế và sự cạn kiệt các năng lực sáng tạo của nó. Trong những năm này, Lỗ Ma Ni đã cam kết xây dựng một nền dân chủ lành mạnh thông qua tính đa nguyên trong các lực lượng chính trị và xã hội và đối thoại qua lại của họ, thông qua sự thừa nhận căn bản tự do tôn giáo và thông qua sự tham gia đầy đủ của quốc gia vào diễn đàn quốc tế. Điều quan trọng là thừa nhận những cố gắng lớn được thực hiện trên hành trình này, bất chấp những khó khăn và thiếu thốn đáng kể. Quyết tâm tiến lên trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân sự, xã hội, văn hóa và khoa học đã giải phóng nhiều năng lực và tạo ra nhiều dự án; nó đã giải phóng các lực lượng sáng tạo vĩ đại mà trước đây vốn bị giam hãm, và đã khuyến khích một số sáng kiến mới nhằm hướng dẫn đất nước vào thế kỷ hai mươi mốt. Tôi tin tưởng rằng qúi vị sẽ tiếp tục những nỗ lực này để củng cố các cơ cấu và định chế cần thiết để đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của công dân và khuyến khích người dân của quốc gia thể hiện tiềm năng đầy đủ và thiên tài vốn có của mình.

Đồng thời, phải thừa nhận rằng trong khi những thay đổi do buổi bình minh của thời đại mới này mang lại đã dẫn đến những thành tựu thực sự, chúng cũng đã đặt ra những trở ngại không thể tránh cần khắc phục và các hậu quả có vấn đề đối với sự ổn định xã hội và việc cai trị lãnh thổ. Tôi nghĩ đầu tiên tới hiện tượng di cư và vài triệu người phải rời bỏ mái ấm và đất nước của họ để tìm kiếm cơ hội mới mang lại việc làm và một đời sống xứng đáng. Tôi cũng nghĩ rằng sự giảm dân số của nhiều ngôi làng, những ngôi làng đã mất đi nhiều cư dân của họ, hậu quả của điều này đến chất lượng cuộc sống ở những khu vực đó và sự suy yếu của gốc rễ văn hóa và tinh thần sâu sắc từng duy trì qúi vị trong những thời gian thử thách. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng tôn kính đối với các hy sinh của rất nhiều con trai và con gái của Lỗ Ma Ni, những người, bằng văn hóa, bản sắc đặc biệt và sự cần cù của họ, đã làm giàu cho những quốc gia mà họ đã di cư tới và nhờ thành quả làm việc chăm chỉ của họ đã giúp gia đình họ còn ở quê nhà.

Việc đối mặt với các vấn đề của chương mới này của lịch sử, nhận diện các giải pháp hữu hiệu và tìm được quyết tâm thực hiện chúng, kêu gọi sự hợp tác lớn hơn về phía các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội và tinh thần. Cần phải cùng nhau tiến lên với niềm xác tín trong việc theo đuổi tiếng gọi cao cả nhất mà mọi quốc gia đều phải khao khát: tiếng gọi trách nhiệm vì lợi ích chung của người dân. Cùng nhau tiến lên, như một cách định hình tương lai, đòi hỏi một sự sẵn lòng cao thượng hy sinh một điều gì đó trong viễn kiến của chính mình hoặc lợi ích tốt nhất cho một dự án lớn hơn, và do đó tạo ra sự hài hòa khiến cho việc tiến một cách an toàn tới các mục tiêu chung trở thành khả hữu.

Đây là con đường dẫn đến việc xây dựng một xã hội hòa nhập, một xã hội trong đó mọi người chia sẻ những tài năng và khả năng của riêng mình, thông qua việc giáo dục có phẩm chất và lao động sáng tạo, tham gia và hỗ trợ lẫn nhau (x. Evangelii Gaudium, 192). Nhờ cách này, mọi người trở thành chủ đạo của lợi ích chung, nơi mà người yếu, người nghèo và người nhỏ bé nhất không còn bị coi là đồ bỏ khiến cỗ máy hết hoạt động, nhưng như các công dân và anh chị em được hoàn toàn hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Thật vậy, cách họ được đối xử là chỉ số tốt nhất cho thấy sự tốt đẹp thực sự của mô hình xã hội mà người ta đang cố gắng xây dựng. Chỉ khi nào một xã hội biết quan tâm đến các thành viên thiệt thòi nhất của mình, nó mới có thể được coi là thực sự dân sự.

Toàn bộ diễn trình này cần phải có một trái tim và một linh hồn, và một mục tiêu rõ ràng cần đạt được, một mục tiêu không phải do những cân nhắc bên ngoài hay bởi sức mạnh ngày càng tăng của các trung tâm tài chính cao cấp áp đặt, mà bởi một ý thức về tính trung tâm của con người và các quyền lợi bất khả nhượng của họ (xem Evangelii Gaudium, 203). Muốn có sự phát triển hài hòa và bền vững, thực hành cụ thể tình liên đới và bác ái, và sự quan tâm gia tăng của các lực lượng xã hội, dân sự và chính trị để theo đuổi lợi ích chung, chỉ hiện đại hóa các lý thuyết kinh tế, hoặc các kỹ thuật và khả năng chuyên môn là điều không đủ, bất kể tự chúng có cần thiết bao nhiêu đi nữa. Nó đòi hỏi việc phát triển không những các điều kiện vật chất mà còn cả linh hồn của nhân dân qúi vị.

Về vấn đề này, các Giáo hội Kitô giáo có thể giúp tái khám phá và củng cố trái tim đang đập vốn là nguồn cho hành động chính trị và xã hội dựa trên phẩm giá con người và dẫn đến việc cam kết làm việc công bằng và rộng lượng vì lợi ích chung tổng thể. Đồng thời, các giáo hội này tìm cách trở thành một phản ánh đáng tin cậy của sự hiện diện của Thiên Chúa và là nhân chứng hấp dẫn cho các công trình của Người, khi họ phát triển trong tình bằng hữu và hợp tác hỗ tương đích thực. Đây là con đường mà Giáo Hội Công Giáo muốn đi theo. Giáo Hội mong muốn đóng góp vào việc xây dựng xã hội. Giáo Hội mong muốn trở thành một dấu hiệu của sự hòa hợp với hy vọng hợp nhất và phục vụ nhân phẩm và lợi ích chung. Giáo Hội mong muốn hợp tác với chính quyền dân sự, với các Giáo hội khác và với mọi người thiện chí nam nữ, cùng hành trình với họ và đặt các tài năng chuyên biệt của mình phục vụ toàn thể cộng đồng. Giáo Hội Công Giáo không xa lạ gì với việc này; Giáo Hội tham gia đầy đủ tinh thần của quốc gia, như đã được chứng tỏ qua sự tham gia của tín hữu vào việc hình thành tương lai của đất nước và vào việc tạo ra và phát triển các cơ cấu giáo dục có tính hoà nhập và các hình thức hỗ trợ bác ái phù hợp với một nhà nước hiện đại. Bằng cách này, Giáo Hội mong muốn đóng góp vào việc xây dựng xã hội và đời sống dân sự và tinh thần ở lãnh thổ Lỗ Ma Ni xinh đẹp của qúi vị.

Thưa Ông Tổng thống,

Trong khi nguyện chúc cho Lỗ Ma Ni được thịnh vượng và hòa bình, tôi cầu xin Thiên Chúa đổ tràn phúc lành của Người xuống Ông Tổng thống, gia đình ông, xuống mọi người hiện diện ở đây, và xuống mọi người dân của đất nước.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Lỗ Ma Ni!
 
Hoa trái của đại kết bằng máu: Cuộc gặp gỡ huynh đệ quá đẹp giữa Công Giáo và Chính Thống ở Bucarest
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:03 01/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau các nghi thức đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha tại Phủ Tổng Thống Rumani và cuộc gặp gỡ với chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn; lúc 15:45, Ðức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Daniel là Giáo Chủ Chính Thống Giáo Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa Đức Thượng Phụ,

Các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục đáng kính của Thánh Hội Đồng

Cristos a înviat! [Chúa Kitô đã sống lại!] Sự phục sinh của Chúa là trung tâm trong lời rao giảng của các thánh Tông đồ được các Giáo Hội của chúng ta truyền lại và bảo tồn. Vào ngày lễ Phục sinh, các Tông đồ vui mừng khi thấy Chúa Sống lại (x. Ga 20,20). Anh em thân mến, trong mùa Phục Sinh này, tôi cũng vui mừng khi thấy một hình ảnh phản chiếu của Người trên khuôn mặt các anh em. Hai mươi năm trước đây, tại Thánh Hội Đồng này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Tôi đã đến để chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa Kitô được ghi khắc trên Giáo Hội của anh em; Tôi đã đến để kính viếng khuôn mặt đau khổ này, là bảo chứng cho những hy vọng mới của anh em”(Diễn từ trước Đức Thượng Phụ Teoctist và Thánh Hội Đồng, ngày 8 tháng năm 1999: Insegnamenti XXII.1 [1999], 938). Hôm nay tôi cũng đã đến đây với tư cách là một người hành hương, một người anh em trong cuộc lữ hành trần thế, mong muốn được nhìn thấy thiên nhan Chúa trên khuôn mặt những người anh em của tôi. Khi tôi đang nhìn anh em vào lúc này đây, tôi muốn gởi đến anh em lời cảm ơn chân thành vì sự chào đón của anh em.

Những mối liên kết trong đức tin hiệp nhất chúng ta đã có từ thời các Thánh Tông đồ, là những nhân chứng của Chúa Giêsu phục sinh và đặc biệt là mối liên kết giữa Thánh Phêrô và Thánh Anrê, là người theo truyền thống đã mang đức tin đến những vùng đất này. Là anh em ruột thịt với nhau (x. Mc 1: 16-18), hai vị cũng là những người anh em với nhau trong cách thế rất đặc biệt thể hiện nơi việc cùng đổ máu vì Chúa. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng có một dòng máu huynh đệ đi trước chúng ta và, giống như một dòng chảy thầm lặng và mang lại sự sống đang tiếp tục chảy qua nhiều thế kỷ, chưa bao giờ ngừng nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta trên cuộc hành trình của mình.

Ở đây, cũng như ở nhiều nơi khác hiện nay, anh em đã trải qua cuộc vượt qua từ cái chết đến sự phục sinh: những người con nam nữ của đất nước này, từ các Giáo Hội và cộng đồng Kitô khác nhau, đã biết thế nào là ngày Thứ Sáu bách hại, ngày thứ Bảy chịu đựng trong im lặng trước khi đạt đến Chúa Nhật Phục sinh. Đã có biết bao những vị tử đạo và những vị hiển tu! Trong quá khứ gần đây, đã có biết bao người, từ những hệ phái [Kitô] khác nhau, đứng cạnh nhau trong các nhà tù để lần lượt hỗ trợ lẫn nhau! Ngày nay, tấm gương của họ chói ngời trước chúng ta và trước cả những người trẻ, những người [may mắn] không phải trải qua những tình trạng bi thảm đó. Những gì họ phải chịu đựng, thậm chí đến độ hy sinh mạng sống, là một gia tài quá quý giá không thể bị coi thường hoặc nhạt phai. Đó là một di sản chung hiệu triệu chúng ta hãy gần gũi với nhau như anh chị em, những người cùng chia sẻ di sản đó. Chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Kitô trong đau khổ và nỗi buồn, và hiệp nhất với Chúa Kitô trong sự phục sinh, để “cả chúng ta cũng có thể tiến bước trong sự mới mẻ của cuộc sống” (Rm 6: 4).

Thưa Đức Thượng Phụ, các anh em thân mến, hai mươi lăm năm trước, cuộc gặp gỡ giữa các vị Tiền nhiệm của chúng ta là một ân sủng Phục Sinh, một sự kiện không chỉ góp phần làm mới quan hệ giữa Chính thống giáo và Công Giáo ở Rumani, mà còn đóng góp cho cuộc đối thoại Chính thống và Công Giáo nói chung. Chuyến thăm đó, là lần đầu tiên một Giám mục Rôma đến với một đất nước đa số theo Chính thống giáo, đã mở đường cho các sự kiện tương tự khác. Ở đây tôi nhớ đến với lòng biết ơn Đức Thượng Phụ Teoctist. Làm sao chúng ta lại có thể quên nhắc nhớ lời tự phát của ngài “Hiệp nhất, hiệp nhất!” được thốt lên ở đây, tại Bucharest này, trong những ngày đó! Đó là một lời tuyên bố về niềm hy vọng trỗi dậy từ dân Chúa, một lời tiên tri đã khai mở một thời đại mới: thời đại cùng nhau hành trình tái khám phá và hồi sinh tình huynh đệ mà ngay bây giờ đang hợp nhất chúng ta. Và cuộc gặp gỡ này đã là một sự hiệp nhất.

Hành trình cùng với sức mạnh của ký ức. Không phải ký ức về những sai lầm phải chịu đựng và gây ra, những phán xét và định kiến, cũng như những vạ tuyệt thông khiến chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn và chỉ mang lại sự cằn cỗi. Thay vào đó, ký ức về cội nguồn: về những thế kỷ đầu tiên khi Tin Mừng, được rao giảng với sự táo bạo và tinh thần tiên tri, đã gặp gỡ và giác ngộ các dân tộc và những nền văn hóa mới; ký ức về những thế kỷ đầu tiên của các vị tử đạo, về các Giáo Phụ và những vị hiển tu, ký ức về sự thánh thiện hàng ngày được sống và làm chứng bởi rất nhiều người đơn sơ chia sẻ cùng một niềm tin nơi Chúa Kitô, về những thế kỷ đầu tiên khi Tin Mừng được loan báo với tất cả sự thẳng thắn, tự do và với tinh thần ngôn sứ. Tạ ơn Chúa, gốc rễ của chúng ta thật đẹp, thật mạnh mẽ và chắc chắn, và, cho dù sự tăng trưởng của chúng ta lúc này lúc khác đã trải qua những khúc quanh và ngã rẽ, chúng ta được mời gọi, như Vịnh Gia, để nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những gì Chúa đã thực hiện giữa chúng ta và dâng lên Ngài một bài hát ca ngợi lẫn nhau (x. Tv 77: 6.12-13). Việc ghi nhớ các bước được thực hiện và hoàn thành cùng nhau khuyến khích chúng ta tiến tới tương lai với một nhận thức rõ ràng về sự khác biệt giữa chúng ta, nhưng trên hết là để tạ ơn bầu khí gia đình được tái khám phá và một ký ức hiệp thông được hồi sinh, giống như một ngọn đèn, có khả năng thắp sáng những bước đi trong cuộc hành trình của chúng ta.

Hành trình cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta có một ví dụ về cách thế Chúa chúng ta hành động vào buổi chiều Phục sinh khi Ngài đi bên cạnh các môn đệ trên đường Emmaus. Họ đã thảo luận về tất cả những gì đã xảy ra, những lo lắng, do dự và những nghi vấn của mình. Ở đó, Chúa lắng nghe một cách kiên nhẫn và tham gia vào cuộc đối thoại chân thành với họ, giúp họ hiểu rõ và thấu hiểu những gì đã xảy ra (x. Lc 24: 15-27).

Cả chúng ta cũng cần lắng nghe Chúa, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi thế giới của chúng ta đã trải qua những thay đổi nhanh chóng về văn hóa và xã hội. Sự phát triển công nghệ và sự thịnh vượng kinh tế có thể đã mang lại lợi ích cho nhiều người, nhưng còn có nhiều người hơn vẫn bị loại trừ một cách vô vọng, trong khi hiện tượng toàn cầu hóa có xu hướng san bằng những khác biệt đã góp phần vào việc làm mất gốc những giá trị truyền thống và làm suy yếu đạo đức và đời sống xã hội, mà gần đây chúng ta phải chứng kiến những cảm giác sợ hãi ngày càng tăng, thường được khéo léo vun bồi, dẫn đến thái độ từ chối và thù ghét. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau để đừng chịu khuất phục trước những cám dỗ của một “nền văn hóa thù ghét”, một nền văn hóa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, có lẽ không đến mức là một ý thức hệ như trong thời điểm xảy ra những bách hại của chủ nghĩa vô thần, nhưng thuyết phục hơn và không kém phần duy vật. Thông thường, nó được ngụy trang như một con đường để phát triển xem ra có vẻ nhanh chóng và dễ dàng, nhưng trong thực tế chỉ là thờ ơ và hời hợt. Sự suy yếu của những ràng buộc xã hội, dẫn đến sự cô lập, có tác động đặc biệt đến tế bào cơ bản của xã hội, là gia đình. Nó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vươn ra và tham gia vào những khó khăn mà anh chị em của chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là những người trẻ, không phải với sự nản lòng và hoài cổ, như của các môn đệ trên đường Emmaus, nhưng với mong muốn truyền đạt Chúa Giêsu phục sinh, là trung tâm của hy vọng. Cùng với anh chị em của chúng ta, chúng ta cần lắng nghe Chúa một lần nữa, để trái tim chúng ta có thể bùng cháy trong chúng ta và lời rao giảng của chúng ta không trở nên yếu ớt (thượng dẫn, Câu 32,35). Chúng ta cần để cho trái tim của chúng ta được sưởi ấm bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Cuộc hành trình đi đến hồi kết, giống như tại Emmaus, với lời cầu nguyện kiên định rằng Chúa vẫn ở lại với chúng ta (xem câu 28-29). Chúa là Đấng đã được tỏ ra trong việc bẻ bánh (câu. 30-31), mời gọi chúng ta sống bác ái, để phục vụ lẫn nhau, để “dâng lên Thiên Chúa” trước khi chúng ta “nói về Thiên Chúa”, Ngài mời gọi chúng ta hướng đến một sự thiện không phải một cách thụ động, nhưng được chuẩn bị để đứng dậy và cất bước, đến với một sự phục vụ tích cực và hợp tác (xem câu 33). Chúng ta thấy một ví dụ tuyệt vời về điều này trong nhiều cộng đồng Chính thống Rumani hợp tác hiệu quả với nhiều giáo phận Công Giáo ở Tây Âu nơi họ hiện diện. Trong nhiều trường hợp, một mối quan hệ tin tưởng hỗ tương và tình bạn đã phát triển, đặt nền móng trong tình huynh đệ và được nuôi dưỡng bằng những cử chỉ cụ thể của sự chấp nhận, hỗ trợ và đoàn kết. Thông qua sự phát triển của sự hiểu biết lẫn nhau này, nhiều người Công Giáo và Chính thống Rumani đã phát hiện ra rằng họ không phải là người lạ, mà là anh chị em và bằng hữu với nhau.

Hành trình cùng nhau hướng tới một ngày lễ Ngũ tuần mới. Con đường phía trước chúng ta dẫn từ Lễ Phục Sinh đến Lễ Ngũ Tuần: từ buổi bình minh của lễ Phục sinh hiệp nhất ló dạng ở đây hai mươi năm trước, chúng ta đã bắt đầu hướng tới một Lễ Ngũ Tuần mới. Đối với các môn đệ, lễ Phục sinh đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình mới, ngay cả khi nỗi sợ hãi và sự bất định của họ chưa tan biến. Tình trạng ấy kéo dài cho đến ngày Lễ Ngũ Tuần, khi, tập trung quanh Mẹ Thánh của Thiên Chúa, các Tông đồ, trong một Thần khí và sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ, đã làm chứng cho Chúa Phục sinh bằng lời nói và cuộc sống của họ. Cuộc hành trình của chúng ta đã bắt đầu một lần nữa với sự chắc chắn rằng chúng ta là anh chị em đi bên cạnh nhau, chia sẻ đức tin dựa trên sự phục sinh của cùng một Chúa. Từ lễ Phục sinh đến ngày lễ Ngũ tuần là thời gian quy tụ và cầu nguyện cùng nhau dưới sự bảo vệ của Mẹ Thánh của Thiên Chúa, là thời gian cầu khẩn Thánh Linh cho nhau. Cầu xin Chúa Thánh Thần làm mới chúng ta, vì Người coi thường sự đồng nhất và thích hình thành sự hiệp nhất từ sự đa dạng đẹp đẽ và hài hòa nhất. Cầu xin ngọn lửa của Người thiêu đốt sự thiếu tự tin của chúng ta và hơi thở của Người xóa tan sự do dự ngăn chúng ta làm chứng cùng nhau với cuộc sống mới mà Ngài trao ban cho chúng ta. Cầu xin Ngài, là Đấng xây dựng tình huynh đệ, ban cho chúng ta ân sủng để đi bên cạnh nhau. Cầu xin Ngài, là Đấng tạo ra sự mới mẻ, làm cho chúng ta can đảm khi chúng ta trải nghiệm những cách thế chia sẻ và những cách truyền giáo chưa từng có. Cầu xin Ngài, là sức mạnh của các vị tử đạo, đừng để chúng ta biến hồng ân tự hiến của Ngài ra vô ích.

Thưa Đức Thượng Phụ và các anh em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau hành trình, để ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và vì thiện ích chung của chúng ta, khi chúng ta tìm cách giúp các anh chị em của chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu. Một lần nữa tôi bảo đảm với anh em về lòng biết ơn của tôi và tình cảm, tình bạn, tình huynh đệ và lời cầu nguyện của tôi, và của Giáo Hội Công Giáo.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News