Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thăng Thiên
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:34 23/05/2017
Lễ Thăng Thiên
<b>Truyền Thông Cổ Võ Nền Văn Hóa Gặp Gỡ
Lễ Thăng Thiên kính nhớ việc Chúa Giêsu “lên trời”, được cử hành vào ngày thứ 40 sau Lễ Phục Sinh (x. Mc 16, 19-20; Cv 1,1-11).
Sự kiện Chúa Giêsu thăng thiên đánh dấu việc Người trở về “nơi” mà Người đã hiện hữu trước khi nhập thể (x. Ga 3,13). Lễ này nói lên việc nhân tính của Người tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa một cách vĩnh viễn (x. Ga 16,28; 17,5). Nó đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh hữu hình của Chúa Giêsu ở trần gian và khởi đầu sứ mệnh của Giáo Hội. Vào chính ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh, được siêu thăng và “ngự bên hữu Chúa Cha” trong thân xác vinh quang của Người rồi. Tuy nhiên, theo trình thuật của Thánh Luca, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu còn hiện ra nhiều lần với các môn đệ trong khoảng thời gian 40 ngày. Đây là thời gian Chúa Giêsu dùng để khẳng định sự Phục Sinh của Người, củng cố niềm tin của các môn đệ, hoàn tất việc giảng dạy và sai các ông đi rao giảng Phúc Âm.Với biến cố thăng thiên, Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác hữu hình như trước kia, nhưng Người vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20) theo phương cách mới - theo quyền năng của Chúa Thánh Thần, với tư cách là Chúa của vũ trụ (x. Pl 2,10-11). (x.Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN).
Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ. Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Chúa lên trời vì Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Người không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
Chúa lên trời với cung cách hiện diện mới, trao sứ vụ cho các Tông đồ và Giáo Hội tiếp nối sứ mạng loan báo Tin mừng yêu thương.
1. Hiện diện mới
Chúa Giêsu đã tiên báo với các môn đệ : “Thầy đến cùng Chúa Cha”. Lời này được lập lại 7 lần trong khung cảnh tiệc ly (x.Ga 14, 12.28; 16, 5.10.28; 17,11.13), đến nỗi trong số các môn đệ tự hỏi lời nói đó có ý nghĩa gì (Ga 16,17). Đối với Chúa Giêsu, Người không đi đến một nơi nào khác, nhưng Người đến với một người, đó chính là Chúa Cha. Chúa Giêsu coi cuộc sống ở trần gian và những hoạt động của mình như một hành trình đi đến với Chúa Cha, như một cuộc về trời với Chúa Cha. Khi hiện ra với Maria Madalena, Chúa Phục Sinh nói: “Đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em (Ga 20,17). Như thế, Gioan không kể về việc “lên cùng Chúa Cha” như một “nơi chốn”, Người không đến một nơi chốn (trời), nhưng đến với một người, đó chính là “Cha của Người và cũng là Chúa của anh em”.
Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt.Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới. Các lời nguyện và Kinh Tiền Tụng của lễ Thăng Thiên cũng chứa đựng ý nghĩa này: “Người lên trời không phải để lìa xa chúng con là những kẻ yếu đuối, nhưng vì là đầu và là Thủ Lãnh, nên Người đã đi trước, để chúng con là những chi thể của Người vững một niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo”.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa.Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người.Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
2. Trao Sứ Vụ
Chúa về trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
3. Truyền Thông nền văn hóa gặp gỡ yêu thương
Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội.
Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1Ga1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo.Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.
Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại, vốn là một phần thiết yếu của cuộc sống, cách riêng đối với những người trẻ” (Sứ điệp Truyền thông 49).
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 51, Đức Thánh Cha Phanxicô đã so sánh công việc truyền thông như những chiếc máy xay, hằng ngày “xay ra” những thông tin để cung cấp “lương thực bổ dưỡng” cho người khác. Muốn xay ra được những “thức ăn bổ dưỡng” như thế, truyền thông phải mang tính xây dựng, cổ võ nền văn hóa gặp gỡ và loại bỏ định kiến với người khác, hầu giúp mọi người có cái nhìn thực tế và tin tưởng đối với thế giới. Truyền thông phải truyền cảm hứng cho người-tiếp-nhận-thông-tin biết tìm đến với các thông tin tích cực, có trách nhiệm và cung cấp những câu chuyện mang “tin vui” đích thực.Câu chuyện sẽ mang “tin vui” đích thực khi chuyển tải được niềm hy vọng, ngay cả khi kể lại những sự kiện chất chứa nhiều thất bại cay đắng, vì biết rằng Đức Kitô vẫn hiện diện nơi các sự kiện ấy. “Tin vui” ấy chính là Đức Kitô, Đấng đã thực hiện lời hứa “Ta ở với ngươi” của Thiên Chúa.
Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Người sẽ dùng internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ,Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới.
Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. “Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa kèm theo một trách nhiệm lớn lao”; “Internet có thể được sử dụng một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội lành mạnh và mở ra để sẻ chia” (Sứ điệpTruyền thông 50).
Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần cổ võ nền văn hóa gặp gỡ và tích cực loan báo tin vui bình an yêu thương.
<b>Truyền Thông Cổ Võ Nền Văn Hóa Gặp Gỡ
Lễ Thăng Thiên kính nhớ việc Chúa Giêsu “lên trời”, được cử hành vào ngày thứ 40 sau Lễ Phục Sinh (x. Mc 16, 19-20; Cv 1,1-11).
Sự kiện Chúa Giêsu thăng thiên đánh dấu việc Người trở về “nơi” mà Người đã hiện hữu trước khi nhập thể (x. Ga 3,13). Lễ này nói lên việc nhân tính của Người tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa một cách vĩnh viễn (x. Ga 16,28; 17,5). Nó đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh hữu hình của Chúa Giêsu ở trần gian và khởi đầu sứ mệnh của Giáo Hội. Vào chính ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh, được siêu thăng và “ngự bên hữu Chúa Cha” trong thân xác vinh quang của Người rồi. Tuy nhiên, theo trình thuật của Thánh Luca, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu còn hiện ra nhiều lần với các môn đệ trong khoảng thời gian 40 ngày. Đây là thời gian Chúa Giêsu dùng để khẳng định sự Phục Sinh của Người, củng cố niềm tin của các môn đệ, hoàn tất việc giảng dạy và sai các ông đi rao giảng Phúc Âm.Với biến cố thăng thiên, Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác hữu hình như trước kia, nhưng Người vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20) theo phương cách mới - theo quyền năng của Chúa Thánh Thần, với tư cách là Chúa của vũ trụ (x. Pl 2,10-11). (x.Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN).
Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ. Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Chúa lên trời vì Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Người không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
Chúa lên trời với cung cách hiện diện mới, trao sứ vụ cho các Tông đồ và Giáo Hội tiếp nối sứ mạng loan báo Tin mừng yêu thương.
1. Hiện diện mới
Chúa Giêsu đã tiên báo với các môn đệ : “Thầy đến cùng Chúa Cha”. Lời này được lập lại 7 lần trong khung cảnh tiệc ly (x.Ga 14, 12.28; 16, 5.10.28; 17,11.13), đến nỗi trong số các môn đệ tự hỏi lời nói đó có ý nghĩa gì (Ga 16,17). Đối với Chúa Giêsu, Người không đi đến một nơi nào khác, nhưng Người đến với một người, đó chính là Chúa Cha. Chúa Giêsu coi cuộc sống ở trần gian và những hoạt động của mình như một hành trình đi đến với Chúa Cha, như một cuộc về trời với Chúa Cha. Khi hiện ra với Maria Madalena, Chúa Phục Sinh nói: “Đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em (Ga 20,17). Như thế, Gioan không kể về việc “lên cùng Chúa Cha” như một “nơi chốn”, Người không đến một nơi chốn (trời), nhưng đến với một người, đó chính là “Cha của Người và cũng là Chúa của anh em”.
Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt.Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới. Các lời nguyện và Kinh Tiền Tụng của lễ Thăng Thiên cũng chứa đựng ý nghĩa này: “Người lên trời không phải để lìa xa chúng con là những kẻ yếu đuối, nhưng vì là đầu và là Thủ Lãnh, nên Người đã đi trước, để chúng con là những chi thể của Người vững một niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo”.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa.Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người.Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
2. Trao Sứ Vụ
Chúa về trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
3. Truyền Thông nền văn hóa gặp gỡ yêu thương
Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội.
Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1Ga1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo.Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.
Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại, vốn là một phần thiết yếu của cuộc sống, cách riêng đối với những người trẻ” (Sứ điệp Truyền thông 49).
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 51, Đức Thánh Cha Phanxicô đã so sánh công việc truyền thông như những chiếc máy xay, hằng ngày “xay ra” những thông tin để cung cấp “lương thực bổ dưỡng” cho người khác. Muốn xay ra được những “thức ăn bổ dưỡng” như thế, truyền thông phải mang tính xây dựng, cổ võ nền văn hóa gặp gỡ và loại bỏ định kiến với người khác, hầu giúp mọi người có cái nhìn thực tế và tin tưởng đối với thế giới. Truyền thông phải truyền cảm hứng cho người-tiếp-nhận-thông-tin biết tìm đến với các thông tin tích cực, có trách nhiệm và cung cấp những câu chuyện mang “tin vui” đích thực.Câu chuyện sẽ mang “tin vui” đích thực khi chuyển tải được niềm hy vọng, ngay cả khi kể lại những sự kiện chất chứa nhiều thất bại cay đắng, vì biết rằng Đức Kitô vẫn hiện diện nơi các sự kiện ấy. “Tin vui” ấy chính là Đức Kitô, Đấng đã thực hiện lời hứa “Ta ở với ngươi” của Thiên Chúa.
Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Người sẽ dùng internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ,Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới.
Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. “Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa kèm theo một trách nhiệm lớn lao”; “Internet có thể được sử dụng một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội lành mạnh và mở ra để sẻ chia” (Sứ điệpTruyền thông 50).
Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần cổ võ nền văn hóa gặp gỡ và tích cực loan báo tin vui bình an yêu thương.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chân dung vị tân Hồng Y Gregorio Rosa Chavez
Đặng Tự Do
02:38 23/05/2017
Vào ngày 28 tháng Sáu tới đây, Đức Cha Gregorio Rosa Chavez, sẽ là vị Hồng Y tiên khởi của El Salvador trong một trường hợp gây lúng túng không ít cho hàng giáo phẩm quốc gia này.
Đức Thánh Cha đã không chọn Đức Tổng Giám Mục Jose Luis Escobar Alas, năm nay mới 58 tuổi để vinh thăng Hồng Y; nhưng đã chọn một Giám Mục Phụ Tá. Hơn thế nữa vị Giám Mục Phụ Tá này trên thực tế chỉ là một cha sở ở một họ đạo ven đô của thủ đô San Salvador.
Vị Hồng Y tân cử là con của một nông dân nghèo. Nghèo đến mức, trong thời niên thiếu, cậu Rosa Chavez chưa từng bao giờ dám mơ ước trở thành một linh mục. Nhưng khi được 14 tuổi, cha cậu đã nhờ một người bạn đưa cậu vào một chủng viện.
Cậu Rosa Chavez có một sự thích thú đặc biệt với radio. Mở mắt dậy là cậu nghe radio; và luôn kết thúc một ngày với chiếc radio bên tai khi đang chìm dần vào giấc ngủ.
Biết ngài có hứng thú đặc biệt với công việc phát thanh; năm 1977, khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục San Salvador; Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero đã bổ nhiệm cha Rosa Chavez làm chánh văn phòng truyền thông của Ngài. Cha Rosa Chavez thành lập một đài phát thanh; và cùng nhau hai vị đối diện với những khoảnh khắc khó khăn nhất của Giáo Hội trong thời kỳ nội chiến tại nước này.
Chính đài phát thanh này đã phát ra những lời nổi tiếng của Đức Tổng Giám Mục Óscar Romero:
“Trước lệnh giết người do ai đó ban ra, luật pháp của Thiên Chúa theo đó ‘Ngươi chớ giết người!’ phải thắng thế. Không một người lính nào có nghĩa vụ phải tuân theo một lệnh lạc chống lại luật pháp của Thiên Chúa... nhân danh dân tộc đau khổ này, dân tộc mà tiếng kêu than của họ bay tới trời cao càng ngày càng thống thiết hơn, tôi van xin anh em, tôi khẩn cầu anh em, và tôi ra lệnh cho anh em nhân danh Thiên Chúa, ngưng ngay tức khắc sự đàn áp này”.
Một ngày sau diễn từ nẩy lửa này, hôm 24 tháng Ba, năm 1980, Đức Tổng Giám Mục Óscar Romero bị bắn chết.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục Fernando Sáenz Lacalle là người kế vị Đức Tổng Giám Mục Romero qua đời vào năm 1994, nhiều người tin rằng cha Rosa Chavez sẽ lên thay, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra.
Cha Rosa Chavez đã rất thẳng thắn trong cuộc chiến chống lại sự lạm dụng quyền hành của chính phủ, công khai chỉ trích chính phủ đã giết hại sáu linh mục Dòng Tên vào năm 1989. Chính phủ El Salvador chụp mũ ngài là “cộng sản” và ngài nhiều lần bị dọa giết.
Tuy nhiên, trong lòng các tín hữu, Đức Cha Phụ Tá Rosa Chavez nổi danh là một người bình dân, hiền hoà, chậm bất bình và nhanh chóng mỉm cười.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nói: chiến tranh tại Mosul sắp kết thúc – 16,000 quân thánh chiến Hồi Giáo tử trận
Đặng Tự Do
07:28 23/05/2017
Hôm thứ Hai 22 tháng 5, trong cuộc điều trần tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông Jan Kubis vừa trở về từ Iraq nói cuộc chiến giải phóng Mosul sắp chấm dứt và ngày tàn của cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo” đang đếm từng ngày.
Tuy nhiên, vị đặc sứ của Liên Hiệp Quốc tại Iraq nói cuộc chiến vẫn còn là “một thách đố to lớn” về nhân đạo, vì các chiến binh thánh chiến đang ráo riết sử dụng thường dân làm lá chắn sống trong “một nỗ lực cuối cùng trình bày trước thế giới sự tàn bạo vô nhân đạo vốn có của những kẻ khủng bố”.
Ông Kubis đã lên tiếng ca ngợi các lực lượng an ninh Iraq và liên quân trước các cố gắng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt động quân sự trên thường dân “thậm chí nếu điều đó đi kèm với giá phải trả là chiến dịch này phải kéo dài và thương vong cao của quân đội”.
Chiến dịch giải phóng Mosul đã được khởi sự từ đêm 16 rạng 17 tháng 10, năm ngoái 2016 và đã kéo dài hơn 7 tháng.
Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Iraq, tính đến ngày 16 tháng 5, phía Iraq có 774 binh sĩ bị thiệt mạng và hơn 4,600 người bị thương. Quân Kurd thiệt mất 30 binh sĩ và khoảng 100 người bị thương. Hoa Kỳ có 2 quân nhân bị thiệt mạng trong khi Iran có 2 người bị giết.
Khoảng 5,000 dân thường bị thiệt mạng và 3,000 người khác bị thương. Theo ước lượng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, hơn 630,000 người phải tị nạn chiến cuộc.
Theo ước lượng của Bộ Quốc Phòng Iraq, 16,000 quân thánh chiến Hồi Giáo đã tử trận trong 7 tuần qua. Số quân thánh chiến Hồi Giáo còn lại khoảng 600 người vẫn kiểm soát được khoảng 5% diện tích Mosul và vẫn dùng dân thường làm bia đỡ đạn, chiến đấu cho đến chết chứ không đầu hàng.
Tuy nhiên, vị đặc sứ của Liên Hiệp Quốc tại Iraq nói cuộc chiến vẫn còn là “một thách đố to lớn” về nhân đạo, vì các chiến binh thánh chiến đang ráo riết sử dụng thường dân làm lá chắn sống trong “một nỗ lực cuối cùng trình bày trước thế giới sự tàn bạo vô nhân đạo vốn có của những kẻ khủng bố”.
Ông Kubis đã lên tiếng ca ngợi các lực lượng an ninh Iraq và liên quân trước các cố gắng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt động quân sự trên thường dân “thậm chí nếu điều đó đi kèm với giá phải trả là chiến dịch này phải kéo dài và thương vong cao của quân đội”.
Chiến dịch giải phóng Mosul đã được khởi sự từ đêm 16 rạng 17 tháng 10, năm ngoái 2016 và đã kéo dài hơn 7 tháng.
Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Iraq, tính đến ngày 16 tháng 5, phía Iraq có 774 binh sĩ bị thiệt mạng và hơn 4,600 người bị thương. Quân Kurd thiệt mất 30 binh sĩ và khoảng 100 người bị thương. Hoa Kỳ có 2 quân nhân bị thiệt mạng trong khi Iran có 2 người bị giết.
Khoảng 5,000 dân thường bị thiệt mạng và 3,000 người khác bị thương. Theo ước lượng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, hơn 630,000 người phải tị nạn chiến cuộc.
Theo ước lượng của Bộ Quốc Phòng Iraq, 16,000 quân thánh chiến Hồi Giáo đã tử trận trong 7 tuần qua. Số quân thánh chiến Hồi Giáo còn lại khoảng 600 người vẫn kiểm soát được khoảng 5% diện tích Mosul và vẫn dùng dân thường làm bia đỡ đạn, chiến đấu cho đến chết chứ không đầu hàng.
Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Ả Rập chống lại việc giết hại các tín hữu Kitô
Đặng Tự Do
07:20 23/05/2017
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo Ả Rập diễn ra tại Riyadh, tổng thống Donald Trump nói về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cuộc bách hại người Do Thái và các Kitô hữu.
Ông nói:
“Đây không phải là một trận chiến giữa các tôn giáo khác nhau, các giáo phái khác nhau, hoặc các nền văn minh khác nhau. Đây là một trận chiến chống lại những tên tội phạm dã man là những kẻ tìm cách tiêu diệt đời sống con người, nhân danh tôn giáo.”
“Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Điều đó có nghĩa là đối diện một cách trung thực với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và các hình thái khủng bố Hồi giáo. Chúng ta phải dừng lại những gì họ đang làm để kích động, vì họ không linh hứng điều gì khác hơn là giết người.”
Tổng thống Trump nói thêm:
“Và nó có nghĩa là đứng chung với nhau chống lại việc giết người những người Hồi giáo vô tội, áp bức phụ nữ, đàn áp người Do Thái, và tàn sát các Kitô hữu. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải hoàn toàn rõ ràng về điều này – sự man rợ sẽ chẳng mang lại cho các bạn chút vinh quang nào”.
Ông nói:
“Đây không phải là một trận chiến giữa các tôn giáo khác nhau, các giáo phái khác nhau, hoặc các nền văn minh khác nhau. Đây là một trận chiến chống lại những tên tội phạm dã man là những kẻ tìm cách tiêu diệt đời sống con người, nhân danh tôn giáo.”
“Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Điều đó có nghĩa là đối diện một cách trung thực với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và các hình thái khủng bố Hồi giáo. Chúng ta phải dừng lại những gì họ đang làm để kích động, vì họ không linh hứng điều gì khác hơn là giết người.”
Tổng thống Trump nói thêm:
“Và nó có nghĩa là đứng chung với nhau chống lại việc giết người những người Hồi giáo vô tội, áp bức phụ nữ, đàn áp người Do Thái, và tàn sát các Kitô hữu. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải hoàn toàn rõ ràng về điều này – sự man rợ sẽ chẳng mang lại cho các bạn chút vinh quang nào”.
Phản ứng của Tòa Thánh về vụ đánh bom khủng bố tại Manchester
Đặng Tự Do
16:37 23/05/2017
Toàn văn bức điện như sau:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vô cùng đau buồn khi được biết về những thương vong bi thảm gây ra bởi cuộc tấn công dã man ở Manchester, và ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai chịu ảnh hưởng bởi hành động bạo lực vô nghĩa này. Ngài ca ngợi các nỗ lực quảng đại của các nhân viên cấp cứu, an ninh và bảo đảm những lời cầu nguyện của ngài dành cho những người bị thương, và cho tất cả người đã chết. Đức Thánh Cha lưu tâm đặc biệt đến những trẻ em và thanh thiếu niên đã bị thiệt mạng, và các gia đình đang đau buồn của các em, ngài cầu xin Chúa ban cho quốc gia này ân sủng của hòa bình, ơn chữa lành và sức mạnh.”
Vụ nổ đã xảy ra lúc 22h30 ngày thứ Hai 22 tháng 5, sau khi buổi hòa nhạc do nữ ca sĩ người Mỹ Ariana Grande biểu diễn đã kết thúc; đèn đã bật sáng; và các nhân viên an ninh đã bắt đầu mất cảnh giác sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi.
Bọn khủng bố Hồi giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này trong đó đa số các nạn nhân là các thanh thiếu niên. Đây là cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất tại Anh chỉ sau vụ nổ bom ở hệ thống xe điện ở Luân đôn vào tháng 7 năm 2005, giết hại 52 người.
Top Stories
Indonésie: Condamné à deux ans de prison, l’ancien gouverneur Ahok renonce à faire appel
Eglises d'Asie
11:01 23/05/2017
Condamné le 9 mai dernier contre toute attente à deux ans de prison pour « blasphème » et incarcéré depuis dans une cellule du quartier général des forces spéciales de l’armée indonésienne, l’ancien gouverneur de Djakarta, Basuki Tjahaja Purnama, dit ‘Ahok’, a indiqué lundi 21 mai, par l’intermédiaire de ses avocats, renoncer à faire appel. Le lendemain, lors d’une conférence de presse, son épouse, Veronica Tan, particulièrement émue, a lu une lettre manuscrite de son mari exposant les motivations de cette décision surprenante.
Après avoir remercié ses partisans de l’avoir porté dans leurs prières et de lui avoir fait parvenir livres, lettres et fleurs, Ahok explique avoir renoncé à la procédure « pour le bien de notre peuple et de notre nation ». Chrétien convaincu, il ajoute « [avoir] appris à pardonner et accepté » cette situation. « Je place mon espoir dans le Seigneur, maintenant et à jamais », écrit-il, en citant le psaume 123.
Les avocats de l’ancien gouverneur, qui entouraient Veronica Tan lors de la conférence de presse, ont largement commenté cette décision. L’un d’entre eux, I Wayan Sudirt, a déclaré que son client « [voulait] être au service du peuple », ajoutant qu’Ahok « [avait] confiance en la volonté de Dieu » ; un autre, Ronny Talapessy, a indiqué qu’Ahok redoutait des violences et un ralentissement de l’activité économique du pays.
Une décision destinée à « protéger le cœur de la nation »
La décision de l’ancien gouverneur a été saluée par une partie des observateurs locaux. « Ahok a montré qu’il disposait d’une âme d’homme d’Etat », analyse le P. Antonius Benny Susetyo, secrétaire national de l’Institut Setara pour la paix et la démocratie, une organisation non gouvernementale qui milite pour les droits de l’homme et la liberté religieuse en Indonésie. « Cette décision est juste, [Ahok] privilégie l’intérêt supérieur de la nation pour que cessent les divisions. »
Ces « divisions » font suite aux propos tenus par le gouverneur Ahok, chrétien issu de la minorité chinoise, lors d’une réunion publique organisée en septembre 2016 dans le cadre de la campagne électorale pour le poste de gouverneur de Djakarta. Commentant la sourate al maidah du Coran, il avait expliqué aux musulmans que ceux qui utilisaient ce passage des écritures leur mentaient lorsqu’ils leur disaient qu’il était illicite pour eux de voter pour un non-musulman. Quelques semaines plus tard, le FPI (Front des défenseurs de l’islam), une organisation radicale connue pour ses manifestations violentes et ses attaques contre les minorités, avait porté l’affaire en justice et le gouverneur avait été poursuivi pour « blasphème ».
Ce procès avait très largement parasité la campagne électorale (le Jakarta Post la qualifiant même de campagne « la plus sale » de l’histoire de la capitale indonésienne), au terme de laquelle Ahok, élu en 2012 et disposant d’un bilan plutôt favorable, avait été battu au deuxième tour des élections du 19 avril dernier. Pendant la campagne, de nombreuses manifestations avaient été organisées par les détracteurs d’Ahok, certains revendiquant même « la peine de mort » contre le gouverneur chrétien issu de la minorité chinoise.
Mobilisation des Nations Unies en faveur de la « libération immédiate » de l’ancien gouverneur
La condamnation à une peine de prison avait contraint le gouverneur Ahok à démissionner, alors que la fin de son mandat était officiellement prévue en octobre. Le vice-gouverneur Djarot Saiful Hidayat avait alors dû le remplacer dans ses fonctions. Mais surtout, ce procès avait profondément divisé la société, un éditorialiste du Jakarta Post dénonçant même « l’équivalent d’une erreur judiciaire », et mobilisé l’opinion publique internationale.
En effet, le 12 mai dernier, Champa Patel, directrice du bureau régional Asie du Sud-Est et Pacifique d’Amnesty International, dénonçait « l’iniquité fondamentale de la législation indonésienne sur le blasphème », réclamant son abrogation immédiate. « Ce jugement va ternir l’image de nation tolérante dont bénéficie l’Indonésie », ajoutait-elle. Pour le P. Magnis-Suseno, jésuite d’origine allemande installé en Indonésie depuis 1961, une voix discrète mais influente de la vie intellectuelle en Indonésie, et fervent artisan du dialogue interreligieux, « il semble se mettre en place une coalition silencieuse faite de généraux à la retraite et de militants islamiques ».
Quelques jours plus tard, le 21 mai, l’Organisation des Nations Unies avait contacté le président de la République, Joko Widodo, ancien gouverneur de Djakarta qu’Ahok avait remplacé à ce poste en 2014, pour solliciter la libération immédiate d’Ahok et la révision des dispositions pénales relatives au blasphème, soulignant une réelle atteinte à la liberté d’expression dans un pays où la majorité de la population est de confession musulmane. Premier pays musulman au monde, avec 200 millions de fidèles (soit 85 % de la population), l’Indonésie est une République démocratique dont Constitution garantit la liberté religieuse. Pour autant, le blasphème constitue un délit, prévu à l’article 156(a) du Code pénal, et puni de cinq ans d’emprisonnement.
Désormais, le sort de l’ancien gouverneur est entre les mains du ministère public. Celui-ci, qui avait requalifié l’infraction en « insulte », et requis une sanction bien inférieure à celle que les juges avaient prises en première instance, a interjeté appel. Contacté par la presse, le bureau du procureur s’est pour l’instant refusé à tout commentaire. (eda/pm)
Copyright Légende photo : Veronica Tan, en larmes, à la lecture de la lettre de l’ancien gouverneur Ahok, son époux, dans laquelle ce dernier indique renoncer à faire appel.
(Source: Eglises d'Asie, le 23 mai 2017)
Les avocats de l’ancien gouverneur, qui entouraient Veronica Tan lors de la conférence de presse, ont largement commenté cette décision. L’un d’entre eux, I Wayan Sudirt, a déclaré que son client « [voulait] être au service du peuple », ajoutant qu’Ahok « [avait] confiance en la volonté de Dieu » ; un autre, Ronny Talapessy, a indiqué qu’Ahok redoutait des violences et un ralentissement de l’activité économique du pays.
Une décision destinée à « protéger le cœur de la nation »
La décision de l’ancien gouverneur a été saluée par une partie des observateurs locaux. « Ahok a montré qu’il disposait d’une âme d’homme d’Etat », analyse le P. Antonius Benny Susetyo, secrétaire national de l’Institut Setara pour la paix et la démocratie, une organisation non gouvernementale qui milite pour les droits de l’homme et la liberté religieuse en Indonésie. « Cette décision est juste, [Ahok] privilégie l’intérêt supérieur de la nation pour que cessent les divisions. »
Ces « divisions » font suite aux propos tenus par le gouverneur Ahok, chrétien issu de la minorité chinoise, lors d’une réunion publique organisée en septembre 2016 dans le cadre de la campagne électorale pour le poste de gouverneur de Djakarta. Commentant la sourate al maidah du Coran, il avait expliqué aux musulmans que ceux qui utilisaient ce passage des écritures leur mentaient lorsqu’ils leur disaient qu’il était illicite pour eux de voter pour un non-musulman. Quelques semaines plus tard, le FPI (Front des défenseurs de l’islam), une organisation radicale connue pour ses manifestations violentes et ses attaques contre les minorités, avait porté l’affaire en justice et le gouverneur avait été poursuivi pour « blasphème ».
Ce procès avait très largement parasité la campagne électorale (le Jakarta Post la qualifiant même de campagne « la plus sale » de l’histoire de la capitale indonésienne), au terme de laquelle Ahok, élu en 2012 et disposant d’un bilan plutôt favorable, avait été battu au deuxième tour des élections du 19 avril dernier. Pendant la campagne, de nombreuses manifestations avaient été organisées par les détracteurs d’Ahok, certains revendiquant même « la peine de mort » contre le gouverneur chrétien issu de la minorité chinoise.
Mobilisation des Nations Unies en faveur de la « libération immédiate » de l’ancien gouverneur
La condamnation à une peine de prison avait contraint le gouverneur Ahok à démissionner, alors que la fin de son mandat était officiellement prévue en octobre. Le vice-gouverneur Djarot Saiful Hidayat avait alors dû le remplacer dans ses fonctions. Mais surtout, ce procès avait profondément divisé la société, un éditorialiste du Jakarta Post dénonçant même « l’équivalent d’une erreur judiciaire », et mobilisé l’opinion publique internationale.
En effet, le 12 mai dernier, Champa Patel, directrice du bureau régional Asie du Sud-Est et Pacifique d’Amnesty International, dénonçait « l’iniquité fondamentale de la législation indonésienne sur le blasphème », réclamant son abrogation immédiate. « Ce jugement va ternir l’image de nation tolérante dont bénéficie l’Indonésie », ajoutait-elle. Pour le P. Magnis-Suseno, jésuite d’origine allemande installé en Indonésie depuis 1961, une voix discrète mais influente de la vie intellectuelle en Indonésie, et fervent artisan du dialogue interreligieux, « il semble se mettre en place une coalition silencieuse faite de généraux à la retraite et de militants islamiques ».
Quelques jours plus tard, le 21 mai, l’Organisation des Nations Unies avait contacté le président de la République, Joko Widodo, ancien gouverneur de Djakarta qu’Ahok avait remplacé à ce poste en 2014, pour solliciter la libération immédiate d’Ahok et la révision des dispositions pénales relatives au blasphème, soulignant une réelle atteinte à la liberté d’expression dans un pays où la majorité de la population est de confession musulmane. Premier pays musulman au monde, avec 200 millions de fidèles (soit 85 % de la population), l’Indonésie est une République démocratique dont Constitution garantit la liberté religieuse. Pour autant, le blasphème constitue un délit, prévu à l’article 156(a) du Code pénal, et puni de cinq ans d’emprisonnement.
Désormais, le sort de l’ancien gouverneur est entre les mains du ministère public. Celui-ci, qui avait requalifié l’infraction en « insulte », et requis une sanction bien inférieure à celle que les juges avaient prises en première instance, a interjeté appel. Contacté par la presse, le bureau du procureur s’est pour l’instant refusé à tout commentaire. (eda/pm)
Copyright Légende photo : Veronica Tan, en larmes, à la lecture de la lettre de l’ancien gouverneur Ahok, son époux, dans laquelle ce dernier indique renoncer à faire appel.
(Source: Eglises d'Asie, le 23 mai 2017)
Vietnam: police attack protesters after activist’s arrest
Catholic World News
20:45 23/05/2017
A Catholic environmental activist was arrested in Vietnam last week, and when his supporters gathered outside local government offices to demand an explaination, police attacked the crowd.
Father John Baptist Nguyen Dinh Thuc reported that after asking the crowd to disperse, “scored of police rush the crowd to brutalize those who remained.” Father Thuc had been traveling with Hoang Duc Binh when the latter was arrested.
Binh had been providing legal advice to fishermen who say that they lost their livelihood a toxic spill from a steel plant killed off tens of thousands of fish in their regular regular grounds on the coast of Ha Tinh province. Government officials accused Binh of “inciting extremist Catholics’ to engage in anti-government activity.
Father John Baptist Nguyen Dinh Thuc reported that after asking the crowd to disperse, “scored of police rush the crowd to brutalize those who remained.” Father Thuc had been traveling with Hoang Duc Binh when the latter was arrested.
Binh had been providing legal advice to fishermen who say that they lost their livelihood a toxic spill from a steel plant killed off tens of thousands of fish in their regular regular grounds on the coast of Ha Tinh province. Government officials accused Binh of “inciting extremist Catholics’ to engage in anti-government activity.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Tổng Giáo Phận Huế
Trương Trí
08:29 23/05/2017
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Tổng Giáo Phận Huế
Sáng hôm nay, 23 tháng 5 năm 2017, đông đảo mọi thành phần Dân Chúa qui tụ về ngôi Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, để cùng nhau dâng lời cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa trong Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 12 thầy Phó tế, trong đó có 7 tu sĩ dòng Thánh Tâm Huế. Nhờ Bí tích truyền chức Thánh, Linh mục được được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Kitô để rao giảng Tin mừng của Chúa.
Thánh lễ truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ sự. Cùng đồng tế có Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và chừng 200 linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Trong Thánh lễ sáng hôm nay, sẽ có 12 tiến chức gồm 5 người anh em thuộc Giáo phận và 7 người anh em thuộc dòng Thánh Tâm Huế đã được tuyển chọn để truyền chức Linh mục. Thiên chức Linh mục là hồng ân Chúa ban cho các tiến chức và cũng cho Giáo Hội, nên đây là một niềm vui lớn lao của Giáo phận, vậy trước hết chúng ta hãy chào nhau và chúc mừng bằng một tràng pháo tay. Hôm nay là ngày mà mọi người chúng ta mong đợi, trong đó có Ban Giám đốc Đại Chủng viện Huế là nơi đã dày công đào tạo các tân chức trong bao năm qua, các ân nhân xa gần cũng như bà con thân tộc và linh tông hiện diện trong thánh lễ này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân chức hoàn thành sứ mệnh mà Chúa sẽ giao phó.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, bắt đầu Nghi thức truyền chức linh mục: Đức Tổng Giám mục xướng kinh “Veni Creator”cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên các Tiến chức và trên cả cộng đoàn.
Kết thúc lời kinh, Cha Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Antôn Huỳnh Đầy xướng tên 12 tiến chức. Cha Đặc trách Ủy ban Linh mục và Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Chánh thỉnh cầu Đức Tổng Giám mục truyền chức Linh mục cho 12 thầy Phó tế. Đức Tổng Giám mục chấp thuận và một tràng pháo tay chúc mừng nồng nhiệt các tiến chức.
Kết thúc bài Đức Tổng Giám mục ban huấn từ, Đức Tổng Giám mục thẩm vấn và mời gọi các tiến tiến chức tuyên bố trước mọi thành phần Dân Chúa về quyết tâm của mình để trở thành một cộng sự đắc lực của Giám mục trong việc chăn dắt đàn chiên Chúa. Sau đó các tiến chức tiến lên đặt tay trong tay của vị chủ chăn nói lên niềm tin yêu và phó thác đời mình trong vòng tay Mẹ Hội Thánh qua lời hứa vâng phục Đấng Bản quyền của Giáo phận.
Sau khi tuyên hứa, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, để tỏ lòng khiêm cung và phó thác. Cộng đoàn hiệp dâng kinh cầu Các Thánh, khẩn xin các Ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa toàn năng ban cho các tiến chức sắp lãnh nhận thiên chức linh mục được thánh hiến nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Xin Thiên Chúa rộng tay che chở cho các Ngài.
Đức Tổng Giám mục, người kế vị các Tông đồ đặt tay lên những người đã được tuyển chọn để có thể thay mặt các ngài trong việc rao giảng Lời Chúa và dẫn dắt đàn chiên. Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và Linh mục đoàn lần lượt tiến lên đặt tay lên đầu các tiến chức, thể hiện việc hiệp thông và chấp nhận các tiến chức sẽ là thành viên của Linh mục đoàn Giáo phận.
Các bà Mẹ của các tiến chức dâng lên Đức Tổng Giám mục áo lễ để Ngài làm phép và trao cho các linh mục Nghĩa phụ mặc cho các tân chức.
Các thân phụ dâng lên Chén Thánh và Đức Tổng Giám mục làm phép rồi trao cho các Tân Linh mục như dấu chỉ trao quyền hy tế để thi hành công cuộc cứu độ khắp nơi trên trần gian.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, các tân linh mục tiến lên bàn thờ để cùng với vị chủ chăn dâng Thánh lễ đầu đời, trước sự xúc động của thân nhân và bà con thân thuộc, sau bao năm hy sinh gian khổ cho con cái mình vững bước dâng hiến trọn đời cho Chúa.
Sau Thánh lễ, đại diện các tân linh mục nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục, quí Đức nguyên Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế hiện diện dâng lời cầu nguyện trong Thánh lễ hôm nay. Cảm ơn Cha Mẹ và anh chị em cũng như các ân nhân đã hy sinh và cầu nguyện cho các tân linh mục để hôm nay bước lên bàn Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục và các tân Linh mục ban phép lành cho cộng đoàn.
Trương Trí
Sáng hôm nay, 23 tháng 5 năm 2017, đông đảo mọi thành phần Dân Chúa qui tụ về ngôi Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, để cùng nhau dâng lời cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa trong Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 12 thầy Phó tế, trong đó có 7 tu sĩ dòng Thánh Tâm Huế. Nhờ Bí tích truyền chức Thánh, Linh mục được được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Kitô để rao giảng Tin mừng của Chúa.
Thánh lễ truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ sự. Cùng đồng tế có Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và chừng 200 linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Trong Thánh lễ sáng hôm nay, sẽ có 12 tiến chức gồm 5 người anh em thuộc Giáo phận và 7 người anh em thuộc dòng Thánh Tâm Huế đã được tuyển chọn để truyền chức Linh mục. Thiên chức Linh mục là hồng ân Chúa ban cho các tiến chức và cũng cho Giáo Hội, nên đây là một niềm vui lớn lao của Giáo phận, vậy trước hết chúng ta hãy chào nhau và chúc mừng bằng một tràng pháo tay. Hôm nay là ngày mà mọi người chúng ta mong đợi, trong đó có Ban Giám đốc Đại Chủng viện Huế là nơi đã dày công đào tạo các tân chức trong bao năm qua, các ân nhân xa gần cũng như bà con thân tộc và linh tông hiện diện trong thánh lễ này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân chức hoàn thành sứ mệnh mà Chúa sẽ giao phó.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, bắt đầu Nghi thức truyền chức linh mục: Đức Tổng Giám mục xướng kinh “Veni Creator”cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên các Tiến chức và trên cả cộng đoàn.
Kết thúc lời kinh, Cha Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Antôn Huỳnh Đầy xướng tên 12 tiến chức. Cha Đặc trách Ủy ban Linh mục và Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Chánh thỉnh cầu Đức Tổng Giám mục truyền chức Linh mục cho 12 thầy Phó tế. Đức Tổng Giám mục chấp thuận và một tràng pháo tay chúc mừng nồng nhiệt các tiến chức.
Kết thúc bài Đức Tổng Giám mục ban huấn từ, Đức Tổng Giám mục thẩm vấn và mời gọi các tiến tiến chức tuyên bố trước mọi thành phần Dân Chúa về quyết tâm của mình để trở thành một cộng sự đắc lực của Giám mục trong việc chăn dắt đàn chiên Chúa. Sau đó các tiến chức tiến lên đặt tay trong tay của vị chủ chăn nói lên niềm tin yêu và phó thác đời mình trong vòng tay Mẹ Hội Thánh qua lời hứa vâng phục Đấng Bản quyền của Giáo phận.
Sau khi tuyên hứa, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, để tỏ lòng khiêm cung và phó thác. Cộng đoàn hiệp dâng kinh cầu Các Thánh, khẩn xin các Ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa toàn năng ban cho các tiến chức sắp lãnh nhận thiên chức linh mục được thánh hiến nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Xin Thiên Chúa rộng tay che chở cho các Ngài.
Đức Tổng Giám mục, người kế vị các Tông đồ đặt tay lên những người đã được tuyển chọn để có thể thay mặt các ngài trong việc rao giảng Lời Chúa và dẫn dắt đàn chiên. Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và Linh mục đoàn lần lượt tiến lên đặt tay lên đầu các tiến chức, thể hiện việc hiệp thông và chấp nhận các tiến chức sẽ là thành viên của Linh mục đoàn Giáo phận.
Các bà Mẹ của các tiến chức dâng lên Đức Tổng Giám mục áo lễ để Ngài làm phép và trao cho các linh mục Nghĩa phụ mặc cho các tân chức.
Các thân phụ dâng lên Chén Thánh và Đức Tổng Giám mục làm phép rồi trao cho các Tân Linh mục như dấu chỉ trao quyền hy tế để thi hành công cuộc cứu độ khắp nơi trên trần gian.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, các tân linh mục tiến lên bàn thờ để cùng với vị chủ chăn dâng Thánh lễ đầu đời, trước sự xúc động của thân nhân và bà con thân thuộc, sau bao năm hy sinh gian khổ cho con cái mình vững bước dâng hiến trọn đời cho Chúa.
Sau Thánh lễ, đại diện các tân linh mục nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục, quí Đức nguyên Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế hiện diện dâng lời cầu nguyện trong Thánh lễ hôm nay. Cảm ơn Cha Mẹ và anh chị em cũng như các ân nhân đã hy sinh và cầu nguyện cho các tân linh mục để hôm nay bước lên bàn Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục và các tân Linh mục ban phép lành cho cộng đoàn.
Trương Trí
Thánh lễ truyền chức Phó Tế tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:39 23/05/2017
Thánh lễ truyền chức Phó Tế tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Vào hồi 10 giờ sáng thứ Ba, ngày 23 tháng 5 năm 2017, tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chủ sự Thánh lễ Truyền chức Phó Tế cho thầy Giuse Trần Chu Năng và thầy Vinhsơn Vũ Văn Công.
Đồng tế với Đức Cha trong Thánh lễ có cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Tham dự Thánh lễ có đông đảo quý chủng sinh, tu sỹ, thân nhân bạn hữu các tiến chức và cộng đoàn Dân Chúa.
Xem Hình
Hai ứng được truyền chức hôm nay đều xuất thân từ Giáo phận Bùi Chu, đã có thời gian dài gia nhập vào đời sống của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Các thầy đã được gửi đi đào tạo tại các học viện, chủng viện trong và ngoài nước trước khi dừng chân ở chặng tu học cuối là Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
Từ chiều hôm trước, ngày 22 tháng 5, đã có những đoàn khách từ Bùi Chu đến Tòa Giám mục Lạng Sơn để chuẩn bị cho ngày lễ. Niềm hân hoan tràn ngập trên khuôn mặt mỗi người dẫu vừa trài qua hành trình gần 300km.
Buổi sáng ngày lễ, tại phòng khách của Tòa Giám mục, Gia đình của hai thầy đã chào thăm và gặp gỡ với Đức Cha Giuse. Đại diện các Gia đình bày tỏ sự cảm động sâu xa và niềm vui lớn lao khi đến với Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn- Cao Bằng, và niềm vui ngập tràn trong ngày hồng ân của hai Thầy lãnh nhận Thánh chức. Một lần nữa, hai gia đình tiếp tục nói lên sự liên đới của mình với Giáo phận và nguyện tiếp tục dấn thân cùng với quý thầy cho Giáo phận thân yêu mà nay đã trở nên như gia đình này. Đức Cha Giuse nói lên niềm vui và sự xúc động khi đón tiếp Gia đình các thầy trong ngày trọng đại hôm nay. Ngài cảm ơn các Gia đình đã quảng đại dâng hiến những người con ưu tú của mình cho Chúa và Giáo Hội, nhất là luôn động viên khích lệ và hằng đồng hành với các Thầy trên hành trình ơn gọi tại Giáo phận nhỏ bé xa xôi mà đầy thách thức này. Ngài mong các Gia đình tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với Giáo phận.
Đúng 9 giờ 30, đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục tiến sang Nhà thờ Chính Tòa để cử hành Thánh lễ Truyền Chức Phó Tế.
Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức Cha Giuse chào thăm tất cả quý Cha, quý tu sỹ, quý ân nhân thân nhân của hai tiến chức và toàn thể Cộng đoàn hiện diện. Ngài nói tiếp: Chúng ta tụ họp nhau nơi đây để cử hành Thánh lễ tạ ơn và trong Thánh lễ có nghi thức Truyền chức Phó Tế cho hai thầy thuộc Gia đình Giáo phận chúng ta. Mỗi lần chúng ta dâng Thánh lễ là chúng ta lặp lại chính hy tế Thánh Giá của Chúa Giêsu trên đồi Calvê, qua lễ dâng bánh và rượu trở nên Mình – Máu của Người. Và, lễ dâng hôm nay của chúng ta còn có thêm hai lễ vật cao quý là hai thầy: Giuse Trần Chu Năng và Vinhsơn Vũ Văn Công – Lễ dâng của cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, của Giáo phận mẹ Bùi Chu, của ân nhân thân nhân hai thầy và cách riêng của chính hai thầy. Dâng mình cho Chúa không phải chỉ là tên gọi hay chức danh nhưng là hiến mình, hiến cuộc sống mình thành hy tế để cùng với Chúa Giêsu nên ơn cứu độ cho mọi người.
Ngài nhấn mạnh: Ơn gọi thật là cao quý. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa với hai thầy, với gia đình các thầy, với Giáo Hội Chúa. Xin Chúa tiếp tục nâng đỡ và đồng hành với hai thầy để lễ dâng mà hai thầy bắt đầu hôm nay được trọn vẹn đẹp lòng Chúa, đem lại ích lợi cho các linh hồn. Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội nói chung, cách riêng Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận truyền giáo của chúng ta đây, cầu nguyện cho hai gia đình các thầy, quý cố và tất cả mọi người chúng ta, đồng thời nỗ lực để làm cho đời sống chúng ta trở nên xứng đáng với tình yêu của Chúa.
Nghi thức truyền chức Phó Tế được cử hành sau bài Tin Mừng. Cha Tổng Đại Giuse diện thay mặt Giáo phận thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức thánh cho hai thầy.
Sau đó là lời huấn dụ của Đức Giám Mục. Ngài chia sẻ với cộng đoàn, cách riêng hai tiến chức về sứ vụ Phó tế trong lòng Giáo Hội. Ngài cũng nhắn nhủ với hai tiến chức về trách nhiệm của họ khi lãnh nhận thánh chức Phó tế.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Cha nói: Hai con thân mến, là những người con sinh ra từ Giáo phận Mẹ Bùi Chu – một Giáo phận đông đúc, nổi tiếng về lòng đạo đức và nhiệt thành; các con được Thiên Chúa kêu gọi một cách đặc biệt để ra đi lên miền núi rừng Lạng Sơn Cao Bằng này. Chúng con hãy hiên ngang và mạnh dạn loan báo về Chúa Giêsu cho mọi người, để những ai nghe các con thì họ đón nhận phép rửa và đón nhận ơn cứu độ.
Ngỏ lời với các tiến chức trong tâm tình một người Cha, Đức Cha nói: Cha biết, và mọi người đều biết: con đường tu hành của hai con, mỗi người một cách, không hề đơn giản, thậm chí đã trải qua những gian nan thử thách. Trong niềm tin tưởng vào sự bền đỗ, các con đã tiến tới gần Bàn thờ Chúa hôm nay. Các con đừng coi đó là công lao của mình, nhưng đó chính là do ơn Chúa – Ngài đã huấn luyện các con và thử thách các con như thử vàng trong lửa, đã nắm tay và đã dẫn dắt các con đi trên con đường vòng quanh co khúc khuỷu.
Đức Cha mời gọi hai tiến chức: Các con hãy tạ ơn Chúa và thề hứa trung thành tuyệt đối với Người. Xin Người tiếp tục ban ơn và dẫn dắt chúng con trên con đường tương lai vốn cũng không thiếu những gian nan thử thách. Đừng nuôi ý tưởng hão huyền rằng: tất cả mọi gian khó đã qua và giờ ta đã đạt tới đích. Không! Nếu không có ơn Chúa, không có Giáo Hội, không có sự đồng hành của bao người đã, đang và sẽ cầu nguyện cho đời sống các con thì các con không thể trở thành môn đệ Đức Kitô cách đích thực. Chúng con hãy có lòng biết ơn mọi người, các đấng bậc trong Giáo Hội, các chủng viện và mọi người đã đồng hành cùng các con, thân nhân các con còn sống hay đã qua đời, hằng đồng hành nâng đỡ cầu nguyện cho các con. Hãy yêu mến và luôn sống trung thành với sứ vụ Thánh các con lãnh nhận.
Sau lời huấn dụ của Đức Giám Mục, các tiến chức công khai nói lên quyết tâm của mình trước những nhiệm vụ sắp được trao phó. Sau đó, cộng đoàn Phụng vụ cùng hát kinh Cầu Các Thánh để nài xin các thánh chuyển cầu cho các ứng viên, trong sứ mạng sắp được trao phó.
Sau kinh Cầu Các Thánh, các ứng viên phó tế lần lượt tiến đến, quỳ trước mặt Đức Giám Mục. Ngài đặt tay trên từng ứng viên, rồi ngài đọc lời nguyện phong chức để nài xin Thiên Chúa ban ơn Thánh Thần trên mỗi ứng viên, hầu giúp họ chu toàn sứ mạng mà Chúa trao phó qua Hội Thánh.
Sau lời nguyện phong chức, các tân phó tế được chính Đức Giám Mục đeo cho dây vai chéo, mặc cho áo dalmatica và trao sách Phúc âm. Nghi thức truyền chức phó tế kết thúc với việc Đức Giám Mục trao hôn bình an và thầy Phó tế hiện diện cũng chúc mừng các Thầy.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện thay mặt cộng đoàn nói lời tri ân Đức Cha, quý Cha và mọi người thân hữu hiện diện. Kế đó, hai tân phó tế bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha, quý cha đồng tế, quý ân thân nhân và cộng đoàn. Các Thầy cũng ước mong được nhận lãnh thêm nhiều lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của mọi người trên chặng đường mới của sứ vụ.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và niềm vui hân hoan tạ ơn của các Tân chức cùng gia đình.
Vào hồi 10 giờ sáng thứ Ba, ngày 23 tháng 5 năm 2017, tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chủ sự Thánh lễ Truyền chức Phó Tế cho thầy Giuse Trần Chu Năng và thầy Vinhsơn Vũ Văn Công.
Đồng tế với Đức Cha trong Thánh lễ có cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Tham dự Thánh lễ có đông đảo quý chủng sinh, tu sỹ, thân nhân bạn hữu các tiến chức và cộng đoàn Dân Chúa.
Xem Hình
Hai ứng được truyền chức hôm nay đều xuất thân từ Giáo phận Bùi Chu, đã có thời gian dài gia nhập vào đời sống của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Các thầy đã được gửi đi đào tạo tại các học viện, chủng viện trong và ngoài nước trước khi dừng chân ở chặng tu học cuối là Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc.
Từ chiều hôm trước, ngày 22 tháng 5, đã có những đoàn khách từ Bùi Chu đến Tòa Giám mục Lạng Sơn để chuẩn bị cho ngày lễ. Niềm hân hoan tràn ngập trên khuôn mặt mỗi người dẫu vừa trài qua hành trình gần 300km.
Buổi sáng ngày lễ, tại phòng khách của Tòa Giám mục, Gia đình của hai thầy đã chào thăm và gặp gỡ với Đức Cha Giuse. Đại diện các Gia đình bày tỏ sự cảm động sâu xa và niềm vui lớn lao khi đến với Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn- Cao Bằng, và niềm vui ngập tràn trong ngày hồng ân của hai Thầy lãnh nhận Thánh chức. Một lần nữa, hai gia đình tiếp tục nói lên sự liên đới của mình với Giáo phận và nguyện tiếp tục dấn thân cùng với quý thầy cho Giáo phận thân yêu mà nay đã trở nên như gia đình này. Đức Cha Giuse nói lên niềm vui và sự xúc động khi đón tiếp Gia đình các thầy trong ngày trọng đại hôm nay. Ngài cảm ơn các Gia đình đã quảng đại dâng hiến những người con ưu tú của mình cho Chúa và Giáo Hội, nhất là luôn động viên khích lệ và hằng đồng hành với các Thầy trên hành trình ơn gọi tại Giáo phận nhỏ bé xa xôi mà đầy thách thức này. Ngài mong các Gia đình tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với Giáo phận.
Đúng 9 giờ 30, đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục tiến sang Nhà thờ Chính Tòa để cử hành Thánh lễ Truyền Chức Phó Tế.
Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức Cha Giuse chào thăm tất cả quý Cha, quý tu sỹ, quý ân nhân thân nhân của hai tiến chức và toàn thể Cộng đoàn hiện diện. Ngài nói tiếp: Chúng ta tụ họp nhau nơi đây để cử hành Thánh lễ tạ ơn và trong Thánh lễ có nghi thức Truyền chức Phó Tế cho hai thầy thuộc Gia đình Giáo phận chúng ta. Mỗi lần chúng ta dâng Thánh lễ là chúng ta lặp lại chính hy tế Thánh Giá của Chúa Giêsu trên đồi Calvê, qua lễ dâng bánh và rượu trở nên Mình – Máu của Người. Và, lễ dâng hôm nay của chúng ta còn có thêm hai lễ vật cao quý là hai thầy: Giuse Trần Chu Năng và Vinhsơn Vũ Văn Công – Lễ dâng của cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, của Giáo phận mẹ Bùi Chu, của ân nhân thân nhân hai thầy và cách riêng của chính hai thầy. Dâng mình cho Chúa không phải chỉ là tên gọi hay chức danh nhưng là hiến mình, hiến cuộc sống mình thành hy tế để cùng với Chúa Giêsu nên ơn cứu độ cho mọi người.
Ngài nhấn mạnh: Ơn gọi thật là cao quý. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa với hai thầy, với gia đình các thầy, với Giáo Hội Chúa. Xin Chúa tiếp tục nâng đỡ và đồng hành với hai thầy để lễ dâng mà hai thầy bắt đầu hôm nay được trọn vẹn đẹp lòng Chúa, đem lại ích lợi cho các linh hồn. Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội nói chung, cách riêng Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận truyền giáo của chúng ta đây, cầu nguyện cho hai gia đình các thầy, quý cố và tất cả mọi người chúng ta, đồng thời nỗ lực để làm cho đời sống chúng ta trở nên xứng đáng với tình yêu của Chúa.
Nghi thức truyền chức Phó Tế được cử hành sau bài Tin Mừng. Cha Tổng Đại Giuse diện thay mặt Giáo phận thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức thánh cho hai thầy.
Sau đó là lời huấn dụ của Đức Giám Mục. Ngài chia sẻ với cộng đoàn, cách riêng hai tiến chức về sứ vụ Phó tế trong lòng Giáo Hội. Ngài cũng nhắn nhủ với hai tiến chức về trách nhiệm của họ khi lãnh nhận thánh chức Phó tế.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Cha nói: Hai con thân mến, là những người con sinh ra từ Giáo phận Mẹ Bùi Chu – một Giáo phận đông đúc, nổi tiếng về lòng đạo đức và nhiệt thành; các con được Thiên Chúa kêu gọi một cách đặc biệt để ra đi lên miền núi rừng Lạng Sơn Cao Bằng này. Chúng con hãy hiên ngang và mạnh dạn loan báo về Chúa Giêsu cho mọi người, để những ai nghe các con thì họ đón nhận phép rửa và đón nhận ơn cứu độ.
Ngỏ lời với các tiến chức trong tâm tình một người Cha, Đức Cha nói: Cha biết, và mọi người đều biết: con đường tu hành của hai con, mỗi người một cách, không hề đơn giản, thậm chí đã trải qua những gian nan thử thách. Trong niềm tin tưởng vào sự bền đỗ, các con đã tiến tới gần Bàn thờ Chúa hôm nay. Các con đừng coi đó là công lao của mình, nhưng đó chính là do ơn Chúa – Ngài đã huấn luyện các con và thử thách các con như thử vàng trong lửa, đã nắm tay và đã dẫn dắt các con đi trên con đường vòng quanh co khúc khuỷu.
Đức Cha mời gọi hai tiến chức: Các con hãy tạ ơn Chúa và thề hứa trung thành tuyệt đối với Người. Xin Người tiếp tục ban ơn và dẫn dắt chúng con trên con đường tương lai vốn cũng không thiếu những gian nan thử thách. Đừng nuôi ý tưởng hão huyền rằng: tất cả mọi gian khó đã qua và giờ ta đã đạt tới đích. Không! Nếu không có ơn Chúa, không có Giáo Hội, không có sự đồng hành của bao người đã, đang và sẽ cầu nguyện cho đời sống các con thì các con không thể trở thành môn đệ Đức Kitô cách đích thực. Chúng con hãy có lòng biết ơn mọi người, các đấng bậc trong Giáo Hội, các chủng viện và mọi người đã đồng hành cùng các con, thân nhân các con còn sống hay đã qua đời, hằng đồng hành nâng đỡ cầu nguyện cho các con. Hãy yêu mến và luôn sống trung thành với sứ vụ Thánh các con lãnh nhận.
Sau lời huấn dụ của Đức Giám Mục, các tiến chức công khai nói lên quyết tâm của mình trước những nhiệm vụ sắp được trao phó. Sau đó, cộng đoàn Phụng vụ cùng hát kinh Cầu Các Thánh để nài xin các thánh chuyển cầu cho các ứng viên, trong sứ mạng sắp được trao phó.
Sau kinh Cầu Các Thánh, các ứng viên phó tế lần lượt tiến đến, quỳ trước mặt Đức Giám Mục. Ngài đặt tay trên từng ứng viên, rồi ngài đọc lời nguyện phong chức để nài xin Thiên Chúa ban ơn Thánh Thần trên mỗi ứng viên, hầu giúp họ chu toàn sứ mạng mà Chúa trao phó qua Hội Thánh.
Sau lời nguyện phong chức, các tân phó tế được chính Đức Giám Mục đeo cho dây vai chéo, mặc cho áo dalmatica và trao sách Phúc âm. Nghi thức truyền chức phó tế kết thúc với việc Đức Giám Mục trao hôn bình an và thầy Phó tế hiện diện cũng chúc mừng các Thầy.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện thay mặt cộng đoàn nói lời tri ân Đức Cha, quý Cha và mọi người thân hữu hiện diện. Kế đó, hai tân phó tế bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha, quý cha đồng tế, quý ân thân nhân và cộng đoàn. Các Thầy cũng ước mong được nhận lãnh thêm nhiều lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của mọi người trên chặng đường mới của sứ vụ.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và niềm vui hân hoan tạ ơn của các Tân chức cùng gia đình.
Làng Sông chuẩn bị Năm Thánh giáo phận Quy Nhơn
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:54 23/05/2017
LÀNG SÔNG ĐANG VÀO MÙA GIEO SẠ
(Ký sự chuẩn bị Năm Thánh giáo phận Qui Nhơn)
Đường về Làng Sông hôm nay ngợp nắng. Cái nắng tháng năm của miền Trung rực rỡ với bầu trời xanh trong vời vợi mà nếu có ai đang từ thành phố trở về trên những con đường quê lúc nầy chắc chắn sẽ mang một cảm giác lâng lâng khó tả.
Xem Hình
Mà làm sao tả được cái hương vị của những luống cày, của hương bùn đồng ruộng… vừa đón những hạt giống của vụ mùa xuân-hạ. Cũng chẳng làm sao tả được ánh mắt hiền từ của con trâu đang nghỉ mệt trên đồng hay làn khói và nụ cười của những anh nông dân vừa lên bờ nghỉ tay hút thuốc !
Chủng viện Làng Sông trầm mình dưới bóng mát của những tàn sao cổ thụ gần như trốn hẳn cái nắng hừng hực ở ngoài kia. Bên cạnh những dãy nhà mái cũ rêu phong, một số công trình mới đang trên đường tái dựng, phục chế, cùng với những tất bật của các công nhân, của cả những nữ tu Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương, đang nỗ lực hoàn thiện những công đoạn cuối cùng đón mừng Năm Thánh giáo phận, kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng.
Trong căn phòng của dãy nhà phía tây, Ban Năm Thánh mở rộng giáo phận, được Đức Cha Matthêô chủ trì, họp bàn để hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho chương trình cử hành Năm Thánh 400 năm.
Vâng, nếu ngoài kia, trên những cánh đồng ngợp nắng, những người nông dân đang tất bật hoàn tất những lát cuốc, đường bừa cuối cùng để gieo sạ vụ mùa xuân-hạ, thì trong kia, nơi ngôi tổ đình Làng Sông, một trong những cội nguồn đức tin và văn hóa của dân Chúa Qui Nhơn, những trái tim, những cái đầu của những anh em mục tử, tu sĩ đang vẽ ra những lộ trình hoàn chỉnh để dân Chúa Qui Nhơn cùng nhau tiến vào Năm Thánh sẽ chính thức khai mạc vào ngày 26.7.2017.
Thì ra tất cả đều chuẩn bị cho vụ mùa “gieo sạ”, gieo hạt lúa tự nhiên hay hạt giống Tin Mừng cũng thế thôi !.
Trương Đình Hiền
(Ký sự chuẩn bị Năm Thánh giáo phận Qui Nhơn)
Đường về Làng Sông hôm nay ngợp nắng. Cái nắng tháng năm của miền Trung rực rỡ với bầu trời xanh trong vời vợi mà nếu có ai đang từ thành phố trở về trên những con đường quê lúc nầy chắc chắn sẽ mang một cảm giác lâng lâng khó tả.
Xem Hình
Mà làm sao tả được cái hương vị của những luống cày, của hương bùn đồng ruộng… vừa đón những hạt giống của vụ mùa xuân-hạ. Cũng chẳng làm sao tả được ánh mắt hiền từ của con trâu đang nghỉ mệt trên đồng hay làn khói và nụ cười của những anh nông dân vừa lên bờ nghỉ tay hút thuốc !
Chủng viện Làng Sông trầm mình dưới bóng mát của những tàn sao cổ thụ gần như trốn hẳn cái nắng hừng hực ở ngoài kia. Bên cạnh những dãy nhà mái cũ rêu phong, một số công trình mới đang trên đường tái dựng, phục chế, cùng với những tất bật của các công nhân, của cả những nữ tu Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương, đang nỗ lực hoàn thiện những công đoạn cuối cùng đón mừng Năm Thánh giáo phận, kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng.
Trong căn phòng của dãy nhà phía tây, Ban Năm Thánh mở rộng giáo phận, được Đức Cha Matthêô chủ trì, họp bàn để hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho chương trình cử hành Năm Thánh 400 năm.
Vâng, nếu ngoài kia, trên những cánh đồng ngợp nắng, những người nông dân đang tất bật hoàn tất những lát cuốc, đường bừa cuối cùng để gieo sạ vụ mùa xuân-hạ, thì trong kia, nơi ngôi tổ đình Làng Sông, một trong những cội nguồn đức tin và văn hóa của dân Chúa Qui Nhơn, những trái tim, những cái đầu của những anh em mục tử, tu sĩ đang vẽ ra những lộ trình hoàn chỉnh để dân Chúa Qui Nhơn cùng nhau tiến vào Năm Thánh sẽ chính thức khai mạc vào ngày 26.7.2017.
Thì ra tất cả đều chuẩn bị cho vụ mùa “gieo sạ”, gieo hạt lúa tự nhiên hay hạt giống Tin Mừng cũng thế thôi !.
Trương Đình Hiền
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể đọc một phần bằng tiếng Latinh, trong khi cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ không?
Nguyễn Trọng Đa
09:31 23/05/2017
Giải đáp phụng vụ: Có thể đọc một phần bằng tiếng Latinh, trong khi cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong khi đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, có thể đọc một phần bằng tiếng Latinh và một phần bằng tiếng bản quốc được không? Chúng ta có thể đọc Thần vụ (Các Giờ Kinh Phụng Vụ) bằng tiếng Latinh không? Bản văn Thần vụ của Ý đưa các Kinh bằng tiếng Latinh: Thánh ca Tin Mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Thánh ca Tin Mừng Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Thánh ca Tin Mừng Nunc Dimittis (Trong tay Ngài, lạy Chúa), vào trong phụ lục. Như vậy, liệu các kinh này và các kinh khác như các Thánh thi và Thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), được đọc bằng tiếng Latinh hoặc tiếng bản quốc chăng? Ngoài ra, vào đầu Giờ Kinh, mỗi người đều cúi đầu về phía bàn thờ mọi lần, hay chỉ cúi đầu khi các ngọn nến được thắp sáng? - P. P., Naples, Ý.
Đáp: Về vấn đề sử dụng tiếng Latinh, chúng ta có thể lấy các hướng dẫn từ phần “Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Trong số 276, chúng ta tìm thấy nguyên tắc tổng thể:
"Tuy vậy, trong cùng một buổi cử hành phụng vụ, được phép dùng nhiều thứ tiếng để hát các phần khác nhau".
Do đó, qui định này cho phép, không chỉ sử dụng tiếng Latinh, mà còn các ngôn ngữ khác so với tiếng bản quốc. Điều này đặc biệt liên quan đến việc ca hát, vốn là cách ưa thích để cử hành Thần vụ.
Có một số chỉ dẫn khác có liên quan:
"121. Ta nên tùy thể văn hay tùy thánh vịnh dài vắn, tùy đọc bằng tiếng Latinh hay tiếng bản quốc, và nhất là tùy đọc một mình hay nhiều người, hoặc có giáo dân tham dự, mà định cách đọc thánh vịnh, sao cho người đọc cảm được một cách dễ dàng hơn, hương vị thiêng liêng và vẻ đẹp văn chương của các thánh vịnh. Không nên dùng thánh vịnh như một số lượng các lời kinh để cầu nguyện, mà phải liệu sao cho thay đổi, và phải lưu ý đến đặc tính riêng của mỗi thánh vịnh”.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các Thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần Giờ Kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân chẳng có chút giá trị nghệ thuật nào, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ” (Bản dịch Việt ngữ ba đoạn trên là của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ),
Trong ánh sáng của các đoạn trên đây, người ta có thể sử dụng, trong một Giờ Kinh bằng tiếng bản quốc, hầu như bất kỳ bài Latinh nào, đặc biệt là để hát. Thí dụ, tất cả các bài thánh thi và hầu hết các điệp ca có các giai điệu Latinh thích hợp có thể được sử dụng. Tiếng Latinh có thể được sử dụng tốt cho các bài Thánh ca Tin Mừng và Thánh thi Te Deum.
Các ngôn ngữ khác có thể được sử dụng, nếu đặc biệt phù hợp hoặc có ích cho mục vụ. Thí dụ, các phiên bản tiếng địa phương của Các Giờ Kinh Phụng vụ thường có các bài thánh ca thích hợp đặc biệt, cho các thánh thuộc đất nước đó. Do đó, thí dụ, một cộng đoàn mừng lễ Thánh Phanxicô hay Thánh nữ Têrêsa thành Avila bằng tiếng Anh, có thể lấy các bài thánh ca phù hợp nguyên thủy cho lễ mừng, từ sách Nhật tụng tiếng Ý hoặc tiếng Tây Ban Nha, vốn dùng các bài thánh ca dựa vào bút tích của vị thánh. Tương tự như vậy, một lễ mừng ở Ý hay Tây Ban Nha có thể chọn sử dụng bài "St. Patrick’s Breastplate” (Giáp che ngực của thánh Patrick), được tìm thấy trong một số ấn bản tiếng Anh của Thần vụ.
Nói tóm lại, hầu như bất kỳ bài thánh ca nào, được Hội đồng Giám mục chấp thuận để sử dụng trong Thần vụ, có thể được sử dụng ở nơi khác nữa.
Một trong các lợi ích của mạng Internet là rằng văn bản và giai điệu được sẵn sàng đưa lên cho một ca đoàn có khả năng sử dụng.
Về nguyên tắc, sự thực hành này có thể được mở rộng sang các phần khác của Thần vụ, nếu nó giúp ca hát, mặc dù nó hầu như không có hiệu quả về mặt mục vụ. Các bản văn như các bài đọc thánh vịnh và các Thánh ca là thường bằng tiếng địa phương, mặc dù, như đã đề cập ở trên, các bài Thánh ca Tin Mừng có thể được hát bằng tiếng Latinh, đặc biệt nếu bài ấy được biết đến rộng rãi. Có thể có các trường hợp ngoại lệ ít thấy, chẳng hạn như các cộng đoàn song ngữ, nơi mọi người có thể dễ dàng di chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Chúng ta cần nhớ các qui chế phụng vụ tổng quát, vốn nói rằng các bản văn Kinh Thánh được sử dụng trong tiếng bản quốc, là các bản văn đã được chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ, bởi Hội Đồng Giám mục Quốc gia.
Về việc cúi đầu hướng về bàn thờ, đây là thói quen thường làm khi đi vào hoặc khi rời nhà nguyện, mỗi lần Mình Thánh Chúa không được lưu giữ trong cung thánh. Trong trường hợp cuối, một sự bái gối là được rồi.
Trong khi cử hành Thần vụ, các ngọn nến thường được thắp sáng nếu thừa tác viên mang lễ phục chủ trì từ khu vực cung thánh. Trong các trường hợp như vậy, thừa tác viên cúi đầu hoặc bái gối khi đi vào cung thánh, và hôn kính bàn thờ như khi cử hành Thánh Lễ vậy.
Nếu một thừa tác viên không mặc lễ phục chủ trì từ phần thân nhà nguyện, hoặc một giáo dân chủ sự Thần vụ, thì có thể không thắp nến sáng. Một số cộng đoàn có thói quen luôn thắp sáng nến để cử hành Thần vụ, và không gì cản trở việc thực hành này cả. (Zenit.org 23-5-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong khi đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, có thể đọc một phần bằng tiếng Latinh và một phần bằng tiếng bản quốc được không? Chúng ta có thể đọc Thần vụ (Các Giờ Kinh Phụng Vụ) bằng tiếng Latinh không? Bản văn Thần vụ của Ý đưa các Kinh bằng tiếng Latinh: Thánh ca Tin Mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Thánh ca Tin Mừng Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Thánh ca Tin Mừng Nunc Dimittis (Trong tay Ngài, lạy Chúa), vào trong phụ lục. Như vậy, liệu các kinh này và các kinh khác như các Thánh thi và Thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), được đọc bằng tiếng Latinh hoặc tiếng bản quốc chăng? Ngoài ra, vào đầu Giờ Kinh, mỗi người đều cúi đầu về phía bàn thờ mọi lần, hay chỉ cúi đầu khi các ngọn nến được thắp sáng? - P. P., Naples, Ý.
Đáp: Về vấn đề sử dụng tiếng Latinh, chúng ta có thể lấy các hướng dẫn từ phần “Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Trong số 276, chúng ta tìm thấy nguyên tắc tổng thể:
"Tuy vậy, trong cùng một buổi cử hành phụng vụ, được phép dùng nhiều thứ tiếng để hát các phần khác nhau".
Do đó, qui định này cho phép, không chỉ sử dụng tiếng Latinh, mà còn các ngôn ngữ khác so với tiếng bản quốc. Điều này đặc biệt liên quan đến việc ca hát, vốn là cách ưa thích để cử hành Thần vụ.
Có một số chỉ dẫn khác có liên quan:
"121. Ta nên tùy thể văn hay tùy thánh vịnh dài vắn, tùy đọc bằng tiếng Latinh hay tiếng bản quốc, và nhất là tùy đọc một mình hay nhiều người, hoặc có giáo dân tham dự, mà định cách đọc thánh vịnh, sao cho người đọc cảm được một cách dễ dàng hơn, hương vị thiêng liêng và vẻ đẹp văn chương của các thánh vịnh. Không nên dùng thánh vịnh như một số lượng các lời kinh để cầu nguyện, mà phải liệu sao cho thay đổi, và phải lưu ý đến đặc tính riêng của mỗi thánh vịnh”.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các Thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần Giờ Kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân chẳng có chút giá trị nghệ thuật nào, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ” (Bản dịch Việt ngữ ba đoạn trên là của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ),
Trong ánh sáng của các đoạn trên đây, người ta có thể sử dụng, trong một Giờ Kinh bằng tiếng bản quốc, hầu như bất kỳ bài Latinh nào, đặc biệt là để hát. Thí dụ, tất cả các bài thánh thi và hầu hết các điệp ca có các giai điệu Latinh thích hợp có thể được sử dụng. Tiếng Latinh có thể được sử dụng tốt cho các bài Thánh ca Tin Mừng và Thánh thi Te Deum.
Các ngôn ngữ khác có thể được sử dụng, nếu đặc biệt phù hợp hoặc có ích cho mục vụ. Thí dụ, các phiên bản tiếng địa phương của Các Giờ Kinh Phụng vụ thường có các bài thánh ca thích hợp đặc biệt, cho các thánh thuộc đất nước đó. Do đó, thí dụ, một cộng đoàn mừng lễ Thánh Phanxicô hay Thánh nữ Têrêsa thành Avila bằng tiếng Anh, có thể lấy các bài thánh ca phù hợp nguyên thủy cho lễ mừng, từ sách Nhật tụng tiếng Ý hoặc tiếng Tây Ban Nha, vốn dùng các bài thánh ca dựa vào bút tích của vị thánh. Tương tự như vậy, một lễ mừng ở Ý hay Tây Ban Nha có thể chọn sử dụng bài "St. Patrick’s Breastplate” (Giáp che ngực của thánh Patrick), được tìm thấy trong một số ấn bản tiếng Anh của Thần vụ.
Nói tóm lại, hầu như bất kỳ bài thánh ca nào, được Hội đồng Giám mục chấp thuận để sử dụng trong Thần vụ, có thể được sử dụng ở nơi khác nữa.
Một trong các lợi ích của mạng Internet là rằng văn bản và giai điệu được sẵn sàng đưa lên cho một ca đoàn có khả năng sử dụng.
Về nguyên tắc, sự thực hành này có thể được mở rộng sang các phần khác của Thần vụ, nếu nó giúp ca hát, mặc dù nó hầu như không có hiệu quả về mặt mục vụ. Các bản văn như các bài đọc thánh vịnh và các Thánh ca là thường bằng tiếng địa phương, mặc dù, như đã đề cập ở trên, các bài Thánh ca Tin Mừng có thể được hát bằng tiếng Latinh, đặc biệt nếu bài ấy được biết đến rộng rãi. Có thể có các trường hợp ngoại lệ ít thấy, chẳng hạn như các cộng đoàn song ngữ, nơi mọi người có thể dễ dàng di chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Chúng ta cần nhớ các qui chế phụng vụ tổng quát, vốn nói rằng các bản văn Kinh Thánh được sử dụng trong tiếng bản quốc, là các bản văn đã được chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ, bởi Hội Đồng Giám mục Quốc gia.
Về việc cúi đầu hướng về bàn thờ, đây là thói quen thường làm khi đi vào hoặc khi rời nhà nguyện, mỗi lần Mình Thánh Chúa không được lưu giữ trong cung thánh. Trong trường hợp cuối, một sự bái gối là được rồi.
Trong khi cử hành Thần vụ, các ngọn nến thường được thắp sáng nếu thừa tác viên mang lễ phục chủ trì từ khu vực cung thánh. Trong các trường hợp như vậy, thừa tác viên cúi đầu hoặc bái gối khi đi vào cung thánh, và hôn kính bàn thờ như khi cử hành Thánh Lễ vậy.
Nếu một thừa tác viên không mặc lễ phục chủ trì từ phần thân nhà nguyện, hoặc một giáo dân chủ sự Thần vụ, thì có thể không thắp nến sáng. Một số cộng đoàn có thói quen luôn thắp sáng nến để cử hành Thần vụ, và không gì cản trở việc thực hành này cả. (Zenit.org 23-5-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Chúa về trời
Đinh Văn Tiến Hùng
10:10 23/05/2017
( Lễ Mừng 25/5/17 )
“Ngài được cất lên ngay trước mặt các ông và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa . Và lúc ấy các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, thì bỗng có người đàn ông mặc áo trắng đứng bên và nói : Hỡi các ngưới Galilê sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv.1 : 9- 11)
*Theo Thày lên núi Ô-liu,
Mây giăng đỉnh núi hắt hiu gợi buồn,
Môn đệ khắc khoải tâm hồn,
Nghe sầu ly biệt bồn chồn biết bao !
Thiên Tử Thần Thánh đón chào,
Kiệu mây nhè nhẹ nâng vào không trung,
Hào quang tỏa sáng uy hùng,
Mây bao quanh núi chập chùng trôi đi,
Lâng lâng khúc nhạc diệu kỳ,
Vang vang hiệu lệnh thiên đình mở ra,
Đất trời bừng tỉnh giao hòa,
Đón mừng Thánh Tử hoan ca khải hoàn,
Tinh cầu vạn vật rộn ràng,
Màn đêm tan biến, huy hoàng vầng đông,
Ánh hồng lan tỏa mông lung,
Bừng lên sức sống muôn lòng ngất ngây.
*Như Thày đã hứa rồi đây,
Thánh Thần sẽ đổ tràn đầy hồng ân,
Giáo Hội Thiên Chúa thế trần,
Niềm tin sức mạnh vững tâm tuyệt vời,
Môn đệ đi khắp nơi nơi,
Tin Mừng rao giảng lòng người say mê,
Thần Khí trùm phủ bốn bề,
Nhận biết chân lý tìm về đường ngay.
Tà quyền tội ác tràn đầy,
Vô thần ác quỉ đến ngày tận vong.
Từ đây muôn nước chờ mong,
Vinh quang Thiên quốc, hòa đồng thế gian.
Thân hèn cuộc sống tham lam,
Tiền tài danh vọng con hằng đêm mê,
Xin chúa hãy đem con về,
Để chỉ khao khát nơi quê Nước Trời.
Bụi trần bao phủ khắp nơi,
Cho con hoán cải cuộc đời đẹp tươi.
Chúa Giê-su đã về trời,
Dọn cho ta chỗ trên nơi Vĩnh Hằng.
‘Tiến dâng Vua Cả Nước Trời,
Cùng Đấng Thánh Phụ ngàn lời chúc vinh,
Thánh Thần đồng trị uy linh,
Muôn ngàn Thiên Sứ đồng thanh hát mừng’
( Thánh Thi Phụng Vụ )
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG