Ngày 23-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba ngôi : Ân ban tình yêu cho chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
07:50 23/05/2013
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI – C
Châm ngôn 8: 22-31; T.vịnh 8: 5-9; Rôma 5: 1-5; Gioan 16: 12-15

BA NGÔI: ÂN BAN TÌNH YÊU CHO CHÚNG TA

“Thiên Chúa yêu chúng ta”. Đó có thể là một lời tuyên bố sâu sắc và có sức biến đổi cuộc sống, hoặc chỉ là lời nói qua loa hầu xoa dịu nỗi đau của chúng ta hay khích lệ những người đang bị ức hế tinh thần. Đâu là điều làm nên sự khác biệt ấy?

Đó sẽ là lời nói qua loa nếu nó chỉ diễn tả niềm tin vào một Thiên Chúa xa vời đâu đó trên không trung. Nhưng điều làm cho lời này có khả năng biến đổi cuộc đời chính là niềm tin rằng tình yêu của Thiên Chúa không “ở đâu xa”, kiểu như một cảm giác ấm áp đến từ hành một tinh xa xôi, nhưng tình yêu ấy đã đặt chân xuống mặt đất và bày tỏ trong những cách thức hết sức rõ ràng, cụ thể. Thánh Gioan đã nói với chúng ta rằng Thiên Chúa “quá yêu thế gian” (3-6) đến nỗi Người đã ban cho ta chính Con Một của Người. Tình yêu của Thiên Chúa, theo kiểu nói trước đây, thì “rất gần và rất riêng tư”. Tình yêu của Thiên Chúa đã hạ mình xuống đất với ta, làm bạn với ta, cùng ăn cùng uống với con người. Thiên Chúa đã thương mến chọn lấy thân xác của chúng ta, cả máu xương này và cho chúng ta được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa.

Đó là nói về hai Ngôi Vị trong Ba Ngôi. Thế còn Chúa Thánh Thần ở đâu? Thánh Thần chính là tình yêu giữa Cha và Con và chính là ân ban tình yêu dành cho chúng ta. Chúng ta không chỉ tán thành một giáo lý như thế, nhưng còn phải đi đến chỗ nhận biết, cách cụ thể và riêng tư nhất, về tình yêu này vì chúng ta được mời gọi bước vào trong tình yêu ấy bằng chính ân sủng của Thánh Thần. Tình yêu của Thiên Chúa không phải là điều trừu tượng; chúng ta được cảm nghiệm trực tiếp tình yêu ấy nhờ Thánh Thần – Thiên Chúa luôn hiện diện ngay đây vào lúc này.

Tin mừng Gioan hôm nay nhắc lại điều chúng ta tin về Chúa Ba Ngôi và điều đó cũng tiếp tục được mô tả trong cả hai Giao Ước: Thiên Chúa không bao giờ xa rời cuộc sống của chúng ta nhưng can dự với ta cách mật thiết.

Sự can dự đó bộc lộ qua hàng loạt những từ mang nghĩa hoạt động trong bản văn hôm nay. Đức Giêsu nói rằng Người còn nhiều điều cần phải nói cho các Tông đồ và rồi hứa ban Thánh Thần cho các ông. Món quà mà các ông sắp nhận là chính Thánh Thần rất năng động và luôn hiện diện, Đấng sẽ: đến, hướng dẫn, nói, loan báo, tôn vinh và “lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em”. Tất cả những hành động đó là gì? Đó chính là Thánh Thần đưa dẫn chúng ta vào trong tình yêu của Thiên Chúa và, qua sự gặp gỡ đó, giúp chúng ta sống điều răn của Đức Giêsu: yêu mến Thiên Chúa và yên thương tha nhân dù là bạn tốt hay kẻ thù; cùng màu da hay khác biệt nòi giống; hàng xóm cũ hay người mới tới; phạm pháp hay sống mẫu mực,…

Hôm nay, chúng ta không cử hành một Tín điều của Giáo Hội, nhưng cử hành một mầu nhiệm sâu thẳm là chính Thiên Chúa, Đấng đã chọn cắm lều giữa chúng ta, “là người thật và cũng là Thiên Chúa thật”, đã không để chúng ta mồ côi, nhưng cho chúng ta được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa nhờ ân sủng của Thánh Thần. Chính Thánh Thần không ngừng nối kết ta với Thiên Chúa và với tha nhân trong tình yêu.

Chính niềm tin về mối tương quan này sẽ mở mắt và giúp ta ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa, như một nhà thần bí nói rằng: “Sát với chúng ta hơn cả chính chúng ta”. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi nói đến chính tình yêu Thiên Chúa không ngừng đổ tràn trên thế giới này. Đây không phải là ngày để các vị giảng thuyết tìm kiếm những “giải thích hay ví dụ” về Ba Ngôi. Hôm nay không phải để nói về từ ngữ hay cấu trúc, nhưng là cử hành sự hiện diện sống động của Thiên Chúa, Đấng đang cư ngụ giữa chúng ta. Hôm nay, chúng ta ca tụng. Nếu muốn biết thêm về những mâu thuẫn liên quan đến Ba Ngôi vào thời đầu của Giáo Hội và giáo lý này tiến triển ra sao, thì ngày mai chúng ta có thể tìm trong sách vở.

Tôi đang đọc quyển sách về vị thống đốc hiện tại của chúng ta. Trong những bản tiểu sử như thế chúng ta biết về những khoảnh khắc chính yếu của cuộc đời một con người. Cũng vậy, Thiên Chúa cũng có một loạt những tiểu sử. Khi suy niệm Sách Thách chúng ta khám phá ra điều gì đó về tiểu sử của Thiên Chúa, những giây phút liên quan đến ta như là tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa. Chúng ta hiểu ra rằng Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta: dựng nên chúng ta và cả thế giới; cứu chữa chúng ta khi ta chọn làm theo cách của riêng mình và lac lối; và rồi ở cùng ta, kéo chúng ta đến cùng Thiên Chúa và tha nhân trong yêu thương. Hôm nay, chúng ta cũng diễn tả điều đó trong Kinh Tin Kính – không chỉ đơn thuần là một tuyên bố của chân lý thần học, nhưng chính là niềm tin nơi chính Thiên Chúa mà chúng ta có và những gì Thiên Chúa đã thực hiện và sẽ còn thực hiện cho chúng ta.

Chúng ta cố gắng mô tả hoặc giải thích Thiên Chúa cho người khác và thường ta không thể diễn tả nổi. Thiên Chúa quá vĩ đại, vượt trên tất cả mọi ngôn từ và do đó không thể đóng khung trong một vài câu chữ. Những gì chúng ta có thể làm là chia sẻ kinh nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa cho người khác: khi Thiên Chúa hiện diện cùng ta trong lúc buồn, vui, chờ mong, yêu mến, hà những thay đổi trong cuộc sống… Nhờ vào lăng kính của Kinh thánh, chúng ta cố gắng để gọi tên những gì mình cảm nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời.

Những cảm nghiệm này không giống nhau và Sách Thánh nhắc nhở rằng chúng ta cần mở rộng ý niệm về Thiên Chúa khi nói hay mô tả về Thiên Chúa. Kinh Tin Kính nói với ta Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng sách thánh cũng giúp ta gọi tên Thiên Chúa bằng những ẩn dụ khác: Khi chúng ta đi lạc và được tìm thấy thì ta gọi Thiên Chúa là “Mục tử”; khi tinh thần ta khô kiệt vì đợi chờ mỏi mòn thì Thiên Chúa là “Nước Hằng Sống”; khi ta sợ hãi, Thiên Chúa như “Gà Mẹ” ấp ủ con thơ; khi ta cô đơn, Thiên Chúa là “Người Bạn”; khi ta phải thực hiện một việc lớn lao thì Thiên Chúa là “Người Cộng Tác”,… Thiên Chúa là Một và là Ba, và Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa chúng ta.

Trong thư Rôma (ch.1-3) thánh Phaolô đã trình bày tình trạng con người sống trong tội lụy của chính mình. Ngài cũng cho thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào như thế nào qua cuộc đời của Đức Giêsu (3,21-31). Trong bài đọc hôm nay, thánh Phaolô bắt đầu trình bày những gì Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Chúng ta có lý do để kiêu hãnh, nhưng không phải vì công trạng của mình, nhưng vì Thiên Chúa. “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta”.

Thánh Phaolô còn cho biết, chúng ta đã có được “bình an với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô”. Phần trước của lá thư ngài cho biết chúng ta đã chống lại Thiên Chúa nên bị mắc lại trong chính tội lỗi của chính mình. Nay, chúng ta được bình an là nhờ sáng kiến của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn đi bước trước. Chúng ta hy vọng rằng, trong Thiên Chúa, chúng ta không thất vọng, vì những việc không ngừng được thực hiện cho chúng ta. Hy vọng đó chắc chắn vì chúng ta được kết hợp với Thiên Chúa ngay lúc này, mặc cho những “khốn khổ” của ta. Tình yêu của Chúa không bao giờ làm khô kiệt hay bỏ rơi chúng ta.

Đối với thánh Phaolô, bằng chứng về tình yêu của Thiên Chúa và kết quả bình an mà chúng ta được lãnh nhận là nhờ Thiên Chúa đã sai Đức Giêsu Kitô đến. Nếu chúng ta chia sẻ bình an, tình yêu với người khác thì không phải là điều ta tự mình thực hiện được nhưng là hành động của Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Chúa Kitô chỉ cho ta thấy con đường đến với Thiên Chúa và Thiên Chúa ban cho ta Thánh Thần. Thánh Thần sẽ đồng hành cùng ta trên đường đến với Thiên Chúa khi đổ tràn tình yêu của Thiên Chúa vào lòng chúng ta. Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần cùng hoạt động để nâng đỡ chúng ta hầu chúng ta có thể được hưởng nếm sự kết hiệp chung cục với Thiên Chúa.


Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



TRINITY SUNDAY -C-
Proverbs 8: 22-31; Psalm 8: 5-9; Romans 5: 1-5; John 16: 12-15

"God loves you." That could be a profound, life-changing announcement, or a platitude that does little to assuage our hurt or give courage to a downtrodden spirit. What makes the difference?

It is a platitude if it expresses a belief in the love of a far-distant God dwelling somewhere in outer space. But what makes the statement chock full of life-altering potential is the belief that God’s love isn’t "out there," a warm feeling for us on a distant star, but has walked the earth and shown that love in very tangible ways. John has told us that God "so loved the world" (3-16) that God gave us the only Son. God’s love, as the old commercial would say, is "up close and personal." God’s love walked on our soil, made friends with us, ate and drank at our table and died for us. God’s love took our flesh, bone and our blood to give us a share in God’s life.

That accounts for two persons of the Trinity. Where is the Spirit in all this? The Spirit is the love between the Father and the Son and is that gift of love to us. We don’t just assent to a doctrine, but come to know, in a most personal way, about this love because we have been invited into it by the gift of the Spirit. The love of God is not an abstraction; we have firsthand experience of it through the Spirit – God’s presence here and now.

John’s gospel today repeats what we believe about the Trinity and what is continually depicted in biblical passages in both Testaments: God is not detached from our lives, but is intimately involved with us.

That involvement is shown in the frequency of action words in today’s passage. Jesus says he has more to tell his disciples and promises them the Spirit. The gift they will receive is a very present and active Spirit who will: come, guide, speak, declare, glorify and "take what is mine and declare it to you." What will all that activity be about? It will be the Spirit drawing us into the love of God and, through that encounter, enabling us to live Jesus’ commandment to love God and to then love our neighbor: good friend or enemy; our color skin or another; long-time resident or recent arrival; law abiding or lawbreaking, etc.

We don’t celebrate a doctrine of the church today, but the unfathomable mystery that is God, who chose to dwell among us, "fully human and fully divine," and then did not leave us orphans, but gave us a continual share in God’s life through the gift of the Holy Spirit. It is this Spirit that continues to connect us to God and one another in love.

Our belief in this relationship should open our eyes and make us conscious of God’s presence, as the mystics say, "closer to us than we are to ourselves." The doctrine of the Trinity is about divine love being constantly poured into the world. This is not a day for the preacher to search for "explanations or examples" of the Trinity. Today is not about words and formulas, but about celebrating the living presence of our God who dwells in our midst. Today we praise. If we want more information about the trinitarian conflicts in the early church and how the doctrine developed, then tomorrow we can open our books.

I am currently reading a book on our present and recent presidents. In such biographies we learn about the key moments in someone’s life. So also, God has a biography of sorts. When we reflect on Scriptures we discover something of God’s biography, the key moments that relate to us – creation, redemption and sanctification. We learn that God has been at work on our behalf: creating us and our world; rescuing us when we chose to go it on our own, and got lost; and then staying with us, drawing us to God and one another in love. We will express this in our Creed today – not merely a statement of theological truths, but our belief in what kind of God we have and what our God has done and continues to do for us.

We try to describe or explain God to others and our words fail us. God is just too big for words and can’t be squeezed into our verbal boxes. What we can do is share our experience of God with one another: when God has been with us in our pain, joy, longing, love, life-changes, etc. We do our best to name, aided by the lens of Scripture, what we experience of God’s presence in our lives.

These experiences aren’t identical and Scripture reminds us that we need to broaden our notion of God when we speak of and try to describe God. Our Creed tells us today that God is Father, Son and Spirit. But scripture also helps us name God in other metaphors: when we are lost and then found we call God "Shepherd"; when our spirits are parched by long periods of dry prayer God is "Living Water"; when we are frightened God is a "Mother Hen"; when we are alone God is "Friend"; when we have a mighty task to accomplish God is our "Co-worker, "etc. God is One and God is Three and God is still infinitely more – always creating, redeeming and sanctifying us.

In Romans (chapters 1-3) Paul has laid out what the human condition is like on our own – sinful. He then describes how God intervenes through the life of Jesus (3:21-31). In today’s passage Paul begins to lay out the facts of what God has done for us. We have reason to boast, not because of what we have done, but because of God. "The love of God has been poured out into our hearts."

We already have, Paul tells us, "peace with God through our Lord Jesus Christ." Earlier in his letter he told us we had rebelled against God and so were stuck in our sins. Now we are at peace because of God’s initiative. It always begins with God taking the initiative. We have hope that, in God, we will not be disappointed, as life so frequently can do to us. That hope is certain because we are united with God now, despite our "afflictions." God’s love will not dry up or abandon us.

For Paul, the proof of God’s love and the resulting peace that we have, are because God sent Jesus Christ. If we share peace and love with one another it is not something we accomplish on our own, but because of God’s action in Jesus. Christ shows us the way to God and God gives us the Spirit. The Spirit accompanies us on our journey to God, while pouring out God’s love into our hearts. The three – God, Christ and the Spirit – are all working to sustain us now so that we can enjoy final union with God.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:23 23/05/2013
TOẠI NHÂN THỊ ĐỤC GỖ LẤY LỬA
N2T

Thời xa xưa người ta không biết cách dùng lửa, chỉ có các thần tiên ở trên trời mới có thể hưởng thụ được lửa, thần giữ lửa là lôi thần năm mười họa mới cho người trần gian chút lửa, khiến cho con người biết cái hay của lửa và rất muốn điều khiển lửa.
Có người phát hiện trên đảo Toại Minh có cây Toại mộc làm cho toàn đảo cả ngày sáng rực lửa, thế là có một thanh niên hăng hái xung phong đi lấy cây Toại mộc về.
Người thanh niên này nhìn thấy loài chim dùng mỏ mổ vào cây Toại mộc thì phát sáng, cứ mỗi cú mổ thì phát ra một cụm khói, anh ta bèn nhặt những cành cây nhỏ đục lỗ cây Toại mộc và bỏ vào, quả nhiên xuất hiện lửa sáng. Người thanh niên bèn thử dùng các loại cây gỗ thường khác để đục lỗ bỏ nhánh cây nhỏ vào thì các loại gỗ ấy cũng phát ra lửa, anh ta vội vàng trở về thôn làng báo tin vui này cho mọi người, người trong tộc làng vui sướng như điên, phong cho người thanh niên này cái tên là Toại Nhân Thị, nghĩa là người tìm ra lửa.
(Tấn, Vương tử Niên xả khiển ký)

Suy tư:
Một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy hủy hoại cả một khu rừng lớn, và một ngọn lửa tình yêu -dù nhỏ- thì vẫn có thể làm cho nhiều tâm hồn lãnh đạm với tha nhân nóng lên tình người.
Ngày nay lửa chiến tranh tàn phá nhiều nơi trên thế giới, làm cho nhiều người sống trong cảnh lầm than khốn cùng và sợ hãi, bởi vì con người vì quyền lợi cá nhân và dân tộc mà quên mất Thiên Chúa là tình yêu; ngày nay lửa hận thù đốt cháy nhiều tâm hồn người lớn cũng như trẻ em, bởi vì con người thời nay nhắm mắt chối bỏ Thiên Chúa là tình yêu ra khỏi con người và cuộc sống của họ, bởi vì một khi con người từ bỏ Thiên Chúa là căn nguyên của vạn vật, là nguồn mạch tình yêu, thì con người chỉ có dùng lửa chiến tranh và lửa hận thù để đối xử với nhau mà thôi.
Đức Chúa Giê-su đã cầu xin Đức Chúa Cha trao ban Đức Chúa Thánh Thần cho các môn đệ và Giáo Hội của mình, để Đức Chúa Thánh Thần chính là Lửa sốt mến làm cho các môn đệ yêu mến Chúa nhiều hơn; và Ngài là Lửa yêu thương để những người Ki-tô hữu biết yêu thương và tương thân tương ái hơn.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 23/05/2013
N2T

4. Đạo lý của Đức Chúa Giê-su vượt qua tất cả các đạo lý của thánh nhân, trong nó ẩn tàng “man-na”, duy nhất chỉ những người có tinh thần của Đức Chúa Giê-su mới có thể tìm được.

(sách Gương Chúa Giê-su)
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Xin hãy tránh những cám dỗ thích xen vào việc của người khác.
Bùi Hữu Thư
04:04 23/05/2013


2013-05-18 Vatican Radio

(Vatican Radio) Kitô hữu phải vượt thắng chước cám dỗ là thích “xen vào việc của người khác,” là điều Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mác-ta. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh là nói xấu và ganh tị chỉ gây nguy hại cho cộng đồng Kitô giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài giảng bằng đề cập đến một câu hỏi Chúa Giêsu đặt với Thánh Phêrô: "Việc này can hệ gì đến anh?” khi Phêrô muốn can thiệp vào cuộc đời của môn đệ Gioan của Người, là “người môn đệ Chúa yêu.” Đức Thánh Cha nói: Phêrô đã có một “cuộc đối thoại về tình yêu” với Chúa Kitô, nhưng “đối thoại này đi lạc sang hướng khác”, và Phêrô cũng bị cám dỗ là “muốn can thiệp vào đời sống kẻ khác.” Do đó cần chú trọng tới hai hình thức về việc xen vào đời sống của kẻ khác. Trước hết, “việc so sánh,” “so sánh mình với người khác.” Khi so sánh như vậy ‘chúng ta sẽ cảm thấy chua cay và muốn ganh tị, nhưng ganh tị làm cho cộng đồng Kitô giáo bị hư hại", việc này đem lại nhiều đau khổ, và quỷ dữ mong muốn điều này” và chúng ta cuối cùng cảm thấy “buồn phiền.”

“Tất cả chúng ta đều nói chuyện trong nhà thờ! Trong khi ngồi lê nói mách chúng ta gây tai hại cho người khác. Y như là khi chúng ta dèm pha người khác: chúng ta thay vì lớn lên, chúng ta làm cho người khác hèn yếu đi và chúng ta cảm thấy vui thích. Không thể được như vậy! Trò chuyện có vẻ vui thú, như nếm mật ong phải không? Bạn uống một muỗng, rồi một muỗng nữa, và cứ tiếp tục uống thêm thì bạn sẽ đau bao tử. Tại sao? Người hay dèm pha là như vậy. Trước hết họ cảm thấy ngon ngọt nhưng nó sẽ làm hại bạn, làm hại đến linh hồn bạn! Những tin đồn thổi tại hại cho Giáo Hội. Chúng gần giống như tinh thần của Cain khi hắn giết em, miệng lưỡi của hắn đã giết em hắn!”

Đức Thánh Cha nói: Trên đường hướng này, “chúng ta trở nên những Kitô hữu lịch thiệp nhưng lại có các thói xấu.” Nhưng chúng ta đã làm thế nào? Thông thường, Đức Thánh Cha ghi nhận: “chúng ta thuờng làm ba điều”:

"Chúng ta cung cấp tin tức: chúng ta chỉ kể ra một nửa những gì chúng ta muốn kể và giữ kín nửa kia, vì không tiện cho chúng ta. Các bạn phải mỉm cười, phải không?

Điều thứ hai là dèm pha: khi một người có gì không tốt, thì phải thổi phồng thật to, và kể lại y như mình là một ‘phóng viên báo chí'.. . và danh giá của người ấy bị tổn thương.

Và điều thứ ba là nói xấu, là nói những điều không có thật. Giống như là giết hại người anh em mình!

Tất cả ba điều: xuyên tạc, dèm pha và nói xấu đều là tội lỗi! Đó là vả vào mặt Chúa Giêsu trên con người của các con cái và anh em của Người.”

Chính vì thế Chúa Giêsu nói với chúng ta y như khi Người nói với Phêrô: “Can hệ gì đến ngươi? Hãy theo Ta, “Chúa Kitô trong trường hợp này” đã chỉ lối cho chúng ta”:

"'Cách ăn nói này sẽ không tốt lành gì cho bạn, vì chỉ đem lại cho Giáo Hội một tinh thần hủy hoại. Hãy theo Ta!’. Đây là những lời đẹp đẽ của Chúa Giêsu, rất rõ ràng là Chúa yêu thương chúng ta biết bao. Y như là Chúa nói: ‘Đừng suy nghĩ hão huyền, đừng tin rằng có sự cứu rỗi khi chúng ta so sánh với kẻ khác hay ngồi lê nói mách. Muốn được cứu rỗi thì phải đi đằng sau Ta! Xin hãy đi theo Chúa Giêsu! Hôm nay chúng ta xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta ân sủng này là không bao giờ xen vào đời sống của kẻ khác, để không trở nên các Kitô hữu lịch thiệp nhưng nhiều thói xấu, đó là đi theo Chúa Giêsu, đi sau Chúa Giêsu trên con đường của Người. Thế là đủ."

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc đến một giai đoạn trong cuộc đời Thánh Têrêsa khi bà thắc mắc không hiểu tại sao Chúa Giêsu ban cho một người nhiều hơn một người khác. Nữ tu lớn tuổi hơn đã lấy một cái đê (để khâu vá) và một cái ly rồi đổ đầy nước cả hai cái, rồi hỏi Têrêsa xem cái nào đầy hơn. Vị thánh tương lai đã trả lời là “Cả hai đều đầy.” Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu cũng làm như vậy đối với chúng ta”, Chúa không màng khi chúng ta lớn hay nhỏ.” Điều Chúa thích là “nếu bạn được đổ tràn đầy tình yêu của Chúa Giêsu.”
 
Linh mục Lombardi Dòng Tên nói: Đức Thánh Cha không trừ quỷ
Bùi Hữu Thư
04:05 23/05/2013


2013-05-21 Vatican Radio

(Vatican Radio) Quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là đặt tay trên một em bé có bệnh và cầu nguyện cho em, đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng ngài có thể đã thực hiện việc trừ quỷ.

Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh đã xác nhận ngày thứ ba là Đức Thánh Cha không làm việc trừ quỷ trong dịp này. Cha nói: “Đức Thánh Cha không có ý định làm việc trừ qủy, nhưng như thường lệ ngài luôn luôn làm như thế với những ai bệnh tật và đau khổ đến với ngài, ngài chỉ muốn cầu nguyện cho một người đau yếu được mang đến với ngài."

Trừ quỷ, đúng nghĩa là “tống xuất” các thần dữ. Quyền năng trừ quỷ được Chúa Giêsu ban cho các môn đệ, và được hiểu là quyền năng này được chuyển giao cho các giám mục là những người kế vị các tông đồ, và các linh mục là các cộng sự viên.

Nói như vậy, Giáo Hội đã có qua nhiều thế kỷ, một nghi thức chính xác cho việc trừ quỷ: không phải là một hình thức có tính cách kịch nghệ hay trình diễn, mà chú ý đặc biệt, cẩn thận, trung thành và có phương pháp với các kinh nguyện, động tác và việc sử dụng các bí tích đã được chỉ định như nước phép và Thánh Giá. Linh mục Bernd Hagenkord, Dòng Tên giải thích thêm về câu hỏi: Ai có thể thi hành việc trừ quỷ?

Cha nói: Mặc dầu bất cứ linh mục nào cũng có thể trừ quỷ - thực vậy, có một hình thức trừ quỷ nằm ngay trong Nghi Thức Rửa Tội, do đó các linh mục tương đối thi hành việc trừ quỷ rất thường xuyên – Luật Giáo Hội đòi hỏi mỗi giáo phận phải có ít nhất một người được huấn luyện đặc biệt về công tác này, và phải là người biết phân biệt các dấu chỉ của người bị quỷ ám thay vì có bệnh tâm thần hay thể lý.

Thực vậy,ngay cả ngày hôm nay, khi có nhiều luận điệu cho là sự kiện bị quỷ ám dường như gia tăng, việc trừ quỷ vẫn rất hiếm, rất ít xẩy ra. Đa số các trường hợp được điều tra cho thấy chỉ là do bệnh tâm thần mà thôi.

Như vậy, vì có một nghi thức đăc biệt được ấn định, việc trừ quỷ có phải là một bí tich không?

Không, trừ quỷ tuyệt nhiên không phải là một bí tích.

Như vậy còn cử chỉ của Đức Thánh Cha ngày Chúa Nhật vừa qua thì sao?

Cha Hagenkord trả lời: Tôi không có mặt, nhưng tôi có thể nói là “việc đặt tay” là một tục lệ có từ lâu đời. Theo Cựu Ước, có thể có ý nghĩa là lựa chọn người kế vị – như khi Isaac chúc lành cho Jacob, hay truyền chức – như khi Môisen truyền chức cho Joshua.

Theo truyền thống Kitô giáo, đây tiếp tục là một hành động chúc lành, và là một phần của các nghi thức truyền chức cho linh mục và giám mục. Cũng thế, việc này có ý nghiã chữa lành nữa – chính ra là chữa lành về tinh thần, nhưng cũng có thể chữa lành về thể xác (như đã có những phép lạ trước đây). Tuy nhiên, đây là một việc thường được các linh mục hay giám mục thực hiện – “rất kín đáo” và không có hình thức trình diễn. Chính cử chỉ này cũng có thể dùng cho các phụ huynh khi chúc lành cho con cháu của họ.
 
Nền Văn Hóa của sự gặp gỡ là nền tảng cho hòa bình
Bùi Hữu Thư
04:04 23/05/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ


2013-05-22 Vatican Radio

(Vatican Radio) “Làm việc lành” là một nguyên tắc kết hợp tất cả nhân loại, vượt trên sự đa dạng của các ý thức hệ và tôn giáo, và tạo nên “một nền văn hóa của sự gặp gỡ”, đó là nền tảng cho hòa bình: đây là điều Đức Thánh Cha nói sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Tòa Đô Chánh Vatican. Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai, Thượng Phụ Giáo Hội Antioch Maron, đã đồng tế với ngài trong Thánh Lễ.

Phúc Âm ngày thứ tư nói với chúng ta về các môn đệ ngăn cản một người bên ngoài nhóm của họ không được làm điều tốt.

Đức Thánh Cha nói trong bài giảng: “Họ than phiền, vì họ cho là nếu người này không thuộc nhóm của họ thì không thể làm điều gì tốt.” Và Chúa Giêsu đã khiển trách họ: “Đừng ngăn cản anh ta, cứ để anh ấy làm điều tốt.” Đức Thánh Cha nói: các môn đệ “hơi khó chấp nhận,” vì họ bị khép kín bởi ý tưởng là họ sở hữu sự thật, họ tin rằng những ai không có sự thật thì không thể làm điều gì tốt.”

Đức Thánh Cha nói: “Điều này rất sai lầm … Chúa Giêsu mở rộng chân trời. Gốc rễ của khả năng làm điều tốt – tất cả chúng ta đều có - đó là trong tạo vật”:

"Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Người, chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, và Chúa làm mọi việc tốt lành, và tất cả chúng ta phải tuân giữ giới răn của Người: làm điều lành và tránh điều dữ. Tất cả chúng ta! “Nhưng cha ơi, như vậy không phải là Công Giáo! Người này không thể làm gì tốt.” Có chứ, người ấy có thể. Người ấy phải làm điều tốt! Vì anh ta cũng có giới răn trong mình. “Việc khép kín” và cho là những ai ở bên ngoài, đều không thể làm điều tốt là xây dựng một bức tường đưa dẫn đến chiến tranh, và cũng như một số người đã quan niệm: phải tàn sát kẻ khác nhân danh Thượng Đế. Và điều này chính là điều phạm thượng. Nói rằng bạn có thể giết người nhân danh Chúa là điều phạm thượng.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh giống như Người, và đã ban cho chúng ta giới răn nằm trong đáy lòng chúng ta: hãy làm điều lành và tránh điều dữ”:

"Thiên Chúa đã cứu chuộc tất cả chúng ta bằng Máu Chúa Kitô: tất cả chúng ta, không chỉ riêng gì những người Công Giáo. Tất cả mọi người! ‘Thưa cha, thế còn bọn vô thần thì sao?’ Ngay cả bọn vô thần. Tất cả mọi người! Và Máu này khiến cho chúng ta trở nên những người con cái hạng nhất của Thiên Chúa! Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh giống Thiên Chúa, và Máu Chúa Kitô đã cứu chuộc tất cả chúng ta! Và tất cả chúng ta đều có bổn phận là làm việc lành. Tôi nghĩ rằng: giới răn cho tất cả mọi người phải làm điều tốt, là một con đường đẹp đẽ dẫn đưa tới hòa bình. Nếu chúng ta làm bổn phận của chúng ta, nếu chúng ta làm điều tốt cho tha nhân, nếu chúng ta gặp nhau ở đó, làm điều tốt, thì từ từ, dần dần, chúng ta sẽ làm cho nền văn hóa của sự gặp gỡ nẩy sinh: chúng ta rất cần đến điều này. Chúng ta cần đến với nhau để làm việc lành. ‘Nhưng thưa cha, tôi không tin, tôi là một người vô thần!’ Nhưng hãy cứ làm việc lành đi: thì chúng ta sẽ gặp gỡ nhau ở đó.”

Đức Thánh Cha giải thích “Làm việc lành không phải là vấn đề đức tin: đó là một bổn phận, đó là chứng minh thư Chúa Cha đã trao ban cho tất cả chúng ta, vì Người đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh giống như Người. Và Người luôn luôn làm việc tốt lành.”

Đây là lời nguyện cuối của Đức Thánh Cha Phanxicô:

"Hôm nay là ngày lễ Thánh Rita, bổn mạng của những gì không thể thực hiện – điều này có vẻ không thể thực hiện: chúng ta hãy cầu xin ngài ban cho chúng ta ơn lành là tất cả mọi người, mọi dân nước đều làm điều lành, và tất cả chúng ta sẽ gặp gỡ nhau trong công trình này, đó là công trình của sự sáng tạo, y như công trình sáng tạo của Chúa Cha. Đây là công tác của một gia đình, vì chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả chúng ta! Và Thiên Chúa yêu mến chúng ta, tất cả chúng ta! Xin Thánh Rita ban cho chúng ta ân sủng này, một ân sủng hầu như không thể đạt được.. Amen.”
 
Giáo hội cùng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân cơn lốc xoáy ở Oklahoma.
Trần Mạnh Trác
08:52 23/05/2013
Sau cơn lốc xoáy tàn phá Oklahoma city ngày 20 tháng 5, các cấp lãnh đạo Giáo Hội đã gửi lời phân ưu và cầu nguyện tới những người bị ảnh hưởng bởi cuộc thiên tai.

Xem Hình

Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng Giáo Phận New York, cũng là chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi văn thư tới Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City như sau:

"Trước cảnh mất mát của các gia đình, nhà cửa, trường học, khu dân cư, và thậm chí cả một bệnh viện địa phương, những cảnh tàn phá ấy đã thôi thúc chúng tôi cùng sát cánh với ĐGM và tất cả những người dân tốt lành của thành phố Moore trong lời cầu nguyện cho những nỗ lực cứu trợ và xin ơn an ủi để làm giảm bớt nỗi đau khổ của những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi thảm họa khủng khiếp này".

Xin cho những lời của Chúa Giêsu:'Này Ta sẽ ở với các con luôn mãi', và việc Ngài đã dẹp yên các cơn bão, mang lại sự hy vọng và sự an ủi vào thời điểm nhạy cảm này trong lịch sử của giáo phận".

"Xin cho tất cả những người đang trong cơn đau buồn có thể cảm nhận được sức mạnh của Thiên Chúa và sự cảm thông của tất cả những người đang đứng sát cánh cùng họ, từ khắp nơi, ở tại địa phương cũng như từ hàng ngàn dặm xa xôi."

Riêng tại tổng giáo phận Oklahoma city, Đức Tổng Giám Mục Paul S Coakley đã lên tiếng cam kết với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cơn lốc rằng Ngài và các tín hữu Oklahoma sẽ cùng đi với họ "không chỉ là trong vài ngày tới, nhưng còn là trong nhiều tuần, tháng và năm để tái thiết. "

ĐTGM nói: "Mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi là cho các nạn nhân đã thiệt mạng hoặc mất những người thân yêu hoặc bị thương tích hoặc mất mát tài sản, chúng tôi xúc động trước những nỗ lực cứu cấp đầu tiên, trước những người đã liều mạng sống của mình để giúp đỡ người khác trong thời gian cần thiết này. Chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn và chúng tôi xin đảm bảo với họ những lời cầu nguyện của chúng tôi. Càng sớm càng tốt, tôi sẽ đến Moore để hỗ trợ và an ủi bất cứ ai cần hoặc muốn. Trong những thời buổi như thế này, chúng ta hãy lấy hy vọng từ lời mời gọi của Chúa Giêsu rằng hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến với Ngài và tìm thấy sự yên nghỉ."

Catholic Charities OKC và tòan thể tổng giáo phận sẽ làm việc với những người khác để đảm bảo một phản ứng trơn tru và toàn diện không chỉ cho những nhu cầu trước mắt của những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão dữ dội, nhưng cũng còn cho những nhu cầu dài hạn khi họ xây dựng lại cuộc sống. Chúng tôi sẽ ở lại đây trong một thời gian dài và thường thì chúng tôi là những người cuối cùng sẽ ra đi (khi xong việc.)

"Tổng Giáo Phận Oklahoma City đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi và lời cầu nguyện từ khắp đất nước và trên thế giới, từ Đức Giáo Hoàng, từ sứ thần Tòa Thánh, Tổng giám mục Carlo Maria Viganò và Đức Hồng Y Timothy Dolan, chủ tịch hội Đồng Giám Mục Công Giáo HK. Chúng tôi xin hết lòng tri ân."

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những người mà cuộc sống đã bị xáo trộn bởi thảm họa này."

"Hội Hiệp Sĩ Columbus, một hội đòan Cộng Giáo dành cho qúi ông, ngày 21 tháng 5 đã công bố tất cả các đóng góp sẽ được dồn về cho các nạn nhân ở đây.

Nhắc lại, vào buổi chiều ngày 20 tháng 5, một cơn lốc xoáy với cường độ EF-5 đã quét qua vùng Oklahoma city. Tính đến chiều thứ Ba, có 24 nạn nhân xác nhận là thiệt mạng, trong đó có 9 trẻ em, và hơn 230 người bị thương tích trầm trọng.

Phần lớn các thiệt hại xảy ra ở Moore, Oklahoma, là vùng ngoại ô phía Nam của thành phố Oklahoma. Đây là cơn lốc xoáy lớn thứ năm đã tấn công vùng này kể từ năm 1998.

Có một số dân cư VN ở rải rác trong vùng, kể cả một giáo xứ VN là giáo xứ An Rê Dũng Lạc, nhưng chưa nghe thấy có báo cáo thiệt hại về tài sản hoặc thể chất nào. Trừ một cô giáo đang dậy lớp 3 tại trường tiểu học Plaza Towers elementary school, là ngôi trường đã bị phá xập hoàn toàn với gần 500 học sinh trong đó.

Cô giáo VN có tên là Jennifer Doan, 30 tuổi, hiện đang được cấp cứu và có hy vọng sẽ hồi phục hoàn toàn, cô bị gẫy xương nhiều nơi và nhiều thương tích khác.

Theo tin cuả CBS thì cô Jennifer Doan là một vị anh hùng đã lấy thân mình làm bia che chở cho các học sinh. Lúc đó cô đang giữ học sinh trong hành lang để đợi cha mẹ đón về. Khi cơn lốc xoáy bất ngờ đổ xuống thì vẫn còn 11 em ở với cô. Cô đã ôm lấy chúng và lấy lưng ra đỡ cho chúng khi bức tường xụp xuống.

Hai đưá bé được cô ôm vào lòng sống sót.

Nằm trong phòng cấp cứu cô không ngừng hỏi thăm về học sinh cuả mình, cô kể lại những tiếng kêu thất thanh cuả các em khi chúng không thể thở được hoặc chúng không còn bám viú vào đâu được nữa.

Theo AP thì cô Jennifer đang có thai được 8 tuần. Cầu xin cho cô được mẹ tròn con vuông.
 
Phát hành cuốn sách khích lệ Ngày Giới trẻ Thế giới
Jos. Tú Nạc, NMS
08:26 23/05/2013
Trước sự mong đợi Ngày Giới trẻ Thế giới vào tháng 7 này tại Rio, một cuốn sách vừa được phát hành để chia sẻ câu chuyện về Ngày Giới trẻ Thế giới và truyến cảm hứng thêm cho những người trẻ tham dự.

Tuần qua, cuốn sách “World Youth Day: Inspiring Generations” đã được phát hành nhằm cổ vũ những người đã trải nghiệm Ngày Giới trẻ Thế giới trước đó, cũng như xua tan nỗi hoang mang nơi những người trẻ chưa quan tâm đến đức tin. Cuốn sách bao gồm những câu chuyện dựa trên những trải nghiệm của các bạn trẻ Công Giáo đã tham dự những Ngày Giới trẻ Thế giới trước đây.

Đức Tổng Giám mục Vincent Nichols của Wesmimter, người đứng đầu Giáo Hội Anh quốc và xứ Wales, tuần qua đã được tặng một bản thảo của cuốn sách về sự kiện Năm Đức Tin, ngài đã chúc mừng các đồng biên tập về sự định hướng và hoạt động đức tin của họ trong cùng một phương sách.

Đức Tổng Giám mục Nichols, người viết lời bạt cho cuốn sách này, đã đề cập sự kiện đó thuộc những vấn đề đạo đức, lòng trinh trắng và giới tính. Ngài giải thích rằng quy luật đạo đức không phải không phải là một sự “từ chối” đối với cuộc sống, những trong thực tế là một điều “phải có!”. Ngài nói rằng thông qua quy luật đạo đức, chúng ta thực sự được thanh thoát và có thể tìm thấy chân lý và niềm hạnh phúc vô biên.

Các đồng biên tập, James Kelliher, Jo-Anne Rowney và Paula Mendez, đã chia sẻ những tâm tư của họ về cuốn sách này và Ngày Giới trẻ Thế giới.

“Ngày Giới trẻ Thế giới Madrid là một trải nghiệm rất đỗi ngạc nhiên đối với bản thân tôi và nhiều bạn trẻ khác. Khi tôi trở về nhà, tôi muốn chia sẻ những câu chuyện của chúng tôi với những người Công Giáo ở khắp nơi. Nó đã tạo ra một tiến trình lâu dài, vì tôi thực sự hạnh phúc với những gì đã diễn ra ở đó và tôi hy vọng sẽ có nhiều người hứng thú đọc cuốn sách này”, Kelliher nói.

“Ngày Giới trẻ Thế giới là một trải nghiệm quan trọng mà tôi thực sự muốn chia sẻ với những người khác cùng trang lứa. Tôi thường thấy những người trẻ không biết nơi nào để trông cậy, để tiếp cận thêm, thật quan trọng khi chúng ta đem đến cho họ một sự nhắc nhở để tìm một hướng đi đúng đắn. Trong lúc ở nhà có nhiều việc phải làm, thì Ngày Giới trẻ Thế giới thực sự là nơi tốt nhất để bắt đầu và cuốn sách này đã đưa ra những vấn đề đó”, Rowney nói.

“Trong Ngày Giới trẻ Thế giới, chúng ta dành nhiều thời gian ngồi lại với nhau để trao đổi về những trải nghiệm trong cuộc sống và Giáo Hội, nhiều trải nghiệm rất sống động - đó là khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta có thể cùng nhau gặt hái điều gì đó để phụng sự Giáo Hội”, Mendez nói.
 
Brazil, Argentina, và Hoa Kỳ đã đăng ký tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới đông nhất
Jos. Tú Nạc, NMS
08:17 23/05/2013
Những nhóm từ Hoa Kỳ tạo thành đoàn đại biểu quốc gia đông thứ ba trong số những khách hành hương tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28 được trù định từ ngày 23 – 28 tháng 7 tại Rio de Janeiro, Brazil.

Con số hiện nay của Hoa Kỳ đăng ký lên đến hơn 7,000 người. Duy nhất Brazil, nước chủ nhà, và Argentina quê hương của Đức Thánh Cha có con số đăng ký đông hơn.

Có khoảng 40 giám mục cũng mong đợi tham gia sự kiện này.

Trong bản danh sách các giám mục dự định tham gia gồm có ĐHY Timothy Dolan, New York; ĐHY Seán O’Malley, Boston; ĐHY Theodore McCarrick, TGM hưu trí của Washington; ĐHY William Levada, Bộ trưởng Giáo lý Đức tin đã nghỉ hưu; TGM Samuel Aquila, Denver; TGM Charles Chaput, Philadelphia; TGM Gustavo Gacia-Sillar, San Antonio; và TGM Jerome Listecki, Milwaukee.

Đức Gio-an Phao-lô II đã khởi đầu Ngày Giới trẻ Thế giới vào năm 1986, được tổ chức tại Giáo Phận Roma mỗi Chúa Nhật Thánh Vịnh. Mang tính quốc tế nó được tổ chức hai hay ba năm một lần.

Ngày Giới trẻ Thế giới gần đây nhất được tổ chức tại Madrid, tháng 8 năm 2011.

Những ngày Giới trẻ Thế giới khác được tổ chức tại Buenos Aires (1987); Santiago de Compostela, Tây Ban Nha (1989); Czestochowa, Ba Lan (1991); Denver, Colorado (1993); Manila, Phi Luật Tân (1995); Paris (1997); Rome (2000); Toronto (2002); Cologne, Đức (2005); và Syney (2008).
 
Đức Phanxicô đem Tin Mừng đến sân vận động
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:19 23/05/2013
Càng ngày Đức Thánh Cha Phanxicô càng thu hút các câu lạc bộ của môn thể thao vua. Ngay khi làm giáo hoàng, ngài đã tiếp câu lạc bộ San Lorenzo của quê hương xuất phát từ mối quan hệ cá nhân với tư cách là một cổ động viên nhiệt thành khi còn ở Buenos Aires. Cũng từ lần tiếp kiến đó, các câu lạc bộ khác muốn đến gặp gỡ ngài ngày càng một nhiều hơn.

Sau khi hoàn thành mục tiêu bảo vệ thành công ngôi vô địch giải bóng đá seria A Italia, chiều hôm thứ Ba 21/05/2013 vừa qua, đại diện câu lạc bộ Juventus lần đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng tại Vatican.

Ngay buổi sáng của ngày kế tiếp, sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã tiếp cầu thủ của cả hai câu lạc bộ cùng đặt đại bản doanh tại thành phố Roma trước khi trận Derby sẽ diễn ra vào cuối tuần này, Chúa Nhật 26/05/2013. Phái đoàn của Lazio trong buổi gặp gỡ này được dẫn dắt bởi vị Chủ tịch câu lạc bộ Lotito và tiền đạo Louis Saha, trong khi đó đoàn của AS Roma có sự hiện diện của ông Chủ tịch James Palotta, Tổng giám đốc Zanzi, Huấn luyện viên trưởng Aurelio Andreazzoli và Đội trưởng Francesco Totti.

Cả hai đều tặng Đức Thánh Cha chiếc áo mang màu sắc của câu lạc bộ mình. Đại diện AS Roma, cầu thủ Francesco Totti trao cho ngài chiếc áo màu đỏ riềm vàng có ghi tên Francesco, và cầu thủ người Pháp Louis Saha có tên trong đội hình câu lạc bộ Lazio tặng Đức Thánh Cha chiếc áo truyền thống của đội có màu xanh da trời nhạt riềm trắng.

Cuộc gặp gỡ mà Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho đại diện hai câu lạc bộ này đã để lại trong họ những ấn tượng tuyệt vời. « Tôi đã có cảm giác, Totti thổ lộ, mình phải làm với một con người khiêm tốn. Ngài đã truyền cho tôi sự an toàn và nhân bản. Đức Thánh Cha đã làm cho mọi người dễ chịu. Lúc trao cho ngài chiếc áo câu lạc bộ đã là một trải nghiệm duy nhất của tôi ».

Xuất thân từ một gia đình Công Giáo, Chủ tịch Câu lạc bộ AS Roma, ông Palotta tâm sự rằng cuộc gặp với Đức Thánh Cha đã là « một trong những kinh nghiệm cảm động nhất chưa từng có » và đây còn là « biểu tượng về ý định hiếu hòa giữa hai đội bóng cùng thành phố trước trận đấu : hy vọng nó sẽ được khắc ghi bởi ấn tượng chơi đẹp và mang tính pháp chế ».

Huấn luyện viên Aurelio Andreazzoli cảm động không kém khi khẳng định : « nếu có lại cuộc gặp như thế thêm một lần nữa thì sự trải nghiệm khó có được như lúc ban đầu. Tôi đánh giáo cao tính nhân văn của Đức Thánh Cha và sẽ mãi mãi giữ lại lời ngài trong trái tim ».

Về phần mình, Tổng Giám Đốc Zanzi nhận thấy rằng « cuộc gặp gỡ hôm nay đã làm nổi bật những thứ quan trọng nhất của cuộc sống : bình an, niềm tin tưởng, sự hài hòa. Đức Thánh Cha Phanxicô có khả năng phi thường truyền tải những giá trị này qua lời nói của mình. Hôm nay, tôi cảm thấy vinh dự vì được có mặt trong buổi gặp như thế ».

Phía đội Lazio thì rất lấy làm hãnh diện kể từ khi nhật báo Osservatore Romano tiết lộ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không những ủng hộ đội bóng yêu quý San Lorenzo mà cho cả đội Lazion nữa thông qua một bà cụ già trông nhà cho ngài trong những thập niên 60.

« Đây là một niềm vinh hạnh khi được cảm nghiệm tình cảm tuyệt vời ấm áp tình người và đầy khiêm tốn của con người này », tiền đạo câu lạc bộ Lazio, người đã trao chiếc áo truyền thống của đội cho Đức Thánh Cha, đã viết trên tài khoản Twitter cá nhân của mình.

Câu lạc bộ này cũng xác nhận là Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn được tham dự trận Derby vào Chúa Nhật tới đây. Thế nhưng, điều này là không thể vì sự an ninh không cho phép.

Tưởng cũng nhắc lại vào ngày 14 tháng Tám 2013 tới đây, đội tuyển chủ nhà Italia sẽ tiếp đội tuyển khách Argentina trong khuôn khổ giao hữu chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô.

Từng là cổ động viên nhiệt tình của môn thể thao vua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chiếm được tình cảm của các câu lạc bộ. Ngài đã làm cho âm hưởng của Tin Mừng thấm nhập ngay cả trên các sân vận động trong môi trường thể thao.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy làm muối đất
Bùi Hữu Thư
14:30 23/05/2013

2013-05-23 Vatican Radio

(Vatican Radio) Xin cho các Kitô hữu có thể loan truyền muối thiêng liêng của đức tin, đức cậy và đức mến: đây là lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng ngày thứ năm trong nguyện đường Nhà Thánh Mác-ta tại Vatican. Đức Thánh Cha lưu ý về nguy cơ là trở nên nguội lạnh, thành “Những Kitô hữu để trưng bầy trong Bảo Tàng Viện.”

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô chú tâm đến hương vị các Kitô hữu được mời gọi để hy sinh đời sống cho tha nhân’. Đức Thánh Cha nói là muối Chúa Kitô ban cho chúng ta là muối của đức tin, đức cậy và đức ái. Nhưng, ngài lưu ý, chúng ta phải cẩn thận, vì muối này, được ban cho chúng ta với sự bảo đảm là Chúa Giêsu tử nạn và sống lại để cứu chuộc chúng ta, “không mất mùi vị, và không mất quyền năng.” Ngài tiếp: “muối này không được cất giữ, vì nếu muối đem cất trong lọ thì chẳng làm được gì, và chẳng có ích lợi gì”:

“Muối tốt khi đem dùng làm cho thức ăn ngon hơn. Tôi cũng nghĩ rằng khi muối cất trong lọ sẽ bị ẩm ướt, mất mùi vị và trở nên vô dụng. Muối chúng ta đã nhận được phải được cho đi, để làm cho mọi thứ có hương vị: nếu không sẽ phai nhạt và vô dụng.Chúng ta phải cầu xin Chúa Kitô không để cho chúng ta trở nên những Kitô hữu là muối không mùi vị, là muối cất trong lọ. Muối cũng có một đặc tính khác: khi muối được sử dụng tốt, thì người ta còn không nhận biết mùi vị của muối. Hương vị của muối – không thể nhận biết! Cái mà chúng ta nếm được là mùi vị của thức ăn: muối giúp cho thức ăn ngon hơn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi chúng ta giảng dậy về đức tin, bằng muối này, những ai tiếp nhận lời loan báo, tiếp nhận với tính cách riêng của mình, cũng như khi muối được dùng khác nhau trên thức ăn.” Do đó, “mỗi người chúng ta tiếp nhận muối và đều trở nên tốt lành hơn nhờ có muối.” Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích là “sự đặc thù” cuả đức tin Kitô mang lại, vì thế không thuần nhất:

“Sự đặc thù của Kitô giáo không phải là sự thuần nhất! Mỗi người chúng ta, với cá tính, với các tính tình khác nhau, với nền văn hóa – và cần giữ nguyên như vậy, vì đó là một kho tàng. Tuy nhiên mỗi người còn có một cái gì tốt hơn: đó là có một hương vị riêng biệt! Sự đặc thù của Kitô giáo này tuyệt đẹp, vì khi chúng ta muốn làm cho có sự thuần nhất – tất cả các thứ muối đều giống nhau – thì không khác gì khi một phụ nữ cho quá nhiều muối vào thức ăn thì người ăn chỉ nếm được muối thay vì thực phẩm.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Đây là muối chúng ta phải cho đi.” Một thứ muối không được cất giữ nhưng phải cho đi,” và điều này “nghĩa là có một chút siêu thăng”: “Là phải ra đi với sứ điệp, ra đi với sự phồn thịnh chúng ta có được nhờ muối, và đem cho người khác.” Ngài lưu ý: mặt khác, có hai “kết quả” của muối khiến cho muối không vô dụng: Thứ nhất: Cho muối đi “trong việc cung cấp bữa ăn, phục vụ cho người khác, phục vụ cho dân người.” Thứ hai: “siêu thăng lên tới tác giả của muối, là Đấng Tạo Hóa.” Ngài nhấn mạnh: “Muốn giữ cho muối không mất mùi vị, thì không chỉ cho đi qua việc giảng dậy,” mà “cũng còn cần đến sự siêu thăng của việc cầu nguyện và tôn thờ”:

“Bằng cách này muối được gìn giữ, được duy trì mùi vị. Khi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta vượt quá chính mình để đến với Chúa, và với việc loan báo Phúc Âm, chúng ta vượt ra khỏi chính mình để mang đi sứ điệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm như vậy – cả hai điều này, hai sự siêu thăng này phải đem đến cho muối – thì muối sẽ tiếp tục ở trong lọ, và chúng ta trở nên ‘những Kitô hữu đang trưng bầy trong Viện Bảo Tàng’. Chúng ta có thể trinh bầy muối: đây là muối của tôi – thật là tuyệt vời! Đây là muối tôi đã đón nhận khi chịu phép Rửa, đây là muối tôi nhận lãnh khi chịu phép Thêm Sức, đây là muối tôi nhận được khi học giáo lý – Nhưng hãy coi đây: các Kitô hữu trong Viện Bảo Tàng! Một loại muối không có vị, một thứ muối vô dụng.”

Hồng Y Angelo Sodano và Hồng Y Leonardo Sandri đã đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô. Thánh Lễ có sự tham dự của một nhóm linh mục và giáo dân phục vụ trong Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương.
 
Đức Phanxicô: Chúa cứu chuộc mọi người, kể cả người vô thần
Vũ Văn An
20:54 23/05/2013
Một trong những đặc điểm của triều giáo hoàng non trẻ Phanxicô là việc nhấn mạnh tới chính sách không loại bỏ ai. Ngài xác tín rằng trong những điều mình nói và làm để cổ vũ Tin Mừng, Giáo Hội phải mở rộng lời kêu gọi của mình cũng như cuộc đối thoại của mình với người khác.

Trong Thánh Lễ sáng ngày 22 tháng 5 tại nhà khách của Vatican, Đức Phanxicô đã chi tiết hóa chủ đề trên. Ngài nói rằng “làm điều tốt” là một nguyên tắc có thể tạo cơ sở chung cho người Kitô hữu lẫn người không phải là Kitô hữu, kể cả người vô thần.

Ngài bảo: “Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta bằng Máu Chúa Kitô: mọi người, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! Và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa!”.

Lời Đức Giáo Hoàng hẳn phải thách thức mọi người Công Giáo, nhưng nhất là những ai muốn dùng nền chính trị duy bản sắc để loại bỏ bất cứ sự hợp tác hay đối thoại nào với những người không chia sẻ các niềm tin của Giáo Hội.

Đức Phanxicô bắt đầu buổi suy niệm của ngài bằng trình thuật Tin Mừng nói tới việc các môn đệ của Chúa Kitô tìm cách ngăn chặn một người không thuộc nhóm của mình làm việc thiện. Đài Phát Thanh Vatican thuật lại lời suy niệm của Đức Thánh Cha như sau: “Họ kêu ca rằng ‘nếu anh ta không thuộc nhóm của ta, thì anh ta không được làm việc thiện’. Nhưng Chúa Giêsu bảo họ: ‘đừng ngăn cản anh ấy, cứ để anh ấy làm việc thiện’”.

Theo Đức Phanxicô, các môn đệ quả “có hơi bất khoan dung” vì đã khóa kín mình trong ý niệm chỉ mình mới có chân lý và tin rằng “những ai không có chân lý, không thể làm được việc gì tốt cả”.

“Điều ấy sai… Chúa Giêsu vốn mở rộng chân trời. Cội rễ của khả thể làm việc thiện, một khả thể ai trong chúng ta cũng có, vốn có sẵn trong tạo dựng”.

“Chúa dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Ta là hình ảnh của Chúa. Mà Người làm việc thiện thì tất cả chúng ta đều có lệnh truyền này khắc khi trong lòng: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Tất cả chúng ta, ‘Nhưng thưa cha, người này đâu phải Công Giáo! Anh ta đâu có thể làm việc thiện’. Có, anh ta có thể làm việc thiện. Anh ta phải làm việc thiện. Không những có thể, mà còn phải làm nữa! Vì anh ta cũng có lệnh truyền kia trong chính anh ta”.

“Cái thứ “khóa kín” từng tưởng tượng rằng những người ở bên ngoài không thể nào làm được việc thiện này thực ra là một bức tường sẽ dẫn tới chiến tranh và tới điều một số người trong dòng lịch sử đã nghĩ ra là giết chóc nhân danh Thiên Chúa. Nghĩa là ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Điều này đơn thuần chỉ là lộng ngôn phạm thượng. Nói rằng bạn có thể nhân danh Thiên Chúa mà giết người là nói lộng ngôn phạm thượng”.

“Chúa đã dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người, và đã khắc ghi lệnh truyền này trong thẳm sâu lòng ta: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Người cứu chuộc mọi người chúng ta, vâng mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa! Ta được dựng nên làm con cái giống hình ảnh Thiên Chúa và Máu Chúa Kitô đã cứu chuộc mọi người chúng ta! Và tất cả chúng ta có bổn phận làm việc thiện. Thiển nghĩ, lệnh truyền mọi người làm việc thiện này là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu chúng ta, ai cũng làm phần mình, nếu chúng ta làm việc thiện cho người khác, nếu chúng ta gặp gỡ họ làm việc thiện, thì từ từ, một cách êm dịu, từng chút từng chút, ta sẽ tạo được một nền văn hóa gặp gỡ. Ta rất cần nền văn hóa này. Ta phải gặp nhau trong diễn trình làm việc thiện. ‘Nhưng thưa cha, tôi không tin, tôi là một người vô thần mà!’ Nhưng xin anh cứ làm việc thiện, chúng ta sẽ gặp nhau ở đấy”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “làm việc thiện” không phải là vấn đề đức tin. “Nó là một bổn phận, nó là tấm thẻ căn cước mà Cha chúng ta đã ban cho mọi người chúng ta, vì Người vốn dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Mà Người thì lúc nào cũng làm việc thiện”

Ý nghĩa cứu chuộc

Nhân dịp này, nhiều người thắc mắc đối với bài giảng trên của Đức Phanxicô. Các thắc mắc này được cha Thomas Rosica, CSB, tóm lược thành 3 chủ đề:
1) Người vô thần được cứu chuộc ra sao?
2) Phải chăng Đức Phanxicô mô tả một thứ “Kitô Giáo nặc danh” hiện đang hiện diện trong thế giới ngày nay?
3) Hệ luận bài giảng của Đức Thánh Cha ra sao?

Các câu trả lời của Cha Rosica dựa trên vốn kiến thức thần học, kinh nghiệm 5 năm sống tại Trung Đông (Do Thái, Palestine, Jordan và Egypt) cũng như các đối thoại liên tôn với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo trong nhiều năm qua của cha. Cha cũng từng có nhiều tiếp xúc với những người vô thần và bất khả tri tại khuôn viên các đại học tại Canada.

1) Ta nên lưu ý tới thính giả và ngữ cảnh bai giảng hàng ngày của Đức Phanxicô. Trước hết, ngài là một mục tử và nhà giảng thuyết giầu kinh nghiệm trong việc vươn tới người khác. Lời lẽ của ngài vì thế không diễn ra trong ngữ cảnh thần học khoa bảng hay học thuật cũng như đối thoại hay tranh luận liên tôn. Ngài lên tiếng trong ngữ cảnh Thánh Lễ qua việc suy niệm về Lời Chúa. Ngài nói với những người Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Kiến thức của ngài, vốn bén rễ sâu trong thần học và truyền thống Công Giáo, luôn được diễn tả bằng một ngôn từ khiến ai cũng có thể hiểu được. Đây là một thiên bẩm không phải vị mục tử và và thần học gia nào cũng có được. Thành thử đâu có lạ khi nhiều người bị lời lẽ của ngài lôi cuốn.

2) Đức Phanxicô không có ý tạo ra một cuộc tranh luận thần học về bản chất của cứu chuộc qua bài giảng của mình hay qua suy tư Thánh Kinh khi tuyên bố rằng “Thiên Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta, mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người!”
Về bản chất này, Cha Rosica lưu ý bạn đọc một số đoạn trong cuốn Toát Lược Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo:

Số 135: Ðức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết như thế nào?

Ðức Kitô sẽ phán xét với quyền năng mà Người đã thu nhận được như Ðấng Cứu Chuộc trần gian, đến để cứu độ loài người. Những điều kín nhiệm trong tâm hồn cũng như thái độ của mỗi người đối với Thiên Chúa và tha nhân sẽ được tỏ ra. Mỗi người sẽ đón nhận sự sống hay bị kết án đời đời tùy theo các công việc họ đã làm. Như thế "sự viên mãn của Ðức Kitô" (Ep 4,13) được thành tựu, trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28).

Số 152: "Hội thánh là bí tích phổ quát của ơn cứu độ" có nghĩa là gì?

Câu này muốn nói Hội thánh là dấu chỉ và khí cụ cho việc giao hòa và hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa cũng như cho sự hợp nhất nhân loại.

Số 162. Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại ở đâu?

Với tính cách là một cộng đoàn được thiết lập và tổ chức ở trần gian, Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại (subsistit in) trong Hội thánh Công Giáo, được điều hành do vị kế nhiệm thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với ngài. Chỉ nhờ Hội thánh này người ta mới có thể đạt được cách đầy đủ các phương tiện cứu độ, vì Chúa đã trao phó tất cả những gì thiện hảo của Giao ước Mới cho tập thể tông đồ duy nhất, có thánh Phêrô đứng đầu.

Số 166. Tại sao Hội thánh được gọi là Công Giáo?

Hội thánh có đặc tính là Công Giáo, nghĩa là phổ quát, vì Ðức Kitô hiện diện trong Hội thánh. "Ở đâu có Ðức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công Giáo" (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn diện và toàn vẹn của đức tin. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa của họ.

Số 171. Câu khẳng định "Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ" có nghĩa gì?

Câu này muốn nói rằng ơn cứu độ xuất phát từ Ðức Kitô-là-Ðầu thông qua trung gian là Hội thánh, thân thể Người. Những ai biết rằng Hội thánh được Ðức Kitô thiết lập và cần thiết cho ơn cứu độ mà không muốn bước vào hay không muốn gắn bó với Hội thánh, thì sẽ không được cứu độ. Ngoài ra, nhờ Ðức Kitô và Hội thánh Người, những người, không vì lỗi mình mà không biết Tin Mừng của Ðức Kitô và Hội thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và dưới ảnh hưởng của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của lương tâm, vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời.

3) Thánh Kinh minh nhiên cho ta hay: Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi (1 Timothy 2:4); giao ước hòa bình mà Thiên Chúa ký với Nôê sau Đại Hồng Thủy chưa bao giờ bị thu hồi: trái lại, chính Con Thiên Chúa đã đóng ấn nó bằng thẩm quyền tình yêu hiến sinh bao gồm mọi người của mình. Đức Phanxicô cảnh cáo người Công Giáo không được ma qủy hóa những ai không phải là chi thể của Giáo Hội, và ngài đặc biệt bênh vực người vô thần, vì cho rằng dựng lên những bức tường chống những người không phải là Công Giáo sẽ dẫn tới việc “giết người nhân danh Thiên Chúa”.

4) Nhà thần học Đức trứ danh là Karl Rahner đã dẫn nhập ý niệm “Kitô hữu nặc danh” vào suy tư thần học. Qua ý niệm này, đưa ra cho người Kitô hữu, Rahner cho rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, chứ không hề trừng phạt tất cả những ai không là Kitô hữu phải sa hỏa ngục. Thứ hai, Chúa Giêsu Kitô là phương thế cứu rỗi duy nhất của Thiên Chúa. Điều này phải được hiểu là: những người không phải là Kitô hữu muốn hưởng thiên đàng phải tiếp nhận ơn thánh của Chúa Kitô dù không thể hiện nó. Bởi thế mà có thuật ngữ “Kitô hữu nặc danh”.

Ý niệm trên thực ra cũng được Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 16) giảng dạy. Theo Hiến Chế này, những ai chưa tiếp nhận Tin Mừng và việc này không do lỗi của chính họ đều có khả thể được cứu rỗi đời đời… Thiên Chúa ‘qua những cách ta không biết’ có thể ban đức tin, vì không có đức tin thì không thể có cứu rỗi dù đó là trường hợp những người chưa được nghe rao giảng về Tin Mừng.

Người Công Giáo không chấp nhận thái độ của chủ nghĩa duy tương đối về tôn giáo, là chủ nghĩa cho rằng mọi tôn giáo đều công chính như nhau, các dị biệt đều không quan trọng. Thiên Chúa thực sự muốn mọi người được cứu rỗi. Nhưng người Công Giáo tin rằng ơn cứu rỗi này chỉ được trao ban nơi Chúa Giêsu Kitô, và Kitô Giáo và Giáo Hội duy nhất là người trung gian chuyển giao ơn đó cho mọi người.

5) Trong cuộc đối thoại liên tôn hay với người vô thần và người bất khả tri, luôn có nguy cơ biến mọi cuộc thảo luận thành chuyện lịch thiệp hay bất liên hệ. Nhưng đối thoại không có nghĩa là thỏa hiệp. Ngày nay, ta luôn có thể và phải đối thoại: đối thoại trong tự do chân chính chứ không phải trong cái thứ ‘khoan dung’ và sống chung chỉ vì mình không có đủ sức mạnh để tiêu diệt người kia. Nghĩa là cuộc đối thoại này phải diễn tiến trong một thái độ yêu thương. Kitô hữu biết rõ: chỉ có tình yêu mới là đuốc sáng nhất của kiến thức và những điều Thánh Phaolô nói về tình yêu phải có giá trị đối với mọi cuộc đối thoại.

6) Một người không phải là Kitô hữu có thể bác bỏ một trình bày nào đó của Kitô hữu đối với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là họ thực sự bác bỏ Chúa Kitô và Thiên Chúa. Bác bỏ Kitô Giáo có thể không có nghĩa là bác bỏ Chúa Kitô. Vì cho dù một cá nhân cụ thể nào đó bác bỏ Kitô Giáo từng được mang tới cho họ qua lời giảng của Giáo Hội, thì dù là như thế, ta vẫn không bao giờ ở vào vị trí có thể quyết định được là liệu sự bác bỏ đó trong trường hợp cụ thể ấy là một lỗi phạm trầm trọng hay là một hành vi trung thành với chính lương tâm họ. Ta không bao giờ có thể nói một cách hoàn toàn chắc chắn liệu một người bác bỏ Kitô Giáo và dù từng gặp gỡ Kitô Giáo, nhưng vẫn không trở thành Kitô hữu, có đang đi theo con đường được vẽ ra để họ được cứu rỗi, tức con đường sẽ dẫn họ tới gặp gỡ Thiên Chúa, hay họ đang trên con đường dẫn tới trầm luân đời đời.

7) Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa coi tấm tình ta ngỏ với người lân cận là tấm tình ta ngỏ với chính Người. Do đó, mối liên hệ yêu thương giữa một người với người lân cận của họ là định mức của mối liên hệ yêu thương giữa họ và Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa: người không phải là Kitô hữu có khả năng thực hiện các hành vi yêu thương người lân cận mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Đúng hơn, các hành vi yêu thương này quả là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa thực sự hành động nơi họ.

8) Là Kitô hữu, ta tin rằng Thiên Chúa luôn vươn tới nhân loại trong yêu thương. Điều này có nghĩa: mọi người nam nữ, bất kể hoàn cảnh, đều có thể được cứu rỗi. Ngay những người không phải là Kitô hữu cũng có thể đáp ứng hành động cứu rỗi của Chúa Thánh Thần. Không người nào bị loại khỏi ơn cứu rỗi chỉ vì cái tội mà ta vốn gọi là tội nguyên tổ; người ta chỉ mất sự cứu rỗi qua tội bản thân mà thôi.

Trong tâm trí Đức Phanxicô, nhất là lúc ngài giảng lễ vào ngày 22 tháng 5, “làm việc thiện” là một nguyên tắc kết hợp toàn thể nhân loại, vượt trên các dị biệt trong ý thức hệ và tôn giáo, và tạo nên “nền văn hóa gặp gỡ” vốn là nền tảng của hòa bình.

Cuối cùng, thiển nghĩ nên đọc phần cuối bài diễn văn nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 50 tại New York, ngày 5 tháng 10, năm 1995: “Là một Kitô hữu, tâm điểm niềm hy vọng và lòng tin tưởng của tôi là nơi Chúa Giêsu Kitô, mà kỷ niệm năm sinh lần thứ hai nghìn của Người sẽ được cử hành vào đầu thiên niên kỷ mới. Kitô hữu chúng tôi tin rằng tình yêu và lòng chăm sóc của Thiên Chúa đối với toàn bộ sáng thế đã được tỏ hiện trọn vẹn nơi cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Đối với chúng tôi, Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người, trở thành một phần của lịch sử nhân loại. Chính vì lý do này, niềm hy vọng Kitô Giáo dành cho thế giới và tương lai của nó trải dài tới mọi con người nhân bản. Vì nhân tính chói sáng của Chúa Kitô, không gì thực sự nhân bản lại không đánh động trái tim Kitô hữu. Đức tin vào Chúa Kitô không buộc chúng tôi phải bất khoan dung. Trái lại, nó buộc chúng tôi phải mời gọi người khác vào một cuộc đối thoại tôn kính. Tình yêu Chúa Kitô không làm chúng tôi sao lãng việc quan tâm tới người khác, nhưng đúng hơn, nó mời gọi chúng tôi nhận trách nhiệm đối với họ, không loại trừ bất cứ ai, và quả thực đặc biệt quan tâm tới người yếu đuối nhất và người đau khổ. Do đó, gần tới dịp kỷ niệm năm thứ hai nghìn ngày sinh của Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ xin được kính cẩn đề xuất sứ điệp cứu rỗi này, và được cổ vũ tình liên đới của toàn thể gia đình nhân loại, trong bác ái và phục vụ.

Kính thưa quí vị! Tôi đến trước quí vị, như vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô đúng 30 năm trước đây, không phải như một người thi hành quyền bính trần gian, cũng không phải như một lãnh tụ tôn giáo đi tìm đặc ân cho cộng đồng của mình. Tôi đến trước quí vị như một nhân chứng: nhân chứng cho phẩm giá con người, nhân chứng cho hy vọng, nhân chứng cho niềm xác tín rằng định mệnh mọi quốc gia nằm trong tay Đấng Quan Phòng đầy nhân ái.

Chúng ta phải thắng vượt nỗi lo sợ tương lai của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không có khả năng thắng vượt được nó cách hoàn toàn nếu không cùng thắng vượt với nhau. “Trả lời” cho nỗi lo sợ ấy không hề là một cưỡng ép hay đàn áp, cũng không phải là áp đặt một “kiểu mẫu” xã hội lên toàn thế giới. Trả lời nỗi lo sợ đang làm tối đen cuộc nhân sinh ở cuối thế kỷ 20 là cố gắng chung để xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên các giá trị phổ quát là hòa bình, liên đới, công lý và tự do. Và “linh hồn” của nền văn minh tình thương là nền văn hóa tự do: tự do của các cá nhân và tự do của các dân tộc, sống trong tình liên đới và trách nhiệm hiến sinh.

Chúng ta không nên sợ tương lai. Chúng ta không nên sợ con người. Chúng ta có mặt ở đây không phải là chuyện tình cờ. Mỗi một và mọi con người nhân bản đều đã được dựng nên giống “hình ảnh và họa ảnh” của Đấng là nguồn gốc mọi sự hiện hữu. Ta sở hữu trong mình các khả năng khôn ngoan và nhân đức. Với những thiên phú này, và với sự trợ giúp của ơn thánh Thiên Chúa, trong thế kỷ và thiên niên kỷ kế tiếp, chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn minh xứng đáng với con người nhân bản, một nền văn hóa tự do đích thực. Chúng ta có thể và phải làm như thế! Và nhờ làm thế, ta sẽ thấy nước mắt của thế kỷ này đã dọn chỗ cho một mùa xuân mới của tinh thần con người”.
 
Top Stories
Amnesty International Annual Report 2013: Vietnam - The state of the world's human rights
Amnesty International
08:05 23/05/2013
Vietnam - The state of the world's human rights

Head of state: Truong Tan Sang
Head of government: Nguyen Tan Dung


Background
Freedom of expression
Prisoners of conscience
Death penalty


Repression of government critics and activists worsened, with severe restrictions on freedom of expression, association and assembly. At least 25 peaceful dissidents, including bloggers and songwriters, were sentenced to long prison terms in 14 trials that failed to meet international standards. Members of ethnic and religious groups faced human rights violations. At least 86 people were sentenced to death, with more than 500 on death row.

Background

A political crisis arose over alleged mishandling of the economy, with high inflation and debt levels, and corruption scandals linked to state businesses. A secret “criticism” and “self-criticism” programme in the ruling Communist Party lasted for several months. The Prime Minister publicly apologized for economic mismanagement, but retained his position. Public consultations were announced on amending the 1992 Constitution, and on gay marriage. An escalation of the territorial conflict with China in the East Sea (also known as the South China Sea) resulted in anti-China demonstrations in Viet Nam. Reports of land disputes and violent forced evictions increased. Viet Nam announced it would run for a seat on the UN Human Rights Council in 2014-2016. In November, Viet Nam adopted the ASEAN Human Rights Declaration, despite serious concerns that it fell short of international standards.

Freedom of expression

Repression of dissent and attacks on the rights to freedom of expression and assembly continued. Short-term arrests of people taking part in peaceful demonstrations occurred, including in June, when 30 farmers were arrested after protesting for three days outside government buildings in Ha Noi about being forcibly evicted three years earlier.

•In September, the Prime Minister called for greater controls on the internet and ordered legal action to be taken against three named blogs after they reported on the political crisis.

Vaguely worded provisions of the national security section of the 1999 Penal Code were used to criminalize peaceful political and social dissent. By the end of the year, dozens of peaceful political, social and religious activists were in pre-trial detention or had been imprisoned. They included Nguyen Phuong Uyen, a 20-year-old student arrested in October for distributing anti-government leaflets.

Prisoners of conscience

At least 27 prisoners of conscience (detained before 2012) remained held. They included Father Nguyen Van Ly, a Catholic priest serving an eight-year sentence for advocating human rights, freedom of speech and political change.

Bloggers

Long prison terms were handed down to bloggers in an apparent attempt to silence others. They were charged with “conducting propaganda” and aiming to “overthrow” the government. Dissidents were held in lengthy pre-trial detention, often incommunicado and sometimes beyond the period allowed under Vietnamese law. Reports of beatings during interrogation emerged. Trials failed to meet international standards of fairness, with no presumption of innocence, lack of effective defence, and no opportunity to call witnesses. Families of defendants were harassed by local security forces, prevented from attending trials and sometimes lost their work and education opportunities.

•Well-known popular bloggers Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay, “Justice and Truth” blogger Ta Phong Tan, and Phan Thanh Hai, known as AnhBaSaiGon, were tried in September for “conducting propaganda” against the state. They were sentenced to 12, 10 and four years’ imprisonment respectively, with three to five years’ house arrest on release. The trial lasted only a few hours, and their families were harassed and detained to prevent them from attending. Their trial was postponed three times, the last time because the mother of Ta Phong Tan died after setting herself on fire outside government offices in protest at her daughter’s treatment. Phan Thanh Hai’s sentence was reduced by one year on appeal in December.

•Environmental activist and blogger Dinh Dang Dinh, was sentenced to six years’ imprisonment in August after a three-hour trial. He was charged with “conducting propaganda” against the state for initiating a petition against bauxite mining in the Central Highlands. His wife reported that he was in poor health and had been beaten by prison officers.

Ethnic and religious minorities

Ethnic and religious minority groups perceived to oppose the government remained at risk of harassment, arrest and imprisonment. Those targeted included ethnic groups worshipping at unauthorized churches and others involved in protests over land confiscation by the authorities. A group of 14 Catholic bloggers and social activists arrested between July and December 2011 in Nghe An province remained in pre-trial detention.

•In March, Nguyen Cong Chinh, a Mennonite pastor, was sentenced to 11 years’ imprisonment for “undermining the national unity policy”. He was accused of “inciting” ethnic minorities. He spoke out about harassment by local authorities and restrictions on religious freedom in the Central Highlands. In October, his wife claimed that she had not been allowed to visit him since his arrest in April 2011.

•Twelve ethnic Hmong accused of involvement in major unrest in north-west Viet Nam in May 2011, were tried and sentenced to between two and seven years’ imprisonment in March and December for “disrupting security” and aiming to “overthrow the government”. No clear account of events was given and the authorities prevented access to the alleged area of unrest.

•The Supreme Patriarch of the banned Unified Buddhist Church of Viet Nam, Thich Quang Do, aged 85, remained under house arrest. In July, he called for peaceful demonstrations against China’s actions in the East Sea. Police surrounded the banned monasteries to prevent members from participating.

•Three Catholic Youth members were tried in September and sentenced to between 30 and 42 months in prison for “conducting propaganda” against the state. They had participated in anti-China protests, and signed petitions against the trial of prominent dissident Cu Huy Ha Vu.
 
Pope receives President of El Salvador: Importance of Archbishop Oscar Romero's witness
Vatican Radio
08:30 23/05/2013
This morning in the Vatican Apostolic Palace, the Holy Father received in audience His excellency Mr. Carlos Mauricio Funes Cartagena, president of the Republic of El Salvador. President Funes then met with the Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone, S.D.B., accompanied by Archbishop Dominique Mamberti, secretary for Relations with States.

During the cordial talks, satisfaction was express for the good relations between the Holy See and the nation of El Salvador. In particular, Servant of God Archbishop Oscar Amulfo Romero y Galdamez of San Salvador was spoken of and the importance of his witness for the entire nation.

Appreciation was also expressed for the contribution that the Church offers for the reconciliation and consolidation of peace, as well as in the areas of charity, education, and the eradication of poverty and organized crime. Some ethical issues such as the defence of human life, marriage, and the family were also discussed.
 
Pope Francis: be salt of the earth
Vatican Radio
08:32 23/05/2013
2013-05-23 - That Christians might spread the spiritual salt of faith, hope and charity: this was Pope Francis’ exhortation at Mass Thursday morning in the chapel of the Domus Sanctae Marthae residence in the Vatican. The Pope warned against the risk of becoming insipid, “Museum-piece Christians.”

In his homily, Pope Francis focused on the savour that Christians are called to give to their own lives and to others’. The Holy Father said that salt the Lord gives us is the salt of faith, hope and charity. But, he warned, we must be careful that this salt, which is given to us by the certainty that Jesus died and rose again to save us, “does not lose its flavour, does not lose its strength.” This salt, he continued, “is not for keeping, because if the salt is preserved in a bottle it does not do anything: it is good for nothing”:

“Salt makes sense when you [use] it in order to make things more tasty. I also consider that salt stored in the bottle, with moisture, loses strength and is rendered useless. The salt that we have received is to be given out, to be given away, [in order] to spice things up: otherwise, it becomes bland and useless. We must ask the Lord not to [let us] become Christians with flavour-less salt, with salt that stays closed in the bottle. Salt also has another special feature: when salt is used well, one does not notice the taste of salt. The savour of salt - it cannot be perceived! What one tastes is the flavour of the food: salt helps improve the flavor of the meal.”

“When we preach faith, with this salt,” said Pope Francis, “those who receive the proclamation, receive it each according to his peculiarity, as [happens when salt is used judiciously] on food.” So, “Each with his own peculiarities receives the salt and becomes better [for it].” The Holy Father went on to explain that the “originality” that Christian faith brings is therefore not something uniform:

“The Christian originality is not a uniformity! It takes each one as he is, with his own personality, with his own characteristics, his culture – and leaves him with that, because it is a treasure. However, it gives one something more: it gives flavour! This Christian originality is so beautiful, because when we want to make a uniformity - all salted in the same way - things will be like when the woman throws in too much salt and one tastes only salt and not the meal. The Christian originality is this: each is as he is, with the gifts the Lord has given him.”

“This,” the Pope continued, “is the salt that we have to give.” A salt that is “not to be kept, but to be given,” – and this, he said, “means a little [bit] of transcendence”: “To get out there with the message, to get out there with this richness that we have in salt, and give it to others.” On the other hand, he pointed out, there are two “ways out” for the salt to take, so that it does not spoil. First: to give the salt “in the service of meals, service to others, to serve the people.” Second: “transcendence toward the author of the salt, the creator.” The salt, he reiterated, "in order to keep its flavour, has need not only of being given through preaching,” but, “also needs the other transcendence, of prayer, of adoration”:

“In this way is the salt conserved, [in this way it keeps] its flavor. With the worship of the Lord I go beyond myself to the Lord, and with the proclamation of the Gospel I go out of myself to give the message. If we do not do this, however - these two things, these two transcendences, to give the salt - the salt will remain in the bottle, and we will become ‘museum-piece Christians’. We can show the salt: this is my salt - and how lovely it is! This is the salt that I received in Baptism, this is what I received in Confirmation, this is what I received in catechesis - But look: museum-piece Christians! A salt without flavor, a salt that does nothing.”

Cardinal Angelo Sodano and Cardinal Leonardo Sandri concelebrated, The Mass was attended by a group of priests and lay collaborators from the Congregation for the Oriental Churches.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khi Nick Vujicic giảng thuyết ở Việt Nam, ban tổ chức cấm thông dịch viên nhắc đến Danh Chúa
Gioan
15:01 23/05/2013
Khi Nick Vujicic giảng thuyết ở Việt Nam, ban tổ chức cấm thông dịch viên nhắc đến Danh Chúa

Sự kiện "người không chân tay" Nick Vucijic đến Việt Nam giảng thuyết vào ngày hôm qua thu hút mạnh sự chú ý của công luận. Nhiều người trong số chúng ta đã biết, dù đi đến đâu trên khắp thế giới, Nick đều trích dẫn Lời Chúa trong nội dung giảng thuyết của anh ta. Thế nhưng, khi Nick giao lưu giảng thuyết ở Việt Nam, ban tổ chức sự kiện này đã cấm người thông dịch viên bỏ đi những lời mà Nick nhắc đến Kinh Thánh và Danh Chúa.

Sau đây là lời bạch hóa của ông Vương Hữu Hùng (còn gọi là Francis Hùng) - một nhà giảng thuyết nổi tiếng ở Việt Nam, cũng là một tín hữu Tin Lành - về chi tiết này. Ông bị ban tổ chức loại khỏi vai trò thông dịch vì ông không đồng ý lược bỏ những đoạn mà Nick nói về Kinh Thánh và Danh Chúa. Toàn văn lấy từ trang Facebook cá nhân của ông Vương Hữu Hùng: https://www.facebook.com/vuonghuuhung/posts/10201168607967739

----

Như đã hứa trả lời cho công chúng lý do tại sao ban tổ chức sự kiện Nick mời tôi phiên dịch chính thức cho tất cả buổi nói chuyện của Nick nhưng cuối cùng tôi lại không tham gia. Trước sự kiện tôi có hứa là sẽ trả lời ngay sau khi sự kiện diễn ra, tối qua nếu các bạn có xem truyền hình trực tiếp thì đã phần nào biết được lý do. Và đây là sự thật:

Buổi họp cuối cùng trước khi sự kiện diễn ra có đại diện của Nick tại Việt Nam, công ty truyền thông và ban lãnh đạo Tôn Hoa Sen, có sự tham dự của anh Vũ người sáng lập Tôn Hoa Sen và là “ chủ xị” của sự kiện. Tất cả phiên dịch viên đều phải dự phỏng vấn và trải qua bài kiểm tra dịch trực tiếp từ Video trước khi được xác nhận ai là phiên dịch chính trên sân khấu và ai sẽ là phiên dịch dự phòng. Tôi hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra, thỏa mãn yêu cầu của ban tổ chức.

Buổi họp cuối cùng tôi đến trể có thông báo trước, khi bước vào phòng họp, sau vài câu xã giao thì anh Vũ nói với ban tổ chức: Tôi muốn các bạn bố trí em Hùng này là phiên dịch chính cho toàn bộ buổi nói chuyện trên sân khấu của Nick. Tôi thấy em Hùng phù hợp”.

Anh quay sang tôi nói tiếp: Hùng phải chuẩn bị lúc nào cũng có 3 bộ đồ để thay, đồ vest, sơ mi và quần Jean áo thun để phù hợp với bối cảnh , đây là sự kiện quan trọng mà chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền để sự kiện được diễn ra”. Tôi nói, “ dạ vâng”.

Anh Vũ nói tiếp: Có một điều kiện bắt buộc Hùng phải chấp thuận thì Hùng mới dịch được, điều kiện đó là “ KHÔNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN DANH CHÚA, KHÔNG NÓI ĐẾN TÔN GIÁO, KỂ CẢ TRONG TRƯỜNG HỢP NICK NÓI THÌ ANH CŨNG PHẢI DỊCH KHÁC ĐI HOẶC LÀM THINH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DỊCH”

Sau đó anh tiếp tục thảo luận về mức phí tôi đưa ra, tôi nói với anh Vũ rằng: Em đã giảm một tỷ lệ % rất lớn mức phí để phục vụ cho sự kiện, và đây là mức phí phiên dịch của em….Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách ban tổ chức eo hẹp không đủ tiền, thì em sẵn sàng hỗ trợ theo ngân sách của ban tổ chức”

Anh Vũ nói: Ban tổ chức có thừa tiền, không bao giờ thiếu, tuy nhiên mức phí của em là không thể chấp nhận được, em làm cái này là vì cộng đồng hay là vì kinh doanh?

Tôi trả lời: Nếu phục vụ cộng đồng mà kèm theo mức phí tượng trưng thì vẫn tốt và vui hơn ( vì cách em cống hiến cho cộng đồng rất khác so với cách của anh – tôi nghĩ thầm), anh vừa xác nhận với em là ban tổ chức thừa tiền chứ không thiếu. Một giờ nói chuyện của em đã là… $, ở sự kiện này em chỉ nhận tượng trưng… $ cho mỗi bài diễn thuyết của Nick, tuy nhiên anh đã quyết định ngân sách dành cho phiên dịch chỉ là… $ cho mỗi bài nói chuyện, em chấp thuận để cho sự thành công của chương trình tốt hơn.

Anh Vũ hỏi: Lý do nào mà Hùng nghĩ có thể dịch thành công cho Nick?

Tôi trả lời: Trước hết em là một diễn giả chuyên nghiệp, em hiểu cảm xúc sân khấu của một diễn giả, khả năng ngoại ngữ của em đã qua các vòng kiểm chứng của ban tổ chức và điều quan trọng nhất là EM CŨNG LÀ NGƯỜI TIN CHÚA NÊN SẼ DỊCH CHÍNH XÁC KHI NICK NÓI VỀ CHÚA.

Khuôn mặt của anh Vũ biến sắc, anh vội nói: Lần này không hợp tác được với anh Hùng, lần khác vậy.( Mặc dù trước đó chưa đầy 15 phút anh chỉ đạo cho ban tổ chức là chọn tôi dịch chính cho sự kiện). Anh Vũ theo đạo Phật nên tôi có thể hiểu.

Các bạn thân mến,

Là một Cơ-Đốc Nhân, tôi muốn làm chứng về việc Chúa cứu tôi khỏi phạm tội trước Ngài thông qua sự kiện này là như thế này:

• Nếu tôi hứa với anh Vũ không được phép dịch Danh của Chúa kể cả trong trường hợp Nick nói đến Danh của Chúa, mà tôi vẫn dịch thì tôi phạm tội không trung tín trong lời hứa

• Nếu tôi đồng ý với anh Vũ là sẽ không dịch, hoặc dịch khác đi khi Nick nhắc đến Chúa thì tôi sẽ phạm tội chối Chúa trước hàng triệu người. Lời Đức Chúa Jesus Christ đã nói rõ “ Ai chối Ta trước mặt thế gian, Ta sẽ chối người đó trước mặt Cha”.
Điều tuyệt vời Chúa cứu tôi là Ngài khiến cho anh Vũ không chọn tôi trước khi tôi đưa ra quyết định, lời cầu nguyện “ Xin giữ con khỏi mọi sự dữ” mà Chúa dạy cho chúng ta cầu nguyện, tôi thấy Ngài thực hiện điều đó ( gìn giữ tôi khỏi sự dữ) thật là quá tuyệt vời. Cảm tạ Cha.

Và sự việc chưa dừng lại ở đây, theo kế hoạch ngày 26/5 ( Sáng Chúa Nhật), Nick muốn đến thăm và có buổi nói chuyện ở nhà thờ Tin Lành Gia Định, ban tổ chức nói với tôi là nếu Bộ Công An và phía An Ninh cho phép, họ sẽ mời tôi dịch cho Nick ở nhà thờ Gia Định. Khi ở trong nhà thờ, thì Nick thoải mái nói về Chúa và tôi thoải mái dịch. Các anh chị em Cơ – Đốc nhân tiếp lời cầu nguyện cho sự kiện này có thể diễn ra nhé. Cho đến ngày hôm nay, phía An Ninh vẫn chưa đưa ra quyết định là có cho phép hay không

Ai chứng kiến chương trình tối qua thì sẽ thấy Danh Chúa Jesus Christ đã không được dịch , câu nói của Nick nói sau khi nữ khán giả chơi xong bản nhạc và Nick chào tạm biệt cô ấy là “ God Bless You” , phiên dịch viên đã không dịch câu này. Người phiên dịch viên không phải là con cái Chúa.

Toàn bộ sự việc đã diễn ra như vậy. Trong chương trình tối qua, khi Nick bị hạn chế không được diễn đạt đức tin của mình thì Nick “ không có gì nhiều để nói”, nhưng nếu Nick được thoải mái giảng lời Chúa thì bài nói chuyện sẽ khác đi, sẽ sinh động sẽ đầy sự khôn ngoan. Cho nên sáng Chúa Nhật này ngày 26/5 từ 6-8 giờ sáng tại nhà thờ Gia Định đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, nếu sự kiện diễn ra bạn sẽ bắt gặp một Nick hoàn toàn khác, bạn sẽ học được nhiều điều sâu sắc hơn thay vì những câu khẩu hiệu suông trong chương trình tối qua.


-(hết trích)-
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôi chống cộng bằng máu chảy về tim
Bảo Giang
06:45 23/05/2013
Trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam, chữ “ chống” là một động từ, luôn cần phải có một trợ từ đi kèm để làm cho rõ nghĩa của chữ chống. Thí dụ như:

- Chống đỡ: Chống cho cái cột đứng thẳng lên, cho cái cây nghiêng khỏi bị đổ ập xuống...
- Chống bão: Phương cách làm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra.
- Chống Tàu: Là không cho chúng tràn sang, áp đặt, khống chế dân ta, hoặc duổi xâm lăng ra khỏi nước.
- Chống cộng: Là những hoạt động nhằm loại trừ CS ra khỏi đời sống của xã hội. Là chôn nó đi.

Như thế, chống cộng là một ý niệm tự nhiên của tư tưởng, biến thành một thái độ tích cực, được thể hiện rộng rãi bằng những ngôn từ, chữ viết hay hành động của những người lương thiện yêu nước, nhằm một mục đích duy nhất là loại trừ, khai tử lý thuyết cũng như chế độ này ra khỏi mọi sinh hoạt trong cộng đồng nhân loại. Tại sao lại như thế? Bởi vì cộng sản với lý thuyết Tam Vô, được đảng cộng sản đem vào thực hiện trong guồng máy chính trị bằng thủ thuật gian dối và bạo lực, đã áp đặt rồi xâm phạm, trấn áp, chi phối mọi sinh hoạt thường nhật của từng cá nhân, của từng gia đình. Tệ hơn thế, nó còn chủ trương vô đạo hóa tất cả các sinh hoạt từ văn hóa, nghệ thuật đến chính trị và tôn giáo trong xã hội. Nó bức bách, thúc đẩy con người rơi vào cuộc khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng niềm tin, tạo ra tội ác và gian dối. Từ đó, việc chống cộng sản trở thành một chủ trương, một sách lược chung, không phải của riêng cá nhân hay một quốc gia nào, nhưng của mọi người với mục đích rõ ràng và dứt khoát. Cũng từ đó, việc chống cộng trở thành một bổn phận, một trách nhiệm thiêng liêng của mọi người và nó không hề có quy định cho một thời hạn nào. Bao lâu sự gian trá bất lương là tàn tích của lý thuyết hay chế cộng sản còn xót lại, bấy lâu công cuộc chống cộng sản vẫn chưa hết nhiệm vụ.

Theo tinh thần này, ngừơi dân từ những nước không bị cộng sản chiếm đóng như Mỹ, Anh , Pháp, Tây Đức, Ý., Úc, .... họ đều biểu lộ tinh thần chống và loại trừ cộng sản ra khỏi mọi sinh hoạt trong xã hội của họ một cách tích cực. Hơn thế, họ còn hỗ trợ các quốc gia bị cộng sản chiếm đóng loại trừ chúng ra khỏi những nơi đó, và góp sức bảo vệ những phần đất còn lại trên thế giới chưa bén mùi cộng sản. Họ như thế, chẳng lẽ, người dân trong các nước bị cộng sản chiếm đóng, bị chúng làm cho thoái hóa đời sống nhân bản lại không hề chông cộng sản ư? ( trường hợp những thành phần bị phong cùi tâm hồn, bị bệnh thần kinh thể lý hay bị khuyết tật như mù lòa, câm, điếc... thì không kể đến trong câu hỏi này)

Nếu có ai đó vẽ vời, bảo rằng không hề chống cộng sản, tệ hơn, lập luận chống là ” có hại”, tôi tin rằng họ, một là không có hiểu biết gì về bản chất của cộng sản, nhưng thích khoa trương ngôn ngữ với lý luận diêm dúa, hở hang. Hai, đó không phải là ý thức, ý chí của người dân lương thiện ở trong những nước đã bị cộng sản chiếm đóng. Bởi lẽ, tất cả mọi người dân ở dưới chế độ ấy, như ở Việt Nam hiện nay, đều muốn nói lên một điều đơn giản, rõ ràng, thay vì diễn từ bằng những lý luận vòng quanh là: Họ không chỉ chống, mà là căm thù và muốn loại trừ chế độ CS này ra khỏi cuộc sống của họ tức khắc. Theo họ, việc có những tư tưởng bảo cộng sản đã chết rồi, hoặc gỉa, chống cái thừa thãi, cái không còn, phải được hiểu là những hoang tưởng bệnh hoạn, bạc nhược, đầy ích kỷ, thiếu trách nhiệm và thiếu lý trí nhân bản. Nó có thể ứng hợp với cái nhãn hiệu thích rêu rao sáo ngữ phường tuồng ở thời thượng cổ chưa được khai hóa, hơn là thực tại. Bởi vì, không ai có thể dửng dưng, đứng nhìn con quái thú hung bạo đang cắn xé cha mẹ, anh em hay đồng bào của mình.

Ở đây, xin gạt bỏ ra bên ngoài cuộc bàn cãi, hay ngụy luận ru ngủ, ươn hèn bảo rằng chủ thuyết cộng sản đã chết, đã sụp đổ từ năm 1991 theo sự tan hàng của Liên Bang Sô Viết và Đông Ấu, nên “chống cộng là chống cái thừa thài, chống cái không còn và có hại” (NHQ)! Và cũng gạt bỏ ra bên ngoài tất cả những nhận định về cộng sản đến từ mọi phía, như chủ nhân của hệ thống cộng sản Mikhail Gorbachev và lời chứng: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.” Hay với chủ tịch nhà nước Nga rồi trở thành TT Nga, Borris Yelsin, người dơ chân đạp đổ cường quyền Liên Sô bằng tiếng thét để đời “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”.Hoặc ôn hoà, bình thản như nữ thủ tướng Đức, Angela Merkel:”Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”. Hoặc là, Nghị quyết 1481 ngày 25-01-2006 của Hội Đồng Nghị Viện Âu châu đã công bố; Điều 9: "Các chế độ độc tài toàn trị còn lại trên thế giới vẫn tiếp tục gây tội ác. Không thể dùng quan điểm quyền lợi quốc gia để biện hộ, lấp liếm sự lên án của cộng đồng nhân loại với các tội ác của các chế độ toàn trị này. Quốc hội chung châu Âu cực lực lên án tất cả mọi vi phạm quyền con người trong các chế độ cộng sản, coi nó như là tội ác chống nhân loại…". để làm dẫn chứng cho bài viết “ Tôi chống cộng bằng máu chảy về tim” của tôi. Trái lại:

Tôi viết từ nguồn của những sự kiện có thật, đã và còn đang xảy ra trên đất nước Việt Nam, nơi bị chủ nghĩa cộng sản chiếm đóng và đảng cộng sản quốc tế (đã thu hẹp lại) thống trị. (Tôi gọi là thu hẹp lại vì nó gồm Trung cộng, Việt cộng, bắc Triều Tiên, Cuba... vẫn chiếm khoảng 2/5 dân số thế giới. Như thế mà bảo nó chết rồi ư?). Nghĩa là, tôi viết bằng chính những sự kiện hiện hữu hôm nay, còn đang ở trước mắt mọi ngưòi đây. Những sự kiện mà mọi ngưòi có thể trông thấy, chứng thực được. Từ đó, tôi xác định cho chính việc làm của mình là: Tôi chống cộng bằng dòng máu chảy về tim của dân tộc. Tôi chống cộng vì sự sống tuơng lai của đất nước. Tôi không chống cộng cho tôi. Tôi chống cộng vì:

1. Vì Tổ Quốc Việt Nam.

Tổ Quốc hay giang san Việt Nam là một giải đất liền lạc, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, và bao gồm cả vùng biển đảo ngoài khơi như Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc... là một quốc gia Độc Lập, Tự Chủ. Không thể bị bảo hộ, bị đặt dưới ách thống trị hay bị chia cắt, tách rời ra bởi bất cứ một thế lực thực dân hay là chủ nghĩa Tàu hay Tây ngoại lai nào hết. Phần đất ấy vĩnh viễn thuộc chủ quyền của người dân Việt Nam. Đó là điều khẳng định về đất nước tôi. Nhưng:

Vào ngày 03-02- 1930, Hồ chí Minh đã lập tổ cộng sản quốc tế ở trên phần đất Việt Nam. Tổ cộng sản này hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống cộng sản quốc tế và đặt dưói quyền điều khiển trực tiếp của Trung cộng và Liên sô. Ngày 2-9-1945, Hồ chí Minh, ( có nhiều nguồn tin gầm đây cho rằng y là Hồ tập Chương, người Tàu gốc Hẹ đóng vai, hơn là Nguyễn tất Thành gốc ở làng Kim Liên, Nam Đàn) và tập đoàn cộng sản đã cướp được chính quyền tại Việt Nam và thành lập nhà nước cộng sản trên một nửa của đất nước này. Ngoài mặt, HCM và tập doàn cộng sản không ngừng rên rao việc Hưng Quốc, kiến quốc, no cơm ấm áo cho đồng bào. Nhưng thực chất là đã làm bại hoại quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, và phá nát đời sống hiền hòa, an vui của người dân trong quốc nội. Bằng chứng ư?

Vào năm 1951 dưới sự lãnh đạo của HCM, và với tư cách TBT đảng cộng sản VN, rồi nhân danh “ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII”, Trường Chinh, Đặng xuân Khu chính thức gởi văn thư cho đồng bào Việt Nam với chủ đề “ Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc" trong đó nêu rõ hai điểm làm ô nhục, bại hoại, xỉ nhục cho quốc thể Việt Nam. Thứ nhất, kêu gọi ngưòi việt Nam không dùng chữ quốc ngữ, trở lại học chữ Tàu. Thứ hai, kêu gọi mọi người từ bỏ khoa học văn minh, nhưng dùng thuốc tễ của Tàu, vì nó là thầy của mình. Chinh viết “ Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng” Hỏi xem, Việt nam đã có độc lập từ bao ngàn năm trước, mà Chinh dám viết” “ là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc”, Ý nói, VN vẫn làm chư hầu cho Trung quốc thì nay không có lý do gì tách rời ra. Trái lại, vẫn xin để được tiếp tục làm chư hầu. Xin nhớ rõ một điều. Dẩu nước ta có bị Tàu đô hộ nhiều trăm năm, nhưng chúng ta không bao giờ chịu làm chư hầu cho họ. Tiền nhân ta luôn chống lại ách đô hộ và tìm cách tống khứ quân xâm lược ra khỏi nước. Nhưng nay thì Việt Minh Cộng sản lại đi xin cho Việt Nam làm chư hầu cho Trung cộng. Như thế là Hưng Quốc hay làm bại hoại Quốc Gia?

Rồi chính HCM, cũng tự nguyện xin làm nô lệ cho ngoại bang khi y viết thư xin sự chuẩn nhận của Stalin để giết đồng bào Việt Nam vào ngày 31-10-1952 . Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.Khi viết đề án và thư này với hai ngưòi Tàu trợ giúp, Hồ có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay Y có nghĩ gì về Tổ Quốc Việt Nam hay không? Rồi cũng dưới sự chỉ đạo của HCM, Phạm văn Đồng đã viết công hàm vào ngày 15-8-1958, công nhận chủ quyền biển đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của Trung Cộng. Việc làm này còn di họa cho đến bao giờ đây? Thêm vào đó là những hiệp thương biên giời 1999 và 2000 ( đều xảy ra sau năm 1991) để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm và hơn phân nưả vịnh Bắc bộ nay là đất trong bản đồ của Tàu. Ấy là chưa kể đén những khế ước, phải được coi là những nhượng địa cho Tàu nằm trong nội địa Việt Nam, mà người ta không thể xác định được diện tích thật của những nhượng địa này là bao nhiêu, dười dạng cho thuê rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite!

Với những chứng cứ rõ ràng ấy, tôi khẳng định rằng, viêc chống cộng sản của tôi, cũng như của đồng bào VN yêu nước là dòng máu chảy về tim của Tổ Quốc.

2. Vì đồng bào Việt Nam.

Với tôi, nhóm chữ “ đồng bào Việt Nam” luôn mang một ý nghĩa đặc biệt, nếu như không muốn nói là nó có cả tính linh thiêng trong lòng dân tộc Việt. Bởi, nó luôn nhắc nhở cho người dân Việt biết và nhớ về cội nguồn cùng một bọc mà sinh ra. Như thế, một phần của nơi này bị xúc phạm, bị đau đớn, bị chia cắt, bị hành hạ thì tất cả những phần còn lại cũng đau đớn và xót xa lây như chính mình bị hành hạ, bị xúc phạm, bị chia cắt. Vì mọi người đều cảm nghiệm một nỗi đau chung trong thân thể Việt Nam của mình.

Ai cũng biết, Việt Nam trải qua một lịch sử dài, đầy dẫy những tai ương. Tại ương bị thống trị bởi ngoại bang, bị chà đạp dưới gót giày của bọn thực dân, bành trướng. Nhưng ngay dười thời bị đô hộ bởi giặc Tàu, giặc Tây, đồng bào Việt Nam chưa bao giờ bị một tổ chức chính quyền, hay thái thú nào tàn xát một cách độc ác, dã man, ghê rợn và có hệ thống cho bằng dưói thời cộng sản của HCM.

Cho đến nay, không ai có thể kiểm chứng được con số xác thực về số nhân mạng bị Việt Minh cộng sản giết hại trước va sau ngày chúng cướp được chính quyền. Chỉ riêng trong mùa đấu tố, đồng bào Việt Nam đã quằn qoại trong đau thương với hơn 170,000 người Việt Nam bị giết, hàng trăm ngàn gia đình bị ly tán. Trước nỗi đau đớn ngàn đời không thể quên ấy, Hồ chí Minh hồ hởi tuyên bố cuộc giết hại đồng bào ấy là một chiến thắng “long trời lở đất”! Xin nhớ, từ “long trời lở đất” hầu như chỉ đưọc dùng và ám chỉ đến cuộc chiến thắng vĩ đại của vua Quang Trung trong việc đại phá quân thanh vào mùa xuân Ất Dậu. Cuộc chiến thắng đã làm tan hồn bạt vía quân xâm lược đến nỗi tướng soái chỉ huy của chúng đã phải thắt cổ mà chết! Nhưng nay, Hồ chí Minh lại nghênh ngang tuyên bố, việc giết hại hơn 172000 ngưòi Việt Nam và cưóp toàn bộ tài sản của dân, của nước vào tay đảng cộng sản, là một chiến thắng “ long trời lở đất”! Như thế là ý gì? Có phải Hồ chí Minh đã báo thù cho Tàu (quân nhà Thanh) khi Y tuyên bố như thế hay không? Hay còn vì một lý do nào khác? Ấy là chưa kể đến việc chúng gây ra chiến tranh, làm chết thêm biết bao nhiêu sinh mạng của dân tộc, và cũng không kể đến cuộc tàn xát tắm máu người dân Huế khi chúng tạm chiếm được thành phố trong 33 ngày dịp tết Mậu Thân 1968 và đẩy hàng triệu người phải ra đi biệt xứ sau 30-4-1975.

Ai huyênh hoang trí thức, hoặc gỉa, người gia áo túi cơm nào tuyên bố không hề chống cộng, hay chống cộng là có hại. Có vui mừng, có vỗ tay reo vì cái chiến thắng “ long trời lở đất” của Hồ chí Minh trong mùa đấu tố hay không? Phần tôi, và tôi tin rằng tất cả đồng bào Việt Nam dứt khoát là không. Trái lại, sẽ mãi mãi lên án những kẻ điên cuồng đã giết hại đồng bào của mình. Nhiều người lên án Hitler là một tên đồ tể của nhân loại. Tuy thế, y cũng không ngu ngốc để giết hại đồng bào của mình. Nhưng chỉ có cộng sản, từ Stalin, Lênin, Mao rồi đến Hồ... thì vui mừng trên những xác của người dân và tạo nên những tội ác kinh thiên trong lịch sử. Rõ ràng, CS không chỉ phạm tộc ác đối với nhân loại mà còn với dân tộc của mình nữa. Theo đó, việc nhân dân Nga treo cổ Lenin, Stalin lên ( theo hình từ cái xe cần trục) không có gì là lạ. Chuyện ấy chắc chắn phải đến tại Việt Nam. CS phải bị loại trừ vĩnh viễn ra khỏi cuộc sinh hoạt của đồng bào tôi.

3. Vì nền luân ly, đạo đức của xã hội Việt Nam bị CS xúc phạm.

Ai cũng biết tinh thần Trung, Hiêu, Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,Tín trong nền văn hóa và luân thường đạo lý của Việt Nam đã là cột sống nuôi dân ta qua và trưởng thành từ mấy ngàn năm nay. Nhưng bi thảm thay, từ sau ngày 3-2-1930 đến nay, CS không ngừng gieo rắc vào trong lòng dân chúng Việt Nam, đặc biệt là những thế hệ đến sau, một thứ luân lý và đạo đức, được gọi là đạo đức HCM. Lúc đầu, người người ngơ ngác nhìn, hỏi nhau, đạo đức HCM là thứ đạo đức gì nhỉ? Câu trả lời là: Ai mà biết nó là cái giống gì. Cho đến một ngày, khi tiếng trống mở hội đấu tố bùng lên với chiến thắng “ long trời lở đất”, ngưòi ngưòi mới vỡ lẽ ra, hoảng hốt bảo nhau. A, có rồi đây, bà con ơi, “đạo đức HCM” đây này, ra mà xem. Tên nó là:

a. Vô đạo, bất nhân:

Sách lược đấu tố tàn bạo của cộng sản VN vào mùa 1953-56 không chỉ cưóp đi mạng sống của hơn 172000 đồng bào ruột thịt của Việt Nam. Nhưng nó còn mục đích tiêu hủy nền đạo lý của Việt Nam. Nó đã giết chết sự sống nhân bản của dân tộc bằng phương thức rình rập, đấu tố lẫn nhau bằng gian dối, để từ đó lòng người không còn chữ Nhân, xã hội không còn chữ đạo lý.

b. Bất trung, bội tín.

HCM luôn dùng chiêu bài dân tộc để lừa dối đồng bào Việt Nam, nhưng bản chất của nó là bất trung với tổ quốc qua những hiệp định, công hàm bán nưóc và bội tín, bội nghĩa với đồng bào qua việc giết chết rất nhiều người đã hy sinh xương máu bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ. Rồi phủ dập lên những người dân yêu nước, bảo vệ Công Lý, Nhân Quyên bằng những bản án lộng quyền, áp đặt như trong trường hợp của LM Nguyễn văn Lý, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Duy Thức, Công Định, Điếu Cày, Minh Hạnh, Phong Tần, Nguyên Khang và mới dây là hai em học sinh, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

c. Đại bất nhân, tận bất nghĩa.

Ngoài xã hội, Hồ chí Minh đã bất nhân vô đạo với đồng bào trong cái chết của hàng trăm ngàn người, trong đó có cái chết “ khổ nạn” mang tình trả ơn của cộng sản đối với bà Nguyễn thị Năm. Trong nhà thì HCM đã tán tận bất nghĩa trong cái chết của Nông thị Xuân, một thiếu nữ trẻ, mới 16 tuổi, được coi là vợ không cưới và đã đẻ con với Hồ! Hồ đã để cho Hoàn hiếp rồi giết Nông thị Xuân. Sau đó, quăng xác Xuân ra đường giả làm một tai nan xe cộ là hết chuyện. Không một tra xét. Qủa là khó kiếm được người thứ hai trên thế giới có trình độ bất nghĩa như thế!

d. Đại bất hiếu.

Việc trong nhà HCM nêu gương bằng cách suốt một đời không thắp cho cha mẹ đẻ một nén nhang, nói chi đến việc cúng bái theo đạo hiếu làm con. Với xã hội thì HCM cổ võ và khủng bố ngưòi dân học tập và thực hiện chữ “ hiếu” bằng một từ đấu tố, “ để đến nỗi một người phụ nữ đứng tuổi hỏi bố: “ông có biết tôi là ai không” người cha già ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình đẻ ra và nói “ thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ” ( chứng từ của một Giám Mục trang 383)

e. Vô lễ.

Đứng chống nạnh, vuốt râu, tôi tôi, bác bác với các bậc tiền nhân anh hùng của tổ quốc Việt Nam. Tồi tệ hơn thế, Y còn gian manh viết sách bằng cái tên giả tạo để tự nâng mình lên làm “ cha gìa” dân tộc và tự xưng bác với mọi ngưòi.

Với thứ luân lý, đạo đức tàn độc này được truyền rao và áp đặt vào xã hội Việt Nam, người ta không lạ gì để thấy, ngày nay dưới thời của cộng sản, những tội đại ác như con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau, hàng xóm làng giềng cho nhau một con dao mã tấu đến lút cán mà có khi gía trị của tranh chấp chỉ là một câu nói, một cái nhìn, hay bằng gía tiền của một con gà hay con vịt... được dịp trổ hoa theo gương của HCM. Và chuyện hàng năm có đến vài trăm ngàn trẻ thơ chưa mỡ mắt chào đời đã được nạo, hút, phá, bị giết chết từ trong bụng mẹ cũng không có gì là lạ. Thử hỏi xem, cái thứ đạo đức này có nên tồn tại hay không?

4. Vì niềm tin tôn giáo và bảo vệ sự sống con người.

Với tôi, tín ngưỡng là Niềm Tin trong tôn giáo. Tôn Giáo là một kho tàng của Niềm Tin và Hy Vọng hiện hữu giữa đời sống thực tại và đời sống Siêu Nhiên hay Thần Linh. Nơi đó, về phần vật chất, có những phương thức giúp con ngưòi thực hành để vượt thoát cái bản chất thấp hèn đầy thú tính, nhằm tiến tới và hoà nhập vào một chuỗi hay nền luân lý đạo đức tôn giáo, trong đó triết lý bảo vệ quyền sinh và quyèn sống của con người rất được đề cao, ngõ hầu đem lại cho con người một cuộc sống yên vui trong gia đình, thái hòa, bớt tranh chấp, không gây tội ác, nghiệp chướng với đồng loại. Như bên Công Giáo thì có mười điều răn, bên Phật Giáo thì có ngũ giới... Phần linh thiêng thì có những lễ nghi để thể hiện sự liên hệ mật thiết, tích cực giữa đời sống con ngưòi với đời sống của thần linh hay siêu nhiên. Những lễ nghi này nhằm nâng cao phẩm hạnh, đạo đức, gía trị trong đời sống con người, hơn là sự ràng buộc thể lý với nghi lể, để tạo ra hình thức bó buộc. Như thế, điểm tựa của Tôn Giáo là Thần Linh, là Cao Cả tuyệt đối. Và đời sống của tôn giáo là Niềm Tin và Hy Vọng nhằm bảo vệ sự sống và đưa con ngưòi đến đời sống hoàn thiện để gặp gỡ Thần Linh.

Như thế, có thể nói rằng, đời sống của Tôn Giáo giữ vai trò cột sống của nhân loại. Tôn giáo luôn là những phương linh hữu hiệu làm đổi mới đời sống. Đổi từ những phương cách giáo hoá căn bản để con người có thể thoát ra khỏi cái tầm thường gỉa dối, vượt qua cuộc sống hoang dã đầy thù tính, để vươn lên, bước vào cấp sống nhân bản trong an bình tiến bộ. Đến những bước đi tâm linh, cao thượng để con người có khả năng ra đi tha thứ và bao dung, đem an vui cho mọi người.

Trong khi ấy, HCM với bạo lực khủng bố, lại đem vào và áp đặt lên trên đời sống người dân Việt chủ thuyết Vô Gia Đình, vô Tôn Giáo và vô Tổ Quốc của CS, ngõ hầu đạp đổ nền tảng đạo lý trong gia đình (cái chết của Nông thị Xuân, giết mẹ, từ con là một chứng minh?), đến việc đập phá Đền, Miếu, Đình, Chùa, Nhà Thờ với chủ đích triệt hạ niềm tin lành thánh của các tôn giáo, để tự khơi nguồn ra một thứ “ tôn giáo” mới, đặt cược niềm tin vào vật chất và cuộc đấu tranh bạo lực trong gian dối, để khuyến dụ thú tính hoang dã của con người nổi loạn, rồi bước vào cuộc tranh dành, chiếm đoạt quyền lợi cũng như những nguồn lực sản xuất của xã hội. Sau cùng, đẩy người dân vào hệ thống kiểm sóat của thời nô lệ, buộc họ phục vụ cho một giai cấp thống trị vô đạo. Ở đó, quyền sinh, quyền sống của con người không được bảo vệ và tôn trọng nhưng thuộc về tay đảng cộng.

Đã làm ra những việc bạo ngược như thế, CS còn phỉ báng Tôn Giáo bằng cách đưa cái đầu lâu của HCM vào trong nhiều Đền, Miếu, Đình, Chủa. Đây là một phương cách bá đạo của cộng sản nhắm chiếm vị trí độc tôn cả ngoài đời lẫn trong đạo. Nên nhớ, HCM không phải là một tín đồ của tôn giáo, Y không phải là kẻ tu hành đắc đạo. Trái lại là một tội đồ của nhân loại. Như thế, pháp trường, máy chém là nơi dành cho Y chứ không phải là Đền, Miếu, Đình, Chùa hay nhà thờ. Điều này rất dễ hiểu. Y tôn thờ Mác Lê. Khi chết, muốn về với Mác Lê. Lenin, Stalin đã bị lên án là đồ tể của nhân loại và các xe cần trục đã phải làm việc vất vả với các cái đầu của họ trên các công trường của Liên Sô cũ. Lẽ nào HCM lại có thể đuợc xã hội Việt Nam cung nghinh?

Nếu cho rằng Y là một nhân vật lịch sử, có công trạng với đất nước ư? Nếu đúng, hãy làm cho Y một cái chòi, một cái nhà cầu hay một cái tượng đài riêng biệt, để cho ai muốn đến chiêm ngắm, trút bầu tâm sự thì đến. Tuyệt đối không được phép đưa Y vào Miếu, Đền, Đình, Chùa hay Nhà Thớ là nơi trang nghiêm, nơi thờ phượng của các tôn giáo. Nơi ấy không dành cho những người như thế.

5. Tôi chống cộng vì lòng biết ơn.

Với Tổ Quốc là sự trân trọng biết ơn công lao của các bậc tiền nhân đã dựng nước và giữ nước. Biết ơn các bậc anh hùng dân tộc đã hy sinh vì đất nước để có một Việt Nam Độc Lập từ ngàn xưa, dù phải đối diện với bao nguy biến vẫn còn truyền đến hôm nay. Là biết ơn Tổ Quốc vì tôi có cái may mắn được sinh ra và mang trên người dòng máu Việt Nam. Là xin đa tạ một giang sơn gấm vóc đã cưu mang, cho tôi hơi thở và nuôi tôi lớn lên làm người Việt Nam.

Với Đồng Bào là ân nghĩa xâu sắc. Là sự tri ân một nền văn hóa, đạo lý nhân bản cao thượng Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung, là cội nguồn của giống nòi, đã dạy cho tôi về lòng yêu nước, và đùm bọc lấy nhau trong nghĩa đồng bào. Cách riêng, là lòng biết ơn chiến sỹ đồng bào đã đổ màu xương để bảo vệ sự Độc Lập và Tự Do của dân tộc. Là lòng tri ơn những người đã nằm xuống trong chốn lao tù cộng sản vì màu cờ sắc áo của quê hương. Là lòng biết ơn những người trẻ hôm nay vẫn miệt mài tranh đấu cho một Việt Nam Nhân Bản trong Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền mai sau.

Với Tôn Giáo và gia đình: Là xin đa tạ những Cao Cả, Linh Thiêng, Lành Thánh trong tôn giáo. Là nơi tựa vững chắc đã cho tôi Niềm Tin, Hy Vọng, là Sức Sống và Sự Sáng chứa chan hồng phúc để tôi bước đi tìm Nguồn Sống cho cuộc sống. Là nơi đã cưu mang dưỡng dục tôi. Đã cho tôi một lương tâm ngay thẳng, trong sáng giữa muôn trùng gian trá và cám dỗ. Đã chỉ cho tôi cách sống trong tinh thần yêu thương, mở rộng lòng bác ái và bao dung, tha thứ. Đã dạy cho tôi biết phân biệt thiện ác. Biết làm điều lành và tránh xa những gian dối, là cội rễ đem đến cho xã hội, không phải chỉ nơi tôi sống, nhưng là mọi nơi được bình an, hạnh phúc không thù oán.

Bằng những lý do ấy, tôi không chống cộng như một lớp thời trang diêm dúa. Tôi không chống cộng theo kiểu ngôn ngữ trí thức hở hang. Tôi không chống cộng bằng một qúa khứ đau thương có nhiều thù hận.

Tôi chống cộng bằng máu chảy về tim của dân tộc. Tôi chống cộng bằng sức sống hào hùng của tiền nhân. Tôi chống cộng vì sự sống tương lai của đất nước. Tôi không chống cộng cho tôi. Bởi lẽ, một cá nhân, dù là trí thức hay dân thường cũng chỉ là cái vỏ trấu bọc bên ngoài hạt gạo ( hạt gạo ở đây cũng có thể được coi là tập thể dân tộc). Khi nó tự, hay bị tách rời ra khỏi hạt gạo có mầm sinh, là sức sống, thành lương thực nuôi sống con người, cái vỏ trấu ấy tuyệt đối vô dụng. Có lẽ chẳng ai muốn trở thành cái vỏ trấu vô dụng trong hướng đi của dân tộc mình? Theo đó, việc chống cộng cũng sẽ không có ngoại lệ cho ai. Hơn thế, nó cũng chưa thể chấm dứt khi chúng ta đã đào thải, loại trừ được cái chế độ và cơ cấu của nó ra khỏi đất nước. Trái lại, sẽ còn phải tiếp tục cho đến khi nào loại bỏ đưọc hoàn toàn những tàn tích của CS ra khỏi mọi sinh hoạt từ văn hóa đến đời sống thường nhật của xã hội thì nhiệm vụ ấy mới khả dĩ gọi là chất dứt. Bởi lẽ:

- Hướng đi của Dân Tộc Việt Nam là vĩnh viễn xây dựng một đất nước Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, trong hòa bình, thịnh trị và phú cường. Không chủ trương bạo động với các dân tộc khác.

- Sức Sống của dân tộc Việt Nam là một nền văn hóa bao dung và nhân bản, đặt nền tảng trên Trung, Hiếu, Nhân Lể Nghĩa Trí Tín. Để từ đó đồng bào Việt Nam được sống viên mãn trong một nền Công Lý, Thịnh Trị. Nhân Ái, Bao Dung. Để quyền sinh, quyền sống và nhân phẩm của con ngưòi được bình đẳng và tôn trọng. Để từ đó, mọi dòng máu lại cùng chảy về tim của Dân Tộc.

20-5-2013.
 
Văn Hóa
Sắc hoa tháng năm
P. Trần Đình Phan Tiến
08:10 23/05/2013
SẮC HOA THÁNG NĂM

Tháng Năm tung kính Mẹ Chúa Trời
Sắc hoa rộn nở khắp muôn nơi
Đẹp nhất hoa lòng , hoa bác ái
Từng người sắc thắm nở nụ cười
Dâng lên Mẹ hiền lời chúc tụng
Nghìn việc bác ái nở muôn nơi
Mân Côi hoa hồng, hoa tươi thắm
Lời kinh nguyện gẫm thật đẹp tươi


Quỳ trước nhan Mẹ, con kêu khấn
Mẹ thương nhận lời con tiến dâng
Cõi lòng tuy yếu đuối , rã rời
Nhưng ơn Mẹ phù giúp tuyệt vời!
Con tin vững bước trên đường đời
Gian nan, khốn khó bị đẩy lùi
Nương nhờ bóng Mẹ mãi không ngơi
Hoa lòng tươi thắm rộn cuộc đời.

TÂM TÌNH THÁNG NĂM !

Tháng Năm hoa lòng nở
Tỏa rực cả không gian
Muôn lòng cùng hợp lại
Kính mừng Mẹ thiên đàng

Dù năm tháng trần gian
Nở, tàn rồi héo úa!
Nhưng tấm lòng rộn nở
Là tấm lòng bao dung

Mẹ ơi! Con tin rằng
Đó là hoa Mẹ thích
Mỗi lòng dù cảm mến !
Hay vẫn còn thờ ơ!

Lòng Mẹ vẫn luôn chờ
Để con thơ nũng nịu
Lòng Từ Mẫu âu yếm
Cần cho con dại khờ

Trên bước đường dương thế
Lòng Từ Mẫu cần ghê !
Mẹ ơi! Đừng quên nhé !
Hoa lòng xin dâng Mẹ.
 
Chuyện phục vụ
Trầm Thiên Thu
08:11 23/05/2013
Phục vụ là chuyện có vẻ đơn giản, kiểu nói ngày này là “chuyện nhỏ”, nhưng lại vô cùng phức tạp. Đơn giản vì “dễ nói suông” và dễ chỉ tay năm ngón, nhưng lại quá nhiêu khê vì khó hành động. Quả thật, “ngôn hành song đôi” sao khó quá đi thôi!

Có lẽ cụm từ “sống phục vụ” và “sống nghèo” thật đáng sợ! Nhưng ai làm được thì thật đáng nể, vì họ đã nên giống Đức Giêsu Tình Yêu, Vua Phục Vụ và Vua Nghèo.

Chúa Giêsu giáng sinh làm người để CƯ NGỤ giữa chúng ta (Ga 1:14), để YÊU THƯƠNG chúng ta, để CHIA SẺ mọi nỗi vui buồn với chúng ta, nói chung là để PHỤC VỤ chúng ta. Một vị Chúa Tể càn khôn mà khiêm hạ đến vậy sao?

Chúa Giêsu nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-27; Mc 10:43-44). Ngài không nói suông, không “chỉ tay năm ngón”, không ra lệnh, mà Ngài làm thật: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).

Như vậy, phục vụ là “điểm son” của đức tin. Vị Khai Sinh Đức Tin của chúng ta (Dt 12:2) đã hoàn toàn phục vụ người khác, thậm chí là rửa chân cho các đệ tử của mình (x. Ga 13:4-10). Cuộc đời Ngài luôn từ bỏ tất cả vì vinh quang Nước Trời và phục vụ mọi người. Ngài không tìm ý riêng mà tìm ý của Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài (x. Ga 5:30). Các Tông đồ, từ Thánh Phêrô tới Thánh Phaolô, cũng đều là những người phục vụ. Gương của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các môn đệ thời sơ khai đều coi trọng sự phục vụ.

Sự phục vụ là điều tự nhiên đối với các Kitô hữu khi họ bắt đầu đánh giá cao những gì đã được làm cho họ. Khi chúng ta dành tình yêu cho Đức Kitô càng sâu đậm, chúng ta càng mong muốn phục vụ Ngài – phục vụ tha nhân là phục vụ chính Ngài. Chính đức tin trưởng thành khiến chúng ta bắt chước Đức Kitô mọi cách. Ngài đã yêu thương và phục vụ để chúng ta yêu thương và phục vụ. Chúng ta hành động vì người khác trước, ngay cả trong những việc chúng ta cảm thấy không thoải mái.

Chương 2 trong sách Công vụ nói nhiều đến việc phục vụ. Người ta phục vụ nhau bằng cách bán những gì mình sở hữu để giúp người nghèo (Cv 2:42-47). Động thái đó vẫn tiếp tục trong thời kỳ đầu của Giáo Hội: “Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu” (Cv 4:32, 34-35), đó là “đặc điểm” để nhận biết các tông đồ. Thời gian trôi qua, Giáo Hội phát triển và vẫn luôn được khuyến khích phục vụ (x. Rm 12:11; Gl 5:13; Dt 12:28; 1 Pr 4:10).

Thật lợi ích cho các Kitô hữu biết coi việc phục vụ là điều cần thiết, Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta hết mình thì rất đáng để chúng ta phục vụ người khác. Tự bản chất, phục vụ là hy sinh. Những vĩ nhân được thế giới khâm phục và ca tụng cũng đều là những người biết sống vì người khác, luôn sẵn sàng phục vụ người khác.

Chắc hẳn chúng ta đã nhiều lần tự vấn: “Chúa Giêsu muốn gì ở tôi?”. Chắc chắn Thiên Chúa chỉ trả lời chân thật, ngắn gọn và thẳng thắn: “Mọi thứ. Đừng giữ lại thứ gì cho riêng mình”. Và Ngài đã làm gương: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20; Lc 9:58). Vậy đó!

Chúng ta đã “quen tai” với lời kêu gọi của Đức Kitô: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6:33). Vì “quen tai” và vì “biết tỏng” nên chúng ta thấy bình thường, thậm chí có thể là “vô tác dụng”. Chúng ta cũng “quá biết” chuyện người thanh niên giàu có muốn nên trọn lành, anh ta đã giữ mọi giới luật từ nhỏ, Chúa Giêsu nói: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10:21). Nghe vậy, anh ta “sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mc 10:22). Chúa Giêsu luôn nói rất thật, không hề bóng gió, và Ngài nói riêng với từng người như vậy. Chính của cải và gia đình lại là “chướng ngại vật” (x. Mc 10:29-31; Lc 14:26), những thứ đó cần thiết và là “vật bất khả ly”, nhưng lại khiến chúng ta không thể phục vụ Chúa đúng mức!

Lời Chúa có lúc làm chúng ta vui, nhưng thường thì Lời Chúa làm chúng ta “đau” và khiến chúng ta “khó chịu” lắm! Tại sao? Vì Lời Chúa “cản trở” công việc của chúng ta, “cản lối” những hoạch định tương lai của chúng ta, “cản mũi kỳ đà” những dự tính của chúng ta. Và chúng ta lý luận là phải có thời gian dành riêng cho mình. Chúng ta cho rằng Chúa đòi hỏi quá đáng. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta tham dự những buổi phụng vụ ở nhà thờ, đọc kinh ở nhà, thăm viếng bệnh nhân, tham gia các hội đoàn, đi làm từ thiện, dâng cúng tiền xây dựng nhà thờ, học lớp Kinh thánh, tìm hiểu Giáo huấn Xã hội Công Giáo, học khóa thần học,… Thế là đủ lắm rồi! Vì thế, chúng ta có thể ảo tưởng, tự mãn nguyện với những gì mình làm mà hóa kiêu ngạo, đôi khi có thể chỉ vì mình mà cứ tưởng vì Chúa!

Phục vụ Đức Kitô là việc quan trọng hơn mọi thứ khác. Đó là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta với Chúa, phải là “ưu tiên số một”. Bởi vì chúng ta đều là tôi tớ, tước vị hay chức vị chỉ mang tính xã hội, ai cũng chỉ là người mắc nợ qua Máu Thánh mà Ngài đã đổ ra để cứu độ chúng ta thoát khỏi ách tội lỗi và sức mạnh của bóng tối (x. Cl 1:13). Chúng ta đã được cứu thoát bằng giá rất đắt (1 Cr 6:20; 1 Cr 7:23) vì đó là “giá máu” của chính Đức Kitô, Thiên Chúa Ngôi Hai (Cv 20:28). Mục đích của chúng ta là trở thành “đầy tớ tài giỏi và trung thành” (x. Mt 25:21), là những người sẽ được Thiên Chúa trọng thưởng (x. 2 Tm 4:6-8).

Quả thật, chúng ta chẳng là gì, vì chúng ta quá yếu đuối! Chúng ta sẽ không bao giờ có thể đền đáp Ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Mãi mãi chúng ta không thể thanh toán hết món “nợ máu” đó. Hãy khiêm nhường thú nhận tội lỗi để xin Thiên Chúa xót thương, chắc chắn chúng ta sẽ không phải thất vọng. Phục vụ nhau là cách đền tội và tuân lệnh Đức Giêsu đã truyền. Đó là công lý và hòa bình!

Từ hang Bêlem tới đỉnh đồi Can-vê, cuộc đời Chúa Giêsu trải dài và in đậm dấu ấn PHỤC VỤ: “Tôi đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45).

Ngay tại Saigon, nơi phố thị và người ta thường nghĩ ai cũng quen “phớt tỉng Ăng-lê”, thế nhưng không phải vậy. Các quán cơm với giá chỉ 2.000 đồng đang được nhân rộng ngày càng nhiều để phục vụ dân nghèo, trong khi giá cơm bình dân rẻ nhất cũng phải 15.000 đồng hoặc 20.000 đồng. Chuyện “vì người nghèo” ngỡ như chỉ có trong cổ tích!

Quán cơm 2.000 đồng tại hẻm 14/1 trên đường Ngô Quyền hoạt động vào các buổi trưa thứ Ba, thứ Năm, và thứ bảy hằng tuần. Tại đây, mỗi phần cơm có cơm và thức ăn (thịt, cá, rau, canh), thậm chí mỗi phần ăn còn có thêm trái chuối lớn để tráng miệng… Đặc biệt, mỗi thực khách đều được ăn cơm thêm và canh miễn phí. Có lẽ vào đây, người ta được phục vụ chu đáo và có thể cảm nhận được mình thực sự được coi là “thượng đế” – dù ngoài xã hội, họ bị nhìn bằng “nửa con mắt”. Quả thật, Nhân Vị và Nhân Phẩm còn bị tước đoạt thì nói chi tới Nhân Quyền!

Được biết, mỗi buổi quán phục vụ hơn 500 suất ăn, thực khách không chỉ là các sinh viên, học sinh, mà còn có cả trăm người dân nghèo (bán vé số, lượm ve chai, đạp xích lô, chạy xe ôm,…) tới ăn. Vào giờ cao điểm, trong nhà chật ních người nên nhiều người phải ngồi tràn ra cả con hẻm.

Có người còn mua cơm ký giá 4.000 đồng, dùng ăn cả bữa trưa và bữa tối. Khu bếp sạch sẽ chứ không như các tiệm ăn có vẻ “đàng hoàng” và sang trọng, nhưng đó chỉ là cái vỏ ngoài, còn khu bếp núc thì… “hỡi ơi” lắm! Nhiều quán ra vẻ “lịch sự” mà không hề có giấy lau muỗng, nĩa, đũa,... Vệ sinh tối thiểu cũng không có kia mà!

Ngoài ra, đi trên đường còn thấy nhiều nơi có bình “trà đá miễn phí” cho khách vãng lai có thể tự do giải khát khi cần trong cái nắng nóng oi ả và nóng bức. Một việc nhỏ nhưng quan trọng. Đó là một cách thể hiện tình yêu thương, như ca dao có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hoặc: “Bầu ơi! Thương lấy Bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những câu ca dao như vậy mang tính văn hóa cao và đậm chất nhân bản.

Những quán cơm cho người nghèo và những bình nước miễn phí kia là thể hiện nhân đức yêu thương như Chúa Giêsu đã dạy. Đồng thời, chính những người có tinh thần phục vụ kia cũng đang tự hoàn thiện theo lệnh Chúa truyền: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).

Thứ Tư (15-5-2013), trong buổi tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở các giám mục và linh mục phải cẩn thận tránh xa cám dỗ, để có thể trở nên mục tử hữu hiệu, và bảo vệ đàn chiên khỏi nguy hiểm. Ngài nói: “Nếu chúng ta đi với người giàu, là chúng ta đang đi về phía hư vô, chúng ta sẽ trở thành chó sói, chứ không phải người chăn chiên. Ngài cũng thúc giục tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho giám mục và linh mục”.

Đúng vậy, vì chính Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai làm gì có nho mà hái? Trên cây găng làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu” (Mt 7:15-17; Lc 6:43-45).

ĐGH Phanxicô là người sống nghèo và sống phục vụ. Ngài đang là người canh tân Giáo Hội Công Giáo. Cách hành động của ngài khiến nhiều người phải tự “sờ gáy” mình xem sao, và ngài cũng có những câu nói rất “thẳng thắn” khiến nhiều người cảm thấy “nhột” lắm. Chẳng hạn, ngài nói “bạo” thế này: “Tôi muốn một Giáo Hội ra khỏi chính mình và gặp tai nạn, hơn là một Giáo Hội bị thối mục từ bên trong”.
 
Giầu
Nguyễn Ngọc Duy Hân
12:13 23/05/2013
Giàu chắc là phải sướng, nhiều người ước mơ - nếu không ngày Tết người ta đã chẳng chúc nhau được sang giàu, làm ăn phát tài tiền vô như nước. Thế lực của người giàu thường rất mạnh, chuyện anh nhà giàu đứt tay được chú ý hơn chuyện người ăn mày bị đổ ruột là lẽ thường. Thế nhưng giữa giàu và nghèo chưa chắc đâu là hạnh phúc, nghèo sinh bệnh, giàu lại sinh tật, cái nào cũng có cái khổ. Làm sao để giàu, có bao nhiêu thì được kể là giàu? Trong chuyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã viết “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao” (ngày nay có lẽ nên sửa lại là “cho... lương cao mới được phần lương cao”!) Mình nên quan niệm về cái giàu như thế nào, cũng như sẽ hành động như thế nào để “được phần thanh cao”? Mời bạn cùng tôi đọc vài trang giấy, nhớ lại một chút về các chuyện người giàu, biết đâu mua vui cũng được “vài trống canh”!

Đầu thế kỷ 20, trong tứ đại phú hộ ở miền Nam người ta sắp hạng: nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xưởng, tứ Định. Đứng đầu là ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt (1841 - 1900). Gia sản ông để lại cho đời là nhà thờ Huyện Sĩ và nhà thờ Chí Hòa. Cháu ngoại của ông là Hoàng hậu Nam Phương, của hồi môn khi lấy vua Bảo Đại lên tới 20 ngàn lượng vàng. Người ta nói tuy là vua một nước, nhưng tài sản của cựu hoàng Bảo Đại không thể so sánh với ông Huyện Sỹ.

Sau đó là ông Bạch Thái Bưởi (1874 -1932), là người có gan tạo sự nghiệp lớn qua đủ các dịch vụ buôn bán, hàng hải, khai thác mỏ than... Đặc biệt ông Bưởi đã xây dựng Đông Kinh ấn quán, năm 1921 cho ra tờ Khai Hóa nhật báo với tôn chỉ giúp đồng bào tự khai hóa, dạy bảo lẫn nhau, cũng như giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu của quốc dân.

Khét tiếng một thời cũng nên kể tới Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973), do nước da ngăm đen, Ba Huy còn mang biệt danh "Hắc Công Tử". Ngoài thú chơi gái, chơi thuyền chơi xe, Hắc Công Tử còn chơi máy bay, chẳng những tốn kém chi phí cho máy bay mà còn tốn tiền phạt nữa. Số là khi Ba Huy tự làm phi công ra bãi biển Hà Tiên hóng mát, đã lái con chim sắt lạc sang đất Xiêm, bị chính quyền Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa.

Còn Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, con của đốc phủ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho. Bạch công tử rất mê cải lương và được học ngành sân khấu ở Pháp. Khi về nước, ông lập gánh hát Huỳnh Kỳ, lấy cô đào nổi tiếng Bảy Phùng Há làm vợ. Chuyện kể rằng khi đưa cô Ba Trà - người đẹp nhất miền Nam thời đó - đi xem hát, Trà làm rớt tờ giấy $5 nên mò trong bóng tối kiếm, Bạch công tử tỉnh bơ cầm tờ $20 đốt lấy ánh sáng cho cô Ba tìm tiền.

Hắc Bạch công tử đã thách nhau tham gia cuộc thi nấu đậu xanh, ai dùng tiền nấu chín đậu trước sẽ thắng. Bạch công tử thắng cuộc, dù không biết ông đã đốt hết bao nhiêu tiền cho cuộc chơi này. Bạch công tử ngày càng lún sâu vào nghiện ngập, gia sản dần dần tiêu tán. Ông mất vào đầu năm 1950 trong cảnh nghèo túng.

Trần Trinh Đinh, người anh trong số 7 anh em của gia đình Hắc công tử cũng là một tay ăn chơi có hạng. Người tài xế của Đinh có vợ gốc Khmer, nhan sắc hấp dẫn khiến Đinh như bị bỏ bùa. Đinh hỏi anh tài xế: "Mày bán vợ cho tao, bao nhiêu tao cũng mua". Người tài rất bực nhưng vẫn ra một cái giá không tưởng là 20 ngàn đồng, thế mà Đinh mua thật và sống với người vợ này đến cuối đời. Thế thì câu nói "Cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều tiền" là đúng trong trường hợp này. Đinh mê vợ tới nỗi từ đó đi đâu cũng mặc xà-rông - trang phục truyền thống của người Khmer (Ý, hay là cô này có bùa thật!?)

Ngày nay ở Việt Nam cũng có các công tử muốn chứng tỏ mình sành điệu bằng nhiều kiểu chơi mới lạ. Chi 60 triệu VN mua chai rượu ngoại quốc về thưởng thức là chuyện nhỏ, có anh tốn rất nhiều tiền săn chim đại bàng về làm cảnh. Cậu khác chơi con bồ câu đã biến đổi “gien” với giá 10 ngàn đô Mỹ. Có anh chi tiền tỷ chơi cá rồng hoặc chơi con tép cảnh giá cả ngàn đô: Chơi cho đáng mặt dân chơi. Có người nuôi cọp trong nhà thì tôi chơi tép, thế mới là “hàng độc”.

Các đại gia Việt cũng thi đua đặt tour du lịch nước ngoài rất mắc tiền, ở khách sạn siêu sao với giá $3,500 đô Mỹ một đêm hoặc nhiều hơn. Thú chơi trội của phe nữ cũng “hồ hởi” không kém. Có bà cho dát vàng toàn bộ biệt thự để đón Tết. Năm con chuột, bà cho đúc hơn một ngàn con chuột mạ vàng để tặng khách đến chúc Tết. Chờ xem tới năm con trâu thì bà cho làm con trâu vàng to cỡ nào! Hầu như họ đang chạy theo hội chứng khoe của. Càng coi trọng tiền tài, xã hội càng thêm thác loạn bởi gợi sự thèm muốn của người nhẹ dạ, trộm cướp, tuổi trẻ phạm pháp ngày càng gia tăng.

Nhân viên nghèo cũng phải thi đua săn quà quý tặng cấp trên để mong thăng quan tiến chức. Nào là vây cá mập trắng, cá hồi ở Nga, dạ dày cá heo, cá ngừ Bắc cực..., nhưng “độc” nhất là cá Người ở Việt Nam. Theo báo Eva, trong tuần vợ con “ân nhân” đi chơi xa, có đại gia nhỏ đã tặng riêng cho đại gia lớn một mỹ nhân ngư. Đó là một cô gái trẻ được giao kèo mướn tới giúp việc nhà, nhưng cô không cần nấu ăn dọn dẹp chi cả, cô chỉ cần tắm rửa sửa soạn thơm tho rồi mời ông chủ lên... xơi!

Bắt chước tư bản, phù vinh giả tạo hiện nay phải kể tới khách sạn Grand Plaza ở Hà Nội. Từ phòng đại sảnh tới nhà vệ sinh đều dát kim loại màu vàng. Có hai phòng “Tổng Thống” với giá $6,200 đô Mỹ một đêm. Nếu đã ở phòng “Tổng thống” thì sao lại không đi ăn tối theo kiểu “Hoàng đế” tại nhà hàng Long Đình trên phố Quán Sứ với ly tách muỗng nĩa mạ vàng. Thực đơn của quán toàn là những món lạ với tên gọi hào nhoáng, giá tiền thì chỉ những người “mửa ra tiền” mới nuốt nổi.

Coi vậy chứ các đại gia tại Việt Nam đời sống cũng rất bấp bênh, như chuyện chàng Linh quê ở xứ Quảng. Lúc đầu Linh gom được mấy chỉ vàng mua miếng đất nhỏ ở Quận 12, Saigon trồng rau muống kiếm sống. Ngờ đâu năm sau có người tới trả gần chục cây vàng. Linh phát hiện ra mua bán đất là lời nhất, nên chuyển qua ngành này rồi may mắn “lên voi” thành giàu có. Vừa xài quá sang, vừa hết thời làm ăn thua lỗ, Linh mất hết chỉ trong bốn năm. Khi “xuống chó” muốn trở về nghề cũ trồng rau muống cũng không được vì đã “bứt vốn”. Có người vừa cho biểu diễn khoe xe, khoe của rất “hoành tráng” ngoài đường, về nhà thì thấy người tới đòi nợ đứng đầy ở cửa. Nhiều xếp lớn khác đã phải nhảy xuống sông tự tử, hoặc thắt cổ quyên sinh. Thì ra cái giàu bất chính “của thiên trả địa” cũng rất thường tình.

Cấp lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thì tài sản to lớn không kể xiết nhờ hút máu người dân, tôi cũng có xem qua tài liệu nhưng ghét quá không muốn nói tới!

Tại hải ngoại, vài người Việt giàu nổi tiếng là ông tỉ phú Trần Đình Trường - chủ nhân của nhiều khách sạn lớn ở New York. Ông là một trong số những người hay đóng góp từ thiện và quan tâm tới cộng đồng người Việt trên đất Mỹ. Ông cho xây trung tâm thương mại Việt Nam ở Philadelphia nhưng dự án chưa hoàn thành thì mất vào tháng 5, 2012. Người giàu khác là ông Nguyễn Văn Hiển làm chủ Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Đức. Ông Hiển đang đầu tư khoảng 30 triệu euro để làm khu Văn hóa & Kinh tế tại Lichtenberg, Berlin nhằm quảng bá văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam. Kế tới là Chu Chính - chồng của ca sĩ Hà Phương - là Giám đốc điều hành của Private Equity, Blackstone Group với mức đầu tư từ đến 1,5 tỷ Mỹ kim. Ngoài ra cũng nên kể Darunee là một trong những người Thái gốc Việt thi đậu vào trường Chulalongkorn University, Thái Lan. Máy lạnh Senator của vợ chồng ông đã trở nên rất nổi tiếng ở Thái với hàng ngàn nhân viên và doanh thu 500 triệu baht hằng năm. Bà Nguyễn Ngô Thủy đã tặng Bảo Tàng viện Chicago USA viên ngọc 5,899 cara, nặng 1,2 ký và nhiều nữ trang quý, bà có nhiều tiền nhờ đầu tư vào địa ốc, chồng con là bác sĩ.

Trên thế giới, chuyện giàu cũng rất. .. giàu, rất phong phú, trước hết xin điểm qua vài người giàu nhất. Tạp chí nổi tiếng Forbes đã công bố danh sách 10 người giàu nhất thế giới, nhưng xin kể 3 người thôi. Đứng đầu là ông trùm truyền thông người Mexico - Carlos Slim. Mặc dù bị giảm khoảng 5 tỷ đô Mỹ so với năm 2011, Carlos vẫn được xếp là người giàu nhất trong 3 năm liên tiếp. Thứ nhì là ông chủ của Microsoft với tài sản khoảng 67 tỷ, chuyện Bill Gates xin kể chi tiết ở phần sau. Thứ ba là Warren Buffet, mặc dù nắm giữ 53 tỷ đô Mỹ trong tay, ông già 82 tuổi này vẫn sống rất bình dị và đã dành hơn 31 tỷ cho các hoạt động từ thiện. Thế nhưng mới tháng 5, 2013 này Bill Gates đã lấy lại được danh hiệu người giàu nhất thế giới với giá cổ phiếu lên tới 72,7 tỷ mỹ kim, qua mặt ông trùm truyền thông người Mễ. Carlos Slim hàng ngày lái chiếc Bentley Continental Flying Spur đi làm, giá hơn 300 ngàn đô Mỹ, Carlos vẫn được cho là mẫu người không hoang phí. Bill Gates sở hữu một trong 230 chiếc Coupe Porsche trên thế giới. Warren Buffett thì lái chiếc Cadillac mà ông mua để ủng hộ hãng xe General Motors đã phá sản của Mỹ, giá chỉ khoảng $45,000.

Tạp chí 24/7 Wall Street cũng vừa công bố giá trị tài sản của 10 tổng thống Mỹ giàu nhất, đứng đầu là John Kennedy: 1 tỷ mỹ kim, kế tới là George Washington: 525 triệu và Thomas Jefferson: $212 triệu mỹ kim.

Ba trong 10 vị CEO được trả tiền cao nhất năm 2012 mà USA Today đã công bố là John Danahoe của công ty eBay với tiền thù lao gần 30 triệu và hơn 25 triệu tiền cổ phiếu. CEO khác là Philippe Dauman của hãng truyền thông Viacom lãnh hơn 33 triệu lương và 18 triệu tiền cổ phiếu. Robert Iger của hãng giải trí Disney lãnh hơn 37 triệu tiền lương và 17 triệu tiền cổ phiếu trong năm 2012.

Bây giờ xin điểm qua về chuyện xài sang và tổ chức tiệc to, bắt đầu là Steve Schwarzman - nhà sáng lập công ty tài chánh Blackstone đã khiến báo chí lời ra tiếng vào khi tổ chức mừng sinh nhật tốn 3 triệu đô Mỹ. Nội màn trình diễn của nghệ sĩ nổi tiếng Rod Stewart đã tốn hết 1 triệu. Sau đó ít lâu, Schwarzman nói lời xin lỗi công chúng về bữa tiệc xa hoa của mình.

Nhưng 3 triệu thì thấm thía gì, Philip Green đã xài 20 triệu cho sinh nhật của mình. Doanh nhân người Anh này đã mời những nghệ sĩ hạng A như Leonardo DiCaprio, Kate Hudson và Naomi Campbell đến biểu diễn trong bữa tiệc kéo dài 4 ngày trên bờ biển Mexico. Khách mời được đưa tới bằng trực thăng riêng. Philip thậm chí đã thuê Chris Brown, Carlos Santana và Stevie Wonder chỉ để hát bài "Happy Birthday".

Quốc vương Brunei Bolkiah đã long trọng tổ chức sinh nhật lần thứ 50 kéo dài hai tuần lễ. Theo CNN, tổng chi phí lên tới 25 triệu đô Mỹ. Bên cạnh rất nhiều nghi lễ, một bữa tiệc với 3000 vị khách được tổ chức linh đình tại cung điện của quốc vương, với màn trình diễn của ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson, mà tờ Forbes cho biết phải trả cho ban nhạc Jackson tới 16 triệu.

Không biết tổng số chi phí là bao nhiêu, người ta chỉ biết Hoàng tử Brunei Azim đã chi $100,000 đô chỉ để mua bông hồng trắng mừng sinh nhật cho mình và 3 anh chị em.

Riêng lãnh đạo Đại Hàn Kim Jong-il vẫn được ăn một bữa tiệc sinh nhật hết sức vĩ đại khi ông chết rồi. Theo tờ Guardian, Đại Hàn đã tiến hành kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 cho Kim chủ tịch vào ngày 15 tháng 2 tại Pyongyang. “Birthday boy” là bức tượng ông Kim khổng lồ cao 20 feet, với cuộc diễn hành “hoành tráng” và khẩu hiệu tưởng nhớ được khắc tại một ngọn núi.

Cựu CEO của DHB Industries - David Brooks đã bỏ 10 triệu đô Mỹ không phải mừng sinh nhật mình, mà để tổ chức sinh nhật lần thứ 13 cho con gái Elizabeth. Những tên tuổi lớn trong ngành giải trí như 50 Cent và Don Henley của nhóm The Eagles đã được mời tới biểu diễn. Theo The New York Post, David Brooks đã tặng iPod và máy ảnh cho khách dự tiệc.

Quà cho con của các người nhà giàu cũng rất “sộp”. Con gái của Tom Cruise và vợ cũ Katie Holmes là Suri Cruise đã nhận các món đồ chơi trị giá 50 ngàn đô Mỹ làm quà Noel. Đó là ngôi nhà đồ chơi theo kiểu Victoria và chiếc xe Mercedes làm riêng cho trẻ em. Tủ áo của cô bé 6 tuổi này tốn khoảng 3 triệu đô Mỹ với những bộ đầm Ralph Lauren và áo khoác Chloe nổi tiếng. Mới đây Tom Cruise đã dùng một máy bay riêng chở Suri đi mừng sinh nhật với tốn phí hơn 3 triệu đô. Con gái của ngôi sao nhạc pop Beyonce và Jay-Z, bé Blue Ivy đã sinh trong khu bệnh viện riêng, Jay-Z đã thuê cho vợ nguyên tầng khu hộ sản danh tiếng để không bị ai quấy rầy. Mừng sinh nhật đầu tiên, bố mẹ đã tặng con gái cưng búp bê Barbie đặt làm riêng với giá $80,000 đô. Búp bê nhà giàu nên cũng được đeo cả 160 viên kim cương và các trang sức bằng vàng trắng. Justin Dior Combs, con trai của rapper P. Diddy cũng là một chú bé sống trong nhung lụa, vào ngày sinh nhật thứ 16, Justin nhận được chìa khóa chiếc xe Maybach màu bạc, trị giá $360,000 đô Mỹ nhờ học cũng khá. Petra Ecclestone, con gái thứ hai của chủ tịch Bernie Ecclestone đã được cha tặng cho căn biệt thự ở Los Angeles trị giá 85 triệu. Chị em Tamara và Petra sẽ thừa hưởng tài sản có giá trị 4,8 tỉ đô Mỹ của người cha 82 tuổi này.

Khi đi mua sắm, có khi chúng ta phải so đo chờ tiệm giảm giá, hoặc tính toán trước khi mua một cái áo tương đối mắc, cỡ vài trăm đô. Bạn nghĩ sao nếu phải mua chiếc áo lót giá 20 triệu đô Mỹ? Đây là cái áo che ngực mắc nhất thế giới được thiết kế bởi Susan Rosen, làm bằng platinum với những viên hột xoàn 15 cara. Đứng hạng nhì trong bảng những chiếc áo lót đắt nhất thế giới là ‘Red Hot Fantasy Bra’. Bộ đồ này giá 15 triệu và là sản phẩm của Victoria’s Secret, với 1,300 viên ruby Thái, cộng lại lên tới 300 cara đính trên nền vải satin đỏ, được ghi vào sách kỉ lục Guinness. Chiếc áo Heavenly Star Bra do siêu mẫu người Đức Heidi Klum mặc xếp thứ 3 với giá hơn 12 triệu đô Mỹ. Được đính 1,200 viên sapphire Sri Lanka màu hồng, chiếc áo này còn có thêm một viên kim cương 90 cara gắn ở giữa. Chỉ riêng viên kim cương này đã đáng giá hơn 10 triệu.

Bộ đồ lót mà mắc vậy tính ra cũng phí, vào ngày quan trọng nhất trong đời, nếu có thể thì sắm một chiếc áo cưới thật đẹp coi bộ có lý hơn. Vì thế nên đã có chiếc váy cưới độc đáo trị giá 1,5 triệu đô Mỹ, làm bằng lông công thật và nhiều trang trí khác. Nhưng mắc hơn là áo cưới do nhà thiết kế Nhật Bản Yumi Katsura thực hiện. Giá của chiếc đầm này là 8 triệu vì nó được gắn viên kim cương màu xanh lá cây gần 9 cara, cũng như vàng trắng và hàng ngàn viên ngọc trai trên vải lụa và satin. Nhưng kỷ lục áo cưới đắt nhất thế giới lên tới 12 triệu, sử dụng trên 150 cara hột xoàn.

Chờ tới khi cưới mới có cơ hội diện đồ đẹp e rằng hơi lâu, nên nhà tạo mẫu người Anh - Debbie Wingham đã giới thiệu bộ đầm nạm kim cương đen trị giá hơn 4 triệu đô, có 50 cara kim cương và nặng tới 13 ký, là bộ đầm mắc nhất thế giới, mặc vào đi đứng khó khăn và dĩ nhiên làm mình cân nặng hơn nhiều.

Người giàu đốt tiền không hết, nên phải xài cho các chuyện lạ để biết mùi đời cũng như để lấy tiếng. Bên Tàu, các đại gia đã trả giá trọn gói “niên dạ yến” của một khách sạn ở Tô Châu gần 600,000 tệ (2 tỷ VN) với thực đơn 10 món như vi cá mập nấu với sương ngưng trên cây bạch tùng, tổ yến hầm với tổ ong rừng... Các xì-thẩu ăn xong thì cũng nên sử dụng chiếc toilet bằng vàng được trưng bày tại buổi triển lãm ở Quảng Đông.

Tỷ phú Stanley Ho, ông vua sòng bạc ở Macau đã chi $330,000 đô Mỹ để mua 2 cây nấm trắng trong một cuộc bán đấu giá ở London rồi không ăn. Tờ Forbes không cho biết rốt cuộc ai ăn hai cái nấm này.

Người ta đã quá quen với việc Roman Abramovich vung tiền mua du thuyền, sắm biệt thự.... nhưng có lẽ chuyện ông chủ của Chelsea ăn trưa cũng làm nhiều người tấm tắc. Theo TMZ.com, chỉ trong bữa trưa Roman đã đốt số tiền mà nhiều người cặm cụi làm cả năm không ra. Tại nhà hàng Nello ở New York, để tẩm bổ cho cô bồ Daria Zhukova bụng mang dạ chửa và khoản đãi tất cả 10 người, Abramovich đã gọi nhiều món ngon và rượu quý. Tính cả 20% tiền "tip", cái bill lên tới gần 50 ngàn đô Mỹ, Abramovich còn hào phóng "bo" thêm 5 ngàn nữa nên bữa ăn tốn trên 50 ngàn.

Người Việt mình hay bị diễu vì đi trễ, biết đâu tại không có đồng hồ tốt để xem giờ. Nếu làm chủ những cái “đổng” hằng triệu đô Mỹ, chắc sẽ không còn chuyện đi trễ nữa. Cái đồng hồ Jaeger Le Coultre Joaillene Manchette giá 26 triệu đô, nó nhìn giống như một chiếc vòng đeo tay, nạm 576 viên kim cương. Thứ nhì là chiếc đồng hồ Chopard 201-Carat của Thụy Sĩ đã được mua đấu giá 25 triệu, nó có 874 viên hột xoàn. Kế tới là cái đồng hồ trị giá 11 triệu, kết quả cuộc thi đua giữa hai người bạn là James Packard - một nhà sản xuất xe và Henry Graves - ông chủ ngân hàng. Henry đã đặt hãng Patek Philippe làm chiếc đồng hồ Super Complication với số tiền gấp 5 lần người bạn của mình để được coi là chiến thắng.

Nhẫn là vật trang sức hầu như ai cũng có, riêng chiếc nhẫn mắc nhất thế giới theo thống kê năm 2013 là chiếc cà-rá của Jay-Z xin cầu hôn với Beyonce, 18 cara trị giá 5 triệu đô Mỹ. Rẻ hơn nhưng có tiếng hơn là cái nhẫn của Napoleon tặng Josephine. Josephine lúc đó 32 tuổi, lớn hơn Napoleon 6 tuổi và là góa phụ của một nhà quý tộc giàu có, còn Napoleon thì chưa thành công, vét hết tài sản mới mua được cái cà-rá này. Người mua đấu giá chiếc cà-rá này đã trả 50 lần nhiều hơn giá rao bán, rốt cuộc chiếc nhẫn giá 1,17 triệu đô.

Để tỏ ra mình ăn mặc lịch sự, quý ông phải thắt cà-vạt là chuyện thường, nhưng chiếc cà-vạt Satya Paul giá tới hơn 200 ngàn đô Mỹ. Làm bằng lụa tím, nạm 150 gram vàng và 261 viên kim cương với tổng số 77 cara, nam diễn viên Salman Khan là người đầu tiên đeo chiếc cà vạt này trình diễn trên sàn catwalk.

Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp, bạn sẽ rầu lắm nếu phải tốn 100 ngàn đô mua chiếc dao cạo râu Zaffiro. Phần thân của chiếc dao được làm bằng Iridium - kim loại hiếm gấp 4 lần so với bạch kim. Lưỡi dao được làm bằng đá Sapphire mỏng chỉ bằng 1/5000 so với sợi tóc.

Cạo râu xong bạn cũng nên đội nón Montecristi Panama giá $100,000 ra đường. Chiếc mũ độc quyền này được làm bằng sợi Tequila Straw, một chất liệu hiếm chỉ có ở một số vùng tại Ecuador.

Tay bạn cũng nên cầm cái vỏ đựng iPhone nạm kim cương khoảng $100,000. Với sự hợp tác của nhà thiết kế Davide De Nizza và nghệ sĩ Stuart Hughes, mẫu ví đựng điện thoại này ra đời 3 cái duy nhất làm bằng da trăn, da ngựa, da cá sấu, 46 gram vàng và 35 viên kim cương.

Cái vỏ đựng điện thoại giá như vậy, thì bên trong nó phải chứa cái điện thoại giá trị kẻo không xứng. Cái phôn Le Million giá 1 triệu đô Mỹ, là sản phẩm của công ty Goldvish Thụy Sỹ với 120 cara hạt xoàn. Hoặc bạn hãy mua cái iPhone đắt nhất thế giới giá 3,2 triệu đô xài cho oách. Vỏ phôn làm bằng vàng nguyên chất 22K, mặt trước có 136 viên kim cương tổng cộng 68 cara, logo Apple phía sau được làm bẳng 53 viên đá quý.

Nếu bạn hút thuốc, hãy sắm cái bật lửa Ligne 2 Champaign giá hơn $70,000. Đây là loại hộp quẹt được sản xuất với số lượng hạn chế của S.T. Dupont, nằm trong bộ sưu tập Prestige, làm bằng vàng khối và 468 viên kim cương được cắt gọt tỉ mỉ. Khi mưa, bạn nên che dù làm từ da cá sấu, tốn $50,000 thôi, cũng như đi đôi giày hiệu Testoni giá chưa tới $40,000 cho đủ bộ.

Mặc quần áo đi giày đẹp xong bạn phải xức nước hoa cho thơm. Chai nước hoa 500ml của Imperial Majesty giá hơn $200,000 đô. Lọ đựng dầu thơm được trang trí vàng 18K và các viên kim cương. Giàu thì đồ đạc nhiều, bạn có thể bỏ các thứ linh tinh vào chiếc vali hiệu Henk giá hơn $22,000 cho gọn, hoặc bạn mua ngay cái vali của Liz Taylor, hiệu Louis Vuitton hôm rồi đấu giá $245 ngàn đô để bạn được trở nên nổi tiếng.

Sau khi đeo nữ trang trên tất cả những chỗ có thể đeo trên người rồi, bạn còn có thể gắn thêm lên móng tay nữa. Cherish Angula, chuyên gia làm “neo” đã rất thành công trong việc này. Tùy sở thích và túi tiền mà thợ có thể gắn đến 10 cara kim cương lên móng tay, tốn hơn $50 ngàn đô Mỹ chứ bao nhiêu. Người Việt mình rất nổi tiếng về các tiệm nail, chắc thế nào cũng có dịch vụ này với giá rẻ hơn.

Túi áo bạn cũng cần cài cây viết cho sang. Xin giới thiệu bạn mua cây bút rất xinh, được cẩn thận bao bọc bằng hơn 2000 viên kim cương với lõi bạch kim bền bỉ, đây là cây viết mắc nhất thế giới - Aurora Diamante Fountain Pen - $1,47 triệu đô.

Chưng diện đẹp xong bạn phải giải trí cho khuây khỏa, bớt “boring”. Bộ cờ Monopoly mắc nhất được trưng bày tại viện bảo tàng Tài chính của Mỹ, được làm bằng 18K vàng do hãng Parker Brothers thực hiện với giá 2 triệu đô. Nội hột xúc xắc đã lên đến $10,000 đô với 42 viên kim cương khảm làm các con số. Và tháng 5 vừa rồi Pavel Durov - CEO trẻ tuổi của nước Nga đã xếp nhiều tờ $5,000 ruble ($160 USD) thành máy bay ném qua cửa sổ tiêu khiển thì giờ. Durov giải thích là để tạo không khí vui vẻ cho mọi người, tốn $2,000 đô Mỹ chứ có bao nhiêu!

Còn nếu bạn thích đánh đàn, hãy dùng cây guitar với chữ ký của các nghệ sĩ lừng danh như Jimmy Page, Eric Clapton, Mick Jagger, Bryan Adams, Keith Richards, Paul McCartney và Sting. Đây là cây đàn mắc nhất thế giới tại buổi đấu giá tại Doha, Qatar với giá 2,8 triệu. Nhạc cụ này được bán để ủng hộ các nạn nhân của sóng thần năm 2004 và đã phá kỷ lục thế giới trước đây khi chiếc guitar Black Strat của Eric Clapton giá chưa tới 1 triệu. Không cần đàn hay, bảo đảm hình ảnh bạn với cây ghi-ta này sẽ được đưa lên truyền thông.

Nếu bạn muốn tỏ tình hay đính hôn, hãy mua những bó hồng hình trái tim bằng vàng được trưng bày tại cửa hàng Nam Kinh, tỉnh Giang Tô Trung Hoa. Những đóa hồng tươi như trong bài hát Triệu Đóa Hồng quý thật, nhưng rồi sẽ héo, “chơi” hồng vàng để tồn tại “forever” bạn nhé!

Mặc đẹp thì phải ăn ngon. Bây giờ mời bạn thử món trứng cá muối Beluga, được cho là loài cá tồn tại từ thời khủng long còn sống, giá một ký khoảng $5,000 đô Mỹ. Bạn cũng có thể nếm loại pizza đắt nhất thế giới tại Ý khoảng 8,300 euro với “topping” là tôm hùm, trứng cá và được tưới rượu Louis XIII Remy Martin thượng hạng. Món bánh của nhà hàng Le Parker Meridien tại New York giá khoảng $1,000 đô gồm trứng cá muối, tôm hùm và trứng. Nếu bạn muốn tự làm ở nhà cho rẻ thì cũng mất tới $700 đô mua vật liệu. Một con cá ngừ nặng hơn 220 kg bắt được ngoài khơi Nhật Bản đã được bán đấu giá ở Tokyo với con số 1,8 triệu USD. Bạn ăn một lát cho khỏe nhé, nghe nói người Nhật sống lâu nhờ ăn cá. Ăn cá sống thì phải chiêu một hớp rượu mạnh mới dễ tiêu. Mời bạn nâng ly rượu mắc nhất thế giới - chai Cognac Henri IV Dudognon khoảng hai triệu đô. Rượu phải 100 năm tuổi, rồi ủ trong thùng sấy khô không khí 5 năm trước khi sử dụng. Vỏ chai được nhúng trong vàng và bạch kim kèm với 6500 viên kim cương chạm trổ. Uống ly cognac này vào bảo đảm tối tăm mặt mũi, trời đất lăn quay.

Xong bạn nhớ ăn món tráng miệng là ly icecream giá $1,000 làm từ kem đậu vanilla Tahitian & Madagascar cùng với lá vàng 23K có thể ăn được, rắc loại sôcôla mắc nhất thế giới Amedei Porceleana lên mặt. Cầu kỳ hơn là ly kem Sundae vàng, chứa 28 loại ca-cao, kem chocolate với giá $25,000 đô đã làm nhà hàng Serendipity 3 trở thành nổi tiếng. Bạn không ăn cái ly vàng được nhưng có thể ăn các viên chocolate chứa 5 gram vàng 23K. Ăn kem xong bạn hãy nhâm nhi ly trà bón bằng phân gấu trúc Panda, giá khoảng hơn $200 đô Mỹ một ly. Sáng ra, bạn cần một tách cà-phê cho tỉnh ngủ phải không? Những chú voi Thái Lan đã được cho ăn các quả cà phê chín, sau đó với quá trình tiêu hóa cộng những phản ứng khác nhau trong ruột, sẽ đem lại một hương vị đặc biệt cho ly cà-phê phân voi này, giá mỗi ký là $1,100 đô Mỹ. Cà-phê cứt chồn coi bộ quê rồi.

Đi phố về mệt, da mặt dính bụi bặm không tốt, bạn cần đắp mặt nạ vàng 24k để bồi dưỡng da. Umo Inc. của Nhật đầu tiên đã tung ra thị trường loại dịch vụ này, nhưng bất cứ ở đâu kể cả Việt Nam bạn cũng làm được, chỉ cần chi tiền khá khá thôi.

Đắp mặt bằng vàng được, sao bạn lại không đi trên đống vàng cho nó sướng! Cửa hàng vàng tại Tân Châu, tỉnh Sơn Đông trang hoàng lại mặt tiền bằng vàng ròng để chào đón khách vào Tết 2013. Người ta có dịp đi trên con đường hoàng kim với số vàng lên tới 1 tấn. Sẵn đây tôi “linh tinh” một chút. Số là lúc mới sang Cali gần 30 năm trước, khi có chút tiền dư thì chị tôi mua ngay mấy cây vàng về để. Chúng tôi cười bảo chị nên gởi tiền ngân hàng cho có lời, mua vàng làm gì. Chị trả lời ở Việt Nam chị đã khổ nhiều, cái gì cũng tính bằng “cây”, khi cầm trên tay được chỉ vàng thấy run run, qua Mỹ vàng rẻ, mua để ngắm cho. .. bõ ghét! Ấy thế mà chị “trúng” vì vàng tại Mỹ lúc sau này lên quá xá!

Hồi đầu năm, người ta "choáng" khi hay tin một cặp cô dâu chú rể con chủ tịch xã ở Sơn Tây bên Tàu trải tiền làm thảm cưới. Họ bước trên chiếc thảm được xếp bằng 15,000 tờ $100 nhân dân tệ, tương đương với $230,000 đô Mỹ. Trước những nghi vấn của công chúng về chuyện chủ tịch xã tham nhũng, đôi uyên ương thanh minh rằng những tờ tiền là giả.

Riêng về xe hơi mắc nhất, mời bạn lái thử chiếc Saleen S7 Twin Turbo, $555,000 đô Mỹ, trang bị động cơ V8 với 750 mã lực, hoặc mắc hơn chút xíu là chiếc Pagani Zonda C12-S7.3 mui xếp của nhà sản xuất Ý. Chiếc xe Mercedes-Benz SL 600 đã trở nên giá trị hơn khi được phủ 300 ngàn mảnh pha lê ánh vàng Swarovski. Đây là công trình của hãng Nhật Bản, để rửa chiếc xe này mất khoảng 250 giờ và tiền công khoảng $12,000 đô Mỹ. Tuy nhiên, chiếc xe mắc nhất thế giới hiện nay là chiếc Ferrari 250 Testa Rossa đời 1957 đã được bán hơn 12 triệu đô Mỹ tại một buổi đấu giá. Nó là chiếc xe thể thao đã chiến thắng 10 trong 19 cuộc đua xe từ giữa năm 1958 và 1961.

Đi xe mắc thì bảng số xe cũng phải đặc biệt. Theo trang Bornrich, Abu Dhabi là nước nhỏ thuộc vương quốc Arab nổi tiếng với bảng số xe mang số 1, đã bán với giá hơn 14 triệu đô Mỹ lập thành tích trên thế giới. Sẵn nói chuyện bảng số xe, thì chiếc xe hơi dành cho Đức Giáo Hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô không đi xe này, mà thuờng dùng phương tiện di chuyển công cộng để thể hiện tinh thần nghèo khó.

Có tiền thì bạn cũng nên mua danh tạo tiếng tăm. Khi hãng CBS độc quyền chiếu trực tiếp trận đấu Super Bowl 2013 đã phải trả cho NFL 800 triệu mỹ kim. Quảng cáo trong trận đấu này mỗi 30 giây phải trả 4 triệu mỹ kim. Bạn cần chừng 1 phút, tốn 8 triệu để quảng cáo cho mình là đủ nổi tiếng rồi.

Đoạt danh hiệu mái tóc mắc nhất là cô đào Jennifer Lopez, những lọn tóc đẹp giúp cô có những động tác biểu diễn nóng bỏng trên sân khấu. Cô đã mua bảo hiểm cho mái tóc với con số kỷ lục 50 triệu, cặp mông 27 triệu đô Mỹ. Cô cũng được tạp chí People bình chọn ở vị trí số 1 trong 100 nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất thế giới. Tổng số tiền mà J. Lo bảo hiểm cho cơ thể là 200 triệu đô, thân ngàn vàng thì có thấm gì với giá tiền này.

Nếu bạn có mắt một mí, đừng nghĩ thế là không đẹp nhé: ảnh hậu Loan Tần Hải Lộ rất hài lòng với cặp mắt một mí của mình, cô đào Đài Loan này đã đầu tư 26 triệu nhân dân tệ để mua bảo hiểm cho mắt. Riêng kiều nữ đoạt hai tượng vàng Oscar là Elizabeth Taylor đã mê hoặc khán giả thế giới bằng đôi mắt màu tím, để bảo đảm an toàn cho cửa sổ tâm hồn, bà đã chi 1 triệu đô Mỹ để bảo hiểm.

Hay không bằng hên, điều đó có thể đúng với những trường hợp trúng số hoặc như chuyện một phụ nữ mua tấm vải vẽ hoa hòe giá 10 đô tại một hội chợ, bà không biết đó là một bức tranh nổi tiếng trị giá rất lớn, và như tấm tranh “The White Owl” (Con cú trắng) của danh họa William James Webbe cũng như bức tranh thất lạc của Leonardo Da Vinci, có người tìm được một cách hi hữu và trở nên giàu có. Cũng như người đàn ông Đức may mắn mua được món hời trong chợ trời - một cuốn sách đáng giá cả gia tài. Một chiếc bát cổ nghìn năm, được bán ở chợ trời chỉ 3 đô, vừa đạt mức đấu giá 2,2 triệu đô Mỹ tại New York. Bạn nhớ lục tủ chén bát trong nhà xem sao, thấy cái tô nào cũ cũ đừng vứt đi nhé, biết đâu có thể thành triệu phú. Theo Itarr Tass, giá kỷ lục chiếc bình cổ Trung Hoa lên tới 40 triệu đô Mỹ. Nó được làm từ đời vua Càn Long nhà Thanh, và được phát hiện khi dọn dẹp một căn nhà cũ ở London. Nghĩ cũng lạ, đồ cổ ai cũng trầm trồ, còn vợ cũ vợ già các ông lại chê, đem tiền đi nuôi đào nhí!

Prokhorov rất giàu nhưng lại hiếm khi dùng điện thoại di động và máy tính. Ông vẫn giữ thói quen cầm trên tay tờ báo đọc hay viết thư tay, không xài những thứ tự động online. Đến nay Prokhorov vẫn còn độc thân dù đã 45, ông sở hữu một du thuyền trị giá 45 triệu nhưng ít khi đi vì say sóng, bạn có thấy phí không?

Hoàng tử Alwaleed Talal của Saudi Arabia đã tậu một chiếc máy bay Airbus 280 với giá khoảng 500 triệu đô Mỹ. Máy bay có 3 tầng với phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, phòng hòa nhạc và phòng họp trang bị tối tân, có cả một gara đậu xe cho chiếc Rolls Royce. Tuy nhiên, mới đây, Alwaleed đã bán lại chiếc máy bay này. Nổi tiếng không kém là chiếc máy bay của Donald Trump, giá hơn 100 triệu đô Mỹ với cái logo bảng tên "Trump" bên ngoài máy bay làm hoàn toàn bằng vàng lá. Máy bay của Quốc vương Brunei cũng khoảng 100 triệu USD, nhưng toàn bộ phòng ngủ, phòng tắm… bên trong trang trí bằng vàng nên tốn thêm khoảng 120 triệu đô Mỹ nữa.

Bây giờ xin trở lại chuyện Bill Gates. Theo thống kê tài sản hiện tại, nếu làm toán chia thì mỗi ngày Bill đã kiếm được 20 triệu đô Mỹ. Nếu đổi tiền của tỷ phú này thành tờ $1, tiền có thể trải dài thành con đường từ trái đất tới mặt trăng. Khi Bill làm rớt tờ $100, ông không nên cúi xuống lượm vì như vậy sẽ mất khoảng 4 giây, trong 4 giây đó ông có thể kiếm được $1,000. Giả sử Bill tặng $15 đô Mỹ cho từng người trên trái đất, ông vẫn giữ riêng cho mình được 5 triệu. Bill Gates 54 tuổi, nếu sống thêm 35 năm nữa, ông phải xài gần 7 triệu mỗi ngày mới hết số tiền đang có. Bill Gates rất đáng kính trọng vì tấm lòng nhân ái, công việc từ thiện giúp người.

Tiền có mua được tình yêu không? Chuyện nữ công tước giàu có của xứ Alba Tây Ban Nha Cayetana Stuart 85 tuổi thành hôn cùng người tình trẻ hơn bà 25 tuổi là một nghi vấn. Nữ đại gia Việt Nam Yvonne Thúy Hoàng hết sức hạnh phúc với anh bồ trẻ Vũ Hoàng Việt, dù bà ngang tuổi mẹ anh. Cũng như tháng 12 năm ngoái, Hugh Hefner - chủ nhiệm tờ báo Playboy làm đám cưới với người mẫu 26 tuổi Crystal Harris - người thua ông tới 60 tuổi. Ông già Hugh rất vui với cuộc hôn nhân này và đã khẳng định sau đám cưới sẽ không ngoại tình, dù trước đó đã từng lên giường với hàng ngàn phụ nữ. Ai thắc mắc thì thắc mắc, “đôi trẻ” thấy vui là được rồi.

Người giàu và nổi tiếng đôi khi kiêu căng làm phách, nhưng có khi “già néo đứt dây” như chuyện cô nàng Jennifer Lopez. Theo chương trình, cô sẽ trình diễn tại lễ khai mạc giải Premier môn cricket của Ấn Độ ngày 2 tháng 4, 2013 với 60 triệu người xem. Tuy nhiên do những yêu cầu quá đáng, Jennifer đã bị gạt ra khỏi danh sách nghệ sĩ biểu diễn. Cô đòi ban tổ chức một máy bay riêng, một khách sạn lớn để tiếp nguyên đoàn người làm việc cho cô, từ stylist giúp cô ăn mặc trang điểm tới các phụ tá và đầu bếp riêng, chưa kể Jennifer cần ghế sofa trắng, nến trắng, nhiều hoa... chuẩn bị cho màn trình diễn. Trước đây để thực hiện buổi phỏng vấn với BBC, nhóm của cô có tới 90 người, phải có 9 phòng thay quần áo và nhiều yêu sách khác. Cười Jennifer nhưng tôi cũng hơi nhột, chính tôi và các con, các cháu dù không giàu nhưng đôi khi cũng rất "chảnh": chê món này món kia không thèm ăn, quần áo xanh xanh đỏ đỏ có khi quá phí.

Tôi đồng ý giàu cũng sướng, nhưng của cải vật chất cũng phù du lắm. Theo tờ Los Angeles Times, Eike Batista đã mất 6 tỷ đô Mỹ chỉ trong 2 ngày khi giá stock của hãng dầu xuống 40%, cũng như Sheldon Adelson bị mất 25 tỷ, khoảng 90% tài sản chỉ trong vài tuần. Cô Sharon Tirabassi ở Hamilton khá gần khu nhà tôi trúng số 10 triệu rưỡi Canada (tiền Canada tương đương tiền Mỹ), chẳng bị trừ thuế như luật trúng số bên Mỹ nhưng đã xài hết tiền chỉ sau 9 năm. Bây giờ cô phải đi làm bán thời gian để trả tiền mướn nhà. Ít giàu hơn có thể đỡ nhức đầu hơn nhưng cũng rất nhiều phiền muộn kể cả cái lo bị lường gạt, phải giữ của, bị ganh ghét.... Khi giàu có nổi tiếng lại mất cả tự do, làm gì cũng bị theo dõi, chụp hình làm phiền. Lại nữa ít ai được giàu từ trong trứng nước giàu ra, đa số muốn có tiền thì phải làm việc nhiều: Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày - cực chứ đâu có sướng! Rồi như chuyện cô tài tử xinh đẹp Ôn Mỹ Linh vai Hoàng Dung trong phim Quách Tĩnh không thiếu tiền bạc danh vọng nhưng đã tự tử chết. Tổng thống Mỹ Nixon cũng mấy lần muốn quyên sinh, cái chết đột ngột của người đẹp Marilyn Monroe, ca sĩ Elvis Presley nhiều người cũng cho là họ đã chán đời tìm cái chết, giàu có thật sự sung sướng không, bạn giúp tôi trả lời đi nhé!

Nhiều người giàu mà đâu có sang vì có tiền mà keo kiệt không dám xài, phú nhưng chưa quý vì xuẩn ngốc, thí dụ bên Tàu có người dám bỏ cả triệu Mỹ kim mua một con chó ngao Tây Tạng về cung phụng như cha mẹ, nhưng chẳng dám cho ai đồng nào từ thiện. Bên Việt Nam cũng không thiếu những kẻ hà hiếp cướp bóc của dân lành, cấp lãnh đạo giàu sụ trên xương máu người dân, ranh giới giàu nghèo tại Việt Nam khác biệt hơn bao giờ.

Riêng tôi vẫn cho rằng nghèo nhưng thấy vui, sống thanh thản là được. Trong tình yêu, tôi cũng quan niệm chỉ cần một túp lều tranh, hai trái tim vàng là đủ. Bài hát Túp Lều Lý Tưởng của Hoàng Thi Thơ vẫn còn là bài kích động nhạc vui nhộn, hữu lý. Ông bà mình vẫn nói: Khó mà biết lẽ biết lời, biết ăn biết ở hơn người giàu sang. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết: Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc, có nghĩa là biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Mình cũng nên nghĩ tới cái giàu bên trong, cái phong phú về tinh thần: đó là sự hiểu biết cũng như lòng nhân ái. Ngoài ra còn có cái giàu về sức khỏe rất quý mà ta vẫn đang có. Bạn cũng có thể tự chọn lối sống thanh cao, làm giàu cho mình bằng cách mỉm cười, cho đi và tha thứ, không cần chờ đến khi Trời cho mới « được phần thanh cao ». Rõ ràng nếu bạn điều khiển được tiền bạc, bạn là người tự do và giàu có, còn nếu để tiền bạc điều khiển bạn, bạn sẽ là kẻ bần cùng đáng thương. Hơn nữa tham lam của cải nhưng rồi có giữ mãi được không, biết ngày nào mình sẽ ra đi, khi đó sẽ mang theo được gì vào cõi chết?

Tôi vốn tin ông Trời có mắt, tin Thiên Chúa sẽ phán xét từng người vào ngày sau hết, nên dù không giàu tôi vẫn nhủ lòng chấp nhận. Tôi cũng xin nghiêng mình cảm phục trước những người không bị tiền bạc mua chuộc, cũng như những người luôn cho đi trong mọi hình thức. Nguyện xin ơn Trên ban cho bạn, cho tôi một cuộc sống an bình thanh thản dù giàu hay nghèo.
 
Tháng Năm Mẹ Hiền
Lê Đình Thông
14:55 23/05/2013
THÁNG NĂM MẸ HIỀN

Tháng 5 là tháng Đức Bà. Đức Bà là Thánh mẫu của các bà mẹ thế gian, một mẹ trăm con. Trong suốt tháng 5, Chúa Nhật nào cũng có lễ các bà mẹ. Chúa Nhật thứ nhất: lễ các bà mẹ ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; Chúa Nhật thứ hai đến lượt 65 quốc gia cùng nhau mừng lễ, trong số có Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản, Việt Nam; ngày 14: Samoa ; ngày 15: Paraguay; ngày 26: Ba Lan; ngày 27: Bolivie; ngày 30: Nicaragua. Ở Pháp, đạo luật ngày 24/05/1950 ấn định lễ các bà mẹ được cử hành vào chủ nhật cuối tháng 5. Ngày 26/05/2013 sắp tới, nước Pháp sẽ mừng lễ các bà mẹ.

Vào tháng này, các giáo đường hòa ca lời kinh Kính mừng, kinh Truyền tin (Angélus), kinh Nữ vương Thiên đàng (Regina Coeli, Salve Regina). Từ đồng nội đến công viên, khắp nơi là hoa, khắp chốn là hương, là sắc. Mỗi loài hoa lại có ngôn ngữ riêng, từ hoa cẩm chướng : tình bạn; cúc trắng: ngây thơ; cúc tím: lưu luyến; hoa đồng thảo: khiêm nhường; forget-me-not: nhung nhớ không quên; hoa huệ: thanh khiết; hướng dương: hy vọng; tường vi: chung thủy; hạnh đào: mòn mỏi; hồng bạch: duyên dáng; hoa quỳnh: trinh trắng; mimosa: thuở ban đầu; sen trắng: trang nghiêm; thược dược: dịu dàng, âu yếm v.v.

Vào tháng hoa, trong sân trường, các nữ sinh thường ngắt từng cánh hoa, vừa ngắt vừa thầm thì: ‘‘Người đó yêu tôi, không yêu tôi, yêu chút xíu, yêu nhiều, yêu đắm say, yêu điên cuồng.’’ (Y m'aime : pas du tout, un peu, beaucoup, passionnément, à la folie). Cánh hoa cuối ngắt nhằm chữ nào là hình dung cho cuộc tình hiện tại.

Quanh năm suốt tháng đều có lễ kính Đức Bà. Ngày 31/05 có lễ Đức Bà đi viếng bà thánh Isave. Ngoài ra là hai ngày đại lễ:
- Ngày 15/08: lễ Đức Mẹ Hồn xác lên Trời;
- Ngày 08/12: lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Trong Kinh thánh, tông đồ Luca là vị thánh sử viết nhiều nhất về Đức Mẹ. Tân ước có 152 câu nói về Đức Mẹ, chỉ riêng thánh Luca viết đến 90 câu, chép lại nhiều kinh thơ ngợi ca Đức Mẹ, đẹp nhất là kinh Kính mừng, kinh Magnificat. Chúng tôi xin chuyển thể lục bát kinh Magnificat như sau:

Magnificat

Hồn tôi réo rắt tung hô,
Trí tôi vời vợi cơ đồ rủ thương.
Phận tôi thấp kém trăm đường,
Muôn đời cất tiếng xiển dương cuộc trần.

Chúa tôi giáng phúc ban ân,
Danh Ngài thánh thiện từ nhân hải hà.
Ngài hằng che chở những ai,
Thành tâm kính sợ, miệt mài xót thương.

Chúa tôi sức mạnh oai phong,
Biểu dương tiêu diệt những phường tự kiêu.
Tòa cao sụp đổ tiêu điều,
Những ai khiêm hạ Thiên triều đỡ nâng.

Giầu sang rồi cũng thanh bần,
Những ai nghèo khó Ngài ban phúc đầy.
Lời Ngài phán hứa xưa nay,
Cháu con tổ phụ ơn dầy tháng năm.

Ngày 26/05 không những để con cái bầy tỏ lòng yêu mến các bà mẹ còn sống: bông hồng cài áo; mà còn là dịp để ta tưởng nhớ người mẹ đã khuất. Tôi có vần thơ lan trắng, xin đề tặng những ai không còn mẹ:

Cành Lan Trắng

Lan trắng quá mong manh như nắng lụa,
Thuở bình sinh mẹ thích cánh hoa lan.
Thân lẻ loi phận đời như lá úa,
Lan buồn phiền nhìn năm tháng phai tàn.

Nhớ tháng cũ mẹ may manh áo mới,
Cho đàn con xúng xính lúc xuân thì.
Chúc tuổi mẹ các con còn ngóng đợi,
Mẹ cho con bao thơ đỏ lì xì.

Sau bảy lăm (75) phận hẩm hiu cải tạo,
Mẹ thuê xe thồ gạo đến thăm nuôi.
Trong tăm tối con âm thầm sống đạo,
Ngón tay con mười chuỗi hạt mân côi.

Tên thánh mẹ nguồn suối trong tắm mát,
Tên quê nhà nắng sớm buổi bình minh.
Lan trắng quá cánh hoa màu nắng nhạt,
Mẹ theo lan về nước Chúa an bình.

Nhớ thương mẹ trên bàn thờ lan trắng,
Khói trầm hương bay đến trước thiên nhan.
Lan trinh trắng mẹ con mình xa vắng,
Trời đất xa tình mẫu tử thật gần.

Ngày mẹ mất thứ ba tuần thánh
(Mẹ tôi tên là Clara Nguyễn Thị Minh)

Paris, lễ các bà mẹ (26/05/2013)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Đồi Hoa
Dominic Đức Nguyễn
21:27 23/05/2013
BÊN ĐỒI HOA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hoa từng bông từng bông
Gửi trao cả tấm lòng
Tươi cười trong nắng mới
Reo vang tiếng tơ đồng.
(Trích thơ của Kim Giang)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17/5 - 23/05/2013 - Có phải Đức Thánh Cha đã chữa cho người bị quỷ ám?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 23/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi triều kiến chung hôm thứ Tư 22 tháng Năm

Trong buổi triều kiến chung hôm thứ Tư 22 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bài giáo lý của ngài về Kinh Tin Kính. Ngài tập trung vào sự ràng buộc không thể tách rời giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần giúp các tín hữu vượt qua tính ích kỷ, mở rộng lòng trí và con tim họ và thúc đẩy các Kitô hữu truyền bá Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận cuồng phong lốc xoáy kinh hoàng vừa diễn ra ở Oklahoma, Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

"Trong loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta chuyển từ đề tài về Chúa Thánh Thần sang phần nói về Giáo Hội duy nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền."

Chúa Thánh Thần và Giáo Hội trong thực tế là không thể tách rời. Chúa Thánh Thần linh hoạt và hướng dẫn Giáo Hội, và mỗi người chúng ta trong Giáo Hội, để thi hành lệnh truyền của Chúa Kitô là làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Chúa Thánh Thần mở lòng trí và con tim chúng ta ra trước vẻ đẹp và sự thật của Tin Mừng. Ngài giúp ta vượt qua tính ích kỷ, chia rẽ; và tạo ra sự đoàn kết, hiệp thông, hòa giải và yêu thương.

Chúa Thánh Thần cũng ban cho ta sức mạnh cần thiết để có can đảm làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài là thần khí của truyền giáo và Phúc Âm Hoá. Ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đã được gửi xuống trên các Tông Đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần như lời đáp trả của Thiên Chúa trước lời cầu nguyện sốt sắng của các ngài, lời cầu nguyện nhiệt thành trong Chúa Thánh Thần phải luôn luôn là linh hồn của tân phúc âm hóa và là trung tâm của cuộc sống người Kitô hữu, chúng ta

Chúng ta hãy canh tân mỗi ngày niềm tin của chúng ta trong các hoạt động của Chúa Thánh Thần, mở rộng tâm hồn chúng ta trước sự linh hứng và ân sủng của Ngài, và cố gắng trở nên những dấu chỉ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa giữa gia đình nhân loại"

Tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cùng với tôi cho các nạn nhân, đặc biệt là cho các trẻ em, trong thiên tai mới xảy ra tại Oklahoma. Xin Chúa an ủi tất cả mọi người, đặc biệt là những bậc làm cha mẹ vừa mất đi con cái mình một cách thê thảm như vậy.

2. Đức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân cơn lốc xoáy tại Oklahoma

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hôm thứ Hai 20 tháng 5, một trận cuồng phong với lốc xoáy đã tàn phá thị trấn Moore, một vùng ngoại ô của thành phố Oklahoma, Hoa Kỳ. Ít nhất 24 người đã thiệt mạng trong đó có 9 trẻ em.

Một trường tiểu học đã bị phá hủy và một trường học khác bị hư hỏng nặng khi cơn lốc xoáy với đường kính 800m quét ngang qua. Cơn bão hoành hành khoảng 45 phút, gây ra nhiều đám cháy và làm sập hàng loạt nhà cửa. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là thị trấn Moore, ở phía nam thành phố Oklahoma, nơi nhiều khu dân cư đã bị san bằng toàn bộ bởi sức gió lên tới 330km một giờ.

Trong Tweet đưa ra ngay sau thiên tai này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:

"Tôi gần gũi với gia đình của những người đã chết trong cơn lốc xoáy Oklahoma, đặc biệt là những người bị mất con. Xin anh chị em cầu nguyện cùng với tôi cho họ."

3. Đức Thánh Cha cử hành lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

"Đừng sợ hai để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn và rộng mở con tim cho các sự mới mẻ của Thiên Chúa". Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 250.000 thành viên các phong trào, và hội đoàn giáo dân trong thánh lễ cử hành lúc 10 giờ rưỡi sáng 19 tháng 5, là lễ Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Họ là các thành viên của 150 phong trào, hiệp hội và đoàn thể giáo dân trong Giáo Hội về Roma cử hành Năm Đức Tin. Hàng chục ngàn tín hữu không tìm được chỗ trong quảng trường đã đứng chật dọc đại lộ hòa giải, cho tới gần bờ sông Tevere. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và hàng trăm linh mục.

Đức Thánh Cha nêu bật ba yếu tố gắn liền với hoạt động của Chúa Thánh Thần: đó là sự mới mẻ, hòa hợp và sứ mệnh rao truyền Tin Mừng.

Ngài nói:

Sự mới mẻ ở đây không phải là vấn đề phải có cái mới, không phải là việc tìm kiếm cái mới để vượt thắng sự nhàm chán, như thường xảy ra trong thời đại chúng ta. Sự mới mẻ mà Thiên Chúa mang đến trong đời ta là điều gì đó thật sự mang lại sự viên mãn, niềm vui đích thực, sự thanh thản đúng nghĩa, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ muốn thiện ích cho chúng ta.

Đề cập tới sự hòa hợp là hoa trái hoạt động của Chúa Thánh Thần Đức Thánh Cha nói:

Bề ngoài xem ra Chúa Thánh Thần tạo ra sự mất trật tự trong Giáo Hội, bởi vì Người đem tới sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Người tất cả điều này, trái lại, là nguồn mạch to lớn cho sự phong phú, vì Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất; sự hiệp nhất không có nghĩa là sự đồng nhất, nhưng dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Trong Giáo Hội Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa.

Điểm sau cùng là sứ mệnh rao truyền Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói:

“Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta mở cửa để ra ngoài, để loan báo và làm chứng cho cuộc sống mới của Tin Mừng, để thông truyền niềm vui của đức tin, của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Điều đã xảy ra tại Giêrusalem cách đây 2000 năm không phải là một sự kiện xa xăm với chúng ta, nhưng là một sự kiện ảnh hưởng tới chúng ta, và là một kinh nghiệm sống động trong chúng ta”.

Đức Thánh Cha đã cảm ơn các tất cả các phong trào, cộng đoàn, đoàn thể, hiệp hội. Ngài nói: “Anh chị em là một ân sủng, và là sự phong phú cho Giáo Hội. Chính anh chị em là sự giầu có của Giáo Hội.”

4. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với thành viên các phong trào, cộng đoàn, đoàn thể, hiệp hội giáo dân: hãy vượt ra khỏi tháp ngà của mình.

Trước hơn 250,000 thành viên các phong trào, và hội đoàn giáo dân trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi anh chị em đặt Chúa Giêsu là trọng tâm đời mình và tích cực trong công cuộc truyền giáo.

Trước tiếng reo hò của anh chị em, Đức Thánh Cha nói:

"Anh chị em có mặt trên Quảng trường đã hét lên ‘Phanxicô , Phanxicô Đức Thánh Cha Phanxicô! Nhưng Chúa Giêsu ở đâu? Tôi muốn nghe Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là Chúa và Ngài ở giữa chúng ta. Từ bây giờ, đừng gào lên 'Phanxicô ', nhưng anh chị em hãy hét lên, Chúa Giêsu."

Khi nói đến cuộc khủng hoảng trên thế giới, Đức Giáo Hoàng nói rằng xã hội thường nói về nền kinh tế và chẳng đoái hoài gì đến người nghèo.

Đức Thánh Cha nói:

"Ngày hôm nay, thật đau đớn khi chuyện một người đàn ông vô gia cư trên đường phố bị chết cóng lại không được coi là tin tức. Tin tức toàn nói về những chuyện giật gân! Lại một xì căng đan! Vâng, đó là tin tức. Hãy nghĩ xem ngay trong giờ này, có rất nhiều trẻ em không có gì để ăn, nhưng đó không được coi là tin tức. Điều này là nghiêm trọng! Thật là nghiêm trọng! Chúng ta không thể im lặng về việc này. "

Vì vậy, Đức Giáo Hoàng kêu gọi mọi người hành động, đưa ra các trợ giúp và không thể thờ ơ.

Đức Thánh Cha nói:

"Như Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ 16 đã cho biết, thế giới ngày nay cần rất nhiều chứng nhân. Không cần nhiều thầy giảng, nhưng cần những chứng nhân. Không thể nói xuông nhưng phải hành động. Phải sống một cuộc sống mạch lạc. Chính xác là phải sống một cuộc sống mạch lạc. "

Để sống cuộc sống mạch lạc như thế, cách tốt nhất là thoát ra khỏi tháp ngà của chính mình.

Ngài nói:

"Thật là nguy hiểm khi chúng ta khóa mình trong giáo xứ của chúng ta, với bạn bè của chúng ta, trong phong trào của chúng ta, với những người nghĩ giống như chúng ta. Nhưng anh chị em biết những gì sẽ xảy ra? Khi Giáo Hội đóng kín lại, Giáo Hội bị bệnh. "

Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

“Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta bước vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống và cứu chúng ta khỏi nguy hiểm của một Giáo Hội vô ngộ và tự quy chiếu về chính mình, đóng kín trong tường rào của mình.”

5. Các phong trào giáo dân là ân sủng của Giáo Hội

Sau khi cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với 250,000 anh chị em tín hữu.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, lễ hội đức tin bắt đầu với buổi canh thức hôm qua và đạt tới tột đỉnh với bí tích Thánh Thể sáng nay, sắp kết thúc. Một lễ Hiện Xuống mới đã biến quảng trường thánh Phêrô trở thành Nhà Tiệc Ly lộ thiên. Chúng ta đã cùng sống trở lại kinh nghiệm của Giáo Hội mới nảy sinh, hiệp nhất trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu. Cả chúng ta nữa trong sự khác biệt của các đặc sủng, chúng ta sống kinh nghiệm vẻ đẹp của tình hiệp nhất, của sự nên một. Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn luôn canh tân sự hiệp nhất của Giáo Hội”

“Tôi xin cám ơn tất cả các phong trào, cộng đoàn, đoàn thể, hiệp hội. Anh chị em là một ân sủng, và là sự phong phú cho Giáo Hội. Chính anh chị em là sự giầu có của Giáo Hội. Tôi đặc biệt cám ơn tất cả các anh chị em đến từ Roma và biết bao nhiêu miền khác trên toàn thế giới. Hãy luôn luôn đem theo sức mạnh của Tin Mừng! Đừng sợ hãi! Hãy luôn tươi vui và say mê đối với sự hiệp thông của Giáo Hội! Chúa phục sinh luôn ở với anh chị em và Đức Mẹ sẽ che chở anh chị em! Chúng ta hãy nhớ tới các anh chị em vùng Emilia Romagna, nạn nhân của trận động đất ngày 20 tháng 5 năm ngoái. Tôi cũng cầu nguyện cho Liên hiệp các hiệp hội thiện nguyện Italia chống ung thư.”

6. Tòa Thánh bác bỏ nguồn tin cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã trừ tà hôm Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống

Hôm Chúa Nhật 19 tháng Năm, sau khi cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Hiện Xuống, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho một số người bệnh được mang tới cho ngài ban phép lành. Đức Thánh Cha đã đặt tay trên đầu một thanh niên ngồi trên một xe lăn để ban phép lành cho anh ta. Sau khi Đức Thánh Cha đặt tay khoảng 30 giây, người đàn ông rùng mình, miệng há hốc. Ngay sau đó các cơ quan truyền thông đời đã tung tin rằng Đức Giáo Hoàng đã ngẫu hứng tiến hành một cuộc trừ tà đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng.

Trong cuộc họp báo sáng thứ Hai 20 tháng 5, cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican bác bỏ điều này. Ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng chỉ có ý định đơn giản là ban phép lành cho anh thanh niên.

Cha Lombardi nói:

"Đức Thánh Cha không có ý định thực hiện việc trừ tà. Như thường làm cho những người bệnh và những người đau khổ tiếp cận với ngài, Đức Giáo Hoàng chỉ có ý cầu nguyện cho một người đã được đưa đến với ngài."

7. Cựu sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập: Một cái nhìn về cuộc nổi dậy Ả Rập từ bên trong

Trong khi hầu hết mọi người cảm nghiệm về cuộc nổi dậy Ả Rập từ xa, bàng quang như khán giả truyền hình, Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald, có kinh nghiệm trực tiếp, vì ngài là sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập.

Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald nói:

"Chắc chắn là một cái gì đó đã xảy ra, tôi nghĩ rằng ngày nay quyền tự do phát biểu dành cho tất cả mọi người thực sự đã được tôn trọng hơn rất nhiều."

Mặc dù có những tiến bộ như thế, vẫn còn rất nhiều thách thức. Đức Tổng Giám Mục, người từng là sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập trong khoảng thời gian 6 năm từ 2006 đến 2012, đã đề cập đến điều này trong một bài thuyết trình tại Học Viện Giáo Hoàng về Ả Rập và Hồi giáo.

Đức Cha Michael nói thêm:

"Bạo lực đã xảy ra. Đã có những cuộc tấn công vào nhà thờ, vào con người. Họ không cảm thấy họ được bảo vệ thích đáng bởi chính phủ hiện nay. "

Trong khi các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu và các nơi thờ phượng là một thực tế, Đức Tổng Giám Mục nói vẫn còn quá sớm để mô tả tình hình hiện nay tại Ai Cập như một cuộc chiến tranh tôn giáo. Ngài tin rằng những kẻ đứng đàng sau các cuộc tấn công không phải là chính phủ Ai Cập hoặc những nhân vật có quyền lực trực tiếp; nhưng chỉ là những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo

Ngài nói rằng các cuộc tấn công bài Kitô Giáo là một bước thụt lùi về tự do tôn giáo gây mất ổn định xã hội và do đó dẫn đến sự khủng hoảng trong nền kinh tế của Ai Cập.

"Đất nước cần đầu tư nước ngoài, cần khách du lịch đến vì nguồn lợi du lịch là một yếu tố đáng kể trong thu nhập quốc dân"

Kitô hữu chỉ là thiểu số ở Ai Cập. Khoảng 90 phần trăm dân số là người Hồi giáo. Theo pháp luật Ai Cập hiện nay, phạm thượng chống lại Hồi giáo có thể bị phạt tù hoặc trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị tử hình.

Đức Cha Michael nhấn mạnh rằng:

"Can đảm là điều cần thiết đối với cả các Kitô hữu lẫn người Hồi giáo để duy trì các giá trị của cuộc nổi dậy Ả Rập".

Với cuộc bầu cử sắp diễn ra trong năm nay, Đức Tổng Giám Mục Michael nói rằng ngài hy vọng đất nước có thể suy tư về ước muốn thay đổi, là động lực đã khởi động cuộc nổi dậy Ả Rập.

8. Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy

Tòa Thánh Vatican đã công bố lịch trình công khai các nghi lễ phụng vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự trong tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy năm 2013. Trong những ngày còn lại của tháng Năm, Đức Thánh Cha sẽ:

- Hướng dẫn các giám mục Ý trong một tuyên xưng đức tin vào thứ Năm ngày 23 tháng Năm;

- Thăm giáo xứ Thánh Êlisabét và Dacaria ở Rôma vào Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, 26 tháng Năm;

- Cử hành Thánh Lễ tại quảng trường bên ngoài Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano, sau đó dẫn đầu đoàn kiệu Thánh Thể đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, vào Lễ Trọng Mình Máu Chúa Kitô: Thứ Năm, 30 tháng Năm, và

- Kết thúc tháng Năm bằng cách lần chuỗi Mân Côi với khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tối Thứ Sáu, 31 tháng Năm.

Trong tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ:

- Chủ sự một phiên họp quốc tế về tôn thờ Thánh Thể ở Vương cung Thánh đường Vatican vào ngày Chúa Nhật 2 tháng Sáu;

- Cử hành Thánh Lễ Ngày Tin Mừng Sự sống tại Quảng trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 16 tháng Sáu; và

- Trao dây pallium cho các tân Tổng Giám mục chính tòa trong Thánh lễ trọng thể kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ vào ngày 29 tháng Sáu.

Trong tháng Bảy, Đức Thánh Cha sẽ:

- Cử hành Thánh lễ cho các chủng sinh và tập sinh ở Vương cung Thánh đường Vatican vào Chúa Nhật 7 tháng Bảy, và

- Tông du đến Brazil cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28 từ ngày 22 đến 29 tháng Bảy.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thư cho các tù nhân trẻ ở California

Những hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho các tù nhân trẻ ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đã vượt rất xa khỏi trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên của Rome. Từ những miền xa xôi, các tù nhân trẻ, những người phải đối mặt với cuộc sống trong tù, như tại Los Angeles, đã bị đánh động vì hành động của Đức Giáo Hoàng.

Thông qua sáng kiến Công lý Phục hồi do dòng Tên khởi xướng, một số các tù nhân đã gửi thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn những gì ngài đã chia sẻ ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các tù nhân, và xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho họ.

Một số thư viết như sau

“Đức Thánh Cha Phanxicô kính mến:

Tối nay chúng con cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân của bạo lực. Các gia đình của những người chúng con đã làm tổn thương đang cần chữa lành. "

Những thư khác nói, "Đức Thánh Cha truyền cảm hứng cho con. Con hứa là sẽ tỉnh táo. "



"Con hy vọng con sẽ có cơ hội thứ hai và nhận được phép lành từ Đức Thánh Cha."

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã đích thân gửi thư cảm ơn các tù nhân trẻ, với chữ ký của chính ngài, và đã yêu cầu cha giám đốc của chương trình Công lý Phục hồi 'Hãy nói với những người trẻ tuổi là tôi nhớ đến họ trong lời cầu nguyện của tôi.'

10. Người biểu tình cô đơn lại trèo lên mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô

Sáng thứ Ba 21 tháng 5, một người đàn ông đã trèo lên mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô biểu tình chống Liên Minh Châu Âu. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2012, Marcello Di Finizio, đã một lần nữa tìm được cách để trèo lên đỉnh mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô để tổ chức cuộc biểu tình đơn độc.

Thất vọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế của châu Âu, một chủ quán bar 47 tuổi nói rằng ông tổ chức loại biểu tình này để chống lại Liên minh châu Âu và tình trạng của đồng euro.

Di Finizio là người thuộc miền Trieste, ở miền bắc Ý.

11. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Hội Giáo hoàng Truyền giáo: Công việc của anh em vẫn còn thích hợp

Hôm 17/05 là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Giám đốc toàn quốc của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, là cơ quan điều hợp các khu vực mà công tác truyền giáo được thực hiện.

Đức Hồng Y Fernando Filoni hiện là Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo, đây là cơ quan của Tòa Thánh Vatican trông nom mọi hoạt động truyền giáo do Giáo Hội thực hiện. Đức Thánh Cha cám ơn Đức Hồng Y về công việc của ngài. Đức Thánh Cha cũng nói rằng Đức Hồng Y Filoni không chỉ làm một công việc mà thôi:

"Đức Hồng Y Filoni có một công việc khác bên cạnh công việc này. Ngài là một giáo sư. Ngài thực sự dạy tôi về Giáo Hội. Vâng, đúng thế. Ngài đến gặp tôi và giải thích với tôi 'giáo phận này là thế này, và giáo phận kia này là như thế đó'. Tôi hiểu Giáo Hội nhiều hơn nhờ vào bài giảng của ngài. Thêm vào đó, tôi không trả lương cho các bài giảng của ngài, ngài giảng cho tôi miễn phí".

Đức Thánh Cha cám ơn Thánh Bộ về tất cả các công việc mà Thánh Bộ thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ngài cũng nhấn mạnh rằng công cuộc truyền giáo vẫn còn rất phù hợp và nó giữ một vị trí đặc biệt trong con tim ngài. Ngài cho hay: "Tôi muốn nói rằng tôi chân thành đánh giá cao công việc mà anh em thực hiện, vì anh em giữ cho công cuộc loan báo Tin Mừng trở nên sống động. Đó là mẫu gương hoàn hảo về những gì mà Giáo Hội cần phải thực hiện".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi các giám đốc duy trì một yêu cầu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đưa ra cách đây 50 năm, nhằm bảo vệ công cuộc truyền giáo của họ và mục tiêu cuối cùng là loan báo Tin Mừng cho những người cần nhất.

12. Châu Âu là trọng tâm cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thủ tướng Đức

Thông cáo báo chí Tòa Thánh cho hay, hôm Thứ Bảy 18 tháng 05, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến nữ Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel, là người dẫn đầu một phái đoàn gồm 10 thành viên trong chuyến thăm chính thức Vatican. Bà Merkel là con gái của một thần học gia Tin Lành gốc Cộng Hòa Dân Chủ Đức trước đây và hiện nay đang là người điều hành nền kinh tế hàng đầu của cộng đồng Châu Âu kể từ năm 2005.

Trong suốt 45 phút của cuộc hội đàm Đức Thánh Cha Phanxicô và bà Merkel đã đề cập đến bề dầy lịch sử của mối quan hệ giữa Tòa Thánh và nước Đức, và những chủ đề liên quan đến thiện ích chung, như tình hình xã hội chính trị, kinh tế, tôn giáo tại Châu Âu và trên thế giới. Đặc biệt, hai bên cũng thảo luận về sự bảo vệ những quyền con người, về những bách hại mà người tín hữu phải hứng chịu, quyền tự do tôn giáo và về sự hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy nền hòa bình.

Sau cùng cả hai đã cùng trao đổi quan điểm về Châu Âu như là cộng đồng của các giá trị, và vai trò trách nhiệm của cộng đồng này đối với thế giới, đồng thời mong muốn sự cam kết của tất cả các thành phần, dân sự cũng như tôn giáo, đối với việc phát triển nền tảng về phẩm giá con người, được cảm hứng từ những nguyên lý bổ trợ và liên đới.