Phụng Vụ - Mục Vụ
Chung hình ảnh
Lm Vũđình Tường
04:29 16/05/2013
Tương tự nhau không hẳn là giống nhau mà chỉ giống phần nào thôi. Cùng chung hình ảnh nói rõ điều muốn diễn tả. Hình ảnh gợi lên điểm giống nhau. Chúng ta hay nghe ví von hai người giống nhau như hai giọt nước. Ví von như thế diễn tả hình dáng bề ngoài nhiều hơn là nhấn mạnh đến phẩm chất bên trong của nước. Khi diễn tả con người được dựng nên theo hình ảnh Chúa dẫn chúng ta đến việc nhận biết chúng ta bề ngoài tuy nhìn khác nhau nhưng trong nội tâm cùng chung hình ảnh Thiên Chúa. Sách Sáng Thế Kí chương Sáng Tạo nói Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người. Sau khi tạo dựng Thiên Chúa ban cho con người Thần Khí và con người có sự sống. Nhân loại được khai sinh trong trường hợp đó- mang hình ảnh của Thiên Chúa. Giáo Hội Chúa quy tụ những người tin vào Thiên Chúa vì thế Giáo Hội Chúa cũng mang hình ảnh Thiên Chúa. Hình ảnh này trở nên sống động trong ngày các tông đồ nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đây chính là ngày khai sinh của Giáo Hội.
Giáo Hội và Kitô hữu cùng mang hình ảnh Chúa, nhận chung một Thánh Thần nên có chung một nguồn gốc và chung một sứ mạng rao giảng. Vì thế rao giảng, mang Tin Mừng đến cho muôn dân là sứ mạng chung của Giáo Hội và là sứ mạng riêng của mỗi Kitô hữu. Chúng ta có chung sứ vụ rao giảng, cùng làm chứng cho Tin Mừng nhưng không phải tất cả các Kitô hữu đều tích cực trong việc rao giảng. Kitô hữu nào trung thành trong việc vác thập giá hàng ngày bước theo Đức Kitô mới thực sự là môn đệ trung tín của Đức Kitô. Trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy chúng ta được ghi dấu ấn tín đức tin. Ấn chứng đức tin này giúp chúng ta trở thành người mang Đức Kitô trong mình, mang tình yêu Chúa đến cho tha nhân, cho thế giới.
Hãy cảm tạ Chúa vì Ngài đặt tin tưởng nơi ta, trao phó việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Rao giảng là sứ mạng của mọi Kitô hữu. Đây không phải là sứ mạng mới mà là sứ mạng chính Đức Kitô làm và chúng ta được mời gọi nối tiếp công việc Đức Kitô bắt đầu. Vì thế chúng ta không rao giảng một mình hay bơ vơ nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành trong việc rao giảng. Ngoài ra Ngài còn ban cho Đấng bảo trợ là Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta trong việc rao giảng và làm chứng nhân cho Ngài.
Thiên Chúa yêu thương thế gian nên ban Con một Ngài là Đức Kitô cho chúng ta. Đức Kitô yêu thương chúng ta nên hy sinh trên thập giá ban ơn cứu độ và ban Thánh Thần Chúa. Thánh Thần Chúa yêu thương nên đến ở cùng chúng ta, để trở nên tim óc, hướng dẫn chúng ta trong việc rao giảng và làm chứng về Tin Mừng. Thánh Thần là tình yêu nhưng mắt thường không thể nhìn thấy tình yêu mà chỉ nhìn thấy kết quả hay sản phẩm của tình yêu. Sản phẩm tình yêu thường không mang tâm tình của người tạo dựng nên nó. Chúng ta không phải là sản phẩm của tình yêu bởi trong chúng ta có ấn tínThánh Thần Thiên, có sự liên hệ thân thương giữa ta và Đấng tạo dựng vì thế Kitô hữu trở thành dân riêng của Thiên Chúa vì vừa mang hình ảnh Chúa vừa là nơi Chúa ngự, đền thờ Thánh Thần Chúa.
Như thế hình ảnh sau cùng là gì? Bắt đầu bằng hình ảnh tạo dựng con người tiến đến hình ảnh cứu chuộc con người và hình ảnh cuối cùng chính là hình ảnh trở nên giống hình ảnh lúc tạo dựng con người nguyên thuỷ, trong sáng và tràn đầy hạnh phúc. Tội lỗi làm cho hình ảnh chúng ta ra lu mờ. Thánh Thần Chúa đến đánh bóng giúp chúng ta lấy lại hình ảnh trong sáng của ngày sáng tạo vì thế chúng ta là tạo vật mới sinh ra trong tình yêu của Thánh Thần.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Giáo Hội và Kitô hữu cùng mang hình ảnh Chúa, nhận chung một Thánh Thần nên có chung một nguồn gốc và chung một sứ mạng rao giảng. Vì thế rao giảng, mang Tin Mừng đến cho muôn dân là sứ mạng chung của Giáo Hội và là sứ mạng riêng của mỗi Kitô hữu. Chúng ta có chung sứ vụ rao giảng, cùng làm chứng cho Tin Mừng nhưng không phải tất cả các Kitô hữu đều tích cực trong việc rao giảng. Kitô hữu nào trung thành trong việc vác thập giá hàng ngày bước theo Đức Kitô mới thực sự là môn đệ trung tín của Đức Kitô. Trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy chúng ta được ghi dấu ấn tín đức tin. Ấn chứng đức tin này giúp chúng ta trở thành người mang Đức Kitô trong mình, mang tình yêu Chúa đến cho tha nhân, cho thế giới.
Hãy cảm tạ Chúa vì Ngài đặt tin tưởng nơi ta, trao phó việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Rao giảng là sứ mạng của mọi Kitô hữu. Đây không phải là sứ mạng mới mà là sứ mạng chính Đức Kitô làm và chúng ta được mời gọi nối tiếp công việc Đức Kitô bắt đầu. Vì thế chúng ta không rao giảng một mình hay bơ vơ nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành trong việc rao giảng. Ngoài ra Ngài còn ban cho Đấng bảo trợ là Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta trong việc rao giảng và làm chứng nhân cho Ngài.
Thiên Chúa yêu thương thế gian nên ban Con một Ngài là Đức Kitô cho chúng ta. Đức Kitô yêu thương chúng ta nên hy sinh trên thập giá ban ơn cứu độ và ban Thánh Thần Chúa. Thánh Thần Chúa yêu thương nên đến ở cùng chúng ta, để trở nên tim óc, hướng dẫn chúng ta trong việc rao giảng và làm chứng về Tin Mừng. Thánh Thần là tình yêu nhưng mắt thường không thể nhìn thấy tình yêu mà chỉ nhìn thấy kết quả hay sản phẩm của tình yêu. Sản phẩm tình yêu thường không mang tâm tình của người tạo dựng nên nó. Chúng ta không phải là sản phẩm của tình yêu bởi trong chúng ta có ấn tínThánh Thần Thiên, có sự liên hệ thân thương giữa ta và Đấng tạo dựng vì thế Kitô hữu trở thành dân riêng của Thiên Chúa vì vừa mang hình ảnh Chúa vừa là nơi Chúa ngự, đền thờ Thánh Thần Chúa.
Như thế hình ảnh sau cùng là gì? Bắt đầu bằng hình ảnh tạo dựng con người tiến đến hình ảnh cứu chuộc con người và hình ảnh cuối cùng chính là hình ảnh trở nên giống hình ảnh lúc tạo dựng con người nguyên thuỷ, trong sáng và tràn đầy hạnh phúc. Tội lỗi làm cho hình ảnh chúng ta ra lu mờ. Thánh Thần Chúa đến đánh bóng giúp chúng ta lấy lại hình ảnh trong sáng của ngày sáng tạo vì thế chúng ta là tạo vật mới sinh ra trong tình yêu của Thánh Thần.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hãy để cho Thánh Thần biến đổi
Lm Jude Siciliano OP
14:35 16/05/2013
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN - C
CVTĐ 1-11; Tv. 104; Roma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23
HÃY ĐỂ CHO THÁNH THẦN BIẾN ĐỔI
Với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta đã kết thúc 50 ngày mùa Phục sinh. Từ giây phút này trở đi, chúng ta sẽ làm chứng, như trong các bản văn Tân Ước, về đời sống mà Chúa Thánh Thần mang lại cho Giáo Hội. Chúng ta gọi hôm nay là “sinh nhật của Giáo Hội”. Rõ ràng từ chính thái độ mâu thuẫn của các tông đồ trong suốt hành trình sứ vụ của Đức Giêsu và sự phân tán khi Người bị bắt và bị giết chết, cho thấy rằng nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa, thì đã không có một Giáo Hội đi loan báo Tin mừng của Đức Giêsu Kitô – đó là tầm quan trọng và sự cần thiết của Lễ Hiện Xuống.
Sau khi Đức Giêsu phục sinh và hiện ra nhiều lần với các tông đồ, Người biết rằng họ cần một sự biến đổi tinh thần để có thể trở thành nhân chứng cho Người. Vì thế, cuối Tin mừng Luca (24,47) và đầu sách Công vụ tông đồ (Cv 1,8), Đức Giêsu chỉ thị cho các tông đồ phải chờ đợi sức mạnh từ trên ban xuống cho các ông qua việc Thánh Thần hiện xuống.
Thánh Luca gắn khởi đầu của Giáo Hội với Đại lễ Ngũ Tuần của người Dothái và cho biến cố này xảy ra ở Giêrusalem. Đó là năm mươi ngày (tiếng Hylạp - Pentecoste) sau biến cố Xuất hành và là cuối mùa thu hoạch lúa mì. Một số người cử hành lễ này như là thời gian nhớ lại việc Chúa ban Lề Luật trên núi Sinai. Vì thế, lễ này được xem như thời khắc để hoàn thành và cũng để khởi đầu một sự canh tân trong lịch sử Israel.
Với chuyện xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem, thánh Luca cho thấy sự liên tục của lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa đã khởi sự từ dân Dothái. Isaia (Is 2,2-4) đã hứa rằng tất cả các dân nước sẽ đến Giêrusalem nơi Đức Chúa sẽ thiết lập vương triều của Người trên trần gian. Vì thế, danh sách các dân nước được liệt kê trong bài đọc hôm nay (Cv 2,9-11). Giống như trong văn chương Kinh thánh, danh sách này mang ý nghĩa biểu tượng nói đến dân từ Đông sang Tây và khắp cả Rôma. Vào lễ Ngũ tuần tại Giêrusalem, là thời điểm và nơi chốn thích hợp để Thiên Chúa khởi sự một triều đại mới trải dài đến “tận cùng trái đất” – mà Rôma là biểu trưng. Như ngôn sứ đã hứa, triều đại này khởi sự với việc ban tặng Thánh Thần.
Lễ Hiện Xuống diễn ra hằng năm vào thời điểm này và tại một số giáo xứ, lễ được tổ chức với việc đọc sách thánh và hát thánh ca bằng những thứ ngôn ngữ khác nhau. Một vài giáo xứ thậm chí còn tổ chức lễ hội ẩm thực của dân bản địa, nhất là đối với những người mới nhập cư vào xứ này. Đây là những cử hành tuyệt vời về sự đa dạng của Giáo Hội và cũng là sự nhắc nhở cụ thể về điều mà những người được nghe các Tông đồ tràn đầy Thánh Thần đang nói với họ: “Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”
Chúng ta mới được nhắc nhở về một Giáo Hội đa dạng thì mạnh mẽ thế nào. Trong những ngày tĩnh tâm giáo xứ gần đây, một người mới được rửa tội cho tôi biết về lý do mà anh cảm thấy mình được mời gọi gia nhập vào Giáo Hội. Anh đã thăm giáo xứ vào một Thánh lễ Chúa Nhật. Một người Mỹ gốc Phi ngồi bên phải và một người di dân Việt Nam ngồi bên trái anh. Anh cho biết: “tôi quyết định gia nhập Giáo Hội vì tôi đã thấy sự đa dạng của các thành phần trong Giáo Hội, và cảm thấy Giáo Hội cũng mở ra cho tôi một cơ hội nữa. Vì thế, tôi đã ghi danh vào lớp Khai Tâm Kitô giáo và đã được lãnh nhận Phép rửa cách đây hai năm”.
Trong một số môi trường như ở sở làm, trường học, chính trường, những khác biệt như thế có thể dựng nên những bức tường ngăn cách, chia rẽ người ta, đặc biệt là nhóm thiểu số. Nói thực lòng, những chia rẽ và định kiến như thế cũng đang tồn tại ngay trong các giáo xứ của chúng ta: những người cũ thường nắm khư khư thói quen, lịch trình và chống lại tất cả những gì mà những người tới sau đóng góp dựa trên quan điểm và lối thực hành niềm tin của họ. Chúng ta được nhắc nhở rằng lễ Hiện Xuống không chỉ là một sự bùng nổ của âm thanh và quang cảnh cách đây rất lâu; nhưng là không ngừng đòi chúng ta phải nhìn lại chính mình như Giáo Hội và cách mà chúng ta cùng nhau thực hành niềm tin ấy.
Trong khi những cử hành lễ Hiện Xuống của giáo xứ đang cố gắng diễn tả sự đa dạng tuyệt vời mà Thánh Thần mang lại cho cộng đoàn, thì chính những kiểu cử hành ấy có thể cũng đã bị biến thành yếu tố địa phương và nhàm chán. Để rồi ai đó sẽ ngán ngẩm thốt lên “Lễ Hiện Xuống nào mà chẳng cử hành như thế”. Nhưng ngược lại, Thánh Thần không mang lại những gì đã định sẵn và thành ra thường lệ, nhưng Người đến trong hình lưỡi lửa và cơn gió. Nhiều người không muốn đối diện với những gì bất ngờ và hoang mang trong đời sống đức tin của mình. Họ phản kháng: “đời tôi đã quá đủ những báp bênh rồi. Tôi muốn đời sống đạo của mình nhẹ nhàng và dễ chịu – xin đừng có thêm lửa hay gió máy gì nữa!” Các cơ quan tổ chức thì có xu hướng chống lại những thay đổi và sự thích nghi. Thế giới thấy khó chịu với những người mộng mị hay những kẻ hoang tưởng. Chúng ta dễ xua đuổi họ hoặc kê toa thuốc để họ “bình tĩnh lại”.
Lễ Hiện Xuống nhắc nhở rằng không bao giờ ta có thể biết Thánh Thần sẽ hoạt động ra sao và nơi người nào. Đại Lễ nhắc ta phải mở to đôi mắt mở rộng đôi tai, nếu không chúng ta có thể đánh mất sức sống mới mà Thánh Thần thổi vào cuộc đời ta. Có thể Thánh Thần có điều muốn nói với ta qua: một thành viên hội đồng giáo xứ có ý kiến ngược với đa số; một người vô gia cư phàn nàn về cách anh bị đối xử trong nhà ăn giáo xứ; một bạn trẻ phàn nàn về thánh lễ Chúa Nhật dành cho giới trẻ thì chán ngắt; linh mục về hưu, tham dự ngày Chúa Nhật và không ngừng nhắc nhở “tinh thần của Vatican II”; một ca trưởng thúc giục ca đoàn phải chia bè ra mà hát; một mục sư Tin Lành mời chúng ta cùng nhau cộng tác trong việc tạo thêm chỗ ở cho những người không nhà; nhóm bảo vệ quyền sống muốn thúc đẩy để ngăn chặn nạn phá thai hay án tử…
Thánh Thần không chỉ đến với những người có quyền lực hay sức mạnh vì, “mọi người đang tề tựu ở một nơi”. Thánh Thần là một sự cân bằng, vì đó mà lối cân đong cũ nay không còn giá trị nữa; quý vị không thể biết được ai là người đang mang Thánh Thần hay nói thay Thánh Thần. Chúng ta thường cho rằng những người có học nhất sẽ đưa ra lời quyết định, vì dù sao họ cũng là “những người thông thái”. Mặc dù hôm nay chúng ta có thể đang cử hành lễ trọng này trong giáo xứ, để chứng tỏ sự phong phú của hội thánh, song Lễ Hiện Xuống vẫn đánh động chúng ta. Đó là việc chúng ta để cho làn gió phi thường tràn ngập con thuyền tâm linh của mình và để cho ngọn lửa thiêu rụi những chống đối dai dẳng trong ta.
Khi đi xem một trận bóng chày và đám đông xung quanh đang hò reo cổ vũ cho đội nhà, thì niềm phấn khởi đó có tính lây lan và chúng ta sẽ thấy mình chẳng mấy chốc đã tham gia vào đám đông đó. Đó là lý do tại sao chúng ta vui mừng cử hành lễ Hiện Xuống. Thánh Thần của Thiên Chúa được biểu lộ qua lòng thành kính và nhiệt tâm của những người xung quanh ta, có thể cũng lây lan. Thiên Chúa không ngừng thổi chính mình vào trong cộng đoàn đang quy tụ, truyền hứng khởi cho chúng ta, như Phêrô và các đồng bạn của ông khi họ nhận được Thánh Thần lần đầu tiên tại Giêrusalem.
Các ông không say rượu, như đám đông ngày ấy nghĩ về họ, nhưng các ông say ngất Thánh Thần. Chẳng lẽ không có gì ngạc nhiên khi một niềm tin mãnh liệt như thế đã lây lan ra toàn Giêrusalem và lôi kéo nhiều người vào trong cộng đoàn được Thánh Thần hình thành hay sao?
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
PENTECOST SUNDAY - C
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23
With the feast of Pentecost we come to the end of the 50 days of Easter. From this point on we will witness, in our New Testament readings, the life the Spirit engenders in the church. We can call this day the "birthday of the church." It’s clear from the inconsistent behavior of the disciples during Jesus’ ministry and their disintegration when he was arrested and killed that, without some intervention on God’s part, there would be no church to spread the good news of Jesus Christ – hence the importance and necessity of Pentecost.
After Jesus’ resurrection and appearances to his disciples, he knows they will need a transforming spirit if they are to be his witnesses. So, at the end of Luke’s gospel (24:47) and, previously in Acts (1:8), Jesus instructs the disciples to wait for the power that will come upon them with the arrival of the Holy Spirit.
St. Luke fixes the beginning of the church on the Jewish feast of Pentecost and places the event in Jerusalem. It’s the fiftieth ("pentecoste" – Greek) day, known as the Feast of Weeks, celebrated 50 days after Passover and the end of the wheat harvest. Some celebrated the feast as a time to recall the giving of the Law on Sinai. So, it was seen as a time of fulfillment and the beginning of a renewal in Israel’s history.
With Pentecost’s occurrence in Jerusalem, Luke shows the continuation of salvation history which God had begun among the Jews. Isaiah promised (2:2-4) all peoples would come to Jerusalem where God would establish God’s reign on earth. Hence, the listing of the nations in today’s account (vv 9-11). Like so much in biblical literature, the list has symbolic meaning as it moves from East to West and ends in Rome. On Pentecost and in Jerusalem, the time and place are right for God to begin a new age which would spread to the "ends of the earth" – symbolized by Rome. It begins, as the prophets had promised, with an outpouring of the Holy Spirit.
Pentecost comes each year at this time and some parishes celebrate it with scriptures read and hymns sung in different languages. Some will even have a festival of ethnic foods, especially of those people who have recently arrived to this country. These are wonderful celebrations of the church’s diversity and concrete reminders of what those who heard the Spirit-filled disciples said, "Are not all these people who are speaking Galileans? Then how does each of us hear in his native language?"
I was reminded recently what a powerful example a diverse church can be. During a recent parish retreat we were giving, a newly baptized man told me about the reason he felt a call to join the church. He had visited the parish for a Sunday Mass. An African-American family was seated on his right and Vietnamese immigrants on his left. He said, "I decided to join the church because I saw the variety of its members and sensed they would be open to me too. So I enrolled in the RCIA and was baptized two years ago."
In some environments, like work, school, and politics, such differences create walls, separating people, especially a minority group. To be honest, such divisions and prejudices exist in our parishes: old timers hang on to customs and schedules and resist what newcomers can offer from their perspective and faith practices. We are reminded that the feast of Pentecost wasn’t a once-only outburst of sounds and sights a long time ago; but continues to challenge how we see ourselves as church and how we practice that faith together.
While parish celebrations on Pentecost try to express the wonderful diversity the Spirit brings to the community, the celebrations themselves can become domesticated and tame. "It’s what we do every Pentecost," said with a sigh and a yawn. In contrast, the Spirit does not bring predictability and routine, but comes in flame and wind. Some may not want to deal with the unpredictable and scary in their faith life. "There is enough change in our lives," they protest, "I want my religion comfortable and consoling – no flames, no wind, please!" Institutions are particularly prone to resist shifts and adaptations. The world isn’t comfortable with dreamers and visionaries. We tend to dismiss them or prescribe medications to "calm them down."
Pentecost reminds us we never can be sure how, or in whom, the Spirit will work. The feast cautions us to keep ears and eyes open lest we miss what new life the Spirit is breathing into our lives. Perhaps the Spirit has something to say to us through: the member of the parish council who argues against the majority opinion; the homeless man who complains how he is treated at our parish food pantry; the teenager who says the Sunday evening youth Mass is boring; the retired priest, who fills in on Sundays and keeps referring to "the spirit of Vatican II"; the music director who urges the choir to branch out in its selection of hymns; the neighboring Lutheran minister who asks our parish to participate in sheltering the homeless; the right-to-life group that wants to vigil to end abortions, or the death penalty, etc.
The Spirit doesn’t come just to those in authority or power since, "all in one place gathered together." The Spirit is an equalizer, so the old reckonings are invalid; you never know who the current bearer or spokesperson of the Spirit is. We tend to think the most educated should have the deciding word, after all, they are the "smart ones." As valuable as education and rational thinking are, still the Spirit can’t be boxed in, but seems to work more in mystery than formulas and logic. We can invoke the Spirit, but we can’t harness or tame the Spirit’s gifts. The Bible is quite clear that God’s Spirit cannot be controlled by humans. Even though we have celebrations in our parishes this day, to show the diversity of our church, still, Pentecost should shake us up. That is, if we let the mighty wind fill the sails of our spirit and the flames burn away the barnacles of resistance.
When we go to a baseball game and the crowd around us cheers for the home team, their cheering is contagious and we soon find ourselves joining in with everyone. That can be how it is for us in joyful worship on Pentecost. God’s Spirit, witnessed in the devotion and enthusiasm of those around us, can be contagious. God hasn’t stopped breathing God’s self into the gathered community, in-spiring us, as Peter and his companions were when they were caught up on the first Pentecost in Jerusalem.
They weren’t drunk on alcohol, as the crowds first suspected, they were drunk on the Spirit. Is it no wonder that such enthusiastic faith was so contagious in Jerusalem and drew so many to the Spirit-formed community
CVTĐ 1-11; Tv. 104; Roma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23
HÃY ĐỂ CHO THÁNH THẦN BIẾN ĐỔI
Với lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta đã kết thúc 50 ngày mùa Phục sinh. Từ giây phút này trở đi, chúng ta sẽ làm chứng, như trong các bản văn Tân Ước, về đời sống mà Chúa Thánh Thần mang lại cho Giáo Hội. Chúng ta gọi hôm nay là “sinh nhật của Giáo Hội”. Rõ ràng từ chính thái độ mâu thuẫn của các tông đồ trong suốt hành trình sứ vụ của Đức Giêsu và sự phân tán khi Người bị bắt và bị giết chết, cho thấy rằng nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa, thì đã không có một Giáo Hội đi loan báo Tin mừng của Đức Giêsu Kitô – đó là tầm quan trọng và sự cần thiết của Lễ Hiện Xuống.
Sau khi Đức Giêsu phục sinh và hiện ra nhiều lần với các tông đồ, Người biết rằng họ cần một sự biến đổi tinh thần để có thể trở thành nhân chứng cho Người. Vì thế, cuối Tin mừng Luca (24,47) và đầu sách Công vụ tông đồ (Cv 1,8), Đức Giêsu chỉ thị cho các tông đồ phải chờ đợi sức mạnh từ trên ban xuống cho các ông qua việc Thánh Thần hiện xuống.
Thánh Luca gắn khởi đầu của Giáo Hội với Đại lễ Ngũ Tuần của người Dothái và cho biến cố này xảy ra ở Giêrusalem. Đó là năm mươi ngày (tiếng Hylạp - Pentecoste) sau biến cố Xuất hành và là cuối mùa thu hoạch lúa mì. Một số người cử hành lễ này như là thời gian nhớ lại việc Chúa ban Lề Luật trên núi Sinai. Vì thế, lễ này được xem như thời khắc để hoàn thành và cũng để khởi đầu một sự canh tân trong lịch sử Israel.
Với chuyện xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem, thánh Luca cho thấy sự liên tục của lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa đã khởi sự từ dân Dothái. Isaia (Is 2,2-4) đã hứa rằng tất cả các dân nước sẽ đến Giêrusalem nơi Đức Chúa sẽ thiết lập vương triều của Người trên trần gian. Vì thế, danh sách các dân nước được liệt kê trong bài đọc hôm nay (Cv 2,9-11). Giống như trong văn chương Kinh thánh, danh sách này mang ý nghĩa biểu tượng nói đến dân từ Đông sang Tây và khắp cả Rôma. Vào lễ Ngũ tuần tại Giêrusalem, là thời điểm và nơi chốn thích hợp để Thiên Chúa khởi sự một triều đại mới trải dài đến “tận cùng trái đất” – mà Rôma là biểu trưng. Như ngôn sứ đã hứa, triều đại này khởi sự với việc ban tặng Thánh Thần.
Lễ Hiện Xuống diễn ra hằng năm vào thời điểm này và tại một số giáo xứ, lễ được tổ chức với việc đọc sách thánh và hát thánh ca bằng những thứ ngôn ngữ khác nhau. Một vài giáo xứ thậm chí còn tổ chức lễ hội ẩm thực của dân bản địa, nhất là đối với những người mới nhập cư vào xứ này. Đây là những cử hành tuyệt vời về sự đa dạng của Giáo Hội và cũng là sự nhắc nhở cụ thể về điều mà những người được nghe các Tông đồ tràn đầy Thánh Thần đang nói với họ: “Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”
Chúng ta mới được nhắc nhở về một Giáo Hội đa dạng thì mạnh mẽ thế nào. Trong những ngày tĩnh tâm giáo xứ gần đây, một người mới được rửa tội cho tôi biết về lý do mà anh cảm thấy mình được mời gọi gia nhập vào Giáo Hội. Anh đã thăm giáo xứ vào một Thánh lễ Chúa Nhật. Một người Mỹ gốc Phi ngồi bên phải và một người di dân Việt Nam ngồi bên trái anh. Anh cho biết: “tôi quyết định gia nhập Giáo Hội vì tôi đã thấy sự đa dạng của các thành phần trong Giáo Hội, và cảm thấy Giáo Hội cũng mở ra cho tôi một cơ hội nữa. Vì thế, tôi đã ghi danh vào lớp Khai Tâm Kitô giáo và đã được lãnh nhận Phép rửa cách đây hai năm”.
Trong một số môi trường như ở sở làm, trường học, chính trường, những khác biệt như thế có thể dựng nên những bức tường ngăn cách, chia rẽ người ta, đặc biệt là nhóm thiểu số. Nói thực lòng, những chia rẽ và định kiến như thế cũng đang tồn tại ngay trong các giáo xứ của chúng ta: những người cũ thường nắm khư khư thói quen, lịch trình và chống lại tất cả những gì mà những người tới sau đóng góp dựa trên quan điểm và lối thực hành niềm tin của họ. Chúng ta được nhắc nhở rằng lễ Hiện Xuống không chỉ là một sự bùng nổ của âm thanh và quang cảnh cách đây rất lâu; nhưng là không ngừng đòi chúng ta phải nhìn lại chính mình như Giáo Hội và cách mà chúng ta cùng nhau thực hành niềm tin ấy.
Trong khi những cử hành lễ Hiện Xuống của giáo xứ đang cố gắng diễn tả sự đa dạng tuyệt vời mà Thánh Thần mang lại cho cộng đoàn, thì chính những kiểu cử hành ấy có thể cũng đã bị biến thành yếu tố địa phương và nhàm chán. Để rồi ai đó sẽ ngán ngẩm thốt lên “Lễ Hiện Xuống nào mà chẳng cử hành như thế”. Nhưng ngược lại, Thánh Thần không mang lại những gì đã định sẵn và thành ra thường lệ, nhưng Người đến trong hình lưỡi lửa và cơn gió. Nhiều người không muốn đối diện với những gì bất ngờ và hoang mang trong đời sống đức tin của mình. Họ phản kháng: “đời tôi đã quá đủ những báp bênh rồi. Tôi muốn đời sống đạo của mình nhẹ nhàng và dễ chịu – xin đừng có thêm lửa hay gió máy gì nữa!” Các cơ quan tổ chức thì có xu hướng chống lại những thay đổi và sự thích nghi. Thế giới thấy khó chịu với những người mộng mị hay những kẻ hoang tưởng. Chúng ta dễ xua đuổi họ hoặc kê toa thuốc để họ “bình tĩnh lại”.
Lễ Hiện Xuống nhắc nhở rằng không bao giờ ta có thể biết Thánh Thần sẽ hoạt động ra sao và nơi người nào. Đại Lễ nhắc ta phải mở to đôi mắt mở rộng đôi tai, nếu không chúng ta có thể đánh mất sức sống mới mà Thánh Thần thổi vào cuộc đời ta. Có thể Thánh Thần có điều muốn nói với ta qua: một thành viên hội đồng giáo xứ có ý kiến ngược với đa số; một người vô gia cư phàn nàn về cách anh bị đối xử trong nhà ăn giáo xứ; một bạn trẻ phàn nàn về thánh lễ Chúa Nhật dành cho giới trẻ thì chán ngắt; linh mục về hưu, tham dự ngày Chúa Nhật và không ngừng nhắc nhở “tinh thần của Vatican II”; một ca trưởng thúc giục ca đoàn phải chia bè ra mà hát; một mục sư Tin Lành mời chúng ta cùng nhau cộng tác trong việc tạo thêm chỗ ở cho những người không nhà; nhóm bảo vệ quyền sống muốn thúc đẩy để ngăn chặn nạn phá thai hay án tử…
Thánh Thần không chỉ đến với những người có quyền lực hay sức mạnh vì, “mọi người đang tề tựu ở một nơi”. Thánh Thần là một sự cân bằng, vì đó mà lối cân đong cũ nay không còn giá trị nữa; quý vị không thể biết được ai là người đang mang Thánh Thần hay nói thay Thánh Thần. Chúng ta thường cho rằng những người có học nhất sẽ đưa ra lời quyết định, vì dù sao họ cũng là “những người thông thái”. Mặc dù hôm nay chúng ta có thể đang cử hành lễ trọng này trong giáo xứ, để chứng tỏ sự phong phú của hội thánh, song Lễ Hiện Xuống vẫn đánh động chúng ta. Đó là việc chúng ta để cho làn gió phi thường tràn ngập con thuyền tâm linh của mình và để cho ngọn lửa thiêu rụi những chống đối dai dẳng trong ta.
Khi đi xem một trận bóng chày và đám đông xung quanh đang hò reo cổ vũ cho đội nhà, thì niềm phấn khởi đó có tính lây lan và chúng ta sẽ thấy mình chẳng mấy chốc đã tham gia vào đám đông đó. Đó là lý do tại sao chúng ta vui mừng cử hành lễ Hiện Xuống. Thánh Thần của Thiên Chúa được biểu lộ qua lòng thành kính và nhiệt tâm của những người xung quanh ta, có thể cũng lây lan. Thiên Chúa không ngừng thổi chính mình vào trong cộng đoàn đang quy tụ, truyền hứng khởi cho chúng ta, như Phêrô và các đồng bạn của ông khi họ nhận được Thánh Thần lần đầu tiên tại Giêrusalem.
Các ông không say rượu, như đám đông ngày ấy nghĩ về họ, nhưng các ông say ngất Thánh Thần. Chẳng lẽ không có gì ngạc nhiên khi một niềm tin mãnh liệt như thế đã lây lan ra toàn Giêrusalem và lôi kéo nhiều người vào trong cộng đoàn được Thánh Thần hình thành hay sao?
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
PENTECOST SUNDAY - C
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23
With the feast of Pentecost we come to the end of the 50 days of Easter. From this point on we will witness, in our New Testament readings, the life the Spirit engenders in the church. We can call this day the "birthday of the church." It’s clear from the inconsistent behavior of the disciples during Jesus’ ministry and their disintegration when he was arrested and killed that, without some intervention on God’s part, there would be no church to spread the good news of Jesus Christ – hence the importance and necessity of Pentecost.
After Jesus’ resurrection and appearances to his disciples, he knows they will need a transforming spirit if they are to be his witnesses. So, at the end of Luke’s gospel (24:47) and, previously in Acts (1:8), Jesus instructs the disciples to wait for the power that will come upon them with the arrival of the Holy Spirit.
St. Luke fixes the beginning of the church on the Jewish feast of Pentecost and places the event in Jerusalem. It’s the fiftieth ("pentecoste" – Greek) day, known as the Feast of Weeks, celebrated 50 days after Passover and the end of the wheat harvest. Some celebrated the feast as a time to recall the giving of the Law on Sinai. So, it was seen as a time of fulfillment and the beginning of a renewal in Israel’s history.
With Pentecost’s occurrence in Jerusalem, Luke shows the continuation of salvation history which God had begun among the Jews. Isaiah promised (2:2-4) all peoples would come to Jerusalem where God would establish God’s reign on earth. Hence, the listing of the nations in today’s account (vv 9-11). Like so much in biblical literature, the list has symbolic meaning as it moves from East to West and ends in Rome. On Pentecost and in Jerusalem, the time and place are right for God to begin a new age which would spread to the "ends of the earth" – symbolized by Rome. It begins, as the prophets had promised, with an outpouring of the Holy Spirit.
Pentecost comes each year at this time and some parishes celebrate it with scriptures read and hymns sung in different languages. Some will even have a festival of ethnic foods, especially of those people who have recently arrived to this country. These are wonderful celebrations of the church’s diversity and concrete reminders of what those who heard the Spirit-filled disciples said, "Are not all these people who are speaking Galileans? Then how does each of us hear in his native language?"
I was reminded recently what a powerful example a diverse church can be. During a recent parish retreat we were giving, a newly baptized man told me about the reason he felt a call to join the church. He had visited the parish for a Sunday Mass. An African-American family was seated on his right and Vietnamese immigrants on his left. He said, "I decided to join the church because I saw the variety of its members and sensed they would be open to me too. So I enrolled in the RCIA and was baptized two years ago."
In some environments, like work, school, and politics, such differences create walls, separating people, especially a minority group. To be honest, such divisions and prejudices exist in our parishes: old timers hang on to customs and schedules and resist what newcomers can offer from their perspective and faith practices. We are reminded that the feast of Pentecost wasn’t a once-only outburst of sounds and sights a long time ago; but continues to challenge how we see ourselves as church and how we practice that faith together.
While parish celebrations on Pentecost try to express the wonderful diversity the Spirit brings to the community, the celebrations themselves can become domesticated and tame. "It’s what we do every Pentecost," said with a sigh and a yawn. In contrast, the Spirit does not bring predictability and routine, but comes in flame and wind. Some may not want to deal with the unpredictable and scary in their faith life. "There is enough change in our lives," they protest, "I want my religion comfortable and consoling – no flames, no wind, please!" Institutions are particularly prone to resist shifts and adaptations. The world isn’t comfortable with dreamers and visionaries. We tend to dismiss them or prescribe medications to "calm them down."
Pentecost reminds us we never can be sure how, or in whom, the Spirit will work. The feast cautions us to keep ears and eyes open lest we miss what new life the Spirit is breathing into our lives. Perhaps the Spirit has something to say to us through: the member of the parish council who argues against the majority opinion; the homeless man who complains how he is treated at our parish food pantry; the teenager who says the Sunday evening youth Mass is boring; the retired priest, who fills in on Sundays and keeps referring to "the spirit of Vatican II"; the music director who urges the choir to branch out in its selection of hymns; the neighboring Lutheran minister who asks our parish to participate in sheltering the homeless; the right-to-life group that wants to vigil to end abortions, or the death penalty, etc.
The Spirit doesn’t come just to those in authority or power since, "all in one place gathered together." The Spirit is an equalizer, so the old reckonings are invalid; you never know who the current bearer or spokesperson of the Spirit is. We tend to think the most educated should have the deciding word, after all, they are the "smart ones." As valuable as education and rational thinking are, still the Spirit can’t be boxed in, but seems to work more in mystery than formulas and logic. We can invoke the Spirit, but we can’t harness or tame the Spirit’s gifts. The Bible is quite clear that God’s Spirit cannot be controlled by humans. Even though we have celebrations in our parishes this day, to show the diversity of our church, still, Pentecost should shake us up. That is, if we let the mighty wind fill the sails of our spirit and the flames burn away the barnacles of resistance.
When we go to a baseball game and the crowd around us cheers for the home team, their cheering is contagious and we soon find ourselves joining in with everyone. That can be how it is for us in joyful worship on Pentecost. God’s Spirit, witnessed in the devotion and enthusiasm of those around us, can be contagious. God hasn’t stopped breathing God’s self into the gathered community, in-spiring us, as Peter and his companions were when they were caught up on the first Pentecost in Jerusalem.
They weren’t drunk on alcohol, as the crowds first suspected, they were drunk on the Spirit. Is it no wonder that such enthusiastic faith was so contagious in Jerusalem and drew so many to the Spirit-formed community
Chúa Thánh Linh, Chân Dung & Nhiệm Vụ
Nguyễn Trung Tây, SVD
20:07 16/05/2013
Nguyễn Trung Tây, SVD
Chúa Thánh Linh, Chân Dung & Nhiệm Vụ
Hồi nhỏ tôi khờ trâng, giờ nghĩ lại vẫn còn thấy mắc cở cho một thời hay bị Mai Sơ dạy Rước Lễ phạt quỳ vì tội không phân biệt được sự khác nhau giữa hai danh từ: Chúa Thánh Thần và Thiên Thần. Rõ khổ! Có lẽ bởi chữ “thần” xuất hiện trong cả hai danh từ vừa được nhắc tới, đối với cái đầu óc bé tí ti của tuổi lên tám, ăn chưa no, lo chưa tới, Chúa Thánh Thần đối với tôi chỉ là những Thiên Thần tóc bạch kim, môi đỏ hồng, đẹp như tây, có cánh bay bay chung quanh hang đá vào mùa Giáng Sinh.
Lớn lên một chút, vào cái thời kỳ tham gia sinh hoạt trong Ban Giáo Lý của xứ đạo, lúc đó tôi mới “đủ sức đủ trí khôn” để mà phân biệt được sự khác nhau giữa Ngôi Ba Thiên Chúa-Chúa Thánh Thần và Thiên Thần. Nhớn thêm một chút, vượt biên qua Mỹ, cuối tuần tham gia sinh hoạt xứ đạo San Jose, dạy Giáo Lý cho những học sinh trung học, cho những tân tòng RCIA, và ngay cả trong những lần sơ đàm với một số người quen biết, lúc đó tôi mới nhận ra trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh là Đấng bị lãng quên nhiều nhất trong đời sống đức tin của người tín hữu.
Khi bắt đầu gõ cửa đại chủng viện St. Francis của San Diego, được học hỏi về Kinh Thánh, Thần Học, tôi nhận ra Chúa Thánh Linh hay bị lãng quên trong dòng đời ngược xuôi bận rộn. Bởi thế, chân dung và nhiệm vụ của Ngôi Ba Thiên Chúa thông thường là hai khái niệm khá sương mờ đối với một số người tín hữu Công Giáo. Trong tinh thần học hỏi về niềm tin, qua bài tham luận ngắn ngủi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Ngôi Ba Thiên Chúa dưới hai lăng kiếng: Chân dung và Nhiệm vụ.
Luận bàn về chân dung của Chúa Thánh Linh, trong khi Thiên Chúa Ngôi Cha thường được minh họa qua nhân dạng của một cụ già Tây Phương, với râu dài, tóc bạc trắng như cước (Sách Sấm Truyền Cũ là một thí dụ điển hình), Thiên Chúa Ngôi Con thì khác. Bởi Đức Kitô là một nhân vật lịch sử, nhân dạng của Ngài, do đó, là diện mạo của một người đàn ông Do Thái vào thế kỷ thứ Nhất Tây Lịch. Nhưng Thiên Chúa Ngôi Ba, Chúa Thánh Linh thì hoàn toàn khác. Ngài không được nhân họa bởi họa sĩ như Thiên Chúa Cha, hoặc xuất hiện trong nhân dạng như Thiên Chúa Con, nhưng Chúa Thánh Linh xuất hiện qua hai hình ảnh: Chim Bồ Câu và Lưỡi Lửa.
Thật ra, cả hai hình ảnh tượng trưng cho Chúa Thánh Linh đều không bắt nguồn tự sự tưởng tượng của bất cứ một người họa sĩ nào, nhưng bắt nguồn từ trong Kinh Thánh. Theo như thánh sử Máccô, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giôđan, trời xanh tự nhiên mở ra, và Thần Khí tương tự như hình bồ câu ngự xuống trên Ngài (Máccô 1:9). Hình ảnh của Lưỡi Lửa bắt nguồn sách Tông Đồ Công Vụ. Theo như Tông Đồ Công Vụ 2:1-4, vào ngày Lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, trong khi các môn đệ của Đức Giêsu đang quây quần hội họp trong căn phòng kín, bỗng nhiên từ trời phát ra một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào căn nhà. Và Chúa Thánh Linh xuất hiện trong hình dạng của những lưỡi lửa ngự xuống trên người của các người môn đệ.
Bên cạnh chim bồ câu và lưỡi lửa, Chúa Thánh Linh cũng được ví như cơn gió, Ngài thổi từ hướng nào và thổi về đâu, không ai hay chẳng ai biết. Tương tự như lưỡi lửa, hình ảnh gió cũng bắt nguồn từ Tông Đồ Công Vụ 2:1-4.
Dòng lịch sử ơn cứu độ được phân chia ra làm ba giai đoạn khác nhau với ba diện mạo của một Thiên Chúa:
(1). Giai đoạn thứ nhất thuộc về dòng lịch sử Cựu Ước với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Cha, một vị Thiên Chúa của công bằng, từ bi, và vị tha.
(2). Giai đoạn thứ hai thuộc về dòng lịch sử Tân Ước với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Con, một vị Thiên Chúa của yêu thương, nhân hậu, và tha thứ.
(3). Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày Lễ Hiện Xuống cho tới ngày cánh chung, với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh, một vị Thiên Chúa của hướng dẫn, an ủi, và đổi mới.
Luận bàn về nhiệm vụ của Chúa Thánh Linh, Giáo Hội tin rằng con thuyền Hội Thánh đang được chính bàn tay của thuyền trưởng Chúa Thánh Linh lèo lái và hướng dẫn. Bởi thế, Giáo Hội tin rằng Chúa Thánh Linh chính là tác giả bốn bản Phúc Âm được viết bởi bốn thánh sử: Máccô, Mátthêu, Luca, và Gioan. Bởi thế, khi Hồng Y Đoàn vô phòng kín cầu nguyện, hội họp để bầu cử ra một vị Giáo Hoàng mới, Giáo Hội tin rằng các vị Hồng Y đã được chính Chúa Thánh Linh soi sáng và hướng dẫn để bầu ra vị tân giáo hoàng.
Ngoài công việc hướng dẫn, Chúa Thánh Linh còn là Đấng An Ủi những người tín hữu trên hành trình đức tin. Bởi Ngài là Đấng Ủi An, Chúa Thánh Linh ủi an anh hùng tử đạo khi các ngài gông cùm xiềng xích nặng nề mang vác trên vai như thánh Dũng Lạc, hoặc khi các ngài bị giam cầm bỏ đói lãng quên trong ngục tù lạnh lẽo như nữ thánh Đê. Một cách tương tự, những khi đang lao đao với đời sống chứng nhân tin mừng (tử đạo) của chính mình, chúng ta tin rằng mình không cô độc một mình một bóng với gian nan thử thách. Vào những giây phút của tứ bề thọ địch hoặc ba đào sóng dữ, chúng ta tin rằng Đấng An Ủi sẽ xuất hiện, để ủi an vỗ về và ân cần nâng đỡ chúng ta can trường tiếp tục bước qua những đoạn đường nhọc nhằn và gian truân.
Ngoài hướng dẫn và an ủi, Chúa Thánh Linh cũng còn chính là Đấng “vẩy đũa thần” làm mới bộ mặt của quả địa cầu và tâm hồn của người tín hữu. Ngày hôm nay, với trình độ tiến bộ vượt bực của khoa học, người ta có những cây đũa thần có khả năng thay đổi bộ mặt thua kém biến sang mặn mà, bình thường hóa thành sắc sảo. Đối với những người có lớp da bị thời gian tàn phá, ngành thẩm mỹ có thể lột bỏ, thay thế làn da cằn cỗi bằng những tế bào hồng hào, mịn màng, và tươi sáng. Nhưng, bên cạnh làn da thể xác, người tín hữu cũng còn có một làn da khác, đó là làn da linh hồn. Theo dòng thời gian trôi nổi bập bềnh, làn da của cả thể xác và của linh hồn đều sẽ trở nên cằn cỗi hoặc đôi khi biến dạng khiến nhiều người không còn khả năng nhận ra nhân dạng của chính mình.
Khi thể xác mệt mỏi hoặc muốn giữ gìn sức khỏe, nhiều người đi tập thể dục, người trẻ ghi tên tham gia vào những trung tâm thể dục thẩm mỹ, người lớn tuổi sáng sáng gặp gỡ nhau nơi công cộng tập Tài Chi. Những khi khám phá ra làn da thể xác không còn hồng hào, căng mịn, người ta tới gặp bác sĩ thẩm mỹ để được giúp đỡ. Một cách tương tự, những khi tâm hồn mệt mỏi, tinh thần kiệt quệ khiến làn da của linh hồn không được nghỉ ngơi, từ từ trở nên cằn cỗi, người tín hữu sẽ làm chi để khuôn mặt linh hồn của chúng ta thôi không còn cằn cỗi?
Suy Niệm
Bạn,
Vào những giây phút khám phá ra khuôn mặt và làn da của linh hồn đang trở nên lốm đốm tàn nhang, bạn cần đến sự can thiệp của một vị bác sĩ thẫm mỹ lừng danh: Bác Sĩ Thẩm Mỹ Chúa Thánh Linh, bởi Ngài chính là Đấng đã và đang đổi mới bộ mặt quả địa cầu và trần gian.
Ngày xưa, trước khi có Chúa Thánh Linh ngự xuống trên người qua hình dạng lưỡi lửa, Phêrô cũng như tất cả những người môn đệ của Đức Giêsu, đêm ngày chỉ dám thập thò đi ra đi vào trong căn phòng đóng kín cửa. Nhưng khi Gió của Chúa Thánh Linh thổi ngập tràn căn phòng và Lửa của Ngài ngự xuống trên người, làn da linh hồn của những người môn đệ của Đức Giêsu đã được đổi mới. Khi Chúa Thánh Linh xuất hiện, làn da cằn cỗi lấm chấm đồi mồi của nhát sợ, bối rối, và phiền muộn của Phêrô và của những người môn đệ đã được thay đổi, biến sang làn da linh hồn của hai mươi tuổi căng tràn nhựa sống. Khi làn da linh hồn được đổi mới, Phêrô thôi, không còn nhát sợ nữa, nhưng hiên ngang đứng dậy, mở tung cánh cửa căn phòng, hùng hồn cất lời rao giảng về Đức Kitô Phục Sinh giữa ban ngày, khiến nhiều người Do Thái tưởng rằng người cựu ngư phủ Biển Hồ đang say rượu. Thực sự ra, Phêrô không say, nhưng bởi Chúa Thánh Linh đã đụng “đũa thần” vào khuôn mặt và tâm hồn của Phêrô, cho nên nhiều người ngỡ ngàng không còn nhận ra được đó chính là Phêrô của một thời già lão, nhát sợ, chối bỏ Thầy ba lần trên sân Tòa Án Công Nghị của người Do Thái.
Một cách tương tự, vào những lúc khám phá ra làn da linh hồn đang dần dần trở nên cằn cỗi, hoặc linh hồn đang mệt mỏi, xao xuyến, trằn trọc, và băn khoăn với những muộn phiền do trần thế mang lại, mời bạn hướng về Ngôi Ba Thiên Chúa, mở miệng cầu xin với Ngài,
Lời Nguyện
Lạy Chúa Thánh Linh, xin hãy đốt cháy ngọn lửa của Ngài, để lòng con không còn nguội lạnh, nhưng bừng lên ánh lửa nhiệt thành của sống chứng nhân Tin Mừng. Lạy Ngôi Ba Thiên Chúa, xin hãy đến nâng đỡ, ủi an những khi con cô độc, muộn phiền, và thất vọng với đời sống niềm tin. Xin hãy đến vỗ về, băng bó chữa lành những vết thương đang mưng mủ, đang tấy sưng trong tâm hồn con. Lạy Chúa Thánh Linh, xin Ngài hãy đến, ngự xuống, đổi mới làn da nhân loại và bộ mặt địa cầu.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chúa Thánh Linh, Chân Dung & Nhiệm Vụ
Hồi nhỏ tôi khờ trâng, giờ nghĩ lại vẫn còn thấy mắc cở cho một thời hay bị Mai Sơ dạy Rước Lễ phạt quỳ vì tội không phân biệt được sự khác nhau giữa hai danh từ: Chúa Thánh Thần và Thiên Thần. Rõ khổ! Có lẽ bởi chữ “thần” xuất hiện trong cả hai danh từ vừa được nhắc tới, đối với cái đầu óc bé tí ti của tuổi lên tám, ăn chưa no, lo chưa tới, Chúa Thánh Thần đối với tôi chỉ là những Thiên Thần tóc bạch kim, môi đỏ hồng, đẹp như tây, có cánh bay bay chung quanh hang đá vào mùa Giáng Sinh.
Lớn lên một chút, vào cái thời kỳ tham gia sinh hoạt trong Ban Giáo Lý của xứ đạo, lúc đó tôi mới “đủ sức đủ trí khôn” để mà phân biệt được sự khác nhau giữa Ngôi Ba Thiên Chúa-Chúa Thánh Thần và Thiên Thần. Nhớn thêm một chút, vượt biên qua Mỹ, cuối tuần tham gia sinh hoạt xứ đạo San Jose, dạy Giáo Lý cho những học sinh trung học, cho những tân tòng RCIA, và ngay cả trong những lần sơ đàm với một số người quen biết, lúc đó tôi mới nhận ra trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh là Đấng bị lãng quên nhiều nhất trong đời sống đức tin của người tín hữu.
Khi bắt đầu gõ cửa đại chủng viện St. Francis của San Diego, được học hỏi về Kinh Thánh, Thần Học, tôi nhận ra Chúa Thánh Linh hay bị lãng quên trong dòng đời ngược xuôi bận rộn. Bởi thế, chân dung và nhiệm vụ của Ngôi Ba Thiên Chúa thông thường là hai khái niệm khá sương mờ đối với một số người tín hữu Công Giáo. Trong tinh thần học hỏi về niềm tin, qua bài tham luận ngắn ngủi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Ngôi Ba Thiên Chúa dưới hai lăng kiếng: Chân dung và Nhiệm vụ.
Luận bàn về chân dung của Chúa Thánh Linh, trong khi Thiên Chúa Ngôi Cha thường được minh họa qua nhân dạng của một cụ già Tây Phương, với râu dài, tóc bạc trắng như cước (Sách Sấm Truyền Cũ là một thí dụ điển hình), Thiên Chúa Ngôi Con thì khác. Bởi Đức Kitô là một nhân vật lịch sử, nhân dạng của Ngài, do đó, là diện mạo của một người đàn ông Do Thái vào thế kỷ thứ Nhất Tây Lịch. Nhưng Thiên Chúa Ngôi Ba, Chúa Thánh Linh thì hoàn toàn khác. Ngài không được nhân họa bởi họa sĩ như Thiên Chúa Cha, hoặc xuất hiện trong nhân dạng như Thiên Chúa Con, nhưng Chúa Thánh Linh xuất hiện qua hai hình ảnh: Chim Bồ Câu và Lưỡi Lửa.
Thật ra, cả hai hình ảnh tượng trưng cho Chúa Thánh Linh đều không bắt nguồn tự sự tưởng tượng của bất cứ một người họa sĩ nào, nhưng bắt nguồn từ trong Kinh Thánh. Theo như thánh sử Máccô, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giôđan, trời xanh tự nhiên mở ra, và Thần Khí tương tự như hình bồ câu ngự xuống trên Ngài (Máccô 1:9). Hình ảnh của Lưỡi Lửa bắt nguồn sách Tông Đồ Công Vụ. Theo như Tông Đồ Công Vụ 2:1-4, vào ngày Lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, trong khi các môn đệ của Đức Giêsu đang quây quần hội họp trong căn phòng kín, bỗng nhiên từ trời phát ra một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào căn nhà. Và Chúa Thánh Linh xuất hiện trong hình dạng của những lưỡi lửa ngự xuống trên người của các người môn đệ.
Bên cạnh chim bồ câu và lưỡi lửa, Chúa Thánh Linh cũng được ví như cơn gió, Ngài thổi từ hướng nào và thổi về đâu, không ai hay chẳng ai biết. Tương tự như lưỡi lửa, hình ảnh gió cũng bắt nguồn từ Tông Đồ Công Vụ 2:1-4.
Dòng lịch sử ơn cứu độ được phân chia ra làm ba giai đoạn khác nhau với ba diện mạo của một Thiên Chúa:
(1). Giai đoạn thứ nhất thuộc về dòng lịch sử Cựu Ước với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Cha, một vị Thiên Chúa của công bằng, từ bi, và vị tha.
(2). Giai đoạn thứ hai thuộc về dòng lịch sử Tân Ước với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Con, một vị Thiên Chúa của yêu thương, nhân hậu, và tha thứ.
(3). Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày Lễ Hiện Xuống cho tới ngày cánh chung, với dung mạo của Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh, một vị Thiên Chúa của hướng dẫn, an ủi, và đổi mới.
Luận bàn về nhiệm vụ của Chúa Thánh Linh, Giáo Hội tin rằng con thuyền Hội Thánh đang được chính bàn tay của thuyền trưởng Chúa Thánh Linh lèo lái và hướng dẫn. Bởi thế, Giáo Hội tin rằng Chúa Thánh Linh chính là tác giả bốn bản Phúc Âm được viết bởi bốn thánh sử: Máccô, Mátthêu, Luca, và Gioan. Bởi thế, khi Hồng Y Đoàn vô phòng kín cầu nguyện, hội họp để bầu cử ra một vị Giáo Hoàng mới, Giáo Hội tin rằng các vị Hồng Y đã được chính Chúa Thánh Linh soi sáng và hướng dẫn để bầu ra vị tân giáo hoàng.
Ngoài công việc hướng dẫn, Chúa Thánh Linh còn là Đấng An Ủi những người tín hữu trên hành trình đức tin. Bởi Ngài là Đấng Ủi An, Chúa Thánh Linh ủi an anh hùng tử đạo khi các ngài gông cùm xiềng xích nặng nề mang vác trên vai như thánh Dũng Lạc, hoặc khi các ngài bị giam cầm bỏ đói lãng quên trong ngục tù lạnh lẽo như nữ thánh Đê. Một cách tương tự, những khi đang lao đao với đời sống chứng nhân tin mừng (tử đạo) của chính mình, chúng ta tin rằng mình không cô độc một mình một bóng với gian nan thử thách. Vào những giây phút của tứ bề thọ địch hoặc ba đào sóng dữ, chúng ta tin rằng Đấng An Ủi sẽ xuất hiện, để ủi an vỗ về và ân cần nâng đỡ chúng ta can trường tiếp tục bước qua những đoạn đường nhọc nhằn và gian truân.
Ngoài hướng dẫn và an ủi, Chúa Thánh Linh cũng còn chính là Đấng “vẩy đũa thần” làm mới bộ mặt của quả địa cầu và tâm hồn của người tín hữu. Ngày hôm nay, với trình độ tiến bộ vượt bực của khoa học, người ta có những cây đũa thần có khả năng thay đổi bộ mặt thua kém biến sang mặn mà, bình thường hóa thành sắc sảo. Đối với những người có lớp da bị thời gian tàn phá, ngành thẩm mỹ có thể lột bỏ, thay thế làn da cằn cỗi bằng những tế bào hồng hào, mịn màng, và tươi sáng. Nhưng, bên cạnh làn da thể xác, người tín hữu cũng còn có một làn da khác, đó là làn da linh hồn. Theo dòng thời gian trôi nổi bập bềnh, làn da của cả thể xác và của linh hồn đều sẽ trở nên cằn cỗi hoặc đôi khi biến dạng khiến nhiều người không còn khả năng nhận ra nhân dạng của chính mình.
Khi thể xác mệt mỏi hoặc muốn giữ gìn sức khỏe, nhiều người đi tập thể dục, người trẻ ghi tên tham gia vào những trung tâm thể dục thẩm mỹ, người lớn tuổi sáng sáng gặp gỡ nhau nơi công cộng tập Tài Chi. Những khi khám phá ra làn da thể xác không còn hồng hào, căng mịn, người ta tới gặp bác sĩ thẩm mỹ để được giúp đỡ. Một cách tương tự, những khi tâm hồn mệt mỏi, tinh thần kiệt quệ khiến làn da của linh hồn không được nghỉ ngơi, từ từ trở nên cằn cỗi, người tín hữu sẽ làm chi để khuôn mặt linh hồn của chúng ta thôi không còn cằn cỗi?
Suy Niệm
Bạn,
Vào những giây phút khám phá ra khuôn mặt và làn da của linh hồn đang trở nên lốm đốm tàn nhang, bạn cần đến sự can thiệp của một vị bác sĩ thẫm mỹ lừng danh: Bác Sĩ Thẩm Mỹ Chúa Thánh Linh, bởi Ngài chính là Đấng đã và đang đổi mới bộ mặt quả địa cầu và trần gian.
Ngày xưa, trước khi có Chúa Thánh Linh ngự xuống trên người qua hình dạng lưỡi lửa, Phêrô cũng như tất cả những người môn đệ của Đức Giêsu, đêm ngày chỉ dám thập thò đi ra đi vào trong căn phòng đóng kín cửa. Nhưng khi Gió của Chúa Thánh Linh thổi ngập tràn căn phòng và Lửa của Ngài ngự xuống trên người, làn da linh hồn của những người môn đệ của Đức Giêsu đã được đổi mới. Khi Chúa Thánh Linh xuất hiện, làn da cằn cỗi lấm chấm đồi mồi của nhát sợ, bối rối, và phiền muộn của Phêrô và của những người môn đệ đã được thay đổi, biến sang làn da linh hồn của hai mươi tuổi căng tràn nhựa sống. Khi làn da linh hồn được đổi mới, Phêrô thôi, không còn nhát sợ nữa, nhưng hiên ngang đứng dậy, mở tung cánh cửa căn phòng, hùng hồn cất lời rao giảng về Đức Kitô Phục Sinh giữa ban ngày, khiến nhiều người Do Thái tưởng rằng người cựu ngư phủ Biển Hồ đang say rượu. Thực sự ra, Phêrô không say, nhưng bởi Chúa Thánh Linh đã đụng “đũa thần” vào khuôn mặt và tâm hồn của Phêrô, cho nên nhiều người ngỡ ngàng không còn nhận ra được đó chính là Phêrô của một thời già lão, nhát sợ, chối bỏ Thầy ba lần trên sân Tòa Án Công Nghị của người Do Thái.
Một cách tương tự, vào những lúc khám phá ra làn da linh hồn đang dần dần trở nên cằn cỗi, hoặc linh hồn đang mệt mỏi, xao xuyến, trằn trọc, và băn khoăn với những muộn phiền do trần thế mang lại, mời bạn hướng về Ngôi Ba Thiên Chúa, mở miệng cầu xin với Ngài,
Lời Nguyện
Lạy Chúa Thánh Linh, xin hãy đốt cháy ngọn lửa của Ngài, để lòng con không còn nguội lạnh, nhưng bừng lên ánh lửa nhiệt thành của sống chứng nhân Tin Mừng. Lạy Ngôi Ba Thiên Chúa, xin hãy đến nâng đỡ, ủi an những khi con cô độc, muộn phiền, và thất vọng với đời sống niềm tin. Xin hãy đến vỗ về, băng bó chữa lành những vết thương đang mưng mủ, đang tấy sưng trong tâm hồn con. Lạy Chúa Thánh Linh, xin Ngài hãy đến, ngự xuống, đổi mới làn da nhân loại và bộ mặt địa cầu.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các GH Kitô giáo ở Đức có quyền sa thải các nhân viên bỏ đạo
Lm. Nguyễn Hữu Thy
00:46 16/05/2013
Các GH Kitô giáo ở Đức có quyền sa thải các nhân viên bỏ đạo
Đó là phán quyết của Tòa án Lao động tối cao của Cộng Hòa Liên Bang Đức nhân dịp đơn kiện của một cộng sự viên của cơ quan Caritas tỉnh Mannheim, với lý do ông đã bị sa thải vì ông đã tuyên bố bỏ đạo(*). Ngày 25.4.2013 tại thành phố Erfurt/Đức, các vị chánh án của Tòa án Lao động Liêng Bang đã khẳng định quyền lợi của các Giáo Hội, Công Giáo cũng như Tin Lành, là có quyền đòi hỏi các cộng sự viên của mình phải có trách nhiệm trung thành với Giáo Hội. Hội Đồng Giám Mục và cơ quan Caritas Công Giáo Đức đã hoan nghênh phán quyết của Tòa án Lao động.
Trong bài phát biểu về lý do biện minh cho phán quyết trên, tiến sĩ Burg Kreft, chủ tịch chánh án đoàn CHLB Đức đã cho rằng hành động bỏ đạo là „một vi phạm nặng nề đến lòng trung thực“ đối với cộng đồng tôn giáo liên hệ. Ông cũng nhìn nhận đây là một „lãnh vực hết sức nhạy cảm“, người ta cần phải giải quyết một cách cẩn thận dè dặt, chứ không thể hành động một cách vô cảm và tùy tiện được. Theo luật dân sự thì người ta luôn phải tìm kiếm một sự quân bình cụ thể giữa quyền lợi của các Giáo Hội và quyền lợi các cá nhân liên hệ. Bởi vậy, người ta phải giải quyết mỗi trường hợp mỗi khác, chứ không thể áp dụng một luật chung cho tất cả mọi trường hợp khác nhau được. Một cách cụ thể, người ta cần xem xét cẩn thận các lý do đưa tới quyết định bỏ đạo của đương sự.
Trường hợp được đề cập cụ thể ở đây là một chuyên gia sư phạm xã hội, người Công Giáo, 60 tuổi, đã lâu năm làm việc cho Caritas ở tỉnh Mannheim. Ông tuyên bố bỏ đạo Công Giáo vì muốn bảo vệ quyền tự do lương tâm của mình. Lý do ông nêu ra để biện minh cho hành động của mình là ông không thể chấp nhận những xì-căn-đan lạm dụng tính dục của một vài vị Giáo sĩ và việc Giáo Hội tha vạ tuyệt thông cho nhóm cực bảo thủ Huynh Đoàn Thánh Piô X và dung nạp nhóm này vào lại trong Giáo Hội. Tuy tuyên bố bỏ đạo, nhưng ông ta vẫn muốn tiếp tục công việc phụ trách các em học sinh Công Giáo của Caritas như kế sinh nhai chính, mà ông đã đảm nhận từ năm 1992 cho tới nay, nên không chấp nhận việc bị sa thải.
Trong khi đó, dựa theo nội quy cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo Đức, nếu một người đã bỏ đạo Công Giáo, thì đương nhiên người ấy không còn đủ điều kiện cần thiết để đảm nhận trách nhiệm rao truyền giáo lý của Giáo Hội nữa. Bởi vậy, ông ta đã bị cơ quan Caritas Mannheim sa thải. Tòa án Lao động Tiểu bang Baden-Württemberg ở Mannheim đã xác nhận việc sa thai này của Caritas Mannheim là hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án này cũng ủng hộ quyền tự quyết của Giáo Hội.
Sau phán quyết của Tòa Án Lao động Liên Bang, ông Mathias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố rằng quan điểm của các Đức Giám Mục Đức trong lãnh vực này, khi cho rằng „những cộng sự viên Công Giáo thuộc lãnh vực tôn giáo của Giáo Hội chỉ khả tín khi chu toàn sứ mệnh của mình, nếu chính bản thân những người ấy xác tín đức in Công Giáo,“ là hoàn toàn xác đáng. Ông còn khẳng định: „Ai tuyên bố bỏ đạo thì vi phạm đến điều lệ của sự trung thực tối thiểu. Việc công khai tự đối lập với Giáo Hội được coi là một thái độ bất trung đối với Giáo Hội.“
Khi một cộng sự viên của Giáo Hội trong lãnh vực tôn giáo tự tuyên bố bỏ đạo, thì có nghĩa là người ấy đã tự quay lưng lại với Giáo Hội, đánh mất nền tảng cần thiết của lòng tin tưởng trong việc cộng tác chung với những đồng nghiệp khác và qua đó người ấy cũng đồng thời đánh mất điều kiện cơ bản của công việc mình đảm nhận.
Bà Barbara Fank-Landkammer, phát ngôn viên phó của cơ quan Caritas Liên Bang Đức cũng nhận định trong „internetportal katholisch.de“ rằng ai muốn làm việc cho Caritas thì cần phải biết điều kiện tiên quyết để được tiếp tục công việc là người đó nhất thiết phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là cấm cản sự phê bình, bà Fank.Landkammer tiếp: „Những phê bình mang tính cách xây dựng luôn được Giáo Hội mong đợi. Nhưng theo thiển ý, chúng tôi hết lòng mong muốn cho người đồng nghiệp của chúng tôi được đề cập tới ở đây tiếp tục ở lại trong Giáo Hội và chúng ta có thể cùng nhau tìm ra những giải quyết khả dĩ cho những xì-căn-đan lạm dụng tính dục và ngăn cản không để xảy ra trong tương lai nữa.“
Ở đây chúng ta cũng đừng quên rằng, các điều lệ và luật lao động riêng của các Giáo Hội luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp nhà nước Đức, từng được các tòa án kiểm chứng và đã được bàn cãi trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Vào tháng 11 năm 2012, Tòa Án Lao động Liên Bang đã ra phán quyết là việc đình công trong các cơ quan hay xí nghiệp thuộc các Giáo Hội sẽ chỉ được phép với những điều kiện hết sức hạn hẹp. Trên nguyên tắc, các tòa án ở Đức luôn ủng hộ luật lao động của các Giáo Hội.
__________________
(*) Để hiểu rõ được tình huống của sự việc, chúng ta cần biết rằng ở CHLB Đức việc một tín hữu Công Giáo hay Tin Lành tuyên bố bỏ đạo có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố cụ thể, chứ không như tại nhiều nước khác. Khi muốn bỏ đạo người ấy phải đến Ủy Ban xã, quận hay thành phố để điền vào một mẫu đơn có ghi sẵn tên tuổi, ngày sinh, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, ngày rời bỏ đạo, v.v… (và nếu sau này người ấy muốn trở lại đạo thì cũng làm tương tự) và anh sẽ không phải trả thuế nhà thờ, tức sự đóng góp cho Giáo Hội nữa, nhưng đồng thời cũng không được hưởng các quyền lợi trong Giáo Hội như trước kia: Không được chịu các Bí tích như Hôn Phối, Xức Dầu Kẻ Liệt hay an táng theo lễ nghi tôn giáo. Dĩ nhiên, người ấy không hề cấm đi nhà thờ xem lễ hay rước lễ, nghĩa là anh luôn có quyền giữ đạo và sống đức tin của mình, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư cá nhân mà thôi. Còn vấn đề thuế nhà thờ được nói đến đây mà trong tiếng Đức là „Kirchensteuer“ là phần đóng góp bắt buộc theo pháp lý của các tín hữu cho cộng đồng tôn giáo liên hệ của họ, đã được nhà nước Đức thiết lập từ thế kỷ XIX, hầu để bảo đảm cho các sinh hoạt tôn giáo và để trả lương cho những cộng sự viên của các Giáo Hội (Công Giáo và Tinh Lành). Theo luật thuế hiện tại thì thuế nhà thờ vào khoảng 8% đến 9% dựa trên số lương.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Đó là phán quyết của Tòa án Lao động tối cao của Cộng Hòa Liên Bang Đức nhân dịp đơn kiện của một cộng sự viên của cơ quan Caritas tỉnh Mannheim, với lý do ông đã bị sa thải vì ông đã tuyên bố bỏ đạo(*). Ngày 25.4.2013 tại thành phố Erfurt/Đức, các vị chánh án của Tòa án Lao động Liêng Bang đã khẳng định quyền lợi của các Giáo Hội, Công Giáo cũng như Tin Lành, là có quyền đòi hỏi các cộng sự viên của mình phải có trách nhiệm trung thành với Giáo Hội. Hội Đồng Giám Mục và cơ quan Caritas Công Giáo Đức đã hoan nghênh phán quyết của Tòa án Lao động.
Trong bài phát biểu về lý do biện minh cho phán quyết trên, tiến sĩ Burg Kreft, chủ tịch chánh án đoàn CHLB Đức đã cho rằng hành động bỏ đạo là „một vi phạm nặng nề đến lòng trung thực“ đối với cộng đồng tôn giáo liên hệ. Ông cũng nhìn nhận đây là một „lãnh vực hết sức nhạy cảm“, người ta cần phải giải quyết một cách cẩn thận dè dặt, chứ không thể hành động một cách vô cảm và tùy tiện được. Theo luật dân sự thì người ta luôn phải tìm kiếm một sự quân bình cụ thể giữa quyền lợi của các Giáo Hội và quyền lợi các cá nhân liên hệ. Bởi vậy, người ta phải giải quyết mỗi trường hợp mỗi khác, chứ không thể áp dụng một luật chung cho tất cả mọi trường hợp khác nhau được. Một cách cụ thể, người ta cần xem xét cẩn thận các lý do đưa tới quyết định bỏ đạo của đương sự.
Trường hợp được đề cập cụ thể ở đây là một chuyên gia sư phạm xã hội, người Công Giáo, 60 tuổi, đã lâu năm làm việc cho Caritas ở tỉnh Mannheim. Ông tuyên bố bỏ đạo Công Giáo vì muốn bảo vệ quyền tự do lương tâm của mình. Lý do ông nêu ra để biện minh cho hành động của mình là ông không thể chấp nhận những xì-căn-đan lạm dụng tính dục của một vài vị Giáo sĩ và việc Giáo Hội tha vạ tuyệt thông cho nhóm cực bảo thủ Huynh Đoàn Thánh Piô X và dung nạp nhóm này vào lại trong Giáo Hội. Tuy tuyên bố bỏ đạo, nhưng ông ta vẫn muốn tiếp tục công việc phụ trách các em học sinh Công Giáo của Caritas như kế sinh nhai chính, mà ông đã đảm nhận từ năm 1992 cho tới nay, nên không chấp nhận việc bị sa thải.
Trong khi đó, dựa theo nội quy cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo Đức, nếu một người đã bỏ đạo Công Giáo, thì đương nhiên người ấy không còn đủ điều kiện cần thiết để đảm nhận trách nhiệm rao truyền giáo lý của Giáo Hội nữa. Bởi vậy, ông ta đã bị cơ quan Caritas Mannheim sa thải. Tòa án Lao động Tiểu bang Baden-Württemberg ở Mannheim đã xác nhận việc sa thai này của Caritas Mannheim là hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án này cũng ủng hộ quyền tự quyết của Giáo Hội.
Sau phán quyết của Tòa Án Lao động Liên Bang, ông Mathias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố rằng quan điểm của các Đức Giám Mục Đức trong lãnh vực này, khi cho rằng „những cộng sự viên Công Giáo thuộc lãnh vực tôn giáo của Giáo Hội chỉ khả tín khi chu toàn sứ mệnh của mình, nếu chính bản thân những người ấy xác tín đức in Công Giáo,“ là hoàn toàn xác đáng. Ông còn khẳng định: „Ai tuyên bố bỏ đạo thì vi phạm đến điều lệ của sự trung thực tối thiểu. Việc công khai tự đối lập với Giáo Hội được coi là một thái độ bất trung đối với Giáo Hội.“
Khi một cộng sự viên của Giáo Hội trong lãnh vực tôn giáo tự tuyên bố bỏ đạo, thì có nghĩa là người ấy đã tự quay lưng lại với Giáo Hội, đánh mất nền tảng cần thiết của lòng tin tưởng trong việc cộng tác chung với những đồng nghiệp khác và qua đó người ấy cũng đồng thời đánh mất điều kiện cơ bản của công việc mình đảm nhận.
Bà Barbara Fank-Landkammer, phát ngôn viên phó của cơ quan Caritas Liên Bang Đức cũng nhận định trong „internetportal katholisch.de“ rằng ai muốn làm việc cho Caritas thì cần phải biết điều kiện tiên quyết để được tiếp tục công việc là người đó nhất thiết phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là cấm cản sự phê bình, bà Fank.Landkammer tiếp: „Những phê bình mang tính cách xây dựng luôn được Giáo Hội mong đợi. Nhưng theo thiển ý, chúng tôi hết lòng mong muốn cho người đồng nghiệp của chúng tôi được đề cập tới ở đây tiếp tục ở lại trong Giáo Hội và chúng ta có thể cùng nhau tìm ra những giải quyết khả dĩ cho những xì-căn-đan lạm dụng tính dục và ngăn cản không để xảy ra trong tương lai nữa.“
Ở đây chúng ta cũng đừng quên rằng, các điều lệ và luật lao động riêng của các Giáo Hội luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp nhà nước Đức, từng được các tòa án kiểm chứng và đã được bàn cãi trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Vào tháng 11 năm 2012, Tòa Án Lao động Liên Bang đã ra phán quyết là việc đình công trong các cơ quan hay xí nghiệp thuộc các Giáo Hội sẽ chỉ được phép với những điều kiện hết sức hạn hẹp. Trên nguyên tắc, các tòa án ở Đức luôn ủng hộ luật lao động của các Giáo Hội.
__________________
(*) Để hiểu rõ được tình huống của sự việc, chúng ta cần biết rằng ở CHLB Đức việc một tín hữu Công Giáo hay Tin Lành tuyên bố bỏ đạo có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố cụ thể, chứ không như tại nhiều nước khác. Khi muốn bỏ đạo người ấy phải đến Ủy Ban xã, quận hay thành phố để điền vào một mẫu đơn có ghi sẵn tên tuổi, ngày sinh, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, ngày rời bỏ đạo, v.v… (và nếu sau này người ấy muốn trở lại đạo thì cũng làm tương tự) và anh sẽ không phải trả thuế nhà thờ, tức sự đóng góp cho Giáo Hội nữa, nhưng đồng thời cũng không được hưởng các quyền lợi trong Giáo Hội như trước kia: Không được chịu các Bí tích như Hôn Phối, Xức Dầu Kẻ Liệt hay an táng theo lễ nghi tôn giáo. Dĩ nhiên, người ấy không hề cấm đi nhà thờ xem lễ hay rước lễ, nghĩa là anh luôn có quyền giữ đạo và sống đức tin của mình, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư cá nhân mà thôi. Còn vấn đề thuế nhà thờ được nói đến đây mà trong tiếng Đức là „Kirchensteuer“ là phần đóng góp bắt buộc theo pháp lý của các tín hữu cho cộng đồng tôn giáo liên hệ của họ, đã được nhà nước Đức thiết lập từ thế kỷ XIX, hầu để bảo đảm cho các sinh hoạt tôn giáo và để trả lương cho những cộng sự viên của các Giáo Hội (Công Giáo và Tinh Lành). Theo luật thuế hiện tại thì thuế nhà thờ vào khoảng 8% đến 9% dựa trên số lương.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Đức Thánh Cha sẽ đi viếng thăm Đức Mẹ Bonaria
Bùi Hữu Thư
02:56 16/05/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô thả bồ câu |
Bản đồ đảo Sardinia và thủ đô Cagliari |
Vương Cung Thánh Đường Bonaria |
2013-05-15 L’Osservatore Romano
Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù đi Cagliari (một thành phố và là thủ đô của hòn đảo Sardinia, một khu vực tự trị nằm về phía Tây nước Ý) vào tháng 9 để viếng thăm Đức Mẹ Bonaria. Ngài tuyên bố điều này vào sáng ngày thứ tư 15 tháng 5, sau buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha cũng nói về câu chuyện của tình “liên đới anh em” giữa thành phố Buenos Aires và Cagliari chính là nhờ cả hai nơi này đều có chung một lòng sùng kính Đức Mẹ Bonaria.
Vương Cung Thánh Đường Bonaria được xây vào thế kỷ 18 với mặt tiền trông ra biển, nơi một thủy thủ đáp vào bờ sau khi Đức Mẹ Bonaria hiện ra giữa một cơn giông bão và cứu với thủy thủ này và chiếc tầu của anh ta khỏi bị chìm. Đó là ngày 25 tháng 3, 1370. Thánh đường này thường được nhiều người thăm viếng và muốn được chạm vào tượng Đức Mẹ. Năm 1907, Đức Giáo Hoàng tuyên bố Đức Mẹ Bonaria là bổn mạng của Đảo Sardinia. Chính Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Bonaria đã cho thành phố Buenos Aires, tại Á Căn Đình cái tên này. Người Tây Ban Nha thành lập thành phố Buenos Aires đã đến nhà thờ Bonaria và xin Đức Mẹ Bonaria giúp họ. Bonaria có nghĩa là “Xuôi Gió” (từ tiếng Catalan, Tây Ban Nha Bon Aire).
Trước đó, trong khi suy niệm về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha lưu ý các tín hữu về vấn đề chúng ta không thể là những Kitô hữu vào một thời khắc hay vài hoàn cảnh: chúng ta lúc nào cũng phải là Kitô hữu.
Một sứ điệp rõ ràng và trực tiếp: “chúng ta không phải là các Kitô hữu bán thời”, ngài nói: nhất là “trong thời đại con người tương đối hồ nghi về sự thật”.
Và đề cập đến Chân Phước Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc rằng “ngài thường xuyên nói đến chủ nghĩa tương đối, nghiã là khuynh hướng không coi mọi sự là tiên quyết và nghĩ rằng sự thật đến từ việc đồng ý hay một điều gì chúng ta ưa thích”.
Cuối cùng, nói với ban tổ chức cuộc Diễn Hành cho Sự Sống tại Ba Lan, Đức Thánh Cha lập lại lời kêu gọi của ngài về việc bảo vệ đời sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.
Chủ đề Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013
Vũ Văn An
04:31 16/05/2013
Chỉ còn 68 ngày nữa, Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ diễn ra hân hoan tại Rio de Janeiro, Brazil, với chủ đề “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ của Thầy” (Mt 28:19). Đây là chủ đề được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nêu ra cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay, chỉ mấy ngày sau khi bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Madrid.
Toàn Văn Sứ Điệp
Các bạn thân mến
Cha hân hoan và âu yếm chào mừng tất cả các con. Cha chắc chắn rằng nhiều người chúng con từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid trở về càng “được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, vững vàng trong đức tin” (xem Cl 2:7) nhiều hơn. Năm nay, trong các giáo phận, chúng ta đã cử hành niềm vui được làm Kitô hữu, với chủ đề “Hãy luôn luôn hân hoan trong Chúa” (Pl 4:4). Và giờ đây, chúng ta chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới, sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 7 năm 2013.
Trước mọi việc khác, cha muốn mời gọi các con một lần nữa tham dự biến cố quan trọng này. Bức tượng thời danh Chúa Kitô Cứu Chuộc nhìn xuống kinh thành Brazil xinh đẹp sẽ là biểu tượng hùng hồn cho tất cả chúng ta. Hai tay giang rộng của Chúa Kitô là biểu hiệu Người muốn ôm lấy tất cả những ai đến với Người, và trái tim Người tượng trưng cho tấm tình yêu vô biên của Người đối với tất cả và mỗi một người trong các con. Hãy sáp gần lại Chúa Kitô! Hãy cảm nhận cuộc gặp gỡ này cùng với mọi người trẻ khác sẽ tựu về Rio tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới kế tiếp! Hãy chấp nhận tình yêu của Chúa Kitô và các con sẽ là các chứng nhân rất cần cho thế giới này.
Cha mời gọi các con chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro bằng cách suy niệm ngay từ bây giờ chủ đề của ngày hội: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ” (Mt 28:19). Đây là mệnh lệnh truyền giáo vĩ đại được Chúa Kitô ban cho toàn thể Giáo Hội, và ngày nay, hai ngàn năm sau, mệnh lệnh này vẫn khẩn trương như ngày nào. Mệnh lệnh này cần được dóng lên một cách mạnh mẽ trong tâm hồn các con. Năm chuẩn bị cho cuộc tụ họp tại Rio trùng hợp với Năm Đức Tin, là năm bắt đầu với Thượng Hội Đồng Giám Mục chuyên bàn về “ việc tân phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Cha rất vui khi thấy các con, những người trẻ yêu quí, cũng tham dự vào cố gắng dấn thân truyền giáo này cùng với toàn thể Giáo Hội. Làm cho Chúa Kitô được biết đến là quà phúc quí giá nhất mà các con có thể tặng cho người khác.
1. Lời kêu gọi khẩn thiết
Lịch sử cho thấy nhiều người trẻ, qua việc hiến thân một cách quảng đại, đã đóng góp lớn lao ra sao cho Nước Thiên Chúa và việc phát triển thế giới nhờ việc công bố Tin Mừng. Lòng đầy hứng khởi, họ mang theo Tin Mừng của Tình Yêu Chúa được tỏ hiện nơi Chúa Kitô; họ sử dụng các phương thế và khả thể có thể có, là những phương thế và khả thể kém hơn so với các phương thế và khả thể hiện có của chúng ta ngày nay. Một điển hình xuất hiện trong đầu óc chúng ta là Chân Phúc José de Anchieta. Ngài là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi người Tây Ban Nha, thuộc thế kỷ 16, từng tới truyền giáo tại Brazil trước khi được 20 tuổi và đã trở thành vị tông đồ vĩ đại của Tân Thế Giới. Nhưng cha cũng nghĩ tới nhiều người trong chính các con từng hiến thân một cách quảng đại cho sứ mệnh của Giáo Hội. Cha đã thấy chứng cớ tuyệt vời của việc đó tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, nhất là trong buổi gặp gỡ các thiện nguyện viên.
Nhiều người trẻ ngày nay nghiêm chỉnh tự hỏi liệu cuộc đời có phải là một điều tốt đẹp hay không, và đã gặp nhiều thời khắc khó khăn trong việc dò tìm đường đi. Tuy nhiên, nói một cách chung hơn, người trẻ ngày nay nhìn vào các khó khăn của thế giới và tự hỏi: có điều gì tôi làm được không đây? Ánh sáng đức tin soi sáng cho những khoảnh khắc đen tối này. Nó giúp chúng ta hiểu ra rằng mọi cuộc sống nhân bản đều vô giá cả vì mỗi người chúng ta đều là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương mọi người, cả những ai rời xa Người hay bất kính đối với Người. Thiên Chúa chờ đợi một cách nhẫn nại. Quả thế, Thiên Chúa đã cho Con của Người chết và sống lại để giải phóng ta khỏi sự ác từ căn gốc. Chúa Kitô đã sai các môn đệ của Người ra đi đem sứ điệp cứu rỗi đầy hân hoan và sự sống mới này đến cho mọi người khắp mọi nơi.
Giáo Hội, khi tiếp tục sứ mệnh phúc âm hóa này, cũng trông vào các con. Những người trẻ yêu quí, các con là những nhà truyền giáo đầu tiên giữa những người cùng thời với các con! Vào cuối Công Đồng Vatican II, mà năm nay chúng ta đang mừng kỷ niệm 50 năm, Tôi Tớ của Chúa là Đức Phaolô VI đã gửi một sứ điệp cho tuổi trẻ thế giới. Sứ điệp này khởi đầu như sau: “Chính các con, thanh niên nam nữ của thế giới, là những người Công Đồng muốn gửi sứ điệp sau cùng của mình. Vì chính các con phải tiếp nhận ngọn đuốc từ tay các niên trưởng của các con và sống trong thế giới vào một thời kỳ có những biến đổi ồ ạt nhất chưa từng thấy trong lịch sử. Chính các con, một khi đã tiếp nhận gương sáng và lời dạy tốt đẹp nhất của cha mẹ và thầy dạy, các con sẽ lên khuôn cho xã hội ngày mai. Một là các con sẽ được cứu thoát, hai là sẽ bị diệt vong với nó”. Sứ điệp ấy kết thúc bằng những lời như sau: “Các con hãy hứng khởi xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta hiện có ngày nay!” (Sứ Điệp Cho Người Trẻ, 8 tháng 12, 1965).
Các bạn thân mến, lời mời gọi trên vẫn còn hợp thời. Chúng ta đang trải qua một thời kỳ hết sức đặc biệt trong lịch sử. Các tiến bộ kỹ thuật đã đem lại cho chúng ta các khả thể chưa từng có để tương tác giữa người với người và giữa các dân tộc với nhau. Nhưng việc hoàn cầu hóa các tương quan này sẽ chỉ tích cực và giúp thế giới tăng trưởng trong tình người nếu nó được đặt nền tảng trên tình yêu, chứ không trên chủ nghĩa duy vật. Tình yêu là điều duy nhất có thể đong đầy trái tim ta và đem con người lại với nhau. Thiên Chúa là tình yêu. Khi ta quên Thiên Chúa, ta sẽ đánh mất hy vọng và trở thành hết khả năng yêu người khác. Đó chính là lý do ta cần phải chứng thực sự hiện hữu của Thiên Chúa để người khác cảm nhận được sự hiện hữu ấy. Việc cứu rỗi nhân loại cũng như việc cứu rỗi mỗi người chúng ta tùy thuộc ở điều này. Ai hiểu được điều này chỉ có thể kêu lên với Thánh Phaolô rằng: “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).
2. Thành môn đệ Chúa Kitô
Ơn gọi truyền giáo này đến với các con cũng vì một lý do khác nữa, đó là nó cần cho chính cuộc hành trình bản thân của ta trong đức tin. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng: “đức tin được tăng cường khi được trao ban cho người khác!” (Redemptoris Missio, 2). Khi công bố Tin Mừng, chính các con lớn lên nhờ được bén rễ sâu hơn vào Chúa Kitô và được trưởng thành trong tư cách Kitô hữu. Dấn thân truyền giáo là chiều kích chủ yếu của đức tin. Ta không thể là tín hữu đích thật nếu không phúc âm hóa. Công bố Tin Mừng chỉ có thể là kết quả của niềm vui được gặp gỡ Chúa Kitô và thấy nơi Người nền đá để xây dựng đời ta. Khi các con cố gắng giúp đỡ người khác và công bố Tin Mừng cho họ, thì đời các con, một đời thường vỡ vụn vì mải mê hành động, sẽ tìm được thể thống nhất trong Chúa. Các con cũng sẽ xây đắp chính bản thân các con, sẽ lớn lên và trưởng thành trong tình người.
Là nhà truyền giáo, điều đó có nghĩa gì? Trên hết, nó có nghĩa là làm môn đệ Chúa Kitô. Là lắng nghe như mới lời mời gọi bước chân theo Người và hướng về Người: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Môn đệ là người chú tâm lắng nghe lời Chúa Giêsu (xem Lc 10:39), là người biết nhìn nhận rằng Chúa Giêsu là Thầy, là người yêu ta đến nỗi đã hiến mạng sống cho ta. Cho nên, mỗi người trong các con phải để mình được lời Chúa lên khuôn hàng ngày. Điều này sẽ biến các con thành bạn bè của Chúa Giêsu Kitô và làm ta có khả năng đưa dẫn những người trẻ khác về làm bằng hữu của Người.
Cha khuyến khích các con nghĩ tới các ơn phúc các con đã nhận được từ Chúa để đến lượt mình, các con có thể thông truyền chúng cho người khác. Các con hãy học cách đọc lại lịch sử đời mình. Các con hãy ý thức di sản tuyệt diệu từng được các thế hệ đi trước truyền lại cho các con. Có biết bao con người lòng đầy đức tin đã can đảm chuyển giao đức tin dù gặp thử thách và thiếu hiểu biết. Ta đừng bao giờ quên rằng ta là những móc xích trong sợi dây chuyền vĩ đại gồm những con người nam nữ từng thực hiện sứ vụ chuyển giao chân lý đức tin và mong chờ ta chuyển giao nó cho người khác. Làm một nhà truyền giáo giả thiết phải biết đến di sản ấy, tức đức tin của Giáo Hội. Điều cần thiết là các con phải biết điều mình tin, để có thể công bố chúng. Như cha đã viết trong bài dẫn nhập cuốn YouCat, tức Sách Giáo Lý cho Người Trẻ, mà Cha đã trao cho các con tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, “các con cần biết đức tin của mình một cách chính xác như một chuyên viên IT biết cách vận hành bên trong của một chiếc máy vi tính. Các con cần biết nó như một nhạc sĩ biết nhạc cụ ông ta trình diễn. Đúng thế, các con cần bén rễ sâu hơn vào đức tin, hơn thế hệ cha ông các con, để các con có thể đương đầu với các thách đố và cám dỗ của thời nay một cách mạnh bạo và cương quyết”.
3. Hãy ra đi!
Chúa Giêsu sai các con ra đi truyền giáo với mệnh lệnh sau: “Hãy đi khắp thế gian và công bố tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu rửa tội sẽ được cứu rỗi” (Mc 16:15-16). Phúc âm hóa là đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho người khác và giúp họ hiểu rằng Tin Mừng này là một con người, đó chính là Chúa Giêsu Kitô. Khi tôi gặp Người, khi tôi khám phá ra Thiên Chúa yêu thương và cứu rỗi tôi ra sao, tôi bắt đầu cảm thấy không những một ước muốn, mà còn là một nhu cầu phải làm cho Thiên Chúa được người khác biết đến nữa. Ở đầu Tin Mừng Thánh Gioan ta thấy Thánh Anrê, ngay sau khi gặp Chúa, đã vội chạy đi dẫn anh mình là Thánh Phêrô tới (xem Ga 1:40-42). Phúc âm hóa luôn bắt đầu với việc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Những người từng đến với Chúa Giêsu và cảm nhận được tình yêu của Người, lập tức muốn chia sẻ cái đẹp của cuộc gặp gỡ và niềm vui phát sinh từ tình bạn của Người. Càng biết Chúa Kitô, ta càng muốn nói về Người. Càng nói với Chúa Kitô, ta càng muốn nói về Người. Càng được Chúa Giêsu nắm giữ, ta càng muốn được tới gần Người hơn.
Qua Phép Rửa, là phép đem lại cho ta sự sống mới, Chúa Thánh Thần cư ngụ trong ta và nung đốt tâm trí ta. Người dạy ta cách biết Thiên Chúa và mỗi ngày mỗi bước sâu hơn vào tình bạn với Chúa Kitô. Chính Chúa Thánh Thần khuyến khích ta làm điều tốt, phục vụ người khác và biết hiến thân. Qua Phép Thêm Sức, ta được tăng cường bằng ơn Chúa Thánh Thần để ta có khả năng làm chứng cho Tin Mừng một cách mỗi ngày một trưởng thành hơn. Do đó, chính Chúa Thánh Thần của tình yêu là sức mạnh thúc đẩy đứng đàng sau việc truyền giáo của ta. Chúa Thánh Thần thúc giục ta ra khỏi con người mình và “ra đi” rao giảng Tin Mừng. Các người trẻ thân mến, các con hãy để mình được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa hướng dẫn. Hãy để tình yêu ấy thắng vượt khuynh hướng tự khóa kín mình trong thế giới riêng với các nan đề và thói quen riêng của các con. Hãy can đảm “ra ngoài” chính các con để “ra đi” hướng tới người khác và chỉ cho họ con đường gặp gỡ Thiên Chúa.
4. Tụ tập muôn dân
Chúa Kitô sống lại sai các môn đệ ra đi làm chứng cho sự hiện diện cứu rỗi của Người trước muôn dân, vì trong tình yêu vô bờ của Người, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, không ai bị sa mất. Qua lễ hy sinh đầy yêu thương trên thánh giá, Chúa Giêsu mở lối cho mọi người nam nữ nhận biết Thiên Chúa và bước vào hiệp thông yêu đương với Người. Người thiết lập một cộng đồng môn đệ để đem sứ điệp Tin Mừng đến tận cùng thế giới và vươn tới mọi người nam nữ thuộc mọi thời và mọi nơi. Ta hãy biến ước muốn của Thiên Chúa thành ước muốn của chính chúng ta!
Các bạn thân mến, các con hãy mở mắt và nhìn khắp chung quanh các con. Có biết bao người trẻ không còn nhìn thấy bất cứ ý nghĩa nào trong đời mình nữa. Các con hãy ra đi! Chúa Kitô cũng đang cần các con. Các con hãy để tình yêu của Người nắm lấy và kéo theo. Các con hãy phục vụ tình yêu bao la này, để tình yêu ấy với tới mọi người, nhất là những người “ở tận đàng xa kia”. Có những người ở xa về địa dư, nhưng có những người ở xa vì lối sống của họ chẳng còn chỗ nào dành cho Chúa cả. Có những người chưa đích thân tiếp nhận Tin Mừng, trong khi đó, có những người đã nhận được nó rồi, nhưng lại sống như thể Chúa chẳng bao giời hiện hữu cả. Ta hãy mở lòng ra với mọi người. Ta hãy bước vào đối thoại một cách đơn thành và tôn trọng. Nếu cuộc đối thoại này tiếp diễn trong tình bằng hữu đích thực, nó nhất định mang hoa trái. “Muôn dân” mà chúng ta được mời vuơn tới không phải chỉ là các nước khác trên thế giới. Chúng cũng là các phạm vi khác nhau của đời sống ta, như gia đình, cộng đoàn, noi học hành và làm việc, nhóm bằng hữu và những nơi ta sống những giờ rảnh rỗi. Việc hân hoan công bố Tin Mừng là nhằm tất cả các phạm vi của đời sống ta, không trừ phạm vi nào.
Cha muốn nhấn mạnh tới hai phạm vi trong đó, việc dấn thân truyền giáo của các con càng trở nên cần thiết hơn. Các người trẻ yêu quí, phạm vi đầu tiên là lãnh vực truyền thông xã hội, nhất là thế giới liên mạng. Như cha từng nhắc ở một dịp khác: “Tôi yêu cầu anh chị em đem các giá trị mà anh chị em vốn dùng làm căn bản xây dựng đời sống vào nền văn hóa của môi trường truyền thông và kỹ thuật thông tin mới mẻ này. […]Đặc biệt, các người trẻ, những người hầu như tự phát gắn bó với các phương tiện truyền thông mới, có nhiệm vụ nhận trách nhiệm phúc âm hóa ‘lục địa kỹ thuật số’ này” (Thông Điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 43, 24 tháng 5, 2009). Hãy học cách sử dụng các phương tiện này một cách khôn ngoan. Nên ý thức được các nguy hiềm ẩn tàng của chúng, nhất là nguy cơ nghiện ngập, lẫn lộn thế giới thực với thế giới ảo, và thay thế các tiếp xúc và đối thoại trực tiếp và có tính bản thân bằng các giao tiếp trên liên mạng.
Phạm vi thứ hai là phạm vi du lịch và di dân. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người trẻ đi du lịch, khi thì vì học hành và làm việc, khi thì để vui chơi. Cha cũng nghĩ tới các thời điểm di dân liên hệ đến cả hàng triệu người, thường rất trẻ. Họ tới các vùng hay quốc gia khác vì các lý do tài chánh hay xã hội. Cả ở đây, ta cũng tìm thấy dịp may đầy quan phòng để chia sẻ Tin Mừng. Các người trẻ thân mến, các con đừng sợ làm chứng cho đức tin của mình trong những khung cảnh như thế. Thật là một hồng phúc cho những người được các con gặp gỡ khi các con thông truyền cho họ niềm vui được gặp Chúa Kitô.
5. Làm họ thành môn đệ!
Cha nghĩ có lúc các con thấy khó có thể mời gọi người cùng thời cảm nhận đức tin. Các con từng thấy nhiều người trẻ, nhất là ở một thời điểm nào đó trong hành trình đời người, tuy muốn biết Chúa Kitô và sống các giá trị của Tin Mừng, nhưng lại cảm thấy không thỏa đáng và thiếu khả năng. Ta có thể làm gì được? Trước nhất, sự gần gũi và chứng tá của các con tự chúng sẽ là phương thế Thiên Chúa dùng để đánh động tâm hồn họ. Công bố Chúa Kitô không phải chỉ là chuyện nói năng, nhưng còn là điều gì đó có liên quan tới trọn đời sống ta và được diễn dịch thành dấu chỉ yêu thương. Chính tình yêu mà Chúa Kitô đổ vào tâm hồn ta làm ta thành các nhà rao giang Tin Mừng. Thành thử, tình yêu của ta phải mỗi ngày mỗi trở nên giống tình yêu của chính Chúa Kitô hơn. Như người Samaritanô nhân hậu, ta nên luôn sẵn sàng lưu tâm tới những người ta gặp gỡ, lắng nghe, hiểu biết và giúp đỡ. Bằng cách đó, ta mới có thể dẫn những người đang tìm kiếm chân lý và ý nghĩa trong đời tới nhà Chúa là Giáo Hội, nơi có hy vọng và cứu rỗi (xem Lc 10:29-37). Các bạn thân mến, đừng bao giờ quên rằng hành vi yêu thương đầu tiên mà các con có thể làm được cho người khác là chia sẻ nguồn hy vọng của chúng ta. Nếu ta không cho họ Thiên Chúa, là ta cho họ quá ít đấy! Chúa Giêsu truyền dạy các Tông Đồ rằng: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Phương thế chính để “làm muôn dân thành môn đệ” là qua Phép Rửa và giáo lý. Nghĩa là dẫn những người được ta phúc âm hóa tới chỗ gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống, trước hết trong lời Người nói và trong các bí tích. Nhờ cách này, họ sẽ tin vào Người, tiến tới chỗ biết Thiên Chúa và sống trong ơn thánh của Người. Cha muốn mỗi người các con tự hỏi mình: Có bao giờ tôi can đảm đề xuất Phép Rửa cho những người trẻ chưa lãnh nhận nó chưa? Có bao giờ tôi mời ai lên đường làm cuộc hành trình khám phá đức tin Kitô Giáo chưa? Các bạn thân mến, đừng sợ gợi ý để những người cùng trang cùng lứa như các con gặp gỡ Chúa Kitô. Các con hãy xin Chúa Thánh Thần giúp các con. Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho các con cách biết và yêu mến Chúa Kitô trọn vẹn hơn, và có óc sáng tạo trong việc truyền bá Tin Mừng.
6. Vững mạnh trong Đức Tin
Khi đối diện với các khó khăn trong sứ mệnh phúc âm hóa, có thể các con bị cám dỗ muốn nói rằng: “Ôi lạy Chúa, con đâu biết ăn nói ra sao, vì con chỉ là một thằng nhãi”. Nhưng Chúa bảo: “Đừng nói ‘con chỉ là một thằng nhãi’; vì con sẽ tới với mọi người Ta sai con tới” (Jer 1:6-7). Khi thấy mình thiếu thỏa đáng, thiếu khả năng và yếu đuối trong việc công bố và làm chứng cho đức tin, các con đừng sợ. Phúc âm hóa không phải là sáng kiến của riêng ta, và nó không tùy thuộc tài cán của riêng ta. Nó là lời đáp trả một cách trung thành và vâng phục đối với lời mời gọi của Thiên Chúa và do đó, nó không dựa vào sức mạnh của ta mà vào sức mạnh của Thiên Chúa. Thánh Phaolô biết điều này nhờ kinh nghiệm của chính ngài: “Nhưng chúng ta có được kho báu này trong chiếc hộp đất, để chứng tỏ rằng quyền năng siêu việt thuộc về Thiên Chúa chứ không thuộc về ta” (2 Cor 4:7).
Vì lý do trên, phúc âm hóa phát sinh từ cầu nguyện và được nâng đỡ nhờ cầu nguyện. Trước hết, ta phải nói với Thiên Chúa để có khả năng nói về Người. Trong cầu nguyện, ta phó thác những người ta được sai tới cho Chúa, xin Người đụng tới trái tim họ. Ta xin Chúa Thánh Thần biến ta thành khí cụ của Người để cứu rỗi họ. Ta xin Chúa Kitô đặt lời lẽ Người vào môi miệng ta và biến ta thành dấu chỉ tình yêu của Người. Một cách tổng quát hơn, ta cầu cho việc truyền giáo của toàn thể Giáo Hội, như chính Chúa Giêsu đã minh nhiên dạy ta: “Bởi thế, hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ gặt tới vụ gặt của Người” (Mt 9:38). Các con hãy tìm nơi Thánh Thể giếng khơi của đời sống đức tin và chứng tá Kitô Giáo, thường xuyên tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật và bất cứ lúc nào trong tuần khi các con có thể. Hãy thường xuyên tới gần bí tích Hòa Giải. Đó là một gặp gỡ rất đặc biệt với lòng từ nhân của Thiên Chúa trong đó, Người chào đón ta, tha thứ cho ta và đổi mới tâm hồn ta trong đức ái. Hãy cố gắng lãnh nhận bí tích Thêm Sức nếu các con chưa lãnh nhận, và chuẩn bị lãnh nhận bí tích này cách cẩn thận và đầy cam kết. Giống Phép Thánh Thề, Phép Thêm Sức là bí tích sai đi, vì nó đem lại cho ta sức mạnh và tình yêu của Chúa Thánh Thần để tuyên xưng đức tin cách không sợ hãi. Cha cũng khuyến khích các con thực hành việc thờ lạy Thánh Thể. Thì giờ dành cho việc lắng nghe và chuyện vãn với Chúa Giêsu ngự trong Phép Cực Thánh trở nên nguồn cho hứng khởi truyền giáo mới.
Nếu các con đi theo con đường này, chính Chúa Kitô sẽ ban cho các con khả năng hoàn toàn trung thành với lời của Người và làm chứng cho Người một cách trung thành và can đảm. Đôi khi, các con được mời gọi làm chứng cho dạ kiên trung của mình, nhất là lúc lời Chúa bị bác bỏ hay chống đối. Trong một số khu vực trên thế giới, một số các con đau khổ vì không thể làm chứng công khai cho đức tin của các con vào Chúa Kitô do việc thiếu tự do tôn giáo. Một số đã phải trả giá bằng chính mạng sống mình cho việc thuộc về Giáo Hội. Cha xin các con vững mạnh trong đức tin, tin tưởng rằng Chúa Kitô luôn ở bên các con trong mọi thử thách. Người cũng từng nói với các con rằng: “Phúc thay cho các con khi người sỉ vả và bách hại các con và vu khống đủ loại sấu xa chống lại các con vì danh Ta. Hãy hân hoan và vui mừng, vì phần thưởng của các con rất lớn ở trên trời”(Mt 5:11-12).
7. Với toàn thể Giáo Hội
Người trẻ thân mến, nếu các con muốn vững mạnh trong việc tuyên xưng đức tin Kitô Giáo tại bất cứ nơi nào các con được sai tới, các con cần có Giáo Hội. Không ai một mình có thể làm chứng cho Tin Mừng. Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi để cùng truyền giáo với nhau. Người nói với các ngài ở số nhiều khi bảo rằng “các con hãy làm muôn dân thành môn đệ”. Việc làm chứng của ta luôn luôn được đưa ra trong tư cách thành viên của cộng đồng Kitô Giáo, và sứ vụ của chúng ta chỉ có hiệu quả nhờ hiệp thông sống động trong Giáo Hội. Chính nhờ sự hợp nhất và tình yêu của chúng ta đối với nhau mà người khác nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô (xem Ga 13:35). Cha đội ơn Chúa vì công trình phúc âm hóa tuyệt diệu do các cộng đồng Kitô Giáo, các giáo xứ và phong trào trong Giáo Hội thực hiện. Hoa trái của việc phúc âm hóa này thuộc về toàn thể Giáo Hội. Như chính Chúa Giêsu từng phán: “Người gieo kẻ gặt” (Ga 4:37).
Ở đây, cha không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với công phúc lớn lao của các nhà truyền giáo, những người hiến cả đời mình cho việc công bố Tin Mừng tới tận cùng thế giới. Cha cũng cám ơn Chúa vì các linh mục và các vị tu trì, những người hiến trọn đời mình để Chúa Giêsu Kitô được công bố và yêu thương. Ở đây, cha muốn khuyến khích các người trẻ được Chúa kêu mời dấn thân một cách phấn khởi cho các ơn gọi này: “cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20:35). Với những người bỏ mọi sự theo Người, Chúa Giêsu hứa ban cho gấp trăm và ngoài ra còn cả sự sống đời đời nữa (xem Mt 19:29).
Cha cũng cảm tạ vì tất cả các giáo dân nam nữ đã cố gắng hết sức sống cuộc sống hằng ngày của họ như một cuộc truyền giáo, tại bất cứ nơi nào họ hiện diện, tại nhà hay tại nơi làm việc, để Chúa Kitô được yêu mến và phụng sự và để Nước Thiên Chúa lớn mạnh. Cha đặc biệt nghĩ tới tất cả những ai đang làm việc trong lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, chính trị và tài chánh, và trong nhiều lãnh vực khác của hình thức tông đồ giáo dân. Chúa Kitô cần sự dấn thân và làm chứng của các con. Đừng để việc gì, bất kể là khó khăn hay thiếu hiều biết, làm nản lòng các con, không để các con đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến bất cứ nơi nào có sự hiện diện của các con. Mỗi người các con là một mẩu quí giá trong bức tranh ghép vĩ đại của phúc âm hóa.
8. “Lạy Chúa, con đây!”
Cuối cùng, người trẻ thân mến, Cha muốn yêu cầu tất cả các con lắng nghe trong sâu thẳm tâm hồn lời Chúa Giêsu kêu gọi các con công bố Tin Mừng của Người. Như bức tượng vĩ đại Chúa Kitô Cứu Chuộc tại Rio de Janeiro đã chứng tỏ, trái tim Người luôn mở rộng yêu thương đối với mọi người và mỗi người, và đôi tay rộng mở của Người như muốn vươn tới tất cả. Chính các con hãy là trái tim và đôi tay của Chúa Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Người! Hãy là thế hệ các nhà truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và sự cởi mở đối với mọi người! Hãy theo gương các nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như Thánh Phanxicô Xavier và rất nhiều vị khác.
Lúc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, cha có chúc lành cho một số các bạn trẻ của nhiều lục địa khác nhau đang sắp sửa lên đường đi truyền giáo. Họ đại diện tất cả những bạn trẻ nào đang mô phỏng lời tiên tri Isaia mà thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con đây. Xin hãy sai con đi!” (Is 6:8). Giáo Hội tin tưởng nơi các con và Giáo Hội cám ơn các con vì niềm vui và nghị lực do các con đóng góp.
Các con hãy đại lượng sử dụng các tài năng của mình đẻ phục vụ việc công bố Tin Mừng! Chúng ta biết rằng Chúa Thánh Thần được ban cho những ai biết mở lòng mình ra cho việc công bố này. Và các con đừng sợ: Chúa Giêsu, Cứu Chúa của thế giới, luôn ở với chúng ta hàng ngày cho tới tận cùng thời gian (xem Mt 28:20).
Lời mời gọi này, lời mời gọi cha ngỏ với giới trẻ toàn thế giới, có một vang dội đặc biệt đối với các con, hỡi các người trẻ quí yêu của Châu Mỹ La Tinh! Trong Hội Nghị Toàn Thể lần thứ năm của các giám mục Châu Mỹ La Tinh tại Aparecida năm 2007, các giám mục đã phát động cuộc “truyền giáo lục địa”. Người trẻ tạo thành nhóm dân đông nhất của Nam Mỹ và họ là tài nguyên quan trọng và quí giá của Giáo Hội và của xã hội. Các con hãy lên tuyến đầu của các nhà truyền giáo! Giờ đây khi Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang trở về với Châu Mỹ La Tinh, cha yêu cầu các con, các người trẻ của lục địa, hãy thông truyền niềm phấn khởi đức tin của các con cho người cùng thời đến từ mọi châu lục!
Xin Đức Mẹ, Sao sáng của Tân Phúc Âm Hóa, Đấng mà chúng ta cũng kêu cầu dưới các danh hiệu Đức Mẹ Aparecida và Đức Mẹ Guadalupe, đồng hành với mỗi người các con trong sứ vụ làm chứng cho tình yêu Chúa của các con. Với tình âu yếm đặc biệt, cha ban phép lành Tông Tòa cho tất cả các con.
Toàn Văn Sứ Điệp
Các bạn thân mến
Cha hân hoan và âu yếm chào mừng tất cả các con. Cha chắc chắn rằng nhiều người chúng con từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid trở về càng “được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, vững vàng trong đức tin” (xem Cl 2:7) nhiều hơn. Năm nay, trong các giáo phận, chúng ta đã cử hành niềm vui được làm Kitô hữu, với chủ đề “Hãy luôn luôn hân hoan trong Chúa” (Pl 4:4). Và giờ đây, chúng ta chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới, sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 7 năm 2013.
Trước mọi việc khác, cha muốn mời gọi các con một lần nữa tham dự biến cố quan trọng này. Bức tượng thời danh Chúa Kitô Cứu Chuộc nhìn xuống kinh thành Brazil xinh đẹp sẽ là biểu tượng hùng hồn cho tất cả chúng ta. Hai tay giang rộng của Chúa Kitô là biểu hiệu Người muốn ôm lấy tất cả những ai đến với Người, và trái tim Người tượng trưng cho tấm tình yêu vô biên của Người đối với tất cả và mỗi một người trong các con. Hãy sáp gần lại Chúa Kitô! Hãy cảm nhận cuộc gặp gỡ này cùng với mọi người trẻ khác sẽ tựu về Rio tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới kế tiếp! Hãy chấp nhận tình yêu của Chúa Kitô và các con sẽ là các chứng nhân rất cần cho thế giới này.
Cha mời gọi các con chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro bằng cách suy niệm ngay từ bây giờ chủ đề của ngày hội: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ” (Mt 28:19). Đây là mệnh lệnh truyền giáo vĩ đại được Chúa Kitô ban cho toàn thể Giáo Hội, và ngày nay, hai ngàn năm sau, mệnh lệnh này vẫn khẩn trương như ngày nào. Mệnh lệnh này cần được dóng lên một cách mạnh mẽ trong tâm hồn các con. Năm chuẩn bị cho cuộc tụ họp tại Rio trùng hợp với Năm Đức Tin, là năm bắt đầu với Thượng Hội Đồng Giám Mục chuyên bàn về “ việc tân phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Cha rất vui khi thấy các con, những người trẻ yêu quí, cũng tham dự vào cố gắng dấn thân truyền giáo này cùng với toàn thể Giáo Hội. Làm cho Chúa Kitô được biết đến là quà phúc quí giá nhất mà các con có thể tặng cho người khác.
1. Lời kêu gọi khẩn thiết
Lịch sử cho thấy nhiều người trẻ, qua việc hiến thân một cách quảng đại, đã đóng góp lớn lao ra sao cho Nước Thiên Chúa và việc phát triển thế giới nhờ việc công bố Tin Mừng. Lòng đầy hứng khởi, họ mang theo Tin Mừng của Tình Yêu Chúa được tỏ hiện nơi Chúa Kitô; họ sử dụng các phương thế và khả thể có thể có, là những phương thế và khả thể kém hơn so với các phương thế và khả thể hiện có của chúng ta ngày nay. Một điển hình xuất hiện trong đầu óc chúng ta là Chân Phúc José de Anchieta. Ngài là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi người Tây Ban Nha, thuộc thế kỷ 16, từng tới truyền giáo tại Brazil trước khi được 20 tuổi và đã trở thành vị tông đồ vĩ đại của Tân Thế Giới. Nhưng cha cũng nghĩ tới nhiều người trong chính các con từng hiến thân một cách quảng đại cho sứ mệnh của Giáo Hội. Cha đã thấy chứng cớ tuyệt vời của việc đó tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, nhất là trong buổi gặp gỡ các thiện nguyện viên.
Nhiều người trẻ ngày nay nghiêm chỉnh tự hỏi liệu cuộc đời có phải là một điều tốt đẹp hay không, và đã gặp nhiều thời khắc khó khăn trong việc dò tìm đường đi. Tuy nhiên, nói một cách chung hơn, người trẻ ngày nay nhìn vào các khó khăn của thế giới và tự hỏi: có điều gì tôi làm được không đây? Ánh sáng đức tin soi sáng cho những khoảnh khắc đen tối này. Nó giúp chúng ta hiểu ra rằng mọi cuộc sống nhân bản đều vô giá cả vì mỗi người chúng ta đều là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương mọi người, cả những ai rời xa Người hay bất kính đối với Người. Thiên Chúa chờ đợi một cách nhẫn nại. Quả thế, Thiên Chúa đã cho Con của Người chết và sống lại để giải phóng ta khỏi sự ác từ căn gốc. Chúa Kitô đã sai các môn đệ của Người ra đi đem sứ điệp cứu rỗi đầy hân hoan và sự sống mới này đến cho mọi người khắp mọi nơi.
Giáo Hội, khi tiếp tục sứ mệnh phúc âm hóa này, cũng trông vào các con. Những người trẻ yêu quí, các con là những nhà truyền giáo đầu tiên giữa những người cùng thời với các con! Vào cuối Công Đồng Vatican II, mà năm nay chúng ta đang mừng kỷ niệm 50 năm, Tôi Tớ của Chúa là Đức Phaolô VI đã gửi một sứ điệp cho tuổi trẻ thế giới. Sứ điệp này khởi đầu như sau: “Chính các con, thanh niên nam nữ của thế giới, là những người Công Đồng muốn gửi sứ điệp sau cùng của mình. Vì chính các con phải tiếp nhận ngọn đuốc từ tay các niên trưởng của các con và sống trong thế giới vào một thời kỳ có những biến đổi ồ ạt nhất chưa từng thấy trong lịch sử. Chính các con, một khi đã tiếp nhận gương sáng và lời dạy tốt đẹp nhất của cha mẹ và thầy dạy, các con sẽ lên khuôn cho xã hội ngày mai. Một là các con sẽ được cứu thoát, hai là sẽ bị diệt vong với nó”. Sứ điệp ấy kết thúc bằng những lời như sau: “Các con hãy hứng khởi xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta hiện có ngày nay!” (Sứ Điệp Cho Người Trẻ, 8 tháng 12, 1965).
Các bạn thân mến, lời mời gọi trên vẫn còn hợp thời. Chúng ta đang trải qua một thời kỳ hết sức đặc biệt trong lịch sử. Các tiến bộ kỹ thuật đã đem lại cho chúng ta các khả thể chưa từng có để tương tác giữa người với người và giữa các dân tộc với nhau. Nhưng việc hoàn cầu hóa các tương quan này sẽ chỉ tích cực và giúp thế giới tăng trưởng trong tình người nếu nó được đặt nền tảng trên tình yêu, chứ không trên chủ nghĩa duy vật. Tình yêu là điều duy nhất có thể đong đầy trái tim ta và đem con người lại với nhau. Thiên Chúa là tình yêu. Khi ta quên Thiên Chúa, ta sẽ đánh mất hy vọng và trở thành hết khả năng yêu người khác. Đó chính là lý do ta cần phải chứng thực sự hiện hữu của Thiên Chúa để người khác cảm nhận được sự hiện hữu ấy. Việc cứu rỗi nhân loại cũng như việc cứu rỗi mỗi người chúng ta tùy thuộc ở điều này. Ai hiểu được điều này chỉ có thể kêu lên với Thánh Phaolô rằng: “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).
2. Thành môn đệ Chúa Kitô
Ơn gọi truyền giáo này đến với các con cũng vì một lý do khác nữa, đó là nó cần cho chính cuộc hành trình bản thân của ta trong đức tin. Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng: “đức tin được tăng cường khi được trao ban cho người khác!” (Redemptoris Missio, 2). Khi công bố Tin Mừng, chính các con lớn lên nhờ được bén rễ sâu hơn vào Chúa Kitô và được trưởng thành trong tư cách Kitô hữu. Dấn thân truyền giáo là chiều kích chủ yếu của đức tin. Ta không thể là tín hữu đích thật nếu không phúc âm hóa. Công bố Tin Mừng chỉ có thể là kết quả của niềm vui được gặp gỡ Chúa Kitô và thấy nơi Người nền đá để xây dựng đời ta. Khi các con cố gắng giúp đỡ người khác và công bố Tin Mừng cho họ, thì đời các con, một đời thường vỡ vụn vì mải mê hành động, sẽ tìm được thể thống nhất trong Chúa. Các con cũng sẽ xây đắp chính bản thân các con, sẽ lớn lên và trưởng thành trong tình người.
Là nhà truyền giáo, điều đó có nghĩa gì? Trên hết, nó có nghĩa là làm môn đệ Chúa Kitô. Là lắng nghe như mới lời mời gọi bước chân theo Người và hướng về Người: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Môn đệ là người chú tâm lắng nghe lời Chúa Giêsu (xem Lc 10:39), là người biết nhìn nhận rằng Chúa Giêsu là Thầy, là người yêu ta đến nỗi đã hiến mạng sống cho ta. Cho nên, mỗi người trong các con phải để mình được lời Chúa lên khuôn hàng ngày. Điều này sẽ biến các con thành bạn bè của Chúa Giêsu Kitô và làm ta có khả năng đưa dẫn những người trẻ khác về làm bằng hữu của Người.
Cha khuyến khích các con nghĩ tới các ơn phúc các con đã nhận được từ Chúa để đến lượt mình, các con có thể thông truyền chúng cho người khác. Các con hãy học cách đọc lại lịch sử đời mình. Các con hãy ý thức di sản tuyệt diệu từng được các thế hệ đi trước truyền lại cho các con. Có biết bao con người lòng đầy đức tin đã can đảm chuyển giao đức tin dù gặp thử thách và thiếu hiểu biết. Ta đừng bao giờ quên rằng ta là những móc xích trong sợi dây chuyền vĩ đại gồm những con người nam nữ từng thực hiện sứ vụ chuyển giao chân lý đức tin và mong chờ ta chuyển giao nó cho người khác. Làm một nhà truyền giáo giả thiết phải biết đến di sản ấy, tức đức tin của Giáo Hội. Điều cần thiết là các con phải biết điều mình tin, để có thể công bố chúng. Như cha đã viết trong bài dẫn nhập cuốn YouCat, tức Sách Giáo Lý cho Người Trẻ, mà Cha đã trao cho các con tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, “các con cần biết đức tin của mình một cách chính xác như một chuyên viên IT biết cách vận hành bên trong của một chiếc máy vi tính. Các con cần biết nó như một nhạc sĩ biết nhạc cụ ông ta trình diễn. Đúng thế, các con cần bén rễ sâu hơn vào đức tin, hơn thế hệ cha ông các con, để các con có thể đương đầu với các thách đố và cám dỗ của thời nay một cách mạnh bạo và cương quyết”.
3. Hãy ra đi!
Chúa Giêsu sai các con ra đi truyền giáo với mệnh lệnh sau: “Hãy đi khắp thế gian và công bố tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu rửa tội sẽ được cứu rỗi” (Mc 16:15-16). Phúc âm hóa là đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho người khác và giúp họ hiểu rằng Tin Mừng này là một con người, đó chính là Chúa Giêsu Kitô. Khi tôi gặp Người, khi tôi khám phá ra Thiên Chúa yêu thương và cứu rỗi tôi ra sao, tôi bắt đầu cảm thấy không những một ước muốn, mà còn là một nhu cầu phải làm cho Thiên Chúa được người khác biết đến nữa. Ở đầu Tin Mừng Thánh Gioan ta thấy Thánh Anrê, ngay sau khi gặp Chúa, đã vội chạy đi dẫn anh mình là Thánh Phêrô tới (xem Ga 1:40-42). Phúc âm hóa luôn bắt đầu với việc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Những người từng đến với Chúa Giêsu và cảm nhận được tình yêu của Người, lập tức muốn chia sẻ cái đẹp của cuộc gặp gỡ và niềm vui phát sinh từ tình bạn của Người. Càng biết Chúa Kitô, ta càng muốn nói về Người. Càng nói với Chúa Kitô, ta càng muốn nói về Người. Càng được Chúa Giêsu nắm giữ, ta càng muốn được tới gần Người hơn.
Qua Phép Rửa, là phép đem lại cho ta sự sống mới, Chúa Thánh Thần cư ngụ trong ta và nung đốt tâm trí ta. Người dạy ta cách biết Thiên Chúa và mỗi ngày mỗi bước sâu hơn vào tình bạn với Chúa Kitô. Chính Chúa Thánh Thần khuyến khích ta làm điều tốt, phục vụ người khác và biết hiến thân. Qua Phép Thêm Sức, ta được tăng cường bằng ơn Chúa Thánh Thần để ta có khả năng làm chứng cho Tin Mừng một cách mỗi ngày một trưởng thành hơn. Do đó, chính Chúa Thánh Thần của tình yêu là sức mạnh thúc đẩy đứng đàng sau việc truyền giáo của ta. Chúa Thánh Thần thúc giục ta ra khỏi con người mình và “ra đi” rao giảng Tin Mừng. Các người trẻ thân mến, các con hãy để mình được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa hướng dẫn. Hãy để tình yêu ấy thắng vượt khuynh hướng tự khóa kín mình trong thế giới riêng với các nan đề và thói quen riêng của các con. Hãy can đảm “ra ngoài” chính các con để “ra đi” hướng tới người khác và chỉ cho họ con đường gặp gỡ Thiên Chúa.
4. Tụ tập muôn dân
Chúa Kitô sống lại sai các môn đệ ra đi làm chứng cho sự hiện diện cứu rỗi của Người trước muôn dân, vì trong tình yêu vô bờ của Người, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, không ai bị sa mất. Qua lễ hy sinh đầy yêu thương trên thánh giá, Chúa Giêsu mở lối cho mọi người nam nữ nhận biết Thiên Chúa và bước vào hiệp thông yêu đương với Người. Người thiết lập một cộng đồng môn đệ để đem sứ điệp Tin Mừng đến tận cùng thế giới và vươn tới mọi người nam nữ thuộc mọi thời và mọi nơi. Ta hãy biến ước muốn của Thiên Chúa thành ước muốn của chính chúng ta!
Các bạn thân mến, các con hãy mở mắt và nhìn khắp chung quanh các con. Có biết bao người trẻ không còn nhìn thấy bất cứ ý nghĩa nào trong đời mình nữa. Các con hãy ra đi! Chúa Kitô cũng đang cần các con. Các con hãy để tình yêu của Người nắm lấy và kéo theo. Các con hãy phục vụ tình yêu bao la này, để tình yêu ấy với tới mọi người, nhất là những người “ở tận đàng xa kia”. Có những người ở xa về địa dư, nhưng có những người ở xa vì lối sống của họ chẳng còn chỗ nào dành cho Chúa cả. Có những người chưa đích thân tiếp nhận Tin Mừng, trong khi đó, có những người đã nhận được nó rồi, nhưng lại sống như thể Chúa chẳng bao giời hiện hữu cả. Ta hãy mở lòng ra với mọi người. Ta hãy bước vào đối thoại một cách đơn thành và tôn trọng. Nếu cuộc đối thoại này tiếp diễn trong tình bằng hữu đích thực, nó nhất định mang hoa trái. “Muôn dân” mà chúng ta được mời vuơn tới không phải chỉ là các nước khác trên thế giới. Chúng cũng là các phạm vi khác nhau của đời sống ta, như gia đình, cộng đoàn, noi học hành và làm việc, nhóm bằng hữu và những nơi ta sống những giờ rảnh rỗi. Việc hân hoan công bố Tin Mừng là nhằm tất cả các phạm vi của đời sống ta, không trừ phạm vi nào.
Cha muốn nhấn mạnh tới hai phạm vi trong đó, việc dấn thân truyền giáo của các con càng trở nên cần thiết hơn. Các người trẻ yêu quí, phạm vi đầu tiên là lãnh vực truyền thông xã hội, nhất là thế giới liên mạng. Như cha từng nhắc ở một dịp khác: “Tôi yêu cầu anh chị em đem các giá trị mà anh chị em vốn dùng làm căn bản xây dựng đời sống vào nền văn hóa của môi trường truyền thông và kỹ thuật thông tin mới mẻ này. […]Đặc biệt, các người trẻ, những người hầu như tự phát gắn bó với các phương tiện truyền thông mới, có nhiệm vụ nhận trách nhiệm phúc âm hóa ‘lục địa kỹ thuật số’ này” (Thông Điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 43, 24 tháng 5, 2009). Hãy học cách sử dụng các phương tiện này một cách khôn ngoan. Nên ý thức được các nguy hiềm ẩn tàng của chúng, nhất là nguy cơ nghiện ngập, lẫn lộn thế giới thực với thế giới ảo, và thay thế các tiếp xúc và đối thoại trực tiếp và có tính bản thân bằng các giao tiếp trên liên mạng.
Phạm vi thứ hai là phạm vi du lịch và di dân. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người trẻ đi du lịch, khi thì vì học hành và làm việc, khi thì để vui chơi. Cha cũng nghĩ tới các thời điểm di dân liên hệ đến cả hàng triệu người, thường rất trẻ. Họ tới các vùng hay quốc gia khác vì các lý do tài chánh hay xã hội. Cả ở đây, ta cũng tìm thấy dịp may đầy quan phòng để chia sẻ Tin Mừng. Các người trẻ thân mến, các con đừng sợ làm chứng cho đức tin của mình trong những khung cảnh như thế. Thật là một hồng phúc cho những người được các con gặp gỡ khi các con thông truyền cho họ niềm vui được gặp Chúa Kitô.
5. Làm họ thành môn đệ!
Cha nghĩ có lúc các con thấy khó có thể mời gọi người cùng thời cảm nhận đức tin. Các con từng thấy nhiều người trẻ, nhất là ở một thời điểm nào đó trong hành trình đời người, tuy muốn biết Chúa Kitô và sống các giá trị của Tin Mừng, nhưng lại cảm thấy không thỏa đáng và thiếu khả năng. Ta có thể làm gì được? Trước nhất, sự gần gũi và chứng tá của các con tự chúng sẽ là phương thế Thiên Chúa dùng để đánh động tâm hồn họ. Công bố Chúa Kitô không phải chỉ là chuyện nói năng, nhưng còn là điều gì đó có liên quan tới trọn đời sống ta và được diễn dịch thành dấu chỉ yêu thương. Chính tình yêu mà Chúa Kitô đổ vào tâm hồn ta làm ta thành các nhà rao giang Tin Mừng. Thành thử, tình yêu của ta phải mỗi ngày mỗi trở nên giống tình yêu của chính Chúa Kitô hơn. Như người Samaritanô nhân hậu, ta nên luôn sẵn sàng lưu tâm tới những người ta gặp gỡ, lắng nghe, hiểu biết và giúp đỡ. Bằng cách đó, ta mới có thể dẫn những người đang tìm kiếm chân lý và ý nghĩa trong đời tới nhà Chúa là Giáo Hội, nơi có hy vọng và cứu rỗi (xem Lc 10:29-37). Các bạn thân mến, đừng bao giờ quên rằng hành vi yêu thương đầu tiên mà các con có thể làm được cho người khác là chia sẻ nguồn hy vọng của chúng ta. Nếu ta không cho họ Thiên Chúa, là ta cho họ quá ít đấy! Chúa Giêsu truyền dạy các Tông Đồ rằng: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Phương thế chính để “làm muôn dân thành môn đệ” là qua Phép Rửa và giáo lý. Nghĩa là dẫn những người được ta phúc âm hóa tới chỗ gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống, trước hết trong lời Người nói và trong các bí tích. Nhờ cách này, họ sẽ tin vào Người, tiến tới chỗ biết Thiên Chúa và sống trong ơn thánh của Người. Cha muốn mỗi người các con tự hỏi mình: Có bao giờ tôi can đảm đề xuất Phép Rửa cho những người trẻ chưa lãnh nhận nó chưa? Có bao giờ tôi mời ai lên đường làm cuộc hành trình khám phá đức tin Kitô Giáo chưa? Các bạn thân mến, đừng sợ gợi ý để những người cùng trang cùng lứa như các con gặp gỡ Chúa Kitô. Các con hãy xin Chúa Thánh Thần giúp các con. Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho các con cách biết và yêu mến Chúa Kitô trọn vẹn hơn, và có óc sáng tạo trong việc truyền bá Tin Mừng.
6. Vững mạnh trong Đức Tin
Khi đối diện với các khó khăn trong sứ mệnh phúc âm hóa, có thể các con bị cám dỗ muốn nói rằng: “Ôi lạy Chúa, con đâu biết ăn nói ra sao, vì con chỉ là một thằng nhãi”. Nhưng Chúa bảo: “Đừng nói ‘con chỉ là một thằng nhãi’; vì con sẽ tới với mọi người Ta sai con tới” (Jer 1:6-7). Khi thấy mình thiếu thỏa đáng, thiếu khả năng và yếu đuối trong việc công bố và làm chứng cho đức tin, các con đừng sợ. Phúc âm hóa không phải là sáng kiến của riêng ta, và nó không tùy thuộc tài cán của riêng ta. Nó là lời đáp trả một cách trung thành và vâng phục đối với lời mời gọi của Thiên Chúa và do đó, nó không dựa vào sức mạnh của ta mà vào sức mạnh của Thiên Chúa. Thánh Phaolô biết điều này nhờ kinh nghiệm của chính ngài: “Nhưng chúng ta có được kho báu này trong chiếc hộp đất, để chứng tỏ rằng quyền năng siêu việt thuộc về Thiên Chúa chứ không thuộc về ta” (2 Cor 4:7).
Vì lý do trên, phúc âm hóa phát sinh từ cầu nguyện và được nâng đỡ nhờ cầu nguyện. Trước hết, ta phải nói với Thiên Chúa để có khả năng nói về Người. Trong cầu nguyện, ta phó thác những người ta được sai tới cho Chúa, xin Người đụng tới trái tim họ. Ta xin Chúa Thánh Thần biến ta thành khí cụ của Người để cứu rỗi họ. Ta xin Chúa Kitô đặt lời lẽ Người vào môi miệng ta và biến ta thành dấu chỉ tình yêu của Người. Một cách tổng quát hơn, ta cầu cho việc truyền giáo của toàn thể Giáo Hội, như chính Chúa Giêsu đã minh nhiên dạy ta: “Bởi thế, hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ gặt tới vụ gặt của Người” (Mt 9:38). Các con hãy tìm nơi Thánh Thể giếng khơi của đời sống đức tin và chứng tá Kitô Giáo, thường xuyên tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật và bất cứ lúc nào trong tuần khi các con có thể. Hãy thường xuyên tới gần bí tích Hòa Giải. Đó là một gặp gỡ rất đặc biệt với lòng từ nhân của Thiên Chúa trong đó, Người chào đón ta, tha thứ cho ta và đổi mới tâm hồn ta trong đức ái. Hãy cố gắng lãnh nhận bí tích Thêm Sức nếu các con chưa lãnh nhận, và chuẩn bị lãnh nhận bí tích này cách cẩn thận và đầy cam kết. Giống Phép Thánh Thề, Phép Thêm Sức là bí tích sai đi, vì nó đem lại cho ta sức mạnh và tình yêu của Chúa Thánh Thần để tuyên xưng đức tin cách không sợ hãi. Cha cũng khuyến khích các con thực hành việc thờ lạy Thánh Thể. Thì giờ dành cho việc lắng nghe và chuyện vãn với Chúa Giêsu ngự trong Phép Cực Thánh trở nên nguồn cho hứng khởi truyền giáo mới.
Nếu các con đi theo con đường này, chính Chúa Kitô sẽ ban cho các con khả năng hoàn toàn trung thành với lời của Người và làm chứng cho Người một cách trung thành và can đảm. Đôi khi, các con được mời gọi làm chứng cho dạ kiên trung của mình, nhất là lúc lời Chúa bị bác bỏ hay chống đối. Trong một số khu vực trên thế giới, một số các con đau khổ vì không thể làm chứng công khai cho đức tin của các con vào Chúa Kitô do việc thiếu tự do tôn giáo. Một số đã phải trả giá bằng chính mạng sống mình cho việc thuộc về Giáo Hội. Cha xin các con vững mạnh trong đức tin, tin tưởng rằng Chúa Kitô luôn ở bên các con trong mọi thử thách. Người cũng từng nói với các con rằng: “Phúc thay cho các con khi người sỉ vả và bách hại các con và vu khống đủ loại sấu xa chống lại các con vì danh Ta. Hãy hân hoan và vui mừng, vì phần thưởng của các con rất lớn ở trên trời”(Mt 5:11-12).
7. Với toàn thể Giáo Hội
Người trẻ thân mến, nếu các con muốn vững mạnh trong việc tuyên xưng đức tin Kitô Giáo tại bất cứ nơi nào các con được sai tới, các con cần có Giáo Hội. Không ai một mình có thể làm chứng cho Tin Mừng. Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi để cùng truyền giáo với nhau. Người nói với các ngài ở số nhiều khi bảo rằng “các con hãy làm muôn dân thành môn đệ”. Việc làm chứng của ta luôn luôn được đưa ra trong tư cách thành viên của cộng đồng Kitô Giáo, và sứ vụ của chúng ta chỉ có hiệu quả nhờ hiệp thông sống động trong Giáo Hội. Chính nhờ sự hợp nhất và tình yêu của chúng ta đối với nhau mà người khác nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô (xem Ga 13:35). Cha đội ơn Chúa vì công trình phúc âm hóa tuyệt diệu do các cộng đồng Kitô Giáo, các giáo xứ và phong trào trong Giáo Hội thực hiện. Hoa trái của việc phúc âm hóa này thuộc về toàn thể Giáo Hội. Như chính Chúa Giêsu từng phán: “Người gieo kẻ gặt” (Ga 4:37).
Ở đây, cha không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với công phúc lớn lao của các nhà truyền giáo, những người hiến cả đời mình cho việc công bố Tin Mừng tới tận cùng thế giới. Cha cũng cám ơn Chúa vì các linh mục và các vị tu trì, những người hiến trọn đời mình để Chúa Giêsu Kitô được công bố và yêu thương. Ở đây, cha muốn khuyến khích các người trẻ được Chúa kêu mời dấn thân một cách phấn khởi cho các ơn gọi này: “cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20:35). Với những người bỏ mọi sự theo Người, Chúa Giêsu hứa ban cho gấp trăm và ngoài ra còn cả sự sống đời đời nữa (xem Mt 19:29).
Cha cũng cảm tạ vì tất cả các giáo dân nam nữ đã cố gắng hết sức sống cuộc sống hằng ngày của họ như một cuộc truyền giáo, tại bất cứ nơi nào họ hiện diện, tại nhà hay tại nơi làm việc, để Chúa Kitô được yêu mến và phụng sự và để Nước Thiên Chúa lớn mạnh. Cha đặc biệt nghĩ tới tất cả những ai đang làm việc trong lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, chính trị và tài chánh, và trong nhiều lãnh vực khác của hình thức tông đồ giáo dân. Chúa Kitô cần sự dấn thân và làm chứng của các con. Đừng để việc gì, bất kể là khó khăn hay thiếu hiều biết, làm nản lòng các con, không để các con đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến bất cứ nơi nào có sự hiện diện của các con. Mỗi người các con là một mẩu quí giá trong bức tranh ghép vĩ đại của phúc âm hóa.
8. “Lạy Chúa, con đây!”
Cuối cùng, người trẻ thân mến, Cha muốn yêu cầu tất cả các con lắng nghe trong sâu thẳm tâm hồn lời Chúa Giêsu kêu gọi các con công bố Tin Mừng của Người. Như bức tượng vĩ đại Chúa Kitô Cứu Chuộc tại Rio de Janeiro đã chứng tỏ, trái tim Người luôn mở rộng yêu thương đối với mọi người và mỗi người, và đôi tay rộng mở của Người như muốn vươn tới tất cả. Chính các con hãy là trái tim và đôi tay của Chúa Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Người! Hãy là thế hệ các nhà truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và sự cởi mở đối với mọi người! Hãy theo gương các nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như Thánh Phanxicô Xavier và rất nhiều vị khác.
Lúc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, cha có chúc lành cho một số các bạn trẻ của nhiều lục địa khác nhau đang sắp sửa lên đường đi truyền giáo. Họ đại diện tất cả những bạn trẻ nào đang mô phỏng lời tiên tri Isaia mà thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con đây. Xin hãy sai con đi!” (Is 6:8). Giáo Hội tin tưởng nơi các con và Giáo Hội cám ơn các con vì niềm vui và nghị lực do các con đóng góp.
Các con hãy đại lượng sử dụng các tài năng của mình đẻ phục vụ việc công bố Tin Mừng! Chúng ta biết rằng Chúa Thánh Thần được ban cho những ai biết mở lòng mình ra cho việc công bố này. Và các con đừng sợ: Chúa Giêsu, Cứu Chúa của thế giới, luôn ở với chúng ta hàng ngày cho tới tận cùng thời gian (xem Mt 28:20).
Lời mời gọi này, lời mời gọi cha ngỏ với giới trẻ toàn thế giới, có một vang dội đặc biệt đối với các con, hỡi các người trẻ quí yêu của Châu Mỹ La Tinh! Trong Hội Nghị Toàn Thể lần thứ năm của các giám mục Châu Mỹ La Tinh tại Aparecida năm 2007, các giám mục đã phát động cuộc “truyền giáo lục địa”. Người trẻ tạo thành nhóm dân đông nhất của Nam Mỹ và họ là tài nguyên quan trọng và quí giá của Giáo Hội và của xã hội. Các con hãy lên tuyến đầu của các nhà truyền giáo! Giờ đây khi Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang trở về với Châu Mỹ La Tinh, cha yêu cầu các con, các người trẻ của lục địa, hãy thông truyền niềm phấn khởi đức tin của các con cho người cùng thời đến từ mọi châu lục!
Xin Đức Mẹ, Sao sáng của Tân Phúc Âm Hóa, Đấng mà chúng ta cũng kêu cầu dưới các danh hiệu Đức Mẹ Aparecida và Đức Mẹ Guadalupe, đồng hành với mỗi người các con trong sứ vụ làm chứng cho tình yêu Chúa của các con. Với tình âu yếm đặc biệt, cha ban phép lành Tông Tòa cho tất cả các con.
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô: Công Việc của Chúa Thánh Thần
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:02 16/05/2013
“Chân lý của Đức Kitô, mà Chúa Thánh Thần dạy chúng ta và ban cho chúng ta, phải mãi mãi và hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 15 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay tôi muốn tập trung vào hành động mà Chúa Thánh Thần thực hiện trong việc hướng dẫn Hội Thánh và mỗi người chúng ta đến Chân Lý. Chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: Chúa Thánh Thần “sẽ dẫn các con đến toàn thể chân lý” (Ga 16:13), chính Ngài là “Thần Khí Chân Lý” (x. Ga 14:17; 15:26, 16:13).
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà trong đó người ta một phần nào hoài nghi về Chân Lý. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói nhiều lần về thuyết tương đối, tức là khuynh hướng tin rằng không có gì là chung quyết, và nghĩ rằng chân lý phát sinh từ sự đồng thuãn hoặc từ những gì chúng ta muốn. Câu hỏi được đặt ra là: thực sự có “chân lý” không? Chân lý là gì? Chúng ta có thể biết nó không? Chúng ta có thể tìm thấy nó không? Ở đây tôi nhớ đến câu hỏi của Thủ Hiến Phongxiô Philatô khi Chúa Giêsu tiết lộ cho ông ý nghĩa sâu xa của sứ mệnh của Người: “Chân lý là gì?” (Ga 18:37.38). Philatô không hiểu rằng “Chân lý’ đang ở trước mặt ông, ông không thể nhìn thấy trong Chúa Giêsu dung nhan của Chân Lý, là dung nhan của Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu chính là Chân Lý: Chân Lý “đã trở thành nhục thể”, trong thời viên mãn, (Ga 1,1.14), đã đến giữa chúng ta để chúng ta biết Chân Lý ấy. Không thể nắm bắt Chân Lý như nắm bắt một sự vật. Chân Lý phải được gặp gỡ. Nó không phải là một vật sở hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị.
Nhưng ai sẽ làm cho chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu là “Lời” Chân Lý, Con Một Đức Chúa Cha? Thánh Phaolô dạy rằng “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’ nếu không được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12:3). Chính Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng làm cho chúng ta nhận ra Chân Lý. Chúa Giêsu gọi Ngài là “Đấng Bảo Trợ”, nghĩa là “một Đấng đến để giúp đỡ chúng ta”, Đấng đứng về phía chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình đến hiểu biết; và trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ dạy các ông mọi sự và nhắc nhở các ông những điều mà Người đã nói (x. Ga 14:26).
Như thế hành động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta và trong đời sống Hội Thánh để hướng dẫn chúng ta đến Chân Lý là gì? Trước hết, Ngài nhắc nhở và ghi khắc trong tâm hồn các tín hữu những lời mà Chúa Giêsu đã nói, và chính qua những lời này, Lề Luật của Thiên Chúa - như đã được các ngôn sứ của Cựu Ước công bố - được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta và trở nên trong chúng ta một nguyên tắc để đánh giá những lựa chọn và hướng dẫn trong những hành động hàng ngày, nó trở nên một nguyên tắc của đời sống. Lời tiên tri cả thể của ngôn sứ Edêkiel được nên trọn: “Ta sẽ thanh tẩy các ngươi khỏi mọi ô uế và mọi ngẫu tượng của các ngươi, Ta sẽ ban cho các ngươi một quả tim mới, và đặt trong các ngươi một tinh thần mới... Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta trong các ngươi, và làm cho các ngươi sống theo giới luật của Ta, và tuân giữ cùng thực hành các phán quyết của Ta” (36:25-27). Thực ra, các hành động của chúng ta được nảy sinh từ chính tận thâm tâm chúng ta: chính quả tim cần phải được hoán cải trở về với Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần biến đổi nó nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài.
Vậy, Chúa Thánh Thần, như Chúa Giêsu đã hứa, hướng dẫn chúng ta “vào tất cả Chân Lý” (Ga 16:13); Ngài không những chỉ giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, sự viên mãn của Chân Lý, mà còn hướng dẫn chúng ta “vào” Chân Lý, làm cho chúng ta đi vào sự hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Giêsu, cho chúng ta hiểu biết về những gì thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta không thể đạt được điều này bằng sức riêng của mình. Nếu Thiên Chúa không soi sáng nội tâm chúng ta, việc làm Kitô hữu của chúng ta sẽ hời hợt. Truyền Thống của Hội Thánh khẳng định rằng Thần Chân Lý hoạt đông trong tâm hồn chúng ta bằng cách làm dậy lên “cảm thức đức tin” (sensus fidei) này, mà qua đó, như Công đồng Vaticanô II xác quyết, Dân Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, gắn bó bền chặt với đức tin được truyền lại, và đào sâu nó bằng phán đoán đúng, cùng áp dụng nó cách trọn vẹn hơn trong đời sống (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 12). Chúng ta hãy tự hỏi: tôi có mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, tôi có cầu xin Ngài ban cho tôi ánh sáng, làm cho tôi nhạy cảm hơn với những gì thuộc về Thiên Chú không? Đây là một kinh nguyện mà chúng ta cần phải đọc mỗi ngày: “Lạy Chúa Thánh Thần xin làm cho tâm hồn con mở ra cho Lời Chúa, cho tâm hồn con mở ra cho sự thiện, cho tâm hồn con mở ra cho vẻ đẹp của Thiên Chúa mỗi ngày.” Tôi muốn đề ra một câu hỏi cho tất cả mọi người: có bao nhiêu người trong anh chị em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mỗi ngày? Có lẽ là ít người, nhưng chúng ta phải đáp ứng mong muốn này của Chúa Giêsu và cầu nguyện mỗi ngày cùng Chúa Thánh Thần, ngõ hầu Ngài mở rộng tâm hồn chúng ta ra cho Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy nghĩ đến Đức Mẹ Maria là Đấng “đã giữ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19.51). Sự đón nhận những lời và những chân lý đức tin để chúng có thể trở nên sự sống, xảy ra và phát triển dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Theo nghĩa này, chúng ta phải học từ Đức Mẹ Maria, sống lại lời “xin vâng” của Mẹ, hoàn toàn sẵn lòng đón nhận Con Thiên Chúa vào cuộc đời Mẹ, mà từ giây phút ấy cuộc đời Mẹ đã được biến đổi. Nhờ Chúa Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con đến ở với chúng ta; chúng ta sống trong Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa. Nhưng cuộc sống của Chúng ta có thực sự được sinh động hóa bởi Thiên Chúa không? Chúng ta đặt bao nhiêu điều lên trước Thiên Chúa?
Anh chị em thân mến, chúng ta cần phải để cho mình được tràn ngập bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, để Ngài đưa chúng ta vào Chân Lý của Thiên Chúa, Đấng là Chúa duy nhất của cuộc đời chúng ta. Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy tự hỏi mình xem chúng ta đã đi những bước cụ thể nào để biết thêm về Đức Kitô và Chân Lý đức tin, qua việc đọc và suy niệm Thánh Kinh, học Giáo lý, và trung thành tiếp cận các Bí Tích. Nhưng đồng thời cũng hãy tự hỏi xem chúng ta đã đi những bước nào để làm cho đức tin hướng dẫn toàn thể cuộc đời chúng ta. Một người không thể là một Kitô hữu “bán thời gian”, ở những thời điểm nào đó, trong những hoàn cảnh nào đó, trong một số chọn lựa. Một người không thể là một Kitô hữu như thế. Một người là Kitô hữu trong mọi gây phút! Toàn diện! Chân lý của Đức Kitô, mà Chúa Thánh Thần dạy chúng ta và ban cho chúng ta, phải mãi mãi và hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài thường xuyên hơn, để Ngài hướng dẫn chúng ta trên con đường làm môn đệ của Đức Kitô. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài mỗi ngày. Tôi đề nghị cùng anh chị em điều này: chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần mỗi ngày, để Chúa Thánh Thần đem chúng ta đến gần Đức Chúa Giêsu Kitô hơn.
http://giaoy.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 15 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay tôi muốn tập trung vào hành động mà Chúa Thánh Thần thực hiện trong việc hướng dẫn Hội Thánh và mỗi người chúng ta đến Chân Lý. Chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: Chúa Thánh Thần “sẽ dẫn các con đến toàn thể chân lý” (Ga 16:13), chính Ngài là “Thần Khí Chân Lý” (x. Ga 14:17; 15:26, 16:13).
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà trong đó người ta một phần nào hoài nghi về Chân Lý. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói nhiều lần về thuyết tương đối, tức là khuynh hướng tin rằng không có gì là chung quyết, và nghĩ rằng chân lý phát sinh từ sự đồng thuãn hoặc từ những gì chúng ta muốn. Câu hỏi được đặt ra là: thực sự có “chân lý” không? Chân lý là gì? Chúng ta có thể biết nó không? Chúng ta có thể tìm thấy nó không? Ở đây tôi nhớ đến câu hỏi của Thủ Hiến Phongxiô Philatô khi Chúa Giêsu tiết lộ cho ông ý nghĩa sâu xa của sứ mệnh của Người: “Chân lý là gì?” (Ga 18:37.38). Philatô không hiểu rằng “Chân lý’ đang ở trước mặt ông, ông không thể nhìn thấy trong Chúa Giêsu dung nhan của Chân Lý, là dung nhan của Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu chính là Chân Lý: Chân Lý “đã trở thành nhục thể”, trong thời viên mãn, (Ga 1,1.14), đã đến giữa chúng ta để chúng ta biết Chân Lý ấy. Không thể nắm bắt Chân Lý như nắm bắt một sự vật. Chân Lý phải được gặp gỡ. Nó không phải là một vật sở hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị.
Nhưng ai sẽ làm cho chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu là “Lời” Chân Lý, Con Một Đức Chúa Cha? Thánh Phaolô dạy rằng “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’ nếu không được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12:3). Chính Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng làm cho chúng ta nhận ra Chân Lý. Chúa Giêsu gọi Ngài là “Đấng Bảo Trợ”, nghĩa là “một Đấng đến để giúp đỡ chúng ta”, Đấng đứng về phía chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình đến hiểu biết; và trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ dạy các ông mọi sự và nhắc nhở các ông những điều mà Người đã nói (x. Ga 14:26).
Như thế hành động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta và trong đời sống Hội Thánh để hướng dẫn chúng ta đến Chân Lý là gì? Trước hết, Ngài nhắc nhở và ghi khắc trong tâm hồn các tín hữu những lời mà Chúa Giêsu đã nói, và chính qua những lời này, Lề Luật của Thiên Chúa - như đã được các ngôn sứ của Cựu Ước công bố - được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta và trở nên trong chúng ta một nguyên tắc để đánh giá những lựa chọn và hướng dẫn trong những hành động hàng ngày, nó trở nên một nguyên tắc của đời sống. Lời tiên tri cả thể của ngôn sứ Edêkiel được nên trọn: “Ta sẽ thanh tẩy các ngươi khỏi mọi ô uế và mọi ngẫu tượng của các ngươi, Ta sẽ ban cho các ngươi một quả tim mới, và đặt trong các ngươi một tinh thần mới... Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta trong các ngươi, và làm cho các ngươi sống theo giới luật của Ta, và tuân giữ cùng thực hành các phán quyết của Ta” (36:25-27). Thực ra, các hành động của chúng ta được nảy sinh từ chính tận thâm tâm chúng ta: chính quả tim cần phải được hoán cải trở về với Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần biến đổi nó nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài.
Vậy, Chúa Thánh Thần, như Chúa Giêsu đã hứa, hướng dẫn chúng ta “vào tất cả Chân Lý” (Ga 16:13); Ngài không những chỉ giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, sự viên mãn của Chân Lý, mà còn hướng dẫn chúng ta “vào” Chân Lý, làm cho chúng ta đi vào sự hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Giêsu, cho chúng ta hiểu biết về những gì thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta không thể đạt được điều này bằng sức riêng của mình. Nếu Thiên Chúa không soi sáng nội tâm chúng ta, việc làm Kitô hữu của chúng ta sẽ hời hợt. Truyền Thống của Hội Thánh khẳng định rằng Thần Chân Lý hoạt đông trong tâm hồn chúng ta bằng cách làm dậy lên “cảm thức đức tin” (sensus fidei) này, mà qua đó, như Công đồng Vaticanô II xác quyết, Dân Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, gắn bó bền chặt với đức tin được truyền lại, và đào sâu nó bằng phán đoán đúng, cùng áp dụng nó cách trọn vẹn hơn trong đời sống (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 12). Chúng ta hãy tự hỏi: tôi có mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, tôi có cầu xin Ngài ban cho tôi ánh sáng, làm cho tôi nhạy cảm hơn với những gì thuộc về Thiên Chú không? Đây là một kinh nguyện mà chúng ta cần phải đọc mỗi ngày: “Lạy Chúa Thánh Thần xin làm cho tâm hồn con mở ra cho Lời Chúa, cho tâm hồn con mở ra cho sự thiện, cho tâm hồn con mở ra cho vẻ đẹp của Thiên Chúa mỗi ngày.” Tôi muốn đề ra một câu hỏi cho tất cả mọi người: có bao nhiêu người trong anh chị em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mỗi ngày? Có lẽ là ít người, nhưng chúng ta phải đáp ứng mong muốn này của Chúa Giêsu và cầu nguyện mỗi ngày cùng Chúa Thánh Thần, ngõ hầu Ngài mở rộng tâm hồn chúng ta ra cho Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy nghĩ đến Đức Mẹ Maria là Đấng “đã giữ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19.51). Sự đón nhận những lời và những chân lý đức tin để chúng có thể trở nên sự sống, xảy ra và phát triển dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Theo nghĩa này, chúng ta phải học từ Đức Mẹ Maria, sống lại lời “xin vâng” của Mẹ, hoàn toàn sẵn lòng đón nhận Con Thiên Chúa vào cuộc đời Mẹ, mà từ giây phút ấy cuộc đời Mẹ đã được biến đổi. Nhờ Chúa Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con đến ở với chúng ta; chúng ta sống trong Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa. Nhưng cuộc sống của Chúng ta có thực sự được sinh động hóa bởi Thiên Chúa không? Chúng ta đặt bao nhiêu điều lên trước Thiên Chúa?
Anh chị em thân mến, chúng ta cần phải để cho mình được tràn ngập bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, để Ngài đưa chúng ta vào Chân Lý của Thiên Chúa, Đấng là Chúa duy nhất của cuộc đời chúng ta. Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy tự hỏi mình xem chúng ta đã đi những bước cụ thể nào để biết thêm về Đức Kitô và Chân Lý đức tin, qua việc đọc và suy niệm Thánh Kinh, học Giáo lý, và trung thành tiếp cận các Bí Tích. Nhưng đồng thời cũng hãy tự hỏi xem chúng ta đã đi những bước nào để làm cho đức tin hướng dẫn toàn thể cuộc đời chúng ta. Một người không thể là một Kitô hữu “bán thời gian”, ở những thời điểm nào đó, trong những hoàn cảnh nào đó, trong một số chọn lựa. Một người không thể là một Kitô hữu như thế. Một người là Kitô hữu trong mọi gây phút! Toàn diện! Chân lý của Đức Kitô, mà Chúa Thánh Thần dạy chúng ta và ban cho chúng ta, phải mãi mãi và hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài thường xuyên hơn, để Ngài hướng dẫn chúng ta trên con đường làm môn đệ của Đức Kitô. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài mỗi ngày. Tôi đề nghị cùng anh chị em điều này: chúng ta hãy khẩn cầu Chúa Thánh Thần mỗi ngày, để Chúa Thánh Thần đem chúng ta đến gần Đức Chúa Giêsu Kitô hơn.
http://giaoy.org/vn/
ĐGH: Hàng giáo sỹ phải là chủ chiên, chứ không phải chó sói
Xứ Phúc
19:48 16/05/2013
Hàng giáo sỹ phải là chủ chiên, chứ không phải chó sói
Diễn từ của ĐGH Phanxicô tại đại sảnh ĐGH Phaolô VI ngày 16/05/2013: Giáo sỹ phải trở nên mục tử, chứ không phải chó sói
ĐGH Phanxicô vào Thứ Tư vừa qua đã nhắc các giám mục và linh mục phải cẩn thận tránh xa cám dỗ, để có thể trở nên mục tử hữu hiệu, bảo vệ đàn chiên họ khỏi nguy hiểm. Ngài nói: “vì nếu chúng ta đi với người giàu, là chúng ta đang đi về phía hư vô, chúng ta sẽ trở thành chó sói, chứ không phải người chăn chiên. Ngài cũng thúc dục tín hữu Công giáo cầu nguyện cho giám mục và linh mục.
Trong bài giảng ngày 15/5 tại nguyện đường trong dinh thự Domus Sanctae Marthae ĐGH đề cập: “Giám mục không phải là giám mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, linh mục không là linh mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài để bảo vệ họ khỏi chó sói.”
Ngài nói, khi giám mục và linh mục làm được điều này là họ đang nuôi dưỡng “mối tương quan của sự bảo vệ và tình yêu” giữa Thiên Chúa và mục tử và giữa mục tử và giáo dân. Ngài khẳng định điều này thể hiện “tình yêu đích thực” hiệp nhất Hội thánh.
ĐGH đã dựa trên sách Tông đồ công vụ, đoạn thánh Phaolô cổ võ giáo hội Êphêsô bảo vệ chống lại “những con sói đói mồi: và “những kẻ nói về những điều sai lầm nhằm thu hút các môn đệ về phía họ”.
ĐGH Phanxicô lập đi lập lại lời nguyện dành cho các giám mục và linh mục, những người đang phải đương đầu với cám dỗ. Ngài nói: “Chúng ta chỉ là con người và chúng ta là kẻ có tội. Chúng ta đang chịu cơn cám dỗ.”
Ngài trích dẫn chú giải của thánh Âu tinh về tiên tri Êzêkien. Thánh Âu tinh cảnh báo cám dỗ về sự giàu có và phù vân đối với các giám mục và linh mục “rời xa dân”, kinh doanh và trở nên “dính bán tiền bạc.”
ĐGH còn thêm “khi một linh mục, giám mục tìm kiếm tiền tài, dân sẽ không còn yêu mến ngài – và đó là dấu hiệu… ngài sẽ kết thúc trong đau buồn.”
Một giám mục hay linh mục “đi trên con đường phù vân” là người đang dấn bước vào con đường tham vọng – và điều này làm tổn thương giáo hội rất nhiều. ĐGH còn mạnh mẽ cho rằng, những người như thế sẽ có kết cục lố lắng: ngạo mạn, thích phô trương, ham quyền lực – và dân không ưa gì điều đó!”
Ngài nêu lên mẫu gương thánh Phaolô, người ‘đã không có tài khoản ngân hàng” nhưng làm việc bằng đôi tay và thực thi Thánh ý Thiên Chúa.
Sau đó, ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công giáo cầu nguyện cho các giám mục và linh mục “sống nghèo khó, khiêm nhu, dễ uốn nắn để phục vụ mọi người.” Ngài thúc dục các giám mục và linh mục cầu nguyện thật nhiều và “mạnh dạn loan báo sứ điệp cứu độ.”
Xứ Phúc chuyển ngữ
từ http://www.catholicnewsagency.com/news/clergy-must-be-shepherds-not-wolves-says-pope/
Diễn từ của ĐGH Phanxicô tại đại sảnh ĐGH Phaolô VI ngày 16/05/2013: Giáo sỹ phải trở nên mục tử, chứ không phải chó sói
ĐGH Phanxicô vào Thứ Tư vừa qua đã nhắc các giám mục và linh mục phải cẩn thận tránh xa cám dỗ, để có thể trở nên mục tử hữu hiệu, bảo vệ đàn chiên họ khỏi nguy hiểm. Ngài nói: “vì nếu chúng ta đi với người giàu, là chúng ta đang đi về phía hư vô, chúng ta sẽ trở thành chó sói, chứ không phải người chăn chiên. Ngài cũng thúc dục tín hữu Công giáo cầu nguyện cho giám mục và linh mục.
Trong bài giảng ngày 15/5 tại nguyện đường trong dinh thự Domus Sanctae Marthae ĐGH đề cập: “Giám mục không phải là giám mục cho bản thân ngài, mà là cho dân. Cũng vậy, linh mục không là linh mục cho bản thân ngài, mà là cho dân: để phục vụ, nuôi dưỡng, chăm sóc dân là đoàn chiên của ngài để bảo vệ họ khỏi chó sói.”
Ngài nói, khi giám mục và linh mục làm được điều này là họ đang nuôi dưỡng “mối tương quan của sự bảo vệ và tình yêu” giữa Thiên Chúa và mục tử và giữa mục tử và giáo dân. Ngài khẳng định điều này thể hiện “tình yêu đích thực” hiệp nhất Hội thánh.
ĐGH đã dựa trên sách Tông đồ công vụ, đoạn thánh Phaolô cổ võ giáo hội Êphêsô bảo vệ chống lại “những con sói đói mồi: và “những kẻ nói về những điều sai lầm nhằm thu hút các môn đệ về phía họ”.
ĐGH Phanxicô lập đi lập lại lời nguyện dành cho các giám mục và linh mục, những người đang phải đương đầu với cám dỗ. Ngài nói: “Chúng ta chỉ là con người và chúng ta là kẻ có tội. Chúng ta đang chịu cơn cám dỗ.”
Ngài trích dẫn chú giải của thánh Âu tinh về tiên tri Êzêkien. Thánh Âu tinh cảnh báo cám dỗ về sự giàu có và phù vân đối với các giám mục và linh mục “rời xa dân”, kinh doanh và trở nên “dính bán tiền bạc.”
ĐGH còn thêm “khi một linh mục, giám mục tìm kiếm tiền tài, dân sẽ không còn yêu mến ngài – và đó là dấu hiệu… ngài sẽ kết thúc trong đau buồn.”
Một giám mục hay linh mục “đi trên con đường phù vân” là người đang dấn bước vào con đường tham vọng – và điều này làm tổn thương giáo hội rất nhiều. ĐGH còn mạnh mẽ cho rằng, những người như thế sẽ có kết cục lố lắng: ngạo mạn, thích phô trương, ham quyền lực – và dân không ưa gì điều đó!”
Ngài nêu lên mẫu gương thánh Phaolô, người ‘đã không có tài khoản ngân hàng” nhưng làm việc bằng đôi tay và thực thi Thánh ý Thiên Chúa.
Sau đó, ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công giáo cầu nguyện cho các giám mục và linh mục “sống nghèo khó, khiêm nhu, dễ uốn nắn để phục vụ mọi người.” Ngài thúc dục các giám mục và linh mục cầu nguyện thật nhiều và “mạnh dạn loan báo sứ điệp cứu độ.”
Xứ Phúc chuyển ngữ
từ http://www.catholicnewsagency.com/news/clergy-must-be-shepherds-not-wolves-says-pope/
Top Stories
Vietnam: Lourdes peines de prison infligées à deux jeunes accusés d’avoir fondé un groupe de « jeunes patriotes »
Eglises d'Asie
17:31 16/05/2013
Ce 16 mai, une étudiante de 21 ans, Nguyên Thi Phuong Uyên, a comparu devant le Tribunal populaire de Long An en compagnie de Dinh Hguyên Kha, âgé de 25 ans. La première poursuit de brillantes études en « agro-alimentaire » en troisième année de l’université de Saigon. Le second, qui réside à Long An, est technicien en informatique. Ils ont été condamnés à de sévères peines de prison ferme : six ans pour Nguyên Thi Phuong Uyên et huit ans pour Dinh Nguyên Kha (1). Dans la matinée, le procureur avait requis de huit à dix ans de prison pour ce dernier et de cinq à sept ans pour la jeune étudiante. A l’issue de leur emprisonnement, les deux jeunes gens se verront assignés à résidence pour une durée de trois ans.
Dans son acte d’accusation rendu public le 6 mars dernier, le parquet populaire leur faisait grief « d’avoir participé à l’organisation réactionnaire ‘La jeunesse patriote’ » dont le chef Nguyên Thiên Thanh serait aujourd’hui en Thaïlande. Au cours des mois d’août et d’octobre 2012, le groupe aurait rédigé, recelé et diffusé des documents s’opposant à l’Etat. Entre autres délits, il était reproché à la jeune fille d’avoir écrit avec son propre sang, sur une pièce d’étoffe, « des phrases désagréables pour la Chine ».
Au Vietnam, pays confucéen, la littérature, orale et écrite, est riche en histoires d’étudiants pauvres, traversant les pires humiliations et épreuves, avant d’obtenir le glorieux titre de docteur et de revenir dans leur village recevoir l’hommage de leurs proches. Cette ancienne tradition explique peut-être l’attention émue portée par l’opinion du pays au sort de cette jeune étudiante. Après l’affaire de Doan Van Vuon et de ses frères dans le Nord, le drame vécu par cette étudiante et son compagnon a retenu l’attention de toutes les couches de la société du pays depuis la mi-octobre 2012. Plusieurs centaines d’articles ont parus sur des blogs ou des sites indépendants, proclamant leur soutien à la jeune étudiante (2).
Les circonstances, mystérieuses, de l’arrestation et de l’incarcération par la Sécurité de Nguyên Thi Phuong Uyên, le 14 octobre 2012 ainsi que le mépris affiché des responsables pour le Code de procédure pénale, ont inquiété au plus haut point sa famille qui l’a recherchée par tous les moyens à sa disposition. Pendant les deux semaines qui ont suivi sa disparition, les services de la Sécurité ont dissimulé son arrestation aux parents et amis et ont dupé l’opinion publique à son sujet. Ces manœuvres ne réussirent qu’à faire grandir l’angoisse dans l’entourage de la jeune fille puis au sein de l’ensemble de la société.
Après de multiples et persévérantes démarches, le 23 octobre 2012, la mère de l’étudiante retrouva enfin la trace de sa fille, incarcérée dans la ville de Tân An, dans la province de Long An. Le 30 octobre 2012, une lettre de soutien fut envoyée au chef de l’Etat par ses camarades de classe, puis par 114 personnalités, dont plusieurs universitaires. Des pressions furent par la suite exercées sur les étudiants pour qu’ils retirent leur signature tandis que les 114 signataires faisaient l’objet de représailles.
Il fallut attendre le 3 novembre 2012 pour que, lors d’une conférence de presse, les autorités policières de Saigon et de Long An annoncent publiquement l’arrestation « temporaire » de Nguyên Thi Phuong Uyên et de son compagnon Dinh Nguyên Kha, accusés d’avoir diffusé des tracts s’opposant à l’Etat vietnamien, contrevenant ainsi à l’article 88 du Code pénal. Une campagne d’accusations fut alors lancée dans la presse officielle. Il fut reproché aux deux jeunes gens d’avoir reçu de l’argent (100 dollars) de l’étranger, d’avoir préparé des explosifs, de s’être « alliés aux forces hostiles au pays », etc.
On ne dispose encore que de très peu d’informations sur le contenu des débats qui ont eu lieu pendant le procès. Selon le témoignage de la mère de Dinh Nguyên Kha, celui-ci aurait déclaré aux juges : « Depuis toujours, j’aime mon pays. Je ne me suis pas opposé à ma nation, mais seulement au Parti communiste. Il n’y a aucun crime à cela. » Il a ajouté qu’il n’y avait aucune loi qui interdisait son attitude.
Dans la matinée, malgré la présence de nombreux agents de la Sécurité en uniforme et en civil, des groupes de jeunes et diverses personnalités de l’opposition se sont rassemblés autour du tribunal populaire. Le fonctionnement des téléphones mobiles avait été neutralisé et plusieurs arrestations ont eu lieu.
Dans l’après-midi, un groupe de jeunes étudiants présents sur place a réussi à s’introduire dans les locaux de la Sécurité afin de s’informer du sort des accusés, mais ont été rapidement repoussés à l’extérieur. Des membres de la famille ainsi que certains jeunes auraient pu, selon les dernières informations, pénétrer finalement à l’intérieur de la cour du tribunal (3).
(1) A la peine de huit ans ferme pour Dinh Nguyên Kha s’ajoutent deux ans d’une précédente condamnation prononcée avec sursis (le chef d’accusation de cette précédente condamnation ne nous est pas connu)
(2) Un certain nombre d’entre eux ont été recueillis dans un dossier établi par la revue Dân Luân. http://danluan.org/tu-khoa/nguyen-phuong-uyen
(3) Des sites indépendants et des blogs ont diffusé des comptes-rendus du procès, heure par heure. En particulier l’agence des rédemptoristes vietnamiens VRNs, le site Dân Lam Bao. Le groupe des prêtres « Nguyên Kim Diên » avait rédigé un dossier sur l’affaire deux jours plus tôt.
(Source: Eglises d'Asie, 16 mai 2013)
Dans son acte d’accusation rendu public le 6 mars dernier, le parquet populaire leur faisait grief « d’avoir participé à l’organisation réactionnaire ‘La jeunesse patriote’ » dont le chef Nguyên Thiên Thanh serait aujourd’hui en Thaïlande. Au cours des mois d’août et d’octobre 2012, le groupe aurait rédigé, recelé et diffusé des documents s’opposant à l’Etat. Entre autres délits, il était reproché à la jeune fille d’avoir écrit avec son propre sang, sur une pièce d’étoffe, « des phrases désagréables pour la Chine ».
Au Vietnam, pays confucéen, la littérature, orale et écrite, est riche en histoires d’étudiants pauvres, traversant les pires humiliations et épreuves, avant d’obtenir le glorieux titre de docteur et de revenir dans leur village recevoir l’hommage de leurs proches. Cette ancienne tradition explique peut-être l’attention émue portée par l’opinion du pays au sort de cette jeune étudiante. Après l’affaire de Doan Van Vuon et de ses frères dans le Nord, le drame vécu par cette étudiante et son compagnon a retenu l’attention de toutes les couches de la société du pays depuis la mi-octobre 2012. Plusieurs centaines d’articles ont parus sur des blogs ou des sites indépendants, proclamant leur soutien à la jeune étudiante (2).
Les circonstances, mystérieuses, de l’arrestation et de l’incarcération par la Sécurité de Nguyên Thi Phuong Uyên, le 14 octobre 2012 ainsi que le mépris affiché des responsables pour le Code de procédure pénale, ont inquiété au plus haut point sa famille qui l’a recherchée par tous les moyens à sa disposition. Pendant les deux semaines qui ont suivi sa disparition, les services de la Sécurité ont dissimulé son arrestation aux parents et amis et ont dupé l’opinion publique à son sujet. Ces manœuvres ne réussirent qu’à faire grandir l’angoisse dans l’entourage de la jeune fille puis au sein de l’ensemble de la société.
Après de multiples et persévérantes démarches, le 23 octobre 2012, la mère de l’étudiante retrouva enfin la trace de sa fille, incarcérée dans la ville de Tân An, dans la province de Long An. Le 30 octobre 2012, une lettre de soutien fut envoyée au chef de l’Etat par ses camarades de classe, puis par 114 personnalités, dont plusieurs universitaires. Des pressions furent par la suite exercées sur les étudiants pour qu’ils retirent leur signature tandis que les 114 signataires faisaient l’objet de représailles.
Il fallut attendre le 3 novembre 2012 pour que, lors d’une conférence de presse, les autorités policières de Saigon et de Long An annoncent publiquement l’arrestation « temporaire » de Nguyên Thi Phuong Uyên et de son compagnon Dinh Nguyên Kha, accusés d’avoir diffusé des tracts s’opposant à l’Etat vietnamien, contrevenant ainsi à l’article 88 du Code pénal. Une campagne d’accusations fut alors lancée dans la presse officielle. Il fut reproché aux deux jeunes gens d’avoir reçu de l’argent (100 dollars) de l’étranger, d’avoir préparé des explosifs, de s’être « alliés aux forces hostiles au pays », etc.
On ne dispose encore que de très peu d’informations sur le contenu des débats qui ont eu lieu pendant le procès. Selon le témoignage de la mère de Dinh Nguyên Kha, celui-ci aurait déclaré aux juges : « Depuis toujours, j’aime mon pays. Je ne me suis pas opposé à ma nation, mais seulement au Parti communiste. Il n’y a aucun crime à cela. » Il a ajouté qu’il n’y avait aucune loi qui interdisait son attitude.
Dans la matinée, malgré la présence de nombreux agents de la Sécurité en uniforme et en civil, des groupes de jeunes et diverses personnalités de l’opposition se sont rassemblés autour du tribunal populaire. Le fonctionnement des téléphones mobiles avait été neutralisé et plusieurs arrestations ont eu lieu.
Dans l’après-midi, un groupe de jeunes étudiants présents sur place a réussi à s’introduire dans les locaux de la Sécurité afin de s’informer du sort des accusés, mais ont été rapidement repoussés à l’extérieur. Des membres de la famille ainsi que certains jeunes auraient pu, selon les dernières informations, pénétrer finalement à l’intérieur de la cour du tribunal (3).
(1) A la peine de huit ans ferme pour Dinh Nguyên Kha s’ajoutent deux ans d’une précédente condamnation prononcée avec sursis (le chef d’accusation de cette précédente condamnation ne nous est pas connu)
(2) Un certain nombre d’entre eux ont été recueillis dans un dossier établi par la revue Dân Luân. http://danluan.org/tu-khoa/nguyen-phuong-uyen
(3) Des sites indépendants et des blogs ont diffusé des comptes-rendus du procès, heure par heure. En particulier l’agence des rédemptoristes vietnamiens VRNs, le site Dân Lam Bao. Le groupe des prêtres « Nguyên Kim Diên » avait rédigé un dossier sur l’affaire deux jours plus tôt.
(Source: Eglises d'Asie, 16 mai 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Yên Đại - GP Vinh
Jos. Văn Huệ
11:33 16/05/2013
Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp:
Tham dự lễ Khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Yên Đại
Chiều thứ hai ngày 13 tháng 05 năm 2013, cộng đoàn giáo xứ Yên Đại (hạt Cầu Rầm) đã long trọng tổ chức Thánh lễ khởi công xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ và các công trình trong khuôn viên giáo xứ. Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài, có 10 linh mục trong và ngoài giáo hạt Cầu Rầm, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân hiệp lời cầu nguyện cho công trình của giáo xứ.
Giáo xứ Yên Đại nằm ở phía đông bắc thành phố Vinh, một thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, thành phố Vinh đã đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển thành phố sang hướng đông bắc. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội phát triển đời sống kinh tế xã hội cho người dân Yên Đại. Hầu hết giáo dân nơi đây đều sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán nên đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi đáng kể. Bên cạnh sự phát triển về đời sống vật chất thì đời sống tâm linh của bà con giáo dân cũng ngày càng thăng tiến.
Giáo xứ hiện có hơn 5. 000 giáo dân, thuộc ba giáo họ là Đồng Kiền, Đồng Yên và Đồng Tân. Địa bàn giáo xứ là nơi tập trung đông đảo của những người dân nhập cư. Những người nhập cư trên đại bàn giáo xứ là những lao động tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn giáo xứ và vùng lân cận. Đặc biệt, Giáo xứ là mái nhà chung của hàng ngàn bạn trẻ là sinh viên Công Giáo đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố Vinh. Hằng tuần cha quản xứ đã dâng nhiều Thánh lễ tại nhà thờ xứ và các giáo họ nhưng do số người tham dự Thánh lễ đông nên ngôi thánh đường nhỏ bé không đủ chỗ cho người tham dự.
Thánh đường của giáo xứ được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX, nay đã xuống cấp trầm trọng. Hơn hai năm nay, ngôi thánh đường cũ đã không thể sử dụng cho sinh hoạt và cử hành Thánh lễ nên giáo xứ đã xây dựng một mái nhà bằng tôn trước tiền sảnh nhà thờ để dùng cử hành Thánh lễ hàng ngày. Chính những nhu cầu thiết yếu đó mà cha quản xứ và bà con giáo xứ đã quyết định khởi công xây dựng ngôi thánh đường và khuôn viên để phục vụ sinhh hoạt tâm linh của bà con giáo dân.
Thánh lễ khởi công xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ và các công trình trong khuôn viên giáo xứ được cử hành một ngày sau tuần chầu lượt cho thấy sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết xây dựng nhà Chúa của giáo dân Yên Đại. Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài, có 10 linh mục trong và ngoài giáo hạt Cầu Rầm, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha gửi tới cộng đoàn hiện diện lời chào thăm và chúc mừng Giáo xứ nhân ngày vui trọng đại này. Đồng thời, ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, sốt sắng mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima, noi gương bắt chước mẫu gương của Mẹ để sống niềm tin của mình trong Năm Đức Tin, cũng như siêng năng lần chuỗi mân côi để cầu xin Mẹ chúc lành cho những công trình và dự định của giáo xứ.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha nhấn mạnh đến mẫu gương của lòng tin và vai trò của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Qua đó, ngài nói lên ý nghĩa của việc thực hành đức tin nơi cộng đoàn giáo xứ Yên Đại. Chính vì tin mà cộng đoàn đã hy sinh dành dụm, gom góp tiền của để xây dựng ngôi thánh đường mới, thay cho ngôi thánh đường cũ đã xuống cấp.
Bên cạnh đó, Đức Cha không quên nói lên ý nghĩa của ngôi thánh đường, là nơi Thiên Chúa ngự, và là nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ để ngợi ca tôn vinh Chúa qua các cử hành phụng vụ. Ngài cũng mời gọi mọi người phải biết chăm lo đến ngôi thánh đường thiêng liêng là tâm hồn mỗi người, bằng việc không ngừng trau dồi các nhân đức để tâm hồn ta luôn xứng đáng trở nên nơi cho Chúa Thánh Thần ngự trị.
Thánh lễ kết thúc bằng nghi thức làm phép và động thổ các công trình xây dựng của giáo xứ trên diện tích mới. Một bản quy hoạch tổng thể đã được xét duyệt, theo đó ngôi thánh đường và khuôn viên mới của giáo xứ sẽ được xây dựng bằng một cấu trúc hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu của đông đảo bà con nơi giáo xứ đô thị này.
Jos. Văn Huệ
Tham dự lễ Khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Yên Đại
Chiều thứ hai ngày 13 tháng 05 năm 2013, cộng đoàn giáo xứ Yên Đại (hạt Cầu Rầm) đã long trọng tổ chức Thánh lễ khởi công xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ và các công trình trong khuôn viên giáo xứ. Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài, có 10 linh mục trong và ngoài giáo hạt Cầu Rầm, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân hiệp lời cầu nguyện cho công trình của giáo xứ.
Giáo xứ Yên Đại nằm ở phía đông bắc thành phố Vinh, một thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, thành phố Vinh đã đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển thành phố sang hướng đông bắc. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội phát triển đời sống kinh tế xã hội cho người dân Yên Đại. Hầu hết giáo dân nơi đây đều sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán nên đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi đáng kể. Bên cạnh sự phát triển về đời sống vật chất thì đời sống tâm linh của bà con giáo dân cũng ngày càng thăng tiến.
Giáo xứ hiện có hơn 5. 000 giáo dân, thuộc ba giáo họ là Đồng Kiền, Đồng Yên và Đồng Tân. Địa bàn giáo xứ là nơi tập trung đông đảo của những người dân nhập cư. Những người nhập cư trên đại bàn giáo xứ là những lao động tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn giáo xứ và vùng lân cận. Đặc biệt, Giáo xứ là mái nhà chung của hàng ngàn bạn trẻ là sinh viên Công Giáo đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố Vinh. Hằng tuần cha quản xứ đã dâng nhiều Thánh lễ tại nhà thờ xứ và các giáo họ nhưng do số người tham dự Thánh lễ đông nên ngôi thánh đường nhỏ bé không đủ chỗ cho người tham dự.
Thánh đường của giáo xứ được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX, nay đã xuống cấp trầm trọng. Hơn hai năm nay, ngôi thánh đường cũ đã không thể sử dụng cho sinh hoạt và cử hành Thánh lễ nên giáo xứ đã xây dựng một mái nhà bằng tôn trước tiền sảnh nhà thờ để dùng cử hành Thánh lễ hàng ngày. Chính những nhu cầu thiết yếu đó mà cha quản xứ và bà con giáo xứ đã quyết định khởi công xây dựng ngôi thánh đường và khuôn viên để phục vụ sinhh hoạt tâm linh của bà con giáo dân.
Thánh lễ khởi công xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ và các công trình trong khuôn viên giáo xứ được cử hành một ngày sau tuần chầu lượt cho thấy sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết xây dựng nhà Chúa của giáo dân Yên Đại. Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài, có 10 linh mục trong và ngoài giáo hạt Cầu Rầm, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha gửi tới cộng đoàn hiện diện lời chào thăm và chúc mừng Giáo xứ nhân ngày vui trọng đại này. Đồng thời, ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, sốt sắng mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima, noi gương bắt chước mẫu gương của Mẹ để sống niềm tin của mình trong Năm Đức Tin, cũng như siêng năng lần chuỗi mân côi để cầu xin Mẹ chúc lành cho những công trình và dự định của giáo xứ.
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha nhấn mạnh đến mẫu gương của lòng tin và vai trò của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Qua đó, ngài nói lên ý nghĩa của việc thực hành đức tin nơi cộng đoàn giáo xứ Yên Đại. Chính vì tin mà cộng đoàn đã hy sinh dành dụm, gom góp tiền của để xây dựng ngôi thánh đường mới, thay cho ngôi thánh đường cũ đã xuống cấp.
Bên cạnh đó, Đức Cha không quên nói lên ý nghĩa của ngôi thánh đường, là nơi Thiên Chúa ngự, và là nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ để ngợi ca tôn vinh Chúa qua các cử hành phụng vụ. Ngài cũng mời gọi mọi người phải biết chăm lo đến ngôi thánh đường thiêng liêng là tâm hồn mỗi người, bằng việc không ngừng trau dồi các nhân đức để tâm hồn ta luôn xứng đáng trở nên nơi cho Chúa Thánh Thần ngự trị.
Thánh lễ kết thúc bằng nghi thức làm phép và động thổ các công trình xây dựng của giáo xứ trên diện tích mới. Một bản quy hoạch tổng thể đã được xét duyệt, theo đó ngôi thánh đường và khuôn viên mới của giáo xứ sẽ được xây dựng bằng một cấu trúc hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu của đông đảo bà con nơi giáo xứ đô thị này.
Jos. Văn Huệ
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thuộc TGP Toronto, Canada Mừng Ngày Hiền Mẫu và Tiệc Truyền Giáo.
Bình Dân
16:01 16/05/2013
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thuộc TGP Toronto, Canada Mừng Ngày Hiền Mẫu và Tiệc Truyền Giáo.
Ngày 11/05/2013, đã có hơn 750 người Cộng Giáo Việt Nam trong TGP Toronto đến tham dự buổi tiệc mừng Ngày Hiền Mẫu. Buổi tiệc được tổ chức hàng năm trong ngày Hiền Mẫu nhằm mục đích gây quỹ giúp cho 3 Thày Đại Chủng Sinh từ Việt Nam qua du học tại ĐCV St. Augustine’s Seminary of Toronto.
Trong buổi tiệc có sứ hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Cha Giuse Phạm Hồng Chương trưởng ban tổ chức buổi tiệc và Quí Cha Giuse Trần Tập Chánh Xứ CTTĐ Việt Nam, Cha Đaminh Vũ Hoàng quản nhiệm CĐ Scarborough, cha Cố Giuse Lãm, Cha, Cha Peter Tuyển, Cha Paul Duy, Cha Hùng, và Quí Tu sĩ Nam Nữ trong Ontario.
Trong buổi tiệc giáo dân Việt Nam cũng có dịp cảm ơn Quí cha Việt Nam trong TGP đã hy sinh và hướng dẫn mọi người tín hữu Công Giáo Việt Nam về phần tinh thần trong những năm tháng qua. Đức Cha Vincent Hiểu cũng cảm ơn mọi người đã đến tham dự buổi tiệc và cảm ơn những lời cầu nguyện, hy sinh và đóng góp của Giáo Dân trong Quí Thày được tu học tại Canada. Đức Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ tình thần cho Quí Cha đang phục vụ trong TGP Toronto và Quí Tu Sĩ Nam Nữ.
Bình Dân, Toronto, Canada
Trong buổi tiệc có sứ hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Cha Giuse Phạm Hồng Chương trưởng ban tổ chức buổi tiệc và Quí Cha Giuse Trần Tập Chánh Xứ CTTĐ Việt Nam, Cha Đaminh Vũ Hoàng quản nhiệm CĐ Scarborough, cha Cố Giuse Lãm, Cha, Cha Peter Tuyển, Cha Paul Duy, Cha Hùng, và Quí Tu sĩ Nam Nữ trong Ontario.
Trong buổi tiệc giáo dân Việt Nam cũng có dịp cảm ơn Quí cha Việt Nam trong TGP đã hy sinh và hướng dẫn mọi người tín hữu Công Giáo Việt Nam về phần tinh thần trong những năm tháng qua. Đức Cha Vincent Hiểu cũng cảm ơn mọi người đã đến tham dự buổi tiệc và cảm ơn những lời cầu nguyện, hy sinh và đóng góp của Giáo Dân trong Quí Thày được tu học tại Canada. Đức Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ tình thần cho Quí Cha đang phục vụ trong TGP Toronto và Quí Tu Sĩ Nam Nữ.
Bình Dân, Toronto, Canada
Giáo xứ Thanh Đa: mừng kỷ niệm 45 năm linh mục của Cha chính xứ
Hồ Anh Minh
17:53 16/05/2013
SAIGÒN - Thánh đường Giáo xứ Thanh Đa chiều thứ Ba 14/5/2013 rộn ràng khác hẳn, rất đông bà con giáo dân đã đến tham dự Thánh lễ Tạ ơn đặc biệt này: mừng 45 năm Linh mục và 25 năm Chánh xứ Giáo xứ Thanh Đa của Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân.
Xem hình ảnh
Với lòng mến yêu vị cha già đã hy sinh và phục vụ tận tâm cho giáo xứ, cũng như đức tính đơn sơ, khiêm nhường và khó nghèo của ngài, giáo xứ đã tổ chức 3 buổi cầu nguyện riêng cho ngài vào các ngày trước.
Trong Thánh lễ đồng tế, Cha Phó P.X Nguyễn Tuấn Anh đã điểm lại đôi nét về cuộc đời linh mục và nhất là những đóng góp cho sự phát triển giáo xứ Thanh Đa của Cha Đaminh. Tất cả những gì ngài làm cho Giáo Hội, giáo xứ đều quy về: Phục Vụ Trong Yêu Thương.
Sau thánh lễ, Cha Đaminh đã mời tất cả cộng đoàn cùng tham dự tiệc buffet tại hội trường, đây là món quà mà các anh em của ngài xin đóng góp trong ngày vui của giáo xứ.
Chương trình văn nghệ chúc mừng Cha Đaminh thật đặc sắc với nhiều tiết mục của các Bà Mẹ Công Giáo, nhóm Tông đồ Đội trưởng, Thanh Sinh Công, Khối Thêm Sức, Bao Đồng và ca đoàn Goretti.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Đức Maria và Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta ban cho Cha Đaminh luôn nhiều sức khỏe và ân đức để tiếp tục dẫn dắt giáo xứ Thanh Đa.
Xem hình ảnh
Với lòng mến yêu vị cha già đã hy sinh và phục vụ tận tâm cho giáo xứ, cũng như đức tính đơn sơ, khiêm nhường và khó nghèo của ngài, giáo xứ đã tổ chức 3 buổi cầu nguyện riêng cho ngài vào các ngày trước.
Trong Thánh lễ đồng tế, Cha Phó P.X Nguyễn Tuấn Anh đã điểm lại đôi nét về cuộc đời linh mục và nhất là những đóng góp cho sự phát triển giáo xứ Thanh Đa của Cha Đaminh. Tất cả những gì ngài làm cho Giáo Hội, giáo xứ đều quy về: Phục Vụ Trong Yêu Thương.
Sau thánh lễ, Cha Đaminh đã mời tất cả cộng đoàn cùng tham dự tiệc buffet tại hội trường, đây là món quà mà các anh em của ngài xin đóng góp trong ngày vui của giáo xứ.
Chương trình văn nghệ chúc mừng Cha Đaminh thật đặc sắc với nhiều tiết mục của các Bà Mẹ Công Giáo, nhóm Tông đồ Đội trưởng, Thanh Sinh Công, Khối Thêm Sức, Bao Đồng và ca đoàn Goretti.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Đức Maria và Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta ban cho Cha Đaminh luôn nhiều sức khỏe và ân đức để tiếp tục dẫn dắt giáo xứ Thanh Đa.
Giáo xứ Bắc Hải khánh thành Đền Thánh Vinh Sơn
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:57 16/05/2013
HỐ NAI - Sáng thứ Năm 16/5/2013, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc đã về chủ sự lễ khánh thành và làm phép đền thánh và bàn thờ giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha có cha Đaminh quản hạt Hố Nai, cha Giuse chưởng ấn giáo phận, quý cha. Hiệp dâng lễ có quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân xa gần, quý cộng đoàn các thành phần trong giáo xứ, giáo họ Vinh Sơn.
Trước lễ, Đức Cha ghé thăm xứ đường mới Bắc Hải và Đức Cha dành ra ít phút gặp gỡ chia sẻ tâm sự với mọi người trong ban hành giáo, giáo xứ.
Buổi lễ khánh thành bắt đầu lúc 9 giờ, đoàn rước tiến đến chân tháp chuông đền thánh. Đức Cha khởi sự nghi thức làm phép quả chuông mới với lời nguyện: ‘…cho các tín hữu, khi nghe tiếng chuông kêu gọi, sẽ mau mắn hân hoan chạy đến đền thánh, và kiên trì trong giáo huấn các tông đồ, trong tình hòa hợp giữa anh chị em, trong việc bẻ bành và trong kinh nguyện, họ trở nên một lòng một dạ ngợi khen vinh quang cha…’ ngay sau làm phép, tiếng chuông đền thánh đầu tiên được vang lên.
Tiếp đến, Đức Cha, Cha Quản Hạt, Cha Chánh Xứ cắt băng khánh thành, trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn hòa với tiếng kèn đồng oai hùng vang lên, những chùm bóng bay đủ mọi sắc mầu mang theo biểu ngữ có dòng chữ MỪNG KHÁNH THÀNH ĐÊN THÁNH VINH SƠN 16/5/2013.
Bước vào đền thánh, Đức Cha làm phép nước, xông hương làm phép đền thánh và bàn thờ.
Trong bài giàng lễ, Đức Cha trân trọng đánh giá cao những cố gắng xây dựng đền thánh, kiểu dáng khang trang, chắc chắn, mỹ thuật; nhưng Ngài khuyến cáo mọi người hãy lưu ý đến đền thánh trong tâm hồn, Đức Cha ân cần nhắc nhở cộng đoàn: ‘Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thánh đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền’.
Trước khi phép lành cuối lễ, Đức Cha nói lời hân hoan chia vui với cha xứ, cha phó và cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Bắc Hải, Đức Cha tặng bó hoa tươi thắm đến cha xứ và vị trưởng ban đại diện cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn, tiếng vỗ tay của cộng đoàn lại vang lên.
Sau lễ, Quý Cha chụp hình lưu niệm với Đức Cha. Tiếp theo bàn tiệc Thánh Thể và Lời Chúa, Đức Cha, Quý Cha và mọi người tiến vào các bàn tiệc liên hoan chia sẻ niềm vui với bà con dân họ Vinh Sơn.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha có cha Đaminh quản hạt Hố Nai, cha Giuse chưởng ấn giáo phận, quý cha. Hiệp dâng lễ có quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân xa gần, quý cộng đoàn các thành phần trong giáo xứ, giáo họ Vinh Sơn.
Trước lễ, Đức Cha ghé thăm xứ đường mới Bắc Hải và Đức Cha dành ra ít phút gặp gỡ chia sẻ tâm sự với mọi người trong ban hành giáo, giáo xứ.
Buổi lễ khánh thành bắt đầu lúc 9 giờ, đoàn rước tiến đến chân tháp chuông đền thánh. Đức Cha khởi sự nghi thức làm phép quả chuông mới với lời nguyện: ‘…cho các tín hữu, khi nghe tiếng chuông kêu gọi, sẽ mau mắn hân hoan chạy đến đền thánh, và kiên trì trong giáo huấn các tông đồ, trong tình hòa hợp giữa anh chị em, trong việc bẻ bành và trong kinh nguyện, họ trở nên một lòng một dạ ngợi khen vinh quang cha…’ ngay sau làm phép, tiếng chuông đền thánh đầu tiên được vang lên.
Tiếp đến, Đức Cha, Cha Quản Hạt, Cha Chánh Xứ cắt băng khánh thành, trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn hòa với tiếng kèn đồng oai hùng vang lên, những chùm bóng bay đủ mọi sắc mầu mang theo biểu ngữ có dòng chữ MỪNG KHÁNH THÀNH ĐÊN THÁNH VINH SƠN 16/5/2013.
Bước vào đền thánh, Đức Cha làm phép nước, xông hương làm phép đền thánh và bàn thờ.
Trong bài giàng lễ, Đức Cha trân trọng đánh giá cao những cố gắng xây dựng đền thánh, kiểu dáng khang trang, chắc chắn, mỹ thuật; nhưng Ngài khuyến cáo mọi người hãy lưu ý đến đền thánh trong tâm hồn, Đức Cha ân cần nhắc nhở cộng đoàn: ‘Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thánh đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền’.
Trước khi phép lành cuối lễ, Đức Cha nói lời hân hoan chia vui với cha xứ, cha phó và cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Bắc Hải, Đức Cha tặng bó hoa tươi thắm đến cha xứ và vị trưởng ban đại diện cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn, tiếng vỗ tay của cộng đoàn lại vang lên.
Sau lễ, Quý Cha chụp hình lưu niệm với Đức Cha. Tiếp theo bàn tiệc Thánh Thể và Lời Chúa, Đức Cha, Quý Cha và mọi người tiến vào các bàn tiệc liên hoan chia sẻ niềm vui với bà con dân họ Vinh Sơn.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tường thuật phiên tòa 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An
Dân Làm Báo
08:41 16/05/2013
Dân Làm Báo - Hôm nay, 16/5/2013, phiên tòa vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đây là một phiên tòa được sự quan tâm, chú ý rất lớn của dư luận; đông đảo người dân khắp nơi đã kéo về Long An để ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước...
Dưới đây là bản tin cập nhật liên tục của Danlambao về các diễn biến xung quanh phiên tòa tố cáo chế độ:
Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".
- Lời tuyên bố mạnh mẽ và đanh thép của 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha trước phiên tòa tố cáo chế độ cộng sản
*
Phiên tòa kết thúc lúc 16h00 với những bản án nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước.
- Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế
- Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế
Ngày 16/5 tiếp tục ghi dấu như một ngày ô nhục của chế độ cộng sản, bản luận tội cho những kẻ độc tài càng dài thêm.
Trước phiên xử, giặc Trung Quốc đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, lệnh cấm trên được tuyên bố chính thức có hiệu lực vào 12 giờ trưa nay, 16/5/2013. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nhà cầm quyền CSVN đã lập tức trả thù hai sinh yêu nước, chống giặc Tàu xâm lược bằng những bản án tù hết sức nặng nề.
Xe tù chở Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã rời khỏi sân tòa, trong khi đó, tại vùng biển Trường Sa, 32 tàu chiến Trung Quốc ồ ạt đổ quân cướp trọn Biển Đông.
*
19h40: Hiện nay, anh Trương Văn Dũng và Hoàng Dũng đã rời khỏi trụ sở CA phường 1 (Long An). Hiện giờ, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn đang ở trong đồn CA.
17h00: Nhóm 6 bạn trẻ vẫn kiên trì đứng trước trụ sở CA Phường 1 (Long An) để yêu cầu được bắt cùng với những người đã bị CA giam giữ vô cớ trước đó.
Lúc này, anh Huỳnh Công Thuận và Trịnh Anh Tuấn đã ra khỏi đồn CA. Tuy nhiên, vẫn còn anh Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ lại.
15h30: Nhóm 6 bạn trẻ hiện đang đứng tại trụ sở CA phường 1 (Long An), bên trong, thấy anh Trịnh Anh Tuấn (Blogger Gió Lang Thang) vẫn đang bị giam lỏng.
Trước đó, khi đến đây để chất vấn việc bắt người, vừa bước vào trụ sở CA thì an ninh đã ra lệnh cho công an phường 1 xua đuổi mọi người ra ngoài.
Cô Nguyễn Hoàng Vi nói rằng: Chúng tôi cùng đi chung, bạn tôi bị CA bắt không rõ lý do. Nếu công an không làm việc, yêu cầu các anh bắt luôn chúng tôi, vì tất cả mọi người đều đi cùng nhau và có mặt tại phiên tòa vào thời điểm bắt người.
CA không ra tay bắt người mà chỉ xua đuổi các bạn trẻ ra ngoài, đồng thời mang máy quay phim chĩa thẳng mặt từng người để ghi hình.
Nhóm 6 bạn trẻ hiện vẫn đang cùng nhau đứng tại trụ sở CA phường 1 yêu cầu bị bắt chung với các bạn, mọi người đều tỏ ra ôn hòa.
15h25: Hiện nay, một nhóm bạn trẻ đã lên đường tiến về trụ sở CA phường 1 (Long An) để chất vấn việc bắt và giữ người trái phép.
Nhóm 6 bạn trẻ trong đó có blogger Nguyễn Hoàng Vi đã yêu cầu cùng bị bắt giữ như những người bạn đi cùng mà đã bị CA bắt trái phép trước đó.
Bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ. Hai bạn trẻ tỏ ra khá tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi trắng giản dị, bao quanh là lực lượng CA sắp phục dày đặc.
Sau 7 tháng bị giam biệt tích, Đinh Nguyên Kha trông mạnh mẽ và rắn chắc hơn trước rất nhiều.
14h40: Các anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ tại trụ sở công an phường 1, Tân An, Long An.
An ninh đã thu giữ tất cả máy chụp hình, máy tính và điện thoại của cả mọi người.
Đây là số điện thoại của ông Thức - Phó Công an phường 1, Tân An: 0908171753
14h00: Phiên xử buổi chiều bắt đầu với phần tranh tụng của luật sư.
Ngay sau khi phiên tòa buổi sáng tạm nghỉ, nhà báo Trần Quang Thành đã thực hiện cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên.
Cô Nhung cho biết, bản thân cô rất bất ngờ về thái độ của Phương Uyên trước tòa. Tinh thần Phương Uyên 'trên cả mức tưởng tượng của gia đình'.
Mặc dù sức khỏe không tốt, nhưng tinh thần Phương Uyên rất tốt. Tại tòa, cô sinh viên yêu nước cũng đã trình bày thẳng thắn quan điểm của mình.
Trước tòa, Phương Uyên khẳng định: Những việc Phương Uyên làm được thể hiện hoàn toàn dựa trên tinh thần yêu nước, chống ngoại bang, cũng như chống lại bất công của xã hội. Đây đều là những điều mà người dân thấp cổ bé miệng không nói lên được, nếu ai dám nói thì cũng sẽ bị đàn áp.
Tinh thần này đã được thể hiện qua các bức tranh, cũng như những khẩu hiệu như 'Tàu khựa cút khỏi Biển Đông' (do tự tay Phương Uyên viết bằng máu)
Phương Uyên cũng cho biết thêm, những hành vi xâm lược, cướp giết ngư dân Việt Nam ngày càng trắng trợn và dã man của Trung Quốc đã khiến Phương Uyên 'phẫn uất lên đến tận cùng'.
Nói đến đây, chủ toạ phiên tòa lập tức cắt lời Phương Uyên.
Được biết, tại phiên xử sáng nay, Phương Uyên đã không xin khoan hồng và không nhận tội. Đây rõ ràng là một cái tát vào mặt bộ công an với đoạn video 'nhận tội' đã được phát sóng trước đó.
Trước tòa, Phương Uyên dõng dạc khẳng định:
"Tôi là sinh viên có yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
Trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, cô Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: Là một người mẹ, là người đã sinh ra bé Uyên và nuôi đến ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất vinh dự về Phương Uyên. Công lao mình nuôi con đến ngày hôm nay đã được thỏa mãn.
*
13h00: Đến thời điểm này, những người bị CA bắt giữ trái phép khi đến tham gia phiên tòa gồm có: Anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng.
Trước khi Hoàng Dũng và Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) bị bắt, tin cho biết: một người có Facebook là Peter Lam Bui khi đến tòa cũng đã bị công an truy bắt nhưng không thành.
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ trưa.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị đưa ra mức án rất nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước. Theo đó, Đinh Nguyên Kha bị đề nghị tuyên án từ 8 đến 10 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên bị đề nghị tuyên án từ 5 đến 7 năm tù giam.
11h30: CA tiếp tục bắt đi 2 người gồm Hoàng Dũng và Trịnh Anh Tuấn. Cả hai bị CA bắt giữ với lý do 'nghi ngờ chụp hình'.
Hiện nay, Trịnh Anh Tuấn đang bị giữ tại trụ sở CA phường 1, TP Tân An, tỉnh Long An. Địa chỉ công an phường 1: 69 Thủ Khoa Huân, điện thoại (072) 3826.294.
Không rõ Hoàng Dũng đang bị giam giữ tại đâu.
10h50: Lúc này, có mặt trong sân trụ sở tòa án tỉnh Long An có đông đủ gia đình, người nhà của hai sinh viên Uyên và Kha. Ngoài ra, những bạn trẻ từ Sài Gòn gồm có Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, Trịnh Anh Tuấn, Phạm Lê Vương Các... cùng một số bà con từ Long An, Tiền Giang cũng đang ngồi cùng gia đình hai sinh viên yêu nước trong sân tòa án.
Công an chìm nổi vẫn tiếp tục bám sát mọi người.
10h30: Bất chấp những hành vi bao vây, đe dọa của công an chìm nổi, một nhóm bạn trẻ đã tiến thẳng vào sân tòa án.
10h22: Có tin nói rằng, cùng bị bắt với anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng còn có anh Trương Văn Dũng từ Hà Nội vào.
Công an Long An tiếp tục huy động lực lượng sắc phục gồm cảnh sát giao thông và cơ động dày đặc. Người dân đến ủng hộ tinh thần cho 2 sinh viên yêu nước đều bị theo dõi, bám sát và đe dọa.
09h50: Điện thoại của anh Huỳnh Công Thuận vẫn đổ chuông nhưng không ai nghe máy. Nhiều khả năng CA Long An đã cướp điện thoại của anh Thuận
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã dùng máu để viết lên mảnh vải mang giòng chữ ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’. Trong bản cáo trạng, Viện Kiểm Sát cáo buộc cô đã ‘phạm tội’ khi viết ‘những dòng chữ có nội dung không hay về Trung Quốc’.
Người nhà sinh viên Nguyễn Phương Uyên không được vào tham dự phiên tòa. Bố, dì và em trai của Phương Uyên bị CA chặn cửa không cho vào phòng xử
09h01: Sau cuộc vây bắt bất thành, công an Long An vẫn tiếp tục bám sát nhóm Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)
08h55: Tin cho biết, cảnh sát cơ động đã được huy động tối đa nhằm ngăn chặn người dân đến ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
08h53: Mặc dù đã được thông báo là phiên tòa 'công khai', nhưng ba ruột của Phương Uyên đã bị cán bộ tòa án ngăn chặn không cho vào tham dự phiên xử con gái mình.
08h44: Ngoài anh Huỳnh Cộng Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng, còn có ít nhất 2 người khác cũng bị CA bắt đi đâu không rõ. Thông tin về những người bị bắt đang được tìm hiểu.
Người dân cho biết, bán kính hơn 1km chung quanh khu vực tòa án bị phá sóng điện thoại hoàn toàn
08h38: Tin khẩn cấp vừa được gửi đi từ hiện trường: Anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng vừa bị an ninh ập đến bắt đi mất tích.
(Chị Bùi Thị Minh Hằng trước khi bị CA bắt mất tích)
08h35: Các số điện thoại chung quanh tòa án bị phá sóng hoàn toàn, mạng 3G gần như tê liệt
08h30: An ninh Long An vừa huy động cảnh sát mặc sắc phục đến sách nhiễu, ngăn chặn xe chở linh mục Đinh Hữu Thoại và Lê Ngọc Thanh đến tham dự phiên xử.
07h58: Lúc này, xuất hiện nhiều bạn trẻ từ Sài Gòn có mặt tại khu vực chung quanh tòa án. Được biết, bên cạnh nhóm bạn Sài Gòn còn có rất nhiều người dân từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long... đã âm thầm đến từ rất sớm để ủng hộ tinh thần của 2 sinh viên nước.
Theo tin từ tòa án, gia đình của Kha và Uyên đã vào bên trong để tham dự phiên xử.
*
Theo dự kiến, phiên tòa bắt đầu lúc 07:30 phút.
An ninh chìm nổi túc trực dày đặc xung quang khu vực Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Tin cho biết, xuất hiện nhiều an ninh thường phục trang bị camera quay sát mặt những người muốn tiếp cận phiên tòa.
Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, mẹ ruột Đinh Nguyên Kha là cô Nguyễn Thị Kim Liên đã có mặt cùng luật sư tại khu vực tòa án.
*
Vào sáng hôm nay, thứ năm, ngày 16 tháng 5, 2013 - ngày đảng và nhà nước CSVN đem 2 bạn trẻ yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha ra xét xử, một số bạn trẻ và Linh mục tại Sài Gòn đã lên đường đi Long An để dự phiên tòa xét xử công khai. Tin mới nhận được từ CTV Danlambao cho biết các Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và các bạn Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Huyền Trang phóng viên VRNs, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải... đã lên đường.
"Hộ tống" những người đi dự phiên tòa xử người yêu nước gồm có 6 công an.
Theo nguồn tin riêng của CTV Danlambao thì Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã rất quan tâm đến vụ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Tuy nhiên, phía nhà nước Việt Nam đã từ chối việc nhân viên LSQ tham dự phiên tòa.
Vào ngày hôm qua, 15-5, Nguyễn Phương Uyên đã được tiếp xúc với Ls Hà Huy Sơn trong vòng gần 1 giờ để chuẩn bị cho việc bào chữa. Theo mẹ của Phương Uyên thì tinh thần của Phương Uyên vững mạnh và sẵn sàng đối diện với phiên tòa xử.
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật tin tức về phiên tòa xử 2 bạn tuổi trẻ yêu nước này.
(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-tuoi-tre.html#more)
Dưới đây là bản tin cập nhật liên tục của Danlambao về các diễn biến xung quanh phiên tòa tố cáo chế độ:
(Ảnh: Báo Thanh Niên) |
Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".
- Lời tuyên bố mạnh mẽ và đanh thép của 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha trước phiên tòa tố cáo chế độ cộng sản
*
Phiên tòa kết thúc lúc 16h00 với những bản án nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước.
- Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế
- Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế
Ngày 16/5 tiếp tục ghi dấu như một ngày ô nhục của chế độ cộng sản, bản luận tội cho những kẻ độc tài càng dài thêm.
Trước phiên xử, giặc Trung Quốc đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, lệnh cấm trên được tuyên bố chính thức có hiệu lực vào 12 giờ trưa nay, 16/5/2013. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nhà cầm quyền CSVN đã lập tức trả thù hai sinh yêu nước, chống giặc Tàu xâm lược bằng những bản án tù hết sức nặng nề.
Xe tù chở Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã rời khỏi sân tòa, trong khi đó, tại vùng biển Trường Sa, 32 tàu chiến Trung Quốc ồ ạt đổ quân cướp trọn Biển Đông.
*
19h40: Hiện nay, anh Trương Văn Dũng và Hoàng Dũng đã rời khỏi trụ sở CA phường 1 (Long An). Hiện giờ, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn đang ở trong đồn CA.
17h00: Nhóm 6 bạn trẻ vẫn kiên trì đứng trước trụ sở CA Phường 1 (Long An) để yêu cầu được bắt cùng với những người đã bị CA giam giữ vô cớ trước đó.
Lúc này, anh Huỳnh Công Thuận và Trịnh Anh Tuấn đã ra khỏi đồn CA. Tuy nhiên, vẫn còn anh Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ lại.
15h30: Nhóm 6 bạn trẻ hiện đang đứng tại trụ sở CA phường 1 (Long An), bên trong, thấy anh Trịnh Anh Tuấn (Blogger Gió Lang Thang) vẫn đang bị giam lỏng.
Trước đó, khi đến đây để chất vấn việc bắt người, vừa bước vào trụ sở CA thì an ninh đã ra lệnh cho công an phường 1 xua đuổi mọi người ra ngoài.
Cô Nguyễn Hoàng Vi nói rằng: Chúng tôi cùng đi chung, bạn tôi bị CA bắt không rõ lý do. Nếu công an không làm việc, yêu cầu các anh bắt luôn chúng tôi, vì tất cả mọi người đều đi cùng nhau và có mặt tại phiên tòa vào thời điểm bắt người.
CA không ra tay bắt người mà chỉ xua đuổi các bạn trẻ ra ngoài, đồng thời mang máy quay phim chĩa thẳng mặt từng người để ghi hình.
Nhóm 6 bạn trẻ hiện vẫn đang cùng nhau đứng tại trụ sở CA phường 1 yêu cầu bị bắt chung với các bạn, mọi người đều tỏ ra ôn hòa.
15h25: Hiện nay, một nhóm bạn trẻ đã lên đường tiến về trụ sở CA phường 1 (Long An) để chất vấn việc bắt và giữ người trái phép.
Nhóm 6 bạn trẻ trong đó có blogger Nguyễn Hoàng Vi đã yêu cầu cùng bị bắt giữ như những người bạn đi cùng mà đã bị CA bắt trái phép trước đó.
Bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ. Hai bạn trẻ tỏ ra khá tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi trắng giản dị, bao quanh là lực lượng CA sắp phục dày đặc.
Sau 7 tháng bị giam biệt tích, Đinh Nguyên Kha trông mạnh mẽ và rắn chắc hơn trước rất nhiều.
14h40: Các anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ tại trụ sở công an phường 1, Tân An, Long An.
An ninh đã thu giữ tất cả máy chụp hình, máy tính và điện thoại của cả mọi người.
Đây là số điện thoại của ông Thức - Phó Công an phường 1, Tân An: 0908171753
14h00: Phiên xử buổi chiều bắt đầu với phần tranh tụng của luật sư.
Ngay sau khi phiên tòa buổi sáng tạm nghỉ, nhà báo Trần Quang Thành đã thực hiện cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên.
Cô Nhung cho biết, bản thân cô rất bất ngờ về thái độ của Phương Uyên trước tòa. Tinh thần Phương Uyên 'trên cả mức tưởng tượng của gia đình'.
Mặc dù sức khỏe không tốt, nhưng tinh thần Phương Uyên rất tốt. Tại tòa, cô sinh viên yêu nước cũng đã trình bày thẳng thắn quan điểm của mình.
(Cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên) |
Trước tòa, Phương Uyên khẳng định: Những việc Phương Uyên làm được thể hiện hoàn toàn dựa trên tinh thần yêu nước, chống ngoại bang, cũng như chống lại bất công của xã hội. Đây đều là những điều mà người dân thấp cổ bé miệng không nói lên được, nếu ai dám nói thì cũng sẽ bị đàn áp.
Tinh thần này đã được thể hiện qua các bức tranh, cũng như những khẩu hiệu như 'Tàu khựa cút khỏi Biển Đông' (do tự tay Phương Uyên viết bằng máu)
Phương Uyên cũng cho biết thêm, những hành vi xâm lược, cướp giết ngư dân Việt Nam ngày càng trắng trợn và dã man của Trung Quốc đã khiến Phương Uyên 'phẫn uất lên đến tận cùng'.
Nói đến đây, chủ toạ phiên tòa lập tức cắt lời Phương Uyên.
Được biết, tại phiên xử sáng nay, Phương Uyên đã không xin khoan hồng và không nhận tội. Đây rõ ràng là một cái tát vào mặt bộ công an với đoạn video 'nhận tội' đã được phát sóng trước đó.
Trước tòa, Phương Uyên dõng dạc khẳng định:
"Tôi là sinh viên có yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
Trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, cô Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: Là một người mẹ, là người đã sinh ra bé Uyên và nuôi đến ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất vinh dự về Phương Uyên. Công lao mình nuôi con đến ngày hôm nay đã được thỏa mãn.
*
13h00: Đến thời điểm này, những người bị CA bắt giữ trái phép khi đến tham gia phiên tòa gồm có: Anh Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng, Trịnh Anh Tuấn, Trương Văn Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng.
Trước khi Hoàng Dũng và Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) bị bắt, tin cho biết: một người có Facebook là Peter Lam Bui khi đến tòa cũng đã bị công an truy bắt nhưng không thành.
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ trưa.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị đưa ra mức án rất nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước. Theo đó, Đinh Nguyên Kha bị đề nghị tuyên án từ 8 đến 10 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên bị đề nghị tuyên án từ 5 đến 7 năm tù giam.
11h30: CA tiếp tục bắt đi 2 người gồm Hoàng Dũng và Trịnh Anh Tuấn. Cả hai bị CA bắt giữ với lý do 'nghi ngờ chụp hình'.
Hiện nay, Trịnh Anh Tuấn đang bị giữ tại trụ sở CA phường 1, TP Tân An, tỉnh Long An. Địa chỉ công an phường 1: 69 Thủ Khoa Huân, điện thoại (072) 3826.294.
Không rõ Hoàng Dũng đang bị giam giữ tại đâu.
10h50: Lúc này, có mặt trong sân trụ sở tòa án tỉnh Long An có đông đủ gia đình, người nhà của hai sinh viên Uyên và Kha. Ngoài ra, những bạn trẻ từ Sài Gòn gồm có Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, Trịnh Anh Tuấn, Phạm Lê Vương Các... cùng một số bà con từ Long An, Tiền Giang cũng đang ngồi cùng gia đình hai sinh viên yêu nước trong sân tòa án.
Công an chìm nổi vẫn tiếp tục bám sát mọi người.
10h30: Bất chấp những hành vi bao vây, đe dọa của công an chìm nổi, một nhóm bạn trẻ đã tiến thẳng vào sân tòa án.
10h22: Có tin nói rằng, cùng bị bắt với anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng còn có anh Trương Văn Dũng từ Hà Nội vào.
Công an Long An tiếp tục huy động lực lượng sắc phục gồm cảnh sát giao thông và cơ động dày đặc. Người dân đến ủng hộ tinh thần cho 2 sinh viên yêu nước đều bị theo dõi, bám sát và đe dọa.
09h50: Điện thoại của anh Huỳnh Công Thuận vẫn đổ chuông nhưng không ai nghe máy. Nhiều khả năng CA Long An đã cướp điện thoại của anh Thuận
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã dùng máu để viết lên mảnh vải mang giòng chữ ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’. Trong bản cáo trạng, Viện Kiểm Sát cáo buộc cô đã ‘phạm tội’ khi viết ‘những dòng chữ có nội dung không hay về Trung Quốc’.
Người nhà sinh viên Nguyễn Phương Uyên không được vào tham dự phiên tòa. Bố, dì và em trai của Phương Uyên bị CA chặn cửa không cho vào phòng xử
09h01: Sau cuộc vây bắt bất thành, công an Long An vẫn tiếp tục bám sát nhóm Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)
08h55: Tin cho biết, cảnh sát cơ động đã được huy động tối đa nhằm ngăn chặn người dân đến ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
08h53: Mặc dù đã được thông báo là phiên tòa 'công khai', nhưng ba ruột của Phương Uyên đã bị cán bộ tòa án ngăn chặn không cho vào tham dự phiên xử con gái mình.
08h44: Ngoài anh Huỳnh Cộng Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng, còn có ít nhất 2 người khác cũng bị CA bắt đi đâu không rõ. Thông tin về những người bị bắt đang được tìm hiểu.
Người dân cho biết, bán kính hơn 1km chung quanh khu vực tòa án bị phá sóng điện thoại hoàn toàn
08h38: Tin khẩn cấp vừa được gửi đi từ hiện trường: Anh Huỳnh Công Thuận và chị Bùi Thị Minh Hằng vừa bị an ninh ập đến bắt đi mất tích.
(Chị Bùi Thị Minh Hằng trước khi bị CA bắt mất tích) |
08h35: Các số điện thoại chung quanh tòa án bị phá sóng hoàn toàn, mạng 3G gần như tê liệt
08h30: An ninh Long An vừa huy động cảnh sát mặc sắc phục đến sách nhiễu, ngăn chặn xe chở linh mục Đinh Hữu Thoại và Lê Ngọc Thanh đến tham dự phiên xử.
07h58: Lúc này, xuất hiện nhiều bạn trẻ từ Sài Gòn có mặt tại khu vực chung quanh tòa án. Được biết, bên cạnh nhóm bạn Sài Gòn còn có rất nhiều người dân từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long... đã âm thầm đến từ rất sớm để ủng hộ tinh thần của 2 sinh viên nước.
Theo tin từ tòa án, gia đình của Kha và Uyên đã vào bên trong để tham dự phiên xử.
*
Theo dự kiến, phiên tòa bắt đầu lúc 07:30 phút.
An ninh chìm nổi túc trực dày đặc xung quang khu vực Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Tin cho biết, xuất hiện nhiều an ninh thường phục trang bị camera quay sát mặt những người muốn tiếp cận phiên tòa.
Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, mẹ ruột Đinh Nguyên Kha là cô Nguyễn Thị Kim Liên đã có mặt cùng luật sư tại khu vực tòa án.
*
Vào sáng hôm nay, thứ năm, ngày 16 tháng 5, 2013 - ngày đảng và nhà nước CSVN đem 2 bạn trẻ yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha ra xét xử, một số bạn trẻ và Linh mục tại Sài Gòn đã lên đường đi Long An để dự phiên tòa xét xử công khai. Tin mới nhận được từ CTV Danlambao cho biết các Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và các bạn Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Huyền Trang phóng viên VRNs, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải... đã lên đường.
"Hộ tống" những người đi dự phiên tòa xử người yêu nước gồm có 6 công an.
Theo nguồn tin riêng của CTV Danlambao thì Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã rất quan tâm đến vụ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Tuy nhiên, phía nhà nước Việt Nam đã từ chối việc nhân viên LSQ tham dự phiên tòa.
Vào ngày hôm qua, 15-5, Nguyễn Phương Uyên đã được tiếp xúc với Ls Hà Huy Sơn trong vòng gần 1 giờ để chuẩn bị cho việc bào chữa. Theo mẹ của Phương Uyên thì tinh thần của Phương Uyên vững mạnh và sẵn sàng đối diện với phiên tòa xử.
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật tin tức về phiên tòa xử 2 bạn tuổi trẻ yêu nước này.
(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-tuoi-tre.html#more)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tìm hiểu các khu ổ chuột cuả Rio.
Trần Mạnh Trác
11:24 16/05/2013
Lời hứa 33 năm trước cuả một vị Giáo Hoàng.
Một sự kiện được đưa lên hàng đầu trong chương trình Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro (Rio), Brazil, từ 22 cho đến 29 tháng 7, là việc Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm viếng khu ổ chuột khét tiếng Varginha ở phiá Bắc Rio De Janeiro.
Người ta đặt câu hỏi liệu cuộc thăm viếng cuả vị được mệnh danh là 'Giáo Hoàng khu ổ chuột' sẽ mang lại ơn ích nào cho những khu xóm 'bị bỏ rơi và không có hy vọng' từ hàng chục năm qua?
Cách đây 33 năm, cố Giáo Hoàng và nay là Chân Phước Gioan Phaolô II đã có mặt tại một khu ổ chuột bần cùng có tên là Vidigal nằm ở phiá Nam Rio, ngài đã cửi chiếc nhẫn giáo hoàng cuả mình để làm quà tặng cho cư dân với lời khuyên là họ nên bán nó để gây vốn cải thiện điều kiện sinh sống. Khu Vidigal lúc đó bị chính quyền bỏ rơi và là bãi chiến trường triền miên cuả nhiều phe đảng 'xã hội đen'. Chân Phước Gioan Phaolô II lên tiếng an ủi người dân như sau:
"Cuộc chiến thực sự, cuộc chiến duy nhất mà Giáo Hội sẽ tham gia, đó là cuộc chiến cao quí nhằm tranh đấu cho sự thật và công lý, là cuộc chiến mà Giáo Hội sẽ hợp làm một với từng người một."
Những thành quả.
Nhiều năm tiếp theo, lời cuả Chân Phước Gioan Phaolô dần dà được thực hiện. Cuộc viếng thăm lôi kéo sự chú ý cuả giới truyền thông, những sự thật trắng trợn được phơi bầy và chính quyền đã bị ép buộc phải ghé mắt vào khu ổ chuột này. Đường phố được sửa chữa, đèn đường giữ sáng ban đêm.
Ngày nay, theo lời ông Carlos Rojas, hồi đó là một nhân viên trong ban tổ chức đón tiếp Chân Phước Gioan Phaolô và nay là 'ông từ' cuả một nhà thờ mới ở đây, nhà thờ Our Lady of Consolation (Đức Bà An Ủi), thì khu Vidigal đã có ống nước và hệ thống cống rãnh. Một con đường đặt tên là Gioan Phaolô II và một ngôi nhà thờ mới, được phép xây lên cách đây 8 năm để làm chỗ cho giáo dân dự lễ. Các linh mục từ đó không phải cử hành thánh lễ ở ngoài trời như vẫn còn thấy ở nhiều khu vực lân cận khác.
Chiếc nhẫn giaó hoàng không bị bán đi, người ta giữ làm kỷ vật tại phòng bảo tàng cuả nhà thờ chính toà.
Nhưng tuy mục tiêu 'Cho Sự Thật' cuả 'cuộc chiến' mà Chân Phước Gioan Phaolô hứa hẹn đã đem lại một số cải thiện vật chất, mục tiêu thứ hai 'Cho Công Lý' vẫn còn xa vời lắm bởi vì người dân ở đây đang phải vật lộn với một cái eo còn lớn hơn là cái eo nghèo khó.
Những mặt trận mới.
Khu Vigidal có một tầm nhìn ra biển rất đẹp và lại ở kề các khu đắt giá của Rio cho nên đã thu hút những con mắt thèm thuồng cuả giới con buôn bất động sản. Từ nhiều năm trở lại đây, khi an ninh khá hơn, người dân bị bọn đầu tư cấu kết với quan chức tham nhũng áp lực mua nhà giá rẻ và trong nhiều trường hợp đã có người bị đuổi nhà một cách ngang xương.
Những lý do đuổi nhà thì nhiều lắm, chỉ duy có một lý do 'chỉnh trang đường phố để chuẩn bị cho giải Túc Cầu Thế Giới 2014 và Thế Vận Hội Olympic 2016' không mà thôi cũng đủ gieo rắc kinh hoàng rồi.
Theo báo cáo cuả ông Robin Lustig cuả BBC ngày 30 tháng 6 năm 2011 thì sẽ có trên 3000 nhà trong các khu ổ chuột chung quanh Rio bị chính quyền giải toả.
Lấy trường hợp cuả thiếu phụ Berenice Maria das Neves, bán hàng rong, sống 8 năm trong một căn nhà cạnh xa lộ, một hôm cô bị gọi lên toà Thị Chính cách đó khoảng 1 giờ xe buýt. Khi đến nơi người ta thông báo là ngôi nhà cuả cô bị 'kết án' phải phá đi. Họ phát cho cô một tấm ngân phiếu 8000 reais (US$5,000, VNđ104.7 triệu ) làm tiền bồi thường.
Khi trở về, cô đã thấy căn nhà bị ủi xập trong lúc vắng mặt. Họ chôn vuì tất cả, kể cả cái tủ áo là tài sản đáng giá nhất.
Ngồi trên đống gạnh vụn cô kêu gào giận dữ "Tôi làm gì được với 8000 reais này đây?"
Phải cần một số tiền lớn hơn 4 lần thì mới có thể tìm được một căn nhà 'nào đó' trong khu vực.
Và vì không biết chữ, cho nên khó khăn lắm cô mới tìm được một ngân hàng chịu xuất tiền cho tấm ngân phiếu.
Cả hai Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Ân xá quốc tế đều đã lên án chính sách trục xuất mạnh tay cuả Brazil.
Nhưng với trường hợp cuả cô Berenice thì các nhà chức trách tại Rio nói họ đền bù thoả đáng và còn có kế hoạch phá hủy thêm 3.000 ngôi nhà nữa.
"Chúng tôi đã tái định cư hàng ngàn người," theo lời ông Carlos Nuzman, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Rio.
"Có thể có một vài vấn đề nào đó, nhưng tôi nghĩ rằng có thể các bạn đã tới lầm chỗ để xem xét thực sự những gì đang xảy ra."
Không thể đi đâu khác, người thiếu phụ vẫn sống trên đống gạnh vụn, chịu cảnh muỗi cắn hằng đêm và đang có triệu chứng sốt rét.
Hoàn cảnh các khu ổ chuột.
Những người 'mù chữ' và 'thấp cổ bé họng' như thiếu phụ Berenice là những khuôn mặt bình thường cuả các xóm gọi là favela (favela có nghiã là 'thầu dầu tiá', là một loại cây thuộc họ 'đại kích', là họ cuả cây cao su và cây sắn, nhựa có chất ricine độc làm ngứa da.)
Những khu ổ chuột favela như thế này đã xuất hiện từ rất lâu chung quanh các thành phố lớn như Rio hoặc Sao Paulo. Khởi đầu là do sự kiện 20 ngàn binh sĩ cuả cuộc nội chiến Canudos (dân ở vùng Canudos đòi ly khai) bị giải giới sau năm 1897, vì không có nhà ở, họ rủ nhau 'cắm dùi' trên những ven đồi có cây thầu dầu mọc hoang.
Những khu như thế trên thực tế là những vùng ngoại ô nối các thành phố rộng thêm ra, nhưng không một chính quyền địa phương nào muốn kết nạp chúng dù rằng những cư dân ở đây là lực lượng lao động chính yếu góp phần vào sự thịnh vượng cuả toàn vùng. Sự khởi đầu với những binh lính bất mãn cũng có thể là một nguyên nhân mà các thành phố luôn luôn đối xử với những khu ổ chuột bằng một thái độ thù địch.
Khi Brazil đạt tới giai đoạn kỹ nghệ hoá (1940) thì hiện tượng nông dân từ bỏ cuộc sống lam lũ ở đồng quê, rủ nhau lên thành phố tìm một tương lai tốt đẹp hơn, đã bành trướng các khu ổ chuột thêm ra hàng chục dặm vuông. Vì đất bằng đã có chủ, cho nên người ta 'cắm dùi' lên các sườn núi 'bỏ hoang', chen chúc giành giật nhau từng phân vuông một, dù cho đó là một dốc đá chênh vênh. Sau nhiều năm, người ta thay vách ván bằng gạch thẻ, biến những khu sườn đồi trông giống như những tấm khảm kết bằng những mảnh vụn muôn màu muôn sắc.
Trên tấm khảm lung linh dưới ánh nắng đó, mỗi một điểm vuông là một câu chuyện trắc ẩn cuả cõi nhân sinh. Lấy thí dụ một căn nhà nhỏ 3 tầng cuả ông Jose Nazare Braga, cô Juliana Barbassa cuả hãng AP cho biết rằng căn hộ đó là biểu hiệu sức lao động cuả trọn một đời người lâu dài, 30 năm không ngừng xây dựng từ một căn chòi lá để trở thành một căn nhà xây, và nay nhờ chương trình 'sở hữu hoá' đã trở thành tài sản chính thức cuả 4 thế hệ sống chung: của ông, cuả các con, các cháu và các chắt.
Nhìn lên quang cảnh những tấm khảm 'sống' cuả Rio trong một buổi chiều, nghe vẳng lại những tiếng đàn ca, giáo sư đại học Jacob Neusner, một giáo sư đại học Mỹ nổi tiếng là học giả cuả môn Do Thái Học, đã mô tả đây là một dân tộc đang sống trên mây.
Cái nhìn 'thi vị hoá' cuả giáo sư Neusner phát xuất ra từ lòng trắc ẩn khi ông biết có những cư dân tuy đói nhưng đã tìm xuống các trung tâm từ thiện, không phải để tìm ăn, nhưng để học hỏi những kỹ thuật sống ở xã hội như tập hát. Tuy nhiên không thiếu những người thi vị hoá cái nghèo cuả các khu ổ chuột vì một lý do hoàn toàn sai lệch. Nhiều hãng du lịch đang quảng bá những 'tour thám hiểm' để khách hàng 'được sống' những giây phút 'đặc biệt' cuả một favela thực sự. Sự an toàn được bảo đảm nhờ những 'móc nối ngầm' cho vấn đề an ninh. Một tour như thế không rẻ, nhưng số lượng 'khách ngoại đi tìm cảm giác lạ' đã làm cho việc kinh doanh trở thành rất phồn thịnh.
Những việc kinh doanh trên sự nghèo khổ như thế đáng bị kết án.
Có tới 11.4 triệu người 'sống trên mây' như thế, đó là tỷ lệ 6% dân số cuả Brazil (190 triệu). Tình cảnh cuả tỷ số đáng kể này phải được mô tả là 'mạt rệp' vì họ sống không điện nước, không cống rãnh, leo trèo từ mái nhà này xuống ngõ hẻm khác, có khi phải dùng dây chão để làm phương tiện di chuyển xuống núi.
Đây là 'đất' dụng võ cuả băng đảng, ma túy, đĩ điếm.
Một số phim bạo lực nổi tiếng như "Thành Phố cuả Thiên Chuá" ("Cidade de Deus", "City of God") và "Đội Quân Tinh Nhuệ" ("Tropa de Elite", "Elite Squad") đã được quay tại chỗ và được bình luận là phản ảnh rất trung thực thực trạng xã hội nơi đây.
Chính quyền không hiện diện ở đây.
Và vì không có chính quyền, những việc xây dựng trái phép đã làm suy yếu nhiều sườn núi, bất ổn định các con dốc và gây ra những nạn lở đất và tử vong bất ngờ.
Vào tháng 4 năm 2010, nhiều trận mưa lũ đã gây ra lở đất làm thiệt mạng cho 95 người ở các khu ổ chuột cuả Rio. Thị trưởng Eduardo Paes phải ra lệnh dân chúng di tản khỏi mọi sườn đồi, và những người ở những nơi khác thì không được ra ngoài, không đi học.
Vị tổng thống lúc bấy giờ là Luiz Inácio Lula da Silva cũng lên tiếng khuyên dân hãy "Cầu Nguyện cùng Chuá" cho cơn mưa được tạnh.
Sự kiện một chính quyền phải lên tiếng kêu van Thượng Đế không chứng tỏ đây là một chính quyền thân thiện với tôn giáo (ngược lại là khác), nó chỉ chứng minh một việc là chính quyền đã thất bại nặng nề trong phận sự tổ chức an sinh xã hội.
Những kế hoạch cải tiến
Vào những năm 1970, chính quyền quân phiệt độc tài đã thí nghiệm một chương trình 'gia cư cho dân nghèo' để giải toả các khu ổ chuột.
Chính quyền độc tài này đã thúc đẩy nhiều dự án phát triển kinh tế thành công, nhưng những kế hoạch nhân sinh lại không thích hợp và thiếu sự đầu tư ngân sách cho nên các vùng cuả 'kế hoạch gia cư' đã xuống cấp để trở thành những khu ổ chuột mới.
Những thí điểm cuả chính phủ thất bại vì di dời dân chúng đi tới một nơi xa lạ không có tiện ích xã hội, người dân bị buộc phải xa rời lối xóm và những công việc quen thuộc. Nhiều người đã trốn về các khu ổ chuột cũ, trong một tình trạng còn thê thảm hơn là lúc ra đi.
Chỉ có hai chương trình cuả Giáo Hội Công Giáo do tổng giám mục Dom Hélder Câmara phát động năm 1955 với sự trợ giúp tài chánh cuả liên bang mang tên là Chiến Dịch Thánh Sebastinô (Cruzada São Sebastião) đã đạt được một vài thành quả đáng kể.
Chiến Dịch Thánh Sebastinô xây lên những cao ốc ngay giữa hai khu ổ chuột là Praia do Pinto và Rádio Nacional in Parada de Lucas. Mục đích là cung cấp những căn hộ 'cao cấp hơn' cho những cư dân nào sẵn sàng từ bỏ lối sống đồi bại gắn liền với xã hội ổ chuột lúc đó.
Chiến Dịch "gia cư" cuả Giáo Hội tuy thành công nhưng không phát triển ra bên ngoài hai khu vực nói trên vì thái độ xa lánh tôn giáo cuả các chính quyền sau đó. Một tổ chức phi tôn giáo và phi chính phủ (NGO) có tên là Tổ chức Bác ái bảo vệ Nhân Quyền Bento Rubiao (Foundation Center for Defense of Human Rights Bento Rubiao Charity) đã tách ra khỏi 'Chiến Dịch Thánh Sebastinô' từ năm 1896 để dựa vào các tiêu chuẩn thế tục mà thôi, nghiã là không dùng đạo lý làm kim chỉ nam nữa, nhưng trên thực tế thì các hoạt động như xây dựng chung cư, 'tư hữu hoá' đất đai và 'văn tự' nhà cửa, đều là những sáng kiến lấy ra từ những kinh nghiệm quí báu, thành công, thất bại hay dự kiến, cuả Chiến Dịch Thánh Sebastinô.
Chià khoá cuả thành công
Chiến Dịch Thánh Sebastinô khám phá ra rằng hai chữ 'Văn Tự' là cái chià khoá thành công cuả các khu ổ chuột.
'Văn Tự' làm cho một căn nhà trở thành một phần cuả thị xã, và cho phép những người cư ngụ được quyền sử dụng những lợi ích công cộng tại địa phương.
Có văn tự cũng có nghiã là có một địa chỉ trên bản đồ, có thể dùng để điền đơn xin việc hoặc mở một chương mục ngân hàng.
'Văn Tự' tạo ra một môi trường an toàn cho đô thị, theo ý kiến cuả luật sư Walter Borges Tavares, chuyên môn về quyền sử dụng đất, và đang là tư vấn pháp lý cho các cơ quan địa ốc. Khi một khu ổ chuột được chính thức đưa vào thị xã, thị xã có thể áp dụng các quy chuẩn xây cất và ngăn chặn những việc xây dựng rối loạn có thể làm suy yếu sườn núi, làm mất ổn định các con dốc và gây ra lở đất và tử vong.
'Văn tự' mở đường cho qui chế đại diện khu phố, tạo nên những tiếng nói có cân lượng để bảo vệ quyền lợi gia cư.
Vì thế để bảo vệ quyền lợi của người dân ở đây, Giáo Hội địa phương không ngừng xoay sở để giúp cho dân nghèo xin được văn tự.
Quyền có 'văn tự' trên những mảnh đất hoang được bảo đảm trong hiến pháp của Brazil. Về mặt pháp lý, sau 5 năm sử dụng, một người dân có thể nộp đơn xin quyền sở hữu. Nhưng trong thực tế, hệ thống tòa án chậm chạp của Brazil thường làm cho con số 5 năm này trở thành 20 năm. Ngoài ra đối với khu ổ chuột thì còn có một sự kỳ thị rõ rệt.
"Các quan chức nghĩ rằng nếu họ ban cho đám dân ở đây quyền sở hữu, thì nhiều người hơn sẽ kéo nhau đến", luật sư Tavares cho biết.
Chính quyền xâm chiếm lãnh thổ cuả chính mình.
Phương pháp an sinh mà chính quyền ưa chuộng vẫn là những kế hoạch 'gia cư' đã thất bại cuả những năm 1970 nhưng được khoác vào một cái áo mới là thực hiện một cách minh bạch và dân chủ hơn, nhưng chủ yếu vẫn là dẹp bỏ các khu ổ chuột, di dân đi nơi khác và ban quyền sở hữu. Muốn vậy phải có kiểm soát. Muốn kiểm soát các khu ổ chuột, phải 'xâm chiếm' bằng vũ lực.
Xâm Chiếm (occupy) là ngôn từ chính thức mà chính phủ dùng cho các chiến dịch giành lấy quyền kiểm soát các khu ổ chuột, chiến dịch được bắt đầu từ năm 2008 và dự trù sẽ Bình Định (pacify) tất cả trước Thế Vận Hội 2016.
Anh Santi Carneri, một phóng viên nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, đang có mặt ở Rio vào tháng 10 năm 2012, đã tham dự một cuộc Xâm Chiếm vào 4 khu phiá bắc cuả Rio là Manguinhos, Jacarezinho, Mandela and Varginha. Varginha là khu ổ chuột mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm vào tháng 7 tới. Anh tường thuật như thế này:
"Phải mất 10 phút thì đội quân tiền phong gồm nhiều toán 'thủy quân lục chiến' và 'cảnh sát ưu tú' cuả Rio de Janeiro mới dẹp xong những rào cản bằng lửa (gồm nhiều xe bị đốt) và đá lớn do băng nhóm ma túy dựng lên, để cuộc hành quân được bắt đầu.
Giống hệt như một nước đang có chiến tranh, hàng tá xe tăng và hơn 1.500 nhân viên an ninh trang bị súng máy đứng đợi vào sáng sớm Chúa Nhật để xâm nhập vào những khu dân cư bị ô nhiễm ma túy của Rio.
Với máy bay trực thăng vần vũ liên tục ở trên không, những tiểu đoàn BOPE (Cảnh sát đặc biệt, Batalhão de Operações Policiais Especiais) di chuyển thận trọng vào khu vực, nơi mà những người dân, biết có sự xuất hiện của lực lượng an ninh, nằm lại ở trong nhà và tránh đi ra đường.
Đường phố hầu như trống rỗng, chỉ có một vài tên nghiện thuốc đi lang thang không mục đích, và đây đó là những đống lửa bập bùng được những tên tội phạm thiết lập để gây trở ngại cho việc xâm nhập cuả nhà chức trách.
Bùn, rác, heo, gà, chó hoang và kên kên là những dấu hiệu duy nhất chào đón binh sĩ và cảnh sát khi họ dựng lên các công sự phòng thủ trong những khu dân cư mà quang cảnh thì khác xa với các bãi biển du lịch hào nhoáng và nổi tiếng cuả Rio.
Một vài tiếng súng đã được nghe thấy khi cuộc xâm nhập bắt đầu, nhưng không phải là giao tranh, đó chỉ là những tiếng súng cảnh báo cuả băng nhóm báo động cho nhau, cuộc xâm nhập đã được chính phủ công bố từ ba ngày trước."
Sự việc không có giao tranh được chính quyền ca ngợi như là một thắng lợi lớn cuả chính phủ. Phát ngôn viên thành phố Rio là Jose Mariano Beltrame cho biết họ đã bắt giữ 51 nghi phạm 3 ngày trước khi có cuộc hành quân:
"Chúng tôi thực hiện 51 vụ bắt giữ trước khi chiếm đóng. Tôi không nghi ngờ rằng nếu chúng ta tiến vào mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào và không tìm thấy bất kỳ tay súng hay vũ khí nào trong lãnh thổ bị chiếm đóng thì đó phải là vì các băng đảng đã thực sự bị suy yếu."
Sau khi 'lực lượng ưu tú' đã thiết lập một 'lãnh thổ bị chiếm đóng' xong, tức là lúc các băng đảng vũ trang không còn tự do tung hoành nữa, thì chương trình 'bình định' bắt đầu.
Kế hoạch bình định
Anh Raphael Fabrés, một phóng viên nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha khác, làm việc tự do và thường sống trong những khu ổ chuột nhiều tháng trời mỗi lần đi công tác, đang được phép sống với các đoàn quân bình định UPP (Pacification Police Units), cho biết rằng các toán 'cảnh sát chống biểu tình' sẽ tuần tiễu liên tiếp trong vòng một tuần lễ rồi sau đó chính quyền sẽ thành lập những toán 'cảnh sát đô thị' với những đồn bót vĩnh viễn và bắt đầu những chương trình sức khoẻ và giáo dục cho quần chúng.
Rồi thì những tiện ích như điện, nước, đường lộ và việc thu dọn rác rưởi cũng sẽ tới sau.
Như vậy, anh cho biết công cuộc bình định không chỉ đơn giản là khai quang thành phố mà thôi.
"Mục đích cuả tôi không phải là phán đoán xem những giai đoạn thi hành thì xấu hay tốt" anh nói. "Nhưng tôi phải nói rằng những sự việc xảy ra thì không trắng cũng không đen, nó có màu xam xám."
Anh phóng viên 30 tuổi này cho biết anh đã thấy có nhiều hiệu quả tích cực 'cách nhãn tiền' qua chương trình bình định, nhưng chưa biết rõ hậu quả lâu dài sẽ như thế nào.
"Thật khó mà phủ nhận phần tích cực cuả công cuộc (bình định) vì có nhiều người cảm thấy hạnh phúc bởi vì họ cảm thấy an ninh hơn." Anh Fabrés giải thích. "Nhưng cũng có nhiều thiệt hại phụ (collateral damage) đi kèm theo".
Anh Fabrés không kể ra những thiệt hại phụ là gì, nhưng anh Marcio Meneses một phóng viên và cũng là một cư dân sống trong khu ổ chuột Morro da Providência, từng bị đặt dưới chế độ cuả một đoàn quân bình định UPP, cho biết quân đội đã lộng hành.
Anh từng bị bắt vì chống đối họ, anh kể:
"Sự cố bắt đầu khi có một số binh lính bắn vào các bồn nước trên các mái nhà để tiêu khiển. Một số thanh niên xông ra gây sự với bọn họ liền bị bắt ngay. Quân đội đưa 3 thanh niên vất sang một khu ổ chuột khác đang có một băng đảng thù địch tung hoành, và cả ba đã bị hành hung cho đến chết. Vì thế tôi viết khẩu hiệu đòi phải đuổi quân đội đi, dùng lời cuả một bài hát cuả ban nhạc U2. (một ban nhạc Anh quốc)"
"Họ liền bắt tôi vì tội khuyến khích băng đảng. Nhưng khi tới đồn cảnh sát, họ biết rằng tôi là một phóng viên, không dễ dàng chứng minh tôi có tội cho nên họ thả tôi ra"
Trường hợp cuả anh Meneses là một may mắn, theo tin cuả tổ chức phi chính phủ (NGO) Justiça Global thì có trên 1000 cuộc hành quyết các thường dân vô tội do quân đội gây ra để duy trì trật tự an ninh trong năm tranh giải thể thao Pan Am 2011.
Hỏi ý kiến về vấn đề ấy, ông Atila Roque, giám đốc hội ân Xá Quốc Tế Brazil (Amnesty International in Brazil) cho biết một cách miả mai rằng:
"Các bạn phải hiểu rằng cảnh sát Brazil được lập ra để kiểm soát người nghèo và bảo vệ thiểu số ưu tú. Những gì mà các bạn đang thấy ở Rio là một sự bắt đầu có đổi thay. Dù thế thì cũng có đến 560 người bị cảnh sát giết chết trong năm 2011."
Ông giải thích thêm, "Nhưng con số chết chóc như thế là đã giảm được 50 phần trăm so với 5 năm trước...mà phần lớn là do các đơn vị UPP. Cho nên tôi nghĩ rằng UPP không phải là viên đạn bằng bạc cho vấn đề an ninh vì họ tạo ra nhiều vấn đề quá..."
'Ông Roque không liệt kê 'Nhiều vấn đề' là những gì, nhưng rõ ràng ông ám chỉ những tai tiếng cuả ngành cảnh sát Brazil. Trước năm 2000, có nhiều vị Cảnh Sát Trưởng đã bị khám phá và kết án tù vì hợp tác và kinh doanh với băng đảng. Sau năm 2000, một hiện tượng mới xuất hiện, đó là các cảnh sát được phép làm thêm trong những đội 'dân quân tư' (militia) bảo vệ các khu phố, thế thì hiện tượng mới xảy ra là các khu phố sang trọng đã được giữ gìn an ninh tuyệt đối nhưng các khu ổ chuột thì vẫn bị nạn băng đảng hoành hành. Người ta đặt câu hỏi tại sao một nhân viên công lực, khi làm việc 'thuê' trong giờ nghỉ thì hữu hiệu thế, mà khi 'thi hành công vụ' thì lại kém cỏi thế?
Hai loại đời sống mới.
Mục đích đề ra cuả chương trình bình định là chỉnh trang các khu ổ chuột cho được đẹp hơn ra, nhân dân được giáo dục hơn về các vấn đề xã hội, an ninh được bảo đảm và giúp một đời sống thịnh vượng hơn.
Brazil là một nền Dân Chủ đồng thời là một nền kinh tế đang tiến lên vị thế siêu cường. Có nghiã là họ có sự hợp pháp, sự ủng hộ cuả đa số và có tiền bạc để thực hiện những chương trình như thế.
Nhưng vấn đề là sự thay đổi đang xảy ra ở đâu và cho những ai?
Cũng theo ông Robin Lustig cuả BBC thì trong một thị trấn nhỏ có tên là Campo Grande, khoảng một giờ rưỡi đường xe từ trung tâm Rio, có 800 căn nhà đã được xây lên cho những người dân bị đuổi nhà trong chương trình làm đường.
Anh Cleyton Martins, một nhân viên nhà hàng 27 tuổi, đã tới đây được 7 tháng cùng với mẹ và con gái, nhưng thật là khó khăn cho anh để có thể làm quen với sự cô đơn trong một môi trường mới.
"Ngôi nhà tôi đang sống thì tốt hơn nhiều so với ngôi nhà cũ," anh thừa nhận. "Nhưng ở đây không có cửa hàng, không có sân chơi cho trẻ em, và con đường đi xuống phố làm việc thì dài quá."
Anh lo lắng làm sao có thể đưa bà mẹ đi bệnh viện khi hữu sự, và anh than phiền rằng các viên chức làm việc quá lâu để giải quyết một khiếu nại về một ống cống bị rò rỉ tạo ra một hồ nước thối tha ngay giữa những dãy nhà gọn gàng.
Trở về khu ổ chuột ở Rio, một ông Mỹ tóc vàng, mắt xanh tên là Glaser đang làm một du khách cuả một tour du lịch táo bạo dẫn người nước ngoài đi đến những nơi mà hầu hết người dân Rio sợ không dám tới, gọi là tour dành cho những người muốn nhìn thấy "bộ mặt thực sự" cuả Rio vượt ra ngoài khu vực bãi biển Copacabana và chuyến đi đến tượng Chúa Cứu thế.
Doanh nhân 52 tuổi này, làm giàu nhờ kinh doanh tiền tệ, đang dự tính xây dựng khoảng 10 biệt thự trên đỉnh Vidigal, là nơi du khách sẽ có thể thưởng thức sự sang trọng và cùng một lúc nhìn thấy cuộc sống gai góc của một khu ổ chuột ổ phiá dưới.
Ông ta vừa đặt tiền một nửa triệu mỹ kim để đầu tư ở đây, và điều này làm cho nhiều người lo ngại rằng sẽ có thể châm ngòi cho một phong trào đầu cơ bất động sản ở vùng này, dẫn tới việc nhiều người dân ngây thơ sẽ bị lừa đảo hoặc bị áp lực bán nhà và di chuyển đến các khu ổ chuột khác.
Cho nên ông Ủy viên hội đồng tỉnh là Eliomar Coelho đã tố cáo rằng các nhà chức trách đang đối xử với người nghèo như là những "tội phạm", và họ đang sử dụng World Cup và Thế vận hội làm một cái cớ để thu hồi đất đai mà bán lấy lời.
"Một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Thay vì người dân được thụ hưởng những lợi ích do kết quả của sự bùng nổ kinh tế, thì họ sẽ bị kết thúc còn tồi tệ hơn." ông nói.
"Đây là một hành vi vi phạm nhân quyền."
Vậy ai sẽ là người được hưởng lợi?
"Du khách nước ngoài ở lại dài hạn, có lẽ một số quan lớn về hưu, là những khách hàng cho các biệt thự trên đỉnh đồi," ông tin như thế.
Cùng một loại ý tưởng như thế, ông Jorge Luis Borges Ferreira là một nhà chuyên môn về kế hoạch xây cất đô thị cũng nói rằng rõ ràng có một quy trình đang được thi hành, trong đó người nghèo bị đẩy ra xa khỏi thành phố để mở đường cho tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và là những người có thể trả giá cao nhất cho sự phát triển các căn nhà cao cấp ở những khu ổ chuột.
Những hy vọng
Đó cũng là thực trạng mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chứng kiến vào tháng 7 tới.
Trở lại câu hỏi liệu cuộc thăm viếng cuả vị được mệnh danh là 'Giáo Hoàng khu ổ chuột' sẽ mang lại ơn ích nào cho những khu xóm 'bị bỏ rơi và không có hy vọng' từ hàng chục năm qua?
Với sự hiện diện cuả 4 triệu người tham dự tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trước ống kính cuả hàng ngàn ký giả khắp mọi nơi đổ về, với viễn ảnh sẽ có những duyệt xét tiếp theo vào những dịp World Cup và Olympic sắp tới, với tư cách là vị Giáo Hoàng đầu tiên cuả châu lục Nam Mỹ Châu, và với một tư cách đã suốt đời tận tuỵ sống giữa và sống cho dân nghèo, sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ là một tiếng vang chưa từng nghe thấy và là một áp lực vĩ đại mà chính quyền Brazil chưa từng trải nghiệm qua.
Hãy thử tưởng tượng ĐTC sẽ ôm vào lòng một con người xanh xao đang lên cơn xốt rét vì bị đuổi nhà như cô Berenice, trước tất cả những con mắt đẫm lệ cuả toàn thế giới?
Chỉ một cử chỉ đó thôi thì mục tiêu thứ hai 'Cho Công Lý' cuả cuộc chiến mà Chân Phước Gioan Phaolô hứa hẹn đã giành một phần lớn thắng lợi rồi.
Mà hình như các quan chức cuả Brazil không muốn một sự kiện khó lòng như vậy xảy ra, họ đang chuẩn bị để cho những việc đó được giải toả một cách thanh thản.
Áp dụng một đạo luật mới, thành phố Rio vừa loại bỏ những rào cản pháp lý và quan liêu để cho phép đăng ký sở hữu tất cả các khu đất công cho các gia đình đang chiếm giữ. Tính ra có khoảng 37.000 gia đình sẽ lãnh văn tự trong bốn năm tới.
Tổ chức Bác ái bảo vệ Nhân Quyền Bento Rubiao cũng cho biết họ đang kết thúc hồ sơ cho 30.000 gia đình trên toàn Tiểu Bang.
Và hơn nữa mới đây toà án đã ra một phán quyết chưa từng thấy là cho phép toàn bộ một cộng đồng nộp chung một hồ sơ đất. Trường hợp đầu tiên sẽ áp dụng cho 100 gia đình cùng khai một mẫu đơn, và như vậy thì các cộng đồng khác cũng có thể sử dụng thể thức tương tự trong tương lai.
Rõ ràng, cái khó không phải là tự hoàn cảnh, nhưng tự lòng người mà thôi. Một chính quyền chiều theo công lý thì sẽ đạt thành công lý.
Nhưng ông Carlos Rojas, 'ông từ' cuả nhà thờ Our Lady of Consolation từng là một nhân viên đón tiếp Chân Phước Gioan Phaolô, thì còn đặt hy vọng nhiều hơn thế nữa, ông tự hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô và trên 2 triệu thanh thiếu niên Công Giáo sẽ tạo ra những tác động gì trên thành phố Rio. ở Rio, ông nói, đám thanh niên thường bị coi là bọn gây rối và trộm cắp, và các sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ rất quan trọng trong việc chứng tỏ cho họ là thế hệ trẻ là một tương lai.
Đức Ông Portela cuả nhà thờ Our Lady of Consolation thì nhắc nhở rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới không chỉ dành riêng cho một cộng đồng hay một giới tuổi nhưng là cho tất cả Rio de Janeiro. Trong khi một số sự kiện chính sẽ được tổ chức trong những khu vực nổi tiếng của thành phố, như bãi biển Copacabana và tượng Chúa Cứu thế, nhưng tổng giáo phận và các Ban tổ chức địa phương cũng đã trù định những sự kiện ở khắp mọi nơi trên toàn thành phố.
"Đây là thông điệp mà Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ gửi ra" Đức Ông Portela nói. "Giáo Hội Công Giáo ở khắp mọi nơi và bao gồm tất cả mọi người."
Đó là thái độ mà ông Rojas hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ mang đến cho Rio.
"Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo Hội phải đi tới nơi mà mọi người ở", ông Rojas nói. "Người ta không đến với Giáo Hội, Giáo Hội phải đến với họ."
Người ta đặt câu hỏi liệu cuộc thăm viếng cuả vị được mệnh danh là 'Giáo Hoàng khu ổ chuột' sẽ mang lại ơn ích nào cho những khu xóm 'bị bỏ rơi và không có hy vọng' từ hàng chục năm qua?
Cách đây 33 năm, cố Giáo Hoàng và nay là Chân Phước Gioan Phaolô II đã có mặt tại một khu ổ chuột bần cùng có tên là Vidigal nằm ở phiá Nam Rio, ngài đã cửi chiếc nhẫn giáo hoàng cuả mình để làm quà tặng cho cư dân với lời khuyên là họ nên bán nó để gây vốn cải thiện điều kiện sinh sống. Khu Vidigal lúc đó bị chính quyền bỏ rơi và là bãi chiến trường triền miên cuả nhiều phe đảng 'xã hội đen'. Chân Phước Gioan Phaolô II lên tiếng an ủi người dân như sau:
"Cuộc chiến thực sự, cuộc chiến duy nhất mà Giáo Hội sẽ tham gia, đó là cuộc chiến cao quí nhằm tranh đấu cho sự thật và công lý, là cuộc chiến mà Giáo Hội sẽ hợp làm một với từng người một."
Những thành quả.
Ngày nay, theo lời ông Carlos Rojas, hồi đó là một nhân viên trong ban tổ chức đón tiếp Chân Phước Gioan Phaolô và nay là 'ông từ' cuả một nhà thờ mới ở đây, nhà thờ Our Lady of Consolation (Đức Bà An Ủi), thì khu Vidigal đã có ống nước và hệ thống cống rãnh. Một con đường đặt tên là Gioan Phaolô II và một ngôi nhà thờ mới, được phép xây lên cách đây 8 năm để làm chỗ cho giáo dân dự lễ. Các linh mục từ đó không phải cử hành thánh lễ ở ngoài trời như vẫn còn thấy ở nhiều khu vực lân cận khác.
Chiếc nhẫn giaó hoàng không bị bán đi, người ta giữ làm kỷ vật tại phòng bảo tàng cuả nhà thờ chính toà.
Nhưng tuy mục tiêu 'Cho Sự Thật' cuả 'cuộc chiến' mà Chân Phước Gioan Phaolô hứa hẹn đã đem lại một số cải thiện vật chất, mục tiêu thứ hai 'Cho Công Lý' vẫn còn xa vời lắm bởi vì người dân ở đây đang phải vật lộn với một cái eo còn lớn hơn là cái eo nghèo khó.
Những mặt trận mới.
Những lý do đuổi nhà thì nhiều lắm, chỉ duy có một lý do 'chỉnh trang đường phố để chuẩn bị cho giải Túc Cầu Thế Giới 2014 và Thế Vận Hội Olympic 2016' không mà thôi cũng đủ gieo rắc kinh hoàng rồi.
Theo báo cáo cuả ông Robin Lustig cuả BBC ngày 30 tháng 6 năm 2011 thì sẽ có trên 3000 nhà trong các khu ổ chuột chung quanh Rio bị chính quyền giải toả.
Lấy trường hợp cuả thiếu phụ Berenice Maria das Neves, bán hàng rong, sống 8 năm trong một căn nhà cạnh xa lộ, một hôm cô bị gọi lên toà Thị Chính cách đó khoảng 1 giờ xe buýt. Khi đến nơi người ta thông báo là ngôi nhà cuả cô bị 'kết án' phải phá đi. Họ phát cho cô một tấm ngân phiếu 8000 reais (US$5,000, VNđ104.7 triệu ) làm tiền bồi thường.
Khi trở về, cô đã thấy căn nhà bị ủi xập trong lúc vắng mặt. Họ chôn vuì tất cả, kể cả cái tủ áo là tài sản đáng giá nhất.
Ngồi trên đống gạnh vụn cô kêu gào giận dữ "Tôi làm gì được với 8000 reais này đây?"
Phải cần một số tiền lớn hơn 4 lần thì mới có thể tìm được một căn nhà 'nào đó' trong khu vực.
Và vì không biết chữ, cho nên khó khăn lắm cô mới tìm được một ngân hàng chịu xuất tiền cho tấm ngân phiếu.
Cả hai Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Ân xá quốc tế đều đã lên án chính sách trục xuất mạnh tay cuả Brazil.
Nhưng với trường hợp cuả cô Berenice thì các nhà chức trách tại Rio nói họ đền bù thoả đáng và còn có kế hoạch phá hủy thêm 3.000 ngôi nhà nữa.
"Chúng tôi đã tái định cư hàng ngàn người," theo lời ông Carlos Nuzman, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic Rio.
"Có thể có một vài vấn đề nào đó, nhưng tôi nghĩ rằng có thể các bạn đã tới lầm chỗ để xem xét thực sự những gì đang xảy ra."
Không thể đi đâu khác, người thiếu phụ vẫn sống trên đống gạnh vụn, chịu cảnh muỗi cắn hằng đêm và đang có triệu chứng sốt rét.
Hoàn cảnh các khu ổ chuột.
Những khu ổ chuột favela như thế này đã xuất hiện từ rất lâu chung quanh các thành phố lớn như Rio hoặc Sao Paulo. Khởi đầu là do sự kiện 20 ngàn binh sĩ cuả cuộc nội chiến Canudos (dân ở vùng Canudos đòi ly khai) bị giải giới sau năm 1897, vì không có nhà ở, họ rủ nhau 'cắm dùi' trên những ven đồi có cây thầu dầu mọc hoang.
Những khu như thế trên thực tế là những vùng ngoại ô nối các thành phố rộng thêm ra, nhưng không một chính quyền địa phương nào muốn kết nạp chúng dù rằng những cư dân ở đây là lực lượng lao động chính yếu góp phần vào sự thịnh vượng cuả toàn vùng. Sự khởi đầu với những binh lính bất mãn cũng có thể là một nguyên nhân mà các thành phố luôn luôn đối xử với những khu ổ chuột bằng một thái độ thù địch.
Khi Brazil đạt tới giai đoạn kỹ nghệ hoá (1940) thì hiện tượng nông dân từ bỏ cuộc sống lam lũ ở đồng quê, rủ nhau lên thành phố tìm một tương lai tốt đẹp hơn, đã bành trướng các khu ổ chuột thêm ra hàng chục dặm vuông. Vì đất bằng đã có chủ, cho nên người ta 'cắm dùi' lên các sườn núi 'bỏ hoang', chen chúc giành giật nhau từng phân vuông một, dù cho đó là một dốc đá chênh vênh. Sau nhiều năm, người ta thay vách ván bằng gạch thẻ, biến những khu sườn đồi trông giống như những tấm khảm kết bằng những mảnh vụn muôn màu muôn sắc.
Nhìn lên quang cảnh những tấm khảm 'sống' cuả Rio trong một buổi chiều, nghe vẳng lại những tiếng đàn ca, giáo sư đại học Jacob Neusner, một giáo sư đại học Mỹ nổi tiếng là học giả cuả môn Do Thái Học, đã mô tả đây là một dân tộc đang sống trên mây.
Cái nhìn 'thi vị hoá' cuả giáo sư Neusner phát xuất ra từ lòng trắc ẩn khi ông biết có những cư dân tuy đói nhưng đã tìm xuống các trung tâm từ thiện, không phải để tìm ăn, nhưng để học hỏi những kỹ thuật sống ở xã hội như tập hát. Tuy nhiên không thiếu những người thi vị hoá cái nghèo cuả các khu ổ chuột vì một lý do hoàn toàn sai lệch. Nhiều hãng du lịch đang quảng bá những 'tour thám hiểm' để khách hàng 'được sống' những giây phút 'đặc biệt' cuả một favela thực sự. Sự an toàn được bảo đảm nhờ những 'móc nối ngầm' cho vấn đề an ninh. Một tour như thế không rẻ, nhưng số lượng 'khách ngoại đi tìm cảm giác lạ' đã làm cho việc kinh doanh trở thành rất phồn thịnh.
Những việc kinh doanh trên sự nghèo khổ như thế đáng bị kết án.
Đây là 'đất' dụng võ cuả băng đảng, ma túy, đĩ điếm.
Một số phim bạo lực nổi tiếng như "Thành Phố cuả Thiên Chuá" ("Cidade de Deus", "City of God") và "Đội Quân Tinh Nhuệ" ("Tropa de Elite", "Elite Squad") đã được quay tại chỗ và được bình luận là phản ảnh rất trung thực thực trạng xã hội nơi đây.
Chính quyền không hiện diện ở đây.
Vào tháng 4 năm 2010, nhiều trận mưa lũ đã gây ra lở đất làm thiệt mạng cho 95 người ở các khu ổ chuột cuả Rio. Thị trưởng Eduardo Paes phải ra lệnh dân chúng di tản khỏi mọi sườn đồi, và những người ở những nơi khác thì không được ra ngoài, không đi học.
Vị tổng thống lúc bấy giờ là Luiz Inácio Lula da Silva cũng lên tiếng khuyên dân hãy "Cầu Nguyện cùng Chuá" cho cơn mưa được tạnh.
Sự kiện một chính quyền phải lên tiếng kêu van Thượng Đế không chứng tỏ đây là một chính quyền thân thiện với tôn giáo (ngược lại là khác), nó chỉ chứng minh một việc là chính quyền đã thất bại nặng nề trong phận sự tổ chức an sinh xã hội.
Những kế hoạch cải tiến
Chính quyền độc tài này đã thúc đẩy nhiều dự án phát triển kinh tế thành công, nhưng những kế hoạch nhân sinh lại không thích hợp và thiếu sự đầu tư ngân sách cho nên các vùng cuả 'kế hoạch gia cư' đã xuống cấp để trở thành những khu ổ chuột mới.
Những thí điểm cuả chính phủ thất bại vì di dời dân chúng đi tới một nơi xa lạ không có tiện ích xã hội, người dân bị buộc phải xa rời lối xóm và những công việc quen thuộc. Nhiều người đã trốn về các khu ổ chuột cũ, trong một tình trạng còn thê thảm hơn là lúc ra đi.
Chỉ có hai chương trình cuả Giáo Hội Công Giáo do tổng giám mục Dom Hélder Câmara phát động năm 1955 với sự trợ giúp tài chánh cuả liên bang mang tên là Chiến Dịch Thánh Sebastinô (Cruzada São Sebastião) đã đạt được một vài thành quả đáng kể.
Chiến Dịch Thánh Sebastinô xây lên những cao ốc ngay giữa hai khu ổ chuột là Praia do Pinto và Rádio Nacional in Parada de Lucas. Mục đích là cung cấp những căn hộ 'cao cấp hơn' cho những cư dân nào sẵn sàng từ bỏ lối sống đồi bại gắn liền với xã hội ổ chuột lúc đó.
Chiến Dịch "gia cư" cuả Giáo Hội tuy thành công nhưng không phát triển ra bên ngoài hai khu vực nói trên vì thái độ xa lánh tôn giáo cuả các chính quyền sau đó. Một tổ chức phi tôn giáo và phi chính phủ (NGO) có tên là Tổ chức Bác ái bảo vệ Nhân Quyền Bento Rubiao (Foundation Center for Defense of Human Rights Bento Rubiao Charity) đã tách ra khỏi 'Chiến Dịch Thánh Sebastinô' từ năm 1896 để dựa vào các tiêu chuẩn thế tục mà thôi, nghiã là không dùng đạo lý làm kim chỉ nam nữa, nhưng trên thực tế thì các hoạt động như xây dựng chung cư, 'tư hữu hoá' đất đai và 'văn tự' nhà cửa, đều là những sáng kiến lấy ra từ những kinh nghiệm quí báu, thành công, thất bại hay dự kiến, cuả Chiến Dịch Thánh Sebastinô.
Chià khoá cuả thành công
'Văn Tự' làm cho một căn nhà trở thành một phần cuả thị xã, và cho phép những người cư ngụ được quyền sử dụng những lợi ích công cộng tại địa phương.
Có văn tự cũng có nghiã là có một địa chỉ trên bản đồ, có thể dùng để điền đơn xin việc hoặc mở một chương mục ngân hàng.
'Văn Tự' tạo ra một môi trường an toàn cho đô thị, theo ý kiến cuả luật sư Walter Borges Tavares, chuyên môn về quyền sử dụng đất, và đang là tư vấn pháp lý cho các cơ quan địa ốc. Khi một khu ổ chuột được chính thức đưa vào thị xã, thị xã có thể áp dụng các quy chuẩn xây cất và ngăn chặn những việc xây dựng rối loạn có thể làm suy yếu sườn núi, làm mất ổn định các con dốc và gây ra lở đất và tử vong.
'Văn tự' mở đường cho qui chế đại diện khu phố, tạo nên những tiếng nói có cân lượng để bảo vệ quyền lợi gia cư.
Vì thế để bảo vệ quyền lợi của người dân ở đây, Giáo Hội địa phương không ngừng xoay sở để giúp cho dân nghèo xin được văn tự.
Quyền có 'văn tự' trên những mảnh đất hoang được bảo đảm trong hiến pháp của Brazil. Về mặt pháp lý, sau 5 năm sử dụng, một người dân có thể nộp đơn xin quyền sở hữu. Nhưng trong thực tế, hệ thống tòa án chậm chạp của Brazil thường làm cho con số 5 năm này trở thành 20 năm. Ngoài ra đối với khu ổ chuột thì còn có một sự kỳ thị rõ rệt.
"Các quan chức nghĩ rằng nếu họ ban cho đám dân ở đây quyền sở hữu, thì nhiều người hơn sẽ kéo nhau đến", luật sư Tavares cho biết.
Chính quyền xâm chiếm lãnh thổ cuả chính mình.
Xâm Chiếm (occupy) là ngôn từ chính thức mà chính phủ dùng cho các chiến dịch giành lấy quyền kiểm soát các khu ổ chuột, chiến dịch được bắt đầu từ năm 2008 và dự trù sẽ Bình Định (pacify) tất cả trước Thế Vận Hội 2016.
Anh Santi Carneri, một phóng viên nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, đang có mặt ở Rio vào tháng 10 năm 2012, đã tham dự một cuộc Xâm Chiếm vào 4 khu phiá bắc cuả Rio là Manguinhos, Jacarezinho, Mandela and Varginha. Varginha là khu ổ chuột mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm vào tháng 7 tới. Anh tường thuật như thế này:
"Phải mất 10 phút thì đội quân tiền phong gồm nhiều toán 'thủy quân lục chiến' và 'cảnh sát ưu tú' cuả Rio de Janeiro mới dẹp xong những rào cản bằng lửa (gồm nhiều xe bị đốt) và đá lớn do băng nhóm ma túy dựng lên, để cuộc hành quân được bắt đầu.
Giống hệt như một nước đang có chiến tranh, hàng tá xe tăng và hơn 1.500 nhân viên an ninh trang bị súng máy đứng đợi vào sáng sớm Chúa Nhật để xâm nhập vào những khu dân cư bị ô nhiễm ma túy của Rio.
Với máy bay trực thăng vần vũ liên tục ở trên không, những tiểu đoàn BOPE (Cảnh sát đặc biệt, Batalhão de Operações Policiais Especiais) di chuyển thận trọng vào khu vực, nơi mà những người dân, biết có sự xuất hiện của lực lượng an ninh, nằm lại ở trong nhà và tránh đi ra đường.
Đường phố hầu như trống rỗng, chỉ có một vài tên nghiện thuốc đi lang thang không mục đích, và đây đó là những đống lửa bập bùng được những tên tội phạm thiết lập để gây trở ngại cho việc xâm nhập cuả nhà chức trách.
Một vài tiếng súng đã được nghe thấy khi cuộc xâm nhập bắt đầu, nhưng không phải là giao tranh, đó chỉ là những tiếng súng cảnh báo cuả băng nhóm báo động cho nhau, cuộc xâm nhập đã được chính phủ công bố từ ba ngày trước."
Sự việc không có giao tranh được chính quyền ca ngợi như là một thắng lợi lớn cuả chính phủ. Phát ngôn viên thành phố Rio là Jose Mariano Beltrame cho biết họ đã bắt giữ 51 nghi phạm 3 ngày trước khi có cuộc hành quân:
"Chúng tôi thực hiện 51 vụ bắt giữ trước khi chiếm đóng. Tôi không nghi ngờ rằng nếu chúng ta tiến vào mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào và không tìm thấy bất kỳ tay súng hay vũ khí nào trong lãnh thổ bị chiếm đóng thì đó phải là vì các băng đảng đã thực sự bị suy yếu."
Sau khi 'lực lượng ưu tú' đã thiết lập một 'lãnh thổ bị chiếm đóng' xong, tức là lúc các băng đảng vũ trang không còn tự do tung hoành nữa, thì chương trình 'bình định' bắt đầu.
Kế hoạch bình định
Rồi thì những tiện ích như điện, nước, đường lộ và việc thu dọn rác rưởi cũng sẽ tới sau.
Như vậy, anh cho biết công cuộc bình định không chỉ đơn giản là khai quang thành phố mà thôi.
"Mục đích cuả tôi không phải là phán đoán xem những giai đoạn thi hành thì xấu hay tốt" anh nói. "Nhưng tôi phải nói rằng những sự việc xảy ra thì không trắng cũng không đen, nó có màu xam xám."
Anh phóng viên 30 tuổi này cho biết anh đã thấy có nhiều hiệu quả tích cực 'cách nhãn tiền' qua chương trình bình định, nhưng chưa biết rõ hậu quả lâu dài sẽ như thế nào.
"Thật khó mà phủ nhận phần tích cực cuả công cuộc (bình định) vì có nhiều người cảm thấy hạnh phúc bởi vì họ cảm thấy an ninh hơn." Anh Fabrés giải thích. "Nhưng cũng có nhiều thiệt hại phụ (collateral damage) đi kèm theo".
Anh Fabrés không kể ra những thiệt hại phụ là gì, nhưng anh Marcio Meneses một phóng viên và cũng là một cư dân sống trong khu ổ chuột Morro da Providência, từng bị đặt dưới chế độ cuả một đoàn quân bình định UPP, cho biết quân đội đã lộng hành.
Anh từng bị bắt vì chống đối họ, anh kể:
"Sự cố bắt đầu khi có một số binh lính bắn vào các bồn nước trên các mái nhà để tiêu khiển. Một số thanh niên xông ra gây sự với bọn họ liền bị bắt ngay. Quân đội đưa 3 thanh niên vất sang một khu ổ chuột khác đang có một băng đảng thù địch tung hoành, và cả ba đã bị hành hung cho đến chết. Vì thế tôi viết khẩu hiệu đòi phải đuổi quân đội đi, dùng lời cuả một bài hát cuả ban nhạc U2. (một ban nhạc Anh quốc)"
"Họ liền bắt tôi vì tội khuyến khích băng đảng. Nhưng khi tới đồn cảnh sát, họ biết rằng tôi là một phóng viên, không dễ dàng chứng minh tôi có tội cho nên họ thả tôi ra"
Trường hợp cuả anh Meneses là một may mắn, theo tin cuả tổ chức phi chính phủ (NGO) Justiça Global thì có trên 1000 cuộc hành quyết các thường dân vô tội do quân đội gây ra để duy trì trật tự an ninh trong năm tranh giải thể thao Pan Am 2011.
Hỏi ý kiến về vấn đề ấy, ông Atila Roque, giám đốc hội ân Xá Quốc Tế Brazil (Amnesty International in Brazil) cho biết một cách miả mai rằng:
"Các bạn phải hiểu rằng cảnh sát Brazil được lập ra để kiểm soát người nghèo và bảo vệ thiểu số ưu tú. Những gì mà các bạn đang thấy ở Rio là một sự bắt đầu có đổi thay. Dù thế thì cũng có đến 560 người bị cảnh sát giết chết trong năm 2011."
Ông giải thích thêm, "Nhưng con số chết chóc như thế là đã giảm được 50 phần trăm so với 5 năm trước...mà phần lớn là do các đơn vị UPP. Cho nên tôi nghĩ rằng UPP không phải là viên đạn bằng bạc cho vấn đề an ninh vì họ tạo ra nhiều vấn đề quá..."
'Ông Roque không liệt kê 'Nhiều vấn đề' là những gì, nhưng rõ ràng ông ám chỉ những tai tiếng cuả ngành cảnh sát Brazil. Trước năm 2000, có nhiều vị Cảnh Sát Trưởng đã bị khám phá và kết án tù vì hợp tác và kinh doanh với băng đảng. Sau năm 2000, một hiện tượng mới xuất hiện, đó là các cảnh sát được phép làm thêm trong những đội 'dân quân tư' (militia) bảo vệ các khu phố, thế thì hiện tượng mới xảy ra là các khu phố sang trọng đã được giữ gìn an ninh tuyệt đối nhưng các khu ổ chuột thì vẫn bị nạn băng đảng hoành hành. Người ta đặt câu hỏi tại sao một nhân viên công lực, khi làm việc 'thuê' trong giờ nghỉ thì hữu hiệu thế, mà khi 'thi hành công vụ' thì lại kém cỏi thế?
Hai loại đời sống mới.
Brazil là một nền Dân Chủ đồng thời là một nền kinh tế đang tiến lên vị thế siêu cường. Có nghiã là họ có sự hợp pháp, sự ủng hộ cuả đa số và có tiền bạc để thực hiện những chương trình như thế.
Nhưng vấn đề là sự thay đổi đang xảy ra ở đâu và cho những ai?
Cũng theo ông Robin Lustig cuả BBC thì trong một thị trấn nhỏ có tên là Campo Grande, khoảng một giờ rưỡi đường xe từ trung tâm Rio, có 800 căn nhà đã được xây lên cho những người dân bị đuổi nhà trong chương trình làm đường.
Anh Cleyton Martins, một nhân viên nhà hàng 27 tuổi, đã tới đây được 7 tháng cùng với mẹ và con gái, nhưng thật là khó khăn cho anh để có thể làm quen với sự cô đơn trong một môi trường mới.
"Ngôi nhà tôi đang sống thì tốt hơn nhiều so với ngôi nhà cũ," anh thừa nhận. "Nhưng ở đây không có cửa hàng, không có sân chơi cho trẻ em, và con đường đi xuống phố làm việc thì dài quá."
Anh lo lắng làm sao có thể đưa bà mẹ đi bệnh viện khi hữu sự, và anh than phiền rằng các viên chức làm việc quá lâu để giải quyết một khiếu nại về một ống cống bị rò rỉ tạo ra một hồ nước thối tha ngay giữa những dãy nhà gọn gàng.
Doanh nhân 52 tuổi này, làm giàu nhờ kinh doanh tiền tệ, đang dự tính xây dựng khoảng 10 biệt thự trên đỉnh Vidigal, là nơi du khách sẽ có thể thưởng thức sự sang trọng và cùng một lúc nhìn thấy cuộc sống gai góc của một khu ổ chuột ổ phiá dưới.
Ông ta vừa đặt tiền một nửa triệu mỹ kim để đầu tư ở đây, và điều này làm cho nhiều người lo ngại rằng sẽ có thể châm ngòi cho một phong trào đầu cơ bất động sản ở vùng này, dẫn tới việc nhiều người dân ngây thơ sẽ bị lừa đảo hoặc bị áp lực bán nhà và di chuyển đến các khu ổ chuột khác.
Cho nên ông Ủy viên hội đồng tỉnh là Eliomar Coelho đã tố cáo rằng các nhà chức trách đang đối xử với người nghèo như là những "tội phạm", và họ đang sử dụng World Cup và Thế vận hội làm một cái cớ để thu hồi đất đai mà bán lấy lời.
"Một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Thay vì người dân được thụ hưởng những lợi ích do kết quả của sự bùng nổ kinh tế, thì họ sẽ bị kết thúc còn tồi tệ hơn." ông nói.
"Đây là một hành vi vi phạm nhân quyền."
Vậy ai sẽ là người được hưởng lợi?
"Du khách nước ngoài ở lại dài hạn, có lẽ một số quan lớn về hưu, là những khách hàng cho các biệt thự trên đỉnh đồi," ông tin như thế.
Cùng một loại ý tưởng như thế, ông Jorge Luis Borges Ferreira là một nhà chuyên môn về kế hoạch xây cất đô thị cũng nói rằng rõ ràng có một quy trình đang được thi hành, trong đó người nghèo bị đẩy ra xa khỏi thành phố để mở đường cho tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và là những người có thể trả giá cao nhất cho sự phát triển các căn nhà cao cấp ở những khu ổ chuột.
Những hy vọng
Trở lại câu hỏi liệu cuộc thăm viếng cuả vị được mệnh danh là 'Giáo Hoàng khu ổ chuột' sẽ mang lại ơn ích nào cho những khu xóm 'bị bỏ rơi và không có hy vọng' từ hàng chục năm qua?
Với sự hiện diện cuả 4 triệu người tham dự tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trước ống kính cuả hàng ngàn ký giả khắp mọi nơi đổ về, với viễn ảnh sẽ có những duyệt xét tiếp theo vào những dịp World Cup và Olympic sắp tới, với tư cách là vị Giáo Hoàng đầu tiên cuả châu lục Nam Mỹ Châu, và với một tư cách đã suốt đời tận tuỵ sống giữa và sống cho dân nghèo, sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ là một tiếng vang chưa từng nghe thấy và là một áp lực vĩ đại mà chính quyền Brazil chưa từng trải nghiệm qua.
Hãy thử tưởng tượng ĐTC sẽ ôm vào lòng một con người xanh xao đang lên cơn xốt rét vì bị đuổi nhà như cô Berenice, trước tất cả những con mắt đẫm lệ cuả toàn thế giới?
Chỉ một cử chỉ đó thôi thì mục tiêu thứ hai 'Cho Công Lý' cuả cuộc chiến mà Chân Phước Gioan Phaolô hứa hẹn đã giành một phần lớn thắng lợi rồi.
Mà hình như các quan chức cuả Brazil không muốn một sự kiện khó lòng như vậy xảy ra, họ đang chuẩn bị để cho những việc đó được giải toả một cách thanh thản.
Áp dụng một đạo luật mới, thành phố Rio vừa loại bỏ những rào cản pháp lý và quan liêu để cho phép đăng ký sở hữu tất cả các khu đất công cho các gia đình đang chiếm giữ. Tính ra có khoảng 37.000 gia đình sẽ lãnh văn tự trong bốn năm tới.
Tổ chức Bác ái bảo vệ Nhân Quyền Bento Rubiao cũng cho biết họ đang kết thúc hồ sơ cho 30.000 gia đình trên toàn Tiểu Bang.
Và hơn nữa mới đây toà án đã ra một phán quyết chưa từng thấy là cho phép toàn bộ một cộng đồng nộp chung một hồ sơ đất. Trường hợp đầu tiên sẽ áp dụng cho 100 gia đình cùng khai một mẫu đơn, và như vậy thì các cộng đồng khác cũng có thể sử dụng thể thức tương tự trong tương lai.
Rõ ràng, cái khó không phải là tự hoàn cảnh, nhưng tự lòng người mà thôi. Một chính quyền chiều theo công lý thì sẽ đạt thành công lý.
Nhưng ông Carlos Rojas, 'ông từ' cuả nhà thờ Our Lady of Consolation từng là một nhân viên đón tiếp Chân Phước Gioan Phaolô, thì còn đặt hy vọng nhiều hơn thế nữa, ông tự hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô và trên 2 triệu thanh thiếu niên Công Giáo sẽ tạo ra những tác động gì trên thành phố Rio. ở Rio, ông nói, đám thanh niên thường bị coi là bọn gây rối và trộm cắp, và các sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ rất quan trọng trong việc chứng tỏ cho họ là thế hệ trẻ là một tương lai.
Đức Ông Portela cuả nhà thờ Our Lady of Consolation thì nhắc nhở rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới không chỉ dành riêng cho một cộng đồng hay một giới tuổi nhưng là cho tất cả Rio de Janeiro. Trong khi một số sự kiện chính sẽ được tổ chức trong những khu vực nổi tiếng của thành phố, như bãi biển Copacabana và tượng Chúa Cứu thế, nhưng tổng giáo phận và các Ban tổ chức địa phương cũng đã trù định những sự kiện ở khắp mọi nơi trên toàn thành phố.
"Đây là thông điệp mà Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ gửi ra" Đức Ông Portela nói. "Giáo Hội Công Giáo ở khắp mọi nơi và bao gồm tất cả mọi người."
Đó là thái độ mà ông Rojas hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ mang đến cho Rio.
"Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo Hội phải đi tới nơi mà mọi người ở", ông Rojas nói. "Người ta không đến với Giáo Hội, Giáo Hội phải đến với họ."
Thông Báo
Thông tin: Ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013
Nhóm TNV Việt Ngữ
17:41 16/05/2013
Thông tin: Ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013
H: Có phải chúng tôi cần ghi danh để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013?
Đ: Đúng vậy, tất cả các bạn trẻ muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 nên ghi danh trực tuyến (online).
H: Tại sao cần phải ghi danh?
Đ: Ghi danh (đăng ký) là cánh cửa để khách hành hương bước vào ĐHGTTG Rio 2013. Thông qua việc ghi danh, các bạn trẻ mới chính thức trở thành tham dự viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013. Điều này cũng giúp ban tổ chức biết khách hành hương cần những gì để có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ (ăn, ở, giao thông...) Đó là lý do tại sao mà việc ghi danh là rất quan trọng đối với bạn.
H: Chúng tôi có thể ghi danh ở đâu?
Đ: Ghi danh phải thực hiện trực tuyến (online) thông qua trang web: www.rio2013.com. Mọi thông tin bạn có thể tìm thấy trên trang web chính thức này.
H: Chúng tôi ghi danh như thế nào?
Đ: Các bạn hãy ghi danh theo nhóm. Việc ghi danh sẽ do trưởng nhóm thực hiện. Nhóm của bạn cũng phải có một người trưởng nhóm thứ hai, tốt nhất là hai người trưởng nhóm nên là một người nam và một người nữ. Mỗi nhóm có thể tối đa gồm 50 thành viên, kể cả hai trưởng nhóm.
H: Có giới hạn số lượng ghi danh không?
Đ: Không giới hạn số lượng khách hành hương ghi danh. Tất cả mọi người đều được chào đón đến với ĐHGTTG Rio2013.
H: Tôi không có nhóm nào cả. Làm sao để tôi ghi danh?
Đ: Bạn có thể thiết lập một nhóm mới hoặc tham gia vào một nhóm đã có (ví dụ như: giáo phận, thành phố, giáo xứ, trường học...). Nếu bạn không thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào, bạn có thể ghi danh riêng lẻ (nhóm một người).
H: Tôi phải làm sao nếu nhóm của tôi có trên 50 người?
Đ: Nhóm trên 50 người phải được chia tách thành nhiều nhóm nhỏ, mà mỗi nhóm nhỏ không quá 50 người. Sau đó, các nhóm nhỏ này có thể được liên kết với nhau bởi một nhóm chính.
H: Xin cho biết biểu giá của các gói ghi danh?
Đ: Có biểu giá khác nhau cho từng loại gói (sự khác biệt ở điểm: có bao gồm chỗ ở và các bữa ăn hay không), và nhóm các quốc gia được phân loại. Để giúp khách hành hương đến từ các quốc gia có nền kinh tế khó khăn có thể tham gia Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, các quốc gia được phân loại thành các nhóm A, B và C. Việc phân loại này sẽ xác định biểu giá ghi danh. Biểu giá được liệt kê theo hình sau dưới đây.
H: Tôi có cần visa (thị thực) để nhập cảnh vào Brasil không?
Đ: Khách hành hương từ một số quốc gia cần phải có visa để nhập cảnh Brasil. Để biết thêm thông tin, xin tham khảo trang web:
https://scedv.serpro.gov.br/
hoặc đại sứ quán, lãnh sự quán của Brasil tại quốc gia của bạn. Hãy tìm hiểu chắc chắn về các thủ tục xin cấp visa vì quá trình này có thể mất vài ngày.
H: Có giới hạn độ tuổi tham dự ĐHGTTG Rio 2013 không?
Đ: Có. Tuổi tối thiểu để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 là 14 tuổi. Ngoài ra, thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi phải đi kèm với người trưởng thành (không nhất thiết là cha mẹ) trong cùng một nhóm, để họ chịu trách nhiệm giám hộ.
H: Tôi đã ghi danh làm thiện nguyện viên nhưng tôi không được tuyển chọn. Vậy tôi có cần ghi danh lại để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không?
Đ: Có. Ứng viên thiện nguyện không được tuyển chọn nên ghi danh lại làm khách hành hương.
H: Quá trình nhận đơn ghi danh tham dự kéo dài bao lâu thì hết hạn?
Đ: Nhận đơn ghi danh kéo dài đến tận những ngày Đại Hội diễn ra. Điều quan trọng là các nhóm hành hương nên ghi danh càng sớm càng tốt.
H: Tôi phải làm những việc gì khi ghi danh?
Đ: Xin vui lòng đọc hướng dẫn và làm theo bảng giới thiệu tại:
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.481315295229733.117757.111177438910189&type=3
và trang ghi danh tại: http://www.rio2013.com/en/registration
H: Phái đoàn đại biểu hoặc phái đoàn Hội đồng Giám mục Công Giáo thì ghi danh như thế nào?
Đ: Trong lúc ghi danh sẽ có tùy chọn "Type Entity" (loại khách), điều đó sẽ xác định loại nhóm nhóm tham dự như: phong trào, dòng tu, hội đoàn, giáo phận, hoặc những người khác.
H: Những gia đình có con cái dưới 14 tuổi phải làm gì khi muốn tham dự Đại Hội?
Đ: Tuổi tối thiểu để ghi danh là 14 tuổi. Ngoại lệ xin gửi email tới: inscricao@rio2013.com
H: Có phải chúng tôi cần ghi danh để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013?
Đ: Đúng vậy, tất cả các bạn trẻ muốn tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 nên ghi danh trực tuyến (online).
H: Tại sao cần phải ghi danh?
Đ: Ghi danh (đăng ký) là cánh cửa để khách hành hương bước vào ĐHGTTG Rio 2013. Thông qua việc ghi danh, các bạn trẻ mới chính thức trở thành tham dự viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013. Điều này cũng giúp ban tổ chức biết khách hành hương cần những gì để có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ (ăn, ở, giao thông...) Đó là lý do tại sao mà việc ghi danh là rất quan trọng đối với bạn.
H: Chúng tôi có thể ghi danh ở đâu?
Đ: Ghi danh phải thực hiện trực tuyến (online) thông qua trang web: www.rio2013.com. Mọi thông tin bạn có thể tìm thấy trên trang web chính thức này.
H: Chúng tôi ghi danh như thế nào?
Đ: Các bạn hãy ghi danh theo nhóm. Việc ghi danh sẽ do trưởng nhóm thực hiện. Nhóm của bạn cũng phải có một người trưởng nhóm thứ hai, tốt nhất là hai người trưởng nhóm nên là một người nam và một người nữ. Mỗi nhóm có thể tối đa gồm 50 thành viên, kể cả hai trưởng nhóm.
H: Có giới hạn số lượng ghi danh không?
Đ: Không giới hạn số lượng khách hành hương ghi danh. Tất cả mọi người đều được chào đón đến với ĐHGTTG Rio2013.
H: Tôi không có nhóm nào cả. Làm sao để tôi ghi danh?
Đ: Bạn có thể thiết lập một nhóm mới hoặc tham gia vào một nhóm đã có (ví dụ như: giáo phận, thành phố, giáo xứ, trường học...). Nếu bạn không thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào, bạn có thể ghi danh riêng lẻ (nhóm một người).
H: Tôi phải làm sao nếu nhóm của tôi có trên 50 người?
Đ: Nhóm trên 50 người phải được chia tách thành nhiều nhóm nhỏ, mà mỗi nhóm nhỏ không quá 50 người. Sau đó, các nhóm nhỏ này có thể được liên kết với nhau bởi một nhóm chính.
H: Xin cho biết biểu giá của các gói ghi danh?
Đ: Có biểu giá khác nhau cho từng loại gói (sự khác biệt ở điểm: có bao gồm chỗ ở và các bữa ăn hay không), và nhóm các quốc gia được phân loại. Để giúp khách hành hương đến từ các quốc gia có nền kinh tế khó khăn có thể tham gia Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, các quốc gia được phân loại thành các nhóm A, B và C. Việc phân loại này sẽ xác định biểu giá ghi danh. Biểu giá được liệt kê theo hình sau dưới đây.
H: Tôi có cần visa (thị thực) để nhập cảnh vào Brasil không?
Đ: Khách hành hương từ một số quốc gia cần phải có visa để nhập cảnh Brasil. Để biết thêm thông tin, xin tham khảo trang web:
https://scedv.serpro.gov.br/
hoặc đại sứ quán, lãnh sự quán của Brasil tại quốc gia của bạn. Hãy tìm hiểu chắc chắn về các thủ tục xin cấp visa vì quá trình này có thể mất vài ngày.
H: Có giới hạn độ tuổi tham dự ĐHGTTG Rio 2013 không?
Đ: Có. Tuổi tối thiểu để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 là 14 tuổi. Ngoài ra, thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi phải đi kèm với người trưởng thành (không nhất thiết là cha mẹ) trong cùng một nhóm, để họ chịu trách nhiệm giám hộ.
H: Tôi đã ghi danh làm thiện nguyện viên nhưng tôi không được tuyển chọn. Vậy tôi có cần ghi danh lại để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không?
Đ: Có. Ứng viên thiện nguyện không được tuyển chọn nên ghi danh lại làm khách hành hương.
H: Quá trình nhận đơn ghi danh tham dự kéo dài bao lâu thì hết hạn?
Đ: Nhận đơn ghi danh kéo dài đến tận những ngày Đại Hội diễn ra. Điều quan trọng là các nhóm hành hương nên ghi danh càng sớm càng tốt.
H: Tôi phải làm những việc gì khi ghi danh?
Đ: Xin vui lòng đọc hướng dẫn và làm theo bảng giới thiệu tại:
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.481315295229733.117757.111177438910189&type=3
và trang ghi danh tại: http://www.rio2013.com/en/registration
H: Phái đoàn đại biểu hoặc phái đoàn Hội đồng Giám mục Công Giáo thì ghi danh như thế nào?
Đ: Trong lúc ghi danh sẽ có tùy chọn "Type Entity" (loại khách), điều đó sẽ xác định loại nhóm nhóm tham dự như: phong trào, dòng tu, hội đoàn, giáo phận, hoặc những người khác.
H: Những gia đình có con cái dưới 14 tuổi phải làm gì khi muốn tham dự Đại Hội?
Đ: Tuổi tối thiểu để ghi danh là 14 tuổi. Ngoại lệ xin gửi email tới: inscricao@rio2013.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thắp Sáng
Diệp Hải Dung
21:24 16/05/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung (Hình chụp tại Canley Heights, Sydney)
Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa
Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời
Để con hân hoan đem tin yêu về muôn lối...
(Trích nhạc của Trầm Hương)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/5 - 16/5 - Lễ Phong Thánh đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:47 16/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm Chúa Nhật 12/05/2013, Giáo Hội đánh dấu Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội nhằm khuyến khích người Công Giáo ở các quốc gia trên toàn cầu sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông và các hình thức thông tin khác để chia sẻ Tin Mừng cho tất cả mọi người nam nữ. Năm nay, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng được Đức Bênêđíctô thứ 16 viết và công bố vào tháng Giêng, trong đó nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là "cổng thông tin của sự thật và đức tin", và là "không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng".
Trong sứ điệp, Đức Giáo Hoàng Danh Dự, người đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên vào cuối năm ngoái, đã mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin này, cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Hồi tháng Giêng, sau khi công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 47, Philippa Hitchen đã có cuộc trò chuyện với Đức Cha Paul Tighe, Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội.
Ông Philippa Hitchen nói: "Trong 4-5 năm qua, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra rất nhiều tài liệu suy tư về các phương tiện truyền thông mới khi chúng xuất hiện… đó là một thực tại thay đổi… và tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha lưu tâm đến điều đó, vì vậy năm nay ngài chuyển sang đề tài tương đối mới, các mạng xã hội, vốn trở thành nét đặc trưng phân biệt cách thức thông truyền xảy ra…
Đây có phải là nguyên nhân nảy sinh việc mở tài khoản Twitter của ngài không? Tôi nghĩ điều này đưa ra một lý giải triết học hay thần học cho lý do tại sao đó không phải là một sự kiện xảy ra một lần rồi thôi, nhưng đó là một tuyên bố rất quan trọng … về tầm quan trọng mà ngài gán cho phương tiện truyền thông mới…
Đức Thánh Cha đang đặt ra hai vấn đề cơ bản … Thứ nhất, làm thế nào phương tiện truyền thông mới có thể đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Thứ hai, Kitô hữu chúng ta có thể làm gì trong lĩnh vực đó để giúp đỡ và hỗ trợ sự phát triển của các mạng xã hội theo chiều hướng tích cực... Người ta thường nói 'người sử dụng tạo ra nội dung' nhưng tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang hướng dẫn chúng ta hướng đến 'người sử dụng tạo ra văn hóa'... Chúng ta cần đặt câu hỏi xem làm thế nào chúng ta có thể giúp thăng tiến sự hiểu biết lẫn nhauvà tình liên đới... nếu những nơi này trở thành các mạng xã hội, sẽ không có chỗ cho sự chống đối xã hội, cho sự quấy nhiễu hay bắt nạt người khác... không phải cứ lớn tiếng, cứ ào ào là được... nhưng căn bản là phải tôn trọng khi dự phần và đối xử với tha nhân.
2. Đức Thánh Cha chào đón anh chị em diễu hành phò sự sống tại Rôma
Trưa Chúa Nhật 12 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng dẫn buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương với hơn 80,000 anh chị em tín hữu trong đó khoảng một nửa là những tham dự viên của cuộc tuần hành Phò Sự Sống tại Rôma. Cuộc tuần hành này phỏng theo cuộc tuần hành thường niên tại Washington Hoa Kỳ, và nhận được sự tham dự của đông đảo các đoàn đại biểu trên thế giới.
Đức Thánh Cha cám ơn họ về những nỗ lực kiên trì bảo vệ cho các thai nhi là những người yếu đuối nhất.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi thật là vui khi thấy rất nhiều giáo xứ Ý đã tham gia vào chiến dịch vận động lấy chữ ký ủng hộ sự sống. Sáng kiến này có tiêu đề [thai nhi] ‘Là một trong chúng ta,’ đấu tranh để bảo đảm sự bảo vệ pháp lý của phôi thai, bảo vệ cuộc sống của con người từ khi bắt đầu."
Vào giữa tháng Sáu, Tòa Thánh sẽ tổ chức một cuộc vận động phò sự sống. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng khuyến khích anh chị em hãy chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ kéo dài trong hai ngày.
Đức Thánh Cha nói:
"Đó sẽ là một thời điểm đặc biệt đối với những ai nghiêm chỉnh bảo vệ sự sống con người và tính thánh thiêng của nó. Ngày Tin Mừng Sự Sống sẽ được tổ chức ở đây tại Vatican như một phần của Năm Đức Tin, vào ngày 15 và 16 tháng Sáu."
Virginia Coda Nunziante, phát ngôn viên của cuộc diễn hành, cho hay: so sánh với cuộc diễn hành năm ngoái, là cuộc diễn hành có khoảng 15,000 người tham dự, thì cuộc diễn hành năm nay có “nhiều hứng khởi và nhiều phái đoàn ngoại quốc tham dự hơn”. Cô cho hay: “Cuộc diễn hành tại Rôma đang trở thành một cuộc diễn hành quốc tế chính thức, với sự tham dự của anh chị em từ khắp nơi trên thế giới”.
3. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ phong thánh đầu tiên
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong thánh cho hai nữ tu Tây Ban Nha: Mẹ Lupita từ Mexico và Mẹ Laura từ Colombia, cùng với khoảng 800 vị tử đạo Ý ở Otranto giữa một rừng cờ Mỹ Latinh và Ý Đại Lợi phất phới trên quảng trường Thánh Phêrô,
Mẹ Laura Montoya là người Colombia đầu tiên được nâng lên bàn thờ. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh hoạt động không biết mệt mỏi của Mẹ Laura Montoya trong cả hai lãnh vực giáo dục và rao giảng Tin Mừng trong các cộng đồng bản địa.
Đức Thánh Cha nói:
"Thánh Laura Montoya là một khí cụ truyền giáo. Đầu tiên trong tư cách một giáo viên và sau đó như là một người mẹ thiêng liêng của cộng đồng bản địa. Mẹ mang lại cho họ hy vọng, bằng cách chỉ họ tình yêu Mẹ học được từ Thiên Chúa. Mẹ dẫn họ đến Thiên Chúa với một phương pháp sư phạm hiệu quả và không đối nghịch với văn hóa riêng của họ. "
Vị thánh mới của Mexico, Mẹ Lupita, đã cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ người nghèo. Đức Giáo Hoàng nói rằng gương sáng của Mẹ khích lệ những người khác giúp đỡ người nghèo.
Ngài nói:
"Thánh nữ María Guadalupe García Zavala đã biết rõ điều đó. Khi từ bỏ một cuộc sống tiện nghi thoải mái. Cuộc sống đó cộng với thái độ trưởng giả của tâm hồn đã mang lại bao nhiêu thiệt hại. Khi từ bỏ cuộc sống tiện nghi như thế để theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, thánh nữ dạy ta yêu mến sự thanh bần, để có thể yêu mến người nghèo và bệnh nhân hơn nữa. Mẹ Lupita đã quì xuống trên nền nhà thương trước những bệnh nhân và người bị bỏ rơi để phục vụ họ với lòng dịu dàng và cảm thương. Và điều này có nghĩa là động chạm đến thân xác Chúa Kitô. Các bệnh nhân, người nghèo, người sắp chết là thân mình Chúa Kitô. "
Đề cập đến 800 vị tử đạo người Ý, Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay, Giáo Hội đề nghị cho chúng ta tôn kính một đoàn binh các vị tử đạo, đã được cùng nhau kêu gọi đạt tới chứng tá tột đỉnh về Tin Mừng vào năm 1480. Khoảng 800 người, sống sót sau cuộc bao vây và xâm lăng của quân Ottoman ở thành Otranto, đã bị chém đầu gần thành phố ấy. Họ khước từ không chối bỏ đức tin và đã chịu chết trong lúc tuyên xưng Chúa Kitô phục sinh. Từ đâu họ tìm được sức mạnh để trung thành như thế? Thưa chính là nơi đức tin, làm cho họ nhìn xa hơn những giới hạn của cái nhìn con người, vượt xa hơn biên cương của đời sống trần thế, đức tin làm cho họ chiêm ngắm ”các tầng trời mở rộng” như thánh Stephano đã nói - và Chúa Kitô sống động ở bên hữu Chúa Cha”.
4. Buổi triều yết chung thứ Tư 15 tháng Năm
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúa Nhật 19 tháng 5 tới đây là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành buổi triều yết chung hôm thứ Tư 15 tháng 5 để đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc dẫn đưa Giáo Hội và mỗi người trong chúng ta đến với sự viên mãn của chân lý.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định rằng nếu chúng ta mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần như Mẹ Maria thì Ngài sẽ tác động để cảm thức đức tin ban đầu của chúng ta dẫn dắt chúng ta đến với một đức tin trưởng thành và sống động.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
"Trong bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, chúng ta đã xem xét ngôi vị và công việc của Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu gọi là "Thần Khí Sự Thật"(x. Ga 16:13). Trong một thời đại hoài nghi về sự thật, chúng ta tin rằng sự thật không những tồn tại, nhưng hơn thế nữa sự thật còn có thể được tìm thấy nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Thánh Thần đưa chúng ta tới Chúa Giêsu, Ngài dẫn đưa toàn thể Giáo Hội đến sự viên mãn của chân lý.
Là "Đấng Bảo Trợ", Người được Chúa Phục Sinh gửi đến để trợ giúp chúng ta, Ngài nhắc nhở chúng ta về lời Chúa Kitô và thuyết phục chúng ta về chân lý cứu độ của những lời ấy. Là nguồn mạch cho cuộc sống mới của chúng ta trong Chúa Kitô, Ngài lay động con tim chúng ta rằng “cảm thức đức tin” siêu nhiên, là điều nhờ đó chúng ta vững tin nơi lời Thiên Chúa, sẽ đưa chúng ta đến với một sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của đức tin, và áp dụng đức tin ấy trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi có thực sự mở lòng ra cho quyền năng của Chúa Thánh Thần như Đức Trinh Nữ Maria hay không? Ngay cả lúc này đây, cùng với Chúa Cha và Chúa Con, Chúa Thánh Thần đang ngự trong tâm hồn chúng ta.
Chúng ta hãy xin Ngài hướng dẫn chúng ta đến với chân lý và giúp chúng ta trưởng thành trong tình bạn với Chúa Kitô qua lời cầu nguyện hàng ngày, qua việc đọc Kinh Thánh và việc cử hành các bí tích.
5. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha và Giáo Chủ của Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập
Vị Giáo Chủ của Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập đã tới Vatican để viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô và lên tiếng bày tỏ một nhu cầu cấp thiết cho một sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu tại Trung Đông.
Các Giáo Hội Công Giáo và Coptic đã phân rẽ trong thế kỷ thứ năm vì các quan điểm thần học bất đồng về bản tính của Chúa Giêsu.
Cả hai Giáo Hội, tuy nhiên, đang trở thành nạn nhân cuả nạn phân biệt đối xử sau khi Hosni Mubarak bị lật đổ, đặc biệt là với sự nổi lên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập.
Chuyến thăm Vatican của vị giáo chủ Chính thống giáo Ai Cập là quan trọng bởi vì ngài là vị lãnh đạo cuả một Giáo Hội Kitô giáo lớn nhất ở Ai Cập với mười triệu giáo dân (10 phần trăm dân số Ai Cập), so với Công Giaó chỉ có 165.000, và về mặt lịch sử thì đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Rome sau 40 năm.
Vị tiền nhiệm cuả đức Tawadros II, cố giáo chủ Shenouda III, đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào tháng 5 năm 1973 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đáp trả bằng một cuộc viếng thăm Ai Cập hồi năm 2000.
Giáo chủ Tawadros được bầu kế vị cố Giáo Chủ Shenouda III hồi tháng 11 năm 2012.
Từ khi lên ngôi Giáo chủ, đức Tawadros đã tỏ ra có nhiều dấu hiệu muốn tái lập quan hệ với Vatican. Tháng trước Ngài đã đến tham dự lễ nhậm chức của Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ai Cập là Đức Giám Mục Ibrahim Sidrak. Đây là một cử chỉ chưa từng có.
Chuyến viếng thăm này cũng là dấu hiệu mới nhất của cuộc đối thoại đại kết ngày càng gia tăng sau khi thượng phụ của Constantinople, Bartholomew, là nhà lãnh đạo tinh thần chính thống đầu tiên đến tham dự lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng vào tháng Ba.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bộ áo màu trắng và Giáo Chủ Tawadros trong bộ áo màu đen, đã họp tại hội trường Clementine trong Cung điện Vatican chừng 15 phút rồi cùng nhau cầu nguyện chung cho hòa bình tại nguyện đường Redemptoris Mater Chapel khoảng 20 phút trong một nghi lễ đơn giản với nhiều bài thánh ca bằng tiếng Ả Rập.
6. Đức Thánh Cha tiếp Tổng Thống Colombia
Sau khi cử hành lễ phong thánh đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos hôm thứ Hai 13 tháng Năm.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Đức Thánh Cha và Tổng Thống đã đàm đạo với nhau về nhiều đề tài liên quan đến xã hội Colombia và sứ vụ của Giáo Hội Công Giáo tại đây. Tổng Thống Juan Manuel Santos đã giới thiệu các thành viên trong đoàn đại biểu Colombia sang Rôma để dự lễ phong thánh cho vị thánh tiên khởi của quốc gia này.
"Đây là thị trưởng thành phố Medellin", Tổng Thống giới thiệu.
"Tôi đã gặp anh trước đây," Đức Thánh Cha nhớ ra ngay.
Viên thị trưởng đã xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho một bức ảnh:
"Xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho con?"
Tổng Thống Juan Manuel Santos đã tặng Đức Thánh Cha cuốn sách "Trăm năm cô đơn” của văn hào Gabriel García Márquez, người đã từng đoạt giải Nobel và một bức tượng thủ công Đức Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu.
Tổng Thống nói:
"Thưa Đức Thánh Cha, đây là cuốn sách của García Márquez. Đây là cuốn sách duy nhất có hình minh họa nghệ thuật độc đáo này. "
Đức Giáo Hoàng đã tặng Tổng Thống ba huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài khắc hình Vatican.
Sau cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Colombia đã gặp gỡ giới báo chí trên đường phố Via della Conciliazione gần đó. Khách bộ hành đã dừng lại xem. Ông nói rằng hai vị đã nói chuyện về cách cả hai quốc gia đang làm việc để đạt được hòa bình ở Colombia.
Tổng thống Colombia nói:
"Chúng tôi đã nói chuyện về hòa bình. Về sự cần thiết phải theo đuổi hòa bình bằng mọi giá. Đức Thánh Cha nói với tôi 'Chỉ có người dũng cảm mới kiên quyết rằng rằng mục tiêu này là khả thi. Cam go lắm mới có được, nhưng đó là điều đáng làm. "
Tổng thống cũng đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Colombia. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng ít nhất là trong năm nay, ngài chỉ hy vọng thăm được Brazil trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Tổng thống Juan Manuel Santos nói:
"Đức Giáo Hoàng phải chọn những quốc gia ông đến thăm rất cẩn thận. Là người ở châu Mỹ La tinh, tôi nghĩ ngài có khuynh hướng ghé thăm phần này của thế giới, là điều tôi hoàn toàn hiểu được. Ngài cũng nói với tôi rằng ngài thích đi đây đó. Nhưng ít nhất là lúc này, chuyến đi của ngài tại Mỹ Châu La Tinh được ấn định chỉ giới hạn tại Brazil mà thôi. "
Đức Giáo Hoàng là một người hâm mộ bóng đá, cả hai nhà lãnh đạo đã nói về đội San Lorenzo của Argentina.
Tổng thống Colombia nói:
"Ngài nhắc nhở tôi rằng ngài là một ủng hộ viên của đội San Lorenzo. Tôi nói với ngài về hai ngôi sao Colombia, Córdoba và 'Cayman' Sanchez là cầu thủ San Lorenzo. Cuộc trò chuyện rất thú vị. "
Vào cuối cuộc họp của họ, Đức Giáo Hoàng khuyến khích Tổng Thống thúc đẩy tinh thần hòa bình và thống nhất tại Colombia.
7. Niên Giám Giáo Hội Công Giáo 2013
Sáng thứ Hai 13 tháng 5, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh đã trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô Niên Giám Tòa Thánh 2013 và Thống Kê Giáo Hội Thường Niên (Annuarium Statisticum Ecclesiae) năm 2011.
Cả hai cuốn đều đã được soạn thảo bởi Đức Ông Vittorio Formenti, phụ trách Văn phòng thống kê Trung ương của Giáo Hội, Giáo sư Enrico Nenna và cộng tác viên khác. Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những đóng góp của các vị biên soạn.
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
8. Triều đại Giáo Hoàng được dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima
Hôm thứ Hai 13 tháng Năm, Đức Hồng Y Policarpo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã chủ sự thánh lễ dâng hiến triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Đức Mẹ Fatima.
Tưởng cũng nên nhắc lại, chỉ vài giờ sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một yêu cầu đặc biệt với Đức Hồng Y José Policarpo của Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha xin Đức Thượng phụ Lisbon hãy dâng hiến triều đại giáo hoàng của Ngài cho Đức Mẹ Fatima.
Trong tháng Tư, các Giám mục Bồ Đào Nha đã tổ chức hội nghị thường niên, và các ngài đã quyết định thực hiện buổi lễ dâng hiến này theo ý Đức Thánh Cha.
9. Đức Thánh Cha thể hiện linh đạo Dòng Tên, loại bỏ mọi thứ vật chất
Việc bầu chọn Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có các linh mục dòng Tên trên khắp thế giới. Không ai nghĩ rằng các vị Hồng Y sẽ chọn một giáo sĩ dòng Tên trở thành Giáo hoàng. Đối với vị Bề trên Tổng quyền Dòng Tên thì Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Dòng Tên 100%, và phong cách của ngài bộc lộ điều đó.
Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta đã nhận thấy những biểu hiện của ngài. Chẳng hạn, chúng ta thấy ngài bộc lộ một số điểm trong quá trình khẳng định mình là một Giáo hoàng. Vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nói với các linh mục rằng người mục tử cần phải ngửi thấy mùi chiên. Đó là một hình ảnh tuyệt vời thể hiện sứ vụ của giáo sĩ, dù là giám mục hay linh mục".
Cha Bề trên cho rằng việc bầu chọn một giáo sĩ Dòng Tên trở thành Đức Giáo Hoàng không có bất kỳ tác động nào đối với các thành viên của Dòng. Cha cho biết: "Một điều rất rõ ràng đối với chúng tôi là không có gì thay đổi, thực sự chẳng có gì. Đức Giáo Hoàng là người mà các vị Hồng Y đã chọn trong số họ vì họ nghĩ rằng ngài có thể dẫn dắt Giáo Hội. Vì vậy, chúng tôi vâng phục và làm việc với ngài theo cách mà chúng tôi đã từng làm với các vị Giáo hoàng khác".
Mặc dù lời khấn khó nghèo luôn là phương châm cơ bản cho các tu sĩ dòng Tên, nhưng cha Adolfo Nicolás cho rằng quan niệm này trở nên quan trọng đối với Giáo Hội ở thời điểm hiện nay.
Cha Bề trên Dòng Tên nhận định: "Đức Hồng Y Hummes cũng nhắc Đức Thánh Cha như thế đừng bao giờ quên người nghèo là một phần của Giáo Hội. Và đó là điều tốt đẹp. Nó tốt đẹp bởi vì Thánh Phaolô đề cập trong những lá thư của ngài rằng: thật là tốt đẹp, chúng ta hoạt động trong sự tự do, bởi vì Chúa Kitô ban cho chúng ta tự do, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên người nghèo. Ngài nói rằng đây là một trong những dấu chỉ nhận biết người Kitô hữu".
Kể từ khi bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã có nhiều câu hỏi về những thay đổi có thể xảy ra bên trong Tòa Thánh. Nhưng cha Bề trên giải thích rằng linh đạo của Thánh Inhaxiô có thể dẫn dắt họ theo một đường hướng khác: "Nếu con người không thay đổi thì cho dù cơ chế điều hành có thay đổi thế nào đi nữa cũng chẳng đi đến đâu. Chúng ta vẫn phải đối mặt với bất công, áp bức, bạo lực, và tất cả những vấn đề mà chúng ta từng thấy cho đến ngày hôm nay. Kinh nghiệm từ thế kỷ 20 cho thấy rõ điều này. Nói cách khác, các chế độ đã thay đổi, chúng ta đã có các chế độ mới thay thế, nhưng chúng ta vẫn không giảm bớt được bất công và bạo lực. Ngược lại, có vẻ như chúng ngày càng gia tăng".
Việc bầu Đức Phanxicô vào ngôi Giáo Hoàng đưa Dòng Tên vào địa hạt mới trong lịch sử 500 năm thành lập dòng. Nhưng việc bầu chọn này cũng làm cho phong cách nguyên thủy của Dòng Tên được nhiều người biết đến.
10. Các linh mục Boston thông cảm cách hành xử của cảnh sát tại khu vực bị đánh bom Marathon
Hai linh mục Công Giáo bị từ chối cho tiếp cận hiện trường của vụ đánh bom Marathon, Boston cho hay họ hiểu được lý do tại sao cảnh sát không cho phép họ tiếp cận các nạn nhân bị thương của vụ đánh bom.
Cha Tom Carzon, OMV, nhận định rằng các tường thuật của giới truyền thông thể hiện sự căng thẳng giữa cảnh sát và các linh mục chỉ là sự nhầm lẫn. Ngài phát biểu với tờ Boston Pilot, là tờ tạp chí của Tổng Giáo phận, rằng ngài hiểu các cảnh sát viên mong muốn giữ mọi người tránh xa những khu vực vẫn được xem là các vùng nguy hiểm.
Cha John Wykes, OMV, một linh mục khác bị từ chối cho tiếp cận hiện trường, đồng ý rằng cảnh sát đã làm hết sức mình để ngăn chặn sự nguy hiểm và hỗn loạn ở hiện trường vụ đánh bom. Cha phát biểu với tờ The Pilot: "Nhưng tôi nghĩ rằng đã có một thời mà một linh mục nếu mặc áo có cổ cồn thì sẽ được cho vào hiện trường bất chấp tình huống xảy ra khẩn cấp hay khó khăn tới đâu". Cha Wykes đề nghị các linh mục phải được tạo cơ hội thi hành mục vụ trong các trường hợp khẩn cấp.
Tờ báo của Tổng Giáo phận tường thuật rằng các linh mục tuyên úy đã có mặt tại bệnh viện địa phương để ban các bí tích cho các nạn nhân còn sống sót của vụ đánh bom.
11. Đức Hồng Y Đức 'bị sốc' trước tình trạng sức khoẻ suy sụp của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16
Theo tường thuật của Thông tấn xã Công Giáo Đức KNA, hôm 9 tháng 5, Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng Giám Mục Cologne, cho biết ngài đã bị sốc trước tình trạng sức khỏe suy giảm nhanh chóng của Đức Bênêđíctô thứ 16.
Theo bài báo của hãng Thông tấn xã Công Giáo Đức thì trong một cuộc hội kiến giữa hai vị hôm 18 tháng Ba tại Castel Gandolfo, Đức Hồng Y Meisner nói rằng ngài rất sửng sốt khi thấy Đức Bênêđíctô thứ 16 gầy ốm đến như vậy.
Đức Hồng Y Meisner cho hay ban đầu ngài phản đối tuyên bố thoái vị của Đức Bênêđíctô thứ 16 đưa ra hôm 11 tháng Hai. Trong thời cận đại, không vị Giáo Hoàng nào đã đơn phương tuyên bố thoái vị. Đức Giáo Hoàng cuối cùng từ nhiệm là Đức Gregory XII. Ngài tuyên bố thoái vị vào năm 1415.
Nhưng kể từ khi gặp vị Đức Giáo Hoàng Danh Dự 86 tuổi, Đức Cha Meisner khẳng định "sự dè dặt của tôi đã tan biến".
Đức Hồng Y nói thêm rằng, dù sức khoẻ ngài sút giảm nhưng trí tuệ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn "rất tinh tường, như trước đây".
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quay trở lại Vatican vào tuần trước sau khi trải qua hai tháng tĩnh tâm ở Dinh thự Castel Gandolfo.
Đây là lần đầu tiên hai vị giáo hoàng - một đã về hưu, một đang tại vị cùng sinh sống đằng sau tường thành Vatican.
12. Loan báo Tin mừng bằng các phương tiện truyền thông
Nhân ngày Quốc tế truyền thông năm nay, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội mời gọi mọi người trên khắp thế giới cùng tham dự vào “Mesa Comun” (Bàn ăn Chia sẻ). Sáng kiến cho phép các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo chia sẻ các tài nguyên mục vụ dạng nghe/nhìn lên mạng.
Chủ đề của ngày Truyền thông năm nay: cửa ngõ của chân lý và đức tin; không gian mới để loan báo Tin mừng”, sẽ nêu bật việc sử dụng các trang mạng truyền thông xã hội, chẳng hạn như YouTube, Facebook, và Twitter, như những phương tiện loan báo Tin mừng trên khắp thế giới.
Hội đồng Giáo hoàng đang tiếp tục mở rộng lời mời gọi đến các Văn phòng Truyền thông xã hội của các Hội đồng Giám mục, các giáo phận và các cộng đoàn dòng tu để gởi các tài liệu của họ trước ngày 12/5, các tài liệu này sẽ được chia sẻ trên trang mạng chính thức.
Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội khẳng định: sáng kiến này là “Lãnh vực mới để hiệp thông và chia sẻ”.
13. Đức Thánh Cha nói về truyền giáo: “Không dám bước đi vì sợ vấp ngã là sai lầm tệ hại hơn”
Trong Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta hôm 08/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục các tín hãy noi gương Thánh Phaolô, một mẫu gương hàng đầu khi nói đến truyền giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Khi Giáo Hội mất hết lòng nhiệt thành tông đồ, Giáo Hội trở nên một Giáo Hội ngừng trệ, một Giáo Hội gọn đẹp. Một Giáo Hội trông đẹp mắt đấy, nhưng không sinh hoa kết quả, vì không có can đảm vươn ra bên ngoài, nơi có rất nhiều người là nạn nhân của ngẫu tượng, của sự tục hóa, của những ý tưởng yếu kém về nhiều thứ".
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Giáo Hội cần xây những chiếc cầu, thay vì xây những bức tường trong xã hội. Ngài nhấn mạnh thêm rằng sự thật chỉ được khám phá qua việc tìm kiếm Chúa Giêsu và dõi theo những bước chân Ngài. Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy xóa tan đi nỗi sợ phạm phải sai lầm.
Đức Thánh Cha giảng giải: "Anh em có thể nói ‘Nhưng thưa Cha, chúng con có thể vấp phạm sai lầm’. Tôi sẽ trả lời: ‘À, thế thì đã sao? Hãy tiến lên, nếu anh em vấp phạm, hãy đứng dậy và đi về phía trước, cứ như thế'. Những ai không bước đi vì sợ vấp ngã, thì sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng hơn".
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ có Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio dâng lễ cho các nhân viên làm việc trong văn phòng Thống Đốc và Tòa Án thành Vatican
14. ĐTC tiếp kiến bề trên các dòng nữ: Chị em là những người mẹ thiêng liêng
Hôm 08/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến hơn 800 Bề trên Tổng quyền các dòng nữ tại Vatican. Các vị là những đại diện của các dòng nữ khác nhau đang viếng thăm Rôma trong những ngày qua. Trước khi ban huấn từ, ĐứcThánh Cha đã đưa ra một vài nhận xét thân thiện về vị thư ký vừa mới được bổ nhiệm của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến.
Ngài nói: "Tôi muốn cảm ơn hiền huynh thân yêu của tôi, Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz vì những lời chào mừng của ngài. Tôi cũng rất vui mừng khi gặp vị Thư ký của Thánh Bộ, tên của ngài là Pepe".
Trong huấn từ của mình, Đức Thánh Cha đã nói về đức vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh. Ngài cho hay rằng lời khấn khiết tịnh có thể sinh hoa quả cho những người con thiêng liêng. Đức Thánh Cha nhắc rằng người sống đời thánh hiến không phải là người phụ nữ độc thân, nhưng là người mẹ thiêng liêng.
Ngài cũng nói về sự phục vụ, nhận xét thêm rằng mục tiêu hướng đến của những người sống đời thánh hiến không phải là sự nghiệp, mà là sự phục vụ. Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến tầm quan trọng của Giáo Hội, và nhấn mạnh rằng người ta không thể tách rời Chúa Giêsu ra khỏi Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các vị. Ngài nói: "Hãy mừng vui lên, vì thật là tốt đẹp khi theo Chúa Giêsu. Thật là đẹp khi suy tư về hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh của chúng ta, là một Giáo Hội theo phẩm trật".
Chủ đề của hội nghị mà các Bề trên Tổng quyền đến Rôma tham dự chính là sứ vụ của quyền bính theo tinh thần của Tin Mừng.
15. Mẹ Laura Montoya, vị thánh tiên khởi của Colombia
Ngày 12 tháng Năm là một ngày quan trọng trong lịch sử đất nước Colombia, khi Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho Mẹ Laura Montoya, vị thánh tiên khởi của quốc gia này.
Mẹ Laura Montoya sinh năm 1874 ở Jericó, Antioquia. Mẹ đã tận hiến đời mình để bảo vệ quyền lợi của người bản xứ Colombia. Năm 1914, Mẹ đã thành lập một dòng tu chuyên về giáo dục và đào tạo dành cho những người bị gạt ra bên lề xã hội. Công việc của Mẹ đã được chính quyền Colombia công nhận ngay khi Mẹ còn sống.
Ông German Cardona Gutierrez, Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh cho hay: "Một điều thú vị đáng nêu ở đây là mối liên hệ giữa Tổng thống Eduardo Santos, là người đã lãnh đạo Colombia trong thập niên 1940 và Mẹ Laura. Tổng thống là bác của Mẹ. Thời đó, Tổng thống Eduardo đã trao cho cho Mẹ Laura huân chương Boyocá Thập Tự Bội Tinh, là huy chương cao quý nhất dành cho công dân Colombia. "
Dòng tu do Mẹ thành lập được biết đến với danh xưng là Dòng Thừa Sai Mẹ Laura hoạt động trên hơn 20 quốc gia ở Mỹ châu Latinh và Phi châu. Họ chăm sóc cho những người mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến như là "những kẻ bên lề" của thế giới.
Mẹ Laura cũng có một cảm nhận mãnh liệt như thế.
Silvia Correale, Cáo thỉnh viên án phong thánh cho Mẹ Laura Montoya nhận xét: "Mẹ Laura cảm nhận tình phụ tử của Thiên Chúa rất mãnh liệt. Và Mẹ nhận thấy Chúa mời gọi nơi Mẹ một tình mẫu tử thiêng liêng dành cho người bản xứ. Đó là điều đã thúc đẩy Mẹ tiếp tục công việc của mình".
Mặc dù Mẹ đã qua đời vào năm 1949, di sản của Mẹ vẫn tồn tại theo thời gian nhờ Dòng tu của Mẹ, cũng như thông qua hàng trăm bài suy niệm và các bài viết. Di sản của Mẹ còn đi xa hơn khi các tu sĩ truyền giáo của Mẹ đã thực hiện mạng lưới xã hội nhằm loan truyền những dấn thân xã hội của Mẹ Laura, vị thánh tiên khởi của Colombia.