Phụng Vụ - Mục Vụ
Người gác cửa
Lm Vũđình Tường
06:54 08/05/2014
Không có cửa sẽ không có lối vào hay nói cách khác vào bất cứ chỗ nào cũng được. Những nơi này không cần người gác cửa. Để vào những toà nhà công cộng hay văn phòng tư thường có người gác cửa. Vào một vài nơi có khi phải đi qua hai ba lần cửa. Lại có những nơi vì vấn đề an ninh đòi phải xuất trình đủ giấy tờ chứng minh mới có phép đi qua cửa. Người coi cửa thường làm việc trong giờ giấc ấn định và hết giờ đi về để đến phiên người gác cửa khác thay vì thế người gác cửa thường không biết hết người đi ra vào. Đức Kitô tuyên bố Ngài vừa là người gác cửa và vừa là cửa để bảo vệ đàn chiên. Người gác cửa thay đổi theo giờ làm việc trong khi cửa không thay đổi, luôn luôn lúc nào cũng hiện diện. Bởi tính cách thường trực và tâm tình tận tuỵ, hy sinh, yêu mến đoàn chiên mà Đức Kitô tuyên bố Ngài là vị mục tử nhân lành. Hình ảnh mục tử nhân lành có nguồn gốc lâu đời từ Cựu Ước. Thánh vịnh 77, 20 nhắc đến hình ảnh mục từ nhân lành hướng dẫn, bảo vệ, chăm sóc đàn chiên như chính thân mình. Mục tử nhân lành chăm sóc đàn chiên với cùng tình thương và tâm tình họ nhận từ Thiên Chúa. Người xưa quan niệm chủ chiên là những vị được Thiên Chúa sai đến chăm sóc đàn chiên và vì thế họ yêu mến đàn chiên như Chính Thiên Chúa yêu mến đàn chiên. Tâm tình này thể hiện trong sách tiên tri Jêremiah 3, 15 và 23, 4
Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta, chúng sẽ khôn ngoan, sáng suốt chăn dắt các ngươi... Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng, họ sẽ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn phải hãi hùng, kinh khiếp và bị bỏ rơi nữa. Sấm ngôn của Đức Chúa.
Là mục tử nhân lành Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết quyền lãnh đạo Ngài nhận từ Thiên Chúa để chăn dắt đàn Chiên. Ngài hy sinh sự sống chính thân mình để bảo vệ đàn chiên. Tin theo Đức Kitô là dứt khoát từ bỏ mục tử khác. Tin theo Đức Kitô là đặt mình dưới sự bảo trợ, Ngài hướng dẫn và che chở. Tin theo Đức Kitô là tâm được vui, trí được sáng vì được Thánh Thần Chúa dẫn đường, chỉ lối vào chốn trường sinh nên không bao giờ thất lạc. Con đường đi có trắc trở, có gian khổ vì là con đường công chính sẽ không tránh khỏi chỉ trích của kẻ gian tà, của mục tử đội lốt chiên. Tin theo Đức Kitô được tự do ra vào vì chủ chiên nhận biết giọng nói, tiếng cười của từng chiên con và chiên nhận ra giọng khi chủ kêu gọi. Dù thảnh thơi ngoài của nhưng chiên con vẫn nhận được sự bao bọc, che chở của chủ chiên và không sợ bị lang sói cắn giết.
Hình ảnh trái nghịch với mục tử nhân lành là mục tử lang sói đội lốt chiên. Mục tử nhân lành ra vào chuồng chiên một cách chân chính, ngay thẳng, giữa thanh thiên bạch nhật; trong khi lang sói hay đội lốt mục tử ra vào một cách bất chính, thường mò mẫm giữa đêm khuya thanh vắng, bất thần phá rào, đột nhập bắt cóc chiên con. Chúng không đến để bảo vệ nhưng đến để hãm hại chiên con. Chúng đến vì tư lợi cá nhân. Chúng đến mang theo tai ương, đau khổ, chết chóc, phá tan bầu khí an bình, đánh mất giấc ngủ êm đềm của đàn chiên.
Đức Kitô nhắc đến những chiên lạc. Chúng là những chiên con bị mục tử đội lốt loại ra khỏi đàn chiên, bị mục tử đội lốt dẫn sai đường, bị mục tử đội lốt đánh tan tác trước khi đầy đọa vì dám cãi lại, chống lại ý chúng. Những chiên này Đức Kitô đi tìm kiếm vác về trở thành một đàn chiên. Tính cách duy nhất này đến từ í định của Thiên Chúa là dẫn đoàn chiên đến cuộc sống trường sinh. Còn những chiên con khác chưa thuộc đàn này đó là những chiên con chưa nhận biết vị mục tử nhân lành là Đức Kitô. Ngài kêu gọi những chiên đó hợp đoàn và công việc của các Kitô hữu là kết hợp với Đức Kitô dẫn dắt những chiên đó về hợp đàn. Công việc này được hiểu như là việc truyền giáo của các Kitô hữu. Mọi Kitô hữu có trách nhiệm loan báo cho toàn thể nhân loại biết tâm tình quí mến chủ chiên nhân lành là Đức Kitô đang mời gọi họ, rộng tay đón nhận họ. Cùng nhau cất tiếng hát: Ngài đã sống lại thật như lời đã phán hứa Alleluia. Chúa chiên lành đã sống lại, thần chết đã chào thua. Alleluia.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta, chúng sẽ khôn ngoan, sáng suốt chăn dắt các ngươi... Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng, họ sẽ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn phải hãi hùng, kinh khiếp và bị bỏ rơi nữa. Sấm ngôn của Đức Chúa.
Là mục tử nhân lành Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết quyền lãnh đạo Ngài nhận từ Thiên Chúa để chăn dắt đàn Chiên. Ngài hy sinh sự sống chính thân mình để bảo vệ đàn chiên. Tin theo Đức Kitô là dứt khoát từ bỏ mục tử khác. Tin theo Đức Kitô là đặt mình dưới sự bảo trợ, Ngài hướng dẫn và che chở. Tin theo Đức Kitô là tâm được vui, trí được sáng vì được Thánh Thần Chúa dẫn đường, chỉ lối vào chốn trường sinh nên không bao giờ thất lạc. Con đường đi có trắc trở, có gian khổ vì là con đường công chính sẽ không tránh khỏi chỉ trích của kẻ gian tà, của mục tử đội lốt chiên. Tin theo Đức Kitô được tự do ra vào vì chủ chiên nhận biết giọng nói, tiếng cười của từng chiên con và chiên nhận ra giọng khi chủ kêu gọi. Dù thảnh thơi ngoài của nhưng chiên con vẫn nhận được sự bao bọc, che chở của chủ chiên và không sợ bị lang sói cắn giết.
Hình ảnh trái nghịch với mục tử nhân lành là mục tử lang sói đội lốt chiên. Mục tử nhân lành ra vào chuồng chiên một cách chân chính, ngay thẳng, giữa thanh thiên bạch nhật; trong khi lang sói hay đội lốt mục tử ra vào một cách bất chính, thường mò mẫm giữa đêm khuya thanh vắng, bất thần phá rào, đột nhập bắt cóc chiên con. Chúng không đến để bảo vệ nhưng đến để hãm hại chiên con. Chúng đến vì tư lợi cá nhân. Chúng đến mang theo tai ương, đau khổ, chết chóc, phá tan bầu khí an bình, đánh mất giấc ngủ êm đềm của đàn chiên.
Đức Kitô nhắc đến những chiên lạc. Chúng là những chiên con bị mục tử đội lốt loại ra khỏi đàn chiên, bị mục tử đội lốt dẫn sai đường, bị mục tử đội lốt đánh tan tác trước khi đầy đọa vì dám cãi lại, chống lại ý chúng. Những chiên này Đức Kitô đi tìm kiếm vác về trở thành một đàn chiên. Tính cách duy nhất này đến từ í định của Thiên Chúa là dẫn đoàn chiên đến cuộc sống trường sinh. Còn những chiên con khác chưa thuộc đàn này đó là những chiên con chưa nhận biết vị mục tử nhân lành là Đức Kitô. Ngài kêu gọi những chiên đó hợp đoàn và công việc của các Kitô hữu là kết hợp với Đức Kitô dẫn dắt những chiên đó về hợp đàn. Công việc này được hiểu như là việc truyền giáo của các Kitô hữu. Mọi Kitô hữu có trách nhiệm loan báo cho toàn thể nhân loại biết tâm tình quí mến chủ chiên nhân lành là Đức Kitô đang mời gọi họ, rộng tay đón nhận họ. Cùng nhau cất tiếng hát: Ngài đã sống lại thật như lời đã phán hứa Alleluia. Chúa chiên lành đã sống lại, thần chết đã chào thua. Alleluia.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 08/05/2014
MỐT THỊNH HÀNH
Một trận gió, trong rừng rậm đột nhiên nổi lên một trận phong ba, rất nhiều động vật đều say đắm trong tử vi, bói toán, coi thiên văn địa lý, vui vẻ không biết mệt nhọc.
Đấng tạo hóa nhìn thấy hiện tượng quái lạ này, thì thở dài, nói:
- “Bói toán mê tín là vì thiếu lòng tin đối với mình, các ngươi dùng phương trình để thiết kế mình, để suy ra quá khứ và tương lai của mình. Kết quả là dễ bị vây trong cảnh hỗn loạn, vừa khóc vừa cười, vừa vui vừa sầu”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Hồi còn nhỏ, mỗi ngày tôi đều có học giáo lý, nhưng lúc đó nơi quê tôi gọi là học kinh nghĩa, cho đến bây giờ, sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn còn thuộc làu câu giáo lý hỏi thưa về dị đoan của kinh nghĩa:
Hỏi: “Hỏi dị đoan là gì?
Thưa: “Là những sự đơm tế quảy lạy ông bà cha mẹ, tin bói khoa nham độn, cậy phù thuỷ pháp môn nhan, tướng mạo, chọn ngày giờ, chạp giỗ, lên đồng xuống đồng, thờ tiên sư, thổ công..., đặt bài vị cây nêu… …đốt giấy tiền vàng bạc, khi chiêm bao mộng huyễn, gặp đàn ông đàn bà bàn luận tốt xấu, cùng là tin chim kêu gà gáy chuột túc, nhện sa, rằng thiên rằng thính và mọi điều khác như vậy”.
Ngày nay người ta coi tử vi bằng máy vi tính.
Người ta tính chuyện hôn nhân cũng bằng máy tính điện tử.
Làm nhà, mở công xưởng, đi du lịch, đi làm ăn cũng “hỏi” máy vi tính.
Người ta hiện đại hoá dị đoan.
Người ta quên mất nguồn gốc nguyên nhân của hiện tại quá khứ và tương lai là bởi Thiên Chúa.
Như thế cũng đủ biết con người ta tin thật nhiều điều nhảm nhí, và cũng có những người Công Giáo vừa tin vào Thiên Chúa vừa tin vào những điều gọi là dị đoan ở trên, chẳng hạn như họ buổi sáng đi lễ nhà thờ, buổi chiều thì đi cúng ở nhà chùa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Một trận gió, trong rừng rậm đột nhiên nổi lên một trận phong ba, rất nhiều động vật đều say đắm trong tử vi, bói toán, coi thiên văn địa lý, vui vẻ không biết mệt nhọc.
Đấng tạo hóa nhìn thấy hiện tượng quái lạ này, thì thở dài, nói:
- “Bói toán mê tín là vì thiếu lòng tin đối với mình, các ngươi dùng phương trình để thiết kế mình, để suy ra quá khứ và tương lai của mình. Kết quả là dễ bị vây trong cảnh hỗn loạn, vừa khóc vừa cười, vừa vui vừa sầu”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Hồi còn nhỏ, mỗi ngày tôi đều có học giáo lý, nhưng lúc đó nơi quê tôi gọi là học kinh nghĩa, cho đến bây giờ, sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn còn thuộc làu câu giáo lý hỏi thưa về dị đoan của kinh nghĩa:
Hỏi: “Hỏi dị đoan là gì?
Thưa: “Là những sự đơm tế quảy lạy ông bà cha mẹ, tin bói khoa nham độn, cậy phù thuỷ pháp môn nhan, tướng mạo, chọn ngày giờ, chạp giỗ, lên đồng xuống đồng, thờ tiên sư, thổ công..., đặt bài vị cây nêu… …đốt giấy tiền vàng bạc, khi chiêm bao mộng huyễn, gặp đàn ông đàn bà bàn luận tốt xấu, cùng là tin chim kêu gà gáy chuột túc, nhện sa, rằng thiên rằng thính và mọi điều khác như vậy”.
Ngày nay người ta coi tử vi bằng máy vi tính.
Người ta tính chuyện hôn nhân cũng bằng máy tính điện tử.
Làm nhà, mở công xưởng, đi du lịch, đi làm ăn cũng “hỏi” máy vi tính.
Người ta hiện đại hoá dị đoan.
Người ta quên mất nguồn gốc nguyên nhân của hiện tại quá khứ và tương lai là bởi Thiên Chúa.
Như thế cũng đủ biết con người ta tin thật nhiều điều nhảm nhí, và cũng có những người Công Giáo vừa tin vào Thiên Chúa vừa tin vào những điều gọi là dị đoan ở trên, chẳng hạn như họ buổi sáng đi lễ nhà thờ, buổi chiều thì đi cúng ở nhà chùa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 08/05/2014
N2T |
25. Nếu ai có đức tin và đức cậy, thì nơi người ấy còn có ưu sầu tham sống sợ chết hay sao ?
(Thánh Cyprianus)-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
CN 4 Phục Sinh: Noi gương vị mục tử nhân lành Giêsu
Lm. Đan Vinh
19:28 08/05/2014
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH A
Cv 2,14a.36-41 ; 1 Pr 2,20b-25 ; Ga 10,1-10
NOI GƯƠNG VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH GIÊ-SU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các kinh sư và Pha-ri-sêu không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, nơi nuôi giữ chiên cừu của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mạng chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu và được xếp vào hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên của mình vào ràn, rồi sáng sớm lại đến đưa đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. “Gọi tên từng con” trong câu này là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng là kẻ trộm leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục Do thái đương thời. Vì không phải là mục tử đích thực, nên chiên không đi theo mà còn lẩn trốn họ.
- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời đều phải đi qua Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm nói về các ngôn sứ Cựu ứơc, mà chỉ nhắm nói về những kẻ không được Thiên Chúa sai như các Pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường mà người ta phải đi qua để vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14 ; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai phái nhưng leo rào mà vào. Họ chỉ tìm kiếm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ lương thực Đức Giê-su ban là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và được sự sống đời đời.
4. CÂU HỎI:
1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì ? Cửa vào ám chỉ ai ? 2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng thế nào ? 3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai ? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng ? 4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì ? 5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai ? 6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp là những người nào ? 7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, tương tự như câu nào ? 8) Kẻ trộm là các đầu mục dân Do thái khác với Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su như thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LÒI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)
2. CÂU CHUYỆN: QUO VADIS ? THẦY ĐI ĐÂU ?
Thời Hội thánh sơ khai, tại Rô-ma bạo vương Nê-rông đã bách hại các tín hữu Công Giáo cách rất tàn khốc. Biết bao tín hữu đã ngã xuống chết dưới bàn tay cuả ông vua điên loạn và tàn bạo này. Hội thánh non trẻ tại đây dường như sắp bị tận diệt. Bấy giờ các tín hữu đã yêu cầu tông đồ Phê-rô phải mau chạy trốn khỏi thành để tiếp tục lãnh đạo đàn chiên trong cơn bách hại. Ông Phê-rô tỏ ra phân vân, vì quả thật nếu bị mất đi người lãnh đạo thì đàn chiên Hội Thánh làm sao có thể đứng vững ? Đàng khác, chính Đức Giê-su đã chẳng khuyên các môn đệ: “Khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác” đó sao ? Cuối cùng Phê-rô quyết định hóa trang thành một người khác và trốn thoát thành công ra ngoài thành Rô-ma. Nhưng sau đó Phê-rô đã gặp Chúa Giê-su Phục Sinh đang đi vào thành. Ông lên tiếng hỏi: “Quo vadis, Domine ?” - “Thưa Thầy, Thầy đi đâu ?” Chúa Giê-su liền đáp: “Thầy vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa” rồi Chúa biến mất. Ông Phê-rô hiểu ý Chúa muốn ông trở vào trong thành để động viên tinh thần của đoàn chiên. Rồi sau đó ông đã bị bắt bớ và bị kết án chết giang tay trên cây thập giá đúng như lời Đức Giê-su đã tiên báo trước đó: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào đẻ tôn vinh Thiên Chúa” (Ga 21,18). Tuy nhiên, ông đã yêu cầu được treo thập giá ngược đầu xuống đất vì nghĩ mình không đáng chịu khổ hình cùng một cách thế giống như Thầy mình.
3. SUY NIỆM:
1) Có hai loại mục tử:
Mục tử là người lãnh đạo chăn dắt đàn chiên. Đức Giê-su đã phân biệt hai loại mục tử là mục tử đích thực là chủ chiên và mục tử giả hiệu là người chăn thuê như sau:
- Hạng thứ nhất là mục tử tốt hay là chủ chiên thực sự của đàn chiên noi gương Đức Giê-su như Người đã khẳng định: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (10,14). Đức Giê-su đã thể hiện chức vụ mục tử của loài người qua việc hy sinh quên mình để nghĩ đến đàn chiên: Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời (x Mt 13,1-9), làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, sẵn sàng chịu chết trên cây thập tự đền tội thay cho đàn chiên như Người đã nói: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên» (Ga 10,11). Điều Đức Giê-su luôn quan tâm là lo cho «chiên được sống và sống dồi dào» (10,10). Đây cũng là điều các mục tử hôm nay cần quan tâm thực hiện noi gương Mục Tử Giê-su là lo phục vụ đàn chiên Hội Thánh được sống và sống dồi dào: dồi dào về mặt tinh thần qua việc hăng say rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Dồi dào cả về phạm vi thể chất qua việc chữa lành các bệnh tật của dân chúng (x. Mt 8,16-17), xua trừ ma quỷ (x. Mt 9,32-34) và nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông đang bị đói (x. Mt 14,15-21; 15,32-38).
- Hạng thứ hai là mục tử giả hiệu hay những người chăn thuê, ám chỉ các đầu mục dân Do Thái đương thời gồm các kinh sư, người Pha-ri-sêu và các tư tế phục vụ Đền thờ. Những người này không phải là chủ chiên thực sự nên «không thiết gì đến chiên» (10,13). Họ vô trách nhiệm trước sự an nguy của đàn chiên: «nên khi thấy sói đến, đã bỏ chiên mà chạy», để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với hạng mục tử này, đàn chiên chỉ có giá trị lợi dụng để phục vụ cho họ như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa trách cứ các mục tử dân Ít-ra-en như sau: «Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đàn chiên thì lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,2-4).
2) Hai loại mục tử hôm nay:
Ngày nay trong Hội thánh cũng luôn có hai loại mục tử như thời Đức Giê-su xưa kia:
- Các mục tử tốt lành là những người thành tâm đáp lại ơn Chúa kêu gọi để gia nhập chủng viện, được huấn luyện, tuyển chọn lên lãnh tác vụ linh mục và được sai đi chăm sóc đàn chiên Hội Thánh. Đặc điểm của mục tử tốt lành là nhiệt tình và khiêm tốn phục vụ đàn chiên vô vụ lợi noi gương Đức Giê-su. Họ luôn vui vẻ đón tiếp mọi người không phân biệt giàu nghèo sang hèn khi làm các công tác mục vụ như rao giảng Tin Mừng, an ủi các người đau khổ, chia sẻ cơm bánh và khiêm tốn phục vụ người nghèo với tình thương noi gương Mục Tử Giê-su.
- Bên cạnh những mục tử tốt lành nói trên, vẫn còn một số mục tử không tốt. Những người này coi việc mục vụ như một nghề kiếm sống. Họ cũng rao giảng Tin mừng, cũng dạy giáo lý, cũng khuyên bảo mọi người… nhưng chính họ lại không nêu gương thực hiện trước, như lời Đức Giê-su đã phê phán về các đầu mục dân Do thái: «Tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng làm theo, vì họ nói mà không làm» (Mt 23,3). Họ thường tỏ ra kính nể săn đón người giàu và khinh thường bạc đãi người nghèo. Họ có lối sống xa hoa hưởng thụ thể hiện qua nhà ở sang trọng, quần áo thời trang, xe cộ đời mới đắt tiền… mà không quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo khổ và các bệnh nhân bên cạnh đang cần được trợ giúp. Họ có thái độ kiêu căng khi tìm cách trả thù những ai dám lên tiếng phê phán các việc làm sai trái của họ. Họ quá quan tâm đến những công việc ngoài đời hơn là những việc thuộc phạm vi chức năng mục tử của mình, và chỉ làm việc phục vụ nếu được trả công xứng đáng...
3) Kiểm điểm đời sống:
Hiện nay có hiện tượng ngày càng có nhiều tín hữu chủ trương “Tin Chúa chứ không tin Giáo Hội”. Thực tế tại các nước Nam Mỹ, một số khá đông tín hữu Công Giáo đã từ bỏ Hội Thánh để đi theo các giáo phái có lối ứng xử có tình người hơn và phù hợp với lời Chúa dạy hơn. Ngày lễ Chúa Chiên nhân lành hằng năm chính là dịp để các tín hữu chúng ta, nhất là các người đang có trách nhiệm chăn dắt đàn chiên kiểm điểm đời sống, xét lại về cung cách phục vụ của mình. Có thể chúng ta đã “nói mà không làm” như kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách như sau: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Có thể một số mục tử đã có thái độ thiếu bác ái khi giải quyết giấy tờ hôn phối theo ý riêng vượt quá quy định của giáo luật, nên đã gây trở ngại cho công việc làm ăn sinh sống, thiệt hại về tiền bạc và thời giờ, gây bức súc cho những người di dân. Một số các mục tử khi giải quyết công việc đã không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác nên đã có lối hành xử “vụ lề luật”, thiếu tình người, hoặc có lối ứng xử thiếu nhân bản và không thân thiện, gây bất mãn cho các người lương khi có dịp tiếp xúc.
4) Mục tử lý tưởng theo Đức Thánh Cha Pha-xi-cô:
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô quan niệm mục tử lý tưởng phải là "người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em, với sự hiền dịu, kiên nhẫn và thương xót. Là những người yêu sự khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm trước mặt Chúa, cũng như khó nghèo bên ngoài như sự đơn sơ và khắc khổ trong cuộc sống. Là những người không có "tâm lý của các ông hoàng". Là những người không tham vọng và là các phu quân của Giáo Hội. Là những người có khả năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đàn chiên. Nhất là, làm cho niềm hy vọng được lớn lên. Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh sáng trong trái tim. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân Người, với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Và cuối cùng vị mục tử có ba vị trí trong đàn chiên của mình để thi hành sứ vụ mục tử như sau:
-Một là ở đàng trước để dẫn đường.
-Hai là ở giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đàn chiên.
-Ba là ở đàng sau để tránh cho chiên khỏi đi tụt hậu, và tạo điều kiện để đàn chiên đánh hơi hầu tìm ra một hướng đi mới.
5) Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu:
Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này rất nhiều. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do lỗi của mỗi người tín hữu chúng ta: Vì chưa ý thức được tầm quan trọng của sứ vụ truyền giáo nên chúng ta chưa thiết tha nài xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa canh tân đời sống để làm chứng nhân tình thương của Chúa Giê-su trước mặt người đời; Các bậc cha mẹ Công Giáo chưa quảng đại dâng con cho Chúa và không khuyến khích chúng đi tu làm linh mục và tu sĩ để phục vụ Chúa và Hội Thánh hữu hiệu hơn.
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 cũng nhắc đến vai trò của giáo xứ trong việc vun trồng ơn thiên triệu như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và đi theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mạng cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống điều mình tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê tội lỗi bất chính”.
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ làm gì giúp Hội Thánh có thêm nhiều linh mục tình nguyện dấn thân phục vụ dân Chúa ? 2) Cùng nhau hát bài: “Lạy Chúa, xin hãy sai đi…” để xin Chúa sai thêm thợ gặt lành nghề đến cánh đồng lúa đã chín vàng ở khắp nơi.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết nhiệt tình rao giảng Lời Chúa, có sức làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
- LẠY CHÚA. Xin cho các gia đình Công giáo trở thành một môi trường tốt ươm trồng ơn thiên triệu, bằng việc tạo bầu khí đạo đức và yêu thương giữa các thành viên với nhau. Xin cho chúng con luôn kính trọng yêu mến các linh mục coi sóc chúng con, thành tâm cộng tác với các ngài, sẵn sàng giúp đỡ các ngài chu toàn nhiệm vụ. Ước gì giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn luôn hiệp thông giữa chủ chăn và đàn chiên, là điều kiện để giáo xứ phát triển cả về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ đó chúng con sẽ chu toàn được sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
LM ĐAN VINH
Cv 2,14a.36-41 ; 1 Pr 2,20b-25 ; Ga 10,1-10
NOI GƯƠNG VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH GIÊ-SU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,1-10
(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giê-su vừa là mục tử vừa là cửa chuồng chiên:
- LÀ MỤC TỬ THẬT SỰ CỦA DÂN ÍT-RA-EN: Vì Người đi qua cửa chính mà vào chuồng chiên và được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả giới thiệu. Do đó, Người được đàn chiên là dân chúng nghe theo. Còn các đầu mục Do thái chỉ là người lạ, nên chiên chạy trốn và không đi theo họ.
- LÀ CỬA CHO CHIÊN RA VÀO: Các kinh sư và Pha-ri-sêu không tin Đức Giê-su và không được Thiên Chúa ủy nhiệm coi sóc đàn chiên. Họ leo rào mà vào chuồng nên chỉ là hạng trộm cướp. Kẻ trộm đến chỉ để giết hại và phá huỷ đàn chiên. Còn Đức Giê-su đến để đem lại cho chiên sự an toàn, tự do, lương thực và sự sống dồi dào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ràn chiên: hay chuồng chiên, nơi nuôi giữ chiên cừu của dân Do thái vốn là một dân du mục. Ở đây ràn chiên là hình ảnh ám chỉ Giáo hội là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. + Cửa vào: Mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào. Ai muốn được công nhận là mục tử đích thực của Chúa phải qua cửa chính là Đức Giê-su mà vào Hội Thánh. Họ phải được Người tuyển chọn và trao sứ mạng chăn chiên. Còn kẻ trèo qua lối khác mà vào, như các kinh sư hay Pha-ri-sêu, thì chỉ là mục tử giả hiệu và được xếp vào hạng trộm cướp. + Người giữ cửa mở cho anh ta vào: Đức Giê-su chính là Mục tử đích thực, vì đã được người giữ cửa là Gio-an Tẩy Giả làm chứng là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,31-34). + Và chiên nghe tiếng của anh: Đàn chiên chỉ nhận biết và nghe theo một chủ chăn duy nhất, như các tông đồ đã nghe lời và đi theo một mình Đức Giê-su (x. Ga 1,35-51). + Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra: Trong ràn có nhiều đàn chiên. Ban chiều, mỗi mục tử sẽ đưa đàn chiên của mình vào ràn, rồi sáng sớm lại đến đưa đàn chiên ấy ra khỏi chuồng để dẫn đến đồng cỏ cho chúng ăn cỏ uống nước. “Gọi tên từng con” trong câu này là kiểu nói cường điệu. Thực ra các mục tử chỉ đặt tên và gọi tên một con chiên đầu đàn và các con khác sẽ theo sau con chiên đầu đàn ra ngoài. Ở đây Đức Giê-su nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của Người là Mục tử tốt lành, khác với các Pha-ri-sêu và kinh sư là những kẻ chăn thuê vô trách nhiệm.
- C 4-6: + Anh ta đi trước và chiên đi theo sau: Câu này nhắc đến sứ mệnh Mục tử của Đức Giê-su: Khi đã kéo Môn đệ ra khỏi thế gian (x. Ga 15,19). Người đi tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ non là Hội Thánh. Chiên sẽ nhận biết tiếng nói và chỉ đi theo Mục tử Giê-su, vì Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho họ (x. Ga 14,10). + Chúng sẽ không theo người lạ,..: Người lạ là những kẻ không do Thiên Chúa sai đến, nhưng là kẻ trộm leo rào mà vào. Người lạ ám chỉ các đầu mục Do thái đương thời. Vì không phải là mục tử đích thực, nên chiên không đi theo mà còn lẩn trốn họ.
- C 7-8: + Tôi là cửa cho chiên ra vào: Vì thính giả không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, nên Đức Giê-su phải giải thích rõ ràng: Người chính là cửa chuồng chiên tức là cửa vào Nước Trời, mà ai muốn vào Nước Trời đều phải đi qua Người. + Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ: Mọi kẻ đến trước ở đây không nhằm nói về các ngôn sứ Cựu ứơc, mà chỉ nhắm nói về những kẻ không được Thiên Chúa sai như các Pha-ri-sêu và kinh sư Do thái (x. Mt 23,1-8). Họ bị Đức Giê-su quở trách là bọn đạo đức giả, cản đường người khác gia nhập Nước Trời, có lòng tham lam, ăn ở bất công, dẫn dường đui mù và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính (x. Mt 23,13-32).
- C 9-10: + Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu: Đức Giê-su là con đường mà người ta phải đi qua để vào Nước Trời. Tương tự như câu: “Thầy là đường…Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). + Người ấy sẽ ra vào: Ra vào nghĩa là tự do đi lại. + Gặp được đồng cỏ: Trong Đức Giê-su, các tín hữu sẽ được cứu khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ. Họ sẽ được hưởng tự do đích thực (x. Ga 8,31-36). Nhờ Đức Giê-su, họ sẽ tìm được của nuôi thân là Nước hằng sống và Bánh trường sinh (x. Ga 4,14 ; 6,35). + Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy: Kẻ trộm ám chỉ các đầu mục Do thái, vì không được Thiên Chúa sai phái nhưng leo rào mà vào. Họ chỉ tìm kiếm lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích của đàn chiên (x. Mt 23,4-7). + Tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào: Nhờ lương thực Đức Giê-su ban là Lời Chúa và Thánh Thể, mà đức tin của các tín hữu sẽ trở nên vững mạnh và được sự sống đời đời.
4. CÂU HỎI:
1) Ràn chiên nghĩa là gì và là hình ảnh ám chỉ điều gì ? Cửa vào ám chỉ ai ? 2) Đức Giê-su là Mục Tử thực sự của đàn chiên vì đã được Gio-an Tẩy Giả là người giữ cửa làm chứng thế nào ? 3) Đàn chiên chỉ nhận biết tiếng nói và đi theo ai ? Phải chăng mọi con chiên đều được đặt tên và mỗi buổi sáng người mục tử phải gọi tên từng con chiên để dẫn chúng ra khỏi chuồng ? 4) Ý nghĩa của câu: anh ta đi trước và chiên đi theo sau… là gì ? 5) Tại sao đàn chiên không nghe theo người lạ ? Người lạ nói đây ám chỉ những ai ? 6) Những kẻ đến trước được liệt vào hạng trộm cướp là những người nào ? 7) Đức Giê-su tự nhận mình là cửa chuồng chiên mà ai muốn vào chuồng chiên phải đi qua, tương tự như câu nào ? 8) Kẻ trộm là các đầu mục dân Do thái khác với Mục Tử tốt lành là Đức Giê-su như thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LÒI CHÚA: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9)
2. CÂU CHUYỆN: QUO VADIS ? THẦY ĐI ĐÂU ?
Thời Hội thánh sơ khai, tại Rô-ma bạo vương Nê-rông đã bách hại các tín hữu Công Giáo cách rất tàn khốc. Biết bao tín hữu đã ngã xuống chết dưới bàn tay cuả ông vua điên loạn và tàn bạo này. Hội thánh non trẻ tại đây dường như sắp bị tận diệt. Bấy giờ các tín hữu đã yêu cầu tông đồ Phê-rô phải mau chạy trốn khỏi thành để tiếp tục lãnh đạo đàn chiên trong cơn bách hại. Ông Phê-rô tỏ ra phân vân, vì quả thật nếu bị mất đi người lãnh đạo thì đàn chiên Hội Thánh làm sao có thể đứng vững ? Đàng khác, chính Đức Giê-su đã chẳng khuyên các môn đệ: “Khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác” đó sao ? Cuối cùng Phê-rô quyết định hóa trang thành một người khác và trốn thoát thành công ra ngoài thành Rô-ma. Nhưng sau đó Phê-rô đã gặp Chúa Giê-su Phục Sinh đang đi vào thành. Ông lên tiếng hỏi: “Quo vadis, Domine ?” - “Thưa Thầy, Thầy đi đâu ?” Chúa Giê-su liền đáp: “Thầy vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa” rồi Chúa biến mất. Ông Phê-rô hiểu ý Chúa muốn ông trở vào trong thành để động viên tinh thần của đoàn chiên. Rồi sau đó ông đã bị bắt bớ và bị kết án chết giang tay trên cây thập giá đúng như lời Đức Giê-su đã tiên báo trước đó: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào đẻ tôn vinh Thiên Chúa” (Ga 21,18). Tuy nhiên, ông đã yêu cầu được treo thập giá ngược đầu xuống đất vì nghĩ mình không đáng chịu khổ hình cùng một cách thế giống như Thầy mình.
3. SUY NIỆM:
1) Có hai loại mục tử:
Mục tử là người lãnh đạo chăn dắt đàn chiên. Đức Giê-su đã phân biệt hai loại mục tử là mục tử đích thực là chủ chiên và mục tử giả hiệu là người chăn thuê như sau:
- Hạng thứ nhất là mục tử tốt hay là chủ chiên thực sự của đàn chiên noi gương Đức Giê-su như Người đã khẳng định: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (10,14). Đức Giê-su đã thể hiện chức vụ mục tử của loài người qua việc hy sinh quên mình để nghĩ đến đàn chiên: Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời (x Mt 13,1-9), làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, sẵn sàng chịu chết trên cây thập tự đền tội thay cho đàn chiên như Người đã nói: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên» (Ga 10,11). Điều Đức Giê-su luôn quan tâm là lo cho «chiên được sống và sống dồi dào» (10,10). Đây cũng là điều các mục tử hôm nay cần quan tâm thực hiện noi gương Mục Tử Giê-su là lo phục vụ đàn chiên Hội Thánh được sống và sống dồi dào: dồi dào về mặt tinh thần qua việc hăng say rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Dồi dào cả về phạm vi thể chất qua việc chữa lành các bệnh tật của dân chúng (x. Mt 8,16-17), xua trừ ma quỷ (x. Mt 9,32-34) và nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông đang bị đói (x. Mt 14,15-21; 15,32-38).
- Hạng thứ hai là mục tử giả hiệu hay những người chăn thuê, ám chỉ các đầu mục dân Do Thái đương thời gồm các kinh sư, người Pha-ri-sêu và các tư tế phục vụ Đền thờ. Những người này không phải là chủ chiên thực sự nên «không thiết gì đến chiên» (10,13). Họ vô trách nhiệm trước sự an nguy của đàn chiên: «nên khi thấy sói đến, đã bỏ chiên mà chạy», để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với hạng mục tử này, đàn chiên chỉ có giá trị lợi dụng để phục vụ cho họ như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa trách cứ các mục tử dân Ít-ra-en như sau: «Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đàn chiên thì lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,2-4).
2) Hai loại mục tử hôm nay:
Ngày nay trong Hội thánh cũng luôn có hai loại mục tử như thời Đức Giê-su xưa kia:
- Các mục tử tốt lành là những người thành tâm đáp lại ơn Chúa kêu gọi để gia nhập chủng viện, được huấn luyện, tuyển chọn lên lãnh tác vụ linh mục và được sai đi chăm sóc đàn chiên Hội Thánh. Đặc điểm của mục tử tốt lành là nhiệt tình và khiêm tốn phục vụ đàn chiên vô vụ lợi noi gương Đức Giê-su. Họ luôn vui vẻ đón tiếp mọi người không phân biệt giàu nghèo sang hèn khi làm các công tác mục vụ như rao giảng Tin Mừng, an ủi các người đau khổ, chia sẻ cơm bánh và khiêm tốn phục vụ người nghèo với tình thương noi gương Mục Tử Giê-su.
- Bên cạnh những mục tử tốt lành nói trên, vẫn còn một số mục tử không tốt. Những người này coi việc mục vụ như một nghề kiếm sống. Họ cũng rao giảng Tin mừng, cũng dạy giáo lý, cũng khuyên bảo mọi người… nhưng chính họ lại không nêu gương thực hiện trước, như lời Đức Giê-su đã phê phán về các đầu mục dân Do thái: «Tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng làm theo, vì họ nói mà không làm» (Mt 23,3). Họ thường tỏ ra kính nể săn đón người giàu và khinh thường bạc đãi người nghèo. Họ có lối sống xa hoa hưởng thụ thể hiện qua nhà ở sang trọng, quần áo thời trang, xe cộ đời mới đắt tiền… mà không quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo khổ và các bệnh nhân bên cạnh đang cần được trợ giúp. Họ có thái độ kiêu căng khi tìm cách trả thù những ai dám lên tiếng phê phán các việc làm sai trái của họ. Họ quá quan tâm đến những công việc ngoài đời hơn là những việc thuộc phạm vi chức năng mục tử của mình, và chỉ làm việc phục vụ nếu được trả công xứng đáng...
3) Kiểm điểm đời sống:
Hiện nay có hiện tượng ngày càng có nhiều tín hữu chủ trương “Tin Chúa chứ không tin Giáo Hội”. Thực tế tại các nước Nam Mỹ, một số khá đông tín hữu Công Giáo đã từ bỏ Hội Thánh để đi theo các giáo phái có lối ứng xử có tình người hơn và phù hợp với lời Chúa dạy hơn. Ngày lễ Chúa Chiên nhân lành hằng năm chính là dịp để các tín hữu chúng ta, nhất là các người đang có trách nhiệm chăn dắt đàn chiên kiểm điểm đời sống, xét lại về cung cách phục vụ của mình. Có thể chúng ta đã “nói mà không làm” như kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách như sau: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Có thể một số mục tử đã có thái độ thiếu bác ái khi giải quyết giấy tờ hôn phối theo ý riêng vượt quá quy định của giáo luật, nên đã gây trở ngại cho công việc làm ăn sinh sống, thiệt hại về tiền bạc và thời giờ, gây bức súc cho những người di dân. Một số các mục tử khi giải quyết công việc đã không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác nên đã có lối hành xử “vụ lề luật”, thiếu tình người, hoặc có lối ứng xử thiếu nhân bản và không thân thiện, gây bất mãn cho các người lương khi có dịp tiếp xúc.
4) Mục tử lý tưởng theo Đức Thánh Cha Pha-xi-cô:
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô quan niệm mục tử lý tưởng phải là "người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em, với sự hiền dịu, kiên nhẫn và thương xót. Là những người yêu sự khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm trước mặt Chúa, cũng như khó nghèo bên ngoài như sự đơn sơ và khắc khổ trong cuộc sống. Là những người không có "tâm lý của các ông hoàng". Là những người không tham vọng và là các phu quân của Giáo Hội. Là những người có khả năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đàn chiên. Nhất là, làm cho niềm hy vọng được lớn lên. Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh sáng trong trái tim. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân Người, với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Và cuối cùng vị mục tử có ba vị trí trong đàn chiên của mình để thi hành sứ vụ mục tử như sau:
-Một là ở đàng trước để dẫn đường.
-Hai là ở giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đàn chiên.
-Ba là ở đàng sau để tránh cho chiên khỏi đi tụt hậu, và tạo điều kiện để đàn chiên đánh hơi hầu tìm ra một hướng đi mới.
5) Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu:
Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này rất nhiều. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do lỗi của mỗi người tín hữu chúng ta: Vì chưa ý thức được tầm quan trọng của sứ vụ truyền giáo nên chúng ta chưa thiết tha nài xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến, chưa canh tân đời sống để làm chứng nhân tình thương của Chúa Giê-su trước mặt người đời; Các bậc cha mẹ Công Giáo chưa quảng đại dâng con cho Chúa và không khuyến khích chúng đi tu làm linh mục và tu sĩ để phục vụ Chúa và Hội Thánh hữu hiệu hơn.
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong sứ điệp về ơn gọi năm 1996 cũng nhắc đến vai trò của giáo xứ trong việc vun trồng ơn thiên triệu như sau: “Phải làm sao để mỗi giáo xứ trở thành một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, cộng đoàn cầu nguyện, hăng say làm việc tông đồ và luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khổ. Giới trẻ hôm nay vẫn không thiếu những tâm hồn quảng đại, không thiếu những người trẻ muốn sống cuộc đời lý tưởng và có ý nghĩa. Họ cần được Hội thánh hướng dẫn để gặp được Đức Giê-su, để nghe lời Người và đi theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng chia sẻ sứ mạng cứu độ của Người. Giới trẻ hôm nay cũng cần được nghe những tiếng kêu than của bao người đói khát chân lý hay đang cần được công lý bảo vệ. Hội Thánh phải giúp giới trẻ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng thế giới này trở thành một ngôi nhà của tình thương và hạnh phúc. Giới trẻ cũng cần có những người thầy, người bạn dám sống điều mình tin giữa muôn trở lực khó khăn, và luôn đứng vững trước sức mạnh của các cám dỗ muốn thỏa mãn các đam mê tội lỗi bất chính”.
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ làm gì giúp Hội Thánh có thêm nhiều linh mục tình nguyện dấn thân phục vụ dân Chúa ? 2) Cùng nhau hát bài: “Lạy Chúa, xin hãy sai đi…” để xin Chúa sai thêm thợ gặt lành nghề đến cánh đồng lúa đã chín vàng ở khắp nơi.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con những linh mục biết quảng đại, hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng để sẵn sàng đón nhận hết mọi người, nhất là những người đau khổ và bị bỏ rơi. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được chính Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết nhiệt tình rao giảng Lời Chúa, có sức làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa trong mọi người. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những vị chủ chăn tốt lành noi gương Chúa xưa, đến để cho chiên “được sống và sống dồi dào”.
- LẠY CHÚA. Xin cho các gia đình Công giáo trở thành một môi trường tốt ươm trồng ơn thiên triệu, bằng việc tạo bầu khí đạo đức và yêu thương giữa các thành viên với nhau. Xin cho chúng con luôn kính trọng yêu mến các linh mục coi sóc chúng con, thành tâm cộng tác với các ngài, sẵn sàng giúp đỡ các ngài chu toàn nhiệm vụ. Ước gì giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn luôn hiệp thông giữa chủ chăn và đàn chiên, là điều kiện để giáo xứ phát triển cả về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ đó chúng con sẽ chu toàn được sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
LM ĐAN VINH
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Tổng Thượng Phụ Arméni Tông Truyền
LM. Trần Đức Anh OP
10:20 08/05/2014
VATICAN. Trong buổi gặp gỡ Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Arméni Tông Truyền sáng ngày 8-5-2014, ĐTC đề cao đau khổ là hạt giống sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Đức Tổng Thượng Phụ Karekin hướng dẫn một phái đoàn đến viếng thăm Tòa Thánh từ ngày 7 đến 9-5-2014.
Ngỏ lời trong buổi gặp gỡ, ĐTC nhắc đến bao đau khổ mà Giáo Hội và dân tộc Arméni đã phải chịu qua dòng lịch sử và ngài khẳng định rằng: ”Những đau khổ mà các tín hữu Kitô đã chịu trong những thập niên gần đây đã mang lại một sự đóng góp duy nhất và vô giá cho chính nghĩa hiệp nhất các môn đệ của Chúa Kitô. Như trong Giáo Hội xưa kia, máu các vị tử đạo đã trở thành hạt giống sinh ra các tín hữu mới, ngày nay máu của nhiều Kitô hữu cũng trở thành hạt giống hiệp nhất. Phong trào đại kết qua đau khổ và tử đạo là một lời nhắc nhở mạnh mẽ hãy tiến bước theo con đường hòa giải giữa các Giáo Hội, với quyết tâm và tín thác nơi hoạt động của Chúa Thánh Linh. Chúng ta nghĩa vụ phải đi theo con đường huynh đệ ấy cũng vì lòng biết ơn phải có đối với sự đau khổ của bao nhiêu anh chị em chúng ta, sự đau khổ cứu độ vì được kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”.
ĐTC cũng cám ơn Đức Tổng Thượng Phụ Karekin vì đã tích cực nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết, đặc biệt là công việc của Ủy ban chung đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, và vì đã đóng góp phần quan trọng do các đại diện của tòa Tổng Thượng Phụ Giáo Hội Arméni Tông truyền”.
Sau cuộc trao đổi diễn văn tại buổi gặp gỡ đến phần trao đổi quà tặng và ĐTC cũng như Đức Tổng Thượng Phụ cùng hai phái đoàn đã cầu nguyện chung tại Nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Mater) tại Dinh Tông Tòa.
Đức Tổng Thượng Phụ được bầu làm thủ lãnh tối cao thứ 132 của Giáo Hội Arméni tông truyền hồi năm 1999.
Giáo Hội này được thánh Gregorio vị soi sáng thành lập cách đây hơn 1.700 năm và hiện có khoảng 6 triệu tín hữu, với bao gồm hai tòa Tổng Thượng Phụ và 2 tòa Thượng Phụ ở Jerusalem và Costantinople thuộc Tòa Tổng thượng phủ Eechmiadzin ở Cộng hòa Arméni về những vấn đề tinh thần.
Đức Tổng thượng phụ Karekin II đã thăm Tòa Thánh hồi năm thánh 2000, và năm sau đó, Đức Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm Đức Tổng thượng phụ ở Arméni. Ngài trở lại Roma để dự lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng. Gần đây ngài đã gặp Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 hồi năm 2008 và 2012, cũng như đã có mặt trong lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô.
Trong dịp viếng thăm Tòa Thánh lần này, ngài cũng gặp Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và một số cơ quan trung ương Tòa Thánh, viếng mộ thánh Phêrô Tông Đồ, cầu nguyện trước tượng thánh Gregorio vị soi sáng ở khuôn viên phía bắc của Đền Thờ thánh Phêrô. (SD 8-5-2014)
Đức Tổng Thượng Phụ Karekin hướng dẫn một phái đoàn đến viếng thăm Tòa Thánh từ ngày 7 đến 9-5-2014.
Ngỏ lời trong buổi gặp gỡ, ĐTC nhắc đến bao đau khổ mà Giáo Hội và dân tộc Arméni đã phải chịu qua dòng lịch sử và ngài khẳng định rằng: ”Những đau khổ mà các tín hữu Kitô đã chịu trong những thập niên gần đây đã mang lại một sự đóng góp duy nhất và vô giá cho chính nghĩa hiệp nhất các môn đệ của Chúa Kitô. Như trong Giáo Hội xưa kia, máu các vị tử đạo đã trở thành hạt giống sinh ra các tín hữu mới, ngày nay máu của nhiều Kitô hữu cũng trở thành hạt giống hiệp nhất. Phong trào đại kết qua đau khổ và tử đạo là một lời nhắc nhở mạnh mẽ hãy tiến bước theo con đường hòa giải giữa các Giáo Hội, với quyết tâm và tín thác nơi hoạt động của Chúa Thánh Linh. Chúng ta nghĩa vụ phải đi theo con đường huynh đệ ấy cũng vì lòng biết ơn phải có đối với sự đau khổ của bao nhiêu anh chị em chúng ta, sự đau khổ cứu độ vì được kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”.
ĐTC cũng cám ơn Đức Tổng Thượng Phụ Karekin vì đã tích cực nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết, đặc biệt là công việc của Ủy ban chung đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, và vì đã đóng góp phần quan trọng do các đại diện của tòa Tổng Thượng Phụ Giáo Hội Arméni Tông truyền”.
Sau cuộc trao đổi diễn văn tại buổi gặp gỡ đến phần trao đổi quà tặng và ĐTC cũng như Đức Tổng Thượng Phụ cùng hai phái đoàn đã cầu nguyện chung tại Nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Mater) tại Dinh Tông Tòa.
Đức Tổng Thượng Phụ được bầu làm thủ lãnh tối cao thứ 132 của Giáo Hội Arméni tông truyền hồi năm 1999.
Giáo Hội này được thánh Gregorio vị soi sáng thành lập cách đây hơn 1.700 năm và hiện có khoảng 6 triệu tín hữu, với bao gồm hai tòa Tổng Thượng Phụ và 2 tòa Thượng Phụ ở Jerusalem và Costantinople thuộc Tòa Tổng thượng phủ Eechmiadzin ở Cộng hòa Arméni về những vấn đề tinh thần.
Đức Tổng thượng phụ Karekin II đã thăm Tòa Thánh hồi năm thánh 2000, và năm sau đó, Đức Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm Đức Tổng thượng phụ ở Arméni. Ngài trở lại Roma để dự lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng. Gần đây ngài đã gặp Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 hồi năm 2008 và 2012, cũng như đã có mặt trong lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô.
Trong dịp viếng thăm Tòa Thánh lần này, ngài cũng gặp Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và một số cơ quan trung ương Tòa Thánh, viếng mộ thánh Phêrô Tông Đồ, cầu nguyện trước tượng thánh Gregorio vị soi sáng ở khuôn viên phía bắc của Đền Thờ thánh Phêrô. (SD 8-5-2014)
Top Stories
Pope Francis: The Church should bestow the grace of God not bureaucratic obstacles
Vatican Radio
17:04 08/05/2014
2014-05-08 Vatican - Pope Francis says those in the Church who are called to administer the sacraments must leave room for the grace of God and not place bureaucratic obstacles in the way. This was one of the key points stressed by the Pope in his homily on Thursday at the Santa Marta residence.
Pope Francis reflected on the three elements necessary for an effective evangelization, saying it requires docility, dialogue with people and trusting in the grace of God which is more important than bureaucracy. For the first element, he pointed to Philip the apostle as an example of docility.
“He, Philip, he obeys, he’s docile and accepts the calling from the Lord. Certainly he left behind many things that he ought to have done, because the Apostles in that period were very busy evangelizing. He leaves everything and sets off. And this makes us see that without this docility or meekness before the voice of God nobody can evangelize, nobody can announce Jesus Christ: at the very most he will be announcing himself. It’s God who calls us, it’s God who starts Philip on that road. And Philip goes forth. He’s docile.”
Turning to the second element, Pope Francis noted how Philip uses dialogue in order to announce the gospel to the Ethiopian minister.
“You can’t evangelize without dialogue. It’s impossible. Because you must begin from where the person who is to evangelized comes from. And this is so important. ‘But father, we waste so much time because every person has his or her own story, he or she comes with their own ideas…’ And, time is wasted. More time than God wasted when he created the world and He did it well. Dialogue. Spend time with that person because that person is who God wants you to evangelize, it’s more important to give him or her the news about Jesus. But according to who he or she is, not how it should be: how he or she is right now.”
Continuing his reflection on the story of Philip, Pope Francis points out that in the gospel the Apostle baptizes the Ethiopian and this places him in the hands of God and of his grace.
“Let’s think about these three moments of evangelization: the docility to evangelize: to do what God is requesting, secondly, a dialogue with the people – but during this dialogue, you begin from where these people come from – and thirdly, trusting in grace: Grace is more important than all the bureaucracy. ‘What prevents this?’ Remember this. So many times we people of the Church are a factory to create obstacles so people can’t obtain grace. May the Lord help us to understand this.”
Pope Francis reflected on the three elements necessary for an effective evangelization, saying it requires docility, dialogue with people and trusting in the grace of God which is more important than bureaucracy. For the first element, he pointed to Philip the apostle as an example of docility.
“He, Philip, he obeys, he’s docile and accepts the calling from the Lord. Certainly he left behind many things that he ought to have done, because the Apostles in that period were very busy evangelizing. He leaves everything and sets off. And this makes us see that without this docility or meekness before the voice of God nobody can evangelize, nobody can announce Jesus Christ: at the very most he will be announcing himself. It’s God who calls us, it’s God who starts Philip on that road. And Philip goes forth. He’s docile.”
Turning to the second element, Pope Francis noted how Philip uses dialogue in order to announce the gospel to the Ethiopian minister.
“You can’t evangelize without dialogue. It’s impossible. Because you must begin from where the person who is to evangelized comes from. And this is so important. ‘But father, we waste so much time because every person has his or her own story, he or she comes with their own ideas…’ And, time is wasted. More time than God wasted when he created the world and He did it well. Dialogue. Spend time with that person because that person is who God wants you to evangelize, it’s more important to give him or her the news about Jesus. But according to who he or she is, not how it should be: how he or she is right now.”
Continuing his reflection on the story of Philip, Pope Francis points out that in the gospel the Apostle baptizes the Ethiopian and this places him in the hands of God and of his grace.
“Let’s think about these three moments of evangelization: the docility to evangelize: to do what God is requesting, secondly, a dialogue with the people – but during this dialogue, you begin from where these people come from – and thirdly, trusting in grace: Grace is more important than all the bureaucracy. ‘What prevents this?’ Remember this. So many times we people of the Church are a factory to create obstacles so people can’t obtain grace. May the Lord help us to understand this.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các Linh Mục Khóa VIII ĐCV Vinh Thanh họp mặt
Pet. Vĩnh Yên
10:15 08/05/2014
Hằng năm, vào dịp lễ hai thánh Philipphê và Giacôbê tông đồ, Bổn Mạng của khóa VIII – ĐCV Vinh Thanh, các linh mục trong khóa đều có ngày hạnh ngộ truyền thống.
Hình ảnh
Năm nay, cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày 7 và 8.5, tại hai giáo xứ Nghĩa Thành và Đồng Lèn, thuộc hạt Phủ Quỳ, miền Tây Bắc giáo phận Vinh. Sở dĩ ngày họp mặt diễn ra ở hai giáo xứ là vì hai giáo xứ chỉ cách nhau 3 km, và đều do hai cha cùng khóa VIII quản nhiệm.
Cuộc gặp gỡ lần thứ tư diễn ra trên vùng đồi núi xứ Nghệ, nhưng lại có những nét đặc biệt:
Trước hết, về số lượng, có 26/31 cha tham dự, đông nhất so với ba lần trước.
Bầu không khí trang trọng và vui tươi hơn, có lẽ do có hai giáo xứ cùng đón tiếp quý cha.
Tiếp đến, lần gặp gỡ năm nay như là ngày mừng thành công của toàn khóa, vì tất cả các thành viên của khóa VIII đều đã lãnh tác vụ linh mục, ngoài trừ một người bị bệnh phải rời chủng viện cách đây gần 10 năm.
Bầu không khí vui mừng diễn ra ngay từ những giây phút đầu tiên đặt chân đến giáo xứ Nghĩa Thành. Dù thời tiết nắng nóng, nhưng ngay từ 14h - 7.5.2014, bà con giáo xứ đã tề tựu để chào đón quý cha bạn của cha quản xứ. Thực ra, bầu không khí đó được rộn ràng từ những ngày trước, khi giáo xứ chuẩn bị tinh thần và khung cảnh đón chào quý cha: nào là phụng ca trong Thánh lễ, biểu ngữ đón chào, dọn dẹp môi trường, tô sửa sân bóng chuyền để thi đấu, và giới trẻ của hai giáo xứ tập luyện văn nghệ để giao lưu với quý cha.
Sự hấp dẫn trong thi đấu bóng chuyền của quý cha và giáo xứ Nghĩa Thành đã đưa đến một ngoại lệ. Từ quyết định ban đầu là thi đấu năm set, nhưng sau bốn set, hai đội hòa nhau, và có nhiều pha bóng hấp dẫn, nên bà con đã kiến nghị xin hai đội đánh lên bảy set. Cuối cùng thì phần thắng đã thuộc về giáo xứ Nghĩa Thành.
Phần trang trọng, linh thiêng và như có phần nào cảm động cho nhiều bà con, là khi Thánh lễ diễn ra. Chưa khi nào ở chốn núi rừng này thấy một Thánh lễ có đông linh mục hiện diện như thế. Quý cha trong sự sốt sắng, trẻ trung; cộng đoàn chật kín nhà thờ, lâng lâng tâm hồn theo điệu thánh ca du dương, dưới ánh đèn linh linh. Những tiếng vỗ tay chào đón như không muốn dứt sau lời giới thiệu từng cha của linh mục quản xứ.
Sau Thánh lễ, niềm vui gặp gỡ đã được kéo dài với cuộc giao lưu văn nghệ. Giới trẻ hai giáo xứ đã được kích thích ngay từ vài tuần trước, khi được cha xứ cho biết là, lần giao lưu này không phải chỉ là quý cha trong giáo hạt, trong tỉnh nhà, mà trong hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa, trải rộng trên bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thanh Hóa, nên các bạn đã hăng hái tập luyện những bài hát, điệu múa. Chính sự chuẩn bị từ sân khấu, đến các tiết mục có tính chất trang trọng và cẩn thận, nên dù có những hạt mưa nhỏ, quý cha và bà con vẫn đội mưa tham dự.
Có lẽ quý cha đã nhận được sự trẻ trung, nhiệt tình và có thể nói phần nào bất ngờ về khả năng văn nghệ của giới trẻ hai giáo xứ vùng đồi núi. Trao lại cho giới trẻ và cộng đoàn hai giáo xứ là sự hòa đồng và khả năng âm nhạc của quý cha. Một số cha đã nhảy múa với giới trẻ trong những vũ điệu khởi động, nhất là một cha đã đại diện quý cha tặng lại cho cộng đoàn một nhạc phẩm về tình mẹ do chính cha sáng tác.
Ngày hạnh ngộ của của quý cha như làm trằn trọc giấc ngủ của hai giáo xứ, vì nhiều bà con chờ đợi sáng hôm sau - 8.5.2014, tiếp tục được tham dự Thánh lễ của 26 cha tại nhà thờ giáo xứ Đồng Lèn. Cũng bầu không khí tương tự: bà con đông đảo, phụng ca chuẩn bị cẩn thận, khung cảnh trang nghiêm.
Sau Thánh lễ, vào lúc 8 giờ, quý cha còn có trận giao lưu bóng đá với giáo xứ Đồng Lèn. Một trận đấu quả cống hiến và hết mình. Có tất cả 14 bàn thắng được ghi và chia đều cho hai đội.
Ngoài giao lưu thể thao văn nghệ với hai giáo xứ, quý cha cũng đã có cuộc gặp gỡ riêng, chia sẻ mục vụ, và nhắc lại một số sự kiện đáng chú ý trong năm qua liên quan đến một số cha trong năm vừa qua để chúc mừng và thêm lời cầu nguyện. Trước đó, khi đặt chân đến xứ Nghĩa Thành, quý cha cũng có giờ kính viếng Chúa Giêsu Thánh Thể tại phòng chầu Thánh Thể của giáo xứ.
Kính chúa quý tràn đầy thánh ân, luôn hăng say trong sứ vụ, trẻ trung trong lý tưởng, và nhất là trở thành mẫu mực hiệp nhất, yêu thương cho nhiều người, nhiều cộng đoàn qua việc thực hiện liên tục hằng năm ngày họp mặt truyền thống mình!
Hình ảnh
Năm nay, cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày 7 và 8.5, tại hai giáo xứ Nghĩa Thành và Đồng Lèn, thuộc hạt Phủ Quỳ, miền Tây Bắc giáo phận Vinh. Sở dĩ ngày họp mặt diễn ra ở hai giáo xứ là vì hai giáo xứ chỉ cách nhau 3 km, và đều do hai cha cùng khóa VIII quản nhiệm.
Cuộc gặp gỡ lần thứ tư diễn ra trên vùng đồi núi xứ Nghệ, nhưng lại có những nét đặc biệt:
Trước hết, về số lượng, có 26/31 cha tham dự, đông nhất so với ba lần trước.
Bầu không khí trang trọng và vui tươi hơn, có lẽ do có hai giáo xứ cùng đón tiếp quý cha.
Tiếp đến, lần gặp gỡ năm nay như là ngày mừng thành công của toàn khóa, vì tất cả các thành viên của khóa VIII đều đã lãnh tác vụ linh mục, ngoài trừ một người bị bệnh phải rời chủng viện cách đây gần 10 năm.
Bầu không khí vui mừng diễn ra ngay từ những giây phút đầu tiên đặt chân đến giáo xứ Nghĩa Thành. Dù thời tiết nắng nóng, nhưng ngay từ 14h - 7.5.2014, bà con giáo xứ đã tề tựu để chào đón quý cha bạn của cha quản xứ. Thực ra, bầu không khí đó được rộn ràng từ những ngày trước, khi giáo xứ chuẩn bị tinh thần và khung cảnh đón chào quý cha: nào là phụng ca trong Thánh lễ, biểu ngữ đón chào, dọn dẹp môi trường, tô sửa sân bóng chuyền để thi đấu, và giới trẻ của hai giáo xứ tập luyện văn nghệ để giao lưu với quý cha.
Sự hấp dẫn trong thi đấu bóng chuyền của quý cha và giáo xứ Nghĩa Thành đã đưa đến một ngoại lệ. Từ quyết định ban đầu là thi đấu năm set, nhưng sau bốn set, hai đội hòa nhau, và có nhiều pha bóng hấp dẫn, nên bà con đã kiến nghị xin hai đội đánh lên bảy set. Cuối cùng thì phần thắng đã thuộc về giáo xứ Nghĩa Thành.
Phần trang trọng, linh thiêng và như có phần nào cảm động cho nhiều bà con, là khi Thánh lễ diễn ra. Chưa khi nào ở chốn núi rừng này thấy một Thánh lễ có đông linh mục hiện diện như thế. Quý cha trong sự sốt sắng, trẻ trung; cộng đoàn chật kín nhà thờ, lâng lâng tâm hồn theo điệu thánh ca du dương, dưới ánh đèn linh linh. Những tiếng vỗ tay chào đón như không muốn dứt sau lời giới thiệu từng cha của linh mục quản xứ.
Sau Thánh lễ, niềm vui gặp gỡ đã được kéo dài với cuộc giao lưu văn nghệ. Giới trẻ hai giáo xứ đã được kích thích ngay từ vài tuần trước, khi được cha xứ cho biết là, lần giao lưu này không phải chỉ là quý cha trong giáo hạt, trong tỉnh nhà, mà trong hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa, trải rộng trên bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thanh Hóa, nên các bạn đã hăng hái tập luyện những bài hát, điệu múa. Chính sự chuẩn bị từ sân khấu, đến các tiết mục có tính chất trang trọng và cẩn thận, nên dù có những hạt mưa nhỏ, quý cha và bà con vẫn đội mưa tham dự.
Có lẽ quý cha đã nhận được sự trẻ trung, nhiệt tình và có thể nói phần nào bất ngờ về khả năng văn nghệ của giới trẻ hai giáo xứ vùng đồi núi. Trao lại cho giới trẻ và cộng đoàn hai giáo xứ là sự hòa đồng và khả năng âm nhạc của quý cha. Một số cha đã nhảy múa với giới trẻ trong những vũ điệu khởi động, nhất là một cha đã đại diện quý cha tặng lại cho cộng đoàn một nhạc phẩm về tình mẹ do chính cha sáng tác.
Ngày hạnh ngộ của của quý cha như làm trằn trọc giấc ngủ của hai giáo xứ, vì nhiều bà con chờ đợi sáng hôm sau - 8.5.2014, tiếp tục được tham dự Thánh lễ của 26 cha tại nhà thờ giáo xứ Đồng Lèn. Cũng bầu không khí tương tự: bà con đông đảo, phụng ca chuẩn bị cẩn thận, khung cảnh trang nghiêm.
Sau Thánh lễ, vào lúc 8 giờ, quý cha còn có trận giao lưu bóng đá với giáo xứ Đồng Lèn. Một trận đấu quả cống hiến và hết mình. Có tất cả 14 bàn thắng được ghi và chia đều cho hai đội.
Ngoài giao lưu thể thao văn nghệ với hai giáo xứ, quý cha cũng đã có cuộc gặp gỡ riêng, chia sẻ mục vụ, và nhắc lại một số sự kiện đáng chú ý trong năm qua liên quan đến một số cha trong năm vừa qua để chúc mừng và thêm lời cầu nguyện. Trước đó, khi đặt chân đến xứ Nghĩa Thành, quý cha cũng có giờ kính viếng Chúa Giêsu Thánh Thể tại phòng chầu Thánh Thể của giáo xứ.
Kính chúa quý tràn đầy thánh ân, luôn hăng say trong sứ vụ, trẻ trung trong lý tưởng, và nhất là trở thành mẫu mực hiệp nhất, yêu thương cho nhiều người, nhiều cộng đoàn qua việc thực hiện liên tục hằng năm ngày họp mặt truyền thống mình!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung cộng đã xâm lăng Việt Nam - Đảng Cộng Sản làm gì ?
Phạm Trần
09:39 08/05/2014
TRUNG CỘNG ĐÃ XÂM LĂNG- ĐẢNG CSVN LÀM GÌ ?
Một lực lượng quân-dân hỗn hợp hùng hậu và rất hung hãn của Trung Cộng có máy bay, tầu trang bị hỏa tiễn và tầu tuần tiễu tấn công nhanh yểm trợ đã mở cuộc “xâm chiếm tài nguyên” của Việt Nam ở Biển Đông từ ngày 01/05 (2014).
Đây là lần đầu tiên trong 26 năm, kể từ khi Trung Cộng tung quân chiếm 8 đảo đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Bắc Kinh đã sử dụng một lực lượng quân sự có khả năng tác chiến cao nhất để thực hiện ý đồ kiểm soát “Đường Lưỡi Bò”, hay còn được gọi là “Đường 9 Đọan” , chiếm 3/4 trong số 3.5 triệu cây số vuông diện tích Biển Đông.
Ít nhất có 80 tầu lớn nhỏ của quân đội và bán dân sự võ trang Trung Cộng đã tham chiến , bao vây “dâm vào tầu” hay “xịt nước vòi rồng có sức mạnh cao” chống các tầu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam từ ngày 3/5 ở vị trí cách bờ biển tỉnh Qủang Ngãi lối 130 hải lý (208 cây số).
Các tầu của Việt Nam đã được phái đến khu vực này để ngăn chặn không cho giàn khoan dầu khổng lồ HD-981 của Công ty dầu khí Hải dương Trung Cộng ((China National Offshore Oil Corporation,CNOOC) hoạt động tìm kiếm dầu khí bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” của Việt Nam.
Vị trí trên bản đồ cho thấy giàn khoan HD-981 đang nằm ở khỏang 70 hải lý (112 cây số) bên trong lằn ranh ngoài cùng của chiều ngang 200 hải lý (320 cây số) tính từ bờ biển Việt Nam.
Như vậy, theo quy định Luật biển 1982 của Liên Hiếp Quốc thì Trung Cộng đã ngang nhiên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nước khác khi xâm nhập vào bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” của Việt Nam.
CHỊU ĐỰNG CHỈ CÓ HẠN
Tài liệu của Việt Nam phổ biến nói rằng: “HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.”
Báo VietNamNet viết ngày 07/05 (2014) : “Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.”
Trước đây đã nhiều lần Trung Cộng muốn thuê các Công ty tìm kiếm dầu nước ngòai để làm thay cho mình trong khu vực Biển Đông có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương và Đài Loan. Nhưng Việt Nam và các nước quan hệ đã phản đối trực tiếp và giải thích với các công ty dầu khí nước ngòai nên kế họach của Trung Cộng bị hỏng.
Vì vậy Bắc Kinh đã chế giàn khoan HD-981 để tự mình đi tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa (Nam Hải)
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói với các nhà báo vào chiều ngày 7/5 (2014) rằng: “ Đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: Tàu Hộ vệ Tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư Chính; và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hang chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý (80-96 cây số).”
Ông Thu nói thêm : “Các tàu của Trung Quốc đã luôn ép các tàu kiểm ngư của Việt Nam trong lúc làm nhiệm vụ, gây hỏng hóc và làm bị thương một số người thuộc lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Mặc dù phía Việt Nam đã tích cực kêu gọi phía Trung Quốc ngừng hành động xâm phạm, tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn không ngừng những hành vi gây thiệt hại cho phía lực lượng kiểm ngư Việt Nam.”
Sau đó, phía Việt Nam xác nhận không có người nào chết mà chỉ có 6 người bị thương do các mảnh vỡ của kính và thiết bị trên các tầu bị Trung Cộng tấn công bắn vào cơ thể.
Ông Ngô Ngọc Thu cũng nói với báo chí rằng: “Lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư hết sức kiên trì kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc trên biển. Nhưng mọi sự chịu đựng có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại.”
Trong khi đó thì ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã phản ảnh chủ trương “chịu đựng” không gây ngạc nhiên của Chính quyền Việt Nam mỗi khi bị Trung Cộng gây áp lực. Ông Hải nói : “Vấn đề chủ quyền rất thiêng liêng đối với đất nước chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng tất cả những biện pháp cần thiết để mà bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng ta. Chính sách nhất quán của VN thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan thì chúng ta kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình, giải quyết các tranh chấp.”
Tuy nhiên ai cũng thấy “các biện pháp hòa bình” của Việt Nam đã có tác dụng ngược đối với một nhà nước Trung Cộng luôn luôn có nhiều âm mưu qủy kế và lúc nào cũng chỉ muốn “ăn tươi nuốt sống” Việt Nam.
Bằng chứng thua thiệt của phiá Việt Nam trong các “ Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc” (1999) ,“Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” ký năm 2000 đã chứng minh với những tiết lộ của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1987 .
BẮC KINH COI THƯỜNG LÃNH ĐẠO VIỆT NAM
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải còn tiết lộ tại cuộc họp báo chiếu 7/5 (2014) rằng: “Trong cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì, phía Trung Quốc nhắc lại lập trường của Trung Quốc, cho rằng khu vực giàn khoan 981 đã hoạt động thuộc quyền tài phán của Trung Quốc nhưng Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã bác bỏ quan điểm của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của chúng ta với quần đảo Hoàng Sa, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển, nhấn mạnh các hoạt động của giàn khoan 981 là vi phạm, xâm phạm vùng biển Việt Nam và Việt Nam kiên quyết phản đối.” (VietNamNet, 07/05/2014)
Các viên chức Việt Nam cũng cho biết lý do chưa có các cuộc nói chuyện của cấp lãnh đạo cao giữa hai nước (cao hơn cấp Bộ trưởng) vì phiá Trung Cộng chưa trả lời.
Như vậy thì liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cảm thấy “bị xúc phạm” không hay ông đã “quen sống như thế với Bắc Kinh” ?
Việc này không có gì đáng ngạc nhiên vì Bộ trưởng Ngọai giao Trung Cộng Dương Khiết Trì, khi bác bỏ đòi hpỏi của ông Phạm Bình Minh là đã nói thay cho hai ông Lý Khắc Cường (Thủ tướng) và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Tập Cận Bình rồi.
Cũng khá ngạc nhiên là ngòai hai Bộ trưởng Ngọai giao nói chuyện với nhau về sự cố gìan khoan HD-981, không thấy có cuộc nói chuyện nào được loan báo giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trường Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Tòan, mắc dù Trung Cộng đã gửi quân đội, tầu chiến và máy bay tham chiến, tuy chưa có nổ súng, tại vị trí của HD-981.
Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam từng đề nghị hai quân đội ký cam kết “không nổ súng” để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã lờ đi. Bắc Kinh cũng không thèm sử dụng “đường giây nóng” để nói chuyện với Tướng Phùng Quang Thanh quanh vụ HD-981.
BAO GIỜ MỚI MỞ MẮT ?
Nhưng bài học nào đã rút ra cho Lãnh dạo Việt Nam trong biến cố HD-981 ?
Chẳng nhẽ cho đến bây giờ, tuy tương lai biến cố HD-981 chưa ngả ngũ, phiá Việt Nam vẫn còn mê ngủ với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” với anh láng giềng “ngoan cố” hay sao ?
Lập luận hữu nghị láng giềng Trung-Việt trên “đầu môi chót lưỡi” của Trung Cộng được truyền từ đời Giang Trạch Dân qua Hồ Cẩm Đào để đến Tập Cận Bình từ tháng 11/2012.
Nhưng các Lãnh đạo Việt Nam lại cứ ngêu ngao thuộc lòng 4 câu của các Lãnh đạo Trung Cộng trao cho từ năm 1991 ở Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1991:
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
Chỉ tiếc rằng, những “nhượng bộ” của phái đòan Việt Nam do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh cầm đầu với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng tháp tùng đến Thành Đô đã để lại cho Việt Nam không biết bao nhiêu hệ lụy nhục nhã khi mỗi ngày phải lệ thuộc vào Trung Cộng nặng nề hơn.
Bằng chứng này đã được Thiếu tướng nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh (1974-1987) Nguyễn Trọng Vĩnh tiết lộ : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt, lấn ta, phá kinh tế của ta... Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979.”
Thiếu Tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an) đã thẳng thắn nói với phóng viên báo Dân Trí ngày 03/05/2014 rằng : “Chúng ta còn nhớ vào cuối năm 2013, tại Hội nghị các nước Asean 10 + 1 (10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc), nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng: Trung quốc với các nước Asean là cùng chung vận mệnh, sướng khổ cùng nhau... nhưng khi họ làm những điều này là bội ước với cả khối Asean.”
Chủ trương “đổi trắng thay đen” của Trung Quốc còn được chứng minh sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10/2013) với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã cam kết trong Tuyên bố chung: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Chỉ sau đó vài tháng chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Cộng, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt mới có hiệu lực từ ngày 01/01 (2014) trên vùng biển 2.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả 2 vùng biển Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo lệnh của Hải Nam ngày 29/11 nhưng công bố ngày 3/12/2013, thì chỉ còn khỏang 1 triệu cây số vuông ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới, nhưng lại là những vùng khó đánh bắt hay không có nhiều cá.
Vùng biển bị cấm đánh bắt hay điều nghiên nằm gọn trong hình Lưỡi bò, còn được gọi là “đường 9 đọan” do Trung Cộng “tự chế ra” từ năm 1947 và được lập lại năm 2009 khi Bắc Kinh đệ nạp quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc.
Và từ đó, Trung Cộng đã gia tăng áp lực như ngăn cấm, tấn công, đánh đập tàn nhẫn và giết hại các ngư dân Việt Nam hành nghề cá quanh hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Hàng năm Trung Cộng cũng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 nhưng vẫn đem các tầu Hải giám và Kiểm ngư có võ trang bảo vệ cho hàng ngàn tầu cá Trung Cộng được tự do đánh cướp ngư sản trên vùng biển của Việt Nam.
Thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa Xã) của Trung Cộng viết rằng, lệnh mới của Hải Nam buộc “người nước ngòai và thuyền đánh cá nước ngòai phải được phép của chính quyền Trung Ương trước khi được phép vào vùng biển ấn định” (The amended regulations require foreigners and foreign fishing vessels to obtain approval from the central government to enter waters under its jurisdiction.)
Nếu vi phạm, thuyền đánh cá nước ngòai sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và người vi phạm sẽ bị phạt đến 500.000 nhân dân tệ, hay khoảng 82.600 đôla Mỹ.
Thông tấn xã Xinhua còn nói rằng “tàu đánh cá vi phạm sẽ bị trục xuất, có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp của Trung Cộng”.
Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm những cam kết quốc tế mà họ đã đặt bút ký với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002 tại Nam Vang.
Nhưng tại sao các Lãnh đạo Việt Nam lại cứ muốn nói chuyện hòa bình với những kẻ cướp ngày như ta đã thấy trong biến cố HD-981 ?
Đã đến lúc Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phải nói thật với dân ông muốn gì và đảng CSVN còn xứng đáng cầm quyền nữa hay không ? -/-
Phạm Trần
(05/014)
Một lực lượng quân-dân hỗn hợp hùng hậu và rất hung hãn của Trung Cộng có máy bay, tầu trang bị hỏa tiễn và tầu tuần tiễu tấn công nhanh yểm trợ đã mở cuộc “xâm chiếm tài nguyên” của Việt Nam ở Biển Đông từ ngày 01/05 (2014).
Đây là lần đầu tiên trong 26 năm, kể từ khi Trung Cộng tung quân chiếm 8 đảo đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Bắc Kinh đã sử dụng một lực lượng quân sự có khả năng tác chiến cao nhất để thực hiện ý đồ kiểm soát “Đường Lưỡi Bò”, hay còn được gọi là “Đường 9 Đọan” , chiếm 3/4 trong số 3.5 triệu cây số vuông diện tích Biển Đông.
Ít nhất có 80 tầu lớn nhỏ của quân đội và bán dân sự võ trang Trung Cộng đã tham chiến , bao vây “dâm vào tầu” hay “xịt nước vòi rồng có sức mạnh cao” chống các tầu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam từ ngày 3/5 ở vị trí cách bờ biển tỉnh Qủang Ngãi lối 130 hải lý (208 cây số).
Các tầu của Việt Nam đã được phái đến khu vực này để ngăn chặn không cho giàn khoan dầu khổng lồ HD-981 của Công ty dầu khí Hải dương Trung Cộng ((China National Offshore Oil Corporation,CNOOC) hoạt động tìm kiếm dầu khí bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” của Việt Nam.
Vị trí trên bản đồ cho thấy giàn khoan HD-981 đang nằm ở khỏang 70 hải lý (112 cây số) bên trong lằn ranh ngoài cùng của chiều ngang 200 hải lý (320 cây số) tính từ bờ biển Việt Nam.
Như vậy, theo quy định Luật biển 1982 của Liên Hiếp Quốc thì Trung Cộng đã ngang nhiên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nước khác khi xâm nhập vào bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” của Việt Nam.
CHỊU ĐỰNG CHỈ CÓ HẠN
Tài liệu của Việt Nam phổ biến nói rằng: “HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.”
Báo VietNamNet viết ngày 07/05 (2014) : “Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.”
Trước đây đã nhiều lần Trung Cộng muốn thuê các Công ty tìm kiếm dầu nước ngòai để làm thay cho mình trong khu vực Biển Đông có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương và Đài Loan. Nhưng Việt Nam và các nước quan hệ đã phản đối trực tiếp và giải thích với các công ty dầu khí nước ngòai nên kế họach của Trung Cộng bị hỏng.
Vì vậy Bắc Kinh đã chế giàn khoan HD-981 để tự mình đi tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa (Nam Hải)
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói với các nhà báo vào chiều ngày 7/5 (2014) rằng: “ Đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: Tàu Hộ vệ Tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư Chính; và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hang chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý (80-96 cây số).”
Ông Thu nói thêm : “Các tàu của Trung Quốc đã luôn ép các tàu kiểm ngư của Việt Nam trong lúc làm nhiệm vụ, gây hỏng hóc và làm bị thương một số người thuộc lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Mặc dù phía Việt Nam đã tích cực kêu gọi phía Trung Quốc ngừng hành động xâm phạm, tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn không ngừng những hành vi gây thiệt hại cho phía lực lượng kiểm ngư Việt Nam.”
Sau đó, phía Việt Nam xác nhận không có người nào chết mà chỉ có 6 người bị thương do các mảnh vỡ của kính và thiết bị trên các tầu bị Trung Cộng tấn công bắn vào cơ thể.
Ông Ngô Ngọc Thu cũng nói với báo chí rằng: “Lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư hết sức kiên trì kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc trên biển. Nhưng mọi sự chịu đựng có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại.”
Trong khi đó thì ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã phản ảnh chủ trương “chịu đựng” không gây ngạc nhiên của Chính quyền Việt Nam mỗi khi bị Trung Cộng gây áp lực. Ông Hải nói : “Vấn đề chủ quyền rất thiêng liêng đối với đất nước chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng tất cả những biện pháp cần thiết để mà bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng ta. Chính sách nhất quán của VN thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan thì chúng ta kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình, giải quyết các tranh chấp.”
Tuy nhiên ai cũng thấy “các biện pháp hòa bình” của Việt Nam đã có tác dụng ngược đối với một nhà nước Trung Cộng luôn luôn có nhiều âm mưu qủy kế và lúc nào cũng chỉ muốn “ăn tươi nuốt sống” Việt Nam.
Bằng chứng thua thiệt của phiá Việt Nam trong các “ Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc” (1999) ,“Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” ký năm 2000 đã chứng minh với những tiết lộ của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1987 .
BẮC KINH COI THƯỜNG LÃNH ĐẠO VIỆT NAM
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải còn tiết lộ tại cuộc họp báo chiếu 7/5 (2014) rằng: “Trong cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì, phía Trung Quốc nhắc lại lập trường của Trung Quốc, cho rằng khu vực giàn khoan 981 đã hoạt động thuộc quyền tài phán của Trung Quốc nhưng Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã bác bỏ quan điểm của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của chúng ta với quần đảo Hoàng Sa, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển, nhấn mạnh các hoạt động của giàn khoan 981 là vi phạm, xâm phạm vùng biển Việt Nam và Việt Nam kiên quyết phản đối.” (VietNamNet, 07/05/2014)
Các viên chức Việt Nam cũng cho biết lý do chưa có các cuộc nói chuyện của cấp lãnh đạo cao giữa hai nước (cao hơn cấp Bộ trưởng) vì phiá Trung Cộng chưa trả lời.
Như vậy thì liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cảm thấy “bị xúc phạm” không hay ông đã “quen sống như thế với Bắc Kinh” ?
Việc này không có gì đáng ngạc nhiên vì Bộ trưởng Ngọai giao Trung Cộng Dương Khiết Trì, khi bác bỏ đòi hpỏi của ông Phạm Bình Minh là đã nói thay cho hai ông Lý Khắc Cường (Thủ tướng) và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Tập Cận Bình rồi.
Cũng khá ngạc nhiên là ngòai hai Bộ trưởng Ngọai giao nói chuyện với nhau về sự cố gìan khoan HD-981, không thấy có cuộc nói chuyện nào được loan báo giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trường Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Tòan, mắc dù Trung Cộng đã gửi quân đội, tầu chiến và máy bay tham chiến, tuy chưa có nổ súng, tại vị trí của HD-981.
Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam từng đề nghị hai quân đội ký cam kết “không nổ súng” để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã lờ đi. Bắc Kinh cũng không thèm sử dụng “đường giây nóng” để nói chuyện với Tướng Phùng Quang Thanh quanh vụ HD-981.
BAO GIỜ MỚI MỞ MẮT ?
Nhưng bài học nào đã rút ra cho Lãnh dạo Việt Nam trong biến cố HD-981 ?
Chẳng nhẽ cho đến bây giờ, tuy tương lai biến cố HD-981 chưa ngả ngũ, phiá Việt Nam vẫn còn mê ngủ với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” với anh láng giềng “ngoan cố” hay sao ?
Lập luận hữu nghị láng giềng Trung-Việt trên “đầu môi chót lưỡi” của Trung Cộng được truyền từ đời Giang Trạch Dân qua Hồ Cẩm Đào để đến Tập Cận Bình từ tháng 11/2012.
Nhưng các Lãnh đạo Việt Nam lại cứ ngêu ngao thuộc lòng 4 câu của các Lãnh đạo Trung Cộng trao cho từ năm 1991 ở Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1991:
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
Chỉ tiếc rằng, những “nhượng bộ” của phái đòan Việt Nam do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh cầm đầu với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng tháp tùng đến Thành Đô đã để lại cho Việt Nam không biết bao nhiêu hệ lụy nhục nhã khi mỗi ngày phải lệ thuộc vào Trung Cộng nặng nề hơn.
Bằng chứng này đã được Thiếu tướng nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh (1974-1987) Nguyễn Trọng Vĩnh tiết lộ : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt, lấn ta, phá kinh tế của ta... Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979.”
Thiếu Tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an) đã thẳng thắn nói với phóng viên báo Dân Trí ngày 03/05/2014 rằng : “Chúng ta còn nhớ vào cuối năm 2013, tại Hội nghị các nước Asean 10 + 1 (10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc), nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng: Trung quốc với các nước Asean là cùng chung vận mệnh, sướng khổ cùng nhau... nhưng khi họ làm những điều này là bội ước với cả khối Asean.”
Chủ trương “đổi trắng thay đen” của Trung Quốc còn được chứng minh sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10/2013) với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã cam kết trong Tuyên bố chung: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Chỉ sau đó vài tháng chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Cộng, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt mới có hiệu lực từ ngày 01/01 (2014) trên vùng biển 2.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả 2 vùng biển Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo lệnh của Hải Nam ngày 29/11 nhưng công bố ngày 3/12/2013, thì chỉ còn khỏang 1 triệu cây số vuông ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới, nhưng lại là những vùng khó đánh bắt hay không có nhiều cá.
Vùng biển bị cấm đánh bắt hay điều nghiên nằm gọn trong hình Lưỡi bò, còn được gọi là “đường 9 đọan” do Trung Cộng “tự chế ra” từ năm 1947 và được lập lại năm 2009 khi Bắc Kinh đệ nạp quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc.
Và từ đó, Trung Cộng đã gia tăng áp lực như ngăn cấm, tấn công, đánh đập tàn nhẫn và giết hại các ngư dân Việt Nam hành nghề cá quanh hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Hàng năm Trung Cộng cũng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 nhưng vẫn đem các tầu Hải giám và Kiểm ngư có võ trang bảo vệ cho hàng ngàn tầu cá Trung Cộng được tự do đánh cướp ngư sản trên vùng biển của Việt Nam.
Thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa Xã) của Trung Cộng viết rằng, lệnh mới của Hải Nam buộc “người nước ngòai và thuyền đánh cá nước ngòai phải được phép của chính quyền Trung Ương trước khi được phép vào vùng biển ấn định” (The amended regulations require foreigners and foreign fishing vessels to obtain approval from the central government to enter waters under its jurisdiction.)
Nếu vi phạm, thuyền đánh cá nước ngòai sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và người vi phạm sẽ bị phạt đến 500.000 nhân dân tệ, hay khoảng 82.600 đôla Mỹ.
Thông tấn xã Xinhua còn nói rằng “tàu đánh cá vi phạm sẽ bị trục xuất, có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp của Trung Cộng”.
Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm những cam kết quốc tế mà họ đã đặt bút ký với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002 tại Nam Vang.
Nhưng tại sao các Lãnh đạo Việt Nam lại cứ muốn nói chuyện hòa bình với những kẻ cướp ngày như ta đã thấy trong biến cố HD-981 ?
Đã đến lúc Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phải nói thật với dân ông muốn gì và đảng CSVN còn xứng đáng cầm quyền nữa hay không ? -/-
Phạm Trần
(05/014)
Hoà hợp hòa giải dân tộc
Hà Minh Thảo
15:24 08/05/2014
HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC 2
(Tiếp theo)
Sau ngày Quốc hận 1975, chỉ những người Việt làm việc cho chính quyền Việt và Mỹ ra đi, nhưng trước những thất hứa, nhà đất và tài sản bị cướp bởi cộng sản, mọi từng lớp người Việt, lần đầu tiên trong lịch sử, phải bỏ nước ra đi, bất chấp biển cả và rừng sâu. Do đó, ngày nay, Dân Việt đang sinh sống và làm việc tại Quốc nội và Hải ngoại trong những chế độ chính trị khác nhau.
2. Người Việt sống tại Quốc nội.
Người dân sống tại Quê hương chịu sự cai trị bởi nhà nước do đảng cộng sản chỉ định (Điều 4 Hiến pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội). Ngày 25.02.2013, nhân cơ hội ‘Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992’, Đài Truyền hình VTV1 đã phát đi đến toàn dân ‘lệnh truyền’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban tại Tỉnh ủy Vĩnh phúc : « Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy! Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức chứ còn gì nữa? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này ». Do đó :
A. Quyền Lập pháp. Các đại biểu Quốc hội tuy được bầu, nhưng chắc chắn họ sẽ bị thất cử, nếu những ứng cử viên độc lập đừng bị Mặt trận Tổ quốc ngăn cấm. Do đó, trải qua bao nhiêu thế hệ đại biểu, họ không khả năng để viết một đề nghị luật về ‘quyền lập hội của công dân’ được đề cập trong mọi Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Dự luật về hội đã soạn thảo 12 lần, nhưng vẫn chưa tới Quốc hội. Về luật biểu tình, Quốc hội cũng rơi vào tình trạng như thế. Trái lại, họ đã biểu quyết ‘thuận’ các Điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự đã bị đa số lớn các quốc gia yêu cầu hủy bỏ hay tu chính vì mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của người dân tại Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Genève (Thụy sĩ).
Bài ‘Những vấn đề lớn trong tổ chức Quốc hội’ cung cấp thêm cho chúng ta nhiều chi tiết vể sự thật :
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/org-nat-ass-big-iss-05012014062153.html
B. Quyền Hành pháp. Trong thông điệp đầu năm 2014 ‘Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững’, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: « Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… ».
a./ Cưởng chế và cướp đất.
- Ngày 05.01.2012, Đoàn cưỡng chế do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên lãng Hải phòng điều động và Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, chỉ huy đến thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh quang, do ông Đoàn Văn Vươn, thuê. Ôâng Vươn vắng mặt vì bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải phòng kháng cáo và người nhà chống lại bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải làm bị thương 6 công an và bộ đội. Công an Hải phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan. Chúng còn phá hủy ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn dùng làm nơi cố thủ, mà Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại cho là do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Ngoài ra, chúng còn sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện để đánh bắt số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả trong đầm 40 ha, từ đầu năm 2011, chờ thu hoạch trong dịp Tết sắp tới. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối. Ngày 10.02.2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23.02.2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức. Tòa án Hải Phòng, ngày 05.04.2013, tuyên án ‘anh hùng áo vải’ Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; ông Đoàn Văn Sịnh: 3,5 năm tù và ông Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù về tội ‘Giết người theo quy định’ (Điều 93.1.d Luật Hình sự). Bà Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội ‘Chống người thi hành công vụ’ (Điều 257.2.d Luật Hình sự). Ngày 30.07.2013, tại phiên xử phúc thẩm, chúng tuyên bố y án. Ngày 30.10.2013, Tòa án Tiên lãng bác toàn bộ yêu cầu đòi bồi thường những thiệt hại mà gia đình ông Vươn đã phải chịu. Đỗ Hữu Ca nay được vinh thăng Thiếu tướng.
- Chiều ngày 11.09.2013, ông Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, ở phường Kỳ Bá, Thái Bình xông vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố dùng súng bắn 5 cán bộ Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố khiến một người chết, ba người bị thương. Sau đó, ông về quê ở huyện Kiến Xương, Thái Bình và tự sát dưới chân tượng Phật. Nguyên nhân bức xúc này, theo các báo, có liên quan đến chuyện thu hồi đất đai và chính sách đền bù của chủ trương xây dựng khu đô thị mới ở phường Kỳ Bá.
b./ Công an đánh và giết đồng bào như chính côn đồ.
- Mời xem ‘CA cướp đất, đánh người kinh hoàng tại Dương nội’ :
http://www.youtube.com/watch?v=LRZWkJ2wL2M
- Người dân tự xử. Ngày 07.06.2010, Công an Vinh phát hiện tại cánh đồng xóm Trung Thuận thi thể anh Nguyễn Đình Phong, 27 tuổi, ngụ tại xã Nghi Phong, cùng một người khác đi câu trộm chó , nên bị dân cả xóm đuổi bắt, bị dân đánh chết rồi kéo ra đồng, lấy xăng trong xe máy ra tưới, đốt cả người và xe. Hỏi tại sao người dân đốt xe và người trộm chó dã man như vậy, họ không ngần ngại nói: « Khi bắt được đối tượng trộm chó, dân trình báo công an nhưng họ chỉ xử phạt hành chính nên nạn trộm chó vẫn xảy ra. Vì thế khi bắt được đối tượng là bà con tự xử để trị kẻ xấu cho hả dạ. Việc người dân đánh què, đánh chết đối tượng là chuyện thường. Còn vụ đốt thi thể đối tượng trộm chó là do người dân không chịu nổi tức tối đã kìm nén lâu nay ».
Tối 29.08.2010, trời mưa to, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc mất điện. Nghe tiếng xe máy rú ngoài đường, tiếng chó sủa, tiếng chân người chạy rầm rập, dân làng biết người ta đang đuổi bắt trộm câu chó nên ra vây kín các ngả đường. Bị chặn đường, hai kẻ trộm vứt bao tải đựng con chó nặng 11kg và vứt cả xe máy tháo chạy ra đồng. Cánh đồng ngập nước, kẻ trộm không chạy nổi nên bị dân bắt. Chiếc xe máy bị châm lửa đốt, hai kẻ trộm bị đánh dã man, Nguyễn Đình Dũng chết tại chỗ còn Nguyễn Đình Hồng chết trên đường đi cấp cứu. Cả hai đều 22 tuổi, cùng trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc.
Bài ‘Nữ sinh viên bán thân để tồn tại’, đăng bởi RFA ngày 21.04.2014, cho chúng ta những thông tin vô cùng đau thương của một số nữ sinh viên đại học sư phạm Đà Nẵng đứng trước cổng trường đường Trường Chinh để bắt khách. Lý do hiện tại là để nuôi thân và san sẻ bớt nỗi khó khăn cho cha mẹ và, cho tương lai khi ra trường, phải có tiền cái để bôi trơn chỗ làm, để mua một công việc ở các trường. Vấn đề hiện tại của các chị là vắt óc suy nghĩ làm sao để bán dâm lâu dài mà không bị bắt hầu dành dụm đủ dễ dàng xin vào một trường dạy học, sống cuộc đời của một nhà giáo thanh liêm. Các chị chọn học lịch sử để dạy sau nay chỉ đơn thuần là ghi chép, thảo luận những gì mình ghi chép và học thuộc lòng để dán nó vào não rồi sau này ra dạy lại học sinh, dù nhìn thấy những điểm phi lý của lịch sử nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng. Trước đây, nếu họ đã hình dung con đường vào đại học như thế, họ đã ở nhà làm nông, có chồng lại bình yên hơn!. Cũng trong chủ đề về học lịch sử, xin mời chúng ta cùng xem ‘Lịch sử cần nhất là sự khách quan’ tại :
https://www.youtube.com/watch?v=XPngBaWag3s để biết tại sao học sinh ít chọn học môn này. Không biết lịch sử nước mình thì làm sao yêu nước được ?
- Bộ Y tế Việt Nam, ngày 18.04.2014, loan báo nạn dịch sởi từ đầu năm đến hôm đó đã gây tử vong cho ít nhất 112 bệnh nhân, hầu hết là trẻ em dưới 10 tuổi, cùng làm cho hàng ngàn người khác nhiễm bệnh. Số nạn nhân có thể tăng lên do lây nhiễm lẫn nhau, do thời tiết xấu và các bệnh viện nhi tại các thành phố lớn bị quá tải do phụ huynh hoảng sợ đưa con đến nhập viện. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.500 trường hợp mắc sởi trong số gần 9.500 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh thành và có 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
- Xã hội dân sự giúp phát triển kinh tế. Ngày 29.04.2014, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, tổ chức ở Hạ Long (Quảng Ninh), khi bàn thảo về cải cách thể chế, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói : « Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự… Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật ». đã nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng. Kế đến, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá kiến nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại ‘xem đoạn II.A trên đây). Ông Tuyển được báo chí trong nước coi như là nhà thương thuyết xuất sắc để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO: World Trade Organization). Cũng như các viên chức nhà nước cộng sản, ông Tuyển đã không làm gì khi tại chức mà phải đợi đến bây giờ khi các nhóm lợi ích lớn làm thiệt hại nặng nề nền kinh tế như Vinashin, Vinalines…). Tại Diễn đàn Kinh tế này, chính phủ thừa nhận bách phân nợ công chỉ là 55% TSLQN, trong khi ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, và nhiều chuyên gia khác nói đã là 98% rồi, tức làm ra 100 đồng thì phải dành để trả nợ 98 đồng. Rõ ràng, chỉ khi nào cải cách thể chế chính trị thì mới có thể thay đổi điều hành kinh tế thành công.
Thật sự, trong những năm qua, nhiều xã hội dân sự đã được thành lập, nhưng không được công nhận như Cậu lạc bộ bóng đá No-U, ra đời từ ngày 30.10.2011, nhưng tiền thân của nó là những nhóm nhỏ mà, trong đó, có nhóm thành lập ngày 10.08.2011 để biểu tình ‘Hoàng Sa–Trường Sa– Việt Nam’. Do bị bắt nhiều quá, những người còn lại kết hợp nhau để đi tiếp tế. Đến cuối năm 2013, có nhiều nhóm ra đời. Nhóm 258 đã liên lạc với các Tòa Đại sứ để trình bày về những khó khăn, đàn áp đến từ nhà cầm quyền, nhất là công an, côn đồ… Nếu đi xa hơn về quá khứ, chúng ta ghi nhận Bauxite VN hiện diện từ 2009 và Khối 8406 được thành lập ngày 08.04.2006 với 118 thành viên tiên khởi: « Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để :
(a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn;
(b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình » (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21).
Ngày 15.04.2006, Khối 8406 đã phát hành số Ra Mắt báo ‘Tự do Ngôn luận’, Tiếng nói của Ngừơi Dân Việt Nam đòi Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận, và tiếp tục đem đến cho chúng ta những tin tức chính xác và bình luận hữu ích hai lần mỗi tháng vào ngày 1 và 15. Ngày 01.05.2014, ‘Tự do Ngôn luận’ số 194 đã được ra mắt đồng bào.
Ngày 04.05.2014, 13 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố chung yêu cầu chính quyền Việt Nam nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội. Trường hợp tiêu biểu được nêu lên là Hội cựu tù nhân lương tâm bị gấy khó dễ và bị ép buộc phải giải tán.
Ngày 02.05.2014, nhà nước Trung cộng ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào xâm chiếm và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Chúng tuyên bố cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 1 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 04.05 đến ngày 15.08.2014. Và trong hai ngày kế tiếp, tàu Trung cộng, có phi cơ yểm trợ, đã tấn công các tàu ngư chính và cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Do đó, 20 hội và nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên chung kêu gọi đồng bào tham gia cuộc biểu tình vào ngày Chúa Nhật 11.05.2014 để phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung cộng và yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung cộng xâm chiếm lãnh hải Việt Nam ngay lập tức, tại :
- Hà nội: Sứ quán Trung cộng, 46 đường Hoàng Diệu,quận Ba Đình, 9 giờ;
- Sài gòn : Nhà Văn Hoá Thanh Niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, 9 giờ.
Từ những sự kiện trên, chúng ta có thể tạm kết luận :
1.- Sự ‘Hòa hợp Hòa giải Dân tộc’ chỉ đặt ra cho người Việt trong nước và do nhà nước chủ động. Nếu người cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục như 39 năm qua, người cai trị tiếp tục làm giàu và người dân nghèo sống chết mặc kệ. Những kẻ ‘hồng hơn chuyên’ độc quyền điều hành quốc sự và người có tài đức bị lưu đày nơi ngục tù với những tội gắn ghép mà thế giới đều biết. Nếu nhà nước tiếp tục, người dân bị trị phải kêu cứu quốc tế : ngoại bang can thiệp, nhục quốc thể ;
2.- Nếu đồng bào trong nước được hưỡng những quyền công dân như tại các quốc gia khác, thì cần gì viên chức chánh phủ phải thân hành đi ngoại quốc để gây ra bao nhiêu chia rẽ, tranh luận giữa người Việt với nhau. Người Việt là công dân quốc gia tạm dung được hưởng mọi quyền tự do và không cần các lãnh đạo Việt Nam xài tiền dân đóng thuế để sang cám ơn chính phủ các nước này thay cho họ. Cuối cùng, gọi họ bằng danh từ ‘Việt kiều’ là sai tiếng Việt vì họ mang quốc tịch quốc gia tạm dung hay tỵ nạn chánh trị, quy định bởi Thỏa ước Genève ngày 28.07.1951.
3. Người Việt sống tại Hải ngoại.
Ngày 26.03.2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 36-NQ/TW ‘Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài’ để tuyên truyền về sự quan tâm của họ dành cho người Việt hải ngoại với mơ ước lường gạt được dư luận quốc tế và chia rẽ người Việt. Để thực hiện nghị quyết này, nhà nước cộng sản phải chi những số tiền lớn từ ngân sách, do đồng bào quốc nội đóng thuế cho các viên chức công tác sống sa hoa nơi quốc ngoại và bố thí cho những người Việt hải ngoại, đa số là khoa bảng, chi tiêu ăn chơi khi về tham quan Việt Nam.
Chúng ta hãy tìm hiểu qua vài trường hợp :
1. Ngày 29.04.2010, Dân biểu liên bang Hoa kỳ Joseph Cao Quang Ánh đã khước từ đề nghị đối thoại ‘cởi mở và thẳng thắn’ từ Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn và nêu ra một số yêu cầu và bước đi cụ thể để Hà Nội ‘chứng tỏ thiện chí’, trước khi đồng ý tiếp xúc. Ông nhấn mạnh rằng 'tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải tỏa những điều được gọi là ‘thiếu thông tin đúng đắn’ là ‘sai lầm’ và ‘không phải là khởi điểm mang tính xây dựng’' và ‘Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về chính phủ Việt Nam. Họ ra đi vì đã không thể sống dưới một chế độ toàn trị vốn xem thường quyền con người, tự do tôn giáo và trừng phạt những công dân can đảm lên tiếng’. Trả lời dứt khoát như vậy, ông Sơn không có dịp, lợi dụng cuộc gặp để tuyên truyền xuyên tạc.
2. Ngày 03.2014, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải (Canada) đã tiếp ông Nguyễn Thanh Sơn. Sau đó, đài ‘Phố Bolsa’ cho ông Sơn cơ hội mô tả sai trái về việc tiếp xúc với ông Hải như cho rằng TNS Hải đã ‘hoàn toàn nhất trí’ với ông về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam hay ông Hải đồng ý với Sơn rằng Linh mục Nguyễn văn Lý là ‘người quậy phá’. Những sự không thật đó gây phản ứng bất mãn trong cộng đồng người Việt hải ngoại và nghi ngờ về quan điểm của TNS Ngô Thanh Hải. Do đó, để rộng đường dư luận, Thông tín viên Tường An (RFA) đã trao đổi với TNS Hải, nhưng không phải tất cả những người nghe ông Sơn trên ‘Phố Bolsa’ đều nge TNS Hải trên RFA để biết sự thật do TNS Hải trình bày. Do đó, ông Hải cho rằng lời nói của ông về kêu gọi hòa hợp hòa giải với hải ngoại, tôi thấy rằng câu nói đó không đi đôi với hành động. Cộng sản Việt Nam đưa ra hòa hợp hòa giải mà nội cái chuyện đi về thăm Cha Mẹ hay là chôn cất mà họ còn không làm thì tôi không tin những câu nói của họ hoặc là của ông Sơn về vấn đề hòa hợp hòa giải, đối với tôi không thật lòng hoặc không trung thực lắm.
3. Ông Hoàng Duy Hùng, ứng cử viên Dân biểu tiểu bang Texas, hạt 149, đã nói với nhật báo Người Việt : « Tôi là người Công Giáo, tôi bảo vệ cuộc sống, còn ông Hubert Võ bảo vệ sự lựa chọn của phụ nữ. Đây là vấn đề giữa chống phá thai và phá thai ». Đã từng đi Việt Nam và hội họp với ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Hùng có biết Việt Nam là nước có số phá thai nhiều đứng hàng đầu thế giới không? Đến Đà nẵng, ông có biết vụ cướp đất tại Giáo xứ Cồn dầu vì ‘Công Ích’ (?) và ông Tôma Nguyễn Thành Năm bị công an đánh đập đến chết dù vợ, chị Đoàn thị Hồng Anh, chạy theo năn nỉ, lạy lục không ? Để chống lại những hành vi không tốt của ông Hùng, nhiều người Mỹ gốc Việt gởi đi những điện thơ đầy những hình ảnh và lời văn đê tiện.
4. Từ ngày 18.04.2014, nhà nước dùng tiền ngân sách để dẫn đoàn người Việt sống ở Bắc Mỹ và Tây Aâu đến viếng quần đảo Trường Sa. Trả lời phỏng vấn RFI, Tiến sĩ Lê Thanh Hải ở Thụy sĩ nhắc lời ông Nguyễn Thanh Sơn về mục đích là đến đây để dự các lễ cầu siêu, tưởng niệm những thế hệ người Việt đã vị quốc vong thân những người đã tử nạn nơi biển, trên đường tỵ nạn. Oâng khoe quả phụ Trung tá Thà và cô con gái Đại úy Trí cũng có mặt. Do đó, ông tin tưởng sự ‘Hòa hợp, Hòa giải’ sớm thành hình.
Mười ngày sau đó, hôm 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện Dòng tổ chức ngày ‘Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa’ đem lại niềm vui cho khoảng 440 thương phế binh và gia đình. Nhân dịp nầy, cựu Đại úy Nhạc sĩ người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu hát tặng những nhạc phẩm mình viết trong tù và hết lòng ca ngợi những chiến sĩ vì bảo vệ Tự do cho đồng bào và phải hy sinh một phần thân thể nhưng vẫn không ăn bám mà sống nhờ đồng tiền do bán vé số.
Kết luận, chúng ta không thể tin cuộc ‘Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc’ thành công khi những người thực hiện tiến trình này chi xài tiền ngân sách đi chơi, chứ không xây dựng trên Sự thật, Công lý, Tình thương và Tự do. Công tác chỉ có kết quả khi phải khởi sự từ những Chính quyền và Nhân dân ong nước.
Hà Minh Thảo
(Tiếp theo)
Sau ngày Quốc hận 1975, chỉ những người Việt làm việc cho chính quyền Việt và Mỹ ra đi, nhưng trước những thất hứa, nhà đất và tài sản bị cướp bởi cộng sản, mọi từng lớp người Việt, lần đầu tiên trong lịch sử, phải bỏ nước ra đi, bất chấp biển cả và rừng sâu. Do đó, ngày nay, Dân Việt đang sinh sống và làm việc tại Quốc nội và Hải ngoại trong những chế độ chính trị khác nhau.
2. Người Việt sống tại Quốc nội.
Người dân sống tại Quê hương chịu sự cai trị bởi nhà nước do đảng cộng sản chỉ định (Điều 4 Hiến pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội). Ngày 25.02.2013, nhân cơ hội ‘Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992’, Đài Truyền hình VTV1 đã phát đi đến toàn dân ‘lệnh truyền’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban tại Tỉnh ủy Vĩnh phúc : « Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy! Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức chứ còn gì nữa? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này ». Do đó :
A. Quyền Lập pháp. Các đại biểu Quốc hội tuy được bầu, nhưng chắc chắn họ sẽ bị thất cử, nếu những ứng cử viên độc lập đừng bị Mặt trận Tổ quốc ngăn cấm. Do đó, trải qua bao nhiêu thế hệ đại biểu, họ không khả năng để viết một đề nghị luật về ‘quyền lập hội của công dân’ được đề cập trong mọi Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Dự luật về hội đã soạn thảo 12 lần, nhưng vẫn chưa tới Quốc hội. Về luật biểu tình, Quốc hội cũng rơi vào tình trạng như thế. Trái lại, họ đã biểu quyết ‘thuận’ các Điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự đã bị đa số lớn các quốc gia yêu cầu hủy bỏ hay tu chính vì mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của người dân tại Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Genève (Thụy sĩ).
Bài ‘Những vấn đề lớn trong tổ chức Quốc hội’ cung cấp thêm cho chúng ta nhiều chi tiết vể sự thật :
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/org-nat-ass-big-iss-05012014062153.html
B. Quyền Hành pháp. Trong thông điệp đầu năm 2014 ‘Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững’, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: « Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… ».
a./ Cưởng chế và cướp đất.
- Ngày 05.01.2012, Đoàn cưỡng chế do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên lãng Hải phòng điều động và Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, chỉ huy đến thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh quang, do ông Đoàn Văn Vươn, thuê. Ôâng Vươn vắng mặt vì bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải phòng kháng cáo và người nhà chống lại bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải làm bị thương 6 công an và bộ đội. Công an Hải phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan. Chúng còn phá hủy ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn dùng làm nơi cố thủ, mà Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại cho là do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Ngoài ra, chúng còn sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện để đánh bắt số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả trong đầm 40 ha, từ đầu năm 2011, chờ thu hoạch trong dịp Tết sắp tới. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối. Ngày 10.02.2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23.02.2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức. Tòa án Hải Phòng, ngày 05.04.2013, tuyên án ‘anh hùng áo vải’ Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; ông Đoàn Văn Sịnh: 3,5 năm tù và ông Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù về tội ‘Giết người theo quy định’ (Điều 93.1.d Luật Hình sự). Bà Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội ‘Chống người thi hành công vụ’ (Điều 257.2.d Luật Hình sự). Ngày 30.07.2013, tại phiên xử phúc thẩm, chúng tuyên bố y án. Ngày 30.10.2013, Tòa án Tiên lãng bác toàn bộ yêu cầu đòi bồi thường những thiệt hại mà gia đình ông Vươn đã phải chịu. Đỗ Hữu Ca nay được vinh thăng Thiếu tướng.
- Chiều ngày 11.09.2013, ông Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, ở phường Kỳ Bá, Thái Bình xông vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố dùng súng bắn 5 cán bộ Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố khiến một người chết, ba người bị thương. Sau đó, ông về quê ở huyện Kiến Xương, Thái Bình và tự sát dưới chân tượng Phật. Nguyên nhân bức xúc này, theo các báo, có liên quan đến chuyện thu hồi đất đai và chính sách đền bù của chủ trương xây dựng khu đô thị mới ở phường Kỳ Bá.
b./ Công an đánh và giết đồng bào như chính côn đồ.
- Mời xem ‘CA cướp đất, đánh người kinh hoàng tại Dương nội’ :
http://www.youtube.com/watch?v=LRZWkJ2wL2M
- Người dân tự xử. Ngày 07.06.2010, Công an Vinh phát hiện tại cánh đồng xóm Trung Thuận thi thể anh Nguyễn Đình Phong, 27 tuổi, ngụ tại xã Nghi Phong, cùng một người khác đi câu trộm chó , nên bị dân cả xóm đuổi bắt, bị dân đánh chết rồi kéo ra đồng, lấy xăng trong xe máy ra tưới, đốt cả người và xe. Hỏi tại sao người dân đốt xe và người trộm chó dã man như vậy, họ không ngần ngại nói: « Khi bắt được đối tượng trộm chó, dân trình báo công an nhưng họ chỉ xử phạt hành chính nên nạn trộm chó vẫn xảy ra. Vì thế khi bắt được đối tượng là bà con tự xử để trị kẻ xấu cho hả dạ. Việc người dân đánh què, đánh chết đối tượng là chuyện thường. Còn vụ đốt thi thể đối tượng trộm chó là do người dân không chịu nổi tức tối đã kìm nén lâu nay ».
Tối 29.08.2010, trời mưa to, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc mất điện. Nghe tiếng xe máy rú ngoài đường, tiếng chó sủa, tiếng chân người chạy rầm rập, dân làng biết người ta đang đuổi bắt trộm câu chó nên ra vây kín các ngả đường. Bị chặn đường, hai kẻ trộm vứt bao tải đựng con chó nặng 11kg và vứt cả xe máy tháo chạy ra đồng. Cánh đồng ngập nước, kẻ trộm không chạy nổi nên bị dân bắt. Chiếc xe máy bị châm lửa đốt, hai kẻ trộm bị đánh dã man, Nguyễn Đình Dũng chết tại chỗ còn Nguyễn Đình Hồng chết trên đường đi cấp cứu. Cả hai đều 22 tuổi, cùng trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc.
Bài ‘Nữ sinh viên bán thân để tồn tại’, đăng bởi RFA ngày 21.04.2014, cho chúng ta những thông tin vô cùng đau thương của một số nữ sinh viên đại học sư phạm Đà Nẵng đứng trước cổng trường đường Trường Chinh để bắt khách. Lý do hiện tại là để nuôi thân và san sẻ bớt nỗi khó khăn cho cha mẹ và, cho tương lai khi ra trường, phải có tiền cái để bôi trơn chỗ làm, để mua một công việc ở các trường. Vấn đề hiện tại của các chị là vắt óc suy nghĩ làm sao để bán dâm lâu dài mà không bị bắt hầu dành dụm đủ dễ dàng xin vào một trường dạy học, sống cuộc đời của một nhà giáo thanh liêm. Các chị chọn học lịch sử để dạy sau nay chỉ đơn thuần là ghi chép, thảo luận những gì mình ghi chép và học thuộc lòng để dán nó vào não rồi sau này ra dạy lại học sinh, dù nhìn thấy những điểm phi lý của lịch sử nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng. Trước đây, nếu họ đã hình dung con đường vào đại học như thế, họ đã ở nhà làm nông, có chồng lại bình yên hơn!. Cũng trong chủ đề về học lịch sử, xin mời chúng ta cùng xem ‘Lịch sử cần nhất là sự khách quan’ tại :
https://www.youtube.com/watch?v=XPngBaWag3s để biết tại sao học sinh ít chọn học môn này. Không biết lịch sử nước mình thì làm sao yêu nước được ?
- Bộ Y tế Việt Nam, ngày 18.04.2014, loan báo nạn dịch sởi từ đầu năm đến hôm đó đã gây tử vong cho ít nhất 112 bệnh nhân, hầu hết là trẻ em dưới 10 tuổi, cùng làm cho hàng ngàn người khác nhiễm bệnh. Số nạn nhân có thể tăng lên do lây nhiễm lẫn nhau, do thời tiết xấu và các bệnh viện nhi tại các thành phố lớn bị quá tải do phụ huynh hoảng sợ đưa con đến nhập viện. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.500 trường hợp mắc sởi trong số gần 9.500 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh thành và có 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
- Xã hội dân sự giúp phát triển kinh tế. Ngày 29.04.2014, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, tổ chức ở Hạ Long (Quảng Ninh), khi bàn thảo về cải cách thể chế, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói : « Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự… Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật ». đã nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng. Kế đến, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá kiến nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại ‘xem đoạn II.A trên đây). Ông Tuyển được báo chí trong nước coi như là nhà thương thuyết xuất sắc để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO: World Trade Organization). Cũng như các viên chức nhà nước cộng sản, ông Tuyển đã không làm gì khi tại chức mà phải đợi đến bây giờ khi các nhóm lợi ích lớn làm thiệt hại nặng nề nền kinh tế như Vinashin, Vinalines…). Tại Diễn đàn Kinh tế này, chính phủ thừa nhận bách phân nợ công chỉ là 55% TSLQN, trong khi ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, và nhiều chuyên gia khác nói đã là 98% rồi, tức làm ra 100 đồng thì phải dành để trả nợ 98 đồng. Rõ ràng, chỉ khi nào cải cách thể chế chính trị thì mới có thể thay đổi điều hành kinh tế thành công.
Thật sự, trong những năm qua, nhiều xã hội dân sự đã được thành lập, nhưng không được công nhận như Cậu lạc bộ bóng đá No-U, ra đời từ ngày 30.10.2011, nhưng tiền thân của nó là những nhóm nhỏ mà, trong đó, có nhóm thành lập ngày 10.08.2011 để biểu tình ‘Hoàng Sa–Trường Sa– Việt Nam’. Do bị bắt nhiều quá, những người còn lại kết hợp nhau để đi tiếp tế. Đến cuối năm 2013, có nhiều nhóm ra đời. Nhóm 258 đã liên lạc với các Tòa Đại sứ để trình bày về những khó khăn, đàn áp đến từ nhà cầm quyền, nhất là công an, côn đồ… Nếu đi xa hơn về quá khứ, chúng ta ghi nhận Bauxite VN hiện diện từ 2009 và Khối 8406 được thành lập ngày 08.04.2006 với 118 thành viên tiên khởi: « Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để :
(a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn;
(b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình » (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21).
Ngày 15.04.2006, Khối 8406 đã phát hành số Ra Mắt báo ‘Tự do Ngôn luận’, Tiếng nói của Ngừơi Dân Việt Nam đòi Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận, và tiếp tục đem đến cho chúng ta những tin tức chính xác và bình luận hữu ích hai lần mỗi tháng vào ngày 1 và 15. Ngày 01.05.2014, ‘Tự do Ngôn luận’ số 194 đã được ra mắt đồng bào.
Ngày 04.05.2014, 13 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố chung yêu cầu chính quyền Việt Nam nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội. Trường hợp tiêu biểu được nêu lên là Hội cựu tù nhân lương tâm bị gấy khó dễ và bị ép buộc phải giải tán.
Ngày 02.05.2014, nhà nước Trung cộng ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào xâm chiếm và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Chúng tuyên bố cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 1 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 04.05 đến ngày 15.08.2014. Và trong hai ngày kế tiếp, tàu Trung cộng, có phi cơ yểm trợ, đã tấn công các tàu ngư chính và cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Do đó, 20 hội và nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên chung kêu gọi đồng bào tham gia cuộc biểu tình vào ngày Chúa Nhật 11.05.2014 để phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung cộng và yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung cộng xâm chiếm lãnh hải Việt Nam ngay lập tức, tại :
- Hà nội: Sứ quán Trung cộng, 46 đường Hoàng Diệu,quận Ba Đình, 9 giờ;
- Sài gòn : Nhà Văn Hoá Thanh Niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, 9 giờ.
Từ những sự kiện trên, chúng ta có thể tạm kết luận :
1.- Sự ‘Hòa hợp Hòa giải Dân tộc’ chỉ đặt ra cho người Việt trong nước và do nhà nước chủ động. Nếu người cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục như 39 năm qua, người cai trị tiếp tục làm giàu và người dân nghèo sống chết mặc kệ. Những kẻ ‘hồng hơn chuyên’ độc quyền điều hành quốc sự và người có tài đức bị lưu đày nơi ngục tù với những tội gắn ghép mà thế giới đều biết. Nếu nhà nước tiếp tục, người dân bị trị phải kêu cứu quốc tế : ngoại bang can thiệp, nhục quốc thể ;
2.- Nếu đồng bào trong nước được hưỡng những quyền công dân như tại các quốc gia khác, thì cần gì viên chức chánh phủ phải thân hành đi ngoại quốc để gây ra bao nhiêu chia rẽ, tranh luận giữa người Việt với nhau. Người Việt là công dân quốc gia tạm dung được hưởng mọi quyền tự do và không cần các lãnh đạo Việt Nam xài tiền dân đóng thuế để sang cám ơn chính phủ các nước này thay cho họ. Cuối cùng, gọi họ bằng danh từ ‘Việt kiều’ là sai tiếng Việt vì họ mang quốc tịch quốc gia tạm dung hay tỵ nạn chánh trị, quy định bởi Thỏa ước Genève ngày 28.07.1951.
3. Người Việt sống tại Hải ngoại.
Ngày 26.03.2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 36-NQ/TW ‘Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài’ để tuyên truyền về sự quan tâm của họ dành cho người Việt hải ngoại với mơ ước lường gạt được dư luận quốc tế và chia rẽ người Việt. Để thực hiện nghị quyết này, nhà nước cộng sản phải chi những số tiền lớn từ ngân sách, do đồng bào quốc nội đóng thuế cho các viên chức công tác sống sa hoa nơi quốc ngoại và bố thí cho những người Việt hải ngoại, đa số là khoa bảng, chi tiêu ăn chơi khi về tham quan Việt Nam.
Chúng ta hãy tìm hiểu qua vài trường hợp :
1. Ngày 29.04.2010, Dân biểu liên bang Hoa kỳ Joseph Cao Quang Ánh đã khước từ đề nghị đối thoại ‘cởi mở và thẳng thắn’ từ Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn và nêu ra một số yêu cầu và bước đi cụ thể để Hà Nội ‘chứng tỏ thiện chí’, trước khi đồng ý tiếp xúc. Ông nhấn mạnh rằng 'tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải tỏa những điều được gọi là ‘thiếu thông tin đúng đắn’ là ‘sai lầm’ và ‘không phải là khởi điểm mang tính xây dựng’' và ‘Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về chính phủ Việt Nam. Họ ra đi vì đã không thể sống dưới một chế độ toàn trị vốn xem thường quyền con người, tự do tôn giáo và trừng phạt những công dân can đảm lên tiếng’. Trả lời dứt khoát như vậy, ông Sơn không có dịp, lợi dụng cuộc gặp để tuyên truyền xuyên tạc.
2. Ngày 03.2014, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải (Canada) đã tiếp ông Nguyễn Thanh Sơn. Sau đó, đài ‘Phố Bolsa’ cho ông Sơn cơ hội mô tả sai trái về việc tiếp xúc với ông Hải như cho rằng TNS Hải đã ‘hoàn toàn nhất trí’ với ông về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam hay ông Hải đồng ý với Sơn rằng Linh mục Nguyễn văn Lý là ‘người quậy phá’. Những sự không thật đó gây phản ứng bất mãn trong cộng đồng người Việt hải ngoại và nghi ngờ về quan điểm của TNS Ngô Thanh Hải. Do đó, để rộng đường dư luận, Thông tín viên Tường An (RFA) đã trao đổi với TNS Hải, nhưng không phải tất cả những người nghe ông Sơn trên ‘Phố Bolsa’ đều nge TNS Hải trên RFA để biết sự thật do TNS Hải trình bày. Do đó, ông Hải cho rằng lời nói của ông về kêu gọi hòa hợp hòa giải với hải ngoại, tôi thấy rằng câu nói đó không đi đôi với hành động. Cộng sản Việt Nam đưa ra hòa hợp hòa giải mà nội cái chuyện đi về thăm Cha Mẹ hay là chôn cất mà họ còn không làm thì tôi không tin những câu nói của họ hoặc là của ông Sơn về vấn đề hòa hợp hòa giải, đối với tôi không thật lòng hoặc không trung thực lắm.
3. Ông Hoàng Duy Hùng, ứng cử viên Dân biểu tiểu bang Texas, hạt 149, đã nói với nhật báo Người Việt : « Tôi là người Công Giáo, tôi bảo vệ cuộc sống, còn ông Hubert Võ bảo vệ sự lựa chọn của phụ nữ. Đây là vấn đề giữa chống phá thai và phá thai ». Đã từng đi Việt Nam và hội họp với ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Hùng có biết Việt Nam là nước có số phá thai nhiều đứng hàng đầu thế giới không? Đến Đà nẵng, ông có biết vụ cướp đất tại Giáo xứ Cồn dầu vì ‘Công Ích’ (?) và ông Tôma Nguyễn Thành Năm bị công an đánh đập đến chết dù vợ, chị Đoàn thị Hồng Anh, chạy theo năn nỉ, lạy lục không ? Để chống lại những hành vi không tốt của ông Hùng, nhiều người Mỹ gốc Việt gởi đi những điện thơ đầy những hình ảnh và lời văn đê tiện.
4. Từ ngày 18.04.2014, nhà nước dùng tiền ngân sách để dẫn đoàn người Việt sống ở Bắc Mỹ và Tây Aâu đến viếng quần đảo Trường Sa. Trả lời phỏng vấn RFI, Tiến sĩ Lê Thanh Hải ở Thụy sĩ nhắc lời ông Nguyễn Thanh Sơn về mục đích là đến đây để dự các lễ cầu siêu, tưởng niệm những thế hệ người Việt đã vị quốc vong thân những người đã tử nạn nơi biển, trên đường tỵ nạn. Oâng khoe quả phụ Trung tá Thà và cô con gái Đại úy Trí cũng có mặt. Do đó, ông tin tưởng sự ‘Hòa hợp, Hòa giải’ sớm thành hình.
Mười ngày sau đó, hôm 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện Dòng tổ chức ngày ‘Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa’ đem lại niềm vui cho khoảng 440 thương phế binh và gia đình. Nhân dịp nầy, cựu Đại úy Nhạc sĩ người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu hát tặng những nhạc phẩm mình viết trong tù và hết lòng ca ngợi những chiến sĩ vì bảo vệ Tự do cho đồng bào và phải hy sinh một phần thân thể nhưng vẫn không ăn bám mà sống nhờ đồng tiền do bán vé số.
Kết luận, chúng ta không thể tin cuộc ‘Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc’ thành công khi những người thực hiện tiến trình này chi xài tiền ngân sách đi chơi, chứ không xây dựng trên Sự thật, Công lý, Tình thương và Tự do. Công tác chỉ có kết quả khi phải khởi sự từ những Chính quyền và Nhân dân ong nước.
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
02:48 08/05/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 14)
Phần 7: Ơn Cứu-chuộc, và khúc cuối một giòng suy-tư
Ở cuối bài viết, Lm John Flader có đề-cập đến tự-vựng “chén máu” trong Tiệc Tạ Từ khi Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”. Lm John Flader trích câu này từ Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 26 câu 28. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có mỗi thánh Mát-thêu là tác-giả duy-nhất sử-dụng thành-ngữ “muôn người được tha tội”, là ở đây.
Cũng thế, ở các buổi phụng-vụ Thánh Thể theo truyền-thống Lutêrô -chứ không riêng gì Công-giáo- điều này được nhấn mạnh cũng rất nhiều. Đi vào thảo-luận hôm nay, ta sẽ tìm-hiểu ý-nghĩa của sự-kiện cho ta thấy động-thái phản-bội nơi Giuđa Iscariốt; qua đó, ta thấy Chúa chọn đi vào lãnh-vực mới không mang sắc mầu quyền-lực nào hết. Đây là lãnh-vực mới giúp Ngài khám phá ra ơn cứu-chuộc cho chính Ngài và cho những ai được nâng-nhấc lên với Ngài để cùng Ngài đạt thành-tựu.
Bài viết trên tuần báo nói ở trên, Lm John Flader lại tiếp tục khẳng-định rằng: nhờ vào giáo-huấn rút ra từ văn-bản như thế, Hội-thánh của ta luôn chủ-trương rằng: Con-Thiên-Chúa-làm-người đã cứu-chuộc ta bằng cái chết khổ nhục trên thập-tự. Và, công-cuộc cứu-chuộc của Ngài tựa hồ như con đường tắt-ngang đưa dẫn người bị mờ-mắt vào với ý-nghĩa của văn-bản. Và, văn-bản đây có thể cũng cùng một ý-nghĩa ra như thế. Nói thế, tức: muốn hiểu sao lại thế, thì có lẽ, ta cũng nên tạo một thế quân-bình bằng động-thái quay về với công-việc của Ủy-Ban Thần-Học Quốc-Tế là cơ-quan từng đăng-tải vấn-đề này.
Đấng bậc phụ-trách dẫn dắt công việc này, khi ấy, là Hồng Y Ratzinger. Và, chính Hồng Y Ratzinger -sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16- đã có thẩm-định riêng của ngài ngang qua tư-cách của nhà thần-học chính-mạch. Có thể là: ngôn-từ diễn-tả nơi câu viết: “Máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”, nếu không giải-thích cho rõ, có thể sẽ khiến ta có cảm-tưởng rằng: tự nơi thâm-tâm của những người từng nghĩ đến, thì văn-bản đây không cố ý diễn-tả chỉ chuyện ấy theo nghĩa đen, thôi.
Cuối cùng thì, linh mục John Flader lại kết-thúc bài viết của ông bằng hai đoạn trích rút từ sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo để dẫn-chứng cho điều ông biện-minh trước đó. Hai đoạn trích này đều nói về việc Đức Giêsu là Đấng Bậc ở trên cao đã “kiến-tạo” nên tội “tổ-tông” để rồi hậu-quả của tội này lại sẽ đổ lên đầu cộng-đồng nhân-loại. Thật ra thì, sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo cũng để ra hai đoạn viết riêng-rẽ, tách-bạch cùng qui về tội “tổ-tông”, nhưng cả hai lại không ăn-khớp với nhau cách trọn-hảo, như ta tưởng. (Ở đây, xin mở thêm một dấu ngoặc để nhắn với anh em rằng: sau đây, ta sẽ dành ra nguyên một chương để bàn về tội “tổ-tông” cho ngọn ngành, ra nhẽ).
Tuy nhiên, cũng nên nói ngay ở đây rằng, thành-ngữ “kiến-tạo nên sự việc”, là ngôn-từ dù không do Lm John Flader chọn, nhưng cũng đã đề-nghị một quan-điểm thần-học riêng-tư mà Hội-thánh chưa từng dính-dự vào đó theo cung-cách biệt-lập, có một không hai.
Lạ thay, các đoạn trích mà Linh mục John Flader sử-dụng lại không phù-hợp với khuôn-khổ của bài giải-đáp thắc-mắc đăng trên báo, do không đủ chỗ, để người đọc có thể qui-chiếu số lượng khổng-lồ gồm các nghiên-cứu/học-hỏi nghiêm-túc về cuộc đời của Đức Giêsu trong vòng chỉ hơn một phần tư thế-kỷ, thôi. Bởi những điều như thế, đều dựa trên căn-bản chú-ý nhiều vào trọng-tâm của bản-văn đến độ có thể khiến người đọc thêm băn-khoăn/bối rối về văn-bản và về lời bình-giải nội-dung mang tính lịch-sử nơi các sự-kiện xảy đến với đời Ngài. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện ảnh-hình đặc-trưng cho thấy cung-cách Đức Giêsu từng sống như thế nào và Ngài chết ra làm sao.
Quả là, Đức Giêsu đã sống kết-hợp với người nghèo hèn sống ở thời Ngài, từng bị ức-hiếp đến mức độ ra sao. Và, Ngài đã đứng lên bênh-vực họ để chống lại quyền-lực trần-thế và giới cầm-quyền từng áp-bức những người yếu thế. Ngài cũng đã khổ-sở vì hậu-quả các động-thái ấy khi giới có quyền và nắm trong tay quyền-lực đã loại bỏ Ngài rồi giết chết Ngài cách thảm-hại. Nhưng Ngài lại đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa của những người nghèo hèn ấy đã nâng nhấc Ngài. Và, Thiên-Chúa đã thuỷ-chung ở với họ và với Đức Giêsu, cốt duy-trì công-việc của Chúa sống-động mãi, ngang qua động-thái giải-trừ mọi độc-hại của quyền-lực.
Động-thái giải-trừ, không là trò chơi được sử-dụng để thay cho quyền-lực; nhưng là để khước-từ mọi quyền-uy thế-lực đến từ bất cứ nơi đâu, chốn gian-trần. Và, đó lại là ý-nghĩa rất mới được Chúa đưa vào làm thành-phần ngôn-ngữ cũ/xưa của Kinh Sách, tựa hồ như tự-vựng “ơn cứu-chuộc”, ta thường dùng. Chúa đưa vào đó bằng cách-thế mới của sự sống không quyền-uy thế-lực nào hết.
Đến đây, tôi muốn trở về với các câu thắc-mắc ban đầu người đọc gửi đến nhờ linh mục John Flader giải-thích.
Đức Giêsu chết đi phải chăng là để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?
Vâng. Đúng thế. Nhưng, không theo cách rất chung chung như ta thường thấy. Đức Giêsu minh-chứng cho ta thấy tình-thương-yêu mà loài người không thể tưởng-tượng được của Thiên-Chúa với người nghèo hèn/bé nhỏ, bị áp-bức. Và, bằng vào tình thương-yêu thần thánh của Ngài, Thiên-Chúa luôn khước-từ mọi quyền-lực dù chỉ để chống lại những kẻ từng bức-bách đám “thân-cô thế cô”, đi nữa. Khi nói Đức Giêsu chết đi để chứng-tỏ tình-thương-yêu của Ngài với con người, nói như thế không làm giảm-suy những gì Ngài từng thực-hiện. Nếu so sánh với ý-tưởng về “tình yêu” thông-thường ở đời, thì Tình-thương-yêu của Ngài, ở đây, cần được thăng-hoa dàn trải thật lớn rộng.
Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần?
Ở đây, trước tiên, cần làm sáng-tỏ ngôn-từ ta sử-dụng, như câu nói: “Tội lỗi của chúng ta”. Chỉ nên hiều, là: tội và lỗi mà mọi người hằng phạm phải mỗi ngày, cả những hành-xử đầy tội-phạm theo nghĩa nặng, ở chốn riêng-tư và có thể cả cuộc sống hiện tại của ta ở nhà nữa, đều không dính-dự cách “đặc-trưng/đặc-thù”, nào hết. Chúng ta –hoặc các lỗi tội này/khác của ta trong hiện tại- đều không là những “cớ sự” để có thể giết được Chúa.
Mà, chính tính chuyên-quyền lộng-hành ở quyền-lực, trong hệ-thống toàn-trị chuyên hà-hiếp người khác, mới là những gì giết chết Ngài, như sử-sách còn ghi chép. Đó là ý-nghĩa diễn-lộ ra ngoài của lỗi-tội; và, đã tỏ-bày ngang qua cuộc sống và nỗi chết của Đức Giêsu. Lỗi tội của ta, là những tội và những lỗi thuộc loại-hình này, tức: đã dùng đến quyền-lực để hà-hiếp kẻ khác, cho đến nay, chỉ thấy hiển-hiện khi chúng diễn-bày quyền-lực ra bên ngoài, trên người khác.
Ở đây nữa, tôi lại cũng xin mở một dấu ngoặc nhỏ để giả-thiết rằng: đôi lúc và theo cách-thức nào đó, các lỗi và tội hằng ngày ta vi-phạm, nay có thể tham-gia vào thứ gì đó nơi ấy/chốn này, nhưng tôi không nghĩ như thế bao giờ, dù ở vào trường hợp nào đi nữa, cũng vẫn vậy.
Nói khác đi, nếu ai đó có phạm tội hay lỗi gì đi nữa, cũng chỉ là vi-phạm những điều chống lại tình thương-yêu, tức thể-loại Tình-yêu Chúa từng tỏ-bày cho người đó, qua Đức Giêsu. Tình-thương-yêu tỏ-lộ cho mọi người, chứng-tỏ Ngài sống và chết đi như thế nào, chỉ vậy thôi.
Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó đấy chứ?
Đương nhiên, ở đây, chuyện chính-trị có dính-phần ở trong đó. Giới cầm-quyền thời đó đã ra quyết-định mang tính-cách chính-trị hoặc chiến-thuật, nhằm tạo điều lợi cho thể-chế cai-trị tạm-bợ, để rồi họ nhất-định loại-bỏ Ngài đi, vì họ vẫn coi Ngài như thế-lực tiềm-ẩn (chứ không thực-thụ) ngấm-ngầm đe-doạ thế-đứng của họ. Nhìn vào giới thẩm-quyền ở đời hoặc trong đạo, có thể cả hai đều có chung một phán-đoán tựa như thế. Và, nhiều giới-chức cầm-quyền ở các nơi, cả ở trong đạo lẫn ngoài đời, nay vẫn còn làm như thế, không ngừng nghỉ.
Thế nhưng, Đức Giêsu lại đã chết cho thứ gì đó còn sâu-sắc hơn cả chính-trị, rất nhiều. Ngài chết đi, vì Ngài quyết chung-thủy với thứ tình-thương-yêu không dựa vào quyền-lực mà Thiên-Chúa dành-để cho người hèn kém/bé nhỏ. Đó là điều mà thánh Phaolô khi xưa vẫn ưa gọi là sự “công chính của Thiên-Chúa” rất khác thường. Đó cũng không là chính-trị, mà là “hồi chuông báo tử” một lần cuối dành cho các tầm-kích quyền-lực của mọi chính-trị nơi loài người.
Phải chăng Ngài chết đi là để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không?
Tôi không nghĩ như thế. Động-thái Ngài hành-xử, không hề mang tính thách-thức nào hết. Đó, là động-thái không chỉ chứng-tỏ cho họ mà thôi, nhưng còn đưa họ vào với tình-thương-yêu và tính-chất “vô quyền/bất-lực” mà họ không am hiểu nổi. Và, điều đó sẽ tẩy rửa họ cũng như toàn-thể thế-giới sạch khỏi các sự việc mang tính quyền-uy/thế-lực họ thực-thi.
Chết như thế, có phải là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản?
Không. Những gì Ngài thực-hiện, có thể gọi đó như bài học đạo-đức cho tất cả chúng ta, nhưng thật ra, còn hơn thế nhiều. Ngài chết, là để lấy đi quyền-uy/thế-lực ngay trong ý-nghĩa đầy tính huỷ-hoại và bức-ép của nó, bằng cách dìm nó vào chính sự “vô-quyền/bất-lực”, là thế. Phục sinh/trỗi dậy, khiến Đức Giêsu có thể truyền-đạt khả-năng sống thực để những ai tin vào Ngài và những người thương-yêu kẻ hèn kém/bé nhỏ của Ngài. Khả-năng này không chỉ để khích-lệ một đạo-đức, mà đích-thực là năng-lực khiến cải-hoá được cuộc sống của mọi người, tự bên trong.
Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha?
Vâng, đúng là thế và có thể cũng không thế. Đúng, là hiểu một cách chắc-chắn theo nghĩa: Ngài đã “cho đi chính mình Ngài”. Cho, tức là đã thứ-tha những người mà Ngài và Cha yêu-thương họ biết chừng nào; và cho như thế Ngài đã trừ khử được mọi tính-chất tiêu-cực cũng như trò chơi quyền-lực của thế-giới, bằng việc Ngài tự biến Mình Ngài thành hư-vô/trống-rỗng, không quyền-thế.
Trả lời là: “không”, tức: theo nghĩa bảo rằng: trước nhất Ngài ưu-tư đi thẳng vào động-thái “thứ tha”. Tha thứ, theo nghĩa nghi-thức hoà-giải mà ta đang thực-hiện, mãi đến hôm nay.
Việc Ngài chết đi có đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó không?
Câu trả lời là: Không! Không, ở đây, theo nghĩa của người đặt câu hỏi từng có dụng-đích/ý-đồ nào đó. Nhưng, câu trả lời thực ra là “Có”! Ngài có đưa ra một luận-điểm. Luận-điểm này, trước đây, chưa ai làm thế. Nhưng buồn thay! Luận-điểm này, cho đến nay, vẫn không được nhiều người chú ý nắm bắt.
Với tôi, vấn-đề thực-thụ xem ra có hai điều. Thực ra, Đức Giêsu đã làm những gì? Và, nói cho cùng, thì: lỗi và tội đích-thực ra sao?
Câu hỏi đầu, ta đã xem xét ở trên rồi. Và, ta sẽ còn tiếp tục xem xét giống như thế ngang qua truyền-thống cũng như phụng-vụ; và những gì đẹp đẽ/tốt lành của Hội-thánh, mà ta có dịp diễn-giải ở phần đầu của buổi hội-luận kỳ này. Sau đây, ta lại sẽ xét thêm đôi khái-niệm tội và lỗi, nữa.
Thư-tịch để đọc thêm:
-Xem Stanislas Lyonnet and Leopold Sabourin, Sin, Redemption and Sacrifice: a biblical and patristic study, Biblical Institute, Rome, 1970.
-Hans Spieckermann, God’s Steadfast Love. Towards a New Conception of Old Testament Theology, Biblica, 2000, 305-327.
-Richard Clifford, and Khaled Anatolis, Christian Salvation: biblical and theological perspectives, Theological Studies, 2005, 739-769
-Bernd Janowski and Peter Stuhlmacher, The Suffering Servant Song in the Jewish and Christian Sources, Eerdmans, Grand rapids, MI, 2004.
-Sean Freyne, Jesus the Martyr, Concilium 2003, n.1, which is entitled Rethinking Martyrdom, pp. 49-58.
-Henry Wansborough, The Saving Work of Christ and Cult, Proceedings of the Irish Biblical Association, 2004.
-Marie Ancilla, o.p. A note on sacrifice, Domuni (internet), 27.04.2004
-Scot McKnight, Jesus and his Death, Historiography, the Historical Jesus, and the Atonement (Baylor University Press, 2005, Sep. 30).
-Stephen Finlan, The Background and Content of Paul’s Cultic Atonement Metaphors, Society of Biblical Literature, Atlanta/Leiden, 2004.
-Stephen Finlam, Problems with Atonement: the origins of, and controversy about, the Atonement Doctrine, Liturgical Press, Collegeville, MN 2005.
-Alberto de Mingo Kaminouchi, But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10, 32-45, London, T and T Clark, 2003. [Originally a thesis at Jesuit School of Theology Berkeley, under direction of John Donohue.] Reviewed, Review of Biblical Literature, Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, in I.Howard Marshall and David Peterson, Witness to the Gospel. The Theology of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.
-Jean Michel Maldame, La Trahison de Judas, psychologie, histoire, et théologie, Domuni, Avril 2006-04-17
-Jean Albert Harriel, Slaves in the New Testament: literary, social and moral dimensions, Fortress 2006. Reviewed by J. Pilch and B.Malina for Review of Biblical Literature, May, 2006.
Một số câu hỏi gợi ý:
-Điều gì anh em nghe nhiều nhất qua hội-luận Kinh thánh về Ơn Cứu Chuộc?
-Với anh em, những điều nêu ở đây có gì mới lạ không?
-Suy tư như thế có đem lại điều gì mới cho anh em không?
-Phản-ứng của anh em nói chung là tích-cực hoặc tiêu-cực?
-Những gì nêu ra ở đây, có bao giờ khiến anh em hỏi: tại sao thế, không?
-Những điều nêu ra đây có làm thay đổi ý-tưởng của anh em khi giảng không?
-Sau khi nghe bài này, anh em dự tính sẽ rao giảng ra sao, cho bổn đạo?
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 14)
Phần 7: Ơn Cứu-chuộc, và khúc cuối một giòng suy-tư
Ở cuối bài viết, Lm John Flader có đề-cập đến tự-vựng “chén máu” trong Tiệc Tạ Từ khi Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”. Lm John Flader trích câu này từ Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 26 câu 28. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có mỗi thánh Mát-thêu là tác-giả duy-nhất sử-dụng thành-ngữ “muôn người được tha tội”, là ở đây.
Cũng thế, ở các buổi phụng-vụ Thánh Thể theo truyền-thống Lutêrô -chứ không riêng gì Công-giáo- điều này được nhấn mạnh cũng rất nhiều. Đi vào thảo-luận hôm nay, ta sẽ tìm-hiểu ý-nghĩa của sự-kiện cho ta thấy động-thái phản-bội nơi Giuđa Iscariốt; qua đó, ta thấy Chúa chọn đi vào lãnh-vực mới không mang sắc mầu quyền-lực nào hết. Đây là lãnh-vực mới giúp Ngài khám phá ra ơn cứu-chuộc cho chính Ngài và cho những ai được nâng-nhấc lên với Ngài để cùng Ngài đạt thành-tựu.
Bài viết trên tuần báo nói ở trên, Lm John Flader lại tiếp tục khẳng-định rằng: nhờ vào giáo-huấn rút ra từ văn-bản như thế, Hội-thánh của ta luôn chủ-trương rằng: Con-Thiên-Chúa-làm-người đã cứu-chuộc ta bằng cái chết khổ nhục trên thập-tự. Và, công-cuộc cứu-chuộc của Ngài tựa hồ như con đường tắt-ngang đưa dẫn người bị mờ-mắt vào với ý-nghĩa của văn-bản. Và, văn-bản đây có thể cũng cùng một ý-nghĩa ra như thế. Nói thế, tức: muốn hiểu sao lại thế, thì có lẽ, ta cũng nên tạo một thế quân-bình bằng động-thái quay về với công-việc của Ủy-Ban Thần-Học Quốc-Tế là cơ-quan từng đăng-tải vấn-đề này.
Đấng bậc phụ-trách dẫn dắt công việc này, khi ấy, là Hồng Y Ratzinger. Và, chính Hồng Y Ratzinger -sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16- đã có thẩm-định riêng của ngài ngang qua tư-cách của nhà thần-học chính-mạch. Có thể là: ngôn-từ diễn-tả nơi câu viết: “Máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”, nếu không giải-thích cho rõ, có thể sẽ khiến ta có cảm-tưởng rằng: tự nơi thâm-tâm của những người từng nghĩ đến, thì văn-bản đây không cố ý diễn-tả chỉ chuyện ấy theo nghĩa đen, thôi.
Cuối cùng thì, linh mục John Flader lại kết-thúc bài viết của ông bằng hai đoạn trích rút từ sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo để dẫn-chứng cho điều ông biện-minh trước đó. Hai đoạn trích này đều nói về việc Đức Giêsu là Đấng Bậc ở trên cao đã “kiến-tạo” nên tội “tổ-tông” để rồi hậu-quả của tội này lại sẽ đổ lên đầu cộng-đồng nhân-loại. Thật ra thì, sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo cũng để ra hai đoạn viết riêng-rẽ, tách-bạch cùng qui về tội “tổ-tông”, nhưng cả hai lại không ăn-khớp với nhau cách trọn-hảo, như ta tưởng. (Ở đây, xin mở thêm một dấu ngoặc để nhắn với anh em rằng: sau đây, ta sẽ dành ra nguyên một chương để bàn về tội “tổ-tông” cho ngọn ngành, ra nhẽ).
Tuy nhiên, cũng nên nói ngay ở đây rằng, thành-ngữ “kiến-tạo nên sự việc”, là ngôn-từ dù không do Lm John Flader chọn, nhưng cũng đã đề-nghị một quan-điểm thần-học riêng-tư mà Hội-thánh chưa từng dính-dự vào đó theo cung-cách biệt-lập, có một không hai.
Lạ thay, các đoạn trích mà Linh mục John Flader sử-dụng lại không phù-hợp với khuôn-khổ của bài giải-đáp thắc-mắc đăng trên báo, do không đủ chỗ, để người đọc có thể qui-chiếu số lượng khổng-lồ gồm các nghiên-cứu/học-hỏi nghiêm-túc về cuộc đời của Đức Giêsu trong vòng chỉ hơn một phần tư thế-kỷ, thôi. Bởi những điều như thế, đều dựa trên căn-bản chú-ý nhiều vào trọng-tâm của bản-văn đến độ có thể khiến người đọc thêm băn-khoăn/bối rối về văn-bản và về lời bình-giải nội-dung mang tính lịch-sử nơi các sự-kiện xảy đến với đời Ngài. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện ảnh-hình đặc-trưng cho thấy cung-cách Đức Giêsu từng sống như thế nào và Ngài chết ra làm sao.
Quả là, Đức Giêsu đã sống kết-hợp với người nghèo hèn sống ở thời Ngài, từng bị ức-hiếp đến mức độ ra sao. Và, Ngài đã đứng lên bênh-vực họ để chống lại quyền-lực trần-thế và giới cầm-quyền từng áp-bức những người yếu thế. Ngài cũng đã khổ-sở vì hậu-quả các động-thái ấy khi giới có quyền và nắm trong tay quyền-lực đã loại bỏ Ngài rồi giết chết Ngài cách thảm-hại. Nhưng Ngài lại đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa của những người nghèo hèn ấy đã nâng nhấc Ngài. Và, Thiên-Chúa đã thuỷ-chung ở với họ và với Đức Giêsu, cốt duy-trì công-việc của Chúa sống-động mãi, ngang qua động-thái giải-trừ mọi độc-hại của quyền-lực.
Động-thái giải-trừ, không là trò chơi được sử-dụng để thay cho quyền-lực; nhưng là để khước-từ mọi quyền-uy thế-lực đến từ bất cứ nơi đâu, chốn gian-trần. Và, đó lại là ý-nghĩa rất mới được Chúa đưa vào làm thành-phần ngôn-ngữ cũ/xưa của Kinh Sách, tựa hồ như tự-vựng “ơn cứu-chuộc”, ta thường dùng. Chúa đưa vào đó bằng cách-thế mới của sự sống không quyền-uy thế-lực nào hết.
Đến đây, tôi muốn trở về với các câu thắc-mắc ban đầu người đọc gửi đến nhờ linh mục John Flader giải-thích.
Đức Giêsu chết đi phải chăng là để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?
Vâng. Đúng thế. Nhưng, không theo cách rất chung chung như ta thường thấy. Đức Giêsu minh-chứng cho ta thấy tình-thương-yêu mà loài người không thể tưởng-tượng được của Thiên-Chúa với người nghèo hèn/bé nhỏ, bị áp-bức. Và, bằng vào tình thương-yêu thần thánh của Ngài, Thiên-Chúa luôn khước-từ mọi quyền-lực dù chỉ để chống lại những kẻ từng bức-bách đám “thân-cô thế cô”, đi nữa. Khi nói Đức Giêsu chết đi để chứng-tỏ tình-thương-yêu của Ngài với con người, nói như thế không làm giảm-suy những gì Ngài từng thực-hiện. Nếu so sánh với ý-tưởng về “tình yêu” thông-thường ở đời, thì Tình-thương-yêu của Ngài, ở đây, cần được thăng-hoa dàn trải thật lớn rộng.
Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần?
Ở đây, trước tiên, cần làm sáng-tỏ ngôn-từ ta sử-dụng, như câu nói: “Tội lỗi của chúng ta”. Chỉ nên hiều, là: tội và lỗi mà mọi người hằng phạm phải mỗi ngày, cả những hành-xử đầy tội-phạm theo nghĩa nặng, ở chốn riêng-tư và có thể cả cuộc sống hiện tại của ta ở nhà nữa, đều không dính-dự cách “đặc-trưng/đặc-thù”, nào hết. Chúng ta –hoặc các lỗi tội này/khác của ta trong hiện tại- đều không là những “cớ sự” để có thể giết được Chúa.
Mà, chính tính chuyên-quyền lộng-hành ở quyền-lực, trong hệ-thống toàn-trị chuyên hà-hiếp người khác, mới là những gì giết chết Ngài, như sử-sách còn ghi chép. Đó là ý-nghĩa diễn-lộ ra ngoài của lỗi-tội; và, đã tỏ-bày ngang qua cuộc sống và nỗi chết của Đức Giêsu. Lỗi tội của ta, là những tội và những lỗi thuộc loại-hình này, tức: đã dùng đến quyền-lực để hà-hiếp kẻ khác, cho đến nay, chỉ thấy hiển-hiện khi chúng diễn-bày quyền-lực ra bên ngoài, trên người khác.
Ở đây nữa, tôi lại cũng xin mở một dấu ngoặc nhỏ để giả-thiết rằng: đôi lúc và theo cách-thức nào đó, các lỗi và tội hằng ngày ta vi-phạm, nay có thể tham-gia vào thứ gì đó nơi ấy/chốn này, nhưng tôi không nghĩ như thế bao giờ, dù ở vào trường hợp nào đi nữa, cũng vẫn vậy.
Nói khác đi, nếu ai đó có phạm tội hay lỗi gì đi nữa, cũng chỉ là vi-phạm những điều chống lại tình thương-yêu, tức thể-loại Tình-yêu Chúa từng tỏ-bày cho người đó, qua Đức Giêsu. Tình-thương-yêu tỏ-lộ cho mọi người, chứng-tỏ Ngài sống và chết đi như thế nào, chỉ vậy thôi.
Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó đấy chứ?
Đương nhiên, ở đây, chuyện chính-trị có dính-phần ở trong đó. Giới cầm-quyền thời đó đã ra quyết-định mang tính-cách chính-trị hoặc chiến-thuật, nhằm tạo điều lợi cho thể-chế cai-trị tạm-bợ, để rồi họ nhất-định loại-bỏ Ngài đi, vì họ vẫn coi Ngài như thế-lực tiềm-ẩn (chứ không thực-thụ) ngấm-ngầm đe-doạ thế-đứng của họ. Nhìn vào giới thẩm-quyền ở đời hoặc trong đạo, có thể cả hai đều có chung một phán-đoán tựa như thế. Và, nhiều giới-chức cầm-quyền ở các nơi, cả ở trong đạo lẫn ngoài đời, nay vẫn còn làm như thế, không ngừng nghỉ.
Thế nhưng, Đức Giêsu lại đã chết cho thứ gì đó còn sâu-sắc hơn cả chính-trị, rất nhiều. Ngài chết đi, vì Ngài quyết chung-thủy với thứ tình-thương-yêu không dựa vào quyền-lực mà Thiên-Chúa dành-để cho người hèn kém/bé nhỏ. Đó là điều mà thánh Phaolô khi xưa vẫn ưa gọi là sự “công chính của Thiên-Chúa” rất khác thường. Đó cũng không là chính-trị, mà là “hồi chuông báo tử” một lần cuối dành cho các tầm-kích quyền-lực của mọi chính-trị nơi loài người.
Phải chăng Ngài chết đi là để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không?
Tôi không nghĩ như thế. Động-thái Ngài hành-xử, không hề mang tính thách-thức nào hết. Đó, là động-thái không chỉ chứng-tỏ cho họ mà thôi, nhưng còn đưa họ vào với tình-thương-yêu và tính-chất “vô quyền/bất-lực” mà họ không am hiểu nổi. Và, điều đó sẽ tẩy rửa họ cũng như toàn-thể thế-giới sạch khỏi các sự việc mang tính quyền-uy/thế-lực họ thực-thi.
Chết như thế, có phải là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản?
Không. Những gì Ngài thực-hiện, có thể gọi đó như bài học đạo-đức cho tất cả chúng ta, nhưng thật ra, còn hơn thế nhiều. Ngài chết, là để lấy đi quyền-uy/thế-lực ngay trong ý-nghĩa đầy tính huỷ-hoại và bức-ép của nó, bằng cách dìm nó vào chính sự “vô-quyền/bất-lực”, là thế. Phục sinh/trỗi dậy, khiến Đức Giêsu có thể truyền-đạt khả-năng sống thực để những ai tin vào Ngài và những người thương-yêu kẻ hèn kém/bé nhỏ của Ngài. Khả-năng này không chỉ để khích-lệ một đạo-đức, mà đích-thực là năng-lực khiến cải-hoá được cuộc sống của mọi người, tự bên trong.
Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha?
Vâng, đúng là thế và có thể cũng không thế. Đúng, là hiểu một cách chắc-chắn theo nghĩa: Ngài đã “cho đi chính mình Ngài”. Cho, tức là đã thứ-tha những người mà Ngài và Cha yêu-thương họ biết chừng nào; và cho như thế Ngài đã trừ khử được mọi tính-chất tiêu-cực cũng như trò chơi quyền-lực của thế-giới, bằng việc Ngài tự biến Mình Ngài thành hư-vô/trống-rỗng, không quyền-thế.
Trả lời là: “không”, tức: theo nghĩa bảo rằng: trước nhất Ngài ưu-tư đi thẳng vào động-thái “thứ tha”. Tha thứ, theo nghĩa nghi-thức hoà-giải mà ta đang thực-hiện, mãi đến hôm nay.
Việc Ngài chết đi có đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó không?
Câu trả lời là: Không! Không, ở đây, theo nghĩa của người đặt câu hỏi từng có dụng-đích/ý-đồ nào đó. Nhưng, câu trả lời thực ra là “Có”! Ngài có đưa ra một luận-điểm. Luận-điểm này, trước đây, chưa ai làm thế. Nhưng buồn thay! Luận-điểm này, cho đến nay, vẫn không được nhiều người chú ý nắm bắt.
Với tôi, vấn-đề thực-thụ xem ra có hai điều. Thực ra, Đức Giêsu đã làm những gì? Và, nói cho cùng, thì: lỗi và tội đích-thực ra sao?
Câu hỏi đầu, ta đã xem xét ở trên rồi. Và, ta sẽ còn tiếp tục xem xét giống như thế ngang qua truyền-thống cũng như phụng-vụ; và những gì đẹp đẽ/tốt lành của Hội-thánh, mà ta có dịp diễn-giải ở phần đầu của buổi hội-luận kỳ này. Sau đây, ta lại sẽ xét thêm đôi khái-niệm tội và lỗi, nữa.
Thư-tịch để đọc thêm:
-Xem Stanislas Lyonnet and Leopold Sabourin, Sin, Redemption and Sacrifice: a biblical and patristic study, Biblical Institute, Rome, 1970.
-Hans Spieckermann, God’s Steadfast Love. Towards a New Conception of Old Testament Theology, Biblica, 2000, 305-327.
-Richard Clifford, and Khaled Anatolis, Christian Salvation: biblical and theological perspectives, Theological Studies, 2005, 739-769
-Bernd Janowski and Peter Stuhlmacher, The Suffering Servant Song in the Jewish and Christian Sources, Eerdmans, Grand rapids, MI, 2004.
-Sean Freyne, Jesus the Martyr, Concilium 2003, n.1, which is entitled Rethinking Martyrdom, pp. 49-58.
-Henry Wansborough, The Saving Work of Christ and Cult, Proceedings of the Irish Biblical Association, 2004.
-Marie Ancilla, o.p. A note on sacrifice, Domuni (internet), 27.04.2004
-Scot McKnight, Jesus and his Death, Historiography, the Historical Jesus, and the Atonement (Baylor University Press, 2005, Sep. 30).
-Stephen Finlan, The Background and Content of Paul’s Cultic Atonement Metaphors, Society of Biblical Literature, Atlanta/Leiden, 2004.
-Stephen Finlam, Problems with Atonement: the origins of, and controversy about, the Atonement Doctrine, Liturgical Press, Collegeville, MN 2005.
-Alberto de Mingo Kaminouchi, But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10, 32-45, London, T and T Clark, 2003. [Originally a thesis at Jesuit School of Theology Berkeley, under direction of John Donohue.] Reviewed, Review of Biblical Literature, Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, in I.Howard Marshall and David Peterson, Witness to the Gospel. The Theology of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.
-Jean Michel Maldame, La Trahison de Judas, psychologie, histoire, et théologie, Domuni, Avril 2006-04-17
-Jean Albert Harriel, Slaves in the New Testament: literary, social and moral dimensions, Fortress 2006. Reviewed by J. Pilch and B.Malina for Review of Biblical Literature, May, 2006.
Một số câu hỏi gợi ý:
-Điều gì anh em nghe nhiều nhất qua hội-luận Kinh thánh về Ơn Cứu Chuộc?
-Với anh em, những điều nêu ở đây có gì mới lạ không?
-Suy tư như thế có đem lại điều gì mới cho anh em không?
-Phản-ứng của anh em nói chung là tích-cực hoặc tiêu-cực?
-Những gì nêu ra ở đây, có bao giờ khiến anh em hỏi: tại sao thế, không?
-Những điều nêu ra đây có làm thay đổi ý-tưởng của anh em khi giảng không?
-Sau khi nghe bài này, anh em dự tính sẽ rao giảng ra sao, cho bổn đạo?
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch
Nhật ký tâm hồn của ĐGH Gioan XXIII
Lm Trần Văn Thông/ LM. Trăng Thập Tự
15:28 08/05/2014
Nhật Ký Tâm Hồn Của ĐGH Gioan XXIII
Các cuộc tĩnh tâm và ghi chú tâm linh 1895-1962
CHỦNG VIỆN BERGAMÔ 1895
LUẬT SỐNG DÀNH CHO BẠN TRẺ QUYẾT TIẾN ĐỨC VÀ TIẾN BỘ
[1]
“Những giáo sĩ được kêu gọi hiến mình cho Chúa, phải khép mình vào luật phép, từ đời sống và phẩm hạnh, giữ sao cho cách ăn mặc, thái độ, đi đứng, nói năng luôn luôn đoan trang, tự chế và phù hợp với đạo giáo. Cần tránh những lỗi nhẹ, vì đối với ta nó gây thiệt hại nặng nề, để mọi người trông thấy việc ta làm mà thêm lòng yêu quí” (Công đồng Trentô) .
“Phúc cho người biết tự chế khi tuổi còn thơ” (Ac 3,27).
Điều kiện căn bản trước tiên: bạn phải chọn một cha linh hướng gương mẫu, khôn ngoan đức độ mà bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng; vâng phục người trong mọi sự, nghe lời người khuyên bảo, chỉ dẫn, hết sức chân thành.
MỖI NGÀY
1. Suy gẫm tối thiểu 15 phút ban sáng khi vừa thức dậy.
2. Dự lễ, tốt nhất là giúp lễ.
3. Đọc sách thiêng liêng mỗi ngày mười lăm phút.
4. Tối đến, trước khi lên giường, phải xét lương tâm cách tổng quát, giục lòng ăn năn; và dọn những điểm chính cho bài gẫm hôm sau.
5. Trước cơm trưa hay cơm chiều, sẽ đặc biệt kiểm điểm những cố gắng để tránh một tật xấu hay khuyết điểm, hoặc để tập nhân đức đặc biệt nào đó.
6. Mỗi ngày viếng Thánh Thể ít là một lần.
7. Mỗi ngày lần chuỗi và làm ba việc hãm mình dâng kính Đức Mẹ.
8. Đặc biệt tôn sùng Thánh Giuse và các đẳng linh hồn. Phải cho cha linh hướng biết những việc sùng kính, những sách nguyện ngắm và sách thiêng liêng.
9. Để trung thành thi hành những điểm trên, cần phải bàn với cha linh hướng và chia giờ rõ rệt trong ngày cho việc thức dậy, nguyện ngắm, học hành, làm việc phúc đức, giải trí và giờ ngủ.
10. Năng sốt sắng nguyện tắt để nâng hồn lên với Chúa.
HÀNG TUẦN
1. Xưng tội.
2. Ăn chay hai ngày thứ sáu và thứ bảy.
3. Định một ngày để làm việc đền tội với sự chấp thuận của cha linh hướng.
4. Cũng ngày hôm ấy tăng gấp đôi sự suy gẫm, sách thiêng liêng, viếng Thánh Thể, hay việc lành nào khác tùy cha linh hướng.
5. Ngồi lại với nhau, hoặc cùng đi qua lại trò chuyện với một hay nhiều anh em về những điều siêu nhiên, rút ra được lúc nguyện ngắm, hay đọc sách thiêng liêng, hoặc điều nào khác do Chúa soi sáng lúc đó.
6. Mỗi thứ bảy sẽ nói hoặc nghe một nét đặc biệt của Đức Mẹ và rút ra bài học luân lý hay đạo đức.
7. Sẽ thành thật trình với cha linh hướng về mọi sơ suất đối với các điểm trên; hoặc những sơ suất khác ngoài các điểm ấy để xin ngài ban việc đền tội.
HÀNG THÁNG
1. Định một ngày để tĩnh tâm nhiều giờ hơn, kiểm thảo tỉ mỉ hơn về tật xấu cần sửa chữa, đức tính cần luyện thêm và kỉ luật này đã được tuân giữ thế nào.
2. Chọn một người bạn đặc biệt nhiệt thành và gương mẫu để theo dõi và chân thành yêu thương chỉ bảo về cử chỉ và tật xấu mà họ thấy nơi ta; sẽ nhận lời chỉ bảo ngay hôm tĩnh tâm tháng hay một ngày gần đó.
3. Xong hai việc trên, sẽ đi tìm cha linh hướng để trình cho ngài rõ tự sự và các vấn đề khác nếu có: Hãy nghe ngài chỉ bảo và thi hành từng nét.
4. Phải rất tự nhiên khi trình bày các khuyết điểm của mình cho cha linh hướng.
5. Mỗi tháng nên chọn một vị thánh bổn mạng theo tinh thần phụng vụ, đừng quên các vị mình đã chọn trước.
HÀNG NĂM
1. Hãy tĩnh tâm năm tại chủng viện này, vào dịp mùa Chay, khi ngoài đời tổ chức cuộc vui nhộn, hoặc chọn một dịp khác, dù không phải để chịu chức; sẽ cho cha linh hướng biết, nếu có sự ngăn trở.
2. Dịp tĩnh tâm năm sẽ xưng tội tổng quát, nếu không, sẽ xưng tội tổng quát trong năm ở dịp khác.
3. Trước khi đi nghỉ hè, phải gặp riêng cha linh hướng để được chỉ dẫn phải làm gì trong tháng nghỉ.
4. Trao đổi với đồng bạn những điều cần nhắc nhau để qua những tháng hè cách hữu ích trong Chúa.
BẤT CỨ LÚC NÀO
1. Đừng bao giờ giao du với những bạn xấu, hay không được tốt: như hạng ưa nói những câu ẩn ý không trong sạch, những lời thô lỗ, những tiếng châm biếm và kém thanh nhã: những hạng thích gần người khác giới và hay tán tỉnh; hạng ưa vào hàng quán và không giữ tiết độ, đặc biệt hạng thích rượu; hạng thích gây sự, hiềm thù, công kích; hạng thích đi hay đứng khơi khơi nơi đông người qua lại hoặc trước các hiệu buôn, hạng vào chỗ bài bạc hoặc ưa tổ chức đánh cờ chơi bạc tại nhà: nói tóm là đừng làm bạn với những người bị xem là vô giáo dục, biếng học và ham chơi.
2. Đối với người khác giới, dù lớn, bé, bà con gần xa hay ở đấng bậc nào, đừng chuyện trò, đùa hay diễu cợt bất cứ dưới hình thức nào; đừng bao giờ tâm sự với họ, vừa sinh ngờ vực, vừa nguy hiểm.
3. Đừng chơi những trò cấm, và cả những trò được phép như chơi cờ, đánh bài nhất là công khai, nơi có nhiều thứ người, cũng không đứng lại mà xem kẻ khác chơi.
4. Đừng vì lí do gì, hay duyên cớ nào mà xưng hô mầy tao, đụng chạm, rượt đuổi, xô lấn, vỗ vai, vả má…tất cả những cử chỉ, lời nói và việc làm do sự nhẹ dạ khiến người khác khinh thường ta và có khi nguy hiểm.
5. Tích cực bảo toàn hoa huệ khiết trinh, kiểm soát tình cảm, đặc biệt mắt xem, đừng nhìn thẳng vào mặt người khác giới hay những vật có thể kích thích: không ăn uống quá độ, ăn ngoài giờ ăn, tránh ở không, vì ở không là cội rễ mọi sự dữ.
6. Đặc biệt ăn ở khiêm nhường, đừng quên; xác thịt chóng tàn, tinh thần thì yếu đuối, u mê; có được chút của chút tài nào đều là do Chúa ban. Vậy đừng bao giờ tự khen mình hay muốn cho kẻ khác tôn trọng mình hơn hoặc bằng người khác làm chi.
7. Ngoài khiêm nhường và thanh tịnh, ta cần luôn tiến về đức tính làm mẹ các nhân đức là đức ái; cách luyện đức này là sẵn sàng nghe lời nguyền rủa, tha thứ cách thật tình và dễ dàng: dễ thương với người nghèo; đừng lo thu góp và mê tiền của.
8. Luôn cầu nguyện cho người tội lỗi cách chung và cách riêng cho anh em chủng sinh nếu có; thử tìm mọi cách để họ phục thiện, bàn hỏi những kẻ khôn ngoan kín đáo, đặc biệt cha linh hướng để có phương pháp hay, vừa tế nhị, kín đáo sửa đổi điều xấu gương mù, vừa giữ được thanh danh cho người phạm lỗi.
9. Trước khi vĩnh viễn từ giã chủng viện, hãy xin cha linh hướng chỉ dẫn về phận vụ và luật sống cho những ngày sẽ đến giữa đời.
LUẬT RIÊNG CHO NGƯỜI MẶC ÁO GIÁO SĨ
1. Đã mặc áo dòng, tất phải lo tiến đức, và mưu ích phần rỗi cho anh em: đấng bậc đòi phải như thế.
2. Phải giữ áo chùng khi ra ngoài: nếu mặc thường phục lúc đi đường xa hay lúc nào khác tùy luật địa phương, sẽ phải ăn mặc hẳn hoi. Ngay khi ở trong nhà, ăn mặc, đi đứng phải xứng là người thánh hiến.
3. Con người, sự ăn mặc phải sạch sẽ đứng đắn, nhưng tránh mọi vẻ đẹp phô trương. Trong nhà thờ, phòng áo, khi thi hành chức vụ thánh phải sốt sắng, nghiêm trang xứng đáng, được vậy, phải thông thạo nghi lễ; giữ điều hàng giáo sĩ đòi buộc, đặc biệt tuân phục Giám mục của mình.
4. Hết sức chăm học để đủ năng lực phục vụ Chúa và các linh hồn qua lời giảng dạy, tòa cáo giải, các nhiệm vụ thánh tùy khả năng.
5. Không bao giờ nghĩ tới hoặc vận động để nhận chức vụ cao, vừa có danh tiếng, vừa nhiều bổng lộc, trái lại nếu bị đặt vào chức vụ quan trọng và nguy hiểm, hãy bình tĩnh, phó thác, vâng theo ý Chúa, ý các bề trên và ban cố vấn. Học hành hay hành động đừng bao giờ nhằm chức vụ cao, để khỏi mất công nghiệp, mất những đức tính vững chắc, mất sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết” (Pl 4,7).
“Những ai theo quy luật sống ấy sẽ được hưởng bình an và lòng thương xót của của Chúa” (Gl 6,16).
LỜI NGUYỆN VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ
Lạy Chúa Giêsu Kitô, không vì công đức của con, chỉ vì Chúa thương mà gọi Angelo Giuse tôi tớ bất xứng, hèn hạ vào hàng giáo sĩ của Chúa, xin vì lời bầu cử của Mẹ thánh đáng mến Vô nhiễm và các thánh bổn mạng trên trời mà con đã phó mình cho lòng nhân hậu của các đấng, cho con được nung đốt bằng ngọn lửa đức ái như Gioan tông đồ khả ái, xin trau dồi con với các nhân đức, đặc biệt đức khiêm nhường, để con tận hiến xác hồn và mọi hoạt động mà tăng sự sáng danh Chúa, rạng rỡ cho Hội thánh bạn thanh sạch của Chúa, đốt lòng mọi người cháy lửa mến Chúa, để họ chỉ yêu và phục vụ một mình Chúa thôi, lửa mến làm cho vũ trụ trở thành nước Chúa, Chúa là vua đời dời, đáng chúc tụng, vua tình yêu, vua hòa bình, Chúa hằng sống, hằng trị của Chúa Cha làm một cùng Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen.
Các cuộc tĩnh tâm và ghi chú tâm linh 1895-1962
CHỦNG VIỆN BERGAMÔ 1895
LUẬT SỐNG DÀNH CHO BẠN TRẺ QUYẾT TIẾN ĐỨC VÀ TIẾN BỘ
[1]
“Những giáo sĩ được kêu gọi hiến mình cho Chúa, phải khép mình vào luật phép, từ đời sống và phẩm hạnh, giữ sao cho cách ăn mặc, thái độ, đi đứng, nói năng luôn luôn đoan trang, tự chế và phù hợp với đạo giáo. Cần tránh những lỗi nhẹ, vì đối với ta nó gây thiệt hại nặng nề, để mọi người trông thấy việc ta làm mà thêm lòng yêu quí” (Công đồng Trentô) .
“Phúc cho người biết tự chế khi tuổi còn thơ” (Ac 3,27).
Điều kiện căn bản trước tiên: bạn phải chọn một cha linh hướng gương mẫu, khôn ngoan đức độ mà bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng; vâng phục người trong mọi sự, nghe lời người khuyên bảo, chỉ dẫn, hết sức chân thành.
MỖI NGÀY
1. Suy gẫm tối thiểu 15 phút ban sáng khi vừa thức dậy.
2. Dự lễ, tốt nhất là giúp lễ.
3. Đọc sách thiêng liêng mỗi ngày mười lăm phút.
4. Tối đến, trước khi lên giường, phải xét lương tâm cách tổng quát, giục lòng ăn năn; và dọn những điểm chính cho bài gẫm hôm sau.
5. Trước cơm trưa hay cơm chiều, sẽ đặc biệt kiểm điểm những cố gắng để tránh một tật xấu hay khuyết điểm, hoặc để tập nhân đức đặc biệt nào đó.
6. Mỗi ngày viếng Thánh Thể ít là một lần.
7. Mỗi ngày lần chuỗi và làm ba việc hãm mình dâng kính Đức Mẹ.
8. Đặc biệt tôn sùng Thánh Giuse và các đẳng linh hồn. Phải cho cha linh hướng biết những việc sùng kính, những sách nguyện ngắm và sách thiêng liêng.
9. Để trung thành thi hành những điểm trên, cần phải bàn với cha linh hướng và chia giờ rõ rệt trong ngày cho việc thức dậy, nguyện ngắm, học hành, làm việc phúc đức, giải trí và giờ ngủ.
10. Năng sốt sắng nguyện tắt để nâng hồn lên với Chúa.
HÀNG TUẦN
1. Xưng tội.
2. Ăn chay hai ngày thứ sáu và thứ bảy.
3. Định một ngày để làm việc đền tội với sự chấp thuận của cha linh hướng.
4. Cũng ngày hôm ấy tăng gấp đôi sự suy gẫm, sách thiêng liêng, viếng Thánh Thể, hay việc lành nào khác tùy cha linh hướng.
5. Ngồi lại với nhau, hoặc cùng đi qua lại trò chuyện với một hay nhiều anh em về những điều siêu nhiên, rút ra được lúc nguyện ngắm, hay đọc sách thiêng liêng, hoặc điều nào khác do Chúa soi sáng lúc đó.
6. Mỗi thứ bảy sẽ nói hoặc nghe một nét đặc biệt của Đức Mẹ và rút ra bài học luân lý hay đạo đức.
7. Sẽ thành thật trình với cha linh hướng về mọi sơ suất đối với các điểm trên; hoặc những sơ suất khác ngoài các điểm ấy để xin ngài ban việc đền tội.
HÀNG THÁNG
1. Định một ngày để tĩnh tâm nhiều giờ hơn, kiểm thảo tỉ mỉ hơn về tật xấu cần sửa chữa, đức tính cần luyện thêm và kỉ luật này đã được tuân giữ thế nào.
2. Chọn một người bạn đặc biệt nhiệt thành và gương mẫu để theo dõi và chân thành yêu thương chỉ bảo về cử chỉ và tật xấu mà họ thấy nơi ta; sẽ nhận lời chỉ bảo ngay hôm tĩnh tâm tháng hay một ngày gần đó.
3. Xong hai việc trên, sẽ đi tìm cha linh hướng để trình cho ngài rõ tự sự và các vấn đề khác nếu có: Hãy nghe ngài chỉ bảo và thi hành từng nét.
4. Phải rất tự nhiên khi trình bày các khuyết điểm của mình cho cha linh hướng.
5. Mỗi tháng nên chọn một vị thánh bổn mạng theo tinh thần phụng vụ, đừng quên các vị mình đã chọn trước.
HÀNG NĂM
1. Hãy tĩnh tâm năm tại chủng viện này, vào dịp mùa Chay, khi ngoài đời tổ chức cuộc vui nhộn, hoặc chọn một dịp khác, dù không phải để chịu chức; sẽ cho cha linh hướng biết, nếu có sự ngăn trở.
2. Dịp tĩnh tâm năm sẽ xưng tội tổng quát, nếu không, sẽ xưng tội tổng quát trong năm ở dịp khác.
3. Trước khi đi nghỉ hè, phải gặp riêng cha linh hướng để được chỉ dẫn phải làm gì trong tháng nghỉ.
4. Trao đổi với đồng bạn những điều cần nhắc nhau để qua những tháng hè cách hữu ích trong Chúa.
BẤT CỨ LÚC NÀO
1. Đừng bao giờ giao du với những bạn xấu, hay không được tốt: như hạng ưa nói những câu ẩn ý không trong sạch, những lời thô lỗ, những tiếng châm biếm và kém thanh nhã: những hạng thích gần người khác giới và hay tán tỉnh; hạng ưa vào hàng quán và không giữ tiết độ, đặc biệt hạng thích rượu; hạng thích gây sự, hiềm thù, công kích; hạng thích đi hay đứng khơi khơi nơi đông người qua lại hoặc trước các hiệu buôn, hạng vào chỗ bài bạc hoặc ưa tổ chức đánh cờ chơi bạc tại nhà: nói tóm là đừng làm bạn với những người bị xem là vô giáo dục, biếng học và ham chơi.
2. Đối với người khác giới, dù lớn, bé, bà con gần xa hay ở đấng bậc nào, đừng chuyện trò, đùa hay diễu cợt bất cứ dưới hình thức nào; đừng bao giờ tâm sự với họ, vừa sinh ngờ vực, vừa nguy hiểm.
3. Đừng chơi những trò cấm, và cả những trò được phép như chơi cờ, đánh bài nhất là công khai, nơi có nhiều thứ người, cũng không đứng lại mà xem kẻ khác chơi.
4. Đừng vì lí do gì, hay duyên cớ nào mà xưng hô mầy tao, đụng chạm, rượt đuổi, xô lấn, vỗ vai, vả má…tất cả những cử chỉ, lời nói và việc làm do sự nhẹ dạ khiến người khác khinh thường ta và có khi nguy hiểm.
5. Tích cực bảo toàn hoa huệ khiết trinh, kiểm soát tình cảm, đặc biệt mắt xem, đừng nhìn thẳng vào mặt người khác giới hay những vật có thể kích thích: không ăn uống quá độ, ăn ngoài giờ ăn, tránh ở không, vì ở không là cội rễ mọi sự dữ.
6. Đặc biệt ăn ở khiêm nhường, đừng quên; xác thịt chóng tàn, tinh thần thì yếu đuối, u mê; có được chút của chút tài nào đều là do Chúa ban. Vậy đừng bao giờ tự khen mình hay muốn cho kẻ khác tôn trọng mình hơn hoặc bằng người khác làm chi.
7. Ngoài khiêm nhường và thanh tịnh, ta cần luôn tiến về đức tính làm mẹ các nhân đức là đức ái; cách luyện đức này là sẵn sàng nghe lời nguyền rủa, tha thứ cách thật tình và dễ dàng: dễ thương với người nghèo; đừng lo thu góp và mê tiền của.
8. Luôn cầu nguyện cho người tội lỗi cách chung và cách riêng cho anh em chủng sinh nếu có; thử tìm mọi cách để họ phục thiện, bàn hỏi những kẻ khôn ngoan kín đáo, đặc biệt cha linh hướng để có phương pháp hay, vừa tế nhị, kín đáo sửa đổi điều xấu gương mù, vừa giữ được thanh danh cho người phạm lỗi.
9. Trước khi vĩnh viễn từ giã chủng viện, hãy xin cha linh hướng chỉ dẫn về phận vụ và luật sống cho những ngày sẽ đến giữa đời.
LUẬT RIÊNG CHO NGƯỜI MẶC ÁO GIÁO SĨ
1. Đã mặc áo dòng, tất phải lo tiến đức, và mưu ích phần rỗi cho anh em: đấng bậc đòi phải như thế.
2. Phải giữ áo chùng khi ra ngoài: nếu mặc thường phục lúc đi đường xa hay lúc nào khác tùy luật địa phương, sẽ phải ăn mặc hẳn hoi. Ngay khi ở trong nhà, ăn mặc, đi đứng phải xứng là người thánh hiến.
3. Con người, sự ăn mặc phải sạch sẽ đứng đắn, nhưng tránh mọi vẻ đẹp phô trương. Trong nhà thờ, phòng áo, khi thi hành chức vụ thánh phải sốt sắng, nghiêm trang xứng đáng, được vậy, phải thông thạo nghi lễ; giữ điều hàng giáo sĩ đòi buộc, đặc biệt tuân phục Giám mục của mình.
4. Hết sức chăm học để đủ năng lực phục vụ Chúa và các linh hồn qua lời giảng dạy, tòa cáo giải, các nhiệm vụ thánh tùy khả năng.
5. Không bao giờ nghĩ tới hoặc vận động để nhận chức vụ cao, vừa có danh tiếng, vừa nhiều bổng lộc, trái lại nếu bị đặt vào chức vụ quan trọng và nguy hiểm, hãy bình tĩnh, phó thác, vâng theo ý Chúa, ý các bề trên và ban cố vấn. Học hành hay hành động đừng bao giờ nhằm chức vụ cao, để khỏi mất công nghiệp, mất những đức tính vững chắc, mất sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết” (Pl 4,7).
“Những ai theo quy luật sống ấy sẽ được hưởng bình an và lòng thương xót của của Chúa” (Gl 6,16).
LỜI NGUYỆN VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ
Lạy Chúa Giêsu Kitô, không vì công đức của con, chỉ vì Chúa thương mà gọi Angelo Giuse tôi tớ bất xứng, hèn hạ vào hàng giáo sĩ của Chúa, xin vì lời bầu cử của Mẹ thánh đáng mến Vô nhiễm và các thánh bổn mạng trên trời mà con đã phó mình cho lòng nhân hậu của các đấng, cho con được nung đốt bằng ngọn lửa đức ái như Gioan tông đồ khả ái, xin trau dồi con với các nhân đức, đặc biệt đức khiêm nhường, để con tận hiến xác hồn và mọi hoạt động mà tăng sự sáng danh Chúa, rạng rỡ cho Hội thánh bạn thanh sạch của Chúa, đốt lòng mọi người cháy lửa mến Chúa, để họ chỉ yêu và phục vụ một mình Chúa thôi, lửa mến làm cho vũ trụ trở thành nước Chúa, Chúa là vua đời dời, đáng chúc tụng, vua tình yêu, vua hòa bình, Chúa hằng sống, hằng trị của Chúa Cha làm một cùng Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen.
Linh đạo hôn phối theo thánh GH Gioan Phalô II: Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng
PTVV. Phạm Bá Nha
19:39 08/05/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài được phổ biến:
1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Hôm nay 08.05.2013, xin giới thiệu bài 4 « Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng » của Ptvv Phạm Bá Nha
DUYÊN LÀNH VÀ THÁNH THIỆN CỦA CẶP VỢ CHỒNG
Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân
tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân.
Và nhiều người muốn thánh thiện trong bậc vợ chồng
Con cái là vườn xuân, đem lại hạnh phúc và nguồn sinh lực trong gia đình. Nên phải chăm bón và nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi bậc vợ chồng. Dù gặp nhiều khó khăn, ngày nay, trong gia đình có nhiều người dấn thân phục vụ người khác và ý thức sâu xa về bảo tồn sự sống.
Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người quan tâm hơn hết đến gia đình,
Và đặc biệt vai trò vợ chồng trong việc thánh hóa bản thân và giáo dục sống đức tin Công Giáo. Ngày 02.04.1980, trong buổi triều yết, Đức Giáo Hoàng nói: “Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân. Và nhiều
Đức Gioan Phaolô II đã ban hành hiến chương các gia đình (24.11.1983) và mở năm Gia Đình (26.12.1993), gửi thư cho các gia đình (2.4.1994), lập Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống (11.2.1994), Gởi thư cho các lãnh đạo các quốc gia (19.3.1994), cảnh giác về chiều hướng văn hóa sự chết nơi hội nghị về Dân Số ở Cairo. Gửi thư cho trẻ em kết thúc năm Gia đình (13.12.1994).
Không phải dư thừa bàn lại hai phiá cạnh sống ‘‘Duyên Lành’’ và ‘‘Thánh Thiện’’ của cặp vợ chồng
1. VỢ CHỒNG SỐNG QUA DUYÊN LÀNH
Văn hóa gia đình VN ghi rõ nét từ khi tình yêu chớm nở tới khi thành gia thất.
Không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà trở thành vợ chồng. Hai người như có duyên và nợ với nhau. Bên ngoài như "đôi đũa lệch", thế mà vợ cHồng Yêu thương, chung thủy sắt son, ăn kiếp ở đời.
- Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn
- Theo nhau cho trọn đạo đời
Dẫu mà không chịu, trải tơi mà nằm
- Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em
- Thuyền theo lái, gái theo chồng
Hôn nhân gia đình được họ hàng chứng giám, tác thành
- Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng
Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu
Cùng nhau làm việc xây dựng mái ấm gia đình
- Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu
- Qua đồng ghé nón thăm chồng
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu
- Gái thương chồng, đương đông buổi chợ
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon
- Lấy chồng cận núi kề sông
Nước không lo cạn, củi không lo tìm
Kết quả là sinh con đẻ cái và cùng nhận trách nhiệm giáo dục
- Anh về chẻ nứa đan sàng
Chẻ tre đan chõng cho nàng ru con
- Thương ai bằng nỗi thương con
Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng
Luật đạo đời không xa nhau. Nếp sống và phong tục Việt Nam phù hợp phần nào với bí tích hôn nhân Công Giáo. Qua Thánh Kinh:
- Thiên Chúa dựng có nam có nữ, giống hình ảnh Ngài. (St 1, 2-28)
- Mục đích hôn nhân là sinh con cái để thờ phượng Thiên Chúa. (St 1, 20-28)
- Vợ chồng hoà hợp chung sống (St. 2, 18-24).
- Vợ chồng theo Việt Nam gọi là duyên. Công Giáo là ‘’Chúa se định’’ (x. St 4, 48-51)
- Bí tích hôn nhân ràng buộc sống đến cuối đời, không bỏ nhau. Họ là không còn là hai, mà là một xương một thịt. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không thể phân ly’’ (Mt 19,6).
- Họ sống đúng luật yêu mến Thiên Chúa và mọi người. (Mt 22, 37-39)
2. SỐNG HÒA HỢP THÁNH THIỆN
Lịch sử Giáo Hội cho hay, từ thánh thiện cá nhân ảnh hưởng tới khi chung sống vợ chồng và lây lan cả gia đình thánh thiện. Trong thời gian gần đây có nhiều cặp vợ chồng đạo đức thánh thiện xả thân phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng, được Giáo Hội tuyên phong lên bậc chân phước
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận trách nhiệm giáo dục của vợ chồng:
Sinh con không phải đáp lại nhu cầu nối tiếp giống nòi, nhưng là ước muốn tăng trưởng nhiệm thể, giáo dục con cái huấn luyện những kẻ thờ phương Chúa cách trung thực. Khám phá và khâm phục ý định cao cả Chúa về gia đình các con (ĐHV 491)
Trong thánh Kinh kể lại, Bà mẹ cùng 7 người con bị bắt, bà nhìn các con chết trước mặt trong một ngày. Mà bà can đảm cậy trông nơi Thiên Chúa. Bà khuyên từng người con: nhận biết Thiên Chúa, đừng sợ đao phủ, và thương mẹ, sinh ra và nuôi các con (x. 2Mcb 7, 1-42)
Kinh nghiệm mục vụ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết: Tình yêu luôn thao thức, không phải vì hoài nghi tình yêu của người bạn mình, nhưng vì thấy mình có trách nhiệm tạo cho nhau những gì mới mẻ, là cảm hứng, biến đổi, có khi chính bạn cũng không biết. Chính nỗi thao thức ấy là niềm vui. (ĐHV.471)
Mẫu gương sáng ngời nơi Ông bà Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi (Ý, 1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965),
Ngày 21-10-2001, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, tại công trường Thánh Phêrô Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã phong Chân Phước cho hai vợ chồng. Đó là Ông Bà Luigi Maria Beltrame Quattrocchi.
Đời sống đức tin của Ông Bà ghi lại nhiều nét độc đáo nổi bật:
- Trong những trang nhật ký khi mới quen nhau, và thư từ trao đổi, bằng tiếng Anh, vì thấy còn nhiều lỗi sai văn phạm, cho thấy từ thời xuân xanh, hai người trẻ đã có những tình cảm rất nồng nàn, say đắm theo đuổi lý tưởng. Hai ông bà thành hôn năm 1905. Sau 21 năm thành hôn, theo lời khuyên của cha linh hướng, hai người quyết từ bỏ đời sống tính dục. Lúc ấy ông Luigi mới 46 tuổi và bà Maria 41 tuổi. Các nhà chép sử cho rằng đây là sự độc thân cao cả không phải cuồng tín. Nhưng biểu lộ cho lòng khiết tịnh mở đường cho mức cao đời sống tâm linh.
- Mỗi sáng, ông bà siêng năng tham dự Thánh Lễ và rước lễ. Trong nhà tổ chức đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi chung. Cụ ông Luigi qua đời năm 71 tuổi. Những năm cuối đời cụ bà đã bỏ bớt thời giờ viết văn, để chuyên tâm cầu nguyện. Cụ Maria qua đời năm 81 tuổi. Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã nhấn mạnh đến những điểm nổi bật của đôi vợ chồng này về đời sống cầu nguyện, tham gia tích cực trong các sinh hoạt và phong trào của Giáo Hội, tạo bầu khí ấm cúng, sự qúi mến lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Về bà Maria, Đức Hồng Y xác định rằng bà đã trực diện trước cái chết, cụ Maria đã hoàn toàn phó thác ‘‘tình yêu và sự bí nhiệm nơi Chúa Quan Phòng’’.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng chủ phong nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta có một khẳng định dứt khoát rằng con đường nên thánh theo ơn gọi sống đời vợ chồng là có thể, là đẹp, là sinh hoa trái cách ngoại thường và là căn bản cho gia đình, xã hội và Giáo Hội.
Về hai Chân Phước, Đức Thánh Cha nói: Cả Hai đã sống cuộc sống hàng ngày qua con đường phi thường. Ngay giữa bao nhiêu niềm vui cũng như bao mối bận tâm của đời sống thường ngày, Họ đã có đời sống thiêng liêng hoàn hảo. Việc rước lễ hằng ngày là trung tâm của đời sống họ. Thêm vào đó, Họ có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt bằng việc lần hạt Mân Côi mỗi tối cũng như luôn biết tìm đến các sách thiêng liêng trong đời sống hằng ngày. Ông Luigi, qua bao lo toan, buồn vui, với tư cách là cha, là chồng, ông luôn quan tâm đến việc giáo dục và sống đức tin Kitô hữu trong gia đình. Trong khi đó, bà Maria là một nội trợ có văn hóa cao và một đức tin sâu đậm.
Sau đó, Đức Thánh Cha khích lệ những cặp đang gặp khó khăn trong đời sống đôi bạn, đau yếu hay con cái không được ngoan như mong muốn. Nhiều người khóc khi nghe Đức Thánh Cha đề cập đến những gian nan thử thách trong đời sống vợ chồng, và cảm động vì những lời khích lệ của ngài cũng như gương sáng của hai Chân Phước mới. (ĐMHCG. 11-2001, tr. 62-63)
Cần cha mẹ thánh thiện trước mới dễ bề giáo dục. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận: Ngạc nhiên khi nghe đến ơn gọi cha mẹ gia đình, người ta lầm tưởng khi dành ơn thiên triệu bậc trọn lành cho tu sỹ thôi. (ĐHV 476).
Đây là trường hợp Ông bà Chân Phước Louis Martin (Pháp, 1823-1894) và Zélie Guérin (1831-1877), song thân Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Ông Louis và bà Zélie ước ao nên thánh, quyết tâm nên thánh bằng công việc căn bản của mỗi Kitô hữu: chu toàn bổn phận trong gia đình, trong nghề nghiệp, sống đời sống bí tích, trung thành với việc cầu nguyện, tham gia sinh hoạt giáo xứ và góp phần vào những công việc bác ái từ thiện.
Từ thanh xuân hai người muốn đi tu.Ý Chúa nhiệm mầu, ngày 13.8.1858, Louis 35 tuổi, và Marie 29 tuổi, làm lễ thành hôn, tại nhà thờ Đức Mẹ thành Alençon, bắc Pháp. Ngay chiều ngày cưới, Louis đã nói với bạn trăm năm: mình ước ao giữ gìn với bạn như em mà thôi. Nhưng ít tháng sau, hai người đã hiểu được trách nhiệm vợ chồng.
Ước mong duy nhất là có con trai làm linh mục Truyền giáo. Ông bà sinh hạ 9 người con. Hai trai và hai gái đã về Thiên Đàng sớm. Còn lại 5 gái đều đi tu: Marie Louis (1860-1940), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Pauline (1861-1951), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Léonie (1883-1941), tu Dòng Thăm Viếng. Marie Céline (1869-1959) tu Dòng Kín Lisieux và Marie Françoise Thérèse (1873-1897) tu dòng Kín Lisieux. Lấy tên Thérèse de Jésus
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước và nói trong giảng lễ, 19.10.2008, tại Lisieux:
“Cặp vợ chồng này đã loan truyền Phúc Âm của Kitô qua hôn nhân gương mẫu của họ. Họ nhiệt thành sống đức tin và chuyển tiếp cho gia đình và mọi người chung quanh. Qua lời kinh và nhân chứng Phúc Âm song thân thánh Têrêsa đồng hành và chia sẻ hành trình đức tin của ái nữ", người được Chúa gọi để tận hiến cho Người bên trong các bức tường của tu viện Camêlo.
Chính tại đây, trong bóng tối Dòng Kín, thánh Têrêsa ý thức được ơn gọi của mình là "Tình yêu trong trái tim Giáo Hội". Nghĩ đến phong thánh cho Ông Bà Martin, tôi muốn nhắc lại ý chỉ khác mà tôi yêu thích có là gia đình. Gia đình có vai trò căn bản trong việc nuôi dưỡng con cái trong tinh thần hoàn vũ, cởi mở và đáp ứng với thế giới và các vấn nạn hiện nay và tạo dựng các ơn gọi cho đời sống truyền giáo. (DCAC 313, 11.2008, tr.18)
Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế "mục vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay" (Gaudium et Spes) đã nói đến sự thánh thiện hôn nhân và gia đình: Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống vợ chồng định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận không thể rút lui… nhờ sức mạnh của bí tích này, họ thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình, nhờ đó tất cả đời sống của họ thấm nhuần Đức Tin, Cậy Mến và càng ngày họ càng tiến gần sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau. Cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa. (x. 48)
Công Đồng xác nhận thêm đặc tính hôn nhân là Thiên Chúa muốn tất cả mọi người thành một gia đình đối xử với nhau bình đẳng tình huynh đệ. Và nhất là được thánh hóa hai người ‘nên một, như chúng ta nên một’’ (x. Ga 17, 21-22), (x. số 24)
Trong buổi triều yết, 6.11.2013, tại công trường Thánh Phêrô, với hơn 100.000 khách hành hương, trong đó có khoảng 100 trẻ em tàn tật, đức Phanxicô nói: Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không ích lợi cho Giáo Hội. Vì ở đâu không có tình yêu thương, thì sự trống rỗng được lấp đầy bởi ích kỷ. Sống hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc riêng mình, mà chia sẻ với đau khổ và vui mừng của anh em khác (x. 1Cr 12,26)
Cuối lời huấn dụ, ngài xin mọi người làm cử chỉ bác ái, không phải xin tiền. Ngài kể vừa đi thăm em Noemi, 1 tuổi rưỡi, bị bệnh nặng: Em cười thật tội nghiệp. Chúng ta không biết em, nhưng em được rửa tội, một Kitô hữu. Trong thinh lặng xin Chúa và đọc kinh Kính Kính Mừng, xin Đức Mẹ cho em sức khỏe, cho những cha mẹ khôn ngoan thánh thiện nuôi và giáo dục con. Mọi người trong quảng trường cùng đọc kinh Kính Mừng.
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài được phổ biến:
1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Hôm nay 08.05.2013, xin giới thiệu bài 4 « Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng » của Ptvv Phạm Bá Nha
DUYÊN LÀNH VÀ THÁNH THIỆN CỦA CẶP VỢ CHỒNG
Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân
tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân.
Và nhiều người muốn thánh thiện trong bậc vợ chồng
Con cái là vườn xuân, đem lại hạnh phúc và nguồn sinh lực trong gia đình. Nên phải chăm bón và nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi bậc vợ chồng. Dù gặp nhiều khó khăn, ngày nay, trong gia đình có nhiều người dấn thân phục vụ người khác và ý thức sâu xa về bảo tồn sự sống.
Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người quan tâm hơn hết đến gia đình,
Và đặc biệt vai trò vợ chồng trong việc thánh hóa bản thân và giáo dục sống đức tin Công Giáo. Ngày 02.04.1980, trong buổi triều yết, Đức Giáo Hoàng nói: “Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân. Và nhiều
Đức Gioan Phaolô II đã ban hành hiến chương các gia đình (24.11.1983) và mở năm Gia Đình (26.12.1993), gửi thư cho các gia đình (2.4.1994), lập Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống (11.2.1994), Gởi thư cho các lãnh đạo các quốc gia (19.3.1994), cảnh giác về chiều hướng văn hóa sự chết nơi hội nghị về Dân Số ở Cairo. Gửi thư cho trẻ em kết thúc năm Gia đình (13.12.1994).
Không phải dư thừa bàn lại hai phiá cạnh sống ‘‘Duyên Lành’’ và ‘‘Thánh Thiện’’ của cặp vợ chồng
1. VỢ CHỒNG SỐNG QUA DUYÊN LÀNH
Văn hóa gia đình VN ghi rõ nét từ khi tình yêu chớm nở tới khi thành gia thất.
Không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà trở thành vợ chồng. Hai người như có duyên và nợ với nhau. Bên ngoài như "đôi đũa lệch", thế mà vợ cHồng Yêu thương, chung thủy sắt son, ăn kiếp ở đời.
- Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn
- Theo nhau cho trọn đạo đời
Dẫu mà không chịu, trải tơi mà nằm
- Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em
- Thuyền theo lái, gái theo chồng
Hôn nhân gia đình được họ hàng chứng giám, tác thành
- Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng
Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu
Cùng nhau làm việc xây dựng mái ấm gia đình
- Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu
- Qua đồng ghé nón thăm chồng
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu
- Gái thương chồng, đương đông buổi chợ
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon
- Lấy chồng cận núi kề sông
Nước không lo cạn, củi không lo tìm
Kết quả là sinh con đẻ cái và cùng nhận trách nhiệm giáo dục
- Anh về chẻ nứa đan sàng
Chẻ tre đan chõng cho nàng ru con
- Thương ai bằng nỗi thương con
Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng
Luật đạo đời không xa nhau. Nếp sống và phong tục Việt Nam phù hợp phần nào với bí tích hôn nhân Công Giáo. Qua Thánh Kinh:
- Thiên Chúa dựng có nam có nữ, giống hình ảnh Ngài. (St 1, 2-28)
- Mục đích hôn nhân là sinh con cái để thờ phượng Thiên Chúa. (St 1, 20-28)
- Vợ chồng hoà hợp chung sống (St. 2, 18-24).
- Vợ chồng theo Việt Nam gọi là duyên. Công Giáo là ‘’Chúa se định’’ (x. St 4, 48-51)
- Bí tích hôn nhân ràng buộc sống đến cuối đời, không bỏ nhau. Họ là không còn là hai, mà là một xương một thịt. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không thể phân ly’’ (Mt 19,6).
- Họ sống đúng luật yêu mến Thiên Chúa và mọi người. (Mt 22, 37-39)
2. SỐNG HÒA HỢP THÁNH THIỆN
Lịch sử Giáo Hội cho hay, từ thánh thiện cá nhân ảnh hưởng tới khi chung sống vợ chồng và lây lan cả gia đình thánh thiện. Trong thời gian gần đây có nhiều cặp vợ chồng đạo đức thánh thiện xả thân phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng, được Giáo Hội tuyên phong lên bậc chân phước
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận trách nhiệm giáo dục của vợ chồng:
Sinh con không phải đáp lại nhu cầu nối tiếp giống nòi, nhưng là ước muốn tăng trưởng nhiệm thể, giáo dục con cái huấn luyện những kẻ thờ phương Chúa cách trung thực. Khám phá và khâm phục ý định cao cả Chúa về gia đình các con (ĐHV 491)
Trong thánh Kinh kể lại, Bà mẹ cùng 7 người con bị bắt, bà nhìn các con chết trước mặt trong một ngày. Mà bà can đảm cậy trông nơi Thiên Chúa. Bà khuyên từng người con: nhận biết Thiên Chúa, đừng sợ đao phủ, và thương mẹ, sinh ra và nuôi các con (x. 2Mcb 7, 1-42)
Kinh nghiệm mục vụ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết: Tình yêu luôn thao thức, không phải vì hoài nghi tình yêu của người bạn mình, nhưng vì thấy mình có trách nhiệm tạo cho nhau những gì mới mẻ, là cảm hứng, biến đổi, có khi chính bạn cũng không biết. Chính nỗi thao thức ấy là niềm vui. (ĐHV.471)
Mẫu gương sáng ngời nơi Ông bà Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi (Ý, 1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965),
Ngày 21-10-2001, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, tại công trường Thánh Phêrô Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã phong Chân Phước cho hai vợ chồng. Đó là Ông Bà Luigi Maria Beltrame Quattrocchi.
Đời sống đức tin của Ông Bà ghi lại nhiều nét độc đáo nổi bật:
- Trong những trang nhật ký khi mới quen nhau, và thư từ trao đổi, bằng tiếng Anh, vì thấy còn nhiều lỗi sai văn phạm, cho thấy từ thời xuân xanh, hai người trẻ đã có những tình cảm rất nồng nàn, say đắm theo đuổi lý tưởng. Hai ông bà thành hôn năm 1905. Sau 21 năm thành hôn, theo lời khuyên của cha linh hướng, hai người quyết từ bỏ đời sống tính dục. Lúc ấy ông Luigi mới 46 tuổi và bà Maria 41 tuổi. Các nhà chép sử cho rằng đây là sự độc thân cao cả không phải cuồng tín. Nhưng biểu lộ cho lòng khiết tịnh mở đường cho mức cao đời sống tâm linh.
- Mỗi sáng, ông bà siêng năng tham dự Thánh Lễ và rước lễ. Trong nhà tổ chức đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi chung. Cụ ông Luigi qua đời năm 71 tuổi. Những năm cuối đời cụ bà đã bỏ bớt thời giờ viết văn, để chuyên tâm cầu nguyện. Cụ Maria qua đời năm 81 tuổi. Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã nhấn mạnh đến những điểm nổi bật của đôi vợ chồng này về đời sống cầu nguyện, tham gia tích cực trong các sinh hoạt và phong trào của Giáo Hội, tạo bầu khí ấm cúng, sự qúi mến lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Về bà Maria, Đức Hồng Y xác định rằng bà đã trực diện trước cái chết, cụ Maria đã hoàn toàn phó thác ‘‘tình yêu và sự bí nhiệm nơi Chúa Quan Phòng’’.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng chủ phong nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta có một khẳng định dứt khoát rằng con đường nên thánh theo ơn gọi sống đời vợ chồng là có thể, là đẹp, là sinh hoa trái cách ngoại thường và là căn bản cho gia đình, xã hội và Giáo Hội.
Về hai Chân Phước, Đức Thánh Cha nói: Cả Hai đã sống cuộc sống hàng ngày qua con đường phi thường. Ngay giữa bao nhiêu niềm vui cũng như bao mối bận tâm của đời sống thường ngày, Họ đã có đời sống thiêng liêng hoàn hảo. Việc rước lễ hằng ngày là trung tâm của đời sống họ. Thêm vào đó, Họ có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt bằng việc lần hạt Mân Côi mỗi tối cũng như luôn biết tìm đến các sách thiêng liêng trong đời sống hằng ngày. Ông Luigi, qua bao lo toan, buồn vui, với tư cách là cha, là chồng, ông luôn quan tâm đến việc giáo dục và sống đức tin Kitô hữu trong gia đình. Trong khi đó, bà Maria là một nội trợ có văn hóa cao và một đức tin sâu đậm.
Sau đó, Đức Thánh Cha khích lệ những cặp đang gặp khó khăn trong đời sống đôi bạn, đau yếu hay con cái không được ngoan như mong muốn. Nhiều người khóc khi nghe Đức Thánh Cha đề cập đến những gian nan thử thách trong đời sống vợ chồng, và cảm động vì những lời khích lệ của ngài cũng như gương sáng của hai Chân Phước mới. (ĐMHCG. 11-2001, tr. 62-63)
Cần cha mẹ thánh thiện trước mới dễ bề giáo dục. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận: Ngạc nhiên khi nghe đến ơn gọi cha mẹ gia đình, người ta lầm tưởng khi dành ơn thiên triệu bậc trọn lành cho tu sỹ thôi. (ĐHV 476).
Đây là trường hợp Ông bà Chân Phước Louis Martin (Pháp, 1823-1894) và Zélie Guérin (1831-1877), song thân Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Ông Louis và bà Zélie ước ao nên thánh, quyết tâm nên thánh bằng công việc căn bản của mỗi Kitô hữu: chu toàn bổn phận trong gia đình, trong nghề nghiệp, sống đời sống bí tích, trung thành với việc cầu nguyện, tham gia sinh hoạt giáo xứ và góp phần vào những công việc bác ái từ thiện.
Từ thanh xuân hai người muốn đi tu.Ý Chúa nhiệm mầu, ngày 13.8.1858, Louis 35 tuổi, và Marie 29 tuổi, làm lễ thành hôn, tại nhà thờ Đức Mẹ thành Alençon, bắc Pháp. Ngay chiều ngày cưới, Louis đã nói với bạn trăm năm: mình ước ao giữ gìn với bạn như em mà thôi. Nhưng ít tháng sau, hai người đã hiểu được trách nhiệm vợ chồng.
Ước mong duy nhất là có con trai làm linh mục Truyền giáo. Ông bà sinh hạ 9 người con. Hai trai và hai gái đã về Thiên Đàng sớm. Còn lại 5 gái đều đi tu: Marie Louis (1860-1940), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Pauline (1861-1951), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Léonie (1883-1941), tu Dòng Thăm Viếng. Marie Céline (1869-1959) tu Dòng Kín Lisieux và Marie Françoise Thérèse (1873-1897) tu dòng Kín Lisieux. Lấy tên Thérèse de Jésus
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước và nói trong giảng lễ, 19.10.2008, tại Lisieux:
“Cặp vợ chồng này đã loan truyền Phúc Âm của Kitô qua hôn nhân gương mẫu của họ. Họ nhiệt thành sống đức tin và chuyển tiếp cho gia đình và mọi người chung quanh. Qua lời kinh và nhân chứng Phúc Âm song thân thánh Têrêsa đồng hành và chia sẻ hành trình đức tin của ái nữ", người được Chúa gọi để tận hiến cho Người bên trong các bức tường của tu viện Camêlo.
Chính tại đây, trong bóng tối Dòng Kín, thánh Têrêsa ý thức được ơn gọi của mình là "Tình yêu trong trái tim Giáo Hội". Nghĩ đến phong thánh cho Ông Bà Martin, tôi muốn nhắc lại ý chỉ khác mà tôi yêu thích có là gia đình. Gia đình có vai trò căn bản trong việc nuôi dưỡng con cái trong tinh thần hoàn vũ, cởi mở và đáp ứng với thế giới và các vấn nạn hiện nay và tạo dựng các ơn gọi cho đời sống truyền giáo. (DCAC 313, 11.2008, tr.18)
Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế "mục vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay" (Gaudium et Spes) đã nói đến sự thánh thiện hôn nhân và gia đình: Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống vợ chồng định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận không thể rút lui… nhờ sức mạnh của bí tích này, họ thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình, nhờ đó tất cả đời sống của họ thấm nhuần Đức Tin, Cậy Mến và càng ngày họ càng tiến gần sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau. Cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa. (x. 48)
Công Đồng xác nhận thêm đặc tính hôn nhân là Thiên Chúa muốn tất cả mọi người thành một gia đình đối xử với nhau bình đẳng tình huynh đệ. Và nhất là được thánh hóa hai người ‘nên một, như chúng ta nên một’’ (x. Ga 17, 21-22), (x. số 24)
Trong buổi triều yết, 6.11.2013, tại công trường Thánh Phêrô, với hơn 100.000 khách hành hương, trong đó có khoảng 100 trẻ em tàn tật, đức Phanxicô nói: Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không ích lợi cho Giáo Hội. Vì ở đâu không có tình yêu thương, thì sự trống rỗng được lấp đầy bởi ích kỷ. Sống hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc riêng mình, mà chia sẻ với đau khổ và vui mừng của anh em khác (x. 1Cr 12,26)
Cuối lời huấn dụ, ngài xin mọi người làm cử chỉ bác ái, không phải xin tiền. Ngài kể vừa đi thăm em Noemi, 1 tuổi rưỡi, bị bệnh nặng: Em cười thật tội nghiệp. Chúng ta không biết em, nhưng em được rửa tội, một Kitô hữu. Trong thinh lặng xin Chúa và đọc kinh Kính Kính Mừng, xin Đức Mẹ cho em sức khỏe, cho những cha mẹ khôn ngoan thánh thiện nuôi và giáo dục con. Mọi người trong quảng trường cùng đọc kinh Kính Mừng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Hoa
Richard Drysdale
21:08 08/05/2014
Ảnh của Richard Drysdale
Thượng đế yêu hoa,
nên Ngài tạo dựng đất đai.
God loved the flowers and invented soil.
(Jacques Deval)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 01/05 - 08/05/2014 - Câu chuyện về Chân phước Catarina dòng thánh Augustinô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:01 08/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ Sáu Mùng 2 tháng 5 tại tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng trong thế giới ngày nay vẫn còn có những loại "cảnh sát tư tưởng” và ở một số nước người ta vẫn có thể đi tù vì sở hữu một cuốn Kinh Thánh hoặc vì đeo một cây thánh giá. Đức Thánh Cha nói với những người hiện diện rằng ngài đã khóc vì các Kitô hữu tiếp tục chịu đóng đinh, đặc biệt trước hiện trạng ngày nay có quá nhiều những kẻ giết người khác nhân danh Thiên Chúa.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được lấy ý từ trình thuật Tin Mừng Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều và từ bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó các môn đệ của Chúa Kitô bị Thượng Hội Ðồng Do Thái đánh đập. Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba biểu tượng : đầu tiên là tình yêu của Chúa Giêsu dành cho dân chúng, kế đến là sự chú ý của Ngài đến những vấn nạn của họ; và cuối cùng là thái độ của giới thẩm quyền Do Thái.
Theo Đức Thánh Cha, Chúa không quan tâm đến việc có bao nhiêu người theo Ngài, Ngài "không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện một cuộc điều tra dân số " để xem "Giáo Hội đã phát triển hay không... không có! Ngài giảng dạy, yêu thương, đồng hành, tiến bước trên đường với mọi người, hiền lành và khiêm nhường". Ngài nói với thẩm quyền, có nghĩa là, với "sức mạnh của tình yêu" .
Trong khi đó, giới thẩm quyền Do Thái lại giữ một thái độ ghen tuông vì họ không thể chịu được thực tế là ngày càng có nhiều người theo Chúa Giêsu. Họ không thể chịu đựng được. Họ ghen tị. Đây là một thái độ thực sự xấu xa vì chúng ta biết rằng cha đẻ của ghen tị là ‘ma quỷ’ . Nó đã thông qua ghen tị mà dẫn đưa sự ác đến thế gian
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng:
“Những người này biết rõ Ðức Giêsu là ai. Họ biết chứ! Nhưng chính những kẻ ấy đã hối lộ cho lính canh để phao tin rằng các môn đệ Chúa Giêsu đã đánh cắp thi hài của Ngài! " .
“Họ đã trả tiền để bịt miệng sự thật. Con người đôi khi có thể rất độc ác. Chẳng hạn, khi họ trả tiền để che giấu sự thật, lúc đó họ phạm một điều ác rất lớn. Mọi người biết họ là ai. Bình thường ra, người ta sẽ không theo họ, nhưng dân chúng phải chịu đựng họ vì họ có quyền lực: quyền lực của giáo phái, thẩm quyền của tôn giáo tại thời điểm đó, hay quyền lực của một thứ chính quyền nhân dân ... và Chúa Giêsu nói rằng những kẻ này áp chế mọi người, bắt dân chúng mang vác họ trên vai. Những kẻ ấy không thể chịu đựng được sự hiền lành của Chúa Giêsu, họ không thể chịu đựng được sự hiền lành của Tin Mừng, họ không thể chịu đựng được tình yêu; và vì thế và họ đã trả tiền vì lòng ghen tị, vì hận thù" .
Trong Thượng Hội Ðồng Do Thái, có một người “khôn ngoan” tên là Gamalien. Ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông đề nghị trả tự do cho các tông đồ vì nếu ý định hay công việc của các tông đồ là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì Thượng Hội Ðồng Do Thái không thể nào phá huỷ được; và lại trở thành những kẻ chống Thiên Chúa. Họ đã tán thành ý kiến của ông, kêu các tông đồ đến đánh đòn các ngài và truyền không được nói đến tên Giêsu nữa.
"Những kẻ này, với thủ đoạn chính trị lắt léo của họ, thao túng Giáo Hội của họ để tiếp tục thống trị con người ... Họ cho mình cái quyền làm cảnh sát tư tưởng, làm chủ tể của lương tâm ... Ngay cả trong thế giới ngày nay, có rất nhiều những kẻ như thế" .
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng: "Tôi đã khóc khi đọc thấy những báo cáo về các Kitô hữu vẫn tiếp tục chịu đóng đinh tại một số quốc gia trên thế giới. Ngày hôm nay vẫn còn có những người bị giết và bị bắt bớ vì danh Thiên Chúa. Ngày hôm nay vẫn còn, thưa anh chị em, và chúng ta thấy nhiều người như các tông đồ vui mừng vì họ thấy xứng đáng phải chịu nhục vì danh Chúa Kitô.”
2. Thước đo một cộng đoàn Kitô
Cộng đoàn Kitô phải có khả năng thuận thảo hoàn toàn bên trong nội bộ hầu có thể làm chứng cho Chúa Kitô với thế giới bên ngoài, ngăn chặn không để xảy ra bất kỳ những đau khổ và chịu đựng của các thành viên. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đó là "ba đặc điểm của những người đã được tái sinh". Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã tập trung vào điều mà Giáo Hội chiếu rọi ánh sáng trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh: đó là "sự tái sinh từ trên cao" của chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho nhóm các Kitô hữu tiên khởi là những người "vào lúc ấy vẫn chưa có một danh xưng" .
"Họ đồng tâm nhất trí". Hòa bình. Một cộng đoàn trong hòa bình. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn này không có chỗ cho tin đồn, cho ghen tị , vu khống , và phỉ báng nhưng chỉ có chỗ cho hòa bình và tha thứ: . . .Tình yêu bao phủ tất cả mọi thứ. Để hội đủ điều kiện có một cộng đoàn Kitô, chúng ta phải đặt câu hỏi về thái độ của mỗi người Kitô hữu: Họ có nhu mì, khiêm tốn không? Hay họ tranh giành quyền lực với nhau trong cộng đoàn đó? Họ có cãi vã ghen tị? có tin đồn không? Nếu có những thứ như thế, họ không phải đang trên con đường của Chúa Giêsu Chúa Kitô. Nhận thức rõ điều này là rất quan trọng, bởi vì ma quỷ luôn luôn cố gắng chia rẽ chúng ta. Nó là cha đẻ của chia rẽ" .
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Những chuyện ganh tị, cãi vã về tín lý hay tranh giành quyền lực cũng xảy ra trong các cộng đoàn tiên khởi sau đó như chuyện những bà góa than phiền không được trợ giúp và các thánh Tông Đồ phải đặt ra những phó tế chuyên lo chuyện đó. Tuy nhiên, “những ưu điểm” vẫn vượt trội hơn và cho thấy những đặc tính của một cộng đoàn thực sự được tái sinh trong Thánh Thần: một cộng đoàn hài hòa và làm chứng cho đức tin. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các cộng đoàn Kitô ngày nay suy tư trên những điều này:
"Cộng đoàn này của chúng ta có làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô hay không? Giáo xứ này, cộng đoàn này, giáo phận này có thực sự tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại không? Hay là ‘Vâng, Ngài đã sống lại, nhưng chỉ ở đây, bởi vì họ chỉ là các tín hữu khi ở đây, còn con trái tim của họ thì ở nơi xa xôi khác.’ Rồi chúng ta cũng phải nghĩ xem chúng ta làm chứng cho Chúa Giêsu hằng sống và ngự giữa chúng ta như thế nào? Đó là cách chúng ta chứng thực cộng đoàn chúng ta là một cộng đoàn Kitô”
Đặc điểm thứ ba từ đó chúng ta có thể đo lường cuộc sống của một cộng đoàn Kitô là "người nghèo". Và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô phân biệt hai điểm để đánh giá:
"Đầu tiên, là thái độ của anh chị em hoặc thái độ của cộng đoàn này đối với người nghèo là gì? Thứ hai, là cộng đoàn này có tinh thần khó nghèo hay không? khó nghèo trong con tim, khó nghèo trong tâm hồn? Hay nó đặt niềm tin của mình nơi sự giàu có? Hài hòa, chứng tá, khó nghèo và chăm sóc cho người nghèo là những gì Chúa Giêsu đã giải thích với ông Nicôđêmô: điều này xuất phát từ trên cao bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất có thể làm điều này. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội được xây dựng bởi Chúa Thánh Thần là Đấng tạo ra sự hiệp nhất. Thánh Linh dẫn chúng ta đến chứng tá. Thánh Linh làm cho chúng ta trở nên nghèo, bởi vì Ngài là sự giàu có của chúng ta và dẫn chúng ta đến việc chăm sóc cho người nghèo " .
Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tiến bước trên con đường tái sinh thông qua quyền năng của Bí Tích Rửa Tội.
3. Đức Thánh Cha Phanxicô phê bình những Kitô hữu “như loài dơi”
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết có những người Kitô hữu sợ niềm vui và ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô; và thích nỗi buồn cũng như bóng tối giống như loài dơi. Điều quan trọng là Kitô hữu phải hân hoan vui vẻ, chứ đừng buồn sầu hay sợ hãi. Đó là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha tại tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Năm Mùng 01 tháng Năm.
Phân tích bài phúc âm thuật lại việc Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý một chi tiết trong bài trình thuật là thay vì vui mừng vì sự sống lại của Thầy mình, các môn đệ đã sợ hãi.
"Đây là căn bệnh thường thấy của một Kitô hữu. Chúng ta sợ niềm vui. Người ta thường nghĩ: Đúng, tôi tin có Thiên Chúa, nhưng Ngài ở tuốt chỗ đó. Chúa Giêsu đúng là đã sống lại và Ngài ở tuốt chỗ đó. Hơi xa. Chúng ta sợ gần gũi với Chúa Giêsu vì điều này đem lại cho chúng ta niềm vui chăng? Và đây là lý do tại sao có rất nhiều Kitô hữu với khuôn mặt đưa đám, phải không? Đó là những người có một cuộc sống dường như một đám tang bất tận. Họ thích nỗi buồn hơn niềm vui. Họ thích sống trong bóng tối hơn là trong ánh sáng của niềm vui, giống như những loài động vật chỉ đi ra vào ban đêm, không phải giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là những người không thể nhìn thấy bất cứ điều gì như dơi vậy. Và với một chút hài hước chúng ta có thể nói rằng có những con dơi Kitô hữu là những người thích bóng tối hơn là ánh sáng sự hiện diện của Chúa."
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu qua sự phục sinh của Ngài mang lại cho chúng ta niềm vui được trở nên các Kitô hữu và theo Ngài kề cận, niềm vui của đi trên con đường Tám Mối Phúc Thật .
"Quá thường khi chúng ta khó chịu hay sợ hãi niềm vui này hoặc chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thấy ma hay tin rằng Chúa Giêsu chỉ là một cách hành xử. ‘chúng ta là những Kitô hữu và vì vậy chúng ta phải cư xử như thế này. Nhưng mà Chúa Giêsu ở đâu? Không, Chúa Giêsu ở trên thiên đàng. Anh chị em có nói chuyện với Chúa Giêsu không? Anh chị em có nói với Chúa rằng: ‘Lạy Chúa con tin Chúa hằng sống, Chúa đã sống lại, và Chúa đang kề cận bên con và Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con? Một đời sống Kitô hữu đích thực phải là điều này: đó là một cuộc đối thoại với Chúa Giêsu, bởi vì - thật sự - Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, luôn luôn có bên cạnh chúng ta với những vấn đề của chúng ta và những khó khăn của chúng ta , với những việc làm tốt của chúng ta" .
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách ghi nhận bao nhiêu lần chúng ta những Kitô hữu không vui vì chúng ta sợ! Chúng ta là Kitô hữu vấp phạm vì Thánh Giá.
"Ở nước tôi có một câu nói như thế này: ‘Sau khi đã bị bỏng bởi sữa đun sôi, nhìn thấy một con bò là bạn bắt đầu khóc.’ Những người này bị bỏng bởi thảm kịch của thập giá và nói: ‘Không, chúng ta hãy dừng lại ở đây. Chúa về trời rồi: mọi thứ tốt rồi. Ngài đã sống lại nhưng tốt nhất là Ngài đừng bao giờ trở lại bởi vì chúng ta không biết làm sao ứng phó’.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta tất cả những gì Ngài đã làm cho các môn đệ là những người đã kinh hoàng trước niềm vui: đó là xin Chúa mở tâm trí chúng ta ra: Ngài đã mở trí của họ để hiểu Kinh Thánh, xin Ngài cũng mở tâm trí chúng ta và giúp chúng ta hiểu rằng Ngài là một thực tại sống động, Ngài có một thân thể, Ngài ở với chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và Ngài đã chiến thắng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn đừng sợ niềm vui.
4. Câu chuyện về Chân phước Catarina dòng thánh Augustinô
Chân phước Catarina sinh ngày mùng 3 tháng Năm năm 1632 trong một ngôi làng nhỏ bên nước Pháp. Ngài được chịu phép Thanh tẩy cùng ngày hôm ấy. Các thành viên trong gia đình Catarina là những Kitô hữu rất đạo đức. Ông bà nội của Catarina đã nêu gương đặc biệt qua việc quan tâm đến những người nghèo khổ. Catarina chăm chú quan sát với đôi mắt tròn xoe ngây thơ khi bà nội của ngài dắt về nhà một người hành khất khuyết tật cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà đã cho ông ta nước tắm, quần áo sạch và cả một bữa ăn ngon. Tối hôm ấy, khi Catarina và ông bà ngồi xung quanh bếp lửa, họ đã cùng nhau đọc to kinh Lạy Cha. Họ cảm tạ Thiên Chúa vì những phúc lành Người đã thương ban.
Bởi vì chẳng có bệnh viện nào trong thị trấn nhỏ bé của họ, nên những người đau bệnh đã được điều trị ngay tại căn nhà của ông bà nội. Catarina hiểu rằng bệnh tật và đau khổ đòi phải có lòng kiên nhẫn chịu đựng. Chỉ mới là một cô gái nhỏ nhưng Catarina cũng biết cầu nguyện xin Đức Chúa Giêsu cất bớt đau khổ cho họ. Ngay khi còn rất trẻ, Catarina đã gia nhập dòng nữ Augustinô, lúc ấy mới thành lập. Họ chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện. Ngày 24 tháng Mười năm 1646, Catarina nhận áo dòng. Đó cũng là ngày người chị gái của Catarina tuyên lời khấn thánh. Năm 1648, Catarina nghe biết các linh mục thừa sai xin các nữ tu đến truyền giáo tại vùng Đất Mới của nước Pháp và Canađa. Chị của Catarina được chọn làm người đầu tiên trong hội dòng đi Canađa truyền giáo. Lúc ấy, Catarina chỉ mới được mười sáu tuổi nhưng cũng xin tình nguyện đi. Catarina tuyên các lời khấn thánh ngày mùng 4 tháng Năm năm 1648. Rồi ngày hôm sau, Catarina trẩy tàu đến Canađa. Hôm đó là ngày áp sinh nhật lần thứ mười sáu của ngài.
Cuộc sống nơi Quêbéc, Canađa thật khó khăn. Sơ Catarina yêu mến các cư dân sống ở đây. Những người thổ dân cảm thấy thật dễ chịu vì thái độ vui vẻ của Catarina. Catarina nấu nướng và chăm sóc những người đau ốm trong khu bệnh xá nghèo nàn của dòng. Nhưng Catarina cũng cảm thấy sợ hãi. Những người thổ dân Irôquơ đang giết chết nhiều người và đốt phá nhiều làng mạc. Catarina cầu nguyện cho thánh Brêbô, một linh mục dòng Tên, đã bị những người Irôquơ giết hại năm 1649. Catarina xin thánh nhân giúp mình trung thành bền đỗ trong ơn gọi tu trì. Trong lòng, Catarina nghe thấy thánh nhân khuyên hãy ở lại. Thế rồi, thực phẩm dần dần khan hiếm; và về mùa đông, khí hậu trở nên cực kỳ giá lạnh. Vài người trong số các nữ tu không thể chịu đựng nổi cuộc sống khắc nghiệt và sự đe dọa của thần chết. Và thật tiếc thay, họ đã trở về nước Pháp. Sơ Catarina cũng lo sợ. Đôi lúc sơ hầu như không thể cầu nguyện được. Sơ cảm thấy buồn sầu đang khi mỉm cười với hết thảy những người thân yêu mà sơ chăm sóc trong dãy nhà thương dành cho các bệnh nhân. Thế rồi, chính trong lúc mọi sự mù mịt và đen tối nhất xảy đến, sơ Catarina đã khấn là sẽ không bao giờ rời bỏ Canađa. Sơ đoan hứa rằng sẽ ở lại làm những công việc bác ái cho đến chết. Khi thực hiện lời khấn này, sơ Catarina mới chỉ có hai mươi hai tuổi.
Tuy cuộc sống khai hoang mở đường nơi vùng đất Pháp thuộc có nhiều khó khăn, thì càng ngày vẫn càng có thêm nhiều người đến đây cư trú. Giáo Hội phát triển. Thiên Chúa chúc lành cho miền đất mới qua việc ban thêm các vị thừa sai. Vào năm 1665, sơ Catarina trở thành Mẹ tập sư của cộng đoàn. Sơ vẫn tiếp tục sống đời cầu nguyện và giúp việc bệnh xá cho tới lúc qua đời. Sơ Maria Catarina dòng thánh Augustinô mất ngày mùng 8 tháng Năm năm 1668, hưởng dương ba mươi sáu tuổi. Đến năm 1989, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong sơ Catarina lên bậc chân phước.
Đức Chúa Giêsu không hứa với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta sẽ được thoải mái dễ chịu, không có đau khổ hoặc phiền toái chi. Người chỉ hứa sẽ luôn luôn ở với chúng ta. Khi gặp sợ hãi hay chán nản, chúng ta hãy cầu xin chân phước Catarina dòng thánh Augustinô ban cho chúng ta chút lòng can đảm của ngài.