Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật VI Phục Sinh B
Lm Jude Siciliano OP
01:37 03/05/2018
TDCV 10: 25-26, 34-35, 44-48;; Tvịnh 97; 1 Ga 4: 7-10; Gioan 15: 9-17
Trong những tuần lễ sau lễ Phục sinh, các bài Phúc Âm đã nói về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Ngài. Nhưng Chúa Nhật tuần trước và hôm nay có một sự thay đổi. Bây giờ chúng ta đang nghe những lời từ biệt của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng. Mặc dù chúng ta vẫn còn trong mùa Phục Sinh, Tại sao lại nhắc lại những lời Chúa nói với chúng ta từ đêm trước khi bị đóng đinh. Có thể đây chỉ là cách nói lời chia tay của Chúa Giêsu, theo đó Ngài hướng dẫn và xác nhận những hệ quả cuối cùng - mặc dù các môn đệ sẽ bị xa cách Chúa nhưng theo một cách nào đó, giáo hội và nhân loại sẽ luôn có Ngài hiện diện theo một cách khác. Trong nghi thức phụng vụ của ngày Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đang chuẩn bị để mừng lễ thăng thiên, là lễ Chúa Giêsu trở về cùng Chúa Cha và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, là việc Ngài gửi Thánh Linh của Ngài đến cho Giáo hội. Chúng ta có thể thấy tâm tình của Chúa Giêsu, giống như một người cha, trước khi ra đi, gởi lại hành trang cho các môn đệ để thi hành sứ vụ trong an bình.
Một điều rõ ràng trong bài diễn từ biệt ly và nhất là trong bài đọc 1 hôm nay: Chúa Giêsu hứa sẽ ở lại trong mối liên kết với giáo hội của Ngài. Ngài đến thế gian chỉ trong một khoảng thời gian ngắn để bắt đầu mọi công việc rao giảng ơn cứu độ, rồi ra đi và một ngày nào đó sẽ quay trở lại đó để xem chúng ta đã làm gì để nối tiếp công việc của Ngài. Nói một cách khác: Chúa không đến sống một đời thường dân có tính mẫu mực để chúng ta bắt chước và sau đó ra đi để chúng ta tự sống theo nhân cách đó. Chúa Giêsu không lên đứng trước "cửa Thiên Đàng" để chờ chúng ta đến và kiểm tra xem chúng ta đã sống như thế nào theo gương mẫu của Ngài. Chúa sẽ cho vào, hoặc khi chúng ta nói với Ngài rằng chúng ta đã không làm như Chúa đã dạy thì sẽ ra sao?
Chúng ta tự gọi mình là những người theo Chúa Giêsu. Có khi nào trong ý tưởng và hành trang của cuộc sống. Chúng ta tự nhận mình là đại sứ; là môn đệ; là tông đồ; là người rao giảng Ngài đã sống và chết cho chúng ta, và sẽ còn ở lại với chúng ta để hướng dẫn và giúp chúng ta bắt chước cuộc sống của Ngài. Hôm nay, như Chúa Nhật tuần trước, chúng ta nghe thấy tầm quan trọng của "ở lại" hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu. Điều này xuất phát từ Chúa Giêsu sẽ là cách chúng ta có thể răn mình về tình yêu. Một điều rất rõ ràng trong bài giảng này; chúng ta có thể sống theo Chúa Giêsu bởi vì Ngài đã giúp chúng ta làm như vậy. Nếu không có sự liên kết mật thiết với Ngài, chúng ta sẽ được ở lại một mình để làm theo Ngài và sống theo những hướng dẫn của. Và vì chính chúng ta, không thể sống một cuộc sống như vậy. Nếu không có sự hiện hửu của hồng ân Chúa, không phải cá nhân chúng ta, cũng như Hội thánh chúng ta, đều có thể sống cuộc sống mà Ngài tặng ban cho chúng ta hôm nay: "Yêu nhau như tôi đã yêu bạn". Tình yêu của Chúa là căn bản trong cuộc sống của Ngài cho mọi người.
Một số người nghĩ rằng giáo hội đã trở nên nhẹ nhàng hơn kể từ Công Đồng Vatican II. Bấy giờ, họ thảo luận, về những quy định trong khai niệm về tình yêu. Họ muốn giải thích trắng đen cho rõ ràng như trong ngôn từ mà họ nhớ từ thời thơ ấu của họ. Nhưng chúng ta không phải là con trẻ. Việc giảng dạy về tình yêu đối với Đấng sáng lập của chúng ta; nó không phải là một điều gì mới mẻ, hay một xu hướng mới. Chúa Giêsu đã đặt ra một điều răn cho chúng ta ngày nay, như những việc Ngài vẫn thường làm. Như vậy, Ngài nói với chúng ta không như là một người thầy, mà là như nói với một người bạn của Ngài. Các tôi tớ thường tuân theo các quy tắc, được quyết định bởi người chủ của họ. Còn tôn giáo của Chúa Giêsu không dựa trên một mô hình như vậy. Thay vào đó, tình yêu là nền tảng của đức tin của chúng ta. Chúng ta được đảm bảo rằng chúng ta đã có tình yêu của Thiên Chúa, nó không phải là một tài sản mà chúng ta kiếm được bằng cách tuân thủ một nguyên tắc pháp định. Chúa Giêsu đang yêu cầu chúng ta sống trong việc thể hiện một tình yêu. Chúng ta là bạn của Ngài, nên chúng ta hãy sống như bạn bè với nhau. "Bạn bè", trong ngữ cảnh này, có nghĩa là "những người thân yêu". Chúng ta cần phải sống như thế tất nhiên chúng ta là những môn đệ yêu dấu của Chúa.
Chúng ta áp dụng nhiều danh hiệu khác nhau cho chính chúng ta như những người theo Chúa Giêsu: chúng ta có thể, vào những thời điểm khác nhau hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, tự gọi mình là đại sứ, tông đồ, sứ giả, công chức, v.v... Những điều này chắc chắn áp dụng và được sử dụng ở đâu đó trong kinh thánh. Nhưng tại thời điểm này, trước khi Ngài ra đi, Chúa muốn chắc chắn các môn đệ biết họ là người yêu dấu của Ngài, vì vậy do bởi tình yêu đó, Ngài đã trao ban cuộc sống của mình cho họ. Lời từ biệt là những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống của một người vĩ đại. Chúng thường được viết bởi những môn đệ đầy nhiệt huyết háo hức để nhớ lại những gì quan trọng mà một vị Thầy vĩ đại gởi gắm sẽ chia. Chúa Giêsu biết thế gian sẽ gây khó khăn cho những người sống theo lời dạy của Ngài. Ngài muốn họ biết điều đó, cho dù gặp mọi khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn được yêu mến. "Thành công" của họ trên thế giới sẽ không theo một tiêu chuẩn thông thường về thành tích, tầm vóc, tài sản có được, quảng bá rầm rộ, v.v... Họ sẽ không có những dấu hiệu để đo lường thông thường mà mọi người thường kết hợp với cuộc sống hoặc dự án thành công. Thay vào đó, những gì các môn đệ và chúng ta có được là là, "Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu anh em như vậy ... Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy".
Tôi chắc chắn chúng ta đã rao giảng điều này trước đây, nhưng nếu có thể nên nhắc lại. Mọi người thường tưởng tượng tình yêu mà Chúa Giêsu nói đến là tình yêu mà chúng ta cảm nhận được ở đời thường đối với những người bạn thân nhất, những người yêu nhau và các thành viên trong gia đình. Nhưng tình yêu thương mà Chúa nói ở đây là "agape" (tiếng Hy-Lạp) có ý nghĩa khác. Nó không liên quan gì đến cảm giác bản năng được vực dậy bởi thứ gì đó hấp dẫn ở người khác, hoặc bởi vì người đó là một thành viên trong gia đình. Nó thậm chí không nhất thiết có nghĩa là yêu thích một người khác. Thay vào đó, nó có nghĩa là sẵn sàng nhường đường cho người khác; hành vi đó là vì hạnh phúc của họ; đến giúp cho họ khi họ cần cứu giúp - ngay với cả chi thể cá nhân của chính chúng ta. Chúa Giêsu đã cho thấy tình thương của Ngài có thể đưa Ngài đến việc bỏ mạng sống của mình cho chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế giới không liên quan gì đến bản chất của chúng ta đáng yêu hay không trong ý thức thông thường của thế gian - Cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá là một sự phản ánh hoàn hảo về cách Đức Chúa yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng chứng tỏ tình yêu thương đó cho chúng ta thấy tình yêu đó, và hành động vì hạnh phúc của chúng ta.
Một khía cạnh khác của điều này "ở lại", hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu, là trong mối quan hệ này, chúng ta sẽ "sinh nhiều hoa trái và hằng tồn tại vững bền" Ưu điểm của việc sử dụng phép ẩn dụ là chúng có rất nhiều ứng dụng. "sinh hoa trái" là một trong những hình ảnh có nhiều ý nghĩa. Trong sách Phúc âm của thánh Gioan có ghi việc cho dù Chúa Giêsu sẽ ra đi, nhưng các môn đệ của Ngài vẫn luôn liên kết với Ngài để giảng dạy và làm chứng cho Chúa Giêsu bởi tình yêu mà chúng ta thể hiện cho thế gian. Điều đó tỏ rõ chúng ta vẫn "ở lại" trong Ngài và Ngài ở với chúng ta.
Những đặc điểm gì diễn tả mối quan hệ với Chúa Giêsu? Giống như bất kỳ mối quan hệ nào, nó được duy trì bằng cách liên lạc thường xuyên với nhau; Chúa Giêsu tiếp tục đổ Thần Khí của Ngài xuống cho chúng ta và chúng ta đáp lại sự hiện diện của Thần khí Ngài. Lời Chúa Giêsu đề cập đến trong đoạn này là sự đáp lại trong niềm vui trọn vẹn. Chúng ta sống trong một thế giới có thể khiến chúng ta rối loan tinh thần và đôi khi quật ngã chúng ta; nhưng nếu chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, thì sự hiện hữu của Ngài sẽ bảo đảm sự cho chúng ta niềm vui, ngay cả trong những tình huống chúng ta nghỉ là sẽ không có "hạnh phúc" hay "dễ dàng". Cũng như thế giới đã không thắng được Đức Kitô, Thì khi chúng ta ở lại trong Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ giử được cuộc sống vượt qua biển đời đầy bão tố và sóng gió khó khăn.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER (B) May 6, 2018
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
During the weeks after Easter the gospels have been about Jesus’ resurrection appearances to his disciples. But last Sunday and today one detects a shift. Now we are hearing words from Jesus’ farewell discourses at the Last Supper. Though we are still in Easter time, the words proclaimed to us are from the night before the crucifixion. Why? Possibly because Jesus’ discourse is about farewell, assurances, last instructions and promises – though the disciples were going to lose him in one way, the church and world would have him in another. In our liturgical celebrations these recent Sundays we are preparing to celebrate the Ascension, Jesus’ return to the right hand of God and Pentecost, the sending of his Spirit upon the church. We can take heart that Jesus, like a departing parent, has seen to the welfare of his disciples who are to remain in the world to carry on his work.
One thing is clear in the final discourses and in today’s section: Jesus promises to stay in relationship to his church. He did not come just for a period of time to get things started, go away and then return someday to see how we did. To put it in another way: he didn’t come to live a model human life for us to imitate and then leave us on our own to live up to his example. He isn’t up ahead at the "pearly gates" waiting for us to arrive and check out how we measured up to his splendid example. Will he let us in, or tell us that we failed to do as he told us?
We don’t just need a model of ideal behavior upon whom to fashion our lives. We need a savior who, once having lived and died for us, will stay with us to guide and enable us to imitate his own living and dying. Today, as last Sunday, we hear the importance of "remaining" or "abiding" in Jesus. This staying in Jesus will be the way we can live his commandment of love. One thing is very clear in this discourse; we can live Jesus’ life because he graces us to do so. Without our relationship with him, we would be left on our own to do our best to follow his life and live his commands. And the truth is, on our own, we wouldn’t be able to live such a life. Without Jesus’ abiding, grace-giving presence, neither we individuals, nor our church, can live the life he calls us to today: "Love one another as I have loved you." His love is the kind that lays down his life for another.
Some people think the church has gone soft since Vatican II. Now, they complain, all we hear is talk about love. They would prefer the stricter black and white commands they remember from their childhood. But we are not children. The teaching about love goes back to our Founder; it is not a recent innovation, or a new-age trend. Jesus does lay down a commandment for us today, but he does so, he says, not as a master talking to servants, but as a friend to other friends. Servants follow rules, their lives are dictated by the one who holds authority over them. Jesus’ religion isn’t based on such a model. Instead, love is the foundation of our faith. We are assured we already have God’s love, it is not something we must earn by minute adherence to a code of proper behavior. Jesus is asking us to live out of the realization of that love. We are his friends, he tells us, so now go out and live like friends with one another. "Friends," in this context, means "beloved ones." We need to live out of that description for we are the beloved disciples.
We apply various titles to ourselves as Jesus’ followers: we may, at different times or under unique circumstances, call ourselves his ambassadors, apostles, messengers, servants, etc. These terms certainly apply and are used elsewhere in the scriptures. But at this moment, before his departure, he wants to make sure his disciples know they are his beloved, so loved by him that he will give his life for them. Farewell speeches are important moments in a great person’s life. They are often written down by devoted disciples eager to remember what a great teacher considered important enough to leave behind. Jesus knows the world will be rough on those who follow him and his teachings. He wants them to know that, no matter how difficult things get, they are beloved. Their "success" in the world won’t be by the ordinary standards of achievement, stature, property acquired, popularity, etc. They won’t have the usual measurable signs which people normally associate with a successful life or project. Instead, what they and we have are his words, "As the Father loves me, I also love you...remain in my love."
I am sure we have preached this before, but it might bear repeating. People generally imagine the love Jesus speaks of is the love we feel for our closest friends, sweethearts and family members. But his word here for love is "agape" and that means something else. It has nothing to do with instinctual feeling that is stirred up by something attractive in another person, or because that person is a family member. It doesn’t even necessarily mean liking another person. Rather, it means being willing to go out of the way for others; acting for their good and well being; coming to their aid when they need help – even at our own personal expense. Jesus showed how far agape can take someone when he gave up his life for us. God’s love for the world has nothing to do with our being intrinsically loveable in the ordinary sense of the world – or even likeable! Jesus’ death on the cross is a perfect reflection of how God feels about us. God loved us, was willing to go out of the way to show us that love, and acted for our well being.
Another aspect of this "remaining," or "abiding" with Jesus, is that in this relationship we will "bear fruit that will remain." The advantage of using metaphors is that they have so many applications. "Bearing fruit" is one of those multivalent terms that can be applied in innumerable ways. In John’s gospel bearing fruit refers to preaching and giving witness to Jesus by the love we show to the world. Though Jesus is leaving, his disciples have an on-going relationship with him, we "remain" with him and he with us.
What are the characteristics of this relationship with Jesus? Like any relationship, it is maintained by communication; Jesus continues to pour out his Spirit upon us and we both receive and respond to the Spirit’s presence. The response Jesus mentions in this passage is one of complete joy. We may be in a world that confuses us and at times, seems to want to swallow us up; but remaining with Christ gives us the assurance of his presence and this produces joy, even in situations we would not describe as "happy" or "easy." Just as the world did not conquer him, our abiding in him assures us we will be able to navigate life’s waters, even in stormy and difficult times.
Trong những tuần lễ sau lễ Phục sinh, các bài Phúc Âm đã nói về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Ngài. Nhưng Chúa Nhật tuần trước và hôm nay có một sự thay đổi. Bây giờ chúng ta đang nghe những lời từ biệt của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng. Mặc dù chúng ta vẫn còn trong mùa Phục Sinh, Tại sao lại nhắc lại những lời Chúa nói với chúng ta từ đêm trước khi bị đóng đinh. Có thể đây chỉ là cách nói lời chia tay của Chúa Giêsu, theo đó Ngài hướng dẫn và xác nhận những hệ quả cuối cùng - mặc dù các môn đệ sẽ bị xa cách Chúa nhưng theo một cách nào đó, giáo hội và nhân loại sẽ luôn có Ngài hiện diện theo một cách khác. Trong nghi thức phụng vụ của ngày Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đang chuẩn bị để mừng lễ thăng thiên, là lễ Chúa Giêsu trở về cùng Chúa Cha và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, là việc Ngài gửi Thánh Linh của Ngài đến cho Giáo hội. Chúng ta có thể thấy tâm tình của Chúa Giêsu, giống như một người cha, trước khi ra đi, gởi lại hành trang cho các môn đệ để thi hành sứ vụ trong an bình.
Một điều rõ ràng trong bài diễn từ biệt ly và nhất là trong bài đọc 1 hôm nay: Chúa Giêsu hứa sẽ ở lại trong mối liên kết với giáo hội của Ngài. Ngài đến thế gian chỉ trong một khoảng thời gian ngắn để bắt đầu mọi công việc rao giảng ơn cứu độ, rồi ra đi và một ngày nào đó sẽ quay trở lại đó để xem chúng ta đã làm gì để nối tiếp công việc của Ngài. Nói một cách khác: Chúa không đến sống một đời thường dân có tính mẫu mực để chúng ta bắt chước và sau đó ra đi để chúng ta tự sống theo nhân cách đó. Chúa Giêsu không lên đứng trước "cửa Thiên Đàng" để chờ chúng ta đến và kiểm tra xem chúng ta đã sống như thế nào theo gương mẫu của Ngài. Chúa sẽ cho vào, hoặc khi chúng ta nói với Ngài rằng chúng ta đã không làm như Chúa đã dạy thì sẽ ra sao?
Chúng ta tự gọi mình là những người theo Chúa Giêsu. Có khi nào trong ý tưởng và hành trang của cuộc sống. Chúng ta tự nhận mình là đại sứ; là môn đệ; là tông đồ; là người rao giảng Ngài đã sống và chết cho chúng ta, và sẽ còn ở lại với chúng ta để hướng dẫn và giúp chúng ta bắt chước cuộc sống của Ngài. Hôm nay, như Chúa Nhật tuần trước, chúng ta nghe thấy tầm quan trọng của "ở lại" hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu. Điều này xuất phát từ Chúa Giêsu sẽ là cách chúng ta có thể răn mình về tình yêu. Một điều rất rõ ràng trong bài giảng này; chúng ta có thể sống theo Chúa Giêsu bởi vì Ngài đã giúp chúng ta làm như vậy. Nếu không có sự liên kết mật thiết với Ngài, chúng ta sẽ được ở lại một mình để làm theo Ngài và sống theo những hướng dẫn của. Và vì chính chúng ta, không thể sống một cuộc sống như vậy. Nếu không có sự hiện hửu của hồng ân Chúa, không phải cá nhân chúng ta, cũng như Hội thánh chúng ta, đều có thể sống cuộc sống mà Ngài tặng ban cho chúng ta hôm nay: "Yêu nhau như tôi đã yêu bạn". Tình yêu của Chúa là căn bản trong cuộc sống của Ngài cho mọi người.
Một số người nghĩ rằng giáo hội đã trở nên nhẹ nhàng hơn kể từ Công Đồng Vatican II. Bấy giờ, họ thảo luận, về những quy định trong khai niệm về tình yêu. Họ muốn giải thích trắng đen cho rõ ràng như trong ngôn từ mà họ nhớ từ thời thơ ấu của họ. Nhưng chúng ta không phải là con trẻ. Việc giảng dạy về tình yêu đối với Đấng sáng lập của chúng ta; nó không phải là một điều gì mới mẻ, hay một xu hướng mới. Chúa Giêsu đã đặt ra một điều răn cho chúng ta ngày nay, như những việc Ngài vẫn thường làm. Như vậy, Ngài nói với chúng ta không như là một người thầy, mà là như nói với một người bạn của Ngài. Các tôi tớ thường tuân theo các quy tắc, được quyết định bởi người chủ của họ. Còn tôn giáo của Chúa Giêsu không dựa trên một mô hình như vậy. Thay vào đó, tình yêu là nền tảng của đức tin của chúng ta. Chúng ta được đảm bảo rằng chúng ta đã có tình yêu của Thiên Chúa, nó không phải là một tài sản mà chúng ta kiếm được bằng cách tuân thủ một nguyên tắc pháp định. Chúa Giêsu đang yêu cầu chúng ta sống trong việc thể hiện một tình yêu. Chúng ta là bạn của Ngài, nên chúng ta hãy sống như bạn bè với nhau. "Bạn bè", trong ngữ cảnh này, có nghĩa là "những người thân yêu". Chúng ta cần phải sống như thế tất nhiên chúng ta là những môn đệ yêu dấu của Chúa.
Chúng ta áp dụng nhiều danh hiệu khác nhau cho chính chúng ta như những người theo Chúa Giêsu: chúng ta có thể, vào những thời điểm khác nhau hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, tự gọi mình là đại sứ, tông đồ, sứ giả, công chức, v.v... Những điều này chắc chắn áp dụng và được sử dụng ở đâu đó trong kinh thánh. Nhưng tại thời điểm này, trước khi Ngài ra đi, Chúa muốn chắc chắn các môn đệ biết họ là người yêu dấu của Ngài, vì vậy do bởi tình yêu đó, Ngài đã trao ban cuộc sống của mình cho họ. Lời từ biệt là những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống của một người vĩ đại. Chúng thường được viết bởi những môn đệ đầy nhiệt huyết háo hức để nhớ lại những gì quan trọng mà một vị Thầy vĩ đại gởi gắm sẽ chia. Chúa Giêsu biết thế gian sẽ gây khó khăn cho những người sống theo lời dạy của Ngài. Ngài muốn họ biết điều đó, cho dù gặp mọi khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn được yêu mến. "Thành công" của họ trên thế giới sẽ không theo một tiêu chuẩn thông thường về thành tích, tầm vóc, tài sản có được, quảng bá rầm rộ, v.v... Họ sẽ không có những dấu hiệu để đo lường thông thường mà mọi người thường kết hợp với cuộc sống hoặc dự án thành công. Thay vào đó, những gì các môn đệ và chúng ta có được là là, "Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu anh em như vậy ... Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy".
Tôi chắc chắn chúng ta đã rao giảng điều này trước đây, nhưng nếu có thể nên nhắc lại. Mọi người thường tưởng tượng tình yêu mà Chúa Giêsu nói đến là tình yêu mà chúng ta cảm nhận được ở đời thường đối với những người bạn thân nhất, những người yêu nhau và các thành viên trong gia đình. Nhưng tình yêu thương mà Chúa nói ở đây là "agape" (tiếng Hy-Lạp) có ý nghĩa khác. Nó không liên quan gì đến cảm giác bản năng được vực dậy bởi thứ gì đó hấp dẫn ở người khác, hoặc bởi vì người đó là một thành viên trong gia đình. Nó thậm chí không nhất thiết có nghĩa là yêu thích một người khác. Thay vào đó, nó có nghĩa là sẵn sàng nhường đường cho người khác; hành vi đó là vì hạnh phúc của họ; đến giúp cho họ khi họ cần cứu giúp - ngay với cả chi thể cá nhân của chính chúng ta. Chúa Giêsu đã cho thấy tình thương của Ngài có thể đưa Ngài đến việc bỏ mạng sống của mình cho chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế giới không liên quan gì đến bản chất của chúng ta đáng yêu hay không trong ý thức thông thường của thế gian - Cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá là một sự phản ánh hoàn hảo về cách Đức Chúa yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng chứng tỏ tình yêu thương đó cho chúng ta thấy tình yêu đó, và hành động vì hạnh phúc của chúng ta.
Một khía cạnh khác của điều này "ở lại", hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu, là trong mối quan hệ này, chúng ta sẽ "sinh nhiều hoa trái và hằng tồn tại vững bền" Ưu điểm của việc sử dụng phép ẩn dụ là chúng có rất nhiều ứng dụng. "sinh hoa trái" là một trong những hình ảnh có nhiều ý nghĩa. Trong sách Phúc âm của thánh Gioan có ghi việc cho dù Chúa Giêsu sẽ ra đi, nhưng các môn đệ của Ngài vẫn luôn liên kết với Ngài để giảng dạy và làm chứng cho Chúa Giêsu bởi tình yêu mà chúng ta thể hiện cho thế gian. Điều đó tỏ rõ chúng ta vẫn "ở lại" trong Ngài và Ngài ở với chúng ta.
Những đặc điểm gì diễn tả mối quan hệ với Chúa Giêsu? Giống như bất kỳ mối quan hệ nào, nó được duy trì bằng cách liên lạc thường xuyên với nhau; Chúa Giêsu tiếp tục đổ Thần Khí của Ngài xuống cho chúng ta và chúng ta đáp lại sự hiện diện của Thần khí Ngài. Lời Chúa Giêsu đề cập đến trong đoạn này là sự đáp lại trong niềm vui trọn vẹn. Chúng ta sống trong một thế giới có thể khiến chúng ta rối loan tinh thần và đôi khi quật ngã chúng ta; nhưng nếu chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, thì sự hiện hữu của Ngài sẽ bảo đảm sự cho chúng ta niềm vui, ngay cả trong những tình huống chúng ta nghỉ là sẽ không có "hạnh phúc" hay "dễ dàng". Cũng như thế giới đã không thắng được Đức Kitô, Thì khi chúng ta ở lại trong Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ giử được cuộc sống vượt qua biển đời đầy bão tố và sóng gió khó khăn.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
6th SUNDAY OF EASTER (B) May 6, 2018
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17
During the weeks after Easter the gospels have been about Jesus’ resurrection appearances to his disciples. But last Sunday and today one detects a shift. Now we are hearing words from Jesus’ farewell discourses at the Last Supper. Though we are still in Easter time, the words proclaimed to us are from the night before the crucifixion. Why? Possibly because Jesus’ discourse is about farewell, assurances, last instructions and promises – though the disciples were going to lose him in one way, the church and world would have him in another. In our liturgical celebrations these recent Sundays we are preparing to celebrate the Ascension, Jesus’ return to the right hand of God and Pentecost, the sending of his Spirit upon the church. We can take heart that Jesus, like a departing parent, has seen to the welfare of his disciples who are to remain in the world to carry on his work.
One thing is clear in the final discourses and in today’s section: Jesus promises to stay in relationship to his church. He did not come just for a period of time to get things started, go away and then return someday to see how we did. To put it in another way: he didn’t come to live a model human life for us to imitate and then leave us on our own to live up to his example. He isn’t up ahead at the "pearly gates" waiting for us to arrive and check out how we measured up to his splendid example. Will he let us in, or tell us that we failed to do as he told us?
We don’t just need a model of ideal behavior upon whom to fashion our lives. We need a savior who, once having lived and died for us, will stay with us to guide and enable us to imitate his own living and dying. Today, as last Sunday, we hear the importance of "remaining" or "abiding" in Jesus. This staying in Jesus will be the way we can live his commandment of love. One thing is very clear in this discourse; we can live Jesus’ life because he graces us to do so. Without our relationship with him, we would be left on our own to do our best to follow his life and live his commands. And the truth is, on our own, we wouldn’t be able to live such a life. Without Jesus’ abiding, grace-giving presence, neither we individuals, nor our church, can live the life he calls us to today: "Love one another as I have loved you." His love is the kind that lays down his life for another.
Some people think the church has gone soft since Vatican II. Now, they complain, all we hear is talk about love. They would prefer the stricter black and white commands they remember from their childhood. But we are not children. The teaching about love goes back to our Founder; it is not a recent innovation, or a new-age trend. Jesus does lay down a commandment for us today, but he does so, he says, not as a master talking to servants, but as a friend to other friends. Servants follow rules, their lives are dictated by the one who holds authority over them. Jesus’ religion isn’t based on such a model. Instead, love is the foundation of our faith. We are assured we already have God’s love, it is not something we must earn by minute adherence to a code of proper behavior. Jesus is asking us to live out of the realization of that love. We are his friends, he tells us, so now go out and live like friends with one another. "Friends," in this context, means "beloved ones." We need to live out of that description for we are the beloved disciples.
We apply various titles to ourselves as Jesus’ followers: we may, at different times or under unique circumstances, call ourselves his ambassadors, apostles, messengers, servants, etc. These terms certainly apply and are used elsewhere in the scriptures. But at this moment, before his departure, he wants to make sure his disciples know they are his beloved, so loved by him that he will give his life for them. Farewell speeches are important moments in a great person’s life. They are often written down by devoted disciples eager to remember what a great teacher considered important enough to leave behind. Jesus knows the world will be rough on those who follow him and his teachings. He wants them to know that, no matter how difficult things get, they are beloved. Their "success" in the world won’t be by the ordinary standards of achievement, stature, property acquired, popularity, etc. They won’t have the usual measurable signs which people normally associate with a successful life or project. Instead, what they and we have are his words, "As the Father loves me, I also love you...remain in my love."
I am sure we have preached this before, but it might bear repeating. People generally imagine the love Jesus speaks of is the love we feel for our closest friends, sweethearts and family members. But his word here for love is "agape" and that means something else. It has nothing to do with instinctual feeling that is stirred up by something attractive in another person, or because that person is a family member. It doesn’t even necessarily mean liking another person. Rather, it means being willing to go out of the way for others; acting for their good and well being; coming to their aid when they need help – even at our own personal expense. Jesus showed how far agape can take someone when he gave up his life for us. God’s love for the world has nothing to do with our being intrinsically loveable in the ordinary sense of the world – or even likeable! Jesus’ death on the cross is a perfect reflection of how God feels about us. God loved us, was willing to go out of the way to show us that love, and acted for our well being.
Another aspect of this "remaining," or "abiding" with Jesus, is that in this relationship we will "bear fruit that will remain." The advantage of using metaphors is that they have so many applications. "Bearing fruit" is one of those multivalent terms that can be applied in innumerable ways. In John’s gospel bearing fruit refers to preaching and giving witness to Jesus by the love we show to the world. Though Jesus is leaving, his disciples have an on-going relationship with him, we "remain" with him and he with us.
What are the characteristics of this relationship with Jesus? Like any relationship, it is maintained by communication; Jesus continues to pour out his Spirit upon us and we both receive and respond to the Spirit’s presence. The response Jesus mentions in this passage is one of complete joy. We may be in a world that confuses us and at times, seems to want to swallow us up; but remaining with Christ gives us the assurance of his presence and this produces joy, even in situations we would not describe as "happy" or "easy." Just as the world did not conquer him, our abiding in him assures us we will be able to navigate life’s waters, even in stormy and difficult times.
Suy Niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
09:04 03/05/2018
Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nói về nguyên lý cành nho phải kết hợp với cây nho mới sinh hoa trái. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống liên kết với Ngài và liên kết với nhau. Hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một giáo huấn hết sức quan trọng và mời gọi chúng ta thực hiện, đó là: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con.”(Ga 15,12). Để thực hiện giáo huấn này, chúng ta cần tìm hiểu: Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào? Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại ?
1. Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào?
Đức Giêsu yêu nhân loại đến nỗi Ngài đã chấp nhận xuống thế làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá nghèo hèn trong đêm đông lạnh lẽo; sống trong một gia đình thiếu thốn ở Nazaréth với cha nuôi của Ngài là bác thợ mộc Giuse, mẹ của Ngài là bà Maria, một thôn nữ nhà quê; gần 30 năm làm nghề thợ mộc để phụ giúp gia đình.
Trong ba năm đời sống công khai, vì tình yêu nhân loại nên Đức Giêsu đã đi khắp nơi để thực hiện ý định yêu thương: Ngài đi rao giảng khắp mọi nơi, đến với hết mọi hạng người không phân biệt dân tộc màu da hay địa vị giàu nghèo; Ngài đến với những người đau yếu bệnh tật để cứu chữa họ; Ngài tha thứ cho những người tội lỗi, cho những kẻ xúc phạm đến Ngài; Ngài đã tuyển chọn, huấn luyện các Tông đồ và thiết lập Giáo hội; Ngài đã thiết lập các Bí tích là máng chuyển thông ơn Chúa cho loài người; Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và dạy họ hãy làm như thế với nhau; Ngài đã chấp nhận bước vào con đường khổ giá một cách tự nguyện để cứu độ nhân loại. Đó là bằng chứng tình yêu Ngài dành cho nhân loại, đúng như Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì : đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16).
Sau khi sống lại, vì yêu thương nên: Ngài đã hiện ra với nhiều người, nhất là hiện ra với các Tông đồ để củng cố đức tin cho họ và cho mọi người qua mọi thời đại; Ngài ban Thánh Thần cho các Tông để các ông thêm can đảm làm chứng cho Tin mừng; Ngài soi sáng cho các Tông đồ và mỗi người chúng ta am hiểu Kinh thánh; Ngài còn nâng chúng ta lên thành bạn hữu của Ngài: “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu.” (Ga 15,15).
Tóm lại, những lời nói, những việc làm của Đức Giêsu trong suốt 33 năm sống trên trần thế đều vì yêu thương nhân loại chúng ta.
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại?
Đó là yêu hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo…phải yêu mọi người là anh em với nhau như Đức Khổng Tử đã nói: “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em.
Đó là biết trao ban và cho đi. Không chỉ trao ban và cho của cải vật chất mà còn trao ban và cho cả nụ cười, cái nhìn yêu thương, lời nói động viên khích lệ. Bởi vì, cho là được, giữ là mất. Cho thì có phúc hơn là lãnh nhận. Cho một cách vô vị lợi, không so đo tính toán.
Đó là biết hy sinh. Hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh sức lực và hy sinh chính cả mạng sống của mình vì người mình yêu. Pierre l’Ermite nói rằng : “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đức Giêsu cũng đã nói : “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình.”(Ga 15,13)
Đó là tình yêu chân thành. Thánh Gioan Tông đồ khuyên các tín hữu hãy yêu thương nhau chân thành, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng chính việc làm: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa.”(1Ga 3,16-18).
Trong một ngôi làng tại dãy núi Alp ở Thụy Sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không hề có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dành một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân? Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Người ta kể rằng: Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở lên hiếm hoi.
Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.
Đồng thời, người anh cũng có cùng một tư tưởng đó, và tự nhủ “Thật không công bình khi sản phẩm bằng nhau. Mình có cả một gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.
Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời: “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong tình yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta ”. (Sưu tầm)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Chúa đã xuống thế làm người, đã lập nên Giáo hội, các Bí tích, nhất là đã hy sinh cả tính mạng của mình. Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết yêu mến Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào?
Đức Giêsu yêu nhân loại đến nỗi Ngài đã chấp nhận xuống thế làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá nghèo hèn trong đêm đông lạnh lẽo; sống trong một gia đình thiếu thốn ở Nazaréth với cha nuôi của Ngài là bác thợ mộc Giuse, mẹ của Ngài là bà Maria, một thôn nữ nhà quê; gần 30 năm làm nghề thợ mộc để phụ giúp gia đình.
Trong ba năm đời sống công khai, vì tình yêu nhân loại nên Đức Giêsu đã đi khắp nơi để thực hiện ý định yêu thương: Ngài đi rao giảng khắp mọi nơi, đến với hết mọi hạng người không phân biệt dân tộc màu da hay địa vị giàu nghèo; Ngài đến với những người đau yếu bệnh tật để cứu chữa họ; Ngài tha thứ cho những người tội lỗi, cho những kẻ xúc phạm đến Ngài; Ngài đã tuyển chọn, huấn luyện các Tông đồ và thiết lập Giáo hội; Ngài đã thiết lập các Bí tích là máng chuyển thông ơn Chúa cho loài người; Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và dạy họ hãy làm như thế với nhau; Ngài đã chấp nhận bước vào con đường khổ giá một cách tự nguyện để cứu độ nhân loại. Đó là bằng chứng tình yêu Ngài dành cho nhân loại, đúng như Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì : đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16).
Sau khi sống lại, vì yêu thương nên: Ngài đã hiện ra với nhiều người, nhất là hiện ra với các Tông đồ để củng cố đức tin cho họ và cho mọi người qua mọi thời đại; Ngài ban Thánh Thần cho các Tông để các ông thêm can đảm làm chứng cho Tin mừng; Ngài soi sáng cho các Tông đồ và mỗi người chúng ta am hiểu Kinh thánh; Ngài còn nâng chúng ta lên thành bạn hữu của Ngài: “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu.” (Ga 15,15).
Tóm lại, những lời nói, những việc làm của Đức Giêsu trong suốt 33 năm sống trên trần thế đều vì yêu thương nhân loại chúng ta.
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại?
Đó là yêu hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo…phải yêu mọi người là anh em với nhau như Đức Khổng Tử đã nói: “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em.
Đó là biết trao ban và cho đi. Không chỉ trao ban và cho của cải vật chất mà còn trao ban và cho cả nụ cười, cái nhìn yêu thương, lời nói động viên khích lệ. Bởi vì, cho là được, giữ là mất. Cho thì có phúc hơn là lãnh nhận. Cho một cách vô vị lợi, không so đo tính toán.
Đó là biết hy sinh. Hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh sức lực và hy sinh chính cả mạng sống của mình vì người mình yêu. Pierre l’Ermite nói rằng : “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đức Giêsu cũng đã nói : “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình.”(Ga 15,13)
Đó là tình yêu chân thành. Thánh Gioan Tông đồ khuyên các tín hữu hãy yêu thương nhau chân thành, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng chính việc làm: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa.”(1Ga 3,16-18).
Trong một ngôi làng tại dãy núi Alp ở Thụy Sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không hề có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dành một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân? Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Người ta kể rằng: Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở lên hiếm hoi.
Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.
Đồng thời, người anh cũng có cùng một tư tưởng đó, và tự nhủ “Thật không công bình khi sản phẩm bằng nhau. Mình có cả một gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.
Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời: “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong tình yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta ”. (Sưu tầm)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Chúa đã xuống thế làm người, đã lập nên Giáo hội, các Bí tích, nhất là đã hy sinh cả tính mạng của mình. Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết yêu mến Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Biết Rồi, Vẫn Phải Nói
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:57 03/05/2018
Chúa Nhật VI PS B
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chưong, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để bày tỏ tình Người yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Ngay khi nguyên tổ sa ngã, thì Thiên Chúa đã hứa ban Đấng cứu độ. Người đã đi bước trước trong việc chọn gọi Abraham để thành lập một dân được tuyển lựa hầu chuẩn bị cho Ngôi Lời vào đời thực hiện công trình cứu độ. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Các trang Tin mừng cũng tường thuật hiện tượng này rất nhiều lần. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng đều kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).
Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời…cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Dù chưa đến thời viên mãn thì Thiên Chúa cũng đã tự tỏ bày chương trình yêu thương của Người qua các tổ phụ, các ngôn sứ (x.Dt 1,1). Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Dù nhiều người đã biết những cũng cần phải nói: Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chưong, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để bày tỏ tình Người yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Ngay khi nguyên tổ sa ngã, thì Thiên Chúa đã hứa ban Đấng cứu độ. Người đã đi bước trước trong việc chọn gọi Abraham để thành lập một dân được tuyển lựa hầu chuẩn bị cho Ngôi Lời vào đời thực hiện công trình cứu độ. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Các trang Tin mừng cũng tường thuật hiện tượng này rất nhiều lần. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng đều kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).
Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời…cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Dù chưa đến thời viên mãn thì Thiên Chúa cũng đã tự tỏ bày chương trình yêu thương của Người qua các tổ phụ, các ngôn sứ (x.Dt 1,1). Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Dù nhiều người đã biết những cũng cần phải nói: Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật 6 Phục Sinh B
Lm Đan Vinh
23:26 03/05/2018
HÃY YÊU THƯƠNG BẰNG VIỆC LÀM
Cv 10,2-26.34-35.44-48 ; 1 Ga 4,7-10 ; Ga 15,9-17
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,9-17
(9) Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. (10) Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người. (11) Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. (12) Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. (13) Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. (14) Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. (15) Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.(16) Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. (17) Điều Thầy truyền dạy anh em là: Hãy yêu thương nhau.
2.Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho ám chỉ liên hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục trình bày về sự hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Người ban cho họ một điều răn mới là “phải yêu thương nhau giống như Người đã yêu”. Người coi tình yêu ấy chính là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 9-10): + Chúa Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em: Noi gương Chúa Cha đã yêu Chúa Con (x. Ga 3,35), Đức Giê-su cũng yêu thương các môn đệ bằng một tình yêu vô cùng mật thiết. + Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy: Vâng giữ các giới răn là một cách thế diễn tả tình yêu của các môn đệ đối với Đức Giê-su. Đó cũng là dấu chỉ cho thấy các ông đang “ở lại trong” tình thương của Người. + Như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy: Trong suốt cuộc sống ở trần gian, Đức Giê-su luôn vâng theo Thánh ý Chúa Cha (x. Ga 6,38), đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá (x. Pl 2,8). Sự vâng phục các điều Chúa Cha truyền chính là bằng chứng Đức Giê-su luôn ở lại trong tình thương của Người.
- C 11-13: + Để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn: Niềm vui hân hoan của Đức Giê-su có được do luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha. Niềm vui ấy các môn đệ cũng sẽ nhận được, nếu các ông cũng tuân giữ giới răn yêu thương mà Đức Giê-su truyền dạy. + Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em: Các môn đệ phải yêu thương nhau không phải chỉ bằng tình cảm hay là lời nói cử chỉ bề ngoài, nhưng phải thể hiện qua việc dấn thân chịu chết vì anh em, noi gương Đức Giê-su đã yêu thương và nộp mình chịu chết đền tội cho môn đệ. + Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình: Tình thương thực sự đòi sự hy sinh và cho đi. Món quà trao tặng càng có giá trị thì tình yêu càng lớn lao. Sự trao tặng cả mạng sống của mình là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh. Đức Giê-su đã yêu thương môn đệ đến cùng nên sẵn sàng hy sinh chịu chết thay cho môn đệ. Người cũng đòi họ phải noi gương Người mà hy sinh mạng sống vì anh em (x.1 Ga 3,16; 1 Pr 2,21).
- C 14-15: + Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa nhưng là bạn hữu: Tình bạn dẫn đến hiệp thông về tư tưởng, tâm tình và sự sống. Đức Giê-su đã cư xử với các môn đệ bằng thứ tình bạn này, vì Người đã tỏ cho các ông biết tất cả những gì Người nhận được từ nơi Cha.
- C 16-17: + Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em: Ơn gọi làm môn đệ Đức Giê-su không do công trạng hay sự lựa chọn đi theo Người, nhưng là do Người đã kêu gọi và tuyển chọn các ông trước và các ông đã đáp lại bằng sự từ bỏ mọi sự mà theo Người như 4 môn đệ đầu tiên (x. Mt 4,19-21). + Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại: Chính Đức Giê-su đã huấn luyện và sai các môn đệ ra đi truyền giáo bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời và làm chứng cho Người (x. Mt 10,1-10; 28,19; Cv 1,8). Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su và nhờ Ơn Thánh Thần tác động mà các ông đã đưa được nhiều người gia nhập Hội Thánh (x. Ga 20,22-23; Cv 2,37-41). + Những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em: Những lời cầu xin nhân danh Đức Giê-su chắc sẽ được Chúa Cha chấp nhận. + Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau: Yêu thương nhau là một giới răn mới của Đức Giê-su và là điều quan trọng nhất, nên được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
4.CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su ban cho môn đệ giới răn mới thế nào?
2) Tình yêu thương môn đệ của Đức Giê-su giống như tình yêu của ai?
3) Môn đệ phải đáp lại tình yêu của Đức Giê-su thế nào?
4) Niềm vui Đức Giê-su là do đâu và các môn đệ phải làm gì để cũng có được niềm vui ấy?
5) Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải yêu thương theo tình yêu của ai?
6) Hai đặc điểm của tình yêu thực sự là gì?
7) Đức Giê-su đã đối xử với môn đệ như bạn hữu, thể hiện qua điều gì?
8) Đức Giê-su khẳng định chính Người đã yêu thương kêu gọi và tuyển chọn các môn đệ. Hãy cho biết tên của bốn môn đệ đầu tiên là những ai?
9) Đức Giê-su đã ra lệnh cho các môn đệ đi truyền giảng Tin Mừng trong hoàn cảnh nào?
10) Đức Giê-su dạy môn đệ phải cầu xin nhân danh ai để được Chúa Cha chấp nhận?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12):
- CÂU CHUYỆN: TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT.
Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và hay đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng một bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần phải được tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn loại máu của cô để truyền cho cô. Rất may là máu của cậu bé anh cô lại cùng một loại với em. Khi được hỏi có muốn cho máu để truyền cứu sống em gái hay không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã bình tĩnh lại và can đảm trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm”. Sau đó các bác sĩ đã tiếp máu của cậu bé cho em. Khi tỉnh dậy, mọi người trong phòng đều ngạc nhiên và buồn cười khi nghe cậu bé hỏi: “Ô hay! Con vẫn còn sống đấy ư? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em gái con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?”
Thì ra cậu bé tưởng lầm rằng khi cho máu, thì mình sẽ phải hy sinh mạng sống của mình cho em, vì bác sĩ sẽ lấy hết máu của cậu mà tiếp sang cho đứa em gái! Vì quá thương em và không muốn em
chết, nên sau một lúc ngần ngại, cậu đã can đảm hy sinh mạng sống của mình để cho em cậu được cứu sống! Quả thật, trong trường hợp này: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’ (Ga 15,13). Con Thiên Chúa đã yêu các môn đệ là chúng ta đến cùng, nên đã hy sinh chịu chết trên thập giá để đền tội thay và đã sống lại để cứu sống chúng ta để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Vậy trong Mùa Phục Sinh này, bạn quyết tâm làm gì để biểu lộ tình thương đối với các người thân yêu trong gia đình mình, noi gương Chúa Giêsu như cậu bé trong câu chuyện trên đã thể hiện?
2. LỜI CHÚA: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9) :
- CÂU CHUYỆN: MỤC SƯ MÁC-TIN LU-TƠ KINH (Martin Luther King):
Vào năm 1963, tại Thủ đô Wa-sinh-tân (Washington), 200.000 người đã lắng nghe vị mục sư da đen là Mác-tin Lu-tơ kinh, người đã đoạt giải No-ben Hòa Bình nói chuyện. Nội dung bài phát biểu của ông được cô đọng trong mấy lời như sau: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Gioóc-giơ (Georgia), con cháu của những người nô lệ và của những chủ nôsẽ ngồi chung với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi mơ ước một ngày kia, 4 người con của tôi sẽ trở về sống trong một đất nước mà chúng sẽ không bị đánh giá, đối xử bất công dựa trên màu da, nhưng là trên những công lao đóng góp xây dựng của chúng …”. Ong luôn cố gắng thực hiện ước mơ đó, dù gặp biết bao khó khăn trở ngại, ganh ghét đố kỵ. Đến năm 1968, Mác-tin lu-tơ Kinh đã ngã gục dưới làn đạn của những kẻ thù ghét ông. Nhưng chương trình hành động của ông vẫn được tiếp tục. Bởi vì ước mơ hòa bình và bình đẳng giữa các dân tộc của ông đã được hàng triệu người trên thế giới đồng cảm cùng quyết tâm thực hiện.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Hiện nay tại môi trường bạn đang sống như: khu xóm, trường học, xí nghiệp, nhà máy, công sở, bệnh viện, nhà thờ…có sự kỳ thị về Nam Bắc, tôn giáo, cũ mới, nam nữ…không? Bạn sẽ làm gì để khắc phục tình trạng kỳ thị ấy, hầu xã hội của chúng ta ngày một công bình nhân ái hơn?
3. LỜI CHÚA: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13):
- CÂU CHUYỆN: “ANH PHẢI SỐNG”.
Có hai vợ chồng nhà kia, hàng ngày cùng nhau vào rừng từ sáng sớm để kiếm củi bó thành từng bó rồi chất lên một chiếc thuyền, xuôi dòng ra chợ bán. Họ phải vất vả kiếm tiền nuôi một gia đình gồm 4 miệng ăn: hai vợ chồng và hai đứa con thơ: Đứa lớn được 7 tuổi và đứa em mới 4 tuổi. Một hôm, vào buổi chiều, trên đường chèo thuyền về nhà thì trời bổng tối sầm và đổ mưa tầm tã. Sấm chớp ầm ầm và gió mạnh làm mặt sông dậy sóng. Chiếc ghe nhỏ bé của họ đầy nước đang trôi nhanh giữa dòng sông và rồi bị lật úp, khiến hai vợ chồng bị văng ra khỏi ghe. Rất may là họ đã bám được vào một thân cây đang trôi gần đó. Tuy nhiên thân cây chỉ đủ cho một người bám. Bấy giờ chị vợ ôm chặt lấy cổ chồng đang khi anh chồng một tay bám vào thân cây, còn tay kia cố bơi vào bờ. Nhưng phần vì bị sóng gió vùi dập, phần phải đỡ vợ nên anh dần dần đuối sức. Cảm thấy mình quá mệt và có nguy cơ cả hai vợ chồng có thể đều chết chìm, người chồng nói với vợ rằng: “Em hãy buông anh ra và bám vào khúc cây rồi cố bơi vào bờ để nuôi các con em nhé!”. Nhưng chị vợ đáp: “Không! Anh phải sống mà nuôi con!”, rồi chị đã tự buông tay ra cho chìm xuống để anh đủ sức bơi được vào bờ. Sáng sớm hôm sau, người ta thấy người chồng và hai đứa con thơ, đầu chít khăn tang, dắt dìu nhau ra bờ sống lập bàn thờ và thành tâm khấn vái để cầu xin hương hồn người chết phù hộ cho ba bố con.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Cao cả thay tình thương của một người vợ, người mẹ! Chị đã quên mình, sẵn sàng hy sinh chịu chết để cho chồng và con được sống! Đúng như lời Đức Giê-su dạy: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Còn bạn, bạn quyết tâm sẽ làm gì trong những ngày Mùa Phục Sinh này để chứng tỏ tình thương đối với các người thân yêu của mình?
4. LỜI CHÚA: "Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả..." (1 Cr 13,8)
- CÂU CHUYỆN: TẨY SẠCH MÙI CỌP
Có đôi vợ chồng trẻ nọ, chồng là giảng viên Đại học, vợ là diễn viên và là người dạy thú của đoàn xiếc. Hai con người, hai nghề nghiệp và hai tính khí hoàn toàn khác nhau.
Chồng thì ngồi nghế giảng viên Đại học, vợ suốt ngày cầm roi dạy cọp trong chuồng thú của đoàn xiếc, nhưng tình yêu đưa họ bay lên với những giấc mơ tuyệt đẹp. Người chồng giảng viên Đại học mặc dù thấy nghề dạy thú của vợ mình có một cái gì đó không ổn lắm, nhất là mùi cọp lúc nào cũng hăng hắc toả ra từ thân thể của vợ, nhưng anh vẫn yêu vợ tha thiết. Cái mùi cọp thật khó chịu nhưng người diễn viên dạy thú thì không thể không cần đến cái mùi ấy. Chính cái mùi ấy mà bầy cọp dữ mới nhận ra và ngoan ngoãn vâng lời cô.
Cho đến một hôm, hai người giận nhau, tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày. Cuối cùng, người vợ chủ động làm lành. Cô chọn một giải pháp rất bất ngờ đối với người chồng và cũng rất xa lạ đối với cô. Đó là tẩy sạch mùi cọp và thay vào đó mùi nước hoa thơm phức. Thế là họ đã làm hòa với nhau. Thế nhưng, một hậu quả thật bi đát đến với cô: Đêm hôm sau người vợ ấy chết!
Người nữ diễn viên dạy thú ấy đã chết dưới nanh vuốt của con cọp dữ mà chính cô đã thuần hoá. Nó không nhận ra cô nữa vì mùi cọp quen thuộc không còn mà chỉ có mùi nước hoa hồng xa lạ. Con cọp hốt hoảng trước mùi lạ lẫm đó và đã tự vệ bằng cách tấn công. Chỉ trong khoảnh khắc người nữ diễn viên dạy thú đã tan xác vì những móng vuốt sắc nhọn của con cọp mà cô đã hết lòng thương yêu.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Ngày nay chúng ta cần ý thức sống tình yêu tha nhân để làm chứng về tình mến Chúa. Đây cũng là phương cách hữu hiệu để làm chứng cho Chúa nhất là trong thế giới hôm nay. Vậy mỗi người chúng ta có thể làm gì cụ thể để sống tình yêu thương và làm chứng cho Chúa:
- Cảm thông và tận tình giúp đỡ những người bệnh tật nghèo khổ gần ngay bên mình.
- Nhẫn nhịn chịu đựng những lời nói xấu của tha nhân, bỏ qua những lỗi lầm của kẻ khác đối xử không tốt với mình bằng cách: “Biến việc lớn thành việc nhỏ, biến việc nhỏ thành không có gì” để dễ dàng sống hòa thuận với tha nhân chung quanh.
- Dấn thân đi bước trước đến với tha nhân qua việc đi thăm viếng những người nghèo khổ, neo đơn, các mái ấm cô nhi, nhà tình thương… để động viên an ủi, chia sẻ cơm bánh tiền bạc… hầu đáp ứng các nhu cầu cấp bách của họ.
- Trao học bổng cho học sinh sinh viên nghèo khó chăm học, mở lớp xóa mù chữ, dạy các nghề đơn giản phù hợp với khả năng mình, giúp đỡ người nghèo có điều kiện tự lập và vươn lên…
5. THẢO LUẬN:
Để sống tình yêu thương của Chúa, ngoài việc năng học Lời Chúa, tham dự thánh lễ, cầu nguyện, bạn còn cần làm gì cụ thể?
6. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu, Con hiểu rằng: Đạo của Chúa lấy giới răn Mến Chúa Yêu người làm căn bản. Nhưng trong thực tế, con đã chưa làm theo giới răn ấy. Lòng chúng con còn đầy sự ích kỷ vụ lợi, đang khi lẽ ra con phải sống vị tha bác ái. Gia đình chúng con chưa thực sự có tình yêu của Chúa, chưa có sự hiệp nhất trên thuận dưới hòa như lời Chúa dạy. Các bậc cha mẹ còn hay cãi lộn, vợ chồng chưa biết quên mình và hy sinh cho nhau, con cái chưa hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em chưa thực sự tôn trọng và chia sẻ tình thương cho nhau.
- Lạy Chúa, xin ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu dọi vào tâm trí chúng con. Xin ngọn lửa tình yêu của Chúa sưởi ấm và biến đổi lòng chúng con ngày một quảng đại hơn. Xin cho tình yêu của Chúa luôn ngự trị và tỏa sáng lòng trí chúng con. Xin cho chúng con luôn biết cảm thông với tha nhân và sẵn sàng chia sẻ cho đi. Nhất là xin cho chúng con biết yêu thương dám hy sinh quên mình như Chúa khi xưa. Nhờ đó, ánh sáng Phục Sinh sẽ tỏa chiếu trên chúng con và sẽ giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 10,2-26.34-35.44-48 ; 1 Ga 4,7-10 ; Ga 15,9-17
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,9-17
(9) Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. (10) Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người. (11) Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. (12) Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. (13) Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. (14) Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. (15) Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.(16) Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. (17) Điều Thầy truyền dạy anh em là: Hãy yêu thương nhau.
2.Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho ám chỉ liên hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục trình bày về sự hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Người ban cho họ một điều răn mới là “phải yêu thương nhau giống như Người đã yêu”. Người coi tình yêu ấy chính là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người.
3.CHÚ THÍCH:
- C 9-10): + Chúa Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em: Noi gương Chúa Cha đã yêu Chúa Con (x. Ga 3,35), Đức Giê-su cũng yêu thương các môn đệ bằng một tình yêu vô cùng mật thiết. + Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy: Vâng giữ các giới răn là một cách thế diễn tả tình yêu của các môn đệ đối với Đức Giê-su. Đó cũng là dấu chỉ cho thấy các ông đang “ở lại trong” tình thương của Người. + Như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy: Trong suốt cuộc sống ở trần gian, Đức Giê-su luôn vâng theo Thánh ý Chúa Cha (x. Ga 6,38), đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá (x. Pl 2,8). Sự vâng phục các điều Chúa Cha truyền chính là bằng chứng Đức Giê-su luôn ở lại trong tình thương của Người.
- C 11-13: + Để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn: Niềm vui hân hoan của Đức Giê-su có được do luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha. Niềm vui ấy các môn đệ cũng sẽ nhận được, nếu các ông cũng tuân giữ giới răn yêu thương mà Đức Giê-su truyền dạy. + Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em: Các môn đệ phải yêu thương nhau không phải chỉ bằng tình cảm hay là lời nói cử chỉ bề ngoài, nhưng phải thể hiện qua việc dấn thân chịu chết vì anh em, noi gương Đức Giê-su đã yêu thương và nộp mình chịu chết đền tội cho môn đệ. + Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình: Tình thương thực sự đòi sự hy sinh và cho đi. Món quà trao tặng càng có giá trị thì tình yêu càng lớn lao. Sự trao tặng cả mạng sống của mình là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh. Đức Giê-su đã yêu thương môn đệ đến cùng nên sẵn sàng hy sinh chịu chết thay cho môn đệ. Người cũng đòi họ phải noi gương Người mà hy sinh mạng sống vì anh em (x.1 Ga 3,16; 1 Pr 2,21).
- C 14-15: + Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa nhưng là bạn hữu: Tình bạn dẫn đến hiệp thông về tư tưởng, tâm tình và sự sống. Đức Giê-su đã cư xử với các môn đệ bằng thứ tình bạn này, vì Người đã tỏ cho các ông biết tất cả những gì Người nhận được từ nơi Cha.
- C 16-17: + Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em: Ơn gọi làm môn đệ Đức Giê-su không do công trạng hay sự lựa chọn đi theo Người, nhưng là do Người đã kêu gọi và tuyển chọn các ông trước và các ông đã đáp lại bằng sự từ bỏ mọi sự mà theo Người như 4 môn đệ đầu tiên (x. Mt 4,19-21). + Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại: Chính Đức Giê-su đã huấn luyện và sai các môn đệ ra đi truyền giáo bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời và làm chứng cho Người (x. Mt 10,1-10; 28,19; Cv 1,8). Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su và nhờ Ơn Thánh Thần tác động mà các ông đã đưa được nhiều người gia nhập Hội Thánh (x. Ga 20,22-23; Cv 2,37-41). + Những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em: Những lời cầu xin nhân danh Đức Giê-su chắc sẽ được Chúa Cha chấp nhận. + Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau: Yêu thương nhau là một giới răn mới của Đức Giê-su và là điều quan trọng nhất, nên được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
4.CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su ban cho môn đệ giới răn mới thế nào?
2) Tình yêu thương môn đệ của Đức Giê-su giống như tình yêu của ai?
3) Môn đệ phải đáp lại tình yêu của Đức Giê-su thế nào?
4) Niềm vui Đức Giê-su là do đâu và các môn đệ phải làm gì để cũng có được niềm vui ấy?
5) Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải yêu thương theo tình yêu của ai?
6) Hai đặc điểm của tình yêu thực sự là gì?
7) Đức Giê-su đã đối xử với môn đệ như bạn hữu, thể hiện qua điều gì?
8) Đức Giê-su khẳng định chính Người đã yêu thương kêu gọi và tuyển chọn các môn đệ. Hãy cho biết tên của bốn môn đệ đầu tiên là những ai?
9) Đức Giê-su đã ra lệnh cho các môn đệ đi truyền giảng Tin Mừng trong hoàn cảnh nào?
10) Đức Giê-su dạy môn đệ phải cầu xin nhân danh ai để được Chúa Cha chấp nhận?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12):
- CÂU CHUYỆN: TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT.
Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và hay đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng một bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần phải được tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn loại máu của cô để truyền cho cô. Rất may là máu của cậu bé anh cô lại cùng một loại với em. Khi được hỏi có muốn cho máu để truyền cứu sống em gái hay không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã bình tĩnh lại và can đảm trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm”. Sau đó các bác sĩ đã tiếp máu của cậu bé cho em. Khi tỉnh dậy, mọi người trong phòng đều ngạc nhiên và buồn cười khi nghe cậu bé hỏi: “Ô hay! Con vẫn còn sống đấy ư? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em gái con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?”
Thì ra cậu bé tưởng lầm rằng khi cho máu, thì mình sẽ phải hy sinh mạng sống của mình cho em, vì bác sĩ sẽ lấy hết máu của cậu mà tiếp sang cho đứa em gái! Vì quá thương em và không muốn em
chết, nên sau một lúc ngần ngại, cậu đã can đảm hy sinh mạng sống của mình để cho em cậu được cứu sống! Quả thật, trong trường hợp này: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’ (Ga 15,13). Con Thiên Chúa đã yêu các môn đệ là chúng ta đến cùng, nên đã hy sinh chịu chết trên thập giá để đền tội thay và đã sống lại để cứu sống chúng ta để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Vậy trong Mùa Phục Sinh này, bạn quyết tâm làm gì để biểu lộ tình thương đối với các người thân yêu trong gia đình mình, noi gương Chúa Giêsu như cậu bé trong câu chuyện trên đã thể hiện?
2. LỜI CHÚA: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9) :
- CÂU CHUYỆN: MỤC SƯ MÁC-TIN LU-TƠ KINH (Martin Luther King):
Vào năm 1963, tại Thủ đô Wa-sinh-tân (Washington), 200.000 người đã lắng nghe vị mục sư da đen là Mác-tin Lu-tơ kinh, người đã đoạt giải No-ben Hòa Bình nói chuyện. Nội dung bài phát biểu của ông được cô đọng trong mấy lời như sau: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Gioóc-giơ (Georgia), con cháu của những người nô lệ và của những chủ nôsẽ ngồi chung với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi mơ ước một ngày kia, 4 người con của tôi sẽ trở về sống trong một đất nước mà chúng sẽ không bị đánh giá, đối xử bất công dựa trên màu da, nhưng là trên những công lao đóng góp xây dựng của chúng …”. Ong luôn cố gắng thực hiện ước mơ đó, dù gặp biết bao khó khăn trở ngại, ganh ghét đố kỵ. Đến năm 1968, Mác-tin lu-tơ Kinh đã ngã gục dưới làn đạn của những kẻ thù ghét ông. Nhưng chương trình hành động của ông vẫn được tiếp tục. Bởi vì ước mơ hòa bình và bình đẳng giữa các dân tộc của ông đã được hàng triệu người trên thế giới đồng cảm cùng quyết tâm thực hiện.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Hiện nay tại môi trường bạn đang sống như: khu xóm, trường học, xí nghiệp, nhà máy, công sở, bệnh viện, nhà thờ…có sự kỳ thị về Nam Bắc, tôn giáo, cũ mới, nam nữ…không? Bạn sẽ làm gì để khắc phục tình trạng kỳ thị ấy, hầu xã hội của chúng ta ngày một công bình nhân ái hơn?
3. LỜI CHÚA: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13):
- CÂU CHUYỆN: “ANH PHẢI SỐNG”.
Có hai vợ chồng nhà kia, hàng ngày cùng nhau vào rừng từ sáng sớm để kiếm củi bó thành từng bó rồi chất lên một chiếc thuyền, xuôi dòng ra chợ bán. Họ phải vất vả kiếm tiền nuôi một gia đình gồm 4 miệng ăn: hai vợ chồng và hai đứa con thơ: Đứa lớn được 7 tuổi và đứa em mới 4 tuổi. Một hôm, vào buổi chiều, trên đường chèo thuyền về nhà thì trời bổng tối sầm và đổ mưa tầm tã. Sấm chớp ầm ầm và gió mạnh làm mặt sông dậy sóng. Chiếc ghe nhỏ bé của họ đầy nước đang trôi nhanh giữa dòng sông và rồi bị lật úp, khiến hai vợ chồng bị văng ra khỏi ghe. Rất may là họ đã bám được vào một thân cây đang trôi gần đó. Tuy nhiên thân cây chỉ đủ cho một người bám. Bấy giờ chị vợ ôm chặt lấy cổ chồng đang khi anh chồng một tay bám vào thân cây, còn tay kia cố bơi vào bờ. Nhưng phần vì bị sóng gió vùi dập, phần phải đỡ vợ nên anh dần dần đuối sức. Cảm thấy mình quá mệt và có nguy cơ cả hai vợ chồng có thể đều chết chìm, người chồng nói với vợ rằng: “Em hãy buông anh ra và bám vào khúc cây rồi cố bơi vào bờ để nuôi các con em nhé!”. Nhưng chị vợ đáp: “Không! Anh phải sống mà nuôi con!”, rồi chị đã tự buông tay ra cho chìm xuống để anh đủ sức bơi được vào bờ. Sáng sớm hôm sau, người ta thấy người chồng và hai đứa con thơ, đầu chít khăn tang, dắt dìu nhau ra bờ sống lập bàn thờ và thành tâm khấn vái để cầu xin hương hồn người chết phù hộ cho ba bố con.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Cao cả thay tình thương của một người vợ, người mẹ! Chị đã quên mình, sẵn sàng hy sinh chịu chết để cho chồng và con được sống! Đúng như lời Đức Giê-su dạy: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Còn bạn, bạn quyết tâm sẽ làm gì trong những ngày Mùa Phục Sinh này để chứng tỏ tình thương đối với các người thân yêu của mình?
4. LỜI CHÚA: "Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả..." (1 Cr 13,8)
- CÂU CHUYỆN: TẨY SẠCH MÙI CỌP
Có đôi vợ chồng trẻ nọ, chồng là giảng viên Đại học, vợ là diễn viên và là người dạy thú của đoàn xiếc. Hai con người, hai nghề nghiệp và hai tính khí hoàn toàn khác nhau.
Chồng thì ngồi nghế giảng viên Đại học, vợ suốt ngày cầm roi dạy cọp trong chuồng thú của đoàn xiếc, nhưng tình yêu đưa họ bay lên với những giấc mơ tuyệt đẹp. Người chồng giảng viên Đại học mặc dù thấy nghề dạy thú của vợ mình có một cái gì đó không ổn lắm, nhất là mùi cọp lúc nào cũng hăng hắc toả ra từ thân thể của vợ, nhưng anh vẫn yêu vợ tha thiết. Cái mùi cọp thật khó chịu nhưng người diễn viên dạy thú thì không thể không cần đến cái mùi ấy. Chính cái mùi ấy mà bầy cọp dữ mới nhận ra và ngoan ngoãn vâng lời cô.
Cho đến một hôm, hai người giận nhau, tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày. Cuối cùng, người vợ chủ động làm lành. Cô chọn một giải pháp rất bất ngờ đối với người chồng và cũng rất xa lạ đối với cô. Đó là tẩy sạch mùi cọp và thay vào đó mùi nước hoa thơm phức. Thế là họ đã làm hòa với nhau. Thế nhưng, một hậu quả thật bi đát đến với cô: Đêm hôm sau người vợ ấy chết!
Người nữ diễn viên dạy thú ấy đã chết dưới nanh vuốt của con cọp dữ mà chính cô đã thuần hoá. Nó không nhận ra cô nữa vì mùi cọp quen thuộc không còn mà chỉ có mùi nước hoa hồng xa lạ. Con cọp hốt hoảng trước mùi lạ lẫm đó và đã tự vệ bằng cách tấn công. Chỉ trong khoảnh khắc người nữ diễn viên dạy thú đã tan xác vì những móng vuốt sắc nhọn của con cọp mà cô đã hết lòng thương yêu.
- SUY NGHĨ VÀ QUYẾT TÂM:
Ngày nay chúng ta cần ý thức sống tình yêu tha nhân để làm chứng về tình mến Chúa. Đây cũng là phương cách hữu hiệu để làm chứng cho Chúa nhất là trong thế giới hôm nay. Vậy mỗi người chúng ta có thể làm gì cụ thể để sống tình yêu thương và làm chứng cho Chúa:
- Cảm thông và tận tình giúp đỡ những người bệnh tật nghèo khổ gần ngay bên mình.
- Nhẫn nhịn chịu đựng những lời nói xấu của tha nhân, bỏ qua những lỗi lầm của kẻ khác đối xử không tốt với mình bằng cách: “Biến việc lớn thành việc nhỏ, biến việc nhỏ thành không có gì” để dễ dàng sống hòa thuận với tha nhân chung quanh.
- Dấn thân đi bước trước đến với tha nhân qua việc đi thăm viếng những người nghèo khổ, neo đơn, các mái ấm cô nhi, nhà tình thương… để động viên an ủi, chia sẻ cơm bánh tiền bạc… hầu đáp ứng các nhu cầu cấp bách của họ.
- Trao học bổng cho học sinh sinh viên nghèo khó chăm học, mở lớp xóa mù chữ, dạy các nghề đơn giản phù hợp với khả năng mình, giúp đỡ người nghèo có điều kiện tự lập và vươn lên…
5. THẢO LUẬN:
Để sống tình yêu thương của Chúa, ngoài việc năng học Lời Chúa, tham dự thánh lễ, cầu nguyện, bạn còn cần làm gì cụ thể?
6. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu, Con hiểu rằng: Đạo của Chúa lấy giới răn Mến Chúa Yêu người làm căn bản. Nhưng trong thực tế, con đã chưa làm theo giới răn ấy. Lòng chúng con còn đầy sự ích kỷ vụ lợi, đang khi lẽ ra con phải sống vị tha bác ái. Gia đình chúng con chưa thực sự có tình yêu của Chúa, chưa có sự hiệp nhất trên thuận dưới hòa như lời Chúa dạy. Các bậc cha mẹ còn hay cãi lộn, vợ chồng chưa biết quên mình và hy sinh cho nhau, con cái chưa hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em chưa thực sự tôn trọng và chia sẻ tình thương cho nhau.
- Lạy Chúa, xin ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu dọi vào tâm trí chúng con. Xin ngọn lửa tình yêu của Chúa sưởi ấm và biến đổi lòng chúng con ngày một quảng đại hơn. Xin cho tình yêu của Chúa luôn ngự trị và tỏa sáng lòng trí chúng con. Xin cho chúng con luôn biết cảm thông với tha nhân và sẵn sàng chia sẻ cho đi. Nhất là xin cho chúng con biết yêu thương dám hy sinh quên mình như Chúa khi xưa. Nhờ đó, ánh sáng Phục Sinh sẽ tỏa chiếu trên chúng con và sẽ giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng trong tháng Năm: “Sứ Vụ của người Tín Hữu”
Giuse Thẩm Nguyễn
10:39 03/05/2018
(Vatican News) Trong một thông điệp bằng hình mới được phổ biến vào hôm nay, ngày Thứ Năm 03 tháng Năm, năm 2018, ĐGH Phanxicô cho biết ý chỉ cầu nguyện của ngài trong tháng Năm này là “Sứ Vụ Của Người Tín Hữu.” Ngài nói rằng “Người tín hữu đứng ở tuyến đầu trong đời sống của Giáo Hội và chúng ta cần lời chứng của họ về chân lý của Tin Mừng và những gương sống phản ánh đời sống đức tin của họ qua việc thực thi tình liên đới.”
ĐGH Phanxicô có thói quen phổ biến một thông điệp bằng hình cho biết chi tiết ý chỉ cầu nguyện của ngài vào mỗi tháng.
Sau đây là nguyên văn thông điệp:
Người tín hữu đứng ở tuyến đầu trong đời sống của Giáo Hội.
Chúng ta cần những lời chứng của họ về chân lý của Tin Mừng và những gương sống phản ánh đức tin của họ qua việc thực thi tình liên đới.
Chúng ta cám ơn những tín hữu đã chấp nhận rủi ro, những người không sợ hãi và những người mang đến niềm hy vọng cho bao người cùng khổ, bị loại trừ và bị thiệt thòi.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện trong tháng này cho người tín hữu trung thành thực thi sứ vụ đặc biệt của họ, sứ vụ mà họ đã nhận được trong Bí Tích Rửa Tội, biết dùng sáng kiến của họ vào việc phục vụ những thách đố của thế giới ngày nay.
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của ĐGH về ý chỉ cầu nguyện đã lập ra “The Pope Video” để giúp phổ biến rộng rãi ý chỉ cầu nguyện trong tháng của ĐGH liên quan đến những thách đố mà nhân loại đang gặp phải.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH Phanxicô có thói quen phổ biến một thông điệp bằng hình cho biết chi tiết ý chỉ cầu nguyện của ngài vào mỗi tháng.
Sau đây là nguyên văn thông điệp:
Người tín hữu đứng ở tuyến đầu trong đời sống của Giáo Hội.
Chúng ta cần những lời chứng của họ về chân lý của Tin Mừng và những gương sống phản ánh đức tin của họ qua việc thực thi tình liên đới.
Chúng ta cám ơn những tín hữu đã chấp nhận rủi ro, những người không sợ hãi và những người mang đến niềm hy vọng cho bao người cùng khổ, bị loại trừ và bị thiệt thòi.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện trong tháng này cho người tín hữu trung thành thực thi sứ vụ đặc biệt của họ, sứ vụ mà họ đã nhận được trong Bí Tích Rửa Tội, biết dùng sáng kiến của họ vào việc phục vụ những thách đố của thế giới ngày nay.
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của ĐGH về ý chỉ cầu nguyện đã lập ra “The Pope Video” để giúp phổ biến rộng rãi ý chỉ cầu nguyện trong tháng của ĐGH liên quan đến những thách đố mà nhân loại đang gặp phải.
Giuse Thẩm Nguyễn
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: “Thông truyền đức tin là một tiến trình sinh sản”
Giuse Thẩm Nguyễn
16:25 03/05/2018
Trong thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Philíphê và Giacôbê, hôm 03 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về những đặc tính cần thiết phải được tháp tùng với việc thông truyền đức tin, dựa vào Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu thành Corinto (1Cr 15:1-8).
Những gì không phải là thực chất của việc thông truyền đức tin?
Đức Thánh Cha nói không nên ngộ nhận việc thông truyền đức tin với việc chiêu dụ tín đồ. Giáo hội không nhắm đến việc làm vui lòng những người hâm mộ, cũng chẳng phải chỉ đơn giản là đọc kinh Tin kính để biểu lộ lòng tin. Thông truyền đức tin cũng không phải là lưu truyền kiến thức dễ dàng như thể “Đây, sách đây, hãy nghiên cứu đi và rồi tôi sẽ rửa tội cho bạn.”
Đức tin không phải là điều nhận được, nhưng là điều được sinh ra.
Trái lại, thông truyền đức tin là “cấy rễ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn”. Thách đố của Giáo Hội là: “trở thành một người mẹ sinh nhiều đứa con trong đức tin.” Ông bà và cha mẹ là nhân tố đặc biệt thích hợp để thông truyền đức tin bởi vì họ “làm cho đức tin ngát hương bằng tình yêu”. Những người chăm sóc cho người khác, dù là người lạ đi chăng nữa, cũng vẫn có thể thông truyền đức tin một cách có hiệu quả cho người được họ chăm sóc.
Chứng tá đức tin khơi dậy sự hấp dẫn và hiếu kỳ.
Trích dẫn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng đức tin được truyền bá khi người ta bị thu hút bởi những các chứng tá đức tin của chúng ta. Đôi khi các chứng tá ấy kết thúc bằng sự tử đạo. Đức Thánh Cha nói: “Chứng tá đức tin khơi dậy sự hiếu kỳ”. Chính khi những người khác nhìn thấy một sự nhất quán trong cuộc sống của một người nào đó, thì điều này sẽ dẫn họ đến việc đặt câu hỏi: Tại sao họ sống như thế, như thế? Tại sao lại có người dành cả đời mình để phục vụ tha nhân? Chúa Thánh Thần tận dụng sự hiếu kỳ này và bắt đầu hoạt động bên trong” người ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Việc thông truyền đức tin làm cho chúng ta trở nên công chính, điều đó công chính hóa chúng ta. Đức tin công chính hóa chúng ta và qua việc rao giảng đức tin chúng ta trao ban cho người khác sự công chính đích thực.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘Transmitting the faith is a birth process’
Những gì không phải là thực chất của việc thông truyền đức tin?
Đức Thánh Cha nói không nên ngộ nhận việc thông truyền đức tin với việc chiêu dụ tín đồ. Giáo hội không nhắm đến việc làm vui lòng những người hâm mộ, cũng chẳng phải chỉ đơn giản là đọc kinh Tin kính để biểu lộ lòng tin. Thông truyền đức tin cũng không phải là lưu truyền kiến thức dễ dàng như thể “Đây, sách đây, hãy nghiên cứu đi và rồi tôi sẽ rửa tội cho bạn.”
Đức tin không phải là điều nhận được, nhưng là điều được sinh ra.
Trái lại, thông truyền đức tin là “cấy rễ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn”. Thách đố của Giáo Hội là: “trở thành một người mẹ sinh nhiều đứa con trong đức tin.” Ông bà và cha mẹ là nhân tố đặc biệt thích hợp để thông truyền đức tin bởi vì họ “làm cho đức tin ngát hương bằng tình yêu”. Những người chăm sóc cho người khác, dù là người lạ đi chăng nữa, cũng vẫn có thể thông truyền đức tin một cách có hiệu quả cho người được họ chăm sóc.
Chứng tá đức tin khơi dậy sự hấp dẫn và hiếu kỳ.
Trích dẫn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng đức tin được truyền bá khi người ta bị thu hút bởi những các chứng tá đức tin của chúng ta. Đôi khi các chứng tá ấy kết thúc bằng sự tử đạo. Đức Thánh Cha nói: “Chứng tá đức tin khơi dậy sự hiếu kỳ”. Chính khi những người khác nhìn thấy một sự nhất quán trong cuộc sống của một người nào đó, thì điều này sẽ dẫn họ đến việc đặt câu hỏi: Tại sao họ sống như thế, như thế? Tại sao lại có người dành cả đời mình để phục vụ tha nhân? Chúa Thánh Thần tận dụng sự hiếu kỳ này và bắt đầu hoạt động bên trong” người ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Việc thông truyền đức tin làm cho chúng ta trở nên công chính, điều đó công chính hóa chúng ta. Đức tin công chính hóa chúng ta và qua việc rao giảng đức tin chúng ta trao ban cho người khác sự công chính đích thực.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘Transmitting the faith is a birth process’
Nigeria: Nổ bom tự sát tại đền thờ Hồi Giáo giết chết 89 người
Đặng Tự Do
17:15 03/05/2018
Trong một diễn biến bi đát, bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã nổ bom tự sát tại một đền thờ Hồi Giáo Shiite giết chết 86 người và làm bị thương 58 người khác.
Phát ngôn viên cảnh sát tại Mubi, một thị trấn khoảng 120 dặm về phía bắc của Yola, thủ phủ của bang Adamawa ở miền Đông Bắc Nigeria cho biết:
“Hai vụ đánh bom diễn ra khoảng 1 giờ chiều, hôm thứ Ba 1 tháng Năm. Những kẻ đánh bom tự sát gồm có hai thanh niên. Tên thứ nhất cho nổ một quả bom đầu tiên sau khi những lời cầu nguyện bắt đầu. Tên thứ hai, đứng sẵn bên ngoài, đã cho nổ một quả bom thứ hai khi mọi người ra bên ngoài”
Yemi Osinbajo, phó tổng thống Nigeria, cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ đã “bị sốc và cảm thấy bị xúc phạm” bởi các vụ đánh bom.
Osinbajo cho biết: “Việc xúc phạm đến một nơi thờ phượng bởi những tên tội phạm là bi thảm và phải bị kết án với những lời lẽ mạnh nhất”
Diễn biến mới nhất này cho thấy chính quyền của tổng thống Muhammadu Buhari đã không kiểm soát được tình hình đất nước.
Trước đó vài ngày, hôm 28 tháng Tư, các Giám mục Nigeria đã kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức sau vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cộng đồng Kitô hữu gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani.
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Các Giám Mục Nigeria đang ở Rôma tham dự ad limina đã ra một thông cáo kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Ông Muhammadu Buhari, một người Hồi Giáo, đã nhậm chức tổng thống từ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Sau một thời gian chiến tranh dai dẳng với bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, với khát vọng hòa bình, dân chúng đã chọn ông làm tổng thống vì ông từng là một vị tướng trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, lựa chọn này có lẽ là một sai lầm tai hại. Tổng thống Muhammadu Buhari tỏ ra bất lực không thể dẹp tan được Boko Haram. Đồng thời, quốc gia này lại còn gánh chịu thêm nhiều tang tóc gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Tình hình tại Nigeria xấu đi một cách nhanh chóng.
Souece: Aleteia Suicide bombing kills as many as 86 in Nigerian mosque
Phát ngôn viên cảnh sát tại Mubi, một thị trấn khoảng 120 dặm về phía bắc của Yola, thủ phủ của bang Adamawa ở miền Đông Bắc Nigeria cho biết:
“Hai vụ đánh bom diễn ra khoảng 1 giờ chiều, hôm thứ Ba 1 tháng Năm. Những kẻ đánh bom tự sát gồm có hai thanh niên. Tên thứ nhất cho nổ một quả bom đầu tiên sau khi những lời cầu nguyện bắt đầu. Tên thứ hai, đứng sẵn bên ngoài, đã cho nổ một quả bom thứ hai khi mọi người ra bên ngoài”
Yemi Osinbajo, phó tổng thống Nigeria, cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ đã “bị sốc và cảm thấy bị xúc phạm” bởi các vụ đánh bom.
Osinbajo cho biết: “Việc xúc phạm đến một nơi thờ phượng bởi những tên tội phạm là bi thảm và phải bị kết án với những lời lẽ mạnh nhất”
Diễn biến mới nhất này cho thấy chính quyền của tổng thống Muhammadu Buhari đã không kiểm soát được tình hình đất nước.
Trước đó vài ngày, hôm 28 tháng Tư, các Giám mục Nigeria đã kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức sau vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo vào hôm thứ Ba 24 tháng Tư và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cộng đồng Kitô hữu gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani.
Ít nhất 19 người trong đó có hai linh mục đã bị giết khi nhóm cực đoan Hồi Giáo Fulani xả súng vào một nhà thờ tại Ayar Mbalom trong bang Benue, Nigeria.
Các Giám Mục Nigeria đang ở Rôma tham dự ad limina đã ra một thông cáo kêu gọi tổng thống Muhammadu Buhari từ chức. Ông Muhammadu Buhari, một người Hồi Giáo, đã nhậm chức tổng thống từ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Sau một thời gian chiến tranh dai dẳng với bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, với khát vọng hòa bình, dân chúng đã chọn ông làm tổng thống vì ông từng là một vị tướng trong quân đội Nigeria. Tuy nhiên, lựa chọn này có lẽ là một sai lầm tai hại. Tổng thống Muhammadu Buhari tỏ ra bất lực không thể dẹp tan được Boko Haram. Đồng thời, quốc gia này lại còn gánh chịu thêm nhiều tang tóc gây ra bởi nhóm khủng bố Hồi Giáo Fulani. Tình hình tại Nigeria xấu đi một cách nhanh chóng.
Souece: Aleteia Suicide bombing kills as many as 86 in Nigerian mosque
Sứ thần Tòa Thánh tại Áo cảm thấy ‘nhục nhã’ vì các giáo sĩ Đức chống báng việc chính phủ bang Bavaria treo thánh giá
Đặng Tự Do
17:37 03/05/2018
Sứ thần Tòa Thánh tại Áo đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các linh mục và giám mục Đức phản đối chính phủ miền Bavaria treo thánh giá tại các công thự của chính phủ.
Trong một bài giảng tại Tu viện Heiligenkreuz, Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen, người Thụy Sĩ, là Sứ thần Tòa Thánh tại Áo, cho biết phản ứng của một số giáo sĩ đối với quyết định của chính phủ miền Bavaria là “không thể chấp nhận được”
“Là Sứ Thần Tòa Thánh và đại diện của Đức Thánh Cha, tôi cảm thấy buồn và hổ thẹn khi khi thấy thánh giá được dựng lên ở một nước láng giềng mà chính các giám mục và linh mục lại đi chỉ trích một quyết định như thế. Thật đáng xấu hổ làm sao! Không thể chấp nhận được.”
Tuy không nêu rõ đích danh ai, rõ ràng những lời của Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen đã nhắm đến Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Đức Hồng Y Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã chỉ trích quyết định của bang Bavaria treo thánh giá trong các tòa nhà chính phủ vì cho rằng quyết định này sẽ gây ra “chia rẽ” và “đấu tranh chống lại nhau”.
“Nếu thánh giá chỉ được xem như một biểu tượng văn hóa, thì người ta chưa hiểu được thánh giá”, ngài nói. Theo Đức Hồng Y, thánh giá là “một dấu chỉ phản đối bạo lực, bất công, tội lỗi và cái chết, chứ không phải là một dấu chỉ [loại trừ] chống lại người khác.”
Tuy nhiên, Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg không đồng ý với những ý kiến của Đức Hồng Y Marx. Ngài đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này của bang Bavaria. Đức Cha nói: “Thánh giá là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa phương Tây. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa tình yêu, bác ái và sự khẳng định cuộc sống. Thánh giá là một trong những nền tảng của châu Âu.”
Đức Cha Rudolf Voderholzer nói thêm, đó là lý do tại sao, người dân miền Bavaria có truyền thống đặt thánh giá chứ không phải là các biểu tượng khác ở các đỉnh núi của họ. “Không phải lá cờ quốc gia hay các biểu tượng khác của quyền bính con người, như những người khác có thể thích hơn ở những nơi khác, nhưng là thánh giá. Thánh giá nên được nhìn thấy mọi nơi,vì thánh giá là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và cuộc sống trong đó Chúa Kitô giao hòa giữa trời và đất, Thiên Chúa và hòa giải con người, nạn nhân và thủ phạm.”
Thủ tướng Bavus Markus Söder của bang Bavaria đã công bố chính sách này vào tuần trước, nói rằng việc treo thánh giá sẽ phản ánh “bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của phương Tây-Kitô giáo” trên miền này..
Souece: Catholic Herald Nuncio ‘ashamed’ at Church opposition to crosses on state buildings
Trong một bài giảng tại Tu viện Heiligenkreuz, Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen, người Thụy Sĩ, là Sứ thần Tòa Thánh tại Áo, cho biết phản ứng của một số giáo sĩ đối với quyết định của chính phủ miền Bavaria là “không thể chấp nhận được”
“Là Sứ Thần Tòa Thánh và đại diện của Đức Thánh Cha, tôi cảm thấy buồn và hổ thẹn khi khi thấy thánh giá được dựng lên ở một nước láng giềng mà chính các giám mục và linh mục lại đi chỉ trích một quyết định như thế. Thật đáng xấu hổ làm sao! Không thể chấp nhận được.”
Tuy không nêu rõ đích danh ai, rõ ràng những lời của Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen đã nhắm đến Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Đức Hồng Y Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã chỉ trích quyết định của bang Bavaria treo thánh giá trong các tòa nhà chính phủ vì cho rằng quyết định này sẽ gây ra “chia rẽ” và “đấu tranh chống lại nhau”.
“Nếu thánh giá chỉ được xem như một biểu tượng văn hóa, thì người ta chưa hiểu được thánh giá”, ngài nói. Theo Đức Hồng Y, thánh giá là “một dấu chỉ phản đối bạo lực, bất công, tội lỗi và cái chết, chứ không phải là một dấu chỉ [loại trừ] chống lại người khác.”
Tuy nhiên, Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg không đồng ý với những ý kiến của Đức Hồng Y Marx. Ngài đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này của bang Bavaria. Đức Cha nói: “Thánh giá là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa phương Tây. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa tình yêu, bác ái và sự khẳng định cuộc sống. Thánh giá là một trong những nền tảng của châu Âu.”
Đức Cha Rudolf Voderholzer nói thêm, đó là lý do tại sao, người dân miền Bavaria có truyền thống đặt thánh giá chứ không phải là các biểu tượng khác ở các đỉnh núi của họ. “Không phải lá cờ quốc gia hay các biểu tượng khác của quyền bính con người, như những người khác có thể thích hơn ở những nơi khác, nhưng là thánh giá. Thánh giá nên được nhìn thấy mọi nơi,vì thánh giá là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và cuộc sống trong đó Chúa Kitô giao hòa giữa trời và đất, Thiên Chúa và hòa giải con người, nạn nhân và thủ phạm.”
Thủ tướng Bavus Markus Söder của bang Bavaria đã công bố chính sách này vào tuần trước, nói rằng việc treo thánh giá sẽ phản ánh “bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của phương Tây-Kitô giáo” trên miền này..
Souece: Catholic Herald Nuncio ‘ashamed’ at Church opposition to crosses on state buildings
Công nghị Hồng Y tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Đặng Tự Do
18:27 03/05/2018
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Năm 3 tháng 5, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết một công nghị Hồng Y sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 để định ngày tuyên thánh cho Đức Thánh Cha Phaolô VI, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và bốn vị khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dọn đường cho việc tuyên thánh cho các vị vào đầu năm nay với việc công bố các nghị định công nhận các phép lạ do sự can thiệp của sáu vị Chân Phước.
Vatican cho biết ngày 3 tháng 5 rằng một “công nghị bình thường” - một cuộc họp của Đức Giáo Hoàng với các Hồng Y cư trú tại Rome và các giám mục và các chức sắc khác - sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 để hoàn tất việc phê chuẩn sáu án tuyên thánh. Cuộc họp này của các Hồng Y và các vị cáo thỉnh viên chính thức chấm dứt tiến trình phê chuẩn án tuyên thánh một vị thánh mới.
Ngày và địa điểm cho các buổi lễ tuyên thánh sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc công nghị Hồng Y này.
Trước đó, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dự đoán rằng lễ tuyên thánh cho Đức Thánh Cha Phaolô VI sẽ diễn ra vào cuối Hội đồng Giám mục về thanh niên và sự phân định ơn gọi, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 10.
Các vị khác sẽ được tuyên thánh gồm có: Cha Francesco Spinelli người Ý, đấng sáng lập ra dòng các Nữ Tu Tôn Sùng Bí Tích Thánh Thể; Cha Vincenzo Romano, linh mục của người nghèo ở Naples, Italia, cho đến khi ngài qua đời vào năm 1831; Mẹ Catherine Kasper, đấng sáng lập ra dòng Nữ tì khó nghèo của Chúa Giêsu Kitô; và Mẹ Nazaria Ignacia March Mesa, người Tây Ban Nha, đấng sáng lập dòng Thập Tự Quân Truyền Giáo.
Souece: Catholic Herald Date set for final approval of canonisation of Blesseds Paul VI and Romero
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dọn đường cho việc tuyên thánh cho các vị vào đầu năm nay với việc công bố các nghị định công nhận các phép lạ do sự can thiệp của sáu vị Chân Phước.
Vatican cho biết ngày 3 tháng 5 rằng một “công nghị bình thường” - một cuộc họp của Đức Giáo Hoàng với các Hồng Y cư trú tại Rome và các giám mục và các chức sắc khác - sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 để hoàn tất việc phê chuẩn sáu án tuyên thánh. Cuộc họp này của các Hồng Y và các vị cáo thỉnh viên chính thức chấm dứt tiến trình phê chuẩn án tuyên thánh một vị thánh mới.
Ngày và địa điểm cho các buổi lễ tuyên thánh sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc công nghị Hồng Y này.
Trước đó, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dự đoán rằng lễ tuyên thánh cho Đức Thánh Cha Phaolô VI sẽ diễn ra vào cuối Hội đồng Giám mục về thanh niên và sự phân định ơn gọi, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 10.
Các vị khác sẽ được tuyên thánh gồm có: Cha Francesco Spinelli người Ý, đấng sáng lập ra dòng các Nữ Tu Tôn Sùng Bí Tích Thánh Thể; Cha Vincenzo Romano, linh mục của người nghèo ở Naples, Italia, cho đến khi ngài qua đời vào năm 1831; Mẹ Catherine Kasper, đấng sáng lập ra dòng Nữ tì khó nghèo của Chúa Giêsu Kitô; và Mẹ Nazaria Ignacia March Mesa, người Tây Ban Nha, đấng sáng lập dòng Thập Tự Quân Truyền Giáo.
Souece: Catholic Herald Date set for final approval of canonisation of Blesseds Paul VI and Romero
Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao của Dòng Hiệp Sĩ Malta
Đặng Tự Do
18:55 03/05/2018
Hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được bầu làm Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 của Dòng Hiệp sĩ Malta vào ngày thứ Tư 2 tháng 5 và hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách Dòng này bắt đầu năm ngoái khi ông được bầu làm nhà lãnh đạo tạm thời.
Trong một đám rước long trọng sau Thánh lễ buổi sáng, Dalla Torre 73 tuổi và 53 nhà lãnh đạo khác của Dòng Hiệp sĩ Malta - bao gồm, lần đầu tiên, hai người phụ nữ - đã bước vào biệt thự của dòng trên Đồi Aventine của Rome để bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu một lãnh đạo mới.
Các cử tri, hình thành nên Hội đồng Đại nghị của quốc gia Malta, đã hoàn thành việc bỏ phiếu vào buổi sáng. Họ đã chọn Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 trong số 12 hiệp sĩ đủ điều kiện, tức là những người đã thực hiện những lời thề long trọng về sự thanh bần, khiết tịnh và vâng phục. Thay vì bầu Hiệp Sĩ Tối Cao, các vị cử tri cũng có thể bầu một vị lãnh đạo tạm thời để giám sát công việc của dòng trong một năm nữa. Tuy nhiên, các cử tri cảm thấy đã có đủ những dữ kiện cho họ có thể chọn một vị lãnh đạo chính thức.
Dalla Torre đã phục vụ trong năm qua với tư cách là nhà lãnh đạo tạm thời với nhiệm vụ là sửa đổi hiến pháp của dòng sau nhiều tháng bất ổn và khủng hoảng.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Ngày 22 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Dalla Torre sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.
Ông đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.
Souece: Catholic Herald Giacomo Dalla Torre elected Grand Master of the Order of Malta
Trong một đám rước long trọng sau Thánh lễ buổi sáng, Dalla Torre 73 tuổi và 53 nhà lãnh đạo khác của Dòng Hiệp sĩ Malta - bao gồm, lần đầu tiên, hai người phụ nữ - đã bước vào biệt thự của dòng trên Đồi Aventine của Rome để bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu một lãnh đạo mới.
Các cử tri, hình thành nên Hội đồng Đại nghị của quốc gia Malta, đã hoàn thành việc bỏ phiếu vào buổi sáng. Họ đã chọn Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 80 trong số 12 hiệp sĩ đủ điều kiện, tức là những người đã thực hiện những lời thề long trọng về sự thanh bần, khiết tịnh và vâng phục. Thay vì bầu Hiệp Sĩ Tối Cao, các vị cử tri cũng có thể bầu một vị lãnh đạo tạm thời để giám sát công việc của dòng trong một năm nữa. Tuy nhiên, các cử tri cảm thấy đã có đủ những dữ kiện cho họ có thể chọn một vị lãnh đạo chính thức.
Dalla Torre đã phục vụ trong năm qua với tư cách là nhà lãnh đạo tạm thời với nhiệm vụ là sửa đổi hiến pháp của dòng sau nhiều tháng bất ổn và khủng hoảng.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Ngày 22 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Thủ tướng.
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Dalla Torre sinh tại Rome vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, và theo học khoa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật của Kitô giáo tại Đại học Rome. Ông dạy tiếng Hy Lạp cổ điển tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô của Rôma và là giám đốc thư viện và văn khố của trường đại học.
Ông đã là một thành viên Dòng Hiệp sĩ Malta từ năm 1985 và đã thực hiện những lời thề long trọng vào năm 1993.
Souece: Catholic Herald Giacomo Dalla Torre elected Grand Master of the Order of Malta
Nội dung cuộc đàm đạo giữa Đức Phanxicô và ba nạn nhân Chile bị lạm dụng tình dục, theo tường thuật của ba người này
Vũ Văn An
20:04 03/05/2018
Thông báo của phát ngôn viên Tòa Thánh Greg Burke nói rằng khi Đức Phanxicô gặp gỡ ba nạn nhân Chile bị lạm dụng tình dục, sẽ không có thông cáo chính thức về nội dung; Đức Phanxicô chỉ muốn lắng nghe các nạn nhân và xin lỗi họ.
Đức Phanxicô đã giữ đúng ý định này. Nhưng theo nữ ký giả Inés San Martin của tạp chí Crux, ba nạn nhân, sau khi kết thúc các cuộc đàm đạo với Đức Phanxicô vào hôm thứ Hai, đã họp báo để công bố một số nội dung.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, họ đã ra một tuyên bố với báo chí, nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức xin chúng tôi tha thứ, nhân danh ngài và thay mặt cho Giáo Hội phổ quát”.
Tưởng nên biết, cuối tuần qua, tại Nhà Thánh Mácta, nơi ngài cư ngụ, Đức Phanxicô đã tiếp 3 nạn nhân Chile, nạn nhân lạm dụng tình dục. Họ là Juan Carlos Cruz, James Hamilton và Andres Murillo.
Nhìn chung, các nạn nhân đã mô tả các cuộc gặp gỡ của họ một cách tích cực, trong đó Đức Phanxicô "chăm chú, dễ tiếp thu và rất cảm thông trong những cuộc trò chuyện căng thẳng và lâu giờ".
Một trong các nạn nhân đã đi xa đến mức nói rằng anh tin rằng Đức Giáo Hoàng đã không nói dối, nhưng đã nhận được thông tin sai liên quan đến tình hình ở Chile. Một nạn nhân cho hay: Đức Phanxicô đã nói với anh "Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra điều này, và tôi xin lỗi anh".
Tuy nhiên, họ cũng nói rằng mặc dù Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ tiếp tục gửi cho ngài các gợi ý về cách chống giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhưng "việc thực hiện các biến đổi cần thiết trong Giáo hội để ngăn chặn dịch bệnh lạm dụng tình dục và che đậy không tùy thuộc chúng tôi”.
Phát biểu với các nhà báo ở Rôma trong hơn 90 phút, ba nạn nhân nói một cách thành thực về các cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giáo Hoàng và về những gì họ hy vọng sẽ xảy ra hiện nay, bao gồm các lời tố cáo chống lại một số thành viên của hàng giáo phẩm Chile, coi các ngài là "tội phạm" vì đã che đậy các lời tố cáo lạm dụng.
Murillo nói rằng "Chúng tôi muốn thấy [các Hồng Y Francesco Javier Errázuriz và Ricardo Ezzati] bị xét xử. Chúng tôi coi các vị này phạm tội che đậy". Tuy nhiên, họ nói, ở Chile, theo quan điểm tư pháp, những cáo buộc như vậy bị loại bỏ theo thời hiệu sau 5 hoặc 10 năm.
Hamilton nói rằng vào năm 2005, Đức Hồng Y Errázuriz “biết tất cả mọi chuyện” bởi vì người ta đã đưa bằng chứng cho người bênh vực công lý ở Chile; người này đã thông báo cho Đức Hồng Y rằng các cáo buộc chống lại một linh mục nổi tiếng và nhiều lôi cuốn tên Fernando Fernando Fernando là đáng tin cậy.
Năm 2009, khi Hamilton đang cố gắng xin Giáo hội tuyên bố hôn nhân của anh ta vô hiệu, ba nạn nhân đã đưa ra một tuyên bố thứ hai gửi đến Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin của Vatican. Đầu năm 2011, Cha Karadima bị Vatican kết tội và kết án phải sống một cuộc sống đền tội và cầu nguyện.
Do giới hạn thời hiệu của luật hình sự Chile, tuy Cha Karadima đã bị xét xử và bị kết tội nhưng bản án này không bao giờ được áp dụng.
“Đức Hồng Y Errázuriz đã che đậy tội ác của Cha Karadima hơn năm năm”, Hamilton nhấn mạnh, với sự ủng hộ của hai nạn nhân kia. "Theo luật pháp và đối với các nạn nhân, ngài là một phạm nhân đã che đậy cho Cha Karadima và giới thân cận của vị này".
Mặc dù Đức Hồng Y Errázuriz nay là tổng giám mục hưu trí của Santiago, thủ đô Chile, ngài vẫn ngồi trong hội đồng chín Hồng Y làm cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc cải tổ Giáo Triều Rôma.
Ngày 14-17 tháng 5, các giám mục Chile sẽ đến Rôma dự các cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giáo Hoàng, đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử gần đây việc toàn bộ một hội đồng giám mục được triệu tập về Rôma vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Trường hợp trước đó là Ái Nhĩ Lan, khi các vị giám mục nước này đến Vatican vào năm 2009, được triệu tập bởi Đức Bênêđictô XVI. Bảy năm trước đó, tức năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đã có những phiên tương tự với 12 Hồng Y của Hoa Kỳ và những vị đứng đầu hội đồng giám mục.
Đức Phanxicô triệu tập các vị giám mục đến Rôma trong một bức thư ngài gửi cho các vị sau khi xem xét bản phúc trình dài 2,300 trang của Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna.
Vatican đã công bố quyết định của Đức Phanxicô phái tổng giám mục người Malta, vốn là công tố viên hàng đầu của Giáo hội thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đến Mỹ Latinh khoảng 10 ngày sau khi Đức Giáo Hoàng trở về từ chuyến viếng thăm Chile và Peru vào giữa tháng Giêng.
Trong chuyến bay trở về từ chuyến tông du đó, khi nói chuyện với các nhà báo, Đức Phanxicô một lần nữa đã bảo vệ vị giám mục đang gặp rắc rối lớn là Đức Cha Juan Barros, người được Đức Giáo Hoàng thuyên chuyển đến giáo phận Osorno ở miền Nam năm 2015.
Đức Cha Barros là một trong bốn giám mục thuộc giới thân cận của Cha Karadima, và các nạn nhân của vị linh mục này đã nói nhiều lần rằng vị giám mục biết sự việc, nhưng đã quyết định che đậy cho người dìu dắt mình. Cho đến nay, Đức Cha Barros vẫn cho rằng ngài vô tội.
Trong tuyên bố của họ, các nạn nhân nói rằng "Chúng tôi đã có thể nói thẳng thắn và tôn kính với Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi đã nói về những vấn đề khó nói, chẳng hạn như lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và đặc biệt là sự che đậy của các giám mục Chile”.
Họ nói, lạm dụng tình dục không chỉ là một tội lỗi mà còn là một tội ác, và như vậy, nó "không kết thúc ở Chile, nhưng là một đại dịch".
Trong phần Hỏi Đáp, Hamilton nói rằng Giáo Hội Công Giáo Chile không có "độc quyền" về lạm dụng và che đậy. Anh nói "Cuộc chiến này không kết thúc ở Chile," cũng không phải trong Giáo hội.
Thế nhưng, anh nói “chúng tôi hy vọng Giáo Hội trở thành một đồng minh trong cuộc chiến chống lạm dụng, chứ không phải là nơi trú ẩn cho những kẻ lạm dụng. Nhưng tôi cũng thừa nhận rằng có rất nhiều người trong Giáo Hội, những người không thể thiếu được, họ làm rất nhiều việc cho lợi ích của các nạn nhân”.
Về cuộc gặp gỡ cá nhân của họ với Đức Giáo Hoàng
Hamilton, Cruz và Murillo mỗi người được gặp riêng Đức Phanxicô, và sau đó vào thứ Hai, họ gặp ngài như một nhóm. Trong cuộc họp báo, mỗi người nói về kinh nghiệm riêng của họ.
Murillo, hiện đang làm việc với các nạn nhân trên cơ sở hàng ngày, nói rằng mặc dù anh cảm ơn sự hiếu khách, nhưng đối với anh, chuyến đi Rôma lần này không phải là “một chiến thắng” hay “được công nhận”.
Anh nói "Tôi mệt mỏi. Điều này làm tôi kiệt sức. Tôi không coi điều này như một chiến thắng. Đây không phải là lúc chiến thắng, vui vẻ hay đền bù. Tôi mệt mỏi. Tôi liên tục làm việc với các nạn nhân của nạn ấu dâm và chính vì nhân danh họ, tôi đã đến đây. Điều này không kết thúc với tôi, nhưng với hàng ngàn nạn nhân bị lạm dụng, không những bởi các linh mục mà còn bởi cha mẹ, giáo sư, huấn luyện viên”.
Cruz nói “Là một người Công Giáo, cuộc gặp gỡ bản thân của tôi là một trải nghiệm cực kỳ quan trọng đối với tôi, và tôi vẫn đang xử lý nó. Và tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng điều này: trải nghiệm của chúng tôi không thể là một trường hợp cô lập. [Lạm dụng tình dục các vị thành niên] là một bệnh dịch, một đại dịch. Các nạn nhân phải được đối xử một cách tôn trọng, không chỉ bởi Đức Giáo Hoàng, mà còn bởi các giám mục, và Giáo Hội nói chung ... [điều này] phải là chuẩn mực”.
Cruz cho hay: anh đã tâm sự với Đức Giáo Hoàng rằng Đức Cha Barros và ba giám mục khác thuộc giới thân cận của Cha Karadima, Andrés Arteaga, Tomislav Koljatic Maroevic và Horacio Valenzuela, “thấy Cha Karadima đã sờ soạng và lạm dụng các người trẻ như thế nào, và các vị đã có mặt ở đó. [Đức Giáo Hoàng] đã nhận được thông tin này”.
Khi được hỏi về bức thư anh gửi cho Đức Phanxicô vào năm 2015, kể rõ chi tiết trải nghiệm của mình, và được Đức Hồng Y Sean O’Malley giao cho Đức Giáo Hoàng, nạn nhân này cho biết anh đã không nêu lên lá thư này.
Anh nói “Kết luận của tôi là Đức Giáo Hoàng đã bị cung cấp thông tin sai lầm”. Anh thêm rằng lúc ở Chile, Đức Phanxicô đã nói rằng ngài muốn có bằng chứng về hành vi sai trái của Đức Cha Barros, “ngài đã không nói dối. Ngài thực sự bị thông tin sai lầm”.
Cruz nói “Tôi chưa bao giờ thấy một người nào đó ăn năn như thế về những điều ngài nói với tôi. Tôi cũng cảm thấy ngài bị tổn thương, một điều đối với tôi, rất trịnh trọng. Việc vị giáo hoàng thực sự nói hối lỗi với bạn và xin lỗi bạn là điều ít khi xẩy ra”.
Cruz sau đó nói rằng Đức Phanxicô đã nói với anh: "Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra điều này, và tôi xin lỗi anh".
Việc tiến về phía trước, theo Cruz, Đức Giáo Hoàng sẽ không có lý do thoái thác: "Bây giờ ngài đã biết mọi chuyện".
Anh nhận định: vấn đề "ai đưa thông tin sai cho ngài", vẫn còn đó chưa có câu trả lời.
Người Chile trên cũng cho biết: anh đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng anh bị tổn thương to lớn bởi những lời lẽ Đức Giáo Hoàng nói ở Chile, khi ngài bảo vệ Đức Cha Barros và gọi những lời cáo buộc chống lại các giám mục là “vu khống”.
Hamilton coi cuộc gặp gỡ là rất “trung thực”, với một người không hề “kiêu căng”.
“Tôi nói với ngài rằng ngài đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Giáo Hội từng phải đối diện. Đây không phải là trường hợp các linh mục bị giết, nhưng đức tin bị giết từ bên trong, từ uy tín của mình”.
Hamilton cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng nay "thực sự được thông tri đầy đủ", và điều này đúng vì Đức Phanxicô muốn đụng tới đáy của sự việc. “Mọi người đều đáng được một cơ hội thứ hai, đặc biệt trong trường hợp này. Chúng tôi có niềm hy vọng, nhưng chúng tôi muốn có một niềm hy vọng được nối kết với thực tại”.
Anh nói tiếp “Nếu chúng tôi không thấy bất cứ sự thay đổi nào, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho mọi người bị lạm dụng trên thế giới, không chỉ những người bị linh mục lạm dụng. Nếu chúng tôi thấy có sự thay đổi, chúng tôi sẽ là những người đầu tiên có mặt ở đây một lần nữa, để giúp đỡ, như chúng tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng".
Về cách Đức Phanxicô nên giải quyết cuộc khủng hoảng lúc này
Nói về nhận định cá nhân, Hamilton cho rằng tiến lên phía trước, anh muốn Giáo Hội nhận diện được nguồn gốc của vấn đề đằng sau việc lạm dụng tình dục các vị thành niên. Thứ hai, Giáo Hội nên nhận ra rằng trước pháp luật, “mọi người đều bình đẳng”.
Anh nói "Chúa Giêsu được sinh ra trong một nhà kho, vâng theo luật dân sự. Và Chúa Giêsu đã chết trong tay người Rôma, cũng vâng theo luật dân sự".
Hamilton nói rằng Đức Giáo Hoàng thấy điều trên "hợp lý", và thậm chí đã nêu ra điển hình một giám mục báo cáo một linh mục cho chính quyền.
Đức Phanxicô yêu cầu ba người tiếp tục đàm đạo với Vatican, và yêu cầu họ gửi cho ngài các gợi ý về cách Giáo hội nên tiến lên phía trước ra sao . Về điều này, các nạn nhân nói rằng họ sẽ tập trung vào việc phòng ngừa, điều tra, công lý và đền bù cho việc lạm dụng, để Giáo Hội có thể là "căn nhà cho những người cần bảo vệ, chào đón, công lý."
Hamilton nói “Chúng tôi tin rằng Giáo Hội không nên tiếp tục dập tắt các đám cháy như một lính cứu hỏa, nhưng là người ngăn cản tất cả những đám cháy này".
Cruz thì nói rằng ba người họ đã nói về điều họ nghĩ sẽ xảy ra với các giám mục Chile - ít nhất, một số, bao gồm cả bốn vị gần gũi với Cha Karadima, nên rời khỏi chức vụ của các ngài. Họ đã nói như vậy một lần nữa trong cuộc họp báo, khi họ kêu gọi Đức Hồng Y Errázuriz rời khỏi chức vụ của ngài trong nhóm Chín Hồng Y của Đức Giáo Hoàng.
Anh cho biết “Một cách cụ thể, chúng tôi đã nói về nhiều vấn đề với Đức Giáo Hoàng, đã đưa ra một số gợi ý. Đức Giáo Hoàng nói với chúng tôi rằng ngài sẽ cầu nguyện dựa trên các gợi ý ấy, suy nghĩ, và sau đó đưa ra quyết định ngắn hạn, trung và dài hạn, như ngài đã nói trong lá thư của ngài. Chúng tôi đang chờ đợi một cách tin tưởng”.
Đức Phanxicô đã giữ đúng ý định này. Nhưng theo nữ ký giả Inés San Martin của tạp chí Crux, ba nạn nhân, sau khi kết thúc các cuộc đàm đạo với Đức Phanxicô vào hôm thứ Hai, đã họp báo để công bố một số nội dung.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, họ đã ra một tuyên bố với báo chí, nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức xin chúng tôi tha thứ, nhân danh ngài và thay mặt cho Giáo Hội phổ quát”.
Tưởng nên biết, cuối tuần qua, tại Nhà Thánh Mácta, nơi ngài cư ngụ, Đức Phanxicô đã tiếp 3 nạn nhân Chile, nạn nhân lạm dụng tình dục. Họ là Juan Carlos Cruz, James Hamilton và Andres Murillo.
Nhìn chung, các nạn nhân đã mô tả các cuộc gặp gỡ của họ một cách tích cực, trong đó Đức Phanxicô "chăm chú, dễ tiếp thu và rất cảm thông trong những cuộc trò chuyện căng thẳng và lâu giờ".
Một trong các nạn nhân đã đi xa đến mức nói rằng anh tin rằng Đức Giáo Hoàng đã không nói dối, nhưng đã nhận được thông tin sai liên quan đến tình hình ở Chile. Một nạn nhân cho hay: Đức Phanxicô đã nói với anh "Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra điều này, và tôi xin lỗi anh".
Tuy nhiên, họ cũng nói rằng mặc dù Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ tiếp tục gửi cho ngài các gợi ý về cách chống giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhưng "việc thực hiện các biến đổi cần thiết trong Giáo hội để ngăn chặn dịch bệnh lạm dụng tình dục và che đậy không tùy thuộc chúng tôi”.
Phát biểu với các nhà báo ở Rôma trong hơn 90 phút, ba nạn nhân nói một cách thành thực về các cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giáo Hoàng và về những gì họ hy vọng sẽ xảy ra hiện nay, bao gồm các lời tố cáo chống lại một số thành viên của hàng giáo phẩm Chile, coi các ngài là "tội phạm" vì đã che đậy các lời tố cáo lạm dụng.
Murillo nói rằng "Chúng tôi muốn thấy [các Hồng Y Francesco Javier Errázuriz và Ricardo Ezzati] bị xét xử. Chúng tôi coi các vị này phạm tội che đậy". Tuy nhiên, họ nói, ở Chile, theo quan điểm tư pháp, những cáo buộc như vậy bị loại bỏ theo thời hiệu sau 5 hoặc 10 năm.
Hamilton nói rằng vào năm 2005, Đức Hồng Y Errázuriz “biết tất cả mọi chuyện” bởi vì người ta đã đưa bằng chứng cho người bênh vực công lý ở Chile; người này đã thông báo cho Đức Hồng Y rằng các cáo buộc chống lại một linh mục nổi tiếng và nhiều lôi cuốn tên Fernando Fernando Fernando là đáng tin cậy.
Năm 2009, khi Hamilton đang cố gắng xin Giáo hội tuyên bố hôn nhân của anh ta vô hiệu, ba nạn nhân đã đưa ra một tuyên bố thứ hai gửi đến Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin của Vatican. Đầu năm 2011, Cha Karadima bị Vatican kết tội và kết án phải sống một cuộc sống đền tội và cầu nguyện.
Do giới hạn thời hiệu của luật hình sự Chile, tuy Cha Karadima đã bị xét xử và bị kết tội nhưng bản án này không bao giờ được áp dụng.
“Đức Hồng Y Errázuriz đã che đậy tội ác của Cha Karadima hơn năm năm”, Hamilton nhấn mạnh, với sự ủng hộ của hai nạn nhân kia. "Theo luật pháp và đối với các nạn nhân, ngài là một phạm nhân đã che đậy cho Cha Karadima và giới thân cận của vị này".
Mặc dù Đức Hồng Y Errázuriz nay là tổng giám mục hưu trí của Santiago, thủ đô Chile, ngài vẫn ngồi trong hội đồng chín Hồng Y làm cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc cải tổ Giáo Triều Rôma.
Ngày 14-17 tháng 5, các giám mục Chile sẽ đến Rôma dự các cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giáo Hoàng, đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử gần đây việc toàn bộ một hội đồng giám mục được triệu tập về Rôma vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Trường hợp trước đó là Ái Nhĩ Lan, khi các vị giám mục nước này đến Vatican vào năm 2009, được triệu tập bởi Đức Bênêđictô XVI. Bảy năm trước đó, tức năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đã có những phiên tương tự với 12 Hồng Y của Hoa Kỳ và những vị đứng đầu hội đồng giám mục.
Đức Phanxicô triệu tập các vị giám mục đến Rôma trong một bức thư ngài gửi cho các vị sau khi xem xét bản phúc trình dài 2,300 trang của Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna.
Vatican đã công bố quyết định của Đức Phanxicô phái tổng giám mục người Malta, vốn là công tố viên hàng đầu của Giáo hội thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đến Mỹ Latinh khoảng 10 ngày sau khi Đức Giáo Hoàng trở về từ chuyến viếng thăm Chile và Peru vào giữa tháng Giêng.
Trong chuyến bay trở về từ chuyến tông du đó, khi nói chuyện với các nhà báo, Đức Phanxicô một lần nữa đã bảo vệ vị giám mục đang gặp rắc rối lớn là Đức Cha Juan Barros, người được Đức Giáo Hoàng thuyên chuyển đến giáo phận Osorno ở miền Nam năm 2015.
Đức Cha Barros là một trong bốn giám mục thuộc giới thân cận của Cha Karadima, và các nạn nhân của vị linh mục này đã nói nhiều lần rằng vị giám mục biết sự việc, nhưng đã quyết định che đậy cho người dìu dắt mình. Cho đến nay, Đức Cha Barros vẫn cho rằng ngài vô tội.
Trong tuyên bố của họ, các nạn nhân nói rằng "Chúng tôi đã có thể nói thẳng thắn và tôn kính với Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi đã nói về những vấn đề khó nói, chẳng hạn như lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và đặc biệt là sự che đậy của các giám mục Chile”.
Họ nói, lạm dụng tình dục không chỉ là một tội lỗi mà còn là một tội ác, và như vậy, nó "không kết thúc ở Chile, nhưng là một đại dịch".
Trong phần Hỏi Đáp, Hamilton nói rằng Giáo Hội Công Giáo Chile không có "độc quyền" về lạm dụng và che đậy. Anh nói "Cuộc chiến này không kết thúc ở Chile," cũng không phải trong Giáo hội.
Thế nhưng, anh nói “chúng tôi hy vọng Giáo Hội trở thành một đồng minh trong cuộc chiến chống lạm dụng, chứ không phải là nơi trú ẩn cho những kẻ lạm dụng. Nhưng tôi cũng thừa nhận rằng có rất nhiều người trong Giáo Hội, những người không thể thiếu được, họ làm rất nhiều việc cho lợi ích của các nạn nhân”.
Về cuộc gặp gỡ cá nhân của họ với Đức Giáo Hoàng
Ba Nạn Nhân Chile Bị Lạm Dụng Tình Dục |
Hamilton, Cruz và Murillo mỗi người được gặp riêng Đức Phanxicô, và sau đó vào thứ Hai, họ gặp ngài như một nhóm. Trong cuộc họp báo, mỗi người nói về kinh nghiệm riêng của họ.
Murillo, hiện đang làm việc với các nạn nhân trên cơ sở hàng ngày, nói rằng mặc dù anh cảm ơn sự hiếu khách, nhưng đối với anh, chuyến đi Rôma lần này không phải là “một chiến thắng” hay “được công nhận”.
Anh nói "Tôi mệt mỏi. Điều này làm tôi kiệt sức. Tôi không coi điều này như một chiến thắng. Đây không phải là lúc chiến thắng, vui vẻ hay đền bù. Tôi mệt mỏi. Tôi liên tục làm việc với các nạn nhân của nạn ấu dâm và chính vì nhân danh họ, tôi đã đến đây. Điều này không kết thúc với tôi, nhưng với hàng ngàn nạn nhân bị lạm dụng, không những bởi các linh mục mà còn bởi cha mẹ, giáo sư, huấn luyện viên”.
Cruz nói “Là một người Công Giáo, cuộc gặp gỡ bản thân của tôi là một trải nghiệm cực kỳ quan trọng đối với tôi, và tôi vẫn đang xử lý nó. Và tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng điều này: trải nghiệm của chúng tôi không thể là một trường hợp cô lập. [Lạm dụng tình dục các vị thành niên] là một bệnh dịch, một đại dịch. Các nạn nhân phải được đối xử một cách tôn trọng, không chỉ bởi Đức Giáo Hoàng, mà còn bởi các giám mục, và Giáo Hội nói chung ... [điều này] phải là chuẩn mực”.
Cruz cho hay: anh đã tâm sự với Đức Giáo Hoàng rằng Đức Cha Barros và ba giám mục khác thuộc giới thân cận của Cha Karadima, Andrés Arteaga, Tomislav Koljatic Maroevic và Horacio Valenzuela, “thấy Cha Karadima đã sờ soạng và lạm dụng các người trẻ như thế nào, và các vị đã có mặt ở đó. [Đức Giáo Hoàng] đã nhận được thông tin này”.
Khi được hỏi về bức thư anh gửi cho Đức Phanxicô vào năm 2015, kể rõ chi tiết trải nghiệm của mình, và được Đức Hồng Y Sean O’Malley giao cho Đức Giáo Hoàng, nạn nhân này cho biết anh đã không nêu lên lá thư này.
Anh nói “Kết luận của tôi là Đức Giáo Hoàng đã bị cung cấp thông tin sai lầm”. Anh thêm rằng lúc ở Chile, Đức Phanxicô đã nói rằng ngài muốn có bằng chứng về hành vi sai trái của Đức Cha Barros, “ngài đã không nói dối. Ngài thực sự bị thông tin sai lầm”.
Cruz nói “Tôi chưa bao giờ thấy một người nào đó ăn năn như thế về những điều ngài nói với tôi. Tôi cũng cảm thấy ngài bị tổn thương, một điều đối với tôi, rất trịnh trọng. Việc vị giáo hoàng thực sự nói hối lỗi với bạn và xin lỗi bạn là điều ít khi xẩy ra”.
Cruz sau đó nói rằng Đức Phanxicô đã nói với anh: "Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra điều này, và tôi xin lỗi anh".
Việc tiến về phía trước, theo Cruz, Đức Giáo Hoàng sẽ không có lý do thoái thác: "Bây giờ ngài đã biết mọi chuyện".
Anh nhận định: vấn đề "ai đưa thông tin sai cho ngài", vẫn còn đó chưa có câu trả lời.
Người Chile trên cũng cho biết: anh đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng anh bị tổn thương to lớn bởi những lời lẽ Đức Giáo Hoàng nói ở Chile, khi ngài bảo vệ Đức Cha Barros và gọi những lời cáo buộc chống lại các giám mục là “vu khống”.
Hamilton coi cuộc gặp gỡ là rất “trung thực”, với một người không hề “kiêu căng”.
“Tôi nói với ngài rằng ngài đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Giáo Hội từng phải đối diện. Đây không phải là trường hợp các linh mục bị giết, nhưng đức tin bị giết từ bên trong, từ uy tín của mình”.
Hamilton cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng nay "thực sự được thông tri đầy đủ", và điều này đúng vì Đức Phanxicô muốn đụng tới đáy của sự việc. “Mọi người đều đáng được một cơ hội thứ hai, đặc biệt trong trường hợp này. Chúng tôi có niềm hy vọng, nhưng chúng tôi muốn có một niềm hy vọng được nối kết với thực tại”.
Anh nói tiếp “Nếu chúng tôi không thấy bất cứ sự thay đổi nào, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho mọi người bị lạm dụng trên thế giới, không chỉ những người bị linh mục lạm dụng. Nếu chúng tôi thấy có sự thay đổi, chúng tôi sẽ là những người đầu tiên có mặt ở đây một lần nữa, để giúp đỡ, như chúng tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng".
Về cách Đức Phanxicô nên giải quyết cuộc khủng hoảng lúc này
Nói về nhận định cá nhân, Hamilton cho rằng tiến lên phía trước, anh muốn Giáo Hội nhận diện được nguồn gốc của vấn đề đằng sau việc lạm dụng tình dục các vị thành niên. Thứ hai, Giáo Hội nên nhận ra rằng trước pháp luật, “mọi người đều bình đẳng”.
Anh nói "Chúa Giêsu được sinh ra trong một nhà kho, vâng theo luật dân sự. Và Chúa Giêsu đã chết trong tay người Rôma, cũng vâng theo luật dân sự".
Hamilton nói rằng Đức Giáo Hoàng thấy điều trên "hợp lý", và thậm chí đã nêu ra điển hình một giám mục báo cáo một linh mục cho chính quyền.
Đức Phanxicô yêu cầu ba người tiếp tục đàm đạo với Vatican, và yêu cầu họ gửi cho ngài các gợi ý về cách Giáo hội nên tiến lên phía trước ra sao . Về điều này, các nạn nhân nói rằng họ sẽ tập trung vào việc phòng ngừa, điều tra, công lý và đền bù cho việc lạm dụng, để Giáo Hội có thể là "căn nhà cho những người cần bảo vệ, chào đón, công lý."
Hamilton nói “Chúng tôi tin rằng Giáo Hội không nên tiếp tục dập tắt các đám cháy như một lính cứu hỏa, nhưng là người ngăn cản tất cả những đám cháy này".
Cruz thì nói rằng ba người họ đã nói về điều họ nghĩ sẽ xảy ra với các giám mục Chile - ít nhất, một số, bao gồm cả bốn vị gần gũi với Cha Karadima, nên rời khỏi chức vụ của các ngài. Họ đã nói như vậy một lần nữa trong cuộc họp báo, khi họ kêu gọi Đức Hồng Y Errázuriz rời khỏi chức vụ của ngài trong nhóm Chín Hồng Y của Đức Giáo Hoàng.
Anh cho biết “Một cách cụ thể, chúng tôi đã nói về nhiều vấn đề với Đức Giáo Hoàng, đã đưa ra một số gợi ý. Đức Giáo Hoàng nói với chúng tôi rằng ngài sẽ cầu nguyện dựa trên các gợi ý ấy, suy nghĩ, và sau đó đưa ra quyết định ngắn hạn, trung và dài hạn, như ngài đã nói trong lá thư của ngài. Chúng tôi đang chờ đợi một cách tin tưởng”.
Phát hiện đáng kính ngạc của các nhà địa lý: Bẩy đền thánh cổ kính tại Âu Châu và Trung Đông nằm trên một đường thẳng
Đặng Tự Do
20:25 03/05/2018
Các nhà địa lý Italia vừa công bố một khám phá rất đáng kính ngạc: Bẩy đền thánh cổ kính của Châu Âu và Trung Đông nằm hoàn toàn khít trên một đường thẳng dù ở cách nhau rất xa. Toán học gọi là co-linear (đồng tuyến tính).
Hãng tin Aleteia của Italia nói đường thẳng này, theo truyền thuyết, có thể là đường lưỡi gươm của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae chém ma qủy, đưa chúng xuống địa ngục.
Thật đáng ngạc nhiên hơn nữa là 6 trong số 7 đền thánh này là các đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Hơn thế nữa, ba đền thánh quan trọng nhất trong số này là Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Pháp; Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Val de Susa; và Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Gargano cách nhau cùng một khoảng cách. Toán học gọi là equi-distant.
Một số người nói đường thẳng này là một lời nhắc nhở từ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae rằng các tín hữu được trông đợi là người công chính, không hành xử quanh co nhưng đi theo một con đường thẳng.
Các nhà địa lý nói rằng nếu hiện tượng bẩy đền thánh cổ kính này nằm khít trên một đường thẳng chưa đủ gây ngạc nhiên, thì có thêm một chi tiết thú vị nữa. Vào ngày hạ chí (Summer Solispice) của Bắc bán cầu (thường là vào ngày 21 tháng Sáu), bẩy ngôi đền thánh này nằm thẳng tắp trên đường hoàng hôn!
Đường thẳng nói trên bắt đầu ở đền thánh Skellig Michael kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Michael’s Rock của Ái Nhĩ Lan. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với Thánh Patrick, để giúp ngài giải phóng đất nước đó khỏi tay quỷ dữ.
Sau đó, con đường nghiêng về phía nam đến đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Cornish của Anh. Nói là đảo, nhưng khi thủy triều xuống, miền đất này được nối liền với đất liền. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với một nhóm ngư dân.
Con đường kỳ diệu này, sau đó, đi đến Pháp, nơi có đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Mont Saint-Michel, cũng là một trong những nơi mà Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với các tín hữu Công Giáo Pháp. Đền thánh này, nằm ngoài khơi bờ biển Normandy, rất đẹp khiến cho khu vực này trở thành một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Pháp, và đã được UNESCO công nhận là di sản Thế giới từ năm 1979. Năm 709, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với Thánh Aubert, thúc giục ngài xây dựng một nhà thờ trên các tảng đá. Công việc được bắt đầu ngay lập tức, nhưng mãi đến năm 900 mới hoàn thành được.
Cách đó khoảng 1000 km, tại Val de Susa, là đền thánh thứ tư: Sacra di San Michele, cũng là một đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Việc xây dựng đền thánh được bắt đầu vào khoảng năm 1000 và, trong suốt nhiều thế kỷ, các cấu trúc mới đã được thêm vào tòa nhà ban đầu. Các tu sĩ Bênêđíctô cũng đã xây thêm một nhà trọ, bởi vì đền thánh này nằm trên con đường Via Francigena là con đường những người hành hương đi qua để sang Rôma.
Cách đó một ngàn cây số khác trên đường thẳng kỳ diệu này, là đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Gargano, Italia được xây dựng từ năm 490, khi Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hiện ra với Thánh Lorenzo Maiorano.
Từ Ý, dấu chân của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đưa ta đến đền thánh thứ sáu. Đền thánh này trên đảo Symi của Hy Lạp. Đền thánh này có một bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cao ba mét, là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới.
Con đường kết thúc tại Israel, với đền thánh Mount Carmel, ở Haifa. Nơi đã được xây dựng từ thời cổ đại, với các thánh đường Công Giáo và Chính Thống Giáo có niên đại từ thế kỷ 12..
Souece: Aleteia7 Sanctuaries linked by a straight line: The legendary Sword of St. Michael
Hãng tin Aleteia của Italia nói đường thẳng này, theo truyền thuyết, có thể là đường lưỡi gươm của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae chém ma qủy, đưa chúng xuống địa ngục.
Thật đáng ngạc nhiên hơn nữa là 6 trong số 7 đền thánh này là các đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Hơn thế nữa, ba đền thánh quan trọng nhất trong số này là Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Pháp; Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Val de Susa; và Đền Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Gargano cách nhau cùng một khoảng cách. Toán học gọi là equi-distant.
Một số người nói đường thẳng này là một lời nhắc nhở từ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae rằng các tín hữu được trông đợi là người công chính, không hành xử quanh co nhưng đi theo một con đường thẳng.
Các nhà địa lý nói rằng nếu hiện tượng bẩy đền thánh cổ kính này nằm khít trên một đường thẳng chưa đủ gây ngạc nhiên, thì có thêm một chi tiết thú vị nữa. Vào ngày hạ chí (Summer Solispice) của Bắc bán cầu (thường là vào ngày 21 tháng Sáu), bẩy ngôi đền thánh này nằm thẳng tắp trên đường hoàng hôn!
Đường thẳng nói trên bắt đầu ở đền thánh Skellig Michael kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Michael’s Rock của Ái Nhĩ Lan. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với Thánh Patrick, để giúp ngài giải phóng đất nước đó khỏi tay quỷ dữ.
Sau đó, con đường nghiêng về phía nam đến đền kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trên đảo Cornish của Anh. Nói là đảo, nhưng khi thủy triều xuống, miền đất này được nối liền với đất liền. Tương truyền đây là nơi Tổng lãnh thiên thần Michael đã hiện ra với một nhóm ngư dân.
Con đường kỳ diệu này, sau đó, đi đến Pháp, nơi có đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Mont Saint-Michel, cũng là một trong những nơi mà Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với các tín hữu Công Giáo Pháp. Đền thánh này, nằm ngoài khơi bờ biển Normandy, rất đẹp khiến cho khu vực này trở thành một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Pháp, và đã được UNESCO công nhận là di sản Thế giới từ năm 1979. Năm 709, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã hiện ra với Thánh Aubert, thúc giục ngài xây dựng một nhà thờ trên các tảng đá. Công việc được bắt đầu ngay lập tức, nhưng mãi đến năm 900 mới hoàn thành được.
Cách đó khoảng 1000 km, tại Val de Susa, là đền thánh thứ tư: Sacra di San Michele, cũng là một đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Việc xây dựng đền thánh được bắt đầu vào khoảng năm 1000 và, trong suốt nhiều thế kỷ, các cấu trúc mới đã được thêm vào tòa nhà ban đầu. Các tu sĩ Bênêđíctô cũng đã xây thêm một nhà trọ, bởi vì đền thánh này nằm trên con đường Via Francigena là con đường những người hành hương đi qua để sang Rôma.
Cách đó một ngàn cây số khác trên đường thẳng kỳ diệu này, là đền thánh kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Gargano, Italia được xây dựng từ năm 490, khi Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hiện ra với Thánh Lorenzo Maiorano.
Từ Ý, dấu chân của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đưa ta đến đền thánh thứ sáu. Đền thánh này trên đảo Symi của Hy Lạp. Đền thánh này có một bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cao ba mét, là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới.
Con đường kết thúc tại Israel, với đền thánh Mount Carmel, ở Haifa. Nơi đã được xây dựng từ thời cổ đại, với các thánh đường Công Giáo và Chính Thống Giáo có niên đại từ thế kỷ 12..
Souece: Aleteia7 Sanctuaries linked by a straight line: The legendary Sword of St. Michael
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng gởi những người mẹ mất con trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu tại Á Căn Đình
Đặng Tự Do
21:01 03/05/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp nhân kỷ niệm lần thứ 41 phong trào “Madres de Plaza de Mayo” (Các bà mẹ của quảng trường Mayo). Đây là một phong trào của những người phản đối chính quyền quân phiệt Á Căn Đình vì con cái của họ biến mất trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu kéo dài từ 1976 đến 1983. Từ năm 1977 cho đến ngày tàn của chế độ quân phiệt Á Căn Đình, quảng trường Mayo ở thủ đô Buenos Aires đã là nơi tụ tập phản đối của các bà mẹ có con bị bắt đưa đi mất tích.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đến Ana María Careaga, con gái của người sáng lập ra phong trào này, là bà Esther Ballestrino de Careaga, một người Uruguay lớn lên tại Paraguay. Bà đã bị cảnh sát bắt cóc tại Á Căn Đình vào ngày 17 hay 18 tháng 12, 1977 và vĩnh viễn biến mất.
Esther, một nhà hóa sinh, phụ trách phòng thí nghiệm nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng làm việc khi còn là một thanh niên.
Ngày 30 tháng Tư năm 1977, Esther đã lãnh đạo các bà mẹ có con bị bắt đưa đi mất tích biểu tình phản đối tại Buenos Aires. Họ đã diễn hành đến quảng trường Mayo nên phong trào các bà mẹ này có tên gọi là “Madres de Plaza de Mayo”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha được phát sóng vào tối thứ Hai, ngày 1 tháng Năm, trong chương trình, “Ahora y Siempre” (Bây giờ và Mãi mãi) mà Ana Maria Careaga phụ trách trên Đài phát thanh Caput ở Buenos Aires.
Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha nói:
Kính gửi Ana Maria,
Những ngày này khi ta nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1977, kỷ niệm ngày thành lập phong trào các “Bà mẹ” [của Plaza de Mayo], được chính các bà mẹ tổ chức, tôi rất nhớ mẹ của cô.
Bà làm việc chăm chỉ, và là một người tranh đấu; và cùng với nhiều phụ nữ đã chiến đấu vì công lý, bởi vì họ đã mất con hoặc chỉ đơn giản là vì những bà mẹ này đã nhìn thấy thảm cảnh của rất nhiều những bà mẹ khác có con mất tích. Họ đã đến với nhau để chiến đấu cho điều này.
Tôi chắc chắn rằng, ngoài sự công nhận phổ quát của thế giới, Thiên Chúa giữ họ trong trái tim Ngài. Họ là những chiến binh, họ chiến đấu vì công lý và họ đã dạy chúng ta con đường tiến lên phía trước.
Tôi vui mừng vì cô đang theo bước chân của mẹ mình và làm cho nhiều người biết đến câu chuyện này trong các chương trình phát thanh của cô. Do đó hôm nay, một cách đặc biệt, tôi cầu nguyện cho các bà mẹ, tôi cầu nguyện cho cô, tôi cầu nguyện cho mẹ Esther và tôi cầu nguyện cho tất cả những người nam nữ thiện chí, những người cùng nhau muốn tiến hành một kế hoạch công lý và tình huynh đệ.
Souece: Vatican News Pope's message to Argentina's “Madres de Plaza de Mayo”
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đã được gửi đến Ana María Careaga, con gái của người sáng lập ra phong trào này, là bà Esther Ballestrino de Careaga, một người Uruguay lớn lên tại Paraguay. Bà đã bị cảnh sát bắt cóc tại Á Căn Đình vào ngày 17 hay 18 tháng 12, 1977 và vĩnh viễn biến mất.
Esther, một nhà hóa sinh, phụ trách phòng thí nghiệm nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng làm việc khi còn là một thanh niên.
Ngày 30 tháng Tư năm 1977, Esther đã lãnh đạo các bà mẹ có con bị bắt đưa đi mất tích biểu tình phản đối tại Buenos Aires. Họ đã diễn hành đến quảng trường Mayo nên phong trào các bà mẹ này có tên gọi là “Madres de Plaza de Mayo”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha được phát sóng vào tối thứ Hai, ngày 1 tháng Năm, trong chương trình, “Ahora y Siempre” (Bây giờ và Mãi mãi) mà Ana Maria Careaga phụ trách trên Đài phát thanh Caput ở Buenos Aires.
Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha nói:
Kính gửi Ana Maria,
Những ngày này khi ta nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1977, kỷ niệm ngày thành lập phong trào các “Bà mẹ” [của Plaza de Mayo], được chính các bà mẹ tổ chức, tôi rất nhớ mẹ của cô.
Bà làm việc chăm chỉ, và là một người tranh đấu; và cùng với nhiều phụ nữ đã chiến đấu vì công lý, bởi vì họ đã mất con hoặc chỉ đơn giản là vì những bà mẹ này đã nhìn thấy thảm cảnh của rất nhiều những bà mẹ khác có con mất tích. Họ đã đến với nhau để chiến đấu cho điều này.
Tôi chắc chắn rằng, ngoài sự công nhận phổ quát của thế giới, Thiên Chúa giữ họ trong trái tim Ngài. Họ là những chiến binh, họ chiến đấu vì công lý và họ đã dạy chúng ta con đường tiến lên phía trước.
Tôi vui mừng vì cô đang theo bước chân của mẹ mình và làm cho nhiều người biết đến câu chuyện này trong các chương trình phát thanh của cô. Do đó hôm nay, một cách đặc biệt, tôi cầu nguyện cho các bà mẹ, tôi cầu nguyện cho cô, tôi cầu nguyện cho mẹ Esther và tôi cầu nguyện cho tất cả những người nam nữ thiện chí, những người cùng nhau muốn tiến hành một kế hoạch công lý và tình huynh đệ.
Souece: Vatican News Pope's message to Argentina's “Madres de Plaza de Mayo”
Hơn 30,000 người Công Giáo Anh lần chuỗi Mân Côi dọc theo bờ biển
Đặng Tự Do
21:23 03/05/2018
Hơn 30,000 người Công Giáo Anh đã cầu nguyện với kinh Mân Côi trên khắp nước Anh vào ngày Chúa Nhật 29 tháng Tư. Sự kiện này là cuộc tập hợp lớn nhất của người Công Giáo kể từ sau chuyến viếng thăm nước Anh của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2010. Hơn 400 nhóm đã cầu nguyện tại các địa điểm dọc theo bờ biển Anh, và cả tại một vài nước lân cận.
Donna Cooper, người đã tham gia buổi họp mặt tại Exmouth, nói với tờ Catholic Herald: “Nếu giới trẻ ngày nay là hy vọng cho tương lai của Giáo Hội, thì sự hiện diện của giới trẻ tụ tập tại bãi biển Exmouth để lần chuỗi Mân Côi là rất đáng khích lệ. Các linh mục và cộng đoàn vùng Exeter được khích lệ với sự tham gia của đông đảo các người trẻ rất nhiệt tình”.
“Chúng tôi chắc chắn điều này đã gây ấn tượng mạnh với những người đi bộ buổi chiều Chúa Nhật, đặc biệt là khi chúng tôi kết thúc thời gian cầu nguyện của chúng tôi với kinh Lạy Cha”.
Cha Ross Crichton, người lãnh đạo nhóm trên Đảo Eriskay ở Outer Hebrides, mô tả ngày cầu nguyện này thật là “vinh quang”. Nhóm này, ngài nói, cầu nguyện bằng cả tiếng Anh và Gaelic.
Trong khi đó, Cha Tom Grufferty dẫn đầu một nhóm ở Gosport, Hampshire. “Ngay khi chúng tôi bắt đầu lời cầu nguyện cổ kính của kinh Mân Côi, chúng tôi thực sự cảm nhận được một tinh thần cộng đồng trong đó tất cả mọi người nâng cao tâm trí và trái tim mình lên cùng Thiên Chúa trong lời cầu nguyện”
Cha nói thêm: “Cá nhân tôi đã có thể nhìn thấy những mầu nhiệm sự sáng với một ý nghĩa mới khi chúng tôi nhìn từ Solent hướng sang Đảo Wright. Mặc dù thời tiết có mây với một làn gió rất lạnh, chúng tôi đã xác định một cách dễ dàng với tất cả những người khác tụ tập quanh bờ biển nước Anh.”
Clare Short, người tham gia một nhóm ở Portsmouth, cho biết: “Khi cầu nguyện trên bãi biển ngày hôm nay, hiệp thông với hơn 30,000 người Công Giáo khác trên quần đảo Anh, tôi cảm thấy rằng chúng ta đã bắt đầu lấy lại được ý thức về bản sắc dân tộc.”
Tờ Catholic Herald thậm chí còn nhận được lời nhắn của một nhóm tập hợp ở tỉnh Tarragona, và ở Catalonia, Tây Ban Nha. Đặc biệt, Mục sư Anh Giáo Bernard Farrell-Roberts nói rằng ông, vợ ông và một linh mục người Tô Cách Lan đã cầu nguyện với một linh mục cho nước Anh từ bờ biển Địa Trung Hải.
Souece: Catholic Herald Thousands of Catholics pray rosary around the coast of Britain
Donna Cooper, người đã tham gia buổi họp mặt tại Exmouth, nói với tờ Catholic Herald: “Nếu giới trẻ ngày nay là hy vọng cho tương lai của Giáo Hội, thì sự hiện diện của giới trẻ tụ tập tại bãi biển Exmouth để lần chuỗi Mân Côi là rất đáng khích lệ. Các linh mục và cộng đoàn vùng Exeter được khích lệ với sự tham gia của đông đảo các người trẻ rất nhiệt tình”.
“Chúng tôi chắc chắn điều này đã gây ấn tượng mạnh với những người đi bộ buổi chiều Chúa Nhật, đặc biệt là khi chúng tôi kết thúc thời gian cầu nguyện của chúng tôi với kinh Lạy Cha”.
Cha Ross Crichton, người lãnh đạo nhóm trên Đảo Eriskay ở Outer Hebrides, mô tả ngày cầu nguyện này thật là “vinh quang”. Nhóm này, ngài nói, cầu nguyện bằng cả tiếng Anh và Gaelic.
Trong khi đó, Cha Tom Grufferty dẫn đầu một nhóm ở Gosport, Hampshire. “Ngay khi chúng tôi bắt đầu lời cầu nguyện cổ kính của kinh Mân Côi, chúng tôi thực sự cảm nhận được một tinh thần cộng đồng trong đó tất cả mọi người nâng cao tâm trí và trái tim mình lên cùng Thiên Chúa trong lời cầu nguyện”
Cha nói thêm: “Cá nhân tôi đã có thể nhìn thấy những mầu nhiệm sự sáng với một ý nghĩa mới khi chúng tôi nhìn từ Solent hướng sang Đảo Wright. Mặc dù thời tiết có mây với một làn gió rất lạnh, chúng tôi đã xác định một cách dễ dàng với tất cả những người khác tụ tập quanh bờ biển nước Anh.”
Clare Short, người tham gia một nhóm ở Portsmouth, cho biết: “Khi cầu nguyện trên bãi biển ngày hôm nay, hiệp thông với hơn 30,000 người Công Giáo khác trên quần đảo Anh, tôi cảm thấy rằng chúng ta đã bắt đầu lấy lại được ý thức về bản sắc dân tộc.”
Tờ Catholic Herald thậm chí còn nhận được lời nhắn của một nhóm tập hợp ở tỉnh Tarragona, và ở Catalonia, Tây Ban Nha. Đặc biệt, Mục sư Anh Giáo Bernard Farrell-Roberts nói rằng ông, vợ ông và một linh mục người Tô Cách Lan đã cầu nguyện với một linh mục cho nước Anh từ bờ biển Địa Trung Hải.
Souece: Catholic Herald Thousands of Catholics pray rosary around the coast of Britain
Hồi Giáo tấn công vào nhà thờ ngay tại thủ đô Bangui giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ
Đặng Tự Do
22:21 03/05/2018
Một sự yên tĩnh giả tạo và buồn thảm chụp xuống Bangui, thủ đô của Cộng hòa Trung Phi, sau vụ thảm sát hôm 1 tháng Năm. Ít nhất 16 người chết, trong đó có một linh mục Công Giáo.
Cha Albert Toungoumale-Baba đã bị giết tại nhà thờ Notre Dame de Fatima, không xa quận PK5, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã liên lạc với Giáo hội địa phương và được cho biết rằng “tại thời điểm hiện nay tình hình lắng dịu ở Bangui, không có vụ nổ súng nào được báo cáo. Chúng tôi đang chờ tuyên bố của Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng giám mục Bangui. Ngài vừa trở về từ châu Âu”.
Sự việc đã xảy ra khi lực lượng an ninh ngăn chặn một chiếc xe chở Moussa Empereur, một thành viên của một lực lượng dân quân tự vệ của PK5. Moussa Empereur bỏ chạy và bị quân đội bắn bị thương.
Để trả thù, lực lượng dân quân tự vệ Hồi Giáo, đã tấn công lực lượng an ninh và cả các thường dân vô tội.
Một nhóm vũ trang Hồi Giáo đã tấn công vào giáo xứ Notre Dame de Fatima, trong khi Cha Albert Toungoumale-Baba và một số tín hữu đang cử hành Thánh Lễ kính Thánh Giuse Thợ. Ít nhất 16 tín hữu Công Giáo bị giết, trong đó có linh mục chủ tế.
Cha Albert Toungoumale-Baba không phải là linh mục tại Notre Dame of Fatima, mà thuộc giáo xứ Trung Phi (một trong những giáo xứ lâu đời nhất của giáo phận Bangui. Ngài là linh hướng của phong trào Lao Công Huynh Đệ Thánh Giuse đang tụ tập mừng lễ bổn mạng tại nhà thờ này.
Nhà thờ Notre Dame de Fatima đã từng là nơi diễn ra một cuộc tấn công đẫm máu vào ngày 28 tháng 5 năm 2014, trong đó 18 tín hữu Công Giáo đã bị thiệt mạng.
Theo báo chí địa phương, “một đám đông giận dữ đã đưa thể của vị linh mục bị giết đến dinh Tổng thống” và đã giải tán sau đó..
Souece: Fides AFRICA/CENTRAL AFRICA - A priest killed in an attack on a church in Bangui, already assaulted in 2014
Cha Albert Toungoumale-Baba đã bị giết tại nhà thờ Notre Dame de Fatima, không xa quận PK5, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã liên lạc với Giáo hội địa phương và được cho biết rằng “tại thời điểm hiện nay tình hình lắng dịu ở Bangui, không có vụ nổ súng nào được báo cáo. Chúng tôi đang chờ tuyên bố của Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng giám mục Bangui. Ngài vừa trở về từ châu Âu”.
Sự việc đã xảy ra khi lực lượng an ninh ngăn chặn một chiếc xe chở Moussa Empereur, một thành viên của một lực lượng dân quân tự vệ của PK5. Moussa Empereur bỏ chạy và bị quân đội bắn bị thương.
Để trả thù, lực lượng dân quân tự vệ Hồi Giáo, đã tấn công lực lượng an ninh và cả các thường dân vô tội.
Một nhóm vũ trang Hồi Giáo đã tấn công vào giáo xứ Notre Dame de Fatima, trong khi Cha Albert Toungoumale-Baba và một số tín hữu đang cử hành Thánh Lễ kính Thánh Giuse Thợ. Ít nhất 16 tín hữu Công Giáo bị giết, trong đó có linh mục chủ tế.
Cha Albert Toungoumale-Baba không phải là linh mục tại Notre Dame of Fatima, mà thuộc giáo xứ Trung Phi (một trong những giáo xứ lâu đời nhất của giáo phận Bangui. Ngài là linh hướng của phong trào Lao Công Huynh Đệ Thánh Giuse đang tụ tập mừng lễ bổn mạng tại nhà thờ này.
Nhà thờ Notre Dame de Fatima đã từng là nơi diễn ra một cuộc tấn công đẫm máu vào ngày 28 tháng 5 năm 2014, trong đó 18 tín hữu Công Giáo đã bị thiệt mạng.
Theo báo chí địa phương, “một đám đông giận dữ đã đưa thể của vị linh mục bị giết đến dinh Tổng thống” và đã giải tán sau đó..
Souece: Fides AFRICA/CENTRAL AFRICA - A priest killed in an attack on a church in Bangui, already assaulted in 2014
Các giám mục Miến Điện kêu gọi hòa bình và công lý tại bang Kachin điêu tàn vì chiến tranh
Đặng Tự Do
22:33 03/05/2018
Năm tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm quốc gia này, các nhà lãnh đạo Công Giáo Miến Điện đang ở Rome để chia sẻ mối quan tâm của các ngài, trong việc tìm kiếm hòa bình và hoà giải giữa khối đa số Phật giáo Miến Điện và nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau tại quốc gia này.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội từ bang Kachin miền bắc Myanmar đang kêu gọi công lý và hòa bình trong khu vực, sau một sự leo thang thù địch gay gắt giữa các lực lượng chính phủ và Quân đội Độc lập Kachin.
Liên Hiệp Quốc đưa tin tuần này rằng quân đội đã tiến hành các vụ không kích và bắn phá các ngôi làng gần biên giới với Trung Quốc. Phát ngôn viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện cho biết hôm thứ Ba 1 tháng 5 rằng các thường dân đang bị “thảm sát và bị thương, và hàng trăm gia đình hiện đang chạy trốn vì mạng sống của họ bị đe dọa”.
Đức Giám Mục Francis Daw Tang đứng đầu giáo phận phía bắc Myitkyina cho biết ngài và các giám mục khác của Miến Điện đang ở Rome trong chương trình ad-limina và sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai 7 tháng 5.
Ngài đã nói chuyện với Vatican News về những lo ngại của ngài, và về những nỗ lực không ngừng của các nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc cho hòa bình và hòa giải trong khu vực điêu tàn vì chiến tranh này.
Souece: Vatican News Myanmar bishops call for peace and justice in war torn Kachin state
Các nhà lãnh đạo Giáo hội từ bang Kachin miền bắc Myanmar đang kêu gọi công lý và hòa bình trong khu vực, sau một sự leo thang thù địch gay gắt giữa các lực lượng chính phủ và Quân đội Độc lập Kachin.
Liên Hiệp Quốc đưa tin tuần này rằng quân đội đã tiến hành các vụ không kích và bắn phá các ngôi làng gần biên giới với Trung Quốc. Phát ngôn viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện cho biết hôm thứ Ba 1 tháng 5 rằng các thường dân đang bị “thảm sát và bị thương, và hàng trăm gia đình hiện đang chạy trốn vì mạng sống của họ bị đe dọa”.
Đức Giám Mục Francis Daw Tang đứng đầu giáo phận phía bắc Myitkyina cho biết ngài và các giám mục khác của Miến Điện đang ở Rome trong chương trình ad-limina và sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai 7 tháng 5.
Ngài đã nói chuyện với Vatican News về những lo ngại của ngài, và về những nỗ lực không ngừng của các nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc cho hòa bình và hòa giải trong khu vực điêu tàn vì chiến tranh này.
Souece: Vatican News Myanmar bishops call for peace and justice in war torn Kachin state
Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung kêu gọi người Công Giáo Nam Hàn tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình
Đặng Tự Do
22:56 03/05/2018
Trong một cuộc phỏng vấn với Pyeonghwa Broadcasting Corporation (PBC), một cơ truyền hình và truyền thanh Công Giáo Nam Hàn, Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, tổng giám mục Hán Thành và đồng thời là Giám quản Tông tòa của Bình Nhưỡng, đã ca ngợi những kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh và kêu gọi các tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì hòa bình giữa Bắc và Nam Triều Tiên.
Đức Hồng Y cho biết trong 23 năm qua, Tổng Giáo Phận Hán Thành đã cử hành Thánh Lễ vào thứ Ba hàng tuần lúc 7 giờ tối tại Nhà Thờ Chính Tòa Mân Đông để cầu nguyện cho hòa bình trên Bán Đảo Triều Tiên.
Giáo Hội tại Nam Hàn cũng đã khởi động phong trào cầu nguyện “Nhớ đến các giáo xứ của miền Bắc” để nhớ đến 57 giáo xứ và khoảng 5,200 người Công Giáo ở Bắc Triều Tiên.
Ngài nói: “Qua những lời cầu nguyện, chúng ta đặt Thiên Chúa vào giữa cuộc sống của chúng ta. Qua những lời cầu nguyện, chúng ta trở thành anh chị em với nhau. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho Bắc Triều Tiên vì Chúa sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta.
Tôi tin rằng ngọn lửa của Chúa Thánh Thần vẫn đang cháy ở Bắc Triều Tiên. Có lẽ còn đang cháy mạnh hơn nữa trong những tình huống khó khăn như vậy. Tôi cầu nguyện một cách nhiệt thành rằng một ngày nào đó tôi sẽ gặp những người Công Giáo Bắc Triều Tiên để nói chuyện với họ và cùng nhau cử hành Thánh Lễ.”
Trong các điều khoản được nêu trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo cộng sản Kim Jong-un có việc “Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình”.
Đức Hồng Y nói: “Tôi đặc biệt kêu gọi quyết định sắp xếp cuộc hội ngộ của các gia đình, đó sẽ là cơ hội để chữa lành vết thương của sự chia ly. Có khoảng 130,000 thành viên các gia đình bị tách biệt ngay sau chiến tranh, nhưng nhiều người đã qua đời và khoảng 57,000 người vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay. Vì phần lớn những người này ở độ tuổi 70 hoặc 90, tôi hy vọng cuộc hội ngộ sẽ sớm được diễn ra.”
Souece: Asia News For Card Yeom, the Panmunjom Declaration represents hope for a lasting peace
Đức Hồng Y cho biết trong 23 năm qua, Tổng Giáo Phận Hán Thành đã cử hành Thánh Lễ vào thứ Ba hàng tuần lúc 7 giờ tối tại Nhà Thờ Chính Tòa Mân Đông để cầu nguyện cho hòa bình trên Bán Đảo Triều Tiên.
Giáo Hội tại Nam Hàn cũng đã khởi động phong trào cầu nguyện “Nhớ đến các giáo xứ của miền Bắc” để nhớ đến 57 giáo xứ và khoảng 5,200 người Công Giáo ở Bắc Triều Tiên.
Ngài nói: “Qua những lời cầu nguyện, chúng ta đặt Thiên Chúa vào giữa cuộc sống của chúng ta. Qua những lời cầu nguyện, chúng ta trở thành anh chị em với nhau. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho Bắc Triều Tiên vì Chúa sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta.
Tôi tin rằng ngọn lửa của Chúa Thánh Thần vẫn đang cháy ở Bắc Triều Tiên. Có lẽ còn đang cháy mạnh hơn nữa trong những tình huống khó khăn như vậy. Tôi cầu nguyện một cách nhiệt thành rằng một ngày nào đó tôi sẽ gặp những người Công Giáo Bắc Triều Tiên để nói chuyện với họ và cùng nhau cử hành Thánh Lễ.”
Trong các điều khoản được nêu trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo cộng sản Kim Jong-un có việc “Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình”.
Đức Hồng Y nói: “Tôi đặc biệt kêu gọi quyết định sắp xếp cuộc hội ngộ của các gia đình, đó sẽ là cơ hội để chữa lành vết thương của sự chia ly. Có khoảng 130,000 thành viên các gia đình bị tách biệt ngay sau chiến tranh, nhưng nhiều người đã qua đời và khoảng 57,000 người vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay. Vì phần lớn những người này ở độ tuổi 70 hoặc 90, tôi hy vọng cuộc hội ngộ sẽ sớm được diễn ra.”
Souece: Asia News For Card Yeom, the Panmunjom Declaration represents hope for a lasting peace
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại Sao 43 Năm Vẫn Xa Mặt Cách Lòng ?
Phạm Trần
08:16 03/05/2018
Lần kỷ niệm thứ 43 ngày “30 tháng 4” năm 2018 ở Việt Nam không còn được người dân quan tâm bằng những cuộc vui chơi, tắm biển và giải trí, nhưng hận thù dân tộc lại được phe Tuyên giáo và Quân đội khơi lên gay gắt hơn bao giờ hết.
Ở Trung ương, đảng và nhà nước đã thay việc tổ chức các lễ kỷ niệm hào nhoáng và tốn phí bằng những buổi ca nhạc để phô trương thành tích đã mờ nhạt và phản cảm gọi là “giải phóng miền Nam, thồng nhất đất nước”. Các buổi lễ ở địa phương cũng chỉ bày ra để cho các viên chức lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh để báo cáo nhưng rất ít có dân tham dự.
Trong khi ấy thì hàng triệu người dân đã lợi dụng 4 ngày nghỉ lễ dịp 30-04 và Lao động 01/05 (từ 28/04 – 01/05/2018) để trốn khỏi cảnh sống chật hẹp và oi bức ngộp hơi ở thành phố đến những nơi có biển tắm mát và nghỉ ngơi thoải mái.
Tuy nhiên, có nhiều người ra đi mà không bao giờ trở lại. Theo báo cáo của Bộ Công an thì:” Trong bốn ngày nghỉ lễ, từ 28-4 đến 1-5, cả nước xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 79 người. Riêng ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 1-5 có 27 người chết, 33 người bị thương.”
So với bốn ngày nghỉ lễ năm 2017 (29-4 đến 2-5-2017), tai nạn giao thông (TNGT) năm nay, giảm 12 vụ (9,6%); giảm 19 người chết (19,4%), giảm 11 người bị thương (12,2%).
Đó là những chuyện bề nổi của ngày đã được cơ quan tuyên truyền của đảng tô son vẽ phấn gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975”, một bi hài kịch tự kiêu Công sản.
Nhưng khác với các năm trước, lần đầu tiên trong 43 năm kỷ niệm ngày Quân đội Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội đã phải tập hợp một số người viết bài đề cao ý nghĩa của “Đại thắng mùa Xuân”. Mục đích là để bác bỏ những quan điểm cho rằng, dù phải vừa chiến đấu và xây dựng, nhưng “chế độ Việt Nam Cộng hòa” ở miền Nam trước 1975, vẫn có nhiều lĩnh vực thành công và đáng trân trọng hơn Chính phủ Cộng sản của thời bình.
BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Báo Quân đội Nhân dân viết:”Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ.” (QĐND, ngày 01/05/2018)
Ăn nói như thế là tự lừa dối mình, bởi vì, dù có xuyên tạc đến đâu thì cũng không thế phủ nhận :
1.- Việt Nam Cộng hòa, từ 1954 đến 1975, không hề có chủ trương “đảng cử dân bầu”. Dù bị chiến tranh tàn phá và đe dọa, khủng bố, chế độ ứng cử và tranh cử ở miền Nam hoàn toàn tự do. Ở miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không có ứng cử và bầu cử dự do. Chỉ có một đảng Cộng sản cầm quyền toàn trị.
Ngay đến bây giờ, sau 43 năm thống nhất đất nước, cả nước Việt Nam vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và chỉ có đảng viên Cộng sản hay những cảm tình viên Cộng sản mới được bầu vào các chưc vụ đại diện dân ở Quốc hội và trong các Hội đồng Nhân dân. Đảng tiếp tục không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
2.-Nền kinh tế ở miền Nam là “kinh tế thị trường, tự do kinh doanh và phát triển”. Và mặc dù phải lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mỹ để tồn tại và phát triển trong khi cùng lúc phải chiến đấu chống Cộng sản miền Bắc xâm lược , người dân miền Nam cũng chưa bao giờ phải xếp hàng trước các cửa hàng quốc doanh hay hợp tác xã để mua từng lon gạo, lạng thịt, cân đường, bó rau hay sợi chỉ cây kim bằng tem phiếu như người dân miền Bắc,
TIẾN SỸ BÙI KIẾN THÀNH
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bài viết của QĐND đã trích lời chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành để cố ý hạ thấp giá trị chính sách kinh tế thời VNCH.
QĐND nói trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt, ông Thành đã :”Từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn.”
Trích dẫn mà chắp vá và cắt xén như thế là “không có đạo đức” và suy diễn thiếu nghiêm chỉnh. Sự thật thì Tiến sỹ Bùi Kiến Thành đã nói nguyên văn ý của ông trong vế “chưa trong sáng” như thế này:” Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng.” (BBC Tiếng Việt, phát thanh ngày 25/4/2015)
Như vậy thì những chữ “cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn” , được ráp vào sau 3 chữ “chưa trong sáng” là của báo QĐND tự chế ra để nhét vào miệng Tiến sỹ Bùi Kiến Thành, con Bác sỹ nổi tiếng Bùi Kiến Tín, bạn thân của cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, chủ hãng dầu Khuynh Diệp, với chủ ý xuyên tạc Chính phủ thời VNCH.
Đáng chú ý là báo QĐND đã bỏ qua mấy câu nói khác của ông Thành như :”Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài.”
BBC viết tiếp:” Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai.”
BBC hỏi: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975?
Ông Bùi Kiến Thành:” Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.
Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt.”
Ông Thành, hiện đang làm việc ở Việt Nam bảo thẳng:”Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.
Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng.”
GIÁO DỤC-VĂN HÓA
3.-Bước sang lĩnh vực Giáo dục và Văn hóa thì dù một hay trăm thợ viết thuê của Ban Tuyến Giáo hay Tổng cục Chính trị Quân đội cũng không thể đổi trắng thay đen để xóa đi những thành tựu sáng chói và tính nhân văn của nền giáo dục và nhân bản của văn hóa dân tộc thời VNCH trước 1975.
Trước hết, hãy nghe Tiến sỹ Bùi Kiến Thành phát biểu trên BBC ngày 25/04/2015:” Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế.”
Bỏ qua những chương trình giáo dục học vẹt, vừa hồng vừa chuyên, chỉ biết thầy đọc trò viết cho đầy tập, chạy điểm, mua bằng thật và bằng giả và những tệ trạng “muốn lên lớp, được điểm cao” thì phải “ngủ với Thầy” v.v…đã và đang diễn ra ở Việt Nam mà hãy nhìn vào khả năng lao động của công nhân Việt Nam để thấy tương lai đang đi về đâu.
Theo bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) thì năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.
Ngay người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.
Bà Saranya Skontanarak đã đưa ra nhận xét tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4/2018.
Và tại cuộc Hội thảo chuyên đề "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa", ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết:” Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và đặc biệt chỉ tương đương với 87,4% của Lào.” (theo VNNET ngày 13/01/2018)
Trong khi ấy thì Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, báo cáo năm 2017 lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016.
Cón số này chưa xấu hổ cho bằng đánh giá trong sáng trong kinh doanh của Thế giới đã đặt Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).
Về số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì rất thấp, tương đương 2.385 USD. Ông nói với báo Tuổi Trẻ :”Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar.” (Miến Điện)
Như vậy thì vinh hạnh gì, nếu so với thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975 ?
VĂN HÓA ĐỒI TRỤY ?
4.- Trong lĩnh vực Văn hóa, hãy tạm gác sang hành động “gục mặt bước dồn” của những nhóm cán bộ lãnh đạo thiếu học, vô văn hóa, kém văn minh khi họ ra lệnh đốt sách, bắt giam các Văn nghệ sỹ miền Nam sau ngày vào Sài Gòn 1975, mà hãy nói đến phong trào “hát nhạc vàng”, hay dòng nhạc Bolero của miền Nam đang lên cơn sốt ở khắp miền đất nước, sau 43 năm mấy anh Bộ đội mũ tai mèo, dép râu bước vào Sài Gòn hoa lệ.
Những cán bộ Tuyên giáo, Dân vận hãy tự hỏi mình xem tại sao bây giờ nhân dân lại say mê những dòng nhạc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Văn Cao một thời bị cấm ? Hay vì sao mà nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, Ngô Thụy Miên, Duy Khánh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh v.v… của miền Nam đã được ưa chuộng hơn nhiều Nhạc sỹ miền Bắc, kể cả Phạm Tuyên, con Nhà văn hóa Phạm Quỳnh ?
Luôn tiện những người còn mê ngủ của Tuyên giáo cũng nên tự vấn lương tâm xem do đâu mà Mầu Tím Hoa Sim của Nhà Thơ Hữu Loan, người đã can đảm bỏ đảng và công khai mạt sát đám “cai thầu văn nghệ” làm tay sai cho đảng thời Nhân văn Giai phẩm, đã đi vào lịch sử văn học và được hàng triệu người yêu mến gấp triệu lần hơn những vần Thơ thờ nhà độc tài Cộng sản (Joseph Vissarionovich) Stalin, hay chứa đầy dao găm mã tấu thời Cải cách Ruộng đất của Tố Hữu và Xuân Diệu ?
Ôn lại những chuyện cũ để thấy sự so sánh thành công và thất bại ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa, trước vào sau ngày gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975”, không phài là không có lý.
Bởi vì, sau 43 năm của cái gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” ấy, nhân dân miền Nam đã hoàn toàn mất hết các quyền: Tự do ngôn luận và Tự do báo chí; Tự do Lập hội và Biểu tình; Tự do Ứng cử và Bầu cử. Và trong nhiều trường hợp, quyền tự do Tín ngưỡng và Tôn giáo đã bị qủan chế khe khắt.
Thời VNCH, khi ra đường người dân không sợ bị cướp giật và xâm phạm an ninh cá nhân như thời Cộng sản. Họ cũng không phải đem theo tiền để hối lộ dọc đường hay mánh mung chạy chức chạy quyền, lo đút lót để cho con được điểm cao hay tốt nghiệp ra trường, và có việc làm ổn định.
Cũng dưới thời VNCH ở miền Nam, làm gì có chuyện truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong giáo dục đã bị bị xúc phạm trắng trợn như vụ Cô giáo phải qùy xin lỗi phụ huynh tại Long An tháng 2/2018. Rồi sau đó vào tháng 3/2018 cô giáo mang thai Phan Thị Hiên, tập sự tại trường mầm non Việt-Lào ở Nghệ An, cũng đã phài qùy gối van xin tha đánh bởi một phụ huynh, chỉ vì trước đó cô giáo đã xử phạt kỷ luật con người này.
Chỉ kể sơ ra đây ít chuyện làm quà để thấy thời Việt Nam Cộng hòa, tuy chưa có dân chủ như nhiều nước khác vì có chiến tranh, cũng đáng sống hơn thời tham nhũng ngập đầu và xã hội có nhiều trộm cắp và giết người như ngóe mất an ninh ở Việt Nam thời Xã hội Chủ nghĩa.
GAY GẮT HÙ HỌA
Thế mà cán bộ Tuyên giáo vẫn có thể bô bô nói rằng:”Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ. (Quân đội Nhân dân, 01/05/2018)
Phân bua như thế xong, báo này quay sang hù họa :” Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đề ra và thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, nhưng trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, mỗi người dân của “con Lạc cháu Hồng” dù ở trong nước hay đang định cư, học tập, công tác ở nước ngoài, không bao giờ được lãng quên lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; càng không được vào hùa với các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn để bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc, đòi đánh giá lại lịch sử, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối. (báo Quân đội Nhân dân, 30/04/2018)
Cũng tát nước theo mưa là bài viết trên Tạp chi Quốc phòng Toàn dân (QPTD) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng, cũng đưa ra luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “chiến thắng” mùa Xuân 1975.
Ông Hưởng cảnh giác hiện vẫn có “những ý kiến lạc lõng xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.”
Ông viết:”Suốt hơn bốn thập kỷ qua, những luận điệu xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta; những mưu đồ bóp méo, hạ thấp, phủ định ý nghĩa và giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975 liên tiếp được các thế lực chống đối, thù địch tung lên trên mọi phương tiện thông tin với nhiều hình thức, cả ở trong nước và nước ngoài. Họ thường “thảng thốt” rằng, chiến thắng lịch sử của nhân dân ta ngày 30-4-1975 đối với họ là “tháng 4 đen”; “ngày quốc hận”. Đồng thời, xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rằng đó là cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc.” (theo QPTD, ngày 26/04/2018)
Viết như thế, nhưng liệu ông Hưởng có sờ lên gáy xem những dư luận không đồng tình với mấy chữ “Đại thắng mùa Xuân 1975” có phản ảnh sự thật trong đời sống nhân dân như mọi ngưởi chưa được “no cơm ấm áo” và đất nước chưa thật sự “có độc lập tự do” , hay những thứ này mới chỉ dành cho một thiểu số có chức, có quyền và những tay sai của đảng cầm quyền ?
Hay xa hơn, vẫn đang có những kẻ nội thù và tay sai ngoại bang muốn phân hóa dân tộc ?
Đó là lý do tại sao sau 43 năm mà “kẻ thắng” và “người thua” vẫn còn xa mặt cách lòng bởi những con người “kêu ngạo Cộng sản” tiếp tục giáo điều, lạc hậu và chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm trên quyền lợi tối cao của dân tộc. -/-
Phạm Trần
(05/018)
Ở Trung ương, đảng và nhà nước đã thay việc tổ chức các lễ kỷ niệm hào nhoáng và tốn phí bằng những buổi ca nhạc để phô trương thành tích đã mờ nhạt và phản cảm gọi là “giải phóng miền Nam, thồng nhất đất nước”. Các buổi lễ ở địa phương cũng chỉ bày ra để cho các viên chức lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh để báo cáo nhưng rất ít có dân tham dự.
Trong khi ấy thì hàng triệu người dân đã lợi dụng 4 ngày nghỉ lễ dịp 30-04 và Lao động 01/05 (từ 28/04 – 01/05/2018) để trốn khỏi cảnh sống chật hẹp và oi bức ngộp hơi ở thành phố đến những nơi có biển tắm mát và nghỉ ngơi thoải mái.
Tuy nhiên, có nhiều người ra đi mà không bao giờ trở lại. Theo báo cáo của Bộ Công an thì:” Trong bốn ngày nghỉ lễ, từ 28-4 đến 1-5, cả nước xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 79 người. Riêng ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 1-5 có 27 người chết, 33 người bị thương.”
So với bốn ngày nghỉ lễ năm 2017 (29-4 đến 2-5-2017), tai nạn giao thông (TNGT) năm nay, giảm 12 vụ (9,6%); giảm 19 người chết (19,4%), giảm 11 người bị thương (12,2%).
Đó là những chuyện bề nổi của ngày đã được cơ quan tuyên truyền của đảng tô son vẽ phấn gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975”, một bi hài kịch tự kiêu Công sản.
Nhưng khác với các năm trước, lần đầu tiên trong 43 năm kỷ niệm ngày Quân đội Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội đã phải tập hợp một số người viết bài đề cao ý nghĩa của “Đại thắng mùa Xuân”. Mục đích là để bác bỏ những quan điểm cho rằng, dù phải vừa chiến đấu và xây dựng, nhưng “chế độ Việt Nam Cộng hòa” ở miền Nam trước 1975, vẫn có nhiều lĩnh vực thành công và đáng trân trọng hơn Chính phủ Cộng sản của thời bình.
BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Báo Quân đội Nhân dân viết:”Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ.” (QĐND, ngày 01/05/2018)
Ăn nói như thế là tự lừa dối mình, bởi vì, dù có xuyên tạc đến đâu thì cũng không thế phủ nhận :
1.- Việt Nam Cộng hòa, từ 1954 đến 1975, không hề có chủ trương “đảng cử dân bầu”. Dù bị chiến tranh tàn phá và đe dọa, khủng bố, chế độ ứng cử và tranh cử ở miền Nam hoàn toàn tự do. Ở miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không có ứng cử và bầu cử dự do. Chỉ có một đảng Cộng sản cầm quyền toàn trị.
Ngay đến bây giờ, sau 43 năm thống nhất đất nước, cả nước Việt Nam vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và chỉ có đảng viên Cộng sản hay những cảm tình viên Cộng sản mới được bầu vào các chưc vụ đại diện dân ở Quốc hội và trong các Hội đồng Nhân dân. Đảng tiếp tục không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
2.-Nền kinh tế ở miền Nam là “kinh tế thị trường, tự do kinh doanh và phát triển”. Và mặc dù phải lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mỹ để tồn tại và phát triển trong khi cùng lúc phải chiến đấu chống Cộng sản miền Bắc xâm lược , người dân miền Nam cũng chưa bao giờ phải xếp hàng trước các cửa hàng quốc doanh hay hợp tác xã để mua từng lon gạo, lạng thịt, cân đường, bó rau hay sợi chỉ cây kim bằng tem phiếu như người dân miền Bắc,
TIẾN SỸ BÙI KIẾN THÀNH
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bài viết của QĐND đã trích lời chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành để cố ý hạ thấp giá trị chính sách kinh tế thời VNCH.
QĐND nói trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt, ông Thành đã :”Từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn.”
Trích dẫn mà chắp vá và cắt xén như thế là “không có đạo đức” và suy diễn thiếu nghiêm chỉnh. Sự thật thì Tiến sỹ Bùi Kiến Thành đã nói nguyên văn ý của ông trong vế “chưa trong sáng” như thế này:” Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng.” (BBC Tiếng Việt, phát thanh ngày 25/4/2015)
Như vậy thì những chữ “cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn” , được ráp vào sau 3 chữ “chưa trong sáng” là của báo QĐND tự chế ra để nhét vào miệng Tiến sỹ Bùi Kiến Thành, con Bác sỹ nổi tiếng Bùi Kiến Tín, bạn thân của cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, chủ hãng dầu Khuynh Diệp, với chủ ý xuyên tạc Chính phủ thời VNCH.
Đáng chú ý là báo QĐND đã bỏ qua mấy câu nói khác của ông Thành như :”Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài.”
BBC viết tiếp:” Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai.”
BBC hỏi: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975?
Ông Bùi Kiến Thành:” Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.
Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt.”
Ông Thành, hiện đang làm việc ở Việt Nam bảo thẳng:”Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.
Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng.”
GIÁO DỤC-VĂN HÓA
3.-Bước sang lĩnh vực Giáo dục và Văn hóa thì dù một hay trăm thợ viết thuê của Ban Tuyến Giáo hay Tổng cục Chính trị Quân đội cũng không thể đổi trắng thay đen để xóa đi những thành tựu sáng chói và tính nhân văn của nền giáo dục và nhân bản của văn hóa dân tộc thời VNCH trước 1975.
Trước hết, hãy nghe Tiến sỹ Bùi Kiến Thành phát biểu trên BBC ngày 25/04/2015:” Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế.”
Bỏ qua những chương trình giáo dục học vẹt, vừa hồng vừa chuyên, chỉ biết thầy đọc trò viết cho đầy tập, chạy điểm, mua bằng thật và bằng giả và những tệ trạng “muốn lên lớp, được điểm cao” thì phải “ngủ với Thầy” v.v…đã và đang diễn ra ở Việt Nam mà hãy nhìn vào khả năng lao động của công nhân Việt Nam để thấy tương lai đang đi về đâu.
Theo bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) thì năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.
Ngay người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.
Bà Saranya Skontanarak đã đưa ra nhận xét tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4/2018.
Và tại cuộc Hội thảo chuyên đề "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa", ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết:” Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và đặc biệt chỉ tương đương với 87,4% của Lào.” (theo VNNET ngày 13/01/2018)
Trong khi ấy thì Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, báo cáo năm 2017 lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016.
Cón số này chưa xấu hổ cho bằng đánh giá trong sáng trong kinh doanh của Thế giới đã đặt Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).
Về số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì rất thấp, tương đương 2.385 USD. Ông nói với báo Tuổi Trẻ :”Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar.” (Miến Điện)
Như vậy thì vinh hạnh gì, nếu so với thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975 ?
VĂN HÓA ĐỒI TRỤY ?
4.- Trong lĩnh vực Văn hóa, hãy tạm gác sang hành động “gục mặt bước dồn” của những nhóm cán bộ lãnh đạo thiếu học, vô văn hóa, kém văn minh khi họ ra lệnh đốt sách, bắt giam các Văn nghệ sỹ miền Nam sau ngày vào Sài Gòn 1975, mà hãy nói đến phong trào “hát nhạc vàng”, hay dòng nhạc Bolero của miền Nam đang lên cơn sốt ở khắp miền đất nước, sau 43 năm mấy anh Bộ đội mũ tai mèo, dép râu bước vào Sài Gòn hoa lệ.
Những cán bộ Tuyên giáo, Dân vận hãy tự hỏi mình xem tại sao bây giờ nhân dân lại say mê những dòng nhạc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Văn Cao một thời bị cấm ? Hay vì sao mà nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, Ngô Thụy Miên, Duy Khánh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh v.v… của miền Nam đã được ưa chuộng hơn nhiều Nhạc sỹ miền Bắc, kể cả Phạm Tuyên, con Nhà văn hóa Phạm Quỳnh ?
Luôn tiện những người còn mê ngủ của Tuyên giáo cũng nên tự vấn lương tâm xem do đâu mà Mầu Tím Hoa Sim của Nhà Thơ Hữu Loan, người đã can đảm bỏ đảng và công khai mạt sát đám “cai thầu văn nghệ” làm tay sai cho đảng thời Nhân văn Giai phẩm, đã đi vào lịch sử văn học và được hàng triệu người yêu mến gấp triệu lần hơn những vần Thơ thờ nhà độc tài Cộng sản (Joseph Vissarionovich) Stalin, hay chứa đầy dao găm mã tấu thời Cải cách Ruộng đất của Tố Hữu và Xuân Diệu ?
Ôn lại những chuyện cũ để thấy sự so sánh thành công và thất bại ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa, trước vào sau ngày gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975”, không phài là không có lý.
Bởi vì, sau 43 năm của cái gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” ấy, nhân dân miền Nam đã hoàn toàn mất hết các quyền: Tự do ngôn luận và Tự do báo chí; Tự do Lập hội và Biểu tình; Tự do Ứng cử và Bầu cử. Và trong nhiều trường hợp, quyền tự do Tín ngưỡng và Tôn giáo đã bị qủan chế khe khắt.
Thời VNCH, khi ra đường người dân không sợ bị cướp giật và xâm phạm an ninh cá nhân như thời Cộng sản. Họ cũng không phải đem theo tiền để hối lộ dọc đường hay mánh mung chạy chức chạy quyền, lo đút lót để cho con được điểm cao hay tốt nghiệp ra trường, và có việc làm ổn định.
Cũng dưới thời VNCH ở miền Nam, làm gì có chuyện truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong giáo dục đã bị bị xúc phạm trắng trợn như vụ Cô giáo phải qùy xin lỗi phụ huynh tại Long An tháng 2/2018. Rồi sau đó vào tháng 3/2018 cô giáo mang thai Phan Thị Hiên, tập sự tại trường mầm non Việt-Lào ở Nghệ An, cũng đã phài qùy gối van xin tha đánh bởi một phụ huynh, chỉ vì trước đó cô giáo đã xử phạt kỷ luật con người này.
Chỉ kể sơ ra đây ít chuyện làm quà để thấy thời Việt Nam Cộng hòa, tuy chưa có dân chủ như nhiều nước khác vì có chiến tranh, cũng đáng sống hơn thời tham nhũng ngập đầu và xã hội có nhiều trộm cắp và giết người như ngóe mất an ninh ở Việt Nam thời Xã hội Chủ nghĩa.
GAY GẮT HÙ HỌA
Thế mà cán bộ Tuyên giáo vẫn có thể bô bô nói rằng:”Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ. (Quân đội Nhân dân, 01/05/2018)
Phân bua như thế xong, báo này quay sang hù họa :” Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đề ra và thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, nhưng trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, mỗi người dân của “con Lạc cháu Hồng” dù ở trong nước hay đang định cư, học tập, công tác ở nước ngoài, không bao giờ được lãng quên lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; càng không được vào hùa với các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn để bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc, đòi đánh giá lại lịch sử, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối. (báo Quân đội Nhân dân, 30/04/2018)
Cũng tát nước theo mưa là bài viết trên Tạp chi Quốc phòng Toàn dân (QPTD) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng, cũng đưa ra luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “chiến thắng” mùa Xuân 1975.
Ông Hưởng cảnh giác hiện vẫn có “những ý kiến lạc lõng xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.”
Ông viết:”Suốt hơn bốn thập kỷ qua, những luận điệu xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta; những mưu đồ bóp méo, hạ thấp, phủ định ý nghĩa và giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975 liên tiếp được các thế lực chống đối, thù địch tung lên trên mọi phương tiện thông tin với nhiều hình thức, cả ở trong nước và nước ngoài. Họ thường “thảng thốt” rằng, chiến thắng lịch sử của nhân dân ta ngày 30-4-1975 đối với họ là “tháng 4 đen”; “ngày quốc hận”. Đồng thời, xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rằng đó là cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc.” (theo QPTD, ngày 26/04/2018)
Viết như thế, nhưng liệu ông Hưởng có sờ lên gáy xem những dư luận không đồng tình với mấy chữ “Đại thắng mùa Xuân 1975” có phản ảnh sự thật trong đời sống nhân dân như mọi ngưởi chưa được “no cơm ấm áo” và đất nước chưa thật sự “có độc lập tự do” , hay những thứ này mới chỉ dành cho một thiểu số có chức, có quyền và những tay sai của đảng cầm quyền ?
Hay xa hơn, vẫn đang có những kẻ nội thù và tay sai ngoại bang muốn phân hóa dân tộc ?
Đó là lý do tại sao sau 43 năm mà “kẻ thắng” và “người thua” vẫn còn xa mặt cách lòng bởi những con người “kêu ngạo Cộng sản” tiếp tục giáo điều, lạc hậu và chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm trên quyền lợi tối cao của dân tộc. -/-
Phạm Trần
(05/018)
Nhận định về diễn từ triều yết ĐTC Phanxicô do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh.
Hồn Việt
18:30 03/05/2018
Nhận định về diễn từ triều yết ĐTC Phanxicô do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh.
Trong diễn từ triều yết ĐTC Phanxicô do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN phát biểu ngày 5/3/2018 tại điện Vatican nhân dịp chuyến Ad limina apostolorum, từ ngày 02-đến 11/3/2018 tại Rôma, ngài đã nói đến việc “long trọng cử hành ngày hồng phúc 117 vị đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 19/06/1988 kỷ niệm đẹp nhất và là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN vào năm nay một cách cụ thể trong mọi sinh hoạt và ở mọi cấp cộng đoàn”, và nói đến việc khám phá được phần nào “Niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha giữa những khốn khó gian truân, mà người Kitô hữu Việt Nam đang trải qua”.
Sau đó, ngài nói đến việc “phải đương đầu với một cuộc chiến mới: cuộc chiến chống lại tinh thần cầu an. Những cuộc bách hại nếu đã tôi luyện đức tin của chúng con thì về phương diện nhân loại, cũng khiến chúng con rơi vào tình trạng thủ thân khép kín”. Qua lời nói này có lẽ tất cả những người đang đập cùng một nhịp tim với tình hình đất nước và GHVN đều hiểu ngay nỗi lòng ray rứt, hổ thẹn lương tâm, tựa như thể một lời thú tội của cả GHVN, mà trước tiên là của HĐGMVN mà ngài là người đại diện, về thái độ cầu an, đứng ngoài thời cuộc, hay nói trắng ra là sự im lặng thụ động truóc sự lộng hành của bạo quyền đang dày xéo quê hương dân tộc Việt Nam.
Và điều này từ giám mục, linh mục tu sĩ cho đến giáo dân, ai mà thực sự còn một chút lương tâm trước lời mời gọi của Chúa đi vào thế gian trở thành men thành muối biến đổi bộ mặt thế gian, hay của Đức Thánh Cha gần đây nhất trong thánh lễ tại nhà nguyện Matta “Tất cả mọi Kitô hữu đều phải là ngôn sứ, và ngôn sứ đích thực là người có khả năng khóc với dân của mình và dám nói sự thật một cách mạnh mẽ khi cần thiết”, đều cảm thấy ít nhiều hổ thẹn vì chưa bao giờ làm điều gì cả hay còn còn làm quá ít.
Và quả đúng như nhận xét của Đức TGM Chủ tịch “Vì thế mà từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, con số bảy triệu người Kitô hữu tại Việt Nam hầu như không hề gia tăng.”, đó chính là lý do mà GHVN thực sự đang thụt lùi, vì chưa thực sự dấn thân loan báo Tin Mừng Sự Thật có khả năng biến đổi bản thân và xã hội, một cách cụ thể trước mắt là tình hình dầu sôi lửa bỏng, thực trạng tồi tệ chưa từng có trong lịch sử của đất nước VN, mà ngài chỉ dám đề cập một cách thật em dè, thu hẹp chủ yếu trong phạm vi gia đình (Ít ra, là có lý do chính đáng vì là năm GH đồng hành với các gia đình trẻ?) như sau: Tại Việt Nam hiện nay, chúng con cũng đang phải đối phó với hiện tượng suy đồi những giá trị nền tảng của gia đình. Trong một xã hội càng ngày càng có xu hướng tiêu thụ và hưởng lạc, trong một thế giới trào lưu di dân mỗi lúc một gia tăng, cuộc sống hôn nhân đang bị đe doạ cách nghiêm trọng. Thật vậy, ngài muốn nói nhiều hơn nhưng lại ngại ngùng, nhưng vì áy náy, ngài cũng phải nói thêm chút ít: “Chúng con muốn trình bày rất nhiều vấn đề và thách đố chúng con đang gặp, để chúng con được uống tận nguồn nước phát ra từ đấng thay mặt Chúa Kitô, nhưng chúng con cũng biết thời gian dù quý báu này cũng chỉ giới hạn vì là thời gian của một vị lãnh đạo toàn cầu là thời gian đếm từng giây từng phút…”. Đúng là một cách tránh né khôn khéo để không mổ xẻ, đi sâu vào cốt lõi của vấn đế, thay vì phân tích sâu xa tận cùng nguyên nhân cội rễ của mọi thảm họa mà đất nước và dân tộc VN đang phải chịu, đó chính là một cơ chế tội lỗi sản sinh ra những con người lãnh đạo đất nước chỉ biết vơ vét tài nguyên, hút máu đồng bào, và do “thượng bất chính hạ tác loạn”, sản sinh muôn vàn tội ác, tiêu cực, ung nhọt lớn nhỏ trong gia đình, nhà trường, xã hội và ngay cả trong giáo hội. Bởi nếu ngài nói toẹt hết ra như lòng mình muốn nói, thì ai cũng biết chuyện gì chắc chắn sẽ xảy ra cho ngài sau chuyến đi Ad limina.
Có lẽ mọi Kitô hữu chân chính, thao thức với vận mệnh của Giáo hội và đất nước đang thực sự nóng lòng chờ xem việc “long trọng cử hành một cách cụ thể” biến cố này như “một kỷ niệm đẹp nhất và là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN” như Đức TGM Chủ tịch HĐGMVN nói là như thế nào.
Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy cùng nhau tự hỏi xem sống lại tinh thần của các thánh tử đạo VN trong tình hình đất nước VN chúng ta hôm nay là sống thế nào?
Mừng kính lễ các thánh tử đạo VN một cách thực sự có ý nghĩa và cụ thể là gì nếu không phải là dựa trên nền tảng chủ yếu sau: Sẵn sàng chịu mất mát, thiệt thòi, hy sinh, dù không phải đổ máu, thì cũng bị bách hại để dám sống như một ngôn sứ chân chính, ngẫng cao đầu, không sợ bạo quyền, không hổ thẹn với lương tâm, dám công bố Tin Mừng Sự Thật một cách công khai, không nhập nhằng, vạch mặt gian tà, thói đạo đức giả, lên án bất công như chính Chúa Giêsu đã thể hiện rất rõ trong các sách Tin Mừng, và như lời kêu mời của ĐGH, vị đại diện hữu hình của Chúa ở trần gian.
Tiếc thay vô số người hiểu lầm, hoặc tránh né do ngụy biện, nại đến chuyện Giáo hội không làm chính trị, hay viện cớ đó để tiếp tục sống với cái cám dỗ quỷ quyệt của ma quỷ “cầu an” núp bóng hiền lành đạo đức mà như Đức TGM Chủ tịch đã dám nói ra.
Chính trị phải chăng chỉ là chuyện gia nhập đảng phái? Không hề! Một cách cụ thể, chính trị là bát cơm cho người nghèo, là học phí cho học sinh, là thuốc men cho bệnh nhân, là văn hóa ứng xử, là nhân phẩm, tự do nhân quyền, trong đó có cả tự do tôn giáo, là sự công bằng xã hội, là chủ quyền độc lập của quốc gia…, bao hàm tất cả mọi lĩnh vực của đòi sống con người.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô không làm chính trị sao? Chân phước sắp được phong thánh Đức Cha Oscar Romero không làm chính trị à?
Hơn lúc nào hết GHVN đang cần lắm những lãnh đạo tôn giáo như Thánh Gioan Phaolô II, như Đức Cha Oscar Romero, những chứng tá cho sự thật hiên ngang, can đảm, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình đấu tranh chống lại bạo quyền, không chỉ đi ngược lại với quyền lợi của người dân, mà còn chà đạp, cướp đi một cách trắng trợn những quyền lợi chính đáng thiêng liêng đó, (chứ có phải là chống lại chính quyền đại diện cho dân đâu!), nhằm bảo vệ, bênh vực và giành quyền lợi chính đáng cho những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng đã và đang bị cướp đoạt tài sản, đã và đang bị xô đẩy vào bệnh tật, nghèo đói và thất nghiệp vì nạn hủy hoại môi trường và vơ vét do lòng tham, cho cả một thế hệ trẻ đang bị đầu độc, nhồi sọ, khai thác, cho cả một đất nước bốn ngàn năm văn hiến mà lịch sữ bị xuyên tạc và bóp méo đang trên bờ vực bị nô lệ cho ngoại bang…Và điều này mới thực sự có ý nghĩa, vì nó cho thấy GHVN không phải chỉ nghĩ đến mình, đấu tranh cho nội bộ tôn giáo của mình hay vì cuồng tín tôn giáo.
Mừng kính lễ các thánh tử đạo VN một cách thực sự có ý nghĩa cụ thể là gì nếu không phải là phát động một chiến dịch toàn quốc cầu nguyện cho đất nước, đồng bào, cho công bằng, tự do nhân quyền trong đó có tự do tôn giáo ở từng nhà, từng giáo xứ, từng giáo phận, làm sạch môi trường, và chống lại việc hủy hoại môi trường theo tinh thần Laudato si, nói thật và làm thật, vạch mặt gian tà, lên án bất công, đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi chính đáng cho những người thấp cổ bé miệng, cụ thể truóc mắt là những nạn nhân của Formosa, của việc cướp đất cướp nhà. Chính lúc đó sứ điệp của Tin Mừng, lời giáo huấn của chủ chăn mới thực sự đáng tin.
Và cũng như máu của các thánh tử đạo làm trổ sinh vô số những hoa trái, cánh đồng phì nhiêu thế nào, thì sự dấn thân, bỏ mình, hy sinh của người Kitô hữu, đặc biệt của các chủ chăn của GHVN sẽ sinh hoa kết quả, mang lại những cách đồng phì nhiêu màu mở, chứ không phải chuyện ru mình vào cám dỗ dễ dàng xây cất nhà thờ, mở mang cơ sở GH, khuyến khích kinh kệ, hay những việc làm bác ái chỉ mang tính cục bộ và xoa dịu nhằm trấn an lương tâm Kitô giáo của mình.
Các thánh tử đạo VN mãi mãi vẫn là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN như lời Đức Cha chủ tịch HĐGMVN đã nói. Tinh thần của các thánh tử đạo vẫn mãi mãi còn đó nơi những Kitô hữu VN. Điều quan trong duy nhất chính là tinh thần đó cần phải được khơi dậy và thắp lên mà thôi.
Ta có thể nói một cách không sợ sai lầm rằng bao lâu người Kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa dấn thân, nhập cuộc, chưa dám ra khỏi cái vỏ an thân cho bản thân mình hay viện những cớ hay ho mỹ miều như: Giáo hội không làm chính trị, cần phải tránh né an nguy cho con chiên, không nên đối kháng…, bao lâu lương tâm của chúng ta vẫn áy náy, hổ thẹn mãi như một tội lỗi chưa bao giờ được xưng thú, hay có xưng thú những chưa bao giờ ăn năn và đền tội thật lòng.
Kitô hữu, đặc biệt các chủ chăn sẽ không còn bao giờ phải áy náy hổ thẹn với lương tâm nữa, nếu bản thân mình dám lên tiếng nói của một ngôn sứ rao giảng và mạnh mẽ bênh vực sự thật, hay đi đầu trong các cuộc biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng như hình ảnh người chăn chiên đi trước đàn chiên mình, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên của người Mục tử Nhân lành đích thực mang tên Giêsu.
Đó chẳng phải là điều làm nên ý nghĩa đích thực của ơn gọi Kitô hữu, của linh mục và giám mục sao? Đó chẳng phải là chính ơn gọi của các linh mục, và đặc biệt của các giám mục, Hồng Y được thể hiện qua chiếc áo và cái mủ mà mình đang mang với ý nghĩa sẵn sàng tử đạo vì Chúa vì Tin Mừng sao?
Hồn Việt
Trong diễn từ triều yết ĐTC Phanxicô do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN phát biểu ngày 5/3/2018 tại điện Vatican nhân dịp chuyến Ad limina apostolorum, từ ngày 02-đến 11/3/2018 tại Rôma, ngài đã nói đến việc “long trọng cử hành ngày hồng phúc 117 vị đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 19/06/1988 kỷ niệm đẹp nhất và là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN vào năm nay một cách cụ thể trong mọi sinh hoạt và ở mọi cấp cộng đoàn”, và nói đến việc khám phá được phần nào “Niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha giữa những khốn khó gian truân, mà người Kitô hữu Việt Nam đang trải qua”.
Sau đó, ngài nói đến việc “phải đương đầu với một cuộc chiến mới: cuộc chiến chống lại tinh thần cầu an. Những cuộc bách hại nếu đã tôi luyện đức tin của chúng con thì về phương diện nhân loại, cũng khiến chúng con rơi vào tình trạng thủ thân khép kín”. Qua lời nói này có lẽ tất cả những người đang đập cùng một nhịp tim với tình hình đất nước và GHVN đều hiểu ngay nỗi lòng ray rứt, hổ thẹn lương tâm, tựa như thể một lời thú tội của cả GHVN, mà trước tiên là của HĐGMVN mà ngài là người đại diện, về thái độ cầu an, đứng ngoài thời cuộc, hay nói trắng ra là sự im lặng thụ động truóc sự lộng hành của bạo quyền đang dày xéo quê hương dân tộc Việt Nam.
Và điều này từ giám mục, linh mục tu sĩ cho đến giáo dân, ai mà thực sự còn một chút lương tâm trước lời mời gọi của Chúa đi vào thế gian trở thành men thành muối biến đổi bộ mặt thế gian, hay của Đức Thánh Cha gần đây nhất trong thánh lễ tại nhà nguyện Matta “Tất cả mọi Kitô hữu đều phải là ngôn sứ, và ngôn sứ đích thực là người có khả năng khóc với dân của mình và dám nói sự thật một cách mạnh mẽ khi cần thiết”, đều cảm thấy ít nhiều hổ thẹn vì chưa bao giờ làm điều gì cả hay còn còn làm quá ít.
Và quả đúng như nhận xét của Đức TGM Chủ tịch “Vì thế mà từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, con số bảy triệu người Kitô hữu tại Việt Nam hầu như không hề gia tăng.”, đó chính là lý do mà GHVN thực sự đang thụt lùi, vì chưa thực sự dấn thân loan báo Tin Mừng Sự Thật có khả năng biến đổi bản thân và xã hội, một cách cụ thể trước mắt là tình hình dầu sôi lửa bỏng, thực trạng tồi tệ chưa từng có trong lịch sử của đất nước VN, mà ngài chỉ dám đề cập một cách thật em dè, thu hẹp chủ yếu trong phạm vi gia đình (Ít ra, là có lý do chính đáng vì là năm GH đồng hành với các gia đình trẻ?) như sau: Tại Việt Nam hiện nay, chúng con cũng đang phải đối phó với hiện tượng suy đồi những giá trị nền tảng của gia đình. Trong một xã hội càng ngày càng có xu hướng tiêu thụ và hưởng lạc, trong một thế giới trào lưu di dân mỗi lúc một gia tăng, cuộc sống hôn nhân đang bị đe doạ cách nghiêm trọng. Thật vậy, ngài muốn nói nhiều hơn nhưng lại ngại ngùng, nhưng vì áy náy, ngài cũng phải nói thêm chút ít: “Chúng con muốn trình bày rất nhiều vấn đề và thách đố chúng con đang gặp, để chúng con được uống tận nguồn nước phát ra từ đấng thay mặt Chúa Kitô, nhưng chúng con cũng biết thời gian dù quý báu này cũng chỉ giới hạn vì là thời gian của một vị lãnh đạo toàn cầu là thời gian đếm từng giây từng phút…”. Đúng là một cách tránh né khôn khéo để không mổ xẻ, đi sâu vào cốt lõi của vấn đế, thay vì phân tích sâu xa tận cùng nguyên nhân cội rễ của mọi thảm họa mà đất nước và dân tộc VN đang phải chịu, đó chính là một cơ chế tội lỗi sản sinh ra những con người lãnh đạo đất nước chỉ biết vơ vét tài nguyên, hút máu đồng bào, và do “thượng bất chính hạ tác loạn”, sản sinh muôn vàn tội ác, tiêu cực, ung nhọt lớn nhỏ trong gia đình, nhà trường, xã hội và ngay cả trong giáo hội. Bởi nếu ngài nói toẹt hết ra như lòng mình muốn nói, thì ai cũng biết chuyện gì chắc chắn sẽ xảy ra cho ngài sau chuyến đi Ad limina.
Có lẽ mọi Kitô hữu chân chính, thao thức với vận mệnh của Giáo hội và đất nước đang thực sự nóng lòng chờ xem việc “long trọng cử hành một cách cụ thể” biến cố này như “một kỷ niệm đẹp nhất và là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN” như Đức TGM Chủ tịch HĐGMVN nói là như thế nào.
Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy cùng nhau tự hỏi xem sống lại tinh thần của các thánh tử đạo VN trong tình hình đất nước VN chúng ta hôm nay là sống thế nào?
Mừng kính lễ các thánh tử đạo VN một cách thực sự có ý nghĩa và cụ thể là gì nếu không phải là dựa trên nền tảng chủ yếu sau: Sẵn sàng chịu mất mát, thiệt thòi, hy sinh, dù không phải đổ máu, thì cũng bị bách hại để dám sống như một ngôn sứ chân chính, ngẫng cao đầu, không sợ bạo quyền, không hổ thẹn với lương tâm, dám công bố Tin Mừng Sự Thật một cách công khai, không nhập nhằng, vạch mặt gian tà, thói đạo đức giả, lên án bất công như chính Chúa Giêsu đã thể hiện rất rõ trong các sách Tin Mừng, và như lời kêu mời của ĐGH, vị đại diện hữu hình của Chúa ở trần gian.
Tiếc thay vô số người hiểu lầm, hoặc tránh né do ngụy biện, nại đến chuyện Giáo hội không làm chính trị, hay viện cớ đó để tiếp tục sống với cái cám dỗ quỷ quyệt của ma quỷ “cầu an” núp bóng hiền lành đạo đức mà như Đức TGM Chủ tịch đã dám nói ra.
Chính trị phải chăng chỉ là chuyện gia nhập đảng phái? Không hề! Một cách cụ thể, chính trị là bát cơm cho người nghèo, là học phí cho học sinh, là thuốc men cho bệnh nhân, là văn hóa ứng xử, là nhân phẩm, tự do nhân quyền, trong đó có cả tự do tôn giáo, là sự công bằng xã hội, là chủ quyền độc lập của quốc gia…, bao hàm tất cả mọi lĩnh vực của đòi sống con người.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô không làm chính trị sao? Chân phước sắp được phong thánh Đức Cha Oscar Romero không làm chính trị à?
Hơn lúc nào hết GHVN đang cần lắm những lãnh đạo tôn giáo như Thánh Gioan Phaolô II, như Đức Cha Oscar Romero, những chứng tá cho sự thật hiên ngang, can đảm, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình đấu tranh chống lại bạo quyền, không chỉ đi ngược lại với quyền lợi của người dân, mà còn chà đạp, cướp đi một cách trắng trợn những quyền lợi chính đáng thiêng liêng đó, (chứ có phải là chống lại chính quyền đại diện cho dân đâu!), nhằm bảo vệ, bênh vực và giành quyền lợi chính đáng cho những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng đã và đang bị cướp đoạt tài sản, đã và đang bị xô đẩy vào bệnh tật, nghèo đói và thất nghiệp vì nạn hủy hoại môi trường và vơ vét do lòng tham, cho cả một thế hệ trẻ đang bị đầu độc, nhồi sọ, khai thác, cho cả một đất nước bốn ngàn năm văn hiến mà lịch sữ bị xuyên tạc và bóp méo đang trên bờ vực bị nô lệ cho ngoại bang…Và điều này mới thực sự có ý nghĩa, vì nó cho thấy GHVN không phải chỉ nghĩ đến mình, đấu tranh cho nội bộ tôn giáo của mình hay vì cuồng tín tôn giáo.
Mừng kính lễ các thánh tử đạo VN một cách thực sự có ý nghĩa cụ thể là gì nếu không phải là phát động một chiến dịch toàn quốc cầu nguyện cho đất nước, đồng bào, cho công bằng, tự do nhân quyền trong đó có tự do tôn giáo ở từng nhà, từng giáo xứ, từng giáo phận, làm sạch môi trường, và chống lại việc hủy hoại môi trường theo tinh thần Laudato si, nói thật và làm thật, vạch mặt gian tà, lên án bất công, đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi chính đáng cho những người thấp cổ bé miệng, cụ thể truóc mắt là những nạn nhân của Formosa, của việc cướp đất cướp nhà. Chính lúc đó sứ điệp của Tin Mừng, lời giáo huấn của chủ chăn mới thực sự đáng tin.
Và cũng như máu của các thánh tử đạo làm trổ sinh vô số những hoa trái, cánh đồng phì nhiêu thế nào, thì sự dấn thân, bỏ mình, hy sinh của người Kitô hữu, đặc biệt của các chủ chăn của GHVN sẽ sinh hoa kết quả, mang lại những cách đồng phì nhiêu màu mở, chứ không phải chuyện ru mình vào cám dỗ dễ dàng xây cất nhà thờ, mở mang cơ sở GH, khuyến khích kinh kệ, hay những việc làm bác ái chỉ mang tính cục bộ và xoa dịu nhằm trấn an lương tâm Kitô giáo của mình.
Các thánh tử đạo VN mãi mãi vẫn là niềm kiêu hãnh đậm nét nhất trong lịch sử cận đại của GHVN như lời Đức Cha chủ tịch HĐGMVN đã nói. Tinh thần của các thánh tử đạo vẫn mãi mãi còn đó nơi những Kitô hữu VN. Điều quan trong duy nhất chính là tinh thần đó cần phải được khơi dậy và thắp lên mà thôi.
Ta có thể nói một cách không sợ sai lầm rằng bao lâu người Kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa dấn thân, nhập cuộc, chưa dám ra khỏi cái vỏ an thân cho bản thân mình hay viện những cớ hay ho mỹ miều như: Giáo hội không làm chính trị, cần phải tránh né an nguy cho con chiên, không nên đối kháng…, bao lâu lương tâm của chúng ta vẫn áy náy, hổ thẹn mãi như một tội lỗi chưa bao giờ được xưng thú, hay có xưng thú những chưa bao giờ ăn năn và đền tội thật lòng.
Kitô hữu, đặc biệt các chủ chăn sẽ không còn bao giờ phải áy náy hổ thẹn với lương tâm nữa, nếu bản thân mình dám lên tiếng nói của một ngôn sứ rao giảng và mạnh mẽ bênh vực sự thật, hay đi đầu trong các cuộc biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng như hình ảnh người chăn chiên đi trước đàn chiên mình, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên của người Mục tử Nhân lành đích thực mang tên Giêsu.
Đó chẳng phải là điều làm nên ý nghĩa đích thực của ơn gọi Kitô hữu, của linh mục và giám mục sao? Đó chẳng phải là chính ơn gọi của các linh mục, và đặc biệt của các giám mục, Hồng Y được thể hiện qua chiếc áo và cái mủ mà mình đang mang với ý nghĩa sẵn sàng tử đạo vì Chúa vì Tin Mừng sao?
Hồn Việt