Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:12 01/05/2019
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
4. Nhiếu lúc Thiên Chúa hình như tỏ cho chúng ta thấy sai sót của người khác thì không nên quá tự tin vào phán đoán của mình, có thể đó là giả đấy. (Thánh nữ Catharina)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
4. Nhiếu lúc Thiên Chúa hình như tỏ cho chúng ta thấy sai sót của người khác thì không nên quá tự tin vào phán đoán của mình, có thể đó là giả đấy. (Thánh nữ Catharina)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:15 01/05/2019
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
. CHỖ KÌ DIỆU KHÓ HỌC
Có một người nói với con trai: “Mỗi lời nói và hành động của con, đều phải làm theo lời thầy dạy đã dạy cho con”- đứa con tỏ vẻ tuân lời.
Một hôm, cùng ăn cơm với thầy giáo, thầy giáo ăn như thế nào thì nó cũng ăn như thế; thầy giáo uống như thế nào thì nó cũng uống như thế; thầy giáo chuyển mình nó cũng chuyển mình..
Thầy giáo nhìn thấy học trò bắt chước thì cười thầm trong miệng và hách xì một cái, học trò cũng muốn hách xì nhưng làm cách nào cũng không thể hách xì được. Hết cách, bèn cúi đầu thật sâu trước mặt thầy giáo, hổ thẹn ray rứt nói: “Chổ kì diệu của thầy, thực là khó học quá !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 2:
Mục đích đời sống thánh hiến của người tu sĩ là nên trọn lành, và vị thầy mà họ phải bắt chước, trước hết chính là Chúa Ki-tô và tiếp đến là Đức Trinh Nữ Maria và các thánh nam nữ, đây là điều mà tất cả mọi người đều biết.
“Mỗi lời nói và hành động của con đều phải làm đúng theo lời thầy con đã dạy cho con”, mà thầy Giê-su đã dạy như thế nào, Ngài dạy chúng ta phải kính mến Thiên Chúa và yêu người như chính mình; Ngài dạy chúng ta phải sống khiêm tốn, biết phục vụ tha nhân và phục vụ đến quên mình...
Nhưng thời nay cũng có một vài tu sĩ muốn mình ngồi chổ nhất trong nhà thờ, muốn mình được mọi người biết đến, muốn mọi người phải tôn trọng mình như chức phận mình đã có, muốn mọi người phải phục vụ mình vì mình đã phục vụ họ.v.v...
Công lao hi sinh to lớn của các tu sĩ nam nữ sẽ không bị quên lãng khi họ đã làm theo những gì mà Chúa Giê-su đã dạy, nhưng nó sẽ bị quên lãng và mất đi khi họ muốn được người khác ca tụng và nhớ ơn họ.
Cái vĩ đại nhất của người tu sĩ chính là họ đã quên đi chính mình, để bắt chước ngôn hành của Chúa Giê-su: người thầy vĩ đại của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
. CHỖ KÌ DIỆU KHÓ HỌC
Có một người nói với con trai: “Mỗi lời nói và hành động của con, đều phải làm theo lời thầy dạy đã dạy cho con”- đứa con tỏ vẻ tuân lời.
Một hôm, cùng ăn cơm với thầy giáo, thầy giáo ăn như thế nào thì nó cũng ăn như thế; thầy giáo uống như thế nào thì nó cũng uống như thế; thầy giáo chuyển mình nó cũng chuyển mình..
Thầy giáo nhìn thấy học trò bắt chước thì cười thầm trong miệng và hách xì một cái, học trò cũng muốn hách xì nhưng làm cách nào cũng không thể hách xì được. Hết cách, bèn cúi đầu thật sâu trước mặt thầy giáo, hổ thẹn ray rứt nói: “Chổ kì diệu của thầy, thực là khó học quá !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 2:
Mục đích đời sống thánh hiến của người tu sĩ là nên trọn lành, và vị thầy mà họ phải bắt chước, trước hết chính là Chúa Ki-tô và tiếp đến là Đức Trinh Nữ Maria và các thánh nam nữ, đây là điều mà tất cả mọi người đều biết.
“Mỗi lời nói và hành động của con đều phải làm đúng theo lời thầy con đã dạy cho con”, mà thầy Giê-su đã dạy như thế nào, Ngài dạy chúng ta phải kính mến Thiên Chúa và yêu người như chính mình; Ngài dạy chúng ta phải sống khiêm tốn, biết phục vụ tha nhân và phục vụ đến quên mình...
Nhưng thời nay cũng có một vài tu sĩ muốn mình ngồi chổ nhất trong nhà thờ, muốn mình được mọi người biết đến, muốn mọi người phải tôn trọng mình như chức phận mình đã có, muốn mọi người phải phục vụ mình vì mình đã phục vụ họ.v.v...
Công lao hi sinh to lớn của các tu sĩ nam nữ sẽ không bị quên lãng khi họ đã làm theo những gì mà Chúa Giê-su đã dạy, nhưng nó sẽ bị quên lãng và mất đi khi họ muốn được người khác ca tụng và nhớ ơn họ.
Cái vĩ đại nhất của người tu sĩ chính là họ đã quên đi chính mình, để bắt chước ngôn hành của Chúa Giê-su: người thầy vĩ đại của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Gắn bó cá vị với Chúa Kitô
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:11 01/05/2019
Chúa Nhật III PHỤC SINH
Chấp nhận tin không có nghĩa chỉ đơn thuần là chấp nhận một giáo lý, giáo điều, một mớ luật lệ, hay những nghi thức nào đó là đủ. Ngay cả khi ta chấp nhận Hội Thánh và đi theo đường lối của Hội Thánh, thì đó cũng chưa phải là điểm mấu chốt của đức tin.
Tin trước hết là hiệp thông với Chúa Kitô, là gắn bó cá nhân cách mật thiết với Chúa Kitô.
Bởi vậy, những gì ta từng sống, từng hành động cho cái gọi là con người của tôn giáo Kitô, nhưng chưa có chiều sâu bằng cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô, mà chỉ là giữ và buộc mình phải chấp nhận luật lệ, chấp nhận giáo lý, thì giờ đây, ta hãy chỉnh đốn lại, hãy làm cho tất cả những gì ta phải giữ từ trước tới nay nằm trong tương quan tình yêu Chúa Kitô.
Thánh Gioan tông đồ là người luôn có cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô dành cho mình. Chỉ một mình thánh nhân nói lên nỗi tự hào vì được Chúa yêu trong danh xưng mà thánh nhân tự nhận: "Người môn đệ Chúa Giêsu yêu".
Chính nhờ cảm nghiệm vừa cá nhân, vừa nội tâm về tình yêu của Chúa, thánh Gioan đã nhiều lần phát hiện Đấng Phục Sinh đến với mình. Chẳng hạn, ngay trong lễ Phục sinh đầu tiên, nhìn ngôi mộ trống, trước cả những phụ nữ là những người phát hiện mộ trống, trước cả thánh Phêrô, người đã vào thăm mộ trước, thánh Gioan đã tin.
Hôm nay, cũng bằng chính cảm nghiệm nội tâm về Chúa Kitô, một lần nữa, thánh Gioan cũng lại là người phát hiện ra Chúa Phục Sinh trước các anh em mình. Sau mẻ cá đầy ắp như muốn rách tung chiếc lưới, “Người môn đệ Chúa Giêsu yêu” hãnh diện mà cả quyết: “Chúa đó”.
Cũng thế, không ai trong bạn và tôi lại cho rằng mình không có đức tin, không có lòng yêu mến Chúa.
Nhưng nói là nói như vậy. Hiểu là hiểu như thế. Trong thực tế của cuộc đời, không ít lần, bạn và tôi dường như chao đảo, dường như mất sức sống. Đức tin vào Chúa, lòng yêu mến Chúa của mình có lúc như bị đánh gục, như tuyệt vọng
Để khởi đầu cho việc cảm nhận cách cá vị về tình yêu của Chúa, mỗi người hãy chiêm ngắm Chúa Kitô trước đã. Hãy gắn bó với Chúa bằng những suy niệm về đời sống của chính Chúa, bằng lời dạy mà Chúa đã giảng dạy. Hãy học lấy tấm gương yêu mến Chúa của thánh Gioan tông đồ: yêu một cách cá vị bằng cảm nghiệm nội tâm và thâm sâu với Chúa Kitô.
Chỉ có thể cảm nghiệm tận hồn về tình yêu mà Chúa dành cho mình, và mình dành cho Chúa, thì từ nay tôi giữ đạo, tôi chấp nhận lề luật, tôi thực hiện các hành vi đạo đức, tôi sống tốt trong tương quan với mọi người… không chỉ vì luật của Chúa, của Hội Thánh dạy như thế, mà vì tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi, và của tôi đáp trả tình yêu ấy.
Vì tình yêu của Chúa Kitô và vì yêu mến Người, tôi thực hiện nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa, tôi sống lẽ sống mà đạo dạy tôi, tôi quan tâm đến nguời xung quanh… Vì Chúa Kitô, tôi chấp nhận lề luật của Thiên chúa, và chấp nhận đường lối Hội Thánh hằng chỉ dạy tôi...
Chỉ khi nào sống trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, việc giữ đạo của ta mới nhẹ nhàng. Cũng giống hai người đàn ông cùng cuốc một thửa đất, nhưng một người là tù binh bị ép buộc phải lao động, còn người kia là người cha trong gia đình.
Người cha trong gia đình vì thương vợ, thương con, ông miệt mài làm việc, dù mệt nhọc nhưng ông cảm thấy vui, cảm thấy lòng thanh thản và an ủi vì nhờ bàn tay lao động của ông, gia đình ông có thể sinh sống. Ông luôn sống trong hy vọng về một kết quả tốt sẽ đến cho tương lai của gia đình ông. Càng hy vọng, ông càng vui...
Người đàng ông là tù binh chắc chắn không bao giờ có được cảm nghiệm về niềm vui mà người cha trong gia đình có được. Bởi việc ông làm không phải là tình yêu, không phát xuất từ động cơ của lòng yêu thương mà chỉ là ép buộc, là hình phạt, là đền tội, hoàn toàn không có tự do trong lao động của ông.
Cách nào đó, giữ đạo cũng gần giống như chuyện hai người đàn ông cuốc đất. Nếu tôi yêu mến Chúa, việc thực hành đạo của tôi là niềm hạnh phúc, là nhu cầu cần đáp ứng của tình yêu, do tình yêu, phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa. Nếu không có lòng yêu mến Chúa, đức tin chỉ là một gánh nặng vô cùng.
Ta cần thay đổi tương quan giữa mình với Chúa, để đức tin của ta có một tương quan cá vị với tình yêu của Chúa. Chỉ có đức tin trong tương quan tình yêu, việc giữ đạo của ta mới là việc làm tự do, mang lại hạnh phúc, thấm đẫm yêu thương và ngày càng đi vào chiều sâu nội tâm.
Nếu ta thay đổi tương quan tình yêu với Chúa Kitô, cuộc đời ta sẽ được nâng đỡ, được ủi an. Có đức tin trong tương quan cá vị với Chúa Kitô, ta sẽ cảm nhận một điều lớn lao: Gánh nặng của sự sống mà ta phải mang gánh trong đời có Chúa cùng sớt chia với ta..., điều mà trước đây ta chưa từng nhận ra, vì trước đây, ta đã không có tương quan cá vị với Chúa...
Chấp nhận tin không có nghĩa chỉ đơn thuần là chấp nhận một giáo lý, giáo điều, một mớ luật lệ, hay những nghi thức nào đó là đủ. Ngay cả khi ta chấp nhận Hội Thánh và đi theo đường lối của Hội Thánh, thì đó cũng chưa phải là điểm mấu chốt của đức tin.
Tin trước hết là hiệp thông với Chúa Kitô, là gắn bó cá nhân cách mật thiết với Chúa Kitô.
Bởi vậy, những gì ta từng sống, từng hành động cho cái gọi là con người của tôn giáo Kitô, nhưng chưa có chiều sâu bằng cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô, mà chỉ là giữ và buộc mình phải chấp nhận luật lệ, chấp nhận giáo lý, thì giờ đây, ta hãy chỉnh đốn lại, hãy làm cho tất cả những gì ta phải giữ từ trước tới nay nằm trong tương quan tình yêu Chúa Kitô.
Thánh Gioan tông đồ là người luôn có cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô dành cho mình. Chỉ một mình thánh nhân nói lên nỗi tự hào vì được Chúa yêu trong danh xưng mà thánh nhân tự nhận: "Người môn đệ Chúa Giêsu yêu".
Chính nhờ cảm nghiệm vừa cá nhân, vừa nội tâm về tình yêu của Chúa, thánh Gioan đã nhiều lần phát hiện Đấng Phục Sinh đến với mình. Chẳng hạn, ngay trong lễ Phục sinh đầu tiên, nhìn ngôi mộ trống, trước cả những phụ nữ là những người phát hiện mộ trống, trước cả thánh Phêrô, người đã vào thăm mộ trước, thánh Gioan đã tin.
Hôm nay, cũng bằng chính cảm nghiệm nội tâm về Chúa Kitô, một lần nữa, thánh Gioan cũng lại là người phát hiện ra Chúa Phục Sinh trước các anh em mình. Sau mẻ cá đầy ắp như muốn rách tung chiếc lưới, “Người môn đệ Chúa Giêsu yêu” hãnh diện mà cả quyết: “Chúa đó”.
Cũng thế, không ai trong bạn và tôi lại cho rằng mình không có đức tin, không có lòng yêu mến Chúa.
Nhưng nói là nói như vậy. Hiểu là hiểu như thế. Trong thực tế của cuộc đời, không ít lần, bạn và tôi dường như chao đảo, dường như mất sức sống. Đức tin vào Chúa, lòng yêu mến Chúa của mình có lúc như bị đánh gục, như tuyệt vọng
Để khởi đầu cho việc cảm nhận cách cá vị về tình yêu của Chúa, mỗi người hãy chiêm ngắm Chúa Kitô trước đã. Hãy gắn bó với Chúa bằng những suy niệm về đời sống của chính Chúa, bằng lời dạy mà Chúa đã giảng dạy. Hãy học lấy tấm gương yêu mến Chúa của thánh Gioan tông đồ: yêu một cách cá vị bằng cảm nghiệm nội tâm và thâm sâu với Chúa Kitô.
Chỉ có thể cảm nghiệm tận hồn về tình yêu mà Chúa dành cho mình, và mình dành cho Chúa, thì từ nay tôi giữ đạo, tôi chấp nhận lề luật, tôi thực hiện các hành vi đạo đức, tôi sống tốt trong tương quan với mọi người… không chỉ vì luật của Chúa, của Hội Thánh dạy như thế, mà vì tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi, và của tôi đáp trả tình yêu ấy.
Vì tình yêu của Chúa Kitô và vì yêu mến Người, tôi thực hiện nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa, tôi sống lẽ sống mà đạo dạy tôi, tôi quan tâm đến nguời xung quanh… Vì Chúa Kitô, tôi chấp nhận lề luật của Thiên chúa, và chấp nhận đường lối Hội Thánh hằng chỉ dạy tôi...
Chỉ khi nào sống trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, việc giữ đạo của ta mới nhẹ nhàng. Cũng giống hai người đàn ông cùng cuốc một thửa đất, nhưng một người là tù binh bị ép buộc phải lao động, còn người kia là người cha trong gia đình.
Người cha trong gia đình vì thương vợ, thương con, ông miệt mài làm việc, dù mệt nhọc nhưng ông cảm thấy vui, cảm thấy lòng thanh thản và an ủi vì nhờ bàn tay lao động của ông, gia đình ông có thể sinh sống. Ông luôn sống trong hy vọng về một kết quả tốt sẽ đến cho tương lai của gia đình ông. Càng hy vọng, ông càng vui...
Người đàng ông là tù binh chắc chắn không bao giờ có được cảm nghiệm về niềm vui mà người cha trong gia đình có được. Bởi việc ông làm không phải là tình yêu, không phát xuất từ động cơ của lòng yêu thương mà chỉ là ép buộc, là hình phạt, là đền tội, hoàn toàn không có tự do trong lao động của ông.
Cách nào đó, giữ đạo cũng gần giống như chuyện hai người đàn ông cuốc đất. Nếu tôi yêu mến Chúa, việc thực hành đạo của tôi là niềm hạnh phúc, là nhu cầu cần đáp ứng của tình yêu, do tình yêu, phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa. Nếu không có lòng yêu mến Chúa, đức tin chỉ là một gánh nặng vô cùng.
Ta cần thay đổi tương quan giữa mình với Chúa, để đức tin của ta có một tương quan cá vị với tình yêu của Chúa. Chỉ có đức tin trong tương quan tình yêu, việc giữ đạo của ta mới là việc làm tự do, mang lại hạnh phúc, thấm đẫm yêu thương và ngày càng đi vào chiều sâu nội tâm.
Nếu ta thay đổi tương quan tình yêu với Chúa Kitô, cuộc đời ta sẽ được nâng đỡ, được ủi an. Có đức tin trong tương quan cá vị với Chúa Kitô, ta sẽ cảm nhận một điều lớn lao: Gánh nặng của sự sống mà ta phải mang gánh trong đời có Chúa cùng sớt chia với ta..., điều mà trước đây ta chưa từng nhận ra, vì trước đây, ta đã không có tương quan cá vị với Chúa...
Chúa Nhật III Phục Sinh -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
23:21 01/05/2019
TĐCV 5: 27-32, 40-41; Tvịnh.29; Kh 5:11-14; Gioan 21: 1-19
Chia sẽ của tôi sẽ chú trọng đến bài Phúc âm hôm nay. Vì các sự kiện xảy ra trong bửa ăn nên có âm hưởng về Bí Tích Thánh Thể. Có thể Cha giảng nói về ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là một số gợi ý nêu lên cho các Cha giảng và các người lo việc phụng vụ.
Ông Phê rô sẽ ra đi đánh cá, điều đó chứng tỏ các môn đệ không giữ vững được niềm tin của họ vào việc Chúa sống lại ngoài những việc lao động thường nhật. Vì thế, sự tin tưởng của các môn đệ về Chúa Phục Sinh chưa đưa đến việc các ông sẽ sống thế nào và sẽ làm gì. Thật ra thì các ông đã có kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu và đã gặp Ngài sống lại. Hình như các ông quên việc Chúa Giêsu bảo các ông phải làm. Họ không phải đi đánh cá mà phải đi "lưới người" cho Chúa Kitô. Họ chỉ trở lại phần việc họ đã làm từ trước đến nay như thể không có điều gì khiến họ thay đổi đời sống họ. Ngay cả lời nói của ông Phêrô nói tỏ vẻ chịu đựng. Ông ta nói "tôi đi đánh cá đây" như có vẻ muốn nói "Còn việc gì nữa mà làm" Mọi việc dường như tan rả, và hình như các ông bỏ quên ơn gọi của họ, Thật là điều đáng khích lệ là Chúa Giêsu không bỏ rơi các ông. Như trong phần đầu của phúc âm, khi Chúa Giêsu gọi các ông, và sau khi Ngài sống lại, khi Ngài hiện ra giữa các ông trong phòng khóa cửa kín, Chúa Giêsu lại gọi các ông một lần nữa và trao trách nhiệm cho các ông. Chúng ta nên chú ý đến việc Chúa Giêsu tìm gặp các ông (và cả chúng ta nữa) trong khi các ông đang làm việc thường ngày trong đời sống. Thế nên Chúa Giêsu đã gặp các ông ở đó.
Một lần nữa các môn đệ cùng ăn chung với Chúa Giêsu và với nhau. Điều gì đã xãy ra trong bửa ăn – Đây không phải là bửa ăn vội vả mà chúng ta thường trải nghiệm, nhưng là bửa ăn chúng ta có thì giờ chuẩn bị. Cha giảng có thể giải thích nhiều hơn về tinh thần của bửa ăn, vì việc đó sẽ đưa đến bửa ăn trong phúc âm mà Chúa Giêsu cùng ăn với các môn đệ trong câu chuyện về Thánh Thể mà chúng ta mừng hôm nay. Thí dụ như: khi chúng ta dự định có mời khách đến dự bửa ăn; có sự liên hệ mật thiết giữa các người ngồi cùng bàn; câu chuyện sẽ nói lên để tỏ ra tình bạn bè và liên hệ với nhau. Và hơn nữa: những gì căng thảng xãy ra trước đây đã tan biến, hay sẽ được quên đi. Sau một bửa ăn như thế, chúng ta thường nấn ná ở lại và rồi sẽ chia tay ra đi với công việc đấu tranh trong cuộc sống chúng ta. Thật đáng tiếc là những bửa ăn chung như thế ít có trong đời sống bận rộn của xã hội và gia đình thời nay!
Vậy thì bửa ăn với Chúa Giêsu có những tính cách vừa nêu ra đấy. Các môn đệ đã trở về với lối sống cũ, và họ cần giúp nhau làm chứng cho sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Cũng như các ông, chúng ta cần giúp nhau thêm năng lực để quyết chí thương yêu nhau và để cùng nhau chịu đựng sự bắt bớ vì chúng ta đi theo Chúa Giêsu để kêu gọi thương yêu và phục vụ. Bàn tiệc Thánh Thể là nơi chúng ta được ơn giúp đỡ và được ban thưởng về quyết định chúng ta sẽ vác thánh giá và theo Chúa Kitô.
Bửa ăn này với Chúa Kitô là một việc khác nhắc chúng ta nhớ là không phải là dịp nói đến những việc đã qua. Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu nời gọi chúng ta như Ngài đã mời gọi các môn đệ "anh em hãy đến mà ăn". Chúng ta bây giờ trở về lối cũ, luôn luôn cần sự mời gọi mới mẻ đó qua Bí Tích Thánh Thể. Nơi bữa tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng sẽ nghe lời Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không"? Chúng ta đem đến bửa ăn những thất bại của tình yêu thương và phục vụ mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Nên chú ý đến việc ông Phêrô đáp lại 3 lần như ông ta đã chối Thầy 3 lần. Ông ta đáp lại là ông ta yêu thương Chúa Kitô. Ở đây, ông Phê rô và chúng ta đã được tha thứ. Việc chúng ta chối Chúa đã được bỏ ra một bên, và chúng ta được dịp đáp lại lời kêu gọi để theo Chúa Kitô.
Đối với thánh Gioan, đức tin là sự liên hệ giữa cá nhân và Chúa Kitô. Đức tin này không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn cả trong việc vâng lời. Vì thế ông khi Phêrô muốn vâng lời Chúa Kitô, nghĩa là ông ta sẽ phải quan tâm chăm sóc người khác. Việc ông Phêrô chăm sóc "chiên" của Chúa Giêsu sẽ đưa đến việc tử vì đạo cho ông ta và cho cả chúng ta nữa là vì đã thực hành điều đối nghịch với cách sống của thế gian. Ai là những người mà Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta phải chăm sóc? Chúng ta đã thất bại như thế nào trong khi thực hiện điều này? Bửa ăn hôm nay sẽ giúp chúng ta nghe lại lần nữa lời mời gọi làm môn đệ Chúa Kitô, và Ngài sẽ ban sức mạnh cho chúng ta để đáp lại lời mời gọi đó.
Các bạn nên nhớ trong đoạn 10 của phúc âm thánh gioan, Chúa Giêsu nói đến sự khác biệt giữa người mục tử “chân thực” và người "làm thuê". Người "làm thuê" chạy trốn khi sự suy hiểm xãy đến. Thật thế, ông Phêrô là người "làm thuê". ông ta đã bỏ Chúa Giêsu chạy trốn khi nguy hiểm xãy đến. Bây giờ tới 3 lần ông ta đáp lại là ông ta yêu mến Chúa Kitô. Chúa Giêsu tuyên bố là ông Phêrô sẽ là người mục tủ chân thành, nuôi dưởng đàn chiên của Chúa Giêsu. Thật rõ ra là tình thương yêu Chúa Kitô được biểu diển trong việc chúng ta chăm sóc và sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác. Hy sinh cho kẻ khác là thánh giá chúng ta vác hằng ngay để theo Chúa Kitô, Đấng Mục Tử Nhân Lành.
Cây thánh giá đang chờ đợi ông Phêrô, vì đó là cách truyền thống mà cộng đoàn dẫn giải những điều Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết. Lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lầy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi trở về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chắng muốn".
Đau khổ sẽ ập đến với chúng ta lúc chúng ta đáp lại lời gọi “hãy chăm sóc chiên của Thầy". Cây thánh giá này không phải là cây thánh giá của sự đau khổ mà chúng ta không tự nguyện lãnh nhận như khi chúng ta đau yếu, khi bị mất việc làm, nhưng là sự đau khổ lãnh nhận vì chúng ta theo chân Chúa Ki tô "anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em"(Ga 13:34)
Mùa Phục sinh có 50 ngày, hơn Mùa Chay 10 ngày. Chúng ta cần thời gian nhiều hơn để lãnh nhận ơn sủng của những ngày này khi Chúa Phục Sinh ở giữa chúng ta và mặc khải Ngài cho chúng ta. Ở đây, nơi bàn tiệc, trong nhà thờ hay ở nhà cũng thế, chúng ta cần thì gờ để dừng lại, nhìn chung quanh chúng ta để thật sự "trông thấy" ai đã nuôi dưởng chúng ta, và đã bao nhiêu lần chúng ta đã được gọi "hãy dến mà ăn", và đây là lời mời gọi hằng ngày. Ngay cả khi chúng ta trở về làm việc hằng ngày, Chúa Kitô cũng ở đó để gọi chúng ta cho chúng ta lương thực nuôi dưởng chúng ta, và rồi mời gọi chúng ta cho đàn chiên của Chúa ăn. Đây là cả một sức lực đầy thách thức. Đây là bửa ăn lúc "vừa sáng", mà chúng ta được lãnh nhận bởi Chúa. Bửa ăn cho chúng ta khỏi đói, và cũng cùng lúc đó thúc đẩy chúng ta như ông Phêrô "hãy chăm sóc chiên của Thầy".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SD OF EASTER (C)
Acts 5: 27-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14 ; John 21: 1-19
My comments will focus on today’s Gospel. Since the events take place at a meal that has Eucharistic overtones, there is a preaching possibility for developing the implications of the Eucharist in our daily lives. Here are some possible inroads for the preacher and those preparing for this liturgy.
Peter's going fishing suggests the disciples were unable to sustain their Easter faith beyond the connection with the actual appearances. So, their belief in the resurrection hasn't translated into life and mission. After all they have experienced in their time with Jesus, and having encountered the resurrected Christ, they seem to have forgotten his charge to them. They are not going "fishing" – going out to catch others for Christ. They are just returning to their old business, as if nothing has changed in their lives! Even Peter's tone suggests a kind of resignation, "I'm going fishing," as if to say, "What else is there to do?" Things are falling apart and the call they received seems to have dissolved. While the disciples may have abandoned their call, it is encouraging to note that Jesus has not abandoned them. As in the beginning of the Gospel, when he first called them, and after his resurrection, when he goes to them in the locked room, once again Jesus finds them and calls them to their mission. And note where he finds them (and us) – in the midst of their everyday working lives. They are at their old work and he goes there to meet them.
Once again, the disciples are eating with Jesus and one another. Something happens at meals – not the rushed meals we often experience, but meals we spend time preparing. The preacher might develop this meal-dynamic some more, for it will lead to the Gospel meal Jesus has with his disciples in the story and to the Eucharist we are celebrating. For example, when meals are planned and have special guests: bonds are deepened among the participants; stories are told that link common identity and friendship. And more: old tensions might dissolve, or get put aside. After such a meal, we linger and then can leave refreshed to go about the tasks and struggles of our lives. What a shame that shared meals are less frequent in our rushed society and families!
So, the meal with Jesus has these just mentioned elements about it. The disciples had gone back to old patterns and need renewal in their identity as witnesses to the life, death and resurrection of Jesus. Like them we need to be strengthened in our resolve to love and to bear up under the persecution that comes because we follow Jesus' call to love and service. The Eucharistic table is the place we get help and a renewal of our resolve to carry the cross, and follow Christ.
This meal with Christ is another reminder that the Eucharist is not just a harkening back to some past event. Each time we gather for Eucharist, Jesus is inviting us, as he did his disciples, "Come and eat." We who return to old patterns, need the constant invitation and renewal the Eucharist offers. At the eucharistic meal we are also confronted with the question Jesus asks Peter, "Do you love me?" To the table we bring our failures of the love and service Jesus asks of us. Notice how Peter replays his threefold denial by a threefold profession of love for Christ. A forgiveness is happening here for Peter and for us, our denials are put aside and a chance is given again to respond to Christ's invitation to follow him.
For John, faith is a personal relationship with Christ. This faith is expressed not only in words, but in obedience. So, if Peter is to be obedient to Christ he must care for others. The care Peter gives to Jesus' "sheep" will result in his martyrdom, for he and we, will run counter to ways of our world. Who are those that Jesus is inviting us to care for now? How have we failed to do that? This meal will help us hear again our call to be disciples of Christ and will empower us to respond to what we are hearing.
Remember in John 10 how Jesus contrasted the true shepherd from the "hired hand"? Well, Peter has been "the hired hand," who fled the scene when danger approached. He abandoned Jesus. Now in his threefold affirmation of love for Christ, Jesus announces that Peter is to be a true shepherd who will feed Jesus’ flock. It is clear that love for Christ is reflected in how much we care and are willing to sacrifice for others. Sacrifice for others will be the cross we take up each day to follow Christ, the one true shepherd.
The cross awaits Peter, for that has been the traditional way the community has interpreted what Jesus says to Peter:"I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go".
Suffering comes as we respond to Jesus' commandment, "Feed my sheep." This cross is not the cross of involuntary suffering that we have when we get sick, or lose a job; but the suffering we take on because we choose Christ's way. "Love others as I have loved you" (John 13:34).
We have 50 days during this Easter season, 10 more than Lent’s 40. We need the extra time to try to grasp the grace of these days in which the Risen One among us is revealing himself. Here at our tables, in church and also at home, we need to take the time to pause, look around and really "see’ who feeds us and how many ways we are being fed. "Come and eat," is his constant, daily invitation. Even when we go back to our work-a-day worlds, Christ is there offering us nourishment and then inviting us to feed his sheep. This is both strength and challenge. It is at this "daybreak" meal that we receive from the Lord the food that satisfies our hungers and, at the same time, urges us, with Peter, "Feed my sheep."
Chia sẽ của tôi sẽ chú trọng đến bài Phúc âm hôm nay. Vì các sự kiện xảy ra trong bửa ăn nên có âm hưởng về Bí Tích Thánh Thể. Có thể Cha giảng nói về ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là một số gợi ý nêu lên cho các Cha giảng và các người lo việc phụng vụ.
Ông Phê rô sẽ ra đi đánh cá, điều đó chứng tỏ các môn đệ không giữ vững được niềm tin của họ vào việc Chúa sống lại ngoài những việc lao động thường nhật. Vì thế, sự tin tưởng của các môn đệ về Chúa Phục Sinh chưa đưa đến việc các ông sẽ sống thế nào và sẽ làm gì. Thật ra thì các ông đã có kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu và đã gặp Ngài sống lại. Hình như các ông quên việc Chúa Giêsu bảo các ông phải làm. Họ không phải đi đánh cá mà phải đi "lưới người" cho Chúa Kitô. Họ chỉ trở lại phần việc họ đã làm từ trước đến nay như thể không có điều gì khiến họ thay đổi đời sống họ. Ngay cả lời nói của ông Phêrô nói tỏ vẻ chịu đựng. Ông ta nói "tôi đi đánh cá đây" như có vẻ muốn nói "Còn việc gì nữa mà làm" Mọi việc dường như tan rả, và hình như các ông bỏ quên ơn gọi của họ, Thật là điều đáng khích lệ là Chúa Giêsu không bỏ rơi các ông. Như trong phần đầu của phúc âm, khi Chúa Giêsu gọi các ông, và sau khi Ngài sống lại, khi Ngài hiện ra giữa các ông trong phòng khóa cửa kín, Chúa Giêsu lại gọi các ông một lần nữa và trao trách nhiệm cho các ông. Chúng ta nên chú ý đến việc Chúa Giêsu tìm gặp các ông (và cả chúng ta nữa) trong khi các ông đang làm việc thường ngày trong đời sống. Thế nên Chúa Giêsu đã gặp các ông ở đó.
Một lần nữa các môn đệ cùng ăn chung với Chúa Giêsu và với nhau. Điều gì đã xãy ra trong bửa ăn – Đây không phải là bửa ăn vội vả mà chúng ta thường trải nghiệm, nhưng là bửa ăn chúng ta có thì giờ chuẩn bị. Cha giảng có thể giải thích nhiều hơn về tinh thần của bửa ăn, vì việc đó sẽ đưa đến bửa ăn trong phúc âm mà Chúa Giêsu cùng ăn với các môn đệ trong câu chuyện về Thánh Thể mà chúng ta mừng hôm nay. Thí dụ như: khi chúng ta dự định có mời khách đến dự bửa ăn; có sự liên hệ mật thiết giữa các người ngồi cùng bàn; câu chuyện sẽ nói lên để tỏ ra tình bạn bè và liên hệ với nhau. Và hơn nữa: những gì căng thảng xãy ra trước đây đã tan biến, hay sẽ được quên đi. Sau một bửa ăn như thế, chúng ta thường nấn ná ở lại và rồi sẽ chia tay ra đi với công việc đấu tranh trong cuộc sống chúng ta. Thật đáng tiếc là những bửa ăn chung như thế ít có trong đời sống bận rộn của xã hội và gia đình thời nay!
Vậy thì bửa ăn với Chúa Giêsu có những tính cách vừa nêu ra đấy. Các môn đệ đã trở về với lối sống cũ, và họ cần giúp nhau làm chứng cho sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Cũng như các ông, chúng ta cần giúp nhau thêm năng lực để quyết chí thương yêu nhau và để cùng nhau chịu đựng sự bắt bớ vì chúng ta đi theo Chúa Giêsu để kêu gọi thương yêu và phục vụ. Bàn tiệc Thánh Thể là nơi chúng ta được ơn giúp đỡ và được ban thưởng về quyết định chúng ta sẽ vác thánh giá và theo Chúa Kitô.
Bửa ăn này với Chúa Kitô là một việc khác nhắc chúng ta nhớ là không phải là dịp nói đến những việc đã qua. Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu nời gọi chúng ta như Ngài đã mời gọi các môn đệ "anh em hãy đến mà ăn". Chúng ta bây giờ trở về lối cũ, luôn luôn cần sự mời gọi mới mẻ đó qua Bí Tích Thánh Thể. Nơi bữa tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng sẽ nghe lời Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không"? Chúng ta đem đến bửa ăn những thất bại của tình yêu thương và phục vụ mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Nên chú ý đến việc ông Phêrô đáp lại 3 lần như ông ta đã chối Thầy 3 lần. Ông ta đáp lại là ông ta yêu thương Chúa Kitô. Ở đây, ông Phê rô và chúng ta đã được tha thứ. Việc chúng ta chối Chúa đã được bỏ ra một bên, và chúng ta được dịp đáp lại lời kêu gọi để theo Chúa Kitô.
Đối với thánh Gioan, đức tin là sự liên hệ giữa cá nhân và Chúa Kitô. Đức tin này không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn cả trong việc vâng lời. Vì thế ông khi Phêrô muốn vâng lời Chúa Kitô, nghĩa là ông ta sẽ phải quan tâm chăm sóc người khác. Việc ông Phêrô chăm sóc "chiên" của Chúa Giêsu sẽ đưa đến việc tử vì đạo cho ông ta và cho cả chúng ta nữa là vì đã thực hành điều đối nghịch với cách sống của thế gian. Ai là những người mà Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta phải chăm sóc? Chúng ta đã thất bại như thế nào trong khi thực hiện điều này? Bửa ăn hôm nay sẽ giúp chúng ta nghe lại lần nữa lời mời gọi làm môn đệ Chúa Kitô, và Ngài sẽ ban sức mạnh cho chúng ta để đáp lại lời mời gọi đó.
Các bạn nên nhớ trong đoạn 10 của phúc âm thánh gioan, Chúa Giêsu nói đến sự khác biệt giữa người mục tử “chân thực” và người "làm thuê". Người "làm thuê" chạy trốn khi sự suy hiểm xãy đến. Thật thế, ông Phêrô là người "làm thuê". ông ta đã bỏ Chúa Giêsu chạy trốn khi nguy hiểm xãy đến. Bây giờ tới 3 lần ông ta đáp lại là ông ta yêu mến Chúa Kitô. Chúa Giêsu tuyên bố là ông Phêrô sẽ là người mục tủ chân thành, nuôi dưởng đàn chiên của Chúa Giêsu. Thật rõ ra là tình thương yêu Chúa Kitô được biểu diển trong việc chúng ta chăm sóc và sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác. Hy sinh cho kẻ khác là thánh giá chúng ta vác hằng ngay để theo Chúa Kitô, Đấng Mục Tử Nhân Lành.
Cây thánh giá đang chờ đợi ông Phêrô, vì đó là cách truyền thống mà cộng đoàn dẫn giải những điều Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết. Lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lầy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi trở về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chắng muốn".
Đau khổ sẽ ập đến với chúng ta lúc chúng ta đáp lại lời gọi “hãy chăm sóc chiên của Thầy". Cây thánh giá này không phải là cây thánh giá của sự đau khổ mà chúng ta không tự nguyện lãnh nhận như khi chúng ta đau yếu, khi bị mất việc làm, nhưng là sự đau khổ lãnh nhận vì chúng ta theo chân Chúa Ki tô "anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em"(Ga 13:34)
Mùa Phục sinh có 50 ngày, hơn Mùa Chay 10 ngày. Chúng ta cần thời gian nhiều hơn để lãnh nhận ơn sủng của những ngày này khi Chúa Phục Sinh ở giữa chúng ta và mặc khải Ngài cho chúng ta. Ở đây, nơi bàn tiệc, trong nhà thờ hay ở nhà cũng thế, chúng ta cần thì gờ để dừng lại, nhìn chung quanh chúng ta để thật sự "trông thấy" ai đã nuôi dưởng chúng ta, và đã bao nhiêu lần chúng ta đã được gọi "hãy dến mà ăn", và đây là lời mời gọi hằng ngày. Ngay cả khi chúng ta trở về làm việc hằng ngày, Chúa Kitô cũng ở đó để gọi chúng ta cho chúng ta lương thực nuôi dưởng chúng ta, và rồi mời gọi chúng ta cho đàn chiên của Chúa ăn. Đây là cả một sức lực đầy thách thức. Đây là bửa ăn lúc "vừa sáng", mà chúng ta được lãnh nhận bởi Chúa. Bửa ăn cho chúng ta khỏi đói, và cũng cùng lúc đó thúc đẩy chúng ta như ông Phêrô "hãy chăm sóc chiên của Thầy".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SD OF EASTER (C)
Acts 5: 27-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14 ; John 21: 1-19
My comments will focus on today’s Gospel. Since the events take place at a meal that has Eucharistic overtones, there is a preaching possibility for developing the implications of the Eucharist in our daily lives. Here are some possible inroads for the preacher and those preparing for this liturgy.
Peter's going fishing suggests the disciples were unable to sustain their Easter faith beyond the connection with the actual appearances. So, their belief in the resurrection hasn't translated into life and mission. After all they have experienced in their time with Jesus, and having encountered the resurrected Christ, they seem to have forgotten his charge to them. They are not going "fishing" – going out to catch others for Christ. They are just returning to their old business, as if nothing has changed in their lives! Even Peter's tone suggests a kind of resignation, "I'm going fishing," as if to say, "What else is there to do?" Things are falling apart and the call they received seems to have dissolved. While the disciples may have abandoned their call, it is encouraging to note that Jesus has not abandoned them. As in the beginning of the Gospel, when he first called them, and after his resurrection, when he goes to them in the locked room, once again Jesus finds them and calls them to their mission. And note where he finds them (and us) – in the midst of their everyday working lives. They are at their old work and he goes there to meet them.
Once again, the disciples are eating with Jesus and one another. Something happens at meals – not the rushed meals we often experience, but meals we spend time preparing. The preacher might develop this meal-dynamic some more, for it will lead to the Gospel meal Jesus has with his disciples in the story and to the Eucharist we are celebrating. For example, when meals are planned and have special guests: bonds are deepened among the participants; stories are told that link common identity and friendship. And more: old tensions might dissolve, or get put aside. After such a meal, we linger and then can leave refreshed to go about the tasks and struggles of our lives. What a shame that shared meals are less frequent in our rushed society and families!
So, the meal with Jesus has these just mentioned elements about it. The disciples had gone back to old patterns and need renewal in their identity as witnesses to the life, death and resurrection of Jesus. Like them we need to be strengthened in our resolve to love and to bear up under the persecution that comes because we follow Jesus' call to love and service. The Eucharistic table is the place we get help and a renewal of our resolve to carry the cross, and follow Christ.
This meal with Christ is another reminder that the Eucharist is not just a harkening back to some past event. Each time we gather for Eucharist, Jesus is inviting us, as he did his disciples, "Come and eat." We who return to old patterns, need the constant invitation and renewal the Eucharist offers. At the eucharistic meal we are also confronted with the question Jesus asks Peter, "Do you love me?" To the table we bring our failures of the love and service Jesus asks of us. Notice how Peter replays his threefold denial by a threefold profession of love for Christ. A forgiveness is happening here for Peter and for us, our denials are put aside and a chance is given again to respond to Christ's invitation to follow him.
For John, faith is a personal relationship with Christ. This faith is expressed not only in words, but in obedience. So, if Peter is to be obedient to Christ he must care for others. The care Peter gives to Jesus' "sheep" will result in his martyrdom, for he and we, will run counter to ways of our world. Who are those that Jesus is inviting us to care for now? How have we failed to do that? This meal will help us hear again our call to be disciples of Christ and will empower us to respond to what we are hearing.
Remember in John 10 how Jesus contrasted the true shepherd from the "hired hand"? Well, Peter has been "the hired hand," who fled the scene when danger approached. He abandoned Jesus. Now in his threefold affirmation of love for Christ, Jesus announces that Peter is to be a true shepherd who will feed Jesus’ flock. It is clear that love for Christ is reflected in how much we care and are willing to sacrifice for others. Sacrifice for others will be the cross we take up each day to follow Christ, the one true shepherd.
The cross awaits Peter, for that has been the traditional way the community has interpreted what Jesus says to Peter:"I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go".
Suffering comes as we respond to Jesus' commandment, "Feed my sheep." This cross is not the cross of involuntary suffering that we have when we get sick, or lose a job; but the suffering we take on because we choose Christ's way. "Love others as I have loved you" (John 13:34).
We have 50 days during this Easter season, 10 more than Lent’s 40. We need the extra time to try to grasp the grace of these days in which the Risen One among us is revealing himself. Here at our tables, in church and also at home, we need to take the time to pause, look around and really "see’ who feeds us and how many ways we are being fed. "Come and eat," is his constant, daily invitation. Even when we go back to our work-a-day worlds, Christ is there offering us nourishment and then inviting us to feed his sheep. This is both strength and challenge. It is at this "daybreak" meal that we receive from the Lord the food that satisfies our hungers and, at the same time, urges us, with Peter, "Feed my sheep."
Điều kiện để được tha tội và trao quyền Mục tử
Lm. Đan Vinh
23:31 01/05/2019
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C
Cv 5,27b-32.40b-41 ; Kh 5,11-14 ; Ga 21,1-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 21,1-19
(1) Sau đó, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này: (2) Ông Si-mon Phê-rô, Ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. (3) Ông Si-mon Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền. Nhưng đêm hôm ấy họ không bắt được gì cả. (4) Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. (5) Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không”. (6) Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. (7) Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó”. Vừa nghe nói “Chúa đó”, ông Si-mon Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. (8) Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ, kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần trăm thước. (9) Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. (10) Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!”. (11) ông Si-mon Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. (12) Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong đám môn đệ dám hỏi: “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. (13) Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông. Rồi cá, Người cũng làm như vậy. (14) Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết. (15) Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-mon Phê-rô: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. (16) Người lại hỏi” “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? “Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. (17) Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”. (18) Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng, và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. (19) Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào, để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là đoạn cuối của Tin mừng thứ tư, được chia làm 4 phân đoạn sau:
1- Các Tông đồ tập trung tại miền Ga-li-lê rủ nhau đi đánh cá và kết quả các ông không bắt được con cá nào! (C 1-3).
2- Chúa Phục Sinh xuất hiện chỉ cho các ông nơi thả lưới. Các ông vâng lời và đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Nhờ đó các ông đã nhận ra Người (C 4-8).
3- Trong bữa ăn sáng đã được dọn sẵn, Chúa Phục Sinh đã truyền lấy thêm cá mới bắt được và đã cử hành Lễ Bẻ Bánh giống như đã từng làm trước đó (C 9-14).
4- Cuối cùng Chúa Phục Sinh đã sát hạch Phê-rô về lòng yêu mến trước khi trao quyền mục tử cho ông. Người cũng tiên báo cái chết đau thương sẽ đến với ông lúc cuối đời (C 15-19).
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Biển hồ Ti-bê-ri-a: Tìn mừng Mát-thêu cho biết khi hiện ra với Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác tên là Ma-ri-a, Chúa Giê-su đã yêu cầu các bà báo tin cho các môn đệ để họ đến Ga-li-lê gặp Người (Mt 28,1.10). + Ông Si-mon Phê-rô...: Tin mừng kể ra số các môn đệ đang ở chung khi ấy là 7 ông: Si-mon Phê-rô, Tô-ma, Na-tha-na-en, hai anh em Gia-cô-bê Gio-an và hai môn đệ khác. Si-mon quyết định sẽ đi đánh cá và được các ông kia hưởng ứng.- Đêm hôm ấy họ không bắt được gì: Người ta thường đi đánh cá vào ban đêm. Nhưng hôm ấy các ông đã luống công vô ích!
- C 4-8: + Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!”: Gio-an luôn phát hiện ra Chúa Giê-su trước các anh em nhờ lòng yêu mếnThầy. + Phê-rô khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển: Phê-rô tính vốn nóng nảy, nên khi nghe “Chúa đó!”, thì ông đã vội khoác áo vào và nhảy xuống biển bơi nhanh vào bờ để mau gặp Người.
- C 9-11: + Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên: Chúa Giê-su đã nêu gương phục vụ dọn sẵn bữa ăn sáng cho môn đệ. Các ông đã được Người mời ăn và tăng cường thêm bằng cá mới bắt được. + Si-mon Phê-rô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ: Nếu Gio-an là người suy tư chiêm niệm nên sớm nhận ra Chúa trước mọi người, thì Si-mon Phê-rô lại là người mau mắn hành động để biểu lộ lòng yêu mến Thầy. Điều này cho thấy suy niệm và họat động cần luôn đi đôi với nhau trong việc xây dựng Hội thánh. + Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con: Theo thánh Hi-ê-rô-ni-mô thì các nhà vạn vật học thời xưa đã khám phá ra được 153 loại cá. Con số 153 ở đây tượng trưng mọi dân tộc, và tất cả đều được mời gọi gia nhập vào Hội thánh: “Nước Trời giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển gom được mọi thứ cá” (x. Mt 13,47). + Lưới không bị rách: tượng trưng cho sự hiệp nhất trong Hội thánh.
- C 12-14: + “Anh em hãy đến mà ăn!”: Lời Chúa mời gọi các môn đệ đến ăn, giống như Người đã mời các ông dự tiệc Thánh thể (x. Mt 26,26). Bánh được trao cho môn đệ giống như Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6,11). + “Con cá”: tiếng Hy-lạp gọi là IK-TUS. Đây là năm chữ đầu của một lời tuyên xưng đức tin: “Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” (Ièsous Kristos Théou Unios Sôter). Khi chia sẻ Cá, Chúa Giê-su ngụ ý sẽ chia sẻ Thánh Thể Người là “Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” cho các môn đệ. + Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ: theo Gio-an thì lần thứ nhất Chúa Phục Sinh hiện ra vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần không có Tô-ma (x. Ga 20,19-23); Lần hai 8 ngày sau và có Tô-ma (x. Ga 20,26-31). Đây là lần thứ ba Người hiện với 7 môn đệ tại biển hồ Ga-li-lê.
- C 15-17: + “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”: Sau ba lần sát hạch về lòng mến, Đức Giê-su đã từng bước biến đổi Phê-rô đang từ một người đánh cá trở thành một mục tử có quyền chăn chiên (x. Ga 10,11). Tuy nhiên đàn chiên kia vẫn thuộc về Người: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. + Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?: Phê-rô đau lòng vì việc bị hỏi ba lần làm ông liên tưởng đến ba lần ông đã chối Thầy (x. Ga 13,38 ; 18,17.25-27). Đức Giê-su đã tế nhị khi không trực tiếp đề cập đến tội của Phê-rô, mà chỉ yêu cầu ông xác định tình yêu dành cho Người. Mỗi lần Phê-rô khẳng định lòng mến, Đức Giê-su lại tha tội và trao thêm quyền: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy...”(C 5-17).
- C 18-19: + Lúc còn trẻ... Nhưng khi đã về già....: Tuổi trẻ có đặc tính là tự do hành động (“Đi đâu tùy ý”). Tuổi già có đặc điểm là gò bó thụ động (“Anh sẽ phải dang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho anh và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” ). + Người nói như vậy có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào: Quả thật, lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào lúc cuối đời của Phê-rô trong cơn bách hại đạo tại Rô-ma thời hoàng đế Nê-rông. Phê-rô đã phải chịu khổ hình thập giá nhưng lại xin treo đầu ngược xuống đât, vì ông cảm thấy mình không xứng đáng được chịu cùng hình khổ giống như Thầy.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các môn đệ lại cùng hiện diện tại Biển hồ Ti-bê-ri-a thuộc xứ Ga-li-lê vào thời điểm sau khi Chúa phục sinh ?
2) Có mấy môn đệ cùng đi đánh cá với Si-mon Phê-rô ?
3) Do đâu mà Gio-an luôn nhận ra Chúa Giê-su trước các anh em ?
4) Chúa Giê-su đã tiên báo thế nào về số phận cuối đời của tông đồ Phê-rô ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được cá”(Ga 21,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẦY ĐI ĐÂU?
Câu chuyện truyền kỳ về những ngày sau cùng của thánh Phê-rô với cái chết đã được Chúa Giê-su tiên báo: “Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giơ tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, để ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa”. Câu chuyện truyền kỳ đã được dựng thành phim “Quo vadis” nghĩa là: “Thầy đi đâu?” như sau:
Bấy giờ tông đồ Phê-rô đã đến Thủ đô của Đế quốc Rô-ma, giữa lúc hoàng đế Nê-rông đang ra tay bách hại đạo Công Giáo. Một số tín hữu đã chịu chết vì đạo. Trước tình thế nguy hiểm, các tín hữu đã khuyên Phê-rô hãy mau chạy trốn khỏi thành, để tiếp tục sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh.
Nhờ khéo cải trang và thoát được sự rà soát kỹ lưỡng của bọn lính canh ở cổng thành, Phê-rô đã thoát ra được bên ngoài. Nhưng rồi ông đã gặp Chúa Giê-su mặc áo trắng đang đi ngược vào trong thành, ông liền hỏi Người rằng: “Quo vadis?” nghĩa là “Thầy đi đâu?” Chúa Phục Sinh trả lời: “Thầy đi vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Nói xong Chúa biến mất. Phê-rô hiểu được ý Chúa, nên ông quay trở lại vào thành Rô-ma. Ít ngày sau, ông đã bị quân Rô-ma bắt giam ở chung phòng với các tín hữu sắp chịu hành hình. Tai đây, ông đã an ủi động viên họ hãy can đảm và kiên trì trung thành tin vào Chúa Giê-su. Rồi sau đó ông đã bị tòa kết án tử hình. Đến ngày bị đưa ra vận động trường chịu hành hình, Phê-rô đã được chứng kiến cảnh các tín hữu: kẻ thì bị quăng ra sân để làm mồi cho thú dữ cắn xé ăn thịt, kẻ thì bị cháy thành than trên dàn hoả thiêu. Khi đến lượt chịu đóng đinh trên thập giá, Phê-rô đã đề nghị quân lính treo thập giá ngược, để đầu ông quay xuống đất và chân giơ lên trời, vì ông nghĩ mình không xứng đáng được đóng đinh cùng một cách thức giống như Thầy Giê-su.
2) CẬU ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO CHÚA GIÊ-SU?
Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp SÁC ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucauld) đang say sưa kể cho mọi người trong gia đình nghe về những chiến công hiển hách trong nhiều trận chiến cùng những cuộc thám hiểm của anh ở nước Ma-rốc xa xăm. Người chăm chú lắng nghe kể chuyện nhất lại là cô cháu gái chưa đầy 10 tuổi. Khi anh vừa kết thúc câu chuyện, thì bất ngờ cô bé đã hỏi: “Thưa cậu, cháu rất hãnh diện khi thấy cậu làm được những việc lớn lao cho nước Pháp. Thế nhưng cháu có thắc mắc là: “Cậu đã làm đựơc gì cho Chúa Giê-su chưa?”
Câu hỏi ấy như một luồng điện khiến anh giật mình. Từ trước đến nay, chưa bao giờ anh gặp câu hỏi nào bắt phải suy nghĩ nhiều như thế. Phải, “Anh đã làm được gì cho Chúa Giê-su chưa?” Khi đối diện với Chúa, anh đã nhận ra rằng: từ trước đến nay anh đã phí phạm thì giờ ăn chơi xa xỉ, đã chạy theo bả vinh hoa phú quí vô ích. Giờ đây anh đã ý thức được sự nghèo hèn của mình. Sau đó vài ngày, anh xin nhập vào một dòng tu và xin bề trên cho đến ở miền Na-da-rét nước Ít-ra-en quê hương Chúa Giê-su, để tận hiến trọn đời phụng sự Người.
Một ngày nọ, đang lúc cầu nguyện trong nhà, anh bỗng nghe thấy có tiếng than van rên rỉ của một người Hồi giáo nhưng không biết tiếng nói đó phát ra từ đâu. Anh liên tưởng đến Lời Chúa Giê-su về thái độ phải có đối với những kẻ thù ghét mình, và quyết định sẽ đi làm bạn với người Hồi giáo. Anh dời đến sống ở giữa sa mạc Sa-ha-ra bên Phi châu, nơi có nhiều người Hồi giáo nghèo khổ. Thế rồi “điều phải đến đã đến”: Vào đầu tháng 12 năm 1916 khi đang cầu nguyện trong nhà, anh đã bị một toán người Hồi giáo cực đoan kéo đến sát hại. Ngày nay các tiểu đệ và tiểu muội tiếp tục sống theo lý tưởng của anh, là tự nguyện sống giữa người nghèo để lao động và chia sẻ nỗi khốn cùng của họ, đồng thời giúp họ thăng tiến để được ơn cứu độ.
3) SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ LÒNG MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN:
Trong số các Giám Mục nổi tiếng can đảm của Giáo Hội Châu Mỹ La tinh, phải kể đến Đức Cha Os-car A-rnul-fo Ro-me-rô, Tổng giám mục Giáo phận thủ đô San San-va-dor. Ngày Đức Cha còn sống, Chúa Nhật nào nhà thờ chính tòa cũng chật ních tín hữu đến tham dự thánh lễ và để được nghe ngài giảng. Đức Cha thường cho giáo dân biết tin tức liên quan đến Giáo Hội, đến tình trạng trong nước và mạnh mẽ lên án tình trạng bạo lực, bất công và nghèo đói do chính quyền cũng như phe du kích gây ra cho dân chúng. Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô cũng dùng đài phát thanh để gây ý thức nơi dân chúng và thẳng thắn tố cáo các vụ vi phạm quyền con người do các lực lượng nói trên chủ mưu. Nhưng tiếng nói của Đức cha không làm cho chính quyền quân đội El San-va-dor cũng như lực lượng du kích hài lòng. Sau nhiều lần hăm dọa mà không có kết quả, những kẻ thù ghét Đức Cha đã quyết định giết ngài.
Sáng ngày 24/03/1980 họ đã sai người ám sát Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô ngay trong nhà nguyện của bệnh việc thủ đô, nơi Đức Tổng Giám Mục hằng ngày vẫn đến dâng thánh lễ cho các nữ tu, nhân viên y tế và bệnh nhân. Kẻ sát nhân ngồi trà trộn trong số các tín hữu hiện diện. Không hiểu Đức cha có linh cảm mình sắp sửa phải đổ máu ra như của lễ hiến tế để mưu cầu hòa bình cho dân tộc El San-va-dor hay không, nhưng trong vài lời suy tư ngắn trong Phúc Âm, Đức cha nói: "Như chủ chăn sẵn sàng hiến mình cho đoàn chiên, tôi cũng sẵn sàng chết miễn là nước nhà được hòa bình tươi sáng, nhân dân El San-va-dor được sống trong ấm no thịnh vượng". Đức Cha rời tòa giảng tiến lên bàn thờ, thì chính lúc đó kẻ sát nhân tiến lên rút súng bắn Ngài. Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô gục ngã trước bàn thờ, máu lênh láng chảy ra và thánh lễ cuối cùng của vị chủ chăn hôm đó đã bị dang dở, nhưng đã trở thành Thánh lễ trọn vẹn, khi vị chủ tế đã trở thành con chiên hiến tế giống như Chúa Giê-su trên Thập giá xưa.
Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô đã chết vì trung thành với sứ mệnh chủ chăn của Ngài: "Thà vâng lời Thiên Chúa còn hơn vâng lời người ta".- (Trích đài phát thanh Ve-ri-tas)
3. THẢO LUẬN:
1) Những khó khăn mà Hội thánh, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng phải đương đầu hiện nay là gì?
2) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để cảm thông với những khó khăn của các chủ chăn, để có thể cộng tác với các ngài trong sứ vụ loan báo Tin Mừng và phục vụ đoàn chiên Hội thánh?
4. SUY NIỆM:
1) Mẻ cá lạ lùng trên biển hồ:
Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại câu chuyện đã xảy ra trên bờ hồ Ti-bê-ri-át hay là Ghen-nê-sa-rét thuộc xứ Ga-li-lê, nơi các môn đệ Đức Giê-su đã từng hành nghề đánh cá trước khi đi theo làm môn đệ Người. Đây cũng là nơi mà Chúa Phục Sinh đã nhắn tin cho các môn đệ phải trở về Ga-li-lê để gặp Người. Trong lúc rảnh rỗi, các ông đã rủ nhau đánh bắt cá trong biển hồ. Nhưng sau một đêm vất vả cực nhọc vô ích, vào lúc tảng sáng, các ông đã gặp được Chúa Phục Sinh đứng trên bờ hồ mà các ông không nhận ra. Người đã hướng dẫn các ông đánh bắt cá và kết quả là một mẻ cá lạ lùng. Môn đệ Gio-an đã nhận ra Thầy Giê-su trước hết. Còn Phê-rô khi biết là Chúa Phục Sinh, liền khoác áo vào rồi nhảy xuống nước bơi vào bờ để gặp Thầy cho nhanh.
Về con số 153 con cá lớn theo các nhà chú giải Kinh Thánh là tượng trưng cho mọi loại cá thời bấy giờ. Như vậy, dưới ánh sáng của Lời Chúa, mẻ lưới lạ lùng của các tông đồ chính là hình ảnh sứ vụ loan Tin Mừng của Hội Thánh. Chính nhờ Thần Khí của Chúa Phục Sinh mà Hội Thánh sẽ chu toàn được sứ vụ loan báo Tin Mừng, đưa muôn dân tộc vào đoàn chiên của Chúa Giê-su.
2) Những khó khăn trên bước đường loan báo Tin Mừng:
Việc thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng không phải là điều dễ dàng: Bài đọc I trong sách Công vụ Tông đồ cho thấy các môn đệ của Chúa đã bị các đầu mục Do thái cấm rao giảng về danh Chúa Giê-su. Nhưng các ngài đã sẵn sàng chịu hình phạt để chu toàn sứ vụ này. Tông đồ Phao-lô nhiều lần bị ném đá, bị đánh đòn, bị cùm trong ngục tù, bị đắm tàu, đói khát, mình trần… vì danh Chúa Giê-su. Cuối cùng hầu hết các tông đồ đều chịu chết để làm chứng cho Chúa.
Thực ra, sứ vụ rao giảng Tin Mừng không dành riêng cho các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ… mà chung cho mọi tín hữu đã chịu phép rửa tội và Thêm Sức. Ở mọi nơi mọi lúc, người làm tông đồ rao giảng Tin Mừng đều có thể gặp phải những khó khăn bách hại … Nếu chỉ dựa vào sức riêng, chắc chắn chúng ta sẽ dễ thất bại và nản chí buông xuôi. Nhưng nếu biết cậy nhờ ơn Thánh Thần của Chúa Phục Sinh hướng dẫn trợ lực, chúng ta sẽ luôn hăng hay chu toàn sứ vụ này và đạt được nhiều thành quả to lớn. Bởi vì “không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Điều quan trọng là chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, suy niệm để tìm hiểu ý Chúa và quyết tâm thực hành với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả lạ lùng.
3) Lòng Tin Yêu là điều kiện để được tha tội và được trao quyền chăn chiên:
Sau bữa ăn thân mật trên bãi biển, Chúa Phục Sinh đã tâm sự riêng với ông Phê-rô. Trước khi trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh, Chúa Phục Sinh đã đòi Phê-rô tuyên xưng ba lần yêu mến như sau: “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Qua đó Người đòi các mục tử phải có lòng mến Người hơn những người khác. Đồng thời qua việc tuyên xưng này, Người gián tiếp tha tội chối Thầy cho Phê-rô.
Đáp lại câu hỏi của Chúa, ông Phê-rô đã ba lần thưa như sau: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Trên cơ sở lòng mến này, Chúa Giê-su đã lần lượt trao ban quyền chăn dắt chiên con và chiên mẹ cho ông. Người cũng tiên báo sau này ông sẽ bị bắt bớ và giết hại để làm chứng cho Người.
4) Cảm thông và cộng tác với các mục tử trong Hội Thánh hôm nay:
Ngày nay, có biết bao các vị mục tử đang âm thầm chịu thiệt thòi đau khổ, để chu toàn sứ vụ loan báo Tin mừng. Các ngài đã can đảm trung thành với nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên, giống như các tông đồ xưa khi bị điệu ra Thượng Hội Đồng Do thái, đã trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Ngày nay, các tín hữu chúng ta cần biết cảm thông với những khó khăn gian khổ của các vị mục tử đang phải chịu để năng cầu nguyện cho các ngài. Nhất là mỗi người chúng ta phải trở thành những cánh tay nối dài của các vị chủ chăn bằng cách quảng đại góp phần xây dựng cơ sở vật chất và sẵn sàng đảm nhận việc phục vụ cộng đoàn theo sự phân công của các ngài.
Để làm được điều này, chúng ta cần hăng hái gia nhập vào các hội đoàn Tông Đồ Giáo Dân để được bồi dưỡng đức tin qua các sinh hoạt học sống Lời Chúa hằng tuần, chu toàn các công tác tông đồ bác ái được cấp trên phân công. Ngoài ra, còn phải năng dự lễ và rước lễ để được kết hiệp với Chúa, hầu có thể chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng như các tông đồ khi xưa.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Lúc chúng con đi tìm Chúa trong nước mắt sầu thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con, như Chúa đã gọi tên chị Ma-ri-a Mác-đa-la khi chị đang đứng khóc bên cạnh ngôi mồ trống.
Lúc chúng con chán nản muốn bỏ Chúa để trở về cuộc sống đời thường, xin hãy cùng đi với chúng con trên những nẻo đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ làng Em-mau.
Lúc chúng con đang đóng kín cửa lòng vì sợ hãi, xin Chúa hãy ngự đến chúc bình an, như Chúa đã hiện đến trấn an các tông đồ đang khiếp nhược sợ hãi.
Lúc chúng con đang cố chấp muốn làm theo ý riêng và ngày một xa cách anh em, xin hãy biến đổi lòng trí chúng con, như Chúa đã không bỏ mặc tông đồ Tô-ma cứng tin, nhưng đã giúp ông cảm nghiệm mầu nhiệm Phục Sinh và tuyên xưng đức tin vào Chúa.
Lúc chúng con đã vất vả thâu đêm mà không đạt tới kết quả nào, xin hãy dùng Lời Chúa dẫn đường cho chúng con và bổ dưỡng chúng con bằng bữa tiệc Thánh như Chúa đã phục vụ các Tông đồ tại bờ hồ Ga-li-lê.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Cv 5,27b-32.40b-41 ; Kh 5,11-14 ; Ga 21,1-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 21,1-19
(1) Sau đó, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này: (2) Ông Si-mon Phê-rô, Ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. (3) Ông Si-mon Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền. Nhưng đêm hôm ấy họ không bắt được gì cả. (4) Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. (5) Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không”. (6) Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. (7) Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó”. Vừa nghe nói “Chúa đó”, ông Si-mon Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. (8) Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ, kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần trăm thước. (9) Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. (10) Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!”. (11) ông Si-mon Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. (12) Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong đám môn đệ dám hỏi: “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. (13) Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông. Rồi cá, Người cũng làm như vậy. (14) Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết. (15) Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-mon Phê-rô: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. (16) Người lại hỏi” “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? “Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. (17) Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”. (18) Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng, và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. (19) Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào, để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là đoạn cuối của Tin mừng thứ tư, được chia làm 4 phân đoạn sau:
1- Các Tông đồ tập trung tại miền Ga-li-lê rủ nhau đi đánh cá và kết quả các ông không bắt được con cá nào! (C 1-3).
2- Chúa Phục Sinh xuất hiện chỉ cho các ông nơi thả lưới. Các ông vâng lời và đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Nhờ đó các ông đã nhận ra Người (C 4-8).
3- Trong bữa ăn sáng đã được dọn sẵn, Chúa Phục Sinh đã truyền lấy thêm cá mới bắt được và đã cử hành Lễ Bẻ Bánh giống như đã từng làm trước đó (C 9-14).
4- Cuối cùng Chúa Phục Sinh đã sát hạch Phê-rô về lòng yêu mến trước khi trao quyền mục tử cho ông. Người cũng tiên báo cái chết đau thương sẽ đến với ông lúc cuối đời (C 15-19).
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Biển hồ Ti-bê-ri-a: Tìn mừng Mát-thêu cho biết khi hiện ra với Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác tên là Ma-ri-a, Chúa Giê-su đã yêu cầu các bà báo tin cho các môn đệ để họ đến Ga-li-lê gặp Người (Mt 28,1.10). + Ông Si-mon Phê-rô...: Tin mừng kể ra số các môn đệ đang ở chung khi ấy là 7 ông: Si-mon Phê-rô, Tô-ma, Na-tha-na-en, hai anh em Gia-cô-bê Gio-an và hai môn đệ khác. Si-mon quyết định sẽ đi đánh cá và được các ông kia hưởng ứng.- Đêm hôm ấy họ không bắt được gì: Người ta thường đi đánh cá vào ban đêm. Nhưng hôm ấy các ông đã luống công vô ích!
- C 4-8: + Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!”: Gio-an luôn phát hiện ra Chúa Giê-su trước các anh em nhờ lòng yêu mếnThầy. + Phê-rô khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển: Phê-rô tính vốn nóng nảy, nên khi nghe “Chúa đó!”, thì ông đã vội khoác áo vào và nhảy xuống biển bơi nhanh vào bờ để mau gặp Người.
- C 9-11: + Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên: Chúa Giê-su đã nêu gương phục vụ dọn sẵn bữa ăn sáng cho môn đệ. Các ông đã được Người mời ăn và tăng cường thêm bằng cá mới bắt được. + Si-mon Phê-rô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ: Nếu Gio-an là người suy tư chiêm niệm nên sớm nhận ra Chúa trước mọi người, thì Si-mon Phê-rô lại là người mau mắn hành động để biểu lộ lòng yêu mến Thầy. Điều này cho thấy suy niệm và họat động cần luôn đi đôi với nhau trong việc xây dựng Hội thánh. + Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con: Theo thánh Hi-ê-rô-ni-mô thì các nhà vạn vật học thời xưa đã khám phá ra được 153 loại cá. Con số 153 ở đây tượng trưng mọi dân tộc, và tất cả đều được mời gọi gia nhập vào Hội thánh: “Nước Trời giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển gom được mọi thứ cá” (x. Mt 13,47). + Lưới không bị rách: tượng trưng cho sự hiệp nhất trong Hội thánh.
- C 12-14: + “Anh em hãy đến mà ăn!”: Lời Chúa mời gọi các môn đệ đến ăn, giống như Người đã mời các ông dự tiệc Thánh thể (x. Mt 26,26). Bánh được trao cho môn đệ giống như Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6,11). + “Con cá”: tiếng Hy-lạp gọi là IK-TUS. Đây là năm chữ đầu của một lời tuyên xưng đức tin: “Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” (Ièsous Kristos Théou Unios Sôter). Khi chia sẻ Cá, Chúa Giê-su ngụ ý sẽ chia sẻ Thánh Thể Người là “Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” cho các môn đệ. + Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ: theo Gio-an thì lần thứ nhất Chúa Phục Sinh hiện ra vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần không có Tô-ma (x. Ga 20,19-23); Lần hai 8 ngày sau và có Tô-ma (x. Ga 20,26-31). Đây là lần thứ ba Người hiện với 7 môn đệ tại biển hồ Ga-li-lê.
- C 15-17: + “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”: Sau ba lần sát hạch về lòng mến, Đức Giê-su đã từng bước biến đổi Phê-rô đang từ một người đánh cá trở thành một mục tử có quyền chăn chiên (x. Ga 10,11). Tuy nhiên đàn chiên kia vẫn thuộc về Người: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. + Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?: Phê-rô đau lòng vì việc bị hỏi ba lần làm ông liên tưởng đến ba lần ông đã chối Thầy (x. Ga 13,38 ; 18,17.25-27). Đức Giê-su đã tế nhị khi không trực tiếp đề cập đến tội của Phê-rô, mà chỉ yêu cầu ông xác định tình yêu dành cho Người. Mỗi lần Phê-rô khẳng định lòng mến, Đức Giê-su lại tha tội và trao thêm quyền: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy...”(C 5-17).
- C 18-19: + Lúc còn trẻ... Nhưng khi đã về già....: Tuổi trẻ có đặc tính là tự do hành động (“Đi đâu tùy ý”). Tuổi già có đặc điểm là gò bó thụ động (“Anh sẽ phải dang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho anh và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” ). + Người nói như vậy có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào: Quả thật, lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào lúc cuối đời của Phê-rô trong cơn bách hại đạo tại Rô-ma thời hoàng đế Nê-rông. Phê-rô đã phải chịu khổ hình thập giá nhưng lại xin treo đầu ngược xuống đât, vì ông cảm thấy mình không xứng đáng được chịu cùng hình khổ giống như Thầy.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các môn đệ lại cùng hiện diện tại Biển hồ Ti-bê-ri-a thuộc xứ Ga-li-lê vào thời điểm sau khi Chúa phục sinh ?
2) Có mấy môn đệ cùng đi đánh cá với Si-mon Phê-rô ?
3) Do đâu mà Gio-an luôn nhận ra Chúa Giê-su trước các anh em ?
4) Chúa Giê-su đã tiên báo thế nào về số phận cuối đời của tông đồ Phê-rô ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được cá”(Ga 21,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẦY ĐI ĐÂU?
Câu chuyện truyền kỳ về những ngày sau cùng của thánh Phê-rô với cái chết đã được Chúa Giê-su tiên báo: “Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giơ tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, để ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa”. Câu chuyện truyền kỳ đã được dựng thành phim “Quo vadis” nghĩa là: “Thầy đi đâu?” như sau:
Bấy giờ tông đồ Phê-rô đã đến Thủ đô của Đế quốc Rô-ma, giữa lúc hoàng đế Nê-rông đang ra tay bách hại đạo Công Giáo. Một số tín hữu đã chịu chết vì đạo. Trước tình thế nguy hiểm, các tín hữu đã khuyên Phê-rô hãy mau chạy trốn khỏi thành, để tiếp tục sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh.
Nhờ khéo cải trang và thoát được sự rà soát kỹ lưỡng của bọn lính canh ở cổng thành, Phê-rô đã thoát ra được bên ngoài. Nhưng rồi ông đã gặp Chúa Giê-su mặc áo trắng đang đi ngược vào trong thành, ông liền hỏi Người rằng: “Quo vadis?” nghĩa là “Thầy đi đâu?” Chúa Phục Sinh trả lời: “Thầy đi vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Nói xong Chúa biến mất. Phê-rô hiểu được ý Chúa, nên ông quay trở lại vào thành Rô-ma. Ít ngày sau, ông đã bị quân Rô-ma bắt giam ở chung phòng với các tín hữu sắp chịu hành hình. Tai đây, ông đã an ủi động viên họ hãy can đảm và kiên trì trung thành tin vào Chúa Giê-su. Rồi sau đó ông đã bị tòa kết án tử hình. Đến ngày bị đưa ra vận động trường chịu hành hình, Phê-rô đã được chứng kiến cảnh các tín hữu: kẻ thì bị quăng ra sân để làm mồi cho thú dữ cắn xé ăn thịt, kẻ thì bị cháy thành than trên dàn hoả thiêu. Khi đến lượt chịu đóng đinh trên thập giá, Phê-rô đã đề nghị quân lính treo thập giá ngược, để đầu ông quay xuống đất và chân giơ lên trời, vì ông nghĩ mình không xứng đáng được đóng đinh cùng một cách thức giống như Thầy Giê-su.
2) CẬU ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO CHÚA GIÊ-SU?
Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp SÁC ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucauld) đang say sưa kể cho mọi người trong gia đình nghe về những chiến công hiển hách trong nhiều trận chiến cùng những cuộc thám hiểm của anh ở nước Ma-rốc xa xăm. Người chăm chú lắng nghe kể chuyện nhất lại là cô cháu gái chưa đầy 10 tuổi. Khi anh vừa kết thúc câu chuyện, thì bất ngờ cô bé đã hỏi: “Thưa cậu, cháu rất hãnh diện khi thấy cậu làm được những việc lớn lao cho nước Pháp. Thế nhưng cháu có thắc mắc là: “Cậu đã làm đựơc gì cho Chúa Giê-su chưa?”
Câu hỏi ấy như một luồng điện khiến anh giật mình. Từ trước đến nay, chưa bao giờ anh gặp câu hỏi nào bắt phải suy nghĩ nhiều như thế. Phải, “Anh đã làm được gì cho Chúa Giê-su chưa?” Khi đối diện với Chúa, anh đã nhận ra rằng: từ trước đến nay anh đã phí phạm thì giờ ăn chơi xa xỉ, đã chạy theo bả vinh hoa phú quí vô ích. Giờ đây anh đã ý thức được sự nghèo hèn của mình. Sau đó vài ngày, anh xin nhập vào một dòng tu và xin bề trên cho đến ở miền Na-da-rét nước Ít-ra-en quê hương Chúa Giê-su, để tận hiến trọn đời phụng sự Người.
Một ngày nọ, đang lúc cầu nguyện trong nhà, anh bỗng nghe thấy có tiếng than van rên rỉ của một người Hồi giáo nhưng không biết tiếng nói đó phát ra từ đâu. Anh liên tưởng đến Lời Chúa Giê-su về thái độ phải có đối với những kẻ thù ghét mình, và quyết định sẽ đi làm bạn với người Hồi giáo. Anh dời đến sống ở giữa sa mạc Sa-ha-ra bên Phi châu, nơi có nhiều người Hồi giáo nghèo khổ. Thế rồi “điều phải đến đã đến”: Vào đầu tháng 12 năm 1916 khi đang cầu nguyện trong nhà, anh đã bị một toán người Hồi giáo cực đoan kéo đến sát hại. Ngày nay các tiểu đệ và tiểu muội tiếp tục sống theo lý tưởng của anh, là tự nguyện sống giữa người nghèo để lao động và chia sẻ nỗi khốn cùng của họ, đồng thời giúp họ thăng tiến để được ơn cứu độ.
3) SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ LÒNG MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN:
Trong số các Giám Mục nổi tiếng can đảm của Giáo Hội Châu Mỹ La tinh, phải kể đến Đức Cha Os-car A-rnul-fo Ro-me-rô, Tổng giám mục Giáo phận thủ đô San San-va-dor. Ngày Đức Cha còn sống, Chúa Nhật nào nhà thờ chính tòa cũng chật ních tín hữu đến tham dự thánh lễ và để được nghe ngài giảng. Đức Cha thường cho giáo dân biết tin tức liên quan đến Giáo Hội, đến tình trạng trong nước và mạnh mẽ lên án tình trạng bạo lực, bất công và nghèo đói do chính quyền cũng như phe du kích gây ra cho dân chúng. Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô cũng dùng đài phát thanh để gây ý thức nơi dân chúng và thẳng thắn tố cáo các vụ vi phạm quyền con người do các lực lượng nói trên chủ mưu. Nhưng tiếng nói của Đức cha không làm cho chính quyền quân đội El San-va-dor cũng như lực lượng du kích hài lòng. Sau nhiều lần hăm dọa mà không có kết quả, những kẻ thù ghét Đức Cha đã quyết định giết ngài.
Sáng ngày 24/03/1980 họ đã sai người ám sát Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô ngay trong nhà nguyện của bệnh việc thủ đô, nơi Đức Tổng Giám Mục hằng ngày vẫn đến dâng thánh lễ cho các nữ tu, nhân viên y tế và bệnh nhân. Kẻ sát nhân ngồi trà trộn trong số các tín hữu hiện diện. Không hiểu Đức cha có linh cảm mình sắp sửa phải đổ máu ra như của lễ hiến tế để mưu cầu hòa bình cho dân tộc El San-va-dor hay không, nhưng trong vài lời suy tư ngắn trong Phúc Âm, Đức cha nói: "Như chủ chăn sẵn sàng hiến mình cho đoàn chiên, tôi cũng sẵn sàng chết miễn là nước nhà được hòa bình tươi sáng, nhân dân El San-va-dor được sống trong ấm no thịnh vượng". Đức Cha rời tòa giảng tiến lên bàn thờ, thì chính lúc đó kẻ sát nhân tiến lên rút súng bắn Ngài. Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô gục ngã trước bàn thờ, máu lênh láng chảy ra và thánh lễ cuối cùng của vị chủ chăn hôm đó đã bị dang dở, nhưng đã trở thành Thánh lễ trọn vẹn, khi vị chủ tế đã trở thành con chiên hiến tế giống như Chúa Giê-su trên Thập giá xưa.
Đức Tổng Giám Mục Ro-me-rô đã chết vì trung thành với sứ mệnh chủ chăn của Ngài: "Thà vâng lời Thiên Chúa còn hơn vâng lời người ta".- (Trích đài phát thanh Ve-ri-tas)
3. THẢO LUẬN:
1) Những khó khăn mà Hội thánh, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng phải đương đầu hiện nay là gì?
2) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để cảm thông với những khó khăn của các chủ chăn, để có thể cộng tác với các ngài trong sứ vụ loan báo Tin Mừng và phục vụ đoàn chiên Hội thánh?
4. SUY NIỆM:
1) Mẻ cá lạ lùng trên biển hồ:
Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại câu chuyện đã xảy ra trên bờ hồ Ti-bê-ri-át hay là Ghen-nê-sa-rét thuộc xứ Ga-li-lê, nơi các môn đệ Đức Giê-su đã từng hành nghề đánh cá trước khi đi theo làm môn đệ Người. Đây cũng là nơi mà Chúa Phục Sinh đã nhắn tin cho các môn đệ phải trở về Ga-li-lê để gặp Người. Trong lúc rảnh rỗi, các ông đã rủ nhau đánh bắt cá trong biển hồ. Nhưng sau một đêm vất vả cực nhọc vô ích, vào lúc tảng sáng, các ông đã gặp được Chúa Phục Sinh đứng trên bờ hồ mà các ông không nhận ra. Người đã hướng dẫn các ông đánh bắt cá và kết quả là một mẻ cá lạ lùng. Môn đệ Gio-an đã nhận ra Thầy Giê-su trước hết. Còn Phê-rô khi biết là Chúa Phục Sinh, liền khoác áo vào rồi nhảy xuống nước bơi vào bờ để gặp Thầy cho nhanh.
Về con số 153 con cá lớn theo các nhà chú giải Kinh Thánh là tượng trưng cho mọi loại cá thời bấy giờ. Như vậy, dưới ánh sáng của Lời Chúa, mẻ lưới lạ lùng của các tông đồ chính là hình ảnh sứ vụ loan Tin Mừng của Hội Thánh. Chính nhờ Thần Khí của Chúa Phục Sinh mà Hội Thánh sẽ chu toàn được sứ vụ loan báo Tin Mừng, đưa muôn dân tộc vào đoàn chiên của Chúa Giê-su.
2) Những khó khăn trên bước đường loan báo Tin Mừng:
Việc thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng không phải là điều dễ dàng: Bài đọc I trong sách Công vụ Tông đồ cho thấy các môn đệ của Chúa đã bị các đầu mục Do thái cấm rao giảng về danh Chúa Giê-su. Nhưng các ngài đã sẵn sàng chịu hình phạt để chu toàn sứ vụ này. Tông đồ Phao-lô nhiều lần bị ném đá, bị đánh đòn, bị cùm trong ngục tù, bị đắm tàu, đói khát, mình trần… vì danh Chúa Giê-su. Cuối cùng hầu hết các tông đồ đều chịu chết để làm chứng cho Chúa.
Thực ra, sứ vụ rao giảng Tin Mừng không dành riêng cho các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ… mà chung cho mọi tín hữu đã chịu phép rửa tội và Thêm Sức. Ở mọi nơi mọi lúc, người làm tông đồ rao giảng Tin Mừng đều có thể gặp phải những khó khăn bách hại … Nếu chỉ dựa vào sức riêng, chắc chắn chúng ta sẽ dễ thất bại và nản chí buông xuôi. Nhưng nếu biết cậy nhờ ơn Thánh Thần của Chúa Phục Sinh hướng dẫn trợ lực, chúng ta sẽ luôn hăng hay chu toàn sứ vụ này và đạt được nhiều thành quả to lớn. Bởi vì “không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Điều quan trọng là chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, suy niệm để tìm hiểu ý Chúa và quyết tâm thực hành với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả lạ lùng.
3) Lòng Tin Yêu là điều kiện để được tha tội và được trao quyền chăn chiên:
Sau bữa ăn thân mật trên bãi biển, Chúa Phục Sinh đã tâm sự riêng với ông Phê-rô. Trước khi trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh, Chúa Phục Sinh đã đòi Phê-rô tuyên xưng ba lần yêu mến như sau: “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Qua đó Người đòi các mục tử phải có lòng mến Người hơn những người khác. Đồng thời qua việc tuyên xưng này, Người gián tiếp tha tội chối Thầy cho Phê-rô.
Đáp lại câu hỏi của Chúa, ông Phê-rô đã ba lần thưa như sau: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Trên cơ sở lòng mến này, Chúa Giê-su đã lần lượt trao ban quyền chăn dắt chiên con và chiên mẹ cho ông. Người cũng tiên báo sau này ông sẽ bị bắt bớ và giết hại để làm chứng cho Người.
4) Cảm thông và cộng tác với các mục tử trong Hội Thánh hôm nay:
Ngày nay, có biết bao các vị mục tử đang âm thầm chịu thiệt thòi đau khổ, để chu toàn sứ vụ loan báo Tin mừng. Các ngài đã can đảm trung thành với nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên, giống như các tông đồ xưa khi bị điệu ra Thượng Hội Đồng Do thái, đã trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Ngày nay, các tín hữu chúng ta cần biết cảm thông với những khó khăn gian khổ của các vị mục tử đang phải chịu để năng cầu nguyện cho các ngài. Nhất là mỗi người chúng ta phải trở thành những cánh tay nối dài của các vị chủ chăn bằng cách quảng đại góp phần xây dựng cơ sở vật chất và sẵn sàng đảm nhận việc phục vụ cộng đoàn theo sự phân công của các ngài.
Để làm được điều này, chúng ta cần hăng hái gia nhập vào các hội đoàn Tông Đồ Giáo Dân để được bồi dưỡng đức tin qua các sinh hoạt học sống Lời Chúa hằng tuần, chu toàn các công tác tông đồ bác ái được cấp trên phân công. Ngoài ra, còn phải năng dự lễ và rước lễ để được kết hiệp với Chúa, hầu có thể chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng như các tông đồ khi xưa.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Lúc chúng con đi tìm Chúa trong nước mắt sầu thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con, như Chúa đã gọi tên chị Ma-ri-a Mác-đa-la khi chị đang đứng khóc bên cạnh ngôi mồ trống.
Lúc chúng con chán nản muốn bỏ Chúa để trở về cuộc sống đời thường, xin hãy cùng đi với chúng con trên những nẻo đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ làng Em-mau.
Lúc chúng con đang đóng kín cửa lòng vì sợ hãi, xin Chúa hãy ngự đến chúc bình an, như Chúa đã hiện đến trấn an các tông đồ đang khiếp nhược sợ hãi.
Lúc chúng con đang cố chấp muốn làm theo ý riêng và ngày một xa cách anh em, xin hãy biến đổi lòng trí chúng con, như Chúa đã không bỏ mặc tông đồ Tô-ma cứng tin, nhưng đã giúp ông cảm nghiệm mầu nhiệm Phục Sinh và tuyên xưng đức tin vào Chúa.
Lúc chúng con đã vất vả thâu đêm mà không đạt tới kết quả nào, xin hãy dùng Lời Chúa dẫn đường cho chúng con và bổ dưỡng chúng con bằng bữa tiệc Thánh như Chúa đã phục vụ các Tông đồ tại bờ hồ Ga-li-lê.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bạo động tại Venezuela. Quân đội chia hai phe bắn nhau. Tuyên bố của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình.
Đặng Tự Do
07:50 01/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những người ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido đã xuống đường hôm thứ Ba, 30 tháng 4, tại một cuộc biểu tình của phe đối lập bên ngoài một căn cứ không quân ở Venezuela. Các video quay được cho thấy những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu và bị các lực lượng an ninh trung thành với tên độc tài Maduro tấn công bằng hơi cay. Một số quân nhân có lẽ đã quay súng chống lại tên độc tài Nicolas Maduro. Các nhân chứng cho biết có những người đàn ông mặc quân phục, đi cùng Guaido tại hiện trường, đang đánh trả những binh sĩ ủng hộ Maduro. Hơi cay dường như đã được bắn ra từ bên trong căn cứ không quân.
Một chiếc xe của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Venezuela trung thành với tên độc tài đã càn vào những người biểu tình trong khi đám đông những người biểu tình ở một địa điểm khác bị tấn công bằng vòi rồng bên ngoài một căn cứ quân sự ở Caracas sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido kêu gọi các thành viên của quân đội nổi dậy làm binh biến lật đổ tên độc tài Maduro.
Tên độc tài Maduro đã lên truyền hình cho biết một cuộc tấn công đảo chính đang xảy ra ở Venezuela, dưới sự lãnh đạo của phe đối lập. Dân chúng tràn ra đường tham gia vào cuộc biểu tình lật đổ tên độc tài Nicolas Maduro. Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường ở thủ đô, nhưng tiếng súng nổ khắp nơi và quân đội trung thành với Maduro tỏ ra không nhượng bộ.
Trong các tin nhắn video và Twitter, ông Guaido được Hoa Kỳ hỗ trợ cho biết, những người lính dũng cảm, những người yêu nước dũng cảm đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước.
Trong một diễn biến mới nhất, bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài Maduro nói rằng cuộc đảo chính đã thất bại và Nicolas Maduro đang nắm vững tình hình tại Venezuela. Tuy nhiên, nguồn tin này chưa được kiểm chứng.
Source:AP
Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
Ngỡ ngàng: Sở Thuế Hoa Kỳ ban cấp tư cách “Giáo Hội” cho các kẻ thờ Satan được miễn thuế, trợ cấp...
Đặng Tự Do
16:16 01/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Năm, Đền thờ Satan có trụ sở tại Massachusetts nói rằng họ đã nhận được thông báo từ Sở Thuế vụ Hoa Kỳ ban cấp cho tổ chức này tư cách hợp pháp của một Giáo Hội bình đẳng với các nhóm tôn giáo khác.
Các nhóm thờ phượng Satan tại Hoa Kỳ đã reo mừng trước quyết định này của Sở Thuế Hoa Kỳ, và cho rằng điều này có một ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của các nhóm thờ phượng Satan tại Mỹ vì nó không những cho phép họ được quyền công khai quyên góp, mà còn được hưởng lợi từ các quy tắc thuế đặc biệt, bao gồm tự động miễn thuế thu nhập liên bang. Thậm chí, còn được quyền xin trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ như các tôn giáo khác.
Tuyên bố của nhóm Đền thờ Satan nói:
“Sự công nhận này sẽ giúp bảo đảm Đền thờ Satan có quyền truy cập vào các không gian công cộng như các tổ chức tôn giáo khác, khẳng định vị thế của chúng tôi tại tòa án khi chiến đấu chống lại sự phân biệt tôn giáo, và cho phép chúng tôi nộp đơn xin chính phủ trợ cấp dựa trên niềm tin”.
Các quy định của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ vạch rõ sự phân biệt rõ ràng giữa định chế “Giáo Hội” và các danh xưng khác liên quan đến các tổ chức tôn giáo. Theo yêu cầu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ, một “Giáo Hội” phải có những đặc điểm nhất định, bao gồm: tín ngưỡng và hình thức thờ phượng phải được công nhận; hàng giáo phẩm; các nguyên tắc chính thức của tín lý; các chức sắc phải được lựa chọn từ những người đã hoàn thành các khóa học theo quy định; phải có các nơi thờ phượng và các nghi lễ tôn giáo thường xuyên.
Mặc dù tuyên xưng trung thành với quỷ Satan, Đền thờ Satan được thành lập bởi những người vô thần cho rằng họ chẳng tin vào điều gì cả và học thuyết của họ chỉ là một tập hợp các triết lý thế tục. Hình ảnh Satan của nó dường như là một sự khiêu khích có chủ ý nhằm đáp lại những gì nhóm này cho là sự can thiệp của tôn giáo vào không gian công cộng.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, phát ngôn viên của nhóm, Douglas Mesner, đã mô tả ý định trở thành “một viên thuốc độc trong cuộc tranh luận giữa Nhà nước và Giáo hội”. Nhóm này đã từng đâm đơn kiện để có thể trưng bày các hình ảnh của Satan bên cạnh các biểu tượng của Kitô Giáo như các bia khắc 10 điều răn Đức Chúa Trời.
Tháng Hai năm 2019, Tối Cao Pháp Viện Missouri đã ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Mary Doe, một thành viên của Đền thờ Satan, chống lại Bộ Y tế tiểu bang Missouri.
Bộ Y tế tiểu bang đã phát hành một tập sách nhỏ được phân phát cho tất cả phụ nữ tìm cách phá thai trong tiểu bang. Cuốn sách có đoạn viết:
“Cuộc đời của mỗi con người bắt đầu từ lúc thụ thai. Phá thai là giết chết cuộc sống của một người khác, độc đáo, và sống động.”
Mary Doe đã kiện Bộ Y tế tiểu bang là vi phạm "niềm tin tôn giáo" của cô.
Source:Catholic News Agency
Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
ĐTGM Ubaldo Sequera kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt. Cuộc tổng nổi dậy tại Venezuela vẫn tiếp tục
Đặng Tự Do
17:06 01/05/2019
Hôm thứ Tư 1 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Hiệu tòa của Maracaibo đã yêu cầu chế độ Nicholas Maduro phải trả tự do cho những người biểu tình ôn hòa đã bị bắt giữ một ngày trước trong biến cố mà Nicolas Maduro gọi là “một cuộc tấn công đảo chính” nhằm cướp chính quyền.
Đức Tổng Giám Mục Ubaldo Ramon Santana Sequera kêu gọi qua Twitter rằng: “Tôi rất đau buồn về việc giam giữ những người biểu tình ôn hòa hôm qua tại Maracaibo. Trong số đó có Cesar Perozo, một bác sĩ tim mạch danh tiếng quốc tế và các bác sĩ khác trong đội của ông. Họ phải được trả tự do tức khắc.”
Đường phố Venezuela tràn ngập người biểu tình vào ngày 30 tháng 4 sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kêu gọi các cuộc biểu tình chống lại Maduro. Một đoạn video cho thấy vị tổng thống lâm thời được tháp tùng cùng với các binh lính đã về phe với những người biểu tình, và đặc biệt bên cạnh ông còn có ông Leopoldo López, một thủ lĩnh phe đối lập và cũng là một tù nhân chính trị. Ông Juan Guaidó giải thích rằng cảnh sát và binh lính về phe với những người biểu tình đã quyết định phá ngục trả tự do cho ông Leopoldo López.
Ông Guaidó đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng Giêng năm nay và đã được một số lớn các chính phủ phương Tây công nhận, nhưng cho đến nay tên độc tài Maduro vẫn còn được sự hậu thuẫn đáng kể của quân đội và cảnh sát.
Những người phản đối Maduro và cả những người ủng hộ tên độc tài này đã có mặt trên đường phố ở các thành phố của Venezuela. Ngày 1 tháng Năm vốn là một ngày lễ quan trọng của cộng sản nên có lẽ các thành phần ủng hộ tên độc tài Maduro xuất hiện theo một chương trình đã được hoạch định trước, chứ không phải là để bảo vệ Maduro.
Quân đội và cảnh sát trung thành với Maduro đã tỏ ra thẳng tay trong các cuộc đụng độ dữ dội. Họ bắn hơi cay và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa.
Trong một chương trình truyền hình Maduro nói rằng hắn ta đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính.
Trong khi đó, tổng thống lâm thời Guaidó đã kêu gọi tiếp tục biểu tình, và tuyên bố một loạt các cuộc đình công bắt đầu từ ngày 2 tháng Năm.
Dưới thời chính quyền xã hội chủ nghĩa của Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực và biến động xã hội, với sự thiếu hụt trầm trọng và siêu lạm phát dẫn đến 3 triệu người di cư.
Source:Catholic News AgencyRetired archbishop calls for release of protesters amid Venezuela crisis
Đức Tổng Giám Mục Ubaldo Ramon Santana Sequera kêu gọi qua Twitter rằng: “Tôi rất đau buồn về việc giam giữ những người biểu tình ôn hòa hôm qua tại Maracaibo. Trong số đó có Cesar Perozo, một bác sĩ tim mạch danh tiếng quốc tế và các bác sĩ khác trong đội của ông. Họ phải được trả tự do tức khắc.”
Đường phố Venezuela tràn ngập người biểu tình vào ngày 30 tháng 4 sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kêu gọi các cuộc biểu tình chống lại Maduro. Một đoạn video cho thấy vị tổng thống lâm thời được tháp tùng cùng với các binh lính đã về phe với những người biểu tình, và đặc biệt bên cạnh ông còn có ông Leopoldo López, một thủ lĩnh phe đối lập và cũng là một tù nhân chính trị. Ông Juan Guaidó giải thích rằng cảnh sát và binh lính về phe với những người biểu tình đã quyết định phá ngục trả tự do cho ông Leopoldo López.
Ông Guaidó đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng Giêng năm nay và đã được một số lớn các chính phủ phương Tây công nhận, nhưng cho đến nay tên độc tài Maduro vẫn còn được sự hậu thuẫn đáng kể của quân đội và cảnh sát.
Những người phản đối Maduro và cả những người ủng hộ tên độc tài này đã có mặt trên đường phố ở các thành phố của Venezuela. Ngày 1 tháng Năm vốn là một ngày lễ quan trọng của cộng sản nên có lẽ các thành phần ủng hộ tên độc tài Maduro xuất hiện theo một chương trình đã được hoạch định trước, chứ không phải là để bảo vệ Maduro.
Quân đội và cảnh sát trung thành với Maduro đã tỏ ra thẳng tay trong các cuộc đụng độ dữ dội. Họ bắn hơi cay và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa.
Trong một chương trình truyền hình Maduro nói rằng hắn ta đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính.
Trong khi đó, tổng thống lâm thời Guaidó đã kêu gọi tiếp tục biểu tình, và tuyên bố một loạt các cuộc đình công bắt đầu từ ngày 2 tháng Năm.
Dưới thời chính quyền xã hội chủ nghĩa của Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực và biến động xã hội, với sự thiếu hụt trầm trọng và siêu lạm phát dẫn đến 3 triệu người di cư.
Source:Catholic News Agency
Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
Maduro định bỏ trốn sang Cuba nhưng Nga thuyết phục y ở lại. Hội Đồng Giám Mục Venezuela nhóm họp.
Đặng Tự Do
18:07 01/05/2019
Các cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy đã diễn ra ở tất cả 23 bang của Venezuela cũng như ở thủ đô Caracas, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương cho biết như trên.
Các Giám Mục Venezuela đang nhóm phiên khoáng đại từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng Năm. Các ngài dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố trong ngày cuối cùng của cuộc họp. Tuy nhiên, trước cuộc nổi dậy hôm thứ Ba, các ngài đang có những sửa đổi quan trọng trong tuyên bố cuối cuộc họp thường niên.
Trong quá khứ, các Giám Mục Venezuela đã rất mạnh mẽ chống lại Maduro.
Đức Hồng Y Jorge Urosa, Tổng Giám mục Hiệu Tòa thủ đô Caracas, nói với tờ La Croix của Pháp rằng các giám mục “chấn động mạnh” trước các diễn biến này.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết họ đang rất lo lắng trước các báo cáo cho biết các lực lượng an ninh trung thành với độc tài Maduro đã sử dụng bạo lực quá mức chống lại người biểu tình.
Phát ngôn viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc Marta Hurtado nói:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế tối đa và chính quyền phải tôn trọng quyền tự do hội họp trong hòa bình.”
Một đoạn video cho thấy vị tổng thống lâm thời được tháp tùng cùng với các binh lính đã về phe với những người biểu tình, và đặc biệt bên cạnh ông còn có ông Leopoldo López, một thủ lĩnh phe đối lập và cũng là một tù nhân chính trị. Ông Juan Guaidó giải thích rằng cảnh sát và binh lính về phe với những người biểu tình đã quyết định phá ngục trả tự do cho ông Leopoldo López.
Chính phủ Tây Ban Nha sau đó đã xác nhận rằng ông López và gia đình ông đã chạy vào đại sứ quán của họ, nhưng cho biết nhân vật đối lập này đã không xin tị nạn chính trị.
Ngoại trưởng Chí Lợi, ông Roberto Ampuero, xác nhận trên Twitter rằng ban đầu ông López chạy đến đại sứ quán của họ nhưng sau đó được chuyển sang Tây Ban Nha.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi cả hai bên tránh bạo lực, trong khi Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi kiềm chế tối đa để tránh thiệt hại nhân mạng và gây thêm các căng thẳng.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã nhắc lại sự hỗ trợ hoàn toàn cho ông Guaidó.
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã cáo buộc Nga và Cuba can thiệp vào chính trị Venezuela. Ông tuyên bố rằng Maduro đã có kế hoạch bỏ trốn sang Cuba nhưng bị Mạc Tư Khoa thuyết phục ở lại.
Cả Nga và cá nhân Maduro đều bác bỏ tuyên bố này của ông John Bolton. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Hoa Kỳ đang tiến hành “một cuộc chiến tranh thông tin.”
Ông Lavrov đã nói chuyện với ông Pompeo qua điện thoại hôm thứ Tư, cảnh báo ông về những hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ cứ tiếp tục các hoạt động “hung hăng” chống lại Venezuela, và nói rằng “sự can thiệp” của Hoa Kỳ vào nước này đã vi phạm luật quốc tế.
Các chính phủ vẫn ủng hộ ông Maduro - bao gồm cả Bôlivia và Cuba - đã lên án những nỗ lực của ông Guaidó cho đó là một mưu toan đảo chính.
Chính phủ Mễ Tây Cơ bày tỏ lo ngại về sự gia tăng bạo lực có thể xảy ra, trong khi Tổng thống Colombia Ivan Duque kêu gọi quân đội Venezuela nên đứng về phía đúng đắn của lịch sử và chống lại Maduro.
Một cuộc họp khẩn cấp của Nhóm Lima của các nước Mỹ Latinh đã được dự trùng vào ngày thứ Sáu.
Source:BBCVenezuela crisis: Protesters gather after Guaidó call
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong quá khứ, các Giám Mục Venezuela đã rất mạnh mẽ chống lại Maduro.
Đức Hồng Y Jorge Urosa, Tổng Giám mục Hiệu Tòa thủ đô Caracas, nói với tờ La Croix của Pháp rằng các giám mục “chấn động mạnh” trước các diễn biến này.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết họ đang rất lo lắng trước các báo cáo cho biết các lực lượng an ninh trung thành với độc tài Maduro đã sử dụng bạo lực quá mức chống lại người biểu tình.
Phát ngôn viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc Marta Hurtado nói:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế tối đa và chính quyền phải tôn trọng quyền tự do hội họp trong hòa bình.”
Một đoạn video cho thấy vị tổng thống lâm thời được tháp tùng cùng với các binh lính đã về phe với những người biểu tình, và đặc biệt bên cạnh ông còn có ông Leopoldo López, một thủ lĩnh phe đối lập và cũng là một tù nhân chính trị. Ông Juan Guaidó giải thích rằng cảnh sát và binh lính về phe với những người biểu tình đã quyết định phá ngục trả tự do cho ông Leopoldo López.
Chính phủ Tây Ban Nha sau đó đã xác nhận rằng ông López và gia đình ông đã chạy vào đại sứ quán của họ, nhưng cho biết nhân vật đối lập này đã không xin tị nạn chính trị.
Ngoại trưởng Chí Lợi, ông Roberto Ampuero, xác nhận trên Twitter rằng ban đầu ông López chạy đến đại sứ quán của họ nhưng sau đó được chuyển sang Tây Ban Nha.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi cả hai bên tránh bạo lực, trong khi Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi kiềm chế tối đa để tránh thiệt hại nhân mạng và gây thêm các căng thẳng.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã nhắc lại sự hỗ trợ hoàn toàn cho ông Guaidó.
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã cáo buộc Nga và Cuba can thiệp vào chính trị Venezuela. Ông tuyên bố rằng Maduro đã có kế hoạch bỏ trốn sang Cuba nhưng bị Mạc Tư Khoa thuyết phục ở lại.
Cả Nga và cá nhân Maduro đều bác bỏ tuyên bố này của ông John Bolton. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Hoa Kỳ đang tiến hành “một cuộc chiến tranh thông tin.”
Ông Lavrov đã nói chuyện với ông Pompeo qua điện thoại hôm thứ Tư, cảnh báo ông về những hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ cứ tiếp tục các hoạt động “hung hăng” chống lại Venezuela, và nói rằng “sự can thiệp” của Hoa Kỳ vào nước này đã vi phạm luật quốc tế.
Các chính phủ vẫn ủng hộ ông Maduro - bao gồm cả Bôlivia và Cuba - đã lên án những nỗ lực của ông Guaidó cho đó là một mưu toan đảo chính.
Chính phủ Mễ Tây Cơ bày tỏ lo ngại về sự gia tăng bạo lực có thể xảy ra, trong khi Tổng thống Colombia Ivan Duque kêu gọi quân đội Venezuela nên đứng về phía đúng đắn của lịch sử và chống lại Maduro.
Một cuộc họp khẩn cấp của Nhóm Lima của các nước Mỹ Latinh đã được dự trùng vào ngày thứ Sáu.
Source:BBC
Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.