Phụng Vụ - Mục Vụ
Phục Sinh đời sống mới
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
01:43 15/04/2017
Phục Sinh đời sống mới
Hôm nay chúng ta vui mừng sống trong ngày khải hoàn của Chúa Giêsu Kitô. Đây là ngày Chúa Cha siêu tôn Chúa Kitô và đặt Người làm Chúa các chúa, Vua muôn vua.
Đây là ngày Chúa Giêsu Kitô bắt đầu cuộc sống mới: Cuộc sống vượt không gian và thời gian; cuộc sống vinh thắng trên sự chết. Vì thế, Người sẽ làm chủ sự chết, không còn lệ thuộc vào sự chết. Người không còn phải chết.
Đây là ngày đánh dấu sự chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên các thế lực hoả ngục là tội lỗi và sự chết.
Cả bốn Tin Mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Mt 27 8, 5-7; Mc 16, 9-13; Lc 24, 25-31; Ga 20, 14-17), hay những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20; Lc 24,36-49; Ga 21,1-23), để chứng minh cho cả dòng lịch sử: CHÚA ĐÃ PHỤC SINH THẬT!
Điều đó cho thấy sự kiện Phục Sinh là sự kiện nổi bật, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh là đức tin quan trọng, cao cả, tuyệt đối. Do đó, mừng lễ Phục Sinh là hân hoan mừng một kỷ niệm, hân hoan nhớ lại để niềm vui càng tăng thêm, để đức tin càng mãnh liệt.
Nhưng không dừng lại ở kỷ niệm, chúng ta luôn ý thức: Lý do nào mà Chúa Giêsu Kitô có được ngày vinh thắng này?
Thưa vì Người phải trả giá bằng con đường tự hạ. “Vì Ngài đã tự hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn người và tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,8-9).
Bởi chính sự hy sinh của Chúa, khi hân hoan sống trong ngày chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, từng người được kêu gọi cố gắng đáp lại tình yêu hy sinh bằng cách vươn tới con người mới như Chúa Kitô Phục Sinh.
Sống con người mới như Đấng Phục Sinh, nghĩa là:
- Hãy trở lại sống ơn bí tích thánh tẩy
- Hãy làm lại đời sống mình giống như chiếc áo trắng mà chúng ta lãnh nhận trong ngày rửa tội.
- Hãy làm cho đời mình như ngọn nến cháy sáng mà mình đã đón lấy trong ngày được ơn tái sinh.
- Để sống được như thế, điều cơ bản là sống tinh tuyền; tránh xa và vượt thoát cám dỗ và tội lỗi:
Để vươn lên sống thánh thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh.
Để luôn được Chúa chiếm ngự tâm hồn bằng việc tưởng nhớ Chúa, suy niệm thường xuyên sự chết và phục sinh của Chúa.
Để ghi nhớ luôn luôn: Đừng bao giờ làm nô lệ cho tội lỗi, cho dù có gặp những thuận lợi về tiền bạc, danh lợi hay quyền thế.
- Hãy luôn xác tín mãnh liệt vào Chúa Phục Sinh, để chính đức tin này cho ta hứng khởi xả thân vào việc xây dựng trần thế, xây dựng tình yêu và tương quan cùng anh chị em, xây dựng lối sống của chính bản thân ngày càng đi vào lối đường của chính Đấng Phục Sinh là luôn biết hiến dâng và sống cho tha nhân.
- Hãy đi những bước đi thiêng liêng để cho đi cách vị tha, khiêm nhận lại trong an bình, tin yêu.
- Hãy chân thành vui mừng khi đối diện với sự thành công của người khác. Biết xót xa sâu sắc khi đối diện thiếu thốn, đối diện nỗi đau của anh chị em.
- Hãy bao dung những yếu đuối của tha nhân, và chấp nhận yếu đuối của bản thân thật từ tốn, cả khi yếu đuối ấy bị phê phán khắt khe.
- Hãy thôi thúc khát vọng yêu mến Chúa, yêu mến con người theo ý Chúa muốn. chỉ có một cách làm dậy lên khát vọng thánh thiện này, là chú tâm cầu nguyện, cởi mở tâm hồn đón nhận cùng học tập những gương sáng của nhiều anh chị em quanh mình.
- Hãy kiên trì thực hiện tất cả những điều tốt đẹp bên trên. Để tập sự kiên trì thực hành điều tốt, chúng ta phải phấn đấu từng ngày, phải canh gác chính bản thân không được có phút giây lơ đãng, lơ là. Hay đúng hơn, để phục sinh đời sống mới, cần làm sống lại tinh thần phần đấu trong suốt chuỗi ngày sống.
- Hãy tin tưởng vào ơn Chúa. Hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn nhằm đủ sức, đủ kiên trì, đủ năng lực thi hành tất cả những điều cần thiết bên trên để thay đổi chính mình, để phục sinh đời sống mới nơi bản thân.
Sống như thế là ta đang tự chết đi cho con người cũ và ích kỷ, để bắt đầu sống một con người mới như Chúa Giêsu Phục Sinh.
Sống như thế, sẽ làm cho cả cuộc đời của ta có một hướng đi đúng đắn, có một lý tưởng để theo đuổi, có một điểm tựa để nương nhờ, có một hạnh phúc luôn mang lại niềm vui dù phải trải qua bất cứ thử thách nào.
Sống đức tin Phục Sinh cho ta những chọn lựa đẹp, những chọn lựa trổ sinh nhiều hoa trái, những chọn lựa mạnh mẽ, dứt khoát. Thậm chí, khi sống đức tin Phục Sinh, còn cho ta cả những chọn lựa phi thường, những chọn lựa luôn mang nhiều cao cả, tuyệt vời.
Sống đức tin Phục Sinh mạnh như thế, là ta gắn bó với Chúa, trở thành một phần của Chúa như một chi thể sống động, mà Chúa cần để cụ thể hóa sự hiện diện của Người nơi trần thế hôm nay.
Sống đức tin Phục Sinh mạnh như thế là lệ thuộc vào Chúa, nên một với Chúa và cư ngụ lại trong Chúa như Chúa đã từng dạy: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
Lạy Giêsu Kitô Phục Sinh, xin ban Thánh Thần Chúa trên chúng con, để chúng con biết can đảm từ bỏ con người quá khứ. Nhờ đó chúng ta sẽ khởi hành làm lại con người mới theo hình ảnh thánh thiện của Chúa là Đấng đã Phục Sinh. Amen.
Hôm nay chúng ta vui mừng sống trong ngày khải hoàn của Chúa Giêsu Kitô. Đây là ngày Chúa Cha siêu tôn Chúa Kitô và đặt Người làm Chúa các chúa, Vua muôn vua.
Đây là ngày Chúa Giêsu Kitô bắt đầu cuộc sống mới: Cuộc sống vượt không gian và thời gian; cuộc sống vinh thắng trên sự chết. Vì thế, Người sẽ làm chủ sự chết, không còn lệ thuộc vào sự chết. Người không còn phải chết.
Đây là ngày đánh dấu sự chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên các thế lực hoả ngục là tội lỗi và sự chết.
Cả bốn Tin Mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Mt 27 8, 5-7; Mc 16, 9-13; Lc 24, 25-31; Ga 20, 14-17), hay những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20; Lc 24,36-49; Ga 21,1-23), để chứng minh cho cả dòng lịch sử: CHÚA ĐÃ PHỤC SINH THẬT!
Điều đó cho thấy sự kiện Phục Sinh là sự kiện nổi bật, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh là đức tin quan trọng, cao cả, tuyệt đối. Do đó, mừng lễ Phục Sinh là hân hoan mừng một kỷ niệm, hân hoan nhớ lại để niềm vui càng tăng thêm, để đức tin càng mãnh liệt.
Nhưng không dừng lại ở kỷ niệm, chúng ta luôn ý thức: Lý do nào mà Chúa Giêsu Kitô có được ngày vinh thắng này?
Thưa vì Người phải trả giá bằng con đường tự hạ. “Vì Ngài đã tự hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn người và tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,8-9).
Bởi chính sự hy sinh của Chúa, khi hân hoan sống trong ngày chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh, từng người được kêu gọi cố gắng đáp lại tình yêu hy sinh bằng cách vươn tới con người mới như Chúa Kitô Phục Sinh.
Sống con người mới như Đấng Phục Sinh, nghĩa là:
- Hãy trở lại sống ơn bí tích thánh tẩy
- Hãy làm lại đời sống mình giống như chiếc áo trắng mà chúng ta lãnh nhận trong ngày rửa tội.
- Hãy làm cho đời mình như ngọn nến cháy sáng mà mình đã đón lấy trong ngày được ơn tái sinh.
- Để sống được như thế, điều cơ bản là sống tinh tuyền; tránh xa và vượt thoát cám dỗ và tội lỗi:
Để vươn lên sống thánh thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh.
Để luôn được Chúa chiếm ngự tâm hồn bằng việc tưởng nhớ Chúa, suy niệm thường xuyên sự chết và phục sinh của Chúa.
Để ghi nhớ luôn luôn: Đừng bao giờ làm nô lệ cho tội lỗi, cho dù có gặp những thuận lợi về tiền bạc, danh lợi hay quyền thế.
- Hãy luôn xác tín mãnh liệt vào Chúa Phục Sinh, để chính đức tin này cho ta hứng khởi xả thân vào việc xây dựng trần thế, xây dựng tình yêu và tương quan cùng anh chị em, xây dựng lối sống của chính bản thân ngày càng đi vào lối đường của chính Đấng Phục Sinh là luôn biết hiến dâng và sống cho tha nhân.
- Hãy đi những bước đi thiêng liêng để cho đi cách vị tha, khiêm nhận lại trong an bình, tin yêu.
- Hãy chân thành vui mừng khi đối diện với sự thành công của người khác. Biết xót xa sâu sắc khi đối diện thiếu thốn, đối diện nỗi đau của anh chị em.
- Hãy bao dung những yếu đuối của tha nhân, và chấp nhận yếu đuối của bản thân thật từ tốn, cả khi yếu đuối ấy bị phê phán khắt khe.
- Hãy thôi thúc khát vọng yêu mến Chúa, yêu mến con người theo ý Chúa muốn. chỉ có một cách làm dậy lên khát vọng thánh thiện này, là chú tâm cầu nguyện, cởi mở tâm hồn đón nhận cùng học tập những gương sáng của nhiều anh chị em quanh mình.
- Hãy kiên trì thực hiện tất cả những điều tốt đẹp bên trên. Để tập sự kiên trì thực hành điều tốt, chúng ta phải phấn đấu từng ngày, phải canh gác chính bản thân không được có phút giây lơ đãng, lơ là. Hay đúng hơn, để phục sinh đời sống mới, cần làm sống lại tinh thần phần đấu trong suốt chuỗi ngày sống.
- Hãy tin tưởng vào ơn Chúa. Hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn nhằm đủ sức, đủ kiên trì, đủ năng lực thi hành tất cả những điều cần thiết bên trên để thay đổi chính mình, để phục sinh đời sống mới nơi bản thân.
Sống như thế là ta đang tự chết đi cho con người cũ và ích kỷ, để bắt đầu sống một con người mới như Chúa Giêsu Phục Sinh.
Sống như thế, sẽ làm cho cả cuộc đời của ta có một hướng đi đúng đắn, có một lý tưởng để theo đuổi, có một điểm tựa để nương nhờ, có một hạnh phúc luôn mang lại niềm vui dù phải trải qua bất cứ thử thách nào.
Sống đức tin Phục Sinh cho ta những chọn lựa đẹp, những chọn lựa trổ sinh nhiều hoa trái, những chọn lựa mạnh mẽ, dứt khoát. Thậm chí, khi sống đức tin Phục Sinh, còn cho ta cả những chọn lựa phi thường, những chọn lựa luôn mang nhiều cao cả, tuyệt vời.
Sống đức tin Phục Sinh mạnh như thế, là ta gắn bó với Chúa, trở thành một phần của Chúa như một chi thể sống động, mà Chúa cần để cụ thể hóa sự hiện diện của Người nơi trần thế hôm nay.
Sống đức tin Phục Sinh mạnh như thế là lệ thuộc vào Chúa, nên một với Chúa và cư ngụ lại trong Chúa như Chúa đã từng dạy: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
Lạy Giêsu Kitô Phục Sinh, xin ban Thánh Thần Chúa trên chúng con, để chúng con biết can đảm từ bỏ con người quá khứ. Nhờ đó chúng ta sẽ khởi hành làm lại con người mới theo hình ảnh thánh thiện của Chúa là Đấng đã Phục Sinh. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:53 15/04/2017
45. HIẾU KỲ CỦA THÁI SƠN
Ở Giang Tây có một người tên là Tiêu Thái Sơn, tính rất hiếu kỳ, anh ta gọi cái phòng của mình là “phòng phòng phòng”, đặt tên cho cái đình là “đình đình đình”.
Một hôm có sứ giả đất Việt đến Giang Tây, Tiêu Thái Sơn dọn tiệc đãi khách, tiệc xong thì dẫn khách đi coi đường quán, đền đài, sau cùng thì đến coi nơi ở, sứ giả nói đùa:
- “Tại sao ở đây không đặt tên là “động động động” ?
Tiêu Thái Sơn rất là không vui.
(Dã sử)
Suy tư 45:
Hiếu kỳ, tò mò thì ai cũng có, nhất là con nít và ... đàn bà con gái, có lẽ là vì họ thường nhút nhát và... yếu bóng vía chăng ?
Có bạn trẻ thấy các cha dòng Phan-xi-cô mặc áo dòng nhìn rất thánh thiện, và áo dòng của các tu sĩ dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả thì ngồ ngộ dễ thương, nên tò mò tìm hiểu và rồi thích đi tu trở thành những tu sĩ nhiệt thành lo việc Nước Chúa; có các cô thiếu nữ vì hiếu kỳ nên đi dự lễ khấn dòng của một người bạn xem nó ra sao, cho nên khi trở về nhà thì trăn trở ngủ không yên, hình như có ai đó thúc giục cô ta trở thành nữ tu, và thế là cô ta quyết tâm đi theo tiếng gọi ấy, và sau cùng thì trở thành một nữ tu dễ thương, phục vụ Chúa trong các nhà trẻ rất tốt đẹp...
Đó là những hiếu kỳ tò mò dễ thương, có ích cho mình và cho mọi người, nên bắt chước.
Có các bạn trẻ thanh niên vì thấy bạn bè chích hút nên hiếu kỳ thử “hút” coi nó ra sao, nên dần dần trở thành con nghiện, tương lai mịt mù u tối; có những cô gái vì tò mò đi hát ka-ra-ô-kê coi cảm giác thế nào, đi “bụi” coi nó ra sao, kết quả thì thật tàn khốc cho bản thân, và tương lai cũng u tối mịt mù.
Đó là những hiếu kỳ tò mò không nên, và không có lợi cho ai cả, không nên bắt chước, bởi vì những hiếu kỳ ấy sẽ nhận chìm chúng ta xuống vũng bùn u tối của cuộc đời...
Nên tò mò hỏi Chúa: “Con bây giờ cần phải làm gì để sống đẹp lòng Chúa ?” và nên hiếu kỳ đi đến nhà thờ coi thánh lễ nó như thế nào, mà sao ngày nào cũng có rất nhiều người tham dự ? Và câu trả lời ở ngay trong chính tâm hồn của chúng ta, đó chính là tiếng nói của Thiên Chúa vậy ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ở Giang Tây có một người tên là Tiêu Thái Sơn, tính rất hiếu kỳ, anh ta gọi cái phòng của mình là “phòng phòng phòng”, đặt tên cho cái đình là “đình đình đình”.
Một hôm có sứ giả đất Việt đến Giang Tây, Tiêu Thái Sơn dọn tiệc đãi khách, tiệc xong thì dẫn khách đi coi đường quán, đền đài, sau cùng thì đến coi nơi ở, sứ giả nói đùa:
- “Tại sao ở đây không đặt tên là “động động động” ?
Tiêu Thái Sơn rất là không vui.
(Dã sử)
Suy tư 45:
Hiếu kỳ, tò mò thì ai cũng có, nhất là con nít và ... đàn bà con gái, có lẽ là vì họ thường nhút nhát và... yếu bóng vía chăng ?
Có bạn trẻ thấy các cha dòng Phan-xi-cô mặc áo dòng nhìn rất thánh thiện, và áo dòng của các tu sĩ dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả thì ngồ ngộ dễ thương, nên tò mò tìm hiểu và rồi thích đi tu trở thành những tu sĩ nhiệt thành lo việc Nước Chúa; có các cô thiếu nữ vì hiếu kỳ nên đi dự lễ khấn dòng của một người bạn xem nó ra sao, cho nên khi trở về nhà thì trăn trở ngủ không yên, hình như có ai đó thúc giục cô ta trở thành nữ tu, và thế là cô ta quyết tâm đi theo tiếng gọi ấy, và sau cùng thì trở thành một nữ tu dễ thương, phục vụ Chúa trong các nhà trẻ rất tốt đẹp...
Đó là những hiếu kỳ tò mò dễ thương, có ích cho mình và cho mọi người, nên bắt chước.
Có các bạn trẻ thanh niên vì thấy bạn bè chích hút nên hiếu kỳ thử “hút” coi nó ra sao, nên dần dần trở thành con nghiện, tương lai mịt mù u tối; có những cô gái vì tò mò đi hát ka-ra-ô-kê coi cảm giác thế nào, đi “bụi” coi nó ra sao, kết quả thì thật tàn khốc cho bản thân, và tương lai cũng u tối mịt mù.
Đó là những hiếu kỳ tò mò không nên, và không có lợi cho ai cả, không nên bắt chước, bởi vì những hiếu kỳ ấy sẽ nhận chìm chúng ta xuống vũng bùn u tối của cuộc đời...
Nên tò mò hỏi Chúa: “Con bây giờ cần phải làm gì để sống đẹp lòng Chúa ?” và nên hiếu kỳ đi đến nhà thờ coi thánh lễ nó như thế nào, mà sao ngày nào cũng có rất nhiều người tham dự ? Và câu trả lời ở ngay trong chính tâm hồn của chúng ta, đó chính là tiếng nói của Thiên Chúa vậy ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Vọng Phục Sinh)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:55 15/04/2017
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
VỌNG PHỤC SINH
Tin mừng : Mt 28, 1-10.
“Ngài trỗi dậy và đi Ga-li-lê trước các ông”
Bạn thân mến,
Hôm nay là lễ Vọng Phục Sinh, lễ mừng Đức Chúa Giê-su từ trong mồ đá sống lại khải hoàn, một tin vui và niềm hy vọng lại đến dạt dào nơi những kẻ tin vào Ngài, trước hết là Đức Mẹ Ma-ri-a, các môn đệ và những người yêu mến Ngài.
Trong niềm vui phục sinh với Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em về sự Phục Sinh của Chúa liên quan mật thiết đến sự sống hằng ngày của chúng ta.
Một hôm ve sầu hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa tiếp lời: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống” .
Đức Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã nói trước, đó là một niềm tin và là một sự thật, Ngài đã sống lại sau khi bị đóng đinh vào thập giá, chết, và được mai táng trong mộ đá, đó là tất cả niềm tin của chúng ta, như lời thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nếu Đức Chúa Ki-tô chết đi mà không sống lại, thì chúng ta –những kẻ tin- là những người vô phúc nhất. Nhưng Ngài đã sống lại.
Đức Chúa Giê-su là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ sự sống nên Ngài đã sống lại, sự sống lại này là một bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính Ngài là Thiên Chúa, là Đấng cứu chuộc trần gian. Ngài đã sống lại và đang ở trong mỗi người chúng ta, để làm cho chúng ta -nhờ bí tích Thanh Tẩy và Hòa Giải- cũng được sống lại với Ngài trong từng giây phút của cuộc đời mình.
Bạn thân mến,
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Đức Chúa Giê-su: khi chúng ta hy sinh, chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Đức Chúa Giê-su...
Không phải chỉ đúng ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Đức Chúa Giê-su thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm và phát triển rồi ảnh hưởng đến môi trường chung quanh chúng ta.
Người ta sẽ không biết Đức Chúa Giê-su chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta –người Ki-tô hữu- không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa đã sống, đó là yêu thương, phục vụ và tha thứ cho nhau- Alleluia.
Xim Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
VỌNG PHỤC SINH
Tin mừng : Mt 28, 1-10.
“Ngài trỗi dậy và đi Ga-li-lê trước các ông”
Bạn thân mến,
Hôm nay là lễ Vọng Phục Sinh, lễ mừng Đức Chúa Giê-su từ trong mồ đá sống lại khải hoàn, một tin vui và niềm hy vọng lại đến dạt dào nơi những kẻ tin vào Ngài, trước hết là Đức Mẹ Ma-ri-a, các môn đệ và những người yêu mến Ngài.
Trong niềm vui phục sinh với Đức Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em về sự Phục Sinh của Chúa liên quan mật thiết đến sự sống hằng ngày của chúng ta.
Một hôm ve sầu hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa tiếp lời: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống” .
Đức Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã nói trước, đó là một niềm tin và là một sự thật, Ngài đã sống lại sau khi bị đóng đinh vào thập giá, chết, và được mai táng trong mộ đá, đó là tất cả niềm tin của chúng ta, như lời thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nếu Đức Chúa Ki-tô chết đi mà không sống lại, thì chúng ta –những kẻ tin- là những người vô phúc nhất. Nhưng Ngài đã sống lại.
Đức Chúa Giê-su là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ sự sống nên Ngài đã sống lại, sự sống lại này là một bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính Ngài là Thiên Chúa, là Đấng cứu chuộc trần gian. Ngài đã sống lại và đang ở trong mỗi người chúng ta, để làm cho chúng ta -nhờ bí tích Thanh Tẩy và Hòa Giải- cũng được sống lại với Ngài trong từng giây phút của cuộc đời mình.
Bạn thân mến,
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Đức Chúa Giê-su: khi chúng ta hy sinh, chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Đức Chúa Giê-su...
Không phải chỉ đúng ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Đức Chúa Giê-su thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm và phát triển rồi ảnh hưởng đến môi trường chung quanh chúng ta.
Người ta sẽ không biết Đức Chúa Giê-su chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta –người Ki-tô hữu- không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa đã sống, đó là yêu thương, phục vụ và tha thứ cho nhau- Alleluia.
Xim Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 15/04/2017
Chúa Nhật LỄ PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Đức Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác của Đức Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Ki-tô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Đức Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Bạn thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Đức Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Đức Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác của Đức Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Ki-tô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Đức Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Bạn thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Đức Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Phục Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 15/04/2017
Chúa Nhật LỄ PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Đức Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác của Đức Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Ki-tô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Đức Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Bạn thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Đức Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Đức Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác của Đức Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Đức Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Ki-tô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Đức Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Bạn thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Đức Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:01 15/04/2017
17. Một tu sĩ không cầu nguyện là một cái thây chết.
(Thánh Livinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung quốc dẫn đầu Thế giới về số tử hình
Bích Thủy
08:58 15/04/2017
London (AsiaNews / Agencies) - Năm 2016, số vụ tử hình được ghi nhận trên khắp thế giới đã giảm 37% so với năm trước, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Nhân Quyền Thế giới về án tử hình. Tổ chức Nhân quyền tin rằng Trung cộng đã kết án nhiều hơn các nước khác. Tuy nhiên, việc thiếu sót các dữ liệu đáng tin cậy rất khó định đọat một con số chính xác cho Bắc Kinh.
Tổ chức quốc tế nói rằng mặc dù Trung cộng hứa sẽ minh bạch hơn trong việc sử dụng hình phạt tử hình, cơ sở dữ liệu của tòa án tại Trung cộng cho thấy có ít hơn 1 phần 10 các trường hợp được báo cáo trên phương tiện truyền thông. Theo tường trình của Tổ chức Nhân Quyền cho biết cơ sở dữ liệu chỉ có thể tìm ra 26 trường hợp, trong khi tường trình của các cơ quan truyền thông cho thấy năm ngoái đã có ít nhất 305 vụ hành quyết ở Trung cộng.
Vào năm 2016, Ân xá Quốc tế đã theo dõi ít nhất 1.032 vụ hành quyết trên toàn thế giới, giảm sút so với 1.634 vào năm 2015. Điều này phần lớn là do các vụ hành quyết ở Iran và Pakistan ít hơn. Mặc dù có ít án tử hình, Iran và Pakistan vẫn nằm trong vị trí 5 nước dẫn đầu của danh sách, cùng với Trung cộng, Saudi Arabia và Iraq.
Lần đầu tiên kể từ năm 2006, Hoa Kỳ không nằm trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới, tụt xuống vị trí thứ bảy sau Ai Cập. Năm ngoái, Washington đã xử tử 20 người, con số thấp nhất kể từ năm 1991.
Tại quốc gia Hồi giáo Indonesia, vẫn có nhiều tân tòng được rửa tội vào dịp Phục Sinh.
Bích Thủy
09:00 15/04/2017
Jakarta (AsiaNews) - Mỗi năm, hàng trăm thanh thiếu niên và người lớn tại Indonesia được nhận lãnh bí tích rửa tôi vào dịp lễ Phục sinh. Do đó, các giáo phận trên khắp đất nước chuẩn bị mừng Lễ Phục Sinh và vui mừng chào đón các thành viên mới của cộng đoàn Công Giáo.
Nhiều người tân tòng Indonesia biết đến Giáo Hội Công Giáo trong trường học và tại nơi làm việc. Tuy nhiên, đa số chọn theo học giáo lý tân tòng sau khi tiếp cận với các linh mục và tu sĩ, những người làm chứng về đức tin, đã đánh động tâm hồn họ để họ theo Chúa.
Tại Malang, phía Đông Java, Cha Emanuel Wahyu Widodo đã làm lễ rửa tôi cho 13 người lớn trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Một giáo dân địa phương, Laurentius Suryono, nói với AsiaNews rằng "Các tân tòng đã tự mình chuẩn bị trong nhiều tháng".
Cha Sigit Danang Koesworo, từ giáo phận Banjarmasin ở Nam Kalimantan, nói với AsiaNews rằng trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, ngài sẽ làm lễ rửa rội cho 12 người lớn và 3 trẻ em. "Nhiều người khác sẽ được rửa tội ở Meratus và các giáo xứ khác". Cùng ngày, Cha Agustinus Suwartana Susilo sẽ rửa tội cho 40 người lớn.
AsiaNews đã liên lạc Cha Andrianus Maradiyo, linh mục của giáo xứ Thánh Maria Đồng Trinh Mẹ của Chúa Kitô, Ngài cho biết: " Dịp lễ Phục Sinh, chúng tôi sẽ rửa tội 16 người lớn."
Mười một người sẽ nhận Bí Tích này tại Boyolali, Central Java, trong khi đó, Cha Murdisusanto cho biết sẽ có 25 người nữa sẽ là thành viên của cộng đồng Công Giáo tại Yogyakarta.
Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể
LM. Trần Đức Anh OP
16:01 15/04/2017
ROMA. Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ sáu tuần thánh, 14-4-2017, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.
Bài suy niệm năm nay do bà giáo sư Anne-Marie Pelletier, người Pháp, chuyên gia Kinh Thánh, biên soạn. Bà năm nay 73 tuổi (1946) và là phụ nữ đầu tiên được giải thưởng Ratzinger hồi năm 2014. Bà cũng từng giảng dạy môn thần học về hôn phối tại Đại học Công Giáo, Paris.
ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Các chặng còn lại được nhiều tín hữu khác vác tiếp, gồm 1 gia đình giáo phận Roma, các đại diện của tổ chức Unitalsi giúp các bệnh nhân hành hương, các tu sĩ và giáo dân thuộc một số nước như Ai cập, Bồ đào nha, và Colombia là những quốc gia sắp được ĐTC viếng thăm.
Lời nguyện kết thúc
Trong lời nguyện dài gồm 22 câu, thay bài huấn dụ vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá, trước tiên ĐTC nhắc đến những cực hình và đau khổ Chúa Kitô đã chịu như được kể lại trong các chặng Đàng Thánh Giá, và bày tỏ sự tủi hổ vì những tàn phá, chết chóc trong thế giới ngày nay, máu của người vô tội, phụ nữ, trẻ em, người di dân và những người bị bách hại tiếp tục đổ ra; tủi hổ vì sự phản bội, bán Chúa, im lặng trước những bất công mà không làm gì, chỉ lo bảo vệ quyền lợi của mình; tủi hộ vì những thành phần Dân Chúa: GM, LM, tu sĩ nam nữ gây gương mù, làm thương tổn cho thân mình của Chúa là Giáo Hội, để cho tâm hồn và sự thánh hiến bị rỉ sét.
Dù có những tình trạng như thế, ĐTC bày tỏ niềm hy vọng Thập Giá của Chúa Kitô biến đổi những tâm hồn chai đá thành những con tim bằng thịt, có khả năng mơ ước, tha thứ và yêu mến; hy vọng vì ”lòng trung tín của Chúa không dựa trên lòng trung thành của chúng con;.. hy vọng vì bao nhiêu người nam nữ trung thành với Thập giá của Chúa, đang và còn tiếp tục sống trung thành như men mang lại hương vị và ánh sáng, mở ra những chân trời mới trong thân thể của nhân loại bị thương tổn.. Hy vọng Giáo Hội của Chúa sẽ tìm cách trở thành tiếng kêu trong sa mạc của nhân loại để dọn đường để Chúa trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và người chết”.
Trong phần chót của lời nguyện, ĐTC cầu xin Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa thanh tẩy các tín hữu trong máu và nước chảy ra từ Trái Tim mở toang, tha thứ tội lỗi của Dân Chúa, và nhớ đến những anh chị em chúng con bị đốn ngã vì bạo lực, sự dửng dưng lãnh đạm và chiến tranh;
”Xin Chúa phá tan những xiềng xích đang trói buộc chúng con trong sự ích kỷ, sự cố tình mù quáng và sự hư hỏng trong những tính toán trần tục của chúng con; xin Chúa dạy chúng con đừng xấu hổ vì thập giá, không lợi dụng lèo lái thập giá, nhưng tôn thờ Thánh Giá, vì qua đó Chúa tỏ cho chúng con thấy sự khủng khiếp của tội lỗi chúng con, sự cao cả của tình yêu Chúa, những bất công trong các phán đoán của chúng con, và quyền năng của lòng thương xót Chúa”.
Buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC cử hành năm nay diễn ra với những biện pháp an ninh được tăng cường nghiêm ngặt hơn quanh khu vực Hí trường Colosseo sau những vụ khủng bố gần đây tại Âu Châu và đặc biệt tại Ai Cập (SD 15-4-2017)
Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.
Bài suy niệm năm nay do bà giáo sư Anne-Marie Pelletier, người Pháp, chuyên gia Kinh Thánh, biên soạn. Bà năm nay 73 tuổi (1946) và là phụ nữ đầu tiên được giải thưởng Ratzinger hồi năm 2014. Bà cũng từng giảng dạy môn thần học về hôn phối tại Đại học Công Giáo, Paris.
ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Các chặng còn lại được nhiều tín hữu khác vác tiếp, gồm 1 gia đình giáo phận Roma, các đại diện của tổ chức Unitalsi giúp các bệnh nhân hành hương, các tu sĩ và giáo dân thuộc một số nước như Ai cập, Bồ đào nha, và Colombia là những quốc gia sắp được ĐTC viếng thăm.
Lời nguyện kết thúc
Trong lời nguyện dài gồm 22 câu, thay bài huấn dụ vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá, trước tiên ĐTC nhắc đến những cực hình và đau khổ Chúa Kitô đã chịu như được kể lại trong các chặng Đàng Thánh Giá, và bày tỏ sự tủi hổ vì những tàn phá, chết chóc trong thế giới ngày nay, máu của người vô tội, phụ nữ, trẻ em, người di dân và những người bị bách hại tiếp tục đổ ra; tủi hổ vì sự phản bội, bán Chúa, im lặng trước những bất công mà không làm gì, chỉ lo bảo vệ quyền lợi của mình; tủi hộ vì những thành phần Dân Chúa: GM, LM, tu sĩ nam nữ gây gương mù, làm thương tổn cho thân mình của Chúa là Giáo Hội, để cho tâm hồn và sự thánh hiến bị rỉ sét.
Dù có những tình trạng như thế, ĐTC bày tỏ niềm hy vọng Thập Giá của Chúa Kitô biến đổi những tâm hồn chai đá thành những con tim bằng thịt, có khả năng mơ ước, tha thứ và yêu mến; hy vọng vì ”lòng trung tín của Chúa không dựa trên lòng trung thành của chúng con;.. hy vọng vì bao nhiêu người nam nữ trung thành với Thập giá của Chúa, đang và còn tiếp tục sống trung thành như men mang lại hương vị và ánh sáng, mở ra những chân trời mới trong thân thể của nhân loại bị thương tổn.. Hy vọng Giáo Hội của Chúa sẽ tìm cách trở thành tiếng kêu trong sa mạc của nhân loại để dọn đường để Chúa trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và người chết”.
Trong phần chót của lời nguyện, ĐTC cầu xin Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa thanh tẩy các tín hữu trong máu và nước chảy ra từ Trái Tim mở toang, tha thứ tội lỗi của Dân Chúa, và nhớ đến những anh chị em chúng con bị đốn ngã vì bạo lực, sự dửng dưng lãnh đạm và chiến tranh;
”Xin Chúa phá tan những xiềng xích đang trói buộc chúng con trong sự ích kỷ, sự cố tình mù quáng và sự hư hỏng trong những tính toán trần tục của chúng con; xin Chúa dạy chúng con đừng xấu hổ vì thập giá, không lợi dụng lèo lái thập giá, nhưng tôn thờ Thánh Giá, vì qua đó Chúa tỏ cho chúng con thấy sự khủng khiếp của tội lỗi chúng con, sự cao cả của tình yêu Chúa, những bất công trong các phán đoán của chúng con, và quyền năng của lòng thương xót Chúa”.
Buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC cử hành năm nay diễn ra với những biện pháp an ninh được tăng cường nghiêm ngặt hơn quanh khu vực Hí trường Colosseo sau những vụ khủng bố gần đây tại Âu Châu và đặc biệt tại Ai Cập (SD 15-4-2017)
Bài giảng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
19:25 15/04/2017
Lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh 15 tháng Tư, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự các nghi thức canh thức Phục sinh. Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Sau ngày Sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” (Mt 28: 1). Chúng ta có thể hình dung ra họ ra đi như thế nào. .. Họ đi như những người đến một nghĩa trang, với những bước đi mệt mỏi và chán nản, như những người thấy khó có thể tin mọi sự đã kết thúc thê thảm như thế. Chúng ta có thể hình dung ra khuôn mặt của họ, xanh xao và đầy nước mắt. Và câu hỏi của họ: Đấng Tình yêu đã chết thật rồi sao?
Không giống như các môn đệ, những người phụ nữ có mặt - như họ đã từng có mặt khi Thầy thở hơi cuối cùng của Người trên thánh giá, và sau đó, cùng với ông Giuse người xứ Arimathêa, khi ông đặt Người vào trong ngôi mộ. Hai người phụ nữ này đã không bỏ chạy, họ là những người vẫn kiên định, những người chấp nhận đối mặt với cuộc sống bất kể nó như thế nào, họ là những người biết rõ mùi vị cay đắng của bất công trong xã hội. Chúng ta nhìn thấy các bà ở đó, trước ngôi mộ, đầy đau buồn nhưng không thể chấp nhận rằng mọi thứ phải luôn luôn kết thúc như vậy.
Nếu chúng ta cố gắng hình dung ra cảnh tượng này, chúng ta có thể nhìn thấy trong khuôn mặt của những người phụ nữ này những gương mặt khác nữa: khuôn mặt của các bà mẹ và những bà nội, bà ngoại, khuôn mặt cuả các trẻ em và những người trẻ, là những người gánh chịu những gánh nặng đau thương của bất công và tàn bạo. Trong khuôn mặt của họ chúng ta có thể thấy phản ảnh tất cả những ai, lê bước trên những hè phố các thành thị của chúng ta, cảm nhận được nỗi đau của cảnh nghèo cùng cực, nỗi buồn nảy sinh từ nạn bóc lột và buôn bán người. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy khuôn mặt của những người bị chào đón bằng sự khinh miệt, vì họ là những người nhập cư, bị cướp mất đất nước, nhà cửa và gia đình. Chúng ta cũng nhìn thấy những khuôn mặt với đôi mắt nói lên sự cô đơn và bị bỏ rơi, vì bàn tay của họ nhăn nheo với những nếp nhăn. Khuôn mặt của các bà phản ảnh khuôn mặt của những phụ nữ, những người mẹ đang bật khóc khi thấy cuộc sống của con em mình bị nghiền nát bởi sự tham nhũng khổng lồ đang tước đoạt đi những quyền lợi và làm tiêu tan những mơ ước của họ. Những hành vi ích kỷ hàng ngày đang đóng đinh và sau đó chôn sống hy vọng của người dân. Những cung cách quan liêu tê liệt và cằn cỗi đang chống lại sự thay đổi. Trong nỗi đau của mình, hai người phụ nữ này phản ảnh khuôn mặt của tất cả những ai, đang lê bước trên các nẻo đường trong các phố phường của chúng ta với một nhân phẩm bị đóng đinh.
Khuôn mặt của các bà cũng phản ảnh nhiều khuôn mặt khác nữa, có lẽ bao gồm cả khuôn mặt của anh chị em và tôi. Giống như họ, chúng ta có thể cảm thấy bị thúc đẩy tiếp tục lê bước và chịu khuất phục trước sự kiện mọi chuyện phải kết thúc như thế. Đúng thế, chúng ta mang trong mình một lời hứa và sự xác tín về lòng trung tín của Thiên Chúa. Nhưng khuôn mặt của chúng ta cũng đầy dấu ấn của những vết thương, của cơ man những hành vi bất trung, của chính chúng ta và của những người khác, của những nỗ lực đã được thực hiện và những trận đánh đã bại trận. Trong trái tim chúng ta, chúng ta biết rằng mọi thứ có thể khác, nhưng hầu như chúng ta không nhận thấy một điều là chúng ta đang quen thuộc dần với việc sống chung với những ngôi mộ, sống chung với những thất vọng. Tệ hơn nữa, chúng ta thậm chí còn tự thuyết phục mình rằng đây là định luật của cuộc đời, và làm cùn lương tâm của chúng ta với những hình thức giải thoát mà thực ra chỉ dập tắt hy vọng mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Vì thế, chúng ta thường lê bước như các bà, chập chờn giữa ao ước về Thiên Chúa và sự thoái lui ảm đạm. Không chỉ là Thầy chết, mà hy vọng của chúng ta cũng chết theo với Người.
“Và thình lình, đất rung chuyển dữ dội:” (Mt 28: 2). Thật bất ngờ, những phụ nữ cảm thấy một chấn động mạnh mẽ, như một cái gì đó hay ai đó làm rung mặt đất dưới chân họ. Lại một lần nữa, có người đến nói với họ: “Đừng sợ”, nhưng bây giờ thêm: “Người đã sống lại như Người đã phán hứa:” Đây là thông điệp mà, hết thế hệ này sang thế hệ khác, Đêm Thánh này được truyền lại cho chúng ta: “Đừng sợ, anh chị em; Ngài đã sống lại rồi như Ngài đã phán hứa! Cuộc sống, mà cái chết đã hủy diệt trên thập tự giá, giờ đây trỗi dậy với nhịp đập mới mẻ” (x Romano Guardini, The Lord, Chicago, 1954, p. 473). Nhịp tim của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta như một hồng ân, một ơn thánh, một chân trời mới. Trái tim đang đập của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta, và đến lượt mình chúng ta được yêu cầu trao ban món quà này như một lực lượng biến đổi, như men của một nhân loại mới. Trong biến cố phục sinh, Chúa Kitô không chỉ lăn đi tảng đá của ngôi mộ, nhưng Ngài còn muốn phá vỡ tất cả các bức tường đang giam cầm chúng ta trong sự bi quan vô sinh của chúng ta, trong tháp ngà được xây dựng một cách cẩn thận của chúng ta nhằm tách chúng ta ra khỏi cuộc sống, trong nhu cầu quyết liệt của của chúng ta về an ninh và trong tham vọng vô bờ bến khiến chúng ta hạ giá nhân phẩm của người khác.
Vị Thượng Tế và các kinh sư, khi thông đồng với người La Mã, đã tin rằng họ có thể nắm trong tay tất cả mọi thứ, và rằng lời chung cuộc đã được nói ra và việc áp dụng lời ấy như thế nào là tùy thuộc vào họ, Thiên Chúa đã bất ngờ can thiệp, làm đảo lộn tất cả các luật lệ và mang đến những khả năng mới. Lại một lần nữa, Thiên Chúa đến gặp chúng ta, để tạo ra và củng cố một thời đại mới, thời đại của lòng thương xót. Đây là lời hứa đã có mặt ngay từ đầu. Đây là sự ngạc nhiên mà Thiên Chúa dành cho những người trung tín với Ngài. Hãy vui lên! Ẩn sâu trong cuộc sống của anh chị em là một hạt giống của sự phục sinh, một trao ban sự sống đã sẵn sàng để được đánh thức.
Điều mà đêm nay mời gọi chúng ta rao giảng là nhịp tim của Chúa Phục Sinh. Chúa Kitô đang sống! Đó là điều đã khiến bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria nhanh chân bước. Đó là điều đã khiến họ vội vàng quay lại loan báo tin vui này (Mt 28: 8). Đó là điều đã khiến họ lột bỏ khăn tang và vẻ thê lương của mình. Họ quay trở lại thành để gặp gỡ những người khác.
Giờ đây, như hai người phụ nữ này, chúng ta đã đến thăm ngôi mộ, tôi xin anh chị em quay trở lại thành. Chúng ta hãy quay bước và hãy thay đổi dáng vẻ trên khuôn mặt chúng ta. Chúng ta hãy quay trở lại với họ để loan báo tin này ở tất cả những nơi mà ngôi mộ dường như có tiếng nói cuối cùng, và ở những nơi mà cái chết dường như là lối thoát duy nhất. Chúng ta hãy quay trở lại để công bố, để chia sẻ, để tiết lộ rằng đúng thật là Chúa đã sống lại! Ngài đang sống và Ngài muốn chúng ta trỗi dậy một lần nữa nơi tất cả những ai mang những khuôn mặt sầu buồn vì hy vọng, ước mơ và nhân phẩm đã bị chôn vùi. Nếu chúng ta không để cho Chúa dẫn chúng ta trên con đường này, thì chúng ta không phải là các Kitô hữu.
Chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy để cho mình được ngạc nhiên bởi bình minh mới này và bởi sự mới mẻ chỉ một mình Chúa Kitô mới có thể mang đến cho chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để sự dịu dàng và tình yêu của Ngài hướng dẫn các bước chân chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để nhịp đập trái tim của Người đẩy nhanh con tim yếu ớt của chúng ta.
Nghiên cứu cho thấy bức hại tôn giáo trên đà lan rộng, Việt Nam là một trường hợp nhẩy vọt.
Trần Mạnh Trác
18:33 15/04/2017
(CNA / EWTN News ngày 15 tháng 4, năm 2017 ). Theo một báo cáo được công bố trong tuần này cuả Trung tâm Nghiên cứu Pew thì sự bức hại tôn giáo toàn cầu đã tăng vọt từ năm 2014 qua năm 2015.
"Sau ba năm bình lặng, nhiề̀u chính quyền đã đặt thêm hạn chế đối với tôn giáo và trên mặt xã hội, có sự gia tăng hành động thù địch tôn giáo ", là báo cáo mới nhất của trung tâm Pew Research Center về "Hạn chế Tôn giáo Toàn cầu".
Bản báo cáo ghi nhận, vào năm 2015, thì ở 40 phần trăm các quốc gia, mức độ thù hận được ghi nhận là "cao" hay " rất cao". Sự đo lường được dựa trên các luật lệ hạn chế mới của chính phủ nhắm vào các nhóm tôn giáo và những quấy rối và bạo lực gây ra bởi những nhóm hoạt động xã hội và chính trị.
Trong số 34 phần trăm cuả các nước được báo cáo thì tỷ lệ tăng lên tới sáu phần trăm.
Báo cáo của Pew dựa vào nhiều nguồn khác nhau, trong đó có báo cáo tự do tôn giáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và cuả Uỷ ban Tự do Tín ngưỡng Quốc tế, cũng như các bá cáo cuả Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc, và của các tổ chức phi chính phủ khác.
Những nước Nga, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có sự thù địch cao đối với các nhóm tôn giáo. Ớ những nước trên, sự thù địch được biểu hiệu qua những quấy rối của chính phủ và đồng thời qua những hành động xã hội chống lại các nhóm tôn giáo nhất định.
Trường hợp thù nghịch phổ biến nhất là bạo lực cuả đám đông chống lại một tín ngưỡng tôn giáo, những bạo lực đó có thể thể hiện ra bới các nhóm tôn giáo (cực đoan) và cũng có thể là "những sách nhiễu và sử dụng vũ lực của chính phủ chống lại một nhóm tôn giáo" Pew giải thích.
Một số khu vực đã trở nên tồi tệ hơn so với những vùng khác. Pew cho biết các nước Trung Đông và Bắc Phi có mức cao nhất về cả hai lãnh vực "hạn chế của chính phủ " và "các hành động thù địch xã hội."
Các nước ở 'châu Phi cận Sahara' thì việc hạn chế của chính phủ là tăng gia lớn nhất.
Châu Âu và châu Phi cận Sahara cũng cho thấy có sự gia tăng rõ rệt về "các hành động thù địch xã hội".
Ở Châu Âu, có nhiều báo cáo về sách nhiễu hoặc bạo lực đối với người Hồi giáo và người Do Thái. Chủ nghĩa chống Do Thái trên lục địa vẫn tiếp tục và thêm vào là những sách nhiễu pháp lý chống người Hồi giáo khi Liên minh Châu Âu phải đối phó với một dòng người tị nạn từ các nước có số đông Hồi giáo như Syria và Irac.
Ví dụ có sự gia tăng các vụ việc chống Do Thái và chống Hồi giáo ở Thụy Sĩ , như phá phách các nghĩa trang Hồi giáo và tấn công người Do Thái Chính Thống, vừa tấn công vừa la hò khẩu hiệu "Heil Hitler!"
Sau vụ tấn công khủng bố vào toà soạn báo Charlie Hebdo và một cửa hàng thực phẩm bán đồ chay cuả Do Thái Giáo (kosher market) ở Paris, thì nhiều đền thờ Hồi giáo và người Hồi giáo đã bị phá hoại và là mục tiêu cuả bạo lực.
"Bộ Nội vụ Pháp báo cáo rằng các vụ tấn công chống Hồi giáo đã tăng lên gấp ba lần vào năm 2015, bao gồm các trường hợp chửi bới, phá hoại và hành hung".
Trong năm 2015, ba mươi hai quốc gia ở lục địa Âu Châu có bá cáo về "các hành động thù địch xã hội đối với người Hồi giáo", một con số gia tăng so với năm 2014 chỉ có 26 quốc gia. Trong khi đó, số quốc gia châu Âu có sự thù nghịch xã hội chống lại người Do Thái vẫn duy trì một mức độ cao.
"Việc sách nhiễu lan rộng chống người Do Thái như thế là rất đáng lưu tâm, bởi vì hầu hết ( 8 trong số 10) người Do Thái trên thế giới qui tụ ở hai nước Hoa Kỳ và Israel, vậy mà con số người Do Thái bị sách nhiễu là tương đối lớn (74 vụ trong năm 2015) "Pew nói.
Sự thù địch cuả chính quyền đối với các nhóm tôn giáo thường lộ ra trên các luật lệ hạn chế hoặc qua những lời phát biểu cuả các quan chức.
Pháp và Nga cho thấy có một sự tăng vọt đặc biệt, với hơn 200 "trường hợp chống lại các nhóm tôn giáo của chính phủ ". Chủ yếu là ở các đạo luật hạn chế sự thể hiện tôn giáo, như lệnh cấm burqa của Pháp hoặc việc Nga đối xử với một số người Hồi giáo và Tin Lành ( nhân chứng Jehovah) như là các phần tử cực đoan, bỏ tù họ mà không cần thủ tục.
Một số chính phủ đã hạn chế tự do tôn giáo từ rất lâu, như Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Iran, Ai Cập và Uzbekistan. Nhưng một số quốc gia khác gần đây đã cho thấy sự thù địch có nhẩy vọt, như Iraq, Eritrea, Việt Nam, và Singapore.
Một số hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo được cho là phản ứng với khủng bố. Ví dụ, phụ nữ Hồi giáo ở Cameroon và Niger không được đeo mạng che mặt sau khi các chiến binh dùng những tấm màn này để che giấu bom.
Cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thấy có sự gia tăng đáng kể về số quốc gia mà họ bị sách nhiễu. "Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì số gia tăng là lớn nhất đối với người Kitô hữu, nơi mà có đến 33 quốc gia bị liệt vào danh sách này".
Đức Bênêđíctô XVI, 90 năm làm con của Tam Nhật Phục Sinh
Vũ Văn An
21:46 15/04/2017
Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI sinh ra lúc 8 giờ 30 sáng Thứ Bẩy Tuần Thánh, việc này quả khiến ngài trở thành người con của Tam Nhật Phục Sinh. Trong hồi ký Milestone viết năm 1998, lúc còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, ngài nói tới sự quan trọng của việc được sinh ra vào Thứ Bẩy Tuần Thánh như sau:
“Tôi luôn tràn trề niềm biết ơn được thấy đời mình chìm đắm cách này trong mầu nhiệm Phục Sinh, vì điều này chỉ có thể là dấu chỉ phúc lành. Chắc chắn đó không phải là Chúa Nhật Phục Sinh mà là Thứ Bẩy Tuần Thánh, nhưng, càng suy niệm về nó, xem ra nó càng thích hợp hơn với bản chất cuộc sống con người của chúng ta: chúng ta vẫn đang chờ Phục Sinh; chúng ta vẫn chưa được đứng trong ánh sáng trọn vẹn, nhưng đang bước về nó một cách hoàn toàn tín thác”.
Thành thử điều dễ hiểu là rất nhiều tập chú đã được dành cho các suy niệm, bài giảng và trước tác của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về Phục Sinh. Nhưng không chỉ nói đến những gì thuộc bản thân ngài liên quan tới Thứ Bẩy Tuần Thánh, mà ngày này, ngày Chúa Giêsu vẫn còn nằm phía sau tảng đá lớn chặn trước cửa mồ, hoàn toàn chìm trong bóng tối, thân xác bầm dập nằm thẳng đơ trên nền đá lạnh cứng không hề biết xót thương, ngày này đem một niềm hy vọng chủ chốt đến cho các Kitô hữu, những người đang đương đầu với những thách đố của thời hiện đại. Đây là một sự thật mà nhà thần học Joseph Ratzinger dành hàng mấy thập niên để phổ biến.
Năm 1969, lúc còn là một linh mục, và là một giáo sư thần học càng ngày càng nổi tiếng, Cha Ratzinger đọc một loạt các các bài viết trên đài phát thanh về Giáo Hội mà sau đó, năm 2009, Nhà Ignatius Press ấn hành thành sách tựa là Faith and the Future (Đức Tin và Tương Lai). Bài cuối cùng tiên đoán một tương lai ảm đạm cho các Kitô hữu trong đó, ngài nói, Giáo Hội “sẽ nghèo khó và sẽ trở thành thiếu thốn… nhưng khi mọi đau khổ đã qua đi, một sức mạnh lớn sẽ xuất hiện từ một Giáo Hội tâm linh và đơn giản hơn”.
Cũng năm đó, điều ít nổi tiếng hơn là ba bài suy niệm về Thứ Bẩy Tuần Thánh, trình bầy cho ta cùng một niềm hy vọng ấy cho nhân loại, dù đang đối đầu với một thế kỷ bóng tối và thất vọng.
Trong bài suy niệm thứ nhất, Cha Ratzinger viết:
“Bóng tối thần thiêng của ngày này, của thế kỷ này, một bóng tối đang càng ngày càng trở thành một Thứ Bẩy Tuần Thánh dài, đang nói với lương tâm ta. Đây là một trong các ưu tư của ta. Cái chết của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, đồng thời, cũng nói lên tình liên đới triệt để của Người với chúng ta. Mầu nhiệm tối tăm nhất của đức tin, đồng thời, cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất chỉ niềm hy vọng bất tận. Và còn hơn thế nữa: chỉ qua sự thất bại của Thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ qua sự im lặng của cái chết hôm Thứ Bẩy Tuần Thánh, các môn đệ mới có khả năng được dẫn tới việc hiểu hết mọi điều Chúa Giêsu thực sự là và mọi ý nghĩa thực sự trong sứ điệp của Người. Thiên Chúa phải chết cho họ để Người thực sự sống trong họ”.
Khoảng 40 năm sau, vào tháng Năm năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện cuộc tông du Turin, Ý. Lúc đó, ngài vẫn còn suy nghĩ về Thứ Bẩy Tuần Thánh, và ngài sử dụng cuộc tông du này để suy niệm về Khăn Liệm Thánh và ý nghĩa của nó đối với con người hiện đại, đang mất hút trong cô đơn và thất vọng.
Ngài nói tại Turin: “việc giấu mặt của Thiên Chúa là một phần trong linh đạo của con người đương thời, một cách hiện sinh gần như vô thức, giống khoảng trống trong trái tim, một khoảng trống tiếp tục lớn lên, lớn lên mãi… Sau hai cuộc thế chiến, các trại tập trung và gulag, Hiroshima và Nagasaki, thời chúng ta càng ngày càng trở nên một Thứ Bẩy Tuần Thánh: bóng tối của ngày này thách thức mọi người đang thắc mắc về cuộc đời, và nó đặc biệt thách thức các tín hữu chúng ta”.
Cũng tại Turin, trước Khăn Liệm Thánh, Đức Giáo Hoàng và là một thần học gia còn suy niệm về một trong các lời dạy khác của Giáo Hội về Thứ Bẩy Tuần Thánh, một giáo huấn mãi mãi có liên hệ tới thân phận con người: Chúa xuống địa ngục (hell).
“Trong ‘thời-quá-thời’ (time-beyond-time) này, Chúa Giêsu Kitô ‘xuống cõi chết’, các chữ này có nghĩa gì? Chúng có nghĩa: Thiên Chúa, sau khi tự ý làm người, đã đi tới chỗ bước vào cõi cô đơn cực kỳ nhất và tuyệt đối nhất của con người, nơi, không một tia sáng yêu thương nào lọt vào, nơi việc bỏ rơi hoàn toàn thống trị, không một lời an ủi: ‘địa ngục’. Bằng cách lưu lại cõi chết, Chúa Giêsu Kitô đã vượt qua chiếc cửa của cô đơn cùng cực này để dẫn cả chúng ta nữa cũng vượt qua nó với Người. Ở một điểm nào đó, tất cả chúng ta đều cảm nhận cái cảm giác hãi hùng bị bỏ rơi, và đó là điều chúng ta sợ nhất về cái chết, giống hệt như lúc còn là trẻ nhỏ, chúng ta sợ ở một mình trong bóng tối và chỉ có thể yên lòng nhờ có sự hiện diện của một người yêu thương chúng ta. Vâng, đó chính là điều đã xẩy ra ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh: tiếng Thiên Chúa vang động trong cõi chết. Một chuyện không thể tưởng tượng được đã xẩy ra: đó là, Tình Yêu đã xuyên thủng ‘địa ngục’. Ngay trong cái tối tăm cùng cực của cõi cô đơn tuyệt đối nhất của con người, chúng ta cũng có thể nghe thấy một giọng nói kêu gọi chúng ta và tìm được một bàn tay nắm lấy tay chúng ta và dẫn chúng ta ra khỏi. Con người nhân bản sống được là nhờ họ được yêu thương và có khả năng yêu thương; và nếu tình yêu đã xuyên thủng cõi chết, thì sự sống cũng ùa vào đó được. Trong những giờ khắc cô đơn hơn hết, chúng ta cũng không ở một mình: Passio Christi. Passio hominis (Thống khổ của Chúa Kitô. Thống khổ của con người)”.
Người con sinh ra ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh đã được mầu nhiệm của ngày này lên khuôn suốt 90 năm qua.
Giống mọi người chúng ta, ngài vẫn chưa đứng trong ánh sáng trọn vẹn của ngày Phục Sinh; nhưng không như phần nhiều chúng ta, ngài thực sự đang bước về nó một cách tín thác hoàn toàn.
Xin chúc Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô một sinh nhật hạnh phúc! Ad multos annos (trường thọ)!
“Tôi luôn tràn trề niềm biết ơn được thấy đời mình chìm đắm cách này trong mầu nhiệm Phục Sinh, vì điều này chỉ có thể là dấu chỉ phúc lành. Chắc chắn đó không phải là Chúa Nhật Phục Sinh mà là Thứ Bẩy Tuần Thánh, nhưng, càng suy niệm về nó, xem ra nó càng thích hợp hơn với bản chất cuộc sống con người của chúng ta: chúng ta vẫn đang chờ Phục Sinh; chúng ta vẫn chưa được đứng trong ánh sáng trọn vẹn, nhưng đang bước về nó một cách hoàn toàn tín thác”.
Thành thử điều dễ hiểu là rất nhiều tập chú đã được dành cho các suy niệm, bài giảng và trước tác của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về Phục Sinh. Nhưng không chỉ nói đến những gì thuộc bản thân ngài liên quan tới Thứ Bẩy Tuần Thánh, mà ngày này, ngày Chúa Giêsu vẫn còn nằm phía sau tảng đá lớn chặn trước cửa mồ, hoàn toàn chìm trong bóng tối, thân xác bầm dập nằm thẳng đơ trên nền đá lạnh cứng không hề biết xót thương, ngày này đem một niềm hy vọng chủ chốt đến cho các Kitô hữu, những người đang đương đầu với những thách đố của thời hiện đại. Đây là một sự thật mà nhà thần học Joseph Ratzinger dành hàng mấy thập niên để phổ biến.
Năm 1969, lúc còn là một linh mục, và là một giáo sư thần học càng ngày càng nổi tiếng, Cha Ratzinger đọc một loạt các các bài viết trên đài phát thanh về Giáo Hội mà sau đó, năm 2009, Nhà Ignatius Press ấn hành thành sách tựa là Faith and the Future (Đức Tin và Tương Lai). Bài cuối cùng tiên đoán một tương lai ảm đạm cho các Kitô hữu trong đó, ngài nói, Giáo Hội “sẽ nghèo khó và sẽ trở thành thiếu thốn… nhưng khi mọi đau khổ đã qua đi, một sức mạnh lớn sẽ xuất hiện từ một Giáo Hội tâm linh và đơn giản hơn”.
Cũng năm đó, điều ít nổi tiếng hơn là ba bài suy niệm về Thứ Bẩy Tuần Thánh, trình bầy cho ta cùng một niềm hy vọng ấy cho nhân loại, dù đang đối đầu với một thế kỷ bóng tối và thất vọng.
Trong bài suy niệm thứ nhất, Cha Ratzinger viết:
“Bóng tối thần thiêng của ngày này, của thế kỷ này, một bóng tối đang càng ngày càng trở thành một Thứ Bẩy Tuần Thánh dài, đang nói với lương tâm ta. Đây là một trong các ưu tư của ta. Cái chết của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, đồng thời, cũng nói lên tình liên đới triệt để của Người với chúng ta. Mầu nhiệm tối tăm nhất của đức tin, đồng thời, cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất chỉ niềm hy vọng bất tận. Và còn hơn thế nữa: chỉ qua sự thất bại của Thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ qua sự im lặng của cái chết hôm Thứ Bẩy Tuần Thánh, các môn đệ mới có khả năng được dẫn tới việc hiểu hết mọi điều Chúa Giêsu thực sự là và mọi ý nghĩa thực sự trong sứ điệp của Người. Thiên Chúa phải chết cho họ để Người thực sự sống trong họ”.
Khoảng 40 năm sau, vào tháng Năm năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện cuộc tông du Turin, Ý. Lúc đó, ngài vẫn còn suy nghĩ về Thứ Bẩy Tuần Thánh, và ngài sử dụng cuộc tông du này để suy niệm về Khăn Liệm Thánh và ý nghĩa của nó đối với con người hiện đại, đang mất hút trong cô đơn và thất vọng.
Ngài nói tại Turin: “việc giấu mặt của Thiên Chúa là một phần trong linh đạo của con người đương thời, một cách hiện sinh gần như vô thức, giống khoảng trống trong trái tim, một khoảng trống tiếp tục lớn lên, lớn lên mãi… Sau hai cuộc thế chiến, các trại tập trung và gulag, Hiroshima và Nagasaki, thời chúng ta càng ngày càng trở nên một Thứ Bẩy Tuần Thánh: bóng tối của ngày này thách thức mọi người đang thắc mắc về cuộc đời, và nó đặc biệt thách thức các tín hữu chúng ta”.
Cũng tại Turin, trước Khăn Liệm Thánh, Đức Giáo Hoàng và là một thần học gia còn suy niệm về một trong các lời dạy khác của Giáo Hội về Thứ Bẩy Tuần Thánh, một giáo huấn mãi mãi có liên hệ tới thân phận con người: Chúa xuống địa ngục (hell).
“Trong ‘thời-quá-thời’ (time-beyond-time) này, Chúa Giêsu Kitô ‘xuống cõi chết’, các chữ này có nghĩa gì? Chúng có nghĩa: Thiên Chúa, sau khi tự ý làm người, đã đi tới chỗ bước vào cõi cô đơn cực kỳ nhất và tuyệt đối nhất của con người, nơi, không một tia sáng yêu thương nào lọt vào, nơi việc bỏ rơi hoàn toàn thống trị, không một lời an ủi: ‘địa ngục’. Bằng cách lưu lại cõi chết, Chúa Giêsu Kitô đã vượt qua chiếc cửa của cô đơn cùng cực này để dẫn cả chúng ta nữa cũng vượt qua nó với Người. Ở một điểm nào đó, tất cả chúng ta đều cảm nhận cái cảm giác hãi hùng bị bỏ rơi, và đó là điều chúng ta sợ nhất về cái chết, giống hệt như lúc còn là trẻ nhỏ, chúng ta sợ ở một mình trong bóng tối và chỉ có thể yên lòng nhờ có sự hiện diện của một người yêu thương chúng ta. Vâng, đó chính là điều đã xẩy ra ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh: tiếng Thiên Chúa vang động trong cõi chết. Một chuyện không thể tưởng tượng được đã xẩy ra: đó là, Tình Yêu đã xuyên thủng ‘địa ngục’. Ngay trong cái tối tăm cùng cực của cõi cô đơn tuyệt đối nhất của con người, chúng ta cũng có thể nghe thấy một giọng nói kêu gọi chúng ta và tìm được một bàn tay nắm lấy tay chúng ta và dẫn chúng ta ra khỏi. Con người nhân bản sống được là nhờ họ được yêu thương và có khả năng yêu thương; và nếu tình yêu đã xuyên thủng cõi chết, thì sự sống cũng ùa vào đó được. Trong những giờ khắc cô đơn hơn hết, chúng ta cũng không ở một mình: Passio Christi. Passio hominis (Thống khổ của Chúa Kitô. Thống khổ của con người)”.
Người con sinh ra ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh đã được mầu nhiệm của ngày này lên khuôn suốt 90 năm qua.
Giống mọi người chúng ta, ngài vẫn chưa đứng trong ánh sáng trọn vẹn của ngày Phục Sinh; nhưng không như phần nhiều chúng ta, ngài thực sự đang bước về nó một cách tín thác hoàn toàn.
Xin chúc Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô một sinh nhật hạnh phúc! Ad multos annos (trường thọ)!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Phước Điền Tây Ninh Ngắm Đàng Thánh Giá Trọng Thể
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:04 15/04/2017
Giáo Xứ Phước Điền Ngắm Đàng Thánh Giá Trọng Thể – Nghi Thức Chịu Nạn
Hôm nay ngày đại tang của Hội Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu khổ hình và bị đóng đinh trên thập giá. Khi giữ thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh vào cây thập giá, chúng ta cảm nhận thấm thía những lời Người đã nói trong Tiệc ly: “Đây là máu Giao ước của Thầy, đổ ra cho muôn người”. Cái chết của Chúa Kitô gợi lên sự tích tụ của đau thương và sự dữ đè nặng lên nhân loại mọi thời: cái chết, lòng hận thù, bạo lực, tất cả đang nhuộm máu trái đất. Cuộc khổ nạn của Chúa đang tiếp diễn trong những nỗi khổ đau của con người.
Xem hình
Vào lúc 17h45 ngày Thứ Sáu Tuần thánh ngày 14.4.2017, toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phước Điền đã tề tựu về ngôi Thánh Đường và cùng nhau ngắm những chặng đường Thánh Giá mà Chúa đã đi qua. Một không khí thật trang nghiêm và sốt mến.
Nếu Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày buồn thảm, thì cũng ngày này lại giúp chấn hưng niềm tin, củng cố niềm trông cậy và lòng can đảm để mỗi người vác Thánh Giá của mình với lòng khiêm nhường, biết từ bỏ và tín thác nơi Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con được đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang”
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói: Không thể có một Kitô giáo mà không có đổ máu. Đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại, nhưng qua hiến lễ Thập giá của Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh đã được khai sinh và nhân loại bước vào cuộc sống mới. Trong giây phút thiêng liêng và lắng đọng này, cộng đoàn chúng ta cùng nhau bước theo Chúa Giêsu trên đường Thập giá của Người. Đó là đường tình yêu tự hiến của Thầy Chí Thánh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dìm chúng con vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, xin chỉ cho chúng con biết con đường nào Chúa đã đi qua và con đường nào chúng con cần bước tới.
Sau 14 chặng đàng thánh giá, cộng đoàn tiến vào nhà thờ để tham dự nghi thức Suy tôn Thánh giá.
Qua bài Thương Khó: (Ga 18, 1-19, 42), Cha chánh xứ kính thờ Thánh Giá, và hôn chân Chúa, sau đến Quý Tu sĩ, các em lễ sinh, Ban hành giáo. Vì giáo dân đông, nên mọi người hôn chân Chúa sau phần Hiệp lễ.
Hôn chân Chúa, chính là cử chỉ của mỗi Kitô hữu khi sấp mình thờ lạy Chúa với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ. Đền tạ vì tội lỗi mình mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà con người được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho nhân loại. Xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, can đảm, gắng sức đứng dạy tiếp tục vác lấy thập giá của chính mình cũng như của anh chị em đau khổ và đi đến cùng con đường tình yêu, thấm đượm lòng thương xót mà Chúa đã đi và nêu gương cho chúng con.
GIUSE NGUYỄN HỮU LỘC – BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Hôm nay ngày đại tang của Hội Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu khổ hình và bị đóng đinh trên thập giá. Khi giữ thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh vào cây thập giá, chúng ta cảm nhận thấm thía những lời Người đã nói trong Tiệc ly: “Đây là máu Giao ước của Thầy, đổ ra cho muôn người”. Cái chết của Chúa Kitô gợi lên sự tích tụ của đau thương và sự dữ đè nặng lên nhân loại mọi thời: cái chết, lòng hận thù, bạo lực, tất cả đang nhuộm máu trái đất. Cuộc khổ nạn của Chúa đang tiếp diễn trong những nỗi khổ đau của con người.
Xem hình
Vào lúc 17h45 ngày Thứ Sáu Tuần thánh ngày 14.4.2017, toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phước Điền đã tề tựu về ngôi Thánh Đường và cùng nhau ngắm những chặng đường Thánh Giá mà Chúa đã đi qua. Một không khí thật trang nghiêm và sốt mến.
Nếu Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày buồn thảm, thì cũng ngày này lại giúp chấn hưng niềm tin, củng cố niềm trông cậy và lòng can đảm để mỗi người vác Thánh Giá của mình với lòng khiêm nhường, biết từ bỏ và tín thác nơi Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con được đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang”
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói: Không thể có một Kitô giáo mà không có đổ máu. Đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại, nhưng qua hiến lễ Thập giá của Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh đã được khai sinh và nhân loại bước vào cuộc sống mới. Trong giây phút thiêng liêng và lắng đọng này, cộng đoàn chúng ta cùng nhau bước theo Chúa Giêsu trên đường Thập giá của Người. Đó là đường tình yêu tự hiến của Thầy Chí Thánh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dìm chúng con vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, xin chỉ cho chúng con biết con đường nào Chúa đã đi qua và con đường nào chúng con cần bước tới.
Sau 14 chặng đàng thánh giá, cộng đoàn tiến vào nhà thờ để tham dự nghi thức Suy tôn Thánh giá.
Qua bài Thương Khó: (Ga 18, 1-19, 42), Cha chánh xứ kính thờ Thánh Giá, và hôn chân Chúa, sau đến Quý Tu sĩ, các em lễ sinh, Ban hành giáo. Vì giáo dân đông, nên mọi người hôn chân Chúa sau phần Hiệp lễ.
Hôn chân Chúa, chính là cử chỉ của mỗi Kitô hữu khi sấp mình thờ lạy Chúa với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ. Đền tạ vì tội lỗi mình mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà con người được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho nhân loại. Xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, can đảm, gắng sức đứng dạy tiếp tục vác lấy thập giá của chính mình cũng như của anh chị em đau khổ và đi đến cùng con đường tình yêu, thấm đượm lòng thương xót mà Chúa đã đi và nêu gương cho chúng con.
GIUSE NGUYỄN HỮU LỘC – BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Giáo xứ Phong Cốc Tây Ninh: Diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:19 15/04/2017
Giáo xứ Phong Cốc: Diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46).
Vào lúc 20g00 thứ Sáu 14.04.2017, giáo xứ Phong Cốc; hạt Tây Ninh đã tổ chức buổi diễn nguyện Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu. Một số sự kiện đặc biệt trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu nơi trần thế được tái diễn.
Xem Hình
Cuộc diễn nguyện diễn ra dưới sự chỉ đạo của Cha Dom Lương Đức Toàn – Chánh xứ, Ông Giuse Nguyễn Bá Hùng. Và theo Ông Hùng thì: “ diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu vào tối Thứ sáu tuần thánh” là nét đẹp truyền thống hằng năm của Giáo xứ. và Ông Hùng cũng nói thêm: các diễn viên vào vai Chúa Giêsu cùng quân lính Lamã do các bạn giới trẻ đảm nhận; Mẹ Maria do các chị em Hiền mẩu phụ trách; cùng các ban ngành đoàn thể khác cùng tham diễn.
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu được bắt đầu từ Nhà Nguyện Sen Hồ cách nhà thờ Giáo xứ gần 03 km theo trục lộ chính từ Tp Tây Ninh lên Thị Trấn Châu Thành.
Ai trong chúng ta đều biết trong kính thánh viết, thì: Con Một Thiên Chúa mang thân phận con người với tên Giêsu. Ngài đã cô đơn đổ mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu như bị bỏ rơi, chấp nhận hóa thân mình nên thần lương cho nhân loại, bị chính môn đệ phản bội nộp thầy cho quân dữ, bị đứng trước vành móng ngựa, nghe bản cáo trạng hàm oan, rồi lại nghe tuyên án tử hình, chịu vác thập giá, đánh đòn, đội mão gai, té ngã trên đường lên Núi Sọ, và cuối cùng, chịu đóng đinh và chết thật. Trên đường lên đồi Gôn-gô-tha, dưới sức nặng của cây Thập giá, Chúa Giêsu ngã xuống đất. Trong ánh mắt người đời, Thiên Chúa đã ngã quỵ trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã chết trong thất bại của Đức Giêsu. Dưới áp lực của sự ác lan tràn trong xã hội, len lỏi vào tận cấm địa của niềm tin, người Kitô hữu dễ dàng thốt lên đầy nghi nan và thất vọng: “Lạy Chúa, Ngài ở đâu?”.
Thế nhưng, tội lỗi của con người không thể làm hư chương trình của Thiên Chúa. Cho đến tận cùng, Chúa làm những gì có thể làm được để thức tỉnh người tội lỗi. Chúa hành xử với mỗi người một cách khác nhau, ngấm ngầm, âm thầm với Giuđa và công khai với Phêrô. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là quyết định tự do của con người. Giuđa mở tâm hồn, đón nhận Satan, từ bỏ ánh sáng, tự ý bước vào trong tối tăm và càng ngày càng lún sâu vào đó cho đến mức tuyệt vọng, vì trong tâm hồn ông không còn chút tình yêu nào đối với Chúa nữa. Phêrô cũng sẽ sa ngã, nhưng tình yêu Chúa nơi ông giúp ông ăn năn trở lại, bắt gặp cái nhìn của Chúa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những con người kiên trì dấn bước theo Chúa. Họ là ai? Hình ảnh Mẹ Maria đã làm mọi người xúc động. Xúc động không chỉ vì tình cảm mẫu tử thiêng liêng, nhưng từ trong cảm thức sâu xa, mọi người nhận ra thái độ “Xin Vâng” của Mẹ. Vâng! Chính trong những khoảnh khắc cuối đời của Chúa Giêsu mà lời “Xin Vâng” của Mẹ trong ngày Truyền Tin trở nên trọn vẹn ý nghĩa!!! Cũng chính trong những giờ phút nghiệt ngã này, Gioan - người môn đệ Chúa yêu - vẫn lặng lẽ theo Thầy. Bên cạnh đó, một Simon vác đỡ Thánh giá với Chúa và những người phụ nữ bước theo chân Chúa để an ủi và chia sẻ nỗi đau đớn cùng cực với Ngài, như bà Veronica chen vào quân dữ để trao khăn cho Chúa lọt mặt in hình tượng vào khăn.
Thật sự, qua xem Diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa tại Giáo xứ Phong Cốc mới thấy được gì Tội lỗi của nhân loại mà Chúa phải đau khổ và tủi hổ như thế nào? Những cái đánh roi dọt vung thẳng vào người của Chúa; những cú ngã do bị đạp té trên đường lộ dầu thấy mới đau làm sao? Và không có tủi nhục nào hơn cái tủi nhục của hàng trăm hàng ngàn người đi đường trên Quốc lộ nhìn thấy. Phải chăng do các Diễn viên diễn xuất quá hay hay là thật sự đó là sự thật mà Chúa phải chịu trên đường vác Thánh giá gì tội lỗi của Nhân loại?
Chương trình đêm diễn nguyện được kết thúc với ghi thức táng xác Chúa vào huyệt đá mới cùng với việc Hôn Chân Chúa, sau phần tháo đinh Chúa và kiệu xung quanh nhà thờ.
Lạy Chúa Giêsu! xin cho chúng con biết vượt qua đau khổ để tiến bước với Chúa trên đường nhân đức. Đồng thời, xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương và trở thành những chứng nhân của Chúa giống như Bà thánh Maria Mađalêna, một người đã nghe lời Chúa giáo huấn mà rũ bỏ quá khứ tội lỗi.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường
“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46).
Vào lúc 20g00 thứ Sáu 14.04.2017, giáo xứ Phong Cốc; hạt Tây Ninh đã tổ chức buổi diễn nguyện Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu. Một số sự kiện đặc biệt trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu nơi trần thế được tái diễn.
Xem Hình
Cuộc diễn nguyện diễn ra dưới sự chỉ đạo của Cha Dom Lương Đức Toàn – Chánh xứ, Ông Giuse Nguyễn Bá Hùng. Và theo Ông Hùng thì: “ diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu vào tối Thứ sáu tuần thánh” là nét đẹp truyền thống hằng năm của Giáo xứ. và Ông Hùng cũng nói thêm: các diễn viên vào vai Chúa Giêsu cùng quân lính Lamã do các bạn giới trẻ đảm nhận; Mẹ Maria do các chị em Hiền mẩu phụ trách; cùng các ban ngành đoàn thể khác cùng tham diễn.
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu được bắt đầu từ Nhà Nguyện Sen Hồ cách nhà thờ Giáo xứ gần 03 km theo trục lộ chính từ Tp Tây Ninh lên Thị Trấn Châu Thành.
Ai trong chúng ta đều biết trong kính thánh viết, thì: Con Một Thiên Chúa mang thân phận con người với tên Giêsu. Ngài đã cô đơn đổ mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu như bị bỏ rơi, chấp nhận hóa thân mình nên thần lương cho nhân loại, bị chính môn đệ phản bội nộp thầy cho quân dữ, bị đứng trước vành móng ngựa, nghe bản cáo trạng hàm oan, rồi lại nghe tuyên án tử hình, chịu vác thập giá, đánh đòn, đội mão gai, té ngã trên đường lên Núi Sọ, và cuối cùng, chịu đóng đinh và chết thật. Trên đường lên đồi Gôn-gô-tha, dưới sức nặng của cây Thập giá, Chúa Giêsu ngã xuống đất. Trong ánh mắt người đời, Thiên Chúa đã ngã quỵ trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã chết trong thất bại của Đức Giêsu. Dưới áp lực của sự ác lan tràn trong xã hội, len lỏi vào tận cấm địa của niềm tin, người Kitô hữu dễ dàng thốt lên đầy nghi nan và thất vọng: “Lạy Chúa, Ngài ở đâu?”.
Thế nhưng, tội lỗi của con người không thể làm hư chương trình của Thiên Chúa. Cho đến tận cùng, Chúa làm những gì có thể làm được để thức tỉnh người tội lỗi. Chúa hành xử với mỗi người một cách khác nhau, ngấm ngầm, âm thầm với Giuđa và công khai với Phêrô. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là quyết định tự do của con người. Giuđa mở tâm hồn, đón nhận Satan, từ bỏ ánh sáng, tự ý bước vào trong tối tăm và càng ngày càng lún sâu vào đó cho đến mức tuyệt vọng, vì trong tâm hồn ông không còn chút tình yêu nào đối với Chúa nữa. Phêrô cũng sẽ sa ngã, nhưng tình yêu Chúa nơi ông giúp ông ăn năn trở lại, bắt gặp cái nhìn của Chúa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những con người kiên trì dấn bước theo Chúa. Họ là ai? Hình ảnh Mẹ Maria đã làm mọi người xúc động. Xúc động không chỉ vì tình cảm mẫu tử thiêng liêng, nhưng từ trong cảm thức sâu xa, mọi người nhận ra thái độ “Xin Vâng” của Mẹ. Vâng! Chính trong những khoảnh khắc cuối đời của Chúa Giêsu mà lời “Xin Vâng” của Mẹ trong ngày Truyền Tin trở nên trọn vẹn ý nghĩa!!! Cũng chính trong những giờ phút nghiệt ngã này, Gioan - người môn đệ Chúa yêu - vẫn lặng lẽ theo Thầy. Bên cạnh đó, một Simon vác đỡ Thánh giá với Chúa và những người phụ nữ bước theo chân Chúa để an ủi và chia sẻ nỗi đau đớn cùng cực với Ngài, như bà Veronica chen vào quân dữ để trao khăn cho Chúa lọt mặt in hình tượng vào khăn.
Thật sự, qua xem Diễn nguyện cuộc khổ nạn của Chúa tại Giáo xứ Phong Cốc mới thấy được gì Tội lỗi của nhân loại mà Chúa phải đau khổ và tủi hổ như thế nào? Những cái đánh roi dọt vung thẳng vào người của Chúa; những cú ngã do bị đạp té trên đường lộ dầu thấy mới đau làm sao? Và không có tủi nhục nào hơn cái tủi nhục của hàng trăm hàng ngàn người đi đường trên Quốc lộ nhìn thấy. Phải chăng do các Diễn viên diễn xuất quá hay hay là thật sự đó là sự thật mà Chúa phải chịu trên đường vác Thánh giá gì tội lỗi của Nhân loại?
Chương trình đêm diễn nguyện được kết thúc với ghi thức táng xác Chúa vào huyệt đá mới cùng với việc Hôn Chân Chúa, sau phần tháo đinh Chúa và kiệu xung quanh nhà thờ.
Lạy Chúa Giêsu! xin cho chúng con biết vượt qua đau khổ để tiến bước với Chúa trên đường nhân đức. Đồng thời, xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương và trở thành những chứng nhân của Chúa giống như Bà thánh Maria Mađalêna, một người đã nghe lời Chúa giáo huấn mà rũ bỏ quá khứ tội lỗi.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường
Giáo xứ Mai Khôi Sàigòn : Chúa Kitô từ danh hoạ Nguyễn Gia Trí phục sinh khải hoàn
Lê Đình Thông
08:47 15/04/2017
GIÁO XỨ MAI KHÔI SAIGON : CHÚA KITÔ TỪ DANH
HỌA CỦA NGUYỄN GIA TRÍ PHỤC SINH KHẢI HOÀN
Nhà thờ Mai Khôi đường Tú Xương Saigon có chiều kích siêu nhiên rộng lớn. Các nghi thức phụng vụ tuy vẫn giữ nguyên ý nghĩa thần học, nhưng đậm nét dân tộc. Chính nơi đây, cộng đoàn hướng cung thánh nhớ lại bức tranh sơn mài Giáng sinh năm xưa của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí để cầu nguyện cho Hội thánh, cho đất nước và cho từng nhà. Nhà họa sĩ tài hoa dùng chất liệu sơn mài của mỹ thuật của đất nước để thể hiện Hài Nhi Giáng Sinh trong máng cỏ thôn làng. Thánh cả Giuse, Đức Mẹ, ba thiên thần và các bô lão đến kính viếng đểu mặc quốc phục. Từ liếp tranh che sương khuya, cỏ tranh sưới ấm tâm can còn lóe lên sắc vàng Thiên quốc. Chính từ máng cỏ dân gian, trong lễ canh thức ngày 16/04/2017, Chúa Kitô đã phục sinh khải hoàn.
Sau tiềng cồng bản làng, linh mục chính xứ Trần Thanh Long và các cha đồng tế tiến lên cung thánh. Lời sứ thần trên bức vẽ : Hodie pax vera de celo descendit mang ý nghĩa xuống thế được ca đoàn Mai Khôi chuyển thành lên trời Phục sinh khải hoàn : Hodie resurrexit leo fortis, Christus filius Dei.
Trong bài giảng, linh mục Đỗ Xuân Quế đã diễn giảng ý nghĩa phục sinh, vừa là truyền thống thần học, lại vừa có những luận cứ chứng minh xác đáng, theo tinh thần khoa học.
Nội dung bài giảng của linh mục Đỗ Xuân Quế và cũng là thi nhân như sau :
‘‘Ở Âu Châu, lễ Phục Sinh thường diễn ra vào đầu mùa xuân. Lúc ây cỏ cây bắt đầu đâm hoa trổ lá và tạo nên môt cảnh sắc mới xinh tươi làm cho người ta liên tưởng đến sự sống từ mùa đông ảm đạm đến mùa xuân tưng bừng. Phục Sinh, Chúa sống lại và vạn vật cũng được cùng sống lại với Người.
Tuy ý nghĩa là thế mà sự việc diễn ra chung quanh cuộc sống lại của Chúa xem ra lại quá ư bình thường. Sở dĩ nói được như thế là dựa vào bài tường thuật về biến cố trọng đại này trong bài tường thuật theo Tin Mừng thánh Gioan chúng ta vừa mới nghe, qua khung cảnh và ba nhân vật được nói đến là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Tồng Đồ Trưởng Phê-rô và người môn đệ được Đức Giê-su thương mến.
“Sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Ngườii ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu.” (Ga 20,1)
Ý nghĩ đầu tiên của bà không phải là Chúa đã sống lại, ra khỏi mồ mà là “người ta đã đem Chúa đi”. Người ta ở đây là kiểu nói trống, không chỉ rõ ai, có thể là người của các Trưởng Tế, có thể là lính gác mồ, có thể là ai khác. Trong đầu óc của bà lúc bấy giờ, ý tưởng về Chúa sống lại còn xa lạ. Bà cũng như nhiều người khác, nếu có ai đến, thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, thì khó mà không nghĩ rằng xác đã được đem đi.
“Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải ở đó, nhưng không vào.” (Ga 20,3)
“Người môn đệ kia”nói ở đây chính là Tông Đồ Gio-an. Ông còn trẻ lại độc thân nên chạy mau hơn ông Phê-rô Nếu để ý, người ta thấy rõ con người của ông trong tình cảnh này. Ông đến trước nhưng không vào, chỉ đứng cúi nhìn và thấy những băng vải còn ở đó. Sở dĩ ông không vào ngay là vì kính nể vị thế của Tông Đồ Phê-rô. Dù sao ông Phê-rô cũng lớn hơn và có quyền hành nơi các Tông Đồ hơn ông. Đàng khác, vì khiêm tốn và không hám danh là người đầu tiên bước vào mộ trống, ông cúi xuống nhìnvà thấy những “băng vải còn ở đó”. Thế nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là người mang những băng vải không còn ở đó nữa. Băng vải còn ở đó là một điều lạ khiến người ta phải nghĩ rằng nếu có ai đến đem xác đi, thì chắc phải lén lút và vội vàng chứ đâu có thời giờ để tháo các băng vài ra, để lại rồi mới mang xác đi, như các Thượng Tế xúi bẩy các lính canh khi hứa cho họ một số tiền lớn : “Các anh hãy nói như thế này : Ban đêm, đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.” (Mt 28,12)
“Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn phủ đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.” (Ga 20,6-7)
Đây lại thêm một bằng chứng nữa khiến người ta khó có thể nghĩ rằng kẻ trộm đã đến lấy xác Đức Giê-su đem đi. Trộm thì phải vội, làm sao có đủ thời giờ để xếp đâu vào đấy các băng vải và khăn phủ đầu mà không sợ bị phát giác, nếu không làm cho mau lẹ.
“Bấy giờ. người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20,8-9)
Người “môn đệ kia” đã thấy và đã tin. Ông đã thấy gì ? Thưa trước hết là những băng vài và sau là tấm khăn phủ đầu được cuốn lại và để riêng ra một nơi. Ông đã tin gì ? Thưa tin Đức Giê-su từ trong kẻ chết đã sống lại.
Bài tường thuật ngày Chúa sống lại đơn sơ chỉ có thê, nhưng ý nghĩa thì thật là cao cả và rộng lớn : cao cả vì Chúa đã sống lại hiển vinh, chiến thắng tử thần, và rộng lớn vì nhờ sự sống lại của Người, những ai tin vàoNgười sẽ được sống muôn đời.
Người ta thường dựa vào mồ trống để nói rằng Chúa đã sống lại. Nhung mồ trống không phải là một bằng chứng quyết định về việc Chúa sống lại cho bằng lời Kinh Thánh dạy rằng “Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết”. Chúa sống lại là tín điều căn bản cho chúng ta dựa vào, để hy vọng được sống muôn đời,như thánh Phao-lô nói : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” ….Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (Ga 20, 16-17…18
v
Nhà thờ Mai Khôi nằm giữa khu phố Tú Xương thanh lịch và khu Bàn Cờ, Vườn Chuối dân giã. Trong ngôi thánh đường dòng Đa Minh, nghi thức phụng vụ, phần chia sẻ lời Chúa và các bài thánh ca nói lên nét đặc thù địa lý vừa kể. Tất cả là gạch nối tổng hợp giữa thần học và văn học của các cha dòng Thuyết giáo. Tinh thần đó còn được thể hiện qua bức tranh sơn mài của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí đã ngự trên cung thánh nhà thờ Mai Khôi rất lâu, trước khi biệt tích, chỉ để lại hoài niệm một thời vàng son, căn nhà tuy nhỏ mà tình cha con thì lớn lao .
Lê Đình Thông
HỌA CỦA NGUYỄN GIA TRÍ PHỤC SINH KHẢI HOÀN
Sau tiềng cồng bản làng, linh mục chính xứ Trần Thanh Long và các cha đồng tế tiến lên cung thánh. Lời sứ thần trên bức vẽ : Hodie pax vera de celo descendit mang ý nghĩa xuống thế được ca đoàn Mai Khôi chuyển thành lên trời Phục sinh khải hoàn : Hodie resurrexit leo fortis, Christus filius Dei.
Trong bài giảng, linh mục Đỗ Xuân Quế đã diễn giảng ý nghĩa phục sinh, vừa là truyền thống thần học, lại vừa có những luận cứ chứng minh xác đáng, theo tinh thần khoa học.
Nội dung bài giảng của linh mục Đỗ Xuân Quế và cũng là thi nhân như sau :
‘‘Ở Âu Châu, lễ Phục Sinh thường diễn ra vào đầu mùa xuân. Lúc ây cỏ cây bắt đầu đâm hoa trổ lá và tạo nên môt cảnh sắc mới xinh tươi làm cho người ta liên tưởng đến sự sống từ mùa đông ảm đạm đến mùa xuân tưng bừng. Phục Sinh, Chúa sống lại và vạn vật cũng được cùng sống lại với Người.
Tuy ý nghĩa là thế mà sự việc diễn ra chung quanh cuộc sống lại của Chúa xem ra lại quá ư bình thường. Sở dĩ nói được như thế là dựa vào bài tường thuật về biến cố trọng đại này trong bài tường thuật theo Tin Mừng thánh Gioan chúng ta vừa mới nghe, qua khung cảnh và ba nhân vật được nói đến là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Tồng Đồ Trưởng Phê-rô và người môn đệ được Đức Giê-su thương mến.
“Sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Ngườii ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu.” (Ga 20,1)
Ý nghĩ đầu tiên của bà không phải là Chúa đã sống lại, ra khỏi mồ mà là “người ta đã đem Chúa đi”. Người ta ở đây là kiểu nói trống, không chỉ rõ ai, có thể là người của các Trưởng Tế, có thể là lính gác mồ, có thể là ai khác. Trong đầu óc của bà lúc bấy giờ, ý tưởng về Chúa sống lại còn xa lạ. Bà cũng như nhiều người khác, nếu có ai đến, thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, thì khó mà không nghĩ rằng xác đã được đem đi.
“Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải ở đó, nhưng không vào.” (Ga 20,3)
“Người môn đệ kia”nói ở đây chính là Tông Đồ Gio-an. Ông còn trẻ lại độc thân nên chạy mau hơn ông Phê-rô Nếu để ý, người ta thấy rõ con người của ông trong tình cảnh này. Ông đến trước nhưng không vào, chỉ đứng cúi nhìn và thấy những băng vải còn ở đó. Sở dĩ ông không vào ngay là vì kính nể vị thế của Tông Đồ Phê-rô. Dù sao ông Phê-rô cũng lớn hơn và có quyền hành nơi các Tông Đồ hơn ông. Đàng khác, vì khiêm tốn và không hám danh là người đầu tiên bước vào mộ trống, ông cúi xuống nhìnvà thấy những “băng vải còn ở đó”. Thế nghĩa là gì ? Thưa nghĩa là người mang những băng vải không còn ở đó nữa. Băng vải còn ở đó là một điều lạ khiến người ta phải nghĩ rằng nếu có ai đến đem xác đi, thì chắc phải lén lút và vội vàng chứ đâu có thời giờ để tháo các băng vài ra, để lại rồi mới mang xác đi, như các Thượng Tế xúi bẩy các lính canh khi hứa cho họ một số tiền lớn : “Các anh hãy nói như thế này : Ban đêm, đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.” (Mt 28,12)
“Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn phủ đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.” (Ga 20,6-7)
Đây lại thêm một bằng chứng nữa khiến người ta khó có thể nghĩ rằng kẻ trộm đã đến lấy xác Đức Giê-su đem đi. Trộm thì phải vội, làm sao có đủ thời giờ để xếp đâu vào đấy các băng vải và khăn phủ đầu mà không sợ bị phát giác, nếu không làm cho mau lẹ.
“Bấy giờ. người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20,8-9)
Người “môn đệ kia” đã thấy và đã tin. Ông đã thấy gì ? Thưa trước hết là những băng vài và sau là tấm khăn phủ đầu được cuốn lại và để riêng ra một nơi. Ông đã tin gì ? Thưa tin Đức Giê-su từ trong kẻ chết đã sống lại.
Bài tường thuật ngày Chúa sống lại đơn sơ chỉ có thê, nhưng ý nghĩa thì thật là cao cả và rộng lớn : cao cả vì Chúa đã sống lại hiển vinh, chiến thắng tử thần, và rộng lớn vì nhờ sự sống lại của Người, những ai tin vàoNgười sẽ được sống muôn đời.
Người ta thường dựa vào mồ trống để nói rằng Chúa đã sống lại. Nhung mồ trống không phải là một bằng chứng quyết định về việc Chúa sống lại cho bằng lời Kinh Thánh dạy rằng “Đức Ki-tô phải trỗi dậy từ cõi chết”. Chúa sống lại là tín điều căn bản cho chúng ta dựa vào, để hy vọng được sống muôn đời,như thánh Phao-lô nói : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” ….Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” (Ga 20, 16-17…18
v
Nhà thờ Mai Khôi nằm giữa khu phố Tú Xương thanh lịch và khu Bàn Cờ, Vườn Chuối dân giã. Trong ngôi thánh đường dòng Đa Minh, nghi thức phụng vụ, phần chia sẻ lời Chúa và các bài thánh ca nói lên nét đặc thù địa lý vừa kể. Tất cả là gạch nối tổng hợp giữa thần học và văn học của các cha dòng Thuyết giáo. Tinh thần đó còn được thể hiện qua bức tranh sơn mài của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí đã ngự trên cung thánh nhà thờ Mai Khôi rất lâu, trước khi biệt tích, chỉ để lại hoài niệm một thời vàng son, căn nhà tuy nhỏ mà tình cha con thì lớn lao .
Lê Đình Thông
Họ Đạo La Mã : Thánh Lễ Vọng Phục Sinh
Người Giồng Trôm
09:12 15/04/2017
Họ Đạo La Mã : Thánh Lễ Vọng Phục Sinh
Hòa cùng niềm hy vọng, niềm tin và niềm vui đón mừng Chúa Phục Sinh, họ đạo nhỏ bé La Mã cùng dâng Thánh Lễ vọng mừng Chúa Phục Sinh.
Xem Hình
Màn đêm xuống dần trên cõi thế, 19 g 00, cộng đoàn giáo dân họ đạo đã tề tựu trước sân của ngôi Thánh Đường La Mã để cùng với linh mục chủ tế cử hành nghi thức làm phép Lửa và Nến Phục Sinh. Kèm theo những lời nguyện, một thầy Học Viện DCCT đã dẫn giải ý nghĩa của từng lời nguyện và các nghi thức để cộng đoàn hiểu rõ hơn ý nghĩa của Thánh Lễ đặc biệt hôm nay.
Sau khi Nến Phục Sinh đã rước đến cung Thánh, cộng đoàn cùng chia sẻ Ánh Sáng Phục sinh từ Nến Phục Sinh là biểu trưng cho Đức Kitô sống lại. Cùng lúc đó, cộng đoàn cùng nghe linh mục chủ tế công bố Tin Mừng Phục Sinh.
Kế đó, các bài đọc được cất lên như mời gọi cộng đoàn cùng nghe lại các biến cố trong mần nhiệm cứu độ mà Thiên Chúa trao ban cho dân Ngài.
Sau bài Thánh Thư, cộng đoàn cùng cất vang lời ca Halleluia mừng Chúa Phục Sinh và nghe công bố Tin Mừng. Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại thực tại của ánh sáng và bóng tối trong cuộc đời. Cha mời cộng đoàn cũng bước theo trong Ánh Sáng Đức Kitô Phục Sinh.
Thánh Lễ vọng Phục Sinh khép lại, nhiều người đến bên Nước vừa làm phép để kín và mang về nhà.
Nguyện xin ơn Chúa Phục Sinh đến và ở lại trên cộng đoàn nhỏ bé La Mã và xin cho họ đạo La Mã ngày mỗi ngày là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh giữa lòng Xã Hội và Giáo Hội
Hòa cùng niềm hy vọng, niềm tin và niềm vui đón mừng Chúa Phục Sinh, họ đạo nhỏ bé La Mã cùng dâng Thánh Lễ vọng mừng Chúa Phục Sinh.
Xem Hình
Màn đêm xuống dần trên cõi thế, 19 g 00, cộng đoàn giáo dân họ đạo đã tề tựu trước sân của ngôi Thánh Đường La Mã để cùng với linh mục chủ tế cử hành nghi thức làm phép Lửa và Nến Phục Sinh. Kèm theo những lời nguyện, một thầy Học Viện DCCT đã dẫn giải ý nghĩa của từng lời nguyện và các nghi thức để cộng đoàn hiểu rõ hơn ý nghĩa của Thánh Lễ đặc biệt hôm nay.
Sau khi Nến Phục Sinh đã rước đến cung Thánh, cộng đoàn cùng chia sẻ Ánh Sáng Phục sinh từ Nến Phục Sinh là biểu trưng cho Đức Kitô sống lại. Cùng lúc đó, cộng đoàn cùng nghe linh mục chủ tế công bố Tin Mừng Phục Sinh.
Kế đó, các bài đọc được cất lên như mời gọi cộng đoàn cùng nghe lại các biến cố trong mần nhiệm cứu độ mà Thiên Chúa trao ban cho dân Ngài.
Sau bài Thánh Thư, cộng đoàn cùng cất vang lời ca Halleluia mừng Chúa Phục Sinh và nghe công bố Tin Mừng. Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại thực tại của ánh sáng và bóng tối trong cuộc đời. Cha mời cộng đoàn cũng bước theo trong Ánh Sáng Đức Kitô Phục Sinh.
Thánh Lễ vọng Phục Sinh khép lại, nhiều người đến bên Nước vừa làm phép để kín và mang về nhà.
Nguyện xin ơn Chúa Phục Sinh đến và ở lại trên cộng đoàn nhỏ bé La Mã và xin cho họ đạo La Mã ngày mỗi ngày là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh giữa lòng Xã Hội và Giáo Hội
Đêm Vọng Phục Sinh Tại Phủ Cam - Huế
Trương Trí
12:20 15/04/2017
Đêm Vượt Qua - Đêm Vọng Phục Sinh Tại Phủ Cam - Huế
Sau một đêm chiêm ngắm, tưởng niệm và đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường chịu khổ nạn, rồi qua một ngày hôn kính Thánh giá. Tối hôm nay, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam lại hân hoan vui mừng cùng nhau Canh thức đêm Vượt qua, hồi tưởng lại sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài.
Xem Hình
Trước Tiền đường Nhà thờ, bóng tối bao trùm, chỉ có chảo lửa bừng sáng giữa sân. Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến cùng hai cha Phó xứ long trọng cử hành nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh.
Lửa từ ngọn nến Phục sinh được truyền đến cho cộng đoàn, quí cha rước nến Phục sinh lên Cung Thánh và xông hương.
Phụng vụ Lời Chúa qua các bài đọc xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước, dẫn đưa cộng đoàn từ khi Thiên Chúa phán bảo Abraham hiến tế con một của mình dâng lên Thiên Chúa làm của lễ toàn thiêu. Trong lúc ông Abraham đang chuẩn bị hiến tế con mình thì Thiên Chúa sai Thiên thần đến bảo ông hãy bắt con chiên trong bụi gai để hiến tế thay con mình, vì Thiên Chúa đã chứng giám lòng trung thành của ông. Tiếp đến là câu chuyện ông Môisê đưa dân Israen trốn ra khỏi đất Ai Cập. Thiên Chúa bảo ông Môisê đưa cây gậy chỉ lên biển, lập tức nước biển rẽ ra tạo thành một con đường khô cạn giữa lòng biển cho dân Israen đi qua. Chiến xa và kỵ binh của Ai Cập đuổi theo, Thiên Chúa lại bảo ông Môisê đưa tay chỉ trên biển, lập tức nước ập lại cuốn trôi quân Ai Cập, chiến xa và kỵ binh bị dìm trong biển cả.
Qua nhiều lần Thiên Chúa cứu dân Israen, nhưng lòng họ chai đá, qua bất cứ nơi đâu họ cũng để lại bao lần xúc phạm đến Thánh Danh Chúa và Thiên Chúa cũng đã nhiều lần trừng phạt họ. Thiên Chúa vẫn thương yêu dân Người, và Thiên Chúa đã ban cho họ “trái tim mới”, để họ canh tân con người hầu biết tuân giữ lề luật của Chúa. Thiên Chúa đã tỏ cho họ thấy rằng Chúa là Thiên Chúa của họ.
Một nghi thức cũng rất long trọng và mang đầy ý nghĩa trong đêm Vọng Phục sinh là nghi thức Thanh tẩy, đón nhận những thành viên mới vào Hội Thánh Chúa. Mở đầu nghi thức, Cha chủ sự sốt sắng quì gối và mời gọi cộng đoàn cùng dâng lời kinh cầu xin ơn Chúa Thánh thần, xin Ngài soi dẫn cho những anh chị em dự tòng nhận biết Lòng Thương xót và tình yêu vô bờ của Chúa. Tiếp theo, cha Chủ sự đọc lời nguyện làm phép nước và tuyên xưng Đức Tin, tuyên hứa từ bỏ tà thần.
Anh chị em tân tòng được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy và xức dầu dự tòng. Được lãnh nhận áo trắng để tâm hồn luôn được trong sạch, lãnh nhận nến sáng từ ngọn lửa Phục sinh để đốt nóng tâm hồn và soi sáng thần trí. Cuối cùng anh chị em tân tòng được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, để nhờ ơn Chúa Thánh thần soi dẫn.
Cha Chủ sự dâng lời nguyện chúc phúc cho anh chị em tân tòng, Ngài mời gọi cộng đoàn vỗ tay chúc mừng và hân hoan đón nhận vào cộng đoàn dân Chúa.
Kết thúc Thánh lễ Vọng Phục sinh, Cha Chủ tế ban Phép lành của Chúa Phục sinh cho cộng đoàn. Anh chị em tân tòng cùng quí Cha đồng tế chụp hình lưu niệm kỷ niệm ngày lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy trở thành những người con của Chúa.
Trương Trí
Sau một đêm chiêm ngắm, tưởng niệm và đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường chịu khổ nạn, rồi qua một ngày hôn kính Thánh giá. Tối hôm nay, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam lại hân hoan vui mừng cùng nhau Canh thức đêm Vượt qua, hồi tưởng lại sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài.
Xem Hình
Trước Tiền đường Nhà thờ, bóng tối bao trùm, chỉ có chảo lửa bừng sáng giữa sân. Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến cùng hai cha Phó xứ long trọng cử hành nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh.
Lửa từ ngọn nến Phục sinh được truyền đến cho cộng đoàn, quí cha rước nến Phục sinh lên Cung Thánh và xông hương.
Phụng vụ Lời Chúa qua các bài đọc xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước, dẫn đưa cộng đoàn từ khi Thiên Chúa phán bảo Abraham hiến tế con một của mình dâng lên Thiên Chúa làm của lễ toàn thiêu. Trong lúc ông Abraham đang chuẩn bị hiến tế con mình thì Thiên Chúa sai Thiên thần đến bảo ông hãy bắt con chiên trong bụi gai để hiến tế thay con mình, vì Thiên Chúa đã chứng giám lòng trung thành của ông. Tiếp đến là câu chuyện ông Môisê đưa dân Israen trốn ra khỏi đất Ai Cập. Thiên Chúa bảo ông Môisê đưa cây gậy chỉ lên biển, lập tức nước biển rẽ ra tạo thành một con đường khô cạn giữa lòng biển cho dân Israen đi qua. Chiến xa và kỵ binh của Ai Cập đuổi theo, Thiên Chúa lại bảo ông Môisê đưa tay chỉ trên biển, lập tức nước ập lại cuốn trôi quân Ai Cập, chiến xa và kỵ binh bị dìm trong biển cả.
Qua nhiều lần Thiên Chúa cứu dân Israen, nhưng lòng họ chai đá, qua bất cứ nơi đâu họ cũng để lại bao lần xúc phạm đến Thánh Danh Chúa và Thiên Chúa cũng đã nhiều lần trừng phạt họ. Thiên Chúa vẫn thương yêu dân Người, và Thiên Chúa đã ban cho họ “trái tim mới”, để họ canh tân con người hầu biết tuân giữ lề luật của Chúa. Thiên Chúa đã tỏ cho họ thấy rằng Chúa là Thiên Chúa của họ.
Một nghi thức cũng rất long trọng và mang đầy ý nghĩa trong đêm Vọng Phục sinh là nghi thức Thanh tẩy, đón nhận những thành viên mới vào Hội Thánh Chúa. Mở đầu nghi thức, Cha chủ sự sốt sắng quì gối và mời gọi cộng đoàn cùng dâng lời kinh cầu xin ơn Chúa Thánh thần, xin Ngài soi dẫn cho những anh chị em dự tòng nhận biết Lòng Thương xót và tình yêu vô bờ của Chúa. Tiếp theo, cha Chủ sự đọc lời nguyện làm phép nước và tuyên xưng Đức Tin, tuyên hứa từ bỏ tà thần.
Anh chị em tân tòng được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy và xức dầu dự tòng. Được lãnh nhận áo trắng để tâm hồn luôn được trong sạch, lãnh nhận nến sáng từ ngọn lửa Phục sinh để đốt nóng tâm hồn và soi sáng thần trí. Cuối cùng anh chị em tân tòng được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, để nhờ ơn Chúa Thánh thần soi dẫn.
Cha Chủ sự dâng lời nguyện chúc phúc cho anh chị em tân tòng, Ngài mời gọi cộng đoàn vỗ tay chúc mừng và hân hoan đón nhận vào cộng đoàn dân Chúa.
Kết thúc Thánh lễ Vọng Phục sinh, Cha Chủ tế ban Phép lành của Chúa Phục sinh cho cộng đoàn. Anh chị em tân tòng cùng quí Cha đồng tế chụp hình lưu niệm kỷ niệm ngày lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy trở thành những người con của Chúa.
Trương Trí
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại TT Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
16:08 15/04/2017
Melbourne, Sau buổi rước Đàng Thánh Giá ngoài trời trọng thể lúc 10 giờ sáng. Chung quanh khu Debneys Park rộng lớn với rất nhiều người về để theo Đàng Thánh Giá. Chiều thứ Bảy Tuần Thánh, lúc 8 giờ tối, Ngày 15/4/2017 với tiết trời lạnh. Nhiệt độ buổi tối xuống 11 độ C. Mọi người với áo ấm ngồi dưới dù trước lễ đài, một số không chịu được lạnh đều vào trong nhà để dâng lễ. Tại khuôn viên Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cờ xí và lễ đài đã trang trí lại sau mùa thương khó, để vui đón mừng Lễ Chúa Phục Sinh. Đại lễ năm nay do Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân đồng tế cùng Linh mục Nguyễn Công Chức Dòng Đồng Công Việt Nam. và cùng đông đảo mọi thành phần Dân Chúa về hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Lễ vọng Phục Sinh
Hình Đàng Thánh Giá
Đúng 8 giờ, buổi đại lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu. Đèn điện được tắt hết để chuẩn bị cho các nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh. Toàn thể cộng đoàn hướng về cổng tam quan của trung tâm để cùng Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân cử hành các nghi thức làm phép lửa và phép nến.
Nến Phục Sinh được thắp sáng từ lửa mới làm phép, linh mục quản nhiệm nâng cao nến rước lên bàn thờ, có ba lần ngừng lại để linh mục chủ tế tôn vinh ánh sáng: “Ánh Sáng Chúa Kitô.” Khi lần tôn vinh thứ hai, từ nến Phục Sinh, ánh sáng Chúa Kitô được các em thiếu nhi truyền tiếp đến mọi người, chỉ phút chốc là lan tỏa ra khắp cộng đoàn, ánh sáng của hy vọng và ấm nồng tình thương yêu cứu độ đã tỏa ra đến hết mọi người và toàn thể nhân loại. Các lời dẫn được các anh chị trong ca đoàn đọc để cộng đoàn cùng suy niệm về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Khi nến Phục Sinh đến bàn thờ, thì ánh sáng đã bừng sáng, như ánh sáng Chúa đã ban ra khắp thế gian, soi sáng đến cả những nơi u tối nhất.
Sau các bài đọc Sách Sáng Thế, Sách Xuất Hành từ Cựu ước tới Tân ước, khăn bàn thờ mới được trải lên, hoa đèn được trang trí và khi kinh Vinh danh được hát vang cùng với tiếng chuông nhà thờ reo vui. Ca đoàn Babylon và Belem đã thật xuất sắc và điêu luyện, dùng lời ca tiếng hát nâng tâm hồn mọi người lên trong niềm vui mừng trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh.
Bài chia sẽ của linh mục Chủ tế về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và nói về các đại lễ vọng của người Do Thái thật đặc biệt, trong đó có một lễ mà tổ phụ Ap - ra - ham đã chuẩn bị sát tế con trai mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa, nhưng đã được Thiên Thần Chúa ngăn lại vv. Tuy nhiên con một Thiên Chúa, một của lễ tinh tuyền Thánh thiện đẹp lòng Đức Chúa Cha, như của lễ hoàn hảo nhất mà Đức Chúa Cha chấp nhận, nên hôm nay mọi người được hưởng ơn cứu độ Phục Sinh.
Nước được làm phép và nước cũng được đón nhận ánh sáng từ Nến Phục Sinh nhập vào. Nước nuôi sống và rửa sạch các vết nhơ tội lỗi đã được làm phép. Lời tuyên xưng đức tin tuyên hứa của cộng đoàn được long trọng lập lại trước linh mục quản nhiệm đại diện cho Hội Thánh Chúa.
Ôi đêm cực Thánh với niềm vui Chúa Phục Sinh, tiếng ca khải hoàn mà Ca đoàn Babylon và Belem đã phụng vụ Thánh nhạc thật xuất sắc đã giúp cho mọi người nâng tâm hồn lên để đón nhận hồng ân cứu độ Phục Sinh. Cũng phải kể đến phần âm thanh với kỹ thuật điêu luyện của gia đình anh chị Bằng Uyên đã giúp cho Lễ vọng Phục Sinh thật tốt đẹp.
Lễ vọng Phục Sinh
Hình Đàng Thánh Giá
Đúng 8 giờ, buổi đại lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu. Đèn điện được tắt hết để chuẩn bị cho các nghi thức làm phép lửa và nến Phục Sinh. Toàn thể cộng đoàn hướng về cổng tam quan của trung tâm để cùng Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân cử hành các nghi thức làm phép lửa và phép nến.
Nến Phục Sinh được thắp sáng từ lửa mới làm phép, linh mục quản nhiệm nâng cao nến rước lên bàn thờ, có ba lần ngừng lại để linh mục chủ tế tôn vinh ánh sáng: “Ánh Sáng Chúa Kitô.” Khi lần tôn vinh thứ hai, từ nến Phục Sinh, ánh sáng Chúa Kitô được các em thiếu nhi truyền tiếp đến mọi người, chỉ phút chốc là lan tỏa ra khắp cộng đoàn, ánh sáng của hy vọng và ấm nồng tình thương yêu cứu độ đã tỏa ra đến hết mọi người và toàn thể nhân loại. Các lời dẫn được các anh chị trong ca đoàn đọc để cộng đoàn cùng suy niệm về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Khi nến Phục Sinh đến bàn thờ, thì ánh sáng đã bừng sáng, như ánh sáng Chúa đã ban ra khắp thế gian, soi sáng đến cả những nơi u tối nhất.
Sau các bài đọc Sách Sáng Thế, Sách Xuất Hành từ Cựu ước tới Tân ước, khăn bàn thờ mới được trải lên, hoa đèn được trang trí và khi kinh Vinh danh được hát vang cùng với tiếng chuông nhà thờ reo vui. Ca đoàn Babylon và Belem đã thật xuất sắc và điêu luyện, dùng lời ca tiếng hát nâng tâm hồn mọi người lên trong niềm vui mừng trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh.
Bài chia sẽ của linh mục Chủ tế về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và nói về các đại lễ vọng của người Do Thái thật đặc biệt, trong đó có một lễ mà tổ phụ Ap - ra - ham đã chuẩn bị sát tế con trai mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa, nhưng đã được Thiên Thần Chúa ngăn lại vv. Tuy nhiên con một Thiên Chúa, một của lễ tinh tuyền Thánh thiện đẹp lòng Đức Chúa Cha, như của lễ hoàn hảo nhất mà Đức Chúa Cha chấp nhận, nên hôm nay mọi người được hưởng ơn cứu độ Phục Sinh.
Nước được làm phép và nước cũng được đón nhận ánh sáng từ Nến Phục Sinh nhập vào. Nước nuôi sống và rửa sạch các vết nhơ tội lỗi đã được làm phép. Lời tuyên xưng đức tin tuyên hứa của cộng đoàn được long trọng lập lại trước linh mục quản nhiệm đại diện cho Hội Thánh Chúa.
Ôi đêm cực Thánh với niềm vui Chúa Phục Sinh, tiếng ca khải hoàn mà Ca đoàn Babylon và Belem đã phụng vụ Thánh nhạc thật xuất sắc đã giúp cho mọi người nâng tâm hồn lên để đón nhận hồng ân cứu độ Phục Sinh. Cũng phải kể đến phần âm thanh với kỹ thuật điêu luyện của gia đình anh chị Bằng Uyên đã giúp cho Lễ vọng Phục Sinh thật tốt đẹp.
Thánh lễ vọng Phục Sinh tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột
Vũ Đình Bình
18:49 15/04/2017
Thánh lễ vọng Phục Sinh tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột
Việc tưởng niệm Đức Kitô tử nạn và phục sinh đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua này. Đêm nay là đêm mà người Do Thái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đêm nay là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đêm nay là đêm mà Hội Thánh từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến.
Xem Hình
Đêm canh thức Phục Sinh năm nay tại nhà thờ Chính tòa Banmêthuột, được tổ chức ngoài trời để mọi tín hữu đều có thể tham dự. Nghi thức bắt đầu cử hành vào lúc 21g30 tối 15.4.2017 do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự. Tất cả đèn điện đều phụt tắt, sân nhà thờ ngập chìm trong bóng đêm u tịch, chỉ còn lại đốm lửa nhỏ nơi tiền sảnh Hội trường. Tại đây, Đức Cha Vinh Sơn làm phép lửa, rồi dùng mũi nhọn vẽ hình thánh giá, viết chữ Anpha ở phía trên, chữ Ômêga bên dưới, viết số 2017 ở bốn đầu Thánh Giá, cắm năm hạt hương vào hình Thánh Giá trên nến phục sinh, lấy lửa mới làm phép thắp sáng ngọn nến phục sinh và xướng lên: “Ánh sáng Chúa Kitô”.
Đoàn rước nến phục sinh cùng Đức Cha chủ tế tiến về phía lễ đài. Lửa từ nến phục sinh được truyền sang thắp sáng tất cả những ngọn nến của các tín hữu. Đèn điện trong khu vực bừng sáng, rực rỡ. Thầy phó tế Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh cất cao bài ca Exsultet: Mừng vui lên, hỡi chư thần chư thánh.
Sau Nghi thức thắp nến Phục Sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Cộng đoàn được nghe các bài đọc:
- Trích sách Sáng Thế. (St 1, 1 - 2, 2) “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp”. Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.
- Trích sách Sáng Thế. (St 22, 1-18) “Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta”. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”
- Trích sách Xuất Hành. (Xh 14, 15 - 15, 1) “Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn”. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập.
- Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 6, 3-11) “Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa”.
- Và bài Phúc âm: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. (Mt 28, 1-10) “Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa”. Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ.
Đức Cha Vinh Sơn diễn giải rõ nét hơn về các Bài đọc và chia sẻ với cộng đoàn: “Chúa luôn đồng hành và giúp chúng ta tìm được ý nghĩa đời sống mình với ưu tiên chúng ta kiên vững viềm tin vào Người. Cần phải sống thân mật với Người, phải có sự tín thác mạnh mẽ để vượt qua tăm tối của cuộc đời như Abraham trong bài đọc thứ hai, như Môisen, như dân Do Thái trong bài Sách Xuất hành. Bởi, tình yêu Chúa thì lớn hơn sự yếu đuối của chúng ta;Sự khôn ngoan chủa Thiên Chúa luôn mạnh mẽ và có lý hơn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta hãy vững tin vì, Chúa nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Ga 11, 25-26) (Mời nghe BÀI GIẢNG)
Tiếp theo là phần phụng vụ Phép Rửa. Đức Cha Vinh Sơn làm phép nước. Cộng đoàn thắp sáng ngọn nến của mình từ nến Phục Sinh và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa, khẳng định lại lời cam kết này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội lỗi nhiều hơn để được sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.
Đức Cha chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. Xin Chúa cho mọi người được niềm vui phục sinh, được thấm nhuần ơn cứu chuộc của Đức Kitô phục sinh, cho đức tin được củng cố và tăng trưởng mỗi ngày một hơn. Xin ban Thánh Thần làm cho chúng con nên người mới, để cuộc sống chúng con tràn đầy ánh sáng của Chúa.
Thánh lễ tiếp nối qua phần Phụng vụ Thánh Thể trong niềm hân hoan mừng Đức Kitô sống lại vinh hiển.
Trước khi kết lễ, Ông chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn có đôi lời tri ân và dâng lên Đức Cha Vinh Sơn, Cha sở bó hoa tươi tỏ lòng con thảo. Ông cầu chúc cộng đoàn Mùa Phục Sinh tràn đầy ân sủng, thánh đức.
Đức Cha Vinh Sơn ban phép lành trọng thể, kết thúc Thánh lễ. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui Phục Sinh.
Vũ Đình Bình
Việc tưởng niệm Đức Kitô tử nạn và phục sinh đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua này. Đêm nay là đêm mà người Do Thái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đêm nay là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đêm nay là đêm mà Hội Thánh từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến.
Xem Hình
Đêm canh thức Phục Sinh năm nay tại nhà thờ Chính tòa Banmêthuột, được tổ chức ngoài trời để mọi tín hữu đều có thể tham dự. Nghi thức bắt đầu cử hành vào lúc 21g30 tối 15.4.2017 do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự. Tất cả đèn điện đều phụt tắt, sân nhà thờ ngập chìm trong bóng đêm u tịch, chỉ còn lại đốm lửa nhỏ nơi tiền sảnh Hội trường. Tại đây, Đức Cha Vinh Sơn làm phép lửa, rồi dùng mũi nhọn vẽ hình thánh giá, viết chữ Anpha ở phía trên, chữ Ômêga bên dưới, viết số 2017 ở bốn đầu Thánh Giá, cắm năm hạt hương vào hình Thánh Giá trên nến phục sinh, lấy lửa mới làm phép thắp sáng ngọn nến phục sinh và xướng lên: “Ánh sáng Chúa Kitô”.
Đoàn rước nến phục sinh cùng Đức Cha chủ tế tiến về phía lễ đài. Lửa từ nến phục sinh được truyền sang thắp sáng tất cả những ngọn nến của các tín hữu. Đèn điện trong khu vực bừng sáng, rực rỡ. Thầy phó tế Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh cất cao bài ca Exsultet: Mừng vui lên, hỡi chư thần chư thánh.
Sau Nghi thức thắp nến Phục Sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Cộng đoàn được nghe các bài đọc:
- Trích sách Sáng Thế. (St 1, 1 - 2, 2) “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm thật là tốt đẹp”. Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.
- Trích sách Sáng Thế. (St 22, 1-18) “Của lễ hiến tế của Abraham, Tổ phụ chúng ta”. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”
- Trích sách Xuất Hành. (Xh 14, 15 - 15, 1) “Con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn”. Ngày đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập.
- Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 6, 3-11) “Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa”.
- Và bài Phúc âm: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. (Mt 28, 1-10) “Ngài đã sống lại và sẽ đến xứ Galilêa”. Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ.
Đức Cha Vinh Sơn diễn giải rõ nét hơn về các Bài đọc và chia sẻ với cộng đoàn: “Chúa luôn đồng hành và giúp chúng ta tìm được ý nghĩa đời sống mình với ưu tiên chúng ta kiên vững viềm tin vào Người. Cần phải sống thân mật với Người, phải có sự tín thác mạnh mẽ để vượt qua tăm tối của cuộc đời như Abraham trong bài đọc thứ hai, như Môisen, như dân Do Thái trong bài Sách Xuất hành. Bởi, tình yêu Chúa thì lớn hơn sự yếu đuối của chúng ta;Sự khôn ngoan chủa Thiên Chúa luôn mạnh mẽ và có lý hơn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta hãy vững tin vì, Chúa nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Ga 11, 25-26) (Mời nghe BÀI GIẢNG)
Tiếp theo là phần phụng vụ Phép Rửa. Đức Cha Vinh Sơn làm phép nước. Cộng đoàn thắp sáng ngọn nến của mình từ nến Phục Sinh và lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa, khẳng định lại lời cam kết này và cố gắng mỗi ngày chết cho tội lỗi nhiều hơn để được sống lại với Chúa trọn vẹn hơn.
Đức Cha chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. Xin Chúa cho mọi người được niềm vui phục sinh, được thấm nhuần ơn cứu chuộc của Đức Kitô phục sinh, cho đức tin được củng cố và tăng trưởng mỗi ngày một hơn. Xin ban Thánh Thần làm cho chúng con nên người mới, để cuộc sống chúng con tràn đầy ánh sáng của Chúa.
Thánh lễ tiếp nối qua phần Phụng vụ Thánh Thể trong niềm hân hoan mừng Đức Kitô sống lại vinh hiển.
Trước khi kết lễ, Ông chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn có đôi lời tri ân và dâng lên Đức Cha Vinh Sơn, Cha sở bó hoa tươi tỏ lòng con thảo. Ông cầu chúc cộng đoàn Mùa Phục Sinh tràn đầy ân sủng, thánh đức.
Đức Cha Vinh Sơn ban phép lành trọng thể, kết thúc Thánh lễ. Mọi người hân hoan ra về trong niềm vui Phục Sinh.
Vũ Đình Bình
Thánh Lễ Vọng Phục sinh tại Giáo xứ St Margaret Mary's Brunswick Úc Châu
Tô Tịnh
20:24 15/04/2017
Thánh Lễ Vọng Phục sinh tại Giáo xứ St Margaret Mary's Brunswick Úc Châu
Hình ảnh ( Hải Lê)
Tha1h lễ dành riêng cho Cộng đoàn Việt Nam khởi đầu bằng làm phép lửa và rước nến Phục sinh từ Đài Đức Mẹ vào Thánh đường
Thánh lễ do Linh mục Anthony Quảng sdb chính xứ và cha khách Phanxicô Xaviê Tuấn từ Xuân Sơn Giáo phận Bà Rịa đang thăm viếng tại Melbourne đồng tế và chia sẻ Lời Chúa.
Hình ảnh ( Hải Lê)
Tha1h lễ dành riêng cho Cộng đoàn Việt Nam khởi đầu bằng làm phép lửa và rước nến Phục sinh từ Đài Đức Mẹ vào Thánh đường
Thánh lễ do Linh mục Anthony Quảng sdb chính xứ và cha khách Phanxicô Xaviê Tuấn từ Xuân Sơn Giáo phận Bà Rịa đang thăm viếng tại Melbourne đồng tế và chia sẻ Lời Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Phục Sinh
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:27 15/04/2017
Lễ phục sinh
Hằng năm người tín hữu Chúa Giêsu Kitô mừng lễ phục sinh, một lễ mừng mầu nhiệm đức tin căn bản trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô
Nhưng đâu là nguồn gốc khởi thủy cùng ý nghĩa của lễ mầu nhiệm đức tin này?
1. Trong mẩu đối thoại về trái trứng
Có câu chuyện kể lại mẩu đối thoại giữa hoàng đế Maxentius và Bà Catharina : „Hoàng đế Maxentius cai trị đế quốc Roma từ 306 -312 ( * 278 - + 312) muốn nghe tìm hiểu về đức tin Kitô giáo, nên đã cho vời Catharina, một nữ tín hữu Chúa Giêsu Kitô ở thành phố hải cảng Alenxandria bên Aicập, đến giải thích cắt nghĩa.
Catharina bằng lòng đáp ứng yêu cầu của hòang đế và thuật kể về đời sống, sự chết và nhất là sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng hoàng đế không thể tin nổi người đã chết làm sao có thể sống lại được.
Hoàng đế nói: „ Làm sao có chuyện đó được? Bà phải làm sao cho một hòn đá sống động được, thì ta mới tin!“
Ngày hôm sau Catharina đến yết kiến hoàng đế mang theo một trái trứng vịt đã được ấp ủ tới ngày con vịt con sắp bật chui ra khỏi vỏ trứng trình diện. Bà cho Ông xem trái trứng bề ngoài nhìn tựa như một hòn đá mầu xám. Nhưng bên trong đó con vịt con đã thành hình, nó dùng chính mỏ mổ thành một làn vết rạn nứt vỏ trứng để tự giải thoát mình chui ra khỏi vỏ bao bọc nó.
„ Như thế, tâu hoàng thượng, xem như đã chết và dẫu vậy vẫn sống động.“ Catharina nói với Hoàng đế Maxentius.
Từ một trái trứng vịt , một con vịt con thành hình hài trong trái trứng chui ra khỏi vỏ trứng trở thành con vịt sống động. Đây cũng là hình ảnh dấu hiệu sự phục sinh - sống lại - của Chúa Giêsu Kitô chết chôn trong mồ đá dưới lòng đất ba ngày, rồi đã chỗi dậy sống lại ra khỏi mồ mả tối tăm. Điều này là một mầu nhiệm đức tin, nhưng không sao cắt nghĩa hiểu thấu được.
Đây là một phép lạ, một mầu nhiệm sự sống do Thiên Chúa thực hiện.
2. Trong dòng lịch sử thời gian
Lễ mừng phục sinh Kitô giáo có liên hệ đầu tiên với lễ Vượt Qua ( Pessah) của Do Thái giáo. Ngay từ ban thưở ban đầu thuở Giáo Hội sơ khai, người ta đã mừng lễ Chúa Giêsu sống lại vào ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Lễ này trùng đúng vào ngày trăng tròn của mùa Xuân.
Ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại dần được chuyển vào ngày Chúa Nhật sau tuần trăng tròn thứ nhất trong mùa Xuân, như Công đồng Nizea vào năm 325 đã ấn định lễ mừng này trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Quyết định của Công đồng Nizea như thế muốn tách biệt ra khỏi nguồn gốc rễ ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo , và nhấn mạnh ngày Chúa Nhật là ngày lễ mừng của Kitô giáo. Vì thế ngày lễ phục sinh, mừng Chúa Giêsu sống lại, thay đổi tùy theo niên lịch phụng vụ mỗi năm trong khoảng thời gian từ ngày 22. Tháng Ba đến ngày 25. Tháng Tư Dương lịch.
Dù ngày lễ mừng phục sinh có tách riêng ra khỏi vòng lễ Vượt Qua của Do Thái giáo, nhưng sự tương quan về nội dung với ngày lễ mừng phục sinh của vẫn gắn bó với nhau.
Sự tương quan gắn bó thể hiện nơi ngôn ngữ tên ngày lễ, nhất là ở những đất nước có nền ngôn ngữ văn hóa tiếng latinh và một vài tên khác về ngày lễ bắt nguồn từ lễ Vượt Qua ( Pascha).
3. Trong văn hóa ngôn ngữ dân gian
Lễ phục sinh theo tiếng Latinh:dies paschalis hay pascha - Tiếng Ý:Pasqua- Tiếng Pháp: Paques- Tiếng Tây ban Nha: Pascua…
Lễ Pascha - Passah của người Do Thái có nguồn gốc lịch sử ngày xưa họ được Thiên Chúa giải cứu ra khỏi ách nô lệ từ bên AiCập trở về đất Chúa hứa Israel ( Xuất hành 12,27).
Lễ Pascha của người Do Thái là lễ mừng ơn cứu độ nhắc nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh sống nô lệ lưu đày sống tha hương bên Ai Cập, là lễ mừng Thiên Chúa „ Ta là Đấng tự hữu - Đấng luôn hằng cùng đồng hành với. “ đã nghe thấu lời kêu than của dân chúng trong cảnh lầm than thống khổ bị áp bức bóc lột.
Lễ Pascha của Do Thái giáo là lễ không chỉ mừng biến cố ơn cứu độ giải thoát Thiên Chúa làm cho họ, nhưng còn là lễ nói về niềm hy vọng được cứu khỏi sự chết bước sang sự sống vào tương lai.
Ý hướng con đường thần học ngày lễ Pascha của Do Thái giáo diễn tả kinh nghiệm của đức tin của người Do Thái là mốc điểm quan trọng hướng chỉ cắt nghĩa đức tin sự sống lại cho người Kitô giáo.
Lễ phục sinh tiếng Đức có tên „Ostern“ , và tiếng Anh có tên „Easter“ có một nguồn gộc khác nữa cắt nghĩa về ý nghĩa ngày lễ mừng. Dựa theo nguồn gốc ngôn ngữ cùng phong tục tập quán của dân gian, người ta đã truy tầm tìm hiểu sau một thời gian dài, rất có thể là đúng tên của Vị nữ thần Mùa Xuân và vị nữ thần Ánh sáng Eostra hay Ostara. Theo tìm hiểu về Eos - Mặt Trời- trong văn hóa Hylạp dẫn đưa tới chữ Eostro - Bình minh - . Chữ này trong ngôn ngữ cổ tiếng Anh thành „Eastron“, và trong ngôn ngữ cổ tiếng Đức thành „ostarum“.
Tên biến đổi này phù hợp với ý nghĩa của Kitô giáo về lễ phục sinh: „ Vào buổi sáng sớm lúc ánh bình minh ló dạng ngay thứ ba sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu đã diễn xảy ra. Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nên trong đêm này tới sáng sớm lúc bình minh ngày hôm sau canh thức, và vào lúc buổi sáng sớm mừng lễ phục sinh, Chúa Giêsu Kitô sống lại“ ( Canones Hippolytus năm 350).
Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng của Ngài mang đến cho con người trong bóng tối sự chết vì tội lỗi ơn tha thứ, sự sống lại cho linh hồn con người. Ánh sáng của Chúa phục sinh xóa tan xua đuổi bóng tối trong mồ chôn nơi lòng đất, và bóng tối đêm đen tội lỗi trong tâm hồn con người. Ngài trở thành ánh sáng sự sống cho con người, những ai tin vào Ngài và vào sự phục sinh sống lại của ngài.
4. Trong tuyên tín vào Chúa Giêsu phục sinh
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh là lễ tuyên xưng lòng tin vào sự sống. Đây là ngày lễ mùa Xuân, một lễ của sức sống bừng dậy vươn lên sau mùa Đông chết khô cứng. Lễ phục sinh là lễ mừng sự sống.
Lễ phục sinh nói lên lòng tuyên tín vào hành động cứu độ của Thiên Chúa, như Ngài ngày xưa đã hướng tới con người cứu thoát họ khỏi đời sống nô lệ bên Ai Cập cho họ trở về sống trên quê hương đất nước Israel. Cũng vậy, Chúa Giêsu Kitô được Thiên Chúa gọi đánh thức cho sống lại không dừng nằm lại nơi bóng tối sự chết trong mồ huyệt. Qua đó Thiên Chúa hướng về con người luôn luôn cứu họ thoát mọi cảnh nguy khốn . Lễ phục sinh là lễ mừng niềm hy vọng.
Lễ phục sinh diễn tả lòng tuyên tín vào ánh sáng, mà Chúa Giêsu Kitô mang đến, khi ngài sinh ra trong trần gian, và cùng với sự phục sinh sống lại đã chiếu tỏa sức mạnh ánh sáng đó ra cùng khắp nơi. Bóng tối đêm đen sự chết bị ánh sáng chiếu vào chế ngự xua tan. Công trình này mang lại hiệu qủa to lớn trên những người tin tưởng vào Chúa, cho những ai cần đến sự trợ giúp của Chúa trong cơn nguy nan khốn khó muốn đứng dậy vươn lên. Lễ phục sinh là lễ mừng sự phấn khởi đứng dậy bừng lên.
Trong đời sống con người xưa nay vào mọi thời đại thời gian cũng như không gian, và tùy theo nếp sống văn hóa luôn cần có những phong tục tập quán, lễ mừng.
Văn hào Antoine de Saint-Exupery viết trong truyện Hoàng tử nhỏ mẩu đối thoại : “ Cần phải có những tập tục nhất định. „. và Hoàng nhỏ hỏi „ Tập tục cố định là gì vậy?“ Con chó Sói trả lời: „ Và cả những điều đã bị quên lãng. Đó là những điều để có thể phân biệt ngày này khác biệt với ngày khác, thời giờ này với những thời giờ khác…Không thì mọi ngày sẽ trở thành giống nhau.“.
Phong tục, tập tục nếp sống trong đời sống cần thiết, qua đó ý nghĩa đời sống được làm nổi bật, cùng như sợi giây liên kết giúp những cá nhân lại thành một xã hội cùng chung sống trong mọi lãnh vực đời sống phần tâm linh tinh thần cũng như hoạt động sinh sống.
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô trong Hội Thánh Công Giáo có những nếp sống tập tục sống mùa chay thánh, mùa thương khó Chúa chịu nạn, rồi ngày lễ Lá, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Thứ bảy Tuần Thánh và cao điểm ngày lễ mừng Chúa phục sinh.
Những tập tục tinh thần đạo giáo này giúp người tín hữu sống hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa cứu độ con người qua những giai đoạn biến cố, và sau cùng đạt tới cao điểm ý nghĩa lễ phục sinh : ngày lễ mừng sự sống Chúa Giêsu chiến thắng khải hoàn trên sự chết.
Tập tục nếp sống đạo đức đó nhắc nhớ cùng làm sống động, và củng cố đức tin vào Chúa.
Mừng lễ Chúa Giêsu Phục sinh, 16.04.2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm người tín hữu Chúa Giêsu Kitô mừng lễ phục sinh, một lễ mừng mầu nhiệm đức tin căn bản trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô
Nhưng đâu là nguồn gốc khởi thủy cùng ý nghĩa của lễ mầu nhiệm đức tin này?
1. Trong mẩu đối thoại về trái trứng
Có câu chuyện kể lại mẩu đối thoại giữa hoàng đế Maxentius và Bà Catharina : „Hoàng đế Maxentius cai trị đế quốc Roma từ 306 -312 ( * 278 - + 312) muốn nghe tìm hiểu về đức tin Kitô giáo, nên đã cho vời Catharina, một nữ tín hữu Chúa Giêsu Kitô ở thành phố hải cảng Alenxandria bên Aicập, đến giải thích cắt nghĩa.
Catharina bằng lòng đáp ứng yêu cầu của hòang đế và thuật kể về đời sống, sự chết và nhất là sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng hoàng đế không thể tin nổi người đã chết làm sao có thể sống lại được.
Hoàng đế nói: „ Làm sao có chuyện đó được? Bà phải làm sao cho một hòn đá sống động được, thì ta mới tin!“
Ngày hôm sau Catharina đến yết kiến hoàng đế mang theo một trái trứng vịt đã được ấp ủ tới ngày con vịt con sắp bật chui ra khỏi vỏ trứng trình diện. Bà cho Ông xem trái trứng bề ngoài nhìn tựa như một hòn đá mầu xám. Nhưng bên trong đó con vịt con đã thành hình, nó dùng chính mỏ mổ thành một làn vết rạn nứt vỏ trứng để tự giải thoát mình chui ra khỏi vỏ bao bọc nó.
„ Như thế, tâu hoàng thượng, xem như đã chết và dẫu vậy vẫn sống động.“ Catharina nói với Hoàng đế Maxentius.
Từ một trái trứng vịt , một con vịt con thành hình hài trong trái trứng chui ra khỏi vỏ trứng trở thành con vịt sống động. Đây cũng là hình ảnh dấu hiệu sự phục sinh - sống lại - của Chúa Giêsu Kitô chết chôn trong mồ đá dưới lòng đất ba ngày, rồi đã chỗi dậy sống lại ra khỏi mồ mả tối tăm. Điều này là một mầu nhiệm đức tin, nhưng không sao cắt nghĩa hiểu thấu được.
Đây là một phép lạ, một mầu nhiệm sự sống do Thiên Chúa thực hiện.
2. Trong dòng lịch sử thời gian
Lễ mừng phục sinh Kitô giáo có liên hệ đầu tiên với lễ Vượt Qua ( Pessah) của Do Thái giáo. Ngay từ ban thưở ban đầu thuở Giáo Hội sơ khai, người ta đã mừng lễ Chúa Giêsu sống lại vào ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Lễ này trùng đúng vào ngày trăng tròn của mùa Xuân.
Ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại dần được chuyển vào ngày Chúa Nhật sau tuần trăng tròn thứ nhất trong mùa Xuân, như Công đồng Nizea vào năm 325 đã ấn định lễ mừng này trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Quyết định của Công đồng Nizea như thế muốn tách biệt ra khỏi nguồn gốc rễ ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo , và nhấn mạnh ngày Chúa Nhật là ngày lễ mừng của Kitô giáo. Vì thế ngày lễ phục sinh, mừng Chúa Giêsu sống lại, thay đổi tùy theo niên lịch phụng vụ mỗi năm trong khoảng thời gian từ ngày 22. Tháng Ba đến ngày 25. Tháng Tư Dương lịch.
Dù ngày lễ mừng phục sinh có tách riêng ra khỏi vòng lễ Vượt Qua của Do Thái giáo, nhưng sự tương quan về nội dung với ngày lễ mừng phục sinh của vẫn gắn bó với nhau.
Sự tương quan gắn bó thể hiện nơi ngôn ngữ tên ngày lễ, nhất là ở những đất nước có nền ngôn ngữ văn hóa tiếng latinh và một vài tên khác về ngày lễ bắt nguồn từ lễ Vượt Qua ( Pascha).
3. Trong văn hóa ngôn ngữ dân gian
Lễ phục sinh theo tiếng Latinh:dies paschalis hay pascha - Tiếng Ý:Pasqua- Tiếng Pháp: Paques- Tiếng Tây ban Nha: Pascua…
Lễ Pascha - Passah của người Do Thái có nguồn gốc lịch sử ngày xưa họ được Thiên Chúa giải cứu ra khỏi ách nô lệ từ bên AiCập trở về đất Chúa hứa Israel ( Xuất hành 12,27).
Lễ Pascha của người Do Thái là lễ mừng ơn cứu độ nhắc nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh sống nô lệ lưu đày sống tha hương bên Ai Cập, là lễ mừng Thiên Chúa „ Ta là Đấng tự hữu - Đấng luôn hằng cùng đồng hành với. “ đã nghe thấu lời kêu than của dân chúng trong cảnh lầm than thống khổ bị áp bức bóc lột.
Lễ Pascha của Do Thái giáo là lễ không chỉ mừng biến cố ơn cứu độ giải thoát Thiên Chúa làm cho họ, nhưng còn là lễ nói về niềm hy vọng được cứu khỏi sự chết bước sang sự sống vào tương lai.
Ý hướng con đường thần học ngày lễ Pascha của Do Thái giáo diễn tả kinh nghiệm của đức tin của người Do Thái là mốc điểm quan trọng hướng chỉ cắt nghĩa đức tin sự sống lại cho người Kitô giáo.
Lễ phục sinh tiếng Đức có tên „Ostern“ , và tiếng Anh có tên „Easter“ có một nguồn gộc khác nữa cắt nghĩa về ý nghĩa ngày lễ mừng. Dựa theo nguồn gốc ngôn ngữ cùng phong tục tập quán của dân gian, người ta đã truy tầm tìm hiểu sau một thời gian dài, rất có thể là đúng tên của Vị nữ thần Mùa Xuân và vị nữ thần Ánh sáng Eostra hay Ostara. Theo tìm hiểu về Eos - Mặt Trời- trong văn hóa Hylạp dẫn đưa tới chữ Eostro - Bình minh - . Chữ này trong ngôn ngữ cổ tiếng Anh thành „Eastron“, và trong ngôn ngữ cổ tiếng Đức thành „ostarum“.
Tên biến đổi này phù hợp với ý nghĩa của Kitô giáo về lễ phục sinh: „ Vào buổi sáng sớm lúc ánh bình minh ló dạng ngay thứ ba sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu đã diễn xảy ra. Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nên trong đêm này tới sáng sớm lúc bình minh ngày hôm sau canh thức, và vào lúc buổi sáng sớm mừng lễ phục sinh, Chúa Giêsu Kitô sống lại“ ( Canones Hippolytus năm 350).
Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng của Ngài mang đến cho con người trong bóng tối sự chết vì tội lỗi ơn tha thứ, sự sống lại cho linh hồn con người. Ánh sáng của Chúa phục sinh xóa tan xua đuổi bóng tối trong mồ chôn nơi lòng đất, và bóng tối đêm đen tội lỗi trong tâm hồn con người. Ngài trở thành ánh sáng sự sống cho con người, những ai tin vào Ngài và vào sự phục sinh sống lại của ngài.
4. Trong tuyên tín vào Chúa Giêsu phục sinh
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh là lễ tuyên xưng lòng tin vào sự sống. Đây là ngày lễ mùa Xuân, một lễ của sức sống bừng dậy vươn lên sau mùa Đông chết khô cứng. Lễ phục sinh là lễ mừng sự sống.
Lễ phục sinh nói lên lòng tuyên tín vào hành động cứu độ của Thiên Chúa, như Ngài ngày xưa đã hướng tới con người cứu thoát họ khỏi đời sống nô lệ bên Ai Cập cho họ trở về sống trên quê hương đất nước Israel. Cũng vậy, Chúa Giêsu Kitô được Thiên Chúa gọi đánh thức cho sống lại không dừng nằm lại nơi bóng tối sự chết trong mồ huyệt. Qua đó Thiên Chúa hướng về con người luôn luôn cứu họ thoát mọi cảnh nguy khốn . Lễ phục sinh là lễ mừng niềm hy vọng.
Lễ phục sinh diễn tả lòng tuyên tín vào ánh sáng, mà Chúa Giêsu Kitô mang đến, khi ngài sinh ra trong trần gian, và cùng với sự phục sinh sống lại đã chiếu tỏa sức mạnh ánh sáng đó ra cùng khắp nơi. Bóng tối đêm đen sự chết bị ánh sáng chiếu vào chế ngự xua tan. Công trình này mang lại hiệu qủa to lớn trên những người tin tưởng vào Chúa, cho những ai cần đến sự trợ giúp của Chúa trong cơn nguy nan khốn khó muốn đứng dậy vươn lên. Lễ phục sinh là lễ mừng sự phấn khởi đứng dậy bừng lên.
Trong đời sống con người xưa nay vào mọi thời đại thời gian cũng như không gian, và tùy theo nếp sống văn hóa luôn cần có những phong tục tập quán, lễ mừng.
Văn hào Antoine de Saint-Exupery viết trong truyện Hoàng tử nhỏ mẩu đối thoại : “ Cần phải có những tập tục nhất định. „. và Hoàng nhỏ hỏi „ Tập tục cố định là gì vậy?“ Con chó Sói trả lời: „ Và cả những điều đã bị quên lãng. Đó là những điều để có thể phân biệt ngày này khác biệt với ngày khác, thời giờ này với những thời giờ khác…Không thì mọi ngày sẽ trở thành giống nhau.“.
Phong tục, tập tục nếp sống trong đời sống cần thiết, qua đó ý nghĩa đời sống được làm nổi bật, cùng như sợi giây liên kết giúp những cá nhân lại thành một xã hội cùng chung sống trong mọi lãnh vực đời sống phần tâm linh tinh thần cũng như hoạt động sinh sống.
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô trong Hội Thánh Công Giáo có những nếp sống tập tục sống mùa chay thánh, mùa thương khó Chúa chịu nạn, rồi ngày lễ Lá, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Thứ bảy Tuần Thánh và cao điểm ngày lễ mừng Chúa phục sinh.
Những tập tục tinh thần đạo giáo này giúp người tín hữu sống hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa cứu độ con người qua những giai đoạn biến cố, và sau cùng đạt tới cao điểm ý nghĩa lễ phục sinh : ngày lễ mừng sự sống Chúa Giêsu chiến thắng khải hoàn trên sự chết.
Tập tục nếp sống đạo đức đó nhắc nhớ cùng làm sống động, và củng cố đức tin vào Chúa.
Mừng lễ Chúa Giêsu Phục sinh, 16.04.2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Công bố Tin Mừng Phục Sinh tại Giêrusalem và Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:41 15/04/2017
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 15 tháng Tư, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.
Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.
Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có khâm sứ Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Giuseppe Lazzarotto, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong khi đó tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dẫn đầu một đoàn rước bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước sẽ diễn ra trong bóng tối, chỉ được chiếu sáng bởi một cây nến tại bàn thờ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Sau ngày Sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” (Mt 28: 1). Chúng ta có thể hình dung ra họ ra đi như thế nào. .. Họ đi như những người đến một nghĩa trang, với những bước đi mệt mỏi và chán nản, như những người thấy khó có thể tin mọi sự đã kết thúc thê thảm như thế. Chúng ta có thể hình dung ra khuôn mặt của họ, xanh xao và đầy nước mắt. Và câu hỏi của họ: Đấng Tình yêu đã chết thật rồi sao?
Không giống như các môn đệ, những người phụ nữ có mặt - như họ đã từng có mặt khi Thầy thở hơi cuối cùng của Người trên thánh giá, và sau đó, cùng với ông Giuse người xứ Arimathêa, khi ông đặt Người vào trong ngôi mộ. Hai người phụ nữ này đã không bỏ chạy, họ là những người vẫn kiên định, những người chấp nhận đối mặt với cuộc sống bất kể nó như thế nào, họ là những người biết rõ mùi vị cay đắng của bất công trong xã hội. Chúng ta nhìn thấy các bà ở đó, trước ngôi mộ, đầy đau buồn nhưng không thể chấp nhận rằng mọi thứ phải luôn luôn kết thúc như vậy.
Nếu chúng ta cố gắng hình dung ra cảnh tượng này, chúng ta có thể nhìn thấy trong khuôn mặt của những người phụ nữ này những gương mặt khác nữa: khuôn mặt của các bà mẹ và những bà nội, bà ngoại, khuôn mặt cuả các trẻ em và những người trẻ, là những người gánh chịu những gánh nặng đau thương của bất công và tàn bạo. Trong khuôn mặt của họ chúng ta có thể thấy phản ảnh tất cả những ai, lê bước trên những hè phố các thành thị của chúng ta, cảm nhận được nỗi đau của cảnh nghèo cùng cực, nỗi buồn nảy sinh từ nạn bóc lột và buôn bán người. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy khuôn mặt của những người bị chào đón bằng sự khinh miệt, vì họ là những người nhập cư, bị cướp mất đất nước, nhà cửa và gia đình. Chúng ta cũng nhìn thấy những khuôn mặt với đôi mắt nói lên sự cô đơn và bị bỏ rơi, vì bàn tay của họ nhăn nheo với những nếp nhăn. Khuôn mặt của các bà phản ảnh khuôn mặt của những phụ nữ, những người mẹ đang bật khóc khi thấy cuộc sống của con em mình bị nghiền nát bởi sự tham nhũng khổng lồ đang tước đoạt đi những quyền lợi và làm tiêu tan những mơ ước của họ. Những hành vi ích kỷ hàng ngày đang đóng đinh và sau đó chôn sống hy vọng của người dân. Những cung cách quan liêu tê liệt và cằn cỗi đang chống lại sự thay đổi. Trong nỗi đau của mình, hai người phụ nữ này phản ảnh khuôn mặt của tất cả những ai, đang lê bước trên các nẻo đường trong các phố phường của chúng ta với một nhân phẩm bị đóng đinh.
Khuôn mặt của các bà cũng phản ảnh nhiều khuôn mặt khác nữa, có lẽ bao gồm cả khuôn mặt của anh chị em và tôi. Giống như họ, chúng ta có thể cảm thấy bị thúc đẩy tiếp tục lê bước và chịu khuất phục trước sự kiện mọi chuyện phải kết thúc như thế. Đúng thế, chúng ta mang trong mình một lời hứa và sự xác tín về lòng trung tín của Thiên Chúa. Nhưng khuôn mặt của chúng ta cũng đầy dấu ấn của những vết thương, của cơ man những hành vi bất trung, của chính chúng ta và của những người khác, của những nỗ lực đã được thực hiện và những trận đánh đã bại trận. Trong trái tim chúng ta, chúng ta biết rằng mọi thứ có thể khác, nhưng hầu như chúng ta không nhận thấy một điều là chúng ta đang quen thuộc dần với việc sống chung với những ngôi mộ, sống chung với những thất vọng. Tệ hơn nữa, chúng ta thậm chí còn tự thuyết phục mình rằng đây là định luật của cuộc đời, và làm cùn lương tâm của chúng ta với những hình thức giải thoát mà thực ra chỉ dập tắt hy vọng mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Vì thế, chúng ta thường lê bước như các bà, chập chờn giữa ao ước về Thiên Chúa và sự thoái lui ảm đạm. Không chỉ là Thầy chết, mà hy vọng của chúng ta cũng chết theo với Người.
“Và thình lình, đất rung chuyển dữ dội:” (Mt 28: 2). Thật bất ngờ, những phụ nữ cảm thấy một chấn động mạnh mẽ, như một cái gì đó hay ai đó làm rung mặt đất dưới chân họ. Lại một lần nữa, có người đến nói với họ: “Đừng sợ”, nhưng bây giờ thêm: “Người đã sống lại như Người đã phán hứa:” Đây là thông điệp mà, hết thế hệ này sang thế hệ khác, Đêm Thánh này được truyền lại cho chúng ta: “Đừng sợ, anh chị em; Ngài đã sống lại rồi như Ngài đã phán hứa! Cuộc sống, mà cái chết đã hủy diệt trên thập tự giá, giờ đây trỗi dậy với nhịp đập mới mẻ” (x Romano Guardini, The Lord, Chicago, 1954, p. 473). Nhịp tim của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta như một hồng ân, một ơn thánh, một chân trời mới. Trái tim đang đập của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta, và đến lượt mình chúng ta được yêu cầu trao ban món quà này như một lực lượng biến đổi, như men của một nhân loại mới. Trong biến cố phục sinh, Chúa Kitô không chỉ lăn đi tảng đá của ngôi mộ, nhưng Ngài còn muốn phá vỡ tất cả các bức tường đang giam cầm chúng ta trong sự bi quan vô sinh của chúng ta, trong tháp ngà được xây dựng một cách cẩn thận của chúng ta nhằm tách chúng ta ra khỏi cuộc sống, trong nhu cầu quyết liệt của của chúng ta về an ninh và trong tham vọng vô bờ bến khiến chúng ta hạ giá nhân phẩm của người khác.
Vị Thượng Tế và các kinh sư, khi thông đồng với người La Mã, đã tin rằng họ có thể nắm trong tay tất cả mọi thứ, và rằng lời chung cuộc đã được nói ra và việc áp dụng lời ấy như thế nào là tùy thuộc vào họ, Thiên Chúa đã bất ngờ can thiệp, làm đảo lộn tất cả các luật lệ và mang đến những khả năng mới. Lại một lần nữa, Thiên Chúa đến gặp chúng ta, để tạo ra và củng cố một thời đại mới, thời đại của lòng thương xót. Đây là lời hứa đã có mặt ngay từ đầu. Đây là sự ngạc nhiên mà Thiên Chúa dành cho những người trung tín với Ngài. Hãy vui lên! Ẩn sâu trong cuộc sống của anh chị em là một hạt giống của sự phục sinh, một trao ban sự sống đã sẵn sàng để được đánh thức.
Điều mà đêm nay mời gọi chúng ta rao giảng là nhịp tim của Chúa Phục Sinh. Chúa Kitô đang sống! Đó là điều đã khiến bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria nhanh chân bước. Đó là điều đã khiến họ vội vàng quay lại loan báo tin vui này (Mt 28: 8). Đó là điều đã khiến họ lột bỏ khăn tang và vẻ thê lương của mình. Họ quay trở lại thành để gặp gỡ những người khác.
Giờ đây, như hai người phụ nữ này, chúng ta đã đến thăm ngôi mộ, tôi xin anh chị em quay trở lại thành. Chúng ta hãy quay bước và hãy thay đổi dáng vẻ trên khuôn mặt chúng ta. Chúng ta hãy quay trở lại với họ để loan báo tin này ở tất cả những nơi mà ngôi mộ dường như có tiếng nói cuối cùng, và ở những nơi mà cái chết dường như là lối thoát duy nhất. Chúng ta hãy quay trở lại để công bố, để chia sẻ, để tiết lộ rằng đúng thật là Chúa đã sống lại! Ngài đang sống và Ngài muốn chúng ta trỗi dậy một lần nữa nơi tất cả những ai mang những khuôn mặt sầu buồn vì hy vọng, ước mơ và nhân phẩm đã bị chôn vùi. Nếu chúng ta không để cho Chúa dẫn chúng ta trên con đường này, thì chúng ta không phải là các Kitô hữu.
Chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy để cho mình được ngạc nhiên bởi bình minh mới này và bởi sự mới mẻ chỉ một mình Chúa Kitô mới có thể mang đến cho chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để sự dịu dàng và tình yêu của Ngài hướng dẫn các bước chân chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để nhịp đập trái tim của Người đẩy nhanh con tim yếu ớt của chúng ta.
Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.
Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có khâm sứ Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Giuseppe Lazzarotto, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong khi đó tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dẫn đầu một đoàn rước bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước sẽ diễn ra trong bóng tối, chỉ được chiếu sáng bởi một cây nến tại bàn thờ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Sau ngày Sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” (Mt 28: 1). Chúng ta có thể hình dung ra họ ra đi như thế nào. .. Họ đi như những người đến một nghĩa trang, với những bước đi mệt mỏi và chán nản, như những người thấy khó có thể tin mọi sự đã kết thúc thê thảm như thế. Chúng ta có thể hình dung ra khuôn mặt của họ, xanh xao và đầy nước mắt. Và câu hỏi của họ: Đấng Tình yêu đã chết thật rồi sao?
Không giống như các môn đệ, những người phụ nữ có mặt - như họ đã từng có mặt khi Thầy thở hơi cuối cùng của Người trên thánh giá, và sau đó, cùng với ông Giuse người xứ Arimathêa, khi ông đặt Người vào trong ngôi mộ. Hai người phụ nữ này đã không bỏ chạy, họ là những người vẫn kiên định, những người chấp nhận đối mặt với cuộc sống bất kể nó như thế nào, họ là những người biết rõ mùi vị cay đắng của bất công trong xã hội. Chúng ta nhìn thấy các bà ở đó, trước ngôi mộ, đầy đau buồn nhưng không thể chấp nhận rằng mọi thứ phải luôn luôn kết thúc như vậy.
Nếu chúng ta cố gắng hình dung ra cảnh tượng này, chúng ta có thể nhìn thấy trong khuôn mặt của những người phụ nữ này những gương mặt khác nữa: khuôn mặt của các bà mẹ và những bà nội, bà ngoại, khuôn mặt cuả các trẻ em và những người trẻ, là những người gánh chịu những gánh nặng đau thương của bất công và tàn bạo. Trong khuôn mặt của họ chúng ta có thể thấy phản ảnh tất cả những ai, lê bước trên những hè phố các thành thị của chúng ta, cảm nhận được nỗi đau của cảnh nghèo cùng cực, nỗi buồn nảy sinh từ nạn bóc lột và buôn bán người. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy khuôn mặt của những người bị chào đón bằng sự khinh miệt, vì họ là những người nhập cư, bị cướp mất đất nước, nhà cửa và gia đình. Chúng ta cũng nhìn thấy những khuôn mặt với đôi mắt nói lên sự cô đơn và bị bỏ rơi, vì bàn tay của họ nhăn nheo với những nếp nhăn. Khuôn mặt của các bà phản ảnh khuôn mặt của những phụ nữ, những người mẹ đang bật khóc khi thấy cuộc sống của con em mình bị nghiền nát bởi sự tham nhũng khổng lồ đang tước đoạt đi những quyền lợi và làm tiêu tan những mơ ước của họ. Những hành vi ích kỷ hàng ngày đang đóng đinh và sau đó chôn sống hy vọng của người dân. Những cung cách quan liêu tê liệt và cằn cỗi đang chống lại sự thay đổi. Trong nỗi đau của mình, hai người phụ nữ này phản ảnh khuôn mặt của tất cả những ai, đang lê bước trên các nẻo đường trong các phố phường của chúng ta với một nhân phẩm bị đóng đinh.
Khuôn mặt của các bà cũng phản ảnh nhiều khuôn mặt khác nữa, có lẽ bao gồm cả khuôn mặt của anh chị em và tôi. Giống như họ, chúng ta có thể cảm thấy bị thúc đẩy tiếp tục lê bước và chịu khuất phục trước sự kiện mọi chuyện phải kết thúc như thế. Đúng thế, chúng ta mang trong mình một lời hứa và sự xác tín về lòng trung tín của Thiên Chúa. Nhưng khuôn mặt của chúng ta cũng đầy dấu ấn của những vết thương, của cơ man những hành vi bất trung, của chính chúng ta và của những người khác, của những nỗ lực đã được thực hiện và những trận đánh đã bại trận. Trong trái tim chúng ta, chúng ta biết rằng mọi thứ có thể khác, nhưng hầu như chúng ta không nhận thấy một điều là chúng ta đang quen thuộc dần với việc sống chung với những ngôi mộ, sống chung với những thất vọng. Tệ hơn nữa, chúng ta thậm chí còn tự thuyết phục mình rằng đây là định luật của cuộc đời, và làm cùn lương tâm của chúng ta với những hình thức giải thoát mà thực ra chỉ dập tắt hy vọng mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Vì thế, chúng ta thường lê bước như các bà, chập chờn giữa ao ước về Thiên Chúa và sự thoái lui ảm đạm. Không chỉ là Thầy chết, mà hy vọng của chúng ta cũng chết theo với Người.
“Và thình lình, đất rung chuyển dữ dội:” (Mt 28: 2). Thật bất ngờ, những phụ nữ cảm thấy một chấn động mạnh mẽ, như một cái gì đó hay ai đó làm rung mặt đất dưới chân họ. Lại một lần nữa, có người đến nói với họ: “Đừng sợ”, nhưng bây giờ thêm: “Người đã sống lại như Người đã phán hứa:” Đây là thông điệp mà, hết thế hệ này sang thế hệ khác, Đêm Thánh này được truyền lại cho chúng ta: “Đừng sợ, anh chị em; Ngài đã sống lại rồi như Ngài đã phán hứa! Cuộc sống, mà cái chết đã hủy diệt trên thập tự giá, giờ đây trỗi dậy với nhịp đập mới mẻ” (x Romano Guardini, The Lord, Chicago, 1954, p. 473). Nhịp tim của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta như một hồng ân, một ơn thánh, một chân trời mới. Trái tim đang đập của Chúa Phục Sinh được ban cho chúng ta, và đến lượt mình chúng ta được yêu cầu trao ban món quà này như một lực lượng biến đổi, như men của một nhân loại mới. Trong biến cố phục sinh, Chúa Kitô không chỉ lăn đi tảng đá của ngôi mộ, nhưng Ngài còn muốn phá vỡ tất cả các bức tường đang giam cầm chúng ta trong sự bi quan vô sinh của chúng ta, trong tháp ngà được xây dựng một cách cẩn thận của chúng ta nhằm tách chúng ta ra khỏi cuộc sống, trong nhu cầu quyết liệt của của chúng ta về an ninh và trong tham vọng vô bờ bến khiến chúng ta hạ giá nhân phẩm của người khác.
Vị Thượng Tế và các kinh sư, khi thông đồng với người La Mã, đã tin rằng họ có thể nắm trong tay tất cả mọi thứ, và rằng lời chung cuộc đã được nói ra và việc áp dụng lời ấy như thế nào là tùy thuộc vào họ, Thiên Chúa đã bất ngờ can thiệp, làm đảo lộn tất cả các luật lệ và mang đến những khả năng mới. Lại một lần nữa, Thiên Chúa đến gặp chúng ta, để tạo ra và củng cố một thời đại mới, thời đại của lòng thương xót. Đây là lời hứa đã có mặt ngay từ đầu. Đây là sự ngạc nhiên mà Thiên Chúa dành cho những người trung tín với Ngài. Hãy vui lên! Ẩn sâu trong cuộc sống của anh chị em là một hạt giống của sự phục sinh, một trao ban sự sống đã sẵn sàng để được đánh thức.
Điều mà đêm nay mời gọi chúng ta rao giảng là nhịp tim của Chúa Phục Sinh. Chúa Kitô đang sống! Đó là điều đã khiến bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria nhanh chân bước. Đó là điều đã khiến họ vội vàng quay lại loan báo tin vui này (Mt 28: 8). Đó là điều đã khiến họ lột bỏ khăn tang và vẻ thê lương của mình. Họ quay trở lại thành để gặp gỡ những người khác.
Giờ đây, như hai người phụ nữ này, chúng ta đã đến thăm ngôi mộ, tôi xin anh chị em quay trở lại thành. Chúng ta hãy quay bước và hãy thay đổi dáng vẻ trên khuôn mặt chúng ta. Chúng ta hãy quay trở lại với họ để loan báo tin này ở tất cả những nơi mà ngôi mộ dường như có tiếng nói cuối cùng, và ở những nơi mà cái chết dường như là lối thoát duy nhất. Chúng ta hãy quay trở lại để công bố, để chia sẻ, để tiết lộ rằng đúng thật là Chúa đã sống lại! Ngài đang sống và Ngài muốn chúng ta trỗi dậy một lần nữa nơi tất cả những ai mang những khuôn mặt sầu buồn vì hy vọng, ước mơ và nhân phẩm đã bị chôn vùi. Nếu chúng ta không để cho Chúa dẫn chúng ta trên con đường này, thì chúng ta không phải là các Kitô hữu.
Chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy để cho mình được ngạc nhiên bởi bình minh mới này và bởi sự mới mẻ chỉ một mình Chúa Kitô mới có thể mang đến cho chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để sự dịu dàng và tình yêu của Ngài hướng dẫn các bước chân chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để nhịp đập trái tim của Người đẩy nhanh con tim yếu ớt của chúng ta.
Thánh Ca
Trong Trái Tim Chúa – Trình bày: Tứ Ca St. Margaret Mary’s
Minh Trung
22:45 15/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúa Sống Lại Rồi - Trình bày: Ca Sĩ Như Mai
VietCatholic Network
21:31 15/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây