Ngày 11-04-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cây Thánh Gía: cây sự sông,cầu nối dân nghèo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:36 11/04/2009
Ngày 28-6-2008 Cha Pierre Ruquoy - người Bỉ - dòng Thừa Sai Khiết Tâm Đức Mẹ mừng 25 năm thụ phong Linh Mục. Các Linh Mục Thừa Sai Khiết Tâm Đức Mẹ còn gọi là Các Cha Scheut. Scheut là ngôi làng thuộc vương quốc Bỉ nơi Hội Dòng khai sinh. Nhân dịp mừng Ngân Khánh, Cha Pierre Ruquoy đi lại những chặng đường cảm động đầy ý nghĩa nhất trong hành trình Linh Mục Thừa Sai.

Trước tiên, tôi học thần học tại thủ đô Mexico, thành phố đông dân nhất thế giới. Tôi sống nơi khu ổ chuột không xa đền thánh Đức Mẹ Guadalupe bao nhiêu. Chính dân nghèo Mêhicô giúp tôi hiểu phải dành cho Đức Mẹ MARIA một chỗ đứng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Gần như tuần nào tôi cũng đến cầu nguyện trước ảnh thánh Đức Mẹ Guadalupe. Tôi thật sự ngỡ ngàng và cảm động khi chứng kiến Đức Tin vừa đơn sơ vừa vững mạnh của dân nghèo Mêhicô. Họ ngồi trước ảnh thánh hàng giờ, hàng giờ để kể lể tâm tình với Đức Mẹ. Đức Mẹ Guadalupe quả là Đức Mẹ của người nghèo.

Sau khi thụ phong Linh Mục, Bề Trên gởi tôi đi truyền giáo tại Cộng Hòa Dominicana. Cộng Hòa này chia chung đảo Caraibi với nước Haiti, quốc gia nghèo nhất Châu Mỹ. Trong vòng nhiều năm trời, tôi hoạt động mục vụ tại Tamayo một xứ đạo nghèo nằm về phía Tây Nam của Cộng Hòa Dominicana. Phần đông dân chúng sống về nghề nông. Họ có những tổ chức thật vững chắc để tranh đấu cho một cuộc sống tươi sáng hơn. Với tư cách Linh Mục, tôi sát cánh với họ. Đồng hành với họ, tôi khám phá ra cái hiền-triết của dân nghèo, lòng quảng đại và tâm tình hiếu khách của họ. Cùng thời gian này, tôi làm việc tại Đài Phát Thanh Công Giáo Enriquillo. Radio Enriquillo luôn đứng về phía người nghèo và là tiếng nói của người bị bỏ quên, bị ruồng rẫy.

Năm 1989 tôi về thủ đô Roma học Kinh Thánh trong 3 năm. Thời gian học hỏi giúp tôi biết đặt Lời Chúa nơi trung tâm cuộc đời. Tôi xác tín rằng để đọc đúng Kinh Thánh cần phải hiệp thông sâu xa với dân nghèo, bởi vì, dân nghèo được THIÊN CHÚA chọn để thành lập Nước Công Chính và Hòa Bình.

Năm 1991 Bề Trên sai tôi trở lại Cộng Hòa Dominicana và chỉ định tôi làm Giám Đốc Đài Phát Thanh Công Giáo Enriquillo. Đúng vào thời điểm này diễn ra cuộc đảo chánh đẫm máu tại Haiti do quân đội chủ mưu nhằm chống lại chính quyền dân chủ. Đài Phát Thanh nằm sát biên giới Haiti. Chúng tôi hỗ trợ sức kháng cự của người dân Haiti bằng cách cho phát tin tức bằng thổ ngữ ”Créole”. Đây là thời gian vô cùng cam go. Căn nhà tôi biến thành nơi tạm trú cho khoảng 10 người dân Haiti chạy trốn cuộc đàn áp nơi xứ sở. Chính lúc này, tôi khám ra Thánh Nhan Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong người bị bách hại vì niềm khao khát tự do và nền dân chủ. Tôi ý thức Thần Linh THIÊN CHÚA hiện diện trong mọi nỗ lực của người dân tìm kiếm thực thi nền tự do.

Kinh nghiệm kháng chiến và tranh đấu cho quyền tự do, chọn đứng về phía người dân Cộng Hòa Dominicana và Haiti, giúp tôi thâm hiểu rằng:

- Một trong những sứ vụ quan trọng nhất của Linh Mục là trở thành chiếc cầu nối giữa dân nghèo bị phân chia bởi lợi nhuận của các cuộc đầu tư lớn.

Thế là, cùng với các thân hữu Dominicana và Haiti tôi thành lập ”Trung Tâm Cầu Nối - Centre Pont”, một tổ chức tư nhằm thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc của quần đảo Quisqueya.

Năm 1993 tôi bắt đầu sống trong các Bateys nghĩa là những làng cùng cực được thành hình trong các khu vực trồng mía của Cộng Hòa Dominicana. Nơi đây, các thợ chặt mía và hậu duệ sống chui rúc khốn khổ. Phần đông họ là người Haiti hay con cháu Haiti. Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi và sống như những tên nô lệ. Tôi sống giữa lớp người nghèo này trong vòng 11 năm. Đây là những năm đẹp và ý nghĩa nhất trong cuộc đời Linh Mục thừa sai của tôi. Khi chia sẻ đau khổ của người bị đàn áp bóc lột tận xương tủy, tôi khám phá ra:

- Con đường duy nhất để đạt hạnh phúc đích thật là sống dính chặt vào Thánh Giá.

Càng viếng thăm các anh chị em chặt mía tôi càng trông thấy nơi họ Nhan Thánh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Chịu Đóng Đinh.

Các anh chị em chặt mía sống cùng cực đến độ họ cảm thấy xấu hổ lê bước đến Nhà Thờ. Vì thế, tôi bắt đầu dâng Thánh Lễ trong các căn chòi lụp xụp của họ. Giữa cái nghèo khổ tột cùng, Mình và Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ chói sáng như mặt trời đúng ngọ. Các buổi cử hành Thánh Thể này là những Thánh Lễ sốt sắng cô đọng nhất mà tôi dâng trong hành trình cuộc đời Linh Mục của tôi.

Các thợ chặt mía được mua và bán đi y như những con vật do các đại công ty mía chế tạo đường. . Tôi cương quyết chống lại tệ nạn buôn người bằng cách tìm cho ra địa điểm mà các tay buôn người thường vượt qua biên giới. Rồi với hình ảnh và chứng tá đi kèm, tôi tố cáo tệ nạn buôn người trên các phương tiện truyền thông của Cộng Hòa Dominicana. Mỗi ngày tôi chiêm ngắm hàng giờ các nạn nhân của tệ nạn buôn người sát nhân này. Tôi có cảm tưởng như đang chiêm ngắm Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cùng lúc, tôi cố gắng nâng đỡ và xóa bỏ nỗi lo sợ luôn xâm chiếm đầu óc của các anh chị em chặt mía khốn khổ. Dĩ nhiên việc làm của tôi gây tức giận cho giới chủ-nhân-ông. Và một chiến dịch bôi nhọ nhằm trục xuất tôi ra khỏi các làng Bateys bắt đầu.

Nơi nhà xứ, tôi thu nhận tiếp rước người nghèo đủ hạng. Họ là các trẻ mồ côi, các người góa bụa, các thợ chặt mía già cả hay đau yếu. Tôi sống dưới chân Thánh Giá. Đức Tin và niềm Hy Vọng của các anh chị em chặt mía khốn khổ khuyến khích tôi tiến bước. Nơi họ, tôi chiêm ngắm hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ đau khổ và hấp hối. Thật vậy, nhiều anh chị em chặt mía trút hơi thở cuối cùng trong nhà xứ. Chính tôi đích thân đảm trách việc chuẩn bị giúp họ ra đi trở về Nhà CHA trên Trời.

Ngày qua ngày, cuộc bắt bớ nhắm vào bản thân tôi mỗi lúc một gay gắt và hiểm nguy. Thấy tình thế không ổn, Cha Bề Trên Tổng Quyền ra lệnh cho tôi phải tức khắc rời khỏi Cộng Hòa Dominicana. Trong vòng 5 ngày, tôi phải khăn gói ra đi. Sau vài tháng nghỉ ngơi nơi vương quốc Bỉ, quê hương yêu dấu của tôi, tôi đến Luân-Đôn thủ đô Anh Quốc để trau dồi thêm Anh Ngữ. Rồi tôi được chỉ định đi truyền giáo tại Zambia thuộc đại lục Phi Châu.

Hiện tại tôi trông coi một giáo xứ ở Mulungushi Agro. Nơi đây tôi tiếp nhận 30 trẻ mồ côi. Nơi các trẻ mồ côi và người nghèo của giáo xứ mới, tôi chiêm ngắm thánh nhan Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Qua các anh chị em nghèo tôi gặp suốt trong hành trình 25 năm Linh Mục, tôi có thể long trọng tuyên bố rằng:

- Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện giữa chúng ta. Ngài mang bộ mặt của tất cả các anh chị em nghèo. Thánh Giá của Ngài dựng lên giữa những người bị đàn áp bóc lột.. Thánh Giá chính là Cây Sự Sống. Đúng thế. Chính nhờ Thánh Giá mà một ngày kia, xã hội loài người sẽ trở thành Đại Gia Đình. Và mọi người nam nữ cùng nhảy múa trước THIÊN CHÚA theo điệu trống của sự tự do và tình huynh đệ.

... “Chúng ta có một Thượng-tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Đức GIÊSU, Con THIÊN CHÚA, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng Đức Tin của chúng ta.. Vì chưng, không phải chúng ta có thượng-tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Khi còn sống ở đời này, Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con THIÊN CHÚA, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người” (Thơ gửi tín hữu Do-thái 4,14-16/5,7-9).

(”CHRONICA CICM”, Bulletin mensuel, 79e Année, n.2, Mars/2009, trang 47-53)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:48 11/04/2009
ƯU VIỆT
N2T


Một đệ tử từ phương đông đến, lên mặt nói mình rất hiểu tu đức của phương đông, rồi tự cao tự đại hỏi đại sư: “Tại sao vật chất của tây phương có sự tiến bộ, còn đông phương thì có đủ tu đức ?”

Đại sư nói đơn giản nhưng rõ ràng: “Bởi vì từ thời xa xưa, khi thượng đế phân phát ân tứ thì người tây phương dành chọn trước một bước.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Người đời thường có lối cư xử như người đệ tử từ phương đông đến ấy, họ mới học được vài môn học là lạ liền lên mặt với mọi người, và có khi thử tài sư phụ của mình coi có giỏi như mình không !

Có một vài người Ki-tô hữu cũng thường hay xử sự như những người đời ấy, họ đi học một vài lớp giáo lý ở trung tâm công giáo thì về “thử sức” cha sở của mình: tại sao phụ nữ không được làm linh mục ? Tại sao trong thánh lễ chỉ có linh mục mới được uống Máu Thánh còn giáo dân thì không ? Tại sao Mình Thánh của linh mục chủ tế thì to đùng, còn của giáo dân thì nhỏ xíu, có công bằng không, vân vân và vân vân...

Lên mặt để thử thách người khác là thái độ của quỷ kiêu ngạo, không một người khiêm tốn nào lại làm như thế cả, bởi vì nét ưu việt của người tài giỏi chính là sự khiêm tốn học hỏi, chứ không phải là để thử thách người khác khi mình học được điều này điều nọ.

Tính ưu việt của người Ki-tô hữu là khiêm tốn và phục vụ, nhớ đấy nhé.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa - Chủ nhật Phục Sinh (B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 11/04/2009
CHỦ NHẬT LỄ PHỤC SINH (B)

Tin Mừng: Ga 20, 1-9.

“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.”


Bạn thân mến,

Tối hôm qua, chúng ta long trọng cử hành thánh lễ Vọng Phục Sinh, tức là cử hành đêm canh thức đợi chờ Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, và qua các bài đọc, chúng ta nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại thật lớn lao, tình yêu vô điều kiện và thật sự đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Giê-su Phục Sinh, bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan tông đồ đã chứng minh điều đó cho mọi người biết: Chúa Giê-su thật sự đã từ trong cõi chết sống lại, sự sống lại của Ngài, đem đến cho nhân loại một niềm vui khộn tả, tôi xin chia sẻ với bạn hai ý tưởng sau đây:

1. Tình yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại thì bất biến, dù cho lòng dạ nhân loại luôn thay đổi, như lòng dạ của người Do Thái đã từng thay đổi trong cuộc xử án bất công với Chúa Giê-su của quan tổng trấn Phi-la-tô.

Sau bốn mươi ngày ăn chay, hối cải và đền tội, chúng ta đã thực sự kết hợp với những đau khổ của Chúa Giê-su để rồi hôm nay cùng được sống lại với Ngài, đó là sự sống lại độc nhất vô nhị của Chúa Giê-su trong lịch sử nhân loại, sự sống lại của Ngài đã lôi kéo rất nhiều người đã chết trong tội lỗi tức là đắm mình trong văn hóa sự chết để rồi chối bỏ và bức tử quyền sống của các thai nhi, hoặc trong cuộc sống thác loạn mà vì họ không tìm thấy được một tình yêu chân chính, nay họ đã cùng “sống lại” với Chúa Giê-su, bằng cách thay đổi tư tưởng và cuộc sống của mình khi suy niệm những đau khổ và sự chết của Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại và yêu thương chính họ.

Tình yêu Thiên Chúa –qua sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su- thật cao vời, nối kết mọi tâm hồn chân thành lại với nhau, nối kết những những tâm hồn đau khổ, tội lỗi lại với tình yêu cứu độ của Chúa Giê-su, để họ trở thành những chứng nhân sống động cho sự sống lại của Ngài qua chính cuộc sống trở về với Chúa của họ.

2. Sự hóan cải của bạn và tôi sẽ làm cho người khác trở lại, bởi vì chính Chúa Giê-su đã nói với thánh Phê-rô rằng: khi con trở lại con sẽ củng cố đức tin của các anh em con. Cũng vậy, khi bạn và tôi quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình thì sẽ có rất nhiều người đồng thuận và chống đối, sẽ có nhiều người khen và nhiều người chê bai, nhưng lời khen chê hoặc chống đối hay đồng thuận sẽ không là gì cả khi chúng ta nhận ra Đấng đã chết cho mình đã thật sự sống lại từ cõi chết !

Khi chúng ta thực sự sống lại từ trong những nếp sống bệnh hoạn, thác loạn của xã hội, thì lúc ấy chúng ta mang trên mình những đau khổ của Chúa Giê-su đã chịu, đó là những cám dỗ của vật chất, những tẩy chay của bạn bè, những lời phê bình ác độc của những người đã từng cùng chúng ta sống trong văn hóa của sự chết, nay chính họ -vô tình- sẽ là những chứng nhân cho chúng ta đã thực sự sống lại với Chúa Giê-su Phục Sinh.

Bạn thân mến,

Chúa Giê-su đã sống lại rồi, không phải mới sống lại ngày hôm nay, nhưng đã sống lại cách đây hơn hai ngàn năm, những Ngài vẫn cứ sống lại hằng ngày trong tâm hồn của bạn và của tôi, và của những ai có tâm hồn thiện lương, đó là những khi bạn và tôi đứng dậy từ trong tội lỗi, ngước mắt lên nhìn Ngài trong đau khổ và thử thách, bởi vì chính Ngài là nguồn trợ lực để cho chúng ta đứng dậy, vươn lên và đi tới.

Chúa Giê-su đã sống lại rồi, Alleluia ! Alleluia !

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 11/04/2009
N2T


136. Lời tán tụng của chúng ta nên ở nơi Thiên Chúa chứ không ở nơi mình chúng ta.

(Thánh Clement)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:53 11/04/2009
N2T


81. Chuyện quá khứ đã đi không trở lại. Người thông minh thì nghĩ đến chuyện hôm nay và ngày mai.

 
Suy niệm: những sự kiện và những bàn chân trống không của Bữa Tiệc Ly
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:44 11/04/2009
Bài suy niệm của Linh Mục Thomas Rosica, CSB

TORONTO- Canada (Zenit.org).- Cả hai truyền thông Do thái và Kitô Hữu coi sự ăn uống và sự ăn cỗ còn hơn một cơ hội bình thường tiếp nhiên liệu cho thân thể, hưởng những cao lương mỹ vị, hay là cử hành một cơ hội đặc biệt.

Việc ăn uống và ăn cỗ đã trở thành cho cả hai truyền thống, những sự chạm trán với những thực tại siêu việt và cả sự hiệp nhất với thần linh. Trong Tân Ước, rất nhiều sự thuộc thừa tác vụ của Chúa Giêsu xảy ra giữa những bữa ăn tại bàn. Một số người nói rằng anh có thể ăn cách của anh nhờ các Tin Mừng với Chúa Giêsu!

Chúa Giêsu dự nhiều bữa ăn trong bốn sách Tin Mừng: với ông Lêvi và những bạn đồng nghiệp của ông, với ông Simon người Pharisêu, với Lazarô và hai chị của ông tại Bethany, với ông Zacchaeus và đám đông người tại Jericô, với những người vô gia cư và các viên bách quản, với những đoàn người trên những đồi núi xứ Galilea, và với các môn đệ tại nhà của họ.

Sau cùng chính trong bữa ăn cuối Chúa Giêsu đã từ giả chúng ta với món quà quí nhất của Người trong Thánh Thể. Những bài đọc Kinh thánh ngày Thứ Năm Tuần Thánh chôn sâu chúng ta trong quá khứ Do Thái của chúng ta: cử hành lễ Vượt Qua với dân Do Thái, nhận lãnh từ Thánh Phaolô điều được truyền lại cho ngài, tức là bữa tiệc Thánh Thể, và nhìn xem Chúa Giêsu đối diện trực tiếp với gương mặt khi Người qùi gối trước chúng ta hầu rữa chân chúng ta trong việc phục vụ khiêm tốn.

Thay vì trình bày cho chúng ta một trong những truyện Tin Mừng Nhất Lãm, về sự “thiết lập” Thánh Thể, Giáo hội cống hiến cho chúng ta dáng điệu có tính náo động của Thầy qùi gối trước các bạn hữu Người để rửa chân cho họ trong một cử chỉ khiêm tốn và phục vụ.

Hãy tưởng tượng đúng pha cảnh! Khi Chúa Giêsu quấn một cái khăn xung quanh chỗ thắt lưng, lấy một bình nước, cúi xuống và bắt đầu rửa chân các môn đệ Người, Người dạy các bạn của mình rằng sự giải phóng và sự sống mới không đạt được trong sự chủ trì những đám đông từ những ngai vua, đã không do số lượng những hy sinh đổ máu dâng trên các bàn thờ đền thờ, nhưng bằng sự đi với những kẻ thấp bé và nghèo nàn và phục vụ họ như một kẻ rửa chân trong cuộc hành trình.

Trong đêm thánh này của “việc thiết lập,” khi Chúa Giêsu uống từ chén máu của Người và cúi xuống rửa chân, một sự ràng buộc chung, mới và năng động, được thiết lập vơi các môn đệ Người và với chúng ta. Đó là như thể toàn lịch sử cứu độ kết thúc đêm nay đứng như nó bắt đầu-- với những chân không và tiếng nói của Chúa nói với chúng ta qua thịt và máu của Người: “ Như Thầy đã làm cho anh em, anh em cũng phải làm như vậy.” Việc rửa chân là phần nguyên vẹn của Bữa Tiệc Cuối. Đó là cách nói của Gioan với các môn đệ Chúa Kitô qua các thời đại: “Anh em phải nhớ hy sinh của Người trong Thánh Lễ, nhưng anh em cũng phải nhớ lời khuyên bảo của Người ra đi và phục vụ thế giới.”

Trong bữa Tiệc Cuối, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng uy quyền thật sự trong Giáo Hội đến từ sự làm một tên tôi tớ, từ việc bỏ mạng sống chúng ta cho các bạn chúng ta. Sự sống của Người là một bữa tiệc cho những kẻ nghèo và cho những người tội lỗi. Cũng phải vậy đối với những kẻ nhận lãnh mình và máu Chúa. Chúng ta trở nên điều chúng ta nhận lãnh trong bữa ăn này và chúng ta bắt chước Chúa Giêsu trong những công trình cứu độ của Người, những lời nói chữa lành của Người và trong những cử chỉ phục vụ khiêm tốn của Người. Từ Thánh Thể phải chảy ra một kiểu sống cộng đồng, một sự lo lắng đích thực cho các kẻ thân cận chúng ta, và cho những kẻ hải ngoại.

Sau cùng, việc cử hành Thánh Thể luôn luôn phản chiếu chúng ta tới trước như khi chúng ta tuyên bố lời tung hô kỷ niệm sau khi truyền phép trong Thánh Lễ. “Khi chúng ta ăn bánh này và uống chén này, chúng ta công bố sự chết của Người, Lạy Chúa Giêsu, cho tới khi Chúa đến trong vinh quang.”

Quyền phép biến đổi của một bữa ăn

Mỗi năm tới ngày Thứ Năm Tuần Thánh, tôi cố gắng kiếm giờ để xem một trong những cuốn phim “Thánh Thể” sở thích của tôi: “ Babette’ Feast.” Đó là một truyện về sự cởi mở các tâm hồn của một cộng đồng khắt khe, nhỏ bé trên bờ biển Norway nhờ lòng quảng đại của một chị đầu bếp tị nạn người Pháp.

Cuốn phim, hướng dẫn do Gabriel Axel, đã được giải thưởng Hàn Lâm trong năm 1986, phần thưởng dành cho Cuốn Phim Ngoại Quốc hay nhất, và là phóng tác trung thành của truyện ngắn “Babettes gaestebud” năm 1958 cùa Isak Dinesen. Truyện đó được gọi là “một ảnh ciné của Thánh Thể” bởi vì nó khai thác tình yêu và lòng quảng đại trong bối cảnh một bữa ăn và khả năng của bữa ăn biến đổi những sự sống.

Đây là cốt truyện: Tại Denmark thế kỷ 19, hai chị em trưởng thành sống trong một làng hẻo lánh với người cha hai cô, ông là mục tử hồi hưu của một nhà thờ nhỏ Tin Lành, thực tế tự nó là một giáo phái. Mặc dầu mỗi chị được giới thiệu một cơ hội thật sự bỏ làng, hai chị em chọn ở lại với cha mình, để phục vụ ông và nhà thờ của họ. Sau vài năm, một người đàn bà tị nạn quốc tịch Pháp, Babette, đến trước cửa nhà hai chị, xin họ nhận mình vào làm việc, và cam kết làm việc cho họ như nữ tỳ/quản gia/đầu bếp. Babette đã tới với một giấy giới thiệu từ một ca sĩ người Pháp, kẻ đã qua lãnh địa này ít lâu trước, phải lòng một trong hai chị em, nhưng bị thất vọng. Giấy giới thiệu tiến cử Babette cho những “người tốt” này, và trước tiên nói cô ta có thể làm đầu bếp. Trong vòng 12 năm phục vụ, Babette nấu những món ăn rất giản dị và đơn sơ mà hai chị em đã quen ăn.

Trong năm thứ 12 phục vụ cho gia đình này, Babette trúng kỳ xổ số nước Pháp, một giải 10.000 Pháp Quan. Đồng thời, hai chị em đang dự tính một cử hành đơn giản kỷ niệm 100 năm sinh nhật của cha mình, sáng lập viên giáo phái Kitô hữu nhỏ của họ. Họ chờ Babette thôi việc với số tiền trúng số, nhưng ngược lại, cô làm cho họ ngạc nhiên bằng cách gợi ý nấu một bữa ăn cho ngày kỷ niệm đó.

Mặc dầu hai chị em âm thầm băn khoăn về điều Babette, một người Công Giáo và là một người hải ngoại, có thể làm, hai chị em vẫn để cô tiến hành. Babette sử dụng đúng sự khai mạc nhỏ nhất, một cử hành khiêm tốn, đã gây ra ấn tượng cho hai chị em, và cộng đông của họ, bằng một sự quảng đại khác thường như thế.

Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng, chờ đợi một sự khai mạc nhỏ nhất, nói được cầu xin sao chúng ta sẽ ban cho Người niềm vui chấp nhận lời đề nghị của Người! Sự sống trong Chúa Kitô bắt đầu với hành động nhỏ nhất về phần chúng ta, đúng là sự gợi ý của một sự khai mạc, và lúc đó Chúa vào cuộc và áp đảo chúng ta trong sự giải đáp. Khi chúng ta chấp nhận, Chúa nắm quyền trong nhà bếp, mưa xuống trên chúng ta ân sủng này trên ân sủng khác. Những cao lương mỹ vị tinh tế nhất của người Pháp thì không là gì sánh với những ân huệ Chúa sẽ ban cho chúng ta, cách riêng trong ân huệ cuối cùng về chính Người trong Thánh Thể.

Cuối cùng, bữa iệc của Babette đã sinh ra những hậu quả gây ngạc nhiên. Cộng đồng đã trở nên hoà giải với nhau, Những thực khách tại bữa tiệc của Babette đã chạm trán sự thần linh và nhận lãnh sự hoàn thiện qua kinh nghiệm hành vi thể lý của việc ăn. “Babette’s Feast” là một kiệt tác có thể giúp chúng ta khám phá lòng quảng đại của Chúa với hình ảnh một bữa ăn, chất lượng biến đổi của nó, những cử chỉ phục vụ khiêm tốn, yêu thương của nó, và hoa quả hòa giải và tha tứ của nó xảy ra chung quanh bàn ăn. Không lạ gì cuốn phim này nhắc tôi về món ăn khác xảy ra trên Phòng Cao tại Jerusalem những thế kỷ trước.

[Các bài đọc Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa: Xh 12:1-8, 11-14; Tv 116;1 or 11: 23-26; Ga 13: 1-15)
 
Chúa đã sống lại thật - Allêluia
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
03:48 11/04/2009
Chúa Nhật Phục Sinh

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT - ALLÊLUIA

Trong đêm Phục sinh, Hội Thánh đã hát lên: “Ôi đêm thật diễm phúc, đêm duy nhất biết được thời gian Đức Kitô từ cõi chết sống lại”. Thế nhưng chúng ta có thể tự hỏi “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì ? Và đâu là dấu chứng bảo đảm Đức Kitô sống lại là một biến cố xác thực ?

Trước hết, sự sống lại của Đức Kitô không có nghĩa là Ngài trở lại với đời sống trần thế như trường hợp những kẻ Ngài cho sống lại trước đó, chẳng hạn: con trai bà goá thành Naim, con gái ông Giairô, hay Lazarô. Dẫu đây đã là một điều quá kỳ diệu đối với con người, song sự sống lại của họ chỉ là sự hồi sinh thân xác. Họ chỉ sống được một khoảng thời gian nào đó rồi cũng phải chết. Trái lại, sự Phục sinh của Đức Kitô hoàn toàn khác hẳn: “Một khi đã sống lại, Đức Kitô sẽ không bao giờ chết nữa; sự chết không còn làm chủ được Người nữa”.

Thân xác của Ngài đã được biến đổi hoàn toàn, trở nên một tạo thành mới vượt lên trên thời gian và không gian. Con người của Ngài đã hợp nhất trọn vẹn với Ngôi Lời Thiên Chúa vinh quang rạng ngời. Dẫu Ngài đã sống lại trong chính thân xác bị thương tích của cuộc khổ nạn, thân xác mà Ngài đã lãnh nhận trong suốt 33 năm trần thế, nhưng là thân xác đã được biến đổi, thân xác Phục sinh.

Vậy đâu là bằng chứng bảo đảm rằng việc Đức Kitô sống lại là biến cố xác thực ? Trong biến cố Phục sinh, yếu tố đầu tiên mà ta gặp là ngôi mộ trống như trình thuật bài Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Dẫu rằng, sự kiện này tự nó không phải là một bằng chứng trực tiếp. Nhưng mọi người đều coi ngôi mộ trống là dấu chỉ chủ yếu, là bước đầu dẫn các môn đệ đến việc nhìn nhận sự kiện Chúa Kitô sống lại. Dấu chỉ này còn được củng cố thêm bởi một chi tiết đặc biệt khác đó là những băng vải và tấm khăn che đầu. Quả thế, những băng vải và tấm khăn che đầu được cuốn, được xếp lại gọn gàng và để riêng ra một nơi cho thấy tin đồn của những người biệt phái cho rằng xác Đức Kitô đã bị lấy cắp là hoàn toàn không thuyết phục. Bởi lẽ, không một kẻ nào đánh cắp xác của một người chết mà lại đi tháo các băng vải và khăn liệm ra rồi xếp lại cẩn thận như thế. Sự việc này cho thấy một điều gì đó lạ thường đã xảy ra, không phải do loài người. Đây là dấu chỉ nói lên sự hiện diện của một người đã sống lại ra khỏi mồ.

Tuy nhiên, nếu sự việc chỉ dừng ở dấu chỉ ngôi mộ trống và những tấm khăn liệm, thì chưa đủ để kết luận chắc chắn Đức Kitô đã sống lại, nếu các môn đệ không được tận mắt thấy Chúa hiện ra nhiều lần với họ. Sau khi Phục sinh, Đức Kitô đã hiện ra nhiều lần, ban đầu với Macđala, với Phêrô và Gioan, sau đó với hai môn đệ Emmau, với nhóm Mười Một và với hàng trăm người khác. Ngài hiện ra ở Giêrusalem, ở Galilêa, ở hồ Tibêria…; hiện ra ở nơi phòng các môn đệ họp nhau, ở bên biển hồ, ở trên núi ….

Đặc biệt là chứng tá kiên cường của các môn đệ. Quả vậy, sau khi được chứng kiến Đức Kitô Phục sinh hiện ra với mình và được Ngài cũng cố niềm tin, các môn đệ hân hoan tung cửa ra đi loan báo Tin Mừng Phục sinh, bất chấp mọi thử thách gian truân đang chờ đợi. Ngay trước đó, họ là những con người nhát đảm, rụt rè, sợ hãi, nhất là trước cái chết của đau thương của Thầy mình, họ chưa hết bàng hoàng kinh hãi; nhưng khi được gặp gỡ Đức Kitô Phục sinh, được Ngài trao ban Thánh Thần, các ông đã sẵn sàng lấy chính cái chết của mình để minh chứng cho niềm tin vào sứ điệp Phục sinh của Thầy mình. Đây là bằng chứng hùng hồn nói lên rằng sự kiện Đức Kitô Phục sinh là sự kiện xác thực, không thể chối cải được.

Hơn nữa, chính Đức Kitô đã liên kết về sự Phục sinh với bản thân Ngài khi Ngài nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống”. Ngay trong thời gian rao giảng Tin mừng, Ngài đã cho chúng ta một dấu chỉ và một bảo chứng bằng cách hồi sinh một số người đã chết, để tiên báo chính Ngài sẽ sống lại. Ngài nói về biến cố này như là “dấu chỉ Giona” và “dấu chỉ Đền Thờ”. Các môn đệ cũng đã được Ngài loan báo cho biết Ngài sẽ lên Giêrusalem chịu khổ hình, chịu chết, nhưng ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại. Ngài loan báo không chỉ một lần mà đến 3 lần. Như thế, việc Đức Kitô Phục sinh như là biến cố hoàn tất các lời tiên báo về Ngài. Tuy nhiên cũng phải khiêm tốn nhìn nhận rằng Phục sinh vẫn là mầu nhiệm của đức tin, vì nó siêu vượt trên mọi chiều kích lịch sử.

Đức Kitô sống lại có ý nghĩa gì đối với niềm tin và niềm hy vọng của chúng ta ?

Trước hết, Đức Kitô Phục sinh đem đến cho chúng ta niềm xác tín chắc chắn rằng chính Ngài là Con Thiên Chúa Hằng Sống và là Thiên Chúa thật. Đức Kitô Phục sinh còn cho chúng ta vững tin rằng chính ngài đã chiến thắng tội lỗi, sự chết, đồng thời dẫn chúng ta vào sự sống mới. Sự sống mới được hiểu là ta được đưa vào trong tương quan nghĩa tử với Người, tức là ơn làm con Thiên Chúa và làm anh em của Chúa Kitô như Ngài đã gọi các môn đệ sau khi sống lại: “Hãy đi báo tin cho anh em của Thầy”.

Sau nữa, sự Phục sinh của Đức Kitô cũng như chính Đức Kitô Phục sinh còn là nguyên lý và nguồn mạch sự sống lại của chúng ta mai sau: “Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Co15,20). Quả vậy, trong Đức Kitô Phục sinh, chúng ta cũng được mời gọi đóng đinh cho những tính hư nết xấu của xác thịt và chết đi cho tội lỗi của mình, để ngày sau cũng được phục sinh vinh với Ngài.

Trong lúc chờ đợi sự hoàn tất đó, Đức Kitô Phục sinh vẫn đang sống trong lòng mọi tín hữu chúng ta. Nơi Ngài, chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh, niềm vui hân hoan và hy vọng, để giữa bao khó khăn gian truân của cuộc đời, chúng ta vẫn không ngã lòng thất vọng; trái lại vẫn một niềm cậy trông vững vàng vào sự phục sinh vinh quang với Chúa trên trời mai sau. Amen.

Phục sinh 2009
 
Dấu Chỉ Phục Sinh
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
03:49 11/04/2009
DẤU CHỈ PHỤC SINH

Con người ở đời thường khởi sự bằng cái có: có địa vị, có quyền thế, có bằng cấp, có tiền của, có sức mạnh, có tài năng … mới làm nên chuyện. Nhưng Thiên Chúa lại thường khởi sự bằng cái không.Trong sách Sáng Thế,Thiên Chúa khởi sự từ cái hoang vu trống rỗng, không không “Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, tối tăm bao trùm vực thẳm và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên nước” ( St 1,1-2). Thiên Chúa vẫn thích khởi đi từ cái không không để tạo dựng và tái tạo.

Cái hoang vu trống rỗng của “ngày thứ nhất” trong công trình sáng tạo trời đất sẽ lại xuất hiện trong một “ngày thứ nhất” khác: Ngày Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Đó là cái hoang vu trống rỗng của Ngôi Mộ Trống mà Mađalêna đã chứng kiến và đau buồn thốt lên “ Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi rồi”, Phêrô ngạc nhiên trong hoài nghi, Gioan “đã thấy và đã tin”.

Tất cả được khởi đầu bởi một sự kiện lạ lùng. Các phụ nữ ra mồ và thấy tảng đá lăn ra khỏi mộ. Tin tức hối hả đưa về khiến các môn đệ hốt hoảng. Phêrô và Gioan vội vã đi kiểm chứng sự việc. Cả hai cùng chạy ra mồ. Tốc độ khác nhau vì khả năng thể lý khác nhau. Phêrô đi vào trong mộ trước và thấy các băng vải và khăn liệm gấp lại để riêng ra một góc. Người môn đệ Chúa yêu thương đến mộ trước nhưng lại vào sau. Gioan đi vào bên trong và thấy những băng vải liệm được xếp gọn gàng. Phêrô và Gioan không thấy xác Chúa trong ngôi mộ mở toang.

Có lẽ lúc này Philatô còn đang ngũ. Các Thượng tế, Kinh sư, Kỳ mục cũng thế. Họ ngủ thật say. Sung sướng vì đã dẹp yên được một chướng ngại từng làm họ ghen tức, mất ăn mất ngủ. Mọi sự đã được giải quyết đúng như sự sắp đặt khéo léo của họ. Cái tên Giêsu rồi sẽ bị quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới. Tảng đá to đã niêm phong cửa mộ. Giêsu Nazarath đã đi vào lòng đất lạnh. Họ hả hê vui sướng. Tử thần đắc ý vỗ tay reo vui. Xác Ðức Giêsu nằm trong mộ huyệt tối tăm, như hạt lúa mục nát trong lòng đất.

Đối với những người vẫn thương mến Chúa Giêsu thì kể như đã hết. Không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ hải. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi cùng với Giêsu Nazareth. Sáng nay, mấy chị em phụ nữ ra mộ thì cũng chỉ có mục đích là ướp lại cái xác không hồn chưa kịp thối rửa. Họ đi tìm một cái xác, một kẻ chết, nhưng họ đã đối diện với Ngôi Mộ Trống. Mađalêna đau khổ thốt lên “ người ta đã đánh cắp xác Chúa tôi rồi”. Các Thiên Thần hiện ra cắt nghĩa Chúa đã sống lại. Không biết các bà đã tin hay chưa, họ vội chạy về báo tin cho các Tông Đồ.

Phản ứng của Phêrô là thinh lặng. Ông đang phân vân. Nếu có kẻ lấy trộm xác Thầy thì tại sao kẻ gian lại mất công xếp đặt khăn liệm và các dây vải cách thứ tự và gọn gàng như thế ? Ông vẫn còn bàng hoàng về những lỗi lầm chối Thầy với niềm ăn năn thống hối. Ông chưa hiểu sống lại nghĩa là gì.

Còn Gioan thì “đã thấy và đã tin”. Gioan thấy gì ? Thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống. Khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm. Còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu nhiều đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Nhờ ghi nhớ Lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.

Trước mọi phản ứng đó, Đức Kitô Phục Sinh đã biểu lộ một sự chiến thắng âm thầm. Không rình rang giữa tiếng kèn trống. Không cờ quạt giăng khắp lối. Không tung hô reo hò của toàn dân.

Đức Kitô đã chiến thắng tử thần. Thân thể bằng xương bằng thịt của Người hôm nay đã được “ Thần Khí Hoá”. Từ đây, Người sống hoàn toàn bởi Thần Khí, vì chỉ “ Thần Khí mới làm cho sống còn xác thịt thì có ích gì” ( Ga 6,36). Các phép lạ về sự sống lại như con trai bà góa thành Naim (Lc 7,11-17), như con gái ông Giaia (Lc 8,40-56), như Lazarô (Ga 11,1-45) là hồi sinh trở về đời sống cũ. Sự Phục Sinh của Đức Kitô là sống lại từ cõi chết. Người hoàn toàn chiến thắng sự chết. Người trở nên nguồn mạch sự sống và là sự sống lại cho nhân loại "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11,24)

Đức Kitô đã sống lại thật trong vinh quang. Người không mặc lấy một thân xác khác. Thân xác Phục Sinh của Người vẫn chính là thân xác trước đây chịu khổ hình, chết trên thập giá. Nay thân xác đó được biến đổi. Thân xác tâm linh không hư nát. Sự Phục Sinh của Đức Kitô không chỉ là phục hồi sự sống như trước mà còn chuyển qua thể thức hiện hữu mới.Thân xác của Người được Thần Khí Hoá không bị vật chất cản trở. Đấng Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với các Tông Đồ. Cũng cố đức tin, chuẩn bị tâm hồn cho các Tông đồ đón nhận Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, các Tông đồ trở nên chứng nhân rao truyền sự chết và sống lại của Con Thiên Chúa.

Ngày nay nếu muốn làm chứng cho Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta cũng cần khởi đi từ Ngôi Mộ Trống như các Tông Đồ ngày xưa. Nói theo ngôn ngữ tu đức là trở về đời sống thanh bạch. Đó là đời sống trong sạch, ngay lành và có tinh thần nghèo khó.

Thế giới hôm nay không thiếu những dấu chỉ của Đấng Phục Sinh. Không ai nhận thấy được Người vì họ thiếu tâm hồn ngay thẳng trong sạch “ Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa “ ( Mt 5,8 ). Nói khác đi mỗi tâm hồn chúng ta là một ngôi mộ trống. Ngôi Mộ Trống là ngôi mộ không còn xác Chúa nhưng còn là dấu chỉ Đấng Phục Sinh. Đó là khăn liệm và khăn che mặt.Tất cả những gì nhân loại dùng để trói buộc Chúa Giêsu, che mặt Người, cần phải cởi ra và xếp gọn một bên.

Gioan đã đi vào Ngôi Mộ Trống. Gioan nhìn với cặp mắt trong sạch nên đã thấy và đã tin. Ông không thấy Chúa, nhưng thấy dấu chỉ của Phục Sinh. Dầu vậy Ông vẫn tin. Chúng ta không thấy Chúa mà vẫn tin vì “ Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Phần chúng ta không thấy Chúa nhưng thấy Ngôi Mộ Trống là cái thế giới bao la đầy dấu chỉ sự hiện diện của Người.Ta cũng có thể thấy Chúa bằng tâm hồn khiêm nhu, tự hạ, quên mình. Gặp Chúa qua nội tâm thanh thản bình an. Đó là những dấu chỉ mà Đấng Phục Sinh ban tặng.

Không có Phục Sinh, đức tin chúng ta chỉ là hảo huyền. Cuộc sống chúng ta có ý nghĩa gì nếu không có gì sau hết, nếu tất cả chỉ dừng lại ở đời này ?

Nhìn lại đời sống mình, chúng ta sẽ nhận thấy vô vàn sự Phục sinh. Rất nhiều những cuộc vượt qua nho nhỏ trong đời sống hướng tới Phục Sinh. Khi một tình bạn, một tình yêu bị tan vở, chúng ta biết hàn gắn lại bằng yêu thương thì đó không phải là sự phục sinh sao ? Khi ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, dẹp tan lòng thù hận, loại trừ sự oán ghét, đó là cuộc vượt qua phi thường …

Như mùa xuân sau đông tàn, Phục Sinh mãi mãi vọt lên trong đời sống chúng ta những chồi lộc ân sủng, những sức sống tươi trẻ. Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa xuân tâm hồn.
 
Giải đáp Phụng Vụ: Các Phó Tế và bài tường thuật sự Thương Khó
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:12 11/04/2009
Và nói thêm về lễ Dầu

ROME (Zenit.org) Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Trong bài đọc Thương Khó với nhiều người đọc--có một phó tế, với tư cách là một thừa tác viên bình thường của bài Tin Mừng, thầy có thể đóng vai Chúa Kitô không? Nếu được, thì linh mục sẽ giữ vao trò gì? C.M., Drogheda, Ireland

Trong năm 1988 Toà Thánh đã phổ biến một thư luân lưu về những cử hành Phục Sinh. SỐ 33 đề cập những bài đọc Thương Khó:

“Bài thương khó chiếm một chỗ đặc biệt. Bài này có thể được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người làm nhiệm vụ Chúa Kitô, người thuật truyện và đám dân chúng. Bài thương khó được công bố do các phó tế hay các linh mục, hay do các người đọc là giáo dân. Trong trường hợp sau phần Chúa Kitô phải dành cho linh mục.

Sự công bố bài thương khó sẽ không có đèn và hương; bỏ lời chào và những dấu thánh giá; và chỉ một phó tế xin phép lành, như thầy làm trước bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài thương khó sẽ phải công bố trọn vẹn và không được bỏ các bài đọc đi trước.”

Trên thực tế, văn kiện này bỏ một khả năng khác, khả năng của ca đoàn giữ phần quần chúng nên sẽ có bốn chớ không phải ba người cho bài đọc. Đó là thủ tục tại Vatican trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá (khi bản văn được hát trong tiếng Ý) và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (khi bản văn được hát trong tiếng Latinh). Những phần của Chúa Kitô, của người thuật truyện và những phát ngôn viên cá nhân, được hát do các thầy phó tế trong khi bản văn cho nhiều phát ngôn viên thường được ca đoàn hát cách đối âm.

Từ văn kiện này xem ra lý tưởng là để bài Thương Khó được hát hay đọc bởi ba phó tế đang khi linh mục ở tại ghế, một tình huống xảy ra nhất thiết trong các nhà thờ chánh tòa và các chủng viện. Làm như vậy là vì việc đọc bài Tin Mừng không được xem như một nhiệm vụ chủ sự trong nghi thức Roma, và thầy phó tế là thừa tác viên thích hợp của hành động phụng vụ. Trên thực tế, trong những hoàn cảnh bình thường, một linh mục sẽ không đọc bài Tin Mừng nếu một phó tế hiện diện.

Nếu không có phó tế nào hiện diện, lúc đó xem ra tình huống ưu tiên sau đây là bài Thương Khó phải do ba linh mục đọc. Tình huống này thường xảy ra trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh, khi chỉ có một cử hành, hơn là trong ngày Chúa Nhật lễ Lá khi các linh mục bận với nhiều Thánh Lễ.

Nếu không có phó tế và chỉ có một linh mục, lúc đó linh mục giữ phần Chúa Kitô trong lúc những người đọc giáo dân giữ các phần khác.

Nếu có một hay hai phó tế, sự chỉ dẫn phó tế xin phép lành phải gợi ý là linh mục có thể ở tại ghế đang khi phó tế công bố bài thương khó với một hay hai độc giả giáo dân.

Trong trường hợp này không có nói phó tế giữ phần của Chúa Kitô. Xem ra phó tế có thể giữ bất luận phần nào. Ví dụ, như người đọc kinh nghiệm nhất, phó tế nên giữ phần rộng lớn của kẻ thuật truyện trong bài đọc Thương Khó thánh Gioan ngày Thứ sáu Tuần Thánh.

Văn kiện nói về các phó tế hay các linh mục và không nói tới một linh mục đọc với một hay hai phó tế. Tuy nhiên, tôi tin rằng vì hai ngày này là một cái gì khác thường, tình huống này không thể bị loại trừ thoạt tiên và không bị các qui tắc ngăn cấm. Trong một đôi trường hợp điều đó cũng cần. Nếu tình huống này xảy ra, điều thích hợp là dánh phần Chúa kitô cho linh mục.

* * *

Tiếp: Các phó tế và Thánh Lễ Dầu

Nhiều độc giả đã bình luận về bài trước của chúng tôi liên quan khả năng nhắc tới các phó tế trong Thánh Lễ Dầu

Một độc giả qui chiếu về một văn kiện Vatican 1997, “Qui Chế về một số Vấn đề liên quan sự Cộng tác của những Giáo Dân không được phong trong Thừa tác vụ Thánh của Linh Mục. ”

Số 8 văn kiện này nói:

“Để tránh tạo nên sự hỗn loạn, một số thực hành cần phải tránh và loại trừ nơi nào những sự đó xuất hiện trong các Giáo Hội đặc biệt: ….

“--sự kết hợp với sự lập lại các lời hứa các linh mục hứa trong Thánh Lễ Dầu ngày Thứ năm Tuần Thánh, cũng như những hạng tín hữu khác lập lại những lời khấn dòng hay là lãnh nhận một nhiệm vụ như những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.”

Tuy văn kiện này rọi chút ánh sáng trên chủ đề, nó qui chiếu về tương quan giữa giáo dân và linh mục thay vì các phó tế là hàng giáo sĩ được phong. Chúng ta có thể nói thêm rằng đề nghị không nhất thiết là sự kết hợp của các phó tế với sự lập lại các lời hứa linh mục, nhưng với sự tìm ra một cách công nhận sự hiện diện của họ trong một cử hành qui tụ chung toàn thể cộng đồng.

Những độc giả khác đồng ý về ý niệm giám mục và các phó tế hợp chung với nhau trong một số ngày như lễ Thánh Lawrebce hay là lúc cận ngày kỷ niệm phong chức của giám mục.

Còn những độc giả khác gợi ý rằng những dịp này rất thích hợp cho một cuộc tỉnh tâm phó tế, trong cuộc tỉnh tâm này sự lập lại những lời hứa phong chức có thể thực thi như là một việc làm sốt sắng một cách giống như cách trong đó những việc làm thiêng liêng kết thúc này thường lập lại những lời hứa rửa tội của họ. Trong trường hợp này, một sự lập lại như thế không đòi hỏi một phép riêng từ Toà Thánh hay là sự phát triển những nghi thức phụng vụ mới.
 
Ba bài suy niệm về ngày thứ bảy tuần thánh của Joseph Ratzinger
Nguyễn Kim Ngân
05:26 11/04/2009

BA BÀI SUY NIỆM VỀ NGÀY THỨ BẨY TUẦN THÁNH CỦA JOSEPH RATZINGER



Trong mùa Phụng Vụ của Hội Thánh Công giáo, không có một ngày nào tĩnh lặng, ảm đạm, trống trải, nhuốm mầu hoang mang và ngao ngán bằng ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, cho dù tiết trời độ này chỉ mới vừa vào xuân. Thế nhưng, vị đương kim Giáo Hoàng của chúng ta, Đức Bênêđictô XVI—từ khi còn là một nhà thần học—đã cống hiến cho chúng ta những suy nghĩ tuyệt vời phản ảnh não trạng của những con người thời đại, vốn ảnh hưởng và chi phối rất đậm đà ngay cả trái tim của những tín hữu trung kiên nhất, chính giữa lòng Hội Thánh. Phải, nhà thần học lỗi lạc ấy, Joseph Ratzinger, đã viết ba bài suy niệm về ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, suy tư về sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. Đã bốn mươi năm qua, những dòng suy tư này, theo thiển ý, vẫn còn rất đúng. Chẳng thế mà, trong một buổi hỏi đáp với giới trẻ, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêđictô XVI đã lập lại một trong những tư tưởng chính ngài đề cập đến trong ba bài suy niệm ấy: “Thách đố lớn của thời đại chúng ta là trào lưu tục hóa. Xã hội đang tạo ra cái ảo tưởng là Thiên Chúa không hiện hữu, hoặc giả nếu có, thì Ngài cũng chỉ luẩn quẩn trong cái vòng giới hạn riêng tư của mỗi người. Là Kitô hữu, chúng ta không thể nào chấp nhận thái độ này. Hơn bao giờ hết, Thiên Chúa cần phải hiện diện một cách mới mẻ trong cuộc đời chúng ta” (CWNews.com, ngày 7 tháng 4 năm 2006). Và mới đây nhất, Ngài tuyên bố rõ rằng: “Chỉ khi nào ta thưa ‘vâng’ với Chúa thì đời ta mới thật sự có ý nghĩa” (VIS, 5 tháng 4, 2009).

Trong tâm tình ấy, xin cống hiến bạn đọc bản phiên dịch ba bài suy niệm Thứ Bẩy Tuần Thánh.


Lời dẫn nhập của Lucio Brunelli

“Thứ Bẩy Tuần Thánh: ngày Thiên Chúa được mai táng; điều này chẳng áp dụng thật chính xác cho thời đại chúng ta hôm nay hay sao? Thế kỷ ta đang sống chẳng phải là đã khai mào cho một ngày thứ Bẩy Tuần Thánh, ngày Thiên Chúa vắng mặt đó sao? Đây là điều nhà thần học Joseph Ratzinger đã nêu lên trong bài suy niệm Phục Sinh năm 1969 trước khi ĐGH Phaolô VI đặt ngài làm Hồng Y, và trước khi ĐGH Gioan Phaolô II triệu ngài về Roma nắm chức vụ Tổng Trưởng Bộ Tín Lý. Ngài có một nhận định khá bi thảm về thời đại chúng ta. Nhưng đó cũng lại là một nhận định rất sáng suốt về nỗi hoang mang như đang phủ tràn lương tâm của người Kitô hữu hôm nay. “Hội Thánh, niềm tin, chẳng giống như chiếc thuyền mong manh sắp đắm chìm vì không cưỡng nổi những đợt sóng cả và những trận cuồng phong dập vùi, chính trong cái giờ khắc mà Thiên Chúa tưởng như đang vắng mặt đó sao?”

Nhiều năm trước đây, Đức Ông Luigi Giussani nhắc lại sự kiện ĐGH Phaolô VI bắt đầu phát động phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng (HTGP), vào những năm cuối triều giáo hoàng của ngài, lý do là chính ngài và phong trào đều có cùng một nhận định về thảm trạng của Hội Thánh. Ngày 8 tháng 9 năm 1977, ngài nói với Jean Guitton rằng: “Hiện thời Hội Thánh như đang chìm lún vào một cơn khốn quẫn sâu xa, và vấn nạn lại chính là niềm tin. Tôi thấy như phải lập lại câu nói mang đầy nét u ám tối tăm của Chúa Giêsu được ghi lại trong Phúc Âm Luca: “Khi Con Người đến, liệu Ngài còn có thể tìm thấy niềm tin trên mặt đất này chăng?” (…). Rất có thể cái lối suy nghĩ phản Công giáo này mai mốt đây sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong giới Công giáo. Thế nhưng lối suy nghĩ đó không bao giờ có thể đại diện cho suy tư của Hội Thánh được. Dù bé bỏng đến đâu, đoàn chiên nhỏ vẫn cần phải tồn tại.” Giussani kết luận thế này về nhận xét của ĐGH Phaolô VI: “Đây là tóm tắt suy tư của ĐGH về hiện tình và định mệnh của Hội Thánh. Đó chính là lý do ngài phát động phong trào HTGP.” Quả thực, khi ĐGH băng hà, niềm hy vọng của Giussani còn lại gì? “Có một người tiếp tục cảm nhận được cái thảm trạng đang bủa vây Hội Thánh. Nhân vật đó cảm nhận rằng phương dược duy nhất có thể chữa trị cho tình trạng này, chính là trở về với niềm tin vào đấng siêu nhiên như là yếu tố quyết định cho cuộc sống của Hội Thánh: đó là cuộc trở về với tính chân truyền của Truyền Thống” (xem Luigi Giussani, Un avvernimento di vita cioé una storia, II Sabato, 1993, từ trang 72).

Trong lòng Hội Thánh cũng thấy chớm nở một cảm nhận về sự gần gũi mang tính nhân loại khi ta khám phá ra nơi một ai khác cùng một nhận định về thời khắc lịch sử ta đang sống. Việc này xẩy đến khi chia sẻ những điều khơi gợi niềm đau đớn và những điều làm vươn lên mầm hy vọng. Đọc lại ba bài suy niệm của Ratzinger về Thứ Bẩy Tuần Thánh, ta sẽ lại tìm thấy cùng một nhận định về hiện trạng của niềm tin, và hôm nay hơn bao giờ hết, nó trở thành một cái gì rất hợp thời. Niềm tin phải bao quát cả tình trạng choáng váng của con người, nỗi hư vô đang gậm mòn trong chúng ta và qua chúng ta. Lúc nào cũng vẫn thế, nhưng càng đặc biệt áp dụng đúng cho ngày hôm nay. “Cô có biết sự vắng mặt nào lại mãnh liệt hơn sự có mặt không?” Đó là câu Bác sĩ Schweitzer hỏi cô y tá trong vở kịch của Gilbert Cesbron: ‘Nửa Đêm Rồi, Bác sĩ Schweitzer ơi’ (xem Luigi Giussani, At the Origin of the Christian Claim).

Ta sẽ đọc thấy trong bài suy niệm II: “Một nỗi ưu tư chợt đến, một thứ ưu tư chính hiệu vừa khai sinh trong cõi sâu của niềm cô đơn; không thể dùng lý trí mà xua tan nó được; chỉ sự có mặt của một ai đó hằng thương yêu ta mới trị được nó mà thôi.” Ta chỉ có thể nài xin và nhận ra sự có mặt này khi nó bừng sáng trước đôi mắt và trái tim ta. Khi nó được tỏ lộ như là những biến cố của ân sủng, nghĩa là, “của sự thánh thiện chân thực, ở đây và bây giờ, trên mặt đất này” (Lumen Gentium 48), thì nỗi kinh ngạc của con người mới được đánh động và niềm hoài mong của con người mới được no thỏa. Và rồi nhà thần học lừng danh Ratzinger đã kết luận bằng một lời kinh mộc mạc: “Xin ban cho chúng con một niềm tin khiêm tốn đơn sơ.”

Bài I: ƯU TƯ VỀ MỘT SỰ VẮNG MẶT

Càng ngày người ta càng nhấn mạnh rằng hôm nay Thiên Chúa đã chết rồi. Lần đầu tiên người ta nói thế, trong tác phẩm của Jean Paul, đó thật là một giấc mộng hãi hùng: Giêsu, kẻ đã chết, công bố với những người đã chết, từ trên thượng tầng thế giới rằng, khi du hành sang qua bên kia thế giới, ông chẳng thấy gì cả, không thiên đàng, không Thượng Đế từ nhân, chỉ có hư không biền biệt, và niềm im lặng của cõi hư vô trống rỗng. Đó vẫn còn là giấc mộng rùng rợn, bị xô đẩy sang một bên, tan biến dần khi trở giấc, đúng theo kiểu của mộng mơ, cho dù nỗi ưu tư nó mang đến sẽ chẳng bao giờ biến tan được, bởi vì lúc nào nó cũng nằm chờ đợi, đầy vẻ nham hiểm, ở sâu trong đáy lòng.

Một thế kỷ sau, trong tác phẩm của Nietzsche, điều đó lại trở thành một lối trịnh trọng đến chết người, được diễn đạt bằng một tiếng kêu, chất đầy kinh hãi: “Thượng Đế đã chết! Thượng Đế còn tiếp tục chết! Chính chúng ta đã giết Ngài!” Năm mươi năm sau, người ta luận bàn về điều này một cách phóng khoáng theo kiểu hàn lâm, và rồi người ta chuẩn bị cho một thứ “thần học đàng sau cái chết của Thượng Đế,” trong khi đưa mắt dáo dác dõi tìm nẻo đường đi tới. Người ta khích lệ nhau chuẩn bị cho việc thế chỗ cho Thượng Đế. Mầu nhiệm kinh hoàng của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, vực thẳm im lặng của nó, chính ngày hôm nay, đã thủ đắc được một thực tại tan nát. Bởi lẽ, hôm nay là Thứ Bẩy Tuần Thánh: ngày Thiên Chúa ẩn mình, ngày của cái nghịch lý chưa từng có mà ta đọc được trong Kinh Tin Kính với những lời như: “xuống ngục tổ tông,” đi sâu vào lòng mầu nhiệm sự chết. Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ta còn nhìn thấy hình hài kẻ bị đóng đinh. Nhưng sang đến ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, hoàn toàn trống vắng, tảng đá che mồ đang phủ lấp người đã chết, tất cả đã chấm hết, niềm tin dường như đã dứt khoát bị lột mặt nạ trơ ra thành một thứ cuồng tín. Chẳng có vị Thiên Chúa nào cứu nổi ông Giêsu này dù với tư cách là Con Thiên Chúa. Chẳng còn phải lo lắng gì nữa: kẻ thận trọng đã có lúc do dự, đã băn khoăn tự hỏi xem liệu sự việc có thể khác đi được chăng, hay có thể xẩy ra đúng y như mình tưởng không. Thứ Bẩy Tuần Thánh: ngày Thiên Chúa được mai táng; đó không phải là ngày ta đang sống đây sao? Thế kỷ này chẳng phải đã đánh dấu sự khởi đầu của một ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh dài dằng dặc, ngày mà Thiên Chúa vắng mặt, và khi ngay cả tâm hồn các môn đệ cũng đắm chìm trong một hố thẳm cóng lạnh, càng ngày như càng khoét sâu thêm, để rồi khi trở về nhà, lòng các ông trĩu nặng niềm xấu hổ và ưu tư, tinh thần rã rời, trống rỗng và tuyệt vọng, lê bước trên đường về Emmaus, thật không ngờ kẻ mà mình tin rằng đã chết, nay lại đang hiện diện giữa các ông? “Thiên Chúa đã chết, và chúng ta đã giết Ngài”: có bao giờ ta ý thức rằng câu nói này đã được lấy ra, từng chữ một, từ trong truyền thống Kitô giáo, và trong khi đi đàng thánh gía, chúng ta cũng thường lặp lại câu nói ấy mà không hề nhận thức được hết cái sức nặng khủng khiếp của điều ta thốt lên? Ta đã giết Ngài, khi giam hãm Ngài trong cái vỏ rệu rã của lối nghĩ suy cũ kỹ sáo mòn, khi đầy ải Ngài vào một cõi hình thức xót thương rỗng tuếch, khiến Ngài bị mất hút trong cái vòng tròn của những lời lẽ đạo đức, hoặc của những thứ của cải cổ lỗ. Ta đã giết Ngài khi lối sống hàm hồ của ta buông phủ bức màn tăm tối che lấp đi hình ảnh của Ngài. Quả vậy, còn điều gì làm cho Thiên Chúa trở thành vấn đề trong thế giới hôm nay ngoài chính niềm tin và tình yêu của người tín hữu, vốn tự nó đã chất chứa đủ mọi thứ vấn đề?

Sự khuất bóng Thiên Chúa ngày hôm nay, trong thế kỷ này, đang dần trở thành một ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh dài dằng dặc. Sự khuất vắng này đang lên tiếng gọi mời lương tâm chúng ta. Nhưng dù sao chăng nữa, điều đó cũng an ủi ta phần nào. Cái chết của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô cùng một lúc biểu lộ tình Ngài triệt để liên đới với ta. Cùng một lúc, cái mầu nhiệm tăm tối nhất của đức tin lại cũng chính là dấu chỉ sáng chói nhất của một niềm hy vọng vô tận. Còn hơn thế nữa, chỉ qua cái thất bại của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ qua niềm thinh lặng của nỗi chết trong ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh mà các môn đệ mới mở trí ra để thấu hiểu được chân tính của Chúa Giêsu và chân lý của sứ điệp Ngài. Thiên Chúa phải chết cho họ thì Ngài mới sống thực nơi họ. Cái hình ảnh không tốt đẹp mà họ có về Thiên Chúa phải bị xóa bỏ, ngõ hầu, qua đống hoang tàn của căn nhà đổ nát, họ có thể thấy được bầu trời cao xanh, và nhìn nhận Ngài vẫn mãi vĩ đại, cao cả vô biên. Ta cần đến niềm im lặng của Thiên Chúa để có thể cảm nghiệm lại được cái hố thẳm nơi vẻ cao cả của Ngài và cái vực sâu trong nỗi hư vô của ta, cái cõi thăm thẳm ấy sẽ cứ mãi ngoác to hơn và khoét sâu thêm, nếu không có Ngài.

Có một hoạt cảnh Tin Mừng lột tả hết sức kỳ diệu niềm thinh lặng của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, và do đó, một lần nữa, phản ảnh trung thực cái giai đoạn lịch sử mà ta đang sống. Chúa Kitô đang thiêm thiếp ngủ trên mạn thuyền, giữa cảnh phong ba bão táp. Ngôn sứ Êlia đã có lần diễu cợt các tư tế tôn thờ thần Ba-al khi họ gào thét khẩn cầu thần linh của họ cho lửa xuống thiêu đốt hy lễ. Ông khích bác họ nên hò hét dữ dội hơn, ngộ nhỡ vị thần của họ đang còn say ngủ. Thế nhưng, có đúng là Thiên Chúa không hề ngủ say chăng? Có phải lời diễu cợt của vị ngôn sứ đã chẳng rơi xuống trên đầu các tín hữu hằng tôn thờ Đức Chúa của Israel, là vị đang cùng ta ở trên một con thuyền sắp sửa đắm chìm? Thiên Chúa thì say ngủ trong khi các tín hữu của Ngài sắp sửa chết đuối? Đó chẳng phải là cái kinh nghiệm của cuộc đời ta đang sống hay sao? “Hội Thánh, niềm tin, chẳng giống như chiếc thuyền mong manh sắp đắm chìm vì không cưỡng nổi những đợt sóng cả và những trận cuồng phong dập vùi, chính trong cái giờ khắc mà Thiên Chúa tưởng như đang vắng mặt đó sao?” Các môn đệ đang kêu cứu đến tuyệt vọng. Họ vội đánh thức Ngài dậy. Thế nhưng Chúa lại tỏ vẻ ngạc nhiên và quở trách họ vì lòng tin yếu kém. Tình trạng này có hề khác với những gì đang xẩy đến cho ta chăng? Khi giông bão đã qua đi rồi, ta sẽ hiểu ngay rằng sự yếu tin đã khiến ta trở thành ngu muội biết bao nhiêu.

“Chúa ơi, làm sao chúng con có thể không đánh thức Chúa dậy được, bởi vì Chúa cứ mãi lặng im, cứ mãi ngủ say, còn chúng con thì không thể không kêu gào: thức dậy đi, Chúa ơi, Chúa không thấy chúng con sắp chìm xuồng sao? Xin Chúa chỗi dậy, đừng để bóng tối của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh phủ tràn mãi mãi. Xin Chúa cho tia sáng của ngày Phục Sinh toả chiếu trên thời đại chúng con hôm nay. Xin Chúa đồng hành với chúng con đang hoang mang lầm lũi tiến về Emmaus, để cho tâm hồn chúng con bừng nóng lên trong sức ấm nồng tỏa ra từ sự hiện diện gần gũi của Chúa. Lậy Chúa, Chúa đã âm thầm ẩn mình, len lỏi bước đi trên những nẻo đường Do Thái, để trở thành một con người giữa lòng thế nhân, xin chớ để chúng con đắm chìm trong bóng tối; xin đừng để lời Ngài biến tan đi trong lúc chúng con đang phí phạm lời nói, đang tuôn ra những lời phù phiếm. Xin hãy giúp chúng con, bởi vì không có Chúa, chúng con sẽ chìm lỉm mất thôi. AMEN.

Bài II: ƯU TƯ VỀ NỖI CHẾT

Việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới đã tạo nên mầu nhiệm thực sự của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, cái mầu nhiệm đã thoát lộ qua những từ ngữ bí ẩn: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Cùng lúc ấy, kinh nghiệm thời đại đã hiến tặng cho ta một lối tiếp cận ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh hoàn toàn mới mẻ, giả định việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới vốn thuộc về Ngài, và lẽ ra phải công bố danh thánh Ngài bằng muôn vàn ngôn ngữ, cái kinh nghiệm về nỗi bất lực của một vị Thiên Chúa toàn năng—chính đây là kinh nghiệm và nỗi khốn cùng của thời đại chúng ta.

Thế nhưng ngay cả khi Thứ Bẩy Tuần Thánh có lôi kéo chúng ta tiến sâu về phía chiều hướng đó, ngay cả khi ta thấu hiểu vị Thiên Chúa của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhiều hơn là sự mạc khải đầy quyền năng của Thiên Chúa qua sấm chớp được Cựu Ước nói đến, thì có một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời—đó là giải thích ý nghĩa chân thực của dòng chữ nhiệm mầu: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Ta nên nhớ rõ rằng: chẳng ai thực sự có khả năng giải thích được câu nói trên. Tình trạng cũng chẳng khả quan gì hơn nếu bảo rằng “ngục tổ tông” chỉ là lối dịch tồi tệ từ ngữ “shê-ol” trong tiếng Do Thái, vốn chỉ có nghĩa là vương quốc của thần chết. Như thế, cái công thức ấy nguyên thủy chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu đã bước xuống tận đáy thẳm của nỗi chết; Ngài đã chết thưc sự để chia sớt với ta cái hố thẳm định mệnh của sự chết. Thực ra, câu hỏi là thế này: chết thực sự có ý nghĩa gì? Cái gì sẽ thực sự xẩy ra khi ta bước xuống tận đáy thẳm của cái chết? Ta còn phải ghi nhận sự kiện là: sự chết đã không còn như trước nữa, nó đã khác đi kể từ ngày Chúa Kitô chịu chết, chấp nhận cái chết, và đi vào cõi chết. Y như sự sống cũng thế: nó không còn giống như trước đây nữa, kể từ khi Chúa Kitô đến với con người, lấy cuộc hiện hữu thần linh hòa nhập với hiện hữu con người. Trước đây, chết chỉ đơn thuần là chết, là cách biệt với cõi sống, cho dù ở những độ sâu khác nhau, một cái gì như thể là cõi địa ngục, khía cạnh tối đen của vùng bóng tối sinh động và bất khả thấu nhập. Thế nhưng, từ đây, chết cũng chính là sống, và khi ta bước qua ngưỡng cửa của sự chết, như một vùng hoang mạc giá băng, ta sẽ luôn gặp lại được đấng hiện thân cho sự sống; Ngài luôn ấp ủ ước muốn trở thành người bạn đường cùng đi với ta vào cõi cô đơn cuối cùng. Trong cuộc thống khổ nơi vườn Cây Dầu, giữa cảnh cô đơn tuyệt cùng nhuốm mầu tang tóc, khiến Chúa thảm thiết thốt lên lời này từ trên thánh giá: “Lậy Chúa, lậy Chúa Trời con, sao nỡ bỏ rơi con thế này?” Chúa Giêsu đã trở thành đấng thông chia nỗi cô đơn khổ sầu với ta. Vào một đêm tối, khi em nhỏ phải một mình băng qua một cánh rừng già, thì chắc hẳn em sẽ sợ hãi, cho dù ta có trấn an em cả trăm lần rằng không có gì phải sợ đâu. Thực ra, em không sợ một cái gì rõ rệt, nỗi sợ của em là nỗi sợ không tên, nhưng trong bóng đêm rợn rùng, em không khỏi cảm thấy bất an, cô độc, có cái gì đó nguy hiểm đang rình chờ đâu đây. Chỉ một giọng nói của một ai đó mới có thể an ủi em; chỉ có bàn tay của một người nào đó em yêu thương mới ngăn chận được nỗi ưu tư trĩu nặng như một cơn ác mộng. Một nỗi ưu tư chính hiệu vừa khai sinh từ đáy sâu của niềm cô đơn; không thể dùng lý trí mà xua tan đi được; chỉ sự có mặt của một ai đó hằng thương yêu ta mới trị được nó mà thôi. Nỗi ưu tư này thực ra là nỗi ưu tư không tên. Nó chính là biểu hiệu kinh khủng của niềm cô đơn tối hậu. Ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm cái cảm giác bị chối từ đầy hãi hùng này? Ai chưa hề nghe thấy phép lạ đầy ủi an và phúc lành xẩy ra trong những hoàn cảnh như thế xuất phát từ một câu nói ân cần? Thế nhưng, chính ở nơi nào phủ ngập cô đơn mà lại không thể nghe được những lời nói yêu thương có mãnh lực biến đổi, thì nơi đó chính là địa ngục rồi đấy. Trong thời đại chúng ta, không phải là có ít người, đầy vẻ lạc quan, nhưng lại chủ trương rằng cuộc gặp gỡ nào cũng đều hời hợt nông cạn hết thảy; họ cho rằng chẳng ai thấu đạt được cõi sâu thẳm chân thực của người khác, và do đó, ngay trong đáy sâu tột cùng của mọi hiện hữu đều thấy chực chờ một nỗi tuyệt vọng, một nền địa ngục. Jean Paul Sartre đã diễn tả tình trạng này một cách thi vị trong một vở kịch của ông và đồng thời cũng bộc lộ cái cốt lõi của lý thuyết ông có về con người. Có một điều chắc chắn sẽ xẩy ra: đó là sẽ có một đêm khi không một lời nói ủi an nào có thể thấu nhập vào sự chối từ tăm tối, để rồi một cánh cửa sẽ mở ra cho ta bước qua trong tuyệt cùng cô đơn: đó là cánh cửa của nỗi chết. Rốt cuộc, tất cả mọi ưu tư trên cõi đời này đều xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt cùng ấy. Chính vì thế mà trong Cựu Ước, từ ngữ ám chỉ vương quốc của thần chết cũng chính là từ ngữ ám chỉ địa ngục: shê-ol. Chết, thực ra, chính là niềm cô đơn tuyệt đối. Thế nhưng, nỗi cô đơn nào đã chìm quá sâu đến nỗi không một tia sáng tình yêu nào dọi thấu, thì đó chính là địa ngục vậy.

“Xuống ngục tổ tông”--lời thú nhận này của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh có nghĩa là Chúa Kitô đã bước qua cánh cửa cô đơn, rồi Ngài đã đi xuống sâu, thật sâu đến độ thân phận cô đơn của ta không sao dò thấu, không sao tiến đến gần được. Thế nhưng đó cũng có nghĩa là, ngay trong khi bức màn đêm mù đặc khiến cho không lời nào thấu nhập vào được, và khi tất cả chúng ta đây chẳng khác gì lũ trẻ bị đuổi xua, nức nghẹn, thì bỗng vang lên một giọng nói, gọi đúng tên ta, một cánh tay vươn ra nắm lấy tay ta và dẫn ta đi. Niềm cô đơn bất khuất đã bị khuất phục ngay từ giây phút Ngài bước vào đó. Địa ngục đã bị đánh bại ngay từ khoảnh khắc tình yêu bước nhẹ vào cõi chết và vùng đất cô đơn hoang lạnh có Ngài cắm lều định cư. Tự đáy sâu thăm thẳm, con người không sống bằng cơm bánh. Trong chân tính hữu thể của mình, con người sống bằng sự kiện mình được thương yêu, và được trao cho khả năng yêu thương. Ngay từ cái khoảnh khắc có tình yêu hiện diện trong cõi chết, thì sự sống thấu nhập sự chết: “Sự sống các tín hữu Ngài không bị tước đoạt, lậy Chúa, mà được biến đổi,” đó là điều Hội Thánh cầu xin trong phụng vụ lễ an táng.

Rốt cuộc, chẳng ai có thể đo lường được tầm mức của những lời “xuống ngục tổ tông.” Thế nhưng khi nào đã gần đến giờ bước vào niềm cô đơn tuyệt cùng, chắc hẳn chúng ta sẽ được ban cho ơn hiểu biết một cách rõ ràng cái mầu nhiệm tăm tối này. Ta có thể tin chắc rằng khi đã đến giờ phút cô đơn tột cùng, ta sẽ không đơn độc, bởi vì ngay từ bây giờ, ta đã có thể mường tượng điều gì sẽ xẩy ra. Chính trong cơn thống khổ vì phải đối chọi với bóng tối sự chết của Chúa mà ta bắt đầu biết cảm tạ hồng ân vì đã nhìn thấy ánh sáng tỏa ra từ chính vùng tăm tối ấy.

Bài III: HƯỚNG VỀ ÁNH SÁNG PHỤC SINH

Trong Sách Nguyện Rôma, phụng vụ của Tam Nhật Thánh được sắp đặt một cách đặc biệt; qua những lời nguyện, Hội Thánh ước mong thông chuyển cho ta thực tại cuộc khổ nạn của Chúa, rồi xuyên qua và vượt qua các từ ngữ, ta đi đến cái cốt lõi thiêng liêng của những biến cố xẩy ra. Nếu muốn diễn tả bằng cách thâu tóm lại trong một vài từ ngữ các kinh nguyện phụng vụ của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, thì trước hết, ta phải nói đến hiệu năng của niềm bình an sâu xa toát ra từ đó. Chúa Kitô đã thấu nhập vào sự ẩn mình (Verborgenheit), nhưng trong cùng một lúc và tận ở cái cốt lõi của niềm tăm tối bất khả thấu nhập, Ngài đã đi sâu vào sự an toàn (Geborgenheit). Quả thế, Ngài đã trở thành niềm chắc chắn tối hậu. Thế là lời khích lệ của Vịnh gia đã trở thành sự thật: “Ngay cả khi con muốn lẩn trốn vào nơi địa ngục, thì Chúa cũng ở đó rồi.” Càng đi sâu vào trong phụng vụ, ta càng thấy nhiều thêm những tia sáng Phục Sinh chói lọi trong đó, y như vầng hào quang của ánh bình minh. Trong khi ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mở ra trước mắt ta cái dung nhan méo mó của kẻ bị đóng đinh, thì phụng vụ ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh lại phản ảnh nhiều hơn cái bóng dáng cây thánh giá thật thân gần với Hội Thánh ngày xưa: bóng thánh giá phủ đầy ánh sáng, trong cùng một lúc, vừa là dấu chỉ của sự chết, vừa là chỉ dấu của sự phục sinh.

Vì thế, ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhắc nhở ta một khía cạnh của lòng thương xót Kitô giáo, có thể đã bị mai một với thời gian. Khi ngước lên thánh giá cầu nguyện, ta thường nhìn nó chỉ như một dấu chỉ cuộc khổ hình lịch sử của Chúa trên đồi Golgotha. Thế nhưng, nguồn gốc việc tôn sùng thánh giá đã đổi thay: ngày xưa, khi cầu nguyện, các tín hữu quay mặt về hướng Đông, vừa nói lên niềm hy vọng rằng Chúa Kitô, là mặt trời chân chính, sẽ mọc lên trên dòng lịch sử, vừa biểu lộ niềm tin vào ngày Chúa sẽ trở lại. Trước hết, thánh giá được trực tiếp gắn liền với ý hướng cầu nguyện này. Nó được biểu hiện như một tấm bích chương được giương lên khi vị hoàng đế giáng lâm; trong hình ảnh thánh giá, đội tiền phong của đoàn quân đã xuất hiện giữa lòng đám người đang cầu nguyện. Đối với các Kitô hữu ngày xưa, thánh gía vượt lên trên tất cả mọi dấu ấn hy vọng. Nó trỏ về một Đức Chúa sắp đến hơn là một Đức Chúa của quá khứ. Hẳn nhiên, với thời gian, ta không thể không cảm thấy nhu cầu nội tại ngoái nhìn về biến cố đã xẩy ra: điều thiết yếu là bảo vệ cái bản chất bao dung đến điên cuồng của tình Chúa yêu thương thế nhân khốn cùng, đến nỗi đã trở thành một phàm nhân, ôi phàm nhân tuyệt vời! Phải bảo vệ tình yêu Chúa chống lại những xu hướng trốn tránh điều linh thánh, chống lại mọi cái nhìn sai lạc về việc Thiên Chúa nhập thể. Phải bảo vệ tính ngu dại thánh thiện của tình Chúa yêu thương, Đấng đã cố ý không muốn biểu dương quyền lực, mà đã chọn con đường yếu nhược đến bất lực để đẩy những ước mơ quyền lực của ta lên cái giá treo cổ và đánh bại nó từ trong trứng nước.

Nhưng liệu như thế có phải là ta đang quên đi mối dây liên kết giữa thánh giá và niềm hy vọng, giữa quá khứ và tương lai trong Kitô giáo, và quên rằng hướng Đông và hướng thánh gía cũng chỉ là một mà thôi chăng?. Thần khí của hy vọng đang thổi làn hơi sinh động trong những lời nguyện của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh phải một lần nữa thấu nhập vào toàn thể cuộc hiện hữu Kitô giáo của ta. Kitô giáo không chỉ là một tôn giáo của quá khứ, mà hơn hết, còn là tôn giáo của tương lai; niềm tin Kitô giáo cũng chính là niềm hy vọng, bởi vì Chúa Kitô không chỉ đã chết và đã sống lại, mà Ngài còn là đấng sẽ lại đến.

Lậy Chúa, xin dùng mầu nhiệm của niềm hy vọng này để soi sáng lòng trí chúng con hầu cho chúng con nhận ra dòng ánh sáng chiếu toả từ thánh giá Chúa. Xin ban cho các tín hữu Chúa đây biết mau bước hướng về tương lai, mong chờ cuộc gặp gỡ trong ngày Chúa lại đến. AMEN.



LỜI NGUYỆN


Lậy Chúa Giêsu Kitô, trong bóng tối của cái chết, Chúa đã chiếu tỏa một tia ánh sáng rạng ngời; trong vực thẳm nỗi cô đơn tuyệt cùng, tình yêu bao dung đầy quyền lực của Chúa nay sống mãi muôn đời; trong nỗi thống khổ của việc Chúa ẩn mình, giờ đây chúng con có thể cất tiếng hát lên bài Allêluia của những kẻ được cứu thoát. Xin ban cho chúng con lòng tin khiêm tốn đơn sơ, khiến chúng con không lạc bước khi Chúa gọi chúng con trong những giờ phút tăm tối, lúc chúng con thấy như bị bỏ rơi, và khi mọi sự đều chất ngất khó khăn; xin ban cho chúng con, khi đang chới với giữa một cuộc chiến sống còn, nhuốm mầu chết chóc, được nhìn thấy ánh sáng để không lạc mất Chúa; xin chiếu sáng chúng con để đến lượt mình, chúng con có thể dọi chiếu ánh sáng ấy đến cho những ai đang cần đến. Xin làm cho mầu nhiệm Niềm Vui Phục Sinh của Chúa bừng sáng lên như vầng hào quang của ánh bình minh, toả lan trên dòng đời chúng con đang sống; xin cho chúng con thực sự trở thành những con người của Phục Sinh ngay giữa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh lịch sử. Xin ban cho chúng con, khi đang sống những chuỗi ngày thời đại tranh tối tranh sáng hôm nay, được luôn thấy mình mang những trái tim vui tươi bước đi trên đường hướng về vinh quang ngày mai của Chúa. AMEN.
 
Hồng ân Phục Sinh phá bỏ bóng tối sự chết
Lm. Jude Siciliano, OP
06:28 11/04/2009
CHÚA NHẬT PHỤC SINH B

Cv: 10: 34a, 37-43; Tv: 118; Côlôssê 3: 1-4;Ga: 20: 1-9

Anh chị em thân mến,

Vì sao người ta trở lại thăm mộ những người quá cố? Cha mẹ tôi, bà con bên ngoại, tất cả vợ chồng họ được chôn gần nhau trong một nghĩa trang ở Long Island. Chúng tôi là con cháu cũng thường đi thăm mộ, dãy cỏ, tu bổ các bia mộ bị hư, và dĩ nhiên là cầu nguyện cho những người quá cố. Trong những dịp như vậy, chúng tôi thường nhớ tới cảnh gia đình sum họp ăn uống, nói cười vui, tranh cãi, hôn nhau, nhớ lại những ngày chúng tôi còn bé tí sống với những người thân yêu đó.

Tôi nghĩ: Bà Maria Magdalena có lẽ cùng đi thăm mộ Chúa như chúng tôi thăm mộ các người thân. Thánh Gioan viết: sáng sớm, lúc trời đang còn tối. Trời tối ở các nghĩa trang dễ làm chúng ta thương nhớ đến những ngày vui khi người thân còn sống. Nếu không có ánh sáng của đức tin, và niềm hy vọng của đức cậy, thì mộ của những người chết đang chìm trong bóng tối kia, chỉ gợi lại những kỷ niệm xưa đầy nỗi buồn sầu.

Bà Maria đi thăm mộ để nhớ đến Chúa Giêsu, nhớ đến tình thương Ngài dành cho bà, và tình thương của bà đối với Ngài. Bà đi trong lúc trời tối để khóc. Nhưng khi bà đến nơi thì tảng đá đã lăn ra khỏi cửa mộ, và xác Chúa Giêsu biến mất. Bà liền chạy về báo tin cho Simon Phêrô và các Tông đồ khác. Bà nói: "người ta đã đem Chúa ra khỏi mồ, chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu?". Chúa Giêsu đã bị xử tử hình rất tàn nhẫn, và bây giờ lại thêm vào sự lăng nhục một cách cách tán tận, "họ" đã đánh cắp xác Ngài. Bà Maria kết luận rất hồn nhiên, tuy rằng trong lúc buồn bã nhưng bà vẫn giữ bình tĩnh. Bà không có cách suy nghĩ nào khác được? Thật là một cách suy nghĩ đơn giản, và câu chuyện Chúa Giêsu đã xong mà "vẫn còn trong bóng tối"

Vì sao Phêrô và các môn đệ khác đi lên mộ? Các ông không tin bà Maria hay sao, và muốn tìm hiểu thêm chi tiết? Các ông muốn kiểm tra nơi họ đánh cắp xác Chúa Giêsu, và tìm thủ phạm? Họ còn nhớ lời Chúa Giêsu nói trong bữa tiệc ly: "Thầy ra đi và đến cùng anh em"(Ga 14:28), và họ có thể có chút hy vọng là Ngài còn sống không? Các ông đi lên mộ vì các ông chán nản về sự thất bại của công việc Chúa Giêsu đã làm, và các ông muốn làm một cái gì đó? Các ông cố đi để kết thúc một quảng đời đầy hy vọng của các ông những khi còn đi theo Chúa Giêsu, nghe lời Ngài giảng dạy, và chứng kiến các việc ngài đã làm? Vậy anh chị em thử nghĩ xem vì sao các ông lên mộ?

Có một chi tiết trong câu chuyện gợi ý cho chúng ta suy gẫm là Phêrô và các bạn ông vừa mới đi ngang qua mộ, và họ muốn xem thử ra sao trước khi họ tiếp tục đi về nhà. Họ chạy lên mộ. Hay đúng ra là họ chạy đua với nhau lên mộ, và vì môn đệ kia "chạy nhanh hơn Phêrô nên đến mộ trước". Có lẽ cả hai ông nhớ lời Chúa Giêsu nói, và có thể hai ông chạy lên mộ với chút hy vọng.

Khi tôi đi thăm mộ, tôi chỉ hy vọng vào điều Chúa Giêsu đã nói, là đến ngày sau cùng, Ngài sẽ giữ lời hứa với chúng ta, là sẽ cho chúng ta sống lại. Thật là một điều khó tin! Tôi tự hỏi, làm sao Chúa có thể mở mồ chôn xác đã lâu đời của tôi lên được? Ngài làm sao được vì vừa mới chết, là đã có ai đó đánh cắp xác Ngài. Nhưng Ngài có thể làm cho chúng ta sống lại, nếu Ngài từ cõi chết sống lại và có một đời sống mới để chia sẻ với chúng ta ngay từ bây giờ. Với niềm hy vọng đó, chúng ta có thể là người môn đệ kia, người môn đệ chạy nhanh hơn Phêrô để đến mộ không? Hay là chúng ta ở trong số những người, ngay bây giờ, còn nhìn vào ngôi mộ trống, và với đức tin chúng ta chắc rằng Chúa Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, và chúng ta cũng sẽ được như Ngài.

Ngay từ đầu câu chuyện về Chúa sống lại, Bà Maria Madalena còn ở trong bóng tối. Bà chưa thấy Chúa sống lại. Chúa là ánh sáng của thế gian. Bà chưa có đức tin của sự sống lại, và vì thế bà suy luận ra việc xác Chúa bị đánh cắp. Những người đọc Phúc âm thánh Gioan không lạ gì về bà Maria đến ngôi mộ khi trời còn tối. Bóng tối và ánh sáng là hai đề tài chính xuyên suốt Phúc âm thánh Gioan. Ngay từ đầu "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng"(1:5)

Bài Phúc âm hôm nay lại nói về đề tài ánh sáng và bóng tối một lần nữa. Trong Phúc âm, bóng tối là trường hợp của những người rời xa Chúa, vì tội lỗi, vì sự thiếu hiểu biết và sự chết. Chúa Giêsu sống lại mang đến sự mong chờ thoát khỏi chuỗi ngày của bóng tối. Loài người không còn bị dằn vặt trong bóng tối, hay loay hoay tìm cách thoát khỏi bóng tối, thoát khỏi sự kềm chế của tội lỗi nữa. Bà Maria đến mộ khi trời đang còn tối, nhưng Gioan đã biết trời sắp sáng khi ông viết "sáng sớm". Bóng tối đe dọa, nhưng bóng tối sắp hết. Người nào chạy đến ngôi mộ, và với con mắt đức tin, khi nhìn vào sẽ thấy ánh sáng.

Bà Maria nhìn vào ngôi mộ và thấy mất xác Chúa. Phêrô nhìn vào ngôi mộ cũng thấy như vậy. Nhưng, người "môn đệ được Chúa thương" cũng nhìn, "thấy và tin". Ông thấy tấm vải liệm được xếp ngay ngắn, vải liệm nhắc đến một xác chết. Nhưng ông thấy nhiều hơn. Là Chúa Giêsu đã ra khỏi cõi chết và để lại tấm vải liệm. Có phải đó là nhờ tình thương mà người môn đệ kia nhìn thấy sự thật đã xảy ra? Có phải nhờ sợi dây tình yêu ràng buộc chúng ta với Chúa Giêsu, giúp chúng ta chịu đựng được biết bao nhiêu lần thân xác chúng ta bị chết thật, và nhờ đức tin, đã giúp chúng ta trung kiên trong những lúc khó khăn ở đời. Đó chính là nguồn hy vọng giúp chúng ta nhìn vào tương lai, trong khi hiện tại quá nặng nề trong đời sống chúng ta.

Thánh Gioan cho chúng ta biết: người môn đệ có lòng tin đó chính là người môn đệ được Chúa thương. Nhờ biết được Chúa Kitô thương, nên bản thân mới có năng lực trong lời cầu nguyện, và hăng hái thi hành nhiệm vụ, vì thế sẽ Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Với sự cam đoan của tình thương đó, nhờ tình yêu ấy, chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng. Chúng ta cũng như người môn đệ được Chúa thương, phải tin mà không cần phải thấy; không có bằng chứng nào rõ ràng về sự sống lại thật của Chúa Giêsu. Nhưng chỉ với tình thương của Chúa Giêsu đối với chúng ta, chúng ta đã là người môn đệ được Chúa thương. Chính đời sống, sự đau khổ và sự chết của Ngài là bằng chứng của tình yêu ấy. Ngài muốn tình yêu đó luôn sống động trong chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ tình thương của Chúa cho kẻ khác.

Thánh Gioan nói với chúng ta "ngày thứ nhất trong tuần", một lần nữa ông nhắc đến sách Sáng Thế. Về ngày đầu tiên Đức Chúa tạo dựng trời đất, Chúa dùng ánh sáng để phá tan bóng tối. Và bây giờ, Thánh Gioan gợi ý, Chúa lại làm như vậy qua sự sống lại của Chúa Giêsu. Trời đang còn tối, nhưng ánh sáng chiếu qua bóng tối. Và người môn đệ Chúa thương đáp lại với đức tin của mình. Người môn đệ có lòng tin trong bóng tối của ngôi mộ, chứ không phải trên đỉnh núi sáng chói.

Chúng ta cũng vậy, lòng tin chúng ta phải kinh qua những ngôi mộ tối om như khi: Một người thân qua đời; Đời sống hôn nhân bị tan vỡ; công việc làm ăn thất bại; tuổi già hay bệnh tật ngăn chặn mọi sinh hoạt của cuộc sống,v.v...không còn một tia hy vọng nào. Chính những lúc đó, nhờ vào tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta tuyên xưng trong đức tin "Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết". Với lời tuyên xưng đó, chúng ta được bảo đảm rằng Đấng đã thương chúng ta sẽ giúp chúng ta chiến thắng sự chết và những gian dối của nó.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (7)
Vũ Văn An
06:28 11/04/2009
VII. Sống Mãi! (Mc 16:9-20)

Ta bước vào đoạn kết phúc âm Máccô. Chủ đề của nó là tin. Đây là chủ điểm lớn của toàn bộ phúc âm này, vì như ta đã thấy, phúc âm này không nhằm trình bày cuộc đời người tử đạo bị đóng đinh. Mà nhấn mạnh đến việc cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là một cái gì cần phải tin. Như đã nói, người ta cho rằng đoạn này gồm các câu 16:9-20 không có trong các thủ bản (manuscripts) cổ xưa nhất. Do đó, một số học giả thắc mắc không biết thực ra những câu này có thuộc phúc âm Máccô hay không. Tuy nhiên, phần lớn các thủ bản Hy Lạp khác đều có đoạn này. Mặt khác, hai trong số các giáo phụ đầu thế kỷ thứ hai có trích dẫn đoạn này. Và Giáo hội luôn nhìn nhận đoạn này là lời linh hứng của Thiên Chúa.

Lý do khiến một số học giả nghĩ như trên vì có sự thay đổi rõ rệt so với toàn bộ phúc âm Máccô: nó không được trình bày dưới hình thức thuật truyện. Cho đến đoạn này, thánh Máccô kể lại các biến cố tuần tự xẩy ra cho Chúa Giêsu. Đột nhiên đến đoạn này, ngài không kể nữa mà tóm tắt lại các biến cố xẩy ra trong khoảng 40 ngày. Việc đột nhiên đổi ra hình thức tóm tắt này cho thấy ai đó, chứ không phải Thánh Máccô, đã viết ra nó. Ta cũng nên nhớ rằng, tác giả nhân loại của đoạn này là điều không quan trọng. Nếu Chúa là tác giả của 16:9-20, thì đó là lời Chúa, bất kể người nào cầm ngọn bút. Đoạn này được chia thành 3 phần:

Phần 1: Căn Bản Niềm Tin Tông Đồ (Mc 19:9-14)

Phần 2: Ơn Gọi Rao Giảng Tông Đồ (Mc 16:15-16)

Phần 3: Lời Chứng Tông Đồ Được Củng Cố (Mc 16:17-20)

1. Căn Bản Niềm Tin Tông Đồ (Mc 16:9-14)

1.1 Xem Mc 16:9-11: ngày đầu tuần, Chúa hiện ra trước hết với Maria Mađalêna. Bà đi loan báo cho các môn đệ khác đang rầu rĩ khóc than. Nhưng họ không tin.

1.2 Rồi Máccô nhắc lại việc Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường về Emmaus. Xem 16: 12-13: Hai môn đệ này về kể lại cho các môn đệ kia, nhưng họ cũng không tin.

1.3 Chúa phải dùng phương thức khác. Xem Mc 16:14. Chính Chúa hiện ra với 11 tông đồ khi các ông đang ăn, trách cứ các ông không chịu tin chứng cớ của các anh chị em mình “thiếu đức tin, khăng khăng từ khước không tin”.

Tác giả các dòng trên muốn ta hiểu cái bầu khí cố chấp không tin kia nơi các tông đồ sau khi Chúa Phục Sinh. Bất chấp biết bao lời tiên tri và tiên đoán chính Chúa thốt ra về cái chết và việc sống lại của Người, 11 tông đồ vẫn thấy khó chấp nhận việc Người sống lại và đang sống giữa họ. Điều ý nghĩa là Chúa Giêsu muốn các ông tin, dù họ không thấy. Người muốn các ông tin lời kể lại của những nhân chứng thấy tận mắt việc Người sống lại. Họ là những người đáng tin và chỉ thuật lại điều chính họ cảm nghiệm. Sau những điều lạ lùng chính họ thấy Chúa làm, sau những điều chính Người dạy họ, thì những lời kể lại kia phải đủ sức thuyết phục các ông tin rằng Chúa quả đã sống lại. Người quan tâm đến việc họ không tin này đến nỗi đã trách cứ họ, như đã từng trách cứ họ nhiều lần lúc còn sinh hoạt bên cạnh họ. Khi trách cứ họ, Người nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nhân chứng và sự đáng tin của họ. Tầm quan trọng này cũng thấy lúc Người trách cứ Tông đồ Tôma. Vị tông đồ thiếu lòng tin này đòi có chứng cớ thể lý.

Nhưng Chúa Giêsu biết rằng đức tin Kitô giáo và Giáo hội Kitô giáo sẽ không bao giờ đặt căn bản trên chứng cớ thể lý. Chúng được xây dựng trên niềm tin, không phải là niềm tin mù quáng, mà niềm tin vào những lời đáng tin của các nhân chứng đáng tin. “Phúc cho những kẻ không thấy mà tin” (Ga 20:29).

2. Ơn Gọi Rao Giảng Tông Đồ

2.1 Sau khi trách cứ, Người trao cho các ông sứ mệnh lớn. Xem Mc 16:15-16: đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu rỗi. Ai không tin sẽ bị án phạt. Nhiều nhà chú giải Thánh Kinh chú trọng đến chữ “đi” trong đoạn này, coi như lệnh truyền quan yếu nhất. Nhưng thật ra, chữ “giảng” mới chủ yếu. Chữ “đi” không hẳn là lệnh truyền, nó là một dữ kiện (a given), trong khi ra đi đó, việc quan trọng là giảng. Sự sai đi dĩ nhiên quan trọng, vì Giáo hội luôn là một sai đi không ngừng và trong khi ra đi như thế, Giáo hội rao giảng tin mừng Chúa Giêsu, tin mừng Người chịu chết và sống lại.

2.2 Tin mừng đó không phải là nguyên tắc lý thuyết phức tạp. Nó đơn giản chỉ là thánh giá và ngôi mồ trống. Nhưng tin mừng đó biến đổi cuộc sống ta. Tin mừng ấy cứu ta khỏi tội, sửa chữa cho ta và làm ta sống mãi. Nhiều người lầm tưởng, tưởng rằng tin mừng là thiên đàng chờ đón ta sau khi chết, hay những điều kỳ diệu nào khác. Tất cả những điều ấy rất tốt và đúng. Nhưng đấy không phải là tin mừng Chúa Giêsu truyền các tông đồ đi rao giảng. Đó không phải là tin mừng của thánh giá và phục sinh. Thiên đàng không phải là tin mừng, nó là hiệu quả của tin mừng. Tin mừng là quyền lực của tội đã bị thánh giá đánh cho tả tơi, và quyền lực sự chết đã bị đập nát bởi ngôi mộ trống. Chúa đang sống, và Người sống trong ta và qua ta, ban cho ta quyền lực sống cuộc sống chân thực. Tin mừng ta có nhiệm vụ rao giảng là tin mừng đó.

2.3 Nhiều người cho rằng tin mừng của Chúa Giêsu chỉ là yêu thương nhau. Bài học yêu thương quả là bài học hàng đầu của Chúa Giêsu. Nhưng tin mừng của Người đâu phải chỉ có thế. Tin mừng ấy trước nhất là sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Nhiều người cố ý nánh tré không nói đến thánh giá, vì thánh giá đẫm máu và khó coi quá. Nhiều người lại bỏ qua phục sinh, vì phục sinh huyền bí quá, khoa học không giải thích được. Tuy nhiên, Kitô giáo mà không thánh giá và ngôi mộ trống không phải là Kitô giáo. Nó chỉ là chất nuôi hy vọng trở nên người tốt hơn, một thứ giáo huấn luân lý. Người ta ít khi cần được giảng dạy phải làm gì về phương diện luân lý. Ai cũng biết ta cần sống trung thực, nhân từ, đầy yêu thương, trong sạch… Điều ta thiếu là năng lực thực hiện những điều tốt ấy. Ta cần sự biến đổi, chứ không hẳn giáo huấn luân lý. Ta cần sự thay đổi ngay trong cốt lõi bản thể mình để ta có thể làm điều chân thật, điều Thánh Kinh gọi là Cứu Rỗi. Bởi thế Chúa Giêsu dạy: “ai tin mà rửa tội thì được cứu rỗi. Ai không tin sẽ bị án phạt”.

2.4 Nhiều người bị lúng túng vì chữ “rửa” đến cái độ cực đoan mà cho rằng tin mà không rửa, không được cứu rỗi. Thực ra, như ta đã thấy có đến ba phép rửa mà phép rửa bằng nước là một, hai phép rửa kia là bằng ước muốn và bằng máu đào (tử đạo). Tên trộm lành được Chúa hứa thiên đàng lúc còn tòng teng trên thập giá (Lc 23:43) là thí dụ rõ nhất của phép rửa bằng ước muốn.

2.5 Lại có người thắc mắc về chữ “cứu”. Đối với họ, cứu có nghĩa là giúp mình qua cơn hoạn nạn, khó khăn. Thực ra Chúa Giêsu chịu chết không phải để cải thiện ta, làm ta trở nên tốt hơn. Mà thực sự Người chết để cứu sống ta, hệt như lúc ta chết đuối có người dơ tay ra cứu vậy

3. Lời Chứng Tông Đồ Được Củng Cố

3.1 Biến cố siêu nhiên này, tức việc phục sinh, bị xã hội bây giờ công kích dữ. Nhưng điều này không làm ta ngạc nhiên, vì thực ra nó bị công kích dữ ngay từ thế kỷ thứ nhất. Chúa biết rõ áp lực đó trên lời giảng của Tông đồ, nên sau đó, Người hứa ban cho các ông các dấu chỉ sẽ đi theo các ông và củng cố lời giảng của các ông. Xem Mc 16: 17-18. Nhân danh Thầy, người tin sẽ xua trừ ma qủi, nói tiếng lạ, lượm rắn mà không sao, uống thuốc độc cũng không hề hấn gì, và có thể chữa lành người bệnh.

3.2 Người ta rất dễ giải thích rằng bất cứ ai tin cũng được các dấu lạ này. Cái khó cho lối giải thích này là thế kỷ hai mươi chứng kiến bao nhiêu triệu cuộc trở lại Kitô giáo mà nào thấy chứng cớ các dấu lạ nào nơi họ! Dĩ nhiên dấu lạ vẫn xẩy ra đó đây, nhưng không phải xẩy ra với hết mọi tín hữu. Dấu lạ là chuyện hi hữu. Điều ấy muốn nói gì? Thứ nhất muốn nói ta hiểu sai đoạn phúc âm này của Máccô. Vì ta không nên tách đoạn này ra khỏi ngữ cảnh (context). Đây là lúc Chúa đang nói đến việc thiếu niềm tin nơi các tông đồ khi các nhân chứng kể lại cho họ biến cố phục sinh. Mấy câu cuối cùng này Chúa nói với chính các tông đồ thiếu niềm tin ấy.

3.3 Ta hãy lần lượt xem từng dấu chỉ Chúa nói đến.

3.3.1 Trừ qủi. Các tông đồ được quyền trục xuất qủi ra khỏi người ta, giải thoát họ khỏi ảnh hưởng của ma qủi.

3.3.2 Nói tiếng lạ. Các ông có năng lực ca tụng Thiên Chúa trong ngôn ngữ lạ. “Tiếng lạ” đây là nói thứ tiếng mình chưa học. Thánh Phaolô (1 Cor 14:2) viết: “Thật vậy, kẻ nói tiếng lạ thì không nói với người ta, nhưng là nói với Thiên Chúa. Quả thế, không ai hiểu ông; ông nói những điều mầu nhiệm nhờ thần khí” Bởi thế hiểu theo nghĩa đen ơn này là không đúng. Cũng thế, không thể hiểu câu: rắn và thuốc độc không gây hại theo nghĩa đen được. Tin không ăn nhằm gì tới những màn ảo thuật hay phụ diễn mua vui (sideshow).

3.3.3 Dơ tay chữa người bệnh, và họ sẽ lành. Đây là cách chữa bệnh bằng việc đặt tay trên người bệnh. Việc này thường xẩy ra với các tông đồ. Cũng như các dấu lạ trên. Thánh Phaolô từng trục xuất qủi, nói tiếng lạ, bị rắn cắn mà không sao (Cv 28:5), và chữa lành bệnh nhân bằng cách đặt tay. Ngài làm nhiều lần như thế. Bởi thế trong 2 Cor 12:12, ngài viết: “Anh em đã thấy thực hiện nơi anh em những dấu chỉ của sứ vụ Tông đồ: nào là … nào là những dấu lạ điềm thiêng, nào là các phép lạ”.

3.4 Cho nên đó là các dấu chỉ của một tông đồ. Đó là những dấu chỉ kiểm nhận đi theo những người đầu tiên đi vào thế giới không tin và thù nghịch để rao giảng phúc âm của Chúa. Giải thích này được củng cố bằng hai câu kết thúc phúc âm Máccô. Xem Mc 16:19-20: sau khi nói như trên, Người được cất lên trời, ngồi bên hữu Thiên Chúa. Phần các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi. Chúa làm việc với họ và củng cố lời của Người bằng các dấu lạ kèm theo.

Thư Do Thái (2:3-4) cũng nhắc đến các dấu chỉ tông đồ như sau: “Làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ cao qúi như thế? Ơn cứu độ đó, đầu tiên đã được Chúa rao giảng, rồi được những kẻ nghe cho chúng ta thấy là có hiệu lực, đồng thời được Thiên Chúa chứng thực bằng những dấu lạ điềm thiêng, bằng nhiều quyền năng khác nhau và bằng các ân huệ của Thánh Thần mà Người phân phát tùy ý muốn của Người”.

Như thế, phúc âm Máccô kết thúc với Chúa Giêsu lên trời. Không phải cái bầu trời không gian kia, mà là lãnh vực thiên đàng, cái chiều kích vô hình của đời sống ngay ở đây giữa chúng ta. Chúa Giêsu không ở đâu đó bên ngoài kia. Ngài đang ở đây, sống như Chúa trong lòng Giáo hội của Người, điều hướng các biến cố của nó, hoạch định các chiến lược của nó, đưa nó tới tận những chân trời xa nhất của thế giới. Vâng lời Người, các tông đồ đã toả lan ra khắp thế giới và rao giảng tin mừng của Người. Lời chứng của các ngài luôn được củng cố bởi các dấu lạ nói trên. Và thế là nền móng của điều thánh Phaolô gọi là giáo hội đã được đặt để. Ngôi nhà không làm bằng gỗ đá, ximăng nhưng bằng cuộc sống của Kitô hữu này đã trở thành nơi cư ngụ xinh đẹp của Thiên Chúa mãi mãi.
 
Mồ Trống
Lm Vũđình Tường
07:43 11/04/2009
Giây phút đầu tiên thấy mồ trống các bà hoảng hốt, lo sợ. Mồ trống, tâm hồn các bà cũng trống vắng, rỗng tuyếch. Tâm tư bồn chồn, lo lắng tự hỏi điều gì đã xảy ra. Xác Thầy ở đâu? Làm sao bây giờ? Hỏi ai kiếm cho? Giây phút đó các bà lo đến mất hồn, sợ đến lạc trí. Thầy mình yêu quí chết vẫn không yên. Mồ trống nghĩa là xác không còn trong đó nữa. Như thế xác Thầy giờ ở đâu? Mồ trống mang ý nghĩa bí ẩn gì đây? Các bà đi tìm câu trả lời. Có thể đau khổ hơn được nữa không khi Thầy đã chết. Thầy chết mả không đẹp, mồ không yên, vẫn có kẻ quấy phá. Mất xác.

Khi sự kiện xảy ra ngoài dự tính chúng ta thường nghĩ tới điều xấu, điều tệ, đau buồn. Các bà cũng không tránh khỏi lối suy nghĩ thông thường này. Các bà liên tưởng đến điều tệ hại nhất. Người ta vất xác Thầy đâu đó, quanh đây, trong vườn?

Các bà đâu biết mồ trống là dấu chỉ của vui mừng, hy vọng đoàn tụ, tình thương và là dấu chỉ của Phục Sinh.

Vui mừng đoàn tụ

Trên đường ra mộ các bà hỏi nhau

‘Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ dùm ta đây? (Mc 16,8)

Tâm hồn các bà cũng nặng trĩu như tảng đá ngàn cân đè nặng tâm tư. Khi ngước mắt nhìn lên các bà thấy tảng đá đã lăn sang một bên. Hốt hoảng, lo sợ trong phút chốc rồi niềm vui chan hoà tràn ngập khi nghe đến đoàn tụ. Chính Đức Kitô chọn địa điểm đoàn tụ. Hãy đi nói với anh em ta và hẹn gặp nhau tại Galilê.

‘Các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông’ Mc 16, 8.

Gặp Đức Kitô phục sinh lòng tràn ngập niềm vui, lo lắng, phiền muộn tan biến. Tảng đá ngàn cân biến khỏi tấm lòng u uẩn, sầu thương. Thay vào đó là niềm vui hoan lạc, hạnh phúc tràn trề, hy vọng cao vời.

Dấu chỉ của hy vọng

Đang lúc các bà lo lắng, sợ hãi, cúi gầm mặt xuống lệ ngắn, lệ dài sứ thần Chúa nói

‘Sao các bà lại tìm người sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại’ Lc 24, 5-7

Mồ trống là dấu chỉ của hy vọng. Mồ trống Đức Kitô làm tròn lời hứa xưa với các môn đệ. Mồ trống gợi nhớ điều Chúa nói trước đây.

Dấu chỉ của Phục Sinh

Trên đường đi Em mau các tông đồ không nhận biết Chúa khi Ngài đi đường đàm đạo với các ông về những sự kiện mới xảy ra trong mấy ngày qua. Mãi cho đến khi Chúa bẻ bánh các ông mới nhận ra Ngài.

‘Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất’ Lc 24,32

Mồ trống giúp các tông đồ sáng mắt, nhận ra Ngài lúc bẻ bánh. Các tông đồ nhận biết Chúa đã sống lại. Chính điều này đổi mới các ông, đổi mới cách suy nghĩ, cách sống và niềm tin. Biến các ông thành con người mới, người của thời đại hậu Phục Sinh.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
14:54 11/04/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (78)

771. Khoa học và biến cố Đức Giêsu chết và sống lại

Con người thời nay, nếu bỏ đức tin ra ngoài, thì chỉ biết tôn sùng khoa học và chỉ biết đem khoa học ra cắt nghĩa mọi sự. Họ muốn cái gì cũng phải được nghiệm thu, được đo đạc, được tay rờ, được mắt thấy, được tai nghe, được kiểm chứng một cách rõ ràng tại chỗ.
Nói rằng cách đây hai ngàn năm, có một người sau khi chết, đã tự mình sống lại, sau khi đã bị chôn chặt trong ngôi mộ ba ngày, đã tung mồ sống lại, là điều mà con người ngày nay không thể nào chấp nhận được, vì khoa học không bao giờ thấy được sự kiện một người chết ba ngày, rồi sống lại.
Khi nghe người công giáo chúng ta nói rằng: Chúa Giêsu đã sống lại, và điều nầy đã xảy ra cách đây hai ngàn năm, thì khoa học ngày nay không tin được vì cho rằng việc đó không thể nào kiểm chứng nổi, không thể nào nghiệm thu được.
Như vậy, với óc phê bình khoa học thực nghiệm, con người ngày nay có thể có hai thái độ:
hoặc là chối sự kiện Chúa Giêsu sống lại: nhưng than ôi, điều nầy không thể nào chối được vì GIÊSU đang rành rành trước mặt họ, vì GIÊSU là trung tâm của lịch sử nhân loại; không có GIÊSU, nhân loại như một người mất đi quả tim, không thể nào sống nổi;
hoặc cho rằng sự Chúa Giêsu sống lại chỉ là do óc tưởng tượng của các tông đồ bày đặt ra mà thôi: nhưng than ôi, điều nầy cũng không thể nào chủ trương nổi vì thấy tôn giáo của các tông đồ nầy truyền ra, - những tông đồ nhát đảm, ngu dốt, nghèo mạt -, thì hiện nay lan tràn khắp nơi, và sau hai ngàn năm rồi, vẫn sinh động một cách lạ lùng mãnh liệt!

772. Biến cố Chúa Phục Sinh đối với người công giáo

Biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, Biến cố Sống Lại của Chúa Giêsu, đối với người công giáo chúng ta, những người có đức tin, thế nào ?
Khi định nghĩa Đạo Công Giáo, chúng ta phải gọi đó là Đạo Phục Sinh, Đạo Sống Lại thì mới đầy đủ ý nghĩa vì biến cố Phục Sinh là cơ sở, là căn bản, là điều quan trọng nhất trong Đạo chúng ta.
Giữ Đạo, đối với chúng ta, chẳng qua là tin mạnh mẽ rằng Chúa Giêsu của chúng ta, tuy đã chết, nhưng đã sống lại.
Không có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu sống lại, chúng ta chỉ biết Đạo mình như một thứ tôn giáo do bàn tay con người nào đó tạo ra, chứ không thể nào giữ Đạo và sống Đạo theo đức tin siêu nhiên mạnh mẽ được.
Biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu là tất cả vận mạng của cuộc đời chúng ta vì không có biến cố nầy, cuộc đời chúng ta hoàn toàn sụp đổ và vô lý. Chính thánh Phaolô đã nêu lên điều nầy khi ngài quả quyết: "Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng." (1 Cr 15,14)

773. Người công giáo hiên ngang vì Thánh Giá

Nhìn lên Cây Thánh Giá, người công giáo chúng ta thờ cùng một lúc, sự Chúa chết và sự Chúa sống lại: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại!”
Khi làm Dấu Thánh Giá, khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta tuyên xưng việc Chúa chết và việc Chúa sống lại.
Nếu chúng ta dừng lại nơi cái Chết của Chúa Giêsu, là để chúng ta nhìn ngắm sự Sống Lại trong cái chết của Ngài. Vì thế, nếu chúng ta nhìn lên Thánh Giá, làm Dấu Thánh Giá mà còn để cho buồn phiền, lo âu, thất vọng, sợ sệt đè bẹp chúng ta, thì chúng ta chưa phải là người theo Đạo Phục Sinh, Đạo Sống Lại của Chúa Giêsu.

774. Hãy thương hại những ai chống lại Đạo Công giáo!

Người công giáo là người theo Chúa Giêsu Phục Sinh. Họ luôn thấy cuộc sống hiện nay của mình có ý nghĩa, luôn thấy đường đời mình đang đi có hướng rõ rệt, luôn thấy những bế tắc của mình có lối thoát, luôn thấy cuộc sống mai hậu của mình được bảo đảm ngàn thu bất diệt.
Chúa Giêsu Phục Sinh, Chúa Giêsu Sống Lại, thật là nguồn hy vọng bất diệt cho người công giáo. Và thương hại thay cho những ai chống lại Đạo Công giáo vì họ tìm cách chống Chúa Giêsu, Ông Tổ của Đạo Công giáo, Đấng đã toàn thắng sự chết, Đấng đã phục sinh vinh hiển. Chúng ta thương hại họ vì họ tìm cách giết một Người không thể chết được, vì họ tìm cách triệt hạ một Người không bao giờ sụp ngã.

775. Sống đời Phục Sinh ngay trong đời sống hiện nay của mình.

Rạng ngời ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu sống lại, đó là điều người công giáo phải có.
Nếu có vị sáng lập đạo nào, - mà đạo đó làm cho kẻ chết sống lại, và tự mình, ông cũng sống lại, - thì những người theo đạo ông nầy thế nào cũng lấy làm sung sướng và hãnh diện, không ngớt tuyên truyền và cao rao đấng sáng lập nầy, và lôi cuốn được nhiều người theo đạo nầy. Và đây là điều mà các Tông Đồ và các bổn đạo trong thời Giáo-Hội sơ khai đã làm: “Thầy chúng tôi đã bị đóng đinh chết, nhưng nay đã phục sinh sống lại!”
Ước gì đức tin vào Chúa Phục Sinh của các Tông Đồ và các bổn đạo ngày xưa cũng là đức tin vào Chúa Phục Sinh của chúng ta ngày nay: “Thầy chúng tôi đã bị đóng đinh chết, nhưng nay đã phục sinh sống lại!”
Và người công giáo luôn sống đời Phục Sinh ngay trong cuộc sống hiện tại của mình.

776. Tự tin xoá bỏ tự ti.

Một người coi thường bản thân, có cảm giác tự ti, thì điều đó đồng nghĩa với việc đã tự khoác lên mình một chiếc gông, khiến tâm trí không có thể có được những hoạt động sáng tạo.
Tự ti khiến cho con người cảm thấy xấu hổ, tâm trạng xuống dốc, tư duy trì trệ, mất tinh thần, ý chí tiêu tan, ưu sầu, phiền muộn...
Vậy thì làm thế nào mới có thể phá bỏ được sự kìm kẹp của chiếc gông nặng nề nầy?
Sự tự tin, chính là chìa khóa để mở cửa “tâm trí”. Nó có thể khiến một người ưu sầu, phiền muộn, trở nên phấn chấn; có thể khiến những tư duy cứng nhắc trở nên vô cùng hoạt bát; khiến người tự ti trở thành một con người hoàn toàn khác. (Để Có Trí Nhớ Vượt Trội – Phương Nga – Lam Trình)

777. Không thai khác đầy đủ tiềm năng của mình vì lười biếng.

Tiềm năng của con người, rốt cuộc, có bao nhiêu?
Về vấn đề nầy, e rằng không ai có thể trả lời được. Nhưng theo cách nói của các nhà khoa học, suốt cuộc đời của mình, con người mới chỉ có thể vận dụng một phần trăm sức lực bộ não của mình, cũng có nghĩa là tiềm năng của con người vẫn còn đến chín mươi chín phần trăm đang chờ được khai thác.
Sở dĩ chúng ta chưa thể khai thác được tiềm năng của mình vì thông thường, trong con người, đều có tính lười. (135 Kỹ Xảo Làm Việc Của Người Thông Minh – Hoàng Kim)

778. Hãy phát triển và cân đối con người tâm linh bên trong với những nhu cầu thể chất bên ngoài.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà người ta thường chỉ chú trọng đến hạnh phúc bên ngoài. Còn lại bao nhiêu thời gian trong ngày, sau khi chúng ta đã cung cấp cho những nhu cầu thể chất – làm việc, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, nghỉ ngơi?
Tuy nhiên, nếu cứ như thế trong một khoản thời gian dài, có thể dẫn đến việc chúng ta phủ nhận một thực tế, là có một điều gì đó cao hơn thể xác của chúng ta. Chúng ta còn có cảm giác, tư tưởng và cảm xúc; đó là những phương tiện con người bên trong của chúng ta.
Chỉ tập trung vào thể xác, có nghĩa là chúng ta đã để cho tinh thần bên trong không được nuôi dưỡng và trống rỗng.
Chúng ta có thể có của cải và các tiện nghi bên ngoài, nhưng cảm giác đích thực của bình an và hạnh phúc bên trong có thể không đến với chúng ta.
Nếu tinh thần bên trong của chúng ta không được nuôi dưỡng, không có bình an hay không hài lòng, thì chúng ta lại phụ thuộc nhiều hơn vào thể xác, những thành đạt bên ngoài và sức khoẻ, xem đó như là tất cả nguồn hạnh phúc trong đời. Do đó, nếu chúng ta bị mất đi sức khoẻ hay bị thất bại trong công việc, thì cảm giác hạnh phúc cũng tan biến.
Nhiều người đã nhận ra rằng để có một sức khoẻ và hạnh phúc toàn diện, thì cần phải phát triển và cân đối con người tâm linh bên trong với những nhu cầu thể chất bên ngoài. (Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần – Margaret Pinkerton)

779. Sống trong hiện tại thế nào?

Sống trong hiện tại là loại bỏ những phút giây xao lãng và tập trung về những gì quan trọng vào lúc nầy.
Bạn là người tạo ra Hiện tại cho mình bằng chính những gì bạn có thể làm ngay bây giờ. (Quà Tặng Diệu Kỳ - Spencer Johnson, M.D.)

780. Năm phương thức để vượt lên nỗi sợ hải

Một, tập cho mình thói quen không lo lắng về những gì ngoài tầm kiểm soát hay những điều không chắc sẽ xảy ra.
Hai, hãy tự nhủ trước những tin tức thổi phồng trên các phương tiện truyền thông hoặc tránh không xem những tin tức đó.
Ba, nếu cảm thấy có sự bất an trong một mối quan hệ nào đó, hãy tránh xa mối quan hệ ấy và tìm sự giúp đỡ.
Bốn, hãy nghĩ mình luôn sống trong một môi trường an toàn.
Năm, nên nhớ rằng mỗi vấn đề bao giờ cũng có hai mặt. Hãy nhìn mặt tích cực của nó và đừng để mặt tiêu cực tạo nên sự sợ hải cho bản thân. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta – Debbie Gisonni)
 
Mừng ngày Phục Sinh
LM Anrê Đỗ Xuân Quế
15:37 11/04/2009
Mừng ngày Phục Sinh của Chúa
Ta cùng hỉ hoan,
Hợp lời chung tiếng
Hát lên khúc ca khải hoàn
Mừng Con Thiên Chúa tiêu diệt tử thần,
Mừng ngày Phục Sinh của Chúa,
Muôn người hỉ hoan,
Cả trời với đất
Hát lên khúc ca khải hoàn.
Rồi một mai kia
Cùng Chúa, ta được hiển vinh
Cả hồn với xác
Sẽ được phúc vinh thiên đình,
Ở bên Thiên Chúa
Vui hưởng nhan Người,
Cuộc đời rực rỡ muôn phần sáng tươi.
Rồi một mai kia
Cùng Chúa trên trời hiển vinh,
Đời đời chiêm ngắm
Hát vui khúc ca thanh bình.
Ha-lê-lu-ia ! Ha-lê-lu-ia !
Chúa đã chiến thắng khải hoàn vinh hiển.
Chúa ta quyền năng, vạn vật kính tôn.
Ha-lê-lu-ia ! Ha-lê-lu-ia !
Chúa đã chiến thắng mở đường đưa lối,
Dẫn ta về nơi muôn người đợi trông.
 
Sự phản bội ''đáng thương''
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
15:49 11/04/2009
SỰ PHẢN BỘI “ĐÁNG THƯƠNG”

Một thủ thuật của hội hoạ, để làm nổi bật một mảng nào đó của bức tranh người ta thường nhấn bên cạnh một vài nét hay mảng tối, sẫm màu. Đây chính là vận dụng quy luật tương phản. Lấy sắc đen làm nổi màu trắng. Có lẽ tương tự thế, khi dần bước vào tuần cao điểm sống mầu nhiệm đức tin của Kitô giáo,mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Đức Kitô, mầu nhiệm mạc khải cách hoàn hảo về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì Mẹ Hội Thánh dọn cho chúng ta những bài đọc thánh kinh tường thuật những mảng tối của kiếp người. Sự phản bội của một Giuđa Iscariô, một Phêrô và cả tập thể nhóm Muời Hai Tông Đồ. Sự phản bội của các Ngài như là một trong những mảng tối làm rực rỡ hơn tình yêu khoan dung của Thiên Chúa.

Hai chữ phản bội khiến tôi liên tưởng đến cuộc thi hoa hậu áo dài lần đầu tiên tổ chức tại thành phố, vốn là Hòn Ngọc Viễn Đông ngày nào. Nếu không lầm thì người đoạt giải hoa hậu là cô Maria Nguyễn Thị Kiều Khanh, một nữ thợ làm đầu và cũng là một nữ tín hữu giáo xứ Vườn Xoài, giáo phận Sài Gòn. Kiều Khanh đăng quang nhờ thắng cuộc phần thi ứng xử. Khi được hỏi em ghét điều gì nhất Kiều Khanh trả lời em ghét sự phản bội. Theo thông tin báo chí thời bấy giờ thì chính câu trả lời này đã đưa Kiều Khanh lên ngôi hoa hậu.

PHẢN BỘI: HÀNH VI ĐÁNG KHINH BỈ

Đã là người ai ai cũng chân nhận rằng cần phải có những nhân đức nhân bản. Một trong những nhân đức nhân bản giúp sống xứng phận con người đó là sự trung tín. Bất trung, bất tín là những hình thức phản bội. Chúng làm cho xã hội bất an, tương quan giữa người với người bất ổn. Làm sao có thể ổn định hay an bình khi mà chữ tín không được coi trọng, chữ trung không được tuân giữ. Ai dám thoả thuận, ký hợp đồng hay cam kết khi không tin vào sự tín thành của phía đối tác. Không có niềm tin vào sự tín trung thì sẽ chẳng có sự gì hiện thực ngay cả cơ cấu nền tảng của xã hội đó là hôn nhân gia đình.

Thế mà thực tiễn cho ta thấy điều này là sự phản bội, bất tín bất trung vẫn có đó, lắm khi nhan nhản ngoài xã hội và chính ngay trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân chúng ta đã từng biết bao lần bất trung với lời hứa, lời khấn, lời cam kết của mình. Từ Đức Giáo Hoàng đến các Phó tế, được mấy ai khẳng định mình chưa hề thất trung với lời hứa hàng giáo sĩ ngày lãnh nhận tác vụ phó tế, linh mục hay giám mục. Có được bao nhiêu tu sĩ khẳng khái rằng mình chưa hề lỗi các lời khấn vâng phục, khó nghèo hay khiết tịnh. Được mấy ai trong hàng tín hữu con cái Chúa lại chưa bất trung với những lời cam kết ngày lãnh nhận bí tích thánh tẩy: từ bỏ tội lỗi, từ bỏ ma quỷ và những quyến luyến lệch lạc do ma quỷ cám dỗ, và rồi hết lòng tin vào Chúa... Sự kiện hàng năm Kitô hữu lặp lại lời cam kết và tuyên xưng đức tin trong đêm Vọng Phục Sinh, việc các linh mục lập lại lời hứa hàng giáo sĩ trong thánh lễ Truyền Dầu cũng như các tu sĩ lập lại lời khấn, phải chăng đủ minh chứng cho sự thật này. Chúng ta đã từng phản bội nhiều lần với nhiều cách thế và trong nhiều mức độ khác nhau. Và rồi chúng ta lại sẽ còn bất tín, bất trung nếu Chúa không gìn giữ cách đặc biệt.

SỰ PHẢN BỘI ĐÁNG GHÉT- ĐÁNG THƯƠNG HAY DỄ THƯƠNG

Dù rằng ta chưa từng thấy Giuđa Iscariô thề hứa hay cam kết điều gì với Thầy mình thế nhưng việc ông ta bán Thầy với ba mươi đồng bạc khiến ta khó chấp nhận. Đọc Tin Mừng và tìm hiểu Tin Mừng kỹ lưỡng ta thấy rằng chẳng phải vì Giuđa ham hố gì ba mươi đồng bạc để đánh đổi sinh mạng của Thầy chí thánh. Ông ta được Chúa Giêsu giao cho giữ túi tiền và ròng rã suốt ba năm trời bớt xén quỹ chung trong sinh hoạt cũng như trong việc bố thí cho người nghèo, thì với ông ta, ba mươi đồng chẳng đáng là bao. Các nhà chú giải cho ta hay rằng động cơ phản bội của Giuđa là muốn dồn Thầy mình vào tận chân tường. Vào thế chẳng đặng đừng thì Thầy phải ra tay thi thố quyền năng. Chắc hẳn lần này Thầy không thể từ chối vương quyền mà dân chúng, đặc biệt ở Giêrusalem xưng tôn. Thầy đã làm vua thì mình, Giuđa Iscariô này, dẫu không tranh được cái ghế bên hữu bên tả thầy như Phêrô, Gioan hay Giacôbê, thì chí ít cũng được vào hàng quan nhị phẩm của triều đình mới. Vì lợi ích cá nhân, vì danh vọng, quyền bính của chính mình để rồi phản bội Thầy chí thánh thì thật là đáng ghét đáng khinh. Rất có thể ông Giuđa nghĩ rằng Thầy không thể thua, vì đã từng chứng kiến quyền năng của Thầy, nhưng điều này cũng khó có thể bào chữa cho những tính toán vụ lợi bất chấp cả nghĩa tình và tôn ti. Một sự phản bội có tính toán xuất bởi những ích lợi cá nhân quả thật đáng ghét.

Tuy nhiên cái đáng ghét của Giuđa cũng thật “đáng thương”. Ông ta đáng được thương xót vì đã lầm. Trong thâm tâm, Giuđa đâu có muốn làm hại Thầy. Ta dễ nhận ra điều này khi thấy Thầy chịu bó tay trước bạo lực của thần quyền và thế quyền thời bấy giờ ông đã công khai ném trả số tiền bán Thầy cho các Thượng Tế và thú nhận: “tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan”( Mt 27,4 ). Quả thật, Giuđa đang còn lương tri và chút liêm sĩ khi thú tội công khai, một điều mà lắm người trong chúng ta kể cả những vị có chức có quyền đạo đời dễ gì có được, khi mà chỉ biết đổ lỗi cho cơ chế hay đổ lỗi cho nhau như hai ông trưởng, phó bộ giao thông vận tải vừa qua trong vụ án PMU 18. Lỗi lầm của Giuđa quả “đáng thương”.

Chuyện Giuđa ngã lòng thất vọng đi thắt cổ tự vẫn như Thánh sử Matthêu trình bày ( x. Mt 27,5 ) hay ông ta “ ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra” như lời thánh Phêrô ( x. Cvtđ 1,18 ) thì ta có thể cảm thông cho ông cách nào đó. Một khi đã tự nhận mình là “ nô tài có tội”, “hạ thần đáng chết” thì cũng có thể làm những sự quẩn trí. Thái độ của mẹ Hội Thánh trước sự tự vẫn của một Giám mục muốn phản đối một luật bất công hay của một nhân viên trong giáo triều thời gian vừa qua khiến ta nhận ra điều này. Một người trong tình trạng mất quân bình thì khi thực hiện một hành vi đáng trách nào đó cũng dễ được khoan dung. Theo tôi, sự ngã lòng của Giuđa chắc chắn không làm cản trở lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.

Trường hợp Tông Đồ Phêrô thì dường như ngược lại. Chính ông đã hơn hai lần tuyên hứa: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai……( Ga 7,68 ); Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không( Mc 14,29 ); Lạy thầy, dầu có phải vào tù hay phải chết với Thầy đi nữa, con cũng sẵn sàng”( Lc 22,33 ). Thế mà trước người đầy tớ gái của Philatô, ông đã chối Thầy. Tin mừng tường thuật Phêrô chối Thầy những ba lần nghĩa là chối “sạch sành sanh”. Tuy nhiên, nếu loại bỏ sự sợ hãi tức thời lúc ấy thì nguyên nhân dẫn đưa Phê-rô đến sự phản bội đó là vì đã quá có lòng với Thầy. Không như các Tông Đồ khác đã bỏ Thầy chạy lấy thân, sau khi Chúa Giêsu bị bắt chính Phêrô đã lò dò vào sân dinh vị Thượng Tế để theo dõi số phận của Thầy, Người mình yêu mến.

Chúng ta nhận ra tấm lòng của Phêrô đặc biệt khi ông nghe Thầy tiên báo cuộc khổ nạn của Ngài tại Giêrusalem, ông đã vội can ngăn. Chắc hẳn khi quở trách Phêrô là satan, thì Chúa Giêsu đã tỏ tường tấm lòng của ông. Ông thương Thầy nên không muốn Thầy phải chịu khổ. Có thế thôi. Trong vườn cây dầu, trước đoàn binh lính đông đảo, chỉ mình Phêrô rút gươm chiến đấu để bảo vệ Thầy. Trong số Tông đồ và môn đệ có người được Chúa Giêsu yêu mến cách đặc biệt hơn như Tin Mừng Gioan ám chỉ, thế nhưng người yêu mến Chúa Giêsu hơn ai hết mà ta phải thừa nhận, đó là Phêrô. Chính Chúa Giêsu Phục Sinh khi hiện ra với các Ngài trên bờ hồ Tibêria đã hỏi: Phêrô, anh có yêu mến ta hơn những người này không ? Và Phêrô đã trả lời: Thưa Thầy, Thầy biết rồi mà ( x. Ga 21,15 ). Chính tấm lòng của Phêrô dành cho Thầy chí Thánh phải chăng là một trong những nguyên cớ dẫn ông đến chỗ phản bội, chối Thầy ? Ông đã phản bội nhưng là một sự phản bội khá “dễ thương”.

Sự dễ thương nơi Phêrô còn thể hiện qua dòng nước mắt thông hối ăn năn. Dù không công khai xưng thú như Giuđa nhưng với một người đánh cá vạm vỡ, vốn năng động, luôn đi đầu trong lời nói lẫn việc làm như Phêrô giờ đây lại đầm đìa nước mắt cũng đủ nói lên tấm lòng của ông.

TÌNH YÊU PHỦ LẤP MUÔN VÀN TỘI LỖI ( 1.P 4,8 ).

Ai trong chúng ta cũng đã từng bất trung, phản bội cách này hay cách khác, công khai hay kín đáo. “ Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành… mà con đã cả lòng phản nghịch cùng Chúa…”. Lời kinh ăn năn tội ai cũng thuộc từ khi “xưng tội rước lễ lần đầu”. Ta không chỉ thuộc mà rất thường xuyên đọc những khi xét mình. Cố quyết giữ tín trung với lời khấn hứa, với điều cam kết nhưng rồi ta lại vẫn bất tín, bất trung. Phận người là thế, rất dễ đổi thay. Rất may cho ta là có được cảm nghiệm của Thánh Tông Đồ cả. Chính Ngài đã truyền lại cho ta những lời tâm huyết này: “ Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi” ( 1. P 4,8 ). Tình yêu không chỉ xoá đi lỗi lầm bất tín, bất trung mà còn là động lực giúp ta can đảm bắt đầu lại. Có được tấm lòng thì “dù khi thất vọng, dù khi mõi mòn, con vẫn cậy trông để lại bắt đầu” (một ca từ của linh mục Mi Trầm ). Và cũng xin dùng một lời ca của cố nhạc sĩ họ Trịnh để khép lại những suy tư này:“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Một mục tử khi sống có tâm, có lòng với đoàn chiên, với những người nghèo hèn khốn khổ thì dù cho lầm lỗi vẫn có đó bất tín bất trung vẫn còn đây nhưng sẽ dễ được bà con khoan thứ. Tình người đã thế huống là tình Chúa chí nhân. Khi đã có lòng với nhau hẳn là ta đang có tình với Chúa.
 
Người đã sống lại thật
Lm Anphong Trần Đức Phương
15:50 11/04/2009
Sau những ngày hy sinh và cầu nguyện trong suốt Mùa Chay Thánh để thanh luyện đời sống, và sau Tuần Thánh đặc biệt tưởng niệm những Mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết khổ nhục của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để chuộc tội nhân loại, hôm nay chúng ta hân hoan mừng Đại Lễ Phục Sinh.

Chúa đã sống lại thật! Alleluia! Alleluia!

Alleluia (nguồn gốc từ tiếng Do Thái) có nghĩa là “Hãy ca ngợi Chúa!” và để tỏ lòng vui mừng trong niềm tạ ơn Chúa. Trong nghi thức phụng vụ Mùa Phục sinh, chúng ta hay nghe hát long trọng Alleluia để cùng hân hoan vì “Chúa Đã Sống Lại Thật” và là nguồn sức sống đời đời cho chúng ta.

Qua từng thế kỷ cho đến ngày nay, nhiều bè phái đã chối bỏ điều này. Ngay thời đầu, các Thượng Tế và Kỳ Mục Do Thái đã đặt ra câu chuyện “Cướp Xác Chúa” để phủ nhận việc Chúa đã sống lại thật (Xin xem Phúc Âm Matthêu 28,11-15). Nhưng Chúa đã sống lại thật, đã thành lập Giáo Hội Chúa và sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng: “Các con hãy đi rao giảng khắp nơi, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép Thanh Tẩy sẽ được cứu độ, ai không tin thì sẽ bị luận phạt!” (Phúc Âm Matcô 16, 15-16). Từ đó Giáo Hội đã lan rộng khắp nơi trên thế giới và loan truyền Tin Mừng Tình Thương của Chúa. Dù thời nào và ở mọi nơi, Giáo hội luôn bị các thế lực thù nghịch chống đối, kết án và bách hại, nhưng Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển để đem Tình thương của Chúa đến cho mọi người.

Trong “Đêm Cực Thánh” vọng Lễ Phục Sinh, chúng ta chứng kiến nghi thức Thắp Nến Phục Sinh và lời tung hô “Ánh Sáng Chúa Kitô!” rồi chúng ta cũng vui mừng thưa lên “Tạ Ơn Chúa!”

Và năm nào chúng ta cũng vui mừng chứng kiến những anh chị em ‘Dự Tòng’ sau những ngày dài tìm hiểu Giáo lý và qua nhiều thử nghiệm đã quyết tâm từ bỏ “ma quỷ, thế gian và tội lỗi” để theo Chúa và gia nhập Giáo Hội Chúa. Chính chúng ta cũng cùng mọi người thề hứa ‘Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ nếp sống thế gian” để sống đời sống mới theo Tin Mừng. Vậy chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện cho các anh chị em Tân Tòng luôn bền vững trong Đức Tin nơi “Chúa Đã Sống Lại Thật” và cầu xin cho mọi người chúng ta luôn sống như ‘Những Ngọn Nến Phục Sinh Cháy Sáng” để chiếu tỏa Ánh Sáng Chúa Kitô Phục Sinh đến cho mọi người trong gia đình, xưởng thợ, sở làm và trong mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta.

Tạ Ơn Chúa! Alleluia! Vì Chúa đã sống lại thật như lời đã phán hứa! Alleluia!
 
Chúa Kitô sống lại, nền tảng của niềm tin kitô giáo
Lm Phêrô Nguyễn Hương
15:52 11/04/2009
Chúa Nhật Phục Sinh

Trong ba ngày qua, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu. Chúa đã chết thật và được mai táng trong mồ ba ngày. Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng đại lễ Chúa Kitô Phục Sinh. Đó là một biến cố gây ngạc nhiên, một sự kiện có một không hai trong lịch sử nhân loại và là nền tảng niềm tin Kitô Giáo của chúng ta.

Thánh Phaolô đã xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”. (1 Cr 15, 14).

Niềm tin của chúng ta căn bản là tin vào Đấng Phục sinh và chúng ta đặt hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa Hằng Sống (1Tm 4,10). Thánh Agostino nói rằng: “Lòng tin của Kitô hữu là sự phục sinh của Chúa Kitô. Khi tin Chúa Kitô đã chết thì không có gì là khó khăn cả, kẻ ngoại đạo cũng tin như vậy, và tất cả mọi người cũng đều tin như vậy. Nhưng điều cao cả hơn hết là tin Chúa Kitô đã sống lại thật”.

Nhưng tin vào Chúa sống lại không phải là một việc dễ dàng, vì chúng ta vẫn thường nghi ngờ làm sao có chuyện người chết sống lại? Vậy đâu là bằng chứng và nền tảng của niềm tin vào Chúa Kitô đã phục Sinh?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể giải thích sự sống lại của Chúa Kitô như một biến cố lịch sử, nghĩa là biến cố Chúa sống lại là một biến cố đã thực sự xẩy ra.

Những sự kiện sau đây có thể chứng minh sự sống lại của Chúa là có thật:

- Trước hết, Chúa Giêsu đã Chết thật

Bốn Phúc Âm đã kể lại vụ án và cái chết của Chúa xảy ra ngoài thành Giêrusalem là có thật. Chúa đã chết cùng với hai tội nhân và được mai táng trong mồ. Sử gia ngoại giáo là Giusepus cũng nói đến cái chết của ông Giêsu. Nếu Chúa không chết thì làm sao có chuyện phục sinh.

- Sự cứng lòng tin của các tông đồ

Các tông đồ là những người có thật, những người đánh cá đã theo Chúa. Khi thấy Chúa bị bắt và đem đi giết, rồi nhìn thấy Chúa chết trên thập giá, các tông đồ nghĩ rằng mọi sự đã kết thúc và ai nấy bỏ cuộc, trở về nhà mình. Lúc đầu các ông không hề chờ đợi một sự sống lại, họ có tin đâu! Chúa Giêsu phải trách móc họ: “Ôi những kẻ kém lòng tin!” Họ chính là những người lúc đầu có quan niệm là bị Chúa lừa gạt. Nhưng sau đó họ đã tin là có thật. Nếu Chúa không sống lại thì làm sao họ có thể chịu bị bách hại và chịu chết vì Chúa được? Họ được lợi lộc gì khi phải chịu hy sinh như vậy?

- Ngôi Mộ trống cũng là một lời chứng về Chúa Phục Sinh

Chúa được chôn trong một ngôi mộ và việc Chúa chổi dậy và ra khỏi mồ cũng là một bằng chứng. Tin Mừng Luca kể các phụ nữ ra mộ Chúa. Các bà hoảng sợ vì không thấy xác Chúa mà thấy một người thanh niên ngồi bên phải nói rằng: Người đã chổi dậy rồi không còn đây nữa (Lc 16,6).

- Và một bằng chứng rất quan trọng đó là các lần hiện ra của Chúa Kitô phục Sinh

Chúa hiện ra với các phụ nữ, với hai môn đệ trên đường Emaus. Rồi sau hiện ra với các tông đồ và nhiều người khác, Chúa cho Tôma xem các dấu đanh vì ông nghi ngờ.

Chứng tá xưa nhất về Chúa Kitô sống lại là của thánh Phaolô khi Ngài nói: “Tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh, Người đã hiện ra với ông Kê Pha rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số đó phần đông hôm nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến Người cũng hiện ra với ông Giacôbê rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết Người cũng đã hiện ra với tôi là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (1Cor 15,3-8). Những lời này được viết ra vào năm 56 hay 57 sau C.N. Vì Phaolô đã gặp Đấng Phục sinh trên đường đi Đamas để bắt bớ giáo hội vào khoảng năm 35 sau C.N, nghĩa là khoảng 5 năm sau khi Chúa Kitô chết. Vì thế, đó là một chứng nhân lịch sử rất có giá trị.

Những cuộc hiện ra này chứng minh những điều mới mẻ về cách thế hiện hữu của Chúa Kitô. Ví dụ không phải ai cũng có thể thấy Chúa được nhưng chỉ những người Chúa cho thấy mới thấy Chúa được mà thôi. Thân thể Chúa hoàn toàn khác biệt với ngày trước. Chúa không còn lệ thuộc vào những định luật vật chất. Chúa đi ra vào mà cửa nhà vẫn đóng kín; cũng như Chúa hiện ra và biến đi.

Đây là những bằng chứng khách quan về sự sống lại của Chúa Kitô. Nhưng biến cố Chúa Phục sinh phải được đón nhận bằng đức tin mà thôi vì lý trí không thể lý giải được tại sao. Cho nên chúng ta cần phải có đức tin để hiểu biết và đón nhận biến cố quan trọng này.

Xin Chúa Kitô phục sinh ban cho chúng ta đức tin mạnh mẽ và vững vàng để chúng ta sống và làm chứng cho Chúa Kitô Phục sinh trong thế giới hôm nay. Amen
 
Người tông đồ có biệt danh là Điđymô
Lm Giacôbê Tạ Chúc
15:55 11/04/2009
Khi nói đến Tôma, chúng ta nghĩ ngay tới một tông đồ cứng tin, mà mỗi lần nói về ai đó cứng lòng, nghi ngờ về Thiên Chúa thì lập tức chúng ta đưa Tôma ra làm thí dụ.

Cũng thật tội nghiệp cho Ngài, đi theo chúa bao năm, cũng vất vả, cũng vô vàn những gian lao thử thách, Tôma được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế quả cảm, theo Phúc âm của Gioan. Khi cùng với Chúa Giêsu và các tông đồ lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, Tôma đóan chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Giêrusalem nên ngài tuyên bố: “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người”( Ga 11, 16 ). Vậy mà không biết lý do gì, xui xẻo cho Tôma, ông không có mặt trong lần hiện ra của Chúa Giêsu với các Tông đồ ( Ga 20, 19 – 24 ). Lần ấy ông chỉ nghe thuật lại, các tông đồ khẳng định họ đã gặp Chúa Giêsu Phục sinh: “các môn đệ khác nói với ông: chúng tôi đã được thấy Chúa”

( Ga 20, 25 ). Thấy Chúa à ? Các anh nói sao chứ, với tôi thì còn kiễm chứng đã, tôi chưa thể chấp nhận. Không phải Tôma không tin Chúa, bởi vì ngài đã làm môn đệ của Chúa Giêsu. Trong con người Tông đồ có biệt danh là Điđymô nghĩa là song sanh có một cái gì đó mời gọi khám phá và bước vào, cho một hành trình đầy những thách đố như các nhà thám hiểm và chinh phục các đỉnh núi. Đức cố Giáo hòang Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp: “Đức tin và lý trí”rằng: “Đức tin và lý trí như đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý”. Chấp nhận tin Chúa không có nghĩa là thụ động: há miệng đợi sung rụng, mà phải hòai nghi để thăng tiến và đón nhận, dấn thân phục vụ cho tin mừng. Với Tôma niềm tin phục sinh đang ở giả thiết, và con người có quyền chất vấn, đặt vấn đề: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”( Ga 20, 25 ). Có lẽ chúng ta phải tôn Tôma làm thầy của vị thánh tiến sỹ thiên thần là Tôma Aquinô, Ngài đã cho thấy một cái nhìn tổng hợp giữa đức tin và lý trí, siêu nhiên và tự nhiên, triết học và thần học tất cả đều dựa trên đức tin mạc khải. Hai con đường tìm kiếm Thiên Chúa mà Giáo hội vẫn dùng để mời gọi con người đón nhận Mạc khải là yêu mến

( Augustinô ), và hiểu biết ( Aristote ). Đức Giêsu chấp nhận đề nghị của Tôma, lần hiện ra này có cả ông cùng các tông đồ khác: “Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”( Ga 20, 27 ). Lý trí con người luôn có những giới hạn nhất định: không gian, thời gian, môi trương, hòan cảnh … Tôma bị chi phối trong một không gian rộng lớn mà với trí hiểu quá nhỏ bé, ông không thể trực diện với chúa mọi nơi trong chính con người của mình. Phải có ơn soi sáng và sự trợ giúp tận tình để khai thông trí hiểu và niềm tin nơi ông. Đức Giêsu đã cho chúng ta một câu trả lời đầy đủ nhất: “Vì đã thấy Thầy nên con tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”( Ga 20, 29)

Con người ngày nay cũng thích truy tầm chân lý, họ mang trong mình những khát vọng sâu xa nhất, khám phá Thiên Chúa cũng như bơi trong đại dương bao la bất tận, chẳng biết đâu là bến bờ. Cám ơn tông đồ Tôma vì nhờ ông mà mọi người đều có thể gặp được Đấng Phục Sinh, không phải một Đức Giêsu trên sách vở mà ngay trong chính cuộc đời.
 
Đừng hoảng sợ!
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:34 11/04/2009
Đừng hoảng sợ!

Sứ điệp ngày Chúa sống lại từ nấm mồ sự chết bắt đầu bằng lời: Đừng hoảng sợ! của Thiên Thần ngồi canh mồ nói cùng các phụ nữ đến thăm viếng mộ nơi chôn táng Chúa Giêsu.

Đừng hoảng sợ! cũng là lời nói với chúng ta còn đang mải mê đi tìm hình ảnh Chúa Giêsu trong những hình tượng cũ xưa, nơi những khuôn mẫu trí vẽ tưởng tượng đã thuộc về thời qúa khứ, hay trong những điều đã học được nghe nói về Chúa Giêsu. Những khuôn thước mẫu mực về Chúa Giêsu có thể đã chôn vùi sâu mà vẫn còn sống động trong tâm khảm ta.

Đừng hoảng sợ! là lời mời kêu gọi những người phụ nữ hãy bước vào trong mồ và học cùng hiểu từ trong đó, sự sống lại xảy ra thế nào. Điều gì hoàn toàn mới đã nảy sinh. Điều gì lạ lùng phi thường đã xảy ra mà tâm trí con người không sao hiểu nổi. Nấm mồ chôn vùi thân xác người đã qua đời nay đã trờ thanh nơi chốn của sự sống mới. Chúa Giêsu người đã chết chôn vùi trong đó nay đã sống lại.

Các chị em phụ nữ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho một khả năng trực giác nhạy bén tinh tế rất đặc biệt: khả năng sinh con và nuôi dậy con!

Cung lòng các chị em phụ nữ là khu vườn đất mẹ cho mầm sự sống con người phát triển lớn lên.

Tâm hồn các chị em phụ nữ là bến bờ cảng tình yêu thương cho con cái tiếp nhận lương thực thức ăn dầu xăng thể xác lẫn tinh thần.

Đôi bàn tay các chị em phụ nữ là chiếc nôi ban tặng con cháu sự vỗ về âu yếm cùng bình an hạnh phúc, cho dù con cái đã khôn lớn thành người trưởng thành.

Chị em phụ nữ, nhất là người người mẹ trong gia đình là cột thu lôi, là trung tâm tình yêu thương cho con cháu hướng về.

Chị em hãy nhìn cùng tìm học hỏi từ nơi chính bản thân mình, các chị em sẽ tìm ra cánh cửa dẫn đến sự sống nguyên thủy ẩn chứa nơi chính bản thân mình!

Đừng hoảng sợ! nói với các Trẻ thơ: Các con được Trời cao phú bẩm cho tính hồn nhiên, lòng phấn khởi vui tươi đang trên đà sống vươn lên. Sức sống còn non trẻ đang lớn mạnh chảy cuộn trào trong con người. Các con biết đấy, ngày xưa Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn trong nấm mồ và nay đã sống lại, đã bế đem một em bé ra giữa mọi người. Rồi ngài nói cho mọi người hãy lấy tâm hồn cuộc sống đơn sơ chân thành của em bé làm khuôn mẫu thước đo cho đời sống, để biết thế nào là một đời sống hồn nhiên trong sạch vô tội.

Nhìn vào bản thân các trẻ em, người lớn tìm thấy cửa ngõ đời sống mới đang rộng mở!

Đừng hoảng sợ! Hỡi các bạn Trẻ thanh thiếu niên, có nhiều hình ảnh về đời sống xưa nay các bạn đã được nghe biết chỉ dậy, hầu như đã thành thói quen ăn nếp sâu trong con người các Bạn. Nhưng nó đang dần bị đặt thành câu hỏi, vì như không còn hợp thời hợp tâm trí đang lớn mạnh trong suy nghĩ cảm nhận của các Bạn nữa. Sức sống tuổi trẻ đang cuộn chảy trong con người các Bạn. Khả năng trí óc sáng tạo đang sống lại bùng lên như ngọn gío thổi, như sóng nước dâng, như ngọn lửa cháy.

Nhưng cũng có nhiều lúc tuổi thanh thiếu niên các Bạn rơi vào khủng hoảng, tưởng chừng như đến tận cùng rồi. Không đâu các Bạn. Đường đời sống còn dài. Tuổi đời các Bạn đang trên con đường đi tới hướng về ngày mai. Đường đời sống không chỉ có hôm qua, hôm nay đâu mà còn có ngày mai nữa.

Chúa Giêsu, người đã chết đã bị chôn vùi trong mồ dười lòng đất sâu kín, nhưng Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết và sống lại. Các Bạn hãy nhìn hướng về Chúa Giêsu, về đàng trước ngày mai, sẽ tìm thấy cửa ngõ dẫn đền sáng tạo sự sống mới!

Đừng hoảng sợ! Hỡi các người đàn ông. Nhìn vào đời sống trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và cả Giáo Hội nữa, nhiều khi các Bạn thấy như bế tắc, khủng hoảng cứng nhắc trì trệ, hầu như lúc nào cũng vẫn bản cũ xào nấu lại, không có gì biểu hiệu sức sống mới!

Nhưng không như thế đâu. Các Bạn biết truyện thần thọai con Phinx đầu mình người có cánh và chân của con chim bên Ai Cập, hay con Chim Lửa truyện thần thoại bên Việtnam chui trồi lên sống lại từ đống tro tàn. Cũng thế cánh cửa sự sống không đóng khép lại vĩnh viễn đâu. Trái lại sự sống luôn đổi mới, luôn bùng lên sức sống mới. Cánh cửa mở sang sự sống mới là sự sáng tạo mới, mối quan hệ tương quan tình người là cung cách lối sống mới.

Chúa Giêsu, người đã chết chôn táng sâu kín nơi nấm mồ, trong tương quan với Đức Chúa Cha, đã được Thiên Chúa cho chỗi dậy sống lại, một sáng tạo mới. Đó là nền tảng cho đức tin của chúng ta.

Trong gia đình, là người cha người trưởng gia đình, các Bạn là đầu tầu, là động cơ cho đời sống gia đình, nhất là con cháu phát triển vươn lên. Trách nhiệm lo cho gia đình trong đời sống của các Bạn là cánh cửa mở ra đi vào đời sống mới.

*********************

Nơi nấm mồ chôn táng Chúa Giêsu, tảng đá to lớn cứng nặng bịt chắn cửa mộ đã bị Chúa Giêsu hất tung sang một bên. Chúa Giêsu đã biến đổi sự chết thành sự sống. Ngài đã biến đổi tận cùng thành một khởi đầu mới. Nầm mồ chôn Chúa Giêsu chết đã trở thành cánh cửa mở sang sự sống.

Chúa Giêsu không ở lại trong nấm mồ sự chết, sự tận cùng, nhưng ngài đã đi đến Galilea, nơi đó ngài đang chờ gặp gỡ mọi người.

Mỗi khi người tín hữu chúng ta cùng chia sẻ và tiếp nhận tấm bánh chén rượu Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu, chính là mừng kính cùng gặp gỡ sự chết và sự sống lại của ngài. Và như thế cửa ngõ dẫn sang sự sống mới mở ra trước con mắt đức tin!

Đừng hoảng sợ!

Mừng lễ Chúa Phục sinh 2009
 
Các Kitô hữu trợ giúp nhau nên thánh
LM Phan Long, ofm
17:43 11/04/2009
Con đường Đamát – Đường đời Kitô hữu (3)

Ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9,7). Câu nói này của Đức Giêsu Phục Sinh đã dạy cho Saul-Phaolô nhiều điều.

Cuộc gặp gỡ Đamát đã đánh ngay tâm điểm của lòng tự phụ tự mãn của Saun, khi cho ông thấy là: ông không tự đủ cho ông. Khi còn trai trẻ, còn khỏe mạnh, người ta tưởng không cần ai; thật ra không cần chờ đến tuổi già, hay khi mắc bệnh, cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những trợ giúp cống hiến và đón nhận, về vật chất và nhất là về tinh thần. Rõ ràng chúng ta không làm ra bản thân chúng ta. Rõ ràng chúng ta không tự cung cấp cho mình mọi nhu yếu phẩm. Và càng rõ ràng hơn nữa, chúng ta cần được giúp đỡ để sống một đời sống trí tuệ, tinh thần, tâm linh quân bình, phong phú. Thân phận làm người là thân phận lệ thuộc. Điều đó thật đúng với Mẹ Maria: khi nhận mình chỉ là một nữ tỳ hèn mọn, Đức Maria nhìn nhận mình lệ thuộc tuyệt đối vào Thiên Chúa và người khác. Thế nhưng có mấy ai tự do và sống mạnh mẽ được như Mẹ?

1.- Cuộc đời chúng ta là kết quả của muôn vàn ân huệ

Chúng ta trở lại với thánh Phalô, tại Đamát vẫn còn là Saun. Khi ông đã bị mù mắt và té ngã trên đường vào Đamát, người ta đã cầm tay dắt ông vào trong thành. Một thầy rabbi còn trai trẻ, mới đây còn tỏ ra dồi dào sinh lực và sáng kiến, sẵn sàng đương đầu với những thách đố lớn nhất như tiêu diệt giáo phái mới vừa xuất hiện, đã hung hãn đi khắp nơi không mệt mỏi để tróc nã các Kitô hữu, thế mà bây giờ lại cần có người “cầm tay dắt đi vào Đamát”. Rõ ràng sự hùng mạnh của con người là một điều quá mong manh. Sức khỏe thể lý, của cải, nhan sắc là những yếu tố nay còn mai mất. Như vậy, không ai có lương tri mà lại đi tự hào về những yếu tố đó như thể chúng là bản chất của mình, chúng là chính mình. Ngạn ngữ Ả-rập có nói: “Khi ta cưỡi một con ngựa đẹp, thì hãy nhớ rằng con ngựa đẹp!” Bởi vì khi một người cưỡi con ngựa đẹp, nếu có nhiều cặp mắt nhìn vào để trầm trồ khen ngợi, thì tự nhiên anh ta lại thấy giá trị của mình tăng theo con ngựa, và dễ dàng đồng hóa sự khen ngợi đó vào chính bản thân mình. Trong khi có một điều đơn giản nhất mà người cưỡi ngựa chưa bao giờ hiểu: chính con ngựa mới là con ngựa đẹp! Đáng tiếc là suốt cuộc đời, ta vẫn cứ ngây ngô đồng hóa mình với bao nhiêu con ngựa như vậy? Tài sản, địa vị, quyền lực, kiến thức, đều là những con ngựa đẹp mà cuộc đời cho ta mượn để giúp nhau nên tốt hơn, và đôi khi cho ta mượn chỉ là để trang sức cho đời ta thêm đẹp, chỉ là để lót đỡ cho ta bớt ê chề, đau đớn, khi gặp những đau khổ trên đường đời. Lâu này, ta quên bẵng đi, cho rằng đó là cái thực của mình! Tấm gương Phaolô cho hiểu là chúng ta đều giới hạn, và đã là giới hạn, thì chúng ta luôn cần đến sự trợ giúp của nhau.

Khi đã vào thành Đamát, Saun lại phải tiếp tục chờ đợi, vì Đức Giêsu Phục Sinh đã nói: “Người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9,7). Hẳn là Saun không thoải mái gì khi nghe câu nói đó: một con người quen tiên liệu, hoạch định chương trình, mà bây giờ phải chấp nhận những ẩn số, ngồi chờ một chương trình không biết thế nào, và ai là người thông tri cho mình. Rất khó chịu! Về phương diện thể lý, cần phải có Khanania, một người được Đức Chúa Phục Sinh phái đến, đến đặt tay trên Saun, để làm cho những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông, và mắt ông được lành lại. Về phương diện thiêng liêng, Saun càng cần hơn nữa một sứ giả của Chúa, vẫn là Khanania, ban bí tích rửa tội cho. Saun thấy quá rõ: ông không tự đủ cho chính ông. Chúng ta không tự đủ cho chúng ta, vì sẽ có lúc chúng ta cần người này người nọ giúp đỡ để chúng ta được chữa lành chứng này tật nọ, để đưa chúng ta đi sâu vào đời sống trong Hội Thánh.

Sau này, Phaolô sẽ làm chứng về điều đó: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1 Cr 4,7). Khi đã gặp Đức Kitô Phục Sinh, Phaolô ý thức rất rõ rằng trọn vẹn cuộc đời và con người của ông là những ân huệ Thiên Chúa ban không, để rồi như ông nói trong Thư 2 Cr, “ông chỉ tự hào về những yếu đuối của ông” (2 Cr 12,5). Và ông đã ghi nhận là Chúa muốn ông khỏi tự cao tự đại, chính Chúa đã muốn ông phải chấp nhận thân phận yếu đuối giới hạn, bằng cách để cho “thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào” (2 Cr 12,7). Ông đã kho chịu lắm, nên “đã ba lần xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này” (2 Cr 12,8). Nhưng Chúa nhất định: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9). Và Phaolô đã hiểu, con người của ông yếu đuối và giới hạn, nên nếu ông làm được gì là Chúa trực tiếp làm qua ông. Thế là ông reo lên: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).

Ngày trước, một người có thế giá thích nhấn mạnh trên gia đình từ đó ông đã xuất thân. Còn hôm nay, lại là chuyện ngược lại: người có thế giá thích nhấn mạnh trên tình trạng thấp hèn của những bước khởi đầu của họ. Họ muốn cho thấy rằng họ đạt thành công nhờ sức riêng. Họ là những con người tự tạo ra mình.

Cho dù điều này có đúng trong thế giới giao dịch thương mại, hoặc trong thế giới chính trị, hoặc thể thao, chắc chắn nó vẫn không đúng trong đời sống thiêng liêng. Không có vị thánh nào tự tạo ra mình. Chính Thiên Chúa lấy sáng kiến. Do đó ngay vị ần sĩ trong hoang địa cũng chỉ làm một việc là đáp trả lại ân ban của Thiên Chúa. Đây vừa là một chân lý tu đức nên tảng, vừa là một chân lý thần học chắc chắn: Bất cứ người nào cũng nhận đức tin từ một người khác. Chúng ta không cứu độ được chính chúng ta.

Các chân lý này có những hệ luận quan trọng. Chúng ta phải vừa sống tâm tình biết ơn vừa sống khiêm nhường. Biết ơn, bởi vì chúng ta chẳng là gì nếu không có các quà tặng của những người khác; không có sự quảng đại của mọi người, hẳn là chúng ta không thể nào có thể vào đời và bảo toàn cũng như phát huy sự sống. Và khiêm nhường, bởi vì chúng ta chẳng có lý do gì mà hãnh diện như thánh Phaolô đã viết. Khiêm nhường là thấy các sự vật như Thiên Chúa thấy chúng. Nếu chúng ta có thể làm như thế, hẳn là chúng ta sẽ thấy một chuỗi các nguyên nhân đàng sau các thành công của chúng ta, mà còn thấy cả một mạng lưới các tương quan, trong đó mọi điều chúng ta đã thực hiện được đều lệ thuộc một dàn các yếu tố, đó là chưa nói có nhiều yếu tố chúng ta chưa biết hoặc sẽ không bao giờ biết.

Phải nhấn mạnh thêm điều này nữa. Chúng ta không thể loại bỏ được các món nợ về lòng biết ơn chúng ta đã chồng chất lại. Vì thế chúng ta có thể trau dồi một linh đạo về lòng biết ơn. Có bao giờ chúng ta cầu nguyện cho các ông bà tổ tiên mà chúng ta không bao giờ biết mặt, ở vào một thời đại nhiều giới hạn hơn chúng ta hôm nay, mà đã sống và gìn giữ cho đức tin vừa tinh trong vừa sống động trong dòng họ chúng ta? Chúng ta có bao giờ cầu nguyện cho vị linh mục đã ban phép rửa tội cho chúng ta chăng? Chúng ta có bao giờ cầu nguyện cho vị thầy đã dạy chúng ta về các chân lý nền tảng cùa đức tin chúng ta?

Nhân ngày Lễ Truyền Tin hôm nay, chúng ta thấy Đức Maria đúng là không có gì cả, vì “nữ tỳ hèn mọn” có nghĩa là “tuyệt đối chỉ là nữ tỳ”. Nhưng do sống khiêm nhường và luôn luôn với lòng biết ơn, Mẹ đã có được tất cả những ân huệ cao quý, mà ân huệ tuyệt đối cao quý là Người Con yêu dấu, mà Mẹ ban cho chúng ta làm Đấng Cứu Độ.

2.- Những cộng sự viên cần thiết

Chúng ta là kết quả của biết bao đóng góp của biết bao người. Vô số người, chúng ta không biết tên biết mặt, nhưng luôn luôn có những người chúng ta biết rõ. Phaolô biết rõ là để cho hoạt động truyền giáo của ông đạt kết quả, ông cần phải đi Giêrusalem, dù là mãi ba năm sau biến cố Đamát, để trình diện với các vị lãnh đạo Hội Thánh: “diện kiến ông Kêpha,… gặp ông Giacôbê…” (Gl 1,14-15). Rồi mười bốn năm sau, ông lại lên Giêrusalem, để “trình bày cho người ta Tin Mừng tôi rao giảng cho dân ngoại, - cách riêng cho các vị có thế giá -, vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích” (Gl 2,2).

Trong những người đã cộng tác với Phaolô, phải kể đến những môn đệ thân tín là Titô và Timôthê, đôi vợ chồng Priska và Aquila, “hai anh chị đã liều mất đầuđể cứu mạng tôi” (Rm 16,4). Có những người tốt lành, nhưng lại muốn tranh hơn thua trong việc phục vụ, nên Phaolô mới viết như sau trong Thư Philípphê: “Tôi khuyên hai chị Êvôđia và khuyên cả chị Xintikhe nữa: xin hai chị sống hòa thuận với nhau trong Chúa. Tôi xin anh Xi-di-gót, người bạn chân thành đã đồng lao cộng khổ với tôi, xin anh giúp đỡ các chị ấy”. Lý do: “các chị đã giúp tôi chiến đấu trong Tin Mừng, cũng như anh Clêmentê và các cộng sự viên khác…” (Pl 4,2-3). Còn có thể kể thêm ra một số tên, mỗi tên đều có kèm theo một đánh giá của Phaolô: anh Êpênét, “bạn yêu quý của tôi, là của đầu mùa miền Tiểu Á dâng lên Đức Kitô”, chị Maria, “người đã vất vả nhiều vì anh em”, các anh Anrôních và Giunia, “bà con với tôi, và đã từng ngồi tù với tôi; các anh là những người xuất sắc trong các tông đồ, lại còn theo Đức Kitô trước tôi”, anh Apelê, “người đã từng được tôi luyện trong Đức Kitô”, hai chị Tryphen và Trôphyxa, chị Pexiđê, “những người đang vất vả vì Chúa” (Rm 16,5tt). Phaolô đã tỏ ra biết vị trí của mình trong mạng lưới các tương quan; ông cũng đã tạo ra được những người cộng sự tốt, để hỗ trợ nhau mà chu toàn việc Chúa.

Người ta có kinh nghiệm về những tập thể nào đó, ví được như một rổ cua, không cần đậy nắp, mà không con nào bò ra ngoài được, vì con nào leo lên, thì bị những con khác kéo xuống ngay. Cũng xin kể chuyện hai chú diều và hai con chim ưng. Hai chú diều bay trên bầu trời, chúng quyết định mở cuộc tỷ thí để xem ai sẽ bay cao hơn. Cạnh chúng có hai con chim ưng cũng đang mở cuộc thi tài. Chỉ trong chớp mắt, chúng bay vút lên trời. Nhưng hai chú diều thì cứ đảo bên này đảo bên kia, và không sao bay lên cao được.

Sau này, diều hỏi chim ưng: “Chúng ta mở cuộc tỷ thí dưới cùng một bầu trời, nhưng vì sao các anh có thể bay lên cao, còn chúng tôi thì không?”

“Đó là vì nguyên tắc tỷ thí của chúng ta khác nhau!”, một chim ưng nói: “Nguyên tắc của chúng tôi là phải vượt thắng đối thủ; trong khi nguyên tắc của các anh lại là ngăn không cho đối thủ thắng mình”.

“Thế thì có gì khác nhau giữa hai điều trên nào?”, diều hỏi.

“Chúng hoàn toàn khác nhau chứ!”, chim ưng đáp.

“Theo nguyên tắc của chúng tôi, nếu đối thủ bay vượt hơn mình, thì mình phải cố gắng hết sức để có thể đuổi kịp và thắng; còn nếu mình vượt hơn, đối thủ cũng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể bằng mình. Do đó, cả hai chúng tôi đều có thể bay vút lên giữa trời xanh. Còn theo nguyên tắc của các anh, thì nếu đối thủ bay cao hơn mình, mình phải tìm cách kéo đối thủ xuống. Nếu ta không thể bay lên được, thì mi cũng đừng hòng! Hai sợi dây của các anh cứ xoắn vào nhau như thế, làm sao bay lên cao?… Đó là cách nghĩ của các anh, và lẽ đương nhiên là cả hai đều thất bại”.

Hai con diều cứ tìm cách níu kéo nhau đó, đã được giải thích cặn kẽ về lý do khiến chúng không thể bay lên được. Trong đời, nào ai biết được có bao nhiêu “chú diều” đang lâm vào tình trạng như thế?

3.- Kết luận

Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng cộng đồng Kitô hữu, và đối với thánh Phaolô, điều này thường có nghĩa là sẵn sàng làm công việc góp ý sửa sai cho anh chị em, và dĩ nhiên, cũng sẵn sàng đón nhận sự góp ý của cộng đoàn. Chắc chắn công việc này không phải là làm một cảnh sát luân lý, nhưng là đáp lại sự thôi thúc của Chúa Thánh Thần mà sống bác ái trong những chi tiết cụ thể, nhỏ nhặt. Bởi vì, như thánh Phaolô nói, “bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình” (Rm 15,1-2). Chúng ta sống không phải để làm theo sở thích của mình, mà là làm theo ý muốn của Thiên Chúa, do chỗ kiên nhẫn với người yếu và sẵn sàng sống đức ái thiết thực.

Lạy Chúa, Chúa biết những sức mạnh và những yếu kém của chúng con. Xin ban cho chúng con lương tri để chúng con tôn trọng những yếu đuối của người khác, và trợ giúp họ bằng sức mạnh Chúa đã ban cho chúng con. Và xin làm cho chúng con luôn luôn sẵn sàng dùng sức mạnh này mà chân thành thực thi bác ái nhằm phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em. Amen
 
Niềm vui Phục Sinh
Phaolô Ngô Suốt, C.T.S.
21:59 11/04/2009
Vào thời gian đầu của Giáo hội sơ khai, các tín hữu chỉ mừng một ngày lễ duy nhất đó là Lễ Phục Sinh. Đây là biến cố vô cùng trọng đại, được coi có nội dung bao trùm toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô: Chúa Kitô sống lại vinh hiển là Đấng Thiên Sai đã chiến thắng, Ngài là Thiên Chúa cứu chuộc chúng ta; Ngài can thiệp, hoà giải nhân loại tội lỗi với Chúa Cha và Ngài sai Chúa Thánh Linh đến với từng người, để rồi ngày sau hết chúng ta cũng được sống lại như Ngài. Nói cách khác, biến cố Chúa Phục sinh là một lời hứa, một niềm hy vọng chắc chắn cho mỗi người tín hữu chúng ta, sẽ được sống lại vinh quang trong ngày chung thẩm.

Hẳn là phải yêu thương nhân loại kinh khủng lắm, Thiên Chúa mới nghĩ ra và thực hiện kế hoạch cứu độ loài người lạ lùng đến thế. Có thể nói là Ngài đã biến đổi đến bốn lần bản thân mình – điều mà trí khôn loài người khó có thể tưởng tượng nổi -, để nhân loại có thể hiểu và cảm nghiệm được tình yêu của Ngài: 1/ Trong Mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa đã thực sự trở thành con người bằng xương bằng thịt. 2/ Trong Mầu Nhiệm Thập Gíá, Thiên Chúa đã tỏ hiện tình yêu vô biên, dám hiến dâng cả sự sống của mình. 3/ Trong Mầu Nhiệm Phục Sinh Ngài đã tỏ hiện qua quyền năng và vinh quang vô hạn của Ngài. 4/ Trong Mầu Nhiệm Thánh Thể Ngài đã tỏ bày cách thân thương, gần gủi qua Bí tích Tình Yêu.

Đúng, Thiên Chúa là Tình Yêu, và tình yêu nơi Ngài hẳn là mãnh liệt, nồng thắm lắm, đến độ ngôn ngữ loài người không tài nào diễn tả hết được. Thế thì, nơi loài người chúng ta, tình yêu đã có từ lúc nào và đến từ đâu nhỉ ? Để trả lời câu hỏi này, hãy mượn một sự kiện cụ thể trong đời sống. Khi bàn tay chúng ta ấm, mà đụng vào vật gì hoặc người nào đó, hơi ấm sẽ chuyền sang người hay đồ vật đó ngay. Tuy nhiên, muốn làm cho một người có nhiệt độ bình thường (37.7) tăng lên thêm một độ, thí dụ 39 độ C chẳng hạn, thì thân nhiệt của người chuyền sang phải cao lắm, đến cả mấy trăm độ C hay nhiều hơn nữa. Từ sự kiện này, tôi nghĩ rằng chính khi bàn tay của Thiên Chúa cầm bụi đất nặn ra nguyên tổ, thì đó là lúc tình yêu của Ngài chuyền sang cho con người đầu tiên. Thứ tình yêu phàm trần mà nhân loại chúng ta dành cho nhau mãnh liệt biết mấy, nên chúng ta cũng có thể tưởng tượng được tình yêu của Thiên Chúa còn mãnh liệt đến cỡ nào, để có thể qua bụi đất mà chuyền sang cho nhân loại.

Cách đây hơn năm trăm năm, Christopher Columbus dùng thuyền đi từ Palos nước Tân Ban Nha xuyên qua biển cả đầy hiểm nguy, bí hiểm (mãi đến hôm nay sự bí hiểm của đại dương vẫn còn là một ẩn số), với mục đích tìm kiếm tân thế giới. Sau khi chiến thắng không biết bao nhiêu bão táp đến từ bên ngoài, và từ bên trong thì chịu đựng rất nhiều phiền muộn từ thủy thủ đoàn, cuối cùng ông đã thành công mỹ mãn: khám phá ra lục địa châu Mỹ khổng lồ. Khi ông trở lại Tây Ban Nha, người ta ca tụng, tung hô ông vang dội. Sự vui mừng, phấn khởi đó vang vọng khắp châu Au. Người người hồ hởi, náo nức mong được đi theo vị thuyền trưởng vĩ đại, vượt đại dương, hầu sở hữu sự giàu có đang chờ đợi họ tại lục địa mới mẻ đó.

Chúa Giêsu Kitô, quyền năng và vĩ đại hơn Columbus triệu triệu lần. Chính Ngài đã từng vượt qua cơn giống tố biển khơi của cuộc đời. Bên trong của cơn giông tố là sự phản bội của các môn đệ: nộp thầy để lấy mấy chục đồng bạc; bên ngoài là sự chống đối của người Do thái, các luật sĩ, kinh sư: lên án và cuối cùng xử tử Ngài. Sau khi vượt qua được eo biển khốn khó là sự chết, Ngài sở hữu một thế giới mới. Ngài mạc khải cho chúng ta một “Trời mới, Đất mới”, là nơi cho đến hôm nay nhân loại chưa ai có thể tự mình khám phá, tiếp cận được. Ngài đứng nơi bến bờ của vương quốc mới, đang quay lại vẫy gọi chúng ta theo Ngài. Khi mạc khải: ”Ta là đường, là sự thật và là sự sống”, Ngài mời gọi mọi người đến để cùng chia sẻ sự sống với Ngài trong vương quốc bất diệt đó: vương quốc không còn khổ đau, chết chóc, chỉ có ánh sáng, bình an và hoan lạc.

Trong nhân loại đang còn vô số người thiếu may mắn chưa biết đến biến cố Phục Sinh lạ lùng, có một không hai nầy. Trong lịch sử y học, có xảy ra trường hợp một số người sống lại sau khi “chết” vài hôm. Thế nhưng, những người đó về sau rồi cũng lại ra đi vĩnh viển. Chỉ có Thiên Chúa Đấng quyền năng tuyệt đối mới toàn quyền trên vạn vật và cái chết mà thôi. Nói đến quyền uy vạn năng của Chúa, tôi chợt nhớ đến câu chuyện này: Có một người kia làm việc tại xưởng hóa chất khổng lồ Michael Faraday, một hôm vô ý làm rơi cái ly bằng bạc vào trong bình chứa dung dịch acid. Theo sự thường, cái ly sẽ tan biến ngay do acid ăn mòn. Nhân viên này hoảng sợ quá sức ! Người ta mời một nhà hóa học đến. Ông ta bỏ một hóa chất nào đó vào trong bình chứa dung dịch acid nói trên. Một lát sau tất cả chất bạc kết tủa xuống dưới đáy bình và lạ lùng thay, cái ly bằng bạc đã được phục hồi đúng với hình dạng ban đầu. Hãy thử nghĩ xem, nếu nhà hóa học kia -là tạo vật của Chúa-, mà có thể làm được việc tài tình như vậy, thì chúng ta còn nghi ngờ gì nữa về quyền năng Thiên Chúa, về sự sống lại từ cái chết của Ngài- nhà hóa học phi thường, kỳ diệu- Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật !

Ngày xưa Columbus mạo hiểm với nhiều may rủi, đi tìm tân thế giới trên con thuyền quá bé nhỏ so với đại dương hiểm ác bao la, cuối cùng ông đã đến được bến bờ tự do, quê hương của sự sống dồi dào, sung túc. Chúa Kitô hôm nay cũng thiết lập cho con cái mình một con tàu Giáo Hội, một phương tiện thật an toàn để tiến về đất hứa vĩnh hằng. Con tàu này có khả năng chống lại bão táp, phong ba, những cám dỗ của đại dương trần thế. Ngài để lại cho chúng ta một tài liệu hải hành không chút sai lầm; đó là Lời Thiên Chúa và Tin Mừng của Ngài. Ngài luôn luôn là vị thuyền trưởng, đích thân lèo lái con tàu Giáo Hội. Đi trong chuyến hành trình này, chúng ta đâu còn gì để sợ hãi ! Bạn thân mến, chính Thiên Chúa là tác giả và là người có phán quyết sau cùng về đức tin của bạn và tôi. Ngài ban cho chúng ta mũi neo hy vọng, để tín thác vào Ngài. Chắc chắn chúng ta sẽ không bị chao đảo bởi những sóng gió cuộc đời, như thủy triều lên xuống.

Ngày xưa, khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, bị giết chết và táng xác trong mồ, vì tình yêu vô biên, Thiên Chúa Cha không nỡ để mất con mình, đã làm cho con mình sống lại. Cũng chính nhờ vào tình yêu này mà người Kitô hữu sẽ được cứu thoát, được cho sống lại ngày sau hết. Mọi thành tích, công phúc của con người cho dù lớn lao đến đâu đi nữa, cũng chẳng là gì trước mặt Thiên Chúa, Ngài không cần những thứ đó để được vinh danh hơn. Ngài yêu thương chúng ta không phải do chúng ta đã làm được gì, hoặc có phẩm cách đáng quý đến mức nào đó, nhưng chỉ bởi do sáng kiến tình yêu của Ngài. Như thế, chúng ta được cứu độ không phải do những công việc, thành tích chúng ta thực hiện được, nhưng bởi đã đón nhận tình yêu Ngài trao ban như một ơn “nhưng không”, trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì để xứng đáng với hồng ân đó.

Tóm lại, Phục Sinh là mầu nhiệm cốt lõi, một bảo chứng hùng hồn nhất cho ơn cứu độ. Đây là tâm điểm, là chóp đỉnh và là hy vọng của những người tin vào Chúa. Thiên Chúa là Đấng đã ban đất hứa cho dân Do Thái, đồng thời đã dẫn dắt họ tiến về vùng đất “sữa và mật” đó. Hơn cả ngày xưa, ngày nay Thiên Chúa không chỉ ban đất hứa vĩnh cửu cho nhân loại, nhưng chính Ngài, khi Ngài từ cõi chết sống lại, đã trở thành Đất Hứa, là Ơn Cứu Độ, là Tin Mưng sống động cho nhân loại. Nét độc đáo là ở chỗ đó. Tóm lại, biến cố Phục Sinh là niềm vui của sự sống mới, là sự chiến thắng vĩnh viễn trên thần Chết - kẻ thù cuối cùng, và như thế là niềm vui lớn nhất của người tín hữu. Chúng ta cùng cầu nguyện cho ánh sáng Phục Sinh chói chang của Thần Linh Thiên Chúa chiếu soi vào bóng tối của thế giới, như ngọn hải đăng rực sáng trên biển cả ban đêm. Mong sao ánh sáng hy vọng ấy được luôn bừng lên trong ánh mắt của từng người theo Chúa, và sưởi ấm con tim băng giá của nhân loại đang ê chề với khổ đau. Này bạn ơi, Chúa đã Phục Sinh. Allêluia !
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đàng Thánh Giá tại Côlôsê: Đức Thánh Cha khích lệ anh chị em đừng để hy vọng lụi tàn
Đặng Minh An dịch
01:30 11/04/2009
Quang cảnh hí trường Côlôsê
Đức Thánh Cha vác thánh giá
Quang cảnh hí trường Côlôsê
Một con số đông đảo chưa từng thấy lên đến hàng trăm ngàn người đã tham dự buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể tại hí trường Côlôsê do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 9:15 tối ngày thứ Sáu Tuần Thánh.

Vụ động đất dữ dội dến 6.3 độ tại vùng núi Apennine trong khi người dân L'Aquila đang ngủ đã gây thiệt mạng cho ít nhất 290 người, làm bị thương 1,000 người và gây cho 40,000 người lâm cảnh màn trời chiếu đất.

Tai nạn trên đã trùm lên bầu khí vốn đã buồn của ngày thứ Sáu Tuần Thánh một sắc thái thê lương hơn nữa.

Trong lời chào anh chị em, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân và gia đình của họ:

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang cảm thấy buồn sầu, trên hết cho các nạn nhân vụ động đất tại khu vực L'Aquila. Xin cho ánh sao hy vọng xuất hiện với họ trong đêm đen này.”

Trong phần dẫn nhập trước khi bắt đầu Đàng Thánh Giá, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đến đây để cùng nhau hát lên bài ‘Thánh Ca Hy Vọng’. Chúng ta muốn tự bảo mình rằng tất cả đều không mất đi trong những thời buổi khó khăn. Khi tin tức đau buồn cứ dồn dập đến, hết chuyện này đến chuyện khác, chúng ta đâm ra âu lo. Khi bất hạnh xảy đến gần gũi với chúng ta, chúng ta đâm ra xao xuyến. Khi chúng ta lại chính là nạn nhân của thảm họa, lòng tự tin của chúng ta bị lung lay và đức tin bị thử thách. Nhưng tất cả chưa bị mất đi. Như ông Gióp, chúng ta đi tìm ý nghĩa [của những bất hạnh này].

Trong nỗ lực này chúng ta có một mẫu gương. Tổ phụ Abraham đã tin và đã hy vọng, ngay cả khi không còn lý do gì để hy vọng. Thật vậy, trong những lúc gian truân chúng ta không thấy lý do gì để hy vọng. Nhưng chúng ta vẫn hy vọng. Điều này có thể xảy ra trong đời sống mỗi người chúng ta. Điều đó cũng xảy ra với xã hội rộng lớn hơn.

Chúng ta hãy tự hỏi như Vịnh gia: ‘Tại sao tôi lại buồn sầu thế này? Tại sao lòng tôi xao xuyến bồi hồi? Tôi sẽ đặt hy vọng nơi Thiên Chúa'. Chúng ta hãy canh tân và củng cố đức tin, và tiếp tục đặt niềm cậy trông nơi Thiên Chúa. Vì Ngài giải thoát những ai trong cơn tuyệt vọng. Và hy vọng đặt nơi Thiên Chúa tối hậu sẽ không làm ta thất vọng.

Chính là nơi Đức Kitô mà chúng ta hiểu ý nghĩa đầy đủ của đau khổ. Trong buổi suy niệm này trong khi chúng ta chiêm ngắm trong đau thương đau khổ về phần Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ chú ý thấy giá trị cứu độ của đau khổ này. Chính là chương trình của Thiên Chúa mà “Đấng Mêsia phải chịu đau khổ” và những đau khổ này mang đến ơn ích cho chúng ta. Một nhận thức như thế đổ đầy chúng ta niềm hy vọng sống động. Đó là hy vọng giữ cho chúng ta vui mừng và kiên nhẫn trong gian truân.

Một hành trình của đức tin và đức cậy là một hành trình thiêng liêng lâu dài khi chúng ta suy tư về chương trình sâu xa của Thiên Chúa nơi những vận hành của vũ trụ và nơi những biến cố trong lịch sử nhân loại. Vì bên dưới lớp mặt của thảm họa, tai ương, chiến tranh, cách mạng và những xung đột các thứ, có sự hiện diện lặng lẽ, có một hành động có chủ đích của Chúa. Thiên Chúa ẩn mặt trong thế giới, trong xã hội, trong vũ trụ. Khoa học và kỹ thuật hé lộ ra những kỳ công của sự cao cả và tình yêu của Ngài. ‘Không có diễn văn, không có lời nào, tiếng nói của những điều đó không ai nghe thấy; nhưng tiếng của chúng đi khắp cùng trái đất và lời của chúng đi đến tận cùng thế giới’. Thiên Chúa thổi hơi hy vọng.

Thiên Chúa mạc khải chương trình của Ngài qua ‘lời’ của Ngài, trong khi chỉ ra cách thế kín múc điều tốt từ xấu cả trong những biến cố nhỏ nhặt trong đời thường mỗi người chúng ta lẫn trong những biến cố trọng đại hơn trong lịch sử nhân loại. ‘Lời’ của Ngài tỏ ra chương trình ‘phong phú và vinh quang’ của Thiên Chúa, theo đó Ngài giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi chúng ta và rằng Chúa Kitô hiện diện nơi anh chị em.

Cầu xin cho thông điệp hy vọng này vang vọng từ Hoang-Ho tới Colorado, từ rặng Hy Mã Lạp Sơn đến rặng Alps và Andes, từ Mississipi tới Brahmaputra. Thông điệp ấy vang lên rằng: ‘Hãy mạnh mẽ, hãy để lòng trí anh chị em can đảm lên hỡi tất cả những ai hy vọng nơi Thiên Chúa’.
 
Video Lễ Dầu tại Vatican
Nguyễn Việt Nam
02:05 11/04/2009
 
Video Đàng Thánh Giá tại Giêrusalem
Nguyễn Việt Nam
02:25 11/04/2009
 
Đức Giáo Hoàng gặp gỡ Giới Trẻ: Chúa Kitô là một sự chắc chắn trong đời sống.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:02 11/04/2009
Đức Thánh Gia suy tư về “vận mạng ổn định” của cuộc hành trình sống

VATICAN -Mặc dầu sự sống không chắc chắn, nhưng không vì thế mà không có gì không chắc chắn đến vận mạng của mỗi người, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói với một phái đoàn giới trẻ từ Madrid, là thành phố sẽ đăng cai Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011.

Đức Giáo Hoàng đã nói hôm Thứ Hai 6/4 nay về Chúa Kitô như là “mục đích của sự sống nhân bản và của lịch sử” khi tiếp kiến giới trẻ từ Tổng Giáo Phận Madrid được tổng giám mục của họ đồng hãnh, Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela.

“Hãy di theo những bước chân Chúa Giêsu,” Đức Thánh Cha nói với giới trẻ. “Người là mục đích của chúng con, là đàng và cũng là phần thưởng của chúng con.

Sự sống là một cuộc hành trình, chắc chắn. Nhưng đó không phải là một cuộc hành trình không chắc mà không có một vận mạng quyết định; nó dẫn tới Chúa Kitô, mục đích của sự sống nhân bản và của lịch sử. Trong sự hành trình này chúng con sẽ gặp Người, Đấng đã thí mạng Người vì tình yêu, và mở cho chúng con những cửa sự sống đời đời.”

Đức Thánh Cha đã khích lệ giới trẻ khám phá nơi Thánh Giá “mức độ vô cùng của tình yêu Chúa Kitô”: Chúa Kitô đã hiến mình vì mỗi người chúng con và thương yêu chúng con một cách độc đáo và cá nhân. Hãy đáp trả tình yêu Chúa Kitô bằng cách dâng hiến cho Người sự sống của chúng con với tình yêu.”

Ngài cũng tha thiết cho giới trẻ “được đào tạo trong đức tin là yếu tố ban ý nghĩa cho sự sống chúng con và tăng cường những xác tín chúng con,” và loan báo Chúa Kitô cho các bạn hữu của họ, “ hầu họ cũng sẽ biết Người và tuyên xưng Người là Chúa sự sống của họ.”

“Giới trẻ ngày nay cần khám phá sự sống mới đến từ Thiên Chúa,” ngài nói, “hầu được thoả mãn bởi chân lý có nguồn gốc trong Chúa Kitô Đấng đã chết và đã phục sinh, và là Đấng Giáo Hội đã lãnh nhận như một kho tàng cho mọi người. “

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những biến cố Ngày Giới Trẻ Thế Giới bời vì chúng “bày tỏ động lực của Giáo Hội và tuổi trẻ đời đời của Giáo hội,” và chúng “ cho giơi trẻ khả năng cảm giác mình là những thành phần của Giáo Hội, trong sự hiệp thông hoàn toàn với các mục tử của họ và với Đấng kế vị Phêrô.”

“Hãy cầu nguyện chung, bằng cách mở những cửa các giáo xứ, các hiệp hội vá các phong trào chúng con hầu tất cả mọi người có thể cảm thấy ở tại nhà khi ở trong Giáo Hội, trong đó họ được yêu với chính tình yêu của Chúa,” Đức Giáo Hoàng khẳng định. “Hãy cử hành và hãy sống đức tin của chúng con với niềm vui bao la, vì đó là là một ân huệ của Thần Khí.”

“Bằng cách này những tâm hồn chúng con và các bạn chúng con sẽ chuẩn bị cử hành ngày lễ lớn tức là ngày giới trẻ và chúng ta tất cả sẽ kinh nghiệm một sự hiển linh mới tuổi trẻ của Giáo Hội.

Tuần Thánh

Khi suy tư về Tuần Thánh, đã bắt đầu hôm Chúa Nhật, Đức Giáo hoàng đã nói về những mầu nhiệm sự thương khó, sự chết và phục sinh của Chúa Kitô được tràn đầy với “điều vượt qua mọi sự khôn ngoan và sự hiểu biết, tức là, tình yêu của Chúa tỏ bày trong Chúa Kitô.”

“Hãy học từ Người, “ ngài nói, “Đấng đã không đến ‘để được phục vụ nhưng để phục vụ, và để thí mạng Người làm giá chuộc nhiều người.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó là kiểu tình yêu của Chúa Kitô, đánh dấu bởi dấu thánh giá vinh hiển, trong đó Chúa Kitô được tán dương, trước mắt mọi người với con tim Người bị mở ra, hầu thế giới có thể nhìn và thấy, nhờ nhân tính hoàn hảo của Người, tình yêu cứu chuộc chúng ta.

“Như vậy thánh giá trở nên chính dấu chỉ sự sống, vì trên thánh giá Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết qua sự hiến mình hoàn toàn.

“Đó là lý do tại sao chúng ta phải ôm và thờ lạy thánh giá của Chúa, coi đó là của riêng chúng ta, chấp nhận gánh nặng thánh giá như người xứ Cyréné tham gia trong sự duy nhất mà có thể cứu độ toàn thể nhân loại.”

“Trong bí tích rửa tội chúng con được ghi dấu thánh giá Chúa Kitô và chúng con tùy thuộc Người hoàn toàn,” Đức Thánh Cha kết thúc. “Hãy làm cho chúng con nên xứng đáng hơn với thánh giá và không bao giờ hỗ thẹn vì dấu tình yêu cao cả này.”
 
Đức Giáo Hoàng: Tam Nhật Vượt Qua là điểm tựa của năm Phụng Vụ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:30 11/04/2009
Đức Thánh Cha cống hiến những suy tư trong buổi tiếp kiến chung

VATICAN - Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã suy tư về Tam Nhật Vượt Qua trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 8/4, điều mà ngài gọi là “điểm tựa của toàn năm phụng vụ.”

Tuần thánh, Đức Giáo Hoàng nói, “cống hiến chúng ta cơ hội gìm mình trong những biến cố trung tâm sự Cứu Chuộc, hầu sống lại Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm lớn nhất của đức tin.”

“Tuyệt diệu dường nào, và đồng thời kinh hoàng dường nào, là mầu nhiệm này,” Đức Thánh Cha nói. “Chúng ta không bao giờ có thể suy nghĩ cho đủ về thực tại này. Chúa Giêsu, mặc dầu là Thiên Chúa, không muốn chiếm lấy những đặc ân thần linh của Người làm một vật sỡ hữu riêng mình; Người không muốn sử dụng sự làm Chúa của Người, phẩm giá và quyền năng vinh hiển của Người, như là một dụng cụ chiến thắng và như dấu xa cách chúng ta.

“Ngược lại, “Người đã trút bỏ mình’ bằng cách chấp nhận điều kiện khốn nạn và yếu hèn nhân bản của chúng ta.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận rằng tam nhật Phục Sinh bắt đầu vào chiều Thứ Năm với Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa: “ Giáo Hội kỷ niệm việc thiết lập Thánh Thể, chức linh mục thừa tác và điều răn mới bác ái, được Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ Người.”

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nói, là “một lời mời đổi mới tạ ơn Thiên Chúa vì ân huệ cao cả nhất Thánh Thể, phải được nhận lãnh với lòng sốt sắng và được thờ lạy với đức tin sống động.”

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói tiếp, là “ngày Thương Khó và đóng đinh của Chúa. Mỗi năm, đặt mình trong thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh trên gỗ thánh giá, chúng ta nhận ra đầy tình yêu là dường nào những lời Người đã công bố trong ngày áp, trong Bữa Tiệc Cuối.”

“Chúa Giêsu đã muốn hiến mạng sống của Người làm hy lễ chuộc tội nhân loại,” Đức Thánh Cha suy niệm. “Đúng như trước Thánh Thể, cũng vậy trước sự Thương Khó và sự Chết của Chúa Giêsu trên thánh giá mầu nhiệm trí khôn không thể hiểu được. Chúng ta được đặt trước một sự gì xem ra vô lý về mặt nhân bản: một Thiên Chúa không những làm người với tất cả những nhu cầu con người, không những Người chịu đau khổ hầu cứu chuộc con người, đặt một gánh nặng lên mình với tất cả thảm kịch của nhân loại, mà còn chết vì con người.

“Sự chết của Chúa Kitô nhắc lại sự tích lũy những đau buồn và những sự dữ bao vây nhân loại của mọi thời đải: gánh nặng áp đảo của sự chết chúng ta, hận thù và bạo lực hằng ngày làm vấy máu trái đất chúng ta. Sự Thương Khó của Chúa tiếp tục trong đau khổ của con người.”

Ngài nói thêm, “Nếu ngày Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày đầy đau buồn, thì đồng thời là một ngày càng thuận lợi hơn để tái thức tỉnh đức tin chúng ta, tăng cường hy vọng và sự can đảm chúng ta nhờ vậy mỗi người chúng ta sẽ vác thánh giá mình cách khiêm tốn, tin cẩn và phó thác trong Chúa, vì chắc chắn về sự nâng đỡ và chiến thắng của Người.”

“Hy vọng,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “được nuôi dưỡng trong thinh lặng lớn của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, chờ đợi sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trong ngày này các nhà thờ bị lột trần và không thực hiện những nghi thức phụng vụ đặc biệt nào. Giáo Hội tỉnh thức trong sự cầu nguyện như Đức Maria, và cùng với Đức Maria, chia sẻ cũng những cảm giác đau buồn và tin tưởng nơi Thiên Chúa.

“Được khuyên cách chính đáng phải giữ suốt ngày một bầu khí cầu nguyện, thuận tiện cho việc suy gẫm và hoà giải; các tín hữu được khuyến khích tới gần bí tích sám hối, hầu có khả năng tham gia trong nhũng cử hành Phục Sinh, sau khi được đổi mới thật sự.”

Tiếp theo sự “tỉnh tâm và thinh lặng của Ngày Thứ bảy Tuần Thánh” là Vọng trọng thể Phục Sinh, điều mà Đức Giáo Hoàng gọi là “mẹ của mọi ngày vọng.”

“Một lần nữa sẽ công bố sự chiến thắng của ánh sáng trên sự tối tăm, của sự sống trên sự chết, và Giáo Hội sẽ vui mừng trong sự gặp gỡ với Chúa mình,” ngài nói thêm. Như vậy chúng ta sẽ đi vào trong bầu khí Lễ Phục Sinh.”
 
Khuyến khích người Công Giáo mang thẻ căn cước
Bùi Hữu Thư
05:43 11/04/2009

Khuyến khích người Công Giáo mang thẻ căn cước



Nhóm cổ võ ơn gọi linh mục phát hành thẻ căn cước

NEW YORK, ngày 10 tháng 4, 2009
(Zenit.org).- Một nhóm chuyên viên truyền thông Công Giáo đang cổ võ một cách để tuyên xưng Chúa Kitô mỗi khi bạn mở bóp ra – một thẻ căn cước Công Giáo.

Linh Mục Thế Giới (WorldPriest), có căn cứ tại Hoa Kỳ và Ái Nhĩ Lan đang khởi xướng việc này trong Mùa Phục Sinh. Nhóm này ghi nhận thời điểm đúng lúc của dự án, vì Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố Năm Linh Mục khởi sự từ 19 tháng 6, 2009 đến 19 tháng 6, 2010.

Người phác họa thẻ căn cước là ông Marion Mulhall, chủ tịch của tổ chức này, ông giải thích: “chiếc bóp của chúng ta chứa đầy các thẻ plastic cho biết chúng ta mua bán ở tiệm này, giao dịch với ngân hàng kia hay là thành viên của một trung tâm thể dục nọ. Theo chiều hướng này, chúng tôi cảm thấy đã đúng lúc để làm một tuyên ngôn nhẹ nhàng, để tuyên xưng chúng ta là người Công Giáo bằng cách mang theo một căn cước Công Giáo."

Thẻ này viết: "Tôi là người Công Giáo. Trong trường hợp tại nạn hay khẩn cấp, xin liên lạc với một linh mục."

Như thế thẻ này có hai mục đích: cho người mang khẳng định căn tính của mình là người Công Giáo và bảo đảm rằng nếu cần tiếp nhận bí tích xức dầu cho bệnh nhân, người ấy sẽ được như vậy.

Ông Marion ghi nhận, "Bí tích xức dầu cho bệnh nhân là một bí tích chữa lành, và chỉ có thể được thực hiện bởi một linh mục. Khi thiết yếu hay khẩn cấp, chúng tôi cảm thấy hài lòng vì biết rằng người mang thẻ sẽ giúp cho việc tìm kiếm một linh mục, một đại diện của Chúa trên trần gian được tìm đến để an ủi chúng ta."

Thẻ này có thể được biếu không tại gia trang www.worldpriest.com.
 
Người đóng vai Chúa Giêsu trong suốt 41 năm
Jos. Tú nạc, NMS
15:31 11/04/2009
Là một cậu bé sinh ra và thời thơ ấu của mình ở Calabria, nước Ý, Giuseppe Rautti (được biết đến nhiều hơn qua cá tên Joe) đã trưởng thành cùng với Chặng Đường Thánh Giá tái tạo hình ảnh Đức Chúa Jesus qua những con phố trong Tuần Thánh.

Mẹ ông đã từng hàng ngày dẫn ông đi dự Lễ Mi-sa, thấm nhuần trong ông một tình yêu giáo hội, một tình yêu Thiên Chúa cao vời. Bây giờ, đôi lúc, những gì đó hiển nhiên không phai nhạt trong người đàn ông ở tuổi 70 này, người mà đóng vai Đức Jesus Ki-tô với chặng Đường thánh Giá ở khu vực buôn bán Toronto lôi cuốn biết bao khán giả trên khắp địa cầu.

Rautti đã đóng vai Đức Chúa Jesus vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 41 năm. Ông chỉ bỏ lỡ một năm vì cuộc giải phẫu ở lưng. Dù vậy, ông cũng tham dự một cuộc rước nhỏ với cây thập giá bé trên vai. Bây giờ Rautti vác cây thập giá bằng gỗ dày gần 5 centimeters, và nặng gấp đôi trọng lượng của ông.

“Sở dĩ tôi làm việc ấy vì tôi là người Công giáo La mã,” ông nói, với giọng Ý cứng cỏi của mình “mỗi người đều có một thập giá, người thì thập giá nhỏ, người thì thập giá lớn. Lúc nào tôi cũng cầu nguyện rằng xin Chúa ban cho tôi dồi dào sức khỏe để tôi (lại) làm được việc ấy.”

Ba ngày kéo dài trên Chặng Đường Thánh Giá, Rautti ăn chay và không ngủ. Đóng vai Chúa Ki-tô là một kinh nghiệm thống thiết hàng năm đối với ông. Ông cố gắng tạo cho nó một sự cảm nghiệm để nó sẽ mang đến cho mọi người một đức tin mạnh mẽ.

“Khi mọi người nhìn tôi, nhiều ông già bà cả đã khóc và nói với con cháu họ ‘ôi nhìn Chúa Jesus đau khổ làm sao cũng chỉ vì chúng ta’,” ông nói.

Khi nghe mọi người khóc, trong lòng tôi cũng khóc “vì Chúa Jesus chịu khổ hình vì chúng ta.”

Khi người nữ diễn viên đóng vai Veronica giơ miếng vải lau mặt cho ông, Rautti hầu như đang mặt đối mặt với Chúa Jesus vì ông là người đầu tiên nhìn tấm hình Đức Chúa Jesus in trên khăn liệm.

“Tôi như cảm thấy một cái gì đó đang chuyển động trong cơ thể tôi, tựa như một linh hồn nào đó – một điều gì đó mãnh liệt mỗi năm,” ông nói.

Có vài năm thời tiết lạnh hơn những năm khác, tuyết phủ kín mặt đất, Rautti từ chối không mang bao tay, mặc thêm quần áo và đội mũ.

Có một năm, ông đã đi bộ hàng giờ với đôi chân trần. Vậy mà, chẳng biết bằng cách nào đó ông không hề bị ốm, ông nói. Nhưng vai mà ông vác thập giá đã bị tê vài tuần sau đó.

Một trong những thử thách khi vác thánh giá thật là diễn lại những lần Chúa Jesus ngã. Vài lần, ông đã bị ngã ở nơi không đúng với vị trí đã định, nhưng ông đã thực hành kỹ thuật của mình thập giá không rơi và không gặp nguy hiểm, thập giá vẫn trên vai ông và người theo bên cạnh ông.

Cha xứ Fr. Gregory Botte tại giáo xứ St. Francis of Assisi, nói mặc dù Rautti vác thánh giá bằng gỗ, nhưng ông và vợ ông đã vác Thánh giá thực sự trong tâm hồn họ, vì gia đình họ đã phải chịu đau yếu trong suốt 40 năm qua. Nhưng tấm gương về đức tin và nghị lực của ông đã tỏa khắp cộng đồng.

“Họ nhìn vào người đàn ông ở tuổi ông, tầm vóc như ông sống với tất cả những gì ông tin tưởng hàng ngày,” cha Botte nói.

“Ông là một giáo dân ngoan đạo, đã cống hiến nhiều cho giáo xứ, một Ki-tô hữu gương mẫu, một người chồng bao dung, tôi mong ông ấy sống 100 năm nữa.”

The Catholic Register
 
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân gửi thư mục vụ từ biệt Giáo phận Hồng Kông
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:42 11/04/2009
Hồng Kông (AsiaNews) – Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân đã đưa ra lời chào tạm biệt Giáo phận của ngài trong lá thư mục vụ nhân dịp Phục Sinh, bức thư mà ngài mô tả đúng hơn là một "bức thư gia đình", trong đó ngài hồi tưởng 12 năm trên cương vị lèo lái Giáo phận Hồng Kông và nói về sự tận hiến của ngài đối với Giáo Hội Trung Quốc bị bách hại.

Bức thư bắt đầu bằng một mô tả vắn tắt các hoạt động của một ủy ban do Tòa Thánh thiết lập, trong đó ngài một thành viên, liên quan đến Giáo Hội tại Trung Quốc, mà tiêu điểm là "thập giá nặng nề anh chị em chúng ta đang phải gánh vác trong suốt 50 năm qua ở lục địa". Ngài viết trong thư: "Giáo Hội tại Trung Quốc, Giáo Hội mà chúng ta thuộc về, đã không có tự do cho hơn 50 năm qua và đã bị bách hại. Tin tức cho chúng ta hay rằng Đức Cha Giã Chí Quốc (Jia Zhiguo) của Giáo phận Zhengding, Thạch Gia Trang đã bị bắt".

Khi về hưu, Đức Giám Mục cho hay rằng ngài sẽ có thể dành nhiều thời gian của mình cho Giáo Hội Trung Quốc vốn "cần sự quan tâm và chăm sóc của chúng ta. Khi Đức Thánh Cha đặt tôi làm Hồng y cũng ngụ ý rằng ngài muốn tôi giúp ngài trong lĩnh vực này"; "Thiên Chúa đang dẫn dắt chúng ta trong đường hướng tuyệt vời, bàn tay ngài nắm lấy tay chúng ta, đôi tay vốn chịu đựng dấu đinh, giờ không còn gây đau đớn, nhưng chói ngời trong vinh quang bất diệt".

Sau khi cám ơn các linh mục, nữ tu, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và tất cả các tín hữu, ngài viết thêm: "Thiên Chúa không phải ở đâu xa và cũng không phải ở trên cao. Ngài hiện diện trong tâm chí chúng ta. Ngài bên cạnh chúng ta. Ngài hiện diện trong tim chúng ta. Với Ngài, chúng ta có sức mạnh để vác thập giá của chúng ta trong bệnh tật, nghèo khổ, cô đơn hay trong bách hại. Với Ngài, chúng ta có thể giúp đỡ anh chị em chúng ta ở lục địa trên con đường thập giá đến cùng".

Đức Hồng Y nói thêm về sự sống và sự chết: "Anh chị em thân mến; Đừng sợ. Chúng ta tin rằng trong Đấng Cứu Độ, đấng đã Phục Sinh, tận cùng không phải là sự chết, mà là sự sống, sự sống đích thực, sự sống tràn đầy, sự sống vĩnh cửu. Bình anh ở cùng anh chị em!".

Ngài cũng nhắn nhủ với anh chị em Tân Tòng: "Đối với tất cả anh chị em tân tòng, những người lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy được cử hành trong đêm Vọng Phục Sinh, chào mừng anh chị em đến với đại gia đình chúng ta. Trong suốt quá trình thẩm tra [về người tân tòng], tôi đã có cơ hội để mường tượng trước niềm vui của anh chị em. Hãy luôn luôn giữ niềm vui của Bí tích Thanh Tẩy. Anh chị em đã gia nhập một cộng đoàn của con người, một cộng đoàn các tội nhân. Hãy cam chịu với nhau. Nhưng cộng đoàn này là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô. Ân huệ của Thiên Chúa luôn ở giữa chúng ta. Ngài yêu thương anh chị em".

Ngài cũng đưa ra lời cầu nguyện: "Cầu xin Mẹ Maria Rất Thánh gìn giữ anh chị em để anh chị em kiêm tâm vững trí đến cùng".

Thông báo chính thức của việc về hưu của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sẽ được công bố sau Phục Sinh. Người kế vị ngài là Đức Cha John Tong Hon.
 
Pakistan: Mừng Phục Sinh cả trong nhà tù, Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là ngày nghỉ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:44 11/04/2009
Islamabad (AsiaNews) – Năm tới, Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là ngày nghỉ dành cho các Kitô hữu Pakistan được chính phủ công nhận. Trong một công bố dự báo cho Tin Tức Á Châu, ông Shahbaz Bhatti, Bộ trưởng Liên bang về người thiểu số cho hay các nhà thờ của Lahore, Karachi, Faisalabad, và các thị trấn khác, nơi có khoảng một triệu người Công Giáo Pakistan đang sống đức tin tràn đầy trong việc cử hành Tuần Thánh.

Các giám mục Pakistan đã yêu cầu chính phủ đưa ra các biện pháp an ninh ngoại thường để đảm bảo cho việc cử hành các nghi thức trong bình an, nhưng tất cả các cộng đoàn đã tổ chức việc phục vụ cho cả các giáo dân thuộc xứ khác.

Trong suốt mùa Chay, mười bốn chặng Đường Thánh Giá đã quy tụ được số lượng lớn người tham dự, và khi Phục Sinh cận kề, số người tham dự các Thánh Lễ và phụng vụ Tam Nhật Vượt Qua ngày càng lớn.

Cha Arthur Charles, linh mục tổng đại diện của Giáo phận Karchi giải thích rằng Lễ Dầu ở Nhà thờ Chánh tòa Thánh Patrick chật kín người, vì các tín hữu "cảm nhận được một ý nghĩa đặc biệt và tính nghiêm trang trong Thánh Lễ này"; "Một số người không đến nhà thờ thường xuyên, nhưng họ đến nhà thờ vào những dịp đặc biệt như những ngày thánh này cho thấy rằng họ đã không quên Thiên Chúa".

Cha Charles cho biết thêm: "Trong hoàn cảny của Pakistan sự Phục Sinh của Chúa Giêsu và sự chiến thắng tội lỗi của Ngài có một ý nghĩa rất to lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi dạy cho người dân trở thành con người mới, cảm nhận và mang sự Phục Sinh của Chúa Giêsu trong tim và trong tâm trí họ để họ có thể làm chứng nhân cho Chúa Giêsu và cổ võ cho thông điệp của đời sống mới trong xã hội này".

Giới trẻ có một vai trò đặc biệt trong các nghi thức Tuần Thánh, rất tích cực tham gia đóng góp vào việc tổ chức các nghi lễ, và dự phần vào các thời khắc phụng vụ. Cha Andrew Nisari, tổng đại diện của Tổng Giáo Lahore, thuật lại rằng "Shaam-e-Calvary" (buổi tối trên Đồi Calvê) rất nổi tiếng và đánh giá cao trong thành phố. Đây là một cuộc trình diễn âm nhạc trong đó giới trẻ hát hầu hết các bài hát về Cuộc Khổ Nạn, sự chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Cha Nisari cho hay: "các nhóm trẻ khác nhau bận rộn trong các công việc khác nhau. Một số có trách nhiệm lau chùi nhà thờ. Một số gìn giữ an ninh. Một số đang bận rộn trong việc giúp đỡ người dân trong các ngày thánh này. Nói tóm lại, giới trẻ được nhìn thấy trong mọi vấn đề của giáo phận".

Trong suốt Mùa Phục Sinh, và nhất là trong những ngày Tam Nhật Vượt Qua vừa qua, các linh mục Công Giáo lưu tâm đặc biệt đến người nghèo và người khó khăn. Cha Iftikhar Moon, một linh mục phụ tá tại giáo xứ Warispura gần Faisalabad, phục vụ các tù nhân của các nhà tù trong thành phố cho hay: "Chúng tôi đến thăm nhà tù trung tâm Faisalabad mỗi Chúa Nhật để huấn luyện tôn giáo và tâm linh cho các tù nhân. Việc viếng thăm bao gồm đọc Thánh Kinh và giải thích Thánh Kinh, hát thánh ca, chỉ dẫn và thúc đẩy để họ ăn năn về tội lỗi của họ". Các tù nhân Kitô giáo không có quyền tiếp cập sự phục vụ mà tù nhân người Hồi giáo được bảo đảm, nhưng Bộ trưởng Bhatti đã hứa hẹn rằng sẽ sớm có nơi thờ phượng cho người không phải Hồi giáo trong các nhà tù chính của đất nước. Trong suốt Tuần Thánh, công việc của Cha Moon và một linh mục khác sẽ trở nên đa dạng hơn: Ngồi tòa cáo giải, suy ngẫm về Cuộc Khổ Nạn, nhưng lại còn chuẩn bị buổi ăn trưa Phục Sinh cho khoảng một trăm tù nhân Kitô giáo.
 
Video Thánh Lễ Tiệc Ly tại Vatican
Thúy Dung
18:45 11/04/2009
 
Video Tưởng Niệm Chúa Chịu Chết tại Vatican
Nguyễn Việt Nam
18:46 11/04/2009
 
Video Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsê
Thúy Dung
18:47 11/04/2009
 
Đức Thánh Cha chủ sự lễ Vọng Phục Sinh
LM. Trần Đức Anh, OP
20:02 11/04/2009
VATICAN -. Lúc 9 giờ tối thứ bẩy Tuần Thánh 11-4-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ vọng Phục Sinh tại Đền thờ Thánh Phêrô, rửa tội và ban phép thêm sức cho 5 dự tòng gồm 3 người Italia, một người Hoa và một người Mỹ.

Đồng tế với ĐTC có hơn 20 Hồng y tại Tòa Thánh, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giảng về ý nghĩa biến cố phục sinh, dựa theo 3 biểu tượng là ánh sáng, nước và bài ca mới, alleluia.

Về biểu tượng Ánh Sáng, ĐTC khẳng định rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự bừng lên của Ánh Sáng. Sự chết đã bị lướt thắng, ngôi mộ mở toang. Chính Chúa Phục Sinh là Ánh sáng, Ánh sáng của thế giới. Từ cuộc phục sinh, ánh sáng của Thiên Chúa lan tràn trong thế giới và trong lịch sử..

ĐTC cũng nói đến Ánh sáng của Chúa Kitô chỉ đường cho các tín hữu qua dòng lịch sử, nhất là trong thời đại ngày nay có bao nhiêu lý thuyết gây hoang mang lạc hướng. Và ngài nhắn nhủ rằng chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ngọn nến nhỏ mà Chúa thắp lên trong chúng ta, ánh sáng tế nhị của Lời Chúa và của tình thương của Chúa giữa bao nhiêu hoang mang thời nay không bị tắt lịm trong chúng ta, nhưng ngày càng cháy sáng mạnh hơn, để chúng ta là những con người ban ngày với Chúa, là những vì sao cho thời đại chúng ta”.

- Về biểu tượng nước, ĐTC nhắc đến nhiều đoạn Kinh Thánh Cựu và Tân Ước nói đến nước như nguồn mạch sự sống, như một dòng sông lớn từ đó sự sống chảy đến. Không có nước thì cũng chẳng có sự sống. Trong bí tích rửa tội, Chúa biến chúng ta không những thành những con người của ánh sáng, nhưng còn trở thành những nguồn mạch từ đó nảy sinh nước sinh động. Tất cả chúng ta đều biết những người như thế, họ s để lại cho chúng ta những dòng nước tươi mát như đại thánh Augustino, Phanxicô Assixi, Têrêsa Avila, Mẹ Têrêsa Calcutta, v.v. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta ơn thánh của phép rửa tội, cho chúng ta ngày càng trở thành những nguồn nước tinh tuyền, tươi mát, nảy sinh từ nguồn mạch chân lý và tình thương của Chúa!

Về biểu tượng thứ ba: bài ca mới, Alleluia, có can sự đặc biệt tới con người. Khi một người cảm thấy một niềm vui lớn, họ không thể giữ cho mình, phải bộc lộ ra và thông truyền niềm vui ấy. Nhưng điều gì xảy ra khi con người được ánh sáng phục sinh chiếu soi và qua đó được tiếp xúc với chính Sự Sống, sự Thật và Tình Thương? Họ không thể chỉ nói về điều đó mà thôi. Nói mà thôi thì vẫn chưa đủ, họ còn phải ca hát lên. Lần đầu tiên Kinh Thánh nói tới việc ca hát này là sau khi dân Chúa tiến qua Biển Đỏ. Israel được được thoát khỏi cảnh nô lệ, được đưa lên từ vực thẳm của biển đầy đe dọa... Phản ứng đầu tiên của dân là ”tin nơi Chúa và nơi Môisê đầy tớ của Ngài” (Xc Xh 14,31). Tiếp theo đó là phản ứng thứ hai xuất phát từ phản ứng thứ nhất, như một nhu cầu nội tâm: ”Bấy giờ Môisê và dân Israel hát bài ca này chúc tụng Chúa..”. Trong đêm vọng phục sinh, năm này qua năm khác, các tín hữu Kitô chúng ta hát lên bài ca ấy sau bài đọc thứ ba, chúng ta hát như bài ca của chúng ta, vì cả chúng ta cũng được kéo khỏi nước và được giải thoát để sống thực, nhờ quyền năng của Thiên Chúa”.

Lúc 10 giờ rưỡi sáng chúa nhật hôm nay, 12-4, ĐTC cử hành thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô và sau đó ngài công bố Sứ điệp Phục Sinh với Phép lành toàn xá. Ngài cũng đọc lời chúc mừng bằng hơn 60 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Theo thói quen từ 24 năm nay, Hiệp Hội các nhà trồng hoa tại Hòa Lan đã tặng ĐTC hàng chục ngàn bông hoa nhiều màu để trang điểm khu vực Bàn Thờ trên thềm Đền thờ Thánh Phêrô, biến địa điểm này trở thành một vườn hoa thật đẹp. Tổng cộng đã có hàng trêm đài truyền hình tại gần 70 quốc gia truyền đi thánh lễ và buổi công bố Sứ điệp Phục Sinh. (SD 11-4-2009)
 
Đức Thánh Cha: cuộc khổ nạn của Chúa Kitô làm cho các trái tim chai đá nhất cũng phải xúc động
Bùi Hữu Thư
22:31 11/04/2009

Đức Thánh Cha: cuộc khổ nạn của Chúa Kitô làm cho các trái tim chai đá nhất cũng phải xúc động



Rôma, ngày 10 tháng 4, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, ngay trái tim chai đá nhất cũng phải thương xót khi chứng kiến cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, vì đã thể hiện sự trọn vẹn nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Đức Thánh Cha nói như vậy đêm nay sau khi ngắm đàng Thánh Giá tại Colyseum. Ngài nói trên đồi Palatine và suy niệm về lời của viên đội trưởng được Thánh Marcô chép lại vào cuối đoạn viết về cuộc thương khó: “Viên dội trưởng, đứng đối diện với Người, thấy người đã tắt thở, liền nói: ‘Quả thật người này là Con Thiên Chúa!’"

Đức Thánh Cha giải thích, "Chúng ta không thể không ngạc nhiên vì lời tuyên xưng đức tin của người lính Rôma này, anh ta đã chứng kiến mọi giai đoạn của việc đóng đanh vào thập giá. Khi màn đêm buông xuống đêm Thứ Sáu đó khác hẳn những ngày khác trong lịch sử, khi cuộc hy sinh trên thập giá đã chấm dứt và những người đứng xem đã hối hả ra về để ăn mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái như thường lệ, những lời này được phát ra từ miệng một viên đội trưởng vô danh của quân đội Rôma, vang vọng trên sự im lìm bao phủ cái chết lạ lùng nhất.

"Viên đội trưởng La Mã này đã chứng kiến việc xử tử của muôn ngàn tù tử tội, đã có thể nhận ra Con Thiên Chúa nơi người bị đóng đanh, và đã chết trong một sự chối bỏ và xỉ nhục nhất."

Đức Thánh Cha nói, “cái chết ô nhục của Chúa Kitô đáng lẽ phải đánh dấu cho một sự toàn thắng rõ rệt của sự thù hận và cái chết đối với tình yêu và sự sống. Nhưng không phải như vậy! Bị treo trên thập giá trên đồi Golgôta là một con người đã chết, nhưng lại đã được một viên đội trưỏng công nhận là ‘Con Thiên Chúa.’”

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng, “như viên đội trưởng, chúng ta hãy ngưng lại để ngắm nhìn gương mặt thất sắc của Đấng bị Đóng Đinh vào cuối chặng đàng Thánh Giá.”

Tình yêu Thiên Chúa

Ngài nói, "Sự đau buồn của Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu không thể không đánh động trái tim của một người chai đá nhất, vì đây là cao điểm của sự mạc khải tình yêu Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta."

Đức Thánh Cha tiếp, “trong suốt thiên niên kỷ, "Muôn ngàn người nam và nữ đã bị thu hút bởi mầu nhiệm này và đã đi theo Chúa, luôn phiên, hy sinh mạng sống với sự trợ giúp của Người, để làm qùa tặng cho kẻ khác. Họ là các thánh và các vị tử đạo, trong số đó có rất nhiều người chúng ta không biết đến.

"Ngay trong thời đại chúng ta, biết bao nhiêu người, trong cái thầm lặng của đời sống hàng ngày, đã kết hợp những đau khổ của họ với nỗi đau của Đấng bị Đóng Dinh và trở nên các vị tông đồ của một sự canh tân chân chính về đời sống thiêng liêng và xã hội!"

Ngài khuyên "Chúng ta hãy ngưng lại đêm nay để ngắm nhìn gương mặt bị tàn phá này. Đó là gương mặt của một Người đau đớn, đã tự chuốc lấy tất cả gánh nặng của tội lỗi chúng ta. Gương mặt Người phản ảnh gương mặt của bất cứ một ai đang bị xỉ nhục và hành hạ, bệnh tật và đau đớn, cô đơn, bị bỏ rơi và bị khinh chê.

"Đổ máu ra, Người đã cứu chúng ta khỏi bị nô lệ cho cái chết, Người đã phá tan nỗi cô đơn cuả nước mắt chúng ta, Người đã ôm lấy tất cả mọi sự đau đớn và âu lo của chúng ta."
 
Top Stories
Pope presides over Way of the Cross procession
Frances D'emilio, AP
01:49 11/04/2009
ROME – Pope Benedict XVI presided over a torch-lit Way of the Cross procession at the Colosseum on Good Friday and said he was praying so that people who suffered losses in Italy's devastating quake can see the light of hope in their dark hour.

Tens of thousands of faithful, clutching prayer books and candles in paper lanterns, turned out for the traditional Holy Week appointment at the ancient Roman arena.

"Let us pray for all those who feel sorrow, above all for those suffering in the quake-stricken area of L'Aquila," Benedict urged, speaking at the end of the procession about the Apennine mountain town near the epicenter.

"Let us pray that the star of hope appears to them in this dark night," he said.

Suffering and hope were the motif of the meditations read aloud as faithful carried the slender, lightweight cross in the shadows cast by the Colosseum's massive stones.

Benedict told the faithful they had come to "sing together a hymn of hope. We want to tell ourselves that all is not lost in moments of difficulty."

Benedict, who turns 82 next week, wore a crimson-colored, ermine-trimmed cape against the cool night air. Kneeling on a terrace overlooking the Colosseum, he folded his hands in prayer and bowed his head in reflection.

The ritual commemorates Jesus' suffering in the hours before his crucifixion and his death on the cross.

Jesus' face is "reflected in that of every person who is humiliated and offended, sick and suffering, alone, abandoned and despised," Benedict said.

Through his suffering, Jesus has "broken the solitude of our tears, he has entered our every grief and our every anxiety," the pope said in remarks at the end of the 90-minute long procession.

Among those holding the cross were a young man in a wheelchair and a mother flanked by her family.

A candlelit cross atop one of the monument's stone tiers twinkled in the night.

Earlier in the day, Benedict sent a message to survivors at a mass funeral for many of those who perished in Monday's earthquake, urging them to continue to hope amid their sorrow.

The 6.3 magnitude quake struck near the Apennine mountain town of L'Aquila as people slept, toppling apartment houses, collapsing churches and leaving many other building severely damaged. At least 290 people perished, more than 1,000 were injured and 40,000 were left homeless.

Holy Week ceremonies culminate in Easter Sunday Mass in St. Peter's Square. On Saturday night, the pope will celebrate an Easter vigil Mass in St. Peter's Basilica.
 
Pope's Way of the Cross adopts Asian viewpoint
John Thavis, CNS
17:51 11/04/2009
'Challenge today is to remain attentive to God's quiet presences'

VATICAN CITY (CNS) - This year's meditation for Pope Benedict XVI's Good Friday Way of the Cross has a distinctly Asian perspective, referring to Hindu scriptures, an Indian poet and Mahatma Gandhi.

But the linchpin of this Eastern reflection is the passion of Jesus Christ. In that sense, it reflects Pope Benedict's view of Christianity's relationship with the non-Christian world -- that the Gospel enlightens and fulfills the beliefs of other faiths.

Indian Archbishop Thomas Menamparampil of Guwahati wrote the meditation on the 14 stations, to be read as the pope leads the candelit "Via Crucis" at Rome's Colosseum.

The pope chose Archbishop Menamparampil, a 72-year-old Salesian, after hearing him deliver an impressive talk at last year's Synod of Bishops on Scripture. The archbishop took it as a sign of the pope's interest in Asia.

"His Holiness regards very highly the identity of Asia, the cradle of civilization. Moreover, our Holy Father has a prophetic vision for Asia, a continent very much cherished by him and his pontificate," he said.

The immediate assumption among many Vatican observers was that the choice of an Indian would serve to highlight religious freedom issues in the wake of anti-Christian violence in parts of India.

'It is for love of us that Christ dies on the cross!': Text of Papal Homily at Good Friday Way of the Cross

Archbishop Menamparampil has assumed a leading role in conflict resolution among warring ethnic groups in northeast India, and his Good Friday meditation reflects his conviction that violence is never the way to resolve problems.

But he doesn't explicitly mention anti-Christian discrimination. His aim here is not to list Christianity's grievances, but to present its hopes and its answers to universal questions.

The archbishop is chairman of the Federation of Asian Bishops' Conferences' Commission for Evangelization, and has spoken many times about the receptivity of Asians to the Gospel. He has argued that the church's presentation of the Christian message tends to be intellectual and doctrinal, but that it works best in Asia when it is more personal, experiential and poetic.

He follows that approach in his "Via Crucis" meditation, focusing on the way Jesus deals with violence and adversity, and finding parallels in Asian culture.

Condemned to death before the Sanhedrin, for example, Jesus' reaction to this injustice is not to "rouse the collective anger of people against the opponent, so that they are led into forms of greater injustice," the archbishop wrote.

Instead, he said, Jesus consistently confronts violence with serenity and strength, and seeks to prompt a change of heart through nonviolent persuasion -- a teaching Gandhi brought into public life in India with "amazing success."

He cited another Christian success story in India, Blessed Mother Teresa of Calcutta, when reflecting on how Simon of Cyrene helped Jesus carry his cross.

Simon was like millions of Christians from humble backgrounds with a deep attachment to Christ -- "no glamour, no sophistication, but profound faith," in whom we discover "the sacredness of the ordinary and the greatness of what looks small," the archbishop said.

It was Jesus' plan to lift up the lowly and sustain society's poor and rejected, and Blessed Mother Teresa made that her vocation, he said.

"Give me eyes that notice the needs of the poor and a heart that reaches out in love. Give me the strength to make my love fruitful in service," he said, borrowing a line from the Indian poet Rabindranath Tagore.

Archbishop Menamparampil echoed one of Pope Benedict's favorite themes when he spoke about Jesus being mocked before his crucifixion. Today, he said, Jesus is humiliated in new ways: when the faith is trivialized, when the sense of the sacred erodes and when religious sentiment is considered one of the "unwelcome leftovers of antiquity."

The archbishop said the challenge today is to remain attentive to God's "quiet presences" found in tabernacles and shrines, the laughter of children, the tiniest living cell and the distant galaxies. His text reflected the idea that Jesus' own life embodies Indian values, including an awareness of the sacred through contemplation.

"May we never question or mock serious things in life like a cynic. Allow us not to drift into the desert of godlessness. Enable us to perceive you in the gentle breeze, see you in street corners, love you in the unborn child," he wrote.

Archbishop Menamparampil seemed equally comfortable drawing from the Western and Eastern Christian traditions. He illustrated the "mystic journey" of personal faith set in motion by Christ's death on the cross with a verse from a psalm and an eighth-century Irish hymn.

He ended with a meditation on Jesus' entombment, borrowing insights from the Eastern spiritual distinction between reality and illusion.

"Tragedies make us ponder. A tsunami tells us that life is serious. Hiroshima and Nagasaki remain pilgrim places. When death strikes near, another world draws close. We then shed our illusions and have a grasp of the deeper reality," he said.

He quoted a prayer from the Hindu holy writings, the Upanishads: "Lead me from the unreal to the real, from darkness to light, from death to immortality." He said this was the path taken by the early Christians, who were inspired by Jesus' life to carry his message to the ends of the earth.

That message remains a simple one today, he said: "It says that the reality is Christ and that our ultimate destiny is to be with him."

(Source: http://ncronline.org/news/vatican/popes-way-cross-adopts-asian-viewpoint)
 
Ethical questions over harvesting dead son's sperm
Jamie Stengle, AP
22:39 11/04/2009
DALLAS – Nikolas Colton Evans had talked about how much he wanted to have a child, but the 21-year-old died after he was punched and hit his head on the ground in a fight. That would have been the end of it, if it weren't for his determined mother, a court order and a urologist.

Missy Evans has harvested her dead son's sperm and hopes to find a surrogate and one day raise her son's child. It's a decision that ethicists say raises troubling questions; one called the potential offspring a "replacement child."

Evans isn't concerned about what others might think. She says she is only doing what her son would have wanted.

"He would love me so much for doing this," she said.

Austin police say Nikolas Evans was punched during a fight on an Austin street early March 27 and then fell to the ground, striking his head. He died April 5. Police are still trying to identify the person who hit him.

After a doctor told her that nothing more could be done for her son, Missy Evans came up with the idea of harvesting his sperm. She discussed the idea with her ex-husband, her older son and other family members, and said all supported her wish to help a part of Nikolas live on through his future offspring.

She said her son once told her he wanted three sons and had already picked out names. She described Nikolas as an "old soul" interested in filmmaking, politics, music and old movies.

"My son wanted to graduate from college. He wanted to have children. And someone took that away from him," said Evans, 42, of Bedford, located between Dallas and Fort Worth.

Evans had to go to court to get permission to harvest his sperm. On Tuesday, a Travis County probate judge granted her wish — ordering the county Medical Examiner's Office to keep her son's body chilled to at least 39.2 degrees and allow access so an expert could take the specimen.

Evans' attorney Mark Mueller said no one opposed the plan.

An Austin urologist volunteered her services and collected testicular tissue from the body Wednesday night. Missy Evans said she's been told much of the sperm is viable and is making plans for it to be stored.

Decisions such as Evans' must be made quickly, and allow little time for a grieving person to reflect on the choice, one ethicist said.

Using the sperm brings up more issues.

"That child's biological father will be dead. The mother may be an egg donor, anonymous or gestational surrogate," said Tom Mayo, director of Southern Methodist University's Maguire Center for Ethics and Public Responsibility.

"This is a tough way for a kid to come into the world. As the details emerge and the child learns more about their origins, I just wonder what the impact will be on a replacement child," Mayo said.

He said the desire to replace a deceased child is a classic scenario that, in this case, took a nontraditional turn.

"The underlying desire would be very strong, even if she wouldn't describe it that way," he said.

Art Caplan, chair of the department of medical ethics at the University of Pennsylvania in Philadelphia, said that in the past decade there have probably been about 1,000 such requests by spouses, mothers, girlfriends and others in the U.S. — but most "don't wind up using it."

Caplan said hospitals may have protocols for dealing with such requests, but there are few laws or regulations regarding the practice. It's usually up to a urologist to decide whether to perform the procedure, he said.

It would be rare for a child to be born from sperm retrieved from a dead person, said Melissa Brisman, an attorney on the American Fertility Association's legal advisory council.

"This is an unexpected death in which there are tons of emotions and you don't even know if you want to do it," she said.

Mark Vopat, a professor of philosophy and religious studies at Youngstown State University in Ohio, questions whether the court should have granted the mother's request. He said that while Nikolas Evans may have told his mother he wanted children someday, it's wrong to assume he also would have wanted to father a child posthumously if he died prematurely.

"This is a disturbing sort of case," he said.

Missy Evans said she is unsure when she'll be ready to seek a surrogate to carry her son's child. But she added that she has no second thoughts about the plan.

"This is probably going to bankrupt me and I will do whatever I can to make it happen," she said.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090411/ap_on_re_us/dead_son_sperm)
 
Pope carries Easter candle in Vatican basilica
Frances D'emilio, AP
22:51 11/04/2009
VATICAN CITY – Pope Benedict XVI carried a tall, lit candle symbolizing Christian hope into a dramatically darkened St. Peter's Basilica packed with faithful Saturday night in the traditional start of the Vatican's vigil Mass on the eve of Easter.

A chant of "Lumen Christi" (Latin for light of Christ) echoed in the cavernous basilica.

Then the vast space began twinkling with light as cardinals and other prelates lit their candles from the flame on the pope's Easter candle and, one by one, members of the congregation lit their neighbor's candle in a quick succession of lights.

A light switch was thrown, and the Mass began, led by Benedict, dressed in gold-and-white colored vestments.

Easter Sunday is Christianity's most important feast day, when faithful mark their belief in the resurrection of Christ after Jesus' death by crucifixion. For Christians worldwide, Easter represents God's promise of eternal life after death.

Five adult converts were selected to be baptized by the pope during the ceremony: two Italian men, and one woman each from Italy, China and the United States.

Before moving up the aisle of the vast basilica, Benedict took a knife and carved the Greek letters "alpha" and "omega" into the candle. Then he inserted five grains of incense into the wax.

On Sunday morning, Benedict will celebrate Mass in St. Peter's Square, then read his Easter message for the world at noon (1000 GMT).

The stamina of Benedict, who turns 82 on April 16, has appeared to hold up well during Holy Week ceremonies, including a Way of the Cross procession he watched on Good Friday night from a terrace overlooking the Colosseum.
 
Upcoming Obama Notre Dame address reignites Catholic identity debate
Catholic News Service
23:07 11/04/2009
WASHINGTON (CNS) -- Pete Munsey of Baltimore didn't vote for President Barack Obama and the 45-year-old Catholic Republican doesn't like many of his policies. But he also doesn't believe the new president will compromise the Catholic integrity of the University of Notre Dame if he delivers the commencement speech at the Indiana school as scheduled. "It's always been my understanding that institutions of higher learning were supposed to be places where complex issues could be discussed and debated," Munsey said. "Just because a guest speaker supports a cause that goes against Catholic teaching doesn't make him a threat to the Catholic identity of the school. Notre Dame is still going to hold onto to its core values." Vocal Catholic bishops from across the U.S. disagree with Munsey on that point and have denounced the Notre Dame president's choice for a commencement speaker for the 2009 graduation May 17. Those bishops emphatically stated that Obama's support for legal abortion and embryonic stem cell research makes him an inappropriate selection as a speaker and as a recipient of an honorary doctorate. Groups such as the Cardinal Newman Society, a self-appointed watchdog group of Catholic higher education, and the American Life League, a pro-life organization, have called on Holy Cross Father John I. Jenkins -- president of Notre Dame -- to rescind his invitation to Obama and mounted petition drives that claim hundreds of thousands of Catholic signatures to achieve that goal. They also have questioned the university's Catholic identity.

Group of Holy Cross priests opposes Notre Dame's invitation to Obama

NOTRE DAME, Ind. (CNS) -- A group of 10 Holy Cross priests said the decision to invite President Barack Obama as the University of Notre Dame's commencement speaker "portends a distancing of Notre Dame from the church which is its lifeblood and the source of its identity and real strength." "Such a distancing puts at risk the true soul of Notre Dame," said the priests, who are graduates of Notre Dame and members of the order that founded the university. The priests' signed letter to the editor was published in the April 8 issue of Notre Dame's student newspaper, The Observer. They said they wished to join and support the "courageous students and treasured alumni" who similarly opposed the university's "sad and regrettable decision" to host Obama as the school's May 17 commencement speaker and honorary degree recipient. Critics of Obama say his support of legal abortion and embryonic stem-cell research make him an inappropriate choice to be commencement speaker at a Catholic university.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Thánh Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia
Bùi Hữu Thư
00:06 11/04/2009

Tuần Thánh Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia



Arlington, VA, ngày 10 tháng 4, 2009
: Tuần Thánh tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA được khởi sự ngay ngày Thứ Sáu 3/4/09 khi Đức Giám Mục Loverde chủ tọa Thánh Lễ Thêm Sức cho 44 thiếu nhi trong giáo xứ. Ngài đã đến dùng cơm chiều lúc 6 giờ với cha xứ, quý cha và Hội Đồng Mục Vụ. Tháp tùng ngài có cha Mullins, làm MC. Ngài đã tham dự bữa tiệc sau thánh lễ do các phụ huynh của các em khoản đãi và đã ở lại chụp hình với từng gia đình cho đến 11 giờ đêm.

Đức Cha Loverde và cha Mullins tới giáo xứ
Đức Cha và quý cha đồng tế ngày 3/4/09
Đức cha đang giảng cho các Thiếu Nhi chịu phép Thêm Sức


Vì lý do có Đức Cha tới, Công Ty xây cất đã chấp thuận ngưng công tác đập phá ngày này để giúp cho giáo xứ có thể tiếp Đức Cha và có đủ chỗ cho thánh lễ thêm sức. Theo thỏa thuận trước, họ chỉ ngưng làm việc vào chiều thứ bẩy và tiếp tục vào sáng thứ hai, để giáo xứ có chỗ làm lễ cuối tuần. Hàng ngày, công nhân đến từ 5:30 sáng và làm việc cho tới 3 giờ chiều.

Cha xứ đứng trước cần trục đảo đất
Hố thoát nước mới đào
Hội Trường Giáo Xứ đang bị đập phá


Do đó Lễ Lá vẫn được tổ chức trọng thể tại nhà thờ. Tuy nhiên từ Thứ Hai đến Thứ Tư Tuần Thánh, giáo xứ có cha Nguyễn Tất Thắng, OP, từ Rôma về giảng phòng Mùa Chay cho giáo dân, giáo xứ lại không được sử dụng nhà thờ, mà phải dồn sang nhà nguyện. Nhà nguyện vốn là nhà thờ đầu tiên của Barcroft Bible Church. Giáo xứ đã ngăn ra làm 3 phòng để làm các lớp học cho chương trình Việt Ngữ ngày Thứ Sáu và Giáo lý ngày Thứ Bẩy. Vì nhu cầu chỉnh trang, các vách ngăn này lại phải gỡ đi để có chỗ dâng thánh lễ hàng ngày vào lúc 8 giờ sáng và 7 giờ chiều. Nhà nguyện chỉ chứa được 300 người, trong khi bên nhà thờ có thể chứa được cả ngàn người nếu dùng máy chiếu ngoài hành lang và dưới Hội Trường.

Cha Vượng dâng Thánh Lễ bên nhà nguyện
Cha Nguyễn Tất Thắng đang giảng phòng
Quang cảnh nhà nguyện trong buổi tĩnh tâm


Với máy chiếu phụ đặt trong lớp học kế bên, và mọi người dồn ép đứng cả sát hai bên vách tường và ngoài hành lang, số lượng giáo dân tham dự ba buổi giảng phòng được khoảng trên 500 người. Cha Thắng vốn là Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đa Minh, và hiện là thành viên của Thánh Bộ Tu Sĩ tại Tòa Thánh. Ngài cho hay mới kỷ niệm 25 năm thụ phong linh mục. Là một tiến sĩ giáo luật, và là cựu giáo sư các trường trung học Hoa Kỳ, và Đại Học Angelicum Rôma, ngài trình bầy rất lưu loát và hấp dẫn các chủ đề cho ba ngày, từ giới trẻ, đến hôn nhân và gia đình. Các câu chuyện vui ngài kể làm cho mọi người cười liên tục. Mỗi ngày sau thánh lễ 7 giờ tối, ngài đã giảng luôn cho tới 10 giờ đêm. Các câu hỏi của mọi người về mọi vần đề liên quan đến bài giảng hay ngoài bài giảng đều được ngài trả lời rất chi tiết và đầy đủ.

Xe Đổ Đất
Tiếp tục lấp đá thay đất
Phá chỗ đậu xe


Tối Thứ Năm Tuần Thánh, giáo xứ cũng được công ty xây cất chấp thuận cho vào nhà thờ, mặc dầu trần hành lang đã bị gỡ hết và không có đèn. Trong nhà thờ thì hai hàng ghế quỳ hai bên phía đài Đức Mẹ La Vang và Đài Thánh Giuse phải được gỡ đi và thay thế bằng ghế xếp bằng sắt. Một hàng ghế trên gác đàn cũng bị gỡ đi. Tuy nhiên Thánh Lễ Tiệc Ly vẫn diễn ra trọng thể, mặc dù giáo dân ngồi ngoài hành lang chỉ được nghe lễ vọng trong bóng tối, vì cả máy chiếu và màn ảnh cũng đã bị lấy đi.

Cha xứ Vượng rửa chân cho các tông đồ
Các tông đồ rửa chân
Bên trong nhà thờ


Chuẩn bị rước kiệu Thánh Thể sang nhà nguyện


Cha xứ rước Thánh Thể
Chầu Thánh Thể bên nhà nguyện


Cuối lễ, cuộc rước Thánh Thể với phương du diễn ra thật long trọng chung quanh bãi đậu xe sang bên nhà nguyện. Tại các chặng ngừng, các em thiếu nhi tung hoa trước Thánh Thể. Để gia tăng số người tham dự việc chầu Thánh Thể liên tục cho tới nửa đêm, tất cả các ghế ngồi đều được dẹp đi. Mọi người qùy và ngồi dưới đất trong các buổi chầu lượt, bắt đầu là giờ chầu của Thiếu Nhi Thánh Thể. Các em tắt hết đèn và chiếu slide trong khi hát và suy niệm. Buổi chầu rất sốt sắng mặc dầu các cụ lớn tuổi quỳ đau đầu gối và không ngồi xếp bằng tròn thoải mái được như các bạn trẻ. Sau giờ chầu của Thiếu Nhi là giờ chầu của các em Thanh Sinh Công. Tiếp theo là Hội Cao Niên, Huynh Đoàn Đa Minh, Đạo Binh Hồn Nhỏ, Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Phong Trào Tông Đồ Fatima, và Hiệp Sĩ Đoàn. Sau 12 giờ đêm là thời gian cha xứ Vượng và hai cha phó Thích và Luân ngồi chầu Chúa cho tới sáng.

Giờ chầu của Thiếu Nhi
Qùy gối
Chiếu hình suy niệm


Sáng Thứ Sáu, lúc 10 giờ có giờ đọc kinh Thần Vụ dưới sự hướng dẫn của các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Vì công nhân trở lại làm việc, và đang đào đất ngoài nhà thờ và tiếp tục công tác tháo gỡ bên trong, buổi đọc kinh phải được tổ chức tại nhà nguyện. Tối Thứ Sáu tại nhà thờ có chương trình ngắm 14 đàng Thánh Giá lúc 5 giờ chiều; nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa vào lúc 6 giờ và 8 giờ tối; sau đó là ngắm Năm Dấu Đanh Chúa Giêsu lúc 9:30; Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu vào lúc 10 giờ tối; Cuối cùng là Đêm Cầu Nguyện của Giới Trẻ dưới Thập Giá dưới sự hướng dẫn của cha phó Phó Quốc Luân lúc 10:30.

Đọc Kinh Thần Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh
Hai cha Vượng, cha Luân và các Sơ Mến Thánh Giá
Đọc Kinh trước Thánh Giá


Ngày Thứ Bẩy lúc 10 giờ sáng có giờ đọc kinh Thần Vụ dưới sự hướng dẫn của Huynh Đoàn Đa Minh; 11 giờ Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. 8 giờ tối là Canh Thức Vượt Qua và nghi thức Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng trong giáo xứ do Thầy Sáu Phạm Minh Kiên hướng dẫn trong năm qua. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng chủ tế và ban phép bí tích Thanh Tẩy và Thêm Sức cho các Tân Tòng. 11 giờ tối là giờ Canh Thức Vượt Qua và Vọng Phục Sinh.

Ngày Chúa Nhật Phục Sinh giáo xứ có 7 thánh lễ: 6:30 am, 8:00 am, 10:00 am, 12:00 pm, 5:00 pm, 7:00 pm tại Reston, và 9:00 pm tại giáo xứ.

Tạ ơn Thiên Chúa nhân lành vô cùng đã ban cho giáo xứ Các Thánh Tử Đạo biết bao hồng ân. Giáo xứ đã có gần đủ ngân khoản xây cất, đã được tất cả các giấy phép xây cất cần thiết và đã được khởi công. Mặc dù phải kéo co cho đủ chỗ sinh hoạt cho vườn trẻ, các lớp giáo lý và Việt Ngữ, các phòng học hát cho các ca đoàn, các phòng hội cho các hội đoàn, và các Thánh Lễ; cũng như bãi đậu xe bị hạn chế vì phải nhường một diện tích khá lớn cho công trường cây cất. Tất cả mọi giáo dân nếu hoan hỉ và háo hức khi thấy công tác xây cất đã tiến hành, và mọi người vui vẻ chờ đợi ngày dự án được hoàn tất vào tháng 8 năm 2010.
 
Đi Đường Thánh Giá Ở Giáo Xứ Văn Thành, giáo phận Vinh
Văn Thành
15:29 11/04/2009
VINH - Tuần thánh là dịp để các tín hữu cùng với Chúa Giêsu đi lại những chặng đường của cuộc hành trình vượt qua. Tuần thánh còn là dịp để các kitô hữu kín múc nơi Chúa Kitô những nguồn ơn thiêng bổ dưỡng cho một năm sống mới. Vì thế, Tuần Thánh cần được tổ chức long trọng, nghiêm trang và sốt sắng nhằm lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng bà con giáo dân trong giáo xứ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc mục vụ này, cha xứ cũng như hội đồng mục vụ giáo xứ Văn Thành quyết tâm tổ chức tuần đại phúc thật long trọng.

Tối thứ sáu tuần thánh, cha xứ đã tổ chức đi đàng thánh giá trọng thể ngoài trời trang nghiêm và sốt sắng. Qua những chặng đường thánh giá với lời suy niệm tâm tình gắn với tâm ý của người dân quê mộc mạc, chất phác được cất lên như chính trong tâm hồn bà con giáo dân. Cha xứ đích thực vác thánh giá đi suốt hết chặng đường thánh giá như Chúa Giêsu đã vác lên đồi Gôn-gô-tha xưa kia. Những chặng đường thánh giá đã để lại nhiều dấu ấn và cảm động sâu sắc trong tâm hồn bà con giáo dân nghèo khó nơi đây, bởi Văn Thành là một giáo xứ ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có hơn một ngàn giáo dân, nằm cạnh dòng sông Lam hùng dũng và huyền mộng.

Từ trước tới nay, bà con vẫn còn thực hành đạo với nhiều nghi thức truyền thống của các cố Tây truyền lại, chưa một lần được dịp tham dự một nghi thức long trọng như vậy. Vì thế bà con rất thích thú và phấn khới sau những chặng đường thánh giá được tổ chức ngoài trời một cách trang nghiêm. Mặc dù, trong những chặng thánh giá cuối cùng gặp trời đổ mưa nhưng bà con vẫn kiên trì nán lại với Chúa Giêsu suốt những chặng đường cuối cùng. Đây quả thật là một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn bà con tín hữu nghèo khó, xa xôi nơi đây như một luồng ánh sáng mới chiếu soi cho niềm tin được triển nở.

 
Mỹ Sơn - giáo xứ Miền Nam tiên khởi của Dòng Ngôi Lời Việt Nam
Quang Phan svd.
16:08 11/04/2009
VĨNH LONG - Thứ Sáu 03/04/08 đánh dấu một ngày lịch sử của tỉnh dòng Ngôi Lời tại Vietnam. Lần đầu tiên dòng Ngôi Lời VN tiếp nhận một giáo xứ tại miền Nam. Giáo xứ Mỹ Sơn, thuộc giáo phận Vĩnh Long với vị tân linh mục chánh xứ là cha Antôn Võ công Ánh SVD.

Mỹ Sơn trước đây là một giáo họ thuộc giáo xứ lâu đời Cái Mơn. Khung cảnh thật hữu tình và đơn sơ mộc mạc như đời sống của người dân sống ở đây. Phía trước ngôi thánh đường mới được xây cách đây năm năm là con sông chảy lững lờ, đất đai mầu mở với nhiều loại cây ăn trái. Dân chúng sống chủ yếu nhờ làm vườn và chăn nuôi. Đời sống tuy nghèo nhưng không bao giờ đói trái cây. Tuy nằm sâu vào bên trong, cách quốc lộ chừng 20 km, nhưng đường vào tận giáo xứ Mỹ sơn khá thông suốt bởi con đường bê tông, tuy nhỏ hẹp.

Sáng hôm đó, đúng 9.30am, cùng với khoảng 500 giáo dân của giáo xứ, Đức cha Tôma Nguyễn văn Tân, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, cha Giuse Nguyễn ngọc Thích, hạt trưởng Cái Mơn, cha Giaxintô Võ thành Châu, Giám tỉnh dòng Ngôi Lời tại Vietnam, cha Antôn Võ công Ánh, tân chánh xứ Mỹ Sơn cùng với 20 linh mục giáo phận và quí cha dòng Ngôi Lời đã bắt đầu thánh Lễ bổ nhiệm linh mục chánh xứ.

Trong bài giảng rất chân tình và với giọng rất là ‘miền nam’, Đức cha Tôma Tân suy gẫm bài tin mừng trong ngày (Gioan 10:31-42). Ngài nói người Do thái lấy đá ném Chúa Giêsu vì họ không thích lời giáo huấn của Đức Giêsu và họ không coi Đức Giêsu là “phe mình”. Đức cha gởi gấm trao phó đoàn chiên Mỹ Sơn cho cha xứ mới Antôn Võ công Ánh. Ngài xin giáo dân hãy xem vị chủ chăn mới của mình là “phe mình” bởi vì chúng ta đều là con cùng một Cha và tất cả đều vì nước Trời. Ngài kêu gọi đoàn chiên hãy kính hiếu với vị chủ chăn, nhưng đồng thời xin vị chủ chăn cũng hãy hết lòng yêu thương và chăm sóc đoàn chiên được Chúa trao phó. Đức cha cũng nhắc nhở mọi người về truyền thống hào hùng và sự hy sinh xương máu của cha ông đã gây dựng nên cộng đoàn đức tin ở đó. Thánh Philipphê Phan văn Minh (1815-1853) là người con của làng Cái Mơn. Đức cha cũng nhớ lại thâm tình mà Ngài có với dòng Ngôi Lời khi còn là một linh mục trẻ đang học tại trường thánh Phêrô (St. Peter’s College) tại Roma, lúc đó còn do dòng Ngôi Lời phụ trách.

Trong thánh Lễ, cha xứ mới nhắc lại lời hứa với Đức giám mục địa phận như trong ngày chịu chức linh mục. Sau đó cha được cha hạt trưởng trao chìa khoá nhà thờ, dẫn đến toà giảng, giếng nước rửa tội, toà giải tội và nhà Tạm Mình Thánh Chúa, biểu tượng của trao phó quyền quản lý và mục vụ cho vị linh mục tân chánh xứ.

Vị đại diện giáo xứ cuối Lễ phát biểu lời tri ân đến với Đức cha đã ưu ái quan tâm gởi đến vị mục tử mới, và có lời chào đón vị mục tử. Cha xứ Antôn Ánh cảm động nói lời tri ân với Đức cha, quí cha trong địa phận đã tin tưởng giao phó giáo xứ, và hứa sẽ hết lòng trung thành với mục vụ được trao phó. Cha xứ mới vui mừng vì cảm thấy được nâng đỡ, vì sau lưng mình còn có các anh em trong dòng Ngôi Lời luôn hiện diện và đồng hành trong sứ vụ mới. Cùng sống và làm việc với cha xứ mới còn có hai thầy dòng Ngôi Lời đang làm mục vụ năm là thầy Francis Nguyễn Đắc và thầy Phêrô Phùng ngọc Vĩnh. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các Soeurs Mến Thánh Giá Cái Mơn.

Cha Giám tỉnh Giaxintô Võ thành Châu cám ơn Đức cha đã tạo điều kiện thuận lời cho sự hiện diện của dòng Ngôi Lời trong công việc truyền giáo của tỉnh dòng tại miền Nam. Cha cám ơn giáo phận đã ưu ái đón nhận người “con dâu” mới vào gia đình của giáo phận Vĩnh Long.

Sau thánh Lễ, giáo xứ khoản đãi tiệc mừng mọi người. Một thánh Lễ đơn sơ, nhưng đánh dấu một ngày thật ý nghĩa đối với giáo dân, đặc biệt là tỉnh dòng Ngôi Lời-VN, Mỹ Sơn giáo sứ tiên khởi của dòng Ngôi Lời tại miền Nam.
 
Nam Úc, Đại Lễ Vọng Mừng Chúa Phục Sinh
Jos. Vĩnh SA
16:39 11/04/2009
Đại Lễ Vọng Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nam Úc


Chúa Đã Phục Sinh
Lúc 7 giờ tối thứ Bảy, ngày 11 tháng Tư, Cộng Đồng đã tổ chức Đại Lễ Vọng Mừng Chúa Phục Sinh.

Có khoảng trên 2,000 tín hữu đã tề tựu về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Nam Úc cùng tham dự.

Mọi người đã sốt sáng dâng tâm hồn lên Thiên Chúa và hiệp ý cầu nguyện, qua các nghi thức làm phép lửa, theo dõi các bài đọc Cựu Ước, Tân Ước, công bố tin mừng Phục Sinh và làm phép nước.

Hội trường buổi tối hôm nay đã chật cứng, không còn chỗ đứng, một số đông tín hữu đã phải ra đứng phía ngoài chung quanh hội trường, hướng vào bên trong để tham dự Thánh Lễ.

Vòng quanh hội trường chúng tôi thấy có rất nhiều khuôn mặt lạ, có lẽ là quí khách từ các tiểu bang hay ngoại quốc nghỉ holidays đến tham quan Nam Úc, rồi cùng thân nhân đến tham dự Thánh Lễ Phục Sinh.

Trong suốt Tuần Thánh kể từ ngày thứ Ba trở đi, các tín hữu trong Cộng Đồng đã tấp nập kéo nhau về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân để tham dự các Thánh Lễ, nguyện ngắm suy gẫm 14 sự thương khó Chúa và dâng hạt cho Đức Mẹ.

Đặc biệt các ngày thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh, các nghi thức phụng vụ rất dài, nhưng mọi người đã kiên nhẫn ở lại tham dự cho đến giờ phút chót.
Ánh Sáng Phục Sinh


Ngày thứ Sáu tuần thánh suy gẫm chặng đàng Thánh Giá, tháo đinh và táng xác Chúa được diễn tiến và cử hành làm 2 phần, cả sáng lẫn chiều, kéo dài đến 5 hay 6 tiếng đồng hồ, thế mà rất đông tín hữu đã hăng hái tham dự một cách sốt sáng, nhiều người còn ở lại viếng xác và hôn chân Chúa cho đến khuya mới ra về.

Thứ Bảy tuần thánh, mới 7 giờ sáng cổng trung tâm chưa kịp mở, thì đã có nhiều tín hữu sẵn sàng chờ đợi ở ngoài cổng, để vào nguyện đường viếng xác Chúa. Điều đó chứng tỏ tinh thần đạo đức và tấm lòng kính mến Chúa của các tín hữu luôn trung kiên và vững mạnh.
 
Cộng đoàn CGVN Thánh Phê Rô và Giáo dân Miền Tây Melbourne Mừng lễ Phục Sinh
Trần Văn Minh
16:53 11/04/2009
Cộng đoàn CGVN Thánh Phê Rô và Giáo dân Miền Tây Melbourne Mừng lễ Phục Sinh

Melbourne, vào lúc 8 giờ tối 11 Tháng 4-09. Tại Hội trường nhà thờ St Bernadette vùng North Sunshine. Giáo dân thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Giáo xứ Sunshine cùng với Giáo dân Công giáo Việt Nam khu vực Miền Tây thuộc TGP Melbourne hân hoan mừng vui đón mừng lễ Chuá Phục sinh.

Rất đông giáo dân đủ mọi thành phần dân Chuá trong khu vực đã tề tựu tại hội đường rất sớm. Có các cụ ông, cụ bà, các vị trung niên, thanh niên, thiếu nữ và các em nhỏ cùng đến tham dự thánh lễ Phục sinh. Do Linh mục Peter Hoàng phụ trách Giáo xứ Sunshine chủ tế.

Trên khu vực lễ đài, một hang đá làm mồ táng xác Chuá được dựng lên, có cả lính canh gác. Đối diện phiá dưới cuối khu vực lễ, nơi làm các nghi thức làm phép lưả và nước, nến Phục Sinh được thắp và Ánh sáng Chuá lan toả qua các đèn tay cuả một số giáo dân ngồi hai hàng bià ngoài đường lên lễ đài. Linh mục chủ tế giơ cao ngọn nến rước lên bàn thờ và trịnh trọng đặt nến Phục sinh vào chân nến cao có trang hoàng hoa lá.

Khi Kinh Vinh danh được Ca đoàn Têrêsa hát vang, cũng là lúc ánh đèn được bật sáng, và tại nơi mồ chôn xác Chuá nắp mồ bị mở tung để Chuá vinh hiển sáng láng sống lại trong sự khiếp sợ cuả những tên lính canh.

Chuá đã sống lại, mang niềm vui và hy vọng cho mọi người, đêm nay Cộng đoàn Công giáo Việt Nam khu vực Miền Tây nói chung và Cộng đoàn Thánh Phê Rô Sunshine nói riêng, vui mừng vì cũng được thông phần nhận ơn cứu độ từ Chuá Phục sinh ban an bình đến với nhân loại và mọi người trong công đoàn.

11/4/09.
 
Lễ Vọng Phục Sinh tại Cộng Đồng CGVN ở Sydney
Diệp Hải Dung
17:36 11/04/2009
SYDNEY - Tối thứ Bảy 11/04/2009 khoảng 3000 người đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.

Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp, mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô cùng với Bài Ca Mừng Vui Lên – Exsultet truyền thống uy nghiêm trong Đêm Vọng Phục Sinh.

Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh theo Phúc Âm của Thánh Marcô. Đức Giêsu chết và đã thật sự sống lại vinh hiển.

Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự và quý Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ và Thầy Đặng Đình Nên Phụ giúp Lễ.

Truớc khi kết thúc Thánh lễ, ông Đỗ Ngọc Việt Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, Thầy và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên đã phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ. Cha Tuyên Uý Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi ngưòi. Đặc biệt Cha cám ơn qúy anh chị em thiện nguyện viên trong Hội Đồng Mục Vụ đã giúp ích rất nhiều cho công việc tổ chức Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại công viên Paul Keating Park. Sau cùng Cha cũng mời gọi mọi người đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Thầy Đặng Đình Nên được phong chức Phó Tế vào Thứ Sáu tuần tới 17/04/2009 tại Giáo đoàn Mt. Pritchard và cầu nguyện cho 40 Tân Tòng sẽ được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội vào ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh.
 
Niềm vui Phục Sinh và con đường Tình Yêu
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
17:59 11/04/2009
CHÚA NHẬT PHỤC SINH

LỜI CHÚA: Gioan 20,1-9: Bài trích Phúc Âm theo thánh Gioan. Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ. Bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ khác được Đức Chúa GIÊSU yêu mến. Bà nói với các ông rằng: ”Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi. Ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.

SUY NIỆM

Ngày 8-5-1972, Linh Mục Stefano Gobbi - người Ý - được sức mạnh nội tâm thúc đẩy thành lập Phong Trào Linh Mục Đức Mẹ MARIA. Phong trào có 3 mục đích:

1/ Mời gọi các Linh Mục trên toàn thế giới tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ MARIA.
2/ Sống kết hiệp chặt chẽ với Đức Thánh Cha, với các Giám Mục và với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
3/ Dẫn đưa giáo dân tới chỗ tận hiến cho Khiết Tâm Đức Mẹ cũng như gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ.

Từ đó, Đức Mẹ MARIA thường xuyên gửi sứ điệp cho các Linh Mục thành viên Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu, qua trung gian Linh Mục Stefano Gobbi.

Xin trích dịch nguyên văn sứ điệp Đức Mẹ gởi các Linh Mục dịp Lễ Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh, Chúa Nhật 3-4-1994.

Ngày hôm nay các con hãy thông phần niềm vui với Mẹ Thiên Quốc của các con, đang sống giây phút phúc lành vì cuộc sống lại của Đức Chúa GIÊSU Con Mẹ.

Mỗi nỗi đau đớn của Mẹ được lắng dịu và mỗi vết thương được khép lại, ngay chính lúc Đức Chúa GIÊSU - trong vẻ huy hoàng của thân xác vinh hiển - tiến đến gần Mẹ, mở rộng vòng tay ôm trọn Mẹ và siết chặt Mẹ vào Trái Tim bị đâm thủng của Người. Từ nơi Trái Tim Người, tuôn ra nguồn sáng vô cùng mạnh mẽ, bao trùm Mẹ và nhận chìm Mẹ vào trong lòng biển cả hạnh phúc vô biên.

Ôi Con Mẹ đẹp biết bao, đẹp rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng của Thân Xác vừa vinh hiển vừa thần linh!

Từ đây xóa sạch mọi kỷ niệm đau thương của một thân xác bị lăng nhục và bầm dập, bị đánh đòn và đầy thương tích, bị đâm thủng bởi gai nhọn và đinh sắt, bị đóng treo vào thập giá và bị giết chết, bị tháo gỡ khỏi thập giá và bị mai táng trong mồ.

Giờ đây Thân Xác Người tràn đầy sinh lực và sức mạnh, rực sáng trong vẻ đẹp thần linh, phát ra ánh sáng huy hoàng và quyền uy, tỏa rộng luồng sáng siêu nhiên, tạo thành mối hòa điệu mới giữa sự sống và an bình. Thân Xác vinh hiển Người mở rộng như cái vuốt ve trìu mến che phủ mọi vết thương của nỗi đau đớn từ mẫu Mẹ.

Người Con và Người Mẹ lại cùng nối kết trong niềm vui duy nhất.

Đây là Niềm Vui PHỤC SINH.

Là niềm vui bao trọn toàn thể nhân loại, được tái lập thể theo chương trình của THIÊN CHÚA CHA.

Đây là niềm vui phục sinh, tràn xuống trên mọi thụ tạo, được canh tân và được cứu chuộc, nhờ hy lễ khổ đau vô biên của Người.

Đây là niềm vui phục sinh, xuyên thấu tận ngục sâu vực thẳm và giải thoát khỏi bóng tối sự chết các linh hồn những người công chính đang chờ đợi.

Đây là niềm vui phục sinh, chiếm trọn mỗi người, trở về như đứa con trong vòng tay từ ái của CHA trên Trời.

Đây là niềm vui phục sinh, làm nhẹ cuộc hành trình gian khổ của Giáo Hội trần thế. Giáo Hội được kêu mời ngày hôm nay hãy sống những giờ phút đau thương của vườn Giệtsêmani và của đỉnh đồi Calvario.

Đây là niềm vui phục sinh, len vào tận con tim từng người con dấu ái của Mẹ, nhờ thế, các con Mẹ được an ủi và được khích lệ sống thời kỳ thử thách của thanh luyện và gian khổ.

Đây là niềm vui phục sinh, chiếu sáng niềm hy vọng của các con và trao ban lời giải đáp chắc chắn cho sự chờ đợi lớn lao của tất cả mọi người.

Đây là niềm vui phục sinh, đi vào thời điểm các con và chuẩn bị thời điểm này bước vào biến cố trọng đại nhất của toàn thể lịch sử.

Bởi vì, cuộc Phục Sinh của lễ Vượt Qua, sẽ chỉ tìm thấy nét thành tựu viên mãn, khi nào Đức Chúa GIÊSU trở lại trong vinh quang, để thiết lập giữa các con Vương Quốc của Người; khi nào hết mọi người các con biết góp phần thực hiện thánh ý THIÊN CHÚA CHA; và khi nào vinh quang của THIÊN CHÚA Cực Thánh và Ba Ngôi được biểu dương cách hoàn hảo vẹn toàn.

... Tiếp theo là Sứ điệp Đức Mẹ MARIA gửi các Linh Mục nhân lễ Phục Sinh Chúa Nhật 16-4-1995.

Các con dấu ái, hãy vui lên với Mẹ, Người Mẹ Sầu Bi của cuộc Khổ Nạn và Người Mẹ được an ủi cùng vui mừng vì cuộc Phục Sinh của Con Mẹ.

Niềm vui của các con kết hiệp với niềm vui của các đạo binh thiên thần, đang phủ phục thờ lạy Đức Chúa GIÊSU Con Mẹ, trong khi Người xuất hiện trong vẻ đẹp huy hoàng thần linh của Người.

Niềm vui của các con kết hiệp với nỗi vui mừng của toàn thể triều đình Thiên Quốc, đang hân hoan đón rước Người Con THIÊN CHÚA, sống lại và ngự bên hữu THIÊN CHÚA CHA; cũng như niềm vui của những người công chính, chào mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh ngay trong nơi âm phủ vào lúc các vị được giải thoát.

Hôm nay toàn thể tạo vật lại trải qua những rung động mới của sự sống.

Hỡi toàn thể nhân loại, hãy reo lên niềm vui bao la, bởi vì, nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ đóng đinh, chết và sống lại, chúng ta chiêm ngắm sự khải hoàn của lòng từ bi THIÊN CHÚA.

Sự khải hoàn của lòng từ bi THIÊN CHÚA hoàn thành nơi việc trả nợ cho Công Lý THIÊN CHÚA, nợ mang lại do tội lỗi của các vị nguyên tổ khiến cho dòng dõi con cháu bị kết án.

Ngày hôm nay, nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh, toàn thể nhân loại lại trở về trong vòng tay dấu ái của CHA trên trời.

Đức Chúa GIÊSU tự hiến mình làm hy lễ chuộc tội, để cho Tình Yêu từ bi của THIÊN CHÚA CHA có thể tiếp nhận nhân loại - trong sự hiệp thông của sự sống - nhân loại từ đây được cứu chuộc và giải thoát.

Sự khải hoàn của lòng từ bi THIÊN CHÚA hoàn thành nơi cuộc toàn thắng của sự thiện trên sự ác, của Ơn Thánh trên tội lỗi, của Tình Yêu trên hận thù, và của sự sống trên sự chết.

Đức Chúa GIÊSU KITÔ ra khỏi mồ vinh hiển vạch ra con đường sáng cho toàn thể nhân loại, để nhờ đó, nhân loại có thể đáp trả hồng ân lãnh nhận từ nơi Ngài.

Đây là Con Đường TÌNH YÊU.

Kể từ đây, Tình Yêu được mời gọi chiến thắng trên ích kỷ và oán thù, chiến thắng trên bạo lực và chiến tranh, chiến thắng trên lạnh lùng và mọi chia rẽ.

Sự khải hoàn của lòng từ bi THIÊN CHÚA toàn thắng trên Satan và trên mọi thần lực sự dữ, bởi vì, ngày hôm nay đánh dấu thời điểm thất bại nặng nề của chúng.

Satan vẫn còn có thể hoạt động để đưa nhân loại đến sự đổ nát và hư mất, bởi vì, nhân loại luôn yếu đuối và mỏng dòn, mặc dầu nhân loại đã được cứu chuộc.

Nhưng sau cùng, cuộc toàn thắng khải hoàn sẽ thuộc về THIÊN CHÚA, bởi vì, Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng Cứu Chuộc duy nhất của các con.

Trong thời điểm cuối cùng này, cuộc chiến giữa sự lành và sự dữ, giữa Ơn Thánh và tội lỗi, giữa THIÊN CHÚA và Satan, đạt đến cường lực tột đỉnh của chúng.

Xem ra trong thời đại các con, Satan dành được chiến thắng, y như trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh xa xưa, khi Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị mai táng trong mồ.

Nhưng thật ra, chúng ta đang tiến đến gần thời điểm mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh sẽ xuất hiện trong mọi quyền lực vinh quang của Ngài, lúc đó, sự dữ sẽ bị hủy diệt, Satan sẽ bị thất trận mãi mãi và khi đó, sẽ xuất hiện trong vẻ huy hoàng nhất, cuộc khải hoàn của lòng từ bi THIÊN CHÚA trên thế giới.

(”Ai Sacerdoti figli prediletti della Madonna”, Centro Internazionale Movimento Sacerdotale Mariano, 23a Edizione Italiana, 1999, trang 986-987 / 1039-1041)
 
Đức TGM Huế cử hành thánh lễ mừng Chúa Phục sinh tại nhà thờ Phủ Cam Huế
Trương Trí
19:34 11/04/2009
HUẾ - Tối thừ bảy 11.04.2009, tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam - Huế, Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã cử hành Thánh lễ đồng tế mừng Chúa Kitô phục sinh.

Xem hình ảnh

Đúng 20 giờ, Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức làm phép nến Phục Sinh trước tiền đường nhà thờ và rước vào cung thánh, từ nến Phục Sinh cộng đoàn dân Chúa đã thắp lên và trong ánh nến lung linh, tiếng hát ngợi ca vinh danh Thiên Chúa vang lên với niềm hân hoan mừng Đức Kitô đã sống lại thật.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục đã nhấn mạnh việc các người phụ nữ ra mộ để viếng xác Chúa Giêsu, vì hôm trước vội vàng chôn lấp trong ngày Sabát. Trong lúc các bà vừa lo âu, vừa sợ hãi nhưng tình yêu Thiên Chúa trong các bà đã chiến thắng sợ hãi. Khi ra đến mộ các bà thấy tảng đá lấp mộ đã bị đẩy sang một bên, và có một chàng thanh niên chính là Chúa Giêsu đang ngồi đó, Đức Giêsu đã sống lại thật rồi. Ngài nói tiếp: cây nến Phục Sinh tượng trưng cho Chúa Kitô đang hiện diện giữa chúng ta.

Cũng trong thánh lễ Vọng Phục Sinh hôm nay, chúng ta vui mừng đón nhận các anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức, và bí tích Thánh thể để gia nhập Hội Thánh Chúa. Chúng ta cầu nguyện và luôn giúp đỡ các anh chị em khi đức tin còn non trẻ, giúp các anh chị sống đạo theo Thánh ý Chúa.

Sau đó, đích thân Đức Tổng Giám mục đã rửa tội và ban bí tích Thêm sức, ban ơn Chúa Thánh Thần cho các anh chị dự tòng. Cũng trong thánh lễ này, các anh chị em dự tòng đã vinh dự khi lần đầu tiên được tiến dâng lễ vật lên bàn thờ do Đức Tổng Giám mục đón nhận. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí uy nghi hương trầm và gần 100 em lễ sinh vây quanh cung thánh thật trang nghiêm và sốt sắng.

Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn và ngài cũng đã nói lời chúc mừng các anh chị dự tòng trong tiếng vỗ tay vui mừng của toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Cộng đoàn ra về trong lời chúc nhau mừng lễ Chúa Phục sinh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghe Radio tập thể !
An Mai
16:50 11/04/2009
NGHE RA-ĐI-Ô TẬP THỂ !

Trước đây, khi đến Mai Hoà, trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân sida giai đoạn cuối Soeur phụ trách Trung Tâm Mai Hoà có kể cho tôi nghe chuyện lạ ở Trung Tâm..

Chuyện là Soeur phục vụ nhiều nơi nhưng thấy xã của Trung Tâm đang ở đây phải nói là một xã quá nghèo ! Nghèo đến độ người dân ở đây không sắm nổi cái ra-đi-ô để nghe đài. Vì không có ra-đi-ô nghe nên cứ sáng sáng, chưa đến 5 giờ thì lại có tiếng phát ra từ chiếc loa sắt cho bà con nghe ra-đi-ô tập thể. Ngay trước cổng Trung Tâm Mai Hoà có một chiếc loa sắt thật to, âm thanh từ chiếc loa ấy có thể vang xa đến tận phòng hài cốt của bệnh nhân đặt ở phía cuối dãy nhà của Trung Tâm. Lo cho bệnh nhân sida từng miếng ăn, từng giấc ngủ nên Soeur cảm thấy lo cho bệnh nhân nên cứ sáng sáng khi cái loa sắt cứ như chỉa vào tai bệnh nhân làm bệnh nhân mất giấc là Soeur cảm thấy khó chịu.

Thấy thương bệnh nhân, Soeur nhờ tôi viết vài chữ kiến nghị với báo đài về những cái loa sắt trước Trung Tâm để giữ gìn giấc ngủ cũng như bảo vệ cái màng nhĩ của bệnh nhân. Tôi có viết vài lần kiến nghị ấy nhưng “theo năm tháng hoài mong thư gửi đi mấy lần đợi hồi âm không thấy”. Chắc có lẽ là chương trình nghe ra-đi-ô tập thể mang lại nhiều lợi ích cho bà con nghèo ở đây nên người ta cứ giữ phải truyền thống ấy !

Thoạt đầu thì nó làm cho Soeur khó chịu thật nhưng dần dần Soeur lại đồng cảm với cái nghèo nơi Soeur và cộng đoàn Soeur hiện diện nên rồi cũng quen. Không những quen nhưng một lần nữa, Soeur và những ai đến với Trung Tâm cảm thấu được cái nghèo, nghèo đến độ không có tiền mua được cái đài mà phải nghe đài từ những cái loa sắt phóng thanh âm ĩ.

Nhớ lại những ngày “nóng bỏng” ở Thái Hà. Các anh em lần đầu hiện diện ở Thái Hà ngạc nhiên khi mấy cái loa sắt phóng thanh cứ chĩa thẳng vào Nhà Thờ Thái Hà và Linh Địa Đức Bà, còn tôi, tôi không ngạc nhiên gì mấy vì những chiếc loa sắt ấy quá quen với vùng Củ Chi – nơi Trung Tâm Mai Hoà hiện diện. Thế mới thấy quận Đống Đa còn nghèo và phải dùng loa phóng thanh để bà con xung quanh đó nghe đài. Ở Thái Hà thích thật vì được nghe ra-đi-ô tập thể !

Cũng lạ ! Xem Tivi, nghe đài là quyền tự do của con người chứ đâu phải ép buộc nghe. Hình như chưa có luật nào bắt nghe đài hay xem Tivi nhưng ở Thái Hà lại phải nghe tập thể một cách bất đắc dĩ như vậy. Thử hỏi nhà ai có cái loa sắt chĩa ngay vào nhà mình thì nhà ấy sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào ? Không chỉ là nhà ấy mà những nhà xung quanh cũng chẳng tha thiết gì với cái chuyện nghe ra-đi-ô tập thể như vậy.

Không biết hữu tình hay cố ý mà cứ đến giờ cử hành Thánh Lễ thì chương trình phát thanh lại cứ phát ầm ĩ.

Vui nhất là loạt bài mạ lị và vu khống cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Loạt bài ấy người ta nêu cao tinh thần một vận động viên tôn trọng lá cờ tổ quốc thế nào vậy mà “ông” Kiệt lại coi thường tấm hộ chiếu Việt Nam, “ông” Kiệt không biết còn xứng đáng là công dân Việt Nam hay không ? Những âm thanh chát chúa và mạ lị ấy cứ phát tới phát lui mãi nhằm nhồi sọ những người dân nghèo ít học, bình dân. Dù cho có phát như thế nào đi chăng nữa nhưng làm sao che đậy được sự thật và công lý.

Được biết là không chỉ có ở Củ Chi hay Thái Hà nhưng nhiều nhà thờ khác nữa, cứ đến giờ cử hành Thánh Lễ thì chiếc loa sắt cứ kêu la inh ỏi, phá tan đi bầu khí trang nghiêm khi cử hành phụng vụ và các Bí Tích. Chỉ tiếc thay cho hành động của những người muốn phá hoại bầu khí trang nghiêm của hoạt động tôn giáo.

Sau ngày ra trường, về giúp mục vụ ở Cần Giờ mới thấy thương Cần Giờ hơn. Cần Giờ quả là nghèo thật ! Không chỉ ở xã An Thới Đông phải nghe đài công cộng nhưng ngay thị trấn Cần Thạnh cũng thế. Cứ ngày ngày hai buổi sáng chiều dù muốn nghe hay không muốn nghe cũng được cái loa phóng thanh chĩa ngay vào tai.

Ở Doi Lầu - Tắc Cá Cháy (Cần Giờ), có gia đình kia không biết có đồng ý hay không đồng ý để rồi cho người ta treo cái loa sắt. Ấy vậy là mấy nhà xung quanh nhỏ to rằng không biết nhà ấy mỗi tháng nhận được bao nhiêu mà cho gắn cái loa inh ỏi như vậy ? Phản ứng như vậy cũng đủ hiểu được rằng dù nghèo đi chăng nữa nhưng người dân ở chỗ đấy không thích nghe ra-đi-ô tập thể như vậy. Nghe hay không nghe là quyền tự do của mỗi gia đình, của mỗi người.

Cũng chẳng biết là “hên” hay “xui” đây ! Ngay nhà thờ An Thới Đông - Cần Giờ được “cơ may” có mấy cái loa sắt chĩa vào.

Cứ mỗi buổi sáng, 4 giờ 45 phút là chương trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Nhân Dân Thành Phố HCM được phát cho đến hơn 6 giờ mới chấm dứt. Dãy nhà các cha ở cũng “được" nghe nhưng không “sướng” bằng các Soeurs. Các Souers không chỉ được nghe mà con nghe một cách hết sức là rõ ràng. Nhờ bộ loa sắt ngay nhà thờ ấy mà các em khuyết tật cũng như các em chậm phát triển được Cộng đoàn Giáo Điểm truyền giáo cưu mang cũng được nghe theo !

Nhờ mấy cái loa sắt ấy mà các Soeurs không phải sắm ra-đi-ô. Dẫu sao cũng phải cảm ơn những người có sáng kiến cho xã nghe đài công cộng. Không chỉ không mất tiền mua ra-đi-ô mà còn giảm được lượng điện năng tiêu thụ nếu như mỗi gia đình có ra-đi-ô !

Trước tết, có chương trình chăm lo cho người nghèo đặc biệt mừng Tết là phát 400 chiếc TV hiệu TCL cho bà con nghèo ở đây. Đi thăm những căn nhà mái và vách đều lá mà nay có chiếc TV cũng đỡ tủi thân cho người nghèo trong dịp Tết. Giá như mà có ân nhân nào đó cho ra-đi-ô nữa thì khi ấy bà con được tự do hơn trong việc nghe đài chứ không phải như hiện nay là phải nghe chung như vậy.

Sáng sáng, chiều chiều sau khi nghe đài phát ra từ những chiếc loa sắt ấy tôi lại càng cảm thương bà con nghèo ở xã nghèo này hơn. Ước gì bà con có ra-đi-ô ở mỗi gia đình để được nghe tin tức một cách tự do hơn. Chứ nếu cứ nghèo mãi như thế này lại phải nghe ra-đi-ô tập thể như “ngắm trăng tập thể” như thời ở chiến khu xưa vậy !

Tạ ơn Chúa ! Cảm ơn Mẹ Nhà Dòng đã gửi con về cái xã nghèo này để một lần nữa con được đồng thân đồng phận với người nghèo hơn !

Xin Chúa thương đến vùng nghèo này và xin thương cho có nhiều tấm lòng thơm thảo gửi tặng mỗi gia đình một chiếc ra-đi-ô để không còn cái cảnh nghe ra-đi-ô tập thể như hiện tại nữa.
 
‘Luật sư giỏi’ tẩy chay ‘ban chấp hành’ Liên đoàn Luật sư Việt nam
Người Việt
22:29 11/04/2009
HÀ NỘI (TH) - Theo Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc Nguyễn Văn Thảo, dù đã động viên nhiều luật sư giỏi tham gia ban chấp hành Liên Ðoàn Luật Sư nhưng họ “từ chối vì bận công việc.”

Báo điện tử VietNamNet tường thuật như vậy nhân có cuộc họp chuẩn bị cho việc thành lập “Liên Ðoàn Luật Sư” toàn quốc.

Lời than phiền này ám chỉ sự tẩy chay của giới luật sư tại Việt Nam trước các áp đặt của đảng và nhà nước CSVN đối với một tổ chức chuyên môn là hoạt động trên nguyên tắc là độc lập với guồng máy công quyền và guồng máy đảng.

Lời than phiền của Nguyễn Văn Thảo đưa ra trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày Thứ Sáu về việc sắp sửa tổ chức “Ðại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất từ 10 Tháng Năm đến 12 Tháng Năm tới” và dẫn tới sắp xếp ghế cho những người cầm đầu.

Chuẩn bị cho đại hội đó, chế độ Hà Nội đưa người vốn không thuộc giới luật sư chuyên nghiệp vào nắm tổ chức “lâm thời” mà Luật Sư Ðoàn Sài Gòn tẩy chay nói làm như vậy là áp đặt, là trái luật.

Ba người đó là Lê Thúc Anh, nguyên phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao được “cơ cấu” làm chủ tịch lâm thời tổ chức luật sư toàn quốc. Hai phó chủ tịch là nguyên vụ trưởng Vụ Bổ Trợ Tư Pháp, Bộ Tư Pháp Nguyễn Văn Thảo và nguyên phó ban nội chính trung ương Trần Ðại Hưng. Hai người sau này cũng là những người được “cơ cấu” vì là những đảng viên CSVN được tin cậy.

Cái đại hội sắp được tổ chức đó, thay vì do các luật sư bầu cử trực tiếp các người cầm đầu thì cũng lại được Bộ Tư Pháp CSVN “cơ cấu” để 91 đại biểu bầu lấy theo kiểu “đảng cử đại biểu bầu.”

Nguyễn Ðăng Trừng, thủ lãnh Luật Sư Ðoàn Sài Gòn đã lên tiếng phản đối rằng đó là sự áp đặt và trái luật. Vì vậy, ông gửi thư cho Bộ Tư Pháp CSVN thông báo cá nhân ông cũng như Luật Sư Ðoàn Sài Gòn sẽ không cử đại biểu tham dự.

Giữa Tháng Bảy năm ngoái, “Ban chỉ đạo Ðại Hội Ðại Biểu Luật Sư Toàn Quốc” thông báo quyết định không cho ông Trừng rút tên khỏi “hội đồng.” Tuy nhiên, ông Trừng “tái khẳng định” quyết định của mình bằng cách gửi một văn thư cho bộ trưởng tư pháp nêu các lý do chống đối.

“Ðây là một tổ chức nghề nghiệp nên quá trình bầu cử phải dân chủ. Chủ tịch liên đoàn phải do tất cả các đại biểu bỏ phiếu bầu. Thực tế lại không được như vậy.” Ông viết.

Cách xếp đặt để nắm đầu đám luật sư cả nước là, kỳ đại hội này sẽ bầu ra một ban lãnh đạo gồm hội đồng luật sư toàn quốc với 91 thành viên, bầu ra ban thường vụ và các vị trí chủ chốt như chủ tịch, phó chủ tịch liên đoàn luật sư, tổng thư ký... Tất cả đều được chế độ Hà Nội “cơ cấu” sẵn mà các đại biểu tại đại hội chỉ “nhất trí.”

Người ta nhìn thấy những người như Lê Thúc Anh được “cơ cấu” “lâm thời” bây giờ, tuy không làm luật sư ngày nào và cũng đã bị Luật Sư Ðoàn Sài Gòn từ chối cho gia nhập vì không đủ tiêu chuẩn như Luật Luật Sư qui định, sẽ là người nhìn thấy sẽ cầm đầu cả cái liên đoàn sắp ra đời.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài RFA trước đây, ông Ðoàn Viết Hoạt nói ông bị bỏ tù mấy chục năm trước trong một phiên xử do Lê Thúc Anh làm thẩm phán. Ông này cũng từng làm thẩm phán xử một số người đấu tranh dân chủ khác như ông Nguyễn Ðan Quế. Họ bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” với các bản án nặng nề.

Trong một bài báo hồi Tháng Tám năm ngoái, VietNamNet loan tin giới luật sư đã bị đám quan quyền của tòa án “hành” và không được đối xử đúng luật. Một luật sư yêu cầu giấu tên nói với Người Việt rằng, muốn kiếm tiền nhiều và dễ dàng bằng nghề luật sư ở Việt Nam cách tốt nhất là “chạy án” tức ăn chịu với thẩm phán và công an tư pháp.

Hà Hùng Cường, bộ trưởng tư pháp nhìn nhận ngày 28 Tháng Chín, 2008 qua một bản tin của VietNamNet: “Vẫn còn trường hợp cơ quan điều tra địa phương gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của luật sư, thậm chí ngay trong xét xử án vẫn chưa có nhiều cơ hội cho luật sư nêu rõ quan điểm lập luận của mình, chưa thực sự thể hiện vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự.”

Ngày 5 Tháng Mười Một, 2007, thông tấn xã chính thức CSVN đưa tin Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước CSVN trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Nhật Bản Asahi đã nói rằng CSVN “Ðiều chỉnh hệ thống luật pháp phù hợp với luật quốc tế.”

Nhưng tới nay, những gì đang xảy ra cho thấy hoàn hoàn ngược lại. Vụ bỏ tù các người đấu tranh dân chủ, vụ xét xử giáo dân Thái Hà, vụ cấm cản và rút giấy phép của văn phòng luật Pháp Quyền của Luật Sư Lê Trần Luật chứng tỏ lời nói và việc làm của chế độ Nguyễn Minh Triết “không phù hợp với thông lệ quốc tế.”

Theo các con số gần đây, Việt Nam có 1,500 văn phòng và công ty luật với 5,334 luật sư. Như vậy, tỷ lệ luật sư ở Việt Nam là 1/20,000 người dân, trong khi ở Mỹ, con số này là 1/250 và Singapore là 1/200.

(Nguồn: Người Việt Online, Friday, April 10, 2009 )
 
Nhân Quyền Việt Nam: Điên đầu và rêm mình Cộng sản Hà Nội
Vi Anh
22:33 11/04/2009
Sắp tới đây CS Hà nội sẽ điên đầu và rêm mình với vấn đề Nhân Quyền VN trước Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Thực vậy, ngày 8 tháng 5 sắp tới Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ) của LHQ sẽ mở cuộc kiểm điểm định kỳ toàn cầu tại Geneva. Một cuộc kiểm điểm định kỳ 4 năm một lần. Có 192 quốc gia thành viên LHQ tham dự. Bất cứ nước nào dù không có chân trong HĐNQ đều được chất vấn. Kể cả các hội đoàn ngoài chánh quyền cũng được đặt vấn đề nhân quyền của bất cứ nước nào thuộc LHQ. Nhà cầm quyền CS Hà nội ( CSHN) lần đầu tiên phải tham dự. Vì nhân quyền là một giá trị phổ quát của Nhân Loại, một vấn đề có tính toàn cầu, thế giới không thể làm ngơ trước tệ trạng vi phạm nhân quyền trầm kha và trầm trọng của CS Hà nội. Nên không phải chỉ có Mỹ mà hầu hết các nước trên thế giới nhứt là các siêu cường ở Aâu châu, Bắc Mỹ và Uùc châu, đều biết, đều bất bình với tệ trạng vi phạm nhân quyền ở VN. Do vậy nhà cầm quyền CS Hà nội sẽ phải đối phó trước những chất vấn hóc búa. Cuộc kiểm điểm này ngoài vấn đề mang tai tiếng xấu, CSHN còn có thể bị những ảnh hưởng xấu đến ngoại giao và giao thương.

Nhìn sự chuẩn bị của phái đoàn Mỹ có thể thấy những hậu quả bất lợi ấy đang chờ đón CSHN. Trong cuộc kiểm điểm này, không phải chỉ có Bộ Ngoại Giao đại diện cho chánh quyền có tiếng nói. Mà có tiếng nói của người dân nữa. Tại nước Mỹ nơi có gần hai triệu công dân Mỹ gốc Việt, Quốc Hội, trái tim và khối óc của đất nước và nhân dân Mỹ. Quốc Hội chuẩn bị trước cho việc đi dự cuộc kiểm điểm liên quan đến vấn đề nhân quyền VN. Ngày 1 tháng Tư các dân biểu theo sát và am tường vấn đề nhân quyền VN mở cuộc hội thảo để lấy ý kiến của các đoàn thể nhân dân. Có mặt hầu hết những vị nắm vững tệ trạng nhân quyền trong nước VN, như DB Zoe Lofgren, Chris Smith, Joseph Cao. Các viên chức đại diện các đoàn thể đấu tranh cho Nhân Quyền VN đền dư như Chủ Tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer, đại diện các tổ chức cộng đồng Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, như Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới. nhiều viên chức đại diện các toà đại sứ Hoà Lan, Áo, Mexico, Bulgary, Rumany, Estonia cũng đến tham gia buổi hội thảo.

Nhiều ký giả, blogger, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền VN trong nước cũng ngoài nước ở xa không đến dự được thì gởi quí vị dân biểu Mỹ cùng đại diện Mỹ sẽ đi dự cuộc kiểm điểm định kỳ toàn cầu của HĐNQ của LHQ bắt đầu vào ngày 8 tháng 5 tại Geneva, để đặt vấn đề với CS Hà nội.

Trong cuộc hội thảo, những vi phạm nhân quyền chánh của CS Hà nội đều được nêu ra, thảo luận và đúc kết thành một bản câu hỏi. Chủ Tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer nhận định, "Tôi chưa thấy những tiếp cận nghiêm túc từ phía chính phủ Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền trong mấy năm qua. Họ chưa làm những gì mà họ cần phải làm. Tôi nghĩ rằng, phương cách nhiều đề tài sẽ được đưa ra tại Geneva sắp câu hỏi này sẽ được chẳng những phái đoàn Mỹ chất vấn và còn vận động các nước và tổ chức quốc tế đặt vấn đề với CSHN. Về tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn, và quyền công dân được tự do phê bình chính phủ một cách ôn hòa. Đây là những nhân quyền được nhân quyền quốc tế bảo vệ và tranh đấu nhưng lại là những vấn đề CS Hà nội vi phạm có hệ thống, có tổ chức, và liên tục.

Đưa ra những bắng cớ cụ thể như "Tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn đọng; chẳng hạn linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn ở tù, tình trạng đối xử với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với Cao Đài, với Hoà Hảo, và nhiều cộng đồng tôn giáo khác, vẫn còn rất nhiều vấn đề... " Việc nhà cầm quyền CS Hà nội tiếp tục cầm tù các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân một cách vô căn cứ chính là hành động làm nhục bất cứ ai tin tưởng vào nhân quyền.

Đọc đến đây, hẳn có người nói, đã không biết bao nhiêu lần, không biết bao nhiêu tổ chức than phiền, phản đối, cáo gíac CS Hà nội vi phạm nhân quyền rồi. Mỹ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Thụy Sĩ, Na-uy đã đặt vấn đề nhiều lần rồi, có quá nhiều các cuộc đối thoại nhân quyền với CS Hà nội rồi. CS Hà nội cũng như Bắc Kinh lúc nào cũng cãi chày cãi cối, cứ lì ra đó. Chẳng ai làm được gì coi cho ra hồn cả. Dù đã đặt bút ký và phê chuẩn tất cả văn kiện nhân quyền của LHQ, CS Bắc Kinh và Hà nội vẫn viện lẽ không thể áp đặt quan niệm quan niệm nhân quyền của Tây Phương lên họ, mỗi nước có tình hình riêng và hoàn cảnh riêng. Thì dù có bao nhiêu nước, bao nhiêu tổ chức chất vấn họ trong cuộc kiểm điểm Nhân Quyến định kỳ toàn cầu tại Geneva này, thì cũng như nước đổ lá khoai thôi.

Đúng không ai biết được tác dụng của cuộc kiểm điểm này đối với CS Hà nội. Nhưng có một điều có thể biết chắc được, là, cuộc kiểm điềm này sẽ quốc tế hoá những vi phạm nhân quyền của CS Hà nội, một cách công khai, chánh thức, bằng định chế quốc tế. Nó khác với những can thiệp song phương giữa các Mỹ và Hà nội như hồi đó tới giờ. LHQ bắt buộc phải quan tâm nhiều hơn.

Các siêu cưòng và các quốc gia thành viên LHQ cũng thế sẽ dè đặt hơn với CS Hà nội. Thật là dị hợm, khó coi một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, một hội viên của WTO như CSHN lại là thành phần sát thủ nhân quyền ghê ghớm như vậy. Do đó giao thương của CSHN có thể liên kết với vấn đề kinh tế với chánh trị. Do đó CS HN nội gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tạo thế đứng trên chánh trường thế giới, điều mà CS Hà nội rất cần trước sức bành trướng của TC.

Trên phương diện nhà cầm quyền, cuộc kiểm điểm nhân quyền quốc tế định kỳ sẽ giúp bảo đảm, củng cố các cuộc đối thoại nhân quyền song phương của các nước với Hà nội trong tương lai sẽ có kết quả hơn vì Hà nội ngại vấn đề sẽ bị đưa ra quốc tế. Đối với dân chúng VN, đây là cách chứng tỏ quốc tế không bỏ quên nhân quyền của người Việt và người Việt không đấu tranh cô đơn, nhà cầm quyền không thể bưng bít những chà đạp nhân quyền của họ.

Cho đến bây giờ người ta chưa thấy CS Hà nội có sáng kiến mới nào để đối phó, trừ những lý luận sáo mòn đã sử dụng như kinh nhựt tụng. Đây cho đến 8 tháng 5, CS Hà nội sẽ điên đầu tìm cách đối phó. Và trong hội nghị, nhứt định CS Hà nội sẽ rêm mình với những chất vấn.

Hèn chì đã khá lâu rồi, một nhà ngoại giao của CS đã từng đóng góp rất nhiều trong việc thành lập bang giao giữa Hà Nội và Washington, đã hơn một lần than: vấn đề nhân quyền VN và quốc kỳ VN Cộng Hoà là những "trở ngại trung tâm trong bang giao. Không sai, vấn đề nhân quyền VN đã trở thành vấn đề quốc tế. Quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ dù chánh quyền không còn nhưng người Việt hải ngoại xem như hồn thiêng sống núi VN, được chánh quyền điạ phương ở nơi có người Việt định cư công nhận ngày càng nhiều. Trong khi cờ CS Hà nội có bang giao với Mỹ mà chỉ thấy loe hoe như gián ngày ở 3 nơi Liên Hiệp Quốc,Toà Đại sứ và Toàn Tồng Lãnh sự!

(Nguồn: Việt Báo Thứ Bảy, 4/11/2009)
 
Xã hội đen hay chính quyền đỏ
Bắc Phong
23:50 11/04/2009
Xem đoạn Vidéo Clip “Xã hội đen tác oai tác quái giữa ban ngày”, do bạn đọc cung cấp cho VietnamNet, chợt giật mình nhớ lại chuyện xảy ra tại giáo xứ Thái Hà đêm 21/9/2008. Cả hai sự kiện có nhiều sự trùng hợp và có những mối liên quan.

Khoảng 13giờ 30, ngày 2/4/2009, một toán côn đồ gồm khoảng 30 tên, với mã tấu, dao, kiếm đã tới khu tập thể B3 Kim Liên gây rối và chém bị thương nhiều người, cảnh sát 113 tới nhưng lực lượng mỏng chỉ có hai người nên đám người vẫn hung hăng, mãi nửa tiếng sau (khoảng 14giờ) công an phường Kim Liên mới tới, sau đó ít phút thì các côn đồ tản ra mỗi người một hướng.

Đêm 21/9/2008, khoảng 300 tên, phần lớn là con nghiện, dưới sự hỗ trợ của cảnh sát đã tới bao vây Tu viện Thái Hà, với kim tiêm, gậy, đòi giết Tổng Giám mục Kiệt và linh mục Vũ Khởi Phụng. Cũng may, tu viện kín cổng cao tường nên đám người hôm đó đã không thể xâm nhập hoặc đã được chỉ đạo “không được xâm nhập” nên đã không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Khi sự việc xảy ra, các linh mục trong tu viện đã gọi điện thoại cho 113, nhưng cảnh sát 113 không tới; gọi điện cho công an thành phố và công an quận, thì một lúc rất lâu họ mới tới và sau khi tới cũng phải cả tiếng đồng hồ sau đám đông mới từ từ diễu hành về Công an phường Ô chợ Dừa chia tiền và ăn mừng thắng lợi.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai sự kiện, một xảy ra ban ngày, một xảy ra ban đêm; một do “xã hội đen”, một do “xã hội đỏ”.

Nhiều người xem xong đoạn Vidéo Clip “xã hội đen tác oai tác quái giữa ban ngày” tại khu tập thể B3 Kim Liên, đã tặc lưỡi bảo: “Thực ra, Công ty Cổ phần Sông hồng cũng chỉ học bài học mà chính quyền Hà Nội đã làm với giáo xứ Thái Hà mà thôi. Cha mẹ của dân thuê côn đồ, con nghiện tới phá phách tu viện, nơi tu hành, thì làm sao dạy bảo được dân. Thật ra, sự kiện xảy ra tại khu tập thể B3 Kim Liên, chưa chắc đã do xã hội đen mà có khi chính bọn “xã hội đỏ” làm chuyện đó đấy. Vẫn chuyện cướp đất mà”.

Cổ nhân nói: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Sự kiện xảy ra ngày 2/4/2009, tại khu tập thể B3 Kim Liên, là hệ quả tất yếu một giai đoạn lịch sử dân tộc, khi chính quyền - công bộc của dân, bất chấp pháp luật, bất chấp nhân tâm, dùng mọi thủ đoạn để đàn áp dân mà trong đó, rất hay dùng côn đồ để trấn áp dân.

Tại Việt Nam, xã hội đen hay chính quyền đỏ thì cũng chỉ là một.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thư Liên Đoàn Chúc Mừng Phục Sinh 2009 & Thông Báo Sinh Hoạt
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm,
15:47 11/04/2009
Thư Chủ Tịch Liên Đoàn Chúc Mừng Phục Sinh 2009 & Thông Báo Sinh Hoạt

Kính thưa quý Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục,
Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Ông Bà Anh Chị Em,

Chúng ta cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ vừa trải qua 40 ngày Chay Thánh tốt lành và thánh thiện qua những việc: cầu nguyện, ăn chay hãm mình và làm việc bác ái, để thông công với những đau khổ và hy sinh mà Chúa Kitô đã phải gánh chịu vì yêu thương nhân loại, cũng như vui mừng và hy vọng với việc Phục Sinh trong vinh quang của Ngài hơn hai ngàn năm về trước. Xin Chúa Kitô Phục Sinh chúc lành, ban nhiều ân sủng và an bình xuống trên tất cả quý vị và gia quyến.

Chúng con Xin thông tin các dịp Hành Hương và Đại Hội sắp diễn ra. Kính mời quý vị đến tham dự các chương trình thích hợp. Đây là những sinh hoạt có chiều kích Tâm Linh phục vụ cho Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam trên Hoa Kỳ, đồng thời là những cơ hội thuận tiện để mọi người ở khắp nơi quy tụ về gặp gỡ nhau, vui chơi, an nghỉ trong Chúa và Đức Mẹ.

A- CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG & ĐẠI HỘI:

1. HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG KỲ II, THỦ ĐÔ WASHINGTON D.C., từ ngày 18-20 tháng 6, 2009, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thủ Đô Washington D.C. (Nếu dự tính đi tham quan thắng cảnh xin về 2 ngày trước đó). Chúng ta hân hoan đón chào Đức Sứ Thần Tòa Thánh TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt, cùng các quan khách Mỹ-Việt, tham dự. Trưởng Ban Tổ Chức: LM Nguyễn Đức Vượng, Phó Ban: Giáo Sư Bùi Hữu Thư, cùng với sự hợp tác của nhiều Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Giáo Dân trong các Thánh Lễ, Hòa Giải, Chầu Thánh Thể, các buổi Hội Thảo và Văn Nghệ. Chương trình Hành Hương được tổ chức gọn, nhẹ nhưng nặng về chiều sâu, đã được nhiều người tham dự lần trước hết lời khen ngợi và khuyến khích tiếp tục tổ chức.

2. ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM - VYC III, 3-5 tháng 7, 2009, California State University Long Beach, 1250 Bellflower Blvd., Long Beach, CA. Trưởng Ban Giới Trẻ Liên Đoàn: LM. Đồng Minh Quang hiệp cùng Trưởng Ban Tổ Chức: Anh Nguyễn Mạnh Chí, và nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, cùng các bạn trẻ trên Hoa Kỳ. Đại Hội được chuẩn bị rất công phu, với nội dung phong phú đặc biệt dành riêng cho Giới Trẻ, và được sự khuyến khích và trợ giúp của nhiều chức sắc đạo đời và các vị mạnh thường quân.

3. ĐẠI HỘI PHÓ TẾ VĨNH VIỄN VIỆT NAM (dành riêng cho Phó Tế), từ ngày 31 tháng 7 và 1,2 tháng 8, 2009, Marywood Pastoral Center, 2811 East Villa Real Dr., Orange, California. Trưởng Ban Tổ Chức: PT. Nguyễn Ánh và Ban Chấp Hành Cộng Đồng Phó Tế. Đây là dịp các Phó Tế cùng Phu Nhân về với nhau trong ít ngày để nâng đỡ Ơn Gọi Phục Vụ và sống đời sống Gia Đình.

4. ĐẠI HỘI THÁNH MẪU MISSOURI, LẦN THỨ XXXII, 6-9 tháng 8, 2009, do Tỉnh Dòng Đồng Công tổ chức, 1900 Grand Ave., Carthage, Missouri. Một Đại Hội tôn vinh Thiên Chúa và Đức Mẹ, với sự tổ chức quy mô, trật tự cùng nhiều chương trình: Thánh Lễ, Chầu, Giải Tội, Hội Thảo các Giới, Văn Nghệ... quy tụ nhiều chục ngàn người Việt Nam về tham dự hàng năm. Khách hành hương còn được thưởng thức các món ăn đặc sản do nhiều nơi mang tới.

5. ĐẠI HỘI LINH MỤC VIỆT NAM - Hành Trình Emmaus III, (dành riêng cho Linh Mục Việt Nam) 24-27 tháng 8, 2009. Điạ Điểm: Marriott Hotel, 2700 Mission College Blvd., Santa Clara, CA 95050. Phone: 408-988-1500, (Cách San Jose International Airport 15 phút). Trưởng Ban: LM. Phan Quang Cường, với sự cộng tác và yểm trợ của Ban Chấp Hành Miền Tây, cùng nhiều nam nữ Tu Sĩ và giáo dân. Chương trình rất phong phú, hữu ích và thoải mái: vừa giúp các Linh Mục hiểu sâu thêm về những công việc Mục Vụ ngày càng thêm đa dạng và phức tạp, vừa là dịp để anh em Linh Mục về gặp gỡ, vui chơi, thăm viếng các thắng cảnh địa phương, thắt chặt thêm tình huynh đệ Linh Mục. Đại Hội sẽ có dịp đón tiếp các Đức Cha Oscar A. Solis, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu & Thái Bình Dương trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Địa Phận Orange và các Giám Mục khác.

6. ĐẠI HỘI & HÀNH HƯƠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG: Ngoài ra, mỗi địa phương đều có tổ chức các Đại Hội & Hành Hương hằng năm. Xin xem các thông tin tại địa phương.

Chúng con đã gởi thư thông tin đầy đủ các sinh hoạt nêu trên đến tất cả các vị Hồng Y, Giám Mục Hoa Kỳ và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong tinh thần Hiệp Thông, cũng như đến tất cả quý Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn. Nhiều vị đã gởi thư hồi âm, bày tỏ sự hài lòng và hết lời khen ngợi, vì những chương trình nói trên rất hữu ích cho đời sống Đạo và Mục Vụ cho người Công Giáo Việt Nam sống trên Hoa Kỳ. Các Giám Mục cũng gởi lời chào thăm đến những người tham dự, đồng thời chúc lành cho các chương trình của chúng ta. Một số Đức Cha thông tin: sẽ cho loan báo rộng rãi các sinh hoạt nói trên của chúng ta trong Giáo Phận ngài, và khuyến khích mọi người về tham dự.

Thay mặt Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn, chúng con chân thành cám ơn các Ban Tổ Chức đang nỗ lực chuẩn bị nhằm mang lại những lợi ích thiêng liêng cho Cộng Đoàn Dân Chúa tại Hoa Kỳ.

B- THÔNG BÁO:

1. Website mới của Liên Đoàn: Sau nhiều tháng ngày chuẩn bị, xin thông báo: Liên Đoàn hiện có Website MỚI tại: www.liendoanconggiao.net, với chủ trương phục vụ Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam trên Hoa Kỳ về các phương diện Tâm Linh, Nhân Bản, và Văn Hóa. Thêm vào đó, để giúp cho việc liên lạc và thông tin dễ dàng, website đang đưa lên các danh sách Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Linh Mục, Phó Tế, Nữ Tu...Việt Nam tại Hoa Kỳ, và sẽ liên tục cập nhật. Ngoài ra, website Liên Đoàn cũng nối kết rộng rãi với các website chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Radio Vatican, Truyền Thông Công Giáo, những dòng tu, hội đoàn, phong trào.

Tưởng cũng nên biết, các Chương Trình về các Hành Hương & Đại Hội nêu ở trên, cũng như các sinh hoạt khác trong Liên Đoàn, đang đưa lên trên trang Web của Liên Đoàn. Kính mời quý vị thăm viếng: www.liendoanconggiao.net

2. Hội Nghị Các Cố Vấn Quốc Gia trong Tiểu Ban Á Châu & Thái Bình Dương thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Sẽ được tổ chức từ ngày 17-20 tháng 5, 2009 tại Crowne Plaza Hotel- Silicon Valley ở San Jose, California. Hội Nghị lần này đặt ra những mục tiêu như sau:

- Cổ vũ một sự hiểu biết và tri ân lẫn nhau trong việc Truyền Giáo và đưa ra các kế hoạch Mục Vụ.

- Cùng vạch ra các kế hoạch mục vụ cụ thể mang tầm vóc quốc gia cho công cuộc truyền giáo cho người Công Giáo gốc Á Châu và Thái Bình Dương.

- Tham vấn cho những vị đại biểu về nhu cầu, sự hỗ trợ và sự lãnh đạo chuẩn bị cho Đại Hội Công Giáo Á Châu & Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2011, để kỷ niệm 10 năm ra đời của Bản Tuyên Ngôn Mục Vụ: Sự Hiện Diện của Người Gốc Á Châu và Thái Bình Dương: Hòa Nhịp Trong Đức Tin.

Vừa mới đây, Đức Giám Mục Oscar A. Solis, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu & Thái Bình Dương của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã đại diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi thư chính thức bổ nhiệm chúng con làm Cố Vấn Quốc Gia (National Adviser) đặc trách về người Công Giáo sắc dân Việt Nam trên Hoa Kỳ cho Tiểu Ban này. Chúng con trong cương vị này sẽ tham dự Hội Nghị và tường trình về những Chương Trình Sống Đạo và sinh hoạt Mục Vụ của người Công Giáo Việt Nam trên Hoa Kỳ, đồng thời đóng góp ý kiến cho các mục tiêu nêu ở trên. Được biết, hai Đức Giám Mục: Oscar A. Solis và Mai Thanh Lương sẽ tham dự Hội Nghị cùng với các Cố Vấn Quốc Gia, Giám Đốc Điều Hành các Văn Phòng Á Châu & Thái Bình Dương và Mục Vụ Đa Chủng Tộc tại các Địa Phận. Tổng cộng sẽ có khoảng 40 đại biểu tham dự Hội Nghị.

Trước đó, vào ngày thứ bảy, 9 tháng 5, 2009, Tiểu Ban này cũng sẽ tổ chức một cuộc Hành Hương thường niên dành cho Các Sắc Tộc, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC. Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, Đệ Nhất PCT Liên Đoàn, làm Trưởng Phái Đoàn tham dự. Cha đang điều hợp nhân sự ở các cộng đồng VN lân cận để đóng góp vào các chương trình và sinh hoạt, nói lên sự gắn bó của Liên Đoàn với các sắc dân khác nhau.

Kính thông báo,
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tin Đáng Chú Ý
Khai thác bauxite là 'không hợp pháp'
BBC
23:03 11/04/2009
Nhà văn Nguyên Ngọc là người gắn bó và rất am hiểu về Tây Nguyên

Việc khai thác bauxite nhôm ở Tây Nguyên vừa "không hợp pháp", vừa gây nhiều tác hại khôn lường về nhiều mặt - theo nhà văn Nguyên Ngọc, một trong các chuyên gia về Tây Nguyên, sau khi tham dự hội thảo về bauxite hôm 9/4.

Nói chuyện với đài BBC, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định Việt Nam nên thay đổi chiến lược phát triển lâu dài, thay vì lối tư duy "đào tài nguyên lên bán mà ăn" như hiện nay.

Phản bác lại kết luận của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - vốn lặp lại lời của cấp trên Nguyễn Tấn Dũng khi trước - rằng khai thác bauxite nhôm ở Tây Nguyên là chủ trương "đúng đắn", nhà văn Nguyên Ngọc nói:

Nhà văn Nguyên Ngọc: Theo tôi, cân nhắc tất cả các mặt của chương trình này, thì tôi có nói trong hội thảo là tôi đồng ý với ý kiến của đại tướng Võ Nguyên Giáp, là không nên khai thác, không nên làm cái đó. Nó là về nhiều mặt.

Về chiến lược phát triển lâu dài, thì có lẽ Việt Nam cũng đã đến lúc không nên đi theo cái lối khai thác tài nguyên, cứ đào tài nguyên lên bán mà ăn nữa. Cái giai đoạn đó có thể là một thời gian đầu nào đó, nhưng mà bây giờ đã đến lúc mình phải nghĩ đến phát triển kiểu khác, chứ không phải cứ đào tài nguyên lên bán mà ăn.

Cái thứ hai là tính toán về hiệu quả kinh tế, thì như trong hội thảo nhiều chuyên gia đã nói, và tôi theo dõi chương trình này tôi cũng biết, tức là hiệu quả kinh tế của nó là rất tiêu cực, thậm chí là lỗ.

Thứ ba nữa là về vấn đề môi trường, công nghệ là không đảm bảo được; nhất là về môi trường: những cái ô nhiễm, đối với rừng, với đất đai - đặc biệt đối với nước ở Tây Nguyên rất là khó khăn, rất là thiếu. Thì giải đáp của các chủ đầu tư về những vấn đề đó hiện nay là không thuyết phục.

Về mặt xã hội thì cũng không ổn, tại vì nó sẽ làm xáo trộn và phức tạp thêm cái xã hội Tây Nguyên, nhất là đối với các dân tộc bản địa ở đấy.

Về an ninh quốc phòng thì đấy là cái vùng như người xưa đã từng nói: ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được Nam Đông Dương. Về mặt địa lý thì nó là nóc nhà của Đông Dương.

Thế cho nên theo tôi, triển khai chương trình bauxite trên Tây Nguyên xét về tất cả các mặt đều không có lợi, thậm chí là có hại. Nói rằng triển khai chương trình bauxite là đúng đắn thì đối với tôi, tôi không đồng ý.

BBC:Tiếng nói phản bác của ông cũng như của những người khác đã được nêu lên trong thời gian vừa qua, nhưng nhìn lại thì ông thấy hội thảo bauxite này thực ra có tác động gì tới chính phủ hay không, hay chỉ mang tính hình thức mà thôi?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi nghĩ có lẽ cái mặt tích cực của hội thảo là ở chỗ này: đây là lần đầu tiên một số nhà khoa học độc lập, một số nhà hoạt động xã hội độc lập - chúng tôi chả có tổ chức gì cả, chúng tôi vì trách nhiệm xã hội chung - thì chúng tôi lên tiếng thôi, và như vậy buộc chính phủ phải giải trình trước dư luận.

Ngay cả ông Hoàng Trung Hải (phó Thủ tướng) hôm qua cũng tuyên bố là nhiều cái mặt cần cân nhắc trở lại, và bây giờ người ta bảo sẽ làm theo hình thức tức là thí điểm hai cái. Bây giờ triển khai thí điểm một cái, chỗ Tân Rai ở Lâm Đồng thì tôi biết là họ đã triển khai rồi. Thì có thể lấy cái đó làm thí điểm. Còn cái chỗ thứ hai ở Đắc Nông thì còn phải tiếp tục kiểm tra, đánh giá môi trường chiến lược, thì mới được khởi công.

Như vậy tức là họ cũng có cân nhắc trở lại đấy. Theo tôi, tiếng nói phản biện của xã hội, của các nhà khoa học và của dư luận nói chung đã có tác động, mặc dù chưa buộc người ta phải dừng hẳn lại, nhưng mà như thế đã là tác động.

Và chúng tôi nghĩ rằng cần phải tiếp tục tác động để đạt được kết quả tốt nhất là ngừng hẳn lại; còn nếu không thì thí điểm rất nhỏ, để xem toàn bộ cái hậu quả, hệ quả của nó như thế nào. Mà tôi tin rằng nếu làm thí điểm sẽ bộc lộ ra tất cả những cái không thể giải quyết được.

'KHÔNG HỢP PHÁP'

Khai thác bauxite sẽ gây hại tới môi trường

BBC:Thưa ông, một vấn đề lớn và gây tranh cãi như thế tại sao lại không được đưa ra trước Quốc hội? Ông có đồng ý rằng vai trò của Quốc hội là hết sức mờ nhạt trong chuyện này?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Hôm qua chính tôi có đặt cái câu hỏi đó. Tôi cho rằng một cái chương trình mà chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi có đặt vấn đề về cái tính hợp pháp của quyết định này. Tôi cho như thế là không hợp pháp.

Thế thì người ta cũng trả lời, và theo tôi câu trả lời là không thuyết phục. Người ta bảo đây là chuyện nói về từng cái nhà máy. Bây giờ cái nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), thì từng cái nhà máy nó nhỏ, nó không đủ qui mô mà theo quy định, Quốc hội cần phải giám sát, phải có ý kiến. Thế nhưng mà thế này: cái đó phải đặt trong toàn bộ chương trình chung chứ. Thì người ta trả lời theo cái lối đối với tôi là không thuyết phục.

Thực ra hôm qua một cái hội thảo như thế thời gian nó cũng chỉ đến thế thôi mà, cho nên họ trả lời đến thế thôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục có ý kiến.

BBC:Được biết các nhà thầu Trung Quốc cũng đến hội thảo để giải trình, ông đánh giá thế nào về các luận cứ người ta đưa ra?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Có nhà thầu Trung Quốc và một số chuyên gia của tập đoàn alumina lớn trên thế giới, như là Alcoa của Mỹ cũng có giải trình. Họ nói chủ yếu là về những công nghệ của họ, và đảm bảo có thể giải quyết những vấn đề về an toàn môi trường, về rừng, về hoạch thổ, về xử lý bùn đỏ..vv...

Cái này thì ai cũng biết thôi, tức là theo lý thuyết thì những vấn đề đó ai cũng có thể giải quyết được. Nhưng mà có hai cái điều mà hôm qua tôi có nêu câu hỏi mà họ không trả lời.

Một là giải quyết trong những điều kiện như thế nào. Ví dụ cái mỏ Bình Quả ở Trung Quốc là một cái loại alumina rất khác, một loại bauxite khác hẳn ở Việt Nam, khác hẳn ở Tây Nguyên. Cho nên cái kinh nghiệm của Bình Quả không thể nói được cho cái kinh nghiệm ở Tây Nguyên.

Cái thứ hai nữa, ví dụ họ làm ở Úc, thì Úc là cả một lục địa, dân số rất ít, lại làm giữa một hoang mạc, trong khi điều kiện của Tây Nguyên là ở trên đỉnh cao, cái nóc nhà, trong cái vùng dân cư đông đúc như thế. Thì tôi có hỏi câu hỏi như thế này: anh giải quyết tất cả những cái đó - mà họ trình bày với những công nghệ rất là hiện đại, bức tranh rất đẹp, rất là sạch sẽ - nhưng mà những cái đó thì nó sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư? Và như vậy nó sẽ nâng giá thành của sản phẩm lên như thế nào?

Với cái giá thành của sản phẩm mà như tập đoàn Than Khoáng sản - là nhà đầu tư VN tham gia vào đấy - tính là đã lỗ rồi, so với giá alumina trên thế giới hiện nay. Vậy nếu mà làm với cái công nghệ theo sách đẹp đẽ như thế, mà người ta cũng đã làm ở những nơi khác đẹp đẽ như thế, thì cái giá thành không biết sẽ tăng lên bao nhiêu lần nữa?

Và như vậy thì hiệu quả kinh tế là hoàn toàn không có. Hiệu quả rất âm.

Theo tôi thấy những cái trình bày đó nghe thì hay thôi, nhưng hoàn toàn không thuyết phục đối với cái điều kiện làm bauxite ở Tây Nguyên.

BBC:Cá nhân ông có nghĩ là Việt Nam sẽ phải trả giá cho dự án này?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tất nhiên. Tôi phản đối là vì tôi thấy sẽ phải trả giá rất nặng nề.
 
Văn Hóa
Tản mạn Mùa Chay và lễ Phục Sinh năm xưa
LM. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:05 11/04/2009
Tản mạn Mùa Chay và lễ Phục Sinh năm xưa

Ai sinh ra mà chẳng có quê hương. Nhắc đến quê hương là nói đến những kỷ niệm thân thương của tuổi thơ ấu. Những kỷ niệm đó ngấm vào máu thịt khiến cho sau này dù ở bất cứ nơi đâu và ở tận chân trời nào cũng không thể không gợi nhớ đến nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp Mừng Chúa Giêsu Phục Sinh năm nay, người viết xin phác họa lại bầu không khí của ngày lễ này tại quê hương khi còn niên thiếu.

Thường thường niềm vui của ngày Tết với tiền lì xì và ăn ngon mặc đẹp qua đi nhanh chóng. Không khí trở nên trầm lắng. Thôn làng vắng bóng hẳn những thanh niên trai tráng cùng với tiếng cười nói vô tư của họ. Đã đến lúc họ phải ra đi làm ăn tại nơi xa xôi để kéo cày bù đắp lại những chi phí tiêu pha cho cái Tết. Đồng thời, họ nhường lại cho những người thân thuộc những hạt gạo quý giá còn lại rất khiêm tốn trong kho lương thực của gia đình. Vì sau khi « Ăn như ngày Tết » là phải đối diện với những ngày rộng thái dài của « Tháng Giêng ăn nghiêng cót thóc ». Thế là, họ từ biệt người thân xóm làng âm thầm đặt bước chân đến vùng núi rừng trùng trùng điệp điệp xa xôi. Ở đó, những nhịp « kéo cưa lừa xẻ » và những tiếng cuốc đào bới sỏi đá đãi cát tìm vàng cho những chủ tàu vàng hòa quyện vào cảnh thiên nhiên nơi vùng sơn cước.

Bao kinh nghiệm truyền khẩu từ đời ông cha để lại, chúng ta có những trang sách sống động về tiết trời, thời vụ, lao động và sản xuẩt. Thật chẳng sai chút nào với câu: « bụng đói cật rét ». Cái đói và cái rét luôn là đôi bạn tri kỷ. Nhất là lại vào thời điểm của thập niên 80, khi mà đất nước chưa mở cửa, các giống cây trồng và vật nuôi rất khan hiếm. Sự thông thương Nam-Bắc còn nhiều trắc trở. Bên cạnh đó, các công ty may mặc chưa có nhiều. Những thân phận làm em trong nhà luôn luôn phải mặc lại quần áo của các anh chị. « Ăn no mặc ấm » là ước mơ thật giản dị nhưng quá xa vời với người dân vào thời ấy. Sau những ngày mùa với những xong cơm thơm hạt lúa mới, hạt thóc hạt gạo cứ vơi dần. Không đủ gạo nấu cơm thì nấu cháo. Ít cơm thì thêm ngô khoai sắn…

« Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ». Ngoài trời, mưa phùn và gió bấc quấn quýt với nhau khăng khít để tạo ra những cái lạnh cóng thấu tận da thịt. Từng giọt mưa rơi rả rích hết ngày này qua ngày khác. Mưa phùn phảng phất như bông. Tiếng mưa nhẹ nhàng không tạo ra bất cứ một tiếng động nào. Thế mà nó cũng đủ biến những con đường đất thịt thành những bề mặt bùn lầy lội. Việc di chuyển đi lại trên những con đường này quả là một thử thách không nhỏ. Thế mà nó không hề cản bước những bà mẹ trên đường đi chợ búa, những học sinh hàng ngày đến trường, và những người đạo đức siêng năng đi lễ cầu nguyện tại nhà thờ.

Hai ngàn năm trước Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem để bước vào cuộc khổ hình thập giá. Con người vùng quê tại Miền Bắc Việt Nam và thời Chúa Giêsu tại Giêrusalem khác hẳn nhau về không gian và thời gian. Thế mà các mùa thiên nhiên trong năm tại Việt Nam cho phép chúng ta sống mật thiết để kết hợp với bầu khí của năm phụng vụ.

Trong Mùa Chay thánh, Giáo Hội mời gọi các tín hữu bước vào cuộc chiến đấu thiêng liêng: ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ. Cảnh vật và ngoại cảnh cũng là yếu tố giúp ta sống một Mùa Chay sốt sắng. Thời gian này thường thường trùng lặp với dịp sau Tết Nguyên Đán. Đó là giai đoạn giáo dân trong giáo họ chung sống với sự thiếu thốn về của ăn và đối diện với cái rét nàng Bân. Đi đường thì quần áo tay chân bị dính đất. Có những bà Lương dân đi chợ nói với nhau rằng khi nào bên Đạo ra mùa thì trời mới hết mưa phùn. Đến nhà thờ thì nghe ngắm sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô với những cung điệu ảm đạm não nề. Đi lễ thì nghe cha giảng tĩnh tâm cho các bậc và lứa tuổi khác nhau. Buổi tối ăn chút cơm cháo lót dạ, sau đó tắt đèn đi ngủ.

Thời ấy, nghĩa binh Thánh Thể trong giáo xứ chúng tôi có phong trào đi lễ sáng vào Mùa Chay. Sau khi tham dự thánh lễ, những học sinh nào đi học buổi sáng thì đi đến trường luôn và có mang theo ít củ khoai luộc để ăn sáng.

Mùa Chay hết, lễ Phục Sinh đến, một bầu không khí mới xuất hiện. Dấu ấn của Chúa Phục sinh tác động toàn diện đến mọi khía cạnh cuộc sống. Trong các thánh lễ, cộng đoàn hát kinh vinh danh và alleluia. Cái lạnh qua đi giúp cho người ta có thể chia tay với chiếc áo mũ của mùa đông. Mặt trời bắt đầu mang đến cho nhân loại những tia nắng mới ấm áp. Đường đi lối lại trong thôn xóm khô ráo sạch sẽ. Nhất là trong khi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để canh tân bộ mặt trái đất, cũng là dịp bà con nông dân đón chờ một mùa gặt đầy dẫy hương thơm của lúa mới. Con người và cảnh vật tràn trề sức sống và niềm hy vọng.

Thời gian là của Chúa. Trời đất vũ trụ Chúa dựng nên để cho con người hưởng dùng. Nước Việt thân yêu Chúa ban tặng và chúc lành cho chúng con. Tiết trời xuân hạ thu đông xoay vần. Con người và thiên nhiên liên hệ với nhau thật gần gũi. Bên cạnh đó, năm phụng vụ giúp cho người tín hữu đào sâu màu nhiệm nhập thể và cứu chuộc của con Chúa. Xin tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con ơn lành hồn xác cũng như mưa thuận gió hòa, thiên nhiên xinh đẹp và những người thân thương. Xin tạ ơn Ngài bây giờ và mãi mãi. Alleluia.

Vọng Phục Sinh 2009
 
Thơ: Phục Sinh
Băng Đình
17:05 11/04/2009

Phục Sinh



Người sống lại bởi Người lo Cứu Thế
Xót tha nhân tuôn máu thánh chuộc người
Từ nọc táo ngấm sâu vào cơ thể
Thì cuộc đời chỉ còn nghĩa cuộc chơi

Băm Ba Tuổi ba mươi năm khó nhọc
Biệt hang lừa lánh nạn trẻ thôi nôi
Nazaret hai bàn tay thợ mộc
Nào ai hay con một Chúa trên trời

Giọng Mười Hai giữa Đền Thờ sang sảng
Trọn mấy ngày lạc dấu Mẹ Cha yêu
Đám kinh sĩ ngỡ ngàng lời rao giảng
Con đây rồi ôi lo lắng bao nhiêu

Tiệc tân hôn cạn bầu men bỗng nhạt
Một đưa tay nước lã cũng say nồng
Chân rã rời mấy lối mòn hoang mạc
Thua cáo chồn hang náu cũng đành không

Hỡi kẻ khát trường sinh đây nước uống
Máu thịt này đích thực của nuôi ăn
Ơn cứu độ vẫn trời cao đổ xuống
Một Tình Yêu bất diệt một mùa xuân

Người phục sinh bởi vì Người là Chúa
Là đường đi là ánh sáng soi đường
Xin cho con chuỗi ngày đời lầm lỡ
Được cùng Người sống lại cõi yêu thương

Băng Đình

Mùa Phục Sinh 2009
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News