Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:21 10/04/2024
14. Ân sủng ngăn cản người làm điều ác, khiến cho họ trở thành người công chính; nó đi theo người công chính, làm cho họ không đến nỗi trở thành người ác.
(Thánh Faustinus with Simplicius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 10/04/2024
26. TIỀN, KHÔNG MẤT ĐƯỢC
Chàng ngốc cầm tiền đi phố mua gạo, nhưng không biết phải làm như thế nào nên đem bao để đựng gạo vứt đi, về nhà nói với vợ:
- “Trên phố rất đông, có rất nhiều người chen nhau vứt bao.”
Vợ nói:
- “Bao của ông cũng vứt đi à?”
Trả lời:
- “Ê, chuyện đó thì khỏi nói.”
Vợ vội vàng hỏi:
- “Tiền đâu?”-
Chàng ngốc dương dương tự đắc nói:
- “Bà yên tâm, tôi đem tiền cột rất chặt ở trong góc bao, tuyệt đối không thể mất tiêu được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 26:
Ở đời có người dốt khi học chữ nhưng lại thông minh khi buôn bán làm ăn; lại có người rất thông minh khi học hành nhưng không biết làm ăn buôn bán, cho nên có người giỏi cái này thì có người dốt về cái kia, không ai hoàn toàn trên mọi lãnh vực.
Đem tiền bỏ vào trong bao rồi đem bao vứt đi, rồi lại nói không thể mất tiền được là người vừa ngu vừa ngốc.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta vùa ngu vừa ngốc: ngu là sống trong ơn sủng của Thiên Chúa mà lại không tận hưởng ơn sủng của Ngài, ngốc là đem ơn sủng của Thiên Chúa ban cho để đổi lấy những thứ vô giá trị của thế gian tội lỗi này. Cái bao là các bí tích, đồng tiền là ơn thánh của Thiên Chúa, đem bao và tiền vứt đi không phải là người ngu và ngốc sao?
Có nhiều người Ki-tô hữu đã vứt bao vứt tiền, tức là chối bỏ ơn thánh Thiên Chúa và phản đối Giáo Hội, nhưng lại dương dương tự đắc “sửa lưng” những người Ki-tô hữu khác, vì người khác giữ bao giữ tiền tức là giữ lề luật của Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội...
Người ngu thì luôn cho mình là thông giỏi nên họ mãi mãi là người ngu, người thông minh thì luôn cho mình là ngu nên họ luôn là người thông minh, vì “ai hạ mình xuống thì sẽ được nhấc lên...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chàng ngốc cầm tiền đi phố mua gạo, nhưng không biết phải làm như thế nào nên đem bao để đựng gạo vứt đi, về nhà nói với vợ:
- “Trên phố rất đông, có rất nhiều người chen nhau vứt bao.”
Vợ nói:
- “Bao của ông cũng vứt đi à?”
Trả lời:
- “Ê, chuyện đó thì khỏi nói.”
Vợ vội vàng hỏi:
- “Tiền đâu?”-
Chàng ngốc dương dương tự đắc nói:
- “Bà yên tâm, tôi đem tiền cột rất chặt ở trong góc bao, tuyệt đối không thể mất tiêu được !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 26:
Ở đời có người dốt khi học chữ nhưng lại thông minh khi buôn bán làm ăn; lại có người rất thông minh khi học hành nhưng không biết làm ăn buôn bán, cho nên có người giỏi cái này thì có người dốt về cái kia, không ai hoàn toàn trên mọi lãnh vực.
Đem tiền bỏ vào trong bao rồi đem bao vứt đi, rồi lại nói không thể mất tiền được là người vừa ngu vừa ngốc.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta vùa ngu vừa ngốc: ngu là sống trong ơn sủng của Thiên Chúa mà lại không tận hưởng ơn sủng của Ngài, ngốc là đem ơn sủng của Thiên Chúa ban cho để đổi lấy những thứ vô giá trị của thế gian tội lỗi này. Cái bao là các bí tích, đồng tiền là ơn thánh của Thiên Chúa, đem bao và tiền vứt đi không phải là người ngu và ngốc sao?
Có nhiều người Ki-tô hữu đã vứt bao vứt tiền, tức là chối bỏ ơn thánh Thiên Chúa và phản đối Giáo Hội, nhưng lại dương dương tự đắc “sửa lưng” những người Ki-tô hữu khác, vì người khác giữ bao giữ tiền tức là giữ lề luật của Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội...
Người ngu thì luôn cho mình là thông giỏi nên họ mãi mãi là người ngu, người thông minh thì luôn cho mình là ngu nên họ luôn là người thông minh, vì “ai hạ mình xuống thì sẽ được nhấc lên...”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 11/04: Người kết nối Đất Trời – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
04:09 10/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
“Đấng từ trên cao mà đến thì ở trên mọi người; kẻ từ đất mà ra thì thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất. Đấng từ trời mà đến thì ở trên mọi người; Người làm chứng về những gì Người đã thấy đã nghe, nhưng chẳng ai nhận lời chứng của Người. Ai nhận lời chứng của Người, thì xác nhận Thiên Chúa là Đấng chân thật. Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy.”
Đó là lời Chúa
Hình ảnh Thiên Thần trong đời Chúa Giesu
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
05:01 10/04/2024
Hình ảnh Thiên Thần trong đời Chúa Giesu
Lễ Phục sinh ngày 31.03.2024, đại lễ mừng Chúa sống lại vừa qua được một tuần lễ, nhưng mùa phục sinh còn kéo dài tới lễ mừng Đức Chúa Thánh thần hiện xuống sẽ vào ngày 19.05.2024.
Tuần lễ (tám ngày) liền sau chúa Nhật lễ Phục sinh là tuần bát nhật phục sinh tới ngày Chúa Nhật thứ hai phục sinh, ngày này cũng có tên gọi Chúa Nhật áo trắng. Tập tục này có từ thế kỷ 13. trong nếp sống phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo.
Từ năm 2000 Đức Thánh giáo hoàng Phaolo II. đã thiết lập thêm vào ngày Chúa Nhật áo trắng cũng là ngày lễ kính Lòng Chúa thương xót.
Từ 1969 với cuộc cải tổ canh tân phụng vụ trong Giáo hội chỉ còn hai ngày đại lễ chính quan trọng trong nếp sống đức tin là lễ Chúa phục sinh và lễ Chúa giáng sinh.
Cũng trong tập tục nếp sống phụng vụ của Giáo hội, hằng năm có lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giesu con Thiên Chúa xuống trần gian làm người trong cung lòng mẹ Maria, vào ngày 25. Tháng Ba, chín tháng trước lễ Chúa giáng sinh ngày 25.tháng 12.
Năm nay 2024 ngày lễ 25.03. này vào ngày thứ hai tuần thánh. Theo luật lệ của Giáo hội trong tuần thánh và tuần bát nhật mừng Chúa phục sinh không được phép cử hành lễ mừng nào khác. Vì thế lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria được dời lại mừng vào ngày thứ hai 08.04.2024.
Hai lễ quan trọng chính yếu Chúa giáng sinh và Chúa phục sinh có nội dung khác biệt nhau. Hai lễ diễn tả hai mầu nhiệm riêng biệt:
Lễ giáng sinh về mầu nhiệm Thiên Chúa qua Chúa Giesu xuống trần gian làm người, mang ánh sáng tình yêu ơn bình an của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian cho con người.
Lễ phục sinh loan báo mầu nhiệm sự sống ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người khỏi hình phạt phải chết vì tội lỗi qua sự chết và sống lại của Chúa Giesu Kito.
Như thế hai lễ quan trọng loan báo ánh sáng niềm vui, niềm hy vọng cho sự sống con người đời này trên trần gian, cùng đời sống con người ngày sau khi đời sống hành trình trên con đường trần gian chấm dứt.
Theo tập tục phụng vu của Giáo hội lễ mừng Chúa Giáng sinh ngày 25.thang12 vào mùa Đông tối trời với nhiều ánh sáng ngôi sao đèn nến cùng đèn điện rực rỡ. Những trang trí như thế diễn tả hình ảnh mầu nhiệm ánh sáng sự sống, mà Chúa Giesu con Thiên Chúa mang chiếu soi vào đêm tối địa lý mùa Đông cùng đêm tối tâm linh trong tâm hồn con người có nhiều bóng tối tội lỗi.
Còn lễ phục sinh hằng năm được mừng kính theo thời tiết địa lý vào cuối mùa Đông bắt đầu bước sang mùa Xuân. Vào mùa Xuân ngoài thiên nhiên bông hoa lá sau mùa Đông giá lạnh sống tiềm ẩn như đã chết, bắt đầu sống lại vươn nhú chồi chui bung ra khỏi thân cành cây.
Hình ảnh này diễn tả Chúa Giesu đã chết được an táng trong huyệt mộ, nhưng sức mạnh của Thiên Chúa đã đánh thức cho Ngài chỗi dậy sống lại chui ra khỏi huyệt mộ.
Lễ mừng Chúa giáng sinh trang trí với hang chuồng súc vật, có chiếc nôi cho hài nhi Giesu nằm, có tượng mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng, ba vị Vua xa lạ, có ngôi sao chổi, có các con thú vật, bông hoa mầu đỏ, và không thể thiếu hình tượng các Thiên Thần của Chúa.
Theo phúc âm thuật lại Thiên Thần Chúa hiện ra báo tin hướng dẫn các mục đồng tìm đến thăm viếng hài nhi Giesu vừa sinh ra đời. Rồi ca đoàn các Thiên Thần xuất hiện ca hát mừng hài nhi Giesu sinh ra. ( LC. 1)
Còn lễ phục sinh có trang trí đơn giản hơn. Cùng với bông hoa mầu vàng Cây Nến Chúa Phục sinh to cao lớn là trung tâm điểm tin mừng Chúa Phục sinh: Ánh sáng Chúa Kito!
Theo Phúc âm thuật lại Thiên Thần Chúa cũng có mặt, ngồi canh huyệt mộ và nói cho các người phụ nữ biết tin: Chúa Giesu đã chỗi dậy sống lại rồi. Ngài không còn nằm trong mộ huyệt này nữa! ( Mc )
Thiên Thần Chúa đóng vai trò quan trọng trong hai ngày lễ mừng kính mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kito giáo.
Nhưng Thiên Thần Chúa ngay từ khởi đầu, trước khi có hai (lễ) mầu nhiệm Đức tin quan trọng vào Thiên Chúa, đã đóng vai trò trung gian là Sứ giả của Thiên Chúa hiện đến đàm thoại thuyết phục Maria nhận vai trò là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giesu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người nơi cung lòng mình, một người phụ nữ, theo như công trình Thiên Chúa, mà Đấng Tạo Hóa, đã khắc ghi nơi các loài thụ tạo trong công trình thiên nhiên.
Thiên Thần Gabriel, Sứ giả của Thiên Chúa, đã xuất hiện nơi nhà của Maria ở làng quê Nazareth, miền Galileo phía Bắc nước Do Thái.Thiên thần Gabriel báo một tin đặc biệt khác thường cho thiếu nữ trẻ tuổi Maria còn đồng trình chưa sống chung kết hôn với một người đàn ông nào: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, muốn chọn Maria làm mẹ Con Thiên Chúa, Chúa Giesu xuống trần gian làm người trong cung lòng Maria.
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa, thành hình thân xác sự sống như bao trẻ em khác trong cung lòng người mẹ trên trần gian. Nhưng bào thai tế bao gốc mầm sự sống của em bé Giesu, Con Thiên Chúa, không do tế bào gốc máu mủ của một người đàn ông nào, mà do quyền phép Đức Chúa Thánh Thần tác động.
Thấy Maria hoảng sợ, Thiên Thần Chúa trấn an: Maria chị đừng sợ, chị không phải sống với một người đàn ông nào. Bào thai thành hình phát triển trong cung lòng chị là Con Thiên Chúa.
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, có thể làm được hết mọi sự, mà con người trần gian cho là không thể.
Sau cùng Maria chấp nhận chương trình của Thiên Chúa muốn thực hiện qua đời sống mình với lời: Vâng, xin xảy ra như lời Thiên Thần truyền cho tôi!
Đức cố giáo hoàng Bêndicto 16. đã có suy tư về biến cố Thiên Thần truyền tin, lễ mừng kính ngày 25.thang Ba hằng năm
“ Biến cố Thiên Thần Chúa truyền tin, như phúc âm Chúa Giesu Kito theo Thánh sử Luca viết thuật lại, diễn tả sự việc thể hiện lòng khiêm nhường cùng ẩn chứa thầm kín -không ai biết ngoài Đức Mẹ Maria- nhưng đồng thời lại mang chiều kích lịch sử nhân loại.
Lời Xin Vâng của Maria, một thiếu nữ trẻ tuổi nói với Thiên Thần, bào thai mầm sự sống của Giesu, Con Thiên Chúa do quyền năng của Chúa Thánh Thần, được gieo cấy vào cung lòng Maria. Từ lúc đó khởi đầu một thời đại lịch sử mới với Chúa Giesu, mà biến cố phục sinh sống lại của Chúa Giesu như Giao ước vĩnh cửu mới được thể hiện khắc ghi in dấu ấn.
Trong thực tế lời Xin Vâng của mẹ Maria năm xưa ngày Thiên Thần truyền tin phản ảnh lại hoàn toàn lời Xin vâng của chính Chúa Giesu với Đức Chúa Cha, xuống trần gian làm người, như trong thư gửi Do Thái đã cắt nghĩa về Thánh vịnh 40.: Vâng, này con xin đến, như đã viết về con trong sách thánh, để thực thi ý Thiên Chúa muốn (Thư Do Thái 10,7).
Sự vâng lời của Chúa Giesu, Con Thiên Chúa phản ảnh lại tâm tình sự vâng lời của người mẹ Maria. Qua hai lời xin vâng đó Thiên Chúa đã có thể chấp nhận dáng vẻ khuôn mặt loài người. Và như thế lễ Thiên Thần truyền tin cho Maria là lễ mừng Chúa Giesu Kito, một trung tâm mầu nhiệm Đức tin vào Chúa Kito: Ngài đã làm người.”
Thiên Thần Chúa luôn hằng có mặt trong mọi biến cố đời sống Chúa Giesu từ lúc xuống trần gian làm người, chịu bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa cho đến ngày sau cùng chịu đau khổ cô đơn trong vườn Cây dầu Getsemany và canh nơi mộ huyệt cùng chứng kiến biến cố phục sinh sống lại.
Là con người chúng ta luôn hằng cần có Thiên Thần cùng đồng hành gìn giữ che chở từ khi thành hình hài sự sống trong cung lòng mẹ, và trong suốt dọc con đường đời sống trần gian cùng mai sau hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Lễ Phục sinh ngày 31.03.2024, đại lễ mừng Chúa sống lại vừa qua được một tuần lễ, nhưng mùa phục sinh còn kéo dài tới lễ mừng Đức Chúa Thánh thần hiện xuống sẽ vào ngày 19.05.2024.
Tuần lễ (tám ngày) liền sau chúa Nhật lễ Phục sinh là tuần bát nhật phục sinh tới ngày Chúa Nhật thứ hai phục sinh, ngày này cũng có tên gọi Chúa Nhật áo trắng. Tập tục này có từ thế kỷ 13. trong nếp sống phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo.
Từ năm 2000 Đức Thánh giáo hoàng Phaolo II. đã thiết lập thêm vào ngày Chúa Nhật áo trắng cũng là ngày lễ kính Lòng Chúa thương xót.
Từ 1969 với cuộc cải tổ canh tân phụng vụ trong Giáo hội chỉ còn hai ngày đại lễ chính quan trọng trong nếp sống đức tin là lễ Chúa phục sinh và lễ Chúa giáng sinh.
Cũng trong tập tục nếp sống phụng vụ của Giáo hội, hằng năm có lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giesu con Thiên Chúa xuống trần gian làm người trong cung lòng mẹ Maria, vào ngày 25. Tháng Ba, chín tháng trước lễ Chúa giáng sinh ngày 25.tháng 12.
Năm nay 2024 ngày lễ 25.03. này vào ngày thứ hai tuần thánh. Theo luật lệ của Giáo hội trong tuần thánh và tuần bát nhật mừng Chúa phục sinh không được phép cử hành lễ mừng nào khác. Vì thế lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria được dời lại mừng vào ngày thứ hai 08.04.2024.
Hai lễ quan trọng chính yếu Chúa giáng sinh và Chúa phục sinh có nội dung khác biệt nhau. Hai lễ diễn tả hai mầu nhiệm riêng biệt:
Lễ giáng sinh về mầu nhiệm Thiên Chúa qua Chúa Giesu xuống trần gian làm người, mang ánh sáng tình yêu ơn bình an của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian cho con người.
Lễ phục sinh loan báo mầu nhiệm sự sống ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người khỏi hình phạt phải chết vì tội lỗi qua sự chết và sống lại của Chúa Giesu Kito.
Như thế hai lễ quan trọng loan báo ánh sáng niềm vui, niềm hy vọng cho sự sống con người đời này trên trần gian, cùng đời sống con người ngày sau khi đời sống hành trình trên con đường trần gian chấm dứt.
Theo tập tục phụng vu của Giáo hội lễ mừng Chúa Giáng sinh ngày 25.thang12 vào mùa Đông tối trời với nhiều ánh sáng ngôi sao đèn nến cùng đèn điện rực rỡ. Những trang trí như thế diễn tả hình ảnh mầu nhiệm ánh sáng sự sống, mà Chúa Giesu con Thiên Chúa mang chiếu soi vào đêm tối địa lý mùa Đông cùng đêm tối tâm linh trong tâm hồn con người có nhiều bóng tối tội lỗi.
Còn lễ phục sinh hằng năm được mừng kính theo thời tiết địa lý vào cuối mùa Đông bắt đầu bước sang mùa Xuân. Vào mùa Xuân ngoài thiên nhiên bông hoa lá sau mùa Đông giá lạnh sống tiềm ẩn như đã chết, bắt đầu sống lại vươn nhú chồi chui bung ra khỏi thân cành cây.
Hình ảnh này diễn tả Chúa Giesu đã chết được an táng trong huyệt mộ, nhưng sức mạnh của Thiên Chúa đã đánh thức cho Ngài chỗi dậy sống lại chui ra khỏi huyệt mộ.
Lễ mừng Chúa giáng sinh trang trí với hang chuồng súc vật, có chiếc nôi cho hài nhi Giesu nằm, có tượng mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng, ba vị Vua xa lạ, có ngôi sao chổi, có các con thú vật, bông hoa mầu đỏ, và không thể thiếu hình tượng các Thiên Thần của Chúa.
Theo phúc âm thuật lại Thiên Thần Chúa hiện ra báo tin hướng dẫn các mục đồng tìm đến thăm viếng hài nhi Giesu vừa sinh ra đời. Rồi ca đoàn các Thiên Thần xuất hiện ca hát mừng hài nhi Giesu sinh ra. ( LC. 1)
Còn lễ phục sinh có trang trí đơn giản hơn. Cùng với bông hoa mầu vàng Cây Nến Chúa Phục sinh to cao lớn là trung tâm điểm tin mừng Chúa Phục sinh: Ánh sáng Chúa Kito!
Theo Phúc âm thuật lại Thiên Thần Chúa cũng có mặt, ngồi canh huyệt mộ và nói cho các người phụ nữ biết tin: Chúa Giesu đã chỗi dậy sống lại rồi. Ngài không còn nằm trong mộ huyệt này nữa! ( Mc )
Thiên Thần Chúa đóng vai trò quan trọng trong hai ngày lễ mừng kính mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kito giáo.
Nhưng Thiên Thần Chúa ngay từ khởi đầu, trước khi có hai (lễ) mầu nhiệm Đức tin quan trọng vào Thiên Chúa, đã đóng vai trò trung gian là Sứ giả của Thiên Chúa hiện đến đàm thoại thuyết phục Maria nhận vai trò là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giesu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người nơi cung lòng mình, một người phụ nữ, theo như công trình Thiên Chúa, mà Đấng Tạo Hóa, đã khắc ghi nơi các loài thụ tạo trong công trình thiên nhiên.
Thiên Thần Gabriel, Sứ giả của Thiên Chúa, đã xuất hiện nơi nhà của Maria ở làng quê Nazareth, miền Galileo phía Bắc nước Do Thái.Thiên thần Gabriel báo một tin đặc biệt khác thường cho thiếu nữ trẻ tuổi Maria còn đồng trình chưa sống chung kết hôn với một người đàn ông nào: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, muốn chọn Maria làm mẹ Con Thiên Chúa, Chúa Giesu xuống trần gian làm người trong cung lòng Maria.
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa, thành hình thân xác sự sống như bao trẻ em khác trong cung lòng người mẹ trên trần gian. Nhưng bào thai tế bao gốc mầm sự sống của em bé Giesu, Con Thiên Chúa, không do tế bào gốc máu mủ của một người đàn ông nào, mà do quyền phép Đức Chúa Thánh Thần tác động.
Thấy Maria hoảng sợ, Thiên Thần Chúa trấn an: Maria chị đừng sợ, chị không phải sống với một người đàn ông nào. Bào thai thành hình phát triển trong cung lòng chị là Con Thiên Chúa.
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, có thể làm được hết mọi sự, mà con người trần gian cho là không thể.
Sau cùng Maria chấp nhận chương trình của Thiên Chúa muốn thực hiện qua đời sống mình với lời: Vâng, xin xảy ra như lời Thiên Thần truyền cho tôi!
Đức cố giáo hoàng Bêndicto 16. đã có suy tư về biến cố Thiên Thần truyền tin, lễ mừng kính ngày 25.thang Ba hằng năm
“ Biến cố Thiên Thần Chúa truyền tin, như phúc âm Chúa Giesu Kito theo Thánh sử Luca viết thuật lại, diễn tả sự việc thể hiện lòng khiêm nhường cùng ẩn chứa thầm kín -không ai biết ngoài Đức Mẹ Maria- nhưng đồng thời lại mang chiều kích lịch sử nhân loại.
Lời Xin Vâng của Maria, một thiếu nữ trẻ tuổi nói với Thiên Thần, bào thai mầm sự sống của Giesu, Con Thiên Chúa do quyền năng của Chúa Thánh Thần, được gieo cấy vào cung lòng Maria. Từ lúc đó khởi đầu một thời đại lịch sử mới với Chúa Giesu, mà biến cố phục sinh sống lại của Chúa Giesu như Giao ước vĩnh cửu mới được thể hiện khắc ghi in dấu ấn.
Trong thực tế lời Xin Vâng của mẹ Maria năm xưa ngày Thiên Thần truyền tin phản ảnh lại hoàn toàn lời Xin vâng của chính Chúa Giesu với Đức Chúa Cha, xuống trần gian làm người, như trong thư gửi Do Thái đã cắt nghĩa về Thánh vịnh 40.: Vâng, này con xin đến, như đã viết về con trong sách thánh, để thực thi ý Thiên Chúa muốn (Thư Do Thái 10,7).
Sự vâng lời của Chúa Giesu, Con Thiên Chúa phản ảnh lại tâm tình sự vâng lời của người mẹ Maria. Qua hai lời xin vâng đó Thiên Chúa đã có thể chấp nhận dáng vẻ khuôn mặt loài người. Và như thế lễ Thiên Thần truyền tin cho Maria là lễ mừng Chúa Giesu Kito, một trung tâm mầu nhiệm Đức tin vào Chúa Kito: Ngài đã làm người.”
Thiên Thần Chúa luôn hằng có mặt trong mọi biến cố đời sống Chúa Giesu từ lúc xuống trần gian làm người, chịu bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa cho đến ngày sau cùng chịu đau khổ cô đơn trong vườn Cây dầu Getsemany và canh nơi mộ huyệt cùng chứng kiến biến cố phục sinh sống lại.
Là con người chúng ta luôn hằng cần có Thiên Thần cùng đồng hành gìn giữ che chở từ khi thành hình hài sự sống trong cung lòng mẹ, và trong suốt dọc con đường đời sống trần gian cùng mai sau hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Thế giới rất cần bình an của Đức Kitô Phục sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:01 10/04/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – B
( Lc 24, 35 – 48 )
Cuộc chiến không ngừng
Bom đạn vẫn không ngừng rơi tại Ucraina khi thế giới mừng lễ Phục Sinh. Bạo lực tiếp diễn, máu người vô tội vẫn đổ ra, sợ hãi và đau khổ. Chúng ta cố gắng tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại, rằng Người đã thực sự chiến thắng sự chết. Liệu điều đó có thể chỉ là một ảo ảnh, hay chỉ là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta chăng?
Không! Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nghe vang vọng lời loan báo Phục sinh rất đỗi thân thương đối với Ki-tô giáo Ðông phương: “Chúa Ki-tô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật rồi!” Hơn bao giờ hết, nhân loại đang cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh. Chỉ có một mình Chúa Giê-su phục sinh mang những vết thương mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Những vết thương ấy là của chúng ta bởi vì chúng ta đã gây ra cho Ngài bởi tội lỗi của chúng ta, bởi sự cứng lòng của chúng ta, bởi sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giê-su phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.
Các tông đồ làm chứng tỏ tường
Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng: “Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng ” (Cv 10, 37-41).
Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết: “Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười Hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh“ (1 Cr 15, 3-8; Ga 20, 1-29); Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt!
Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong Đêm Vọng Phục Sinh nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa Phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).
Quả thật, Chúa Ki-tô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ.
Tin Mừng Luca hôm nay mô tả, Người đã hiện ra với các môn đệ, khi các ông đang bàn chuyện. Họ khiếp đảm, kinh hoàng tưởng là ma". Sống lại, Chúa Giêsu mạc khải sự phục sinh và thần tính của Người cho họ với thân xác phục sinh, đem lại cho họ niềm vui và tin tưởng trong cuộc đời đầy sóng gió.
Lời Người trách họ: tại sao hoảng hốt và có những suy nghĩ như thế ở trong lòng, khiến chúng ta lại nhớ lại chuyện Chúa đến với họ lúc gặp sóng gió trên biển. để ngầm ý nói rằng: Người đã ngủ dậy, tức là đã sống lại; cộng đoàn của Người không còn gì phải sợ sóng gió trần gian nữa. Việc Người phục sinh là chiến thắng vĩnh viễn.
Để thuyết phục họ. Chúa bảo họ sờ vào thân xác mang thương tích của Người để biết rõ đây không phải là "linh hồn" Người hiện về, nhưng là thân xác Người đã sống lại. Và để giúp họ tin hoàn toàn và dứt khoát, Người còn ăn một chút cá nướng trước mặt họ để họ thấy đây là thân xác đã sống lại thật chứ không phải linh hồn hiện về hay là ma. Có thể nói sự thật trước mắt đã xua đuổi hết mọi hồ nghi khỏi lòng môn đồ. Họ là những người có phúc vì được xem thấy. Nhưng họ còn là những người phải đi công bố Tin Mừng Phục sinh cho những người không được phúc xem thấy.
Bình an của Đức Kitô Phục Sinh
Dưới dáng dấp của một người lữ hành, tỏ ra không biết, rồi đồng cảm với hai môn đệ trên đường Emmaus, đã dùng Kinh Thánh để giải thích, bẻ bánh trước mặt hai ông, giúp các ông nhận ra Người (x. Lc 24, 13 - 35).
Trở lại Giêrusalem, hai ông thuật lại cho các Tông Đồ. Đang lúc đứng bàn chuyện, Chúa Giêsu hiện đến với họ khiến họ kinh hoàng khiếp sợ và nói : "Bình an cho các con ! Thầy đây, đừng sợ" (Lc 24, 36). Đó là lời cầu chúc đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, kèm theo là những chứng tích ở tay chân với những vết thương, họ "vẫn còn chưa tin" (Lc 24, 41). Chúa phải nghĩ đến cách ăn cá nướng và mật ong, trích dẫn luật Môisen, lời các tiên tri và Thánh Vịnh là những bằng chứng không thể sai lầm về sự phục sinh và cuộc sống mới của Chúa. Chính Chúa thực hiện những lời Sách Thánh đã chép, và tiếp theo bằng miệng : "Chính Thầy đây" (Lc 24, 39), đúng Thầy là sự thật và là sự sống. Đó là lý do tại sao các tông đồ, những người ban đầu nghi ngờ, thậm chí khi nhìn thấy cơ thể sống của Chúa cũng chưa tin đã trở nên những chứng nhân rao giảng về sự sống lại của Chúa cách hùng hồn (x. Cv 4).
Lạy Đức Ki tô Phục Sinh, xin ban cho thế giới bình an của Chúa. Amen.
( Lc 24, 35 – 48 )
Cuộc chiến không ngừng
Bom đạn vẫn không ngừng rơi tại Ucraina khi thế giới mừng lễ Phục Sinh. Bạo lực tiếp diễn, máu người vô tội vẫn đổ ra, sợ hãi và đau khổ. Chúng ta cố gắng tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại, rằng Người đã thực sự chiến thắng sự chết. Liệu điều đó có thể chỉ là một ảo ảnh, hay chỉ là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta chăng?
Không! Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nghe vang vọng lời loan báo Phục sinh rất đỗi thân thương đối với Ki-tô giáo Ðông phương: “Chúa Ki-tô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật rồi!” Hơn bao giờ hết, nhân loại đang cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh. Chỉ có một mình Chúa Giê-su phục sinh mang những vết thương mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Những vết thương ấy là của chúng ta bởi vì chúng ta đã gây ra cho Ngài bởi tội lỗi của chúng ta, bởi sự cứng lòng của chúng ta, bởi sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giê-su phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.
Các tông đồ làm chứng tỏ tường
Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng: “Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng ” (Cv 10, 37-41).
Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết: “Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười Hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh“ (1 Cr 15, 3-8; Ga 20, 1-29); Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt!
Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong Đêm Vọng Phục Sinh nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa Phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).
Quả thật, Chúa Ki-tô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ.
Tin Mừng Luca hôm nay mô tả, Người đã hiện ra với các môn đệ, khi các ông đang bàn chuyện. Họ khiếp đảm, kinh hoàng tưởng là ma". Sống lại, Chúa Giêsu mạc khải sự phục sinh và thần tính của Người cho họ với thân xác phục sinh, đem lại cho họ niềm vui và tin tưởng trong cuộc đời đầy sóng gió.
Lời Người trách họ: tại sao hoảng hốt và có những suy nghĩ như thế ở trong lòng, khiến chúng ta lại nhớ lại chuyện Chúa đến với họ lúc gặp sóng gió trên biển. để ngầm ý nói rằng: Người đã ngủ dậy, tức là đã sống lại; cộng đoàn của Người không còn gì phải sợ sóng gió trần gian nữa. Việc Người phục sinh là chiến thắng vĩnh viễn.
Để thuyết phục họ. Chúa bảo họ sờ vào thân xác mang thương tích của Người để biết rõ đây không phải là "linh hồn" Người hiện về, nhưng là thân xác Người đã sống lại. Và để giúp họ tin hoàn toàn và dứt khoát, Người còn ăn một chút cá nướng trước mặt họ để họ thấy đây là thân xác đã sống lại thật chứ không phải linh hồn hiện về hay là ma. Có thể nói sự thật trước mắt đã xua đuổi hết mọi hồ nghi khỏi lòng môn đồ. Họ là những người có phúc vì được xem thấy. Nhưng họ còn là những người phải đi công bố Tin Mừng Phục sinh cho những người không được phúc xem thấy.
Bình an của Đức Kitô Phục Sinh
Dưới dáng dấp của một người lữ hành, tỏ ra không biết, rồi đồng cảm với hai môn đệ trên đường Emmaus, đã dùng Kinh Thánh để giải thích, bẻ bánh trước mặt hai ông, giúp các ông nhận ra Người (x. Lc 24, 13 - 35).
Trở lại Giêrusalem, hai ông thuật lại cho các Tông Đồ. Đang lúc đứng bàn chuyện, Chúa Giêsu hiện đến với họ khiến họ kinh hoàng khiếp sợ và nói : "Bình an cho các con ! Thầy đây, đừng sợ" (Lc 24, 36). Đó là lời cầu chúc đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, kèm theo là những chứng tích ở tay chân với những vết thương, họ "vẫn còn chưa tin" (Lc 24, 41). Chúa phải nghĩ đến cách ăn cá nướng và mật ong, trích dẫn luật Môisen, lời các tiên tri và Thánh Vịnh là những bằng chứng không thể sai lầm về sự phục sinh và cuộc sống mới của Chúa. Chính Chúa thực hiện những lời Sách Thánh đã chép, và tiếp theo bằng miệng : "Chính Thầy đây" (Lc 24, 39), đúng Thầy là sự thật và là sự sống. Đó là lý do tại sao các tông đồ, những người ban đầu nghi ngờ, thậm chí khi nhìn thấy cơ thể sống của Chúa cũng chưa tin đã trở nên những chứng nhân rao giảng về sự sống lại của Chúa cách hùng hồn (x. Cv 4).
Lạy Đức Ki tô Phục Sinh, xin ban cho thế giới bình an của Chúa. Amen.
Chiến thắng vinh quang
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:07 10/04/2024
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
CHIẾN THẮNG VINH QUANG
Chúng ta có thể tóm tắt sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III này bằng một câu: “Đấng Phục Sinh đã chiến thắng sự chết một cách vinh quang.” Trong bài đọc I, chúng ta nghe thánh Phêrô tuyên bố trước đám đông về Chúa Giêsu:
“Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng” (Cv 3,15).
Tin Mừng tiếp tục kể lại cho chúng ta một cuộc hiện ra nữa của Đấng Phục Sinh. Khi hai môn đệ Emmau vội vã trở về Giêrusalem và đang kể lại những gì vừa xảy ra dọc đường thì Chúa Giêsu hiện ra với họ và nói rằng: “Bình an cho anh em!” Quả thật, các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma, rồi họ ngờ vực, chưa tin và cuối cùng họ vui mừng. Sự ngờ vực và niềm vui đi liền với nhau: “Các ông còn chưa tin vì mừng quá và còn đang ngỡ ngàng.” Sự nghi ngờ của họ là một sự nghi ngờ đặc biệt. Đó là thái độ của người đã tin, nhưng không hiểu lý do thế nào, dường như họ không dám tin vào mắt mình nữa. Như người ta hay nói: quá đẹp đến mức không thể tin nổi! Chúng ta có thể gọi đây là một sự nghịch lý, niềm tin ngờ vực! Để làm cho họ tin, Chúa Giêsu hỏi họ có gì ăn không, bởi lẽ, không có gì có thể củng cố và tạo nên sự hiệp thông cho bằng việc ăn uống với nhau. Tất cả những điều trên đây muốn nói với chúng ta về điều gì đó rất quan trọng liên quan đến sự phục sinh. Nó không phải đơn thuần là một phép lạ, một ý tưởng, hay một chứng cớ liên quan đến chân lý về Chúa Kitô. Nó chứa đựng điều gì đó sâu xa hơn. Phục sinh mở ra một thế giới mới mà trong đó con người đi vào nhờ đức tin cùng với sự ngạc nhiên và niềm vui. Sự phục sinh của Đức Kitô là cuộc “sáng tạo mới.” Bởi thế, chúng ta không chỉ đề cập đến niềm tin vào Chúa Phục Sinh, nhưng còn là sự hiểu biết và kinh nghiệm về “Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh” (Pl 3,10).
1. Ý nghĩa sự phục sinh
Để đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố phục sinh, trong lần này, chúng ta tìm hiểu về kho tàng đức tin của những anh em Chính Thống Giáo liên quan đến mầu nhiệm phục sinh. Đối với các Kitô hữu Chính Thống Giáo, sự phục sinh của Đức Kitô là tất cả. Cả chúng ta, những người Công Giáo, tự bản chất chúng ta tin tất cả những gì họ tin, nhưng mỗi Giáo Hội có đặc sủng riêng, quà tặng riêng để chia sẻ với các Giáo Hội khác. Quà tặng riêng của Giáo Hội Chính Thống là cảm thức mãnh liệt nhất mà họ có về Đấng Phục Sinh. Chỗ trung tâm điểm trong nhà thờ và thánh đường Công Giáo là cây thập giá, thì đối với họ, là hình ảnh Đấng Phục Sinh, được gọi là Pantocrator (Đấng Toàn Năng) luôn ở vị trí trung tâm.
Trong Mùa Phục Sinh, khi gặp nhau, họ chào nhau: “Chúa Kitô đã sống lại rồi!” và người kia trả lời: “Người đã sống lại thật, Alleluia.” Tập tục tốt lành này được bắt rễ sâu trong dân chúng, đến nỗi người ta kể giai thoại này xảy ra vào thời kỳ đầu cuộc cách mạng Xô Viết. Người ta tổ chức một cuộc tranh luận công cộng về sự phục sinh của Chúa Kitô. Người đầu tiên lên tiếng là một người vô thần, ông quả quyết: niềm tin của các Kitô hữu vào sự phục sinh sẽ sụp đổ. Ông đi xuống, rồi một linh mục Chính Thống lên bục phát biểu bảo vệ niềm tin. Ngài khiêm tốn nhìn đám đông và chỉ đơn giản nói: “Chúa Kitô đã phục sinh!” Bỗng nhiên tất cả đồng thanh đáp: “Người đã sống lại thật!” Rồi vị linh mục đi xuống trong thing lặng. Vào thời đó, Cộng Sản Đông Âu gặp khó khăn nhất đó là niềm tin phục sinh đã ăn sâu vào tâm khảm của tín hữu. Đại tướng Ceaucescu nước Romania đã dọn sạch quảng trường, nhưng ông không dám đụng đến những nghi lễ và truyền thống phục sinh. Vì ông biết rằng nếu đụng vào, cuộc chiến sẽ bùng nổ. Người Chính Thống có truyền thống rất tốt lành. Vào chiều ngày áp lễ, tất cả tập trung xung quanh nhà thờ Chính Tòa để nghe giám mục loan báo tin Chúa sống lại. Trong khi đó, mỗi người cầm nến cháy trong tay và bắt đầu hát một bài thánh ca mà người ta lặp đi lặp lại trong suốt mùa Phục Sinh: “Chúa Kitô đã sống lại rồi, Người đã chiến thắng tử thần và ban sự sống cho mọi kẻ chết trong mồ.”
Có một ca khúc khác được lặp đi lặp lại trong phụng vụ phục sinh Chính Thống làm chúng ta nghĩ tới bản hòa tấu số 9 của Beethoven với những ca từ: “Đây là ngày phục sinh! Chúng ta hãy chia sẻ niềm vui vì đại lễ này, chúng ta hãy yêu thương nhau. Chúng ta hãy nói với anh chị em và những ai thù địch với chúng ta. Hãy tha thứ cho nhau vì tình yêu Chúa Phục Sinh.”
2. Chiến thắng của Đấng Phục Sinh
Thế giới không chỉ cần tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng còn cần sống và kinh nghiệm về sự phục sinh. Điều này là rất có thể bởi vì, nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống lại, nếu thân xác chưa sống lại, thì ít ra tâm hồn sống lại trong đức tin và hy vọng. Như thánh Phaolô viết:
“Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,5-6).
“Người đã cho chúng ta được sống lại” và “được sống lại với Đức Kitô” (x. Cl 3,1)! Chúng ta đề cập đến điều này. Chúng ta cũng được giúp đỡ từ nền tu đức của Chính Thống Giáo. Chúng ta biết truyền thống Tây Phương trình bày về sự phục sinh. Chúng ta lấy tranh phục sinh của Piero thành Francesca là một bức tranh có lẽ nổi tiếng nhất. Chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu đứng dậy, tay cầm cây thập giá như là lá cờ chiến thắng. Khuôn mặt phản chiếu một niềm tin vững vàng, chắc chắn và chiến thắng. Đây quả là một tuyệt phẩm! Sự chiến thắng của Người trên những kẻ thù bên ngoài và trần gian. Người chiến thắng những thế lực đã niêm phong mộ và còn lính gác thì đang thiếp ngủ. Con người được trình bày chỉ như những chứng nhân trơ trọi và thụ động, không tham dự tích cực gì vào sự phục sinh.
Giờ đây, chúng ta trở lại với sự trình bày sự phục sinh bằng Icône của Đông Phương. Cảnh tượng hoàn toàn khác. Chúng ta không nhìn lên trời, nhưng hướng xuống lòng đất. Khi phục sinh, Chúa Giêsu không lên trời, nhưng xuống âm phủ. Với sức mạnh lạ thường, Đấng Phục Sinh tới nắm lấy Ađam và Evà đang chờ đợi Người trong vương quốc kẻ chết và Người lôi kéo họ về với mình để tiến về sự sống và sự phục sinh. Đằng sau nguyên tổ là một đám đông vô số người đang chờ đợi ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu đạp đổ các cửa âm phủ và bẻ gãy hết mọi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ở phần bóng tối, nơi những thần dữ hoạt động, hai thiên thần giao chiến với Xatan. Như thế, chiến thắng của Chúa Kitô không phải là chiến thắng trên kẻ thù hữu hình, nhưng là kẻ thù vô hình, đó là kè thù nguy hiểm nhất: cái chết, bóng tối, đau khổ và quỷ dữ.
3. Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh
Chúng ta thực sự say mê với sự trình bày này. Sự phục sinh của Đức Giêsu cũng là sự phục sinh của chúng ta. Mỗi người chúng ta có liên hệ và được mời gọi giống như Ađam và Evà, là hãy chìa tay ra để cho Chúa Kitô lôi kéo và đưa ra khỏi âm phủ. Đó là một cuộc xuất hành mới mang tính hoàn vũ và phục sinh. Nghĩa là chúng ta được Chúa Phục Sinh giải thoát khỏi mọi tội lỗi khi ban ơn bình an, ơn tha tội và Thánh Thần cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi đừng phạm tội, nhưng nếu lỡ phạm tội, hãy chạy đến với Đức Kitô, Đấng Bảo Trợ của chúng ta (bài đọc II) để được tha tội.
Qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa “cánh tay quyền lực” để giải thoát dân Người khỏi sự nô lệ tội lỗi, cái chết nguy hiểm và lớn lao hơn sự nô lệ Ai Cập. Khi chiêm ngắm và cầu nguyện bằng Icône này, chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đức tin in vào trong tâm trí, như đã gợi hứng cho họa sĩ. Bức icône như là cửa sổ mở ra với thế giới vô hình.
Chúng ta cảm ơn anh em Chính Thống đã giúp chúng ta đón nhận điều gì đó rất ý nghĩa từ biến cố Chúa phục sinh và chúng ta hãy chào nhau như vị thánh của họ đã dạy, thánh Serafino thành Sarov: “Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh!” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
CHIẾN THẮNG VINH QUANG
Chúng ta có thể tóm tắt sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III này bằng một câu: “Đấng Phục Sinh đã chiến thắng sự chết một cách vinh quang.” Trong bài đọc I, chúng ta nghe thánh Phêrô tuyên bố trước đám đông về Chúa Giêsu:
“Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng” (Cv 3,15).
Tin Mừng tiếp tục kể lại cho chúng ta một cuộc hiện ra nữa của Đấng Phục Sinh. Khi hai môn đệ Emmau vội vã trở về Giêrusalem và đang kể lại những gì vừa xảy ra dọc đường thì Chúa Giêsu hiện ra với họ và nói rằng: “Bình an cho anh em!” Quả thật, các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma, rồi họ ngờ vực, chưa tin và cuối cùng họ vui mừng. Sự ngờ vực và niềm vui đi liền với nhau: “Các ông còn chưa tin vì mừng quá và còn đang ngỡ ngàng.” Sự nghi ngờ của họ là một sự nghi ngờ đặc biệt. Đó là thái độ của người đã tin, nhưng không hiểu lý do thế nào, dường như họ không dám tin vào mắt mình nữa. Như người ta hay nói: quá đẹp đến mức không thể tin nổi! Chúng ta có thể gọi đây là một sự nghịch lý, niềm tin ngờ vực! Để làm cho họ tin, Chúa Giêsu hỏi họ có gì ăn không, bởi lẽ, không có gì có thể củng cố và tạo nên sự hiệp thông cho bằng việc ăn uống với nhau. Tất cả những điều trên đây muốn nói với chúng ta về điều gì đó rất quan trọng liên quan đến sự phục sinh. Nó không phải đơn thuần là một phép lạ, một ý tưởng, hay một chứng cớ liên quan đến chân lý về Chúa Kitô. Nó chứa đựng điều gì đó sâu xa hơn. Phục sinh mở ra một thế giới mới mà trong đó con người đi vào nhờ đức tin cùng với sự ngạc nhiên và niềm vui. Sự phục sinh của Đức Kitô là cuộc “sáng tạo mới.” Bởi thế, chúng ta không chỉ đề cập đến niềm tin vào Chúa Phục Sinh, nhưng còn là sự hiểu biết và kinh nghiệm về “Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh” (Pl 3,10).
1. Ý nghĩa sự phục sinh
Để đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố phục sinh, trong lần này, chúng ta tìm hiểu về kho tàng đức tin của những anh em Chính Thống Giáo liên quan đến mầu nhiệm phục sinh. Đối với các Kitô hữu Chính Thống Giáo, sự phục sinh của Đức Kitô là tất cả. Cả chúng ta, những người Công Giáo, tự bản chất chúng ta tin tất cả những gì họ tin, nhưng mỗi Giáo Hội có đặc sủng riêng, quà tặng riêng để chia sẻ với các Giáo Hội khác. Quà tặng riêng của Giáo Hội Chính Thống là cảm thức mãnh liệt nhất mà họ có về Đấng Phục Sinh. Chỗ trung tâm điểm trong nhà thờ và thánh đường Công Giáo là cây thập giá, thì đối với họ, là hình ảnh Đấng Phục Sinh, được gọi là Pantocrator (Đấng Toàn Năng) luôn ở vị trí trung tâm.
Trong Mùa Phục Sinh, khi gặp nhau, họ chào nhau: “Chúa Kitô đã sống lại rồi!” và người kia trả lời: “Người đã sống lại thật, Alleluia.” Tập tục tốt lành này được bắt rễ sâu trong dân chúng, đến nỗi người ta kể giai thoại này xảy ra vào thời kỳ đầu cuộc cách mạng Xô Viết. Người ta tổ chức một cuộc tranh luận công cộng về sự phục sinh của Chúa Kitô. Người đầu tiên lên tiếng là một người vô thần, ông quả quyết: niềm tin của các Kitô hữu vào sự phục sinh sẽ sụp đổ. Ông đi xuống, rồi một linh mục Chính Thống lên bục phát biểu bảo vệ niềm tin. Ngài khiêm tốn nhìn đám đông và chỉ đơn giản nói: “Chúa Kitô đã phục sinh!” Bỗng nhiên tất cả đồng thanh đáp: “Người đã sống lại thật!” Rồi vị linh mục đi xuống trong thing lặng. Vào thời đó, Cộng Sản Đông Âu gặp khó khăn nhất đó là niềm tin phục sinh đã ăn sâu vào tâm khảm của tín hữu. Đại tướng Ceaucescu nước Romania đã dọn sạch quảng trường, nhưng ông không dám đụng đến những nghi lễ và truyền thống phục sinh. Vì ông biết rằng nếu đụng vào, cuộc chiến sẽ bùng nổ. Người Chính Thống có truyền thống rất tốt lành. Vào chiều ngày áp lễ, tất cả tập trung xung quanh nhà thờ Chính Tòa để nghe giám mục loan báo tin Chúa sống lại. Trong khi đó, mỗi người cầm nến cháy trong tay và bắt đầu hát một bài thánh ca mà người ta lặp đi lặp lại trong suốt mùa Phục Sinh: “Chúa Kitô đã sống lại rồi, Người đã chiến thắng tử thần và ban sự sống cho mọi kẻ chết trong mồ.”
Có một ca khúc khác được lặp đi lặp lại trong phụng vụ phục sinh Chính Thống làm chúng ta nghĩ tới bản hòa tấu số 9 của Beethoven với những ca từ: “Đây là ngày phục sinh! Chúng ta hãy chia sẻ niềm vui vì đại lễ này, chúng ta hãy yêu thương nhau. Chúng ta hãy nói với anh chị em và những ai thù địch với chúng ta. Hãy tha thứ cho nhau vì tình yêu Chúa Phục Sinh.”
2. Chiến thắng của Đấng Phục Sinh
Thế giới không chỉ cần tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng còn cần sống và kinh nghiệm về sự phục sinh. Điều này là rất có thể bởi vì, nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống lại, nếu thân xác chưa sống lại, thì ít ra tâm hồn sống lại trong đức tin và hy vọng. Như thánh Phaolô viết:
“Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,5-6).
“Người đã cho chúng ta được sống lại” và “được sống lại với Đức Kitô” (x. Cl 3,1)! Chúng ta đề cập đến điều này. Chúng ta cũng được giúp đỡ từ nền tu đức của Chính Thống Giáo. Chúng ta biết truyền thống Tây Phương trình bày về sự phục sinh. Chúng ta lấy tranh phục sinh của Piero thành Francesca là một bức tranh có lẽ nổi tiếng nhất. Chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu đứng dậy, tay cầm cây thập giá như là lá cờ chiến thắng. Khuôn mặt phản chiếu một niềm tin vững vàng, chắc chắn và chiến thắng. Đây quả là một tuyệt phẩm! Sự chiến thắng của Người trên những kẻ thù bên ngoài và trần gian. Người chiến thắng những thế lực đã niêm phong mộ và còn lính gác thì đang thiếp ngủ. Con người được trình bày chỉ như những chứng nhân trơ trọi và thụ động, không tham dự tích cực gì vào sự phục sinh.
Giờ đây, chúng ta trở lại với sự trình bày sự phục sinh bằng Icône của Đông Phương. Cảnh tượng hoàn toàn khác. Chúng ta không nhìn lên trời, nhưng hướng xuống lòng đất. Khi phục sinh, Chúa Giêsu không lên trời, nhưng xuống âm phủ. Với sức mạnh lạ thường, Đấng Phục Sinh tới nắm lấy Ađam và Evà đang chờ đợi Người trong vương quốc kẻ chết và Người lôi kéo họ về với mình để tiến về sự sống và sự phục sinh. Đằng sau nguyên tổ là một đám đông vô số người đang chờ đợi ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu đạp đổ các cửa âm phủ và bẻ gãy hết mọi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ở phần bóng tối, nơi những thần dữ hoạt động, hai thiên thần giao chiến với Xatan. Như thế, chiến thắng của Chúa Kitô không phải là chiến thắng trên kẻ thù hữu hình, nhưng là kẻ thù vô hình, đó là kè thù nguy hiểm nhất: cái chết, bóng tối, đau khổ và quỷ dữ.
3. Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh
Chúng ta thực sự say mê với sự trình bày này. Sự phục sinh của Đức Giêsu cũng là sự phục sinh của chúng ta. Mỗi người chúng ta có liên hệ và được mời gọi giống như Ađam và Evà, là hãy chìa tay ra để cho Chúa Kitô lôi kéo và đưa ra khỏi âm phủ. Đó là một cuộc xuất hành mới mang tính hoàn vũ và phục sinh. Nghĩa là chúng ta được Chúa Phục Sinh giải thoát khỏi mọi tội lỗi khi ban ơn bình an, ơn tha tội và Thánh Thần cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi đừng phạm tội, nhưng nếu lỡ phạm tội, hãy chạy đến với Đức Kitô, Đấng Bảo Trợ của chúng ta (bài đọc II) để được tha tội.
Qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa “cánh tay quyền lực” để giải thoát dân Người khỏi sự nô lệ tội lỗi, cái chết nguy hiểm và lớn lao hơn sự nô lệ Ai Cập. Khi chiêm ngắm và cầu nguyện bằng Icône này, chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đức tin in vào trong tâm trí, như đã gợi hứng cho họa sĩ. Bức icône như là cửa sổ mở ra với thế giới vô hình.
Chúng ta cảm ơn anh em Chính Thống đã giúp chúng ta đón nhận điều gì đó rất ý nghĩa từ biến cố Chúa phục sinh và chúng ta hãy chào nhau như vị thánh của họ đã dạy, thánh Serafino thành Sarov: “Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh!” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Vô ngần vô hạn
Lm. Minh Anh
14:19 10/04/2024
VÔ NGẦN VÔ HẠN
“Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn!”.
Lời cầu nguyện của Sir Frances Drake thật lạ thường, “Lạy Chúa, xin cứ quấy rầy con, thúc bách con dám táo bạo hơn, lao ra những vùng biển rộng lớn, nơi bão tố thể hiện quyền làm chủ của Chúa; nơi mất đất liền, con sẽ lần dò những vì sao! Xin đẩy lùi chân trời hy vọng của con ở người đời; giục con hướng tới một tương lai chỉ biết cậy trông vào Chúa, vào sức mạnh, khôn ngoan và tình yêu, những quà tặng ‘vô ngần vô hạn’ của Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến những quà tặng vô giá mà Sir Frances Drake đề cập, đó là những gì Thần Khí Đấng Phục Sinh trao cho những ai thuộc về Ngài, “Đấng được Thiên Chúa sai đi”, và cũng là Đấng “Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người ‘vô ngần vô hạn!’”.
Hãy nhìn vào các tông đồ để thấy uy lực nội tại của Thần Khí đó! Trước thượng hội đồng, Phêrô và các tông đồ bị tra vấn về việc đã rao giảng một Đức Kitô tử nạn và phục sinh; các ngài lên tiếng, “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm!” - bài đọc một. Những lời ấy chỉ có thể phát xuất từ những con người đầy Thần Khí, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời”.
Chúa Phục Sinh sẽ không dè sẻn khi phân chia món quà Thánh Thần cho bất cứ ai! Ngài ban tặng Thánh Thần cách ‘vô ngần vô hạn’. Nhờ Thánh Thần, Ngài nâng toàn bộ cuộc sống chúng ta lên một bình diện khác, bình diện ân sủng. Sự hào phóng của Ngài, trước hết, thể hiện trong Bí tích Thánh Thể. Mỗi khi chúng ta tiếp nhận Mình Máu Thánh, Chúa Phục Sinh để lại trong tâm hồn chúng ta một sự đổi mới; đồng thời, giúp chúng ta đào sâu sự hiện diện của Thánh Thần trong cuộc sống. Hiệp thông với Thánh Thể, thân xác và linh hồn chúng ta hưởng nếm sự bất tử của mầu nhiệm Phục Sinh.
Thánh Thần là món quà hiệp nhất, cung cấp thuốc giải độc cho mọi khuynh hướng chia rẽ; chống lại sự kiêu ngạo, ích kỷ, bằng cách nhắc nhở chúng ta về sự khiêm nhường; thúc đẩy chúng ta sống bác ái, ban sức mạnh để mỗi người cho đi “Giêsu”, quà tặng ‘vô ngần vô hạn’ đã lãnh nhận, mà không tính toán hay kiết cáu.
Anh Chị em,
“Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn!”. Bởi Thánh Thần, Chúa Giêsu đi vào trần gian, hoạt động trong Thánh Thần; khi trút hơi thở, Ngài “trao Thần Khí”. Cũng thế, nhờ Thánh Thần, các tông đồ và con cái Giáo Hội hai ngàn năm qua không ngừng “lao ra những vùng biển rộng lớn, bất chấp bão tố”. Bởi lẽ, Thánh Thần là tình yêu, sức mạnh và là món quà tuyệt hảo của Đấng không tính toán; trái lại, ban ân sủng của Ngài cách hào hiệp. Và tất nhiên, Ngài cũng đang chờ đợi sự đáp trả của bạn và tôi là những người vốn không cần “lần dò những vì sao”, chỉ cần ngoan nguỳ dưới bàn tay của Thánh Thần để hoàn tất những gì Chúa Phục Sinh còn dang dở; đó là trở nên chứng tá “hướng đến một tương lai” đầy sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thế giới loại trừ Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những con cá quèn của ao đầm! Dạy con lao ra những vùng biển rộng lớn; với Thánh Thần, con đánh bắt từng mẻ linh hồn về cho Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn!”.
Lời cầu nguyện của Sir Frances Drake thật lạ thường, “Lạy Chúa, xin cứ quấy rầy con, thúc bách con dám táo bạo hơn, lao ra những vùng biển rộng lớn, nơi bão tố thể hiện quyền làm chủ của Chúa; nơi mất đất liền, con sẽ lần dò những vì sao! Xin đẩy lùi chân trời hy vọng của con ở người đời; giục con hướng tới một tương lai chỉ biết cậy trông vào Chúa, vào sức mạnh, khôn ngoan và tình yêu, những quà tặng ‘vô ngần vô hạn’ của Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến những quà tặng vô giá mà Sir Frances Drake đề cập, đó là những gì Thần Khí Đấng Phục Sinh trao cho những ai thuộc về Ngài, “Đấng được Thiên Chúa sai đi”, và cũng là Đấng “Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người ‘vô ngần vô hạn!’”.
Hãy nhìn vào các tông đồ để thấy uy lực nội tại của Thần Khí đó! Trước thượng hội đồng, Phêrô và các tông đồ bị tra vấn về việc đã rao giảng một Đức Kitô tử nạn và phục sinh; các ngài lên tiếng, “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm!” - bài đọc một. Những lời ấy chỉ có thể phát xuất từ những con người đầy Thần Khí, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời”.
Chúa Phục Sinh sẽ không dè sẻn khi phân chia món quà Thánh Thần cho bất cứ ai! Ngài ban tặng Thánh Thần cách ‘vô ngần vô hạn’. Nhờ Thánh Thần, Ngài nâng toàn bộ cuộc sống chúng ta lên một bình diện khác, bình diện ân sủng. Sự hào phóng của Ngài, trước hết, thể hiện trong Bí tích Thánh Thể. Mỗi khi chúng ta tiếp nhận Mình Máu Thánh, Chúa Phục Sinh để lại trong tâm hồn chúng ta một sự đổi mới; đồng thời, giúp chúng ta đào sâu sự hiện diện của Thánh Thần trong cuộc sống. Hiệp thông với Thánh Thể, thân xác và linh hồn chúng ta hưởng nếm sự bất tử của mầu nhiệm Phục Sinh.
Thánh Thần là món quà hiệp nhất, cung cấp thuốc giải độc cho mọi khuynh hướng chia rẽ; chống lại sự kiêu ngạo, ích kỷ, bằng cách nhắc nhở chúng ta về sự khiêm nhường; thúc đẩy chúng ta sống bác ái, ban sức mạnh để mỗi người cho đi “Giêsu”, quà tặng ‘vô ngần vô hạn’ đã lãnh nhận, mà không tính toán hay kiết cáu.
Anh Chị em,
“Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn!”. Bởi Thánh Thần, Chúa Giêsu đi vào trần gian, hoạt động trong Thánh Thần; khi trút hơi thở, Ngài “trao Thần Khí”. Cũng thế, nhờ Thánh Thần, các tông đồ và con cái Giáo Hội hai ngàn năm qua không ngừng “lao ra những vùng biển rộng lớn, bất chấp bão tố”. Bởi lẽ, Thánh Thần là tình yêu, sức mạnh và là món quà tuyệt hảo của Đấng không tính toán; trái lại, ban ân sủng của Ngài cách hào hiệp. Và tất nhiên, Ngài cũng đang chờ đợi sự đáp trả của bạn và tôi là những người vốn không cần “lần dò những vì sao”, chỉ cần ngoan nguỳ dưới bàn tay của Thánh Thần để hoàn tất những gì Chúa Phục Sinh còn dang dở; đó là trở nên chứng tá “hướng đến một tương lai” đầy sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thế giới loại trừ Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những con cá quèn của ao đầm! Dạy con lao ra những vùng biển rộng lớn; với Thánh Thần, con đánh bắt từng mẻ linh hồn về cho Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Làm chứng nhân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:03 10/04/2024
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn (Crucifix), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,12-14).
Khi chổi dậy từ cõi chết thì thân xác của Đấng Phục Sinh có nhiều thay đổi về diện mạo bên ngoài khiến Maria Mađalêna làm tưởng là người giữ vườn, hai môn đệ trên đường đi Emmau cùng đi bộ với Người khoảng 12 cây số cũng không nhận ra. Các tông đồ và môn đệ trên bờ hồ Giênêzaret sau một đêm đánh không được con cá nào rồi vào bờ gặp Người trên bờ biển đã không nhận ra Thầy chí thánh. Tuy nhiên dù diện mạo có đổi thay nhưng trên thân xác Đấng Phục Sinh vẫn còn có đó các dấu đinh và dấu lưỡi đòng nơi tay chân và cạnh sườn (x.Ga 20,19-29). Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hữu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” (Col 1,16).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”(1 Ga 2, 4). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân (x.Cvtđ 4,19).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một (x.Ga 3,16). “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Col 1,19-20). Các dấu đinh trên tay chân và dấu lưỡi đòng trên ngực vẫn còn đó trên thân mình Đấng Phục Sinh khẳng định rằng dù trời đất có qua đi thì tình của Người dành cho chúng ta mãi không hề thay đổi.
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã từng cảm nghiệm rằng: “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Ban Mê Thuột
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn (Crucifix), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,12-14).
Khi chổi dậy từ cõi chết thì thân xác của Đấng Phục Sinh có nhiều thay đổi về diện mạo bên ngoài khiến Maria Mađalêna làm tưởng là người giữ vườn, hai môn đệ trên đường đi Emmau cùng đi bộ với Người khoảng 12 cây số cũng không nhận ra. Các tông đồ và môn đệ trên bờ hồ Giênêzaret sau một đêm đánh không được con cá nào rồi vào bờ gặp Người trên bờ biển đã không nhận ra Thầy chí thánh. Tuy nhiên dù diện mạo có đổi thay nhưng trên thân xác Đấng Phục Sinh vẫn còn có đó các dấu đinh và dấu lưỡi đòng nơi tay chân và cạnh sườn (x.Ga 20,19-29). Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hữu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” (Col 1,16).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”(1 Ga 2, 4). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân (x.Cvtđ 4,19).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một (x.Ga 3,16). “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Col 1,19-20). Các dấu đinh trên tay chân và dấu lưỡi đòng trên ngực vẫn còn đó trên thân mình Đấng Phục Sinh khẳng định rằng dù trời đất có qua đi thì tình của Người dành cho chúng ta mãi không hề thay đổi.
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã từng cảm nghiệm rằng: “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 14. Đức dũng cảm
Vũ Văn An
14:01 10/04/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Thứ tư, 10 tháng 4 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về Đức Dũng Cảm. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Bài giáo lý hôm nay nói về nhân đức thứ ba, đó là đức dũng cảm. Chúng ta hãy bắt đầu với lời mô tả trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: “Lòng dũng cảm là nhân đức luân lý bảo đảm sự vững chắc trong khó khăn và kiên trì theo đuổi điều thiện. Nó củng cố quyết tâm chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại trong đời sống đạo đức. Nhân đức dũng cảm giúp người ta chiến thắng nỗi sợ hãi, thậm chí cả sợ chết, và đối đầu với những thử thách và bách hại” (1808). Đó là những gì Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói về nhân đức dũng cảm.
Vậy thì đây chính là đức tính “chiến đấu” nhất. Nếu nhân đức đầu tiên, tức là sự khôn ngoan, chủ yếu gắn liền với lý trí của con người; và trong khi công lý tìm thấy nơi cư trú của nó trong ý chí, thì đức tính thứ ba này, lòng dũng cảm, thường được các tác giả kinh viện liên kết với điều mà người xưa gọi là “Thèm muốn nộ tính” [irascible appetite]. Tư tưởng cổ xưa không tưởng tượng được một người không có đam mê: họ sẽ là một hòn đá. Và những đam mê không nhất thiết là cặn bã của tội lỗi; nhưng chúng phải được giáo dục, phải được hướng dẫn, chúng phải được thanh tẩy bằng nước Rửa Tội, hay tốt hơn là bằng lửa Chúa Thánh Thần. Một Kitô hữu không có lòng can đảm, không biến sức lực của mình thành điều tốt, không làm phiền ai, là một Kitô hữu vô dụng. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó! Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa vô cảm, khổ hạnh, không biết đến cảm xúc của con người. Hoàn toàn ngược lại. Đối diện với cái chết của bạn Người là La-da-rô, Người bật khóc, và tinh thần bị xúc động mạnh của Người được thể hiện rõ ràng trong một số cách diễn đạt của Người, chẳng hạn như khi Người nói: “Ta đến để ném lửa xuống đất, ước gì nó cháy lên!” (Lc 12:49); và đối diện với việc buôn bán trong đền thờ, Người đã phản ứng bằng vũ lực (x. Mt. 21:12-13). Chúa Giêsu có niềm đam mê.
Nhưng bây giờ chúng ta hãy tìm một mô tả hiện sinh về đức tính quan trọng này giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Người xưa – cả các triết gia Hy Lạp lẫn các nhà thần học Kitô giáo – đã nhìn nhận sự phát triển hai mặt trong nhân đức dũng cảm: một mặt thụ động, một mặt tích cực.
Đầu tiên là hướng vào bên trong chúng ta. Có những kẻ thù nội tâm mà chúng ta phải đánh bại, chúng mang tên lo lắng, thống khổ, sợ hãi, tội lỗi: tất cả những sức mạnh khuấy động sâu thẳm nội tâm chúng ta và trong một số tình huống làm chúng ta tê liệt. Có bao nhiêu chiến binh không chịu nổi ngay trước khi bắt đầu cuộc thách thức! Bởi vì họ không nhận thức được những kẻ nội thù này. Dũng cảm trước hết là chiến thắng chính mình. Hầu hết những nỗi sợ hãi nảy sinh trong chúng ta đều không có thực và hoàn toàn không trở thành hiện thực. Vậy thì tốt hơn là hãy cầu xin Chúa Thánh Thần và đối đầu với mọi sự với lòng kiên nhẫn: giải quyết từng vấn đề một, tùy theo khả năng của chúng ta, nhưng không đơn độc! Chúa ở cùng chúng ta nếu chúng ta tin tưởng vào Người và chân thành tìm kiếm điều tốt lành. Khi đó, trong mọi tình huống, chúng ta có thể trông cậy vào sự quan phòng của Chúa để che chở và trang bị cho chúng ta.
Và sau đó là chuyển động thứ hai của nhân đức dũng cảm, lần này có tính chất tích cực hơn. Ngoài những thử thách bên trong còn có những kẻ thù bên ngoài, đó là những thử thách của cuộc sống, những bắt bớ, những khó khăn mà chúng ta không ngờ tới và làm chúng ta ngạc nhiên. Thật vậy, chúng ta có thể cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra với mình, nhưng ở một mức độ lớn hơn, thực tại được tạo thành từ những sự kiện không thể lường trước được, và ở vùng biển này đôi khi con thuyền của chúng ta bị sóng đánh trôi. Sự dũng cảm khi đó làm cho chúng ta trở thành những thủy thủ kiên cường, không sợ hãi hay nản lòng.
Dũng cảm là một đức tính cơ bản vì nó dám tiếp nhận sự thách thức của cái ác trên thế giới. Một số người coi như nó không hiện hữu, mọi thứ đều ổn, ý chí con người đôi khi không mù quáng, những thế lực đen tối mang đến cái chết không ẩn nấp trong lịch sử. Nhưng chỉ cần lướt qua một cuốn sách lịch sử, hoặc không may là cả báo chí, cũng đủ để khám phá những hành động bất chính mà chúng ta một phần là nạn nhân và một phần là thủ phạm: chiến tranh, bạo lực, chế độ nô lệ, áp bức người nghèo, những vết thương chưa bao giờ lành và vẫn tiếp tục chảy máu. Nhân đức dũng cảm khiến chúng ta phản ứng và hét to “không”, một tiếng “không” nhấn mạnh đối với tất cả những điều này. Trong thế giới phương Tây thoải mái của chúng ta, nơi đã phần nào làm loãng đi mọi thứ, đã biến việc theo đuổi sự hoàn hảo thành một sự phát triển hữu cơ đơn giản, không cần phải đấu tranh vì mọi thứ đều giống nhau, đôi khi chúng ta cảm thấy một niềm hoài niệm lành mạnh về các nhà tiên tri. Nhưng những người có tầm nhìn xa trông rộng và phá cách thì rất hiếm. Cần có một ai đó có thể đánh thức chúng ta khỏi chỗ mềm yếu trong đó, chúng ta đã nằm lì và khiến chúng ta kiên quyết lặp lại lời nói “không” với sự dữ và mọi thứ dẫn đến sự thờ ơ. “Không” với cái ác và “không” với sự thờ ơ; “có” với tiến bộ, với con đường đưa chúng ta tiến về phía trước, và vì điều này chúng ta phải chiến đấu.
Vì thế, chúng ta hãy tái khám phá trong Tin Mừng sức mạnh của Chúa Giêsu và học điều đó từ chứng tá của các thánh. Cảm ơn anh chị em.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Bài giáo lý hôm nay nói về nhân đức thứ ba, đó là đức dũng cảm. Chúng ta hãy bắt đầu với lời mô tả trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: “Lòng dũng cảm là nhân đức luân lý bảo đảm sự vững chắc trong khó khăn và kiên trì theo đuổi điều thiện. Nó củng cố quyết tâm chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại trong đời sống đạo đức. Nhân đức dũng cảm giúp người ta chiến thắng nỗi sợ hãi, thậm chí cả sợ chết, và đối đầu với những thử thách và bách hại” (1808). Đó là những gì Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói về nhân đức dũng cảm.
Vậy thì đây chính là đức tính “chiến đấu” nhất. Nếu nhân đức đầu tiên, tức là sự khôn ngoan, chủ yếu gắn liền với lý trí của con người; và trong khi công lý tìm thấy nơi cư trú của nó trong ý chí, thì đức tính thứ ba này, lòng dũng cảm, thường được các tác giả kinh viện liên kết với điều mà người xưa gọi là “Thèm muốn nộ tính” [irascible appetite]. Tư tưởng cổ xưa không tưởng tượng được một người không có đam mê: họ sẽ là một hòn đá. Và những đam mê không nhất thiết là cặn bã của tội lỗi; nhưng chúng phải được giáo dục, phải được hướng dẫn, chúng phải được thanh tẩy bằng nước Rửa Tội, hay tốt hơn là bằng lửa Chúa Thánh Thần. Một Kitô hữu không có lòng can đảm, không biến sức lực của mình thành điều tốt, không làm phiền ai, là một Kitô hữu vô dụng. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó! Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa vô cảm, khổ hạnh, không biết đến cảm xúc của con người. Hoàn toàn ngược lại. Đối diện với cái chết của bạn Người là La-da-rô, Người bật khóc, và tinh thần bị xúc động mạnh của Người được thể hiện rõ ràng trong một số cách diễn đạt của Người, chẳng hạn như khi Người nói: “Ta đến để ném lửa xuống đất, ước gì nó cháy lên!” (Lc 12:49); và đối diện với việc buôn bán trong đền thờ, Người đã phản ứng bằng vũ lực (x. Mt. 21:12-13). Chúa Giêsu có niềm đam mê.
Nhưng bây giờ chúng ta hãy tìm một mô tả hiện sinh về đức tính quan trọng này giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Người xưa – cả các triết gia Hy Lạp lẫn các nhà thần học Kitô giáo – đã nhìn nhận sự phát triển hai mặt trong nhân đức dũng cảm: một mặt thụ động, một mặt tích cực.
Đầu tiên là hướng vào bên trong chúng ta. Có những kẻ thù nội tâm mà chúng ta phải đánh bại, chúng mang tên lo lắng, thống khổ, sợ hãi, tội lỗi: tất cả những sức mạnh khuấy động sâu thẳm nội tâm chúng ta và trong một số tình huống làm chúng ta tê liệt. Có bao nhiêu chiến binh không chịu nổi ngay trước khi bắt đầu cuộc thách thức! Bởi vì họ không nhận thức được những kẻ nội thù này. Dũng cảm trước hết là chiến thắng chính mình. Hầu hết những nỗi sợ hãi nảy sinh trong chúng ta đều không có thực và hoàn toàn không trở thành hiện thực. Vậy thì tốt hơn là hãy cầu xin Chúa Thánh Thần và đối đầu với mọi sự với lòng kiên nhẫn: giải quyết từng vấn đề một, tùy theo khả năng của chúng ta, nhưng không đơn độc! Chúa ở cùng chúng ta nếu chúng ta tin tưởng vào Người và chân thành tìm kiếm điều tốt lành. Khi đó, trong mọi tình huống, chúng ta có thể trông cậy vào sự quan phòng của Chúa để che chở và trang bị cho chúng ta.
Và sau đó là chuyển động thứ hai của nhân đức dũng cảm, lần này có tính chất tích cực hơn. Ngoài những thử thách bên trong còn có những kẻ thù bên ngoài, đó là những thử thách của cuộc sống, những bắt bớ, những khó khăn mà chúng ta không ngờ tới và làm chúng ta ngạc nhiên. Thật vậy, chúng ta có thể cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra với mình, nhưng ở một mức độ lớn hơn, thực tại được tạo thành từ những sự kiện không thể lường trước được, và ở vùng biển này đôi khi con thuyền của chúng ta bị sóng đánh trôi. Sự dũng cảm khi đó làm cho chúng ta trở thành những thủy thủ kiên cường, không sợ hãi hay nản lòng.
Dũng cảm là một đức tính cơ bản vì nó dám tiếp nhận sự thách thức của cái ác trên thế giới. Một số người coi như nó không hiện hữu, mọi thứ đều ổn, ý chí con người đôi khi không mù quáng, những thế lực đen tối mang đến cái chết không ẩn nấp trong lịch sử. Nhưng chỉ cần lướt qua một cuốn sách lịch sử, hoặc không may là cả báo chí, cũng đủ để khám phá những hành động bất chính mà chúng ta một phần là nạn nhân và một phần là thủ phạm: chiến tranh, bạo lực, chế độ nô lệ, áp bức người nghèo, những vết thương chưa bao giờ lành và vẫn tiếp tục chảy máu. Nhân đức dũng cảm khiến chúng ta phản ứng và hét to “không”, một tiếng “không” nhấn mạnh đối với tất cả những điều này. Trong thế giới phương Tây thoải mái của chúng ta, nơi đã phần nào làm loãng đi mọi thứ, đã biến việc theo đuổi sự hoàn hảo thành một sự phát triển hữu cơ đơn giản, không cần phải đấu tranh vì mọi thứ đều giống nhau, đôi khi chúng ta cảm thấy một niềm hoài niệm lành mạnh về các nhà tiên tri. Nhưng những người có tầm nhìn xa trông rộng và phá cách thì rất hiếm. Cần có một ai đó có thể đánh thức chúng ta khỏi chỗ mềm yếu trong đó, chúng ta đã nằm lì và khiến chúng ta kiên quyết lặp lại lời nói “không” với sự dữ và mọi thứ dẫn đến sự thờ ơ. “Không” với cái ác và “không” với sự thờ ơ; “có” với tiến bộ, với con đường đưa chúng ta tiến về phía trước, và vì điều này chúng ta phải chiến đấu.
Vì thế, chúng ta hãy tái khám phá trong Tin Mừng sức mạnh của Chúa Giêsu và học điều đó từ chứng tá của các thánh. Cảm ơn anh chị em.
Người đàn ông bị giam giữ sau khi đốt nhà thờ ở Verona, New Jersey
Đặng Tự Do
18:21 10/04/2024
Cảnh sát Verona, New Jersey cho biết các nhà điều tra đốt nhà đã có mặt tại hiện trường vụ cháy nhà thờ ở Verona, New Jersey; và hung thủ đã bị bắt.
Phát ngôn nhân cảnh sát New Jersey cho biết ngọn lửa đã làm hư hỏng một băng ghế và bàn thờ, bắt đầu ngay trước 4 giờ sáng thứ Năm tại Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu trên Đại lộ Lakeside.
Các nhà điều tra đang giam giữ một người và có vẻ như đó là người mà họ quen biết.
Họ nói rằng người đàn ông, Elliot Bennett, 42 tuổi, đã bước vào Sở cảnh sát Verona và thú nhận tội ác, như anh ta đã làm ít nhất một lần trước đây.
Bennett đã bị bắt nhiều lần trong vài năm qua vì tội phá hoại nhà thờ.
Anh ta được cho là đã làm hư hại các bức tượng bên ngoài vào tháng 9 năm ngoái.
Giáo dân Thomas Frawley cho biết: “Khoảng sáu tháng trước, anh ta đã lấy búa đập vào một bức tượng ở đây rồi đi đến đồn cảnh sát ở cuối dãy nhà và tự thú”.
Bennett khét tiếng trong khu vực, nơi người dân địa phương cho biết, anh ta sống với cha mẹ và những tội ác bị cáo buộc của anh ta không chỉ giới hạn ở các nhà thờ. Họ nói rằng họ đã đối đầu với anh ta nhiều lần.
Cựu Thị trưởng Verona Frank Sapienza cho biết: “Vài năm trước, tôi có một bức tượng Thánh Phanxicô trước nhà và nó đã bị phá hủy”. “Hàng xóm của tôi bên kia đường có đồ Giáng Sinh của họ bị phá hủy.”
Đối với vụ việc hôm thứ Năm, sở cứu hỏa cách đó chưa đầy một dặm và nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Tổng Giáo phận Newark đã đưa ra một tuyên bố cảm ơn những người phản ứng đầu tiên vì những nỗ lực của họ:
“Thật không may, nhà thờ bị hư hại nặng nề, cộng đồng giáo xứ rất đau lòng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua thời điểm khó khăn này và yêu cầu cộng đồng tiếp tục cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng.”
Cộng đồng liên tôn đang đề nghị giúp đỡ giáo xứ Nhà thờ Công Giáo với bất kỳ sự giúp đỡ nào họ có thể cần.
“Tôi vừa liên lạc với những người quản lý nhà thờ và tôi sẽ nói chuyện với Cha Peter vào sáng nay khi ngài quay lại và nói rằng nhà thờ của chúng tôi là của họ, vì vậy nếu họ cần tổ chức các buổi lễ ở đó, họ có thể đến, bất cứ điều gì họ cần, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ họ trong hoàn cảnh này”, Mục sư Anthony Giordano của Nhà thờ Calvary của Giáo Hội Lutheran cho biết.
Trong 12 năm qua, nhiều bức tượng đã bị đập vỡ và lật đổ, khiến vụ việc hôm thứ Năm trở thành vụ việc mới nhất trong một loạt vụ việc xảy ra tại nhà thờ.
“ Điều này đặc biệt tàn khốc đối với một người như tôi, người luôn trân trọng tất cả các ngôi nhà thờ phượng”.
Bennett đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc, bao gồm đe dọa tấn công, trộm cắp, đốt phá nghiêm trọng, sở hữu vũ khí trái phép, v.v.
Văn phòng Công tố hạt Essex đang điều tra vụ việc.
Source:ABC News
Các ông Giuđa thời đại - Nhân viên Vatican bị bắt vì bán hàng ăn cắp trực tuyến
Đặng Tự Do
18:24 10/04/2024
Mô tả về Giuđa Ítcariốt, Phúc Âm Thánh Gioan cho biết như sau:
“Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bêtania, nơi anh Ladarô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mátta lo hầu bàn, còn anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giêsu là Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? “Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.” (Ga 12: 1-6).
Đó là câu chuyện của Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Chúa Giêsu. Theo các phương tiện truyền thông Ý, người ta vừa phát hiện ra một Giuđa Ítcariốt của năm 2024. Đó là nhân viên trung niên người Ý của Vatican đã bị bắt quả tang đang cố bán hàng ăn cắp trên mạng, sau khi chủ sở hữu ban đầu của một trong những món đồ đó phát hiện ra.
Người đàn ông được đề cập là một người Ý 54 tuổi, người bị bắt quả tang đang bán một chiếc đồng hồ Hamilton bị đánh cắp, một thương hiệu có thể có giá từ 500-1000 euro trở lên trên mạng.
Anh ta bị bắt sau khi chủ sở hữu của chiếc đồng hồ nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát tại nhà ga Porta Pia của Rôma sau khi chiếc đồng hồ và các vật dụng có giá trị khác bị đánh cắp khỏi nhà anh ta và sau khi nhìn thấy chiếc đồng hồ này được rao bán trên một trang web trực tuyến chuyên bán đồ cũ.
Các cảnh sát đã sắp xếp một chiến dịch truy quét, trong đó họ đóng vai một người mua đồng hồ tiềm năng và tổ chức một cuộc gặp với người bán gần khu vực Giulio Cesare ở Rôma.
Sau khi cảnh sát xác định chiếc đồng hồ đang được bán thực chất là chiếc đồng hồ đã bị đánh cắp, họ đã khám xét người đàn ông 54 tuổi, người này chưa được xác định danh tính, nhưng dường như đã đến cuộc họp trên một chiếc xe hơi có biển số của Thành phố Vatican, được đánh dấu với các chữ cái “SCV.”
Người đàn ông được cảnh sát phát hiện là nhân viên kho hàng tại Vatican.
Trong khi tiến hành khám xét nhà của ông với sự cộng tác của các thành viên của Quân đoàn hiến binh Vatican, cảnh sát đã thu giữ nhiều đồng hồ có giá trị đáng kể cũng như các vật dụng được sử dụng để xác định tính xác thực và bảo đảm phẩm chất cũng như giá cả của các đồng hồ.
Người ta cũng tìm thấy số tiền mặt lên tới 5.000 euro được giấu trong các phòng khác nhau trong nhà của người đàn ông này, và trong khi tiến hành khám xét, Cảnh sát Vatican đã tìm thấy những vật dụng có giá trị khác ngoài đồng hồ.
Người đàn ông này dường như không bị giam giữ nhưng đang bị giám sát, trong khi một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra cách anh ta lấy được các món đồ bị đánh cắp và chúng đến từ đâu. Trái với những báo cáo ban đầu của các cơ quan truyền thông Ý, chưa có các bằng chứng là ông ta đánh cắp từ Vatican. Có vẻ như ông ta chỉ là người mua đi bán lại những thứ bị ăn cắp.
Các báo cáo về vụ việc không cho biết liệu một thủ tục pháp lý cũng sẽ được bắt đầu bên trong Thành Vatican hay liệu nó sẽ nằm trong tay cảnh sát Ý, với sự cộng tác của Hiến binh Vatican.
Vào năm 2021, một tội ác nhỏ tương tự đã được thực hiện khi một người đàn ông bị bắt quả tang đang trộm đồ từ một nhà kho của Vatican, ăn trộm ba món quần áo từ một kho của Vatican.
Các món đồ này dường như đã bị đánh cắp trong hai trường hợp riêng biệt: Một món đồ bị đánh cắp vào tháng 10 năm 2020 và hai món đồ bị đánh cắp vào tháng 11 năm 2020. Bị cáo, người chưa bao giờ được xác định danh tính, đã thú nhận hành vi trộm cắp trong kho hàng vào ngày 12 tháng 11 năm 2020, ngay sau khi vụ việc thứ hai xảy ra địa điểm.
Trong một thủ tục pháp lý do Vatican khởi xướng, người đàn ông này phủ nhận mọi tội lỗi do trạng thái tâm lý của anh ta vào thời điểm đó, luật sư của anh ta yêu cầu tiến hành một báo cáo tâm thần với lý do cả người đàn ông và vợ anh ta đang giữ chức vụ quan trọng ở hai cơ quan riêng biệt. Họ rất khá giả về mặt tài chính và không cần phải ăn trộm.
Truyền thông Ý vào thời điểm đó đưa tin rằng Công tố viên của Vatican, Alessandro Diddi, đã từ chối yêu cầu đó, trích dẫn các điều khoản cụ thể liên quan đến bệnh tâm thần trong bộ luật hình sự của Vatican, cũng như khó khăn trong việc xác định chính xác trạng thái tinh thần và ý định của người đàn ông vào thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp.
Tòa án Vatican gần đây đã kết luận một vụ án riêng biệt chống lại các nhà hoạt động khí hậu, Guido Viero, 61 tuổi và Ester Goffi, 26 tuổi, đã vào Bảo tàng Vatican và dán keo vào chân bức tượng “Laocoön and Sons” nổi tiếng, được coi là một trong những bức tượng đẹp nhất. những tác phẩm cổ quan trọng trong bộ sưu tập của Vatican và được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ nhất. Nhà hoạt động thứ ba, Laura Zorzini, đã quay đoạn phim này.
Các nhà hoạt động thuộc Ultima Generazione, hay nhóm môi trường “Thế hệ cuối cùng”, cũng treo biểu ngữ có nội dung “Thế hệ cuối cùng: Không khí đốt và không carbon”.
Viero, Goffi và Zorzini đều bị buộc tội trong một phiên tòa ở Vatican với tội không tuân theo lệnh của cảnh sát và gây thiệt hại nặng nề hơn khi những người phục chế phải loại bỏ chất kết dính đã sử dụng và tân trang lại viên đá.
Trong một sắc lệnh vào tháng 6 năm 2023, luật sư người Ý Giuseppe Pignatone, nhà lãnh đạo tòa án Vatican, đã kết án cả Viero và Goffi 9 tháng tù treo và phạt 1500 euro vì những thiệt hại nghiêm trọng, cũng như phạt thêm 120 euro vì không tuân theo “lệnh do cơ quan có thẩm quyền đưa ra một cách hợp pháp”.
Họ cũng phải trả chi phí xét xử và phạt 1.000 euro cho đại diện pháp lý do nhà nước chỉ định mà họ nhận được. Trong phiên tòa, cả hai đều được Vatican mời một luật sư bào chữa là chuyên gia về giáo luật, vì họ tuyên bố rằng họ không đủ khả năng thuê luật sư riêng.
Ngoài ra, họ còn được lệnh phải trả 28.148 euro tiền bồi thường thiệt hại cho bức tượng Laocoön.
Zorzini cũng bị buộc phải nộp phạt 120 euro vì coi thường “lệnh do cơ quan có thẩm quyền đưa ra một cách hợp pháp”.
Các nhà hoạt động đã kháng cáo quyết định này, tuy nhiên Tòa phúc thẩm Vatican vào tháng trước đã xác nhận bản án và quyết định y án.
Source:Crux
Đối với các Giáo hoàng, gặp gỡ báo chí luôn là một công việc mạo hiểm
Vũ Văn An
23:29 10/04/2024
John L. Allen Jr., ngày 7 tháng 4 năm 2024, làm một cuộc đố vui: Vị giáo hoàng hiện đại nào sau đây đã trả lời phỏng vấn cấp cao cho một nhà báo về những chủ đề cực kỳ nhạy cảm, kết quả của việc đó là gây tranh cãi trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo, buộc các viên chức và người phát ngôn của Vatican phải đưa ra 'những lời giải thích rõ ràng', một chẳng làm dịu dư luận bao nhiêu?
A) Đức Giáo Hoàng Leo XIII
B) Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
C) Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
D) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
E) Đức Giáo Hoàng Phanxicô
F) Tất cả những vị trên
Và theo ông, câu trả lời đúng, như những độc giả sáng suốt chắc chắn đã phỏng đoán, là “Đức Phanxicô”. Dù các sự kiện gần đây có thể tạo ấn tượng cho rằng việc hụt hẫng đối với các cuộc phỏng vấn của giáo hoàng là một đặc điểm nổi bật của triều giáo hoàng Phanxicô, thì trên thực tế, chúng có một gốc gác sâu xa hơn nhiều.
Điều gây ra vòng tranh cãi mới nhất là cuốn sách phỏng vấn mới El Sucesor [vị kế nhiệm] với nhà báo Tây Ban Nha Javier Martínez-Brocal, viết về mối quan hệ giữa Đức Phanxicô và vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, được bày bán vào ngày 3 tháng 4.
Như nhà báo người Ý Massimo Gramellini đã nói, đọc cuốn sách này hơi giống như xem những loại phim thực tại trên truyền hình - hãy nghĩ đến “Những bà nội trợ thực sự của Thành Vatican”. Trong số những điều khác, Đức Giáo Hoàng đã công khai đề cập đến các chi tiết bên trong của hai mật nghị, và ngài đã chỉ trích phụ tá hàng đầu của Đức Bênêđíctô, Tổng giám mục người Đức Georg Gänswein, cho rằng vị này thiếu “sự lịch thiệp và nhân bản” vì ĐTGM Gänswein bị cho là đã mưu toan đưa hai vị giáo hoàng vào thế xung đột.
Lucetta Scaraffia, một nhà báo nổi tiếng người Ý và là cựu biên tập viên của tờ L’Osservatore Romano chuyên về các vấn đề phụ nữ, đã lưu ý rằng điều trớ trêu là Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường cảnh cáo về sự nguy hiểm của việc nói xấu và buôn chuyện. Tuy nhiên, theo cô, dựa vào cuốn sách mới, “Có người nghi ngờ Bergoglio nghĩ rằng một giáo hoàng có thể hành xử bất cần tuân theo những quy tắc lành mạnh này”.
Phản ứng đối với cuốn sách mới gồm từ việc ca ngợi sự thẳng thắn và minh bạch của vị giáo hoàng đến việc tán tụng đầy hoài niệm đối với những ngày trong đó các giáo hoàng thường ít nhất giữ một số suy nghĩ cho riêng mình. Dù người ta nghĩ thế nào về tình huống này, sự kiện vẫn là Đức Phanxicô khó có thể là vị giáo hoàng đầu tiên tạo sức nóng cũng bằng với việc tạo ánh sáng khi chấp nhận một cuộc phỏng vấn.
Thật vậy, các tiền lệ đã có từ ít nhất 132 năm trước, khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1892 trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử hiện đại trả lời cuộc phỏng vấn của một nhà báo chuyên nghiệp – và, đồng thời, là vị giáo hoàng đầu tiên bị chỉ trích vì đã làm như vậy, và là vị đầu tiên buộc các trợ lý và nhà hộ giáo của mình phải tìm cách giải thích.
Vào dịp đó, người phỏng vấn vị giáo hoàng là một nhà xã hội chủ nghĩa và vô thần người Pháp tên là Caroline Rémy, được độc giả biết đến nhiều hơn với bí danh Séverine. Rémy đã viết thư cho Đức Hồng Y Mariano Rampolla, Bộ trưởng Ngoại giao của Đức Leo, để yêu cầu phỏng vấn, tự giới thiệu mình là “một người theo chủ nghĩa xã hội, mặc dù không ở trong tình trạng ân sủng, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn trong trái tim bị tổn thương của mình một sự tôn trọng sâu sắc đối với đức tin, cũng như sự tôn kính đối với những người lớn tuổi uy nghiêm và các tù nhân tối cao.”
(Cụm từ cuối cùng đó ám chỉ Đức Giáo Hoàng Piô IX, người đã tuyên bố mình là “tù nhân của Vatican” sau khi Vương quốc Ý mới thống nhất chiếm giữ các Lãnh thổ Giáo hoàng vào năm 1870.)
Cuộc trao đổi diễn ra ngay trước khi vụ Dreyfus bùng nổ ở Pháp, khi câu hỏi về chủ nghĩa bài Do Thái và thái độ đối với người Do Thái đang trở thành mâu thuẫn chính giữa những người theo chủ nghĩa cấp tiến và những người theo chủ nghĩa truyền thống ở Châu Âu. Mục tiêu của Rémy là rút được sự lên án rõ ràng đối với chủ nghĩa bài Do Thái từ vị giáo hoàng.
Cô tin rằng mình đã thành công khi viết trong phần giới thiệu phần hỏi đáp do Figaro công bố: “Mặc dù ngài chưa bao giờ nói 'Tôi lên án', nhưng ngài nói 'Tôi không tán thành' mười lần trong một giờ. Tôi để người Công Giáo rút ra từ thái độ này kết luận mà họ thích hơn.”
Đức Giáo Hoàng Leo thực sự đã bày tỏ sự không đồng tình với “các cuộc chiến tranh tôn giáo” và “chủng tộc”, đồng thời ngụ ý rằng các khu biệt cư [ghetto] cưỡng bức của Công Giáo châu Âu thực sự nhằm mục đích bảo vệ và phục vụ người Do Thái, gọi các khu bao vây là biểu hiện của “sự dịu dàng và tình yêu thương huynh đệ”. Mặt khác, ngài cũng cho rằng thật vô lý khi mong đợi Giáo hội bỏ bê những tín đồ “sùng đạo và nhiệt thành” của mình để ủng hộ những kẻ “vô đạo” “bác bỏ” thông điệp của Chúa Kitô, và những người đại diện cho một “gánh nặng và vết thương”. Ngài nói thêm rằng Giáo hội có trách nhiệm đặc biệt trong việc chống lại “triều đại của đồng tiền”, mà theo ngài, những kẻ “vô đạo” – tức là người Do Thái – ít nhất phải chịu trách nhiệm một phần.
Ngay cả những bình luận đó cũng khiến một số nhà bình luận Công Giáo cảnh giác, những người tin rằng vị giáo hoàng đang gia nhập một chiến dịch tự do chống lại cơ sở Công Giáo ở Pháp. Cha Davide Albertario, một linh mục ở Milan và là biên tập viên của L’Osservatore Cattolico, một tờ báo được thành lập để bảo vệ ngôi vị giáo hoàng sau sự sụp đổ của các Lãnh thổ Giáo hoàng, ngay lập tức nhấn mạnh rằng Rémy đã xuyên tạc về vị giáo hoàng “từ đầu đến cuối”.
Albertario cho rằng thật sai lầm khi khẳng định rằng Đức Leo đã “bày tỏ những ý tưởng trái ngược với chủ nghĩa bài Do Thái,” và trên thực tế, giáo hoàng “hoàn toàn không tham gia vào cuộc tranh chấp Do Thái”.
Các vị giáo hoàng tương lai đáng lẽ nên biết rằng mọi việc sẽ không dễ dàng hơn bất cứ lúc nào các vị chọn ngồi nói chuyện với một thành viên báo chí.
Chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã có một cuộc phỏng vấn hiếm hoi vào năm 1965 với một nhà báo nổi tiếng người Ý tên là Alberto Cavallari, trong đó ngài dự đoán trận trấn động sẽ xảy ra ba năm sau đó với thông điệp Humanae Vitae của ngài, là thông điệp tái khẳng định lệnh cấm truyền thống của Giáo hội đối với việc kiểm soát sinh sản nhân tạo: “Bạn có thể nghiên cứu tất cả những gì bạn muốn, nhưng quyền quyết định là do chúng tôi quyết định. Trong việc quyết định, chúng tôi chỉ có một mình,” Đức Phaolô nói thế, sử dụng số nhiều theo thông lệ hoàng gia.
Đường hướng đó đã tạo ra sự chỉ trích ngay lập tức, đặc biệt là từ những người Công Giáo cấp tiến vốn khăng khăng cho rằng một giáo hoàng không bao giờ nên đơn độc trong việc đưa ra các quyết định, mà thay vào đó phải được hướng dẫn bởi sensus fidelium, nghĩa là “cảm thức của các tín hữu”.
Từ đó, chúng ta có thể đến với cuốn sách phỏng vấn năm 1994 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với nhà báo người Ý Vittorio Messori, có tựa đề Vượt qua ngưỡng cửa hy vọng, trong đó ngài đã khuấy động cuộc tranh cãi to lớn khắp châu Á bằng cách gọi giáo lý Phật giáo là “hầu như hoàn toàn tiêu cực”, “ở mức độ lớn là vô thần” và được đặc trưng bởi “sự thờ ơ với thế giới.” Ngay sau đó, Đức Gioan Phaolô II đã phải đối đầu với sự phản đối và thất vọng khi đến thăm Sri Lanka, một quốc gia phần lớn dân số theo Phật giáo, nơi liên hội các hiệp hội Phật giáo hàng đầu của đất nước này yêu cầu ngài phải xin lỗi.
Hoặc, chúng ta có thể ghi nhận cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI với các nhà báo trên đường đến Cameroon năm 2009, trong đó, khi trả lời câu hỏi của Philippe Visseyrias của kênh truyền hình công cộng France 2 của Pháp, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng việc sử dụng bao cao su không những không phải là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng HIV/AIDS, nhưng “ngược lại, nó làm tăng thêm vấn đề”. Đường hướng này đã gây ra một làn sóng phản đối dữ dội, bao gồm cả một nghị quyết chưa từng có từ quốc hội Bỉ coi những nhận xét của Đức Giáo Hoàng là “không thể chấp nhận được”, được thông qua với số phiếu 95-18. Nó đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan lập pháp châu Âu chính thức kiểm duyệt một vị giáo hoàng.
Giovanni Maria Vian, giáo sư lịch sử Giáo hội và là cựu biên tập viên của L’Osservatore Romano, gần đây đã rút ra kết luận rõ ràng từ lịch sử đầy sóng gió này: “Theo định nghĩa, các cuộc phỏng vấn [với các giáo hoàng] là một rủi ro,” Vian viết thế. “Điều đó phụ thuộc vào những câu hỏi mà [các nhà báo] đặt ra, nhưng chắc chắn rằng chúng luôn nguy hiểm.”
Điểm mấu chốt: Hãy chỉ trích đức Phanxicô tất cả những gì bạn muốn về phong cách phóng khoáng trong đó ngài giao tiếp với báo chí, chưa kể đến tần suất gần như siêu thực mà với nó ngài đã làm như vậy. Đừng cho rằng ngài là vị giáo hoàng đầu tiên gây chấn động với những cuộc phỏng vấn giật gân - bởi vì ngài không phải như vậy và ngài cũng không có xác suất là người cuối cùng.
Church Documents
Thủy Tin GH 10/4/2024
Đặng Tự Do
00:58 10/04/2024
1. Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu: Phá thai không bao giờ có thể là một quyền cơ bản
Trước cuộc bỏ phiếu sắp tới vào ngày 11 tháng 4 tại Brussels về việc có nên đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu hay không, các Giám mục của Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nhắc lại sự phản đối kiên quyết của các ngài đối với đề xuất này và chỉ trích các ý thức hệ áp đặt.
Con người, trong bất kỳ tình huống nào và ở mọi giai đoạn phát triển luôn luôn thiêng liêng và bất khả xâm phạm, các Giám mục Âu Châu đã tái khẳng định và nói thêm rằng một khi niềm tin này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng biến mất.
Tuyên bố từ Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, được đưa ra trước cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể tại Brussels hôm thứ Năm về việc đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu.
Tuyên bố của các Giám mục được đưa ra một ngày sau khi xuất bản Dignitas infinita, một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin mô tả việc phá thai là một thực hành “nghiêm trọng và đáng trách” trong danh sách các vi phạm nhân phẩm.
Tuyên bố của COMECE có tiêu đề “Hãy nói có đối với việc đề cao phẩm giá phụ nữ và quyền sống, và nói không với phá thai và áp đặt ý thức hệ”.
Các Giám mục bày tỏ cam kết hoạt động vì một Âu Châu nơi phụ nữ có thể sống vai trò làm mẹ một cách tự do và như một món quà cho họ và cho xã hội, và nơi “làm mẹ” “không hề là một hạn chế đối với đời sống cá nhân, xã hội và nghề nghiệp”.
Các ngài cảnh báo: “Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phá thai đi ngược lại với việc thúc đẩy thực sự phụ nữ và các quyền của họ”, khi các ngài nhắc lại rằng phá thai “không bao giờ có thể là một quyền cơ bản”.
Các Giám mục COMECE tuyên bố, quyền sống “là trụ cột cơ bản của tất cả các quyền con người khác, đặc biệt là quyền sống của những người dễ bị tổn thương nhất, mong manh nhất và không có khả năng tự vệ”, giống như “đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ, người di cư, người già, người khuyết tật và người bệnh.”
Nhắc lại lập trường rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này, các ngài nhấn mạnh rằng, với “tất cả sức mạnh và sự rõ ràng, ngay cả trong thời đại chúng ta”, phải tuyên bố rằng “việc bảo vệ sự sống của thai nhi gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác”.
Các ngài cảnh báo, một khi người ta không thể hiểu được sự sống của thai nhi là một điều gì đó vô giá, thì nền tảng để bảo vệ nhân quyền sẽ luôn “phụ thuộc vào những ý muốn nhất thời của các quyền lực”, trích lời Dignitas infinita.
Các ngài đề nghị, Liên minh Âu Châu “phải tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau ở các Quốc gia Thành viên cũng như năng lực quốc gia của họ,” và “không thể áp đặt lên người khác, trong và ngoài biên giới của mình, các quan điểm tư tưởng về con người, tình dục và giới tính, hôn nhân và gia đình.”
Điều lệ không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận
Các ngài nhấn mạnh: “Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận và gây chia rẽ”, khi các ngài nhận thấy rằng không có quyền phá thai được công nhận trong Luật pháp Âu Châu hoặc quốc tế, và “vấn đề này diễn ra như thế nào” được quy định trong Hiến pháp và Luật của các Quốc gia Thành viên có sự khác biệt đáng kể.”
Tuyên bố kết thúc với việc các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhận xét rằng Hiến chương, phù hợp với những gì được viết trong Lời nói đầu, “phải tôn trọng 'sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc Âu Châu'“, cũng như “các truyền thống hiến pháp và quốc tế, và nghĩa vụ chung của các Quốc gia Thành viên.”
Cuộc bỏ phiếu để đưa câu hỏi này vào Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu dường như là một chương khép kín cho đến khi nó được đưa trở lại cuộc sống gần đây.
Sau khi đưa quyền phá thai được đưa vào Hiến pháp Pháp vào ngày 4 tháng 3, cuộc tranh luận về việc đưa vấn đề phá thai vào một trong những quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu đã được mở lại ở cấp độ Âu Châu.
Mặc dù nghị quyết đã được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 và đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên, nhưng giờ đây các Thành viên của Nghị viện Âu Châu đã quyết định khởi động lại đề xuất này và đây sẽ là chủ đề của một cuộc bỏ phiếu mới vào thứ Năm.
2. Thống đốc Missouri từ chối khoan hồng cho tử tù bất chấp sự phản đối của Công Giáo
Thống đốc đảng Cộng hòa Mike Parson của Missouri hôm thứ Hai đã từ chối yêu cầu khoan hồng cho kẻ sát nhân bị kết án Brian Dorsey, kẻ dự kiến sẽ bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc vào tối ngày 9 tháng 4 trong vụ hành quyết đầu tiên của tiểu bang vào năm 2024.
Dorsey, 52 tuổi, bị bắt năm 2006 và sau đó bị kết tội bắn chết em họ Sarah Bonnie và chồng cô là Ben. Các luật sư của Dorsey lập luận rằng anh ta đang bị rối loạn tâm thần do ma túy, vì anh ta bị trầm cảm mãn tính và nghiện cocaine vào thời điểm xảy ra vụ giết người.
Các giám mục Công Giáo của Missouri đã mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu liên lạc với Thống Đốc Parson và yêu cầu ông ta hoãn lại việc hành quyết Dorsey, viện dẫn giáo huấn Công Giáo về việc không thể chấp nhận án tử hình. Nếu Parson khoan hồng cho Dorsey, đây sẽ là lần đầu tiên ông ta khoan hồng cho một tử tù trong suốt 6 năm làm thống đốc của mình. Missouri là một trong những bang có nhiều án tử hình nhất trong số các bang của Mỹ, chỉ riêng trong năm 2023 đã thực hiện 4 vụ hành quyết và là một trong 5 tiểu bang duy nhất thực hiện các vụ hành quyết vào năm ngoái.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển của giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây. Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội đại ác.”
Bản án tử hình của Dorsey đã thu hút được sự chú ý chặt chẽ. Trong hơn 17 năm ở trong tử tù, Dorsey không vi phạm gì và làm thợ cắt tóc cho các tù nhân, quản giáo, nhân viên - được tin cậy sử dụng các dụng cụ có khả năng gây chết người. Theo Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình, một nhóm gồm 72 sĩ quan cải huấn hiện tại và trước đây của Missouri đã nộp và ký một lá thư xác nhận tính cách của anh ta, đồng thời yêu cầu Parson khoan hồng cho Dorsey và giảm án tử hình cho anh ta.
Ngoài ra, các luật sư của Dorsey đã lập luận rằng các quy trình thực thi của Bộ Cải Huấn Missouri, sẽ ngăn cản Dorsey “có bất kỳ cuộc thảo luận hoặc tham gia tâm linh có ý nghĩa nào vào nghi thức tôn giáo cuối cùng của anh ta với cố vấn tinh thần của mình,” tờ Kansas City Star đưa tin.
Bất chấp sự phục hồi rõ ràng của anh ta, Tòa án Tối cao Missouri đã lên lịch xử tử Dorsey vào tháng 12 năm ngoái. Dorsey đã kháng cáo vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nơi vẫn có thể tạm dừng việc xử tử anh ta bất chấp việc Parson từ chối sự khoan hồng.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Missouri, tổ chức ủng hộ chính sách công thay mặt cho năm giám mục của tiểu bang, nói rằng ngoài việc Dorsey “đã phải chịu đựng chấn thương thể chất và tinh thần đáng kể thời thơ ấu”, anh ta cũng đã tuyên bố rằng sự trợ giúp luật sư là không hiệu quả của luật sư. Vị luật sư ấy chỉ được trả một khoản phí cố định nhỏ để bào chữa cho anh ta - đã đưa anh ta vào một thỏa thuận nhận tội mà không phản đối khả năng bị tử hình.
Ngoài việc gửi yêu cầu khoan hồng cho Parson,Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Missouri còn tổ chức một “cuộc biểu tình tôn trọng” bên ngoài văn phòng thống đốc tại Tòa nhà Đại hội Bang Missouri ở Thành phố Jefferson từ trưa đến 1 giờ chiều thứ Ba. Các Giám Mục đã kêu gọi công chúng tham dự cuộc biểu tình và liên hệ với thống đốc để bày tỏ sự ủng hộ đối với sự khoan hồng.
Các Giám Mục lưu ý: “Giáo Hội Công Giáo phản đối mạnh mẽ án tử hình vì nó coi thường sự thiêng liêng và phẩm giá của sự sống con người”.
3. Hàng ngàn trẻ em Ukraine đương đầu với việc mất cha mẹ vì chiến tranh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How thousands of Ukrainian children cope with losing parents to war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Năm 11 tuổi, Arina Pervunina chứng kiến quân Nga giết cha mình.
Cô và em trai bị bắt sau phòng tuyến của đối phương tại nhà ông bà ngoại ở Kherson ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, trong khi bố mẹ họ đang ở nhà ở Odesa.
Trong những tuần đầu của cuộc xâm lược, cha của Arina đã đến giải cứu các con của ông và hai anh em họ của cô gái khỏi vùng Kherson bị Nga tạm chiếm. Họ đang ở trong xe thì lính Nga bắt đầu bắn vào họ.
Mười bảy viên đạn đã bắn trúng cha của Arina, ông Andrii Pervunin. Một trong những người anh em họ của Arina sống sót chỉ vì anh ta đang ôm một con chó bị trúng đạn và thiệt mạng ngay lập tức.
Quân đội Nga đã giữ những đứa trẻ ở trạm kiểm soát trong hơn một giờ, kéo chúng dọc mặt đất và chửi bới chúng trước khi thả chúng đi cùng những người Ukraine khác chạy trốn khỏi cuộc xâm lược. Cha của Arina được đưa đến Mykolaiv gần đó trong cốp xe hơi.
“Cha tôi đã được cấp cứu nhưng các nhân viên y tế không thể cứu được cha tôi”, Arina, hiện 13 tuổi, nói với tờ Kyiv Independent.
Để vượt qua sự mất mát, cô bắt đầu viết thư cho người cha đã quá cố của mình ngay sau thảm kịch. Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba đọc một trong những bức thư của Arina tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 7 năm 2023.
“Một tuần sau thảm kịch, cô ấy viết trong nhật ký… 'Tôi không muốn sống. Cuộc sống không có cha này còn có ý nghĩa gì nữa?'“ Kuleba nói.
Kuleba nói thêm: “Không thể đọc được những dòng này mà không rơi nước mắt. Đây chỉ là những dòng tôi cố gắng đưa ra, nhưng có hàng ngàn trẻ em như thế này đang phải trải qua nỗi đau tương tự.”
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga thực sự đã gây thiệt hại nặng nề cho trẻ em Ukraine: Gần 600 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 1.200 trẻ em bị thương trên khắp Ukraine.
Gần 1.800 trẻ em Ukraine đã trở thành trẻ mồ côi do chiến tranh, Cơ quan Xã hội Quốc gia Ukraine cho biết trong một bình luận trên tờ Kyiv Independent. Nhiều đứa trẻ khác đã mất cha hoặc mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga, như Arina, khi ít nhất 10.000 thường dân và 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ năm 2022.
Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ này phải học cách đương đầu với sự mất mát và sống mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Nhà trị liệu tâm lý người Ukraine Marta Bilyk cho biết, mặc dù việc mất cha mẹ ảnh hưởng đến trẻ em bất cứ lúc nào, nhưng khi trải qua trong chiến tranh, chấn thương tâm lý có thể làm trầm trọng thêm các thách thức về sức khỏe tâm thần, khiến tác động tổng thể đến trẻ em thậm chí còn lớn hơn.
Bilyk, người làm việc tại tổ chức Children of Heroes hay Con của những anh hùng, nói với Kyiv Independent: “Một số trẻ em phải kéo cha mẹ ra khỏi những chiếc xe hơi bị bắn nát hoặc thậm chí đào bới thi thể của họ từ dưới đống đổ nát của những ngôi nhà bị sập”.
“Cái chết của cha mẹ càng tồi tệ và đứa trẻ càng biết nhiều về điều đó thì họ càng khó khăn hơn.”
'Bất ổn và tuyệt vọng': Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe tinh thần của người Ukraine
Ngay cả những đứa trẻ không bị mất đi người thân trực hệ do sự xâm lược tàn bạo của Nga cũng bị cướp đi tuổi thơ êm đềm, biến cả một thế hệ trở thành “những đứa trẻ chiến tranh”.
Bilyk nói: “Chúng tôi nghĩ rằng thuật ngữ 'những đứa trẻ chiến tranh' đã qua đi rồi, nhưng bây giờ chúng tôi lại có những đứa trẻ chiến tranh. “Nó bao gồm những đứa trẻ trải qua sự mất mát khi còn rất nhỏ và lo sợ cho tính mạng của chính mình cũng như tính mạng của những người thân yêu – là điều lẽ ra không phải là điển hình đối với trẻ em ở độ tuổi này.”
Theo cơ quan trẻ em Liên Hiệp Quốc UNICEF, chiến tranh đã có “tác động tàn khốc” đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em, với “ước tính 1,5 triệu trẻ em Ukraine có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, với những ảnh hưởng và tác động tiềm ẩn lâu dài. “
Đối với trẻ em, mất cha mẹ là một trong những kết quả tồi tệ nhất của cuộc chiến.
Nỗi đau buồn có thể khiến trẻ mất hứng thú với xã hội và ngừng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Bilyk cho biết trong một số trường hợp, “nỗi buồn mãnh liệt” có thể gây ra “các triệu chứng trầm cảm, hoàn toàn thờ ơ, mất hứng thú và khả năng học hỏi”.
“Một số đứa trẻ nói: ‘Con muốn ở nơi có bố. Con muốn đi theo bố.” Trong những trường hợp cấp tính, họ thậm chí có thể có những ý nghĩ tự tử nhất định”, cô nói.
Ngoài tác động tàn khốc đến sức khỏe tâm thần, việc mất đi một hoặc cả hai cha mẹ còn có thể dẫn đến khó khăn tài chính và suy giảm phẩm chất cuộc sống chung của một số gia đình.
Chịu trách nhiệm của cả cha và mẹ trong khi đối mặt với sự mất mát đau đớn không phải là điều dễ dàng, như Nataliia Motorna, một cư dân Kyiv, có thể chứng thực: Người chồng hơn 20 năm của cô, Illia, đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu ở Sievierodonetsk, tỉnh Donetsk, vào cuối tháng 5 năm 2022.
Cô nói rằng cuộc sống mà cô từng biết - tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tình yêu và những cuộc phiêu lưu - đã kết thúc vào ngày cô biết tin chồng mình qua đời. Thay vào đó, cô và các con, Varvara 12 tuổi và Matvii 17 tuổi, phải chịu nỗi đau không thể tưởng tượng nổi vì mất mát.
Motorna nhớ lại: “Khi biết chuyện, tôi bắt đầu hét toáng lên. Tôi nghĩ mình sẽ phát điên hoàn toàn.”
Nhưng giữa nỗi đau mất mát không thể nguôi ngoai, Motorna phải đứng ra thay chồng làm trụ cột chính cho gia đình.
“Tôi nói với bọn trẻ: 'Các con nên biết rằng mẹ rất sợ, điều đó khiến mẹ đau lòng rất nhiều, nhưng các con cũng nên biết rằng mẹ sẽ không làm gì bản thân mình, vì giờ đây mẹ chỉ có một mình chăm sóc cả hai con,'“ Motorna nói, cố gắng kìm nước mắt.
Tuy nhiên, việc phải chịu đựng sự mất mát của cha và chứng kiến mẹ mình trong tình trạng dễ bị tổn thương như vậy ngay lập tức khiến Matvii và Varvara ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn, mẹ của họ nói.
Chính phủ Ukraine hiện trả khoảng 143 Mỹ Kim mỗi tháng cho trẻ em dưới 6 tuổi mất cha mẹ và gần 177 Mỹ Kim cho trẻ em từ 6-18 tuổi. Theo Cơ quan Dịch vụ Xã hội Quốc gia, trẻ em khuyết tật có cha mẹ bị giết có thể nhận được hơn 228 Mỹ Kim từ chính phủ mỗi tháng.
Bác sĩ gia đình có thể cung cấp cho các gia đình sự trợ giúp tâm lý miễn phí bên cạnh các lợi ích xã hội khác.
Nhưng với những đau khổ to lớn mà chiến tranh Nga đã và đang tiếp tục mang lại, việc hỗ trợ từng trẻ em gặp khó khăn có thể là một thách thức đối với nhà nước.
May mắn thay, các tổ chức bác ái cũng bước vào.
Từ một góa phụ khác, Motorna biết đến tổ chức Con của những anh hùng, là tổ chức đã chăm sóc những đứa trẻ mất cha mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện kể từ tháng 2 năm 2022, cung cấp cho họ sự hỗ trợ về tâm lý, pháp lý và nhân đạo.
Tổ chức này hiện có gần 8.000 trẻ em tham gia chương trình hỗ trợ, phần lớn trong số đó, lên đến 88%, là con của các liệt sĩ Ukraine.
Đó là nền tảng đã cung cấp cho Kuleba những bức thư của Arina gửi cho cha cô, đồng thời cũng tìm một nhà tâm lý học cho cô và gửi cô đến một trại hè ở Tây Ban Nha cùng với những đứa trẻ Ukraine khác đã phải chịu cảnh mất cha mẹ.
Arina nói: “Điều đó đã giúp tôi rất nhiều khi tôi nhận ra cách sống chung với tổn thương này và chứng kiến những đứa trẻ cũng trải qua điều tương tự, hoặc thậm chí còn tệ hơn”.
Hanna Khomenko, nhà lãnh đạo bộ phận làm việc với trẻ em của quỹ, cho biết tổ chức bác ái cũng cung cấp cho mỗi gia đình một trợ lý riêng, một người cố vấn, người thường liên lạc với họ để kiểm tra trạng thái tâm lý và tìm hiểu nhu cầu của họ.
Khomenko nói: “Đó là về tác động của chúng tôi đối với tương lai của chúng tôi. Chúng tôi đã nghĩ về cách những đứa trẻ này sẽ đương đầu với sự mất mát của mình nếu không có một cộng đồng hỗ trợ.”
Motorna đồng ý: “Điều quan trọng là khi ai đó quan tâm… Khi ai đó không quên bạn,” cô nói.
Khomenko cho biết “mục tiêu chiến lược” của tổ chức này là hỗ trợ trẻ em cho đến khi chúng 18 tuổi.
“Chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem đứa trẻ muốn gì. Mục tiêu của chúng tôi là giúp họ xây dựng con đường đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ để mọi đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức của chúng tôi, trong 10 hoặc thậm chí 18 năm nữa, đều vô cùng hài lòng với cuộc sống của mình.”
Để đạt được điều đó, Children of Heroes cung cấp cho trẻ em nhiều khóa học giáo dục khác nhau, bao gồm tiếng Anh và toán, đồng thời tổ chức các trại và hội thảo cho chúng.
Tuy nhiên, việc truyền cảm hứng cho trẻ em có thể là đóng góp quan trọng nhất cho tương lai của các em.
Và việc cho họ cơ hội giao tiếp với các quan chức cao cấp của Ukraine và nhìn thế giới là một phần của sự đóng góp đó.
Năm ngoái, Varvara và Matvii đã tham dự một cuộc gặp với Kuleba, nơi họ có cơ hội trò chuyện với bộ trưởng ngoại giao, điều này “rất có động lực”, theo cả hai.
Cô bé Iryna Vasylieva, 7 tuổi đến từ Rivne đã mơ ước được gửi một lá thư cho cựu Thủ tướng Anh Boris Jonson từ lâu. Cô muốn hỏi quan chức nơi cô có thể mua hỏa tiễn chống tăng Javelin cho tiểu đoàn của người cha quá cố.
Cha của Iryna, người lính Ukraine Oleksandr Vasyliev, đã thiệt mạng trong trận chiến ở Mykolaiv vào cuối tháng 3 năm 2022. Ngay sau khi ông qua đời, cô bắt đầu bán vòng hoa thủ công và gây quỹ để hỗ trợ đồng đội của cha mình.
Mặc dù cô đã cung cấp cho tiểu đoàn một số máy bay không người lái, máy ảnh nhiệt và các thiết bị khác, Iryna cho biết việc có được hỏa tiễn chống tăng Javelin là giấc mơ từ lâu của cô. Nhờ quỹ này, gần đây cô đã đưa một lá thư cho Kuleba, nhờ anh đưa cho Johnson.
Mẹ của cô gái, Viktoriia Vasylieva, cho biết: “Cô ấy đã viết cho cựu Thủ tướng Johnson rằng cô ấy là một tình nguyện viên và cha cô ấy sẽ bảo vệ cô ấy từ thiên đường, nhưng những người lính của cha cô cần rất nhiều thiết bị để tiếp tục chiến đấu”.
“ Tôi háo hức chờ đợi phản hồi của anh ta,” Iryna nói với Kyiv Independent. “Tôi mơ về chiến thắng và mua được một chiếc lao.”
Khomenko nói: “Đây là những điều nhỏ nhặt truyền cảm hứng cho trẻ em, truyền cảm hứng cho chúng tôi tiến về phía trước và làm những gì chúng tôi làm, nhưng với sức mạnh lớn hơn”.
Arina cho biết cô vẫn nhớ cha mình mỗi ngày và biết rằng không gì có thể xoa dịu nỗi đau của cô, nhưng cô đang học cách sống với sự mất mát của mình và không ngừng mơ ước.
Sau khi đến thăm trại ở Tây Ban Nha vào mùa hè năm ngoái, cô quyết định muốn học ở đó để trở thành bác sĩ.
Arina nói: “Sau đó, tôi muốn quay lại Ukraine để chữa trị cho những người lớn tuổi, để những đứa trẻ như tôi không bao giờ phải chịu nỗi đau mất cha mất mẹ”.
4. Đức Hồng Y Dolan đến thăm Thánh Địa nhân dịp đánh dấu 6 tháng chiến tranh
Ban đầu được lên kế hoạch cho lễ kỷ niệm 75 năm Truyền giáo Giáo hoàng tại Palestine, chuyến đi đã được thay đổi để thúc đẩy hòa bình.
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, sẽ tới Thánh Địa. Trong chuyến đi diễn ra khi cuộc chiến giữa Israel và Gaza sắp bước sang mốc sáu tháng, Đức Hồng Y Dolan sẽ đến thăm cả Israel và Palestine để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo.
Tổng Giáo phận New York, lưu ý rằng đây không phải là chuyến đi đầu tiên của Đức Hồng Y Dolan tới Israel với tư cách là Chủ tịch CNEWA, báo cáo rằng ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo từ cả Israel và Palestine, mặc dù hành trình sẽ không đưa ngài đến Gaza.
Đức Hồng Y Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm nhiều tổ chức dịch vụ xã hội khác nhau và xem xét nhiều hoạt động nhân đạo và viện trợ cho những người bị nạn trong chiến tranh.
Trong khi hành trình của Đức Hồng Y Dolan vẫn chưa được hoàn thành, Tổng Giáo phận đã chia sẻ một số điểm dừng mà ngài dự định thực hiện:
“Trong số các hoạt động phục vụ xã hội trong hành trình dự kiến của ngài có Viện Khiếm thính Phaolô Đệ Lục Ephpheta, Trại Tị nạn Aida và Nhà Notre Dame des Douleurs, nhà dành cho người già. Ngài hy vọng có thể gặp gỡ gia đình các con tin, thưởng thức bữa ăn ngày Sabát với những người bạn Do Thái và thăm các nhóm nhân quyền của Israel và Palestine.”
Giám đốc truyền thông của CNEWA Michael La Civita nói với OSV News rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch trước cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10.
Trong khi ngài vẫn sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập Phái đoàn Giáo hoàng tại Palestine, nơi ngài sẽ cử hành hai phụng vụ, giờ đây ngài đã kéo dài chuyến đi của mình để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và gia đình của những người bị bắt làm con tin, để thúc đẩy hòa bình.
Tổng Giáo phận New York nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thành lập CNEWA vào năm 1926, như một “công cụ của tình yêu và là dấu hiệu hy vọng cho những người gặp khó khăn rải rác khắp các vùng đất lịch sử nhưng đầy khó khăn của các giáo hội cổ xưa ở phương Đông”.
Tổ chức này phục vụ các khu vực Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu.
Trước cuộc bỏ phiếu sắp tới vào ngày 11 tháng 4 tại Brussels về việc có nên đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu hay không, các Giám mục của Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nhắc lại sự phản đối kiên quyết của các ngài đối với đề xuất này và chỉ trích các ý thức hệ áp đặt.
Con người, trong bất kỳ tình huống nào và ở mọi giai đoạn phát triển luôn luôn thiêng liêng và bất khả xâm phạm, các Giám mục Âu Châu đã tái khẳng định và nói thêm rằng một khi niềm tin này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng biến mất.
Tuyên bố từ Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, được đưa ra trước cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể tại Brussels hôm thứ Năm về việc đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu.
Tuyên bố của các Giám mục được đưa ra một ngày sau khi xuất bản Dignitas infinita, một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin mô tả việc phá thai là một thực hành “nghiêm trọng và đáng trách” trong danh sách các vi phạm nhân phẩm.
Tuyên bố của COMECE có tiêu đề “Hãy nói có đối với việc đề cao phẩm giá phụ nữ và quyền sống, và nói không với phá thai và áp đặt ý thức hệ”.
Các Giám mục bày tỏ cam kết hoạt động vì một Âu Châu nơi phụ nữ có thể sống vai trò làm mẹ một cách tự do và như một món quà cho họ và cho xã hội, và nơi “làm mẹ” “không hề là một hạn chế đối với đời sống cá nhân, xã hội và nghề nghiệp”.
Các ngài cảnh báo: “Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phá thai đi ngược lại với việc thúc đẩy thực sự phụ nữ và các quyền của họ”, khi các ngài nhắc lại rằng phá thai “không bao giờ có thể là một quyền cơ bản”.
Các Giám mục COMECE tuyên bố, quyền sống “là trụ cột cơ bản của tất cả các quyền con người khác, đặc biệt là quyền sống của những người dễ bị tổn thương nhất, mong manh nhất và không có khả năng tự vệ”, giống như “đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ, người di cư, người già, người khuyết tật và người bệnh.”
Nhắc lại lập trường rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này, các ngài nhấn mạnh rằng, với “tất cả sức mạnh và sự rõ ràng, ngay cả trong thời đại chúng ta”, phải tuyên bố rằng “việc bảo vệ sự sống của thai nhi gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác”.
Các ngài cảnh báo, một khi người ta không thể hiểu được sự sống của thai nhi là một điều gì đó vô giá, thì nền tảng để bảo vệ nhân quyền sẽ luôn “phụ thuộc vào những ý muốn nhất thời của các quyền lực”, trích lời Dignitas infinita.
Các ngài đề nghị, Liên minh Âu Châu “phải tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau ở các Quốc gia Thành viên cũng như năng lực quốc gia của họ,” và “không thể áp đặt lên người khác, trong và ngoài biên giới của mình, các quan điểm tư tưởng về con người, tình dục và giới tính, hôn nhân và gia đình.”
Điều lệ không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận
Các ngài nhấn mạnh: “Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận và gây chia rẽ”, khi các ngài nhận thấy rằng không có quyền phá thai được công nhận trong Luật pháp Âu Châu hoặc quốc tế, và “vấn đề này diễn ra như thế nào” được quy định trong Hiến pháp và Luật của các Quốc gia Thành viên có sự khác biệt đáng kể.”
Tuyên bố kết thúc với việc các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhận xét rằng Hiến chương, phù hợp với những gì được viết trong Lời nói đầu, “phải tôn trọng 'sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc Âu Châu'“, cũng như “các truyền thống hiến pháp và quốc tế, và nghĩa vụ chung của các Quốc gia Thành viên.”
Cuộc bỏ phiếu để đưa câu hỏi này vào Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu dường như là một chương khép kín cho đến khi nó được đưa trở lại cuộc sống gần đây.
Sau khi đưa quyền phá thai được đưa vào Hiến pháp Pháp vào ngày 4 tháng 3, cuộc tranh luận về việc đưa vấn đề phá thai vào một trong những quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu đã được mở lại ở cấp độ Âu Châu.
Mặc dù nghị quyết đã được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 và đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên, nhưng giờ đây các Thành viên của Nghị viện Âu Châu đã quyết định khởi động lại đề xuất này và đây sẽ là chủ đề của một cuộc bỏ phiếu mới vào thứ Năm.
2. Thống đốc Missouri từ chối khoan hồng cho tử tù bất chấp sự phản đối của Công Giáo
Thống đốc đảng Cộng hòa Mike Parson của Missouri hôm thứ Hai đã từ chối yêu cầu khoan hồng cho kẻ sát nhân bị kết án Brian Dorsey, kẻ dự kiến sẽ bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc vào tối ngày 9 tháng 4 trong vụ hành quyết đầu tiên của tiểu bang vào năm 2024.
Dorsey, 52 tuổi, bị bắt năm 2006 và sau đó bị kết tội bắn chết em họ Sarah Bonnie và chồng cô là Ben. Các luật sư của Dorsey lập luận rằng anh ta đang bị rối loạn tâm thần do ma túy, vì anh ta bị trầm cảm mãn tính và nghiện cocaine vào thời điểm xảy ra vụ giết người.
Các giám mục Công Giáo của Missouri đã mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu liên lạc với Thống Đốc Parson và yêu cầu ông ta hoãn lại việc hành quyết Dorsey, viện dẫn giáo huấn Công Giáo về việc không thể chấp nhận án tử hình. Nếu Parson khoan hồng cho Dorsey, đây sẽ là lần đầu tiên ông ta khoan hồng cho một tử tù trong suốt 6 năm làm thống đốc của mình. Missouri là một trong những bang có nhiều án tử hình nhất trong số các bang của Mỹ, chỉ riêng trong năm 2023 đã thực hiện 4 vụ hành quyết và là một trong 5 tiểu bang duy nhất thực hiện các vụ hành quyết vào năm ngoái.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển của giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây. Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội đại ác.”
Bản án tử hình của Dorsey đã thu hút được sự chú ý chặt chẽ. Trong hơn 17 năm ở trong tử tù, Dorsey không vi phạm gì và làm thợ cắt tóc cho các tù nhân, quản giáo, nhân viên - được tin cậy sử dụng các dụng cụ có khả năng gây chết người. Theo Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình, một nhóm gồm 72 sĩ quan cải huấn hiện tại và trước đây của Missouri đã nộp và ký một lá thư xác nhận tính cách của anh ta, đồng thời yêu cầu Parson khoan hồng cho Dorsey và giảm án tử hình cho anh ta.
Ngoài ra, các luật sư của Dorsey đã lập luận rằng các quy trình thực thi của Bộ Cải Huấn Missouri, sẽ ngăn cản Dorsey “có bất kỳ cuộc thảo luận hoặc tham gia tâm linh có ý nghĩa nào vào nghi thức tôn giáo cuối cùng của anh ta với cố vấn tinh thần của mình,” tờ Kansas City Star đưa tin.
Bất chấp sự phục hồi rõ ràng của anh ta, Tòa án Tối cao Missouri đã lên lịch xử tử Dorsey vào tháng 12 năm ngoái. Dorsey đã kháng cáo vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nơi vẫn có thể tạm dừng việc xử tử anh ta bất chấp việc Parson từ chối sự khoan hồng.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Missouri, tổ chức ủng hộ chính sách công thay mặt cho năm giám mục của tiểu bang, nói rằng ngoài việc Dorsey “đã phải chịu đựng chấn thương thể chất và tinh thần đáng kể thời thơ ấu”, anh ta cũng đã tuyên bố rằng sự trợ giúp luật sư là không hiệu quả của luật sư. Vị luật sư ấy chỉ được trả một khoản phí cố định nhỏ để bào chữa cho anh ta - đã đưa anh ta vào một thỏa thuận nhận tội mà không phản đối khả năng bị tử hình.
Ngoài việc gửi yêu cầu khoan hồng cho Parson,Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Missouri còn tổ chức một “cuộc biểu tình tôn trọng” bên ngoài văn phòng thống đốc tại Tòa nhà Đại hội Bang Missouri ở Thành phố Jefferson từ trưa đến 1 giờ chiều thứ Ba. Các Giám Mục đã kêu gọi công chúng tham dự cuộc biểu tình và liên hệ với thống đốc để bày tỏ sự ủng hộ đối với sự khoan hồng.
Các Giám Mục lưu ý: “Giáo Hội Công Giáo phản đối mạnh mẽ án tử hình vì nó coi thường sự thiêng liêng và phẩm giá của sự sống con người”.
3. Hàng ngàn trẻ em Ukraine đương đầu với việc mất cha mẹ vì chiến tranh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How thousands of Ukrainian children cope with losing parents to war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Năm 11 tuổi, Arina Pervunina chứng kiến quân Nga giết cha mình.
Cô và em trai bị bắt sau phòng tuyến của đối phương tại nhà ông bà ngoại ở Kherson ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, trong khi bố mẹ họ đang ở nhà ở Odesa.
Trong những tuần đầu của cuộc xâm lược, cha của Arina đã đến giải cứu các con của ông và hai anh em họ của cô gái khỏi vùng Kherson bị Nga tạm chiếm. Họ đang ở trong xe thì lính Nga bắt đầu bắn vào họ.
Mười bảy viên đạn đã bắn trúng cha của Arina, ông Andrii Pervunin. Một trong những người anh em họ của Arina sống sót chỉ vì anh ta đang ôm một con chó bị trúng đạn và thiệt mạng ngay lập tức.
Quân đội Nga đã giữ những đứa trẻ ở trạm kiểm soát trong hơn một giờ, kéo chúng dọc mặt đất và chửi bới chúng trước khi thả chúng đi cùng những người Ukraine khác chạy trốn khỏi cuộc xâm lược. Cha của Arina được đưa đến Mykolaiv gần đó trong cốp xe hơi.
“Cha tôi đã được cấp cứu nhưng các nhân viên y tế không thể cứu được cha tôi”, Arina, hiện 13 tuổi, nói với tờ Kyiv Independent.
Để vượt qua sự mất mát, cô bắt đầu viết thư cho người cha đã quá cố của mình ngay sau thảm kịch. Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba đọc một trong những bức thư của Arina tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 7 năm 2023.
“Một tuần sau thảm kịch, cô ấy viết trong nhật ký… 'Tôi không muốn sống. Cuộc sống không có cha này còn có ý nghĩa gì nữa?'“ Kuleba nói.
Kuleba nói thêm: “Không thể đọc được những dòng này mà không rơi nước mắt. Đây chỉ là những dòng tôi cố gắng đưa ra, nhưng có hàng ngàn trẻ em như thế này đang phải trải qua nỗi đau tương tự.”
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga thực sự đã gây thiệt hại nặng nề cho trẻ em Ukraine: Gần 600 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 1.200 trẻ em bị thương trên khắp Ukraine.
Gần 1.800 trẻ em Ukraine đã trở thành trẻ mồ côi do chiến tranh, Cơ quan Xã hội Quốc gia Ukraine cho biết trong một bình luận trên tờ Kyiv Independent. Nhiều đứa trẻ khác đã mất cha hoặc mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga, như Arina, khi ít nhất 10.000 thường dân và 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ năm 2022.
Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ này phải học cách đương đầu với sự mất mát và sống mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Nhà trị liệu tâm lý người Ukraine Marta Bilyk cho biết, mặc dù việc mất cha mẹ ảnh hưởng đến trẻ em bất cứ lúc nào, nhưng khi trải qua trong chiến tranh, chấn thương tâm lý có thể làm trầm trọng thêm các thách thức về sức khỏe tâm thần, khiến tác động tổng thể đến trẻ em thậm chí còn lớn hơn.
Bilyk, người làm việc tại tổ chức Children of Heroes hay Con của những anh hùng, nói với Kyiv Independent: “Một số trẻ em phải kéo cha mẹ ra khỏi những chiếc xe hơi bị bắn nát hoặc thậm chí đào bới thi thể của họ từ dưới đống đổ nát của những ngôi nhà bị sập”.
“Cái chết của cha mẹ càng tồi tệ và đứa trẻ càng biết nhiều về điều đó thì họ càng khó khăn hơn.”
'Bất ổn và tuyệt vọng': Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe tinh thần của người Ukraine
Ngay cả những đứa trẻ không bị mất đi người thân trực hệ do sự xâm lược tàn bạo của Nga cũng bị cướp đi tuổi thơ êm đềm, biến cả một thế hệ trở thành “những đứa trẻ chiến tranh”.
Bilyk nói: “Chúng tôi nghĩ rằng thuật ngữ 'những đứa trẻ chiến tranh' đã qua đi rồi, nhưng bây giờ chúng tôi lại có những đứa trẻ chiến tranh. “Nó bao gồm những đứa trẻ trải qua sự mất mát khi còn rất nhỏ và lo sợ cho tính mạng của chính mình cũng như tính mạng của những người thân yêu – là điều lẽ ra không phải là điển hình đối với trẻ em ở độ tuổi này.”
Theo cơ quan trẻ em Liên Hiệp Quốc UNICEF, chiến tranh đã có “tác động tàn khốc” đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em, với “ước tính 1,5 triệu trẻ em Ukraine có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, với những ảnh hưởng và tác động tiềm ẩn lâu dài. “
Đối với trẻ em, mất cha mẹ là một trong những kết quả tồi tệ nhất của cuộc chiến.
Nỗi đau buồn có thể khiến trẻ mất hứng thú với xã hội và ngừng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Bilyk cho biết trong một số trường hợp, “nỗi buồn mãnh liệt” có thể gây ra “các triệu chứng trầm cảm, hoàn toàn thờ ơ, mất hứng thú và khả năng học hỏi”.
“Một số đứa trẻ nói: ‘Con muốn ở nơi có bố. Con muốn đi theo bố.” Trong những trường hợp cấp tính, họ thậm chí có thể có những ý nghĩ tự tử nhất định”, cô nói.
Ngoài tác động tàn khốc đến sức khỏe tâm thần, việc mất đi một hoặc cả hai cha mẹ còn có thể dẫn đến khó khăn tài chính và suy giảm phẩm chất cuộc sống chung của một số gia đình.
Chịu trách nhiệm của cả cha và mẹ trong khi đối mặt với sự mất mát đau đớn không phải là điều dễ dàng, như Nataliia Motorna, một cư dân Kyiv, có thể chứng thực: Người chồng hơn 20 năm của cô, Illia, đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu ở Sievierodonetsk, tỉnh Donetsk, vào cuối tháng 5 năm 2022.
Cô nói rằng cuộc sống mà cô từng biết - tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tình yêu và những cuộc phiêu lưu - đã kết thúc vào ngày cô biết tin chồng mình qua đời. Thay vào đó, cô và các con, Varvara 12 tuổi và Matvii 17 tuổi, phải chịu nỗi đau không thể tưởng tượng nổi vì mất mát.
Motorna nhớ lại: “Khi biết chuyện, tôi bắt đầu hét toáng lên. Tôi nghĩ mình sẽ phát điên hoàn toàn.”
Nhưng giữa nỗi đau mất mát không thể nguôi ngoai, Motorna phải đứng ra thay chồng làm trụ cột chính cho gia đình.
“Tôi nói với bọn trẻ: 'Các con nên biết rằng mẹ rất sợ, điều đó khiến mẹ đau lòng rất nhiều, nhưng các con cũng nên biết rằng mẹ sẽ không làm gì bản thân mình, vì giờ đây mẹ chỉ có một mình chăm sóc cả hai con,'“ Motorna nói, cố gắng kìm nước mắt.
Tuy nhiên, việc phải chịu đựng sự mất mát của cha và chứng kiến mẹ mình trong tình trạng dễ bị tổn thương như vậy ngay lập tức khiến Matvii và Varvara ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn, mẹ của họ nói.
Chính phủ Ukraine hiện trả khoảng 143 Mỹ Kim mỗi tháng cho trẻ em dưới 6 tuổi mất cha mẹ và gần 177 Mỹ Kim cho trẻ em từ 6-18 tuổi. Theo Cơ quan Dịch vụ Xã hội Quốc gia, trẻ em khuyết tật có cha mẹ bị giết có thể nhận được hơn 228 Mỹ Kim từ chính phủ mỗi tháng.
Bác sĩ gia đình có thể cung cấp cho các gia đình sự trợ giúp tâm lý miễn phí bên cạnh các lợi ích xã hội khác.
Nhưng với những đau khổ to lớn mà chiến tranh Nga đã và đang tiếp tục mang lại, việc hỗ trợ từng trẻ em gặp khó khăn có thể là một thách thức đối với nhà nước.
May mắn thay, các tổ chức bác ái cũng bước vào.
Từ một góa phụ khác, Motorna biết đến tổ chức Con của những anh hùng, là tổ chức đã chăm sóc những đứa trẻ mất cha mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện kể từ tháng 2 năm 2022, cung cấp cho họ sự hỗ trợ về tâm lý, pháp lý và nhân đạo.
Tổ chức này hiện có gần 8.000 trẻ em tham gia chương trình hỗ trợ, phần lớn trong số đó, lên đến 88%, là con của các liệt sĩ Ukraine.
Đó là nền tảng đã cung cấp cho Kuleba những bức thư của Arina gửi cho cha cô, đồng thời cũng tìm một nhà tâm lý học cho cô và gửi cô đến một trại hè ở Tây Ban Nha cùng với những đứa trẻ Ukraine khác đã phải chịu cảnh mất cha mẹ.
Arina nói: “Điều đó đã giúp tôi rất nhiều khi tôi nhận ra cách sống chung với tổn thương này và chứng kiến những đứa trẻ cũng trải qua điều tương tự, hoặc thậm chí còn tệ hơn”.
Hanna Khomenko, nhà lãnh đạo bộ phận làm việc với trẻ em của quỹ, cho biết tổ chức bác ái cũng cung cấp cho mỗi gia đình một trợ lý riêng, một người cố vấn, người thường liên lạc với họ để kiểm tra trạng thái tâm lý và tìm hiểu nhu cầu của họ.
Khomenko nói: “Đó là về tác động của chúng tôi đối với tương lai của chúng tôi. Chúng tôi đã nghĩ về cách những đứa trẻ này sẽ đương đầu với sự mất mát của mình nếu không có một cộng đồng hỗ trợ.”
Motorna đồng ý: “Điều quan trọng là khi ai đó quan tâm… Khi ai đó không quên bạn,” cô nói.
Khomenko cho biết “mục tiêu chiến lược” của tổ chức này là hỗ trợ trẻ em cho đến khi chúng 18 tuổi.
“Chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem đứa trẻ muốn gì. Mục tiêu của chúng tôi là giúp họ xây dựng con đường đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ để mọi đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức của chúng tôi, trong 10 hoặc thậm chí 18 năm nữa, đều vô cùng hài lòng với cuộc sống của mình.”
Để đạt được điều đó, Children of Heroes cung cấp cho trẻ em nhiều khóa học giáo dục khác nhau, bao gồm tiếng Anh và toán, đồng thời tổ chức các trại và hội thảo cho chúng.
Tuy nhiên, việc truyền cảm hứng cho trẻ em có thể là đóng góp quan trọng nhất cho tương lai của các em.
Và việc cho họ cơ hội giao tiếp với các quan chức cao cấp của Ukraine và nhìn thế giới là một phần của sự đóng góp đó.
Năm ngoái, Varvara và Matvii đã tham dự một cuộc gặp với Kuleba, nơi họ có cơ hội trò chuyện với bộ trưởng ngoại giao, điều này “rất có động lực”, theo cả hai.
Cô bé Iryna Vasylieva, 7 tuổi đến từ Rivne đã mơ ước được gửi một lá thư cho cựu Thủ tướng Anh Boris Jonson từ lâu. Cô muốn hỏi quan chức nơi cô có thể mua hỏa tiễn chống tăng Javelin cho tiểu đoàn của người cha quá cố.
Cha của Iryna, người lính Ukraine Oleksandr Vasyliev, đã thiệt mạng trong trận chiến ở Mykolaiv vào cuối tháng 3 năm 2022. Ngay sau khi ông qua đời, cô bắt đầu bán vòng hoa thủ công và gây quỹ để hỗ trợ đồng đội của cha mình.
Mặc dù cô đã cung cấp cho tiểu đoàn một số máy bay không người lái, máy ảnh nhiệt và các thiết bị khác, Iryna cho biết việc có được hỏa tiễn chống tăng Javelin là giấc mơ từ lâu của cô. Nhờ quỹ này, gần đây cô đã đưa một lá thư cho Kuleba, nhờ anh đưa cho Johnson.
Mẹ của cô gái, Viktoriia Vasylieva, cho biết: “Cô ấy đã viết cho cựu Thủ tướng Johnson rằng cô ấy là một tình nguyện viên và cha cô ấy sẽ bảo vệ cô ấy từ thiên đường, nhưng những người lính của cha cô cần rất nhiều thiết bị để tiếp tục chiến đấu”.
“ Tôi háo hức chờ đợi phản hồi của anh ta,” Iryna nói với Kyiv Independent. “Tôi mơ về chiến thắng và mua được một chiếc lao.”
Khomenko nói: “Đây là những điều nhỏ nhặt truyền cảm hứng cho trẻ em, truyền cảm hứng cho chúng tôi tiến về phía trước và làm những gì chúng tôi làm, nhưng với sức mạnh lớn hơn”.
Arina cho biết cô vẫn nhớ cha mình mỗi ngày và biết rằng không gì có thể xoa dịu nỗi đau của cô, nhưng cô đang học cách sống với sự mất mát của mình và không ngừng mơ ước.
Sau khi đến thăm trại ở Tây Ban Nha vào mùa hè năm ngoái, cô quyết định muốn học ở đó để trở thành bác sĩ.
Arina nói: “Sau đó, tôi muốn quay lại Ukraine để chữa trị cho những người lớn tuổi, để những đứa trẻ như tôi không bao giờ phải chịu nỗi đau mất cha mất mẹ”.
4. Đức Hồng Y Dolan đến thăm Thánh Địa nhân dịp đánh dấu 6 tháng chiến tranh
Ban đầu được lên kế hoạch cho lễ kỷ niệm 75 năm Truyền giáo Giáo hoàng tại Palestine, chuyến đi đã được thay đổi để thúc đẩy hòa bình.
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, sẽ tới Thánh Địa. Trong chuyến đi diễn ra khi cuộc chiến giữa Israel và Gaza sắp bước sang mốc sáu tháng, Đức Hồng Y Dolan sẽ đến thăm cả Israel và Palestine để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo.
Tổng Giáo phận New York, lưu ý rằng đây không phải là chuyến đi đầu tiên của Đức Hồng Y Dolan tới Israel với tư cách là Chủ tịch CNEWA, báo cáo rằng ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo từ cả Israel và Palestine, mặc dù hành trình sẽ không đưa ngài đến Gaza.
Đức Hồng Y Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm nhiều tổ chức dịch vụ xã hội khác nhau và xem xét nhiều hoạt động nhân đạo và viện trợ cho những người bị nạn trong chiến tranh.
Trong khi hành trình của Đức Hồng Y Dolan vẫn chưa được hoàn thành, Tổng Giáo phận đã chia sẻ một số điểm dừng mà ngài dự định thực hiện:
“Trong số các hoạt động phục vụ xã hội trong hành trình dự kiến của ngài có Viện Khiếm thính Phaolô Đệ Lục Ephpheta, Trại Tị nạn Aida và Nhà Notre Dame des Douleurs, nhà dành cho người già. Ngài hy vọng có thể gặp gỡ gia đình các con tin, thưởng thức bữa ăn ngày Sabát với những người bạn Do Thái và thăm các nhóm nhân quyền của Israel và Palestine.”
Giám đốc truyền thông của CNEWA Michael La Civita nói với OSV News rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch trước cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10.
Trong khi ngài vẫn sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập Phái đoàn Giáo hoàng tại Palestine, nơi ngài sẽ cử hành hai phụng vụ, giờ đây ngài đã kéo dài chuyến đi của mình để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và gia đình của những người bị bắt làm con tin, để thúc đẩy hòa bình.
Tổng Giáo phận New York nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thành lập CNEWA vào năm 1926, như một “công cụ của tình yêu và là dấu hiệu hy vọng cho những người gặp khó khăn rải rác khắp các vùng đất lịch sử nhưng đầy khó khăn của các giáo hội cổ xưa ở phương Đông”.
Tổ chức này phục vụ các khu vực Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu.
BRK4LV-NewsUKMOR11APR2024
Đặng Tự Do
03:29 10/04/2024
BRK4LV-NewsUKMOR11APR2024
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Hải quân Ukraine cho biết trực thăng quân sự Nga bị bắn hạ ở Crimea
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian Navy: Russian military helicopter downed over Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 10 Tháng Tư, Thuyền trưởng Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết một trực thăng Ka-27 của Nga đã bị bắn rơi trên bầu trời Crimea hiện bị Nga tạm chiếm.
Trực thăng Ka-27 được thiết kế để Hải quân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công vào tàu ngầm.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết tính đến ngày 10 Tháng Tư, Nga đã mất 325 máy bay trực thăng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Tưởng cũng nên nhắc lại là tháng 10 vừa qua, Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp được bí mật triển khai tới Ukraine trong một cuộc tấn công tàn khốc trong đêm nhằm vào các phi trường của Nga.
Trong chiến dịch mang tên “Chiến dịch Chuồn Chuồn”, quân Ukraine đã tấn công các phi trường ở miền nam Berdyansk và miền đông Luhansk, phá hủy 21 máy bay trực thăng, một bệ phóng phòng không và một kho đạn dược.
Các máy bay được Không quân Nga triển khai tại phi trường Berdyansk bao gồm máy bay trực thăng đa năng Ka-52 và Mi-8 cũng như trực thăng vũ trang Mi-24 và Mi-28.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 9 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến những trục trặc liên quan đến hỏa tiễn dẫn đường chính xác của Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các bức ảnh nguồn mở từ ngày 31 tháng 3 năm 2024 cho thấy các mảnh vỡ hỏa tiễn đã rơi xuống một cánh đồng ở Saratov, miền nam nước Nga. Ban đầu được cho là mảnh vỡ của một máy bay không người lái của Ukraine, kiểm tra kỹ hơn cho thấy mảnh vỡ rất có thể là mảnh vỡ của hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không AS-23a KODIAK của Nga.
Rất có thể mảnh vỡ là do trục trặc của hỏa tiễn KODIAK được phóng về phía Ukraine vào sáng sớm hôm đó. Tỉnh Saratov là địa điểm nổi tiếng cho các cuộc tấn công của máy bay ném bom từ trên không tầm xa của Nga và là nơi đặt phi trường Engels, là căn cứ của một số máy bay ném bom.
AS-23a KODIAK là loại vũ khí dẫn đường chính xác hàng đầu của Nga, với tầm bắn khoảng 4.000 km. Nó đã được sử dụng rộng rãi để chống lại Ukraine, gần đây nhất là nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước. Trục trặc rất có thể xảy ra của một hỏa tiễn uy tín như vậy cho thấy có vấn đề trong quá trình sản xuất nó, có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cũng như phải gấp rút đáp ứng các yêu cầu của cuộc xung đột.
BRK4LV-NewsUKEVE11APR2024
1. Zelenskiy chỉ trích lý do Scholz không gửi hỏa tiễn Taurus của Đức
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskiy blasts Scholz’s reason for not sending German Taurus missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chỉ trích gay gắt Thủ tướng Đức Olaf Scholz vì đã từ chối cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn hành trình Taurus do Đức sản xuất và cho rằng sự miễn cưỡng này xuất phát từ mong muốn giữ vũ khí để phòng thủ cho Berlin trước mối đe dọa từ Nga.
Zelenskiy nói thêm về Scholz :”Theo những gì tôi hiểu, thủ tướng tin rằng, vì ông ấy là đại diện của một quốc gia phi hạt nhân, đây là vũ khí duy nhất mà Đức có, là vũ khí mạnh nhất”, Zelenskiy nói về hỏa tiễn Taurus trong một cuộc phỏng vấn với Axel Springer, công ty mẹ của POLITICO. “Ông ấy đã chia sẻ tin nhắn với tôi rằng ông ấy không thể bỏ mặc đất nước của mình không có vũ khí mạnh như vậy”.
Tuy nhiên, chính phủ Đức lại đưa ra cho công chúng một logic hoàn toàn khác về việc không gửi vũ khí. Scholz đã kiên quyết từ chối gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine, nói trong các tuyên bố công khai rằng một động thái như vậy có thể dẫn đến leo thang chiến tranh và thậm chí có thể lôi kéo Đức vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Người Ukraine muốn hỏa tiễn Taurus của Đức, có tầm bắn khoảng 500 km và mang đầu đạn cực mạnh, nhằm tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến, chẳng hạn như Cầu Kerch nối Nga và Crimea bị tạm chiếm.
Tuy nhiên, nhận xét của Zelenskiy - nếu Scholz đã được hiểu đầy đủ - cho thấy có một động cơ mà thủ tướng chưa công khai thốt ra - hoặc ít nhất là lời giải thích mà Scholz có thể cảm thấy thoải mái nhất khi đưa ra cho Zelenskiy: Rằng Berlin cần vũ khí để ngăn chặn Putin tấn công Đức.
Zelenskiy cho biết Scholz coi hỏa tiễn Taurus là công cụ ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, mặc dù tổng thống nói thêm rằng ông không thấy điều này hợp logic. Ông nói: “Bất kỳ hỏa tiễn nào cũng sẽ không bảo vệ được một người nào khỏi các cuộc tấn công hạt nhân, nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, xin Chúa đừng để nó xảy ra.”
“Điều rất quan trọng là để mọi người biết rằng bạn có thứ gì đó đặc biệt, một số vũ khí đặc biệt. Và nếu có chiến tranh, nó sẽ có ích”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Scholz lại có quan điểm khác hẳn với công chúng Đức, tự miêu tả mình là một nhà lãnh đạo có thể cung cấp viện trợ cho Ukraine mà không vượt qua ranh giới có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng hơn. Một số chính trị gia trong Đảng Dân chủ Xã hội trung tả của ông đã gọi ông là “thủ tướng hòa bình” vì đường lối này.
Ngay cả khi các thành viên trong chính phủ liên minh của chính ông - cùng với các nhà lãnh đạo phe đối lập bảo thủ - đã thúc giục ông gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine, Scholz vẫn từ chối, cho rằng hành động này sẽ khiêu khích Nga.
Scholz nói vào tháng Ba: “Đó là ranh giới mà tôi không muốn vượt qua với tư cách là thủ tướng. Tôi có trách nhiệm ngăn chặn Đức tham gia vào cuộc chiến này.”
Scholz cũng đã tìm cách lập luận rằng việc sử dụng hỏa tiễn Taurus sẽ yêu cầu Berlin triển khai bộ binh tới Ukraine để giúp vận hành chúng - một quan điểm không được những người cao cấp nhất của ông chia sẻ.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Zelenskiy không chỉ phê phán việc Đức miễn cưỡng gửi hỏa tiễn mà còn chỉ trích tốc độ của Mỹ trong việc cho phép lực lượng Ukraine sử dụng chiến đấu cơ F-16 và hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp.
“Tôi luôn sử dụng logic trong các bước đi, trong lời nói và kết luận của mình. Tôi không hiểu logic đằng sau một số vấn đề, chẳng hạn như khi một trong những đối tác của chúng tôi có vũ khí mà Ukraine cần ngày nay để tồn tại. Và tôi không hiểu tại sao họ không cung cấp nó cho chúng tôi.”
2. Quân đội phủ nhận Nga giành được chỗ đứng ở Robotyne
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military denies Russia gained foothold in Robotyne”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các lực lượng Nga đã không thể giành được chỗ đứng tại thị trấn tiền tuyến Robotyne ở tỉnh Zaporizhzhia, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hôm Thứ Tư, 10 Tháng Tư, bác bỏ tuyên bố trước đó của một quan chức khu vực.
Làng Robotyne, nằm cách Orikhiv khoảng 15 km về phía nam và cách Zaporizhzhia 70 km về phía đông nam, đã được Ukraine giải phóng trong cuộc phản công vào mùa hè năm 2023 và đã ở tiền tuyến kể từ đó.
Những tuần gần đây chứng kiến sự leo thang thù địch trong khu vực này, quân đội Ukraine nói rằng tình hình “không ổn định” nhưng không nghiêm trọng.
Serhii Lyshenko, một thành viên của hội đồng tỉnh Zaporizhzhia, cho biết trên kênh Espresso TV vào ngày 9 tháng 4 rằng lực lượng Nga đã đột nhập vào Robotyne và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra trong chính thị trấn. Kênh giám sát Telegram DeepState của Ukraine cũng tuyên bố rằng quân đội Nga đã giành được chỗ đứng trong khu định cư.
Tuy nhiên, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Trong khu vực do Lữ đoàn cơ giới số 65, là lực lượng bảo vệ Robotyne, trấn giữ, thực sự thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ với các nhóm phá hoại của đối phương”.
Các đơn vị Nga được cho là đã tiến vào làng và cố gắng giành được chỗ đứng ở đó “nhưng không thành công”, ông nhấn mạnh.
Tuyên bố viết: “Lực lượng của chúng tôi đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương bằng trọng pháo trên đường chúng tiếp cận Robotyne, đồng thời các binh sĩ của Lữ đoàn 65 và các đơn vị lân cận tiêu diệt các nhóm đối phương rải rác bằng máy bay không người lái và súng cối”.
“Ngày nay, khu định cư do lực lượng quốc phòng Ukraine nắm giữ.”
Robotyne nằm cạnh con đường chính hướng tới Tokmak bị Nga tạm chiếm và xa hơn là tới Melitopol, một trong những trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Nga ở miền nam Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các hoạt động tấn công dọc theo mặt trận trong những tháng qua khi Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược, cộng với sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ.
BRK4LV-News14Apr2024
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Hơn 700 người được rửa tội vào lễ Phục sinh ở Nigeria bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu gia tăng
Các cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha dành cho báo chí luôn là một công việc mạo hiểm
Hàng ngàn trẻ em Ukraine đương đầu với việc mất cha mẹ vì chiến tranh
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Lan Vy]
1. Hơn 700 người được rửa tội vào lễ Phục sinh ở Nigeria bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu gia tăng
Hơn 700 Kitô hữu đã được rửa tội vào Chúa Nhật Phục Sinh tại Giáo phận Công Giáo Katsina của Nigeria, nơi có sự gia tăng các cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào các cộng đồng Kitô giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng 4 với ACI Africa, đối tác tin tức của CNA tại Phi Châu, Đức Giám Mục Gerald Mamman Musa đã vui mừng trước lễ Phục sinh thành công – đó là lễ Phục sinh đầu tiên của giáo phận. Giáo phận Katsina vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập vào tháng 10 năm 2023.
“Đó là một lễ kỷ niệm rất tuyệt vời vì lần đầu tiên chúng tôi có các linh mục tập trung tại nhà thờ để dự lễ kỷ niệm đó,” vị giám mục 53 tuổi nói.
“ Bất chấp những thách thức bất an mà chúng tôi phải đối mặt với tư cách là một giáo phận, chúng tôi đã có hơn 700 người đã được rửa tội và rước lễ. Đó là một con số đáng kinh ngạc”, Đức Cha Musa nói.
“Điều này cho chúng ta biết rằng Chúa đang làm việc theo những cách bất ngờ nhất. Ngay cả ở những nơi xa xôi, ngay cả ở những nơi mà bạn nghĩ rằng có thiểu số Kitô hữu, Thiên Chúa vẫn đang hoạt động”, Đức Giám Mục nói. “Và chúng tôi cảm ơn Chúa vì vụ thu hoạch mà chúng tôi có được. Thu hoạch theo số lượng thành viên ngày càng tăng mà chúng tôi có.”
“Chúng tôi tin rằng theo thời gian, chúng tôi sẽ có thêm nhiều người đang cải đạo, một số lượng lớn hơn những người sắp được rửa tội. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thêm nhiều người cam kết hơn với đức tin của mình”, Đức Cha Musa nói với ACI Phi Châu.
Ngài nói tiếp: “Thách thức mà chúng tôi đang gặp phải, ảnh hưởng đến việc truyền giáo, là thách thức về sự bất an”.
Đức Giám Mục lưu ý rằng ở khu vực phía nam của bang, hàng ngàn người đã phải di dời bởi những người mà ngài mô tả là “những tên cướp”.
Ngài cho biết trong Mùa Chay, ngài đã đến thăm 45 gia đình bị chính quyền địa phương di dời khỏi bang Katsina. “Và họ không chỉ là những người duy nhất,” Musa nói. “Có khoảng 300 cộng đồng đã phải di dời.”
“Điều này ảnh hưởng đến công việc truyền giáo vì những người này có nhà thờ. Họ phải rời khỏi nhà thờ để đi nơi khác sinh sống”, ngài nói. “Họ muốn trở về quê hương nhưng khó khăn vì thách thức bất an vẫn còn đó”.
Đức Cha Musa vẫn hy vọng rằng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục hỗ trợ những người cải đạo mới đã đón nhận đức tin.
“Chúng tôi muốn phát triển một hệ thống trong đó những người đã cải đạo cũng như những người có đức tin sẽ được đào tạo tốt. Và chúng tôi muốn phát triển việc đào tạo lâu dài”, ngài nói.
“Việc đào tạo không chỉ kết thúc với việc dạy giáo lý chuẩn bị cho chúng ta rước lễ. Việc đào tạo không chỉ kết thúc bằng việc dạy giáo lý khi chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội. Nhưng việc đào tạo đức tin phải kéo dài suốt cuộc đời để người dân chúng ta tiếp tục phát triển trong đức tin”.
BRK4LV-News12Apr2024
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ
Đức Hồng Y Raï, Thượng phụ Antioch của Maronites kêu gọi bình tĩnh sau vụ sát hại một thành viên của Lực lượng Li Băng
Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu: Phá thai không bao giờ có thể là một quyền cơ bản
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Lan Vy]
1. Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ
Một giám mục Công Giáo nghi lễ Melkite, một trong hơn 20 nghi lễ Đông phương của Giáo Hội Công Giáo hiệp thông với Rôma, đã phản đối sự ngược đãi mà ngài nói rằng ngài đã phải gánh chịu và việc ngài bị trục xuất sau khi đến Sân bay Quốc tế Thành phố Mexico.
Đức Giám Mục Joseph Khawam, giám mục tông tòa của Giáo hội Melkite ở Venezuela và là giám quản tông tòa của Giáo phận Melkite ở Mễ Tây Cơ, đã tố cáo rằng chính quyền nhập cư Mễ Tây Cơ đã giam giữ ngài hàng giờ cùng với những người nhập cư bất hợp pháp, tịch thu hộ chiếu Vatican và điện thoại cá nhân của ngài, đồng thời trục xuất ngài về Venezuela là nơi ngài đã bay tới Mễ Tây Cơ.
Trong một tuyên bố được đăng ngày 6 tháng 4 trên Facebook và Instagram, vị Giám Mục gốc Syria cho biết ngài “lấy làm tiếc và tố cáo” những gì được cho là đã xảy ra vào đêm 2-3 tháng 4 tại phi trường ở thủ đô Mexico.
Tuyên bố cho biết vị giám mục Melkite nói rằng những gì xảy ra với ngài là “một hành vi phân biệt chủng tộc trắng trợn và trên hết là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người, vì quốc tịch xuất xứ của ngài trong hộ chiếu Vatican là người Syria và ngài đã bị chính quyền đối xử trên cơ sở này.”
Đức Cha Khawam nói rằng những gì đã xảy ra là “sự vi phạm nhân quyền và vi phạm các công ước quốc tế quy định vấn đề này”.
Vị Giám Mục nói rõ rằng đây “là một sự xúc phạm lớn đối với Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội Mễ Tây Cơ nói riêng với tư cách pháp lý mà ngài đại diện với tư cách là giám quản tông tòa” vì ngài “mặc trang phục giáo sĩ chính thức với cây thánh giá”.
Trong tuyên bố, vị giám mục Công Giáo cũng cáo buộc rằng chính quyền tại phi trường đã từ chối “xem tất cả các tài liệu và thông tin xác thực mà ngài mang theo và không công nhận danh tính hợp pháp của ông với tư cách là giám quản tông tòa trong Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ”.
Đức Cha Khawam đến Mễ Tây Cơ trong số những lý do khác là để tham gia phiên họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4.
Bản tuyên bố lưu ý rằng vị Giám Mục đã nhiều lần yêu cầu chính quyền liên hệ với sứ thần tòa thánh ở Mễ Tây Cơ hoặc Cha Alfonso Serna, đại diện hợp pháp của Giáo phận Meltkite ở Mễ Tây Cơ, người đang mong đợi ngài, “nhưng phản hồi yêu cầu của ngài đã bị từ chối nhiều lần.”
Vị Giám Quản Tông Tòa của Nhà thờ Melkite ở Mễ Tây Cơ kêu gọi chính quyền “đưa ra lời giải thích chung cho sự việc kỳ lạ và đáng trách này” và bồi thường cho những tổn hại mà ông phải chịu.
Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mexico
https://www.catholicnewsagency.com/news/257321/catholic-bishop-protests-deportation-by-mexican-immigration-authorities
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Hải quân Ukraine cho biết trực thăng quân sự Nga bị bắn hạ ở Crimea
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian Navy: Russian military helicopter downed over Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 10 Tháng Tư, Thuyền trưởng Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết một trực thăng Ka-27 của Nga đã bị bắn rơi trên bầu trời Crimea hiện bị Nga tạm chiếm.
Trực thăng Ka-27 được thiết kế để Hải quân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công vào tàu ngầm.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết tính đến ngày 10 Tháng Tư, Nga đã mất 325 máy bay trực thăng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Tưởng cũng nên nhắc lại là tháng 10 vừa qua, Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp được bí mật triển khai tới Ukraine trong một cuộc tấn công tàn khốc trong đêm nhằm vào các phi trường của Nga.
Trong chiến dịch mang tên “Chiến dịch Chuồn Chuồn”, quân Ukraine đã tấn công các phi trường ở miền nam Berdyansk và miền đông Luhansk, phá hủy 21 máy bay trực thăng, một bệ phóng phòng không và một kho đạn dược.
Các máy bay được Không quân Nga triển khai tại phi trường Berdyansk bao gồm máy bay trực thăng đa năng Ka-52 và Mi-8 cũng như trực thăng vũ trang Mi-24 và Mi-28.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 9 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến những trục trặc liên quan đến hỏa tiễn dẫn đường chính xác của Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các bức ảnh nguồn mở từ ngày 31 tháng 3 năm 2024 cho thấy các mảnh vỡ hỏa tiễn đã rơi xuống một cánh đồng ở Saratov, miền nam nước Nga. Ban đầu được cho là mảnh vỡ của một máy bay không người lái của Ukraine, kiểm tra kỹ hơn cho thấy mảnh vỡ rất có thể là mảnh vỡ của hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không AS-23a KODIAK của Nga.
Rất có thể mảnh vỡ là do trục trặc của hỏa tiễn KODIAK được phóng về phía Ukraine vào sáng sớm hôm đó. Tỉnh Saratov là địa điểm nổi tiếng cho các cuộc tấn công của máy bay ném bom từ trên không tầm xa của Nga và là nơi đặt phi trường Engels, là căn cứ của một số máy bay ném bom.
AS-23a KODIAK là loại vũ khí dẫn đường chính xác hàng đầu của Nga, với tầm bắn khoảng 4.000 km. Nó đã được sử dụng rộng rãi để chống lại Ukraine, gần đây nhất là nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước. Trục trặc rất có thể xảy ra của một hỏa tiễn uy tín như vậy cho thấy có vấn đề trong quá trình sản xuất nó, có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cũng như phải gấp rút đáp ứng các yêu cầu của cuộc xung đột.
BRK4LV-NewsUKEVE11APR2024
1. Zelenskiy chỉ trích lý do Scholz không gửi hỏa tiễn Taurus của Đức
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskiy blasts Scholz’s reason for not sending German Taurus missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chỉ trích gay gắt Thủ tướng Đức Olaf Scholz vì đã từ chối cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn hành trình Taurus do Đức sản xuất và cho rằng sự miễn cưỡng này xuất phát từ mong muốn giữ vũ khí để phòng thủ cho Berlin trước mối đe dọa từ Nga.
Zelenskiy nói thêm về Scholz :”Theo những gì tôi hiểu, thủ tướng tin rằng, vì ông ấy là đại diện của một quốc gia phi hạt nhân, đây là vũ khí duy nhất mà Đức có, là vũ khí mạnh nhất”, Zelenskiy nói về hỏa tiễn Taurus trong một cuộc phỏng vấn với Axel Springer, công ty mẹ của POLITICO. “Ông ấy đã chia sẻ tin nhắn với tôi rằng ông ấy không thể bỏ mặc đất nước của mình không có vũ khí mạnh như vậy”.
Tuy nhiên, chính phủ Đức lại đưa ra cho công chúng một logic hoàn toàn khác về việc không gửi vũ khí. Scholz đã kiên quyết từ chối gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine, nói trong các tuyên bố công khai rằng một động thái như vậy có thể dẫn đến leo thang chiến tranh và thậm chí có thể lôi kéo Đức vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Người Ukraine muốn hỏa tiễn Taurus của Đức, có tầm bắn khoảng 500 km và mang đầu đạn cực mạnh, nhằm tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến, chẳng hạn như Cầu Kerch nối Nga và Crimea bị tạm chiếm.
Tuy nhiên, nhận xét của Zelenskiy - nếu Scholz đã được hiểu đầy đủ - cho thấy có một động cơ mà thủ tướng chưa công khai thốt ra - hoặc ít nhất là lời giải thích mà Scholz có thể cảm thấy thoải mái nhất khi đưa ra cho Zelenskiy: Rằng Berlin cần vũ khí để ngăn chặn Putin tấn công Đức.
Zelenskiy cho biết Scholz coi hỏa tiễn Taurus là công cụ ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, mặc dù tổng thống nói thêm rằng ông không thấy điều này hợp logic. Ông nói: “Bất kỳ hỏa tiễn nào cũng sẽ không bảo vệ được một người nào khỏi các cuộc tấn công hạt nhân, nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, xin Chúa đừng để nó xảy ra.”
“Điều rất quan trọng là để mọi người biết rằng bạn có thứ gì đó đặc biệt, một số vũ khí đặc biệt. Và nếu có chiến tranh, nó sẽ có ích”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Scholz lại có quan điểm khác hẳn với công chúng Đức, tự miêu tả mình là một nhà lãnh đạo có thể cung cấp viện trợ cho Ukraine mà không vượt qua ranh giới có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng hơn. Một số chính trị gia trong Đảng Dân chủ Xã hội trung tả của ông đã gọi ông là “thủ tướng hòa bình” vì đường lối này.
Ngay cả khi các thành viên trong chính phủ liên minh của chính ông - cùng với các nhà lãnh đạo phe đối lập bảo thủ - đã thúc giục ông gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine, Scholz vẫn từ chối, cho rằng hành động này sẽ khiêu khích Nga.
Scholz nói vào tháng Ba: “Đó là ranh giới mà tôi không muốn vượt qua với tư cách là thủ tướng. Tôi có trách nhiệm ngăn chặn Đức tham gia vào cuộc chiến này.”
Scholz cũng đã tìm cách lập luận rằng việc sử dụng hỏa tiễn Taurus sẽ yêu cầu Berlin triển khai bộ binh tới Ukraine để giúp vận hành chúng - một quan điểm không được những người cao cấp nhất của ông chia sẻ.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Zelenskiy không chỉ phê phán việc Đức miễn cưỡng gửi hỏa tiễn mà còn chỉ trích tốc độ của Mỹ trong việc cho phép lực lượng Ukraine sử dụng chiến đấu cơ F-16 và hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp.
“Tôi luôn sử dụng logic trong các bước đi, trong lời nói và kết luận của mình. Tôi không hiểu logic đằng sau một số vấn đề, chẳng hạn như khi một trong những đối tác của chúng tôi có vũ khí mà Ukraine cần ngày nay để tồn tại. Và tôi không hiểu tại sao họ không cung cấp nó cho chúng tôi.”
2. Quân đội phủ nhận Nga giành được chỗ đứng ở Robotyne
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military denies Russia gained foothold in Robotyne”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các lực lượng Nga đã không thể giành được chỗ đứng tại thị trấn tiền tuyến Robotyne ở tỉnh Zaporizhzhia, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hôm Thứ Tư, 10 Tháng Tư, bác bỏ tuyên bố trước đó của một quan chức khu vực.
Làng Robotyne, nằm cách Orikhiv khoảng 15 km về phía nam và cách Zaporizhzhia 70 km về phía đông nam, đã được Ukraine giải phóng trong cuộc phản công vào mùa hè năm 2023 và đã ở tiền tuyến kể từ đó.
Những tuần gần đây chứng kiến sự leo thang thù địch trong khu vực này, quân đội Ukraine nói rằng tình hình “không ổn định” nhưng không nghiêm trọng.
Serhii Lyshenko, một thành viên của hội đồng tỉnh Zaporizhzhia, cho biết trên kênh Espresso TV vào ngày 9 tháng 4 rằng lực lượng Nga đã đột nhập vào Robotyne và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra trong chính thị trấn. Kênh giám sát Telegram DeepState của Ukraine cũng tuyên bố rằng quân đội Nga đã giành được chỗ đứng trong khu định cư.
Tuy nhiên, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Trong khu vực do Lữ đoàn cơ giới số 65, là lực lượng bảo vệ Robotyne, trấn giữ, thực sự thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ với các nhóm phá hoại của đối phương”.
Các đơn vị Nga được cho là đã tiến vào làng và cố gắng giành được chỗ đứng ở đó “nhưng không thành công”, ông nhấn mạnh.
Tuyên bố viết: “Lực lượng của chúng tôi đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương bằng trọng pháo trên đường chúng tiếp cận Robotyne, đồng thời các binh sĩ của Lữ đoàn 65 và các đơn vị lân cận tiêu diệt các nhóm đối phương rải rác bằng máy bay không người lái và súng cối”.
“Ngày nay, khu định cư do lực lượng quốc phòng Ukraine nắm giữ.”
Robotyne nằm cạnh con đường chính hướng tới Tokmak bị Nga tạm chiếm và xa hơn là tới Melitopol, một trong những trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Nga ở miền nam Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các hoạt động tấn công dọc theo mặt trận trong những tháng qua khi Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược, cộng với sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ.
BRK4LV-News14Apr2024
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Hơn 700 người được rửa tội vào lễ Phục sinh ở Nigeria bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu gia tăng
Các cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha dành cho báo chí luôn là một công việc mạo hiểm
Hàng ngàn trẻ em Ukraine đương đầu với việc mất cha mẹ vì chiến tranh
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Lan Vy]
1. Hơn 700 người được rửa tội vào lễ Phục sinh ở Nigeria bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào các Kitô hữu gia tăng
Hơn 700 Kitô hữu đã được rửa tội vào Chúa Nhật Phục Sinh tại Giáo phận Công Giáo Katsina của Nigeria, nơi có sự gia tăng các cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào các cộng đồng Kitô giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng 4 với ACI Africa, đối tác tin tức của CNA tại Phi Châu, Đức Giám Mục Gerald Mamman Musa đã vui mừng trước lễ Phục sinh thành công – đó là lễ Phục sinh đầu tiên của giáo phận. Giáo phận Katsina vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập vào tháng 10 năm 2023.
“Đó là một lễ kỷ niệm rất tuyệt vời vì lần đầu tiên chúng tôi có các linh mục tập trung tại nhà thờ để dự lễ kỷ niệm đó,” vị giám mục 53 tuổi nói.
“ Bất chấp những thách thức bất an mà chúng tôi phải đối mặt với tư cách là một giáo phận, chúng tôi đã có hơn 700 người đã được rửa tội và rước lễ. Đó là một con số đáng kinh ngạc”, Đức Cha Musa nói.
“Điều này cho chúng ta biết rằng Chúa đang làm việc theo những cách bất ngờ nhất. Ngay cả ở những nơi xa xôi, ngay cả ở những nơi mà bạn nghĩ rằng có thiểu số Kitô hữu, Thiên Chúa vẫn đang hoạt động”, Đức Giám Mục nói. “Và chúng tôi cảm ơn Chúa vì vụ thu hoạch mà chúng tôi có được. Thu hoạch theo số lượng thành viên ngày càng tăng mà chúng tôi có.”
“Chúng tôi tin rằng theo thời gian, chúng tôi sẽ có thêm nhiều người đang cải đạo, một số lượng lớn hơn những người sắp được rửa tội. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thêm nhiều người cam kết hơn với đức tin của mình”, Đức Cha Musa nói với ACI Phi Châu.
Ngài nói tiếp: “Thách thức mà chúng tôi đang gặp phải, ảnh hưởng đến việc truyền giáo, là thách thức về sự bất an”.
Đức Giám Mục lưu ý rằng ở khu vực phía nam của bang, hàng ngàn người đã phải di dời bởi những người mà ngài mô tả là “những tên cướp”.
Ngài cho biết trong Mùa Chay, ngài đã đến thăm 45 gia đình bị chính quyền địa phương di dời khỏi bang Katsina. “Và họ không chỉ là những người duy nhất,” Musa nói. “Có khoảng 300 cộng đồng đã phải di dời.”
“Điều này ảnh hưởng đến công việc truyền giáo vì những người này có nhà thờ. Họ phải rời khỏi nhà thờ để đi nơi khác sinh sống”, ngài nói. “Họ muốn trở về quê hương nhưng khó khăn vì thách thức bất an vẫn còn đó”.
Đức Cha Musa vẫn hy vọng rằng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục hỗ trợ những người cải đạo mới đã đón nhận đức tin.
“Chúng tôi muốn phát triển một hệ thống trong đó những người đã cải đạo cũng như những người có đức tin sẽ được đào tạo tốt. Và chúng tôi muốn phát triển việc đào tạo lâu dài”, ngài nói.
“Việc đào tạo không chỉ kết thúc với việc dạy giáo lý chuẩn bị cho chúng ta rước lễ. Việc đào tạo không chỉ kết thúc bằng việc dạy giáo lý khi chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội. Nhưng việc đào tạo đức tin phải kéo dài suốt cuộc đời để người dân chúng ta tiếp tục phát triển trong đức tin”.
BRK4LV-News12Apr2024
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ
Đức Hồng Y Raï, Thượng phụ Antioch của Maronites kêu gọi bình tĩnh sau vụ sát hại một thành viên của Lực lượng Li Băng
Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu: Phá thai không bao giờ có thể là một quyền cơ bản
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Lan Vy]
1. Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ
Một giám mục Công Giáo nghi lễ Melkite, một trong hơn 20 nghi lễ Đông phương của Giáo Hội Công Giáo hiệp thông với Rôma, đã phản đối sự ngược đãi mà ngài nói rằng ngài đã phải gánh chịu và việc ngài bị trục xuất sau khi đến Sân bay Quốc tế Thành phố Mexico.
Đức Giám Mục Joseph Khawam, giám mục tông tòa của Giáo hội Melkite ở Venezuela và là giám quản tông tòa của Giáo phận Melkite ở Mễ Tây Cơ, đã tố cáo rằng chính quyền nhập cư Mễ Tây Cơ đã giam giữ ngài hàng giờ cùng với những người nhập cư bất hợp pháp, tịch thu hộ chiếu Vatican và điện thoại cá nhân của ngài, đồng thời trục xuất ngài về Venezuela là nơi ngài đã bay tới Mễ Tây Cơ.
Trong một tuyên bố được đăng ngày 6 tháng 4 trên Facebook và Instagram, vị Giám Mục gốc Syria cho biết ngài “lấy làm tiếc và tố cáo” những gì được cho là đã xảy ra vào đêm 2-3 tháng 4 tại phi trường ở thủ đô Mexico.
Tuyên bố cho biết vị giám mục Melkite nói rằng những gì xảy ra với ngài là “một hành vi phân biệt chủng tộc trắng trợn và trên hết là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người, vì quốc tịch xuất xứ của ngài trong hộ chiếu Vatican là người Syria và ngài đã bị chính quyền đối xử trên cơ sở này.”
Đức Cha Khawam nói rằng những gì đã xảy ra là “sự vi phạm nhân quyền và vi phạm các công ước quốc tế quy định vấn đề này”.
Vị Giám Mục nói rõ rằng đây “là một sự xúc phạm lớn đối với Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội Mễ Tây Cơ nói riêng với tư cách pháp lý mà ngài đại diện với tư cách là giám quản tông tòa” vì ngài “mặc trang phục giáo sĩ chính thức với cây thánh giá”.
Trong tuyên bố, vị giám mục Công Giáo cũng cáo buộc rằng chính quyền tại phi trường đã từ chối “xem tất cả các tài liệu và thông tin xác thực mà ngài mang theo và không công nhận danh tính hợp pháp của ông với tư cách là giám quản tông tòa trong Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ”.
Đức Cha Khawam đến Mễ Tây Cơ trong số những lý do khác là để tham gia phiên họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4.
Bản tuyên bố lưu ý rằng vị Giám Mục đã nhiều lần yêu cầu chính quyền liên hệ với sứ thần tòa thánh ở Mễ Tây Cơ hoặc Cha Alfonso Serna, đại diện hợp pháp của Giáo phận Meltkite ở Mễ Tây Cơ, người đang mong đợi ngài, “nhưng phản hồi yêu cầu của ngài đã bị từ chối nhiều lần.”
Vị Giám Quản Tông Tòa của Nhà thờ Melkite ở Mễ Tây Cơ kêu gọi chính quyền “đưa ra lời giải thích chung cho sự việc kỳ lạ và đáng trách này” và bồi thường cho những tổn hại mà ông phải chịu.
Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mexico
https://www.catholicnewsagency.com/news/257321/catholic-bishop-protests-deportation-by-mexican-immigration-authorities
VietCatholic TV
Kyiv sắp hết hỏa tiễn. Pantsir-M Nga lần đầu tiêu diệt được Storm Shadow? Putin hối lộ nghị sĩ Đức
VietCatholic Media
04:16 10/04/2024
1. Nhà sản xuất Nga cao rao hệ thống Pantsir-M của Nga lần đầu tiên đã tiêu diệt được Storm Shadow
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Pantsir-M System Destroys Storm Shadow for First Time: Manufacturer”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo truyền thông nhà nước Nga, một trong những hệ thống phòng không Pantsir-M của Nga đã đánh chặn một hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow do Ukraine bắn ra.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Oleg Ryazantsev, giám đốc điều hành cao cấp của một nhà sản xuất vũ khí Nga, cho biết một tàu Nga đang “làm nhiệm vụ chiến đấu” gần Ukraine đã “giao chiến” với hỏa tiễn Storm Shadow bằng Pantsir-M.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 9 Tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã bác bỏ tuyên bố này của Nga và chỉ ra rằng, nếu Nga thực sự bắn hạ được một hỏa tiễn Storm Shadow, chắc chắn Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, sẽ là người đầu tiên lên tiếng. Cho đến lúc này, ông ta vẫn im lặng là một cách xác nhận những tuyên bố của nhà sản xuất Oleg Ryazantsev là “thêu dệt từ A đến Z.”
Pantsir-M là một biến thể hải quân trong dòng hệ thống phòng không Pantsir. Lực lượng Mạc Tư Khoa trước đây đã sử dụng tổ hợp Pantsir S-1 trên bộ chống lại quân đội Ukraine trong hơn 2 năm chiến tranh chống lại Kyiv.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin trong giai đoạn đầu của chương trình thử nghiệm Pantsir-M rằng hệ thống này sẽ được trang bị trên nhiều loại tàu chiến, bao gồm từ tàu phóng hỏa tiễn nhỏ cho đến tàu tuần tra lớn hơn.
Sputnik đưa tin hôm Chúa Nhật: “Biến thể hải quân của hệ thống pháo phòng không và hỏa tiễn đất đối không Pantsir của Nga đã ra mắt chiến đấu, đối đầu và đánh bại hỏa tiễn hành trình Storm Shadow ở khu vực xung đột Ukraine”.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã cung cấp một số khả năng tấn công tầm xa cho Kyiv dưới dạng viện trợ quân sự. Chính phủ Anh cho biết vào tháng 5 năm 2023 rằng họ đang cung cấp hỏa tiễn hành trình Storm Shadow phóng từ trên không cho Ukraine.
Vào tháng 7, chính phủ Pháp sau đó đã cung cấp phiên bản hỏa tiễn SCALP cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Theo nhà sản xuất, hỏa tiễn phóng từ trên không có tầm bắn hơn 255 dặm. Các chuyên gia cho rằng tầm bắn thực sự của hỏa tiễn hành trình có thể cao hơn.
Kể từ đó, hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP đã được ghi nhận mang lại nhiều thành công nổi bật cho quân đội Ukraine. Vào tháng 9 năm 2023, hỏa tiễn Storm Shadow được sử dụng để tấn công căn cứ hải quân của hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol, phía tây Crimea.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết, cuộc tấn công hỏa tiễn đã làm hư hại tàu ngầm Rostov-on-Don của Mạc Tư Khoa và tàu đổ bộ Minsk tại xưởng đóng tàu Ordzhonikidze.
Các cuộc tấn công hủy diệt của Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây đang khiến Mạc Tư Khoa vô cùng xấu hổ, nhất là khi người Ukraine đã có thể làm tê liệt hạm đội Hắc Hải. Các quan chức Ukraine ước tính rằng kể từ tháng 2 năm 2022, thông qua các cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái, Ukraine đã hạ gục tới 1/3 Hạm Đội Hắc Hải, là lực lượng Hải Quân vẫn thường đóng ở bán đảo Crimea bị tạm chiếm.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tháng trước cho biết hạm đội Hắc Hải sẽ được nâng cấp để có khả năng phòng thủ tốt hơn trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, bao gồm cả súng cỡ nòng lớn.
2. Bộ trưởng cho biết 80% nhà máy điện than, khí đốt của Ukraine bị Nga tấn công
Bộ trưởng năng lượng Ukraine German Galushchenko hôm thứ Ba cho biết Nga đã tấn công tới 80% các nhà máy điện thông thường và một nửa số nhà máy thủy điện của Ukraine trong những tuần gần đây, trong cuộc tấn công nặng nề nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
“Có tới 80% sản lượng năng lượng bị tấn công. Hơn một nửa sản lượng thủy điện và một số lượng lớn các trạm biến áp”, Galushchenko nói với các nhà báo ở Kyiv.
Bộ trưởng cho biết: “Đây là cuộc tấn công lớn nhất vào ngành năng lượng của Ukraine” kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất đất nước ở Zaporizhzhia đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Galushchenko nói rằng “quy mô và tác động của những cuộc tấn công này lớn hơn nhiều” so với các cuộc tấn công trước đó vào mùa đông từ năm 2022 đến năm 2023 khi hàng triệu người phải chịu đựng nhiệt độ đóng băng mà không có điện và sưởi ấm.
“Chúng tôi thấy rằng người Nga đã sửa đổi vũ khí”, Bộ trưởng nói và cho biết thêm rằng họ hiện sử dụng máy bay không người lái và hỏa tiễn nổ kiểu Iran, gây ra nhiều thiệt hại hơn cho mỗi cuộc tấn công.
3. Máy bay ném bom hạt nhân của Nga tuần tra vùng biển gần các đồng minh của Mỹ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Nuclear Bombers Patrol Waters Near US Allies”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai máy bay ném bom hạt nhân của Nga đã thực hiện chuyến xuất kích tầm xa đầu tiên trong năm tại vùng biển tranh chấp giáp biên giới Nhật Bản và Nam Hàn, chỉ vài ngày sau khi một máy bay không người lái do thám của Trung Quốc lần đầu tiên bay theo kiểu tương tự.
Bộ Tham mưu chung của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cho biết họ đã điều động các máy bay để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của không quân Nga và hai chiến đấu cơ hộ tống không xác định của Nga trong cuộc tuần tra vào ngày 2 tháng 4, được tiết lộ trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ Hai.
Biển Nhật Bản giáp Bắc và Nam Bắc Hàn, cả hai nước đều gọi là Biển Đông. Đây là nơi đóng quân của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở Vịnh Peter Đại Đế, nơi hải quân Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tập trận vào mùa xuân.
Bản đồ của Newsweek, dựa trên dữ liệu không gian địa lý của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho thấy 4 chiến đấu cơ của Nga đang tiếp cận đảo Honshu chính của Nhật Bản từ lục địa Á Châu trước khi quay về hướng Tây và sau đó quay trở lại điểm xuất phát.
Nhật Bản cho biết chiến đấu cơ của Lực lượng không quân của họ đã được tung ra để ngăn chặn khả năng vi phạm không phận. Tuy nhiên, các chuyến xuất kích của Nga dường như được tiến hành trong không phận quốc tế và có thể là sự tiếp nối của các hoạt động diễn tập đang diễn ra trong khu vực.
Máy bay Tu-95 do Liên Xô thiết kế – có khả năng phóng hỏa tiễn hành trình được trang bị đầu đạn hạt nhân – đã bay từ giữa những năm 1950. Dòng khung máy bay đã tạo ra hơn chục biến thể, một trong số đó đã thả bom nhiệt hạch “Tsar Bomba”—vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm—vào năm 1961.
Những chiếc Tu-95 của Nga, được NATO đặt tên là Bear, được nhìn thấy lần cuối ở Biển Nhật Bản vào giữa tháng 12. Chúng bay cùng với máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc và các tàu hộ tống khác như một phần của cuộc tập trận chung lớn khiến Mỹ và các đồng minh vào thời điểm đó cảnh báo.
Máy bay và tàu chiến Trung Quốc, được phát hiện ở Biển Nhật Bản vào tháng trước, dự kiến sẽ tham gia cuộc tập trận song phương vào mùa hè này.
Tokyo công bố thông tin cập nhật thường xuyên về hoạt động di chuyển của các lực lượng Nga và Trung Quốc gần biên giới quần đảo rộng lớn của nước này. Vào cuối tháng 3, họ tiết lộ thông tin công khai về chuyến xuất kích đầu tiên của máy bay không người lái WZ-7 của Trung Quốc ở Biển Nhật Bản.
Máy bay không người lái trinh sát của Trung Quốc, giống như máy bay ném bom của Nga tuần trước, đã bay một vòng tròn từ đất liền Á Châu trên vùng biển trước khi quay trở lại theo hướng tây bắc.
Trung Quốc không có biên giới với Biển Nhật Bản, điều này cho thấy máy bay không người lái có thể đã sử dụng không phận của Bắc Hàn hoặc Nga.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Đại sứ quán Bắc Hàn tại Bắc Kinh đã không trả lời các yêu cầu bằng các văn bản riêng biệt để bình luận về cuộc diễn tập.
Riêng tuần trước, Bộ Tham mưu Nhật Bản đã tiết lộ hoạt động di chuyển của tàu thu thập thông tin tình báo lớp Vishnya Kareliya của Nga, tàu này đã tuần tra gần bờ biển của nhiều hòn đảo khác nhau của Nhật Bản trong 10 ngày, kể cả trong chuyến xuất kích của WZ-7 của Trung Quốc.
Cũng bị phát hiện là tàu giám sát điện tử Kim Hưng lớp 815A, hay lớp Đông Điều. Chính phủ Nhật Bản cho biết tàu này đã quay trở lại Biển Hoa Đông qua eo biển Tsushima sau các hoạt động ở Biển Nhật Bản kể từ giữa tháng 3.
4. Nghị sĩ Đức bị cáo buộc nhận tiền hối lộ của Nga phủ nhận hành vi sai trái
Một thành viên của đảng cực hữu có tên là “Sự thay thế cho nước Đức”, gọi tắt là AfD, đã phủ nhận mọi hành vi sai trái sau khi một phương tiện truyền thông đưa tin rằng ông đã nhận tiền từ một trang truyền thông thân Nga, đảng AfD cho biết hôm thứ Hai.
Một phát ngôn viên của AfD nói với Reuters rằng Petr Bystron, một thành viên quốc hội Đức và là ứng cử viên của AfD trong cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu diễn ra vào tháng 6, đã “kịch liệt phủ nhận” các cáo buộc.
“Ban lãnh đạo đảng ủng hộ một cuộc điều tra toàn diện và do đó kêu gọi tất cả những người tuyên bố có bằng chứng tình huống và các bằng chứng khác hãy đưa các chứng cứ ấy vào cuộc điều tra”.
“Tại thời điểm này, ban lãnh đạo liên bang của đảng phải thừa nhận sự vô tội của ông Bystron.”
Tạp chí Der Spiegel của Đức và báo Denik N của Tiệp đưa tin Bystron đã nhận tiền từ cổng thông tin thân Nga “Tiếng nói Âu Châu”. Cổng này đã bị chính phủ Tiệp trừng phạt vào cuối tháng trước do nghi ngờ có ảnh hưởng của Nga.
AfD, với 78 trong số 735 ghế trong quốc hội Đức, dẫn đầu các cuộc thăm dò ở một số bang miền đông hậu công nghiệp, nghèo hơn, nơi có lập trường chống người nhập cư. Đảng này phản đối việc Đức ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
5. Khi hỏa tiễn của Ukraine sắp hết, các phi công tấn công của Nga đang tiến gần hơn đến tiền tuyến — và phóng hỏa tiễn vào quân đội Ukraine
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “As Ukraine’s Missiles Run Low, Russian Attack Pilots Are Pushing Closer To The Front Line—And Rocketing Ukrainian Troops”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi lực lượng không quân Ukraine triển khai ngày càng tốt hơn các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp vào năm ngoái, lực lượng không quân Nga đã làm một việc hợp lý, đó là tái trang bị cho các chiến đấu cơ-ném bom Sukhoi và máy bay tấn công bằng bom lượn có cánh để chúng có thể tấn công từ khoảng cách xa đến 25 dặm. Điều đó khiến các chiến đấu cơ nằm ngoài tầm bắn của nhiều hệ thống phòng không.
Nhưng sau đó, vào tháng 10, các thành viên Quốc Hội tại Hạ viện Hoa Kỳ đã chặn thêm viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine - và các khẩu đội phòng không của Ukraine bắt đầu cạn kiệt hỏa tiễn.
Giờ đây, một số máy bay Sukhoi của Nga đang bay gần tiền tuyến hơn nhiều và tấn công bằng hỏa tiễn tầm ngắn thay vì bom lượn 25 dặm. Một đoạn video quay bằng máy bay không người lái gần đây về cuộc giao tranh ác liệt ở rìa Chasiv Yar, một thành trì của Ukraine ngay phía tây tàn tích Bakhmut bị Nga tạm chiếm ở miền đông Ukraine, mô tả bốn máy bay phản lực tấn công Sukhoi Su-25 của không quân Nga tấn công các vị trí của Ukraine ở độ cao thấp cách xa chỉ vài dặm.
Trong video, các phi công Nga triển khai pháo sáng để đánh lạc hướng bất kỳ hỏa tiễn phòng không vác vai nào của Ukraine, nhưng biện pháp phòng ngừa này là không cần thiết. Không có hỏa tiễn nào bay lên để gặp họ.
Các cuộc không kích của Nga nhắm vào Chasiv Yar đã tăng áp lực lên lực lượng đồn trú của thành phố, bao gồm Lữ đoàn cơ giới 67 và Tiểu đoàn bộ binh 23 gần rìa thành phố nhất.
Các cuộc tấn công liên tiếp của Nga vào các vị trí của Tiểu đoàn 23 vào hôm thứ Năm và thứ Sáu đã khiến quân Nga phải trả giá đắt, nhưng ít nhất một số quân Nga đã cố thủ dọc theo con phố ngoài cùng của thành phố, Phố Zelena. “Các hoạt động chiến đấu trong đô thị có thể sớm bắt đầu ở Chasiv Yar”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine lưu ý.
Tình trạng thiếu đạn pháo - một cuộc khủng hoảng mà các đồng minh Âu Châu của Ukraine đang nỗ lực giải quyết - là vấn đề lớn nhất khiến quân đồn trú Chasiv Yar chịu tổn thất lớn. Nhưng tình trạng thiếu đạn phòng không chỉ là vấn đề thứ hai.
Nga đang tăng cường không kích vào các thành phố lớn nhất của Ukraine, buộc lực lượng không quân Ukraine phải tập trung các khẩu đội phòng không tốt nhất xung quanh các thành phố này. Điều đó để lại những khoảng trống trong hệ thống phòng không tiền tuyến. Những khoảng trống mà không quân Nga đang khai thác
Những khoảng trống này sẽ ngày càng lớn hơn khi đạn phòng không sắp hết. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo cuối tuần qua: “Nếu họ tiếp tục tấn công Ukraine hàng ngày như cách họ đã làm trong tháng trước, chúng tôi có thể sẽ hết hỏa tiễn”.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Mike Johnson, đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu muộn về viện trợ mới của Hoa Kỳ cho Ukraine trong tháng này. Một cuộc bỏ phiếu thành công có thể giúp Ngũ Giác Đài tăng tốc nhiều lực lượng phòng không hơn tới Chasiv Yar và các thành phố tiền tuyến bị bao vây khác.
Trong khi đó, người Ukraine đang đánh trả không phải bằng cách nhắm vào các máy bay Sukhoi của Nga trên không mà bằng cách cố gắng tấn công chúng khi chúng đang ở trên mặt đất tại các căn cứ không quân của họ ở Nga.
Hôm thứ Năm, các máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công 3 căn cứ không quân của Nga, trong đó có một căn cứ ở Yeysk, cách Chasiv Yar 130 dặm về phía nam, nơi có các máy bay Su-25. Cho đến nay, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine báo cáo ít nhất 21 chiến đấu cơ của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn hay hư hại nặng. Ít nhất đó là những gì người Ukraine có thể làm để chống trả bằng số vũ khí ít ỏi họ có trong tay, trong khi chờ đợi những vũ khí mà họ cần nhất.
6. Những người vận hành nhà máy hạt nhân cho biết một máy bay không người lái khác bị bắn rơi, đã rơi trên mái nhà
Theo hãng tin Reuters, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga kiểm soát vừa thông báo rằng một máy bay không người lái khác đã bị bắn hạ trên nóc lò phản ứng số 6.
“Hôm nay, một máy bay không người lái kamikaze đã bị bắn hạ trên nhà máy. Nó rơi xuống nóc lò phản ứng số 6”, nhà máy cho biết, bên dưới bức ảnh lò phản ứng số 6.
Theo nhà máy, lò phản ứng số 6 hiện đã ngừng hoạt động.
7. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Nga đang chơi 'trò chơi rất nguy hiểm' tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “State Department: Russia is playing 'very dangerous game' at Zaporizhzhia Nuclear Power Plant”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết trong cuộc họp báo ngày 8 Tháng Tư rằng Mỹ tiếp tục theo dõi tình trạng tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sau các báo cáo về các cuộc tấn công vào lò phản ứng chính của nhà máy.
Miller lưu ý: “Bạn đã nghe từ chúng tôi trước đây rằng Nga đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm với việc chiếm giữ quân sự nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, nhà máy lớn nhất ở Âu Châu”. “Thật nguy hiểm khi họ đã làm điều đó và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga rút nhân viên quân sự và dân sự khỏi nhà máy, trao lại toàn quyền kiểm soát nhà máy cho cơ quan có thẩm quyền của Ukraine và kiềm chế thực hiện bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến hậu quả là một tai nạn hạt nhân tại nhà máy.”
Đề cập đến các cáo buộc của Nga cho rằng Ukraine đã tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Miller cho rằng Ukraine không làm như thế vì đó là tài sản quý giá của họ. Đồng thời, nếu xảy ra tai nạn hạt nhân, họ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ông, các cáo buộc chỉ là hoạt động cờ giả của người Nga.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, ngày 7 Tháng Tư báo cáo rằng cấu trúc ngăn chặn lò phản ứng chính của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã bị tấn công trực tiếp ít nhất ba lần. Điều này đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên được xác minh thuộc loại này kể từ tháng 11 năm 2022.
IAEA cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã gây ra tác động vật lý tại một trong sáu lò phản ứng của nhà máy và một người bị thương. IAEA viết: “Thiệt hại tại tổ máy số 6 không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân, nhưng đây là một sự việc nghiêm trọng có khả năng làm suy yếu tính toàn vẹn của hệ thống ngăn chặn của lò phản ứng”.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu, đã nằm dưới sự xâm lược của Nga kể từ tháng 3 năm 2022. Các nhóm IAEA đã có trụ sở luân phiên tại cơ sở này kể từ tháng 9 năm 2022.
8. Điện Cẩm Linh cảnh báo rằng sự hiện diện quân sự của Đức ở Lithuania sẽ làm leo thang căng thẳng
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov hôm thứ Hai cho biết, kế hoạch hiện diện quân sự của Đức ở Lithuania sẽ làm leo thang căng thẳng.
Liên minh quân sự NATO và thành viên Liên Hiệp Âu Châu Lithuania, giáp biên giới với Nga và đồng minh Belarus, trước đó cho biết họ sẽ tài trợ một phần cho việc đồn trú lâu dài cho 5.000 quân Đức từ năm 2027.
Peskov cũng lên án các vụ ném bom tự chế vào Đại sứ quán Nga tại Vilnius, Lithuania, trong hai ngày liên tiếp, đầu tiên là vào ngày 7 tháng 4 và sau đó là vào ngày 8 tháng 4. Cả hai đều được cho là xảy ra vào sáng sớm. Peskov phàn nàn rằng các cuộc tấn công đã gây hư hại cho tòa nhà nhưng chưa có nghi phạm nào được xác định.
9. Tình báo quân sự nhận định: Ukraine trực tiếp kiểm soát giàn khoan dầu Hắc Hải, làm suy yếu năng lực trinh sát của Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military intelligence: Ukraine directly controls Black Sea oil rigs, undermining Russia's reconnaissance capabilities”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngày 8 tháng Tư, tình báo quân sự Ukraine cho biết năng lực trinh sát trên bầu trời, trên mặt nước và trên bộ của Nga đã bị ảnh hưởng sau khi Ukraine giành lại quyền kiểm soát một loạt giàn khoan dầu ở Hắc Hải vào mùa thu năm ngoái.
Kyiv tuyên bố rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát các dàn khoan, được biết đến một cách không chính thức ở Ukraine với tên gọi Boyko Towers theo tên chính trị gia thân Nga, cũng như hai giàn khoan di động vào tháng 9 năm 2023.
Các giàn khoan được Ukraine mua khi Boyko giữ chức bộ trưởng năng lượng từ năm 2010 đến năm 2012 dưới thời Tổng thống lúc đó là Viktor Yanukovych. Nga đã chiếm được các giàn khoan sau vụ sáp nhập Crimea bất hợp pháp năm 2014.
Theo tình báo quân sự, sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, lực lượng Nga đã biến các dàn khoan này thành địa điểm quân sự, triển khai các thiết bị như radar và phi trường trực thăng.
Phát ngôn nhân Hải quân Ukraine, Dmytro Pletenchuk, cho biết vào mùa thu năm 2023 rằng Tháp Boyko nằm dưới sự “kiểm soát hỏa lực” của Ukraine nhưng vẫn nằm trong “vùng xám” do hoạt động của máy bay quân sự Nga trong khu vực này.
Trong chiến dịch giành quyền kiểm soát các bệ phóng, lực lượng Ukraine được cho là đã tháo dỡ hệ thống radar. Theo Pletenchuk, Hải quân Nga khi đó không thể theo dõi hiệu quả tình hình ở khu vực xung quanh Hắc Hải.
“Ngày nay, các tòa tháp được sử dụng trực tiếp”, Yusov nói trong chương trình truyền hình quốc gia phát sóng ngày 5 tháng Tư mà không tiết lộ chi tiết.
Yusov nói thêm rằng “vùng ảnh hưởng” của Nga đã bị thu hẹp và khả năng của quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động tiếp theo ở Hắc Hải, bao gồm cả Crimea bị tạm chiếm, đã được mở rộng.
10. Thống đốc Ukraine nói hỏa tiễn Nga bắn trúng cơ sở công nghiệp ở Zaporizhzhia của Ukraine
Chính quyền địa phương cho biết, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga hôm thứ Hai đã nhằm vào một cơ sở công nghiệp ở thành phố miền nam Ukraine khiến ít nhất 6 người bị thương. Ivan Fedorov, nguyên là thị trưởng thành phố Melitopol, vừa được Tổng thống Zelenskiy bổ nhiệm làm thống đốc khu vực, cho biết như trên nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về loại cơ sở trong tuyên bố của ông.
Thứ Sáu tuần trước, một cơ sở công nghiệp không xác định trong thành phố đã bị tấn công bằng hỏa tiễn của Nga, khiến các tòa nhà dân cư bị hư hại và 4 người thiệt mạng. Không rõ liệu cuộc tấn công hôm thứ Hai có nhắm vào cùng một địa điểm hay không.
Ngoài ra, các quan chức Nga cáo buộc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, do quân đội Mạc Tư Khoa xâm lược.
Các quan chức do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm đã đưa ra một loạt tuyên bố kể từ tuần trước. Kyiv cho biết họ không liên quan gì đến các sự việc tại nhà máy điện do Nga báo cáo và gọi chúng là “sự khiêu khích vũ trang”.
Thống Đốc Ivan Fedorov nói: “Người Nga vẫn có thói quen tự tát vào mặt mình rồi la làng lên.”
11. Xây dựng lực lượng mạnh mẽ: Tại sao một đồng minh của Mỹ lại tăng chi tiêu quốc phòng
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Built force tough: Why one American ally is surging defense spending”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cuộc chiến Ukraine và sự gây hấn của Vladimir Putin đã làm thay đổi chính sách an ninh của phương Tây theo vô số cách. Ở Na Uy, sự chuyển đổi đó có mức giá mới: 152 tỷ Mỹ Kim.
Na Uy hôm thứ Ba đã công bố gói tăng cường quốc phòng trị giá 56 tỷ Mỹ Kim trong 12 năm, được coi là cam kết dài hạn đầy tham vọng nhất của nước này đối với an ninh trong lịch sử. Tin tức này được đưa ra khi liên minh NATO phải đối mặt với những thử thách chưa từng có từ cả cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cuộc bầu cử ở Mỹ có thể mang đến những căng thẳng mới cho tổ chức 75 tuổi này.
Thủ tướng Jonas Gahr Store cho biết trong bài phát biểu: “Chúng ta cần một hệ thống phòng thủ phù hợp với mục đích trong môi trường an ninh mới xuất hiện”. “Khi môi trường an ninh của chúng ta đang xấu đi, chúng ta cần chi tiêu nhiều hơn và chú ý hơn đến quốc phòng và sự chuẩn bị.”
Chính phủ hai đảng điều hành đất nước đang tìm cách chi tổng cộng 152 tỷ Mỹ Kim từ nay đến năm 2036 cho quốc phòng.
Động thái này diễn ra khi các nước Âu Châu tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng kéo dài hàng năm, bắt đầu chậm rãi sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2014 của Nga và chiếm giữ Crimea, và tăng tốc sau khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hồi tháng 2 năm 2022.
Na Uy đã có một ngành công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ, sản xuất các hệ thống phòng không, hỏa tiễn và hỏa tiễn cho chính họ và khách hàng quốc tế. Điều đó bao gồm Mỹ, quốc gia đồng sản xuất và mua hệ thống phòng không và đạn dược từ quốc gia Bắc Âu với 5,4 triệu dân này.
12. Người dân Orsk bị lũ lụt biểu tình phản đối chính quyền địa phương
Cư dân Orsk, thành phố thuộc dãy núi Ural bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi một số trận lũ lụt tồi tệ nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ, đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc chính quyền địa phương không hành động vào hôm thứ Hai.
“Quá nhục! Quá nhục! Quá nhục!” Người ta nghe thấy đám đông khoảng 100 người đang gào lên trong một video lan truyền trên Telegram.
Phần lớn Orsk chìm dưới nước sau khi sông Ural dâng cao và vỡ đập hôm thứ Sáu, buộc hàng ngàn người phải di tản. Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn khu vực và các quan chức đã mở vụ án hình sự chống lại chính quyền địa phương vì “sơ suất và vi phạm các quy tắc an toàn xây dựng” gây ra vụ vỡ đập.
Theo báo cáo từ Moscow Times, một tờ báo trực tuyến bằng tiếng Anh và tiếng Nga, những lời hô vang từ cuộc biểu tình được cho là nhằm vào chính quyền địa phương vì mức bồi thường thiệt hại tài sản thấp và những khiếm khuyết về cấu trúc của con đập bị vỡ.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga hôm thứ Hai cho biết hơn 10.400 ngôi nhà trên khắp nước Nga đã bị ngập lụt, gây ra mực nước kỷ lục ở vùng núi Ural.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết: “Nhiệt độ không khí tăng, tuyết tan mạnh và sông mở rộng được dự đoán”. “Hơn 10.400 tòa nhà dân cư vẫn bị ngập lụt ở 39 khu vực.”
Sông Ural cao vài mét chỉ trong vài giờ hôm thứ Sáu do nước tan chảy, tràn qua bờ kè đập ở thành phố Orsk, cách Mạc Tư Khoa 1.800 km về phía đông.
Chính phủ Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên bang vào hôm Chúa Nhật đối với các khu vực bị lũ lụt, truyền thông nhà nước đưa tin.
13. Mỹ đe dọa trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ Nga trong bối cảnh chuyến thăm ngoại giao của Nga tới Bắc Kinh
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết hôm thứ Hai, sau 4 ngày đàm phán với Trung Quốc, rằng bà đã cảnh báo các ngân hàng và nhà xuất khẩu của nước này về việc hỗ trợ năng lực quân sự của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Bắc Kinh trước đó vào hôm thứ Hai, nhấn mạnh mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ giữa hai nước. Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin các bộ trưởng sẽ “thảo luận về tình hình ở Ukraine”.
Yellen cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh như sau:
“Tôi nhấn mạnh rằng các công ty, bao gồm cả các công ty ở Trung Quốc, không được cung cấp hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến của Nga và họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng kể nếu làm như vậy. Và tôi nhấn mạnh rằng bất kỳ ngân hàng nào tạo điều kiện cho các giao dịch quan trọng chuyển hàng hóa quân sự hoặc hàng hóa lưỡng dụng đến cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga đều có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.”
Trực thăng Nga quý hiếm nổ tung, nhào xuống biển. Trung tâm huấn luyện không quân Nga bị tấn công
VietCatholic Media
17:25 10/04/2024
1. Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng máy bay trực thăng Mi-24 rơi ngoài khơi Crimea
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Defense Ministry says Mi-24 helicopter crashes off Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti ngày 10 Tháng Tư, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin một trực thăng Mi-24 của Nga đã rơi xuống Hắc Hải ngoài khơi Crimea.
Tin tức này được đưa ra vài giờ sau khi Hải quân Ukraine báo cáo rằng một trực thăng Ka-27 của Nga đã bị rơi ở Crimea.
RIA Novosti dẫn tuyên bố của Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết chiếc Mi-24 được cho là đã bị rơi “khi đang thực hiện chuyến bay theo lịch trình trên Hắc Hải” gần bờ biển phía tây bán đảo Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: “Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn là do máy bay bị hỏng”.
RIA Novosti cho biết “các cơ quan tìm kiếm và cấp cứu đang có mặt tại hiện trường” nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu phi hành đoàn có sống sót hay không.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 10 Tháng Tư, Thuyền trưởng Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết một trực thăng Ka-27 của Nga đã bị bắn rơi trên bầu trời Crimea hiện bị Nga tạm chiếm.
Trực thăng Ka-27 được thiết kế để Hải quân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công vào tàu ngầm.
Pletenchuk cho biết chiếc trực thăng Ka-27 dường như đã rơi sau một vụ nổ rất lớn trên khoang máy bay.
“Chúng tôi có thể nói rằng chiếc trực thăng đã rơi. Chúng tôi có thông tin rằng thảm họa này xảy ra sau một vụ nổ. Điều này có nghĩa là vụ tai nạn không xảy ra đơn giản vì lý do kỹ thuật mà đã xảy ra điều gì đó trên máy bay”, Pletenchuk nói.
Trực thăng Ka-27 được thiết kế để Hải quân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công vào tàu ngầm.
Cho đến nay vẫn chưa rõ là có 2 chiếc máy bay trực thăng bị nạn hay chỉ có 1 chiếc.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết tính đến ngày 10 Tháng Tư, Nga đã mất 325 máy bay trực thăng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Tưởng cũng nên nhắc lại là tháng 10 vừa qua, Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp được bí mật triển khai tới Ukraine trong một cuộc tấn công tàn khốc trong đêm nhằm vào các phi trường của Nga.
Trong chiến dịch mang tên “Chiến dịch Chuồn Chuồn”, quân Ukraine đã tấn công các phi trường ở miền nam Berdyansk và miền đông Luhansk, phá hủy 21 máy bay trực thăng, một bệ phóng phòng không và một kho đạn dược.
Các máy bay được Không quân Nga triển khai tại phi trường Berdyansk bao gồm máy bay trực thăng đa năng Ka-52 và Mi-8 cũng như trực thăng vũ trang Mi-24 và Mi-28.
2. Trung tâm huấn luyện phi công của Không quân Nga bị máy bay không người lái tấn công trong video bùng nổ trên mạng xã hội
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Air Force's Pilot Training Hub Hit by Drones in Explosive Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trung tâm đào tạo phi công Nga ở Borisoglebsk, vùng Voronezh đã bị máy bay không người lái tấn công vào đêm thứ Hai. Thống Đốc khu vực Voronezh, là Aleksandr Gusev, đã cho biết như trên.
Nhiều video, bao gồm cả cảnh quay CCTV nhìn ban đêm, dường như cho thấy một vụ nổ lớn xảy ra tại khu vực có Trung tâm Huấn luyện Hàng không.
Đoạn phim được kênh tin tức Telegram của Nga The Insider và Astra đăng tải, xuất hiện khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố nói rằng hai máy bay không người lái của đối phương đã bị lực lượng phòng không ở khu vực Voronezh tiêu diệt.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất của Ukraine, trong những tháng gần đây đã tàn phá các cơ sở công nghiệp, nhà máy lọc dầu và phi trường của Nga, sẽ giáng thêm một đòn mạnh vào quân đội đang bị thiếu hỏa lực của Nga.
Theo Kyiv, lực lượng không quân Nga đã mất hơn 650 máy bay kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, bao gồm máy bay, máy bay phản lực và trực thăng. Các cuộc tấn công vào các phi trường và trung tâm đào tạo cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu phi công ở Nga.
Các hãng thông tấn Ukraine dẫn nguồn tin từ GUR, Cơ quan Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho rằng Kyiv đứng đằng sau vụ tấn công.
“Đây là một hoạt động đặc biệt của GUR”, phát ngôn nhân GUR nói trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 10 Tháng Tư.
“Vào ban đêm, máy bay không người lái HUR đã tấn công Trung tâm Huấn luyện Hàng không Borisoglebsk ở vùng Voronezh”, ông nói và lưu ý rằng một xưởng sản xuất đã bị tấn công.
Đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công đau đớn bằng máy bay không người lái nhằm vào các nhà máy và cơ sở liên kết quân sự có tầm quan trọng chiến lược của Nga.
Vào ngày 2 tháng 4 năm 2024, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một khu công nghiệp ở nước cộng hòa Tatarstan của Nga, nằm cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, đã tấn công một nhà máy sản xuất máy bay không người lái Shahed kamikaze.
Một ngày trước đó, một đám cháy lớn đã bùng phát tại nhà máy Uralmash, một cơ sở quốc phòng của Nga ở thành phố Yekaterinburg, sau một cuộc tấn công khác được cho là bằng máy bay không người lái.
Ukraine thường không nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công như vậy, phù hợp với chính sách thông thường của họ là không bình luận về các cuộc tấn công diễn ra trên đất Nga, mặc dù Kyiv trước đó đã xác nhận rằng họ có máy bay không người lái có khả năng tấn công các mục tiêu cách đó hơn 700 dặm.
Cuộc tấn công ở Borisoglebsk cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi một loạt cuộc tấn công gần như đồng thời vào 3 căn cứ không quân của Nga dẫn đến việc 21 chiến đấu cơ của Nga bị loại khỏi vòng chiến. Trước đó, Căn cứ Không quân Engels ở tỉnh Saratov cũng bị tấn công.
SBU và lực lượng đặc biệt Ukraine đã nhìn nhận thực hiện các cuộc tấn công thành công vào các phi trường gần Kursk và Yeysk, Krasnodar Krai, cũng như Căn cứ Không quân Engels bị tấn công trước đó ở tỉnh Saratov và Căn cứ Không quân Morozovsk ở tỉnh Rostov.
Trong một tuyên bố đưa ra vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 2024, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất của Ukraine, nhưng khẳng định các nỗ lực tấn công đã “dừng lại”.
3. Thống đốc địa phương nói hai người thiệt mạng do pháo kích vào một ngôi làng ở Nga
Thống đốc khu vực cho biết một phụ nữ và một trẻ em đã thiệt mạng tại làng Klimovov của Nga do bị pháo kích.
Aleksandr Bogomaz, Thống đốc vùng Bryansk, tuyên bố vụ pháo kích được thực hiện bởi “những kẻ khủng bố Ukraine”.
Ông nói: “Trận đánh xảy ra ngay giữa trung tâm thị trấn.”
“Thật không may, có người chết: một phụ nữ và một đứa trẻ. Theo thông tin ban đầu, có 3 thường dân bị thương. Hiện họ đang nhận được hỗ trợ y tế.
“Hậu quả của vụ tấn công khủng bố là một tòa nhà dân cư bốc cháy. Một số xe hơi tư nhân bị hư hỏng một phần. Cuộc điều tra khu vực bị cháy vẫn tiếp tục.”
“Các dịch vụ điều hành và khẩn cấp đang làm việc tại chỗ.”
4. Ngay sau cuộc gặp với Trump, Cameron của Vương quốc Anh đưa ra thông điệp quyết liệt hỗ trợ Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fresh from Trump meeting, UK’s Cameron gives Ukraine aid the hard sell”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Anh David Cameron khẳng định việc Mỹ chuyển một gói viện trợ đang bị đình trệ cho Ukraine “là vì lợi ích sâu sắc của các bạn”, vài giờ sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Donald Trump.
Trong một nỗ lực cao độ để thuyết phục Hoa Kỳ - bao gồm bữa tối với ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa hôm thứ Hai - Cameron đã kêu gọi Quốc hội ký duyệt hỗ trợ thêm cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga trong bối cảnh nhiều tháng bế tắc về gói trị giá 60 tỷ Mỹ Kim.
Phát biểu hôm thứ Ba trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Cameron nói “không có gì quan trọng hơn đối với Ukraine hơn bản bổ sung mà Quốc hội đang xem xét vào lúc này”.
Cameron nói: “Tôi đến đây không có ý định lên lớp hay bảo ai phải làm gì hay cản trở tiến trình chính trị và những vấn đề khác ở Mỹ”.
“Tôi đến đây với tư cách là một người bạn tuyệt vời và một người có niềm tin vào đất nước này và một người tin tưởng rằng việc giải phóng số tiền này và chuyển nó đi là vì lợi ích và an ninh của các bạn cũng như tương lai của các bạn và tương lai của tất cả các đối tác của các bạn.”
Cameron hôm thứ Hai đã ăn tối với cựu Tổng thống Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của vị cựu tổng thống ở Florida.
Cameron từ chối đi vào chi tiết cụ thể về cái mà ông gọi là “cuộc gặp riêng” hôm thứ Ba, nhưng nói rằng hai người đã thảo luận về các vấn đề địa chính trị như Gaza và Ukraine.
Ngoại trưởng Anh cho biết: “Điều này hoàn toàn phù hợp với tiền lệ các bộ trưởng chính phủ gặp gỡ các chính trị gia đối lập trước cuộc bầu cử”.
Cameron đã không làm lung lay chính quyền của Tổng thống Joe Biden bằng cuộc viếng thăm nhà của cựu Tổng thống Trump tại Mar-a-Lago. Các quan chức chính quyền cho biết Cameron không phải là nhà ngoại giao nước ngoài đầu tiên tham gia với đảng Cộng hòa về vấn đề này hoặc viện trợ Ukraine, và không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo thế giới tiếp xúc với các thành viên của các đảng chính trị đối lập khi đi ra nước ngoài.
Tổng thống Biden thường chỉ gặp các nguyên thủ quốc gia đến thăm và không có kế hoạch ngồi lại với Cameron. Tuy nhiên, theo một quan chức Bộ Ngoại giao, Blinken có kế hoạch tổ chức bữa tối riêng cho Cameron tại dinh thự của ông vào tối thứ Ba.
Bất chấp những lời chỉ trích trước đó, Cameron - cựu thủ tướng Anh - cho biết ông đã có cuộc gặp “tốt đẹp” với Trump và rằng, “bất kể tôi đang nói chuyện với ai, tôi đều có xu hướng đưa ra những quan điểm giống nhau”.
Ngoại trưởng Anh cho biết: “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể trong năm nay để đưa NATO vào trạng thái mạnh nhất có thể nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập, giúp mọi người nhận ra nhu cầu cần chi tới 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng”.
Trump đã gây ra mối lo ngại rộng rãi ở các thủ đô Âu Châu vào tháng 2 khi ông gợi ý rằng ông sẽ “khuyến khích” Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với các quốc gia NATO không đáp ứng nghĩa vụ tài chính của họ đối với liên minh. Kể từ đó, ông đã cố gắng giảm bớt những luận điệu của mình - sau khi các nhân vật cao cấp, bao gồm cả Cameron, chỉ trích ông về những bình luận đó.
Theo thông tin từ nhóm của Trump, Cameron và cựu tổng thống đã thảo luận về “các cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ và Anh, các vấn đề chính sách cụ thể đối với Brexit, sự cần thiết của các nước NATO để đáp ứng các yêu cầu chi tiêu quốc phòng của họ và chấm dứt tình trạng tàn sát ở Ukraine”.
Thông tin từ chiến dịch tranh cử của Trump cho biết thêm rằng họ cũng thảo luận về “sự ngưỡng mộ chung của họ đối với cố Nữ hoàng Elizabeth II”.
5. Tổng thống Serbia tuyên bố hôm thứ Ba rằng Serbia sắp ký một thỏa thuận mua 12 chiến binh đa năng Rafale của Pháp, đánh dấu sự thay đổi khỏi nhà cung cấp quân sự truyền thống là Nga.
Tổng thống Aleksandar Vucic đã phát biểu trong chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Paris và nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như các quan chức quốc phòng Pháp, bao gồm cả nhà sản xuất Rafale Dassault Aviation.
Vuci nói rằng ông đã có cuộc trò chuyện rất vui vẻ với Macron vào tối thứ Hai, kéo dài hơn ba giờ và họ “đã đạt được những thỏa thuận cụ thể về việc mua chiến binh Rafale”.
Ông cho biết các hợp đồng sẽ được ký trong hai tháng tới với sự hiện diện của Macron, đồng thời nói thêm rằng việc mua các máy bay phản lực tinh vi sẽ mở rộng đáng kể sự hợp tác quân sự và các lĩnh vực khác giữa hai nước.
Chi tiết tài chính của thỏa thuận tiềm năng vẫn chưa được công bố, nhưng các phương tiện truyền thông thân chính phủ Serbia ước tính tổng giá trị của toàn bộ số thiết bị này là vào khoảng 3 tỷ euro (3,2 tỷ Mỹ Kim).
6. Thủ tướng sắp mãn nhiệm cảnh báo hãy dự phòng việc Nga sẽ làm 'bất cứ điều gì có thể' để khẳng định lại ảnh hưởng ở Bulgaria
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Expect Russia to do ‘whatever possible’ to reassert influence in Bulgaria, outgoing PM warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Bulgaria Nikolai Denkov đã dành nhiệm vụ của mình để cố gắng loại bỏ người Nga, và chắc chắn rằng Mạc Tư Khoa sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để khôi phục ảnh hưởng của mình khi chính quyền của ông đã sụp đổ.
Denkov, người đã từ chức hôm thứ Ba, nói với POLITICO rằng chính phủ thân phương Tây và thân Ukraine của ông đã tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc năng lượng của đất nước vào Nga; trục xuất hơn 80 mật vụ giả danh nhà ngoại giao; và giới thiệu một chương trình xác minh sự thật cho các phương tiện truyền thông quốc gia nhằm chống lại thông tin sai lệch của Nga.
Nhưng chính quyền liên minh của ông đã trở thành nạn nhân của đấu đá nội bộ, và sự bất ổn sau đó có thể sẽ rơi vào tay một nhóm chính trị gia và quan chức Bulgaria, những người từ lâu đã tỏ ra mềm mỏng trước Điện Cẩm Linh.
“Chúng tôi đã chứng kiến ảnh hưởng của Nga suốt những năm qua. Nó chưa bao giờ biến mất”, Denkov nói. “Tất nhiên, nó trở nên rất căng thẳng trong hai năm qua sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu. Nga sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khôi phục ảnh hưởng mạnh mẽ của mình ở Bulgaria.”
Denkov, người lãnh đạo đất nước dưới liên minh chống tham nhũng theo chủ nghĩa cải cách của đảng “Chúng ta tiếp tục thay đổi và Dân chủ Bulgaria”, gọi tắt là PP-DB, nói với POLITICO rằng ông “thất vọng” trước sự thất bại của quá trình chuyển giao quyền lực.
Cựu ủy viên đổi mới Liên Hiệp Âu Châu và phó thủ tướng, Mariya Gabriel, người đại diện cho đảng GERB trung hữu, được cho là sẽ đổi vai trò với Denkov để thay phiên nhau ngồi vào ghế cao nhất trong 9 tháng. Tuy nhiên, những bất đồng về thành phần bộ trưởng đã khiến các cuộc đàm phán sụp đổ.
Đất nước này hướng tới cuộc bầu cử lần thứ sáu trong ba năm vào ngày 9 tháng 6, cùng thời điểm với cuộc bầu cử Liên Hiệp Âu Châu.
Tất nhiên, các chính phủ theo chủ nghĩa cải cách của Bulgaria đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với Thủ tướng GERB Boyko Borissov, người thống trị nền chính trị đất nước từ năm 2009 đến năm 2021.
Borissov một mặt là bậc thầy trong việc đi trên dây giữa lòng trung thành với Liên Hiệp Âu Châu và NATO, mặt khác vẫn duy trì mối quan hệ hữu nghị với Vladimir Putin của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Đầu tháng này, tin tặc đã rò rỉ các tài liệu cho thấy Điện Cẩm Linh đã phá vỡ các quy tắc mua sắm công ở Bulgaria để mở rộng đường ống dẫn khí đốt Turkstream, bỏ qua Ukraine, để cung cấp khí đốt của Nga cho Serbia và Hung Gia Lợi. Vụ hack và rò rỉ cho thấy rằng việc xây dựng đường ống đã được chính phủ Borissov đồng ý trước và tất cả các thủ tục sau đó chỉ mang tính chất chiếu lệ, với lộ trình chính thức của dự án được tìm thấy trong hồ sơ email của chính trị gia Nga Alexander Babakov.
“ Có một số điểm đáng nghi ngờ về cách thức các cuộc đàm phán được thực hiện.
Khi được các phóng viên Bulgaria hỏi về lộ trình, Borissov khẳng định ông không biết gì về nó.
Trong mọi trường hợp, dưới sự lãnh đạo của PP-DB, Bulgaria đã đi từ sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào năng lượng của Nga sang độc lập tương đối. Ban lãnh đạo đã chọn một công ty Mỹ để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy hạt nhân của họ tại Kozloduy và loại bỏ quyền miễn trừ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với dầu của Nga vào nước này sớm sáu tháng.
Denkov nhấn mạnh đất nước này sẽ không thay đổi đường lối ủng hộ Ukraine.
Bulgaria đã hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đạn dược theo tiêu chuẩn Liên Xô, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của các lực lượng thân Nga trong chính phủ, bao gồm cả Tổng thống Rumen Radev. Denkov lập luận rằng trên thực tế, việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và NATO là sự kiện tích cực nhất trong lịch sử gần đây của Bulgaria.
Ông nói: “Đối với chúng tôi, việc trở thành một phần của hai liên minh này là vô cùng quan trọng, vì vậy chúng tôi có chương trình nghị sự chính trị rõ ràng của mình”. “Chúng tôi không ngần ngại về nơi chúng tôi thuộc về.”
Tuy nhiên, Denkov cho biết ông kỳ vọng thông tin sai lệch của Nga sẽ xuất hiện mạnh mẽ trong cuộc bầu cử tháng 6, giống như trước đây. Để chống lại điều này, chính phủ vào tháng trước đã phát động một chương trình nhằm thúc đẩy truyền thông quốc gia thực hiện các chương trình xác minh sự thật, đặc biệt là về những tuyên bố của các chính trị gia thân Nga.
Ông nói: “Cách để chống lại nó là đưa ra sự thật và giải thích chúng dựa trên những lập luận hợp lý, chứ không phải dựa trên sự thao túng và thông tin sai lệch”.
7. Thụy Điển chặn máy bay trinh sát Nga
Quân đội Thụy Điển ngày 9/4 thông báo, Không quân Thụy Điển cùng với các chiến đấu cơ của Đức đã chặn một máy bay trinh sát Il-20 của Nga gần bờ biển Thụy Điển.
Tuyên bố viết: “Hôm nay, lộ trình sự việc của chúng tôi đã tiến hành nhận dạng trực quan một chiếc Il-20 trinh sát tín hiệu của Nga đã bay vào vùng thông báo chuyến bay của Thụy Điển ở phía đông nam Blekinge”. “Vụ đánh chặn được thực hiện cùng với 2 máy bay Eurofighter của Đức chờ sẵn từ NATO, cất cánh từ Laage ở Đức.”
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã lan sang phía tây trong suốt hai năm, với hỏa tiễn của Nga bay vào không phận các thành viên NATO.
Đầu tháng này, Không quân Đức cho biết họ đã điều động các chiến binh của mình để chặn một máy bay Il-20 của Nga bay qua Biển Baltic mà không có bộ tiếp sóng – là một thiết bị điện tử giúp duy trì giao thông hàng không an toàn.
Cuộc chiến đã khiến các quốc gia phương Tây luôn trong tình trạng báo động, tái triển khai thêm máy bay, tàu và quân đội để bảo vệ sườn phía đông của NATO tại các quốc gia thành viên của liên minh láng giềng Ukraine - bao gồm các nước Baltic và Ba Lan.
Vào tháng 3, Ba Lan cho biết họ đã điều động các chiến đấu cơ của mình khi một hỏa tiễn của Nga xâm phạm không phận của nước này trong 39 giây nhưng không bắn hạ vì họ biết rằng hỏa tiễn sẽ quay trở lại Ukraine và nó có thể gây nguy hiểm cho dân thường.
Một tuần sau, máy bay của Ba Lan và các đồng minh khác phải xuất kích trước những báo cáo về một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn của Nga nhằm vào Ukraine.
Vào tháng 2, lực lượng vũ trang Pháp cho biết một chiến đấu cơ Mirage 2000D của Pháp đã chặn một máy bay trinh sát và tình báo Il-20 của Nga ngoài khơi bờ biển Estonia.
Vào tháng Giêng, Không quân Đức cũng cho biết họ đã chặn một máy bay quân sự của Nga bay trong không phận quốc tế gần Rugen – một hòn đảo của Đức ở Biển Baltic – và “đi cùng nó một thời gian ngắn trước khi nó quay trở lại phía đông”. Họ nói thêm rằng máy bay Nga đang bay mà không có tín hiệu phát đáp.
8. Lithuania hứa cung cấp phụ tùng của Liên Xô cho Ukraine trong bối cảnh lưới điện bị tấn công
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuania promises Soviet spare parts to Ukraine amid energy grid barrage”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Năng lượng Lithuania đang lên kế hoạch tặng các phụ tùng thay thế từ thời Liên Xô cho Ukraine để giúp sửa chữa lưới điện quốc gia, Bộ này xác nhận với POLITICO, một ngày sau khi Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết ông đang đàm phán với Lithuania để bảo đảm thiết bị nhà máy điện.
Điều đó có nghĩa là các nhà máy điện đang xuống cấp được xây dựng từ thời Liên Xô có thể nắm giữ chìa khóa giúp Ukraine tiếp tục hoạt động khi các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối.
Galushchenko cho biết: “Họ đề xuất sử dụng các nhà máy nhiệt điện đã đóng cửa. Chúng tôi có thể tháo dỡ và lấy các phụ tùng thay thế mà chúng tôi cần.”
Bộ Năng lượng Lithuania cho biết không có rủi ro nào đối với người tiêu dùng của họ về nguồn cung cấp điện và nhiệt vì chỉ những thiết bị không sử dụng mới được chuyển giao. “Ví dụ, các chuyên gia Ukraine sẽ đến thăm Nhà máy Nhiệt điện Vilnius số 3, gọi tắt là CHP-3, nơi đã ngừng sử dụng để sản xuất điện và nhiệt từ năm 2016 và các tổ máy CHP-3 đã ngừng hoạt động vào năm 2022.”
Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, đã kêu gọi sử dụng các bộ phận từ thời Liên Xô để chống lại cuộc tấn công “khủng bố năng lượng” của Nga. “Họ tiếp tục tấn công các cơ sở năng lượng của chúng tôi bằng hỏa tiễn, phá hủy máy biến áp và máy phát điện. Thật không may, trong những tuần gần đây, Nga đã phá hủy 80% các nhà máy nhiệt điện.”
“Chúng tôi biết rằng các bạn có thiết bị cũ kiểu Liên Xô”, Shmyhal nói với đài truyền hình công cộng ERR của Estonia vào tuần trước. “Sẽ giúp ích rất nhiều nếu chúng tôi có phụ tùng thay thế để khôi phục các tổ máy nhà máy điện bị ảnh hưởng và đưa một số công suất điện hoạt động trở lại.”
Ước tính khoảng 1,9 triệu người đã không có điện sau làn sóng tấn công lớn của Nga bắt đầu vào ngày 22 tháng 3, trong đó nhà cung cấp điện tư nhân lớn nhất Ukraine, DTEK, mất 4/5 công suất phát điện. Trước đó, Kyiv đã sản xuất điện dư thừa và có hy vọng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Liên Hiệp Âu Châu để củng cố ngân sách quốc gia.
“Trong khi Ukraine đang đấu tranh cho tự do của chúng tôi và tự do của toàn bộ Âu Châu, Lithuania đã và sẽ tiếp tục gửi hỗ trợ. Lĩnh vực năng lượng cũng không ngoại lệ. Cho đến nay, chúng tôi đã hỗ trợ và chuyển giao thiết bị năng lượng trị giá hơn 13 triệu euro cho Ukraine”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Lithuania Dainius Kreivys cho biết.
Hôm Chúa Nhật, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm – là nhà máy năng lượng nguyên tử lớn nhất Âu Châu – “có khả năng gây ra tai nạn hạt nhân”.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 9 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến những trục trặc liên quan đến hỏa tiễn dẫn đường chính xác của Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Các bức ảnh nguồn mở từ ngày 31 tháng 3 năm 2024 cho thấy các mảnh vỡ hỏa tiễn đã rơi xuống một cánh đồng ở Saratov, miền nam nước Nga. Ban đầu được cho là mảnh vỡ của một máy bay không người lái của Ukraine, kiểm tra kỹ hơn cho thấy mảnh vỡ rất có thể là mảnh vỡ của hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không AS-23a KODIAK của Nga.
Rất có thể mảnh vỡ là do trục trặc của hỏa tiễn KODIAK được phóng về phía Ukraine vào sáng sớm hôm đó. Tỉnh Saratov là địa điểm nổi tiếng cho các cuộc tấn công của máy bay ném bom từ trên không tầm xa của Nga và là nơi đặt phi trường Engels, là căn cứ của một số máy bay ném bom.
AS-23a KODIAK là loại vũ khí dẫn đường chính xác hàng đầu của Nga, với tầm bắn khoảng 4.000 km. Nó đã được sử dụng rộng rãi để chống lại Ukraine, gần đây nhất là nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước. Trục trặc rất có thể xảy ra của một hỏa tiễn uy tín như vậy cho thấy có vấn đề trong quá trình sản xuất nó, có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cũng như phải gấp rút đáp ứng các yêu cầu của cuộc xung đột.
10. Các kênh ủng hộ chiến tranh của Điện Cẩm Linh báo cáo Nga đã chiếm làng Pervomaiske, kèm theo video
Các kênh Telegram thân Nga cáo buộc rằng lực lượng Nga đã chiếm được Pervomaiske vào ngày 9 tháng 4, đăng một đoạn video quay cảnh lá cờ Nga được cắm trên đống đổ nát của một thị trấn với dân số hơn 2.000 người trước khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện.
Pervomaiske nằm ngay bên ngoài Avdiivka, bị Nga chiếm vào ngày 17/2. Diễn biến này cho thấy Nga đang tiếp tục tiến quân qua các làng xung quanh.
Một dự án Cục Truyền Thông Chiến lược của Ukraine, Deep State, cũng cáo buộc rằng quân đội Nga đã có thể xuyên thủng hàng phòng ngự của Tiểu đoàn bộ binh số 59 của Ukraine và chiếm được thị trấn.
Pervomaiske nằm cách Avdiivka 10 km về phía nam.
Trong năm qua, khu vực này đã trở thành chiến trường chính của cuộc chiến đang diễn ra. Quân đội Nga tiến đều đặn qua các thị trấn trong khu vực khi Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng trong khi viện trợ của Mỹ tiếp tục bị đình trệ tại Quốc hội.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine và Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa bình luận về tình hình ở Pervomaiske.
Vào tháng 3, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi tuyên bố rằng các lực lượng Nga đang tập trung nỗ lực chính vào việc tạo ra một bước đột phá gần Avdiivka.
Quân đội Ukraine bảo vệ khu vực này được cho là đang phải đối mặt với “hỏa lực pháo binh dữ dội, việc sử dụng tích cực máy bay không người lái FPV, các cuộc không kích “định kỳ” và các cuộc tấn công “hàng ngày” từ xe thiết giáp và quân xung kích.
Khi viện trợ của Mỹ tiếp tục bị đình trệ tại Quốc hội, lực lượng của Kyiv tiếp tục phải đối mặt với tình thế ngày càng nguy hiểm.
11. Bộ Quốc phòng Nga cho biết một hỏa tiễn chống hạm Neptune do Ukraine phóng đã bị phá hủy trên Hắc Hải và 4 máy bay không người lái bị bắn rơi trên khu vực Belgorod và Voronezh.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói hôm Thứ Tư, 10 Tháng Tư: “Các hệ thống phòng không làm nhiệm vụ đã phá hủy 4 máy bay không người lái của Ukraine trên lãnh thổ vùng Belgorod và Voronezh, và hỏa tiễn Neptune của Ukraine đã bị phá hủy trên Hắc Hải ngoài khơi Bán đảo Crimea”
Reuters không thể xác minh độc lập các báo cáo. Không có bình luận ngay lập tức từ Ukraine.
Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết hôm thứ Tư rằng:
Các hệ thống phòng không của Ukraine đã phá hủy toàn bộ 20 máy bay không người lái tấn công mà Nga phóng vào Ukraine
Trung Tướng Oleshchuk cho biết các máy bay không người lái đã bị phá hủy trên các vùng Mykolaiv, Odesa, Kherson, Dnipropetrovsk, Poltava, Vinnytsia và Lviv.
Ông nói thêm rằng Nga cũng đã phóng 4 hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-300, nhưng ông không cho biết chuyện gì đã xảy ra với những hỏa tiễn đó.
Ông Giuđa Ítcariốt 2024 vừa bị cảnh sát Ý câu lưu. Đốt nhà thờ rồi ngang nhiên ra báo cảnh sát Mỹ
VietCatholic Media
18:20 10/04/2024
1. Người đàn ông bị giam giữ sau khi đốt nhà thờ ở Verona, New Jersey
Cảnh sát Verona, New Jersey cho biết các nhà điều tra đốt nhà đã có mặt tại hiện trường vụ cháy nhà thờ ở Verona, New Jersey; và hung thủ đã bị bắt.
Phát ngôn nhân cảnh sát New Jersey cho biết ngọn lửa đã làm hư hỏng một băng ghế và bàn thờ, bắt đầu ngay trước 4 giờ sáng thứ Năm tại Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu trên Đại lộ Lakeside.
Các nhà điều tra đang giam giữ một người và có vẻ như đó là người mà họ quen biết.
Họ nói rằng người đàn ông, Elliot Bennett, 42 tuổi, đã bước vào Sở cảnh sát Verona và thú nhận tội ác, như anh ta đã làm ít nhất một lần trước đây.
Bennett đã bị bắt nhiều lần trong vài năm qua vì tội phá hoại nhà thờ.
Anh ta được cho là đã làm hư hại các bức tượng bên ngoài vào tháng 9 năm ngoái.
Giáo dân Thomas Frawley cho biết: “Khoảng sáu tháng trước, anh ta đã lấy búa đập vào một bức tượng ở đây rồi đi đến đồn cảnh sát ở cuối dãy nhà và tự thú”.
Bennett khét tiếng trong khu vực, nơi người dân địa phương cho biết, anh ta sống với cha mẹ và những tội ác bị cáo buộc của anh ta không chỉ giới hạn ở các nhà thờ. Họ nói rằng họ đã đối đầu với anh ta nhiều lần.
Cựu Thị trưởng Verona Frank Sapienza cho biết: “Vài năm trước, tôi có một bức tượng Thánh Phanxicô trước nhà và nó đã bị phá hủy”. “Hàng xóm của tôi bên kia đường có đồ Giáng Sinh của họ bị phá hủy.”
Đối với vụ việc hôm thứ Năm, sở cứu hỏa cách đó chưa đầy một dặm và nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Tổng Giáo phận Newark đã đưa ra một tuyên bố cảm ơn những người phản ứng đầu tiên vì những nỗ lực của họ:
“Thật không may, nhà thờ bị hư hại nặng nề, cộng đồng giáo xứ rất đau lòng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua thời điểm khó khăn này và yêu cầu cộng đồng tiếp tục cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng.”
Cộng đồng liên tôn đang đề nghị giúp đỡ giáo xứ Nhà thờ Công Giáo với bất kỳ sự giúp đỡ nào họ có thể cần.
“Tôi vừa liên lạc với những người quản lý nhà thờ và tôi sẽ nói chuyện với Cha Peter vào sáng nay khi ngài quay lại và nói rằng nhà thờ của chúng tôi là của họ, vì vậy nếu họ cần tổ chức các buổi lễ ở đó, họ có thể đến, bất cứ điều gì họ cần, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ họ trong hoàn cảnh này”, Mục sư Anthony Giordano của Nhà thờ Calvary của Giáo Hội Lutheran cho biết.
Trong 12 năm qua, nhiều bức tượng đã bị đập vỡ và lật đổ, khiến vụ việc hôm thứ Năm trở thành vụ việc mới nhất trong một loạt vụ việc xảy ra tại nhà thờ.
“ Điều này đặc biệt tàn khốc đối với một người như tôi, người luôn trân trọng tất cả các ngôi nhà thờ phượng”.
Bennett đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc, bao gồm đe dọa tấn công, trộm cắp, đốt phá nghiêm trọng, sở hữu vũ khí trái phép, v.v.
Văn phòng Công tố hạt Essex đang điều tra vụ việc.
Source:ABC News
2. Đức Thánh Cha mở lại các cuộc viếng thăm giáo xứ ở Roma
Sau vài tháng tạm ngưng, chiều thứ Sáu, ngày 05 tháng Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở lại các cuộc viếng thăm các giáo xứ ở Roma và gặp gỡ các linh mục.
Lúc 4 giờ chiều ngày 05 tháng Tư, Đức Thánh Cha đến vùng đông bắc thủ đô, thuộc khu vực Casal Monastero, gặp gỡ và trao đổi riêng với các linh mục và phó tế thuộc Giáo hạt thứ 11 thuộc mạn bắc Roma, cùng với Đức Cha Daniele Salera, Giám Mục Phụ Tá đặc trách khu vực này. Khu vực này vốn có nhiều khó khăn, dân chúng thường mất ba, bốn giờ để đi làm và về nhà; người dân tại đây có cảm tưởng bị bỏ rơi và không được săn sóc về mặt xã hội, thiếu các trường học, trung học cũng như tiểu học. Một số trường chỉ được thiết lập trong những năm gần đây.
Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ 35 linh mục và phó tế trong giáo hạt và trao đổi trong một tiếng rưỡi đồng hồ tại hội trường của giáo xứ. Hiện diện trong dịp này, cũng có các linh mục tuyên úy nhà tù Rebibbia, nơi mà Đức Thánh Cha đã gặp trong dịp ngài viếng thăm nhà tù nữ Rebibbia, chiều thứ Năm Tuần thánh vừa rồi. Sự hiện diện của các vị tuyên úy cũng là dịp để đề cập đến những khó khăn trong các nhà tù, bắt đầu từ tình trạng cấp thiết với nạn tự tử nơi các tù nhân, và vấn đề đồng hành với họ.
Trong số các đề tài khác được đề cập đến, có việc huấn luyện giới trẻ, đào tạo các linh mục và lòng thương xót, kể cả đối với những người đã rời bỏ chức linh mục. Tiếp đến là việc chuẩn bị Năm Thánh 2025 sắp tới. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hài lòng vì chứng tá của các linh mục, các vị cũng hài lòng với sứ vụ, một sứ vụ đơn sơ, giữa những khu vực nghèo túng đòi phải rất kiên nhẫn.
3. Các ông Giuđa thời đại - Nhân viên Vatican bị bắt vì bán hàng ăn cắp trực tuyến
Mô tả về Giuđa Ítcariốt, Phúc Âm Thánh Gioan cho biết như sau:
“Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bêtania, nơi anh Ladarô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mátta lo hầu bàn, còn anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giêsu là Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? “Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.” (Ga 12: 1-6).
Đó là câu chuyện của Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Chúa Giêsu. Theo các phương tiện truyền thông Ý, người ta vừa phát hiện ra một Giuđa Ítcariốt của năm 2024. Đó là nhân viên trung niên người Ý của Vatican đã bị bắt quả tang đang cố bán hàng ăn cắp trên mạng, sau khi chủ sở hữu ban đầu của một trong những món đồ đó phát hiện ra.
Người đàn ông được đề cập là một người Ý 54 tuổi, người bị bắt quả tang đang bán một chiếc đồng hồ Hamilton bị đánh cắp, một thương hiệu có thể có giá từ 500-1000 euro trở lên trên mạng.
Anh ta bị bắt sau khi chủ sở hữu của chiếc đồng hồ nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát tại nhà ga Porta Pia của Rôma sau khi chiếc đồng hồ và các vật dụng có giá trị khác bị đánh cắp khỏi nhà anh ta và sau khi nhìn thấy chiếc đồng hồ này được rao bán trên một trang web trực tuyến chuyên bán đồ cũ.
Các cảnh sát đã sắp xếp một chiến dịch truy quét, trong đó họ đóng vai một người mua đồng hồ tiềm năng và tổ chức một cuộc gặp với người bán gần khu vực Giulio Cesare ở Rôma.
Sau khi cảnh sát xác định chiếc đồng hồ đang được bán thực chất là chiếc đồng hồ đã bị đánh cắp, họ đã khám xét người đàn ông 54 tuổi, người này chưa được xác định danh tính, nhưng dường như đã đến cuộc họp trên một chiếc xe hơi có biển số của Thành phố Vatican, được đánh dấu với các chữ cái “SCV.”
Người đàn ông được cảnh sát phát hiện là nhân viên kho hàng tại Vatican.
Trong khi tiến hành khám xét nhà của ông với sự cộng tác của các thành viên của Quân đoàn hiến binh Vatican, cảnh sát đã thu giữ nhiều đồng hồ có giá trị đáng kể cũng như các vật dụng được sử dụng để xác định tính xác thực và bảo đảm phẩm chất cũng như giá cả của các đồng hồ.
Người ta cũng tìm thấy số tiền mặt lên tới 5.000 euro được giấu trong các phòng khác nhau trong nhà của người đàn ông này, và trong khi tiến hành khám xét, Cảnh sát Vatican đã tìm thấy những vật dụng có giá trị khác ngoài đồng hồ.
Người đàn ông này dường như không bị giam giữ nhưng đang bị giám sát, trong khi một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra cách anh ta lấy được các món đồ bị đánh cắp và chúng đến từ đâu. Trái với những báo cáo ban đầu của các cơ quan truyền thông Ý, chưa có các bằng chứng là ông ta đánh cắp từ Vatican. Có vẻ như ông ta chỉ là người mua đi bán lại những thứ bị ăn cắp.
Các báo cáo về vụ việc không cho biết liệu một thủ tục pháp lý cũng sẽ được bắt đầu bên trong Thành Vatican hay liệu nó sẽ nằm trong tay cảnh sát Ý, với sự cộng tác của Hiến binh Vatican.
Vào năm 2021, một tội ác nhỏ tương tự đã được thực hiện khi một người đàn ông bị bắt quả tang đang trộm đồ từ một nhà kho của Vatican, ăn trộm ba món quần áo từ một kho của Vatican.
Các món đồ này dường như đã bị đánh cắp trong hai trường hợp riêng biệt: Một món đồ bị đánh cắp vào tháng 10 năm 2020 và hai món đồ bị đánh cắp vào tháng 11 năm 2020. Bị cáo, người chưa bao giờ được xác định danh tính, đã thú nhận hành vi trộm cắp trong kho hàng vào ngày 12 tháng 11 năm 2020, ngay sau khi vụ việc thứ hai xảy ra địa điểm.
Trong một thủ tục pháp lý do Vatican khởi xướng, người đàn ông này phủ nhận mọi tội lỗi do trạng thái tâm lý của anh ta vào thời điểm đó, luật sư của anh ta yêu cầu tiến hành một báo cáo tâm thần với lý do cả người đàn ông và vợ anh ta đang giữ chức vụ quan trọng ở hai cơ quan riêng biệt. Họ rất khá giả về mặt tài chính và không cần phải ăn trộm.
Truyền thông Ý vào thời điểm đó đưa tin rằng Công tố viên của Vatican, Alessandro Diddi, đã từ chối yêu cầu đó, trích dẫn các điều khoản cụ thể liên quan đến bệnh tâm thần trong bộ luật hình sự của Vatican, cũng như khó khăn trong việc xác định chính xác trạng thái tinh thần và ý định của người đàn ông vào thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp.
Tòa án Vatican gần đây đã kết luận một vụ án riêng biệt chống lại các nhà hoạt động khí hậu, Guido Viero, 61 tuổi và Ester Goffi, 26 tuổi, đã vào Bảo tàng Vatican và dán keo vào chân bức tượng “Laocoön and Sons” nổi tiếng, được coi là một trong những bức tượng đẹp nhất. những tác phẩm cổ quan trọng trong bộ sưu tập của Vatican và được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ nhất. Nhà hoạt động thứ ba, Laura Zorzini, đã quay đoạn phim này.
Các nhà hoạt động thuộc Ultima Generazione, hay nhóm môi trường “Thế hệ cuối cùng”, cũng treo biểu ngữ có nội dung “Thế hệ cuối cùng: Không khí đốt và không carbon”.
Viero, Goffi và Zorzini đều bị buộc tội trong một phiên tòa ở Vatican với tội không tuân theo lệnh của cảnh sát và gây thiệt hại nặng nề hơn khi những người phục chế phải loại bỏ chất kết dính đã sử dụng và tân trang lại viên đá.
Trong một sắc lệnh vào tháng 6 năm 2023, luật sư người Ý Giuseppe Pignatone, nhà lãnh đạo tòa án Vatican, đã kết án cả Viero và Goffi 9 tháng tù treo và phạt 1500 euro vì những thiệt hại nghiêm trọng, cũng như phạt thêm 120 euro vì không tuân theo “lệnh do cơ quan có thẩm quyền đưa ra một cách hợp pháp”.
Họ cũng phải trả chi phí xét xử và phạt 1.000 euro cho đại diện pháp lý do nhà nước chỉ định mà họ nhận được. Trong phiên tòa, cả hai đều được Vatican mời một luật sư bào chữa là chuyên gia về giáo luật, vì họ tuyên bố rằng họ không đủ khả năng thuê luật sư riêng.
Ngoài ra, họ còn được lệnh phải trả 28.148 euro tiền bồi thường thiệt hại cho bức tượng Laocoön.
Zorzini cũng bị buộc phải nộp phạt 120 euro vì coi thường “lệnh do cơ quan có thẩm quyền đưa ra một cách hợp pháp”.
Các nhà hoạt động đã kháng cáo quyết định này, tuy nhiên Tòa phúc thẩm Vatican vào tháng trước đã xác nhận bản án và quyết định y án.
Source:Crux