Phụng Vụ - Mục Vụ
Anh Em hãy yêu thương nhau
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:33 09/04/2020
Thứ Năm Tuần Thánh – Lễ Tiệc Ly
Xh 12,1-8.11-14; 1 Cr 11,23-26; Ga 13,1-15
Trong thánh lễ Tiệc Ly hôm nay, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm chủ đề quan trọng, đó là: Yêu thương và phục vụ.
Thánh Gioan ở trong bài Tin Mừng nói rằng:
“Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương họ, những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
1. “Yêu thương họ đến cùng”
Vậy, “Người yêu thương họ đến cùng” có nghĩa là gì? Nicholas Cabasilas, một nhà thần học Đông Phương rất nổi tiếng, cho rằng: có ba cách thể hiện tình yêu đối với người khác. Cách thứ nhất bao gồm làm điều tốt cho người mình yêu. Cách thứ hai đòi hỏi hy sinh hơn nhiều, là dám chịu đau khổ vì người mình yêu. Cách thứ ba là hiện diện mãi mãi với người mình yêu.
Theo đó, Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng cả ba hình thức đó. Cách thứ nhất, Thiên Chúa đã yêu loài người với một tình yêu sáng tạo khi tạo dựng nên con người, ban cho con người biết bao ơn huệ bên trong và bên ngoài, tinh thần cũng như vật chất, để giúp con người sống hạnh phúc. Như thế vẫn chưa đủ, Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng cách thức thứ hai, là hiến mình vì người mình yêu. Chúa Cha ban Con Một mình cho chúng ta:
“Quả thế, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,15).
Đức Giêsu đến và trở nên người tôi tớ đau khổ gánh tội trần gian (x. Is 52,14-15), Người chịu khổ nhục và chết trên thập giá cách đau đớn và tức tưởi để cứu độ chúng ta. Cái chết trên thập giá là tột đỉnh của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất, một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu.
Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương chúng ta bằng cách hiện diện mãi với chúng ta. Tình yêu đó được tiếp diễn qua việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và chức linh mục trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Thánh Thể và chức linh mục là sự nối dài sự hiện diện của Người ở giữa trần gian. Nhờ hai bí tích này, Chúa Giêsu mãi mãi hiện diện và đồng hành với chúng ta cho đến ngày tận thế.
Đó là ý nghĩa câu nói “Người yêu thương họ đến cùng.” Chúa Giêsu đã làm tất cả để bày tỏ tình yêu của Người cho chúng ta.
2. Sống yêu thương và phục vụ
Sau khi đã làm gương cho các môn đệ, Chúa Giêsu mời gọi:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Yêu thương là giới răn mới. Yêu thương là tóm tắt lề luật Kitô giáo. Sự mới mẻ của giới răn mới này chính là “yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em.” Ở đây, Đức Kitô trở thành khuôn mẫu lý tưởng yêu thương cho mỗi người Kitô hữu. Bởi đối với Người, giữa lời nói và hành động là một. Người không yêu ở đầu môi chót lưỡi, nhưng yêu bằng hành động, hiến mình và phục vụ.
Tất cả chúng ta được mời gọi sống yêu thương và phục vụ nhau như Đức Giêsu đã yêu thương, phục vụ chúng ta. Mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa cho người xung quanh.
Ước gì trong gia đình, trong cộng đoàn chúng ta, đừng có ai là cớ gây chia rẽ nhau, là “con sâu làm rầu nồi canh.” Nhưng cùng nhau cộng tác theo tinh thần Phúc Âm để phục vụ nhau và phục vụ Giáo Hội. Ước gì mỗi người đừng là khổ giá cho người khác, nhưng hãy nâng đỡ và khích lệ nhau. Ước gì mỗi người biết chia sẻ niềm vui và gánh nặng cuộc đời của nhau. Như Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhắn nhủ: “Cả cuộc đời hãy học yêu thương.” Khi sống như thế, chúng ta đang đi vào con đường của Chúa, con đường yêu thương và phục vụ, con đường này sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mỗi người chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tình yêu Chúa lớn hơn tội lỗi
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:35 09/04/2020
Thứ Sáu Tuần Thánh
Is 52,13-53,12; Hr 4,14-16.5,7-9; Ga 18,1-19,42
Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng: “Nơi thánh giá, Thiên Chúa đã nói hết tất cả những gì cần phải nói với con người.”
Vậy thì, thánh giá Đức Kitô nói với chúng ta điều gì? Thánh giá là chữ T, nói với chúng ta về ba chữ T khác đó là: Tội lỗi, Tình yêu và Tha thứ.
1. Chữ T thứ nhất, Tội lỗi
Khi người Do Thái phạm tội chống lại Thiên Chúa, họ bị rắn cắn. Thiên Chúa truyền cho ông Môsê hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được lành. Việc treo con rắn là nhắc nhở họ nhớ lại tội lỗi mà họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa, giúp họ hối hận và hoán cải để được chữa lành và tha thứ (bài đọc I).
Cũng thế, khi nhìn lên thánh giá Đức Kitô, mỗi người được nhắc nhở rằng tất cả chúng ta là tội nhân. Tội lỗi của con người thật lớn lao và nặng nề. Bởi thế, thánh Catarina thành Siêna chiêm ngắm thánh giá và thốt lên rằng: “Thánh giá của Chúa không phải là một sự đùa giỡn.” Tuy không mắc tội tình gì, nhưng Người đã phải chết trên thánh giá. Đức Giêsu chấp nhận một cái chết nhục nhã, đau đớn và tức tưởi. Theo lời Kinh Thánh (1 Cr 15,3), Đức Kitô đã chết thay, chết vì tội chúng ta. Mọi tội lỗi Người đã gánh trên vai. Mọi đau khổ Người đã hứng chịu thay cho chúng ta!
2. Chữ T thứ hai, Tình yêu
Thánh giá nói với chúng ta về tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho con người. Thánh Gioan nói rằng:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,15).
Khi yêu ai thì muốn thuộc về và nên một với người đó. Vì chúng ta, nên Đức Kitô bước vào đời, nói như thánh Phaolô:
“Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế (Pl 2,7).
Thiên Chúa đảm nhận, cưu mang và chia sẻ mọi nỗi vui buồn, sướng khổ của kiếp người, từ tiếng khóc oa oa chào đời, từ mồ hôi, nước mắt và nụ cười của con người.
Vì yêu chúng ta, Đức Kitô bước lên thánh giá. Quả thế, cái chết trên thánh giá tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra đối nghịch với mình, trong đó Người trao ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất, một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu.
3. Chữ T thứ ba, Tha thứ
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ, oán thù, thì thánh giá của Đức Kitô là biểu tượng của lòng tha thứ và ơn cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta.
Thập giá không có Đức Kitô trở thành khổ giá, nhưng thập giá có Đức Kitô trở thành thánh giá, là nguồn ơn cứu độ, là công cụ hòa giải giữa Thiên Chúa với loài người và giữa loài người với nhau. Qua thánh giá, Đức Kitô chứng tỏ rằng tình yêu chiến thắng tất cả, lòng tha thứ lớn hơn sự hận thù và khỏa lấp mọi tội lỗi. Nhờ thánh giá mà chúng ta được tha thứ, được cứu độ và được làm con cái của Thiên Chúa.
Thánh Edit Stein trong đêm tối lao tù của Đức Quốc Xã, suy ngắm thánh giá Chúa và thốt lên rằng: “Tôi thấy bình minh của thế giới đang bắt đầu ló rạng qua thánh giá Đức Kitô.”
Như vậy, việc suy tôn thánh giá chính là suy tôn chính Đức Kitô và suy tôn con đường Chúa đã đi. Nhưng việc suy tôn thánh giá ở trong nhà thờ phải được kéo dài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nghĩa là tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Chúa, của lòng tha thứ, trở thành công cụ cứu độ của Chúa cho những người xung quanh mình, nhất là những người đau khổ, bệnh tật và nghèo đói. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Những cuộc Vượt qua vĩ đại
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:37 09/04/2020
Thứ Bảy Tuần Thánh – Canh Thức Vượt Qua
Xh 14,15-15,1a; Rm 6,3-11; Mt 28,1-10
Ngày thứ Bảy Tuần Thánh là ngày trong sự thinh lặng sâu xa, Giáo Hội canh thức cầu nguyện, chia sẻ tâm tình đau thương và tín thác nơi Chúa của Mẹ Maria. Sự mặc niệm này dẫn chúng ta đến thánh lễ Vọng Phục Sinh, trong đó niềm vui Chúa sống lại bùng lên. Trong đêm nay, chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, của sự sống trên sự chết sẽ được công bố và Giáo Hội vui mừng vì cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh.
Vì thế, đêm này được gọi là đêm Canh Thức Vượt Qua. Lời Chúa nói tới ba cuộc vượt qua.
1. Cuộc vượt qua của dân tộc Do Thái
Dân Do Thái lưu đày ở Ai Cập với một cuộc sống khổ sở vì cảnh nô lệ. Thiên Chúa muốn giải thoát dân riêng của Người. Qua Môsê, Chúa dẫn đưa họ vượt qua Biển Đỏ về Đất Hứa. Thiên Chúa đã tỏ uy quyền giải thoát họ trong cuộc vượt qua. Vì thế, hằng năm người Do Thái kỷ niệm mừng lễ Vượt Qua này để nhắc nhớ việc Thiên Chúa đã cứu thoát họ. Biến cố này là hình ảnh của cuộc vượt qua của Đức Giêsu.
2. Cuộc vượt qua của Đức Giêsu
Để giải thoát chúng ta khỏi nô lệ của tội lỗi và sự chết. Đức Giêsu đã tự nguyện đi con đường khổ nạn để tới phục sinh vinh quang với cái chết nhục nhã trên thánh giá. Đức Giêsu đi vào lòng đất và chốn âm phủ, nơi sâu thẳm nhất kiếp người. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã vượt qua cái chết đó để khai mở một cuộc sống mới trong vinh quang bất diệt cho chúng ta. Người đã chiến thắng sự dữ và thần chết. Người đã trỗi dậy từ cõi chết. Bởi vậy, thế lực sự chết cho dù có mạnh cũng không cầm giữ được Đức Kitô, như lời khẳng định của thánh Phaolô:
“Một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9-10).
Nhờ cuộc vượt qua của Đức Giêsu, chúng ta có cuộc vượt qua thứ ba, đó là cuộc vượt qua của Giáo Hội.
3. Cuộc vượt qua của Giáo Hội
Khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta đã tham dự vào cuộc vượt qua của Chúa Kitô: từ nô lệ tội lỗi tới ơn cứu độ, từ sự chết tới sự sống trong Thiên Chúa, từ tội nhân tới việc làm con cái Thiên Chúa.
Như thế, qua thánh lễ hôm nay, Giáo Hội tuyên xưng rằng: Thiên Chúa Cha đã làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã phục sinh đó là niềm tin, niềm hy vọng của người Kitô hữu. Chúng ta đặt hy vọng vào Người là Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta xác tín rằng tình yêu mạnh hơn cái chết. Sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ. Thiên Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành. Thiên Chúa có thể vẽ những đường thẳng trên những đường cong. Vì không có gì là không thể đối với Thiên Chúa. Dù trời âm u mây mù nhưng mặt trời vẫn chiếu sáng trên đó. Dù cuộc đời có nhiều thất bại ê chề, mỏi mệt, đau khổ trong cuộc sống, nhưng Đức Kitô đã phục sinh, Người vẫn hiện diện và hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Người luôn chiến thắng sự dữ! Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ai sẽ lăn tảng đá ?
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
07:54 09/04/2020
Chúa Nhật Phục Sinh
Mađalêna đau khổ thất vọng nên chỉ thấy tảng đá là sự kết thúc. Bà chưa hiểu phía sau tảng đá được lăn ra kia ẩn chứa một mầu nhiệm siêu phàm.
Tông đồ Phêrô, quan sát kỹ lưỡng từ tảng đá cho đến ngôi mộ trống và tất cả những gì đã xảy ra nơi đây, nhưng ngài không nói gì, không bày tỏ thái độ mà chỉ thinh lặng. Vì sao vậy? Lý do có thể Phêrô là lãnh đạo tinh thần của nhóm tông đồ nên sự im lặng là cần thiết? băn khoăn, không biết nghĩ thế nào hay phải ăn nói làm sao! Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Tin mừng trình bày, sự im lặng của Phêrô có nguyên nhân từ sự chưa hiểu thấu mầu nhiệm Phục sinh: “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9). Thật thế, cho đến mãi sau này, khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo. Phêrô là một người chân chất đơn sơ. Điều gì chưa biết thì im lặng và chờ đợi chứ không nhiều lời, không suy diễn.
“Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẫn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Tảng đá nghi ngờ đang che mờ đôi mắt đức tin của họ.
Các thượng tế và kỳ mục thì lo âu sợ hãi trước hiện tượng mồ trống. Vì thế, các ông mới cho lính canh số tiền hậu hĩ và bảo những người này phao tin là các môn đệ của ông Giêsu đã đến lấy trộm xác: “các anh hãy nói như thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ đã đến lấy trộm xác” (Mt 28,13). Tảng đá ghen ghét đã bịt lối nhìn lối nghĩ của họ.
Cuối cùng chỉ có một người tin. Đó là Tông đồ Gioan. Nhưng Gioan tin không phải vì hiện tượng mồ trống mà vì những gì đã thấy. Gioan thấy gì?
Ông thấy những băng vải và khăn che đầu không xếp lộn với nhau, nhưng để riêng ra một nơi. Cảnh tượng này làm Gioan nhớ lại lời Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phải chịu đau khổ, phải chết rồi mới chỗi dậy mà vào chốn vinh quang (Lc 24,26).
Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại. Ladarô ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng.
Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19).
Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40).
Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9).
Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33).
Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…
Những lời đó làm Gioan tin chứ không phải thấy Đấng Phục Sinh. Gioan không thấy Đấng Phục Sinh nhưng ông tin Đấng mà ông yêu mến đã sống lại. Ngay từ giây phút đầu tiên khi thấy những vết tích còn để lại trong mồ trống, Gioan đã tin cách tuyệt đối. Tuy không thấy xác nhưng những vải liệm kia chính là những dấu chỉ có giá trị đối với ông. Nói như J.P Duplantier, “ngôi mộ không trống cũng chẳng đầy, nhưng nó đã trở nên một ngôn ngữ”. Nhờ việc chú ý đến thứ ngôn ngữ ấy, người môn đệ Chúa yêu đã khám phá và hiểu rằng Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, điều mà lúc bấy giờ ngoài ông ra, các môn đệ khác còn chưa hiểu nổi. Rõ ràng, thấy là nền tảng và bằng chứng cho lòng tin. Nhưng thấy ở đây không phải là thấy những sự kiện bên ngoài mà là thấy ý nghĩa bên trong gắn liền với sự kiện.
Tông đồ Gioan thấy sự kiện những băng vải và khăn che đầu, nhưng vì nhớ lời Kinh Thánh mà tin. Thấy rồi mới tin là chuyện bình thường. Còn không thấy mà tin mới là phúc như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma : “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28).
Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá lấp cửa mồ đã mở toang. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm đã mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Đấng Phục Sinh! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Chúa Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh.
Có những hòn đá ta bước qua rất dễ. Có những tảng đá phải tốn thời giờ công sức mới dịch chuyển nó sang một bên để có đường đi. Nhưng cũng có những tảng đá to chắn bít lối đi, che khuất tầm nhìn nên không thể bước tiến.Trong đời sống thường nhật, có biết bao tảng đá vô hình mà nặng nề, cần phải được tháo bỏ.
Giuđa bán Thầy với giá 30 đồng bạc, cả một tảng đá tham lam đè nặng tâm hồn. Phêrô chối Thầy đến 3 lần, ấy là vì tảng đá sợ hãi che kín. Các môn đệ bỏ trốn, vì tảng đá nhát đảm sợ liên luỵ đang vây bủa.
Mỗi người chúng ta có thể cũng đang bị một tảng đá vô hình nào đó đè nặng tâm hồn. Tảng đá đam mê nết xấu.Tảng đá ghen ghét, chia rẽ. Tảng đá đam mê dục vọng… Ai sẽ giúp chúng ta lăn những tảng đó ra?. Xin thưa là chính Chúa Giêsu Phục Sinh. Ngài sẽ giúp ta lăn tảng đá đó ra khỏi đời mình và làm cho tâm hồn ta được phục sinh để sống bình an.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Tảng đá đó thể hiện sức mạnh quyền lực của sự dữ và sự thống trị của con người. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do thái có khả năng thách thức được quyền phép Thiên Chúa sao? Đấng Phục Sinh đã bật tung tảng đá niêm phong, từ cõi chết, Người sống lại vinh quang, mở lối vào sự sống mới.
Chúa Giêsu sống lại, chân lý đã chiến thắng, tình yêu vượt trên hận thù và sự sống mạnh hơn sự chết. Phục Sinh là niềm tin và hy vọng cho người Kitô hữu vào sự sống mai sau: "Nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta" (Rm 6,8).
Phục Sinh là niềm vui của những người được Chúa Kitô đẩy tảng đá ra khỏi cuộc đời họ, làm cho tâm hồn họ được bình an. Như Giakêu, như Lêvi đã được Chúa Giêsu giải thoát khỏi tảng đá của tội lỗi nên họ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản và bước theo Chúa. Và còn biết bao tấm gương khác đã được giải thoát khỏi những tảng đá vô hình, và từ đó hân hoan bước theo Chúa Giêsu.
Chúa đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc than tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng. Chúa Phục Sinh đã đẩy mọi tảng đá nặng nề ra khỏi tâm hồn các môn đệ.Từ đây các môn sinh bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
Chúa đã sống lại thật! Allêluia!
Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại. Nhìn lại đời sống mình, chúng ta sẽ nhận thấy vô vàn sự phục sinh. Khi một tình bạn, một tình yêu bị tan vở, chúng ta biết hàn gắn lại bằng yêu thương thì đó không phải là sự phục sinh sao?
Khi mà chúng ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, dẹp tan lòng thù hận, oán ghét thì đó là cuộc vượt qua phi thường…Tảng đá vô hình đè nặng được lăn ra khỏi tâm hồn chính là phục sinh.
Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa Xuân tâm hồn.
Ngỡ ngàng Tiệc Ly thời Covid
Lm. Nguyễn Xuân Trường
08:02 09/04/2020
Ngỡ ngàng vì trong tình cảnh mạng sống bị đe dọa, sắp chết đến nơi rồi, vậy mà Chúa chả lo cho bản thân mình, cứ mải mê vì người khác. Ngỡ ngàng thế.
Ngỡ ngàng vì đang ăn uống mà Thầy Giêsu lại lom khom hạ mình xuống rửa chân cho các tông đồ, hơn thế nữa, Thầy rửa chân cho cả Phêrô sẽ chối Thầy, Giuđa sắp bán Thầy. Ngỡ ngàng hết sức.
Ngỡ ngàng vì Thầy rửa chân không phải vì chân tông đồ bẩn, mà vì lòng các ông quá “tham sống sợ chết.” Ngỡ ngàng thật.
Ngỡ ngàng vì món ăn chính của Tiệc Ly lại chính là Mình Máu Chúa Giêsu. Này là Mình Thầy, các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Máu Thầy, các con hãy nhận lấy mà uống. Ngỡ ngàng quá.
Ngỡ ngàng vì Thầy sống không theo kiểu “có đi có lại”. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Thầy không bảo các môn đệ hãy biết điều rửa chân lại cho Thầy, mà bảo các môn đệ hãy rửa chân cho nhau. Ngỡ ngàng thế.
Ngỡ ngàng vì dẫu cho tình người có phũ phàng thì Thầy vẫn cứ yêu thương họ đến cùng. Ngỡ ngàng hết sức.
Những ngỡ ngàng ấy chứng tỏ một điều: Thầy Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa tình yêu.Amen.
Ngỡ ngàng vì đang ăn uống mà Thầy Giêsu lại lom khom hạ mình xuống rửa chân cho các tông đồ, hơn thế nữa, Thầy rửa chân cho cả Phêrô sẽ chối Thầy, Giuđa sắp bán Thầy. Ngỡ ngàng hết sức.
Ngỡ ngàng vì Thầy rửa chân không phải vì chân tông đồ bẩn, mà vì lòng các ông quá “tham sống sợ chết.” Ngỡ ngàng thật.
Ngỡ ngàng vì món ăn chính của Tiệc Ly lại chính là Mình Máu Chúa Giêsu. Này là Mình Thầy, các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Máu Thầy, các con hãy nhận lấy mà uống. Ngỡ ngàng quá.
Ngỡ ngàng vì Thầy sống không theo kiểu “có đi có lại”. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Thầy không bảo các môn đệ hãy biết điều rửa chân lại cho Thầy, mà bảo các môn đệ hãy rửa chân cho nhau. Ngỡ ngàng thế.
Ngỡ ngàng vì dẫu cho tình người có phũ phàng thì Thầy vẫn cứ yêu thương họ đến cùng. Ngỡ ngàng hết sức.
Những ngỡ ngàng ấy chứng tỏ một điều: Thầy Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa tình yêu.Amen.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 09/04/2020
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Tin mừng: Ga 18, 1; 19, 42
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Anh chị em thân mến,
Thế là hết, vị thầy vĩ đại của các môn đệ đã bị bắt, vị đại tiên tri của dân Do Thái đã bị đánh đòn và bị đóng đinh chết trên thập giá, các môn đệ tan hàng mỗi người một ngã, các bà đạo đức đấm ngực khóc than, thất vọng và đau thương bao trùm cả một cõi trời Giê-ru-sa-lem.
Đức Chúa Giêsu đã chết, cái chết bất diệt.
Có câu chuyện nhỏ như thế này:
“Thời gian như bay, một hôm cây bông sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang? Đâu là những tiếng vỗ tay? Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”
Đấng tạo hóa khẽ mĩn cười, nói:
- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó. Sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong hồ nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa thanh tao. ”
Nhưng hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh hoa kết quả dồi dào, hạt lúa là tình yêu của Thiên Chúa đã được gieo vào lòng đất là thế gian, nhưng thế gian đã dùng ghen ghét, hận thù để loại bỏ tình yêu ấy ra khỏi thế gian, ra khỏi tâm hồn của họ.
Hôm nay, tất cả thế lực của ma quỷ và thế gian đã tấn công một con người; hôm nay tất cả ghét ghen, kiêu căng, ích kỷ đã đứng chung lại để tấn công tình yêu hy sinh của Đấng cứu độ trần gian.
Ngài đã chết, hạt lúa mì được gieo vào lòng đất đã thối nát, và ma quỷ vui mừng; các thế lực trần gian của những người Pha-ri-siêu, của các kinh sư, của các thầy thông luật, của các thầy thượng tế đã có thể an tâm tự tại vì đã loại trừ một đối thủ. Nhưng hạt lúa thối đi không có nghĩa là vô vọng, trái lại nó sẽ sinh ra nhiều hạt lúa tốt tươi khác. Đức Chúa Giê-su đã chết, nhưng Ngài sẽ sống lại và vĩnh viễn thống trị âm phủ và sự chết, Ngài sẽ sống lại như lời Ngài đã nói trước.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, toàn thể Giáo Hội đang ăn chay hãm mình đền tội và hy sinh, để chia sẻ những đau khổ với Đức Chúa Giê-su đang quằn quại đau thương trên thập giá.
Hôm nay, anh chị em và tôi, chúng ta cũng đã đấm ngực ăn năn sám hối tội mình, chúng ta thấy rất rõ vì tội lỗi của mình đã phạm làm cho Đức Chúa Giê-su phải chết. Ngài đã chết, chết thật và không còn cảm giác đớn đau khi lưỡi đòng ân huệ đâm thâu trái tim của Ngài, Ngài đã chu toàn bổn phận cứu chuộc nhân loại của mình.
Khi phó thác linh hồn trong tay Cha, Đức Chúa Giê-su đã đi qua ngưỡng cửa sự chết để vào cõi vinh quang của Ngài, Ngài như cánh hoa sen trong bùn phải tàn tạ để nhiều nụ hoa sen mới đẹp nẩy mầm, nụ hoa sen của vĩnh hằng, của yêu thương, nụ hoa sen nẩy mầm ấy chính là những người Ki-tô hữu đang tin và đi theo Ngài vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 18, 1; 19, 42
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Anh chị em thân mến,
Thế là hết, vị thầy vĩ đại của các môn đệ đã bị bắt, vị đại tiên tri của dân Do Thái đã bị đánh đòn và bị đóng đinh chết trên thập giá, các môn đệ tan hàng mỗi người một ngã, các bà đạo đức đấm ngực khóc than, thất vọng và đau thương bao trùm cả một cõi trời Giê-ru-sa-lem.
Đức Chúa Giêsu đã chết, cái chết bất diệt.
Có câu chuyện nhỏ như thế này:
“Thời gian như bay, một hôm cây bông sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang? Đâu là những tiếng vỗ tay? Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”
Đấng tạo hóa khẽ mĩn cười, nói:
- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó. Sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong hồ nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa thanh tao. ”
Nhưng hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh hoa kết quả dồi dào, hạt lúa là tình yêu của Thiên Chúa đã được gieo vào lòng đất là thế gian, nhưng thế gian đã dùng ghen ghét, hận thù để loại bỏ tình yêu ấy ra khỏi thế gian, ra khỏi tâm hồn của họ.
Hôm nay, tất cả thế lực của ma quỷ và thế gian đã tấn công một con người; hôm nay tất cả ghét ghen, kiêu căng, ích kỷ đã đứng chung lại để tấn công tình yêu hy sinh của Đấng cứu độ trần gian.
Ngài đã chết, hạt lúa mì được gieo vào lòng đất đã thối nát, và ma quỷ vui mừng; các thế lực trần gian của những người Pha-ri-siêu, của các kinh sư, của các thầy thông luật, của các thầy thượng tế đã có thể an tâm tự tại vì đã loại trừ một đối thủ. Nhưng hạt lúa thối đi không có nghĩa là vô vọng, trái lại nó sẽ sinh ra nhiều hạt lúa tốt tươi khác. Đức Chúa Giê-su đã chết, nhưng Ngài sẽ sống lại và vĩnh viễn thống trị âm phủ và sự chết, Ngài sẽ sống lại như lời Ngài đã nói trước.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, toàn thể Giáo Hội đang ăn chay hãm mình đền tội và hy sinh, để chia sẻ những đau khổ với Đức Chúa Giê-su đang quằn quại đau thương trên thập giá.
Hôm nay, anh chị em và tôi, chúng ta cũng đã đấm ngực ăn năn sám hối tội mình, chúng ta thấy rất rõ vì tội lỗi của mình đã phạm làm cho Đức Chúa Giê-su phải chết. Ngài đã chết, chết thật và không còn cảm giác đớn đau khi lưỡi đòng ân huệ đâm thâu trái tim của Ngài, Ngài đã chu toàn bổn phận cứu chuộc nhân loại của mình.
Khi phó thác linh hồn trong tay Cha, Đức Chúa Giê-su đã đi qua ngưỡng cửa sự chết để vào cõi vinh quang của Ngài, Ngài như cánh hoa sen trong bùn phải tàn tạ để nhiều nụ hoa sen mới đẹp nẩy mầm, nụ hoa sen của vĩnh hằng, của yêu thương, nụ hoa sen nẩy mầm ấy chính là những người Ki-tô hữu đang tin và đi theo Ngài vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật Lễ Phục Sinh A
Lm. Jude Siciliano, OP
10:42 09/04/2020
Công vụ 10: 34a, 37-43; T.vịnh 117; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9
Lời phi lộ: Tôi viết bài này vài tuần trước đây. Không biết đến bao giờ bệnh dịch Corona sẽ giãm lây nhiễm. Thế nên việc "khuyên dân chúng ở trong nhà, ngăn cấm các dịch vụ công" khiến chúng ta không thể thăm viếng nhau trong dịp lễ Phục Sinh. Nếu chẳng may bệnh dịch Corona không bớt đi, thì lời nhập đề của bài này trở nên như một giấc mơ. Hãy cầu xin cho điều đó trở nên hiện thật.
Chúa Nhật mừng lễ Phục Sinh sẽ như thế nào? Ở đây chúng ta với nến đốt sáng, bông hoa, nhạc hát mừng vui và ăn mặc áo quần đẹp. Chúng ta nghĩ đến bữa ăn Lễ Phục Sinh với gia đình và bạn bè. Có thể chúng ta có một ít rượu champagne để mừng lễ. Nếu có trẻ con thì chắc chắn sẽ có trứng phục sinh bỏ ngoài vườn cho trẻ con đi tìm. Chắc sẽ có chú thỏ phục sinh bắng chocolat, nhất là cho những ai đã phải nhịn ăn chocolat trong Mùa Chay.
Tất cả chúng ta đều hớn hở mừng Lễ Phục Sinh ở Nhà thờ và ở tại nhà. Nhưng, trong Kinh Thánh và trong Phúc âm hôm nay không có chút gì nói về ánh sáng, sự hiện diện của Thiên sứ lăn hòn đá ra khỏi cửa hang mộ và nói với các phụ nữ "các bà đừng sợ. Người không có ở đây, Người đã sống lại" Không như trong câu chuyện của phúc âm khác là trong mộ có 2 thanh niên mặc áo trắng hỏi "tại sao các bà đi tìm người sống trong kẻ chết? Người không có ở đây, Người đã sống lại". Đó không phải là điều chúng ta mong đợi được nghe hôm nay phải không? Thay vào đó, chúng ta lại nghe về một câu chuyện và một cảnh tượng đầy ngạc nhiên, như là câu chuyện về một ngôi mộ trống không - và chính cảnh đó có thế tạo nên cảm giác thất vọng! Vì nghe như một câu chuyện nữa vời khiến chúng ta nêu câu hỏi "Có điều gì xãy ra vậy? Tất cả có ý nghĩa gì?"
Trước hết bà Maria Magdala đi ra ngôi mộ. Bà ta đã đi theo Chúa Giêsu, đã trông thấy những việc Ngài làm, nghe lời Ngài giảng dạy và thương mến Ngài. Có thể bà ta ra ngôi mộ để khỏi cám cảnh đến đời sống của bà trước kia - thường đó là cách người ta ra viếng mộ sau khi đã chôn cất người thân thương đã qua đời. Người thân thương không còn nữa, nhưng phần nào họ vẫn vương vất đâu đó. Nên chúng ta ra ngôi mộ, ngồi đó để nhớ thương, muộn phiền và sửa soạn quên đi những gì trước kia đã từng sống với người quá cố, và nhớ mãi trong lúc chúng ta còn nhớ được. Có phải điều đó thúc đẩy bà Magdala ra mộ buổi sáng lúc trời còn tối chăng? Và để chào tạm biệt lần cuối chăng? Và để cố quên đi đời sống trước đây phải không?
Nhưng, thân xác Chúa Giêsu không có đó! Bà ta vội chạy về báo cho các môn đệ. Không phải báo là Thầy đã sống lại, nhưng là báo "người ta" đã ăn cắp xác Thầy. Vấn đề sống lại từ cỏi chết là một khái niệm mà chưa ai nghĩ đến. Vì vậy ông Simon Phêrô và người môn đệ mà Chúa thương chạy ra mộ đẻ xem sao. Họ không mong đợi điều gì sẽ xãy ra sau khi Chúa Giêsu đã chết, và họ tin chắc điều đó. Có người nói là Chúa Giêsu không chết thật, và các môn đệ lấy xác Ngài đi để hồi sinh Ngài lại. Không đâu, người La-Mã là những bậc thầy về tra tấn và giết chóc họ rất chuyên ghiệp. Chúa Giêsu đã chết và các môn đệ tin chắc vậy.
Hai môn đệ chạy ra mộ trông thấy những điều như bà Magdala đã nói ngôi mộ trống không. Thân xác Chúa Giêsu không có đó. Phêrô vào ngôi mộ trước, trông thấy khăn liệm và khăn che đầu xếp ngay ngắn và để một bên. Nhưng hai môn đệ không tìm sự sắp đặt gọn gàng đó, họ đến để tìm xác Chúa Giêsu dấu yêu của họ.
Bạn có bao giờ đặt mình vào vai trò của một người nào trong câu chuyện này chưa? Bạn có bao giờ tưởng tượng ra được phản ứng của chúng ta; là người trong cuộc; khi nghe tin về việc này. Đây là câu chuyện lớn luôn được nhắc đến trong dịp lễ lớn nhất trong năm phụng vụ của Kitô Giáo. Nhưng, có thể đây là một chủ đề xứng hợp với chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Trái với những trường hợp sống lại khác, chúng ta không gặp Chúa Kitô sống lại trong vườn như bà Magdala. Ngài không hiện ra với chúng ta như Ngài đã hiện ra cho các môn đệ khi họ đang lo lắng bồn chồn và sợ sệt ở trong phòng khóa kín cửa.
Những gì chúng ta đã nhận dược nơi Ngài, phải chăng cũng như câu chuyện trong phúc âm hôm nay chỉ là một ngôi mộ trống. Hai môn đệ đã vào ngôi mộ trống không và nhìn nó trong bóng tối. Điều hai môn đệ đó thấy đã giúp gì cho đời sống chúng ta nơi ngôi mộ? Chúng ta có phải giống như ông Phêrô, người môn đệ lớn và đầy ngần ngại phải không? Chúng ta đã có đôi lúc sa ngã, buồn phiền và chán nản. Ông Phêrô có thể là đại diện cho chúng ta nơi ngôi mộ trống này, hay ít nữa cũng đại diện một phần nào cho chúng ta – khi chúng ta không hiểu điều gì đã xãy ra trong đời sống chúng ta, khi mọi sự như cằn cỗi và trống rổng, khi chúng ta phải sống ít nhất là qua lúc này với sự mơ hồ và bí ẩn, không có câu trả lời.
Hoặc, chúng ta giống như người môn đệ thứ hai khi bước vào ngôi mộ, trông thấy những gì mà ông Phêrô đã thấy và như ông Gioan nói "ông ta thấy và tin". Ông đã được trãi nghiệm tình yêu thương của Chúa Giêsu. Ông ta nhìn vào sự trống không. Mặc dù ông ta không trông thấy sự xuất hiện nào, nhưng ông đã thấy với "đôi mắt đức tin". Đây có phải là cách chúng ta cảm nghiệm về những tình huống trống vắng? Chúng ta rút kinh nghiệm về tình yêu và niềm tin dựa vào sự cảm nghiệm, về tình yêu thương của Chúa Kitô phải không. Có thế do đức tin cha mẹ chúng ta truyền cho chúng ta, hay do các môn đệ của Chúa Giêsu. Có thể là một câu chuyện trong Kinh Thánh giúp chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh Ngài trong sự trống không, nhờ thế không thấy chán nản, mà tin và hy vọng.
Có phải chỉ có thế thôi sao? Đó là những gì dành cho chúng ta vào ngày Lễ Phục Sinh sao? Không có sự hiện ra nơi các môn đệ họp nhau ở trong phòng trên gác khóa cửa kín và sợ hải? Không có sự hiện ra cho bà Magdala ở ngoài vườn làm bà ta nghĩ đó là người làm vườn chăng? Chúng ta sẽ nghe những câu chuyện Chúa Giêsu sống lại hiện ra sau này trong Mùa Phục Sinh. Nhưng hôm nay thì không. Hôm nay chúng ta nhìn vào ngôi mộ trống không với ông Phêrô và người môn đệ mà Chúa Giêsu thương, và thấy hai cử chỉ của hai môn đệ đó khác nhau khi họ thấy trong ngôi mộ cũng như chúng ta.
Chúng ta là người môn đệ nào? Tôi nghĩ chúng ta có cả hai môn đệ trong chúng ta. Có khi trong đời sống chúng ta, chúng ta cảm thấy lạc hướng và không biết sau đó phải làm gì. Chúng ta chỉ không thấy thoáng qua thôi, có khi chúng ta cũng thấy cuộc sống trống vắng như ngôi mộ đó, và chúng ta vẫn tiến tới rất mạnh mẽ, bất chấp đời sống chúng ta trống rỗng. Hôm nay chúng ta có thể đến nhà thờ với cả hai cảm nhận này.
Đây là Lễ Phục Sinh, khi sự sống thắng sự chết, khi đức tin giúp chúng ta vượt qua sự do dự. Đức tin không phải là sự trông thấy của thể xác. Đức tin là niềm tin vào Thiên Chúa. Chúng ta có "cái gọi là đức tin" khi chúng ta có thể chứng minh những gì mà chúng ta tin. Nhưng, cũng như người môn đệ Chúa thương, chúng ta biết là chúng ta dù sao đi nữa cũng được Chúa yêu thương. Chúng tin mặc dù không có sự trông thấy bên ngoài.
Chúa Giêsu chữa lành cho người mù. Chúng ta biết rằng "trông thấy" chỉ là một dấu chỉ Kinh Thánh. Chúa Giêsu không những cho trông thấy về thể xác, nhưng Ngài cũng cho thấy được tầm nhìn của đức tin, đem ánh sáng vào nơi tối tăm của đời sống chúng ta. Ngài đã làm điều đó cho các môn đệ đầu tiên đang nghi ngờ, và Ngài cũng làm như thế cho chúng ta nữa.
Hôm nay không nói về những điều mà các môn đệ đầu tiên đã làm được. Cũng không nói các ông đó đã xứng đáng nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa như thế nào. Họ không được hưởng sự phục sinh vì họ có hành vi tốt và có đức tin mạnh. Hoàn toàn ngược lại. Tuần vừa qua cho chúng ta thấy là tuy họ không hiểu gì cả, tuy họ đau khổ, và tuy họ cũng như chúng ta họ vẫn là những người được Thiên Chúa chọn để loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu. Cũng như chúng ta cũng được chọn để làm việc đó.
Tin vào sự phục sinh không phải chỉ là một điều giúp chúng ta nghĩ về chúng ta ngày sau, khi chúng ta đã qua đời. Trước tiên đây là điều minh chứng về Thiên Chúa là ai và Ngài hoạt động như thế nào. Đó là nói về Thiên Chúa của chúng ta. Ngài đã tạo nên sự sống mới nơi đã có sự chết. Và hơn nữa, phục sinh là ơn gọi của mỗi người chúng ta. Đó là một lời mời gọi, một nhiệm vụ phải thực hiện, dược gởi cho chúng ta để ra đi loan báo bằng lời nói và việc làm của chúng ta, qua tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi.
Nếu chúng ta làm như thế, chấp nhận ơn gọi nơi chính mình, những người khác sẽ biết điều chúng ta loan báo hôm nay - ngôi mộ trống không vì Chúa Giêsu đã từ kẻ chết sống lại. Và đó không phải là sự kết thúc câu chuyện, nhưng câu chuyện chỉ vừa bắt đầu thôi!
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
EASTER SUNDAY (A)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9
PRE-NOTE: I am writing this some weeks in advance. Not sure if the Corona virus will have diminished in intensity and the "lockdown" lifted to enable us to mix with loved ones this Easter. If it hasn’t, the opening of this reflection will sound like a dream! Here’s hoping and praying it comes true!
What kind of Easter Sunday is this? Here we are with lighted candles, flowers, joyful music and all dressed up. We’re looking forward to Easter dinner with family and friends. Maybe we’ll even have some champagne to celebrate. If there are little ones we will arrange an Easter egg hunt. There will be chocolate Easter bunnies, especially appealing if you gave up chocolate for Lent.
We are all primed for our Easter celebration, both here in church and at home. But what we get in the Scriptures, in today’s gospel, isn’t about a flash of lightning, the appearance of an angel rolling the stone back and telling the women, "Don’t be afraid. He is not here. He has been raised." Nor, as another gospel story has it, are there two young men in dazzling garments asking, "Why do you search for the living one among the dead? He is not here, he has been raised!" Isn’t that what we expected to hear today? Instead, we don’t get a story of spectacle and surprise, but an account of an empty tomb – and that’s it! It feels like a letdown, leaving us with questions "What’s going on? What does it all mean?"
First, Mary Magdalene goes to the tomb. She had traveled with Jesus, witnessed his marvelous deeds, heard his words and loved him. Maybe she went to the tomb to shut the door on part of her life – the way we go to the empty room after the death of a loved one. They are not there, but some part of them is. So we go, sit, remember, grieve and prepare to shut the door on, what once was, and carry on, as best we can. Was that what brought Mary to the tomb early in the morning, while it was still dark? A final farewell? Shutting the door?
But his body was gone! Mary rushes to tell the other disciples, not that he was risen, but that "they" had stolen his body. Resurrection from the dead would not have entered their minds. So, Simon Peter and the disciple Jesus loved, run to the tomb where they had placed Jesus’ body. They expected little to happen, after all he was dead; they were sure of that. Some people claim that Jesus wasn’t really dead, that the disciples took him away and revived him. No, the Romans were masters of torture and murder. Jesus was dead; of that the disciples were sure.
The two who ran to the tomb found it just as Mary had described. The tomb was empty, the body gone. Peter enters the tomb first, sees the burial cloths and the head cloth neatly folded in a separate place. Nice and neat. But they were not looking for neatness, they had come looking for their beloved Jesus.
Do you ever put yourself in place of one of the characters in the stories? Ever try to imagine how you would react if you were in their place? This may not be the story we would prefer to hear on this, the greatest feast of the Christian year. But perhaps it’s a very appropriate story for where we find ourselves at this time. Unlike those other resurrection accounts, we don’t meet the risen Christ in the garden as Mary did. He doesn’t appear to us, as he did to the apostles, when we are troubled, anxious, or afraid behind locked doors.
What we get, at those times, is like this gospel story: an empty tomb and two disciples peering into the dark and emptiness. What parts of our lives do these two disciples capture for us at the tomb? Are we Simon Peter, the most prominent but also flawed disciple? We have had our moments of failure, sadness and discouragement. He may represent us at the empty tomb or, at least, some part of us – when we just don’t understand what’s going on in our lives; when things feel barren and empty; when we have to live, for this moment at least, with ambiguity and mystery. No answers.
Or, are we like the second disciple who enters, sees what Peter saw and, as John tells us, "He saw and believed." He had personally experienced Jesus’ love. He looked into the emptiness, though he saw no risen apparition, he did see with "faith eyes." Is that the way we experience similar situations of emptiness? We draw on our experience of Christ’s love and believe? Maybe it is the faith passed on to us by parents, or other disciples of Jesus. Maybe it is the Scripture stories that enable us to look into the emptiness and still see; not lose our footing; not throw our hands up in despair, but believe and have hope.
Is that it? Is that all there is for us on Easter Sunday? No appearance to frightened disciples in an upper room? No appearance to Mary in the garden where she first thinks he is the gardener? We will hear those stories later this Easter season. But not today. Today has us peering into emptiness with Simon Peter and the beloved disciple and observing their different reactions to what is before them and us.
Which disciple are we? I think we have both in us. At moments of our lives we feel lost and do not know what to do next. We just don’t see. At other times, just as empty, like that tomb, we see, go forward and grow stronger, despite the emptiness. We may be bringing a mixture of both to church today.
It is Easter, when life overcomes death; when faith sustains our doubts. Faith is not physical sight, faith is trust in God. We have a "Nevertheless Faith," when we can’t prove what we believe but, like the beloved disciple, we know we are loved, nevertheless. We believe, despite the appearances, nevertheless.
Jesus cured blind people. We know that "seeing" is a biblical symbol for faith. Jesus not only gives physical sight, but gives the sight of faith; brings light into the dark places of our lives. He did that for those first doubting disciples, and he will do that for us too.
This day is not about what those first disciples accomplished. It is not about how deserving they were of God’s love. They did not earn the resurrection as a payment for good behavior, or strong faith. Quite the contrary. This past week showed that, as confused as they were, as broken as they were, as much like each of us they were – still, they were the ones whom God had chosen to proclaim the resurrection of Jesus Christ. Just as we are chosen to do.
Faith in the resurrection isn’t simply a claim about our future status, after we die. It is first, of all, a demonstration about who God is and how God works. It is about our God, who makes new life where there has been death. And more… Resurrection is about our vocation. It is a summons, a task to be undertaken, that sends us out to announce, by our words and actions, God’s love and forgiveness for sinners, outcasts, neglected, forgotten and displaced.
If we do that, accept our vocation, others will come to know what we profess here today… the tomb is empty because Jesus Christ is risen from the dead! And that’s not the end of the story, it has only just begun!
Nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó Thứ Sáu Tuần Thánh 10/4 cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
14:23 09/04/2020
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 52, 13-53, 12
"Người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta".
(Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Này tôi tớ Ta sẽ được cao minh, sẽ vinh thăng tấn phát, cao cả tuyệt vời. Cũng như nhiều người đã kinh ngạc, vì thấy người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan người cũng không còn nữa, cũng thế, muôn dân sẽ sửng sốt, các vua không còn biết nói chi trước mặt người. Vì họ sẽ thấy việc chưa ai kể cho mình, sẽ biết điều mình chưa hề được nghe.
Ai mà tin được điều chúng ta nghe? Và Chúa đã tỏ ra sức mạnh cho ai? Người sẽ lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non, như một rễ cây, tự đất khô khan. Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.
Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta.
Người hiến thân vì người tình nguyện và không mở miệng như con chiên bị đem đi giết, và như chiên non trước mặt người xén lông, người thinh lặng chẳng hé môi. Do cưỡng bách và án lệnh, người đã bị tiêu diệt; ai sẽ còn kể đến dòng dõi người nữa, bởi vì người đã bị khai trừ khỏi đất người sống; vì tội lỗi dân Ta, Ta đánh phạt người. Người ta định đặt mồ người giữa những kẻ gian ác, nhưng khi chết, người được chôn giữa kẻ giàu sang, mặc dầu người đã không làm chi bất chánh, và miệng người không nói lời gian dối. Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ.
Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ. Bởi đó, Ta trao phó nhiều dân cho người, người sẽ chia chiến lợi phẩm với người hùng mạnh. Bởi vì người đã hiến thân chịu chết và đã bị liệt vào hàng phạm nhân, người đã mang lấy tội của nhiều người, và đã cầu bầu cho các phạm nhân.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 30, 2 và 6. 12-13. 15-16. 17 và 25
Ðáp: Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha
Xướng: Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ, vì đức công minh Ngài, xin cứu chữa con! Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa, lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con.
Xướng: Con trở nên đồ ô nhục đối với những người thù, nên trò cười cho khách lân bang, và mối lo sợ cho người quen biết; gặp con ngoài đường, họ tránh xa con. Con bị người ta quên, không để ý tới, dường như đã chết, con đã trở nên như cái bình bị vỡ tan.
Xướng: Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại.
Xướng: Xin cho tôi tớ Chúa được thấy long nhan dịu hiền, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa. Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị là người cậy trông ở Chúa.
Bài Ðọc II: Dt 4, 14-16; 5, 7-9
"Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời".
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
PHÚC ÂM: Ga 18, 1 - 19, 42
"Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".
C: Người đọc Chung, Thánh Sử; S: Người đối thoại khác, hoặc Cộng đoàn. J: Chúa Giêsu
C. Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi với môn đệ sang qua suối Xêrông, ở đó có một khu vườn, Người vào đó cùng với các môn đệ. Giuđa, tên phản bội, đã biết rõ nơi đó, vì Chúa Giêsu thường đến đấy với các môn đệ. Nên Giuđa dẫn tới một toán quân cùng với vệ binh do các thượng tế và biệt phái cấp cho, nó đến đây với đèn đuốc và khí giới. Chúa Giêsu đã biết mọi sự sẽ xảy đến cho Mình, nên Người tiến ra và hỏi chúng:
J. "Các ngươi tìm ai?"
C. Chúng thưa lại:
S. "Giêsu Nadarét".
C. Chúa Giêsu bảo: "Ta đây".
C. Giuđa là kẻ định nộp Người cũng đứng đó với bọn chúng. Nhưng khi Người vừa nói "Ta đây", bọn chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi chúng:
J. "Các ngươi tìm ai?"
C. Chúng thưa:
S. "Giêsu Nadarét".
C. Chúa Giêsu đáp lại: "Ta đã bảo các ngươi rằng Ta đây! Vậy nếu các ngươi tìm bắt Ta, thì hãy để cho những người này đi".
C. Như thế là trọn lời đã nói: "Con chẳng để mất người nào trong những kẻ Cha đã trao phó cho Con". Bấy giờ Simon Phêrô có sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị thượng tế, chém đứt tai bên phải. Ðầy tớ ấy tên là Mancô. Nhưng Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng:
J. "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén Cha Ta đã trao lẽ nào Ta không uống!"
C. Bấy giờ, toán quân, trưởng toán và vệ binh của người Do-thái bắt Chúa Giêsu trói lại, và điệu Người đến nhà ông Anna trước, vì ông là nhạc phụ của Caipha đương làm thượng tế năm ấy. Chính Caipha là người đã giúp ý kiến này cho người Do-thái: để một người chết thay cho cả dân thì lợi hơn. Còn Phêrô và môn đệ kia vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ sau này quen vị thượng tế nên cùng với Chúa Giêsu vào trong sân vị thượng tế, còn Phêrô đứng lại ngoài cửa. Vì thế, môn đệ kia là người quen với vị thượng tế, nên đi ra nói với người giữ cửa và dẫn Phêrô vào. Cô nữ tì gác cửa liền bảo Phêrô:
S. "Có phải ông cũng là môn đệ của người đó không?"
C. Ông đáp:
S. "Tôi không phải đâu".
C. Ðám thủ hạ và vệ binh có nhóm một đống lửa và đứng đó mà sưởi vì trời lạnh, Phêrô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế hỏi Chúa Giêsu về môn đệ và giáo lý của Người. Chúa Giêsu đáp:
J. "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ, Tôi thường giảng dạy tại hội đường và trong đền thờ, nơi mà các người Do-thái thường tụ họp, Tôi không nói chi thầm lén cả. Tại sao ông lại hỏi Tôi? Ông cứ hỏi những người đã nghe Tôi về những điều Tôi đã giảng dạy. Họ đã quá rõ điều Tôi nói".
C. Nghe vậy, một tên vệ binh đứng đó vả mặt Chúa Giêsu mà nói:
S. "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư".
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó; mà nếu Ta nói phải, thì tại sao anh lại đánh Ta?"
C. Rồi Anna cho giải Người vẫn bị trói đến cùng vị thượng tế Caipha. Lúc ấy Phêrô đang đứng sưởi. Họ bảo ông:
S. "Có phải ông cũng là môn đệ người đó không?"
C. Ông chối và nói:
S. "Tôi không phải đâu".
C. Một tên thủ hạ của vị thượng tế, có họ với người bị Phêrô chém đứt tai, cãi lại rằng:
S. "Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn cùng với người đó sao?"
C. Phêrô lại chối nữa, và ngay lúc đó gà liền gáy.
Bấy giờ họ điệu Chúa Giêsu từ nhà Caipha đến pháp đình. Lúc đó tảng sáng và họ không vào pháp đình để khỏi bị nhơ bẩn và để có thể ăn Lễ Vượt Qua. Lúc ấy Philatô ra ngoài để gặp họ và nói:
S. "Các ngươi tố cáo người này về điều gì".
C. Họ đáp:
S. "Nếu hắn không phải là tay gian ác, chúng tôi đã không nộp cho quan".
C. Philatô bảo họ:
S. "Các ông cứ bắt và xét xử theo luật của các ông".
C. Nhưng người Do-thái đáp lại:
S. "Chúng tôi chẳng có quyền giết ai cả".
C. Thế mới ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói trước: Người sẽ phải chết cách nào. Bấy giờ Philatô trở vào pháp đình gọi Chúa Giêsu đến mà hỏi:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"
C. Philatô đáp:
S. "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng nước tôi không thuộc chốn này".
C. Philatô hỏi lại:
S. "Vậy ông là Vua ư?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng tôi".
C. Philatô bảo Người:
S. "Chân lý là cái gì?"
C. Nói lời này xong, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ:
S. "Ta không thấy nơi người này có lý do để khép án. Nhưng theo tục lệ các ngươi, ta sẽ phóng thích cho các ngươi một tù nhân vào dịp Lễ Vượt Qua. Vậy các ngươi có muốn ta phóng thích Vua Do-thái cho các ngươi chăng?"
C. Họ liền la lên:
S. "Không phải tên đó, nhưng là Baraba".
C. Baraba là một tên cướp. Bấy giờ Philatô truyền đem Chúa Giêsu đi mà đánh đòn Người. Binh sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người và nói:
S. "Tâu Vua Do-thái!"
C. Và vả mặt Người. Philatô lại ra ngoài và nói:
S. "Ðây ta cho dẫn người ấy ra ngoài cho các ngươi để các ngươi biết rằng ta không thấy nơi người ấy một lý do để kết án".
C. Bấy giờ Chúa Giêsu đi ra, đội mão gai và khoác áo đỏ. Philatô bảo họ:
S. "Này là Người".
C. Vừa thấy Người, các thượng tế và vệ binh liền la to:
S. "Ðóng đinh nó vào thập giá! Ðóng đinh nó vào thập giá!"
C. Philatô bảo họ:
S. "Ðấy các ngươi cứ bắt và đóng đinh ông vào thập giá, phần ta, ta không thấy lý do nào kết tội ông".
C. Người Do-thái đáp lại:
S. "Chúng tôi đã có luật, và theo luật đó nó phải chết, vì nó tự xưng là Con Thiên Chúa".
C. Nghe lời đó Philatô càng hoảng sợ hơn. Ông trở vào pháp đình và nói với Chúa Giêsu:
S. "Ông ở đâu đến?"
C. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại câu nào. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nói với ta ư? Ông không biết rằng ta có quyền đóng đinh ông vào thập giá và cũng có quyền tha ông sao?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho, vì thế nên kẻ nộp tôi cho quan, mắc tội nặng hơn".
C. Từ lúc đó Philatô tìm cách tha Người. Nhưng người Do-thái la lên:
S. "Nếu quan tha cho nó, quan không phải là trung thần của Xêsa, vì ai xưng mình là vua, kẻ đó chống lại Xêsa".
C. Philatô vừa nghe lời đó, liền cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài rồi ông lên ngồi toà xử, nơi gọi là Nền đá, tiếng Do-thái gọi là Gabbatha. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu ngày chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Philatô bảo dân:
S. "Ðây là vua các ngươi".
C. Nhưng họ càng la to:
S. "Giết đi! Giết đi! Ðóng đinh nó đi!"
C. Philatô nói:
S. "Ta đóng đinh vua các ngươi ư?"
C. Các thượng tế đáp:
S. "Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xêsa".
C. Bấy giờ quan giao Người cho họ đem đóng đinh.
Vậy họ điệu Chúa Giêsu đi. Và chính Người vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiếng Do-thái gọi là Golgotha. Ở đó họ đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác nữa: mỗi người một bên, còn Chúa Giêsu thì ở giữa. Philatô cũng viết một tấm bảng và sai đóng trên thập giá. Bảng mang những hàng chữ này: "Giêsu, Nadarét, vua dân Do-thái". Nhiều người Do-thái đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì gần thành phố, mà bảng viết thì bằng tiếng Do-thái, Hy-lạp và La-tinh. Vì thế các thượng tế đến thưa với Philatô:
S. Xin đừng viết "Vua dân Do Thái", nhưng nên viết: "Người này đã nói: 'Ta là vua dân Do-thái'".
C. Philatô đáp:
S. "Ðiều ta đã viết là đã viết".
C. Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau:
S. "Chúng ta đừng xé áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy".
C. Hầu ứng nghiệm lời Kinh Thánh: "Chúng đã chia nhau các áo Ta và đã rút thăm áo dài của Ta". Chính quân lính đã làm điều đó.
Ðứng gần thập giá Chúa Giêsu, lúc đó có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng:
J. "Hỡi Bà, này là con Bà".
C. Rồi Người lại nói với môn đệ:
J. "Này là Mẹ con".
C. Và từ giờ đó môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình. Sau đó, vì biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa Giêsu nói:
J. "Ta khát!"
C. Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền lấy miếng bông biển thấm đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng Người. Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói:
J. "Mọi sự đã hoàn tất".
C. Và Người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Hôm đó là ngày chuẩn bị lễ: để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày đại lễ, nên người Do-thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội nhân và cho cất xác xuống. Quân lính đến đánh dập ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với Người. Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Kẻ đã xem thấy thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cho các người cũng tin nữa. Những sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: "Người ta sẽ không đánh dập một cái xương nào của Người". Lời Kinh Thánh khác rằng: "Họ sẽ nhìn xem Ðấng họ đã đâm thâu qua".
Sau đó, Giuse người xứ Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu, nhưng thầm kín vì sợ người Do-thái, xin Philatô cho phép cất xác Chúa Giêsu. Philatô cho phép. Và ông đến cất xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô cũng đến, ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khâm liệm người Do-thái. Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Vì là ngày chuẩn bị lễ của người Do-thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong mộ đó.
Cầu nguyện cho mọi người
I. Cho Hội Thánh
Anh chị em thân mến, ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa. Xin cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình an, được Chúa bảo toàn ở khắp nơi trên hoàn cầu. Xin Chúa cũng ban cho ta được an cư lạc nghiệp hầu tôn vinh Người là Cha toàn năng.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho muôn dân được thấy vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Ðức Ki-tô, là Ðấng yêu thương gầy dựng Hội Thánh Chúa. Cúi xin Chúa bảo vệ giữ gìn, để Hội Thánh đang hiện diện khắp nơi, luôn tin kính một niềm mà xưng tụng danh Chúa. Chúng con cầu xin...
II. Cho Ðức Thánh Cha
Ta hãy cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha T... Chính Chúa đã chọn người giữa hàng giám mục, xin Chúa cũng ban cho người luôn an khang để lãnh đạo toàn thể dân thánh.
Thinh lặng cầu nguyên. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa an bài mọi sự cách khôn ngoan lạ lùng. Chính Chúa đã tuyển chọn Ðức T... và trao cho người nhiện vụ lãnh đạo dân thánh Chúa. Xin nhận lời chúng con cầu nguyện, mà ân cần săn sóc giữ gìn người; để nhờ người, đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắt son. Chúng con cầu xin...
III. cho hàng giáo sĩ và giáo dân
Ta hãy cầu cho Ðức Giám Mục T. của Giáo Phận chúng ta, cho hàng Giám Mục, linh mục, phó tế, cũng như mọi người phục vụ dân thánh, và cho toàn thể cộng đoàn tín hữu khắp địa cầu.
Thinh lặng cầu nguyên. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Thánh Thần Chúa luôn hướng dẫn và thánh hoá toàn thể Hội Thánh. Này chúng con tha thiết nguyện cầu: xin Chúa thương cho mỗi thành phần Hội Thánh biết theo ơn đặc sủng Chúa ban để trung thành phụng sự Chúa. Chúng con cầu xin...
IV. Cầu Cho Dự Tòng
Ta hãy cầu cho anh Chị Em dự tòng (có mặt nơi đây). Xin Chúa thương soi sáng tâm hồn họ, để họ được hiểu biết Chúa hơn. Xin Người mở lượng từ bi ban cho họ ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, để họ được thứ tha tội lỗi và trở thành chi thể của Chúa Kitô.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm cho Hội Thánh không ngừng sinh thêm nhiều con cái. Xin cho anh chị em dự tòng (có mặt nơi đây), được thêm lòng tin kính và hiểu biết Chúa hơn, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, và gia nhập đoàn nghĩa tử của Chúa. Chúng con cầu xin...
V. Cho mọi tín hữu được hiệp nhất
Ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Ðức Kitô, và đang cố gắng sống theo sự thật, xin Chúa thương quy tụ và gìn giữ tất cả trong Hội Thánh duy nhất của Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn làm cho những ai ly tán được trở về đoàn tụ, và những kẻ sum vầy được luôn luôn hiệp nhất. Xin Chúa thương nhìn đến đoàn chiên của Ðức Kitô, và cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy được mãi mãi đoàn kết với nhau, nhờ sống cùng một đức tin toàn vẹn, và chia sẻ một đức ái vững bền. Chúng con cầu xin...
VI. Cầu cho người Do-thái
Ta hãy cầu cho người Do-thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã được nghe lời Chúa phán dạy. Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng mến yêu danh thánh Chúa và trung thành với giao ước của Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu của người. Xin Chúa thương nghe lời Hội Thánh cầu nguyện cho dân tộc Chúa đã chọn xưa kia cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ viên mãn của Ðức Kitô, Ðấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VII. Cho người ngoài Kitô giáo
Ta hãy cầu cho những người ngoài Kitô giáo. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng dẫn đưa họ vào đường cứu độ.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho những người tuy không tin vào Ðức Kitô, nhưng trước mặt Chúa vẫn ăn ngay ở lành, được hồng ân tìm thấy chân lý. Xin cũng ban cho chính chúng con, ngày càng biết tương thân tương ái và thiết tha sống kết hợp với Chúa, để trước mặt thế gian, chúng con có thể minh chứng rằng Chúa chính là tình thương. Chúng con cầu xin...
VIII. Cho người vô thần
Ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng: xin cho họ một ngày kia được gặp thấy Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người chỉ được bình an khi đã gặp thấy Chúa. Xin cho mọi người khắp thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn nghịch cảnh, vẫn có thể nhận ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa; và khi thấy các tín hữu sống đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người. Chúng con cầu xin...
IX. Cho những nhà lãnh đạo quốc gia
Ta hãy cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia. Xin Chúa thương soi trí mở lòng để họ biết hành động theo thánh ý mà tận tình lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp và vui hưởng tự do.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm chủ lòng người, và bảo vệ quyền lợi của nhân dân các nước. Xin ghé mắt nhân từ mà ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết cùng nhau làm cho thế giới được hoà bình, muôn dân được thịnh vượng, và mọi người được hưởng tự do tôn giáo. Chúng con cầu xin...
X. Cho những người đau khổ
Anh chị em thân mến, ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, dủ lòng thương giải thoát thế giới khỏi mọi sai lầm, khử trừ muôn bệnh tật, xua đuổi cơn đói kém, mở cửa ngục tù, bẻ tan xiềng xích, giữ gìn lữ khách được bình an, đưa kẻ tha hương về xứ sở, chữa lành các bệnh nhân, ban ơn cứu độ cho người đang hấp hối.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa hằng an ủi kẻ ưu phiền, ban sức mạnh cho người vất vả lầm than. Xin nghe tiếng nhân loại khổ đau nài van Chúa, và ban cho những người lâm cơn hoạn nạn được vui mừng cảm thấy Chúa nhân hậu phù trì. Chúng con cầu xin...
XI. Cầu cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai phải gánh chịu hậu quả của đại dịch hiện nay, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban sức khỏe cho các bệnh nhân, sức mạnh cho những người chăm sóc họ, an ủi các gia đình và ban ơn cứu rỗi cho tất cả những nạn nhân đã qua đời.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng luôn nâng đỡ sự yếu đuối của con người chúng con, xin đoái thương trước tình cảnh đau buồn mà con cái Chúa phải chịu đựng vì đại dịch này, xin Chúa xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân, ban sức mạnh cho những người chăm sóc họ, chào đón những người đã chết vào chốn bình an của Chúa, và trong suốt thời gian hoạn nạn này, xin Chúa cho tất cả chúng con có thể tìm thấy sự an ủi trong tình yêu thương xót của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”
Bài Ðọc I: Is 52, 13-53, 12
"Người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta".
(Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Này tôi tớ Ta sẽ được cao minh, sẽ vinh thăng tấn phát, cao cả tuyệt vời. Cũng như nhiều người đã kinh ngạc, vì thấy người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan người cũng không còn nữa, cũng thế, muôn dân sẽ sửng sốt, các vua không còn biết nói chi trước mặt người. Vì họ sẽ thấy việc chưa ai kể cho mình, sẽ biết điều mình chưa hề được nghe.
Ai mà tin được điều chúng ta nghe? Và Chúa đã tỏ ra sức mạnh cho ai? Người sẽ lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non, như một rễ cây, tự đất khô khan. Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.
Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta.
Người hiến thân vì người tình nguyện và không mở miệng như con chiên bị đem đi giết, và như chiên non trước mặt người xén lông, người thinh lặng chẳng hé môi. Do cưỡng bách và án lệnh, người đã bị tiêu diệt; ai sẽ còn kể đến dòng dõi người nữa, bởi vì người đã bị khai trừ khỏi đất người sống; vì tội lỗi dân Ta, Ta đánh phạt người. Người ta định đặt mồ người giữa những kẻ gian ác, nhưng khi chết, người được chôn giữa kẻ giàu sang, mặc dầu người đã không làm chi bất chánh, và miệng người không nói lời gian dối. Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ.
Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ. Bởi đó, Ta trao phó nhiều dân cho người, người sẽ chia chiến lợi phẩm với người hùng mạnh. Bởi vì người đã hiến thân chịu chết và đã bị liệt vào hàng phạm nhân, người đã mang lấy tội của nhiều người, và đã cầu bầu cho các phạm nhân.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 30, 2 và 6. 12-13. 15-16. 17 và 25
Ðáp: Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha
Xướng: Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ, vì đức công minh Ngài, xin cứu chữa con! Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa, lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con.
Xướng: Con trở nên đồ ô nhục đối với những người thù, nên trò cười cho khách lân bang, và mối lo sợ cho người quen biết; gặp con ngoài đường, họ tránh xa con. Con bị người ta quên, không để ý tới, dường như đã chết, con đã trở nên như cái bình bị vỡ tan.
Xướng: Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại.
Xướng: Xin cho tôi tớ Chúa được thấy long nhan dịu hiền, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa. Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị là người cậy trông ở Chúa.
Bài Ðọc II: Dt 4, 14-16; 5, 7-9
"Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời".
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
PHÚC ÂM: Ga 18, 1 - 19, 42
"Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".
C: Người đọc Chung, Thánh Sử; S: Người đối thoại khác, hoặc Cộng đoàn. J: Chúa Giêsu
C. Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi với môn đệ sang qua suối Xêrông, ở đó có một khu vườn, Người vào đó cùng với các môn đệ. Giuđa, tên phản bội, đã biết rõ nơi đó, vì Chúa Giêsu thường đến đấy với các môn đệ. Nên Giuđa dẫn tới một toán quân cùng với vệ binh do các thượng tế và biệt phái cấp cho, nó đến đây với đèn đuốc và khí giới. Chúa Giêsu đã biết mọi sự sẽ xảy đến cho Mình, nên Người tiến ra và hỏi chúng:
J. "Các ngươi tìm ai?"
C. Chúng thưa lại:
S. "Giêsu Nadarét".
C. Chúa Giêsu bảo: "Ta đây".
C. Giuđa là kẻ định nộp Người cũng đứng đó với bọn chúng. Nhưng khi Người vừa nói "Ta đây", bọn chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi chúng:
J. "Các ngươi tìm ai?"
C. Chúng thưa:
S. "Giêsu Nadarét".
C. Chúa Giêsu đáp lại: "Ta đã bảo các ngươi rằng Ta đây! Vậy nếu các ngươi tìm bắt Ta, thì hãy để cho những người này đi".
C. Như thế là trọn lời đã nói: "Con chẳng để mất người nào trong những kẻ Cha đã trao phó cho Con". Bấy giờ Simon Phêrô có sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị thượng tế, chém đứt tai bên phải. Ðầy tớ ấy tên là Mancô. Nhưng Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng:
J. "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén Cha Ta đã trao lẽ nào Ta không uống!"
C. Bấy giờ, toán quân, trưởng toán và vệ binh của người Do-thái bắt Chúa Giêsu trói lại, và điệu Người đến nhà ông Anna trước, vì ông là nhạc phụ của Caipha đương làm thượng tế năm ấy. Chính Caipha là người đã giúp ý kiến này cho người Do-thái: để một người chết thay cho cả dân thì lợi hơn. Còn Phêrô và môn đệ kia vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ sau này quen vị thượng tế nên cùng với Chúa Giêsu vào trong sân vị thượng tế, còn Phêrô đứng lại ngoài cửa. Vì thế, môn đệ kia là người quen với vị thượng tế, nên đi ra nói với người giữ cửa và dẫn Phêrô vào. Cô nữ tì gác cửa liền bảo Phêrô:
S. "Có phải ông cũng là môn đệ của người đó không?"
C. Ông đáp:
S. "Tôi không phải đâu".
C. Ðám thủ hạ và vệ binh có nhóm một đống lửa và đứng đó mà sưởi vì trời lạnh, Phêrô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế hỏi Chúa Giêsu về môn đệ và giáo lý của Người. Chúa Giêsu đáp:
J. "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ, Tôi thường giảng dạy tại hội đường và trong đền thờ, nơi mà các người Do-thái thường tụ họp, Tôi không nói chi thầm lén cả. Tại sao ông lại hỏi Tôi? Ông cứ hỏi những người đã nghe Tôi về những điều Tôi đã giảng dạy. Họ đã quá rõ điều Tôi nói".
C. Nghe vậy, một tên vệ binh đứng đó vả mặt Chúa Giêsu mà nói:
S. "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư".
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó; mà nếu Ta nói phải, thì tại sao anh lại đánh Ta?"
C. Rồi Anna cho giải Người vẫn bị trói đến cùng vị thượng tế Caipha. Lúc ấy Phêrô đang đứng sưởi. Họ bảo ông:
S. "Có phải ông cũng là môn đệ người đó không?"
C. Ông chối và nói:
S. "Tôi không phải đâu".
C. Một tên thủ hạ của vị thượng tế, có họ với người bị Phêrô chém đứt tai, cãi lại rằng:
S. "Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn cùng với người đó sao?"
C. Phêrô lại chối nữa, và ngay lúc đó gà liền gáy.
Bấy giờ họ điệu Chúa Giêsu từ nhà Caipha đến pháp đình. Lúc đó tảng sáng và họ không vào pháp đình để khỏi bị nhơ bẩn và để có thể ăn Lễ Vượt Qua. Lúc ấy Philatô ra ngoài để gặp họ và nói:
S. "Các ngươi tố cáo người này về điều gì".
C. Họ đáp:
S. "Nếu hắn không phải là tay gian ác, chúng tôi đã không nộp cho quan".
C. Philatô bảo họ:
S. "Các ông cứ bắt và xét xử theo luật của các ông".
C. Nhưng người Do-thái đáp lại:
S. "Chúng tôi chẳng có quyền giết ai cả".
C. Thế mới ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói trước: Người sẽ phải chết cách nào. Bấy giờ Philatô trở vào pháp đình gọi Chúa Giêsu đến mà hỏi:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"
C. Philatô đáp:
S. "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng nước tôi không thuộc chốn này".
C. Philatô hỏi lại:
S. "Vậy ông là Vua ư?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng tôi".
C. Philatô bảo Người:
S. "Chân lý là cái gì?"
C. Nói lời này xong, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ:
S. "Ta không thấy nơi người này có lý do để khép án. Nhưng theo tục lệ các ngươi, ta sẽ phóng thích cho các ngươi một tù nhân vào dịp Lễ Vượt Qua. Vậy các ngươi có muốn ta phóng thích Vua Do-thái cho các ngươi chăng?"
C. Họ liền la lên:
S. "Không phải tên đó, nhưng là Baraba".
C. Baraba là một tên cướp. Bấy giờ Philatô truyền đem Chúa Giêsu đi mà đánh đòn Người. Binh sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người và nói:
S. "Tâu Vua Do-thái!"
C. Và vả mặt Người. Philatô lại ra ngoài và nói:
S. "Ðây ta cho dẫn người ấy ra ngoài cho các ngươi để các ngươi biết rằng ta không thấy nơi người ấy một lý do để kết án".
C. Bấy giờ Chúa Giêsu đi ra, đội mão gai và khoác áo đỏ. Philatô bảo họ:
S. "Này là Người".
C. Vừa thấy Người, các thượng tế và vệ binh liền la to:
S. "Ðóng đinh nó vào thập giá! Ðóng đinh nó vào thập giá!"
C. Philatô bảo họ:
S. "Ðấy các ngươi cứ bắt và đóng đinh ông vào thập giá, phần ta, ta không thấy lý do nào kết tội ông".
C. Người Do-thái đáp lại:
S. "Chúng tôi đã có luật, và theo luật đó nó phải chết, vì nó tự xưng là Con Thiên Chúa".
C. Nghe lời đó Philatô càng hoảng sợ hơn. Ông trở vào pháp đình và nói với Chúa Giêsu:
S. "Ông ở đâu đến?"
C. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại câu nào. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nói với ta ư? Ông không biết rằng ta có quyền đóng đinh ông vào thập giá và cũng có quyền tha ông sao?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho, vì thế nên kẻ nộp tôi cho quan, mắc tội nặng hơn".
C. Từ lúc đó Philatô tìm cách tha Người. Nhưng người Do-thái la lên:
S. "Nếu quan tha cho nó, quan không phải là trung thần của Xêsa, vì ai xưng mình là vua, kẻ đó chống lại Xêsa".
C. Philatô vừa nghe lời đó, liền cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài rồi ông lên ngồi toà xử, nơi gọi là Nền đá, tiếng Do-thái gọi là Gabbatha. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu ngày chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Philatô bảo dân:
S. "Ðây là vua các ngươi".
C. Nhưng họ càng la to:
S. "Giết đi! Giết đi! Ðóng đinh nó đi!"
C. Philatô nói:
S. "Ta đóng đinh vua các ngươi ư?"
C. Các thượng tế đáp:
S. "Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xêsa".
C. Bấy giờ quan giao Người cho họ đem đóng đinh.
Vậy họ điệu Chúa Giêsu đi. Và chính Người vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiếng Do-thái gọi là Golgotha. Ở đó họ đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác nữa: mỗi người một bên, còn Chúa Giêsu thì ở giữa. Philatô cũng viết một tấm bảng và sai đóng trên thập giá. Bảng mang những hàng chữ này: "Giêsu, Nadarét, vua dân Do-thái". Nhiều người Do-thái đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì gần thành phố, mà bảng viết thì bằng tiếng Do-thái, Hy-lạp và La-tinh. Vì thế các thượng tế đến thưa với Philatô:
S. Xin đừng viết "Vua dân Do Thái", nhưng nên viết: "Người này đã nói: 'Ta là vua dân Do-thái'".
C. Philatô đáp:
S. "Ðiều ta đã viết là đã viết".
C. Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau:
S. "Chúng ta đừng xé áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy".
C. Hầu ứng nghiệm lời Kinh Thánh: "Chúng đã chia nhau các áo Ta và đã rút thăm áo dài của Ta". Chính quân lính đã làm điều đó.
Ðứng gần thập giá Chúa Giêsu, lúc đó có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng:
J. "Hỡi Bà, này là con Bà".
C. Rồi Người lại nói với môn đệ:
J. "Này là Mẹ con".
C. Và từ giờ đó môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình. Sau đó, vì biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa Giêsu nói:
J. "Ta khát!"
C. Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền lấy miếng bông biển thấm đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng Người. Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói:
J. "Mọi sự đã hoàn tất".
C. Và Người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Hôm đó là ngày chuẩn bị lễ: để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày đại lễ, nên người Do-thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội nhân và cho cất xác xuống. Quân lính đến đánh dập ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với Người. Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Kẻ đã xem thấy thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cho các người cũng tin nữa. Những sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: "Người ta sẽ không đánh dập một cái xương nào của Người". Lời Kinh Thánh khác rằng: "Họ sẽ nhìn xem Ðấng họ đã đâm thâu qua".
Sau đó, Giuse người xứ Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu, nhưng thầm kín vì sợ người Do-thái, xin Philatô cho phép cất xác Chúa Giêsu. Philatô cho phép. Và ông đến cất xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô cũng đến, ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khâm liệm người Do-thái. Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Vì là ngày chuẩn bị lễ của người Do-thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong mộ đó.
Cầu nguyện cho mọi người
I. Cho Hội Thánh
Anh chị em thân mến, ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa. Xin cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình an, được Chúa bảo toàn ở khắp nơi trên hoàn cầu. Xin Chúa cũng ban cho ta được an cư lạc nghiệp hầu tôn vinh Người là Cha toàn năng.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho muôn dân được thấy vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Ðức Ki-tô, là Ðấng yêu thương gầy dựng Hội Thánh Chúa. Cúi xin Chúa bảo vệ giữ gìn, để Hội Thánh đang hiện diện khắp nơi, luôn tin kính một niềm mà xưng tụng danh Chúa. Chúng con cầu xin...
II. Cho Ðức Thánh Cha
Ta hãy cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha T... Chính Chúa đã chọn người giữa hàng giám mục, xin Chúa cũng ban cho người luôn an khang để lãnh đạo toàn thể dân thánh.
Thinh lặng cầu nguyên. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa an bài mọi sự cách khôn ngoan lạ lùng. Chính Chúa đã tuyển chọn Ðức T... và trao cho người nhiện vụ lãnh đạo dân thánh Chúa. Xin nhận lời chúng con cầu nguyện, mà ân cần săn sóc giữ gìn người; để nhờ người, đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắt son. Chúng con cầu xin...
III. cho hàng giáo sĩ và giáo dân
Ta hãy cầu cho Ðức Giám Mục T. của Giáo Phận chúng ta, cho hàng Giám Mục, linh mục, phó tế, cũng như mọi người phục vụ dân thánh, và cho toàn thể cộng đoàn tín hữu khắp địa cầu.
Thinh lặng cầu nguyên. Rồi đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Thánh Thần Chúa luôn hướng dẫn và thánh hoá toàn thể Hội Thánh. Này chúng con tha thiết nguyện cầu: xin Chúa thương cho mỗi thành phần Hội Thánh biết theo ơn đặc sủng Chúa ban để trung thành phụng sự Chúa. Chúng con cầu xin...
IV. Cầu Cho Dự Tòng
Ta hãy cầu cho anh Chị Em dự tòng (có mặt nơi đây). Xin Chúa thương soi sáng tâm hồn họ, để họ được hiểu biết Chúa hơn. Xin Người mở lượng từ bi ban cho họ ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, để họ được thứ tha tội lỗi và trở thành chi thể của Chúa Kitô.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm cho Hội Thánh không ngừng sinh thêm nhiều con cái. Xin cho anh chị em dự tòng (có mặt nơi đây), được thêm lòng tin kính và hiểu biết Chúa hơn, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, và gia nhập đoàn nghĩa tử của Chúa. Chúng con cầu xin...
V. Cho mọi tín hữu được hiệp nhất
Ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Ðức Kitô, và đang cố gắng sống theo sự thật, xin Chúa thương quy tụ và gìn giữ tất cả trong Hội Thánh duy nhất của Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn làm cho những ai ly tán được trở về đoàn tụ, và những kẻ sum vầy được luôn luôn hiệp nhất. Xin Chúa thương nhìn đến đoàn chiên của Ðức Kitô, và cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy được mãi mãi đoàn kết với nhau, nhờ sống cùng một đức tin toàn vẹn, và chia sẻ một đức ái vững bền. Chúng con cầu xin...
VI. Cầu cho người Do-thái
Ta hãy cầu cho người Do-thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã được nghe lời Chúa phán dạy. Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng mến yêu danh thánh Chúa và trung thành với giao ước của Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu của người. Xin Chúa thương nghe lời Hội Thánh cầu nguyện cho dân tộc Chúa đã chọn xưa kia cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ viên mãn của Ðức Kitô, Ðấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VII. Cho người ngoài Kitô giáo
Ta hãy cầu cho những người ngoài Kitô giáo. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng dẫn đưa họ vào đường cứu độ.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho những người tuy không tin vào Ðức Kitô, nhưng trước mặt Chúa vẫn ăn ngay ở lành, được hồng ân tìm thấy chân lý. Xin cũng ban cho chính chúng con, ngày càng biết tương thân tương ái và thiết tha sống kết hợp với Chúa, để trước mặt thế gian, chúng con có thể minh chứng rằng Chúa chính là tình thương. Chúng con cầu xin...
VIII. Cho người vô thần
Ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng: xin cho họ một ngày kia được gặp thấy Người.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người chỉ được bình an khi đã gặp thấy Chúa. Xin cho mọi người khắp thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn nghịch cảnh, vẫn có thể nhận ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa; và khi thấy các tín hữu sống đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người. Chúng con cầu xin...
IX. Cho những nhà lãnh đạo quốc gia
Ta hãy cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia. Xin Chúa thương soi trí mở lòng để họ biết hành động theo thánh ý mà tận tình lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp và vui hưởng tự do.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm chủ lòng người, và bảo vệ quyền lợi của nhân dân các nước. Xin ghé mắt nhân từ mà ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết cùng nhau làm cho thế giới được hoà bình, muôn dân được thịnh vượng, và mọi người được hưởng tự do tôn giáo. Chúng con cầu xin...
X. Cho những người đau khổ
Anh chị em thân mến, ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, dủ lòng thương giải thoát thế giới khỏi mọi sai lầm, khử trừ muôn bệnh tật, xua đuổi cơn đói kém, mở cửa ngục tù, bẻ tan xiềng xích, giữ gìn lữ khách được bình an, đưa kẻ tha hương về xứ sở, chữa lành các bệnh nhân, ban ơn cứu độ cho người đang hấp hối.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa hằng an ủi kẻ ưu phiền, ban sức mạnh cho người vất vả lầm than. Xin nghe tiếng nhân loại khổ đau nài van Chúa, và ban cho những người lâm cơn hoạn nạn được vui mừng cảm thấy Chúa nhân hậu phù trì. Chúng con cầu xin...
XI. Cầu cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai phải gánh chịu hậu quả của đại dịch hiện nay, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban sức khỏe cho các bệnh nhân, sức mạnh cho những người chăm sóc họ, an ủi các gia đình và ban ơn cứu rỗi cho tất cả những nạn nhân đã qua đời.
Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Đấng luôn nâng đỡ sự yếu đuối của con người chúng con, xin đoái thương trước tình cảnh đau buồn mà con cái Chúa phải chịu đựng vì đại dịch này, xin Chúa xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân, ban sức mạnh cho những người chăm sóc họ, chào đón những người đã chết vào chốn bình an của Chúa, và trong suốt thời gian hoạn nạn này, xin Chúa cho tất cả chúng con có thể tìm thấy sự an ủi trong tình yêu thương xót của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 09/04/2020
11. Thiên Chúa yêu thích nhất là người vui vẻ.
(Thánh Philip Neri)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 09/04/2020
90. RUN MÀ ĐÁP LẠI
Thời nhà Lương, Tiêu Thâm có tài biện luận, lúc Lương Võ đế chưa làm đế đã cùng ông ta kết giao thâm tình.
Ngày nọ, Lương Võ đế mời dự yến tiệc, Tiêu Thâm say mèm, Lương Võ đế lấy táo ném Tiêu Thâm, Tiêu Thâm cũng lấy trái táo ném lại trúng ngay mặt Lương Võ đế, Lương Võ đế có chút giận dữ, Tiêu Thâm bèn giải thích, nói:
- “Bệ hạ dùng thần làm hồng tâm để ném, thần dám không run mà đáp lại sao?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 90:
Ở đời có hai loại say rất nguy hiểm, đó là say rượu và say tình.
Say rượu thì không biết phân biệt lúc nào thì nên đùa và lúc nào thì nên nghiêm trang, và say rượu thì chỉ có đùa và phá hoại chứ không thể là nghiêm trang được, cho nên nguy hiểm luôn rình mò một bên người say rượu; say tình cũng là một loại say nguy hiểm bởi vì nó cũng làm cho lý trí của con người chạy mất tiêu, dù họ là người thông minh xuất chúng, khi say tình thì chỉ biết có tình và thường là luôn bỏ quên bổn phận của mình để chạy theo tình, đến nổi chết trong tình mà cũng không hay không biết.
Say rượu cũng như say tình đều làm cho mình mất đi sự cân đối trong cuộc sống, và cuộc sống của người say tình say rượu thì giống như trên mây trên gió không màng đến thực tại của trần gian...
Cũng có những lúc người Ki-tô hữu ném “quả tội” vào mặt Thiên Chúa, vì đắm mình trong “rượu” thế gian là những tội lỗi của mình, rồi tự an ủi và “giải thích” với Ngài trong tòa cáo giải là vì thế này là thế nọ nên con mới phạm tội, mà không đấm ngực dốc lòng chừa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Lương, Tiêu Thâm có tài biện luận, lúc Lương Võ đế chưa làm đế đã cùng ông ta kết giao thâm tình.
Ngày nọ, Lương Võ đế mời dự yến tiệc, Tiêu Thâm say mèm, Lương Võ đế lấy táo ném Tiêu Thâm, Tiêu Thâm cũng lấy trái táo ném lại trúng ngay mặt Lương Võ đế, Lương Võ đế có chút giận dữ, Tiêu Thâm bèn giải thích, nói:
- “Bệ hạ dùng thần làm hồng tâm để ném, thần dám không run mà đáp lại sao?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 90:
Ở đời có hai loại say rất nguy hiểm, đó là say rượu và say tình.
Say rượu thì không biết phân biệt lúc nào thì nên đùa và lúc nào thì nên nghiêm trang, và say rượu thì chỉ có đùa và phá hoại chứ không thể là nghiêm trang được, cho nên nguy hiểm luôn rình mò một bên người say rượu; say tình cũng là một loại say nguy hiểm bởi vì nó cũng làm cho lý trí của con người chạy mất tiêu, dù họ là người thông minh xuất chúng, khi say tình thì chỉ biết có tình và thường là luôn bỏ quên bổn phận của mình để chạy theo tình, đến nổi chết trong tình mà cũng không hay không biết.
Say rượu cũng như say tình đều làm cho mình mất đi sự cân đối trong cuộc sống, và cuộc sống của người say tình say rượu thì giống như trên mây trên gió không màng đến thực tại của trần gian...
Cũng có những lúc người Ki-tô hữu ném “quả tội” vào mặt Thiên Chúa, vì đắm mình trong “rượu” thế gian là những tội lỗi của mình, rồi tự an ủi và “giải thích” với Ngài trong tòa cáo giải là vì thế này là thế nọ nên con mới phạm tội, mà không đấm ngực dốc lòng chừa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Tiệc ly Thứ Năm Tuần Thánh 9/4/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
14:22 09/04/2020
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm nay, do tình hình dịch bệnh, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ lúc 6g chiều tại bàn thờ Ngai Tòa, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu đề cập đến Bí tích Thánh Thể, và tình cảm của ngài dành cho các linh mục. Ngài đặc biệt xúc động khi nhắc đến ít nhất 60 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Đức Thánh Cha nói:
Thực tại chúng ta sống hôm nay trong lễ kỷ niệm này là Chúa muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Và chúng ta trở thành những nhà Tạm của Chúa, chúng ta mang Chúa theo mình; đến mức chính Chúa nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không ăn Mình Ngài và uống Máu Ngài, chúng ta sẽ không được vào Nước Trời. Đây là mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa: Chúa ở với chúng ta, và trong chúng ta.
Cử chỉ phục vụ là điều kiện để vào Nước Trời. Đúng thế, phục vụ tất cả mọi người. Nhưng trong cuộc trao đổi với thánh Phêrô, được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay, những lời Chúa nói với ngài đã khiến thánh Phêrô hiểu rằng để vào Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, phải để người Tôi trung của Thiên Chúa là đầy tớ của chúng ta. Điều này thật khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm tôi tớ của mình, không để Chúa rửa tôi, không để Chúa làm cho tôi lớn lên, không để Chúa tha thứ cho tôi, tôi sẽ không được vào Nước Trời.
Hôm nay tôi muốn được gần gũi với các linh mục, với tất cả các linh mục. Từ người vừa mới được phong chức đến Giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là linh mục. Cả các giám mục, tất cả. Chúng ta được Chúa xức dầu, được xức dầu để cử hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.
Hôm nay không có Thánh lễ Truyền Dầu - Tôi hy vọng chúng ta có thể cử hành Thánh lễ Truyền Dầu trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nếu không chúng ta sẽ phải hoãn lại cho đến năm sau - nhưng tôi không thể để Thánh lễ này trôi qua mà không nhớ đến các linh mục. Các linh mục hiến mạng sống mình cho Chúa, các linh mục là những đầy tớ. Trong những ngày này, hơn sáu mươi linh mục đã chết ở đây, ở Ý này, vì quan tâm đến các bệnh nhân trong bệnh viện, và lo lắng cho cả các bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế khác. Các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ. Và tôi cũng nghĩ đến các linh mục ở xa hơn. Hôm nay tôi vừa nhận được một lá thư từ một linh mục, một cha tuyên úy của một nhà tù xa xôi, cho biết cách ngài sống Tuần Thánh này với các tù nhân. Đó là một cha dòng Phanxicô. Có nhiều linh mục thừa sai đi xa để truyền bá Tin Mừng và chết ở đó. Một giám mục nói với tôi rằng việc đầu tiên ngài làm, khi đến các miền truyền giáo như thế là đi đến nghĩa trang, đến mộ của các linh mục đã bỏ mạng ở đó, khi còn trẻ, vì dịch bệnh tại địa phương: các ngài không được chuẩn bị, không có kháng thể. Không ai biết tên của các linh mục này: các vị là các linh mục ẩn danh. Các ngài là linh mục giáo xứ của bốn, năm, bảy ngôi làng trên núi, và các ngài đi từ nhà này sang nhà khác, các ngài biết tất cả mọi người... Một lần, một linh mục nói với tôi rằng ngài biết tên của tất cả mọi người trong các làng quê. “Có thật không?” tôi hỏi lại. Và ngài nói với tôi: “Ngay cả tên của những con chó!” ngài cũng biết. Đó là các linh mục biết gần gũi mọi người.
Hôm nay, tôi mang anh em trong trái tim tôi và tôi đưa anh em đến bàn thờ. Bên cạnh đó còn có các linh mục bị vu khống. Trong những ngày này các trường hợp như thế xảy ra rất nhiều, nhiều linh mục không thể ra đường vì người ta sẵn sàng tuôn ra những điều xấu xa để phỉ báng các ngài, liên quan đến các thảm kịch mà chúng ta đã trải qua từ việc phát hiện ra một thiểu số linh mục đã làm những điều xấu. Một số các linh mục nói với tôi rằng các ngài không thể rời khỏi nhà xứ vì người ta xúc phạm các ngài; và bất kể như thế các vị vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Các linh mục có lỗi, là những người cùng với các giám mục và Giáo hoàng có lỗi không ngừng cầu xin tha thứ, và học cách thứ tha, bởi vì họ biết rằng họ cần phải xin ơn tha thứ và thứ tha. Chúng ta đều là những người tội lỗi. Chúng ta hãy nhớ đến các linh mục đang đau khổ vì những khủng hoảng, những vị không biết phải làm gì, đang ở trong bóng tối.
Hôm nay, tất cả các bạn, các anh em linh mục, đang ở cùng với tôi trên bàn thờ, tất cả anh em, những người sống đời tận hiến. Tôi chỉ nói với anh em một điều này: đừng bướng bỉnh như Phêrô. Hãy để chân anh em được rửa sạch. Hãy để Chúa phục vụ anh em. Ngài ở gần anh em để ban cho anh em sức mạnh, để rửa chân cho anh em.
Và vì vậy, với nhận thức về sự cần thiết phải được rửa sạch, anh em hãy là những người tha thứ cao cả! Hãy thứ tha! Hãy có trái tim rộng lượng và quảng đại khi tha thứ. Đây là thước đo mà chúng ta sẽ được đo. Anh em tha thứ thế nào, thì anh em sẽ được thứ tha như thế: cùng một thước đo như thế. Đừng ngại tha thứ. Đôi khi có những nghi ngờ. Lúc đó, hãy nhìn vào Chúa Kitô, hãy nhìn lên Thánh Giá, ở đó có sự tha thứ cho mọi người. Anh em hãy dũng cảm; và chấp nhận cả rủi ro, khi tha thứ. Và nếu anh em không thể ban bí tích thứ tha vào lúc này, thì ít nhất hãy đưa ra lời an ủi, của một người anh em đồng hành với họ, và để cánh cửa mở cho người đó trở về.
Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng chức tư tế của tất cả chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa cho anh em, các linh mục. Chúa Giêsu yêu mến anh em. Ngài chỉ yêu cầu anh em hãy để cho Ngài rửa chân.
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy kết hợp cuộc sống của chúng ta với hy tế tình yêu của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha và cầu khẩn Người ban cho chúng ta những thành quả của ơn cứu rỗi của Người
1. Lạy Chúa, xin Chúa luôn nuôi dưỡng Giáo hội là hiền thê của Người bằng Mình Máu Thánh Chúa. Xin Chúa tỏa ánh quang rạng ngời và thánh thiện của Chúa trên Giáo Hội trong sứ vụ loan báo cho mọi người rằng chỉ có Chúa là Đấng có ơn cứu rỗi.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Lạy Chúa, xin nâng đỡ nỗi đau khổ của các dân tộc với sức mạnh từ sự đau đớn của Chúa. Xin Chúa cho những người cai trị tìm kiếm điều tốt đẹp thực sự và mọi người tìm thấy hy vọng và hòa bình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Lạy Chúa, xin thương thánh hóa cuộc sống của các thừa tác viên bàn thánh với ân sủng của bí tích Thánh Thể. Cầu xin cho các ngài là một phản ánh sống động hy tế hy sinh mà các ngài cử hành và phục vụ với sự cống hiến quảng đại.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Lạy Chúa, xin chạm đến trái tim của những người trẻ tuổi bằng sự quyến rũ của sự vâng phục hoàn toàn của Chúa đối với Chúa Cha. Xin cho họ biết dõi theo Chúa trên con đường thập giá và khám phá rằng chỉ trong Chúa, họ mới có tự do, niềm vui và cuộc sống trọn vẹn.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Lạy Chúa, xin an ủi nhân loại đang đau khổ với sự xác tín về chiến thắng của Chúa trước cái ác. Xin Chúa chữa lành người bệnh, an ủi người nghèo. Xin cho chúng con thoát khỏi dịch bệnh, bạo lực và ích kỷ.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Lạy Chúa, xin Chúa canh tân mỗi ngày ân sủng Chúa, làm gia tăng trong chúng con lòng khao khát Mình Máu Thánh Chúa, là nguồn mạch duy nhất mang đến sự sống vĩnh cửu. Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hoan nghinh Đức Hồng Y Pell được trắng án
Vũ Văn An
17:38 09/04/2020
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hoan nghinh Đức Hồng Y Pell được trắng ánTheo tin UCA, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã mô tả việc bác bỏ bản án kết Đức Hồng Y Pell tội lạm dụng tình dục trẻ em là vô tiền khoáng hậu.
Vị đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng ca ngợi việc thả Đức Hồng Y George Pell khỏi nhà tù như một biến cố chưa từng thấy trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngài viết trong một thông điệp gửi Đức Hồng Y Pell ngày 7 tháng 4: “cuối cùng, Đức Hồng Y đã được Tòa án Tối cao Úc đại lợi thả tự do. Đó là điều Dân Chúa khắp thế giới vẫn tin tưởng mong đợi kể từ ngay lúc khởi đầu vụ án”.
Đức Tổng Giám Mục Linh nói rằng việc thả tự do cho Đức Hồng Y Pell là kết quả việc cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội hoàn vũ, nhất là Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi và tổng giáo phận Sydney. Ngài nói thêm: Thiên Chúa thực sự đã đáp ứng lời cầu nguyện của con cái Người trong thời gian thử thách.
Trong thông điệp gừi cho Đức Hồng Y Pell, Đức Cha Linh cũng viết rằng “Chúng con tin chắc chắn rằng đây là giờ phút vĩ đại trong cuộc sống của Đức Hồng Y và là một biến cố có một không hai trong lịch sử Giáo Hội của chúng ta. Trong đại nạn Covid-19 và Tuần Thánh này, xem ra Đức Hồng Y đã sống lại và ca bài Alleluia trước cuộc Phục Sinh của Chúa chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Linh cũng xin Đức Hồng Y Pell, người trước đây là bộ trưởng tái chánh của Tòa Thánh trong các năm 2014-2018, cầu nguyện cho Giáo Hội địa phương. Đức Tổng Giám Mục viết thêm rằng ngài hy vọng được nghinh đón Đức Hồng Y ở Việt Nam một ngày gần đây.
Vị đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng ca ngợi việc thả Đức Hồng Y George Pell khỏi nhà tù như một biến cố chưa từng thấy trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngài viết trong một thông điệp gửi Đức Hồng Y Pell ngày 7 tháng 4: “cuối cùng, Đức Hồng Y đã được Tòa án Tối cao Úc đại lợi thả tự do. Đó là điều Dân Chúa khắp thế giới vẫn tin tưởng mong đợi kể từ ngay lúc khởi đầu vụ án”.
Đức Tổng Giám Mục Linh nói rằng việc thả tự do cho Đức Hồng Y Pell là kết quả việc cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội hoàn vũ, nhất là Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi và tổng giáo phận Sydney. Ngài nói thêm: Thiên Chúa thực sự đã đáp ứng lời cầu nguyện của con cái Người trong thời gian thử thách.
Trong thông điệp gừi cho Đức Hồng Y Pell, Đức Cha Linh cũng viết rằng “Chúng con tin chắc chắn rằng đây là giờ phút vĩ đại trong cuộc sống của Đức Hồng Y và là một biến cố có một không hai trong lịch sử Giáo Hội của chúng ta. Trong đại nạn Covid-19 và Tuần Thánh này, xem ra Đức Hồng Y đã sống lại và ca bài Alleluia trước cuộc Phục Sinh của Chúa chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Linh cũng xin Đức Hồng Y Pell, người trước đây là bộ trưởng tái chánh của Tòa Thánh trong các năm 2014-2018, cầu nguyện cho Giáo Hội địa phương. Đức Tổng Giám Mục viết thêm rằng ngài hy vọng được nghinh đón Đức Hồng Y ở Việt Nam một ngày gần đây.
Cuộc phỏng vấn mới Đức Phanxicô: đại dịch là cơ hội hồi tâm
Vũ Văn An
18:53 09/04/2020
Trong một cuộc phỏng vấn của Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của ngài, đăng trên hạp chí The Tablet của Công Giáo Anh, Đức Phanxicô cho rằng Mùa Chay và Mùa Phục Sinh năm nay có thể là giờ phút của óc sáng tạo và hồi tâm đối với Giáo Hội, thế giới và toàn bộ sáng thế.
Austen cho hay cuối tháng Ba, ông trình Đức Phanxicô rằng đây là khoảnh khắc tốt để ngài nói chuyện với thế giới nói tiếng Anh. Không hứa hẹn gì, nhưng Đức Giáo Hoàng bảo ông gửi cho ngài một số câu hỏi. Ông chọn 6 thể tài, mỗi thể tài một số câu hỏi để tùy ngài trả lời hay không. Một tuần sau, ông được thông báo: ngài đã ghi lại một số suy tư để trả lời các câu hỏi của ông.
Óc sáng tạo
Câu hỏi đầu tiên về trải nghiệm đại dịch và việc hạn chế đi lại, cả về phương diện thực tiễn lẫn thiêng liêng. Đức Phanxicô cho hay: Giáo triều vẫn cố gắng thi hành việc làm của mình và sống bình thường, tổ chức thành nhiều ca làm việc để tránh mọi người cùng hiện diện một lúc. Mọi người làm việc tại văn phòng hay tại phòng riêng, sử dụng kỹ thuật tân tiến.
Về phần Đức Giáo Hoàng, ngài cầu nguyện nhiều hơn, nghĩ đến người ta. Người ta là mối quan tâm hàng đầu của ngài. Việc nghĩ đến người khác “đã xức dầu cho tôi” nghĩa là làm tốt ngài, đem ngài ra ngoài việc bận bịu về chính mình. “Dĩ nhiên, tôi có các lãnh vực ích kỷ của riêng mình...”
Ngài nói ngài nghĩ đến các trách nhiệm của ngài lúc này, và điều sẽ xẩy ra sau này. Đâu sẽ là việc phục vụ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma, đứng đầu Giáo Hội, sau này? Sau này này đã bắt đầu tỏ hiện đầy thảm kịch và đau đớn, đó là lý do khiến ngài nghĩ đến nó lúc này. Bộ Cổ Vũ Sự Phát Triển Tòan Diện Con Người đã bắt tay làm việc về điểm này và đã yết kiến ngài.
Quan tâm hàng đầu của ngài, ít nhất điều xuất hiện trong lúc ngài cầu nguyện, là phải đồng hành ra sao và gần gũi hơn với Dân Chúa thế nào. Do đó mà có Thánh lễ trực tuyến lúc 7 giờ sáng được nhiều người theo dõi và đánh giá cao, cũng như các bài nói chuyện của tôi, và biến cố 27 tháng Ba tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, và các sinh hoạt của phòng bác ái của phủ Giáo Hoàng nữa, nhằm giúp đỡ người bệnh và đói ăn.
Đức Giáo Hoàng nói: “tôi sống những điều ấy trong thời nhiều bất trắc lớn lao. Đây là thời của phát minh, của sáng tạo”.
Gần gũi dân chúng
Câu hỏi thứ hai về cuốn tiểu thuyết thời danh thế kỷ 19 tức cuốn I Promessi Sposi (Đính Hôn) của Alessandro Manzoni, trong đó, có nhắc đến trận đại dịch năm 1630 tại Milan và hai kiểu linh mục: Don Abbondio nhát đảm, Hồng Y Borromeo thánh thiện, và các tu sĩ Capuchin phục vụ người bệnh bị cách ly. Dưới ánh sáng đó, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về sứ mệnh của Giáo Hội trong lúc này?
Đức Phanxicô ca ngợi Đức Hồng Y Borromeo nhưng cho rằng ngài bất cập bởi có lúc ngài đến thăm một làng kia trong chiếc xe phủ kín để bảo vệ khỏi nhiễm bệnh. “Điều đó không khá lắm đối với dân chúng. Dân Chúa cần mục tử của họ gần gũi họ, chứ không tự bảo vệ mình cách thái quá. Dân Chúa cần các mục tử của họ biết tự hy sinh giống như các tu sĩ Capuchin, ở gần dân chúng”.
Đức Phanxicô nhận định thêm rằng “óc sáng tạo của các Kitô hữu cần được biểu lộ rõ qua việc mở ra các chân trời mới, mở các cửa sổ, mở siêu việt hướng tới Thiên Chúa và hướng tới người ta, và qua việc tạo ra những cách thế mới để ở trong nhà. Tự giới hạn mình ở trong nhà không phải là điều dễ dàng. Tâm trí tôi bỗng nhớ một câu trong Aeneid giữa lúc bại trận: lời khuyên là không đầu hàng, nhưng tự cứu lấy bạn cho những lúc tốt hơn, vì trong những lúc ấy, ký ức về điều đã xẩy ra sẽ giúp ích cho bạn. Hãy quan tâm chăm sóc chính các bạn chuẩn bị cho một tương lai sẽ đến. Và ký ức về điều đã xẩy ra sẽ đem lại lợi ích cho các bạn trong tương lai”.
“Hãy quan tâm chăm sóc cái bây giờ, cho cái tương lai. Luôn luôn một cách sáng tạo, với một óc sáng tạo giản đơn, có khả năng phát minh ra một điều gì đó mới mẻ mỗi ngày. Trong gia đình, điều đó không khó kiếm, nhưng đừng bỏ cuộc, đừng núp đàng sau chủ nghĩa trốn tránh, chẳng ích lợi chút nào trong lúc này”.
Kiểm dịch hay loại trừ
Câu hỏi thứ ba đề cập đến chính sách kiểm dịch (quarantine) toàn dân, hy sinh phúc lợi kinh tế vì những người dễ bị tổn thương, nhưng quả cho thấy một mức độ loại trừ (exclusion) nào đó mà xưa nay vốn được coi là bình thường và chấp nhận được.
Đức Phanxicô đồng ý. Một số chính phủ đưa ra các biện pháp gương mẫu để bảo vệ dân dựa trên các ưu tiên rõ ràng. Nhưng phải nhận rằng, dù muốn hay không, mọi suy nghĩ đều được lên khuôn quanh kinh tế. Trong thế giới tài chánh, xem ra thói thường là hy sinh [người ta], là thực hành chính trị của nền văn hóa vứt bỏ, từ lúc bắt đầu tới lúc tận cùng sự sống. Thí dụ lọc lựa tiền sinh: người có hội chứng Down chẳng hạn, khi chụp X quang khám phá thấy, thường là bị loại bỏ. Nền văn hóa trợ tử cũng thế, đối với người cao tuổi: cho uống thuốc đến một điểm nào đó thôi.
Về vấn đề đó, Đức Phanxicô nhắc nhớ Thông Điệp Humanae Vitae của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI. Điều quan trọng là thông điệp ấy cảnh cáo chủ nghĩa tân-Malthus. Ta thấy nó trong cách người ta bị lọc lựa theo việc họ có ích hay không. Đúng là nền văn hóa vứt bỏ. Người vô gia cư cũng cùng chung số phận. Đức Phanxicô trưng dẫn: gần đây, ở Las Vegas, người ta nhốt người gia cư vào trại kiểm dịch, trong khi các khách sạn trống trơn.
Hoán cải hồi tâm
Câu hỏi kế tiếp là liệu cuộc khủng hoảng hiện nay có là cơ hội để hoán cải môi sinh nhằm tái lượng định các ưu tiên và lối sống, liệu có chăng một nền kinh tế có tính “nhân bản” hơn?
Câu trả lời của Đức Phanxicô khá dài. Ngài trích dẫn câu phương ngôn Tây Ban Nha: Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên không bao giờ tha thứ để nói rằng ta làm bậy, thiên nhiên sẽ "trả thù" hay trả đũa, cụ thể là hỏa họan tại Úc, tầu xuyên qua Bắc cực vì băng sơn chẩy tan, lụt lội khắp nơi.
Ngay sau đó ngài nói đến cuộc đổ bộ Normandy: đã đành nó đánh dấu ngày tàn của một chế độ độc tài, nhưng 10,000 binh sĩ đã bỏ mình trên bãi biển. Rồi nghĩa trang Redipuglia nơi ngài đến thăm nhân dịp kỷ niệm 100 năm Thế Chiến I: một đài kỷ niệm với nhiều tên trên phiến đá. Chỉ có thế. Ngài khóc vì quả là “cuộc tàn sát vô nghĩa” như lời đức Bênêđíctô XV nhận định.
Rồi các diễn văn đầy chất dân túy hiện nay ở Âu Châu khiến người ta nhớ đến các diễn văn của Hitler năm 1933. Và ngài kết luận rằng đây không phải là đại dịch đầu tiên của con người. Phải nhớ lại [các thảm họa] để hoán cải hồi tâm.
Ngài cho rằng thảm họa lần này đụng đến mọi người, giầu cũng như nghèo, làm nổi bật tính giả hình của một số nhân vật chính trị: nói đến nghèo đói, nhưng vẫn mải miết chế tạo vũ khí. Cần phải hồi tâm hóan cải khỏi thứ giả hình chức năng (funstional hypocrisy) ấy. Nay là lúc phải liêm chính. Một là nhất quán với các niềm tin của ta hai là đánh mất mọi sự.
Về hoán cải hồi tâm, ngài bảo mọi cuộc khủng hoảng đều có cả nguy hiểm lẫn cơ may: cơ may thoát hiểm. Ngài khuyên nay ta phải hãm tỷ lệ sản xuất và tiêu dùng và học hiểu và chiêm ngưỡng thế giới tự nhiên. Ta cần kết nối với môi trường có thực quanh ta. Cơ hội hoán cải hồi tâm là thế.
Ngài có thấy những dấu hiệu đầu tiên của một nền kinh tế nhân bản hơn, nhưng phải cố giữ đà này đừng quay trở lại quá khứ. “Đây là lúc đưa ra biện pháp dứt khoát, ra khỏi não trạng sử dụng và lạm dụng thiên nhiên, bước vào tác phong chiêm ngưỡng nó. Ta đã đánh mất chièu kích chiêm niệm; ta phải phục hồi nó ngay vào lúc này”.
Nói đến chiêm niệm, ngài bảo: đây là lúc ta phải nhìn thấy người nghèo. Chúa Giêsu bảo chúng ta luôn có người nghèo ở với chúng ta. Đúng thế. Họ là một thực tại ta không thể bác bỏ. Nhưng người nghèo ẩn khuất, vì nghèo khó là chuyện đáng e lệ. Họ ở đó, nhưng ta không thấy họ, họ trở thành sự vật.
Nhưng Thánh Têrêxa thành Calcutta thấy họ và đã có can đảm dấn thân vào con đường hoán cải hồi tâm. “Nhìn thấy” người nghèo là phục hồi nhân tính của họ. Họ không phải là sự vật, 1 thứ rác rưởi; họ là những con người. Ngài nhấn mạnh: “ta không thể bằng lòng với một chính sách xã hội giống như chính sách dành để cứu thú vật. Chúng ta thường coi người nghèo như những thú vật được cứu vớt. Chúng ta không thể hài lòng với một chính sách xã hội nửa vời”.
Phải nói gương các ông thánh bà thánh hiện sống ngay cạnh bên mình. Ngài có ý nói đến các bác sĩ, các thiện nguyện viên, các nữ tu, linh mục, công nhân cửa hàng... đang làm bổn phận để xã hội tiếp tục vận hành. “Biết bao bác sĩ và y tá đã chết! Biết bao nữ tu đã chết! Tất cả đang phục vụ...
Tóm lại, ngài nói nay là lúc hoán cải hồi tâm, ta có cơ hội làm thế. Đừng để cơ hội truồi mất.
Một Giáo hội phi định chế?
Câu hỏi thứ năm: liệu qua cuộc khủng hoảng này, có phát sinh ra một Giáo Hội có tinh thần truyền giáo hơn, sáng tạo hơn, ít định chế hơn, một thứ “giáo hội tại gia” mới mẻ?
Đức Phanxicô có vẻ không thích kiểu nói: ít định chế hơn, vì Giáo Hội vốn là một định chế. Ngài bảo: đúng hơn, phải có một Giáo hội ít bám vào những lối suy nghĩa cố định nào đó. Ngài cho rằng mơ về một Giáo Hội phi định chế, một Giáo Hội ngộ đạo không có định chế hay một Giáo Hội lệ thuộc các định chế cố định, tất cả đều là cám dỗ. Đấng làm ra Giáo Hội là Chúa Thánh Thần, Người đâu có ngộ đạo kiểu Pelagiô. Chính Chúa Thánh Thần định chế hóa Giáo Hội theo lối thay đổi, bổ túc, vì Người kích thích việc mất trật tự bằng các đặc sủng, nhưng sau đó, từ trạng thái mất trật tự này, Người tạo ra sự hòa hợp.
Một Giáo Hội thực sự tự do không phải là một Giáo Hội hỗn loạn, vì tự do là hồng ân của Thiên Chúa. Một Giáo Hội định chế là một Giáo Hội được Chúa Thánh Thần định chế hóa.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng luôn có sự căng thẳng giữa mất trật tự và hòa hợp, nhưng Giáo Hội phải thoát khỏi cuộc khủng hoảng. “Chúng ta phải học sống trong một Giáo Hội hiện hữu trong sự căng thẳng giữa mất trật tự và hòa hợp do Chúa Thánh Thần thúc đẩy”.
Theo ngài, Sách Tông đồ Công vụ cho thấy rõ: Chúa Thánh Thần phi định chế hóa những gì không hữu ích nữa và Người định chế hóa “tương lai” của Giáo Hội. Bởi thế, Giáo Hội cần thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Đức Phanxicô thuật lại điều ngài khuyên 1 Giám Mục gần đây: vị Giám Mục này ban phép sức dầu bệnh nhân Covid-19 từ bên ngoài hành lang phòng bệnh, bị 1 nhà luật học giáo luật chặn lại nói là không đúng cách, phải đụng đến người bệnh mới thành sự. Vị Giám Mục này gọi hỏi ý kiến Đức Phanxicô. Đức Phanxicô chỉ vỏn vẹn nói: “Đức Cha cứ thi hành bổn phận linh mục của mình”. Vị Giám Mục này thưa lại Grazie, ho capito (“cám ơn Đức Thánh Cha, con hiểu) và từ đó, thực hành phương thức này khắp nơi.
Đức Phanxicô nhận định: “đấy là sự tự do của Thánh Thần giữa cơn khủng hoảng, chứ không phải một Giáo Hội đóng kín trong định chế. Điều này không có nghĩa giáo luật không quan trọng: nó quan trọng, nó hữu ích, và xin vui lòng xử dụng tốt nó, nó gây ích cho chúng ta. Nhưng điều giáo luật sau cùng nói rằng trọn bộ giáo luật là vì phần rỗi các linh hồn và đó là điều mở tung cánh cửa để chúng ta ra đi trong các thời buổi khó khăn để đem an ủi của Chúa cho mọi người.
Còn về “Giáo Hội tại gia” thời buộc phải ở trong nhà, Đức Phanxicô nhấn mạnh lại cần có óc sáng tạo: tránh nguy cơ các phương tiện truyền thông kéo ta ra khỏi thực tại, tìm cách phát biểu đức tin.
Austen cho hay cuối tháng Ba, ông trình Đức Phanxicô rằng đây là khoảnh khắc tốt để ngài nói chuyện với thế giới nói tiếng Anh. Không hứa hẹn gì, nhưng Đức Giáo Hoàng bảo ông gửi cho ngài một số câu hỏi. Ông chọn 6 thể tài, mỗi thể tài một số câu hỏi để tùy ngài trả lời hay không. Một tuần sau, ông được thông báo: ngài đã ghi lại một số suy tư để trả lời các câu hỏi của ông.
Óc sáng tạo
Câu hỏi đầu tiên về trải nghiệm đại dịch và việc hạn chế đi lại, cả về phương diện thực tiễn lẫn thiêng liêng. Đức Phanxicô cho hay: Giáo triều vẫn cố gắng thi hành việc làm của mình và sống bình thường, tổ chức thành nhiều ca làm việc để tránh mọi người cùng hiện diện một lúc. Mọi người làm việc tại văn phòng hay tại phòng riêng, sử dụng kỹ thuật tân tiến.
Về phần Đức Giáo Hoàng, ngài cầu nguyện nhiều hơn, nghĩ đến người ta. Người ta là mối quan tâm hàng đầu của ngài. Việc nghĩ đến người khác “đã xức dầu cho tôi” nghĩa là làm tốt ngài, đem ngài ra ngoài việc bận bịu về chính mình. “Dĩ nhiên, tôi có các lãnh vực ích kỷ của riêng mình...”
Ngài nói ngài nghĩ đến các trách nhiệm của ngài lúc này, và điều sẽ xẩy ra sau này. Đâu sẽ là việc phục vụ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma, đứng đầu Giáo Hội, sau này? Sau này này đã bắt đầu tỏ hiện đầy thảm kịch và đau đớn, đó là lý do khiến ngài nghĩ đến nó lúc này. Bộ Cổ Vũ Sự Phát Triển Tòan Diện Con Người đã bắt tay làm việc về điểm này và đã yết kiến ngài.
Quan tâm hàng đầu của ngài, ít nhất điều xuất hiện trong lúc ngài cầu nguyện, là phải đồng hành ra sao và gần gũi hơn với Dân Chúa thế nào. Do đó mà có Thánh lễ trực tuyến lúc 7 giờ sáng được nhiều người theo dõi và đánh giá cao, cũng như các bài nói chuyện của tôi, và biến cố 27 tháng Ba tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, và các sinh hoạt của phòng bác ái của phủ Giáo Hoàng nữa, nhằm giúp đỡ người bệnh và đói ăn.
Đức Giáo Hoàng nói: “tôi sống những điều ấy trong thời nhiều bất trắc lớn lao. Đây là thời của phát minh, của sáng tạo”.
Gần gũi dân chúng
Câu hỏi thứ hai về cuốn tiểu thuyết thời danh thế kỷ 19 tức cuốn I Promessi Sposi (Đính Hôn) của Alessandro Manzoni, trong đó, có nhắc đến trận đại dịch năm 1630 tại Milan và hai kiểu linh mục: Don Abbondio nhát đảm, Hồng Y Borromeo thánh thiện, và các tu sĩ Capuchin phục vụ người bệnh bị cách ly. Dưới ánh sáng đó, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về sứ mệnh của Giáo Hội trong lúc này?
Đức Phanxicô ca ngợi Đức Hồng Y Borromeo nhưng cho rằng ngài bất cập bởi có lúc ngài đến thăm một làng kia trong chiếc xe phủ kín để bảo vệ khỏi nhiễm bệnh. “Điều đó không khá lắm đối với dân chúng. Dân Chúa cần mục tử của họ gần gũi họ, chứ không tự bảo vệ mình cách thái quá. Dân Chúa cần các mục tử của họ biết tự hy sinh giống như các tu sĩ Capuchin, ở gần dân chúng”.
Đức Phanxicô nhận định thêm rằng “óc sáng tạo của các Kitô hữu cần được biểu lộ rõ qua việc mở ra các chân trời mới, mở các cửa sổ, mở siêu việt hướng tới Thiên Chúa và hướng tới người ta, và qua việc tạo ra những cách thế mới để ở trong nhà. Tự giới hạn mình ở trong nhà không phải là điều dễ dàng. Tâm trí tôi bỗng nhớ một câu trong Aeneid giữa lúc bại trận: lời khuyên là không đầu hàng, nhưng tự cứu lấy bạn cho những lúc tốt hơn, vì trong những lúc ấy, ký ức về điều đã xẩy ra sẽ giúp ích cho bạn. Hãy quan tâm chăm sóc chính các bạn chuẩn bị cho một tương lai sẽ đến. Và ký ức về điều đã xẩy ra sẽ đem lại lợi ích cho các bạn trong tương lai”.
“Hãy quan tâm chăm sóc cái bây giờ, cho cái tương lai. Luôn luôn một cách sáng tạo, với một óc sáng tạo giản đơn, có khả năng phát minh ra một điều gì đó mới mẻ mỗi ngày. Trong gia đình, điều đó không khó kiếm, nhưng đừng bỏ cuộc, đừng núp đàng sau chủ nghĩa trốn tránh, chẳng ích lợi chút nào trong lúc này”.
Kiểm dịch hay loại trừ
Câu hỏi thứ ba đề cập đến chính sách kiểm dịch (quarantine) toàn dân, hy sinh phúc lợi kinh tế vì những người dễ bị tổn thương, nhưng quả cho thấy một mức độ loại trừ (exclusion) nào đó mà xưa nay vốn được coi là bình thường và chấp nhận được.
Đức Phanxicô đồng ý. Một số chính phủ đưa ra các biện pháp gương mẫu để bảo vệ dân dựa trên các ưu tiên rõ ràng. Nhưng phải nhận rằng, dù muốn hay không, mọi suy nghĩ đều được lên khuôn quanh kinh tế. Trong thế giới tài chánh, xem ra thói thường là hy sinh [người ta], là thực hành chính trị của nền văn hóa vứt bỏ, từ lúc bắt đầu tới lúc tận cùng sự sống. Thí dụ lọc lựa tiền sinh: người có hội chứng Down chẳng hạn, khi chụp X quang khám phá thấy, thường là bị loại bỏ. Nền văn hóa trợ tử cũng thế, đối với người cao tuổi: cho uống thuốc đến một điểm nào đó thôi.
Về vấn đề đó, Đức Phanxicô nhắc nhớ Thông Điệp Humanae Vitae của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI. Điều quan trọng là thông điệp ấy cảnh cáo chủ nghĩa tân-Malthus. Ta thấy nó trong cách người ta bị lọc lựa theo việc họ có ích hay không. Đúng là nền văn hóa vứt bỏ. Người vô gia cư cũng cùng chung số phận. Đức Phanxicô trưng dẫn: gần đây, ở Las Vegas, người ta nhốt người gia cư vào trại kiểm dịch, trong khi các khách sạn trống trơn.
Hoán cải hồi tâm
Câu hỏi kế tiếp là liệu cuộc khủng hoảng hiện nay có là cơ hội để hoán cải môi sinh nhằm tái lượng định các ưu tiên và lối sống, liệu có chăng một nền kinh tế có tính “nhân bản” hơn?
Câu trả lời của Đức Phanxicô khá dài. Ngài trích dẫn câu phương ngôn Tây Ban Nha: Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên không bao giờ tha thứ để nói rằng ta làm bậy, thiên nhiên sẽ "trả thù" hay trả đũa, cụ thể là hỏa họan tại Úc, tầu xuyên qua Bắc cực vì băng sơn chẩy tan, lụt lội khắp nơi.
Ngay sau đó ngài nói đến cuộc đổ bộ Normandy: đã đành nó đánh dấu ngày tàn của một chế độ độc tài, nhưng 10,000 binh sĩ đã bỏ mình trên bãi biển. Rồi nghĩa trang Redipuglia nơi ngài đến thăm nhân dịp kỷ niệm 100 năm Thế Chiến I: một đài kỷ niệm với nhiều tên trên phiến đá. Chỉ có thế. Ngài khóc vì quả là “cuộc tàn sát vô nghĩa” như lời đức Bênêđíctô XV nhận định.
Rồi các diễn văn đầy chất dân túy hiện nay ở Âu Châu khiến người ta nhớ đến các diễn văn của Hitler năm 1933. Và ngài kết luận rằng đây không phải là đại dịch đầu tiên của con người. Phải nhớ lại [các thảm họa] để hoán cải hồi tâm.
Ngài cho rằng thảm họa lần này đụng đến mọi người, giầu cũng như nghèo, làm nổi bật tính giả hình của một số nhân vật chính trị: nói đến nghèo đói, nhưng vẫn mải miết chế tạo vũ khí. Cần phải hồi tâm hóan cải khỏi thứ giả hình chức năng (funstional hypocrisy) ấy. Nay là lúc phải liêm chính. Một là nhất quán với các niềm tin của ta hai là đánh mất mọi sự.
Về hoán cải hồi tâm, ngài bảo mọi cuộc khủng hoảng đều có cả nguy hiểm lẫn cơ may: cơ may thoát hiểm. Ngài khuyên nay ta phải hãm tỷ lệ sản xuất và tiêu dùng và học hiểu và chiêm ngưỡng thế giới tự nhiên. Ta cần kết nối với môi trường có thực quanh ta. Cơ hội hoán cải hồi tâm là thế.
Ngài có thấy những dấu hiệu đầu tiên của một nền kinh tế nhân bản hơn, nhưng phải cố giữ đà này đừng quay trở lại quá khứ. “Đây là lúc đưa ra biện pháp dứt khoát, ra khỏi não trạng sử dụng và lạm dụng thiên nhiên, bước vào tác phong chiêm ngưỡng nó. Ta đã đánh mất chièu kích chiêm niệm; ta phải phục hồi nó ngay vào lúc này”.
Nói đến chiêm niệm, ngài bảo: đây là lúc ta phải nhìn thấy người nghèo. Chúa Giêsu bảo chúng ta luôn có người nghèo ở với chúng ta. Đúng thế. Họ là một thực tại ta không thể bác bỏ. Nhưng người nghèo ẩn khuất, vì nghèo khó là chuyện đáng e lệ. Họ ở đó, nhưng ta không thấy họ, họ trở thành sự vật.
Nhưng Thánh Têrêxa thành Calcutta thấy họ và đã có can đảm dấn thân vào con đường hoán cải hồi tâm. “Nhìn thấy” người nghèo là phục hồi nhân tính của họ. Họ không phải là sự vật, 1 thứ rác rưởi; họ là những con người. Ngài nhấn mạnh: “ta không thể bằng lòng với một chính sách xã hội giống như chính sách dành để cứu thú vật. Chúng ta thường coi người nghèo như những thú vật được cứu vớt. Chúng ta không thể hài lòng với một chính sách xã hội nửa vời”.
Phải nói gương các ông thánh bà thánh hiện sống ngay cạnh bên mình. Ngài có ý nói đến các bác sĩ, các thiện nguyện viên, các nữ tu, linh mục, công nhân cửa hàng... đang làm bổn phận để xã hội tiếp tục vận hành. “Biết bao bác sĩ và y tá đã chết! Biết bao nữ tu đã chết! Tất cả đang phục vụ...
Tóm lại, ngài nói nay là lúc hoán cải hồi tâm, ta có cơ hội làm thế. Đừng để cơ hội truồi mất.
Một Giáo hội phi định chế?
Câu hỏi thứ năm: liệu qua cuộc khủng hoảng này, có phát sinh ra một Giáo Hội có tinh thần truyền giáo hơn, sáng tạo hơn, ít định chế hơn, một thứ “giáo hội tại gia” mới mẻ?
Đức Phanxicô có vẻ không thích kiểu nói: ít định chế hơn, vì Giáo Hội vốn là một định chế. Ngài bảo: đúng hơn, phải có một Giáo hội ít bám vào những lối suy nghĩa cố định nào đó. Ngài cho rằng mơ về một Giáo Hội phi định chế, một Giáo Hội ngộ đạo không có định chế hay một Giáo Hội lệ thuộc các định chế cố định, tất cả đều là cám dỗ. Đấng làm ra Giáo Hội là Chúa Thánh Thần, Người đâu có ngộ đạo kiểu Pelagiô. Chính Chúa Thánh Thần định chế hóa Giáo Hội theo lối thay đổi, bổ túc, vì Người kích thích việc mất trật tự bằng các đặc sủng, nhưng sau đó, từ trạng thái mất trật tự này, Người tạo ra sự hòa hợp.
Một Giáo Hội thực sự tự do không phải là một Giáo Hội hỗn loạn, vì tự do là hồng ân của Thiên Chúa. Một Giáo Hội định chế là một Giáo Hội được Chúa Thánh Thần định chế hóa.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng luôn có sự căng thẳng giữa mất trật tự và hòa hợp, nhưng Giáo Hội phải thoát khỏi cuộc khủng hoảng. “Chúng ta phải học sống trong một Giáo Hội hiện hữu trong sự căng thẳng giữa mất trật tự và hòa hợp do Chúa Thánh Thần thúc đẩy”.
Theo ngài, Sách Tông đồ Công vụ cho thấy rõ: Chúa Thánh Thần phi định chế hóa những gì không hữu ích nữa và Người định chế hóa “tương lai” của Giáo Hội. Bởi thế, Giáo Hội cần thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Đức Phanxicô thuật lại điều ngài khuyên 1 Giám Mục gần đây: vị Giám Mục này ban phép sức dầu bệnh nhân Covid-19 từ bên ngoài hành lang phòng bệnh, bị 1 nhà luật học giáo luật chặn lại nói là không đúng cách, phải đụng đến người bệnh mới thành sự. Vị Giám Mục này gọi hỏi ý kiến Đức Phanxicô. Đức Phanxicô chỉ vỏn vẹn nói: “Đức Cha cứ thi hành bổn phận linh mục của mình”. Vị Giám Mục này thưa lại Grazie, ho capito (“cám ơn Đức Thánh Cha, con hiểu) và từ đó, thực hành phương thức này khắp nơi.
Đức Phanxicô nhận định: “đấy là sự tự do của Thánh Thần giữa cơn khủng hoảng, chứ không phải một Giáo Hội đóng kín trong định chế. Điều này không có nghĩa giáo luật không quan trọng: nó quan trọng, nó hữu ích, và xin vui lòng xử dụng tốt nó, nó gây ích cho chúng ta. Nhưng điều giáo luật sau cùng nói rằng trọn bộ giáo luật là vì phần rỗi các linh hồn và đó là điều mở tung cánh cửa để chúng ta ra đi trong các thời buổi khó khăn để đem an ủi của Chúa cho mọi người.
Còn về “Giáo Hội tại gia” thời buộc phải ở trong nhà, Đức Phanxicô nhấn mạnh lại cần có óc sáng tạo: tránh nguy cơ các phương tiện truyền thông kéo ta ra khỏi thực tại, tìm cách phát biểu đức tin.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Sản Việt Nam Đã Để Mất Chủ Quyền Ở Biển Đông
Phạm Trần
10:25 09/04/2020
Có thêm bằng chứng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã để mất chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn huyênh hoang:”độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững”.
Trong khi đó, dù sự việc tầu tuần tra Trung Cộng đâm chìm tầu cá Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng vẫn có báo chỉ dám coi tai nạn do “tầu nước ngoài” gây ta.
Việc mới nhất xẩy ra vào khoảng 3h ngày 2/4 (2020) khi tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS của ông Trần Hồng Thọ (ngụ xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Rất may, toàn bộ 8 thuyền viên thoát chết và được trả tự do, sau khi bị điều tra.
Nhưng câu chuyện không giản dị như thế. Theo tin từ Việt Nam thì sau khi nhận được tin báo tầu ông Thọ gặp nạn, “3 tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ.
Nhưng 3 tàu cá này lại bị tàu Trung Quốc truy đuổi. 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về.”
TẦU NƯỚC NGOÀI
Trước, sau vẫn chỉ có tầu tuần tra Trung Cộng đã đâm chìm tầu cá của ông Trần Hồng Thọ, vậy mà báo Lao Động vẫn chỉ dám đưa tin tàu của ông Thọ bị “tàu nước ngoài” đâm chìm. Trong khi báo Thanh Niên cũng viết:” Tối 2.4, một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi xác nhận với Thanh Niên có nhận được thông báo của ngư dân trên địa bàn tỉnh về việc tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm khi đánh cá ở đảo Phú Lâm.”
Tại sao hai báo Lao Động và Thanh Niên lại vô trách nhiệm như thế? Ai đã ra lệnh cho hai báo này không được viết đích danh tầu Trung Quốc?
Đã có một thời gian dài trong nhiều năm, báo đài nhà nước không dám gọi đích danh lính hay tầu Trung Quốc đã tấn công, cướp của và giết ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông. Theo lệnh của Ban Tuyên giáo đảng, báo đài chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu lạ”, “tầu nước ngoài”, và gọi lính Trung Cộng là “lực lượng võ trang nước ngoài”.
Thậm chí cón có nhiều viên chức đảng, nhà nước, Đại biểu Quốc hội và Tướng lĩnh cũng tránh nói tên Trung Quốc vì sợ phạm húy, mỗi khi phải nói đền những hành động sai trái của Bắc Kinh.
Phài chăng tư duy lệ thuộc, sợ hãi Trung Cộng của lãnh đạo đã lây truyền sang dân khiến cho việc đụng đến tên Trung Quốc bị coi là “nhậy cảm”?
Bằng chứng này cũng đã xẩy ra trong bài báo của trang điện tử Tiếng nói nước Nga (TNNN, Sputniknews.com), khi báo này đưa tin về tầu cá Quảng Ngãi ngày 02/04/020.
Trang này viết:”Lúc 6 giờ ngày 2 tháng 4, bà Nguyễn Thị Chi (vợ ngư dân Trần Hồng Thọ) nhận được điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Hồng (sinh năm 1983, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) báo phương tiện của ngư dân Trần Hồng Thọ bị tàu nước ngoài tông chìm ở đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) tại tọa độ 16o42'N-112o25'44” E”, văn bản của Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho hay.”
Báo TNNN viết tiếp:”Được biết, vụ tàu cá Quảng Ngãi của ngư dân Trần Hồng Thọ bị phía Trung Quốc đâm chìm mới đây không phải trường hợp đầu tiên. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nhấn mạnh, những năm qua, ngư dân Bình Châu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung rất “căm phẫn” trước hành động của các tàu cá Trung Quốc.
Điển hình, cách đây khoảng một năm, khi đang khai thác hải sản tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa), cách bờ biển Đà Nẵng chừng 198 hải lý, con tàu mang công suất 575 CV của ngư dân Nguyễn Minh Hùng (SN 1975, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) cùng 4 thuyền viên bị tàu Trung Quốc lù lù áp sát.
Bị rượt đuổi và phun vòi rồng không ngớt, tàu của vị thuyền trưởng có thâm niên hơn 20 năm đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa không may va vào bãi đá ngầm, chìm nghỉm.
Rất may, 5 ngư dân trên tàu cá bị chìm giữa trùng khơi được một tàu bạn ở cùng địa phương ứng cứu kịp thời. Điều đáng lên án, thời khắc các ngư dân Quảng Ngãi tự cứu nhau ở Hoàng Sa, phía tàu Trung Quốc vẫn lảng vảng, vô cảm, bỏ mặc tàu Việt Nam, trong khi ngư dân Việt Nam đã nhiều lần cứu ngư dân Trung Quốc.”
Tính đến cuối tháng 12/2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5.571 tàu đánh cá trong đó tàu có chiều dài trên 15m là 3.358 chiếc. Sản lượng khai thác năm 2019 là 250.667 tấn. Ngư dân Quảng Ngãi vốn có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt xa bờ. Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động khắp các ngư trường trong cả nước từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Đông – Tây – Nam bộ, Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực.”
(theo báo sputniknews.com, Tiếng nói nước Nga)
ĐÔI CO VIỆT-TẦU
Nhưng lần này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh đã chối biến trách nhiệm của tầu Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 3/4/020, bà này cho biết:"Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi.
Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm.”
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết".
Nhiều báo Việt Nam chỉ trích bà Oánh đã thay trắng đổi đen. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ biết nói nhẹ nhàng:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm".
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao ngày 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Nhưng có bao giờ ngư dân Việt Nam nhân được đồng bạc bồi thường nào chưa, hay “chờ được vạ thì má đã sưng” như bấy lâu nay?
TẦU CẢNH SÁT BIỂN VN ĐÂU?
Phản ứng nhũn như con chi chi quen thuộc của Bộ Ngoại giao Việt Nam không làm ai ngạc nhiên, vì chỉ là những câu chữ vuốt đuôi đã được nói đi lập lại nhiều lần. Có đáng quan tâm chăng là lời than phiền của ông Võ Duy Khánh, một ngư dân trên chiếc tàu bị chìm ở biển Hòang Sa ngày 2/4 (2020) đã nói với BBC Tiếng Việt rằng:”Lúc xảy ra đụng độ, tôi chỉ thấy tàu Trung Quốc chứ không thấy lực lượng chức năng Việt Nam.”
Đây là câu nói chua chát, vì đã nói lên sự thật phũ phàng rằng 3 lực lượng của Việt Nam gồm Hải Quân, Cảnh sát biển và kiểm ngư đã hoàn toàn vô dụng và bất lực trước hành động ngang ngược của Trung Cộng ở Biển Đông.
Trong thực tế thì Việt Nam Cộng sản đã mất quyền kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi Trung Cộng chiếm đảo từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội cũng mất phần lớn quyền kiểm soát ở Trường Sa từ sau trận Gạc Ma với quân Trung Cộng ngày 14/03/1988.
Nên biết sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sỹ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef),Trường Sa, ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).
Sau đó, Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng.
BÀNH TRƯỚNG Ở TRƯỜNG SA
Đảng và nhà nước CSVN không những đã bất lực ngăn cản quân Tầu tự do tuần hành an ninh ở Trường Sa mà còn không dám ngăn cản Trung Cộng tái tạo và xây dựng các bãi đá thành các căn cứ Quân sự ở Trường Sa.
Mới đây vào tháng 03/2020, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi
Ngày 26-3 (2020), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam." (Thông tin của Bộ Ngoại Gieo Việt Nam)
Các nguồn tin Tây phương cho hay quân đội Trung Quốc cũng đã xây dựng một số hệ thống giám sát trên đá Chữ Thập nhằm phục vụ bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thực vật và nước ngọt.
Đối với đá Subi, trạm nghiên cứu đã "hoàn thành thiết kế dự án của hệ thống quan sát" cho mục đích phòng chống thảm họa địa chất và bảo tồn nước ngọt.
KHẢ NĂNG CHỮ THẬP
Vị trí của Chữ Thập đã biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tư Chính và căn cứ Hải quân và tầu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ở phía bắc, trong khoảng cách ngót 2,000 cây số.
Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào?
Báo Thanh niên viết:”Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.
Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…
Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.
Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.” (Thanh Niên, ngày 13/06/2019)
Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT) thì :”Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)…”
BKTT viết thêm:“…Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.”
Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một “phép thử” cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Dông và riêng Việt Nam ở phía cực nam của hình Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm dành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.
SUBI CÓ GÌ?
Theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT), đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 cây số về phía tây nam.
Đá Xu Bi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát rạn vòng này từ năm 1988 đến nay.
Tên gọi: đá Xu Bi; tiếng Anh: Subi Reef; tiếng Filipino: Zamora; tiếng Trung: 渚碧礁; bính âm: Zhǔbì jiāo; Hán-Việt: Chử Bích tiêu.
Đặc điểm: chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km.
Căn cứ theo tài liệu của Center for Strategic and International Studies (CSIS) ở Washington, D.C. báo Tuổi Trẻ online thông tin ngày24/05/2018:”Ảnh chụp tháng 10-2017 cho thấy các công trình trái phép Trung Quốc xây phía bắc đá Subi. 1) Các kho chứa ngầm dưới lòng đất; 2) Các cơ sở cảm biến và liên lạc; 3) Cầu cảng di động dùng để bốc dỡ hàng hóa; 4) Trạm radar cao tần; 5) Một trong 4 công sự phòng thủ. Vị trí được cho là doanh trại của thủy quân lục chiến Trung Quốc nằm sát khu vực số 2.”
“Những công trình trên đá Subi thoạt đầu dễ khiến người ta nhầm lẫn đó là một thị trấn nhỏ trên đất liền. Những con đường nhỏ, sân thể thao và các tòa nhà kiểu dân sự đó sẽ sớm được lấp đầy bởi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lính thủy quân lục chiến Trung Quốc.”, các chuyên gia phân tích cảnh báo.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dự đoán:” Một trung tâm hành chính đã dần hình thành trên đá Subi làm dấy lên suy đoán thực thể này sẽ sớm đón nhận các thành phần dân sự tới sinh sống.”
Tuổi Trẻ viết tiếp rằng:”Theo dữ liệu từ Earthrise, một tổ chức phi chính phủ, Trung Quốc đã xây trái phép hơn 400 công trình kiên cố trên đá Subi kể từ năm 2014. Số lượng các công trình này đã bằng với số công trình Trung Quốc xây trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Các chuyên gia Tây phương nói thêm:”Subi là thực thể nhân tạo lớn nhất trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Cùng với đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, đá Subi được xếp vào nhóm "Tam Đại" với đầy đủ các công trình như nhà chứa tên lửa, đường băng 3.000m, các nhà chứa máy bay cỡ lớn và những công trình theo dõi tàu bè, máy bay nước ngoài.”
Dữ liệu từ Earthrise cho thấy trên đá Chữ Thập và Vành Khăn chỉ có khoảng 190 công trình và cấu trúc.
Tổng cộng Trung Quốc đã xây hơn 1.600 công trình trên các thực thể mà nước này chiếm đóng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đài CNBC, chuyên môn về tài chính và thể thao của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn.
VẪN TRƠ RA NHÌN
Trước những đe dọa quân sự nhãn tiền của Trung Cộng ở Biển Đông, đảng và nhà nước SVN đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đạo nói chung, cũng như cuộc sống gian khổ và nguy hiểm của ngư dân nói riêng?
Không có hành động gì hết trọi. Ngoại trừ một việc rất mất nhân đối với các ngư phủ như đã chứng minh lần thứ nhất, sau khi Trung Cộng cho tầu Hải Dương 981 xâm nhập tìm kiếm dầu bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tề của Việt Nam năm 2014, và lần thứ hai, năm 2019, với tầu Hải Dương 8 xâm nhập bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông nam.
Đó là việc nhà nước CSVN đã vô trách nhiệm trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân khi họ chỉ có hai bàn tay trắng.
Cả hai lần, nhà nước đã trao cho ngư dân, ít nhất mỗi chủ tầu môt lá cờ Đỏ Sao Vàng để treo trên cột cao của con thuyền khi ra khơi đánh bắt.
Hành động này, đối với dân là yêu nước, nhưng khi nhà nước không có lực lượng bảo vệ dân ra khơi đánh bắt, mà để cho kẻ thù Trung Cộng mặc sức đe dọa và đán áp ngư dân thì có phải là hành động đem con bỏ chợ, hay trao trứng cho ác không?
Những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ biển đảo như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng ven biển và không quân hãy tự đấm ngực hỏi mình đã làm gì để bảo vệ ngư dân?
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã làm gì để bảo vệ các thuyền đánh cá trên các vùng biển đảo Tổ tiên ta để lại?
Hay những người có trách nhiệm này chỉ biết phát rét khi nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình nhắc lại nhiều lần rằng :” Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải.…” (Tuyên bố tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/09/2015)
(“Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests.”—Họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, ngày 25/09/2015)
Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (NUS, National University of Singapore).
Ông Tập nói vào sáng ngày 07/11/2015:” Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, do đó Trung Quốc phải “giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình”
Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ 1 ngày sau khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo đảng và nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015.
Ông Tập nói: “Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng…Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”
Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”
Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Về phấn mình, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội:“ Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu”.
Ông Trọng còn:”Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình”.
Mới nhất là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10 (2019) ở Bắc Kinh (9th Xiangshan forum).
Trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam, họ Ngụy nói thẳng:”Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.
(The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China’s territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away.” (Reuters News Agency)
Nên nhắc lại, vào tháng 06 năm 2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng, Phạm Trường Long, cũng đã nói thẳng với tướng Ngô Xuân Lịch rằng:”Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh)
Vì lời tuyên bố như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam mà họ Phạm đã gặp vào thời điểm này gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang (qua đời ngày 21/09/2018) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên tướng Phạm Trường Long đã lên đường về nước ngay chiều ngày 18/6/2017, không tham dự các hoạt động “giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”.
Như vậy thì lãnh đạo CSVN còn chần chừ gì nữa mà không kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế để dành lại một lần cho dứt khoát chủ quyền toàn vẹn của biển đảo và lành thổ?
Hay vì con Virus Vũ Hán (Covid 19), cũng xuất phát từ Trung Cộng, đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng tối mắt nên không biết đâu mà mò nữa? -/-
Phạm Trần
(04/010)
Trong khi đó, dù sự việc tầu tuần tra Trung Cộng đâm chìm tầu cá Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng vẫn có báo chỉ dám coi tai nạn do “tầu nước ngoài” gây ta.
Việc mới nhất xẩy ra vào khoảng 3h ngày 2/4 (2020) khi tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS của ông Trần Hồng Thọ (ngụ xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Rất may, toàn bộ 8 thuyền viên thoát chết và được trả tự do, sau khi bị điều tra.
Nhưng câu chuyện không giản dị như thế. Theo tin từ Việt Nam thì sau khi nhận được tin báo tầu ông Thọ gặp nạn, “3 tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ.
Nhưng 3 tàu cá này lại bị tàu Trung Quốc truy đuổi. 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về.”
TẦU NƯỚC NGOÀI
Trước, sau vẫn chỉ có tầu tuần tra Trung Cộng đã đâm chìm tầu cá của ông Trần Hồng Thọ, vậy mà báo Lao Động vẫn chỉ dám đưa tin tàu của ông Thọ bị “tàu nước ngoài” đâm chìm. Trong khi báo Thanh Niên cũng viết:” Tối 2.4, một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi xác nhận với Thanh Niên có nhận được thông báo của ngư dân trên địa bàn tỉnh về việc tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm khi đánh cá ở đảo Phú Lâm.”
Tại sao hai báo Lao Động và Thanh Niên lại vô trách nhiệm như thế? Ai đã ra lệnh cho hai báo này không được viết đích danh tầu Trung Quốc?
Đã có một thời gian dài trong nhiều năm, báo đài nhà nước không dám gọi đích danh lính hay tầu Trung Quốc đã tấn công, cướp của và giết ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông. Theo lệnh của Ban Tuyên giáo đảng, báo đài chỉ dám gọi tầu Trung Cộng là “tầu lạ”, “tầu nước ngoài”, và gọi lính Trung Cộng là “lực lượng võ trang nước ngoài”.
Thậm chí cón có nhiều viên chức đảng, nhà nước, Đại biểu Quốc hội và Tướng lĩnh cũng tránh nói tên Trung Quốc vì sợ phạm húy, mỗi khi phải nói đền những hành động sai trái của Bắc Kinh.
Phài chăng tư duy lệ thuộc, sợ hãi Trung Cộng của lãnh đạo đã lây truyền sang dân khiến cho việc đụng đến tên Trung Quốc bị coi là “nhậy cảm”?
Bằng chứng này cũng đã xẩy ra trong bài báo của trang điện tử Tiếng nói nước Nga (TNNN, Sputniknews.com), khi báo này đưa tin về tầu cá Quảng Ngãi ngày 02/04/020.
Trang này viết:”Lúc 6 giờ ngày 2 tháng 4, bà Nguyễn Thị Chi (vợ ngư dân Trần Hồng Thọ) nhận được điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Hồng (sinh năm 1983, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) báo phương tiện của ngư dân Trần Hồng Thọ bị tàu nước ngoài tông chìm ở đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) tại tọa độ 16o42'N-112o25'44” E”, văn bản của Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho hay.”
Báo TNNN viết tiếp:”Được biết, vụ tàu cá Quảng Ngãi của ngư dân Trần Hồng Thọ bị phía Trung Quốc đâm chìm mới đây không phải trường hợp đầu tiên. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nhấn mạnh, những năm qua, ngư dân Bình Châu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung rất “căm phẫn” trước hành động của các tàu cá Trung Quốc.
Điển hình, cách đây khoảng một năm, khi đang khai thác hải sản tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa), cách bờ biển Đà Nẵng chừng 198 hải lý, con tàu mang công suất 575 CV của ngư dân Nguyễn Minh Hùng (SN 1975, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) cùng 4 thuyền viên bị tàu Trung Quốc lù lù áp sát.
Bị rượt đuổi và phun vòi rồng không ngớt, tàu của vị thuyền trưởng có thâm niên hơn 20 năm đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa không may va vào bãi đá ngầm, chìm nghỉm.
Rất may, 5 ngư dân trên tàu cá bị chìm giữa trùng khơi được một tàu bạn ở cùng địa phương ứng cứu kịp thời. Điều đáng lên án, thời khắc các ngư dân Quảng Ngãi tự cứu nhau ở Hoàng Sa, phía tàu Trung Quốc vẫn lảng vảng, vô cảm, bỏ mặc tàu Việt Nam, trong khi ngư dân Việt Nam đã nhiều lần cứu ngư dân Trung Quốc.”
Tính đến cuối tháng 12/2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5.571 tàu đánh cá trong đó tàu có chiều dài trên 15m là 3.358 chiếc. Sản lượng khai thác năm 2019 là 250.667 tấn. Ngư dân Quảng Ngãi vốn có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt xa bờ. Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động khắp các ngư trường trong cả nước từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Đông – Tây – Nam bộ, Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực.”
(theo báo sputniknews.com, Tiếng nói nước Nga)
ĐÔI CO VIỆT-TẦU
Nhưng lần này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh đã chối biến trách nhiệm của tầu Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 3/4/020, bà này cho biết:"Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi.
Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm.”
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết".
Nhiều báo Việt Nam chỉ trích bà Oánh đã thay trắng đổi đen. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ biết nói nhẹ nhàng:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm".
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao ngày 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Nhưng có bao giờ ngư dân Việt Nam nhân được đồng bạc bồi thường nào chưa, hay “chờ được vạ thì má đã sưng” như bấy lâu nay?
TẦU CẢNH SÁT BIỂN VN ĐÂU?
Phản ứng nhũn như con chi chi quen thuộc của Bộ Ngoại giao Việt Nam không làm ai ngạc nhiên, vì chỉ là những câu chữ vuốt đuôi đã được nói đi lập lại nhiều lần. Có đáng quan tâm chăng là lời than phiền của ông Võ Duy Khánh, một ngư dân trên chiếc tàu bị chìm ở biển Hòang Sa ngày 2/4 (2020) đã nói với BBC Tiếng Việt rằng:”Lúc xảy ra đụng độ, tôi chỉ thấy tàu Trung Quốc chứ không thấy lực lượng chức năng Việt Nam.”
Đây là câu nói chua chát, vì đã nói lên sự thật phũ phàng rằng 3 lực lượng của Việt Nam gồm Hải Quân, Cảnh sát biển và kiểm ngư đã hoàn toàn vô dụng và bất lực trước hành động ngang ngược của Trung Cộng ở Biển Đông.
Trong thực tế thì Việt Nam Cộng sản đã mất quyền kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi Trung Cộng chiếm đảo từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội cũng mất phần lớn quyền kiểm soát ở Trường Sa từ sau trận Gạc Ma với quân Trung Cộng ngày 14/03/1988.
Nên biết sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sỹ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef),Trường Sa, ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).
Sau đó, Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng.
BÀNH TRƯỚNG Ở TRƯỜNG SA
Đảng và nhà nước CSVN không những đã bất lực ngăn cản quân Tầu tự do tuần hành an ninh ở Trường Sa mà còn không dám ngăn cản Trung Cộng tái tạo và xây dựng các bãi đá thành các căn cứ Quân sự ở Trường Sa.
Mới đây vào tháng 03/2020, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã xây dựng thêm hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi
Ngày 26-3 (2020), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam." (Thông tin của Bộ Ngoại Gieo Việt Nam)
Các nguồn tin Tây phương cho hay quân đội Trung Quốc cũng đã xây dựng một số hệ thống giám sát trên đá Chữ Thập nhằm phục vụ bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thực vật và nước ngọt.
Đối với đá Subi, trạm nghiên cứu đã "hoàn thành thiết kế dự án của hệ thống quan sát" cho mục đích phòng chống thảm họa địa chất và bảo tồn nước ngọt.
KHẢ NĂNG CHỮ THẬP
Vị trí của Chữ Thập đã biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tư Chính và căn cứ Hải quân và tầu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ở phía bắc, trong khoảng cách ngót 2,000 cây số.
Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào?
Báo Thanh niên viết:”Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.
Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…
Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.
Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.” (Thanh Niên, ngày 13/06/2019)
Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT) thì :”Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)…”
BKTT viết thêm:“…Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.”
Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một “phép thử” cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Dông và riêng Việt Nam ở phía cực nam của hình Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm dành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.
SUBI CÓ GÌ?
Theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT), đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 cây số về phía tây nam.
Đá Xu Bi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát rạn vòng này từ năm 1988 đến nay.
Tên gọi: đá Xu Bi; tiếng Anh: Subi Reef; tiếng Filipino: Zamora; tiếng Trung: 渚碧礁; bính âm: Zhǔbì jiāo; Hán-Việt: Chử Bích tiêu.
Đặc điểm: chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km.
Căn cứ theo tài liệu của Center for Strategic and International Studies (CSIS) ở Washington, D.C. báo Tuổi Trẻ online thông tin ngày24/05/2018:”Ảnh chụp tháng 10-2017 cho thấy các công trình trái phép Trung Quốc xây phía bắc đá Subi. 1) Các kho chứa ngầm dưới lòng đất; 2) Các cơ sở cảm biến và liên lạc; 3) Cầu cảng di động dùng để bốc dỡ hàng hóa; 4) Trạm radar cao tần; 5) Một trong 4 công sự phòng thủ. Vị trí được cho là doanh trại của thủy quân lục chiến Trung Quốc nằm sát khu vực số 2.”
“Những công trình trên đá Subi thoạt đầu dễ khiến người ta nhầm lẫn đó là một thị trấn nhỏ trên đất liền. Những con đường nhỏ, sân thể thao và các tòa nhà kiểu dân sự đó sẽ sớm được lấp đầy bởi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lính thủy quân lục chiến Trung Quốc.”, các chuyên gia phân tích cảnh báo.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dự đoán:” Một trung tâm hành chính đã dần hình thành trên đá Subi làm dấy lên suy đoán thực thể này sẽ sớm đón nhận các thành phần dân sự tới sinh sống.”
Tuổi Trẻ viết tiếp rằng:”Theo dữ liệu từ Earthrise, một tổ chức phi chính phủ, Trung Quốc đã xây trái phép hơn 400 công trình kiên cố trên đá Subi kể từ năm 2014. Số lượng các công trình này đã bằng với số công trình Trung Quốc xây trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Các chuyên gia Tây phương nói thêm:”Subi là thực thể nhân tạo lớn nhất trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Cùng với đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, đá Subi được xếp vào nhóm "Tam Đại" với đầy đủ các công trình như nhà chứa tên lửa, đường băng 3.000m, các nhà chứa máy bay cỡ lớn và những công trình theo dõi tàu bè, máy bay nước ngoài.”
Dữ liệu từ Earthrise cho thấy trên đá Chữ Thập và Vành Khăn chỉ có khoảng 190 công trình và cấu trúc.
Tổng cộng Trung Quốc đã xây hơn 1.600 công trình trên các thực thể mà nước này chiếm đóng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đài CNBC, chuyên môn về tài chính và thể thao của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn.
VẪN TRƠ RA NHÌN
Trước những đe dọa quân sự nhãn tiền của Trung Cộng ở Biển Đông, đảng và nhà nước SVN đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đạo nói chung, cũng như cuộc sống gian khổ và nguy hiểm của ngư dân nói riêng?
Không có hành động gì hết trọi. Ngoại trừ một việc rất mất nhân đối với các ngư phủ như đã chứng minh lần thứ nhất, sau khi Trung Cộng cho tầu Hải Dương 981 xâm nhập tìm kiếm dầu bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tề của Việt Nam năm 2014, và lần thứ hai, năm 2019, với tầu Hải Dương 8 xâm nhập bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông nam.
Đó là việc nhà nước CSVN đã vô trách nhiệm trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân khi họ chỉ có hai bàn tay trắng.
Cả hai lần, nhà nước đã trao cho ngư dân, ít nhất mỗi chủ tầu môt lá cờ Đỏ Sao Vàng để treo trên cột cao của con thuyền khi ra khơi đánh bắt.
Hành động này, đối với dân là yêu nước, nhưng khi nhà nước không có lực lượng bảo vệ dân ra khơi đánh bắt, mà để cho kẻ thù Trung Cộng mặc sức đe dọa và đán áp ngư dân thì có phải là hành động đem con bỏ chợ, hay trao trứng cho ác không?
Những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ biển đảo như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng ven biển và không quân hãy tự đấm ngực hỏi mình đã làm gì để bảo vệ ngư dân?
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã làm gì để bảo vệ các thuyền đánh cá trên các vùng biển đảo Tổ tiên ta để lại?
Hay những người có trách nhiệm này chỉ biết phát rét khi nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình nhắc lại nhiều lần rằng :” Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải.…” (Tuyên bố tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/09/2015)
(“Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests.”—Họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, ngày 25/09/2015)
Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (NUS, National University of Singapore).
Ông Tập nói vào sáng ngày 07/11/2015:” Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, do đó Trung Quốc phải “giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình”
Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ 1 ngày sau khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo đảng và nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015.
Ông Tập nói: “Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng…Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”
Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”
Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Về phấn mình, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội:“ Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu”.
Ông Trọng còn:”Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình”.
Mới nhất là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10 (2019) ở Bắc Kinh (9th Xiangshan forum).
Trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam, họ Ngụy nói thẳng:”Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.
(The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China’s territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away.” (Reuters News Agency)
Nên nhắc lại, vào tháng 06 năm 2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng, Phạm Trường Long, cũng đã nói thẳng với tướng Ngô Xuân Lịch rằng:”Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh)
Vì lời tuyên bố như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam mà họ Phạm đã gặp vào thời điểm này gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang (qua đời ngày 21/09/2018) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên tướng Phạm Trường Long đã lên đường về nước ngay chiều ngày 18/6/2017, không tham dự các hoạt động “giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”.
Như vậy thì lãnh đạo CSVN còn chần chừ gì nữa mà không kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế để dành lại một lần cho dứt khoát chủ quyền toàn vẹn của biển đảo và lành thổ?
Hay vì con Virus Vũ Hán (Covid 19), cũng xuất phát từ Trung Cộng, đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng tối mắt nên không biết đâu mà mò nữa? -/-
Phạm Trần
(04/010)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Cha Nhân Hậu - Đoản Khúc 3: Lá Thư Không Gởi
Lm. Nguyễn Tầm Thường
09:53 09/04/2020
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. (Lc. 15: 14-20)
Luca vẽ chân dung người con thứ bỏ nhà đi bằng nhiều bóng màu kỳ diệu. Lúc ẩn, lúc hiện. Trong ánh nắng chiều tà có dáng bình minh. Trong niềm vui có ngại ngùng. Trong tiếng đàn ca của bữa tiệc có lo âu bấp bênh của người cha không biết người con cả có vào chung vui hay không. Lối về của người con thứ đem nỗi vui cho cha, nhưng Luca lại pha gam mầu nỗi vui bằng dang dở của người anh, bằng thái độ không tha thiết trên đường về của đứa con đi hoang. Luca dùng màu sắc hỗn độn, êm đềm chen lẫn đe dọa. Âm u mà không đến nỗi ê chề. Để tâm hồn mình vào dấu hỏi: Nếu người con tha thiết sám hối, rồi hồi tâm nhớ cha trở về, chứ không phải vì đói, thì câu chuyện có đẹp hơn không.
Luca cho nhân vật trở về bằng cái đói. Một động lực mà trong màu sắc đó không có gì cao sang. Một gam mầu khá ảm đạm.
Tại sao vậy?
Tại sao người con thứ không về bằng gam mầu rực rỡ như tiếng khóc thảm thiết sám hối của Phêrô?
Tại sao Luca không viết rằng người con cả ùa chạy vào nhà ôm em. Những cái kết có hậu như thế thì câu chuyện có đẹp hơn không?
LÁ THƯ KHÔNG GỞI
Anh thân mến, ngày anh về, Luca cho chúng tôi biết anh không nhìn thấy cha mình trước. Cha anh thấy anh trước. Luca dùng một mảnh màu xám đưa anh về. Đáng nhẽ Luca nên viết: Từ đàng xa anh đã trông thấy cha mình. Anh bước lẹ hơn, anh lao về phía trước để mong gặp lại cha. Viết như vậy thì bức tranh tuyệt vời. Nếu anh quỳ trước cha và khóc đời sám hối thì mầu sắc bức tranh còn huy hoàng hơn nữa. Tất cả các gam mầu ấy sẽ là rộn rã hân hoan. Mầu sắc sẽ là lòng sám hối như bình minh sáng lên mặt trời.
Câu chuyện Luca kể bước chân anh về không có rực rỡ hân hoan của màu phượng đỏ mến yêu. Anh đi về tần ngần, thiếu tha thiết. Anh không trông thấy cha mình. Anh không như một mẫu mực cho đời. Chẳng lẽ tôi bảo hãy như người con hoang đàng trở về, là đợi đến khi đói không ai cho ăn nữa thì mới về sao.
Hôm nay, trong tu đức, người ta khuyên rằng hãy yêu Chúa, sám hối ăn năn mà về. Nếu không ngại lời, người ta có thể nói thêm: Đừng như người con hoang đàng, đợi đến khi đồ ăn của heo cũng không có ăn mới quay đầu về.
Lời khuyên như thế, tôi thấy rất lý tưởng.
Lời khuyên thật đẹp, nhưng xét cho cùng, tôi thấy có vấn đề. Lời khuyên tu đức ấy, tôi thấy xa xôi làm sao. Xa xôi, bởi vì ngày nào tôi mới yêu Chúa tha thiết được mà hoán cải. Ngày nào tôi mới ăn năn trọn vẹn được, nói như văn chương là cho sáng lên bình minh. Tôi thấy lối anh về dễ hơn. Đơn giản là vì miếng ăn mà về. Về như thế thì dễ hơn. Theo lối về của anh, chắc nhiều người có thể làm được. Nó không là mẫu mực, là gương soi cho đời, nhưng nó là ấm cúng do tình của cha. Cha anh đã tìm gặp anh. Chúa tìm gặp tôi thì dễ hơn là tôi tìm gặp Chúa.
Cách anh về không đẹp lắm. Nhưng dẫu gì đi nữa, thì về vẫn còn hơn không. Vì nếu anh không về thì cha anh còn phải đợi chờ nhiều hơn.
Lạy Chúa,
Con không hoán cải mà về được như các thánh hiển tu. Con không anh hùng như các thánh tử đạo. Con nhiệt thành mà không đủ. Con uể oải. Giả sử người con hoang đàng sám hối, ăn năn mà về thì bao giờ con mới làm được như anh ta. Nhìn gương các thánh anh hùng, con thấy mình bao giờ mới về được như thế. Nhìn gương các thánh sống đời nhân đức, con thèm muốn, nhưng ngày nào con mới đi được một quãng trong đời.
Lắm lúc con thấy hoang mang, lo âu và không biết mình đi về đâu. Có những chiều sâu nội tâm biết mình cần Chúa mà sao đi quá vất vả. Trong cái cùng quẫn của đời, vì đói ăn người con thứ mới về. Cách đó, mà người cha cũng đón chờ. Điều ấy cho con an ủi. Điều ấy nói với con rằng, Chúa cũng chờ con như vậy. Chúa bảo con cứ về với Chúa như thế đi. Chúa chờ con. Về với con người thì khó chứ về với Chúa rất dễ.
Luca để hình ảnh người con thứ về trong dang dở, như cái dang dở của con trong đời sống thiêng liêng. Người cha chờ anh ta để cái dang dở kia thành trọn vẹn. Chúa muốn nói với con như thế. Con thấy gần gũi hơn với bóng hình tu đức dựa vào lòng thương xót của Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót con.
Hỡi anh, tôi hiểu hơn rồi về lối viết của Luca. Lối về vì đói của anh không lý tưởng trong ánh mắt của những nhà đạo đức. Nhưng dưới con mắt các tội nhân, thì cách về của anh thật dễ. Nó thành đẹp và hy vọng cho một người tội lỗi yếu đuối. Luca để anh về trong dáng mầu xám thầm lặng. Cái về vì hồi tâm chỉ thấy mình đói mà nhà cha thì cơm dư, gạo thừa. Chợt nhìn thì thấy, động lực vì đói mà về chẳng đẹp tí nào. Nó như màu lá úa rất đỗi tầm thường. Nhưng nếu hỏi lòng, liệu mình có ăn năn sám hối mà về được không? Liệu mình có nhân đức đủ không mà trách rằng chỉ vì đói anh mới về. Lúc ấy, mới thấy thấm thía.
Nếu anh không về, cha buồn lắm. Bởi đó, trên dáng màu xám úa tầm thường ấy, trên lối về dang dở kia, Luca để cái thầm lặng nổi lên một màu tím thương của mùa Chay. Ôi! Da diết cõi lòng. Màu tím là mầu có vương vấn không vui. Có buồn đó, nhưng mà có thương.
Khi trở về, anh xin làm người tôi hầu.
Cha anh đâu có bao giờ tuyên bố anh không phải là con đâu. Anh mất địa vị làm con vì anh không muốn ở với cha. Anh muốn tuyên bố anh không phải là con. Anh ra đi.
Anh chỉ vì đói sắp chết mà về. Điều ấy có nghĩa là thà ăn đồ ăn của heo chứ không về. Thật ra, suy cho cùng, khi nào thà chết chứ không về thì đấy mới là hết lòng cậy trông. Anh vẫn về. Vì đói mà về, nhưng cũng vẫn là về. Trong anh ít nhiều vẫn có bóng hình cha. Anh tự đánh mất quyền làm con, nay anh không tự xin lại. Anh chỉ xin làm công, dựa vào ơn huệ của cha. Nếu không hy vọng cha cho mình làm công thì anh về làm chi. Luca lại để mảng màu xám kia nổi lên một con sâu đang chuyển mình thành cánh bướm. Màu xám tro kia sắp chuyển màu. Bởi vì, trên bước về không đẹp lắm kia cũng sẽ sắp có tiếng đàn ca. Anh về vì vẫn còn chút lòng cậy trông. Có thể gọi đấy là tâm tình hối hận không?
Lạy Chúa,
Hình ảnh người con thứ để cha mình ngã lên bóng tội bằng tình thương, để cha cho áo mới, để tay cha mang nhẫn, để chân anh ta giã từ gai góc là có màu sắc của sám hối rồi. Chẳng nhiều lắm, nhưng trái tim anh ta chưa thành lòng chai, dạ đá. Từ phút đó, người đọc thấy Luca để anh ta im lặng. Dưới cánh tay của cha, người con thứ bắt đầu im lặng. Chúa đã chẳng bảo con khi cầu nguyện đừng nhiều lời đó sao. Chúa biết con rồi. Chúa biết con cần đến Chúa. Xin Chúa biết khi con im lặng trước Chúa là lúc con ê chề trước cuộc đời rồi.
Biết mình không còn lối thoát mà phải về thì vẫn đáng thương hơn là đi tìm cái chết như Giuđa. Trong đời con, khi con xa Chúa, xin cho con ơn giờ sau hết là đừng mất lòng cậy trông. Làm sao mà con không hoang mang cho được, khi thấy đời mình như con dã tràng xe cát biển đông. Lắm lúc nhìn lại đời mình chẳng thấy có công chi. Tiêu hao nhiều trong cuộc sống, đi những chân trời dệt mộng. Tháng ngày rong chơi của người con thứ đem về mất mát quá nhiều. Đời con sẽ ra sao khi cuối chiều ngả bóng. Lúc bình minh giã từ gọi cuối đời đến, con trả lẽ sao về tháng ngày rong chơi trong đời.
Hỡi anh thân mến. Từ đầu câu chuyện anh ra đi cho đến lúc về, theo Phúc Âm kể, anh có nhiều toan tính dự định. Anh suy nghĩ phải nói gì với cha, hành động ra sao, khi về gặp cha. Lúc chăn heo anh ngồi suy nghĩ phải nói thế này, phải nói thế kia. Anh sửa soạn câu văn rồi lên đường về.
Ai ngờ cha đã chuẩn bị nuôi bê lâu rồi cơ mà. Không cần nói, đừng toan tính, đừng nghĩ công mình làm, đừng nghĩ lời mình nói sinh ra ơn sủng. Không biết anh có nghĩ vậy không, nhưng sau khi cha cắt ngang lời anh đang nói, thì từ đó anh im lặng. Cái thinh lặng của anh, tôi cũng cần thinh lặng để suy nghĩ. Người bạn cùng thời, Giuđa cũng toan tính, một lần hụt hẫng trong đời, nhưng rồi cuối đời lại hụt hẫng nữa. Toan tính của anh khác Giuđa vì ít nhiều anh vẫn có lòng cậy trông. Lời Phúc Âm nói với tôi là cứ về với Chúa như cách anh bám víu vào cha anh. Trong một chút cậy trông, áng màu nhẹ thôi mà Luca đẩy tôi vào một thế giới bao la tình thương của Chúa. Cách anh về, cách anh bám víu không ngờ Luca khám phá dùm tôi bằng những nét vẽ quá linh thiêng. Màu của cánh bướm còn non ấy phải nhìn bằng con mắt tình thương từ thiên đàng cúi xuống mới thấy rực rỡ.
Lạy Chúa,
Con không nhiều lòng trông cậy như các thánh. Con dự định theo ý riêng con để rồi hụt hẫng. Khi không còn biết nương thân vào đâu con mới quay về, Chúa vẫn đón con. Chúa chờ khi con không còn nơi bám víu, mới buông tay ý định, thế mà Chúa không chối từ. Cái bám víu vào cha của người con tội lỗi kia là bóng hình cho con nương theo. Đấy vẫn là sám hối ăn năn phải không Chúa. Từ khi người cha cắt ngang lời không để người con nói tiếp, Luca không nhắc gì đến người con thứ nữa. Luca để anh ta im lặng. Sau cái ôm chặt trong vòng tay cha, Luca không hề nhắc đến anh ta nữa. Luca để bóng hình anh hoàn toàn chìm vào thinh không. Như một đạo diễn điều khiển các nhân vật, Luca để người con thứ im lặng, nghe một khúc quanh mới vang lên rộn rã:
“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc. 15: 22-24).
Lạy Chúa,
Người con thứ im lặng lắng nghe một trời mới, đất mới mở ra. Chớ gì ngày nào con cũng được nghe như thế.
Anh đi xa thật xa. Xa như một cánh chim lẻ bóng. Anh phiêu lưu đời anh vào một thế giới mù tăm khuất nẻo về. Anh đổi căn cước mình như người bỏ đức tin. Bên bày heo, anh như người đi tìm một thần linh khác. Anh bỏ Kinh Thánh của đức tin tổ phụ. Anh bỏ Luật như bao người hôm nay bỏ Luật. Họ chống đối Giáo Hội. Họ đi tìm một luật mới. Cựu Ước đã cho thấy không phải có mình anh đem đời mình vào thế giới dân ngoại ấy. Ngày xưa họ đã nhảy múa bên con bò vàng. Và gọi đấy là thần linh (Xh. 32). Trong xã hội hôm nay cũng thế, rất nhiều thứ thần. Trong phim ảnh, trong văn chương, trong âm nhạc, trong y khoa, trong chính trị, người ta phiêu lưu đời họ trong ngẫu tượng.
Khi về là anh thoát khỏi nô lệ.
Khi về là anh không còn van xin họ nữa.
Khi về là anh không còn mơ ước đồ ăn của heo.
Khi về là anh không hít thở không khí vùng đất tử thần.
Khi về là anh không còn nghe tiếng đồi hoang đe dọa.
Khi về là anh không còn nghe tiếng xỉ vả.
Khi về là anh bỏ lại quá khứ.
Khi về là anh xa nghĩa trang đang chờ.
Khi về là anh vào lại căn nhà xưa.
Chỉ một cái đói thôi mà cứu anh nhiều quá.
Luca phẩy một nét cọ thôi mà tung ra một bầu trời đầy pháo bông. Chỉ có cái đói đơn độc ở đây mà Luca gởi vào đó một cầu vồng muôn màu.
Nếu đói mà anh nhất định không về thì cầu vồng kia đâu rực rỡ được. Bởi đó, tôi cần nhìn hành động vì đói mà về của anh rất có ý nghĩa. Nó là sám hối trong âm thầm. Lối anh về, ít nhiều cũng có ưu tư dằn vặt, ít nhiều cũng có xót xa. Nó là ăn năn của một cầu vồng chưa rực rỡ. Nhưng là một cầu vồng sẽ lên.
Lạy Chúa,
Chúa không muốn con đói. Cuộc đời làm con đói. Chúa không muốn con lang thang không nhà. Con tự ý muốn phiêu lưu. Nhưng ơn Chúa là làm sự dữ biến thành sự lành cho con. Bệnh tật, mất công ăn việc làm, người bạn đời lỗi thủy chung, bị kết án không ai bênh đỡ, tất cả những bóng đêm ấy Chúa có thể lấy cớ mà cứu con. Con hiểu hơn trong dụ ngôn này là hy vọng nằm trong lúc con thất vọng. Trong bất hạnh có mầm non của tái sinh. Chúa có thể lấy mọi nghịch cảnh đau đớn mà con không muốn ấy, làm đường dẫn ơn sủng cho con làm lại cuộc đời. Cái cầu vồng non mầu sám hối kia, Chúa lấy tình thương đổ vào, nó lên cao trên bầu trời cho con nhìn thấy màu hy vọng.
Hỡi người bạn thân mến,
Có một bí mật vẫn bao trùm câu chuyện. Khi về nhà, cha anh đã làm tiệc. Gặp lại bà con láng giềng. Gặp lại anh em bạn bè. Lúc ấy tâm trạng anh thế nào? Nhất là đối diện với người anh cả không mấy thiện cảm với anh?
-Một điều rõ là anh không thấy mặt người anh của mình trong nhà. Anh nghĩ gì khi người đầy tớ báo tin là có chuyện bất ngờ xảy ra, người anh cả đang tức tối nổi giận vì anh đã về?
-Tôi không biết người anh cả có vào hay không. Nhưng chuyện anh ta nổi giận khi nghe tin anh về, đó là điều tôi muốn hỏi. Anh phản ứng thế nào?
Cho dù người anh cả lúc đó vì nể sợ cha mà vào, thì sau đó, chắc chắn anh cũng biết sự thật về thái độ người anh của mình. Tôi có hai băn khoăn không rõ:
1. Anh đã phản ứng ra sao khi biết người anh cả nổi giận vì anh đã về?
2. Anh có bỏ nhà ra đi nữa không?
Ở trong nhà, đối diện người anh hàng ngày, anh có cảm thấy ấm cúng, hay là căng thẳng? Người anh kia có bình an không? Giả sử anh lại ra đi thì người anh kia có vui không? Bao nhiêu thắc mắc còn lại sau khi tôi đọc xong dụ ngôn.
Tôi biết một điều là hôm nay trong đời sống chúng tôi cũng thế thôi. Có những tâm hồn ra đi thì không biết đi đâu, mà trở về thì cũng không có lối. Người trở về mang mặc cảm, kẻ ở lại coi thường. Ban ngày không thấy đường. Ban đêm thả xuống những chán chường, rồi họ lại ra đi. Đó là chuyện vẫn xảy ra trong cộng đoàn, trong gia đình họ hàng, trong dòng tu, trong Giáo Hội.
Lạy Chúa,
Soi mình trong dụ ngôn, con thấy bóng hình cả hai người con ấy lúc ẩn, lúc hiện trong con. Giống cái bỏ nhà đi của đứa con thứ. Con không biết anh ta có đi nữa không, nhưng đã nhiều lần con về rồi lại ra đi. Con mặc cảm về sự yếu đuối của con. Con không mặc cảm vì Chúa mà vì những người biết con. Con không ngại vì Chúa mà vì những người trong Giáo Hội. Gặp những ngày chán như thế, có lần con đi, có lần con ở. Con thắc mắc không biết người con thứ kia trong dụ ngôn có đi nữa không.
Nhưng thôi, thắc mắc ấy chẳng cần thiết.
Câu hỏi ấy nên là của riêng con hỏi lòng mình.
Nhìn vào hành động của người con cả. Anh ta đương nhiên nói em mình phung phí với bọn điếm. Làm sao anh ta biết? Anh ta kết tội một cách quá dễ dàng. Đấy cũng là tội lụy của chúng con hôm nay. Chúng con cũng kết tội nhau một cách buông lơi không cần suy nghĩ.
Một điều rất rõ Luca cho con thấy, là người con cả xác quyết việc người cha mở tiệc là sai. Anh ta phản đối bữa tiệc. Anh ta bảo suy nghĩ của anh ta mới đúng. Anh ta không vào. Anh ta cần lời xin lỗi với cha, cả với người em.
Lạy Chúa,
Chuyện gì xảy ra khi người con thứ thấy thái độ của anh nó. Người con thứ ở nhà hay lại ra đi? Người anh sẽ đối xử với em thế nào? Bữa tiệc có tiếp tục vui không? Còn người cha thì sao?
Trong các thắc mắc, con không có câu trả lời. Nhưng có một câu trả lời con biết: Đó là nỗi lòng thương đau của người cha.
Xin cho con ơn biết mình. Vì lối suy nghĩ của người con cả kia, cũng có thể là lối suy nghĩ của con trong đời sống. Dễ phán xét nhau rất vội vàng. Những quyết định đối xử thế nào của người con thứ trong hoàn cảnh này cũng là của chúng con hôm nay.
Và, Chúa cũng như người cha trong câu chuyện, vẫn luôn mang thập giá vì chúng con.
Nguyễn Tầm Thường
Luca cho nhân vật trở về bằng cái đói. Một động lực mà trong màu sắc đó không có gì cao sang. Một gam mầu khá ảm đạm.
Tại sao vậy?
Tại sao người con thứ không về bằng gam mầu rực rỡ như tiếng khóc thảm thiết sám hối của Phêrô?
Tại sao Luca không viết rằng người con cả ùa chạy vào nhà ôm em. Những cái kết có hậu như thế thì câu chuyện có đẹp hơn không?
LÁ THƯ KHÔNG GỞI
Anh thân mến, ngày anh về, Luca cho chúng tôi biết anh không nhìn thấy cha mình trước. Cha anh thấy anh trước. Luca dùng một mảnh màu xám đưa anh về. Đáng nhẽ Luca nên viết: Từ đàng xa anh đã trông thấy cha mình. Anh bước lẹ hơn, anh lao về phía trước để mong gặp lại cha. Viết như vậy thì bức tranh tuyệt vời. Nếu anh quỳ trước cha và khóc đời sám hối thì mầu sắc bức tranh còn huy hoàng hơn nữa. Tất cả các gam mầu ấy sẽ là rộn rã hân hoan. Mầu sắc sẽ là lòng sám hối như bình minh sáng lên mặt trời.
Câu chuyện Luca kể bước chân anh về không có rực rỡ hân hoan của màu phượng đỏ mến yêu. Anh đi về tần ngần, thiếu tha thiết. Anh không trông thấy cha mình. Anh không như một mẫu mực cho đời. Chẳng lẽ tôi bảo hãy như người con hoang đàng trở về, là đợi đến khi đói không ai cho ăn nữa thì mới về sao.
Hôm nay, trong tu đức, người ta khuyên rằng hãy yêu Chúa, sám hối ăn năn mà về. Nếu không ngại lời, người ta có thể nói thêm: Đừng như người con hoang đàng, đợi đến khi đồ ăn của heo cũng không có ăn mới quay đầu về.
Lời khuyên như thế, tôi thấy rất lý tưởng.
Lời khuyên thật đẹp, nhưng xét cho cùng, tôi thấy có vấn đề. Lời khuyên tu đức ấy, tôi thấy xa xôi làm sao. Xa xôi, bởi vì ngày nào tôi mới yêu Chúa tha thiết được mà hoán cải. Ngày nào tôi mới ăn năn trọn vẹn được, nói như văn chương là cho sáng lên bình minh. Tôi thấy lối anh về dễ hơn. Đơn giản là vì miếng ăn mà về. Về như thế thì dễ hơn. Theo lối về của anh, chắc nhiều người có thể làm được. Nó không là mẫu mực, là gương soi cho đời, nhưng nó là ấm cúng do tình của cha. Cha anh đã tìm gặp anh. Chúa tìm gặp tôi thì dễ hơn là tôi tìm gặp Chúa.
Cách anh về không đẹp lắm. Nhưng dẫu gì đi nữa, thì về vẫn còn hơn không. Vì nếu anh không về thì cha anh còn phải đợi chờ nhiều hơn.
Lạy Chúa,
Con không hoán cải mà về được như các thánh hiển tu. Con không anh hùng như các thánh tử đạo. Con nhiệt thành mà không đủ. Con uể oải. Giả sử người con hoang đàng sám hối, ăn năn mà về thì bao giờ con mới làm được như anh ta. Nhìn gương các thánh anh hùng, con thấy mình bao giờ mới về được như thế. Nhìn gương các thánh sống đời nhân đức, con thèm muốn, nhưng ngày nào con mới đi được một quãng trong đời.
Lắm lúc con thấy hoang mang, lo âu và không biết mình đi về đâu. Có những chiều sâu nội tâm biết mình cần Chúa mà sao đi quá vất vả. Trong cái cùng quẫn của đời, vì đói ăn người con thứ mới về. Cách đó, mà người cha cũng đón chờ. Điều ấy cho con an ủi. Điều ấy nói với con rằng, Chúa cũng chờ con như vậy. Chúa bảo con cứ về với Chúa như thế đi. Chúa chờ con. Về với con người thì khó chứ về với Chúa rất dễ.
Luca để hình ảnh người con thứ về trong dang dở, như cái dang dở của con trong đời sống thiêng liêng. Người cha chờ anh ta để cái dang dở kia thành trọn vẹn. Chúa muốn nói với con như thế. Con thấy gần gũi hơn với bóng hình tu đức dựa vào lòng thương xót của Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót con.
Hỡi anh, tôi hiểu hơn rồi về lối viết của Luca. Lối về vì đói của anh không lý tưởng trong ánh mắt của những nhà đạo đức. Nhưng dưới con mắt các tội nhân, thì cách về của anh thật dễ. Nó thành đẹp và hy vọng cho một người tội lỗi yếu đuối. Luca để anh về trong dáng mầu xám thầm lặng. Cái về vì hồi tâm chỉ thấy mình đói mà nhà cha thì cơm dư, gạo thừa. Chợt nhìn thì thấy, động lực vì đói mà về chẳng đẹp tí nào. Nó như màu lá úa rất đỗi tầm thường. Nhưng nếu hỏi lòng, liệu mình có ăn năn sám hối mà về được không? Liệu mình có nhân đức đủ không mà trách rằng chỉ vì đói anh mới về. Lúc ấy, mới thấy thấm thía.
Nếu anh không về, cha buồn lắm. Bởi đó, trên dáng màu xám úa tầm thường ấy, trên lối về dang dở kia, Luca để cái thầm lặng nổi lên một màu tím thương của mùa Chay. Ôi! Da diết cõi lòng. Màu tím là mầu có vương vấn không vui. Có buồn đó, nhưng mà có thương.
Khi trở về, anh xin làm người tôi hầu.
Cha anh đâu có bao giờ tuyên bố anh không phải là con đâu. Anh mất địa vị làm con vì anh không muốn ở với cha. Anh muốn tuyên bố anh không phải là con. Anh ra đi.
Anh chỉ vì đói sắp chết mà về. Điều ấy có nghĩa là thà ăn đồ ăn của heo chứ không về. Thật ra, suy cho cùng, khi nào thà chết chứ không về thì đấy mới là hết lòng cậy trông. Anh vẫn về. Vì đói mà về, nhưng cũng vẫn là về. Trong anh ít nhiều vẫn có bóng hình cha. Anh tự đánh mất quyền làm con, nay anh không tự xin lại. Anh chỉ xin làm công, dựa vào ơn huệ của cha. Nếu không hy vọng cha cho mình làm công thì anh về làm chi. Luca lại để mảng màu xám kia nổi lên một con sâu đang chuyển mình thành cánh bướm. Màu xám tro kia sắp chuyển màu. Bởi vì, trên bước về không đẹp lắm kia cũng sẽ sắp có tiếng đàn ca. Anh về vì vẫn còn chút lòng cậy trông. Có thể gọi đấy là tâm tình hối hận không?
Lạy Chúa,
Hình ảnh người con thứ để cha mình ngã lên bóng tội bằng tình thương, để cha cho áo mới, để tay cha mang nhẫn, để chân anh ta giã từ gai góc là có màu sắc của sám hối rồi. Chẳng nhiều lắm, nhưng trái tim anh ta chưa thành lòng chai, dạ đá. Từ phút đó, người đọc thấy Luca để anh ta im lặng. Dưới cánh tay của cha, người con thứ bắt đầu im lặng. Chúa đã chẳng bảo con khi cầu nguyện đừng nhiều lời đó sao. Chúa biết con rồi. Chúa biết con cần đến Chúa. Xin Chúa biết khi con im lặng trước Chúa là lúc con ê chề trước cuộc đời rồi.
Biết mình không còn lối thoát mà phải về thì vẫn đáng thương hơn là đi tìm cái chết như Giuđa. Trong đời con, khi con xa Chúa, xin cho con ơn giờ sau hết là đừng mất lòng cậy trông. Làm sao mà con không hoang mang cho được, khi thấy đời mình như con dã tràng xe cát biển đông. Lắm lúc nhìn lại đời mình chẳng thấy có công chi. Tiêu hao nhiều trong cuộc sống, đi những chân trời dệt mộng. Tháng ngày rong chơi của người con thứ đem về mất mát quá nhiều. Đời con sẽ ra sao khi cuối chiều ngả bóng. Lúc bình minh giã từ gọi cuối đời đến, con trả lẽ sao về tháng ngày rong chơi trong đời.
Hỡi anh thân mến. Từ đầu câu chuyện anh ra đi cho đến lúc về, theo Phúc Âm kể, anh có nhiều toan tính dự định. Anh suy nghĩ phải nói gì với cha, hành động ra sao, khi về gặp cha. Lúc chăn heo anh ngồi suy nghĩ phải nói thế này, phải nói thế kia. Anh sửa soạn câu văn rồi lên đường về.
Ai ngờ cha đã chuẩn bị nuôi bê lâu rồi cơ mà. Không cần nói, đừng toan tính, đừng nghĩ công mình làm, đừng nghĩ lời mình nói sinh ra ơn sủng. Không biết anh có nghĩ vậy không, nhưng sau khi cha cắt ngang lời anh đang nói, thì từ đó anh im lặng. Cái thinh lặng của anh, tôi cũng cần thinh lặng để suy nghĩ. Người bạn cùng thời, Giuđa cũng toan tính, một lần hụt hẫng trong đời, nhưng rồi cuối đời lại hụt hẫng nữa. Toan tính của anh khác Giuđa vì ít nhiều anh vẫn có lòng cậy trông. Lời Phúc Âm nói với tôi là cứ về với Chúa như cách anh bám víu vào cha anh. Trong một chút cậy trông, áng màu nhẹ thôi mà Luca đẩy tôi vào một thế giới bao la tình thương của Chúa. Cách anh về, cách anh bám víu không ngờ Luca khám phá dùm tôi bằng những nét vẽ quá linh thiêng. Màu của cánh bướm còn non ấy phải nhìn bằng con mắt tình thương từ thiên đàng cúi xuống mới thấy rực rỡ.
Lạy Chúa,
Con không nhiều lòng trông cậy như các thánh. Con dự định theo ý riêng con để rồi hụt hẫng. Khi không còn biết nương thân vào đâu con mới quay về, Chúa vẫn đón con. Chúa chờ khi con không còn nơi bám víu, mới buông tay ý định, thế mà Chúa không chối từ. Cái bám víu vào cha của người con tội lỗi kia là bóng hình cho con nương theo. Đấy vẫn là sám hối ăn năn phải không Chúa. Từ khi người cha cắt ngang lời không để người con nói tiếp, Luca không nhắc gì đến người con thứ nữa. Luca để anh ta im lặng. Sau cái ôm chặt trong vòng tay cha, Luca không hề nhắc đến anh ta nữa. Luca để bóng hình anh hoàn toàn chìm vào thinh không. Như một đạo diễn điều khiển các nhân vật, Luca để người con thứ im lặng, nghe một khúc quanh mới vang lên rộn rã:
“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc. 15: 22-24).
Lạy Chúa,
Người con thứ im lặng lắng nghe một trời mới, đất mới mở ra. Chớ gì ngày nào con cũng được nghe như thế.
Anh đi xa thật xa. Xa như một cánh chim lẻ bóng. Anh phiêu lưu đời anh vào một thế giới mù tăm khuất nẻo về. Anh đổi căn cước mình như người bỏ đức tin. Bên bày heo, anh như người đi tìm một thần linh khác. Anh bỏ Kinh Thánh của đức tin tổ phụ. Anh bỏ Luật như bao người hôm nay bỏ Luật. Họ chống đối Giáo Hội. Họ đi tìm một luật mới. Cựu Ước đã cho thấy không phải có mình anh đem đời mình vào thế giới dân ngoại ấy. Ngày xưa họ đã nhảy múa bên con bò vàng. Và gọi đấy là thần linh (Xh. 32). Trong xã hội hôm nay cũng thế, rất nhiều thứ thần. Trong phim ảnh, trong văn chương, trong âm nhạc, trong y khoa, trong chính trị, người ta phiêu lưu đời họ trong ngẫu tượng.
Khi về là anh thoát khỏi nô lệ.
Khi về là anh không còn van xin họ nữa.
Khi về là anh không còn mơ ước đồ ăn của heo.
Khi về là anh không hít thở không khí vùng đất tử thần.
Khi về là anh không còn nghe tiếng đồi hoang đe dọa.
Khi về là anh không còn nghe tiếng xỉ vả.
Khi về là anh bỏ lại quá khứ.
Khi về là anh xa nghĩa trang đang chờ.
Khi về là anh vào lại căn nhà xưa.
Chỉ một cái đói thôi mà cứu anh nhiều quá.
Luca phẩy một nét cọ thôi mà tung ra một bầu trời đầy pháo bông. Chỉ có cái đói đơn độc ở đây mà Luca gởi vào đó một cầu vồng muôn màu.
Nếu đói mà anh nhất định không về thì cầu vồng kia đâu rực rỡ được. Bởi đó, tôi cần nhìn hành động vì đói mà về của anh rất có ý nghĩa. Nó là sám hối trong âm thầm. Lối anh về, ít nhiều cũng có ưu tư dằn vặt, ít nhiều cũng có xót xa. Nó là ăn năn của một cầu vồng chưa rực rỡ. Nhưng là một cầu vồng sẽ lên.
Lạy Chúa,
Chúa không muốn con đói. Cuộc đời làm con đói. Chúa không muốn con lang thang không nhà. Con tự ý muốn phiêu lưu. Nhưng ơn Chúa là làm sự dữ biến thành sự lành cho con. Bệnh tật, mất công ăn việc làm, người bạn đời lỗi thủy chung, bị kết án không ai bênh đỡ, tất cả những bóng đêm ấy Chúa có thể lấy cớ mà cứu con. Con hiểu hơn trong dụ ngôn này là hy vọng nằm trong lúc con thất vọng. Trong bất hạnh có mầm non của tái sinh. Chúa có thể lấy mọi nghịch cảnh đau đớn mà con không muốn ấy, làm đường dẫn ơn sủng cho con làm lại cuộc đời. Cái cầu vồng non mầu sám hối kia, Chúa lấy tình thương đổ vào, nó lên cao trên bầu trời cho con nhìn thấy màu hy vọng.
Hỡi người bạn thân mến,
Có một bí mật vẫn bao trùm câu chuyện. Khi về nhà, cha anh đã làm tiệc. Gặp lại bà con láng giềng. Gặp lại anh em bạn bè. Lúc ấy tâm trạng anh thế nào? Nhất là đối diện với người anh cả không mấy thiện cảm với anh?
-Một điều rõ là anh không thấy mặt người anh của mình trong nhà. Anh nghĩ gì khi người đầy tớ báo tin là có chuyện bất ngờ xảy ra, người anh cả đang tức tối nổi giận vì anh đã về?
-Tôi không biết người anh cả có vào hay không. Nhưng chuyện anh ta nổi giận khi nghe tin anh về, đó là điều tôi muốn hỏi. Anh phản ứng thế nào?
Cho dù người anh cả lúc đó vì nể sợ cha mà vào, thì sau đó, chắc chắn anh cũng biết sự thật về thái độ người anh của mình. Tôi có hai băn khoăn không rõ:
1. Anh đã phản ứng ra sao khi biết người anh cả nổi giận vì anh đã về?
2. Anh có bỏ nhà ra đi nữa không?
Ở trong nhà, đối diện người anh hàng ngày, anh có cảm thấy ấm cúng, hay là căng thẳng? Người anh kia có bình an không? Giả sử anh lại ra đi thì người anh kia có vui không? Bao nhiêu thắc mắc còn lại sau khi tôi đọc xong dụ ngôn.
Tôi biết một điều là hôm nay trong đời sống chúng tôi cũng thế thôi. Có những tâm hồn ra đi thì không biết đi đâu, mà trở về thì cũng không có lối. Người trở về mang mặc cảm, kẻ ở lại coi thường. Ban ngày không thấy đường. Ban đêm thả xuống những chán chường, rồi họ lại ra đi. Đó là chuyện vẫn xảy ra trong cộng đoàn, trong gia đình họ hàng, trong dòng tu, trong Giáo Hội.
Lạy Chúa,
Soi mình trong dụ ngôn, con thấy bóng hình cả hai người con ấy lúc ẩn, lúc hiện trong con. Giống cái bỏ nhà đi của đứa con thứ. Con không biết anh ta có đi nữa không, nhưng đã nhiều lần con về rồi lại ra đi. Con mặc cảm về sự yếu đuối của con. Con không mặc cảm vì Chúa mà vì những người biết con. Con không ngại vì Chúa mà vì những người trong Giáo Hội. Gặp những ngày chán như thế, có lần con đi, có lần con ở. Con thắc mắc không biết người con thứ kia trong dụ ngôn có đi nữa không.
Nhưng thôi, thắc mắc ấy chẳng cần thiết.
Câu hỏi ấy nên là của riêng con hỏi lòng mình.
Nhìn vào hành động của người con cả. Anh ta đương nhiên nói em mình phung phí với bọn điếm. Làm sao anh ta biết? Anh ta kết tội một cách quá dễ dàng. Đấy cũng là tội lụy của chúng con hôm nay. Chúng con cũng kết tội nhau một cách buông lơi không cần suy nghĩ.
Một điều rất rõ Luca cho con thấy, là người con cả xác quyết việc người cha mở tiệc là sai. Anh ta phản đối bữa tiệc. Anh ta bảo suy nghĩ của anh ta mới đúng. Anh ta không vào. Anh ta cần lời xin lỗi với cha, cả với người em.
Lạy Chúa,
Chuyện gì xảy ra khi người con thứ thấy thái độ của anh nó. Người con thứ ở nhà hay lại ra đi? Người anh sẽ đối xử với em thế nào? Bữa tiệc có tiếp tục vui không? Còn người cha thì sao?
Trong các thắc mắc, con không có câu trả lời. Nhưng có một câu trả lời con biết: Đó là nỗi lòng thương đau của người cha.
Xin cho con ơn biết mình. Vì lối suy nghĩ của người con cả kia, cũng có thể là lối suy nghĩ của con trong đời sống. Dễ phán xét nhau rất vội vàng. Những quyết định đối xử thế nào của người con thứ trong hoàn cảnh này cũng là của chúng con hôm nay.
Và, Chúa cũng như người cha trong câu chuyện, vẫn luôn mang thập giá vì chúng con.
Nguyễn Tầm Thường
Ăn Chay Trẻ Trung
Gioan Lê Quang Vinh
10:01 09/04/2020
Tôi có hai lần gặp trường hợp được miễn ăn chay kiêng thịt. Lần thứ nhất là lần chạy loạn vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1975. Năm ấy tôi chưa đến tuổi ăn chay, nhưng những người lớn chung quanh tôi đều được Đấng bản quyền địa phương cho phép miễn ăn chay vì ở trong trường hợp bấn loạn nguy cấp. Lần thứ hai là khi bị bắt đi làm “thanh niên xung phong”, quanh năm ăn cơm độn với muối hay chút nước nấu với cái gì đó gọi là đồ ăn.
Nói là cơm cho có văn vẻ nhưng thật ra là khoai mì khô nấu với vài hạt gạo, nói là đồ ăn cho oai chứ đó là nuớc lã nấu với muối có cho vào vài cọng rau muống đã héo trước khi bắc lên bếp. Đến ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm ấy, đơn vị tuyên bố cho công nhân ăn thịt, tiêu chuẩn mỗi người một miếng rưỡi mỡ heo (khoảng bằng một trong những cái nắp chai bia mà lãnh đạo đơn vị đang uống với nhung nhúc thịt thà lúc đó).
Hai anh “trưởng tràng” của chúng tôi là anh Giuse Nguyễn Trí Dũng và anh Anphong Nguyễn Hữu Long sau khi xin ý kiến Đấng Bản quyền, tuyên bố cho anh em được ăn thịt vì đã ăn chay quanh năm rồi, vả lại một miếng rưỡi mỡ ấy theo cái nhìn ngây ngô của tôi thì chắc chưa đủ phá chay (!). Hai anh bây giờ là Cha Nguyễn trí Dũng thuộc giáo phận Đà nẵng và Đức Cha Anphong Nguyễn hữu Long, Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh. Chắc chắn các anh còn nhớ những tháng ngày chay tịnh ấy. Và riêng tôi, khi nhìn đàn em ở đất nước này hôm nay tương đối khá hơn, có thể ăn nhiều hơn một miếng rưỡi mỡ mỗi ngày, tôi chợt nghĩ đến việc ăn chay của các bạn trẻ.
Một cha xứ kể lại cứ mỗi lần chuẩn bị Lễ Tro hay Thứ Sáu Tuần Thánh, có nhiều bạn trẻ vào hỏi cha: “Thưa cha, ăn chay có được uống cà phê không, có được ăn mỡ nước không, có được ăn hột vịt lộn không, có được uống bia không?”. Tôi ngày đó cũng hay nghĩ: sau 12 giờ khuya có được ăn không? Ăn chay mà đói quá có thể ăn thêm không?
Bây giờ nhớ những câu hỏi ấy, tôi thầm nghĩ có thể Chúa Giêsu sẽ buồn bã hỏi lại: “Con có yêu mến Thầy không? Con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Vậy ăn chay là gì và có cần phải tính toán với Chúa đến từng miếng ăn, từng phút ăn chay không?
Tôi xin không dùng Luật Hội Thánh cũng như những nguyên tắc luân lý để lý giải, bởi vì thật ra người Công Giáo mỗi năm chỉ ăn chay có hai lần. So với các tôn giáo khác thì quả là quá ít, thành ra luật buộc cũng chẳng là điều gì quá đáng.
Nhưng ý nghĩa chay tịnh xét về mặt tình cảm đối với Con Người Giêsu đau khổ thì thật là lớn lao. Ở khía cạnh này, chay tịnh là lắng lòng mình lại, xa tất cả những gì gần gũi nhất của mình, là miếng ăn miếng uống, để sà vào lòng Giêsu mà hỏi Người: “Chúa còn khát không, xin cho con chia sẻ. Chúa còn cô đơn không, con xin hầu chuyện với Chúa. Chúa còn ngã xuống dưới làn roi quất bạo tàn không, xin cho con cùng ngã xuống với Chúa”.
Các bạn trẻ có thể gặp nhiều khó khăn khi ăn chay. Mỗi ngày các bạn quá quen với những món fast food, những ly nước ngọt được quảng cáo ngoa ngữ là làm tan cái nóng trong người. Các bạn quen với việc vào lớp vừa nghe giảng vừa thưởng thức bữa sáng hay bữa ăn thêm cho đủ sức ngồi nghe những bài giảng chẳng lấy gì là bổ ích hay hấp dẫn.
Cho nên chay tịnh với bạn là hy sinh lớn lao. Không hẳn hy sinh là vì không ăn, mà hy sinh là vì bạn phải bỏ một thói quen, dù chỉ bỏ trong một ngày.
Nhưng nếu suy nghĩ một chút thôi, bạn sẽ thấy có nhiều ngày khác bạn phải ăn chay ấy chứ. Đi xe buýt bị móc túi, thế là ăn chay “tự nguyện” cả ngày. Bị đau răng cấm ư? Ăn chay ba ngày đấy nhé.
Hồi tôi còn sinh viên, có một chuyện rất hài hước xảy ra cho cô bạn ngồi gần tôi trong lớp, chuyện mà tôi cho là trên cả thế giới này chắc chỉ xảy ra có một lần. Cô bạn tôi hôm ấy mua một ổ bánh mì thật thơm ngon, định nhâm nhi trong buổi học, nhưng vì giảng viên môn học khó quá, nên cô nàng để trong hộc bàn, định giờ ra chơi sẽ lim dim thưởng thức.
Thế rồi dường như hôm ấy cô nàng có số ăn chay hay sao ấy. Vừa nghe tiếng chuông ra chơi, cô nàng thò tay xuống hộc bàn, và chụp vội được, không phải ổ bánh mì, mà là mấy ngàn đồng và mảnh giấy nhỏ ghi một câu đầy tính cướp bóc: “Bạn ạ, thông cảm nhé, tui đói quá, mua lại của bạn. Bạn cầm mấy ngàn này ra mua ngay ổ bánh mì khác”.
Bạn thấy chưa, đâu phải lúc nào muốn ăn cũng có thể ăn ngay? Nhưng chay tịnh tự nguyện mới có ý nghĩa thật sự.
Vậy xin hỏi lại câu vừa hỏi: ăn chay là gì? Đức Giêsu vào sa mạc ăn chay bốn mươi ngày và Người cảm thấy đói. Lúc đó Người làm gì? Người kết hợp với Cha của Người và dùng Lời Kinh Thánh để chống lại những cám dỗ của quỉ vương và của trần thế.
Như vậy, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta ăn chay là giảm bớt những đồ ăn thông thường để lòng mình lặng lẽ suy ngắm Lời Chúa, Lời của tình yêu. Luật Giáo Hội dạy ăn chay là ăn một bữa no bình thường và một bữa còn đói, nghĩa là hãm bớt sự thèm ăn thèm uống. Khi hãm dẹp được những đòi hỏi bình thường ấy, chúng ta hoà mình vào nhịp sống của Đức Giêsu trong Mùa Chay Thánh.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu hơn, khi bạn trẻ có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy!
Bạn là cô gái khoái món bún riêu vô cùng, bún dọn lên rồi kìa, nhưng lại là nó, chính nó mới làm cho món bún riêu hấp dẫn, mà cũng chính nó làm hại hơi thở thơm tho của bạn. Nó lại là mắm tôm ấy. Ăn chay đi nhé bạn. Ví dụ nhỏ xíu ấy cho chúng ta, những người trẻ thấy rằng ăn chay là hy sinh cho yêu thương, mà thật ra ăn chay cho tình yêu là ăn chay đẹp và hấp dẫn lắm chứ phải không bạn.
Hãy tưởng tượng người tình Giêsu đẹp lộng lẫy hiện ra trong ngày bạn ăn chay. Người muốn lắng nghe bạn tâm sự, bạn có nỡ bỏ Người mà đi tìm món ngon vật lạ không? Hãy khoan nói đến giáo luật, cũng hãy khoan nói đến lời cha giải tội, bạn ơi hãy nhìn Giêsu với tư cách Người là người yêu của bạn. Ăn chay không chỉ là bớt món ăn, mà còn là bớt một chút giờ ngủ, bỏ một thói xấu, nhịn một lời cay cú, bớt một ánh nhìn hằn học. Ăn chay còn là ném đi những thói quen tội lỗi, quăng bỏ những trang sách thước phim đen tối và tiêu diệt thói ngạo mạn coi trời bằng vung.
Bạn nhớ không, khi Đức Giêsu đau đớn nguyện cầu ở trong Vườn Dầu, những môn đệ Người thương yêu lại ngủ. Họ chẳng “ăn chay giấc ngủ” với Người. Khi Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, ai là người lặng lẽ giữ chay trọn vẹn cho tình yêu ngoài Mẹ Maria và những môn đệ thân yêu nhất?
Kinh Thánh viết: “Phúc cho ai biết tự kiềm chế mình từ khi còn trẻ” (Ai ca 3, 27). Bất cứ sự phóng túng nào cũng dễ dẫn đến hiểm nguy. Sự tự chế chính là cái thắng cho chiếc xe cuộc đời. Tuổi trẻ thích lao xuống dốc hơn là leo lên núi cao. Không có thắng, tất cả sẽ đổ nhào. Mùa Chay chính là lúc người trẻ nhìn lại mình và lối mình đang bước để từng giây từng phút ngoi lên. Như vậy, chay tịnh là lối sống đẹp của người trẻ tuổi, bởi vì hy sinh là đặc tính của tuổi trẻ và của tình yêu.
Ăn chay là hy sinh cho tình yêu, đơn giản quá và đẹp quá phải không bạn? Không chỉ trong ngày Lễ Tro và ngày Thứ Sáu thánh, mà mọi ngày trong năm, các bạn trẻ đều có thể ăn chay, nhiều ít tuỳ bạn, nhưng mỗi lần nhịn bớt miếng ăn hay bỏ đi một thói xấu, là bạn gần gũi với gương mặt thống khổ của Đấng Cứu Độ hơn. Bạn hãy nhìn lên Đức Maria và thánh Giuse, các ngài là những mẫu gương chay tịnh tuyệt hảo, và nhờ đó các ngài gần gũi với Con mình biết bao.
Bây giờ, bạn và tôi, chúng ta hãy chậm rãi đọc lại, thật chậm bạn nhé và suy ngắm lời này của Chúa Giêsu: “Các con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”.
Rồi chúng ta hãy cùng thưa với Chúa về những ngày chay tịnh đang đến.
Gioan Lê Quang Vinh
Nói là cơm cho có văn vẻ nhưng thật ra là khoai mì khô nấu với vài hạt gạo, nói là đồ ăn cho oai chứ đó là nuớc lã nấu với muối có cho vào vài cọng rau muống đã héo trước khi bắc lên bếp. Đến ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm ấy, đơn vị tuyên bố cho công nhân ăn thịt, tiêu chuẩn mỗi người một miếng rưỡi mỡ heo (khoảng bằng một trong những cái nắp chai bia mà lãnh đạo đơn vị đang uống với nhung nhúc thịt thà lúc đó).
Hai anh “trưởng tràng” của chúng tôi là anh Giuse Nguyễn Trí Dũng và anh Anphong Nguyễn Hữu Long sau khi xin ý kiến Đấng Bản quyền, tuyên bố cho anh em được ăn thịt vì đã ăn chay quanh năm rồi, vả lại một miếng rưỡi mỡ ấy theo cái nhìn ngây ngô của tôi thì chắc chưa đủ phá chay (!). Hai anh bây giờ là Cha Nguyễn trí Dũng thuộc giáo phận Đà nẵng và Đức Cha Anphong Nguyễn hữu Long, Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh. Chắc chắn các anh còn nhớ những tháng ngày chay tịnh ấy. Và riêng tôi, khi nhìn đàn em ở đất nước này hôm nay tương đối khá hơn, có thể ăn nhiều hơn một miếng rưỡi mỡ mỗi ngày, tôi chợt nghĩ đến việc ăn chay của các bạn trẻ.
Một cha xứ kể lại cứ mỗi lần chuẩn bị Lễ Tro hay Thứ Sáu Tuần Thánh, có nhiều bạn trẻ vào hỏi cha: “Thưa cha, ăn chay có được uống cà phê không, có được ăn mỡ nước không, có được ăn hột vịt lộn không, có được uống bia không?”. Tôi ngày đó cũng hay nghĩ: sau 12 giờ khuya có được ăn không? Ăn chay mà đói quá có thể ăn thêm không?
Bây giờ nhớ những câu hỏi ấy, tôi thầm nghĩ có thể Chúa Giêsu sẽ buồn bã hỏi lại: “Con có yêu mến Thầy không? Con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Vậy ăn chay là gì và có cần phải tính toán với Chúa đến từng miếng ăn, từng phút ăn chay không?
Tôi xin không dùng Luật Hội Thánh cũng như những nguyên tắc luân lý để lý giải, bởi vì thật ra người Công Giáo mỗi năm chỉ ăn chay có hai lần. So với các tôn giáo khác thì quả là quá ít, thành ra luật buộc cũng chẳng là điều gì quá đáng.
Nhưng ý nghĩa chay tịnh xét về mặt tình cảm đối với Con Người Giêsu đau khổ thì thật là lớn lao. Ở khía cạnh này, chay tịnh là lắng lòng mình lại, xa tất cả những gì gần gũi nhất của mình, là miếng ăn miếng uống, để sà vào lòng Giêsu mà hỏi Người: “Chúa còn khát không, xin cho con chia sẻ. Chúa còn cô đơn không, con xin hầu chuyện với Chúa. Chúa còn ngã xuống dưới làn roi quất bạo tàn không, xin cho con cùng ngã xuống với Chúa”.
Các bạn trẻ có thể gặp nhiều khó khăn khi ăn chay. Mỗi ngày các bạn quá quen với những món fast food, những ly nước ngọt được quảng cáo ngoa ngữ là làm tan cái nóng trong người. Các bạn quen với việc vào lớp vừa nghe giảng vừa thưởng thức bữa sáng hay bữa ăn thêm cho đủ sức ngồi nghe những bài giảng chẳng lấy gì là bổ ích hay hấp dẫn.
Cho nên chay tịnh với bạn là hy sinh lớn lao. Không hẳn hy sinh là vì không ăn, mà hy sinh là vì bạn phải bỏ một thói quen, dù chỉ bỏ trong một ngày.
Nhưng nếu suy nghĩ một chút thôi, bạn sẽ thấy có nhiều ngày khác bạn phải ăn chay ấy chứ. Đi xe buýt bị móc túi, thế là ăn chay “tự nguyện” cả ngày. Bị đau răng cấm ư? Ăn chay ba ngày đấy nhé.
Hồi tôi còn sinh viên, có một chuyện rất hài hước xảy ra cho cô bạn ngồi gần tôi trong lớp, chuyện mà tôi cho là trên cả thế giới này chắc chỉ xảy ra có một lần. Cô bạn tôi hôm ấy mua một ổ bánh mì thật thơm ngon, định nhâm nhi trong buổi học, nhưng vì giảng viên môn học khó quá, nên cô nàng để trong hộc bàn, định giờ ra chơi sẽ lim dim thưởng thức.
Thế rồi dường như hôm ấy cô nàng có số ăn chay hay sao ấy. Vừa nghe tiếng chuông ra chơi, cô nàng thò tay xuống hộc bàn, và chụp vội được, không phải ổ bánh mì, mà là mấy ngàn đồng và mảnh giấy nhỏ ghi một câu đầy tính cướp bóc: “Bạn ạ, thông cảm nhé, tui đói quá, mua lại của bạn. Bạn cầm mấy ngàn này ra mua ngay ổ bánh mì khác”.
Bạn thấy chưa, đâu phải lúc nào muốn ăn cũng có thể ăn ngay? Nhưng chay tịnh tự nguyện mới có ý nghĩa thật sự.
Vậy xin hỏi lại câu vừa hỏi: ăn chay là gì? Đức Giêsu vào sa mạc ăn chay bốn mươi ngày và Người cảm thấy đói. Lúc đó Người làm gì? Người kết hợp với Cha của Người và dùng Lời Kinh Thánh để chống lại những cám dỗ của quỉ vương và của trần thế.
Như vậy, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta ăn chay là giảm bớt những đồ ăn thông thường để lòng mình lặng lẽ suy ngắm Lời Chúa, Lời của tình yêu. Luật Giáo Hội dạy ăn chay là ăn một bữa no bình thường và một bữa còn đói, nghĩa là hãm bớt sự thèm ăn thèm uống. Khi hãm dẹp được những đòi hỏi bình thường ấy, chúng ta hoà mình vào nhịp sống của Đức Giêsu trong Mùa Chay Thánh.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu hơn, khi bạn trẻ có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy!
Bạn là cô gái khoái món bún riêu vô cùng, bún dọn lên rồi kìa, nhưng lại là nó, chính nó mới làm cho món bún riêu hấp dẫn, mà cũng chính nó làm hại hơi thở thơm tho của bạn. Nó lại là mắm tôm ấy. Ăn chay đi nhé bạn. Ví dụ nhỏ xíu ấy cho chúng ta, những người trẻ thấy rằng ăn chay là hy sinh cho yêu thương, mà thật ra ăn chay cho tình yêu là ăn chay đẹp và hấp dẫn lắm chứ phải không bạn.
Hãy tưởng tượng người tình Giêsu đẹp lộng lẫy hiện ra trong ngày bạn ăn chay. Người muốn lắng nghe bạn tâm sự, bạn có nỡ bỏ Người mà đi tìm món ngon vật lạ không? Hãy khoan nói đến giáo luật, cũng hãy khoan nói đến lời cha giải tội, bạn ơi hãy nhìn Giêsu với tư cách Người là người yêu của bạn. Ăn chay không chỉ là bớt món ăn, mà còn là bớt một chút giờ ngủ, bỏ một thói xấu, nhịn một lời cay cú, bớt một ánh nhìn hằn học. Ăn chay còn là ném đi những thói quen tội lỗi, quăng bỏ những trang sách thước phim đen tối và tiêu diệt thói ngạo mạn coi trời bằng vung.
Bạn nhớ không, khi Đức Giêsu đau đớn nguyện cầu ở trong Vườn Dầu, những môn đệ Người thương yêu lại ngủ. Họ chẳng “ăn chay giấc ngủ” với Người. Khi Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, ai là người lặng lẽ giữ chay trọn vẹn cho tình yêu ngoài Mẹ Maria và những môn đệ thân yêu nhất?
Kinh Thánh viết: “Phúc cho ai biết tự kiềm chế mình từ khi còn trẻ” (Ai ca 3, 27). Bất cứ sự phóng túng nào cũng dễ dẫn đến hiểm nguy. Sự tự chế chính là cái thắng cho chiếc xe cuộc đời. Tuổi trẻ thích lao xuống dốc hơn là leo lên núi cao. Không có thắng, tất cả sẽ đổ nhào. Mùa Chay chính là lúc người trẻ nhìn lại mình và lối mình đang bước để từng giây từng phút ngoi lên. Như vậy, chay tịnh là lối sống đẹp của người trẻ tuổi, bởi vì hy sinh là đặc tính của tuổi trẻ và của tình yêu.
Ăn chay là hy sinh cho tình yêu, đơn giản quá và đẹp quá phải không bạn? Không chỉ trong ngày Lễ Tro và ngày Thứ Sáu thánh, mà mọi ngày trong năm, các bạn trẻ đều có thể ăn chay, nhiều ít tuỳ bạn, nhưng mỗi lần nhịn bớt miếng ăn hay bỏ đi một thói xấu, là bạn gần gũi với gương mặt thống khổ của Đấng Cứu Độ hơn. Bạn hãy nhìn lên Đức Maria và thánh Giuse, các ngài là những mẫu gương chay tịnh tuyệt hảo, và nhờ đó các ngài gần gũi với Con mình biết bao.
Bây giờ, bạn và tôi, chúng ta hãy chậm rãi đọc lại, thật chậm bạn nhé và suy ngắm lời này của Chúa Giêsu: “Các con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”.
Rồi chúng ta hãy cùng thưa với Chúa về những ngày chay tịnh đang đến.
Gioan Lê Quang Vinh
Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta trên thập gía
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
13:51 09/04/2020
„Đây là cậy Thánh gía, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!“
Chúng ta hãy đến thờ lạy!
Hằng năm vào ngày thứ sáu tuần thánh, người tín hữu Chúa Kitô cách long trọng trong đau thương sầu buồn kính thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, với lòng yêu mến cùng biết ơn. Vì sự hy sinh chịu chết tức tưởi của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người được cứu thoát khỏi hình phạt do tội lỗi gây ra.
Nhìn lên cây thập gía thấy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Đấng bị kết án đóng đinh chết trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha vùng ngọai ô thành Jerusalem, gợi lên trong tâm trí suy nghĩ về đời sống cùng ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài.
Thánh sử Mattheo viết phúc âm về Chúa Giêsu khởi đầu với gia phả nguồn gốc con người Chúa Giêsu trên trần gian. Và liền tiếp theo đó thánh sử loan báo thuật về danh hiệu của Chúa Giêsu: Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - qua lời Thiên Thần hiện đến báo tin cho Thánh Giuse. ( Mt 1,23).
Trước khi Chúa Giesu sinh ra cả ngàn năm, ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri về Đấng cứu thế sẽ đến có danh hiệu là Immanuel. ( Isaia 14,7).
Thánh sử Mattheo vì thế được mệnh danh là vị thánh sử (phúc âm) Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và thánh sử Mattheo kết thúc phúc âm với lời đoan hứa của Chúa Giêsu: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 20).
Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người với chương trình „ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“. Ngài là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa đến với con người trần gian trong mọi ngày. Nơi Chúa Giesu Kitô là hình ảnh sự hiện thân lòng trung thành của Thiên Chúa với con người dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Immanuel- Thiên Chúa chúng ta - xuống trần gian làm người đứng về phía con người trong hoàn cảnh vui mừng hạnh phúc, như ngài đến tham dự tiệc cưới thành Cana làm phép lạ cho nước biến thành rượu cứu giúp đôi tân hôn ngày vui mừng của họ. Ngài sống tình thân thiện với Zacheus, người thu thuế bị xã hội coi khinh, mà chính ông cũng không hiểu nổi. Trên thập gía Chúa Giêsu nói với người trộm lành“ Hôm nay anh về thiên đàng với Ta!“.
Chúa Giêsu sống là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống con người. Nhưng không luôn luôn như chúng ta trông đợi. Ngài không là người mang gắp cục than đang cháy nóng khỏi lò lửa cho chúng ta. Ngài cũng không là người loại trừ cất khỏi cho chúng ta gánh nặng đau khổ. Ngài không là người dẫn chúng ta đi trên con đường chỉ có niềm vui hạnh phúc.
Nhưng Ngài là người bạn tốt trung thành với chúng ta, không để chúng ta bơ vơ một mình trong đau khổ quằn quại. Ngài cùng đồng hành bên cạnh đời sống chúng ta, cho dù nhiều người khác bỏ rơi chúng ta. Ngài trao tặng con người chúng ta niềm hy vọng. Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta không bơ vơ một mình.
Chính vì thế, Ngài không ở lại trên núi Tabor với vinh quang sáng chói. Nhưng đi xuống núi về Jerusalem chịu đau khổ, chịu bị kết án đóng đinh vào thập gía cho tới chết. Ngài đi con đường mà tất cả con người phải đi. Vâng, trên thập tự Ngài đã kêu lên lời than khóc „ tại sao“ giữa khung trời vắng lặng đen tối, như tất cả mọi con người quằn quại đau thương, và cũng không nhận được câu trả lời nào từ trời cao.
Câu trả lời chúng ta không nghe nhận được bằng tai, nhưng sống trải qua.
Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô - Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở bên cạnh ta. Người không gỉải thoát ra khỏi đau khổ. Nhưng cùng đồng hành đi với vượt qua đau khổ, để chỉ ra rằng chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Thiên Chúa luôn ở cùng bên cạnh..
Câu trả lời này giúp ta vững lòng sống chịu đựng đau khổ.
Câu trả lời này cũng giúp ta chết trong bình an.
Câu trả lời này giúp dẫn đưa đến điều mà con người tự mình không thể làm được : phục sinh sống lại.
Trong cơn hoảng loạn bệnh dịch do vi trùng Corona gây ra đe dọa sức khoẻ sự sống cùng mọi sinh hoạt đời sống xã hội con người khắp nơi trên hoàn cầu từ mấy tháng nay. Con người chúng ta đêm ngày hằng liên lỷ cầu khấn van xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót cứu giúp giải thoát khỏi cơn nguy biến đe dọa. Và chúng ta cũng kêu lên lời như ngày xưa Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía đã kêu lên“ Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?“.
Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không nhận được câu trả lời từ trời cao của Thiên Chúa nghe được bằng tai. Nhưng cảm nhận ra bằng con mắt đức tin trong trái tim tâm hồn“ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã là người và cũng chết đau khổ như tất cả mọi con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Với tầm suy hiểu của trí khôn con người, câu trả lời cảm nhận đó rất khó nuốt trôi không sao hiểu nổi.
Nhưng đó là sự điệp giáng sinh ngày thứ sáu tuần thánh: Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã chết tức tưởi cô đơn trên thập gía. Và Immanuel hằng ở cùng nhân lọai mọi ngày cho đến tận thế!“
Thứ Sáu Tuần Thánh 10.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chúng ta hãy đến thờ lạy!
Hằng năm vào ngày thứ sáu tuần thánh, người tín hữu Chúa Kitô cách long trọng trong đau thương sầu buồn kính thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, với lòng yêu mến cùng biết ơn. Vì sự hy sinh chịu chết tức tưởi của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người được cứu thoát khỏi hình phạt do tội lỗi gây ra.
Nhìn lên cây thập gía thấy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Đấng bị kết án đóng đinh chết trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha vùng ngọai ô thành Jerusalem, gợi lên trong tâm trí suy nghĩ về đời sống cùng ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài.
Thánh sử Mattheo viết phúc âm về Chúa Giêsu khởi đầu với gia phả nguồn gốc con người Chúa Giêsu trên trần gian. Và liền tiếp theo đó thánh sử loan báo thuật về danh hiệu của Chúa Giêsu: Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - qua lời Thiên Thần hiện đến báo tin cho Thánh Giuse. ( Mt 1,23).
Trước khi Chúa Giesu sinh ra cả ngàn năm, ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri về Đấng cứu thế sẽ đến có danh hiệu là Immanuel. ( Isaia 14,7).
Thánh sử Mattheo vì thế được mệnh danh là vị thánh sử (phúc âm) Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và thánh sử Mattheo kết thúc phúc âm với lời đoan hứa của Chúa Giêsu: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 20).
Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người với chương trình „ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“. Ngài là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa đến với con người trần gian trong mọi ngày. Nơi Chúa Giesu Kitô là hình ảnh sự hiện thân lòng trung thành của Thiên Chúa với con người dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Immanuel- Thiên Chúa chúng ta - xuống trần gian làm người đứng về phía con người trong hoàn cảnh vui mừng hạnh phúc, như ngài đến tham dự tiệc cưới thành Cana làm phép lạ cho nước biến thành rượu cứu giúp đôi tân hôn ngày vui mừng của họ. Ngài sống tình thân thiện với Zacheus, người thu thuế bị xã hội coi khinh, mà chính ông cũng không hiểu nổi. Trên thập gía Chúa Giêsu nói với người trộm lành“ Hôm nay anh về thiên đàng với Ta!“.
Chúa Giêsu sống là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống con người. Nhưng không luôn luôn như chúng ta trông đợi. Ngài không là người mang gắp cục than đang cháy nóng khỏi lò lửa cho chúng ta. Ngài cũng không là người loại trừ cất khỏi cho chúng ta gánh nặng đau khổ. Ngài không là người dẫn chúng ta đi trên con đường chỉ có niềm vui hạnh phúc.
Nhưng Ngài là người bạn tốt trung thành với chúng ta, không để chúng ta bơ vơ một mình trong đau khổ quằn quại. Ngài cùng đồng hành bên cạnh đời sống chúng ta, cho dù nhiều người khác bỏ rơi chúng ta. Ngài trao tặng con người chúng ta niềm hy vọng. Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta không bơ vơ một mình.
Chính vì thế, Ngài không ở lại trên núi Tabor với vinh quang sáng chói. Nhưng đi xuống núi về Jerusalem chịu đau khổ, chịu bị kết án đóng đinh vào thập gía cho tới chết. Ngài đi con đường mà tất cả con người phải đi. Vâng, trên thập tự Ngài đã kêu lên lời than khóc „ tại sao“ giữa khung trời vắng lặng đen tối, như tất cả mọi con người quằn quại đau thương, và cũng không nhận được câu trả lời nào từ trời cao.
Câu trả lời chúng ta không nghe nhận được bằng tai, nhưng sống trải qua.
Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô - Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở bên cạnh ta. Người không gỉải thoát ra khỏi đau khổ. Nhưng cùng đồng hành đi với vượt qua đau khổ, để chỉ ra rằng chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Thiên Chúa luôn ở cùng bên cạnh..
Câu trả lời này giúp ta vững lòng sống chịu đựng đau khổ.
Câu trả lời này cũng giúp ta chết trong bình an.
Câu trả lời này giúp dẫn đưa đến điều mà con người tự mình không thể làm được : phục sinh sống lại.
Trong cơn hoảng loạn bệnh dịch do vi trùng Corona gây ra đe dọa sức khoẻ sự sống cùng mọi sinh hoạt đời sống xã hội con người khắp nơi trên hoàn cầu từ mấy tháng nay. Con người chúng ta đêm ngày hằng liên lỷ cầu khấn van xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót cứu giúp giải thoát khỏi cơn nguy biến đe dọa. Và chúng ta cũng kêu lên lời như ngày xưa Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía đã kêu lên“ Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?“.
Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không nhận được câu trả lời từ trời cao của Thiên Chúa nghe được bằng tai. Nhưng cảm nhận ra bằng con mắt đức tin trong trái tim tâm hồn“ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã là người và cũng chết đau khổ như tất cả mọi con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Với tầm suy hiểu của trí khôn con người, câu trả lời cảm nhận đó rất khó nuốt trôi không sao hiểu nổi.
Nhưng đó là sự điệp giáng sinh ngày thứ sáu tuần thánh: Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã chết tức tưởi cô đơn trên thập gía. Và Immanuel hằng ở cùng nhân lọai mọi ngày cho đến tận thế!“
Thứ Sáu Tuần Thánh 10.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Bến Tầm Dương và khoảng lặng hôm nay
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
10:04 09/04/2020
Trong nền văn chương Trung Quốc với tác phẩm Tỳ Bà Hành, ngoài những lời miêu tả âm thanh sống động thần tình vang lên từ ngón đàn của người ca nữ, Bạch Cư Dị còn nắm bắt được cả khoảnh khắc ngưng lặng kì diệu của tiếng đàn:“Thử thời vô thanh thắng hữu thanh” (Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay – Phan Huy Vịnh dịch)
Vâng! Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có ghi lại bộ phim “Wuhan: The Long Night” (Đêm Trường Vũ Hán). Đây là một bộ phim tài liệu ngắn ra đời tại trung tâm thành phố Vũ Hán, do Sidan, một nhiếp ảnh gia trong đoàn làm phim ghi lại sau khi anh bị kẹt ở lại Vũ Hán trong cơn đại dịch Corona virus bùng phát và lệnh phong tỏa toàn thành phố Vũ Hán ngày 23/01/2020.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, là “đại bản doanh” của thế giới công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là trung tâm nghệ thuật và học thuật nổi tiếng của nước này. Với phong cách mang đậm nét cổ kính và hiện đại, nơi đây không chỉ là thành phố du lịch nổi tiếng mà còn là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, tài chính,vận tải và công nghệ thông tin... Thế nhưng, kể từ khi "Corona virus" xuất hiện, lệnh phong tỏa ban hành, bộ mặt của Vũ Hán đã thay đổi hoàn toàn. Những gì trong đoạn video clip ghi lại chỉ là một đêm đường tan thương. Con đường Zihan đông đúc, tấp nập ngày nào giờ đột nhiên vắng tanh chỉ thấp thoáng vài người qua lại trong bộ dạng buồn rầu thê thảm. Con sông Dương Tử giờ cũng chỉ lăn tăn vài đợt sóng lẻ loi, cô độc thấp thoáng một bóng người xa xa bước đi trong thất vọng; và đặc biệt hơn là hình ảnh người đàn ông bên cửa sổ cất cao giọng hát bài "Quê hương tôi" nghe như một nỗi xót xa của cõi lòng khi nhìn thấy quê hương đang đi vào bóng tối của sự dữ.
Khung cảnh chết chóc, buồn thảm, tiêu điều trên đường phố của Vũ Hán ấy giờ đã lây lan nhiều nơi trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội đang bị tê liệt. Học sinh không đến trường, khu vui chơi, du lịch đóng cửa, kinh doanh tạm ngưng… Đặc biệt, trong lãnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là đối với nhịp sống đức tin của người Công Giáo, tất cả mọi sinh hoạt đều như ngừng lại, trong đó, một cử hành quan trọng nhất của cộng đoàn là Thánh lễ cũng phải tạm dừng. Nhìn lại lịch sử ta thấy ngay cả thời chiến, thời cấm cách sát hại đạo cách tàn nhẫn nhưng chưa bao giờ phải dừng Thánh lễ, vậy mà hôm nay toàn thế giới phải dừng ngay Thánh lễ mặc dù đang thời điểm lễ Phục sinh.
Ta thấy virus corona không chỉ là dịch bệnh lây lan mà còn lây nhiễm trong xã hội cảm giác bất an, sợ hãi và rệu rã. Đại dịch Covid -19 giờ đây thực sự đã khiến cho nhân loại hết tự phụ về khả năng kiểm soát hay khả năng bất khả chiến bại từ sức mạnh của khoa học công nghệ hay quyền lực của mình.
Trước tình trạng đó mỗi người chúng ta cần dừng lại để tìm cho mình một "khoảng lặng" trong tâm hồn. Lặng để nghe tiếng Chúa, lặng để tìm lại mình và nhận biết mình là ai trong vũ trụ này. Lặng để thấy được sự bất lực của con người và sự cao cả của Thiên Chúa. Tìm ra "khoảng lặng" giữa một thế giới xô bồ, vàng thau lẫn lộn, một thế giới của quyền lực và bạo lực, một thế giới của giàu sang và hưởng thụ, một thế giới của mưu mô giả tạo, một thế giới mà con người tự sắp đặt cho cuộc đời mình, một thế giới làm cho con người phải đảo điên và mất niềm tin vào Đấng tối cao.
Thế nhưng, cái trật tự mà lâu nay con người tự sắp xếp ấy giờ đây lại bị đảo lộn và hầu như bị phá đổ hoàn toàn bởi một “cô” rất nhỏ bé, áp lực của sự chết đang cận kề và có thể đến với bất cứ ai. Lẽ thường chúng ta có quyền nhìn thấy mặt người thân trong những phút cuối của cuộc đời; nhưng vì sự hiện diện của “cô” thì con người bắt đầu đi vào sự cô đơn tột cùng, nhất là khi bị nhiễm bệnh, họ ra đi “một mình đơn độc” từ gia đình đến bệnh viện rồi ra nghĩa trang. Dù họ là ai, giàu hay nghèo, quyền thế hay rẻ mạt cùng đinh đều phải chung một số phận là đi trong âm thầm không một lời tiễn biệt của người thân, đi trong sự bất lực. Những gì lâu nay con người cố bám chặt giờ đành để mất, những gì lâu nay con người tìm cách chối từ thì giờ lại bám víu cầu xin. Vâng! Hơn lúc nào hết giờ đây con người chỉ còn bám víu trông cậy vào Đấng Tối Cao, Đấng mà lâu nay phe này nhóm nọ giáo phái kia cách này hay cách khác bài trừ bác bỏ.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần trải qua cô đơn của sự phản bội, bế tắc trong cuộc sống, đảo điên trong công việc…; đôi lúc cảm thấy thế giới này như quay lưng lại với mình…; và rồi cuộc đời cứ quay cuồng trong cỗ máy của sự tất bật hối hả, tiền tài, danh vọng, chức trọng quyền cao… Những lúc đó chúng ta cần một "khoảng lặng" để bình tâm nhìn nhận vấn đề, một "khoảng lặng" để lấy lại sinh lực sau những cuộc chạy đua mệt mỏi với thời gian. "Khoảng lặng" không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sóng ngầm. Đó là chân lý của nghệ thuật và cũng là chân lý của cuộc sống trong thời đại hôm nay. Đây là một chân lý đáng để chúng ta, những người sống đời thánh hiến suy gẫm.
Biến cố xuất hành, dân Do Thái đi trong sa mạc, không đồ ăn thức uống, dịch bệnh lan tràn, dân chúng kêu la thảm thiết hầu như tuyệt vọng. Họ chỉ còn một niềm cậy trông duy nhất là cột lửa dẫn đường ban đêm và cột mây dẫn lối ban ngày “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột lửa cũng vậy” (Xh 13, 21– 22). Dân Do Thái lúc này hầu như cậy trông phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa vì đã bất lực. Cả ngày đêm chỉ ở trong lều trại chờ Manna từ trời ban xuống.
Phải chăng đại dịch Covid-19 làm cho chúng ta sống lại cảnh Xuất hành của dân Do Thái ngày xưa, chỉ ở trong lều trại và đón nhận lương thực từ trời cao, quây quần bên nhau trong lều trại. Hôm nay chúng ta cũng ở lại, ở lại trong gia đình, nơi mà lâu nay chưa từng có bữa cơm chung, chưa từng ngồi lại nhau để đối thoại, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ. Hơn thế nữa, chúng ta những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không sao tránh khỏi quỹ đạo của sự bôn ba tất bật ấy mà nhiều khi quên đi mối tương quan thân tình với Chúa, với tha nhân. Vẫn có đó nhưng có lẽ chưa mật thiết và thân tình vì thời gian quá vội vã với công việc bổn phận; đôi lúc cũng ao ước tìm cho mình một khoảng lặng riêng tư với Chúa, được ở lại với Chúa nhưng áp lực công việc cứ mãi xoay vần, đè nặng, kéo lôi... Đẹp biết bao lúc này đây mỗi người chúng ta đang có “một thời thuận tiện” để tìm cho mình một "khoảng lặng", để nhìn lại những gì đã qua; một "khoảng lặng" để hiểu nhau hơn, vui hơn và hạnh phúc hơn để từ đó tìm cho mình một hướng đi và tiến xa hơn nữa trên hành trình dâng hiến.
Đối với người họa sĩ, "khoảng lặng" có thể là khoảng tối trong bức tranh. Với cái nhìn khách quan thì ta không thấy được vẻ đẹp của khoảng tối ấy nhưng đối với con mắt của người nghệ sĩ thì khoảng tối ấy mang một ý nghĩa rất quan trọng trong tác phẩm của mình; đó có thể là một nỗi niềm tâm sự hay một thông điệp cho mọi người.
Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn tìm thấy "khoảng lặng" cho riêng mình? Đối với người tu sĩ, "khoảng lặng" đó có thể là giây phút đưa mình ra khỏi dòng chảy của cuộc đời đầy bon chen, toan tính để lòng mình được lắng đọng, suy nghĩ và cầu nguyện. "Khoảng lặng" đó cũng có thể là khi ta trút gánh nặng trên đôi vai của mình mà lâu nay nó đã kéo ghì ta xuống làm cho cuộc sống thêm nặng nề ngột ngạt. "Khoảng lặng" ấy đôi khi là tiếng gào thét của con tim bao lần vấp ngã, phản bội đớn đau với những vết thương lòng đáng sợ...Chỉ trong cõi thinh lặng ta mới tìm lại được chính mình mà hình như lâu nay ta đã đánh mất. Giờ đây Chúng ta hãy để cho cơn gió mát của "khoảng lặng" đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn mình và hãy cảm nhận cuộc đời này bằng tất cả trái tim. Đôi lúc bước đi trong "khoảng lặng" ta tưởng mình như cô đơn, lạc lõng nhưng thực ra Chúa đang đi bên mình. Phải chăng giờ đây ta cần một "khoảng lặng" để dìm mình trong đại dương bao la của Chúa và quên đi mọi xáo động của cuộc sống gây bất ổn cho tâm hồn.
Nhà thơ Bạch Cư Dị một cách nào đó cho ta có cảm giác như tất cả không gian của bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch đã ngưng đọng vào tiếng đàn của người ca nữ "Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay". Nhưng cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hoà mình vào tiếng đàn, cảm nhận rõ hơn về cái hay của nghệ thuật. Nghe một bản nhạc đâu chỉ là ta nghe tiếng đàn với tiết tấu của âm thanh nhưng còn là cảm nhận được khúc tâm tình ẩn chứa bên trong "khoảng lặng" của tiếng đàn ấy.
Giữa dòng đời xô bồ tất bật đẩy đưa, con người cứ hối hả chạy theo nhịp sống hiện đại, biến mình thành một cỗ máy, mỗi người chịu một áp lực riêng theo bậc sống của mình, cuộc sống con người như bị mọi thứ bủa vây, giăng mắc. Những lúc như thế có lẽ chúng ta cũng nên dành cho mình một khoảng lặng để tìm lại sự bình an, để lắng nghe nhau, lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng Chúa, nghe từng nhịp đập của con tim và thấu hiểu đời nhau. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn hợp với những nốt thăng trầm thì "khoảng lặng" chính là những nốt trầm da diết giúp chúng ta cân bằng cuộc sống. Mỗi người chỉ cần một "khoảng lặng" rất nhỏ nhưng đủ để chúng ta yêu thương và giữ lấy tình yêu đối với mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta luôn tìm được cho mình một "khoảng lặng" giữa thế giới đang đảo điên với đại dịch Covid-19 này.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
Vâng! Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có ghi lại bộ phim “Wuhan: The Long Night” (Đêm Trường Vũ Hán). Đây là một bộ phim tài liệu ngắn ra đời tại trung tâm thành phố Vũ Hán, do Sidan, một nhiếp ảnh gia trong đoàn làm phim ghi lại sau khi anh bị kẹt ở lại Vũ Hán trong cơn đại dịch Corona virus bùng phát và lệnh phong tỏa toàn thành phố Vũ Hán ngày 23/01/2020.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, là “đại bản doanh” của thế giới công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là trung tâm nghệ thuật và học thuật nổi tiếng của nước này. Với phong cách mang đậm nét cổ kính và hiện đại, nơi đây không chỉ là thành phố du lịch nổi tiếng mà còn là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, tài chính,vận tải và công nghệ thông tin... Thế nhưng, kể từ khi "Corona virus" xuất hiện, lệnh phong tỏa ban hành, bộ mặt của Vũ Hán đã thay đổi hoàn toàn. Những gì trong đoạn video clip ghi lại chỉ là một đêm đường tan thương. Con đường Zihan đông đúc, tấp nập ngày nào giờ đột nhiên vắng tanh chỉ thấp thoáng vài người qua lại trong bộ dạng buồn rầu thê thảm. Con sông Dương Tử giờ cũng chỉ lăn tăn vài đợt sóng lẻ loi, cô độc thấp thoáng một bóng người xa xa bước đi trong thất vọng; và đặc biệt hơn là hình ảnh người đàn ông bên cửa sổ cất cao giọng hát bài "Quê hương tôi" nghe như một nỗi xót xa của cõi lòng khi nhìn thấy quê hương đang đi vào bóng tối của sự dữ.
Khung cảnh chết chóc, buồn thảm, tiêu điều trên đường phố của Vũ Hán ấy giờ đã lây lan nhiều nơi trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội đang bị tê liệt. Học sinh không đến trường, khu vui chơi, du lịch đóng cửa, kinh doanh tạm ngưng… Đặc biệt, trong lãnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là đối với nhịp sống đức tin của người Công Giáo, tất cả mọi sinh hoạt đều như ngừng lại, trong đó, một cử hành quan trọng nhất của cộng đoàn là Thánh lễ cũng phải tạm dừng. Nhìn lại lịch sử ta thấy ngay cả thời chiến, thời cấm cách sát hại đạo cách tàn nhẫn nhưng chưa bao giờ phải dừng Thánh lễ, vậy mà hôm nay toàn thế giới phải dừng ngay Thánh lễ mặc dù đang thời điểm lễ Phục sinh.
Ta thấy virus corona không chỉ là dịch bệnh lây lan mà còn lây nhiễm trong xã hội cảm giác bất an, sợ hãi và rệu rã. Đại dịch Covid -19 giờ đây thực sự đã khiến cho nhân loại hết tự phụ về khả năng kiểm soát hay khả năng bất khả chiến bại từ sức mạnh của khoa học công nghệ hay quyền lực của mình.
Trước tình trạng đó mỗi người chúng ta cần dừng lại để tìm cho mình một "khoảng lặng" trong tâm hồn. Lặng để nghe tiếng Chúa, lặng để tìm lại mình và nhận biết mình là ai trong vũ trụ này. Lặng để thấy được sự bất lực của con người và sự cao cả của Thiên Chúa. Tìm ra "khoảng lặng" giữa một thế giới xô bồ, vàng thau lẫn lộn, một thế giới của quyền lực và bạo lực, một thế giới của giàu sang và hưởng thụ, một thế giới của mưu mô giả tạo, một thế giới mà con người tự sắp đặt cho cuộc đời mình, một thế giới làm cho con người phải đảo điên và mất niềm tin vào Đấng tối cao.
Thế nhưng, cái trật tự mà lâu nay con người tự sắp xếp ấy giờ đây lại bị đảo lộn và hầu như bị phá đổ hoàn toàn bởi một “cô” rất nhỏ bé, áp lực của sự chết đang cận kề và có thể đến với bất cứ ai. Lẽ thường chúng ta có quyền nhìn thấy mặt người thân trong những phút cuối của cuộc đời; nhưng vì sự hiện diện của “cô” thì con người bắt đầu đi vào sự cô đơn tột cùng, nhất là khi bị nhiễm bệnh, họ ra đi “một mình đơn độc” từ gia đình đến bệnh viện rồi ra nghĩa trang. Dù họ là ai, giàu hay nghèo, quyền thế hay rẻ mạt cùng đinh đều phải chung một số phận là đi trong âm thầm không một lời tiễn biệt của người thân, đi trong sự bất lực. Những gì lâu nay con người cố bám chặt giờ đành để mất, những gì lâu nay con người tìm cách chối từ thì giờ lại bám víu cầu xin. Vâng! Hơn lúc nào hết giờ đây con người chỉ còn bám víu trông cậy vào Đấng Tối Cao, Đấng mà lâu nay phe này nhóm nọ giáo phái kia cách này hay cách khác bài trừ bác bỏ.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần trải qua cô đơn của sự phản bội, bế tắc trong cuộc sống, đảo điên trong công việc…; đôi lúc cảm thấy thế giới này như quay lưng lại với mình…; và rồi cuộc đời cứ quay cuồng trong cỗ máy của sự tất bật hối hả, tiền tài, danh vọng, chức trọng quyền cao… Những lúc đó chúng ta cần một "khoảng lặng" để bình tâm nhìn nhận vấn đề, một "khoảng lặng" để lấy lại sinh lực sau những cuộc chạy đua mệt mỏi với thời gian. "Khoảng lặng" không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sóng ngầm. Đó là chân lý của nghệ thuật và cũng là chân lý của cuộc sống trong thời đại hôm nay. Đây là một chân lý đáng để chúng ta, những người sống đời thánh hiến suy gẫm.
Biến cố xuất hành, dân Do Thái đi trong sa mạc, không đồ ăn thức uống, dịch bệnh lan tràn, dân chúng kêu la thảm thiết hầu như tuyệt vọng. Họ chỉ còn một niềm cậy trông duy nhất là cột lửa dẫn đường ban đêm và cột mây dẫn lối ban ngày “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột lửa cũng vậy” (Xh 13, 21– 22). Dân Do Thái lúc này hầu như cậy trông phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa vì đã bất lực. Cả ngày đêm chỉ ở trong lều trại chờ Manna từ trời ban xuống.
Phải chăng đại dịch Covid-19 làm cho chúng ta sống lại cảnh Xuất hành của dân Do Thái ngày xưa, chỉ ở trong lều trại và đón nhận lương thực từ trời cao, quây quần bên nhau trong lều trại. Hôm nay chúng ta cũng ở lại, ở lại trong gia đình, nơi mà lâu nay chưa từng có bữa cơm chung, chưa từng ngồi lại nhau để đối thoại, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ. Hơn thế nữa, chúng ta những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không sao tránh khỏi quỹ đạo của sự bôn ba tất bật ấy mà nhiều khi quên đi mối tương quan thân tình với Chúa, với tha nhân. Vẫn có đó nhưng có lẽ chưa mật thiết và thân tình vì thời gian quá vội vã với công việc bổn phận; đôi lúc cũng ao ước tìm cho mình một khoảng lặng riêng tư với Chúa, được ở lại với Chúa nhưng áp lực công việc cứ mãi xoay vần, đè nặng, kéo lôi... Đẹp biết bao lúc này đây mỗi người chúng ta đang có “một thời thuận tiện” để tìm cho mình một "khoảng lặng", để nhìn lại những gì đã qua; một "khoảng lặng" để hiểu nhau hơn, vui hơn và hạnh phúc hơn để từ đó tìm cho mình một hướng đi và tiến xa hơn nữa trên hành trình dâng hiến.
Đối với người họa sĩ, "khoảng lặng" có thể là khoảng tối trong bức tranh. Với cái nhìn khách quan thì ta không thấy được vẻ đẹp của khoảng tối ấy nhưng đối với con mắt của người nghệ sĩ thì khoảng tối ấy mang một ý nghĩa rất quan trọng trong tác phẩm của mình; đó có thể là một nỗi niềm tâm sự hay một thông điệp cho mọi người.
Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn tìm thấy "khoảng lặng" cho riêng mình? Đối với người tu sĩ, "khoảng lặng" đó có thể là giây phút đưa mình ra khỏi dòng chảy của cuộc đời đầy bon chen, toan tính để lòng mình được lắng đọng, suy nghĩ và cầu nguyện. "Khoảng lặng" đó cũng có thể là khi ta trút gánh nặng trên đôi vai của mình mà lâu nay nó đã kéo ghì ta xuống làm cho cuộc sống thêm nặng nề ngột ngạt. "Khoảng lặng" ấy đôi khi là tiếng gào thét của con tim bao lần vấp ngã, phản bội đớn đau với những vết thương lòng đáng sợ...Chỉ trong cõi thinh lặng ta mới tìm lại được chính mình mà hình như lâu nay ta đã đánh mất. Giờ đây Chúng ta hãy để cho cơn gió mát của "khoảng lặng" đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn mình và hãy cảm nhận cuộc đời này bằng tất cả trái tim. Đôi lúc bước đi trong "khoảng lặng" ta tưởng mình như cô đơn, lạc lõng nhưng thực ra Chúa đang đi bên mình. Phải chăng giờ đây ta cần một "khoảng lặng" để dìm mình trong đại dương bao la của Chúa và quên đi mọi xáo động của cuộc sống gây bất ổn cho tâm hồn.
Nhà thơ Bạch Cư Dị một cách nào đó cho ta có cảm giác như tất cả không gian của bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch đã ngưng đọng vào tiếng đàn của người ca nữ "Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay". Nhưng cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hoà mình vào tiếng đàn, cảm nhận rõ hơn về cái hay của nghệ thuật. Nghe một bản nhạc đâu chỉ là ta nghe tiếng đàn với tiết tấu của âm thanh nhưng còn là cảm nhận được khúc tâm tình ẩn chứa bên trong "khoảng lặng" của tiếng đàn ấy.
Giữa dòng đời xô bồ tất bật đẩy đưa, con người cứ hối hả chạy theo nhịp sống hiện đại, biến mình thành một cỗ máy, mỗi người chịu một áp lực riêng theo bậc sống của mình, cuộc sống con người như bị mọi thứ bủa vây, giăng mắc. Những lúc như thế có lẽ chúng ta cũng nên dành cho mình một khoảng lặng để tìm lại sự bình an, để lắng nghe nhau, lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng Chúa, nghe từng nhịp đập của con tim và thấu hiểu đời nhau. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn hợp với những nốt thăng trầm thì "khoảng lặng" chính là những nốt trầm da diết giúp chúng ta cân bằng cuộc sống. Mỗi người chỉ cần một "khoảng lặng" rất nhỏ nhưng đủ để chúng ta yêu thương và giữ lấy tình yêu đối với mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta luôn tìm được cho mình một "khoảng lặng" giữa thế giới đang đảo điên với đại dịch Covid-19 này.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
Covid-19. Thời của sự vâng phục
Lm Louis Nguyễn.
17:38 09/04/2020
Covid-19. Thời của sự vâng phục
Cách đây ít ngày tôi có viết bài Covid-19 Thời của sự ân cần quan tâm. Đó chỉ là một câu chuyện riêng tư ít nhiều làm thức tỉnh trong tôi về một tinh thần sống quan tâm đến người khác bằng những hành động nho nhỏ. Nay tôi chia sẻ cùng bạn đọc một suy tư khác, thiết nghĩ cũng rất thực tế và hữu ích trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khi mà theo dõi trên các trang mạng và truyền hình, chúng ta vẫn thấy con số lây nhiễm và tử vong gia tăng chóng mặt tại các quốc gia, ngay cả nơi các quốc gia tân tiến. Đúng là con virus này không loại trừ ai, nó thật vô cùng nguy hiểm và chúng ta cần phải hết sức đồng tâm đối phó mới mong diệt được.
Điều mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này là: trong những ngày này chúng ta cần có tinh thần vâng phục chính quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo, xã hội. Từng người một, chúng ta cần sống và tuân thủ đúng, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ thị, hướng dẫn của những vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong xã hội và cộng đoàn. Nói rộng hơn, chúng ta cần có và sống tinh thần vâng phục.
Bạn theo dõi trên truyền hình, báo chí, các trang mạng xã hội, bạn nhận thấy điều gì được nhắc đến nhiều nhất? Thưa đó là các yêu cầu, chỉ thị của chính phủ, của bộ y tế, của các nhà lãnh đạo các cấp yêu cầu người dân cần và phải tuân thủ đúng những điều luật vừa được thiết lập để tự bảo vệ cho chính mình và cho người khác.
Những quy định ấy là gì? Đó là hạn chế đi lại khi không cần thiết, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác, giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc ở cự ly gần, không tụ họp đông người, rửa tay sạch sẽ, không ho, khạc nhổ bừa bãi mất vệ sinh,..
Ngay khi phát hiện dịch bệnh, chính phủ đã cho lệnh đóng cửa các nơi nhạy cảm với dịch bệnh nhất: trường học, nhà hàng, các nơi tụ họp đông người như nhà thờ, chùa chiền... mục đích là để ngăn chặn sự phát tán của virus. Họ quyết định như thế với một động thái tích cực nhằm ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho cộng đồng.
Điều đó có nghĩa là vì cộng đồng, vì sự sinh tồn của cá nhân và cộng đồng mà các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo mới lên tiếng yêu cầu và đưa ra các quy định cụ thể cách chặt chẽ.
Nhưng tại sao các nhà lãnh đạo cao cấp, Bộ Y tế hay những chuyên gia y khoa học lại phải lên tiếng nhiều lần, phải lặp đi lặp lại những khuyến cáo và yêu cầu người dân như thế? Thưa là vì họ yêu mến, họ lo lắng cho chúng ta và họ muốn bảo toàn sự sống của chúng ta và của cộng đồng.
Tôi tin rằng để có những quyết định như thế những vị hữu trách hẳn phải đau đầu, đắn đo suy nghĩ rất kỹ trước khi ra quyết định. Tôi cũng tin rằng họ cũng lường trước những xáo trộn, thiệt hại có thể xảy ra, nghĩa là họ cũng đã nghĩ tới những hệ lụy tiêu cực sẽ đến nhưng giữa hai cái xấu, họ chọn cái ít xấu hơn...
Tính cho tới hôm nay là gần 4 tháng kể từ khi dịch cúm viêm phổi cấp bùng phát. Khắp nơi trên thế giới vẫn đang vất vả đối phó để tiêu diệt và phát tán của dịch virus này. Chúng ta, những công dân bình thường, từ nhớn đến bé, bô lão đến nhi đồng, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo... đang bị thử thách, bị cô lập, bị hạn chế giao tiếp với xã hội bên ngoài.
Mấy ngày đầu khi tuân thủ và thực hiện quy định mới thì không sao, chúng ta vui hưởng sự yên tĩnh, an nhàn trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng những ngày tiếp theo sau đó thì với nhiều người, đó quả là một áp lực tâm lý nặng nề. Chúng ta thấy tù túng, tẻ nhạt, chúng ta thấy gò bó, nặng nề, ngột ngạt... lòng trí tự nhiên cứ muốn như chim sổ lồng, muốn tìm tự do thanh thản đi lại bên ngoài.
Lẽ tự nhiên và thường tình là vậy bởi một trong những yếu tính tự nhiên của con người là yếu tính xã hội. Tự bản chất yếu tính này đòi buộc con người có giao tiếp, liên hệ, tiếp xúc với các đối tượng khác. Con người không thể là ốc đảo, con người có căn tính xã hội và căn tính ấy luôn có những nhu cầu đòi được đáp ứng đầy đủ.
Thế nên trong những ngày này chắc chắn có nhiều người sống trong áp lực, căng thẳng và bực bội. Chính tôi trong giai đoạn này cũng có một vài lần có tư tưởng “nổi loạn”. Chuyện gần đây nhất là đám tang. Đúng trong Tuần Thánh, giáo xứ của tôi có một bà cụ qua đời. Gia đình họ xin cử hành nghi lễ an táng cho Cụ ngay mà không muốn trì hoãn.
Là một mục tử, tôi đồng cảm với họ trong nỗi niềm mất mát người thân, đặc biệt trong thời điểm đầy khó khăn này. Tôi chấp thuận yêu cầu của gia đình và đồng ý cho phép 20 người là con cháu đến tham dự nghi lễ an táng. Tôi đã ít nhiều chủ quan khi cho rằng nhà thờ thì lớn, đủ sức để 20 người cùng hiện diện với giãn cách an toàn là 2 mét cách nhau trong khi luật của y tế tỉnh bang yêu cầu không được tụ họp quá 10 người.
Nhưng sau đó tôi nhận được chỉ thị từ Tòa Giám mục yêu cầu hủy bỏ kế hoạch tổ chức lễ an táng với 20 người tham dự. Cảm giác đầu tiên của tôi là bực bội và cảm thấy khó chịu vì sự cứng nhắc, máy móc. Nhưng khi bình tâm suy xét, tôi thấy có điều đúng trong đó. Mình cần phải làm gương, phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt ấy không chỉ vì cho mình mà còn vì ích lợi của cộng đồng và xã hội.
Thế là tôi đã mất gần một tiếng đồng hồ qua điện thoại để sắp xếp với gia đình và nhà quàn (funeral home), để thảo luận và cuối cùng chúng tôi đã đồng ý sẽ tổ chức nghi lễ an táng cho Cụ ở ngoài nghĩa trang với con số tham dự vẫn là 20 người nhưng chỉ được 10 người hiện diện xung quanh quan tài, còn 10 người còn lại thì phải ngồi trong xe và tham dự từ xa.
Giờ đây mọi chuyện đã xong. Chúng tôi đã tổ chức xong nghi lễ an táng cho Cụ và gia đình cũng mãn nguyện khi thấy mọi sự được tổ chức nghiêm trang, chu đáo và ân cần. Tôi liền ngồi vào bàn kom-piu-tờ lọc cọc gõ máy để chia sẻ cùng bạn đọc vài suy tư về tinh thần và bài học vâng phục. Vâng. Chúng ta cần học và sống tinh thần vâng phục trong những ngày này. Cần học và sống tinh thần vâng phục trong những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt nhất. Học nữa, học mãi, việc học không bao giờ là muộn cả. Vậy:
• Nếu có ai đó khó chịu, cảm thấy không thoải mái khi đeo khẩu trang trong giao tiếp? Hãy cố gắng đeo vào vì sự an toàn của chính mình và của mọi người xung quanh.
• Nếu có ai đó bực bội vì không được tụ họp la cà, ngồi nhâm nhi vài lon bia, nướng mấy con khô mực để lai rai vài xị rượu với bạn bè? Hãy cố gắng đừng càm ràm kêu ca vì chỉ ít lâu nữa thôi lệnh phong tỏa rồi cũng sẽ được gỡ bỏ.
• Nếu có ai đó cáu kỉnh vì chân có nốt ruồi không đi không được? Cái chân đi quen rồi, giờ ở nhà hoài thấy thấy tù túng, bực bội quá đi thôi! Xin hãy cố gắng kiên nhẫn vì chắc chắn dịch bệnh cồ-rố-nà sẽ sớm bị tiêu diệt.
• Và nếu có ai đó bực bội, ấm ức vì ngày nào cũng nhìn thấy, cũng chạm mặt “con khỉ già” là vợ hay chồng mình, đi ra đi vô gặp hoài “mụ vợ già” (hay “ông già mắc dịch”) thì thôi xin đừng bực bội, cáu kỉnh nữa, vì nói gì thì nói “con khỉ già ấy” đã sống chung với mình ngót nghét mấy chục năm qua, ăn cùng bàn, ngủ cùng giường, đắp cùng tấm chăn, bế bồng chăm bẵm con của mình rồi mà.
Từng người một, hãy cố gắng biến sự tù túng, khó chịu, bực bội thành niềm vui, hãy gò ép mình vào khuôn khổ, mỗi người ráng một chút, ráng một chút, điều tích cực sẽ sớm xảy đến.
Xin hãy tận hưởng và vui sống từng giây phút hiện tại trong niềm vui và sự sung mãn của cuộc sống.
Xin Đức Kitô Phục sinh chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới. Chúa đã sống lại thật. Alleluia, Alleluia.
Lm Louis Nguyễn, Yorkton, Canada
Cách đây ít ngày tôi có viết bài Covid-19 Thời của sự ân cần quan tâm. Đó chỉ là một câu chuyện riêng tư ít nhiều làm thức tỉnh trong tôi về một tinh thần sống quan tâm đến người khác bằng những hành động nho nhỏ. Nay tôi chia sẻ cùng bạn đọc một suy tư khác, thiết nghĩ cũng rất thực tế và hữu ích trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khi mà theo dõi trên các trang mạng và truyền hình, chúng ta vẫn thấy con số lây nhiễm và tử vong gia tăng chóng mặt tại các quốc gia, ngay cả nơi các quốc gia tân tiến. Đúng là con virus này không loại trừ ai, nó thật vô cùng nguy hiểm và chúng ta cần phải hết sức đồng tâm đối phó mới mong diệt được.
Điều mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này là: trong những ngày này chúng ta cần có tinh thần vâng phục chính quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo, xã hội. Từng người một, chúng ta cần sống và tuân thủ đúng, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ thị, hướng dẫn của những vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong xã hội và cộng đoàn. Nói rộng hơn, chúng ta cần có và sống tinh thần vâng phục.
Bạn theo dõi trên truyền hình, báo chí, các trang mạng xã hội, bạn nhận thấy điều gì được nhắc đến nhiều nhất? Thưa đó là các yêu cầu, chỉ thị của chính phủ, của bộ y tế, của các nhà lãnh đạo các cấp yêu cầu người dân cần và phải tuân thủ đúng những điều luật vừa được thiết lập để tự bảo vệ cho chính mình và cho người khác.
Những quy định ấy là gì? Đó là hạn chế đi lại khi không cần thiết, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác, giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc ở cự ly gần, không tụ họp đông người, rửa tay sạch sẽ, không ho, khạc nhổ bừa bãi mất vệ sinh,..
Ngay khi phát hiện dịch bệnh, chính phủ đã cho lệnh đóng cửa các nơi nhạy cảm với dịch bệnh nhất: trường học, nhà hàng, các nơi tụ họp đông người như nhà thờ, chùa chiền... mục đích là để ngăn chặn sự phát tán của virus. Họ quyết định như thế với một động thái tích cực nhằm ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho cộng đồng.
Điều đó có nghĩa là vì cộng đồng, vì sự sinh tồn của cá nhân và cộng đồng mà các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo mới lên tiếng yêu cầu và đưa ra các quy định cụ thể cách chặt chẽ.
Nhưng tại sao các nhà lãnh đạo cao cấp, Bộ Y tế hay những chuyên gia y khoa học lại phải lên tiếng nhiều lần, phải lặp đi lặp lại những khuyến cáo và yêu cầu người dân như thế? Thưa là vì họ yêu mến, họ lo lắng cho chúng ta và họ muốn bảo toàn sự sống của chúng ta và của cộng đồng.
Tôi tin rằng để có những quyết định như thế những vị hữu trách hẳn phải đau đầu, đắn đo suy nghĩ rất kỹ trước khi ra quyết định. Tôi cũng tin rằng họ cũng lường trước những xáo trộn, thiệt hại có thể xảy ra, nghĩa là họ cũng đã nghĩ tới những hệ lụy tiêu cực sẽ đến nhưng giữa hai cái xấu, họ chọn cái ít xấu hơn...
Tính cho tới hôm nay là gần 4 tháng kể từ khi dịch cúm viêm phổi cấp bùng phát. Khắp nơi trên thế giới vẫn đang vất vả đối phó để tiêu diệt và phát tán của dịch virus này. Chúng ta, những công dân bình thường, từ nhớn đến bé, bô lão đến nhi đồng, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo... đang bị thử thách, bị cô lập, bị hạn chế giao tiếp với xã hội bên ngoài.
Mấy ngày đầu khi tuân thủ và thực hiện quy định mới thì không sao, chúng ta vui hưởng sự yên tĩnh, an nhàn trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng những ngày tiếp theo sau đó thì với nhiều người, đó quả là một áp lực tâm lý nặng nề. Chúng ta thấy tù túng, tẻ nhạt, chúng ta thấy gò bó, nặng nề, ngột ngạt... lòng trí tự nhiên cứ muốn như chim sổ lồng, muốn tìm tự do thanh thản đi lại bên ngoài.
Lẽ tự nhiên và thường tình là vậy bởi một trong những yếu tính tự nhiên của con người là yếu tính xã hội. Tự bản chất yếu tính này đòi buộc con người có giao tiếp, liên hệ, tiếp xúc với các đối tượng khác. Con người không thể là ốc đảo, con người có căn tính xã hội và căn tính ấy luôn có những nhu cầu đòi được đáp ứng đầy đủ.
Thế nên trong những ngày này chắc chắn có nhiều người sống trong áp lực, căng thẳng và bực bội. Chính tôi trong giai đoạn này cũng có một vài lần có tư tưởng “nổi loạn”. Chuyện gần đây nhất là đám tang. Đúng trong Tuần Thánh, giáo xứ của tôi có một bà cụ qua đời. Gia đình họ xin cử hành nghi lễ an táng cho Cụ ngay mà không muốn trì hoãn.
Là một mục tử, tôi đồng cảm với họ trong nỗi niềm mất mát người thân, đặc biệt trong thời điểm đầy khó khăn này. Tôi chấp thuận yêu cầu của gia đình và đồng ý cho phép 20 người là con cháu đến tham dự nghi lễ an táng. Tôi đã ít nhiều chủ quan khi cho rằng nhà thờ thì lớn, đủ sức để 20 người cùng hiện diện với giãn cách an toàn là 2 mét cách nhau trong khi luật của y tế tỉnh bang yêu cầu không được tụ họp quá 10 người.
Nhưng sau đó tôi nhận được chỉ thị từ Tòa Giám mục yêu cầu hủy bỏ kế hoạch tổ chức lễ an táng với 20 người tham dự. Cảm giác đầu tiên của tôi là bực bội và cảm thấy khó chịu vì sự cứng nhắc, máy móc. Nhưng khi bình tâm suy xét, tôi thấy có điều đúng trong đó. Mình cần phải làm gương, phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt ấy không chỉ vì cho mình mà còn vì ích lợi của cộng đồng và xã hội.
Thế là tôi đã mất gần một tiếng đồng hồ qua điện thoại để sắp xếp với gia đình và nhà quàn (funeral home), để thảo luận và cuối cùng chúng tôi đã đồng ý sẽ tổ chức nghi lễ an táng cho Cụ ở ngoài nghĩa trang với con số tham dự vẫn là 20 người nhưng chỉ được 10 người hiện diện xung quanh quan tài, còn 10 người còn lại thì phải ngồi trong xe và tham dự từ xa.
Giờ đây mọi chuyện đã xong. Chúng tôi đã tổ chức xong nghi lễ an táng cho Cụ và gia đình cũng mãn nguyện khi thấy mọi sự được tổ chức nghiêm trang, chu đáo và ân cần. Tôi liền ngồi vào bàn kom-piu-tờ lọc cọc gõ máy để chia sẻ cùng bạn đọc vài suy tư về tinh thần và bài học vâng phục. Vâng. Chúng ta cần học và sống tinh thần vâng phục trong những ngày này. Cần học và sống tinh thần vâng phục trong những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt nhất. Học nữa, học mãi, việc học không bao giờ là muộn cả. Vậy:
• Nếu có ai đó khó chịu, cảm thấy không thoải mái khi đeo khẩu trang trong giao tiếp? Hãy cố gắng đeo vào vì sự an toàn của chính mình và của mọi người xung quanh.
• Nếu có ai đó bực bội vì không được tụ họp la cà, ngồi nhâm nhi vài lon bia, nướng mấy con khô mực để lai rai vài xị rượu với bạn bè? Hãy cố gắng đừng càm ràm kêu ca vì chỉ ít lâu nữa thôi lệnh phong tỏa rồi cũng sẽ được gỡ bỏ.
• Nếu có ai đó cáu kỉnh vì chân có nốt ruồi không đi không được? Cái chân đi quen rồi, giờ ở nhà hoài thấy thấy tù túng, bực bội quá đi thôi! Xin hãy cố gắng kiên nhẫn vì chắc chắn dịch bệnh cồ-rố-nà sẽ sớm bị tiêu diệt.
• Và nếu có ai đó bực bội, ấm ức vì ngày nào cũng nhìn thấy, cũng chạm mặt “con khỉ già” là vợ hay chồng mình, đi ra đi vô gặp hoài “mụ vợ già” (hay “ông già mắc dịch”) thì thôi xin đừng bực bội, cáu kỉnh nữa, vì nói gì thì nói “con khỉ già ấy” đã sống chung với mình ngót nghét mấy chục năm qua, ăn cùng bàn, ngủ cùng giường, đắp cùng tấm chăn, bế bồng chăm bẵm con của mình rồi mà.
Từng người một, hãy cố gắng biến sự tù túng, khó chịu, bực bội thành niềm vui, hãy gò ép mình vào khuôn khổ, mỗi người ráng một chút, ráng một chút, điều tích cực sẽ sớm xảy đến.
Xin hãy tận hưởng và vui sống từng giây phút hiện tại trong niềm vui và sự sung mãn của cuộc sống.
Xin Đức Kitô Phục sinh chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới. Chúa đã sống lại thật. Alleluia, Alleluia.
Lm Louis Nguyễn, Yorkton, Canada
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dấu Đinh Chúa
Dominic Đức Nguyễn
21:38 09/04/2020
DẤU ĐINH CHÚA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thập giá trở nên Ơn Cứu Độ
Khổ đau chợt hóa Suối Thiên Thai
Suy tôn Thánh giá, con cung kính
Cảm tạ Hồng ân mãi đắm say.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thập giá trở nên Ơn Cứu Độ
Khổ đau chợt hóa Suối Thiên Thai
Suy tôn Thánh giá, con cung kính
Cảm tạ Hồng ân mãi đắm say.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
VietCatholic TV
Truyền hình trực tiếp mão gai Chúa liên tục 13 giờ để cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 09/04/2020
Tính đến chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 88,565 người, trong số 1,521,090 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,414 người chết và thêm 84,384 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 14,797 người, trong số 435,160 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong một tuần lễ duy nhất, con số tử vong tại Hoa Kỳ đã gấp 3 lần con số của ngày thứ Năm tuần trước 2 tháng Tư. Trong 24 giờ qua, con số tử vong tại Hoa Kỳ là 1,940. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận là 31,935 người.
Trước con số người chết kinh hoàng như thế, tổng giáo phận Chicago đã mời gọi một nhóm 24 linh mục tình nguyện, tất cả đều dưới 60 tuổi và không có tiền sử bệnh, để đi ban phép Xức Dầu Thánh cho bệnh nhân Công Giáo mắc COVID-19.
Khi đến xức dầu, bệnh viện cung cấp cho các linh mục một bộ đồ áo quần liền nhau, áo choàng, găng tay, khẩu trang N95, kính bảo hộ, lưới tóc, và giày che. Sau khi hoàn thành việc xức dầu, các ngài được bệnh viện hướng dẫn tháo bỏ tất cả các thiết bị một cách an toàn và cách thức khử trùng.
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo cho biết bí tích xức dầu được ban những người Công Giáo đang gặp nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Ân sủng đầu tiên của bí tích này là ban thêm sức mạnh, đem lại bình an trong tâm hồn và can đảm để vượt qua những khó khăn cuả bệnh tật hoặc sự yếu đuối của tuổi già. Ân sủng này là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, canh tân niềm tin và niềm trông cậy vào Thiên Chúa và chống lại những cám dỗ của sự ác, cám dỗ nản lòng và sự thống khổ khi phải đối mặt với cái chết.
Sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh không chỉ có nghĩa là dẫn dắt người bệnh đến việc chữa lành linh hồn, nhưng cũng là chữa lành thân xác nếu đó là ý muốn của Chúa. Hơn nữa, “nếu người nhận bí tích đang trong vòng tội lỗi, người ấy sẽ được tha thứ”
Giáo lý cũng giải thích rằng, khi bất cứ ai trong số các tín hữu bắt đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh tật hoặc tuổi già, thì thời điểm thích hợp để nhận bí tích xức dầu là càng sớm càng tốt.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa được bệnh viện hướng dẫn, tổng giáo phận Chicago cũng đào tạo các linh mục về cách ban phát các phép bí tích một cách an toàn cho các bệnh nhân COVID-19.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 14,792 người, trong số 148,220 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 747 người, và 6,278 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tử vong tại Ý đã lên đến 17,669 người, trong số 139,422 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 542 người chết trong 24 giờ qua. Như vậy là có sự sụt giảm liên tục số các trường hợp tử vong từ đầu tháng Tư cho đến nay.
Tử vong tại Đức đã lên đến 2,349 người, trong số 113,296 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 333 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 10,869 người, trong số 112,950 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 7 tháng Tư, một tuần trước ngày tưởng niệm một năm biến cố cháy nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cho biết ngài sẽ trưng bày thánh tích Mão Gai của Chúa Kitô tại Nhà thờ Notre-Dame de Paris dù chưa sửa xong, để cho mọi người tôn kính qua một chương trình phát sóng trực tuyến vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư.
“Khi Đức Mẹ Maria đứng dưới chân thập tự giá, Mẹ biết rằng từ những gì tuyệt đối xấu xa, Chúa vẫn luôn luôn đem đến một sự gì vĩ đại hơn nhiều,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit của tổng giáo phận Paris nói.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi không thấy được bất kỳ ý nghĩa nào qua vụ cháy nhà thờ hay qua cơn dịch bệnh coronavirus. Tuy nhiên, tôi biết rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt hơn cho những bất hạnh của chúng ta”.
Một buổi chầu kéo dài 13 giờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trước Mão Gai Chúa sẽ được truyền hình trực tiếp từ bên trong Notre-Dame de Paris từ 11:30 sáng đến 12:30 tối giờ địa phương ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng 4. 11:30 sáng giờ Paris tức là 16:30 giờ Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ thuyết giảng về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô bên trong Notre-Dame de Paris, bên phiá có tượng Đức Mẹ Sầu Bi, với sự tham gia cuả Đức Ông Patrick Chauvet, cha sở nhà thờ và Đức Giám Mục Phụ Tá Denis Jachiet.
Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc họp báo rằng ban đầu ngài dự định đem Thánh Tích rước trên đường phố Paris, nhưng điều này bất thành vì các biện pháp phòng ngừa coronavirus nghiêm ngặt ở Pháp.
Vào buổi trưa Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ ban phép lành cho thành phố Paris từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm trên đồi Montmartre, nhìn xuống thành phố.
Tử vong tại Anh đã lên đến 7,097 người, trong số 60,733 trường hợp nhiễm coronavirus. Nói cách khác, chỉ sau một tuần, con số tử vong tại Anh và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận đều tăng lên gấp 3 lần.
Tử vong tại Israel đã lên đến 73 người, trong số 9,404 trường hợp nhiễm coronavirus. Nhiều người lâm vào cảnh đói khổ vì cạn kiệt thu nhập từ các khác hành hương. Các linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa đã có sáng kiến mang lại nụ cười và một chút giúp đỡ cho người già của thành phố giữa những con đường hoang vắng.
Mỗi Chúa Nhật, thứ ba và thứ năm, một nhóm tình nguyện viên đi qua các con đường nhỏ hẹp của Giêrusalem để mang theo lương thực và các bữa ăn nấu sẵn đến chăm sóc cho những người mà trong những ngày đại dịch này không thể rời khỏi nhà của họ.
Cô Mary Majlaton nói:
“Chúng tôi phân phối ở tất cả các khu vực của thành phố cổ, nhưng nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho khu phố Kitô giáo, trong khu vực giữa tu viện Armenia, Cổng Mới và Cổng Damascus. Nhóm chúng tôi phân phối 150 bữa ăn một ngày trong những khu vực trách nhiệm của mình.”
“Chúng tôi cung cấp bữa ăn ở lối vào nhà và không đi vào bên trong. Chúng tôi không chạm vào bất cứ ai vì nguy cơ nhiễm trùng. Có, chúng tôi sợ, nhưng đồng thời chúng tôi cảm thấy cảm giác tuyệt vời khi có thể giúp đỡ người khác vào thời điểm khó khăn này.”
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, phía Do Thái đã chính thức bác bỏ khả năng này.
Lúc 5g30 chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, là Giám Mục Phụ Tá Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Tiệc Ly với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem không được cử hành trong Nhà thờ Thánh Mộ. Ngôi nhà thờ này, là nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem, nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.
Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.
Lúc 9 giờ tối, cha Francesco Patton là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 14,797 người, trong số 435,160 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong một tuần lễ duy nhất, con số tử vong tại Hoa Kỳ đã gấp 3 lần con số của ngày thứ Năm tuần trước 2 tháng Tư. Trong 24 giờ qua, con số tử vong tại Hoa Kỳ là 1,940. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận là 31,935 người.
Trước con số người chết kinh hoàng như thế, tổng giáo phận Chicago đã mời gọi một nhóm 24 linh mục tình nguyện, tất cả đều dưới 60 tuổi và không có tiền sử bệnh, để đi ban phép Xức Dầu Thánh cho bệnh nhân Công Giáo mắc COVID-19.
Khi đến xức dầu, bệnh viện cung cấp cho các linh mục một bộ đồ áo quần liền nhau, áo choàng, găng tay, khẩu trang N95, kính bảo hộ, lưới tóc, và giày che. Sau khi hoàn thành việc xức dầu, các ngài được bệnh viện hướng dẫn tháo bỏ tất cả các thiết bị một cách an toàn và cách thức khử trùng.
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo cho biết bí tích xức dầu được ban những người Công Giáo đang gặp nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Ân sủng đầu tiên của bí tích này là ban thêm sức mạnh, đem lại bình an trong tâm hồn và can đảm để vượt qua những khó khăn cuả bệnh tật hoặc sự yếu đuối của tuổi già. Ân sủng này là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, canh tân niềm tin và niềm trông cậy vào Thiên Chúa và chống lại những cám dỗ của sự ác, cám dỗ nản lòng và sự thống khổ khi phải đối mặt với cái chết.
Sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh không chỉ có nghĩa là dẫn dắt người bệnh đến việc chữa lành linh hồn, nhưng cũng là chữa lành thân xác nếu đó là ý muốn của Chúa. Hơn nữa, “nếu người nhận bí tích đang trong vòng tội lỗi, người ấy sẽ được tha thứ”
Giáo lý cũng giải thích rằng, khi bất cứ ai trong số các tín hữu bắt đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh tật hoặc tuổi già, thì thời điểm thích hợp để nhận bí tích xức dầu là càng sớm càng tốt.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa được bệnh viện hướng dẫn, tổng giáo phận Chicago cũng đào tạo các linh mục về cách ban phát các phép bí tích một cách an toàn cho các bệnh nhân COVID-19.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 14,792 người, trong số 148,220 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 747 người, và 6,278 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tử vong tại Ý đã lên đến 17,669 người, trong số 139,422 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 542 người chết trong 24 giờ qua. Như vậy là có sự sụt giảm liên tục số các trường hợp tử vong từ đầu tháng Tư cho đến nay.
Tử vong tại Đức đã lên đến 2,349 người, trong số 113,296 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 333 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 10,869 người, trong số 112,950 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 7 tháng Tư, một tuần trước ngày tưởng niệm một năm biến cố cháy nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cho biết ngài sẽ trưng bày thánh tích Mão Gai của Chúa Kitô tại Nhà thờ Notre-Dame de Paris dù chưa sửa xong, để cho mọi người tôn kính qua một chương trình phát sóng trực tuyến vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư.
“Khi Đức Mẹ Maria đứng dưới chân thập tự giá, Mẹ biết rằng từ những gì tuyệt đối xấu xa, Chúa vẫn luôn luôn đem đến một sự gì vĩ đại hơn nhiều,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit của tổng giáo phận Paris nói.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi không thấy được bất kỳ ý nghĩa nào qua vụ cháy nhà thờ hay qua cơn dịch bệnh coronavirus. Tuy nhiên, tôi biết rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt hơn cho những bất hạnh của chúng ta”.
Một buổi chầu kéo dài 13 giờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trước Mão Gai Chúa sẽ được truyền hình trực tiếp từ bên trong Notre-Dame de Paris từ 11:30 sáng đến 12:30 tối giờ địa phương ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng 4. 11:30 sáng giờ Paris tức là 16:30 giờ Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ thuyết giảng về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô bên trong Notre-Dame de Paris, bên phiá có tượng Đức Mẹ Sầu Bi, với sự tham gia cuả Đức Ông Patrick Chauvet, cha sở nhà thờ và Đức Giám Mục Phụ Tá Denis Jachiet.
Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc họp báo rằng ban đầu ngài dự định đem Thánh Tích rước trên đường phố Paris, nhưng điều này bất thành vì các biện pháp phòng ngừa coronavirus nghiêm ngặt ở Pháp.
Vào buổi trưa Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ ban phép lành cho thành phố Paris từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm trên đồi Montmartre, nhìn xuống thành phố.
Tử vong tại Anh đã lên đến 7,097 người, trong số 60,733 trường hợp nhiễm coronavirus. Nói cách khác, chỉ sau một tuần, con số tử vong tại Anh và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận đều tăng lên gấp 3 lần.
Tử vong tại Israel đã lên đến 73 người, trong số 9,404 trường hợp nhiễm coronavirus. Nhiều người lâm vào cảnh đói khổ vì cạn kiệt thu nhập từ các khác hành hương. Các linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa đã có sáng kiến mang lại nụ cười và một chút giúp đỡ cho người già của thành phố giữa những con đường hoang vắng.
Mỗi Chúa Nhật, thứ ba và thứ năm, một nhóm tình nguyện viên đi qua các con đường nhỏ hẹp của Giêrusalem để mang theo lương thực và các bữa ăn nấu sẵn đến chăm sóc cho những người mà trong những ngày đại dịch này không thể rời khỏi nhà của họ.
Cô Mary Majlaton nói:
“Chúng tôi phân phối ở tất cả các khu vực của thành phố cổ, nhưng nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho khu phố Kitô giáo, trong khu vực giữa tu viện Armenia, Cổng Mới và Cổng Damascus. Nhóm chúng tôi phân phối 150 bữa ăn một ngày trong những khu vực trách nhiệm của mình.”
“Chúng tôi cung cấp bữa ăn ở lối vào nhà và không đi vào bên trong. Chúng tôi không chạm vào bất cứ ai vì nguy cơ nhiễm trùng. Có, chúng tôi sợ, nhưng đồng thời chúng tôi cảm thấy cảm giác tuyệt vời khi có thể giúp đỡ người khác vào thời điểm khó khăn này.”
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, phía Do Thái đã chính thức bác bỏ khả năng này.
Lúc 5g30 chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, là Giám Mục Phụ Tá Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Tiệc Ly với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem không được cử hành trong Nhà thờ Thánh Mộ. Ngôi nhà thờ này, là nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem, nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.
Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.
Lúc 9 giờ tối, cha Francesco Patton là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.
Phụng Vụ huy hoàng Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican, thương tiếc các linh mục thiệt mạng vì dịch bệnh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:47 09/04/2020
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.
Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.
Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.
Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.
Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.
Năm 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.
Năm ngoái 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà tù Velletri của Rôma để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Địa điểm này cách Vatican 64km về phía Nam.
Năm nay, do tình hình dịch bệnh, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ lúc 6g chiều bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu đề cập đến Bí tích Thánh Thể, và tình cảm của ngài dành cho các linh mục. Ngài đặc biệt xúc động khi nhắc đến ít nhất 60 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Đức Thánh Cha nói:
Thực tại chúng ta sống hôm nay trong lễ kỷ niệm này là Chúa muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Và chúng ta trở thành những nhà Tạm của Chúa, chúng ta mang Chúa theo mình; đến mức chính Chúa nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không ăn Mình Ngài và uống Máu Ngài, chúng ta sẽ không được vào Nước Trời. Đây là mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa: Chúa ở với chúng ta, và trong chúng ta.
Cử chỉ phục vụ là điều kiện để vào Nước Trời. Đúng thế, phục vụ tất cả mọi người. Nhưng trong cuộc trao đổi với thánh Phêrô, được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay, những lời Chúa nói với ngài đã khiến thánh Phêrô hiểu rằng để vào Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, phải để người Tôi trung của Thiên Chúa là đầy tớ của chúng ta. Điều này thật khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm tôi tớ của mình, không để Chúa rửa tôi, không để Chúa làm cho tôi lớn lên, không để Chúa tha thứ cho tôi, tôi sẽ không được vào Nước Trời.
Hôm nay tôi muốn được gần gũi với các linh mục, với tất cả các linh mục. Từ người vừa mới được phong chức đến Giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là linh mục. Cả các giám mục, tất cả. Chúng ta được Chúa xức dầu, được xức dầu để cử hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.
Hôm nay không có Thánh lễ Truyền Dầu - Tôi hy vọng chúng ta có thể cử hành Thánh lễ Truyền Dầu trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nếu không chúng ta sẽ phải hoãn lại cho đến năm sau - nhưng tôi không thể để Thánh lễ này trôi qua mà không nhớ đến các linh mục. Các linh mục hiến mạng sống mình cho Chúa, các linh mục là những đầy tớ. Trong những ngày này, hơn sáu mươi linh mục đã chết ở đây, ở Ý này, vì quan tâm đến các bệnh nhân trong bệnh viện, và lo lắng cho cả các bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế khác. Các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ. Và tôi cũng nghĩ đến các linh mục ở xa hơn. Hôm nay tôi vừa nhận được một lá thư từ một linh mục, một cha tuyên úy của một nhà tù xa xôi, cho biết cách ngài sống Tuần Thánh này với các tù nhân. Đó là một cha dòng Phanxicô. Có nhiều linh mục thừa sai đi xa để truyền bá Tin Mừng và chết ở đó. Một giám mục nói với tôi rằng việc đầu tiên ngài làm, khi đến các miền truyền giáo như thế là đi đến nghĩa trang, đến mộ của các linh mục đã bỏ mạng ở đó, khi còn trẻ, vì dịch bệnh tại địa phương: các ngài không được chuẩn bị, không có kháng thể. Không ai biết tên của các linh mục này: các vị là các linh mục ẩn danh. Các ngài là linh mục giáo xứ của bốn, năm, bảy ngôi làng trên núi, và các ngài đi từ nhà này sang nhà khác, các ngài biết tất cả mọi người... Một lần, một linh mục nói với tôi rằng ngài biết tên của tất cả mọi người trong các làng quê. “Có thật không?” tôi hỏi lại. Và ngài nói với tôi: “Ngay cả tên của những con chó!” ngài cũng biết. Đó là các linh mục biết gần gũi mọi người.
Hôm nay, tôi mang anh em trong trái tim tôi và tôi đưa anh em đến bàn thờ. Bên cạnh đó còn có các linh mục bị vu khống. Trong những ngày này các trường hợp như thế xảy ra rất nhiều, nhiều linh mục không thể ra đường vì người ta sẵn sàng tuôn ra những điều xấu xa để phỉ báng các ngài, liên quan đến các thảm kịch mà chúng ta đã trải qua từ việc phát hiện ra một thiểu số linh mục đã làm những điều xấu. Một số các linh mục nói với tôi rằng các ngài không thể rời khỏi nhà xứ vì người ta xúc phạm các ngài; và bất kể như thế các vị vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Các linh mục có lỗi, là những người cùng với các giám mục và Giáo hoàng có lỗi không ngừng cầu xin tha thứ, và học cách thứ tha, bởi vì họ biết rằng họ cần phải xin ơn tha thứ và thứ tha. Chúng ta đều là những người tội lỗi. Chúng ta hãy nhớ đến các linh mục đang đau khổ vì những khủng hoảng, những vị không biết phải làm gì, đang ở trong bóng tối.
Hôm nay, tất cả các bạn, các anh em linh mục, đang ở cùng với tôi trên bàn thờ, tất cả anh em, những người sống đời tận hiến. Tôi chỉ nói với anh em một điều này: đừng bướng bỉnh như Phêrô. Hãy để chân anh em được rửa sạch. Hãy để Chúa phục vụ anh em. Ngài ở gần anh em để ban cho anh em sức mạnh, để rửa chân cho anh em.
Và vì vậy, với nhận thức về sự cần thiết phải được rửa sạch, anh em hãy là những người tha thứ cao cả! Hãy thứ tha! Hãy có trái tim rộng lượng và quảng đại khi tha thứ. Đây là thước đo mà chúng ta sẽ được đo. Anh em tha thứ thế nào, thì anh em sẽ được thứ tha như thế: cùng một thước đo như thế. Đừng ngại tha thứ. Đôi khi có những nghi ngờ. Lúc đó, hãy nhìn vào Chúa Kitô, hãy nhìn lên Thánh Giá, ở đó có sự tha thứ cho mọi người. Anh em hãy dũng cảm; và chấp nhận cả rủi ro, khi tha thứ. Và nếu anh em không thể ban bí tích thứ tha vào lúc này, thì ít nhất hãy đưa ra lời an ủi, của một người anh em đồng hành với họ, và để cánh cửa mở cho người đó trở về.
Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng chức tư tế của tất cả chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa cho anh em, các linh mục. Chúa Giêsu yêu mến anh em. Ngài chỉ yêu cầu anh em hãy để cho Ngài rửa chân.
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy kết hợp cuộc sống của chúng ta với hy tế tình yêu của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha và cầu khẩn Người ban cho chúng ta những thành quả của ơn cứu rỗi của Người
1. Lạy Chúa, xin Chúa luôn nuôi dưỡng Giáo hội là hiền thê của Người bằng Mình Máu Thánh Chúa. Xin Chúa tỏa ánh quang rạng ngời và thánh thiện của Chúa trên Giáo Hội trong sứ vụ loan báo cho mọi người rằng chỉ có Chúa là Đấng có ơn cứu rỗi.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Lạy Chúa, xin nâng đỡ nỗi đau khổ của các dân tộc với sức mạnh từ sự đau đớn của Chúa. Xin Chúa cho những người cai trị tìm kiếm điều tốt đẹp thực sự và mọi người tìm thấy hy vọng và hòa bình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Lạy Chúa, xin thương thánh hóa cuộc sống của các thừa tác viên bàn thánh với ân sủng của bí tích Thánh Thể. Cầu xin cho các ngài là một phản ánh sống động hy tế hy sinh mà các ngài cử hành và phục vụ với sự cống hiến quảng đại.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Lạy Chúa, xin chạm đến trái tim của những người trẻ tuổi bằng sự quyến rũ của sự vâng phục hoàn toàn của Chúa đối với Chúa Cha. Xin cho họ biết dõi theo Chúa trên con đường thập giá và khám phá rằng chỉ trong Chúa, họ mới có tự do, niềm vui và cuộc sống trọn vẹn.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Lạy Chúa, xin an ủi nhân loại đang đau khổ với sự xác tín về chiến thắng của Chúa trước cái ác. Xin Chúa chữa lành người bệnh, an ủi người nghèo. Xin cho chúng con thoát khỏi dịch bệnh, bạo lực và ích kỷ.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Lạy Chúa, xin Chúa canh tân mỗi ngày ân sủng Chúa, làm gia tăng trong chúng con lòng khao khát Mình Máu Thánh Chúa, là nguồn mạch duy nhất mang đến sự sống vĩnh cửu. Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lời chúc bình an, phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như là truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.
Chúng tôi cũng xin được chấm dứt chương trình nơi đây.
Source:Libreria Editrice Vaticana SANTA MESSA IN COENA DOMINI OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica di San Pietro - Altare della Cattedra Giovedì Santo, 9 aprile 2020
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.
Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.
Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.
Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.
Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.
Năm 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.
Năm ngoái 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà tù Velletri của Rôma để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Địa điểm này cách Vatican 64km về phía Nam.
Năm nay, do tình hình dịch bệnh, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ lúc 6g chiều bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu đề cập đến Bí tích Thánh Thể, và tình cảm của ngài dành cho các linh mục. Ngài đặc biệt xúc động khi nhắc đến ít nhất 60 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Đức Thánh Cha nói:
Thực tại chúng ta sống hôm nay trong lễ kỷ niệm này là Chúa muốn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Và chúng ta trở thành những nhà Tạm của Chúa, chúng ta mang Chúa theo mình; đến mức chính Chúa nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không ăn Mình Ngài và uống Máu Ngài, chúng ta sẽ không được vào Nước Trời. Đây là mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa: Chúa ở với chúng ta, và trong chúng ta.
Cử chỉ phục vụ là điều kiện để vào Nước Trời. Đúng thế, phục vụ tất cả mọi người. Nhưng trong cuộc trao đổi với thánh Phêrô, được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay, những lời Chúa nói với ngài đã khiến thánh Phêrô hiểu rằng để vào Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, phải để người Tôi trung của Thiên Chúa là đầy tớ của chúng ta. Điều này thật khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm tôi tớ của mình, không để Chúa rửa tôi, không để Chúa làm cho tôi lớn lên, không để Chúa tha thứ cho tôi, tôi sẽ không được vào Nước Trời.
Hôm nay tôi muốn được gần gũi với các linh mục, với tất cả các linh mục. Từ người vừa mới được phong chức đến Giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là linh mục. Cả các giám mục, tất cả. Chúng ta được Chúa xức dầu, được xức dầu để cử hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.
Hôm nay không có Thánh lễ Truyền Dầu - Tôi hy vọng chúng ta có thể cử hành Thánh lễ Truyền Dầu trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nếu không chúng ta sẽ phải hoãn lại cho đến năm sau - nhưng tôi không thể để Thánh lễ này trôi qua mà không nhớ đến các linh mục. Các linh mục hiến mạng sống mình cho Chúa, các linh mục là những đầy tớ. Trong những ngày này, hơn sáu mươi linh mục đã chết ở đây, ở Ý này, vì quan tâm đến các bệnh nhân trong bệnh viện, và lo lắng cho cả các bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế khác. Các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ. Và tôi cũng nghĩ đến các linh mục ở xa hơn. Hôm nay tôi vừa nhận được một lá thư từ một linh mục, một cha tuyên úy của một nhà tù xa xôi, cho biết cách ngài sống Tuần Thánh này với các tù nhân. Đó là một cha dòng Phanxicô. Có nhiều linh mục thừa sai đi xa để truyền bá Tin Mừng và chết ở đó. Một giám mục nói với tôi rằng việc đầu tiên ngài làm, khi đến các miền truyền giáo như thế là đi đến nghĩa trang, đến mộ của các linh mục đã bỏ mạng ở đó, khi còn trẻ, vì dịch bệnh tại địa phương: các ngài không được chuẩn bị, không có kháng thể. Không ai biết tên của các linh mục này: các vị là các linh mục ẩn danh. Các ngài là linh mục giáo xứ của bốn, năm, bảy ngôi làng trên núi, và các ngài đi từ nhà này sang nhà khác, các ngài biết tất cả mọi người... Một lần, một linh mục nói với tôi rằng ngài biết tên của tất cả mọi người trong các làng quê. “Có thật không?” tôi hỏi lại. Và ngài nói với tôi: “Ngay cả tên của những con chó!” ngài cũng biết. Đó là các linh mục biết gần gũi mọi người.
Hôm nay, tôi mang anh em trong trái tim tôi và tôi đưa anh em đến bàn thờ. Bên cạnh đó còn có các linh mục bị vu khống. Trong những ngày này các trường hợp như thế xảy ra rất nhiều, nhiều linh mục không thể ra đường vì người ta sẵn sàng tuôn ra những điều xấu xa để phỉ báng các ngài, liên quan đến các thảm kịch mà chúng ta đã trải qua từ việc phát hiện ra một thiểu số linh mục đã làm những điều xấu. Một số các linh mục nói với tôi rằng các ngài không thể rời khỏi nhà xứ vì người ta xúc phạm các ngài; và bất kể như thế các vị vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Các linh mục có lỗi, là những người cùng với các giám mục và Giáo hoàng có lỗi không ngừng cầu xin tha thứ, và học cách thứ tha, bởi vì họ biết rằng họ cần phải xin ơn tha thứ và thứ tha. Chúng ta đều là những người tội lỗi. Chúng ta hãy nhớ đến các linh mục đang đau khổ vì những khủng hoảng, những vị không biết phải làm gì, đang ở trong bóng tối.
Hôm nay, tất cả các bạn, các anh em linh mục, đang ở cùng với tôi trên bàn thờ, tất cả anh em, những người sống đời tận hiến. Tôi chỉ nói với anh em một điều này: đừng bướng bỉnh như Phêrô. Hãy để chân anh em được rửa sạch. Hãy để Chúa phục vụ anh em. Ngài ở gần anh em để ban cho anh em sức mạnh, để rửa chân cho anh em.
Và vì vậy, với nhận thức về sự cần thiết phải được rửa sạch, anh em hãy là những người tha thứ cao cả! Hãy thứ tha! Hãy có trái tim rộng lượng và quảng đại khi tha thứ. Đây là thước đo mà chúng ta sẽ được đo. Anh em tha thứ thế nào, thì anh em sẽ được thứ tha như thế: cùng một thước đo như thế. Đừng ngại tha thứ. Đôi khi có những nghi ngờ. Lúc đó, hãy nhìn vào Chúa Kitô, hãy nhìn lên Thánh Giá, ở đó có sự tha thứ cho mọi người. Anh em hãy dũng cảm; và chấp nhận cả rủi ro, khi tha thứ. Và nếu anh em không thể ban bí tích thứ tha vào lúc này, thì ít nhất hãy đưa ra lời an ủi, của một người anh em đồng hành với họ, và để cánh cửa mở cho người đó trở về.
Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng chức tư tế của tất cả chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa cho anh em, các linh mục. Chúa Giêsu yêu mến anh em. Ngài chỉ yêu cầu anh em hãy để cho Ngài rửa chân.
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy kết hợp cuộc sống của chúng ta với hy tế tình yêu của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha và cầu khẩn Người ban cho chúng ta những thành quả của ơn cứu rỗi của Người
1. Lạy Chúa, xin Chúa luôn nuôi dưỡng Giáo hội là hiền thê của Người bằng Mình Máu Thánh Chúa. Xin Chúa tỏa ánh quang rạng ngời và thánh thiện của Chúa trên Giáo Hội trong sứ vụ loan báo cho mọi người rằng chỉ có Chúa là Đấng có ơn cứu rỗi.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Lạy Chúa, xin nâng đỡ nỗi đau khổ của các dân tộc với sức mạnh từ sự đau đớn của Chúa. Xin Chúa cho những người cai trị tìm kiếm điều tốt đẹp thực sự và mọi người tìm thấy hy vọng và hòa bình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Lạy Chúa, xin thương thánh hóa cuộc sống của các thừa tác viên bàn thánh với ân sủng của bí tích Thánh Thể. Cầu xin cho các ngài là một phản ánh sống động hy tế hy sinh mà các ngài cử hành và phục vụ với sự cống hiến quảng đại.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Lạy Chúa, xin chạm đến trái tim của những người trẻ tuổi bằng sự quyến rũ của sự vâng phục hoàn toàn của Chúa đối với Chúa Cha. Xin cho họ biết dõi theo Chúa trên con đường thập giá và khám phá rằng chỉ trong Chúa, họ mới có tự do, niềm vui và cuộc sống trọn vẹn.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Lạy Chúa, xin an ủi nhân loại đang đau khổ với sự xác tín về chiến thắng của Chúa trước cái ác. Xin Chúa chữa lành người bệnh, an ủi người nghèo. Xin cho chúng con thoát khỏi dịch bệnh, bạo lực và ích kỷ.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Lạy Chúa, xin Chúa canh tân mỗi ngày ân sủng Chúa, làm gia tăng trong chúng con lòng khao khát Mình Máu Thánh Chúa, là nguồn mạch duy nhất mang đến sự sống vĩnh cửu. Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lời chúc bình an, phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như là truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.
Chúng tôi cũng xin được chấm dứt chương trình nơi đây.
Source:Libreria Editrice Vaticana