Phụng Vụ - Mục Vụ
Đón nhận Chúa là đón nhận phần rỗi của chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
00:04 08/04/2017
Chúa Nhật Lễ Lá – Tưởng niệm cuộc Thương khó- A
(Kiệu lá) Matthêu 21: 1-11; Isaia 50: 4-7;
Phil 2: 6-11; Matthêu 26,14 – 27,66
Đón nhận Chúa là đón nhận phần rỗi của chúng ta
Một cách diễn tả tuần lễ tới này là dùng một câu thông thường. Tuần này là tuần "đi lên đường" Đến lúc chúng ta bắt đầu tìm hiểu lời Chúa Giêsu dạy bảo về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta có thật hay không, hay chỉ là lời nói đẹp lòng mà không có gì làm hậu thuẩn cả. Bắt đầu từ hôm nay Chúa Giêsu sẽ chứng tỏ thật sự Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu thương, của lòng tha thứ, với lòng thông cảm và chửa lành. Thiên Chúa nhập thể làm người ở với chúng ta, chấp nhận cái chết ghê tởm và diễn tả Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta và để ý đến chúng ta như thế nào.
Các nhà bình luận về Kinh Thánh cho chúng ta biết là những câu chuyện về sự Thương Khó là phần thứ nhất của câu chuyện Chúa Giêsu sẽ được vinh quang. Mỗi tác giả cúa phúc âm viết câu chuyện về sự Thương Khó theo quan niệm riêng , tùy theo cộng đoàn tín hữu họ nói đến. Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu do thành Mathêu trình bày.
Ngay từ đầu, thánh Mathêu trình bày sự Thương Khó với những yếu đuối của loài người. Câu chuyện bắt đầu với sự phản bội cúa Juda, và sự chối Thầy của Phêrô - mặc dù trong bửa tiệc ly Phêrô quả quyết với Chúa Giêsu là: "dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thi con đây cũng chẵng bao giờ vấp ngã". Nhưng, Phêrô và tất cả các môn đệ khác đều vấp ngã. Đáng lẽ họ thức với Chúa Giêsu trong vườn cây dầu khi Ngài hấp hối, thì các ông lăn ra ngủ. Suốt trong sự thương khó, dân chúng nhục mạ, và nói dối về Chúa Giêsu. Ông Philatô yếu đuối và các thầy cả thượng phẩm cùng các bô lão tỏ ra họ không chú trọng đến Thiên Chúa, và hơn nữa họ muốn giữ địa vị của họ.
Mathêu là một Kitô hữu người Do thái, viết phúc âm cho cộng đoàn phần đông là Kitô hữu người Do thái. Bởi thế ông ta cho thấy rỏ sự hiểu biết về Kinh Thánh Do thái, và chú trọng đến việc giữ lề luật. Vì Mathêu là ngưới Do thái, nên người đọc phúc âm của ông ta được nhắc đến phần đầu của Kinh Thánh Do thái. Kinh Thánh Do thái nói là trong lúc tạo dựng Thiên Chúa nói: "Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta" (Kn 1: 26). Trong câu chuyện Thương Khó thánh Mathêu tỏ ra loài người đã đi xa hình ảnh đầu tiên Thiên Chúa có ý tạo dựng.
Nhưng, rồi đến Chúa Giêsu, Ngài diễn tả bản tính Thiên Chúa cho chúng ta qua suốt những năm mục vụ của Ngài, nhất là trong tuần này. Vì sự cứu độ chúng ta, Ngài đã hoàn toàn trút bỏ tất cả những gì Ngài có. Ngài không nghĩ gì đến sự an toàn của Ngài. Ngài trở nên như chúng ta, và bằng lòng chịu chết để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự lo lắng của Thiên Chúa cho chúng ta. Chúng ta đã rớt ra khỏi hình ảnh thiêng liêng, nhưng trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tìm đến chúng ta và qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gây lại hình ảnh trước của chúng ta. Mỗi khi Chúa Giêsu tha tội cho ai, chửa lành người bệnh tật, ăn uống với người ngoài lề, chứng tỏ lòng thông cảm với phụ nữ và người nghèo khó, Chúa Giêsu diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện bài Thương Khó không phải chỉ để nhớ đến quá khứ. Trong khi nghe đọc bài Thương khó, chúng ta động lòng thông cảm với Chúa Giêsu và tỏ lòng đa tạ về những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể cảm thấy đau lòng vì những điều Chúa Giêsu chịu đựng. Nhưng, bài Thương Khó không phải là để nhớ lại câu chuyện trong quá khứ cách đây đã 20 thế kỷ. "Bạn có đó không khi người ta đóng đinh Chúa của tôi?". Vâng, chúng tôi có đó. Vì chúng ta đã lãnh nhận ơn phúc về sự chết của Chúa Giêsu cho chúng ta. Dù vậy, chúng ta không chỉ nhớ đến một sự việc trong quá khứ. Bài Thương khó phải gây ảnh hưởng trên chúng ta trong hiện tại và trong tương lai.
Nỗi đau khổ của Chúa Giêsu đã qua trong quá khứ, hay là không phải như thế có phải không? Chúa Giêsu trong lịch sử không còn nữa, nhưng thân thể Chúa Kitô, dân của Thiên Chúa, hiện đang đau khổ bây giờ. Vậy chúng ta có đáp lại con cái của Thiên Chúa trong nhũng nhu cầu hiện nay không? Và chúng ta phải làm gì về việc đó?
Bài Thương Khó thánh Mathêu là chương 26. Nhưng, ngay trước bài sách này, Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn về sự phán xét chung. Thân thể Chúa Kitô tiếp tục chịu đau khổ trong anh chị em Chúa Giêsu. Trong bài dụ ngôn đó Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy cho người đói ăn, cho người khát uống, cho quần áo cho người trần truồng, thăm viếng và an ủi người trong lao tù. Chúa Giêsu tả sự đau khổ của Ngài tiếp tục như thế nào trong hiện tại, và khuyến khích chúng ta hãy để ý đến sự đau khổ đó trong những người ở xung quanh chúng ta bây giờ. Đó là bài dụ ngôn về sự phán xét về việc chúng ta làm, hay không làm, sẽ ảnh hưởng đến sự xét xử trong tương lai, khi Chúa Kitô trở lại trong "vinh quang" (Mt 25: 31-40). Câu chuyện sự Thương Khó cho chúng ta thấy Thiên Chúa chúng ta ở gần chúng ta chừng nào, ngay cả đến chia sẻ sự đau khổ của chúng ta. Lời Chúa cũng nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến với chúng ta trong những người nghèo, người bị áp bức, và bị bỏ quên.
Trong bài thánh Mathêu Chúa Giêsu không chỉ là một nạn nhân của bạo lực mạnh hơn Ngài. Có thể hình như Chúa Giêsu là một nạn nhân bất lực như chúng ta nghe trong bài Thương Khó. Nhưng, sự thật rõ ràng là Chúa Giêsu là Đấng quyết định tương lai của Ngài. Và Ngài tự quyết định sự lựa chọn của Ngài. Ngài để những người đến bắt Ngài, và để cho họ quyết định tương lai Ngài.
Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta như thế nào? Thiên Chúa không gởi một đạo binh hùng mạnh đến để kiềm chế sự bạo tàn. Trái lại, vì chúng ta, Đấng cứu chuộc chúng ta đến trong sự yếu đuối và trong sự chà đạp. Như ngôn sứ Ysaiah nói: "Tôi đã giơ lưng cho người đánh đập, và chìa má cho kẻ nhổ râu. Tôi đã không giấu mặt tránh nhục nhằn và khạc nhổ".
Chúa Giêsu đặt đời sống Ngài xuống vì chúng ta, rồi sống lại bởi Thiên Chúa. Sự Thương Khó chứng tỏ Chúa Giêsu bằng lòng hy sinh mạng sống Ngái vì chúng ta. Đến sáng lễ Phục Sinh Thiên Chúa sẽ đặt dấu ấn trên tất cả mọi sự về Chúa Giêsu và đưa Ngài sống lại trong vinh quang.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Palm Sunday of the Lord’s Passion -A-
(Procession) Matthew 21: 1-11;
Isaiah 50: 4-7; Phil 2: 6-11; Matthew 26,14 – 27,66
One way to describe this coming week is to use a colloquial expression. This is the week when "the rubber hits the road." We are about to find out whether Jesus’ preaching about God’s love for us is true, or just nice words with not much to back them up. Beginning today Jesus will prove without doubt that ours is a God of love, forgiveness, healing and compassion. God became one of us, accepted a horrible and degrading death and revealed how much God is on our side; how invested God is in us.
The biblical commentators tell us that the passion narratives were the first parts of the Jesus story to be proclaimed. Each evangelist approaches the narrative with his unique perspective from the context of his own Christian community. Today we hear the account of Jesus’ last days from Matthew’s perspective.
From the beginning of Matthew’s version of the Passion human weakness and sin are exposed. The narrative begins with Judas’ betrayal and later Peter’s denial – despite the fact that at the supper Peter protested to Jesus, "Even though I should have to die with you, I will never deny you." But he does and so do the rest of the disciples. Instead of keeping watch during Jesus’ agony in the garden, all fall asleep. Through the passion people will ridicule Jesus and tell lies about him. Pilate is feckless and the chief priests and elders show they are less committed to God and more to preserving their own privileged status.
Matthew was likely a Jewish Christian who wrote for a predominantly Jewish Christian community. Hence, he shows extensive knowledge of the Hebrew Scriptures and concern for the role and observance of the Law. Because of the evangelist’s roots the reader of the gospel can’t help but be reminded of the very beginnings of the Hebrew Bible. At the creation God says, "Let us make humans in our image, after our likeness (Genesis 1:26). In his passion narrative Matthew shows how far humans have strayed from God’s original design and intention.
But then there’s Jesus. He reveals the nature of God to us throughout his entire mission, but especially during this week. For our salvation he emptied himself of all he was. Without thinking of his own well-being he became as we are and accepted death to show God’s love and commitment to us. We had fallen far from the divine image, but in Jesus God has come out looking for us and through him will renew that image in us. Each time Jesus forgave sinners, cured the sick, ate with outcasts, showed compassion to women and the poor, he revealed God’s love for us.
Today we hear the Passion account not just to recall the past. As we listen to it we are moved with compassion for Jesus and have gratitude for all he did for us. We might even feel sorrow for all he suffered. But the Passion is not just a past event that we look back 20 centuries to remember. "Were you there when they crucified my Lord?" Yes, we were there because we benefited from Jesus’ laying down his life for us. However, we’re not just recalling the past. Our telling of the Passion must affect our present and our future.
Jesus’ suffering is over, long in the past. Or is it? The historic Jesus is no more, but the body of Christ, God’s people, is suffering right now. Will we respond to the children of God in their current need? And how shall we do that?
Matthew’s Passion comes from chapter 26. But just previous to today’s section Jesus told the parable of the Last Judgment. The body of Christ continues to suffer in Jesus’ brothers and sisters. In that parable he told us to feed the hungry, give drink to the thirsty, clothe the naked, comfort the ill and visit those in prison. He described how his suffering continues in the present and urged us to address the pain of those around us now. It’s a parable of judgment: what we do, or don’t do now, will affect how we will be judged in the future, when Christ returns "in his glory" (25:31-40). The Passion narrative shows us how close our God has come to us, even to sharing our suffering. The Word also reminds us that God continues come to us in the poor, abused and forgotten.
In Matthew’s account Jesus is not merely a victim of forces more powerful than he. Jesus may seem to be a defenseless victim, but as we hear the entire passion it is clear that he is very much in charge of his fate, making his own decisions. He hands himself over to those who have come for him and allows them to decide his fate.
How did God accomplish our salvation? Not by sending a powerful army to take control by brute force. Instead, for our sake, our Savior came in weakness and was crushed. As Isaiah described, "I gave my back to those who beat me, my cheeks to those who pluck my beard, my face I did not shield from buffets and spitting."
Jesus laid down his life for us and then was raised up by God. The Passion shows us how he willingly offered himself on our behalf. On Easter morning God will put God’s seal of approval on all Jesus was and did by raising him up to glory.
(Kiệu lá) Matthêu 21: 1-11; Isaia 50: 4-7;
Phil 2: 6-11; Matthêu 26,14 – 27,66
Đón nhận Chúa là đón nhận phần rỗi của chúng ta
Một cách diễn tả tuần lễ tới này là dùng một câu thông thường. Tuần này là tuần "đi lên đường" Đến lúc chúng ta bắt đầu tìm hiểu lời Chúa Giêsu dạy bảo về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta có thật hay không, hay chỉ là lời nói đẹp lòng mà không có gì làm hậu thuẩn cả. Bắt đầu từ hôm nay Chúa Giêsu sẽ chứng tỏ thật sự Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu thương, của lòng tha thứ, với lòng thông cảm và chửa lành. Thiên Chúa nhập thể làm người ở với chúng ta, chấp nhận cái chết ghê tởm và diễn tả Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta và để ý đến chúng ta như thế nào.
Các nhà bình luận về Kinh Thánh cho chúng ta biết là những câu chuyện về sự Thương Khó là phần thứ nhất của câu chuyện Chúa Giêsu sẽ được vinh quang. Mỗi tác giả cúa phúc âm viết câu chuyện về sự Thương Khó theo quan niệm riêng , tùy theo cộng đoàn tín hữu họ nói đến. Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu do thành Mathêu trình bày.
Ngay từ đầu, thánh Mathêu trình bày sự Thương Khó với những yếu đuối của loài người. Câu chuyện bắt đầu với sự phản bội cúa Juda, và sự chối Thầy của Phêrô - mặc dù trong bửa tiệc ly Phêrô quả quyết với Chúa Giêsu là: "dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thi con đây cũng chẵng bao giờ vấp ngã". Nhưng, Phêrô và tất cả các môn đệ khác đều vấp ngã. Đáng lẽ họ thức với Chúa Giêsu trong vườn cây dầu khi Ngài hấp hối, thì các ông lăn ra ngủ. Suốt trong sự thương khó, dân chúng nhục mạ, và nói dối về Chúa Giêsu. Ông Philatô yếu đuối và các thầy cả thượng phẩm cùng các bô lão tỏ ra họ không chú trọng đến Thiên Chúa, và hơn nữa họ muốn giữ địa vị của họ.
Mathêu là một Kitô hữu người Do thái, viết phúc âm cho cộng đoàn phần đông là Kitô hữu người Do thái. Bởi thế ông ta cho thấy rỏ sự hiểu biết về Kinh Thánh Do thái, và chú trọng đến việc giữ lề luật. Vì Mathêu là ngưới Do thái, nên người đọc phúc âm của ông ta được nhắc đến phần đầu của Kinh Thánh Do thái. Kinh Thánh Do thái nói là trong lúc tạo dựng Thiên Chúa nói: "Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta" (Kn 1: 26). Trong câu chuyện Thương Khó thánh Mathêu tỏ ra loài người đã đi xa hình ảnh đầu tiên Thiên Chúa có ý tạo dựng.
Nhưng, rồi đến Chúa Giêsu, Ngài diễn tả bản tính Thiên Chúa cho chúng ta qua suốt những năm mục vụ của Ngài, nhất là trong tuần này. Vì sự cứu độ chúng ta, Ngài đã hoàn toàn trút bỏ tất cả những gì Ngài có. Ngài không nghĩ gì đến sự an toàn của Ngài. Ngài trở nên như chúng ta, và bằng lòng chịu chết để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự lo lắng của Thiên Chúa cho chúng ta. Chúng ta đã rớt ra khỏi hình ảnh thiêng liêng, nhưng trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tìm đến chúng ta và qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gây lại hình ảnh trước của chúng ta. Mỗi khi Chúa Giêsu tha tội cho ai, chửa lành người bệnh tật, ăn uống với người ngoài lề, chứng tỏ lòng thông cảm với phụ nữ và người nghèo khó, Chúa Giêsu diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta.
Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện bài Thương Khó không phải chỉ để nhớ đến quá khứ. Trong khi nghe đọc bài Thương khó, chúng ta động lòng thông cảm với Chúa Giêsu và tỏ lòng đa tạ về những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể cảm thấy đau lòng vì những điều Chúa Giêsu chịu đựng. Nhưng, bài Thương Khó không phải là để nhớ lại câu chuyện trong quá khứ cách đây đã 20 thế kỷ. "Bạn có đó không khi người ta đóng đinh Chúa của tôi?". Vâng, chúng tôi có đó. Vì chúng ta đã lãnh nhận ơn phúc về sự chết của Chúa Giêsu cho chúng ta. Dù vậy, chúng ta không chỉ nhớ đến một sự việc trong quá khứ. Bài Thương khó phải gây ảnh hưởng trên chúng ta trong hiện tại và trong tương lai.
Nỗi đau khổ của Chúa Giêsu đã qua trong quá khứ, hay là không phải như thế có phải không? Chúa Giêsu trong lịch sử không còn nữa, nhưng thân thể Chúa Kitô, dân của Thiên Chúa, hiện đang đau khổ bây giờ. Vậy chúng ta có đáp lại con cái của Thiên Chúa trong nhũng nhu cầu hiện nay không? Và chúng ta phải làm gì về việc đó?
Bài Thương Khó thánh Mathêu là chương 26. Nhưng, ngay trước bài sách này, Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn về sự phán xét chung. Thân thể Chúa Kitô tiếp tục chịu đau khổ trong anh chị em Chúa Giêsu. Trong bài dụ ngôn đó Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy cho người đói ăn, cho người khát uống, cho quần áo cho người trần truồng, thăm viếng và an ủi người trong lao tù. Chúa Giêsu tả sự đau khổ của Ngài tiếp tục như thế nào trong hiện tại, và khuyến khích chúng ta hãy để ý đến sự đau khổ đó trong những người ở xung quanh chúng ta bây giờ. Đó là bài dụ ngôn về sự phán xét về việc chúng ta làm, hay không làm, sẽ ảnh hưởng đến sự xét xử trong tương lai, khi Chúa Kitô trở lại trong "vinh quang" (Mt 25: 31-40). Câu chuyện sự Thương Khó cho chúng ta thấy Thiên Chúa chúng ta ở gần chúng ta chừng nào, ngay cả đến chia sẻ sự đau khổ của chúng ta. Lời Chúa cũng nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến với chúng ta trong những người nghèo, người bị áp bức, và bị bỏ quên.
Trong bài thánh Mathêu Chúa Giêsu không chỉ là một nạn nhân của bạo lực mạnh hơn Ngài. Có thể hình như Chúa Giêsu là một nạn nhân bất lực như chúng ta nghe trong bài Thương Khó. Nhưng, sự thật rõ ràng là Chúa Giêsu là Đấng quyết định tương lai của Ngài. Và Ngài tự quyết định sự lựa chọn của Ngài. Ngài để những người đến bắt Ngài, và để cho họ quyết định tương lai Ngài.
Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta như thế nào? Thiên Chúa không gởi một đạo binh hùng mạnh đến để kiềm chế sự bạo tàn. Trái lại, vì chúng ta, Đấng cứu chuộc chúng ta đến trong sự yếu đuối và trong sự chà đạp. Như ngôn sứ Ysaiah nói: "Tôi đã giơ lưng cho người đánh đập, và chìa má cho kẻ nhổ râu. Tôi đã không giấu mặt tránh nhục nhằn và khạc nhổ".
Chúa Giêsu đặt đời sống Ngài xuống vì chúng ta, rồi sống lại bởi Thiên Chúa. Sự Thương Khó chứng tỏ Chúa Giêsu bằng lòng hy sinh mạng sống Ngái vì chúng ta. Đến sáng lễ Phục Sinh Thiên Chúa sẽ đặt dấu ấn trên tất cả mọi sự về Chúa Giêsu và đưa Ngài sống lại trong vinh quang.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Palm Sunday of the Lord’s Passion -A-
(Procession) Matthew 21: 1-11;
Isaiah 50: 4-7; Phil 2: 6-11; Matthew 26,14 – 27,66
One way to describe this coming week is to use a colloquial expression. This is the week when "the rubber hits the road." We are about to find out whether Jesus’ preaching about God’s love for us is true, or just nice words with not much to back them up. Beginning today Jesus will prove without doubt that ours is a God of love, forgiveness, healing and compassion. God became one of us, accepted a horrible and degrading death and revealed how much God is on our side; how invested God is in us.
The biblical commentators tell us that the passion narratives were the first parts of the Jesus story to be proclaimed. Each evangelist approaches the narrative with his unique perspective from the context of his own Christian community. Today we hear the account of Jesus’ last days from Matthew’s perspective.
From the beginning of Matthew’s version of the Passion human weakness and sin are exposed. The narrative begins with Judas’ betrayal and later Peter’s denial – despite the fact that at the supper Peter protested to Jesus, "Even though I should have to die with you, I will never deny you." But he does and so do the rest of the disciples. Instead of keeping watch during Jesus’ agony in the garden, all fall asleep. Through the passion people will ridicule Jesus and tell lies about him. Pilate is feckless and the chief priests and elders show they are less committed to God and more to preserving their own privileged status.
Matthew was likely a Jewish Christian who wrote for a predominantly Jewish Christian community. Hence, he shows extensive knowledge of the Hebrew Scriptures and concern for the role and observance of the Law. Because of the evangelist’s roots the reader of the gospel can’t help but be reminded of the very beginnings of the Hebrew Bible. At the creation God says, "Let us make humans in our image, after our likeness (Genesis 1:26). In his passion narrative Matthew shows how far humans have strayed from God’s original design and intention.
But then there’s Jesus. He reveals the nature of God to us throughout his entire mission, but especially during this week. For our salvation he emptied himself of all he was. Without thinking of his own well-being he became as we are and accepted death to show God’s love and commitment to us. We had fallen far from the divine image, but in Jesus God has come out looking for us and through him will renew that image in us. Each time Jesus forgave sinners, cured the sick, ate with outcasts, showed compassion to women and the poor, he revealed God’s love for us.
Today we hear the Passion account not just to recall the past. As we listen to it we are moved with compassion for Jesus and have gratitude for all he did for us. We might even feel sorrow for all he suffered. But the Passion is not just a past event that we look back 20 centuries to remember. "Were you there when they crucified my Lord?" Yes, we were there because we benefited from Jesus’ laying down his life for us. However, we’re not just recalling the past. Our telling of the Passion must affect our present and our future.
Jesus’ suffering is over, long in the past. Or is it? The historic Jesus is no more, but the body of Christ, God’s people, is suffering right now. Will we respond to the children of God in their current need? And how shall we do that?
Matthew’s Passion comes from chapter 26. But just previous to today’s section Jesus told the parable of the Last Judgment. The body of Christ continues to suffer in Jesus’ brothers and sisters. In that parable he told us to feed the hungry, give drink to the thirsty, clothe the naked, comfort the ill and visit those in prison. He described how his suffering continues in the present and urged us to address the pain of those around us now. It’s a parable of judgment: what we do, or don’t do now, will affect how we will be judged in the future, when Christ returns "in his glory" (25:31-40). The Passion narrative shows us how close our God has come to us, even to sharing our suffering. The Word also reminds us that God continues come to us in the poor, abused and forgotten.
In Matthew’s account Jesus is not merely a victim of forces more powerful than he. Jesus may seem to be a defenseless victim, but as we hear the entire passion it is clear that he is very much in charge of his fate, making his own decisions. He hands himself over to those who have come for him and allows them to decide his fate.
How did God accomplish our salvation? Not by sending a powerful army to take control by brute force. Instead, for our sake, our Savior came in weakness and was crushed. As Isaiah described, "I gave my back to those who beat me, my cheeks to those who pluck my beard, my face I did not shield from buffets and spitting."
Jesus laid down his life for us and then was raised up by God. The Passion shows us how he willingly offered himself on our behalf. On Easter morning God will put God’s seal of approval on all Jesus was and did by raising him up to glory.
Hoa trái đích thực của tình yêu và sự sống
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:35 08/04/2017
HOA TRÁI ĐÍCH THỰC CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ SỐNG
(Chúa Nhật Lễ Lá Khai mạc Tuần Thánh Năm A 2017)
Phụng vụ hôm nay được cử hành với 2 phần mở đầu mà nội dung ý nghĩa và hình thức diễn đạt xem ra hoàn toàn đối nghịch nhau :
- Nghi thức tưởng niệm Chúa Giêsu vào thành mang bầu khí tươi vui, rạng rỡ, với tiếng hát chúc tụng, lời hoan hô tưng bừng náo nhiệt.
- Trong khi đó, phần Phụng Vụ Lời Chúa lại kéo cộng đoàn trở về với không khí ảm đạm, u buồn : cả 3 Bài đọc đều nói về cuộc thương khó, sự chết. Ngay bài đáp vịnh ca với thánh vịnh 21, cũng là những lời cầu nguyện trong đau thương ngút ngàn của người công chính.
“Tưởng mình như tan dần ra nước, toàn thân con xương cốt rã rời, con tim đau đơn bồi hồi, mềm như sáp chảy tơi bời ruột gan…”
Hội Thánh tin tưởng và tuyên xưng điều gì khi sắp xếp một tiến trình phụng vụ xem ra mâu thuẫn như thế ? Để hiểu rõ, không gì bằng, chúng ta thử đọc lên một lời nguyện trong Thánh lễ hôm nay ; bởi vì khi Hội Thánh cầu nguyện cũng là lúc Hội Thánh diễn tả đức tin của chính mình (Lex orandi lex credendi).
“…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Trong lời kinh Tổng nguyện nầy, chúng ta để ý thấy 2 cặp từ chủ yếu : THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH.
Thì ra, phần đầu, chính là vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng…thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm PV Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian.
Tuy nhiên, con đường chiến thắng vinh quang đó, con đường phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”, một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa không phải một “rừng mơ ngọt ngào của Tào Tháo”, mà là một “hoang mạc đầy dẫy gai chông, cạm bẫy, thách đố, đắng cay và cả cái chết…”. Và Đức Kitô đã chọn lựa, đã dấn thân và hoàn tất con đường đó khi Ngài cất tiếng thân thưa với Chúa Cha : “Mọi sự đã hoàn tất. Con phó linh hồn trong tay Cha” !
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà toàn thể Dân Chúa được gọi mời tham gia và đón nhận vào chính cuộc hành trình đức tin của mình. Bởi vì không thể là Kitô hữu nếu không “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Bánh Thánh Thể và Chén máu Giao ước và sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho anh chị em (Lễ Tiệc Ly) ; cũng vậy, không thể là Kitô hữu nếu không can đảm chấp nhận “chén đắng” của hy sinh, bỏ mình, và những thập giá xuyên qua suốt cuộc đời, thập giá của bệnh hoạn, tật nguyền, yếu đau…trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, cùng bao nhiêu gánh nặng đau thương nhức nhối khác…(Tứ Sáu Khổ nạn); và cũng không thể là Kitô hữu, khi chúng ta không mang một trái tim mới, một thần khí mới, một ngọn lửa mới, đó là niềm vui Phục Sinh, đó là Đức Kitô phục sinh, đó là sự chiến thắng của tình yêu và hy vọng, đó là sự “tái sinh vào vương quốc sự sống” (Vọng Phục sinh), đó là “bỏ lại đằng sau nấm mồ của tăm tối, nô lệ để bước đi trong ánh bình minh của tin yêu hy vọng” (Chúa Nhật Phục Sinh).
Để tuyết minh cho ý nghĩa hôm nay, chúng ta có thể đọc lại lời chứng sống động nầy :
Trong trại tù Auschwitz, một trại tù nổi tiếng của Đức Quốc Xã giam giữ những người Do thái, người ta đã tìm được một lời cầu nguyện rất cảm động như sau :
“Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những người thiện chí, mà hãy nhớ cả những kẻ ác tâm. Đừng chỉ nhớ những nỗi khổ đã đổ dồn xuống chúng con, mà cũng hãy nhớ đến những hoa trái mà các đau khổ ấy đã sinh ra cho chúng con: tình bạn chân thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, tính quảng đại và con tim nhân ái. Khi những người hành hạ chúng con phải ra trước toà Chúa phán xét, xin cho tất cả những hoa trái ấy thành những lời xin ơn tha thứ cho họ.”
Thì ra, đau khổ, đắng cay vẫn trổ sinh hoa trái tốt lành; và đó mới là những hoa trái đích thực của tình yêu, hy vọng và sự sống.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật Lễ Lá Khai mạc Tuần Thánh Năm A 2017)
Phụng vụ hôm nay được cử hành với 2 phần mở đầu mà nội dung ý nghĩa và hình thức diễn đạt xem ra hoàn toàn đối nghịch nhau :
- Nghi thức tưởng niệm Chúa Giêsu vào thành mang bầu khí tươi vui, rạng rỡ, với tiếng hát chúc tụng, lời hoan hô tưng bừng náo nhiệt.
- Trong khi đó, phần Phụng Vụ Lời Chúa lại kéo cộng đoàn trở về với không khí ảm đạm, u buồn : cả 3 Bài đọc đều nói về cuộc thương khó, sự chết. Ngay bài đáp vịnh ca với thánh vịnh 21, cũng là những lời cầu nguyện trong đau thương ngút ngàn của người công chính.
“Tưởng mình như tan dần ra nước, toàn thân con xương cốt rã rời, con tim đau đơn bồi hồi, mềm như sáp chảy tơi bời ruột gan…”
Hội Thánh tin tưởng và tuyên xưng điều gì khi sắp xếp một tiến trình phụng vụ xem ra mâu thuẫn như thế ? Để hiểu rõ, không gì bằng, chúng ta thử đọc lên một lời nguyện trong Thánh lễ hôm nay ; bởi vì khi Hội Thánh cầu nguyện cũng là lúc Hội Thánh diễn tả đức tin của chính mình (Lex orandi lex credendi).
“…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Trong lời kinh Tổng nguyện nầy, chúng ta để ý thấy 2 cặp từ chủ yếu : THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH.
Thì ra, phần đầu, chính là vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng…thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm PV Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian.
Tuy nhiên, con đường chiến thắng vinh quang đó, con đường phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”, một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa không phải một “rừng mơ ngọt ngào của Tào Tháo”, mà là một “hoang mạc đầy dẫy gai chông, cạm bẫy, thách đố, đắng cay và cả cái chết…”. Và Đức Kitô đã chọn lựa, đã dấn thân và hoàn tất con đường đó khi Ngài cất tiếng thân thưa với Chúa Cha : “Mọi sự đã hoàn tất. Con phó linh hồn trong tay Cha” !
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà toàn thể Dân Chúa được gọi mời tham gia và đón nhận vào chính cuộc hành trình đức tin của mình. Bởi vì không thể là Kitô hữu nếu không “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Bánh Thánh Thể và Chén máu Giao ước và sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho anh chị em (Lễ Tiệc Ly) ; cũng vậy, không thể là Kitô hữu nếu không can đảm chấp nhận “chén đắng” của hy sinh, bỏ mình, và những thập giá xuyên qua suốt cuộc đời, thập giá của bệnh hoạn, tật nguyền, yếu đau…trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, cùng bao nhiêu gánh nặng đau thương nhức nhối khác…(Tứ Sáu Khổ nạn); và cũng không thể là Kitô hữu, khi chúng ta không mang một trái tim mới, một thần khí mới, một ngọn lửa mới, đó là niềm vui Phục Sinh, đó là Đức Kitô phục sinh, đó là sự chiến thắng của tình yêu và hy vọng, đó là sự “tái sinh vào vương quốc sự sống” (Vọng Phục sinh), đó là “bỏ lại đằng sau nấm mồ của tăm tối, nô lệ để bước đi trong ánh bình minh của tin yêu hy vọng” (Chúa Nhật Phục Sinh).
Để tuyết minh cho ý nghĩa hôm nay, chúng ta có thể đọc lại lời chứng sống động nầy :
Trong trại tù Auschwitz, một trại tù nổi tiếng của Đức Quốc Xã giam giữ những người Do thái, người ta đã tìm được một lời cầu nguyện rất cảm động như sau :
“Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những người thiện chí, mà hãy nhớ cả những kẻ ác tâm. Đừng chỉ nhớ những nỗi khổ đã đổ dồn xuống chúng con, mà cũng hãy nhớ đến những hoa trái mà các đau khổ ấy đã sinh ra cho chúng con: tình bạn chân thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, tính quảng đại và con tim nhân ái. Khi những người hành hạ chúng con phải ra trước toà Chúa phán xét, xin cho tất cả những hoa trái ấy thành những lời xin ơn tha thứ cho họ.”
Thì ra, đau khổ, đắng cay vẫn trổ sinh hoa trái tốt lành; và đó mới là những hoa trái đích thực của tình yêu, hy vọng và sự sống.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Suy niệm Thứ Năm tuần thánh 2017
LM. Anthony Trung Thành
12:49 08/04/2017
Suy Niệm THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2017
Chiều hôm nay là buổi chiều của Tình Yêu. Tình yêu của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại. Đây là một tình yêu cao cả, một tình yêu tròn đầy. Tình yêu đó được thể hiện qua ba việc làm của Đức Giêsu: Rửa chân, lập phép Thánh Thể và chức linh mục. Cả ba việc làm này đều hết sức quan trọng và liên hệ mật thiết với nhau: Linh mục là Đức Kitô thứ hai, Thánh Thể là Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô và rửa chân là sứ mạng của Đức Giêsu và cũng chính là sứ mạng của linh mục.
Vì linh mục (Đức Kitô thứ hai) là người cử hành thánh lễ, làm nên Thánh Thể và tiếp tục sứ mạng “rửa chân” như lời Đức Giêsu đã truyền. Chính vì thế, buổi chiều hôm nay chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục.
Trước hết, chúng cầu nguyện cho có nhiều linh mục: Theo Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2015, có 5.304 giám mục, 415.656 linh mục. Trên toàn cầu, con số linh mục chịu chức đã tăng 0,83% trong các năm từ 2010 đến 2015. Tuy nhiên, hơn một nửa các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới không có linh mục trú sở. Giáo phận Xingú ở vùng Pará, Ba Tây, chẳng hạn, có 800 giáo xứ trong một khu vực truyền giáo xét về lãnh thổ lớn bằng nước Đức, nhưng chỉ có 27 linh mục, điều này có nghĩa hơn 2 phần 3 tín hữu chỉ được tham dự thánh lễ Chúa Nhật 2 hoặc 3 lần trong một năm. Chính vì thế, chúng ta cầu nguyện cho có thêm nhiều linh mục để đáp ứng nhu cầu của các tín hữu. (Nguồn: conggiao.info)
Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh mục trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Đó là cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng mà Chúa và Giáo Hội trao phó. Linh mục có ba sứ mạng chính: Sứ mạng Ngôn sứ, sứ mạng Tư tế và sứ mạng Mục tử.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng ngôn sứ: Trong ngày truyền chức, Đức Giám Mục nhắn nhủ các tiến chức rằng: “Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy.” Vì vậy, việc đọc, suy niệm, giảng dạy và sống Lời Chúa phải là bổn phận hàng đầu của linh mục. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa với tinh thần trách nhiệm. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phaolô đã nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 4,2). Linh mục rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa nơi các lớp giáo lý, rao giảng Lời Chúa khắp mọi nơi khi cần thiết. Linh mục rao giảng Lời Chúa cho những người có đạo, rao giảng Lời Chúa cho những người lương dân, rao giảng Lời Chúa cho những người chống đối, rao giảng Lời Chúa cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Chính các Tông đồ ngày xưa đã làm như vậy: Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Vì sứ mạng ngôn sứ, nên nhiều linh mục vẫn can đảm nói thẳng nói thật để lên án những bất công trong xã hội, bênh vực cho công lý và sự thật cho dù phải chịu bách hại, bắt bớ, thậm chí có khi nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Tư tế: Tất cả các Kitô hữu là tư tế cộng đồng, còn các linh mục là tư tế thừa tác của Đức Kitô. Linh mục thi hành Chức Tư Tế qua việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Đó là cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ các Bí tích. Các Bí tích là máng chuyển thông ơn Thiên Chúa. Ơn Thiên Chúa qua Bí tích bị khóa lại, chỉ có linh mục mới có thể mở ra được. Vì thế, Thánh Gioan Viannay khẳng định rằng: “Nếu không có linh mục, thì sự thương khó và sự chết của Chúa không giúp gì cho ta.” Ngài nói: “Nếu trong rương có đầy vàng mà không có ai mở ra, nào có ích gì? cũng vậy, nếu không có linh mục, sẽ không có Bí tích giải tội, không có Mình Thánh Chúa...ai là nguyên cớ để bánh trở nên Mình Thánh Chúa? Ai thanh tẩy tâm hồn ta? Ai dọn linh hồn người chết ra đi thanh thản...nếu không phải là linh mục.”
Linh mục cần thiết như thế đó. Linh mục cần cho linh mục. Linh mục cần cho mọi người. Nhờ linh mục, ơn thánh qua các Bí tích tuôn chảy đến với con người. Vì vậy, chúng ta cầu xin cho các linh mục thi hành tốt nhiệm vụ tư tế, để các Bí tích mang lại hiệu quả dồi dào cho mỗi người chúng ta. Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần sống đầy đủ ý nghĩa của các Bí tích, bằng cách: chuẩn bị xa, dọn mình gần và còn kéo dài ơn Bí tích sau khi lãnh nhận.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Mục tử: Linh mục luôn được gọi là Người của đoàn chiên. Được xức dầu Thánh Thần, như Đức Kitô là Đầu và là Mục tử, linh mục được sai đến với mọi người trong tư cách là mục tử tốt lành của đoàn chiên. Vì thế, noi gương Đức Kitô - Thủ lãnh các Mục tử, linh mục có trách nhiệm yêu thương gắn bó, lo lắng, tận tuỵ và hy sinh vì đoàn chiên. Linh mục đến là để chiên được sống và sống dồi dào. Đoàn chiên này bao gồm cả những tín hữu lẫn những người chưa gia nhập Hội Thánh. Vì vậy, linh mục luôn cần có Đức Ái mục vụ. Với Đức Ái mục vụ, linh mục diễn tả hành vi và phong cách của Đức Kitô Mục tử đến chỗ tận hiến mình để mưu ích cho đoàn chiên. Thái độ căn bản của người mục tử là luôn tin tưởng vào sứ mạng của mình: làm Vinh Danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Sứ mạng này được thực hiện trong hy sinh thập giá và chắc chắn sẽ kết trái trong vinh quang phục sinh. Có tin tưởng vào sứ mạng, linh mục mới phấn khởi thi hành tác vụ tôi tớ và mới dám liều mạng sống mình vì Chúa và vì đoàn chiên. (x. Chỉ nam linh mục, Gp. Thái Bình).
Mặc dầu linh mục được lãnh nhận những sứ mạng cao cả như vậy, nhưng linh mục cũng là những con người vớ những yếu đuối của con người. Nói theo kiểu Thánh Phaolô, những sứ mạng cao cả ấy lại chứa đựng trong một chiếc bình sành dễ vỡ là thân xác linh mục (x. 2Cr 4,7). Chính vì vậy, ngoài việc cố gắng nổ lực của bản thân, linh mục cần lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của mọi thành phần dân Chúa. Cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng của mình. Cầu nguyện cho các linh mục thực sự là những linh mục thánh thiện. Chân phước linh mục Antone Chevrier (Pháp) đã nói:
- Xin hãy giúp tôi xây dựng một ngôi thánh đường. Chỉ có ngôi thánh đường này mới cứu được thế giới.
Người ta ngạc nhiên bèn hỏi: - Thưa Cha, ngôi thánh đường nào vậy ?
Ngài nói tiếp:
- Tôi muốn làm hết sức để xây một ngôi thánh đường mà nền móng là những linh mục thánh thiện, các cột đỡ cũng là những linh mục thánh thiện, nhà tạm cũng là những linh mục thánh thiện, tòa giảng cũng là những linh mục thánh thiện và bàn thờ cũng là những linh mục thánh thiện.
Chỉ có ngôi thánh đường này mới cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc!
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã thiết lập chức linh mục để ở lại với chúng con. Xin cho các linh mục biết chu toàn các sứ mạng của mình, trở thành những linh mục thánh thiện, hầu mưu ích cho dân Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chiều hôm nay là buổi chiều của Tình Yêu. Tình yêu của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại. Đây là một tình yêu cao cả, một tình yêu tròn đầy. Tình yêu đó được thể hiện qua ba việc làm của Đức Giêsu: Rửa chân, lập phép Thánh Thể và chức linh mục. Cả ba việc làm này đều hết sức quan trọng và liên hệ mật thiết với nhau: Linh mục là Đức Kitô thứ hai, Thánh Thể là Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô và rửa chân là sứ mạng của Đức Giêsu và cũng chính là sứ mạng của linh mục.
Vì linh mục (Đức Kitô thứ hai) là người cử hành thánh lễ, làm nên Thánh Thể và tiếp tục sứ mạng “rửa chân” như lời Đức Giêsu đã truyền. Chính vì thế, buổi chiều hôm nay chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục.
Trước hết, chúng cầu nguyện cho có nhiều linh mục: Theo Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2015, có 5.304 giám mục, 415.656 linh mục. Trên toàn cầu, con số linh mục chịu chức đã tăng 0,83% trong các năm từ 2010 đến 2015. Tuy nhiên, hơn một nửa các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới không có linh mục trú sở. Giáo phận Xingú ở vùng Pará, Ba Tây, chẳng hạn, có 800 giáo xứ trong một khu vực truyền giáo xét về lãnh thổ lớn bằng nước Đức, nhưng chỉ có 27 linh mục, điều này có nghĩa hơn 2 phần 3 tín hữu chỉ được tham dự thánh lễ Chúa Nhật 2 hoặc 3 lần trong một năm. Chính vì thế, chúng ta cầu nguyện cho có thêm nhiều linh mục để đáp ứng nhu cầu của các tín hữu. (Nguồn: conggiao.info)
Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh mục trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Đó là cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng mà Chúa và Giáo Hội trao phó. Linh mục có ba sứ mạng chính: Sứ mạng Ngôn sứ, sứ mạng Tư tế và sứ mạng Mục tử.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng ngôn sứ: Trong ngày truyền chức, Đức Giám Mục nhắn nhủ các tiến chức rằng: “Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy.” Vì vậy, việc đọc, suy niệm, giảng dạy và sống Lời Chúa phải là bổn phận hàng đầu của linh mục. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa với tinh thần trách nhiệm. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Thánh Phaolô đã nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 4,2). Linh mục rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa nơi các lớp giáo lý, rao giảng Lời Chúa khắp mọi nơi khi cần thiết. Linh mục rao giảng Lời Chúa cho những người có đạo, rao giảng Lời Chúa cho những người lương dân, rao giảng Lời Chúa cho những người chống đối, rao giảng Lời Chúa cả những khi bị cấm cách, bắt bớ. Chính các Tông đồ ngày xưa đã làm như vậy: Trước thượng hồi đồng Do Thái cấm không cho các Tông đồ rao giảng về danh Đức Giêsu nữa, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Vì sứ mạng ngôn sứ, nên nhiều linh mục vẫn can đảm nói thẳng nói thật để lên án những bất công trong xã hội, bênh vực cho công lý và sự thật cho dù phải chịu bách hại, bắt bớ, thậm chí có khi nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Tư tế: Tất cả các Kitô hữu là tư tế cộng đồng, còn các linh mục là tư tế thừa tác của Đức Kitô. Linh mục thi hành Chức Tư Tế qua việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Đó là cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ các Bí tích. Các Bí tích là máng chuyển thông ơn Thiên Chúa. Ơn Thiên Chúa qua Bí tích bị khóa lại, chỉ có linh mục mới có thể mở ra được. Vì thế, Thánh Gioan Viannay khẳng định rằng: “Nếu không có linh mục, thì sự thương khó và sự chết của Chúa không giúp gì cho ta.” Ngài nói: “Nếu trong rương có đầy vàng mà không có ai mở ra, nào có ích gì? cũng vậy, nếu không có linh mục, sẽ không có Bí tích giải tội, không có Mình Thánh Chúa...ai là nguyên cớ để bánh trở nên Mình Thánh Chúa? Ai thanh tẩy tâm hồn ta? Ai dọn linh hồn người chết ra đi thanh thản...nếu không phải là linh mục.”
Linh mục cần thiết như thế đó. Linh mục cần cho linh mục. Linh mục cần cho mọi người. Nhờ linh mục, ơn thánh qua các Bí tích tuôn chảy đến với con người. Vì vậy, chúng ta cầu xin cho các linh mục thi hành tốt nhiệm vụ tư tế, để các Bí tích mang lại hiệu quả dồi dào cho mỗi người chúng ta. Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần sống đầy đủ ý nghĩa của các Bí tích, bằng cách: chuẩn bị xa, dọn mình gần và còn kéo dài ơn Bí tích sau khi lãnh nhận.
Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng Mục tử: Linh mục luôn được gọi là Người của đoàn chiên. Được xức dầu Thánh Thần, như Đức Kitô là Đầu và là Mục tử, linh mục được sai đến với mọi người trong tư cách là mục tử tốt lành của đoàn chiên. Vì thế, noi gương Đức Kitô - Thủ lãnh các Mục tử, linh mục có trách nhiệm yêu thương gắn bó, lo lắng, tận tuỵ và hy sinh vì đoàn chiên. Linh mục đến là để chiên được sống và sống dồi dào. Đoàn chiên này bao gồm cả những tín hữu lẫn những người chưa gia nhập Hội Thánh. Vì vậy, linh mục luôn cần có Đức Ái mục vụ. Với Đức Ái mục vụ, linh mục diễn tả hành vi và phong cách của Đức Kitô Mục tử đến chỗ tận hiến mình để mưu ích cho đoàn chiên. Thái độ căn bản của người mục tử là luôn tin tưởng vào sứ mạng của mình: làm Vinh Danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Sứ mạng này được thực hiện trong hy sinh thập giá và chắc chắn sẽ kết trái trong vinh quang phục sinh. Có tin tưởng vào sứ mạng, linh mục mới phấn khởi thi hành tác vụ tôi tớ và mới dám liều mạng sống mình vì Chúa và vì đoàn chiên. (x. Chỉ nam linh mục, Gp. Thái Bình).
Mặc dầu linh mục được lãnh nhận những sứ mạng cao cả như vậy, nhưng linh mục cũng là những con người vớ những yếu đuối của con người. Nói theo kiểu Thánh Phaolô, những sứ mạng cao cả ấy lại chứa đựng trong một chiếc bình sành dễ vỡ là thân xác linh mục (x. 2Cr 4,7). Chính vì vậy, ngoài việc cố gắng nổ lực của bản thân, linh mục cần lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của mọi thành phần dân Chúa. Cầu nguyện cho các linh mục chu toàn sứ mạng của mình. Cầu nguyện cho các linh mục thực sự là những linh mục thánh thiện. Chân phước linh mục Antone Chevrier (Pháp) đã nói:
- Xin hãy giúp tôi xây dựng một ngôi thánh đường. Chỉ có ngôi thánh đường này mới cứu được thế giới.
Người ta ngạc nhiên bèn hỏi: - Thưa Cha, ngôi thánh đường nào vậy ?
Ngài nói tiếp:
- Tôi muốn làm hết sức để xây một ngôi thánh đường mà nền móng là những linh mục thánh thiện, các cột đỡ cũng là những linh mục thánh thiện, nhà tạm cũng là những linh mục thánh thiện, tòa giảng cũng là những linh mục thánh thiện và bàn thờ cũng là những linh mục thánh thiện.
Chỉ có ngôi thánh đường này mới cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc!
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã thiết lập chức linh mục để ở lại với chúng con. Xin cho các linh mục biết chu toàn các sứ mạng của mình, trở thành những linh mục thánh thiện, hầu mưu ích cho dân Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khích lệ các phương tiện truyền thông trình bày các nguyên nhân của hiện tượng di dân
Đặng Tự Do
16:04 08/04/2017
Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ LibertaCivili, phát hành hôm 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha khích lệ các phương tiện truyền thông trình bày các nguyên nhân đã dẫn đến cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử của Âu Châu.
Đức Thánh Cha nói:
“Việc vi phạm nhân quyền, xung đột bạo lực, tình trạng bất ổn xã hội, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, thiên tai và các thảm họa do con người gây ra: tất cả những điều này phải được nói rõ ràng để cho phép hiểu đúng về hiện tượng di cư”.
Đức Thánh Cha đã phàn nàn rằng các phương tiện truyền thông thường sử dụng các thuật ngữ tiêu cực trong việc miêu tả người nhập cư. Ngài quan sát rằng, người ta cố tình biến từ ngữ “bất hợp pháp” thành một từ đồng nghĩa với “người nhập cư”; và báo giới ngày nay tuôn ra một cách thoải mái những thành kiến tiêu cực đối với người di cư và tị nạn.
Đức Thánh Cha nói:
“Việc vi phạm nhân quyền, xung đột bạo lực, tình trạng bất ổn xã hội, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, thiên tai và các thảm họa do con người gây ra: tất cả những điều này phải được nói rõ ràng để cho phép hiểu đúng về hiện tượng di cư”.
Đức Thánh Cha đã phàn nàn rằng các phương tiện truyền thông thường sử dụng các thuật ngữ tiêu cực trong việc miêu tả người nhập cư. Ngài quan sát rằng, người ta cố tình biến từ ngữ “bất hợp pháp” thành một từ đồng nghĩa với “người nhập cư”; và báo giới ngày nay tuôn ra một cách thoải mái những thành kiến tiêu cực đối với người di cư và tị nạn.
Số lượng các đại chủng sinh trên thế giới đã giảm liên tục trong 4 năm liên tiếp
Đặng Tự Do
16:12 08/04/2017
Số lượng các đại chủng sinh trên toàn thế giới đã giảm liên tục trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Đó là một trong những con số đáng báo động theo số liệu thống kê của Vatican công bố ngày 6 tháng 4.
Số lượng các đại chủng sinh trên toàn thế giới đã tăng từ 63,882 vào năm 1978 lên 110,553 vào năm Thánh 2000 và lên đến 120,616 vào năm 2011 – nghĩa là tăng 33% trong 33 năm.
Tuy nhiên, con số này sau đó đã liên tục giảm xuống chỉ còn 120,051 vào năm 2012, rồi 118,251 vào năm 2013, 116,939 vào năm 2014 và 116,843 vào năm 2015. Theo phòng Báo chí Tòa thánh, con số các chủng sinh vào năm 2015 có thể chia theo vùng địa lý như sau:
Châu Á: 34,741
Bắc và Nam Mỹ: 33,512
Châu Phi: 29,007
Châu Âu: 18,579
Châu Đại Dương: 1,004
Từ năm 2010 đến năm 2015, số lượng các đại chủng sinh ở châu Phi tăng 7.7%. Tại châu Âu, con số này đã giảm 9.7%.
Số lượng các đại chủng sinh trên toàn thế giới đã tăng từ 63,882 vào năm 1978 lên 110,553 vào năm Thánh 2000 và lên đến 120,616 vào năm 2011 – nghĩa là tăng 33% trong 33 năm.
Tuy nhiên, con số này sau đó đã liên tục giảm xuống chỉ còn 120,051 vào năm 2012, rồi 118,251 vào năm 2013, 116,939 vào năm 2014 và 116,843 vào năm 2015. Theo phòng Báo chí Tòa thánh, con số các chủng sinh vào năm 2015 có thể chia theo vùng địa lý như sau:
Châu Á: 34,741
Bắc và Nam Mỹ: 33,512
Châu Phi: 29,007
Châu Âu: 18,579
Châu Đại Dương: 1,004
Từ năm 2010 đến năm 2015, số lượng các đại chủng sinh ở châu Phi tăng 7.7%. Tại châu Âu, con số này đã giảm 9.7%.
Những quan ngại sâu xa trước việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng ngày thứ Sáu Tuần Thánh
Đặng Tự Do
16:39 08/04/2017
Mustafa Kemal Atatürk được coi một vị “cha già dân tộc”, là người đã khai sáng ra nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế cho đế quốc Ottoman, là người quyết liệt chống lại ý tưởng về một thứ “nhà nước Hồi Giáo”, mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang theo đuổi.
Tám mươi năm sau cái chết của ông Mustafa Kemal Atatürk - vị tổng thống đầu tiên lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938- và trong khi thế giới đang chứng kiến những ngày tàn của tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, người ta lại bắt đầu phải quan ngại về những mưu toan của
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Người có lẽ đang manh nha một thứ “nhà nước Hồi Giáo” khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, mà đến giờ phút này nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả, do chính Erdogan dựng lên, Tổng thống Recep Erdogan đã thâu tóm vào trong tay rất nhiều quyền hành. Tính chất thế tục, biệt lập với Hồi Giáo của chính quyền Erdogan mai một nhanh chóng.
Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, Erdogan đã tuyên bố ý định sẽ đến cầu nguyện tại Hagia Sophia vào ngày 14 tháng 4, cùng với các nhà hoạt động Hồi giáo, là những người luôn lập luận rằng tòa nhà này là một đền thờ Hồi giáo.
Năm 1934, tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk đã ra quyết định biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng. Quyết định này là một phần trong nỗ lực của ông nhằm thế tục hóa nhà nước Thổ.
Hagia Sophia là một đại đền thờ của Kitô Giáo, thuộc tòa Constantinople, đã bị quân Hồi Giáo chiếm và biến thành đền thờ Hồi Giáo.
Quyết định đến cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng vào ngày mà thế giới Kitô giáo cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, cho người ta thấy rõ thái độ cực đoan Hồi Giáo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tám mươi năm sau cái chết của ông Mustafa Kemal Atatürk - vị tổng thống đầu tiên lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938- và trong khi thế giới đang chứng kiến những ngày tàn của tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, người ta lại bắt đầu phải quan ngại về những mưu toan của
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Người có lẽ đang manh nha một thứ “nhà nước Hồi Giáo” khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, mà đến giờ phút này nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả, do chính Erdogan dựng lên, Tổng thống Recep Erdogan đã thâu tóm vào trong tay rất nhiều quyền hành. Tính chất thế tục, biệt lập với Hồi Giáo của chính quyền Erdogan mai một nhanh chóng.
Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, Erdogan đã tuyên bố ý định sẽ đến cầu nguyện tại Hagia Sophia vào ngày 14 tháng 4, cùng với các nhà hoạt động Hồi giáo, là những người luôn lập luận rằng tòa nhà này là một đền thờ Hồi giáo.
Năm 1934, tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk đã ra quyết định biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng. Quyết định này là một phần trong nỗ lực của ông nhằm thế tục hóa nhà nước Thổ.
Hagia Sophia là một đại đền thờ của Kitô Giáo, thuộc tòa Constantinople, đã bị quân Hồi Giáo chiếm và biến thành đền thờ Hồi Giáo.
Quyết định đến cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng vào ngày mà thế giới Kitô giáo cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, cho người ta thấy rõ thái độ cực đoan Hồi Giáo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám mục Syria chỉ trích cuộc không kích của Hoa Kỳ là hấp tấp và nguy hiểm
Đặng Tự Do
16:55 08/04/2017
Một giám mục Syria đã lên tiếng chỉ trích cuộc không kích của Mỹ vào một căn cứ quân sự của Syria. Ngài nói rằng cuộc tấn công đã xảy ra mà không có một cuộc điều tra đầy đủ về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib.
Vào sáng thứ Sáu theo giờ địa phương, Hoa Kỳ đã bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Al Shayrat của quân chính phủ Syria vì cho rằng các máy bay xuất phát từ căn cứ này đã thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào đầu tuần này tại tỉnh Idlib, gây ra cái chết cho 72 người, trong đó có 20 trẻ em.
Đức Cha Georges Abou Khazen, giám quản tông tòa Công Giáo nghi lễ La tinh ở Aleppo, nói rằng ngài "hoàn toàn ngỡ ngàng " trước tốc độ phản ứng của Hoa Kỳ.
Theo Đức Cha: "Chiến dịch quân sự này sẽ mở ra những tình huống gây khốn khó cho tất cả mọi người.”
Vào sáng thứ Sáu theo giờ địa phương, Hoa Kỳ đã bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Al Shayrat của quân chính phủ Syria vì cho rằng các máy bay xuất phát từ căn cứ này đã thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào đầu tuần này tại tỉnh Idlib, gây ra cái chết cho 72 người, trong đó có 20 trẻ em.
Đức Cha Georges Abou Khazen, giám quản tông tòa Công Giáo nghi lễ La tinh ở Aleppo, nói rằng ngài "hoàn toàn ngỡ ngàng " trước tốc độ phản ứng của Hoa Kỳ.
Theo Đức Cha: "Chiến dịch quân sự này sẽ mở ra những tình huống gây khốn khó cho tất cả mọi người.”
Cựu Đại Sứ Canada tại Bắc Kinh cảnh giác Tòa Thánh không nên có ảo tưởng về Trung quốc
Đặng Tự Do
21:19 08/04/2017
Cựu Đại sứ về Tự Do Tôn giáo của Canada cảnh giác các quốc gia có kế hoạch xây dựng quan hệ với Trung Quốc cần phải thận trọng, Canada và Toà Thánh cũng không phải là ngoại lệ.
Đại sứ Andrew Bennett đưa ra lời cảnh báo trên trong Diễn đàn Quốc Hội về Tự do Tôn giáo thường niên lần thứ 6 khai diễn hôm 3 tháng Tư.
Ông Bennett nói:
“Chúng ta không nên ảo tưởng rằng khi Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các khuôn khổ chính trị, kinh tế và xã hội thế giới, thì điều đó sẽ có những ảnh hưởng nào đó về tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục”
Ông Bennett nhận xét rằng thay vì cải thiện hồ sơ nhân quyền vì những tham gia này, “họ vẫn không hề động đậy”
Ông nói: “Đây là một lời cảnh báo cho những quốc gia như Canada và các đồng minh của chúng ta khi muốn có một mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc về thương mại, quốc phòng và các vấn đề khác. Chúng ta cần phải tiếp tục áp lực nhà nước Trung Quốc.”
Ông Bennett tố cáo Trung Quốc lập ra một số Hiệp hội yêu nước nhằm khống chế và khuynh đảo các tôn giáo, bao gồm cả Công Giáo.
Nhận xét về các cuộc thảo luận gần đây giữa Vatican và Bắc Kinh, ông Bennett nói: “Tòa Thánh hiện đang trong một quá trình cố gắng đạt được một số sự đồng thuận với chính phủ Trung Quốc về vai trò của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này. Tôi muốn cảnh báo Tòa Thánh nên cẩn thận trong những cuộc trao đổi hiện nay, bởi vì dường như không có mong muốn nào của chính phủ Trung Quốc trong việc thay đổi chính sách của họ về tôn giáo, đặc biệt là với người Công Giáo.”
Theo ông Bennett, Trung Quốc luôn được xếp hạng gần chót trong số các quốc gia có những thành tích tồi tệ nhất của chính phủ về tự do tôn giáo, và theo một nghiên cứu mới nhất của Pew Trung Quốc hiện đã đứng “hạng chót”.
Ông Bennett nói: “Chúng ta thường đánh giá cao Trung Quốc chỉ vì đất nước này có những giá trị và có một nền văn hoá khác biệt với chúng ta, và từ đó châm chước cho những thành tích nhân quyền bất hảo của họ. Đây là một luận cứ của chủ nghĩa luân lí tương đối tệ hại nhất.”
Ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc và bây giờ là hiệu trưởng trường Đại Học Thánh Thiên Thần Micae tại Toronto, nói rằng chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi “một ý thức hệ sắt máu” trong đó giản lược tất cả mọi thứ thành vật chất theo một quan điểm vô thần.
Ông nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc rất lo lắng và bất an trong nỗi sợ hãi mất đi quyền lực trong tay, nên nó tiếp tục khuynh hướng trấn áp, trừng phạt và làm câm nín tất cả những ai khao khát một tầm nhìn sâu hơn và phong phú hơn về khả năng của con người”.
Đảng không chỉ lo sợ sâu xa đối với những người có niềm tin tôn giáo mà sợ cả “các nhà tư tưởng, họa sĩ và các nhà thơ”.
Trong tư cách là đại sứ tại Bắc Kinh, ông Mulroney đã đi khắp Trung Quốc và đã dành nhiều thời gian nói chuyện với các nhóm tín ngưỡng khác nhau, bao gồm cả người Công Giáo, Hồi giáo và Phật giáo Tây Tạng. Ông đã từng tham dự các buổi cầu nguyện tại một nhà thờ bất hợp pháp hoạt động ngoài vòng kiểm soát và chấp thuận của đảng.
Ông nói: “Chúng tôi tất cả đều đồng lõa trong một hành vi bất hợp pháp, dám thờ phượng ngoài không gian do nhà nước chỉ định. Nhưng chúng tôi phải được hưởng tự do đã được công bố trong bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, về quyền được thờ phượng trong cả chiều kích riêng tư cũng như công chúng”.
Đại sứ Andrew Bennett đưa ra lời cảnh báo trên trong Diễn đàn Quốc Hội về Tự do Tôn giáo thường niên lần thứ 6 khai diễn hôm 3 tháng Tư.
Ông Bennett nói:
“Chúng ta không nên ảo tưởng rằng khi Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các khuôn khổ chính trị, kinh tế và xã hội thế giới, thì điều đó sẽ có những ảnh hưởng nào đó về tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục”
Ông Bennett nhận xét rằng thay vì cải thiện hồ sơ nhân quyền vì những tham gia này, “họ vẫn không hề động đậy”
Ông nói: “Đây là một lời cảnh báo cho những quốc gia như Canada và các đồng minh của chúng ta khi muốn có một mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc về thương mại, quốc phòng và các vấn đề khác. Chúng ta cần phải tiếp tục áp lực nhà nước Trung Quốc.”
Ông Bennett tố cáo Trung Quốc lập ra một số Hiệp hội yêu nước nhằm khống chế và khuynh đảo các tôn giáo, bao gồm cả Công Giáo.
Nhận xét về các cuộc thảo luận gần đây giữa Vatican và Bắc Kinh, ông Bennett nói: “Tòa Thánh hiện đang trong một quá trình cố gắng đạt được một số sự đồng thuận với chính phủ Trung Quốc về vai trò của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này. Tôi muốn cảnh báo Tòa Thánh nên cẩn thận trong những cuộc trao đổi hiện nay, bởi vì dường như không có mong muốn nào của chính phủ Trung Quốc trong việc thay đổi chính sách của họ về tôn giáo, đặc biệt là với người Công Giáo.”
Theo ông Bennett, Trung Quốc luôn được xếp hạng gần chót trong số các quốc gia có những thành tích tồi tệ nhất của chính phủ về tự do tôn giáo, và theo một nghiên cứu mới nhất của Pew Trung Quốc hiện đã đứng “hạng chót”.
Ông Bennett nói: “Chúng ta thường đánh giá cao Trung Quốc chỉ vì đất nước này có những giá trị và có một nền văn hoá khác biệt với chúng ta, và từ đó châm chước cho những thành tích nhân quyền bất hảo của họ. Đây là một luận cứ của chủ nghĩa luân lí tương đối tệ hại nhất.”
Ông David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc và bây giờ là hiệu trưởng trường Đại Học Thánh Thiên Thần Micae tại Toronto, nói rằng chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi “một ý thức hệ sắt máu” trong đó giản lược tất cả mọi thứ thành vật chất theo một quan điểm vô thần.
Ông nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc rất lo lắng và bất an trong nỗi sợ hãi mất đi quyền lực trong tay, nên nó tiếp tục khuynh hướng trấn áp, trừng phạt và làm câm nín tất cả những ai khao khát một tầm nhìn sâu hơn và phong phú hơn về khả năng của con người”.
Đảng không chỉ lo sợ sâu xa đối với những người có niềm tin tôn giáo mà sợ cả “các nhà tư tưởng, họa sĩ và các nhà thơ”.
Trong tư cách là đại sứ tại Bắc Kinh, ông Mulroney đã đi khắp Trung Quốc và đã dành nhiều thời gian nói chuyện với các nhóm tín ngưỡng khác nhau, bao gồm cả người Công Giáo, Hồi giáo và Phật giáo Tây Tạng. Ông đã từng tham dự các buổi cầu nguyện tại một nhà thờ bất hợp pháp hoạt động ngoài vòng kiểm soát và chấp thuận của đảng.
Ông nói: “Chúng tôi tất cả đều đồng lõa trong một hành vi bất hợp pháp, dám thờ phượng ngoài không gian do nhà nước chỉ định. Nhưng chúng tôi phải được hưởng tự do đã được công bố trong bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, về quyền được thờ phượng trong cả chiều kích riêng tư cũng như công chúng”.
Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein: Câu chuyện Barack Obama dự phần vào kế hoạch ép Đức Bênêđíctô thứ 16 thoái vị là hoang đường
Đặng Tự Do
21:49 08/04/2017
Trả lời câu hỏi của đài truyền hình Matrix, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, là thư ký riêng của Đức Bênêđíctô thứ 16 và đồng thời là chủ tịch phủ Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, đã nói với khán giả truyền hình Italia rằng câu chuyện này là “hoàn toàn hoang đường”.
Đức Tổng Giám Mục nói:
“Nó hoàn toàn không đúng; nó được bịa đặt ra”
Ngài giải thích thêm:
“Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không phải là người khuất phục trước các áp lực. Ngược lại, quyết định thoái vị của ngài là hoàn toàn tự nguyện”.
Khi được hỏi về áp lực của “nhóm đồng tính” tại Vatican, Đức Tổng Giám Mục nói rằng ảnh hưởng của nhóm này thường được các phương tiện truyền thông “phóng đại lên hàng trăm lần”. Theo Đức Tổng Giám Mục, lúc này lúc khác có thể có những vấn đề trong Giáo triều Rôma, nhưng “những cố gắng và những phản ứng cần thiết đã được đưa ra để mọi sự đi đúng hướng.”
Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Reuters, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói rằng ngài đã không bao giờ nhận thấy Đức Bênêđíctô thứ 16 biểu hiện bất kỳ hối tiếc nào về quyết định thoái vị hôm 11 tháng Hai năm 2013.
Ngài nói: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cảm thấy thanh thản và bình an với chính mình, và tôi nghĩ rằng ngay cả với Thiên Chúa. Sức khoẻ ngài rất tốt, nhưng chắc chắn ngài phải trải nghiệm những gánh nặng của tuổi già. Vì vậy, ngài là một người thể chất đã già, nhưng tinh thần của ngài vẫn rất hoạt bát và minh mẫn. “
Khi được hỏi về những chỉ trích của phương tiện truyền thông đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Tổng Giám mục Gänswein trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô biết về điều đó nhưng ngài không oán giận.
“Rõ ràng là về phương diện con người mà nói, đôi khi, thật là đau đớn khi xem những gì người khác viết về mình hoàn toàn không đúng với những gì đã được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo việc làm của một người, cách thức họ tiến hành công việc, không phải là những gì các phương tiện truyền thông đại chúng ghi nhận nhưng chính là những gì trước lương tâm và trước Thiên Chúa. Và, nói cho công bằng, thì lịch sử sẽ đưa ra phán quyết sau cùng”.
Đức Tổng Giám mục Gänswein nói tiếp: “Tôi thực sự xác tín rằng lịch sử sẽ đưa ra một phán quyết khác với những gì người ta vẫn thường đọc về những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng của ngài bởi vì mọi sự sẽ rõ ràng và minh bạch”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Thăng Thiên xứ Tân Phú, Sàigòn mừng lễ Thánh Vicente Ferrio
Vũ Nga
08:21 08/04/2017
Giáo xứ Tân Phú: Giáo họ Thăng Thiên mừng lễ Thánh Vicente Ferrio
“Xin dâng lời cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa bao la-Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên” (Trích bài hát : Tán Tụng Hồng Ân )
Những lời ca du dương và trầm ấm của ca đoàn Giuse đã thay cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa gx Tân Phú, đặc biệt là Bà con Giáo họ Thăng Thiên dâng lên Chúa trong lễ mừng kính Thánh Viecente Ferrio và cũng kỷ niệm một năm Khánh thành Đền Thánh vào lúc 17g ngày 05-04-2017
Xem Hình
Trước thánh lễ,Ban điều hành Giáo họ tổ chức giờ cầu nguyện;Bà Quản Ngoan xướng kinh cho CĐ cùng hiệp thông;các Bà mẹ CG toán Têrêsa đã túc trực rất sớm để đón mừng Cha Xứ Giuse và Quý Cha đồng tế,Quý Sơ,Quý đoàn thể cùng Quý Khách;những đám mây đen cũng tan đi để bầu trời trong xanh khô ráo giúp phần cho buổi lễ diễn biến tốt đẹp.
Đúng17g30,từ nhà một giáo dân họ Thăng Thiên,Cha chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh ,Cha Phanxico Assisi Lê Quang Đăng (Nguyên Hạt trưởng TSN) Cha Nicolas Nguyễn Đức Thể( Dòng Xito Nho Quan)Cha Maximo Ngô Vĩnh Hy,Cha Phê rô Nguyễn Quốc Hoàng,Cha Gioan Baotixita Nguyễn Minh Đức,Cha Giuse Phạm Công Minh,Cha Giuse Maria Nguyễn Quốc Tuấn,Cha Giuse Kiều Hoàng An bước lên bàn thánh,Ca đoàn Giuse với ca khúc nhập lễ “Vui thay vừa nghe họ nhủ,nào ta lên Đền Chúa đi, nào ta lên Đền Chúa đi “..trong sự xúc động Cha Xứ Giuse chủ sự nói:
Giáo họ Thăng Thiên đã xây dựng một Đền thờ thật lộng lẫy và kiên cố để kính Thánh Vicente Ferrio;hôm nay chúng ta đã đến tận Đền Thánh để dâng lễ mừng Ngài .Hãy tạ ơn Chúa và xin Chúa cho chúng ta noi gương Thánh Vicente Ferrio,vị Thánh hay làm phép lạ,để chúng ta gặt hái cánh đồng của Chúa,sống đẹp ý Chúa và theo Chúa cho đến cùng.
Bài đọc 1: Trích sách Isaia (Ông Giuse Nguyễn Văn Mỹ đọc)
Bài đọc 2:Bài trích thư Thánh Phaolo Tông đồ gửi Tín hữu Corito (Ông Giuse Trần Huỳnh Dưỡng đọc)
Bài Tin mừng theo Thánh Luca ( 10,1-9)Cha diễn giảng : Khi bước vào cổng Đền Thánh Vicente Ferrio của giáo họ Thăng Thiên,tôi nhớ đến ngày 30-03-2016 năm ngoái,chúng ta đã khánh thành và mời Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc về Làm phép và Dâng thánh lễ,hôm đó cộng đoàn rất đông đủ trong một khung cảnh rất hoành tráng và lộng lẫy.và rồi hôm nay,sau một năm tôi lại được cùng Quý Cha đến đây dâng thánh lễ cầu nguyện.
Và rồi,tôi cũng nhớ lại lịch sử của ngôi Đền từ những năm tháng xa xưa,lúc đó chỉ là một thửa đất ruộng ướt át và nhà cửa sơ sài,nhờ sự chăm sóc và bảo trì tận tình của Ông Trùm Cao và Ông Cố Thái cùng toàn bà con Giáo họ Thăng Thiên,trải qua bao thăng trầm về mọi phương diện,ngôi Đền đã hoàn tất giấy phép và được xây dựng khang trang,đẹp đẽ như hôm nay;thật là không dễ dàng!
Cũng vì thế,được ngồi cầu nguyện ở ngôi Đền này,chúng ta hãy nhớ đến công ơn của cha ông chúng ta,những bậc tiền bối đã dành biết bao công sức và vượt qua mọi hoàn cảnh để ngôi Đền được tồn tại.Mừng lễ Thánh Vicente Ferrio,vị Thánh hay làm nhiều phép lạ và ở miền Bắc ai cũng biết,Ngài là một nhà giảng thuyết lừng danh trên khắp Châu Âu trong suốt 36 năm,Ngài rất thương giúp người nghèo,bất hạnh và đau ốm nên Đức Thánh Cha Calisto III đã phong Ngài lên bậc Hiển thánh.
Chúng ta hãy noi gương Ngài là luôn giúp đỡ những người bất hạnh,hòa giải cho các gia đình;xin Thánh Vicente Ferrio ban cho chúng ta trở thành những người thợ thu gom rác rưởi cánh đồng của Chúa,để Giáo họ Thăng Thiên và Giáo xứ Tân Phú chúng ta trở thành một ngôi nhà thờ phượng Chúa và kính mến Chúa mãi mãi Amen.
Trước khi Ban phép lành,ông Trùm Chánh Giuse Trần Bình Đình thay mặt CĐ dâng lên Cha Chánh xứ Giuse,Quý Cha Đồng tế,Quý Sơ,Quý HĐMV Xứ -Họ,Quý Đoàn thể,cộng đoàn Giáo xứ và Giáo họ đã đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho người còn sống cũng như kẻ đã qua đời, nhất là những ân nhân đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và hoàn thành Đền Thánh,cám ơn ca đoàn Giuse và những người đã chăm sóc cho ngôi Đền hàng ngày và buổi lễ như hôm nay.
Cha Chánh xứ Giuse đáp lời:Hôm nay tôi rất vui được trở về đây cùng Quý Cha dâng thánh lễ;xin chúc bà con Giáo họ Thăng Thiên được nhiều ơn Chúa và mỗi ngày được gần Chúa hơn.
Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày,mọi người ra về trong niềm hân hoan vì tin tưởng vào quyền năng của Chúa luôn phù trợ cho tất cả như đã phù trợ cho Giáo họ Thăng Thiên trong việc xây dựng Đền Thánh hôm nay và mãi mãi.
Phương Nga
Truyền Thông GX Tân Phú
“Xin dâng lời cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa bao la-Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên” (Trích bài hát : Tán Tụng Hồng Ân )
Những lời ca du dương và trầm ấm của ca đoàn Giuse đã thay cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa gx Tân Phú, đặc biệt là Bà con Giáo họ Thăng Thiên dâng lên Chúa trong lễ mừng kính Thánh Viecente Ferrio và cũng kỷ niệm một năm Khánh thành Đền Thánh vào lúc 17g ngày 05-04-2017
Xem Hình
Trước thánh lễ,Ban điều hành Giáo họ tổ chức giờ cầu nguyện;Bà Quản Ngoan xướng kinh cho CĐ cùng hiệp thông;các Bà mẹ CG toán Têrêsa đã túc trực rất sớm để đón mừng Cha Xứ Giuse và Quý Cha đồng tế,Quý Sơ,Quý đoàn thể cùng Quý Khách;những đám mây đen cũng tan đi để bầu trời trong xanh khô ráo giúp phần cho buổi lễ diễn biến tốt đẹp.
Đúng17g30,từ nhà một giáo dân họ Thăng Thiên,Cha chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh ,Cha Phanxico Assisi Lê Quang Đăng (Nguyên Hạt trưởng TSN) Cha Nicolas Nguyễn Đức Thể( Dòng Xito Nho Quan)Cha Maximo Ngô Vĩnh Hy,Cha Phê rô Nguyễn Quốc Hoàng,Cha Gioan Baotixita Nguyễn Minh Đức,Cha Giuse Phạm Công Minh,Cha Giuse Maria Nguyễn Quốc Tuấn,Cha Giuse Kiều Hoàng An bước lên bàn thánh,Ca đoàn Giuse với ca khúc nhập lễ “Vui thay vừa nghe họ nhủ,nào ta lên Đền Chúa đi, nào ta lên Đền Chúa đi “..trong sự xúc động Cha Xứ Giuse chủ sự nói:
Giáo họ Thăng Thiên đã xây dựng một Đền thờ thật lộng lẫy và kiên cố để kính Thánh Vicente Ferrio;hôm nay chúng ta đã đến tận Đền Thánh để dâng lễ mừng Ngài .Hãy tạ ơn Chúa và xin Chúa cho chúng ta noi gương Thánh Vicente Ferrio,vị Thánh hay làm phép lạ,để chúng ta gặt hái cánh đồng của Chúa,sống đẹp ý Chúa và theo Chúa cho đến cùng.
Bài đọc 1: Trích sách Isaia (Ông Giuse Nguyễn Văn Mỹ đọc)
Bài đọc 2:Bài trích thư Thánh Phaolo Tông đồ gửi Tín hữu Corito (Ông Giuse Trần Huỳnh Dưỡng đọc)
Bài Tin mừng theo Thánh Luca ( 10,1-9)Cha diễn giảng : Khi bước vào cổng Đền Thánh Vicente Ferrio của giáo họ Thăng Thiên,tôi nhớ đến ngày 30-03-2016 năm ngoái,chúng ta đã khánh thành và mời Đức TGM Phaolo Bùi Văn Đọc về Làm phép và Dâng thánh lễ,hôm đó cộng đoàn rất đông đủ trong một khung cảnh rất hoành tráng và lộng lẫy.và rồi hôm nay,sau một năm tôi lại được cùng Quý Cha đến đây dâng thánh lễ cầu nguyện.
Và rồi,tôi cũng nhớ lại lịch sử của ngôi Đền từ những năm tháng xa xưa,lúc đó chỉ là một thửa đất ruộng ướt át và nhà cửa sơ sài,nhờ sự chăm sóc và bảo trì tận tình của Ông Trùm Cao và Ông Cố Thái cùng toàn bà con Giáo họ Thăng Thiên,trải qua bao thăng trầm về mọi phương diện,ngôi Đền đã hoàn tất giấy phép và được xây dựng khang trang,đẹp đẽ như hôm nay;thật là không dễ dàng!
Cũng vì thế,được ngồi cầu nguyện ở ngôi Đền này,chúng ta hãy nhớ đến công ơn của cha ông chúng ta,những bậc tiền bối đã dành biết bao công sức và vượt qua mọi hoàn cảnh để ngôi Đền được tồn tại.Mừng lễ Thánh Vicente Ferrio,vị Thánh hay làm nhiều phép lạ và ở miền Bắc ai cũng biết,Ngài là một nhà giảng thuyết lừng danh trên khắp Châu Âu trong suốt 36 năm,Ngài rất thương giúp người nghèo,bất hạnh và đau ốm nên Đức Thánh Cha Calisto III đã phong Ngài lên bậc Hiển thánh.
Chúng ta hãy noi gương Ngài là luôn giúp đỡ những người bất hạnh,hòa giải cho các gia đình;xin Thánh Vicente Ferrio ban cho chúng ta trở thành những người thợ thu gom rác rưởi cánh đồng của Chúa,để Giáo họ Thăng Thiên và Giáo xứ Tân Phú chúng ta trở thành một ngôi nhà thờ phượng Chúa và kính mến Chúa mãi mãi Amen.
Trước khi Ban phép lành,ông Trùm Chánh Giuse Trần Bình Đình thay mặt CĐ dâng lên Cha Chánh xứ Giuse,Quý Cha Đồng tế,Quý Sơ,Quý HĐMV Xứ -Họ,Quý Đoàn thể,cộng đoàn Giáo xứ và Giáo họ đã đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho người còn sống cũng như kẻ đã qua đời, nhất là những ân nhân đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và hoàn thành Đền Thánh,cám ơn ca đoàn Giuse và những người đã chăm sóc cho ngôi Đền hàng ngày và buổi lễ như hôm nay.
Cha Chánh xứ Giuse đáp lời:Hôm nay tôi rất vui được trở về đây cùng Quý Cha dâng thánh lễ;xin chúc bà con Giáo họ Thăng Thiên được nhiều ơn Chúa và mỗi ngày được gần Chúa hơn.
Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày,mọi người ra về trong niềm hân hoan vì tin tưởng vào quyền năng của Chúa luôn phù trợ cho tất cả như đã phù trợ cho Giáo họ Thăng Thiên trong việc xây dựng Đền Thánh hôm nay và mãi mãi.
Phương Nga
Truyền Thông GX Tân Phú
Đồng Hương Quần Phương Miền Nam Họp Mặt Lần Thứ 19 Tại Xứ Bến Sắn GP Phú Cường
Người Quần Phương
09:20 08/04/2017
Đồng Hương Quần Phương Miền Nam Họp Mặt Lần Thứ 19 Tại Xứ Bến Sắn GP Phú Cường
Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch) năm nay nhằm ngày thứ năm 06/4/2017, hơn 1000 bà con Quần Phương xa gần đã hành hương về Nhà Thờ Thánh Tâm, giáo xứ Bến Sắn, Gp Phú Cường, họp mặt, Mừng kính trọng thể hai vị Thánh tổ gốc Quần Phương là cha thánh Bê na đô Vũ Văn Duệ và cha thánh Giuse Ngô Duy Hiển.
Xem hình
Bà con gốc Quần Phường tập trung nhiều ở vùng Dốc Mơ, Phương Lâm ( Xuân Lộc), Tân Mai, Bùi Thái,Thiên Phước, ( Biên Hòa), Chu Hải, Hải Lâm, Phước Tỉnh,( Vũng Tàu), Đắk Nông, Ban Mê Thuột, Tân Hà, Bảo Lộc( Đà Lạt) , Bùi Môn, Trung Chánh, Châu Nam, Nam Hưng, Tân Phú, Nam Hòa ( Sài Gòn), Bà con được phấn chấn hơn bởi có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục Phú Cường, Đấng bản quyền địa phương ưu ái đền chủ tế Thánh lễ đồng tế cùng 15 cha gốc Quần Phương. Trong phần giảng lễ Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh ý nghĩa của chứng nhân mà Thánh Bê na đô Duệ và Giu se Hiển đã diễn đạt được qua đời sống của các ngài, ước mong chúng ta là con cái của các ngài biết bắt trước tiền nhân sống đức tin vững mạnh, sống đạo yêu thương, với Thiên Chúa, Giáo Hội, quê hương, đất nước, con người, ước mong tinh thần đồng hương Quần Phương Miền Nam luôn phát triển và vững mạnh.
Trước đó, lúc 8 giờ 30 bà con đã được gặp gỡ trao đổi với nhau về sinh hoạt của các khu vùng miền có đông bà con gốc Quần Phương, cha chánh đại diện các cha gốc Quần Phương Miên Nam, Đa Minh Nguyễn Đức Trung, đã có những hướng dẫn để những sinh hoạt của bà con được tốt đẹp, những lần họp mặt đồng hương giúp cho các cụ lớn tuổi có dịp ôn cố tri tân, nhớ về quê cha đất tổ, nhưng cũng phải nối kết giới trẻ để tiếp nối, và hỗ trợ các em hiếu học và các cụ già neo đơn buổi sinh hoạt đồng hương kết thúc vào 13 giờ cùng ngày và hẹn gặp ngày họp mặt lần thứ 20 tại Bùi Môn.
Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch) năm nay nhằm ngày thứ năm 06/4/2017, hơn 1000 bà con Quần Phương xa gần đã hành hương về Nhà Thờ Thánh Tâm, giáo xứ Bến Sắn, Gp Phú Cường, họp mặt, Mừng kính trọng thể hai vị Thánh tổ gốc Quần Phương là cha thánh Bê na đô Vũ Văn Duệ và cha thánh Giuse Ngô Duy Hiển.
Xem hình
Bà con gốc Quần Phường tập trung nhiều ở vùng Dốc Mơ, Phương Lâm ( Xuân Lộc), Tân Mai, Bùi Thái,Thiên Phước, ( Biên Hòa), Chu Hải, Hải Lâm, Phước Tỉnh,( Vũng Tàu), Đắk Nông, Ban Mê Thuột, Tân Hà, Bảo Lộc( Đà Lạt) , Bùi Môn, Trung Chánh, Châu Nam, Nam Hưng, Tân Phú, Nam Hòa ( Sài Gòn), Bà con được phấn chấn hơn bởi có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục Phú Cường, Đấng bản quyền địa phương ưu ái đền chủ tế Thánh lễ đồng tế cùng 15 cha gốc Quần Phương. Trong phần giảng lễ Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh ý nghĩa của chứng nhân mà Thánh Bê na đô Duệ và Giu se Hiển đã diễn đạt được qua đời sống của các ngài, ước mong chúng ta là con cái của các ngài biết bắt trước tiền nhân sống đức tin vững mạnh, sống đạo yêu thương, với Thiên Chúa, Giáo Hội, quê hương, đất nước, con người, ước mong tinh thần đồng hương Quần Phương Miền Nam luôn phát triển và vững mạnh.
Trước đó, lúc 8 giờ 30 bà con đã được gặp gỡ trao đổi với nhau về sinh hoạt của các khu vùng miền có đông bà con gốc Quần Phương, cha chánh đại diện các cha gốc Quần Phương Miên Nam, Đa Minh Nguyễn Đức Trung, đã có những hướng dẫn để những sinh hoạt của bà con được tốt đẹp, những lần họp mặt đồng hương giúp cho các cụ lớn tuổi có dịp ôn cố tri tân, nhớ về quê cha đất tổ, nhưng cũng phải nối kết giới trẻ để tiếp nối, và hỗ trợ các em hiếu học và các cụ già neo đơn buổi sinh hoạt đồng hương kết thúc vào 13 giờ cùng ngày và hẹn gặp ngày họp mặt lần thứ 20 tại Bùi Môn.
Ngày Giới Trẻ Giáo Phận Đà Nẵng 2017
Tôma Trương Văn Ân
14:53 08/04/2017
Ngày Giới Trẻ Giáo Phận Đà Nẵng 2017
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32. Ngày Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng được tổ chức tại Giáo xứ Phú Thượng – Giáo hạt Hòa Vang, vào Thứ bảy ( trước Chúa Nhật Lễ lá), ngày 8 -4 – 2017. Với Chủ đề: “ Tôi sẽ trở về cùng Cha tôi (Lc15,18) để nhận lời tha thứ và gặp gỡ anh em”.
Xem hình
Có gần 1200 Bạn trẻ trong Giáo phận, và các bạn Sinh viên Công Giáo đang học tập tại Đà Nẵng và các vùng lân cận đến tham dự.
Chương trình được khai mạc lúc 13 giờ 30, với nghi thức rước Thánh Giá, là thông điệp và biểu tượng của tình yêu tuyệt đối Thiên Chúa dành cho nhân loại. Các Bạn trẻ ôm lấy, vác lấy, hướng về… như đáp lại lời mời gọi yêu mến đón nhận Thánh Giá Chúa gởi đến, để kết hiệp với Thánh Giá Chúa, và chia sẻ yêu thương bằng đời sống bác ái, đem tình yêu Thiên Chúa đến cho anh chị em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc.
Cha Px Nguyễn Ngọc Hiến – Tân đặc trách Giới trẻ Giáo phận đã phát biểu khai mạc, Cha vui mừng đón chào các bạn trẻ, đã đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha. Các bạn đến để gặp gỡ tình yêu thương mến, với sức trẻ, ước mơ, hoài bảo và lòng nhiệt thành, là hy vọng tương lai tốt cho bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Múa đồng diễn của Giáo hạt Hòa vang là bước khởi đầu đầy sôi động của Ngày Hội. tiếp đó, Đại diện các Giáo Hạt và Sinh viên đã trình bày những hoạt động Giới trẻ tại Giáo xứ và nơi Cộng đoàn đang sinh hoạt. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm điều hành Giới trẻ, kết nối yêu thương, các chương trình đã, đang, và sẽ thực hiện. Đặc biệt có Giáo hạt và nhóm Sinh viên đã tổ chức học và thi Giáo lý theo bộ sách Giáo lý dành cho người trẻ “Youcat”; Nhóm cầu nguyện “Taize”( cầu nguyện với việc sử dụng các bài hát, xuất phát từ một nhóm Taize tại Pháp); Café Thánh ca ( thưởng thức café, Thánh ca và cầu nguyện trong thưởng thức, trong các Show diễn nhạc Thánh ca, tại Giáo xứ Thanh Đức đã đến show thứ 9). Đồng thời các Bạn mong các Cha Quản xứ và Hội đồng mục vụ Giáo xứ, quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn nữa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, để các hoạt động được đa dạng và hiệu quả.
15 giờ, đoàn con vui mừng đón Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đến huấn từ. Đức Cha đã xoáy vào nội dung đoạn Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giê-su biến hình trên núi Tabo. Ngài nhắc nhở mỗi người, cách riêng các bạn trẻ cũng phải biến đổi ngày thêm tốt hơn trong Ơn gọi giới trẻ, biến đổi thật là cần thiết. Đức Cha tóm gọn trong 2 cụm từ: “ đi lên” và “Đi xuống”. “đi lên” là hướng thiện, đi đến một nơi thanh vắng thuận tiện cho việc cầu nguyện, hướng lòng lên cùng Thiên Chúa, lắng nghe học hỏi Lời Chúa. Và “đi xuống” là trở về với đời thường ngày của mình, đi vào cuộc đời, vượt qua thử thách để sẽ chia đồng hành với anh chị em khi được tiếp xúc, để Lời Chúa lớn lên trong cuộc đời.
Sau Huấn từ của Đức Cha, các bạn trẻ đứng thành 2 hàng dài, tay cầm cờ Hội Thánh, tung hô bằng những băng reo và liên tiếp nhiều tràng vổ tay, đón Đức TGM Leopoldo Girelli – Đại diện Đức Thánh Cha ( Đức TGM) và các Cha tháp tùng đến với các Bạn trẻ trong ngày hội.
Cha GB Châu Ngọc Minh ( quản xứ Phú Thượng) trân trọng kính chào Đức TGM, Đức Cha Giuse, Quý Cha, Tu sĩ và tất cả mọi người hiện diện, Vị Đại diện Giáo xứ đã dâng tặng hoa và quà cho Đức TGM, gói ghém lòng yêu mến chân thành và tuân phục Đức Thánh Cha, mà Đức TGM Đại diện Ngài, của đoàn con Giáo phận Đà Nẵng, mà cách riêng là Giáo xứ Phú Thượng và các bạn trẻ. tiếp đó Cha trình bày lược sử Giáo xứ. Một hoạt cảnh, hoạt ca ngắn của Cộng đoàn Giáo xứ đã tái hiện lại đời sống thường nhật của người Giáo dân Phú Thượng xưa ( chủ yếu sống nghề nông, trồng chè và làm rẫy).
Đáp từ, Đức TGM cám ơn Cha Quản xứ và cộng đoàn Giáo xứ, mến chào các bạn trẻ, Đức TGM cho mọi người biết lý do việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao –lô II chọn ngày Chúa Nhật lễ lá làm ngày giới trẻ, bởi vì Đức Thánh Cha thấy sự nhiệt tình của các bạn trẻ thành Gierusalem xưa đón Chúa Giê-su vào thành. Và có sự tương đồng với các bạn trẻ ngày nay, với tất cả nhiệt huyết đón Chúa Giê-su Ki-tô. Đức TGM rất thích hình ảnh con trâu trong hoạt cảnh của Giáo xứ. Đức TGM nêu những đặc tính của con trâu: hiền, khiêm tốn, chậm rãi, kiên nhẫn, vâng lời, mang vác vật dụng cho Chủ. Và Đức TGM huấn giáo các bạn trẻ, các bạn muốn mang Chúa nơi anh chị em, cũng cần những đức tính như vậy. Đức TGM mang lời chào và yêu mến của Đức Thánh Cha “ Cha yêu mến các con!” đồng thời cám ơn tất cả mọi người đã cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.
Cao điểm của Ngày Hội, là Thánh Lễ do Đức TGM chủ sự, cùng đồng tế với Đức Cha Giuse và các Linh Mục lúc 16 giờ 30. Phụng vụ của Lễ Lá bắt đầu Tuần Thánh, cao điểm của Năm Phụng vụ Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự phục sinh của Đức Giêsu. Đó là một sự biến đổi tận căn: từ thập giá đến vinh quang.
Trong bài giảng, Đức TGM nói đến truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội trong việc Ngắm Đàng Thánh Giá trong các ngày thứ 6, là biểu trưng của sự thương khó Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta. Đức TGM cho cộng đoàn thấy những tấm gương tốt như ông Simon vác đỡ Thánh Giá Chúa, bà Veronica lau mặt Chúa hay như người trộm lành…. Để chúng ta theo gương bắt chước trong đời sống thường ngày. Chúa Ki-tô tiếp tục đau khổ trong anh chị em cô đơn bất hạnh, bệnh tật đau yếu, và chúng ta cũng phải vác đỡ Chúa nơi anh chị em nơi mình đang sống và làm việc.
Cuối Thánh lễ, Cha Tân đặc trách Giới trẻ Giáo phận, Đại diện Giới trẻ Giáo phận tạ ơn Thiên Chúa “ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”, cám ơn Đức TGM, Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và mọi người đã nâng đỡ sẻ chia. Chúa đã ban ơn cho mỗi người nhất là các bạn trẻ, qua sự hiện diện của Đức TGM đại diện Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, Đức Cha, Quý Cha… và xác quyết sự hiệp thông, vâng phục và tri ân của đoàn con với Thiên Chúa và Giáo Hội.
lúc 19 giờ 30 tối, các bạn trẻ đã cùng giao lưu diễn nguyện, với chủ đề: sám hối, trở về cùng Thiên Chúa để được tha thứ và làm hòa cùng anh em. Nhiều tiết mục sâu lắng đi vào tận đáy tâm hồn khán thính giả, đánh động tâm hồn và lời mời gọi hãy mau quay về với Thiên Chúa và với anh em.
Toma Trương văn Ân
Bài viết: Toma Trương Văn Ân
Hình ảnh: Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32. Ngày Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng được tổ chức tại Giáo xứ Phú Thượng – Giáo hạt Hòa Vang, vào Thứ bảy ( trước Chúa Nhật Lễ lá), ngày 8 -4 – 2017. Với Chủ đề: “ Tôi sẽ trở về cùng Cha tôi (Lc15,18) để nhận lời tha thứ và gặp gỡ anh em”.
Xem hình
Có gần 1200 Bạn trẻ trong Giáo phận, và các bạn Sinh viên Công Giáo đang học tập tại Đà Nẵng và các vùng lân cận đến tham dự.
Chương trình được khai mạc lúc 13 giờ 30, với nghi thức rước Thánh Giá, là thông điệp và biểu tượng của tình yêu tuyệt đối Thiên Chúa dành cho nhân loại. Các Bạn trẻ ôm lấy, vác lấy, hướng về… như đáp lại lời mời gọi yêu mến đón nhận Thánh Giá Chúa gởi đến, để kết hiệp với Thánh Giá Chúa, và chia sẻ yêu thương bằng đời sống bác ái, đem tình yêu Thiên Chúa đến cho anh chị em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc.
Cha Px Nguyễn Ngọc Hiến – Tân đặc trách Giới trẻ Giáo phận đã phát biểu khai mạc, Cha vui mừng đón chào các bạn trẻ, đã đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha. Các bạn đến để gặp gỡ tình yêu thương mến, với sức trẻ, ước mơ, hoài bảo và lòng nhiệt thành, là hy vọng tương lai tốt cho bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Múa đồng diễn của Giáo hạt Hòa vang là bước khởi đầu đầy sôi động của Ngày Hội. tiếp đó, Đại diện các Giáo Hạt và Sinh viên đã trình bày những hoạt động Giới trẻ tại Giáo xứ và nơi Cộng đoàn đang sinh hoạt. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm điều hành Giới trẻ, kết nối yêu thương, các chương trình đã, đang, và sẽ thực hiện. Đặc biệt có Giáo hạt và nhóm Sinh viên đã tổ chức học và thi Giáo lý theo bộ sách Giáo lý dành cho người trẻ “Youcat”; Nhóm cầu nguyện “Taize”( cầu nguyện với việc sử dụng các bài hát, xuất phát từ một nhóm Taize tại Pháp); Café Thánh ca ( thưởng thức café, Thánh ca và cầu nguyện trong thưởng thức, trong các Show diễn nhạc Thánh ca, tại Giáo xứ Thanh Đức đã đến show thứ 9). Đồng thời các Bạn mong các Cha Quản xứ và Hội đồng mục vụ Giáo xứ, quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn nữa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, để các hoạt động được đa dạng và hiệu quả.
15 giờ, đoàn con vui mừng đón Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đến huấn từ. Đức Cha đã xoáy vào nội dung đoạn Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giê-su biến hình trên núi Tabo. Ngài nhắc nhở mỗi người, cách riêng các bạn trẻ cũng phải biến đổi ngày thêm tốt hơn trong Ơn gọi giới trẻ, biến đổi thật là cần thiết. Đức Cha tóm gọn trong 2 cụm từ: “ đi lên” và “Đi xuống”. “đi lên” là hướng thiện, đi đến một nơi thanh vắng thuận tiện cho việc cầu nguyện, hướng lòng lên cùng Thiên Chúa, lắng nghe học hỏi Lời Chúa. Và “đi xuống” là trở về với đời thường ngày của mình, đi vào cuộc đời, vượt qua thử thách để sẽ chia đồng hành với anh chị em khi được tiếp xúc, để Lời Chúa lớn lên trong cuộc đời.
Sau Huấn từ của Đức Cha, các bạn trẻ đứng thành 2 hàng dài, tay cầm cờ Hội Thánh, tung hô bằng những băng reo và liên tiếp nhiều tràng vổ tay, đón Đức TGM Leopoldo Girelli – Đại diện Đức Thánh Cha ( Đức TGM) và các Cha tháp tùng đến với các Bạn trẻ trong ngày hội.
Cha GB Châu Ngọc Minh ( quản xứ Phú Thượng) trân trọng kính chào Đức TGM, Đức Cha Giuse, Quý Cha, Tu sĩ và tất cả mọi người hiện diện, Vị Đại diện Giáo xứ đã dâng tặng hoa và quà cho Đức TGM, gói ghém lòng yêu mến chân thành và tuân phục Đức Thánh Cha, mà Đức TGM Đại diện Ngài, của đoàn con Giáo phận Đà Nẵng, mà cách riêng là Giáo xứ Phú Thượng và các bạn trẻ. tiếp đó Cha trình bày lược sử Giáo xứ. Một hoạt cảnh, hoạt ca ngắn của Cộng đoàn Giáo xứ đã tái hiện lại đời sống thường nhật của người Giáo dân Phú Thượng xưa ( chủ yếu sống nghề nông, trồng chè và làm rẫy).
Đáp từ, Đức TGM cám ơn Cha Quản xứ và cộng đoàn Giáo xứ, mến chào các bạn trẻ, Đức TGM cho mọi người biết lý do việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao –lô II chọn ngày Chúa Nhật lễ lá làm ngày giới trẻ, bởi vì Đức Thánh Cha thấy sự nhiệt tình của các bạn trẻ thành Gierusalem xưa đón Chúa Giê-su vào thành. Và có sự tương đồng với các bạn trẻ ngày nay, với tất cả nhiệt huyết đón Chúa Giê-su Ki-tô. Đức TGM rất thích hình ảnh con trâu trong hoạt cảnh của Giáo xứ. Đức TGM nêu những đặc tính của con trâu: hiền, khiêm tốn, chậm rãi, kiên nhẫn, vâng lời, mang vác vật dụng cho Chủ. Và Đức TGM huấn giáo các bạn trẻ, các bạn muốn mang Chúa nơi anh chị em, cũng cần những đức tính như vậy. Đức TGM mang lời chào và yêu mến của Đức Thánh Cha “ Cha yêu mến các con!” đồng thời cám ơn tất cả mọi người đã cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.
Cao điểm của Ngày Hội, là Thánh Lễ do Đức TGM chủ sự, cùng đồng tế với Đức Cha Giuse và các Linh Mục lúc 16 giờ 30. Phụng vụ của Lễ Lá bắt đầu Tuần Thánh, cao điểm của Năm Phụng vụ Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự phục sinh của Đức Giêsu. Đó là một sự biến đổi tận căn: từ thập giá đến vinh quang.
Trong bài giảng, Đức TGM nói đến truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội trong việc Ngắm Đàng Thánh Giá trong các ngày thứ 6, là biểu trưng của sự thương khó Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta. Đức TGM cho cộng đoàn thấy những tấm gương tốt như ông Simon vác đỡ Thánh Giá Chúa, bà Veronica lau mặt Chúa hay như người trộm lành…. Để chúng ta theo gương bắt chước trong đời sống thường ngày. Chúa Ki-tô tiếp tục đau khổ trong anh chị em cô đơn bất hạnh, bệnh tật đau yếu, và chúng ta cũng phải vác đỡ Chúa nơi anh chị em nơi mình đang sống và làm việc.
Cuối Thánh lễ, Cha Tân đặc trách Giới trẻ Giáo phận, Đại diện Giới trẻ Giáo phận tạ ơn Thiên Chúa “ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”, cám ơn Đức TGM, Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và mọi người đã nâng đỡ sẻ chia. Chúa đã ban ơn cho mỗi người nhất là các bạn trẻ, qua sự hiện diện của Đức TGM đại diện Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, Đức Cha, Quý Cha… và xác quyết sự hiệp thông, vâng phục và tri ân của đoàn con với Thiên Chúa và Giáo Hội.
lúc 19 giờ 30 tối, các bạn trẻ đã cùng giao lưu diễn nguyện, với chủ đề: sám hối, trở về cùng Thiên Chúa để được tha thứ và làm hòa cùng anh em. Nhiều tiết mục sâu lắng đi vào tận đáy tâm hồn khán thính giả, đánh động tâm hồn và lời mời gọi hãy mau quay về với Thiên Chúa và với anh em.
Toma Trương văn Ân
Bài viết: Toma Trương Văn Ân
Hình ảnh: Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng
Phỏng vấn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri nhân một năm nhậm chức Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng
Gioan Lê Quang Vinh
18:55 08/04/2017
Phỏng Vấn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Nhân Một Năm Nhậm Chức Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng
Ngày 12/3/2016, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngày 9/4 tới đây kỷ niệm một năm Đức Cha Giuse nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Giáo phận này. Nhân ngày “thôi nôi” đáng nhớ này, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Đức Cha Giuse.
PV. Thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha nhân một năm “đi ra vùng ngoại biên” theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Cha thấy thế nào? Trong bài giảng Lễ ngày nhậm chức của Đức Cha, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long có nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến mà Đức Cha Anphong có mặt: “Các giám mục là những lính gác, có thể đánh thức Giáo Hội của mình”. Xin Đức Cha chia sẻ tâm tình của “người lính gác Giáo Hội” nơi vùng ngoại biên này.
Đức Cha Giuse : Cám ơn Anh đã nhắc nhở, nếu không tôi dễ quên mất! Thế là một năm qua rồi, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã qua đi tại Xứ Lạng này. Anh bảo thấy thế nào à? - Tôi thấy mình còn sống sót! Đùa một tí thôi, vì Lạng Sơn không quá “khắc nghiệt” như mọi người và cả tôi vốn tưởng trước đây. Chỉ sau mấy tháng đến Lạng Sơn, tôi đã cảm nhận và chia sẻ với nhiều người rằng, bỏ thành phố biển Đà Nẵng quê nhà “đáng sống”, để đến làm công dân thành phố vùng biên Lạng Sơn “đáng yêu”, nên không thua thiệt gì!
Tinh thần“đi ra vùng ngoại biên” trong tôi vẫn rất tâm đắc và nóng bỏng. Dù Lạng Sơn nay hầu như đã trở thành quê mình, nhà mình, tưởng không còn phải “đi ra” nữa, nhưng thực tế xã hội và mục vụ không bờ bến tại vùng đất này, có lẽ đúng hơn phải nói: “đi ra vùng ngoại biên của ngoại biên!” Để thực sự làm “người lính gác có thể đánh thức Giáo Hội của mình” trong sứ vụ mục tử, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói và Anh đề cập trong câu hỏi, thì tôi đang trong giai đoạn cần được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng này “đánh thức” trước đã, bằng việc hội nhập, tiếp cận, quan sát, suy tư, cầu nguyện… Xem ra mọi người đang rất nhiệt tình giúp tôi làm việc này.
PV. Năm ngoái Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết Lạng Sơn Cao Bằng “là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế”. Xin Đức Cha cho độc giả biết thêm về chương trình truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Còn hơn thế nữa! Khi ấy, tôi nói về Giáo phận Lạng Sơn theo kiến thức, còn hôm nay, tôi nói về giáo phận của mình theo trải nghiệm, sau một năm chung sống. Anh hỏi tôi về việc truyền giáo; còn tôi, tôi đang tìm hiểu tôi đang sống với ai và họ đang khắc khoải điều gì. Ngay trong 3 tháng đầu tiên về với giáo phận, tôi đã thăm viếng khắp nơi, không những chỉ các giáo xứ, mà còn hầu hết các huyện lỵ trong ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Tâm trí tôi bây giờ đầy ắp những gì tai nghe mắt thấy, và những chia sẻ của các đấng bậc giáo dân trong đạo, cũng như dân chúng quan chức các cấp ngoài đời. Tôi thán phục mọi người, lương dân cũng như giáo dân, các linh mục tu sĩ của tôi. Nơi vùng địa đầu giới tuyến này, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, tôn giáo đều không thuận lợi, nhưng mọi người vẫn nỗ lực để tồn tại. Hôm qua đầy gian khó, hôm nay khá hơn, nhưng ngày mai còn khá mù mịt. Mặt đời mặt đạo đều phải vận động tối đa nội lực và cần rất nhiều sự quan tâm trợ giúp.
Ngày 14 tháng 3 vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI- Provincial Competitiveness Index) năm 2016. Trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước, Đà Nẵng xếp thứ 1, thì 3 tỉnh thuộc Giáo phận Lạng Sơn đều xếp vào nhóm cuối: Lạng Sơn thứ 55, Hà Giang thứ 59 và Cao Bằng thứ 63. Thấy mà thương! Trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay về kinh tế, năng lực cạnh tranh yếu, tức là không có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Đây chính là nét đậm cần quan tâm trong việc loan báo Tin Mừng. Và Tin Mừng rao giảng ở đây là “Tin Mừng cho người nghèo”. Nghèo nhiều mặt. Cần phải phát triển con người toàn diện. Giáo dân rất cần trang bị giáo lý để củng cố Đức Tin. Riêng về mặt bác ái xã hội, chúng tôi đã lượng định, rất đông dân chúng ở đây cần nhà ở. Dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, chúng tôi chính thức phát động Chương trình “Mái Ấm Vùng Biên”, cộng tác với các chương trình hiện có của xã hội, cùng chăm lo nơi ăn chốn ở tươm tất cho dân nghèo, giúp họ có một tổ ấm, nơi vùng biên giá rét.
PV. Những người đến thăm Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng gần đây thấy có ấn tượng với Tiểu Chủng Viện. Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả những thao thức của Đức Cha về vấn đề nhân sự.
Đức Cha Giuse: Không phải là Tiểu Chủng viện mà là Tiền Chủng viện. Đây không phải là điều mới mẻ tại Giáo phận truyền giáo này. Để chuẩn bị cho các ứng sinh vào các Đại Chủng viện, các Giáo phận tổ chức những lớp học qui tụ các ứng sinh, thông thường là đã qua chương trình cao đẳng hay đại học. Riêng tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, đây là điều tối cần thiết. Vì đại đa số ứng sinh đến từ các giáo phận khác, nên cần một thời gian nhất định để các ứng sinh làm quen với bầu khí sống đạo và môi trường phục vụ tại vùng đất đặc biệt này.
Điều mới tại Lạng Sơn năm nay là Tiền Chủng viện được bố trí một không gian rộng rãi tương xứng hơn trong nội vi cơ sở Tòa Giám mục. Và từ niên khóa này, Tiền Chủng viện được chính thức bổ nhiệm một Ban Giám đốc nội trú gồm 4 Cha và Ban Đào tạo. Tiếng Trung và tiếng Thổ được thêm vào chương trình học. Tiếng Thổ là ngôn ngữ của 2 dân tộc Tày và Nùng chiếm 85% dân số tại Lạng Sơn-Cao Bằng. Tiếng Trung cũng rất phổ biến tại đây. Ngày càng có nhiều đoàn Công Giáo từ Trung Hoa đến thăm viếng Lạng Sơn-Cao Bằng qua Cửa Hữu Nghị, trong đó có nhiều linh mục, tu sĩ. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng Việt-Trung chắc chắn còn lắm chông chênh nhưng giữa hai Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Trung Hoa, gặp nhau là cứ như anh em một nhà, chỉ còn mỗi tội ngôn ngữ bất đồng.
Trở lại vấn đề nhân sự, do nhu cầu và đặc tính riêng của Lạng Sơn, trong tương lai gần, Giáo phận sẽ chiêu sinh trên cả nước, để qui tụ những bạn trẻ thích “Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, thích hoạt động tông đồ ở miền núi, thích văn hóa các dân tộc Việt Nam, những bạn trẻ thích hoặc thông thạo tiếng Trung. Các Bạn nào quan tâm, xin theo dõi thông báo chiêu sinh của Ban Giám đốc Tiền Chủng viện vào Lễ Chúa Chiên Lành năm nay.
PV. Thưa Đức Cha, gần đây nhiều người nghe đến “Sân Chư Dân”, “Trại Sáng tác Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, một nét mới không chỉ của riêng Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, mà còn có vẻ mới với nhiều nơi khác nữa. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về những việc này.
Đức Cha Giuse: Đối với tôi cũng mới nữa! Trước hết là chuyện “Sân Chư Dân”. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa biết đến một sân chơi chuyên nghiệp trong nhà như thế. Nhân cơ hội có một câu lạc bộ cầu lông tại Thành phố Lạng Sơn giải thể, cần bán cơ sở, một số anh em Công Giáo thấy rẻ muốn mua để làm sân chơi cho riêng nhóm, nhưng không có đất để dựng nhà. Được anh em thông tin, tôi đến xem cơ sở và nhập cuộc ngay. Tôi bàn với quý Cha cho anh em dựng trong vuông đất trống ngay bên trong cổng Tòa Giám mục. Mỗi người một tay, dưới sự đỡ đầu của Tòa Giám mục, một nhà chơi bằng sắt lợp tôn diện tích 200 m², cao trên 10m, mái hiên 60m², nền đá mài đã được hoàn thành. Tôi chọn ngày 01/10 nhằm lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng, Quan Thầy các Xứ Truyền giáo để khánh thành, và đặt tên cho nhà chơi là “Sân Chư Dân”. “Sân Chư dân” là một sáng kiến của Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá, nhằm xây dựng cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và những người không tin, trong bối cảnh Tân Phúc âm hoá hiện nay. Tôi mượn danh xưng này để nói lên khát vọng muốn gặp gỡ thân thiện với hết mọi người, sân chơi là một điển hình. Mỗi buổi chiều muộn sau giờ làm việc, cùng các Cha, các Thầy các Chú trong Tòa Giám mục, tôi cũng ra sân chơi cầu lông, để thêm sức khỏe và nhất là có cơ hội gặp gỡ mọi anh em lương giáo cùng đến chơi. Câu lạc bộ cầu lông “Sân Chư Dân” cũng đã ra đời, và hiện nay hoạt động rất nhộn nhịp.
Còn về trại sáng tác “Đi Ra Vùng Ngoại Biên” cũng là chuyện cơ hội. Tháng 10 năm ngoái, cùng Linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn tổ chức tĩnh tâm năm tại Đan viện Châu Sơn, Đà Lạt, tôi gặp các họa sĩ thuộc Ban Mỹ thuật Domini-art từ Sài Gòn cũng lên đây sáng tác. Thích quá, tôi ngỏ lời mời và được nhận lời ngay. Thế là đầu tháng 3 năm nay, 20 họa sĩ lương giáo đã đến đất Lạng Sơn một tuần để sáng tác theo yêu cầu của chủ nhà. Tôi ước muốn có một bộ sưu tầm tranh vẽ về vùng đất, con người và sinh hoạt tôn giáo nơi đây, để có dịp giới thiệu với những người ở xa. Các họa sĩ đã “chiều” tôi, chia đi khắp nơi sáng tác. Vào ngày cuối cùng, 53 tác phẩm hội họa còn nóng hổi đã được triển lãm tại “Sân Chư Dân”, hàng trăm người đã đến thưởng thức. Tất cả họa phẩm đã được các họa sĩ đồng lòng tặng lại cho Tòa Giám mục Lạng Sơn.
Có lẽ với một số người, tôi hay làm chuyện không đâu vào đâu. Nhưng đối với tôi, đây là một xác tín. Thiên Chúa đã ươm sâu trong đáy lòng mỗi con người hình ảnh của Ngài là “Chân Thiện Mỹ”. Khi giúp con người khám phá ra nét tinh hoa của mình, chính là giúp họ khám phá ra Thiên Chúa. Mùa Giáng Sinh vừa qua, tôi cũng mời Nhóm “Tiếng Hát Vì Người Nghèo” của Cha Nguyễn Sang ra hát tại Lạng Sơn, với các ca sĩ Giao Linh, Họa My, Phương Hồng Ngọc. Nhóm đã để lại Lạng Sơn nhiều ấn tượng sâu sắc, vì cũng mang tính gặp gỡ, đối thoại, quy tụ.
PV. Thưa Đức Cha, có người nói “bây giờ Đức Cha Giuse đã gắn bó với Lạng Sơn Cao Bằng như quê nhà yêu dấu của ngài”. Xin Đức Cha cho chúng con biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong đời mục tử của Đức Cha.
Đức Cha Giuse : Quê nhà yêu dấu của tôi là Quảng Nam-Đà Nẵng kia mà! Nhưng có lẽ nói như thế cũng không sai lắm đâu, vì Lạng Sơn-Cao Bằng lại như “mối tình đầu” mới mẻ của tôi trong “Ơn-Gọi-Sai-Đi”. Vì như tôi đã nói, suốt đời tu trì của tôi cứ được sai về thôi!
Cũng tại Đan viện Châu Sơn, Đơn Dương trong dịp tĩnh tâm năm 2016, một số anh em linh mục hỏi tôi về cảm nghĩ sau đúng 6 tháng đến Lạng Sơn. Hơi bất ngờ nên tôi trả lời cũng rất thật: “Sao mình lại ra Lạng Sơn với anh em trễ quá vậy!” Không thấy anh em nào cười, có lẽ vì anh em biết tôi nói thật. Và đó cũng là dấu chỉ tôi đã gắn bó với vùng đất này, giáo phận này, sứ vụ này.
Hồi trước Tết, tôi gom 3 tấm hình cũ làm thành một tấm hình mới, lấy đề tài là “Duyên Nợ Xứ Lạng”. Chính tôi cũng thấy ngạc nhiên về điều này. Tất cả những tấm hình này đều chụp tại Lạng Sơn vào tháng 8 năm 2003 trong một chuyến đi. Tấm thứ 1 lấy cảnh tôi ngồi ôm cột mốc 0 tại Hữu nghị Quan, quay lưng qua Trung quốc, quay mặt sang đất Việt. Cột mốc nay vẫn còn, nhưng cảnh quan thì đã khác xa thuở ấy. Tấm thứ 2 chụp tôi đang thân ái ôm Dì Mến, hậu cảnh là Tòa Giám mục Lạng Sơn. Dì Mến là người đã có công giữ gìn đất đai Tòa Giám mục Lạng Sơn trong mấy chục năm trời. Dì đã mất vào năm 2005. Tấm thứ 3 tôi đứng với Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Lạng Sơn bấy giờ, hậu cảnh là Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn đang xây dựng. Những bức hình kỷ niệm đó như làm cho tôi thêm xác tín về ơn gọi và sứ mệnh của mình tại vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng này. Vì thế, tôi “phải lòng” vùng đất này, như “quê nhà yêu dấu” của tôi. Và hầu như chắc chắn, khi được Chúa gọi ra khỏi trần thế, tôi cũng gửi gắm tấm thân trên vùng đất này.
Hoa hồi là một loại hương liệu, dược liệu đặc sản của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng. Hoa hồi được dùng làm biểu tượng của tỉnh Lạng Sơn, và tôi cũng cách điệu để làm biểu tượng cho Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, kèm theo mấy câu lục bát làm hướng sống. Xin viết lại tặng Anh Vinh và quý độc giả thay cho lời chào, và cũng để nhắc nhỡ mọi người quan tâm, cầu nguyện và đừng quên hỗ trợ cho Giáo phận là “tiền đồn truyền giáo” của Giáo Hội Việt Nam này.
Hoa Hồi tám cánh ngát hương,
Nguyện cho Xứ Lạng Tình Thương ngập tràn.
Tin Mừng trên chốn non ngàn,
Gia đình hạnh phúc, bản làng bình yên.
PV. Chúng con cám ơn Đức Cha. Xin Chúa ban đầy ơn phúc cho Đức Cha và cho Giáo phận. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
Ngày 12/3/2016, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngày 9/4 tới đây kỷ niệm một năm Đức Cha Giuse nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Giáo phận này. Nhân ngày “thôi nôi” đáng nhớ này, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Đức Cha Giuse.
PV. Thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha nhân một năm “đi ra vùng ngoại biên” theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Cha thấy thế nào? Trong bài giảng Lễ ngày nhậm chức của Đức Cha, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long có nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến mà Đức Cha Anphong có mặt: “Các giám mục là những lính gác, có thể đánh thức Giáo Hội của mình”. Xin Đức Cha chia sẻ tâm tình của “người lính gác Giáo Hội” nơi vùng ngoại biên này.
Đức Cha Giuse : Cám ơn Anh đã nhắc nhở, nếu không tôi dễ quên mất! Thế là một năm qua rồi, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã qua đi tại Xứ Lạng này. Anh bảo thấy thế nào à? - Tôi thấy mình còn sống sót! Đùa một tí thôi, vì Lạng Sơn không quá “khắc nghiệt” như mọi người và cả tôi vốn tưởng trước đây. Chỉ sau mấy tháng đến Lạng Sơn, tôi đã cảm nhận và chia sẻ với nhiều người rằng, bỏ thành phố biển Đà Nẵng quê nhà “đáng sống”, để đến làm công dân thành phố vùng biên Lạng Sơn “đáng yêu”, nên không thua thiệt gì!
Tinh thần“đi ra vùng ngoại biên” trong tôi vẫn rất tâm đắc và nóng bỏng. Dù Lạng Sơn nay hầu như đã trở thành quê mình, nhà mình, tưởng không còn phải “đi ra” nữa, nhưng thực tế xã hội và mục vụ không bờ bến tại vùng đất này, có lẽ đúng hơn phải nói: “đi ra vùng ngoại biên của ngoại biên!” Để thực sự làm “người lính gác có thể đánh thức Giáo Hội của mình” trong sứ vụ mục tử, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói và Anh đề cập trong câu hỏi, thì tôi đang trong giai đoạn cần được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng này “đánh thức” trước đã, bằng việc hội nhập, tiếp cận, quan sát, suy tư, cầu nguyện… Xem ra mọi người đang rất nhiệt tình giúp tôi làm việc này.
PV. Năm ngoái Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết Lạng Sơn Cao Bằng “là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế”. Xin Đức Cha cho độc giả biết thêm về chương trình truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Còn hơn thế nữa! Khi ấy, tôi nói về Giáo phận Lạng Sơn theo kiến thức, còn hôm nay, tôi nói về giáo phận của mình theo trải nghiệm, sau một năm chung sống. Anh hỏi tôi về việc truyền giáo; còn tôi, tôi đang tìm hiểu tôi đang sống với ai và họ đang khắc khoải điều gì. Ngay trong 3 tháng đầu tiên về với giáo phận, tôi đã thăm viếng khắp nơi, không những chỉ các giáo xứ, mà còn hầu hết các huyện lỵ trong ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Tâm trí tôi bây giờ đầy ắp những gì tai nghe mắt thấy, và những chia sẻ của các đấng bậc giáo dân trong đạo, cũng như dân chúng quan chức các cấp ngoài đời. Tôi thán phục mọi người, lương dân cũng như giáo dân, các linh mục tu sĩ của tôi. Nơi vùng địa đầu giới tuyến này, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, tôn giáo đều không thuận lợi, nhưng mọi người vẫn nỗ lực để tồn tại. Hôm qua đầy gian khó, hôm nay khá hơn, nhưng ngày mai còn khá mù mịt. Mặt đời mặt đạo đều phải vận động tối đa nội lực và cần rất nhiều sự quan tâm trợ giúp.
Ngày 14 tháng 3 vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI- Provincial Competitiveness Index) năm 2016. Trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước, Đà Nẵng xếp thứ 1, thì 3 tỉnh thuộc Giáo phận Lạng Sơn đều xếp vào nhóm cuối: Lạng Sơn thứ 55, Hà Giang thứ 59 và Cao Bằng thứ 63. Thấy mà thương! Trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay về kinh tế, năng lực cạnh tranh yếu, tức là không có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Đây chính là nét đậm cần quan tâm trong việc loan báo Tin Mừng. Và Tin Mừng rao giảng ở đây là “Tin Mừng cho người nghèo”. Nghèo nhiều mặt. Cần phải phát triển con người toàn diện. Giáo dân rất cần trang bị giáo lý để củng cố Đức Tin. Riêng về mặt bác ái xã hội, chúng tôi đã lượng định, rất đông dân chúng ở đây cần nhà ở. Dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, chúng tôi chính thức phát động Chương trình “Mái Ấm Vùng Biên”, cộng tác với các chương trình hiện có của xã hội, cùng chăm lo nơi ăn chốn ở tươm tất cho dân nghèo, giúp họ có một tổ ấm, nơi vùng biên giá rét.
PV. Những người đến thăm Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng gần đây thấy có ấn tượng với Tiểu Chủng Viện. Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả những thao thức của Đức Cha về vấn đề nhân sự.
Đức Cha Giuse: Không phải là Tiểu Chủng viện mà là Tiền Chủng viện. Đây không phải là điều mới mẻ tại Giáo phận truyền giáo này. Để chuẩn bị cho các ứng sinh vào các Đại Chủng viện, các Giáo phận tổ chức những lớp học qui tụ các ứng sinh, thông thường là đã qua chương trình cao đẳng hay đại học. Riêng tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, đây là điều tối cần thiết. Vì đại đa số ứng sinh đến từ các giáo phận khác, nên cần một thời gian nhất định để các ứng sinh làm quen với bầu khí sống đạo và môi trường phục vụ tại vùng đất đặc biệt này.
Điều mới tại Lạng Sơn năm nay là Tiền Chủng viện được bố trí một không gian rộng rãi tương xứng hơn trong nội vi cơ sở Tòa Giám mục. Và từ niên khóa này, Tiền Chủng viện được chính thức bổ nhiệm một Ban Giám đốc nội trú gồm 4 Cha và Ban Đào tạo. Tiếng Trung và tiếng Thổ được thêm vào chương trình học. Tiếng Thổ là ngôn ngữ của 2 dân tộc Tày và Nùng chiếm 85% dân số tại Lạng Sơn-Cao Bằng. Tiếng Trung cũng rất phổ biến tại đây. Ngày càng có nhiều đoàn Công Giáo từ Trung Hoa đến thăm viếng Lạng Sơn-Cao Bằng qua Cửa Hữu Nghị, trong đó có nhiều linh mục, tu sĩ. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng Việt-Trung chắc chắn còn lắm chông chênh nhưng giữa hai Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Trung Hoa, gặp nhau là cứ như anh em một nhà, chỉ còn mỗi tội ngôn ngữ bất đồng.
Trở lại vấn đề nhân sự, do nhu cầu và đặc tính riêng của Lạng Sơn, trong tương lai gần, Giáo phận sẽ chiêu sinh trên cả nước, để qui tụ những bạn trẻ thích “Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, thích hoạt động tông đồ ở miền núi, thích văn hóa các dân tộc Việt Nam, những bạn trẻ thích hoặc thông thạo tiếng Trung. Các Bạn nào quan tâm, xin theo dõi thông báo chiêu sinh của Ban Giám đốc Tiền Chủng viện vào Lễ Chúa Chiên Lành năm nay.
PV. Thưa Đức Cha, gần đây nhiều người nghe đến “Sân Chư Dân”, “Trại Sáng tác Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, một nét mới không chỉ của riêng Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, mà còn có vẻ mới với nhiều nơi khác nữa. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về những việc này.
Đức Cha Giuse: Đối với tôi cũng mới nữa! Trước hết là chuyện “Sân Chư Dân”. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa biết đến một sân chơi chuyên nghiệp trong nhà như thế. Nhân cơ hội có một câu lạc bộ cầu lông tại Thành phố Lạng Sơn giải thể, cần bán cơ sở, một số anh em Công Giáo thấy rẻ muốn mua để làm sân chơi cho riêng nhóm, nhưng không có đất để dựng nhà. Được anh em thông tin, tôi đến xem cơ sở và nhập cuộc ngay. Tôi bàn với quý Cha cho anh em dựng trong vuông đất trống ngay bên trong cổng Tòa Giám mục. Mỗi người một tay, dưới sự đỡ đầu của Tòa Giám mục, một nhà chơi bằng sắt lợp tôn diện tích 200 m², cao trên 10m, mái hiên 60m², nền đá mài đã được hoàn thành. Tôi chọn ngày 01/10 nhằm lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng, Quan Thầy các Xứ Truyền giáo để khánh thành, và đặt tên cho nhà chơi là “Sân Chư Dân”. “Sân Chư dân” là một sáng kiến của Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá, nhằm xây dựng cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và những người không tin, trong bối cảnh Tân Phúc âm hoá hiện nay. Tôi mượn danh xưng này để nói lên khát vọng muốn gặp gỡ thân thiện với hết mọi người, sân chơi là một điển hình. Mỗi buổi chiều muộn sau giờ làm việc, cùng các Cha, các Thầy các Chú trong Tòa Giám mục, tôi cũng ra sân chơi cầu lông, để thêm sức khỏe và nhất là có cơ hội gặp gỡ mọi anh em lương giáo cùng đến chơi. Câu lạc bộ cầu lông “Sân Chư Dân” cũng đã ra đời, và hiện nay hoạt động rất nhộn nhịp.
Còn về trại sáng tác “Đi Ra Vùng Ngoại Biên” cũng là chuyện cơ hội. Tháng 10 năm ngoái, cùng Linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn tổ chức tĩnh tâm năm tại Đan viện Châu Sơn, Đà Lạt, tôi gặp các họa sĩ thuộc Ban Mỹ thuật Domini-art từ Sài Gòn cũng lên đây sáng tác. Thích quá, tôi ngỏ lời mời và được nhận lời ngay. Thế là đầu tháng 3 năm nay, 20 họa sĩ lương giáo đã đến đất Lạng Sơn một tuần để sáng tác theo yêu cầu của chủ nhà. Tôi ước muốn có một bộ sưu tầm tranh vẽ về vùng đất, con người và sinh hoạt tôn giáo nơi đây, để có dịp giới thiệu với những người ở xa. Các họa sĩ đã “chiều” tôi, chia đi khắp nơi sáng tác. Vào ngày cuối cùng, 53 tác phẩm hội họa còn nóng hổi đã được triển lãm tại “Sân Chư Dân”, hàng trăm người đã đến thưởng thức. Tất cả họa phẩm đã được các họa sĩ đồng lòng tặng lại cho Tòa Giám mục Lạng Sơn.
Có lẽ với một số người, tôi hay làm chuyện không đâu vào đâu. Nhưng đối với tôi, đây là một xác tín. Thiên Chúa đã ươm sâu trong đáy lòng mỗi con người hình ảnh của Ngài là “Chân Thiện Mỹ”. Khi giúp con người khám phá ra nét tinh hoa của mình, chính là giúp họ khám phá ra Thiên Chúa. Mùa Giáng Sinh vừa qua, tôi cũng mời Nhóm “Tiếng Hát Vì Người Nghèo” của Cha Nguyễn Sang ra hát tại Lạng Sơn, với các ca sĩ Giao Linh, Họa My, Phương Hồng Ngọc. Nhóm đã để lại Lạng Sơn nhiều ấn tượng sâu sắc, vì cũng mang tính gặp gỡ, đối thoại, quy tụ.
PV. Thưa Đức Cha, có người nói “bây giờ Đức Cha Giuse đã gắn bó với Lạng Sơn Cao Bằng như quê nhà yêu dấu của ngài”. Xin Đức Cha cho chúng con biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong đời mục tử của Đức Cha.
Đức Cha Giuse : Quê nhà yêu dấu của tôi là Quảng Nam-Đà Nẵng kia mà! Nhưng có lẽ nói như thế cũng không sai lắm đâu, vì Lạng Sơn-Cao Bằng lại như “mối tình đầu” mới mẻ của tôi trong “Ơn-Gọi-Sai-Đi”. Vì như tôi đã nói, suốt đời tu trì của tôi cứ được sai về thôi!
Cũng tại Đan viện Châu Sơn, Đơn Dương trong dịp tĩnh tâm năm 2016, một số anh em linh mục hỏi tôi về cảm nghĩ sau đúng 6 tháng đến Lạng Sơn. Hơi bất ngờ nên tôi trả lời cũng rất thật: “Sao mình lại ra Lạng Sơn với anh em trễ quá vậy!” Không thấy anh em nào cười, có lẽ vì anh em biết tôi nói thật. Và đó cũng là dấu chỉ tôi đã gắn bó với vùng đất này, giáo phận này, sứ vụ này.
Hồi trước Tết, tôi gom 3 tấm hình cũ làm thành một tấm hình mới, lấy đề tài là “Duyên Nợ Xứ Lạng”. Chính tôi cũng thấy ngạc nhiên về điều này. Tất cả những tấm hình này đều chụp tại Lạng Sơn vào tháng 8 năm 2003 trong một chuyến đi. Tấm thứ 1 lấy cảnh tôi ngồi ôm cột mốc 0 tại Hữu nghị Quan, quay lưng qua Trung quốc, quay mặt sang đất Việt. Cột mốc nay vẫn còn, nhưng cảnh quan thì đã khác xa thuở ấy. Tấm thứ 2 chụp tôi đang thân ái ôm Dì Mến, hậu cảnh là Tòa Giám mục Lạng Sơn. Dì Mến là người đã có công giữ gìn đất đai Tòa Giám mục Lạng Sơn trong mấy chục năm trời. Dì đã mất vào năm 2005. Tấm thứ 3 tôi đứng với Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Lạng Sơn bấy giờ, hậu cảnh là Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn đang xây dựng. Những bức hình kỷ niệm đó như làm cho tôi thêm xác tín về ơn gọi và sứ mệnh của mình tại vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng này. Vì thế, tôi “phải lòng” vùng đất này, như “quê nhà yêu dấu” của tôi. Và hầu như chắc chắn, khi được Chúa gọi ra khỏi trần thế, tôi cũng gửi gắm tấm thân trên vùng đất này.
Hoa hồi là một loại hương liệu, dược liệu đặc sản của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng. Hoa hồi được dùng làm biểu tượng của tỉnh Lạng Sơn, và tôi cũng cách điệu để làm biểu tượng cho Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, kèm theo mấy câu lục bát làm hướng sống. Xin viết lại tặng Anh Vinh và quý độc giả thay cho lời chào, và cũng để nhắc nhỡ mọi người quan tâm, cầu nguyện và đừng quên hỗ trợ cho Giáo phận là “tiền đồn truyền giáo” của Giáo Hội Việt Nam này.
Hoa Hồi tám cánh ngát hương,
Nguyện cho Xứ Lạng Tình Thương ngập tràn.
Tin Mừng trên chốn non ngàn,
Gia đình hạnh phúc, bản làng bình yên.
PV. Chúng con cám ơn Đức Cha. Xin Chúa ban đầy ơn phúc cho Đức Cha và cho Giáo phận. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đường chúng ta đi 3
Bảo Giang
08:33 08/04/2017
Đường chúng ta đi. ( phần 3)
III. Ai đã đưa đón Tàu cộng nhập nội địa Việt Nam?
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin trích ghi lại đôi nét theo những dấu chân xưa và nay trong dòng Lịch Sử của Việt Nam:
a. Kiều công Tiễn.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã ghi chép rằng: Kiều Công Tiễn (… - 938) là tướng của Dương diên Nghệ, vốn là hào trưởng Châu Phong, (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây) được Dương Diên Nghệ tin cậy, cử trông coi châu ấy. Tiễn tham tàn phản nghịch như Hồ chí Minh sau này, Y âm mưu ám sát Dương Diên Nghệ vào năm Đinh Dậu 937. Sau đó chiếm đóng thành Đại La, nắm lấy binh quyền. Năm Mậu Tuất 938, Nghệ cho người sang Tàu, nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đưa quân sang gỉa cứu Nghệ để xâm chiếm nước Nam. Vào khoảng tháng 10, khi quân Nam Hán vừa động binh, Ngô Quyền đem binh từ châu Ái ra thành Đại La, xử trảm Dương diên Nghệ. Sau đó Ngô Quyền đã dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng để dựng nền Độc Lập, Tự Chủ cho nước nhà.
b. Trần ích Tắc.
Trần Ích Tắc 1254-1329, là con của Trần thái Tông, em cùng cha khác mẹ với Trần thánh Tông và Chiêu Minh vương Trần quang Khải. Là hoàng thân nhà Trần, nhưng Trần Ích Tắc là một người tham vọng và muốn thay thế ngôi vị của Thánh Tông và Nhân Tông. Y chính là kẻ đã mời quân Nguyên xâm lược đến Đại Việt vào năm 1285. Sau cuộc bán nước thất bại, Y dẫn cả gia quyến xin hàng và được Tàu cải phong làm An Nam quốc vương; Cuộc xâm lăng của quân Nguyên hoàn toàn thất bại khiến Y phải ôm gói đi lưu vong cho đến chết.
Trong những cuộc chiến với quân Nguyên trong thời kỳ này, sử nhà Nam còn ghi lại đại công nghiệp của Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn trong các năm 1258, 1285 và 1287. Ông đã để lại hậu thế một lời thề khẳng khái: “ Bệ hạ hãy chém đầu tôi rồi hãy xin hàng Tàu”. Về công nghiệp Hưng Đạo Vương còn để lại cho hậu thế Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, và biểu dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.
c. Lê chiêu Thống.
Lê Chiêu Thống (1765–1793) là vị vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê. Y làm vua được gần 4 năm (1786-1789). Khi nhắc đến vị vua này ai cũng chê trách Y với hành vi "cõng rắn cắn gà nhà". Theo sử lược, khoảng tháng 06/1786, Nguyễn Hữu Chỉnh vào Nam dâng kế cho Nguyễn Huệ xin làm tiên phong dẫn đường cho Tây Sơn ra Bắc diệt chúa Trịnh Khải với chiêu bài "phù Lê, diệt Trịnh".
Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Lê Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng Đốc lưỡng quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang và đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long vào 10/1788.
Nhưng chỉ vài tháng sau, Nguyễn Huệ lên ngôi ở núi Bân, xưng là Quang Trung Hoàng Đế, rồi dẫn quân ra Bắc với những chiến công rạng sơn hà ở Đống Đa, Ngọc Hồi đánh đuổi vá tận diệt quân Thanh vào tháng 01/1789. Tạo nên một chiến công hiển hách trong lịch sử nhà Nam. Phần Lê chiêu Thống theo đám tàn binh chạy sang Trung Quốc rồi mất ở đó lúc mới 28 tuổi.
d. Và những ai trong thời hiện đại?
1. TT. Ngô đình Diệm 1954-1963?
“Nếu cộng sản thắng thì quốc gia Việt Nam cũng bị tiêu diệt và VN sẽ biến thành một tình nhỏ của Tàu cộng. Tệ hơn thế, toàn dân sẽ mãi phải sống dưới ách độc tài của bọn cộng sản vong bản, Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo” (Lời TT Ngô đình Diệm, nhân kịp khánh Thành đập nước Đồng Cam Tuy Hòa 17-9-1955.)
Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 ở làng Đại Phong xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.
Tốt nghiệp trường Hậu bổ, Hà Nội, năm 1921.
Năm 1921, Tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
Năm 1923, Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, .
Năm 1926, Tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận
Năm 1929, Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1933, Thượng thư Bộ Lại. Ít lâu sau ông từ chức vào ngày 12- 7- 1933.
Đảm nhận chức Thủ Tướng vào 16 tháng 6 năm 1954. Chấp chánh ngày 7-7-1954
Dụ số 21 ngày 11 Tháng Ba, 1955 chính thức sát nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào lại đất Trung phần. Chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại tại đây.
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) Sau khi Bảo Đại bị truất, Ngô Đình Diệm tuyên bố "Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa" ngày 26 Tháng Mười 1955. Khai sinh nền Cộng Hòa tại Việt Nam. Ông trở thành Tồng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa theo Hiến Pháp. Trong nhiệm kỳ 2 vào ngày 02-11-1963, Ông bị sát hại bởi lũ phản tướng làm đảo chánh. Trước đó không lâu, ông tuyên bố với các phái đoàn vào thăm ông tại dinh Độc Lập trong ngày Quốc Khánh là: “Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ … Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!” (Ngô đình Diệm. 26-10-1963)
2. TT Nguyễn văn Thiệu 1967-1975?
Vì bài dài, tôi không ghi chép lại phần tiểu sử và công nghiệp của ông. Chỉ xin ghi lại vài câu nói của ông như là một kinh nghiệm vĩnh viễn truyền lại cho đời ghi nhớ:
• Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm!
• Sống mà không có tự do là chết.
• Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, (mất vào tay cộng sản) là mất tất cả!”
3. C. B. Hồ chí Minh?
a. Lý lịch:
Khi đến Pháp, Nguyễn sinh Cung (tất Thành) viết đơn xin nhập trường thuộc địa với năm sinh 1892, không có ngày tháng. Sau này đổi là Hồ chí Minh, nhưng mãi đến năm 1945, Y đề sinh ngày 19-5-1890. Cung học Hán tự, chữ Nôm và Quốc ngữ tại quê nhà. Sau 12 tuổi vào Huế và theo học trường hậu bổ Huế. Vào đầu năm lớp 6 thì bị đuổi khỏi trường. Trước đó, cha là Nguyễn sinh Huy đã bị biếm chức quan vì tội uống rượu say và đánh chết người. Khoảng tháng 6/1911, Thành xin làm chân bồi bếp trên tàu thương buôn của Pháp và rời Việt Nam từ đây. Năm 1919, Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông). Thành tham dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào tháng 6-1931, Y bị bắt tại một địa chỉ gần khu Kowloon, cùng với một người đàn bà. Vào cuối năm 1932 Y được thả ra và có tin Y đã chết vì bệnh lao phổi nặng. Lễ truy điệu cho Thành do chính những đồng chí của Y tổ chức tại Mạc tư Khoa (Liên Sô) sau đó.
Tuy nhiên gần 8 năm sau, Thành được cho là tái xuất hiện dưới cái tên là Hồ Quang với bản lý lịch cũng hoàn toàn mới mẻ. Huguang (Hồ Quang) đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức. Theo hồ sơ quân bạ được Trung cộng lưu trữ như sau “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Với bản lý lịch này, hỏi xem thiếu tá Hồ chí Minh (Huguang) là ai và mang quốc tịch Việt hay Tàu? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?
Vào khoảng cuối 1940 Hồ Quang theo lệnh của đảng cộng sản Tàu xuôi về vùng biên giới Trung - Việt để lập chíến khu nhằm xâm nhập Việt Nam. Giữa năm 1941, Hồ Quang bị THDQ bắt, bị đưa về Túc Vinh, Y khai tên là Hồ chí Minh. Cái tên này ở lại với Y cho đến ngày vào hòm. Ở đây cũng cần nhắc đến một việc, khi ra khỏi tù ở Túc Vinh nhờ QĐĐ Việt Nam bảo lãnh, Hồ chí Minh đã không quên “cầm nhầm” một tập thơ chữ Hán của một người đồng tù. Theo phần văn bản thì có thể là của người Hoa theo Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên, sau này Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng tru tréo lên, đó là tập thơ của Hồ sáng tác trong lúc bị cầm tù ở Túc Vinh.
Cho đến nay, không ai biết vì lý do nào hay do thuốc men đặc biệt nào mà Thành bị lao phổi nặng, rồi sau khi ra khỏi tù tại Hồng Kông thì vào nhà quàn, nhà táng và đã được các đồng chí đưa ra nghĩa địa chôn cất. Tưởng rằng yên mồ yên mả từ đó. Ai ngờ mấy năm sau Y lại được cho sống lại với một cái tên khác là Hồ Quang. Hơn thế, lại anh dũng nhập đoàn chiến binh trong đội quân giải phóng của Trung cộng với cấp bậc Thiếu tá và hết cả bệnh Lao đã ở vào thời kỳ cuối. Đã thế, Y lại ghiền thuốc lá rất nặng. Theo các chuyên viên y tế cao cấp của Việt cộng cho biết: “ Thực chất, bệnh lao là một thứ bệnh vào thời kỳ đó không có thuốc trị, ai mắc phải cũng đều bị chết. Tuy nhiên, vì bác ghiền thuốc lá qúa nặng nên bệnh lao cũng phải chạy mặt “bác”! Sau đó, cũng không ai biết vì lý do gì HCM đã về Việt Nam từ 1945, nhưng phải chờ đến năm 1958, khi biết chắc dòng họ của Nguyễn sinh Cung chẳng còn một cận thân nào còn sống, Hồ chí Minh mới dám hồ hởi nhận bản thân là Nguyễn tất Thành.
Dĩ nhiên, Y có thể là Nguyễn tất Thành. Nhưng chỉ khiếm thị, đã không biết làm hai điều lễ giáo truyền đời trong nhân gian như ngưòi Việt Nam đã làm. Vinh quy mà không bái tổ. Y về nước, làm chủ tịch từ những năm 1945, nhưng cho đến khi chết, 1970, Y không dám một lần về thăm mồ mả cha mẹ của mình. Nói chi đến việc lễ giáo nhang đèn khăn tang cho Cha mẹ. Rồi khi hai người anh chị em ruột thịt của Nguyễn tất Thành nghe tin em còn sống và đã làm chủ tịch nước. Họ cơm nắm cơm gói từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em! Thật là vớ vẩn, Hồ nào có anh chị em như thế, nên Y không cho gặp. Tuy nhiên, sau này có tin đồn ra ngoài là Hồ chí Minh nghĩ lại và có gặp Nguyễn sinh Khiêm khoảng 15 phút. Chẳng ai được nghe biết câu chuyện gặp mặt ấy ra sao. Chỉ thấy ít lâu sau ngày gặp “bác”, Nguyễn sinh Khiêm mừng qúa, lăn đùng ra, thổ huyết mà chết. Nghe tin, Hồ viết đôi dòng chia buồn là hết chuyện.
Hình như nhà Việt Nam ta từ sưa xưa đến nay, nhất là những nhà có học, chưa gặp kẻ như bất giáo này bao giờ. Nghĩa là loại bất giáo này không phải không có, nhưng sẽ không bao giờ có cơ hội bước vào cuộc sinh hoạt trong xã hội. Tuy nhiên, nhờ cộng sản Tàu tung hê Y lên hàng “cha già của nhà nước Việt cộng” trong tập truyện “vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản tại Trung hoa. Nhờ đó, tập đoàn CS/BV thờ Tàu mừng rỡ, theo nhau cúi đầu vâng dạ, xưng tụng xuốt!
b. Đời sống và hoạt động:
Đây là câu chuyện mà ai cũng biết rõ. Sau ngày Hồ chí Minh được cộng sản Tàu, Nga trợ giúp, và bằng công sức của người dân Việt trong Ý định giải phóng quê hương khi lên đường kháng Pháp, đã đưa đến chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ. Xin nhớ, cuộc chiến tranh từ 1941-1954 trong chính danh, có ba viên tướng Tàu chỉ huy trực tiếp trên tất cả mọi mặt trận từ Cao bắc Lạng rồi kết thúc ở Điện Biên Phủ là Trần Canh, La qúy Ba, Vi quốc Thanh… và đoàn cố vấn với hàng ngàn cán binh Tàu. Võ nguyên Giáp chỉ là một cái danh nghĩa cho Việt cộng, lúc đầu còn đứng sau cả Chu văn Tấn. Rồi nhờ chiến thắng này mà Pháp buộc phải rút toàn bộ binh sỹ và thực dân ra khỏi miền bắc sớm hơn. Tuy nhiên, từ chiến thắng tưởng là vinh quang này, lại tạo nên một đau thương khác. Việt Nam bị khối CS và thực dân Pháp chia ra làm hai vào ngày 20-7-1954. Miền bắc thuộc về cộng sản, và miền nam thuộc về Tự Do.
Tưởng cần nhắc lại một vài sự kiện của lịch sử ở đây là ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập", Tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, cùng các Hiệp ước nhận sự bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác. Từ đây Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn nền Độc Lập của đất nước và ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đã thống nhất trong một quốc gia.
Tuy thế, ngay sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại một lần nữa tái xác nhận nền Độc Lập của Việt Nam đã được công bố vào ngày 11/3/1945. Như thế, trong thực tế và cơ nguyên pháp lý, Việt Nam đã thực sự Độc Lập từ ngày 11/3/1945. Không có bất cứ một lý do nào khả dĩ bảo lưu ý kiến cho rằng phải chờ đến ngày 2/9/1945 Việt Nam mới được độc lập vì nhờ vào lời tuyên bố của HCM.
Tại sao miền bắc lại thuộc về cộng sản? Lý do đầu tiên và dễ hiểu là: Những ngườì Việt Nam yêu tổ quốc của mình đi kháng chiến chống Pháp, đòi Độc Lập cho dân tộc. Họ chỉ muốn đất nước được Tự Chủ, được Tự Do và đuổi Pháp ra khỏi đất nước này mà thôi. Không một người nào, có thể cả hàng cán binh cao cấp lúc đó cũng không hiểu, hay cũng chẳng biết cộng sản hay xã hội chủ nghĩa là cái gì, và chính họ cũng chẳng biết tại sao đất nước lại bị chia đôi. Sau này những người đi kháng Pháp mới biết là đã bị tập đoàn cs Hồ chí Minh lừa đảo thì đã qúa trễ. Và còn tệ hơn thế, chúng đã cướp công kháng chiến của toàn dân trong cuộc kháng chiến, còn áp dặt ách thống trị của cộng sản lên nửa phần đất nước này.
Tuy nhiên, việc áp đặt miền bắc vào tay cộng sản là chuyện bất tường, nó rất có thể sẽ bùng nổ cuộc chiến chống lại HCM. Nên trong lúc lòng người còn hoang mang, chưa ổn định, chưa nắm vững tình hình, cũng chưa biết rõ CS ra sao thì Hồ chí Minh đã nhanh tay mở chiến dịch đấu tố Phú Nông Địa Hào. Chiến dịch tội ác này được mệnh danh là “cải cách ruộng đất”. Thực tế, nó có chủ đích triệt tiêu sự đối kháng của người dân nhắm vào chế độ, bằng cách lôi kéo toàn xã hội vào cuộc thảm xát đồng bào mình trong cuộc đấu tố, cướp đất, cướp tài sản của người. Kết qủa, hơn 172000 chủ gia đình của Việt Nam trong đó có hàng ngàn sỹ quan trong binh đoàn vừa giải phóng đất nước bị chính đồng bào, đồng đội của mình đấu tố, tàn xát. Và có khoảng 500000 ngàn người khác bị đưa vào chốn lao tù (ngắn và dài hạn) trong chiêu bài cải tạo xã hội của Hồ chí Minh. Khi đó, có ai ngờ rằng, chính mưu đồ tàn bạo, man rợ này đã giúp Y trấn áp được những cuộc chỗi dậy từ người dân, và giúp Y tổ chức thành công nhà nước cộng sản theo đúng sách lược của CSTQ.
c. Công nghiệp!
Dù lý lịch bản thân của Hồ chí Minh bị nghi ngờ không phải là ngưòi Việt Nam. Tuy nhiên, phần lý lịch này vẫn cho chúng ta thấy một điều, dù Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành hay là Hồ Quang thì cũng chỉ là một con cờ của cộng sản và được trực tiếp chỉ đạo từ dảng cộng sản Trung cộng. Y không bao giờ là ngưòi đã chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Trái lại, là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, Y đã thề trung thành với đảng cộng sản và tổ quốc Trung cộng ngay từ khi gia nhập, nên Y không có một chọn lựa nào khác. Ăn cơm Tàu, lấy vợ Tàu, nhận lệnh Tàu. Người làm việc cho Tàu thì khó thờ Ta! Đó là lý do tại sao Y đã giết hơn 172000 ngàn người Việt Nam rồi mở chiến tranh vào nam theo lệnh của Tàu cộng.
Nay, khi mở lại trang sử cũ, xem ra cái thế của Ngô Quyền với Kiều công Tiễn, hay của Quang Trung Nguyễn Huệ và Lê chiêu Thống không mấy khác với trường hợp của Ngô đình Diệm và Hồ chí Minh. Chỉ tiếc, Ngô Quyền và Đức Quang Trung có được những vị tướng tâm phúc cùng trợ lực, nên đã triệt giết được Kiều công Tiễn, rồi đánh tan quân xâm lược Tàu Ô để đem lại cho tổ quốc nền Độc Lập, Tự Chủ. Trong khi đó, TT Ngô đình Diệm lại gặp qúa nhiều kẻ phản phúc với dân tộc Việt Nam. Kết qủa, chúng họp nhau lại chém giết Ông, rồi mở đường cho Lê chiêu Thống thời đại là Hồ chí Minh dẫn quân Tàu ô vào chiếm trọn lấy giang sơn của nhà Việt Nam. Đáng buồn thay!
Khi đọc đến đây, chắc bạn đã đồng ý với các quân vương xưa của ta: Phải chém kẻ nội thù trước khi mở đường đánh đuôi quân xâm lăng?
IV. Thế đứng của người Việt Nam hôm nay (kỳ sau).
Bảo Giang.
05/4/2017
III. Ai đã đưa đón Tàu cộng nhập nội địa Việt Nam?
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin trích ghi lại đôi nét theo những dấu chân xưa và nay trong dòng Lịch Sử của Việt Nam:
a. Kiều công Tiễn.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã ghi chép rằng: Kiều Công Tiễn (… - 938) là tướng của Dương diên Nghệ, vốn là hào trưởng Châu Phong, (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây) được Dương Diên Nghệ tin cậy, cử trông coi châu ấy. Tiễn tham tàn phản nghịch như Hồ chí Minh sau này, Y âm mưu ám sát Dương Diên Nghệ vào năm Đinh Dậu 937. Sau đó chiếm đóng thành Đại La, nắm lấy binh quyền. Năm Mậu Tuất 938, Nghệ cho người sang Tàu, nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đưa quân sang gỉa cứu Nghệ để xâm chiếm nước Nam. Vào khoảng tháng 10, khi quân Nam Hán vừa động binh, Ngô Quyền đem binh từ châu Ái ra thành Đại La, xử trảm Dương diên Nghệ. Sau đó Ngô Quyền đã dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng để dựng nền Độc Lập, Tự Chủ cho nước nhà.
b. Trần ích Tắc.
Trần Ích Tắc 1254-1329, là con của Trần thái Tông, em cùng cha khác mẹ với Trần thánh Tông và Chiêu Minh vương Trần quang Khải. Là hoàng thân nhà Trần, nhưng Trần Ích Tắc là một người tham vọng và muốn thay thế ngôi vị của Thánh Tông và Nhân Tông. Y chính là kẻ đã mời quân Nguyên xâm lược đến Đại Việt vào năm 1285. Sau cuộc bán nước thất bại, Y dẫn cả gia quyến xin hàng và được Tàu cải phong làm An Nam quốc vương; Cuộc xâm lăng của quân Nguyên hoàn toàn thất bại khiến Y phải ôm gói đi lưu vong cho đến chết.
Trong những cuộc chiến với quân Nguyên trong thời kỳ này, sử nhà Nam còn ghi lại đại công nghiệp của Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn trong các năm 1258, 1285 và 1287. Ông đã để lại hậu thế một lời thề khẳng khái: “ Bệ hạ hãy chém đầu tôi rồi hãy xin hàng Tàu”. Về công nghiệp Hưng Đạo Vương còn để lại cho hậu thế Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, và biểu dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.
c. Lê chiêu Thống.
Lê Chiêu Thống (1765–1793) là vị vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê. Y làm vua được gần 4 năm (1786-1789). Khi nhắc đến vị vua này ai cũng chê trách Y với hành vi "cõng rắn cắn gà nhà". Theo sử lược, khoảng tháng 06/1786, Nguyễn Hữu Chỉnh vào Nam dâng kế cho Nguyễn Huệ xin làm tiên phong dẫn đường cho Tây Sơn ra Bắc diệt chúa Trịnh Khải với chiêu bài "phù Lê, diệt Trịnh".
Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Lê Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng Đốc lưỡng quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang và đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long vào 10/1788.
Nhưng chỉ vài tháng sau, Nguyễn Huệ lên ngôi ở núi Bân, xưng là Quang Trung Hoàng Đế, rồi dẫn quân ra Bắc với những chiến công rạng sơn hà ở Đống Đa, Ngọc Hồi đánh đuổi vá tận diệt quân Thanh vào tháng 01/1789. Tạo nên một chiến công hiển hách trong lịch sử nhà Nam. Phần Lê chiêu Thống theo đám tàn binh chạy sang Trung Quốc rồi mất ở đó lúc mới 28 tuổi.
d. Và những ai trong thời hiện đại?
1. TT. Ngô đình Diệm 1954-1963?
“Nếu cộng sản thắng thì quốc gia Việt Nam cũng bị tiêu diệt và VN sẽ biến thành một tình nhỏ của Tàu cộng. Tệ hơn thế, toàn dân sẽ mãi phải sống dưới ách độc tài của bọn cộng sản vong bản, Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo” (Lời TT Ngô đình Diệm, nhân kịp khánh Thành đập nước Đồng Cam Tuy Hòa 17-9-1955.)
Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 ở làng Đại Phong xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.
Tốt nghiệp trường Hậu bổ, Hà Nội, năm 1921.
Năm 1921, Tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
Năm 1923, Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, .
Năm 1926, Tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận
Năm 1929, Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1933, Thượng thư Bộ Lại. Ít lâu sau ông từ chức vào ngày 12- 7- 1933.
Đảm nhận chức Thủ Tướng vào 16 tháng 6 năm 1954. Chấp chánh ngày 7-7-1954
Dụ số 21 ngày 11 Tháng Ba, 1955 chính thức sát nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào lại đất Trung phần. Chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại tại đây.
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) Sau khi Bảo Đại bị truất, Ngô Đình Diệm tuyên bố "Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa" ngày 26 Tháng Mười 1955. Khai sinh nền Cộng Hòa tại Việt Nam. Ông trở thành Tồng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa theo Hiến Pháp. Trong nhiệm kỳ 2 vào ngày 02-11-1963, Ông bị sát hại bởi lũ phản tướng làm đảo chánh. Trước đó không lâu, ông tuyên bố với các phái đoàn vào thăm ông tại dinh Độc Lập trong ngày Quốc Khánh là: “Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ … Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!” (Ngô đình Diệm. 26-10-1963)
2. TT Nguyễn văn Thiệu 1967-1975?
Vì bài dài, tôi không ghi chép lại phần tiểu sử và công nghiệp của ông. Chỉ xin ghi lại vài câu nói của ông như là một kinh nghiệm vĩnh viễn truyền lại cho đời ghi nhớ:
• Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm!
• Sống mà không có tự do là chết.
• Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, (mất vào tay cộng sản) là mất tất cả!”
3. C. B. Hồ chí Minh?
a. Lý lịch:
Khi đến Pháp, Nguyễn sinh Cung (tất Thành) viết đơn xin nhập trường thuộc địa với năm sinh 1892, không có ngày tháng. Sau này đổi là Hồ chí Minh, nhưng mãi đến năm 1945, Y đề sinh ngày 19-5-1890. Cung học Hán tự, chữ Nôm và Quốc ngữ tại quê nhà. Sau 12 tuổi vào Huế và theo học trường hậu bổ Huế. Vào đầu năm lớp 6 thì bị đuổi khỏi trường. Trước đó, cha là Nguyễn sinh Huy đã bị biếm chức quan vì tội uống rượu say và đánh chết người. Khoảng tháng 6/1911, Thành xin làm chân bồi bếp trên tàu thương buôn của Pháp và rời Việt Nam từ đây. Năm 1919, Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông). Thành tham dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào tháng 6-1931, Y bị bắt tại một địa chỉ gần khu Kowloon, cùng với một người đàn bà. Vào cuối năm 1932 Y được thả ra và có tin Y đã chết vì bệnh lao phổi nặng. Lễ truy điệu cho Thành do chính những đồng chí của Y tổ chức tại Mạc tư Khoa (Liên Sô) sau đó.
Tuy nhiên gần 8 năm sau, Thành được cho là tái xuất hiện dưới cái tên là Hồ Quang với bản lý lịch cũng hoàn toàn mới mẻ. Huguang (Hồ Quang) đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức. Theo hồ sơ quân bạ được Trung cộng lưu trữ như sau “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Với bản lý lịch này, hỏi xem thiếu tá Hồ chí Minh (Huguang) là ai và mang quốc tịch Việt hay Tàu? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?
Vào khoảng cuối 1940 Hồ Quang theo lệnh của đảng cộng sản Tàu xuôi về vùng biên giới Trung - Việt để lập chíến khu nhằm xâm nhập Việt Nam. Giữa năm 1941, Hồ Quang bị THDQ bắt, bị đưa về Túc Vinh, Y khai tên là Hồ chí Minh. Cái tên này ở lại với Y cho đến ngày vào hòm. Ở đây cũng cần nhắc đến một việc, khi ra khỏi tù ở Túc Vinh nhờ QĐĐ Việt Nam bảo lãnh, Hồ chí Minh đã không quên “cầm nhầm” một tập thơ chữ Hán của một người đồng tù. Theo phần văn bản thì có thể là của người Hoa theo Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên, sau này Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng tru tréo lên, đó là tập thơ của Hồ sáng tác trong lúc bị cầm tù ở Túc Vinh.
Cho đến nay, không ai biết vì lý do nào hay do thuốc men đặc biệt nào mà Thành bị lao phổi nặng, rồi sau khi ra khỏi tù tại Hồng Kông thì vào nhà quàn, nhà táng và đã được các đồng chí đưa ra nghĩa địa chôn cất. Tưởng rằng yên mồ yên mả từ đó. Ai ngờ mấy năm sau Y lại được cho sống lại với một cái tên khác là Hồ Quang. Hơn thế, lại anh dũng nhập đoàn chiến binh trong đội quân giải phóng của Trung cộng với cấp bậc Thiếu tá và hết cả bệnh Lao đã ở vào thời kỳ cuối. Đã thế, Y lại ghiền thuốc lá rất nặng. Theo các chuyên viên y tế cao cấp của Việt cộng cho biết: “ Thực chất, bệnh lao là một thứ bệnh vào thời kỳ đó không có thuốc trị, ai mắc phải cũng đều bị chết. Tuy nhiên, vì bác ghiền thuốc lá qúa nặng nên bệnh lao cũng phải chạy mặt “bác”! Sau đó, cũng không ai biết vì lý do gì HCM đã về Việt Nam từ 1945, nhưng phải chờ đến năm 1958, khi biết chắc dòng họ của Nguyễn sinh Cung chẳng còn một cận thân nào còn sống, Hồ chí Minh mới dám hồ hởi nhận bản thân là Nguyễn tất Thành.
Dĩ nhiên, Y có thể là Nguyễn tất Thành. Nhưng chỉ khiếm thị, đã không biết làm hai điều lễ giáo truyền đời trong nhân gian như ngưòi Việt Nam đã làm. Vinh quy mà không bái tổ. Y về nước, làm chủ tịch từ những năm 1945, nhưng cho đến khi chết, 1970, Y không dám một lần về thăm mồ mả cha mẹ của mình. Nói chi đến việc lễ giáo nhang đèn khăn tang cho Cha mẹ. Rồi khi hai người anh chị em ruột thịt của Nguyễn tất Thành nghe tin em còn sống và đã làm chủ tịch nước. Họ cơm nắm cơm gói từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em! Thật là vớ vẩn, Hồ nào có anh chị em như thế, nên Y không cho gặp. Tuy nhiên, sau này có tin đồn ra ngoài là Hồ chí Minh nghĩ lại và có gặp Nguyễn sinh Khiêm khoảng 15 phút. Chẳng ai được nghe biết câu chuyện gặp mặt ấy ra sao. Chỉ thấy ít lâu sau ngày gặp “bác”, Nguyễn sinh Khiêm mừng qúa, lăn đùng ra, thổ huyết mà chết. Nghe tin, Hồ viết đôi dòng chia buồn là hết chuyện.
Hình như nhà Việt Nam ta từ sưa xưa đến nay, nhất là những nhà có học, chưa gặp kẻ như bất giáo này bao giờ. Nghĩa là loại bất giáo này không phải không có, nhưng sẽ không bao giờ có cơ hội bước vào cuộc sinh hoạt trong xã hội. Tuy nhiên, nhờ cộng sản Tàu tung hê Y lên hàng “cha già của nhà nước Việt cộng” trong tập truyện “vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản tại Trung hoa. Nhờ đó, tập đoàn CS/BV thờ Tàu mừng rỡ, theo nhau cúi đầu vâng dạ, xưng tụng xuốt!
b. Đời sống và hoạt động:
Đây là câu chuyện mà ai cũng biết rõ. Sau ngày Hồ chí Minh được cộng sản Tàu, Nga trợ giúp, và bằng công sức của người dân Việt trong Ý định giải phóng quê hương khi lên đường kháng Pháp, đã đưa đến chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ. Xin nhớ, cuộc chiến tranh từ 1941-1954 trong chính danh, có ba viên tướng Tàu chỉ huy trực tiếp trên tất cả mọi mặt trận từ Cao bắc Lạng rồi kết thúc ở Điện Biên Phủ là Trần Canh, La qúy Ba, Vi quốc Thanh… và đoàn cố vấn với hàng ngàn cán binh Tàu. Võ nguyên Giáp chỉ là một cái danh nghĩa cho Việt cộng, lúc đầu còn đứng sau cả Chu văn Tấn. Rồi nhờ chiến thắng này mà Pháp buộc phải rút toàn bộ binh sỹ và thực dân ra khỏi miền bắc sớm hơn. Tuy nhiên, từ chiến thắng tưởng là vinh quang này, lại tạo nên một đau thương khác. Việt Nam bị khối CS và thực dân Pháp chia ra làm hai vào ngày 20-7-1954. Miền bắc thuộc về cộng sản, và miền nam thuộc về Tự Do.
Tưởng cần nhắc lại một vài sự kiện của lịch sử ở đây là ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập", Tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, cùng các Hiệp ước nhận sự bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác. Từ đây Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn nền Độc Lập của đất nước và ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đã thống nhất trong một quốc gia.
Tuy thế, ngay sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại một lần nữa tái xác nhận nền Độc Lập của Việt Nam đã được công bố vào ngày 11/3/1945. Như thế, trong thực tế và cơ nguyên pháp lý, Việt Nam đã thực sự Độc Lập từ ngày 11/3/1945. Không có bất cứ một lý do nào khả dĩ bảo lưu ý kiến cho rằng phải chờ đến ngày 2/9/1945 Việt Nam mới được độc lập vì nhờ vào lời tuyên bố của HCM.
Tại sao miền bắc lại thuộc về cộng sản? Lý do đầu tiên và dễ hiểu là: Những ngườì Việt Nam yêu tổ quốc của mình đi kháng chiến chống Pháp, đòi Độc Lập cho dân tộc. Họ chỉ muốn đất nước được Tự Chủ, được Tự Do và đuổi Pháp ra khỏi đất nước này mà thôi. Không một người nào, có thể cả hàng cán binh cao cấp lúc đó cũng không hiểu, hay cũng chẳng biết cộng sản hay xã hội chủ nghĩa là cái gì, và chính họ cũng chẳng biết tại sao đất nước lại bị chia đôi. Sau này những người đi kháng Pháp mới biết là đã bị tập đoàn cs Hồ chí Minh lừa đảo thì đã qúa trễ. Và còn tệ hơn thế, chúng đã cướp công kháng chiến của toàn dân trong cuộc kháng chiến, còn áp dặt ách thống trị của cộng sản lên nửa phần đất nước này.
Tuy nhiên, việc áp đặt miền bắc vào tay cộng sản là chuyện bất tường, nó rất có thể sẽ bùng nổ cuộc chiến chống lại HCM. Nên trong lúc lòng người còn hoang mang, chưa ổn định, chưa nắm vững tình hình, cũng chưa biết rõ CS ra sao thì Hồ chí Minh đã nhanh tay mở chiến dịch đấu tố Phú Nông Địa Hào. Chiến dịch tội ác này được mệnh danh là “cải cách ruộng đất”. Thực tế, nó có chủ đích triệt tiêu sự đối kháng của người dân nhắm vào chế độ, bằng cách lôi kéo toàn xã hội vào cuộc thảm xát đồng bào mình trong cuộc đấu tố, cướp đất, cướp tài sản của người. Kết qủa, hơn 172000 chủ gia đình của Việt Nam trong đó có hàng ngàn sỹ quan trong binh đoàn vừa giải phóng đất nước bị chính đồng bào, đồng đội của mình đấu tố, tàn xát. Và có khoảng 500000 ngàn người khác bị đưa vào chốn lao tù (ngắn và dài hạn) trong chiêu bài cải tạo xã hội của Hồ chí Minh. Khi đó, có ai ngờ rằng, chính mưu đồ tàn bạo, man rợ này đã giúp Y trấn áp được những cuộc chỗi dậy từ người dân, và giúp Y tổ chức thành công nhà nước cộng sản theo đúng sách lược của CSTQ.
c. Công nghiệp!
Dù lý lịch bản thân của Hồ chí Minh bị nghi ngờ không phải là ngưòi Việt Nam. Tuy nhiên, phần lý lịch này vẫn cho chúng ta thấy một điều, dù Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành hay là Hồ Quang thì cũng chỉ là một con cờ của cộng sản và được trực tiếp chỉ đạo từ dảng cộng sản Trung cộng. Y không bao giờ là ngưòi đã chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Trái lại, là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, Y đã thề trung thành với đảng cộng sản và tổ quốc Trung cộng ngay từ khi gia nhập, nên Y không có một chọn lựa nào khác. Ăn cơm Tàu, lấy vợ Tàu, nhận lệnh Tàu. Người làm việc cho Tàu thì khó thờ Ta! Đó là lý do tại sao Y đã giết hơn 172000 ngàn người Việt Nam rồi mở chiến tranh vào nam theo lệnh của Tàu cộng.
Nay, khi mở lại trang sử cũ, xem ra cái thế của Ngô Quyền với Kiều công Tiễn, hay của Quang Trung Nguyễn Huệ và Lê chiêu Thống không mấy khác với trường hợp của Ngô đình Diệm và Hồ chí Minh. Chỉ tiếc, Ngô Quyền và Đức Quang Trung có được những vị tướng tâm phúc cùng trợ lực, nên đã triệt giết được Kiều công Tiễn, rồi đánh tan quân xâm lược Tàu Ô để đem lại cho tổ quốc nền Độc Lập, Tự Chủ. Trong khi đó, TT Ngô đình Diệm lại gặp qúa nhiều kẻ phản phúc với dân tộc Việt Nam. Kết qủa, chúng họp nhau lại chém giết Ông, rồi mở đường cho Lê chiêu Thống thời đại là Hồ chí Minh dẫn quân Tàu ô vào chiếm trọn lấy giang sơn của nhà Việt Nam. Đáng buồn thay!
Khi đọc đến đây, chắc bạn đã đồng ý với các quân vương xưa của ta: Phải chém kẻ nội thù trước khi mở đường đánh đuôi quân xâm lăng?
IV. Thế đứng của người Việt Nam hôm nay (kỳ sau).
Bảo Giang.
05/4/2017
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào mầu nhiệm Phục Sinh Chuá Kitô
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
08:28 08/04/2017
CHÚA THÁNH THẦN DẪN CHÚNG TA VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ
Bài Giảng IV Mùa Chay Của Cha Raniero Cantalamessa
Trong hai suy niệm đầu Mùa Chay, chúng ta đã suy tư về Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn đưa chúng ta tới chân lý toàn vẹn về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được tuyên xưng như là “Chúa” và là “Thiên Chúa thật.” Trong suy niệm cuối, chúng ta đã chuyển từ con người Chúa Kitô sang công trình Chúa Kitô, từ ngôi vị tới hoạt động, và đặc biệt mầu nhiệm về cái chết cứu độ của Người. Hôm nay, tôi muốn đề nghị chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Phục Sinh của Người và của chúng ta.
Một cách rõ ràng thánh Phaolô gán sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cái chết cho công trình của Chúa Thánh Thần. Người nói rằng Chúa Kitô, “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4). Trong Chúa Kitô, lời tiên tri vĩ đại của Êdêkien về Thần Khí đã được hoàn tất, Đấng đã nhập vào trong những bộ xương khô, làm cho chúng chỗi dậy từ những nấm mồ và làm thành một đạo quân lớn “đông vô kể” của những người được phục sinh tới sự sống và hy vọng (x. Ed 37,1-14).
Nhưng đây không phải con đường mà tôi muốn theo đuổi trong suy niệm này. Lấy Chúa Thần làm nguyên lý linh hứng của tất cả nền thần học (đó là mục đích của điều được gọi “Thần Học về Tín Khoản Thứ Ba!”) không có nghĩa là ép bức Chúa Thánh Thần phải đi vào trong mỗi khẳng định, khi đề cập đến Người ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Có lẽ đây không phải thuộc bản chất của Đấng Bảo Trợ, Người như ánh sáng, soi chiếu mọi sự trong khi Người vẫn là chính mình, ẩn dấu chính mình đằng sau màn kịch. Thay vì nói nhiều hơn “về” Chúa Thánh Thần, thần học của tín khoản thứ ba muốn nói “trong” Thánh Thần, với tất cả điều mà sự thay đổi đơn giản của giới từ bao hàm.
1- Sự phục sinh của Đức Kitô: Lối tiếp cận lịch sử
Trước hết chúng ta hãy nói đôi điều về sự phục sinh của Chúa Kitô như là một sự kiện “lịch sử”. Chúng ta có thể định nghĩa sự phục sinh như là một biến cố lịch sử theo nghĩa thông thường của từ này – nghĩa là về điều đã thực sự xảy ra – nghĩa là có phải theo nghĩa mà trong đó tính lịch sử đối lập với chuyện hoang đường và chuyện huyền thoại chăng? Để diễn tả điều này trong những ngôn từ của cuộc tranh luận gần đây: Có phải Chúa Giêsu đã chỗi dậy chỉ trong kerygma, nghĩa là, trong lời loan báo của Giáo Hội (như ai đó đã khẳng định theo gót của Rudolf Bultmann), hay ngược lại, Người đã chỗi dậy cả trong thực tế và trong lịch sử chăng? Nói cách khác, có phải con người Chúa Giêsu, chính Người thực sự sống lại, hay chỉ là nguyên nhân của Người đã sống lại – theo nghĩa ẩn dụ trong đó “sống lại” có nghĩa là sống sót hoặc là tái xuất hiện một ý tưởng, sau cái chết của một người đã đề xuất nó?
Như vậy, chúng ta xem người ta dùng cả tiếp cận lịch sử theo nghĩa nào đối với sự phục sinh của Chúa Kitô. Không phải bởi vì ai đó trong chúng ta ở đây cần được thuyết phục về điều này, nhưng như Luca bắt đầu Tin Mừng của ngài: “Mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (Lc 1,4) và điều chúng ta chuyển tải cho người khác.
Đức tin của các môn đệ, trừ một vài trường hợp (như Gioan và những người phụ nữ đạo đức), đã không đứng vững cho đến cùng dưới thử thách bi thảm của Chúa Giêsu. Với cuộc khổ nạn và cái chết, bóng tối bao phủ tất cả. Tình trạng tâm hồn của các môn đệ được cho thấy qua những lời của hai môn đệ trên đường đi Emmaus: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (Lc 24,21). Đức tin của họ đang ở điểm chết, bế tắc. Trường hợp của Chúa Giêsu được coi là chấm hết.
Bây giờ - vẫn theo cái nhìn lịch sử - chúng ta hãy tiến tới một vài năm hoặc một ít tuần sau đó. Chúng ta tìm thấy điều gì? Một nhóm người, chính là những người đã ở bên cạnh Chúa Giêsu, bây giờ là những người đang lớn tiếng nhắc lại rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là Messia, Chúa, Con Thiên Chúa, rằng Người còn sống và sẽ đến để xét xử thế gian. Trường hợp của Chúa Giêsu không chỉ được tái mở ra, nhưng trong một thời gian ngắn ngủi, nó được thay đổi thành một chiều kích tuyệt đối và phổ quát. Người đàn ông này bây giờ được không chỉ người Israen, nhưng còn tất cả mọi con người mọi thời quan tâm. “Viên đá mà thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc” (1 Pr 2,7), thánh Phêrô nói như thế, nghĩa là, bắt đầu một nhân loại mới. Từ giờ về sau, con người có biết hay không điều này là không có danh xưng nào dưới gầm trời này mang lại cho con người ơn cứu độ ngoại trừ danh Đức Giêsu Nadarét (Cv 4,12).
Điều gì là nguyên nhân của sự thay đổi như thế trong chính những người đàn ông này, người trước đó đã chối Chúa Giêsu hay đã bỏ chạy hết, nhưng bây giờ dám tuyên bố cách công khai những điều này, đã thiết lập các Giáo Hội, và dám chấp nhận mình bị tù đày, bị đánh đập, và giết chết vì Người? Tất cả họ trả lời cùng một giọng: “Người đã sống lại!” Chúng tôi đã thấy Người!” Hành vi cuối cùng mà nhà lịch sử có thể thực hiện, trước khi chịu đầu hàng cho đức tin, là xác nhận câu trả lời này.
Sự phục sinh là một biến cố lịch sử theo một nghĩa đặc biệt. Nó ở tại biên giới của lịch sử, giống như con đường phân chia biển cả với đất liền. Cùng một lúc, nó vừa ở trong và vừa ngoài lịch sử. Với nó, lịch sử mở ra với điều vượt trên lịch sử, tới cánh chung. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, nó tái hiện một sự cắt đứt với lịch sử và một sự vượt trên lịch sử, cũng như sự tạo thành được thực hiện tại thời điểm khởi đầu của nó. Điều này làm cho sự phục sinh vừa là một biến cố mà tự nó không thể được chứng thực và tới gần nhờ những phạm trù lý trí con người, vốn chúng hoàn toàn gắn bó với kinh nghiệm chúng ta về thời gian và không gian. Thực tế không ai đã hiện diện vào giây phút mà Đức Giêsu đã phục sinh. Không ai có thể nói họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại nhưng họ chỉ thấy Đấng đã sống lại trước đó. Họ chỉ thấy ngôi mộ trống của Người.
Như thế, phục sinh được nhận biết theo hậu nghiệm (posteriori) sau sự kiện xảy ra. Giống như sự hiện diện thể lý của Ngôi Lời trong Đức Maria được biểu thị khi nhập thể làm người; tương tự như thế sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Kitô trong cộng đoàn minh chứng Người đã sống lại, được chứng thực bởi những cuộc hiện ra của Người. Điều này giải thích tại sao không có nhà sử học ngoại đạo nào nói một lời về sự phục sinh của Người. Tacitus, người chỉ nhắc đến cái chết của một “Đức Kitô” nào đó dưới thời Phôngxiô Philatô,[1] cũng không nói gì về sự phục sinh. Biến cố này không có tầm quan trọng và ý nghĩa đối với những ai đã không có kinh nghiệm về những hiệu quả của nó trong lòng của cộng đoàn những kẻ tin.
Như thế, chúng ta nói theo ý nghĩa nào về một lối tiếp cận lịch sử với sự phục sinh? Hai dữ kiện được ban cho việc xem xét của sử gia và cho phép họ nói về sự phục sinh: trước hết, là niềm tin bất ngờ và không thể giải thích được của các môn đệ, đó là một đức tin rất kiên vững để có thể đứng vững trước những thử thách tử đạo; thứ hai, việc giải thích về một đức tin như thế mà các đương sự đã để lại cho chúng ta. Một nhà chú giải lỗi lạc đã viết: “Trong giờ phút khủng hoảng (sau khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh) các môn đệ không còn… tin tưởng nữa (về sự phục sinh). Họ trốn chạy (Mc 14,50), và đầu hàng với trường hợp của Chúa Giêsu vì mọi sự đã kết thúc (Lc 24,19-21). Như thế, điều gì đó phải xảy ra trong một thời gian ngắn, không chỉ đã làm phát sinh một sự thay đổi hoàn toàn về trình trạng tâm hồn của họ, nhưng đồng thời đã làm cho họ dấn thân vào một hoạt động hoàn toàn mới, cho nền tảng của Giáo Hội. ‘Điều gì đó’ ở đây là hạt nhân lịch sử của đức tin Phục Sinh.”[2]
Đã được lưu ý một cách đúng đắn rằng nếu người ta phủ nhận đặc tính lịch sử và khách quan của phục sinh, thì sự ra đời của đức tin và của Giáo Hội có lẽ trở thành một mầu nhiệm không thể giải thích được hơn chính sự phục sinh: “Ý tưởng mà tòa nhà oai vệ của lịch sử Kitô giáo giống như một kim tự tháp sừng sững được đặt trong sự cân bằng trên một sự kiện không ý nghĩa chắc chắn sẽ ít đáng tin cậy hơn từ khẳng định mà toàn bộ biến cố, nghĩa là dữ kiện của sự kiện có hơn ý nghĩa với chính nó, thực sự đã chiếm một chỗ trong lịch sử có thể so sánh với điều mà Tân Ước gán cho nó.”[3]
Vậy đâu là điểm cuối cùng của nghiên cứu lịch sử có thể tìm thấy liên quan đến sự phục sinh? Chúng ta có thể tìm thấy nó trong những lời nói của các môn đệ trên đường Emmaus. Một số môn đệ trong buổi sáng Phục Sinh đã tới mồ Chúa Giêsu và đã thấy những điều còn ở đó như mấy phụ nữ nói khi họ đến đó sớm hơn, “nhưng Người thì họ không thấy” (Lc 24,24). Lịch sử cũng đi từ ngôi mộ của Chúa Giêsu và phải xác định rằng những điều này xảy ra như thế vì các chứng nhân đã được nói. Nhưng Người, Đấng Phục Sinh, sử gia không thấy. Không đủ để xác định những dữ kiện lịch sử; cũng có một nhu cầu nhìn thấy Đấng Phục Sinh, và lịch sử không thể cung cấp điều đó; chỉ có đức tin mới có thể.[4] Một người đang chạy từ đất liền tới bờ biển, anh phải dừng lại cách bất ngờ; anh có thể tiếp tục hướng về phía trước với cái nhìn, chứ không bằng đôi chân của mình.
2- Ý nghĩa hộ giáo của sự phục sinh
Khi chuyển từ lịch sử sang đức tin, chúng ta cũng thay đổi cách nói về sự phục sinh. Ngôn ngữ của Tân Ước và phụng vụ của Giáo Hội xác nhận, có thẩm quyền và không dựa trên những minh chứng biện chứng. Thánh Phaolô nói: “Quả thật, Chúa Kitô đã được chỗi dậy từ cái chết” (1 Cr 15,20). Từ đây chúng ta ở trên phạm vi đức tin và không còn ở trên phạm vị của tranh luận lịch sử. Đó là điều mà chúng ta gọi là keryma. “Scimus Christum surrexisse a mortuis vere - Chúng con biết rằng Chúa Kitô thực sự sống lại từ cõi chết.” Phụng vụ trong ngày lễ Phục Sinh nói như thế. Không chỉ chúng ta tin nhưng chúng ta đã tin, chúng ta còn biết nó là như thế và chúng ta chắc chắn về nó. Bằng chứng chắc chắn nhất của sự phục sinh đến sau khi chúng ta đã tin, chứ không đến trước, khi chúng ta đã tin, bởi vì lúc đó chúng ta kinh nghiệm rằng Chúa Giêsu đang sống.
Nhưng sự phục sinh là gì từ cái nhìn của đức tin? Đó là chứng tá của Thiên Chúa về Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa Cha, Đấng đã chứng thực cho Chúa Giêsu Nadarét trong suốt cuộc đời Người bằng những dấu chỉ và những điều kỳ diệu, bây giờ đã đặt một dấu ấn quyết định cho sự chứng nhận của Người về Chúa Giêsu qua việc cho Người chỗi dậy từ cái chết. Thánh Phaolô trong huấn từ của mình tại Athène, trình bày nó như sau: “Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại tự cõi chết” (Cv 17,31). Sự phục sinh là câu trả lời mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa, là “lời Amen” của Người được nói trên cuộc sống của Chúa Con là Đức Giêsu.
Sự chết của Chúa Giêsu tự nó không đủ để minh chứng cho chân lý về nguyên nhân của Người. Nhiều người – và chúng ta có những chứng cớ đau thương về điều này trong những ngày sống – họ chết vì những nguyên nhân sai lầm, và cả vì những nguyên nhân tội lỗi. Cái chết của họ đã không làm nguyên nhân của họ trở nên đích thực. Cái chết của họ chỉ làm cho họ tin vào sự thật của nó. Cái chết của Chúa Kitô không là sự bảo đảm về chân lý của Người nhưng về tình yêu của Người, bởi vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của Người đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Vì thế, chỉ có sự phục sinh thiết lập dấu chứng về thần tính đích thực của Chúa Kitô. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu một ngày kia trả lời cho kẻ xin Người một dấu chỉ: “Hãy phá hủy đền thờ này, và trong ba ngày tôi sẽ xây dựng nó lại” (x. Ga 2,18), và trong một nơi khác Người nói: “Không có dấu lạ nào được ban cho thế hệ này ngoài dấu lạ Giona,” người sau ba ngày ở trong bụng cá voi, đã thấy ánh sáng lần nữa (x. Mt 16,4). Thánh Phaolô thật có lý khi xây dựng toàn bộ tòa nhà đức tin về sự sống lại như là nền tảng của nó: “Nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 14,14-15.19). Chúng ta hiểu tại sao thánh Augustinô có thể nói rằng: “Đức tin Kitô hữu là tin vào sự sống lại của Chúa Kitô;” mọi người, cả người vô tín, cũng tin rằng Chúa Kitô đã chết, nhưng chỉ các Kitô hữu mới tin rằng Người đã sống lại, và không phải là Kitô hữu khi không tin điều đó.”[5]
3- Ý nghĩa “thần bí” về sự phục sinh của Chúa Kitô
Cho đến bây giờ ý nghĩa hộ giáo về sự phục sinh của Chúa Kitô có mục đích thiết lập tính chân thực sứ vụ của Chúa Kitô và tính hợp pháp của lời đòi hỏi của Người đối với thần tính. Chúng ta cần thêm vào điều này một ý nghĩa hoàn toàn mới mà chúng ta có thể gọi đó là phương diện thần bí hoặc cứu độ trong những gì liên quan đến chúng ta, những người tin. Sự phục sinh của Chúa Kitô liên hệ đến chúng ta như là một mầu nhiệm “vì chúng ta” bởi vì nó là nền tảng của niềm hy vọng cho sự phục sinh của chúng ta từ cái chết:
“Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cái chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11).
Đức tin vào một sự sống nơi một thế giới khác xuất hiện trong cách thức rõ ràng và sáng tỏ chỉ ở cuối của Tân Ước. Sách Maccabê quyển thứ hai thiết lập chứng tá hùng hồn nhất: một người có bảy anh em bị giết dưới thời Antiochus tuyên xưng rằng sau khi họ chết, “Vị Vua vũ trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2 Mcb 7,9; 2,1-14). Nhưng đức tin này không đến một cách thình lình bất cứ lúc nào; nó được bắt rễ sâu trong mạc khải Kinh Thánh trước đó và trình bày kết quả được chờ đợi và nói được là hoa quả chín mùi hơn.
Hai điều chắc chắn đặc biệt đã hướng dẫn dân Israel tới kết luận này: sự chắc chắn về quyền năng của Thiên Chúa và sự chắc chắn về những thiếu sót và bất công của đền bù ở thế gian. Nó đã xuất hiện càng ngày càng hiển nhiên – đặc biệt sau kinh nghiệm của lưu đày – rằng định mệnh của người tốt trong thế giới này là như vậy, không hy vọng về một phần thưởng khác biệt đối với người công chính sau cái chết, có lẽ nó không thể không rơi vào thất vọng. Trong cuộc sống này, quả thật, những điều tương tự xảy ra đối với người công chính và người tội lỗi, cả những điều hạnh phúc cũng như bất hạnh. Sách Giảng Viên có diễn tả rõ ràng nhất về kết luận cay đắng này (Gv 7,15).
Suy nghĩ của Chúa Giêsu về vấn đề này được diễn tả trong tranh luận của Người với nhóm Sađốc về định mệnh của người phụ nữ có bảy đời chồng (Lc 20,27-38). Khi chú ý đến mạc khải Kinh Thánh lâu đời nhất, mạc khải của Môisen, nhóm Sađốc đã không chấp nhận giáo huấn về sự sống lại của người chết và cho rằng nó là một sự đổi mới quá mức. Khi quy chiếu tới luật Môisen liên quan đến luật thế huynh hôn (x. Đnl 25, một người phụ nữ góa không con cái phải kết hôn với em trai của chồng), họ tự biện về trường hợp giả thiết của một người phụ nữ đã kết hôn bảy đời chồng liên tiếp dựa theo luật này. Cuối cùng, khi tin chắc đã minh chứng sự vô lý về sự sống lại, họ hỏi: “Vì thế trong ngày sống lại, người phụ nữ này là vợ của ai? (Lc 20,33).
Không cần dựa vào luật Môisen, là nền tảng mà những kẻ tấn công người chọn, với những lời ngắn gọn, Chúa Giêsu cho thấy trước hết sự sai lầm của nhóm Sađốc và sau đó Người điều chỉnh sai lầm đó; tiếp theo, Người trình bày nền tảng rất sâu sắc và chắc chắn đối với niềm tin vào sự phục sinh. Chúa Giêsu đưa ra ý kiến của mình về hai điều: cách thức và sự kiện về phục sinh. Như là sự kiện, rằng sẽ có sự phục sinh của người chết, Chúa Giêsu nhắc lại đoạn nói về bụi gai đang cháy, nơi Thiên Chúa mạc khải “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp.” Nếu Thiên Chúa đã tuyên bố “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp” trong khi ba người này đã chết qua nhiều thế hệ và ngoài ra, nếu “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống và không phải là của kẻ chết,” như thế có nghĩa là Abraham, Isaac, và Giacóp đang còn sống ở đâu đó!
Tuy nhiên, còn hơn câu trả lời của Người cho phái Sađốc, đức tin vào sự phục sinh dựa trên sự kiện sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cái chết. “Nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy” (1 Cr 15,12-13). Thật là vô lý nghĩ về một thân thể mà đầu của nó vinh hiển trên trời và thân xác của nó thì tàn lụi mãi mãi trên trái đất hay kết thúc trong hư vô.
Vả lại, đức tin Kitô giáo vào sự phục sinh của người chết trả lời cho khát vọng căn bản nhất của trái tim con người. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta không muốn bị “trần truồng” nơi thân xác chúng tôi nhưng hơn nữa được “che phủ,” nghĩa là chúng ta không muốn chỉ là một phần của hữu thể chúng ta – linh hồn chúng ta – đi vào sự sống nhưng tất cả thuộc về chúng ta là linh hồn và thân xác. Vì thế, chúng ta không muốn thân xác hay chết chúng ta bị hủy diệt nhưng “được mặc lấy sự sống” và mặc lấy sự bất tử (x. 2 Cor 5,1-5; 15,51-53).
Trong cuộc sống này, chúng ta không chỉ có một lời hứa về đời sống vĩnh cửu, chúng ta còn có “hoa quả đầu mùa” và “bảo chứng đầu tiên.” Chúng ta không bao giờ dịch từ Hy Lạp arrabon được dùng bởi thánh Phaolô để nói về Thần Khí (2 Cor 1,22; 5:5; Ep 1,14) như là “bằng chứng” (pignus) nhưng chỉ như là “bảo chứng đầu tiên” hay “kho báu” (arra). Thánh Augustinô giải thích sự khác biệt này rất rõ ràng. Ngài nói: một “bằng chứng” không phải là sự bắt đầu của việc trả tiền nhưng là điều gì đó được cho trong khi chờ đợi việc trả tiền. Mỗi khi việc trả được thực hiện, bảo chứng sẽ được hoàn lại. Đó không phải là “bảo chứng hay tiền đặc cọc” – (caparra). Tiền đặc cọc không được trả lại khi việc trả được hoàn tất bởi vì nó đã là một phần của việc trả nợ. Nếu Thiên Chúa nhờ Thần Khí của Người đã ban cho chúng ta tình yêu như là một “bảo chứng đầu tiên,” khi Người mang lại sự tròn đầy về điều Người đã hứa, Người sẽ trả lại bảo chứng đầu tiên mà Người đã ban cho chúng ta chăng? Dĩ nhiên là không, thay vào đó Người sẽ mang lại sự tròn đầy cho điều mà đã ban.”[6]
Như “hoa quả đầu mùa” loan báo mùa gặt bội thu và là một phần của mùa gặt, cũng thế “bảo chứng đầu tiên” là phần của sự sở hữu viên mãn về Thánh Thần. Đó là “Chúa Thánh Thần cư ngụ ở trong chúng ta” (x. Rm 8,110). Hơn cả sự bất tử của linh hồn – như chúng ta thấy, nó bảo đảm sự tiếp tục giữa đời sống hiện tại và đời sống tương lai của chúng ta.
Liên quan đến cách thế của sự phục sinh, cũng trong cùng dịp này với nhóm Sađốc, Chúa Giêsu quả quyết trình trạng thiêng liêng của những người phục sinh: “Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,35-36).
Chúng ta có thể cố gắng minh chứng sự chuyển giao từ tình trạng trần thế tới tình trạng phục sinh với những ví dụ rút ra từ tự nhiên: hạt giống từ đó mà cây cối lớn lên, tự nhiên không sự sống trong mùa đông nhưng lại được hồi sinh trong mùa xuân, con sâu được biến đổi thành con bướm. Phaolô nói một cách đơn giản: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1 Cr 15,42-44).
Chân lý về tất cả những gì liên quan đến điều kiện chúng ta trong thế giới bên kia còn là một mầu nhiệm không thể thấu hiểu. Không phải vì Thiên Chúa muốn giấu kín nó khỏi chúng ta nhưng bởi vì – với những giới hạn như chúng ta có khi phải nghĩ về mọi thứ trong những phạm trù thời gian và không gian – chúng ta thiếu những phương tiện để diễn tả về nó. Sự vĩnh cửu không phải là một hữu thể hiện hữu cách biệt lập và có thể được định nghĩa trong chính nó, giống như thời gian kéo dài tới vĩnh cửu. Đó là cách hiện hữu của Thiên Chúa. Vĩnh cửu là Thiên Chúa! Để vào trong sự sống đời đời đơn giản là tháp nhập, bởi ân sủng để chia sẻ hình thức hiện hữu của Thiên Chúa.
Không có gì ngoài nó là có thể nếu sự vĩnh cửu không được vào trong thời gian trước. Nghĩa là trong Đức Kitô phục sinh, và nhờ Người, mà chúng ta có thể được mặc lấy cách hiện hữu của Thiên Chúa. Thánh Phaolô mô tả điều được chờ đợi sau cái chết như là “ra đi để được ở với Đức Kitô” (Pl 1,23). Điều tương tự có thể được suy ra từ những lời nói của Chúa Giêsu với kẻ trộm lành: “Ngay hôm nay anh sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta” (Lc 23,43). Thiên Đàng là được ở với “Chúa Kitô,” như người “đồng thừa tự” của Người. Đời sống vĩnh cửu là sự tái kết hợp của những thành viên với đầu để tạo thành một “thân thể duy nhất” với Người trong vinh quang, sau khi đã kết hợp với Người trong đau khổ (x. Rm 8,17).
Một câu chuyện rất thú vị được một nhà văn Đức hiện đại giúp chúng ta có một ý tưởng tốt hơn về sự sống đời đời hơn là những cố gắng hiểu bằng những suy luận của lý trí. Trong một tu viện trung cổ, có hai thầy tu có một tình bạn thiêng liêng sâu đậm. Một người được gọi là Rufus và người khác là Rufinus. Họ dùng thời gian rảnh của mình để cố gắng tưởng tượng và miêu tả đời sống vĩnh cửu giống với điều gì trong Giêrusalem vĩnh cửu. Rufus là một thợ xây, vì thế, thầy tưởng tượng nó như là một thành phố có nhiều cửa vàng được trang trí với nhiều viên đá quý. Rufinus là một nhạc sỹ dương cầm, vì thế, thầy tưởng tượng nó như là một thế giới toàn âm nhạc trên trời.
Cuối cùng họ đã làm một giao ước rằng bất cứ ai trong họ chết trước sẽ trở lại trong đêm đó để xác nhận cho bạn mình những điều quả thật đúng với những gì họ tưởng tượng. Một lời là đủ. Nếu những điều đó đúng như họ đã tưởng tượng, thầy nói một cách đơn giản: “Taliter! - chính xác,” nhưng nếu những điều đó là khác biệt – và hoàn toàn không thể - người đó nói: “Aliter” – “hoàn toàn khác!”.
Khi chơi đàn trong một đêm tối, Rufinus chết vì cơn đau tim. Người bạn Rufus thức suốt đêm lo lắng, nhưng không thấy điều gì xảy đến. Thầy tiếp tục thức và ăn chay hàng tuần, hàng tháng, nhưng không thấy gì. Cuối cùng vào ngày giỗ, Rufus vào trong căn phòng của người bạn mình ban đêm chỉ thấy trang trí bằng những bóng đèn. Khi thấy rằng Rufinus im lặng, Rufus chắc chắn về câu trả lời khẳng định, liền hỏi bạn mình: “Taliter?” có thật như vậy không? Nhưng người bạn lắc đầu nói không. Rufus kêu lên cách thất vọng: “Aliter?” nghĩa là khác biệt?” Và một lần nữa người bạn lắc đầu. Cuối cùng hai từ thình lình phát ra từ người bạn im lặng của thầy: “Totaliter aliter” “hoàn toàn khác biệt!” Rufus đã hiểu ngay lập tức rằng thiên đàng thì vô biên hơn cả những gì họ đã tưởng tượng và không thể mô tả. Thầy cũng chết sau đó ít lâu bởi vì thầy ước muốn được ở đó.”[7]
Câu chuyện trên đương nhiên chỉ là một huyền thoại, nhưng nội dung của nó thì rất Kinh Thánh. “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người (1 Cr 2,9). Thánh Symeon the New Theologian, một trong những vị thánh được yêu mến nhất trong Giáo Hội Chính Thống, vào một ngày nọ đã có một thị kiến. Ngài chắc rằng mình đã nhìn thấy chính Thiên Chúa và không có gì có thể lớn lao hơn hoặc vinh quang hơn điều ngài đã nhìn thấy, ngài nói: “Đủ cho con được ở trong tình trạng này cả khi sau cái chết!” Thiên Chúa trả lời với ngài: “Quả thật, con còn quá hẹp hòi nếu con chỉ vui thỏa với điều đó. So với những phúc lành sau này, đây chỉ giống như bầu trời được mô tả trên một trang giấy… (và nó là) còn thua xa so với thực tại, vinh quang sẽ được mạc khải sau này.”[8]
Thánh Augustinô nói: “Khi con người muốn đi qua một bờ biển, điều quan trọng nhất là không dừng lại ở trên bờ và liếc nhìn có cái gì ở bên bờ bên kia nhưng là bước lên một con thuyền đưa họ tới bến bờ kia.”[9] Đối với chúng ta cũng thế, điều quan trọng nhất không phải là suy tư trừu tượng về sự sống đời đời giống cái gì đối với chúng ta nhưng là để làm những gì mà chúng ta biết sẽ đưa chúng ta tới đó. Ước gì mỗi ngày sống của chúng ta là một bước nhỏ đi theo hướng này.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
[1] Cornelius Tacitus, The Annals of Imperial Rome, 15, trans. Michael Grant, rev. ed. (New York: Penguin, 1996), p. 365.
[2] Martin Dibelius, Jesus, trans. Charles B. Hedrick and Frederick C. Grant (Philadelphia: Westminster Press, 1949), p. 141.
[3] Charles H. Dodd, History and the Gospel (London: Nisbet, 1952), p. 109.
[4] See Søren Kierkegaard, Diary, X, 1, A, 481, trans. Peter P. Rohde (New York: Carol Publishing, 1993), pp. 163-165.
[5] St. Augustine, “Psalm 120,” 6, Expositions of the Psalms 99-120, trans. Maria Boulding, part 3, vol. 19, ed. John E. Rotelle (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2003), p. 15; see CCL, 40, p. 1791.
[6] See St. Augustine, “Sermon 23,” 9, Sermons II (20-50) on the Old Testament, trans. Edmund Hill, Part 3, vol. 2, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Washington, DC: Catholic University of America Press, 1990), p. 60.
[7] Hans Franck, Der Regenbogen: Siebenmalsieben Geschichten (Leipzig: H. Haessel, 1927).
[8] St. Symeon the New Theologian, “Thanksgiving at the Threshold of Total Illumination,” The Discourses, trans. C. J. deCatanzaro (New York: Paulist Press, 1980), p. 375.
[9] St. Augustine, On the Trinity, 4, 15, 20, p. 172; see also Confessions 7, 21, trans. John K. Ryan (New York: Image books, 1963), pp.179-180.
Bài Giảng IV Mùa Chay Của Cha Raniero Cantalamessa
Trong hai suy niệm đầu Mùa Chay, chúng ta đã suy tư về Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn đưa chúng ta tới chân lý toàn vẹn về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được tuyên xưng như là “Chúa” và là “Thiên Chúa thật.” Trong suy niệm cuối, chúng ta đã chuyển từ con người Chúa Kitô sang công trình Chúa Kitô, từ ngôi vị tới hoạt động, và đặc biệt mầu nhiệm về cái chết cứu độ của Người. Hôm nay, tôi muốn đề nghị chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Phục Sinh của Người và của chúng ta.
Một cách rõ ràng thánh Phaolô gán sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cái chết cho công trình của Chúa Thánh Thần. Người nói rằng Chúa Kitô, “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4). Trong Chúa Kitô, lời tiên tri vĩ đại của Êdêkien về Thần Khí đã được hoàn tất, Đấng đã nhập vào trong những bộ xương khô, làm cho chúng chỗi dậy từ những nấm mồ và làm thành một đạo quân lớn “đông vô kể” của những người được phục sinh tới sự sống và hy vọng (x. Ed 37,1-14).
Nhưng đây không phải con đường mà tôi muốn theo đuổi trong suy niệm này. Lấy Chúa Thần làm nguyên lý linh hứng của tất cả nền thần học (đó là mục đích của điều được gọi “Thần Học về Tín Khoản Thứ Ba!”) không có nghĩa là ép bức Chúa Thánh Thần phải đi vào trong mỗi khẳng định, khi đề cập đến Người ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Có lẽ đây không phải thuộc bản chất của Đấng Bảo Trợ, Người như ánh sáng, soi chiếu mọi sự trong khi Người vẫn là chính mình, ẩn dấu chính mình đằng sau màn kịch. Thay vì nói nhiều hơn “về” Chúa Thánh Thần, thần học của tín khoản thứ ba muốn nói “trong” Thánh Thần, với tất cả điều mà sự thay đổi đơn giản của giới từ bao hàm.
1- Sự phục sinh của Đức Kitô: Lối tiếp cận lịch sử
Trước hết chúng ta hãy nói đôi điều về sự phục sinh của Chúa Kitô như là một sự kiện “lịch sử”. Chúng ta có thể định nghĩa sự phục sinh như là một biến cố lịch sử theo nghĩa thông thường của từ này – nghĩa là về điều đã thực sự xảy ra – nghĩa là có phải theo nghĩa mà trong đó tính lịch sử đối lập với chuyện hoang đường và chuyện huyền thoại chăng? Để diễn tả điều này trong những ngôn từ của cuộc tranh luận gần đây: Có phải Chúa Giêsu đã chỗi dậy chỉ trong kerygma, nghĩa là, trong lời loan báo của Giáo Hội (như ai đó đã khẳng định theo gót của Rudolf Bultmann), hay ngược lại, Người đã chỗi dậy cả trong thực tế và trong lịch sử chăng? Nói cách khác, có phải con người Chúa Giêsu, chính Người thực sự sống lại, hay chỉ là nguyên nhân của Người đã sống lại – theo nghĩa ẩn dụ trong đó “sống lại” có nghĩa là sống sót hoặc là tái xuất hiện một ý tưởng, sau cái chết của một người đã đề xuất nó?
Như vậy, chúng ta xem người ta dùng cả tiếp cận lịch sử theo nghĩa nào đối với sự phục sinh của Chúa Kitô. Không phải bởi vì ai đó trong chúng ta ở đây cần được thuyết phục về điều này, nhưng như Luca bắt đầu Tin Mừng của ngài: “Mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (Lc 1,4) và điều chúng ta chuyển tải cho người khác.
Đức tin của các môn đệ, trừ một vài trường hợp (như Gioan và những người phụ nữ đạo đức), đã không đứng vững cho đến cùng dưới thử thách bi thảm của Chúa Giêsu. Với cuộc khổ nạn và cái chết, bóng tối bao phủ tất cả. Tình trạng tâm hồn của các môn đệ được cho thấy qua những lời của hai môn đệ trên đường đi Emmaus: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (Lc 24,21). Đức tin của họ đang ở điểm chết, bế tắc. Trường hợp của Chúa Giêsu được coi là chấm hết.
Bây giờ - vẫn theo cái nhìn lịch sử - chúng ta hãy tiến tới một vài năm hoặc một ít tuần sau đó. Chúng ta tìm thấy điều gì? Một nhóm người, chính là những người đã ở bên cạnh Chúa Giêsu, bây giờ là những người đang lớn tiếng nhắc lại rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là Messia, Chúa, Con Thiên Chúa, rằng Người còn sống và sẽ đến để xét xử thế gian. Trường hợp của Chúa Giêsu không chỉ được tái mở ra, nhưng trong một thời gian ngắn ngủi, nó được thay đổi thành một chiều kích tuyệt đối và phổ quát. Người đàn ông này bây giờ được không chỉ người Israen, nhưng còn tất cả mọi con người mọi thời quan tâm. “Viên đá mà thợ xây loại bỏ đã trở nên viên đá góc” (1 Pr 2,7), thánh Phêrô nói như thế, nghĩa là, bắt đầu một nhân loại mới. Từ giờ về sau, con người có biết hay không điều này là không có danh xưng nào dưới gầm trời này mang lại cho con người ơn cứu độ ngoại trừ danh Đức Giêsu Nadarét (Cv 4,12).
Điều gì là nguyên nhân của sự thay đổi như thế trong chính những người đàn ông này, người trước đó đã chối Chúa Giêsu hay đã bỏ chạy hết, nhưng bây giờ dám tuyên bố cách công khai những điều này, đã thiết lập các Giáo Hội, và dám chấp nhận mình bị tù đày, bị đánh đập, và giết chết vì Người? Tất cả họ trả lời cùng một giọng: “Người đã sống lại!” Chúng tôi đã thấy Người!” Hành vi cuối cùng mà nhà lịch sử có thể thực hiện, trước khi chịu đầu hàng cho đức tin, là xác nhận câu trả lời này.
Sự phục sinh là một biến cố lịch sử theo một nghĩa đặc biệt. Nó ở tại biên giới của lịch sử, giống như con đường phân chia biển cả với đất liền. Cùng một lúc, nó vừa ở trong và vừa ngoài lịch sử. Với nó, lịch sử mở ra với điều vượt trên lịch sử, tới cánh chung. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, nó tái hiện một sự cắt đứt với lịch sử và một sự vượt trên lịch sử, cũng như sự tạo thành được thực hiện tại thời điểm khởi đầu của nó. Điều này làm cho sự phục sinh vừa là một biến cố mà tự nó không thể được chứng thực và tới gần nhờ những phạm trù lý trí con người, vốn chúng hoàn toàn gắn bó với kinh nghiệm chúng ta về thời gian và không gian. Thực tế không ai đã hiện diện vào giây phút mà Đức Giêsu đã phục sinh. Không ai có thể nói họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại nhưng họ chỉ thấy Đấng đã sống lại trước đó. Họ chỉ thấy ngôi mộ trống của Người.
Như thế, phục sinh được nhận biết theo hậu nghiệm (posteriori) sau sự kiện xảy ra. Giống như sự hiện diện thể lý của Ngôi Lời trong Đức Maria được biểu thị khi nhập thể làm người; tương tự như thế sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Kitô trong cộng đoàn minh chứng Người đã sống lại, được chứng thực bởi những cuộc hiện ra của Người. Điều này giải thích tại sao không có nhà sử học ngoại đạo nào nói một lời về sự phục sinh của Người. Tacitus, người chỉ nhắc đến cái chết của một “Đức Kitô” nào đó dưới thời Phôngxiô Philatô,[1] cũng không nói gì về sự phục sinh. Biến cố này không có tầm quan trọng và ý nghĩa đối với những ai đã không có kinh nghiệm về những hiệu quả của nó trong lòng của cộng đoàn những kẻ tin.
Như thế, chúng ta nói theo ý nghĩa nào về một lối tiếp cận lịch sử với sự phục sinh? Hai dữ kiện được ban cho việc xem xét của sử gia và cho phép họ nói về sự phục sinh: trước hết, là niềm tin bất ngờ và không thể giải thích được của các môn đệ, đó là một đức tin rất kiên vững để có thể đứng vững trước những thử thách tử đạo; thứ hai, việc giải thích về một đức tin như thế mà các đương sự đã để lại cho chúng ta. Một nhà chú giải lỗi lạc đã viết: “Trong giờ phút khủng hoảng (sau khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh) các môn đệ không còn… tin tưởng nữa (về sự phục sinh). Họ trốn chạy (Mc 14,50), và đầu hàng với trường hợp của Chúa Giêsu vì mọi sự đã kết thúc (Lc 24,19-21). Như thế, điều gì đó phải xảy ra trong một thời gian ngắn, không chỉ đã làm phát sinh một sự thay đổi hoàn toàn về trình trạng tâm hồn của họ, nhưng đồng thời đã làm cho họ dấn thân vào một hoạt động hoàn toàn mới, cho nền tảng của Giáo Hội. ‘Điều gì đó’ ở đây là hạt nhân lịch sử của đức tin Phục Sinh.”[2]
Đã được lưu ý một cách đúng đắn rằng nếu người ta phủ nhận đặc tính lịch sử và khách quan của phục sinh, thì sự ra đời của đức tin và của Giáo Hội có lẽ trở thành một mầu nhiệm không thể giải thích được hơn chính sự phục sinh: “Ý tưởng mà tòa nhà oai vệ của lịch sử Kitô giáo giống như một kim tự tháp sừng sững được đặt trong sự cân bằng trên một sự kiện không ý nghĩa chắc chắn sẽ ít đáng tin cậy hơn từ khẳng định mà toàn bộ biến cố, nghĩa là dữ kiện của sự kiện có hơn ý nghĩa với chính nó, thực sự đã chiếm một chỗ trong lịch sử có thể so sánh với điều mà Tân Ước gán cho nó.”[3]
Vậy đâu là điểm cuối cùng của nghiên cứu lịch sử có thể tìm thấy liên quan đến sự phục sinh? Chúng ta có thể tìm thấy nó trong những lời nói của các môn đệ trên đường Emmaus. Một số môn đệ trong buổi sáng Phục Sinh đã tới mồ Chúa Giêsu và đã thấy những điều còn ở đó như mấy phụ nữ nói khi họ đến đó sớm hơn, “nhưng Người thì họ không thấy” (Lc 24,24). Lịch sử cũng đi từ ngôi mộ của Chúa Giêsu và phải xác định rằng những điều này xảy ra như thế vì các chứng nhân đã được nói. Nhưng Người, Đấng Phục Sinh, sử gia không thấy. Không đủ để xác định những dữ kiện lịch sử; cũng có một nhu cầu nhìn thấy Đấng Phục Sinh, và lịch sử không thể cung cấp điều đó; chỉ có đức tin mới có thể.[4] Một người đang chạy từ đất liền tới bờ biển, anh phải dừng lại cách bất ngờ; anh có thể tiếp tục hướng về phía trước với cái nhìn, chứ không bằng đôi chân của mình.
2- Ý nghĩa hộ giáo của sự phục sinh
Khi chuyển từ lịch sử sang đức tin, chúng ta cũng thay đổi cách nói về sự phục sinh. Ngôn ngữ của Tân Ước và phụng vụ của Giáo Hội xác nhận, có thẩm quyền và không dựa trên những minh chứng biện chứng. Thánh Phaolô nói: “Quả thật, Chúa Kitô đã được chỗi dậy từ cái chết” (1 Cr 15,20). Từ đây chúng ta ở trên phạm vi đức tin và không còn ở trên phạm vị của tranh luận lịch sử. Đó là điều mà chúng ta gọi là keryma. “Scimus Christum surrexisse a mortuis vere - Chúng con biết rằng Chúa Kitô thực sự sống lại từ cõi chết.” Phụng vụ trong ngày lễ Phục Sinh nói như thế. Không chỉ chúng ta tin nhưng chúng ta đã tin, chúng ta còn biết nó là như thế và chúng ta chắc chắn về nó. Bằng chứng chắc chắn nhất của sự phục sinh đến sau khi chúng ta đã tin, chứ không đến trước, khi chúng ta đã tin, bởi vì lúc đó chúng ta kinh nghiệm rằng Chúa Giêsu đang sống.
Nhưng sự phục sinh là gì từ cái nhìn của đức tin? Đó là chứng tá của Thiên Chúa về Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa Cha, Đấng đã chứng thực cho Chúa Giêsu Nadarét trong suốt cuộc đời Người bằng những dấu chỉ và những điều kỳ diệu, bây giờ đã đặt một dấu ấn quyết định cho sự chứng nhận của Người về Chúa Giêsu qua việc cho Người chỗi dậy từ cái chết. Thánh Phaolô trong huấn từ của mình tại Athène, trình bày nó như sau: “Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại tự cõi chết” (Cv 17,31). Sự phục sinh là câu trả lời mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa, là “lời Amen” của Người được nói trên cuộc sống của Chúa Con là Đức Giêsu.
Sự chết của Chúa Giêsu tự nó không đủ để minh chứng cho chân lý về nguyên nhân của Người. Nhiều người – và chúng ta có những chứng cớ đau thương về điều này trong những ngày sống – họ chết vì những nguyên nhân sai lầm, và cả vì những nguyên nhân tội lỗi. Cái chết của họ đã không làm nguyên nhân của họ trở nên đích thực. Cái chết của họ chỉ làm cho họ tin vào sự thật của nó. Cái chết của Chúa Kitô không là sự bảo đảm về chân lý của Người nhưng về tình yêu của Người, bởi vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của Người đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Vì thế, chỉ có sự phục sinh thiết lập dấu chứng về thần tính đích thực của Chúa Kitô. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu một ngày kia trả lời cho kẻ xin Người một dấu chỉ: “Hãy phá hủy đền thờ này, và trong ba ngày tôi sẽ xây dựng nó lại” (x. Ga 2,18), và trong một nơi khác Người nói: “Không có dấu lạ nào được ban cho thế hệ này ngoài dấu lạ Giona,” người sau ba ngày ở trong bụng cá voi, đã thấy ánh sáng lần nữa (x. Mt 16,4). Thánh Phaolô thật có lý khi xây dựng toàn bộ tòa nhà đức tin về sự sống lại như là nền tảng của nó: “Nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 14,14-15.19). Chúng ta hiểu tại sao thánh Augustinô có thể nói rằng: “Đức tin Kitô hữu là tin vào sự sống lại của Chúa Kitô;” mọi người, cả người vô tín, cũng tin rằng Chúa Kitô đã chết, nhưng chỉ các Kitô hữu mới tin rằng Người đã sống lại, và không phải là Kitô hữu khi không tin điều đó.”[5]
3- Ý nghĩa “thần bí” về sự phục sinh của Chúa Kitô
Cho đến bây giờ ý nghĩa hộ giáo về sự phục sinh của Chúa Kitô có mục đích thiết lập tính chân thực sứ vụ của Chúa Kitô và tính hợp pháp của lời đòi hỏi của Người đối với thần tính. Chúng ta cần thêm vào điều này một ý nghĩa hoàn toàn mới mà chúng ta có thể gọi đó là phương diện thần bí hoặc cứu độ trong những gì liên quan đến chúng ta, những người tin. Sự phục sinh của Chúa Kitô liên hệ đến chúng ta như là một mầu nhiệm “vì chúng ta” bởi vì nó là nền tảng của niềm hy vọng cho sự phục sinh của chúng ta từ cái chết:
“Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cái chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11).
Đức tin vào một sự sống nơi một thế giới khác xuất hiện trong cách thức rõ ràng và sáng tỏ chỉ ở cuối của Tân Ước. Sách Maccabê quyển thứ hai thiết lập chứng tá hùng hồn nhất: một người có bảy anh em bị giết dưới thời Antiochus tuyên xưng rằng sau khi họ chết, “Vị Vua vũ trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2 Mcb 7,9; 2,1-14). Nhưng đức tin này không đến một cách thình lình bất cứ lúc nào; nó được bắt rễ sâu trong mạc khải Kinh Thánh trước đó và trình bày kết quả được chờ đợi và nói được là hoa quả chín mùi hơn.
Hai điều chắc chắn đặc biệt đã hướng dẫn dân Israel tới kết luận này: sự chắc chắn về quyền năng của Thiên Chúa và sự chắc chắn về những thiếu sót và bất công của đền bù ở thế gian. Nó đã xuất hiện càng ngày càng hiển nhiên – đặc biệt sau kinh nghiệm của lưu đày – rằng định mệnh của người tốt trong thế giới này là như vậy, không hy vọng về một phần thưởng khác biệt đối với người công chính sau cái chết, có lẽ nó không thể không rơi vào thất vọng. Trong cuộc sống này, quả thật, những điều tương tự xảy ra đối với người công chính và người tội lỗi, cả những điều hạnh phúc cũng như bất hạnh. Sách Giảng Viên có diễn tả rõ ràng nhất về kết luận cay đắng này (Gv 7,15).
Suy nghĩ của Chúa Giêsu về vấn đề này được diễn tả trong tranh luận của Người với nhóm Sađốc về định mệnh của người phụ nữ có bảy đời chồng (Lc 20,27-38). Khi chú ý đến mạc khải Kinh Thánh lâu đời nhất, mạc khải của Môisen, nhóm Sađốc đã không chấp nhận giáo huấn về sự sống lại của người chết và cho rằng nó là một sự đổi mới quá mức. Khi quy chiếu tới luật Môisen liên quan đến luật thế huynh hôn (x. Đnl 25, một người phụ nữ góa không con cái phải kết hôn với em trai của chồng), họ tự biện về trường hợp giả thiết của một người phụ nữ đã kết hôn bảy đời chồng liên tiếp dựa theo luật này. Cuối cùng, khi tin chắc đã minh chứng sự vô lý về sự sống lại, họ hỏi: “Vì thế trong ngày sống lại, người phụ nữ này là vợ của ai? (Lc 20,33).
Không cần dựa vào luật Môisen, là nền tảng mà những kẻ tấn công người chọn, với những lời ngắn gọn, Chúa Giêsu cho thấy trước hết sự sai lầm của nhóm Sađốc và sau đó Người điều chỉnh sai lầm đó; tiếp theo, Người trình bày nền tảng rất sâu sắc và chắc chắn đối với niềm tin vào sự phục sinh. Chúa Giêsu đưa ra ý kiến của mình về hai điều: cách thức và sự kiện về phục sinh. Như là sự kiện, rằng sẽ có sự phục sinh của người chết, Chúa Giêsu nhắc lại đoạn nói về bụi gai đang cháy, nơi Thiên Chúa mạc khải “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp.” Nếu Thiên Chúa đã tuyên bố “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp” trong khi ba người này đã chết qua nhiều thế hệ và ngoài ra, nếu “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống và không phải là của kẻ chết,” như thế có nghĩa là Abraham, Isaac, và Giacóp đang còn sống ở đâu đó!
Tuy nhiên, còn hơn câu trả lời của Người cho phái Sađốc, đức tin vào sự phục sinh dựa trên sự kiện sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cái chết. “Nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy” (1 Cr 15,12-13). Thật là vô lý nghĩ về một thân thể mà đầu của nó vinh hiển trên trời và thân xác của nó thì tàn lụi mãi mãi trên trái đất hay kết thúc trong hư vô.
Vả lại, đức tin Kitô giáo vào sự phục sinh của người chết trả lời cho khát vọng căn bản nhất của trái tim con người. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta không muốn bị “trần truồng” nơi thân xác chúng tôi nhưng hơn nữa được “che phủ,” nghĩa là chúng ta không muốn chỉ là một phần của hữu thể chúng ta – linh hồn chúng ta – đi vào sự sống nhưng tất cả thuộc về chúng ta là linh hồn và thân xác. Vì thế, chúng ta không muốn thân xác hay chết chúng ta bị hủy diệt nhưng “được mặc lấy sự sống” và mặc lấy sự bất tử (x. 2 Cor 5,1-5; 15,51-53).
Trong cuộc sống này, chúng ta không chỉ có một lời hứa về đời sống vĩnh cửu, chúng ta còn có “hoa quả đầu mùa” và “bảo chứng đầu tiên.” Chúng ta không bao giờ dịch từ Hy Lạp arrabon được dùng bởi thánh Phaolô để nói về Thần Khí (2 Cor 1,22; 5:5; Ep 1,14) như là “bằng chứng” (pignus) nhưng chỉ như là “bảo chứng đầu tiên” hay “kho báu” (arra). Thánh Augustinô giải thích sự khác biệt này rất rõ ràng. Ngài nói: một “bằng chứng” không phải là sự bắt đầu của việc trả tiền nhưng là điều gì đó được cho trong khi chờ đợi việc trả tiền. Mỗi khi việc trả được thực hiện, bảo chứng sẽ được hoàn lại. Đó không phải là “bảo chứng hay tiền đặc cọc” – (caparra). Tiền đặc cọc không được trả lại khi việc trả được hoàn tất bởi vì nó đã là một phần của việc trả nợ. Nếu Thiên Chúa nhờ Thần Khí của Người đã ban cho chúng ta tình yêu như là một “bảo chứng đầu tiên,” khi Người mang lại sự tròn đầy về điều Người đã hứa, Người sẽ trả lại bảo chứng đầu tiên mà Người đã ban cho chúng ta chăng? Dĩ nhiên là không, thay vào đó Người sẽ mang lại sự tròn đầy cho điều mà đã ban.”[6]
Như “hoa quả đầu mùa” loan báo mùa gặt bội thu và là một phần của mùa gặt, cũng thế “bảo chứng đầu tiên” là phần của sự sở hữu viên mãn về Thánh Thần. Đó là “Chúa Thánh Thần cư ngụ ở trong chúng ta” (x. Rm 8,110). Hơn cả sự bất tử của linh hồn – như chúng ta thấy, nó bảo đảm sự tiếp tục giữa đời sống hiện tại và đời sống tương lai của chúng ta.
Liên quan đến cách thế của sự phục sinh, cũng trong cùng dịp này với nhóm Sađốc, Chúa Giêsu quả quyết trình trạng thiêng liêng của những người phục sinh: “Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,35-36).
Chúng ta có thể cố gắng minh chứng sự chuyển giao từ tình trạng trần thế tới tình trạng phục sinh với những ví dụ rút ra từ tự nhiên: hạt giống từ đó mà cây cối lớn lên, tự nhiên không sự sống trong mùa đông nhưng lại được hồi sinh trong mùa xuân, con sâu được biến đổi thành con bướm. Phaolô nói một cách đơn giản: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1 Cr 15,42-44).
Chân lý về tất cả những gì liên quan đến điều kiện chúng ta trong thế giới bên kia còn là một mầu nhiệm không thể thấu hiểu. Không phải vì Thiên Chúa muốn giấu kín nó khỏi chúng ta nhưng bởi vì – với những giới hạn như chúng ta có khi phải nghĩ về mọi thứ trong những phạm trù thời gian và không gian – chúng ta thiếu những phương tiện để diễn tả về nó. Sự vĩnh cửu không phải là một hữu thể hiện hữu cách biệt lập và có thể được định nghĩa trong chính nó, giống như thời gian kéo dài tới vĩnh cửu. Đó là cách hiện hữu của Thiên Chúa. Vĩnh cửu là Thiên Chúa! Để vào trong sự sống đời đời đơn giản là tháp nhập, bởi ân sủng để chia sẻ hình thức hiện hữu của Thiên Chúa.
Không có gì ngoài nó là có thể nếu sự vĩnh cửu không được vào trong thời gian trước. Nghĩa là trong Đức Kitô phục sinh, và nhờ Người, mà chúng ta có thể được mặc lấy cách hiện hữu của Thiên Chúa. Thánh Phaolô mô tả điều được chờ đợi sau cái chết như là “ra đi để được ở với Đức Kitô” (Pl 1,23). Điều tương tự có thể được suy ra từ những lời nói của Chúa Giêsu với kẻ trộm lành: “Ngay hôm nay anh sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta” (Lc 23,43). Thiên Đàng là được ở với “Chúa Kitô,” như người “đồng thừa tự” của Người. Đời sống vĩnh cửu là sự tái kết hợp của những thành viên với đầu để tạo thành một “thân thể duy nhất” với Người trong vinh quang, sau khi đã kết hợp với Người trong đau khổ (x. Rm 8,17).
Một câu chuyện rất thú vị được một nhà văn Đức hiện đại giúp chúng ta có một ý tưởng tốt hơn về sự sống đời đời hơn là những cố gắng hiểu bằng những suy luận của lý trí. Trong một tu viện trung cổ, có hai thầy tu có một tình bạn thiêng liêng sâu đậm. Một người được gọi là Rufus và người khác là Rufinus. Họ dùng thời gian rảnh của mình để cố gắng tưởng tượng và miêu tả đời sống vĩnh cửu giống với điều gì trong Giêrusalem vĩnh cửu. Rufus là một thợ xây, vì thế, thầy tưởng tượng nó như là một thành phố có nhiều cửa vàng được trang trí với nhiều viên đá quý. Rufinus là một nhạc sỹ dương cầm, vì thế, thầy tưởng tượng nó như là một thế giới toàn âm nhạc trên trời.
Cuối cùng họ đã làm một giao ước rằng bất cứ ai trong họ chết trước sẽ trở lại trong đêm đó để xác nhận cho bạn mình những điều quả thật đúng với những gì họ tưởng tượng. Một lời là đủ. Nếu những điều đó đúng như họ đã tưởng tượng, thầy nói một cách đơn giản: “Taliter! - chính xác,” nhưng nếu những điều đó là khác biệt – và hoàn toàn không thể - người đó nói: “Aliter” – “hoàn toàn khác!”.
Khi chơi đàn trong một đêm tối, Rufinus chết vì cơn đau tim. Người bạn Rufus thức suốt đêm lo lắng, nhưng không thấy điều gì xảy đến. Thầy tiếp tục thức và ăn chay hàng tuần, hàng tháng, nhưng không thấy gì. Cuối cùng vào ngày giỗ, Rufus vào trong căn phòng của người bạn mình ban đêm chỉ thấy trang trí bằng những bóng đèn. Khi thấy rằng Rufinus im lặng, Rufus chắc chắn về câu trả lời khẳng định, liền hỏi bạn mình: “Taliter?” có thật như vậy không? Nhưng người bạn lắc đầu nói không. Rufus kêu lên cách thất vọng: “Aliter?” nghĩa là khác biệt?” Và một lần nữa người bạn lắc đầu. Cuối cùng hai từ thình lình phát ra từ người bạn im lặng của thầy: “Totaliter aliter” “hoàn toàn khác biệt!” Rufus đã hiểu ngay lập tức rằng thiên đàng thì vô biên hơn cả những gì họ đã tưởng tượng và không thể mô tả. Thầy cũng chết sau đó ít lâu bởi vì thầy ước muốn được ở đó.”[7]
Câu chuyện trên đương nhiên chỉ là một huyền thoại, nhưng nội dung của nó thì rất Kinh Thánh. “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người (1 Cr 2,9). Thánh Symeon the New Theologian, một trong những vị thánh được yêu mến nhất trong Giáo Hội Chính Thống, vào một ngày nọ đã có một thị kiến. Ngài chắc rằng mình đã nhìn thấy chính Thiên Chúa và không có gì có thể lớn lao hơn hoặc vinh quang hơn điều ngài đã nhìn thấy, ngài nói: “Đủ cho con được ở trong tình trạng này cả khi sau cái chết!” Thiên Chúa trả lời với ngài: “Quả thật, con còn quá hẹp hòi nếu con chỉ vui thỏa với điều đó. So với những phúc lành sau này, đây chỉ giống như bầu trời được mô tả trên một trang giấy… (và nó là) còn thua xa so với thực tại, vinh quang sẽ được mạc khải sau này.”[8]
Thánh Augustinô nói: “Khi con người muốn đi qua một bờ biển, điều quan trọng nhất là không dừng lại ở trên bờ và liếc nhìn có cái gì ở bên bờ bên kia nhưng là bước lên một con thuyền đưa họ tới bến bờ kia.”[9] Đối với chúng ta cũng thế, điều quan trọng nhất không phải là suy tư trừu tượng về sự sống đời đời giống cái gì đối với chúng ta nhưng là để làm những gì mà chúng ta biết sẽ đưa chúng ta tới đó. Ước gì mỗi ngày sống của chúng ta là một bước nhỏ đi theo hướng này.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển ngữ
[1] Cornelius Tacitus, The Annals of Imperial Rome, 15, trans. Michael Grant, rev. ed. (New York: Penguin, 1996), p. 365.
[2] Martin Dibelius, Jesus, trans. Charles B. Hedrick and Frederick C. Grant (Philadelphia: Westminster Press, 1949), p. 141.
[3] Charles H. Dodd, History and the Gospel (London: Nisbet, 1952), p. 109.
[4] See Søren Kierkegaard, Diary, X, 1, A, 481, trans. Peter P. Rohde (New York: Carol Publishing, 1993), pp. 163-165.
[5] St. Augustine, “Psalm 120,” 6, Expositions of the Psalms 99-120, trans. Maria Boulding, part 3, vol. 19, ed. John E. Rotelle (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2003), p. 15; see CCL, 40, p. 1791.
[6] See St. Augustine, “Sermon 23,” 9, Sermons II (20-50) on the Old Testament, trans. Edmund Hill, Part 3, vol. 2, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Washington, DC: Catholic University of America Press, 1990), p. 60.
[7] Hans Franck, Der Regenbogen: Siebenmalsieben Geschichten (Leipzig: H. Haessel, 1927).
[8] St. Symeon the New Theologian, “Thanksgiving at the Threshold of Total Illumination,” The Discourses, trans. C. J. deCatanzaro (New York: Paulist Press, 1980), p. 375.
[9] St. Augustine, On the Trinity, 4, 15, 20, p. 172; see also Confessions 7, 21, trans. John K. Ryan (New York: Image books, 1963), pp.179-180.
Vụ án Giêsu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
08:38 08/04/2017
VỤ ÁN GIÊSU
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và cao điểm của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môisê
Đối với Người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ cẩn mật và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môisê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môisê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môisê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Nhưng Chúa Giêsu bị vu cáo là vi phạm luật Môisê là vì Chúa Giêsu đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên ý nghĩa và mục đích của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm của đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án.
Chúa Giêsu cũng dành cho đền thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Người đã đến hành hương hàng năm trong suốt thời gian sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền thánh.
Vì thế, trong dịp lễ vượt qua năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người rất khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong đền thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi đền thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Chúa Giêsu lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho thấy Người có quyền làm như thế. Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi đền thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng nhân gian dối, khi Người bị các thượng tư tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo và bị kết tội phạm thượng khi tự xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất mà không con người nào có quyền chia sẻ sự vinh quang. Và thực thi quyền tha tội chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Nhưng khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng để nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể có được đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
Vụ án Giêsu là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan trái trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để yêu mến Chúa nhiều hơn. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và cao điểm của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môisê
Đối với Người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ cẩn mật và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môisê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môisê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môisê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Nhưng Chúa Giêsu bị vu cáo là vi phạm luật Môisê là vì Chúa Giêsu đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên ý nghĩa và mục đích của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm của đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án.
Chúa Giêsu cũng dành cho đền thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Người đã đến hành hương hàng năm trong suốt thời gian sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền thánh.
Vì thế, trong dịp lễ vượt qua năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người rất khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong đền thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi đền thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Chúa Giêsu lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho thấy Người có quyền làm như thế. Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi đền thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng nhân gian dối, khi Người bị các thượng tư tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo và bị kết tội phạm thượng khi tự xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất mà không con người nào có quyền chia sẻ sự vinh quang. Và thực thi quyền tha tội chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Nhưng khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng để nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể có được đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
Vụ án Giêsu là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan trái trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để yêu mến Chúa nhiều hơn. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Hosiana - Chúc tụng Thiên Chúa.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:40 08/04/2017
Hosiana - Chúc tụng Thiên Chúa.
Trong dòng lịch sử vào năm 33. sau Chúa giáng sinh, Chúa Giêsu lần đầu tiên cỡi trên lưng một con lừa tiến vào thành thánh Giêsrusalem dịp lễ Vượt Qua ( Pascha)của người Do Thái, như trong các Phúc âm thuật lại - theo Thánh Gioan 12,13-15, Matheo 21,1-11, Lc 19,28-40 - và được dân chúng chào mừng đón tiếp tung hô vạn tuế Hosiana.
1. Con lừa trong nếp sống văn hóa
Hình ảnh Chúa Giêsu vào thành Gierusalem được đón tiếp tưng bừng như thế dưới mắt của quân đội Roma đang thống trị nước Do Thái lúc đó là một sự khiêu khích thách thức quyền hành của đế quốc Roma.
Dưới con mắt người Do Thái lúc đó là hình ảnh vị vua cứu tinh cho dân đang mong thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Roma.
Nhưng Chúa Giêsu tiến vào thành Giêsurusalem không phải với tư cách sứ mạng như thế. Ngài đến là hình ảnh hiện thân của một vị vua hòa bình. Vì thế Ngài cỡi trên lưng con lừa con còn non trẻ chưa chở ai bao giờ.
Con Lừa hồi đó theo văn hóa bên vùng Trung Đông chỉ dùng để chở đồ, chở người vượt qua vùng đồi núi hẻo lánh thôi.
Nếu là người có quyền hành sức mạnh thì cỡi ngựa, chứ xưa nay không có vị tướng hay vua chúa nào cỡi lừa cả. Chính vì thế, không gây ra sự khó chịu cùng vướng cản trở cho quân lính Roma. Và cũng vì thế gây ra sự thất vọng cho dân Do Thái.
2. Con lừa và Chúa Giêsu
Chúa Giêsu cỡi lừa đi vào thành Giêsusalem là một vị vua hoà bình , vị vua bẻ gẫy chiếc cung binh khí chiến tranh, vị vua của nếp sống đơn giản, vua của người nghèo, như Ngôn sứ Sacharia đã nói từ trước.
„ Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.“ (Sacharia 9,9)
Cảnh các Tông đồ trải áo trên lưng lừa cho Chúa cỡi, và dân chúng thấy vậy cũng trải áo trên đường nơi Chúa đi qua, có truyền thống gốc tích trong nước Israel, như trong sách Các Vua thuật lạ „ ĐỨC CHÚA phán rằng: Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua Ít-ra-en."13 Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu thềm cấp, dưới chân ông. Họ thổi tù và, rồi hô lên: "Giê-hu làm vua! " (2 Các Vua, 9,13.)
Dân chúng reo hò vạn tuế Chúa Giêsu. Lời họ mừng rỡ tung hô Chúa Giêsu đang trên lưng lừa là những lời trong Thánh Vịnh 118, 26-27. „Hosiana, chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa đến, Chúc tụng triều đại của Vua David đang đến. Hosiana trên nơi cao thẳm.“
3. Từ Hosiana đến Crucifigere - Đóng đinh vào thập gía.
Dân Do Thái thời Chúa Giêsu luôn mong mỏi chờ đợi vị cứu tinh đến giải thoát đất nước họ khỏ ách đô hộ thống trị của đế quốc Roma. Vì thế khi thấy một vị được tôn phong như thần thánh cỡi lừa vào thánh Giêrusalem, họ những tưởng là vị cứu tinh đến làm tròn đầy niềm hy vọng trông mong cho họ, cho đất nước Do Thái, nên họ theo Kinh Thánh đã viết, chạy ra ngoài đường chào đón với lòng hân hoan phấn khởi cuồng nhiệt.
Nhưng họ đã thất vọng. Chúa Giêsu đến vào thành Gierusalem không phải là vị cứu tinh giải thoát khỏi đế quốc chính trị Roma lúc đó, như họ mong tưởng. Mà ngài đến là vị vua hòa bình, vua của nước Thiên Chúa tình yêu.
Nên từ lời hoan hô cuồng nhiệt Hosiana ngày đầu tuần, họ đã thay đổi thành lời hô hoán Crucifigere- đóng đinh nó vào thập gía, ngày thứ sáu tuần thánh.
Nơi Chúa Giêsu có hai bản tính: Thiên Chúa và con người. Về phía bản tính con người, ngài được hoan hô Hosiana, rồi lại bị xỉ vả Crucifigere, lên án đóng đinh nó vào thập gía. Ngài đã trở nên ánh sáng hy vọng là người hướng dẫn, sau đó liền bị phản bội và lên án cho đến chết.
Nhưng về bản tính Thiên Chúa, Ngài không nằm dừng lại nơi đó. Sau khi chết được an táng trong lòng mộ huyệt, Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là ơn cứu độ cho con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tỗ Adong-Evà gây ra.
Giáo Hội Chúa Kito hằng năm đều rước lá mừng kỷ niệm biến cố ngày xưa Chúa Giêsu vào thành Gierusalem, ngày Chúa Nhật đầu tuần thánh với tâm tình vui mừng, cùng tưởng nhớ tới biến cố Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể trước khi chịu đóng đinh chết trên thập giá là lễ hiến tế đền tội cho mọi người trần gian.
Tập tục rước lá kỹ niệm biến cố Chúa Giêsu vào thành Gierusalem được biết đến rộng rãi hồi thế kỷ thứ 4. thứ 5. và thứ 8. Ngày xưa lúc Chúa Giesu cỡi lừa vào thành Gierusalem, dân chúng mừng rỡ nói lời Hosiana chúc tụng Đấng nhân Dang Thiên Chúa đến.
Ngày nay Giáo Hội Chúa Kitô chào mừng Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài đến hiện diện ở giữa con người. Đồng thời Giáo Hội chào mừng Ngài luôn luôn đến ở lại với chúng ta, và dẫn đưa chúng ta đến với Ngài đang đến.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong dòng lịch sử vào năm 33. sau Chúa giáng sinh, Chúa Giêsu lần đầu tiên cỡi trên lưng một con lừa tiến vào thành thánh Giêsrusalem dịp lễ Vượt Qua ( Pascha)của người Do Thái, như trong các Phúc âm thuật lại - theo Thánh Gioan 12,13-15, Matheo 21,1-11, Lc 19,28-40 - và được dân chúng chào mừng đón tiếp tung hô vạn tuế Hosiana.
1. Con lừa trong nếp sống văn hóa
Hình ảnh Chúa Giêsu vào thành Gierusalem được đón tiếp tưng bừng như thế dưới mắt của quân đội Roma đang thống trị nước Do Thái lúc đó là một sự khiêu khích thách thức quyền hành của đế quốc Roma.
Dưới con mắt người Do Thái lúc đó là hình ảnh vị vua cứu tinh cho dân đang mong thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Roma.
Nhưng Chúa Giêsu tiến vào thành Giêsurusalem không phải với tư cách sứ mạng như thế. Ngài đến là hình ảnh hiện thân của một vị vua hòa bình. Vì thế Ngài cỡi trên lưng con lừa con còn non trẻ chưa chở ai bao giờ.
Con Lừa hồi đó theo văn hóa bên vùng Trung Đông chỉ dùng để chở đồ, chở người vượt qua vùng đồi núi hẻo lánh thôi.
Nếu là người có quyền hành sức mạnh thì cỡi ngựa, chứ xưa nay không có vị tướng hay vua chúa nào cỡi lừa cả. Chính vì thế, không gây ra sự khó chịu cùng vướng cản trở cho quân lính Roma. Và cũng vì thế gây ra sự thất vọng cho dân Do Thái.
2. Con lừa và Chúa Giêsu
Chúa Giêsu cỡi lừa đi vào thành Giêsusalem là một vị vua hoà bình , vị vua bẻ gẫy chiếc cung binh khí chiến tranh, vị vua của nếp sống đơn giản, vua của người nghèo, như Ngôn sứ Sacharia đã nói từ trước.
„ Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.“ (Sacharia 9,9)
Cảnh các Tông đồ trải áo trên lưng lừa cho Chúa cỡi, và dân chúng thấy vậy cũng trải áo trên đường nơi Chúa đi qua, có truyền thống gốc tích trong nước Israel, như trong sách Các Vua thuật lạ „ ĐỨC CHÚA phán rằng: Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua Ít-ra-en."13 Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu thềm cấp, dưới chân ông. Họ thổi tù và, rồi hô lên: "Giê-hu làm vua! " (2 Các Vua, 9,13.)
Dân chúng reo hò vạn tuế Chúa Giêsu. Lời họ mừng rỡ tung hô Chúa Giêsu đang trên lưng lừa là những lời trong Thánh Vịnh 118, 26-27. „Hosiana, chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa đến, Chúc tụng triều đại của Vua David đang đến. Hosiana trên nơi cao thẳm.“
3. Từ Hosiana đến Crucifigere - Đóng đinh vào thập gía.
Dân Do Thái thời Chúa Giêsu luôn mong mỏi chờ đợi vị cứu tinh đến giải thoát đất nước họ khỏ ách đô hộ thống trị của đế quốc Roma. Vì thế khi thấy một vị được tôn phong như thần thánh cỡi lừa vào thánh Giêrusalem, họ những tưởng là vị cứu tinh đến làm tròn đầy niềm hy vọng trông mong cho họ, cho đất nước Do Thái, nên họ theo Kinh Thánh đã viết, chạy ra ngoài đường chào đón với lòng hân hoan phấn khởi cuồng nhiệt.
Nhưng họ đã thất vọng. Chúa Giêsu đến vào thành Gierusalem không phải là vị cứu tinh giải thoát khỏi đế quốc chính trị Roma lúc đó, như họ mong tưởng. Mà ngài đến là vị vua hòa bình, vua của nước Thiên Chúa tình yêu.
Nên từ lời hoan hô cuồng nhiệt Hosiana ngày đầu tuần, họ đã thay đổi thành lời hô hoán Crucifigere- đóng đinh nó vào thập gía, ngày thứ sáu tuần thánh.
Nơi Chúa Giêsu có hai bản tính: Thiên Chúa và con người. Về phía bản tính con người, ngài được hoan hô Hosiana, rồi lại bị xỉ vả Crucifigere, lên án đóng đinh nó vào thập gía. Ngài đã trở nên ánh sáng hy vọng là người hướng dẫn, sau đó liền bị phản bội và lên án cho đến chết.
Nhưng về bản tính Thiên Chúa, Ngài không nằm dừng lại nơi đó. Sau khi chết được an táng trong lòng mộ huyệt, Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là ơn cứu độ cho con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tỗ Adong-Evà gây ra.
Giáo Hội Chúa Kito hằng năm đều rước lá mừng kỷ niệm biến cố ngày xưa Chúa Giêsu vào thành Gierusalem, ngày Chúa Nhật đầu tuần thánh với tâm tình vui mừng, cùng tưởng nhớ tới biến cố Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể trước khi chịu đóng đinh chết trên thập giá là lễ hiến tế đền tội cho mọi người trần gian.
Tập tục rước lá kỹ niệm biến cố Chúa Giêsu vào thành Gierusalem được biết đến rộng rãi hồi thế kỷ thứ 4. thứ 5. và thứ 8. Ngày xưa lúc Chúa Giesu cỡi lừa vào thành Gierusalem, dân chúng mừng rỡ nói lời Hosiana chúc tụng Đấng nhân Dang Thiên Chúa đến.
Ngày nay Giáo Hội Chúa Kitô chào mừng Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài đến hiện diện ở giữa con người. Đồng thời Giáo Hội chào mừng Ngài luôn luôn đến ở lại với chúng ta, và dẫn đưa chúng ta đến với Ngài đang đến.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long