Phụng Vụ - Mục Vụ
Bình an và sứ vụ
Nt. Têrêxa Ngọc Lễ
07:12 06/04/2010
BÌNH AN VÀ SỨ VỤ
Lc 24,35-48
1. Vẫn còn trong nỗi hoang mang, sợ hãi từ sau biến cố Chúa Giê-su bị bắt, hành hình và chết thảm hại trên thập giá, các môn đệ vẫn còn trong mình những hoài nghi niềm tin, đóng kín tâm hồn sau biến cố đau thương. Chúa Giê-su hiện ra giữa các ông, trong diện mạo Đấng Phục Sinh, ban cho các ông món quà quý giá nhất “ Bình an cho anh em”. Ngài, Đấng Phục Sinh, biết rõ các ông cần gì, hiểu rõ tâm hồn các ông, nên Ngài ban cho các môn đệ yêu dấu sự bình an của Thiên Chúa. Với Luca, Tin mừng chính là sứ điệp bình an. Bình an là lời chào, những điệp khúc ca vang của các thiên thần hát lên trong đêm Chúa Giê-su giáng trần. Bình an ở trong sứ điệp của Chúa Giê-su trao tặng cho con người, nhưng tiếc thay, Giê-ru-sa-lem và biết bao người trong chúng ta đã thất bại khi không nhận ra, và đón nhận được bình an của Ngài.
Ngày 29/3/2010 vừa qua, người em trai của nữ diễn viên Choi Jin Sil là Choi Jin Young đã kết liễu đời mình bằng đúng cách thức chị mình đã làm cách đây một năm rưỡi. Choi Jin Young đã viết những tâm tư bất an trên mini homepage của mình vào ngày 16/3/ 2010, trước khi anh tự “đạo diễn”đoạn kết đời mình “ Mệt mỏi vì kiếp người, mệt mỏi vì cuộc đời và mệt mỏi vì chính bản thân mình….” Lý do để nhiều người rơi vào bế tắc, phải chăng, nguyên nhân chính là con người chúng ta rơi vào trong hố sâu của sự trống vắng, sợ hãi, không niềm tin, thiếu bình an trong cuộc sống? Khi mà, với nhịp sống hiện đại đẩy chúng ta đến những chọn lựa kỳ quặc, dựa trên những giá trị đạo đức lầm lạc, thì lúc đó, mỗi ngày qua đi chồng chất thêm những trống rỗng, vô vị, bất an len lỏi và làm khô kiệt nhựa sống của con người, đẩy chúng ta sâu hơn vào trong những sợ hãi và buồn chán, tuyệt vọng. “ Bình an cho anh em”, một lời chào có sức biến đổi, làm cho chúng ta được tiếp nhận sức mạnh của Thiên Chúa. Đây là một phát ngôn mang tính hành ngôn, mà theo ngôn ngữ học, ngay chính khi lời được nói ra, hiệu quả của lời đã có hiệu quả tức thì. Vì thế, bình an của Chúa Giê-su mang đến cho chúng ta sự bình thản trong tinh thần, một sự thanh bình thật sự. Bình an đó là sự sống và hoạt động, là sự giải phóng và năng động trong cuộc đời. Đó là cuộc sống, tình yêu và niềm vui, làm cho chúng ta can đảm đối đầu với những đau khổ, thất bại và ngay cả cái chết, vượt qua những thách đố trong sự hiệp nhất với vinh quang của chính Đức Kitô. Bởi “ Bình an cho anh em” của Chúa Giê-su ban cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta đã được trả bằng giá máu của chính Ngài trong cuộc khổ nạn, để con người được giao hòa với Thiên Chúa và đạt đến sự bình an trong ân sủng của Ngài ( x. Rm 5,1-10; 2 Cr 5,18-19).
2. Những lời chỉ bảo sau cùng của Chúa Giê-su cho các môn đệ, như trong tất cả những lần hiện ra đều nhấn mạnh rằng: chìa khóa để hiểu tất cả mọi biến cố đã xảy ra đều nằm trong Kinh thánh. Các thiên thần tại ngôi mộ trống đã giải thích sự kiện bằng việc nhắc đến Kinh thánh, và người khách lạ trên đường Em-mau cũng đã giải thích cho hai môn đệ những gì xảy ra tại Giê-ru-sa-lem bằng việc liên kết với các ngôn sứ từ thời Mô-sê trở đi. Kinh thánh và tất cả những lời tiên tri đã được ứng nghiệm trong biến cố chết và sống lại của Chúa Giê-su. Vì thế, niềm tin, sự phó thác và lòng yêu mến của người Kitô hữu cần được soi dẫn bằng Lời Chúa, để trong mọi biến cố, họ nghe được sứ điệp của Thiên Chúa gởi đến, ngay cả khi bóng tối của thế gian đè nặng trên cuộc đời.
Đồng thời, ý tưởng then chốt khác cho các môn đệ là việc các ông đi rao truyền về sự hoán cải. Thánh Lu-ca vẫn nhấn mạnh sự cần thiết của sự hối lỗi và đón nhận những người tội lỗi trở về. Từ nay, các môn đệ sẽ là những chứng nhân về sự tha tội, sự giải hòa Thiên Chúa đã ân ban cho con người, quà tặng quí giá đã được trả bằng giá máu, sự đau khổ và vinh quang của Đấng Mêsia, bằng sự vâng phục – khiêm nhường của chính Chúa Giê-su.
Niềm tin của chúng ta có thể gặp nhiều thách đố, trở ngại, không phải chỉ từ những yếu tố bên ngoài tác động, nhưng còn từ trong nội tại của chính mỗi người. Suy nghĩ và hành động theo trào lưu luân lý mang tính bất ổn, lệch lạc sẽ dễ làm chúng ta hoài nghi và không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Đôi khi, “ngôi mộ trống” không đem đến cho chúng ta hy vọng, niềm tin và ý nghĩa cuộc sống. Chủ nghĩa tự do, vật chất… “san lấp” ngôi mộ trống của hy vọng, làm cho chúng ta rơi vào những cơn gió cát xoáy, bụi tung, ngột ngạt và không biết lối về. Chỉ có niềm tin mới không sợ hãi khi nhìn thấy Đấng Phục Sinh. Chỉ có sự hối cải và niềm hy vọng thực trong Đấng Phục sinh mới thấy mình sống lại sau cái chết tâm hồn, mới thấy sự quí giá biết bao của sự tha thứ, một sự tha thứ được trả bằng giá máu của Chúa Giê-su. Từ đó, nhân chứng là chính anh, là tôi và tất cả mọi người chúng ta, những người Kitô hữu. “ Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 48).
Lạy Đấng Phục Sinh,
xin hãy ban cho chúng con sự bình an của Ngài.
Một sự bình an tuyệt diệu
khi chúng con đang đau khổ, đang phải đối diện với biết bao thử thách…
Xin cho chúng con biết rao truyền tình yêu,
Một tình yêu mà Ngài đã phải đổi lấy bằng giá máu, sự khiêm hạ, và ô nhục,
để con được sống và
hiệp thông với Ngài.
Lc 24,35-48
1. Vẫn còn trong nỗi hoang mang, sợ hãi từ sau biến cố Chúa Giê-su bị bắt, hành hình và chết thảm hại trên thập giá, các môn đệ vẫn còn trong mình những hoài nghi niềm tin, đóng kín tâm hồn sau biến cố đau thương. Chúa Giê-su hiện ra giữa các ông, trong diện mạo Đấng Phục Sinh, ban cho các ông món quà quý giá nhất “ Bình an cho anh em”. Ngài, Đấng Phục Sinh, biết rõ các ông cần gì, hiểu rõ tâm hồn các ông, nên Ngài ban cho các môn đệ yêu dấu sự bình an của Thiên Chúa. Với Luca, Tin mừng chính là sứ điệp bình an. Bình an là lời chào, những điệp khúc ca vang của các thiên thần hát lên trong đêm Chúa Giê-su giáng trần. Bình an ở trong sứ điệp của Chúa Giê-su trao tặng cho con người, nhưng tiếc thay, Giê-ru-sa-lem và biết bao người trong chúng ta đã thất bại khi không nhận ra, và đón nhận được bình an của Ngài.
Ngày 29/3/2010 vừa qua, người em trai của nữ diễn viên Choi Jin Sil là Choi Jin Young đã kết liễu đời mình bằng đúng cách thức chị mình đã làm cách đây một năm rưỡi. Choi Jin Young đã viết những tâm tư bất an trên mini homepage của mình vào ngày 16/3/ 2010, trước khi anh tự “đạo diễn”đoạn kết đời mình “ Mệt mỏi vì kiếp người, mệt mỏi vì cuộc đời và mệt mỏi vì chính bản thân mình….” Lý do để nhiều người rơi vào bế tắc, phải chăng, nguyên nhân chính là con người chúng ta rơi vào trong hố sâu của sự trống vắng, sợ hãi, không niềm tin, thiếu bình an trong cuộc sống? Khi mà, với nhịp sống hiện đại đẩy chúng ta đến những chọn lựa kỳ quặc, dựa trên những giá trị đạo đức lầm lạc, thì lúc đó, mỗi ngày qua đi chồng chất thêm những trống rỗng, vô vị, bất an len lỏi và làm khô kiệt nhựa sống của con người, đẩy chúng ta sâu hơn vào trong những sợ hãi và buồn chán, tuyệt vọng. “ Bình an cho anh em”, một lời chào có sức biến đổi, làm cho chúng ta được tiếp nhận sức mạnh của Thiên Chúa. Đây là một phát ngôn mang tính hành ngôn, mà theo ngôn ngữ học, ngay chính khi lời được nói ra, hiệu quả của lời đã có hiệu quả tức thì. Vì thế, bình an của Chúa Giê-su mang đến cho chúng ta sự bình thản trong tinh thần, một sự thanh bình thật sự. Bình an đó là sự sống và hoạt động, là sự giải phóng và năng động trong cuộc đời. Đó là cuộc sống, tình yêu và niềm vui, làm cho chúng ta can đảm đối đầu với những đau khổ, thất bại và ngay cả cái chết, vượt qua những thách đố trong sự hiệp nhất với vinh quang của chính Đức Kitô. Bởi “ Bình an cho anh em” của Chúa Giê-su ban cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta đã được trả bằng giá máu của chính Ngài trong cuộc khổ nạn, để con người được giao hòa với Thiên Chúa và đạt đến sự bình an trong ân sủng của Ngài ( x. Rm 5,1-10; 2 Cr 5,18-19).
2. Những lời chỉ bảo sau cùng của Chúa Giê-su cho các môn đệ, như trong tất cả những lần hiện ra đều nhấn mạnh rằng: chìa khóa để hiểu tất cả mọi biến cố đã xảy ra đều nằm trong Kinh thánh. Các thiên thần tại ngôi mộ trống đã giải thích sự kiện bằng việc nhắc đến Kinh thánh, và người khách lạ trên đường Em-mau cũng đã giải thích cho hai môn đệ những gì xảy ra tại Giê-ru-sa-lem bằng việc liên kết với các ngôn sứ từ thời Mô-sê trở đi. Kinh thánh và tất cả những lời tiên tri đã được ứng nghiệm trong biến cố chết và sống lại của Chúa Giê-su. Vì thế, niềm tin, sự phó thác và lòng yêu mến của người Kitô hữu cần được soi dẫn bằng Lời Chúa, để trong mọi biến cố, họ nghe được sứ điệp của Thiên Chúa gởi đến, ngay cả khi bóng tối của thế gian đè nặng trên cuộc đời.
Đồng thời, ý tưởng then chốt khác cho các môn đệ là việc các ông đi rao truyền về sự hoán cải. Thánh Lu-ca vẫn nhấn mạnh sự cần thiết của sự hối lỗi và đón nhận những người tội lỗi trở về. Từ nay, các môn đệ sẽ là những chứng nhân về sự tha tội, sự giải hòa Thiên Chúa đã ân ban cho con người, quà tặng quí giá đã được trả bằng giá máu, sự đau khổ và vinh quang của Đấng Mêsia, bằng sự vâng phục – khiêm nhường của chính Chúa Giê-su.
Niềm tin của chúng ta có thể gặp nhiều thách đố, trở ngại, không phải chỉ từ những yếu tố bên ngoài tác động, nhưng còn từ trong nội tại của chính mỗi người. Suy nghĩ và hành động theo trào lưu luân lý mang tính bất ổn, lệch lạc sẽ dễ làm chúng ta hoài nghi và không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Đôi khi, “ngôi mộ trống” không đem đến cho chúng ta hy vọng, niềm tin và ý nghĩa cuộc sống. Chủ nghĩa tự do, vật chất… “san lấp” ngôi mộ trống của hy vọng, làm cho chúng ta rơi vào những cơn gió cát xoáy, bụi tung, ngột ngạt và không biết lối về. Chỉ có niềm tin mới không sợ hãi khi nhìn thấy Đấng Phục Sinh. Chỉ có sự hối cải và niềm hy vọng thực trong Đấng Phục sinh mới thấy mình sống lại sau cái chết tâm hồn, mới thấy sự quí giá biết bao của sự tha thứ, một sự tha thứ được trả bằng giá máu của Chúa Giê-su. Từ đó, nhân chứng là chính anh, là tôi và tất cả mọi người chúng ta, những người Kitô hữu. “ Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 48).
Lạy Đấng Phục Sinh,
xin hãy ban cho chúng con sự bình an của Ngài.
Một sự bình an tuyệt diệu
khi chúng con đang đau khổ, đang phải đối diện với biết bao thử thách…
Xin cho chúng con biết rao truyền tình yêu,
Một tình yêu mà Ngài đã phải đổi lấy bằng giá máu, sự khiêm hạ, và ô nhục,
để con được sống và
hiệp thông với Ngài.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 06/04/2010
MẶT TRỜI VÀ MƯA
Một ngày trời mưa âm u, tụi nhỏ tập trung lại với nhau rất buồn chán nên nói: “Giả sử mỗi ngày đều có mặt trời thì quá tốt”.
Hy vọng của chúng nó lập tức được thực hiện, vả lại sau khi mặt trời xuất hiện thì chiếu sáng liên tiếp mấy tháng, ngay cả một đám mây nhỏ cũng không thấy. Hạn hán đến rồi, ruộng vườn và các nông sản đều tổn thất rất nhiều, các cây cối trong vườn đều khô héo, chỉ sót lại mấy cành khô rất thảm hại.
Mẹ của tụi nhỏ nói:
- “Bây giờ các con có thể hiểu rõ rồi chứ, mưa và mặt trời đều quan trọng như nhau. Từ trong giáo huấn thượng trí của Thiên Chúa chúng ta rút ra được bài học, dù rằng lấy việc Ngài tạo dựng nên tất cả chúng ta, nếu chúng ta thứ gì cũng có thì mỗi ngày đều là vui vẻ hoac lạc, và cho đó không phải là quà tặng Ngài ban cho chúng ta. Để trở thành một người trưởng thành chân chính, thì mỗi người cần phải học tập cách đón nhận cuộc sống gian nan, đau khổ và bất hạnh”.
(100 câu chuyện suy tư)
Suy tư:
Con người ta khi có mưa nhiều thì than trách trời sao mưa hoài vậy, khi trời nắng gay gắt thì lại trách trời sao nóng quá, nghĩa là con người chúng ta chỉ biết than trách mà không biết cám ơn, chỉ biết oán hờn khi mình bị nóng mà không biết cảm thông với những người đang cần mưa, chỉ biết than trách trời khi mưa gió mà không biết nghĩ đến những nơi đang cần mặt trời chiếu rọi...
Có người ăn toàn cao lương mỹ vị mà vẫn còn oán trách sao mà ngán quá, họ không nghĩ đến những người nghèo không có cơm ăn; có người mâc toàn nhung gấm lụa là nhưng vẫn còn chê là thứ rẽ tiền không mặc, họ không nghĩ đến không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời...
Hãy cám ơn Thiên Chúa trong từng giây phút cuộc đời của mình, dù mưa hay nắng, dù nghèo hay giàu, bởi vì chỉ có lòng biết ơn mới biết cảm thông những nỗi khổ của người khác mà thôi, và chỉ có ai biết chấp nhận nắng mưa giàu nghèo mới trở thành người trưởng thành chính hiệu mà thôi.
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một ngày trời mưa âm u, tụi nhỏ tập trung lại với nhau rất buồn chán nên nói: “Giả sử mỗi ngày đều có mặt trời thì quá tốt”.
Hy vọng của chúng nó lập tức được thực hiện, vả lại sau khi mặt trời xuất hiện thì chiếu sáng liên tiếp mấy tháng, ngay cả một đám mây nhỏ cũng không thấy. Hạn hán đến rồi, ruộng vườn và các nông sản đều tổn thất rất nhiều, các cây cối trong vườn đều khô héo, chỉ sót lại mấy cành khô rất thảm hại.
Mẹ của tụi nhỏ nói:
- “Bây giờ các con có thể hiểu rõ rồi chứ, mưa và mặt trời đều quan trọng như nhau. Từ trong giáo huấn thượng trí của Thiên Chúa chúng ta rút ra được bài học, dù rằng lấy việc Ngài tạo dựng nên tất cả chúng ta, nếu chúng ta thứ gì cũng có thì mỗi ngày đều là vui vẻ hoac lạc, và cho đó không phải là quà tặng Ngài ban cho chúng ta. Để trở thành một người trưởng thành chân chính, thì mỗi người cần phải học tập cách đón nhận cuộc sống gian nan, đau khổ và bất hạnh”.
(100 câu chuyện suy tư)
Suy tư:
Con người ta khi có mưa nhiều thì than trách trời sao mưa hoài vậy, khi trời nắng gay gắt thì lại trách trời sao nóng quá, nghĩa là con người chúng ta chỉ biết than trách mà không biết cám ơn, chỉ biết oán hờn khi mình bị nóng mà không biết cảm thông với những người đang cần mưa, chỉ biết than trách trời khi mưa gió mà không biết nghĩ đến những nơi đang cần mặt trời chiếu rọi...
Có người ăn toàn cao lương mỹ vị mà vẫn còn oán trách sao mà ngán quá, họ không nghĩ đến những người nghèo không có cơm ăn; có người mâc toàn nhung gấm lụa là nhưng vẫn còn chê là thứ rẽ tiền không mặc, họ không nghĩ đến không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời...
Hãy cám ơn Thiên Chúa trong từng giây phút cuộc đời của mình, dù mưa hay nắng, dù nghèo hay giàu, bởi vì chỉ có lòng biết ơn mới biết cảm thông những nỗi khổ của người khác mà thôi, và chỉ có ai biết chấp nhận nắng mưa giàu nghèo mới trở thành người trưởng thành chính hiệu mà thôi.
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 06/04/2010
N2T |
20. Thánh Giá là đức hạnh và sự báo đáp vì Thiên Chúa mà làm việc, là ân huệ lớn nhất trong các ân huệ, ân huệ này Thiên Chúa chỉ ban cho người mà Ngài yêu mến.
(Thánh nữ Terese of Avila)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 06/04/2010
N2T |
410. Lượng thứ cho người khác là giành được mãi mãi tình hữu nghị (bạn hữu).
Tin và Sống
Hà Minh Thảo
14:16 06/04/2010
TIN VÀ SỐNG
Hiệp dâng Thánh Lễ Chúa nhật Phục Sinh, chúng ta được nghe Tin Mừng Đức Kitô theo Thánh Gioan chương 20 (1: 9): « Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: ‘Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu? Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết. »
Thánh sử Gioan đã viết lại thực trạng ‘đã thấy và đã tin’ để chúng ta tin đúng như Kinh Thánh và chính Đức Kitô đã nhiều lần tiên báo. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu không sống lại thì chúng ta không được cứu chuộc và đã không có đạo Công giáo.
I. TIN.
Chúng ta là thành phần của Nhân Loại, tức Con Người, được Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 1: 27). Nhờ thế, chúng ta được hưởng một đặc ân từ Ngài: sự Tự Do.
Tổ tiên chúng ta, ông Ađam và bà Êvà được Thiên Chúa cư xử thân mật và thông chia hạnh phúc Thiên Đàng, có quyền làm chủ vạn vật. Lạm dụng những Hồng ân cao quý đó, tổ tiên chúng ta tưởng như có thể vượt quyền lệ thuộc Thiên Chúa khi đòi bình đẳng với Ngài. Chụp ngay cơ hội, ma quỷ, với hình con rắn gợi ý: ‘Chẳng chết chóc gì đâu. Thật vậy, Thiên Chúa biết: ngày nào các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết cả tốt xấu’. Họ đã ăn, trái lệnh Chúa và mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình. (xem Sáng Thế Ký).
Đức Chúa Trời vừa là Cha phép tắc vô cùng vừa là Đấng thật công bình đã sai Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, cũng là Chúa chúng ta… xuống thế, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác… và, trong kẻ chết mà Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Đức Kitô đã Cứu Chuộc Nhân Loại từ năm 33 và luôn chờ sự tự do cộng tác của chúng ta để sự Cứu Chuộc có thể hoàn thành nơi mỗi người trong chúng ta.
1. Thiên Chúa muốn đến gặp gỡ và tỏ mình cho con người.
Suốt cuộc sống trưởng thành của mình, chúng ta bận rộn với việc học hành, rồi phải làm việc hay do không biết, chúng ta đã chưa nhận biết Thiên Chúa. Vã lại, làm thế nào mà nhận biết Thiên Chúa vốn là ‘Thiên Chúa ẩn mình’ (Is 45,15), "ngự trong ánh sáng siêu phàm. Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy" (1 Tm 6,16), nếu chính Thiên Chúa không đoái thương tỏ mình ra và ban mình cho con người? Nhưng, Thiên Chúa thì, trái lại, biết và yêu thương chúng ta. Vì yêu thương, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Người, trở nên con cái Thiên Chúa mà được sống đời đời. ‘Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô’ (Ga 17,3). Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để con người tự ý đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, mà được cứu độ.
Trẻ em sinh trong các gia đình Công giáo được cha mẹ xin Linh mục ban Bí tích Rửa Tội để sớm hưởng Ơn Cứu Độ từ Đức Kitô.
2. Trở thành Kitô-hữu là một lựa chọn hoàn toàn tự do: BẠN MUỐN GÌ?
Vài bằng chứng sau đây cho biết Chúa gọi chúng ta bằng chính danh chúng ta. Đức Kitô muốn ngỏ lời với một người tự do và muốn chúng ta trả lời trực tiếp với Ngài.
- Chúa Giêsu hỏi người mù Bartimée ở Giêricô: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" (Mc 10, 51).
- Tại Ghi-bân, Sa-lo-môn nằm mộng thấy Gia-vê hiển linh. Thiên Chúa phán rằng, "Ngươi ước nguyện điều gì, cứ xin ta sẽ ban cho ngươi." (1 Rois 3, 5).
- Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin" (Mt 9, 28).
- Đức Giêsu thấy anh ấy nằm đấy và biết anh đã sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không?" (Gn 5, 6).
- Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh làm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? (Gn 1, 38).
3. Tìm CHỌN
Câu hỏi "Bạn muốn gì?" luôn luôn bao hàm một sự lựa chọn kỷ càng. Việc hỏi "Có tin không?" có thể tiếp theo sự trả lời 'Tôi từ chối.'
Lời tuyên xưng Đức Tin khi chịu phép Rửa Tội khởi đầu bằng sự từ chối tội lỗi.
Trên con đường tôi (người dự tòng) tiến tới Bí tích Rửa Tội, tôi đã tìm thấy gì và tôi đã chọn đó như là kho tàng trong đời sống của tôi? Những điều gì tôi phải từ bỏ? Có phải đó là lý do đã dẫn tới đến các điều tôi chấp nhận hay từ bỏ?
Trong đêm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh, tín hữu Công giáo lặp lại lời tuyên hứa Phép Rửa tội, Linh mục, với quyền Đức Kitô, hỏi mọi người:
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi việc của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Và, tiếp đó, mọi người tái xác nhận Đức Tin của mình.
4. Đáp lời Thiên Chúa: CON TIN.
Tổ tiên nhân loại đã kiêu ngạo: muốn bằng Thiên Chúa. Tội đó đã truyền cho các con cháu Adam-Evà. Nhưng Thiên Chúa thương yêu nhân loại vì Con Người mang hình ảnh như Chúa. Nên Thiên Chúa đã sai Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại.
a. Đức Tin.
Trong đoạn Tin Mừng Đức Kitô được Thánh Matthêu diễn tả nơi chương 9, câu 28. Vì có Đức Tin, nên hai người mù ấy tiến lại gần Đức Giêsu, Chúa hỏi họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin". Cũng như mọi Bí tích, Bí tích Rửa tội là Bí tích Đức Tin.
b. Khi nào và trong hoàn cảnh nào tôi (người dự tòng) trả lời Chúa: con tin.
Thiên Chúa không ngừng chỉ dạy, tỏ ra cho con người biết Ngài và tiếp tục nói với nhân loại qua mọi thời đại. Lời Thiên Chúa sẽ còn vang lên mãi cho những ai biết chân thành lắng nghe và khao khát đón nhận. Vậy tôi phải làm gì để có thể đón nhận biết Thiên Chúa? Để nghe tiếng Thiên Chúa, tôi cần có một tâm hồn khiêm tốn để đón nhận Thiên Chúa. "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Mt 11, 25-26). "Phận nữ tỵ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1,48).
Ngay khi biết Thiên Chúa, đã tìm học hỏi về Ngài và những gì về Ngài mà gần và dễ nhất là đến nhà thờ. Tại đây, tôi bắt đầu dự Thánh Lễ, làm quen với các người khác, trong đó có Cha Sở. Sau nhiều lần nghe giảng, tôi được hiểu Chúa nhiều hơn, trí tôi bắt đầu suy nghĩ về Đức Kitô và, hình như, con tim tôi bắt đầu để ý Người bị đóng trên Thánh giá, u sầu thãm và đáng thương. Dần dần, tôi thấy nhà thờ không còn xa lạ với tôi nữa. Ông Cha cũng thế. Một hôm, sau Thánh Lễ, tôi xin gặp Ông để xin được Rửa tội. Cha bảo phải học Đạo. Tôi đồng ý. Sau đó, Cha Sở giới thiệu một người hướng dẫn Giáo lý cho tôi. Việc tìm hiểu Thiên Chúa và Hội Thánh của Người bắt đầu…
Về hoàn cảnh mà các người dự tòng kể thì chúng ta thấy rằng mỗi người là một hoàn cảnh khác biệt. Từ những trường hợp đầy mơ mộng như gặp Chúa qua tình yêu lứa đôi và quyết định theo Chúa. Những người dự tòng khác thì do nhớ lại những gì mình đã được học trong Giáo lý, dạy tại các trường Công giáo. Nhiều dự tòng đã tìm dến Thiên Chúa qua các Tôn giáo khác. Vài người đã, vì trước sự qua đời hay gặp tai nạn của một thân nhân yêu quý, đã kêu gào sự nâng đở của Đấng Cứu chuộc, v.v..
Hướng về Quê Hương Việt-Nam ngày 30.04.1975, từ vực sâu của các trại tù cải tạo đau khổ sau, nơi con người hành hạ đồng loại, Thiên Chúa vẫn hiện diện giữa những người tù tập thể, không có bản án thì làm sao có thời hạn, các Tuyên úy và giáo dân đã hoạt động Tông đồ: cánh đồng Truyền giáo mở rộng. Hạt giống Đức Tin, được tưới bởi máu đào Tử Đạo Việt-Nam, đã lớn lên nơi nhiều ngàn người dự tòng. Họ đã theo Đức Kitô và đã được nhập vào hàng ngũ Dân Chúa qua Bí tích Rửa Tội.
Cách đây 35 năm, nhiều năm tháng sau ngày ‘quốc tang’ đó, hàng triệu người Việt khác lênh đênh trên biển cả, hãi hùng chống lại phong ba, bão tố, vận dụng sinh lực sắp tàn để chống lại hải tặc cường bạo, đã kêu ‘Chúa ơi’ và tin cậy nhờ nơi sức phù hộ của Ngài. Đến bờ bến Tự do, họ đã cảm tạ Thiên Chúa, học hỏi về Ngài và, nhờ Phép Rửa Tội, đã gia nhập Gia Đình Đức Kitô.
Đọc mạng vietcatholic.net ngày 01.04.2010, chúng tôi lưu ý bài: ‘Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa’ tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=78626, Anh JB. Nguyễn Hữu Vinh viết lại những điều ông ‘Già Làng Cứ A Ký’đã
kể chuyện theo, giữ, truyền và sống đạo của đương sự:
« Sinh trong gia đình ông vốn có truyền thống làm “quan” ở bản này, bố là trưởng bản thời Pháp. Lúc cướp chính quyền, ông tiếp làm trưởng bản rồi trưởng công an xã từ năm 1958 và chủ tịch xã rồi bí thư đảng ủy xã đến những năm 1990 mới nghỉ.
Lúc đó, người dân H’Mông sống nghèo đói và lạc hậu vì hãi nhiều con ma luôn ám ảnh. Thấy vậy, quyết đi tìm một con đường khác nhằm giúp đỡ mình và đồng bào mình thoát ra khỏi những hủ tục này. Qua đài Chân Lý Á Châu, ông nghe nói về Thiên Chúa rồi tìm hiểu và TIN. Năm 1991, ông quyết định vượt ra khỏi khu vực Mường La sang tận Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để học đạo. Khi Linh mục dạy đạo qua đời, Cha cho ông các ảnh tượng và tràng hạt mang về nhà và ông nói với gia đình: ‘Tao đã tìm được Chúa, bây giờ tao theo Chúa thôi chứ không theo con ma nữa. Tao không thể theo con ma, nếu không có ai theo thì một mình tao theo Chúa vậy thôi’.
Từ đó, ông sống theo đức Tin của mình, rồi cả ba gia đình anh em ông cùng theo đạo. Cuộc sống của họ vui hơn, có niềm tin vững chắc và nhất là không còn sợ con ma nữa. Ốm đau ông biết dùng thuốc chữa mà không phải cúng con ma… Ông nghe lời Cha, cho con cái theo học cái chữ… cuộc sống gia đình ông thay đổi hẳn lên » …
5. Tự do giao ước với Thiên Chúa: Nhận Bí tích RỬA TỘI.
a. Đời sống mới. Danh từ Rửa Tội (hay Thánh Tẩy) bắt nguồn từ nghi thức chính yếu là việc cử hành Bí tích này: người dự tòng được đổ nước trên đầu, nói lên ý nghĩa được mai táng với Đức Giêsu trong cái chết, để được sống lại với Người, trở thành "thọ tạo mới" (2Cr 5,17; G1 6,5). Người tân tòng sống đời sống mới trong Đức Kitô, được đón nhận Mình và Máu Đức Kitô.
Gia nhập vào Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô. Họ tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô. Trở thành phần tử của Hội Thánh, người Kitô hữu liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô và với anh em. Họ được quyền lãnh nhận các Bí tích sự sống, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh trợ giúp thiêng liêng. Đồng thời họ có bổn phận xây dựng Hội Thánh bằng tình hiệp thông và phục vụ nhau, vâng lời các vị lãnh đạo, tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của dân Thiên Chúa (x. GH 17; TG 7,23).
Rửa Tội là gia nhập Gia đình Công giáo, là Giáo hội đang sống ở trần gian. Ở đó, cuộc Sống Đạo không phải lúc nào cũng dễõ dàng, kể cả các Tông đồụ, Giáo sĩ hay Giáo dân. Chúng ta cần phải học hỏi Giáo lý, tìm đọc Phúc Aâm và cầu nguyện thêm. Giáo hội đang chiến đấu trầụn gian, nhờ thông công với Giáo hội khải hoàn, chúng ta nhận được sự cầu bào của các Thánh trước Thiên Chúa.
b. Giao hứa. Người dự tòng sẽ giao ước với Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành. Bí tích Rửa Tội là giao ước hoàn toàn tự do với Thiên Chúa, không phải trong một ngày, một tháng hay là một năm mà là trọn cuộc đời.
Hãy làm chứng nhân sự giao ước qua thời gian, sẳn sàng kháng cự mọi khó khăn gặp những khó khăn trên đường đời. Chúa trung thành luôn đồng hành với chúng ta.
Tóm lược. Sau khi Thiên Chúa dụng Con Nguời gống hình ảnh Ngài, tổ tiên chúng ta, Ađam và Evà, đã phạm tội không vâng lời Ngài. Vì thương chúng ta và muốn chúng ta trở về vị trí Con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu cứu chuộc Nhân Loại bằng chịu chết trên Cây Thánh Giá và đã Sống Lại. Tuy nhiên, sự cứu chuộc của Thiên Chúa cần sự cộng tác của chúng ta bằng cách tự do nhận lãnh bí tích Rửa Tội để được sạch tội Tổ tông và tội mình làm.
Từ đó, chúng ta gia nhập Hội thánh Công giáo, nơi đó chúng ta sẽ SỐNG ĐẠO.
(Còn nữa)
Hiệp dâng Thánh Lễ Chúa nhật Phục Sinh, chúng ta được nghe Tin Mừng Đức Kitô theo Thánh Gioan chương 20 (1: 9): « Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: ‘Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu? Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết. »
Thánh sử Gioan đã viết lại thực trạng ‘đã thấy và đã tin’ để chúng ta tin đúng như Kinh Thánh và chính Đức Kitô đã nhiều lần tiên báo. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu không sống lại thì chúng ta không được cứu chuộc và đã không có đạo Công giáo.
I. TIN.
Chúng ta là thành phần của Nhân Loại, tức Con Người, được Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 1: 27). Nhờ thế, chúng ta được hưởng một đặc ân từ Ngài: sự Tự Do.
Tổ tiên chúng ta, ông Ađam và bà Êvà được Thiên Chúa cư xử thân mật và thông chia hạnh phúc Thiên Đàng, có quyền làm chủ vạn vật. Lạm dụng những Hồng ân cao quý đó, tổ tiên chúng ta tưởng như có thể vượt quyền lệ thuộc Thiên Chúa khi đòi bình đẳng với Ngài. Chụp ngay cơ hội, ma quỷ, với hình con rắn gợi ý: ‘Chẳng chết chóc gì đâu. Thật vậy, Thiên Chúa biết: ngày nào các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết cả tốt xấu’. Họ đã ăn, trái lệnh Chúa và mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình. (xem Sáng Thế Ký).
Đức Chúa Trời vừa là Cha phép tắc vô cùng vừa là Đấng thật công bình đã sai Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, cũng là Chúa chúng ta… xuống thế, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác… và, trong kẻ chết mà Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Đức Kitô đã Cứu Chuộc Nhân Loại từ năm 33 và luôn chờ sự tự do cộng tác của chúng ta để sự Cứu Chuộc có thể hoàn thành nơi mỗi người trong chúng ta.
1. Thiên Chúa muốn đến gặp gỡ và tỏ mình cho con người.
Suốt cuộc sống trưởng thành của mình, chúng ta bận rộn với việc học hành, rồi phải làm việc hay do không biết, chúng ta đã chưa nhận biết Thiên Chúa. Vã lại, làm thế nào mà nhận biết Thiên Chúa vốn là ‘Thiên Chúa ẩn mình’ (Is 45,15), "ngự trong ánh sáng siêu phàm. Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy" (1 Tm 6,16), nếu chính Thiên Chúa không đoái thương tỏ mình ra và ban mình cho con người? Nhưng, Thiên Chúa thì, trái lại, biết và yêu thương chúng ta. Vì yêu thương, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Người, trở nên con cái Thiên Chúa mà được sống đời đời. ‘Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô’ (Ga 17,3). Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để con người tự ý đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, mà được cứu độ.
Trẻ em sinh trong các gia đình Công giáo được cha mẹ xin Linh mục ban Bí tích Rửa Tội để sớm hưởng Ơn Cứu Độ từ Đức Kitô.
2. Trở thành Kitô-hữu là một lựa chọn hoàn toàn tự do: BẠN MUỐN GÌ?
Vài bằng chứng sau đây cho biết Chúa gọi chúng ta bằng chính danh chúng ta. Đức Kitô muốn ngỏ lời với một người tự do và muốn chúng ta trả lời trực tiếp với Ngài.
- Chúa Giêsu hỏi người mù Bartimée ở Giêricô: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" (Mc 10, 51).
- Tại Ghi-bân, Sa-lo-môn nằm mộng thấy Gia-vê hiển linh. Thiên Chúa phán rằng, "Ngươi ước nguyện điều gì, cứ xin ta sẽ ban cho ngươi." (1 Rois 3, 5).
- Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin" (Mt 9, 28).
- Đức Giêsu thấy anh ấy nằm đấy và biết anh đã sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không?" (Gn 5, 6).
- Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh làm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? (Gn 1, 38).
3. Tìm CHỌN
Câu hỏi "Bạn muốn gì?" luôn luôn bao hàm một sự lựa chọn kỷ càng. Việc hỏi "Có tin không?" có thể tiếp theo sự trả lời 'Tôi từ chối.'
Lời tuyên xưng Đức Tin khi chịu phép Rửa Tội khởi đầu bằng sự từ chối tội lỗi.
Trên con đường tôi (người dự tòng) tiến tới Bí tích Rửa Tội, tôi đã tìm thấy gì và tôi đã chọn đó như là kho tàng trong đời sống của tôi? Những điều gì tôi phải từ bỏ? Có phải đó là lý do đã dẫn tới đến các điều tôi chấp nhận hay từ bỏ?
Trong đêm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh, tín hữu Công giáo lặp lại lời tuyên hứa Phép Rửa tội, Linh mục, với quyền Đức Kitô, hỏi mọi người:
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi việc của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Và, tiếp đó, mọi người tái xác nhận Đức Tin của mình.
4. Đáp lời Thiên Chúa: CON TIN.
Tổ tiên nhân loại đã kiêu ngạo: muốn bằng Thiên Chúa. Tội đó đã truyền cho các con cháu Adam-Evà. Nhưng Thiên Chúa thương yêu nhân loại vì Con Người mang hình ảnh như Chúa. Nên Thiên Chúa đã sai Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại.
a. Đức Tin.
Trong đoạn Tin Mừng Đức Kitô được Thánh Matthêu diễn tả nơi chương 9, câu 28. Vì có Đức Tin, nên hai người mù ấy tiến lại gần Đức Giêsu, Chúa hỏi họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin". Cũng như mọi Bí tích, Bí tích Rửa tội là Bí tích Đức Tin.
b. Khi nào và trong hoàn cảnh nào tôi (người dự tòng) trả lời Chúa: con tin.
Thiên Chúa không ngừng chỉ dạy, tỏ ra cho con người biết Ngài và tiếp tục nói với nhân loại qua mọi thời đại. Lời Thiên Chúa sẽ còn vang lên mãi cho những ai biết chân thành lắng nghe và khao khát đón nhận. Vậy tôi phải làm gì để có thể đón nhận biết Thiên Chúa? Để nghe tiếng Thiên Chúa, tôi cần có một tâm hồn khiêm tốn để đón nhận Thiên Chúa. "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Mt 11, 25-26). "Phận nữ tỵ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1,48).
Ngay khi biết Thiên Chúa, đã tìm học hỏi về Ngài và những gì về Ngài mà gần và dễ nhất là đến nhà thờ. Tại đây, tôi bắt đầu dự Thánh Lễ, làm quen với các người khác, trong đó có Cha Sở. Sau nhiều lần nghe giảng, tôi được hiểu Chúa nhiều hơn, trí tôi bắt đầu suy nghĩ về Đức Kitô và, hình như, con tim tôi bắt đầu để ý Người bị đóng trên Thánh giá, u sầu thãm và đáng thương. Dần dần, tôi thấy nhà thờ không còn xa lạ với tôi nữa. Ông Cha cũng thế. Một hôm, sau Thánh Lễ, tôi xin gặp Ông để xin được Rửa tội. Cha bảo phải học Đạo. Tôi đồng ý. Sau đó, Cha Sở giới thiệu một người hướng dẫn Giáo lý cho tôi. Việc tìm hiểu Thiên Chúa và Hội Thánh của Người bắt đầu…
Về hoàn cảnh mà các người dự tòng kể thì chúng ta thấy rằng mỗi người là một hoàn cảnh khác biệt. Từ những trường hợp đầy mơ mộng như gặp Chúa qua tình yêu lứa đôi và quyết định theo Chúa. Những người dự tòng khác thì do nhớ lại những gì mình đã được học trong Giáo lý, dạy tại các trường Công giáo. Nhiều dự tòng đã tìm dến Thiên Chúa qua các Tôn giáo khác. Vài người đã, vì trước sự qua đời hay gặp tai nạn của một thân nhân yêu quý, đã kêu gào sự nâng đở của Đấng Cứu chuộc, v.v..
Hướng về Quê Hương Việt-Nam ngày 30.04.1975, từ vực sâu của các trại tù cải tạo đau khổ sau, nơi con người hành hạ đồng loại, Thiên Chúa vẫn hiện diện giữa những người tù tập thể, không có bản án thì làm sao có thời hạn, các Tuyên úy và giáo dân đã hoạt động Tông đồ: cánh đồng Truyền giáo mở rộng. Hạt giống Đức Tin, được tưới bởi máu đào Tử Đạo Việt-Nam, đã lớn lên nơi nhiều ngàn người dự tòng. Họ đã theo Đức Kitô và đã được nhập vào hàng ngũ Dân Chúa qua Bí tích Rửa Tội.
Cách đây 35 năm, nhiều năm tháng sau ngày ‘quốc tang’ đó, hàng triệu người Việt khác lênh đênh trên biển cả, hãi hùng chống lại phong ba, bão tố, vận dụng sinh lực sắp tàn để chống lại hải tặc cường bạo, đã kêu ‘Chúa ơi’ và tin cậy nhờ nơi sức phù hộ của Ngài. Đến bờ bến Tự do, họ đã cảm tạ Thiên Chúa, học hỏi về Ngài và, nhờ Phép Rửa Tội, đã gia nhập Gia Đình Đức Kitô.
Đọc mạng vietcatholic.net ngày 01.04.2010, chúng tôi lưu ý bài: ‘Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa’ tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=78626, Anh JB. Nguyễn Hữu Vinh viết lại những điều ông ‘Già Làng Cứ A Ký’đã
kể chuyện theo, giữ, truyền và sống đạo của đương sự:
« Sinh trong gia đình ông vốn có truyền thống làm “quan” ở bản này, bố là trưởng bản thời Pháp. Lúc cướp chính quyền, ông tiếp làm trưởng bản rồi trưởng công an xã từ năm 1958 và chủ tịch xã rồi bí thư đảng ủy xã đến những năm 1990 mới nghỉ.
Lúc đó, người dân H’Mông sống nghèo đói và lạc hậu vì hãi nhiều con ma luôn ám ảnh. Thấy vậy, quyết đi tìm một con đường khác nhằm giúp đỡ mình và đồng bào mình thoát ra khỏi những hủ tục này. Qua đài Chân Lý Á Châu, ông nghe nói về Thiên Chúa rồi tìm hiểu và TIN. Năm 1991, ông quyết định vượt ra khỏi khu vực Mường La sang tận Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để học đạo. Khi Linh mục dạy đạo qua đời, Cha cho ông các ảnh tượng và tràng hạt mang về nhà và ông nói với gia đình: ‘Tao đã tìm được Chúa, bây giờ tao theo Chúa thôi chứ không theo con ma nữa. Tao không thể theo con ma, nếu không có ai theo thì một mình tao theo Chúa vậy thôi’.
Từ đó, ông sống theo đức Tin của mình, rồi cả ba gia đình anh em ông cùng theo đạo. Cuộc sống của họ vui hơn, có niềm tin vững chắc và nhất là không còn sợ con ma nữa. Ốm đau ông biết dùng thuốc chữa mà không phải cúng con ma… Ông nghe lời Cha, cho con cái theo học cái chữ… cuộc sống gia đình ông thay đổi hẳn lên » …
5. Tự do giao ước với Thiên Chúa: Nhận Bí tích RỬA TỘI.
a. Đời sống mới. Danh từ Rửa Tội (hay Thánh Tẩy) bắt nguồn từ nghi thức chính yếu là việc cử hành Bí tích này: người dự tòng được đổ nước trên đầu, nói lên ý nghĩa được mai táng với Đức Giêsu trong cái chết, để được sống lại với Người, trở thành "thọ tạo mới" (2Cr 5,17; G1 6,5). Người tân tòng sống đời sống mới trong Đức Kitô, được đón nhận Mình và Máu Đức Kitô.
Gia nhập vào Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô. Họ tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô. Trở thành phần tử của Hội Thánh, người Kitô hữu liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô và với anh em. Họ được quyền lãnh nhận các Bí tích sự sống, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh trợ giúp thiêng liêng. Đồng thời họ có bổn phận xây dựng Hội Thánh bằng tình hiệp thông và phục vụ nhau, vâng lời các vị lãnh đạo, tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của dân Thiên Chúa (x. GH 17; TG 7,23).
Rửa Tội là gia nhập Gia đình Công giáo, là Giáo hội đang sống ở trần gian. Ở đó, cuộc Sống Đạo không phải lúc nào cũng dễõ dàng, kể cả các Tông đồụ, Giáo sĩ hay Giáo dân. Chúng ta cần phải học hỏi Giáo lý, tìm đọc Phúc Aâm và cầu nguyện thêm. Giáo hội đang chiến đấu trầụn gian, nhờ thông công với Giáo hội khải hoàn, chúng ta nhận được sự cầu bào của các Thánh trước Thiên Chúa.
b. Giao hứa. Người dự tòng sẽ giao ước với Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành. Bí tích Rửa Tội là giao ước hoàn toàn tự do với Thiên Chúa, không phải trong một ngày, một tháng hay là một năm mà là trọn cuộc đời.
Hãy làm chứng nhân sự giao ước qua thời gian, sẳn sàng kháng cự mọi khó khăn gặp những khó khăn trên đường đời. Chúa trung thành luôn đồng hành với chúng ta.
Tóm lược. Sau khi Thiên Chúa dụng Con Nguời gống hình ảnh Ngài, tổ tiên chúng ta, Ađam và Evà, đã phạm tội không vâng lời Ngài. Vì thương chúng ta và muốn chúng ta trở về vị trí Con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu cứu chuộc Nhân Loại bằng chịu chết trên Cây Thánh Giá và đã Sống Lại. Tuy nhiên, sự cứu chuộc của Thiên Chúa cần sự cộng tác của chúng ta bằng cách tự do nhận lãnh bí tích Rửa Tội để được sạch tội Tổ tông và tội mình làm.
Từ đó, chúng ta gia nhập Hội thánh Công giáo, nơi đó chúng ta sẽ SỐNG ĐẠO.
(Còn nữa)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức GH Bênêđíctô XVI và vụ Murphy
Vũ Văn An
00:32 06/04/2010
Trong số các bài viết về Đức Bênêđíctô XVI gần đây liên quan đến vụ cố linh mục Murphy của Giáo Phận Milwaukee, Wisconsin, Hoa Kỳ lạm dụng tình dục cách nay hơn 40 năm, rất ít bài viết cho thấy đầy đủ các chi tiết ngược xuôi của vấn đề. Riêng bài viết đăng trên trang mạng popebenedictxvinews.blogspot.com ngày 27 tháng 3 năm 2010 có hơi khác. Chúng tôi cho đăng nguyên văn bài viết ấy sau đây:
Trước hết là lời tố cáo
Laurie Goodstein, trong bài “Vatican Declined to Defrock U.S. Priest Who Abused Boys” (Vatican từ khước không lột áo dòng một linh mục Hoa Kỳ từng lạm dụng các bé trai) đẳng trên tờ Nữu Ước Thời Báo ngày 24 tháng 3 năm 2010, đã tố cáo rằng “các viên chức cao cao cấp của Vatican, trong đó có vị giáo hoàng tương lai Bênêđictô XVI, đã không chịu lột áo dòng một linh mục từng xách nhiễu tình dục đến 200 bé trai bị điếc, mặc dù một số vị giám mục Hoa Kỳ đã liên tiếp cảnh giác họ rằng không hành động về vấn đề này sẽ gây bối rối cho Giáo Hội”. Thư từ nội bộ do các vị giám mục Wisconsin trực tiếp gửi cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, giáo hoàng tương lai, chứng tỏ rằng trong khi các viên chức Giáo Hội đang vật lộn với vấn đề có nên bãi nhiệm vị linh mục này không, thì ưu tiên hàng đầu của họ vẫn là che chở cho Giáo Họi khỏi bị tai tiếng…
Vụ Wisconsin này liên quan tới một linh mục Hoa Kỳ, Cha Lawrence C. Murphy, người từng làm việc tại một trường nổi tiếng chăm sóc các trẻ em điếc từ năm 1950 tới năm 1974. Nhưng đây chỉ là một trong hàng ngàn vụ đã được các vị giám mục, trong nhiều thập niên qua, chuyển trình cho văn phòng Vatican gọi là Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, do Đức Hồng Y Ratzinger lãnh đạo từ năm 1981 tới năm 2005. Ngày nay Thánh Bộ này vẫn còn là văn phòng phải quyết định việc liệu các linh mục bị tố giác có nên chịu các phiên xử đầy đủ theo giáo luật và bị lột áo dòng hay không.
Năm 1996, Đức Hồng Y Ratzinger không trả lời 2 lá thư về vụ này do (Đức Cha) Rembert G. Weakland, Tổng Giám Mục Milwaukee lúc đó, đệ trình. Tám tháng sau, vị thứ hai đứng đầu Văn Phòng Tín Lý, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, nay là Quốc Vụ Khanh của Vatican, ra chỉ thị cho các vị giám mục Wisconsin bắt đầu một phiên xử bí mật theo giáo luật, một phiên xử có thể dẫn tới việc bãi nhiệm Cha Murphy. Nhưng Đức Hồng Y Bertone cho ngưng diễn trình ấy sau khi Cha Murphy đích thân viết cho Đức Hồng Y Ratzinger phản đối cho rằng không nên đem ngài ra xét xử vì ngài đã hối lỗi rồi và sức khoẻ đang không tốt, vả lại vụ việc nằm bên ngoài thẩm quyền của Giáo Hội. Lúc gần cuối đời mình, Cha Murphy viết cho Đức Hồng Y Ratzinger như sau: “Một cách đơn giản, con muốn được sống hết quãng đời còn lại trong phẩm giá linh mục của con. Con xin Đức Hồng Y giúp con trong việc này”. Hồ sơ không cho thấy một trả lời nào từ Đức Hồng Y Ratzinger.
Tờ Nữu Ước Thời Báo trưng dẫn làm bằng chứng “các lá thư giữa các vị giám mục và Vatican, các tuyên bố hữu thệ (affidavit) của các nạn nhân, các ghi chép viết tay của một chuyên viên về các rối loạn tính dục từng phỏng vấn Cha Murphy và các biên bản của phiên họp cuối cùng tại Vatican về vụ này”. Cũng theo tờ Nữu Ước Thời Báo, “Cha Murphy không những không bao giờ bị xử hay bị kỷ luật bởi hệ thống công lý riêng của Giáo Hội, mà còn được cảnh sát và các công tố viên bỏ qua, không xét tới các báo cáo của các nạn nhân”.
Các tài liệu cho thấy: ba vị tổng giám mục liên tiếp tại Wisconsin đã được báo cáo rằng Cha Murphy hiện đang lạm dụng tính dục các trẻ em, nhưng cả ba vị đều không bao giờ phúc trình việc ấy cho các thẩm quyền hình sự hay dân sự. Thay vì bị kỷ luật, Cha Murphy đã được Đức Tổng Giám Mục William E. Cousins của Milwaukee âm thầm thuyên chuyển qua Giáo Phận Superiors thuộc Miền Bắc Wisconsin năm 1974, nơi ngài sống 24 năm còn lại, tự do làm việc với trẻ em tại các giáo xứ, các trường học và, như vụ kiện tố cáo, cả một trung tâm giam giữ vị thành niên nữa. Ngài qua đời năm 1998, vẫn còn là một linh mục.
Trả lời của Vatican
Cùng ngày Thứ Tư, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Vatican, đã gửi cho tờ Nữu Ước Thời Báo một thư trả lời, nguyên văn như sau:
Trường hợp đầy thảm kịch của Cha Lawrence Murphy, một linh mục của Tổng Giáo Phận Milwaukee, liên hệ đặc biệt tới các nạn nhân đáng thương từng chịu nhiều đau khổ khủng khiếp vì hành động của ngài. Khi lạm dụng tình dục các trẻ em khiếm thính, Cha Murphy đã phạm luật và, quan trọng hơn nữa, còn phạm niềm tin tưởng thánh thiêng từng được các nạn nhân đặt trọn nơi ngài.
Giữa thập niên 1970, một số nạn nhân của Cha Murphy phúc trình việc lạm dụng của ngài cho các thẩm quyền dân sự. Lúc ấy các thẩm quyền này có điều tra về ngài; tuy nhiên, theo phúc trình của báo chí, việc điều tra ấy đã bị ngưng lại. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ được thông tri về vấn đề ấy mãi hai mươi năm sau.
Trong vụ này, người ta cho rằng có một mối liên hệ giữa việc áp dụng điều khoản “Crimen sollicitationis” và việc không phúc trình tội lạm dụng trẻ em cho các nhà cầm quyền dân sự. Nhưng thực ra không hề có một liên hệ như thế. Thực vậy, trái với một số tuyên bố được loan truyền trong báo giới, cả điều khoản “Crimen” lẫn Bộ Giáo Luật đều không bao giờ ngăn cấm việc phúc trình tội lạm dụng trẻ em cho các thẩm quyền chấp pháp.
Cuối thập niên 1990, sau gần hai thập niên qua đi kể từ khi sự lạm dụng được phúc trình cho các các viên chức giáo phận và cho cảnh sát, lần đầu tiên, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin mới được trình bày vấn nạn phải xử lý vụ Murphy ra sao về phương diện giáo luật. Sở dĩ Thánh Bộ được thông tri về vấn đề này, là vì nó liên hệ tới việc gạ gẫm mua dâm (sollicitation) trong toà giải tội, một việc vi phạm tới Bí Tích Thống Hối. Điều quan trọng cần ghi là vấn đề giáo luật trình bày với Thánh Bộ không liên quan hệ gì tới bất cứ diễn biến dân sự hay hình sự có thể có chống lại cha Murphy.
Trong những trường hợp như thế, Bộ Giáo Luật không dự liệu các hình phạt tự động, nhưng khuyến cáo rằng một phán quyết phải được đưa ra, không loại trừ hình phạt nặng nhất của giáo luật là bãi nhiệm khỏi bậc sống giáo sĩ (xem giáo luật điều 1395, tiết 2). Vì các sự kiện: Cha Murphy đã già và sức khỏe rất yếu, vả lại ngài đang sống ẩn cư và không bị tố giác một hành vi lạm dụng nào trong suốt hơn 20 năm qua, nên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin gợi ý rằng Đức Tổng Giám Mục Milwaukee nên xem sét giải quyết tình thế, thí dụ như hạn chế thừa tác vụ công khai của Cha Murphy và đòi Cha Murphy phải nhận đầy đủ trách nhiệm về tính nặng nề trong các hành vi của mình. Cha Murphy qua đời gần như 4 tháng sau đó, mà không có biến cố gì thêm xẩy ra.
Các trả lời sau đó
Jimmy Akin, trong bài “Cardinal Ratzinger An Evil Monster?” (Đức Hồng Y Ratzinger Một Quái Vật Ác?), viết cho tờ the National Catholic Register, đã phân tích từng điểm các lời tố giác và các bằng chứng (cũng như thiếu bằng chứng) của Vụ Murphy. Còn Michael Sean Winters, trên tạp chí America, qua bài “Shame on the New York Times” đã viết: “… tôi nhìn nhận rằng có một điều gì đó trong luận điểm cho rằng quyền của được kể lại câu truyện của mình, được nhận công lý vì các tội ác chống lại mình của các nạn nhân đòi phải có một sự xét xử theo giáo luật đối với vị linh mục, bất kể tình trạng thể lý của ngài. Tôi nhìn nhận rằng có một sự lạnh lùng trong thư từ trao đổi, xem ra tập chú vào tai tiếng của Giáo Hội nhiều hơn là vào quyền lợi các nạn nhân. Tôi nhìn nhận rằng chính các nạn nhân bị vị linh mục lạm dụng, chứ không phải Đức Hồng Y Ratzinger, mới có quyền quyết định tỏ lòng thương xót Cha Murphy lúc nào và cách nào. Không khó khăn gì để thấy rằng Đức Hồng Y Ratzinger dám quyết định sai trong vụ này, nhưng tôi cho rằng trong các tài liệu do tờ Nữu Ước Thời Báo trình bày, không có điều gì có thể gợi ý cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger đáng bị khiển trách về phương diện luân lý đối với chính sự lạm dụng hay đối với bất cứ sự che đậy nào về nó. Và chắc chắn tờ Nữu Ước Thời Báo đã gợi ý điều ấy dù các tài liệu không hỗ trợ lời kết án ấy.
Phil Lawler, trong bài “The Pope and the Murphy case: what the New York Times story didn't tell you” (Đức Giáo Hoàng và Vụ Murphy: những điều mà câu truyện của Nữu Ước Thời Báo không cho bạn biết) trên trang mạng CatholicCulture.com, đã khảo sát các bằng chứng và thấy rằng... “đây là một câu truyện về sự thất bại đáng chê trách của tổng giáo Phận Milwaukee không chịu kỷ luật một linh mục nguy hiểm, và các cố gắng trễ nải của Đức Tổng Giám Mục Weakland (đất yếu!), người chẳng bao lâu sau đã trở thành chủ đề cho một tai tiếng lớn, trong việc hoán chuyển trách nhiệm cho Rôma”.
Nhân dịp này, Lawler liệt kê mấy điểm đáng lưu ý sau đây:
1. Theo tờ Nữu Ước Thời Báo, các tố cáo Cha Lawrence Murphy lạm dụng đã bắt đầu có từ năm 1955 và tiếp diễn cho tới năm 1974. Vatican được thông báo lần đầu năm 1996, 40 năm sau khi các viên chức Giáo Hội tại Wisconsin biết vấn đề lần thứ nhất. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội địa phương đáng lẽ phải có hành động ngay từ thập niên 1950. Nhưng họ đã không hành động.
2. Theo thủ tục tiêu chuẩn do giáo luật đòi hỏi, Vatican phải giữ kín đáo các cuộc điều tra của mình. Nhưng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin không bao giờ ngăn cấm các cuộc điều tra khác.
3. Đức TGM Cousins của Milwaukee đáng lẽ phải ngưng không cho Cha Murphy thi hành thừa tác vụ linh mục từ năm 1974, khi ngài biết chắc vị linh mục này phạm các hành vi tồi bại. Nhưng ngài đã không làm như thế.
4. Sau khi đã phúc trình Vụ Murphy cho Vatican, Đức TGM Weakland rõ ràng muốn một phúc đáp ngay lập tức, và rất không vui khi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ phúc đáp 8 tháng sau. Nhưng chính tổng giáo phận Milwaukee đã đợi cả hàng thập niên mới thông báo vụ việc cho Vatican thì sao? Kết quả là Cha Murphy qua đời chỉ sau đó mấy tháng.
Các thư từ cho thấy Đức TGM Weakland hành động không hẳn vì ngài muốn bảo vệ công chúng khỏi một linh mục lạm dụng, nhưng vì ngài muốn tránh né sự phản ứng lớn lao của công chúng mà ngài tiên đoán sẽ xảy ra nếu Cha Murphy không bị kỷ luật.
Trên tờ The Times của Anh, Damien Thompson viết trong bài "smells a stitch up" rằng: Murphy? Có tội là cái chắc. Một số vị giám mục thì sao? Cũng vậy. Nhưng sự kiện năm 1996 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger có thể chuẩn y quyết định không theo đuổi thêm nữa các thủ tục giáo luật phức tạp chống lại Cha Murphy vì lý do vị linh mục này lúc ấy đang sắp chết thì tôi không thấy súng nào có khói cả. Tuy nhiên, tôi có cảm giác khá mạnh rằng kẻ thù của Đức Giáo Hoàng, kể cả các kẻ thù của ngài ở trong Giáo Hội, đang ra sức một cách tuyệt vọng tìm cho ra tội đồng lõa nghiêm trọng của ngài trong vụ lạm dụng trẻ em này. Bởi vì điều ấy quá tiện lợi, phải không? Như ký giả Riccardo Cascioli của tờ Avvenire từng kết luận: Tài liệu do tờ Nữu Ước Thời Báo công bố tự mâu thuẫn với chính mình, khi tố cáo Đức Hồng Y Ratzinger không đủ đảm lược trong vụ một linh mục Hoa Kỳ bị Giáo Hội trừng trị vì hành vi đồng dâm nam (pederasty).
Tin cập nhật
Cha Raymond J. de Souza trên tờ National Review, trong một bài trả lời tờ Nữu Ước Thời Báo, cho hay cần phải lưu ý các hoàn cảnh sau đây:
Câu truyện của tờ Nữu Ước Thời Báo có hai nguồn. Nguồn thứ nhất là các luật sư đang có một vụ kiện dân sự chờ sẵn chống lại Toà Tổng Giám Mục Milwaukee. Một trong các luật sư này, ông Jeffrey Anderson, cũng có nhiều vụ kiện đệ trình sẵn ở Tối Cao Pháp Viện Mỹ chống lại Tòa Thánh. Ông ta có quyền lợi tài chánh trong vấn đề đang được phúc trình.
Nguồn thứ hai là Đức Cha Rembert Weakland, TGM về hưu của Milwaukee. Vị giám mục này hiện là người mất uy tín và mất danh dự nhất trong hàng giám mục Mỹ, được biết đến nhiều như là người xử lý rất tồi nhiều vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục lúc còn tại chức, và từng phạm tội sử dụng 450,000 dollars qũy của tổng giáo phận để bịt miệng (hush money) người tình đồng tính cũ lúc ấy đang tống tiền ngài. Đức TGM Rembert Weakland là người chịu trách nhiệm vụ Cha Murphy trong suốt thời gian từ năm 1977 tới năm 1998, là năm Cha Murphy qua đời. Từ lâu ngài vẫn cay đắng về việc vì quản trị kém Tổng Giáo Phận Milwaukee nên ngài đã không được cảm tình của cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Đức Hồng Y Ratzinger. Việc mất cảm tình này xẩy ra trước cả lúc ngài bị phát giác dùng tiền của giáo dân để bịt miệng người tình cũ. Thành thử, chỉ nhìn thoáng qua, cũng đủ thấy chứng cớ của ngài không đáng tin cậy.
Laurie Goodstein, tác giả bài báo trên Nữu Ước Thời Báo, gần đây vốn có giây mơ rễ má với Đức TGM Weakland. Năm ngoái, nhân ngày phát hành cuốn tự truyện của ngài, Goodstein có viết một bài có thiện cảm một cách khác thường, trong đó, cô dấu rất kỹ mọi tố cáo nặng nề nhất chống lại ngài (Nữu Ước Thời Báo, 14 tháng 5, 2009).
Một cuộc biểu tình đã xẩy ra tại Rôma vào hôm Thứ Sáu, trùng với việc công bố câu truyện của tờ Nữu Ước Thời Báo. Người ta thắc mắc làm thế nào những nhà tranh đấu Mỹ lại có mặt ở Rôma để biểu tình và phân phối các tài liệu được Nữu Ước Thời Báo phổ biến vào đúng hôm đó, nếu đó không phải là một chiến dịch có phối hợp, chứ không phải chỉ thuần là một việc phúc trình vô tư.
Cũng lại tin cập nhật
Cha Thomas T. Brundage, JCL, người từng giám sát các thủ tục giáo luật chống lại Cha Murphy, trên tờ The Catholic Anchor số ngày 29 tháng 3 năm 2010, đã thách thức tờ Nữu Ước Thời Báo về tính chân thực của nó như sau:
“Tôi xin giới hạn các lời bình luận của tôi vì lời tuyên thệ của tôi trong tư cách một luật gia giáo luật và là một thẩm phán của giáo hội. Tuy nhiên, vì tên tôi và các lời bình luận của tôi về vấn đề vụ việc Cha Murphy đã bị người ta mặc tình trích dẫn sai lạc trên tờ Nữu Ước Thời Báo và trên hơn 100 tờ báo và tập san liên mạng khác, nên tôi thấy cần phải tự do nói ra một phần trong câu truyện về vụ xử án của Cha kể từ lúc đầu.
Vì thấy việc phúc trình về vụ này thiếu chính xác và nghèo nàn về phương diện sự kiện, nên tôi cũng xin viết vì ý thức mình có nhiệm vụ đối với sự thật. Sự kiện tôi chủ tọa vụ xử này nhưng chưa hề được một cơ quan báo chí nào tiếp xúc xin bình luận cũng đủ nói lên nhiều điều”.
Nói về việc phúc trình thiếu chính xác trên tờ Nữu Ước Thời Báo, Cha Brundage cho hay tờ báo này, cũng như hãng tin Associated Press, và nhiều tờ báo khác cùng sử dụng các nguồn tin này, dù chưa bao giờ liên lạc với ngài nhưng đã mặc tình trích dẫn ngài một cách sai lạc. Hầu hết các trích dẫn này người đọc có thể tìm thấy trên mạng trong thư từ giữa Tòa Thánh và Tổng Giáo Phận Milwaukee. “Trong một tài liệu viết tay đề ngày 31 tháng 10 năm 1997, người ta bảo tôi đã nói rằng ‘có khả năng là tình thế này dám trở nên khủng khiếp nhất, xét về con số, và đặc biệt vì đây là những người bị thách thức về thể lý, dễ bị thương tổn’. Họ cũng bảo là tôi còn nói ‘trẻ em đã bị tiếp cận ngay trong tòa giải tội nơi câu hỏi về cắt bì đã bắt đầu cho việc gạ gẫm mua dâm’”.
Vấn đề là những lời gán cho cha Brundage trên đây được viết tay. Nhưng Cha không bao giờ viết ra tài liệu ấy, mà tuồng chữ viết tay cũng không phải của ngài nốt. Cú pháp thì có thể tương tự như cú pháp của cha, nhưng cha không biết ai đã viết ra những lời tuyên bố như thế, ấy thế mà Cha vẫn bị gán ghép là đã nói ra những lời ấy. Cha bảo một sinh viên báo chí tại Đại Học Marquette, dù mới học năm đầu, cũng đã được dạy phải kiểm soát tới kiểm soát lui các lời trích dẫn. Thế mà ở đây, không hề có ai đã cất công đi hỏi ngài xem nguồn tài liệu ấy có đích thị là của ngài hay không. Nhận rõ sự thật cần nhiều thì giờ, nhưng Nữu Ước Thời Báo, hãng tin Associated Press và nhiều tờ báo khác đã không chịu mất thì giờ như thế để chắc chắn điều mình nói đúng sự thật. Tài liệu cũng nói trong một bức thư do Đức TGM Weakland gửi cho tổng thư ký Bộ Tín Lý Đức Tin hồi ấy là Đức TGM Tarcisio Bertone ngày 19 tháng 8 năm 1998, có viết rằng ngài chỉ thị cho Cha Brundage phải giảm bớt các thủ tục chống lại Cha Murphy. Dù Cha Murphy qua đời sau đó chỉ có hai ngày, nhưng sự thực là vào ngày Cha qua đời, ngài vẫn là một bị cáo trong một phiên xử hình sự của Giáo Hội. Hình như không ai biết việc này.
Điều thứ hai liên quan tới vai trò của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó trong vụ việc này, Cha Brundage cho hay không có lý do gì khiến Cha tin là Đức Hồng Y có liên lụy gì. “Đặt vấn đề này trước ngưỡng cửa nhà ngài là một bước nhẩy vọt quá lớn về luận lý và thông tin”.
Điều thứ ba: thẩm quyền thụ lý các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em, vào năm 2001, đã được chuyển từ Tòa Tối Cao Rôma (Roman Rota) qua Bộ Tín Lý Đức Tin do Đức HY Ratzinger cầm đầu lúc đó. Cho tới lúc ấy, phần lớn các vụ kháng án đều phải đệ trình cho Tòa Tối Cao và theo kinh nghiệm của Cha Brundage, thì các vụ xử bị “ngâm tôm” khá lâu ở đấy. Nhưng khi đã chuyển qua Bộ Tín Lý Đức Tin, thì các vụ lam dụng này được xử khá nhanh chóng, công bình và lưu ý tới quyền lợi của mọi phe liên hệ nhiều hơn. “Tôi không hoài nghi gì điều ấy là do công của Đức HY Ratzinger lúc ấy”.
Thứ tư, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trên nhiều diễn đàn quốc tế, đã liên tiếp xin lỗi về sự nhuốc nha xấu hổ của nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Điều ấy trước đây chưa hề có. Ngài đã đích thân gặp các nạn nhân. Ngài cũng đã ra chỉ thị cho toàn thể các hội đồng giám mục về vấn đề này, cụ thể nhất là Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan mới đây. Theo cha Brundage, “Ngài vốn là người vừa phản vừa đồng động (reactive and proactive) nhất trong số các viên chức của giáo hội thế giới liên quan đến tệ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Thay vì đổ lỗi cho ngài đã không chịu hành động về lãnh vực này, ta phải nhìn nhận ngài là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và đầy hiệu năng trong những vấn đề như thế”.
Cuối cùng, suốt 25 năm qua, trong Giáo Hội, nhiều hành động mạnh mẽ đã được đưa ra nhằm tránh tai hại cho trẻ em. Các ứng viên chủng sinh đã được thẩm định cặn kẽ về phương diện tâm sinh lý trước khi được nhận vào chủng viện. Hầu như mọi chủng sinh đều tập trung cố gắng vào việc tạo ra các môi trường yên ổn cho trẻ em. Trong một thập niên qua, con số lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ chỉ còn rất ít.
Cái nhìn của một người thệ phản
Đúng hơn phải nói là của một nhà thần học thuộc phái Luthêrô. Đó là ông John Stephenson, viết trên tờ Logia, một tập san thần học của phái Luthêrô, nhân những cuộc tấn công gần đây vào Đức Bênêđictô XVI. Theo nhà thần học này, không ai lạ gì những cuộc tấn công ấy. Vì chúng đã từng xẩy ra suốt 30 năm qua. Ngay trước khi được bầu làm giáo hoàng vào năm 2005, Đức Bênêđíctô XVI từng thường xuyên bị một số đồng hương chế riễu là Panzerkardinal (hồng y xe tăng) và bị Bắc Mỹ biếm họa là “Chấp Pháp Viên” hay tệ hơn thế “Rottweiler” (chó bécgiê). Gốc rễ những châm biếm ấy ít nhất cũng có từ lúc ra đời Phúc Trình Ratzinger năm 1985, thuật lại cuộc phỏng vấn ngài bởi nhà báo Ý Vittorio Messori, trong đó, ngài dám chất vấn khuynh hướng cấp tiến, duy hiện đại (modernist) trong các trình thuật về Vatican II và các áp dụng sai lầm về Công Đồng này. Trước đó, là việc một nhà khoa bảng nặng ký của Đức nhẩy khỏi một toà giám mục chính để trở thành một viên chức lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Nhưng theo Stephenson, người quan sát tinh tường hẳn phải nhận ra một sự cân xứng hết sức rõ ràng giữa những thoá mạ trên và con người ăn nói dịu dàng luôn tránh né cường điệu (hyperbole) như một thứ bệnh dịch. Dù thánh bộ do ngài lãnh đạo gần một phần tư thế kỷ vốn là hậu duệ của Tòa Dị Giáo (Inquitision) thế kỷ 16, nhưng các biện pháp kỷ luật do Thánh Bộ này ban hành chỉ nhằm chống lại một số ít những nhà Duy Hiện Đại cuồng dại nhất, mà thực tế đều là những người bỏ đạo cực đoan nhất. Mà các biện pháp ấy cũng chả có chi khắc nghiệt, chỉ như cái đánh nhẹ vào cổ tay. Hans Kung, một tác nhân cực kỳ phản liên tục tính và là ngôi sao đấm đá hàng đầu về thần học, cũng chỉ mất quyền dạy thần học trong tư cách đại biểu có bài sai (accredited) của huấn quyền, nhưng dù minh nhiên bác bỏ thần tính của Chúa Kitô, ông ta vẫn duy trì được tư cách linh mục chính ngạch (incardinated) của Giáo Hội Rôma, và nhờ thế vẫn hưởng được nhiều lợi thế và danh tiếng nhờ cái mác người chống đối chính của Rôma. Nếu thay vì Ratzinger, ông ta lên nắm cái chức hồng y bộ trưởng đầu năm 1981, thì chắc là nhiều giới trong Giáo Hội còn phải khốn đốn hơn thế nhiều. “Không lực lượng nào phản tự do cho bằng một anh tự do lên cầm quyền!”
Vả lại, khi một ai đó chịu khó đọc kỹ các trước tác suốt 60 năm qua của Ratzinger, họ hẳn phải rất đỗi ngạc nhiên khi tìm ra cái chủ trương trung dung (centrist) của ngài trong tinh cầu thần học Công Giáo Rôma. Ngài là nhà “bảo thủ” nhẹ nhất. Cái nhãn hiệu “cực bảo thủ” mà báo giới có thói quen gán cho ngài quả là đáng buồn cười.
Trước hết là lời tố cáo
Laurie Goodstein, trong bài “Vatican Declined to Defrock U.S. Priest Who Abused Boys” (Vatican từ khước không lột áo dòng một linh mục Hoa Kỳ từng lạm dụng các bé trai) đẳng trên tờ Nữu Ước Thời Báo ngày 24 tháng 3 năm 2010, đã tố cáo rằng “các viên chức cao cao cấp của Vatican, trong đó có vị giáo hoàng tương lai Bênêđictô XVI, đã không chịu lột áo dòng một linh mục từng xách nhiễu tình dục đến 200 bé trai bị điếc, mặc dù một số vị giám mục Hoa Kỳ đã liên tiếp cảnh giác họ rằng không hành động về vấn đề này sẽ gây bối rối cho Giáo Hội”. Thư từ nội bộ do các vị giám mục Wisconsin trực tiếp gửi cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, giáo hoàng tương lai, chứng tỏ rằng trong khi các viên chức Giáo Hội đang vật lộn với vấn đề có nên bãi nhiệm vị linh mục này không, thì ưu tiên hàng đầu của họ vẫn là che chở cho Giáo Họi khỏi bị tai tiếng…
Vụ Wisconsin này liên quan tới một linh mục Hoa Kỳ, Cha Lawrence C. Murphy, người từng làm việc tại một trường nổi tiếng chăm sóc các trẻ em điếc từ năm 1950 tới năm 1974. Nhưng đây chỉ là một trong hàng ngàn vụ đã được các vị giám mục, trong nhiều thập niên qua, chuyển trình cho văn phòng Vatican gọi là Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, do Đức Hồng Y Ratzinger lãnh đạo từ năm 1981 tới năm 2005. Ngày nay Thánh Bộ này vẫn còn là văn phòng phải quyết định việc liệu các linh mục bị tố giác có nên chịu các phiên xử đầy đủ theo giáo luật và bị lột áo dòng hay không.
Năm 1996, Đức Hồng Y Ratzinger không trả lời 2 lá thư về vụ này do (Đức Cha) Rembert G. Weakland, Tổng Giám Mục Milwaukee lúc đó, đệ trình. Tám tháng sau, vị thứ hai đứng đầu Văn Phòng Tín Lý, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, nay là Quốc Vụ Khanh của Vatican, ra chỉ thị cho các vị giám mục Wisconsin bắt đầu một phiên xử bí mật theo giáo luật, một phiên xử có thể dẫn tới việc bãi nhiệm Cha Murphy. Nhưng Đức Hồng Y Bertone cho ngưng diễn trình ấy sau khi Cha Murphy đích thân viết cho Đức Hồng Y Ratzinger phản đối cho rằng không nên đem ngài ra xét xử vì ngài đã hối lỗi rồi và sức khoẻ đang không tốt, vả lại vụ việc nằm bên ngoài thẩm quyền của Giáo Hội. Lúc gần cuối đời mình, Cha Murphy viết cho Đức Hồng Y Ratzinger như sau: “Một cách đơn giản, con muốn được sống hết quãng đời còn lại trong phẩm giá linh mục của con. Con xin Đức Hồng Y giúp con trong việc này”. Hồ sơ không cho thấy một trả lời nào từ Đức Hồng Y Ratzinger.
Tờ Nữu Ước Thời Báo trưng dẫn làm bằng chứng “các lá thư giữa các vị giám mục và Vatican, các tuyên bố hữu thệ (affidavit) của các nạn nhân, các ghi chép viết tay của một chuyên viên về các rối loạn tính dục từng phỏng vấn Cha Murphy và các biên bản của phiên họp cuối cùng tại Vatican về vụ này”. Cũng theo tờ Nữu Ước Thời Báo, “Cha Murphy không những không bao giờ bị xử hay bị kỷ luật bởi hệ thống công lý riêng của Giáo Hội, mà còn được cảnh sát và các công tố viên bỏ qua, không xét tới các báo cáo của các nạn nhân”.
Các tài liệu cho thấy: ba vị tổng giám mục liên tiếp tại Wisconsin đã được báo cáo rằng Cha Murphy hiện đang lạm dụng tính dục các trẻ em, nhưng cả ba vị đều không bao giờ phúc trình việc ấy cho các thẩm quyền hình sự hay dân sự. Thay vì bị kỷ luật, Cha Murphy đã được Đức Tổng Giám Mục William E. Cousins của Milwaukee âm thầm thuyên chuyển qua Giáo Phận Superiors thuộc Miền Bắc Wisconsin năm 1974, nơi ngài sống 24 năm còn lại, tự do làm việc với trẻ em tại các giáo xứ, các trường học và, như vụ kiện tố cáo, cả một trung tâm giam giữ vị thành niên nữa. Ngài qua đời năm 1998, vẫn còn là một linh mục.
Trả lời của Vatican
Cùng ngày Thứ Tư, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Vatican, đã gửi cho tờ Nữu Ước Thời Báo một thư trả lời, nguyên văn như sau:
Trường hợp đầy thảm kịch của Cha Lawrence Murphy, một linh mục của Tổng Giáo Phận Milwaukee, liên hệ đặc biệt tới các nạn nhân đáng thương từng chịu nhiều đau khổ khủng khiếp vì hành động của ngài. Khi lạm dụng tình dục các trẻ em khiếm thính, Cha Murphy đã phạm luật và, quan trọng hơn nữa, còn phạm niềm tin tưởng thánh thiêng từng được các nạn nhân đặt trọn nơi ngài.
Giữa thập niên 1970, một số nạn nhân của Cha Murphy phúc trình việc lạm dụng của ngài cho các thẩm quyền dân sự. Lúc ấy các thẩm quyền này có điều tra về ngài; tuy nhiên, theo phúc trình của báo chí, việc điều tra ấy đã bị ngưng lại. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ được thông tri về vấn đề ấy mãi hai mươi năm sau.
Trong vụ này, người ta cho rằng có một mối liên hệ giữa việc áp dụng điều khoản “Crimen sollicitationis” và việc không phúc trình tội lạm dụng trẻ em cho các nhà cầm quyền dân sự. Nhưng thực ra không hề có một liên hệ như thế. Thực vậy, trái với một số tuyên bố được loan truyền trong báo giới, cả điều khoản “Crimen” lẫn Bộ Giáo Luật đều không bao giờ ngăn cấm việc phúc trình tội lạm dụng trẻ em cho các thẩm quyền chấp pháp.
Cuối thập niên 1990, sau gần hai thập niên qua đi kể từ khi sự lạm dụng được phúc trình cho các các viên chức giáo phận và cho cảnh sát, lần đầu tiên, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin mới được trình bày vấn nạn phải xử lý vụ Murphy ra sao về phương diện giáo luật. Sở dĩ Thánh Bộ được thông tri về vấn đề này, là vì nó liên hệ tới việc gạ gẫm mua dâm (sollicitation) trong toà giải tội, một việc vi phạm tới Bí Tích Thống Hối. Điều quan trọng cần ghi là vấn đề giáo luật trình bày với Thánh Bộ không liên quan hệ gì tới bất cứ diễn biến dân sự hay hình sự có thể có chống lại cha Murphy.
Trong những trường hợp như thế, Bộ Giáo Luật không dự liệu các hình phạt tự động, nhưng khuyến cáo rằng một phán quyết phải được đưa ra, không loại trừ hình phạt nặng nhất của giáo luật là bãi nhiệm khỏi bậc sống giáo sĩ (xem giáo luật điều 1395, tiết 2). Vì các sự kiện: Cha Murphy đã già và sức khỏe rất yếu, vả lại ngài đang sống ẩn cư và không bị tố giác một hành vi lạm dụng nào trong suốt hơn 20 năm qua, nên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin gợi ý rằng Đức Tổng Giám Mục Milwaukee nên xem sét giải quyết tình thế, thí dụ như hạn chế thừa tác vụ công khai của Cha Murphy và đòi Cha Murphy phải nhận đầy đủ trách nhiệm về tính nặng nề trong các hành vi của mình. Cha Murphy qua đời gần như 4 tháng sau đó, mà không có biến cố gì thêm xẩy ra.
Các trả lời sau đó
Jimmy Akin, trong bài “Cardinal Ratzinger An Evil Monster?” (Đức Hồng Y Ratzinger Một Quái Vật Ác?), viết cho tờ the National Catholic Register, đã phân tích từng điểm các lời tố giác và các bằng chứng (cũng như thiếu bằng chứng) của Vụ Murphy. Còn Michael Sean Winters, trên tạp chí America, qua bài “Shame on the New York Times” đã viết: “… tôi nhìn nhận rằng có một điều gì đó trong luận điểm cho rằng quyền của được kể lại câu truyện của mình, được nhận công lý vì các tội ác chống lại mình của các nạn nhân đòi phải có một sự xét xử theo giáo luật đối với vị linh mục, bất kể tình trạng thể lý của ngài. Tôi nhìn nhận rằng có một sự lạnh lùng trong thư từ trao đổi, xem ra tập chú vào tai tiếng của Giáo Hội nhiều hơn là vào quyền lợi các nạn nhân. Tôi nhìn nhận rằng chính các nạn nhân bị vị linh mục lạm dụng, chứ không phải Đức Hồng Y Ratzinger, mới có quyền quyết định tỏ lòng thương xót Cha Murphy lúc nào và cách nào. Không khó khăn gì để thấy rằng Đức Hồng Y Ratzinger dám quyết định sai trong vụ này, nhưng tôi cho rằng trong các tài liệu do tờ Nữu Ước Thời Báo trình bày, không có điều gì có thể gợi ý cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger đáng bị khiển trách về phương diện luân lý đối với chính sự lạm dụng hay đối với bất cứ sự che đậy nào về nó. Và chắc chắn tờ Nữu Ước Thời Báo đã gợi ý điều ấy dù các tài liệu không hỗ trợ lời kết án ấy.
Phil Lawler, trong bài “The Pope and the Murphy case: what the New York Times story didn't tell you” (Đức Giáo Hoàng và Vụ Murphy: những điều mà câu truyện của Nữu Ước Thời Báo không cho bạn biết) trên trang mạng CatholicCulture.com, đã khảo sát các bằng chứng và thấy rằng... “đây là một câu truyện về sự thất bại đáng chê trách của tổng giáo Phận Milwaukee không chịu kỷ luật một linh mục nguy hiểm, và các cố gắng trễ nải của Đức Tổng Giám Mục Weakland (đất yếu!), người chẳng bao lâu sau đã trở thành chủ đề cho một tai tiếng lớn, trong việc hoán chuyển trách nhiệm cho Rôma”.
Nhân dịp này, Lawler liệt kê mấy điểm đáng lưu ý sau đây:
1. Theo tờ Nữu Ước Thời Báo, các tố cáo Cha Lawrence Murphy lạm dụng đã bắt đầu có từ năm 1955 và tiếp diễn cho tới năm 1974. Vatican được thông báo lần đầu năm 1996, 40 năm sau khi các viên chức Giáo Hội tại Wisconsin biết vấn đề lần thứ nhất. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội địa phương đáng lẽ phải có hành động ngay từ thập niên 1950. Nhưng họ đã không hành động.
2. Theo thủ tục tiêu chuẩn do giáo luật đòi hỏi, Vatican phải giữ kín đáo các cuộc điều tra của mình. Nhưng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin không bao giờ ngăn cấm các cuộc điều tra khác.
3. Đức TGM Cousins của Milwaukee đáng lẽ phải ngưng không cho Cha Murphy thi hành thừa tác vụ linh mục từ năm 1974, khi ngài biết chắc vị linh mục này phạm các hành vi tồi bại. Nhưng ngài đã không làm như thế.
4. Sau khi đã phúc trình Vụ Murphy cho Vatican, Đức TGM Weakland rõ ràng muốn một phúc đáp ngay lập tức, và rất không vui khi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ phúc đáp 8 tháng sau. Nhưng chính tổng giáo phận Milwaukee đã đợi cả hàng thập niên mới thông báo vụ việc cho Vatican thì sao? Kết quả là Cha Murphy qua đời chỉ sau đó mấy tháng.
Các thư từ cho thấy Đức TGM Weakland hành động không hẳn vì ngài muốn bảo vệ công chúng khỏi một linh mục lạm dụng, nhưng vì ngài muốn tránh né sự phản ứng lớn lao của công chúng mà ngài tiên đoán sẽ xảy ra nếu Cha Murphy không bị kỷ luật.
Trên tờ The Times của Anh, Damien Thompson viết trong bài "smells a stitch up" rằng: Murphy? Có tội là cái chắc. Một số vị giám mục thì sao? Cũng vậy. Nhưng sự kiện năm 1996 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger có thể chuẩn y quyết định không theo đuổi thêm nữa các thủ tục giáo luật phức tạp chống lại Cha Murphy vì lý do vị linh mục này lúc ấy đang sắp chết thì tôi không thấy súng nào có khói cả. Tuy nhiên, tôi có cảm giác khá mạnh rằng kẻ thù của Đức Giáo Hoàng, kể cả các kẻ thù của ngài ở trong Giáo Hội, đang ra sức một cách tuyệt vọng tìm cho ra tội đồng lõa nghiêm trọng của ngài trong vụ lạm dụng trẻ em này. Bởi vì điều ấy quá tiện lợi, phải không? Như ký giả Riccardo Cascioli của tờ Avvenire từng kết luận: Tài liệu do tờ Nữu Ước Thời Báo công bố tự mâu thuẫn với chính mình, khi tố cáo Đức Hồng Y Ratzinger không đủ đảm lược trong vụ một linh mục Hoa Kỳ bị Giáo Hội trừng trị vì hành vi đồng dâm nam (pederasty).
Tin cập nhật
Cha Raymond J. de Souza trên tờ National Review, trong một bài trả lời tờ Nữu Ước Thời Báo, cho hay cần phải lưu ý các hoàn cảnh sau đây:
Câu truyện của tờ Nữu Ước Thời Báo có hai nguồn. Nguồn thứ nhất là các luật sư đang có một vụ kiện dân sự chờ sẵn chống lại Toà Tổng Giám Mục Milwaukee. Một trong các luật sư này, ông Jeffrey Anderson, cũng có nhiều vụ kiện đệ trình sẵn ở Tối Cao Pháp Viện Mỹ chống lại Tòa Thánh. Ông ta có quyền lợi tài chánh trong vấn đề đang được phúc trình.
Nguồn thứ hai là Đức Cha Rembert Weakland, TGM về hưu của Milwaukee. Vị giám mục này hiện là người mất uy tín và mất danh dự nhất trong hàng giám mục Mỹ, được biết đến nhiều như là người xử lý rất tồi nhiều vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục lúc còn tại chức, và từng phạm tội sử dụng 450,000 dollars qũy của tổng giáo phận để bịt miệng (hush money) người tình đồng tính cũ lúc ấy đang tống tiền ngài. Đức TGM Rembert Weakland là người chịu trách nhiệm vụ Cha Murphy trong suốt thời gian từ năm 1977 tới năm 1998, là năm Cha Murphy qua đời. Từ lâu ngài vẫn cay đắng về việc vì quản trị kém Tổng Giáo Phận Milwaukee nên ngài đã không được cảm tình của cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Đức Hồng Y Ratzinger. Việc mất cảm tình này xẩy ra trước cả lúc ngài bị phát giác dùng tiền của giáo dân để bịt miệng người tình cũ. Thành thử, chỉ nhìn thoáng qua, cũng đủ thấy chứng cớ của ngài không đáng tin cậy.
Laurie Goodstein, tác giả bài báo trên Nữu Ước Thời Báo, gần đây vốn có giây mơ rễ má với Đức TGM Weakland. Năm ngoái, nhân ngày phát hành cuốn tự truyện của ngài, Goodstein có viết một bài có thiện cảm một cách khác thường, trong đó, cô dấu rất kỹ mọi tố cáo nặng nề nhất chống lại ngài (Nữu Ước Thời Báo, 14 tháng 5, 2009).
Một cuộc biểu tình đã xẩy ra tại Rôma vào hôm Thứ Sáu, trùng với việc công bố câu truyện của tờ Nữu Ước Thời Báo. Người ta thắc mắc làm thế nào những nhà tranh đấu Mỹ lại có mặt ở Rôma để biểu tình và phân phối các tài liệu được Nữu Ước Thời Báo phổ biến vào đúng hôm đó, nếu đó không phải là một chiến dịch có phối hợp, chứ không phải chỉ thuần là một việc phúc trình vô tư.
Cũng lại tin cập nhật
Cha Thomas T. Brundage, JCL, người từng giám sát các thủ tục giáo luật chống lại Cha Murphy, trên tờ The Catholic Anchor số ngày 29 tháng 3 năm 2010, đã thách thức tờ Nữu Ước Thời Báo về tính chân thực của nó như sau:
“Tôi xin giới hạn các lời bình luận của tôi vì lời tuyên thệ của tôi trong tư cách một luật gia giáo luật và là một thẩm phán của giáo hội. Tuy nhiên, vì tên tôi và các lời bình luận của tôi về vấn đề vụ việc Cha Murphy đã bị người ta mặc tình trích dẫn sai lạc trên tờ Nữu Ước Thời Báo và trên hơn 100 tờ báo và tập san liên mạng khác, nên tôi thấy cần phải tự do nói ra một phần trong câu truyện về vụ xử án của Cha kể từ lúc đầu.
Vì thấy việc phúc trình về vụ này thiếu chính xác và nghèo nàn về phương diện sự kiện, nên tôi cũng xin viết vì ý thức mình có nhiệm vụ đối với sự thật. Sự kiện tôi chủ tọa vụ xử này nhưng chưa hề được một cơ quan báo chí nào tiếp xúc xin bình luận cũng đủ nói lên nhiều điều”.
Nói về việc phúc trình thiếu chính xác trên tờ Nữu Ước Thời Báo, Cha Brundage cho hay tờ báo này, cũng như hãng tin Associated Press, và nhiều tờ báo khác cùng sử dụng các nguồn tin này, dù chưa bao giờ liên lạc với ngài nhưng đã mặc tình trích dẫn ngài một cách sai lạc. Hầu hết các trích dẫn này người đọc có thể tìm thấy trên mạng trong thư từ giữa Tòa Thánh và Tổng Giáo Phận Milwaukee. “Trong một tài liệu viết tay đề ngày 31 tháng 10 năm 1997, người ta bảo tôi đã nói rằng ‘có khả năng là tình thế này dám trở nên khủng khiếp nhất, xét về con số, và đặc biệt vì đây là những người bị thách thức về thể lý, dễ bị thương tổn’. Họ cũng bảo là tôi còn nói ‘trẻ em đã bị tiếp cận ngay trong tòa giải tội nơi câu hỏi về cắt bì đã bắt đầu cho việc gạ gẫm mua dâm’”.
Vấn đề là những lời gán cho cha Brundage trên đây được viết tay. Nhưng Cha không bao giờ viết ra tài liệu ấy, mà tuồng chữ viết tay cũng không phải của ngài nốt. Cú pháp thì có thể tương tự như cú pháp của cha, nhưng cha không biết ai đã viết ra những lời tuyên bố như thế, ấy thế mà Cha vẫn bị gán ghép là đã nói ra những lời ấy. Cha bảo một sinh viên báo chí tại Đại Học Marquette, dù mới học năm đầu, cũng đã được dạy phải kiểm soát tới kiểm soát lui các lời trích dẫn. Thế mà ở đây, không hề có ai đã cất công đi hỏi ngài xem nguồn tài liệu ấy có đích thị là của ngài hay không. Nhận rõ sự thật cần nhiều thì giờ, nhưng Nữu Ước Thời Báo, hãng tin Associated Press và nhiều tờ báo khác đã không chịu mất thì giờ như thế để chắc chắn điều mình nói đúng sự thật. Tài liệu cũng nói trong một bức thư do Đức TGM Weakland gửi cho tổng thư ký Bộ Tín Lý Đức Tin hồi ấy là Đức TGM Tarcisio Bertone ngày 19 tháng 8 năm 1998, có viết rằng ngài chỉ thị cho Cha Brundage phải giảm bớt các thủ tục chống lại Cha Murphy. Dù Cha Murphy qua đời sau đó chỉ có hai ngày, nhưng sự thực là vào ngày Cha qua đời, ngài vẫn là một bị cáo trong một phiên xử hình sự của Giáo Hội. Hình như không ai biết việc này.
Điều thứ hai liên quan tới vai trò của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó trong vụ việc này, Cha Brundage cho hay không có lý do gì khiến Cha tin là Đức Hồng Y có liên lụy gì. “Đặt vấn đề này trước ngưỡng cửa nhà ngài là một bước nhẩy vọt quá lớn về luận lý và thông tin”.
Điều thứ ba: thẩm quyền thụ lý các vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em, vào năm 2001, đã được chuyển từ Tòa Tối Cao Rôma (Roman Rota) qua Bộ Tín Lý Đức Tin do Đức HY Ratzinger cầm đầu lúc đó. Cho tới lúc ấy, phần lớn các vụ kháng án đều phải đệ trình cho Tòa Tối Cao và theo kinh nghiệm của Cha Brundage, thì các vụ xử bị “ngâm tôm” khá lâu ở đấy. Nhưng khi đã chuyển qua Bộ Tín Lý Đức Tin, thì các vụ lam dụng này được xử khá nhanh chóng, công bình và lưu ý tới quyền lợi của mọi phe liên hệ nhiều hơn. “Tôi không hoài nghi gì điều ấy là do công của Đức HY Ratzinger lúc ấy”.
Thứ tư, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trên nhiều diễn đàn quốc tế, đã liên tiếp xin lỗi về sự nhuốc nha xấu hổ của nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Điều ấy trước đây chưa hề có. Ngài đã đích thân gặp các nạn nhân. Ngài cũng đã ra chỉ thị cho toàn thể các hội đồng giám mục về vấn đề này, cụ thể nhất là Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan mới đây. Theo cha Brundage, “Ngài vốn là người vừa phản vừa đồng động (reactive and proactive) nhất trong số các viên chức của giáo hội thế giới liên quan đến tệ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Thay vì đổ lỗi cho ngài đã không chịu hành động về lãnh vực này, ta phải nhìn nhận ngài là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và đầy hiệu năng trong những vấn đề như thế”.
Cuối cùng, suốt 25 năm qua, trong Giáo Hội, nhiều hành động mạnh mẽ đã được đưa ra nhằm tránh tai hại cho trẻ em. Các ứng viên chủng sinh đã được thẩm định cặn kẽ về phương diện tâm sinh lý trước khi được nhận vào chủng viện. Hầu như mọi chủng sinh đều tập trung cố gắng vào việc tạo ra các môi trường yên ổn cho trẻ em. Trong một thập niên qua, con số lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ chỉ còn rất ít.
Cái nhìn của một người thệ phản
Đúng hơn phải nói là của một nhà thần học thuộc phái Luthêrô. Đó là ông John Stephenson, viết trên tờ Logia, một tập san thần học của phái Luthêrô, nhân những cuộc tấn công gần đây vào Đức Bênêđictô XVI. Theo nhà thần học này, không ai lạ gì những cuộc tấn công ấy. Vì chúng đã từng xẩy ra suốt 30 năm qua. Ngay trước khi được bầu làm giáo hoàng vào năm 2005, Đức Bênêđíctô XVI từng thường xuyên bị một số đồng hương chế riễu là Panzerkardinal (hồng y xe tăng) và bị Bắc Mỹ biếm họa là “Chấp Pháp Viên” hay tệ hơn thế “Rottweiler” (chó bécgiê). Gốc rễ những châm biếm ấy ít nhất cũng có từ lúc ra đời Phúc Trình Ratzinger năm 1985, thuật lại cuộc phỏng vấn ngài bởi nhà báo Ý Vittorio Messori, trong đó, ngài dám chất vấn khuynh hướng cấp tiến, duy hiện đại (modernist) trong các trình thuật về Vatican II và các áp dụng sai lầm về Công Đồng này. Trước đó, là việc một nhà khoa bảng nặng ký của Đức nhẩy khỏi một toà giám mục chính để trở thành một viên chức lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Nhưng theo Stephenson, người quan sát tinh tường hẳn phải nhận ra một sự cân xứng hết sức rõ ràng giữa những thoá mạ trên và con người ăn nói dịu dàng luôn tránh né cường điệu (hyperbole) như một thứ bệnh dịch. Dù thánh bộ do ngài lãnh đạo gần một phần tư thế kỷ vốn là hậu duệ của Tòa Dị Giáo (Inquitision) thế kỷ 16, nhưng các biện pháp kỷ luật do Thánh Bộ này ban hành chỉ nhằm chống lại một số ít những nhà Duy Hiện Đại cuồng dại nhất, mà thực tế đều là những người bỏ đạo cực đoan nhất. Mà các biện pháp ấy cũng chả có chi khắc nghiệt, chỉ như cái đánh nhẹ vào cổ tay. Hans Kung, một tác nhân cực kỳ phản liên tục tính và là ngôi sao đấm đá hàng đầu về thần học, cũng chỉ mất quyền dạy thần học trong tư cách đại biểu có bài sai (accredited) của huấn quyền, nhưng dù minh nhiên bác bỏ thần tính của Chúa Kitô, ông ta vẫn duy trì được tư cách linh mục chính ngạch (incardinated) của Giáo Hội Rôma, và nhờ thế vẫn hưởng được nhiều lợi thế và danh tiếng nhờ cái mác người chống đối chính của Rôma. Nếu thay vì Ratzinger, ông ta lên nắm cái chức hồng y bộ trưởng đầu năm 1981, thì chắc là nhiều giới trong Giáo Hội còn phải khốn đốn hơn thế nhiều. “Không lực lượng nào phản tự do cho bằng một anh tự do lên cầm quyền!”
Vả lại, khi một ai đó chịu khó đọc kỹ các trước tác suốt 60 năm qua của Ratzinger, họ hẳn phải rất đỗi ngạc nhiên khi tìm ra cái chủ trương trung dung (centrist) của ngài trong tinh cầu thần học Công Giáo Rôma. Ngài là nhà “bảo thủ” nhẹ nhất. Cái nhãn hiệu “cực bảo thủ” mà báo giới có thói quen gán cho ngài quả là đáng buồn cười.
TGP Bangkok muốn giáo hội địa phương lập trang web
Tiền Hô
07:02 06/04/2010
THÁI LAN: TGP BANGKOK MUỐN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG LẬP TRANG WEB.
Ayutthaya, Thái Lan, 05 tháng 04, (UCAN) - Ban Công nghệ Thông tin (IT) của Tổng Giáo Phận Bangkok (Thái Lan) mong muốn mỗi giáo xứ và trường học Công Giáo có một trang web hoạt động và cập nhật tin tức.
"Thiết lập trang web nhằm thúc đẩy các hoạt động của giáo hội và trường học là việc làm rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Nhiều người sẽ đón nhận được thông tin qua internet hơn so với báo giấy". Anh Thawatchai Kitjaroen - người quản trị trang web của Ban IT TGP Bangkok - phát biểu tại khóa đào tạo diễn ra từ 29-31 tháng 3 ở Ayutthaya, phía bắc Bangkok.
Khóa đào tạo này do TGP Bangkok tổ chức hằng năm và đây là lần thứ ba, nhưng lại là lần đầu tiên được tổ chức bên ngoài Bangkok. TGP Bangkok có 58 giáo xứ và 38 trường học Công giáo nhưng chỉ khoảng phân nửa trong số ấy có trang web.
Trong số 20 tham dự viên lần này, hầu hết là giáo viên tin học của các trường Công giáo hoặc thư ký hội đồng giáo xứ.
"Mục đích của chúng tôi là mỗi nhà thờ và trường học của TGP Bangkok có được trang web riêng cho mình", chị Kaewilai Jitampai, một nhân viên IT của TGP nói. Đối với những nơi không có khả năng, Ban IT sẽ cung cấp và hỗ trợ về kỹ thuật, chị nói thêm.
Anh Thawatchai nhấn mạnh rằng, internet làm cho việc giao tiếp thuận tiện hơn, với tốc độ nhanh, hiệu quả và chi phí thấp. "TGP Bangkok đã nhận ra tầm quan trọng và cần thiết trong việc sử dụng Internet để phổ biến thông tin về những gì đang diễn ra trong tổng giáo phận".
Nontawat Yaowasuk, giáo viên tin học tại một trường Công giáo ở Ayutthaya cho biết, anh đã được học hỏi những điều cơ bản trong việc xây dựng một trang web. Anh cũng thừa nhận rằng, trang web hiện tại của trường anh không có sức hấp dẫn và nội dung đã lỗi thời. Anh nói rắng mình sẽ giúp phát triển trang web của trường tốt hơn nữa.
Naowarat Rimkul - một giáo viên cho biết, trang web của Trường Thánh Giuse của cô ở Ayutthaya đã bị ngừng họat động vì thiếu nhân sự.
"Qua khóa đào tạo này, tôi đã có được những kiến thức cần thiết để xây dựng và duy trì một trang web. Tôi cũng đã được học về đồ họa và các chương trình mới, khiến tôi có cảm hứng để mở lại trang web của trường một lần nữa. Bên cạnh đó, nó sẽ hữu ích trong việc quảng bá về trường của chúng tôi với công chúng, để họ có thể tìm hiểu về đức tin [Công giáo] của chúng ta", cô nói.
Anh Thawatchai thừa nhận rằng, nhiều tổ chức giáo hội xây dựng trang web bằng nhiệt huyết lớn, nhưng sau đó, các nội dung không được cập nhật vì thiếu nhân sự và chuyên môn. "Trường học và nhà thờ cần phải phân công một người chịu trách nhiệm để duy trì trang web", ông nói.
Cha Chatchawan Supaluck, linh mục quản xứ Thăng Thiên, kiêm quản lý nghĩa trang Santikham - nghĩa trang chính của TGP Bangkok - nói rằng, ngài nhận ra tầm quan trọng trong việc tiến hành một trang web giáo xứ.
"Có nhiều người hỏi thông tin về nghĩa trang và giờ thánh lễ. Sau khi chúng tôi xây dựng trang web, người ta có thể tự tìm ra tất cả thông tin, còn nhân viên của chúng tôi thì có thể tiết kiệm thời gian để làm các công việc khác, thay cho việc trả lời các cuộc gọi đến hỏi", ngài nói.
(nguồn: http://www.ucanews.com/2010/04/05/archdiocese-wants-websites-updated-content )
Ayutthaya, Thái Lan, 05 tháng 04, (UCAN) - Ban Công nghệ Thông tin (IT) của Tổng Giáo Phận Bangkok (Thái Lan) mong muốn mỗi giáo xứ và trường học Công Giáo có một trang web hoạt động và cập nhật tin tức.
"Thiết lập trang web nhằm thúc đẩy các hoạt động của giáo hội và trường học là việc làm rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Nhiều người sẽ đón nhận được thông tin qua internet hơn so với báo giấy". Anh Thawatchai Kitjaroen - người quản trị trang web của Ban IT TGP Bangkok - phát biểu tại khóa đào tạo diễn ra từ 29-31 tháng 3 ở Ayutthaya, phía bắc Bangkok.
Khóa đào tạo này do TGP Bangkok tổ chức hằng năm và đây là lần thứ ba, nhưng lại là lần đầu tiên được tổ chức bên ngoài Bangkok. TGP Bangkok có 58 giáo xứ và 38 trường học Công giáo nhưng chỉ khoảng phân nửa trong số ấy có trang web.
Trong số 20 tham dự viên lần này, hầu hết là giáo viên tin học của các trường Công giáo hoặc thư ký hội đồng giáo xứ.
"Mục đích của chúng tôi là mỗi nhà thờ và trường học của TGP Bangkok có được trang web riêng cho mình", chị Kaewilai Jitampai, một nhân viên IT của TGP nói. Đối với những nơi không có khả năng, Ban IT sẽ cung cấp và hỗ trợ về kỹ thuật, chị nói thêm.
Anh Thawatchai nhấn mạnh rằng, internet làm cho việc giao tiếp thuận tiện hơn, với tốc độ nhanh, hiệu quả và chi phí thấp. "TGP Bangkok đã nhận ra tầm quan trọng và cần thiết trong việc sử dụng Internet để phổ biến thông tin về những gì đang diễn ra trong tổng giáo phận".
Nontawat Yaowasuk, giáo viên tin học tại một trường Công giáo ở Ayutthaya cho biết, anh đã được học hỏi những điều cơ bản trong việc xây dựng một trang web. Anh cũng thừa nhận rằng, trang web hiện tại của trường anh không có sức hấp dẫn và nội dung đã lỗi thời. Anh nói rắng mình sẽ giúp phát triển trang web của trường tốt hơn nữa.
Naowarat Rimkul - một giáo viên cho biết, trang web của Trường Thánh Giuse của cô ở Ayutthaya đã bị ngừng họat động vì thiếu nhân sự.
"Qua khóa đào tạo này, tôi đã có được những kiến thức cần thiết để xây dựng và duy trì một trang web. Tôi cũng đã được học về đồ họa và các chương trình mới, khiến tôi có cảm hứng để mở lại trang web của trường một lần nữa. Bên cạnh đó, nó sẽ hữu ích trong việc quảng bá về trường của chúng tôi với công chúng, để họ có thể tìm hiểu về đức tin [Công giáo] của chúng ta", cô nói.
Anh Thawatchai thừa nhận rằng, nhiều tổ chức giáo hội xây dựng trang web bằng nhiệt huyết lớn, nhưng sau đó, các nội dung không được cập nhật vì thiếu nhân sự và chuyên môn. "Trường học và nhà thờ cần phải phân công một người chịu trách nhiệm để duy trì trang web", ông nói.
Cha Chatchawan Supaluck, linh mục quản xứ Thăng Thiên, kiêm quản lý nghĩa trang Santikham - nghĩa trang chính của TGP Bangkok - nói rằng, ngài nhận ra tầm quan trọng trong việc tiến hành một trang web giáo xứ.
"Có nhiều người hỏi thông tin về nghĩa trang và giờ thánh lễ. Sau khi chúng tôi xây dựng trang web, người ta có thể tự tìm ra tất cả thông tin, còn nhân viên của chúng tôi thì có thể tiết kiệm thời gian để làm các công việc khác, thay cho việc trả lời các cuộc gọi đến hỏi", ngài nói.
(nguồn: http://www.ucanews.com/2010/04/05/archdiocese-wants-websites-updated-content )
Một diễn viên Công giáo bị hãng ABC sa thải vì không đồng ý đóng ''cảnh nóng''.
Tiền Hô
07:03 06/04/2010
Một diễn viên Công giáo bị hãng ABC sa thải vì không đồng ý đóng "cảnh nóng".
Los Angeles, California, ngày 05 tháng 4 năm 2010 / (CNA) - Neal McDonough, thành viên của một gia đình Công giáo đạo đức, anh được công chúng Mỹ biết đến qua vai diễn trong các bộ phim như "Band of Brothers", "Desperate Housewives", đã đột nhiên bị thay thế ba ngày trước khi quay một sê-ri phim mới của hãng ABC mang tên "Scoundrels", có lẽ vì lý do đức tin và nguyên tắc của anh.
McDonough bất ngờ bị thế vai bởi diễn viên khác là David James Elliott, mặc dù hãng ACB đã chính thức giải thích rằng, đơn giản chỉ là "thay đổi diễn viên", nhưng một số nguồn tin từ Hollywood lại cho rằng, McDonough bị sa thải vì đã từ chối diễn những "cảnh nóng tình dục" với nữ diễn viên Virginia Madsen.
McDonough đã có được vị trí tiếng tăm trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ. Trước đó, anh đã từng từ chối diễn những cảnh quan hệ tình dục với nữ diễn viên Nicolette Sheridan trong bộ phim "Desperate Housewives" cũng của hãng ABC, trong một vai phản diện là làm chồng của cô trong mùa thứ năm của phim này.
Anh cũng đã không diễn những cảnh tương tự trong các phim “Boomtown” và “Medical Investigation” của hãng NBC.
Ký giả Nikki Finke của trang "Deadline Hollywood" đã trích dẫn từ một nguồn không rõ ràng nói rằng, "Có trả tiền cho việc ấy chứ, nhưng anh ta cứ bám vào các nguyên tắc của mình".
"Nhưng bạn không thể không khâm phục McDonough vì đức tin của anh, thậm chí anh ta đã sẵn sàng chịu mất đi một triệu Mỹ Kim trong tài khoản payday cho bộ phim Scoundrels", Finke viết thêm.
McDonough là con trai trong một gia đình di dân Công giáo Ai Len đạo đức, anh từng xuất hiện nhiều trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh, có thể kể đến như “Band of Brothers”, “Star Trek: First Contact”, “Minority Report”, “The Hitcher”, “Flags of Our Fathers”, “I Know Who Killed Me” và “Forever Strong”.
McDonough kết hôn với Ruvé Robertson và có ba con nhỏ: Morgan Patrick, Catherine Maggie và London Jane.
(nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/catholic_actor_booted_from_abc_show_for_refusing_sex_scenes/ )
Los Angeles, California, ngày 05 tháng 4 năm 2010 / (CNA) - Neal McDonough, thành viên của một gia đình Công giáo đạo đức, anh được công chúng Mỹ biết đến qua vai diễn trong các bộ phim như "Band of Brothers", "Desperate Housewives", đã đột nhiên bị thay thế ba ngày trước khi quay một sê-ri phim mới của hãng ABC mang tên "Scoundrels", có lẽ vì lý do đức tin và nguyên tắc của anh.
McDonough bất ngờ bị thế vai bởi diễn viên khác là David James Elliott, mặc dù hãng ACB đã chính thức giải thích rằng, đơn giản chỉ là "thay đổi diễn viên", nhưng một số nguồn tin từ Hollywood lại cho rằng, McDonough bị sa thải vì đã từ chối diễn những "cảnh nóng tình dục" với nữ diễn viên Virginia Madsen.
McDonough đã có được vị trí tiếng tăm trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ. Trước đó, anh đã từng từ chối diễn những cảnh quan hệ tình dục với nữ diễn viên Nicolette Sheridan trong bộ phim "Desperate Housewives" cũng của hãng ABC, trong một vai phản diện là làm chồng của cô trong mùa thứ năm của phim này.
Anh cũng đã không diễn những cảnh tương tự trong các phim “Boomtown” và “Medical Investigation” của hãng NBC.
Ký giả Nikki Finke của trang "Deadline Hollywood" đã trích dẫn từ một nguồn không rõ ràng nói rằng, "Có trả tiền cho việc ấy chứ, nhưng anh ta cứ bám vào các nguyên tắc của mình".
"Nhưng bạn không thể không khâm phục McDonough vì đức tin của anh, thậm chí anh ta đã sẵn sàng chịu mất đi một triệu Mỹ Kim trong tài khoản payday cho bộ phim Scoundrels", Finke viết thêm.
McDonough là con trai trong một gia đình di dân Công giáo Ai Len đạo đức, anh từng xuất hiện nhiều trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh, có thể kể đến như “Band of Brothers”, “Star Trek: First Contact”, “Minority Report”, “The Hitcher”, “Flags of Our Fathers”, “I Know Who Killed Me” và “Forever Strong”.
McDonough kết hôn với Ruvé Robertson và có ba con nhỏ: Morgan Patrick, Catherine Maggie và London Jane.
(nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/catholic_actor_booted_from_abc_show_for_refusing_sex_scenes/ )
Lời chúc Phục Sinh của đức cha Yves Le Saux, giám mục giáo phận Le Mans, Pháp
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
07:09 06/04/2010
Lời chúc Phục Sinh của đức cha Yves Le Saux, giám mục giáo phận Le Mans, Pháp
Lễ Phục Sinh là thời điểm quan trọng trong năm của Kitô hữu. Sự sống lại của Đức Kitô là trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Tôi mong muốn được lặp lại lời của toàn thể Giáo Hội trong ngày này: « Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, Ngài đã thực sự sống lại ».
Thực tế, sự sống lại của Đức Kitô là đỉnh điểm của sứ điệp Tin Mừng. Thánh Phaolô tông đồ nói: « Nếu như Chúa Kitô không chỗi dậy, thì đức tin của chúng ta trống rỗng, và chúng ta là những kẻ bất hạnh nhất. Nhưng nay Ngài đã phục sinh ».
Đức Kitô đã sống lại, điều đó có nghĩa là Ngài đã chiến thắng tử thần và sự chết không phải là điều cuối cùng đối với đời sống nhân loại. Chúa Kitô đã mở ra niềm hy vọng về sự sống. Đây là một lời mời gọi đầy hy vọng cho một thế giới đôi khi tuyệt vọng hoặc thường xuyên có những lý do chính đáng để thất vọng. Sứ điệp Tin Mừng hướng đến một tương lai và một niềm hy vọng. Thế giời và loài người đều có một tương lai và hy vọng.
« Nào Hãy đến kín múc niềm vui nơi nguồn mạch cứu độ », ngôn sứ Isaia đã nói trong Cựu Ước. Tôi không những mời gọi tất cả Kitô hữu, mà còn mở rộng ra với hết mọi người nam nữ có thành tâm thiện chí, và toàn thể những ai kiếm tìm Thiên Chúa, đặc biệt là những người đau khổ trong tâm hồn hay nơi thể xác, những ai đang thất vọng và bế tắc trong cuộc sống, hãy tiến lại gần Đức Kitô phục sinh, Đấng là suối nguồn hoan lạc của người tín hữu. Tương lai của thế giới cũng như của mỗi cá nhân chúng ta nằm trong tay của Đấng là Tình Yêu, khiêm nhường, thứ tha, nhưng cũng là Đấng Toàn Năng vì đã chinh phục sự dữ và thần chết. Đó là niềm tin của Kitô hữu. Tôi mời gọi anh chị em đừng sợ không phải nơi quá khứ hay tương lai và hãy tín thác nơi Đức Kitô Phục Sinh.
Tôi nhắc lại một lần nữa: Hãy tiến lại gần suối nguồn này trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào.
« Nào hãy đến kín múc nguồn mạch cứu độ » nơi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại.
Chúc Mừng Phục Sinh. Nguyện xin niềm vui và bình an luôn cư ngụ dồi dào nơi anh chị em.
Lễ Phục Sinh là thời điểm quan trọng trong năm của Kitô hữu. Sự sống lại của Đức Kitô là trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Tôi mong muốn được lặp lại lời của toàn thể Giáo Hội trong ngày này: « Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, Ngài đã thực sự sống lại ».
Thực tế, sự sống lại của Đức Kitô là đỉnh điểm của sứ điệp Tin Mừng. Thánh Phaolô tông đồ nói: « Nếu như Chúa Kitô không chỗi dậy, thì đức tin của chúng ta trống rỗng, và chúng ta là những kẻ bất hạnh nhất. Nhưng nay Ngài đã phục sinh ».
Đức Kitô đã sống lại, điều đó có nghĩa là Ngài đã chiến thắng tử thần và sự chết không phải là điều cuối cùng đối với đời sống nhân loại. Chúa Kitô đã mở ra niềm hy vọng về sự sống. Đây là một lời mời gọi đầy hy vọng cho một thế giới đôi khi tuyệt vọng hoặc thường xuyên có những lý do chính đáng để thất vọng. Sứ điệp Tin Mừng hướng đến một tương lai và một niềm hy vọng. Thế giời và loài người đều có một tương lai và hy vọng.
« Nào Hãy đến kín múc niềm vui nơi nguồn mạch cứu độ », ngôn sứ Isaia đã nói trong Cựu Ước. Tôi không những mời gọi tất cả Kitô hữu, mà còn mở rộng ra với hết mọi người nam nữ có thành tâm thiện chí, và toàn thể những ai kiếm tìm Thiên Chúa, đặc biệt là những người đau khổ trong tâm hồn hay nơi thể xác, những ai đang thất vọng và bế tắc trong cuộc sống, hãy tiến lại gần Đức Kitô phục sinh, Đấng là suối nguồn hoan lạc của người tín hữu. Tương lai của thế giới cũng như của mỗi cá nhân chúng ta nằm trong tay của Đấng là Tình Yêu, khiêm nhường, thứ tha, nhưng cũng là Đấng Toàn Năng vì đã chinh phục sự dữ và thần chết. Đó là niềm tin của Kitô hữu. Tôi mời gọi anh chị em đừng sợ không phải nơi quá khứ hay tương lai và hãy tín thác nơi Đức Kitô Phục Sinh.
Tôi nhắc lại một lần nữa: Hãy tiến lại gần suối nguồn này trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào.
« Nào hãy đến kín múc nguồn mạch cứu độ » nơi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại.
Chúc Mừng Phục Sinh. Nguyện xin niềm vui và bình an luôn cư ngụ dồi dào nơi anh chị em.
Wall Street Journal phê phán nhật báo New York Times qua bài viết ''Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times''
Dominic David Tran
10:10 06/04/2010
Trích bài Xã luận của Nhật Báo Phố Tài Chánh Wall Street: "Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times"
NEW YORK, ngày 06 tháng Tư năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Toàn cầu (CWN)
Đại nhật báo Wall Street Journal của Phố Tài Chính Hoa Kỳ hôm nay đã cho đăng một bài xã luận của bỉnh bút William McGurn phê phán đại nhật báo New York Times về những bài viết về Đức Thánh Cha Benedicto và các vụ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên của Linh mục Lawrence Murphy, người đã qua đời từ lâu. Bài xã luận cho biết;
"Các Đức Giám mục chủ chăn đã tước bỏ thừa tác vụ Linh Mục của giáo sĩ Lawrence Murphy từ lâu rồi, điều này cũng tương đương như Y Sĩ Đoàn tước bỏ giấy phép hành nghề Bác Sĩ Y Khoa của những Bác Sĩ vi phạm đạo đức và hành nghề chuyên môn."
Nhà bỉnh bút McGurn nhấn mạnh tiếp: " Như vậy có nghiã là qua tất cả những điều đã làm được và xem những gì sau này được viết lại trên các phương tiện truyền thông cho thấy rằng người ta đã chai đá nhìn sự việc ra theo một hướng khác."
"Vị chủ chăn bây giờ đang là Đức Giáo Hoàng lại phải mở lại một hồ sơ của một vụ án đã được đóng lại từ lâu rồi. Đức Giáo Hoàng Benedicto đã làm nhiều hơn- so với bất cứ Đấng tiền nhiệm nào và các Giám mục đồng thời với ngài- qua việc xét xử và trừng trị những giáo sĩ có trách nhiệm liên quan đến các vụ án lạm dụng tình dục nơi trẻ vị thành niên. Chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo đã gặp gỡ an ủi các nạn nhân bị hại và gia đình họ."
Nhà bình luận McGurn nói thêm; " Chúng ta có thể diễn giải một cách có lý lẽ hơn nữa là qua tất cả những biến cố này cho thấy những kinh nghiệm của Đức Hồng Y Ratzinger khi ngài là Tổng Giám Mục Munich và là Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin của Toà Thánh qua các vụ án như của giáo sĩ Lawrence Murphy đã giúp cho ngài khi là Đức Giáo Hoàng Benedicto tiếp tục phát huy những cải tổ để đem lại cho Giáo Hội Công Giáo những công cụ hữu hiệu hơn để xử trí vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục."
NEW YORK, ngày 06 tháng Tư năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Toàn cầu (CWN)
Đại nhật báo Wall Street Journal của Phố Tài Chính Hoa Kỳ hôm nay đã cho đăng một bài xã luận của bỉnh bút William McGurn phê phán đại nhật báo New York Times về những bài viết về Đức Thánh Cha Benedicto và các vụ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên của Linh mục Lawrence Murphy, người đã qua đời từ lâu. Bài xã luận cho biết;
"Các Đức Giám mục chủ chăn đã tước bỏ thừa tác vụ Linh Mục của giáo sĩ Lawrence Murphy từ lâu rồi, điều này cũng tương đương như Y Sĩ Đoàn tước bỏ giấy phép hành nghề Bác Sĩ Y Khoa của những Bác Sĩ vi phạm đạo đức và hành nghề chuyên môn."
Nhà bỉnh bút McGurn nhấn mạnh tiếp: " Như vậy có nghiã là qua tất cả những điều đã làm được và xem những gì sau này được viết lại trên các phương tiện truyền thông cho thấy rằng người ta đã chai đá nhìn sự việc ra theo một hướng khác."
"Vị chủ chăn bây giờ đang là Đức Giáo Hoàng lại phải mở lại một hồ sơ của một vụ án đã được đóng lại từ lâu rồi. Đức Giáo Hoàng Benedicto đã làm nhiều hơn- so với bất cứ Đấng tiền nhiệm nào và các Giám mục đồng thời với ngài- qua việc xét xử và trừng trị những giáo sĩ có trách nhiệm liên quan đến các vụ án lạm dụng tình dục nơi trẻ vị thành niên. Chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo đã gặp gỡ an ủi các nạn nhân bị hại và gia đình họ."
Nhà bình luận McGurn nói thêm; " Chúng ta có thể diễn giải một cách có lý lẽ hơn nữa là qua tất cả những biến cố này cho thấy những kinh nghiệm của Đức Hồng Y Ratzinger khi ngài là Tổng Giám Mục Munich và là Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin của Toà Thánh qua các vụ án như của giáo sĩ Lawrence Murphy đã giúp cho ngài khi là Đức Giáo Hoàng Benedicto tiếp tục phát huy những cải tổ để đem lại cho Giáo Hội Công Giáo những công cụ hữu hiệu hơn để xử trí vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục."
Đức Tổng Giám Mục Gomez được bổ nhiệm đến Tổng Giáo Phận Los Angeles.
Tiền Hô
10:13 06/04/2010
Đức Tổng Giám Mục Gomez được bổ nhiệm đến Tổng Giáo Phận Los Angeles.
Vatican City, 06 tháng tư 2010 / 05:53 (CNA / EWTN News) - Sáng nay Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez - hiện là giám mục Tổng Giáo Phận San Antonio làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Los Angeles, California - giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ. Vị tân giám chức sẽ phục vụ Tổng Giáo Phận cùng với Đức Hồng Y Roger Mahoney đương chức, và sẽ thay vị trí Đức Hồng Y khi ngài nghỉ hưu.
Đức Tổng Giám mục Gomez sinh năm 1951 tại Monterrey, Mexico. Song thân ngài là ông José H. Gomez và bà Esperanza Velasco, cả hai người đã qua đời.
Vị tân giám chức đã nhận bằng cử nhân kế toán, triết học và thần học; được thụ phong linh mục thành viên tổ chức Opus Dei ("Công trình của Chúa") năm 1978. Năm 1980, ngài nhận bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Navarre's Pamplona, phân hiệu Tây Ban Nha.
Từ 1987-1999, Cha Gomez định cư và giúp xứ tại Giáo xứ Đức Mẹ Thông Ơn, Tổng Giáo Phận San Antonio. Thời gian này, ngài làm đại biểu khu vực của Hiệp hội Quốc gia các Linh mục người Hispanic (một tộc người Tây Ban Nha - viết tắt là ANSH). Năm 1995, ngài được bầu làm chủ tịch, sau đó là giám đốc điều hành của hiệp hội vào năm 1999.
Cha Gomez đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Chủng viện Đức Mẹ Guadalupe dành cho người Hispanic tại Mexico City, được khánh thành vào năm 2000.
Sau đó vào năm 2001, ngài được tấn phong làm Giám mục Phụ tá cho Tổng Giáo Phận Denver, ngài phục vụ trong một số khu vực, bao gồm việc tiếp xúc với cộng đồng Hispanic.
Ngài cũng tổ chức thành lập "Denver's Centro San Juan Diego for Family Pastoral Care", lãnh đạo bởi giáo dân và là một cơ sở cung cấp các dịch vụ chào đón người nhập cư.
Năm 2005, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục San Antonio, ngài được Tạp chí Time lưu danh là một trong 25 người gốc Tây Ban Nha có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, và trong năm 2007, ngài có tên trong danh sách những người "Hispanic nổi tiếng" của CNN trong một dịp kỷ niệm đặc biệt mang tên "Tháng Di Sản Hispanic"
Trong khi làm Tổng Giám Mục San Antonio, ngài cũng thành lập Học viện Cộng đồng Công Giáo dành cho các Tổng Giáo Phận của Giáo Hội Công Giáo Rôma, và chủ yếu sắp đặt các nhà lãnh đạo gốc Hispanic vào trong Hiệp hội Các nhà lãnh đạo Công Giáo Latinh (CALL).
Năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Gomez cũng được bổ nhiệm làm cố vấn cho Ủy Ban Giáo Hoàng về Mỹ Latinh. Ngài cũng phục vụ với các vai trò khác nhau trong Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ như: chủ tịch đặc trách về Kinh Thánh tiếng Tây Ban Nha cho giáo hội tại Mỹ Châu, chủ tịch Ủy ban Đa Dạng Văn Hóa trong Giáo Hội, thành viên Uỷ ban về Giáo Lý và thành viên của Tiểu Ban về Hispanics và Phụng Vụ.
Theo Tổng Giáo Phận Los Angeles, trong vai trò mới của mình, Đức Tổng Giám mục Gomez sẽ dẫn dắt 4.329.267 người Công giáo (số liệu năm 2005), 530 linh mục, 640 tu sĩ và 1.710 nữ tu.
Vatican City, 06 tháng tư 2010 / 05:53 (CNA / EWTN News) - Sáng nay Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez - hiện là giám mục Tổng Giáo Phận San Antonio làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Los Angeles, California - giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ. Vị tân giám chức sẽ phục vụ Tổng Giáo Phận cùng với Đức Hồng Y Roger Mahoney đương chức, và sẽ thay vị trí Đức Hồng Y khi ngài nghỉ hưu.
Đức Tổng Giám mục Gomez sinh năm 1951 tại Monterrey, Mexico. Song thân ngài là ông José H. Gomez và bà Esperanza Velasco, cả hai người đã qua đời.
Vị tân giám chức đã nhận bằng cử nhân kế toán, triết học và thần học; được thụ phong linh mục thành viên tổ chức Opus Dei ("Công trình của Chúa") năm 1978. Năm 1980, ngài nhận bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Navarre's Pamplona, phân hiệu Tây Ban Nha.
Từ 1987-1999, Cha Gomez định cư và giúp xứ tại Giáo xứ Đức Mẹ Thông Ơn, Tổng Giáo Phận San Antonio. Thời gian này, ngài làm đại biểu khu vực của Hiệp hội Quốc gia các Linh mục người Hispanic (một tộc người Tây Ban Nha - viết tắt là ANSH). Năm 1995, ngài được bầu làm chủ tịch, sau đó là giám đốc điều hành của hiệp hội vào năm 1999.
Cha Gomez đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Chủng viện Đức Mẹ Guadalupe dành cho người Hispanic tại Mexico City, được khánh thành vào năm 2000.
Sau đó vào năm 2001, ngài được tấn phong làm Giám mục Phụ tá cho Tổng Giáo Phận Denver, ngài phục vụ trong một số khu vực, bao gồm việc tiếp xúc với cộng đồng Hispanic.
Ngài cũng tổ chức thành lập "Denver's Centro San Juan Diego for Family Pastoral Care", lãnh đạo bởi giáo dân và là một cơ sở cung cấp các dịch vụ chào đón người nhập cư.
Năm 2005, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục San Antonio, ngài được Tạp chí Time lưu danh là một trong 25 người gốc Tây Ban Nha có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, và trong năm 2007, ngài có tên trong danh sách những người "Hispanic nổi tiếng" của CNN trong một dịp kỷ niệm đặc biệt mang tên "Tháng Di Sản Hispanic"
Trong khi làm Tổng Giám Mục San Antonio, ngài cũng thành lập Học viện Cộng đồng Công Giáo dành cho các Tổng Giáo Phận của Giáo Hội Công Giáo Rôma, và chủ yếu sắp đặt các nhà lãnh đạo gốc Hispanic vào trong Hiệp hội Các nhà lãnh đạo Công Giáo Latinh (CALL).
Năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Gomez cũng được bổ nhiệm làm cố vấn cho Ủy Ban Giáo Hoàng về Mỹ Latinh. Ngài cũng phục vụ với các vai trò khác nhau trong Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ như: chủ tịch đặc trách về Kinh Thánh tiếng Tây Ban Nha cho giáo hội tại Mỹ Châu, chủ tịch Ủy ban Đa Dạng Văn Hóa trong Giáo Hội, thành viên Uỷ ban về Giáo Lý và thành viên của Tiểu Ban về Hispanics và Phụng Vụ.
Theo Tổng Giáo Phận Los Angeles, trong vai trò mới của mình, Đức Tổng Giám mục Gomez sẽ dẫn dắt 4.329.267 người Công giáo (số liệu năm 2005), 530 linh mục, 640 tu sĩ và 1.710 nữ tu.
Lãnh tụ đảng bảo thủ Salvador đã ra lệnh giết chết Đức TGM Oscar Romero
Dominic David Trần
11:07 06/04/2010
El Salvador, ngày 06 tháng Tư năm 2010 theo Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CWN) và nhật báo Washington Post Hoa Kỳ thì chính ông Roberto D'Aubuisson, người sáng lập ra một đảng Bảo thủ chính trị ở El Salvador, đã ra lệnh ám sát Đức Tổng giám mục Oscar Romero của Salvador. Đó là lời tuyên bố của một sĩ quan quân đội Salvador hiện nay đã về hưu-ông này thú nhận rằng chính ông ta đã tham gia vào việc ám sát chết Đức Tổng giám mục Oscar Romero. D'Aubuission, nguời sáng lập ra Đảng ARENA, từ lậu đã bị nghi ngờ về những hành động mờ ám của các đội hành quyết và giết chết các công dân Salvador và đặc biệt là việc ám sát chết Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của Salvador ngay trong khi ngài đang cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ.
D'Abuission, sau đó thua cuộc trong lần tranh cử Tổng Thống Salvado và chết vì bệnh ung thư vào năm 1992.
D'Abuission, sau đó thua cuộc trong lần tranh cử Tổng Thống Salvado và chết vì bệnh ung thư vào năm 1992.
Top Stories
Accounting to Catholics
+Bishop. Paul Bui Van Doc
10:18 06/04/2010
ACCOUNTING TO CATHOLICS
The first idea came to me during the Holy Week of this year is ‘hope’ though I, through daily news, have quite clearly known that the situation of global Catholic Church falls into difficulty more and more. Holy Father Benedict is facing much sorrow because he has constantly prevented basic values of humans, such as “Truth, Love, and Life.” He has also been determined to renew the Church by renewing clerical rank. It is in this line that the year of priest was opened.
Because the Church has set her mind on renewing Herself, her leading enemy, the evil spirit, has been determined to sabotage the Church. He apply the strategy ‘using your stick to beat yourself’ to undermine and make the Church discouraged in preventing her traditional values. Satan has taken advantage of Catholic clergy’s faults of sexual abuses; even the faults had occurred 60 years ago, in order to promote hostile forces to attack the Church, destroy prestige of the Church, especially of hierarchy and even of the Holy Father.
If one analyses the virtue situation of the world, he will come to the conclusion that the present world is going down severely in many aspects, especially in the aspect of sexual moral. Is Aids that is spreading throughout the world not results of severe decadence of moral? One also cannot deny the situation, in which many families have been broken by divorces and led to tragic consequences. Abortion and discriminate killing have spanned and increased unacceptably. The blood of the innocent wakes up the heaven. Courts around the world resolve innumerable cases of family incest daily. Sexual abuses have occurred in agencies, enterprises, and even in schools from all over the world.
With regard to sexual abuse, one has to acknowledge that the proportion of violations in the Church is so small in comparing with that in the society. However, in hostility toward the Church, worldly forces including the press, media, and lawyer corporations, etc… focus on censuring the Church. What do they want? They try to decline the spiritual prestige of the Church so that the Church will no more say the things they do not like, don’t they? Of course, punishing criminals is sensible and victims of sexual abuse are pitiable and must be compensated satisfactorily. However, this is not a reason allowing smearing the whole Community and shifting the blame on the Community discriminately.
Clearly, shifting responsibility onto the Holy Father derives from the only intention to harm him. We attempt to think of a person who had been constant in studying and meditating theology for over a half of a person’s life; after that he was appointed to be Bishop of Munich diocese for a too short time to organize and stabilize the diocese; then he was transferred to Rome for the mission of ‘preventing Christian faith.’ He was so zealous in his mission that he was considered to be ‘strict’ and ‘a tank car.’ In opposite, he is shifted the blame of lacking strictness now. How ‘untruthful’ is ‘Human mouth’! The untruthfulness can be understood only if it derives from ‘the evil spirit.’ According to the Bible, Satan has been deceitful and untruthful since the beginning of time (see Gen. 3:4-5).
I suggest the time has come for us to speak in order to wake up conscience of journalists, those who work in social communication, lawyers who attach special importance to money, and political speculators so that they respect justice in appraising and criticizing about other people, keep politeness and civility in their words when they write or speak what concerning the leaders of spirit and religion, especially the Holy Father. Have a look at Muslims’ reaction when there have been words that they considered to be blasphemous to their religion or their spirit leaders.
I surprisingly wonder why many learned people in democratic and civilized societies have not do a calculation in order to compare gentle attitude of Catholics, especially of Catholic leaders, with the atrocious and vulgar attitude of those who have unceasingly criticized leaders of both religion and society. The extremely irresponsible attitude of some learned persons of our time is really acceptable no more.
The Holy Father Benedict XVI is really a gentle and unruffled person. His heart is full of love; his mind is open to others with spirit of dialogue, respectfully receiving frank and truthful words. The Holy Father is ‘a person of truth,’ constantly serves the truth, always uses subtle words to tell the truth. However, ‘deceitful forces’ are colluding with each one another to attack him. Since the beginning of history of Christianity, evil forces have colluded with one another in order to reject ‘God’s holy servant, Jesus, Anointed’ (Acts. 4:27).
I hope firstly all members of God’s people all over the world achieve solidarity in order to recognize ‘the danger’ of slanders and blasphemies deriving from anti-Church forces who are trying to undermine the prestige of the Holy Father and Hierarchy, rejecting the spirit and virtue influence of the Catholic Church; secondly clergy try to do their best to renew themselves and their life during ‘the year of priests,’ do not give the world a pretext to dishonor the Church and even the Lord Jesus.
Although evil are prevailing, God’s love for humans is bigger than evil and stronger than the death. Though the evil spirit becomes extremely cunning and converges a great deal of hostile forces to attack the Church, we must not fear. The risen Lord unceasingly comes and says to us: be not afraid! The Holy Spirit who is Love of the risen Lord will renew us both outside and inside. The most important is ‘human heart.’ Be vigilant over inner enemies, that is, evil in our hearts. Do not let ‘the evil spirit’ get a place in our hearts. Let the Love of the risen Lord purify and renew everything. The risen Lord is our ‘Hope’.
Paul Bui Van Doc
President of the Vietnamese Episcopal Committee on Doctrine
The first idea came to me during the Holy Week of this year is ‘hope’ though I, through daily news, have quite clearly known that the situation of global Catholic Church falls into difficulty more and more. Holy Father Benedict is facing much sorrow because he has constantly prevented basic values of humans, such as “Truth, Love, and Life.” He has also been determined to renew the Church by renewing clerical rank. It is in this line that the year of priest was opened.
Because the Church has set her mind on renewing Herself, her leading enemy, the evil spirit, has been determined to sabotage the Church. He apply the strategy ‘using your stick to beat yourself’ to undermine and make the Church discouraged in preventing her traditional values. Satan has taken advantage of Catholic clergy’s faults of sexual abuses; even the faults had occurred 60 years ago, in order to promote hostile forces to attack the Church, destroy prestige of the Church, especially of hierarchy and even of the Holy Father.
If one analyses the virtue situation of the world, he will come to the conclusion that the present world is going down severely in many aspects, especially in the aspect of sexual moral. Is Aids that is spreading throughout the world not results of severe decadence of moral? One also cannot deny the situation, in which many families have been broken by divorces and led to tragic consequences. Abortion and discriminate killing have spanned and increased unacceptably. The blood of the innocent wakes up the heaven. Courts around the world resolve innumerable cases of family incest daily. Sexual abuses have occurred in agencies, enterprises, and even in schools from all over the world.
With regard to sexual abuse, one has to acknowledge that the proportion of violations in the Church is so small in comparing with that in the society. However, in hostility toward the Church, worldly forces including the press, media, and lawyer corporations, etc… focus on censuring the Church. What do they want? They try to decline the spiritual prestige of the Church so that the Church will no more say the things they do not like, don’t they? Of course, punishing criminals is sensible and victims of sexual abuse are pitiable and must be compensated satisfactorily. However, this is not a reason allowing smearing the whole Community and shifting the blame on the Community discriminately.
Clearly, shifting responsibility onto the Holy Father derives from the only intention to harm him. We attempt to think of a person who had been constant in studying and meditating theology for over a half of a person’s life; after that he was appointed to be Bishop of Munich diocese for a too short time to organize and stabilize the diocese; then he was transferred to Rome for the mission of ‘preventing Christian faith.’ He was so zealous in his mission that he was considered to be ‘strict’ and ‘a tank car.’ In opposite, he is shifted the blame of lacking strictness now. How ‘untruthful’ is ‘Human mouth’! The untruthfulness can be understood only if it derives from ‘the evil spirit.’ According to the Bible, Satan has been deceitful and untruthful since the beginning of time (see Gen. 3:4-5).
I suggest the time has come for us to speak in order to wake up conscience of journalists, those who work in social communication, lawyers who attach special importance to money, and political speculators so that they respect justice in appraising and criticizing about other people, keep politeness and civility in their words when they write or speak what concerning the leaders of spirit and religion, especially the Holy Father. Have a look at Muslims’ reaction when there have been words that they considered to be blasphemous to their religion or their spirit leaders.
I surprisingly wonder why many learned people in democratic and civilized societies have not do a calculation in order to compare gentle attitude of Catholics, especially of Catholic leaders, with the atrocious and vulgar attitude of those who have unceasingly criticized leaders of both religion and society. The extremely irresponsible attitude of some learned persons of our time is really acceptable no more.
The Holy Father Benedict XVI is really a gentle and unruffled person. His heart is full of love; his mind is open to others with spirit of dialogue, respectfully receiving frank and truthful words. The Holy Father is ‘a person of truth,’ constantly serves the truth, always uses subtle words to tell the truth. However, ‘deceitful forces’ are colluding with each one another to attack him. Since the beginning of history of Christianity, evil forces have colluded with one another in order to reject ‘God’s holy servant, Jesus, Anointed’ (Acts. 4:27).
I hope firstly all members of God’s people all over the world achieve solidarity in order to recognize ‘the danger’ of slanders and blasphemies deriving from anti-Church forces who are trying to undermine the prestige of the Holy Father and Hierarchy, rejecting the spirit and virtue influence of the Catholic Church; secondly clergy try to do their best to renew themselves and their life during ‘the year of priests,’ do not give the world a pretext to dishonor the Church and even the Lord Jesus.
Although evil are prevailing, God’s love for humans is bigger than evil and stronger than the death. Though the evil spirit becomes extremely cunning and converges a great deal of hostile forces to attack the Church, we must not fear. The risen Lord unceasingly comes and says to us: be not afraid! The Holy Spirit who is Love of the risen Lord will renew us both outside and inside. The most important is ‘human heart.’ Be vigilant over inner enemies, that is, evil in our hearts. Do not let ‘the evil spirit’ get a place in our hearts. Let the Love of the risen Lord purify and renew everything. The risen Lord is our ‘Hope’.
Paul Bui Van Doc
President of the Vietnamese Episcopal Committee on Doctrine
De passage à Hongkong, le chef des Affaires religieuses minimise le rôle des Eglises domestiques
Eglises d’Asie
10:20 06/04/2010
CHINE: De passage à Hongkong, le chef des Affaires religieuses minimise le rôle des Eglises domestiques
Eglises d’Asie, 6 avril 2010 – Après avoir pris en septembre 2009 la succession de Ye Xiaowen à la tête de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses (plus connu sous l’ancienne appellation de Bureau des Affaires religieuses) (1), Wang Zuo’an a effectué sa première visite officielle à Hongkong à la fin du mois de mars dernier (2). A cette occasion, il s’est entretenu avec les principaux dirigeants des Eglises protestantes du Territoire et, le 27 mars, il a exprimé l’idée, très convenue, que les communautés protestantes en Chine continentale devaient pour leur propre bien s’enregistrer auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies.
L’essor des communautés chrétiennes, notamment protestantes, est une réalité connue en Chine populaire et la presse chinoise s’en fait d’ailleurs l’écho (3). Le souci que les autorités gouvernementales rencontrent est qu’une partie de plus en plus importante de ces communautés choisissent de se développer en dehors du cadre officiel prévu pour elles. En clair, les « Eglises domestiques », au sens où elles regroupent des communautés, plus ou moins importantes, qui se réunissent, non dans les églises affiliées au Mouvement des trois autonomies mais dans des appartements, des salles louées dans des hôtels ou encore des entrepôts, échappent au contrôle du gouvernement, lequel s’exerce par l’entremise du Mouvement des trois autonomies, qui est l’équivalent, pour les protestants, de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Le 27 mars, dans un temple luthérien de Hongkong, Wang Zuo’an a invoqué l’argument de la sécurité pour justifier son appel à ce que les Eglises domestiques de Chine continentale régularisent leur situation en s’affiliant au Mouvement des trois autonomies. Il a notamment expliqué que des individus cherchaient à éviter l’affiliation parce que les Eglises domestiques qu’ils fondaient et dirigeaient étaient un moyen pour eux de gagner leur vie; autrement dit, certains en Chine n’hésitaient pas à utiliser les habits de la religion pour abuser de la confiance des croyants et vivre à leurs dépens. D’autres fondaient une Eglise domestique parce qu’ils étaient entrés en conflit avec leur Eglise d’origine et avaient choisi de faire sécession. Dans d’autres cas, a-t-il encore précisé sans développer plus avant, une Eglise domestique pouvait naître parce que des désaccords de nature théologique apparaissaient au sein de telle ou telle communauté. Il pouvait aussi arriver que des croyants soient influencés par des chrétiens de l’étranger et arrivent à penser que seules les Eglises domestiques étaient légitimes, a-t-il déclaré.
Interrogé par ses interlocuteurs hongkongais quant à la possibilité de voir accordées aux chrétiens continentaux les libertés dont jouissent les chrétiens de Hongkong, le responsable des Affaires religieuses a répondu que « la Chine [était] confrontée à tant de défis dans le domaine religieux » que « si la diversité religieuse constatée à Hongkong [était] appréciable, la taille de la Chine et le contexte qui [était] le sien font que les choses y [étaient] plus compliquées ». Il a évoqué à ce propos le défi que représentait la formation des pasteurs en Chine continentale, tout particulièrement dans les régions rurales, là où des chrétiens « mêlaient des coutumes locales aux enseignements religieux ».
A propos du nombre des chrétiens protestants en Chine populaire, Wang Zuo’an a cité le chiffre de 20 millions de fidèles, 16 millions d’entre eux pratiquant leur religion dans les structures enregistrées auprès du Mouvement des trois autonomies et 4 dans des églises non enregistrées. Avec le chiffre de 16 millions, Wang Zuo’an ne s’éloigne pas beaucoup de celui publié en 2005 par le Mouvement des trois autonomies, qui faisait état d’une fourchette comprise entre 10 et 15 millions de croyants. Quant au chiffre de 4 millions de fidèles hors structures, la mention est plus originale mais reste très éloignée des données fournies récemment par un chercheur chinois, qui évoquait 50 millions de protestants pratiquant leur religion dans des Eglises domestiques (4). Signe sans doute du malaise créé par de telles divergences statistiques, Wang Zuo’an a déclaré que Pékin souhaitait que soit mené un décompte précis des chrétiens en Chine; mais il a aussitôt ajouté que le simple fait de prendre la décision d’effectuer un recensement pourrait être mal compris.
A l’agence chrétienne d’information ENI (Nouvelles œcuméniques internationales) (5), un chrétien protestant de Pékin, membre d’une Eglise domestique, a commenté les propos de Wang Zuo’an en expliquant qu’il était inexact de dire que les membres des Eglises domestiques « refusaient de s’enregistrer » auprès des autorités. « Nous sommes prêts à nous enregistrer auprès des autorités civiles, mais non auprès de l’administration des Affaires religieuses », qui est « inconstitutionnelle » du fait de « son ingérence dans la liberté religieuse des citoyens », a expliqué Yu Jie. Le Mouvement des trois autonomies est « un mouvement dont la nature est politique; il ne constitue par une organisation d’Eglise au sens où la Bible l’entend », a précisé ce chrétien, ajoutant que « les mesures coercitives dirigées contre des Eglises domestiques n’[avaient] pas lieu d’être ».
(1) Voir EDA 514
(2) La visite de Wang Zuo’an à Hongkong s’est déroulée du 26 au 31 mars 2010. Il était invité dans le Territoire par le Colloque des six responsables religieux de Hongkong, structure fondée en 1978 réunissant des responsables bouddhistes, catholiques, protestants, musulmans, confucéens et taoïstes pour discuter de questions sociales.
(3) Voir dépêche ci-dessus
(4) Voir EDA 519, 520
(5) ENI, 31 mars 2010.
Eglises d’Asie, 6 avril 2010 – Après avoir pris en septembre 2009 la succession de Ye Xiaowen à la tête de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses (plus connu sous l’ancienne appellation de Bureau des Affaires religieuses) (1), Wang Zuo’an a effectué sa première visite officielle à Hongkong à la fin du mois de mars dernier (2). A cette occasion, il s’est entretenu avec les principaux dirigeants des Eglises protestantes du Territoire et, le 27 mars, il a exprimé l’idée, très convenue, que les communautés protestantes en Chine continentale devaient pour leur propre bien s’enregistrer auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies.
L’essor des communautés chrétiennes, notamment protestantes, est une réalité connue en Chine populaire et la presse chinoise s’en fait d’ailleurs l’écho (3). Le souci que les autorités gouvernementales rencontrent est qu’une partie de plus en plus importante de ces communautés choisissent de se développer en dehors du cadre officiel prévu pour elles. En clair, les « Eglises domestiques », au sens où elles regroupent des communautés, plus ou moins importantes, qui se réunissent, non dans les églises affiliées au Mouvement des trois autonomies mais dans des appartements, des salles louées dans des hôtels ou encore des entrepôts, échappent au contrôle du gouvernement, lequel s’exerce par l’entremise du Mouvement des trois autonomies, qui est l’équivalent, pour les protestants, de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Le 27 mars, dans un temple luthérien de Hongkong, Wang Zuo’an a invoqué l’argument de la sécurité pour justifier son appel à ce que les Eglises domestiques de Chine continentale régularisent leur situation en s’affiliant au Mouvement des trois autonomies. Il a notamment expliqué que des individus cherchaient à éviter l’affiliation parce que les Eglises domestiques qu’ils fondaient et dirigeaient étaient un moyen pour eux de gagner leur vie; autrement dit, certains en Chine n’hésitaient pas à utiliser les habits de la religion pour abuser de la confiance des croyants et vivre à leurs dépens. D’autres fondaient une Eglise domestique parce qu’ils étaient entrés en conflit avec leur Eglise d’origine et avaient choisi de faire sécession. Dans d’autres cas, a-t-il encore précisé sans développer plus avant, une Eglise domestique pouvait naître parce que des désaccords de nature théologique apparaissaient au sein de telle ou telle communauté. Il pouvait aussi arriver que des croyants soient influencés par des chrétiens de l’étranger et arrivent à penser que seules les Eglises domestiques étaient légitimes, a-t-il déclaré.
Interrogé par ses interlocuteurs hongkongais quant à la possibilité de voir accordées aux chrétiens continentaux les libertés dont jouissent les chrétiens de Hongkong, le responsable des Affaires religieuses a répondu que « la Chine [était] confrontée à tant de défis dans le domaine religieux » que « si la diversité religieuse constatée à Hongkong [était] appréciable, la taille de la Chine et le contexte qui [était] le sien font que les choses y [étaient] plus compliquées ». Il a évoqué à ce propos le défi que représentait la formation des pasteurs en Chine continentale, tout particulièrement dans les régions rurales, là où des chrétiens « mêlaient des coutumes locales aux enseignements religieux ».
A propos du nombre des chrétiens protestants en Chine populaire, Wang Zuo’an a cité le chiffre de 20 millions de fidèles, 16 millions d’entre eux pratiquant leur religion dans les structures enregistrées auprès du Mouvement des trois autonomies et 4 dans des églises non enregistrées. Avec le chiffre de 16 millions, Wang Zuo’an ne s’éloigne pas beaucoup de celui publié en 2005 par le Mouvement des trois autonomies, qui faisait état d’une fourchette comprise entre 10 et 15 millions de croyants. Quant au chiffre de 4 millions de fidèles hors structures, la mention est plus originale mais reste très éloignée des données fournies récemment par un chercheur chinois, qui évoquait 50 millions de protestants pratiquant leur religion dans des Eglises domestiques (4). Signe sans doute du malaise créé par de telles divergences statistiques, Wang Zuo’an a déclaré que Pékin souhaitait que soit mené un décompte précis des chrétiens en Chine; mais il a aussitôt ajouté que le simple fait de prendre la décision d’effectuer un recensement pourrait être mal compris.
A l’agence chrétienne d’information ENI (Nouvelles œcuméniques internationales) (5), un chrétien protestant de Pékin, membre d’une Eglise domestique, a commenté les propos de Wang Zuo’an en expliquant qu’il était inexact de dire que les membres des Eglises domestiques « refusaient de s’enregistrer » auprès des autorités. « Nous sommes prêts à nous enregistrer auprès des autorités civiles, mais non auprès de l’administration des Affaires religieuses », qui est « inconstitutionnelle » du fait de « son ingérence dans la liberté religieuse des citoyens », a expliqué Yu Jie. Le Mouvement des trois autonomies est « un mouvement dont la nature est politique; il ne constitue par une organisation d’Eglise au sens où la Bible l’entend », a précisé ce chrétien, ajoutant que « les mesures coercitives dirigées contre des Eglises domestiques n’[avaient] pas lieu d’être ».
(1) Voir EDA 514
(2) La visite de Wang Zuo’an à Hongkong s’est déroulée du 26 au 31 mars 2010. Il était invité dans le Territoire par le Colloque des six responsables religieux de Hongkong, structure fondée en 1978 réunissant des responsables bouddhistes, catholiques, protestants, musulmans, confucéens et taoïstes pour discuter de questions sociales.
(3) Voir dépêche ci-dessus
(4) Voir EDA 519, 520
(5) ENI, 31 mars 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Vinh Sơn, xứ Bắc Hải, Hố Nai mừng kính Thánh Vicente quan thầy
Khổng Hữu Nguồn
06:53 06/04/2010
GIÁO HỌ VINH SƠN, XỨ BẮC HẢI, HỐ NAI MỪNG LỄ THÁNH VICENTE
Sáu giờ chiều thứ hai 05.04.2010, Giáo họ Vinh Sơn, xứ Bắc Hải, Hố Nai đã tổ chức lễ mừng kính Thánh Vicente quan thầy.
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai, có cha xứ, cha phó Bắc Hải, Quý cha trong ngoài hạt, tham dự lễ có Qúy Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải, rất đông bà con giáo dân trong ngoài xứ.
Xem hình
Như mọi năm, kiệu rước xương Thánh và Tượng Thánh từ giáo xứ Bắc Hải về Đền Thánh giáo họ Vinh Sơn. Đoàn rước trật tự, nghiêm trang. Có lẽ đáng chú ý hơn, trông hay hay, đẹp mắt nhìn đoàn ngũ bé tí hon mặc y phục Dòng Đaminh tay cầm bông huệ tươi, cùng đoàn rước tiến về Đền Thánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải dâng lời chào cha Quản Hạt, Quý cha, Quý tu sĩ, cộng đoàn phụng vụ. Sau lời chào là một tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội, như nói lên sự hiệp nhất nơi đây để cùng Tạ ơn Chúa, mừng kính Thánh Vicente mà dân họ, cũng như nhiều cá nhân, tổ chức đoàn thể nhận người làm bổn mạng.
Diễn tiến trong thánh lễ thật là nhịp nhàng, thánh thiện, sốt sắng, nhất là bài giảng lễ của cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải, giúp cộng đoàn phụng vụ sống thánh lễ một cách trọn vẹn.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Quản Hạt và cha chánh xứ Bắc Hải đã ngỏ lời kêu gọi cộng đoàn, quý ân nhân gần xa trong ngoài nước: “ Sau 07 năm chờ đợi các thủ tục, nay Đền Thánh được nhà nước cấp phép cho xây dựng mới. Tuy nhiên, về phần giáo quyền, đòi hỏi chúng ta phải có một phần ba tổng kinh phí, thì mới chấp thuận cho công việc xây dựng. Vậy kêu gọi mỗi người, mỗi gia đình, quý ân nhân gần xa hãy rộng lòng quảng đại giúp cho công việc xây dựng mới Ngôi Đền Thánh Vicente, như lòng mong ước của mọi người “.
Nhân ngày lễ Quan Thầy, xin chúc mừng Ban Điều Hành và bà con dân họ Đền Thánh Vinh Sơn.
Ước mong ngày này năm tới mọi người sẽ đến hợp hoan mừng Ngôi Đền Thánh Vicente, một Ngôi Đền trung tâm thuận tiện cho bà con khắp nơi vùng Hố Nai đến khấn xin, hương trầm tỏa ngát ngày đêm, quả thật! Ông Thánh Vicente hay làm phép lạ cho những ai chạy đến kêu xin cùng Người.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Sáu giờ chiều thứ hai 05.04.2010, Giáo họ Vinh Sơn, xứ Bắc Hải, Hố Nai đã tổ chức lễ mừng kính Thánh Vicente quan thầy.
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai, có cha xứ, cha phó Bắc Hải, Quý cha trong ngoài hạt, tham dự lễ có Qúy Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải, rất đông bà con giáo dân trong ngoài xứ.
Xem hình
Như mọi năm, kiệu rước xương Thánh và Tượng Thánh từ giáo xứ Bắc Hải về Đền Thánh giáo họ Vinh Sơn. Đoàn rước trật tự, nghiêm trang. Có lẽ đáng chú ý hơn, trông hay hay, đẹp mắt nhìn đoàn ngũ bé tí hon mặc y phục Dòng Đaminh tay cầm bông huệ tươi, cùng đoàn rước tiến về Đền Thánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải dâng lời chào cha Quản Hạt, Quý cha, Quý tu sĩ, cộng đoàn phụng vụ. Sau lời chào là một tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội, như nói lên sự hiệp nhất nơi đây để cùng Tạ ơn Chúa, mừng kính Thánh Vicente mà dân họ, cũng như nhiều cá nhân, tổ chức đoàn thể nhận người làm bổn mạng.
Diễn tiến trong thánh lễ thật là nhịp nhàng, thánh thiện, sốt sắng, nhất là bài giảng lễ của cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải, giúp cộng đoàn phụng vụ sống thánh lễ một cách trọn vẹn.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Quản Hạt và cha chánh xứ Bắc Hải đã ngỏ lời kêu gọi cộng đoàn, quý ân nhân gần xa trong ngoài nước: “ Sau 07 năm chờ đợi các thủ tục, nay Đền Thánh được nhà nước cấp phép cho xây dựng mới. Tuy nhiên, về phần giáo quyền, đòi hỏi chúng ta phải có một phần ba tổng kinh phí, thì mới chấp thuận cho công việc xây dựng. Vậy kêu gọi mỗi người, mỗi gia đình, quý ân nhân gần xa hãy rộng lòng quảng đại giúp cho công việc xây dựng mới Ngôi Đền Thánh Vicente, như lòng mong ước của mọi người “.
Nhân ngày lễ Quan Thầy, xin chúc mừng Ban Điều Hành và bà con dân họ Đền Thánh Vinh Sơn.
Ước mong ngày này năm tới mọi người sẽ đến hợp hoan mừng Ngôi Đền Thánh Vicente, một Ngôi Đền trung tâm thuận tiện cho bà con khắp nơi vùng Hố Nai đến khấn xin, hương trầm tỏa ngát ngày đêm, quả thật! Ông Thánh Vicente hay làm phép lạ cho những ai chạy đến kêu xin cùng Người.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I - 2010 của Hội đồng Giám mục VN
WHĐ
07:07 06/04/2010
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I - 2010 của Hội đồng Giám mục VN
WHĐ (06.04.2010) – Lúc 20 giờ 30 ngày 05-04-2010 tại Phòng Hội Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Hội nghị thường niên HĐGMVN Lần I năm 2010 đã khai mạc trong bầu khí đơn sơ với sự hiện diện đông đủ của các giám mục thuộc 26 giáo phận trong nước. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, mở đầu buổi khai mạc với những lời luôn ôn tồn nhẹ nhàng, nói lên tâm tình vui mừng, hy vọng và tạ ơn Chúa đã qui tụ đông đủ các giám mục 26 giáo phận quanh Chúa Kitô Đấng Phục sinh và Mẹ Maria tại Bãi Dâu. Đức cha thay mặt toàn thể Hội nghị chúc mừng các thành viên mới của HĐGM: Đức cha mới Giám mục phó giáo phận Qui Nhơn Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Đức cha tân cử Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa Gioan-Maria Vũ Tất. Ngài còn đặc biệt chúc mừng Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nguyên chủ tịch HĐGMVN nhân dịp kỉ niệm đúng 35 năm giám mục.
Cuối lời mở đầu Đức cha chủ tịch kêu gọi hiệp ý cầu nguyện với các Đức cha vắng mặt vì tuổi cao sức yếu: Đức cha giáo phận Cần Thơ, Đức cha nguyên giám mục giáo phận Đà Nẵng, Đức cha nguyên giám mục giáo phận Thái Bình, và cách đặc biệt hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đang đi chữa bệnh ở Rôma.
Sau phần khai mạc, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM trình bày tổng quát về chương trình nghị sự trong 4 ngày sắp tới.
Hội nghị sẽ tập trung trao đổi về những đề tài sau đây: nghe tường trình lại lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa vào tháng 11/2010, hướng tới lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang, thảo luận và thông qua “Bản Ratio”, chuẩn bị “Thư Chung” dịp Đại Hội HĐGMVN lần thứ XI, và một số công việc khác của HĐGMVN như Hội thảo về cố linh mục Léopold Cadière...
Hội nghị sẽ bế mạc sau giờ cơm trưa thứ sáu 09-04-2010. Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa kính mời các Giám mục đến dâng lễ Cung hiến Nhà thờ Chính tòa Bà Rịa sáng thứ bảy 10-04-2010.
WHĐ (06.04.2010) – Lúc 20 giờ 30 ngày 05-04-2010 tại Phòng Hội Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Hội nghị thường niên HĐGMVN Lần I năm 2010 đã khai mạc trong bầu khí đơn sơ với sự hiện diện đông đủ của các giám mục thuộc 26 giáo phận trong nước. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, mở đầu buổi khai mạc với những lời luôn ôn tồn nhẹ nhàng, nói lên tâm tình vui mừng, hy vọng và tạ ơn Chúa đã qui tụ đông đủ các giám mục 26 giáo phận quanh Chúa Kitô Đấng Phục sinh và Mẹ Maria tại Bãi Dâu. Đức cha thay mặt toàn thể Hội nghị chúc mừng các thành viên mới của HĐGM: Đức cha mới Giám mục phó giáo phận Qui Nhơn Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Đức cha tân cử Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa Gioan-Maria Vũ Tất. Ngài còn đặc biệt chúc mừng Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nguyên chủ tịch HĐGMVN nhân dịp kỉ niệm đúng 35 năm giám mục.
Cuối lời mở đầu Đức cha chủ tịch kêu gọi hiệp ý cầu nguyện với các Đức cha vắng mặt vì tuổi cao sức yếu: Đức cha giáo phận Cần Thơ, Đức cha nguyên giám mục giáo phận Đà Nẵng, Đức cha nguyên giám mục giáo phận Thái Bình, và cách đặc biệt hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đang đi chữa bệnh ở Rôma.
Sau phần khai mạc, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM trình bày tổng quát về chương trình nghị sự trong 4 ngày sắp tới.
Hội nghị sẽ tập trung trao đổi về những đề tài sau đây: nghe tường trình lại lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa vào tháng 11/2010, hướng tới lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang, thảo luận và thông qua “Bản Ratio”, chuẩn bị “Thư Chung” dịp Đại Hội HĐGMVN lần thứ XI, và một số công việc khác của HĐGMVN như Hội thảo về cố linh mục Léopold Cadière...
Hội nghị sẽ bế mạc sau giờ cơm trưa thứ sáu 09-04-2010. Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa kính mời các Giám mục đến dâng lễ Cung hiến Nhà thờ Chính tòa Bà Rịa sáng thứ bảy 10-04-2010.
Công an với bảng tin giáo xứ La Phù
Trần Bắc
07:17 06/04/2010
Công an với bảng tin giáo xứ La Phù
Hôm nay, đúng 16h Tại bảng tin Giáo xứ La phù (Thường Tín, Hà Nội) đã xuất hiện những “khách mời” lạ mặt, rất “chăm chú” xem chi tiết từng bài viết trên bảng tin được Ban thông tin Giáo xứ La Phù dán lên. Ít phút sau chúng tôi nhận ra đó là mấy bác công an huyện Thường tín và tháp tùng sau có mấy chú công an tèm nhèm xã Tân Minh. Tiếp cận và nhận dạng chúng tôi phát hiện ra một trong những kẻ này mặt phây phây rượu và thốt ra những lời nói thật hùng hồn: “Lập biên bản” và còn nói thêm: “À, Vietcatholic (TTXVN) là trang phản động”. Điều đặc biệt làm mấy vị khách để ý là bài viết của Song Chi đăng trên vietcatholic.org, ngày: (31 Mar 2010 12:31), bài viết có nhan đề: Những căn bệnh đang huỷ hoại xã hội Việt Nam. Là Ban thông tin của Giáo xứ (BTTGX), chúng tôi cũng thấy được nội dung của bài viết này, tác giả đã nêu lên những thực trạng về hậu quả của chế độ cộng sản mang lại cho đất nước từ khi trong nôi cho đến tận ngày hôm nay. Bài viết không có gì sai và xuyên tạc, tác giả chỉ nói lên sự thật. Cuối bài viết, BTTGX có viết thêm một câu để có thêm phần “thi vị” cho bài viết: “Mọi tội đổ trên đầu kẻ nào đã tha CN cộng sản vào Việt Nam. Thật là rắn cắn gà nhà!”
Lúc này, Cha chính xứ La Phù đang đi vắng. Mấy chú công an trên đã gọi điện cho ông chủ tịch Hội đồng Giáo xứ đến ngay “hiện trường” và đòi lập biên bản. Đợi hồi lâu không thấy ai để lập biên bản. Bực mình! mấy chú công an đành tự lập biên bản với nhau rồi về. Nhưng sau đó ít phút chúng tôi lại nhận tin từ ông chủ tịch HĐGX, họ đã lên tận nhà đòi ông ký vào biên bản trên và tháo ngay bài viết “có nội dung xuyên tạc” như lời họ nói. Nhưng ông chủ tịch đã không làm theo yêu cầu trên của mấy chú công an. Và họ đã ra về và hẹn ngày gặp lại!
Nếu ai đã may mắn đọc nội dung của bài viết trên, chắc hẳn cũng như chúng tôi rất muốn để được người khác thấy được cái hay của nó và không bằng cách này, cách khác để tuyên truyền cho bài viết ấy đến cho mọi người, hầu mong mang lại tầm nhận thức cho người dân. Với hành động hống hách trên, họ lại không muốn những thông tin vàng ngọc đó đến tai người dân, mà đúng như trong bài viết của tác giả Song Chi: Phải chăng họ đang dùng chính sách Mị dân, họ muốn nhồi nhét cho người dân nhưng “tinh hoa” của chế độ lý tưởng đến bao giờ.
Nếu ai đã may mắn đọc nội dung của bài viết trên, chắc hẳn cũng như chúng tôi rất muốn để được người khác thấy được cái hay của nó và không bằng cách này, cách khác để tuyên truyền cho bài viết ấy đến cho mọi người, hầu mong mang lại tầm nhận thức cho người dân. Với hành động hống hách trên, họ lại không muốn những thông tin vàng ngọc đó đến tai người dân, mà đúng như trong bài viết của tác giả Song Chi: Phải chăng họ đang dùng chính sách Mị dân, họ muốn nhồi nhét cho người dân nhưng “tinh hoa” của chế độ lý tưởng đến bao giờ.
Giáo hạt Cửa Lò, GP. Vinh tập huấn giáo lý viên
Giáo Hạt Cửa Lò
17:38 06/04/2010
GIÁO HẠT CỬA LÒ, GIÁO PHẬN VINH TẬP HUẤN GIÁO LÝ VIÊN
Sáng ngày 06 tháng 04 năm 2010 trong tuần bát nhật phục sinh, toàn thể giáo lý viên, phụ huynh ( người cùng với giáo lý viên phụ trách một lớp) và các Ban nghành trong toàn giáo hạt tập trung về thánh đường trụ sở giáo xứ Tân Lộc để tịnh tâm, tập huấn giáo lý theo lịch biểu của giáo phận.
Xem hình
Hơn 240 giáo lý viên, phụ huynh trong toàn giáo hạt đúng 7giờ đã tập trung về trụ sở giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò để tham gia chương trình tuần tập huấn giáo lý được kéo dài từ ngày 06 tháng 04 đến ngày 08 tháng 04 năm 2010.
Cha trưởng đoàn giáo lý giáo phận Antôn Hoàng Đức Luyến, Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban giáo lý giáo phận cũng là cha trưởng hạt Cửa Lò, Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính đặc trách giáo lý hạt và Quý cha trong toàn giáo hạt. Quý thầy, cô giảng viên như thầy Giuse Đậu Quang Long, thầy Giacôbê Võ văn Hậu, thầy Phêrô Nguyễn Ngọc Danh và Sơ Maria Nguyễn thị Xuân dòng Mến Thánh Giá, các ngài đã phân chia thay nhau theo lịch đứng lớp giúp giáo lý viên và phụ huynh thêm kiến thức về giáo lý. Các giờ tâm linh, học chung ngày đầu đã được giáo lý viên, phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng rất sổi nổi.
Cuối ngày vào lúc 19giờ 30 phút thánh lễ cầu nguyện cho Quý Ban, giáo lý viên, phụ huynh trong toàn giáo hạt, do Cha trưởng đoàn chủ tế cùng với Quý Cha trong giáo hạt, thánh lễ diễn ra sốt mến với tâm tình tạ ơn. Còn hai ngày nữa là bế mạc song trên gương mặt mọi người toát lên tình thần huynh đệ anh em và lòng nhiệt huyết truyền giáo nơi mọi người. Cầu chúc tuần tập huấn thu được nhiều hồng ân Thiên Chúa.
Sáng ngày 06 tháng 04 năm 2010 trong tuần bát nhật phục sinh, toàn thể giáo lý viên, phụ huynh ( người cùng với giáo lý viên phụ trách một lớp) và các Ban nghành trong toàn giáo hạt tập trung về thánh đường trụ sở giáo xứ Tân Lộc để tịnh tâm, tập huấn giáo lý theo lịch biểu của giáo phận.
Xem hình
Hơn 240 giáo lý viên, phụ huynh trong toàn giáo hạt đúng 7giờ đã tập trung về trụ sở giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò để tham gia chương trình tuần tập huấn giáo lý được kéo dài từ ngày 06 tháng 04 đến ngày 08 tháng 04 năm 2010.
Cha trưởng đoàn giáo lý giáo phận Antôn Hoàng Đức Luyến, Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban giáo lý giáo phận cũng là cha trưởng hạt Cửa Lò, Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính đặc trách giáo lý hạt và Quý cha trong toàn giáo hạt. Quý thầy, cô giảng viên như thầy Giuse Đậu Quang Long, thầy Giacôbê Võ văn Hậu, thầy Phêrô Nguyễn Ngọc Danh và Sơ Maria Nguyễn thị Xuân dòng Mến Thánh Giá, các ngài đã phân chia thay nhau theo lịch đứng lớp giúp giáo lý viên và phụ huynh thêm kiến thức về giáo lý. Các giờ tâm linh, học chung ngày đầu đã được giáo lý viên, phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng rất sổi nổi.
Cuối ngày vào lúc 19giờ 30 phút thánh lễ cầu nguyện cho Quý Ban, giáo lý viên, phụ huynh trong toàn giáo hạt, do Cha trưởng đoàn chủ tế cùng với Quý Cha trong giáo hạt, thánh lễ diễn ra sốt mến với tâm tình tạ ơn. Còn hai ngày nữa là bế mạc song trên gương mặt mọi người toát lên tình thần huynh đệ anh em và lòng nhiệt huyết truyền giáo nơi mọi người. Cầu chúc tuần tập huấn thu được nhiều hồng ân Thiên Chúa.
CĐCGVN Chúa Tình Thương xây dựng thánh đường Đức Mẹ Mân Côi Greenville/ South Carolina
Phạm Bá Hân
17:45 06/04/2010
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Chúa Tình Thương và việc xây dựng Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi Greenville/ South Carolina
Our Lady of the Rosary Catholic Church là một giáo xứ nhỏ và nghèo. Ngôi nhà thờ hiện nay được biến cải từ một hội trường cách nay gần 100 năm nên đã quá cũ và hư hỏng không thể sửa chữa được. Giáo Xứ đang có kế hoạch kiết thiết nhà thờ mới. Nơi đây cũng là trụ sở chính thức của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Charleston. Cha An-phong-sô Trần Tất Đắc thuộc dòng Phan xi cô vừa là Cha Sở vừa coi sóc cộng đoàn Việt Nam toàn Giáo Phận.
Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam, hay Mục Vụ Cộng Giáo VN Giáo Phận Charleston được Đức Giám Mục Ernest Unterkofler thiết lập, và mời Cha Anthony Hoàng Minh Thư làm quản nhiệm từ Ngày 1 Tháng 1 Năm 1978. Ngay trong thập niên 80. để nhớ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp thuyền nhân trên đưòng vượt biển tìm tự do, và quy tụ người Công Giáo VN rải rác trong Giáo Phận có nơi gặp gỡ, an ủi nhau trong những ngày bơ vơ mới đến xứ lạ quê người, Cha Quản Nhiệm và giáo dân đã đóng góp xây dựng Công Viên Nữ Vương Việt Nam với một tượng đài Đức Mẹ đồ sộ. Công trình này đã được Giáo Hội công nhận Ngày 22-5-2005. Tháng Mân Côi cùng năm, Địa Phận tổ chức đọc Kinh Mân Côi toàn Giáo Phận tại công viên do Đức Giám Mục Địa Phận Robert J. Baker chủ tế và làm phép tượng Đức Mẹ rất long trọng. Trước đó, vào năm 1992, Cha Vincent Nguyễn Quang Thế về làm quản nhiệm thay Cha Thư thuyên chuyển. Đến năm 1998, Cha Thế cũng đổi đi và cộng đoàn không có linh mục Việt Nam. Cuối năm 2001, Đức Giám Mục mời được Cha An-Phong-Sô Trần Tất- Đắc thuộc dòng Phan Xi Cô về coi sóc cộng đoàn.Trong lễ tiếp đón ngày 18/11/2001 tại nhà thờ Prince of Peace, cha tân Quản Nhiệm Trần Tất Đắc đã đề ra lộ trình mới cho cộng đoàn là: “Hiệp Nhất, Xây Dựng và Cầu Nguyện.” Chín năm nay cộng đoàn được hướng dẫn theo tâm niệm đó, và cùng với lòng tôn kính Chúa Thương Xót một cách sốt sắng. đã đem bao Ơn Phúc xuống cho cộng đoàn. Cộng đoàn được mang tên “Cộng Đoàn Chúa Tình Thương” từ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 7- 4-2002, và chọn Lễ này làm Lễ Bổn Mạng Cộng Đoàn. Ngoài ra, đáp ứng lòng yêu mến Đức Mẹ của Người Công Giáo Việt Nam, từ 2001 đến nay mỗi năm Giáo Phận dành cho Cộng Đoàn Việt Nam một ngày tôn vinh Đức Mẹ La Vang quy tụ tất cả người Công Giáo VN Giáo Phận Charleston, do Đức Giám Mục Địa Phận, riêng năm 2008 do Đức Cha Mai Thanh Lương, chủ tế.
Tháng 4 năm nay… nhìn lại 35 năm đi tìm Tự Do, nhớ lại những ngày như “đã chết được sống lại” trên đường vượt biển, trong các trại tù, và ngay cả khi đến bến bờ tự do…có lẽ ai ai cũng cảm nhận được tình yêu từ Lòng Chúa Thương Xót, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse. Vừa đến Mỹ, lại đươc ngay chính phủ và Giáo Hội Hoa Kỳ mở rộng vòng tay nhân ái đón chào, bảo trợ và giúp đỡ một cách hào phóng cả tinh thần lẫn vật chất. Ví dụ Cộng Đoàn Chúa Tình Thương, nhờ các Giáo Xứ Mỹ như Giáo Xứ Đức Mẹ Mân Côi này, giáo dân Việt có nơi đầy đủ tiện nghi để tự do thờ phượng Chúa, có phương tiện sinh hoạt, và con cái được học hành mà chưa phải đóng góp như giáo dân người Mỹ…Bây giờ, sau 35 năm, cuộc sống đi dần dần vào ổn định, Cộng Đoàn CGVN cảm thấy đã đến lúc cần phải cụ thể hóa lòng cảm tạ Chúa và biết ơn Giáo Hội bằng Sống Đạo và đóng góp tích cực hơn vào các chương trình của Giáo Xứ.
Từ những suy nghĩ trên, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Chúa Tình Thương sẽ đứng ra tổ chức “Đêm Ca Nhạc và Dạ Tiệc Gây Quỹ Xây Dựng Nhà Thờ Đức Mẹ Mân Côi Greenville” vào Ngày 24-4-2010 từ 6giờ chiều đến 12giờ đêm tại Mid-City Shrine Club, Wellford, SC. Tất cả số tiền thu được,với giá vé $100/người gồm cả ca nhạc và dạ tiệc,sẽ chuyển giao cho Giáo Xứ sung vào quỹ xây dựng nhà thờ mới. Còn mọi chi phí sẽ do Ban Tổ Chức và các vị mạnh thường quân bảo trợ.
Theo trưởng ban tổ chức - anh Đỗ Điền (864) 907 5733 - cho biết, phần ca nhạc sẽ rất phong phú, vui tươi sinh động với các ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Anh, Mai Ngọc Khánh, Ngọc Loan, Bảo Oanh và các ca sĩ địa phương. Đặc biệt sẽ có các mào ảo thuật thật thích thú, qua 7 năm kinh nghiệm, do Linh Mục Giuse Châu Nguyễn,SVD, Giám Đốc Ơn Gọi Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời biểu diễn. Phần thực phẩm cũng rất đặc sắc, ngon miệng do các đầu bếp nấu, và các đoàn thể của cộng đoàn: Thăng Tiến Hôn Nhân, Thánh Linh La Vang, Ca Đoàn v.v.. phụ trách dọn tiệc phục vụ chu đáo hơn cả “nhà hàng lớn”
Ban tổ chức giao cho tôi một số việc nên tôi ghi nhận vài chuyện hay hay: Trước hết là chuẩn bị phông hậu cảnh cho sân khấu. Tôi phác thảo trên computer rồi nhờ ông bạn già, Dương Văn Thanh, vẽ giùm. Anh Thanh không phải đồng đạo lại đang mang trong mình máy trợ tim, nhưng rất vui vẻ “bò” trên nền nhà hết hơn 1 tháng trời vẽ tấm phông khổng lồ 20 feet x 10 feet. Anh cho biết, xin đóng góp một chút công sức cho việc làm ý nghĩa này. Ban tổ chức thấy tôi biết nữ ca sĩ Mai Ngọc Khánh, nên nhờ tôi mời, lo vé máy bay và tiếp đón. Tuần rồi chị kể cho tôi qua điện thoại: “ Thú thật với anh, lâu nay Khánh không còn đi show, chỉ hát phòng trà, vũ trường tại Orange County vì sức khỏe, lại rất bận rộn lo cho gia đình, và coi sóc mấy đứa cháu cho con gái mở 2 tiện bán cơm tấm. Nhưng khi nghe anh nói câu ‘Đức Mẹ Mân Côi’ làm Khánh tự nhiên bồi hồi xúc động mặc dù Khánh không phải Công Giáo. Số là trước đây Khánh gặp hoàn cảnh vô cùng khốn đốn vô phương cứu chữa, phải đi ‘van vái khắp nơi’. Một đêm Khánh mơ thấy Đức Mẹ - Khánh tả hình dáng nhờ một người bạn Công Giáo cho biết đó là Đức Mẹ Mân Côi- trao cho Khánh một cái gì đó. Khánh nói với Đức Mẹ trong cơn mơ, Khánh không phải Công Giáo nên không dám nhận. Nhưng sau đó ít lâu những khó khăn cùng cực của Khánh lần hồi được giải quyết tốt đẹp hơn cả mong muốn. Nay nghe anh nói đến tổ chức ca nhạc gây quỹ xây nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi làm Khánh muốn đến đó giúp. Khánh muốn được hát thêm một bài Thánh Ca để tạ ơn Đức Mẹ. Tiền công cho Khánh xin dâng cúng vào quỹ xây dựng nhà thờ để tạ ơn Đức Mẹ”
Vài mẫu chuyện nhỏ rất thật và có ý nghĩa trên, phải chăng là tín hiệu cho đêm ca Nhạc và Dạ Tiệc gây quỹ trên sẽ thành công ? Dù nhiều hay ít, điều thành công nhất vẫn là đã thể hiện được tinh thần biết ơn truyền thống của người Việt Nam: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Phạm bá Hân
Greenville/SC
Our Lady of the Rosary Catholic Church là một giáo xứ nhỏ và nghèo. Ngôi nhà thờ hiện nay được biến cải từ một hội trường cách nay gần 100 năm nên đã quá cũ và hư hỏng không thể sửa chữa được. Giáo Xứ đang có kế hoạch kiết thiết nhà thờ mới. Nơi đây cũng là trụ sở chính thức của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Charleston. Cha An-phong-sô Trần Tất Đắc thuộc dòng Phan xi cô vừa là Cha Sở vừa coi sóc cộng đoàn Việt Nam toàn Giáo Phận.
Tháng 4 năm nay… nhìn lại 35 năm đi tìm Tự Do, nhớ lại những ngày như “đã chết được sống lại” trên đường vượt biển, trong các trại tù, và ngay cả khi đến bến bờ tự do…có lẽ ai ai cũng cảm nhận được tình yêu từ Lòng Chúa Thương Xót, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse. Vừa đến Mỹ, lại đươc ngay chính phủ và Giáo Hội Hoa Kỳ mở rộng vòng tay nhân ái đón chào, bảo trợ và giúp đỡ một cách hào phóng cả tinh thần lẫn vật chất. Ví dụ Cộng Đoàn Chúa Tình Thương, nhờ các Giáo Xứ Mỹ như Giáo Xứ Đức Mẹ Mân Côi này, giáo dân Việt có nơi đầy đủ tiện nghi để tự do thờ phượng Chúa, có phương tiện sinh hoạt, và con cái được học hành mà chưa phải đóng góp như giáo dân người Mỹ…Bây giờ, sau 35 năm, cuộc sống đi dần dần vào ổn định, Cộng Đoàn CGVN cảm thấy đã đến lúc cần phải cụ thể hóa lòng cảm tạ Chúa và biết ơn Giáo Hội bằng Sống Đạo và đóng góp tích cực hơn vào các chương trình của Giáo Xứ.
Theo trưởng ban tổ chức - anh Đỗ Điền (864) 907 5733 - cho biết, phần ca nhạc sẽ rất phong phú, vui tươi sinh động với các ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Anh, Mai Ngọc Khánh, Ngọc Loan, Bảo Oanh và các ca sĩ địa phương. Đặc biệt sẽ có các mào ảo thuật thật thích thú, qua 7 năm kinh nghiệm, do Linh Mục Giuse Châu Nguyễn,SVD, Giám Đốc Ơn Gọi Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời biểu diễn. Phần thực phẩm cũng rất đặc sắc, ngon miệng do các đầu bếp nấu, và các đoàn thể của cộng đoàn: Thăng Tiến Hôn Nhân, Thánh Linh La Vang, Ca Đoàn v.v.. phụ trách dọn tiệc phục vụ chu đáo hơn cả “nhà hàng lớn”
Ban tổ chức giao cho tôi một số việc nên tôi ghi nhận vài chuyện hay hay: Trước hết là chuẩn bị phông hậu cảnh cho sân khấu. Tôi phác thảo trên computer rồi nhờ ông bạn già, Dương Văn Thanh, vẽ giùm. Anh Thanh không phải đồng đạo lại đang mang trong mình máy trợ tim, nhưng rất vui vẻ “bò” trên nền nhà hết hơn 1 tháng trời vẽ tấm phông khổng lồ 20 feet x 10 feet. Anh cho biết, xin đóng góp một chút công sức cho việc làm ý nghĩa này. Ban tổ chức thấy tôi biết nữ ca sĩ Mai Ngọc Khánh, nên nhờ tôi mời, lo vé máy bay và tiếp đón. Tuần rồi chị kể cho tôi qua điện thoại: “ Thú thật với anh, lâu nay Khánh không còn đi show, chỉ hát phòng trà, vũ trường tại Orange County vì sức khỏe, lại rất bận rộn lo cho gia đình, và coi sóc mấy đứa cháu cho con gái mở 2 tiện bán cơm tấm. Nhưng khi nghe anh nói câu ‘Đức Mẹ Mân Côi’ làm Khánh tự nhiên bồi hồi xúc động mặc dù Khánh không phải Công Giáo. Số là trước đây Khánh gặp hoàn cảnh vô cùng khốn đốn vô phương cứu chữa, phải đi ‘van vái khắp nơi’. Một đêm Khánh mơ thấy Đức Mẹ - Khánh tả hình dáng nhờ một người bạn Công Giáo cho biết đó là Đức Mẹ Mân Côi- trao cho Khánh một cái gì đó. Khánh nói với Đức Mẹ trong cơn mơ, Khánh không phải Công Giáo nên không dám nhận. Nhưng sau đó ít lâu những khó khăn cùng cực của Khánh lần hồi được giải quyết tốt đẹp hơn cả mong muốn. Nay nghe anh nói đến tổ chức ca nhạc gây quỹ xây nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi làm Khánh muốn đến đó giúp. Khánh muốn được hát thêm một bài Thánh Ca để tạ ơn Đức Mẹ. Tiền công cho Khánh xin dâng cúng vào quỹ xây dựng nhà thờ để tạ ơn Đức Mẹ”
Vài mẫu chuyện nhỏ rất thật và có ý nghĩa trên, phải chăng là tín hiệu cho đêm ca Nhạc và Dạ Tiệc gây quỹ trên sẽ thành công ? Dù nhiều hay ít, điều thành công nhất vẫn là đã thể hiện được tinh thần biết ơn truyền thống của người Việt Nam: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Phạm bá Hân
Greenville/SC
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tiến trình toàn cầu hóa
Lm Nguyễn Hữu Thy
03:21 06/04/2010
Tiến trình toàn cầu hóa
Vấn đề thời sự hiện nay đang trực tiếp liên quan đến hầu như tất cả chúng ta, xét về phương diện tôn giáo cũng như phương diện xã hội, đó là vấn đề toàn cầu hóa. Trong hai thập kỷ vừa qua, nhân loại càng ngày càng xích lại gần nhau hơn, càng trở nên hầu như một gia đình vĩ đại; trái đất càng ngày càng được „thu nhỏ lại“. Biên giới các quốc gia hầu như đã biến mất, và nhờ vào sự cộng tác – dù muốn hay không – càng ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau, qua mạng điện toán Internet và thị trường tài chính quốc tế, thế giới ngày nay đã trở nên bé nhỏ hơn và gần gũi hơn. Và từ diễn tiến đó, các tổ chức quốc tế tuần tự được nảy sinh để liên kết các quốc gia lại với nhau một cách chặt chẽ hơn: Đứng đầu là tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNO) và các Ủy ban quốc tế của nó, tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tổ chức liên minh cảnh sát quốc tế (Interpol), v.v…
Diễn tiến của sự phát triển ấy, một vấn đề gây nên nhiều thách đố mới cho nhân loại, được gọi theo ngôn ngữ chuyên môn là toàn cầu hóa. Trong Thông điệp về các vấn đề xã hội „Bác Ái trong Chân lý“ (Caritas in veritate) của ngài, ĐGH Bênêđíctô XVI cũng đã nhấn mạnh đặc biệt đến chủ đề này.
Trong những dòng sau đây, chúng ta thử phân tích một cách tổng quát về hiện tượng thời sự nóng bỏng này. Đồng thời thử tìm hiểu đâu là vai trò và sứ mệnh của Giáo Hội Công Giáo cũng như của tất cả mọi tín hữu trong tiến trình toàn cầu hóa này.
1. Ý niệm toàn cầu hóa
Trong tự điển yếu lược, cụm từ „toàn cầu hóa“ được định nghĩa là „sự tập trung và sự xúc tiến việc cộng tác với nhau vượt lên trên biên giới các quốc gia, một hiện tượng nối kết một cách thực tiễn, hay theo điều kiện khả dĩ, tất cả các cá nhân, các định chế và các quốc gia lại với nhau thành một cơ cấu hỗn hợp của những phụ thuộc hỗ tương, nhưng thường bất quân bình.“ Nhìn dưới phương diện thực tiễn, hiện tượng đó có nghĩa là thế giới luôn tự thu nhỏ lại, biên giới các quốc gia dần dần được xóa bỏ và nhân loại thuộc các chủng tộc, các màu da, các ngôn ngữ, các nền văn hóa cũng như các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới cùng sống chung và gần gủi nhau, tựa hồ như trong một thôn làng vĩ đại vậy.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng toàn cầu hóa hầu như chỉ mới có tác dụng cụ thể trong lãnh vực kinh tế và một số lãnh vực khác, chứ chưa được thực hiện trong toàn diện tất cả các lãnh vực của cuộc sống nhân loại, nhất là trong lãnh vực xã hội.
2. Các nguyên nhân của tiến trình toàn cầu hóa
Tiến trình toàn cầu hóa không xảy ra một cách tình cờ ngẫu nhiên, nhưng đã được phát triển một cách đều đặn và liên tục. Nếu nhìn từ bên ngoài, tiến trình toàn cầu hóa tuy không xảy ra một cách ngoạn mục, nhưng lại rất có hiệu quả.
Ba lý do sau đây đã dẫn đưa cộng đồng các quốc gia trên thế giới càng ngày càng sát cánh và gần gủi nhau một cách nhanh chóng:
1. Sự sụp đổ của khối các nước theo chế độ độc tài cộng sản tại các nước Đông Âu, trong đó có Nga Sô, cách đây hơn 20 năm về trước, đã chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng và đầy đe dọa giữa hai thế giới: thế giới tự do và thế giới cộng sản, mà người ta gọi là „chiến tranh lạnh“ và đã dẫn tới một hiệu quả tất yếu là thế giới nhân loại đã tiến sát lại gần kề nhau hơn. Nhất là ảnh hưởng mỗi ngày mỗi lớn mạnh của các nước miền Đông Á đã xâm nhập dư luận và quan niệm quần chúng Tây phương.
2. Tiếp đến, sự tiến bộ trong lãnh vực thuộc kỹ thuật truyền thông đại chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa, đã thu ngắn khoảng cách thời gian và không gian lại. Tất cả các biến cố xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thì chỉ vài ba phút sau đó mọi người ở trên khắp các lục địa đều được thông báo. Ví dụ: cuộc chiến Vùng Vịnh giữa Hoa Kỳ với các đồng minh và I-rắc vào năm 1991, tất cả thế giới đều có thể theo dõi và chứng kiến mọi chi tiết rùng rợn và phản nhân bản của một cuộc chiến ngay tại phòng khách nhà mình. Tương tự như thế, vào ngày 11.9.2001 toàn thể nhân loại đã phải nghẹt thở mục kích tận mắt vụ bọn khủng bố Hồi giáo lái hai chiếc máy bay đâm thẳng vào hai tòa nhà thương mại thế giới tại New York và phá hủy bằng địa hai tòa nhà ấy kèm theo cái chết đầy đau đớn của trên 3.000 sinh mạng vô tội và sự tổn thất nặng nề khôn lường về vật chất. Một vụ khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và cthế giới.
3. Những cải tổ chính trị tại các quốc gia nói chung và tại các nước theo chế độ độc tài cộng sản nói riêng đã mang lại thành quả tích cực là sự tự do hóa lan tràn trên khắp thế giới và qua đó đã góp phần vào việc đơn giản hóa sự lưu chuyển tư bản quốc tế và việc làm sai lệch các thị trường tài chính vào giữa thập niên tám mươi của thế kỷ XX, đã dẫn tới một sự bùng nổ nhanh chóng sự giao dịch tài chính trên khắp thế giới. Dưới cái nhìn thực tiễn, người ta nhận thấy tư bản quốc tế đã vượt lên trên các biên giới. Chúng ta chắc hẳn đã nhận thức được một cách rõ ràng sự tác động nguy hiểm của hiện tượng ấy qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay. Ví dụ: nếu kỹ nghệ xe hơi ở Nhật Bản bị khủng hoảng, thì ảnh hưởng của nó sẽ tác động mạnh mẽ dây chuyền trên thị trường lao động tại các nước Âu Mỹ cũng như trên khắp thế giới. Điều đó đã minh chứng cho thấy rằng các quốc gia trong thế giới ngày nay, dù muốn hay không, đều bị ràng buộc và lệ thuộc vào nhau. Và sự lệ thuộc hỗ tương ấy ẩn chứa trong mình cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực, vâng, vừa là một lợi điểm vừa là một khuyết điểm. Vì thế, người ta có thể nói được rằng tiến trình toàn cầu hóa là một diễn tiến mở.
4. Toàn cầu hóa là một diễn tiến mở
Trong những thập niên vừa qua, tiến trình toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng đã gây nên một cuộc tranh cãi sôi nổi về những ưu-khuyết điểm đi kèm theo (về vấn đề này chúng tôi sẽ bàn tới trong một bài viết sắp tới).
Cho tới thời điểm hiện tại, các hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đã được biểu lộ rõ ràng trong lãnh vực kinh tế. Nhiều nhà chuyên môn về kinh tế đã đòi hỏi là tiến trình toàn cầu hóa cần phải được thực hiện trong cả lãnh vực xã hội nữa, chứ không chỉ dừng lại trong lãnh vực kinh tế mà thôi. Trong bài giảng dịp lễ Chúa Hiển Linh trong năm vừa qua, ĐGH Bênêđíctô XVI đã cảnh báo trước những hậu quả của tiến trình „toàn cầu hóa cẩu thả phóng túng“. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là rất có thể tiến trình toàn cầu hóa sẽ không dẫn tới một trật tự mới trên thế giới, nhưng hoàn toàn ngược lại: „Những tranh chấp về quyền bá chủ trong lãnh vực kinh tế và lòng tham lam những tài nguyên nhất định đã gây khó khăn cho công việc của những người dấn thân kiến tạo một thế giới công bình và liên đới“.
Qua đó, sự tiếp tục phát triển của tiến trình toàn cầu hóa đối với nhiều quan sát viên có thể được coi là một tiến trình mở trong cả hai chiều hướng (tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực). Và như ĐGH Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh trong Thông điệp „Bác ái trong chân lý“ (x. 42), sự phát triển của tiến trình toàn cầu hóa sẽ tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, đều tùy thuộc vào cách thức con người thực hiện nó.
5. Giáo Hội Công Giáo và tiến trình toàn cầu hóa
Dựa theo sự hiện diện được trải rộng trên khắp các Châu lục, trên các quốc gia, các dân tộc và các nền văn hóa, Giáo Hội Công Giáo có thể được coi là một đơn vị tiền phong trong tiến trình toàn cầu hóa. Chính trong Thánh Kinh, sứ mệnh truyền giáo phổ quát mà Đức Kitô Phục Sinh đã trao phó cho các Môn Đệ của Người đã đặt nền tảng cho tiến trình toàn cầu hóa: „Các con hãy đi đến với các dân tộc và hãy làm cho tất cả mọi người trở thành môn đệ của Thầy; hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần“ (Mt 28,19). Cả trong thần học thánh Phaolô cũng ẩn chứa quan niệm về tiến trình toàn cầu hóa. Trong thư gửi thánh Giám Mục Ti-mô-thê-ô, thánh nhân viết: „Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý“ (1Tm 2,4). Thật vậy, tiến trình toàn cầu hóa đã được khởi động và đã được phát triển một cách thuận lợi, nhanh chóng và đúng đắn trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngày nay, trong diễn tiến ấy, Giáo Hội Công Giáo luôn tìm cách thực thi sứ mệnh của mình là bênh vực cho các giá trị nhân bản chân chính, như: phẩm giá con người, sự liên đới xã hội và sự công bình, là những yếu tố nền tảng cho một cuộc sống mang đầy đủ tính chất nhân bản của nó. Thật vậy, qua các giáo huấn về xã hội, Giáo Hội Công Giáo đã đóng góp phần cơ bản trong công cuộc xây dựng một xã hội nhân loại thực sự nhân bản, trong phạm vị quốc gia cũng như quốc tế.
Hơn 100 cuộc tông du tại các quốc gia khác nhau của Đức cố GH Gioan Phaolô II cũng như các hoạt động mục vụ không mệt mỏi của ngài trong công việc bênh vực nhân phẩm và các quyền lợi của tất cả mọi người, nhất là của những người nghèo và những người sống bên lề xã hội trên khắp thế giới không phân biệt màu da hay sắc tộc, là một mẫu gương điển hình cho một tiến trình toàn cầu hóa chân chính, cho một „thế giới đại đồng“ đúng nghĩa, trong đó mọi biên giới phân ly (hận thù, ghen ghét, kỳ thị, v.v…) đều bị xóa bỏ, mọi dân tộc cùng sát cánh cộng tác với nhau và tất cả mọi người đều là công dân bình đẳng của một thế giới đại đồng chân chính, đều là „tứ hải giai huynh đệ“, đều là bốn bể anh em một nhà.
Nhưng tiến trình toàn cầu hóa chỉ thành công, nếu nó được đồng hành bởi những lời cầu nguyện và sự liên đới của mọi người. Như ĐGH Bênêđíctô XVI đã viết trong Thông điệp về xã hội „Bác ái trong chân lý“ (số 2): tình yêu là là con đường chính yếu của các giáo huấn về xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Bởi vậy, một điều hết sức quan trọng là toàn bộ sự phát triển trong tương lai của tiến trình toàn cầu hóa cần phải được đính kèm theo lời cầu nguyện cho các nhà chính trị và cho những người giữ vai trò quyết định trong xã hội. Do đó, chính khi Giáo Hội, các cộng đoàn dân Chúa, các Dòng Tu và các Kitô hữu thành tâm cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới và cho sự cộng tác chân thành giữa các quốc gia, là lúc họ đã chu toàn được sứ mệnh của mình. Vâng, tất cả mọi người chúng ta đều có bổn phận trong công cuộc kiến tạo một tiến trình toàn cầu hóa chân chính.
Vấn đề thời sự hiện nay đang trực tiếp liên quan đến hầu như tất cả chúng ta, xét về phương diện tôn giáo cũng như phương diện xã hội, đó là vấn đề toàn cầu hóa. Trong hai thập kỷ vừa qua, nhân loại càng ngày càng xích lại gần nhau hơn, càng trở nên hầu như một gia đình vĩ đại; trái đất càng ngày càng được „thu nhỏ lại“. Biên giới các quốc gia hầu như đã biến mất, và nhờ vào sự cộng tác – dù muốn hay không – càng ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau, qua mạng điện toán Internet và thị trường tài chính quốc tế, thế giới ngày nay đã trở nên bé nhỏ hơn và gần gũi hơn. Và từ diễn tiến đó, các tổ chức quốc tế tuần tự được nảy sinh để liên kết các quốc gia lại với nhau một cách chặt chẽ hơn: Đứng đầu là tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNO) và các Ủy ban quốc tế của nó, tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tổ chức liên minh cảnh sát quốc tế (Interpol), v.v…
Diễn tiến của sự phát triển ấy, một vấn đề gây nên nhiều thách đố mới cho nhân loại, được gọi theo ngôn ngữ chuyên môn là toàn cầu hóa. Trong Thông điệp về các vấn đề xã hội „Bác Ái trong Chân lý“ (Caritas in veritate) của ngài, ĐGH Bênêđíctô XVI cũng đã nhấn mạnh đặc biệt đến chủ đề này.
Trong những dòng sau đây, chúng ta thử phân tích một cách tổng quát về hiện tượng thời sự nóng bỏng này. Đồng thời thử tìm hiểu đâu là vai trò và sứ mệnh của Giáo Hội Công Giáo cũng như của tất cả mọi tín hữu trong tiến trình toàn cầu hóa này.
1. Ý niệm toàn cầu hóa
Trong tự điển yếu lược, cụm từ „toàn cầu hóa“ được định nghĩa là „sự tập trung và sự xúc tiến việc cộng tác với nhau vượt lên trên biên giới các quốc gia, một hiện tượng nối kết một cách thực tiễn, hay theo điều kiện khả dĩ, tất cả các cá nhân, các định chế và các quốc gia lại với nhau thành một cơ cấu hỗn hợp của những phụ thuộc hỗ tương, nhưng thường bất quân bình.“ Nhìn dưới phương diện thực tiễn, hiện tượng đó có nghĩa là thế giới luôn tự thu nhỏ lại, biên giới các quốc gia dần dần được xóa bỏ và nhân loại thuộc các chủng tộc, các màu da, các ngôn ngữ, các nền văn hóa cũng như các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới cùng sống chung và gần gủi nhau, tựa hồ như trong một thôn làng vĩ đại vậy.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng toàn cầu hóa hầu như chỉ mới có tác dụng cụ thể trong lãnh vực kinh tế và một số lãnh vực khác, chứ chưa được thực hiện trong toàn diện tất cả các lãnh vực của cuộc sống nhân loại, nhất là trong lãnh vực xã hội.
2. Các nguyên nhân của tiến trình toàn cầu hóa
Tiến trình toàn cầu hóa không xảy ra một cách tình cờ ngẫu nhiên, nhưng đã được phát triển một cách đều đặn và liên tục. Nếu nhìn từ bên ngoài, tiến trình toàn cầu hóa tuy không xảy ra một cách ngoạn mục, nhưng lại rất có hiệu quả.
Ba lý do sau đây đã dẫn đưa cộng đồng các quốc gia trên thế giới càng ngày càng sát cánh và gần gủi nhau một cách nhanh chóng:
1. Sự sụp đổ của khối các nước theo chế độ độc tài cộng sản tại các nước Đông Âu, trong đó có Nga Sô, cách đây hơn 20 năm về trước, đã chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng và đầy đe dọa giữa hai thế giới: thế giới tự do và thế giới cộng sản, mà người ta gọi là „chiến tranh lạnh“ và đã dẫn tới một hiệu quả tất yếu là thế giới nhân loại đã tiến sát lại gần kề nhau hơn. Nhất là ảnh hưởng mỗi ngày mỗi lớn mạnh của các nước miền Đông Á đã xâm nhập dư luận và quan niệm quần chúng Tây phương.
2. Tiếp đến, sự tiến bộ trong lãnh vực thuộc kỹ thuật truyền thông đại chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa, đã thu ngắn khoảng cách thời gian và không gian lại. Tất cả các biến cố xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thì chỉ vài ba phút sau đó mọi người ở trên khắp các lục địa đều được thông báo. Ví dụ: cuộc chiến Vùng Vịnh giữa Hoa Kỳ với các đồng minh và I-rắc vào năm 1991, tất cả thế giới đều có thể theo dõi và chứng kiến mọi chi tiết rùng rợn và phản nhân bản của một cuộc chiến ngay tại phòng khách nhà mình. Tương tự như thế, vào ngày 11.9.2001 toàn thể nhân loại đã phải nghẹt thở mục kích tận mắt vụ bọn khủng bố Hồi giáo lái hai chiếc máy bay đâm thẳng vào hai tòa nhà thương mại thế giới tại New York và phá hủy bằng địa hai tòa nhà ấy kèm theo cái chết đầy đau đớn của trên 3.000 sinh mạng vô tội và sự tổn thất nặng nề khôn lường về vật chất. Một vụ khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và cthế giới.
3. Những cải tổ chính trị tại các quốc gia nói chung và tại các nước theo chế độ độc tài cộng sản nói riêng đã mang lại thành quả tích cực là sự tự do hóa lan tràn trên khắp thế giới và qua đó đã góp phần vào việc đơn giản hóa sự lưu chuyển tư bản quốc tế và việc làm sai lệch các thị trường tài chính vào giữa thập niên tám mươi của thế kỷ XX, đã dẫn tới một sự bùng nổ nhanh chóng sự giao dịch tài chính trên khắp thế giới. Dưới cái nhìn thực tiễn, người ta nhận thấy tư bản quốc tế đã vượt lên trên các biên giới. Chúng ta chắc hẳn đã nhận thức được một cách rõ ràng sự tác động nguy hiểm của hiện tượng ấy qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay. Ví dụ: nếu kỹ nghệ xe hơi ở Nhật Bản bị khủng hoảng, thì ảnh hưởng của nó sẽ tác động mạnh mẽ dây chuyền trên thị trường lao động tại các nước Âu Mỹ cũng như trên khắp thế giới. Điều đó đã minh chứng cho thấy rằng các quốc gia trong thế giới ngày nay, dù muốn hay không, đều bị ràng buộc và lệ thuộc vào nhau. Và sự lệ thuộc hỗ tương ấy ẩn chứa trong mình cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực, vâng, vừa là một lợi điểm vừa là một khuyết điểm. Vì thế, người ta có thể nói được rằng tiến trình toàn cầu hóa là một diễn tiến mở.
4. Toàn cầu hóa là một diễn tiến mở
Trong những thập niên vừa qua, tiến trình toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng đã gây nên một cuộc tranh cãi sôi nổi về những ưu-khuyết điểm đi kèm theo (về vấn đề này chúng tôi sẽ bàn tới trong một bài viết sắp tới).
Cho tới thời điểm hiện tại, các hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đã được biểu lộ rõ ràng trong lãnh vực kinh tế. Nhiều nhà chuyên môn về kinh tế đã đòi hỏi là tiến trình toàn cầu hóa cần phải được thực hiện trong cả lãnh vực xã hội nữa, chứ không chỉ dừng lại trong lãnh vực kinh tế mà thôi. Trong bài giảng dịp lễ Chúa Hiển Linh trong năm vừa qua, ĐGH Bênêđíctô XVI đã cảnh báo trước những hậu quả của tiến trình „toàn cầu hóa cẩu thả phóng túng“. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là rất có thể tiến trình toàn cầu hóa sẽ không dẫn tới một trật tự mới trên thế giới, nhưng hoàn toàn ngược lại: „Những tranh chấp về quyền bá chủ trong lãnh vực kinh tế và lòng tham lam những tài nguyên nhất định đã gây khó khăn cho công việc của những người dấn thân kiến tạo một thế giới công bình và liên đới“.
Qua đó, sự tiếp tục phát triển của tiến trình toàn cầu hóa đối với nhiều quan sát viên có thể được coi là một tiến trình mở trong cả hai chiều hướng (tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực). Và như ĐGH Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh trong Thông điệp „Bác ái trong chân lý“ (x. 42), sự phát triển của tiến trình toàn cầu hóa sẽ tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, đều tùy thuộc vào cách thức con người thực hiện nó.
5. Giáo Hội Công Giáo và tiến trình toàn cầu hóa
Dựa theo sự hiện diện được trải rộng trên khắp các Châu lục, trên các quốc gia, các dân tộc và các nền văn hóa, Giáo Hội Công Giáo có thể được coi là một đơn vị tiền phong trong tiến trình toàn cầu hóa. Chính trong Thánh Kinh, sứ mệnh truyền giáo phổ quát mà Đức Kitô Phục Sinh đã trao phó cho các Môn Đệ của Người đã đặt nền tảng cho tiến trình toàn cầu hóa: „Các con hãy đi đến với các dân tộc và hãy làm cho tất cả mọi người trở thành môn đệ của Thầy; hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần“ (Mt 28,19). Cả trong thần học thánh Phaolô cũng ẩn chứa quan niệm về tiến trình toàn cầu hóa. Trong thư gửi thánh Giám Mục Ti-mô-thê-ô, thánh nhân viết: „Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý“ (1Tm 2,4). Thật vậy, tiến trình toàn cầu hóa đã được khởi động và đã được phát triển một cách thuận lợi, nhanh chóng và đúng đắn trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngày nay, trong diễn tiến ấy, Giáo Hội Công Giáo luôn tìm cách thực thi sứ mệnh của mình là bênh vực cho các giá trị nhân bản chân chính, như: phẩm giá con người, sự liên đới xã hội và sự công bình, là những yếu tố nền tảng cho một cuộc sống mang đầy đủ tính chất nhân bản của nó. Thật vậy, qua các giáo huấn về xã hội, Giáo Hội Công Giáo đã đóng góp phần cơ bản trong công cuộc xây dựng một xã hội nhân loại thực sự nhân bản, trong phạm vị quốc gia cũng như quốc tế.
Hơn 100 cuộc tông du tại các quốc gia khác nhau của Đức cố GH Gioan Phaolô II cũng như các hoạt động mục vụ không mệt mỏi của ngài trong công việc bênh vực nhân phẩm và các quyền lợi của tất cả mọi người, nhất là của những người nghèo và những người sống bên lề xã hội trên khắp thế giới không phân biệt màu da hay sắc tộc, là một mẫu gương điển hình cho một tiến trình toàn cầu hóa chân chính, cho một „thế giới đại đồng“ đúng nghĩa, trong đó mọi biên giới phân ly (hận thù, ghen ghét, kỳ thị, v.v…) đều bị xóa bỏ, mọi dân tộc cùng sát cánh cộng tác với nhau và tất cả mọi người đều là công dân bình đẳng của một thế giới đại đồng chân chính, đều là „tứ hải giai huynh đệ“, đều là bốn bể anh em một nhà.
Nhưng tiến trình toàn cầu hóa chỉ thành công, nếu nó được đồng hành bởi những lời cầu nguyện và sự liên đới của mọi người. Như ĐGH Bênêđíctô XVI đã viết trong Thông điệp về xã hội „Bác ái trong chân lý“ (số 2): tình yêu là là con đường chính yếu của các giáo huấn về xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Bởi vậy, một điều hết sức quan trọng là toàn bộ sự phát triển trong tương lai của tiến trình toàn cầu hóa cần phải được đính kèm theo lời cầu nguyện cho các nhà chính trị và cho những người giữ vai trò quyết định trong xã hội. Do đó, chính khi Giáo Hội, các cộng đoàn dân Chúa, các Dòng Tu và các Kitô hữu thành tâm cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới và cho sự cộng tác chân thành giữa các quốc gia, là lúc họ đã chu toàn được sứ mệnh của mình. Vâng, tất cả mọi người chúng ta đều có bổn phận trong công cuộc kiến tạo một tiến trình toàn cầu hóa chân chính.
Văn Hóa
Nàng Mary
Trầm Thiên Thu
20:09 06/04/2010
NÀNG MARY
Mary nước mắt vắn dài
Ngỡ ai đã lấy xác Thầy đi đâu
Niềm thương nỗi nhớ xiết bao
Ai đã lúc nào lấy xác Thầy yêu?
Yêu nhiều nên được tha nhiều
Dẫu Mary tội ngập đầu xấu xa
Nhưng lòng sám hối thiết tha
Thế nên được Chúa thứ tha tội đày
Nhớ thương dẫn lối tìm Thầy
Thấy ngôi mộ trống mà ray rứt lòng
Hiện ra thấy chị, Chúa thương:
“Tại sao khóc lúc mờ sương thế này?”
Mary không nhận ra Thầy
Tưởng là ông lão lâu nay giữ vườn
Đấng Phục sinh gọi thân thương
Nhận ra tiếng gọi, Mary vui liền!
Được nhìn thấy Chúa đầu tiên
Mấy ai đã được ưu tiên như nàng?
Phục sinh 2010
Mary nước mắt vắn dài
Ngỡ ai đã lấy xác Thầy đi đâu
Niềm thương nỗi nhớ xiết bao
Ai đã lúc nào lấy xác Thầy yêu?
Yêu nhiều nên được tha nhiều
Dẫu Mary tội ngập đầu xấu xa
Nhưng lòng sám hối thiết tha
Thế nên được Chúa thứ tha tội đày
Nhớ thương dẫn lối tìm Thầy
Thấy ngôi mộ trống mà ray rứt lòng
Hiện ra thấy chị, Chúa thương:
“Tại sao khóc lúc mờ sương thế này?”
Mary không nhận ra Thầy
Tưởng là ông lão lâu nay giữ vườn
Đấng Phục sinh gọi thân thương
Nhận ra tiếng gọi, Mary vui liền!
Được nhìn thấy Chúa đầu tiên
Mấy ai đã được ưu tiên như nàng?
Phục sinh 2010
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hư Ảo
Thérésa Nguyễn
22:16 06/04/2010
HƯ ẢO
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Gió đưa mây về cuối trời
Chìm sâu vực nhớ, một đời phong sương
Tình yêu mỏng như khói sương
Hững hờ, cơn gió vô thường cuốn đi. .
(Trích thơ của TTL)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền