Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc Hành Trình Chinh Phục Cành Thiên Tuế
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:37 04/04/2020
Chúa Nhật Lễ Lá 2020
Hôm nay toàn thể thế giới Kitô giáo nói chung (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo) đều cử hành long trọng Ngày Chúa Nhật đặc biệt với danh xưng cũng đặc biệt mà ngôn ngữ Phụng Vụ Việt Nam gọi là Chúa Nhật Lễ Lá. (Tiếng La Tinh gọi là Dominica Palmarum (hay đầy đủ theo Phụng Vụ Công Giáo là Dominica in palmis de Passione Domini: Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa).
Riêng các xứ đạo miền Trung chúng ta thì hôm nay mỗi người phải có được một cành lá và phải là lá thiên tuế (hay vạn tuế; nếu không có thì lá dừa) !
Tại sao lại có yếu tố “Lá thiên tuế hay vạn tuế” ở đây? Chúng ta biết rằng cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm khi tường thuật biến cố Chúa vào thành Giêrusalem có nhắc đến việc dân chúng “chặt cành cây” nhưng không nói loại cây gì (Mt 21,8; Mc 11,8); trong khi Luca không nhắc đến cành lá gì hết: “Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường” (Lc 19,36). Chỉ riêng Tin Mừng Gioan thì nói cách cụ thể tên của loại cành cây dân Ít-ra-en đón rước Chúa: “Họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò…” (Ga 12,13).
Dùng biểu tượng “Cành lá Thiên Tuế” để dẫn vào con đường “Tử nạn-Phục Sinh” của Đức Kitô mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (Anamnèse), ngôn ngữ Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho thấy mối liên hệ giữa “Khổ Nạn” và “Vinh Quang”, giữa “đau thương của thập giá” với “chiến thắng Phục Sinh”.
Thật vậy, “vạn tuế hay thiên tuế” (tiếng la Tinh là palma, Pháp: Palmier, Anh: palm) thuộc họ “cây cọ dừa”, là biểu tượng của “chiến thắng, đoạt giải”. Người chiến thắng hay đoạt giải thì cầm cành cọ dừa (hay vạn tuế); nên cụm từ “mang cọ dừa” (To carry the palm) đồng nghĩa với chiến thắng, đoạt giải hay vinh quang.
Như vậy, cách đây 2000 năm, ở giữa rừng cành vạn tuế tung hô chiến thắng, Đức Kitô tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất hành trình Vượt Qua mà đích điểm chính là cuộc tử nạn thảm khốc và phục sinh vinh quang. Chúng ta dễ dàng nhận ra dụng ý của Phụng vụ khi cô đọng “ý nghĩa kép” nầy qua lời kinh Tổng nguyện lúc đầu lễ:
“…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Trong lời kinh Tổng nguyện nầy, chúng ta để ý thấy 2 cặp từ chủ yếu: THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH; đó cũng là 2 nội dung chủ yếu mà cử hành phụng vụ hôm nay nêu bật:
Phần đầu, với “nghi thức Rước Lá hay Kiệu lá”, chính là sự chiến thắng và vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng…thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm Phụng vụ Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian.
Khi tái diễn cuộc vào thành vinh quang của Chúa Kitô với cành thiên tuế, biểu tượng của chiến thắng, Phụng vụ một lần nữa đưa chúng ta tham dự vào “Giờ” chiến thắng Vượt Qua của Chúa Kitô mà Thánh Gioan đã tiên báo từ 2000 năm trước: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh…Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Ngài phải chết cách nào. (Ga 12, 23.31-33); đồng thời cũng hiệp thông vào sự chiến thắng của một đoàn dân đông đảo trong vinh quang Nước Trời mà sách Khải Huyền đã mô tả: “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9).
Tuy nhiên, con đường chiến thắng vinh quang đó, con đường phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”, một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa không phải một “rừng mơ ngọt ngào của Tào Tháo”, mà là một “hoang mạc đầy dẫy gai chông, cạm bẫy, thách đố, nhục nhã, đắng cay” mà “người Tôi Tớ đau khổ của Gia-vê” phải đón nhận như cách khắc hoạ của ngôn sứ Isaia (BĐ 1); phải đi qua con đường khổ nạn và cái chết như trình thuật Thương Khó của Thánh Matthêô; và nhất là được cô đọng nơi những lời Thánh Vịnh 22 được chính Đức Kitô đọc lên như lời cầu thống thiết trong giờ hấp hối trên thập giá: “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con?”.
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã tóm tắt trong một đoạn Thánh thi gởi giáo đoàn Philipphê được nối lại bởi hai đầu của bốn từ: TỰ HẠ và TÔN VINH (BĐ 2). Vâng, đây chính là cuộc “Vượt Qua” mà toàn thể Dân Chúa được gọi mời tham gia và đón nhận vào chính cuộc hành trình đức tin của mình.
- Bởi vì không thể là Kitô hữu nếu không đi qua “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh” khi “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Bánh Thánh Thể và Chén máu Giao ước và sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho anh chị em (Lễ Tiệc Ly).
- Cũng vậy, không thể là Kitô hữu nếu không sống “Ngày Thứ Sáu khổ nạn” khi can đảm chấp nhận “chén đắng” của hy sinh, bỏ mình, và những thập giá xuyên qua suốt cuộc đời, thập giá của bệnh hoạn, tật nguyền, yếu đau…trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, cùng bao nhiêu gánh nặng đau thương nhức nhối khác…. Trong những ngày nầy, nào chẳng phải chúng ta và toàn nhân loại đang trải qua những nỗi đau nhức nhối của “thập giá đại dịch Covid-19” để qua đó, mọi người, đặc biệt, những người Kitô hữu nhận ra dấu chỉ thanh tẩy và lời gọi mời hoán cải của Thiên Chúa.
- Và cũng không thể là Kitô hữu, khi chúng ta không đi qua “Đêm Vọng Phục Sinh” và “Bình minh của ngày sống lại” khi mang một trái tim mới, một thần khí mới, một ngọn lửa mới, đó là Đức Kitô phục sinh, đó là niềm vui và sự chiến thắng của tình yêu và hy vọng, đó là sự “tái sinh vào vương quốc sự sống”, đó là “bỏ lại đằng sau nấm mồ của tăm tối, nô lệ để bước đi trong ánh bình minh của tin yêu hy vọng”.
Nếu phải tìm một chứng nhân, một chứng từ để hiện thực hoá những ý nghĩa trên, ý nghĩa của cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế”, có lẽ mọi người trên thế giới đều đồng thanh chọn lựa bác sĩ Lý Văn Lượng, một nạn nhân nhưng cũng là một Kitô hữu chứng nhân cho Tin Mừng “Tử Nạn-Phục Sinh” tại Vũ Hán trong mùa đại dịch Covid-19, mà đoạn cuối của bài thơ ông viết, cũng là di chúc tinh thần ông đã để lại cho thế giới hôm nay:
Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa,
Người ta học được đứng thẳng,
Không còn để những người tử tế,
Phải chịu đau khổ vô tận,
Và nỗi buồn bất lực.
Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,
Đã chạy hết chặng đường,
Đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây, tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4,7-8a)
Vâng, mọi người chúng ta, từ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, đều được gọi mời cùng lên đường tham gia vào cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế” của chính Đấng đã vượt qua cái chết đau thương tủi nhục để bước vào cuộc chiến thắng phục sinh vinh quang. Amen.
Trương Đình Hiền
Hôm nay toàn thể thế giới Kitô giáo nói chung (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo) đều cử hành long trọng Ngày Chúa Nhật đặc biệt với danh xưng cũng đặc biệt mà ngôn ngữ Phụng Vụ Việt Nam gọi là Chúa Nhật Lễ Lá. (Tiếng La Tinh gọi là Dominica Palmarum (hay đầy đủ theo Phụng Vụ Công Giáo là Dominica in palmis de Passione Domini: Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa).
Riêng các xứ đạo miền Trung chúng ta thì hôm nay mỗi người phải có được một cành lá và phải là lá thiên tuế (hay vạn tuế; nếu không có thì lá dừa) !
Tại sao lại có yếu tố “Lá thiên tuế hay vạn tuế” ở đây? Chúng ta biết rằng cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm khi tường thuật biến cố Chúa vào thành Giêrusalem có nhắc đến việc dân chúng “chặt cành cây” nhưng không nói loại cây gì (Mt 21,8; Mc 11,8); trong khi Luca không nhắc đến cành lá gì hết: “Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường” (Lc 19,36). Chỉ riêng Tin Mừng Gioan thì nói cách cụ thể tên của loại cành cây dân Ít-ra-en đón rước Chúa: “Họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò…” (Ga 12,13).
Dùng biểu tượng “Cành lá Thiên Tuế” để dẫn vào con đường “Tử nạn-Phục Sinh” của Đức Kitô mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (Anamnèse), ngôn ngữ Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho thấy mối liên hệ giữa “Khổ Nạn” và “Vinh Quang”, giữa “đau thương của thập giá” với “chiến thắng Phục Sinh”.
Thật vậy, “vạn tuế hay thiên tuế” (tiếng la Tinh là palma, Pháp: Palmier, Anh: palm) thuộc họ “cây cọ dừa”, là biểu tượng của “chiến thắng, đoạt giải”. Người chiến thắng hay đoạt giải thì cầm cành cọ dừa (hay vạn tuế); nên cụm từ “mang cọ dừa” (To carry the palm) đồng nghĩa với chiến thắng, đoạt giải hay vinh quang.
Như vậy, cách đây 2000 năm, ở giữa rừng cành vạn tuế tung hô chiến thắng, Đức Kitô tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất hành trình Vượt Qua mà đích điểm chính là cuộc tử nạn thảm khốc và phục sinh vinh quang. Chúng ta dễ dàng nhận ra dụng ý của Phụng vụ khi cô đọng “ý nghĩa kép” nầy qua lời kinh Tổng nguyện lúc đầu lễ:
“…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).
Trong lời kinh Tổng nguyện nầy, chúng ta để ý thấy 2 cặp từ chủ yếu: THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH; đó cũng là 2 nội dung chủ yếu mà cử hành phụng vụ hôm nay nêu bật:
Phần đầu, với “nghi thức Rước Lá hay Kiệu lá”, chính là sự chiến thắng và vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng…thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm Phụng vụ Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian.
Khi tái diễn cuộc vào thành vinh quang của Chúa Kitô với cành thiên tuế, biểu tượng của chiến thắng, Phụng vụ một lần nữa đưa chúng ta tham dự vào “Giờ” chiến thắng Vượt Qua của Chúa Kitô mà Thánh Gioan đã tiên báo từ 2000 năm trước: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh…Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Ngài phải chết cách nào. (Ga 12, 23.31-33); đồng thời cũng hiệp thông vào sự chiến thắng của một đoàn dân đông đảo trong vinh quang Nước Trời mà sách Khải Huyền đã mô tả: “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9).
Tuy nhiên, con đường chiến thắng vinh quang đó, con đường phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”, một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa không phải một “rừng mơ ngọt ngào của Tào Tháo”, mà là một “hoang mạc đầy dẫy gai chông, cạm bẫy, thách đố, nhục nhã, đắng cay” mà “người Tôi Tớ đau khổ của Gia-vê” phải đón nhận như cách khắc hoạ của ngôn sứ Isaia (BĐ 1); phải đi qua con đường khổ nạn và cái chết như trình thuật Thương Khó của Thánh Matthêô; và nhất là được cô đọng nơi những lời Thánh Vịnh 22 được chính Đức Kitô đọc lên như lời cầu thống thiết trong giờ hấp hối trên thập giá: “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con?”.
Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã tóm tắt trong một đoạn Thánh thi gởi giáo đoàn Philipphê được nối lại bởi hai đầu của bốn từ: TỰ HẠ và TÔN VINH (BĐ 2). Vâng, đây chính là cuộc “Vượt Qua” mà toàn thể Dân Chúa được gọi mời tham gia và đón nhận vào chính cuộc hành trình đức tin của mình.
- Bởi vì không thể là Kitô hữu nếu không đi qua “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh” khi “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Bánh Thánh Thể và Chén máu Giao ước và sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho anh chị em (Lễ Tiệc Ly).
- Cũng vậy, không thể là Kitô hữu nếu không sống “Ngày Thứ Sáu khổ nạn” khi can đảm chấp nhận “chén đắng” của hy sinh, bỏ mình, và những thập giá xuyên qua suốt cuộc đời, thập giá của bệnh hoạn, tật nguyền, yếu đau…trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, cùng bao nhiêu gánh nặng đau thương nhức nhối khác…. Trong những ngày nầy, nào chẳng phải chúng ta và toàn nhân loại đang trải qua những nỗi đau nhức nhối của “thập giá đại dịch Covid-19” để qua đó, mọi người, đặc biệt, những người Kitô hữu nhận ra dấu chỉ thanh tẩy và lời gọi mời hoán cải của Thiên Chúa.
- Và cũng không thể là Kitô hữu, khi chúng ta không đi qua “Đêm Vọng Phục Sinh” và “Bình minh của ngày sống lại” khi mang một trái tim mới, một thần khí mới, một ngọn lửa mới, đó là Đức Kitô phục sinh, đó là niềm vui và sự chiến thắng của tình yêu và hy vọng, đó là sự “tái sinh vào vương quốc sự sống”, đó là “bỏ lại đằng sau nấm mồ của tăm tối, nô lệ để bước đi trong ánh bình minh của tin yêu hy vọng”.
Nếu phải tìm một chứng nhân, một chứng từ để hiện thực hoá những ý nghĩa trên, ý nghĩa của cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế”, có lẽ mọi người trên thế giới đều đồng thanh chọn lựa bác sĩ Lý Văn Lượng, một nạn nhân nhưng cũng là một Kitô hữu chứng nhân cho Tin Mừng “Tử Nạn-Phục Sinh” tại Vũ Hán trong mùa đại dịch Covid-19, mà đoạn cuối của bài thơ ông viết, cũng là di chúc tinh thần ông đã để lại cho thế giới hôm nay:
Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa,
Người ta học được đứng thẳng,
Không còn để những người tử tế,
Phải chịu đau khổ vô tận,
Và nỗi buồn bất lực.
Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,
Đã chạy hết chặng đường,
Đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây, tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4,7-8a)
Vâng, mọi người chúng ta, từ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, đều được gọi mời cùng lên đường tham gia vào cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế” của chính Đấng đã vượt qua cái chết đau thương tủi nhục để bước vào cuộc chiến thắng phục sinh vinh quang. Amen.
Trương Đình Hiền
Giảng tĩnh tâm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 04/04/2020
Giảng Tĩnh Tâm Tuần Thánh
cho các nữ tu hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa - Saigon (4/4/2020)
Chủ đề: HÃY XÉ LÒNG, ĐỪNG XÉ ÁO
Mở đầu:
- Hát kinh Đức Chúa Thánh Thần.
- Đọc Lời Chúa trong sách tiên tri Giô-en: 2, 12-18.
“Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi”.
Bài trích sách Tiên tri Giô-en.
Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?
Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: “Chúa của chúng ở đâu?” Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
XÉ TÂM HỒN
Mỗi người chỉ có một tâm hồn, nếu xé đi thì còn gì là tâm hồn nữa, mà tâm hồn thì được con người ta gán cho nhiều danh từ đẹp và xấu như: tâm hồn ăn uống, tâm hồn thoải mái, tâm hồn bi quan, tâm hồn lạc quan, tâm hồn phóng khoáng.v.v...
Thế nhưng ngay từ đầu mùa chay, Giáo Hội qua tiên tri Giô-en đã mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là xé tâm hồn ra từng mảnh để thấy cuộc đời khi thất vọng đau thương thì càng cảm thấy cần đến tình thương của Thiên Chúa, bời vì khi chúng ta không còn biết nương tựa vào ai nữa thì cảm nhận được rằng, chỉ có Chúa mới là niềm cậy trông mà thôi. Chẳng hạn như trong cơn đại dịch Corona Vũ Hán này, khi con người ta đi đến tận cùng của sợ hãi thì người ta tìm đến Thiên Chúa. Khi các nhà thờ của những người tin vào Chúa đóng lại và cấm cử hành các buổi thờ phượng chung, thì người ta -các tín hữu, càng cảm thấy mình cần đến Thiên Chúa hơn.
“Hãy xé lòng” tức là xé tâm hồn của mình giữa những hưởng thụ đam mê của cuộc sống, giữa những cô đơn và thất vọng, giữa dòng đời bon chen lừa đảo. Xé lòng không có nghĩa là như xé một tờ giấy hay một miếng vải, nhưng phải tưởng tượng mình đang xé tở bạc 500 ngàn đồng tiền Việt, hoặc xé 1000 đồng tiền Taiwan, hay 100 đồng đô la Mỹ...Bởi vì khi xé những đồng tiền với mệnh giá lớn như vậy thì chúng ta cảm thấy tiếc và không dám xé. Cũng vậy, xé tâm hồn là từ bỏ những thói quen mà chúng ta đã làm đã nói trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng Thiên Chúa có cách của Ngài để chúng ta xé tâm hồn mình để trở về với Chúa...
Cách của Thiên Chúa là nạn dịch Corona-Vũ Hán xảy ra để cảnh tỉnh nhân loại.
Và không kể những thời kỳ giáo hội bị bách hại, thì mùa chay năm nay (2020) là một mùa chay rất đặc biệt đậm nét chgay tịnh, sám hối và ăn năn của người Ki-tô hữu trên khắp thế giới. Qua cơn đại dịch nguy hiểm này, con người ta mới nhận ra rằng mình chỉ là hạt cát giữa sa mạc, chỉ cần một con virus cực nhỏ cũng có thể cướp đi sinh mạng của con người.
Xé bỏ lòng giận ghét.
Cuộc sống con người chỉ muốn người ta yêu mến mình, tâng bốc mình, nịnh bợ mình, nhưng lại ghét những ai nổi trội hơn mình, ghét những ai không về cùng phe cánh của mình, ghét những ai nói to nói nhỏ về mình.v.v...
Mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là làm ngược lại những gì mà ước muốn xác thịt và ma quỷ đòi hỏi, đó là đem một tâm hồn hưởng thụ mà xé đi để ân sủng của Chúa kiến tạo lại đẹp hơn mới hơn.
Xé gì?
- Xé sự giận ghét chất chứa trong lòng vì những thành tựu của các anh em chị em trong cộng đoàn.
- Xé toang sự hiềm tỵ do lòng ghen ghét tha nhân mà có, sự hiềm tỵ này là chất độc làm cho tâm hồn của chúng ta chết dần tình yêu và sự thông cảm giữa người với nhau, nó như bệnh truyền nhiễm lây lan từ tâm hồn này đến tâm hồn khác, mà nếu ai không biết cầu nguyện thì sẽ không có lá chắn nào để ngăn chặn sự ô nhiễm độc hại bởi lòng ghen ghét.
- Sự ghen ghét này ngay từ thuở tạo dựng đã có, đó là Ca-in vì ghen ghét mà giết em mình là A-ben, rồi từ đó sự ghét ghen đã luôn trở thành khí cụ để ma quỷ phá hoại chương trình cứu độ của Thiên Chúa trên mỗi người chúng ta.
Trong cơn đại dịch corona-vuhan này, khi lệnh cấm tụ họp chung, hạn chế đi ra ngoài đường, nội bất xuất ngoại bất nhập, đã khiến cho gia đình “đoàn tụ”, anh em chị em trong cộng đoàn có cơ hội để tiếp xúc gần gủi nhau nhiều hơn, lúc đó mọi người đều có thể hiểu biết thêm tâm hồn của anh em chị em mình nhiều hơn chút nữa, và khi đã hiểu nhau thì có sự cảm thông, có sự cảm thông thì dễ dàng bỏ qua những khuyết điểm của nhau, và tha thứ cho nhau. Và như thế lòng ghen ghét sẽ không có cơ hội chia rẽ mọi người trong gia đình hay trong cộng đoàn nữa...
Xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng.
Đức Chúa Giê-su vì tội lỗi của chúng ta mà đã xuống thế làm người, chịu khổ hình thập giá, chịu chết và sống lại để chúng ta được sống đời đời, đó chính là ơn cứu độ của chúng ta.
Chình sự kiêu ngạo của các thiên thần đã hủy hoại chính mình không những trở thành ma quỷ và còn trở thành đối nghịch với Thiên Chúa.
Chính sự kiêu ngạo đã làm cho chúng ta –trong cuộc sống hằng ngày- trở thành đối nghịch với Thiên Chúa và với anh chị em mình, sự kiêu ngạo đã che mắt tâm hồn của mình để chúng ta không còn nhìn thấy những ưu điểm của anh chị em, không còn thấy thiện chí của tha nhân để cộng tác. Sự kiêu ngạo là hàng rào chắn kiên cố ngăn cách chúng ta không nhận thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, lại càng không chấp nhận giá trị việc làm của anh chị em, và dễ dàng phủ nhận những tài năng của tha nhân đã thực hiện...
Khi xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng thì chúng ta nhổ từng cái đinh nhọn do chính tội lỗi của chúng ta hoặc tội lỗi của người khác ra khỏi cây thập giá, để cho Đức Chúa Giê-su được “tự do” thực hiện ơn cứu độ nơi anh chị em của mình...
Quan trọng nhất trong đời sống tu đức, đó là sự kiêu ngạo làm cho chúng ta cảm thấy buồn bực khi anh em chị em tài giỏi hơn mình; sự kiêu ngạo làm cho mình cảm thấy mình là người quan trọng trong cộng đoàn mà coi thường khinh chê an hem chị em của mình; sự kiêu ngạo làm cho mình dễ dàng tranh chấp hơn thua không nhường nhịn với người khác, do đó mà có sự đau khổ trong tâm hồn…
Xé bỏ lòng chai đá cứng cỏi với ơn Chúa.
Thiên Chúa hằng yêu thương chúng ta, Ngài luôn ban ơn cho chúng ta trong cuộc sống để chúng ta làm tròn bổn phận của mình, đó là bổn phận của người con của Chúa. Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, là mẹ hiền của chúng ta, hằng năm Giáo Hội hội mở kho tàng ân sủng của Chúa ra để ban ơn cho con cái mình, nhất là trong Mùa Chay Thánh là mùa mà Chúa tuôn tràn ân huệ cho con cái Ngài gấp bội, để chúng ta trở về với Chúa, từ bỏ con người cũ của mình, chết cho tội và để sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Có rất nhiều lần chúng ta đã lòng chai dạ đá trước lời mời gọi hoán cải của Chúa, đã rất nhiều lần chúng ta đã nghe theo lời của thế gian, của những tư tưởng xấu bi quan trong mình mà không nghe lời của Chúa qua Giáo Hội, qua các chủ chăn và bề trên của mình để sống thỏa mãn với xác thịt mỏng dòn yếu đuối trước những cơn cám dỗ. Sự chai đá này có rất nhiều nguyên nhân, mà các nguyên nhân này thường làm cho chúng ta thờ ơ trước lời mời gọi của Chúa:
a/ Thiếu đời sống cầu nguyện.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Tại sao vậy, thưa vì là sự cám dỗ không phải chỉ đến một lần trong ngày, nó cũng không có nghỉ ngơi hay đình chiến, nhưng nó liên lĩ cám dỗ chúng ta rời xa Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và sẽ ban cho chúng ta phúc trường sinh Nước Trời; bởi vì ma quỷ là kẻ xảo quyệt nó không ngừng cám dỗ chúng ta dưới mọi hình thức, đó là lý do mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn.
Người luôn cầu nguyện không phải là các tu sĩ nam nữ sao, bởi vì các tu sĩ nam nữ là những người luôn ý thức được mình là người mỏng dòn dễ sa ngã, là người mà ma quỷ rất khó chịu, bởi vì mỗi một tu sĩ là một vị tướng, mỗi một người Ki-tô hữu là một chiến sĩ của Chúa đánh lại ma quỷ và những cám dỗ của chúng nó. Bởi vì khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đang trò chuyện với Đức Chúa Giê-su đang ngự trong tâm hồn chúng ta, Ngài ở đó lắng nghe, ban ơn và an ủi chúng ta. Một con người cầu nguyện là người luôn có tâm hồn sẵn sàng nghe tiếng của Chúa phán qua mọi hoàn cảnh, là người nhạy bén với ơn Chúa trong cuộc sống của mình...
b/ Thiếu sự sốt sắng khi tham dự thánh lễ.
Thánh lễ là đỉnh cao của việc thờ phượng Thiên Chúa của Giáo Hội Công Giáo, là việc làm công khai của toàn thể dân Chúa trên thế gian này qua vị đại diện của Chúa, của Giáo Hội là các linh mục. Thánh lễ chính là suối nguồn tình yêu và ân sủng của Chúa tuôn đổ trên chúng ta qua lời cầu xin của Giáo Hội nhờ Đức Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha.
Thánh lễ dù là Chúa Nhật hay ngày thường thì cũng giá trị như nhau, là chính Đức Chúa Giê-su chủ tế và là của lễ dâng lên Chúa Cha xin Ngài tha tội và thương xót chúng ta.
Trong thánh lễ chúng ta được rước Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su là lương thực hằng sống nuôi linh hồn chúng ta, người Ki-tô hữu coi thường việc dâng thánh lễ là coi thường phúc trường sinh mà Đức Chúa Giê-su đã hứa, linh hồn họ không được sống khỏe mạnh vì không ăn Thịt và Máu của Đức Chúa Giê-su. Khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hợp với Đức Chúa Giê-su, nghĩa là thịt của Đức Chúa Giê-su sẽ là thịt của chúng ta, máu của Ngài cũng sẽ là máu của chúng ta, như lời của Đức Chúa Giê-su dạy: ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì Ta sẽ ở trong người ấy và người ấy sẽ ở trong Ta. Lời hứa này đã được thực hiện khi chúng ta đi rước lễ kết hợp với Đức Chúa Giê-su trong Thánh Thể.
c/ Thiếu tính bác ái huynh đệ.
Giáo Hội là cộng đoàn dân thánh của Chúa, trong cộng đoàn này chúng ta đều là huynh đệ với nhau và được mời gọi nên thánh, từ trong cộng đoàn này chúng ta trở thành những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, mà đầu chính là Ngài.
Ngay từ thời buổi đầu của Giáo Hội, đời sống “một lòng một ý” của giáo dân đã làm cho họ trở nên mạnh mẽ trong đức tin và đức mến, họ sẵn sàng nâng đỡ nhau khi hoạn nạn gian nan và bị bắt bớ, họ không còn là những người xa lạ nữa, nhưng trong đức tin họ trở thành anh em chị em của nhau.
Khi trong cộng đoàn thiếu vắng tình huynh đệ thì cộng đoàn ấy sẽ trở thành miếng mồi ngon của ma quỷ và những thế lực chống phá Giáo Hội. Chính sự thiếu vắng tình bác ái với nhau mà những anh chị em trong cộng đoàn trở thành những người xa lạ, thậm chí coi nhau như kẻ thù, đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho lòng dạ chúng ta chai đá trước lời nời gọi nhận lãnh ơn Chúa của Giáo Hội và của anh chị em mình. Không ai có thể tự mình nên thánh nếu không có ơn Chúa giúp, cũng vậy chúng ta chỉ thật sự nên thánh khi đời sống bác ái của chúng ta trỗi vượt hơn những người khác, nhờ đời sống cộng đoàn huynh đệ mà đức bác ái của mỗi người được thực hiện và thăng tiến, nhờ bác ái thăng tiến mà tâm hồn chúng ta dễ dàng đón nhận ơn thánh Chúa và tâm hồn chúng ta không còn chai lì nữa vì gương sáng của anh chị em trong cộng đoàn của mình.
ĐỪNG XÉ ÁO
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nhìn cách ăn mặc của người khác để mà đánh giá con người của họ, mặc dù chúng ta biết rằng cái áo không làm nên thầy tu. Tuy cái áo không làm nên thầy tu, nhưng con người vẫn cứ luôn lấy cái áo làm thước đo lòng và đo độ cao danh vọng, nghèo hèn của người khác. Vì thế mà trong cuộc sống có nhiều người xé áo của mình để chứng tỏ mình là người công chính ngay thẳng, nhưng thật ra tâm hồn của họ đầy những gian dối và bất công.
Anh công nhân khoác lên mình cái áo công nhân và khi cần thiết cho cuộc trốn khỏi công ty, thì chỉ việc vứt bỏ cái áo hoặc xé bỏ nó để che giấu thân phận công nhân của mình; người bác sĩ sẽ rất dễ dàng cởi chiếc áo trắng bác sĩ của mình vì lợi ích cá nhân hơn là vì bệnh nhân; cũng có những người dâng mình làm tôi Chúa tuy khoác trên mình chiếc áo dòng hay chiếc áo chùng thâm đen, nhưng khi vì quyền lợi cá nhân, vì danh vọng, vì kiêu ngạo mà xé luôn cả áo tu sĩ của mình (nghĩa bóng).v.v...
Xé một cái áo đã cũ thì dễ dàng hơn xé cái áo mới.
Cũng vậy, người ta dễ dàng thề thốt lấy danh dự mình ra thề để che lấp cái xấu xa trong lòng mình, và con người ta thì chỉ nhìn vẻ bên ngoài để khen chê mà thôi, cho nên tiên tri Giô-en đã cảnh cáo chúng ta hãy xé lòng mà đừng xé áo, bởi vì có nhiều người xé áo của mình nhưng vẫn cứ sống như người không biết Thiên Chúa là ai.
Xé áo chính là lời thề thốt, xé áo chính là những cử điệu đạo đức bên ngoài, xé áo chính là lời xin lỗi gian dối để được lòng người, xé áo chính là miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì đầy cả bồ dao găm.v.v...hôm nay xé áo ngày mai mua lại cái mới hơn để lòe loẹt thiên hạ và anh chị em mình. Cũng có nghĩa là khi chúng ta chỉ xé cái áo bên ngoài, tức xé cái có thể xé và có thể mua lại, thì chẳng khác chi chúng ta miệng nói chừa bỏ, miệng nói xin lỗi nhưng sau đó thì vẫn cứ chứng nào tật đó không thay đổi.
Xé áo chỉ là hình thức
Ông thượng tế Cai pha đã xé áo mình (Mt 26, 65) để bày tỏ sự phẫn nộ và lên án Đức Chúa Giê-su vì Ngài cho mình có địa vị Thiên Chúa. Việc xé áo này cũng bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và thị uy để khẳng định quyền bính của mình. Xé áo này không phải là sự khiêm tốn biết mình là tội nhân trước mặt Thiên Chúa và tha nhân.
Xé áo chỉ là che giấu lòng dạ xấu xa của mình.
Có những người sẵn sàng xé cái áo mới của mình để chứng tỏ tâm hồn mình ngay thật, hoặc tâm hồn không có gì dối trá, nhưng bên trong tâm hồn chất chứa những mưu toan hại người. Xé toạc cái áo này thì đi mua cái áo khác để thế lại, cho nên cuộc sống của họ vẫn cứ ngày ngày mang mặt nạ để che giấu cái xấu xa trong tâm hồn của họ.
Có những người xé áo mới nhưng lòng không đau không tiếc, bởi vì cái áo đó không phải là của họ, họ xé áo nhưng lòng vui vẻ vì tưởng là che mắt được mọi người tâm hồn xấu xa của họ, cũng có nghĩa là họ đem trách nhiệm của mình đổ qua cho người khác.
Trong cuộc sống vì để che lấp che giấu một tâm hồn chai lỳ đón băng vì kiêu ngạo và ghen ghét, thì người ta sẵn sàng xé bỏ cái áo đẹp nhất của mình, để đánh lừa con mắt thế gian, nhưng họ sẽ không che giấu lừa được Thiên Chúa là đấng thấu suốt mọi sự.
Cho nên, Thiên Chúa không muốn chúng ta xé áo mình, Ngài cũng chẳng muốn chúng ta đứng trước mặt anh chị em mà xé toạc áo mình rồi tuyên bố tôi là người vô tội, vô can với người anh chị em của mình. Nhưng Chúa muốn tôi cứ mặc lấy áo của mình -dù là áo cũ, áo xấu xí- và xé tâm hồn của mình rướm máu vì những tội lỗi mà chúng ta xúc phạm đến Chúa và tha nhân.
Xé áo thì tâm hồn không đau mà chỉ tiếc cái áo mới mua, nhưng xé tâm hồn thì thân xác và tâm hồn cùng đau, nhưng là nỗi đau của vui mừng, nỗi đau của sự sống lại, bởi vì hạt lúa mì rơi xuống đất mà không mục nát thì sẽ không thể sinh nhiều hạt khác được...
Mùa chay thánh năm nay, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ơn Chúa giúp để chúng ta cùng quyết tâm xé lòng mình chứ không xé áo, để chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Xét mình.
1/ Trong cuộc sống tôi có phân biệt được xé lòng và xé áo không?
2/ Cuộc sống có nhiều cám dỗ làm cho chúng ta không muốn nghe Lời Chúa dạy bảo, tôi có thật lòng xé lòng để nghe theo Lời Chúa không?
3/ Mùa chay đối với tôi có ích gì cho việc xé lòng xé áo không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
cho các nữ tu hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa - Saigon (4/4/2020)
Chủ đề: HÃY XÉ LÒNG, ĐỪNG XÉ ÁO
Mở đầu:
- Hát kinh Đức Chúa Thánh Thần.
- Đọc Lời Chúa trong sách tiên tri Giô-en: 2, 12-18.
“Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi”.
Bài trích sách Tiên tri Giô-en.
Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?
Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: “Chúa của chúng ở đâu?” Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm:
XÉ TÂM HỒN
Mỗi người chỉ có một tâm hồn, nếu xé đi thì còn gì là tâm hồn nữa, mà tâm hồn thì được con người ta gán cho nhiều danh từ đẹp và xấu như: tâm hồn ăn uống, tâm hồn thoải mái, tâm hồn bi quan, tâm hồn lạc quan, tâm hồn phóng khoáng.v.v...
Thế nhưng ngay từ đầu mùa chay, Giáo Hội qua tiên tri Giô-en đã mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là xé tâm hồn ra từng mảnh để thấy cuộc đời khi thất vọng đau thương thì càng cảm thấy cần đến tình thương của Thiên Chúa, bời vì khi chúng ta không còn biết nương tựa vào ai nữa thì cảm nhận được rằng, chỉ có Chúa mới là niềm cậy trông mà thôi. Chẳng hạn như trong cơn đại dịch Corona Vũ Hán này, khi con người ta đi đến tận cùng của sợ hãi thì người ta tìm đến Thiên Chúa. Khi các nhà thờ của những người tin vào Chúa đóng lại và cấm cử hành các buổi thờ phượng chung, thì người ta -các tín hữu, càng cảm thấy mình cần đến Thiên Chúa hơn.
“Hãy xé lòng” tức là xé tâm hồn của mình giữa những hưởng thụ đam mê của cuộc sống, giữa những cô đơn và thất vọng, giữa dòng đời bon chen lừa đảo. Xé lòng không có nghĩa là như xé một tờ giấy hay một miếng vải, nhưng phải tưởng tượng mình đang xé tở bạc 500 ngàn đồng tiền Việt, hoặc xé 1000 đồng tiền Taiwan, hay 100 đồng đô la Mỹ...Bởi vì khi xé những đồng tiền với mệnh giá lớn như vậy thì chúng ta cảm thấy tiếc và không dám xé. Cũng vậy, xé tâm hồn là từ bỏ những thói quen mà chúng ta đã làm đã nói trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng Thiên Chúa có cách của Ngài để chúng ta xé tâm hồn mình để trở về với Chúa...
Cách của Thiên Chúa là nạn dịch Corona-Vũ Hán xảy ra để cảnh tỉnh nhân loại.
Và không kể những thời kỳ giáo hội bị bách hại, thì mùa chay năm nay (2020) là một mùa chay rất đặc biệt đậm nét chgay tịnh, sám hối và ăn năn của người Ki-tô hữu trên khắp thế giới. Qua cơn đại dịch nguy hiểm này, con người ta mới nhận ra rằng mình chỉ là hạt cát giữa sa mạc, chỉ cần một con virus cực nhỏ cũng có thể cướp đi sinh mạng của con người.
Xé bỏ lòng giận ghét.
Cuộc sống con người chỉ muốn người ta yêu mến mình, tâng bốc mình, nịnh bợ mình, nhưng lại ghét những ai nổi trội hơn mình, ghét những ai không về cùng phe cánh của mình, ghét những ai nói to nói nhỏ về mình.v.v...
Mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là làm ngược lại những gì mà ước muốn xác thịt và ma quỷ đòi hỏi, đó là đem một tâm hồn hưởng thụ mà xé đi để ân sủng của Chúa kiến tạo lại đẹp hơn mới hơn.
Xé gì?
- Xé sự giận ghét chất chứa trong lòng vì những thành tựu của các anh em chị em trong cộng đoàn.
- Xé toang sự hiềm tỵ do lòng ghen ghét tha nhân mà có, sự hiềm tỵ này là chất độc làm cho tâm hồn của chúng ta chết dần tình yêu và sự thông cảm giữa người với nhau, nó như bệnh truyền nhiễm lây lan từ tâm hồn này đến tâm hồn khác, mà nếu ai không biết cầu nguyện thì sẽ không có lá chắn nào để ngăn chặn sự ô nhiễm độc hại bởi lòng ghen ghét.
- Sự ghen ghét này ngay từ thuở tạo dựng đã có, đó là Ca-in vì ghen ghét mà giết em mình là A-ben, rồi từ đó sự ghét ghen đã luôn trở thành khí cụ để ma quỷ phá hoại chương trình cứu độ của Thiên Chúa trên mỗi người chúng ta.
Trong cơn đại dịch corona-vuhan này, khi lệnh cấm tụ họp chung, hạn chế đi ra ngoài đường, nội bất xuất ngoại bất nhập, đã khiến cho gia đình “đoàn tụ”, anh em chị em trong cộng đoàn có cơ hội để tiếp xúc gần gủi nhau nhiều hơn, lúc đó mọi người đều có thể hiểu biết thêm tâm hồn của anh em chị em mình nhiều hơn chút nữa, và khi đã hiểu nhau thì có sự cảm thông, có sự cảm thông thì dễ dàng bỏ qua những khuyết điểm của nhau, và tha thứ cho nhau. Và như thế lòng ghen ghét sẽ không có cơ hội chia rẽ mọi người trong gia đình hay trong cộng đoàn nữa...
Xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng.
Đức Chúa Giê-su vì tội lỗi của chúng ta mà đã xuống thế làm người, chịu khổ hình thập giá, chịu chết và sống lại để chúng ta được sống đời đời, đó chính là ơn cứu độ của chúng ta.
Chình sự kiêu ngạo của các thiên thần đã hủy hoại chính mình không những trở thành ma quỷ và còn trở thành đối nghịch với Thiên Chúa.
Chính sự kiêu ngạo đã làm cho chúng ta –trong cuộc sống hằng ngày- trở thành đối nghịch với Thiên Chúa và với anh chị em mình, sự kiêu ngạo đã che mắt tâm hồn của mình để chúng ta không còn nhìn thấy những ưu điểm của anh chị em, không còn thấy thiện chí của tha nhân để cộng tác. Sự kiêu ngạo là hàng rào chắn kiên cố ngăn cách chúng ta không nhận thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, lại càng không chấp nhận giá trị việc làm của anh chị em, và dễ dàng phủ nhận những tài năng của tha nhân đã thực hiện...
Khi xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng thì chúng ta nhổ từng cái đinh nhọn do chính tội lỗi của chúng ta hoặc tội lỗi của người khác ra khỏi cây thập giá, để cho Đức Chúa Giê-su được “tự do” thực hiện ơn cứu độ nơi anh chị em của mình...
Quan trọng nhất trong đời sống tu đức, đó là sự kiêu ngạo làm cho chúng ta cảm thấy buồn bực khi anh em chị em tài giỏi hơn mình; sự kiêu ngạo làm cho mình cảm thấy mình là người quan trọng trong cộng đoàn mà coi thường khinh chê an hem chị em của mình; sự kiêu ngạo làm cho mình dễ dàng tranh chấp hơn thua không nhường nhịn với người khác, do đó mà có sự đau khổ trong tâm hồn…
Xé bỏ lòng chai đá cứng cỏi với ơn Chúa.
Thiên Chúa hằng yêu thương chúng ta, Ngài luôn ban ơn cho chúng ta trong cuộc sống để chúng ta làm tròn bổn phận của mình, đó là bổn phận của người con của Chúa. Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, là mẹ hiền của chúng ta, hằng năm Giáo Hội hội mở kho tàng ân sủng của Chúa ra để ban ơn cho con cái mình, nhất là trong Mùa Chay Thánh là mùa mà Chúa tuôn tràn ân huệ cho con cái Ngài gấp bội, để chúng ta trở về với Chúa, từ bỏ con người cũ của mình, chết cho tội và để sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Có rất nhiều lần chúng ta đã lòng chai dạ đá trước lời mời gọi hoán cải của Chúa, đã rất nhiều lần chúng ta đã nghe theo lời của thế gian, của những tư tưởng xấu bi quan trong mình mà không nghe lời của Chúa qua Giáo Hội, qua các chủ chăn và bề trên của mình để sống thỏa mãn với xác thịt mỏng dòn yếu đuối trước những cơn cám dỗ. Sự chai đá này có rất nhiều nguyên nhân, mà các nguyên nhân này thường làm cho chúng ta thờ ơ trước lời mời gọi của Chúa:
a/ Thiếu đời sống cầu nguyện.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Tại sao vậy, thưa vì là sự cám dỗ không phải chỉ đến một lần trong ngày, nó cũng không có nghỉ ngơi hay đình chiến, nhưng nó liên lĩ cám dỗ chúng ta rời xa Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và sẽ ban cho chúng ta phúc trường sinh Nước Trời; bởi vì ma quỷ là kẻ xảo quyệt nó không ngừng cám dỗ chúng ta dưới mọi hình thức, đó là lý do mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn.
Người luôn cầu nguyện không phải là các tu sĩ nam nữ sao, bởi vì các tu sĩ nam nữ là những người luôn ý thức được mình là người mỏng dòn dễ sa ngã, là người mà ma quỷ rất khó chịu, bởi vì mỗi một tu sĩ là một vị tướng, mỗi một người Ki-tô hữu là một chiến sĩ của Chúa đánh lại ma quỷ và những cám dỗ của chúng nó. Bởi vì khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đang trò chuyện với Đức Chúa Giê-su đang ngự trong tâm hồn chúng ta, Ngài ở đó lắng nghe, ban ơn và an ủi chúng ta. Một con người cầu nguyện là người luôn có tâm hồn sẵn sàng nghe tiếng của Chúa phán qua mọi hoàn cảnh, là người nhạy bén với ơn Chúa trong cuộc sống của mình...
b/ Thiếu sự sốt sắng khi tham dự thánh lễ.
Thánh lễ là đỉnh cao của việc thờ phượng Thiên Chúa của Giáo Hội Công Giáo, là việc làm công khai của toàn thể dân Chúa trên thế gian này qua vị đại diện của Chúa, của Giáo Hội là các linh mục. Thánh lễ chính là suối nguồn tình yêu và ân sủng của Chúa tuôn đổ trên chúng ta qua lời cầu xin của Giáo Hội nhờ Đức Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha.
Thánh lễ dù là Chúa Nhật hay ngày thường thì cũng giá trị như nhau, là chính Đức Chúa Giê-su chủ tế và là của lễ dâng lên Chúa Cha xin Ngài tha tội và thương xót chúng ta.
Trong thánh lễ chúng ta được rước Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su là lương thực hằng sống nuôi linh hồn chúng ta, người Ki-tô hữu coi thường việc dâng thánh lễ là coi thường phúc trường sinh mà Đức Chúa Giê-su đã hứa, linh hồn họ không được sống khỏe mạnh vì không ăn Thịt và Máu của Đức Chúa Giê-su. Khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hợp với Đức Chúa Giê-su, nghĩa là thịt của Đức Chúa Giê-su sẽ là thịt của chúng ta, máu của Ngài cũng sẽ là máu của chúng ta, như lời của Đức Chúa Giê-su dạy: ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì Ta sẽ ở trong người ấy và người ấy sẽ ở trong Ta. Lời hứa này đã được thực hiện khi chúng ta đi rước lễ kết hợp với Đức Chúa Giê-su trong Thánh Thể.
c/ Thiếu tính bác ái huynh đệ.
Giáo Hội là cộng đoàn dân thánh của Chúa, trong cộng đoàn này chúng ta đều là huynh đệ với nhau và được mời gọi nên thánh, từ trong cộng đoàn này chúng ta trở thành những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, mà đầu chính là Ngài.
Ngay từ thời buổi đầu của Giáo Hội, đời sống “một lòng một ý” của giáo dân đã làm cho họ trở nên mạnh mẽ trong đức tin và đức mến, họ sẵn sàng nâng đỡ nhau khi hoạn nạn gian nan và bị bắt bớ, họ không còn là những người xa lạ nữa, nhưng trong đức tin họ trở thành anh em chị em của nhau.
Khi trong cộng đoàn thiếu vắng tình huynh đệ thì cộng đoàn ấy sẽ trở thành miếng mồi ngon của ma quỷ và những thế lực chống phá Giáo Hội. Chính sự thiếu vắng tình bác ái với nhau mà những anh chị em trong cộng đoàn trở thành những người xa lạ, thậm chí coi nhau như kẻ thù, đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho lòng dạ chúng ta chai đá trước lời nời gọi nhận lãnh ơn Chúa của Giáo Hội và của anh chị em mình. Không ai có thể tự mình nên thánh nếu không có ơn Chúa giúp, cũng vậy chúng ta chỉ thật sự nên thánh khi đời sống bác ái của chúng ta trỗi vượt hơn những người khác, nhờ đời sống cộng đoàn huynh đệ mà đức bác ái của mỗi người được thực hiện và thăng tiến, nhờ bác ái thăng tiến mà tâm hồn chúng ta dễ dàng đón nhận ơn thánh Chúa và tâm hồn chúng ta không còn chai lì nữa vì gương sáng của anh chị em trong cộng đoàn của mình.
ĐỪNG XÉ ÁO
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nhìn cách ăn mặc của người khác để mà đánh giá con người của họ, mặc dù chúng ta biết rằng cái áo không làm nên thầy tu. Tuy cái áo không làm nên thầy tu, nhưng con người vẫn cứ luôn lấy cái áo làm thước đo lòng và đo độ cao danh vọng, nghèo hèn của người khác. Vì thế mà trong cuộc sống có nhiều người xé áo của mình để chứng tỏ mình là người công chính ngay thẳng, nhưng thật ra tâm hồn của họ đầy những gian dối và bất công.
Anh công nhân khoác lên mình cái áo công nhân và khi cần thiết cho cuộc trốn khỏi công ty, thì chỉ việc vứt bỏ cái áo hoặc xé bỏ nó để che giấu thân phận công nhân của mình; người bác sĩ sẽ rất dễ dàng cởi chiếc áo trắng bác sĩ của mình vì lợi ích cá nhân hơn là vì bệnh nhân; cũng có những người dâng mình làm tôi Chúa tuy khoác trên mình chiếc áo dòng hay chiếc áo chùng thâm đen, nhưng khi vì quyền lợi cá nhân, vì danh vọng, vì kiêu ngạo mà xé luôn cả áo tu sĩ của mình (nghĩa bóng).v.v...
Xé một cái áo đã cũ thì dễ dàng hơn xé cái áo mới.
Cũng vậy, người ta dễ dàng thề thốt lấy danh dự mình ra thề để che lấp cái xấu xa trong lòng mình, và con người ta thì chỉ nhìn vẻ bên ngoài để khen chê mà thôi, cho nên tiên tri Giô-en đã cảnh cáo chúng ta hãy xé lòng mà đừng xé áo, bởi vì có nhiều người xé áo của mình nhưng vẫn cứ sống như người không biết Thiên Chúa là ai.
Xé áo chính là lời thề thốt, xé áo chính là những cử điệu đạo đức bên ngoài, xé áo chính là lời xin lỗi gian dối để được lòng người, xé áo chính là miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì đầy cả bồ dao găm.v.v...hôm nay xé áo ngày mai mua lại cái mới hơn để lòe loẹt thiên hạ và anh chị em mình. Cũng có nghĩa là khi chúng ta chỉ xé cái áo bên ngoài, tức xé cái có thể xé và có thể mua lại, thì chẳng khác chi chúng ta miệng nói chừa bỏ, miệng nói xin lỗi nhưng sau đó thì vẫn cứ chứng nào tật đó không thay đổi.
Xé áo chỉ là hình thức
Ông thượng tế Cai pha đã xé áo mình (Mt 26, 65) để bày tỏ sự phẫn nộ và lên án Đức Chúa Giê-su vì Ngài cho mình có địa vị Thiên Chúa. Việc xé áo này cũng bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và thị uy để khẳng định quyền bính của mình. Xé áo này không phải là sự khiêm tốn biết mình là tội nhân trước mặt Thiên Chúa và tha nhân.
Xé áo chỉ là che giấu lòng dạ xấu xa của mình.
Có những người sẵn sàng xé cái áo mới của mình để chứng tỏ tâm hồn mình ngay thật, hoặc tâm hồn không có gì dối trá, nhưng bên trong tâm hồn chất chứa những mưu toan hại người. Xé toạc cái áo này thì đi mua cái áo khác để thế lại, cho nên cuộc sống của họ vẫn cứ ngày ngày mang mặt nạ để che giấu cái xấu xa trong tâm hồn của họ.
Có những người xé áo mới nhưng lòng không đau không tiếc, bởi vì cái áo đó không phải là của họ, họ xé áo nhưng lòng vui vẻ vì tưởng là che mắt được mọi người tâm hồn xấu xa của họ, cũng có nghĩa là họ đem trách nhiệm của mình đổ qua cho người khác.
Trong cuộc sống vì để che lấp che giấu một tâm hồn chai lỳ đón băng vì kiêu ngạo và ghen ghét, thì người ta sẵn sàng xé bỏ cái áo đẹp nhất của mình, để đánh lừa con mắt thế gian, nhưng họ sẽ không che giấu lừa được Thiên Chúa là đấng thấu suốt mọi sự.
Cho nên, Thiên Chúa không muốn chúng ta xé áo mình, Ngài cũng chẳng muốn chúng ta đứng trước mặt anh chị em mà xé toạc áo mình rồi tuyên bố tôi là người vô tội, vô can với người anh chị em của mình. Nhưng Chúa muốn tôi cứ mặc lấy áo của mình -dù là áo cũ, áo xấu xí- và xé tâm hồn của mình rướm máu vì những tội lỗi mà chúng ta xúc phạm đến Chúa và tha nhân.
Xé áo thì tâm hồn không đau mà chỉ tiếc cái áo mới mua, nhưng xé tâm hồn thì thân xác và tâm hồn cùng đau, nhưng là nỗi đau của vui mừng, nỗi đau của sự sống lại, bởi vì hạt lúa mì rơi xuống đất mà không mục nát thì sẽ không thể sinh nhiều hạt khác được...
Mùa chay thánh năm nay, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ơn Chúa giúp để chúng ta cùng quyết tâm xé lòng mình chứ không xé áo, để chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Xét mình.
1/ Trong cuộc sống tôi có phân biệt được xé lòng và xé áo không?
2/ Cuộc sống có nhiều cám dỗ làm cho chúng ta không muốn nghe Lời Chúa dạy bảo, tôi có thật lòng xé lòng để nghe theo Lời Chúa không?
3/ Mùa chay đối với tôi có ích gì cho việc xé lòng xé áo không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 04/04/2020
6. Vui vẻ của thế tục là để hại người, giống như mồi câu mê hoặc cá ăn, do đó mà mắc câu.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 04/04/2020
84. TIẾNG VỌNG CÁCH VÁCH
La Thừa Tự khi còn ở Châu Tây, mỗi đêm đều nghe những tiếng âm thanh va chạm của nhà kế bên vang lên không dứt cho đến trời sáng thì thôi.
La Thừa Tự hiếu kỳ muốn biến rõ là như thế nào, bèn đục một lổ nhỏ nơi bức vách để quan sát, té ra là người hàng xóm vì trời quá lạnh nên hai hàm răng đánh cầm cập !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 84:
Ở những thành phố và những nơi phố thị người hàng xóm thường dửng dưng với nhau, bởi vì ai cũng sống cho mình, cửa nhà đóng kín mít cả ngày và có khi “chơi” cả một con chó Phú Quốc ngồi ngay trước cổng canh nhà, cho nên tuy nhà sát vách mà không biết đến nhau...
Con người ta vì nhiễm thói ích kỷ của tội nguyên tổ nên luôn trở thành kẻ xa lạ với nhau, thậm chí xa lạ ngay cả trong gia đình của mình.
Con người thời nay chỉ trong nháy mắt là biết được chuyện đang xảy ra trên thế giới, nhưng chuyện xảy ra ngay bên cạnh nhà của mình thì lại không biết, bởi vì con mắt xác thịt thì thích nhìn đến những chuyện trên mây trên gió, tức là thích nhìn những sự việc mà mình chỉ cảm nghiệm qua màn hình, còn con mắt tâm hồn có thể nhìn thâu qua bức tường ích kỷ, ghét ghen, thù hận thì lại bị bịt kín bởi thù hận, ghét ghen và ích kỷ kiêu căng, cho nên không nghe không thấy những mảnh đời tội nghiệp của nhà nghèo bên cạnh nhà mình để giúp đỡ và ủi an...
Người Ki-tô hữu được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa nên tai mắt tâm hồn của họ rất nhạy bén trước những đau khổ của tha nhân, nhất là người hàng xóm bất hạnh bên cạnh nhà mình.
Thứ tự truyền giáo là như thế này: trước tiên là trong gia đình, thứ đến là hàng xóm, tiếp đến là ngoài đường và cứ thế mà lan rộng ra đến với mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
La Thừa Tự khi còn ở Châu Tây, mỗi đêm đều nghe những tiếng âm thanh va chạm của nhà kế bên vang lên không dứt cho đến trời sáng thì thôi.
La Thừa Tự hiếu kỳ muốn biến rõ là như thế nào, bèn đục một lổ nhỏ nơi bức vách để quan sát, té ra là người hàng xóm vì trời quá lạnh nên hai hàm răng đánh cầm cập !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 84:
Ở những thành phố và những nơi phố thị người hàng xóm thường dửng dưng với nhau, bởi vì ai cũng sống cho mình, cửa nhà đóng kín mít cả ngày và có khi “chơi” cả một con chó Phú Quốc ngồi ngay trước cổng canh nhà, cho nên tuy nhà sát vách mà không biết đến nhau...
Con người ta vì nhiễm thói ích kỷ của tội nguyên tổ nên luôn trở thành kẻ xa lạ với nhau, thậm chí xa lạ ngay cả trong gia đình của mình.
Con người thời nay chỉ trong nháy mắt là biết được chuyện đang xảy ra trên thế giới, nhưng chuyện xảy ra ngay bên cạnh nhà của mình thì lại không biết, bởi vì con mắt xác thịt thì thích nhìn đến những chuyện trên mây trên gió, tức là thích nhìn những sự việc mà mình chỉ cảm nghiệm qua màn hình, còn con mắt tâm hồn có thể nhìn thâu qua bức tường ích kỷ, ghét ghen, thù hận thì lại bị bịt kín bởi thù hận, ghét ghen và ích kỷ kiêu căng, cho nên không nghe không thấy những mảnh đời tội nghiệp của nhà nghèo bên cạnh nhà mình để giúp đỡ và ủi an...
Người Ki-tô hữu được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa nên tai mắt tâm hồn của họ rất nhạy bén trước những đau khổ của tha nhân, nhất là người hàng xóm bất hạnh bên cạnh nhà mình.
Thứ tự truyền giáo là như thế này: trước tiên là trong gia đình, thứ đến là hàng xóm, tiếp đến là ngoài đường và cứ thế mà lan rộng ra đến với mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha phác họa sơ đồ cách thức cám dỗ đến với chúng ta
Đặng Tự Do
02:52 04/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 4 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang mưu toan lợi dụng tình cảnh khủng hoảng hiện nay để làm giàu bất chính.
Mở đầu thánh lễ thứ Bẩy tuần Thứ Năm Mùa Chay được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời khắc hỗn loạn, khó khăn và đau khổ này, mọi người nhìn thấy có thể làm việc này hay việc khác, nhiều việc trong số đó rất tốt lành. Tuy nhiên, cũng xảy ra là một số người có thể có ý tưởng làm một việc gì đó không tốt, để lợi dụng tình hình, để thu lợi cá nhân từ tình hình này. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho mọi người một lương tâm ngay thẳng và minh bạch, để họ có thể để cho Chúa nhìn đến họ mà không phải xấu hổ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách thứ cám dỗ hoạt động trong chúng ta, sử dụng các thầy thông luật và các thượng tế được đề cập đến trong bài Phúc âm làm ví dụ
PHÚC ÂM: Ga 11, 45-56
“Ðể quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giêsu. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.
Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do Thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ thường bắt đầu với những cảm giác bồn chồn nhỏ. Trong trường hợp của các thầy thượng tế, sự bồn chồn bắt đầu trong trường hợp của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng vì thánh nhân không gây ra hậu quả gì, nên họ để yên cho ngài. Nhưng sau đó đến Chúa Giêsu, người mà Thánh Gioan đã hết lời ca tụng.
Ngài bắt đầu thực hiện các dấu chỉ và phép lạ, nhưng trên hết là nói chuyện với mọi người. Và họ hiểu, và đi theo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng tuân thủ luật pháp. Đây là điều khiến họ bồn chồn không yên.
Sau đó thử thách bắt đầu nổi lên. Đôi khi những câu hỏi của họ hướng đến Chúa Giêsu khiến họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan của Ngài, như trong trường hợp người phụ nữ có bảy người chồng (xem Mt 22: 23-34). Những lần khác, họ bị sỉ nhục, như trong trường hợp người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (xem Gia 8: 1-11). Khi thấy mọi thứ đều không đi đến đâu, họ đã sai lính đến bắt Ngài. Ngay cả những người lính cũng đã bị quyến rũ bởi những gì Chúa Giêsu nói. Một số người tin vào Chúa Giêsu, những người khác đi báo cáo Ngài với chính quyền.
Cuối cùng cũng đến lúc mà các thượng tế phải đưa ra quyết định để thanh toán Chúa Giêsu.
Ông ta nguy hiểm quá, chúng ta phải đưa ra quyết định. Chúng ta nên làm gì? Tên này thực hiện nhiều dấu hiệu lạ - như thế là họ nhận ra phép lạ - nhưng họ nói nếu chúng ta để tên này tiếp tục, mọi người sẽ tin vào hắn. Thế thì nguy hiểm quá. Người ta sẽ ùn ùn theo hắn và họ sẽ lìa bỏ chúng ta - người La Mã sẽ đến và phá hủy các đền thờ của chúng ta và quốc gia của chúng ta. Có một số sự thật ở đây, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. Đó là một sự ngụy biện nhằm biện minh cho những hành động của họ.
Sau khi đã phác thảo quá trình này diễn ra như thế nào trong các nhà lãnh đạo vào thời Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cách thức các cơn cám dỗ hoạt động trong chúng ta cũng y như thế. Nó bắt đầu với một mong muốn hay một ý tưởng nhỏ nào đó. Sau đó, nó trở nên mạnh mẽ hơn, để rồi, nó bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Cuối cùng, chúng ta tự biện minh cho mình. Biện minh là hành động cần thiết nhằm trấn an và ru ngủ lương tâm chúng ta.
Có một loại thuốc giải độc cho quá trình này. Nó bao gồm việc xác định quá trình này đang hoạt động trong chúng ta, quá trình này đang làm thay đổi trái tim của chúng ta, từ tốt lành thành xấu xa. Thật hiếm, khi cám dỗ xuất hiện ngay lập tức. Ma quỷ thường đi theo con đường này với chúng ta.
Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở trong tội lỗi, chúng ta phải bừng dậy, đi và xin Chúa tha thứ. Đây là bước đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện. Sau đó, chúng ta nên tự hỏi mình, ‘Làm thế nào tôi lại rơi vào cái nông nỗi này? Làm thế nào quá trình này bắt đầu trong tâm hồn tôi? Làm thế nào nó phát triển? Tôi đã lây nhiễm cho ai? Cuối cùng, làm thế nào mà tôi lại đi tự biện minh cho sự gục ngã của mình?
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc sống của Chúa Giêsu, luôn luôn là một ví dụ cho thấy những gì xảy ra với Chúa Giêsu cũng sẽ xảy ra với chúng ta. Lời cầu nguyện cuối cùng của Ngài được hướng đến Chúa Thánh Thần.
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta để có được nhận thức nội tâm này.
Source:Vatican NewsPope at Mass: the fight against temptation
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang mưu toan lợi dụng tình cảnh khủng hoảng hiện nay để làm giàu bất chính.
Mở đầu thánh lễ thứ Bẩy tuần Thứ Năm Mùa Chay được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời khắc hỗn loạn, khó khăn và đau khổ này, mọi người nhìn thấy có thể làm việc này hay việc khác, nhiều việc trong số đó rất tốt lành. Tuy nhiên, cũng xảy ra là một số người có thể có ý tưởng làm một việc gì đó không tốt, để lợi dụng tình hình, để thu lợi cá nhân từ tình hình này. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho mọi người một lương tâm ngay thẳng và minh bạch, để họ có thể để cho Chúa nhìn đến họ mà không phải xấu hổ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách thứ cám dỗ hoạt động trong chúng ta, sử dụng các thầy thông luật và các thượng tế được đề cập đến trong bài Phúc âm làm ví dụ
PHÚC ÂM: Ga 11, 45-56
“Ðể quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giêsu. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.
Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do Thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ thường bắt đầu với những cảm giác bồn chồn nhỏ. Trong trường hợp của các thầy thượng tế, sự bồn chồn bắt đầu trong trường hợp của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng vì thánh nhân không gây ra hậu quả gì, nên họ để yên cho ngài. Nhưng sau đó đến Chúa Giêsu, người mà Thánh Gioan đã hết lời ca tụng.
Ngài bắt đầu thực hiện các dấu chỉ và phép lạ, nhưng trên hết là nói chuyện với mọi người. Và họ hiểu, và đi theo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng tuân thủ luật pháp. Đây là điều khiến họ bồn chồn không yên.
Sau đó thử thách bắt đầu nổi lên. Đôi khi những câu hỏi của họ hướng đến Chúa Giêsu khiến họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan của Ngài, như trong trường hợp người phụ nữ có bảy người chồng (xem Mt 22: 23-34). Những lần khác, họ bị sỉ nhục, như trong trường hợp người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (xem Gia 8: 1-11). Khi thấy mọi thứ đều không đi đến đâu, họ đã sai lính đến bắt Ngài. Ngay cả những người lính cũng đã bị quyến rũ bởi những gì Chúa Giêsu nói. Một số người tin vào Chúa Giêsu, những người khác đi báo cáo Ngài với chính quyền.
Cuối cùng cũng đến lúc mà các thượng tế phải đưa ra quyết định để thanh toán Chúa Giêsu.
Ông ta nguy hiểm quá, chúng ta phải đưa ra quyết định. Chúng ta nên làm gì? Tên này thực hiện nhiều dấu hiệu lạ - như thế là họ nhận ra phép lạ - nhưng họ nói nếu chúng ta để tên này tiếp tục, mọi người sẽ tin vào hắn. Thế thì nguy hiểm quá. Người ta sẽ ùn ùn theo hắn và họ sẽ lìa bỏ chúng ta - người La Mã sẽ đến và phá hủy các đền thờ của chúng ta và quốc gia của chúng ta. Có một số sự thật ở đây, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. Đó là một sự ngụy biện nhằm biện minh cho những hành động của họ.
Sau khi đã phác thảo quá trình này diễn ra như thế nào trong các nhà lãnh đạo vào thời Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cách thức các cơn cám dỗ hoạt động trong chúng ta cũng y như thế. Nó bắt đầu với một mong muốn hay một ý tưởng nhỏ nào đó. Sau đó, nó trở nên mạnh mẽ hơn, để rồi, nó bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Cuối cùng, chúng ta tự biện minh cho mình. Biện minh là hành động cần thiết nhằm trấn an và ru ngủ lương tâm chúng ta.
Có một loại thuốc giải độc cho quá trình này. Nó bao gồm việc xác định quá trình này đang hoạt động trong chúng ta, quá trình này đang làm thay đổi trái tim của chúng ta, từ tốt lành thành xấu xa. Thật hiếm, khi cám dỗ xuất hiện ngay lập tức. Ma quỷ thường đi theo con đường này với chúng ta.
Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở trong tội lỗi, chúng ta phải bừng dậy, đi và xin Chúa tha thứ. Đây là bước đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện. Sau đó, chúng ta nên tự hỏi mình, ‘Làm thế nào tôi lại rơi vào cái nông nỗi này? Làm thế nào quá trình này bắt đầu trong tâm hồn tôi? Làm thế nào nó phát triển? Tôi đã lây nhiễm cho ai? Cuối cùng, làm thế nào mà tôi lại đi tự biện minh cho sự gục ngã của mình?
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc sống của Chúa Giêsu, luôn luôn là một ví dụ cho thấy những gì xảy ra với Chúa Giêsu cũng sẽ xảy ra với chúng ta. Lời cầu nguyện cuối cùng của Ngài được hướng đến Chúa Thánh Thần.
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta để có được nhận thức nội tâm này.
Source:Vatican News
Thần học gia phủ Giáo Hoàng nói: Đừng sợ! Chúng ta không phải là những trẻ mồ côi. Đức Maria là Mẹ chúng ta.
Đặng Tự Do
06:45 04/04/2020
Trong buổi triều yết chung hôm 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có đến ba người mẹ: Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội và mẹ của riêng chúng ta.”
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican NewsFourth Lenten Sermon: Mary, the Mother of Christians and our mother
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican News
Đức Giám Mục Barron: Thảm kịch, tính bất trắc không ngờ và một cảm thức sâu sắc hơn về Thiên Chúa.
Phạm Văn Trung
09:56 04/04/2020
Đức Giám Mục Barron: Thảm kịch, tính bất trắc không ngờ và một cảm thức sâu sắc hơn về Thiên Chúa.
Mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi.
Tôi sống ở Santa Barbara, California, trong bốn năm qua. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, hàng xóm của tôi và tôi đã trải qua một số thảm kịch thực sự. Chỉ cách đây hơn hai năm, cơn hỏa hoạn khủng khiếp Thomas bùng phát trong vùng coi sóc mục vụ của tôi, trong khu lân cận Trường Cao Đẳng Thomas Aquinas (do đó cơn hỏa hoạn mang tên này). Trong một tháng kinh hoàng, nó đã tàn phá từ Santa Paula qua Ventura, Carpenteria, Montecito, và cuối cùng bắt đầu thiêu hủy cây cối trên ngọn đồi ngay phía bắc nơi tôi ở. Một sáng thứ bẩy, khi tôi đang đứng ở bãi cỏ trước nhà, nhìn chằm chằm vào những ngọn lửa, một sĩ quan cứu hỏa về hưu dừng xe và hét lên qua cửa xe, “Giám mục, ngài còn đang làm gì ở đây? Tro lửa đang bay khắp nơi; toàn bộ khu vực này sẽ nổ tung.”
Vài ngày sau đó, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm khi những cơn mưa rồi ra đã đến và dội nước lên những ngọn lửa. Nhưng trong chốc lát ngắn ngủi, cơn mưa đem niềm vui thích này đã trở thành một cơn đại hồng thủy, kích hoạt một trận bùn trôi ngay trên ngọn đồi đã bị lửa tàn phá phía trên Montecito. Hai mươi lăm người đã bị cuốn trôi cho đến chết. Tháng mười một cùng năm, 2018, một người đàn ông rối loạn đi bộ vào trong một quán bar nhà hàng tên là Borderline, ở Thousand Oaks, tận phía đông vùng coi sóc mục vụ của tôi. Ông ta nổ súng bừa bãi và giết chết 13 người, gồm cả một viên sĩ quan cảnh sát dũng cảm cố chặn ông ta lại. Vào ngày Lễ Lao động tháng mười một vừa qua, 35 người, đang ngủ dưới boong một chiếc tàu lặn thả neo ngay ngoài bờ biển Santa Barbara, bị thiêu cháy tới chết khi đám cháy bùng lên trong khu vực mạn tàu chật hẹp của họ.
Tôi đã suy nghĩ về tất cả những thảm họa này, bởi vì chúng tôi, những người sống ở Santa Barbara, cùng với toàn thể đất nước, bây giờ đang phải đối phó với cơn khủng hoảng coronavirus. Tôi nghĩ phải thẳng thắn nói rằng, vào lúc năm mới bắt đầu, không ai thấy điều này đang xẩy đến. Có lẽ không ai đã đoán ra được rằng hàng chục ngàn người sẽ bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm này, hàng ngàn người sẽ chết, chúng ta sẽ bị đóng chặt trong nhà của chúng ta, nền kinh tế sẽ tan chảy. Chỉ cách nay một thời gian ngắn, những gì có vẻ như là một trạng thái khá ổn định xét về mặt y tế, chính trị, và kinh tế nay đã trở thành lộn ngược. Giờ đây, tôi không nhắc lại tất cả những tiêu cực này để làm các bạn ngã lòng! Tôi làm như thế là để xem xét một điểm thần học.
Tất cả những thảm kịch mà tôi vừa kể lại chi tiết không là gì ngoài những ví dụ rõ nét của một chân lý phổ quát về bản chát của mọi sự vật, một chân lý mà tất cả chúng ta đều biết trong tận xương tủy của chúng ta, nhưng rõ ràng là chúng ta chọn cách che đậy chúng hay lờ chúng đi. Tôi đang nói về tính bất trắc căn bản không ngờ của thế giới, để đem cho nó một xác định triết học thích đáng. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi. Hãy nghĩ về mọi cây cỏ, mọi súc vật, mọi côn trùng, mọi đám mây, thực vậy mọi núi đồi, hành tinh, hay hệ mặt trời, nếu chúng ta cho phép trong một khoảng thời gian vừa đủ nào đó: tất cả chúng nó trở nên hiện hữu và cuối cùng sẽ lụi tàn đi. Và mặc dù chúng ta quen làm ngơ không chấp nhận nó, nhưng nguyên tắc tính bất trắc không ngờ này vẫn áp dụng vào mỗi người chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta thực sự bị bệnh, hay một người bạn thân chết, hay một con virus kỳ lạ đe dọa toàn bộ dân chúng, sự thật này có cách bẻ gẫy sự phòng vệ của chúng ta. Teilhard de Chardin, một nhà khoa học-thần học gia của thế kỷ vừa qua, đã nói rằng Ngài đã có được một cảm thức sâu sắc về tính dễ chết của chính bản thân khi, còn là cậu bé lên ba, thấy một mớ tóc vừa mới cắt của mình rơi vào trong ngọn lửa và cháy rụi trong một phần giây nhỏ bé.
Tại sao một nhận thức như thế không nên chỉ đưa người ta đến một sự thất vọng hiện sinh, một cảm thức về sự vô nghĩa của cuộc đời theo kiểu Jean Paul Sartre? Thánh Thomas Aquinas (ND: Tôma Aquinô) có câu trả lời. Nhà kinh viện trung cổ vĩ đại này đã nói rằng tính bất trắc không ngờ của một sự vật không chứa đựng trong chính nó cái lý do cho sự hiện hữu của riêng nó. Đây là lý do tại sao chúng ta, một cách tự nhiên và tự phát, đi tìm nguyên nhân của tình trạng bất trắc không ngờ của các sự vật: Tại sao đám mây đó trở thành hiện hữu? Điều gì vẫn đang làm cho con côn trùng đó còn sống? Tại sao tôi lại viết bài này? Nhưng nếu nguyên nhân đó chính nó lại là bất trắc không ngờ, thì chúng ta lại phải đi tìm nguyên nhân của tính bất trắc không ngờ của nó. Và nếu nguyên nhân đó lại là bất trắc không ngờ, chúng ta lại phải tiếp tục đi tìm. Điều chúng ta không thể làm là cứ cố tìm cho bằng được cái nguyên nhân bất trắc không ngờ của tình trạng bất trắc không ngờ nơi các sự vật. Và như thế, cuối cùng, chúng ta phải đến được một nguyên nhân nào đó mà nó không phải là “cái được làm ra”, mà chính nó là “cái làm cho” các điều bất trắc không ngờ tồn tại. Và Thánh Thomas Aquinas nói, điều này chính là điều người ta có ý nói đến khi người ta sử dụng chữ “Thiên Chúa”.
Các nhà phê bình tôn giáo đôi khi nói rằng các linh mục và các thừa tác viên bộc lộ bản thân mình vào những lúc có đau bệnh và thảm kịch – trong các bệnh viện, các nhà dưỡng lão, và các phòng lễ tang – bởi vì họ đang cung cấp một cây nạng đáng thương cho những ai không thể đối phó với nỗi u buồn của cuộc đời. Nhưng thất vọng thay, điều này chỉ là bề mặt hời hợt. Các lãnh đạo tôn giáo thực sự đi đến những nơi đó bởi vì ở chính ở nơi đó người ta có được kinh nghiệm về sự bất trắc không ngờ một cách sắc nét và những kinh nghiệm như thế mở tâm trí và cõi lòng ra với Thiên Chúa. Khi chúng ta bị lay chuyển, bằng một bản năng rất tự nhiên, chúng ta đi tìm điều rốt cuộc phải vững bền.
Vào cuối Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, và sau biến cố ngày 11 tháng Chín, các nhà thờ trên toàn quốc đều đầy ắp, và tôi sẵn lòng cá cược, khi virus corona qua đi, các nhà thờ sẽ lại đầy ắp. Tôi thúc đẩy các bạn đọc ra hiện tượng này, không chỉ một cách tâm lý nhưng một cách siêu hình: thảm kịch làm lóe lên một nhận thức về tính bất trắc không ngờ, và nhận thức về tính bất trắc không ngờ lảm nẩy sinh một cảm thức sâu sắc hơn về Thiên Chúa.
Nguồn : https://aleteia.org/2020/04/02/bishop-barron-tragedy-contingency-and-a-deeper-sense-of-god/
(Tạm dịch, ngày 3/4/2020)
Mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi.
Tôi sống ở Santa Barbara, California, trong bốn năm qua. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, hàng xóm của tôi và tôi đã trải qua một số thảm kịch thực sự. Chỉ cách đây hơn hai năm, cơn hỏa hoạn khủng khiếp Thomas bùng phát trong vùng coi sóc mục vụ của tôi, trong khu lân cận Trường Cao Đẳng Thomas Aquinas (do đó cơn hỏa hoạn mang tên này). Trong một tháng kinh hoàng, nó đã tàn phá từ Santa Paula qua Ventura, Carpenteria, Montecito, và cuối cùng bắt đầu thiêu hủy cây cối trên ngọn đồi ngay phía bắc nơi tôi ở. Một sáng thứ bẩy, khi tôi đang đứng ở bãi cỏ trước nhà, nhìn chằm chằm vào những ngọn lửa, một sĩ quan cứu hỏa về hưu dừng xe và hét lên qua cửa xe, “Giám mục, ngài còn đang làm gì ở đây? Tro lửa đang bay khắp nơi; toàn bộ khu vực này sẽ nổ tung.”
Vài ngày sau đó, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm khi những cơn mưa rồi ra đã đến và dội nước lên những ngọn lửa. Nhưng trong chốc lát ngắn ngủi, cơn mưa đem niềm vui thích này đã trở thành một cơn đại hồng thủy, kích hoạt một trận bùn trôi ngay trên ngọn đồi đã bị lửa tàn phá phía trên Montecito. Hai mươi lăm người đã bị cuốn trôi cho đến chết. Tháng mười một cùng năm, 2018, một người đàn ông rối loạn đi bộ vào trong một quán bar nhà hàng tên là Borderline, ở Thousand Oaks, tận phía đông vùng coi sóc mục vụ của tôi. Ông ta nổ súng bừa bãi và giết chết 13 người, gồm cả một viên sĩ quan cảnh sát dũng cảm cố chặn ông ta lại. Vào ngày Lễ Lao động tháng mười một vừa qua, 35 người, đang ngủ dưới boong một chiếc tàu lặn thả neo ngay ngoài bờ biển Santa Barbara, bị thiêu cháy tới chết khi đám cháy bùng lên trong khu vực mạn tàu chật hẹp của họ.
Tôi đã suy nghĩ về tất cả những thảm họa này, bởi vì chúng tôi, những người sống ở Santa Barbara, cùng với toàn thể đất nước, bây giờ đang phải đối phó với cơn khủng hoảng coronavirus. Tôi nghĩ phải thẳng thắn nói rằng, vào lúc năm mới bắt đầu, không ai thấy điều này đang xẩy đến. Có lẽ không ai đã đoán ra được rằng hàng chục ngàn người sẽ bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm này, hàng ngàn người sẽ chết, chúng ta sẽ bị đóng chặt trong nhà của chúng ta, nền kinh tế sẽ tan chảy. Chỉ cách nay một thời gian ngắn, những gì có vẻ như là một trạng thái khá ổn định xét về mặt y tế, chính trị, và kinh tế nay đã trở thành lộn ngược. Giờ đây, tôi không nhắc lại tất cả những tiêu cực này để làm các bạn ngã lòng! Tôi làm như thế là để xem xét một điểm thần học.
Tất cả những thảm kịch mà tôi vừa kể lại chi tiết không là gì ngoài những ví dụ rõ nét của một chân lý phổ quát về bản chát của mọi sự vật, một chân lý mà tất cả chúng ta đều biết trong tận xương tủy của chúng ta, nhưng rõ ràng là chúng ta chọn cách che đậy chúng hay lờ chúng đi. Tôi đang nói về tính bất trắc căn bản không ngờ của thế giới, để đem cho nó một xác định triết học thích đáng. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi. Hãy nghĩ về mọi cây cỏ, mọi súc vật, mọi côn trùng, mọi đám mây, thực vậy mọi núi đồi, hành tinh, hay hệ mặt trời, nếu chúng ta cho phép trong một khoảng thời gian vừa đủ nào đó: tất cả chúng nó trở nên hiện hữu và cuối cùng sẽ lụi tàn đi. Và mặc dù chúng ta quen làm ngơ không chấp nhận nó, nhưng nguyên tắc tính bất trắc không ngờ này vẫn áp dụng vào mỗi người chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta thực sự bị bệnh, hay một người bạn thân chết, hay một con virus kỳ lạ đe dọa toàn bộ dân chúng, sự thật này có cách bẻ gẫy sự phòng vệ của chúng ta. Teilhard de Chardin, một nhà khoa học-thần học gia của thế kỷ vừa qua, đã nói rằng Ngài đã có được một cảm thức sâu sắc về tính dễ chết của chính bản thân khi, còn là cậu bé lên ba, thấy một mớ tóc vừa mới cắt của mình rơi vào trong ngọn lửa và cháy rụi trong một phần giây nhỏ bé.
Tại sao một nhận thức như thế không nên chỉ đưa người ta đến một sự thất vọng hiện sinh, một cảm thức về sự vô nghĩa của cuộc đời theo kiểu Jean Paul Sartre? Thánh Thomas Aquinas (ND: Tôma Aquinô) có câu trả lời. Nhà kinh viện trung cổ vĩ đại này đã nói rằng tính bất trắc không ngờ của một sự vật không chứa đựng trong chính nó cái lý do cho sự hiện hữu của riêng nó. Đây là lý do tại sao chúng ta, một cách tự nhiên và tự phát, đi tìm nguyên nhân của tình trạng bất trắc không ngờ của các sự vật: Tại sao đám mây đó trở thành hiện hữu? Điều gì vẫn đang làm cho con côn trùng đó còn sống? Tại sao tôi lại viết bài này? Nhưng nếu nguyên nhân đó chính nó lại là bất trắc không ngờ, thì chúng ta lại phải đi tìm nguyên nhân của tính bất trắc không ngờ của nó. Và nếu nguyên nhân đó lại là bất trắc không ngờ, chúng ta lại phải tiếp tục đi tìm. Điều chúng ta không thể làm là cứ cố tìm cho bằng được cái nguyên nhân bất trắc không ngờ của tình trạng bất trắc không ngờ nơi các sự vật. Và như thế, cuối cùng, chúng ta phải đến được một nguyên nhân nào đó mà nó không phải là “cái được làm ra”, mà chính nó là “cái làm cho” các điều bất trắc không ngờ tồn tại. Và Thánh Thomas Aquinas nói, điều này chính là điều người ta có ý nói đến khi người ta sử dụng chữ “Thiên Chúa”.
Các nhà phê bình tôn giáo đôi khi nói rằng các linh mục và các thừa tác viên bộc lộ bản thân mình vào những lúc có đau bệnh và thảm kịch – trong các bệnh viện, các nhà dưỡng lão, và các phòng lễ tang – bởi vì họ đang cung cấp một cây nạng đáng thương cho những ai không thể đối phó với nỗi u buồn của cuộc đời. Nhưng thất vọng thay, điều này chỉ là bề mặt hời hợt. Các lãnh đạo tôn giáo thực sự đi đến những nơi đó bởi vì ở chính ở nơi đó người ta có được kinh nghiệm về sự bất trắc không ngờ một cách sắc nét và những kinh nghiệm như thế mở tâm trí và cõi lòng ra với Thiên Chúa. Khi chúng ta bị lay chuyển, bằng một bản năng rất tự nhiên, chúng ta đi tìm điều rốt cuộc phải vững bền.
Vào cuối Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, và sau biến cố ngày 11 tháng Chín, các nhà thờ trên toàn quốc đều đầy ắp, và tôi sẵn lòng cá cược, khi virus corona qua đi, các nhà thờ sẽ lại đầy ắp. Tôi thúc đẩy các bạn đọc ra hiện tượng này, không chỉ một cách tâm lý nhưng một cách siêu hình: thảm kịch làm lóe lên một nhận thức về tính bất trắc không ngờ, và nhận thức về tính bất trắc không ngờ lảm nẩy sinh một cảm thức sâu sắc hơn về Thiên Chúa.
Nguồn : https://aleteia.org/2020/04/02/bishop-barron-tragedy-contingency-and-a-deeper-sense-of-god/
(Tạm dịch, ngày 3/4/2020)
Giáo Hội Pháp Tổ Chức Hành Hương Lộ Đức Trực Tuyên Cho Người Khuyết Tật
Lê Đình Thông
10:02 04/04/2020
Trên màn ảnh truyền hình gửi đến mỗi người qua địa chỉ điện thư đã nói lên ý nghĩa của ngày hành hương : ‘‘Trong tu viện ở Nevers, thánh Bernadette dâng lời nguyện : Mỗi ngày, con đều hành hương thiêng liêng, sấp mình dưới chân Đức Mẹ nơi hang đá Lộ Đức.’’
Chủ đề của ngày hành hương : ‘‘Thiên thần truyền tin cho Đức Bà Maria’’. Sau tiếng tây ban cầm dạo đàn với lời ca : Lạy Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, khi nói lời ‘‘Xin Vâng’’, Chúa Giêsu Cứu độ đã nhập thể trong lòng Bà, và này là con cái khuyết tật, con xin Thánh Thần Chúa ngự trị trong lòng con. Sau đó, những người khuyết tật hành hương tại gia lắng nghe Phúc âm lễ Truyền tin (Lc 1, 26-38) : ‘‘Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabrien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.’’Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được." Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.’’
Sau khi tuyên đọc Phúc âm, Đức Cha Denis Jachiet, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Paris, đã chia sẻ lời Chúa : ‘‘Ngày 11/02/1858, Đức Mẹ hiện ra với thôn nữ Bernadette tại hang đá Massabielle. Đức Mẹ chỉ mỉm cười, không nói lời nào. Ngày hôm nay, các con đến với Đức Mẹ Lộ Đức để chuẩn bị sống Tuần Thánh. Cũng như Đức Mẹ, các con hãy thưa lên Chúa rằng : ‘‘Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.’’
Lời nguyện giáo dân của những người khuyết tật mở đầu trong bối cảnh mây mù đại dịch :
- Trong mùa dịch bệnh, tất cả mọi người đều phải cách ly, sống trong đơn độc. Chúng con dâng lên Chúa lời nguyện xin chân thành của chúng con.
- Xin cho mỗi người chúng con biết thắt chặt tình huynh đệ, thể hiện tình yêu thương qua ánh mắt nụ cười.
- Chúng con dâng lên Chúa những tâm hồn lẻ loi, sầu muộn. Xin Chúa mở lượng từ bi, cứu chữa các bệnh nhân coronavirus và những người đã an nghỉ vì dịch bệnh.
- Sau cùng, khấn xin Chúa ban cho tất cả chúng con niềm hy vọng và ủi an.
Tiếp theo là kinh nguyện của thi sĩ Charles Péguy (1873-1914) :
Lạy Mẹ là ngôi sao sáng
Các con cái của Mẹ đang hành hương chốn linh địa
Chúng con dâng lên Mẹ trái tim mọn hèn yếu đuối
còn chìm đắm trong biển đời chông gai
Chúng con bước vào Đền Thánh Chúa
lần chuỗi hạt Mân Côi
Từng hạt long lanh và cao quý
dẫn đưa con thuyền Giáo hội lướt sóng vượt gian nguy.
Ý nghĩa hành hương các người khuyết tật là lời phó thác cậy trông, ‘‘Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.’’
Kết lễ là ca khúc ‘‘Mon ciel à moi’’ :
‘‘Chúng con cậy trông vào Đấng Cứu độ
cầu xin vượt qua chốn khách đầy đẫm lệ
Chúa nhìn con với ánh mắt thương yêu dịu hiền
Ban cho con ân phúc dường bao
Con mỉm cười trông lên Chúa
nào còn sợ hãi chi đâu
Ánh mắt Chúa đoái nhìn chính là trời mới trao ban.’’
Lê Đình Thông
Tại sao Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới?
Đặng Tự Do
17:40 04/04/2020
Sự phụ thuộc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, vào Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng đã nhận định như trên trong một bài đăng trên tờ Catholic Herald.
Phản ứng của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được đưa ra sau khi cách hành xử của ban lãnh đạo WHO gây bùng nổ trong dư luận tại Đài Loan và Hương Cảng.
Trong một cuộc phỏng vấn video diễn ra vào tuần trước với đài truyền hình Hương Cảng RTHK, Bruce Aylward, cố vấn chính của WHO tại Trung Quốc, đã từ chối bình luận về các biện pháp Covid-19 của Đài Loan, và từ chối giải thích lý do tại sao WHO, một tổ chức lẽ ra phải phi chính trị, đã tìm mọi cách gạt đảo quốc này sang một bên, và quyết liệt theo đuôi lập trường của bọn cầm quyền Bắc Kinh, theo đó Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Tại một thời điểm, bác sĩ Aylward thậm chí còn cúp máy, chấm dứt cuộc phỏng vấn một cách vô cùng bất lịch sự, với người phỏng vấn mình, là cô Thang Y Phương (Yvonne Tong - 汤依芳), trước các câu hỏi do cô đưa ra.
Khi người phóng viên gọi lại cho Aylward để nói cật vấn tiếp về tình hình tại Đài Loan, nhà dịch tễ học Canada liền tuôn ra một bài học thuộc lòng, không ngừng đánh giá cao những nỗ lực của bọn cầm quyền Trung Quốc, khoe khoang những cái mà ông ta gọi là “thành tích sáng chói trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc”, nhưng không hề đề cập một câu nào đến Đài Loan, là đối tượng chính trong câu hỏi của nữ ký giả người Hương Cảng.
Cho đến nay, bọn cầm quyền Bắc Kinh coi Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đã yêu cầu các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và WHO bác bỏ các yêu cầu trở thành một thành viên của Đài Loan, mặc dù, quốc gia này vẫn giữ quan hệ ngoại giao với 14 quốc gia, trong đó có Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là một nhà phê bình nổi bật chính sách của bọn cầm quyền Trung Quốc. Trên Twitter, ngài chỉ trích các quan chức của WHO đã trốn tránh những câu hỏi như vậy và nói rằng điều đó khiến niềm tin của cá nhân ngài và nhiều người trên thế giới vào tổ chức này là không thể có được.
Cuộc tranh cãi về cuộc phỏng vấn với ký giả Hương Cảng diễn ra trong bối cảnh càng ngày càng có những chỉ trích gay gắt về mối quan hệ của WHO với Trung Quốc. Các quan chức WHO cố tình đánh giá cao Trung Quốc về “tốc độ xác định virus và cởi mở trong việc chia sẻ thông tin”, bất chấp các ý kiến trái ngược của công luận quốc tế, và những thực tế không thể chối cãi được.
Ngay trong nội bộ của tổ chức này cũng có sự mâu thuẫn trong đánh giá về Trung Quốc liên quan đến đại dịch coronavirus. Giáo sư John Mackenzie, một chuyên gia của WHO từ Đại học Curtin tại Úc, cho rằng phản ứng của bọn cầm quyền Trung Quốc là “đáng khiển trách”.
Trong tuyên bố hôm 2 tháng Tư về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng:
“Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.”
Đức Hồng Y nói thêm:
“Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải ‘ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái’. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.”
Bàn về sự “cởi mở trong việc chia sẻ thông tin” của bọn cầm quyền Bắc Kinh, Đức Hồng Y đưa ra một sự thật không thể phản bác được:
“Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.”
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng mối liên hệ với Tổng Giám đốc WHO hiện tại, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông qua những lời mời và tăng những khoản đóng góp cho WHO, đã gây lo ngại cho một số chuyên gia y tế. Điều này đã trùng hợp với sự hỗ trợ quá mới mẻ của WHO cho “nguyên tắc một nước Trung Quốc”, trong đó bác bỏ sự độc lập của Đài Loan. Đó là một sự thay đổi lập trường quan trọng đối với Trung Quốc mà WHO đã thông qua trong quá khứ.
Trong thời gian bùng phát dịch SARS từ 2002 đến 2004, Tổng giám đốc WHO lúc bấy giờ, là bác sĩ Gro Harlem Brundtland, đã lên án phản ứng chậm chạp của Trung Quốc và tính chất thiếu minh bạch, và năn nỉ rằng “lần sau, khi một cái gì đó kỳ lạ và mới mẻ xảy đến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, xin cho chúng tôi đi vào nơi ấy càng sớm càng càng tốt”, và một trong những nghị quyết của WHO theo sau dịch SARS là Đài Loan đã được cấp tư cách quan sát viên tạm thời dưới cái tên “Chinese Taipei” – “Đài Loan Trung Hoa”.
Đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát tại Vũ Hán từ cuối tháng 11 mà đến ngày 16 tháng Hai, các đại diện của WHO mới được vào Trung Quốc. Trong suốt thời gian đó và thậm chí cho đến nay WHO chỉ nhại lại các con số báo cáo của Trung Quốc mà không hề kiểm tra. Trong suốt ròng rã 5 tháng trời, con số tử vong tại Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với số tử vong trong vòng 3 tuần lễ tại Hoa Kỳ!
Ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã thẳng thừng gạt Đài Loan sang một bên trong trận đại dịch coronavirus, điều này đã hạn chế quyền truy cập của Đài Loan vào các dữ liệu khoa học được chia sẻ. Các nhà chức trách Đài Loan đã lặp đi lặp lại những lời chỉ trích của họ đối với các “hạn chế bất hợp lý” của WHO trong việc chia sẻ thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 hiện nay. Bất kể tình trạng bị cô lập, Đài Loan đã đương đầu hiệu quả với cuộc khủng hoảng hiện nay, chỉ có 355 trường hợp nhiễm virus được ghi nhận và 5 trường hợp tử vong do các biện pháp y tế công cộng được giám sát bởi Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen -陈建仁), một nhà dịch tễ học Công Giáo nổi tiếng.
Khi a dua theo bọn cầm quyền Trung Quốc, ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã buộc Đài Loan phải chiến đấu một mình. Đó là tội thứ nhất đối với đảo quốc này. Tội thứ hai đối với cả cộng đồng quốc tế là ngăn cản Đài Loan chia sẻ các kinh nghiệm quý báu của họ đối với thế giới trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay.
Source:Catholic HeraldExplainer: Why Cardinal Zen is criticising the WHO
Phản ứng của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được đưa ra sau khi cách hành xử của ban lãnh đạo WHO gây bùng nổ trong dư luận tại Đài Loan và Hương Cảng.
Trong một cuộc phỏng vấn video diễn ra vào tuần trước với đài truyền hình Hương Cảng RTHK, Bruce Aylward, cố vấn chính của WHO tại Trung Quốc, đã từ chối bình luận về các biện pháp Covid-19 của Đài Loan, và từ chối giải thích lý do tại sao WHO, một tổ chức lẽ ra phải phi chính trị, đã tìm mọi cách gạt đảo quốc này sang một bên, và quyết liệt theo đuôi lập trường của bọn cầm quyền Bắc Kinh, theo đó Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Tại một thời điểm, bác sĩ Aylward thậm chí còn cúp máy, chấm dứt cuộc phỏng vấn một cách vô cùng bất lịch sự, với người phỏng vấn mình, là cô Thang Y Phương (Yvonne Tong - 汤依芳), trước các câu hỏi do cô đưa ra.
Khi người phóng viên gọi lại cho Aylward để nói cật vấn tiếp về tình hình tại Đài Loan, nhà dịch tễ học Canada liền tuôn ra một bài học thuộc lòng, không ngừng đánh giá cao những nỗ lực của bọn cầm quyền Trung Quốc, khoe khoang những cái mà ông ta gọi là “thành tích sáng chói trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc”, nhưng không hề đề cập một câu nào đến Đài Loan, là đối tượng chính trong câu hỏi của nữ ký giả người Hương Cảng.
Cho đến nay, bọn cầm quyền Bắc Kinh coi Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đã yêu cầu các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và WHO bác bỏ các yêu cầu trở thành một thành viên của Đài Loan, mặc dù, quốc gia này vẫn giữ quan hệ ngoại giao với 14 quốc gia, trong đó có Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là một nhà phê bình nổi bật chính sách của bọn cầm quyền Trung Quốc. Trên Twitter, ngài chỉ trích các quan chức của WHO đã trốn tránh những câu hỏi như vậy và nói rằng điều đó khiến niềm tin của cá nhân ngài và nhiều người trên thế giới vào tổ chức này là không thể có được.
Cuộc tranh cãi về cuộc phỏng vấn với ký giả Hương Cảng diễn ra trong bối cảnh càng ngày càng có những chỉ trích gay gắt về mối quan hệ của WHO với Trung Quốc. Các quan chức WHO cố tình đánh giá cao Trung Quốc về “tốc độ xác định virus và cởi mở trong việc chia sẻ thông tin”, bất chấp các ý kiến trái ngược của công luận quốc tế, và những thực tế không thể chối cãi được.
Ngay trong nội bộ của tổ chức này cũng có sự mâu thuẫn trong đánh giá về Trung Quốc liên quan đến đại dịch coronavirus. Giáo sư John Mackenzie, một chuyên gia của WHO từ Đại học Curtin tại Úc, cho rằng phản ứng của bọn cầm quyền Trung Quốc là “đáng khiển trách”.
Trong tuyên bố hôm 2 tháng Tư về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng:
“Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.”
Đức Hồng Y nói thêm:
“Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải ‘ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái’. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.”
Bàn về sự “cởi mở trong việc chia sẻ thông tin” của bọn cầm quyền Bắc Kinh, Đức Hồng Y đưa ra một sự thật không thể phản bác được:
“Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.”
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng mối liên hệ với Tổng Giám đốc WHO hiện tại, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông qua những lời mời và tăng những khoản đóng góp cho WHO, đã gây lo ngại cho một số chuyên gia y tế. Điều này đã trùng hợp với sự hỗ trợ quá mới mẻ của WHO cho “nguyên tắc một nước Trung Quốc”, trong đó bác bỏ sự độc lập của Đài Loan. Đó là một sự thay đổi lập trường quan trọng đối với Trung Quốc mà WHO đã thông qua trong quá khứ.
Trong thời gian bùng phát dịch SARS từ 2002 đến 2004, Tổng giám đốc WHO lúc bấy giờ, là bác sĩ Gro Harlem Brundtland, đã lên án phản ứng chậm chạp của Trung Quốc và tính chất thiếu minh bạch, và năn nỉ rằng “lần sau, khi một cái gì đó kỳ lạ và mới mẻ xảy đến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, xin cho chúng tôi đi vào nơi ấy càng sớm càng càng tốt”, và một trong những nghị quyết của WHO theo sau dịch SARS là Đài Loan đã được cấp tư cách quan sát viên tạm thời dưới cái tên “Chinese Taipei” – “Đài Loan Trung Hoa”.
Đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát tại Vũ Hán từ cuối tháng 11 mà đến ngày 16 tháng Hai, các đại diện của WHO mới được vào Trung Quốc. Trong suốt thời gian đó và thậm chí cho đến nay WHO chỉ nhại lại các con số báo cáo của Trung Quốc mà không hề kiểm tra. Trong suốt ròng rã 5 tháng trời, con số tử vong tại Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với số tử vong trong vòng 3 tuần lễ tại Hoa Kỳ!
Ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã thẳng thừng gạt Đài Loan sang một bên trong trận đại dịch coronavirus, điều này đã hạn chế quyền truy cập của Đài Loan vào các dữ liệu khoa học được chia sẻ. Các nhà chức trách Đài Loan đã lặp đi lặp lại những lời chỉ trích của họ đối với các “hạn chế bất hợp lý” của WHO trong việc chia sẻ thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 hiện nay. Bất kể tình trạng bị cô lập, Đài Loan đã đương đầu hiệu quả với cuộc khủng hoảng hiện nay, chỉ có 355 trường hợp nhiễm virus được ghi nhận và 5 trường hợp tử vong do các biện pháp y tế công cộng được giám sát bởi Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen -陈建仁), một nhà dịch tễ học Công Giáo nổi tiếng.
Khi a dua theo bọn cầm quyền Trung Quốc, ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã buộc Đài Loan phải chiến đấu một mình. Đó là tội thứ nhất đối với đảo quốc này. Tội thứ hai đối với cả cộng đồng quốc tế là ngăn cản Đài Loan chia sẻ các kinh nghiệm quý báu của họ đối với thế giới trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay.
Source:Catholic Herald
Quá tàn ác: Interpol cảnh báo điện tặc một số nước đe dọa bắt các bệnh viện trả tiền chuộc
Đặng Tự Do
18:52 04/04/2020
Khi các bệnh viện trên khắp thế giới đang phải vật lộn để đối phó với dòng bệnh nhân COVID-19, bọn tội phạm trên Internet đang khai thác cuộc khủng hoảng này và đòi các bệnh viện phải trả tiền chuộc. Interpol đã đưa ra lời cảnh báo trên hôm 4 tháng Tư.
Cơ quan này đã đưa ra một cảnh báo toàn cầu cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe về các cuộc tấn công ransomware, trong đó bọn tội phạm khoá các hệ thống máy tính của các tổ chức y tế cho đến khi tiền chuộc được trả.
Interpol đã đưa ra lời cảnh báo này sau khi các cơ quan tình báo của Vương quốc Anh báo cáo về hàng loạt các cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào hệ thống Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia của Anh, gọi tắt là NHS. Ít nhất 34 bệnh viện tại Anh đã bị tấn công trong tuần qua.
Sau các vụ tấn công này NHS Digital đã ban hành hướng dẫn cho các dịch vụ y tế trên toàn quốc, cảnh báo về các hoạt động mạng độc hại liên quan đến COVID-19.
Các nhân viên y tế Anh được hướng dẫn cách phát hiện các mưu toan tấn công của tin tặc để lừa các nhân viên nhấn vào các đường dẫn đưa đến các trang web độc hại hoặc mở các hồ sơ đính kèm cho phép bọn tội phạm xâm nhập vào hệ thống máy tính của họ.
Đội phản ứng trước các đe dọa tội phạm mạng của Interpol cho biết họ đã phát hiện một sự “gia tăng đáng kể” các loại tấn công như thế, đặc biệt là sự gia tăng số lượng các cuộc tấn công ransomware nhắm vào các tổ chức y tế trên thế giới. Cho đến nay Ukraine, Nga và Anh là các quốc gia bị tấn công tàn bạo nhất.
Interpol yêu cầu tất cả 194 quốc gia thành viên của mình hợp tác với ngành an ninh mạng để thu thập thông tin về các vụ tấn công cũng như hỗ trợ lực lượng cảnh sát quốc gia.
Jurgen Stock, thư ký của Interpol, đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công có thể gây chết người vì chúng tấn công ngay trong tình trạng các tài nguyên đã bị trưng dụng đến mức tối đa để đối phó với trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
“Khi các bệnh viện và các tổ chức y tế trên thế giới đang làm việc không ngừng nghỉ để bảo vệ sức khoẻ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi coronavirus, thì thật không may là họ lại trở thành nạn nhân của những tội ác tàn nhẫn tìm kiếm lợi nhuận với giá phải trả là sinh mạng của các bệnh nhân,” ông nói.
“Việc khóa những hệ thống quan trọng của các bệnh viện sẽ không chỉ là làm trì hoãn các phản ứng y tế cấp bách trong thời gian chưa từng có này, mà nó còn có thể trực tiếp dẫn đến tử vong.”
NHS Digital cho biết 34 cuộc tấn công đã diễn ra trong tuần qua nhắm vào hệ thống y tế Anh quốc nhằm đòi tiền chuộc.
Ngoài các cơ quan y tế, Interpol cho biết các cơ quan khác cũng bị tấn công.
Các nhân viên của nhiều công ty nhận được email có chủ đề: “ALL STAFF: CORONA VIRUS AWARENESS” - “TẤT CẢ NHÂN VIÊN: NHẬN THỨC VỀ CORONA VIRUS” - nói với các nhân viên rằng “công ty hiện đang tổ chức một buổi hội thảo cho tất cả các nhân viên để nói về loại virus chết người này”, email này yêu cầu họ click vào một đường dẫn để đăng ký. Nhấn vào đó là dính ransomware.
Nhiều giáo xứ tại Anh cũng báo cáo với cảnh sát rằng giáo xứ nhận được một email từ YouTube cho biết thánh lễ trực tuyến của họ bị YouTube lấy xuống vì vi phạm copyright. Hốt hoảng nhấn vào đó là dính ransomware. Phát ngôn viên YouTube cho biết kẻ gian thường dùng một email từ YouTube.com.de, đó không phải là YouTube.
Trong thông báo hôm 4 tháng Tư, Interpol cũng đưa ra lời cảnh báo các gia đình và cá nhân về sự gia tăng các cuộc tấn công ransomware. Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí. Tín hữu các tôn giáo cũng gia tăng việc dùng internet để tham dự trực tuyến các cử hành tôn giáo. Trong bối cảnh đó, bọn tội phạm đã gia tăng các cuộc tấn công. Nếu quý vị và anh chị em nhận được email yêu cầu nhấn vào một đường dẫn nào đó, đừng nhấn. Đó là cách bảo vệ mình và gia đình đơn giản nhấn. Đừng nhấn, và chỉ vào các web sites quen thuộc.
Source:Sky NewsCoronavirus: Cyber criminals threaten to hold hospitals to ransom - Interpol
Cơ quan này đã đưa ra một cảnh báo toàn cầu cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe về các cuộc tấn công ransomware, trong đó bọn tội phạm khoá các hệ thống máy tính của các tổ chức y tế cho đến khi tiền chuộc được trả.
Interpol đã đưa ra lời cảnh báo này sau khi các cơ quan tình báo của Vương quốc Anh báo cáo về hàng loạt các cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào hệ thống Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia của Anh, gọi tắt là NHS. Ít nhất 34 bệnh viện tại Anh đã bị tấn công trong tuần qua.
Sau các vụ tấn công này NHS Digital đã ban hành hướng dẫn cho các dịch vụ y tế trên toàn quốc, cảnh báo về các hoạt động mạng độc hại liên quan đến COVID-19.
Các nhân viên y tế Anh được hướng dẫn cách phát hiện các mưu toan tấn công của tin tặc để lừa các nhân viên nhấn vào các đường dẫn đưa đến các trang web độc hại hoặc mở các hồ sơ đính kèm cho phép bọn tội phạm xâm nhập vào hệ thống máy tính của họ.
Đội phản ứng trước các đe dọa tội phạm mạng của Interpol cho biết họ đã phát hiện một sự “gia tăng đáng kể” các loại tấn công như thế, đặc biệt là sự gia tăng số lượng các cuộc tấn công ransomware nhắm vào các tổ chức y tế trên thế giới. Cho đến nay Ukraine, Nga và Anh là các quốc gia bị tấn công tàn bạo nhất.
Interpol yêu cầu tất cả 194 quốc gia thành viên của mình hợp tác với ngành an ninh mạng để thu thập thông tin về các vụ tấn công cũng như hỗ trợ lực lượng cảnh sát quốc gia.
Jurgen Stock, thư ký của Interpol, đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công có thể gây chết người vì chúng tấn công ngay trong tình trạng các tài nguyên đã bị trưng dụng đến mức tối đa để đối phó với trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
“Khi các bệnh viện và các tổ chức y tế trên thế giới đang làm việc không ngừng nghỉ để bảo vệ sức khoẻ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi coronavirus, thì thật không may là họ lại trở thành nạn nhân của những tội ác tàn nhẫn tìm kiếm lợi nhuận với giá phải trả là sinh mạng của các bệnh nhân,” ông nói.
“Việc khóa những hệ thống quan trọng của các bệnh viện sẽ không chỉ là làm trì hoãn các phản ứng y tế cấp bách trong thời gian chưa từng có này, mà nó còn có thể trực tiếp dẫn đến tử vong.”
NHS Digital cho biết 34 cuộc tấn công đã diễn ra trong tuần qua nhắm vào hệ thống y tế Anh quốc nhằm đòi tiền chuộc.
Ngoài các cơ quan y tế, Interpol cho biết các cơ quan khác cũng bị tấn công.
Các nhân viên của nhiều công ty nhận được email có chủ đề: “ALL STAFF: CORONA VIRUS AWARENESS” - “TẤT CẢ NHÂN VIÊN: NHẬN THỨC VỀ CORONA VIRUS” - nói với các nhân viên rằng “công ty hiện đang tổ chức một buổi hội thảo cho tất cả các nhân viên để nói về loại virus chết người này”, email này yêu cầu họ click vào một đường dẫn để đăng ký. Nhấn vào đó là dính ransomware.
Nhiều giáo xứ tại Anh cũng báo cáo với cảnh sát rằng giáo xứ nhận được một email từ YouTube cho biết thánh lễ trực tuyến của họ bị YouTube lấy xuống vì vi phạm copyright. Hốt hoảng nhấn vào đó là dính ransomware. Phát ngôn viên YouTube cho biết kẻ gian thường dùng một email từ YouTube.com.de, đó không phải là YouTube.
Trong thông báo hôm 4 tháng Tư, Interpol cũng đưa ra lời cảnh báo các gia đình và cá nhân về sự gia tăng các cuộc tấn công ransomware. Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí. Tín hữu các tôn giáo cũng gia tăng việc dùng internet để tham dự trực tuyến các cử hành tôn giáo. Trong bối cảnh đó, bọn tội phạm đã gia tăng các cuộc tấn công. Nếu quý vị và anh chị em nhận được email yêu cầu nhấn vào một đường dẫn nào đó, đừng nhấn. Đó là cách bảo vệ mình và gia đình đơn giản nhấn. Đừng nhấn, và chỉ vào các web sites quen thuộc.
Source:Sky News
Tổng quan các đáp ứng của Vatican đối với Covid-19, 4
Vũ Văn An
23:27 04/04/2020
22 tháng 3, 12 giờ 20 trưa
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã nói rằng coronavirus là “cuộc khủng hoảng khó khăn nhất mà đất nước này đã trải qua kể từ khi kết thúc Thế chiến II” và “những cái chết của rất nhiều đồng bào là nỗi đau được lặp lại mỗi ngày”.
Trong một diễn văn truyền hình tới quốc gia tối nay, Ông Conte tuyên bố rằng chính phủ sẽ đóng cửa, trong 15 ngày, “tất cả các cơ sở sản xuất không thực sự cần thiết, chủ yếu, không thể thiếu trong việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu”.
Bài diễn văn của ông được đưa ra sau khi số người chết hàng ngày do Covid-19 gây ra đạt kỷ lục 793 người.
Ông cho biết tất cả các siêu thị và cửa hàng thực phẩm và những nơi cung cấp nhu yếu phẩm căn bản sẽ vẫn mở.
Ông nói "Tôi khuyến khích tất cả mọi người duy trì sự bình tĩnh hết sức. Không có lý do gì để chạy vội đến các cửa hàng. Các hiệu thuốc và tất cả các dịch vụ thiết yếu sẽ được mở cửa” và “giao thông vận tải sẽ vẫn tiếp tục”.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 3
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mọi nhà lãnh đạo Kitô giáo và mọi cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới đọc kinh Lạy Cha vào buổi trưa ngày thứ Tư, Lễ Truyền tin, khi “Nhân loại run rẩy trước mối đe dọa” của đại dịch coronavirus “trong những ngày thử thách này”.
Phát biểu với các tín hữu qua các phương tiện truyền thông từ tông điện sau khi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Đức Giáo Hoàng nói rằng khi việc cầu nguyện diễn ra “vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ đến biến cố truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về việc nhập thể của Ngôi Lời, xin Chúa nghe lời cầu nguyện nhất trí của tất cả các môn đệ của Người đang chuẩn bị cử hành cuộc chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện tại tiền đình vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ tối Thứ Sáu ngày 27 tháng 3, nơi “chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời khẩn nguyện, chúng ta sẽ tôn thờ Thánh Thể”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng cuối cùng, ngài sẽ ban phước lành Urbi et Orbi (cho thành phố và thế giới), “với phép lành này sẽ kèm theo khả thể nhận được một ơn toàn xá”.
Đức Thánh Cha, người thường chỉ ban phước lành Urbi et Orbi vào Lễ Giáng sinh và Phục sinh, cho biết lời cầu nguyện và phước lành sẽ được truyền hình vì quảng trường sẽ trống rỗng do việc cấm ra ngoài hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói “Chúng ta muốn đối phó với đại dịch Covid-19 bằng tính phổ quát của việc cầu nguyện, cảm thương, âu yếm”.
Ngài nói thêm “Chúng ta hãy liên tục hợp nhất. Chúng ta hãy làm cho sự gần gũi của chúng ta được những người cô đơn nhất và những người chịu thử thách nhất cảm nhận được, cả các bác sĩ, nhân viên y tế, y tá, tình nguyện viên... nữa. Sự gần gũi của chúng ta với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì lợi ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính trên đường phố luôn cố gắng giữ trật tự, để những việc mà chính phủ yêu cầu chúng ta làm vì lợi ích của tất cả chúng ta được thực hiện. Gần gũi với mọi người”.
Đức Giáo Hoàng đã kết luận bằng cách mời các tín hữu đọc Chương 9 của Tin mừng Gioan (bài Tin mừng hôm nay là từ Ga 9: 1-41) “một cáh bình thản và chậm rãi”.
Ngài nói “Tôi cũng làm điều đó, Nó sẽ đem lại cho tất cả chúng ta điều tốt”.
22 tháng 3, 6 giờ 50 chiều
Qua trang mạng Corrispondenza Romana, Alexander Tschugguel, người trẻ nước Áo từng ném các bức tượng Pachamama xuống Sông Tiber lúc đang có thượng hội đồng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, đã gửi tin nhắn sau đây. Trong hai tuần qua, anh đã phải nhập viện và bị thương tổn khá nặng do coronavirus:
"Kính gửi các bạn và những người ủng hộ,
Rất cám ơn về tất cả những lời cầu nguyện và khuyến khích của các bạn trong những ngày gần đây. Bây giờ là ngày thứ 15 căn bệnh của tôi và tôi đang từ từ trên đường hồi phục. Covid-19 tấn công mạnh hơn nhiều so với dự kiến và nó tấn công mọi người ở mọi lứa tuổi. Bây giờ chúng ta phải học cách đương đầu với nó, điều đó có nghĩa là hiểu rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự hy sinh từ mỗi người chúng ta. Và trong Mùa Chay này, Người yêu cầu chúng ta nhiều hơn bình thường. Hôm nay chúng ta phải kiềm chế bản thân rất nhiều và biết cách từ bỏ nhiều thứ và đền tội vì tất cả những điều xấu xa trên thế giới, và nhất là vì tất cả những điều xấu xa đã xảy ra trong Giáo hội. Thiên Chúa, trong sự Quan phòng mênh mông của Người, đã đặt các hạn chế này trên chúng ta và chúng ta phải xem chúng như một Thánh giá mà chúng ta phải vác, trước hết cho những người Covid-19 đã bị giết chết, cho tất cả các gia đình đã bị tiêu diệt, cho tất cả các các bé thơ bị hoài thai, cho sự hủy diệt của quê hương chúng ta. Vì tất cả những đau khổ này, giờ đây, chúng ta phải hy sinh tự do, sự thịnh vượng và lối sống thông thường của chúng ta. Ta hãy cùng nhau làm điều đó như những tín hữu. Chúng ta có thể chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ lừa dối hoặc làm chúng ta thất vọng.
Ngay khi tôi khỏe lại, tôi sẽ làm một video về coronavirus này và tôi sẽ cho các bạn biết nó khiến bạn cảm thấy ra sao và nó làm gì cho bạn.
Xin chào thân ái, và xin Chúa ban phước cho chúng ta,
Alexander Tschugguel"
23 tháng 3, 10 giờ 46 sáng
Các chủng sinh tại Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rome đã được thông báo rằng đến cuối tuần này, họ phải trở về nhà. Nhiều người đã lên đường về nhà vào tuần trước, khoảng một nửa số chủng sinh vẫn còn ở Trường.
Các lớp học đã ngưng lại sau khi các giáo hoàng đại học đóng cửa vào ngày 5 tháng 3 trong một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Cha Peter Harman, giám đốc Chủng viện nói rằng “chúng tôi đưa ra quyết định này vì sự an toàn của họ, vì nghĩ rằng hiện diện trong các nhóm nhỏ hơn ở nhà sẽ an toàn hơn một khuôn viên lớn, ở đây, không thể đảm bảo chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho một tương lai bất định”.
Ngài nói rằng mọi chủng sinh vẫn khỏe mạnh nhưng Chủng Viện “thà trải qua sự bất tiện này hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ”.
Cha Harman cho biết các chủng sinh sẽ bị cách ly 14 ngày khi về nhà và việc học của họ “sẽ tiếp tục bằng nhiều phương pháp khác nhau mà các trường đại học cá thể đã thiết lập, thay đổi từ các khóa học trực tuyến đến các bài viết".
Ngài cho biết thêm “Có một vài sinh viên không thể về nhà hoặc có một nơi để cách ly. Họ sẽ ở lại với hầu hết các giảng viên”.
23 tháng 3, 1giờ 10 chiều
Vatican đã công bố rằng vì "tình hình thế giới đang diễn biến", chuyến đi ngày 31 tháng 5 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Malta đã bị hoãn lại cho đến một ngày trong tương lai.
24 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Vatican đã công bố sẽ tiếp tục giữ cho các văn phòng của mình mở cửa nhưng giảm mức độ nhân viên để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều nay, Vatican cho biết những người chịu trách nhiệm các bộ “được giao phó nhiệm vụ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho Giáo hội hoàn cầu”. Họ cũng sẽ “sắp xếp một số lượng nhân viên tối thiểu ở lại văn phòng và khuyến khích, càng nhiều càng tốt, làm việc từ xa, để hạn chế sự di chuyển của nhân viên, đồng thời bảo đảm việc thi hành thừa tác vụ Phêrô”.
Tuyên bố cho biết thêm: “Trong trường hợp các nhân viên của Tòa thánh hoặc công dân của Thị quốc Vatican phải tiếp xúc với coronavirus, Bộ Y tế và Vệ sinh đã chuẩn bị một giao thức để thông tri kịp thời các trường hợp cho các cơ quan y tế của nơi cư trú và cho những cơ quan thuộc Thị quốc Vatican”.
24 tháng 3, 7giờ 17 tối
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết có tổng cộng bốn người đã thử nghiệm dương tính với coronavirus tại Vatican, bao gồm một trường hợp đã được thông báo trước đó.
Ba trường hợp mới là một nhân viên thuộc văn phòng hàng hóa và hai nhân viên của các viện Bảo tàng Vatican.
Ông Bruni cho biết: tất cả bốn người đã được “đặt cô lập như một biện pháp phòng ngừa trước khi họ được kiểm tra dương tính và sự cô lập của họ đã kéo dài đến nay hơn 14 ngày. Họ hiện đang được điều trị tại bệnh viện Ý hoặc tại nhà”.
25 tháng 3, 12 giờ 30 trưa
Vào buổi trưa ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc Kinh Lạy Cha với các nhà lãnh đạo và các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới xin cho chấm dứt coronavirus.
Đức Giáo Hoàng đã công bố việc cầu nguyện này sau khi đọc Kinh Truyền tin hôm Chúa Nhật, nói rằng ngài muốn nó “hợp nhất tiếng nói của chúng ta để cầu xin Chúa trong những ngày đau khổ này, khi thế giới đang chịu thử thách đau đớn bởi đại dịch. Xin Chúa, tốt lành và hay thương xót, ban cho lời cầu nguyện phối hợp của con cái Người, niềm hy vọng tín thác, hướng về sự toàn năng của Người”.
Trước buổi cầu nguyện hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những lời ngắn gọn sau đây được phát hình từ tông điện:
“Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta tập hợp lại với nhau, tất cả các Kitô hữu trên thế giới, để cùng nhau đọc kinh Lạy Cha chúng con, tức kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
Là những đứa con tín thác, chúng ta hướng về Cha. Chúng ta làm điều đó mỗi ngày, nhiều lần trong ngày; nhưng ngay bây giờ, chúng ta muốn cầu xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách đau đớn bởi đại dịch coronavirus. Và chúng ta làm điều đó với nhau, các Kitô hữu của mọi Giáo hội và Cộng đồng, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, ngôn ngữ và quốc gia.
Chúng ta cầu nguyện cho người bệnh và gia đình họ; cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và những người giúp đỡ họ; cho các nhà cầm quyền dân sự, các cơ quan thực thi pháp luật và các thiện nguyện viên; cho các thừa tác viên của các cộng đồng chúng ta.
Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành việc Nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria, khi lời khiêm nhường và toàn diện của ngài phản ảnh lời "Này con đây" của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng vậy, chúng ta giao phó chúng ta một cách đầy tín thác vào bàn tay Thiên Chúa và bằng một trái tim và một linh hồn, chúng ta cầu nguyện:
'Lạy Cha chúng con…'"
25 tháng 3, 1 giờ 55 chiều
Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, đã ban hành sắc lệnh cập nhật sau đây về các chỉ dẫn và đề nghị liên quan đến phụng vụ trong thời gian lây nhiễm coronavirus. Dưới đây là toàn văn:
SẮC LỆNH
Trong thời gia có Covid-19 (II)
Xem xét tình hình diễn biến nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và lưu ý đến các nhận xét xuất phát từ các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ này nay xin cung cấp một bản cập nhật đối với các chỉ dẫn và đề nghị tổng quát đã được đưa ra cho các Giám mục trong sắc lệnh trước đây ngày 19 tháng 3 năm 2020.
Vì ngày lễ Phục sinh không thể rời được, tại các quốc gia bị dịch bệnh và những hạn chế xung quanh việc tập hợp và di chuyển của người ta đã được áp đặt, các Giám mục và linh mục có thể cử hành các nghi thức của Tuần Thánh mà không có sự hiện diện của người ta và ở một nơi thích hợp, tránh việc đồng tế và bỏ qua dấu hiệu bình an.
Các tín hữu nên được thông báo về thời gian bắt đầu của các cử hành để họ có thể hiệp nhất trong việc cầu nguyện tại nhà của họ.
Phương tiện phát sóng trực tiếp (không được ghi trước) có thể có ích. Dù sao, điều vẫn quan trọng là dành một thời gian thỏa đáng cho việc cầu nguyện, dành tầm quan trọng trên hết cho Liturgia Horarum (phụng vụ các giờ kinh).
Các Hội đồng Giám mục và các giáo phận riêng lẻ sẽ lo liệu để các nguồn lực được cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc cầu nguyện gia đình và cá nhân.
1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ tưởng niệm Chúa vào Thành Giêrusalem phải được cử hành trong các nơi thánh; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai đã đưa ra trong Sách lễ Rôma phải được sử dụng; trong các nhà thờ giáo xứ và ở những nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.
2 - Thánh lễ Truyền Dầu. Lượng giá tình hình cụ thể ở các quốc gia khác nhau, các Hội đồng Giám mục sẽ có thể đưa ra những chỉ dẫn về việc có thể rời sang một ngày khác.
3 - Thứ Năm Tuần Thánh. Việc rửa chân, vốn đã là việc tùy chọn, sẽ được bỏ qua. Vào cuối thánh lễ Bữa Tiệc Ly, việc rước Thánh Thể cũng được bỏ qua và Bí tích Cực Trọng sẽ được giữ trong nhà tạm. Vào ngày này, các phép cử hành thánh lễ ở một nơi thích hợp, không có sự hiện diện của người ta, được đặc biệt ban cấp cho mọi linh mục.
4 - Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong Lời Cầu nguyện Phổ Quát, các Giám mục sẽ sắp xếp để có một ý cầu nguyện đặc biệt được chuẩn bị cho những người gặp hoạn nạn, người bệnh, người chết, (x. Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]). Việc thờ lạy Thánh giá bằng cách hôn nó chỉ dành cho chủ tế.
5 - Đêm Vọng Phục Sinh: Chỉ được cử hành tại Nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ. Đối với “Phụng vụ Phép Rửa”, chỉ duy trì phần “Lặp lại Các Lời Thề Hứa Lúc Chịu Phép Rửa” (xem Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]).
Các chủng viện, nhà của các giáo sĩ, đan viện và cộng đồng tu trì sẽ tuân theo các chỉ dẫn của sắc lệnh này.
Các phát biểu lòng đạo đức bình dân và các đám rước vốn làm phong phú các ngày trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt qua có thể rời sang các ngày thích hợp khác trong năm, thí dụ ngày 14 và 15 tháng 9, theo phán quyết của Giám mục Giáo phận.
Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng cho năm 2020 này.
Từ các văn phòng của Bộ Thánh Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, ngày 25 tháng 3 năm 2020, về Lễ trọng Truyền tin của Chúa.
Robert. Sarah
Bộ trưởng
25 tháng 3, 5 giờ 45 chiều
Tổng thống John Magufuli của Tanzania, một người Công Giáo ngoan đạo, đang chống lại sự thúc đẩy hoàn cầu nhằm ngăn chặn các Thánh lễ công cộng và đóng cửa các nhà thờ vì coronavirus; ngày 22 tháng 3 tại nhà thờ St. Paul, ở thủ đô Dodoma của Tanzania, ông phát biểu:
“Tôi nài nỉ các bạn Kitô hữu của tôi và thậm chí cả các bạn Hồi giáo, đừng sợ hãi, đừng ngừng tụ tập nhau để tôn vinh Thiên Chúa và ca ngợi Người. Đó là lý do tại sao như một chính phủ, chúng tôi đã không đóng cửa các nhà thờ hoặc đền thờ Hồi giáo. Thay vào đó, các cơ sở này nên luôn luôn mở cửa cho người ta tìm nơi ẩn náu của Thiên Chúa. Nhà thờ là nơi người ta có thể tìm kiếm sự chữa lành thực sự, bởi vì ở đấy, Thiên Chúa Chân Thật ngự trị. Đừng sợ ca ngợi và tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa trong Giáo hội”.
Nhắc đến Bí tích Thánh Thể, ông nói: "coronavirus không thể tồn tại trong thân thể Thánh Thể của Chúa Kitô, nó sẽ sớm bị đốt cháy. Đó chính xác là lý do tại sao tôi không hoảng sợ khi rước lễ, vì tôi biết, với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, tôi được an toàn. Đây là thời gian xây dựng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa”.
Vấn đề này đã chia rẽ tín hữu trên khắp thế giới với một số người tin rằng thận trọng và “phò sự sống” là ban hành những hạn chế này trong khi những người khác tin rằng việc thờ phượng phải luôn được phép với những hạn chế và biện pháp hợp lý, và Giáo hội không nên mù quáng tuân theo các giới luật của nhà nước.
26 tháng 3, 1 giờ 10 chiều
Bất chấp những lo ngại về sự gần gũi của Giáo hoàng với những người có thể bị nhiễm coronavirus, ngài vẫn tiếp tục các cuộc gặp gỡ hôm nay, tiếp kiến riêng bốn người tại cư sở Santa Marta của ngài.
Họ là hai vị giáo phẩm: Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, và Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin.
Ngài cũng gặp hai giáo dân: Đại sứ Juan Bosco Cayota Zappettini của Uruguay, người đến để chào vĩnh biệt, và Giáo sư Marco Impagliazza, chủ tịch cộng đồng giáo dân Sant’Egidio.
Hôm qua, có tường trình cho rằng một viên chức của Vatican sống trong khu cư xá Santa Marta đã phải nhập viện sau khi nhiễm Covid-19.
Tờ nhật báo Il Fatto Quotidiano của Ý hôm nay đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng đã được xét nghiệm âm tính đối với coronavirus sau khi có tin về sự lây nhiễm của viên chức này.
Bốn người khác ở Vatican cũng đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus trong tháng này.
Đức Giáo Hoàng cho đến nay đã quyết định ở lại Santa Marta thay vì cách ly hoàn toàn hoặc chuyển đến một địa điểm tách biệt.
27 tháng 3, 5 giờ 56 chiều
Tờ Il Messaggero tường trình rằng một người thứ hai từ Phủ Quốc Vụ Khanh đã bị nhiễm coronavirus, nhưng Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài "sẽ không di chuyển khỏi Santa Marta." Vatican vẫn chưa bình luận về tường trình này.
28 tháng 3, 4 giờ 30 chiều
Việc chấm dứt công khai Thánh lễ và rước lễ có tính “độc đáo và nghiêm trọng” đến nỗi nó có thể được hiểu như “một lời quở trách của Thiên Chúa” vì năm mươi năm qua đã mạo phạm và tầm thường hóa Phép Thánh Thể. Đức cha Athanasius Schneider đã nói như thế trong một cuộc phỏng vấn mới.
28 tháng 3, 5 giờ 04 chiều
Người phát ngôn của Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã đưa ra một tuyên bố xác nhận các tường trình cho hay người thử nghiệm dương tính vào ngày hôm qua đối với coronavirus tại nơi cư trú Santa Marta của Đức Giáo Hoàng; ông nói: tổng số người nhiễm Covid-19 ở Vatican hiện là 6 người.
Tuyên bố có nội dung:
“Trong những ngày gần đây, như một phần trong các cuộc kiểm tra do Tổng cục Y tế và Vệ sinh của Thị quốc Vatican thực hiện theo các chỉ thị về tình trạng khẩn cấp coronavirus, một cá nhân khác đã thử nghiệm dương tính đối với Covid-19: một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh ngụ tại Santa Marta cho thấy một số triệu chứng, sau đó đã được cách ly.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của người này không đặc biệt nguy kịch, nhưng như một biện pháp phòng ngừa, người này đã được đưa vào bệnh viện Rôma để theo dõi, luôn giữ tiếp xúc chặt chẽ với các cơ quan của Tổng cục Vệ sinh và Sức khỏe.
Sau kết quả dương tính, các biện pháp đã được đưa ra theo các thủ tục y tế được cung cấp, cả hai đều lưu ý tới vệ sinh môi trường, nơi làm việc và nơi cư trú của người liên quan và liên quan đến việc dựng lại các tiếp xúc trong những ngày trước kết quả. Các cơ quan y tế đã thực hiện các xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi nhất với người được thấy là dương tính. Các kết quả đã xác nhận không có các trường hợp dương tính khác trong số những người cư trú tại Santa Marta và các kết quả dương tính nơi các nhân viên Tòa Thánh khi tiếp xúc gần gũi hơn với viên chức.
Như một biện pháp phòng ngừa, vì phát hiện thêm này, các biện pháp vệ sinh thích đáng đã được đưa ra và các thử nghiệm mới đã được thực hiện, tổng cộng 170 bao gồm các thử nghiệm trước đó, trên các nhân viên của Tòa Thánh và cư dân của Santa Marta. Những xét nghiệm sau này đều cho kết quả âm tính.
Do đó, những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giữa các nhân viên của Tòa thánh và công dân thị quốc Vatican hiện là 6 người.
Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều không liên hệ”.
Còn tiếp
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã nói rằng coronavirus là “cuộc khủng hoảng khó khăn nhất mà đất nước này đã trải qua kể từ khi kết thúc Thế chiến II” và “những cái chết của rất nhiều đồng bào là nỗi đau được lặp lại mỗi ngày”.
Trong một diễn văn truyền hình tới quốc gia tối nay, Ông Conte tuyên bố rằng chính phủ sẽ đóng cửa, trong 15 ngày, “tất cả các cơ sở sản xuất không thực sự cần thiết, chủ yếu, không thể thiếu trong việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu”.
Bài diễn văn của ông được đưa ra sau khi số người chết hàng ngày do Covid-19 gây ra đạt kỷ lục 793 người.
Ông cho biết tất cả các siêu thị và cửa hàng thực phẩm và những nơi cung cấp nhu yếu phẩm căn bản sẽ vẫn mở.
Ông nói "Tôi khuyến khích tất cả mọi người duy trì sự bình tĩnh hết sức. Không có lý do gì để chạy vội đến các cửa hàng. Các hiệu thuốc và tất cả các dịch vụ thiết yếu sẽ được mở cửa” và “giao thông vận tải sẽ vẫn tiếp tục”.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 3
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mọi nhà lãnh đạo Kitô giáo và mọi cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới đọc kinh Lạy Cha vào buổi trưa ngày thứ Tư, Lễ Truyền tin, khi “Nhân loại run rẩy trước mối đe dọa” của đại dịch coronavirus “trong những ngày thử thách này”.
Phát biểu với các tín hữu qua các phương tiện truyền thông từ tông điện sau khi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Đức Giáo Hoàng nói rằng khi việc cầu nguyện diễn ra “vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ đến biến cố truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về việc nhập thể của Ngôi Lời, xin Chúa nghe lời cầu nguyện nhất trí của tất cả các môn đệ của Người đang chuẩn bị cử hành cuộc chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện tại tiền đình vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ tối Thứ Sáu ngày 27 tháng 3, nơi “chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời khẩn nguyện, chúng ta sẽ tôn thờ Thánh Thể”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng cuối cùng, ngài sẽ ban phước lành Urbi et Orbi (cho thành phố và thế giới), “với phép lành này sẽ kèm theo khả thể nhận được một ơn toàn xá”.
Đức Thánh Cha, người thường chỉ ban phước lành Urbi et Orbi vào Lễ Giáng sinh và Phục sinh, cho biết lời cầu nguyện và phước lành sẽ được truyền hình vì quảng trường sẽ trống rỗng do việc cấm ra ngoài hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói “Chúng ta muốn đối phó với đại dịch Covid-19 bằng tính phổ quát của việc cầu nguyện, cảm thương, âu yếm”.
Ngài nói thêm “Chúng ta hãy liên tục hợp nhất. Chúng ta hãy làm cho sự gần gũi của chúng ta được những người cô đơn nhất và những người chịu thử thách nhất cảm nhận được, cả các bác sĩ, nhân viên y tế, y tá, tình nguyện viên... nữa. Sự gần gũi của chúng ta với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì lợi ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính trên đường phố luôn cố gắng giữ trật tự, để những việc mà chính phủ yêu cầu chúng ta làm vì lợi ích của tất cả chúng ta được thực hiện. Gần gũi với mọi người”.
Đức Giáo Hoàng đã kết luận bằng cách mời các tín hữu đọc Chương 9 của Tin mừng Gioan (bài Tin mừng hôm nay là từ Ga 9: 1-41) “một cáh bình thản và chậm rãi”.
Ngài nói “Tôi cũng làm điều đó, Nó sẽ đem lại cho tất cả chúng ta điều tốt”.
22 tháng 3, 6 giờ 50 chiều
Qua trang mạng Corrispondenza Romana, Alexander Tschugguel, người trẻ nước Áo từng ném các bức tượng Pachamama xuống Sông Tiber lúc đang có thượng hội đồng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, đã gửi tin nhắn sau đây. Trong hai tuần qua, anh đã phải nhập viện và bị thương tổn khá nặng do coronavirus:
"Kính gửi các bạn và những người ủng hộ,
Rất cám ơn về tất cả những lời cầu nguyện và khuyến khích của các bạn trong những ngày gần đây. Bây giờ là ngày thứ 15 căn bệnh của tôi và tôi đang từ từ trên đường hồi phục. Covid-19 tấn công mạnh hơn nhiều so với dự kiến và nó tấn công mọi người ở mọi lứa tuổi. Bây giờ chúng ta phải học cách đương đầu với nó, điều đó có nghĩa là hiểu rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự hy sinh từ mỗi người chúng ta. Và trong Mùa Chay này, Người yêu cầu chúng ta nhiều hơn bình thường. Hôm nay chúng ta phải kiềm chế bản thân rất nhiều và biết cách từ bỏ nhiều thứ và đền tội vì tất cả những điều xấu xa trên thế giới, và nhất là vì tất cả những điều xấu xa đã xảy ra trong Giáo hội. Thiên Chúa, trong sự Quan phòng mênh mông của Người, đã đặt các hạn chế này trên chúng ta và chúng ta phải xem chúng như một Thánh giá mà chúng ta phải vác, trước hết cho những người Covid-19 đã bị giết chết, cho tất cả các gia đình đã bị tiêu diệt, cho tất cả các các bé thơ bị hoài thai, cho sự hủy diệt của quê hương chúng ta. Vì tất cả những đau khổ này, giờ đây, chúng ta phải hy sinh tự do, sự thịnh vượng và lối sống thông thường của chúng ta. Ta hãy cùng nhau làm điều đó như những tín hữu. Chúng ta có thể chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ lừa dối hoặc làm chúng ta thất vọng.
Ngay khi tôi khỏe lại, tôi sẽ làm một video về coronavirus này và tôi sẽ cho các bạn biết nó khiến bạn cảm thấy ra sao và nó làm gì cho bạn.
Xin chào thân ái, và xin Chúa ban phước cho chúng ta,
Alexander Tschugguel"
23 tháng 3, 10 giờ 46 sáng
Các chủng sinh tại Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rome đã được thông báo rằng đến cuối tuần này, họ phải trở về nhà. Nhiều người đã lên đường về nhà vào tuần trước, khoảng một nửa số chủng sinh vẫn còn ở Trường.
Các lớp học đã ngưng lại sau khi các giáo hoàng đại học đóng cửa vào ngày 5 tháng 3 trong một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Cha Peter Harman, giám đốc Chủng viện nói rằng “chúng tôi đưa ra quyết định này vì sự an toàn của họ, vì nghĩ rằng hiện diện trong các nhóm nhỏ hơn ở nhà sẽ an toàn hơn một khuôn viên lớn, ở đây, không thể đảm bảo chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho một tương lai bất định”.
Ngài nói rằng mọi chủng sinh vẫn khỏe mạnh nhưng Chủng Viện “thà trải qua sự bất tiện này hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ”.
Cha Harman cho biết các chủng sinh sẽ bị cách ly 14 ngày khi về nhà và việc học của họ “sẽ tiếp tục bằng nhiều phương pháp khác nhau mà các trường đại học cá thể đã thiết lập, thay đổi từ các khóa học trực tuyến đến các bài viết".
Ngài cho biết thêm “Có một vài sinh viên không thể về nhà hoặc có một nơi để cách ly. Họ sẽ ở lại với hầu hết các giảng viên”.
23 tháng 3, 1giờ 10 chiều
Vatican đã công bố rằng vì "tình hình thế giới đang diễn biến", chuyến đi ngày 31 tháng 5 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Malta đã bị hoãn lại cho đến một ngày trong tương lai.
24 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Vatican đã công bố sẽ tiếp tục giữ cho các văn phòng của mình mở cửa nhưng giảm mức độ nhân viên để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều nay, Vatican cho biết những người chịu trách nhiệm các bộ “được giao phó nhiệm vụ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho Giáo hội hoàn cầu”. Họ cũng sẽ “sắp xếp một số lượng nhân viên tối thiểu ở lại văn phòng và khuyến khích, càng nhiều càng tốt, làm việc từ xa, để hạn chế sự di chuyển của nhân viên, đồng thời bảo đảm việc thi hành thừa tác vụ Phêrô”.
Tuyên bố cho biết thêm: “Trong trường hợp các nhân viên của Tòa thánh hoặc công dân của Thị quốc Vatican phải tiếp xúc với coronavirus, Bộ Y tế và Vệ sinh đã chuẩn bị một giao thức để thông tri kịp thời các trường hợp cho các cơ quan y tế của nơi cư trú và cho những cơ quan thuộc Thị quốc Vatican”.
24 tháng 3, 7giờ 17 tối
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết có tổng cộng bốn người đã thử nghiệm dương tính với coronavirus tại Vatican, bao gồm một trường hợp đã được thông báo trước đó.
Ba trường hợp mới là một nhân viên thuộc văn phòng hàng hóa và hai nhân viên của các viện Bảo tàng Vatican.
Ông Bruni cho biết: tất cả bốn người đã được “đặt cô lập như một biện pháp phòng ngừa trước khi họ được kiểm tra dương tính và sự cô lập của họ đã kéo dài đến nay hơn 14 ngày. Họ hiện đang được điều trị tại bệnh viện Ý hoặc tại nhà”.
25 tháng 3, 12 giờ 30 trưa
Vào buổi trưa ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc Kinh Lạy Cha với các nhà lãnh đạo và các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới xin cho chấm dứt coronavirus.
Đức Giáo Hoàng đã công bố việc cầu nguyện này sau khi đọc Kinh Truyền tin hôm Chúa Nhật, nói rằng ngài muốn nó “hợp nhất tiếng nói của chúng ta để cầu xin Chúa trong những ngày đau khổ này, khi thế giới đang chịu thử thách đau đớn bởi đại dịch. Xin Chúa, tốt lành và hay thương xót, ban cho lời cầu nguyện phối hợp của con cái Người, niềm hy vọng tín thác, hướng về sự toàn năng của Người”.
Trước buổi cầu nguyện hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những lời ngắn gọn sau đây được phát hình từ tông điện:
“Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta tập hợp lại với nhau, tất cả các Kitô hữu trên thế giới, để cùng nhau đọc kinh Lạy Cha chúng con, tức kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
Là những đứa con tín thác, chúng ta hướng về Cha. Chúng ta làm điều đó mỗi ngày, nhiều lần trong ngày; nhưng ngay bây giờ, chúng ta muốn cầu xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách đau đớn bởi đại dịch coronavirus. Và chúng ta làm điều đó với nhau, các Kitô hữu của mọi Giáo hội và Cộng đồng, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, ngôn ngữ và quốc gia.
Chúng ta cầu nguyện cho người bệnh và gia đình họ; cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và những người giúp đỡ họ; cho các nhà cầm quyền dân sự, các cơ quan thực thi pháp luật và các thiện nguyện viên; cho các thừa tác viên của các cộng đồng chúng ta.
Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành việc Nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria, khi lời khiêm nhường và toàn diện của ngài phản ảnh lời "Này con đây" của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng vậy, chúng ta giao phó chúng ta một cách đầy tín thác vào bàn tay Thiên Chúa và bằng một trái tim và một linh hồn, chúng ta cầu nguyện:
'Lạy Cha chúng con…'"
25 tháng 3, 1 giờ 55 chiều
Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, đã ban hành sắc lệnh cập nhật sau đây về các chỉ dẫn và đề nghị liên quan đến phụng vụ trong thời gian lây nhiễm coronavirus. Dưới đây là toàn văn:
SẮC LỆNH
Trong thời gia có Covid-19 (II)
Xem xét tình hình diễn biến nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và lưu ý đến các nhận xét xuất phát từ các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ này nay xin cung cấp một bản cập nhật đối với các chỉ dẫn và đề nghị tổng quát đã được đưa ra cho các Giám mục trong sắc lệnh trước đây ngày 19 tháng 3 năm 2020.
Vì ngày lễ Phục sinh không thể rời được, tại các quốc gia bị dịch bệnh và những hạn chế xung quanh việc tập hợp và di chuyển của người ta đã được áp đặt, các Giám mục và linh mục có thể cử hành các nghi thức của Tuần Thánh mà không có sự hiện diện của người ta và ở một nơi thích hợp, tránh việc đồng tế và bỏ qua dấu hiệu bình an.
Các tín hữu nên được thông báo về thời gian bắt đầu của các cử hành để họ có thể hiệp nhất trong việc cầu nguyện tại nhà của họ.
Phương tiện phát sóng trực tiếp (không được ghi trước) có thể có ích. Dù sao, điều vẫn quan trọng là dành một thời gian thỏa đáng cho việc cầu nguyện, dành tầm quan trọng trên hết cho Liturgia Horarum (phụng vụ các giờ kinh).
Các Hội đồng Giám mục và các giáo phận riêng lẻ sẽ lo liệu để các nguồn lực được cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc cầu nguyện gia đình và cá nhân.
1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ tưởng niệm Chúa vào Thành Giêrusalem phải được cử hành trong các nơi thánh; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai đã đưa ra trong Sách lễ Rôma phải được sử dụng; trong các nhà thờ giáo xứ và ở những nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.
2 - Thánh lễ Truyền Dầu. Lượng giá tình hình cụ thể ở các quốc gia khác nhau, các Hội đồng Giám mục sẽ có thể đưa ra những chỉ dẫn về việc có thể rời sang một ngày khác.
3 - Thứ Năm Tuần Thánh. Việc rửa chân, vốn đã là việc tùy chọn, sẽ được bỏ qua. Vào cuối thánh lễ Bữa Tiệc Ly, việc rước Thánh Thể cũng được bỏ qua và Bí tích Cực Trọng sẽ được giữ trong nhà tạm. Vào ngày này, các phép cử hành thánh lễ ở một nơi thích hợp, không có sự hiện diện của người ta, được đặc biệt ban cấp cho mọi linh mục.
4 - Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong Lời Cầu nguyện Phổ Quát, các Giám mục sẽ sắp xếp để có một ý cầu nguyện đặc biệt được chuẩn bị cho những người gặp hoạn nạn, người bệnh, người chết, (x. Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]). Việc thờ lạy Thánh giá bằng cách hôn nó chỉ dành cho chủ tế.
5 - Đêm Vọng Phục Sinh: Chỉ được cử hành tại Nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ. Đối với “Phụng vụ Phép Rửa”, chỉ duy trì phần “Lặp lại Các Lời Thề Hứa Lúc Chịu Phép Rửa” (xem Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]).
Các chủng viện, nhà của các giáo sĩ, đan viện và cộng đồng tu trì sẽ tuân theo các chỉ dẫn của sắc lệnh này.
Các phát biểu lòng đạo đức bình dân và các đám rước vốn làm phong phú các ngày trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt qua có thể rời sang các ngày thích hợp khác trong năm, thí dụ ngày 14 và 15 tháng 9, theo phán quyết của Giám mục Giáo phận.
Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng cho năm 2020 này.
Từ các văn phòng của Bộ Thánh Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, ngày 25 tháng 3 năm 2020, về Lễ trọng Truyền tin của Chúa.
Robert. Sarah
Bộ trưởng
25 tháng 3, 5 giờ 45 chiều
Tổng thống John Magufuli của Tanzania, một người Công Giáo ngoan đạo, đang chống lại sự thúc đẩy hoàn cầu nhằm ngăn chặn các Thánh lễ công cộng và đóng cửa các nhà thờ vì coronavirus; ngày 22 tháng 3 tại nhà thờ St. Paul, ở thủ đô Dodoma của Tanzania, ông phát biểu:
“Tôi nài nỉ các bạn Kitô hữu của tôi và thậm chí cả các bạn Hồi giáo, đừng sợ hãi, đừng ngừng tụ tập nhau để tôn vinh Thiên Chúa và ca ngợi Người. Đó là lý do tại sao như một chính phủ, chúng tôi đã không đóng cửa các nhà thờ hoặc đền thờ Hồi giáo. Thay vào đó, các cơ sở này nên luôn luôn mở cửa cho người ta tìm nơi ẩn náu của Thiên Chúa. Nhà thờ là nơi người ta có thể tìm kiếm sự chữa lành thực sự, bởi vì ở đấy, Thiên Chúa Chân Thật ngự trị. Đừng sợ ca ngợi và tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa trong Giáo hội”.
Nhắc đến Bí tích Thánh Thể, ông nói: "coronavirus không thể tồn tại trong thân thể Thánh Thể của Chúa Kitô, nó sẽ sớm bị đốt cháy. Đó chính xác là lý do tại sao tôi không hoảng sợ khi rước lễ, vì tôi biết, với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, tôi được an toàn. Đây là thời gian xây dựng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa”.
Vấn đề này đã chia rẽ tín hữu trên khắp thế giới với một số người tin rằng thận trọng và “phò sự sống” là ban hành những hạn chế này trong khi những người khác tin rằng việc thờ phượng phải luôn được phép với những hạn chế và biện pháp hợp lý, và Giáo hội không nên mù quáng tuân theo các giới luật của nhà nước.
26 tháng 3, 1 giờ 10 chiều
Bất chấp những lo ngại về sự gần gũi của Giáo hoàng với những người có thể bị nhiễm coronavirus, ngài vẫn tiếp tục các cuộc gặp gỡ hôm nay, tiếp kiến riêng bốn người tại cư sở Santa Marta của ngài.
Họ là hai vị giáo phẩm: Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, và Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin.
Ngài cũng gặp hai giáo dân: Đại sứ Juan Bosco Cayota Zappettini của Uruguay, người đến để chào vĩnh biệt, và Giáo sư Marco Impagliazza, chủ tịch cộng đồng giáo dân Sant’Egidio.
Hôm qua, có tường trình cho rằng một viên chức của Vatican sống trong khu cư xá Santa Marta đã phải nhập viện sau khi nhiễm Covid-19.
Tờ nhật báo Il Fatto Quotidiano của Ý hôm nay đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng đã được xét nghiệm âm tính đối với coronavirus sau khi có tin về sự lây nhiễm của viên chức này.
Bốn người khác ở Vatican cũng đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus trong tháng này.
Đức Giáo Hoàng cho đến nay đã quyết định ở lại Santa Marta thay vì cách ly hoàn toàn hoặc chuyển đến một địa điểm tách biệt.
27 tháng 3, 5 giờ 56 chiều
Tờ Il Messaggero tường trình rằng một người thứ hai từ Phủ Quốc Vụ Khanh đã bị nhiễm coronavirus, nhưng Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài "sẽ không di chuyển khỏi Santa Marta." Vatican vẫn chưa bình luận về tường trình này.
28 tháng 3, 4 giờ 30 chiều
Việc chấm dứt công khai Thánh lễ và rước lễ có tính “độc đáo và nghiêm trọng” đến nỗi nó có thể được hiểu như “một lời quở trách của Thiên Chúa” vì năm mươi năm qua đã mạo phạm và tầm thường hóa Phép Thánh Thể. Đức cha Athanasius Schneider đã nói như thế trong một cuộc phỏng vấn mới.
28 tháng 3, 5 giờ 04 chiều
Người phát ngôn của Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã đưa ra một tuyên bố xác nhận các tường trình cho hay người thử nghiệm dương tính vào ngày hôm qua đối với coronavirus tại nơi cư trú Santa Marta của Đức Giáo Hoàng; ông nói: tổng số người nhiễm Covid-19 ở Vatican hiện là 6 người.
Tuyên bố có nội dung:
“Trong những ngày gần đây, như một phần trong các cuộc kiểm tra do Tổng cục Y tế và Vệ sinh của Thị quốc Vatican thực hiện theo các chỉ thị về tình trạng khẩn cấp coronavirus, một cá nhân khác đã thử nghiệm dương tính đối với Covid-19: một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh ngụ tại Santa Marta cho thấy một số triệu chứng, sau đó đã được cách ly.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của người này không đặc biệt nguy kịch, nhưng như một biện pháp phòng ngừa, người này đã được đưa vào bệnh viện Rôma để theo dõi, luôn giữ tiếp xúc chặt chẽ với các cơ quan của Tổng cục Vệ sinh và Sức khỏe.
Sau kết quả dương tính, các biện pháp đã được đưa ra theo các thủ tục y tế được cung cấp, cả hai đều lưu ý tới vệ sinh môi trường, nơi làm việc và nơi cư trú của người liên quan và liên quan đến việc dựng lại các tiếp xúc trong những ngày trước kết quả. Các cơ quan y tế đã thực hiện các xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi nhất với người được thấy là dương tính. Các kết quả đã xác nhận không có các trường hợp dương tính khác trong số những người cư trú tại Santa Marta và các kết quả dương tính nơi các nhân viên Tòa Thánh khi tiếp xúc gần gũi hơn với viên chức.
Như một biện pháp phòng ngừa, vì phát hiện thêm này, các biện pháp vệ sinh thích đáng đã được đưa ra và các thử nghiệm mới đã được thực hiện, tổng cộng 170 bao gồm các thử nghiệm trước đó, trên các nhân viên của Tòa Thánh và cư dân của Santa Marta. Những xét nghiệm sau này đều cho kết quả âm tính.
Do đó, những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giữa các nhân viên của Tòa thánh và công dân thị quốc Vatican hiện là 6 người.
Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều không liên hệ”.
Còn tiếp
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đại dịch Covid 19, dấu chỉ thời đại
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:46 04/04/2020
“Một trận cuồng phong nổi lên” (Mc 4,37). Thật dễ dàng để chúng ta nhận ra hình ảnh của cả nhân loại hiện nay trong trình thuật Tin Mừng này. Cơn cuồng phong đại dịch covid 19 nổi lên và bùng phát khắp toàn cầu: nỗi sợ hãi, lo lắng, bệnh tật, chết chóc, đói kém ập đến như muốn nhấn chìm con thuyền nhân loại. Đây là “đêm tối tâm hồn” mà mọi người đang trải qua. Tính đến tối hôm qua (3/4), số ca nhiễm đã lên đến 1.039.922, số tử vong 55.170 người, ở trên 206 quốc gia và lãnh thổ. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Tất cả đều cảm thấy mong manh, mất phương hướng và kêu lên: “Lạy Chúa, chúng con chết mất” (Mc 4,38).
Cơn cuồng phong đại dịch covid 19 đang làm xáo trộn hành tinh và đặt ra luật mới, làm đảo lộn mọi trật tự đã được thiết lập. Mọi thứ đang phải sắp xếp lại theo kiểu khác, điều mà trước đây không thể hình dung.
Tin Mừng cho thấy trong khi các môn đệ đang hốt hoảng và tuyệt vọng trước giông bão, thì Chúa đang ngủ ở cuối thuyền. Khi Người bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (c. 40). Nhân loại hôm nay đang gặp giông bão, nhưng xem ra Chúa như đang ngủ. Sao Chúa im lặng? Giờ đây, khi chúng ta đang ở giữa vùng biển động, chúng ta khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!” Nhưng theo tôi, đại dịch covid 19 như dấu chỉ thời đại nhắc nhở nhân loại và mỗi người chúng ta cần “phải thức dậy”:
* Nó nhắc nhở chúng ta nhận ra sự yếu đuối dễ tổn thương của mình, nhận ra mình không phải là những người sáng tạo, là bất tử, nhưng là các thụ tạo nghèo hèn biết bao khi đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên; chúng ta hiện hữu là do có Đấng ban sự sống cho chúng ta. Và đây cũng là thời gian thích hợp để chúng ta hết lòng trở về với Thiên Chúa.
* Nó nhắc nhở chúng ta nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa và phân định: chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, tách điều cần thiết ra khỏi điều không cần để điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng ta hướng về Chúa và hướng về tha nhân.
* Nó nhắc nhở chúng ta biết liên đới, kết nối với nhau vì một cái gì đó ảnh hưởng đến một người thì nó cũng có sự ảnh hưởng đến mọi người. Phải thay đổi từ những điều rất nhỏ bé dường như vô hại, như hắt hơi, khạc nhổ, cách lấy đồ ăn trên bàn ăn, tiếp xúc, nói nhỏ lại v.v… Đồng thời trong thời gian này, chúng ta có cơ hội tái khám phá giá trị của gia đình, tình bạn, các mối liên hệ mà chúng ta thường bỏ qua, sự liên đới, lòng quảng đại, chia sẻ, gần gũi cụ thể trong những điều nhỏ bé. Chúng ta cần tha nhân, cần xã hội.
* Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta bị bệnh vì ngôi nhà chung của chúng ta đang bị bệnh. Chúng ta cần phải bảo vệ ngôi nhà chung này bằng thay đổi thói quen và thái độ sống đối với môi trường.
Khi chứng kiến hình ảnh những chiếc xe quân sự chở xác những người đồng hương ra khỏi thành phố Bergamo, nhạc sỹ Roby Facchinetti đã bật khóc, đã giận dữ. Và cuối cùng anh chạy đến bên chiếc đàn piano. Chỉ vài phút sau bài hát “Rinascerò Rinascerai” (Tôi sẽ tái sinh bạn sẽ tái sinh) đã ra đời. Bài hát này làm xúc động hằng triệu con tim, vì nó chứa thông điệp hy vọng trong lúc đen tối:
“Tôi sẽ tái sinh. Bạn sẽ tái sinh. Khi mọi thứ qua đi rồi thì chúng ta cùng nhau sẽ lại ngắm sao trời.
Tôi sẽ tái sinh. Em sẽ tái sinh. Cơn giông tố bao trùm chúng ta. Nó làm ta lung lay chứ không làm ta gục ngã. Chúng ta được sinh ra để chiến đấu với số phận và mỗi lần chúng ta đều đã chiến thắng. Những ngày này sẽ thay đổi thay đổi ngày thường của chúng ta. Nhưng lần này chúng ta sẽ học hỏi thêm được một chút.
Tôi sẽ tái sinh. Bạn sẽ tái sinh. Tôi sẽ tái sinh. Em sẽ tái sinh. Được bao phủ bởi trời xanh bao la. Chúng ta sẽ lại tin tưởng vào Chúa nữa, nhưng trong thinh lặng chúng ta hít thở không khí mới. Nhưng thành phố này của tôi làm tôi hoảng sợ. Chúng ta được sinh ra để chiến đấu với số phận và mỗi lần chúng ta đều đã chiến thắng. Tôi sẽ tái sinh Bạn sẽ tái sinh. Tôi sẽ tái sinh Em sẽ tái sinh. Tôi sẽ tái sinh, Bạn sẽ tái sinh... ”
Vâng, chỉ có nhờ quyền năng của Thiên Chúa mới có thể làm cho nhân loại được tái sinh. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, mẹ là sức khỏe của Dân Chúa, là nơi trú ẩn trong cơn bão tố, xin Chúa thức dậy và cứu vớt loài người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Văn Hóa
Lá thư Canada: Chuyện Dài Cô Vít
Trà Lũ
12:04 04/04/2020
Trời đã vào xuân, cỏ cây đang rủ nhau thức dậy sau giấc ngủ dài mùa đông, bày chim bắt đầu gọi nhau đi tìm mồi và hẹn hò yêu đương. Bụi hoa xuyên tuyết Anemone trước cửa nhà tôi đã ra hoa từ tuần trước. Vạn vật đang hớn hở chào đón nàng xuân. Thế nhưng năm nay người Canada không thấy ai hớn hở cả vì đang bị nàng Cô Vít đe dọa tấn công. Ai cũng phải ẩn trong nhà. Mọi khi lúc nắng vàng vừa hé dạng ở chân trời, đường phố đã đầy người. Nào giới công tư chức hồ hởi đi làm, nào giới già cao niên vui vẻ rủ nhau đi bộ, nào giới trẻ tung tăng tới trường. Nay bầu không khí này không thấy nữa. Mở báo mở đài toàn tin Cô Vít bành trướng. Từ Vũ Hán cô đã sang Ý, sang Tây Ban Nha, sang Đức. Khi Cô sang tới Đức chắc Cô hung hăng lắm đã khiến bộ trưởng Tài Chánh Đức là ông T. Schaefer lo sợ tuyệt vọng nên ông đã tự tử. Rồi Cô sang tới Mỹ châu. Cả nước Mỹ đang rung động. Cả nước Canada cũng nhốn nháo. Hai thành phố lớn của Canada là Montreal và Toronto đã phải đóng cửa. Tới Canada một cái là Cô đánh phủ đầu, vợ ông thủ tướng J.Trudeau lãnh qùa của Cô dầu tiên, quốc hội ngưng hoạt động 5 tuần, các trường học đóng cửa tới tháng 5, Air Canada cho 16.500 nhân viên nghỉ việc...
Làng An Lạc của tôi phải ngưng các chương trình gặp nhau ăn nhậu và tán láo, nhưng chỉ ngưng được 1 tháng, rồi vì nhớ nhau quá nên chúng tôi đã bí mật tiếp tục tuyền thống tốt đẹp là họp làng, đã gặp lại nhau từ tuần qua. Đây là dịp để mọi người xả hơi xả lòng. Chao ơi vui làm sao. Ông ODP kể ngay chuyện Tàu Cộng gian dối. Chúng bảo số người dân Tàu chết trước sau chỉ vào khoảng mấy ngàn, trong khi con số người phải hoả thiêu lên tới mấy chục ngàn. Con số hỏa thiêu này mới là chính xác. Hiện TC còn đang cho làm thêm nhiều lò mới nữa, không chết nhiều tại sao phải làm thêm? Ông ODP nói tiếp: Bọn CS cả Tàu cả Việt đều cả vậy, bản chất của chúng là gian dối, không thể tin những điều chúng nói, trừ tin về thời tiết. Bạn muốn tìm sự thực ư? Cứ nghĩ trái lại những điều chúng nói là biết sự thực. Bạn cần chứng minh ư? Kià, TC bảo nạn nhân bệnh dịch hiện nay ở Tàu chỉ có mấy ngàn, thế nhưng con số hỏa thiêu bệnh nhân tử vong lên tới bao nhiêu ngàn. Kìa VC bảo không hề có tù nhân luơng tâm mà sao danh sách báo chí quốc tế đưa ra thì biết bao nhiêu.
Ngoài ra, có điều này lạ là Bắc Kinh thủ đô của Tàu Cộng, có xa Vũ Hán bao nhiêu mà không hề nghe nói có Cô Vít. Lại cả Nga của Putin, cả Triều Tiên của Chú Ủn cũng không hề có Cô Vít tới thăm. Lạ qúa hỉ.
Vì dịch Cô Vít gốc bên Tàu nên hiện nay dân da trắng da đen nhìn dân da vàng với cái nhìn không thiện cảm, anh da vàng nào cũng là dân Tàu khựa mang bệnh dịch hết.
Cụ Chánh tiên chỉ làng luôn luôn nhắc nhở mọi người ngoài việc rửa tay còn phải lưu ý tới ổ vi trùng nằm ở đồng tiền giấy. Ai cũng đụng tay tới nó mà đâu có mấy ai nghĩ rằng nó là tổ vi trùng. Rồi cụ kể: Lão vừa được một bạn già gửi cho thông tin này qua cách cắt nghĩa cái tên COVID-19 rất hay như sau: C = Cắt bớt chi tiêu, O = Ổn định cuộc sống, V = Vệ sinh sạch sẽ, I = Ít tụ tập ăn chơi, D= Đầu tư sức khỏe, 19 = 1 điều nhịn 9 điều lành.
Nói đến đây xong, thấy dân làng vẫn căng thẳng về cơn dịch to lớn này, Cụ Chánh kể thêm một chuyện cười: Bên Ấn Độ, nhuều người tin rằng con bò là một linh vật nên họ không ăn thịt bò và còn tôn kính nó nữa, nên tháng Ba vừa qua một nhà hoạt động chính trị thuộc đảng cầm quyền đã khuyến khích dân uống nước đái bò để chữa bệnh Corona. Trên báo có đăng hình một buổi lễ uống nước đái bò tập thể ở New Delhi ( hình Yawar Nazir ).
Dân gian lại còn kể chuyện tiếu lâm về một anh con trai đang làm việc ở Vũ Hán muốn về VN thăm gia đình thì bà mẹ can ngay. Rằng con đã ở Vũ Hán là đương nhiên có hơi của bệnh, nay con mà về thì vợ con sẽ mắc bệnh ngay, rồi anh ruột con cũng mắc, rồi chị bếp cũng mắc, rồi anh tài xế cũng mắc, và bà hang xóm cũng mắc, rồi ba con cũng mắc, mà ba con mắc thì mẹ làm sao tránh khỏi, vậy con đừng về.
Rồi còn đầy hứng, ông nói tiếp: Trên báo mạng kể chuyện, không biết bên Tàu hay bên ta, rằng có anh con trai kia cãi nhau với vợ, rồi giận quá anh bỏ nhà ra đi lang thang, được mấy bữa thì anh hết chỗ đi, anh muốn về nhà nhưng lại sợ mất mặt, anh bèn vào bệnh viện khai rằng anh chẳng may vừa tiếp xúc với người từ Vũ Hán về bây giờ anh thấy ho khan và đau ngực, thế là anh được đưa ngay vào khu cách ly và được cung phụng đầy đủ. Trong khi sung sướng làm vậy thì xếp của anh từ sở gọi đến trách rằng sao không thấy anh bá cáo về công việc được giao phó. Anh thưa rằng vì đi làm công tác điều tra nên anh đã nhiễm dịch, hiện anh đang bị cách ly trong bệnh viện. Xếp liền bỏ giọng trách móc mà chuyển sang giọng thương hại ngay và bảo anh hãy cố sống theo luật phòng ngừa cách ly. Rồi ông xếp còn mách cho vợ anh ta tin này. Vợ anh vội vã vào thăm và cũng bị cách ly luôn. Rõ ràng Cô Vít đã cho hai vợ chồng anh những ngày hạnh phúc...
Nghe xong mấy chyện này, làng tôi ai cũng phá ra cười, và Chị Ba Biên Hoà thích quá nên đã thốt lên một lời đặc sệt chất Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ý trời đất qủy thần thiên địa ơi !
Sau mấy tuần bị giam ở nhà và toàn thông tin cho nhau về sự bành trướng của dịch Cô Vít qua mạng, nay mọi người đã chán đã ngấy, nên bây giờ dân làng tôi không nói về Cô Vít nữa, ngán cô lắm rồi. Trước khi có dịch này thì dân làng tôi ưa bàn chuyện Cụ Trump bên Mỹ, phe các nhà quân tử chúng tôi thì theo Đảng Cộng Hòa bên Hoa Kỳ, phe các bà thì lửng lơ, vẫn còn chao đảo lập trường vì khối truyền thông thiên tả bên đó. Bà Cụ B.95 hỏi chuúng tôi ai sẽ thắng cử vào tháng Mười Một này, ông ODP nóí ngay: Cu Trump chứ còn ai nữa. Cụ hỏi tại sao thì ông H.O. đã nhanh nhẩu trả lời: Cứ theo dư luận bên Mỹ thì chắc Ông Joe Biden sẽ được chọn làm ứng viên của Đảng Dân Chủ. Ông H.O. cười hì hì rồi nói: Nguyên cái tên đọc lên đã thấy ông thua rồi. Người Việt mình đọc tên ông là ‘Giô Bí Đen’, giô cuộc mà đã bí lối và đen tối rồi thì thắng sao nổi !
Cả làng cười xong thì Cụ Chánh tiên chỉ lưu ý mọi người rằng trong thời gian cả thế giớ lo âu vì bệnh dịch, chúng ta sẽ không nói nhiều về Cô Vít và Ngài Bí Đen nữa, chúng ta nên nói về những gì vui tươi giúp nhau hạnh phúc lúc này. Anh John và Chị Ba Biên Hòa đâu, đốt lửa vui lên coi.
Thế là anh Jphn vào cuộc. Anh kể chuyện Ca sĩ Thái Thanh đã nằm xuống và tang lễ của người ca sĩ được yêu mến này đã diễn ra âm thầm bên Cali cuối tháng 3 vừa qua. m thầm chỉ có mấy chục người trong gia đình tham dự vì dịch Cô Vít ngăm cấm. Đáng lẽ tang lễ này to lắm, sẽ có ít là hàng ngàn người tham dự. Điều đặc biệt là hai cô con gái của Thái Thanh, thay vì mặc tang lễ màu đen màu trắng thì hai cô đã vâng lời mẹ dặn là mặc áo màu hồng, cái màu mà mẹ thích. Thay vì khóc lóc thì đã hát bài mẹ yêu. Suốt tang lễ đều vang vang bài nhạc ‘Tôi yêu tiếng nước tôi’. Giống y như tang lễ của nhạc sĩ Phạm Duy năm xưa, mọi người đã hát vang bài ‘Việt Nam Việt Nam’ trong suốt buổi tiễn đưa.
Chị Ba Biên Hòa vừa nhìn chồng vừa nhìn cả làng rồi nói: Ông xã tôi là người mê Thái Thanh và mê Phạm Duy hết sức. Anh vừa nhắc tới Phạm Duy, xin anh nói về đề tài Tình Yêu của Phạm Duy cho cả làng nghe coi. Được vợ mở lời, anh John thao thao ngay: Theo tôi thì con người Phạm Duy là con người rất thật về tình yêu. Phạm Duy đã so sánh mình với Trịnh Công Sơn: Tình yêu nơi Trịnh Công Sơn chỉ hương hoa lãng mạn, trên mây trên gió, không thực. Còn tôi í à, yêu là xáp lá cà tới bến ngay. Những bài ca mang dấu vết tới bến: Chiều tà, Nghìn trùng xa cách, Yêu em vào cõi chết, Mùa thu chết, Đừng bỏ em một mình...Mối tình mãnh liệt tới bến nhất là mối tình với Khánh Ngọc vợ của Phạm Đình Chương. Viết về những mối tình này tôi không thể không nhắc tới con người đáng phục của Thái Hằng vợ của Phạm Duy. Cả đời của bà là chiều chồng chiều con, cả đời im lặng. Bà là một phụ nữ gưong mẫu, yêu chồng chịu đựng chồng. Báo chí không hề có bài nào khai thác về bà. Năm 1949, miền Bắc chia làm nhiều khu. Khu Tư ở miền Trung do tướng Nguyễn Sơn lãnh đạo. Gia đình bà Thái Hằng từ Hà Nội di cư vào đây, và ban Thăng Long cũng thành lập ở đây, rồi có thêm Phạm Duy và Khánh Ngọc. Năm 1952 ban Thăng Long dinh tê về thành nhưng không về Hà Nội mà vô Nam. Tại Saigon ban Thăng Long nổi tiếng ầm ầm. Đầu năm 1954 họ ra Hà Nội trình diễn có Trần Văn Trạch góp sức. Ban mang tên Gió Nam. Một cơn bão ái mộ nổi lên đùng đùng. Trước đó, ngoài Bắc chưa hề có đại nhạc hội to lớn và hay như thế bao giờ. Rồi di cư 1954. Tại Miền Nam, thập niên 1950 là thập niên rực rỡ nhất của ban Thăng Long. Những ca khúc Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng ra đời trong thời gian này, và Phạm Duy là ngôi sao lớn.
Cuối đời Phạm Duy từ Hoa Kỳ về sống ở Việt Nam. Nhiều người bảo Phạm Duy theo CS. Tôi không nghĩ thế. Trong các tác phẩm của Phạm Duy ta không hề thấy Phạm Duy ca ngợi CS bao giờ. Sở dĩ CSVN cho Phạm Duy về là có ý tuyên truyền rằng VN có tự do. Riêng Phạm Duy nói rõ lý do ông về là vì ông nhớ quê hương vô cùng. Một trong những lý do cuối cùng là lời mời rất tha thiết của Lưu Trọng Văn con của thi sĩ Lưu Trọng Lư bạn thân của Phạm Duy. Ông Văn giục giã Phạm Duy đừng chờ nữa, hãy về đi, vì làm gì có 100 năm mà đợi, làm gì có kiếp sau mà chờ. Câu nổi tiếng này có trong một bài nhạc của Phạm Duy.
Nghe John anh rể da trắng mà nói về Phạm Duy hay như vậy, ông ODP cũng xin thêm ý: Phạm Duy là cây đại thụ trong làng âm nhạc VN với hơn 1 ngàn bài ca. Ông viết nhạc là vì ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’. Lòng yêu quê hương rõ nét nhất là bài ‘ Việt Nam, Việt Nam’. Hy vọng mai này khi nước ta hết nạn cộng sản thì sẽ có quốc kỳ mới và quốc ca mới, tôi mong bài này sẽ thành bài quốc ca.
Phạm Duy về nước năm 2005, lá rụng về cội, cá lội về nguồn...Và
Phạm Duy đã về thế giới bên kia năm 2013, đã gặp lại Văn Cao, Trần Văn Khê, Trịnh Công Sơn. Cầu xin các thiên tài âm nhạc từ Cõi Trên phù hộ cho các lớp đàn em còn trên cõi dương gian này theo kịp các ngài...
Bà cụ B.95 lên tiếng xin chuyện vui. Cụ nhìn anh John rồi bảo: Anh John đâu, anh kể chuyện vui đi nhưng đừng kể về Dịch Cô Vít nữa, xin mở cái kho cười về tiếng Việt của Anh ra.
Anh John kể ngay: Cháu vẫn có cái thắc mắc này trong tiếng Việt là danh từ Mặt Trăng không biết thuộc giống đực hay giống cái, vì cháu thấy người Việt nói: ông trăng bà nguyệt, ông giẳng ông giăng ông giằng búi tóc... trong thi văn và âm nhạc thì mặt trăng luôn là phái đẹp, nàng trăng, tiên nga... Tiếng Pháp xếp mặt trăng vào giống cái, còn tiếng Đức thì mặt trăng lại là giống đực. Hà hà, Vui quá.
Ngoài ra, tiếng Việt gọi tên quốc gia rất đặc biệt. Người Việt gọi tên quốc gia là NƯỚC như Nước Việt Nam, Nước Anh, Nước Phần Lan, Nước Ái Nhĩ Lan, Nước Hoa Kỳ... Trong tiếng nhà thờ có chữ Nước Chúa, nước Thiên Chúa, Nước Thiên Đàng. Ôi chữ nước này hay tuyệt vời và ý nghĩa làm sao ! Còn trong các tiếng khác thì họ gọi quốc gia là ĐẤT, như England, Finland, Ireland, Scotland, Angleterre, Terre Adélie... một bên thì Nước một bên thì Đất, tại sao vậy?
Ông ODP trả lời ngay: Về ngôn ngữ thì đừng bao giờ hỏi tại sao.
À, mà thôi, tôi không nói chuyện chữ nghĩa nữa, tôi xin trình các cụ về bữa ăn hỏa tốc ở nhà anh John. Vợ anh là Chị Ba Biên Hòa, gốc miền Nam nên bữa nay Chị đãi làng món Hủ Tiếu Saigon, ngon quên chết. Chị được phe các bà tới giúp. Cô Cao Xuân gốc Huế là phụ tá đắc lực nhất của Chị Ba kể cho tôi nghe cách Chị Ba nấu món hủ tiếu này như sau:: bánh bột lọc làm bằng gạo Nàng Hương, trụng với nước thật sôi nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, mực khô, cải bắc thảo, thêm vào mấy tóp mỡ, thịt heo ba chỉ nấu theo nồi nước lèo, rồi tô bánh thêm vài cọng lá sà lách xanh non, mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rồi rắc một chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ.
Món này phải nhậu thật nóng, vừa thổi vừa ăn vừa húp. Cả làng tôi đã nhậu rất tha thiết và đắm say. Chỉ loáng một cái là bàn ăn đã trống trơn. Thê mới biết các cụ ta nói đúng: Bữa ăn ngon phải có 3 yếu tố: thức ăn ngon, người ăn ngon, và chỗ ăn ngon. Tôi còn muốn thêm yếu tố thứ 4 nữa: Câu chuyện kể cũng phải ngon nữa. Làng tôi có dư những thứ này.
Cụ Chánh tiên chỉ làng được mời đọc kinh cám ơn cuối bữa ăn. Cụ đã làm nhiệm vụ này hoàn hảo, và cụ còn giảng thêm: Mấy tuần qua trên mạng lão có đọc lời phát biểu về dịch Corona. Có người bảo đây là lời của Bill Gates, người khác bảo không, nhưng tác giả không quan trọng bằng những thông điệp chính, như:
Tất cả chúng ta đều bình đẳng bất kể tôn giáo, văn hóa hay nghề nghiệp, và tài chính của chúng ta ra sao, vì bệnh dịch đến với bất kỳ ai
Sự ngắn ngủi của cuộc sống
Cái gì ảnh hưởng tới 1 người thì cũng ảnh hưởng tới nhiều người
công việc thật sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau...
Những lời này làm lão nhớ tới lời của vua hài kịch Charlie Chaplin. Về cuối đời, khi đã 88 tuổi, Vua Chaplin trở thành triết nhân, ông đã nói thế này:
Không có gì vĩnh cửu trong thế gian, kể cả những phiền muộn của chúng ta
Ngày mất mát lớn nhất là ngày chúng ta không cười
Trên thế gian này có 6 bác sĩ giỏi nhất: mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, và bạn bè.
Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng Đế
Cuộc đời là một chuyến du hành, vậy hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay vì ngày mai có thể không đến...
Như đã thành thông lệ, lời cuối bữa ăn bao giờ cũng là lời của Cụ Chánh, lời cụ được coi là lời kinh, nên cả làng nghe xong thì tự động ai cũng đứng lên, chắp tay và thưa Amen.
Xin Ơn Trên phù hộ tất cả chúng ta qua cơn Dịch nguy hiểm này.
TRÀ LŨ
Làng An Lạc của tôi phải ngưng các chương trình gặp nhau ăn nhậu và tán láo, nhưng chỉ ngưng được 1 tháng, rồi vì nhớ nhau quá nên chúng tôi đã bí mật tiếp tục tuyền thống tốt đẹp là họp làng, đã gặp lại nhau từ tuần qua. Đây là dịp để mọi người xả hơi xả lòng. Chao ơi vui làm sao. Ông ODP kể ngay chuyện Tàu Cộng gian dối. Chúng bảo số người dân Tàu chết trước sau chỉ vào khoảng mấy ngàn, trong khi con số người phải hoả thiêu lên tới mấy chục ngàn. Con số hỏa thiêu này mới là chính xác. Hiện TC còn đang cho làm thêm nhiều lò mới nữa, không chết nhiều tại sao phải làm thêm? Ông ODP nói tiếp: Bọn CS cả Tàu cả Việt đều cả vậy, bản chất của chúng là gian dối, không thể tin những điều chúng nói, trừ tin về thời tiết. Bạn muốn tìm sự thực ư? Cứ nghĩ trái lại những điều chúng nói là biết sự thực. Bạn cần chứng minh ư? Kià, TC bảo nạn nhân bệnh dịch hiện nay ở Tàu chỉ có mấy ngàn, thế nhưng con số hỏa thiêu bệnh nhân tử vong lên tới bao nhiêu ngàn. Kìa VC bảo không hề có tù nhân luơng tâm mà sao danh sách báo chí quốc tế đưa ra thì biết bao nhiêu.
Ngoài ra, có điều này lạ là Bắc Kinh thủ đô của Tàu Cộng, có xa Vũ Hán bao nhiêu mà không hề nghe nói có Cô Vít. Lại cả Nga của Putin, cả Triều Tiên của Chú Ủn cũng không hề có Cô Vít tới thăm. Lạ qúa hỉ.
Vì dịch Cô Vít gốc bên Tàu nên hiện nay dân da trắng da đen nhìn dân da vàng với cái nhìn không thiện cảm, anh da vàng nào cũng là dân Tàu khựa mang bệnh dịch hết.
Cụ Chánh tiên chỉ làng luôn luôn nhắc nhở mọi người ngoài việc rửa tay còn phải lưu ý tới ổ vi trùng nằm ở đồng tiền giấy. Ai cũng đụng tay tới nó mà đâu có mấy ai nghĩ rằng nó là tổ vi trùng. Rồi cụ kể: Lão vừa được một bạn già gửi cho thông tin này qua cách cắt nghĩa cái tên COVID-19 rất hay như sau: C = Cắt bớt chi tiêu, O = Ổn định cuộc sống, V = Vệ sinh sạch sẽ, I = Ít tụ tập ăn chơi, D= Đầu tư sức khỏe, 19 = 1 điều nhịn 9 điều lành.
Nói đến đây xong, thấy dân làng vẫn căng thẳng về cơn dịch to lớn này, Cụ Chánh kể thêm một chuyện cười: Bên Ấn Độ, nhuều người tin rằng con bò là một linh vật nên họ không ăn thịt bò và còn tôn kính nó nữa, nên tháng Ba vừa qua một nhà hoạt động chính trị thuộc đảng cầm quyền đã khuyến khích dân uống nước đái bò để chữa bệnh Corona. Trên báo có đăng hình một buổi lễ uống nước đái bò tập thể ở New Delhi ( hình Yawar Nazir ).
Dân gian lại còn kể chuyện tiếu lâm về một anh con trai đang làm việc ở Vũ Hán muốn về VN thăm gia đình thì bà mẹ can ngay. Rằng con đã ở Vũ Hán là đương nhiên có hơi của bệnh, nay con mà về thì vợ con sẽ mắc bệnh ngay, rồi anh ruột con cũng mắc, rồi chị bếp cũng mắc, rồi anh tài xế cũng mắc, và bà hang xóm cũng mắc, rồi ba con cũng mắc, mà ba con mắc thì mẹ làm sao tránh khỏi, vậy con đừng về.
Rồi còn đầy hứng, ông nói tiếp: Trên báo mạng kể chuyện, không biết bên Tàu hay bên ta, rằng có anh con trai kia cãi nhau với vợ, rồi giận quá anh bỏ nhà ra đi lang thang, được mấy bữa thì anh hết chỗ đi, anh muốn về nhà nhưng lại sợ mất mặt, anh bèn vào bệnh viện khai rằng anh chẳng may vừa tiếp xúc với người từ Vũ Hán về bây giờ anh thấy ho khan và đau ngực, thế là anh được đưa ngay vào khu cách ly và được cung phụng đầy đủ. Trong khi sung sướng làm vậy thì xếp của anh từ sở gọi đến trách rằng sao không thấy anh bá cáo về công việc được giao phó. Anh thưa rằng vì đi làm công tác điều tra nên anh đã nhiễm dịch, hiện anh đang bị cách ly trong bệnh viện. Xếp liền bỏ giọng trách móc mà chuyển sang giọng thương hại ngay và bảo anh hãy cố sống theo luật phòng ngừa cách ly. Rồi ông xếp còn mách cho vợ anh ta tin này. Vợ anh vội vã vào thăm và cũng bị cách ly luôn. Rõ ràng Cô Vít đã cho hai vợ chồng anh những ngày hạnh phúc...
Nghe xong mấy chyện này, làng tôi ai cũng phá ra cười, và Chị Ba Biên Hoà thích quá nên đã thốt lên một lời đặc sệt chất Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ý trời đất qủy thần thiên địa ơi !
Sau mấy tuần bị giam ở nhà và toàn thông tin cho nhau về sự bành trướng của dịch Cô Vít qua mạng, nay mọi người đã chán đã ngấy, nên bây giờ dân làng tôi không nói về Cô Vít nữa, ngán cô lắm rồi. Trước khi có dịch này thì dân làng tôi ưa bàn chuyện Cụ Trump bên Mỹ, phe các nhà quân tử chúng tôi thì theo Đảng Cộng Hòa bên Hoa Kỳ, phe các bà thì lửng lơ, vẫn còn chao đảo lập trường vì khối truyền thông thiên tả bên đó. Bà Cụ B.95 hỏi chuúng tôi ai sẽ thắng cử vào tháng Mười Một này, ông ODP nóí ngay: Cu Trump chứ còn ai nữa. Cụ hỏi tại sao thì ông H.O. đã nhanh nhẩu trả lời: Cứ theo dư luận bên Mỹ thì chắc Ông Joe Biden sẽ được chọn làm ứng viên của Đảng Dân Chủ. Ông H.O. cười hì hì rồi nói: Nguyên cái tên đọc lên đã thấy ông thua rồi. Người Việt mình đọc tên ông là ‘Giô Bí Đen’, giô cuộc mà đã bí lối và đen tối rồi thì thắng sao nổi !
Cả làng cười xong thì Cụ Chánh tiên chỉ lưu ý mọi người rằng trong thời gian cả thế giớ lo âu vì bệnh dịch, chúng ta sẽ không nói nhiều về Cô Vít và Ngài Bí Đen nữa, chúng ta nên nói về những gì vui tươi giúp nhau hạnh phúc lúc này. Anh John và Chị Ba Biên Hòa đâu, đốt lửa vui lên coi.
Thế là anh Jphn vào cuộc. Anh kể chuyện Ca sĩ Thái Thanh đã nằm xuống và tang lễ của người ca sĩ được yêu mến này đã diễn ra âm thầm bên Cali cuối tháng 3 vừa qua. m thầm chỉ có mấy chục người trong gia đình tham dự vì dịch Cô Vít ngăm cấm. Đáng lẽ tang lễ này to lắm, sẽ có ít là hàng ngàn người tham dự. Điều đặc biệt là hai cô con gái của Thái Thanh, thay vì mặc tang lễ màu đen màu trắng thì hai cô đã vâng lời mẹ dặn là mặc áo màu hồng, cái màu mà mẹ thích. Thay vì khóc lóc thì đã hát bài mẹ yêu. Suốt tang lễ đều vang vang bài nhạc ‘Tôi yêu tiếng nước tôi’. Giống y như tang lễ của nhạc sĩ Phạm Duy năm xưa, mọi người đã hát vang bài ‘Việt Nam Việt Nam’ trong suốt buổi tiễn đưa.
Chị Ba Biên Hòa vừa nhìn chồng vừa nhìn cả làng rồi nói: Ông xã tôi là người mê Thái Thanh và mê Phạm Duy hết sức. Anh vừa nhắc tới Phạm Duy, xin anh nói về đề tài Tình Yêu của Phạm Duy cho cả làng nghe coi. Được vợ mở lời, anh John thao thao ngay: Theo tôi thì con người Phạm Duy là con người rất thật về tình yêu. Phạm Duy đã so sánh mình với Trịnh Công Sơn: Tình yêu nơi Trịnh Công Sơn chỉ hương hoa lãng mạn, trên mây trên gió, không thực. Còn tôi í à, yêu là xáp lá cà tới bến ngay. Những bài ca mang dấu vết tới bến: Chiều tà, Nghìn trùng xa cách, Yêu em vào cõi chết, Mùa thu chết, Đừng bỏ em một mình...Mối tình mãnh liệt tới bến nhất là mối tình với Khánh Ngọc vợ của Phạm Đình Chương. Viết về những mối tình này tôi không thể không nhắc tới con người đáng phục của Thái Hằng vợ của Phạm Duy. Cả đời của bà là chiều chồng chiều con, cả đời im lặng. Bà là một phụ nữ gưong mẫu, yêu chồng chịu đựng chồng. Báo chí không hề có bài nào khai thác về bà. Năm 1949, miền Bắc chia làm nhiều khu. Khu Tư ở miền Trung do tướng Nguyễn Sơn lãnh đạo. Gia đình bà Thái Hằng từ Hà Nội di cư vào đây, và ban Thăng Long cũng thành lập ở đây, rồi có thêm Phạm Duy và Khánh Ngọc. Năm 1952 ban Thăng Long dinh tê về thành nhưng không về Hà Nội mà vô Nam. Tại Saigon ban Thăng Long nổi tiếng ầm ầm. Đầu năm 1954 họ ra Hà Nội trình diễn có Trần Văn Trạch góp sức. Ban mang tên Gió Nam. Một cơn bão ái mộ nổi lên đùng đùng. Trước đó, ngoài Bắc chưa hề có đại nhạc hội to lớn và hay như thế bao giờ. Rồi di cư 1954. Tại Miền Nam, thập niên 1950 là thập niên rực rỡ nhất của ban Thăng Long. Những ca khúc Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng ra đời trong thời gian này, và Phạm Duy là ngôi sao lớn.
Cuối đời Phạm Duy từ Hoa Kỳ về sống ở Việt Nam. Nhiều người bảo Phạm Duy theo CS. Tôi không nghĩ thế. Trong các tác phẩm của Phạm Duy ta không hề thấy Phạm Duy ca ngợi CS bao giờ. Sở dĩ CSVN cho Phạm Duy về là có ý tuyên truyền rằng VN có tự do. Riêng Phạm Duy nói rõ lý do ông về là vì ông nhớ quê hương vô cùng. Một trong những lý do cuối cùng là lời mời rất tha thiết của Lưu Trọng Văn con của thi sĩ Lưu Trọng Lư bạn thân của Phạm Duy. Ông Văn giục giã Phạm Duy đừng chờ nữa, hãy về đi, vì làm gì có 100 năm mà đợi, làm gì có kiếp sau mà chờ. Câu nổi tiếng này có trong một bài nhạc của Phạm Duy.
Nghe John anh rể da trắng mà nói về Phạm Duy hay như vậy, ông ODP cũng xin thêm ý: Phạm Duy là cây đại thụ trong làng âm nhạc VN với hơn 1 ngàn bài ca. Ông viết nhạc là vì ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’. Lòng yêu quê hương rõ nét nhất là bài ‘ Việt Nam, Việt Nam’. Hy vọng mai này khi nước ta hết nạn cộng sản thì sẽ có quốc kỳ mới và quốc ca mới, tôi mong bài này sẽ thành bài quốc ca.
Phạm Duy về nước năm 2005, lá rụng về cội, cá lội về nguồn...Và
Phạm Duy đã về thế giới bên kia năm 2013, đã gặp lại Văn Cao, Trần Văn Khê, Trịnh Công Sơn. Cầu xin các thiên tài âm nhạc từ Cõi Trên phù hộ cho các lớp đàn em còn trên cõi dương gian này theo kịp các ngài...
Bà cụ B.95 lên tiếng xin chuyện vui. Cụ nhìn anh John rồi bảo: Anh John đâu, anh kể chuyện vui đi nhưng đừng kể về Dịch Cô Vít nữa, xin mở cái kho cười về tiếng Việt của Anh ra.
Anh John kể ngay: Cháu vẫn có cái thắc mắc này trong tiếng Việt là danh từ Mặt Trăng không biết thuộc giống đực hay giống cái, vì cháu thấy người Việt nói: ông trăng bà nguyệt, ông giẳng ông giăng ông giằng búi tóc... trong thi văn và âm nhạc thì mặt trăng luôn là phái đẹp, nàng trăng, tiên nga... Tiếng Pháp xếp mặt trăng vào giống cái, còn tiếng Đức thì mặt trăng lại là giống đực. Hà hà, Vui quá.
Ngoài ra, tiếng Việt gọi tên quốc gia rất đặc biệt. Người Việt gọi tên quốc gia là NƯỚC như Nước Việt Nam, Nước Anh, Nước Phần Lan, Nước Ái Nhĩ Lan, Nước Hoa Kỳ... Trong tiếng nhà thờ có chữ Nước Chúa, nước Thiên Chúa, Nước Thiên Đàng. Ôi chữ nước này hay tuyệt vời và ý nghĩa làm sao ! Còn trong các tiếng khác thì họ gọi quốc gia là ĐẤT, như England, Finland, Ireland, Scotland, Angleterre, Terre Adélie... một bên thì Nước một bên thì Đất, tại sao vậy?
Ông ODP trả lời ngay: Về ngôn ngữ thì đừng bao giờ hỏi tại sao.
À, mà thôi, tôi không nói chuyện chữ nghĩa nữa, tôi xin trình các cụ về bữa ăn hỏa tốc ở nhà anh John. Vợ anh là Chị Ba Biên Hòa, gốc miền Nam nên bữa nay Chị đãi làng món Hủ Tiếu Saigon, ngon quên chết. Chị được phe các bà tới giúp. Cô Cao Xuân gốc Huế là phụ tá đắc lực nhất của Chị Ba kể cho tôi nghe cách Chị Ba nấu món hủ tiếu này như sau:: bánh bột lọc làm bằng gạo Nàng Hương, trụng với nước thật sôi nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, mực khô, cải bắc thảo, thêm vào mấy tóp mỡ, thịt heo ba chỉ nấu theo nồi nước lèo, rồi tô bánh thêm vài cọng lá sà lách xanh non, mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rồi rắc một chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ.
Món này phải nhậu thật nóng, vừa thổi vừa ăn vừa húp. Cả làng tôi đã nhậu rất tha thiết và đắm say. Chỉ loáng một cái là bàn ăn đã trống trơn. Thê mới biết các cụ ta nói đúng: Bữa ăn ngon phải có 3 yếu tố: thức ăn ngon, người ăn ngon, và chỗ ăn ngon. Tôi còn muốn thêm yếu tố thứ 4 nữa: Câu chuyện kể cũng phải ngon nữa. Làng tôi có dư những thứ này.
Cụ Chánh tiên chỉ làng được mời đọc kinh cám ơn cuối bữa ăn. Cụ đã làm nhiệm vụ này hoàn hảo, và cụ còn giảng thêm: Mấy tuần qua trên mạng lão có đọc lời phát biểu về dịch Corona. Có người bảo đây là lời của Bill Gates, người khác bảo không, nhưng tác giả không quan trọng bằng những thông điệp chính, như:
Tất cả chúng ta đều bình đẳng bất kể tôn giáo, văn hóa hay nghề nghiệp, và tài chính của chúng ta ra sao, vì bệnh dịch đến với bất kỳ ai
Sự ngắn ngủi của cuộc sống
Cái gì ảnh hưởng tới 1 người thì cũng ảnh hưởng tới nhiều người
công việc thật sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau...
Những lời này làm lão nhớ tới lời của vua hài kịch Charlie Chaplin. Về cuối đời, khi đã 88 tuổi, Vua Chaplin trở thành triết nhân, ông đã nói thế này:
Không có gì vĩnh cửu trong thế gian, kể cả những phiền muộn của chúng ta
Ngày mất mát lớn nhất là ngày chúng ta không cười
Trên thế gian này có 6 bác sĩ giỏi nhất: mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, và bạn bè.
Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng Đế
Cuộc đời là một chuyến du hành, vậy hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay vì ngày mai có thể không đến...
Như đã thành thông lệ, lời cuối bữa ăn bao giờ cũng là lời của Cụ Chánh, lời cụ được coi là lời kinh, nên cả làng nghe xong thì tự động ai cũng đứng lên, chắp tay và thưa Amen.
Xin Ơn Trên phù hộ tất cả chúng ta qua cơn Dịch nguy hiểm này.
TRÀ LŨ
Tuần Thánh : Tuyệt đỉnh Tình yêu Cứu độ
Đinh Văn Tiến Hùng
17:28 04/04/2020
*“…Vậy họ đem Đức Giêsu đi. Tự mình vác lấy khổ giá cho mình. Ngài đi đến nơi gọi là Gò Sọ, tiếng Hipri gọi là Golgota. Ở đó họ đã đóng đinh Ngài và cùng với Ngài, 2 người khác nữa mỗi người một bên, Đức Giêsu ở giữa.
Philatô cho viết tấm biển đặt trên khổ giá đề rằng: Giêsu Nazaret vua Do Thái. Tấm biển ấy nhiều người Do Thái đã đọc, vì chỗ Chúa bị đóng đinh sát bên thành và lại viết bằng các tiếng Hipri, La tinh Hy Lạp. Vậy các thượng tế Do Thái thưa với Philatô: Xin ngài đừng viết vua Do Thái, nhưng là tên này đã xưng mình là vua Do TThái. Philatô đáp: Điều ta đã viết là đã viết.
Khi lính tráng đã đóng đinh Đức Giêsu rồi, thì họ lấy áo sống Ngài mà chia làm 4 phần, mỗi người 1 phần, họ lấy cả chiếc áo chùng nữa, nhưng áo chùng ấy lại không có đường khâu, từ trên xuống dưới dệt liền một tấm. Họ mới bảo nhau: Ta đừng xé ra, nhưng hãy bốc thăm xem ai được, ngõ hầu Kinh Thánh được nên trọn :
‘ Chúng chia nhau áo xống tôi,
Và áo chùng của tôi chúng đã bỏ thăm’.
Lính tráng đã thi hành các điều ấy.
Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và người chị em của Mẹ Ngài, Maria vợ của Klôpa và Maria
người Magdala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ : Hỡi Bà, này là con Bà ! Đoạn lại nói với môn đồ : Này là Mẹ con ! Và từ giờ đó môn đồ đã lĩnh lấy Bà về nhà mình.
Sau đó Đức Giêsu biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để Kinh Thánh được nên trọn, thì Ngài nói : Ta khát ! Sẵn có một bình đầy dấm, thì người ta lấy bọt biển thấm đầy dấm cài vào một nhánh bài hương mà đưa lên miệng Ngài. Khi đã nếm dấm rồi, Đức Giêsu nói : Đã hoàn tất ! Đoan gục đầu xuống, Ngài phó thác linh hồn.
Vì là ngày dọn lễ, kẻo xác chết còn lại trên khổ giá ngày hưu lễ và ngày hưu lễ này là một đại lễ, nên người Do thái xin Philatô cho đập bể ống chân các người bị xử mà cất xác đi. Vậy lính đến đập bể ống chân người thứ nhất và cả người kía chịu đóng đanh làm một với Ngài. Đến bên Đức Giêsu thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài và lập tức có máu và nước chảy ra. Người trông thấy đã làm chứng và chứng của người ấy là xác thực và người ấy biết mình đã nói thật, ngõ hầu cả anh em nữa cũng tin. Các điều ấy đã xảy ra là để Kinh Thánh được nên trọn :
‘Không một xương nào của Người đã bị giập’.
Lại còn lời Kinh Thánh khác nói :
‘ Chúng sẽ trông lên người chúng đã đâm’……
( Trích Phúc âm theo Thánh Gioan : đoạn 19 từ câu 17 đến 37 )
*Đồi Can-ve sao u buồn ảm đạm !
Mây ngừng trôi che lấp ánh mặt trời,
Vũ trụ ngưng đọng, vạn vật im hơi,
Khắc khoải âu sầu ngày tang trần thế.
Chân đồi lớp người cuốn như sóng bể,
Bọn quan binh đang la hét mở đường,
Tiếng roi vun vút vọng xoáy bi thương,
Tội nhân bị lôi đi không thương tiếc.
Thân mình nát tan, áo quần tơi tả,
Vòng mạo gai đâm suốt chặt quanh đầu,
Máu nhỏ dòng loang lổ khắp châu thân,
Quá kiệt sức nên nhiều lần ngã gục.
Tai vang dội biết bao lời sỉ nhục,
Các thượng tế, luật sĩ, cả đám dân,
Ngẩng mặt đắc chí, hò hét rần rần,
Say đắc thắng vì âm mưu hoàn hảo.
Người nhân đức bước sau buồn ảo não,
Hai phụ nữ dìu theo Người Mẹ hiền,
Lòng Bà dâng trào đau xót triền miên,
Tội tình chi hỡi Con Mẹ yêu dấu !
Tới đỉnh đồi nơi lý hình đang đợi,
Chúng cởi trói, lột áo mà chia nhau,
Giật mạo gai gẫy nát đâm vào đầu,
Để quyết liệt bắt đầu cho bản án.
Bắt tội nhân nằm ngửa trên thập ác,
Và tay chân bị lôi kéo giãn ra,
Tới lỗ đinh còn một khoảng cách xa,
Nghe xương cốt đang tách ra rơi rụng.
Những nhát búa đập mạnh để chọc thủng,
Chân tay tội nhân vặn vẹo đau thương,
Toàn thân quằn quại đau đớn khôn lường,
Không cuộc hành hình nào dã man hơn thế !
Thập giá dựng lên cùng hai tử tội,
Một tử tội biết thống hối kêu cầu,
Khát khao mong đợi diễm phúc bấy lâu,
Đang nhận được vinh quang nơi Thiên Quốc.
Ngước nhìn trời Tù nhân cầu nguyện :
Xin tha cho những kẻ làm khốn mình,
Xót thương Gio-an người đệ tử chân tình,
Trao cho Mẹ nhận người con đau khổ.
Rồi xuất thần ngước mặt kêu : Ta khát !
Một lý hình nhúng dấm chua đưa lên,
Sau khi nếm, nghiêng đầu qua một bên,
Kêu : Đã hoàn tất ! Gục đầu tắt thở.
Lòng quặn đứt Bà Mẹ hiền chết ngất,
Khi lính cầm đòng đâm suốt nương nong,
Máu và nước tuôn xuống chảy thành dòng,
Bà đã chết cùng người Con yêu dấu !
Vũ trụ chuyển rung, quay cuồng tinh đẩu,
Bầu trời vần vũ, lốc cuộn bật mồ,
Đền thờ màn xé, mưa sóng tràn bờ,
Có phải chăng đây là ngày tận thế?
Dấu minh chứng cho muôn ngàn thế hệ,
Người tử tội : Đấng Cứu Thế Hiến Mình !
Chết nhục nhã cho ta sống quang vinh.
Bản Ai ca nhiệm mầu đồi Thập Giá !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Nhật Lễ Lá
Nguyễn Đức Cung
17:41 04/04/2020
Chúa Nhật LỄ LÁ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Giê-su thẳng tiến vào thành
Lời hô vang dậy: chúc danh Vua Trời
Vinh quang hiển trị muôn đời
Bình an trên cõi tầng trời cao xa
(Trích thơ của Cát Trắng, FMI.)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Giê-su thẳng tiến vào thành
Lời hô vang dậy: chúc danh Vua Trời
Vinh quang hiển trị muôn đời
Bình an trên cõi tầng trời cao xa
(Trích thơ của Cát Trắng, FMI.)
VietCatholic TV
Thời dịch bệnh sống chết vô chừng, đừng sa chước cám dỗ. Đức Thánh Cha chỉ ra phương thế
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:32 04/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 4 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang mưu toan lợi dụng tình cảnh khủng hoảng hiện nay để làm giàu bất chính.
Mở đầu thánh lễ thứ Bẩy tuần Thứ Năm Mùa Chay được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời khắc hỗn loạn, khó khăn và đau khổ này, mọi người nhìn thấy có thể làm việc này hay việc khác, nhiều việc trong số đó rất tốt lành. Tuy nhiên, cũng xảy ra là một số người có thể có ý tưởng làm một việc gì đó không tốt, để lợi dụng tình hình, để thu lợi cá nhân từ tình hình này. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho mọi người một lương tâm ngay thẳng và minh bạch, để họ có thể để cho Chúa nhìn đến họ mà không phải xấu hổ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách thứ cám dỗ hoạt động trong chúng ta, sử dụng các thầy thông luật và các thượng tế được đề cập đến trong bài Phúc âm làm ví dụ
PHÚC ÂM: Ga 11, 45-56
“Ðể quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giêsu. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.
Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do Thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ thường bắt đầu với những cảm giác bồn chồn nhỏ. Trong trường hợp của các thầy thượng tế, sự bồn chồn bắt đầu trong trường hợp của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng vì thánh nhân không gây ra hậu quả gì, nên họ để yên cho ngài. Nhưng sau đó đến Chúa Giêsu, người mà Thánh Gioan đã hết lời ca tụng.
Ngài bắt đầu thực hiện các dấu chỉ và phép lạ, nhưng trên hết là nói chuyện với mọi người. Và họ hiểu, và đi theo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng tuân thủ luật pháp. Đây là điều khiến họ bồn chồn không yên.
Sau đó thử thách bắt đầu nổi lên. Đôi khi những câu hỏi của họ hướng đến Chúa Giêsu khiến họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan của Ngài, như trong trường hợp người phụ nữ có bảy người chồng (xem Mt 22: 23-34). Những lần khác, họ bị sỉ nhục, như trong trường hợp người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (xem Gia 8: 1-11). Khi thấy mọi thứ đều không đi đến đâu, họ đã sai lính đến bắt Ngài. Ngay cả những người lính cũng đã bị quyến rũ bởi những gì Chúa Giêsu nói. Một số người tin vào Chúa Giêsu, những người khác đi báo cáo Ngài với chính quyền.
Cuối cùng cũng đến lúc mà các thượng tế phải đưa ra quyết định để thanh toán Chúa Giêsu.
Ông ta nguy hiểm quá, chúng ta phải đưa ra quyết định. Chúng ta nên làm gì? Tên này thực hiện nhiều dấu hiệu lạ - như thế là họ nhận ra phép lạ - nhưng họ nói nếu chúng ta để tên này tiếp tục, mọi người sẽ tin vào hắn. Thế thì nguy hiểm quá. Người ta sẽ ùn ùn theo hắn và họ sẽ lìa bỏ chúng ta - người La Mã sẽ đến và phá hủy các đền thờ của chúng ta và quốc gia của chúng ta. Có một số sự thật ở đây, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. Đó là một sự ngụy biện nhằm biện minh cho những hành động của họ.
Sau khi đã phác thảo quá trình này diễn ra như thế nào trong các nhà lãnh đạo vào thời Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cách thức các cơn cám dỗ hoạt động trong chúng ta cũng y như thế. Nó bắt đầu với một mong muốn hay một ý tưởng nhỏ nào đó. Sau đó, nó trở nên mạnh mẽ hơn, để rồi, nó bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Cuối cùng, chúng ta tự biện minh cho mình. Biện minh là hành động cần thiết nhằm trấn an và ru ngủ lương tâm chúng ta.
Có một loại thuốc giải độc cho quá trình này. Nó bao gồm việc xác định quá trình này đang hoạt động trong chúng ta, quá trình này đang làm thay đổi trái tim của chúng ta, từ tốt lành thành xấu xa. Thật hiếm, khi cám dỗ xuất hiện ngay lập tức. Ma quỷ thường đi theo con đường này với chúng ta.
Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở trong tội lỗi, chúng ta phải bừng dậy, đi và xin Chúa tha thứ. Đây là bước đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện. Sau đó, chúng ta nên tự hỏi mình, ‘Làm thế nào tôi lại rơi vào cái nông nỗi này? Làm thế nào quá trình này bắt đầu trong tâm hồn tôi? Làm thế nào nó phát triển? Tôi đã lây nhiễm cho ai? Cuối cùng, làm thế nào mà tôi lại đi tự biện minh cho sự gục ngã của mình?
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc sống của Chúa Giêsu, luôn luôn là một ví dụ cho thấy những gì xảy ra với Chúa Giêsu cũng sẽ xảy ra với chúng ta. Lời cầu nguyện cuối cùng của Ngài được hướng đến Chúa Thánh Thần.
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta để có được nhận thức nội tâm này.
Source:Vatican NewsPope at Mass: the fight against temptation
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang mưu toan lợi dụng tình cảnh khủng hoảng hiện nay để làm giàu bất chính.
Mở đầu thánh lễ thứ Bẩy tuần Thứ Năm Mùa Chay được truyền hình trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời khắc hỗn loạn, khó khăn và đau khổ này, mọi người nhìn thấy có thể làm việc này hay việc khác, nhiều việc trong số đó rất tốt lành. Tuy nhiên, cũng xảy ra là một số người có thể có ý tưởng làm một việc gì đó không tốt, để lợi dụng tình hình, để thu lợi cá nhân từ tình hình này. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho mọi người một lương tâm ngay thẳng và minh bạch, để họ có thể để cho Chúa nhìn đến họ mà không phải xấu hổ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách thứ cám dỗ hoạt động trong chúng ta, sử dụng các thầy thông luật và các thượng tế được đề cập đến trong bài Phúc âm làm ví dụ
PHÚC ÂM: Ga 11, 45-56
“Ðể quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giêsu. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.
Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do Thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ thường bắt đầu với những cảm giác bồn chồn nhỏ. Trong trường hợp của các thầy thượng tế, sự bồn chồn bắt đầu trong trường hợp của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng vì thánh nhân không gây ra hậu quả gì, nên họ để yên cho ngài. Nhưng sau đó đến Chúa Giêsu, người mà Thánh Gioan đã hết lời ca tụng.
Ngài bắt đầu thực hiện các dấu chỉ và phép lạ, nhưng trên hết là nói chuyện với mọi người. Và họ hiểu, và đi theo Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng tuân thủ luật pháp. Đây là điều khiến họ bồn chồn không yên.
Sau đó thử thách bắt đầu nổi lên. Đôi khi những câu hỏi của họ hướng đến Chúa Giêsu khiến họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan của Ngài, như trong trường hợp người phụ nữ có bảy người chồng (xem Mt 22: 23-34). Những lần khác, họ bị sỉ nhục, như trong trường hợp người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (xem Gia 8: 1-11). Khi thấy mọi thứ đều không đi đến đâu, họ đã sai lính đến bắt Ngài. Ngay cả những người lính cũng đã bị quyến rũ bởi những gì Chúa Giêsu nói. Một số người tin vào Chúa Giêsu, những người khác đi báo cáo Ngài với chính quyền.
Cuối cùng cũng đến lúc mà các thượng tế phải đưa ra quyết định để thanh toán Chúa Giêsu.
Ông ta nguy hiểm quá, chúng ta phải đưa ra quyết định. Chúng ta nên làm gì? Tên này thực hiện nhiều dấu hiệu lạ - như thế là họ nhận ra phép lạ - nhưng họ nói nếu chúng ta để tên này tiếp tục, mọi người sẽ tin vào hắn. Thế thì nguy hiểm quá. Người ta sẽ ùn ùn theo hắn và họ sẽ lìa bỏ chúng ta - người La Mã sẽ đến và phá hủy các đền thờ của chúng ta và quốc gia của chúng ta. Có một số sự thật ở đây, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. Đó là một sự ngụy biện nhằm biện minh cho những hành động của họ.
Sau khi đã phác thảo quá trình này diễn ra như thế nào trong các nhà lãnh đạo vào thời Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cách thức các cơn cám dỗ hoạt động trong chúng ta cũng y như thế. Nó bắt đầu với một mong muốn hay một ý tưởng nhỏ nào đó. Sau đó, nó trở nên mạnh mẽ hơn, để rồi, nó bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Cuối cùng, chúng ta tự biện minh cho mình. Biện minh là hành động cần thiết nhằm trấn an và ru ngủ lương tâm chúng ta.
Có một loại thuốc giải độc cho quá trình này. Nó bao gồm việc xác định quá trình này đang hoạt động trong chúng ta, quá trình này đang làm thay đổi trái tim của chúng ta, từ tốt lành thành xấu xa. Thật hiếm, khi cám dỗ xuất hiện ngay lập tức. Ma quỷ thường đi theo con đường này với chúng ta.
Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở trong tội lỗi, chúng ta phải bừng dậy, đi và xin Chúa tha thứ. Đây là bước đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện. Sau đó, chúng ta nên tự hỏi mình, ‘Làm thế nào tôi lại rơi vào cái nông nỗi này? Làm thế nào quá trình này bắt đầu trong tâm hồn tôi? Làm thế nào nó phát triển? Tôi đã lây nhiễm cho ai? Cuối cùng, làm thế nào mà tôi lại đi tự biện minh cho sự gục ngã của mình?
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc sống của Chúa Giêsu, luôn luôn là một ví dụ cho thấy những gì xảy ra với Chúa Giêsu cũng sẽ xảy ra với chúng ta. Lời cầu nguyện cuối cùng của Ngài được hướng đến Chúa Thánh Thần.
Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta để có được nhận thức nội tâm này.
Source:Vatican News
ĐHY Charles Bo: Tầu cộng phải bồi thường cho thế giới, nếu không thế giới này chẳng có công lý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 04/04/2020
Trong chương trình này chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo về việc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường trước các tổn thất kinh hoàng gây ra vì dịch bệnh coronavirus.
Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính đến chiều thứ Bẩy 4 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 59,201 người, trong số 1,118,045 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 5,990 người chết và thêm 101,578 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 7,402 người, trong số 277,475 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua đã có 1,321 người chết và thêm 32,284 người nhiễm coronavirus.
Trước con số nhiễm bệnh tăng rất nhanh tại Hoa Kỳ, giáo sư John Swartzberg của khoa Sức Khoẻ Công Cộng tại Đại Học Berkeley đưa ra một lời khuyên quan trọng là chúng ta phải hạn chế đừng ra đường. Điều đó sẽ giúp bảo vệ chúng ta và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Ngay cả những việc cần thiết nhất như mua sắm, chúng ta cũng có thể mua hàng qua Internet. Ông cho biết ngày càng có nhiều người dùng các app trên điện thoại cầm tay để mua lương thực và các thứ nhu yếu phẩm khác.
Hai phương pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã được chứng nhận rất có hiệu quả tại Nam Hàn và đang được áp dụng tại Hoa Kỳ là cô lập và thử nghiệm càng nhanh càng tốt tất cả mọi công dân, kể cả những người không hề có các triệu chứng tiêu biểu nào như sốt, ho và khó thở. Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy quân đội Mỹ đã tham gia vào một trong những cách thức rất được phổ biến là “drive through test”. Người thử nghiệm ngồi yên trên xe mình. Như thế, sẽ an toàn hơn cả về tâm lý lẫn thực tế. Nhiều người rất ngại bước vào các phòng khám, và trong thực tế những nơi như thế thường là những môi trường rất dễ lây lan.
Đại dịch coronavirus đang gây ra những thách thức liên quan đến công nghiệp hàng không. Trong thông báo đưa ra chiều thứ Sáu, Airbus cho biết họ có kế hoạch cắt giảm sản lượng máy bay phản lực A320 trước tình hình hiện nay. A320 là loạt máy bay bán chạy nhất của Airbus.
Theo các nguồn tin, Airbus dự kiến sẽ giảm sản xuất máy bay phản lực A320 từ 60 chiếc mỗi tháng xuống còn 30 chiếc mỗi tháng trong 3 tháng hay có khi cả nửa năm tới. Hàng chục ngàn người sẽ mất công ăn việc làm trong tình hình này.
Những con số từ Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy hơn 700,000 công ăn việc làm đã bị mất trong tuần cuối cùng của tháng Ba vừa qua.
Tử vong tại Ý đã lên đến 14,681 người, trong số 119,827 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 766 người chết trong 24 giờ qua.
Trong bối cảnh kinh hoàng của dịch bệnh, thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã gia hạn lệnh cách ly toàn quốc đến cuối tháng Tư. Để bảo đảm lệnh này được tôn trọng một cách triệt để, cảnh sát đã học cách dùng các máy bay không người lái, thường được gọi là drone, để tuần tra trên các khu vực trách nhiệm. Như thế, họ có thể phát hiện dễ hơn và nhanh hơn các trường hợp vi phạm.
Những người được phép đi lại để bảo đảm các dịch vụ xã hội được khuyến khích trải qua “drive through test” theo kiểu của Nam Hàn và với các bộ xét nghiệm vừa được mua từ Nam Hàn. Theo các báo cáo của Tây Ban Nha, Hòa Lan, và các nước khác. Độ chính xác của những bộ xét nghiệm của Trung Quốc chỉ có 30%. Phẩm chất kém như thế là một trong các lý do dẫn đến tình trạng lây lan kinh hoàng hiện nay tại Ý và Tây Ban Nha.
Một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay tại Ý là giao hàng tại nhà. Các thanh niên khoẻ mạnh này nhận đơn đặt hàng và mang đến tận nhà. Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 3 tháng Tư, Cục Bảo Vệ Dân Sự Ý cho biết họ khuyến khích các hoạt động này. Các giấy chứng nhận cho phép đi lại có thể cấp cho những người giao hàng đi lại trong phạm vi 10km.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh thành phố Novara vào tối thứ Sáu 3 tháng Tư. Với 104,300 dân, đây là thành phố đông dân thứ hai ở vùng Piemonte sau Torino. Đây cũng là một ngã tư quan trọng cho giao thông thương mại dọc theo các tuyến đường từ Milan đến Torino, và từ Genoa sang đến Thụy Sĩ. Thành phố sầm uất được xem là không bao giờ ngủ của Ý giờ đây im ắng như một thành phố ma. Trong ngày 2 tháng Tư, có 500 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vùng Piemonte và 70 trường hợp tử vong.
Khó khăn tại Ý hiện nay là thiếu trầm trọng các nhân viên y tế. Trong tình cảnh đó, nhiều người đã tình nguyện tham gia vào đội ngũ y tế. Họ được huấn luyện nhanh chóng như trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Trong thánh lễ sáng thứ Ba 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cách riêng cho các nhân viên y tế. Đức Thánh Cha nghẹn ngào nói trong một cố gắng để đừng bật khóc:
“Tôi đã nhận được tin rằng trong những ngày này, một số bác sĩ và linh mục đã chết, không ít y tá cũng đã thiệt mạng. Họ đã bị nhiễm bệnh vì gắng sức cứu các bệnh nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cho gia đình của họ. Tôi cảm tạ Chúa vì tấm gương anh hùng mà họ dành cho chúng ta trong việc chăm sóc các bệnh nhân.”
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 11,198 người, trong số 119,199 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 850 người.
Tình hình tồi tệ tại Tây Ban Nha một phần là do chính phủ nước này phớt lờ những cảnh báo của các bác sĩ. Trong đoạn video này, thông tấn xã Reuters cho biết, Công đoàn Y khoa Tây Ban Nha tuyên bố rằng chính phủ nước này đã không màng đến những cảnh báo liên tục từ các bác sĩ và giờ đây họ đang phải gánh chịu kết quả thê thảm này.
Trong một nghĩa cử cao đẹp Đức đã tặng 50 máy trợ thở cho Tây Ban Nha để chiến đấu với COVID-19. Hai chiếc máy bay mang theo các máy trợ thở đã đáp xuống căn cứ không quân Torrejon vào sáng thứ Sáu 3 tháng Tư.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,275 người, trong số 91,159 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 168 người.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 6,507 người, trong số 82,165 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua thiệt hại nhân mạng tại Pháp là 1,120 người.
Cảnh sát Pháp cũng đang dùng các drones để kiểm tra việc thực hiện lệnh cách ly, đặc biệt trong những ngày lễ sắp tới.
Tử vong tại Anh đã lên đến 3,605 người, trong số 38,168 trường hợp nhiễm coronavirus. Tử vong trong 24 giờ qua là 684 người, là con số thương vong cao nhất trong một ngày quốc gia này phải gánh chịu cho đến nay.
Hai nữ y tá tại Anh đã được báo cáo là các nhân viên y tế đầu tiên thiệt mạng trong khi cố gắng cứu người.
Hôm thứ Sáu Thái tử Charles sau khi đã thoát khỏi coronavirus đã khánh thành một bệnh viện mới ở London, được xây dựng để cung cấp hàng ngàn giường cho các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus và được xây dựng chỉ trong chín ngày tại một trung tâm hội nghị lớn.
Bệnh viện Nightingale, ban đầu sẽ cung cấp 500 giường được trang bị máy trợ thở và oxy, cuối cùng sẽ có thể điều trị cho khoảng 4,000 bệnh nhân. Bệnh viện đã được hình thành trong Trung tâm triển lãm Excel ở khu Docklands của London.
Được xây dựng với sự giúp đỡ của quân đội, đây là bệnh viện đầu tiên trong số sáu bệnh viện dã chiến mới được thành lập trên cả nước để đối phó với dịch bệnh.
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo Tổng Giám mục Yangon Miến Điện, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus
Lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận Yangon, Miến Điện, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã đưa ra một tuyên bố công khai trong đó thẳng thắn quy trách nhiệm về tình trạng kinh hoàng trên thế giới hiện nay cho chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn cầu.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của ….
Chế độ Trung Quốc và trách nhiệm luân lý của nó đối với sự lây lan toàn cầu - COVID
Tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo - Tổng Giám mục Yangon Miến Điện
Thứ Sáu tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng đối diện với quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, nói chuyện với hàng triệu người trên khắp thế giới đang xem qua các chương trình truyền hình và trực tuyến. Quảng trường vắng tanh nhưng khắp nơi trên thế giới tâm hồn mọi người tràn đầy không chỉ những nỗi sợ hãi và đau buồn, mà còn cả tình yêu. Trong bài giảng Urbi et Orbi tuyệt vời của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta rằng đại dịch coronavirus đã hợp nhất nhân loại chung của chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau.”
Không có ngóc ngách nào trên thế giới lại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, không có cuộc sống nào mà không bị ảnh hưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 40,000 người đã chết. Vào thời điểm này, số người chết toàn cầu dự kiến sẽ là hàng triệu người.
Những tiếng nói từ cộng đồng quốc tế đang được cất lên chống lại thái độ cẩu thả của Trung Quốc, đặc biệt là của đảng Cộng sản Trung Quốc bị dẫn dắt bởi một con người quá nhiều quyền thế, là Tập Cận Bình. Tờ London Telegraph (số ra ngày 29 tháng 3 năm 2020) cho biết Bộ trưởng Y tế Anh đã cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của coronavirus. Với một nỗi kinh hoàng, tờ báo thuật lại việc Trung Quốc đã cho mở lại khu chợ “ẩm ướt” Vũ Hán từng được xác định là nguyên nhân của sự lây lan của virus. James Krasnka, một giáo sư luật nổi tiếng, viết trong số mới nhất của tờ “War on Rocks” [Chiến tranh chống lại những hiểm nghèo của thế giới] rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với COVID 19 và phải bồi thường cho nhân loại hàng nghìn tỷ đồng. (War on Rocks, 23 tháng 3 năm 2020).
Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.
Ở đất nước Miến Điện của chúng tôi, chúng tôi rất dễ bị tổn thương. Giáp biên giới với Trung Quốc, nơi COVID-19 bắt đầu, chúng tôi là một quốc gia nghèo, không có các tài nguyên chăm sóc y tế và xã hội mà các quốc gia phát triển hơn có được. Hàng trăm ngàn người ở Miến Điện đã phải di dời do xung đột, đang sống trong các trại trong nước hoặc ở biên giới của chúng tôi, họ thiếu các điều kiện vệ sinh, thuốc men và không được chăm sóc đầy đủ. Trong những trại quá đông đúc như thế những biện pháp như “khoảng cách xã hội” đang được thực hiện tại nhiều quốc gia là bất khả thi. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới còn đang bị quá tải, huống hồ là chúng tôi, vì thế hãy tưởng tượng những nguy hiểm sẽ lên đến mức nào ở một quốc gia nghèo đói và trải qua nhiều xung đột như Miến Điện.
Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.
Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Hãy để tôi nói thật rõ ràng - đó là đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân Trung Quốc, và không ai nên phản ứng với cuộc khủng hoảng này với lòng căm thù chủng tộc đối với người Trung Quốc. Thật vậy, người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của loại virus này và từ lâu đã là nạn nhân chính của cái chế độ tàn bạo này. Họ xứng đáng được cảm thông, đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta. Nhưng chính sự đàn áp, dối trá và tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc. Đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đã cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm.
Hành vi của đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện bản chất ngày càng hung hăng đàn áp của nó. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một cuộc đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Các luật sư, những bloggers, những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt bớ và biến mất. Đặc biệt, chế độ đã phát động một chiến dịch chống lại tôn giáo, dẫn đến việc phá hủy hàng ngàn nhà thờ và thánh giá và tống giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur - 维吾尔语) trong các trại tập trung. Một tòa án độc lập ở London, được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice QC, là người đã truy tố Slobodan Milosevic [về tội ác chống nhân loại], đã cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc đã phẫu thuật để ăn cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm. Và Hương Cảng - từng là một trong những thành phố cởi mở nhất châu Á - đã chứng kiến các quyền tự do, nhân quyền và luật pháp bị xói mòn nghiêm trọng.
Thông qua việc xử lý coronavirus một cách vô nhân đạo và vô trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ đến trước đây: nó là mối đe dọa đối với thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp rất nhiều cho thế giới trong suốt lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp của mình, trước đại dịch đang càn quét qua các đường phố của chúng ta ngày hôm nay.
Chế độ Trung Quốc đang bị dẫn dắt bởi những kẻ có quá nhiều quyền thế như Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc - chứ không phải người dân của quốc gia này - nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường cho sự hủy diệt mà nó đã gây ra. Tối thiểu nó phải xóa nợ của tất cả các quốc gia khác, để trang trải chi phí cho Covid-19. Vì lợi ích chung của nhân loại, chúng ta không được sợ hãi không dám truy cứu trách nhiệm của chế độ này. Kitô hữu tin rằng, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói: chúng ta hãy “hân hoan trong sự thật” vì như Chúa Giêsu nói “sự thật sẽ giải phóng” anh em.
Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính đến chiều thứ Bẩy 4 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 59,201 người, trong số 1,118,045 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 5,990 người chết và thêm 101,578 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 7,402 người, trong số 277,475 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua đã có 1,321 người chết và thêm 32,284 người nhiễm coronavirus.
Trước con số nhiễm bệnh tăng rất nhanh tại Hoa Kỳ, giáo sư John Swartzberg của khoa Sức Khoẻ Công Cộng tại Đại Học Berkeley đưa ra một lời khuyên quan trọng là chúng ta phải hạn chế đừng ra đường. Điều đó sẽ giúp bảo vệ chúng ta và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Ngay cả những việc cần thiết nhất như mua sắm, chúng ta cũng có thể mua hàng qua Internet. Ông cho biết ngày càng có nhiều người dùng các app trên điện thoại cầm tay để mua lương thực và các thứ nhu yếu phẩm khác.
Hai phương pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã được chứng nhận rất có hiệu quả tại Nam Hàn và đang được áp dụng tại Hoa Kỳ là cô lập và thử nghiệm càng nhanh càng tốt tất cả mọi công dân, kể cả những người không hề có các triệu chứng tiêu biểu nào như sốt, ho và khó thở. Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy quân đội Mỹ đã tham gia vào một trong những cách thức rất được phổ biến là “drive through test”. Người thử nghiệm ngồi yên trên xe mình. Như thế, sẽ an toàn hơn cả về tâm lý lẫn thực tế. Nhiều người rất ngại bước vào các phòng khám, và trong thực tế những nơi như thế thường là những môi trường rất dễ lây lan.
Đại dịch coronavirus đang gây ra những thách thức liên quan đến công nghiệp hàng không. Trong thông báo đưa ra chiều thứ Sáu, Airbus cho biết họ có kế hoạch cắt giảm sản lượng máy bay phản lực A320 trước tình hình hiện nay. A320 là loạt máy bay bán chạy nhất của Airbus.
Theo các nguồn tin, Airbus dự kiến sẽ giảm sản xuất máy bay phản lực A320 từ 60 chiếc mỗi tháng xuống còn 30 chiếc mỗi tháng trong 3 tháng hay có khi cả nửa năm tới. Hàng chục ngàn người sẽ mất công ăn việc làm trong tình hình này.
Những con số từ Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy hơn 700,000 công ăn việc làm đã bị mất trong tuần cuối cùng của tháng Ba vừa qua.
Tử vong tại Ý đã lên đến 14,681 người, trong số 119,827 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 766 người chết trong 24 giờ qua.
Trong bối cảnh kinh hoàng của dịch bệnh, thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã gia hạn lệnh cách ly toàn quốc đến cuối tháng Tư. Để bảo đảm lệnh này được tôn trọng một cách triệt để, cảnh sát đã học cách dùng các máy bay không người lái, thường được gọi là drone, để tuần tra trên các khu vực trách nhiệm. Như thế, họ có thể phát hiện dễ hơn và nhanh hơn các trường hợp vi phạm.
Những người được phép đi lại để bảo đảm các dịch vụ xã hội được khuyến khích trải qua “drive through test” theo kiểu của Nam Hàn và với các bộ xét nghiệm vừa được mua từ Nam Hàn. Theo các báo cáo của Tây Ban Nha, Hòa Lan, và các nước khác. Độ chính xác của những bộ xét nghiệm của Trung Quốc chỉ có 30%. Phẩm chất kém như thế là một trong các lý do dẫn đến tình trạng lây lan kinh hoàng hiện nay tại Ý và Tây Ban Nha.
Một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay tại Ý là giao hàng tại nhà. Các thanh niên khoẻ mạnh này nhận đơn đặt hàng và mang đến tận nhà. Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 3 tháng Tư, Cục Bảo Vệ Dân Sự Ý cho biết họ khuyến khích các hoạt động này. Các giấy chứng nhận cho phép đi lại có thể cấp cho những người giao hàng đi lại trong phạm vi 10km.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh thành phố Novara vào tối thứ Sáu 3 tháng Tư. Với 104,300 dân, đây là thành phố đông dân thứ hai ở vùng Piemonte sau Torino. Đây cũng là một ngã tư quan trọng cho giao thông thương mại dọc theo các tuyến đường từ Milan đến Torino, và từ Genoa sang đến Thụy Sĩ. Thành phố sầm uất được xem là không bao giờ ngủ của Ý giờ đây im ắng như một thành phố ma. Trong ngày 2 tháng Tư, có 500 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vùng Piemonte và 70 trường hợp tử vong.
Khó khăn tại Ý hiện nay là thiếu trầm trọng các nhân viên y tế. Trong tình cảnh đó, nhiều người đã tình nguyện tham gia vào đội ngũ y tế. Họ được huấn luyện nhanh chóng như trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Trong thánh lễ sáng thứ Ba 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cách riêng cho các nhân viên y tế. Đức Thánh Cha nghẹn ngào nói trong một cố gắng để đừng bật khóc:
“Tôi đã nhận được tin rằng trong những ngày này, một số bác sĩ và linh mục đã chết, không ít y tá cũng đã thiệt mạng. Họ đã bị nhiễm bệnh vì gắng sức cứu các bệnh nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cho gia đình của họ. Tôi cảm tạ Chúa vì tấm gương anh hùng mà họ dành cho chúng ta trong việc chăm sóc các bệnh nhân.”
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 11,198 người, trong số 119,199 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 850 người.
Tình hình tồi tệ tại Tây Ban Nha một phần là do chính phủ nước này phớt lờ những cảnh báo của các bác sĩ. Trong đoạn video này, thông tấn xã Reuters cho biết, Công đoàn Y khoa Tây Ban Nha tuyên bố rằng chính phủ nước này đã không màng đến những cảnh báo liên tục từ các bác sĩ và giờ đây họ đang phải gánh chịu kết quả thê thảm này.
Trong một nghĩa cử cao đẹp Đức đã tặng 50 máy trợ thở cho Tây Ban Nha để chiến đấu với COVID-19. Hai chiếc máy bay mang theo các máy trợ thở đã đáp xuống căn cứ không quân Torrejon vào sáng thứ Sáu 3 tháng Tư.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,275 người, trong số 91,159 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 168 người.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 6,507 người, trong số 82,165 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua thiệt hại nhân mạng tại Pháp là 1,120 người.
Cảnh sát Pháp cũng đang dùng các drones để kiểm tra việc thực hiện lệnh cách ly, đặc biệt trong những ngày lễ sắp tới.
Tử vong tại Anh đã lên đến 3,605 người, trong số 38,168 trường hợp nhiễm coronavirus. Tử vong trong 24 giờ qua là 684 người, là con số thương vong cao nhất trong một ngày quốc gia này phải gánh chịu cho đến nay.
Hai nữ y tá tại Anh đã được báo cáo là các nhân viên y tế đầu tiên thiệt mạng trong khi cố gắng cứu người.
Hôm thứ Sáu Thái tử Charles sau khi đã thoát khỏi coronavirus đã khánh thành một bệnh viện mới ở London, được xây dựng để cung cấp hàng ngàn giường cho các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus và được xây dựng chỉ trong chín ngày tại một trung tâm hội nghị lớn.
Bệnh viện Nightingale, ban đầu sẽ cung cấp 500 giường được trang bị máy trợ thở và oxy, cuối cùng sẽ có thể điều trị cho khoảng 4,000 bệnh nhân. Bệnh viện đã được hình thành trong Trung tâm triển lãm Excel ở khu Docklands của London.
Được xây dựng với sự giúp đỡ của quân đội, đây là bệnh viện đầu tiên trong số sáu bệnh viện dã chiến mới được thành lập trên cả nước để đối phó với dịch bệnh.
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo Tổng Giám mục Yangon Miến Điện, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus
Lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận Yangon, Miến Điện, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã đưa ra một tuyên bố công khai trong đó thẳng thắn quy trách nhiệm về tình trạng kinh hoàng trên thế giới hiện nay cho chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn cầu.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của ….
Chế độ Trung Quốc và trách nhiệm luân lý của nó đối với sự lây lan toàn cầu - COVID
Tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo - Tổng Giám mục Yangon Miến Điện
Thứ Sáu tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng đối diện với quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, nói chuyện với hàng triệu người trên khắp thế giới đang xem qua các chương trình truyền hình và trực tuyến. Quảng trường vắng tanh nhưng khắp nơi trên thế giới tâm hồn mọi người tràn đầy không chỉ những nỗi sợ hãi và đau buồn, mà còn cả tình yêu. Trong bài giảng Urbi et Orbi tuyệt vời của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta rằng đại dịch coronavirus đã hợp nhất nhân loại chung của chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau.”
Không có ngóc ngách nào trên thế giới lại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, không có cuộc sống nào mà không bị ảnh hưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 40,000 người đã chết. Vào thời điểm này, số người chết toàn cầu dự kiến sẽ là hàng triệu người.
Những tiếng nói từ cộng đồng quốc tế đang được cất lên chống lại thái độ cẩu thả của Trung Quốc, đặc biệt là của đảng Cộng sản Trung Quốc bị dẫn dắt bởi một con người quá nhiều quyền thế, là Tập Cận Bình. Tờ London Telegraph (số ra ngày 29 tháng 3 năm 2020) cho biết Bộ trưởng Y tế Anh đã cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của coronavirus. Với một nỗi kinh hoàng, tờ báo thuật lại việc Trung Quốc đã cho mở lại khu chợ “ẩm ướt” Vũ Hán từng được xác định là nguyên nhân của sự lây lan của virus. James Krasnka, một giáo sư luật nổi tiếng, viết trong số mới nhất của tờ “War on Rocks” [Chiến tranh chống lại những hiểm nghèo của thế giới] rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với COVID 19 và phải bồi thường cho nhân loại hàng nghìn tỷ đồng. (War on Rocks, 23 tháng 3 năm 2020).
Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.
Ở đất nước Miến Điện của chúng tôi, chúng tôi rất dễ bị tổn thương. Giáp biên giới với Trung Quốc, nơi COVID-19 bắt đầu, chúng tôi là một quốc gia nghèo, không có các tài nguyên chăm sóc y tế và xã hội mà các quốc gia phát triển hơn có được. Hàng trăm ngàn người ở Miến Điện đã phải di dời do xung đột, đang sống trong các trại trong nước hoặc ở biên giới của chúng tôi, họ thiếu các điều kiện vệ sinh, thuốc men và không được chăm sóc đầy đủ. Trong những trại quá đông đúc như thế những biện pháp như “khoảng cách xã hội” đang được thực hiện tại nhiều quốc gia là bất khả thi. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới còn đang bị quá tải, huống hồ là chúng tôi, vì thế hãy tưởng tượng những nguy hiểm sẽ lên đến mức nào ở một quốc gia nghèo đói và trải qua nhiều xung đột như Miến Điện.
Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.
Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Hãy để tôi nói thật rõ ràng - đó là đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân Trung Quốc, và không ai nên phản ứng với cuộc khủng hoảng này với lòng căm thù chủng tộc đối với người Trung Quốc. Thật vậy, người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của loại virus này và từ lâu đã là nạn nhân chính của cái chế độ tàn bạo này. Họ xứng đáng được cảm thông, đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta. Nhưng chính sự đàn áp, dối trá và tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc. Đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đã cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm.
Hành vi của đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện bản chất ngày càng hung hăng đàn áp của nó. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một cuộc đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Các luật sư, những bloggers, những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt bớ và biến mất. Đặc biệt, chế độ đã phát động một chiến dịch chống lại tôn giáo, dẫn đến việc phá hủy hàng ngàn nhà thờ và thánh giá và tống giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur - 维吾尔语) trong các trại tập trung. Một tòa án độc lập ở London, được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice QC, là người đã truy tố Slobodan Milosevic [về tội ác chống nhân loại], đã cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc đã phẫu thuật để ăn cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm. Và Hương Cảng - từng là một trong những thành phố cởi mở nhất châu Á - đã chứng kiến các quyền tự do, nhân quyền và luật pháp bị xói mòn nghiêm trọng.
Thông qua việc xử lý coronavirus một cách vô nhân đạo và vô trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ đến trước đây: nó là mối đe dọa đối với thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp rất nhiều cho thế giới trong suốt lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp của mình, trước đại dịch đang càn quét qua các đường phố của chúng ta ngày hôm nay.
Chế độ Trung Quốc đang bị dẫn dắt bởi những kẻ có quá nhiều quyền thế như Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc - chứ không phải người dân của quốc gia này - nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường cho sự hủy diệt mà nó đã gây ra. Tối thiểu nó phải xóa nợ của tất cả các quốc gia khác, để trang trải chi phí cho Covid-19. Vì lợi ích chung của nhân loại, chúng ta không được sợ hãi không dám truy cứu trách nhiệm của chế độ này. Kitô hữu tin rằng, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói: chúng ta hãy “hân hoan trong sự thật” vì như Chúa Giêsu nói “sự thật sẽ giải phóng” anh em.
Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Thánh Ca
Video cầu nguyện với Đức Thánh Cha: Cha không một mình
Nhạc: Vincent Điểm -- Trình bày: Gia Hiếu
08:47 04/04/2020
Bài hát "Cha không một mình". Nhạc: Vincent Điểm -- Lời: Sóng Tình -- Trình bày: Gia Hiếu. Chúng ta hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện cho đại dịch Coronavirus chóng qua.