Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót tại Vatican
VietCatholic Network
03:42 04/04/2016
Lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót 3 tháng Tư, đã có hơn 80,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại thềm Đền Thờ Thánh Phêrô.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 25 Hồng Y, 40 Giám Mục và 500 Linh Mục. Một số trong các vị hướng dẫn tín hữu về Roma hành hương Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người đừng bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót nơi Thiên Chúa Cha và đem nó đến cho toàn thế giới, sống thương xót và phổ biến sức mạnh của Tin Mừng khắp nơi.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng là cuốn sách của lòng thương xót của Thiên Chúa, cần đọc đi đọc lại, bởi vì những gì Chúa Giêsu đã nói và làm diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Nhưng không phải tất cả đều đã được viết; Tin Mừng Lòng Thương Xót là môt cuốn sách rộng mở, nơi được tiếp tục viết các dấu chỉ của các môn đệ Chúa Kitô, các cử chỉ cụ thể của tình yêu là chứng tá tốt đẹp nhất của lòng thương xót. Chúng ta tất cả đều được mời gọi trở thành những người viết sống động của Tin Mừng, trở thành những người đem Tin Mừng tới cho mọi người nam nữ ngày nay. Chúng ta có thể làm điều đó, khi thực hiện các công việc của lòng thương xót thể lý và tinh thần, là kiểu sống của cuộc đời kitô. Qua các cử chỉ đơn sơ và mạnh mẽ, đôi khi vô hình đó, chúng ta có thế thăm viếng những người có nhu cầu, bằng cách đem đến cho họ sự dịu hiền và ủi an của Thiên Chúa. Và như thế chúng ta tiếp tục điều Chúa Giêsu đã làm trong ngày Phục Sinh, khi Ngài đổ vào con tim các môn đệ đang sợ hãi lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, và ban cho các vị Chúa Thánh Thần, tha thứ tội lỗi và trao ban niềm vui.
Tuy nhiên, trong trình thuật Phúc Âm chúng ta cũng tìm thấy sự mâu thuẫn hiển nhiên: một đàng là sự sợ hãi của các môn đệ đóng kín cửa nhà; đàng khác là sứ mệnh đến từ Chúa Giêsu, là Đấng gửi họ vào lòng thế giới để loan báo ơn tha thứ. Sự mâu thuẫn này cũng có thể có nơi chúng ta, một cuộc chiến nội tâm giữa sự đóng kín con tim và lời mời gọi của tình yêu mở rộng cửa và đi ra khỏi chính mình. Chúa Kitô, Đấng vì tình yêu, đã vào qua các cửa đóng kín của tội lỗi, cái chết và âm phủ, cũng ước ao vào từng người trong chúng ta để mở toang các cánh cửa đóng kín của con tim chúng ta. Với sự phục sinh Ngài đã chiến thắng sự sợ hãi giam cầm chúng ta, Ngài muốn mở toang các cánh cửa đóng kín của chúng ta và gửi chúng ta ra đi. Con đường, mà vị Thầy phục sinh chỉ cho chúng ta, chỉ có một chiều: ra khỏi chính mình để làm chứng cho sức mạnh chữa lành của tình yêu, mà Ngài đã chinh phục cho chúng ta. Chúng ta thường thấy trước mắt một nhân loại bị thương tích và sợ hãi, một nhân loại mang trên mình các vết thương của khổ đau và không chắc chắn. Trước tiếng kêu đau đớn của lòng thương xót và hoà bình, hôm nay chúng ta cũng cảm thấy lời mời gọi được hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi tin tưởng nơi Chúa Giêsu: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (c. 21).
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định thêm như sau:
Mọi tật nguyền có thể tìm thấy sự cứu giúp hữu hiệu nơi lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật thế, lòng thương xót của Ngài không ngừng lại ở xa: Ngài ước ao đến gặp gỡ tất cả mọi nghèo nàn và giải thoát khỏi biết bao hình thức nô lệ, gây khổ đau cho thế giới chúng ta. Ngài muốn tới với các vết thương của từng người, để chữa lành chúng. Là các tông đồ của lòng thương xót có nghĩa là sờ mó và vuốt ve các vết thương ngày nay cũng hiện diện trên thân xác và trong tâm hồn của biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta. Khi săn sóc các vết thương đó, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu, chúng ta khiến cho Ngài hiện diện sống động, chúng ta cho phép các người khác sờ mó được lòng thương xót của Ngài với bàn tay và nhận biết Ngài là “Chúa và Thiên Chúa” (c. 28) như tông đồ Toma đã làm. Và đó là sứ mệnh được uỷ thác cho chúng ta. Có biết bao nhiêu người xin được lắng nghe và cảm thông! Tin Mừng của lòng thương xót cần loan báo và viết ra trong cuộc sống, tìm kiếm những người có con tim kiên nhẫn và rộng mở, tìm “các người samaritano nhân hậu” biết cảm thương và im lặng trước mầu nhiệm của người anh chị em. Nó đòi hỏi các phục vụ quảng đại và tươi vui yêu thương một cách nhưng không, mà không đòi hỏi bất cứ gì đổi lại.
“Bình an cho các con” là lời chào Chúa Kitô đem đến cho các môn đệ Ngài, đó cũng là lời chào mà con người thời đại chúng ta chờ đợi. Đây không phải là một hoà bình được thương thuyết, không phải là việc ngưng cái gì đó không ổn; Nó là hoà bình của Chúa, hoà bình đến từ con tim của Đấng Phục Sinh, hoà bình đã chiến thắng tội lỗi, cái chết và sự sợ hãi. Đó là hoà bình không chia rẽ, nhưng hiệp nhất; đó là hoà bình không để cho cô đơn, nhưng làm cho cảm thấy được lắng nghe và yêu thương; đó là hoà bình kéo dài trong đau khổ và làm cho hy vọng nở hoa. Như trong ngày Phục sinh, hoà bình này nảy sinh và tái sinh luôn mãi từ sự tha thứ của Thiên Chúa, cất đi nỗi sợ hãi khỏi con tim. Là những người đem hoà bình của Chúa là sứ mệnh Giáo Hội giao cho chúng ta trong ngày lễ Phục Sinh. Chúng ta đã sinh ra trong Chúa Kitô như là dụng cụ của hòa giải, để đem tới cho tất cả mọi người sự tha thứ của Thiên Chúa Cha, để vén mở gương mặt chỉ có tinh yêu của Ngài trong các dấu chỉ của lòng thương xót.
Trong thánh vịnh chúng ta đã công bố “Tinh yêu Ngài tồn tại luôn mãi” (Tc 117, 2). Đúng thế, lòng thương xót của Thiên Chúa vĩnh cửu, không kết thúc, không cạn kiệt, không đầu hàng trước các khép kín, và không bao giờ mệt mỏi. Trong cái luôn mãi đó chúng ta tìm thấy sự nâng đỡ trong những lúc thử thách và yếu đuối, bởi vì chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta: Ngài luôn mãi ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì tình yêu cao cả mà chúng ta không thể hiểu được như thế. Chúng ta hãy xin ơn không bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót của Thiên Chúa Cha và đem nó tới cho thế giới; chúng ta hãy xin cho chính chúng ta biết thương xót và phổ biến khắp nơi sức mạnh của Tin Mừng.
Các lời nguyện giáo dân đã được tuyên đọc trong các thứ tiếng Ý, Tầu, Tây Ban Nha, Hindi và Bồ Đào Nha. 250 linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.
Càng lúc tín hữu tiến về quảng trường càng đông: lúc gần 12 giờ trưa đã lên tới hơn 120,000. Ngỏ lời với mọi người trước khi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha nói:
Trong ngày này là trung tâm của Năm Lòng Thương Xót, tôi nghĩ tới tất cả các dân tộc đang khao khát hoà giải và hoà bình. Một cách đặc biệt tôi nghĩ tới thảm cảnh của người đau khổ vì các hậu qủa của bạo lực bên Ucraina: tới những người còn ở lại trong các vùng đất bị liên lụy bởi các thù nghịch khiến cho nhiều ngàn người chết và hơn một triệu người bị bó buộc rời bỏ các vùng đất ấy vì tình hình nghiêm trọng kéo dài. Bị liên lụy nhất là người già và trẻ em. Ngoài việc đồng hành với họ bằng tư tưởng và lời cầu nguyện liên lỉ, tôi đã quyết định phát dộng một sự trợ giúp nhân đạo cho họ. Để đạt mục đích ấy sẽ có một cuộc lạc quyên đặc biệt trong tất cả mọi nhà thờ Công Giáo toàn Âu châu ngày Chúa Nhật 24 tháng 4. Tôi mời gọi tín hữu hiệp nhất với sáng kiến này của Giáo Hoàng bằng một đóng góp quảng đại. Cử chỉ bác ái này, ngoài việc làm vơi nhẹ các nỗi khổ đau vật chất, cũng muốn bầy tỏ sự gần gũi và tình liên đới của riêng tôi và của toàn thể Giáo Hội đối với Ucraina. Tôi nhiệt liệt cầu mong nó có thể giúp mau chóng thăng tiến hoà bình và việc tôn trọng quyền lợi của vùng đất bị thử thách biết bao này.
Và trong khi cầu nguyện cho hoà bình, chúng ta cũng hãy nhớ rằng ngày mai là Ngày Quốc Tế bài mìn chống người. Có quá nhiều người tiếp tục hị giết hay bị tàn tật vì các vũ khí khủng khiếp này, và có các người nam nữ can đảm liều mạng để gỡ mìn của các vùng đất bị gài mìn. Chúng ta hãy canh tân dấn thân cho một thế giới không có mìn chống người nữa.
Sau cùng tôi gởi lời chào tới tất cả anh chị em đã tham dự buổi cử hành này, cách riêng các nhóm vun trồng linh đạo Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cùng nhau hướng lời cầu nguyện tới Mẹ chúng ta.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 25 Hồng Y, 40 Giám Mục và 500 Linh Mục. Một số trong các vị hướng dẫn tín hữu về Roma hành hương Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người đừng bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót nơi Thiên Chúa Cha và đem nó đến cho toàn thế giới, sống thương xót và phổ biến sức mạnh của Tin Mừng khắp nơi.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng là cuốn sách của lòng thương xót của Thiên Chúa, cần đọc đi đọc lại, bởi vì những gì Chúa Giêsu đã nói và làm diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Nhưng không phải tất cả đều đã được viết; Tin Mừng Lòng Thương Xót là môt cuốn sách rộng mở, nơi được tiếp tục viết các dấu chỉ của các môn đệ Chúa Kitô, các cử chỉ cụ thể của tình yêu là chứng tá tốt đẹp nhất của lòng thương xót. Chúng ta tất cả đều được mời gọi trở thành những người viết sống động của Tin Mừng, trở thành những người đem Tin Mừng tới cho mọi người nam nữ ngày nay. Chúng ta có thể làm điều đó, khi thực hiện các công việc của lòng thương xót thể lý và tinh thần, là kiểu sống của cuộc đời kitô. Qua các cử chỉ đơn sơ và mạnh mẽ, đôi khi vô hình đó, chúng ta có thế thăm viếng những người có nhu cầu, bằng cách đem đến cho họ sự dịu hiền và ủi an của Thiên Chúa. Và như thế chúng ta tiếp tục điều Chúa Giêsu đã làm trong ngày Phục Sinh, khi Ngài đổ vào con tim các môn đệ đang sợ hãi lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, và ban cho các vị Chúa Thánh Thần, tha thứ tội lỗi và trao ban niềm vui.
Tuy nhiên, trong trình thuật Phúc Âm chúng ta cũng tìm thấy sự mâu thuẫn hiển nhiên: một đàng là sự sợ hãi của các môn đệ đóng kín cửa nhà; đàng khác là sứ mệnh đến từ Chúa Giêsu, là Đấng gửi họ vào lòng thế giới để loan báo ơn tha thứ. Sự mâu thuẫn này cũng có thể có nơi chúng ta, một cuộc chiến nội tâm giữa sự đóng kín con tim và lời mời gọi của tình yêu mở rộng cửa và đi ra khỏi chính mình. Chúa Kitô, Đấng vì tình yêu, đã vào qua các cửa đóng kín của tội lỗi, cái chết và âm phủ, cũng ước ao vào từng người trong chúng ta để mở toang các cánh cửa đóng kín của con tim chúng ta. Với sự phục sinh Ngài đã chiến thắng sự sợ hãi giam cầm chúng ta, Ngài muốn mở toang các cánh cửa đóng kín của chúng ta và gửi chúng ta ra đi. Con đường, mà vị Thầy phục sinh chỉ cho chúng ta, chỉ có một chiều: ra khỏi chính mình để làm chứng cho sức mạnh chữa lành của tình yêu, mà Ngài đã chinh phục cho chúng ta. Chúng ta thường thấy trước mắt một nhân loại bị thương tích và sợ hãi, một nhân loại mang trên mình các vết thương của khổ đau và không chắc chắn. Trước tiếng kêu đau đớn của lòng thương xót và hoà bình, hôm nay chúng ta cũng cảm thấy lời mời gọi được hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi tin tưởng nơi Chúa Giêsu: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (c. 21).
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định thêm như sau:
Mọi tật nguyền có thể tìm thấy sự cứu giúp hữu hiệu nơi lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật thế, lòng thương xót của Ngài không ngừng lại ở xa: Ngài ước ao đến gặp gỡ tất cả mọi nghèo nàn và giải thoát khỏi biết bao hình thức nô lệ, gây khổ đau cho thế giới chúng ta. Ngài muốn tới với các vết thương của từng người, để chữa lành chúng. Là các tông đồ của lòng thương xót có nghĩa là sờ mó và vuốt ve các vết thương ngày nay cũng hiện diện trên thân xác và trong tâm hồn của biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta. Khi săn sóc các vết thương đó, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu, chúng ta khiến cho Ngài hiện diện sống động, chúng ta cho phép các người khác sờ mó được lòng thương xót của Ngài với bàn tay và nhận biết Ngài là “Chúa và Thiên Chúa” (c. 28) như tông đồ Toma đã làm. Và đó là sứ mệnh được uỷ thác cho chúng ta. Có biết bao nhiêu người xin được lắng nghe và cảm thông! Tin Mừng của lòng thương xót cần loan báo và viết ra trong cuộc sống, tìm kiếm những người có con tim kiên nhẫn và rộng mở, tìm “các người samaritano nhân hậu” biết cảm thương và im lặng trước mầu nhiệm của người anh chị em. Nó đòi hỏi các phục vụ quảng đại và tươi vui yêu thương một cách nhưng không, mà không đòi hỏi bất cứ gì đổi lại.
“Bình an cho các con” là lời chào Chúa Kitô đem đến cho các môn đệ Ngài, đó cũng là lời chào mà con người thời đại chúng ta chờ đợi. Đây không phải là một hoà bình được thương thuyết, không phải là việc ngưng cái gì đó không ổn; Nó là hoà bình của Chúa, hoà bình đến từ con tim của Đấng Phục Sinh, hoà bình đã chiến thắng tội lỗi, cái chết và sự sợ hãi. Đó là hoà bình không chia rẽ, nhưng hiệp nhất; đó là hoà bình không để cho cô đơn, nhưng làm cho cảm thấy được lắng nghe và yêu thương; đó là hoà bình kéo dài trong đau khổ và làm cho hy vọng nở hoa. Như trong ngày Phục sinh, hoà bình này nảy sinh và tái sinh luôn mãi từ sự tha thứ của Thiên Chúa, cất đi nỗi sợ hãi khỏi con tim. Là những người đem hoà bình của Chúa là sứ mệnh Giáo Hội giao cho chúng ta trong ngày lễ Phục Sinh. Chúng ta đã sinh ra trong Chúa Kitô như là dụng cụ của hòa giải, để đem tới cho tất cả mọi người sự tha thứ của Thiên Chúa Cha, để vén mở gương mặt chỉ có tinh yêu của Ngài trong các dấu chỉ của lòng thương xót.
Trong thánh vịnh chúng ta đã công bố “Tinh yêu Ngài tồn tại luôn mãi” (Tc 117, 2). Đúng thế, lòng thương xót của Thiên Chúa vĩnh cửu, không kết thúc, không cạn kiệt, không đầu hàng trước các khép kín, và không bao giờ mệt mỏi. Trong cái luôn mãi đó chúng ta tìm thấy sự nâng đỡ trong những lúc thử thách và yếu đuối, bởi vì chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta: Ngài luôn mãi ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì tình yêu cao cả mà chúng ta không thể hiểu được như thế. Chúng ta hãy xin ơn không bao giờ mệt mỏi kín múc lòng thương xót của Thiên Chúa Cha và đem nó tới cho thế giới; chúng ta hãy xin cho chính chúng ta biết thương xót và phổ biến khắp nơi sức mạnh của Tin Mừng.
Các lời nguyện giáo dân đã được tuyên đọc trong các thứ tiếng Ý, Tầu, Tây Ban Nha, Hindi và Bồ Đào Nha. 250 linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.
Càng lúc tín hữu tiến về quảng trường càng đông: lúc gần 12 giờ trưa đã lên tới hơn 120,000. Ngỏ lời với mọi người trước khi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha nói:
Trong ngày này là trung tâm của Năm Lòng Thương Xót, tôi nghĩ tới tất cả các dân tộc đang khao khát hoà giải và hoà bình. Một cách đặc biệt tôi nghĩ tới thảm cảnh của người đau khổ vì các hậu qủa của bạo lực bên Ucraina: tới những người còn ở lại trong các vùng đất bị liên lụy bởi các thù nghịch khiến cho nhiều ngàn người chết và hơn một triệu người bị bó buộc rời bỏ các vùng đất ấy vì tình hình nghiêm trọng kéo dài. Bị liên lụy nhất là người già và trẻ em. Ngoài việc đồng hành với họ bằng tư tưởng và lời cầu nguyện liên lỉ, tôi đã quyết định phát dộng một sự trợ giúp nhân đạo cho họ. Để đạt mục đích ấy sẽ có một cuộc lạc quyên đặc biệt trong tất cả mọi nhà thờ Công Giáo toàn Âu châu ngày Chúa Nhật 24 tháng 4. Tôi mời gọi tín hữu hiệp nhất với sáng kiến này của Giáo Hoàng bằng một đóng góp quảng đại. Cử chỉ bác ái này, ngoài việc làm vơi nhẹ các nỗi khổ đau vật chất, cũng muốn bầy tỏ sự gần gũi và tình liên đới của riêng tôi và của toàn thể Giáo Hội đối với Ucraina. Tôi nhiệt liệt cầu mong nó có thể giúp mau chóng thăng tiến hoà bình và việc tôn trọng quyền lợi của vùng đất bị thử thách biết bao này.
Và trong khi cầu nguyện cho hoà bình, chúng ta cũng hãy nhớ rằng ngày mai là Ngày Quốc Tế bài mìn chống người. Có quá nhiều người tiếp tục hị giết hay bị tàn tật vì các vũ khí khủng khiếp này, và có các người nam nữ can đảm liều mạng để gỡ mìn của các vùng đất bị gài mìn. Chúng ta hãy canh tân dấn thân cho một thế giới không có mìn chống người nữa.
Sau cùng tôi gởi lời chào tới tất cả anh chị em đã tham dự buổi cử hành này, cách riêng các nhóm vun trồng linh đạo Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cùng nhau hướng lời cầu nguyện tới Mẹ chúng ta.
Lòng thương xót của Thiên Chúa vô bờ, Người tha thứ hết mọi tội lỗi chúng ta
Bùi Hữu Thư
17:26 04/04/2016
“Thiên Chúa thật sự xoá sạch hết mọi tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, và xoá đi tất cả.”
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa
Các bạn thân mến,
Hôm nay chúng ta chấm dứt các bài giáo lý về Lòng Thương Xót trong Cựu Ước và chúng ta cùng nhau suy niệm về Thánh Vịnh 51, có tên là “Miserere”. Đây là một kinh cầu xám hối, trong đó lời xin tha thứ của người cầu nguyện được thực hiện sau khi xưng tội, để được thanh tẩy bởi tình yêu của Chúa, người này trở nên một tạo vật mới, có khả năng vâng lời, với một tinh thần vững mạnh và một lời ngợi ca chân thành.
Tên “Miserere” của Thánh Vịnh theo truyền thống Do Thái xưa cổ đã đề cập đến vua Đa Vít và tội ngài đã phạm với Bétsabê, vợ của tướng Uria. Chúng ta đều biết rõ câu chuyện này. Vua Đa Vít, được Thiên Chúa sai cho lãnh đạo Dân Chúa và hướng dẫn họ trên con đường tuân theo Luật Thánh. Ông đã phản bội sứ mệnh này, sau khi phạm tội ngọai tình với Bétsabê, và đã giết hại chồng bà. Một tội lỗi kinh khủng! Tiên tri Nathan đã khơi bầy lỗi phạm của ông và giúp ông nhận biết tội của mình. Đó là lúc ông được hoà giải với Thiên Chúa, qua việc thú tội. Và lúc đó, Đa Vít đã trở nên khiêm nhu, đã trở thành cao cả!
Những ai cầu nguyện với Thánh Vịnh này cũng được mời gọi để có cùng những tâm tình thống hối và cậy trông nơi Chúa như Đa Vít khi ông tỉnh thức, và mặc dù ông là vua, ông đã hạ mình không sợ hãi việc thú tội và trình bầy sự đau khổ với Chúa, nhưng ông cũng tin chắc vào lòng thương xót của Chúa. Nhưng đây không phải là một tội nhẹ, hay một lời nói dối nhỏ, điều ông đã làm là ngọai tình và giết người!
Thánh Vịnh bắt đầu bằng những lời cầu khẩn này:
“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy.” (câu 3-4).
Lời cầu khẩn này được dâng lên Thiên Chúa xót thương để, khi được thúc đẩy bởi một tình yêu to tát của một người cha hay người mẹ, sẽ tỏ lòng xót thương, nghĩa là ban ơn phúc, bầy tỏ tình thương và thông cảm. Đây là một tiếng kêu khẩn cấp dâng lên Thiên Chúa vì chỉ có Người là có thể giải thoát khỏi tội lỗi. Những hình ảnh rất mềm mại này đã được xử dụng: Xin xoá bỏ, rửa sạch và thanh tẩy con.
Kinh cầu này biểu hiệu nhu cầu khẩn thiết của con người: điều duy nhất chúng ta thực sự cần đến trong cuộc đời là được tha thứ. Được giải thoát khỏi sự dữ và những hậu quả của sự chết. Tiếc thay, đời sống nhiều khi khiến chúng ta có cảm nghiệm về các trường hợp này: và trong các trường hợp này, trước hết, chúng ta phải trông cậy vào lòng thương xót Chúa. Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi chúng ta! “Lạy Cha, con không biết nói sao, con đã phạm nhiều tội to lớn, nhiều lắm!” Thiên Chúa cao cả hơn tất cả các tội lỗi chúng ta có thể mắc phạm. Chúng ta hãy đồng thanh nói như vậy được không? Hãy đồng thanh nói lên! Thiên Chúa cao cả hơn tất cả mọi tội lỗi chúng ta. Nào cùng nhau nói một lần nữa! Thiên Chúa cao cả hơn tất cả mọi tội lỗi chúng ta!
Trong tình yêu của Chúa là một biển cả chúng ta có thể chìm ngập mà không sợ bị chết đuối: đối với Chúa, tha thứ có nghĩa là ban cho chúng ta niềm tin rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Dù chúng ta có thể tự trách mình đến đâu. “Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội của chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự (1 Ga 3, 20)”, bởi Người cao cả hơn tội lỗi của chúng ta.
Theo ý nghĩa này, ai cầu nguyện với Thánh Vịnh này tìm kiếm sự tha thứ, phải xưng tội, nhưng khi nhận tội, người này tuyên xưng sự công chính và thánh thiện của Thiên Chúa. Hơn nữa, người ấy còn cầu xin lòng thương xót Chúa. Nhà Thánh Vịnh tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa, ngài nói rằng sự tha thứ của Chúa hiển nhiên là có hiệu quả, vì Thiên Chúa đã tạo nên những gì ngài nói. Chúa không che dấu tội lỗi, ngài tiêu diệt và xoá bỏ; Người còn xoá bỏ tận gốc rễ tội lỗi, không như tiệm nhuộm mầu khi chúng ta mang quần áo có vết dơ tới để được tẩy xoá. Không phải như vậy! Thiên Chúa thật sự xoá hết tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, xoá tất cả! Vì thế kẻ thống hối trở nên trong sạch, mọi vết nhơ đã bị tẩy xoá hết, và bây giờ trắng hơn tuyết trinh trong. Tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi. Đúng thế phải không? Nếu có ai trong các bạn cho rằng mình không có tội, xin hãy giơ tay lên… Không ai giơ tay! Vậy thì tất cả chúng ta đều có tội.
Với sự tha thứ, là kẻ có tội, chúng ta trở nên những tạo vật mới, tràn đầy Thánh Thần và niềm vui. Bây giờ, một thực tại mới khởi đầu cho chúng ta: một trái tim mới, một đời sống mới. Là kẻ có tội được tha, chúng ta đã lãnh nhân ơn thiêng, chúng ta còn có thể hướng dẫn người khác không phạm tội nữa. “Nhưng lạy Cha, con yếu đuối lắm, con cứ tiếp tục sa ngã, sa ngã hoài – Nhưng nếu con sa ngã, thì hãy trỗi dậy! Trỗi dậy đi!” Khi một đứa bé ngã, nó làm gì? Nó giơ tay cho bố hay mẹ nó đỡ nó lên. Chúng ta hãy cũng làm như vậy! Nếu bạn sa ngã vào vòng tội lỗi vì yếu đuối, hãy giơ tay lên: Chúa sẽ cầm lấy tay bạn và giúp bạn đứng lên. Chính đây là phẩm giá của sự tha thứ của Chúa! Phẩm giá của sự tha thứ của Chúa là để nâng chúng ta lên, là để giúp chúng ta luôn luôn đứng thẳng được, vì Chúa đã tạo dựng người nam và nữ để họ đứng thẳng.
Vịnh gia viết:
“Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy…Đường lối Ngài, con sẽ dậy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài” (câu 12.15).
Các bạn thân mến, sự tha thứ của Thiên Chúa là điều tất cả chúng ta đều cần thiết, và là dấu chỉ lớn lao nhất của lòng thương xót Người. Một ơn lành mà mọi người tội lỗi đã được tha thứ được mời gọi để chia sẻ với tất cả mọi người anh chị em mình gặp gỡ. Tất cả những ai Chúa đặt để bên cạnh chúng ta, các thành viên của gia đình, bạn bè, người cùng sở làm, các giáo dân… cũng như chúng ta, họ cần đến lòng thương xót của Chúa. Được tha thứ sung sướng biết bao, nhưng bạn cũng thế, nếu bạn muốn được tha thứ, hãy cũng tha thứ cho kẻ khác. Xin hãy tha thứ!
Chớ gì, qua sự cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ Xót Thương, Thiên Chúa sẽ giúp cho chúng ta trở nên những nhân chứng của sự tha thứ của Người. Sự tha thứ thanh tẩy các tấm lòng và đổi mới các đời sống. Cám ơn các bạn.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa
Các bạn thân mến,
Hôm nay chúng ta chấm dứt các bài giáo lý về Lòng Thương Xót trong Cựu Ước và chúng ta cùng nhau suy niệm về Thánh Vịnh 51, có tên là “Miserere”. Đây là một kinh cầu xám hối, trong đó lời xin tha thứ của người cầu nguyện được thực hiện sau khi xưng tội, để được thanh tẩy bởi tình yêu của Chúa, người này trở nên một tạo vật mới, có khả năng vâng lời, với một tinh thần vững mạnh và một lời ngợi ca chân thành.
Tên “Miserere” của Thánh Vịnh theo truyền thống Do Thái xưa cổ đã đề cập đến vua Đa Vít và tội ngài đã phạm với Bétsabê, vợ của tướng Uria. Chúng ta đều biết rõ câu chuyện này. Vua Đa Vít, được Thiên Chúa sai cho lãnh đạo Dân Chúa và hướng dẫn họ trên con đường tuân theo Luật Thánh. Ông đã phản bội sứ mệnh này, sau khi phạm tội ngọai tình với Bétsabê, và đã giết hại chồng bà. Một tội lỗi kinh khủng! Tiên tri Nathan đã khơi bầy lỗi phạm của ông và giúp ông nhận biết tội của mình. Đó là lúc ông được hoà giải với Thiên Chúa, qua việc thú tội. Và lúc đó, Đa Vít đã trở nên khiêm nhu, đã trở thành cao cả!
Những ai cầu nguyện với Thánh Vịnh này cũng được mời gọi để có cùng những tâm tình thống hối và cậy trông nơi Chúa như Đa Vít khi ông tỉnh thức, và mặc dù ông là vua, ông đã hạ mình không sợ hãi việc thú tội và trình bầy sự đau khổ với Chúa, nhưng ông cũng tin chắc vào lòng thương xót của Chúa. Nhưng đây không phải là một tội nhẹ, hay một lời nói dối nhỏ, điều ông đã làm là ngọai tình và giết người!
Thánh Vịnh bắt đầu bằng những lời cầu khẩn này:
“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy.” (câu 3-4).
Lời cầu khẩn này được dâng lên Thiên Chúa xót thương để, khi được thúc đẩy bởi một tình yêu to tát của một người cha hay người mẹ, sẽ tỏ lòng xót thương, nghĩa là ban ơn phúc, bầy tỏ tình thương và thông cảm. Đây là một tiếng kêu khẩn cấp dâng lên Thiên Chúa vì chỉ có Người là có thể giải thoát khỏi tội lỗi. Những hình ảnh rất mềm mại này đã được xử dụng: Xin xoá bỏ, rửa sạch và thanh tẩy con.
Kinh cầu này biểu hiệu nhu cầu khẩn thiết của con người: điều duy nhất chúng ta thực sự cần đến trong cuộc đời là được tha thứ. Được giải thoát khỏi sự dữ và những hậu quả của sự chết. Tiếc thay, đời sống nhiều khi khiến chúng ta có cảm nghiệm về các trường hợp này: và trong các trường hợp này, trước hết, chúng ta phải trông cậy vào lòng thương xót Chúa. Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi chúng ta! “Lạy Cha, con không biết nói sao, con đã phạm nhiều tội to lớn, nhiều lắm!” Thiên Chúa cao cả hơn tất cả các tội lỗi chúng ta có thể mắc phạm. Chúng ta hãy đồng thanh nói như vậy được không? Hãy đồng thanh nói lên! Thiên Chúa cao cả hơn tất cả mọi tội lỗi chúng ta. Nào cùng nhau nói một lần nữa! Thiên Chúa cao cả hơn tất cả mọi tội lỗi chúng ta!
Trong tình yêu của Chúa là một biển cả chúng ta có thể chìm ngập mà không sợ bị chết đuối: đối với Chúa, tha thứ có nghĩa là ban cho chúng ta niềm tin rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Dù chúng ta có thể tự trách mình đến đâu. “Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội của chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự (1 Ga 3, 20)”, bởi Người cao cả hơn tội lỗi của chúng ta.
Theo ý nghĩa này, ai cầu nguyện với Thánh Vịnh này tìm kiếm sự tha thứ, phải xưng tội, nhưng khi nhận tội, người này tuyên xưng sự công chính và thánh thiện của Thiên Chúa. Hơn nữa, người ấy còn cầu xin lòng thương xót Chúa. Nhà Thánh Vịnh tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa, ngài nói rằng sự tha thứ của Chúa hiển nhiên là có hiệu quả, vì Thiên Chúa đã tạo nên những gì ngài nói. Chúa không che dấu tội lỗi, ngài tiêu diệt và xoá bỏ; Người còn xoá bỏ tận gốc rễ tội lỗi, không như tiệm nhuộm mầu khi chúng ta mang quần áo có vết dơ tới để được tẩy xoá. Không phải như vậy! Thiên Chúa thật sự xoá hết tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, xoá tất cả! Vì thế kẻ thống hối trở nên trong sạch, mọi vết nhơ đã bị tẩy xoá hết, và bây giờ trắng hơn tuyết trinh trong. Tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi. Đúng thế phải không? Nếu có ai trong các bạn cho rằng mình không có tội, xin hãy giơ tay lên… Không ai giơ tay! Vậy thì tất cả chúng ta đều có tội.
Với sự tha thứ, là kẻ có tội, chúng ta trở nên những tạo vật mới, tràn đầy Thánh Thần và niềm vui. Bây giờ, một thực tại mới khởi đầu cho chúng ta: một trái tim mới, một đời sống mới. Là kẻ có tội được tha, chúng ta đã lãnh nhân ơn thiêng, chúng ta còn có thể hướng dẫn người khác không phạm tội nữa. “Nhưng lạy Cha, con yếu đuối lắm, con cứ tiếp tục sa ngã, sa ngã hoài – Nhưng nếu con sa ngã, thì hãy trỗi dậy! Trỗi dậy đi!” Khi một đứa bé ngã, nó làm gì? Nó giơ tay cho bố hay mẹ nó đỡ nó lên. Chúng ta hãy cũng làm như vậy! Nếu bạn sa ngã vào vòng tội lỗi vì yếu đuối, hãy giơ tay lên: Chúa sẽ cầm lấy tay bạn và giúp bạn đứng lên. Chính đây là phẩm giá của sự tha thứ của Chúa! Phẩm giá của sự tha thứ của Chúa là để nâng chúng ta lên, là để giúp chúng ta luôn luôn đứng thẳng được, vì Chúa đã tạo dựng người nam và nữ để họ đứng thẳng.
Vịnh gia viết:
“Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy…Đường lối Ngài, con sẽ dậy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài” (câu 12.15).
Các bạn thân mến, sự tha thứ của Thiên Chúa là điều tất cả chúng ta đều cần thiết, và là dấu chỉ lớn lao nhất của lòng thương xót Người. Một ơn lành mà mọi người tội lỗi đã được tha thứ được mời gọi để chia sẻ với tất cả mọi người anh chị em mình gặp gỡ. Tất cả những ai Chúa đặt để bên cạnh chúng ta, các thành viên của gia đình, bạn bè, người cùng sở làm, các giáo dân… cũng như chúng ta, họ cần đến lòng thương xót của Chúa. Được tha thứ sung sướng biết bao, nhưng bạn cũng thế, nếu bạn muốn được tha thứ, hãy cũng tha thứ cho kẻ khác. Xin hãy tha thứ!
Chớ gì, qua sự cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ Xót Thương, Thiên Chúa sẽ giúp cho chúng ta trở nên những nhân chứng của sự tha thứ của Người. Sự tha thứ thanh tẩy các tấm lòng và đổi mới các đời sống. Cám ơn các bạn.
Đức Thánh Cha kêu gọi lạc quyên giúp Ucraina
G. Trần Đức Anh OP
19:48 04/04/2016
Tình hình dân chúng tại Ucraina ngày càng bi thảm khiến Đức Thánh Cha phải lên tiếng kêu gọi lạc quyên trong các nhà thờ ở Âu Châu vào Chúa Nhật 24-4 tới đây để cứu trợ.
Ngoài ra, một sứ điệp liên đới của Đức Thánh Cha cũng được Đức TGM Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina, mang đến và công bố trong thánh lễ Chúa Nhật phục sinh cử hành tại miền Donetsk ở mạn đông Ucraina.
Trong số những người cần được trợ giúp có 800 ngàn người sống dọc theo con đường phân chia khu vực do chính phủ Ucraina kiểm soát và 2 triệu 700 ngàn người trong những vùng ở ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Có nửa triệu người rất cần được trợ giúp về lương thực.
Nhu cầu trong lãnh vực y tế cũng rất lớn, nhất là các phụ nữ có thai và sinh con, trong khi nguy cơ lan tràn bệnh Sida và lao phổi rất trầm trọng, thiếu thuốc mê và insulin cho người bị bệnh tiểu đường. Nhiều cuộc giải phẫu được thực hiện mà không có thuốc mê.
1 triệu 300 ngàn người có nguy cơ không được nước trong lành để uống, trong khi khí đốt và điện thường bị cúp. 2 triệu 300 ngàn người thiếu thuốc men và săn sóc y tế. Có 200 ngàn trẻ em tị nạn trong những vùng ở Ucraina ngoài khu vực có xung đột.
Các tín hữu Công Giáo chiếm 10% dân số ở Cộng hòa Ucraina, và tuy là thiểu số bé nhỏ trong những vùng xung đột, họ có những cơ cấu hiệu năng và động viên để trợ giúp những người túng thiếu.
Đức Thánh Cha kêu gọi
Trưa Chúa Nhật 3-4-2016, vào cuối thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các dân tộc đang khao khát sự hòa giải và hòa bình hơn ai khác, nhất là những người đang chịu hậu quả của bạo lực ở Ucraina: những người ở lại trong những vùng bị xáo trộn vì các hành vi thù nghịch làm cho nhiều ngàn người chết và hơn 1 triệu người phải đi lánh nạn vì tình trạng trầm trọng kéo dài. Trong số những người bị liên hệ có những người già và trẻ em. Đức Thánh Cha nói:
“Ngoài việc liên lỷ nghĩ đến họ và tháp tùng họ bằng lời cầu nguyện, tôi cảm thấy cần quyết định cổ võ một sự trợ giúp nhân đạo cho họ. Với mục đích ấy, sẽ có một cuộc lạc quyên đặc biệt trong tất cả các nhà thờ Công Giáo ở Âu Châu Chúa Nhật 24-4 tới đây. Tôi mời gọi tất cả các tín hữu hiệp với sáng kiến này với sự đóng góp quảng đại. Cử chỉ bác ái này không những thoa dịu những đau khổ về vật chất, nhưng còn muốn bày tỏ sự gần gủi và liên đới của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Tôi nồng nhiệt cầu mong cử chỉ này có thể mau lẹ thăng tiến hòa bình và tôn trọng công pháp ở phần đất đã bị thử thách đau thương rất nhiều như thế”.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, là cơ quan bác ái của Đức Thánh Cha, sẽ phối hợp và quản lý ngân khoản lạc quyên được để giúp đỡ dân chúng và người tị nạn Ucraina.
Ngoài ra, một sứ điệp liên đới của Đức Thánh Cha cũng được Đức TGM Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina, mang đến và công bố trong thánh lễ Chúa Nhật phục sinh cử hành tại miền Donetsk ở mạn đông Ucraina.
Trong số những người cần được trợ giúp có 800 ngàn người sống dọc theo con đường phân chia khu vực do chính phủ Ucraina kiểm soát và 2 triệu 700 ngàn người trong những vùng ở ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Có nửa triệu người rất cần được trợ giúp về lương thực.
Nhu cầu trong lãnh vực y tế cũng rất lớn, nhất là các phụ nữ có thai và sinh con, trong khi nguy cơ lan tràn bệnh Sida và lao phổi rất trầm trọng, thiếu thuốc mê và insulin cho người bị bệnh tiểu đường. Nhiều cuộc giải phẫu được thực hiện mà không có thuốc mê.
1 triệu 300 ngàn người có nguy cơ không được nước trong lành để uống, trong khi khí đốt và điện thường bị cúp. 2 triệu 300 ngàn người thiếu thuốc men và săn sóc y tế. Có 200 ngàn trẻ em tị nạn trong những vùng ở Ucraina ngoài khu vực có xung đột.
Các tín hữu Công Giáo chiếm 10% dân số ở Cộng hòa Ucraina, và tuy là thiểu số bé nhỏ trong những vùng xung đột, họ có những cơ cấu hiệu năng và động viên để trợ giúp những người túng thiếu.
Đức Thánh Cha kêu gọi
Trưa Chúa Nhật 3-4-2016, vào cuối thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các dân tộc đang khao khát sự hòa giải và hòa bình hơn ai khác, nhất là những người đang chịu hậu quả của bạo lực ở Ucraina: những người ở lại trong những vùng bị xáo trộn vì các hành vi thù nghịch làm cho nhiều ngàn người chết và hơn 1 triệu người phải đi lánh nạn vì tình trạng trầm trọng kéo dài. Trong số những người bị liên hệ có những người già và trẻ em. Đức Thánh Cha nói:
“Ngoài việc liên lỷ nghĩ đến họ và tháp tùng họ bằng lời cầu nguyện, tôi cảm thấy cần quyết định cổ võ một sự trợ giúp nhân đạo cho họ. Với mục đích ấy, sẽ có một cuộc lạc quyên đặc biệt trong tất cả các nhà thờ Công Giáo ở Âu Châu Chúa Nhật 24-4 tới đây. Tôi mời gọi tất cả các tín hữu hiệp với sáng kiến này với sự đóng góp quảng đại. Cử chỉ bác ái này không những thoa dịu những đau khổ về vật chất, nhưng còn muốn bày tỏ sự gần gủi và liên đới của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Tôi nồng nhiệt cầu mong cử chỉ này có thể mau lẹ thăng tiến hòa bình và tôn trọng công pháp ở phần đất đã bị thử thách đau thương rất nhiều như thế”.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, là cơ quan bác ái của Đức Thánh Cha, sẽ phối hợp và quản lý ngân khoản lạc quyên được để giúp đỡ dân chúng và người tị nạn Ucraina.
Cuộc gặp gỡ giữa Hội Đồng Giám Mục Ấn và Bộ Ngoại Giao về số phận cha Tom Uzhunnalil
Đặng Tự Do
19:59 04/04/2016
Một quan chức chính phủ Ấn Độ đã bảo đảm với các giám mục Công Giáo Ấn là Cha Tom Uzhunnalil, một linh mục Ấn Độ bị bắt cóc tại Yemen vào ngày 04 tháng 3, vẫn còn sống.
Một phái đoàn từ Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã có cuộc gặp gỡ với Sushma Swaraj, bộ trưởng ngoại giao của Ấn, để thảo luận về mối quan tâm của các ngài cho số phận của Cha Uzhunnalil, “đặc biệt là bây giờ, khi những tin đồn khủng khiếp đang được lan truyền.” Vị bộ trưởng chính phủ “bảo đảm dứt khoát với phái đoàn rằng cha Tom Uzhunnalil đang được an toàn”. Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ấn cho biết như trên.
Ông Swaraj từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết nào về cuộc đàm phán giữa chính phủ Ấn Độ và những kẻ bắt giữ ngài. Tin đồn lưu hành tuần trước cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tiếp cận các quan chức Ấn Độ, tìm kiếm một khoản tiền chuộc lớn cho việc trả tự do cho vị giáo sĩ của dòng Salesian. Swaraj không bình luận gì về những tin đồn, nhưng cho biết nhiệm vụ của mình là làm việc để bảo đảm việc trả tự do cho Cha Uzhunnalil.
Một phái đoàn từ Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã có cuộc gặp gỡ với Sushma Swaraj, bộ trưởng ngoại giao của Ấn, để thảo luận về mối quan tâm của các ngài cho số phận của Cha Uzhunnalil, “đặc biệt là bây giờ, khi những tin đồn khủng khiếp đang được lan truyền.” Vị bộ trưởng chính phủ “bảo đảm dứt khoát với phái đoàn rằng cha Tom Uzhunnalil đang được an toàn”. Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ấn cho biết như trên.
Ông Swaraj từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết nào về cuộc đàm phán giữa chính phủ Ấn Độ và những kẻ bắt giữ ngài. Tin đồn lưu hành tuần trước cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tiếp cận các quan chức Ấn Độ, tìm kiếm một khoản tiền chuộc lớn cho việc trả tự do cho vị giáo sĩ của dòng Salesian. Swaraj không bình luận gì về những tin đồn, nhưng cho biết nhiệm vụ của mình là làm việc để bảo đảm việc trả tự do cho Cha Uzhunnalil.
Đức Phanxicô gặp người đứng đầu nhóm cực hữu duy truyền thống, Hội Piô X
Vũ Văn An
20:06 04/04/2016
Ngày 1 tháng Tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp giám mục Bernard Fellay, người đứng đầu nhóm cực hữu, tức Hội Thánh Piô X, để thảo luận “thân ái” về các viễn tượng hợp thức hóa nhóm duy truyền thống này.
Nhóm trên, vốn chống đối các giáo huấn của Công Đồng Vatican II về tự do tôn giáo và đại kết cũng như cực lực bênh vực việc cử hành Thánh Lễ theo qui định của Công Đồng Trent, đã ly khai với Tòa Thánh năm 1988, khi cố tổng giám mục Marcel Lefèbre truyền chức cho 4 giám mục mà không được sự chấp thuận của Tòa Thánh, do đó, bị tuyệt thông. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bãi bỏ hình phạt này năm 2009, nhưng các giáo phẩm và linh mục của Hội vẫn không được thi hành thừa tác vụ. Các cuộc thương thuyết nhằm hợp thức hóa nhóm này bị bế tắc năm 2012, nhưng các cuộc thảo luận không chính thức thì vẫn tiếp diễn.
Đức Phanxicô chưa bao giờ gặp gỡ giám mục Fellay, ngoại trừ chào hỏi qua loa. Trong một bản tuyên bố sau cuộc gặp gỡ lần này, Hội Thánh Piô X tường trình rằng: Đức Giáo Hoàng “đã muốn có cuộc gặp gỡ riêng tư và không chính thức, không có nghi thức của một cuộc yết kiến chính thức”. Ngài nói chuyện với giám mục Fellay trong khoảng 40 phút. Theo Hội, tư thế giáo luật của Hội Thánh Piô X “đã không được bàn bạc cách trực tiếp”, nhưng Đức Giáo Hoàng và giám mục Fellay đồng ý để các cuộc thương thảo tiếp tục “không vội vã”.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vài ngày trước cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, giám mục Fellay nói rằng ngài nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô lo lắng muốn giải quyết các vấn đề của Hội Thánh Piô X, vì Đức Giáo Hoàng đặc biệt quan tâm đối với “bất cứ điều gì bị đẩy qua bên lề”.
Ngày 2 tháng Tư, giám mục Fellay đã gặp Đức Tổng Giám Mục Guido Pozzo, thư ký Ủy Ban Ecclesia Dei để tiếp tục các cuộc thương thảo.
Theo Ines San Martin của tập san Crux, rất có thể Đức Phanxicô sẽ dành cho Hội cực hữu trên danh xưng “giám hạt tòng nhân” (personal prelature) theo giáo luật, có nghĩa đây không phải là một giáo phạn tòng thổ; danh xưng này hiện nay chỉ có tổ chức Opus Dei được hưởng.
Có lúc, dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, dường như một thỏa hiệp sắp sửa được công bố, nhưng sau đó, năm 2012, như trên đã nói, các cuộc thương thảo đã lâm vào ngõ bí.
Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra sáng kiến hòa giải bằng cách tuyên bố rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, người Công Giáo có thể đến xưng tội với các linh mục của nhóm cực hữu này và được ơn tha thứ, và Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận bí tích này thành sự.
Trong một lá thư liên quan tới nhượng bộ đặc biệt trên, Đức Phanxicô tỏ ý hy vọng rằng “trong một tương lai gần, các giải pháp có thể được tìm ra để phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn với các linh mục và bề trên của Hội”.
Năm 1995, Tòa Thánh ban hành một văn kiện nói rằng dù các linh mục của Hội Thánh Piô X được thụ phong thành sự, nhưng họ bị huyền chức (suspended) a divinis (khỏi các việc thánh) nghĩa là bị cấm không được thi hành các thừa tác vụ như bí tích giải tội, vì họ được thụ phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Ba năm ngoái, giám mục Fellay nói rằng các cuộc thảo luận để hợp thức hóa Hội vẫn đang tiếp diễn và được Đức Giáo Hoàng ủng hộ. Tuy nhiên, ngài cho hay: “không có chi vội vã cả, chắc chắn như thế”.
Vị giám mục trên cho trang mạng dici.org của Hội hay: Chúng ta có thực đang tiến lên phía trước hay không? Tôi nghĩ có. Tôi nghĩ có, nhưng chắc chắn một cách chậm chạp”.
Đức Bênêđíctô XVI đã đặt việc hòa giải với Hội này thành một ưu tiên qua việc nới lỏng việc cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, một cử hành được Hội hết lòng cổ vũ, và bãi bỏ vạ tuyệt thông đối với 4 giám mục được tấn phong sau cuộc ly khai chính thức.
Giám mục Fellay dường như không mấy lạc quan khi nghe tin Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng. Theo Catholic Family News, hồi tháng Mười năm 2013, ngài từng phát biểu: “khi chúng tôi thấy việc đang xẩy ra hiện nay [dưới triều Đức Phanxicô], chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa, chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa, chúng tôi đã được gìn giữ khỏi bất cứ thỏa hiệp nào từ năm ngoái”.
Tuy nhiên, theo Ann Schneible của CNA, dưới triều Đức Phanxicô, các cuộc thương thảo với Hội đã được tái diễn năm 2014. Từ đó, một vài động thái cho thấy đã có sự ấm áp trở lại giữa Tòa Thánh và Hội. Năm 2015, Tòa Thánh đã cử một vị Hồng Y và ba giám mục tới thăm các chủng viện của Hội để làm quen với Hội và để thảo luận các vấn đề tín lý và thần học trong một bầu khí ít trịnh trọng hơn. Và nhất là sáng kiến của Đức Phanxicô trong Năm Thánh Thương Xót như trên đã nói.
Theo Joshua McElwee của National Catholic Reporter, hiện nay, Giám Mục Fellay đặt nhiều hy vọng nơi Đức Phanxicô. Ngài tuyên bố: “điều rõ ràng là Đức Giáo Ho1àng Phanxicô muốn chúng tôi sống và sống còn. Ngài còn nói với bất cứ ai muốn lắng nghe rằng ngài không bao giờ gây bất cứ tai hại nào cho Hội”.
Tuy nhiên, vị giám mục trên vẫn muốn có được “một định nghĩa rõ ràng cho hạn từ ‘hiệp thông trọn vẹn’”. Vì hiện nay, ngoài ân ban đặc biệt nhân Năm Thánh Thương Xót ra, các linh mục của Hội vẫn chưa được thi hành thừa tác vụ bình thường của chức linh mục thụ phong.
Nhóm trên, vốn chống đối các giáo huấn của Công Đồng Vatican II về tự do tôn giáo và đại kết cũng như cực lực bênh vực việc cử hành Thánh Lễ theo qui định của Công Đồng Trent, đã ly khai với Tòa Thánh năm 1988, khi cố tổng giám mục Marcel Lefèbre truyền chức cho 4 giám mục mà không được sự chấp thuận của Tòa Thánh, do đó, bị tuyệt thông. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bãi bỏ hình phạt này năm 2009, nhưng các giáo phẩm và linh mục của Hội vẫn không được thi hành thừa tác vụ. Các cuộc thương thuyết nhằm hợp thức hóa nhóm này bị bế tắc năm 2012, nhưng các cuộc thảo luận không chính thức thì vẫn tiếp diễn.
Đức Phanxicô chưa bao giờ gặp gỡ giám mục Fellay, ngoại trừ chào hỏi qua loa. Trong một bản tuyên bố sau cuộc gặp gỡ lần này, Hội Thánh Piô X tường trình rằng: Đức Giáo Hoàng “đã muốn có cuộc gặp gỡ riêng tư và không chính thức, không có nghi thức của một cuộc yết kiến chính thức”. Ngài nói chuyện với giám mục Fellay trong khoảng 40 phút. Theo Hội, tư thế giáo luật của Hội Thánh Piô X “đã không được bàn bạc cách trực tiếp”, nhưng Đức Giáo Hoàng và giám mục Fellay đồng ý để các cuộc thương thảo tiếp tục “không vội vã”.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vài ngày trước cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, giám mục Fellay nói rằng ngài nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô lo lắng muốn giải quyết các vấn đề của Hội Thánh Piô X, vì Đức Giáo Hoàng đặc biệt quan tâm đối với “bất cứ điều gì bị đẩy qua bên lề”.
Ngày 2 tháng Tư, giám mục Fellay đã gặp Đức Tổng Giám Mục Guido Pozzo, thư ký Ủy Ban Ecclesia Dei để tiếp tục các cuộc thương thảo.
Theo Ines San Martin của tập san Crux, rất có thể Đức Phanxicô sẽ dành cho Hội cực hữu trên danh xưng “giám hạt tòng nhân” (personal prelature) theo giáo luật, có nghĩa đây không phải là một giáo phạn tòng thổ; danh xưng này hiện nay chỉ có tổ chức Opus Dei được hưởng.
Có lúc, dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, dường như một thỏa hiệp sắp sửa được công bố, nhưng sau đó, năm 2012, như trên đã nói, các cuộc thương thảo đã lâm vào ngõ bí.
Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra sáng kiến hòa giải bằng cách tuyên bố rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, người Công Giáo có thể đến xưng tội với các linh mục của nhóm cực hữu này và được ơn tha thứ, và Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận bí tích này thành sự.
Trong một lá thư liên quan tới nhượng bộ đặc biệt trên, Đức Phanxicô tỏ ý hy vọng rằng “trong một tương lai gần, các giải pháp có thể được tìm ra để phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn với các linh mục và bề trên của Hội”.
Năm 1995, Tòa Thánh ban hành một văn kiện nói rằng dù các linh mục của Hội Thánh Piô X được thụ phong thành sự, nhưng họ bị huyền chức (suspended) a divinis (khỏi các việc thánh) nghĩa là bị cấm không được thi hành các thừa tác vụ như bí tích giải tội, vì họ được thụ phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Ba năm ngoái, giám mục Fellay nói rằng các cuộc thảo luận để hợp thức hóa Hội vẫn đang tiếp diễn và được Đức Giáo Hoàng ủng hộ. Tuy nhiên, ngài cho hay: “không có chi vội vã cả, chắc chắn như thế”.
Vị giám mục trên cho trang mạng dici.org của Hội hay: Chúng ta có thực đang tiến lên phía trước hay không? Tôi nghĩ có. Tôi nghĩ có, nhưng chắc chắn một cách chậm chạp”.
Đức Bênêđíctô XVI đã đặt việc hòa giải với Hội này thành một ưu tiên qua việc nới lỏng việc cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, một cử hành được Hội hết lòng cổ vũ, và bãi bỏ vạ tuyệt thông đối với 4 giám mục được tấn phong sau cuộc ly khai chính thức.
Giám mục Fellay dường như không mấy lạc quan khi nghe tin Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng. Theo Catholic Family News, hồi tháng Mười năm 2013, ngài từng phát biểu: “khi chúng tôi thấy việc đang xẩy ra hiện nay [dưới triều Đức Phanxicô], chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa, chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa, chúng tôi đã được gìn giữ khỏi bất cứ thỏa hiệp nào từ năm ngoái”.
Tuy nhiên, theo Ann Schneible của CNA, dưới triều Đức Phanxicô, các cuộc thương thảo với Hội đã được tái diễn năm 2014. Từ đó, một vài động thái cho thấy đã có sự ấm áp trở lại giữa Tòa Thánh và Hội. Năm 2015, Tòa Thánh đã cử một vị Hồng Y và ba giám mục tới thăm các chủng viện của Hội để làm quen với Hội và để thảo luận các vấn đề tín lý và thần học trong một bầu khí ít trịnh trọng hơn. Và nhất là sáng kiến của Đức Phanxicô trong Năm Thánh Thương Xót như trên đã nói.
Theo Joshua McElwee của National Catholic Reporter, hiện nay, Giám Mục Fellay đặt nhiều hy vọng nơi Đức Phanxicô. Ngài tuyên bố: “điều rõ ràng là Đức Giáo Ho1àng Phanxicô muốn chúng tôi sống và sống còn. Ngài còn nói với bất cứ ai muốn lắng nghe rằng ngài không bao giờ gây bất cứ tai hại nào cho Hội”.
Tuy nhiên, vị giám mục trên vẫn muốn có được “một định nghĩa rõ ràng cho hạn từ ‘hiệp thông trọn vẹn’”. Vì hiện nay, ngoài ân ban đặc biệt nhân Năm Thánh Thương Xót ra, các linh mục của Hội vẫn chưa được thi hành thừa tác vụ bình thường của chức linh mục thụ phong.
Chiếc tàu đầu tiên của di dân bị trục xuất đến Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
21:28 04/04/2016
Bất chấp những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và những người tranh đấu cho quyền tị nạn tại Âu Châu, sáng thứ Hai 4 tháng 4, một chiếc thuyền đã xuất hiện trên đường chân trời ở Thổ Nhĩ Kỳ từ hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Trên tàu là nhóm đầu tiên những người di cư và tị nạn bị trả lại theo một sau thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu có hiệu quả từ thứ Hai 4 Tháng 4.
Khoảng 130 người nhập cư bị tống lên xe bus tại Hy Lạp vào lúc tảng sáng, nơi họ bị đưa lên hai con tàu để buộc quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo kế hoạch, Ankara sẽ nhận lại tất cả những người di cư và tị nạn, trong đó có cả người Syria, đã vào Hy Lạp trái phép sau ngày 20 tháng 3. Những người di cư bị trục xuất hôm thứ Hai chủ yếu đến từ Bangladesh và Pakistan, và chưa kịp nộp đơn xin tị nạn.
Ewa Moncure là người phát ngôn cho cơ quan biên giới Liên Hiệp Âu Châu gọi tắt là Frontex nói: “Các thủ tục đã diễn ra rất thanh thản, không có xô xát, mọi thứ đều rất có trật tự. Những người di cư đã được đưa lên xe buýt, và được đưa đến các bến cảng.”
Đáp lại việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư và tị nạn, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thưởng cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều tiền hơn, và cho phép công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực nhập cảnh khi du lịch Âu Châu, và hứa sẽ nhận hàng ngàn người Syria vào Liên Hiệp Âu Châu.
Làn sóng không kiểm soát được những người chạy trốn chiến tranh đã mang vào Âu Châu hơn một triệu người qua ngã Hy Lạp vào năm 2015.
Tuy nhiên, thành công của kế hoạch trục xuất này vẫn bấp bênh như thường. Ngay khi những người bị trục xuất đầu tiên bị đưa lên tàu quay lại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Hai 4/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang vất vả ngăn chặn hàng trăm người đang cố gắng để vượt biển sang Lesbos.
Khoảng 130 người nhập cư bị tống lên xe bus tại Hy Lạp vào lúc tảng sáng, nơi họ bị đưa lên hai con tàu để buộc quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo kế hoạch, Ankara sẽ nhận lại tất cả những người di cư và tị nạn, trong đó có cả người Syria, đã vào Hy Lạp trái phép sau ngày 20 tháng 3. Những người di cư bị trục xuất hôm thứ Hai chủ yếu đến từ Bangladesh và Pakistan, và chưa kịp nộp đơn xin tị nạn.
Ewa Moncure là người phát ngôn cho cơ quan biên giới Liên Hiệp Âu Châu gọi tắt là Frontex nói: “Các thủ tục đã diễn ra rất thanh thản, không có xô xát, mọi thứ đều rất có trật tự. Những người di cư đã được đưa lên xe buýt, và được đưa đến các bến cảng.”
Đáp lại việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư và tị nạn, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thưởng cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều tiền hơn, và cho phép công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực nhập cảnh khi du lịch Âu Châu, và hứa sẽ nhận hàng ngàn người Syria vào Liên Hiệp Âu Châu.
Làn sóng không kiểm soát được những người chạy trốn chiến tranh đã mang vào Âu Châu hơn một triệu người qua ngã Hy Lạp vào năm 2015.
Tuy nhiên, thành công của kế hoạch trục xuất này vẫn bấp bênh như thường. Ngay khi những người bị trục xuất đầu tiên bị đưa lên tàu quay lại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Hai 4/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang vất vả ngăn chặn hàng trăm người đang cố gắng để vượt biển sang Lesbos.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Bình Sàigòn: Đại lễ lòng Chúa Thương Xót
Martino Lê Hoàng Vũ
09:16 04/04/2016
Giáo xứ Phú Bình: Đại lễ lòng Chúa Thương Xót
Chiều CN ngày 3.4.2016, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn đã hiệp dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ hai Phục sinh, kính Lòng Chúa Thương Xót.Trong thánh lễ vào lúc 17 giờ, phần Phụng vụ thánh ca do ca đoàn Thomas phụ trách cùng với ca đoàn Giáo Lý Nhà thờ Chánh tòa Sài gòn.
Xem Hình
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn nói đến khung cảnh buổi chiểu ngày Chúa Giêsu Phục sinh.Ngài trao ban bình an và ơn tha thứ cho các môn đệ.Vì thế, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu và kêu xin “ Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”
Thánh lễ diễn ra với hai ca đoàn sử dụng bộ lễ Latinh
Kế đó, trong bài chia sẻ,cha chánh xứ nói đến ý nghĩa lễ Lòng Chúa thương xót.Ngày 30.4.2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong hiển thánh cho nữ tu Faustina Kowalsk, người Ba Lan, vị nữ tu này đã phổ biến Lòng Chúa thương xót.Đồng thời, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng chọn Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày lễ kính lòng thương xót của Chúa.Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại chọn năm 2016 là Năm Thánh ngoại thường về Lòng Chúa thương xót.
Với câu chuyện Tin Mừng, Đức Giêsu Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ nơi căn phòng đóng kín cửa.Các ông sợ hãi, bỏ chạy và cứng tin, nhưng Đức Giêsu hiện ra vẫn trao ban bình an,và ơn tha thứ cho họ.Tôma đòi hỏi được thấy tận tay vết thương nơi cạnh sườn Thấy Giêsu.Như vậy,chỉ có lòng thương xót mới vượt qua tất cả các giới hạn và tội lỗi của con người.Chúa Giêsu mang trong thân mình những thương tích trong cuộc thương khó.Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những người mẹ, người vợ đau khổ vì chồng vì còn cũng đang bị những thương tích bầm dập.Lòng Thương Xót của Chúa,nước và máu tuôn chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu trên thánh giá là mở ra tình thương vô biên của Thiên Chúa.Qua những vết thương Chúa Giêsu tỏ bày Lòng Thương Xót của Ngài cho chúng ta.Đó là hình ảnh bức chân dung Lòng Chúa thương xót, mà Chúa Giêsu hiện ra cho thánh nữ Faustina vào năm 1937.Bức hình quen thuộc với chúng ta,trong đó Chúa Giêsu với bàn tay phải đưa ra như ban phép lành cho nhân loại và bàn tay trái chỉ vào con tim của mình.Từ nơi đó cũng có hai nguồn ánh sáng,màu trắng và màu đò, tượng trưng nước và máu trong com tim của Ngài đang mở ra để chiếu sáng cho nhân loại, Dòng sáng màu trắng chính là bí tích Thánh Tẩy để biến đổi chúng ta thành con người mới.Tia sáng màu đỏ chính là bí tích Thánh Thể, Ngài tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ cho chúng ta.
Cụ thể trong cuộc sống hôm nay, thế giới chúng ta đầy những thương tích.Giáo Hội, mỗi người tín hữu phải có khả năng chữa lành những thương tích.Thương tích đó là giữa con người với nhau luôn có những gian dối,lọc lừa,đặt tiền bạc là trên hết chứ không đặt tình yêu thương làm quan trọng.Khi vợ chồng không còn chung thủy với lời cam kết hôn nhân.Giáo Hội đang tiếp tục sứ mạng chữa lành những thương tích của nhân loại,Chúng ta phải cảm nhận Lòng thương xót của Thiên Chúa,để mang lấy một thái độ mới,yêu thương,quảng đại,tha thứ và trao ban niềm vui, bình an cho người khác,xóa bỏ những sợ hãi,nghi ngờ nhau.
Phần hiệp lễ,ca đoàn Nhà thờ Đức Bà đã trình diễn bài thánh ca năm thánh Lòng Thương Xót “Misericordes sicut Pater” và bài hát Alleluia.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ Phú Bình cám ơn ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn.Cha mong ước rằng qua cuộc giao lưu gặp gỡ này,ca đoàn Thomas sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hơn và cùng nhau dâng lời tạ ơn Chúa trong từng lời ca tiếng hát, nhờ đó thánh lễ luôn sốt sắng trong tâm tình cầu nguyện.
Thánh lễ kết thúc với phép lành toàn xá trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Vì ngày đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót,Đức Tổng GM Phaolô Bùi Văn Đọc cho phép ban ơn toàn xá cho giáo dân tại các nhà thờ trong giáo phận Sài Gòn.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót.Xin cho chúng con biết trở thành chứng nhân của LTX Chúa khi biết xoa dịu những vết thương của nhân loại, đó là những đau khổ bệnh tật, cho những người đang bị loại trừ vì nghèo đó thiếu thốn, để họ nhận ra Lòng Chúa thương xót.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều CN ngày 3.4.2016, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn đã hiệp dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ hai Phục sinh, kính Lòng Chúa Thương Xót.Trong thánh lễ vào lúc 17 giờ, phần Phụng vụ thánh ca do ca đoàn Thomas phụ trách cùng với ca đoàn Giáo Lý Nhà thờ Chánh tòa Sài gòn.
Xem Hình
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn nói đến khung cảnh buổi chiểu ngày Chúa Giêsu Phục sinh.Ngài trao ban bình an và ơn tha thứ cho các môn đệ.Vì thế, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu và kêu xin “ Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”
Thánh lễ diễn ra với hai ca đoàn sử dụng bộ lễ Latinh
Kế đó, trong bài chia sẻ,cha chánh xứ nói đến ý nghĩa lễ Lòng Chúa thương xót.Ngày 30.4.2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong hiển thánh cho nữ tu Faustina Kowalsk, người Ba Lan, vị nữ tu này đã phổ biến Lòng Chúa thương xót.Đồng thời, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng chọn Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày lễ kính lòng thương xót của Chúa.Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại chọn năm 2016 là Năm Thánh ngoại thường về Lòng Chúa thương xót.
Với câu chuyện Tin Mừng, Đức Giêsu Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ nơi căn phòng đóng kín cửa.Các ông sợ hãi, bỏ chạy và cứng tin, nhưng Đức Giêsu hiện ra vẫn trao ban bình an,và ơn tha thứ cho họ.Tôma đòi hỏi được thấy tận tay vết thương nơi cạnh sườn Thấy Giêsu.Như vậy,chỉ có lòng thương xót mới vượt qua tất cả các giới hạn và tội lỗi của con người.Chúa Giêsu mang trong thân mình những thương tích trong cuộc thương khó.Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những người mẹ, người vợ đau khổ vì chồng vì còn cũng đang bị những thương tích bầm dập.Lòng Thương Xót của Chúa,nước và máu tuôn chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu trên thánh giá là mở ra tình thương vô biên của Thiên Chúa.Qua những vết thương Chúa Giêsu tỏ bày Lòng Thương Xót của Ngài cho chúng ta.Đó là hình ảnh bức chân dung Lòng Chúa thương xót, mà Chúa Giêsu hiện ra cho thánh nữ Faustina vào năm 1937.Bức hình quen thuộc với chúng ta,trong đó Chúa Giêsu với bàn tay phải đưa ra như ban phép lành cho nhân loại và bàn tay trái chỉ vào con tim của mình.Từ nơi đó cũng có hai nguồn ánh sáng,màu trắng và màu đò, tượng trưng nước và máu trong com tim của Ngài đang mở ra để chiếu sáng cho nhân loại, Dòng sáng màu trắng chính là bí tích Thánh Tẩy để biến đổi chúng ta thành con người mới.Tia sáng màu đỏ chính là bí tích Thánh Thể, Ngài tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ cho chúng ta.
Cụ thể trong cuộc sống hôm nay, thế giới chúng ta đầy những thương tích.Giáo Hội, mỗi người tín hữu phải có khả năng chữa lành những thương tích.Thương tích đó là giữa con người với nhau luôn có những gian dối,lọc lừa,đặt tiền bạc là trên hết chứ không đặt tình yêu thương làm quan trọng.Khi vợ chồng không còn chung thủy với lời cam kết hôn nhân.Giáo Hội đang tiếp tục sứ mạng chữa lành những thương tích của nhân loại,Chúng ta phải cảm nhận Lòng thương xót của Thiên Chúa,để mang lấy một thái độ mới,yêu thương,quảng đại,tha thứ và trao ban niềm vui, bình an cho người khác,xóa bỏ những sợ hãi,nghi ngờ nhau.
Phần hiệp lễ,ca đoàn Nhà thờ Đức Bà đã trình diễn bài thánh ca năm thánh Lòng Thương Xót “Misericordes sicut Pater” và bài hát Alleluia.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ Phú Bình cám ơn ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn.Cha mong ước rằng qua cuộc giao lưu gặp gỡ này,ca đoàn Thomas sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hơn và cùng nhau dâng lời tạ ơn Chúa trong từng lời ca tiếng hát, nhờ đó thánh lễ luôn sốt sắng trong tâm tình cầu nguyện.
Thánh lễ kết thúc với phép lành toàn xá trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Vì ngày đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót,Đức Tổng GM Phaolô Bùi Văn Đọc cho phép ban ơn toàn xá cho giáo dân tại các nhà thờ trong giáo phận Sài Gòn.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót.Xin cho chúng con biết trở thành chứng nhân của LTX Chúa khi biết xoa dịu những vết thương của nhân loại, đó là những đau khổ bệnh tật, cho những người đang bị loại trừ vì nghèo đó thiếu thốn, để họ nhận ra Lòng Chúa thương xót.
Martino Lê Hoàng Vũ
Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và Tạ Ơn Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
09:24 04/04/2016
Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và Tạ Ơn Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Chiều Chúa Nhật Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót ( 3. 4. 2016 ), tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, tất cả các Giáo xứ trong toàn Giáo phận hành hương về nhà thờ Mẹ ( Chính Tòa ) trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Cộng đoàn Lòng Thương Xót mừng bổn mạng và đọc kinh chung trong nhà thờ 30 phút, trước khi cùng cộng đoàn Giáo phận tham dự Thánh lễ do Đức Cha Giuse Giám Quản Chủ tế lúc 17 giờ.
Xem Hình
Hôm nay một ngày thật đặc biệt, nhìn qua Cửa Thánh vào trong lòng nhà thờ rực sáng, tượng trưng Chúa Ki-tô tử nạn và Phục Sinh, từ cạnh sườn Chúa mở ra lòng thương xót, mỗi người đi vào cung Lòng Chúa Thương Xót và thể hiện lòng thương xót với nhau. Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và cộng đoàn Giáo phận cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Ngài đã yêu thương nâng đỡ Đức Cha trong Tác vụ Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng 10 năm, trước khi Đức Cha nhận Giáo vụ tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao bằng. Đồng thời mỗi người nhìn lại những thiếu sót lỗi lầm, để xứng đáng lãnh nhận trọn vẹn Lòng Chúa Thương Xót trong ngày hành hương.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha minh chứng cái chết của Đức Ki-tô là đỉnh cao tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Chúng ta tin vào tình yêu Chúa bị đóng đinh vì chúng ta, chúng ta mới cảm nhận sâu xa Lòng Thương Xót Chúa. Giáo Hội tôn vinh lòng thương xót, không để làm Thiên Chúa nổi bật, nhưng giúp mỗi người tin vào lòng thương xót Đấng Phục sinh, Đức Ki-tô như thế nào, chúng ta cũng được như vậy. Chúng ta tin, chúng ta cũng được mời gọi “ lên đường” loan báo Tin Mừng, loan tin Tình Yêu Lòng Thương Xót Chúa cho anh em, bằng chính đời sống của mình, trong môi trường mình đang sống, đang làm việc. Chúng ta thật sự phục sinh với Đức Ki-tô qua Phép Rửa Tội, và với đời sống bình an, nhân từ, như ánh mắt nhân từ của Thiên Chúa …. Giúp biến đổi phận người tội lỗi nên tốt hơn. Chúng ta cần canh tân đổi mới, từ bỏ đố kị, ghen ghét, hận thù … nhiệt thành trong Sứ vụ hằng ngày, như vây chúng ta mới minh chứng Lòng Thương Xót Chúa cho anh em xung quanh.
Cuối Thánh lễ, Cha An-tôn Trần Văn Trường Đại diện cộng đoàn cám ơn Đức Cha vì bao hy sinh cho Giáo phận, nhiều sự kiện trọng đại trong Giáo phận đạt kết quả tốt như: Giáo phận kỷ niệm 50 năm thành lập và 400 năm Giáo Hội Việt Nam đón nhận hạt giống Tin Mừng; Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Cha PM Phạm ngọc Chi, Quỹ Giáo dục Phạm Ngọc Chi; Làm “ sống lại “ Vị Tử Đạo tiên khởi An-rê Phú Yên…. Và Giáo phận Đà Nẵng phát triển và trưởng thành hơn mọi mặt. Cha dùng hình ảnh của Giuse trong Cựu Ước, từ bất hạnh, khó khăn, thậm chí bị tù đày, để sau đó cứu dân Israel. Cha đã nói lên tâm tư của cộng đoàn, với lòng biết ơn Vị Cha chung thật gần gũi với mọi người.
Đáp từ, Đức Cha đã đọc lại lời cám ơn trong ngày tấn phong Giám Mục 4. 8. 2006. Ngài gói ghém bao tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ và Thánh cả Giuse, cám ơn Giáo Hội, quê hương và mọi người đã đồng hành cách này hay cách khác trong tác vụ của Ngài. Ngài tỏ lòng yêu mến mọi người, trong tình yêu Thiên Chúa, Ngài trở thành người của mọi người, để phục vụ mọi người, bức tâm thư thật xúc động vẫn còn nguyên giá trị và như mới hôm nay. Ngài khẳng định là người con của Giáo phận, trong Giáo vụ tại Giáo Phận Lạng Sơn- Cao bằng, Ngài vẫn dõi theo bao buồn vui, thăng tiến của Giáo phận Đà Nẵng, và chắc chắn Ngài sẽ trở về dâng Thánh lễ trong các dịp Lễ của Giáo phận.
Những tràng pháo tay của cộng đoàn vang lên, khi nghe Đức Cha thuật lại lời động viên của Bà Cố của Đức Cha ( đã 96 tuổi): “ các Cố Tây từ Châu Âu qua Việt Nam truyền Giáo, rồi chết ở đây, còn “Ông” đi ra Lạng Sơn, nhằm nhò gì? “, pháo tay của cộng đoàn cùng Bà Cố động viên và chia sẻ trong Sứ vụ mới của Đức Cha tại Giáo phận truyền Giáo rộng lớn phía cực bắc Tổ Quốc. Thật cao quí, Đức Cha mang tâm tình đáp nghĩa các Đức Giám Mục, nhiều Linh Mục Tu Sĩ và đông đảo Giáo dân Miền bắc vào Nam, hình thành nhiều Giáo xứ và Giáo phận tại miền nam. Ngài đi ra miền bắc, như một phần trả ơn, góp phần xây dựng Giáo Hội tại miền bắc.
Trong tấm ảnh Đức Cha gởi tặng mọi người, Ngài minh định Sứ vụ mới:
Đi ra vùng ngoại biên
Tin vui khắp mọi miền
Năm Thánh lòng Thương Xót
Nguyện nhiệt thành trung kiên
Trước lúc kết lời, Đức Cha mời gọi cộng đoàn: yêu mến Đức Mẹ, và góp tay xây dựng Đền Đức Mẹ La Vang; và Ngài động viên nhắc nhở cộng đoàn, trong tình hiệp thông, xây dựng Giáo phận, hằng năm giúp ngân quỹ cho Giáo phận trong dịp Tết, để Giáo phận có kinh phí làm công tác mục vụ được thuận lợi.
Vũ khúc tạ ơn, bài ca: Linh Hồn Tôi Tung Hô Chúa, lời thân thưa của Đức Maria với Sứ Thần, như lời và tâm tình tạ ơn của cộng đoàn giáo phận, tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Giáo Hội, Quê Hương … và tạ ơn nhau đã kết thúc Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và tạm biệt chia tay Đức Cha thật xúc động.
Vừa rời lễ đài, đoàn con đông đảo vây quanh Đức Cha, tình cảm yêu mến, luyến thương của đoàn con Giáo phận với Cha hiền như muốn kéo dài mãi đến vô tận.
Toma Trương Văn Ân
Chiều Chúa Nhật Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót ( 3. 4. 2016 ), tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, tất cả các Giáo xứ trong toàn Giáo phận hành hương về nhà thờ Mẹ ( Chính Tòa ) trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Cộng đoàn Lòng Thương Xót mừng bổn mạng và đọc kinh chung trong nhà thờ 30 phút, trước khi cùng cộng đoàn Giáo phận tham dự Thánh lễ do Đức Cha Giuse Giám Quản Chủ tế lúc 17 giờ.
Xem Hình
Hôm nay một ngày thật đặc biệt, nhìn qua Cửa Thánh vào trong lòng nhà thờ rực sáng, tượng trưng Chúa Ki-tô tử nạn và Phục Sinh, từ cạnh sườn Chúa mở ra lòng thương xót, mỗi người đi vào cung Lòng Chúa Thương Xót và thể hiện lòng thương xót với nhau. Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và cộng đoàn Giáo phận cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Ngài đã yêu thương nâng đỡ Đức Cha trong Tác vụ Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng 10 năm, trước khi Đức Cha nhận Giáo vụ tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao bằng. Đồng thời mỗi người nhìn lại những thiếu sót lỗi lầm, để xứng đáng lãnh nhận trọn vẹn Lòng Chúa Thương Xót trong ngày hành hương.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha minh chứng cái chết của Đức Ki-tô là đỉnh cao tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Chúng ta tin vào tình yêu Chúa bị đóng đinh vì chúng ta, chúng ta mới cảm nhận sâu xa Lòng Thương Xót Chúa. Giáo Hội tôn vinh lòng thương xót, không để làm Thiên Chúa nổi bật, nhưng giúp mỗi người tin vào lòng thương xót Đấng Phục sinh, Đức Ki-tô như thế nào, chúng ta cũng được như vậy. Chúng ta tin, chúng ta cũng được mời gọi “ lên đường” loan báo Tin Mừng, loan tin Tình Yêu Lòng Thương Xót Chúa cho anh em, bằng chính đời sống của mình, trong môi trường mình đang sống, đang làm việc. Chúng ta thật sự phục sinh với Đức Ki-tô qua Phép Rửa Tội, và với đời sống bình an, nhân từ, như ánh mắt nhân từ của Thiên Chúa …. Giúp biến đổi phận người tội lỗi nên tốt hơn. Chúng ta cần canh tân đổi mới, từ bỏ đố kị, ghen ghét, hận thù … nhiệt thành trong Sứ vụ hằng ngày, như vây chúng ta mới minh chứng Lòng Thương Xót Chúa cho anh em xung quanh.
Cuối Thánh lễ, Cha An-tôn Trần Văn Trường Đại diện cộng đoàn cám ơn Đức Cha vì bao hy sinh cho Giáo phận, nhiều sự kiện trọng đại trong Giáo phận đạt kết quả tốt như: Giáo phận kỷ niệm 50 năm thành lập và 400 năm Giáo Hội Việt Nam đón nhận hạt giống Tin Mừng; Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Cha PM Phạm ngọc Chi, Quỹ Giáo dục Phạm Ngọc Chi; Làm “ sống lại “ Vị Tử Đạo tiên khởi An-rê Phú Yên…. Và Giáo phận Đà Nẵng phát triển và trưởng thành hơn mọi mặt. Cha dùng hình ảnh của Giuse trong Cựu Ước, từ bất hạnh, khó khăn, thậm chí bị tù đày, để sau đó cứu dân Israel. Cha đã nói lên tâm tư của cộng đoàn, với lòng biết ơn Vị Cha chung thật gần gũi với mọi người.
Đáp từ, Đức Cha đã đọc lại lời cám ơn trong ngày tấn phong Giám Mục 4. 8. 2006. Ngài gói ghém bao tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ và Thánh cả Giuse, cám ơn Giáo Hội, quê hương và mọi người đã đồng hành cách này hay cách khác trong tác vụ của Ngài. Ngài tỏ lòng yêu mến mọi người, trong tình yêu Thiên Chúa, Ngài trở thành người của mọi người, để phục vụ mọi người, bức tâm thư thật xúc động vẫn còn nguyên giá trị và như mới hôm nay. Ngài khẳng định là người con của Giáo phận, trong Giáo vụ tại Giáo Phận Lạng Sơn- Cao bằng, Ngài vẫn dõi theo bao buồn vui, thăng tiến của Giáo phận Đà Nẵng, và chắc chắn Ngài sẽ trở về dâng Thánh lễ trong các dịp Lễ của Giáo phận.
Những tràng pháo tay của cộng đoàn vang lên, khi nghe Đức Cha thuật lại lời động viên của Bà Cố của Đức Cha ( đã 96 tuổi): “ các Cố Tây từ Châu Âu qua Việt Nam truyền Giáo, rồi chết ở đây, còn “Ông” đi ra Lạng Sơn, nhằm nhò gì? “, pháo tay của cộng đoàn cùng Bà Cố động viên và chia sẻ trong Sứ vụ mới của Đức Cha tại Giáo phận truyền Giáo rộng lớn phía cực bắc Tổ Quốc. Thật cao quí, Đức Cha mang tâm tình đáp nghĩa các Đức Giám Mục, nhiều Linh Mục Tu Sĩ và đông đảo Giáo dân Miền bắc vào Nam, hình thành nhiều Giáo xứ và Giáo phận tại miền nam. Ngài đi ra miền bắc, như một phần trả ơn, góp phần xây dựng Giáo Hội tại miền bắc.
Trong tấm ảnh Đức Cha gởi tặng mọi người, Ngài minh định Sứ vụ mới:
Đi ra vùng ngoại biên
Tin vui khắp mọi miền
Năm Thánh lòng Thương Xót
Nguyện nhiệt thành trung kiên
Trước lúc kết lời, Đức Cha mời gọi cộng đoàn: yêu mến Đức Mẹ, và góp tay xây dựng Đền Đức Mẹ La Vang; và Ngài động viên nhắc nhở cộng đoàn, trong tình hiệp thông, xây dựng Giáo phận, hằng năm giúp ngân quỹ cho Giáo phận trong dịp Tết, để Giáo phận có kinh phí làm công tác mục vụ được thuận lợi.
Vũ khúc tạ ơn, bài ca: Linh Hồn Tôi Tung Hô Chúa, lời thân thưa của Đức Maria với Sứ Thần, như lời và tâm tình tạ ơn của cộng đoàn giáo phận, tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Giáo Hội, Quê Hương … và tạ ơn nhau đã kết thúc Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và tạm biệt chia tay Đức Cha thật xúc động.
Vừa rời lễ đài, đoàn con đông đảo vây quanh Đức Cha, tình cảm yêu mến, luyến thương của đoàn con Giáo phận với Cha hiền như muốn kéo dài mãi đến vô tận.
Toma Trương Văn Ân
Đạo Binh Đức Mẹ Phú Thọ : Đại hội Acies mừng lễ Truyền Tin
Martino Lê Hoàng Vũ
20:22 04/04/2016
Đạo Binh Đức Mẹ Phú Thọ: Đại hội Acies mừng lễ Truyền Tin
Chiều nay thứ hai ngày 4.4.2016, các hội viện Legio Mariae đang hoạt động và tán trợ thuộc Curia Phú Thọ I đã về nhà thờ Phú Bình, hạt Phú Thọ,SGmừng lễ Đức Mẹ Truyền Tin và ngày Đại hội Acies.Curia Phú Thọ gồm có 4 giáo xứ: Phú Bình, Tân Trang, Tân Phước và Thăng Long.
Xem Hình
Lúc 16 giờ 30,chương trình đại hội được khai mạc,các hội viên Legio Mariae đọc giờ kinh Tessera cùng với cha Linh giám Giuse Vương Sĩ Tuấn.Kế đó, cha Linh giám ban huấn từ cho các hội viên. Ngài nói đại ý như sau: Mẹ Maria có một vai trò quan trọng trong đời sống của người tín hữu.Chúng ta chạy đến với Mẹ Maria,học theo các nhân đức của Mẹ, như khiêm nhường,phục vụ,quan tâm đến người khác,yêu thương mọi người.Mừng Lễ Đức Mẹ Truyền Tin,chúng ta mừng biến cố Đức Mẹ thưa xin vâng với lời thiên thần truyền.Mẹ ưng thuận và hoàn toàn phó thác cuộc sống cho Thiên Chúa.Trong ngày lễ này,các hội viên Legio Mariae dâng mình cho Đức Mẹ,để cả cuộc sống của chúng ta được phó dâng cho Mẹ.Xin Mẹ chở che và dìu dắt chúng ta bước đi như là những đội quân của Mẹ Maria.
Nghi thức lập lại lời hứa dâng mình,các hội viên lần lượt xếp hàng hai tiến lên bàn thờ Đức Mẹ,tay phải đặt lên Vexillum (hiệu kỳ Legio) và đọc “Lạy Nữ Vương là Mẹ con,toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Trước tiên.cha Linh giám đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ,sau đó đến lần lượt các hội viên.
Sau nghi thức dâng mình,Cha Linh giám và các hội viên đọc chung kinh dâng mình cho Đức Mẹ và kinh Catena.
Vào khoàng hơn 17 giờ 30, thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Truyền Tin được bắt đầu.Chủ tế thánh lễ chiều nay là cha Giuse Phạm Bá Lãm Hạt trưởng Phú Thọ,cha Giuse Vương Sĩ Tuấn, Linh giám Curia Phú Thọ 1, đồng thời là chánh xứ Phú Bình,cùng với cha Giuse Phú Dòng Camillo.
Trong bài giảng,cha Hạt Trưởng Phú Thọ phân tích biến cố Truyền Tin của Đức Maria.Từ lời fiat xin vâng trong sự kiện Truyền tin,Đức Maria đã trờ thành Mẹ của Con Thiên Chúa,Đấng giàu Lòng Thương Xót. “FIAT, STABAT, MAGNIFICAT”-Liên tiếp những biến cố đau khổ xảy ra trong cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu,nên hơn ai hết Mẹ cảm thông với chúng ta trong cuộc sống,nhất là với cuộc chiến chống lại ba thù của thế gian.Cha Hạt Trưởng mời gọi các hội viên Legio: Hãy trở thành sứ giả của Lòng Thương Xót, hãy sống tinh thần của Đức Maria,thẳng thắn,đối thoại,trong sáng và biết vâng phục tuân lệnh cấp trên cao nhất là Mẹ Maria.
Chúng ta đi ra, đến mọi hang cùng ngõ hèm với những ai nghèo khó bệnh tật,đưa những kẻ lầm lạc về với Chúa và học biết thương xót như Chúa Cha.
Trước lời nguyện hiệp lễ,bà Cécilia Ngô Thị Bích Vân hội trưởng Curia Phú Thọ 1 đã có những tâm tình tri ân cha Hạt trưởng,cha Linh giám và cha đồng tế.
Cha Hạt Trưởng đáp từ bằng lời chúc mừng Curia Phú Thọ 1 với sự hiện diện đông đủ,và cha mong ước Curia Phú Thọ 1 mỗi người sẽ trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô và trở nên những con cái thảo hiền của Mẹ Maria,qua sự hướng dẫn của cha tân Linh giám Giuse Vương Sĩ Tuấn.Ngài mới về làm coi sóc mục vụ với vai trò chánh xứ Phú Bình từ tháng 1.2016.Cha Hạt Trưởng cũng ghi nhận và vô cùng biết ơn cha cố Giuse Nguyễn Văn Niệm,nguyên chánh xứ Phú Bình,trước đây ngài cũng là cha Linh Giám của Curia Phú Thọ I,nhờ lòng đạo đức và sự nhiệt tình hy sinh của ngài,Curia Phú Thọ I có sự phát triền như ngày nay.Curia Phú Thọ 1 có đầu tiên trong giáo hạt Phú Thọ.
Thánh lễ kết thúc với bài hát thánh ca “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng”, sau đó các hội viên Legio của các xứ chụp hình lưu niệm với quý cha.Tiếp theo phần đại hội Acies là cuộc gâp gỡ và chia sẻ trong bữa tiệc liên hoan tại Hội trường giáo xứ Phú Bình.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều nay thứ hai ngày 4.4.2016, các hội viện Legio Mariae đang hoạt động và tán trợ thuộc Curia Phú Thọ I đã về nhà thờ Phú Bình, hạt Phú Thọ,SGmừng lễ Đức Mẹ Truyền Tin và ngày Đại hội Acies.Curia Phú Thọ gồm có 4 giáo xứ: Phú Bình, Tân Trang, Tân Phước và Thăng Long.
Xem Hình
Lúc 16 giờ 30,chương trình đại hội được khai mạc,các hội viên Legio Mariae đọc giờ kinh Tessera cùng với cha Linh giám Giuse Vương Sĩ Tuấn.Kế đó, cha Linh giám ban huấn từ cho các hội viên. Ngài nói đại ý như sau: Mẹ Maria có một vai trò quan trọng trong đời sống của người tín hữu.Chúng ta chạy đến với Mẹ Maria,học theo các nhân đức của Mẹ, như khiêm nhường,phục vụ,quan tâm đến người khác,yêu thương mọi người.Mừng Lễ Đức Mẹ Truyền Tin,chúng ta mừng biến cố Đức Mẹ thưa xin vâng với lời thiên thần truyền.Mẹ ưng thuận và hoàn toàn phó thác cuộc sống cho Thiên Chúa.Trong ngày lễ này,các hội viên Legio Mariae dâng mình cho Đức Mẹ,để cả cuộc sống của chúng ta được phó dâng cho Mẹ.Xin Mẹ chở che và dìu dắt chúng ta bước đi như là những đội quân của Mẹ Maria.
Nghi thức lập lại lời hứa dâng mình,các hội viên lần lượt xếp hàng hai tiến lên bàn thờ Đức Mẹ,tay phải đặt lên Vexillum (hiệu kỳ Legio) và đọc “Lạy Nữ Vương là Mẹ con,toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”.
Trước tiên.cha Linh giám đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ,sau đó đến lần lượt các hội viên.
Sau nghi thức dâng mình,Cha Linh giám và các hội viên đọc chung kinh dâng mình cho Đức Mẹ và kinh Catena.
Vào khoàng hơn 17 giờ 30, thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Truyền Tin được bắt đầu.Chủ tế thánh lễ chiều nay là cha Giuse Phạm Bá Lãm Hạt trưởng Phú Thọ,cha Giuse Vương Sĩ Tuấn, Linh giám Curia Phú Thọ 1, đồng thời là chánh xứ Phú Bình,cùng với cha Giuse Phú Dòng Camillo.
Trong bài giảng,cha Hạt Trưởng Phú Thọ phân tích biến cố Truyền Tin của Đức Maria.Từ lời fiat xin vâng trong sự kiện Truyền tin,Đức Maria đã trờ thành Mẹ của Con Thiên Chúa,Đấng giàu Lòng Thương Xót. “FIAT, STABAT, MAGNIFICAT”-Liên tiếp những biến cố đau khổ xảy ra trong cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu,nên hơn ai hết Mẹ cảm thông với chúng ta trong cuộc sống,nhất là với cuộc chiến chống lại ba thù của thế gian.Cha Hạt Trưởng mời gọi các hội viên Legio: Hãy trở thành sứ giả của Lòng Thương Xót, hãy sống tinh thần của Đức Maria,thẳng thắn,đối thoại,trong sáng và biết vâng phục tuân lệnh cấp trên cao nhất là Mẹ Maria.
Chúng ta đi ra, đến mọi hang cùng ngõ hèm với những ai nghèo khó bệnh tật,đưa những kẻ lầm lạc về với Chúa và học biết thương xót như Chúa Cha.
Trước lời nguyện hiệp lễ,bà Cécilia Ngô Thị Bích Vân hội trưởng Curia Phú Thọ 1 đã có những tâm tình tri ân cha Hạt trưởng,cha Linh giám và cha đồng tế.
Cha Hạt Trưởng đáp từ bằng lời chúc mừng Curia Phú Thọ 1 với sự hiện diện đông đủ,và cha mong ước Curia Phú Thọ 1 mỗi người sẽ trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô và trở nên những con cái thảo hiền của Mẹ Maria,qua sự hướng dẫn của cha tân Linh giám Giuse Vương Sĩ Tuấn.Ngài mới về làm coi sóc mục vụ với vai trò chánh xứ Phú Bình từ tháng 1.2016.Cha Hạt Trưởng cũng ghi nhận và vô cùng biết ơn cha cố Giuse Nguyễn Văn Niệm,nguyên chánh xứ Phú Bình,trước đây ngài cũng là cha Linh Giám của Curia Phú Thọ I,nhờ lòng đạo đức và sự nhiệt tình hy sinh của ngài,Curia Phú Thọ I có sự phát triền như ngày nay.Curia Phú Thọ 1 có đầu tiên trong giáo hạt Phú Thọ.
Thánh lễ kết thúc với bài hát thánh ca “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng”, sau đó các hội viên Legio của các xứ chụp hình lưu niệm với quý cha.Tiếp theo phần đại hội Acies là cuộc gâp gỡ và chia sẻ trong bữa tiệc liên hoan tại Hội trường giáo xứ Phú Bình.
Martino Lê Hoàng Vũ
Nhóm SVCG Thanh Bình, giáo phận Đà Nẵng thực hành công tác xã hội
Nhóm SVCG Thanh Bình
20:34 04/04/2016
NHÓM SVCG THANH BÌNH, GP ĐÀ NẴNG, HÀNH TRÌNH LÒNG THƯƠNG XÓT.
Vào ngày thứ bảy và Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót vừa qua, nhóm SVCG Thanh Bình đã thực hiện chương trình: Hội Trại Và Từ Thiện, tại GX Hói Dừa, GP Huế.
Xem Hình
Đây là chương trình mà toàn thể thành viên của nhóm ước mong và ấp ủ từ đầu năm học 2015-2016, đến nay sau gần 7 tháng, cả nhóm đã thực hiện được.
Đầu tiên, xin được giới thiệu đôi nét về giáo xứ Hói Dừa: Hói Dừa là một giáo xứ rất đặc biệt nằm phía tây phá Lăng Cô, sát sườn đèo Hải Vân, một giáo xứ thuộc vùng sâu, vùng xa của giáo phận Huế. Hiện tại, Cha quản xứ ở đây là cha Benedicto Phạm Tuấn.
Hành trình bắt đầu từ 12h30 ngày thứ 7, chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ đi ô tô, cả nhóm đã có mặt tại điểm đến. Đến nơi, ai cũng ngỡ ngàng, vì ở một nơi xa xôi, nằm sâu trong chân núi lại có một ngôi nhà thờ to và đẹp đến lạ lùng. Cũng nhờ ơn Chúa ban, qua bàn tay của các ân nhân, và cha quản xứ, bà con giáo dân ở đây mới có được một ngôi nhà thờ vững chãi như vậy.
Tuy nhiên, ngôi nhà thờ vẫn đang trong quá trình hoàn tất, nên còn một số công việc dở dang. Vì thế mà các bạn sinh viên đã có việc để làm.
Xong việc, cả nhóm chia làm 3 tổ, đi phát quà cho một số gia đình.
Đến 18h, các bạn trở về, có mặt ở nhà thờ để tham dự thánh lễ.
Sau thánh lễ là phần trao học bổng cho một số em học sinh đã có thành tích tốt trong năm học trước. Các em rất vui khi nhận được quà của các anh chị.
Và các bạn sinh viên cũng tổ chức cuộc thi giáo ly Youcat, thành phần tham gia gồm các bạn sinh viên và các em thiếu nhi của giáo xứ. Giải nhất, giải nhì thuộc về các bạn sinh viên, và một em nhỏ học lớp 4 đã đạt được giải ba của cuộc thi, thật đáng khen em.
Sau đó là phần đốt lửa trại, các bạn sinh viên và các bạn nhỏ ca hát, nhảy múa với nhau trong tình anh em.
Kết thúc phần lửa trại, các bạn sinh viên làm phút hồi tâm cuối ngày, tạ ơn Chúa qua một ngày sống bình an và hạnh phúc.
Sáng Chúa Nhật, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, các bạn vinh dự được cha xứ nhờ lo phụng vụ thánh lễ. Cả nhóm còn thấy vui hơn khi được cha khen hôm nay giáo xứ Hói Dừa được đổi gió nhờ lời ca, tiếng hát của các bạn sinh viên.
Sau lễ, tất cả đã sẵn sàng chơi trò chơi lớn, băng đèo, lội suối, hòa mình cùng thiên nhiên nơi đây. Sau đó, trở về nhà Đà Nẵng.
Một chuyến đi tuy ngắn ngủi, bằng những đồng tiền kiếm được trong dịp bán hoa mồng 8/3, các bạn đã thể hiện tấm lòng của mình với những người gặp bất hạnh, khó khăn, đồng hành cùng các em nhỏ trên con đường đến trường.
Chúng con cám ơn Chúa hiện thực hóa ước mơ của chúng con. Nối thêm sợi dây liên đới giữa chúng con với bà con nơi đây. Dù thời gian có qua đi, thì sơi dây tình nghĩa của chúng con vẫn vững bền, như tình Chúa yêu chúng con.
Nhóm SVCG Thanh Bình.
Vào ngày thứ bảy và Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót vừa qua, nhóm SVCG Thanh Bình đã thực hiện chương trình: Hội Trại Và Từ Thiện, tại GX Hói Dừa, GP Huế.
Xem Hình
Đây là chương trình mà toàn thể thành viên của nhóm ước mong và ấp ủ từ đầu năm học 2015-2016, đến nay sau gần 7 tháng, cả nhóm đã thực hiện được.
Đầu tiên, xin được giới thiệu đôi nét về giáo xứ Hói Dừa: Hói Dừa là một giáo xứ rất đặc biệt nằm phía tây phá Lăng Cô, sát sườn đèo Hải Vân, một giáo xứ thuộc vùng sâu, vùng xa của giáo phận Huế. Hiện tại, Cha quản xứ ở đây là cha Benedicto Phạm Tuấn.
Hành trình bắt đầu từ 12h30 ngày thứ 7, chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ đi ô tô, cả nhóm đã có mặt tại điểm đến. Đến nơi, ai cũng ngỡ ngàng, vì ở một nơi xa xôi, nằm sâu trong chân núi lại có một ngôi nhà thờ to và đẹp đến lạ lùng. Cũng nhờ ơn Chúa ban, qua bàn tay của các ân nhân, và cha quản xứ, bà con giáo dân ở đây mới có được một ngôi nhà thờ vững chãi như vậy.
Tuy nhiên, ngôi nhà thờ vẫn đang trong quá trình hoàn tất, nên còn một số công việc dở dang. Vì thế mà các bạn sinh viên đã có việc để làm.
Xong việc, cả nhóm chia làm 3 tổ, đi phát quà cho một số gia đình.
Đến 18h, các bạn trở về, có mặt ở nhà thờ để tham dự thánh lễ.
Sau thánh lễ là phần trao học bổng cho một số em học sinh đã có thành tích tốt trong năm học trước. Các em rất vui khi nhận được quà của các anh chị.
Và các bạn sinh viên cũng tổ chức cuộc thi giáo ly Youcat, thành phần tham gia gồm các bạn sinh viên và các em thiếu nhi của giáo xứ. Giải nhất, giải nhì thuộc về các bạn sinh viên, và một em nhỏ học lớp 4 đã đạt được giải ba của cuộc thi, thật đáng khen em.
Sau đó là phần đốt lửa trại, các bạn sinh viên và các bạn nhỏ ca hát, nhảy múa với nhau trong tình anh em.
Kết thúc phần lửa trại, các bạn sinh viên làm phút hồi tâm cuối ngày, tạ ơn Chúa qua một ngày sống bình an và hạnh phúc.
Sáng Chúa Nhật, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, các bạn vinh dự được cha xứ nhờ lo phụng vụ thánh lễ. Cả nhóm còn thấy vui hơn khi được cha khen hôm nay giáo xứ Hói Dừa được đổi gió nhờ lời ca, tiếng hát của các bạn sinh viên.
Sau lễ, tất cả đã sẵn sàng chơi trò chơi lớn, băng đèo, lội suối, hòa mình cùng thiên nhiên nơi đây. Sau đó, trở về nhà Đà Nẵng.
Một chuyến đi tuy ngắn ngủi, bằng những đồng tiền kiếm được trong dịp bán hoa mồng 8/3, các bạn đã thể hiện tấm lòng của mình với những người gặp bất hạnh, khó khăn, đồng hành cùng các em nhỏ trên con đường đến trường.
Chúng con cám ơn Chúa hiện thực hóa ước mơ của chúng con. Nối thêm sợi dây liên đới giữa chúng con với bà con nơi đây. Dù thời gian có qua đi, thì sơi dây tình nghĩa của chúng con vẫn vững bền, như tình Chúa yêu chúng con.
Nhóm SVCG Thanh Bình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nắng Dịu Dàng
Tấn Đạt
18:20 04/04/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Hoàng lan dưới nắng nhẹ nhàng
Sắc tươi như ngọc, dịu dàng dáng tiên.
(bt)