Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài Giảng của Đức Cha Joseph Oudeman - Quản Nhiệm CĐCG.VN Brisbane, Úc Châu
CĐ Brisbane
06:39 01/04/2008
Bài Giảng của Đức Cha Joseph Oudeman - Quản Nhiệm Cộng Đồng CG.VN Brisbane: Đêm Thánh Phục Sinh - 2008
Đức Kitô, là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta, Người đã sống lại, chúng ta hãy chúc tụng Ngài. Ngài là lẽ sống, Ngài là Đấng Cúu Độ, Ngài là niềm hy vọng lớn lao trong từng ngày của cuộc sống của chúng ta ! Chúc tụng Ngài với vinh quang muôn thủa muôn đời..
Các con thân mến, Mến chào tất cả quý ông bà và anh chị em trong Chúa Kitô,
Ðây là sứ điệp của người Kitô hữu trong mọi thời đại, sứ điệp này là niềm vui của Kitô Giáo chúng ta. Sứ điệp này là lời tuyên bố Phục Sinh của Giáo Hội đến toàn thể nhân loai. Sứ điệp này là nguyên do của mọi niềm vui lớn lao của chúng ta, niềm vui của sự tán dương Thiên Chúa chúng ta, đây là sứ điệp: “Thiên Chúa Đã Phục Sinh”.
Trong Tuần Thánh, chúng ta đã được chúc lành qua việc chuẩn bị tâm hồn bằng những ngày tĩnh tâm của Cha Phaolô Chánh, cha Phêrô Hổ, Cha Giuse Xưa, hầu hết các con đã làm hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Giải Tôi. Tội lỗi của các con đã được tha. Các con đã chuẩn bị trọn vẹn, từ linh hồn đến thể xác.
Ngày thứ Năm Tuần Thánh, các con đã tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Đức Kitô Chúa chúng ta, khi Nguòi thiết lập Bí Tích Tình Yêu, đó là Bí Tích Thánh Thể và Thiên Chức Linh Mục, và Ngài cũng trao cho chúng ta một mệnh lệnh, mệnh lệnh đó là: ”YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ”
Qua ngày thứ Sáu Tuần Thánh, các con đã tưởng niệm cuộc Thương Khó, cuộc Tử Nạn của Ðức Kitô, Đấng Cúu Độ chúng ta trên Thập Giá. Hãy nhìn ngắm tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa chúng ta, tình yêu thí mạng cho người mình yêu, thí mạng cho những con chiên lạc đường, mất ơn nghĩa với Thiên Chúa. Tình yêu đó được trao ban cho từng người, và mỗi người chúng ta được ôm ấp, cảm nhận và được gọi là con Thiên Chúa. Tất cả những Ân Sủng này là nhờ Đức Kitô, con Thiên Chúa. Cũng chính nhờ Ðức Kitô con Thiên Chúa, chúng ta được nâng cao như các thần linh, gần gũi với Thiên Chúa mặc dù tội lỗi, dù tuyệt vong, dù bao khốn khó và bao thảm kịch của cuộc sống trong các mối tương quan tình Chúa tình người.
Đêm hôm nay, chúng; ta chúc tụng ánh sáng từ trời cao đã đến phá tan bóng tối tội lỗi của thế giới. Đức Kitô là Ánh Sáng. Ánh Sáng đã mở mắt chúng ta, lau sạch tư tưởng vì tối tăm và thiếu hiểu biết về Thiên Chúa. Chúng ta cũng chúc tụng nước Hằng Sống, Nước đã được làm phép trong đêm Cực Thánh này. Bài Tin Mừng các con vừa nghe về sự SỐNG LẠI, việc không thể xảy ra nhưng đã xảy ra trong quyền năng của Thiên Chúa đã mang lại một niềm vui thật tuyệt vời, niềm vui đó là Đau khổ và gian nan đã chấm dứt qua việc Phục Sinh của Đức Kitô, vào ngày thứ ba sau khi Ngài hiến mình trọn vẹn vì chúng ta.
Hôm nay các Thiên Thần cũng sẽ hỏi chúng ta: ”Anh em có biết chăng, Đức Kitô trước tiên phải qua đau khổ mới vào vinh quang ? ”
Chúng ta hãy hồi tưởng giây phút trong vườn Cây Dầu khi Đức Giêsu hỏi Thiên Chúa Cha rằng, “Cha ơi ! Hãy cất chén đắng khỏi Con ….” Ngài mang than phận con người như chúng ta, Ngài không muốn đau khổ, không ai trong chúng ta muốn đau khổ. Nhưng Chúa Kitô đã kết lời nguyện xin của Ngài bằng: VÂNG PHỤC, “Xin cho ý Cha được thể hiện, Xin đừng theo ý Con”
Những điều xấu của thứ Sáu Tuần Thánh, là những tối tăm, những căm hờn trong thế giới ngày nay. Tất cả những sự xấu này chỉ có thể vuợt qua bằng NIỀM VUI PHỤC SINH. Niềm vui Phục Sinh có khả năng biến đổi tất cả qua Tình Yêu và quyền năng của Thiên Chúa chúng ta.
Chúng ta hãy tin rằng quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, là “Tình Yêu chân chính đã trao ban cho chính chúng ta và cho toàn thể nhân loai”. Đây là niềm tin, niềm tin vui mang lại hy vọng trong từng ngày của cuộc sống, mang lại ánh sáng, mang lại an bình và an ủi trong những lúc tối tăm và tang thương nhất của cuộc đời chúng ta. Tất cả vì chúng ta có niềm hy vọng của sự Phục Sịnh, mà Đức Kitô đã mang lại cho chúng ta. Cuộc đời của chúng ta phải biến đổi để biết “YÊU THƯƠNG – THA THỨ - VÀ QUẢNG ĐẠI “ bằng tâm tình biết ơn vì những gì Thiên Chúa đã làm và vẫn đang làm cho chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta để trở thành những Kitô Hũu với niềm tin sâu xa, với niềm hy vọng bất diệt, và với lòng yêu thương quảng đại vị tha vì Đức Kitô và vì tha nhân. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là Môn đệ Thầy là “CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU”, Hãy thực thi Mệnh Lệnh YÊU THƯƠNG đồng loại, bằng chia sẻ khi đau thương, hoạn nạn, bằng tình bằng hữu, bằng sự đoàn kết trong Cộng Ðoàn, khi gặp gỡ.
Cha chúc lành cho chúng con, chúc lành đến từng người chúng con, niềm vui thánh đức của Ðêm Thánh Phục Sinh hôm nay. Cha cũng chúc lành cho từng ngày trong cuộc đời của chúng con.
Đức Kitô, là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta, Người đã sống lại, chúng ta hãy chúc tụng Ngài. Ngài là lẽ sống, Ngài là Đấng Cúu Độ, Ngài là niềm hy vọng lớn lao trong từng ngày của cuộc sống của chúng ta ! Chúc tụng Ngài với vinh quang muôn thủa muôn đời..
Hơn 2000 Giáo Dân Tham Dự Lễ Vọng Phục Sinh |
Đức Cha Làm Phép Nước Thánh - Cha Xưa Đồng Tế |
Ðây là sứ điệp của người Kitô hữu trong mọi thời đại, sứ điệp này là niềm vui của Kitô Giáo chúng ta. Sứ điệp này là lời tuyên bố Phục Sinh của Giáo Hội đến toàn thể nhân loai. Sứ điệp này là nguyên do của mọi niềm vui lớn lao của chúng ta, niềm vui của sự tán dương Thiên Chúa chúng ta, đây là sứ điệp: “Thiên Chúa Đã Phục Sinh”.
Trong Tuần Thánh, chúng ta đã được chúc lành qua việc chuẩn bị tâm hồn bằng những ngày tĩnh tâm của Cha Phaolô Chánh, cha Phêrô Hổ, Cha Giuse Xưa, hầu hết các con đã làm hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Giải Tôi. Tội lỗi của các con đã được tha. Các con đã chuẩn bị trọn vẹn, từ linh hồn đến thể xác.
Ngày thứ Năm Tuần Thánh, các con đã tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Đức Kitô Chúa chúng ta, khi Nguòi thiết lập Bí Tích Tình Yêu, đó là Bí Tích Thánh Thể và Thiên Chức Linh Mục, và Ngài cũng trao cho chúng ta một mệnh lệnh, mệnh lệnh đó là: ”YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ”
Qua ngày thứ Sáu Tuần Thánh, các con đã tưởng niệm cuộc Thương Khó, cuộc Tử Nạn của Ðức Kitô, Đấng Cúu Độ chúng ta trên Thập Giá. Hãy nhìn ngắm tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa chúng ta, tình yêu thí mạng cho người mình yêu, thí mạng cho những con chiên lạc đường, mất ơn nghĩa với Thiên Chúa. Tình yêu đó được trao ban cho từng người, và mỗi người chúng ta được ôm ấp, cảm nhận và được gọi là con Thiên Chúa. Tất cả những Ân Sủng này là nhờ Đức Kitô, con Thiên Chúa. Cũng chính nhờ Ðức Kitô con Thiên Chúa, chúng ta được nâng cao như các thần linh, gần gũi với Thiên Chúa mặc dù tội lỗi, dù tuyệt vong, dù bao khốn khó và bao thảm kịch của cuộc sống trong các mối tương quan tình Chúa tình người.
Đêm hôm nay, chúng; ta chúc tụng ánh sáng từ trời cao đã đến phá tan bóng tối tội lỗi của thế giới. Đức Kitô là Ánh Sáng. Ánh Sáng đã mở mắt chúng ta, lau sạch tư tưởng vì tối tăm và thiếu hiểu biết về Thiên Chúa. Chúng ta cũng chúc tụng nước Hằng Sống, Nước đã được làm phép trong đêm Cực Thánh này. Bài Tin Mừng các con vừa nghe về sự SỐNG LẠI, việc không thể xảy ra nhưng đã xảy ra trong quyền năng của Thiên Chúa đã mang lại một niềm vui thật tuyệt vời, niềm vui đó là Đau khổ và gian nan đã chấm dứt qua việc Phục Sinh của Đức Kitô, vào ngày thứ ba sau khi Ngài hiến mình trọn vẹn vì chúng ta.
Hôm nay các Thiên Thần cũng sẽ hỏi chúng ta: ”Anh em có biết chăng, Đức Kitô trước tiên phải qua đau khổ mới vào vinh quang ? ”
Chúng ta hãy hồi tưởng giây phút trong vườn Cây Dầu khi Đức Giêsu hỏi Thiên Chúa Cha rằng, “Cha ơi ! Hãy cất chén đắng khỏi Con ….” Ngài mang than phận con người như chúng ta, Ngài không muốn đau khổ, không ai trong chúng ta muốn đau khổ. Nhưng Chúa Kitô đã kết lời nguyện xin của Ngài bằng: VÂNG PHỤC, “Xin cho ý Cha được thể hiện, Xin đừng theo ý Con”
Những điều xấu của thứ Sáu Tuần Thánh, là những tối tăm, những căm hờn trong thế giới ngày nay. Tất cả những sự xấu này chỉ có thể vuợt qua bằng NIỀM VUI PHỤC SINH. Niềm vui Phục Sinh có khả năng biến đổi tất cả qua Tình Yêu và quyền năng của Thiên Chúa chúng ta.
Chúng ta hãy tin rằng quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, là “Tình Yêu chân chính đã trao ban cho chính chúng ta và cho toàn thể nhân loai”. Đây là niềm tin, niềm tin vui mang lại hy vọng trong từng ngày của cuộc sống, mang lại ánh sáng, mang lại an bình và an ủi trong những lúc tối tăm và tang thương nhất của cuộc đời chúng ta. Tất cả vì chúng ta có niềm hy vọng của sự Phục Sịnh, mà Đức Kitô đã mang lại cho chúng ta. Cuộc đời của chúng ta phải biến đổi để biết “YÊU THƯƠNG – THA THỨ - VÀ QUẢNG ĐẠI “ bằng tâm tình biết ơn vì những gì Thiên Chúa đã làm và vẫn đang làm cho chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta để trở thành những Kitô Hũu với niềm tin sâu xa, với niềm hy vọng bất diệt, và với lòng yêu thương quảng đại vị tha vì Đức Kitô và vì tha nhân. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là Môn đệ Thầy là “CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU”, Hãy thực thi Mệnh Lệnh YÊU THƯƠNG đồng loại, bằng chia sẻ khi đau thương, hoạn nạn, bằng tình bằng hữu, bằng sự đoàn kết trong Cộng Ðoàn, khi gặp gỡ.
Cha chúc lành cho chúng con, chúc lành đến từng người chúng con, niềm vui thánh đức của Ðêm Thánh Phục Sinh hôm nay. Cha cũng chúc lành cho từng ngày trong cuộc đời của chúng con.
Niềm tin vào việc Chúa sống lại phát xuất từ những sự kiện không chối cãi được
GM Nguyễn Sơn Lâm
13:09 01/04/2008
Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh
Niềm tin vào việc Chúa sống lại phát xuất từ những sự kiện không chối cãi được
(Cv 2,42-47; 1P 1,3-9; Yn 20,19-31)
Chúng ta đã có thể nhận thấy vì sao Phụng vụ hôm nay lại đọc cho chúng ta đoạn Tin Mừng vừa nghe. Bởi vì hôm nay là ngày thứ 8 sau lễ Phục sinh; thế mà 8 ngày sau khi sống lại Chúa đã hiện ra đặc biệt cho Thôma.
A. Bài Tin Mừng Yoan
Câu chuyện về người Tông đồ này, chúng ta đã từng nghe biết. Và khi muốn chế nhạo ai, nhiều khi chúng ta bảo họ cứng lòng tin như Thôma. Nhưng thật sự, Thôma vẫn là một vị thánh Tông đồ và người đáng kính phục hơn chúng ta tưởng. Ít nhất người cũng hơn chúng ta nhiều. Theo Tin Mừng Yoan, Thôma là vị Tông đồ có suy nghĩ sáng sủa và nhiệt tình quả cảm. Khi Ðức Yêsu nói với các môn đệ rằng: con đường Người đi, sau này họ cũng sẽ đi. Thôma liền thưa: nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu thì làm sao biết được đường lối của Thầy? (14,5). Nhưng dù vậy, khi thấy Chúa dứt khoát muốn lên Yêrusalem, không kể chi đến những nguy hiểm đang chờ, Thôma đã bảo anh em: Nào cả chúng ta nữa hãy lên Yêrusalem chịu chết với Người. Một tính tình như vậy chỉ đáng khen, chứ có gì là đáng chê.
Riêng trong câu chuyện hôm nay, thoạt tiên Thôma có vẻ như là người Tông đồ duy nhất không muốn tin việc Chúa sống lại. Ðó chỉ là lối thuật truyện của tác giả Tin Mừng thứ tư. Những sách Tin Mừng khác cho biết lúc đầu nhiều môn đệ không muốn tin như vậy. Nhưng Yoan khi kể chuyện thích nói đến "một" người để làm nổi bật ý nghĩa lên. Ông có lý để chọn Thôma vì người Tông đồ này, như ta đã nói, có óc suy nghĩ sáng sủa. Những môn đệ khác đã được thấy Chúa; còn ông, ông cũng muốn được hân hạnh đó, nếu có thể được. Và hơn nữa, ông muốn có bằng chứng xác thực hơn kiểu cách anh em mô tả. Ông muốn được mắt thấy tay sờ. Yoan mô tả thái độ của ông như vậy để khẳng định rằng: niềm tin của các Tông đồ vào việc Chúa sống lại căn cứ vào những cơ sở thật chắc chắn.
Ðó là chủ đích của cả đoạn Tin Mừng Yn 20. Từ đầu chí cuối, tác giả muốn nhấn mạnh: niềm tin vào việc Chúa sống lại phát xuất từ những sự kiện không chối cãi được. Yoan và Phêrô chỉ tin sau khi đã thấy mồ trống và các khăn liệm xác. Maria Magđala chỉ nhận ra Thầy đã sống lại sau khi nghe rõ tiếng Thầy gọi tên mình. Mọi Tông đồ khác, kể cả Thôma, con người có suy nghĩ sáng sủa, cũng chỉ công nhận Chúa đã phục sinh khi đã nhìn thấy Người. Ðức tin của các Tông đồ có cơ sở chắc chắn. Họ thật là các chứng nhân của việc Chúa sống lại.
Thành ra kết câu chuyện về Thôma cũng giống như chuyện về Maria Magđala. Cả hai đều vắng mặt khi những người khác được "ơn". Ðiều ấy thúc đẩy họ khao khát được ơn lớn hơn. Và quả thật, Chúa đã thưởng công những tâm hồn cậy tin. Maria đã được hơn Yoan và Phêrô vì Chúa đã hiện ra với bà và thân mật dịu dàng gọi tên bà. Thôma cũng vậy, ông được Chúa hiện ra cho một mình ông, nếu ta nói được như thế.
Còn câu Chúa nói: "Bởi thấy Ta, con đã tin; phúc cho những ai không thấy mà tin", không thể làm Thôma buồn, vì ông thuộc thế hệ các Tông đồ, những người đã thấy và đã tin. Ai dám bảo thế hệ ấy không có phúc? Chính Chúa đã có lần nói với họ: Phúc cho chúng con vì được xem thấy, nghe thấy bao điều mà các tiên tri vua chúa không được thấy và nghe. Họ có phúc vì đã thấy và đã tin, đang khi có bao kẻ cũng thấy mà không tin. Ðức tin không chỉ căn cứ vào những điều đã thấy. Bọn Biệt phái có mắt mà như mù. Nên Thôma đã thấy và đã tin, thì đã có phúc rồi. Và chắc chắn niềm vui của ông thật đã to lớn khi thấy Chúa hiện ra và nói với mình. Câu nói kia không nhắm ông nữa, nhưng hướng về độc giả sách Tin Mừng và chúng ta hết thảy. Chúng ta không thuộc thế hệ những người mắt thấy, mà chúng ta tin, thì chúng ta là những người có phúc. Có phúc vì đã được ơn Chúa ban, vì đức tin, cuối cùng, là ơn ban của Chúa. Người ban cho những ai Người đã tiền định. Chính cái phúc đó mà chúng ta phải suy nghĩ bây giờ theo lời thư 1 Phêrô.
B. Bài Thư Phêrô
Tác giả bắt đầu bằng lời chúc tụng Thiên Chúa vì nghĩ đến hạnh phúc mình đã được với tư cách là tín hữu. Quả vậy, chỉ vì lòng thương lớn lao mà Người đã ban cho tất cả chúng ta được ơn tái sinh nhờ mầu nhiệm Ðức Kitô Phục sinh từ cõi chết. Chúng ta đâu đã thấy Người, thế mà chúng ta vẫn mến tin Người. Do đâu vậy, nếu không phải do lòng thương xót lớn lao của Người? Chính lòng thương xót ấy đã ban Ðức Kitô cho chúng ta, đã để Người chết cho chúng ta và đã phục sinh Người từ kẻ chết cho chúng ta. Tất cả những việc lớn lao đó nằm trong kế hoạch tình yêu muốn cho chúng ta được ơn tha thứ tội lỗi và trở nên nghĩa tử trong Ðức Kitô, khiến chúng ta được trông đợi hồng phúc lớn lao bất diệt sau này. Sánh với phúc lộc ấy, những đau khổ ở đời này có là chi? Ðó chỉ là tạm bợ và rơm rác làm cho vàng sáng tỏ. Thế nên chúng ta hãy giữ vững niềm tin, nhìn vào Ðức Kitô sống lại trong vinh quang mà chắc chắn vào tương lai rực rỡ đang chờ mình. Hạnh phúc ở ngay trong niềm tin ấy.
Như vậy bài thư Phêrô đã tiếp nối bài Tin Mừng Yoan, cho chúng ta thấy hạnh phúc của mình khi tin Ðức Kitô sống lại và dùng niềm tin ấy khuyến khích chúng ta trong cuộc đời phấn đấu ở trần gian. Nhưng thật lầm tưởng khi suy nghĩ việc Chúa Phục sinh nguyên trong tương quan với mình mà thôi. Khi nói với Thôma: phúc cho những ai không thấy mà tin, Chúa sống lại gián tiếp ngỏ ý muốn có những người như vậy; nghĩa là Thôma và các Tông đồ phải đi tìm những người như thế. Người cũng đã dạy Maria, khi đã nhận ra Người sống lại, hãy đi báo tin cho các môn đệ. Niềm tin phục sinh bao hàm sứ điệp truyền giáo. Ðức tin của những người đã thấy làm cho những kẻ không thấy mà tin. Những kẻ này có phúc qua trung gian những người trên. Chúng ta nay được phúc lộc nhờ lời giảng của các Tông đồ. Và tác động của các Ngài tới chúng ta qua Giáo Hội mà buổi đầu đã được tác giả sách Công vụ mô tả như chúng ta vừa nghe đọc. Chúng ta cần tìm hiểu đoạn Thánh Kinh này để biết rõ môi trường phải nung nấu niềm tin hạnh phúc của chúng ta vào việc Chúa phục sinh.
C. Bài Sách Công Vụ
Rõ ràng câu cuối bài sách Công vụ cho thấy "số những kẻ được cứu rỗi cứ mỗi ngày được Chúa ban thêm" cho cộng đoàn các Tông đồ lập ra. Và ta phải hiểu niềm tin cứu rỗi nơi mỗi người cũng chỉ tăng trong các cộng đoàn như thế. Thế nên tìm hiểu các cộng đoàn này là một nghĩa vụ.
Tác giả sách Công vụ - thánh Luca - đã nhiệt tình làm công việc ấy. Ở đây rõ ràng người không phác họa tự ý. Bản văn của người thiếu thứ tự và có nhiều nét lặp lại, khiến ta có thể nói người đã nghe tin về nhiều cộng đoàn khác nhau và thấy Ơn Chúa Thánh Thần làm việc ở các cộng đoàn khác nhau thế nào, người ghi tất cả lại như là một bản thống kê các sinh hoạt phong phú của Chúa Thánh Thần.
Trước hết chúng ta thấy các tín hữu bấy giờ kiên trì (hay chuyên cần) với giáo huấn của các Tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện. Không có sự chuyên cần với giáo huấn của các Tông đồ, không thể đào sâu và giữ vững đức tin. Người ta sẽ tin hời hợt và có thể lạc mất niềm tin. Việc kiên trì kết hợp với các Tông đồ, với quyền giáo huấn ở trong Hội Thánh là điều kiện để giữ được liên lạc và kết hợp được với Ðức Kitô hầu khỏi bỏ rơi mất niềm tin.
Ðồng thời khi liên kết với đầu, người ta cũng mật thiết với anh em là cùng chi thể trong một thân thể. Các tín hữu đầu tiên đã chuyên cần với hiệp thông, không những trong cùng một đức tin nhưng còn trong một lòng mến. Họ chỉ có một lòng một ý (4,32). Không một người nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung. Chắc chắn chúng ta không nên hiểu chế độ "của chung" đã phổ cập ở mọi nơi, trong những cộng đoàn đông đảo. Nhưng sự kiện có một số người sau khi đã đón nhận đức tin, đã biết tình nguyện bỏ chung của để chia sẻ và tương trợ nhau, cũng nói lên ơn Chúa Thánh Thần làm việc mạnh mẽ nơi tâm hồn các tín hữu. Luca ghi nhận sự kiện ấy như là dấu chỉ về đời sống mới và hạnh phúc phục sinh. Ðó có thể là lý tưởng, nhưng vẫn là đặc sủng, là tiếng gọi, là biểu thị của đức tin sống động và toàn vẹn, là dấu chỉ đời sống phục sinh phát triển đến mức cụ thể chi phối đến cả đời sống vật chất.
Tuy nhiên sự hiệp thông sâu xa và căn bản nằm ở bình diện khác. Chính Thiên Chúa và sự sống của Người là nguồn mạch phát sinh ra sự sống trong Hội Thánh. Thế nên hàng ngày các tín hữu chuyên cần với việc bẻ bánh và kinh nguyện. Sách Công vụ nói: họ bẻ bánh ở nhà vì đó là nghi lễ riêng của Kitô giáo, không làm tại Ðền thờ được. Họ làm việc ấy "lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lòng ngợi khen Thiên Chúa", vì đây là lễ Tạ ơn Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ mọi người nơi Ðức Yêsu Kitô Tử nạn và Phục sinh. Chính trong nghi lễ bẻ bánh họ nhận ra sự hiện diện của Chúa đã chết và sống lại; họ thấy Thiên Chúa ra tay cứu độ loài người, nên lòng họ hân hoan, miệng dâng lời ngợi khen. Lúc ấy tâm hồn được bồi dưỡng, dạ họ trở nên đơn thành; họ trở nên tạo vật mới, nên bánh không men của lễ Vượt Qua, tức của mầu nhiệm Phục sinh.
Ngoài ra, họ tỏ ra chuyên cần với việc cầu nguyện vì đó là thái độ chung của mọi người có tin tưởng. Người Dothái trung thành với kinh nguyện ở Ðền thờ. Các môn đệ Chúa cũng vậy. Sách Công vụ kể Phêrô và Yoan lên Ðền thờ cầu nguyện vào giờ chung với mọi người. Nhưng ngay từ đầu các tín hữu đã có lối cầu nguyện riêng chung với nhau, như khi chờ nhận ơn Chúa Thánh Thần. Và việc cầu nguyện này cần cho đời sống mới đến nỗi Phêrô khẳng định các việc từ thiện bác ái không được làm suy giảm.
Chính nhờ nếp sống chuyên cần với việc giáo huấn, hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện như thế mà Hội Thánh lớn lên trong sự mến phục của toàn dân và được Chúa chúc lành cho tăng trưởng.
Thế thì đời sống đức tin mới của mỗi người cũng chỉ có thể phát huy được nhờ bốn sự chuyên cần trên, tức là nhờ việc tham gia vào nếp sống chuyên cần của Giáo hội. Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta qua Ðức Yêsu-Kitô, Ðấng đã chết và sống lại. Thôma đã xem thấy Người và đã tin. Chúng ta không thấy nhưng vẫn tin vì Người đang hoạt động nơi các Tông đồ và Giáo hội. Chính việc liên kết với các Tông đồ và hiệp thông với anh em trong việc bẻ bánh và cầu nguyện làm cho chúng ta được hợp nhất với Chúa và nhận lấy sự sống của Người. Sự sống này là sự sống Thần Linh hay Thánh Thần mà Ðức Kitô đã đem lại khi Người Tử nạn-Phục sinh. Khi phát triển sự sống ấy có thể phát sinh ra một nếp sống mới thật sự khiến toàn dân mến phục và nhiều người theo Chúa.
Chúng ta cần suy nghĩ về những điều ấy và đem ra thực hành. Chắc chắn đời sống riêng của chúng ta và đời sống chung của giáo xứ sẽ khả quan hơn nhiều. Và để bắt đầu, chúng ta hãy sốt sắng hiệp thông với nhau trong việc tuyên xưng một đức tin, trong việc cầu nguyện và bẻ bánh, để có thể hiệp thông trong việc chia sẻ tương trợ nhau trong đời sống.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố giám mục Nguyễn Sơn Lâm)
Niềm tin vào việc Chúa sống lại phát xuất từ những sự kiện không chối cãi được
(Cv 2,42-47; 1P 1,3-9; Yn 20,19-31)
Chúng ta đã có thể nhận thấy vì sao Phụng vụ hôm nay lại đọc cho chúng ta đoạn Tin Mừng vừa nghe. Bởi vì hôm nay là ngày thứ 8 sau lễ Phục sinh; thế mà 8 ngày sau khi sống lại Chúa đã hiện ra đặc biệt cho Thôma.
A. Bài Tin Mừng Yoan
Câu chuyện về người Tông đồ này, chúng ta đã từng nghe biết. Và khi muốn chế nhạo ai, nhiều khi chúng ta bảo họ cứng lòng tin như Thôma. Nhưng thật sự, Thôma vẫn là một vị thánh Tông đồ và người đáng kính phục hơn chúng ta tưởng. Ít nhất người cũng hơn chúng ta nhiều. Theo Tin Mừng Yoan, Thôma là vị Tông đồ có suy nghĩ sáng sủa và nhiệt tình quả cảm. Khi Ðức Yêsu nói với các môn đệ rằng: con đường Người đi, sau này họ cũng sẽ đi. Thôma liền thưa: nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu thì làm sao biết được đường lối của Thầy? (14,5). Nhưng dù vậy, khi thấy Chúa dứt khoát muốn lên Yêrusalem, không kể chi đến những nguy hiểm đang chờ, Thôma đã bảo anh em: Nào cả chúng ta nữa hãy lên Yêrusalem chịu chết với Người. Một tính tình như vậy chỉ đáng khen, chứ có gì là đáng chê.
Riêng trong câu chuyện hôm nay, thoạt tiên Thôma có vẻ như là người Tông đồ duy nhất không muốn tin việc Chúa sống lại. Ðó chỉ là lối thuật truyện của tác giả Tin Mừng thứ tư. Những sách Tin Mừng khác cho biết lúc đầu nhiều môn đệ không muốn tin như vậy. Nhưng Yoan khi kể chuyện thích nói đến "một" người để làm nổi bật ý nghĩa lên. Ông có lý để chọn Thôma vì người Tông đồ này, như ta đã nói, có óc suy nghĩ sáng sủa. Những môn đệ khác đã được thấy Chúa; còn ông, ông cũng muốn được hân hạnh đó, nếu có thể được. Và hơn nữa, ông muốn có bằng chứng xác thực hơn kiểu cách anh em mô tả. Ông muốn được mắt thấy tay sờ. Yoan mô tả thái độ của ông như vậy để khẳng định rằng: niềm tin của các Tông đồ vào việc Chúa sống lại căn cứ vào những cơ sở thật chắc chắn.
Ðó là chủ đích của cả đoạn Tin Mừng Yn 20. Từ đầu chí cuối, tác giả muốn nhấn mạnh: niềm tin vào việc Chúa sống lại phát xuất từ những sự kiện không chối cãi được. Yoan và Phêrô chỉ tin sau khi đã thấy mồ trống và các khăn liệm xác. Maria Magđala chỉ nhận ra Thầy đã sống lại sau khi nghe rõ tiếng Thầy gọi tên mình. Mọi Tông đồ khác, kể cả Thôma, con người có suy nghĩ sáng sủa, cũng chỉ công nhận Chúa đã phục sinh khi đã nhìn thấy Người. Ðức tin của các Tông đồ có cơ sở chắc chắn. Họ thật là các chứng nhân của việc Chúa sống lại.
Thành ra kết câu chuyện về Thôma cũng giống như chuyện về Maria Magđala. Cả hai đều vắng mặt khi những người khác được "ơn". Ðiều ấy thúc đẩy họ khao khát được ơn lớn hơn. Và quả thật, Chúa đã thưởng công những tâm hồn cậy tin. Maria đã được hơn Yoan và Phêrô vì Chúa đã hiện ra với bà và thân mật dịu dàng gọi tên bà. Thôma cũng vậy, ông được Chúa hiện ra cho một mình ông, nếu ta nói được như thế.
Còn câu Chúa nói: "Bởi thấy Ta, con đã tin; phúc cho những ai không thấy mà tin", không thể làm Thôma buồn, vì ông thuộc thế hệ các Tông đồ, những người đã thấy và đã tin. Ai dám bảo thế hệ ấy không có phúc? Chính Chúa đã có lần nói với họ: Phúc cho chúng con vì được xem thấy, nghe thấy bao điều mà các tiên tri vua chúa không được thấy và nghe. Họ có phúc vì đã thấy và đã tin, đang khi có bao kẻ cũng thấy mà không tin. Ðức tin không chỉ căn cứ vào những điều đã thấy. Bọn Biệt phái có mắt mà như mù. Nên Thôma đã thấy và đã tin, thì đã có phúc rồi. Và chắc chắn niềm vui của ông thật đã to lớn khi thấy Chúa hiện ra và nói với mình. Câu nói kia không nhắm ông nữa, nhưng hướng về độc giả sách Tin Mừng và chúng ta hết thảy. Chúng ta không thuộc thế hệ những người mắt thấy, mà chúng ta tin, thì chúng ta là những người có phúc. Có phúc vì đã được ơn Chúa ban, vì đức tin, cuối cùng, là ơn ban của Chúa. Người ban cho những ai Người đã tiền định. Chính cái phúc đó mà chúng ta phải suy nghĩ bây giờ theo lời thư 1 Phêrô.
B. Bài Thư Phêrô
Tác giả bắt đầu bằng lời chúc tụng Thiên Chúa vì nghĩ đến hạnh phúc mình đã được với tư cách là tín hữu. Quả vậy, chỉ vì lòng thương lớn lao mà Người đã ban cho tất cả chúng ta được ơn tái sinh nhờ mầu nhiệm Ðức Kitô Phục sinh từ cõi chết. Chúng ta đâu đã thấy Người, thế mà chúng ta vẫn mến tin Người. Do đâu vậy, nếu không phải do lòng thương xót lớn lao của Người? Chính lòng thương xót ấy đã ban Ðức Kitô cho chúng ta, đã để Người chết cho chúng ta và đã phục sinh Người từ kẻ chết cho chúng ta. Tất cả những việc lớn lao đó nằm trong kế hoạch tình yêu muốn cho chúng ta được ơn tha thứ tội lỗi và trở nên nghĩa tử trong Ðức Kitô, khiến chúng ta được trông đợi hồng phúc lớn lao bất diệt sau này. Sánh với phúc lộc ấy, những đau khổ ở đời này có là chi? Ðó chỉ là tạm bợ và rơm rác làm cho vàng sáng tỏ. Thế nên chúng ta hãy giữ vững niềm tin, nhìn vào Ðức Kitô sống lại trong vinh quang mà chắc chắn vào tương lai rực rỡ đang chờ mình. Hạnh phúc ở ngay trong niềm tin ấy.
Như vậy bài thư Phêrô đã tiếp nối bài Tin Mừng Yoan, cho chúng ta thấy hạnh phúc của mình khi tin Ðức Kitô sống lại và dùng niềm tin ấy khuyến khích chúng ta trong cuộc đời phấn đấu ở trần gian. Nhưng thật lầm tưởng khi suy nghĩ việc Chúa Phục sinh nguyên trong tương quan với mình mà thôi. Khi nói với Thôma: phúc cho những ai không thấy mà tin, Chúa sống lại gián tiếp ngỏ ý muốn có những người như vậy; nghĩa là Thôma và các Tông đồ phải đi tìm những người như thế. Người cũng đã dạy Maria, khi đã nhận ra Người sống lại, hãy đi báo tin cho các môn đệ. Niềm tin phục sinh bao hàm sứ điệp truyền giáo. Ðức tin của những người đã thấy làm cho những kẻ không thấy mà tin. Những kẻ này có phúc qua trung gian những người trên. Chúng ta nay được phúc lộc nhờ lời giảng của các Tông đồ. Và tác động của các Ngài tới chúng ta qua Giáo Hội mà buổi đầu đã được tác giả sách Công vụ mô tả như chúng ta vừa nghe đọc. Chúng ta cần tìm hiểu đoạn Thánh Kinh này để biết rõ môi trường phải nung nấu niềm tin hạnh phúc của chúng ta vào việc Chúa phục sinh.
C. Bài Sách Công Vụ
Rõ ràng câu cuối bài sách Công vụ cho thấy "số những kẻ được cứu rỗi cứ mỗi ngày được Chúa ban thêm" cho cộng đoàn các Tông đồ lập ra. Và ta phải hiểu niềm tin cứu rỗi nơi mỗi người cũng chỉ tăng trong các cộng đoàn như thế. Thế nên tìm hiểu các cộng đoàn này là một nghĩa vụ.
Tác giả sách Công vụ - thánh Luca - đã nhiệt tình làm công việc ấy. Ở đây rõ ràng người không phác họa tự ý. Bản văn của người thiếu thứ tự và có nhiều nét lặp lại, khiến ta có thể nói người đã nghe tin về nhiều cộng đoàn khác nhau và thấy Ơn Chúa Thánh Thần làm việc ở các cộng đoàn khác nhau thế nào, người ghi tất cả lại như là một bản thống kê các sinh hoạt phong phú của Chúa Thánh Thần.
Trước hết chúng ta thấy các tín hữu bấy giờ kiên trì (hay chuyên cần) với giáo huấn của các Tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện. Không có sự chuyên cần với giáo huấn của các Tông đồ, không thể đào sâu và giữ vững đức tin. Người ta sẽ tin hời hợt và có thể lạc mất niềm tin. Việc kiên trì kết hợp với các Tông đồ, với quyền giáo huấn ở trong Hội Thánh là điều kiện để giữ được liên lạc và kết hợp được với Ðức Kitô hầu khỏi bỏ rơi mất niềm tin.
Ðồng thời khi liên kết với đầu, người ta cũng mật thiết với anh em là cùng chi thể trong một thân thể. Các tín hữu đầu tiên đã chuyên cần với hiệp thông, không những trong cùng một đức tin nhưng còn trong một lòng mến. Họ chỉ có một lòng một ý (4,32). Không một người nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung. Chắc chắn chúng ta không nên hiểu chế độ "của chung" đã phổ cập ở mọi nơi, trong những cộng đoàn đông đảo. Nhưng sự kiện có một số người sau khi đã đón nhận đức tin, đã biết tình nguyện bỏ chung của để chia sẻ và tương trợ nhau, cũng nói lên ơn Chúa Thánh Thần làm việc mạnh mẽ nơi tâm hồn các tín hữu. Luca ghi nhận sự kiện ấy như là dấu chỉ về đời sống mới và hạnh phúc phục sinh. Ðó có thể là lý tưởng, nhưng vẫn là đặc sủng, là tiếng gọi, là biểu thị của đức tin sống động và toàn vẹn, là dấu chỉ đời sống phục sinh phát triển đến mức cụ thể chi phối đến cả đời sống vật chất.
Tuy nhiên sự hiệp thông sâu xa và căn bản nằm ở bình diện khác. Chính Thiên Chúa và sự sống của Người là nguồn mạch phát sinh ra sự sống trong Hội Thánh. Thế nên hàng ngày các tín hữu chuyên cần với việc bẻ bánh và kinh nguyện. Sách Công vụ nói: họ bẻ bánh ở nhà vì đó là nghi lễ riêng của Kitô giáo, không làm tại Ðền thờ được. Họ làm việc ấy "lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lòng ngợi khen Thiên Chúa", vì đây là lễ Tạ ơn Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ mọi người nơi Ðức Yêsu Kitô Tử nạn và Phục sinh. Chính trong nghi lễ bẻ bánh họ nhận ra sự hiện diện của Chúa đã chết và sống lại; họ thấy Thiên Chúa ra tay cứu độ loài người, nên lòng họ hân hoan, miệng dâng lời ngợi khen. Lúc ấy tâm hồn được bồi dưỡng, dạ họ trở nên đơn thành; họ trở nên tạo vật mới, nên bánh không men của lễ Vượt Qua, tức của mầu nhiệm Phục sinh.
Ngoài ra, họ tỏ ra chuyên cần với việc cầu nguyện vì đó là thái độ chung của mọi người có tin tưởng. Người Dothái trung thành với kinh nguyện ở Ðền thờ. Các môn đệ Chúa cũng vậy. Sách Công vụ kể Phêrô và Yoan lên Ðền thờ cầu nguyện vào giờ chung với mọi người. Nhưng ngay từ đầu các tín hữu đã có lối cầu nguyện riêng chung với nhau, như khi chờ nhận ơn Chúa Thánh Thần. Và việc cầu nguyện này cần cho đời sống mới đến nỗi Phêrô khẳng định các việc từ thiện bác ái không được làm suy giảm.
Chính nhờ nếp sống chuyên cần với việc giáo huấn, hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện như thế mà Hội Thánh lớn lên trong sự mến phục của toàn dân và được Chúa chúc lành cho tăng trưởng.
Thế thì đời sống đức tin mới của mỗi người cũng chỉ có thể phát huy được nhờ bốn sự chuyên cần trên, tức là nhờ việc tham gia vào nếp sống chuyên cần của Giáo hội. Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta qua Ðức Yêsu-Kitô, Ðấng đã chết và sống lại. Thôma đã xem thấy Người và đã tin. Chúng ta không thấy nhưng vẫn tin vì Người đang hoạt động nơi các Tông đồ và Giáo hội. Chính việc liên kết với các Tông đồ và hiệp thông với anh em trong việc bẻ bánh và cầu nguyện làm cho chúng ta được hợp nhất với Chúa và nhận lấy sự sống của Người. Sự sống này là sự sống Thần Linh hay Thánh Thần mà Ðức Kitô đã đem lại khi Người Tử nạn-Phục sinh. Khi phát triển sự sống ấy có thể phát sinh ra một nếp sống mới thật sự khiến toàn dân mến phục và nhiều người theo Chúa.
Chúng ta cần suy nghĩ về những điều ấy và đem ra thực hành. Chắc chắn đời sống riêng của chúng ta và đời sống chung của giáo xứ sẽ khả quan hơn nhiều. Và để bắt đầu, chúng ta hãy sốt sắng hiệp thông với nhau trong việc tuyên xưng một đức tin, trong việc cầu nguyện và bẻ bánh, để có thể hiệp thông trong việc chia sẻ tương trợ nhau trong đời sống.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố giám mục Nguyễn Sơn Lâm)
Tri ân Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:39 01/04/2008
TRI ÂN ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II
Con xin kính chào. Con là Simone, thanh niên Ý 18 tuổi. Con muốn tỏ bày kinh nghiệm riêng của con với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) về phép lạ trọng đại ngài làm cho con. Con xin đối chiếu với thời gian cuộc gặp gỡ toàn quốc của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại Loreto (Trung Ý) vào tháng 9 năm 2004. Con xin nói thêm là năm ấy con vừa tròn 17 tuổi. Trước đó con hoàn toàn không phải tín hữu Công Giáo sống đạo chân thành. Con sống đạo vụ-hình-thức nghĩa là chỉ đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ lấy lệ vì thói quen. Hoặc giả con có đi Lễ chăng nữa thì chỉ vì ham vui muốn được hòa chung với bạn bè mà thôi!
Thật vậy, mãi cho đến phút chót con vẫn không hề muốn đi Loreto tham dự Lễ Hội của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành. Nhưng rồi có một cái gì đó cứ thôi thúc con phải đi Loreto và con ý thức rằng, sở dĩ con quyết định đi Loreto là vì có cuộc Gặp Gỡ với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Trong những ngày chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha con vẫn giữ nguyên thái độ xa-cách dửng-dưng và không có niềm tin nào đối với tôn giáo cả!
Mãi cho đến khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đi qua trước mặt con. Con đứng gần hàng-rào-chắn nên con may mắn trông thấy Đức Thánh Cha đi ngang qua cách chỗ con đứng chỉ khoảng 1, 2 thước mà thôi. Một nỗi xúc động trào dâng, từ bên ngoài thấm tận vào bên trong con người con. Ngay chính lúc ấy con không hề thấy có sự gì khác thường xảy ra cả. Nhưng cùng với thời gian con bắt đầu nhận ra rằng, có một cái gì khác thường đang diễn ra nơi nội tâm con và cái khác thường ấy cứ lớn lên mãi. Hơn thế nữa, cái khác thường này lại nẩy sinh vào chính lúc Vị Giáo Hoàng già-nua đau-yếu đi ngang qua trước mặt con. Con không hề nhận ra ngay tức khắc, mặc dù sự biến đổi diễn ra bên trong con vừa thật bất ngờ không thể nào giải thích được vừa làm đảo lộn tận gốc rễ.
Lúc trở về nhà con kể lại cho người thân nghe biến cố trên đây và giải thích nó giống như một sức nóng vừa làm tăng nhiệt độ vừa chiếu sáng nội tâm con giống như ”ngọn lửa nhỏ” do chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đặt vào người con khi ngài đi ngang qua trước mặt con.
Kể từ ngày ấy, nẩy sinh nơi con tâm tình trìu mến đặc biệt dành riêng cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Cũng kể từ ngày ấy, Đức Tin của con được củng cố, được vững chắc và sâu xa hơn, và không ngừng tăng trưởng mãi.
Năm tháng càng trôi qua con càng ý thức sâu xa rằng, chính giây phút gặp gỡ bất ngờ với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tác động nơi con một cuộc đổi đời như vòng quay 360 độ. Con thay đổi hoàn toàn nơi Đức Tin nói riêng và nơi cuộc sống nói chung. Đối với con, sự thay đổi quả đúng là PHÉP LẠ. PHÉP LẠ đúng nghĩa. Con không thể nào giải thích cách khác được. Ngay cả phép lạ này không giúp ích gì cho án phong Chân Phước và Hiển Thánh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, con vẫn muốn viết ra và phổ biến cho mọi người biết. Qua chứng từ, con muốn bày tỏ tâm tình thảo hiếu tri ân đối với tất cả những gì Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã làm cho con.
Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ra đi trở về ”Nhà Cha trên Trời” con cảm thấy một mất mát vô cùng to lớn như mất một người thân trong gia đình, mất một vị Chỉ Đạo quan trọng. Đối với con cũng như đối với nhiều người khác, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đúng là một vị thánh. Ngài đã khoác áo choàng thánh rồi. Con chỉ còn duy nhất ước nguyện là mong Giáo Hội Công Giáo sớm công nhận sự thánh thiện của ngài và tôn phong Chân Phước cho Ngài.
Bức thư trên được giới thiệu dưới tựa đề ”Ngọn Lửa Nhỏ”.
... ”Bấy giờ tôi thấy Trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của THIÊN CHÚA Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ”VUA các vua, CHÚA các chúa” (Sách Khải Huyền 19,11-16).
(”TOTUS TUUS”, Mensile di Postulazione della Causa di Beatificazione e Canonizzazione del Servo di Dio Giovanni Paolo II, N.1 - Gennaio 2008, Anno 3, trang 20-21)
Con xin kính chào. Con là Simone, thanh niên Ý 18 tuổi. Con muốn tỏ bày kinh nghiệm riêng của con với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) về phép lạ trọng đại ngài làm cho con. Con xin đối chiếu với thời gian cuộc gặp gỡ toàn quốc của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại Loreto (Trung Ý) vào tháng 9 năm 2004. Con xin nói thêm là năm ấy con vừa tròn 17 tuổi. Trước đó con hoàn toàn không phải tín hữu Công Giáo sống đạo chân thành. Con sống đạo vụ-hình-thức nghĩa là chỉ đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ lấy lệ vì thói quen. Hoặc giả con có đi Lễ chăng nữa thì chỉ vì ham vui muốn được hòa chung với bạn bè mà thôi!
Thật vậy, mãi cho đến phút chót con vẫn không hề muốn đi Loreto tham dự Lễ Hội của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành. Nhưng rồi có một cái gì đó cứ thôi thúc con phải đi Loreto và con ý thức rằng, sở dĩ con quyết định đi Loreto là vì có cuộc Gặp Gỡ với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Trong những ngày chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha con vẫn giữ nguyên thái độ xa-cách dửng-dưng và không có niềm tin nào đối với tôn giáo cả!
Mãi cho đến khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đi qua trước mặt con. Con đứng gần hàng-rào-chắn nên con may mắn trông thấy Đức Thánh Cha đi ngang qua cách chỗ con đứng chỉ khoảng 1, 2 thước mà thôi. Một nỗi xúc động trào dâng, từ bên ngoài thấm tận vào bên trong con người con. Ngay chính lúc ấy con không hề thấy có sự gì khác thường xảy ra cả. Nhưng cùng với thời gian con bắt đầu nhận ra rằng, có một cái gì khác thường đang diễn ra nơi nội tâm con và cái khác thường ấy cứ lớn lên mãi. Hơn thế nữa, cái khác thường này lại nẩy sinh vào chính lúc Vị Giáo Hoàng già-nua đau-yếu đi ngang qua trước mặt con. Con không hề nhận ra ngay tức khắc, mặc dù sự biến đổi diễn ra bên trong con vừa thật bất ngờ không thể nào giải thích được vừa làm đảo lộn tận gốc rễ.
Lúc trở về nhà con kể lại cho người thân nghe biến cố trên đây và giải thích nó giống như một sức nóng vừa làm tăng nhiệt độ vừa chiếu sáng nội tâm con giống như ”ngọn lửa nhỏ” do chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đặt vào người con khi ngài đi ngang qua trước mặt con.
Kể từ ngày ấy, nẩy sinh nơi con tâm tình trìu mến đặc biệt dành riêng cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Cũng kể từ ngày ấy, Đức Tin của con được củng cố, được vững chắc và sâu xa hơn, và không ngừng tăng trưởng mãi.
Năm tháng càng trôi qua con càng ý thức sâu xa rằng, chính giây phút gặp gỡ bất ngờ với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tác động nơi con một cuộc đổi đời như vòng quay 360 độ. Con thay đổi hoàn toàn nơi Đức Tin nói riêng và nơi cuộc sống nói chung. Đối với con, sự thay đổi quả đúng là PHÉP LẠ. PHÉP LẠ đúng nghĩa. Con không thể nào giải thích cách khác được. Ngay cả phép lạ này không giúp ích gì cho án phong Chân Phước và Hiển Thánh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, con vẫn muốn viết ra và phổ biến cho mọi người biết. Qua chứng từ, con muốn bày tỏ tâm tình thảo hiếu tri ân đối với tất cả những gì Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã làm cho con.
Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ra đi trở về ”Nhà Cha trên Trời” con cảm thấy một mất mát vô cùng to lớn như mất một người thân trong gia đình, mất một vị Chỉ Đạo quan trọng. Đối với con cũng như đối với nhiều người khác, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đúng là một vị thánh. Ngài đã khoác áo choàng thánh rồi. Con chỉ còn duy nhất ước nguyện là mong Giáo Hội Công Giáo sớm công nhận sự thánh thiện của ngài và tôn phong Chân Phước cho Ngài.
Bức thư trên được giới thiệu dưới tựa đề ”Ngọn Lửa Nhỏ”.
... ”Bấy giờ tôi thấy Trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của THIÊN CHÚA Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ”VUA các vua, CHÚA các chúa” (Sách Khải Huyền 19,11-16).
(”TOTUS TUUS”, Mensile di Postulazione della Causa di Beatificazione e Canonizzazione del Servo di Dio Giovanni Paolo II, N.1 - Gennaio 2008, Anno 3, trang 20-21)
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 01/04/2008
THẾ GIỚI SAU KHI BÀN CỔ CHẾT
Sau khi Bàn Cổ chết, từ nơi miệng ông ta thở ra hơi thở cuối cùng biến thành không khí, gió nhẹ và mây u ám; và tiếng thở dài cuối cùng của ông ta vang lên, biến thành tiếng sấm vang rền muốn thủng màng nhĩ ! Con mắt bên trái của ông Bàn Cổ biến thành mặt trời, con mắt bên phải biến thành mặt trăng, tóc và râu của ông ta biến thành một bức màn đêm điểm những tinh tú trên không, chân tay và thân thể của ông ta biến thành núi cao. Huyết mạch toàn thân của ông ta biến thành sông suối ao hồ khắp nơi đều có, lục mạch kinh lạc biến thành đường đi. Các bắp thịt nơi toàn thân của Bàn Cổ biến thành ruộng có thể trồng trọt, xương răng biến thành tài nguyên khoáng sản quý báu dưới đất, lông tơ trên lớp da của ông ta biến thành cây cối thảo mộc che đậy đất đai !
Cho đến hôm nay, trời và đất chưa bao giờ hợp lại.
(Tam ngũ lịch ký)
Gợi ý:
Thế giới này sau khi Thiên Chúa tạo dựng thì ngày càng đẹp hơn, đẹp hơn là bởi vì được Thiên Chúa gỉn giữ và ban ơn cho một số người thông thái biết tìm ra những phát minh hiện đại, chế tạo ra những công cụ rất tiện ích cho cuộc sống của con người.
Con người ta khi muốn chế tạo ra cái gì, thì chắc chắn phải dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, chẳng hạn như muốn làm nhà gỗ, thì phải lấy gỗ trong rừng; muốn làm nhà bằng xi măng thì phải có xi măng, mà xi măng thì phải lấy các vật liệu như vỏ sò và các thứ khác hợp lại mà chế ra; muốn có xăng thì phải lấy dầu thô từ mỏ dầu để chế biến thành xăng cho xe và cho máy bay.v.v...
Thiên Chúa của chúng ta là Đấng toàn năng, Ngài chỉ phán một lời thì mọi sự liền có, Ngài nói: “Hãy có ánh sáng, thì có ánh sáng...”(Stk 1.)
Từ cái không không Thiên Chúa đã làm cho có vũ trụ, nên gọi là Thiên Chúa sáng tạo; con người đã dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, hoặc từ những mô hình đã có mà phát minh ra cái khác để phục vụ lợi ích cho con người, đó là sự chế tạo, và thử nghiệm qua hàng trăm hàng ngàn lần mới có kết quả như ý.
Ông Bàn Cổ (tuy là chuyện thần thoại) nhưng cũng cho chúng ta biết rằng: vũ trụ này không phải tự dưng mà có, cũng không phải tự nhiên mà đẹp, nhưng phải có một Đấng tạo thành và gìn giữ, Đấng đó chính là Thiên Chúa của chúng ta, và chúng ta phải có bổn phận góp phần vào sự sáng tạo này của Thiên Chúa...
Các em thực hành:
- Cám ơn Thiên Chúa mỗi ngày vì những ơn lành mà Chúa đã ban cho.
- Biết cầu nguyện khi có mặt trời chiếu sáng, hoặc khi mưa gió lụt lội.
- Biết khiêm tốn khi học thuộc bài và được điểm mười, vì trí thông minh của mình là Chúa ban cho, chứ không phải tự mình mà có được.
N2T |
Sau khi Bàn Cổ chết, từ nơi miệng ông ta thở ra hơi thở cuối cùng biến thành không khí, gió nhẹ và mây u ám; và tiếng thở dài cuối cùng của ông ta vang lên, biến thành tiếng sấm vang rền muốn thủng màng nhĩ ! Con mắt bên trái của ông Bàn Cổ biến thành mặt trời, con mắt bên phải biến thành mặt trăng, tóc và râu của ông ta biến thành một bức màn đêm điểm những tinh tú trên không, chân tay và thân thể của ông ta biến thành núi cao. Huyết mạch toàn thân của ông ta biến thành sông suối ao hồ khắp nơi đều có, lục mạch kinh lạc biến thành đường đi. Các bắp thịt nơi toàn thân của Bàn Cổ biến thành ruộng có thể trồng trọt, xương răng biến thành tài nguyên khoáng sản quý báu dưới đất, lông tơ trên lớp da của ông ta biến thành cây cối thảo mộc che đậy đất đai !
Cho đến hôm nay, trời và đất chưa bao giờ hợp lại.
(Tam ngũ lịch ký)
Gợi ý:
Thế giới này sau khi Thiên Chúa tạo dựng thì ngày càng đẹp hơn, đẹp hơn là bởi vì được Thiên Chúa gỉn giữ và ban ơn cho một số người thông thái biết tìm ra những phát minh hiện đại, chế tạo ra những công cụ rất tiện ích cho cuộc sống của con người.
Con người ta khi muốn chế tạo ra cái gì, thì chắc chắn phải dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, chẳng hạn như muốn làm nhà gỗ, thì phải lấy gỗ trong rừng; muốn làm nhà bằng xi măng thì phải có xi măng, mà xi măng thì phải lấy các vật liệu như vỏ sò và các thứ khác hợp lại mà chế ra; muốn có xăng thì phải lấy dầu thô từ mỏ dầu để chế biến thành xăng cho xe và cho máy bay.v.v...
Thiên Chúa của chúng ta là Đấng toàn năng, Ngài chỉ phán một lời thì mọi sự liền có, Ngài nói: “Hãy có ánh sáng, thì có ánh sáng...”(Stk 1.)
Từ cái không không Thiên Chúa đã làm cho có vũ trụ, nên gọi là Thiên Chúa sáng tạo; con người đã dùng những vật liệu đã có trong thiên nhiên, hoặc từ những mô hình đã có mà phát minh ra cái khác để phục vụ lợi ích cho con người, đó là sự chế tạo, và thử nghiệm qua hàng trăm hàng ngàn lần mới có kết quả như ý.
Ông Bàn Cổ (tuy là chuyện thần thoại) nhưng cũng cho chúng ta biết rằng: vũ trụ này không phải tự dưng mà có, cũng không phải tự nhiên mà đẹp, nhưng phải có một Đấng tạo thành và gìn giữ, Đấng đó chính là Thiên Chúa của chúng ta, và chúng ta phải có bổn phận góp phần vào sự sáng tạo này của Thiên Chúa...
Các em thực hành:
- Cám ơn Thiên Chúa mỗi ngày vì những ơn lành mà Chúa đã ban cho.
- Biết cầu nguyện khi có mặt trời chiếu sáng, hoặc khi mưa gió lụt lội.
- Biết khiêm tốn khi học thuộc bài và được điểm mười, vì trí thông minh của mình là Chúa ban cho, chứ không phải tự mình mà có được.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 01/04/2008
N2T |
10. Sau khi rước lễ, để chúng ta không mất đi cơ hội xin ơn tốt như thế, thì Thiên Chúa sẽ không bạc đãi những người đón tiếp Ngài.
(Thánh Teresa of Avila)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mộ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không di chuyển
Bùi Hữu Thư
11:15 01/04/2008
Mộ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không di chuyển
VATICAN: 31, tháng 3, 2008 – Giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Vatican phủ nhận nguồn tin mộ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ được di chuyển từ hầm Vatican lên tầng trên của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Theo tin của nhật báo La Stampa, một cuộc nghiên cứu có sự hợp tác của cảnh sát Vatican đã được thực hiện về việc di chuyển hài cốt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Báo cáo này cho biết một ủy ban của Tòa Thánh do Đức Hồng Y Angelo Comastri điều khiển đã chấp thuận dự án này.
Cha Lombardi tuyên bố "Tôi có thể phủ nhận sự hiện hữu của một ủy ban do Đức Hồng Y Angelo Comastri điều khiển."
Cha Lombardi cũng giải thích thêm là "nguồn tin về sự tham gia của cảnh sát Vatican cũng thất thiệt, bất cứ quyết định nào về việc này sẽ không được thực hiện trước khi Đức Giáo Hoàng người Ba Lan được phong thánh."
Cha Lombardi nói "những gì bản tin của tờ báo trên khẳng định đã vượt qúa mức độ một giả thuyết và việc thảo luận bây giờ hòan toàn qúa sớm."
Cuộc đối thoại Công giáo – Hồi giáo
Phụng Nghi
12:04 01/04/2008
Roma (Chiesa) – Những lời cáo buộc chĩa vào Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI trong việc rửa tội hôm lễ Vọng Phục sinh cho một người Hồi giáo cải đạo, Magdi Cristiano Allam – như đã được các cơ quan truyền thông loan tải rộng rãi – đã tạo nên hai phản ứng, trực tiếp và gián tiếp, từ Tòa thánh.
Tòa thánh bày tỏ quan điểm của mình trực tiếp trong báo “L'Osservatore Romano” số ra ngày 25-26 tháng 3, bằng ghi nhận của giám đốc tờ báo là ông Giovanni Maria Vian, và một lần nữa, bằng lời tuyên bố trên Đài Phát thanh Vatican ngày 27 tháng 3 của vị giám đốc đài là Linh mục Federico Lombardi.
Nhưng đáng chú ý hơn nữa là những đường lối gián tiếp Tòa thánh dùng để bác bỏ các lời chỉ trích, cũng trong những ngày đó.
Đấu trường dùng cho các phản ứng gián tiếp đó là, một lần nữa, báo “L'Osservatore Romano.”
Ngày thứ Ba, 27 tháng 3, tờ nhật trình của Đức giáo hoàng dành một bài báo dài để giới thiệu Ramon Lull, một tu sĩ dòng thánh Phanxicô sống giữa thế kỷ 13 và 14, một chuyên gia lớn về ngôn ngữ và văn chương Ả rập, một người nhiệt tâm cổ võ việc giảng thuyết truyền giáo nhằm cải đạo và rửa tội cho người dân Hồi giáo trong các quốc gia vùng Địa trung hải nơi Hồi giáo thống trị.
Bài báo - ký tên Sara Muzzi, một chuyên gia về đề tài này – chính ngay nhan đề cũng đã là hùng biện: “Raimondo Lullo e il dialogo tra le religioni. Se ti mostro la verità finirai con l'abbracciarla [Raymon Lull và cuộc đối thoại trong các tôn giáo. Nếu tôi chỉ cho bạn đâu là chân lý, chung cuộc bạn sẽ tin theo].”
Quả thực, cũng như chứng tỏ trong các sách do ngài trước tác, Lull cố gắng đề cao một hình thức truyền đạo bằng thuyết giảng, hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết giữa hai đức tin, trên năng lực của xác tín và trên biện luận hợp lý về chân lý.
Hai ngày sau đó, thứ Bẩy 29 tháng 3, "L'Osservatore Romano" trình bày hai bài báo nói về hai trường hợp đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo, chứng minh rằng cuộc đối thoại này đang tỏ ra có những phát triển đầy hứa hẹn đúng vào những ngày có cuộc tranh cãi về vụ Đức giáo hoàng rửa tội cho Allam.
Dấu hiệu hứa hẹn thứ nhất liên quan đến Indonesia, xứ sở có người Hồi giáo đông nhất thế giới. Trong ngày 8 và 9 tháng 3, một cuộc họp được tổ chức tại Yogyakarta giữa các đại diện Kitô giáo và Hồi giáo, có sự hiện diện của những người Phật tử và Ấn giáo, chủ đề là cách thức các tôn giáo hợp tác với nhau để đáp ứng lại những thách đố do việc toàn cầu hóa đặt ra.
Hơn nữa, trong giai đoạn lễ Phục sinh, tại thủ đô Jakarta, 35 giảng sư Hồi giáo (ulemas) có thẩm quyền của nhiều trường học Hồi giáo tung ra một lời kêu gọi rằng chỉ thị gửi cho các người Hồi giáo trẻ phải được thi hành đúng đắn và tôn trọng, không có bất cứ biện minh nào bằng bạo lực. Bài báo loan tin này có nhan đề: “Tại Indonesia, có những nỗ lực đối thoại giữa người Kitô giáo và Hồi giáo.”
Nhưng "L'Osservatore Romano" còn nhấn mạnh hơn nữa, trên cùng trang báo, về một số các sự việc mới đây tại Saudi Arabia, dưới nhan đề: “Vua nước Saudi ủng hộ một cuộc gặp gỡ “với các người anh em trong đức tin”. Abdullah, trước cuộc khủng hoảng về các giá trị đạo đức, mở rộng cuộc đối thoại với người Kitô giáo và Do thái giáo.”
Mở đầu bài báo, tờ báo của Tòa thánh trưng dẫn lời Abdullah:
“Tôi đã có một tư tưởng từng ám ảnh tôi suốt hai năm trời. Thế giới đang đau khổ, và cuộc khủng hoảng này đã gây ra một sự mất cân bằng về tôn giáo, về đạo đức, và về tất cả bản chất con người. […] Chúng ta đã đánh mất niềm tin vào tôn giáo và mất sự tôn trọng nhân tính. Sự tan rã của gia đình và sự lan truyền rộng rãi chủ thuyết vô thần trên thế giới là những hiện tượng khủng khiếp mà mọi tôn giáo phải xét tới và khắc phục […]
Vì lý do này, tôi nghĩ tới việc mời các giới chức tôn giáo bày tỏ quan điểm của họ về những gì đang xảy ra trên thế giới, và, theo Thượng đế mong muốn, chúng ta sẽ bắt đầu tổ chức những cuộc họp với các anh em của chúng ta, những người thuộc các tôn giáo độc thần, giữa các đại diện của những người tin vào thiên kinh Koran, sách Tin mừng và Kinh thánh.”
Tờ báo của Tòa thánh nói thêm rằng đề nghị của vua Abdullah đã được sự đồng ý của các học giả Hồi giáo hàng đầu trong vương quốc.
Nhưng những điểm nhấn mạnh lý thú nhất do báo "L'Osservatore Romano" loan thêm là hai sự kiện khác.
Điểm thứ nhất liên quan đến ngày tháng nơi bản tuyên bố của vua Abdullah: ngày 24 tháng 3, đối với người theo Kitô giáo thì là ngày thứ hai sau lễ Phục sinh.
Điều này muốn nói rằng: chính vào lúc nổ ra những lời kết án Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về việc rửa tội cho Allam, thì vua nước Saudi không những đã không đếm xỉa đến những lời kết án, mà còn chính mình bày tỏ giọng điệu hoàn toàn trái ngược.
Điểm nhấn mạnh thứ hai trình bày trong tờ báo của Đức giáo hoàng là đoạn văn sau đây:
“Đối thoại giữa các nền văn hóa và các tôn giáo; cộng tác giữa những người Kitô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo nhằm thúc đẩy hòa bình. Đó là những chủ đề, vào ngày 6 tháng 11 năm 2007, đã là trọng tâm cuộc họp tại Vatican giữa Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và Abdullah, trong cuộc tiếp kiến nhà vua cùng với đoàn tùy tùng.
Trong phiên họp lịch sử - đó là cuộc viếng thăm Đức giáo hoàng lần đầu tiên của một quốc vương nước Saudi – cũng đã đề cập đến sự hiện diện tích cực của cộng đồng Kitô giáo tại quốc gia này (chiếm khoảng 3% số dân gần như hoàn toàn theo Hồi giáo). Mấy ngày trước đây, chính quyền Riyadh quyết định bắt đầu những khóa học bồi dưỡng cho 40 ngàn giáo trưởng (imams), trong nỗ lực thúc đẩy một đường lối giải thích Hồi giáo ôn hòa hơn và làm nản chí những người quá khích.”
Ai có tai để nghe thì hãy nghe. Theo thẩm định của Giáo hội Roma, cuộc đối thoại với Hồi giáo không chỉ giới hạn vào việc triển khai lá thư của 138 người – một trong những người chỉ đạo của nhóm này là Aref Ali Nayed, đã hướng sự chỉ trích cực kỳ nghiệt ngã vào Đức giáo hoàng vì đã rửa tội cho Allam – nhưng cuộc đối thoại được phát triển trong nhiều lãnh vực, một số được Giáo hội tin tưởng là hứa hẹn hơn những địa hạt khác.
Còn về Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, điều càng ngày càng rõ rệt, là cả bài diễn từ của ngài tại Regensburg lẫn quyết định rửa tội cho một người tân tòng dịp lễ Vọng Phục sinh tại đền thánh Phêrô, đều không phải là những cử chỉ gây ra đổ vỡ, mà trái lại, chính xác là làm cho dễ hiểu và rõ rệt – đối với người Hồi giáo cũng như Kitô giáo – ước muốn đối thoại của ngài, đã biểu hiện, chẳng hạn, nơi việc lặng lẽ cầu nguyện tại Ngôi Đền Xanh ở Istanbul, và trong cuộc gặp gỡ nồng nhiệt với vua nước Saudi Arabia.
Tòa thánh bày tỏ quan điểm của mình trực tiếp trong báo “L'Osservatore Romano” số ra ngày 25-26 tháng 3, bằng ghi nhận của giám đốc tờ báo là ông Giovanni Maria Vian, và một lần nữa, bằng lời tuyên bố trên Đài Phát thanh Vatican ngày 27 tháng 3 của vị giám đốc đài là Linh mục Federico Lombardi.
Nhưng đáng chú ý hơn nữa là những đường lối gián tiếp Tòa thánh dùng để bác bỏ các lời chỉ trích, cũng trong những ngày đó.
Đấu trường dùng cho các phản ứng gián tiếp đó là, một lần nữa, báo “L'Osservatore Romano.”
Ngày thứ Ba, 27 tháng 3, tờ nhật trình của Đức giáo hoàng dành một bài báo dài để giới thiệu Ramon Lull, một tu sĩ dòng thánh Phanxicô sống giữa thế kỷ 13 và 14, một chuyên gia lớn về ngôn ngữ và văn chương Ả rập, một người nhiệt tâm cổ võ việc giảng thuyết truyền giáo nhằm cải đạo và rửa tội cho người dân Hồi giáo trong các quốc gia vùng Địa trung hải nơi Hồi giáo thống trị.
Bài báo - ký tên Sara Muzzi, một chuyên gia về đề tài này – chính ngay nhan đề cũng đã là hùng biện: “Raimondo Lullo e il dialogo tra le religioni. Se ti mostro la verità finirai con l'abbracciarla [Raymon Lull và cuộc đối thoại trong các tôn giáo. Nếu tôi chỉ cho bạn đâu là chân lý, chung cuộc bạn sẽ tin theo].”
Quả thực, cũng như chứng tỏ trong các sách do ngài trước tác, Lull cố gắng đề cao một hình thức truyền đạo bằng thuyết giảng, hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết giữa hai đức tin, trên năng lực của xác tín và trên biện luận hợp lý về chân lý.
Hai ngày sau đó, thứ Bẩy 29 tháng 3, "L'Osservatore Romano" trình bày hai bài báo nói về hai trường hợp đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo, chứng minh rằng cuộc đối thoại này đang tỏ ra có những phát triển đầy hứa hẹn đúng vào những ngày có cuộc tranh cãi về vụ Đức giáo hoàng rửa tội cho Allam.
Dấu hiệu hứa hẹn thứ nhất liên quan đến Indonesia, xứ sở có người Hồi giáo đông nhất thế giới. Trong ngày 8 và 9 tháng 3, một cuộc họp được tổ chức tại Yogyakarta giữa các đại diện Kitô giáo và Hồi giáo, có sự hiện diện của những người Phật tử và Ấn giáo, chủ đề là cách thức các tôn giáo hợp tác với nhau để đáp ứng lại những thách đố do việc toàn cầu hóa đặt ra.
Hơn nữa, trong giai đoạn lễ Phục sinh, tại thủ đô Jakarta, 35 giảng sư Hồi giáo (ulemas) có thẩm quyền của nhiều trường học Hồi giáo tung ra một lời kêu gọi rằng chỉ thị gửi cho các người Hồi giáo trẻ phải được thi hành đúng đắn và tôn trọng, không có bất cứ biện minh nào bằng bạo lực. Bài báo loan tin này có nhan đề: “Tại Indonesia, có những nỗ lực đối thoại giữa người Kitô giáo và Hồi giáo.”
Nhưng "L'Osservatore Romano" còn nhấn mạnh hơn nữa, trên cùng trang báo, về một số các sự việc mới đây tại Saudi Arabia, dưới nhan đề: “Vua nước Saudi ủng hộ một cuộc gặp gỡ “với các người anh em trong đức tin”. Abdullah, trước cuộc khủng hoảng về các giá trị đạo đức, mở rộng cuộc đối thoại với người Kitô giáo và Do thái giáo.”
Mở đầu bài báo, tờ báo của Tòa thánh trưng dẫn lời Abdullah:
“Tôi đã có một tư tưởng từng ám ảnh tôi suốt hai năm trời. Thế giới đang đau khổ, và cuộc khủng hoảng này đã gây ra một sự mất cân bằng về tôn giáo, về đạo đức, và về tất cả bản chất con người. […] Chúng ta đã đánh mất niềm tin vào tôn giáo và mất sự tôn trọng nhân tính. Sự tan rã của gia đình và sự lan truyền rộng rãi chủ thuyết vô thần trên thế giới là những hiện tượng khủng khiếp mà mọi tôn giáo phải xét tới và khắc phục […]
Vì lý do này, tôi nghĩ tới việc mời các giới chức tôn giáo bày tỏ quan điểm của họ về những gì đang xảy ra trên thế giới, và, theo Thượng đế mong muốn, chúng ta sẽ bắt đầu tổ chức những cuộc họp với các anh em của chúng ta, những người thuộc các tôn giáo độc thần, giữa các đại diện của những người tin vào thiên kinh Koran, sách Tin mừng và Kinh thánh.”
Tờ báo của Tòa thánh nói thêm rằng đề nghị của vua Abdullah đã được sự đồng ý của các học giả Hồi giáo hàng đầu trong vương quốc.
Nhưng những điểm nhấn mạnh lý thú nhất do báo "L'Osservatore Romano" loan thêm là hai sự kiện khác.
Điểm thứ nhất liên quan đến ngày tháng nơi bản tuyên bố của vua Abdullah: ngày 24 tháng 3, đối với người theo Kitô giáo thì là ngày thứ hai sau lễ Phục sinh.
Điều này muốn nói rằng: chính vào lúc nổ ra những lời kết án Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về việc rửa tội cho Allam, thì vua nước Saudi không những đã không đếm xỉa đến những lời kết án, mà còn chính mình bày tỏ giọng điệu hoàn toàn trái ngược.
Điểm nhấn mạnh thứ hai trình bày trong tờ báo của Đức giáo hoàng là đoạn văn sau đây:
“Đối thoại giữa các nền văn hóa và các tôn giáo; cộng tác giữa những người Kitô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo nhằm thúc đẩy hòa bình. Đó là những chủ đề, vào ngày 6 tháng 11 năm 2007, đã là trọng tâm cuộc họp tại Vatican giữa Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và Abdullah, trong cuộc tiếp kiến nhà vua cùng với đoàn tùy tùng.
Trong phiên họp lịch sử - đó là cuộc viếng thăm Đức giáo hoàng lần đầu tiên của một quốc vương nước Saudi – cũng đã đề cập đến sự hiện diện tích cực của cộng đồng Kitô giáo tại quốc gia này (chiếm khoảng 3% số dân gần như hoàn toàn theo Hồi giáo). Mấy ngày trước đây, chính quyền Riyadh quyết định bắt đầu những khóa học bồi dưỡng cho 40 ngàn giáo trưởng (imams), trong nỗ lực thúc đẩy một đường lối giải thích Hồi giáo ôn hòa hơn và làm nản chí những người quá khích.”
Ai có tai để nghe thì hãy nghe. Theo thẩm định của Giáo hội Roma, cuộc đối thoại với Hồi giáo không chỉ giới hạn vào việc triển khai lá thư của 138 người – một trong những người chỉ đạo của nhóm này là Aref Ali Nayed, đã hướng sự chỉ trích cực kỳ nghiệt ngã vào Đức giáo hoàng vì đã rửa tội cho Allam – nhưng cuộc đối thoại được phát triển trong nhiều lãnh vực, một số được Giáo hội tin tưởng là hứa hẹn hơn những địa hạt khác.
Còn về Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, điều càng ngày càng rõ rệt, là cả bài diễn từ của ngài tại Regensburg lẫn quyết định rửa tội cho một người tân tòng dịp lễ Vọng Phục sinh tại đền thánh Phêrô, đều không phải là những cử chỉ gây ra đổ vỡ, mà trái lại, chính xác là làm cho dễ hiểu và rõ rệt – đối với người Hồi giáo cũng như Kitô giáo – ước muốn đối thoại của ngài, đã biểu hiện, chẳng hạn, nơi việc lặng lẽ cầu nguyện tại Ngôi Đền Xanh ở Istanbul, và trong cuộc gặp gỡ nồng nhiệt với vua nước Saudi Arabia.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng Sinh ĐCV Hà Nội đến với những người nghèo dưới chân cầu Long Biên
Gioan Đình Sơn
13:40 01/04/2008
HÀ NỘI - Sáng ngày 24/2/2008 - chúa nhật III mùa chay, nhóm chủng sinh Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã đến thăm và đồng hành với những người trong khu người nghèo tại bãi giữa sông Hồng, dưới cầu Long biên Hà nội.
Khởi đi từ Thánh Lễ sáng sớm cùng ngày, cha linh hướng Giuse Phan Thiện Ân đã nhấn mạnh đến Thầy Giêsu trong đoạn Tin Mừng Gioan 4, 5- 42: anh em hãy noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu, Ngài đã vượt mọi ranh giới đến với người phụ nữ Samaria để “xin nước”; vậy anh em cũng lên đường đi mục vụ, đến với những người anh em sẽ gặp ngày hôm nay trong tinh thần yêu thương và phục vụ…
Nối tiếp tinh thần của Tin Mừng, nhóm anh em được phân công mục vụ khu người nghèo ở bãi giữa sông Hồng đã có mặt vào lúc 8 giờ 30. Hơn khi nào, các thầy đã y thức được tinh thần mùa chay của Giáo Hội: cầu nguyện, sám hối và hy sinh, làm việc bác ái, cách riêng đối với những người nghèo khổ.
Tôi và các thầy đã vượt qua một đoạn đường chừng 4 km đi về hướng Bắc. Chúng tôi tới đó bằng xe đạp nên mất khoảng 15 phút vì một đoạn phải dắt bộ. Dừng xe, trước mắt tôi là một khu, gọi là khu vì nơi đây có một số gia đình sinh sống. Quanh năm họ sống dưới nước, trên những cái “phao” mà mọi người thường gọi là nhà của họ. Khu này cũng đủ mọi lứa tuổi, từ những cụ già “ngót ngét” bảy tám mươi, cho đến những em thơ vừa “lọt lòng”…. Từ đất liền tới “phao” được nối bằng một “ván gỗ” nhỏ bé và cũ kĩ, phải bước trên thanh gỗ đó thì mới vào được nhà, những ngôi nhà “chòng chành trên sông nước”. Chúng tôi bước vào “phao” gia đình bác Nguyễn Văn Trọng, 70 tuổi, già nua và “móm mém”. Được biết bác Trọng đến từ tỉnh Hà Tây và là trưởng khu này. Có lẽ những người trong khu tự bầu nhau?
Chúng tôi được đón tiếp bằng những “chén trà tình người” nên dù đường đi có mệt mỏi đôi chút nhưng tôi vẫn cảm thấy “ấm lòng”. Ngồi nói chuyện với bác “tổ trưởng khu” tôi được biết tại đây có 22 gia đình, các gia đình đến từ nhiều tỉnh khác nhau. Công việc chủ yếu của những người sống ở đây là đi thu lượm “rác” quanh Thành phố, có một số anh chị may mắc thì là “công nhân” của một công ty nào đó…
Tạm chia tay gia đình bác Trọng, nhóm chúng tôi “tranh thủ” đến từng gia đình, thăm hỏi sức khỏe các cụ già, trò chuyện vui chơi với những em thơ... đó chính là công việc của các thầy vào mỗi sáng chúa nhật.
10 giờ 30, chúng tôi phải trở lại Đại chủng viện cho kịp giờ kinh trưa. Chúng tôi lưu luyến mãi những con người và cuộc sống nơi đây, những ngôi nhà “sập sùi” nhưng có biết bao “khát vọng” của những cụ già và “ước mơ” của các em thơ…
Nguyện ước ngày mai ánh dương hồng
Mong cho các em được đến trường
Mẹ cha lên “rẫy” mang “ánh sáng”
Các cụ vui cười khi “chiều” dâng.
Khởi đi từ Thánh Lễ sáng sớm cùng ngày, cha linh hướng Giuse Phan Thiện Ân đã nhấn mạnh đến Thầy Giêsu trong đoạn Tin Mừng Gioan 4, 5- 42: anh em hãy noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu, Ngài đã vượt mọi ranh giới đến với người phụ nữ Samaria để “xin nước”; vậy anh em cũng lên đường đi mục vụ, đến với những người anh em sẽ gặp ngày hôm nay trong tinh thần yêu thương và phục vụ…
Chủng sinh làm công tác xã hội |
Tôi và các thầy đã vượt qua một đoạn đường chừng 4 km đi về hướng Bắc. Chúng tôi tới đó bằng xe đạp nên mất khoảng 15 phút vì một đoạn phải dắt bộ. Dừng xe, trước mắt tôi là một khu, gọi là khu vì nơi đây có một số gia đình sinh sống. Quanh năm họ sống dưới nước, trên những cái “phao” mà mọi người thường gọi là nhà của họ. Khu này cũng đủ mọi lứa tuổi, từ những cụ già “ngót ngét” bảy tám mươi, cho đến những em thơ vừa “lọt lòng”…. Từ đất liền tới “phao” được nối bằng một “ván gỗ” nhỏ bé và cũ kĩ, phải bước trên thanh gỗ đó thì mới vào được nhà, những ngôi nhà “chòng chành trên sông nước”. Chúng tôi bước vào “phao” gia đình bác Nguyễn Văn Trọng, 70 tuổi, già nua và “móm mém”. Được biết bác Trọng đến từ tỉnh Hà Tây và là trưởng khu này. Có lẽ những người trong khu tự bầu nhau?
Chúng tôi được đón tiếp bằng những “chén trà tình người” nên dù đường đi có mệt mỏi đôi chút nhưng tôi vẫn cảm thấy “ấm lòng”. Ngồi nói chuyện với bác “tổ trưởng khu” tôi được biết tại đây có 22 gia đình, các gia đình đến từ nhiều tỉnh khác nhau. Công việc chủ yếu của những người sống ở đây là đi thu lượm “rác” quanh Thành phố, có một số anh chị may mắc thì là “công nhân” của một công ty nào đó…
Tạm chia tay gia đình bác Trọng, nhóm chúng tôi “tranh thủ” đến từng gia đình, thăm hỏi sức khỏe các cụ già, trò chuyện vui chơi với những em thơ... đó chính là công việc của các thầy vào mỗi sáng chúa nhật.
10 giờ 30, chúng tôi phải trở lại Đại chủng viện cho kịp giờ kinh trưa. Chúng tôi lưu luyến mãi những con người và cuộc sống nơi đây, những ngôi nhà “sập sùi” nhưng có biết bao “khát vọng” của những cụ già và “ước mơ” của các em thơ…
Nguyện ước ngày mai ánh dương hồng
Mong cho các em được đến trường
Mẹ cha lên “rẫy” mang “ánh sáng”
Các cụ vui cười khi “chiều” dâng.
Trên 100 người dự cuộc thi tuyển chủng sinh cho các giáo phận Miền Bắc niên khóa 2008-2016
Nguyễn Xuân Trường
20:45 01/04/2008
THI TUYỂN CHỦNG SINH ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI NIÊN KHÓA 2008 – 2016
HÀ NỘI - Ngày 1.4.2008, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội tổ chức kì thi thi tuyển chủng sinh niên khóa 2008 - 2016.
Năm môn thi gồm có:
- Kinh Thánh,
- Lịch Sử Cứu Độ,
- Giáo Lý,
- Việt Văn,
- Ngoại Ngữ (tùy chọn Anh Văn hoặc Pháp Văn).
Giữa một xã hội mà sự gian dối trong thi cử được coi là chuyện bình thường thì Ban Giám đốc đại chủng viện đã có một qui định hết sức nghiêm khắc: “Bất cứ thí sinh nào không trung thực trong phòng thi (quay cóp tài liệu, xem bài của thí sinh khác) sẽ bị loại vĩnh viễn”. Các thí sinh tham dự thi tại Tòa Giám Mục địa phương.
Theo số liệu từ Văn phòng Đại chủng viện, tổng số 116 thí sinh dự thi đợt này từ các giáo phận gồm có:
- Giáo phận Bắc Ninh: 10 thí sinh;
- Giáo phận Bùi Chu: 10 thí sinh;
- Giáo phận Hà Nội: 23 thí sinh;
- Giáo phận Hải Phòng: 11 thí sinh;
- Giáo phận Hưng Hóa: 26 thí sinh;
- Giáo phận Lạng sơn: 01 thí sinh;
- Giáo phận Phát Diệm:12 thí sinh;
- Giáo phận Thái Bình: 23 thí sinh.
Quý cha làm giám thị tại các điểm thi như sau:
- Cha Vincentê Phạm Đình Khoan, coi thi tại giáo phận Bắc Ninh;
- Cha Gioan B. Nguyễn Sơn Hải, coi thi tại giáo phận Bùi Chu;
- Cha Giuse Trịnh Tiến Thành, coi thi tại giáo phận Hà Nội;
- Cha Phêrô Trần Văn Hòa, coi thi tại giáo phận Hải Phòng;
- Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng, coi thi tại giáo phận Hưng Hóa;
- Cha Giuse Lê Danh Tường, coi thi tại giáo phận Phát Diệm;
- Cha Đaminh Đặng Văn Cầu, coi thi tại giáo phận Lạng Sơn;
- Cha Phêrô Trịnh Ngọc Do, coi thi tại giáo phận Thái Bình.
Các môn thi diễn ra đồng loạt tại các điểm thi theo như lịch dưới đây:
Buổi sáng
• 8g00: Tập trung tại phòng thi, đọc thể lệ và kỷ luật phòng thi.
• 8g15’: Kinh Thánh (50 phút)
• 9g05’: Giải lao
• 9g15’: Giáo Lý (50 phút)
• 10g05’: Giải lao
• 10g15’: Lịch Sử Cứu Độ (40 phút)
Buổi chiều
• 2g15’: Việt Văn (50 phút)
• 3g05’: Giải lao
• 3g15’: Ngoại Ngữ (40 phút)
• 3g55’: Kết thúc
Nhưng cũng cần biết, tất cả thí sinh dự thi đợt này đều đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng tại các trường ngoài xã hội. Khi xét tuyển vào học Đại chủng viện, các Đấng bản quyền không chỉ xét theo điểm thi, mà còn xét tư cách, lối sống, năm dự tu… của mỗi thí sinh. Thêm vào đó, tại Việt Nam, các thí sinh cũng cần phải được sự đồng ý của Nhà nước trước khi chính thức vào học tại Đại chủng viện.
Thật vui mừng khi nhiều nơi trên thế giới khan hiếm ơn gọi, thì Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện vẫn có đông đảo ơn gọi linh mục; nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng dấn thân bước theo Chúa. Hy vọng, với tất cả ý hướng ngay lành, lòng nhiệt huyết và ý chí mạnh mẽ, những thí sinh dự thi hôm nay sẽ là những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước trong tương lai.
HÀ NỘI - Ngày 1.4.2008, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội tổ chức kì thi thi tuyển chủng sinh niên khóa 2008 - 2016.
Năm môn thi gồm có:
- Kinh Thánh,
- Lịch Sử Cứu Độ,
- Giáo Lý,
- Việt Văn,
- Ngoại Ngữ (tùy chọn Anh Văn hoặc Pháp Văn).
Giữa một xã hội mà sự gian dối trong thi cử được coi là chuyện bình thường thì Ban Giám đốc đại chủng viện đã có một qui định hết sức nghiêm khắc: “Bất cứ thí sinh nào không trung thực trong phòng thi (quay cóp tài liệu, xem bài của thí sinh khác) sẽ bị loại vĩnh viễn”. Các thí sinh tham dự thi tại Tòa Giám Mục địa phương.
Theo số liệu từ Văn phòng Đại chủng viện, tổng số 116 thí sinh dự thi đợt này từ các giáo phận gồm có:
- Giáo phận Bắc Ninh: 10 thí sinh;
- Giáo phận Bùi Chu: 10 thí sinh;
- Giáo phận Hà Nội: 23 thí sinh;
- Giáo phận Hải Phòng: 11 thí sinh;
- Giáo phận Hưng Hóa: 26 thí sinh;
- Giáo phận Lạng sơn: 01 thí sinh;
- Giáo phận Phát Diệm:12 thí sinh;
- Giáo phận Thái Bình: 23 thí sinh.
Quý cha làm giám thị tại các điểm thi như sau:
- Cha Vincentê Phạm Đình Khoan, coi thi tại giáo phận Bắc Ninh;
- Cha Gioan B. Nguyễn Sơn Hải, coi thi tại giáo phận Bùi Chu;
- Cha Giuse Trịnh Tiến Thành, coi thi tại giáo phận Hà Nội;
- Cha Phêrô Trần Văn Hòa, coi thi tại giáo phận Hải Phòng;
- Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng, coi thi tại giáo phận Hưng Hóa;
- Cha Giuse Lê Danh Tường, coi thi tại giáo phận Phát Diệm;
- Cha Đaminh Đặng Văn Cầu, coi thi tại giáo phận Lạng Sơn;
- Cha Phêrô Trịnh Ngọc Do, coi thi tại giáo phận Thái Bình.
Các môn thi diễn ra đồng loạt tại các điểm thi theo như lịch dưới đây:
Buổi sáng
• 8g00: Tập trung tại phòng thi, đọc thể lệ và kỷ luật phòng thi.
• 8g15’: Kinh Thánh (50 phút)
• 9g05’: Giải lao
• 9g15’: Giáo Lý (50 phút)
• 10g05’: Giải lao
• 10g15’: Lịch Sử Cứu Độ (40 phút)
Buổi chiều
• 2g15’: Việt Văn (50 phút)
• 3g05’: Giải lao
• 3g15’: Ngoại Ngữ (40 phút)
• 3g55’: Kết thúc
Nhưng cũng cần biết, tất cả thí sinh dự thi đợt này đều đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng tại các trường ngoài xã hội. Khi xét tuyển vào học Đại chủng viện, các Đấng bản quyền không chỉ xét theo điểm thi, mà còn xét tư cách, lối sống, năm dự tu… của mỗi thí sinh. Thêm vào đó, tại Việt Nam, các thí sinh cũng cần phải được sự đồng ý của Nhà nước trước khi chính thức vào học tại Đại chủng viện.
Thật vui mừng khi nhiều nơi trên thế giới khan hiếm ơn gọi, thì Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện vẫn có đông đảo ơn gọi linh mục; nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng dấn thân bước theo Chúa. Hy vọng, với tất cả ý hướng ngay lành, lòng nhiệt huyết và ý chí mạnh mẽ, những thí sinh dự thi hôm nay sẽ là những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước trong tương lai.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Căn bản pháp lý giải quyết vụ ''Vườn trẻ biến thành vũ trường''
Thợ Gốm
19:07 01/04/2008
ĐÂU LÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ GIẢI QUYẾT VỤ “VƯỜN TRẺ ĐÃ THÀNH VŨ TRƯỜNG” ?
Cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu đã đủ căn cứ chứng minh quyền sở hữu thuộc về các Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Xin xem các giấy sau:
Như vậy cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu rõ ràng không là tài sản bị cải tạo XHCN, bị trưng thu, trưng dụng, quản lý, tặng cho, hiến. Vì nếu các nó thuộc diện này thì Sở Giáo dục TP không cần đặt bút vào Thông Cáo Chung để ký mượn. Cơ sở này cũng không thuộc đối tượng không được giải quyết trả lại theo Nghị quyết 23/2003/QH ngày 16/11/2003 của Quốc Hội vì đây là trường tư thục cho mượn có văn bản, có điều kiện. Thực tế, đến thời điểm 5/2005 khi Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn có đơn khiếu nại đòi nhà thì chưa hề có “văn bản quản lý” nào theo điều 3 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11. Chỉ tồn tại duy nhất Quyết định 75083/QĐ-UB, ngày 23/01/1997, về việc xác lập sở hữu Nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”. Chúng ta không phải bàn đến sự sai trái trong văn bản này.
Cho đến nay không có văn bản nào phủ nhận hay hủy bỏ Thông Cáo Chung 15/10/1975. Thợ Gốm cũng dám khẳng định với quý bạn đọc sẽ không bao giờ có văn bản nào hủy bỏ Thông Cáo Chung này. Lý do, sẽ là dối trá và chống lại Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn và toàn thể giáo dân trong Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh và giáo dân công giáo Việt Nam khi phủ nhận một sự thật được chứng minh bằng văn bản của một cơ quan Nhà nước. Đó lại là Cơ quan đặc trách sự nghiệp Giáo dục của nước nhà.
Có người cho rằng cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu cho mượn không có thời hạn nên khó đòi lại ! Thợ Gốm xin thưa rằng: theo Điều 517 Bộ Luật dân sự năm 2005, Nhà nước Việt Nam công nhận quyền đòi lại tài sản cho mượn của người cho mượn tài sản “khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận”. Quý bạn đọc không khó để thấy Chính quyền Thành phố đã vi phạm khoản 1 và 2 của Thông Cáo Chung; Không còn sử dụng cơ sở 32 bis cho mục tiêu giáo dục, đã đập phá ngôi trường mà không có sự bàn thảo, hỏi ý kiến của Tòa Tổng Giám Mục và Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Đây phải là căn cứ pháp lý để Chính quyền TP trả lại cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu cho các xơ Vinh Sơn. Quy định này của Bộ Luật Dân sự phù hợp với Hiến Pháp Pháp Lệnh Tôn giáo.Cụ thể điều 26 Pháp Lệnh Tôn Giáo quy định “ Tài sản tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó.
Có ngưòi cho rằng Ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ Tịch UBND TP sẽ sử dụng điệp khúc xưa nay vẫn “tặng” cho các tôn giáo là: “cơ sở 32 bis đã được Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng ổn định từ năm…hồi đó, không có căn cứ để xem xét trả lại…”. Nếu thật như vậy thì UBND TP đồng tình với các cơ quan chức năng trước đây và hơn thế nữa công khai công nhận quyền cho kinh doanh tệ nạn tại các cơ sở thuộc sở hữu của Tôn giáo. Bởi ai cũng thừa biết Vũ trường VIP – CLUB có quá “nhiều tai tiếng” cho Quận 3. Nó cũng đang ngang nhiên hoạt động trên cơ sở nguyên là một trường học khi các nữ tu đệ đơn đòi lại. Quý bạn đọc sẽ được nghe một người cấp cao trong UBND Quận 3 tiết lộ về các tệ nạn tại và sự bao che cho nó hoạt động (qua ghi âm), khi UBND TP bác đơn của các xơ Vinh Sơn. Kinh doanh tệ nạn để tăng thu nhập cho một số quan chức mà xem là “Nhà nước đã quản lý sử dụng ổn định !?” Không, tôi không nghĩ UBND TP lại thiển cận như thế !
Hay Ông Phó Chủ Tịch UBND TP lại lấy lý do là “đang có nhu cầu sử dụng cơ sở này phục vụ công ích xã hội”, nên cho Ban Quản lý Đường sắt TP hay một cơ quan Nhà nước khác nhảy vào. Xin thưa, lý do này càng làm trò cười cho bần dân thiên hạ. Bởi một người không bị thần kinh đều hiểu, nếu thật sự Nhà nước có nhu cầu sử dụng chúng cho lợi ích quốc dân thì đâu có cho kinh doanh vũ trường từ hơn 10 năm nay. Nếu các nữ tu không đòi lại cơ sở trên thì liệu Nhà nước có thu hồi cơ sở trên của Hoàng Gia để giao cho Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP hay cho một cơ quan nào đó ??? Hay sau khi gia hạn cho thuê nhiều lần, Chính quyền TP sẽ tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức đã thuê ổn định ???
Vậy đâu là lý do UBND TP sẽ sử dụng để từ chối trả lại cơ sở này cho các xơ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn ? Thợ Gốm này thiết nghĩ, nếu đã có sơ sở để bác đơn, NBND TP đã trả lời đơn của họ từ lâu, hay ít ra cũng từ mấy tháng nay để thổi còi cho Ban Quản lý Đường sắt công bố lệnh khởi công, chứ đâu để “xấu mặt” cho các vị tai to mặt lớn được kể tên trong biên bản cam kết ngưng đập phá sửa chữa, xây cất ngày 15/12/2007. Chưa kể là suýt nữa Ông Chủ Tịch UNND phường 7, quận 3 đã phải từ chức nếu có cam kết điều này trong biên bản ! Số là Thợ Gốm này nghe kể, khi lập biên bản, các xơ đòi ông Chủ Tịch đưa ra một chế tài nếu BQLĐS vi phạm biên bản, ví dụ như tự nguyện từ chức…Sở dĩ có yêu cầu này là do trước đây tại 38 Tú xương, cũng có cam kết ngưng thi công trên cơ sở đang tranh chấp nhưng Chính quyền đã vi phạm cam kết. Hôm ấy ông Chủ Tịch cười và chỉ hứa miệng loanh quoanh chứ dâu dám ghi một chế tài nào! Ông thừa biết UBND TP có thể dùng Ông làm “con tốt” thí mạng khi cần ! Nhưng đã hứa trước hơn 70 người chứng kiến nên ngày 17/3/2008, ông đâu còn mặt mũi xuất hiện để lập biên bản lần 2.
Thiết nghĩ, đã đến lúc UBND TP phải chứng tỏ là một cơ quan hành pháp, tuân thủ Hiến Pháp và Bộ Luật Dân sự đã được cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc Hội ban hành để công nhận quyền đòi lại tài sản của các xơ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Nhà nước không phải lo lắng vì Quyết định sẽ này làm tiền lệ cho việc đòi lại các Trường Tư thục. Bởi đến nay, chủ trương của Tòa Tổng Giám Mục là chưa đề cập đến việc đòi lại các cơ sở mà Nhà nước đang sử dụng đúng mục đích và tôn trọng các cam kết của Thông Cáo chung ! (Xem thông cáo của Tòa Giám Mục năm 2001). Tất cả các Dòng Tu và giáo xứ hiển nhiên tuân thủ tiếng nói của Vị Chủ Chăn đáng kính của mình. UBND TP không cần thiết phải kéo dài thời gian trả lời đơn khiếu nại như đã từng làm trước đây, cả thế giới đang cùng các xơ Vinh Sơn chờ đợi bút phê của Ông Phó CTUBND TP”. Đây cũng là nội dung Điều 74 Hiến pháp: “việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”, thời hạn này được quy định tại Điều 36 Luật khiếu nại tố cáo: “thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày”. Một khi kéo dài thời gian là quý Vị vi phạm Hiến Pháp, lãng phí tài sản và cướp mất tình thương và sự giúp đỡ khẩn cấp của biết bao con người cần đến sự giúp đỡ của quý xơ Vinh Sơn. Tôi nghĩ các xơ Vinh Sơn đã “biết điều” khi không làm ầm ỉ vụ này cách đây 2 năm khi vũ trường đang hoạt động là để quý vị có đủ thời gian sửa sai và thanh lý các vụ bê bối. Hiện nay không còn vướng mắc nào cản trở cho việc trao trả cơ sở này (vũ trường đang bỏ trống), trừ phi quý Vị “họp lên họp xuống” để bày ra hướng ngại trên đường giải quyết !
Cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu đã đủ căn cứ chứng minh quyền sở hữu thuộc về các Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Xin xem các giấy sau:
- - Thư tặng cho của Hội Hồng Thập Tự Pháp gởi Bề trên Giám tỉnh Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, kèm theo hợp đồng cho thuê 5 cơ sở trong khi chờ đợi sự chấp nhận cho thâu nhận bất động sản của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
- - Tổng thống đã chấp nhận ý muốn của họ thông qua Nghị định 533 – TC ngày 27/12/1958.
- - Ngày 31/12/1958, sinh thời tặng dử (hợp đồng tặng cho) được lập bởi vị Chưởng khế tại Sài – Gòn
- - Ngày 2/4/1959, vào trước bạ tại Sài Gòn
- - Trích sao sổ điền thổ, bản đồ địa chính
Như vậy cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu rõ ràng không là tài sản bị cải tạo XHCN, bị trưng thu, trưng dụng, quản lý, tặng cho, hiến. Vì nếu các nó thuộc diện này thì Sở Giáo dục TP không cần đặt bút vào Thông Cáo Chung để ký mượn. Cơ sở này cũng không thuộc đối tượng không được giải quyết trả lại theo Nghị quyết 23/2003/QH ngày 16/11/2003 của Quốc Hội vì đây là trường tư thục cho mượn có văn bản, có điều kiện. Thực tế, đến thời điểm 5/2005 khi Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn có đơn khiếu nại đòi nhà thì chưa hề có “văn bản quản lý” nào theo điều 3 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11. Chỉ tồn tại duy nhất Quyết định 75083/QĐ-UB, ngày 23/01/1997, về việc xác lập sở hữu Nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”. Chúng ta không phải bàn đến sự sai trái trong văn bản này.
Cho đến nay không có văn bản nào phủ nhận hay hủy bỏ Thông Cáo Chung 15/10/1975. Thợ Gốm cũng dám khẳng định với quý bạn đọc sẽ không bao giờ có văn bản nào hủy bỏ Thông Cáo Chung này. Lý do, sẽ là dối trá và chống lại Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn và toàn thể giáo dân trong Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh và giáo dân công giáo Việt Nam khi phủ nhận một sự thật được chứng minh bằng văn bản của một cơ quan Nhà nước. Đó lại là Cơ quan đặc trách sự nghiệp Giáo dục của nước nhà.
Có người cho rằng cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu cho mượn không có thời hạn nên khó đòi lại ! Thợ Gốm xin thưa rằng: theo Điều 517 Bộ Luật dân sự năm 2005, Nhà nước Việt Nam công nhận quyền đòi lại tài sản cho mượn của người cho mượn tài sản “khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận”. Quý bạn đọc không khó để thấy Chính quyền Thành phố đã vi phạm khoản 1 và 2 của Thông Cáo Chung; Không còn sử dụng cơ sở 32 bis cho mục tiêu giáo dục, đã đập phá ngôi trường mà không có sự bàn thảo, hỏi ý kiến của Tòa Tổng Giám Mục và Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Đây phải là căn cứ pháp lý để Chính quyền TP trả lại cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu cho các xơ Vinh Sơn. Quy định này của Bộ Luật Dân sự phù hợp với Hiến Pháp Pháp Lệnh Tôn giáo.Cụ thể điều 26 Pháp Lệnh Tôn Giáo quy định “ Tài sản tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó.
Có ngưòi cho rằng Ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ Tịch UBND TP sẽ sử dụng điệp khúc xưa nay vẫn “tặng” cho các tôn giáo là: “cơ sở 32 bis đã được Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng ổn định từ năm…hồi đó, không có căn cứ để xem xét trả lại…”. Nếu thật như vậy thì UBND TP đồng tình với các cơ quan chức năng trước đây và hơn thế nữa công khai công nhận quyền cho kinh doanh tệ nạn tại các cơ sở thuộc sở hữu của Tôn giáo. Bởi ai cũng thừa biết Vũ trường VIP – CLUB có quá “nhiều tai tiếng” cho Quận 3. Nó cũng đang ngang nhiên hoạt động trên cơ sở nguyên là một trường học khi các nữ tu đệ đơn đòi lại. Quý bạn đọc sẽ được nghe một người cấp cao trong UBND Quận 3 tiết lộ về các tệ nạn tại và sự bao che cho nó hoạt động (qua ghi âm), khi UBND TP bác đơn của các xơ Vinh Sơn. Kinh doanh tệ nạn để tăng thu nhập cho một số quan chức mà xem là “Nhà nước đã quản lý sử dụng ổn định !?” Không, tôi không nghĩ UBND TP lại thiển cận như thế !
Hay Ông Phó Chủ Tịch UBND TP lại lấy lý do là “đang có nhu cầu sử dụng cơ sở này phục vụ công ích xã hội”, nên cho Ban Quản lý Đường sắt TP hay một cơ quan Nhà nước khác nhảy vào. Xin thưa, lý do này càng làm trò cười cho bần dân thiên hạ. Bởi một người không bị thần kinh đều hiểu, nếu thật sự Nhà nước có nhu cầu sử dụng chúng cho lợi ích quốc dân thì đâu có cho kinh doanh vũ trường từ hơn 10 năm nay. Nếu các nữ tu không đòi lại cơ sở trên thì liệu Nhà nước có thu hồi cơ sở trên của Hoàng Gia để giao cho Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP hay cho một cơ quan nào đó ??? Hay sau khi gia hạn cho thuê nhiều lần, Chính quyền TP sẽ tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức đã thuê ổn định ???
Vậy đâu là lý do UBND TP sẽ sử dụng để từ chối trả lại cơ sở này cho các xơ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn ? Thợ Gốm này thiết nghĩ, nếu đã có sơ sở để bác đơn, NBND TP đã trả lời đơn của họ từ lâu, hay ít ra cũng từ mấy tháng nay để thổi còi cho Ban Quản lý Đường sắt công bố lệnh khởi công, chứ đâu để “xấu mặt” cho các vị tai to mặt lớn được kể tên trong biên bản cam kết ngưng đập phá sửa chữa, xây cất ngày 15/12/2007. Chưa kể là suýt nữa Ông Chủ Tịch UNND phường 7, quận 3 đã phải từ chức nếu có cam kết điều này trong biên bản ! Số là Thợ Gốm này nghe kể, khi lập biên bản, các xơ đòi ông Chủ Tịch đưa ra một chế tài nếu BQLĐS vi phạm biên bản, ví dụ như tự nguyện từ chức…Sở dĩ có yêu cầu này là do trước đây tại 38 Tú xương, cũng có cam kết ngưng thi công trên cơ sở đang tranh chấp nhưng Chính quyền đã vi phạm cam kết. Hôm ấy ông Chủ Tịch cười và chỉ hứa miệng loanh quoanh chứ dâu dám ghi một chế tài nào! Ông thừa biết UBND TP có thể dùng Ông làm “con tốt” thí mạng khi cần ! Nhưng đã hứa trước hơn 70 người chứng kiến nên ngày 17/3/2008, ông đâu còn mặt mũi xuất hiện để lập biên bản lần 2.
Thiết nghĩ, đã đến lúc UBND TP phải chứng tỏ là một cơ quan hành pháp, tuân thủ Hiến Pháp và Bộ Luật Dân sự đã được cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc Hội ban hành để công nhận quyền đòi lại tài sản của các xơ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Nhà nước không phải lo lắng vì Quyết định sẽ này làm tiền lệ cho việc đòi lại các Trường Tư thục. Bởi đến nay, chủ trương của Tòa Tổng Giám Mục là chưa đề cập đến việc đòi lại các cơ sở mà Nhà nước đang sử dụng đúng mục đích và tôn trọng các cam kết của Thông Cáo chung ! (Xem thông cáo của Tòa Giám Mục năm 2001). Tất cả các Dòng Tu và giáo xứ hiển nhiên tuân thủ tiếng nói của Vị Chủ Chăn đáng kính của mình. UBND TP không cần thiết phải kéo dài thời gian trả lời đơn khiếu nại như đã từng làm trước đây, cả thế giới đang cùng các xơ Vinh Sơn chờ đợi bút phê của Ông Phó CTUBND TP”. Đây cũng là nội dung Điều 74 Hiến pháp: “việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”, thời hạn này được quy định tại Điều 36 Luật khiếu nại tố cáo: “thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày”. Một khi kéo dài thời gian là quý Vị vi phạm Hiến Pháp, lãng phí tài sản và cướp mất tình thương và sự giúp đỡ khẩn cấp của biết bao con người cần đến sự giúp đỡ của quý xơ Vinh Sơn. Tôi nghĩ các xơ Vinh Sơn đã “biết điều” khi không làm ầm ỉ vụ này cách đây 2 năm khi vũ trường đang hoạt động là để quý vị có đủ thời gian sửa sai và thanh lý các vụ bê bối. Hiện nay không còn vướng mắc nào cản trở cho việc trao trả cơ sở này (vũ trường đang bỏ trống), trừ phi quý Vị “họp lên họp xuống” để bày ra hướng ngại trên đường giải quyết !
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vai trò cơ bản của Triết học trong cuộc sống
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:02 01/04/2008
Vai trò cơ bản của triết học trong cuộc sống
«Non vitae sed scolae discimus» - (chúng ta không học vì cuộc sống, nhưng học vì nhà trường). Đó là lời phàn nàn mà Lucius Annaeus Seneca (4-65), triết gia và thi sĩ người Ý, đã viết trong thư thứ 106 trong tổng số 124 lá thư mà ông đã gửi cho người bạn thân là Lucilius. Những lá thư này Seneca đã viết ra trong ba năm cuối đời tại một miền quê vùng Nomentum gần Roma. Đây là nơi ông đã chọn làm nơi hưu dưỡng sau khi rút lui khỏi chính trường với những chức vụ: trước hết là thầy giáo và sau đó là vị cố vấn thân cận nhất của hoàng đế Nê-rô.
Dĩ nhiên, những lá thư đó không phải là một công trình nghiên cứu triết học, cũng không phải là một cuốn sách khái luận về triết học luân lý, đánh dấu những hoạt động thời danh của một triết gia và một chính trị gia Seneca. Các «Epistulae morales ad Lucilium» - Thư gửi Lucilius, đề cập đến triết học như là một sự trợ giúp và như một hình thức sống thực tiễn, nghĩa là đề cập đến những suy tư về sự hạnh phúc và những thành quả của con người. Trong đó Seneca nhận ra sự «lợi ích» của triết học và trong đó ông đánh giá triết học trong toàn diện ngôi nhà lịch sử triết học vĩ đại: «Triết học dạy cho con người hành động, chứ không phải dạy con người phát ngôn.»
Điều đó cho thấy rằng Seneca hoàn toàn hòa mình vào trong dòng chảy của triết học phái Khắc Kỷ mà ông từng công nhận là khuynh hướng triết học của mình. Theo Seneca, nếu người ta chạy theo triết học chỉ vì thuần túy ham muốn hiểu biết, nghĩa là nếu triết học chỉ có tác dụng là làm cho một người trở thành một «nhà trí thức», chứ không phài trở thành một «người đức độ», thì người ta đã sử dụng triết học không đúng chỗ. Nói cách khác, người ta đã xử sự đối với triết học cũng như với tất cả những của cải «trần thế», như sự giàu sang, danh vọng, sức khỏe, sự đau xót hay nỗi vui sướng: Theo học thuyết của phái Khắc Kỷ, thì tự bản chất, «Adiaphora», «những điều phiếm định» đó là trung lập và chỉ qua cách thức sử dụng chúng, mới làm cho chúng có tác dụng tích cực hay tiêu cực, khuyến khích hay ngăn cản con người trên con đường đạt tới các nhân đức và sự hạnh phúc.
Sự phẩm định luân lý về các sự việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của tác nhân đối với các việc đó và các cách thức sử dụng chúng. Một sự sử dụng phù hợp với đạo đức sẽ làm cho con người «thoát khỏi mọi lo lắng ưu phiền và tâm hồn luôn được thanh thản an bình», nghĩa là giúp cho con người đạt tới hạnh phúc của mình. Ngược lại, một sự sử dụng lệch lạc «tự dối mình» là một «điều xấu xa», trái với đạo đức.
«Sự tự dối mình» trong hành động của con người hệ ở chỗ, là cho rằng sự giới hạn – và qua đó cả tính cách nghiêm trọng – của chính sự hiện hữu và thời gian sống của mình bị loại bỏ. Như thế, thời gian sống bị mất mát vào sự nông cạn hời hợt, vào điều chóng qua và vào điều gây ra sự xáo trộn. Nếu con người để lòng băn khoăn lo lắng cho những «Adiaphora», thì con người đánh mất vận may có thể giúp mình đạt được một «cuộc sống hạnh phúc vui vẻ». Tiếp đến, các tham vọng vô độ của con người sẽ tăng lên mãi, đến nỗi vượt ra khỏi sự kiểm soát, thay vì để cho tinh thần tìm gặp được an bình. Và như thế, con đường dẫn tới sự minh triết hoàn toàn bị chặn đứng.
Vậy, điều quan trọng ở đây là quan điểm nội tâm chứ không phải những chiếm hữu bên ngoài. Vì thế, đối với Seneca, không phải việc tuyên truyền quảng bá sự nghèo khó bên ngoài được coi như một lý tưởng; nhưng chính sự «nghèo khó nội tâm» chân chính mới là sự «khiêm tốn giản dị», một điều kiện cần thiết thúc bách tìm kiếm sự minh triết.
«Chỉ có nhân đức mới tạo nên niềm vui bền lâu và thanh thản». Vâng, theo Seneca, một cuộc sống đạo hạnh thành công nhờ có những đức tính ổn định và hợp lý. Nhờ thế, nội tâm con người được giải thoát khỏi những ảnh hưởng của thế giới ngoại cảnh và cảm thấy mình lại được hòa nhịp vào trong trật tự của thế giới thần linh, một điều sẽ đưa đến niềm an bình cho tâm hồn và cảm giác hạnh phúc: «Người thiện tâm biết chấp nhận thì được định mệnh dìu dắt hướng dẫn, còn kẻ chống đối bất mãn thì bị định mệnh cưỡng bách lôi kéo theo». Điều đó cho thấy rằng những dữ kiện thuộc định mệnh sẽ mất hết những tính chất mù quáng, độc đoán và bất định của chúng và tâm hồn con người – được giải thoát khỏi khuynh hướng «bệnh hoạn» thôi thúc chiều theo những điều vô giá trị - lại bước đi trên con đường của lý trí, của nhân đức và của «cuộc sống hạnh phúc».
Con đường của lý trí đó hệ ở việc biết đặt mình vào trong trật tự của vũ trụ, một trật tự mà lý trí nhìn nhận như việc hiện thực của Logos thần linh. Trật tự của thiên nhiên xét như toàn thể, đã được hình thành một cách hữu lý, và trong trật tự của thiên nhiên xét như toàn thể đó, con người đức hạnh tự thích ứng một cách có suy tư và chủ động («secundum naturam vivere»). Trước tiên, Seneca đã thẳng thắn loại bỏ điều đặc thù, điều bị phân tán, điều nông cạn hời hợt và điều bị giới hạn. Tiếp đến, ông đã đạt được «sự nhất quán» và «sự trung thành với chính mình», qua đó ông có đủ nghị lực để đối mặt với những hoàn cảnh đột xuất của định mệnh hay những đam mê và cảm xúc cuồng loạn, bất khả kiểm soát («apathia»).
Sự tự hoàn thiện chính mình của con người được biểu lộ qua một «tình trạng tâm hồn trong sáng, thanh thản và tin tưởng» (Forschner). Tiêu chuẩn quyết định không nằm ở trong nhật kỳ bên ngoài, nhưng ở trong sự đánh giá nội tại đúng đắn của lý trí: «Con số các năm tháng cuộc đời thuộc về những điều bên ngoài. Còn việc tôi sống lâu như thế nào lại tùy thuộc vào chính tôi. Nhưng bao lâu tôi sống, thì bổn phận của tôi là phải sống một cách xứng đáng».
Như vậy, cuộc sống không bị điều khiển bởi hiệu quả của một sự hiểu biết trung lập, nhưng «sống có nghĩa là tranh đấu», nghĩa là một sự trau dồi liên tục các tư cách và thái độ của mình. Dĩ nhiên, trên con đường đó, con người không hề là một chiến sĩ lẻ loi đơn độc, nhưng tiến trình sự hoàn thiện trong suốt cả cuộc sống được thành hình có tính cách liên đới bằng đối thoại: Tương quan của Seneca với bạn ông là Lucilius không phải là tương quan của một vị thầy giáo chủ động với người học trò thụ động, nhưng là sự tương quan đem lại lợi ích và thích thú cho cả hai bên: Một bên là nhà triết học và là vị thầy của sự minh triết, còn một bên khác là người học giả và là vị thủ hiến đầy năng động của miền Sizilien, thuộc Nam Ý.
Qua đó, con đường tiến tới đức hạnh là một con đường liên đới giữa con người với con người và không được hoàn tất trong một sự «tự luyện» lẻ loi. Theo Seneca, nhờ những cuộc gặp gỡ với những người đạo hạnh khác, con đường nhân đức càng được động viên một cách đặc biệt. Như vậy, trong sự tìm đạt hạnh phúc của con người, lý tưởng hoàn thiện được kiện toàn nhờ vào khuynh hướng tự nhiên của con người hướng chiều về sự thân hữu với người khác. Trong đó không một yếu tố nào trong hai yếu tố đó bị sao nhãng bỏ quên, hầu để theo đuổi yếu tố còn lại một cách đam mê.
Trước nội dung của ý nghĩa cấu thành tình bạn hữu và tâm giao cá nhân, Seneca lấy làm tiếc cho sự xa cách về không gian cũng như thời gian giữa ông và bạn ông là Lucilius. Để có thể cân bằng được phần nào sự thiếu hụt đi «lời nói sống động» và «sự sống chung», Seneca đã nẩy sinh ra những ý kiến về sự việc nối lại sự giao tiếp giữa ông và Lucilius, và không phải qua một văn tự nặc danh, nhưng dưới hình thức những lá thư đầy tính cách cá nhân. Ngoài ra, còn là một sự thực hành sự kiên trì bền chí qua một cách thức sống đầy khôn ngoan trí thức, đó hằng ngày đọc đều đặn một lá thư.
Qua phương cách này, Seneca đã không chỉ hành động như thế với Lucilius người bạn đầy bận rộn xưa kia của ông, nhưng cả đối với các độc giả ngày nay nữa. Thật vậy, khi phân tích một thời đại đầy rộn ràng hiếu động và hời hợt nông cạn như thời đại chúng ta hôm nay, chúng ta nhận thấy điều đó trực tiếp cho thấy rằng có liên hệ với hoàn cảnh chúng ta. Tiếp đến, chúng ta tìm gặp trong «Epistulae morales ad Lucilium» một bản phác họa về sự khó khăn cụ thể, một bản sắc cá nhân, cần phải được chấp nhận, và như thế gây nên một cảm giác là mình hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự khắc nghiệt của thời gian. Ngày nay, ai lại không cảm nhận được rằng ngày giờ đã trôi qua trong sự hấp tấp hối hả của các biến cố dồn dập của cuộc sống? Đồng thời chúng ta lại cảm thấy thiếu chắc chắn trong tư duy, khi tự hỏi hạnh phúc là gì và những gì có liên quan đến sự may mắn trong việc tổ chức một cuộc sống thành đạt.
Qua đó, chúng ta nhận thấy được rằng, Seneca cũng đã nói cho cả thời đại chúng ta hôm nay nữa. Đối mặt với tất cả những khuynh hướng tìm cách tổ chức và đánh giá hạnh phúc con người qua thương mại và tuyên truyền, Seneca đã nhắc nhủ con người ngày nay: «Anh hãy tập biết sống vui vẻ». Thật vậy, việc muốn sống vui vẻ, người ta cần phải tập luyện. Dĩ nhiên, khi nói thế, Seneca không muốn đưa ra một «giáo trình», một «khoa học», nhưng ông chỉ muốn nhấn mạnh đến sự coi trọng nỗi khao khát tìm kiếm hạnh phúc của con người. Chính điều đó đã khiến ông bị chỉ trích phê bình, là đã sử dụng một thứ ngôn ngữ La-tinh bình dân thô thiển (Quintilian) hay chỉ là một nhà tư tưởng thiếu hệ thống (Hegel). Tuy nhiên, ông cũng gặt hái được sự đồng tình nơi các học giả Kitô giáo, như: Hieronymus, Augustinus, Erasmus Von Rotterdam hay Ignatius Von Loyola.
_________________
Sách tham khảo:
Lucius Annaeus Seneca: «Dialoge. Briefe an Lucilius», übers. und hg. Otto Apelt, 2 Bände (= Lucius Annaeus Seneca. Philosophisches Schriffen, Bände 3-4), Felix Meiner Verlag, Hamburg 1993. (Teil I: Briefe 1-81; Teil II: Briefe 82-124).
«Non vitae sed scolae discimus» - (chúng ta không học vì cuộc sống, nhưng học vì nhà trường). Đó là lời phàn nàn mà Lucius Annaeus Seneca (4-65), triết gia và thi sĩ người Ý, đã viết trong thư thứ 106 trong tổng số 124 lá thư mà ông đã gửi cho người bạn thân là Lucilius. Những lá thư này Seneca đã viết ra trong ba năm cuối đời tại một miền quê vùng Nomentum gần Roma. Đây là nơi ông đã chọn làm nơi hưu dưỡng sau khi rút lui khỏi chính trường với những chức vụ: trước hết là thầy giáo và sau đó là vị cố vấn thân cận nhất của hoàng đế Nê-rô.
Triết gia Lucius A. Seneca |
Điều đó cho thấy rằng Seneca hoàn toàn hòa mình vào trong dòng chảy của triết học phái Khắc Kỷ mà ông từng công nhận là khuynh hướng triết học của mình. Theo Seneca, nếu người ta chạy theo triết học chỉ vì thuần túy ham muốn hiểu biết, nghĩa là nếu triết học chỉ có tác dụng là làm cho một người trở thành một «nhà trí thức», chứ không phài trở thành một «người đức độ», thì người ta đã sử dụng triết học không đúng chỗ. Nói cách khác, người ta đã xử sự đối với triết học cũng như với tất cả những của cải «trần thế», như sự giàu sang, danh vọng, sức khỏe, sự đau xót hay nỗi vui sướng: Theo học thuyết của phái Khắc Kỷ, thì tự bản chất, «Adiaphora», «những điều phiếm định» đó là trung lập và chỉ qua cách thức sử dụng chúng, mới làm cho chúng có tác dụng tích cực hay tiêu cực, khuyến khích hay ngăn cản con người trên con đường đạt tới các nhân đức và sự hạnh phúc.
Sự phẩm định luân lý về các sự việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của tác nhân đối với các việc đó và các cách thức sử dụng chúng. Một sự sử dụng phù hợp với đạo đức sẽ làm cho con người «thoát khỏi mọi lo lắng ưu phiền và tâm hồn luôn được thanh thản an bình», nghĩa là giúp cho con người đạt tới hạnh phúc của mình. Ngược lại, một sự sử dụng lệch lạc «tự dối mình» là một «điều xấu xa», trái với đạo đức.
«Sự tự dối mình» trong hành động của con người hệ ở chỗ, là cho rằng sự giới hạn – và qua đó cả tính cách nghiêm trọng – của chính sự hiện hữu và thời gian sống của mình bị loại bỏ. Như thế, thời gian sống bị mất mát vào sự nông cạn hời hợt, vào điều chóng qua và vào điều gây ra sự xáo trộn. Nếu con người để lòng băn khoăn lo lắng cho những «Adiaphora», thì con người đánh mất vận may có thể giúp mình đạt được một «cuộc sống hạnh phúc vui vẻ». Tiếp đến, các tham vọng vô độ của con người sẽ tăng lên mãi, đến nỗi vượt ra khỏi sự kiểm soát, thay vì để cho tinh thần tìm gặp được an bình. Và như thế, con đường dẫn tới sự minh triết hoàn toàn bị chặn đứng.
Vậy, điều quan trọng ở đây là quan điểm nội tâm chứ không phải những chiếm hữu bên ngoài. Vì thế, đối với Seneca, không phải việc tuyên truyền quảng bá sự nghèo khó bên ngoài được coi như một lý tưởng; nhưng chính sự «nghèo khó nội tâm» chân chính mới là sự «khiêm tốn giản dị», một điều kiện cần thiết thúc bách tìm kiếm sự minh triết.
«Chỉ có nhân đức mới tạo nên niềm vui bền lâu và thanh thản». Vâng, theo Seneca, một cuộc sống đạo hạnh thành công nhờ có những đức tính ổn định và hợp lý. Nhờ thế, nội tâm con người được giải thoát khỏi những ảnh hưởng của thế giới ngoại cảnh và cảm thấy mình lại được hòa nhịp vào trong trật tự của thế giới thần linh, một điều sẽ đưa đến niềm an bình cho tâm hồn và cảm giác hạnh phúc: «Người thiện tâm biết chấp nhận thì được định mệnh dìu dắt hướng dẫn, còn kẻ chống đối bất mãn thì bị định mệnh cưỡng bách lôi kéo theo». Điều đó cho thấy rằng những dữ kiện thuộc định mệnh sẽ mất hết những tính chất mù quáng, độc đoán và bất định của chúng và tâm hồn con người – được giải thoát khỏi khuynh hướng «bệnh hoạn» thôi thúc chiều theo những điều vô giá trị - lại bước đi trên con đường của lý trí, của nhân đức và của «cuộc sống hạnh phúc».
Con đường của lý trí đó hệ ở việc biết đặt mình vào trong trật tự của vũ trụ, một trật tự mà lý trí nhìn nhận như việc hiện thực của Logos thần linh. Trật tự của thiên nhiên xét như toàn thể, đã được hình thành một cách hữu lý, và trong trật tự của thiên nhiên xét như toàn thể đó, con người đức hạnh tự thích ứng một cách có suy tư và chủ động («secundum naturam vivere»). Trước tiên, Seneca đã thẳng thắn loại bỏ điều đặc thù, điều bị phân tán, điều nông cạn hời hợt và điều bị giới hạn. Tiếp đến, ông đã đạt được «sự nhất quán» và «sự trung thành với chính mình», qua đó ông có đủ nghị lực để đối mặt với những hoàn cảnh đột xuất của định mệnh hay những đam mê và cảm xúc cuồng loạn, bất khả kiểm soát («apathia»).
Sự tự hoàn thiện chính mình của con người được biểu lộ qua một «tình trạng tâm hồn trong sáng, thanh thản và tin tưởng» (Forschner). Tiêu chuẩn quyết định không nằm ở trong nhật kỳ bên ngoài, nhưng ở trong sự đánh giá nội tại đúng đắn của lý trí: «Con số các năm tháng cuộc đời thuộc về những điều bên ngoài. Còn việc tôi sống lâu như thế nào lại tùy thuộc vào chính tôi. Nhưng bao lâu tôi sống, thì bổn phận của tôi là phải sống một cách xứng đáng».
Như vậy, cuộc sống không bị điều khiển bởi hiệu quả của một sự hiểu biết trung lập, nhưng «sống có nghĩa là tranh đấu», nghĩa là một sự trau dồi liên tục các tư cách và thái độ của mình. Dĩ nhiên, trên con đường đó, con người không hề là một chiến sĩ lẻ loi đơn độc, nhưng tiến trình sự hoàn thiện trong suốt cả cuộc sống được thành hình có tính cách liên đới bằng đối thoại: Tương quan của Seneca với bạn ông là Lucilius không phải là tương quan của một vị thầy giáo chủ động với người học trò thụ động, nhưng là sự tương quan đem lại lợi ích và thích thú cho cả hai bên: Một bên là nhà triết học và là vị thầy của sự minh triết, còn một bên khác là người học giả và là vị thủ hiến đầy năng động của miền Sizilien, thuộc Nam Ý.
Qua đó, con đường tiến tới đức hạnh là một con đường liên đới giữa con người với con người và không được hoàn tất trong một sự «tự luyện» lẻ loi. Theo Seneca, nhờ những cuộc gặp gỡ với những người đạo hạnh khác, con đường nhân đức càng được động viên một cách đặc biệt. Như vậy, trong sự tìm đạt hạnh phúc của con người, lý tưởng hoàn thiện được kiện toàn nhờ vào khuynh hướng tự nhiên của con người hướng chiều về sự thân hữu với người khác. Trong đó không một yếu tố nào trong hai yếu tố đó bị sao nhãng bỏ quên, hầu để theo đuổi yếu tố còn lại một cách đam mê.
Trước nội dung của ý nghĩa cấu thành tình bạn hữu và tâm giao cá nhân, Seneca lấy làm tiếc cho sự xa cách về không gian cũng như thời gian giữa ông và bạn ông là Lucilius. Để có thể cân bằng được phần nào sự thiếu hụt đi «lời nói sống động» và «sự sống chung», Seneca đã nẩy sinh ra những ý kiến về sự việc nối lại sự giao tiếp giữa ông và Lucilius, và không phải qua một văn tự nặc danh, nhưng dưới hình thức những lá thư đầy tính cách cá nhân. Ngoài ra, còn là một sự thực hành sự kiên trì bền chí qua một cách thức sống đầy khôn ngoan trí thức, đó hằng ngày đọc đều đặn một lá thư.
Qua phương cách này, Seneca đã không chỉ hành động như thế với Lucilius người bạn đầy bận rộn xưa kia của ông, nhưng cả đối với các độc giả ngày nay nữa. Thật vậy, khi phân tích một thời đại đầy rộn ràng hiếu động và hời hợt nông cạn như thời đại chúng ta hôm nay, chúng ta nhận thấy điều đó trực tiếp cho thấy rằng có liên hệ với hoàn cảnh chúng ta. Tiếp đến, chúng ta tìm gặp trong «Epistulae morales ad Lucilium» một bản phác họa về sự khó khăn cụ thể, một bản sắc cá nhân, cần phải được chấp nhận, và như thế gây nên một cảm giác là mình hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự khắc nghiệt của thời gian. Ngày nay, ai lại không cảm nhận được rằng ngày giờ đã trôi qua trong sự hấp tấp hối hả của các biến cố dồn dập của cuộc sống? Đồng thời chúng ta lại cảm thấy thiếu chắc chắn trong tư duy, khi tự hỏi hạnh phúc là gì và những gì có liên quan đến sự may mắn trong việc tổ chức một cuộc sống thành đạt.
Qua đó, chúng ta nhận thấy được rằng, Seneca cũng đã nói cho cả thời đại chúng ta hôm nay nữa. Đối mặt với tất cả những khuynh hướng tìm cách tổ chức và đánh giá hạnh phúc con người qua thương mại và tuyên truyền, Seneca đã nhắc nhủ con người ngày nay: «Anh hãy tập biết sống vui vẻ». Thật vậy, việc muốn sống vui vẻ, người ta cần phải tập luyện. Dĩ nhiên, khi nói thế, Seneca không muốn đưa ra một «giáo trình», một «khoa học», nhưng ông chỉ muốn nhấn mạnh đến sự coi trọng nỗi khao khát tìm kiếm hạnh phúc của con người. Chính điều đó đã khiến ông bị chỉ trích phê bình, là đã sử dụng một thứ ngôn ngữ La-tinh bình dân thô thiển (Quintilian) hay chỉ là một nhà tư tưởng thiếu hệ thống (Hegel). Tuy nhiên, ông cũng gặt hái được sự đồng tình nơi các học giả Kitô giáo, như: Hieronymus, Augustinus, Erasmus Von Rotterdam hay Ignatius Von Loyola.
_________________
Sách tham khảo:
Lucius Annaeus Seneca: «Dialoge. Briefe an Lucilius», übers. und hg. Otto Apelt, 2 Bände (= Lucius Annaeus Seneca. Philosophisches Schriffen, Bände 3-4), Felix Meiner Verlag, Hamburg 1993. (Teil I: Briefe 1-81; Teil II: Briefe 82-124).
Văn Hóa
Tìm Lại Cái Hay Ban Ðầu
Lm. Hoàng Tiến Ðoàn, S.J.
13:49 01/04/2008
Tìm Lại Cái Hay Ban Ðầu
Tôi có quen một cô vẫn thường coi tôi như anh thiêng liêng để "tâm sự" mỗi khi "đụng chuyện gì", trước cũng như sau khi lập gia đình. Trước ngày cưới, cô ta tâm sự với tôi:
- Em biết ngay,.. . chắc là anh ngạc nhiên lắm, phải không? Khi thấy em OK anh chàng này. Như anh biết, em có nhiều bạn trai trong đó có vài chàng dễ thương, nhưng em chỉ thương có anh này thôi. Em cũng không hiểu tại sao em thương anh ta, mặc dù ảnh hơn em tới cả 15 tuổi và cũng chẳng đẹp trai gì.
- Anh nghe nói ông này, ý sorry, anh này chứ, chiều em lắm có phải không? Dù sao đây cũng là đức tính tốt của những người đã có tuổi!!!
- Chiều em? Ðúng, nhưng không phải vì chiều, mà em ưng đâu! Có mấy anh chàng khác cũng chiều em lắm chứ. Em nghĩ chắc là tại vì anh ta có những đức tính quí mà em không tìm thấy nơi những người khác. Anh biết không, anh này tính tình cẩn thận lắm. Lái xe không bao giờ vượt quá tốc độ. Làm cái gì cũng thận trọng lắm cơ! Em chưa thấy anh ta hấp tấp bộp chộp bao giờ. Thật là rất hợp với em!
- Chậc chậc,.. ái cha.. . dữ hôn? Trúng tủ cô nương rồi.. . !
- Ðừng ồn ào, để em kể cho nghe: Anh biết không, nhà anh ta lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Lần đầu đến, em tưởng nhà trống trơn không có sự gì. Nhưng hỏi ra thì cái gì cũng có, và thứ nào để ra thứ đó trong ngăn tủ gọn gàng sạch sẽ. Chén bát em mới ăn xong chưa kịp rửa, còn đang nói chuyện và quay qua quay lại đã thấy anh ta rửa xong và đang cất đi rồi. Lấy anh này, em nghĩ đỡ phải mệt dọn dẹp nhà cửa. Chứ ở với bố mẹ, nhiều khi em phát bực cả lên, nhất là đối với thằng út, chưa dọn xong cái này nó đã bày cái khác ra rồi. Và chưa bao giờ em dám bước chân vào trong phòng nó. Thật là một ổ rác, dơ dáy quá sức. Giầy dớ, áo lót, quần xì vứt lung tung bừa bãi ở lối đi, gầm giường lẫn lộn với sách báo, băng nhạc. Ðược như anh này, chắc cả trăm người mới có vài ba người.
- Nói làm gì, cả ngàn người anh nghĩ chưa biết có kiếm được một, hai người không?
Cô ta vênh mặt lên rất tự hào:
- Ðấy nhá, có phải thế không anh? Em nghĩ rằng em đã chọn đúng người. Anh biết không, đi shopping với em, cái gì anh ấy cũng đòi trả tiền. Khi trả thì anh ta cẩn thận xem cho kỹ có phải là tờ 1 đồng, 10 đồng hay 100, và đếm lại, rồi còn lật qua xem mặt bên kia nữa. Thấy em phì cười, thì anh ta bảo là sợ 2 tờ nó dính nhau. Nhưng dù sao, tính tình cẩn thận như thế rất hợp với em. Em nghĩ rằng chính điều này làm cho em thương anh ấy.
- Hợp tính hay không chỉ là một chuyện. Cái quan trọng là quả tim của em đã nhúc nhích rồi. Cái đấy mới thành vấn đề. Anh thành thật chúc chúc mừng em đã tìm được người lý tưởng. Cảm tạ Chúa cho em và cho cả ba mẹ em nữa. Anh thấy cậu mợ lo quá sức vì thấy em có nhiều boy friends! Mợ thường than thở với anh mỗi khi nhắc đến em: "ngày lắm mối, tối nằm không!"
Thế rồi,.. . tháng ngày qua đi, bây giờ anh chị đã ở với nhau được hơn 10 năm và đã có với nhau ba tí nhau. Bây giờ gặp lại cô em, tôi thấy cô ta thở dài thườn thượt:
- Chán quá sức, anh ơi! Em không thể tưởng tượng được?
Tôi liền hỏi: "Có chuyện gì vậy em?" Thế là, cô ta tuôn ngay ra một tràng dài:
- Anh biết không, làm cái gì ảnh cũng chậm rì, sốt ruột, bực cả mình. Nhiều khi em đến lễ trễ là bởi vì cái ông nội kia kìa, cứ lái xe cứ rù rà rù rì. Bao nhiêu người lái xe lách qua lane, vượt qua mặt, và nhất là đã giờ lễ rồi mà vẫn cứ lái xe chạy rề rà. Tức quá, em đã bảo ảnh từ giờ nếu không cho tôi lái, tôi sẽ không bao giờ đi lễ chung với ông nữa. Cho nên mới chịu để cho em lái đấy. Rồi chiều nào, mỗi khi đi làm về đến nhà, là ảnh lấy máy hút bụt ra hút khua náo ầm ĩ, và xông ra cái mùi hôi hám. Anh thấy không, nhà em đâu có dơ dáy gì đâu, không hút bụi cả tuần lễ cũng còn được cơ mà. Mấy đứa nhỏ vất đồ chơi bừa bãi, dọn cho được một tí thì nhăn nhó càu nhàu. Em nhớ, anh thường dặn tụi em phải luôn cố gắng "get better communication" với nhau. Nhưng với ông này thì có bao giờ chịu mở miệng ra đâu mà có "better communication". Này nhá, ăn cơm xong, hai đứa vừa ngồi xuống coi ti vi một tí thì ảnh đã gãi đầu gãi tai: "em ngồi đây nhé, anh phải đi coi vườn một tí!" Vườn thì có gì đâu mà phải coi, nó cũng giống như hôm qua, và như hôm kia và cũng như tuần trước. Thế rồi đủng đỉnh ra đứng góc vườn ngó bụi cây này một tí, rồi lại khệnh khạng đi ra ngó góc vườn kia một tí, nhổ vài cọng cỏ ở chỗ này, vặt vài lá rau ở chỗ kia. Nhìn thấy mà bực cả mình. Chưa bao giờ ảnh ngồi nói chuyện với em lâu đến 10 phút, lúc nào cũng táy máy tìm việc gì đó để làm. Anh biết không có lần bị "lay off" ở nhà gần hai tháng. Cả ngày sáng chiều cứ lấy xe ra lau đi lau lại, lau đến nỗi chiếc xe mất nước bóng cũ mèm. Chẳng bù với chiếc xe kia của ông hàng xóm, mua cùng một đời, một lượt mà xe ông ấy vẫn láng bóng. Tại vì cái xe này bị lau nhiều quá đấy mà!
- Nhưng mà em à, anh nhớ,.. . trước ngày cưới, em đã nói chọn được anh này rất hợp tính em, vì cẩn thận ngăn nắp, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ.
- Nhưng cẩn thận quá lại hoá ra lẩn thẩn, ấm ớ, phát bực cả lên!
Thưa quí anh chị, làm cách nào giải quyết được tình trạng này? Chính cái đặc nét cuả anh chàng ngày trước làm cho cô ta mê, thì bây giờ lại làm cho cô ta chán. Thành ra khi nói chuyện với nhau, anh chị lúc nào cũng có vẻ cau có, gắt gỏng. Tôi chợt nhớ lại một câu danh ngôn, mà hôm nào có ai đó gửi cho tôi qua email, câu ấy như thế này: "A woman marries a man expecting he will change, but he doesn't. A man marries a woman expecting that she won't change but she does." Thoáng nhìn qua và nghe câu chuyện trên đây, chúng ta thấy câu trên có vẻ chí lý. Nhưng xét kỹ hơn, chúng ta thấy có đúng, nhưng cũng có sai. Ðúng theo cái nhìn của anh: anh chàng nghĩ rằng mình trước sau vẫn thế, có thay đổi gì đâu! Nếu có thì chỉ là cần phải kỹ lưỡng hơn, thận trọng hơn vì mình có trách nhiệm lo cho gia đình; cái người đã thay đổi chính là cô nương này, và cô ta muốn tôi cũng phải thay đổi theo ý thích của cổ. Tuy nhiên câu trên này lại sai bét dưới cái nhìn của chị. Chị nói: "he is getting worse, he đã trở thành một con người ấm ớ, lẩn thẩn, dở hơi không còn dễ thương như ngày xưa nữa!" Mình mà biết trước như vậy thì đâu có dại gì mà vác cái cục nợ này vào thân cho mệt!
Rốt cuộc, cái hay ban đầu lại trở thành cái dở! Lý do, vì cái đó không còn đáp ứng được nguyện vọng cuả người kia nữa. Như vậy cái hay hoặc cái dở tự nó không phải là hay, là dở; nhưng chính là vì nó có đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người kia hay không! Mà nhu cầu và nguyện vọng của con người thì thay đổi tuỳ nơi, tuỳ lúc và nhất là tuỳ hoàn cảnh và tâm tính mỗi người. Vậy làm sao giữ được cái hay để vẫn cứ hay mãi. Chắc chắn, đây không phải là điều đơn giản, vì là nam nữ chúng ta khác biệt từ tâm lý, suy nghĩ cho đến cách thức biểu lộ cảm xúc về nhu cầu và nguyện vọng của mình.
Thực ra, sự khác biệt nam nữ dựa trên chính bản chất con người: Người phụ nữ thường phản ứng theo cảm tính, trực giác và thường dùng ngôn ngữ hay cử chỉ của mình để tô đậm lên, để biểu lộ cảm xúc hay ước muốn của mình. Và tuỳ theo mức độ tình thân của mình với người kia, mà cách thức biểu lộ có mức độ nhanh chóng, vắn tắt, gọn gàng và nói lên cực điểm ước muốn của mình nhiều hay ít. Chẳng hạn khi anh chị mới lấy nhau, thì chị thủ thỉ với anh như thế này: "Em thích tụi mình ra ngoài đi đâu đó với nhau. Em thương những giây phút đó thật tuyệt vời, khi mà.. . tụi mình có nhau, cùng đi chơi với nhau. Hay là tụi mình đi ăn tối, hoặc đi coi xi-nê đi anh? What do you think?" Sống với nhau được vài năm rồi, đã có tình thân với nhau rồi, chị chọn một cách nói nhanh chóng, vắn tắt và gọn gàng, để thông truyền cùng một ý muốn với lòng ao ước như thế. Nhưng chị không muốn mất nhiều thì giờ với những ngôn ngữ dài dòng, lòng thòng vô ích như trên. Chị nói vắn tắt thế này: "Tụi mình chẳng bao giờ ra ngoài cả!" Phải chăng chị đã thay đổi, không còn ý nhị, duyên dáng như trước nữa! Không phải thế, chị vẫn ý nhị và duyên dáng như thế có khi còn hơn thế nữa đối với những người chị mới quen, mới gặp. Nhưng với người đã có tình thân sâu đậm rồi thì chị dùng cách thức vắn tắt, gọn gàng để truyền đạt ý muốn mình mà thôi. Vì không hiểu được như thế, khi nghe chị nàng nói: "Tụi mình chẳng bao giờ ra ngoài cả." anh chàng nổi quặu lên và phản ứng lại thế này: "Ơ, cái tính em hay quên nhỉ, tụi mình mới đi ra ngoài ăn tối với nhau tháng trước!" Hoặc nếu cố gắng cầm mình không nói gì "cho yên cửa yên nhà!", thì anh chàng cũng lầm bầm nghĩ trong bụng rằng chắc hẳn bà xã muốn nói thế này: "Lúc nào anh cũng chỉ biết lúi húi, cặm cụi trong nhà, chẳng biết đưa vợ con ra ngoài enjoy cái gì cả. You are not doing your job to take care of your wife and your family. You are lazy and just boring!"
Trong một quyển sách nhan đề, "MEN ARE FROM MARS, WOMEN ARE FROM VENUS" (Ðàn ông từ Sao Hoả, Ðàn Bà từ Sao Kim: lấy ý nghĩa từ một thần thoại Hy Lạp: Sao Hoả là thế giới các dũng sĩ, nơi có các tráng sĩ dũng cảm uy hùng; Sao Kim là thế giới những người đẹp, nơi có các tiên nữ sắc đẹp mê hồn) tiến sĩ tâm lý gia đình, John Gray nói như thế này: "Once upon a time Martians and Venusians met, fell in love, and had happy relationships together because they respected and accepted their differences. Then they came to earth and amnesia set in: They forgot they were from different planets." Tôi xin được phép phỏng dịch như sau: "Ðã một thời, Dũng Sĩ (người Hoả Tinh) và Tiên Nữ (người Kim Tinh) gặp nhau, họ thương nhau và có với nhau tình thân thật tuyệt vời vì họ tôn trọng và chấp nhận những khác biệt của nhau. Thế rồi, họ đưa nhau xuống Quả Ðịa Cầu xây dựng tổ ấm, và họ bắt đầu quên: Họ quên đi rằng họ đã đến từ hai hành tinh khác biệt."
Ðấy, chính cái "quên đi" đã thỉnh thoảng lại gây nên tấn bi kịch sảy ra trong đời sống gia đình của quí anh chị. Vì anh, vì chị là nam, là nữ giống như những Martians và Venusians đến từ hai hành tinh khác biệt. Cho nên, mặc dù anh chị nói cùng một ngôn ngữ, nhưng vì suy nghĩ và tâm tư khác nhau, nên những nhu cầu và nguyện vọng của mỗi người thường đã không được biểu lộ trọn vẹn, cũng như không được hiểu chính xác và đúng mức nên thường gây ra hiểu lầm và xung đột. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ để giải thích điều này:
Khi nghe chị nàng nói: "Mệt quá rồi chẳng muốn làm gì cả" Anh hiểu ngay ra rằng bà xã mình phàn nàn: "Tôi làm đủ mọi việc, còn anh cứ ì ra, lười, chẳng làm sự gì cả! Coi kìa anh không chịu cất nhắc chân tay giúp cho người ta một tí à. Lấy anh thật là điều bất hạnh lớn lao: Picking you was a big mistake!" Thực ra thì chị chỉ muốn nói lên sự mệt nhọc của mình để chia sẻ với anh: "Hôm nay em mệt quá, không muốn làm gì cả. Em muốn nghỉ xả hơi một cái đã. Giá mà anh giúp em một tí, hay nói một vài lời dịu dàng an ủi, hoặc giữ yên lặng cho em nghỉ ngơi một tí thì quí lắm."
Khi nghe chị nàng nói: "Nhà cửa bề bộn dơ dáy quá". Anh liền hiểu ngay ra là chị muốn nói rằng: "Nhà cửa này dơ là tại anh. Anh chỉ biết bừa ra chứ chẳng biết dọn dẹp gì cả. Sống với anh thật là chán quá. Một là anh phải biết dọn dẹp đi, hai thì anh cút đi đâu thì đi cho khuất mắt." Trong khi đó chị chỉ muốn than thở: "Hôm nay em muốn sả hơi, muốn relax! Nhưng sao nhà mình lôi thôi bề bộn quá. Nhìn thấy làm cho em bực mình khó chịu. Giá anh giúp dọn cho được một phần thì vui biết mấy."
Khi nghe chị nàng nói: "Chẳng được việc gì cả". Anh chàng liền hiểu ngay ra rằng: "Anh thật là đồ lười, vô tích sự, chẳng làm nên cơm cháo chuyện gì cả. Giá mà người khác thì đã giúp tôi được việc, chứ còn anh thì đụng chuyện gì, hư chuyện đó." Trong khi đó chị chỉ muốn nói: "Hôm nay em cảm thấy chán nản, khó chịu, chẳng muốn làm sự gì cả. Vì có làm gì cũng không được. Ước gì anh cho em lời an ủi, hay cử chỉ ân cần giúp cho em thêm hăng hái, phấn khởi."
Quan hệ cảm thông giữa Martians và Venusians, giữa nam và nữ thật là phức tạp và khó hiểu quá! Người nói với ý này, người kia lại hiểu ra ý khác. Như tôi đã nói: Người phụ nữ thường hay phản ứng theo cảm tính và trực giác nên cách biểu lộ hay dùng ngôn ngữ, hoặc cử chỉ để tô đậm lên hầu dễ dàng biểu lộ cảm xúc của mình. Trái lại, người đàn ông thường dùng lý trí và ý chí nên thường cho đó là quá đáng. Sự khác biệt nằm ngay trong bản tính là nam, là nữ. Dĩ nhiên thỉnh thoảng cũng có trường hợp ngoại lệ: Ðàn ông mà tính đàn bà, hay đàn bà mà tính đàn ông. Nhưng ở đây, tôi chỉ nói trong trường hợp thông thường, chung chung cho mọi người. Vậy làm sao chúng ta có thể sống chung hoà bình, vui vẻ hạnh phúc với nhau? Hãy chấp nhận lẫn nhau như người đó là. Ðừng bắt người kia phải thay đổi theo ý mình muốn hay làm theo cách mình thích. Hãy cứ để cho người đó thật sự là một Martian hay là Venusian. Ðừng bắt người đó phải đổi tính đổi giống.
Tuy nhiên, xin nhớ cũng có những khác biệt chẳng liên hệ gì tới bản tính nam nữ của con người, nhưng chỉ là background giữa hai người khác nhau. Background mà tôi muốn nói ở đây là cách lối giáo dục của mỗi gia đình, hay là quá trình cuộc sống, và tất cả những gì đó tạo nên một nề nếp, một lối sống với những suy tư khác biệt giữa người này với người kia. Khác nhau trong cách lối suy tư hay lựa chọn, hay sở thích với những giá trị quan khác nhau. Khi mới lấy nhau, anh chị thấy cái gì cũng tuyệt vời, tình tứ, dễ thương, và đón nhận những khác biệt này một cách rất dễ dàng. Nhưng sống với nhau lâu rồi, họ mới dần dần khám phá ra những: "tính hư tật xấu của anh"; "tính hư tật xấu của em". Nhưng, cái gọi là tính hư tật xấu nhìn theo góc cạnh của người này, thì nhiều khi thật ra lại là điều hay, điều tốt và tiện lợi theo cách nhìn của người kia. Lấy thí dụ, khi ở với nhau một thời gian rồi, chị khám phá ra anh có một tật xấu xa kinh khủng, ghê tởm, không thể nào tưởng tượng được và làm cho chị vô cùng khổ tâm và bực bội. Ðó là khi đánh răng xong anh để bàn chải, và kem đáng răng ở ngay đó, bên cạnh vòi nước, nhất là hộp kem đánh răng thì thay vì bóp từ dưới lên trên, và cứ hết đến đâu cuộn lên đến đó theo cách chị vẫn làm, thì anh bóp ngay kề trên miệng hộp kem đánh răng. Mới lấy nhau thì chị "don't care" không quan tâm, và không lấy làm phiền hà gì mấy. Nhưng cứ hết ngày này qua tháng khác, mỗi lần anh đánh răng xong chị lại phải dọn dẹp: phải cất ngay ngắn tươm tất vào trong hộc tủ và clean up lại cho sạch sẽ thì chị thấy đây quả là một thói xấu kinh tởm không thể nào chịu đựng được. Tuy nhiên, anh cũng phát bực nghĩ rằng đồ người ta để đâu thì hãy cứ để đó, sao lại cứ đem cất đi để mỗi lần muốn sử dụng thì lại phải mở tủ, moi móc ra từ những góc kẹt nào đó trong hộc tủ. Sao mà mất công mất thì giờ thế! Thật là phiền toái, bực cả mình!
Nhìn theo khía cạnh của chị, sử dụng xong mà không dọn dẹp, cất đâu vào đó cho ngăn nắp là một tật xấu, nhưng nhìn theo khía cạnh của anh thì cứ làm sao nhanh chóng và thuận tiện thì tốt: Dùng xong để đó, khi muốn dùng lại có ngay đó, không phải mất thì giờ lục lọi tìm kiếm. Lý do sự khác biệt này, vì từ còn bé anh chị đã hấp thụ giáo dục của hai gia đình khác nhau, hai lối sống khác nhau. Một gia đình thì luôn luôn phải ngăn nắp, gọn gàng, còn một gia đình thì cần nhanh chóng và thuận tiện không quá mất thì giờ với những chuyện lặt vặt. Ðó là hai chủ trương và lối sống khác biệt, và đều có giá trị đáng tôn trọng.
Vậy làm sao để giải quyết được và cả hai cùng tôn trọng lẫn nhau?
- 1. Mở lòng, lắng nghe và tìm hiểu những khác biệt đó để dễ dàng cảm thông.
- 2. Tôn trọng sự khác biệt của nhau, đừng bắt người khác phải thay đổi theo cách mình muốn và làm theo điều mình chọn.
- 3. Cần cầu nguyện, cần tìm đến Chúa như một Thông Dịch Viên giúp hiểu và giải hoà khác biệt giữa 2 người. Chúa là Ðấng dựng nên ta, Người biết ta hơn ta biết chính mình.
- 4. Cần bình tâm, lắng đọng tâm hồn để học tập theo gương Chúa Kitô, để hiểu tình yêu là gì và thực tập yêu thương như Chúa.
Và xin nhớ một điểm hết sức quan trọng là: mỗi người khi cầu nguyện, hãy xin Chúa biến đổi chính mình, để mình biết lắng nghe, tìm hiểu và đón nhận người khác như người ấy là, chứ không xin Chúa biến đổi người ấy theo ý muốn của mình. Nhiều người, mỗi khi đi tĩnh tâm hay cầu nguyện là luôn luôn xin cho nhà con được thay đổi, để "ổng" hay "bả" bớt tính hư tật xấu, chứ còn mình thì: "I am fine!" (con đâu cần phải thay đổi gì, cứ vậy là tốt rồi." Nhiều người cứ cầu xin để thấy sự thay đổi của người kia, để rồi kết quả không thấy có sự thay đổi như mình muốn thì chán Chúa quá! Người ấy nghĩ rằng Chúa chẳng thương con gì cả, Chúa không chịu nghe lời con xin! Nên thôi bỏ Chúa luôn, không thèm đi lễ đi thờ, đọc kinh cầu nguyện nữa, nghĩ rằng những việc ấy vô ích, mất thì giờ. Chúng ta không hiểu rằng: hạnh phúc không phải là thay đổi được người khác, nhưng là thay đổi chính mình. Thay đổi cái nhận thức thế nào là hạnh phúc của mình. Hạnh phúc chính là sống với Chúa. Nhờ Ngài và trong Ngài, chúng ta nên khí cụ Chúa dùng để ban bình an và tình thương cho người khác. Chúa lại hay thường dùng sự chịu khó nhẫn nại, và hy sinh của mình để làm việc này. Vậy chúng ta hãy, "xin Chúa hãy biến đổi con và dùng con làm khí cụ bình an và tình thương của Chúa!" Ðó là lời kinh nguyện chúng ta cần phải luôn khắc ghi trong tim trong cuộc sống hằng ngày.
Vậy để cùng nhau tìm lại được cái hay ban đầu hầu canh tân gia đình, xin quý anh chị nắm lấy tay nhau và cùng nhìn lên Chúa. Kêu xin Ngài giúp cho mình biết tiếp tục chấp nhận và tôn trọng những khác biệt của nhau, và xin Chúa hãy làm cho mình trở nên khí cụ của Chúa, để đem bình an và tình thương đến cho người Chúa đã kết hợp nên một với mình, trong cuộc sống gia đình:
"Lạy Chúa, với những hy sinh và cố gắng của con, xin Chúa hãy dùng con như khí cụ bình an và tình thương của Chúa, và ban cho chúng con con ơn tha thứ, sự hoà giải và tình thương của Chúa: một tình thương tha thiết chân thật để chúng con biết tự hiến chính mình như Chúa đã và đang ban cho chúng con vậy, Amen."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Hồng
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:41 01/04/2008
SEN HỒNG
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền