Ngày 30-03-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Hi Lạp
Đặng Tự Do
00:27 30/03/2014
Sáng thứ Sáu 28 tháng 3, tại Điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp, là Ông Karolos Papoulias.

Cuộc thảo luận thân mật của hai vị đã xoay quanh mối quan hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Hy Lạp, và các vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn như tình trạng pháp lý của các cộng đồng tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong xã hội, và sự hợp tác đại kết.

Hai vị cũng bàn đến những hậu quả xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như sự đóng góp của Hy Lạp trong Liên minh châu Âu . Cuối cùng, hai vị bày tỏ mối quan tâm về tương lai của các cộng đoàn Kitô hữu tại Trung Đông, các bất ổn chính trị và các tình huống xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Tổng thống Karolos Papoulias sau đó đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng quan hệ với các nước
 
Đức Hồng Y Vela Chiriboga: chuẩn bị tốt cho hôn nhân là bí quyết cho tương lai của gia đình
Đặng Tự Do
06:53 30/03/2014
Đức Hồng Y Raúl Eduardo Chiriboga của Ecuador tròn 80 vào ngày 01 tháng 1 năm 2014. Vài tháng trước khi tham dự Mật Nghị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người đã cùng làm việc với ngài năm 2007, khi viết những tài liệu về Aparecida. Đức Hồng Y giải thích rằng có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latinh sẽ giúp Mỹ Châu Latinh đón nhận một cách sống động hơn đức tin Công Giáo, hơn thế nữa, mọi người Công Giáo Mỹ Latinh sẽ cảm thấy tự tin hơn để làm chứng tá cho Tin Mừng.

Đức Hồng Y Vela Chiriboga, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Quito:

"Chúng tôi không chỉ tự hào về việc có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latinh. Chúng tôi tự hào vì chúng tôi có thể nói rằng Mỹ châu Latinh đang sống sâu sắc hơn đức tin Công Giáo."

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Vela Chiriboga nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, và không chỉ ở châu Mỹ Latinh. Một trong những vấn nạn chính là người dân không còn hiểu biết về đức tin của chính mình.

Ngài nói:

"Đức Thánh Cha Benedict XVI đã từng nói một câu đến nay vẫn làm trái tim tôi thổn thức. Năm năm trước, ngài nói rằng thách thức lớn của Giáo Hội Công Giáo ngày nay trên quy mô toàn cầu là sự ‘dốt nát tôn giáo.’ Và điều này thật đúng, không chỉ ở Ecuador hoặc Mỹ La tinh, nhưng trên toàn thế giới . "

Gia đình cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội Công Giáo . Đức Hồng Y Vera Chiriboga đến Rome để giúp chuẩn bị Thượng Hội Đồng tiếp theo về gia đình . Ngài cho rằng sự chuẩn bị tốt cho hôn nhân là quan trọng hơn bao giờ hết .

Đức Hồng Y nói:

"Việc chuẩn bị cho hôn nhân không thể được xem như một phần của các thủ tục mà các cặp vợ chồng phải trải qua trước khi kết hôn. Tôi nghĩ chúng ta nên cẩn thận kiểm tra các ‘lớp dự bị hôn nhân’ để những lớp này cung cấp cho các cặp vợ chồng tương lai một sự đào tạo sâu sắc. Rút ngắn thời gian chuẩn bị này sẽ khiến cuộc sống của hai người bị đe dọa."

Khi ở Rome, Đức Hồng Y Vela Chiriboga vẫn cư ngụ tại nhà nguyện Santa Marta của Vatican. Có lẽ vì ngài có thể nói tiếng Tây Ban Nha hàng ngày trong bữa ăn ... với Đức Giáo Hoàng.
 
Tòa Thánh chính thức ngưng chức vị “Giám mục xa hoa”
Đặng Tự Do
07:19 30/03/2014
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst, nhà lãnh đạo đã bị ngưng chức của Giáo phận Limburg, bên Đức, trong vòng 15 phút.

Giám mục Tebartz-van Elst đã phải nộp từ chức vào tháng Mười năm ngoái theo sau những chỉ trích nặng nề về việc chi tiêu xa hoa của mình.

Tòa Thánh không cho biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Giám mục Tebartz-van Elst nhưng nói rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận đơn từ chức của Giám mục Tebartz-van Elst hai ngày trước đó, tức là hôm thứ Tư 26 tháng Ba, và thuyên chuyển vĩnh viễn khỏi giáo phận Limburg.

Đức Cha Tebartz-van Elst đã cai quản giáo phận Limburg từ tháng Giêng 2008. Ngày 23 tháng 10 năm ngoái Tòa Thánh đình chỉ công tác của Đức Cha sau cuộc điều tra cho thấy Đức Cha đã chi tiêu đến 31 triệu Euro để trùng tu Tòa Giám Mục và một trung tâm mục vụ của giáo phận.
 
Radio Vatican hoàn tất việc điện toán hoá các bản ghi âm diễn văn của các vị Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
07:29 30/03/2014
Đài phát thanh Vatican đã hoàn tất việc điện toán hoá kho lưu trữ các bản ghi âm của tất cả các triều đại Giáo Hoàng từ thời Đức Piô XI đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong thông báo việc hoàn thành kho lưu trữ kỹ thuật số, đài phát thanh Vatican cho biết nguồn tài nguyên mới sẽ cho phép bảo quản các bản ghi âm của các Đức Giáo Hoàng, và giúp các học giả truy cập dễ dàng các tài liệu này. Đồng thời, Đài phát thanh Vatican sẽ giữ lại quyền sở hữu đối với các bản ghi âm và quyền kiểm soát việc sử dụng tiếng nói của các vị Giáo Hoàng.
 
Top Stories
Vietnam: Une poignée de paroissiens de Côn Dâu résiste encore à l’expropriation
Eglises d'Asie
11:29 30/03/2014
Voilà près de six ans que la paroisse de Côn Dâu été condamnée à disparaître pour laisser la place à une zone urbaine dite « écologique ». Pourtant, un certain nombre de paroissiens encore sur place continuent de résister à l’ordre d’expropriation, obligeant les forces de police à venir les expulser et détruire leur demeure.

Hier encore, le 27 mars 2014, les autorités du district de Cam Lê (duquel dépend la paroisse) ont utilisé la force pour expulser plusieurs familles et détruire leur maison. Les familles concernées avaient reçu, une semaine auparavant, un avis officiel fixant au 26 mars l’intervention policière. Celle-ci a été repoussée au lendemain en raison d’une fête officielle devant se dérouler le jour prévu.

La page Facebook « Côn Dâu, mon village », on peut lire : « A 7 heures du matin, les forces policières ont cerné le quartier où devait avoir lieu l’expulsion et bloqué tous les chemins y accédant. Les forces mobilisées, très nombreuses, étaient composées d’agents de la police, de la Sécurité publique, de l’armée. Elles étaient accompagnées de toutes sortes de véhicules, y compris de bulldozers et d’ambulances… »

La veille, l’eau et l’électricité avaient été coupées dans les maisons destinées à être détruites. C’est donc dans une obscurité totale que les agents pénétrèrent dans chacune des maisons concernées pour y lire le décret ordonnant l’expropriation. Son application a eu lieu immédiatement après.

C’est au mois de mai 2007 que la municipalité de Da Nang a fait connaître son projet. 430 ha de terrain allaient être vendus à des investisseurs étrangers pour y construire une zone résidentielle de luxe. Les 110 ha de la paroisse de Côn Dâu, son église, ses habitations et ses rizières constituaient une partie importante du territoire en question. Tous ses habitants, sans exception, devaient être expropriés et indemnisés puis déplacés et réinstallés dans une autre région. L’indemnisation prévue correspondait à moins de la moitié du prix du marché.

A partir de mars 2008, les autorités municipales commencèrent à convoquer les habitants de la région où devait se réaliser le projet pour les convaincre d’accepter l’expropriation et l’indemnisation proposée. Après une certaine résistance, les habitants des villages voisins de la paroisse de Côn Dâu se sont soumis aux volontés de la municipalité de Da Nang, car beaucoup d’entre eux étaient fonctionnaires et très dépendants du gouvernement pour leur subsistance.

Ce ne fut pas le cas de la paroisse où la résistance fut dès le début totale et pratiquement unanime. Dans leur majorité, les paroissiens considéraient le territoire de leur village comme une terre sainte sur laquelle, depuis 135 ans, leurs ancêtres et eux-mêmes avaient vécu leur vie chrétienne, assisté à la messe quotidienne, participé aux prières communes du matin et du soir. C’est le principal argument sur lequel ils s’appuyaient dans les lettres de protestation qu’ils envoyèrent tous azimuts.

A partir du 25 janvier 2010, les pressions exercées par la municipalité de Danang sur les habitants de Côn Dâu s’intensifièrent. Des forces de police furent envoyées sur les lieux. Des émissaires pénétrèrent dans les maisons pour essayer de faire signer des accords d’expropriation. Les résultats furent maigres. Seules dix familles sur les 400 demeurant sur la paroisse acceptèrent de signer.

Ce désaccord se transforma bientôt en véritable affrontement entre la communauté paroissiale et les forces de l’ordre du district. La situation s’envenima gravement au mois de mai 2010 lorsque, malgré les interdictions, un cortège funéraire essaya de transporter la dépouille d’une défunte jusqu’au cimetière. Les forces de l’ordre chargèrent la foule et de nombreuses arrestations eurent lieu. Peu après, un jeune paroissien mourait des suites des mauvais traitements infligés par la police dans le cadre de l’affaire. Enfin, le Tribunal populaire de Danang jugea et condamna en première instance et en appel (janvier 2011), quelques-uns des paroissiens arrêtés lors de la bagarre avec les forces de l’ordre aux portes du cimetière. Entre temps, un certain nombre de paroissiens, davantage menacés par la police, s’était exilé en Thaïlande (1).

Les premiers paroissiens de Côn Dâu demandeurs l’asile en Thaïlande ont pu bénéficier d’un visa d’entrée pour les Etats-Unis où ils se sont installés. Ils sont encore quelques-uns à attendre leur visa en Thaïlande. (eda/jm)

(1) Eglises d’Asie a régulièrement rendu compte de cette affaire à partir de janvier 2010 (voir EDA 523 et suivants).

(Source: Eglises d'Asie, le 28 mars 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết họp mặt truyền thống
Nt. Maria Đinh Loan
09:41 30/03/2014
HIỆP HỘI MẾN THÁNH GIÁ TẠI THẾ PHAN THIẾT:

90 HỘI VIÊN CAM KẾT TRỌN ĐỜI

và 93 HỘI VIÊN CAM KẾT LẦN ĐẦU

Sáng ngày 30/03/2014, khoảng 540 thành viên của đại gia đình Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết từ 16 nhóm, hân hoan tập trung về Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết để tham dự ngày họp mặt truyền thống.

Xem Hình

Trong ngày lễ Chúa Nhật màu hồng của Mùa Chay năm 2014 này, Hiệp Hội có 90 Hội viên Cam Kết Trọn Đời, 93 Hội viên Cam Kết Lần Đầu và khoảng 357 Hội viên Cam Kết tạm lần hai, lần ba.

Để chuẩn bị tâm hồn sốt sắng đón mừng ngày hồng phúc đặc biệt này, từ 6 giờ 30 sáng, các Hội viên đã có mặt đông đảo ổn định, tập nghi thức.

Trước khi bước vào thánh lễ, toàn thể hội viên tham dự giờ tĩnh tâm do Cha Đặc Trách Hiệp hội – Giuse Đặng Văn Nam, quản xứ Thánh Linh hướng dẫn. Xoay quanh đề tài của đoạn Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay, cha nhấn mạnh về “sự sáng của đôi mắt thể lý và đôi mắt tâm linh” cho mỗi người. Kết thúc phần tĩnh tâm, các Hội viên xếp hàng lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải.

Kế đến là Thánh lễ Tạ ơn lãnh nhận Hồng Ân Cam Kết Trọn Đời, Cam Kết Tạm và Cam Kết Lần Đầu cho các Hội viên. Trong phần nghi thức Cam Kết Trọn Đời, trước mặt Cha Đặc Trách Hiệp Hội và trong tay Chị Tổng Phụ Trách Hội Dòng, từng Hội viên “nhân danh Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh tuyên xưng lời tự nguyện Cam Kết trọn đời bước theo chân Đức Giêsu Kitô trên đường Thánh Giá, theo Quy chế của Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế, để hiến thân trọn vẹn cho Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại. Sau khi tuyên thệ, 90 Hội viên tiến lên lãnh nhận Thủ Bản và dây Thánh Giá (huy hiệu của hội viên). Kể từ đây, 90 Hội viên này chính thức trở thành thành viên trong Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết.

Theo Thủ Bản của Hiệp Hội, mỗi hội viên khi gia nhập đều trải qua các giai đoạn huấn luyện như sau: Giai đoạn tìm hiểu (từ 6 – 12 tháng, tuỳ tình trạng thực tế của từng người). Giai đoạn này, các ứng viên được huấn luyện và tìm hiểu về Tiểu Sử Đấng Sáng Lập; Quy Chế và Thủ bản của Hiệp hội; Bút tích Đấng Sáng Lập (bài Tự sự và hai Thư Mục vụ); học tập chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ kinh nghiệm sống đạo và công tác tông đồ; bồi dưỡng Giáo lý cũng như các tông huấn theo nhịp sống trong năm của Giáo Hội toàn cầu…

Sau giai đoạn tìm hiểu, với sự ưng thuận của những người hữu trách, mỗi ứng sinh có thể dấn thân tạm thời bằng lời hứa từng năm một. Thời gian Cam Kết Tạm kéo dài tối thiểu 3 năm. Các Hội viên vẫn phải được tiếp tục huấn luyện. Qua ba lần Cam Kết Tạm, các Hội viên tự nguyện đệ đơn xin được Cam Kết Trọn Đời.

Sau hơn bảy năm thành lập, đây là lần đầu tiên Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết có Hội viên Cam Kết Vĩnh Viễn. Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và nguyện cầu cho tất cả mọi thành viên của Hiệp hội “trở nên cánh tay hữu hình và người trung gian của Đức Kitô để làm chứng tá tông đồ giữa lòng xã hội và Giáo Hội địa phương.” (Thủ Bản HHMTGTT, Điều 3)

Nt. Maria Đinh Loan
 
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm Yên Bái, GP Hưng Hóa
Maria Vũ Loan
11:48 30/03/2014
Ngày thứ bảy, 22/3/2014, hai người nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã từ Sài Gòn đi ra vùng núi rừng tây Bắc để chia sẻ Mùa Chay, và nơi dừng chân là giáo xứ Yên Hợp, giáo hạt Yên Bái, thuộc giáo phận Hưng Hóa.

Hình ảnh

Chúng tôi đi cùng một linh mục dòng Đa Minh và người thân của cha. Cha dòng vào miền Nam vì có việc riêng, nay trở về nhiệm sở.

Điểm dừng chân lạnh cóng

Từ Sài Gòn ra Hà Nội thì chỉ bay “vèo” hơn một giờ đồng hồ là tới nơi nhưng đoạn đường lên Yên Bái gần 200 cây số mới cam go. Xe không đi đường chính để ngang qua thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ hay thành phố Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc mà đi đường vành đai. Đường vành đai dọc sông Hồng thì quanh co nhưng ít người và xe nên anh tài xế trẻ đã chọn.

Cảnh đẹp ở hai bên đường của miền núi rừng khá thơ mộng nhưng cái lạnh 15 độ đã làm chúng tôi tê đi cái cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên ấy, dù vậy, cũng còn đủ chạnh lòng trước cơ sở hạ tầng còn kém của dân sống vùng ven miền Bắc. Dừng chân ở quán nước bên đường, chúng tôi như vẫn sống ở giữa thế kỷ 20 làm cho một cảm xúc thương cảm đầu tiên len nhè nhẹ vào lòng.

Khi bóng tối ập xuống, con đường vắng vẻ hơn, gập ghềnh khó đi hơn, chúng tôi vừa co ro lạnh vừa có một chút sợ hãi. Đến nơi, lạnh đến nỗi ai nói chuyện miệng cũng ra khói như trong phim của Hàn Quốc làm chúng tôi thầm nghĩ không biết mình có đủ sức để sống ở vùng này mấy ngày hay không!

Các ông trùm đón phái đoàn về bằng một bữa cơm tối quây quần do chính các ông nấu. Ở đây, trong bữa cơm ai cũng có ly rượu nhỏ xíu, là rượu đế ngâm với quả táo mèo. Nếu mời cả bàn cụng ly thì khi uống xong, người mời đi quanh bàn bắt tay từng người. Đây là một tục lệ quí mến khách của người Yên Bái. Ngoài món ăn trên bàn như tim gan cật bò nấu với lá ngải hạt sen, hột vịt lộn hấp lá ngải cứu, lẩu với lá rau rừng, chúng tôi còn được giới thiệu các món ăn ở vùng này như gà đồi là gà nhà nuôi nhưng không ăn cám gạo chế biến mà thả rông trên đồi nên thịt sạch, ngon; món lợn cắp nách là con heo được nuôi 2, 3 năm mới nặng độ 7, 8 ký vì thả cho nó ăn cây lá trong rừng, sau đó “cắp vào nách” đem ra chợ bán; lạ nhất là món lẩu ngựa - ở yên Bái gọi là “thắng cố” - gồm xương, lòng của ngựa nấu thành lẩu, có cho thêm rau cải, xà lách, rau thơm trồng trên núi, đặc biệt chỉ nấu trong chảo.

Vừa dùng cơm xong, giáo dân đã đến đầy một nửa sân để chào cha xứ và “người Sài Gòn”, chúng tôi phát những lọ dầu cù là đầu tiên trong niềm vui giao lưu.

Khi muốn chia sẻ ở vùng này, chúng tôi được gợi ý nên cho bà con gạo, dầu cù là. Một tấn gạo là 600 Usd, một tấn gạo khác được qui ra tiền; còn dầu cù là chúng tôi mua ở Sài Gòn, mang mấy trăm lọ thì rất nặng như là mang cả “khối tình người”. Những ngày ở đây, có nhiều điều đáng ghi nhận, chúng tôi chỉ chọn lựa những điều cần nói.

Quà Mùa Chay thân tình

Sau một đêm chập chờn giữa thức và ngủ, nghĩ tới mục đích là chia sẻ Mùa Chay, chúng tôi lại dậy sớm để soạn quà cho thiếu nhi Yên Hợp và phát gạo cho bà con được liệt kê trong danh sách. Giáo xứ có 12 giáo họ trên địa bàn rất rộng, những gia đình nghèo trong 12 giáo họ ấy phải đến một trong ba nơi là yên Hợp, Yên Thái và Đông Cuông mà nhận quà Mùa Chay.

Sáng sớm ngày Chúa Nhật, bỗng dưng trời mưa, tuy không to nhưng cũng đủ trở ngại cho việc đến nhà thờ của giáo dân làm chúng tôi buồn buồn trong lòng. Thánh lễ sáng Chúa Nhật làm chúng tôi được hòa vào sự sốt sắng của giáo dân miền Bắc. Cuối lễ, cha chánh xứ giới thiệu và mời chúng tôi phát biểu. “Nhóm Bông Hồng Xanh chúng con từ Sài Gòn ra đây, rất vui được sống cùng quí ông bà anh chị em ở vùng miền núi rừng giá lạnh và giao thông khó khăn thế này. Chúng con cũng hân hạnh được chia sẻ những phần quà do quí ân nhân đã trợ giúp trong tình thương Chúa Kitô. Mong quí ông bà và các cháu đón nhận, chúng con xin cảm ơn”. Sau lời phát biểu, tiếng vỗ tay vang trong nhà thờ làm chúng tôi ấm lòng. Sau lễ, nhìn các cháu vui tươi cầm truyện tranh Kinh Thánh, chen nhau để chụp ảnh quanh chúng tôi, ai mà không dâng trào lòng mến!

Xuống dãy nhà của giáo xứ để phát gạo, chúng tôi thoáng buồn vì bà con đi xe đạp đến lãnh lai rai do trời mưa lạnh. 10 kg gạo được đựng trong cái bao mỏng manh, còn tiền thì rút trong bóp ra phát trực tiếp chứ không kịp chuẩn bị phong bì, thôi đành vậy, vì luống cuống quên xấp phong bì ở nhà...Ở miền này tiền rất quí, nếu được tặng 10 kg gạovà một lọ dầu hoặc số tiền tương đương thì giáo dân rất vui.

Phát xong, chưa kịp thở thì chúng tôi phải khăn gói ngay sang một giáo họ nằm sâu trong rừng. Thật không thể tưởng tượng nổi quãng đường từ giáo xứ Yên Hợp đến giáo họ Hoàng Thắng: đường nhỏ quanh co, bùn nhão trơn trượt, một bên là vách núi cheo leo, một bên là dốc ruộng đất bở, tuy không sâu thẳm nhưng ngã xuống cũng đủ “què quặt”, có khi chết người. Vừa sợ hãi con đường, vừa sốt ruột sợ bà con giáo dân chờ, chúng tôi không còn tâm trí mà ngắm cảnh đẹp ở sâu trong rừng này, đẹp hơn phía bên ngoài rất nhiều. Khi nhìn thấy ngôi nhà thờ nổi trên màu xanh của cây rừng, lòng chúng tôi mừng húm! Thật may, bà con vẫn kiên nhẫn chờ; chúng tôi liền phát ngay trong nhà thờ, một cách nhanh gọn; sau đó mời bà con ra ngoài chụp hình cho đẹp và để có.... “nhân chứng, vật chứng”!

Có lẽ ấn tượng nhất là bữa cơm trưa với bà con ở đây. Chúng tôi dùng cơm mà ngỡ mình đang được sống cùng thời với ông bà tổ tiên ngày xưa, khi nhìn những cụ bà răng đen, vấn khăn mỏ quạ, giọng nói pha với cách chào mời rất miền Bắc. Thầy giúp xứ nói với chúng tôi: “Ăn như thế này là tiệc đấy! Còn bình thường giáo dân ở đây sống rất đơn sơ, vì họ chỉ làm nương rẫy, có ít người được khá lên vì cây quế lắm!”. Thì ra, Chúa cũng ban “đặc ân” cho vùng này – nếu ai trồng cây quế, từ 15 năm trở lên thì thu hoạch được khá tiền hơn những cây nương rẫy. Vỏ cây là quế bán theo kí –lô- gam, lá và cành thì bán cho người ta nấu thành dầu quế, còn thân xẻ ra làm giấy hoặc ván ép. Song việc đi lại khó khăn do đường trơn trượt lầy lội đã làm cho ai ở vùng này cũng có phần “nghèo đi”!

Trở lại nơi dừng chân, ngày đã sang buổi chiều. Chúng tôi không thể sang giáo họ Yên Thái phát gạo mà nhờ quí ông trùm ở đó tự phát, thôi đành bỏ lỡ một cơ hội viếng thăm. Sau đó, ngồi nghỉ khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi lại chuẩn bị sang giáo họ khác mà phát gạo.

Phải đi khoảng 20 km mới đến giáo họ Đông Cuông. Đi bằng xe gắn máy nên cái lạnh từ sau 4 giờ chiều đã buốt vào tận trong ruột chúng tôi. Ngôi nhà thờ nhỏ nằm ngay bên đường trông có vẻ gọn gàng sạch sẽ. Ông thư ký giáo xứ ngồi ở cái bàn cuối hành lang để giáo dân có việc thì liên hệ, trông rất giản dị. Nhưng khi vào bên trong dự lễ mới thấy tất cả còn đơn sơ. Đặc biệt giáo xứ dường như không có hoặc chỉ một vài cái ghế đơn để ngồi nên khi cha chủ tế mời chúng tôi lên phát biểu cảm tưởng trước giáo dân, chúng tôi lại....gợi ý muốn cho ghế ngồi! Một số giáo dân gật gù, còn quí ông trùm gật đầu lia lịa.

Nói là làm; sau khi phát gạo cho bà con xong, chúng tôi tiến hành đi mua ghế. Vui nhất là một giáo dân tình nguyện mang....xe tải của gia đình chở chúng tôi ra chợ mua ghế và chở về nhà thờ. Chúng tôi rời Đông Cuông trong lúc trời tối nhưng đã bớt rét, có lẽ vì hoàn thành công việc nên chúng tôi không còn lo lắng và thấy lòng bỗng ấm lại. Chúng tôi kết thúc một ngày Chúa Nhật tốt lành.

Ngày sau cùng ở Yên Bái

Sáng ngày thứ hai, chúng tôi đến giáo xứ Mậu Đông để tặng quà cho đồng bào dân tộc Dao. Trên đường đến đây, chúng tôi cứ nghĩ làng dân tộc sẽ sống quây quần trong một khu vực như ở miền Nam. Nhưng không, mọi người tập trung ở xã, để nhận 10 kg gạo được qui thành tiền mà chúng tôi để trong phong bì. Chính quyền xã mời chúng tôi vào uống nước và giải thích rằng đây là vùng rừng núi nên người dân tộc ở rải rác sâu hút bên trong núi nên Ủy ban xã đã nhờ trưởng thôn đi báo cho bà con tập trung tại đây chờ đoàn đến phát gạo.

Thế là chúng tôi phát cho bà con một cách nhanh gọn; sau đó đi xe đến mấy cây số nữa mới đến đầu làng dân tộc thăm một số nhà tượng trưng. Trên đường vào núi, chúng tôi gặp gỡ nhiều người sinh sống ở đây: một cô giáo cùng hai tốp học sinh đang đến trường, cứ đi đến gần trường thì các em dừng lại rửa chân ở dưới suối; một chị trồng rau bên đường, một bà đi kiếm bông chít để người ta bó thành chổi hay một thanh niên đi chở cỏ bẽm về cho trâu ăn...Quả thật, chúng tôi không thể đi xa hơn nữa. Một bức tranh vùng sâu vùng xa miền Bắc đã rõ nét trong cái nhìn của chúng tôi.

Buổi chiều cùng ngày, chúng tôi thực hiện phần cuối của chuyến công tác là thăm các bệnh nhân trong giáo xứ Yên Hợp. Thật bất ngờ khi ông trùm đưa ra danh sách có đến 30 gia đình có hoàn cảnh rất đáng thương, nhưng chúng tôi chỉ đến thăm được 12 gia đình, vì nếu đi hết 30 gia đình, chúng tôi....trở thành “bệnh nhân” vì đường đi khúc khuỷu, nhà nọ các nhà kia bằng con đường hẻm hóc. Này là nhà một thanh niên mới 26 tuổi đi chặt cây cọ mướn bị trượt chân ngã rồi bị liệt, hiện chỉ có ông bố 82 tuổi chăm sóc tại chỗ. Kia là một chị bị tâm thần nhẹ chẳng biết làm gì mà sống. Có hai mẹ con bà kia, con thì bị lao ruột còn mẹ thì đau bao tử. Có bà cụ 83 tuổi chẳng còn người thân, hàng xóm cho cái gì thì sống cái ấy.....

Chúng tôi trở về nhà xứ để dùng cơm tối mà thấy lòng nhẹ nhõm vì công tác chia sẻ Mùa Chay đã hoàn thành. Trong những ngày ở đây, cứ mỗi lần dùng cơm là chúng tôi, cha và quí thầy, các ông trùm, chị bếp đều cười rôm rả. Vùng quê vắng vẻ, cứ mỗi lần có khách đến là lại đua nhau nói đùa, riêng chúng tôi không ăn được nhiều vì. ...cười! Cha xứ còn nói: “Chị về miền Nam rồi đừng điện thoại ra mắng chúng em nhá vì cho hai chị ngủ chung một cái giường bé tí, cho ăn cơm không được dẻo mềm....”. Chúng tôi trả lời: “Con không ăn chay được, bốn ngày ở đây là....chay tịnh lắm rồi! Đâu còn phàn nàn gì nữa!”. Chúng tôi không ngờ rằng đi ra chia sẻ tại miền Bắc tuy có thiếu tiện nghi nhưng mà vui vì ở ngoài này hiếu khách quá.

Chúng tôi rời Yên Bái sau bốn ngày trú ngụ. Đi ra Hà Nội bằng chiếc xe ô tô khách cũ kỹ trên tuyến đường chính có những đoạn xóc ổ gà làm người nảy tưng lên. Được đi qua thành phố Việt Trì khá đẹp của tỉnh Phú Thọ và ngắm nhìn vùng đồng bằng sông Hồng của tỉnh Vĩnh Phúc cảm thấy thú vị nhưng khi đến bến xe Mỹ Đình thì nhừ cả người rồi.

Chuyến bay đêm về Sài Gòn không chỉ có tiếng rất êm của động cơ máy bay mà còn có cả lời cảm tạ trong lòng chúng tôi sau một chuyến công tác tốt đẹp, và hơn nữa là một gạch nối giữa nhóm Bông Hồng Xanh với miền rừng núi tây bắc Việt Nam đã được hình thành.
 
Thánh lễ Truyền chức Phó tế tại Giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
12:42 30/03/2014
Thánh lễ Truyền chức Phó tế tại Giáo phận Hưng Hóa

Gp. Hưng Hóa: Vào lúc 14g00 ngày 25.03.2014, Lễ Truyền Tin, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, truyền chức phó tế cho 8 Thầy mãn trường tại nhà thờ Chính Tòa, thuộc xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Đồng tế với Đức Cha Gioan Maria, ngoài Đức Cha Anphongsô, giám Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Cha Tổng đại diện, còn có linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa. Tham dự Thánh lễ còn có quí thầy Đại chủng viện đang thực tập mục vụ tại các giáo xứ, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí sơ dòng Phaolô, quí ân nhân, thân nhân và khoảng 1,5 ngàn giáo dân trong và ngoài Giáo phận.

Danh sách quí Thầy được truyền chức phó tế hôm nay như sau:

Đúng 13g45, đoàn đồng tế được rước từ nhà khách của nhà thờ Chính tòa trong tiếng kèn vang và những tràng vỗ tay liên tiếp.

Ngỏ lời đầu Thánh lễ, Đức Cha Gioan đã nói lên tầm mức quan trọng của việc truyền chức phó tế. Những ai muốn bước lên lãnh nhận chức phó tế phải là người được Chúa gọi và đủ điều kiện về đào tạo. Các Thầy sẽ được truyền chức phó tế hôm nay, có 5 Thầy được đào tạo tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, 2 Thầy ở học viện Lasan, 1 Thầy ở học viện Đaminh.

Sau những bài đọc của phần phụng vụ Lời Chúa, cha Giuse Nguyễn Văn Úy, phó chánh văn phòng, phụ tránh về ơn gọi, đã giới thiệu các tiến chức. Tiếp theo, cha Tổng đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn xin Đức Cha phong chức phó tế cho những Thầy vừa giới thiệu. Hơn nữa, Đức Cha đã phỏng vấn cha về tư cách và phẩm chất của các đương sự.

Xem Hình

Đức Cha đã chấp nhận tuyển quí Thầy ra nhập hàng giáo sỹ qua chức phó tế. Mọi người sung sướng tạ ơn Thiên Chúa và vỗ tay chúc mừng. Thật xúc động, khi Đức Cha ngỏ lời: “Nếu các con muốn tiến lên chức phó tế, các con hãy tiến lên một bước”. Các Thầy tiến lên một bước trước sự chứng kiến của hàng ngàn con mắt của mọi thành phần dân Chúa. Sao mà thiêng liêng quá!

Những huấn từ trong ngày lễ phong chức của Đức Giám Mục bao giờ cũng rất sâu sắc và lắng động, hôm nay cũng không phải ngoại lệ. Đức Cha nhắn nhủ với các tiến chức thật tế nhị nhưng rất cương quyết, đặc biệt về đời sống độc thân.

Trước khi Đức Cha ban phép lành cuối lễ, thầy Đaminh Hoàng Thế Bằng đã thay mặt các tân phó tế có lời cám ơn quí Đức Cha, quí cha và cộng đoàn: “Trong niềm hân hoan với lòng cảm mến tri ân, trước hết chúng con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã kêu gọi chúng con từ những con người bất toàn, từ nay được công bố Lời Toàn Năng; từ nay những con người hư nát được rao truyền Lời Hằng Sống; từ nay những phàm nhân được công bố Lời Thần Linh”.

Thánh lễ truyền chức được trang nghiêm và sốt sáng trong niềm hân hoan tạ ơn của mọi thành phần dân Chúa hiện diện.

Được biết, sau Thánh lễ truyền chức phó tế hôm nay, Giáo phận Hưng Hóa đã có 75 linh mục và 9 phó tế, trong đó có 1 phó tế Dòng Hiến Sỹ Đức Mẹ (OMI) đang phục vụ tại giáo xứ Lào Cai nhưng với một Giáo phận có địa bàn trải dài 10 tỉnh vùng Tây Bắc thì chẳng thấm vào đâu! Xin Chúa ban nhiều thợ gặt lành ghề đến gặt lúa của Ngài.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Nhóm dự tu giáo phận Vinh tĩnh tâm mùa chay 2014
Thành Công
12:59 30/03/2014
NHÓM DỰ TU GP. VINH GẶP MẶT TĨNH TÂM MÙA CHAY

Nhằm góp phần định hướng, đồng hành cùng các anh em Dự Tu theo chương trình của Ban Mục Vụ ơn gọi Giáo Phận, chiều ngày 30 tháng 03 năm 2014, linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính (đặc trách nhóm Dự Tu tại Nghệ An) đã tổ chức buổi gặp mặt, tĩnh tâm Mùa chay cho các anh em Dự Tu đang học tập tại Nghệ An.

Chương trình bắt đầu từ 14 giờ tại hội trường Giáo xứ Cầu Rầm. Tuy đây là buổi gặp mặt đầu tiên từ sau lần gặp mặt chung tại linh địa Trại Gáo nhưng anh em dự tu vẫn đến đúng giờ và con số tham gia gần 80 người. Qua buổi gặp mặt, linh mục đặc trách Ant. Nguyễn Văn Đính đã giải đáp một số thắc mắc của anh em, lập danh sách, lập ban điều hành, đồng thời thống nhất một số chương trình sinh hoạt trong thời gian tới.

Phần nội dung chính của buổi gặp mặt hôm nay là giúp anh em Dự Tu tĩnh tâm Mùa chay. Với đề tài “Cám dỗ”, Cha đặc trách đã giúp anh em hiểu được cám dỗ là gì ? Mọi người đều bị cám dỗ; thái độ phải có trước cám dỗ và các phương pháp cần dùng khi bị cám dỗ…Nội dung bài chia sẻ phong phú và súc tích đã giúp anh em hình thành cho mình những thái độ sống, cũng như những phương thế chống trả khi phải đối mặt với các cơn cám dỗ đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống sinh viên.

Được biết, lớp dự tu Giáo Phận Vinh được thành lập cuối năm 2013, chia thành sáu nhóm: Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sài Gòn – Bình Dương – Đà Lạt, Huế - Đà Nẵng, Hà Nội. Mỗi nhóm có các linh mục đặc trách để đồng hành và giúp các em tìm hiểu và định hướng ơn gọi cho Đại Chủng Viện và các Dòng tu. Chính vì thế, tham gia lớp dự tu cũng là điều kiện để thi vào Đại Chủng Viện Vinh – Thanh trong thời gian tới.

Buổi gặp mặt và tĩnh tâm kết thúc vào lúc 16 giờ 30 trong niềm hân hoan của mỗi người. Hy vọng, nhiều anh em trong lớp dự tu này sẽ trở thành những mục tử tốt cho Giáo Hội trong tương lai.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt đang sống trong hòa bỉnh ?
Hà Minh Thảo
13:03 30/03/2014
NGƯỜI VIỆT ĐANG SỐNG TRONG HÒA BÌNH ? (3)

(Tiếp theo)

V. LUẬT SƯ GIUSE LÊ QUỐC QUÂN.

Chiều ngày 18.02.2014, khi đọc bản tin BBC (Đài tiếng nói nước Anh) ‘Y án cho luật sư Lê Quốc Quân’, chúng tôi vô cùng thất vọng về cái ‘Tòa phi công lý’ do đảng cộng sản dựng nên và tự họ, lấy chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội như họ tự ghi trong điều 4 Hiến pháp. Sự phẫn uất nơi chúng tôi càng gia tăng trước sự tàn bạo của người cộng sản để chống lại đồng bào có khả năng yêu nước hơn chúng khi thấy gương mặt Luật sư trở nên tiều tụy so với trước khi bị bắt và khi ông bị ngất sỉu, chúng đã dựng dậy để nghe tuyên án. Bất hạnh thay cho Việt Nam vẫn bị thế giới chỉ trích về những bản án ‘móc túi’ tuyên xử phạt tùy tiện những đồng bào can đảm đòi tự do và dân chủ cho Dân tộc. Trách nhiệm về ai ?

A. KÍNH CHÚA THƯƠNG NGƯỜI.

Đây là tóm tắc từ ‘10 điều răn Đức Chúa Trời’ hướng dẫn Kitô hữu sống đạo. Thực hiện điều đó, Luật sư Lê Quốc Quân đã cộng tác với Giám mục và Linh mục trong Ủy ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh (Quyết định số 17/10 QĐ.TGM ngày 08.12.2010) với nhiệm vụ đào sâu nghiên cứu và phổ biến giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Qua đó góp phần để giáo huấn này được thực thi trong các lãnh vực : công lý, hòa bình và quyền con người.

Ngày 27.05.2011, tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài gòn, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra mắt Ban Điều hành sau khi tổ chức tọa đàm với chủ đề ‘Công Lý và Hòa Bình theo Giáo huấn Xã hội Công Giáo’. Ủy ban là một tổ chức của Hội đồng Giám mục Việt Nam, được thành lập trong Đại hội lần thứ XI tại Sài gòn vào tháng 10/2010, nhằm cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng chung của Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu.

Trong diễn văn khai mạc, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục nói : « ‘Vì hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất mà Chúa ban cho mọi người, nên để xây dựng hoà bình và cổ vũ công lý, chúng ta cần phải tùng phục kế hoạch của Thiên Chúa’. Kế hoạch đó thể hiện rõ nét nơi hành động của Đức Giêsu. Suốt quãng đời tại thế, Đức Giêsu đã động lòng trắc ẩn trước những mảnh đời bất hạnh: Ngài được sai đến để ‘loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho người bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa’ (x. Lc 4,18-19). Vì vậy ‘việc noi gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ sẽ là nguồn an ủi lớn lao cho mọi người, nhất là những người đang phải chịu nghịch cảnh trong cuộc sống’; và ‘cổ vũ một nền hoà bình và công lý cho xã hội hôm nay, trước hết là mang khuôn mặt yêu thương của Chúa Kitô đến với mọi người’ ».

Luật sư Lê Quốc Quân đã thuyết trình về ‘Công lý và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam’. Mở đầu bài, ông nói : Người Việt yêu chuộng hòa bình và lòng yêu nước của người Công Giáo thật rộng lớn được thể hiện qua 4 Đức Cha tiên khởi Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ trong điệp văn đến Đức Thánh Cha Piô XII để xin ủng hộ Việt Nam độc lập và chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập non trẻ mới thu hồi.

Đề cập đề tài này, Luật sư tiếp : « ‘Hòa bình đích thực là hoa trái của Công lý’. Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên nên trước đây, chúng ta chỉ khát vọng ‘im tiếng súng’ chứ chưa đòi hỏi những điều cao siêu hơn như Công lý. Vượt qua những phức tạp thời cuộc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, định hướng bởi Hội đồng Giám mục, luôn cố gắng ‘lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng’ để biết: ‘cần phải sống và thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội như thế nào trong hoàn cảnh ngày nay theo lời mời gọi của Chúa’. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn luôn tìm kiếm và học hỏi thêm kinh nghiệm, Ngài muốn có một nghiên cứu thấu đáo về thực tại xã hội và đề xuất các bài học để người Công Giáo ‘góp phần xây dựng đất nước và lành mạnh hóa đời sống dân tộc’.

Hòa bình là khát vọng của Con người như Thiên thần hoan ca trong đêm Chúa Giáng sinh ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm’, nhưng vì luôn có những kẻ muốn ngự trị đồng loại, nên lịch sử loài người được nối tiếp bằng các cuộc chiến tranh. Tại Việt Nam, Hòa bình là thời khắc rất hiếm hoi của dân tộc. Cha ông chúng ta đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến chống ngoại xâm và lũ lụt. Do phải bảo vệ tổ quốc và phòng chống thiên tai, nên quyền lợi và nghĩa vụ chung đã quện chặt lấy nhau : khái niệm ‘Công ích’ từ đó mà thành, là cơ sở để tạo nên quốc gia, dân tộc.

Hôm nay, khi đề cập đến Hòa bình ở Việt Nam, chúng ta không thể không nói đến Công lý vì đó phải là căn gốc. Là người có Đức tin, chúng ta phải tìm hiểu Công lý không chỉ theo khía cạnh con người mà còn phải là của Thiên Chúa theo những góc độ sau:

1. Công lý phải là cái chung, cái phổ quát theo luật tự nhiên. Loài người đã chờ ‘Đấng Mêsia đến để thực thi công lý’ (Is 9,6; 11,4; Gr 23,5; Tv45,4.7). Tại Việt Nam, khái niệm ‘phép vua thua lệ làng’ khiến mất tính phổ quát ;

2. Công lý là phải gắn chặt với luật pháp và, theo Thánh Thomas D’aquin, ‘Luật pháp phải phù hợp với luật tự nhiên, khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công’. Người ta cho rằng luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là ý chí của một số nhóm lợi ích.

3. Công lý phải bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận : ‘Tất cả đạo đức nếu không dựa trên bổn phận sẽ thiếu chắc chắn và nguy hiểm’ (Kant – Phê phán lý tính thuần túy, 1781). Hành động đạo đức là hành động theo tiếng gọi của Công lý nhắm đến người khác chứ không phải là tiếng gọi riêng của bản ngã ích kỷ. Con người phải sống trong tương quan với người khác chứ không thể đòi hành động như một cá nhân cô độc, không cần Công lý. Ngày nay trong xã hội chúng ta, tính vị kỷ đang lên ngôi, hầu hết chỉ loay hoay với vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt thì Công lý dễ bị bóp nghẹt. Rất nhiều người Việt hôm nay sử dụng cách nói nước đôi, khi mạnh thì ‘cưỡng từ đoạt lý’ khi yếu thì ‘rủ rê tình cảm’ ;

4. Công lý cần phải có sự Công bằng, phải được thể hiện trong hầu hết các khía cạnh đời sống, không thiên vị, không chênh lệch thì Công lý mới được tỏ hiện. Giáo huấn Xã hội Công Giáo nói nhiều về sự Công bằng tương ứng với vai trò và địa vị xã hội Con người, Công bằng trong lao động và thù lao, Công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ… Chúng ta không đảm bảo sự Công bằng thì sẽ dẫn đến bất công. Hiện nay xu hướng bất công đang lên, ‘Hố phân cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng hơn’ là một thách đố của Công lý.

5. Sống Công lý, không nghĩa lúc nào cũng cãi lý xem ai đúng – ai sai, mà phải biết thỏa hiệp, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, chúng ta sẽ cảm nhận được Chân lý và như vậy Công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Nhưng hiện tại ở Việt Nam, con người chúng ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau. Điều làm chúng ta hy vọng là Công lý, tự trong bản chất, có sức mạnh vô song. Có thể bề ngoài họ vẫn biểu hiện thái độ trịch thượng, quát nạt để thị uy nhưng trong lương tâm, họ thừa nhận một lẽ phải, Sự thật và Công lý. Đó chính là lúc bắt đầu tiến trình hòa giải và canh tân.

6. Chúng ta phải ý thức rằng Giáo Hội tận lực đấu tranh cho Công lý nhưng không bao giờ dừng lại ở Công lý để luôn mời Con người đi xa hơn Công lý để vươn tới suối nguồn đích thực là lòng nhân ái, từ bi và tha thứ. Vì ‘Bình đẳng do Công lý chỉ giới hạn ở lĩnh vực của cải vật chất bên ngoài, còn Nhân ái và lòng thương xót giúp chúng ta có thể gặp gỡ nhau nơi giá trị cao cả là chính Con người, với phẩm giá riêng của mỗi người’.

Tóm lại, Công lý theo nghĩa Con người trần thế vẫn còn xa vời khắp trái đất, phương chi Việt Nam. Nhưng như Chúa Giêsu xưa đã đứng lên ngó nhìn con cái, giờ đây chúng ta bắt đầu cùng chung tay quyết tâm làm và làm bằng Tình thương đích thực. ‘Thiên Chúa là Chúa nhân từ, tha thứ tội lỗi, chậm giận và giàu lòng thương xót’ (Tv 145,8). Chúng ta có cái nhìn siêu nhiên nhưng lại thực tiễn hơn nên phải vượt trên những khác biệt, chung tay nâng cao dân trí, học hỏi tính phổ quát, xây dựng nền pháp quyền, giáo dục về lẽ phải…. Chúng ta hy vọng rằng Giáo Hội Việt Nam: một mặt, với những ngôi nhà thờ lớn, tượng đài to, đối mặt với biển cả bao la, núi rừng sâu thẳm, bầu trời và các vì sao; mặt khác, có những nghi lễ sang trọng, sự tập hợp đông đảo của quần chúng và một ‘Người khác ở trong ta’ luôn thì thầm mách bảo ‘Hãy là những nhà điêu khắc tham gia vào quá trình làm cho khuôn mặt Công lý dần dần được tỏ hiện’.

Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn phát biểu kết thúc: « Ủy ban Công lý và Hòa bình là Ủy ban thứ 16 của HĐGMVN. Yêu nước, xây dựng và phát triển đất nước là quyền và nghĩa vụ của mọi người, trong đó có cả các Giám mục. Trước đây, sự bất công hết sức to lớn, nhà nước nắm trong tay tất cả các quyền hành, muốn gì phải xin. Nhưng do có sự đóng góp ý kiến, sự đối thoại thẳng thắn, ngày nay nhiều tiến bộ và nhiều vấn đề được mở ra như: Chủng sinh vào Chủng viện để đào tạo linh mục, thuyên chuyển linh mục không còn phải xin phép.

Sự đóng góp theo lẽ công lý là đúng, mà công lý là lẽ phải. Tự do yêu nước phải theo sự hiểu biết và theo giá trị của cuộc sống, không phương hại đến người khác. Công lý và hòa bình làm theo cách của mình, không những mến Chúa mà còn phải làm theo Lời Chúa dạy, đó là yêu người, làm cho mọi người yêu nước, xây dựng tình hiệp thông trong Giáo Hội, xây dụng Giáo Hội sự sống góp phần phát triển đất nước chúng ta. Chúc UBCLHB có những bước khởi đầu tốt đẹp, sẵn sàng đối thoại để Giáo Hội và nhà nước ngày càng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn ».

Chiều hôm ra mắt Ban Điều hành UBCLHB/HĐGM, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch, đã yêu cầu các đại biểu thảo luận 3 câu hỏi, trong đó có câu : - Trong huấn từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong buổi triều yết ngày 27/6/2009 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, có nói: Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt. Bạn nghĩ thế nào về cụm từ: Là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt? Sau 60 phút góp ý, đúc kết nội dung chính được trình bày như sau: « Người Công Giáo tốt là người mến Chúa yêu người bằng hành động cụ thể, thực hiện luật pháp nhà nước, phải biết đấu tranh với những bất công và những bất hợp lý trong xã hội. Có thể nói: Người Công Giáo tốt chắc chắn là người công dân tốt ».

Với Luật sư Quân, lời nói luôn đi với hành động. Đó là nhận định chúng tôi dành cho ông từ hôm 25.01.2008 khi ông leo hàng rào Toà Khâm sứ để mưu cứu một em bé mang hoa dâng Đức Mẹ Sầu Bi và bị công an vây đánh trong buổi cầu nguyện tập thể với sự tham dự của khoảng 100 linh mục và nhiều ngàn tín hữu Công Giáo tại Toà Khâm sứ ở Hà nội để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của Giáo Hội. Sau đó, với khả năng và sự dũng cảm, ông được các thành viên bầu làm Trưởng ban liên lạc Cộng đoàn Doanh nhân-Trí thức Công Giáo và là Ủy viên Ban Công lý-Hòa bình Giáo phận Vinh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà nội, Luật sư Quân đi dạy tại Đại học Giao thông Vận tải và cố vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Development Programme, UNDP) tại Việt Nam. Ông đã được hai tổ chức này ca ngợi vì dám lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và đề nghị thể chế chính trị đa nguyên. Ông được Nhà nước cho sang Hoa kỳ theo chương trình nghiên cứu sinh của Tổ chức Hỗ trợ Dân chủ tại Washington. Sau khi hoàn tất việc nghiên cứu, trở về Hà nội ngày 06.03.2007, ông đã bị bắt giữ từ hôm 08.03.2007 và giam tại trại của bộ Công an vì vi phạm điều 79 bộ luật hình sự ‘tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Họ nghi ông muốn làm luật sư cho người nghèo và bảo vệ lợi ích của các công nhân. Nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, ông được trở về nhà ngày 13.07.2007. Ngày 10.04.2011, ông lại bị đánh và bắt cùng với Phạm Hồng Sơn khi định tới quan sát vụ án xử Cù Huy Hà Vũ. Tối ngày 13.04.2011, hai ông Quân và Sơn đã rời trại giam Hỏa Lò và đến Giáo xứ Thái hà để chào cộng đoàn đang tham dự Thánh Lễ nhân dịp tĩnh tâm mùa Chay. Cha Bề trên Mátthêu Vũ khởi Phụng, quý Cha, quý Thầy và giáo dân đã đón tiếp hai anh trong vui mừng và xúc động. Hai người vợ yêu quý của hai anh cũng đến chia sẻ niềm vui lớn lao này. Luật sư Quân chia sẻ rằng khi bị đưa về trại giam chung với các tù hình sự, nhưng trong phòng anh có một biểu tượng hình Thánh Giá và anh lấy làm hạnh phúc. Khi các cán bộ quét vôi lại toàn bộ tường phòng giam, anh đã nhất quyết không cho xóa đi hình ảnh này. Hàng ngày, anh siêng năng đọc kinh cầu nguyện sáng, trưa, chiều tối để Đức Tin trợ giúp anh chiến thắng.

Tháng 07.2012, báo Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi báo chí nhà nước vì những hoạt động của ông cho Giáo phận Vinh. Công an đã lục xét văn phòng ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những người ủng hộ ông.

Sáng ngày 27.12.2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt khẩn cấp (?) khi đang trên đường đưa con đi học. Sau đó, một đội công an đưa con anh trở lại gia đình và khám xét nhà, sau khi đọc lệnh khám xét văn phòng và nhà riêng của anh vì liên quan đến tội ‘trốn thuế’ vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự. Hai tiếng đồng hồ sau, họ ra đi mang theo toàn bộ máy tính, đồ đạc gia đình và một số giấy tờ liên quan.

‘Điều 4. Thảo kính Cha Mẹ’ còn dạy chúng ta phải có nhiệm vụ đối với Quê Tổ. Thật vậy, nếu các bảo vật cha mẹ trao, chúng ta có cố gìn giữ chúng không ? Ngày nay, Quê hương Tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã bồi đấp và trao cho các thế hệ kế tiếp… Đến nay, ý thức điều đó, Luật sư Quân đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung cộng chiếm biển đảo, đất đai và đánh giết ngư dân Việt Nam.

Do đó, chúng ta có thể kết luận Luật sư Lê Quốc Quân đáng được gọi là ‘người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’.

B. GIÁO SĨ TỐT, GIÁO DÂN TỐT ?

Trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa 13 ngày 22.05.2011, có ba ứng cử viên là linh mục : Phan khắc Từ (Tổng Giáo phận Sài gòn), Trần mạnh Cường (Giáo phận Ban mê Thuột) và Lê ngọc Hoàn (Giáo phận Bùi Chu). Hai Linh mục Cường và Hoàn đã là đại biểu khóa 12 (2007-2011). Kết quả : Phan khắc Từ thất cử và mất luôn chức Chánh xứ.

Cả ba đều là thành viên Ủy ban Đoàn Kết Công Giáo, một tổ chức đảng cộng sản, vi phạm Giáo luật điều 287.2 : « Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy ». Nếu là đại biểu Quốc hội, các vị này vi phạm thêm điều 285.3 Giáo luật : « Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự ».

Trong khi đó, ngày 30.03.2011, Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội nghị để bỏ phiếu tín nhiệm (hay không) ông Lê quốc Quân, ứng cử độc lập tại Hà nội. Cuộc cử tri đặt câu hỏi đã biến thành cuộc đấu tố ông Quân khi người chủ tọa nêu ra việc ông Quân bị công an Việt Nam bắt giam 100 ngày năm 2007 vì tội ‘tạm giữ hình sự vì hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Hành vi này của ‘người chủ tọa’ vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 72 : « Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật ». Trái lại, trước đó, tại nơi ông làm việc là Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, ngày 26.02.2011, 14/14 nhân viên cử tri đã ký Biên bản Hội nghị để nhận xét đối với ứng viên Lê Quốc Quân như sau :

1. Là người có phẩm chất đạo đức tốt : có năng lực, ý thức và trách nhiệm cao.

2. Có huyết tâm, nhiệt quyết và lòng đam mê trong công việc.

3. Lý lịch đầy đủ, rõ ràng.

4. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Do đó, chúng tôi có thể đoan chắc nếu các người ứng cử độc lập như Luật sư Công Giáo Lê quốc Quân (Giáo Hội khuyên giáo dân tham gia chính trường để đem ‘Công ích và Công bằng cho Xã hội’ và yêu cầu các Linh mục chăm lo làm mục vụ như Giáo luật qui định) được tham dự tranh cử thì cử tri có Tự do chọn và bầu đại biểu xứng đáng tại Quốc hội thì Việt Nam đã không phải ở trong tình trạng, ngày 28.11.2013, khi 97,59% đại biểu đồng tình thông qua Hiến pháp tức chỉ có 2 ‘vị’ không biểu quyết. Ước mong tuy không hy vọng lắm đó là hành vi của các đại biểu gốc ‘linh mục’. Như vậy, họ hoàn thành nhiệm vụ ‘làm tôi hai chủ’, tức không bác bỏ hay đồng tình với Góp Ý của Hội đồng Giám mục và Dự thảo Hiến pháp, thể hiện được ý đảng.

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh đọc thường ngày
Sr. Minh Thuỳ
09:08 30/03/2014
TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH ĐỌC THƯỜNG NGÀY

(tiếp theo)

4. Kinh Truyền Tin[1]

· Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.

Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. (Kính mừng...)

· Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.

Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. (Kính mừng...)

· Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.

Đáp: Và ở cùng chúng con. (Kính mừng...)

· Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.

Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.

Lời nguyện : Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kito là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển. Cũng vì công nghiệp Chúa Kito là Chúa chúng con. Amen

- Trong kinh này chúng ta thấy có 3 lần xuất hiện từ “chịu” kết hợp với các từ ngữ khác nhau, với 3 sắc thái nghĩa khác nhau:

1.chịu thai: (sắc thái trung tính)

2.chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa: (sắc thái tích cực)

3.chịu nạn chịu chết (sắc thái tiêu cực)[2].

Từ điển Việt hiện đại[3] mô tả từ “chịu” có 6 nét nghĩa, trong đó có 2 nét nghĩa mang sắc thái trung tính và 4 nét nghĩa mang sắc thái tiêu cực, không có nét nghĩa tích cực.

Tác giả Từ điển Việt – Bồ - La sử dụng 23 mục từ có từ “chịu”, trong đó có đầy đủ ba nét nghĩa tích cực, trung tính và tiêu cực. Ví dụ (xin trích vài ví dụ điển hình):

· Nét nghĩa tích cực (3 lần):

‒ chịu → lãnh, nhận

‒ chịu phúc → hưởng phúc, nhận lãnh phúc lộc

‒ chịu muôn phúc → hưởng phúc, nhận lãnh vô số phần thưởng

Chúng ta cũng thấy xuất hiện kiểu nói này trong cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ: “Ai đến được trên ấy thì chịu hằng hằng vui vẻ vậy”[4] hoặc trong cuốn “Các thánh truyện”[5] cũng nói tương tự: “Chúng tôi là kẻ chịu phúc”.

· Nét nghĩa trung tính (7 lần):

‒ chịu đạo → tiếp nhận đạo

‒ chịu thai (2) → có thai, đã thụ thai, mang thai

‒ chiụ lụy (2) → vâng lời, tuân phục

‒ chịu phép bề tlên (trên) → tỏ lòng vâng phục các bề trên

‒ chiụ vậy → đón nhận cách kiên nhẫn

· Nét nghĩa tiêu cực (13 lần):

‒ chịu tủi hổ → chịu đựng sự nhục nhã

‒ chịu chết → chịu tội, chịu đau khổ

‒ chịu khốn khó → chịu sự bần cùng và khó nhọc

‒ chiụ lỗi → thú lỗi

‒ chiu nạn → chịu đựng những đau khổ

‒ chịu thương chịu khó → chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ

‒ chịu tội → chịu vì tội

Từ điển Việt – Bồ - La giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa 3 từ “chịu” trong 3 kết hợp khác nhau của Kinh Truyền Tin cách rõ ràng, trong khi đó tiếng Việt đương đại từ “chịu” không còn nét nghĩa tích cực nữa.

5. Kinh Nữ Vương Thiên Đàng

· Xướng: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng - Alleluia

Đáp: Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng - Alleluia

· Xướng: Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa - Alleluia

Đáp: Xin cầu cùng Chúa cho chúng con - Alleluia

· Xướng: Lạy Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc - Alleluia

Đáp: Vì Chúa đã sống lại thật - Alleluia

Lời nguyện : Lạy Chúa, là đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng qúa bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời dời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.

- Trong kinh này chúng ta gặp từ ghép đa tiết song song “hỉ hoan khoái lạc”. Từ điển tiếng Việt đương đại không có từ “hỉ hoan” nhưng có từ tương ứng “hoan hỉ” với nghĩa “rất vui mừng”; có từ “khoái lạc” (thuần Việt) với nghĩa “cảm giác thỏa mãn, thích thú về hưởng thụ vật chất”. Từ điển Việt – Bồ - La có từ “hoan hỉ” với nghĩa “vui vẻ, vui mừng”; không có từ “khoái lạc”. Từ “khoái lạc”[6] là một từ nguyên gốc Hán với nghĩa “rất vui mừng”.

Trong tiếng Việt chúng ta thấy rất nhiều từ ghép song tiết gồm một yếu tố thuần Việt cộng với một yếu tố Hán Việt như: giá cả, hỏi han, tuổi tác... Trong đó: “cả” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “giá”; “han” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “hỏi”, “tác” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “tuổi”; các yếu tố “cả, han, tác” hiện nay nghĩa đã mờ hoặc có thể tiếng Việt hiện đại đã thay vào đó bằng các từ đồng âm thuần Việt tương ứng với nghĩa hoàn toàn khác.

Trường hợp cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là cụm từ ghép hai từ song tiết gồm một từ là thuần Việt “hỉ hoan” và một từ là Hán Việt “khoái lạc”, cả hai đều mang nghĩa “rất vui mừng”. Muốn hiểu từ “khoái lạc” phải tra từ điển Hán Việt hoặc từ điển Từ nguyên Hán Việt. Ngặt một nỗi là tiếng Việt hiện đại đã có từ “khoái lạc” thuần Việt với nghĩa hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa của lời kinh. Cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là loại từ ghép hội nghĩa trong tiếng Việt, đặc điểm của nó là tạo nghĩa khái quát do hai yếu tố cộng lại, “hỉ hoan - khoái lạc” là một sự vui mừng rất lớn lao. Trong tiếng Việt nếu từ ghép có nghĩa tích cực thì bao giờ yếu tố mang nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn cũng được đặt sau[7]. Yếu tố “khoái lạc” là yếu tố có nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn vì bản chất Hán Việt của chúng.

“Tự vị Annam Latinh” của Đức Cha Bá Đa Lộc hơn 100 năm sau Từ điển Việt – Bồ - La có từ “khoái” với nghĩa “hoan hỉ, bằng lòng”, thiết nghĩ với ý nghĩa này sẽ giúp cho hiểu rõ ý nghĩa của kinh này hơn.[8]

6. Kinh Tin

Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen

- Trong kinh này ta thấy từ “thông minh”, nếu chỉ sử dụng nghĩa từ “thông minh” theo Từ điển tiếng Việt hiện đại thì nghĩa của câu kinh rất hẹp, phẩm chất “thông minh” với nghĩa là “có trí lực tốt, hiểu nhanh tiếp thu nhanh – nhanh trí và khôn khéo” là phẩm chất mà nhiều người thường cũng có.

Từ điển Việt – Bồ - La có từ “thông minh” (thoå manh) với nghĩa đen là “mù mà mắt vẫn mở”, “thông minh vô cùng” nghĩa bóng là “thấu biết suốt mọi điều mà mắt thường con người không thấy”. Với nghĩa từ “thông minh” như Từ điển Việt – Bồ - La, chúng ta mới thấu hiểu câu kinh thâm thúy biết nhường nào. Phẩm tính của Thiên Chúa tóm gọn trong lời kinh đáng để chúng ta tuyên xưng với đức tin của mình qua lời kinh đọc hàng ngày rằng: “Chúa thông biết mọi sự và chân thật vô cùng”.

7. Kinh Cậy

Lạy Chúa, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

- Trong kinh này chúng ta thấy từ “phép tắc”, nghĩa của từ này trong tiếng Việt hiện đại là “quy tắc, lề lối phải tuân theo”, nét nghĩa này hoàn toàn không có chút nào giống và xứng với ý nghĩa lời kinh đọc của chúng ta. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phép tắc vô cùng” (phép tác vô cî) và được giải thích là “quyền năng vô cùng, toàn năng”. Với ý nghĩa này thì chúng ta giục lòng trông cậy hằng ngày mới xứng hợp.

8. Kinh Mến

Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.

- Trong kinh này ta thấy từ “kính mến” và từ “thương yêu”. Bởi vì chúng ta đọc quen, nên không thấy thắc mắc, nhưng trong một lớp Giáo lý Tân Tòng, một bạn trẻ giơ tay hỏi: “Sơ ơi ‘kính mến mà hết lòng hết sức’ nghĩa là sao ? Tại sao không là ‘yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự’; Tại sao với Chúa chỉ là ‘kính mến’ với người ta lại là ‘thương yêu’ ? Hai vế của câu kinh này không trùng với nghĩa trong câu Tin Mừng Mc 12,29 hay sao ?”.

Nếu dùng Từ điển tiếng Việt hiện đại thì chúng ta không hiểu rõ và giải thích được ý nghĩa sâu sắc của lời kinh; bởi vì ba từ “mến”, “thương” và “yêu” trong tiếng Việt hiện đại là ba từ ở ba cấp độ biểu cảm khác nhau mà “mến” ở cấp độ thấp nhất. Trong Từ điển Việt - Bồ - La ba từ “mến”, “thương” và “yêu” đồng nghĩa với nhau và đều có nghĩa là “yêu”. “Mến” cũng nghĩa là “yêu”; “mến” còn nghĩa là “yêu thắm thiết, yêu nồng nàn”; “mến đạo” là “yêu đạo”; “kính mến” nghĩa là “yêu mến với lòng tôn kính một vị cao cả như Thiên Chúa, vua...”; “kính mến Đức Chúa Blời (Trời)” là “kính trọng và yêu mến Đức Chúa Trời”. “Thương” cũng có nghĩa là “yêu” nhưng kèm theo nét nghĩa là “thương hại”. Với các mục từ “mến”, “thương” và “yêu” kèm theo cách giải thích của Từ điển Việt – Bồ - La chúng ta mới hiểu được từ “kính mến” và “thương yêu” trong câu kinh trên. Và câu kinh này là gói trọn ý nghĩa của Tin Mừng Mc 12,29.

Mỗi lần đọc kinh, là mỗi lần tôi cám ơn Cha Đắc Lộ và các nhà truyền giáo. Nhờ các Ngài mọi người dân Việt dễ dàng đọc, viết và hiểu tiếng Việt qua phương tiện Chữ Quốc Ngữ như hiện nay[9].

Sr.Minh Thùy (còn tiếp)

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Tất cả các kinh, được trích từ các trang web sau:

- http://www.conggiao.org/dao-cong-giao/tat-ca-cac-kinh/

- http://www.giaoxudenver.org/kinh/cackinh.htm

[2] Ở đây chỉ xét đến nghĩa trên bề mặt “từ ngữ” theo từ điển, không bàn đến ý nghĩa Thần học trong giải thích này.

[3] Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2010.

[4] Trích trong bài giáo lý “Ngày thứ nhất”, sách Phép giảng tám ngày.

[5] Các thánh truyện 1650-1680.

[6] Từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, Nxb Thuận Hóa, 2007.

[7] Ví dụ: vui mừng, to lớn, thích thú, vui thú...

[8] Một số độc giả cũng đặt vấn đề gợi ý với tôi, nếu các từ cổ mà hiện nay đã có những nét nghĩa mới có khi là ngược lại với nét nghĩa cũ, thì có nên thay thế và sửa lại bằng một từ mới để tránh hiểu lầm, như trường hợp từ “khoái lạc” trong “Kinh Nữ Vương Thiên đàng” không ? – Xin thưa, tôi chỉ có thể giúp hiểu rõ nghĩa các từ ngữ cổ, còn việc suy nghĩ có nên sửa đổi và thay thế hay không vấn đề này không thuộc thẩm quyền và chuyên môn của bản thân tôi.

[9] Trước thời Chữ Quốc Ngữ người ta thống kê dân Việt 98% mù chữ vì chữ Nôm và chữ Hán rất khó học.
 
Đọc tên Đức Cha trong kinh nguyện Thánh Thể
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
12:21 30/03/2014
Đọc tên Đức Cha trong kinh nguyện Thánh Thể

Đọc tên Đức Cha trong kinh nguyện Thánh Thể là điều bó buộc.[1] Nhưng đọc tên một vị hay nhiều vị, đó là điều gây tranh luận. Vấn đề này đã được đặt ra từ năm 1972 khi một số vị giám mục trên khắp hoàn cầu đã thắc mắc gửi thư về Bộ Phụng Tự xin giải thích và xác định. Hồi ấy Bộ có ra một văn thư đề là : De nomine Episcopi proferendo in Prece eucharistica[2]. Bản dịch tiếng Pháp đăng trong Documentation catholique[3] và bản tiếng La-tinh in trong cuốn Enchiridion Documentorum i[4]nstaurationis liturgicae. Ngoài ra, cũng có một cuốn bằng tiếng Anh tương đương với cuốn in bằng tiếng La-tinh, đề là Documents on the liturgy 1963-1970, Conciliar Papal and Curial Texts do Ủy Ban Quốc Tế Phụng vụ vùng nói tiếng Anh biên soạn, xuât bản tại Hoa kỳ.

Cầu nguyện cho Đức Cha trong Kinh Nguyện Thánh Thế vừa là bổn phận vừa là điều phải lẽ, không phải chỉ để tỏ lòng tôn kính mà chính là để biểu lộ mối hiệp thông và tình bác ái đối với ngài, hầu xin ơn trợ giúp cho bản thân và sứ vụ của ngài như văn thư viết : “Non tantum vel non praecipue honoris gratia, sed ob causam communionis et caritatis, sive ad divina auxilia pro ejus persona et ministerio impetranda.”

Phải đọc tên Đức Cha trong khi cử hành thánh lễ. Nhưng đọc thế nào, vị nào trước, vị nào sau, đọc đích danh vị cai quản địa phận thôi hay cả Đức Cha Phó. Đức Cha Phụ Tá, Đúc Cha đồng tế ?

Văn thư có xác định thứ tự ưu tiên, con số các vị được cầu nguyện đích danh hay cầu nguyện chung như sau : Phải xướng tên cầu nguyện cho :

1. Đức Giám Mục giáo phận
2. Đức Giám Quản, khi giáo phận chưa có giám mục hay giám mục chỉ có chức mà không còn quyền.
3. Vị Đại Diện Tông Tòa.

Ngoài những vị nói trên, được nêu tên Đức Cha Phó, Đức Cha Phụ Tá. Nếu có nhiều thì sau khi đọc tên Đức Cha chính, chỉ đọc chung mà không cần nêu tên từng vị một.

Trong sách lễ Roma, bản chính thức ấn hành năm 2002[5], đoạn cầu nguyện cho Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng và Đức Giám Mục thì chữ giám mục được viết hoa và để ở số ít như sau : “Recordare, Domine, Ecclesiae tuae toto orbe diffusae ut eam in caritate perfecta una cun Papa nostro N… et Episcopo nostro N… et universo clero”

Theo đây thì chỉ xướng danh Đức Giám Mục giáo phận còn các vị khác thì để ở trong mục “toàn thể hàng giáo sĩ.”

Như vậy, đã rõ là phải cầu nguyện trước tiên và đích danh cho Đức Cha đang cai quản giáo phận, sau đó mới đọc tên các vị theo thứ tự nêu trên. Còn đọc hết hay chỉ đọc vị chính thôi, đó là tùy ý. Tuy nhiên, nếu đọc các vị khác thì không cần nêu tên từng vị một mà đọc chung như mới nói.

L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.


[1] Sách lễ Roma, kinh nguyện ThánhThể 2
[2] Ngày 9.10.1972
[3] Số 2913 năm 1973 trang 364-365
[4] Nhà xuất bản Mariettti
[5] Missale Romanum, Editio typis vaticanis, A.D.MMLL trg 583
 
Hôn nhân bất khả tiêu: trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (5)
Vũ Văn An
22:13 30/03/2014

Tính bất khả tiêu của hôn nhân: một tín lý dứt khoát



RG cho rằng lý do chính để tin các cuộc hôn nhân giao ước không thể bị tiêu hủy ngoại trừ sự chết là lời Chúa Giêsu tuyên bố rằng những ai ly dị và tái hôn là phạm tội ngoại tình. Các tác giả nhất lãm nhất trí rằng Chúa Giêsu có chủ trương đó, và sự chính xác lịch sử trong các trình thuật của các ngài đã được khoa chú giải gần đây nhìn nhận (125). Các thực hành của Giáo Hội trong việc tiêu hủy một số cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp (126) và chấp thuận cho tiêu hủy một số cuộc hôn nhân không có tính giao ước (127) là nhất quán với giáo huấn của Chúa Giêsu, và ta sẽ không thể hợp lý khi cho câu “porneia” của Thánh Mátthêu như dẫn khởi một luật trừ thực sự (128). Do đó, chủ trương rằng có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp bằng bất cứ điều gì ngoại trừ sự chết là ngụ ý cho rằng giáo huấn của Chúa Giêsu không đúng sự thật, rằng lời Thiên Chúa dẫn ta tới sai lầm.

Lối giải thích trên đây về một số đoạn Thánh Kinh liên hệ đã được thánh truyền, tức giáo huấn của Công Đồng Trent và giáo huấn cũng như thực hành của Giáo Hội Công Giáo từ CĐ Trent trở về sau, xác nhận. Thánh truyền này biểu lộ niềm tin của Giáo Hội vào các chân lý được Chúa Giêsu mạc khải.

Giáo huấn dứt khoát của CĐ Trent

Sắc lệnh của Công Đồng Trent về Bí Tích Hôn Nhân ngày 11 tháng 11 năm 1563 có hai phần: lời nói đầu có tính học lý và 12 qui tắc (canons). Lời nói đầu như sau: Được Chúa Thánh Thần linh hứng, thủy tổ nhân loại đã công bố hôn nhân như một sợi dây vĩnh viễn và bất khả tiêu khi ngài nói: cuối cùng, đây mới là xương bởi xương tôi, và thịt bởi thịt tôi… Cho nên, người đàn ông sẽ rời cha mẹ mình và dính kết với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác.

Chúa Kitô, Chúa chúng ta, dạy một cách công khai hơn rằng hai người đơn lẻ phải phối hợp và dính kết với nhau bằng sợi dây trên khi, nhân lúc nhắc tới các lời vừa được trích dẫn như là lời của Thiên Chúa, Người cho hay, Do đó, họ không còn là hai mà chỉ còn là một thân xác, và liền đó Người tiếp tục xác nhận bản chất lâu bền của cùng một sợi dây mà trước đây chỉ được một mình Adong tuyên bố, bằng những lời sau đây: Do đó, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly.

Chính Chúa Kitô, Đấng thiết lập và là Đấng kiện toàn các bí tích cực thánh, qua sự thống khổ của Người, đã ban cho chúng ta ơn thánh để hoàn hảo hóa tình yêu tự nhiên, củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly [indissolubilem unitatem confirmaret] và thánh hóa các người phối ngẫu. Thánh Phaolô nói rõ điều này khi cho rằng các người chồng phải yêu vợ mình như Chúa Kitô yêu Giáo Hội và hiến mình vì Giáo Hội, và sau đó nói thêm ngay rằng: Đây là một mầu nhiệm lớn lao, tôi muốn nói về Chúa Kitô và Giáo Hội.

“Vì ơn thánh nhờ Chúa Kitô mà nhận được đã nâng hôn nhân thời Tin Mừng lên trên sự phối hợp của luật cũ, nên các giáo phụ và công đồng thánh thiện và trọn bộ truyền thống phổ quát của Giáo Hội luôn dạy rằng nó đáng được kể vào số các bí tích của luật mới. Chống lại giáo huấn này, người dữ và hoang đàng của thời nay không những nghĩ xấu về bí tích đáng kính này mà, ngụy cậy vào tin mừng, nhân khi lén đưa vào đó sự dung túng xác thịt, họ còn nói và viết khá nhiều điều xa lạ đối với tâm tư của Giáo Hội Công Giáo và đối với phong tục tập quán [probata consuetudine] từ thời các Tông Đồ, gây nhiều thiệt hại cho các tín hữu Kitô Giáo. Để chống lại các ý kiến thiếu suy nghĩ của họ, công đồng thánh thiện và phổ quát này đã quyết định nhổ tận gốc các sai lạc và lạc giáo rành rành hơn của những người có tư tưởng ly giáo này, để sự tiêm nhiễm đầy tác hại của họ khỏi lây lan, và ra các lệnh tuyệt thông chống lại những người lạc giáo này và các sai lầm của họ như sau” (129).

Chống lại các mưu toan nhằm lấy Thánh Kinh chứng tỏ rằng lưỡng hôn và ly dị là có thể chấp nhận được về luân lý và hôn nhân Kitô Giáo là phàm tục chứ không thánh thiêng, Công Đồng Trent đã rút tỉa các giáo huấn Công Giáo về hôn nhân từ Thánh Kinh và thánh truyền.

Với sự chính xác chặt chẽ, công đồng đưa ra ba điểm trong hai đoạn đầu tiên. Thứ nhất, công đồng giải thích lời cảm thán của Adong “Cuối cùng, đây mới là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” như là lời quả quyết được Chúa Thánh Thầnh linh hứng rằng hôn nhân là sợi dây vĩnh viễn và bất khả tiêu. Thứ hai, công đồng chỉ rõ rằng sau khi trích dẫn chính lời Đấng Tạo Hóa nói (“vì thế, người đàn ông sẽ rời cha mẹ mình và dính kết với vợ, và cả hai trở nên một thân xác”), Chúa Giêsu dạy rằng hôn nhân là đơn hôn khi Người quả quyết: “vì thế, họ không còn là hai mà chỉ là một thân xác”. Thứ ba, công đồng giải thích câu kết luận “do đó, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không ai được phân ly” như là lời Chúa Kitô, Chúa chúng ta, quả quyết “bản chất lâu dài” của sợi dây hôn phối, nghĩa là tính bất khả tiêu của sợi dây này, là bản chất trước đó, chỉ duy nhất có Adong xác quyết. Sau đó, Trent tiếp tục dạy rằng Chúa Kitô đã ban ơn thánh để, cùng với nhiều điều khác, củng cố tính nên một bất khả tiêu của lứa đôi. Khi dạy rằng ơn thánh của Chúa Kitô củng cố sự hợp nhất bất khả tiêu, công đồng không ngụ ý cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân tùy thuộc tính bí tích của nó. Đúng hơn, vì chỉ những gì vốn đã hiện hữu mới có thể được củng cố, nên giáo huấn này ngụ ý cho rằng ơn thánh tăng tiến tính nên một bất khả tiêu vốn là của hôn nhân như Thiên Chúa đã thiết lập nên. Công đồng dạy rằng sự thật về ơn thánh của Chúa Kitô và các hoa trái của nó đã được Thánh Phaolô gợi ý (xem Thư Eph. 5:32, 35). Liền đó, công đồng quả quyết rằng, vì ơn thánh của Chúa Kitô đã nâng bí tích của Kitô hữu lên trên hôn nhân của giao ước cũ, nên “các thánh giáo phụ và các công đồng của ta và toàn thể truyền thống của Giáo Hội luôn dạy rằng nó đáng được kể vào số các bí tích của luật mới” (130). Như thế, trong khi trực tiếp rút tỉa tính bất khả tiêu của hôn nhân từ Sách Thánh ra, công đồng Trent quả quyết tính bí tích của hôn nhân như là một kết luận mà theo truyền thống vốn được rút ra từ ơn phúc ơn thánh Chúa Kitô dành cho hôn nhân.

Cuối cùng, Trent giải thích rằng các qui định sau đây có mục đích đối chất các tuyên bố và soạn tác “xa lạ đối với tâm trí Giáo Hội Công Giáo” và để bênh vực giáo huấn của Giáo Hội, như vừa tóm tắt, chống lại “các sai lạc và lạc giáo rành rành hơn” của thời ấy (131). Do đó, các qui định, trong đó có ba qui định trực tiếp liên quan tới tính bất khả tiêu, phải được hiểu dưới ánh sáng giáo huấn của lời nói đầu.

Qui định một là “nếu ai nói rằng hôn nhân theo nghĩa chân thực và nghĩa hẹp không phải là một trong bẩy bí tích của thời Tin Mừng, do Chúa Kitô thiết lập, mà chỉ là một sáng chế của con người trong Giáo Hội, và nó không ban ơn thánh, thì người đó hãy bị tuyệt thông” (132). Tuy không dùng hạn từ giao ước, qui định này vẫn xác định chân lý cho rằng hôn nhân Kitô Giáo không phải chỉ là một việc phàm tục. Trong lời nói đầu có tính học lý, Trent dạy rằng ơn thánh của Chúa Kitô củng cố tính bất khả tiêu của hôn nhân; cùng với qui định một, khi xác định rằng hôn nhân là một bí tích thông ban ơn thánh, công đồng loại bỏ một cách dứt khoát ý niệm cho rằng sự cứng lòng của nhân loại sa ngã là điều không thể tránh được đến nỗi Chúa Giêsu không bao giờ mong chờ ngay cả các Kitô Hữu sống đúng tính bất khả tiêu do Thiên Chúa ban mà Người đã quả quyết (133). Chúa Giêsu không những dạy những gì Thiên Chúa có ý định muốn cho hôn nhân trở thành, mà, khi ban ơn thánh cho những người đàn ông và đàn bà sa ngã, và khi biến hôn nhân thành một bí tích, Người còn giúp mọi người phối ngẫu Kitô Giáo vượt thắng được sự cứng lòng và tiếp tục trung thành cho tới chết.

Qui định năm nói như thế này: “nếu người nào đó nói rằng dây hôn phối có thể bị tiêu hủy vì lạc giáo, hay khó sống chung, hay vì sự cố tình bỏ trốn của một trong hai người phối ngẫu, thì họ hãy bị tuyệt thông” (134). Qui định này xuất hiện lần đầu vào ngày 7 tháng 8, năm 1563, chỉ ba tháng trước khi Trent hoàn tất sắc lệnh của mình về hôn nhân (135). Nó phát sinh từ một đề nghị vào ngày 24 tháng 7 của Đức HY thành Lorraine rằng nên có một qui định lên án các sai lạc được ngài gán cho Calvin: theo đó một cuộc hôn nhân có thể bị tiêu hủy vì khác đạo (disparity of cult), hay sống không hòa thuận, hay vắng mặt lâu (136). Vào ngày hôm sau, Đức TGM Thành Sens đề nghị một công thức bắt đầu như thế này: “nếu người nào đó nói rằng việc cố ý vắng mặt của một trong hai người phối ngẫu” (137). Trong hai tuần kế tiếp, đề nghị này được sự ủng hộ của rất đông nghị phụ (138). Thành thử, qui định năm được cho vào dự thảo mới gồm các qui định được đề xuất vào ngày 7 tháng 8, và đã được thông qua nguyên vẹn trong Sắc Lệnh của Trent về Hôn Nhân (139).

Mặc dù không đưa ra một tuyên bố tổng quát rằng hôn nhân là điều bất khả tiêu, nhưng công đồng Trent, trong lời nói đầu có tính học lý của mình, có quả quyết cả hai điều rằng Chúa Thánh Thần linh hứng cho Adong tuyên bố rằng hôn nhân là sợi dây bất khả tiêu và rằng Chúa Giêsu đã tái xác định tính bền chặt của sợi dây mà Adong đã tuyên bố. Như thế, Trent đã rút ra tính bất khả tiêu của hôn nhân từ Thánh Kinh và đã đưa ra, không hẳn minh nhiên cho bằng mặc nhiên, câu tuyên bố tổng quát kia rằng hôn nhân bất khả tiêu là một chân lý do Thiên Chúa mạc khải. Khi nhanh chóng xác định sự bất khả tiêu hủy hôn nhân dựa trên cơ sở được gán cho Calvin, các nghị phụ công đồng Trent đã biểu lộ sự quyết tâm bênh vực tính bất khả tiêu đến nỗi ta có lý khi tin rằng các ngài sẽ sẵn sàng ấn định một tuyên bố tổng quát rằng hôn nhân là bất khả tiêu nếu có Nhà Cải Cách nào dám bác bỏ nó.

Kém trực tiếp hơn qui định năm, qui định bẩy bênh vực tính không sai lầm trong lối giải thích của Giáo Hội Công Giáo về giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu chống lại những ai nghĩ rằng câu “porneia” tạo nên một luật trừ thực sự: “nếu người nào đó nói rằng Giáo Hội sai lầm vì đã dạy và vẫn còn dạy rằng phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền, dây hôn phối không thể bị tiêu hủy vì một trong hai người phối ngẫu ngoại tình, và cả hai người, ngay cả bên vô tội không tạo ra bất cứ nguyên cớ gì cho sự bất trung, có thể đính ước một cuộc hôn nhân khác khi người kia còn sống; và rằng người chồng nào ly dị người vợ ngoại tình rồi tái hôn và người vợ nào ly dị người chồng ngoại tình rồi tái hôn, cả hai đều phạm tội ngoại tình, thì người đó hãy bị tuyệt thông” (140).

Khi nói rằng “vì đã dạy và vẫn còn dạy rằng phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền”, công đồng Trent muốn nói tới chính các tái xác quyết của mình về tính bất khả tiêu của hôn nhân, rút từ Thánh Kinh trong lời nói đầu có tính học lý. Khi khẳng định rằng mưu toan tái hôn của một trong hai người phối ngẫu kết cục ở tội ngoại tình, công đồng Trent muốn làm sáng tỏ điều này: sự bất khả trong việc tiêu hủy các cuộc phối hợp hôn nhân do Thiên Chúa đem lại, dù vì ngoại tình, cũng vẫn độc lập đối với cả lỗi lầm và phái tính.

Bản thảo của qui định bẩy được đem ra xem sét vào ngày 11 tháng 8 năm 1563, 3 tháng trước khi Trent hoàn tất sắc lệnh của mình về hôn nhân, đáng lẽ ra đã trực tiếp xác định việc không thể tiêu hủy các cuộc hôn nhân trên cơ sở ngoại tình, như qui định năm đã làm dựa trên các cơ sở khác, hơn là chỉ bênh vực tính không sai lầm của giáo huấn Giáo Hội, như qui định bẩy sau cùng đã làm (141). Nhưng các lãnh thổ đông Địa Trung Hải do Venice chiếm giữ nơi các Kitô hữu Hy Lạp, là những người chấp nhận việc tái hôn sau khi ly dị người vợ ngoại tình, sống dưới sự lãnh đạo của các giáo phẩm được Rôma thừa nhận. Các nhà ngoại giao của Venice cho hay: vẫn có hy vọng đem những Kitô hữu trên gần lại Rôma hơn, dù việc ra vạ tuyệt thông cho chủ trương của họ về ly dị có thể khiến họ hoàn toàn thoát ly khỏi Tòa Thánh. Bởi thế, người Venice thúc giục công đồng chấp nhận phương thức gián tiếp được chính họ đề nghị trong một dự thảo (142).

Người thứ nhất lên tiếng về đề xuất của Venice cho rằng theo Trent, Giáo Hội không sai lầm trong giáo huấn của mình, là Đức HY thành Lorraine, người ủng hộ đề xuất nhưng đề nghị nên thêm điều này “juxta Scripturas” (phù hợp với Thánh Kinh) (143). Dù muốn thỏa mãn nhu cầu mà người Venice đã nêu ra, ngài cũng thẳng thắn muốn có một xác định để người ta thấy rằng giáo huấn của qui định về tính bất khả tiêu là phù hợp với Thánh Kinh, và phần lớn các nghị phụ lên tiếng về đề xuất này đều nhất trí (144).

Dự thảo kế tiếp của Sắc Lệnh (ngày 5 tháng Chín, 1563) chấp nhận phương thức gián tiếp của Venice trong qui định bẩy và thêm “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” (phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền) [145]. Cũng là lần đầu tiên, dự thảo mới đề nghị điều sẽ trở thành ba đoạn rưỡi đầu tiên của lời nói đầu có tính học lý của Sắc Lệnh, trong đó, công đồng rút từ Thánh Kinh và thánh truyền điều Giáo Hội đã và đang dạy (146). Đức HY thành Lorraine một lần nữa lại là người đầu tiên lên tiếng về dự thảo mới. Ngài hoan nghênh lời nói đầu có tính học lý, còn về qui định bẩy, ngài đề nghị rằng “matrimonium” (hôn phối) được thay thế bằng “matrimonii vinculum” (dây hôn phối) để qui định, ba mặt một lời nói, rõ tính bất khả tiêu của dây hôn phối [147]. Phần lớn các nghị phụ đã nhất trí, như kết quả sau cùng cho thấy rõ.

Từ lịch sử nói trên, RG cho rằng ta có thể có kết luận sau đây. Giống các qui định khác, qui định bẩy bênh vực giáo huấn của Giáo Hội, được tóm tắt trong lờinói đầu, chống lại một trong các lạc giáo thời ấy. Tuy nhiên, không như các qui định khác, qui định bẩy tự tham chiếu chính mình (self-referential): đây là một điển hình giáo huấn cho rằng phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền, qui định tự khẳng định một cách dứt khoát mình không sai lầm.

HC và Ủy Ban Thần Học Quốc Tế (ITC) về công đồng Trent

HC tóm lược giáo huấn của công đồng Trent như sau: “công đồng quả quyết rằng Adong (trong St 2:23-24) tuyên bố hôn nhân là sợi dây (nexum) vĩnh viễn và bất khả tiêu. Công đồng cực lực không cho rằng: một người phối ngẫu có thể tiêu hủy sợi dây hôn phối ‘dựa trên cơ sở lạc giáo, khó sống chung, hay tiếp tục vắng mặt’ hay nó bị tiêu hủy bởi sự ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu (ở đây, xin hết sức thận trọng để đừng kết án thực hành của các Giáo Hội Đông Phương vốn cho phép tái hôn trong trường hợp ngoại tình)” (148).

Theo RG, HC vừa không hiểu ý nghĩa của lời nói đầu có tính học lý của Sắc Lệnh vừa không bàn tới các vấn đề do phần này đặt ra trong dự án của họ. Thực vậy, ở đây, họ chỉ xem sét câu đầu tiên của lời nói đầu. Việc họ diễn giải lời tuyên bố của Adong, trong câu ấy, về tính bất khả tiêu của hôn nhân đã bỏ sót điều này: ngài “được Chúa Thánh Thần linh hứng”.

Khi tóm tắt các qui định, HC theo chân Tanner trong hai lầm lẫn. Họ thêm “bởi một người phối ngẫu” ở qui định năm, thay đổi “tiêu hủy” thay vì “vắng mặt”; như thế, ngược với ý nghĩa đích thực của qui định, xem ra nó chỉ phạt tuyệt thông những ai nói rằng các người phối ngẫu có thể tiêu hủy cuộc hôn nhân của họ (149). Lầm lẫn khác nữa là: khi tóm lược qui định bẩy, họ dịch “propter adulterium” là “bởi ngoại tình” thay vì đúng hơn phải dịch là “trên cơ sở ngoại tình”, như thế là làm cho qui định trở thành mơ hồ, đến độ có thể hiểu như chỉ phạt tuyệt thông những ai nghĩ rằng hôn nhân được tiêu hủy bởi chính hành vi ngoại tình [150]. Với hai lối dịch sai lầm này, xem ra các qui định của Trent đã cho phép các cuộc hôn nhân “đã tan vỡ hoàn toàn” được tiêu hủy, như HC đề nghị 151].

Do đó, HC không xem sét cả các trở ngại chống lại đề nghị của họ đối với việc duyệt xét được qui định năm của sắc lệnh Trent về hôn nhân trình bày. Nhưng họ có cố gắng loại bỏ trở ngại được qui định bẩy trình bày:

“Tuyên bố năm 1978 của Ủy Ban Thần HỌc Quốc Tế (ITC) về hôn nhân bao gồm một cảnh giác (caveat) quan trọng đối với lời tuyên bố của Công Đồng Trent ở qui định bẩy về hôn nhân. Tại Trent, các giám mục chú tâm vào việc luận bác giáo huấn của Các Nhà Cải Cách, nhất là của Luther, trong việc ông này bác bỏ thẩm quyền về hôn nhân của Giáo Hội. Đó là chủ đề đích thực của giáo huấn và ITC chấp nhận cách hiểu hẹp như thế về mục tiêu của Trent. ‘Như thế người ta không thể nói rằng công đồng có ý định long trọng xác định tính bất khả tiêu của hôn nhân như là một chân lý đức tin’. Cũng không có lý do nào để tin rằng Trent coi giáo huấn này như một học lý dứt khoát” (152).

Trong tài liệu của ITC, đoạn được HC trích dẫn là câu kết luận rút ra từ tiền đề này: “Vì các nghi ngờ trong lịch sử (các ý kiến của Ambrosiaster, Catharinus, và Cajetan) và vì một vài lý do ít nhiều có tính đại kết, nên Công Đồng đã tự giới hạn vào việc tuyên bố vạ tuyệt thông cho những ai bác bỏ thẩm quyền của Giáo Hội về vấn đề này” (153).

Nhưng theo RG, tiền đề của ITC sai. Giữa ngày 20 tháng Bẩy và 11 tháng Tám năm 1563, ngày người Venice yêu cầu Công Đồng theo phương thức gián tiếp, các nghị phụ đã được nghe nhiều luận chứng chống lại việc tuyệt thông những ai nói rằng hôn nhân có thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình, dựa vào Ambrosiaster (một công trình lúc ấy bị lầm lẫn gán cho Thánh Ambrose), các nhậy cảm của Kitô hữu Chính Thống Hy Lạp vân vân [154]. Ngày 26 tháng Bẩy, Đức Giám Mục thành Segovia cho rằng cần có một qui định kết án những ai nói rằng Giáo Hội đã sai lầm (phương thức gián tiếp): “Nếu người nào nói rằng Giáo Hội đã sai lầm khi cho rằng dây hôn phối không bị tiêu hủy bởi sự ngoại tình, người ấy hãy bị tuyệt thông” [155].

Ấy thế nhưng, đa số đã thẳng thừng bác bỏ mọi luận chứng này, vì dự thảo ngày 7 tháng Tám vẫn trực tiếp phạt tuyệt thông những ai nói rằng hôn nhân có thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình. Chỉ có lời kêu gọi của Venice trên cơ sở mục vụ là chiếm được đa số ủng hộ phương thức gián tiếp (156). Hơn nữa, theo RG, kết luận của ITC cũng sai. Dù Trent không có ý định long trọng xác định tính bất khả tiêu của hôn nhân nói chung như một chân lý của đức tin, nhưng với qui định năm, công đồng quả có long trọng xác định nó trên mọi cơ sở quen thuộc ngoại trừ ngoại tình.
______________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
[125] Xem các số 71, 115–16, 121 ở trên.
[126] Xem bản văn kèm các số 89–100.
[128] Xem bản văn kèm các số 117–24.
[129] Tanner 2:753–54. Một “tập tục được chấp thuận từ thời các tông đồ” là thực hành đã thành nếp thuộc truyền thống tông đồ nói về mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu.
[130] Tanner 2:754. Trent không diễn dịch tính bí tích từ thư Êphêsô, như các độc giả bất cẩn thường giả định.
[131] Ibid.
[132] Ibid.
[133] Một số người Công Giáo có thể chấp nhận rằng theo Chúa Giêsu, tái hôn sau ly dị là ngoại tình và Giáo Hội cũng dạy cùng một điều như thế, nhưng họ lại chủ trương rằng giáo huấn ấy chỉ là một lý tưởng bất khả vì, theo họ, những con người sa ngã không thể sống cái lý tưởng quá khó khăn như thế. Những người Công Giáo này chắc đồng ý với HC rằng cả trong trường hợp hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp, Giáo Hội nên chấp nhận cho tái hôn sau khi ly dị. Để bênh vực cho lập trường nghịch lý đó, các người Công Giáo này chắc chắn sẽ chấp nhận phương thức vụ luật pháp giống phương thức của Luz: “Chẳng may, điều hết sức cái nhiên là Chúa Giêsu cũng không chống lại việc cố gắng ‘đặt qui định cho các vấn đề của con tim bằng phương tiện luật lệ’ nhưng Người nhất định đã thiết lập ra một nguyên tắc nền tảng” (Luz, Matthew 8–20, 494–95). Nếu các người Công Giáo cho rằng “không ai có thể tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, kể cả những người đã được công chính hóa và vững ổn trong ơn thánh (Council of Trent, Decree on Justification c. 18; Tanner 2:680), thì họ hẳn không nhận ra rằng cả những lời khó nghe của Chúa Giêsu cũng là tin mừng mà họ có thể sống theo. Nại tới chủ nghĩa duy luật, họ sẽ hợp lý hóa việc gạt ra một bên các giáo huấn khó khăn, không những liên quan tới ly dị và tái hôn, nhưng liên quan cả tới thủ dâm, ngừa thai, kê gian (sodomy), phá thai, và vân vân.
[134] Josef Neuner and Jacques Dupuis, The Christian Faith in the Doctrinal Documents of the Catholic Church, 7th ed., rev. Jacques Dupuis (từ đây viết tắt là Neuner-Dupuis) (New York: Alba House, 2001) no. 1812 (DS 1805).
[135] Concilium Tridentinum: Diariorum, actorum, epistularum, tractatuum,13 vols., 2nd ed., ed. Societas Goerresiana (Freiburg im Breisgau: Herder, 1965) 9:682. Từ đây viết tắt là Trent.
[136] Xem Trent 9:642. Calvin chỉ chấp thuận ly dị do thẩm quyền dân sự: “Calvin cũng tha thiết trong việc bảo vệ chống lại thực hành tiêu hôn tư riêng trước đây của giáo luật y như chống lại việc dung túng các cuộc hôn nhân bí mật của giáo luật truyền thống” (John Witte Jr. and Robert M. Kingdon, Sex, Marriage, and Family in John Calvin’s Geneva, vol. 1, Courtship, Engagement, and Marriage [Grand Rapids, Mich.:Eerdmans, 2005] 46; xem 45–48).
[137] Trent 9:652.
[138] Xem Trent 9:682 số 3.
[139] Xem Trent 9:682; Tanner 2:754.
[140] Neuner-Depuis số 1814 (DS 1807).
[141] Xem Trent 9:682.
[142] Xem Trent 9:686. 400
[143] Xem Trent 9:687. Giữa ngày 11 và ngày 23 tháng Tám, một nhóm nghị phụ, trong đó có Đức HY thành Lorraine, đề nghị một bản viết lại hoàn toàn theo phương thức gián tiếp (xem 9:742); trong bản này, kiểu nói của người Venice “non debere . . . contrahere ” đổi thành “non posse. . . contrahere, ” để minh xác rằng tái hôn sau khi ly dị là điều không thể xẩy ra, chứ không phải chỉ sai mà thôi.
[144] Xem Trent 9:687–743; tổng kết số phiếu: Trent 9:742–43.
[145] Xem Trent 9:760. Các nhà soạn dự thảo có lẽ đã rút câu “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” từ một câu tương tự “secundum evangelicam et apostolicam disciplinam” trong điều hiện được coi là qui định 8 của Công Đồng Carthage lần thứ 11 (June 13, 407) (xem Trent 6:410, 9:649; và Crouzel, L’Eglise primitive 312–13). Cả secundum lẫn iuxta đều có nghĩa “phù hợp với”; nhưng nghĩa "gần gũi xát cạnh" trước nhất của juxta (xem Lewis and Short, 1021) cho thấy sự hòa hợp gần gũi giữa giáo huấn của Giáo Hội và các nguồn Thánh Kinh của nó. Cũng thế, cả disciplinam lẫn doctrinam đều có nghĩa “giáo huấn” nhưng chữ sau ít bị hiểu lầm chỉ như một thói quen hay một qui định dễ thay đổi về tác phong (xem Lewis and Short 587, 605). Dự thảo ngày 5 tháng Chín bỏ những chữ “et docet” (“và hiện còn giảng dậy”) mà người Venice vốn lồng vào.
[146] Xem Trent 9:761; dự thảo lúc đầu của lời nói đầu có tính học lý này đã được đưa ra, “nếu các nghị phụ chấp thuận nó mà không tranh luận”, là để thay thế lời nói đầu ngắn ngủ dẫn tới các qui định. Dự thảo khởi đầu với câu “Matrimonii perpetuum inviolabilemque nexum” (sợi dây vĩnh viễn và bất khả vi phạm của hôn nhân). Câu này, trong sắc lệnh sau cùng, đã trở thành “Matrimonii perpetuum indissolubilemque nexum” (sợi dây vĩnh viễn và bất khả tiêu của hôn nhân
[147] Xem Trent 9:779; Đức HY thành Lorraine cũng gợi ý rằng “docuit ” nên đọc trở lại là "docuit et docet.” Cũng nên xem Trent 9:742, ở đây ngài và nhiều vị khác được tường trình là ủng hộ câu “matrimonii vinculum” (dây hôn phối) vốn không có trong dự thảo cho tới tận 7 tháng Tám mới xuất hiện trong qui định 5 mới (xem các số 134-139 trên đây và bản văn đính kèm).
[148] HC 458. Ở chỗ khác, HC quả quyết rằng tại Trent “các giám mục tuyên bố ‘rằng ơn thánh của Chúa Kitô có sẵn đó để biến hôn nhân thành bất khả tiêu một cách bất khả tiêu’ và ngầm ngụ ý rằng các cuộc hôn nhân đã được biến thành bất khả tiêu đều là bí tích” (HC 495–96; trích dẫn từ Theodore Mackin, “Ephesians 5:21–33 and Radical Indissolubility,” trong Marriage Studies 3:1–45, tại số 6). Lời quả quyết này giải thích sai giáo huấn của lời nói đầu về việc ơn thánh của Chúa Giêsu, tính bất khả tiêu hôn nhân và tính bí tích liên hệ với nhau ra sao.
[149] Phiên dịch qui định 5 như HC làm không bị bản La Tinh ngăn cản: “Si quis dixerit, propter haeresim, aut molestam cohabitationem, aut affectatam absentiam a coniuge dissolvi posse matrimonii vinculum: anathema sit” (nếu người nào nói rằng vì lạc giáo, hoặc sống chung khó khăn, hoặc vắng mặt lâu dài, một người phối ngẫu có thể tiêu hủy sợi dây hôn phối, thì họ hãy bị tuyệt thông). Tuy nhiên, 3 xem sét sau đây ngăn cản việc phiên dịch như thế. (1) Nó không phù hợp với sự quan tâm từng sản sinh ra qui định 5, tức là, các sai lạc của Calvin , người vốn bảo vệ chống lại cuộc ly dị do chính hai người phối ngẫu thực hiện (xem số 136 trên đây). (2) Nó bị chính lịch sử biên soạn qui định 5 loại bỏ. Như đã giải thích trên đây, ngày sau khi Đức HY thành Lorraine đề nghị phải có một qui định chống lại các sai lầm của Calvin, Đức TGM thành Sens đề nghị một công thức bao gồm câu “affectatam utriusque coniugis absentiam” (sự vắng mặt lâu dài của một trong hai người phối ngẫu) (Trent 9:652). Với cách hiểu đó, nghĩa là: không tiêu hủy do một người phối ngẫu mà tiêu hủy trên cơ sở bỏ trốn của một người phối ngẫu, đề nghị này sẵn sàng được chấp thuận. (3) Nó dẫn đến việc dịch chữ affectatam thành “tiếp tục” (lâu dài) dù affectatam có nghĩa là cố ý, chứ không hẳn “tiếp tục” hay bất cứ tĩnh từ nào giống như thế.
[150] Ba xem sét sau đây cho thấy: việc dịch đúng chữ “propter” trong qui định 7 không phải là “bởi” mà là “trên cơ sở” (hay “bởi vì”, như trong lối dịch của Neuner-Dupuis được RG sử dụng). (1) Tanner và chính HC dịch “propter ” trong qui định năm là “trên cơ sở” (Tanner 2:754); dịch propter là “bởi” trong qui định năm “propter haeresim . . . a coniuge dissolvi posse” (bởi lạc giáo… người phối ngẫu có thể tiêu hủy) có thể đem tới câu vô lý “có thể bị sự lạc giáo của một người phối ngẫu tiêu hủy” trong Tanner. (2) Per fornicationem, kiểu nói có thể đọc là “bởi việc ngoại tình” xuất hiện năm 1547 trong một văn kiện quan trọng (xem ghi chú số 162 dưới đây), và đáng lý ra công đồng đã sử dụng kiểu nói mơ hồ này nếu nó muốn để ngỏ gúp qui định này có thể đọc là “bởi việc ngoại tình”. (3) Một dự thảo qui định có các chữ “propter adulterium” đã được trình cho các nghị phụ vào ngày 20 tháng Bẩy năm 1563 (xem Trent 9:640); trong cuộc tranh luận sau đó, Đức GM thành Segovia, vào ngày 26 tháng Bẩy, đã đề nghị một kiểu nói khác là “non dissolvi . . . per fornicationem” với nghĩa rõ ràng rằng “không bị tiêu hủy … bởi việc ngoại tình” (xem bên dưới, ghi chú số 155 và bản văn đính kèm). Đề nghị này không được tiếp nhận bao nhiêu; dự thảo tiếp theo của qui định 7 vào ngày 7 tháng Tám vẫn có hai chữ propter adulterium (xem Trent 9:682), như là bản cuối cùng vào ngày 11 tháng Mười Một (xem Trent 9:967; Tanner 2:754).
[151] HC cho rằng Giáo Hội huấn quyền đã dẫn khởi và cũng có thể thay đổi giáo huấn dạy rằng hôn nhân là bất khả tiêu (xem 478 số 79). Họ nói tới “dây ba sợi”, tức luân lý, xã hội, và tôn giáo, và nói rằng chỉ các cặp vợ chồng mới có thể phá vỡ dây luân lý, trong khi chỉ có nhà nước mới giải thoát họ khỏi dây xã hội (xem 487 số 105). Khi gợi ý rằng đặc ân Thánh Phaolô có thể được nới rộng, HC muốn cho thấy: Giáo Hội có thể chính thức chấp nhận việc tiêu hủy hôn nhân sau khi ly dị ngoài dân sự (Xem HC 469 số 51).
[152] HC 462–63; trích từ ITC, “Propositions on the Doctrine of Christian Marriage,” trong International Theological Commission, Texts and Documents: 1969–1985, ed. Michael Sharkey (San Francisco: Ignatius, 1989) 163–83, tại tr. 171. Từ đây, RG sẽ gọi tài liệu này là “ITC.”
[153] ITC 171.
[154] Muốn có bản tóm lược, xin xem Trent 9:680; cũng nên xem Joyce, Christian Marriage 395–96.
[155] Trent 9:657.
[156] Muốn có bản tóm lược phản ứng của các nghị phụ công đồng đối với đề nghị của người Venice, xin xem Trent 9:742–43. Điều xem ra rõ ràng là việc thêm câu “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” và lời nói đầu có tính học lý đã thuyết phục được đa số những ai trước đây vẫn nhấn mạnh tới chủ trương cho rằng công đồng chấp nhận phương thức gián tiếp mà không hy sinh sự thật về bất khả tiêu.
 
Văn Hóa
Từ Tâm
Nguyễn Trung Tây, SVD
03:23 30/03/2014
Nguyễn Trung Tây, SVD

Từ Tâm


...Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...

Có người hỏi,

— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?

Ừ, tại sao lại cứ phải ăn Chay vào Mùa Chay?

Tại sao?

Nhà Giàu và Nhà Nghèo Lazarô

Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.

Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,

— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!

Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.

Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu lòng từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu lòng từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.

Xóm Mù!

Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,

biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,

thì tôi sẽ sống khác,

sống tử tế hơn...




Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.

Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.

Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,

— Ủa, họ xây cái chi vậy?

— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.

Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.

Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.

Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,

— Đi! Đi chỗ khác chơi…

Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,

— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?

Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.

Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.

Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.

Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.

Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.

Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.

Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!

Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.

Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,

Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,

cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,

vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,

nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,

tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,

tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.



Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,

nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,

giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,

biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,

thì tôi sẽ sống khác,

sống tử tế hơn.



Và tôi sẽ không bao giờ sống

lạnh tanh như một xác chết đã chôn,

tối thui cặp mắt mù lòa,

không nhận ra

nhân diện của Chúa,

trên khuôn mặt của nhân gian,

và của những người anh chị em đói khổ bần hàn

sống chung quanh.

Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!

Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!


Suy Niệm

Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.

Lời Nguyện

Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...

□ Nguyễn Trung Tây, SVD

www.nguyentrungtay.com
 
Ngài là ánh quang
Trầm Hương Thơ
09:04 30/03/2014
NGÀI LÀ ÁNH QUANG

CN4MC. Ga. 9, 1-41

ANH mù từ thủa mới sinh
MÙ phần thể xác tâm linh chẳng mù
TỪ khi thân xác khiêm nhu
THUỞ nghe danh Thánh dự trù Ngài qua
MỚI chờ mới đợi thiết tha
SINH ra tăm tối Lạy CHA thương tình

NHỜ Ngài là Ánh Bình Minh
NGÀI là "Ánh Sáng" là Tình Yêu Thương
CHỮA cho con đặng thấy đường
KHỎI mù bóng tối thoát phường tội nhơ
CHỨNG minh Ngài chẳng tốn giờ
MINH nhiên nhổ xuống bất ngờ đắp lên
NHIỆM thay danh tiếng vang rền
MẦU nhiệm sáng láng nhìn lên rõ ràng

NIỀM tin anh đã sẵn sàng
VUI trong "Ân sủng" lên đàng báo tin
CA vang chàng chẳng giữ gìn
HÁT lên chúc tụng niềm tin vui mừng
VANG lời tuyên tín tưng bừng
CÂU chuyện phép lạ chưa từng xảy ra

NGÀI vào đời cứu chúng ta
LÀ Con Thiên Chúa mà ra cứu đời
SỰ thật Ngài xuống từ trời
SÁNG soi nhân loại khắp nơi cõi đời
CAO sang vầng sáng NGÔI LỜI
SÂU thẳm Thiên Chúa đời đời thương ta
CHÚA chờ ta ở quê nhà
TRỜI ban ÂN Phước chan hoà thế gian.



 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lửng Lơ Cá Vàng
Nguyễn Bá Khanh
21:38 30/03/2014
LỬNG LƠ CÁ VÀNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Xuân về nắng ấm
Ao nhà trong, mát
Cá vàng muôn sắc
Lững lờ… lẳng lơ.
(nđc)