Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc thương khó của Đức Giêsu Thành Nazareth
Lm Giuse Nguyễn Hữu An,
00:50 28/03/2010
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo. Trong Tuần Thánh này, Phụng vụ Lời Chúa công bố các bài Thương khó của Chúa Giêsu:
- Chúa Nhật Lễ Lá: Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66)
Năm B thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47)
Năm C thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56)
- Thứ Sáu Tuần Thánh: Thánh Gioan (18,1 – 19,42)
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu. Như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Trong TUẦN THÁNH, đọc lại Thánh Kinh và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó để thêm lòng yêu mến Chúa.
1- TIỆC VƯỢT QUA ?
a) Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ?
“(17) Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (18) Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". (19) Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua” (Mt 26,17-19).
Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô: “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.
Chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề:
1.Nếu lễ Vượt Qua là Đại lễ của người Do Thái thì tuyệt đối không thể xử án và thi hành án, nhất là án tử, vì sẽ làm cho cả thành ra ô uế và sẽ không thể cử hành đại lễ.
2.Theo thông lệ vào ngày 14 NISAN, tức là RẰM THÁNG GIÊNG của người Do Thái, người ta sẽ giết chiên vào lúc 13 giờ trưa và 18 giờ sẽ khởi đầu ăn lễ Vượt Qua. Nếu Đức Giêsu thực sự ăn lễ Vượt Qua, thì sẽ không thể xảy ra cuộc hành hình được !
3.Như thế chúng ta sẽ thấy thánh Gioan có thể cho chúng ta giờ giấc chính xác nhất. Khi Philatô đưa Đức Giêsu cho dân chúng thấy ECCE HOMO ! NÀY LÀ NGƯỜI: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (Ga 19, 14).
4.Nếu nói theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu bị ĐÓNG ĐINH là giờ giết chiên. Như thế khi Đức Giêsu “ăn lễ Vượt Qua”, thì chưa đến giờ giết chiên [Đương nhiên thánh Gioan muốn nhấn mạnh chính Đức Giêsu là CHIÊN ĐÍCH THỰC BỊ SÁT TẾ] như thế, tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu không thể có chiên Vượt Qua được ! Thực sự, cả 4 Phúc Âm đều nói về lễ Vượt Qua, nhưng đọc kỹ, chúng ta không thấy nói về con chiên nào cả.
5.Một vấn đề mới nẩy sinh: có được phép ăn lễ Vượt Qua MÀ KHÔNG CÓ CHIÊN hay không ? Chúng ta thấy:
-Không phải tất cả mọi người Do Thái đều có đủ tài chánh để lên Giêrusalem, tức là họ vẫn phải ở nhà. Theo sách Luật, cứ 10 đàn ông, phải giết một con chiên. Một người vị vọng trong làng hay là người gia trưởng trong gia đình sẽ giết chiên.
-Nhưng nếu có một thôn xóm quá nghèo, không có tiền mua chiên thì sao ? Họ vẫn có quyền ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Những người phải đi làm xa xôi, trên biển, trên rừng…không có chiên, vẫn phải ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên.
-Nhóm Qumran chống lại phụng vụ Đền Thờ Giêrusalem. Họ có thời biểu ăn lễ Vượt Qua không giống thời biểu của Đền Thờ. Theo Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả thuộc về nhóm Qumran này.
-Chúng ta biết, sau phép lạ làm cho Lazarô sống lại, Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án. Người không thể đi lại công khai giữa dân chúng được “(53) Từ ngày đó, họ quyết định giết Ðức Giêsu. (54) Vậy Ðức Giêsu không đi lại công khai giữa người Dothái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Épraim. Người ở lại đó với các môn đệ. (55) Lễ Vuợt Qua của người Do thái đã gần. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem trước lễ Vượt Qua để thanh tẩy mình. (56) Họ tìm Ðức Giêsu và đứng trong Ðền Thờ bàn tán với nhau: "Các ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ không lên dự lễ chăng?" (57) Còn các thượng tế và người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.” (Ga 11,53-57).
- Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nói: Đức Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Người cùng các môn đệ ăn lễ thật lặng lẽ, “trong bí mật”, vì đang bị lùng bắt. Đó cũng là lý do không có chiên.
b) Diễn tiến một bữa tiệc Vượt Qua
Tiệc Vượt Qua phải bắt đầu vào lúc 18 giờ và kéo dài đến 24 giờ đêm. Người ta căn cứ vào 4 tuần rượu để chia tiệc này ra làm 4 phần:
1. Chén rượu thứ nhất: khai vị
Khi ngồi vào bàn tiệc, người ta uống chén đầu tiên; ăn cuộn rau đắng, chấm vào chén giấm chua màu gạch đỏ, để nhớ đến những ngày khổ nạn bên Ai Cập. Mỗi thực khách đều có chén rượu riêng của mình, nhưng trước mặt người chủ tiệc, có một chén rượu to, sẽ được trao cho mọi người theo nghi thức và mọi người uống chung. Chúng ta căn cứ vào chén này để nói về tiệc Vượt Qua.
(14) Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. (15) Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. (16) Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa".
(17) Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. (18) Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến".(Lc 22,14-18)
2. Chén thứ hai: mở đầu buổi tiệc
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua: chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Bắt đầu tiệc, người chủ tiệc long trọng cầm tấm bánh chúc lành cho bữa tiệc. ĐÂY LÀ LÚC ĐỨC GIÊSU TRUYỀN PHÉP BÁNH. Các môn đệ kinh ngạc vì Đức Giêsu không đọc công thức truyền thống, nhưng chủ ý nói đến: (19) Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".(Lc 22,19).
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
3. Chén thứ ba: Chén chúc tụng
“(20) Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22,20).
Sau khi ăn xong, tất cả những gì dư thừa đều dọn xuống. Đây là lúc Đức Giêsu TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Chúng ta thấy có hai lần truyền phép, nhưng cách nhau bằng một bữa tiệc. Đầu tiệc truyền phép trên bánh, sau đó là bữa ăn: người ta ăn cả một con chiên và uống thoải mái. SAU BỮA TIỆC, ĐỨC GIÊSU MỚI TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Nên chúng ta không lấy làm lạ, khi trong Thánh lễ, chúng ta nghe đọc “SAU BỮA ĂN TỐI”.
Sau chén CHÚC TỤNG, người ta sẽ đọc phần đầu của những thánh vịnh HALLEL (Tv 105-107). Rồi tiếp tục trao đổi với nhau.
4. Chén thứ tư: chén kết thúc tiệc
Khi muốn kết thúc tiệc, tức khoảng 24 giờ. Người chủ tiệc cất tiếng đọc phần cuối các Thánh Vịnh Hallel (Tv 111-115), sau đó các thực khách đều uống chung chén rượu cuối cùng và rời bàn tiệc: lúc đó khoảng 24 giờ khuya.
(26) Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. (27) Ðức Giêsu nói với các ông: "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. (28) Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". (29) Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không". (30) Ðức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". (31) Nhưng Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. (32) Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani.
2- GIẾTSEMANI - BỊ BẮT VÀ HỎI CUNG
Tại sao Đức Giêsu đến Vườn cây dầu Giếtsêmani ?
Có 2 lý do:
1) Vào lễ Vượt Qua dân chúng kéo về Giêrusalem quá đông (trên nửa triệu người, trong khi thành Giêrusalem chỉ đủ sức chứa 200 ngàn mà thôi), không đủ chỗ nơi hàng quán; thêm nữa, người nghèo không có tiền để vào nhà trọ, nên phần đông tấp vào vườn cây dầu ngoài thành để ngủ qua đêm.
2) Vào thời gian thành phố đầy người, những phần tử bất hảo tụ tập lại trong vườn cây dầu, đặc biệt là nhóm Zelốt, “nhóm dao găm”. Chúng ta cũng nên nhớ, lúc đó Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án và bắt mọi người “ai biết Người ở đâu” phải chỉ điểm. Đức Giêsu phải trốn lẫn trong đám dân ô hợp. Có lẽ Người thường đến trú một góc nào đó trong vườn, mà Giuđa rất quen thuộc, nên dễ dàng chỉ điểm: (1) Sau khi nói những lời đó, Ðức Gisu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với môn đệ đi vào. (2) Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.” (Ga 18,1)
a. Ai bắt Đức Giêsu ?
Các Phúc Âm đều nói:
(43) Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. (44) Kẻ nộp Ðức Giêsu đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận". (45) Vừa tới, Giuđa tiến lại gần Người và nói: "Thưa Thầy!", rồi hôn Người. (46) Họ liền tra tay bắt Người. (47) Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nói đứt tai.
(48) Ðức Giêsu nói với họ: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt tôi như bắt một tên cướp vậy? (49) Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Ðền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm". (50) Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. (51) Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. (52) Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.” (Mc 14,43-52).
“(52) Rồi Ðức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Ðền Thờ và kỳ mục đến bắt Người” (Lc 22,52)
Phúc Âm thánh Gioan viết: “(12) Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại.”(Ga 18,12).
Các Phúc Âm Nhất Lãm đều chỉ nói những người của Đền Thờ đến bắt Đức Giêsu, nhưng cách nói của thánh Gioan làm chúng ta liên tưởng đến cơ đội của La mã. Chúng ta biết: vào dịp lễ Vượt Qua, tất cả các tư tế và các thầy Lêvi phải tựu về Giêrusalem. Vào thời của Đức Giêsu, nhiều tác giả cho rằng có khoảng 20 ngàn tư tế và 20 ngàn Lêvi. Các thầy Lêvi lo trật tự Đền Thờ. Có lẽ chính họ là những người đi bắt Đức Giêsu. Thêm nữa. Cũng trong thời gian này, để giữ an ninh trật tự, quan tổng trấn La mã phải có mặt tại Giêrusalem. Chúng ta cũng biết các cuộc nổi loạn của người Do Thái đều xảy ra trong các dịp này.
Vườn Giêtsêmani là nơi tụ tập rất đông quần chúng, nhất là những nhóm nổi loạn chống người La mã, buộc lòng lính tráng phải cánh gác. Chắc chắn hằng đêm phải có lính rảo trong vườn này. Một đám đông từ Đền Thờ đến vây bắt Đức Giêsu như tù nhân, sẽ gây lộn xộn trong vườn, buộc lòng lính La mã phải xuất hiện. Như thế trong cuộc vây bắt Đức Giêsu, các thầy Lêvi của Đền thờ là chủ chốt; các Phúc Âm cũng nói đến sự có mặt của “các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục”(Lc 22,52), nhưng cũng có mặt quan quân La mã.
b. Cuộc xử án trong đêm
“Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.”(Mt 26,57; x.Mc 14,53).“(54) Họ bắt Ðức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế…(63) Những kẻ canh giữ Ðức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. (64) Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?" (65) Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
Chúng ta thấy Phúc Âm Nhất Lãm chỉ nói về việc Đức Giêsu bị điệu đến “Thượng Tế”, trong khi thánh Gioan nói rõ có 2 cuộc xử án ban đêm: tại nhà Hannas, sau đó tại nhà Kaiphas. Chúng ta thấy rõ âm mưu của Công Nghị (Sanhedrin) quyết bắt và giết Đức Giêsu: ngay trong đêm [sái Luật] mà đã có các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó !
(12) Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại. (13) Trước tiên, họ điệu Ðức Giêsu đến ông Khanna là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó… Vị thượng tế tra hỏi Ðức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. (20) Ðức Giêsu trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Dothái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. (21) Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì". (22) Ðức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" (23) Ðức Giêsu đáp:
"Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (24) Ông Khanna cho giải Người đến thượng tế Caipha, Người vẫn bị trói.” (Ga 18, 12-13. 19-24).
-Chúng ta biết từ thời đế quốc La mã đô hộ xứ Israel (năm 64 tcn), họ muốn đặt ai làm thượng thì họ đặt không cần đến chi tộc nhà Aaron gì cả. Ai không làm thỏa mãn họ là trong vòng 1 năm họ sẽ truất phế và đưa kẻ khác lên thay. Thế mà Hannas đã làm Thượng tế trong vòng 19 năm, tiếp đó Kaiphas là con rể, trước sau còn 5 người con của Hannas cũng làm thượng tế. Như thế chúng ta biết nhà Hannas đã quị lụy đế quốc La mã như thế nào.
-Mỗi năm chỉ có một thượng tế mà thôi ! Nhưng những vị cựu thương tế cũng được gọi chung là thượng tế như câu Ga 18,19. Nhiều lúc họ được gọi chung là các “vị thượng tế”, cách nói này thường để gọi các vị cựu thượng tế.
-Cuộc xử nơi nhà Hannas nhắm vào giáo lý của Đức Giêsu, vì sợ người rao giảng phản động chống lại người La mã. Còn nơi Kaiphas và Công Nghị, Đức Giêsu bị tra hỏi về sứ vụ của Đấng Messias:
-((55) Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, (56) vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. (57) Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: (58) "Chúng tôi nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Ðền Thờ Khác, không phải do tay người phàm!" (59) Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ không ăn khớp với nhau.” (Mc 14,55-59)
-Chúng ta sẽ thấy lời tuyên bố “phá Đền Thờ” làm cho Công nghị rất tức tối. Với họ việc đụng đến Đền thờ và Lề Luật là phạm thượng. Đền thờ là nơi duy nhất Thiên Chúa ngự giữa trần gian, đảm bảo sự thánh thiện của toàn dân. Lời tuyên bố của Đức Giêsu mang ý niệm phá vỡ không những Đền Thờ bằng gạch đá, nhưng cả Đền thờ tinh thần là Do Thái giáo. Đây là điều xúc phạm mà Công nghị ghim trong lòng để có thể giết Đức Giêsu. Chúng ta cũng thấy lời kết án này của Công nghị sẽ vang lên mãi trong thời bách hại Kitô giáo; tỉ dụ chúng ta thấy trong lời kết án Stêphanô: (11) Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xức phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa". (12) Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Ðồng. (13) Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. (14) Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét ấy sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta". (Cv 6,13-14); hay như, người Do Thái nêu lên lý do để bắt thánh Phaolô: “(27) Khi sắp hết thời gian bảy ngày, những người Dothái từ Axia đến thấy ông trong Ðền Thờ thì sách động toàn thể đám đông và tra tay bắt ông. (28) Họ tri hô: "Hỡi đồng báo Ítraen, giúp một tay nào ! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này ! Nó còn đem cả mấy người Hylạp vào Ðền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế". (29) Họ nói thế là vì trước đó họ đã thấy ông Tơrôphimô, người Êphêxô, cùng đi với ông Phaolô trong thành, và họ nghĩ ông Phaolô đã đưa ông ấy vào Ðền Thờ.” (Cv 21, 27-29).. Qua những chứng cứ này chúng ta có thể khắng định: Đức Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ, và đây là sự kiện lịch sử !
-Theo Luật Do Thái, để kết án một người nào, cần phải có hai nhân chứng đồng thuận với nhau: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội một lỗi nào; về bất cứ lỗi nào người ấy phạm, phải căn cứ vào lời của hai nhân chứng hay căn cứ vào lời của ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15).
- (60) Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?" (61) Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết. (65) Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: "Hãy nói tiên tri đi!" Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi.” (Mc 14,60-65).
- “Con Đấng Đáng Chúc Tụng”. Người Do Thái không bao giờ dám kêu đến Danh Thiên Chúa, nhưng phải nói tránh đi. “Đấng Đáng Chúc Tụng” chính là Thiên Chúa ! Câu hỏi sẽ là “Ong có phải là Con Thiên Chúa không ?”. Nơi Phúc Âm thánh Luca, câu hỏi đi vào trực tiếp: “Ong có phải là Đấng Messias thì nói cho chúng tôi biết” (Lc 22,67). Đức Giêsu trả lời: “Phải ! chính thế !”(Mc 14,62). Thực ra câu tuyên xưng này không có gì là phạm thượng cả. Sau này chúng ta sẽ thấy những người đứng đầu các cuộc nổi dậy, đều tự xưng mình là Đấng Messias: tỉ dụ như Bar Kochbar vào năm 135 scn. Chính câu nói tiếp theo mới gây xúc động cho Công nghị: “Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến”. Trong câu này Đức Giêsu đã sử dụng hai đoạn sách Thánh: Tv 110,1 và Đn 7,13. Chúng ta đọc trong Tv 110,1: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bẹ dưới chân con.” Việc ngồi bên hữu, tức là sử dụng quyền năng của Thiên Chúa, một vị trí ngang hàng với Thiên Chúa. Lời nói phạm thượng đã được nêu lên: “Ong là con người mà dám xem mình ngang hành với Thiên Chúa”. Câu Đn 7,13 nói về thị kiến: “Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.” Thường hình ảnh này được sử dụng để nói về Đấng Phán xét chung thẩm. Hai câu trích dẫn đều nói về thiên tính của Đức Giêsu, đồng thời cũng mang tính hăm dọa “những kẻ thù” trong cuộc xét xử chung thẩm.
- “Vị thượng tế liền xé áo mình ra”. Chúng ta nghe từ “xé” sẽ nghĩ rằng ông sẽ xé toan áo ra, nhưng thực sự việc rất đơn giản: chiếc áo trắng dài mà người Do Thái thường mặt, không có nút nào cả; nơi cổ khoét rộng để lọt đầu, ngay cổ áo có hai dây nhỏ để cột cổ áo. Khi “xé”, vị thượng tế chỉ cần bức đứt hai sợi dây nhỏ này mà thôi. Hành động này rất phổ biến trong dân Do Thái: a- khi nghe tin một người thân qua đời; khi nghe tin tức thống khổ của nhiều người, của cả dân tộc. Thái độ nói lên sự buồn khổ ! b- ý nghĩa thứ hai là khi nghe một lời phạm thượng ! bức xúc niềm tin, đau khổ không thể chịu được ! Đương nhiên một khi vị thượng tế “xé” áo mình ra vì lời phạm thượng, lập tức tất cả các vị tư tế, kỳ lão đang hiện diện cũng phải “xé” áo mình ra ! Thế là bản án đã mặc nhiên ký kết.
- Dù có 2 cuộc hỏi cung ban đêm, nhưng xử án ban tối không có giá trị đối với Lề Luật Do Thái.
Sau khi xử án xong, họ nhốt Đức Giêsu vào trong một phòng trong đền thờ, chờ đến sáng.
- Như chúng ta thấy trong Lc 22,66: “Khi trời sáng đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Ðồng”. Bản án chỉ có hiệu lực khi xử ban ngày. Vì thế, Công nghị phải họp lại, nhắc lại cuộc xử ban đêm một cách vội vã, để đem Người sang dinh tổng trấn: “Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết.
- Chúng ta biết từ khi đế quốc La mã đô hộ, Công nghị không còn quyền kết án và thi hành án tử. Đây là quyền của đế quốc La mã. Vì thế, Công nghị, một khi muốn giết Đức Giêsu, phải đưa đến Tổng Trấn.
3- CUỘC XỬ ÁN NƠI DINH PHILATO
Câu hỏi từ 2 ngàn năm nay được đưa ra, nhưng vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU ?
- Đọc Phúc Âm thánh Matthêu, chúng ta thấy một lời nói thật chua chát: “24) Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!" (25) Toàn dân đáp lại: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!"(Mt 27,24-25). Có lẽ từ câu nói này cộng thêm sự bách hại và nguyền rủa của người Do Thái mà nẩy sinh lòng thù ghét người Do Thái trong Kitô giáo ! Cả lịch sử Giáo hội đều cho thấy bóng đen của phong trào ANTISEMITISMUS đưa đến các SHOA, những trại tập trung của Đức Quốc Xã. Dấu ấn đen tối này cho đến nay vẫn chưa được rửa sạch. Luôn luôn kitô hữu vẫn cho Công Nghị Do Thái là nhân tố chính đưa đến cái chết của Chúa. Thực sự, kẻ thi hành bản án là người La mã. Chúng ta nhớ trong cuộc nổi dậy lần thứ nhất chống người La mã vào những năm 66-70 scn của người Do Thái, kết thúc bằng cuộc tàn phá Đền Thờ Giêrusalem. Trong cuộc nổi dậy, tất cả kitô hữu đều rời khỏi thành Giêrusalem trước cuộc chiến, vì thế đối với người Do Thái, các kitô hữu đều là những kẻ phản bội. Từ ngày đó trong 18 lời chúc tụng mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải đọc hằng ngày, đã thêm vào một lời nguyền rủa người kitô hữu. Sự xung khắc giữa kitô hữu và người Do Thái càng ngày càng lớn dần đến hôm nay.
- Kitô hữu ghét cay ghét đắng người Do Thái, thì ngược lại người La mã mới là tác nhân chính, đóng đinh Đức Giêsu, nhưng lại có cảm tình với kitô hữu. Không phải kitô hữu thương gì người La mã, nhưng sau khi người Do Thái nguyền rủa và bách hại kitô hữu, buộc kitô hữu phải lánh nạn vào trong đế quốc; đồng thời đế quốc là vùng truyền giáo mới mà kitô hữu cần gây cảm tình. Thế nên trong các Phúc Âm đã gia giảm bớt tội “giết Chúa” cho người La mã.
- Philatô không muốn dây dưa vào vấn đề tôn giáo; điều quan trọng của ông là chính trị và quân sự. Phúc Âm thánh Marcô ghi một câu: “Bởi ông (Philatô) thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Vì thế, tổng trấn tìm cách tha Đức Giêsu. Ong đã thực hiện 3 lần, nhưng đều thất bại, đành phải ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu: “Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người” (Ga 19,12)
- Lần thứ nhất: Philatô đã gởi Đức Giêsu đến với Herôđê, hy vọng là người đồng hương, Hêrôđê dễ dàng tha cho Đức Giêsu: “Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. (7) Và khi biết Người thuoäc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho gửi Người đến vua Hêrôđê, lúc ấy đang có mặt tại Giêrusalem. (8) Vua Hêrôđê thấy Ðức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. (9) Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. (10) Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. (11) Vua Hêrôđê cùng với bọn lính tỏ ra khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô. (12) Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.”(Lc 23, 6-12).
- Lần thứ hai: cho dân Do Thái chọn lựa giữa Đức Giêsu và Baraba: “(39) Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha cho một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Dothái cho các người không?" (40) Họ lại la lên rằng: "Ðừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!" Mà Baraba là một tên cướp”(Ga 18,39).
- Lần thứ ba: đánh đòn Đức Giêsu: “(1) Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. (2) Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. (3) Họ đến gần và nói: "Kính chào Vua dân Dothái!", rồi vả vào mặt Người.
(4) Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Dothái: "Ðây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy". (5) Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Ðây là người!" (6) Khi vừa thấy Ðức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Ðóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy". (7) Người Dothái đáp lại: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa".
(8) Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. (9) Ông lại trở vào dinh và nói với Ðức Giêsu: "Ông từ đâu mà đến?" Nhưng Ðức Giêsu không trả lời. (10) Ông Philatô mới nói với Người: "Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?" (11) Ðức Giêsu đáp lại: "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn".(Ga 19,1-11).
4- CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÁNH ĐÒN
Bà thánh Têrêsa Cả trong một đêm Giáng sinh, khi thấy tấm ảnh Chúa chịu đánh đòn, đã xúc động và ăn năn trở lại. Chúng ta chỉ nghe Chúa Giêsu chịu đánh đòn, nhưng như thế nào, không ai biết cả. Ngày nay, nhân cuộc khám phá TẤM KHĂN LIỆM THÀNH TURINÔ, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc đánh đòn này.
Dựa theo các dấu roi trên thân xác tử tội được đặt trong khăn liệm, các nhà khoa học đã kết luận:
- Vì các vết roi còn ghi lại trên đầu, lưng, hai cánh tay và bên hông, các nhà khoa học xác định: người bị đánh đòn bị trói khom lưng vào một trụ đá, hoàn toàn đưa lưng cho lý hình dễ đánh. Tử tội gần như ôm cột đá.
- Cây roi có một cáng dài độ nửa thước, phía trên có 5 sợi dây da. Mỗi dây có buộc thêm 5 cục chì. Như thế, một roi đánh vào đầu hay thân xác người tử tội, gồm 25 chục chì.
- Căn cứ vào các vết roi, các nhà khoa học cho rằng ít nhất là 10 người đã đánh đòn Đức Giêsu. Chúng ta biết đó là những người lính La mã lực lưỡng, khỏe mạnh. Họ đánh để cười nhạo người Do Thái, để trả thù, vì người Do Thái mà họ phải xa quê hương, vì người Do Thái mà nhiều người trong họ đã bị giết do nhóm Zelốt. Tất cả cơn giận của bộ đội La mã trút lên người Đức Giêsu. Họ đánh đập không còn phân biệt đâu là đầu, đâu là thân mình.
- Sau trận đòn, Đức Giêsu đã mê man vì xuất huyết nội. Những ngọn roi đập vào đầu, vào lưng gây xuất huyết trong sọ, trong phổi. Nếu không bị đóng đinh, Đức Giêsu cũng phải chết vì trận đòn này.
Sau trận đòn là cuộc chế nhạo người Do Thái: (16) Lính điệu Ðức Giêsu vào bên trong dinh, tức là dinh tổng trấn và tập trung cả cơ đội lại. (17) Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. (18) Rồi chúng chào bái Người: "Vạn tuế đức vua dân Dothái!" (19) Chúng dùng cây sậy đập đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. (20) Chế giễu chán, chúng lột áo điều Người ra để đóng đinh vào thập giá.” (Mc 15,16-20).
5- CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ
“(14) Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Dothái: "Ðây là vua các người!" (15) Họ liền la lớn: "Ðem đi! Ðem nó đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda". (16) Bấy giờ ông Philatô trao Ðức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều nói đến việc có người vác thập giá đỡ cho Đức Giêsu. Phúc Âm thánh Gioan không đá động gì đến:
-“(21) Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Ðức Giêsu. (22) Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ. (Mc 15,21-22)
- (32) Ðang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người. (Mt 27,32).
-(26) Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu (Lc 23,26).
“Có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó”. Ba Phúc Âm Nhất lãm đều cho tên ông là “Simon gốc Kyrênê”, có lẽ là KYRENAIKA, đây là một vùng ở Bắc Phi, có lẽ là nơi một số người Do Thái bị bắt lưu đày sang nơi đó. Hình ảnh một người cùng vác thập giá với Đức Giêsu gợi lên cho người tín hữu một ấn tượng rất mạnh: CÙNG VÁC THẬP GIÁ VỚI ĐỨC KITÔ. Để xác minh con người này, cộng đoàn tiên khởi truy tìm và ghi lại cả tên của hai người con của ông: Alêxanđê và Ruphô.
Chúng ta biết, thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chổ hành hình, tức là đồi Gôlghôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang (PATIBULUM) đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Theo (Ga 19,25), Đức Giêsu bị treo trên một STAURÓS. Stauros là một thứ thập giá hình chữ T, tức là không có phần trên, ló lên khỏi cây ngang. Nhưng đại đa số đều xem Đức Giêsu bị đóng đinh trên một thập giá (CRUZ) và động từ được dùng để chỉ việc đóng đinh là ANASTAUROO. Ít khi nói thập giá của Đức Giêsu là ZYLON (CÂY GỖ) như Cv 5,30 và Gl 3,13. Zýlon gợi lên lời nguyền rủa trong Đnl 21,22 ( “khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh em đã treo nó lên “cây”, nhưng anh em phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh em không được làm cho đất của anh em ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em làm gia nghiệp”)
Tại sao phải có người vác thập giá của Đức Giêsu ? Theo các nhà khoa học, sau trận đòn do 10 người lực lưỡng đánh bằng roi có gắn những cục chì, Đức Giêsu bị xuất huyết nội và đã mê man. Người đi không còn vững và có thể chết bất cứ lúc nào. Vì cần phải để cho Đức Giêsu sống cho đến lúc đóng đinh, nên quân lính cố giữ lấy mạng sống của Người, đành cho ông nhà quê vác hộ.
6- ĐỨC GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Thường những bức tranh hay tượng đều vẻ Đức Giêsu bị đóng đinh ngay giữa lòng bàn tay. Nay dựa vào khăn liệm thành Turinô, các nhà khoa học khẳng định: nếu đóng đinh vào giữa lòng bàn tay, khi bị treo lên, đinh sẽ làm tét bàn tay, làm cho thân của người tử tội bị đổ xuống, vì không có một điểm tựa nào chắc chắn. Thế nên, đinh đóng nơi tay, sẽ đóng dưới cùm tay, giữa hai xương cánh tay. Xương cùm tay sẽ giữ cho thân thể người tử tội không bị đổ xuống.
Về đinh đóng ở bàn chân, có thể một đinh dài đóng cả hai bàn chân để chồng lên nhau, hoặc đóng rời từng bàn chân vào thập giá.
Theo các nhà khoa học, tử tội bị treo trên thập giá, có thể sống lây lất từ 3 đến 7 ngày. Để kéo dài thời gian cho tử tội đứng trên thập giá, lý hình thường đóng thêm một cái bệ ở thập giá để tử tội có thể dựa mông vào, hoặc một bệ nhỏ dưới hai bàn chân để giữ thân xác tử tội lại. Vì thế có những họa sĩ vẻ Đức Giêsu bị đóng hai chân trực tiếp vào bệ nhỏ được đóng thêm vào thập giá.
Về Đức Giêsu:
-Đức Giêsu đứngtrên cây thập giá bao nhiêu tiếng đồng hồ ? Theo Thánh Luca, Người bị đóng đinh vào lúc 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi cho đến giờ thứ chín” (Lc 23,44). Thánh Matthêu cũng ghi nhận như thế (Mt 27, 45: Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín”). Còn Thánh Gioan lại cho con đường thập tự bắt đầu vào lúc12 giờ trưa: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng 12 giờ trưa” (Ga 19, 14). Trong khi đó thánh Marcô là xác định: “Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba” (Mc 15,25). Giờ nào đây ? Chắc chắn không thể chấp nhận giờ của Thánh Marcô được, lý do biết bao chuyện phải diễn ra trước lúc đóng đinh: xử án vào lúc 6 giờ sáng tại Công Nghị; đoàn lủ đưa Đức Giêsu đến dinh Pilatus, lại đưa đến nhà Herôđê, rồi trở lại dinh Pilatus, đánh đòn, chế nhạo, con đường thập tự …Biết bao sự kiện như vậy không thể diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ được. Có thể nói 3 Phúc Âm khác đã cho giờ chính xác. Vậy Thánh Marcô muốn nói gì ? Thực ra chúng ta biết, người Do Thái phải đọc kinh vào những giờ giấc nhất định trong ngày: 6 giờ sáng, 9 giờ, 12 giờ, 3 giờ chiều và 6 giờ chiều. Biến cố đóng đinh được đưa vào giờ phụng vụ như một biến cố thánh thiên dâng lên Thiên Chúa, như một lời cầu kinh, như một lễ vật.
-Người bị đóng đinh cùng với hai tên gian phi: “Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái” (Lc 23,33).
-“ (33) Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ, (34) chúng cho người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một cht m khơng chịu uống. (35) Ðĩng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. (36) Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. (Mt 27,33-36). Theo thói quen, khi có những cuộc đóng đinh như thế (chúng ta biết bản án đóng đinh dành cho những người nổi loạn, nhưng đối với người Do Thái đây là những anh hùng dám nổi dậy để chống đế quốc La mã, vì chỉ muốn giải phóng dân chúng – thế nên chúng ta không lạ gì khi dân chúng chọn Barabbas [BAR ABBA – CON CỦA CHA một tước danh của Đấng Messias ] hơn là Đức Giêsu), có rất nhiều phụ nữa đi theo, khi tới Golgotha, họ cho tử tội uống rượu pha với mộc dược, để họ ngất đi quên chút đau đớn. Ở đây chúng ta thấy không phải phụ nữ mà là lính La mã, những người hành hình Chúa.
-Bản án kê khai tội phản loạn: (19) Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nadarét, Vua dân Dothái". (20) trong dân Dothái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ỏ gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hípri, Latinh và Hylạp. (21) Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Dothái". (22) "Ông Philatô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"(Ga 19,19-22).
-Trên thập giá Đức Giêsu đã bị sỉ nhục:
+ Do các thượng tế, kinh sư và kỳ mục: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo”(Lc 23,35)
“(39) Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu (40) vừa nói: "Mi là kẻ phá được Ðền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" (41) Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: (42) "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ítraen! bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! (43) Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"(Mt 27, 39-43)
+ Người gian phi: (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" (40) Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".(Lc 23, 39-43).
7- ĐỨC GIÊSU CHẾT
-“Sao Ngài bỏ rơi con”. Đứng trên thập giá, Đức Giêsu đã kêu lên như thế. Thiên Chúa Cha có bỏ rơi Đức Giêsu hay không ? Thần học sẽ trả lời cho chúng ta câu nói này. Nếu đúng theo Luật Do Thái vào lúc 13 giờ, Đền Thờ sẽ chổi tù và, báo hiệu giờ giết chiên theo Luật đã đến, các kỳ mục phải trở về Đền Thờ, mọi người phải đem chiên đến Đền Thờ cho các thầy tư tế giết. Và khi giết chiên như thế, cả Đền thờ đều đọc Thánh vịnh 22 (21):
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?
Dù con thảm thiết kêu gào
nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời
Nhiều nhà Thánh Kinh cho rằng trong lúc mê man, Đức Giêsu vẫn còn nghe được văng vẵng tiếng tù giết chiên. Và như một người Do Thái đạo đức, Người đã nhớ đến Thánh Vịnh giết chiên. Nhưng Thánh vịnh này lại ám hạp ngay lúc Chúa còn phải đứng trên thập giá.
-“ (37) Ðức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. (38) Bức màn trướng trong Ðền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. (39) Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Ðức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa".” (Mc 15, 37-39).
- Chúng ta đã nói: người tử tội bị đóng đinh có thể sống lây lất từ 3 ngày đến 7 ngày. Tại sao Đức Giêsu chết quá mau như vậy. Tất cả các nhà khoa học đều cho rằng vì trận đòn quá độc ác, Đức Giêsu đã xuất huyết nội qua nhiều và đã mê man từ sau trận đòn đó. Người còn đứng vững trên thập giá mấy tiếng đồng hồ như thế, phải nói rằng Người rất khoẻ mạnh.
- (31) Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (32) Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. (33) Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (34) Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. (35) Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. (36) Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.(37) Lại có lời Kinh Thánh khác:Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu.” (Ga 19, 31-37)
Người ta đã đâm Chúa, máu và nước chảy ra, tức là những giọt nước và máu cuối cùng trong thân xác Người còn đọng lại nơi con tim, cũng đã chảy ra hết, cũng đã được ban cho nhân loại: Đức Giêsu không tiếc gì với chúng ta; Người trao ban cho chúng ta tất cả không những mạng sống của Người, mà ngay cả giọt máu cuối cùng, Người cũng không dành lại cho mình. Đây là dấu chứng tình yêu tuyệt đối của một Thiên Chúa: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là TÔI HẰNG HỮU” (Ga 8,28). Người lính đâm cạnh sườn, để bảo đảm Đức Giêsu đã chết thật. Ít nhất sự kiện lịch sử này cũng đủ minh chứng là Đức Giêsu đã chết thật, vì có những người cho rằng Đức Giêsu chỉ bị ngất đi, rồi sau đó tỉnh lại và trốn thoát. Các môn đệ mới dựng nên câu chuyện Chúa đã phục sinh. Lý thuyết này thật không vững, nhưng vẫn có những người muốn phá đổ Kitô giáo, loại huyền thoại, loại tất cả những gì siêu nhiên nơi Kitô giáo, biến Kitô giáo trở thành một triết lý trần tục, mang tính dối trá. Thêm nữa, sau khi bị đâm thâu như thế, Người được chôn trong huyệt đá với cả trăm cân mộc dược, hương trầm, như thế cũng đủ làm cho người ta chết.
(38) Sau đó, ông Giôxép, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ðức Giêsu xuống. Ông Giôxép này là một môn đệ theo Ðức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxép đến hạ thi hài Người xuống. (39) Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Ðức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. (40) Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà cuốn, theo tục lệ chôn cất của người Dothái. (41) Nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. (42) Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Ðức Giêsu ở đó.(Ga 19, 38-42).
Tại sao những kẻ gian phi bị đánh dập ống chân ?
(31) Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (32) Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. (33) Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (34) Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,31-34).
Chúng ta đã nói, nếu không có gì đặc biệt, người tử tội bị đóng đinh có thể sống trên cây thập giá từ 3 ngày đến 7 ngày. Tai sao đánh gập ống chân, họ lại chết quá mau ? Chúng ta cũng đã nói, thường lý hình cũng làm một bệ nhỏ để người tử tội có thể dựa vào hay đứng lên trên. Khi bị đánh gãy ống chân, họ không còn điểm tựa, chỉ còn hai tay bị treo trên thập giá. Sức hút của trái đất làm cho máu của họ chảy xuống, không thể nào lên tới đầu được và như thế chỉ trong vòng 15 phút là họ phải chết vì máu không lên được nảo: nảo thiếu dưỡng khí !
Việc chôn cất Chúa phải hoàn tất trước 18 giờ chiều, vì là giờ khởi đầu Đại Lễ Vượt Qua. Ngày thứ nhất trong tuần Đức Giêsu đã chỗi dậy: “(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Ðang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại".(Lc 24,1-7).
Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
TUẦN THÁNH, chúng ta cùng bước theo con đường thập giá của Đức Kitô. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.
Các Giờ Phụng Vụ trong Tuần này thường kéo dài nhiều giờ; nhưng đây là dịp để chúng ta hy sinh nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa và sống các Mầu Nhiệm trong Tuần Thánh.
Xin hãy cầu nguyện cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta hy sinh nhiều hơn trong sự suy ngẫm các mầu Nhiệm cuộc đời đau khổ, chịu nạn, chịu chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại với Chúa trong đời sống trong sạch, hoà hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Viết theo “Giáo trình Bí Tích Thánh Thể”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 1996; “Giáo trình Kitô học”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 2007- Cha Giáo Aug Nguyễn Văn Trinh.
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo. Trong Tuần Thánh này, Phụng vụ Lời Chúa công bố các bài Thương khó của Chúa Giêsu:
- Chúa Nhật Lễ Lá: Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66)
Năm B thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47)
Năm C thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56)
- Thứ Sáu Tuần Thánh: Thánh Gioan (18,1 – 19,42)
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu. Như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Trong TUẦN THÁNH, đọc lại Thánh Kinh và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó để thêm lòng yêu mến Chúa.
1- TIỆC VƯỢT QUA ?
a) Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ?
“(17) Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (18) Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". (19) Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua” (Mt 26,17-19).
Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô: “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.
Chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề:
1.Nếu lễ Vượt Qua là Đại lễ của người Do Thái thì tuyệt đối không thể xử án và thi hành án, nhất là án tử, vì sẽ làm cho cả thành ra ô uế và sẽ không thể cử hành đại lễ.
2.Theo thông lệ vào ngày 14 NISAN, tức là RẰM THÁNG GIÊNG của người Do Thái, người ta sẽ giết chiên vào lúc 13 giờ trưa và 18 giờ sẽ khởi đầu ăn lễ Vượt Qua. Nếu Đức Giêsu thực sự ăn lễ Vượt Qua, thì sẽ không thể xảy ra cuộc hành hình được !
3.Như thế chúng ta sẽ thấy thánh Gioan có thể cho chúng ta giờ giấc chính xác nhất. Khi Philatô đưa Đức Giêsu cho dân chúng thấy ECCE HOMO ! NÀY LÀ NGƯỜI: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (Ga 19, 14).
4.Nếu nói theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu bị ĐÓNG ĐINH là giờ giết chiên. Như thế khi Đức Giêsu “ăn lễ Vượt Qua”, thì chưa đến giờ giết chiên [Đương nhiên thánh Gioan muốn nhấn mạnh chính Đức Giêsu là CHIÊN ĐÍCH THỰC BỊ SÁT TẾ] như thế, tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu không thể có chiên Vượt Qua được ! Thực sự, cả 4 Phúc Âm đều nói về lễ Vượt Qua, nhưng đọc kỹ, chúng ta không thấy nói về con chiên nào cả.
5.Một vấn đề mới nẩy sinh: có được phép ăn lễ Vượt Qua MÀ KHÔNG CÓ CHIÊN hay không ? Chúng ta thấy:
-Không phải tất cả mọi người Do Thái đều có đủ tài chánh để lên Giêrusalem, tức là họ vẫn phải ở nhà. Theo sách Luật, cứ 10 đàn ông, phải giết một con chiên. Một người vị vọng trong làng hay là người gia trưởng trong gia đình sẽ giết chiên.
-Nhưng nếu có một thôn xóm quá nghèo, không có tiền mua chiên thì sao ? Họ vẫn có quyền ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Những người phải đi làm xa xôi, trên biển, trên rừng…không có chiên, vẫn phải ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên.
-Nhóm Qumran chống lại phụng vụ Đền Thờ Giêrusalem. Họ có thời biểu ăn lễ Vượt Qua không giống thời biểu của Đền Thờ. Theo Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả thuộc về nhóm Qumran này.
-Chúng ta biết, sau phép lạ làm cho Lazarô sống lại, Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án. Người không thể đi lại công khai giữa dân chúng được “(53) Từ ngày đó, họ quyết định giết Ðức Giêsu. (54) Vậy Ðức Giêsu không đi lại công khai giữa người Dothái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Épraim. Người ở lại đó với các môn đệ. (55) Lễ Vuợt Qua của người Do thái đã gần. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem trước lễ Vượt Qua để thanh tẩy mình. (56) Họ tìm Ðức Giêsu và đứng trong Ðền Thờ bàn tán với nhau: "Các ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ không lên dự lễ chăng?" (57) Còn các thượng tế và người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.” (Ga 11,53-57).
- Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nói: Đức Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Người cùng các môn đệ ăn lễ thật lặng lẽ, “trong bí mật”, vì đang bị lùng bắt. Đó cũng là lý do không có chiên.
b) Diễn tiến một bữa tiệc Vượt Qua
Tiệc Vượt Qua phải bắt đầu vào lúc 18 giờ và kéo dài đến 24 giờ đêm. Người ta căn cứ vào 4 tuần rượu để chia tiệc này ra làm 4 phần:
1. Chén rượu thứ nhất: khai vị
Khi ngồi vào bàn tiệc, người ta uống chén đầu tiên; ăn cuộn rau đắng, chấm vào chén giấm chua màu gạch đỏ, để nhớ đến những ngày khổ nạn bên Ai Cập. Mỗi thực khách đều có chén rượu riêng của mình, nhưng trước mặt người chủ tiệc, có một chén rượu to, sẽ được trao cho mọi người theo nghi thức và mọi người uống chung. Chúng ta căn cứ vào chén này để nói về tiệc Vượt Qua.
(14) Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. (15) Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. (16) Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa".
(17) Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. (18) Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến".(Lc 22,14-18)
2. Chén thứ hai: mở đầu buổi tiệc
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua: chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Bắt đầu tiệc, người chủ tiệc long trọng cầm tấm bánh chúc lành cho bữa tiệc. ĐÂY LÀ LÚC ĐỨC GIÊSU TRUYỀN PHÉP BÁNH. Các môn đệ kinh ngạc vì Đức Giêsu không đọc công thức truyền thống, nhưng chủ ý nói đến: (19) Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".(Lc 22,19).
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
3. Chén thứ ba: Chén chúc tụng
“(20) Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22,20).
Sau khi ăn xong, tất cả những gì dư thừa đều dọn xuống. Đây là lúc Đức Giêsu TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Chúng ta thấy có hai lần truyền phép, nhưng cách nhau bằng một bữa tiệc. Đầu tiệc truyền phép trên bánh, sau đó là bữa ăn: người ta ăn cả một con chiên và uống thoải mái. SAU BỮA TIỆC, ĐỨC GIÊSU MỚI TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Nên chúng ta không lấy làm lạ, khi trong Thánh lễ, chúng ta nghe đọc “SAU BỮA ĂN TỐI”.
Sau chén CHÚC TỤNG, người ta sẽ đọc phần đầu của những thánh vịnh HALLEL (Tv 105-107). Rồi tiếp tục trao đổi với nhau.
4. Chén thứ tư: chén kết thúc tiệc
Khi muốn kết thúc tiệc, tức khoảng 24 giờ. Người chủ tiệc cất tiếng đọc phần cuối các Thánh Vịnh Hallel (Tv 111-115), sau đó các thực khách đều uống chung chén rượu cuối cùng và rời bàn tiệc: lúc đó khoảng 24 giờ khuya.
(26) Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. (27) Ðức Giêsu nói với các ông: "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. (28) Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". (29) Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không". (30) Ðức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". (31) Nhưng Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. (32) Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani.
2- GIẾTSEMANI - BỊ BẮT VÀ HỎI CUNG
Tại sao Đức Giêsu đến Vườn cây dầu Giếtsêmani ?
Có 2 lý do:
1) Vào lễ Vượt Qua dân chúng kéo về Giêrusalem quá đông (trên nửa triệu người, trong khi thành Giêrusalem chỉ đủ sức chứa 200 ngàn mà thôi), không đủ chỗ nơi hàng quán; thêm nữa, người nghèo không có tiền để vào nhà trọ, nên phần đông tấp vào vườn cây dầu ngoài thành để ngủ qua đêm.
2) Vào thời gian thành phố đầy người, những phần tử bất hảo tụ tập lại trong vườn cây dầu, đặc biệt là nhóm Zelốt, “nhóm dao găm”. Chúng ta cũng nên nhớ, lúc đó Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án và bắt mọi người “ai biết Người ở đâu” phải chỉ điểm. Đức Giêsu phải trốn lẫn trong đám dân ô hợp. Có lẽ Người thường đến trú một góc nào đó trong vườn, mà Giuđa rất quen thuộc, nên dễ dàng chỉ điểm: (1) Sau khi nói những lời đó, Ðức Gisu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với môn đệ đi vào. (2) Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.” (Ga 18,1)
a. Ai bắt Đức Giêsu ?
Các Phúc Âm đều nói:
(43) Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. (44) Kẻ nộp Ðức Giêsu đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận". (45) Vừa tới, Giuđa tiến lại gần Người và nói: "Thưa Thầy!", rồi hôn Người. (46) Họ liền tra tay bắt Người. (47) Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nói đứt tai.
(48) Ðức Giêsu nói với họ: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt tôi như bắt một tên cướp vậy? (49) Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Ðền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm". (50) Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. (51) Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. (52) Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.” (Mc 14,43-52).
“(52) Rồi Ðức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Ðền Thờ và kỳ mục đến bắt Người” (Lc 22,52)
Phúc Âm thánh Gioan viết: “(12) Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại.”(Ga 18,12).
Các Phúc Âm Nhất Lãm đều chỉ nói những người của Đền Thờ đến bắt Đức Giêsu, nhưng cách nói của thánh Gioan làm chúng ta liên tưởng đến cơ đội của La mã. Chúng ta biết: vào dịp lễ Vượt Qua, tất cả các tư tế và các thầy Lêvi phải tựu về Giêrusalem. Vào thời của Đức Giêsu, nhiều tác giả cho rằng có khoảng 20 ngàn tư tế và 20 ngàn Lêvi. Các thầy Lêvi lo trật tự Đền Thờ. Có lẽ chính họ là những người đi bắt Đức Giêsu. Thêm nữa. Cũng trong thời gian này, để giữ an ninh trật tự, quan tổng trấn La mã phải có mặt tại Giêrusalem. Chúng ta cũng biết các cuộc nổi loạn của người Do Thái đều xảy ra trong các dịp này.
Vườn Giêtsêmani là nơi tụ tập rất đông quần chúng, nhất là những nhóm nổi loạn chống người La mã, buộc lòng lính tráng phải cánh gác. Chắc chắn hằng đêm phải có lính rảo trong vườn này. Một đám đông từ Đền Thờ đến vây bắt Đức Giêsu như tù nhân, sẽ gây lộn xộn trong vườn, buộc lòng lính La mã phải xuất hiện. Như thế trong cuộc vây bắt Đức Giêsu, các thầy Lêvi của Đền thờ là chủ chốt; các Phúc Âm cũng nói đến sự có mặt của “các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục”(Lc 22,52), nhưng cũng có mặt quan quân La mã.
b. Cuộc xử án trong đêm
“Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.”(Mt 26,57; x.Mc 14,53).“(54) Họ bắt Ðức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế…(63) Những kẻ canh giữ Ðức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. (64) Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?" (65) Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
Chúng ta thấy Phúc Âm Nhất Lãm chỉ nói về việc Đức Giêsu bị điệu đến “Thượng Tế”, trong khi thánh Gioan nói rõ có 2 cuộc xử án ban đêm: tại nhà Hannas, sau đó tại nhà Kaiphas. Chúng ta thấy rõ âm mưu của Công Nghị (Sanhedrin) quyết bắt và giết Đức Giêsu: ngay trong đêm [sái Luật] mà đã có các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó !
(12) Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại. (13) Trước tiên, họ điệu Ðức Giêsu đến ông Khanna là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó… Vị thượng tế tra hỏi Ðức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. (20) Ðức Giêsu trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Dothái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. (21) Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì". (22) Ðức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" (23) Ðức Giêsu đáp:
"Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (24) Ông Khanna cho giải Người đến thượng tế Caipha, Người vẫn bị trói.” (Ga 18, 12-13. 19-24).
-Chúng ta biết từ thời đế quốc La mã đô hộ xứ Israel (năm 64 tcn), họ muốn đặt ai làm thượng thì họ đặt không cần đến chi tộc nhà Aaron gì cả. Ai không làm thỏa mãn họ là trong vòng 1 năm họ sẽ truất phế và đưa kẻ khác lên thay. Thế mà Hannas đã làm Thượng tế trong vòng 19 năm, tiếp đó Kaiphas là con rể, trước sau còn 5 người con của Hannas cũng làm thượng tế. Như thế chúng ta biết nhà Hannas đã quị lụy đế quốc La mã như thế nào.
-Mỗi năm chỉ có một thượng tế mà thôi ! Nhưng những vị cựu thương tế cũng được gọi chung là thượng tế như câu Ga 18,19. Nhiều lúc họ được gọi chung là các “vị thượng tế”, cách nói này thường để gọi các vị cựu thượng tế.
-Cuộc xử nơi nhà Hannas nhắm vào giáo lý của Đức Giêsu, vì sợ người rao giảng phản động chống lại người La mã. Còn nơi Kaiphas và Công Nghị, Đức Giêsu bị tra hỏi về sứ vụ của Đấng Messias:
-((55) Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, (56) vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. (57) Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: (58) "Chúng tôi nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Ðền Thờ Khác, không phải do tay người phàm!" (59) Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ không ăn khớp với nhau.” (Mc 14,55-59)
-Chúng ta sẽ thấy lời tuyên bố “phá Đền Thờ” làm cho Công nghị rất tức tối. Với họ việc đụng đến Đền thờ và Lề Luật là phạm thượng. Đền thờ là nơi duy nhất Thiên Chúa ngự giữa trần gian, đảm bảo sự thánh thiện của toàn dân. Lời tuyên bố của Đức Giêsu mang ý niệm phá vỡ không những Đền Thờ bằng gạch đá, nhưng cả Đền thờ tinh thần là Do Thái giáo. Đây là điều xúc phạm mà Công nghị ghim trong lòng để có thể giết Đức Giêsu. Chúng ta cũng thấy lời kết án này của Công nghị sẽ vang lên mãi trong thời bách hại Kitô giáo; tỉ dụ chúng ta thấy trong lời kết án Stêphanô: (11) Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xức phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa". (12) Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Ðồng. (13) Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. (14) Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét ấy sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta". (Cv 6,13-14); hay như, người Do Thái nêu lên lý do để bắt thánh Phaolô: “(27) Khi sắp hết thời gian bảy ngày, những người Dothái từ Axia đến thấy ông trong Ðền Thờ thì sách động toàn thể đám đông và tra tay bắt ông. (28) Họ tri hô: "Hỡi đồng báo Ítraen, giúp một tay nào ! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này ! Nó còn đem cả mấy người Hylạp vào Ðền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế". (29) Họ nói thế là vì trước đó họ đã thấy ông Tơrôphimô, người Êphêxô, cùng đi với ông Phaolô trong thành, và họ nghĩ ông Phaolô đã đưa ông ấy vào Ðền Thờ.” (Cv 21, 27-29).. Qua những chứng cứ này chúng ta có thể khắng định: Đức Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ, và đây là sự kiện lịch sử !
-Theo Luật Do Thái, để kết án một người nào, cần phải có hai nhân chứng đồng thuận với nhau: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội một lỗi nào; về bất cứ lỗi nào người ấy phạm, phải căn cứ vào lời của hai nhân chứng hay căn cứ vào lời của ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15).
- (60) Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?" (61) Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết. (65) Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: "Hãy nói tiên tri đi!" Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi.” (Mc 14,60-65).
- “Con Đấng Đáng Chúc Tụng”. Người Do Thái không bao giờ dám kêu đến Danh Thiên Chúa, nhưng phải nói tránh đi. “Đấng Đáng Chúc Tụng” chính là Thiên Chúa ! Câu hỏi sẽ là “Ong có phải là Con Thiên Chúa không ?”. Nơi Phúc Âm thánh Luca, câu hỏi đi vào trực tiếp: “Ong có phải là Đấng Messias thì nói cho chúng tôi biết” (Lc 22,67). Đức Giêsu trả lời: “Phải ! chính thế !”(Mc 14,62). Thực ra câu tuyên xưng này không có gì là phạm thượng cả. Sau này chúng ta sẽ thấy những người đứng đầu các cuộc nổi dậy, đều tự xưng mình là Đấng Messias: tỉ dụ như Bar Kochbar vào năm 135 scn. Chính câu nói tiếp theo mới gây xúc động cho Công nghị: “Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến”. Trong câu này Đức Giêsu đã sử dụng hai đoạn sách Thánh: Tv 110,1 và Đn 7,13. Chúng ta đọc trong Tv 110,1: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bẹ dưới chân con.” Việc ngồi bên hữu, tức là sử dụng quyền năng của Thiên Chúa, một vị trí ngang hàng với Thiên Chúa. Lời nói phạm thượng đã được nêu lên: “Ong là con người mà dám xem mình ngang hành với Thiên Chúa”. Câu Đn 7,13 nói về thị kiến: “Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.” Thường hình ảnh này được sử dụng để nói về Đấng Phán xét chung thẩm. Hai câu trích dẫn đều nói về thiên tính của Đức Giêsu, đồng thời cũng mang tính hăm dọa “những kẻ thù” trong cuộc xét xử chung thẩm.
- “Vị thượng tế liền xé áo mình ra”. Chúng ta nghe từ “xé” sẽ nghĩ rằng ông sẽ xé toan áo ra, nhưng thực sự việc rất đơn giản: chiếc áo trắng dài mà người Do Thái thường mặt, không có nút nào cả; nơi cổ khoét rộng để lọt đầu, ngay cổ áo có hai dây nhỏ để cột cổ áo. Khi “xé”, vị thượng tế chỉ cần bức đứt hai sợi dây nhỏ này mà thôi. Hành động này rất phổ biến trong dân Do Thái: a- khi nghe tin một người thân qua đời; khi nghe tin tức thống khổ của nhiều người, của cả dân tộc. Thái độ nói lên sự buồn khổ ! b- ý nghĩa thứ hai là khi nghe một lời phạm thượng ! bức xúc niềm tin, đau khổ không thể chịu được ! Đương nhiên một khi vị thượng tế “xé” áo mình ra vì lời phạm thượng, lập tức tất cả các vị tư tế, kỳ lão đang hiện diện cũng phải “xé” áo mình ra ! Thế là bản án đã mặc nhiên ký kết.
- Dù có 2 cuộc hỏi cung ban đêm, nhưng xử án ban tối không có giá trị đối với Lề Luật Do Thái.
Sau khi xử án xong, họ nhốt Đức Giêsu vào trong một phòng trong đền thờ, chờ đến sáng.
- Như chúng ta thấy trong Lc 22,66: “Khi trời sáng đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Ðồng”. Bản án chỉ có hiệu lực khi xử ban ngày. Vì thế, Công nghị phải họp lại, nhắc lại cuộc xử ban đêm một cách vội vã, để đem Người sang dinh tổng trấn: “Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết.
- Chúng ta biết từ khi đế quốc La mã đô hộ, Công nghị không còn quyền kết án và thi hành án tử. Đây là quyền của đế quốc La mã. Vì thế, Công nghị, một khi muốn giết Đức Giêsu, phải đưa đến Tổng Trấn.
3- CUỘC XỬ ÁN NƠI DINH PHILATO
Câu hỏi từ 2 ngàn năm nay được đưa ra, nhưng vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU ?
- Đọc Phúc Âm thánh Matthêu, chúng ta thấy một lời nói thật chua chát: “24) Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!" (25) Toàn dân đáp lại: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!"(Mt 27,24-25). Có lẽ từ câu nói này cộng thêm sự bách hại và nguyền rủa của người Do Thái mà nẩy sinh lòng thù ghét người Do Thái trong Kitô giáo ! Cả lịch sử Giáo hội đều cho thấy bóng đen của phong trào ANTISEMITISMUS đưa đến các SHOA, những trại tập trung của Đức Quốc Xã. Dấu ấn đen tối này cho đến nay vẫn chưa được rửa sạch. Luôn luôn kitô hữu vẫn cho Công Nghị Do Thái là nhân tố chính đưa đến cái chết của Chúa. Thực sự, kẻ thi hành bản án là người La mã. Chúng ta nhớ trong cuộc nổi dậy lần thứ nhất chống người La mã vào những năm 66-70 scn của người Do Thái, kết thúc bằng cuộc tàn phá Đền Thờ Giêrusalem. Trong cuộc nổi dậy, tất cả kitô hữu đều rời khỏi thành Giêrusalem trước cuộc chiến, vì thế đối với người Do Thái, các kitô hữu đều là những kẻ phản bội. Từ ngày đó trong 18 lời chúc tụng mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải đọc hằng ngày, đã thêm vào một lời nguyền rủa người kitô hữu. Sự xung khắc giữa kitô hữu và người Do Thái càng ngày càng lớn dần đến hôm nay.
- Kitô hữu ghét cay ghét đắng người Do Thái, thì ngược lại người La mã mới là tác nhân chính, đóng đinh Đức Giêsu, nhưng lại có cảm tình với kitô hữu. Không phải kitô hữu thương gì người La mã, nhưng sau khi người Do Thái nguyền rủa và bách hại kitô hữu, buộc kitô hữu phải lánh nạn vào trong đế quốc; đồng thời đế quốc là vùng truyền giáo mới mà kitô hữu cần gây cảm tình. Thế nên trong các Phúc Âm đã gia giảm bớt tội “giết Chúa” cho người La mã.
- Philatô không muốn dây dưa vào vấn đề tôn giáo; điều quan trọng của ông là chính trị và quân sự. Phúc Âm thánh Marcô ghi một câu: “Bởi ông (Philatô) thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Vì thế, tổng trấn tìm cách tha Đức Giêsu. Ong đã thực hiện 3 lần, nhưng đều thất bại, đành phải ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu: “Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người” (Ga 19,12)
- Lần thứ nhất: Philatô đã gởi Đức Giêsu đến với Herôđê, hy vọng là người đồng hương, Hêrôđê dễ dàng tha cho Đức Giêsu: “Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. (7) Và khi biết Người thuoäc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho gửi Người đến vua Hêrôđê, lúc ấy đang có mặt tại Giêrusalem. (8) Vua Hêrôđê thấy Ðức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. (9) Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. (10) Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. (11) Vua Hêrôđê cùng với bọn lính tỏ ra khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô. (12) Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.”(Lc 23, 6-12).
- Lần thứ hai: cho dân Do Thái chọn lựa giữa Đức Giêsu và Baraba: “(39) Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha cho một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Dothái cho các người không?" (40) Họ lại la lên rằng: "Ðừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!" Mà Baraba là một tên cướp”(Ga 18,39).
- Lần thứ ba: đánh đòn Đức Giêsu: “(1) Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. (2) Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. (3) Họ đến gần và nói: "Kính chào Vua dân Dothái!", rồi vả vào mặt Người.
(4) Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Dothái: "Ðây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy". (5) Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Ðây là người!" (6) Khi vừa thấy Ðức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Ðóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy". (7) Người Dothái đáp lại: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa".
(8) Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. (9) Ông lại trở vào dinh và nói với Ðức Giêsu: "Ông từ đâu mà đến?" Nhưng Ðức Giêsu không trả lời. (10) Ông Philatô mới nói với Người: "Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?" (11) Ðức Giêsu đáp lại: "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn".(Ga 19,1-11).
4- CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÁNH ĐÒN
Bà thánh Têrêsa Cả trong một đêm Giáng sinh, khi thấy tấm ảnh Chúa chịu đánh đòn, đã xúc động và ăn năn trở lại. Chúng ta chỉ nghe Chúa Giêsu chịu đánh đòn, nhưng như thế nào, không ai biết cả. Ngày nay, nhân cuộc khám phá TẤM KHĂN LIỆM THÀNH TURINÔ, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc đánh đòn này.
Dựa theo các dấu roi trên thân xác tử tội được đặt trong khăn liệm, các nhà khoa học đã kết luận:
- Vì các vết roi còn ghi lại trên đầu, lưng, hai cánh tay và bên hông, các nhà khoa học xác định: người bị đánh đòn bị trói khom lưng vào một trụ đá, hoàn toàn đưa lưng cho lý hình dễ đánh. Tử tội gần như ôm cột đá.
- Cây roi có một cáng dài độ nửa thước, phía trên có 5 sợi dây da. Mỗi dây có buộc thêm 5 cục chì. Như thế, một roi đánh vào đầu hay thân xác người tử tội, gồm 25 chục chì.
- Căn cứ vào các vết roi, các nhà khoa học cho rằng ít nhất là 10 người đã đánh đòn Đức Giêsu. Chúng ta biết đó là những người lính La mã lực lưỡng, khỏe mạnh. Họ đánh để cười nhạo người Do Thái, để trả thù, vì người Do Thái mà họ phải xa quê hương, vì người Do Thái mà nhiều người trong họ đã bị giết do nhóm Zelốt. Tất cả cơn giận của bộ đội La mã trút lên người Đức Giêsu. Họ đánh đập không còn phân biệt đâu là đầu, đâu là thân mình.
- Sau trận đòn, Đức Giêsu đã mê man vì xuất huyết nội. Những ngọn roi đập vào đầu, vào lưng gây xuất huyết trong sọ, trong phổi. Nếu không bị đóng đinh, Đức Giêsu cũng phải chết vì trận đòn này.
Sau trận đòn là cuộc chế nhạo người Do Thái: (16) Lính điệu Ðức Giêsu vào bên trong dinh, tức là dinh tổng trấn và tập trung cả cơ đội lại. (17) Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. (18) Rồi chúng chào bái Người: "Vạn tuế đức vua dân Dothái!" (19) Chúng dùng cây sậy đập đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. (20) Chế giễu chán, chúng lột áo điều Người ra để đóng đinh vào thập giá.” (Mc 15,16-20).
5- CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ
“(14) Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Dothái: "Ðây là vua các người!" (15) Họ liền la lớn: "Ðem đi! Ðem nó đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda". (16) Bấy giờ ông Philatô trao Ðức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều nói đến việc có người vác thập giá đỡ cho Đức Giêsu. Phúc Âm thánh Gioan không đá động gì đến:
-“(21) Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Ðức Giêsu. (22) Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ. (Mc 15,21-22)
- (32) Ðang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người. (Mt 27,32).
-(26) Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu (Lc 23,26).
“Có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó”. Ba Phúc Âm Nhất lãm đều cho tên ông là “Simon gốc Kyrênê”, có lẽ là KYRENAIKA, đây là một vùng ở Bắc Phi, có lẽ là nơi một số người Do Thái bị bắt lưu đày sang nơi đó. Hình ảnh một người cùng vác thập giá với Đức Giêsu gợi lên cho người tín hữu một ấn tượng rất mạnh: CÙNG VÁC THẬP GIÁ VỚI ĐỨC KITÔ. Để xác minh con người này, cộng đoàn tiên khởi truy tìm và ghi lại cả tên của hai người con của ông: Alêxanđê và Ruphô.
Chúng ta biết, thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chổ hành hình, tức là đồi Gôlghôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang (PATIBULUM) đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Theo (Ga 19,25), Đức Giêsu bị treo trên một STAURÓS. Stauros là một thứ thập giá hình chữ T, tức là không có phần trên, ló lên khỏi cây ngang. Nhưng đại đa số đều xem Đức Giêsu bị đóng đinh trên một thập giá (CRUZ) và động từ được dùng để chỉ việc đóng đinh là ANASTAUROO. Ít khi nói thập giá của Đức Giêsu là ZYLON (CÂY GỖ) như Cv 5,30 và Gl 3,13. Zýlon gợi lên lời nguyền rủa trong Đnl 21,22 ( “khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh em đã treo nó lên “cây”, nhưng anh em phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh em không được làm cho đất của anh em ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em làm gia nghiệp”)
Tại sao phải có người vác thập giá của Đức Giêsu ? Theo các nhà khoa học, sau trận đòn do 10 người lực lưỡng đánh bằng roi có gắn những cục chì, Đức Giêsu bị xuất huyết nội và đã mê man. Người đi không còn vững và có thể chết bất cứ lúc nào. Vì cần phải để cho Đức Giêsu sống cho đến lúc đóng đinh, nên quân lính cố giữ lấy mạng sống của Người, đành cho ông nhà quê vác hộ.
6- ĐỨC GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Thường những bức tranh hay tượng đều vẻ Đức Giêsu bị đóng đinh ngay giữa lòng bàn tay. Nay dựa vào khăn liệm thành Turinô, các nhà khoa học khẳng định: nếu đóng đinh vào giữa lòng bàn tay, khi bị treo lên, đinh sẽ làm tét bàn tay, làm cho thân của người tử tội bị đổ xuống, vì không có một điểm tựa nào chắc chắn. Thế nên, đinh đóng nơi tay, sẽ đóng dưới cùm tay, giữa hai xương cánh tay. Xương cùm tay sẽ giữ cho thân thể người tử tội không bị đổ xuống.
Về đinh đóng ở bàn chân, có thể một đinh dài đóng cả hai bàn chân để chồng lên nhau, hoặc đóng rời từng bàn chân vào thập giá.
Theo các nhà khoa học, tử tội bị treo trên thập giá, có thể sống lây lất từ 3 đến 7 ngày. Để kéo dài thời gian cho tử tội đứng trên thập giá, lý hình thường đóng thêm một cái bệ ở thập giá để tử tội có thể dựa mông vào, hoặc một bệ nhỏ dưới hai bàn chân để giữ thân xác tử tội lại. Vì thế có những họa sĩ vẻ Đức Giêsu bị đóng hai chân trực tiếp vào bệ nhỏ được đóng thêm vào thập giá.
Về Đức Giêsu:
-Đức Giêsu đứngtrên cây thập giá bao nhiêu tiếng đồng hồ ? Theo Thánh Luca, Người bị đóng đinh vào lúc 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi cho đến giờ thứ chín” (Lc 23,44). Thánh Matthêu cũng ghi nhận như thế (Mt 27, 45: Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín”). Còn Thánh Gioan lại cho con đường thập tự bắt đầu vào lúc12 giờ trưa: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng 12 giờ trưa” (Ga 19, 14). Trong khi đó thánh Marcô là xác định: “Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba” (Mc 15,25). Giờ nào đây ? Chắc chắn không thể chấp nhận giờ của Thánh Marcô được, lý do biết bao chuyện phải diễn ra trước lúc đóng đinh: xử án vào lúc 6 giờ sáng tại Công Nghị; đoàn lủ đưa Đức Giêsu đến dinh Pilatus, lại đưa đến nhà Herôđê, rồi trở lại dinh Pilatus, đánh đòn, chế nhạo, con đường thập tự …Biết bao sự kiện như vậy không thể diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ được. Có thể nói 3 Phúc Âm khác đã cho giờ chính xác. Vậy Thánh Marcô muốn nói gì ? Thực ra chúng ta biết, người Do Thái phải đọc kinh vào những giờ giấc nhất định trong ngày: 6 giờ sáng, 9 giờ, 12 giờ, 3 giờ chiều và 6 giờ chiều. Biến cố đóng đinh được đưa vào giờ phụng vụ như một biến cố thánh thiên dâng lên Thiên Chúa, như một lời cầu kinh, như một lễ vật.
-Người bị đóng đinh cùng với hai tên gian phi: “Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái” (Lc 23,33).
-“ (33) Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ, (34) chúng cho người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một cht m khơng chịu uống. (35) Ðĩng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. (36) Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. (Mt 27,33-36). Theo thói quen, khi có những cuộc đóng đinh như thế (chúng ta biết bản án đóng đinh dành cho những người nổi loạn, nhưng đối với người Do Thái đây là những anh hùng dám nổi dậy để chống đế quốc La mã, vì chỉ muốn giải phóng dân chúng – thế nên chúng ta không lạ gì khi dân chúng chọn Barabbas [BAR ABBA – CON CỦA CHA một tước danh của Đấng Messias ] hơn là Đức Giêsu), có rất nhiều phụ nữa đi theo, khi tới Golgotha, họ cho tử tội uống rượu pha với mộc dược, để họ ngất đi quên chút đau đớn. Ở đây chúng ta thấy không phải phụ nữ mà là lính La mã, những người hành hình Chúa.
-Bản án kê khai tội phản loạn: (19) Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nadarét, Vua dân Dothái". (20) trong dân Dothái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ỏ gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hípri, Latinh và Hylạp. (21) Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Dothái". (22) "Ông Philatô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"(Ga 19,19-22).
-Trên thập giá Đức Giêsu đã bị sỉ nhục:
+ Do các thượng tế, kinh sư và kỳ mục: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo”(Lc 23,35)
“(39) Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu (40) vừa nói: "Mi là kẻ phá được Ðền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" (41) Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: (42) "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ítraen! bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! (43) Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"(Mt 27, 39-43)
+ Người gian phi: (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" (40) Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".(Lc 23, 39-43).
7- ĐỨC GIÊSU CHẾT
-“Sao Ngài bỏ rơi con”. Đứng trên thập giá, Đức Giêsu đã kêu lên như thế. Thiên Chúa Cha có bỏ rơi Đức Giêsu hay không ? Thần học sẽ trả lời cho chúng ta câu nói này. Nếu đúng theo Luật Do Thái vào lúc 13 giờ, Đền Thờ sẽ chổi tù và, báo hiệu giờ giết chiên theo Luật đã đến, các kỳ mục phải trở về Đền Thờ, mọi người phải đem chiên đến Đền Thờ cho các thầy tư tế giết. Và khi giết chiên như thế, cả Đền thờ đều đọc Thánh vịnh 22 (21):
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?
Dù con thảm thiết kêu gào
nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời
Nhiều nhà Thánh Kinh cho rằng trong lúc mê man, Đức Giêsu vẫn còn nghe được văng vẵng tiếng tù giết chiên. Và như một người Do Thái đạo đức, Người đã nhớ đến Thánh Vịnh giết chiên. Nhưng Thánh vịnh này lại ám hạp ngay lúc Chúa còn phải đứng trên thập giá.
-“ (37) Ðức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. (38) Bức màn trướng trong Ðền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. (39) Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Ðức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa".” (Mc 15, 37-39).
- Chúng ta đã nói: người tử tội bị đóng đinh có thể sống lây lất từ 3 ngày đến 7 ngày. Tại sao Đức Giêsu chết quá mau như vậy. Tất cả các nhà khoa học đều cho rằng vì trận đòn quá độc ác, Đức Giêsu đã xuất huyết nội qua nhiều và đã mê man từ sau trận đòn đó. Người còn đứng vững trên thập giá mấy tiếng đồng hồ như thế, phải nói rằng Người rất khoẻ mạnh.
- (31) Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (32) Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. (33) Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (34) Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. (35) Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. (36) Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.(37) Lại có lời Kinh Thánh khác:Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu.” (Ga 19, 31-37)
Người ta đã đâm Chúa, máu và nước chảy ra, tức là những giọt nước và máu cuối cùng trong thân xác Người còn đọng lại nơi con tim, cũng đã chảy ra hết, cũng đã được ban cho nhân loại: Đức Giêsu không tiếc gì với chúng ta; Người trao ban cho chúng ta tất cả không những mạng sống của Người, mà ngay cả giọt máu cuối cùng, Người cũng không dành lại cho mình. Đây là dấu chứng tình yêu tuyệt đối của một Thiên Chúa: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là TÔI HẰNG HỮU” (Ga 8,28). Người lính đâm cạnh sườn, để bảo đảm Đức Giêsu đã chết thật. Ít nhất sự kiện lịch sử này cũng đủ minh chứng là Đức Giêsu đã chết thật, vì có những người cho rằng Đức Giêsu chỉ bị ngất đi, rồi sau đó tỉnh lại và trốn thoát. Các môn đệ mới dựng nên câu chuyện Chúa đã phục sinh. Lý thuyết này thật không vững, nhưng vẫn có những người muốn phá đổ Kitô giáo, loại huyền thoại, loại tất cả những gì siêu nhiên nơi Kitô giáo, biến Kitô giáo trở thành một triết lý trần tục, mang tính dối trá. Thêm nữa, sau khi bị đâm thâu như thế, Người được chôn trong huyệt đá với cả trăm cân mộc dược, hương trầm, như thế cũng đủ làm cho người ta chết.
(38) Sau đó, ông Giôxép, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ðức Giêsu xuống. Ông Giôxép này là một môn đệ theo Ðức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxép đến hạ thi hài Người xuống. (39) Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Ðức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. (40) Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà cuốn, theo tục lệ chôn cất của người Dothái. (41) Nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. (42) Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Ðức Giêsu ở đó.(Ga 19, 38-42).
Tại sao những kẻ gian phi bị đánh dập ống chân ?
(31) Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (32) Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. (33) Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (34) Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,31-34).
Chúng ta đã nói, nếu không có gì đặc biệt, người tử tội bị đóng đinh có thể sống trên cây thập giá từ 3 ngày đến 7 ngày. Tai sao đánh gập ống chân, họ lại chết quá mau ? Chúng ta cũng đã nói, thường lý hình cũng làm một bệ nhỏ để người tử tội có thể dựa vào hay đứng lên trên. Khi bị đánh gãy ống chân, họ không còn điểm tựa, chỉ còn hai tay bị treo trên thập giá. Sức hút của trái đất làm cho máu của họ chảy xuống, không thể nào lên tới đầu được và như thế chỉ trong vòng 15 phút là họ phải chết vì máu không lên được nảo: nảo thiếu dưỡng khí !
Việc chôn cất Chúa phải hoàn tất trước 18 giờ chiều, vì là giờ khởi đầu Đại Lễ Vượt Qua. Ngày thứ nhất trong tuần Đức Giêsu đã chỗi dậy: “(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Ðang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại".(Lc 24,1-7).
Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
TUẦN THÁNH, chúng ta cùng bước theo con đường thập giá của Đức Kitô. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.
Các Giờ Phụng Vụ trong Tuần này thường kéo dài nhiều giờ; nhưng đây là dịp để chúng ta hy sinh nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa và sống các Mầu Nhiệm trong Tuần Thánh.
Xin hãy cầu nguyện cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta hy sinh nhiều hơn trong sự suy ngẫm các mầu Nhiệm cuộc đời đau khổ, chịu nạn, chịu chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại với Chúa trong đời sống trong sạch, hoà hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Viết theo “Giáo trình Bí Tích Thánh Thể”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 1996; “Giáo trình Kitô học”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 2007- Cha Giáo Aug Nguyễn Văn Trinh.
Chú lừa Hô-sa-na
Hồng Lê
01:04 28/03/2010
Trích đoạn trong Chuyện Hai Con Lừa
Đó là một ngày oi bức! Cái oi nồng đặc trưng trước khi chuyển sang mùa mưa của vùng Trung Cận Đông. Cây cỏ khô cằn. Khắp nơi chỉ nhìn thấy toàn đá là đá, muốn tìm một bụi cây núp bóng cũng khó!
Chú lừa non đang đứng ở một hẻm núi còn chút cỏ xanh, bần thần không muốn ăn uống gì! Kể ra, một con lừa khác ở vị trí chú bây giờ hẳn sẽ khoái chí lắm. Đây là một chỗ trũng có mạch nước ngầm nên còn cỏ. Chủ của chú đã lấy gai lấp lối vào nên mọi người không tìm được chỗ này.
Chủ của chú cưng chú lắm! Chú chưa phải cõng ai bao giờ. Chỉ mới tuần vừa rồi, khi cậu chủ buộc chú ở đầu ngõ để xong việc sẽ dẫn chú đi ăn thì có một người đến dắt chú đi. Người đó dẫn chú đến trước mặt một vị dáng dấp đĩnh đạc, uy nghi. Người ta đỡ vị kia lên lưng chú rồi đi vào thành phố. Chú ngỡ như đời chú được sang trang mới. Dân chúng túa ra chung quanh và tung hô vang dội. Ai nấy mặt mày hớn hở, tay cầm cành lá thiên tuế như đón rước một Đức minh quân. Nhìn vẻ mặt phấn khích của họ, chú tưởng chừng họ đang chuẩn bị tôn vị này lên làm Vua. Như vậy, chú sẽ trở thành chú lừa hoàng gia. Đời chú sẽ sang trang: Chú sẽ được mang yếm cổ thật đẹp, lục lạc vàng ròng… Chú sẽ được ăn yến mạch loại thượng hạng, được ngủ nệm cói và có thêm tấm chăn rơm lúc Đông về… Chú sẽ…
Mà thôi, chú cũng chẳng tưởng tượng thêm được gì! Không khí ngày hôm nay thật ngột ngạt! Chú có cảm giác nghèn nghẹn trong lồng ngực. Chuyện xảy ra dồn dập trong một tuần qua khiến chú suy nghĩ nhiều và trầm tư hẳn đi! Con Người từng cưỡi lên lưng chú và được tung hô, giờ đang bị điệu đi dưới kia. Mới lúc sáng, chú thấy Người lê thê lếch thếch đi giữa hai hàng lính từ Đền thờ sang dinh Tổng Trấn, mình đầy máu me, tay buộc lòi tói, trên đầu còn quấn một vành gai… Chú chưa hề thấy cảnh này bao giờ! Và chú cũng không thể tưởng tượng nổi là con người lại có thể đối xử với nhau như thế; huống hồ đây là Người mà họ mới tôn vinh chỉ cách đây có mấy ngày. Đó chính là nguyên nhân chú lơ là đám cỏ xanh dưới chân.
Cái lúc Con Người ấy cưỡi chú vào thành, bên cạnh niềm hãnh diện được đi giữa rừng người trong tiếng hoan hô vang dậy, chú còn cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào như một nhân vật được chọn để làm nên lịch sử. Khi được chạm vào Con Người ấy, chú thấy như có một luồng điện chạy xuyên suốt khắp châu thân khiến chú cảm thấy mạnh mẽ hơn lên, dũng cảm hơn lên! Và khi được trả về cho chủ, chú thấy như thiếu thốn thứ gì đó vô cùng cần thiết cho chú. Hồi sáng, khi nhìn thấy cảnh Con Người ấy bị điệu đi như vậy, chú đã tức giận lao thẳng vào đám lính đá túi bụi. Mọi người la lên: “Con lừa điên! Con lừa điên!” Chủ của chú đã phải ra năn nỉ họ và dắt chú về. Có lẽ họ bận chú mục vào Con Người ấy nên cũng không mấy quan tâm đến chú và không khó dễ gì với chủ của chú… Chú muốn hét to lên: “Tôi không điên! Các người mới là đồ điên!” Nhưng âm thanh phát ra chỉ là tiếng ‘be, be’ não nuột. Chú thoáng thấy Con Người ấy nhìn chú, cái nhìn thật trìu mến thiết tha!
Chú tìm một gò đất cao để nhìn xuống xem sự thể bên dưới thành thế nào. Hình như họ lại điệu Con Người ra khỏi dinh Tổng trấn từ nãy giờ rồi. Lần này họ đi đến ngọn đồi Sọ phía bắc thành. Đây là nơi người ta xử tử tội nhân. Thế là Người phải chết ư? Chết như một tội nhân ư? Chú thật không hiểu loài người như thế nào nữa! Nhưng, sao chẳng thấy Con Người ấy đâu cả? À, Người kia rồi! Mà sao Người đi như bò thế kia? Ơ, hình như Người còn phải vác một cây Thập giá bằng gỗ to lắm. ‘Thân lừa ưa nặng’ như chú mà cũng không nghĩ rằng mình thồ nổi một cây gỗ to như thế! Chú chợt thấy cay cay nơi khóe mắt…
Bỗng, có tiếng gọi mơ hồ như từ xa xăm vọng lại: “Hô-san-na! Hô-san-na!” Chú lắc lắc đầu, không tin ở tai mình. Chẳng lẽ những người dưới kia vừa đi xử tội nhân vừa tung hô vạn tuế? Mà âm thanh từ dưới xa tít đó không thể nào vọng lên tới đây được! Một cảm giác nhột nhột dưới chân trước khiến chú cúi nhìn xuống: Một chú kiến càng đen trùi trũi đang bò lên chân chú, cái đầu lắc lư, bộ râu ngoắc ngoắc đầy thiện cảm: “Hô-san-na! Anh là Hô-san-na đó phải không?” Hô-san-na? Tên chú đó ư? Chắc có sự hiểu lầm gì đây? Nhưng chú chỉ ngoắc ngoắc tai chứ không trả lời. Gã kiến này thuộc loại lém lỉnh và mau miệng: “Mấy hôm trước, họ hàng tôi đang kiếm ăn giữa thành thì dân thành bỗng dưng túa ra ào ạt; may là tôi kịp xen dưới chân anh mới không bị dẫm lên. Đi dưới bóng chân anh, tôi thấy người người đứng hai bên đường đón anh đi qua, miệng hô vang: Hô-san-na, Hô-san-na. Tôi đoán chừng là họ kêu tên anh.” Chú biết ngay là gã kiến kia lầm to, nhưng bây giờ mà giải thích cho gã hiểu thật không dễ dàng gì! Hơn nữa, chú đang buồn bực và tâm trạng không được thoái mái lắm. Giá như lúc khác, có lẽ chú đã “tám” với gã cả ngày. Chú buông thõng: “Anh lầm tôi với ai rồi!” Gã kiến vẫn tiếp tục bi bô: “Sao mà lầm được, tôi nghe mùi chứ có phải nhìn bằng mắt thôi đâu! À, mà tên anh hay thật đấy! Tôi chưa từng nghe có con lừa hay con kiến nào có tên này. Mà đây lại là một cái tên nghe thật sang trọng!” Chú lừa trả lời giật cục: “Phải, vì lúc đó ngự trên lưng tôi là một Đấng vô cùng sang trọng!” “Ngự trên lưng anh ư? – Gã kiến chưng hửng – Cũng phải thôi, cái bóng của anh tôi còn chưa thấy hết thì làm sao thấy được Đấng ngự trên lưng anh. Dù sao thì được làm quen với anh cũng là vinh dự lớn nhất đời tôi rồi!” Chú lừa nheo nheo mắt… Thế đấy, ‘được làm quen với anh là vinh dự lớn nhất đời tôi rồi’! Vậy, cái vinh dự của chú còn to ngần nào khi chính Đấng ấy ngự trên lưng chú.
Chú lừa thẫn thờ đếm từng bước nặng nhọc về phía sườn núi. Ở chỗ này, chú có thể nghe rõ tiếng la hét phẫn nộ từ phia đám đông, chú còn nghe như có tiếng búa đóng vào đinh chát chúa. Ngực chú quặn thắt! Bước chân như càng nặng hơn...
Trời bỗng kéo mây vần vũ, sấm chớp nổi lên liên tục như muốn xé nát bầu trời ra làm nhiều mảnh, chung quanh tối đen như mực, cách nửa bước chân đã không thấy gì! Chú nhắm hướng một cái hang mà rảo bước theo quán tính vì e trời sắp đổ mưa to. Trời hơi hửng sáng trở lại khi chú vừa đến trước cửa hang, không gian lặng như tờ đến nỗi chú nghe rõ cả tiếng thở phập phồng của gã kiến càng.
Chú đứng lặng người không biết bao lâu, rồi chú thầm thì kể cho gã nghe những chuyện chú vừa trải qua, và giải thích từ Hô-san-na là do người ta tung hô Đấng ngự trên lưng chú chứ không phải tên chú, Đấng ấy giờ đã bị xử tử dưới kia… Gã kiến vẫn cứ bướng bỉnh: “Nhưng tôi gọi anh bằng cái tên Hô-san-na vẫn được chứ có hề gì đâu. Tôi thích thế!” Chú không thèm cãi, chầm chậm bước ra cửa hang. Trời đã sáng hẳn trở lại. Không hề có cơn mưa nào! Đoàn lính xử phạm nhân đang lục lục kéo về thành, ai nấy cúi đầu lặng lẽ. Trông dáng đi thất thểu của họ giống một đoàn binh bại trận trở về!
Phía đồi Sọ, có ba cây Thập Giá mới nổi lên in đậm trên nền trời chiều đỏ quạch…
Không hiểu sao, gã kiến càng bỗng hét toáng lên: “Hô-san-na! Hô-san-na!”
Đó là một ngày oi bức! Cái oi nồng đặc trưng trước khi chuyển sang mùa mưa của vùng Trung Cận Đông. Cây cỏ khô cằn. Khắp nơi chỉ nhìn thấy toàn đá là đá, muốn tìm một bụi cây núp bóng cũng khó!
Chú lừa non đang đứng ở một hẻm núi còn chút cỏ xanh, bần thần không muốn ăn uống gì! Kể ra, một con lừa khác ở vị trí chú bây giờ hẳn sẽ khoái chí lắm. Đây là một chỗ trũng có mạch nước ngầm nên còn cỏ. Chủ của chú đã lấy gai lấp lối vào nên mọi người không tìm được chỗ này.
Chủ của chú cưng chú lắm! Chú chưa phải cõng ai bao giờ. Chỉ mới tuần vừa rồi, khi cậu chủ buộc chú ở đầu ngõ để xong việc sẽ dẫn chú đi ăn thì có một người đến dắt chú đi. Người đó dẫn chú đến trước mặt một vị dáng dấp đĩnh đạc, uy nghi. Người ta đỡ vị kia lên lưng chú rồi đi vào thành phố. Chú ngỡ như đời chú được sang trang mới. Dân chúng túa ra chung quanh và tung hô vang dội. Ai nấy mặt mày hớn hở, tay cầm cành lá thiên tuế như đón rước một Đức minh quân. Nhìn vẻ mặt phấn khích của họ, chú tưởng chừng họ đang chuẩn bị tôn vị này lên làm Vua. Như vậy, chú sẽ trở thành chú lừa hoàng gia. Đời chú sẽ sang trang: Chú sẽ được mang yếm cổ thật đẹp, lục lạc vàng ròng… Chú sẽ được ăn yến mạch loại thượng hạng, được ngủ nệm cói và có thêm tấm chăn rơm lúc Đông về… Chú sẽ…
Mà thôi, chú cũng chẳng tưởng tượng thêm được gì! Không khí ngày hôm nay thật ngột ngạt! Chú có cảm giác nghèn nghẹn trong lồng ngực. Chuyện xảy ra dồn dập trong một tuần qua khiến chú suy nghĩ nhiều và trầm tư hẳn đi! Con Người từng cưỡi lên lưng chú và được tung hô, giờ đang bị điệu đi dưới kia. Mới lúc sáng, chú thấy Người lê thê lếch thếch đi giữa hai hàng lính từ Đền thờ sang dinh Tổng Trấn, mình đầy máu me, tay buộc lòi tói, trên đầu còn quấn một vành gai… Chú chưa hề thấy cảnh này bao giờ! Và chú cũng không thể tưởng tượng nổi là con người lại có thể đối xử với nhau như thế; huống hồ đây là Người mà họ mới tôn vinh chỉ cách đây có mấy ngày. Đó chính là nguyên nhân chú lơ là đám cỏ xanh dưới chân.
Cái lúc Con Người ấy cưỡi chú vào thành, bên cạnh niềm hãnh diện được đi giữa rừng người trong tiếng hoan hô vang dậy, chú còn cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào như một nhân vật được chọn để làm nên lịch sử. Khi được chạm vào Con Người ấy, chú thấy như có một luồng điện chạy xuyên suốt khắp châu thân khiến chú cảm thấy mạnh mẽ hơn lên, dũng cảm hơn lên! Và khi được trả về cho chủ, chú thấy như thiếu thốn thứ gì đó vô cùng cần thiết cho chú. Hồi sáng, khi nhìn thấy cảnh Con Người ấy bị điệu đi như vậy, chú đã tức giận lao thẳng vào đám lính đá túi bụi. Mọi người la lên: “Con lừa điên! Con lừa điên!” Chủ của chú đã phải ra năn nỉ họ và dắt chú về. Có lẽ họ bận chú mục vào Con Người ấy nên cũng không mấy quan tâm đến chú và không khó dễ gì với chủ của chú… Chú muốn hét to lên: “Tôi không điên! Các người mới là đồ điên!” Nhưng âm thanh phát ra chỉ là tiếng ‘be, be’ não nuột. Chú thoáng thấy Con Người ấy nhìn chú, cái nhìn thật trìu mến thiết tha!
Chú tìm một gò đất cao để nhìn xuống xem sự thể bên dưới thành thế nào. Hình như họ lại điệu Con Người ra khỏi dinh Tổng trấn từ nãy giờ rồi. Lần này họ đi đến ngọn đồi Sọ phía bắc thành. Đây là nơi người ta xử tử tội nhân. Thế là Người phải chết ư? Chết như một tội nhân ư? Chú thật không hiểu loài người như thế nào nữa! Nhưng, sao chẳng thấy Con Người ấy đâu cả? À, Người kia rồi! Mà sao Người đi như bò thế kia? Ơ, hình như Người còn phải vác một cây Thập giá bằng gỗ to lắm. ‘Thân lừa ưa nặng’ như chú mà cũng không nghĩ rằng mình thồ nổi một cây gỗ to như thế! Chú chợt thấy cay cay nơi khóe mắt…
Bỗng, có tiếng gọi mơ hồ như từ xa xăm vọng lại: “Hô-san-na! Hô-san-na!” Chú lắc lắc đầu, không tin ở tai mình. Chẳng lẽ những người dưới kia vừa đi xử tội nhân vừa tung hô vạn tuế? Mà âm thanh từ dưới xa tít đó không thể nào vọng lên tới đây được! Một cảm giác nhột nhột dưới chân trước khiến chú cúi nhìn xuống: Một chú kiến càng đen trùi trũi đang bò lên chân chú, cái đầu lắc lư, bộ râu ngoắc ngoắc đầy thiện cảm: “Hô-san-na! Anh là Hô-san-na đó phải không?” Hô-san-na? Tên chú đó ư? Chắc có sự hiểu lầm gì đây? Nhưng chú chỉ ngoắc ngoắc tai chứ không trả lời. Gã kiến này thuộc loại lém lỉnh và mau miệng: “Mấy hôm trước, họ hàng tôi đang kiếm ăn giữa thành thì dân thành bỗng dưng túa ra ào ạt; may là tôi kịp xen dưới chân anh mới không bị dẫm lên. Đi dưới bóng chân anh, tôi thấy người người đứng hai bên đường đón anh đi qua, miệng hô vang: Hô-san-na, Hô-san-na. Tôi đoán chừng là họ kêu tên anh.” Chú biết ngay là gã kiến kia lầm to, nhưng bây giờ mà giải thích cho gã hiểu thật không dễ dàng gì! Hơn nữa, chú đang buồn bực và tâm trạng không được thoái mái lắm. Giá như lúc khác, có lẽ chú đã “tám” với gã cả ngày. Chú buông thõng: “Anh lầm tôi với ai rồi!” Gã kiến vẫn tiếp tục bi bô: “Sao mà lầm được, tôi nghe mùi chứ có phải nhìn bằng mắt thôi đâu! À, mà tên anh hay thật đấy! Tôi chưa từng nghe có con lừa hay con kiến nào có tên này. Mà đây lại là một cái tên nghe thật sang trọng!” Chú lừa trả lời giật cục: “Phải, vì lúc đó ngự trên lưng tôi là một Đấng vô cùng sang trọng!” “Ngự trên lưng anh ư? – Gã kiến chưng hửng – Cũng phải thôi, cái bóng của anh tôi còn chưa thấy hết thì làm sao thấy được Đấng ngự trên lưng anh. Dù sao thì được làm quen với anh cũng là vinh dự lớn nhất đời tôi rồi!” Chú lừa nheo nheo mắt… Thế đấy, ‘được làm quen với anh là vinh dự lớn nhất đời tôi rồi’! Vậy, cái vinh dự của chú còn to ngần nào khi chính Đấng ấy ngự trên lưng chú.
Chú lừa thẫn thờ đếm từng bước nặng nhọc về phía sườn núi. Ở chỗ này, chú có thể nghe rõ tiếng la hét phẫn nộ từ phia đám đông, chú còn nghe như có tiếng búa đóng vào đinh chát chúa. Ngực chú quặn thắt! Bước chân như càng nặng hơn...
Trời bỗng kéo mây vần vũ, sấm chớp nổi lên liên tục như muốn xé nát bầu trời ra làm nhiều mảnh, chung quanh tối đen như mực, cách nửa bước chân đã không thấy gì! Chú nhắm hướng một cái hang mà rảo bước theo quán tính vì e trời sắp đổ mưa to. Trời hơi hửng sáng trở lại khi chú vừa đến trước cửa hang, không gian lặng như tờ đến nỗi chú nghe rõ cả tiếng thở phập phồng của gã kiến càng.
Chú đứng lặng người không biết bao lâu, rồi chú thầm thì kể cho gã nghe những chuyện chú vừa trải qua, và giải thích từ Hô-san-na là do người ta tung hô Đấng ngự trên lưng chú chứ không phải tên chú, Đấng ấy giờ đã bị xử tử dưới kia… Gã kiến vẫn cứ bướng bỉnh: “Nhưng tôi gọi anh bằng cái tên Hô-san-na vẫn được chứ có hề gì đâu. Tôi thích thế!” Chú không thèm cãi, chầm chậm bước ra cửa hang. Trời đã sáng hẳn trở lại. Không hề có cơn mưa nào! Đoàn lính xử phạm nhân đang lục lục kéo về thành, ai nấy cúi đầu lặng lẽ. Trông dáng đi thất thểu của họ giống một đoàn binh bại trận trở về!
Phía đồi Sọ, có ba cây Thập Giá mới nổi lên in đậm trên nền trời chiều đỏ quạch…
Không hiểu sao, gã kiến càng bỗng hét toáng lên: “Hô-san-na! Hô-san-na!”
Chiều sâu của Thập Giá
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:13 28/03/2010
CHIỀU SÂU CỦA THẬP GIÁ
Qua cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô, chúng ta nhận ra một điều là toàn thể công nghị Do Thái hết sức lúng túng khi tìm lý do để kết tội Đức Giêsu. Điều mà họ có thể kết án là vì Đức Giêsu đã xưng mình là Con Thiên Chúa, nhưng đó lại là vấn đề tôn giáo, vì vậy khi đứng trước quan Phongxiô Philatô là quan tổng trấn thay quyền Roma cai trị một đất nước bị trị Do Thái, họ đã không dám đưa lý do tôn giáo nên tố cáo rằng Ngài xách động dân chúng và xúi dân đừng nộp thuế cho vua Xê-da. Thậm chí họ còn đi đến mức độ đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình nữa khi nói là “Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xê-da”( Ga 19,15).
Từ cội nguồn, dân Do Thái nhận Thiên Chúa làm Chúa, làm Vua của mình. Vào thời tiên tri Samuel, khi dân chúng đòi lập vua, đã được coi là một sự thoái hoá về tôn giáo và Samuel đã phải thỉnh cầu ý của Gia-vê, phải lấy làm đau lòng khi bó buộc lập vua Saun cho dân Do Thái (x.1Sm 8, 1-22). Vậy mà bây giờ họ lớn tiếng nói rằng “Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xê-da”. Rõ ràng là lòng hận thù đã đẩy họ xa tới mức cố tình tìm mọi cách để giết Đức Giêsu và vì thế, cho dù những sự xấu hổ nhất đến với họ, họ cũng dám chấp nhận. Hơn nữa, khi Philatô thấy rõ lý do của họ đưa ra không xác thực nên ông có ý cứu Đức Giêsu. Ông nghĩ rằng, một tên tướng cướp so với Đức Giêsu thì dân chúng sẽ chọn để tha cho Đức Giêsu, nhưng dân chúng đã chấp nhận “giết Giêsu” và “tha cho Baraba” (Lc 23,18). Thật là một nỗi hổ nhục !. Thực ra, đó lại chính là lý do mà Đức Giêsu đã tự chọn để hiến thân làm của lễ hy tế Vượt Qua. “Cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh thánh đã chép: Người bị liệt vào hàng phạm pháp” (Lc 22,37), Ngài đã tự hạ mình cho đến chết và cũng chỉ có sự thật duy nhất đó để giải thích cho chúng ta về cái chết của Đức Giêsu. Cái chết của Đức Giêsu trên Thập Giá được coi là “điên rồ” đối với dân ngoại, là một sự dại dột đối với Do Thái. (x. 1Cr 1,23)
Hôm nay, khi chứng kiến sự thương khó của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra một tình yêu cao vời của Đức Giêsu Kitô:
Nếu không có tình yêu đến mức độ người ta gọi là “điên rồ” ấy thì chúng ta vẫn trong bóng tối của sự chết;
Nếu không nhận ra một tình yêu cứu độ phải trả bằng giá đắt, trả bằng giá máu ấy thì chúng ta hôm nay cũng chẳng hơn gì những người hô vang “Đóng đinh nó vào Thập giá” (Mt 27,22-23).
Trên thực tế, vẫn diễn ra như vậy. Máu Chúa Giêsu vẫn đổ, đinh vẫn đóng trên Thập giá mỗi ngày vì chính tội lỗi của chúng ta. Đó là một biểu hiện loài người đã vô ơn, bạc phúc, đã không nhận ra tình yêu cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúng con nhận ra thân phận của mình nơi người trộm bị đóng đinh cùng với Chúa.
Nếu Chúa khôngchấp nhận bị liệt vào hàng trộm cướp
thì sao chúng con có thể gặp được Chúa - Đấng Cứu độ duy nhất đã đến trong trần gian.
Xin cho chúng con biết sám hối và tin vào lòng thương xót Chúa
như thân phận người tử tội trên Thập giá,
Xin cho chúng con đứng vững dưới chân Thập giá như Tông đồ Gioan
để nhận ra tình yêu cứu độ cao vời của Chúa,
Chúa đã chết cho toàn thể chúng con được sống.
Xin đừng để ai trong chúng con
tiếp tục vang lên những lời la hét:
“Đóng đinh nó vào Thập giá”.
Xin đừng để ai trong chúng con
sống mãi trong bóng tối của sự tội
và chết đi trong chính những sự kết án của mình.
Nhưng xin cho chúng con được hưởng Tình Yêu Cứu Độ trong Nước Cha trị đến. Amen.
Qua cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô, chúng ta nhận ra một điều là toàn thể công nghị Do Thái hết sức lúng túng khi tìm lý do để kết tội Đức Giêsu. Điều mà họ có thể kết án là vì Đức Giêsu đã xưng mình là Con Thiên Chúa, nhưng đó lại là vấn đề tôn giáo, vì vậy khi đứng trước quan Phongxiô Philatô là quan tổng trấn thay quyền Roma cai trị một đất nước bị trị Do Thái, họ đã không dám đưa lý do tôn giáo nên tố cáo rằng Ngài xách động dân chúng và xúi dân đừng nộp thuế cho vua Xê-da. Thậm chí họ còn đi đến mức độ đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình nữa khi nói là “Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xê-da”( Ga 19,15).
Từ cội nguồn, dân Do Thái nhận Thiên Chúa làm Chúa, làm Vua của mình. Vào thời tiên tri Samuel, khi dân chúng đòi lập vua, đã được coi là một sự thoái hoá về tôn giáo và Samuel đã phải thỉnh cầu ý của Gia-vê, phải lấy làm đau lòng khi bó buộc lập vua Saun cho dân Do Thái (x.1Sm 8, 1-22). Vậy mà bây giờ họ lớn tiếng nói rằng “Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xê-da”. Rõ ràng là lòng hận thù đã đẩy họ xa tới mức cố tình tìm mọi cách để giết Đức Giêsu và vì thế, cho dù những sự xấu hổ nhất đến với họ, họ cũng dám chấp nhận. Hơn nữa, khi Philatô thấy rõ lý do của họ đưa ra không xác thực nên ông có ý cứu Đức Giêsu. Ông nghĩ rằng, một tên tướng cướp so với Đức Giêsu thì dân chúng sẽ chọn để tha cho Đức Giêsu, nhưng dân chúng đã chấp nhận “giết Giêsu” và “tha cho Baraba” (Lc 23,18). Thật là một nỗi hổ nhục !. Thực ra, đó lại chính là lý do mà Đức Giêsu đã tự chọn để hiến thân làm của lễ hy tế Vượt Qua. “Cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh thánh đã chép: Người bị liệt vào hàng phạm pháp” (Lc 22,37), Ngài đã tự hạ mình cho đến chết và cũng chỉ có sự thật duy nhất đó để giải thích cho chúng ta về cái chết của Đức Giêsu. Cái chết của Đức Giêsu trên Thập Giá được coi là “điên rồ” đối với dân ngoại, là một sự dại dột đối với Do Thái. (x. 1Cr 1,23)
Hôm nay, khi chứng kiến sự thương khó của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra một tình yêu cao vời của Đức Giêsu Kitô:
Nếu không có tình yêu đến mức độ người ta gọi là “điên rồ” ấy thì chúng ta vẫn trong bóng tối của sự chết;
Nếu không nhận ra một tình yêu cứu độ phải trả bằng giá đắt, trả bằng giá máu ấy thì chúng ta hôm nay cũng chẳng hơn gì những người hô vang “Đóng đinh nó vào Thập giá” (Mt 27,22-23).
Trên thực tế, vẫn diễn ra như vậy. Máu Chúa Giêsu vẫn đổ, đinh vẫn đóng trên Thập giá mỗi ngày vì chính tội lỗi của chúng ta. Đó là một biểu hiện loài người đã vô ơn, bạc phúc, đã không nhận ra tình yêu cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúng con nhận ra thân phận của mình nơi người trộm bị đóng đinh cùng với Chúa.
Nếu Chúa khôngchấp nhận bị liệt vào hàng trộm cướp
thì sao chúng con có thể gặp được Chúa - Đấng Cứu độ duy nhất đã đến trong trần gian.
Xin cho chúng con biết sám hối và tin vào lòng thương xót Chúa
như thân phận người tử tội trên Thập giá,
Xin cho chúng con đứng vững dưới chân Thập giá như Tông đồ Gioan
để nhận ra tình yêu cứu độ cao vời của Chúa,
Chúa đã chết cho toàn thể chúng con được sống.
Xin đừng để ai trong chúng con
tiếp tục vang lên những lời la hét:
“Đóng đinh nó vào Thập giá”.
Xin đừng để ai trong chúng con
sống mãi trong bóng tối của sự tội
và chết đi trong chính những sự kết án của mình.
Nhưng xin cho chúng con được hưởng Tình Yêu Cứu Độ trong Nước Cha trị đến. Amen.
Chúa nhệt Lễ Lá: Chúc tụng Đức Vua
LM Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến
11:48 28/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá Năm C (ngày 28-03-2010) Chúc Tụng Đức Vua
Bản văn Tin Mừng: Lc 19:28-40
28 Nói những lời ấy xong, Đức Giê-su đi đầu, tiến lên Giê-ru-sa-lem.
29 Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo:30 "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi.31 Nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh cởi lừa người ta ra", thì cứ nói: “Chúa có việc cần dùng!
32 Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói.
33 Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra?” 34 Hai ông đáp: "Chúa có việc cần dùng.”
35 Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên.
36 Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường.
37 Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. 38 Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!
39 Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!” 40 Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!”
Giải thích Lời Chúa
- Đoạn 19:28-40 là phần cuối của hành trình Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem (x. 9:51; 18:31; 19:11.28; 18:35-19:46); như thế, chấm dứt sứ vụ rao giảng.
- Việc vào thành Giêrusalem mở ra giai đoạn cuối cùng trong sứ vụ của Người ở trần gian là chịu thương khó và sống lại, như lời Người đã tiên báo (x. 9:51; 12:50; 18:31-32).
- Đoạn nầy có thể phân chia thành 4 phần như sau:
- Phần I: Bối cảnh của trình thuật (19:28);
- Phần II: Sai hai môn đệ đi dẫn con lừa về (19:29-34);
- Phần III: Người vào thành như vị vua (19:35-37);
- Phần IV: Phản ứng của nhóm Pharisêô và quả quyết của Chúa Giêsu (19:39-40).
Phần I: Bối cảnh của trình thuật (19:28)
- Đoạn nầy liên hệ rất mật thiết với dụ ngôn mười nén bạc, đặt ngay trước nó (19:11-27).
- Trong phần mở đầu của dụ ngôn nầy, Luca ghi nhận là khi Người đến gần Giêrusalem, người ta nghĩ là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện (19:11; x. 10:9.11). Và người quý tộc trong dụ ngôn ấy sắp đi xa để nhận lãnh một nước; nghĩa là ông sẽ làm vua.
- Những đồng bào của ông không muốn ông làm vua trên họ. Cả trong số gia nhân, cũng có một người từ chối làm lợi nén bạc được ông giao; chỉ vì không muốn ông làm vua trên anh ta (19:20-21).
- Quyết định sau cùng của vua rất dứt khoát: thưởng cho người làm theo lệnh ông, và trừng phạt những người không muốn ông làm vua trên họ (19:27).
- Dụ ngôn nầy chuẩn bị cho trình thuật vào thành Giêrusalem: Chúa Giêsu là vua, Nước Thiên Chúa đến giai đoạn quyết định khi Người vào thành Giêrusalem để hoàn tất cuộc thương khó, các thủ lãnh người Do thái và dân chúng từ chối Người là vua của họ (x. 19:39).
- “Lên Giêrusalem” (19:28) mang ý nghĩa rất đặc biệt trong tin mừng Luca. Ông đã dành mười chương để thuật lại những lời nói và biến cố quan trọng suốt hành trình, từ khi Chúa Giêsu quyết định lên Giêrusalem (9:51) cho đến lúc Người long trọng vào thành (19:37-38). Tất cả nhằm chuẩn bị cho biến cố hôm nay.
- Tuy biết Giêrusalem là nơi đã từng giết các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến (13:34), cũng là nơi cái chết của Người sẽ diễn ra, Người vẫn mạnh dạn tiến về đó như vị vua vào thành đô của mình.
Phần II:Sai hai môn đệ đi dẫn con lừa về (19:29-34)
- Bethania và Bethphage ở núi Cây Dầu là hai làng cuối cùng trên đoạn đường từ Giêricô về Giêrusalem.
- Đến đây, Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi dẫn về cho Người một con lừa (19:29-34).
- Phương cách ra lệnh và chỉ dẫn của Người cho thấy Chúa Giêsu chủ động và biết trước mọi việc sẽ xảy ra.
- Các môn đệ ra đi và mọi việc xảy ra đúng như Người nói trước. “Chúa cần đến nó” (19:31.34), các môn đệ lấy uy tín của Người - lời của chính Người - để dẫn con lừa về.
- Việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem ngồi trên lưng con lừa đã được loan báo trước trong Zacharia 9:9: “Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng chính trực, Đấng cứu độ, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ”. Bối cảnh của lời loan báo là vị vua nầy sẽ khôi phục lại đất nước Israel. Đặc tính của vị vua là chính trực, khiêm tốn và mang lại ơn cứu độ. Đó cũng là những đặc tính của Người Tôi Tớ đau khổ (x. 49:5; 53:11). Vậy, Chúa Giêsu sẽ tiến vào thành đô của Người như một vị vua khiêm tốn và chính trực để cứu dân.
Phần III:Người vào thành như vị vua (19:35-37)
- Trong câu 19:35 tên “Giêsu” được nêu lên hai lần, chỉ sự quan trọng của nó. Chúa Giêsu đăng quang.
- Các môn đệ đem con lừa đến cho Chúa Giêsu, phủ áo trên lưng con vật và họ đưa Người lên. Với những hành vi nầy, họ tôn vinh Chúa Giêsu là vua của họ.
- Tiếp theo đó, dân chúng trải áo xuống đường để Chúa Giêsu đi trên đó (19:36). Việc nầy mang ý nghĩa là họ công nhận Người là vua của họ, như trong câu chuyện của Jêhu. Ông báo tin cho những thuộc hạ của ông biết là Thiên Chúa sẽ xức dầu tấn phong làm vua trên Israel, tức thì họ reo hò và trải áo dưới chân ông bước đi (x. 2 Vua 9:12-13).
- Phần các môn đệ, các ông bắt đầu reo hò lớn tiếng và ca ngợi Thiên Chúa (19:37).
- Có thể các môn đệ ca ngợi Thiên Chúa là vì họ đã từng chứng kiến những việc Người làm và nhất là, họ đã nhận ra Thiên Chúa đang làm những việc kỳ diệu ấy trong vị Thầy của họ, như sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành đủ loại bệnh nhân được mang đến, Luca ghi nhận là dân chúng “ca ngợi Thiên Chúa” (18:43).
- Lời các môn đệ dùng để ca ngợi Thiên Chúa lấy từ Thánh vịnh 118:26, loan báo Đấng Thiên sai đến.: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến” (19:38a). Luca thêm vào đây “Đức Vua” và phần hai của câu “bình an trên trời và vinh quang trên cao thẳm” (19:38b). Gioan Tẩy Giả đã sai các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu có phải Người là “Đấng phải đến?”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi, mà chỉ bảo họ thuật lại cho Gioan điều họ xem thấy (7:19-20; 3:16). Vậy đến lúc nầy câu hỏi ấy được trả lời trực tiếp. Ma quỉ biết trước Chúa Giêsu đến như là Đấng Thánh của Thiên Chúa (4:34).
- Câu thánh vịnh nầy đã được trích dẫn trước đây trong mạch văn Chúa Giêsu than khóc vì sự cứng lòng của Giêrusalem (13:35). Theo lời Người, chính người Pharisêô sẽ nói lời nầy; nghĩa là họ sẽ phải tin vào Người, mới được thấy Người. Điều nầy chưa được thực hiện bây giờ, khi Người vào thành. Lúc nầy, chỉ các môn đệ ca ngợi Người.
- Danh hiệu “vua” lần đầu tiên được dùng cho Chúa Giêsu. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong chương 23. Người sẽ bị tố cáo là tự xưng là vua (23:2). Người xác nhận là vua trước mặt Philatô (23:3). Chính ông sẽ cho ghi tấm bảng “Đây là vua người Do thái” đóng trên thập giá của Người (23:38). Điều nghịch lý là chính người Do thái không chấp nhận vua của họ, mà lại chế giễu Người (23:37). Tuy vậy, Người vẫn là vua.
- Phần hai của lời ca ngợi trong Luca khác với Mathêô và Marcô (x. Mt 21:9; Mc 11:10), “Bình an trên trời và vinh quang trên cao thẳm” (19:38b).
- So sánh với lời của thiên sứ trong trình thuật giáng sinh, lời nầy thay đổi thành “bình an trên trời”; thay vì “bình an trên trần gian” (x. 2:14).
- Có thể hiểu như thế nầy, là trong ngày giáng sinh, các thiên sứ ca ngợi Con Thiên Chúa xuống trần và mang theo cả sự bình an cho những người Thiên Chúa hài lòng (1:78; 2:14). Đó là những người bé mọn, chứ không phải hạng thông thái và khôn ngoan (10:21).
- Trong suốt thời gian thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu ban sự bình an nầy cho những người bé mọn ấy (x. 7:50; 8:48; 10:5-6). Sự bình an, chính là bản thân Chúa Giêsu: Chúa Giêsu ở đâu, ở đó có sự bình an.
- Việc Chúa Giêsu là vua vào thành Giêrusalem được hiểu như Người đang tiến về thánh đô trên thiên quốc của Người. Vì đây là lúc chấm dứt sứ vụ rao giảng và đã bắt đầu hành trình về lại với Chúa Cha. Như thế, các môn đệ ca ngợi Thiên Chúa vì Chúa Giêsu-Bình An đang trở lại thánh đô trên trời (x. 19:38).
- Chữ “bình an” trong Luca xuất hiện lần cuối cùng trong lời Chúa Giêsu nói với những người trong thành Giêrusalem, khi Người than khóc nó.
- Sự bình an nầy ẩn dấu khỏi mắt họ, vì họ chẳng chấp nhận Chúa Giêsu (19:47). Chỉ sau khi Người đã sống lại, chữ “bình an” mới được dùng lần nữa trong câu ban bình an của Người cho các môn đệ (24:36). Điều nầy có nghĩa là thời gian từ lúc vào thành đến lúc Người sống lại, là thời gian của bóng tối và bất an, nên sự bình an không thể chung sống với chúng trên mặt đất nầy.
Phần IV: Phản ứng của nhóm Pharisêô và quả quyết của Chúa Giêsu (19:39-40).
- Dân thành Giêrusalem không chấp nhận đức Vua của họ, mà còn giết Người.
- Biểu hiện trước tiên, là người Pharisêô yêu cầu Người bảo các môn đệ của Người im lặng đi và không tung hô Người nữa. Họ từ khướt cách cứng cõi (19:39).
- Trong câu kết luận, Chúa Giêsu đưa ra một giả thiết là nếu các môn đệ của Người thôi không ca ngợi nữa, thì các hòn đá sẽ thét lớn tiếng ngợi khen Người (19:40).
Kết luận: Như là Chúa và vua của dân Israel (19:31.33.34), Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để chịu chết, Người sẽ ra khỏi đó trong vinh quang phục sinh và được Thiên Chúa đặt làm Chúa và Đấng Kitô của muôn người (Cv 2:36).
Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến giải thích bản văn
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang trình bày bản văn (với sự đồng ý của Tác Giả)
Bản văn Tin Mừng: Lc 19:28-40
28 Nói những lời ấy xong, Đức Giê-su đi đầu, tiến lên Giê-ru-sa-lem.
29 Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo:30 "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi.31 Nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh cởi lừa người ta ra", thì cứ nói: “Chúa có việc cần dùng!
32 Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói.
33 Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra?” 34 Hai ông đáp: "Chúa có việc cần dùng.”
35 Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên.
36 Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường.
37 Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. 38 Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!
39 Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!” 40 Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!”
Giải thích Lời Chúa
- Đoạn 19:28-40 là phần cuối của hành trình Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem (x. 9:51; 18:31; 19:11.28; 18:35-19:46); như thế, chấm dứt sứ vụ rao giảng.
- Việc vào thành Giêrusalem mở ra giai đoạn cuối cùng trong sứ vụ của Người ở trần gian là chịu thương khó và sống lại, như lời Người đã tiên báo (x. 9:51; 12:50; 18:31-32).
- Đoạn nầy có thể phân chia thành 4 phần như sau:
- Phần I: Bối cảnh của trình thuật (19:28);
- Phần II: Sai hai môn đệ đi dẫn con lừa về (19:29-34);
- Phần III: Người vào thành như vị vua (19:35-37);
- Phần IV: Phản ứng của nhóm Pharisêô và quả quyết của Chúa Giêsu (19:39-40).
Phần I: Bối cảnh của trình thuật (19:28)
- Đoạn nầy liên hệ rất mật thiết với dụ ngôn mười nén bạc, đặt ngay trước nó (19:11-27).
- Trong phần mở đầu của dụ ngôn nầy, Luca ghi nhận là khi Người đến gần Giêrusalem, người ta nghĩ là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện (19:11; x. 10:9.11). Và người quý tộc trong dụ ngôn ấy sắp đi xa để nhận lãnh một nước; nghĩa là ông sẽ làm vua.
- Những đồng bào của ông không muốn ông làm vua trên họ. Cả trong số gia nhân, cũng có một người từ chối làm lợi nén bạc được ông giao; chỉ vì không muốn ông làm vua trên anh ta (19:20-21).
- Quyết định sau cùng của vua rất dứt khoát: thưởng cho người làm theo lệnh ông, và trừng phạt những người không muốn ông làm vua trên họ (19:27).
- Dụ ngôn nầy chuẩn bị cho trình thuật vào thành Giêrusalem: Chúa Giêsu là vua, Nước Thiên Chúa đến giai đoạn quyết định khi Người vào thành Giêrusalem để hoàn tất cuộc thương khó, các thủ lãnh người Do thái và dân chúng từ chối Người là vua của họ (x. 19:39).
- “Lên Giêrusalem” (19:28) mang ý nghĩa rất đặc biệt trong tin mừng Luca. Ông đã dành mười chương để thuật lại những lời nói và biến cố quan trọng suốt hành trình, từ khi Chúa Giêsu quyết định lên Giêrusalem (9:51) cho đến lúc Người long trọng vào thành (19:37-38). Tất cả nhằm chuẩn bị cho biến cố hôm nay.
- Tuy biết Giêrusalem là nơi đã từng giết các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến (13:34), cũng là nơi cái chết của Người sẽ diễn ra, Người vẫn mạnh dạn tiến về đó như vị vua vào thành đô của mình.
Phần II:Sai hai môn đệ đi dẫn con lừa về (19:29-34)
- Bethania và Bethphage ở núi Cây Dầu là hai làng cuối cùng trên đoạn đường từ Giêricô về Giêrusalem.
- Đến đây, Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi dẫn về cho Người một con lừa (19:29-34).
- Phương cách ra lệnh và chỉ dẫn của Người cho thấy Chúa Giêsu chủ động và biết trước mọi việc sẽ xảy ra.
- Các môn đệ ra đi và mọi việc xảy ra đúng như Người nói trước. “Chúa cần đến nó” (19:31.34), các môn đệ lấy uy tín của Người - lời của chính Người - để dẫn con lừa về.
- Việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem ngồi trên lưng con lừa đã được loan báo trước trong Zacharia 9:9: “Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng chính trực, Đấng cứu độ, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ”. Bối cảnh của lời loan báo là vị vua nầy sẽ khôi phục lại đất nước Israel. Đặc tính của vị vua là chính trực, khiêm tốn và mang lại ơn cứu độ. Đó cũng là những đặc tính của Người Tôi Tớ đau khổ (x. 49:5; 53:11). Vậy, Chúa Giêsu sẽ tiến vào thành đô của Người như một vị vua khiêm tốn và chính trực để cứu dân.
Phần III:Người vào thành như vị vua (19:35-37)
- Trong câu 19:35 tên “Giêsu” được nêu lên hai lần, chỉ sự quan trọng của nó. Chúa Giêsu đăng quang.
- Các môn đệ đem con lừa đến cho Chúa Giêsu, phủ áo trên lưng con vật và họ đưa Người lên. Với những hành vi nầy, họ tôn vinh Chúa Giêsu là vua của họ.
- Tiếp theo đó, dân chúng trải áo xuống đường để Chúa Giêsu đi trên đó (19:36). Việc nầy mang ý nghĩa là họ công nhận Người là vua của họ, như trong câu chuyện của Jêhu. Ông báo tin cho những thuộc hạ của ông biết là Thiên Chúa sẽ xức dầu tấn phong làm vua trên Israel, tức thì họ reo hò và trải áo dưới chân ông bước đi (x. 2 Vua 9:12-13).
- Phần các môn đệ, các ông bắt đầu reo hò lớn tiếng và ca ngợi Thiên Chúa (19:37).
- Có thể các môn đệ ca ngợi Thiên Chúa là vì họ đã từng chứng kiến những việc Người làm và nhất là, họ đã nhận ra Thiên Chúa đang làm những việc kỳ diệu ấy trong vị Thầy của họ, như sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành đủ loại bệnh nhân được mang đến, Luca ghi nhận là dân chúng “ca ngợi Thiên Chúa” (18:43).
- Lời các môn đệ dùng để ca ngợi Thiên Chúa lấy từ Thánh vịnh 118:26, loan báo Đấng Thiên sai đến.: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến” (19:38a). Luca thêm vào đây “Đức Vua” và phần hai của câu “bình an trên trời và vinh quang trên cao thẳm” (19:38b). Gioan Tẩy Giả đã sai các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu có phải Người là “Đấng phải đến?”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi, mà chỉ bảo họ thuật lại cho Gioan điều họ xem thấy (7:19-20; 3:16). Vậy đến lúc nầy câu hỏi ấy được trả lời trực tiếp. Ma quỉ biết trước Chúa Giêsu đến như là Đấng Thánh của Thiên Chúa (4:34).
- Câu thánh vịnh nầy đã được trích dẫn trước đây trong mạch văn Chúa Giêsu than khóc vì sự cứng lòng của Giêrusalem (13:35). Theo lời Người, chính người Pharisêô sẽ nói lời nầy; nghĩa là họ sẽ phải tin vào Người, mới được thấy Người. Điều nầy chưa được thực hiện bây giờ, khi Người vào thành. Lúc nầy, chỉ các môn đệ ca ngợi Người.
- Danh hiệu “vua” lần đầu tiên được dùng cho Chúa Giêsu. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong chương 23. Người sẽ bị tố cáo là tự xưng là vua (23:2). Người xác nhận là vua trước mặt Philatô (23:3). Chính ông sẽ cho ghi tấm bảng “Đây là vua người Do thái” đóng trên thập giá của Người (23:38). Điều nghịch lý là chính người Do thái không chấp nhận vua của họ, mà lại chế giễu Người (23:37). Tuy vậy, Người vẫn là vua.
- Phần hai của lời ca ngợi trong Luca khác với Mathêô và Marcô (x. Mt 21:9; Mc 11:10), “Bình an trên trời và vinh quang trên cao thẳm” (19:38b).
- So sánh với lời của thiên sứ trong trình thuật giáng sinh, lời nầy thay đổi thành “bình an trên trời”; thay vì “bình an trên trần gian” (x. 2:14).
- Có thể hiểu như thế nầy, là trong ngày giáng sinh, các thiên sứ ca ngợi Con Thiên Chúa xuống trần và mang theo cả sự bình an cho những người Thiên Chúa hài lòng (1:78; 2:14). Đó là những người bé mọn, chứ không phải hạng thông thái và khôn ngoan (10:21).
- Trong suốt thời gian thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu ban sự bình an nầy cho những người bé mọn ấy (x. 7:50; 8:48; 10:5-6). Sự bình an, chính là bản thân Chúa Giêsu: Chúa Giêsu ở đâu, ở đó có sự bình an.
- Việc Chúa Giêsu là vua vào thành Giêrusalem được hiểu như Người đang tiến về thánh đô trên thiên quốc của Người. Vì đây là lúc chấm dứt sứ vụ rao giảng và đã bắt đầu hành trình về lại với Chúa Cha. Như thế, các môn đệ ca ngợi Thiên Chúa vì Chúa Giêsu-Bình An đang trở lại thánh đô trên trời (x. 19:38).
- Chữ “bình an” trong Luca xuất hiện lần cuối cùng trong lời Chúa Giêsu nói với những người trong thành Giêrusalem, khi Người than khóc nó.
- Sự bình an nầy ẩn dấu khỏi mắt họ, vì họ chẳng chấp nhận Chúa Giêsu (19:47). Chỉ sau khi Người đã sống lại, chữ “bình an” mới được dùng lần nữa trong câu ban bình an của Người cho các môn đệ (24:36). Điều nầy có nghĩa là thời gian từ lúc vào thành đến lúc Người sống lại, là thời gian của bóng tối và bất an, nên sự bình an không thể chung sống với chúng trên mặt đất nầy.
Phần IV: Phản ứng của nhóm Pharisêô và quả quyết của Chúa Giêsu (19:39-40).
- Dân thành Giêrusalem không chấp nhận đức Vua của họ, mà còn giết Người.
- Biểu hiện trước tiên, là người Pharisêô yêu cầu Người bảo các môn đệ của Người im lặng đi và không tung hô Người nữa. Họ từ khướt cách cứng cõi (19:39).
- Trong câu kết luận, Chúa Giêsu đưa ra một giả thiết là nếu các môn đệ của Người thôi không ca ngợi nữa, thì các hòn đá sẽ thét lớn tiếng ngợi khen Người (19:40).
Kết luận: Như là Chúa và vua của dân Israel (19:31.33.34), Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để chịu chết, Người sẽ ra khỏi đó trong vinh quang phục sinh và được Thiên Chúa đặt làm Chúa và Đấng Kitô của muôn người (Cv 2:36).
Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến giải thích bản văn
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang trình bày bản văn (với sự đồng ý của Tác Giả)
Đi tìm câu trả lời cho vấn nạn đau khổ
Quang Huyền. OFM
11:50 28/03/2010
NHÂN DỊP MÙA CHAY- ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO VẤN NẠN ĐAU KHỔ
Gần đây chúng tôi có dịp tới thăm gia đình ông Liên ở Quận 9. Gia đình ông di cư từ Huế vào Sài Gòn năm 1968. Hai vợ chồng ông sinh được 3 người con và hy vọng vào những người con đó. Cuộc sống lam lũ nơi đất khách quê người, ông bà sẽ dễ dàng vượt qua để nuôi niềm hy vọng vào những người con. Nhưng đau khổ thay ba người con của họ lại bị tâm thần từ nhỏ. Nó như một “đòn” đau khổ giáng lên gia đình ông. Cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn và bi đát hơn. Chưa dừng lại ở đó, khi bước sang tuổi 75 ông chồng lại bị bại một chân không thể tiếp tục làm việc để nuôi con; bà vợ cũng bị đau cột sống, còng lưng đi lại rất khó khăn, không thể cầm xấp xé số để đi bán được. Cuộc sống của 5 con người rơi vào bế tắc, chỉ trông chờ vào sự hảo tâm của người khác. Đau khổ thể xác và tinh thần đang ngày đêm gặm nhấm những tấm thân gầy yếu của họ. Chúng ta có thể (tạm chấp nhận) gia cảnh này giả như họ đã ăn ở thất đức, ác độc. Nhưng ngược lại, gia đình ông bà lại rất đạo hạnh, có lòng tin vào Chúa và Rước Lễ hàng tuần. Hơn nữa, các người con của ông Liên trước đây là những đứa trẻ có tội tình gì? Trong khi đó, có biết bao người sống gian ác, tham nhũng, bóc lột người khác…vẫn sống nhởn nhơ trên nước mắt mà mồ hôi của dân lành.
Vậy tại sao những tai họa khổ đau luôn dáng xuống trên những con người vô tội này, chứ không phải là những người độc ác kia? Các đau khổ đến từ đâu, phải chăng nó đến từ Chúa, Chúa thử thách họ, nếu thế thì Thiên Chúa quá độc ác vì Ngài đã vô tâm trước đau khổ của con người? Đây là vấn nạn không chỉ mới xẩy đến cho gia đình ông Liên và con người thời nay mà thôi, nhưng nó đã là một vấn nạn trong thời đại của ông Gióp, tiền bán thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.
Giáo Hội đang hướng tới Tuần Thánh, thời gian tưởng niệm cách “đậm đặc” biến cố Tữ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; chúng ta thử trở về với sách Gióp để xem xét lại vấn nạn đau khổ của sách Gióp và đối chiếu với sách Khôn Ngoan, nhất là với đau khổ của Đức Giêsu, hầu đi tìm câu trả lời cho cho các đau khổ của con người trong đời sống đức tin hôm nay.
1.Những vấn nạn của sách Gióp
Trước khi đi tìm câu trả lời về vấn nạn nêu trên, chúng ta trở lại sách Gióp, để xem xét vấn đề đau khổ của nhân vật Gióp và những giới hạn của sách này về câu trả lời cho vấn đề đau khổ..
1.1.Vấn đề đau khổ của ông Gióp
Sách Gióp trình bày vấn đề đau khổ của người công chính. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của ông Gióp. Ông là một người công chính, nhưng lại chịu thử thách và bất công. Ông đau khổ, dù ý thức ông vô tội. Tác giả đã nêu lập trường cổ điển để giải thích trường hợp này. Ba người bạn ông Gióp trong tư cách bảo vệ giáo lý chính thống, chấp nhận giáo huấn cổ truyền, đã cho rằng sự đau khổ là hình phạt đối với tội lỗi (Lm Vũ Phan Long, OFM, Nền văn chương khôn ngoan, Lư hành nội bộ, tr.75). Theo quan niệm này thì đau khổ hay sung sướng là do hậu quả của đời sống đạo đức của cá nhân ngay tại thế. Quan điểm này được gọi là “Báo oán tại thế” của người Do thái (Thiên Chúa thưởng phạt ngay ở đời này”.
Tuy vậy, qua sách Gióp, chúng ta thấy ông Gióp đã không chấp nhận quan điểm đạo đức truyền thống này, vì ông và gia đình ông sống công chính. Vậy tại sao Thiên Chúa lại giáng tai họa xuống trên gia đình ông? Gióp biết mình vô tội hay ít ra mình không làm gì để đáng phải chịu thử thách quá lớn như vậy. Ông không tìm ra giải pháp cho vấn đề của cá nhân ông: “Sự an lành của kẻ xấu và người công chính đau khổ là chính ông, đấy chính là điều ông Gióp thấy và ông đặt lại vấn đề cho nền công lý của Thiên Chúa trong tương quan với loài người và thậm chí là sự tốt lành, thánh thiện và khôn ngoan của Người”( Sđd, tr 75).
Để rồi, qua cuộc đấu tranh và phản kháng sau đó, Gióp đã tẩy bỏ thanh luyện tâm trí ông hình ảnh của một Thiên Chúa xa bị méo mó theo quan điểm truyền thống cho rằng mọi đau khổ của ông là đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm về đau khổ của ông. Qua sự phản kháng này chúng ta thấy ông Gióp vẫn kiên trì mở lòng ra với Thiên Chúa bằng một niềm tin mãnh liệt và cho dù bị tổn thương bởi đau khổ để mong được gặp Thiên Chúa, được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống đức tin của mình” ( Lm Nguyễn Tiến Dũng, OFM, Tập bài giảng ngôn các Sách Giáo Huấn).
Vì thế, dù không hiểu được mầu nhiệm sự quan phòng của Thiên Chúa, Gióp cũng phải cúi đầu tin tưởng và chấp nhận (G 42,1-6), và câu trả lời của sách Gióp về đau khổ của người lành vẫn còn bỏ ngỏ.
1.2. Những giới hạn của sách Gióp
Thứ nhất, nguồn gốc của đau khổ vẫn là một vấn nạn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Qua các diễn từ mà Chúa đã phán dạy ông Gióp, ta thấy Ngài chưa trực tiếp đưa ra câu trả lời về vấn đề này. Về phần Gióp, ông đã chấp nhận sự trả lời của Thiên Chúa và rút lại những lời trách móc của ông: “Vì thế, điều đã nói ra con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42,6). Nhưng tác giả không cho ta biết ông Gióp đã chứng kiến điều gì và tại sao ông lại khân phục Thiên Chúa? (X.Sđd).
Thứ hai, vấn đề thưởng phạt hay đền bù được thực hiện ngay ở đời này vẫn còn vô lý. Chúng ta thấy ông Gióp nhờ kiên trì trong đức tin, cuối cùng Thiên Chúa đã ban lại tài sản gấp đôi cho ông. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái (G 42,13). Nhưng ở đây chúng ta thấy, vấn đề của cải Thiên Chúa ban thì có thể chấp nhận. Nhưng những người con của ông thì đâu có thể thay thế được. Những đứa con mà ông hằng thương yêu đã chết không có cách gì bù đáp nỗi. Sự mất mát tinh thần sẽ theo ông suốt cả cuộc đời? Hơn nữa, những nỗi đau khổ của những người con ông mà họ đã chết vì Thiên Chúa thử thách ông thì họ phải làm những vật hy sinh hay sao? Làm thế nào có thể hiểu được một vị Thiên Chúa công minh, yêu thương mà dùng cái chết của con người để đùa vui được?
Thực vậy, cách trả lời của sách Gióp về vấn đề người lành bị khổ và người ác lại sung sướng vẫn còn những giới hạn vì mặc khải của sách Gióp chưa đầy đủ. Nhưng cách thế sách Gióp đặt vấn đề đã là một chặng cho mặc khải tiến triển thêm. Phải đợi đến vài thế kỷ nữa, niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử, thưởng phạt ở đời sau mới rõ rệt và đưa ta gần đến giải đáp. Chúng ta tìm thấy câu trả lời tương đối rõ nét trong sách Khôn Ngoan.
2.Câu trả lời trong sách Khôn Ngoan
Sách Khôn Ngoan ra đời muộn thời hơn vào thế kỷ 1 tr. CN, tức sau sách Gióp 4 thế kỷ, nên đã có một viễn ảnh về linh hồn bất tử và vấn đề thưởng phạt, những vấn đề từng cật vấn và làm ray rứt ám ảnh bao hiền nhân, nay đã gặp được câu giải đáp. Sách đã trình bày cho con người một viễn ảnh cánh chung, một nền thần học về đời sống mai sau: “Sách Khôn ngoan có công lần đầu tiên nói rõ về đời sống sau cái chết” (Lm. I-nha-xi-ô Nguyễn Ngọc Rao,OP, Tìm Hiểu Các Sách Giáo Huấn, tr.56). Đó cũng là câu trả lời cho các đau khổ mà người công chính phải gánh chịu ở đời này cũng như những công trạng của họ trong đời sống đức tin mà sách Gióp chưa giải quyết.
2.1. Linh hồn bất tử
Chiều kích cánh chung mà sách Khôn Ngoan đề cập đến trước tiên được hàm chứa trong khái niệm “linh hồn con người bất tử” vì do chính Thiên Chúa dựng nên và giống hình ảnh của bản tính Ngài, cũng như sự chết và tội lỗi do chính con người chọn lựa vì thiếu sự khôn ngoan đích thực từ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên, làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,23).
Sự bất tử của con người không hệ tại ở chọn lựa của cá nhân con người cho bằng đó là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người sống trong niềm hạnh phúc không cùng trước mặt Ngài: “Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật. Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc. Và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (Kn 3,9).
Riêng đối với người công chính thì “linh hồn họ ở trong tay Chúa” (Kn 3,1). Theo một số nhà chú giải thì: “Đây là điều quả quyết của sách này. Trong các sách trước của Kinh Thánh, linh hồn chỉ có nghĩa là hơi thở, thực tế là sự sống của một các nhân, mà khi người này chết thì nó biến mất. Bây giờ linh hồn chỉ cái trong thân xác con người mà không chết đi cùng thân xác” (x.Lời Chúa cho mọi người, Bản dịch của nhóm CGKPV, phần chú giải, tr 1062).
Đối với người lành thì đau khổ chỉ là một giai đoạn thử thách chóng qua, nhằm thanh lọc tâm hồn họ, làm cho họ đáng hưởng ơn bất tử hạnh phúc hơn (Kn 3,1-4;19; 5,15-16; 6, 15-21) (Lm Nguyễn Ngọc Rao, Sđd tr 44). Vì vậy, các thử thách và cái chết không phải là hình phạt của Thiên Chúa dành cho người công chính. Tư tưởng này đã giải quyết được vấn nạn của sách Gióp về vấn đề đau khổ mà người công chính phải chịu và công trạng của họ trong việc thực hành nhân đức trong đời sống đức tin. Từ đó, sách Khôn Ngoan mở ra cho con người một chân trời mới về một cuộc sống mai hậu tuỳ vào sự thưởng phạt của Thiên Chúa công minh.
2.2. Thiên Chúa thưởng phạt người lành kẻ dữ
Chiều kích thứ hai mà sách Khôn ngoan đề cập đến cách hiển nhiên là vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa trước các hành động mà con người đã làm khi ở trần thế. Nói cách khác, đó là số phận của mỗi cá nhân trước toà phán xét của vị Thiên Chúa công minh và ngay thẳng trong vai trò là một Thẩm phán. Viễn ảnh cánh chung của sách Khôn ngoan trả lời cho sách Gióp cũng như những hiền nhân trước ông về số phận của người công chính và kẻ bất lương.
Thứ nhất, tác giả cho ta thấy số phận đích thực của những người công chính không hệ tại ở đời này nhưng là ở đời sau. Họ đã gắn bó với Thiên Chúa ở đời này, sống nhân đức và khôn ngoan, nên khi sang thế giới bên kia, họ được gần Thiên Chúa và được kể vào số con cái của Ngài và được chia sẻ số phận của các thánh: “Quả vậy, cố gắng làm điều lành, sẽ đạt tới thành quả rực rỡ, vì lẽ trí khôn ngoan là cội rễ không thể nào hư hoại” (Kn3,15); hay “Những ai trung thành sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn3,9b); hay “Thế sao họ lại được kể là con cái Thiên Chúa. Và được chung phần với các thánh nhân” (Kn5,5). Hơn thế nữa, Thiên Chúa cũng sẽ ban thưởng cho họ nhiều quyền và ân ban cao quý khác như quyền trên các dân tộc và ban triều thiên: “Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là Vua của họ đến muôn đời” (Kn3,8); “Quả vậy họ sẽ lãnh nhận triều thiên vinh quang dành cho bậc vương giả, và ngọc miện rực rỡ chói ngời từ bàn tay Đức Chúa” (Kn 5,16). Tất cả chỉ là ân ban nhưng không mà Thiên Chúa dành cho những người công chính với những đau khổ và thử thách họ đã ganh chịu: “Đó chính là cách Người ban ơn, thương xót những kẻ Người tuyển chọn, và viếng thăm các thánh của Người” (Kn 4,15).
Thứ đến, tác giả sách Khôn Ngoan cho ta thấy số phận của những kẻ vô đạo bên kia cái chết, họ sẽ bị Thiên Chúa đẩy vào chỗ diệt vong trong đau đớn và cực hình: “Rồi sẽ đến lúc chúng thành thây ma, không ai ngó ngàng tới, và mãi mãi chúng sẽ là đồ bị lăng mạ giữa các vong nhân” (Kn 4,19); hay “Nhưng quân vô đạo sẽ chịu cực hình, xứng với những gì chúng đã suy tưởng, vì chúng đã khinh miệt người công chính, và lìa bỏ Đức Chúa”(Kn 3,10).
Và như thế, số phận của những người này sẽ bi đát hơn khi bị đẩy vào chốn diệt vong và bị người ta quên lãng: “Vì Người sẽ xô chúng bổ nhào, không kịp kêu một tiếng. Người đánh bật chúng đi, huỷ diệt chúng đến cùng. Và chúng sẽ phải chịu nhiều thống khổ. Chẳng còn ai thèm nhớ đến chúng” (Kn 4,20).
Vấn đề thưởng phạt trên, phần nào trả lời được các vấn nạn của sách Gióp về những thử thách, đau khổ mà người công chính phải gánh chịu và câu trả lời cho số phận của phường vô đạo. Và như thế, chúng ta vẫn tìm thấy được một vị Thiên Chúa công bình trong sách Khôn Ngoan.
Tuy nhiên, các giáo huấn của sách khôn ngoan chưa mặc khải cách minh nhiên về vấn đề thân xác sống lại hay về tình trạng của con người ở đời sau. Nhưng qua một vài dữ kiện mà sách Khôn Ngoan đề cập đến cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là những khai mào cho một sự mạc khải về sự phục sinh thân xác như: “Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy” ( Kn 3,7). Ý tưởng này giống Đn 2,2-3: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” mà đoạn này của Đa-ni-en lại nói về sự phục sinh thân xác. Từ đó ta có thể nối kết qua Tân ước trong cùng một chủ đề này với Mt 13,43 ‘Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha họ” (X. Sđd, tr 45).
Tóm lại, giáo huấn của sách Khôn Ngoan về cánh chung học giúp trả lời vấn nạn của sách Gióp về số phận của người công chính và tương lai của họ sau khi trải qua những thanh luyện ở đời này. Thực vậy, nếu con người thực thi nhân đức, là sống trung thành với Thiên Chúa thì phần thưởng của họ sẽ là sự bất tử, hiểu như là sống gần kề với Thiên Chúa trong tình yêu, còn cuộc sống của người vô đạo (kẻ ác) thì không được như thế, và bị đẩy vào âm phủ, phải tiêu vong vĩnh viễn (X. Lm Vũ Phan Long, Sđd, tr.151). Tuy nhiên, phải đợi đến thời Tân Ước với Đức Giêsu, chúng ta mới có được sự mạc khải đầu đủ hơn về giá trị của đau khổ và số phận của người lành và kẻ dữ.
3. Câu trả lời nơi Đức Giêsu Kitô
Bước sang thời Tân Ước qua các giáo huấn của Đức Giêsu su thì vấn đề sự dữ và đau khổ được nhìn nhận dưới một ánh sáng mới làm rõ hơn giáo huấn của sách Khôn Ngoan.
Thứ nhất, Tân Ước phủ nhận nhận đau khổ do tội lỗi gây nên. Các đoạn Tin Mừng đề cập đến đau khổ và sự dữ, ta thấy Chúa Giêsu đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về nguồn gốc của đau khổ và sự dữ là do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù bẩn sinh ở Tin Mừng Gioan, người ta thắc mắc với Ngài: “Thưa thầy, ai đã phạm tội khiến người nay sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta? Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, chũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (x. Ga 9,1-3), rồi ở câu chuệyn 18 người bị thấp Si-lô-ác đè chết (Lc 13,4-6), Chúa Giêsu cũng đã quả quyết đó không phải do tội lỗi của họ. Tuy vậy, chúng ta thấy Chúa Giêsu phủ nhận quan điểm truyền thống, nhưng vẫn chưa trực tiếp trả lời về nguồn gốc của sự dữ và đau khổ.
Thứ đến chúng ta thấy, Đức Giêsu chống lại sự dữ và đau khổ. Trong hành trình rao giảng của Ngài, chúng ta thấy Ngài đã trừ quỹ, chữa bệnh tật cho người ta, cho kẻ chết sống lại…Hơn nữa, chính Đưc Giêsu cũng đã phải cam chịu đau khổ, nhất là những lo toan trước cái chết trong vười Cây dầu: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được…”(Mc 14,33-34; Mt 26,33-38). Kế đến, chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã bị cũng bắt bằng nụ hôn phản bội của chính người môn đệ thân tín của mình. Chắc không có nỗi đau nào lớn hơn. Đức Giê-su không chỉ chịu đau đớn nơi thân xác mà còn chịu đau khổ trong tâm hồn khi bị Giuđa phản bội, Phêrô chối từ, các môn đệ bỏ trốn, dân chúng sỉ nhục, bị nhổ vào mặt. (x.Mt 26: 47 -56; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11).
Đức Giê-su cũng đã cảm nghiệm được sự cô đơn tột cùng trong đau khổ và thất vọng và kêu xin Thiên Chúa như thế: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36; Mt 36,42; Lc 22,42). Sau đó, là những nỗi thống khổ mà Ngài phải liên tiếp hứng chịu từ sự giả man của quân lính, trên đường lên Núi Sọ để chịu chết (x. Mt 27: 27 -31; Ga 19: 2-3; Mt 27: 32 -33; Lc 23: 26. 33; Ga 19: 16 b-17). Nhưng có thể nói cái chết nhục nhã của Đức Giêsu trên thập giá, cái chết của một người công chính giống như cái chết của một tội nhân thật là đau đớn và nhục nhã (x. Mt 27: 34 -38; Lc 23: 33 -34. 38; Ga 19: 18 -24). Và như thế, đau khổ của Đức Giêsu mới có những giá trị giải thoát chúng ta: Thiên Chúa đã dùng các vết thương của Đức Giêsu Kitô mà chữa lành các vết thương của chúng ta (x. 1Pr 2:24), và nhờ chính những gian khổ của Người, Thiên Chúa đã đưa dẫn loài người tới nguồn ơn cứu độ (x. Dt 2:10).
Vậy, qua Đức Giêsu và những đau khổ cực hình của Ngài trong mầu nhiệm thập giá, người Kitô hữu đã có được câu trả lời cho những đau khổ và sự dữ có thể xẩy đến với mình. Đức Giêsu đã gánh chịu nỗi khổ đau tột cùng của phận người như chúng ta. Một Thiên Chúa đã trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Và quyền năng của Chúa Cha đã giải cứu Ngài khỏi sự dữ và khau khổ và cho Ngài Phục sinh vinh hiển. Ngài đã chiến thắng dự dữ, đau khổ và cái chết vì đã đương đầu với nó. Nhờ thế, Ngài trở thành gương mẫu cho chúng ta trong đời sống đức tin, chúng ta kiên tâm thì sẽ được cứu. Ngài đã mở cho ta một cách cửa hy vọng vào những phần thưởng lớn lao mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai chịu đau khổ trong yêu mến.
Hơn nữa, khi Đức Giêsu chịu đau khổ thử thách Chúa Cha đã không bỏ rơi Ngài và chúng ta tin rằng trong các đau khổ, thử thách của chúng ta Thiên Chúa không để chúng ta phải cam chịu một mình. Ngài sẽ đỡ lấy và cùng gánh chịu với chúng ta. Điều này, người viết nhận thấy rất rõ nơi một số người đang sống trong đau khổ. Trường hợp gia đình ông Liên ở trên là một ví dụ, họ vẫn can đảm sống và vẫn bám víu vào Chúa. Nhờ ơn Chúa họ mới có thể vui sống trong đau khổ như thế được.
4. Kết luận
Cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có người lành và kẻ dữ, và sự bất công, khổ đau vẫn luôn xảy đến với người lành thánh. Vì tiếng lương tâm và nhất là vì Tin Mừng của Đức Kitô, người tín hữu luôn phải gánh chịu những bất công, đau khổ và thua thiệt trong cuộc sống. Chúa Giêsu không ban một thứ thuốc miễn dịch cho những người tin vào Ngài, để con cái họ không bao giờ đau ốm, việc làm ăn của họ không bao giờ thất bại, hay họ sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn. Nếu Ngài làm như vậy, thế giới này sẽ đầy những Kitô hữu chỉ biết lợi dụng “ngồi chờ sung rụng’. Vì thế, vấn đề đau khổ vẫn mãi mãi là một huyền nhiệm vượt quá trí khôn của chúng ta. Vấn nạn đã được đặt ra cho con người thời đại của ông Gióp đã được sách Khôn Ngoan cho chúng ta những tia sáng mới để hiểu vấn đề, nhưng nó vẫn còn là một câu hỏi lớn, đặt ra cho con người ngày nay trong cuộc sống hiện sinh.
Trên phương diện lý thuyết, khi nhìn vấn đề đau khổ và dự dữ chúng ta có thể đón nhận nó, nhưng thực tế khi đối diện với chúng, con người thường bế tắc, nếu không muốn nói là khó có thể chấp nhận vì sự phủ phàng của đau khổ. Tuy nhiên, trong đời sống đức tin chúng ta có thể đón nhận đau khổ trong tình yêu, vì chúng ta có Đức Kitô và vị Thầy duy nhất đã dạy cho chúng ta bài học đau khổ vì Ngài đã chiến thắng đau khổ và cái chết. Chỉ cùng Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta mới có được những hy vọng vào một cuộc sống tốt lành mai sau và xem các đau khổ thử thách dưới lăng kính lạc quan hơn “thanh luyện” và “lập công” cho chính mình và cho kẻ khác vì lòng yêu mến Chúa, như thánh Phêrô đã dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ’ (1Pr 4,13). Và như thế, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận “đánh cuộc” của Pascal thay vì phải hư mất trong lối sống bi quan hay thác loạn.
Sau cùng, nếu ơn cứu độ mà Chúa Giêsu ban tặng là lời mời gọi "chịu đựng đau khổ trong yêu thương", ơn ấy kêu gọi chúng ta đón nhận đau khổ của mình với sự giúp đỡ và an ủi của những người yêu mến chúng ta, đồng thời giúp anh chị em đón nhận đau khổ của họ với sự cảm thông và yêu thương. Đây cũng là bài học cho người viết đang trên hành trình bước theo Đức Kitô với những đòi hỏi của đời môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, mang thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Gần đây chúng tôi có dịp tới thăm gia đình ông Liên ở Quận 9. Gia đình ông di cư từ Huế vào Sài Gòn năm 1968. Hai vợ chồng ông sinh được 3 người con và hy vọng vào những người con đó. Cuộc sống lam lũ nơi đất khách quê người, ông bà sẽ dễ dàng vượt qua để nuôi niềm hy vọng vào những người con. Nhưng đau khổ thay ba người con của họ lại bị tâm thần từ nhỏ. Nó như một “đòn” đau khổ giáng lên gia đình ông. Cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn và bi đát hơn. Chưa dừng lại ở đó, khi bước sang tuổi 75 ông chồng lại bị bại một chân không thể tiếp tục làm việc để nuôi con; bà vợ cũng bị đau cột sống, còng lưng đi lại rất khó khăn, không thể cầm xấp xé số để đi bán được. Cuộc sống của 5 con người rơi vào bế tắc, chỉ trông chờ vào sự hảo tâm của người khác. Đau khổ thể xác và tinh thần đang ngày đêm gặm nhấm những tấm thân gầy yếu của họ. Chúng ta có thể (tạm chấp nhận) gia cảnh này giả như họ đã ăn ở thất đức, ác độc. Nhưng ngược lại, gia đình ông bà lại rất đạo hạnh, có lòng tin vào Chúa và Rước Lễ hàng tuần. Hơn nữa, các người con của ông Liên trước đây là những đứa trẻ có tội tình gì? Trong khi đó, có biết bao người sống gian ác, tham nhũng, bóc lột người khác…vẫn sống nhởn nhơ trên nước mắt mà mồ hôi của dân lành.
Vậy tại sao những tai họa khổ đau luôn dáng xuống trên những con người vô tội này, chứ không phải là những người độc ác kia? Các đau khổ đến từ đâu, phải chăng nó đến từ Chúa, Chúa thử thách họ, nếu thế thì Thiên Chúa quá độc ác vì Ngài đã vô tâm trước đau khổ của con người? Đây là vấn nạn không chỉ mới xẩy đến cho gia đình ông Liên và con người thời nay mà thôi, nhưng nó đã là một vấn nạn trong thời đại của ông Gióp, tiền bán thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.
Giáo Hội đang hướng tới Tuần Thánh, thời gian tưởng niệm cách “đậm đặc” biến cố Tữ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; chúng ta thử trở về với sách Gióp để xem xét lại vấn nạn đau khổ của sách Gióp và đối chiếu với sách Khôn Ngoan, nhất là với đau khổ của Đức Giêsu, hầu đi tìm câu trả lời cho cho các đau khổ của con người trong đời sống đức tin hôm nay.
1.Những vấn nạn của sách Gióp
Trước khi đi tìm câu trả lời về vấn nạn nêu trên, chúng ta trở lại sách Gióp, để xem xét vấn đề đau khổ của nhân vật Gióp và những giới hạn của sách này về câu trả lời cho vấn đề đau khổ..
1.1.Vấn đề đau khổ của ông Gióp
Sách Gióp trình bày vấn đề đau khổ của người công chính. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của ông Gióp. Ông là một người công chính, nhưng lại chịu thử thách và bất công. Ông đau khổ, dù ý thức ông vô tội. Tác giả đã nêu lập trường cổ điển để giải thích trường hợp này. Ba người bạn ông Gióp trong tư cách bảo vệ giáo lý chính thống, chấp nhận giáo huấn cổ truyền, đã cho rằng sự đau khổ là hình phạt đối với tội lỗi (Lm Vũ Phan Long, OFM, Nền văn chương khôn ngoan, Lư hành nội bộ, tr.75). Theo quan niệm này thì đau khổ hay sung sướng là do hậu quả của đời sống đạo đức của cá nhân ngay tại thế. Quan điểm này được gọi là “Báo oán tại thế” của người Do thái (Thiên Chúa thưởng phạt ngay ở đời này”.
Tuy vậy, qua sách Gióp, chúng ta thấy ông Gióp đã không chấp nhận quan điểm đạo đức truyền thống này, vì ông và gia đình ông sống công chính. Vậy tại sao Thiên Chúa lại giáng tai họa xuống trên gia đình ông? Gióp biết mình vô tội hay ít ra mình không làm gì để đáng phải chịu thử thách quá lớn như vậy. Ông không tìm ra giải pháp cho vấn đề của cá nhân ông: “Sự an lành của kẻ xấu và người công chính đau khổ là chính ông, đấy chính là điều ông Gióp thấy và ông đặt lại vấn đề cho nền công lý của Thiên Chúa trong tương quan với loài người và thậm chí là sự tốt lành, thánh thiện và khôn ngoan của Người”( Sđd, tr 75).
Để rồi, qua cuộc đấu tranh và phản kháng sau đó, Gióp đã tẩy bỏ thanh luyện tâm trí ông hình ảnh của một Thiên Chúa xa bị méo mó theo quan điểm truyền thống cho rằng mọi đau khổ của ông là đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm về đau khổ của ông. Qua sự phản kháng này chúng ta thấy ông Gióp vẫn kiên trì mở lòng ra với Thiên Chúa bằng một niềm tin mãnh liệt và cho dù bị tổn thương bởi đau khổ để mong được gặp Thiên Chúa, được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống đức tin của mình” ( Lm Nguyễn Tiến Dũng, OFM, Tập bài giảng ngôn các Sách Giáo Huấn).
Vì thế, dù không hiểu được mầu nhiệm sự quan phòng của Thiên Chúa, Gióp cũng phải cúi đầu tin tưởng và chấp nhận (G 42,1-6), và câu trả lời của sách Gióp về đau khổ của người lành vẫn còn bỏ ngỏ.
1.2. Những giới hạn của sách Gióp
Thứ nhất, nguồn gốc của đau khổ vẫn là một vấn nạn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Qua các diễn từ mà Chúa đã phán dạy ông Gióp, ta thấy Ngài chưa trực tiếp đưa ra câu trả lời về vấn đề này. Về phần Gióp, ông đã chấp nhận sự trả lời của Thiên Chúa và rút lại những lời trách móc của ông: “Vì thế, điều đã nói ra con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42,6). Nhưng tác giả không cho ta biết ông Gióp đã chứng kiến điều gì và tại sao ông lại khân phục Thiên Chúa? (X.Sđd).
Thứ hai, vấn đề thưởng phạt hay đền bù được thực hiện ngay ở đời này vẫn còn vô lý. Chúng ta thấy ông Gióp nhờ kiên trì trong đức tin, cuối cùng Thiên Chúa đã ban lại tài sản gấp đôi cho ông. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái (G 42,13). Nhưng ở đây chúng ta thấy, vấn đề của cải Thiên Chúa ban thì có thể chấp nhận. Nhưng những người con của ông thì đâu có thể thay thế được. Những đứa con mà ông hằng thương yêu đã chết không có cách gì bù đáp nỗi. Sự mất mát tinh thần sẽ theo ông suốt cả cuộc đời? Hơn nữa, những nỗi đau khổ của những người con ông mà họ đã chết vì Thiên Chúa thử thách ông thì họ phải làm những vật hy sinh hay sao? Làm thế nào có thể hiểu được một vị Thiên Chúa công minh, yêu thương mà dùng cái chết của con người để đùa vui được?
Thực vậy, cách trả lời của sách Gióp về vấn đề người lành bị khổ và người ác lại sung sướng vẫn còn những giới hạn vì mặc khải của sách Gióp chưa đầy đủ. Nhưng cách thế sách Gióp đặt vấn đề đã là một chặng cho mặc khải tiến triển thêm. Phải đợi đến vài thế kỷ nữa, niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử, thưởng phạt ở đời sau mới rõ rệt và đưa ta gần đến giải đáp. Chúng ta tìm thấy câu trả lời tương đối rõ nét trong sách Khôn Ngoan.
2.Câu trả lời trong sách Khôn Ngoan
Sách Khôn Ngoan ra đời muộn thời hơn vào thế kỷ 1 tr. CN, tức sau sách Gióp 4 thế kỷ, nên đã có một viễn ảnh về linh hồn bất tử và vấn đề thưởng phạt, những vấn đề từng cật vấn và làm ray rứt ám ảnh bao hiền nhân, nay đã gặp được câu giải đáp. Sách đã trình bày cho con người một viễn ảnh cánh chung, một nền thần học về đời sống mai sau: “Sách Khôn ngoan có công lần đầu tiên nói rõ về đời sống sau cái chết” (Lm. I-nha-xi-ô Nguyễn Ngọc Rao,OP, Tìm Hiểu Các Sách Giáo Huấn, tr.56). Đó cũng là câu trả lời cho các đau khổ mà người công chính phải gánh chịu ở đời này cũng như những công trạng của họ trong đời sống đức tin mà sách Gióp chưa giải quyết.
2.1. Linh hồn bất tử
Chiều kích cánh chung mà sách Khôn Ngoan đề cập đến trước tiên được hàm chứa trong khái niệm “linh hồn con người bất tử” vì do chính Thiên Chúa dựng nên và giống hình ảnh của bản tính Ngài, cũng như sự chết và tội lỗi do chính con người chọn lựa vì thiếu sự khôn ngoan đích thực từ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên, làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,23).
Sự bất tử của con người không hệ tại ở chọn lựa của cá nhân con người cho bằng đó là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người sống trong niềm hạnh phúc không cùng trước mặt Ngài: “Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật. Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc. Và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (Kn 3,9).
Riêng đối với người công chính thì “linh hồn họ ở trong tay Chúa” (Kn 3,1). Theo một số nhà chú giải thì: “Đây là điều quả quyết của sách này. Trong các sách trước của Kinh Thánh, linh hồn chỉ có nghĩa là hơi thở, thực tế là sự sống của một các nhân, mà khi người này chết thì nó biến mất. Bây giờ linh hồn chỉ cái trong thân xác con người mà không chết đi cùng thân xác” (x.Lời Chúa cho mọi người, Bản dịch của nhóm CGKPV, phần chú giải, tr 1062).
Đối với người lành thì đau khổ chỉ là một giai đoạn thử thách chóng qua, nhằm thanh lọc tâm hồn họ, làm cho họ đáng hưởng ơn bất tử hạnh phúc hơn (Kn 3,1-4;19; 5,15-16; 6, 15-21) (Lm Nguyễn Ngọc Rao, Sđd tr 44). Vì vậy, các thử thách và cái chết không phải là hình phạt của Thiên Chúa dành cho người công chính. Tư tưởng này đã giải quyết được vấn nạn của sách Gióp về vấn đề đau khổ mà người công chính phải chịu và công trạng của họ trong việc thực hành nhân đức trong đời sống đức tin. Từ đó, sách Khôn Ngoan mở ra cho con người một chân trời mới về một cuộc sống mai hậu tuỳ vào sự thưởng phạt của Thiên Chúa công minh.
2.2. Thiên Chúa thưởng phạt người lành kẻ dữ
Chiều kích thứ hai mà sách Khôn ngoan đề cập đến cách hiển nhiên là vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa trước các hành động mà con người đã làm khi ở trần thế. Nói cách khác, đó là số phận của mỗi cá nhân trước toà phán xét của vị Thiên Chúa công minh và ngay thẳng trong vai trò là một Thẩm phán. Viễn ảnh cánh chung của sách Khôn ngoan trả lời cho sách Gióp cũng như những hiền nhân trước ông về số phận của người công chính và kẻ bất lương.
Thứ nhất, tác giả cho ta thấy số phận đích thực của những người công chính không hệ tại ở đời này nhưng là ở đời sau. Họ đã gắn bó với Thiên Chúa ở đời này, sống nhân đức và khôn ngoan, nên khi sang thế giới bên kia, họ được gần Thiên Chúa và được kể vào số con cái của Ngài và được chia sẻ số phận của các thánh: “Quả vậy, cố gắng làm điều lành, sẽ đạt tới thành quả rực rỡ, vì lẽ trí khôn ngoan là cội rễ không thể nào hư hoại” (Kn3,15); hay “Những ai trung thành sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn3,9b); hay “Thế sao họ lại được kể là con cái Thiên Chúa. Và được chung phần với các thánh nhân” (Kn5,5). Hơn thế nữa, Thiên Chúa cũng sẽ ban thưởng cho họ nhiều quyền và ân ban cao quý khác như quyền trên các dân tộc và ban triều thiên: “Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là Vua của họ đến muôn đời” (Kn3,8); “Quả vậy họ sẽ lãnh nhận triều thiên vinh quang dành cho bậc vương giả, và ngọc miện rực rỡ chói ngời từ bàn tay Đức Chúa” (Kn 5,16). Tất cả chỉ là ân ban nhưng không mà Thiên Chúa dành cho những người công chính với những đau khổ và thử thách họ đã ganh chịu: “Đó chính là cách Người ban ơn, thương xót những kẻ Người tuyển chọn, và viếng thăm các thánh của Người” (Kn 4,15).
Thứ đến, tác giả sách Khôn Ngoan cho ta thấy số phận của những kẻ vô đạo bên kia cái chết, họ sẽ bị Thiên Chúa đẩy vào chỗ diệt vong trong đau đớn và cực hình: “Rồi sẽ đến lúc chúng thành thây ma, không ai ngó ngàng tới, và mãi mãi chúng sẽ là đồ bị lăng mạ giữa các vong nhân” (Kn 4,19); hay “Nhưng quân vô đạo sẽ chịu cực hình, xứng với những gì chúng đã suy tưởng, vì chúng đã khinh miệt người công chính, và lìa bỏ Đức Chúa”(Kn 3,10).
Và như thế, số phận của những người này sẽ bi đát hơn khi bị đẩy vào chốn diệt vong và bị người ta quên lãng: “Vì Người sẽ xô chúng bổ nhào, không kịp kêu một tiếng. Người đánh bật chúng đi, huỷ diệt chúng đến cùng. Và chúng sẽ phải chịu nhiều thống khổ. Chẳng còn ai thèm nhớ đến chúng” (Kn 4,20).
Vấn đề thưởng phạt trên, phần nào trả lời được các vấn nạn của sách Gióp về những thử thách, đau khổ mà người công chính phải gánh chịu và câu trả lời cho số phận của phường vô đạo. Và như thế, chúng ta vẫn tìm thấy được một vị Thiên Chúa công bình trong sách Khôn Ngoan.
Tuy nhiên, các giáo huấn của sách khôn ngoan chưa mặc khải cách minh nhiên về vấn đề thân xác sống lại hay về tình trạng của con người ở đời sau. Nhưng qua một vài dữ kiện mà sách Khôn Ngoan đề cập đến cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là những khai mào cho một sự mạc khải về sự phục sinh thân xác như: “Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy” ( Kn 3,7). Ý tưởng này giống Đn 2,2-3: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” mà đoạn này của Đa-ni-en lại nói về sự phục sinh thân xác. Từ đó ta có thể nối kết qua Tân ước trong cùng một chủ đề này với Mt 13,43 ‘Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha họ” (X. Sđd, tr 45).
Tóm lại, giáo huấn của sách Khôn Ngoan về cánh chung học giúp trả lời vấn nạn của sách Gióp về số phận của người công chính và tương lai của họ sau khi trải qua những thanh luyện ở đời này. Thực vậy, nếu con người thực thi nhân đức, là sống trung thành với Thiên Chúa thì phần thưởng của họ sẽ là sự bất tử, hiểu như là sống gần kề với Thiên Chúa trong tình yêu, còn cuộc sống của người vô đạo (kẻ ác) thì không được như thế, và bị đẩy vào âm phủ, phải tiêu vong vĩnh viễn (X. Lm Vũ Phan Long, Sđd, tr.151). Tuy nhiên, phải đợi đến thời Tân Ước với Đức Giêsu, chúng ta mới có được sự mạc khải đầu đủ hơn về giá trị của đau khổ và số phận của người lành và kẻ dữ.
3. Câu trả lời nơi Đức Giêsu Kitô
Bước sang thời Tân Ước qua các giáo huấn của Đức Giêsu su thì vấn đề sự dữ và đau khổ được nhìn nhận dưới một ánh sáng mới làm rõ hơn giáo huấn của sách Khôn Ngoan.
Thứ nhất, Tân Ước phủ nhận nhận đau khổ do tội lỗi gây nên. Các đoạn Tin Mừng đề cập đến đau khổ và sự dữ, ta thấy Chúa Giêsu đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về nguồn gốc của đau khổ và sự dữ là do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù bẩn sinh ở Tin Mừng Gioan, người ta thắc mắc với Ngài: “Thưa thầy, ai đã phạm tội khiến người nay sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta? Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, chũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (x. Ga 9,1-3), rồi ở câu chuệyn 18 người bị thấp Si-lô-ác đè chết (Lc 13,4-6), Chúa Giêsu cũng đã quả quyết đó không phải do tội lỗi của họ. Tuy vậy, chúng ta thấy Chúa Giêsu phủ nhận quan điểm truyền thống, nhưng vẫn chưa trực tiếp trả lời về nguồn gốc của sự dữ và đau khổ.
Thứ đến chúng ta thấy, Đức Giêsu chống lại sự dữ và đau khổ. Trong hành trình rao giảng của Ngài, chúng ta thấy Ngài đã trừ quỹ, chữa bệnh tật cho người ta, cho kẻ chết sống lại…Hơn nữa, chính Đưc Giêsu cũng đã phải cam chịu đau khổ, nhất là những lo toan trước cái chết trong vười Cây dầu: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được…”(Mc 14,33-34; Mt 26,33-38). Kế đến, chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã bị cũng bắt bằng nụ hôn phản bội của chính người môn đệ thân tín của mình. Chắc không có nỗi đau nào lớn hơn. Đức Giê-su không chỉ chịu đau đớn nơi thân xác mà còn chịu đau khổ trong tâm hồn khi bị Giuđa phản bội, Phêrô chối từ, các môn đệ bỏ trốn, dân chúng sỉ nhục, bị nhổ vào mặt. (x.Mt 26: 47 -56; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11).
Đức Giê-su cũng đã cảm nghiệm được sự cô đơn tột cùng trong đau khổ và thất vọng và kêu xin Thiên Chúa như thế: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36; Mt 36,42; Lc 22,42). Sau đó, là những nỗi thống khổ mà Ngài phải liên tiếp hứng chịu từ sự giả man của quân lính, trên đường lên Núi Sọ để chịu chết (x. Mt 27: 27 -31; Ga 19: 2-3; Mt 27: 32 -33; Lc 23: 26. 33; Ga 19: 16 b-17). Nhưng có thể nói cái chết nhục nhã của Đức Giêsu trên thập giá, cái chết của một người công chính giống như cái chết của một tội nhân thật là đau đớn và nhục nhã (x. Mt 27: 34 -38; Lc 23: 33 -34. 38; Ga 19: 18 -24). Và như thế, đau khổ của Đức Giêsu mới có những giá trị giải thoát chúng ta: Thiên Chúa đã dùng các vết thương của Đức Giêsu Kitô mà chữa lành các vết thương của chúng ta (x. 1Pr 2:24), và nhờ chính những gian khổ của Người, Thiên Chúa đã đưa dẫn loài người tới nguồn ơn cứu độ (x. Dt 2:10).
Vậy, qua Đức Giêsu và những đau khổ cực hình của Ngài trong mầu nhiệm thập giá, người Kitô hữu đã có được câu trả lời cho những đau khổ và sự dữ có thể xẩy đến với mình. Đức Giêsu đã gánh chịu nỗi khổ đau tột cùng của phận người như chúng ta. Một Thiên Chúa đã trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Và quyền năng của Chúa Cha đã giải cứu Ngài khỏi sự dữ và khau khổ và cho Ngài Phục sinh vinh hiển. Ngài đã chiến thắng dự dữ, đau khổ và cái chết vì đã đương đầu với nó. Nhờ thế, Ngài trở thành gương mẫu cho chúng ta trong đời sống đức tin, chúng ta kiên tâm thì sẽ được cứu. Ngài đã mở cho ta một cách cửa hy vọng vào những phần thưởng lớn lao mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai chịu đau khổ trong yêu mến.
Hơn nữa, khi Đức Giêsu chịu đau khổ thử thách Chúa Cha đã không bỏ rơi Ngài và chúng ta tin rằng trong các đau khổ, thử thách của chúng ta Thiên Chúa không để chúng ta phải cam chịu một mình. Ngài sẽ đỡ lấy và cùng gánh chịu với chúng ta. Điều này, người viết nhận thấy rất rõ nơi một số người đang sống trong đau khổ. Trường hợp gia đình ông Liên ở trên là một ví dụ, họ vẫn can đảm sống và vẫn bám víu vào Chúa. Nhờ ơn Chúa họ mới có thể vui sống trong đau khổ như thế được.
4. Kết luận
Cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có người lành và kẻ dữ, và sự bất công, khổ đau vẫn luôn xảy đến với người lành thánh. Vì tiếng lương tâm và nhất là vì Tin Mừng của Đức Kitô, người tín hữu luôn phải gánh chịu những bất công, đau khổ và thua thiệt trong cuộc sống. Chúa Giêsu không ban một thứ thuốc miễn dịch cho những người tin vào Ngài, để con cái họ không bao giờ đau ốm, việc làm ăn của họ không bao giờ thất bại, hay họ sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn. Nếu Ngài làm như vậy, thế giới này sẽ đầy những Kitô hữu chỉ biết lợi dụng “ngồi chờ sung rụng’. Vì thế, vấn đề đau khổ vẫn mãi mãi là một huyền nhiệm vượt quá trí khôn của chúng ta. Vấn nạn đã được đặt ra cho con người thời đại của ông Gióp đã được sách Khôn Ngoan cho chúng ta những tia sáng mới để hiểu vấn đề, nhưng nó vẫn còn là một câu hỏi lớn, đặt ra cho con người ngày nay trong cuộc sống hiện sinh.
Trên phương diện lý thuyết, khi nhìn vấn đề đau khổ và dự dữ chúng ta có thể đón nhận nó, nhưng thực tế khi đối diện với chúng, con người thường bế tắc, nếu không muốn nói là khó có thể chấp nhận vì sự phủ phàng của đau khổ. Tuy nhiên, trong đời sống đức tin chúng ta có thể đón nhận đau khổ trong tình yêu, vì chúng ta có Đức Kitô và vị Thầy duy nhất đã dạy cho chúng ta bài học đau khổ vì Ngài đã chiến thắng đau khổ và cái chết. Chỉ cùng Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta mới có được những hy vọng vào một cuộc sống tốt lành mai sau và xem các đau khổ thử thách dưới lăng kính lạc quan hơn “thanh luyện” và “lập công” cho chính mình và cho kẻ khác vì lòng yêu mến Chúa, như thánh Phêrô đã dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ’ (1Pr 4,13). Và như thế, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận “đánh cuộc” của Pascal thay vì phải hư mất trong lối sống bi quan hay thác loạn.
Sau cùng, nếu ơn cứu độ mà Chúa Giêsu ban tặng là lời mời gọi "chịu đựng đau khổ trong yêu thương", ơn ấy kêu gọi chúng ta đón nhận đau khổ của mình với sự giúp đỡ và an ủi của những người yêu mến chúng ta, đồng thời giúp anh chị em đón nhận đau khổ của họ với sự cảm thông và yêu thương. Đây cũng là bài học cho người viết đang trên hành trình bước theo Đức Kitô với những đòi hỏi của đời môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, mang thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thánh
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
14:49 28/03/2010
TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TRONG TUẦN
Tuần Thánh
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Thứ Hai Tuần Thánh
Ga 12,1-11
Lạy Chúa Giêsu,
Năm xưa, gia đình Matta đã được diễm phúc đón rước Chúa viếng thăm. Ngày nay qua Bí tích Thánh Thể Chúa lại viếng thăm chúng con mỗi ngày. Chúa viếng thăm để gặp gỡ, để trao đổi, chia sẻ cảnh đời tha phương của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, chính tình yêu đã dẫn lối đưa đường để Chúa đến với chúng con. Theo lẽ thường, không có tình yêu, người ta sẽ không đến với nhau, không ở lại với nhau. Không có trao đổi nên cũng không có chia sẻ và đỡ nâng nhau. Chúa cũng vì yêu nên đã lưu lại nơi trái đất này. Điều này cũng nói lên một tình yêu ban tặng nhưng không của Chúa dành cho chúng con. Đây là một vinh hạnh thật lớn lao và vô cùng qúy báu. Vì ai đâu ngờ, trái đất nhỏ bé so với vũ trụ bao la lại được vinh hạnh đón tiếp Chúa. Con người thọ tạo bé mọn lại được Thiên Chúa Đấng Tạo Thành viếng thăm.
Vâng lạy Chúa, với thân phận nhỏ bé, chúng con đâu dám được Chúa đoái nhìn. Chúa là Đấng thánh thiện. Chúng con chỉ là cát bụi đầy lầm lỗi. Chúa là Đấng toàn năng. Chúng con bất toàn và đầy khiếm khuyết. Chúa toàn mỹ. Chúng con lại vương vấn tội nhơ. Chúa thì cao sang. Chúng con chỉ là bọt bèo tôi tớ. Thế mà, Chúa đã phá đổ hàng rào ngăn cách đó để đến với chúng con.
Xin Chúa tha thứ những thiếu sót trong cuộc sống của chúng con. Biết bao lần chúng con qúa thờ ơ trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con quá mải lo tìm kiếm tiền tài cùng thú vui và danh vọng mà quên đi giá trị đời người là gặp Chúa và sống kết hiệp với Chúa, là nguyên lý và nền tảng của hạnh phúc cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, là Đấng mà ai gặp gỡ cũng được Chúa biến đổi, thăng tiến. Xin giúp chúng con không chỉ cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa, mà còn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Là chu toàn lề luật Chúa trong yêu mến. Là biết sống theo ý Chúa trong phó thác, cậy trông. Xin dậy chúng con biết theo gương Chúa để ra khỏi chính mình mà đến với tha nhân trong tinh thần phục vụ, bác ái và yêu thương. Xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa, để Chúa lại có thể tiếp tục viếng thăm những kẻ nghèo hèn, túng thiếu và tội lỗi, hầu giúp họ thăng tiến cuộc sống và tìm được giá trị đích thực của cuộc sống. Amen
Thứ Ba Tuần Thánh
Ga 13,21-33.36-38
Lạy Chúa Giê su mến yêu,
Mùa chay với những ngày tĩnh tâm là một chặng dừng cần thiết, là cuộc hành trình nội tâm của mỗi người chúng con. Cuộc hành trình của con sâu gỡ mình ra khỏi tổ kén để trở thành cánh bướm. Một cuộc đổi đời toàn bộ để thoát ra khỏi bóng tối của tội lỗi, khỏi mọi ràng buộc của đam mê bất chính, để thay hình đổi dạng nên mới và tốt đẹp hơn. Xin cho chúng con biết cúi mình xuống trong chân thành, khiêm hạ để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa ban. Vì biết rằng Chúa vẫn luôn mở ra cho chúng con một con đường mới. Vẫn tin tưởng, yêu thương vẫn còn mãi bận lòng với mỗi người chúng con. Vì bao lâu chúng con đang sống trong bóng tối của phản loạn, của mưu mô phản bội là bấy lâu Chúa vẫn mòn mỏi tìm kiếm chúng con quay trở về với Chúa. Bởi vì dù sao đi nữa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con. Chúa không bao giờ thay đổi tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con. Như năm xưa Chúa đã mở cho Giuda con đường trở về, thế nhưng vì cứng lòng, vì thiếu niềm tin vào sự tha thứ của Chúa. Giuda đã tuyệt vọng, đã chết trong cô đơn và thất vọng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống cuộc đời như chúng con. Chúa đã thấy mọi khó khăn, nhọc nhằn của kiếp ngườ. Chúa cũng biết rằng với thân phận con người, vốn dĩ mỏng dòn yếu đuối và gây ra bao nhiêu tội ác đối với anh em đồng loại. Chúa dạy chúng con phải biết yêu thương, gây hoà thuận và tạo bình an, nhưng chúng con đã không thể sống như thế, vì mỗi người chúng con còn cố chấp, còn đong đầy mối hiềm thù ghen ghét. Xin nhờ sức mạnh từ Thánh Thể Chúa mà chúng con lãnh nhận hằng ngày ban cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa. Amen
Thứ Tư Tuần Thánh
Mt 26,14-25
Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con cảm tạ vì tình thương mà Chúa đã dành cho chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa bổ dưỡng và thêm sức mạnh cho chúng con trên hành trình hoàn thiện ơn gọi làm con Chúa nơi mỗi người chúng con.
Lạy Chúa, có lẽ Chúa rất buồn khi Giuda nhận tấm bánh từ tay Chúa mà vẫn đang tâm bội phản cùng Chúa. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi chúng con rước Chúa, mà lòng vẫn còn ngổn ngang trăm chiều những tính toán nhỏ nhoen, ích kỷ tầm thường. Chúa cũng rất buồn khi chúng con để những đam mê lầm lạc ràng buộc mọi ý chí tốt lành của chúng con.
Xin cho chúng con biết sống trọn vẹn trách nhiệm làm người của mình. Trách nhiệm phải sống như một con người biết sống đúng với phẩm giá con người. Trách nhiệm phải sống như là hình ảnh của Thiên Chúa không để những đam mê bất chính làm hoen mờ đi. Trách nhiệm phải trở nên gương sáng cho tha nhân qua đời sống chứng nhân cho tin mừng của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn hoán cải để chúng biết làm lại cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời đầy yêu thương, thánh thiện như hình ảnh ban đầu mà Chúa đã tạo dựng. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Tuần Thánh
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Thứ Hai Tuần Thánh
Ga 12,1-11
Lạy Chúa Giêsu,
Năm xưa, gia đình Matta đã được diễm phúc đón rước Chúa viếng thăm. Ngày nay qua Bí tích Thánh Thể Chúa lại viếng thăm chúng con mỗi ngày. Chúa viếng thăm để gặp gỡ, để trao đổi, chia sẻ cảnh đời tha phương của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, chính tình yêu đã dẫn lối đưa đường để Chúa đến với chúng con. Theo lẽ thường, không có tình yêu, người ta sẽ không đến với nhau, không ở lại với nhau. Không có trao đổi nên cũng không có chia sẻ và đỡ nâng nhau. Chúa cũng vì yêu nên đã lưu lại nơi trái đất này. Điều này cũng nói lên một tình yêu ban tặng nhưng không của Chúa dành cho chúng con. Đây là một vinh hạnh thật lớn lao và vô cùng qúy báu. Vì ai đâu ngờ, trái đất nhỏ bé so với vũ trụ bao la lại được vinh hạnh đón tiếp Chúa. Con người thọ tạo bé mọn lại được Thiên Chúa Đấng Tạo Thành viếng thăm.
Vâng lạy Chúa, với thân phận nhỏ bé, chúng con đâu dám được Chúa đoái nhìn. Chúa là Đấng thánh thiện. Chúng con chỉ là cát bụi đầy lầm lỗi. Chúa là Đấng toàn năng. Chúng con bất toàn và đầy khiếm khuyết. Chúa toàn mỹ. Chúng con lại vương vấn tội nhơ. Chúa thì cao sang. Chúng con chỉ là bọt bèo tôi tớ. Thế mà, Chúa đã phá đổ hàng rào ngăn cách đó để đến với chúng con.
Xin Chúa tha thứ những thiếu sót trong cuộc sống của chúng con. Biết bao lần chúng con qúa thờ ơ trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con quá mải lo tìm kiếm tiền tài cùng thú vui và danh vọng mà quên đi giá trị đời người là gặp Chúa và sống kết hiệp với Chúa, là nguyên lý và nền tảng của hạnh phúc cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, là Đấng mà ai gặp gỡ cũng được Chúa biến đổi, thăng tiến. Xin giúp chúng con không chỉ cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa, mà còn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Là chu toàn lề luật Chúa trong yêu mến. Là biết sống theo ý Chúa trong phó thác, cậy trông. Xin dậy chúng con biết theo gương Chúa để ra khỏi chính mình mà đến với tha nhân trong tinh thần phục vụ, bác ái và yêu thương. Xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa, để Chúa lại có thể tiếp tục viếng thăm những kẻ nghèo hèn, túng thiếu và tội lỗi, hầu giúp họ thăng tiến cuộc sống và tìm được giá trị đích thực của cuộc sống. Amen
Thứ Ba Tuần Thánh
Ga 13,21-33.36-38
Lạy Chúa Giê su mến yêu,
Mùa chay với những ngày tĩnh tâm là một chặng dừng cần thiết, là cuộc hành trình nội tâm của mỗi người chúng con. Cuộc hành trình của con sâu gỡ mình ra khỏi tổ kén để trở thành cánh bướm. Một cuộc đổi đời toàn bộ để thoát ra khỏi bóng tối của tội lỗi, khỏi mọi ràng buộc của đam mê bất chính, để thay hình đổi dạng nên mới và tốt đẹp hơn. Xin cho chúng con biết cúi mình xuống trong chân thành, khiêm hạ để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa ban. Vì biết rằng Chúa vẫn luôn mở ra cho chúng con một con đường mới. Vẫn tin tưởng, yêu thương vẫn còn mãi bận lòng với mỗi người chúng con. Vì bao lâu chúng con đang sống trong bóng tối của phản loạn, của mưu mô phản bội là bấy lâu Chúa vẫn mòn mỏi tìm kiếm chúng con quay trở về với Chúa. Bởi vì dù sao đi nữa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con. Chúa không bao giờ thay đổi tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con. Như năm xưa Chúa đã mở cho Giuda con đường trở về, thế nhưng vì cứng lòng, vì thiếu niềm tin vào sự tha thứ của Chúa. Giuda đã tuyệt vọng, đã chết trong cô đơn và thất vọng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống cuộc đời như chúng con. Chúa đã thấy mọi khó khăn, nhọc nhằn của kiếp ngườ. Chúa cũng biết rằng với thân phận con người, vốn dĩ mỏng dòn yếu đuối và gây ra bao nhiêu tội ác đối với anh em đồng loại. Chúa dạy chúng con phải biết yêu thương, gây hoà thuận và tạo bình an, nhưng chúng con đã không thể sống như thế, vì mỗi người chúng con còn cố chấp, còn đong đầy mối hiềm thù ghen ghét. Xin nhờ sức mạnh từ Thánh Thể Chúa mà chúng con lãnh nhận hằng ngày ban cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa. Amen
Thứ Tư Tuần Thánh
Mt 26,14-25
Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con cảm tạ vì tình thương mà Chúa đã dành cho chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa bổ dưỡng và thêm sức mạnh cho chúng con trên hành trình hoàn thiện ơn gọi làm con Chúa nơi mỗi người chúng con.
Lạy Chúa, có lẽ Chúa rất buồn khi Giuda nhận tấm bánh từ tay Chúa mà vẫn đang tâm bội phản cùng Chúa. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi chúng con rước Chúa, mà lòng vẫn còn ngổn ngang trăm chiều những tính toán nhỏ nhoen, ích kỷ tầm thường. Chúa cũng rất buồn khi chúng con để những đam mê lầm lạc ràng buộc mọi ý chí tốt lành của chúng con.
Xin cho chúng con biết sống trọn vẹn trách nhiệm làm người của mình. Trách nhiệm phải sống như một con người biết sống đúng với phẩm giá con người. Trách nhiệm phải sống như là hình ảnh của Thiên Chúa không để những đam mê bất chính làm hoen mờ đi. Trách nhiệm phải trở nên gương sáng cho tha nhân qua đời sống chứng nhân cho tin mừng của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn hoán cải để chúng biết làm lại cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời đầy yêu thương, thánh thiện như hình ảnh ban đầu mà Chúa đã tạo dựng. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 28/03/2010
THÀNH KIẾN
Hai người linh hải quân nước Ái Nhĩ Lan là những người công giáo thành kính, đang công tác bên đường ngoài một kỷ viện.
Một mục sư đi đến, bỏ mũ xuống và đi thẳng vào trong kỷ viện, thế là anh linh tên Faiter hỏi anh lính tên Michel: “Anh thấy rồi chứ, tiếp theo thì thế nào, ông ta là một mục sư tin lành phải không ?”
Lúc sau lại có thêm một mục sư khác đi đến, ông ta sửa lại cái cà-vạt trước cổ và cũng đi vào bên trong kỷ viện. Anh lính Faiter lại nói: “Đường đường là mục sư, nhưng lại làm gương mù gương xấu.”
Sau cùng, lại thêm một người nữa đi tới, nhưng đó lại là một linh mục công giáo, ông ta sửa lại cái áo kéo lên kéo xuống cho ngay ngắn, vuốt lại mái tóc và cũng đi vào trong kỷ viện. Faiter mở miệng nói: “Michel, như thế thì an tâm rồi, nhất định là bên trong có một cô gái mắc bệnh ngặt nghèo sắp chết.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Mọi người, dù là công giáo hay lương dân, dù là người có học hay không có học, giàu hay nghèo, thì đa phần đều kính trọng các linh mục, đó là điều không thể phủ nhận, bởi vì thiên chức linh mục là do Chúa Giê-su lập ra, nên tự nó cũng làm cho người khác tin tưởng, kính trọng và thân thiện, bởi vì linh mục không phải là một nghề nghiệp để kiếm tiền cho mình và cho người thân, nhưng là để phục vụ các linh hồn.
Giáo dân tin tưởng và coi trọng các linh mục của mình đó là điều rất đúng, nhưng không phải vì thế mà không kính trọng các chức sắc của các tôn giáo khác, bởi vì họ cũng là những người lãnh đạo tinh thần của tôn giáo họ.
Giáo dân đều nghĩ đúng về thiên chức linh mục cao trọng nơi cha sở, cha phó hoặc nơi các linh mục khác của của Giáo Hội, nhưng có những linh mục “nghĩ lầm” về chính thiên chức linh mục mà mình được chọn, cho nên có những chuyện đau lòng xảy ra cho giáo dân và cho chính bản thân của mình.
Ai hiểu thì cầu nguyện thêm nhiều cho cha sở, cha phó và các linh mục của mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hai người linh hải quân nước Ái Nhĩ Lan là những người công giáo thành kính, đang công tác bên đường ngoài một kỷ viện.
Một mục sư đi đến, bỏ mũ xuống và đi thẳng vào trong kỷ viện, thế là anh linh tên Faiter hỏi anh lính tên Michel: “Anh thấy rồi chứ, tiếp theo thì thế nào, ông ta là một mục sư tin lành phải không ?”
Lúc sau lại có thêm một mục sư khác đi đến, ông ta sửa lại cái cà-vạt trước cổ và cũng đi vào bên trong kỷ viện. Anh lính Faiter lại nói: “Đường đường là mục sư, nhưng lại làm gương mù gương xấu.”
Sau cùng, lại thêm một người nữa đi tới, nhưng đó lại là một linh mục công giáo, ông ta sửa lại cái áo kéo lên kéo xuống cho ngay ngắn, vuốt lại mái tóc và cũng đi vào trong kỷ viện. Faiter mở miệng nói: “Michel, như thế thì an tâm rồi, nhất định là bên trong có một cô gái mắc bệnh ngặt nghèo sắp chết.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Mọi người, dù là công giáo hay lương dân, dù là người có học hay không có học, giàu hay nghèo, thì đa phần đều kính trọng các linh mục, đó là điều không thể phủ nhận, bởi vì thiên chức linh mục là do Chúa Giê-su lập ra, nên tự nó cũng làm cho người khác tin tưởng, kính trọng và thân thiện, bởi vì linh mục không phải là một nghề nghiệp để kiếm tiền cho mình và cho người thân, nhưng là để phục vụ các linh hồn.
Giáo dân tin tưởng và coi trọng các linh mục của mình đó là điều rất đúng, nhưng không phải vì thế mà không kính trọng các chức sắc của các tôn giáo khác, bởi vì họ cũng là những người lãnh đạo tinh thần của tôn giáo họ.
Giáo dân đều nghĩ đúng về thiên chức linh mục cao trọng nơi cha sở, cha phó hoặc nơi các linh mục khác của của Giáo Hội, nhưng có những linh mục “nghĩ lầm” về chính thiên chức linh mục mà mình được chọn, cho nên có những chuyện đau lòng xảy ra cho giáo dân và cho chính bản thân của mình.
Ai hiểu thì cầu nguyện thêm nhiều cho cha sở, cha phó và các linh mục của mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Hai Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 28/03/2010
THỨ HAI TUẦN THÁNH
Lời Chúa: I-sai-a 42, 1-7
“Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.” (Is 42, 2)
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su là vị tôi trung mà Thiên Chúa Cha đã tuyển chọn, tất cả những gì mà Ngài đã thực hiện đều đã được tiên tri I-sai-a đã loan báo trước, đó là một người tôi trung khiêm tốn “không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy lòng nhân từ “cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gẫy”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy sức mạnh “không yếu hèn, không chịu nhục.” Nhưng vì tội của tôi, của bạn và của nhân loại mà vị tôi trung ấy –Chúa Giê-su- đành phải hy sinh tất cả để cho chúng ta được cứu độ và được sống.
Hôm nay thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Hội mời bạn và tôi và tất cả những người Ki-tô hữu trên thế giới, hãy hiệp thông với những lo buồn của Chúa Giê-su, những lo buồn ấy chính là những phản bội vô ơn của chúng ta dành cho Ngài, những lo buồn ấy chính là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như những cái đinh đóng vào thân thể của Chúa Giê-su...
Chúa Giê-su là Đấng mà Thiên Chúa đã tuyển chọn để cứu chuộc nhân loại, Ngài là tôi trung của Thiên Chúa và trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại khi vâng phục thánh ý của Chúa Cha: hy sinh cho đến giọt máu cuối cùng vì yêu nhân loại tội lỗi.
Bạn và tôi không còn là tôi tớ nữa, nhưng là con cái của Thiên Chúa, con cái của sự sáng; bạn và tôi không còn là người xa lạ nữa với Chúa Giê-su nữa, nhưng là môn đệ của Ngài, môn đệ được hưởng thành quả của thầy và con cái được hưởng phần gia tài của Cha để lại, không phải do công lao của bạn và tôi, nhưng là do tình yêu của Thiên Chúa và sự hy sinh mạng sống của Chúa Giê-su để chúng ta được trở nên một với Ngài.
Bạn thân mến,
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta theo dõi từng diễn biến cụ thể mà Chúa Giê-su –Đấng cứu chuộc chúng ta- đã nói và đã làm để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội mời gọi chúng ta trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, noi gương vị tôi trung vĩ đại là Chúa Giê-su, khiêm tốn, nhân từ và dũng mạnh để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: I-sai-a 42, 1-7
“Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.” (Is 42, 2)
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su là vị tôi trung mà Thiên Chúa Cha đã tuyển chọn, tất cả những gì mà Ngài đã thực hiện đều đã được tiên tri I-sai-a đã loan báo trước, đó là một người tôi trung khiêm tốn “không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy lòng nhân từ “cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gẫy”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy sức mạnh “không yếu hèn, không chịu nhục.” Nhưng vì tội của tôi, của bạn và của nhân loại mà vị tôi trung ấy –Chúa Giê-su- đành phải hy sinh tất cả để cho chúng ta được cứu độ và được sống.
Hôm nay thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Hội mời bạn và tôi và tất cả những người Ki-tô hữu trên thế giới, hãy hiệp thông với những lo buồn của Chúa Giê-su, những lo buồn ấy chính là những phản bội vô ơn của chúng ta dành cho Ngài, những lo buồn ấy chính là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như những cái đinh đóng vào thân thể của Chúa Giê-su...
Chúa Giê-su là Đấng mà Thiên Chúa đã tuyển chọn để cứu chuộc nhân loại, Ngài là tôi trung của Thiên Chúa và trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại khi vâng phục thánh ý của Chúa Cha: hy sinh cho đến giọt máu cuối cùng vì yêu nhân loại tội lỗi.
Bạn và tôi không còn là tôi tớ nữa, nhưng là con cái của Thiên Chúa, con cái của sự sáng; bạn và tôi không còn là người xa lạ nữa với Chúa Giê-su nữa, nhưng là môn đệ của Ngài, môn đệ được hưởng thành quả của thầy và con cái được hưởng phần gia tài của Cha để lại, không phải do công lao của bạn và tôi, nhưng là do tình yêu của Thiên Chúa và sự hy sinh mạng sống của Chúa Giê-su để chúng ta được trở nên một với Ngài.
Bạn thân mến,
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta theo dõi từng diễn biến cụ thể mà Chúa Giê-su –Đấng cứu chuộc chúng ta- đã nói và đã làm để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội mời gọi chúng ta trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, noi gương vị tôi trung vĩ đại là Chúa Giê-su, khiêm tốn, nhân từ và dũng mạnh để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bảy di ngôn trên Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:23 28/03/2010
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.
1. (33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)
2. (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23,42-43).
3. (33) Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"(Mc 15, 33-34).
4. (44) Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. (45) Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. (46) Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 22, 44-46).
5. (25) Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. (26) Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". (27) Rồi Người nói với môn đệ: "Ðây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).
6. (28) Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"(Ga 19,28).
7. (29) Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (30) Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19, 29-30)
1. Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34)
Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài. Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.
Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”. Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ? Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta. Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12; 6,15;18,23-35).
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)
Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta. Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria. Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ? Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên. Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”. Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.
3. Thưa Bà,đây là con Bà (Ga 19,26)
Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth: ”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26). Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội. Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.
Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người. Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.
4. Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ. Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát ( Ga 19,28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát. Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát. Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37). Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)
Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết. Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46)
Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc. Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha” Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá. Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa. Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
( Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.
1. (33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)
2. (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23,42-43).
3. (33) Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"(Mc 15, 33-34).
4. (44) Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. (45) Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. (46) Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 22, 44-46).
5. (25) Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. (26) Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". (27) Rồi Người nói với môn đệ: "Ðây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).
6. (28) Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"(Ga 19,28).
7. (29) Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (30) Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19, 29-30)
1. Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34)
Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài. Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.
Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”. Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ? Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta. Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12; 6,15;18,23-35).
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)
Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta. Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria. Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ? Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên. Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”. Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.
3. Thưa Bà,đây là con Bà (Ga 19,26)
Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth: ”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26). Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội. Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.
Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người. Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.
4. Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ. Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát ( Ga 19,28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát. Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát. Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37). Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)
Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết. Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46)
Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc. Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha” Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá. Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa. Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
( Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Tuần Thánh năm nay
Gm. Gioan B. Bùi Tuần
00:30 28/03/2010
Tuần Thánh năm nay tại Việt Nam có những hoàn cảnh khác trước. Đó là chúng ta đang sống trong Năm Thánh Việt Nam 2010, năm kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời cũng là Năm Linh Mục, thêm vào đó còn là năm đang xảy ra không thiếu vấn đề đạo đời gây bức xúc.
Những hoàn cảnh đó gợi ý cho chúng ta sống Tuần Thánh một cách đặc biệt, sao cho Tin Mừng đi vào thời cuộc một cách thiết thực hơn.
Với nhận thức đó, tôi xin được chia sẻ vài nét đặc biệt, mà tôi nghĩ là nên được để ý nhiều hơn trong Tuần Thánh này.
1/ Hội Thánh Việt Nam hãy là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô
Các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng Linh mục, hàng Giáo phẩm nói chung là tốt. Tất cả và từng người đã và đang đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Hội Thánh Việt Nam.
Còn trong việc thánh hoá bản thân thì sao? Thiết tưởng không ai dám tự hào.
Chúa phán: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Chúng tôi là các môn đệ Chúa thuộc lòng lời Chúa dạy trên đây. Hơn nữa, chúng tôi luôn phấn đấu sống lời căn dặn đó.
Nhưng, kinh nghiệm cho thấy: Trong mọi chặng đường phấn đấu, cái tôi vẫn còn đó. Nơi các môn đệ Chúa, cái tôi nhiều khi khéo ẩn mình dưới những màn che đạo đức. Sẽ không sai, nếu nói:
Cái tôi không từ bỏ mình triệt để.
Cái tôi không vác thập giá mình đúng theo ý Chúa.
Cái tôi không theo Chúa một cách tuyệt đối.
Thành ra, các môn đệ Chúa vẫn mang thân phận con người có nhiều giới hạn, và nhiều yếu đuối. Tự mãn là sai.
Nhận thức như vậy, chúng tôi khiêm nhường sám hối và luôn trở về với Đức Giêsu Kitô. Càng trở về với Đức Giêsu Kitô, chúng tôi càng cảm nhận được chính Người là Đấng cứu độ và là trung tâm cuộc đời chúng tôi. Sự cảm nhận đó có thể diễn tả được phần nào theo lời thánh Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi” (Pl 3,8). Vì thế, chúng tôi cũng xin mọi tín hữu hãy tập trung vào Đức Giêsu Kitô. Nhất là trong Tuần Thánh này, khi tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập phép Bí tích Truyền chức, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng giám mục và linh mục được thuộc trọn về Chúa Giêsu, biết phục vụ trong yêu thương khiêm nhường, như gương Chúa Giêsu.
2/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh của yêu thương quên mình
Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người rằng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Đây là một lời trối quan trọng. Lời trối quan trọng ấy đã trở thành đường lối, để các môn đệ làm chứng cho Chúa.
“Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng thương yêu nhau” (Ga 13,35).
Chúa nói như thế là quá rõ. Sự quá rõ đó soi sáng cho chúng ta, để chúng ta biết làm chứng cho Chúa một cách hiệu quả nhất trong tình hình Việt Nam lúc này. Nhớ là phải yêu thương người khác như Chúa đã thương yêu ta.
Tôi được tham dự nhiều thánh lễ trọng. Xin nói thực là điều làm tôi xúc động nhất trong những dịp đó, chính là cái hồn yêu thương bác ái toả hương thơm trong phụng vụ và bầu khí cộng đoàn.
Tất nhiên, sự trang nghiêm, sự thánh thiện được diễn tả khá rõ. Nhưng yêu thương bác ái mới là cái gì thuyết phục. Yêu thương ở những nét mặt. Yêu thương ở những phục vụ dù bé nhỏ. Yêu thương ở những bài chia sẻ. Yêu thương ở những bài thánh ca. Yêu thương ở những cuộc đời đau khổ.
Tôi như được đắm mình trong những làn sống yêu thương dạt dào. Và tôi thầm mong Hội Thánh Việt Nam hãy cứ là những cộng đoàn yêu thương như thế. Tình hình càng khó khăn, thì yêu thương càng sẽ là tiếng nói Tin Mừng được lắng nghe nhất, có sức đi vào lòng người, và biến đổi lòng người.
3/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh biết lấy thiện đẩy lùi cái ác
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha một cách thảm thiết. Người nói: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42).
Ý Chúa Cha là Chúa Giêsu phải dâng mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Của lễ đền tội ấy nói lên sự yêu thương đến cùng.
Yêu thương khiêm nhường, để đáp lại sự độc ác kiêu căng. Yêu thương tha thứ, để đáp lại sự ghen ghét oán thù. Yêu thương nhịn nhục, để đáp lại sự bất công, vu khống. Yêu thương cầu nguyện, để đáp lại sự vô ơn phản bội ơn Chúa. Yêu thương chân thành trong chân lý, để đáp lại các thứ yêu thương hình thức và giả dối.
Chúa Giêsu đã dùng sự thiện, để đẩy lùi sự ác. Chính vì thế, mà Người chiến thắng sự chết, để rồi sống lại vinh hiển.
Sẽ là dại dột, nếu chúng ta không theo gương Chúa Giêsu.
***
Với những gợi ý trên đây, chúng ta sống Tuần Thánh năm nay, như những kẻ được Chúa sai đi vào một giai đoạn mới.
Một giai đoạn tế nhị, đang rất cần khiêm tốn làm chứng cho tình yêu Chúa giàu lòng thương xót.
Một giai đoạn khó khăn, đang đợi chờ cởi mở phiên dịch đức tin ra đức ái.
Một giai đoạn phức tạp, đang mời gọi dùng yêu thương hoà giải mà hàn gắn các vết thương lịch sử.
Xin Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta. Xin Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta. Xin Chúa Giêsu thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu Chúa trong lòng chúng ta. Amen.
Những hoàn cảnh đó gợi ý cho chúng ta sống Tuần Thánh một cách đặc biệt, sao cho Tin Mừng đi vào thời cuộc một cách thiết thực hơn.
Với nhận thức đó, tôi xin được chia sẻ vài nét đặc biệt, mà tôi nghĩ là nên được để ý nhiều hơn trong Tuần Thánh này.
1/ Hội Thánh Việt Nam hãy là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô
Các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng Linh mục, hàng Giáo phẩm nói chung là tốt. Tất cả và từng người đã và đang đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Hội Thánh Việt Nam.
Còn trong việc thánh hoá bản thân thì sao? Thiết tưởng không ai dám tự hào.
Chúa phán: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Chúng tôi là các môn đệ Chúa thuộc lòng lời Chúa dạy trên đây. Hơn nữa, chúng tôi luôn phấn đấu sống lời căn dặn đó.
Nhưng, kinh nghiệm cho thấy: Trong mọi chặng đường phấn đấu, cái tôi vẫn còn đó. Nơi các môn đệ Chúa, cái tôi nhiều khi khéo ẩn mình dưới những màn che đạo đức. Sẽ không sai, nếu nói:
Cái tôi không từ bỏ mình triệt để.
Cái tôi không vác thập giá mình đúng theo ý Chúa.
Cái tôi không theo Chúa một cách tuyệt đối.
Thành ra, các môn đệ Chúa vẫn mang thân phận con người có nhiều giới hạn, và nhiều yếu đuối. Tự mãn là sai.
Nhận thức như vậy, chúng tôi khiêm nhường sám hối và luôn trở về với Đức Giêsu Kitô. Càng trở về với Đức Giêsu Kitô, chúng tôi càng cảm nhận được chính Người là Đấng cứu độ và là trung tâm cuộc đời chúng tôi. Sự cảm nhận đó có thể diễn tả được phần nào theo lời thánh Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi” (Pl 3,8). Vì thế, chúng tôi cũng xin mọi tín hữu hãy tập trung vào Đức Giêsu Kitô. Nhất là trong Tuần Thánh này, khi tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập phép Bí tích Truyền chức, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng giám mục và linh mục được thuộc trọn về Chúa Giêsu, biết phục vụ trong yêu thương khiêm nhường, như gương Chúa Giêsu.
2/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh của yêu thương quên mình
Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người rằng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Đây là một lời trối quan trọng. Lời trối quan trọng ấy đã trở thành đường lối, để các môn đệ làm chứng cho Chúa.
“Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng thương yêu nhau” (Ga 13,35).
Chúa nói như thế là quá rõ. Sự quá rõ đó soi sáng cho chúng ta, để chúng ta biết làm chứng cho Chúa một cách hiệu quả nhất trong tình hình Việt Nam lúc này. Nhớ là phải yêu thương người khác như Chúa đã thương yêu ta.
Tôi được tham dự nhiều thánh lễ trọng. Xin nói thực là điều làm tôi xúc động nhất trong những dịp đó, chính là cái hồn yêu thương bác ái toả hương thơm trong phụng vụ và bầu khí cộng đoàn.
Tất nhiên, sự trang nghiêm, sự thánh thiện được diễn tả khá rõ. Nhưng yêu thương bác ái mới là cái gì thuyết phục. Yêu thương ở những nét mặt. Yêu thương ở những phục vụ dù bé nhỏ. Yêu thương ở những bài chia sẻ. Yêu thương ở những bài thánh ca. Yêu thương ở những cuộc đời đau khổ.
Tôi như được đắm mình trong những làn sống yêu thương dạt dào. Và tôi thầm mong Hội Thánh Việt Nam hãy cứ là những cộng đoàn yêu thương như thế. Tình hình càng khó khăn, thì yêu thương càng sẽ là tiếng nói Tin Mừng được lắng nghe nhất, có sức đi vào lòng người, và biến đổi lòng người.
3/ Hội Thánh Việt Nam hãy là một Hội Thánh biết lấy thiện đẩy lùi cái ác
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha một cách thảm thiết. Người nói: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42).
Ý Chúa Cha là Chúa Giêsu phải dâng mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Của lễ đền tội ấy nói lên sự yêu thương đến cùng.
Yêu thương khiêm nhường, để đáp lại sự độc ác kiêu căng. Yêu thương tha thứ, để đáp lại sự ghen ghét oán thù. Yêu thương nhịn nhục, để đáp lại sự bất công, vu khống. Yêu thương cầu nguyện, để đáp lại sự vô ơn phản bội ơn Chúa. Yêu thương chân thành trong chân lý, để đáp lại các thứ yêu thương hình thức và giả dối.
Chúa Giêsu đã dùng sự thiện, để đẩy lùi sự ác. Chính vì thế, mà Người chiến thắng sự chết, để rồi sống lại vinh hiển.
Sẽ là dại dột, nếu chúng ta không theo gương Chúa Giêsu.
***
Với những gợi ý trên đây, chúng ta sống Tuần Thánh năm nay, như những kẻ được Chúa sai đi vào một giai đoạn mới.
Một giai đoạn tế nhị, đang rất cần khiêm tốn làm chứng cho tình yêu Chúa giàu lòng thương xót.
Một giai đoạn khó khăn, đang đợi chờ cởi mở phiên dịch đức tin ra đức ái.
Một giai đoạn phức tạp, đang mời gọi dùng yêu thương hoà giải mà hàn gắn các vết thương lịch sử.
Xin Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta. Xin Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta. Xin Chúa Giêsu thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu Chúa trong lòng chúng ta. Amen.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 28/03/2010
N2T |
11. Người cùng đi với xác thịt mãi mãi sẽ không hiểu được sự ngọt ngào của khổ giá.
(Thánh nữ Gemma Galgani)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 28/03/2010
N2T |
401. Triết lý của cuộc sống: “làm” thì nghe hay hơn là “nói”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh bác bỏ tin báo New York Times về vụ linh mục Murphy
LM. Trần Đức Anh, OP
15:11 28/03/2010
VATICAN. Phòng báo chí Tòa Thánh bác bỏ tin của báo chí cho rằng Bộ giáo lý đức tin đã ém nhẹm và không trừng phạt LM Lawrence Murphy ở Mỹ đã lạm dụng tính dục 200 trẻ em bị điếc.
Tờ New York Thời báo đưa ra lời cáo cuộc trên đây và cho rằng Bộ giáo lý đức tin trong thời ĐHY Ratzinger làm Tổng trưởng và Đức TGM Bertone làm Tổng thư ký đã không xử lý vụ LM Murphy. Bài báo này được nhiều báo khác ở các nước đăng tải lại.
Trong thông cáo công bố hôm 25-3-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng: “Vụ bi thảm LM Lawrence Murphy, thuộc tổng giáo phận Milwaukee, gây đau khổ kinh khủng cho các nạn nhân vì những gì LM này làm. Khi lạm dụng tính dục các trẻ em bị điếc, cha Murphy đã vi phạm luật pháp, và nhất là sự tín nhiệm thánh thiêng mà các nạn nhân đã đặt nơi cha.”
”Trong thời kỳ giữa thập niên 1970, một số nạn nhân của cha Murphy đã tố cáo những hành động lạm dụng này với chính quyền. Chính quyền đã điều tra vụ về LM Murphy, nhưng theo báo chí, cuộc điều tra ấy bị bỏ qua. Bộ giáo lý đức tin chỉ được thông báo về việc này khoảng 20 năm sau đó.”
”Người ta ngụ ý rằng trong vụ này có một liên hệ giữa việc áp dụng Văn kiện Crimen sollicitationis, Xúi giục phạm tội ác, và việc không trình báo với chính quyền dân sự vụ lạm dụng trẻ em này. Trong thực tế, không có sự liên hệ như thế. Thực vậy, trái với một số lời tuyên bố được truyền đi trên báo chí, Văn kiện Crimen cũng như bộ giáo luật đều không cấm việc trình báo với nhà chức trách tư pháp những vụ lạm dụng trẻ em”.
Thông cáo nói thêm rằng: ”Vào cuối thập niên 1990, hơn 20 năm đã trôi qua từ khi vụ lạm dụng được báo với các chức sắc của giáo phận và cảnh sát, lần đầu tiên Bộ giáo lý đức tin nhận được câu hỏi làm thế nào để xử lý vụ LM Murphy về phương diện giáo lý. Bộ được thông báo về vụ này vì nó có liên hệ tới sự xúi giục trong tòa giải tội để phạm tội, và đây là một sự vi phạm bí tích giải tội. Đều quan trọng cần ghi nhận rằng vấn đề giáo luật được đệ trình Bộ không có liên hệ tới thủ tục dân sự hay hình sự nào chống lại cha Murphy.”
”Trong những trường hợp như thế, Giáo luật không dự trù các hình phạt tức khắc, nhưng đề nghị một cuộc xét xử, và không loại trừ cả hình phạt nặng nhất đối với Giáo Hội là trục xuất khỏi bậc giáo sĩ (Xc GL số 1395,n.2). Dưới ánh sáng sự kiện cha Murphy đã già và bệnh nặng, và sống biệt lập, không có vụ tố cáo lạm dụng nào xảy ra thêm trong hơn 20 năm trời, Bộ giáo lý đức tin đề nghị Đức TGM giáo phận Milwaukee cứu xét xử lý tình trạng, chẳng hạn giới hạn việc mục vụ công khai của cha Murphy và đòi hỏi cha phải chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với những hành vi trầm trọng của cha. Sau đó khoảng 4 tháng thì cha Murphy qua đời, và không xảy thêm vụ nào khác”. (SD 25-3-2010)
Tờ New York Thời báo đưa ra lời cáo cuộc trên đây và cho rằng Bộ giáo lý đức tin trong thời ĐHY Ratzinger làm Tổng trưởng và Đức TGM Bertone làm Tổng thư ký đã không xử lý vụ LM Murphy. Bài báo này được nhiều báo khác ở các nước đăng tải lại.
Trong thông cáo công bố hôm 25-3-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng: “Vụ bi thảm LM Lawrence Murphy, thuộc tổng giáo phận Milwaukee, gây đau khổ kinh khủng cho các nạn nhân vì những gì LM này làm. Khi lạm dụng tính dục các trẻ em bị điếc, cha Murphy đã vi phạm luật pháp, và nhất là sự tín nhiệm thánh thiêng mà các nạn nhân đã đặt nơi cha.”
”Trong thời kỳ giữa thập niên 1970, một số nạn nhân của cha Murphy đã tố cáo những hành động lạm dụng này với chính quyền. Chính quyền đã điều tra vụ về LM Murphy, nhưng theo báo chí, cuộc điều tra ấy bị bỏ qua. Bộ giáo lý đức tin chỉ được thông báo về việc này khoảng 20 năm sau đó.”
”Người ta ngụ ý rằng trong vụ này có một liên hệ giữa việc áp dụng Văn kiện Crimen sollicitationis, Xúi giục phạm tội ác, và việc không trình báo với chính quyền dân sự vụ lạm dụng trẻ em này. Trong thực tế, không có sự liên hệ như thế. Thực vậy, trái với một số lời tuyên bố được truyền đi trên báo chí, Văn kiện Crimen cũng như bộ giáo luật đều không cấm việc trình báo với nhà chức trách tư pháp những vụ lạm dụng trẻ em”.
Thông cáo nói thêm rằng: ”Vào cuối thập niên 1990, hơn 20 năm đã trôi qua từ khi vụ lạm dụng được báo với các chức sắc của giáo phận và cảnh sát, lần đầu tiên Bộ giáo lý đức tin nhận được câu hỏi làm thế nào để xử lý vụ LM Murphy về phương diện giáo lý. Bộ được thông báo về vụ này vì nó có liên hệ tới sự xúi giục trong tòa giải tội để phạm tội, và đây là một sự vi phạm bí tích giải tội. Đều quan trọng cần ghi nhận rằng vấn đề giáo luật được đệ trình Bộ không có liên hệ tới thủ tục dân sự hay hình sự nào chống lại cha Murphy.”
”Trong những trường hợp như thế, Giáo luật không dự trù các hình phạt tức khắc, nhưng đề nghị một cuộc xét xử, và không loại trừ cả hình phạt nặng nhất đối với Giáo Hội là trục xuất khỏi bậc giáo sĩ (Xc GL số 1395,n.2). Dưới ánh sáng sự kiện cha Murphy đã già và bệnh nặng, và sống biệt lập, không có vụ tố cáo lạm dụng nào xảy ra thêm trong hơn 20 năm trời, Bộ giáo lý đức tin đề nghị Đức TGM giáo phận Milwaukee cứu xét xử lý tình trạng, chẳng hạn giới hạn việc mục vụ công khai của cha Murphy và đòi hỏi cha phải chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với những hành vi trầm trọng của cha. Sau đó khoảng 4 tháng thì cha Murphy qua đời, và không xảy thêm vụ nào khác”. (SD 25-3-2010)
Đức Thánh Cha gặp gỡ 70 ngàn bạn trẻ Roma và Lazio
LM. Trần Đức Anh, OP
15:12 28/03/2010
VATICAN. Chiều tối ngày 25-3-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ 70 ngàn bạn trẻ Roma và các giáo phận phụ cận thuộc miền Lazio, tại Quảng trường Thánh Phêrô, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ngày Quốc Tế giới trẻ.
Buổi sinh hoạt của các bạn trẻ bắt đầu từ lúc 7 giờ tối, trước sự hiện diện của ĐHY Vallini, Giám quản Roma và các GM thuộc miền Lazio. Họ xem và nghe lại chứng từ về những ngày quốc tế giới trẻ trước đây, đặc biệt là hai ngày Giới trẻ được tổ chức tại Roma vào năm 1985 và 2000. Hiện diện tại Quảng trường đặc biệt có phái đoàn giới trẻ của Tổng giáo phận Madrid, Tây Ban Nha, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ cấp hoàn vũ từ ngày 16 đến 26 tháng 8 năm 2011.
Lúc 8 giờ tối, ĐTC tiếng vào quảng trường trước sự reo hò vui mừng của các bạn trẻ. Ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người, trước khi tiến lên khán đài ở thềm đền thờ. Thánh Giá Ngày Quốc Tế giới trẻ và Ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma được một nhóm bạn trẻ rước lên lễ đài.
ĐTC đã ứng khẩu trả lời một số câu hỏi do các đại diện bạn trẻ nêu lên, liên quan đến chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay ”Thưa Thầy con phải làm gì để được sự sống đời đời?” Ngài nhắc nhở rằng Thiên Chúa có một dự phóng cho mỗi người và tôi phải tìm ra trong hoàn cảnh của tôi một lối sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.. Mỗi người sẽ tìm được trong cuộc sống của mình nhiều hình thức để dấn thân: trong phong trào thiện nguyện, trong hoạt động giáo xứ, trong nghề nghiệp; tìm được ơn gọi của mình và sống trọn ơn gọi đó trong mọi hoàn cảnh”.
ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ về tầm quan trọng của sự từ bỏ. Những từ bỏ này là điều có thể thực hiện được và là điều tốt đẹp khi ta có một mục đích, có lý do tại sao. Thánh Phaolô đã dùng hình ảnh những cuộc tranh tài thể thao, trong đó các vận động viên phải sống theo kỷ luật, phải từ bỏ bao nhiêu điều để đạt tới mục tiêu mình nhắm tới. Họ chấp nhận hy sinh và từ bỏ vì họ có một lý do tại sao.
ĐTC khẳng định rằng: ”Nghệ thuật sống của con người đòi hỏi sự tự bỏ và những từ bỏ đích thực giúp chúng ta tìm ra con đường của cuộc sống. Có những chỉ dẫn trong Lời Chúa về điều đó và những từ bỏ giúp chúng ta không rơi vào những vực thẳm của ma túy, rượu chè, nô lệ tình dục và tiền bạc, lười biếng và tất cả những điều thoạt nhìn có vẻ là tự do, nhưng trong thực tế, đó là khởi đầu của một sự nô lệ ngày càng nặng nề hơn”.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, đã nhân danh các bạn trẻ cám ơn ngài vì chứng tá rạng ngời về niềm tin và tình yêu đối với Chúa Kitô để đương đầu với những thử thách và những hiểu lầm.. Chính để biểu lộ tâm tình đó, chúng con hiện diện đông đảo tại Quảng trường Thánh Phêrô này”.
Giới báo chí cho rằng ĐHY Vallini ám chỉ đến những cuộc tấn công của tờ New York Thời Báo trong những ngày này tung lên để vu khống ĐTC, khi còn làm HY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, hoặc khi còn làm TGM giáo phận Munich, đã ém nhẹm những vụ LM lạm dụng tính dục trẻ em hoặc thuyên chuyển LM đã phạm lỗi này tới một nhiệm vụ khác.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cùng với Tòa TGM Munich, đã ra thông cáo bác bỏ những lời khu khống đó.
Nhiều HĐGM như Anh, Pháp và Italia, đã lên tiếng liên đới với ĐTC chống lại những cuộc tấn công ”bỉ ổi” này.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các bạn trẻ kết thúc lúc 9 giờ rưỡi tối với phép lành của ngài (SD 25-3-2010)
Buổi sinh hoạt của các bạn trẻ bắt đầu từ lúc 7 giờ tối, trước sự hiện diện của ĐHY Vallini, Giám quản Roma và các GM thuộc miền Lazio. Họ xem và nghe lại chứng từ về những ngày quốc tế giới trẻ trước đây, đặc biệt là hai ngày Giới trẻ được tổ chức tại Roma vào năm 1985 và 2000. Hiện diện tại Quảng trường đặc biệt có phái đoàn giới trẻ của Tổng giáo phận Madrid, Tây Ban Nha, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ cấp hoàn vũ từ ngày 16 đến 26 tháng 8 năm 2011.
Lúc 8 giờ tối, ĐTC tiếng vào quảng trường trước sự reo hò vui mừng của các bạn trẻ. Ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người, trước khi tiến lên khán đài ở thềm đền thờ. Thánh Giá Ngày Quốc Tế giới trẻ và Ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma được một nhóm bạn trẻ rước lên lễ đài.
ĐTC đã ứng khẩu trả lời một số câu hỏi do các đại diện bạn trẻ nêu lên, liên quan đến chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay ”Thưa Thầy con phải làm gì để được sự sống đời đời?” Ngài nhắc nhở rằng Thiên Chúa có một dự phóng cho mỗi người và tôi phải tìm ra trong hoàn cảnh của tôi một lối sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.. Mỗi người sẽ tìm được trong cuộc sống của mình nhiều hình thức để dấn thân: trong phong trào thiện nguyện, trong hoạt động giáo xứ, trong nghề nghiệp; tìm được ơn gọi của mình và sống trọn ơn gọi đó trong mọi hoàn cảnh”.
ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ về tầm quan trọng của sự từ bỏ. Những từ bỏ này là điều có thể thực hiện được và là điều tốt đẹp khi ta có một mục đích, có lý do tại sao. Thánh Phaolô đã dùng hình ảnh những cuộc tranh tài thể thao, trong đó các vận động viên phải sống theo kỷ luật, phải từ bỏ bao nhiêu điều để đạt tới mục tiêu mình nhắm tới. Họ chấp nhận hy sinh và từ bỏ vì họ có một lý do tại sao.
ĐTC khẳng định rằng: ”Nghệ thuật sống của con người đòi hỏi sự tự bỏ và những từ bỏ đích thực giúp chúng ta tìm ra con đường của cuộc sống. Có những chỉ dẫn trong Lời Chúa về điều đó và những từ bỏ giúp chúng ta không rơi vào những vực thẳm của ma túy, rượu chè, nô lệ tình dục và tiền bạc, lười biếng và tất cả những điều thoạt nhìn có vẻ là tự do, nhưng trong thực tế, đó là khởi đầu của một sự nô lệ ngày càng nặng nề hơn”.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, đã nhân danh các bạn trẻ cám ơn ngài vì chứng tá rạng ngời về niềm tin và tình yêu đối với Chúa Kitô để đương đầu với những thử thách và những hiểu lầm.. Chính để biểu lộ tâm tình đó, chúng con hiện diện đông đảo tại Quảng trường Thánh Phêrô này”.
Giới báo chí cho rằng ĐHY Vallini ám chỉ đến những cuộc tấn công của tờ New York Thời Báo trong những ngày này tung lên để vu khống ĐTC, khi còn làm HY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, hoặc khi còn làm TGM giáo phận Munich, đã ém nhẹm những vụ LM lạm dụng tính dục trẻ em hoặc thuyên chuyển LM đã phạm lỗi này tới một nhiệm vụ khác.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cùng với Tòa TGM Munich, đã ra thông cáo bác bỏ những lời khu khống đó.
Nhiều HĐGM như Anh, Pháp và Italia, đã lên tiếng liên đới với ĐTC chống lại những cuộc tấn công ”bỉ ổi” này.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các bạn trẻ kết thúc lúc 9 giờ rưỡi tối với phép lành của ngài (SD 25-3-2010)
Công bố 16 sắc lệnh về án phong thánh và chân phước
LM. Trần Đức Anh, OP
15:13 28/03/2010
VATICAN. Hôm 27-3-2010, ĐTC đã cho phép Bộ Phong Thánh công bố 16 sắc lệnh liên quan đến các án phong hiển thánh và chân phước:
Có 1 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của nữ chân phước Bonifacia Rodriguez De Castro, người Tây Ban Nha, sáng lập dòng các Nữ tỳ thừa sai Thánh Giuse. Chị sinh tại Salamanca năm 1837 và qua đời năm 1905, thọ 85 tuổi.
5 sắc lệnh khác nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyện cầu của 5 vị Tôi Tớ Chúa Đáng Kính, và 3 phép lạ nhìn nhận cuộc tử đạo của 3 vị Tôi Tớ Chúa dưới thời cộng sản Đông Âu và Đức quốc xã:
- Đức Cha Szilard Bogdanffy, GM giáo phận Oradea Mare của Công giáo la tinh bên Rumani, bị chết rũ tù cộng sản ngày 2-10-1953 lúc mới 42 tuổi. - Linh Mục Gerardo Hirschfelder, người Đức, chết trong trại tập trung Dachau thời Đức quốc xã ngày 1-8-1942, lúc 35 tuổi
Giáo dân Luigi Grezde, người Sloveni, thành viên phong trào Công giáo tiến hành, bị giết vì đức tin ngày 1-1-1943 lúc 20 tuổi.
Ngoài ra có 7 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức hùng của 7 vị Tôi Tớ Chúa thuộc 5 quốc tịch khác nhau: Slovenia, Italia, Hoa Kỳ, Đức và Paraguay.
Theo giáo luật hiện hành, để được phong hiển thánh, vị chân phước cần có thêm 1 phép lạ, và để được phong chân phước, ngoài các nhân đức anh hùng được chứng thực vị tôi tớ Chúa còn phải có thêm một phép lạ, ngoại trừ trường hợp vị ấy là tử đạo (SD 27-3-2010)
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các bạn trẻ kết thúc lúc 9 giờ rưỡi tối với phép lành của ngài (SD 25-3-2010)
Có 1 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của nữ chân phước Bonifacia Rodriguez De Castro, người Tây Ban Nha, sáng lập dòng các Nữ tỳ thừa sai Thánh Giuse. Chị sinh tại Salamanca năm 1837 và qua đời năm 1905, thọ 85 tuổi.
5 sắc lệnh khác nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyện cầu của 5 vị Tôi Tớ Chúa Đáng Kính, và 3 phép lạ nhìn nhận cuộc tử đạo của 3 vị Tôi Tớ Chúa dưới thời cộng sản Đông Âu và Đức quốc xã:
- Đức Cha Szilard Bogdanffy, GM giáo phận Oradea Mare của Công giáo la tinh bên Rumani, bị chết rũ tù cộng sản ngày 2-10-1953 lúc mới 42 tuổi. - Linh Mục Gerardo Hirschfelder, người Đức, chết trong trại tập trung Dachau thời Đức quốc xã ngày 1-8-1942, lúc 35 tuổi
Giáo dân Luigi Grezde, người Sloveni, thành viên phong trào Công giáo tiến hành, bị giết vì đức tin ngày 1-1-1943 lúc 20 tuổi.
Ngoài ra có 7 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức hùng của 7 vị Tôi Tớ Chúa thuộc 5 quốc tịch khác nhau: Slovenia, Italia, Hoa Kỳ, Đức và Paraguay.
Theo giáo luật hiện hành, để được phong hiển thánh, vị chân phước cần có thêm 1 phép lạ, và để được phong chân phước, ngoài các nhân đức anh hùng được chứng thực vị tôi tớ Chúa còn phải có thêm một phép lạ, ngoại trừ trường hợp vị ấy là tử đạo (SD 27-3-2010)
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các bạn trẻ kết thúc lúc 9 giờ rưỡi tối với phép lành của ngài (SD 25-3-2010)
Vatican: Phụng vụ Lễ Lá và ngày quốc tế bạn trẻ
Bình Hòa
15:14 28/03/2010
Dưới bầu trời nắng đẹp đầu mùa xuân, khoảng chừng 50 ngàn tín hữu đã tham dự buổi kiệu lá và Thánh lễ Chúa nhựt Mùa Thương khó do đức thánh cha chủ toạ tại quảng trường thánh Phêrô lúc 9 giờ rưỡi sáng hôm qua. Thật khó tả được bầu khí của phụng vụ mở đầu Tuần Thánh. Một bên là cảnh bi thảm của cuộc Tử nạn, được thuật lại trong bài Thương khó đọc trong Thánh lễ; một bên là cảnh tưng bừng của cuộc rước kiệu tung hô Đức Kitô là Đấng Mesia, Con vua Đavit. Xem ra bầu khí buồn thảm đã bị lấn át kể từ khi đức thánh cha Gioan Phaolô II dành chúa nhựt Lễ Lá làm ngày đại hội giới trẻ. Vì lý do gì? Một lý do có thể tìm thấy trong các bài tiền xướng phụng vụ Kiệu lá, dựa theo tư tưởng của Tin mừng: “Các trẻ Do thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa và reo vang ca tụng: Hoan hô Con Vua Đavit; chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Các bạn trẻ trở thành nhân vật chính của buổi lễ. Đó là nguồn gốc của việc liên kết ngày các bạn trẻ với Lễ Lá, được cử hành tại nhiều giáo phận, cách riêng là tại Rôma từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cách đây 25 năm, vào năm 1985, được Liên hợp quốc dành làm Năm Các bạn trẻ, đức Gioan Phaolô II ấn định sẽ tổ chức đại hội quốc tế bạn trẻ hàng năm ở cấp giáo phận và cách hai hoặc ba năm trên cấp hoàn cầu. Dĩ nhiên, đây không phải là đại hội văn nghệ hoặc giải trí thể thao, nhưng là đại hội của niềm tin. Thay vì lá cờ hoặc đuốc thiêng, biểu tượng chính của Đại Hội là Thập giá của Đức Kitô. Các bạn trẻ được mời gọi hãy tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã mở cho chúng ta ơn gọi cao cả của con người.
Sứ điệp gửi cho các bạn trẻ năm nay lấy lại khẩu hiệu của năm 1985: “Thưa Thầy tốt lành, con phải làm gì để được hưởng gia tài là sự sống hằng hữu?” (Mc 10,17). Đức Bênêđictô XVI đã chia sẻ với các bạn trẻ Rôma và Lazio trong buổi canh thức tối thứ năm tuần trước tại quảnt trường thánh Phêrô. Hôm qua, trong bài giảng, đề tài được gợi hứng từ tư tưởng chính của Tin mừng thánh Luca, trình bày tất cả cuộc đời Chúa Giêsu như một cuộc hành trình đi lên Giêrusalem, và mời gọi các môn đệ cũng đi theo con đường đó. Hành trình lên Giêrusalem có nghĩa là gì?
Đức Thánh Cha bình giảng như sau: Bài Tin mừng đọc trong nghi thức làm phép lá cho chúng ta hai ý tưởng về việc đi lên Giêrusalem. Thứ nhất, nó nói đến một cuộc đi lên, được hiểu về nghĩa địa lý. Cuộc hành trình của Chúa Giêsu bắt đầu từ Giêricô, ở vị trí 250 thước dưới mặt biển, đi lên Giêrusalem nẳm ở cao độ khoảng 740-780 thước ở trên mặt biển. Như vậy là lên cao đến gần 1000 thước. Tuy nhiên, đó chỉ là tượng trưng cho một cuộc đi lên theo nghĩa tinh thần, dành cho những ai muốn đi theo Chúa Giêsu, đó là vươn lên đến chiều cao của ơn gọi làm người. Con người có thể lựa chọn một con đường dễ dãi, không vất vả. Con người cũng có thể đi xuống tới chỗ bần tiện thô tục. Con người có thể đắm mình vào vũng bùn lầy của dối trá và bất lương. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta, và Người đi lên cao. Người dẫn dắt chúng ta đến điều cao cả, trong sạch, Người đưa chúng ta đến làn khí lành mạnh, đến con đường của sự thật, đến lòng can đảm không chịu lùi bước trước những lời đàm tiếu của người đời, đến đức nhẫn nhục biết chấp nhận tha nhân. Người dẫn chúng ta đến thái độ sẵn sàng phục vụ những ai đau khổ, đến đức trung thành đứng về phía bên kia kể cả lúc tình hình tỏ ra khó khăn. Người dẫn chúng ta đến chỗ sắn sàng giúp đỡ tha nhân, đến lòng tốt không chùn bước trước sự vô ơn. Đức Kitô dẫn chúng ta đến tình yêu, đến cùng Thiên Chúa.
Sau khi đã suy nghĩ về tiếng “đi lên”, bài giảng tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa tiếng “Giêrusalem”. Giêrusalem có thể hiểu về một thành phố thủ đô của nước Do thái. Hơn thế nữa, nó ám chỉ đền thờ dâng kính Thiên Chúa duy nhất. Điều này muốn nói lên rằng chỉ có một Thiên Chúa, là chủ tể của mọi loài thọ sinh, và mọi loài đều mang trong thâm tâm lòng khắc khoải tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc được thành hình từ ông Abraham. Đức Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để tham dự lễ Vượt qua với họ, nghĩa là lễ kỷ niệm cuộc giải phóng. Lễ Vượt qua được cử hành với việc sát tế một con chiên, theo sách Xuất hành (12,5-6,14). Lần này, đức Giêsu lên Giêrusalem cử hành lễ Vượt qua mới, hoàn tất các lễ Vượt qua trước đây. Đức Giêsu trở thành chính Con chiên Vượt qua, bằng cái chết. Tuy nhiên, Người biết rằng cuộc đời của mình không kết liễu với cái chết, nhưng còn đi xa hơn nữa. Vào lúc Người tắt thở trên thập giá, bức trướng trong đền thờ bị xé đôi, biểu tượng cho việc giật sập bức tường ngăn cản con người với Thiên Chúa. Đức Kitô đã khai trương một mối tương quan mới giữa Thiên Chúa với nhân loại nơi cuộc phục sinh của mình. Người đã lên cùng Chúa Cha, và mời gọi chúng ta hãy đi theo Người để lên cùng Chúa Cha.
Tóm lại, Chúa Kitô đã mời chúng ta hãy đi lên, không những là vươn lên đến những đức tính cao quý của con người, nhưng còn là vươn lên nơi cao của Thiên Chúa, đến cuộc hiệp thông với Thiên Chúa, đến điểm “ở trong Thiên Chúa”. Trên hành trình này, Chúa Giêsu muốn chúng ta cùng đi với Người, và đi cùng với đoàn môn đệ của Người là Hội thánh. Tất cả cần biết nắm tay nhau để lên đường, dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa. Chúa cũng nhắc nhở chúng ta rằng nếu muốn lên cao thì ta hãy biết ở khiêm tốn, cũng như biêt chấp nhận cuộc rèn luyện của đau khổ và thập giá.
Vì là buổi cử hành của giáo hội Rôma, nên ngôn ngữ của phần lớn các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Ý. Tuy vậy, bài đọc thứ nhất được đọc bằng tiếng Anh, bài đọc thứ hai bằng tiếng Tây ban nha, và 5 ý chỉ của lời nguyện giáo dân (cầu cho đức thánh cha, cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, cho các bạn trẻ, cho các dự tòng, cho những người già yếu bệnh tật) được xướng lên bằng tiếng Pháp, Hindi, Bồ-đào-nha, Swahili, Đức.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 12 giờ. Trước khi xướng kinh Truyền tin, Đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan. Nhân ngày kỷ niệm việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem, ngài cũng bày tỏ mối quan tân đối với tình hình bất ổn tại thành phố này, trung tâm tinh thần của ba tôn giáo lớn, và cầu mong cho những nhà hữu trách tìm ra những giải pháp bảo đảm hoà bình cho thành thánh.
Sứ điệp gửi cho các bạn trẻ năm nay lấy lại khẩu hiệu của năm 1985: “Thưa Thầy tốt lành, con phải làm gì để được hưởng gia tài là sự sống hằng hữu?” (Mc 10,17). Đức Bênêđictô XVI đã chia sẻ với các bạn trẻ Rôma và Lazio trong buổi canh thức tối thứ năm tuần trước tại quảnt trường thánh Phêrô. Hôm qua, trong bài giảng, đề tài được gợi hứng từ tư tưởng chính của Tin mừng thánh Luca, trình bày tất cả cuộc đời Chúa Giêsu như một cuộc hành trình đi lên Giêrusalem, và mời gọi các môn đệ cũng đi theo con đường đó. Hành trình lên Giêrusalem có nghĩa là gì?
Đức Thánh Cha bình giảng như sau: Bài Tin mừng đọc trong nghi thức làm phép lá cho chúng ta hai ý tưởng về việc đi lên Giêrusalem. Thứ nhất, nó nói đến một cuộc đi lên, được hiểu về nghĩa địa lý. Cuộc hành trình của Chúa Giêsu bắt đầu từ Giêricô, ở vị trí 250 thước dưới mặt biển, đi lên Giêrusalem nẳm ở cao độ khoảng 740-780 thước ở trên mặt biển. Như vậy là lên cao đến gần 1000 thước. Tuy nhiên, đó chỉ là tượng trưng cho một cuộc đi lên theo nghĩa tinh thần, dành cho những ai muốn đi theo Chúa Giêsu, đó là vươn lên đến chiều cao của ơn gọi làm người. Con người có thể lựa chọn một con đường dễ dãi, không vất vả. Con người cũng có thể đi xuống tới chỗ bần tiện thô tục. Con người có thể đắm mình vào vũng bùn lầy của dối trá và bất lương. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta, và Người đi lên cao. Người dẫn dắt chúng ta đến điều cao cả, trong sạch, Người đưa chúng ta đến làn khí lành mạnh, đến con đường của sự thật, đến lòng can đảm không chịu lùi bước trước những lời đàm tiếu của người đời, đến đức nhẫn nhục biết chấp nhận tha nhân. Người dẫn chúng ta đến thái độ sẵn sàng phục vụ những ai đau khổ, đến đức trung thành đứng về phía bên kia kể cả lúc tình hình tỏ ra khó khăn. Người dẫn chúng ta đến chỗ sắn sàng giúp đỡ tha nhân, đến lòng tốt không chùn bước trước sự vô ơn. Đức Kitô dẫn chúng ta đến tình yêu, đến cùng Thiên Chúa.
Sau khi đã suy nghĩ về tiếng “đi lên”, bài giảng tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa tiếng “Giêrusalem”. Giêrusalem có thể hiểu về một thành phố thủ đô của nước Do thái. Hơn thế nữa, nó ám chỉ đền thờ dâng kính Thiên Chúa duy nhất. Điều này muốn nói lên rằng chỉ có một Thiên Chúa, là chủ tể của mọi loài thọ sinh, và mọi loài đều mang trong thâm tâm lòng khắc khoải tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc được thành hình từ ông Abraham. Đức Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để tham dự lễ Vượt qua với họ, nghĩa là lễ kỷ niệm cuộc giải phóng. Lễ Vượt qua được cử hành với việc sát tế một con chiên, theo sách Xuất hành (12,5-6,14). Lần này, đức Giêsu lên Giêrusalem cử hành lễ Vượt qua mới, hoàn tất các lễ Vượt qua trước đây. Đức Giêsu trở thành chính Con chiên Vượt qua, bằng cái chết. Tuy nhiên, Người biết rằng cuộc đời của mình không kết liễu với cái chết, nhưng còn đi xa hơn nữa. Vào lúc Người tắt thở trên thập giá, bức trướng trong đền thờ bị xé đôi, biểu tượng cho việc giật sập bức tường ngăn cản con người với Thiên Chúa. Đức Kitô đã khai trương một mối tương quan mới giữa Thiên Chúa với nhân loại nơi cuộc phục sinh của mình. Người đã lên cùng Chúa Cha, và mời gọi chúng ta hãy đi theo Người để lên cùng Chúa Cha.
Tóm lại, Chúa Kitô đã mời chúng ta hãy đi lên, không những là vươn lên đến những đức tính cao quý của con người, nhưng còn là vươn lên nơi cao của Thiên Chúa, đến cuộc hiệp thông với Thiên Chúa, đến điểm “ở trong Thiên Chúa”. Trên hành trình này, Chúa Giêsu muốn chúng ta cùng đi với Người, và đi cùng với đoàn môn đệ của Người là Hội thánh. Tất cả cần biết nắm tay nhau để lên đường, dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa. Chúa cũng nhắc nhở chúng ta rằng nếu muốn lên cao thì ta hãy biết ở khiêm tốn, cũng như biêt chấp nhận cuộc rèn luyện của đau khổ và thập giá.
Vì là buổi cử hành của giáo hội Rôma, nên ngôn ngữ của phần lớn các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Ý. Tuy vậy, bài đọc thứ nhất được đọc bằng tiếng Anh, bài đọc thứ hai bằng tiếng Tây ban nha, và 5 ý chỉ của lời nguyện giáo dân (cầu cho đức thánh cha, cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, cho các bạn trẻ, cho các dự tòng, cho những người già yếu bệnh tật) được xướng lên bằng tiếng Pháp, Hindi, Bồ-đào-nha, Swahili, Đức.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 12 giờ. Trước khi xướng kinh Truyền tin, Đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan. Nhân ngày kỷ niệm việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem, ngài cũng bày tỏ mối quan tân đối với tình hình bất ổn tại thành phố này, trung tâm tinh thần của ba tôn giáo lớn, và cầu mong cho những nhà hữu trách tìm ra những giải pháp bảo đảm hoà bình cho thành thánh.
Một cựu linh mục Dòng Đa Minh, nổi tiếng về khoa di truyền học đã đoạt giải Templeton
Bùi Hữu Thư
18:17 28/03/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Một cựu linh mục Dòng Đa Minh, nổi tiếng về khoa di truyền học đã đoạt giải Templeton năm 2010, một giải thưởng hàng năm về tôn giáo được coi là tương đương với giải Nobel.
Quỹ Tài Trợ John Templeton đã tuyên bố ngày 25 tháng 3 vừa qua tại Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Khoa Học là giáo sư Francisco J. Ayala, 76 tuổi, đã đoạt giải thưởng của người đã “đóng góp ngoại hạng để xác nhận chiều kích thiêng liêng của đời sống, qua sự sáng suốt thấu hiểu, khám phá hay các công trình thực tiễn.”
Giáo sư Ayala là một học giả tân tiến về môn di truyền học và là một chuyên gia nghiên cứu các phân tử trong sinh vật học, việc nghiên cứu có tính cách khai phá của ông về các ký sinh trùng nhỏ vi ti có thể đưa đến việc chữa bệnh sốt rét rừng và các bệnh khác.
Giáo sư đã quyết liệt phản đối sự vướng mắc giữa khoa học và tôn giáo trong khi ông kêu gọi phải có sự tương kính giữa hai bên.
Giáo sư Ayala nói với ký giả Catholic News Services ngay trước khi có cuộc họp báo để tuyên bố giải thưởng: "Tôi rất hân hạnh được trao giải thưởng này. Tôi tin chắc rằng còn có nhiều người khác xứng đáng hơn tôi.”
Hoàng Thân Philip, Hầu Tước Edinburgh, sẽ chính thức trao ban giải thưởng này trong một nghi thức riêng tại Cung Điện Buckingham ngày 5 tháng 5.
Ông Ralph J. Cicerone, chủ tịch Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Khoa Học, đã đề cử ông Ayala. Giáo sư Ayala hiện là giảng sư hiệu tòa Donald Bren về sinh vật học tại Đại Học California tại Irvine.
Quỹ Tài Trợ John Templeton đã tuyên bố ngày 25 tháng 3 vừa qua tại Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Khoa Học là giáo sư Francisco J. Ayala, 76 tuổi, đã đoạt giải thưởng của người đã “đóng góp ngoại hạng để xác nhận chiều kích thiêng liêng của đời sống, qua sự sáng suốt thấu hiểu, khám phá hay các công trình thực tiễn.”
Giáo sư Ayala là một học giả tân tiến về môn di truyền học và là một chuyên gia nghiên cứu các phân tử trong sinh vật học, việc nghiên cứu có tính cách khai phá của ông về các ký sinh trùng nhỏ vi ti có thể đưa đến việc chữa bệnh sốt rét rừng và các bệnh khác.
Giáo sư đã quyết liệt phản đối sự vướng mắc giữa khoa học và tôn giáo trong khi ông kêu gọi phải có sự tương kính giữa hai bên.
Giáo sư Ayala nói với ký giả Catholic News Services ngay trước khi có cuộc họp báo để tuyên bố giải thưởng: "Tôi rất hân hạnh được trao giải thưởng này. Tôi tin chắc rằng còn có nhiều người khác xứng đáng hơn tôi.”
Hoàng Thân Philip, Hầu Tước Edinburgh, sẽ chính thức trao ban giải thưởng này trong một nghi thức riêng tại Cung Điện Buckingham ngày 5 tháng 5.
Ông Ralph J. Cicerone, chủ tịch Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Khoa Học, đã đề cử ông Ayala. Giáo sư Ayala hiện là giảng sư hiệu tòa Donald Bren về sinh vật học tại Đại Học California tại Irvine.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Acies tại giáo phận Quy Nhơn
Nguyễn Thị Lợi
09:17 28/03/2010
LỄ TRUYỀN TIN - ĐẠI HỘI ACIES NGÀY CỬ HÀNH NĂM THÁNH CỦA HỘI LEGIO MARIAE
GIÁO PHẬN QUI NHƠN
(25.03.2010)
Sáng ngày 25.3.2010, ngày lễ Truyền Tin, ngày mà Đức Cha Chính Giáo Phận Qui Nhơn đã chọn làm ngày cử hành Năm Thánh cho các hội viên Legio Mariae trong toàn Giáo Phận, có khoảng gần 600 hội viên Legio Mariae đã tập trung về Nhà Thờ Chính Tòabđể long trọng mừng lễ Truyền Tin và cử hành ngày đại hội Acies truyền thống của Legio Mariae. Đây là cuộc tập trung cấp Giáo Phận lần đầu tiên từ sau năm 1975 của các hội viên Legio Mariae thuộc Giáo Phận Qui Nhơn; và đây cũng là lần đầu tiên Hội Đồng Comitium Qui Nhơn đứng ra tổ chức cuộc đại hội hội viên Legio Mariae trên qui mô Giáo Phận. Vinh dự lớn lao cho cuộc đại lễ này đó là chính Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục phó Giáo Phận Qui Nhơn, cũng là đương nhiệm linh giám Comitium Qui Nhơn, đã chủ trì và đồng hành cùng Đại hội từ giây phút khai mạc cho đến lúc bế mạc. Về tham dự cuộc lẽ còn có linh mục linh giám Regia Huế cùng Quí vị đại diện trong hội đồng Regia Huế tháp tùng. Có các linh mục linh giám các Curiae, các nữ tu linh giám các Praesidia trong Giáo Phận. Sau nghi thức Dâng Mình, Đức Cha Matthêô và quý cha đồng tế long trọng cử hành thánh lễ Truyền Tin trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Sau thánh lễ, các đơn vị Praesidia được chụp hình lưu niệm cùng Đức Cha Matthêô và các cha linh giám trong tình cảm thân thương gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên. Sau thánh lễ, hội trường chủng viện hân hoan đón tiếp các tham dự viên đại hội trong bữa cơm thân mật, tươm tất và chan hòa tình huynh đệ tông đồ. Buổi chiều cùng ngày, Đức Cha Matthêô đã chủ trì cuộc hội thảo chuyên đề về hoạt động tông đồ của Legio Mariae tập chú vào các câu hỏi gợi ý của chính Đức Cha. Sau phần đúc kết, Đức Cha đã ban huấn từ và chủ trì giờ Phép Lành tôn thờ Thánh Thể để kết thúc ngày Đại Hội Acies 2010. Tiếp sau đó, anh trưởng Comitium Qui Nhơn đã thay mặt các hội viên cám ơn Đức Cha và thay lời cho các anh chị em nói lời từ biệt lên đường. Đại hội Acies 2010 đã để lại trong lòng các hội viên dấu ấn tốt đẹp và niềm lưu luyến hy vọng sẽ có ngày một ngày tái ngộ không xa.
Chị Nguyễn thị Lợi, thư ký Curia Tuy Hòa
GIÁO PHẬN QUI NHƠN
(25.03.2010)
Sáng ngày 25.3.2010, ngày lễ Truyền Tin, ngày mà Đức Cha Chính Giáo Phận Qui Nhơn đã chọn làm ngày cử hành Năm Thánh cho các hội viên Legio Mariae trong toàn Giáo Phận, có khoảng gần 600 hội viên Legio Mariae đã tập trung về Nhà Thờ Chính Tòabđể long trọng mừng lễ Truyền Tin và cử hành ngày đại hội Acies truyền thống của Legio Mariae. Đây là cuộc tập trung cấp Giáo Phận lần đầu tiên từ sau năm 1975 của các hội viên Legio Mariae thuộc Giáo Phận Qui Nhơn; và đây cũng là lần đầu tiên Hội Đồng Comitium Qui Nhơn đứng ra tổ chức cuộc đại hội hội viên Legio Mariae trên qui mô Giáo Phận. Vinh dự lớn lao cho cuộc đại lễ này đó là chính Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục phó Giáo Phận Qui Nhơn, cũng là đương nhiệm linh giám Comitium Qui Nhơn, đã chủ trì và đồng hành cùng Đại hội từ giây phút khai mạc cho đến lúc bế mạc. Về tham dự cuộc lẽ còn có linh mục linh giám Regia Huế cùng Quí vị đại diện trong hội đồng Regia Huế tháp tùng. Có các linh mục linh giám các Curiae, các nữ tu linh giám các Praesidia trong Giáo Phận. Sau nghi thức Dâng Mình, Đức Cha Matthêô và quý cha đồng tế long trọng cử hành thánh lễ Truyền Tin trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Sau thánh lễ, các đơn vị Praesidia được chụp hình lưu niệm cùng Đức Cha Matthêô và các cha linh giám trong tình cảm thân thương gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên. Sau thánh lễ, hội trường chủng viện hân hoan đón tiếp các tham dự viên đại hội trong bữa cơm thân mật, tươm tất và chan hòa tình huynh đệ tông đồ. Buổi chiều cùng ngày, Đức Cha Matthêô đã chủ trì cuộc hội thảo chuyên đề về hoạt động tông đồ của Legio Mariae tập chú vào các câu hỏi gợi ý của chính Đức Cha. Sau phần đúc kết, Đức Cha đã ban huấn từ và chủ trì giờ Phép Lành tôn thờ Thánh Thể để kết thúc ngày Đại Hội Acies 2010. Tiếp sau đó, anh trưởng Comitium Qui Nhơn đã thay mặt các hội viên cám ơn Đức Cha và thay lời cho các anh chị em nói lời từ biệt lên đường. Đại hội Acies 2010 đã để lại trong lòng các hội viên dấu ấn tốt đẹp và niềm lưu luyến hy vọng sẽ có ngày một ngày tái ngộ không xa.
Chị Nguyễn thị Lợi, thư ký Curia Tuy Hòa
VOA phỏng vần Giám mục gốc Việt đầu tiên ở Canada: ‘Tôn giáo không làm chính trị’
Nguyễn Trung / VOA
10:25 28/03/2010
Giám mục gốc Việt đầu tiên ở Canada: ‘Tôn giáo không làm chính trị’
Thưa quý vị, hồi tháng Giêng vừa qua, linh mục Vincent Nguyễn đã được tấn phong làm giám mục Công giáo trẻ nhất Canada và cũng là người gốc châu Á đầu tiên đảm nhận chức vụ này. 27 năm trước, khi bước xuống chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ để vượt biển, tân giám mục này có lẽ đã không tưởng tượng được rằng có một ngày mình sẽ trở thành một nhân vật tôn giáo hàng đầu tại một thành phố lớn ở phía bên kia đại dương. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Nguyễn Trung với Giám mục Vincent Nguyễn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
VOA: Cảm giác của ông ra sao khi được bổ nhiệm làm Giám mục Công giáo gốc châu Á đầu tiên của Canada, và đại diện cho hàng trăm ngàn người Canada gốc Á, gốc Phi và Mỹ Latin?
Giám mục Vincent Nguyễn: Khi được bổ nhiệm, tôi cảm thấy rất vui khi được bề trên tín nhiệm, nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm nặng nề trong chức vụ cao cả của giáo hội. Bên cạnh đó cũng thấy sự háo hức của cộng đồng, niềm mong muốn của cộng đồng trên đôi vai mình.
VOA: Có ý kiến cho rằng sự vươn lên của ông đã truyền cảm hứng cho những người Công giáo tỵ nạn khác. Còn bản thân ông nghĩ sao?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đối với mình, tôi luôn nghĩ mình là người nhỏ bé, bình thường thôi. Đối với việc được giáo hội bổ nhiệm vào chức vụ này thực ra là niềm vui mừng của tất cả mọi người.
Vâng, hy vọng rằng những người trẻ, những người khác nhìn thấy đó để mà cố gắng sống trong đời sống của giáo hội địa phương ở đây để rồi có thể tiếp tục đóng góp với giáo hội tại địa phương của mình cũng như cho giáo hội hoàn vũ.
VOA: Ở vị trí của mình hiện thời, ông có thể làm gì để hỗ trợ cho cộng đồng Công giáo gốc Việt ở Canada?
Giám mục Vincent Nguyễn: Thực sự thì chức vụ của tôi là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Toronto. Trong trách vụ của mình, thì tôi phải lo cho công việc của cộng đồng, của giáo hội ở đây là chính. Nhưng mà đồng thời khi làm giám mục, mình cũng là một thành viên của hội đồng giám mục của Canada.
Điều tôi có thể làm là lên tiếng nói đại diện cho cộng đồng của người Việt mình đối với các vấn đề liên quan tới cộng đồng, những nhu cầu cần thiết của giáo dân, của người Việt ở Canada như nhu cầu về đời sống tâm linh của giáo dân, nhu cầu hội nhập với giáo hội Công giáo địa phương cũng như giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Mặc dù cố gắng hội nhập nhưng cộng đồng Công giáo Việt Nam mình lại có những sắc thái riêng mà giáo hội cũng cần phải để ý, nâng đỡ những truyền thống tốt đẹp của giáo hội Việt Nam, cộng đồng Việt Nam.
VOA: Năm 1983, ông rời Việt Nam trên một chiếc thuyền gỗ, điều gì từ chuyến vượt biển nhiều sóng gió đó khiến ông nhớ mãi?
Giám mục Vincent Nguyễn: Nhớ nhất là khi được tàu vớt. Khi lênh đênh trên biển, giữa sự sống và cái chết, nên khi được cứu thoát lên tàu thì mình thấy được sự sống, và đồng thời thấy được mục đích của mình. Chân trời tương lai hé mở ra trước mắt mình. Cái giây phút đó là giây phút có lẽ sẽ không thể nào quên được.
VOA: Ông từng nói rằng ông rời Việt Nam ra đi để được tự do cầu nguyện. Tới giờ, ông đã thực sự tìm được chưa, thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đến được Canada, chúng tôi cũng thấy được tự do để mà vào chủng viện để làm linh mục. Việc đó ở đây có rất nhiều điều kiện. Giáo hội cũng như xã hội ở bên đây người ta tạo điều kiện cho mình. Điều đó thật là rõ ràng.
VOA: Vậy bây giờ Việt Nam đối với ông có ý nghĩa như thế nào?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đất nước Việt Nam dĩ nhiên vẫn là quê hương của mình, nơi đó mình đã sinh ra và ở nơi đó vẫn còn rất nhiều người thân của mình. Trong tâm thức của tôi, đó là một nơi đặc biệt, là quê hương của mình, rất là yêu quý.
VOA: Hồi đầu tháng Giêng, ông đã được đoàn tụ với các anh chị em của mình lần đầu tiên trong vòng 30 năm. Lúc gặp mặt chắc nhiều cảm xúc, phải không thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đã nhiều lần tôi về Việt Nam và có gặp anh chị em của mình. Bên này tôi có người anh, người em nữa, thành ra chưa có lần nào mà ba người chúng tôi ở bên này về Việt Nam để 9 anh chị em có thể gặp lại nhau cùng một lúc. Lần vừa qua là lần đầu tiên trong 30 năm, 9 anh chị em gặp mặt nhau ở tại một nơi.
Đó là niềm vui thực sự khó có thể diễn tả được. Thực sự rất vui mừng, rất cảm động được họp mặt với nhau dưới một mái nhà.
VOA: Tự do tôn giáo và tự do cầu nguyện nên được hiểu ra sao, thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Tự do tôn giáo là quyền căn bản của mỗi một con người. Đó là một trong những quyền căn bản nhất. Mọi người đều phải được tự do chọn lựa tôn giáo và đồng thời có điều kiện để thể hiện lòng tin đó của mình, và để sống với đức tin đó của mình.
VOA: Theo ông, tôn giáo có nên đi song hành với chính trị không?
Giám mục Vincent Nguyễn: Không biết cái nghĩa song hành như thế nào, nhưng tôn giáo luôn là một phần của xã hội. Tôn giáo luôn luôn đóng góp thúc đẩy xã hội tiến triển. Có thể nói đồng hành trong ý nghĩa đó cũng được.
Tôn giáo không làm chính trị, nhưng luôn luôn là tiếng nói để thúc đẩy và thức tỉnh lương tâm của người ta để thăng tiến xã hội. Nó là tiếng nói đóng góp vào những vấn đề mà liên quan tới con người, để giúp con người tiến bộ.
VOA: Cám ơn ông.
Thưa quý vị, hồi tháng Giêng vừa qua, linh mục Vincent Nguyễn đã được tấn phong làm giám mục Công giáo trẻ nhất Canada và cũng là người gốc châu Á đầu tiên đảm nhận chức vụ này. 27 năm trước, khi bước xuống chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ để vượt biển, tân giám mục này có lẽ đã không tưởng tượng được rằng có một ngày mình sẽ trở thành một nhân vật tôn giáo hàng đầu tại một thành phố lớn ở phía bên kia đại dương. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Nguyễn Trung với Giám mục Vincent Nguyễn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
VOA: Cảm giác của ông ra sao khi được bổ nhiệm làm Giám mục Công giáo gốc châu Á đầu tiên của Canada, và đại diện cho hàng trăm ngàn người Canada gốc Á, gốc Phi và Mỹ Latin?
Giám mục Vincent Nguyễn: Khi được bổ nhiệm, tôi cảm thấy rất vui khi được bề trên tín nhiệm, nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm nặng nề trong chức vụ cao cả của giáo hội. Bên cạnh đó cũng thấy sự háo hức của cộng đồng, niềm mong muốn của cộng đồng trên đôi vai mình.
VOA: Có ý kiến cho rằng sự vươn lên của ông đã truyền cảm hứng cho những người Công giáo tỵ nạn khác. Còn bản thân ông nghĩ sao?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đối với mình, tôi luôn nghĩ mình là người nhỏ bé, bình thường thôi. Đối với việc được giáo hội bổ nhiệm vào chức vụ này thực ra là niềm vui mừng của tất cả mọi người.
Vâng, hy vọng rằng những người trẻ, những người khác nhìn thấy đó để mà cố gắng sống trong đời sống của giáo hội địa phương ở đây để rồi có thể tiếp tục đóng góp với giáo hội tại địa phương của mình cũng như cho giáo hội hoàn vũ.
VOA: Ở vị trí của mình hiện thời, ông có thể làm gì để hỗ trợ cho cộng đồng Công giáo gốc Việt ở Canada?
Giám mục Vincent Nguyễn: Thực sự thì chức vụ của tôi là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Toronto. Trong trách vụ của mình, thì tôi phải lo cho công việc của cộng đồng, của giáo hội ở đây là chính. Nhưng mà đồng thời khi làm giám mục, mình cũng là một thành viên của hội đồng giám mục của Canada.
Điều tôi có thể làm là lên tiếng nói đại diện cho cộng đồng của người Việt mình đối với các vấn đề liên quan tới cộng đồng, những nhu cầu cần thiết của giáo dân, của người Việt ở Canada như nhu cầu về đời sống tâm linh của giáo dân, nhu cầu hội nhập với giáo hội Công giáo địa phương cũng như giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Mặc dù cố gắng hội nhập nhưng cộng đồng Công giáo Việt Nam mình lại có những sắc thái riêng mà giáo hội cũng cần phải để ý, nâng đỡ những truyền thống tốt đẹp của giáo hội Việt Nam, cộng đồng Việt Nam.
VOA: Năm 1983, ông rời Việt Nam trên một chiếc thuyền gỗ, điều gì từ chuyến vượt biển nhiều sóng gió đó khiến ông nhớ mãi?
Giám mục Vincent Nguyễn: Nhớ nhất là khi được tàu vớt. Khi lênh đênh trên biển, giữa sự sống và cái chết, nên khi được cứu thoát lên tàu thì mình thấy được sự sống, và đồng thời thấy được mục đích của mình. Chân trời tương lai hé mở ra trước mắt mình. Cái giây phút đó là giây phút có lẽ sẽ không thể nào quên được.
VOA: Ông từng nói rằng ông rời Việt Nam ra đi để được tự do cầu nguyện. Tới giờ, ông đã thực sự tìm được chưa, thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đến được Canada, chúng tôi cũng thấy được tự do để mà vào chủng viện để làm linh mục. Việc đó ở đây có rất nhiều điều kiện. Giáo hội cũng như xã hội ở bên đây người ta tạo điều kiện cho mình. Điều đó thật là rõ ràng.
VOA: Vậy bây giờ Việt Nam đối với ông có ý nghĩa như thế nào?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đất nước Việt Nam dĩ nhiên vẫn là quê hương của mình, nơi đó mình đã sinh ra và ở nơi đó vẫn còn rất nhiều người thân của mình. Trong tâm thức của tôi, đó là một nơi đặc biệt, là quê hương của mình, rất là yêu quý.
VOA: Hồi đầu tháng Giêng, ông đã được đoàn tụ với các anh chị em của mình lần đầu tiên trong vòng 30 năm. Lúc gặp mặt chắc nhiều cảm xúc, phải không thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Đã nhiều lần tôi về Việt Nam và có gặp anh chị em của mình. Bên này tôi có người anh, người em nữa, thành ra chưa có lần nào mà ba người chúng tôi ở bên này về Việt Nam để 9 anh chị em có thể gặp lại nhau cùng một lúc. Lần vừa qua là lần đầu tiên trong 30 năm, 9 anh chị em gặp mặt nhau ở tại một nơi.
Đó là niềm vui thực sự khó có thể diễn tả được. Thực sự rất vui mừng, rất cảm động được họp mặt với nhau dưới một mái nhà.
VOA: Tự do tôn giáo và tự do cầu nguyện nên được hiểu ra sao, thưa ông?
Giám mục Vincent Nguyễn: Tự do tôn giáo là quyền căn bản của mỗi một con người. Đó là một trong những quyền căn bản nhất. Mọi người đều phải được tự do chọn lựa tôn giáo và đồng thời có điều kiện để thể hiện lòng tin đó của mình, và để sống với đức tin đó của mình.
VOA: Theo ông, tôn giáo có nên đi song hành với chính trị không?
Giám mục Vincent Nguyễn: Không biết cái nghĩa song hành như thế nào, nhưng tôn giáo luôn là một phần của xã hội. Tôn giáo luôn luôn đóng góp thúc đẩy xã hội tiến triển. Có thể nói đồng hành trong ý nghĩa đó cũng được.
Tôn giáo không làm chính trị, nhưng luôn luôn là tiếng nói để thúc đẩy và thức tỉnh lương tâm của người ta để thăng tiến xã hội. Nó là tiếng nói đóng góp vào những vấn đề mà liên quan tới con người, để giúp con người tiến bộ.
VOA: Cám ơn ông.
Đại Hội Acies Legio Mariae Giáo phận Vinh, Việt Nam
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
11:41 28/03/2010
VINH 25/3/2010 -- Trong niềm hân hoan hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ Hội Đoàn Legio Mariae thuộc Comitium Vinh gồm có các Giáo Phận: Vinh, Thanh Hoá, Viêng Chăn, Pakse, Thakhet.
Hôm nay trên 500 hội viên Hoạt Động và Tán Trợ tới tham dự ngày Đại Hội Acies tại giáo xú Làng Anh giáo phận Vinh. Đây là ngày lễ hội truyền thống vui tươi của Hội Đoàn Legio Mariae, ngày kiểm tra quân số, cũng là ngày duyệt binh, biểu dương lực lượng. Nhưng với tinh thần sám hối của mùa chay trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, các hội viên đã tích cực đến từ chiều hôm trước để tĩnh tâm, nhận bí tích hoà giải.họ được sự giúp đỡ tận tình của ban tổ chức gồm có các cha Phaolô Tính, 2 cha dòng chuyên giảng tĩnh tâm: cha Du dòng Phanxicô, cha Phú dòng Chúa Cứu Thế.
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Du dòng Phanxicô đã trao cho anh chi em bí quyết của công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, phương pháp làm việc đan xen vào đời sống cầu nguyện người tông đồ của Đức Maria. Tiếp đến anh Trưởng Giuse Hoàng Trung Thông báo cáo qua hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Comitium Vinh trong năm qua.
Legio Marie của giáo phận được khai sinh năm 1999-2010
Gồm có:
1/ Giáo Phận Vinh
2/ Giáo Phận Thanh Hóa:
3/ Phận Phận Viêng Chăn (Lào)
4/ Giáo Phận Pakse (Lào)
5/ Giáo Phận Thakhet: (Lào)
Ban quản trị: Đương Nhiệm
Linh Giám: Cha Raphael Trần Xuân Nhàn
Trưởng: Giuse Hoàng Trung Thông
Phó: Maria-Terexa Dương Thị Duệ
Thư Ký: Phanxico Lương Văn Thành
Thủ quỹ: Maria Hoàng Thị Huệ
Comitium Vinh hiện nay gồm có:
Senior Curia.
1 Junior Curia.
1 Liên Praesidia.
Hội viên Hoạt động: 5415 người
Hội viên tán trợ: 3120 người
Hội viên Junio: 1365 Người
Nghĩa sỹ: 456 người
Bảo trợ tu sỹ: 21 người
Tổng cộng: 9.900 hội viên
Trước khi ban huấn từ cha linh giám Comitium đã xin một phút để mặc niệm và cầu nguyện cho các thành viên đã được Chúa gọi về trong năm qua, và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội: " Hôm nay Thiên Chúa đã thực hiện ý định của Người đối với nhân loại và hôm nay với đạo binh Legio Mariae là một ngày hồng phúc, ngày Nữ Tướng của đạo binh chúng ta đáp 2 tiếng "Xin Vâng" để đem nhân loại vào lịch sử của ơn cứu độ, Ngày hôm nay chúng ta được dâng minh & dâng đoàn thể mình cho Đức Mẹ, là ngày tập họp các quân binh gọi là đại hội Acies....".
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ hết sức cảm động, tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vesilium Quân Kỳ của Legio Maria đọc lời tuyên thệ. Sau khi chấm dứt nghi thức tuyên thệ. Nghỉ giải lao và chia sẻ bữa cơm trưa thân mật,
Buổi chiều 13 gìơ 30 các hội viên đã tập họp đầy đủ để chuẩn bị đón tiếp Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, ngài đã hiện diện trong niềm yêu thương của vị chủ chăn đến giữa đoàn chiên. Đúng 14 giờ, đoàn rước khởi động trong tiếng hát hùng mạnh như một đạo binh xếp hàng vào trận, bắt đầu với các Junior, tíêp đến là các hội viên.
Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Giám Mục và đồng tế: gồm quý Cha Linh giám, Raphael Nhàn, Phaolô Nguyễn Xuân Tính, Gioan Trần Thanh Lan, Cha Giuse Nguyễn Viết Nam và cha Du dòng Phanxicô. Trong bài giảng Đức Gíám Mục đã kêu gọi mọi người noi gương sáng của Đức Mẹ luôn khiêm cung thưa lời "xIn vâng" và đồng hành với Chúa Giêsu Con Chí Thánh của Mẹ tận đỉnh đồi Calvê, Ngài cũng khuyến khích tất cả các Hôi Viên hãy học hỏi nơi Mẹ và luôn cầu nguyện chạy đến núp dưới bóng cờ của Mẹ Maria Vị Nữ Tướng Tối Cao của quân binh Legio Mariae.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trưởng Giuse Hoàng Trung Thông lên ngỏ lời cảm ơn, tri ân Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, trong những năm qua đã ấp ủ hội đoàn Legio Mariae như một ngưòi mẹ ấp ủ đứa con thơ, đã động viên và hỗ trợ cho hội đoàn Legio được phát triển mạnh mẽ trong cũng như ngoài giáo phận, cảm ơn quý Cha hiện diện, các cha linh giám có mặt cũng như vắng mặt, đã hướng dẫn, dạy bảo và đồng hanh với Legio Comitium Vinh, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies, quý Hội Đồng Mục Vụ, các Ban ngành giáo xứ sở tại & ca đoàn đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chụp tấm hình lưu niệm, moi người ra về trong cảm xúc thật sâu lắng của ngày đại hội Acies.
Linh giám Comitium Vinh
Hôm nay trên 500 hội viên Hoạt Động và Tán Trợ tới tham dự ngày Đại Hội Acies tại giáo xú Làng Anh giáo phận Vinh. Đây là ngày lễ hội truyền thống vui tươi của Hội Đoàn Legio Mariae, ngày kiểm tra quân số, cũng là ngày duyệt binh, biểu dương lực lượng. Nhưng với tinh thần sám hối của mùa chay trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, các hội viên đã tích cực đến từ chiều hôm trước để tĩnh tâm, nhận bí tích hoà giải.họ được sự giúp đỡ tận tình của ban tổ chức gồm có các cha Phaolô Tính, 2 cha dòng chuyên giảng tĩnh tâm: cha Du dòng Phanxicô, cha Phú dòng Chúa Cứu Thế.
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Du dòng Phanxicô đã trao cho anh chi em bí quyết của công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, phương pháp làm việc đan xen vào đời sống cầu nguyện người tông đồ của Đức Maria. Tiếp đến anh Trưởng Giuse Hoàng Trung Thông báo cáo qua hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Comitium Vinh trong năm qua.
Legio Marie của giáo phận được khai sinh năm 1999-2010
Gồm có:
1/ Giáo Phận Vinh
2/ Giáo Phận Thanh Hóa:
3/ Phận Phận Viêng Chăn (Lào)
4/ Giáo Phận Pakse (Lào)
5/ Giáo Phận Thakhet: (Lào)
Ban quản trị: Đương Nhiệm
Linh Giám: Cha Raphael Trần Xuân Nhàn
Trưởng: Giuse Hoàng Trung Thông
Phó: Maria-Terexa Dương Thị Duệ
Thư Ký: Phanxico Lương Văn Thành
Thủ quỹ: Maria Hoàng Thị Huệ
Comitium Vinh hiện nay gồm có:
Senior Curia.
1 Junior Curia.
1 Liên Praesidia.
Hội viên Hoạt động: 5415 người
Hội viên tán trợ: 3120 người
Hội viên Junio: 1365 Người
Nghĩa sỹ: 456 người
Bảo trợ tu sỹ: 21 người
Tổng cộng: 9.900 hội viên
Trước khi ban huấn từ cha linh giám Comitium đã xin một phút để mặc niệm và cầu nguyện cho các thành viên đã được Chúa gọi về trong năm qua, và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội: " Hôm nay Thiên Chúa đã thực hiện ý định của Người đối với nhân loại và hôm nay với đạo binh Legio Mariae là một ngày hồng phúc, ngày Nữ Tướng của đạo binh chúng ta đáp 2 tiếng "Xin Vâng" để đem nhân loại vào lịch sử của ơn cứu độ, Ngày hôm nay chúng ta được dâng minh & dâng đoàn thể mình cho Đức Mẹ, là ngày tập họp các quân binh gọi là đại hội Acies....".
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ hết sức cảm động, tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vesilium Quân Kỳ của Legio Maria đọc lời tuyên thệ. Sau khi chấm dứt nghi thức tuyên thệ. Nghỉ giải lao và chia sẻ bữa cơm trưa thân mật,
Buổi chiều 13 gìơ 30 các hội viên đã tập họp đầy đủ để chuẩn bị đón tiếp Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, ngài đã hiện diện trong niềm yêu thương của vị chủ chăn đến giữa đoàn chiên. Đúng 14 giờ, đoàn rước khởi động trong tiếng hát hùng mạnh như một đạo binh xếp hàng vào trận, bắt đầu với các Junior, tíêp đến là các hội viên.
Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Giám Mục và đồng tế: gồm quý Cha Linh giám, Raphael Nhàn, Phaolô Nguyễn Xuân Tính, Gioan Trần Thanh Lan, Cha Giuse Nguyễn Viết Nam và cha Du dòng Phanxicô. Trong bài giảng Đức Gíám Mục đã kêu gọi mọi người noi gương sáng của Đức Mẹ luôn khiêm cung thưa lời "xIn vâng" và đồng hành với Chúa Giêsu Con Chí Thánh của Mẹ tận đỉnh đồi Calvê, Ngài cũng khuyến khích tất cả các Hôi Viên hãy học hỏi nơi Mẹ và luôn cầu nguyện chạy đến núp dưới bóng cờ của Mẹ Maria Vị Nữ Tướng Tối Cao của quân binh Legio Mariae.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trưởng Giuse Hoàng Trung Thông lên ngỏ lời cảm ơn, tri ân Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, trong những năm qua đã ấp ủ hội đoàn Legio Mariae như một ngưòi mẹ ấp ủ đứa con thơ, đã động viên và hỗ trợ cho hội đoàn Legio được phát triển mạnh mẽ trong cũng như ngoài giáo phận, cảm ơn quý Cha hiện diện, các cha linh giám có mặt cũng như vắng mặt, đã hướng dẫn, dạy bảo và đồng hanh với Legio Comitium Vinh, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies, quý Hội Đồng Mục Vụ, các Ban ngành giáo xứ sở tại & ca đoàn đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chụp tấm hình lưu niệm, moi người ra về trong cảm xúc thật sâu lắng của ngày đại hội Acies.
Linh giám Comitium Vinh
Lễ Acies Năm 2010 của Legio Mariae Curia chánh tòa Saigòn
Luca Khanh
12:12 28/03/2010
LEGIO MARIAE - Curia Chánh Tòa Saigon - Lễ Acies – Năm 2010
Legio Mariae là một hội đoàn tông đồ giáo dân, được Giáo Hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy hùng mạnh của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trung Gian Các Ơn. Họ họp thành một đạo quân để phục vụ trong chiến cuộc mà Giáo Hội không ngừng giao tranh với thế lực của sự dữ. Muốn chiến đấu thì phải có chiến sĩ và lực lượng phải đông và hùng hậu. Hôm nay ngày 25/03 – Lễ Truyền Tin cũng là Lễ Acies, ngày tập họp biểu dương lực lượng hàng năm của hội viên Legio Mariae.
Xem nình ảnh
Năm nay Curia Chánh tòa Saigon được sự cho phép của Cha Hạt trưởng, cũng là cha sở giáo xứ Chợ Đũi cho phép tổ chức trong ngôi thánh đường vừa mới được trùng tu lại. Chương trình lễ hội bắt đầu lúc 16 giờ, thế mà đa số hội viên từ năm giáo xứ lân cận đã tề tựu rất đông từ lúc 15 giờ với đồng phục áo trắng mặc cho tiết trời oi bức. Cờ hiệu của 15 đơn vị mang những tước hiệu của Mẹ Maria được cắm thẳng tắp giữa hai hàng ghế, mời gọi các Hội viên Hoạt động và Tán Trợ ngồi vào hàng ghế dành cho đơn vị của mình. Sau Kinh khai mạc và chuỗi kinh Mâncôi, Cha Linh Giám Curia Giuse Phạm văn Bình chia sẻ cho hội viên ý nghĩa sâu xa của lời tâm tình mà hội viên tận hiến cho Đức Maria trong nghi thức “Dâng Mình”.
"Lạy Nữ Vương là Mẹ con !
toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ"
Ngài nhắc nhở hội viên sống một cách ý thức câu dâng mình này. “Toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ”. Toàn thân gồm cả thể xác và tinh thần. Mọi sự chúng ta có như sức khỏe, của cải vật chất, khả năng riêng Chúa ban cho mỗi người đều dâng cho Mẹ, thuộc về Mẹ, để Mẹ hoàn toàn sự dụng theo ý Chúa.
Sau bài chia sẻ sâu sắc làm đánh động tâm hồn mọi người là nghi thức Dâng Mình cho Đức Mẹ, Cha Linh giám Curia tiến lên trước bàn thờ Mẹ, đặt tay phải mình lên cờ hiệu và nói lên tâm tình dâng hiến cho Mẹ, tiếp theo là các hội viên. Số hội viên tham dự năm nay ước lượng gần 300 người, xếp thành hàng đôi trong trang nghiêm, trật tự.
Điều gây xúc động cho mọi người là hình ảnh một chị hội viên trên 80 tuổi đời với hơn 40 năm là hội viên hoạt động. Nhiều năm qua do sức khỏe kém nên đã chuyển sang Tán Trợ, chị sống độc thân, gia cảnh neo đơn nhưng vì lòng yêu mến Đức Mẹ chị cũng nhờ người đẩy xe lăn để chị được tiếp cận Mẹ và nói lên tâm tình tận hiến cho Mẹ.
Hội viên Legio Mariae, chiến sĩ trung kiên của Mẹ là thế đó, mặc cho sức lực suy tàn theo thời gian. Nhưng lòng yêu mến và trung tín với Mẹ luôn quyết tâm giữ vững đến giây phút cuối đời.
Sau Thánh lễ Truyền tin – Cha Linh giám Curia cầu chúc hội viên và cộng đoàn tham dự: Mỗi người hãy trở thành Sứ Thần Gabriel mang tin vui đến cho người khác. Hãy là Đức Trinh Nữ Maria thứ hai không chỉ mang tin vui mà có tin vui là Đức Kitô trong lòng. Ước mong rằng Tin Vui là Đức Kitô mà mọi người đang có sẽ trở thành quà tặng để chúng ta mang đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ, thăm viếng.
Vâng ! Nhờ ơn Chúa giúp, toàn thể hội viên Legio Mariae thuộc Curia Chánh tòa Saigon quyết tâm dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng của Đức Kitô giữa lòng thế giới hôm nay bằng cách sống yêu thương và tận tâm phục vụ mọi người.
Legio Mariae là một hội đoàn tông đồ giáo dân, được Giáo Hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy hùng mạnh của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trung Gian Các Ơn. Họ họp thành một đạo quân để phục vụ trong chiến cuộc mà Giáo Hội không ngừng giao tranh với thế lực của sự dữ. Muốn chiến đấu thì phải có chiến sĩ và lực lượng phải đông và hùng hậu. Hôm nay ngày 25/03 – Lễ Truyền Tin cũng là Lễ Acies, ngày tập họp biểu dương lực lượng hàng năm của hội viên Legio Mariae.
Xem nình ảnh
Năm nay Curia Chánh tòa Saigon được sự cho phép của Cha Hạt trưởng, cũng là cha sở giáo xứ Chợ Đũi cho phép tổ chức trong ngôi thánh đường vừa mới được trùng tu lại. Chương trình lễ hội bắt đầu lúc 16 giờ, thế mà đa số hội viên từ năm giáo xứ lân cận đã tề tựu rất đông từ lúc 15 giờ với đồng phục áo trắng mặc cho tiết trời oi bức. Cờ hiệu của 15 đơn vị mang những tước hiệu của Mẹ Maria được cắm thẳng tắp giữa hai hàng ghế, mời gọi các Hội viên Hoạt động và Tán Trợ ngồi vào hàng ghế dành cho đơn vị của mình. Sau Kinh khai mạc và chuỗi kinh Mâncôi, Cha Linh Giám Curia Giuse Phạm văn Bình chia sẻ cho hội viên ý nghĩa sâu xa của lời tâm tình mà hội viên tận hiến cho Đức Maria trong nghi thức “Dâng Mình”.
"Lạy Nữ Vương là Mẹ con !
toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ"
Ngài nhắc nhở hội viên sống một cách ý thức câu dâng mình này. “Toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ”. Toàn thân gồm cả thể xác và tinh thần. Mọi sự chúng ta có như sức khỏe, của cải vật chất, khả năng riêng Chúa ban cho mỗi người đều dâng cho Mẹ, thuộc về Mẹ, để Mẹ hoàn toàn sự dụng theo ý Chúa.
Sau bài chia sẻ sâu sắc làm đánh động tâm hồn mọi người là nghi thức Dâng Mình cho Đức Mẹ, Cha Linh giám Curia tiến lên trước bàn thờ Mẹ, đặt tay phải mình lên cờ hiệu và nói lên tâm tình dâng hiến cho Mẹ, tiếp theo là các hội viên. Số hội viên tham dự năm nay ước lượng gần 300 người, xếp thành hàng đôi trong trang nghiêm, trật tự.
Điều gây xúc động cho mọi người là hình ảnh một chị hội viên trên 80 tuổi đời với hơn 40 năm là hội viên hoạt động. Nhiều năm qua do sức khỏe kém nên đã chuyển sang Tán Trợ, chị sống độc thân, gia cảnh neo đơn nhưng vì lòng yêu mến Đức Mẹ chị cũng nhờ người đẩy xe lăn để chị được tiếp cận Mẹ và nói lên tâm tình tận hiến cho Mẹ.
Hội viên Legio Mariae, chiến sĩ trung kiên của Mẹ là thế đó, mặc cho sức lực suy tàn theo thời gian. Nhưng lòng yêu mến và trung tín với Mẹ luôn quyết tâm giữ vững đến giây phút cuối đời.
Sau Thánh lễ Truyền tin – Cha Linh giám Curia cầu chúc hội viên và cộng đoàn tham dự: Mỗi người hãy trở thành Sứ Thần Gabriel mang tin vui đến cho người khác. Hãy là Đức Trinh Nữ Maria thứ hai không chỉ mang tin vui mà có tin vui là Đức Kitô trong lòng. Ước mong rằng Tin Vui là Đức Kitô mà mọi người đang có sẽ trở thành quà tặng để chúng ta mang đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ, thăm viếng.
Vâng ! Nhờ ơn Chúa giúp, toàn thể hội viên Legio Mariae thuộc Curia Chánh tòa Saigon quyết tâm dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng của Đức Kitô giữa lòng thế giới hôm nay bằng cách sống yêu thương và tận tâm phục vụ mọi người.
Đại hội Giới Trẻ giáo phận Bắc Ninh lần thứ nhất
Nguyễn Xuân Trường
14:14 28/03/2010
BẮC NINH -- Ngày 28.03.2010, Đại hội Giới trẻ giáo phận Bắc Ninh lần thứ nhất đã diễn ra tại quảng trường tòa giám mục Bắc Ninh. Có khoảng 4,500 bạn trẻ từ các giáo xứ khác nhau trong khắp giáo phận đã nô nức kéo về tham dự Đại hội. Một số bạn trẻ đã háo hức về dự Đại hội từ tối hôm trước. Đây là dịp để các bạn trẻ trong giáo phận gặp gỡ giao lưu học hỏi, cùng nhau sinh hoạt múa hát và tham dự thánh lễ.
Xem hình ảnh
Tất cả các mục như thuyết trình đề tài, giải đáp thắc mắc, văn nghệ, diễn nguyện, nghi thức sai đi… đều làm nổi bật lên chủ đề của Đại hội “Tôi chọn Giêsu”.
Đúng 8g00, phần khởi động lôi cuốn và sôi động đã kéo tất cả bạn trẻ nhập cuộc nhanh chóng và làm nóng lên bầu khí Đại hội.
Lúc 9g00, các bạn trẻ nổ những tràng pháo tay giòn giã, cất những tiếng reo hò vang dội chào đón đức cha và quí cha. Mở đầu, cha phụ trách giới trẻ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu nói về lịch sử và ý nghĩa của Đại hội Giới trẻ thế giới. Tiếp theo, trong huấn từ khai mạc, đức cha giáo phận rất phấn khởi chào mừng các bạn trẻ như những thánh Gióng, cô Tấm thời mới của giáo phận Bắc Ninh. Đức cha vui mừng chứng kiến sự hiện diện đông đảo của các bạn trẻ, đông hơn là đức cha nghĩ, Ngài nói: “Các con về đây đông đảo hơn hẳn các giới khác, các đoàn hội khác của cha mẹ các con. Các con đã thắng rồi. Các con xứng đáng với lời ‘con khôn hơn cha là nhà có phúc’. Các con về đây hôm nay để sống lại tâm tình của dân Do thái xưa: chào mừng Chúa Giêsu và bước theo Chúa Giêsu”. Hứng khởi trước đông đảo bạn trẻ, đức cha đã cất lên bài ca “Thập giá Chúa Kitô”. Rồi Ngài tuyên bố khai mạc Đại hội.
Sau lễ khai mạc, cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, DCCT, thuyết trình khá lôi cuốn về đề tài “chọn lựa” khởi đi từ đoạn Tin Mừng nói về người thanh niên có nhiều của cải (Mt 19,16-22). Sau đó là phần giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ và ăn trưa. Những tiết mục văn nghệ đan xen của ca sĩ Duy Tân và của các bạn trẻ làm cho bầu khí Đại hội luôn cuốn hút, hấp dẫn và sôi động.
Cao điểm của ngày Đại hội là thánh lễ lúc 13g30 do đức cha giáo phận chủ tế. Cùng đồng tế với đức cha có cha đặc trách giới trẻ giáo phận, cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, linh mục đại diện giám mục về Nội vụ và nhiều linh mục trẻ khác. Trước thánh lễ có phần diễn nguyện “Giọt lệ thống hối” của hội dòng Đaminh Nữ Bắc Ninh đánh động nhiều người. Trong bài giảng, đức cha khích lệ các bạn trẻ quyết tâm làm một chọn lựa căn bản làm nền tảng và mục đích cho tất cả suy nghĩ, mơ ước, phán đoán, nói năng, hành động của các bạn trong đời sống, đó là chọn lựa Chúa Giêsu.
Đại hội kết thúc bằng nghi thức sai đi thật rộn rã và phấn chấn tinh thần. Các bạn trẻ cùng quyết tâm chọn Giêsu là Chúa, là Thày, là Anh, là Người Bạn lớn nhất, thân nhất của mình, để có thể ngày càng sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn và nên giống Giêsu hơn. Cùng với Giêsu, các bạn trẻ hứa cố gắng đóng góp sức lực xây dựng các hội đoàn và phong trào trong Giáo Hội, sống xả thân phục vụ tha nhân, và làm chứng nhân Tin Mừng yêu thương giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
Lời cảm ơn tại Đại hội Giới trẻ Bắc Ninh
Chúa nhật Lễ Lá, ngày 28.3.2010
Trọng kính đức cha,
Kính thưa quí cha, quí thày, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn,
Tất cả các bạn trẻ chúng con dạt dào niềm vui sướng khi được về đây tham dự Đại hội Giới trẻ của giáo phận. Chúng con xin dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn Đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ đã thương ban cho chúng con một ngày đại lễ tràn đầy tình thân và niềm vui tươi trẻ.
Chúng con muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới đức cha - người cha kính yêu của chúng con. Tuy tóc ngài đã bạc trắng nhưng trái tim ngài thì vẫn mãi thắm tươi để luôn trao ban tình thương và sự sống trẻ trung cho Giới trẻ chúng con. Chúng con cảm ơn đức cha đã cùng vui chơi, cùng chia sẻ, cùng ăn uống và cùng dâng thánh lễ cho chúng con.
Chúng con xin cảm ơn cha phụ trách Phanxicô Xaviê, quí cha trong ban tổ chức, quí thày, quí tu sĩ đã tạo cho chúng con có một ngày để cảm nghiệm sống động về tình thương của Chúa Giêsu- Ngài cũng là người thầy, người anh và người bạn của Giới trẻ chúng con.
Chúng con xin chân thành cám ơn Mẹ Giáo phận, giáo xứ Nhà thờ Chính tòa và tất cả các ban ngành đoàn thể đã hi sinh nhiều công sức để tổ chức cho chúng con một ngày Đại lễ và đại hội đầy niềm vui tươi trẻ và rất đỗi thánh thiện.
Còn các bạn trẻ, chúng ta cũng xin cảm ơn nhau đã tới đây để cùng chung một trái tim tin yêu, cùng nắm lấy tay nhau kết tình thân ái qua những giờ học hỏi, chia sẻ, vui chơi, múa hát và nhất là tham dự thánh lễ. Chúng ta là những người đã tạo cho nhau có được những kỉ niệm tươi đẹp- những kỉ niệm làm ấm lòng nhau và có sức nâng đỡ niềm tin Công giáo của mỗi người chúng ta.
Các bạn trẻ chúng con không biết lấy gì đáp lại tình thương của đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ và mọi người đã dành cho chúng con. Chúng con chỉ biết nguyện xin Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác cho các ngài, để Giới trẻ chúng con tiếp tục được nương nhờ, được hưởng những hoa thơm trái ngọt của các ngài trao ban. Chúng con hứa khi trở về giữa lòng đời, chúng con sẽ làm trổ sinh nhiều hoa trái tin yêu mà chúng con đã lãnh nhận được trong ngày Đại hội. Chúng con quyết tâm chọn Giêsu là Chúa, là Thày, là Anh, là Người Bạn lớn nhất, thân nhất của chúng con, nhờ đó, chúng con có thể ngày càng sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn và nên giống Giêsu hơn. Cùng với Giêsu, chúng con hứa cố gắng đóng góp sức trẻ của chúng con xây dựng các hội đoàn và phong trào trong Giáo Hội, sống xả thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh, và sống làm chứng nhân Tin Mừng yêu thương giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
Một lần nữa, chúng con xin chân thành tri ân Đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn đã ban tặng chúng con một ngày Đại hội Giới trẻ tràn đầy ơn Chúa, tràn đầy tình thân và niềm vui. Xin thày Giêsu luôn cùng đồng hành và giúp đỡ từng bạn trẻ trong mọi nẻo đường của cuộc đời.
Cuối cùng, chúng con xin dâng lên một lời nguyện cầu như là niềm mơ ước khao khát của chúng con, đó là: Giới trẻ chúng con sẽ được tham gia nhiều Đại hội khác của giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, quốc gia và quốc tế nữa.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta, và xin hẹn gặp lại.
Xem hình ảnh
Tất cả các mục như thuyết trình đề tài, giải đáp thắc mắc, văn nghệ, diễn nguyện, nghi thức sai đi… đều làm nổi bật lên chủ đề của Đại hội “Tôi chọn Giêsu”.
Đúng 8g00, phần khởi động lôi cuốn và sôi động đã kéo tất cả bạn trẻ nhập cuộc nhanh chóng và làm nóng lên bầu khí Đại hội.
Lúc 9g00, các bạn trẻ nổ những tràng pháo tay giòn giã, cất những tiếng reo hò vang dội chào đón đức cha và quí cha. Mở đầu, cha phụ trách giới trẻ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu nói về lịch sử và ý nghĩa của Đại hội Giới trẻ thế giới. Tiếp theo, trong huấn từ khai mạc, đức cha giáo phận rất phấn khởi chào mừng các bạn trẻ như những thánh Gióng, cô Tấm thời mới của giáo phận Bắc Ninh. Đức cha vui mừng chứng kiến sự hiện diện đông đảo của các bạn trẻ, đông hơn là đức cha nghĩ, Ngài nói: “Các con về đây đông đảo hơn hẳn các giới khác, các đoàn hội khác của cha mẹ các con. Các con đã thắng rồi. Các con xứng đáng với lời ‘con khôn hơn cha là nhà có phúc’. Các con về đây hôm nay để sống lại tâm tình của dân Do thái xưa: chào mừng Chúa Giêsu và bước theo Chúa Giêsu”. Hứng khởi trước đông đảo bạn trẻ, đức cha đã cất lên bài ca “Thập giá Chúa Kitô”. Rồi Ngài tuyên bố khai mạc Đại hội.
Sau lễ khai mạc, cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, DCCT, thuyết trình khá lôi cuốn về đề tài “chọn lựa” khởi đi từ đoạn Tin Mừng nói về người thanh niên có nhiều của cải (Mt 19,16-22). Sau đó là phần giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ và ăn trưa. Những tiết mục văn nghệ đan xen của ca sĩ Duy Tân và của các bạn trẻ làm cho bầu khí Đại hội luôn cuốn hút, hấp dẫn và sôi động.
Cao điểm của ngày Đại hội là thánh lễ lúc 13g30 do đức cha giáo phận chủ tế. Cùng đồng tế với đức cha có cha đặc trách giới trẻ giáo phận, cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, linh mục đại diện giám mục về Nội vụ và nhiều linh mục trẻ khác. Trước thánh lễ có phần diễn nguyện “Giọt lệ thống hối” của hội dòng Đaminh Nữ Bắc Ninh đánh động nhiều người. Trong bài giảng, đức cha khích lệ các bạn trẻ quyết tâm làm một chọn lựa căn bản làm nền tảng và mục đích cho tất cả suy nghĩ, mơ ước, phán đoán, nói năng, hành động của các bạn trong đời sống, đó là chọn lựa Chúa Giêsu.
Đại hội kết thúc bằng nghi thức sai đi thật rộn rã và phấn chấn tinh thần. Các bạn trẻ cùng quyết tâm chọn Giêsu là Chúa, là Thày, là Anh, là Người Bạn lớn nhất, thân nhất của mình, để có thể ngày càng sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn và nên giống Giêsu hơn. Cùng với Giêsu, các bạn trẻ hứa cố gắng đóng góp sức lực xây dựng các hội đoàn và phong trào trong Giáo Hội, sống xả thân phục vụ tha nhân, và làm chứng nhân Tin Mừng yêu thương giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
Lời cảm ơn tại Đại hội Giới trẻ Bắc Ninh
Chúa nhật Lễ Lá, ngày 28.3.2010
Trọng kính đức cha,
Kính thưa quí cha, quí thày, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn,
Tất cả các bạn trẻ chúng con dạt dào niềm vui sướng khi được về đây tham dự Đại hội Giới trẻ của giáo phận. Chúng con xin dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn Đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ đã thương ban cho chúng con một ngày đại lễ tràn đầy tình thân và niềm vui tươi trẻ.
Chúng con muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới đức cha - người cha kính yêu của chúng con. Tuy tóc ngài đã bạc trắng nhưng trái tim ngài thì vẫn mãi thắm tươi để luôn trao ban tình thương và sự sống trẻ trung cho Giới trẻ chúng con. Chúng con cảm ơn đức cha đã cùng vui chơi, cùng chia sẻ, cùng ăn uống và cùng dâng thánh lễ cho chúng con.
Chúng con xin cảm ơn cha phụ trách Phanxicô Xaviê, quí cha trong ban tổ chức, quí thày, quí tu sĩ đã tạo cho chúng con có một ngày để cảm nghiệm sống động về tình thương của Chúa Giêsu- Ngài cũng là người thầy, người anh và người bạn của Giới trẻ chúng con.
Chúng con xin chân thành cám ơn Mẹ Giáo phận, giáo xứ Nhà thờ Chính tòa và tất cả các ban ngành đoàn thể đã hi sinh nhiều công sức để tổ chức cho chúng con một ngày Đại lễ và đại hội đầy niềm vui tươi trẻ và rất đỗi thánh thiện.
Còn các bạn trẻ, chúng ta cũng xin cảm ơn nhau đã tới đây để cùng chung một trái tim tin yêu, cùng nắm lấy tay nhau kết tình thân ái qua những giờ học hỏi, chia sẻ, vui chơi, múa hát và nhất là tham dự thánh lễ. Chúng ta là những người đã tạo cho nhau có được những kỉ niệm tươi đẹp- những kỉ niệm làm ấm lòng nhau và có sức nâng đỡ niềm tin Công giáo của mỗi người chúng ta.
Các bạn trẻ chúng con không biết lấy gì đáp lại tình thương của đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ và mọi người đã dành cho chúng con. Chúng con chỉ biết nguyện xin Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác cho các ngài, để Giới trẻ chúng con tiếp tục được nương nhờ, được hưởng những hoa thơm trái ngọt của các ngài trao ban. Chúng con hứa khi trở về giữa lòng đời, chúng con sẽ làm trổ sinh nhiều hoa trái tin yêu mà chúng con đã lãnh nhận được trong ngày Đại hội. Chúng con quyết tâm chọn Giêsu là Chúa, là Thày, là Anh, là Người Bạn lớn nhất, thân nhất của chúng con, nhờ đó, chúng con có thể ngày càng sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn và nên giống Giêsu hơn. Cùng với Giêsu, chúng con hứa cố gắng đóng góp sức trẻ của chúng con xây dựng các hội đoàn và phong trào trong Giáo Hội, sống xả thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh, và sống làm chứng nhân Tin Mừng yêu thương giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay.
Một lần nữa, chúng con xin chân thành tri ân Đức cha, quí cha, quí thày, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn đã ban tặng chúng con một ngày Đại hội Giới trẻ tràn đầy ơn Chúa, tràn đầy tình thân và niềm vui. Xin thày Giêsu luôn cùng đồng hành và giúp đỡ từng bạn trẻ trong mọi nẻo đường của cuộc đời.
Cuối cùng, chúng con xin dâng lên một lời nguyện cầu như là niềm mơ ước khao khát của chúng con, đó là: Giới trẻ chúng con sẽ được tham gia nhiều Đại hội khác của giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, quốc gia và quốc tế nữa.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta, và xin hẹn gặp lại.
Lễ Acies, Curia Maria Nữ Vương Nước Việt Nam, Paris
Trần Văn Cảnh
15:47 28/03/2010
LỄ ACIES, CURIA MARIA NỮ VƯƠNG NƯỚC VIỆT NAM, PARIS
Paris, ngày thứ bảy 20/03/2010, từ 10 giờ sáng, trên 100 anh chị hội viên hoạt động, bảo trợ và tán trợ Đạo Binh Đức Mẹ, Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam đã tề tựu về Giáo Xứ Việt Nam Paris để tham dự LỄ ACIES.
Đây quả là dịp để GXVN Paris nhận biết và cám ơn các hội viên Legio. Và cũng là dịp để các hội viên Legio nhớ lại lời tuyên hứa, mà bày tỏ lòng yêu mến, dâng mình cho Đức Maria, và quyết tâm phục vụ đưới bóng cờ của mẹ.
1. Hội Đạo Binh Đức Mẹ tại GXVN Paris
Được thành lập vào năm 1921 tại Ái Nhĩ Lan, Hội Đạo Binh Đức Mẹ đã du nhập vào Việt Nam năm 1948 tại xứ Hàm Long Hà Nội, và đến Giáo Xứ Việt Nam Paris,vào năm 1965, với việc thành lập praesidium đầu tiên là Praesidium Đức Mẹ Việt Nam. Từ ngày ấy, 14 praesidia khác đã được thành lập, tổng cộng tất cả có 15 praesidia. Đó là những praesidia sau đây:
1. Đức Mẹ Việt Nam, GXVN Paris, lập năm 1965
2. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sarcelles, lập ngày 15/02/1969
3. Đức Mẹ Lộ Đức, Ermont, lập ngày 24/01/1970
4. Đức Mẹ Vô Nhiễm, Villiers le Bel, lập ngày 21/04/1970
5. Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Montparnasse, Paris 14, lập ngày 08/03/1978
6. Đức Bà An Ủi Kẻ Âu Lo, Denfert Rochereau, Paris 14, lập ngày 10/08/1978
7. Nữ Vương Hòa Bình, Villepinte, lập ngày 12/10/1985
8. Đức Mẹ Môi Khôi, Noisy Champs, lập ngày 24/04/1986
9. Đức Mẹ Lavang, Saint-Hyppolite, Paris 13, lập ngày 05/07/1987
10. Mẹ Nguờn An Vui, Giới trẻ GXVN Paris, lập tháng 06/1991
11. Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, Boissonade, Paris 14, lập ngày 07/07/1991
12. Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, Cergy Saint Christophe, lập ngày 09/07/1991
13. Đức Mẹ Chúa Trời, Pontault Combault, lập ngày 05/06/1993
14. Maria Trinh Nữ Vương, Nantes, lập ngày 18/09/1993
15. Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Boissonade, Paris 14, lập ngày 15/03/1998.
Hiện nay, vài ba praesidia đã không còn hoạt động nữa, như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sarcelles, Đức Mẹ Lộ Đức, Ermont và Đức Mẹ Vô Nhiễm, Villiers le Bel.
2. Acies, lễ của lòng yêu mến
Trưởng Paul Diệp (Văn Minh), người đã có sáng kiến vận động, tổ chức và thành lập praesidium đầu tiên ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, năm 1965, đã giải thích rất đầy đủ về ý nghĩa của Lễ Acies (1), được tổ chức hàng năm cho các quân binh, vào dịp Lễ Truyền Tin, ngày 25 tháng 03.
1. Mượn hình ảnh tổ chức của một quân đội, tôn trọng kỷ luật và đặt Đức Maria là Nữ Vương và là Vị chỉ huy tối cao, Lễ Acies là dịp, để hằng năm, quân binh lập lại lời tuyên thệ trung thành với với Đức Maria.
2. Lễ Acies đối với người Legio quan trọng và thắm thiết hơn các nghi lễ tuyên thệ, tuyên hứa của các tổ chức trần thế nhiều. Đó là ngày lễ của lòng yêu mến và quyết tâm phục vụ dưới sự hướng dẫn của Đức Maria.
3. Nền tảng của Lễ Acies là lòng yêu mến, một lòng yêu mến có điểm tựa trên đức tin hơn là vì cảm tình hay vì sự rung động của tâm hồn. Yêu mến Đức Maria đòi hỏi người hội viên phải tìm hiểu, học hỏi, vì « vô tri bất mộ ». Yêu mến Đức Maria còn là tín nhiệm hoàn toàn nơi Bà.
4. Tình yêu thúc đẩy đứa con phải hành động. Một trong những hành động quen thuộc với người Legio là sự dâng mìnhcho Đức Maria, đặt mình dưới sự che chở của Mẹ.
5. Dâng mình còn để nói lên ý muốn quyết tâm phục vụ các linh hồn, trở thành dụng cụ để Mẹ xử dụng.
Hội Đạo Binh Đức Mẹ, theo lời Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, giám đốc giáo xứ, « là một hội đoàn kỳ cựu nhất của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Legio Mariae đã đóng góp rất nhiều cho sự tồn tại, phát triền và thịnh đạt của Giáo Xứ vùng Paris trong mọi phạm vi sinh hoạt, tinh thần cũng như vật chất, làm việc tông đồ cũng như công tác xã hội,…
Chú thích:
Paul Diệp, Acies, Lễ của long mến và quyết tâm phục vụ, trong “Kỷ Yếu Curia Maria, Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập tại GXVN Paris, 1965-2005”, tr. 95-97
Paris, ngày thứ bảy 20/03/2010, từ 10 giờ sáng, trên 100 anh chị hội viên hoạt động, bảo trợ và tán trợ Đạo Binh Đức Mẹ, Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam đã tề tựu về Giáo Xứ Việt Nam Paris để tham dự LỄ ACIES.
Đây quả là dịp để GXVN Paris nhận biết và cám ơn các hội viên Legio. Và cũng là dịp để các hội viên Legio nhớ lại lời tuyên hứa, mà bày tỏ lòng yêu mến, dâng mình cho Đức Maria, và quyết tâm phục vụ đưới bóng cờ của mẹ.
1. Hội Đạo Binh Đức Mẹ tại GXVN Paris
1. Đức Mẹ Việt Nam, GXVN Paris, lập năm 1965
2. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sarcelles, lập ngày 15/02/1969
3. Đức Mẹ Lộ Đức, Ermont, lập ngày 24/01/1970
4. Đức Mẹ Vô Nhiễm, Villiers le Bel, lập ngày 21/04/1970
5. Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Montparnasse, Paris 14, lập ngày 08/03/1978
6. Đức Bà An Ủi Kẻ Âu Lo, Denfert Rochereau, Paris 14, lập ngày 10/08/1978
7. Nữ Vương Hòa Bình, Villepinte, lập ngày 12/10/1985
8. Đức Mẹ Môi Khôi, Noisy Champs, lập ngày 24/04/1986
9. Đức Mẹ Lavang, Saint-Hyppolite, Paris 13, lập ngày 05/07/1987
10. Mẹ Nguờn An Vui, Giới trẻ GXVN Paris, lập tháng 06/1991
11. Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, Boissonade, Paris 14, lập ngày 07/07/1991
12. Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, Cergy Saint Christophe, lập ngày 09/07/1991
13. Đức Mẹ Chúa Trời, Pontault Combault, lập ngày 05/06/1993
14. Maria Trinh Nữ Vương, Nantes, lập ngày 18/09/1993
15. Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Boissonade, Paris 14, lập ngày 15/03/1998.
Hiện nay, vài ba praesidia đã không còn hoạt động nữa, như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sarcelles, Đức Mẹ Lộ Đức, Ermont và Đức Mẹ Vô Nhiễm, Villiers le Bel.
2. Acies, lễ của lòng yêu mến
1. Mượn hình ảnh tổ chức của một quân đội, tôn trọng kỷ luật và đặt Đức Maria là Nữ Vương và là Vị chỉ huy tối cao, Lễ Acies là dịp, để hằng năm, quân binh lập lại lời tuyên thệ trung thành với với Đức Maria.
2. Lễ Acies đối với người Legio quan trọng và thắm thiết hơn các nghi lễ tuyên thệ, tuyên hứa của các tổ chức trần thế nhiều. Đó là ngày lễ của lòng yêu mến và quyết tâm phục vụ dưới sự hướng dẫn của Đức Maria.
3. Nền tảng của Lễ Acies là lòng yêu mến, một lòng yêu mến có điểm tựa trên đức tin hơn là vì cảm tình hay vì sự rung động của tâm hồn. Yêu mến Đức Maria đòi hỏi người hội viên phải tìm hiểu, học hỏi, vì « vô tri bất mộ ». Yêu mến Đức Maria còn là tín nhiệm hoàn toàn nơi Bà.
4. Tình yêu thúc đẩy đứa con phải hành động. Một trong những hành động quen thuộc với người Legio là sự dâng mìnhcho Đức Maria, đặt mình dưới sự che chở của Mẹ.
5. Dâng mình còn để nói lên ý muốn quyết tâm phục vụ các linh hồn, trở thành dụng cụ để Mẹ xử dụng.
Hội Đạo Binh Đức Mẹ, theo lời Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, giám đốc giáo xứ, « là một hội đoàn kỳ cựu nhất của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Legio Mariae đã đóng góp rất nhiều cho sự tồn tại, phát triền và thịnh đạt của Giáo Xứ vùng Paris trong mọi phạm vi sinh hoạt, tinh thần cũng như vật chất, làm việc tông đồ cũng như công tác xã hội,…
Chú thích:
Paul Diệp, Acies, Lễ của long mến và quyết tâm phục vụ, trong “Kỷ Yếu Curia Maria, Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập tại GXVN Paris, 1965-2005”, tr. 95-97
Lễ Lá, Ngày tân tòng tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
22:48 28/03/2010
LỄ LÁ, « NGÀY TÂN TÒNG », tại GXVN PARIS
Paris, Chúa nhật Lễ Lá, 28/03/2010, các tân tòng về họp mặt xem lại đời sống đức tin. Và các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris về dâng lễ kỷ niệm việc Chúa Giêsu lên Đền Thánh một cách long trọng, đi vào cuộc khổ nạn của Ngài.
1. Ngày Tân Tòng.
Năm nay là lần đầu tiên, Giáo Xứ tổ chức « Ngày Tân Tòng », họp mặt chung các ông bà anh chị em đã chịu phép rửa tội trong ba năm 2007, 2008 và 2009, cùng với những người đỡ đầu. Đáp lời mời của Ban Giám Đốc, 15 anh chị em tân tòng và 15 người đỡ đầu, hoặc người đồng hành (vợ, hay chồng, hay bạn bè,…) đã về họp mặt, xoay quanh một chương trình rất thực tiễn và phong phú.
Khai mạc từ 10 giờ, sau khi đã cùng nhau đọc kinh sáng qua các thánh vịnh, các anh chị em tân tòng và những người đỡ đầu đã tự giới thiệu và chia sẻ về con đường đi tìm đức tin cũng như trách nhiệm đỡ đầu. Một ông đỡ đầu đã tâm sự: tôi là đạo gốc, nhưng hàng ngày vẫn tìm hiểu về Đấng mà tôi tin là Chúa Giêsu Kitô. Tôi phó thác đời tôi trong tay Chúa, Tin vào Chúa, Mến Chúa và trông cậy ở Chúa. Tôi cố sống như một chứng nhân. Tôi vẫn tự nhủ câu này: « Được lợi lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào ích gì ».
Từ 11 giờ, tất cả trao đổi và chia sẻ theo hai câu hỏi Đức Ông gợi ra. Câu hỏi thứ nhất là: « Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không » ? Đa số các anh chị tân tòng đều trả lời rằng, về cơ bản, những điều giáo lý đã học là cốt yếu. Nhung muốn hiểu đạo hơn, người thì chia sẻ rằng nhờ cầu nguyện thêm; người lại bảo nhờ đọc và suy gẫm phúc âm thêm; kẻ khác lại nói nhờ tham gia phong trào Cursillo, Ca đoàn, Nhóm Chuyên gia Liên Đới Nghề Nghiệp; người lại cho hay nhờ đi lễ và nghe giảng chăm chú,…
Câu hỏi thứ hai: « Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không » ? Có nhiều trả lời khác nhau. Người thì được cha mẹ, theo đạo ông bà, cho phép tự do chọn lựa cuộc sống, muốn chọn gì tùy ý, miễn là sống tốt, mà không làm điều gì trái lương tâm là đủ.Người thì thấy rằng « Không phải con đã tìm Chúa, nhưng dường như là Chúa đã tìm con »; Chúa tạo dịp để con được vào đạo, Lúc đàu mẹ con không vui, vì bà rất sùng Phật, nhưng bây giờ, ba mẹ con rất vui. Kẻ khác lại bảo, từ nhỏ con ở gần những người công giáo, con thấy họ tốt, con muốn tốt như họ. Nhưng ba con rất khắt khe, vì ông có thành kiến với người công giáo.Con chẳng biết làm sao, vì hai cha con không thể ngồi nói chuyện với nhau quá 5 phút. Con đi cầu nguyện ở Lavang. Một bữa, tự nhiên ba con gọi con đến và bảo: « Bây giờ con lớn rồi, phải lập lấy đời mình. Điều gì mang lại hạnh phúc cho con, thì con cứ việc làm. Ba không can thiệp nữa ». Con đã trở lại đạo, đã về cám ơn Đức Mẹ Lavang. Ngày nay, hai cha con nói chuyện không dứt mỗi khi gặp nhau. Con và ba con đều vui.
Sau phần trao đổi về hai câu hỏi trên, Đức Ông đã ôn lại một điểm giáo lý về Bí Tích giải tội. Sau đó mọi người dùng cơm chung. Rồi xét mình, Xưng tội và ngắm đàng thánh giá chung với cộng đoàn.
2. Lễ Lá, đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
Mỗi năm hai lần, các cộng đoàn công giáo việt nam vùng Paris họp nhau dâng lễ chung. Đó là ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào tháng 11 và ngày Lễ Lá vào tháng 3 hay 4. Dưới sự chủ tế của cha Nguyễn Đình Thắng, Chủ Tịch Hội Liên Tu sỹ Việt Nam tại Pháp và sự đồng tế của gần 20 linh mục khác, lễ nghi đã khởi đầu với việc làm phép lá và kiệu lá, diễn lại việc Chúa Giêsu lên Đền Thánh một cách long trọng. « Hoan hô ! Hoan ho Con Vua Đavid, Đấng nhân danh Cham à đến. Tung hô: Hô san na ! Hoan hô vua ta đang đến, đến cứu tinh cho nhân trần » !
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Chủ Tế đã đã tựa vào bài Thương Khó, mời mọi người « Đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô ». Ngài nói:
« Vào thời Chúa Giêsu, biết bao nhiêu người đã phải chết trên thập giá, nhưng không còn ai nhắc đến những người đó nữa. Thế nhưng đối với với Đức Kytô thì hoàn toàn khác. Cũng một con người bị treo và phải chết trên cây thập giá, đã cách đây hơn 2000 năm, người ta vẫn còn tiếp tục kể lai những gì đã xẩy ra với Ngài. Biết bao người quì gối trước cây thập tự này. Sở dĩ cin người vẫn đến quì gối dưới cây Thánh Giá, một khí cụ dùng để đem đến cái chết cho con người thời bấy giờ, là vì nơi cây Thánh Giá này có sự phong phú, có nhiệm mầu, có ánh sáng, có sức sống. Nơi Thánh Giá này, con người tìm được nguồn tình yêu vô tận.
Bài Thương khó chúng ta vừa nghe đã được bắt đầu bằng bài tường thuật về Bữa tiệc Ly. Chúa Giêsu ngồi cùng bàn với các môn đệ của Ngài, tay cầm bánh và rượu, chúc tụng, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ và nói: « Bánh này là mình ta, hiến dâng cho các con. Rượu này chính là máu tasẽ đổ ra cho các con. Bánh và rượu trao ban minh chứng cho một giao ước mới ».
Bài thương khó tiếp đến, tường thuật bản án mà người ta đã dành cho Chúa Kytô, một bản án quá bất công, không căn cứ. Chính Pilatô, quan tòa vụ án, cũng công nhận điều ấy: « Tôi không thấy nơi người này lý do nào để có thể kết án » (Lc, 23, 14). Như thế, Chúa Giêsu có đủ lý do để phản đối, kêu la và đòi công lýtrước mặt Thiên Chúa Cha, cũng như trước mặt loài người. Nhưng Ngài đã không một lời than trách. Ngài chỉ thinh lặng. Sự bất bạo động của Ngài không phải là một sự cam chịu truớc một sự kiện không thể tránh khỏi,… Sự im lặng trước nững bạo lực là cuộc đấu tranh cuối cùng của Ngài để chống lại những tội lỗi đã đem đến cái chết cho con người, để chống lại sự hận thù, chống lại những bất công. Trong uộc chiến này, Ngài dạy cho chúng ta thấy rất rõ, chỉ có một vũ khí duy nhất phải có trong tay để chiến thắng Đó là « vũ khí tình yêu », bằng cách hiến cả mạng sống mình vì yêu. Đó là điều mà Đứv Kytô đã làm cho chúng ta và vì chúng ta.
Qua việc sxuy niệm, cũng như qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, khi chiêm ngắm sự thương khó và cái chết của Đức Kitô, sự tự hạ mình vì yêu của Ngài, rồi sự sống lại của Ngài, Thánh Phaolô mời gọi toànn thể nhân loại hãy nhìn về Đức Kitô: « Người vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã siêu tôn Người và đã tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: « Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa ».
Những lời công bố về cuộc khổ nạn của Đức Kytô phải giúp chúng ta đi vào sự thinh lặng của tâm hồn, đưa ta tới bái quì trước Thập Giá. Một sự thinh lặng giúp ta chiêm ngắm Đấng Tình Yêu. Quỳ gối trước thập giá, trước mộtthân thể chịu nhận cái chết để từ đó tuôn đổ muôn ân huệ của nguồn mạch sư sống.
Chúng ta hãy bước vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô với một tâm hồn đầy hòa bình và chan chứa tình yêu, trong mầu nhiệm Thánh Thể, nơi mà Chúa Giêsu đã trao trọn tất cả cho loài người.
Như là một tiếng vọng lại bài chia sẻ Tin Mừng của cha chủ tế, bài ca hiệp lễ mà ca đoàn đã chọn cùng hát với cộng đoàn thật có ý nghĩa:
« Nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo. Con gẫm suy « Sao Chúa yêu con làm chi? Kìa trên Thiên Quốc cõi phúc vinh quang nào thiếu đâu, mà đến đây chung cùng chia sẻ kiếp người !
Giêsu, Giêsu, Con muốn yêu Ngài tha thiết. Ôi Giêsu, Giêsu, Tình Chúa xiêt bao diệu kỳ. Giêsu, Giêsu, vì sao Ngài Hy sinh chết. Chết treo khổ đau, Thập giá ngất cao chiều nao !
Paris, Chúa nhật Lễ Lá, 28/03/2010, các tân tòng về họp mặt xem lại đời sống đức tin. Và các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris về dâng lễ kỷ niệm việc Chúa Giêsu lên Đền Thánh một cách long trọng, đi vào cuộc khổ nạn của Ngài.
1. Ngày Tân Tòng.
Khai mạc từ 10 giờ, sau khi đã cùng nhau đọc kinh sáng qua các thánh vịnh, các anh chị em tân tòng và những người đỡ đầu đã tự giới thiệu và chia sẻ về con đường đi tìm đức tin cũng như trách nhiệm đỡ đầu. Một ông đỡ đầu đã tâm sự: tôi là đạo gốc, nhưng hàng ngày vẫn tìm hiểu về Đấng mà tôi tin là Chúa Giêsu Kitô. Tôi phó thác đời tôi trong tay Chúa, Tin vào Chúa, Mến Chúa và trông cậy ở Chúa. Tôi cố sống như một chứng nhân. Tôi vẫn tự nhủ câu này: « Được lợi lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào ích gì ».
Từ 11 giờ, tất cả trao đổi và chia sẻ theo hai câu hỏi Đức Ông gợi ra. Câu hỏi thứ nhất là: « Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không » ? Đa số các anh chị tân tòng đều trả lời rằng, về cơ bản, những điều giáo lý đã học là cốt yếu. Nhung muốn hiểu đạo hơn, người thì chia sẻ rằng nhờ cầu nguyện thêm; người lại bảo nhờ đọc và suy gẫm phúc âm thêm; kẻ khác lại nói nhờ tham gia phong trào Cursillo, Ca đoàn, Nhóm Chuyên gia Liên Đới Nghề Nghiệp; người lại cho hay nhờ đi lễ và nghe giảng chăm chú,…
Câu hỏi thứ hai: « Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không » ? Có nhiều trả lời khác nhau. Người thì được cha mẹ, theo đạo ông bà, cho phép tự do chọn lựa cuộc sống, muốn chọn gì tùy ý, miễn là sống tốt, mà không làm điều gì trái lương tâm là đủ.Người thì thấy rằng « Không phải con đã tìm Chúa, nhưng dường như là Chúa đã tìm con »; Chúa tạo dịp để con được vào đạo, Lúc đàu mẹ con không vui, vì bà rất sùng Phật, nhưng bây giờ, ba mẹ con rất vui. Kẻ khác lại bảo, từ nhỏ con ở gần những người công giáo, con thấy họ tốt, con muốn tốt như họ. Nhưng ba con rất khắt khe, vì ông có thành kiến với người công giáo.Con chẳng biết làm sao, vì hai cha con không thể ngồi nói chuyện với nhau quá 5 phút. Con đi cầu nguyện ở Lavang. Một bữa, tự nhiên ba con gọi con đến và bảo: « Bây giờ con lớn rồi, phải lập lấy đời mình. Điều gì mang lại hạnh phúc cho con, thì con cứ việc làm. Ba không can thiệp nữa ». Con đã trở lại đạo, đã về cám ơn Đức Mẹ Lavang. Ngày nay, hai cha con nói chuyện không dứt mỗi khi gặp nhau. Con và ba con đều vui.
Sau phần trao đổi về hai câu hỏi trên, Đức Ông đã ôn lại một điểm giáo lý về Bí Tích giải tội. Sau đó mọi người dùng cơm chung. Rồi xét mình, Xưng tội và ngắm đàng thánh giá chung với cộng đoàn.
2. Lễ Lá, đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Chủ Tế đã đã tựa vào bài Thương Khó, mời mọi người « Đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô ». Ngài nói:
« Vào thời Chúa Giêsu, biết bao nhiêu người đã phải chết trên thập giá, nhưng không còn ai nhắc đến những người đó nữa. Thế nhưng đối với với Đức Kytô thì hoàn toàn khác. Cũng một con người bị treo và phải chết trên cây thập giá, đã cách đây hơn 2000 năm, người ta vẫn còn tiếp tục kể lai những gì đã xẩy ra với Ngài. Biết bao người quì gối trước cây thập tự này. Sở dĩ cin người vẫn đến quì gối dưới cây Thánh Giá, một khí cụ dùng để đem đến cái chết cho con người thời bấy giờ, là vì nơi cây Thánh Giá này có sự phong phú, có nhiệm mầu, có ánh sáng, có sức sống. Nơi Thánh Giá này, con người tìm được nguồn tình yêu vô tận.
Bài Thương khó chúng ta vừa nghe đã được bắt đầu bằng bài tường thuật về Bữa tiệc Ly. Chúa Giêsu ngồi cùng bàn với các môn đệ của Ngài, tay cầm bánh và rượu, chúc tụng, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ và nói: « Bánh này là mình ta, hiến dâng cho các con. Rượu này chính là máu tasẽ đổ ra cho các con. Bánh và rượu trao ban minh chứng cho một giao ước mới ».
Qua việc sxuy niệm, cũng như qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, khi chiêm ngắm sự thương khó và cái chết của Đức Kitô, sự tự hạ mình vì yêu của Ngài, rồi sự sống lại của Ngài, Thánh Phaolô mời gọi toànn thể nhân loại hãy nhìn về Đức Kitô: « Người vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã siêu tôn Người và đã tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: « Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa ».
Những lời công bố về cuộc khổ nạn của Đức Kytô phải giúp chúng ta đi vào sự thinh lặng của tâm hồn, đưa ta tới bái quì trước Thập Giá. Một sự thinh lặng giúp ta chiêm ngắm Đấng Tình Yêu. Quỳ gối trước thập giá, trước mộtthân thể chịu nhận cái chết để từ đó tuôn đổ muôn ân huệ của nguồn mạch sư sống.
Chúng ta hãy bước vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô với một tâm hồn đầy hòa bình và chan chứa tình yêu, trong mầu nhiệm Thánh Thể, nơi mà Chúa Giêsu đã trao trọn tất cả cho loài người.
Như là một tiếng vọng lại bài chia sẻ Tin Mừng của cha chủ tế, bài ca hiệp lễ mà ca đoàn đã chọn cùng hát với cộng đoàn thật có ý nghĩa:
« Nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo. Con gẫm suy « Sao Chúa yêu con làm chi? Kìa trên Thiên Quốc cõi phúc vinh quang nào thiếu đâu, mà đến đây chung cùng chia sẻ kiếp người !
Giêsu, Giêsu, Con muốn yêu Ngài tha thiết. Ôi Giêsu, Giêsu, Tình Chúa xiêt bao diệu kỳ. Giêsu, Giêsu, vì sao Ngài Hy sinh chết. Chết treo khổ đau, Thập giá ngất cao chiều nao !
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung Quốc lại bắt ngư dân Việt
BBC
09:30 28/03/2010
Trung Quốc lại bắt ngư dân Việt
Trung Quốc đã nhiều lần bắt tàu cá của Việt Nam
Tin cho hay thêm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo Việt Nam trích lời giới chức địa phương và gia đình nói thuyền cá của ông Tiêu Viết Là, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị Trung Quốc bắt giữ hôm 21/03/2010 khi đang đánh bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa và nay đang bị giữ trên đảo Phú Lâm.
Trên thuyền lúc bị bắt có 12 ngư phủ.
Phía Trung Quốc đã buộc ông Là gọi điện về nhà, đòi gửi tiền chuộc thì mới trả tự do cho ông và các thuyền viên.
Họ cũng giải thích ông bị bắt và phải nộp phạt vì "xâm phạm lãnh hải" nước này.
Gia đình ông Tiêu Viết Là thì cho hay đây là lần thứ hai tàu của ông bị bắt khi hoạt động tại khu vực gần Hoàng Sa.
Được biết số tiền chuộc Trung Quốc đòi hỏi là khoảng 180 triệu đồng, được cho là "quá lớn" so với hoàn cảnh tài chính eo hẹp của gia đình ông.
Chính quyền sở tại và cơ quan biên phòng đã có báo cáo, kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu can thiệp.
Một tàu cá của ngư dân Bình Sơn khác, ông Phạm Văn Quang, cũng bị mất tích mấy hôm nay chưa có tung tích.
Việc tàu cá Việt Nam bị lực lượng tuần ngư và biên phòng Trung Quốc bắt giữ và phạt vạ xảy ra nhiều trong hai năm nay, nhất là tại vùng biển giáp ranh xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Năm ngoái hàng chục ngư dân Việt Nam đã bị giam cầm, thậm chí bị đánh đập và đòi tiền chuộc.
Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc mở rộng thời hạn cấm đánh bắt tại các vùng biển mà nước này coi là của mình từ một tháng lên tới gần ba tháng, gây khó khăn cho ngư dân các nước lân cận.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền tại đây, nhưng Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này từ năm 1974.
Việt Nam cũng đã công bố nhiều văn bản mang tính lịch sử khẳng định chủ quyền của mình và thành lập cơ quan hành chính huyện Hoàng Sa.
Biên phòng Việt Nam cho hay đang điều tra một vụ ngư dân Nghệ An bị 'tàu lạ tông chìm' rồi bỏ chạy.
Trung Quốc đã nhiều lần bắt tàu cá của Việt Nam
Tin cho hay thêm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo Việt Nam trích lời giới chức địa phương và gia đình nói thuyền cá của ông Tiêu Viết Là, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị Trung Quốc bắt giữ hôm 21/03/2010 khi đang đánh bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa và nay đang bị giữ trên đảo Phú Lâm.
Trên thuyền lúc bị bắt có 12 ngư phủ.
Phía Trung Quốc đã buộc ông Là gọi điện về nhà, đòi gửi tiền chuộc thì mới trả tự do cho ông và các thuyền viên.
Họ cũng giải thích ông bị bắt và phải nộp phạt vì "xâm phạm lãnh hải" nước này.
Gia đình ông Tiêu Viết Là thì cho hay đây là lần thứ hai tàu của ông bị bắt khi hoạt động tại khu vực gần Hoàng Sa.
Được biết số tiền chuộc Trung Quốc đòi hỏi là khoảng 180 triệu đồng, được cho là "quá lớn" so với hoàn cảnh tài chính eo hẹp của gia đình ông.
Chính quyền sở tại và cơ quan biên phòng đã có báo cáo, kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu can thiệp.
Một tàu cá của ngư dân Bình Sơn khác, ông Phạm Văn Quang, cũng bị mất tích mấy hôm nay chưa có tung tích.
Việc tàu cá Việt Nam bị lực lượng tuần ngư và biên phòng Trung Quốc bắt giữ và phạt vạ xảy ra nhiều trong hai năm nay, nhất là tại vùng biển giáp ranh xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Năm ngoái hàng chục ngư dân Việt Nam đã bị giam cầm, thậm chí bị đánh đập và đòi tiền chuộc.
Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc mở rộng thời hạn cấm đánh bắt tại các vùng biển mà nước này coi là của mình từ một tháng lên tới gần ba tháng, gây khó khăn cho ngư dân các nước lân cận.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền tại đây, nhưng Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này từ năm 1974.
Việt Nam cũng đã công bố nhiều văn bản mang tính lịch sử khẳng định chủ quyền của mình và thành lập cơ quan hành chính huyện Hoàng Sa.
Biên phòng Việt Nam cho hay đang điều tra một vụ ngư dân Nghệ An bị 'tàu lạ tông chìm' rồi bỏ chạy.
Những tia phấn khởi
Hà Minh Thảo
13:47 28/03/2010
NHỮNG TIN PHẤN KHỞI …
Giáo hội Công giáo dành tháng ba hàng năm để kính Thánh Giuse, Đấng giữ gìn Chúa Cứu thế. Thánh Giuse cũng là Bổn Mạng Giáo hội Việt-Nam vì, ngày 19.03.1627, các nhà truyền giáo đầu tiên đã đến Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa) để đem hạt giống Tin Mừng cho người dân nước Việt.
1. - Ngày 15.03.2010, nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội đã cho xe cứu thương đưa Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý, nằm trên băng-ca, từ trại giam Ba sao (còn gọi là trại Nam hà), huyện Kim bảng, tỉnh Hà nam, lúc 4 giờ, về tới Huế lúc l6 giờ 30. Trước tiên xe ghé trụ sở Ủy ban nhân dân phường Vĩnh ninh (khu vực trong đó có Tòa Giám mục và Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế) để làm thủ tục giao Cha Lý cho nhà cầm quyền địa phương quản lý. Chủ tịch Phường tuyên bố với Cha:
- không được nói hay làm bất cứ điều gì chống lại nhà nước;
- có biểu hiệu vi phạm pháp luật như thế, chúng tôi sẽ lập biên bản;
- ra khỏi phường phải xin phép!
Cha Lý trả lời toán công an (do trung tá Nam, phó giám thị trại kiêm công an giám sát chỉ huy) cùng Chủ tịch phường: « Tôi nói thẳng với quý vị điều tôi đã từng nói trước đây với người của nhà nước, của tòa án, của trại giam: tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân cả, mà chỉ là tù nhân lương tâm. Xin quý vị nhớ cho! »
Sau đó, toán công an cùng Chủ tịch phường đưa Cha Lý về Nhà Chung và được Đức Giám mục Phụ tá Lê Văn Hồng tiếp đón (Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể đang đi công tác tại Sài gòn), các Cha quản lý Nhà Chung và thư ký Tòa Giám mục cùng vài Cha đang hưu dưỡng. Ai nấy tỏ ra vui mừng vì gặp lại người bạn cũ.
Khi được đưa đến tận phòng mình đã ở hơn 3 năm trước đây, Cha Lý cười và nói với ông Chủ tịch phường: « Ông có nhớ cách đây ba năm, tối ngày mồng hai Tết năm 2007, ông đã lừa tôi bằng cách gõ cửa xin vào thăm tết mà đằng sau là cả một toán công an tràn vào bắt tôi không? Ừ - ề Nhớ! Nhớ chứ! ».
Tối hôm đó, Cha Lý trả lời với phóng viên Đỗ Hiếu, qua Đài Á châu Tự do, chúng tôi xin tóm lược: « Cha đã bị tai biến mạch máu não 3 lần (tháng 05, tháng 7 và tháng 11 năm 2009), mỗi lần lại nặng thêm, và lần thứ ba phải vào Bệnh viện 198 (Hà nội) của Bộ Công an. Tại đây, xét nghiệm thì thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng quan trọng là ở trên hậu chẩm của não bên trái có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt… người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.
Cha cũng cho biết là Cha không được trả tự do, mà chỉ là tạm đình thi hành án để chữa bệnh mỗi đợt 12 tháng. Trong thời gian điều trị bệnh, thì Cha bị quản chế. Khi hết cần điều trị bệnh, Cha phải trở lại thụ án còn lại. Sau khi hết án, Cha vẫn bị quản chế 5 năm. »
Trong phần ‘Trao đổi thư tín với thính giả’ ngày 19.03.2010, phóng viên
Việt Long, Đài Á châu Tự do (RFA) cho biết (xin tóm): « Ngày 15.03.2010, bài phỏng vấn Cha Lý của Đỗ Hiếu về sự kiện đáng mừng này được nghe và xem nhiều nhất, chiếm 80% hơn 160 ngàn số lượt người truy cập trong ngày ». Cùng ngày, bài phỏng vấn Cha có tựa đề 'Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính' do chị Trà Mi thực hiện trên đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA) cũng thu hút được nhiều người nghe và có 155 người góp ý kiến.
Điều đó cho thấy rằng ngày càng có nhiều người quan tâm đến đến các hoạt động của Linh mục Nguyễn văn Lý và chúng tôi rất phấn khởi trước tin Cha đã được tiếp đón bởi Bề Trên và các Linh mục anh em trong Thánh Chức…
2. - Tối ngày 19.03.2010, nhân dịp mừng trọng thể Lễ ‘Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria’, tại nhà nguyện Thánh Giêrađô thuộc Giáo xứ Thái Hà, Hà nội, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội hiện dâng Thánh lễ để:
- mừng Lễ quan thầy của một số anh em trong Cộng đoàn;
- và cầu nguyện cho một thành viên trong cộng đoàn, anh Mathia Vũ Hoàng Quang, đã bị một số người đi xe biển xanh vào bắt đi từ lớp học tại Học viện Tài Chính, bị đánh đập dã man và ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:
- Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.
- Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội.
- Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.
tại một nơi bí mật ngày 15.03.2010. Anh Quang đã không chấp nhận ký, nên bị quẳng ra giữa cánh đồng khi đang bị ngất xỉu và đang được điều trị vì chấn thương nặng nề. (http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=77993)
{Thời Việt-Nam Cộng hòa, vì tôn trọng nguyên tắc tự trị đại học, Ban Giám đốc Trường đại học không để cảnh sát hoạt động, nhất là bắt người, trong Trường}.
Cùng tham dự Thánh lễ, trong số những khách bạn bè của anh chị em trong cộng đoàn, có sự hiện diện của Luật sư Lê thị Công Nhân, một tín hữu Tin Lành, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Anh Nguyễn Vũ Bình và một số người ngoài Kitô giáo đến tham dự và tìm hiểu về Thánh Lễ Công giáo.
Dưới tựa đề ‘‘Dân oan’ Lê Thị Công Nhân và quí khách dự lễ kính Thánh Giuse với Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội’ đăng trên http://nuvuongcongly.net/, Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
« Cộng đoàn đã sốt sắng dâng Thánh Lễ kính Thánh Giuse, để cầu nguyện Thiên Chúa cho anh chị em trong Cộng đoàn, cách riêng cho anh Mathia Vũ Hoàng Quang. Cộng đoàn đã tha thiết cầu xin Thiên Chúa mở lòng, soi sáng cho những kẻ đang lấy bạo lực làm cách hành xử trong xã hội biết đó là con đường sai lầm dẫn xã hội đến chỗ diệt vong.
Thánh Lễ do hai linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh và Phê rô Nguyễn Văn Khải đồng tế. Trong Bài giảng, Cha Nguyễn Văn Khải đã cho thấy Thánh cả Giuse là mẫu gương cho các ông về lòng đạo đức, mến Chúa, vâng lời, tận hiến và về việc giáo dục con cái trong đạo đức làm người.
Thánh Lễ mang lại tình thương, sự hiệp nhất giữa mọi người không phân biệt tôn giáo, chính kiến và vị thế xã hội. Nhiều giáo dân nạn nhân Thái Hà đã đến chúc mừng Luật sư Công Nhân vừa về với gia đình, sau 3 năm vất vả lao tù.
Chia sẻ sau Thánh Lễ, cô Công Nhân đã nói lên xúc cảm khi được tham dự Thánh Lễ cùng với Cộng đoàn và nhất là những nạn nhân Thái Hà: « Tôi là luật sư, trước đây khi giúp đỡ những người dân oan, chúng tôi gọi nhau là chiến sĩ. Sau đó, tôi bị bắt oan, bị án oan và tù oan thì trở thành dân oan Lê Thị Công Nhân, vì vậy xin chia sẻ với các dân oan ở đây và toàn thể giáo dân, cộng đoàn những vất vả đã phải chịu thời gian qua ». Toàn thể giáo dân đã nhiệt liệt hưởng ứng lời chia sẻ của cô - Dân oan Lê Thị Công Nhân.
Tiếp theo, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nói: « Tôi hiện chưa theo tôn giáo nào, đây là lần đầu tôi tham dự một Thánh lễ Công giáo, những gì tôi thấy hôm nay rất khác với những gì tôi đã tưởng tượng trước đây, tôi xin cảm ơn Cộng đoàn đã cho tôi tham dự một Thánh lễ long trọng đầy tình yêu mến ».
Một vị khách ngoại quốc đã bày tỏ lòng cảm ơn mọi người về sự khác biệt khi tham dự Thánh Lễ Công giáo ở các nơi khác và ở Việt-Nam. Ở đây, mọi người thể hiện sự tôn trọng, yêu thương nhau trong tình thân ái và Hòa Bình. Luật sư Lê Quốc Quân đã dịch những lời chia sẻ này trong những tràng vỗ tay của Cộng đoàn và giáo dân vang lên không ngớt.
Tất cả cộng đoàn giáo dân và khách đến dự đã cùng nắm tay nhau dâng lên Thiên Chúa bài hát ‘Hiệp nhất’. Hình ảnh cảm động và lời bài hát: "Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hợp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" hẳn vẫn in sâu trong tâm trí mọi người.
Điều đọng lại sau Thánh Lễ khi mọi người ra về là sự thân ái và hòa bình đoàn kết của tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ long trọng này. »
Thật là phấn khởi khi đọc được những dòng tin tường thuật một Thánh Lễ đã mang lại Đức Tin, niềm vui hiệp thông cho những Kitô hữu và những cảm nghiệm và hiểu biết Sự Thật về Đạo Công giáo cho những người khác.
Nhân đây, chúng ta cũng nên biết về những người đã được nêu tên ở trên:
- Lê thị Công Nhân (tên ghép hai chử ‘công bằng’ và ‘nhân ái’), 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Hà nội (2001) và tốt nghiệp lớp luật sư (2004). Không cầm được nước mắt trước sự khốn khổ của những ‘dân oan’ (nạn nhân của kẻ có tiền cấu kết với giới cầm quyền tham nhủng để cướp nhà họ) và giúp bảo vệ những nạn nhân này. Năm 2006, chị Công Nhân tham gia Khối 8406 và, sau đó, là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến. Do đó, chị bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11.05.2007 với lý do ‘hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
Ở trong nhà tù, chị Công Nhân đã ao ước và đã thực hiện việc lần đầu tiên đọc toàn bộ Kinh Thánh, Cựu ước và Tân ước, từ chữ đầu đến chữ cuối. Đây là điều thú vị với Chị, vì thời gian trong tù trôi rất lâu giữa bốn bức tường. Chị đã đọc từ ngày 23.10 đến 27.11.2007 lúc 3 giờ sáng, chỉ ngủ được một giờ trước phải ra tòa xử phúc thẩm mà kết quả chị đã đoán trước. Tại tòa, chị chỉ nhớ đến Phúc Âm vì « Ở trong tù, Chúa là Người bạn của tôi, người Thầy của tôi, là đồng đội của tôi đã rèn luyện cho tôi và củng cố Niềm Tin… ».
Thủ tướng Việt-Nam đã xin chánh phủ Ba lan và Hoa kỳ tiếp nhận chị, nhưng chị chỉ chọn sống trên Quê hương, dù phải ở trong tù.
- Phạm Hồng Sơn, sinh năm 1968, tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội, có vợ và hai con. Ngày 06.03.2002, ông Sơn dịch bài ‘Thế nào là dân chủ’ đăng trên website Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt-Nam vì ‘khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt-Nam’ và đã gởi bài ‘Những tín hiệu đáng mừng cho Dân Chủ tại Việt-Nam’ tới ông Nông Đức Mạnh và các cơ quan thông tấn. Do đó ông bị công an bắt giữ ngày 27.03.2002.
Bị tạm giữ 15 tháng không được phép gặp mặt vợ con, ông bị xử kín ngày 18.06.2003 và bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. Do các tổ chức trên thế giới phản đối mạnh mẽ, ngày 26.08.2003, Toà Tối cao Hà nội đã xử phúc thẩm xử Phạm giảm án còn 5 năm tù, 3 năm quản chế. Nhân lễ Quốc khánh 2006, ông Sơn được về nhà dưỡng bệnh và chịu quản chế 3 năm.
- Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, sinh năm 1968, đã làm việc gần 10 năm tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng Cộng sản Việt-Nam. Tháng 01.2001, ông nghỉ việc và tỏ ý muốn lập đảng Dân Chủ Tự Do và, sau đó, cùng với 16 người khác đã viết một thư ngỏ kêu gọi nhà nước cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông ủng hộ việc thành lập ‘Hội nhân dân giúp Đảng và nhà nước chống tham nhũng’ và đưa lên Internet bài ‘Một vài suy nghĩ về Hiệp định Biên giới Việt-Trung’, chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt-Nam.
Ông bị bắt ngày 25.09.2002 và bị Tòa án Nhân dân Hà nội, ngày 31.12.2003 tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp. Ngày 09.06.2007, nhờ áp lực từ các quốc gia, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do cho ông.
- Luật sư Lê Quốc Quân (bị công an bắt giữ không lý do, ngày 08.03.2007, ngay khi vừa từ Washington trở về sau khóa tu nghiệp do học bổng của quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ NED và chỉ được thả trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường sang Hoa Kỳ ngày 16.06.2007.
Ngày 25.01.2008, sau Thánh Lễ mừng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm đình Tụng, nhân kỷ niệm 90 tuổi, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng y, tại nhà thờ Chính Tòa Hà nội, khoảng 11 giờ 30, đoàn rước đến khu vực Toà Khâm Sứ cũ, dưới mưa, trong tiếng kèn, trống cùng và lời hát. Tới nơi, một chị người Mường trèo lên hàng rào, để và dâng hoa Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ bắt chị. Mấy nữ công an hình sự chìm hung hăng khống chế nặng tay với chị. Khi đó, Luật sư Lê quốc Quân, tay cầm máy quay phim leo rào vào quay cảnh đuổi bắt. Tức khắc, các công an buông chị phụ nữ để quay về bắt giữ anh Quân. Họ lôi anh về phía quán phở. Nơi đó, có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó và đánh anh. Vài linh mục và giáo dân chạy vào lối đi nhỏ bên trong quán phở để yêu cầu bảo vệ bên trong thả anh Quân: ề Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người! ».
3.- Theo ‘Ý cầu nguyện truyền giáo’ tháng 04.2010, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu « xin cho các Kitô hữu bị bách hại vì Tin Mừng được Chúa Thánh Thần nâng đỡ kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại. »
Chúng ta hãy nhớ đến Việt-Nam. Nơi đó, nhà nước cộng sản chẳng những không tôn trọng lời hứa mượn tạm nhà đất của Giáo hội mà còn đang mưu toan chiếm đất của các tín hữu giáo xứ Cồn Dầu và của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Họ còn huy động hàng trăm công an bộ đội đặt mìn làm nổ Thánh Giá trên núi Thờ (Đồng Chiêm) và khủng bố, hành hung giáo hữu, tu sĩ nam nữ, chủng sinh đến thăm Giáo xứ nghèo nàn, hẻo lánh này. Dã man hơn, người cộng sản thuê các băng đảng xã hội đen đánh đập các Kitô hữu.
Nhân dịp này, người Công giáo trên khắp thế giới sẽ cùng chúng ta cầu nguyện cho người cộng sản tỉnh ngộ.
Giáo hội Công giáo dành tháng ba hàng năm để kính Thánh Giuse, Đấng giữ gìn Chúa Cứu thế. Thánh Giuse cũng là Bổn Mạng Giáo hội Việt-Nam vì, ngày 19.03.1627, các nhà truyền giáo đầu tiên đã đến Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa) để đem hạt giống Tin Mừng cho người dân nước Việt.
1. - Ngày 15.03.2010, nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội đã cho xe cứu thương đưa Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý, nằm trên băng-ca, từ trại giam Ba sao (còn gọi là trại Nam hà), huyện Kim bảng, tỉnh Hà nam, lúc 4 giờ, về tới Huế lúc l6 giờ 30. Trước tiên xe ghé trụ sở Ủy ban nhân dân phường Vĩnh ninh (khu vực trong đó có Tòa Giám mục và Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế) để làm thủ tục giao Cha Lý cho nhà cầm quyền địa phương quản lý. Chủ tịch Phường tuyên bố với Cha:
- không được nói hay làm bất cứ điều gì chống lại nhà nước;
- có biểu hiệu vi phạm pháp luật như thế, chúng tôi sẽ lập biên bản;
- ra khỏi phường phải xin phép!
Cha Lý trả lời toán công an (do trung tá Nam, phó giám thị trại kiêm công an giám sát chỉ huy) cùng Chủ tịch phường: « Tôi nói thẳng với quý vị điều tôi đã từng nói trước đây với người của nhà nước, của tòa án, của trại giam: tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân cả, mà chỉ là tù nhân lương tâm. Xin quý vị nhớ cho! »
Sau đó, toán công an cùng Chủ tịch phường đưa Cha Lý về Nhà Chung và được Đức Giám mục Phụ tá Lê Văn Hồng tiếp đón (Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể đang đi công tác tại Sài gòn), các Cha quản lý Nhà Chung và thư ký Tòa Giám mục cùng vài Cha đang hưu dưỡng. Ai nấy tỏ ra vui mừng vì gặp lại người bạn cũ.
Khi được đưa đến tận phòng mình đã ở hơn 3 năm trước đây, Cha Lý cười và nói với ông Chủ tịch phường: « Ông có nhớ cách đây ba năm, tối ngày mồng hai Tết năm 2007, ông đã lừa tôi bằng cách gõ cửa xin vào thăm tết mà đằng sau là cả một toán công an tràn vào bắt tôi không? Ừ - ề Nhớ! Nhớ chứ! ».
Tối hôm đó, Cha Lý trả lời với phóng viên Đỗ Hiếu, qua Đài Á châu Tự do, chúng tôi xin tóm lược: « Cha đã bị tai biến mạch máu não 3 lần (tháng 05, tháng 7 và tháng 11 năm 2009), mỗi lần lại nặng thêm, và lần thứ ba phải vào Bệnh viện 198 (Hà nội) của Bộ Công an. Tại đây, xét nghiệm thì thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng quan trọng là ở trên hậu chẩm của não bên trái có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt… người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.
Cha cũng cho biết là Cha không được trả tự do, mà chỉ là tạm đình thi hành án để chữa bệnh mỗi đợt 12 tháng. Trong thời gian điều trị bệnh, thì Cha bị quản chế. Khi hết cần điều trị bệnh, Cha phải trở lại thụ án còn lại. Sau khi hết án, Cha vẫn bị quản chế 5 năm. »
Trong phần ‘Trao đổi thư tín với thính giả’ ngày 19.03.2010, phóng viên
Việt Long, Đài Á châu Tự do (RFA) cho biết (xin tóm): « Ngày 15.03.2010, bài phỏng vấn Cha Lý của Đỗ Hiếu về sự kiện đáng mừng này được nghe và xem nhiều nhất, chiếm 80% hơn 160 ngàn số lượt người truy cập trong ngày ». Cùng ngày, bài phỏng vấn Cha có tựa đề 'Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính' do chị Trà Mi thực hiện trên đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA) cũng thu hút được nhiều người nghe và có 155 người góp ý kiến.
Điều đó cho thấy rằng ngày càng có nhiều người quan tâm đến đến các hoạt động của Linh mục Nguyễn văn Lý và chúng tôi rất phấn khởi trước tin Cha đã được tiếp đón bởi Bề Trên và các Linh mục anh em trong Thánh Chức…
2. - Tối ngày 19.03.2010, nhân dịp mừng trọng thể Lễ ‘Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria’, tại nhà nguyện Thánh Giêrađô thuộc Giáo xứ Thái Hà, Hà nội, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội hiện dâng Thánh lễ để:
- mừng Lễ quan thầy của một số anh em trong Cộng đoàn;
- và cầu nguyện cho một thành viên trong cộng đoàn, anh Mathia Vũ Hoàng Quang, đã bị một số người đi xe biển xanh vào bắt đi từ lớp học tại Học viện Tài Chính, bị đánh đập dã man và ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:
- Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.
- Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội.
- Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.
tại một nơi bí mật ngày 15.03.2010. Anh Quang đã không chấp nhận ký, nên bị quẳng ra giữa cánh đồng khi đang bị ngất xỉu và đang được điều trị vì chấn thương nặng nề. (http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=77993)
{Thời Việt-Nam Cộng hòa, vì tôn trọng nguyên tắc tự trị đại học, Ban Giám đốc Trường đại học không để cảnh sát hoạt động, nhất là bắt người, trong Trường}.
Cùng tham dự Thánh lễ, trong số những khách bạn bè của anh chị em trong cộng đoàn, có sự hiện diện của Luật sư Lê thị Công Nhân, một tín hữu Tin Lành, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Anh Nguyễn Vũ Bình và một số người ngoài Kitô giáo đến tham dự và tìm hiểu về Thánh Lễ Công giáo.
Dưới tựa đề ‘‘Dân oan’ Lê Thị Công Nhân và quí khách dự lễ kính Thánh Giuse với Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội’ đăng trên http://nuvuongcongly.net/, Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
« Cộng đoàn đã sốt sắng dâng Thánh Lễ kính Thánh Giuse, để cầu nguyện Thiên Chúa cho anh chị em trong Cộng đoàn, cách riêng cho anh Mathia Vũ Hoàng Quang. Cộng đoàn đã tha thiết cầu xin Thiên Chúa mở lòng, soi sáng cho những kẻ đang lấy bạo lực làm cách hành xử trong xã hội biết đó là con đường sai lầm dẫn xã hội đến chỗ diệt vong.
Thánh Lễ do hai linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh và Phê rô Nguyễn Văn Khải đồng tế. Trong Bài giảng, Cha Nguyễn Văn Khải đã cho thấy Thánh cả Giuse là mẫu gương cho các ông về lòng đạo đức, mến Chúa, vâng lời, tận hiến và về việc giáo dục con cái trong đạo đức làm người.
Thánh Lễ mang lại tình thương, sự hiệp nhất giữa mọi người không phân biệt tôn giáo, chính kiến và vị thế xã hội. Nhiều giáo dân nạn nhân Thái Hà đã đến chúc mừng Luật sư Công Nhân vừa về với gia đình, sau 3 năm vất vả lao tù.
Chia sẻ sau Thánh Lễ, cô Công Nhân đã nói lên xúc cảm khi được tham dự Thánh Lễ cùng với Cộng đoàn và nhất là những nạn nhân Thái Hà: « Tôi là luật sư, trước đây khi giúp đỡ những người dân oan, chúng tôi gọi nhau là chiến sĩ. Sau đó, tôi bị bắt oan, bị án oan và tù oan thì trở thành dân oan Lê Thị Công Nhân, vì vậy xin chia sẻ với các dân oan ở đây và toàn thể giáo dân, cộng đoàn những vất vả đã phải chịu thời gian qua ». Toàn thể giáo dân đã nhiệt liệt hưởng ứng lời chia sẻ của cô - Dân oan Lê Thị Công Nhân.
Tiếp theo, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nói: « Tôi hiện chưa theo tôn giáo nào, đây là lần đầu tôi tham dự một Thánh lễ Công giáo, những gì tôi thấy hôm nay rất khác với những gì tôi đã tưởng tượng trước đây, tôi xin cảm ơn Cộng đoàn đã cho tôi tham dự một Thánh lễ long trọng đầy tình yêu mến ».
Một vị khách ngoại quốc đã bày tỏ lòng cảm ơn mọi người về sự khác biệt khi tham dự Thánh Lễ Công giáo ở các nơi khác và ở Việt-Nam. Ở đây, mọi người thể hiện sự tôn trọng, yêu thương nhau trong tình thân ái và Hòa Bình. Luật sư Lê Quốc Quân đã dịch những lời chia sẻ này trong những tràng vỗ tay của Cộng đoàn và giáo dân vang lên không ngớt.
Tất cả cộng đoàn giáo dân và khách đến dự đã cùng nắm tay nhau dâng lên Thiên Chúa bài hát ‘Hiệp nhất’. Hình ảnh cảm động và lời bài hát: "Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hợp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" hẳn vẫn in sâu trong tâm trí mọi người.
Điều đọng lại sau Thánh Lễ khi mọi người ra về là sự thân ái và hòa bình đoàn kết của tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ long trọng này. »
Thật là phấn khởi khi đọc được những dòng tin tường thuật một Thánh Lễ đã mang lại Đức Tin, niềm vui hiệp thông cho những Kitô hữu và những cảm nghiệm và hiểu biết Sự Thật về Đạo Công giáo cho những người khác.
Nhân đây, chúng ta cũng nên biết về những người đã được nêu tên ở trên:
- Lê thị Công Nhân (tên ghép hai chử ‘công bằng’ và ‘nhân ái’), 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Hà nội (2001) và tốt nghiệp lớp luật sư (2004). Không cầm được nước mắt trước sự khốn khổ của những ‘dân oan’ (nạn nhân của kẻ có tiền cấu kết với giới cầm quyền tham nhủng để cướp nhà họ) và giúp bảo vệ những nạn nhân này. Năm 2006, chị Công Nhân tham gia Khối 8406 và, sau đó, là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến. Do đó, chị bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11.05.2007 với lý do ‘hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
Ở trong nhà tù, chị Công Nhân đã ao ước và đã thực hiện việc lần đầu tiên đọc toàn bộ Kinh Thánh, Cựu ước và Tân ước, từ chữ đầu đến chữ cuối. Đây là điều thú vị với Chị, vì thời gian trong tù trôi rất lâu giữa bốn bức tường. Chị đã đọc từ ngày 23.10 đến 27.11.2007 lúc 3 giờ sáng, chỉ ngủ được một giờ trước phải ra tòa xử phúc thẩm mà kết quả chị đã đoán trước. Tại tòa, chị chỉ nhớ đến Phúc Âm vì « Ở trong tù, Chúa là Người bạn của tôi, người Thầy của tôi, là đồng đội của tôi đã rèn luyện cho tôi và củng cố Niềm Tin… ».
Thủ tướng Việt-Nam đã xin chánh phủ Ba lan và Hoa kỳ tiếp nhận chị, nhưng chị chỉ chọn sống trên Quê hương, dù phải ở trong tù.
- Phạm Hồng Sơn, sinh năm 1968, tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội, có vợ và hai con. Ngày 06.03.2002, ông Sơn dịch bài ‘Thế nào là dân chủ’ đăng trên website Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt-Nam vì ‘khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt-Nam’ và đã gởi bài ‘Những tín hiệu đáng mừng cho Dân Chủ tại Việt-Nam’ tới ông Nông Đức Mạnh và các cơ quan thông tấn. Do đó ông bị công an bắt giữ ngày 27.03.2002.
Bị tạm giữ 15 tháng không được phép gặp mặt vợ con, ông bị xử kín ngày 18.06.2003 và bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. Do các tổ chức trên thế giới phản đối mạnh mẽ, ngày 26.08.2003, Toà Tối cao Hà nội đã xử phúc thẩm xử Phạm giảm án còn 5 năm tù, 3 năm quản chế. Nhân lễ Quốc khánh 2006, ông Sơn được về nhà dưỡng bệnh và chịu quản chế 3 năm.
- Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, sinh năm 1968, đã làm việc gần 10 năm tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng Cộng sản Việt-Nam. Tháng 01.2001, ông nghỉ việc và tỏ ý muốn lập đảng Dân Chủ Tự Do và, sau đó, cùng với 16 người khác đã viết một thư ngỏ kêu gọi nhà nước cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông ủng hộ việc thành lập ‘Hội nhân dân giúp Đảng và nhà nước chống tham nhũng’ và đưa lên Internet bài ‘Một vài suy nghĩ về Hiệp định Biên giới Việt-Trung’, chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt-Nam.
Ông bị bắt ngày 25.09.2002 và bị Tòa án Nhân dân Hà nội, ngày 31.12.2003 tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp. Ngày 09.06.2007, nhờ áp lực từ các quốc gia, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do cho ông.
- Luật sư Lê Quốc Quân (bị công an bắt giữ không lý do, ngày 08.03.2007, ngay khi vừa từ Washington trở về sau khóa tu nghiệp do học bổng của quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ NED và chỉ được thả trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường sang Hoa Kỳ ngày 16.06.2007.
Ngày 25.01.2008, sau Thánh Lễ mừng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm đình Tụng, nhân kỷ niệm 90 tuổi, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng y, tại nhà thờ Chính Tòa Hà nội, khoảng 11 giờ 30, đoàn rước đến khu vực Toà Khâm Sứ cũ, dưới mưa, trong tiếng kèn, trống cùng và lời hát. Tới nơi, một chị người Mường trèo lên hàng rào, để và dâng hoa Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ bắt chị. Mấy nữ công an hình sự chìm hung hăng khống chế nặng tay với chị. Khi đó, Luật sư Lê quốc Quân, tay cầm máy quay phim leo rào vào quay cảnh đuổi bắt. Tức khắc, các công an buông chị phụ nữ để quay về bắt giữ anh Quân. Họ lôi anh về phía quán phở. Nơi đó, có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó và đánh anh. Vài linh mục và giáo dân chạy vào lối đi nhỏ bên trong quán phở để yêu cầu bảo vệ bên trong thả anh Quân: ề Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người! ».
3.- Theo ‘Ý cầu nguyện truyền giáo’ tháng 04.2010, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu « xin cho các Kitô hữu bị bách hại vì Tin Mừng được Chúa Thánh Thần nâng đỡ kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại. »
Chúng ta hãy nhớ đến Việt-Nam. Nơi đó, nhà nước cộng sản chẳng những không tôn trọng lời hứa mượn tạm nhà đất của Giáo hội mà còn đang mưu toan chiếm đất của các tín hữu giáo xứ Cồn Dầu và của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Họ còn huy động hàng trăm công an bộ đội đặt mìn làm nổ Thánh Giá trên núi Thờ (Đồng Chiêm) và khủng bố, hành hung giáo hữu, tu sĩ nam nữ, chủng sinh đến thăm Giáo xứ nghèo nàn, hẻo lánh này. Dã man hơn, người cộng sản thuê các băng đảng xã hội đen đánh đập các Kitô hữu.
Nhân dịp này, người Công giáo trên khắp thế giới sẽ cùng chúng ta cầu nguyện cho người cộng sản tỉnh ngộ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày của Bữa Tiệc Ly, một giả thuyết (II)
Vũ Văn An
00:36 28/03/2010
II. Phản ứng đối với giả thuyết
Các giả thuyết mới lạ thường gặp chống đối. Tuy nhiên, phản ứng đối với giả thuyết của Jaubert khi vừa xuất hiện không hẳn thù nghịch. Cha Vogt, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh đã ghi nhận giả thuyết này với sự thích thú của một nhà chuyên môn bằng một bài báo ngắn trên tờ Biblica, và sau đó là một bài nhận định dài trong tập san Christus. Cha Joseph Gelineau, nổi danh trong lãnh vực thánh vịnh, đã rất hào hứng về nó trong tập san Maison-Dieu, chuyên bàn về phụng vụ (1).
Tuy nhiên, các chống đối cũng không ít. Fray Perez de Urbel, một sử gia Tây Ban Nha, đã lập tức xuất kích dữ dội. Và mặc dù tác giả không có tham vọng tiến vào lãnh vực thần học thánh, sử gia này cũng gần như lên án tuyệt thông cho giả thuyết này, coi nó như “ẩu tả, không nhất quán và hoàn toàn sai lạc” (2).
Đối với những khen chê như trên, tưởng cần bình thản xem sét chính ý hướng của tác giả. Trước nhất ai cũng nhận rằng đây chỉ là một giả thuyết. Chính Jaubert cũng phải nhận rằng giả thuyết này có những khó khăn riêng của nó. Nhưng không ai chối cãi cố gắng của cô trong việc giảng hòa các thời biểu của Nhất Lãm và Gioan. Thực ra, không lý thuyết nào được mọi người tán đồng cả. Mặt khác, đã gọi là giả thuyết thì thế nào cũng phải chứa một vài yếu tố giả định.
Cũng nên nhớ: lực biện chứng của Jaubert được triển khai theo ba phần riêng biệt nhau nhưng có liên hệ với nhau: lịch, truyền thống phụng vụ và chú giải của 3 thế kỷ đầu, thời biểu trong trình thuật Phúc Âm. Thành thử muốn lượng định đầy đủ quan điểm của tác giả, người ta cần đến nhiều chuyên môn hơn bình thường. Chúng ta hãy lần lượt duyệt lại các lời phê bình dựa vào hai phần đầu xem sao.
Lịch
Về sự hiện hữu của lịch mà Jaubert áp dụng vào trình thuật Khổ Nạn trong các Phúc Âm, thì không có chi là giả định cả. Quả thực có một lịch như thế, và cô không phải là người đầu tiên khám phá ra nó. Nhưng cô thành công trong việc chứng tỏ rằng thời Chúa Giêsu, nó thực sự được sử dụng nơi phái Essenes của Qumran (3).
Tuy nhiên, nó có phải là lịch cổ truyền, xưa hơn chính cộng đoàn sử dụng nó hay không? Xin thưa là có. Ta có thể an tâm chấp nhận phán quyết của Đức Ông Patrick Skehan của Đại Học Công Giáo, Washington: “Không còn hoài nghi gì nữa việc thứ lịch đang bàn là thứ lịch làm nền tảng cho việc định ngày tháng có đánh số trong Ngũ Kinh và (nhiều bản văn từng được trích dẫn trước đây)” (4).
Nghĩa là: lịch này ít ra cũng xưa như chính trường phái tư tế từng hiệu đính Ngũ Kinh sau thời Lưu Đày. Các thất thường trong lịch sử của nó không nên giữ chân chúng ta, chúng không đến nỗi bác bỏ những gì đã được xác quyết từ trước đến nay (5).
Vấn đề chính ở đây là với thời gian, người theo lịch tư tế 364 ngày thế nào rồi cũng phải sai nhịp, không phải chỉ đối với lịch chính thức 354 ngày, mà còn cả đối với các mùa và ngày lễ tùy thuộc các lịch này. Các ngày lễ phụng vụ mỗi năm có thể vẫn cứ rơi vào cùng một ngày trong tuần, nhưng việc dâng bó lúa đầu mùa, vào Chúa Nhật ngày thứ 26 của tháng đầu tiên trong lịch Qumran vẫn rơi vào ngày ấy trong khi không có bó lúa nào để dâng. Thử hỏi có cách nào để giải quyết sự sai biệt ấy không? Nếu không, thì quả là họa hiếm mới có việc Lễ Vượt Qua chính thức và Lễ Vượt Qua tư tế rơi vào cùng một tuần lễ (6).
Do đó, quả là lý thú khi tìm ra một nhóm mảng tài liệu tìm được ở hang số 4 của Qumran (7) cho thấy phái Essenes đã tìm cách giải quyết vấn đề trên, và kiếm cách giữ cho lịch của họ ăn nhịp với lịch chính thức 354 ngày nhờ chêm một tháng nhuận khi cần. Cha Vogt đã cho thấy ở điểm nào trong chu kỳ của năm trong mảng tài liệu ấy, Lễ Vượt Qua chính thức sẽ rơi vào Thứ Bẩy với Lễ Vượt Qua của phái Essenes rơi vào Thứ Tư như thường lệ, một việc được giả thuyết của Jaubert rất thích. Xem ra Lễ Vượt Qua của lịch chính thức không bao giờ trùng ngày với Lễ Vượt Qua của lịch tư tế, có lẽ vì sự chống đối minh nhiên của những nhà làm lịch chính thức đối với lịch tư tế có trước đó.
Lịch tư tế này đã chiếm được hay đúng hơn đã duy trì được tính hiện dụng đến mức nào ở bên ngoài đan viện Essene? Điều này không ai biết chắc. Và nếu phái Essene cảm thấy nhu cầu phải đồng bộ hóa nó bao nhiêu có thể với các ngày lễ tính theo một lịch khác, thì chắc chắn nhiều người khác, dù gắn bó sâu xa bao nhiêu với lịch tư tế, hẳn cũng cố gắng theo cách của mình mà duy trì những phần hay nhất của cả hai lịch ấy. Các hệ thống dị biệt của họ vì thế đã đem lại nhiều mù mờ. Và trong trường hợp Chúa Kitô và các môn đệ của Người khi theo lịch tư tế, thì tại sao các vị lại không theo lịch ấy dưới một hình thức khác với lịch của Qumran?
Ở đây, ta chỉ có thể gợi nhớ sự gần gũi giữa cộng đoàn các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô và các giới Qumran. Không nói quá về các điểm tương đồng giữa hai nhóm, một cám dỗ mà người ta rất hay phạm phải như kinh nghiệm rõ ràng đã chứng tỏ (8), nhưng hình như các tương đồng này đã tới độ đem lại cho giả thuyết cái tính cái nhiên hợp lý (reasonable probability) của nó. Tuy nhiên, bao lâu ta còn mù mờ như hiện nay về phạm vi và phương cách lịch này được sử dụng ở bên ngoài Qumran, ta không bao giờ có khả năng quả quyết là Chúa Giêsu đã thực sự sử dụng nó, chỉ có thể coi điều này không hơn không kém như một giả thuyết.
Hỗ trợ của Thánh Truyền
Ta phải nghĩ gì về các dấu mốc trong Didascalia, cũng như các phát biểu của Epiphanius và Victorinus thành Pettau? Liệu chúng có đủ chất lượng để ta tin tưởng? Chúng có chứng minh rằng lịch tư tế thực sự đã được giáo hội tiên khởi ở Palestine sử dụng hay không? Liệu chúng có phải là những cột mốc trên đường dẫn ta tìm về các thực hành của Chúa Kitô và các Tông Đồ hay không?
Một số nhà phê bình thấy rằng các dấu mốc và phát biểu ấy “quá nhị đẳng và không có sức thuyết phục”, và cho rằng chứng cớ của Didascalia là “mù mờ và chậm trễ” (9). Ít nhất, các nhận xét này nghe có vẻ chung chung. Dù gốc gác các nguồn riêng rẽ tạo ra Didascalia có như thế nào đi chăng nữa, Jaubert cũng đã cho thấy một cách rõ ràng rằng đã có cả một truyền thống minh nhiên từ nguồn Kitô Giáo gốc Do Thái ủng hộ Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba, một truyền thống vốn sống động trong môi trường của Epiphanius và Victorinus (10). Mặt khác, không hề có một truyền thống ủng hộ Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Năm trong cùng một thời điểm ấy. Khi Thánh Irenaeus nói rằng Chúa Kitô “ăn Bữa Vượt Qua và chịu thống khổ vào ngày hôm sau”, thì dù ngài không nói tới cái chết của Chúa, nhưng rõ ràng ngài đã phát biều điều mà ngài coi như một giải thích tự nhiên đối với bản văn, nghĩa là không đọc nó dưới ánh sáng một lịch khác nhận được từ truyền thống.
Điều làm ta lấy làm lạ là truyền thống trong Didascalia xem ra không được ai biết đến trong số những người hiểu các bản văn Phúc Âm như tự nhiên nói tới một bữa tối vào ngày vọng Chúa Giêsu qua đời. Điều này rất có thể có nghĩa: truyền thống trong Didascalia chỉ được duy trì trong các giới tương đối ít ỏi (11).
Jaubert đề nghị lấy sự dị biệt tương tự về lịch làm giải pháp cho cuộc tranh cãi thời danh về Lễ Vượt Qua cuối thế kỷ thứ hai. Các giám mục Tiểu Á bênh vực truyền thống đáng kính vốn qui định rằng tập tục của họ được thừa hưởng từ Thánh Polycarp, Tông Đồ Philip, và cả Thánh Gioan nữa (12). Dựa theo truyền thống tông đồ này, họ cử hành Lễ Vượt Qua vào một ngày thay đổi trong tuần. Nếu chúng ta giả thuyết rằng đây là Lễ Vượt Qua “chính thức”, Lễ Vượt Qua duy nhất mà Phúc Âm thứ tư nói tới, và các giáo hội tại Rôma, tại Palestine, tại Alexandria v.v… khi theo lịch xưa, mà cử hành Lễ Phục Sinh của họ vào một ngày nhất định, mà từ nay là ngày Chúa Nhật, thì chúng ta quả đang đương đầu với một chống đối y hệt như trong Do Thái Giáo, tức một ngày thay đổi trong tháng mặt trăng chống lại một ngày cố định trong tuần. Việc mỗi nhóm bênh vực quan điểm của mình, cho là nó dựa trên truyền thống tông đồ, là điều dễ hiểu, đến nỗi, nếu chỉ xét về truyền thống tông đồ liên quan đến ngày giờ của Lễ Phục Sinh, thì Rôma rất có thể đúng trong khi các giáo hội tại Tiểu Á không nhất thiết gì đã sai.
Cho đến nay, một yếu tố chắc nịch khá nổi bật so với một số có tính cái nhiên, đó là sự hiện hữu của lịch “tư tế”, vốn để lại dấu tích trong Cựu Ước. Cũng có chứng cớ chắc chắn là lịch này, như đã được lưu giữ tại Qumran, đã được giữ cho khá ăn nhịp với lịch chính thức. Bên ngoài cộng đồng Qumran, ta không chắc chắn chi cả, chỉ dám nghĩ đến giả thuyết là Chúa Giêsu và các Tông Đồ có sử dụng lịch này. Chứ ta không đủ tài liệu vào thời ấy để đảm bảo rằng đó chính là lịch Chúa Giêsu đã sử dụng.
Nếu ta ráng dùng truyền thống phụng vụ mà trở lui về tập tục của Giáo Hội sơ khai và của chính Chúa Kitô, ta vẫn không sao trám được khoảng cách giữa truyền thống Didascalia và thời của Chúa Giêsu. Đã đành, hình như đó là truyền thống duy nhất hiện có lúc đó, theo nghĩa một tập tục được tiếp diễn vì đã được lưu truyền (13), nhưng chỉ là trong một phạm vi giới hạn mà thôi, vì đâu dễ gì xóa bỏ được tập tục của các giáo hội khác vốn dựa vào thời biểu của các Phúc Âm. Đó là điều khiến ta buộc phải kết luận rằng truyền thống của Didascalia chỉ là một cái nhiên, một dấu mốc chỉ đường từ xa. Vấn đề tranh cãi về Bữa Vượt Qua chỉ là ngọn đèn bên lề, không thêm được chút chắc chắn nào cho ta. Mà chính nó cũng có những khó khăn riêng, dù các cố gắng của Jaubert, ở một mức độ nào đó, hứa hẹn sẽ rọi sáng cho một số vấn đề có liên hệ với nhau (14).
Ghi chú
(1) Biblica, 36 (1955), 408-413; Christus, II (1956), 413-421; Maison-Dieu, 43 (1955), 165-167; Theology Digest, trong số Mùa Xuân 1958 (Vol.VI, No.2), đã trình bày các quan điểm khác nhau của các nhà phê bình. Giả thuyết đã được George W. McRae, S.J. phác họa trong The American Ecclesiastical Review, Tháng Năm, 1958 tr.294-302 và sau đó cùng ngòi bút này đã có một bài duyệt sách ngắn trong Theological Studies, 19 (1958), tr. 418 trở đi. Cuốn sách cũng được duyệt bằng một bài báo dài của Đức Ông P.W. Skehan trên tờ Catholic Biblical Quarterly, XX, (1958), 192-199. Giả thuyết còn gây sóng nhỏ trên tờ Jewish Quarterly Review XVLII (1957), 293-295, và là đầu đề cho nhiều bài báo trên các tạp chí Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ái Nhĩ Lan, Anh, Mỹ và Đức. Có lẽ bài phê bình có nhiều tìm tòi nhất chính là bài của J. Delorme trong L’Ami du Clergé, 67 (1957) 218-223; 229-234.
(2) trích trong Theology Digest, 121.
(3) Như thế là sửa lại khẳng định của H.M.J. Loewe trong Encyclopedia Britannica, “”Lịch (của Sách Năm Thánh) đã được Môsen viết ra như một phản ứng chống lại chủ nghĩa Hy Lạp”. Việc nó đã có bao giờ được sử dụng hay chưa thì là điều khá hoài nghi”. Mục “Calendar” 12 ed.1944, Vol 4, 581.
(4) Bài báo đã trích dẫn, tr. 194
(5) Delorme coi việc kể ra 24 giai cấp tư tế trong I Par. 24, 7-18 là để ủng hộ lịch mặt trăng. Sách Huấn Ca nữa (43:6-8) rất có thể cũng ám chỉ lịch mặt trăng. Xem bài báo đã dẫn, tr. 221.
(6) Một khó khăn được nhiều người viết nêu lên. Xem J. Johnston, Scripture, 9 (1957), 108-115
(7) E. Vogt, Kalendarfragmente aus Qumran, Biblica, 39 (1958), 72-77. Lịch này ấn định các ngày phục vụ về phụng vụ của các gia đình tư tế và ngày của các lễ phụng vụ. Các mảnh tài liệu này nói đến một “năm thứ nhất”. Trong năm này, Thứ Sáu trong phiên phục vụ của phẩm cấp Yehezkel, tức ngày thứ 22 của tháng thứ 11, rơi vào ngày 29 tháng 11 của lịch chính thức. Cái điểm trùng hợp giữa lịch chính thức và lịch Qumran này đã giúp Cha Vogt tính được một số bảng để đồng bộ hóa hai lịch này. Tuy nhiên nhiều điểm vẫn chưa được chắc chắn. Mà năm này là năm thứ nhất của bao nhiêu năm trong một chu kỳ? Ngài nghĩ có thể là 6 hay là 3.
(8) Edmund Wilson, The Scrolls From The Dead Sea, New York and London, 1955, đã đưa ra nhiều quan điểm ủng hộ quan điểm này. Cuốn sách bán rất chạy. Cha de Vaux, Dòng Đa Minh, đã nhiệt liệt hoan hô cuốn sách trên tập san Revue Biblique, LXIII (1956) 477ff. Nhưng Geoffrey Graystone, S.M., đã đưa ra nhiều tu chính cần thiết liên quan đến Chúa Kitô, trong The Dead Sea Scrolls And the Originality of Christ, London, Sheed and Ward, 1956.
(9) Urbel, T.A. Burkill trong Numen 3 (1956), 161-177, được trích dẫn trong Theology Digest.
(10) Epiphanius, sau cùng là giám mục Salamina bên Đảo Cypre, sinh tại Giuđêa năm 315 và sau đó trở lại Palestine một thời gian. Liên hệ của Victorinus với Palestine, nếu có, không được định rõ.
(11) Xem Delorme, bài báo đã dẫn, 222.
(12) Có thể đọc cuộc tranh cãi này, các phe chống và thẩm quyền của họ trong Esebius, Ecclesiatical History, V, 23-25 do Roy J. Defferari dịch sang tiếng Anh, Vol. 10 trong The Fathers of the Church, New York, 1953.
(13) Đến khoảng năm 150 A.D., các giáo hội đã có thể đặt căn bản các thực hành của mình trên truyền thống truyền khẩu, mà không cần nại tới Phúc Âm bằng chữ viết, là thứ Phúc Âm rất cần thiết cho các năm sau này.
(14) Bài này của Cha Jerome Crowe này được viết trước khi một bài phê bình quan trọng khác về vấn đề này được đăng tải trên Revue Biblique, số 65, năm 1958. Trong bài phê bình này, cha P. Benoit, Dòng Đa Minh, giáo sư chú giải Tân Ước tại École Biblique, khảo sát bản chất của truyền thống Didascalia liên quan tới Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Cha cho rằng một thực hành phụng vụ có trước đó của Do Thái đã ấn định ra việc Didascalia cho rằng đầu ngày Thứ Tư là ngày khởi đầu Cuộc Khổ Nạn. Trong lịch tư tế, Thứ Tư cùng với Thứ Sáu và Thứ Bẩy đã được kể riêng như ngày lễ. Điều này được dùng để biện minh cho Thứ Tư ăn chay của người Do Thái xưa, được các Kitô hữu gốc Do Thái tiếp tục. “Trong đoạn này (chương XXI), ý định của Didascalia cũng rõ ràng như chính văn thể của nó. Đây không phải là việc thuật lại lịch sử, mà chỉ là việc dùng lịch sử để biện minh cho một tập tục thuộc nghi thức, tức việc ăn chay ngày Thứ Tư và ngày Thứ Sáu” (tr.591). Việc truyền thống này hiện dụng trong các giới Kitô hữu gốc Do Thái cho thấy “một cộng đoàn tính nào đó với các giới Do Thái Giáo là các giới vốn theo lịch tư tế xưa” như nhóm Essenes của Qumran, nhưng nó cũng nhắc ta nhớ rằng ta không thể đồng hóa một nhóm Kitô hữu gốc Do Thái đặc thù nào đó với Kitô Giáo tiên khởi nói chung hay với thực hành của chính Chúa Kitô. Muốn làm được điều đó, ta phải có khả năng chứng minh được rằng một Lễ Vượt Qua vào ngày Thứ Tư theo cách của nhóm Essene là điều không có gì gây bỡ ngỡ nơi Chúa Kitô, nhưng phù hợp với tác phong hằng ngày của Người, và chứng minh được rằng các Phúc Âm Nhất Lãm đã quên hết các vết tích về nó. Cả hai điều này sẽ được bàn tới ở phần kết của bài này.
Viết theo Jerome Crowe C.P., The Australasian Catholic Record, Vol.XXXVI, April 1959, no.2
(Còn tiếp)
Các giả thuyết mới lạ thường gặp chống đối. Tuy nhiên, phản ứng đối với giả thuyết của Jaubert khi vừa xuất hiện không hẳn thù nghịch. Cha Vogt, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh đã ghi nhận giả thuyết này với sự thích thú của một nhà chuyên môn bằng một bài báo ngắn trên tờ Biblica, và sau đó là một bài nhận định dài trong tập san Christus. Cha Joseph Gelineau, nổi danh trong lãnh vực thánh vịnh, đã rất hào hứng về nó trong tập san Maison-Dieu, chuyên bàn về phụng vụ (1).
Tuy nhiên, các chống đối cũng không ít. Fray Perez de Urbel, một sử gia Tây Ban Nha, đã lập tức xuất kích dữ dội. Và mặc dù tác giả không có tham vọng tiến vào lãnh vực thần học thánh, sử gia này cũng gần như lên án tuyệt thông cho giả thuyết này, coi nó như “ẩu tả, không nhất quán và hoàn toàn sai lạc” (2).
Đối với những khen chê như trên, tưởng cần bình thản xem sét chính ý hướng của tác giả. Trước nhất ai cũng nhận rằng đây chỉ là một giả thuyết. Chính Jaubert cũng phải nhận rằng giả thuyết này có những khó khăn riêng của nó. Nhưng không ai chối cãi cố gắng của cô trong việc giảng hòa các thời biểu của Nhất Lãm và Gioan. Thực ra, không lý thuyết nào được mọi người tán đồng cả. Mặt khác, đã gọi là giả thuyết thì thế nào cũng phải chứa một vài yếu tố giả định.
Cũng nên nhớ: lực biện chứng của Jaubert được triển khai theo ba phần riêng biệt nhau nhưng có liên hệ với nhau: lịch, truyền thống phụng vụ và chú giải của 3 thế kỷ đầu, thời biểu trong trình thuật Phúc Âm. Thành thử muốn lượng định đầy đủ quan điểm của tác giả, người ta cần đến nhiều chuyên môn hơn bình thường. Chúng ta hãy lần lượt duyệt lại các lời phê bình dựa vào hai phần đầu xem sao.
Lịch
Về sự hiện hữu của lịch mà Jaubert áp dụng vào trình thuật Khổ Nạn trong các Phúc Âm, thì không có chi là giả định cả. Quả thực có một lịch như thế, và cô không phải là người đầu tiên khám phá ra nó. Nhưng cô thành công trong việc chứng tỏ rằng thời Chúa Giêsu, nó thực sự được sử dụng nơi phái Essenes của Qumran (3).
Tuy nhiên, nó có phải là lịch cổ truyền, xưa hơn chính cộng đoàn sử dụng nó hay không? Xin thưa là có. Ta có thể an tâm chấp nhận phán quyết của Đức Ông Patrick Skehan của Đại Học Công Giáo, Washington: “Không còn hoài nghi gì nữa việc thứ lịch đang bàn là thứ lịch làm nền tảng cho việc định ngày tháng có đánh số trong Ngũ Kinh và (nhiều bản văn từng được trích dẫn trước đây)” (4).
Nghĩa là: lịch này ít ra cũng xưa như chính trường phái tư tế từng hiệu đính Ngũ Kinh sau thời Lưu Đày. Các thất thường trong lịch sử của nó không nên giữ chân chúng ta, chúng không đến nỗi bác bỏ những gì đã được xác quyết từ trước đến nay (5).
Vấn đề chính ở đây là với thời gian, người theo lịch tư tế 364 ngày thế nào rồi cũng phải sai nhịp, không phải chỉ đối với lịch chính thức 354 ngày, mà còn cả đối với các mùa và ngày lễ tùy thuộc các lịch này. Các ngày lễ phụng vụ mỗi năm có thể vẫn cứ rơi vào cùng một ngày trong tuần, nhưng việc dâng bó lúa đầu mùa, vào Chúa Nhật ngày thứ 26 của tháng đầu tiên trong lịch Qumran vẫn rơi vào ngày ấy trong khi không có bó lúa nào để dâng. Thử hỏi có cách nào để giải quyết sự sai biệt ấy không? Nếu không, thì quả là họa hiếm mới có việc Lễ Vượt Qua chính thức và Lễ Vượt Qua tư tế rơi vào cùng một tuần lễ (6).
Do đó, quả là lý thú khi tìm ra một nhóm mảng tài liệu tìm được ở hang số 4 của Qumran (7) cho thấy phái Essenes đã tìm cách giải quyết vấn đề trên, và kiếm cách giữ cho lịch của họ ăn nhịp với lịch chính thức 354 ngày nhờ chêm một tháng nhuận khi cần. Cha Vogt đã cho thấy ở điểm nào trong chu kỳ của năm trong mảng tài liệu ấy, Lễ Vượt Qua chính thức sẽ rơi vào Thứ Bẩy với Lễ Vượt Qua của phái Essenes rơi vào Thứ Tư như thường lệ, một việc được giả thuyết của Jaubert rất thích. Xem ra Lễ Vượt Qua của lịch chính thức không bao giờ trùng ngày với Lễ Vượt Qua của lịch tư tế, có lẽ vì sự chống đối minh nhiên của những nhà làm lịch chính thức đối với lịch tư tế có trước đó.
Lịch tư tế này đã chiếm được hay đúng hơn đã duy trì được tính hiện dụng đến mức nào ở bên ngoài đan viện Essene? Điều này không ai biết chắc. Và nếu phái Essene cảm thấy nhu cầu phải đồng bộ hóa nó bao nhiêu có thể với các ngày lễ tính theo một lịch khác, thì chắc chắn nhiều người khác, dù gắn bó sâu xa bao nhiêu với lịch tư tế, hẳn cũng cố gắng theo cách của mình mà duy trì những phần hay nhất của cả hai lịch ấy. Các hệ thống dị biệt của họ vì thế đã đem lại nhiều mù mờ. Và trong trường hợp Chúa Kitô và các môn đệ của Người khi theo lịch tư tế, thì tại sao các vị lại không theo lịch ấy dưới một hình thức khác với lịch của Qumran?
Ở đây, ta chỉ có thể gợi nhớ sự gần gũi giữa cộng đoàn các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô và các giới Qumran. Không nói quá về các điểm tương đồng giữa hai nhóm, một cám dỗ mà người ta rất hay phạm phải như kinh nghiệm rõ ràng đã chứng tỏ (8), nhưng hình như các tương đồng này đã tới độ đem lại cho giả thuyết cái tính cái nhiên hợp lý (reasonable probability) của nó. Tuy nhiên, bao lâu ta còn mù mờ như hiện nay về phạm vi và phương cách lịch này được sử dụng ở bên ngoài Qumran, ta không bao giờ có khả năng quả quyết là Chúa Giêsu đã thực sự sử dụng nó, chỉ có thể coi điều này không hơn không kém như một giả thuyết.
Hỗ trợ của Thánh Truyền
Ta phải nghĩ gì về các dấu mốc trong Didascalia, cũng như các phát biểu của Epiphanius và Victorinus thành Pettau? Liệu chúng có đủ chất lượng để ta tin tưởng? Chúng có chứng minh rằng lịch tư tế thực sự đã được giáo hội tiên khởi ở Palestine sử dụng hay không? Liệu chúng có phải là những cột mốc trên đường dẫn ta tìm về các thực hành của Chúa Kitô và các Tông Đồ hay không?
Một số nhà phê bình thấy rằng các dấu mốc và phát biểu ấy “quá nhị đẳng và không có sức thuyết phục”, và cho rằng chứng cớ của Didascalia là “mù mờ và chậm trễ” (9). Ít nhất, các nhận xét này nghe có vẻ chung chung. Dù gốc gác các nguồn riêng rẽ tạo ra Didascalia có như thế nào đi chăng nữa, Jaubert cũng đã cho thấy một cách rõ ràng rằng đã có cả một truyền thống minh nhiên từ nguồn Kitô Giáo gốc Do Thái ủng hộ Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba, một truyền thống vốn sống động trong môi trường của Epiphanius và Victorinus (10). Mặt khác, không hề có một truyền thống ủng hộ Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Năm trong cùng một thời điểm ấy. Khi Thánh Irenaeus nói rằng Chúa Kitô “ăn Bữa Vượt Qua và chịu thống khổ vào ngày hôm sau”, thì dù ngài không nói tới cái chết của Chúa, nhưng rõ ràng ngài đã phát biều điều mà ngài coi như một giải thích tự nhiên đối với bản văn, nghĩa là không đọc nó dưới ánh sáng một lịch khác nhận được từ truyền thống.
Điều làm ta lấy làm lạ là truyền thống trong Didascalia xem ra không được ai biết đến trong số những người hiểu các bản văn Phúc Âm như tự nhiên nói tới một bữa tối vào ngày vọng Chúa Giêsu qua đời. Điều này rất có thể có nghĩa: truyền thống trong Didascalia chỉ được duy trì trong các giới tương đối ít ỏi (11).
Jaubert đề nghị lấy sự dị biệt tương tự về lịch làm giải pháp cho cuộc tranh cãi thời danh về Lễ Vượt Qua cuối thế kỷ thứ hai. Các giám mục Tiểu Á bênh vực truyền thống đáng kính vốn qui định rằng tập tục của họ được thừa hưởng từ Thánh Polycarp, Tông Đồ Philip, và cả Thánh Gioan nữa (12). Dựa theo truyền thống tông đồ này, họ cử hành Lễ Vượt Qua vào một ngày thay đổi trong tuần. Nếu chúng ta giả thuyết rằng đây là Lễ Vượt Qua “chính thức”, Lễ Vượt Qua duy nhất mà Phúc Âm thứ tư nói tới, và các giáo hội tại Rôma, tại Palestine, tại Alexandria v.v… khi theo lịch xưa, mà cử hành Lễ Phục Sinh của họ vào một ngày nhất định, mà từ nay là ngày Chúa Nhật, thì chúng ta quả đang đương đầu với một chống đối y hệt như trong Do Thái Giáo, tức một ngày thay đổi trong tháng mặt trăng chống lại một ngày cố định trong tuần. Việc mỗi nhóm bênh vực quan điểm của mình, cho là nó dựa trên truyền thống tông đồ, là điều dễ hiểu, đến nỗi, nếu chỉ xét về truyền thống tông đồ liên quan đến ngày giờ của Lễ Phục Sinh, thì Rôma rất có thể đúng trong khi các giáo hội tại Tiểu Á không nhất thiết gì đã sai.
Cho đến nay, một yếu tố chắc nịch khá nổi bật so với một số có tính cái nhiên, đó là sự hiện hữu của lịch “tư tế”, vốn để lại dấu tích trong Cựu Ước. Cũng có chứng cớ chắc chắn là lịch này, như đã được lưu giữ tại Qumran, đã được giữ cho khá ăn nhịp với lịch chính thức. Bên ngoài cộng đồng Qumran, ta không chắc chắn chi cả, chỉ dám nghĩ đến giả thuyết là Chúa Giêsu và các Tông Đồ có sử dụng lịch này. Chứ ta không đủ tài liệu vào thời ấy để đảm bảo rằng đó chính là lịch Chúa Giêsu đã sử dụng.
Nếu ta ráng dùng truyền thống phụng vụ mà trở lui về tập tục của Giáo Hội sơ khai và của chính Chúa Kitô, ta vẫn không sao trám được khoảng cách giữa truyền thống Didascalia và thời của Chúa Giêsu. Đã đành, hình như đó là truyền thống duy nhất hiện có lúc đó, theo nghĩa một tập tục được tiếp diễn vì đã được lưu truyền (13), nhưng chỉ là trong một phạm vi giới hạn mà thôi, vì đâu dễ gì xóa bỏ được tập tục của các giáo hội khác vốn dựa vào thời biểu của các Phúc Âm. Đó là điều khiến ta buộc phải kết luận rằng truyền thống của Didascalia chỉ là một cái nhiên, một dấu mốc chỉ đường từ xa. Vấn đề tranh cãi về Bữa Vượt Qua chỉ là ngọn đèn bên lề, không thêm được chút chắc chắn nào cho ta. Mà chính nó cũng có những khó khăn riêng, dù các cố gắng của Jaubert, ở một mức độ nào đó, hứa hẹn sẽ rọi sáng cho một số vấn đề có liên hệ với nhau (14).
Ghi chú
(1) Biblica, 36 (1955), 408-413; Christus, II (1956), 413-421; Maison-Dieu, 43 (1955), 165-167; Theology Digest, trong số Mùa Xuân 1958 (Vol.VI, No.2), đã trình bày các quan điểm khác nhau của các nhà phê bình. Giả thuyết đã được George W. McRae, S.J. phác họa trong The American Ecclesiastical Review, Tháng Năm, 1958 tr.294-302 và sau đó cùng ngòi bút này đã có một bài duyệt sách ngắn trong Theological Studies, 19 (1958), tr. 418 trở đi. Cuốn sách cũng được duyệt bằng một bài báo dài của Đức Ông P.W. Skehan trên tờ Catholic Biblical Quarterly, XX, (1958), 192-199. Giả thuyết còn gây sóng nhỏ trên tờ Jewish Quarterly Review XVLII (1957), 293-295, và là đầu đề cho nhiều bài báo trên các tạp chí Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ái Nhĩ Lan, Anh, Mỹ và Đức. Có lẽ bài phê bình có nhiều tìm tòi nhất chính là bài của J. Delorme trong L’Ami du Clergé, 67 (1957) 218-223; 229-234.
(2) trích trong Theology Digest, 121.
(3) Như thế là sửa lại khẳng định của H.M.J. Loewe trong Encyclopedia Britannica, “”Lịch (của Sách Năm Thánh) đã được Môsen viết ra như một phản ứng chống lại chủ nghĩa Hy Lạp”. Việc nó đã có bao giờ được sử dụng hay chưa thì là điều khá hoài nghi”. Mục “Calendar” 12 ed.1944, Vol 4, 581.
(4) Bài báo đã trích dẫn, tr. 194
(5) Delorme coi việc kể ra 24 giai cấp tư tế trong I Par. 24, 7-18 là để ủng hộ lịch mặt trăng. Sách Huấn Ca nữa (43:6-8) rất có thể cũng ám chỉ lịch mặt trăng. Xem bài báo đã dẫn, tr. 221.
(6) Một khó khăn được nhiều người viết nêu lên. Xem J. Johnston, Scripture, 9 (1957), 108-115
(7) E. Vogt, Kalendarfragmente aus Qumran, Biblica, 39 (1958), 72-77. Lịch này ấn định các ngày phục vụ về phụng vụ của các gia đình tư tế và ngày của các lễ phụng vụ. Các mảnh tài liệu này nói đến một “năm thứ nhất”. Trong năm này, Thứ Sáu trong phiên phục vụ của phẩm cấp Yehezkel, tức ngày thứ 22 của tháng thứ 11, rơi vào ngày 29 tháng 11 của lịch chính thức. Cái điểm trùng hợp giữa lịch chính thức và lịch Qumran này đã giúp Cha Vogt tính được một số bảng để đồng bộ hóa hai lịch này. Tuy nhiên nhiều điểm vẫn chưa được chắc chắn. Mà năm này là năm thứ nhất của bao nhiêu năm trong một chu kỳ? Ngài nghĩ có thể là 6 hay là 3.
(8) Edmund Wilson, The Scrolls From The Dead Sea, New York and London, 1955, đã đưa ra nhiều quan điểm ủng hộ quan điểm này. Cuốn sách bán rất chạy. Cha de Vaux, Dòng Đa Minh, đã nhiệt liệt hoan hô cuốn sách trên tập san Revue Biblique, LXIII (1956) 477ff. Nhưng Geoffrey Graystone, S.M., đã đưa ra nhiều tu chính cần thiết liên quan đến Chúa Kitô, trong The Dead Sea Scrolls And the Originality of Christ, London, Sheed and Ward, 1956.
(9) Urbel, T.A. Burkill trong Numen 3 (1956), 161-177, được trích dẫn trong Theology Digest.
(10) Epiphanius, sau cùng là giám mục Salamina bên Đảo Cypre, sinh tại Giuđêa năm 315 và sau đó trở lại Palestine một thời gian. Liên hệ của Victorinus với Palestine, nếu có, không được định rõ.
(11) Xem Delorme, bài báo đã dẫn, 222.
(12) Có thể đọc cuộc tranh cãi này, các phe chống và thẩm quyền của họ trong Esebius, Ecclesiatical History, V, 23-25 do Roy J. Defferari dịch sang tiếng Anh, Vol. 10 trong The Fathers of the Church, New York, 1953.
(13) Đến khoảng năm 150 A.D., các giáo hội đã có thể đặt căn bản các thực hành của mình trên truyền thống truyền khẩu, mà không cần nại tới Phúc Âm bằng chữ viết, là thứ Phúc Âm rất cần thiết cho các năm sau này.
(14) Bài này của Cha Jerome Crowe này được viết trước khi một bài phê bình quan trọng khác về vấn đề này được đăng tải trên Revue Biblique, số 65, năm 1958. Trong bài phê bình này, cha P. Benoit, Dòng Đa Minh, giáo sư chú giải Tân Ước tại École Biblique, khảo sát bản chất của truyền thống Didascalia liên quan tới Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Cha cho rằng một thực hành phụng vụ có trước đó của Do Thái đã ấn định ra việc Didascalia cho rằng đầu ngày Thứ Tư là ngày khởi đầu Cuộc Khổ Nạn. Trong lịch tư tế, Thứ Tư cùng với Thứ Sáu và Thứ Bẩy đã được kể riêng như ngày lễ. Điều này được dùng để biện minh cho Thứ Tư ăn chay của người Do Thái xưa, được các Kitô hữu gốc Do Thái tiếp tục. “Trong đoạn này (chương XXI), ý định của Didascalia cũng rõ ràng như chính văn thể của nó. Đây không phải là việc thuật lại lịch sử, mà chỉ là việc dùng lịch sử để biện minh cho một tập tục thuộc nghi thức, tức việc ăn chay ngày Thứ Tư và ngày Thứ Sáu” (tr.591). Việc truyền thống này hiện dụng trong các giới Kitô hữu gốc Do Thái cho thấy “một cộng đoàn tính nào đó với các giới Do Thái Giáo là các giới vốn theo lịch tư tế xưa” như nhóm Essenes của Qumran, nhưng nó cũng nhắc ta nhớ rằng ta không thể đồng hóa một nhóm Kitô hữu gốc Do Thái đặc thù nào đó với Kitô Giáo tiên khởi nói chung hay với thực hành của chính Chúa Kitô. Muốn làm được điều đó, ta phải có khả năng chứng minh được rằng một Lễ Vượt Qua vào ngày Thứ Tư theo cách của nhóm Essene là điều không có gì gây bỡ ngỡ nơi Chúa Kitô, nhưng phù hợp với tác phong hằng ngày của Người, và chứng minh được rằng các Phúc Âm Nhất Lãm đã quên hết các vết tích về nó. Cả hai điều này sẽ được bàn tới ở phần kết của bài này.
Viết theo Jerome Crowe C.P., The Australasian Catholic Record, Vol.XXXVI, April 1959, no.2
(Còn tiếp)
Thông Báo
Phân Ưu: Bà cố Nữ tu Madelene Vũ tị Nhài từ trần tại Bảo Lộc
Ca đoàn An Bình
12:08 28/03/2010
PHÂN ƯU
Được tin Bà Cố Maria Nguyễn thị Là
Thân mẫu Sr. Madelene Vũ Thị Nhài
từ trần tại Gx. Suối Mơ, Bảo Lộc, Gp. Đà Lạt.
Ca đoàn Augustine Gx. An Bình, Gp. Long Xuyên thành kính phân ưu.
Nguyện xin linh hồn Bà Cố hưởng ân thưởng Nước Trời.
Được tin Bà Cố Maria Nguyễn thị Là
Thân mẫu Sr. Madelene Vũ Thị Nhài
từ trần tại Gx. Suối Mơ, Bảo Lộc, Gp. Đà Lạt.
Ca đoàn Augustine Gx. An Bình, Gp. Long Xuyên thành kính phân ưu.
Nguyện xin linh hồn Bà Cố hưởng ân thưởng Nước Trời.
Văn Hóa
Cho thỏa yêu
Lâm Huyền Vi
01:11 28/03/2010
Trần gian ơi! Cha rồi sẽ trở lại
Lỗ đinh này Cha mở hướng bao dung
Thương tích đau Cha ôm hết khốn cùng
Tim sáng láng Cha niềm vui chiếu rọi
Cha của con, Cha thật đã trở lại!
Ngày trùng phùng tiễn ly biêt lùi xa
Ngày ước mong cho thỏa nguyện chói lòa
Ngày tình yêu khởi đầu niên kỷ mới.
Cha khí phách Đấng sạch trong vĩnh viễn
Hấp lực ngàn ngọt dịu ái bao la
Tột đỉnh thiên trải khắp địa sơn hà
Tim bất diệt yêu ngoài vòng sinh tử
Cha là Vua, Đấng Toàn Năng vĩnh cửu
Uy lực Cha là nghĩa rộng tình dài
Vũ trụ Cha là biển cát nhân gian
Phục Sinh Cha cho thỏa yêu vạn đại
Lỗ đinh này Cha mở hướng bao dung
Thương tích đau Cha ôm hết khốn cùng
Tim sáng láng Cha niềm vui chiếu rọi
Cha của con, Cha thật đã trở lại!
Ngày trùng phùng tiễn ly biêt lùi xa
Ngày ước mong cho thỏa nguyện chói lòa
Ngày tình yêu khởi đầu niên kỷ mới.
Cha khí phách Đấng sạch trong vĩnh viễn
Hấp lực ngàn ngọt dịu ái bao la
Tột đỉnh thiên trải khắp địa sơn hà
Tim bất diệt yêu ngoài vòng sinh tử
Cha là Vua, Đấng Toàn Năng vĩnh cửu
Uy lực Cha là nghĩa rộng tình dài
Vũ trụ Cha là biển cát nhân gian
Phục Sinh Cha cho thỏa yêu vạn đại
Thập Giá Nguồn Hy Vọng
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
13:24 28/03/2010
Con đường Thập giá Chúa đi
Cho con hy vọng nhìn về tương lai
Thế trần ngàn nỗi chông gai
Vẫn còn nguyên vẹn tình Ngài năm xưa
Cho con chiêm ngắm say sưa
Con đường Chúa đã đi qua diệu vời
Xin cho con suốt một đời
Lắng nghe Thập giá gọi mời tin yêu
Cho con hy vọng nhìn về tương lai
Thế trần ngàn nỗi chông gai
Vẫn còn nguyên vẹn tình Ngài năm xưa
Cho con chiêm ngắm say sưa
Con đường Chúa đã đi qua diệu vời
Xin cho con suốt một đời
Lắng nghe Thập giá gọi mời tin yêu
Vua hiền hòa
Ngô xuân Tịnh
00:33 28/03/2010
Tay cầm nhành lá Ôliu
Toàn dân nô nức miệng kều lên rằng
Hoan hô lên chín mây tầng
Đấng nhân danh Chúa đến cùng thế nhân
Áo ngoài cởi trải lót đường
Đón vua ngự đến ngồi trên lưng lừa
Mới vừa bỏ bú non tơ
Lừng vang tiếng hát trẻ thơ chúc mừng
Hiền hòa một đấng quân vương
Hòa bình khơi mạch yêu thương tuôn trào
Giữa lòng sa mạc khát khao
Bóng mây tiên báo mưa rào dẹp tan
lửa hận thù cháy ngút ngàn
mặt trời công chính chứa chan bầu trời
Hạnh phúc hoa nở tình người
Trĩu cành trái ngọt cho đời hồng ân
Toàn dân nô nức miệng kều lên rằng
Hoan hô lên chín mây tầng
Đấng nhân danh Chúa đến cùng thế nhân
Áo ngoài cởi trải lót đường
Đón vua ngự đến ngồi trên lưng lừa
Mới vừa bỏ bú non tơ
Lừng vang tiếng hát trẻ thơ chúc mừng
Hiền hòa một đấng quân vương
Hòa bình khơi mạch yêu thương tuôn trào
Giữa lòng sa mạc khát khao
Bóng mây tiên báo mưa rào dẹp tan
lửa hận thù cháy ngút ngàn
mặt trời công chính chứa chan bầu trời
Hạnh phúc hoa nở tình người
Trĩu cành trái ngọt cho đời hồng ân
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Hôn Và Thập Giá
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:12 28/03/2010
HOÀNG HÔN VÀ THẬP GIÁ
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ngày tàn thoi thóp chiều rơi,
Càn khôn báo trước tạm thời đời nay.
Cậy trông thập giá rộng tay…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền